SlideShare a Scribd company logo
1 of 74
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN HOÀNG MỸ HẠNH
ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – Năm 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN HOÀNG MỸ HẠNH
ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ DẬU
Hà Nội – Năm 2015
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ii
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 6
6. Những đóng góp mới của luận văn............................................................ 7
7. Kết cấu của luận văn................................................................................. 7
Chƣơng 1. XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH
NGHIỆM THỰC TIỄN..................................................................................... 9
1.1 Nông thôn mới ............................................................................................ 9
1.1.1 Khái niệm.............................................................................................. 9
1.1.2 Chức năng của nông thôn mới ............................................................ 12
1.2 Xây dựng nông thôn mới .......................................................................... 13
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu............................................................................ 13
1.2.2 Nội dung và tiêu chí xây dựng nông thôn mới ................................... 15
1.2.3 Những nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới.... 25
1.3 Kinh nghiệm quốc tế và trong nƣớc về xây dựng nông thôn mới ............ 29
1.3.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nƣớc....................... 29
1.3.2 Kinh nghiệm trong nƣớc..................................................................... 37
Chƣơng 2.THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NỘI... 45
2.1 Những nhân tố ảnh hƣởng tới quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội45
2.1.1 Điều kiện tự nhiên............................................................................... 45
2.1.2 Điều kiện kinh tê -xã hội..................................................................... 48
2.1.3 Quan điểm xây dựng nông thôn mới của Hà Nội.............................. 58
2.2 Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội giai đoạn 2010-2014 ...... 60
2.2.1 Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện ................................................. 60
2.2.2 Tình hình thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới............... 66
2.3 Đánh giá chung về quá trình xây dựng NTM ở Thành phố Hà Nội ....... 80
2.3.1 Những kết quả nổi bật......................................................................... 80
2.3.2 Những hạn chế chủ yếu...................................................................... 86
2.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế trên...................................................... 90
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020......................................... 94
3.1 Bối cảnh kinh tế mới và định hƣớng đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở
Hà Nội đến năm 2020 ..................................................................................... 94
3.1.1 Bối cảnh kinh tế mới tác động đến quá trình xây dựng NTM............ 94
3.1.2 Định hƣớng đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội giai đoạn
2014-2015 và đến năm 2020........................................................................ 97
3.2 Giải pháp đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thành phố Hà
Nội đến năm 2020 ........................................................................................ 104
3.2.1 Tập trung huy động các nguồn lực của Nhà nƣớc và xã hội đầu tƣ xây
dựng nông thôn mới................................................................................... 105
3.2.2 Tăng cƣờng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ
trong sản xuất nông nghiệp........................................................................ 108
3.2.3 Tổ chức sản xuất và sử dụng đất....................................................... 109
3.2.4 Tăng cƣờng bảo vệ môi trƣờng......................................................... 110
3.2.5 Hoàn thiện bộ máy và công tác chỉ đạo, điều hành xây dựng nông thôn
mới ............................................................................................................. 111
3.2.6 Giải pháp chính sách......................................................................... 112
3.2.7 Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức mọi tầng lớp
nhân dân về xây dựng nông thôn mới........................................................ 114
3.3 Kiến nghị, đề xuất đối với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ƣơng ... 115
KẾT LUẬN................................................................................................... 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 120
PHỤ LỤC............................................................................................................
i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt Nội dung
1 CHXHCN Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
2 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
3 HĐND Hội đồng nhân dân
4 HTX Hợp tác xã
5 NTM Nông thôn mới
6 NXB Nhà xuất bản
7 THCS Trung học cơ sở
8 THPT Trung học phổ thông
9 UBND Ủy ban nhân dân
10 XHCN Xã hội chủ nghĩa
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Nội dung Trang
1 Bảng 2.1 Dân số thành phố Hà Nội giai đoạn 2005-2013 49
2 Bảng 2.2 Lao động thành phố Hà Nội năm 2012 50
3 Bảng 2.3 Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn Thành phố giai
đoạn 2009-2013
52
4 Bảng 2.4 Vốn đầu tƣ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn
thành phố Hà Nội, giai đoạn 2011-2013
67
5 Bảng 2.5 Kết quả dồn điền đổi thửa thành phố Hà Nội đến
năm 2014
73
6 Bảng 2.6 Tổng hợp kết quả đạt đƣợc các tiêu chí đến hết
năm 2013
79
7 Bảng 2.7 Một số chỉ tiêu tăng trƣởng kinh tế-xã hội thành
phố Hà Nội
82
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lƣợc trong sự nghiệp
CNH-HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lƣợng quan trọng để
phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an
ninh quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi
trƣờng sinh thái của Việt Nam. Hội nghị Trung ƣơng 7 (khóa X) đã ra Nghị
quyết "về nông nghiệp, nông dân, nông thôn", trong đó đề ra chủ trƣơng,
nhiệm vụ hết sức quan trọng là Xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu đến năm
2020 xây dựng đƣợc khoảng 50% số xã trên toàn quốc đạt tiêu chuẩn nông
thôn mới. Ðây là một chủ trƣơng có ý nghĩa to lớn cả về chính trị, kinh tế, xã
hội; thực hiện thắng lợi chủ trƣơng này sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho phát
triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nền kinh tế của đất nƣớc, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, một lực lƣợng xã hội đông đảo
chiếm khoảng 70% dân số của cả nƣớc, tạo ra diện mạo nông thôn mới"ổn
định, hòa thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân
tộc". [3]
Hà Nội là một trong những địa phƣơng đƣợc đánh giá là mạnh dạn nhất
cả nƣớc khi xác định mục tiêu đến năm 2015 có trên 40% số xã đạt chuẩn
nông thôn mới và hiện đang là địa phƣơng dẫn đầu cả nƣớc về kết quả xây
dựng nông thôn mới. Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới của Hà Nội đƣợc
Trung ƣơng đánh giá cao với sự nỗ lực trong chỉ đạo, thực hiện, triển khai và
đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu. Nông thôn Hà Nội đang có những thay
đổi rõ rệt trên tất cả các mặt, đời sống văn hóa, kinh tế,... Khu vực nông thôn
hình thành đƣợc nhiều vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tăng cả về chất và
lƣợng đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trƣờng nhƣ vùng hoa cây cảnh,
2
vùng lúa chất lƣợng cao, vùng rau an toàn. Quan trọng hơn là niềm tin của
nhân dân với Đảng, chính quyền ngày càng tăng. Nông dân đều cảm nhận
đƣợc sự quan tâm hỗ trợ của Thành phố đầu tƣ ngày càng hiệu quả cho khu
vực nông thôn.
Tuy nhiên đánh giá toàn diện chƣơng trình vẫn còn những hạn chế nhƣ:
Công tác quy hoạch chậm, việc đầu tƣ dàn trải thiếu trọng tâm, trọng điểm,
nguồn lực đầu tƣ cho sản xuất, công trình phục vụ sản xuất chƣa tƣơng xứng
nên sản xuất chƣa tạo đột phá… Công tác tuyên truyền, vận động còn yếu nên
một bộ phận cán bộ và ngƣời dân chỉ trông chờ sự đầu tƣ của nhà nƣớc. Hơn
nữa, ruộng đất còn manh mún nên việc đƣa cơ giới hóa vào sản xuất và quy
hoạch vùng tập trung chuyên canh, hàng hóa gặp nhiều khó khăn, hiệu quả
thấp. Sự lúng túng trong triển khai chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đã
bộc lộ ở nhiều địa phƣơng, gây nên sự hoài nghi trong nhân dân, dẫn đến
khiếu nại, tố cáo vƣợt cấp, thậm chí trở thành điểm nóng bức xúc trong nhân
dân…
Mục tiêu của Hà Nội là tới năm 2015 có 40% số xã và tới năm 2020 có
70% số xã trên địa bàn Thành phố đạt chuẩn nông thôn mới. Định hƣớng đến
2030, hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới ở 401 xã trên địa bàn Thành
phố, đạt 100%. [28]
Những hạn chế nêu trên khiến cho việc thực hiện mục tiêu của Hà Nội
về xây dựng nông thôn mới sẽ còn nhiều khó khăn. Hà Nội là Thủ đô của cả
nƣớc, là một trong hai trung tâm kinh tế lớn của đất nƣớc , cho nên các yêu
cầu xây dƣ̣ng nông thôn mới của Hà Nội có rất nhiều nét khác biệt so với các
xã nông thôn khác trong cả nƣớc . Nông thôn Hà Nội có những hƣớng xây
dƣ̣ng, mà các vùng nông thôn ở các tỉnh trong cả nƣớc không có hoặc không
là những ƣu tiên hàng đầu. Để thực hiện mục tiêu trên cần phải có những giải
pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.
3
Việc triển khai nghiên cứu để đánh giá thực trạng, rút ra các bài học kinh
nghiệm và đề xuất giải pháp thực hiện là một trong những việc làm quan
trọng hàng đầu trong xây dựng nông thôn mới. Song, cho đến nay trên địa bàn
thành phố Hà Nội vẫn còn chƣa nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Thiếu căn cứ
khoa học, nhiều địa phƣơng vẫn còn lúng túng trong quá trình triển khai thực
hiện mà thành phố Hà Nội cũng không phải là một trƣờng hợp ngoại lệ. Trong
khi đó, cũng nhƣ cả nƣớc, thành phố Hà Nội đang phấn đấu khẩn trƣơng hoàn
thành quá trình xây dựng nông thôn mới để làm thay đổi cơ bản diện mạo
nông thôn, cải thiện chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời nông dân, hơn nữa, để
xứng đáng là Thủ đô của cả nƣớc. Chính vì thế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện
xây dựng nông thôn mới, đƣa ra những giải pháp có tính khả thi cao, phù hợp
với yêu cầu, sát với thực tiễn, là những yêu cầu cấp bách.
Trên ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài “Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở
Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ của mình.
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Hà Nội đã tiến hành xây dựng nông
thôn mới nhƣ thế nào? Những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên
nhân tình hình của quá trình này là gì? Cần có những giải pháp gì để tiếp tục
đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội?
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về xây dựng nông
thôn mới và các vấn đề liên quan. Điển hình là các công trình nghiên cứu sau:
Tác giả Bùi Nữ Hoàng Anh (2013) có công trình: Giải pháp thúc đẩy
quá trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, Đề
tài cấp đại học, Đại học Kinh tế và QTKD thực hiện, Đại học Thái Nguyên
chủ trì. Từ cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quá trình xây dựng nông thôn
mới ở thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, tác giả đƣa ra một số giải pháp
thúc đẩy xây dựng nông thôn mới tại thị xã.
4
Tác giả Nguyễn Xuân Chính (2014) có công trình: Đẩy mạnh quá trình
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Luận
văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà
Nội. Tác giả phân tích, đánh giá kết quả đạt đƣợc, chỉ ra những hạn chế, yếu
kém và những vấn đề cần giải quyết, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy
mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh
Hƣng Yên.
Công trình của Tô Xuân Dân (2013), Xây dựng nông thôn mới ở Việt
Nam: Tầm nhìn mới, tổ chức quản lý mới, bước đi mới, NXB Nông nghiệp,
Hà Nội. Cung cấp những kiến thức cơ bản về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn mới ở Việt Nam cho các cán bộ quản lý nông thôn mới ở cơ sở.
Công trình của tác giả Hồ Xuân Hùng (2011), “Xây dựng nông thôn mới
là sự nghiệp cách mạng lâu dài của Ðảng và nhân dân ta”, Tạp chí Cộng sản,
(819). Phân tích xây dựng nông thôn mới cần phải thực hiện những nội dung
vừa có tính bức xúc trƣớc mắt, vừa có tính lâu dài, xác định xây dựng nông
thôn mới là sự nghiệp cách mạng mới lâu dài của toàn Ðảng và toàn dân ta.
Nghiên cứu về kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới có công trình của
tác giả Vũ Kiểm (2011), “Xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình”, Tạp chí
Phát triển nông thôn, số tháng 6/2011. Đề tài nghiên cứu thực trạng quá trình
xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình; Đánh giá kết quả và rút ra bài học kinh
nghiệm trong xây dựng nông thôn mới ở địa phƣơng.
Tác giả Đặng Kim Sơn (2008) có công trình: Kinh nghiệm quốc tế về
nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, NXB
Chính trị quốc gia. Xác định vai trò phát triển nông nghiệp là tiền đề khởi
động công nghiệp hóa, vấn đề tập trung hóa đất đai, vấn đề lao động và di cƣ
lao động ra đô thị, vai trò của công nghiệp nông thôn và dân cƣ nông thôn,
công nghiệp hóa chƣa thành công ở những nƣớc đang phát triển…
5
Liên quan đến vấn đề xây dựng NTM có các công trình đã công bố nhƣ:
Công trình của tác giả Mai Thị Thanh Xuân (2004): Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cung cấp
những kiến thức cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn.
Những tài liệu nêu trên đã nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về xây
dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu
vấn đề đẩy mạnh xây dựng nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đặc
biệt là những giải pháp đặc thù đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội,
Thủ đô của cả nƣớc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Dựa vào các tiêu chí, nội dung, những nhân tố ảnh hƣởng đến xây dựng
nông thôn mới, tác giả tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá những thành
công và hạn chế của quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, tìm ra
nguyên nhân của những hạn chế của tình hình. Trên cơ sở đó đề xuất các định
hƣớng, giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới của Thủ
đô.
3.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện đƣợc mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những
vấn đề sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới.
- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và trong nƣớc về xây dựng nông thôn
mới nhằm rút ra một số bài học cho địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội:
những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân.
6
- Đƣa ra các giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà
Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng
Đối tƣợng nghiên cứu là quá trình xây dựng nông thôn mới thỏa mãn các
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới theo cách tiếp cận của khoa học quản lý
kinh tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Vấn đề nghiên cứu gắn với những cơ
chế, chính sách xây dựng nông thôn mới của nhà nƣớc các cấp.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: nghiên cứu quá trình xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn Thành phố Hà Nội.
Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010 - 2014, tầm nhìn đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phƣơng pháp chủ yếu đƣợc
sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài gồm: phƣơng pháp logic-lịch sử,
phƣơng pháp phân tích-tổng hợp, phƣơng pháp thống kê, so sánh…Cụ thể:
Phƣơng pháp lô gic, tổng hợp đƣợc sử dụng để xây dựng khung khổ lý
thuyết về xây dựng nông thôn mới. Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng để
nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và của một số địa phƣơng về xây dựng nông
thôn mới. Sử dụng kết hợp phƣơng pháp lô gic và phƣơng pháp lịch sử đƣợc
thể hiện tập trung nhất trong cấu trúc toàn bộ luận văn, đặc biệt trong nghiên
cứu chƣơng 1.
Để phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội
trong chƣơng 2, luận văn sử dụng phƣơng pháp thống kê các số liệu, tài liệu,
7
tình hình thực tế tại UBND thành phố Hà Nội. Phƣơng pháp phân tích-tổng
hợp, so sánh đƣợc sử dụng trong việc đánh giá những thành công, những hạn
chế và nguyên nhân của quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.
Ở chƣơng 3, phƣơng pháp phân tích và phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng
pháp logic đƣợc sử dụng chủ yếu nhằm làm rõ cơ hội và thách thức đối với
việc đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, cũng nhƣ đƣa ra các giải pháp nhằm
đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội .
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Đề tài góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới.
- Tổng kết kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở trong và ngoài nƣớc,
rút ra những bài học tham khảo cho Thành phố Hà Nội.
- Đánh giá quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thành phố Hà Nội, phát
hiện ra những bất cập và nguyên nhân của tình hình.
- Đƣa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà
Nội. Những giải pháp đƣợc thực hiện sẽ góp phần thúc đẩy quá trình xây
dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Nội, thu hút sự tham gia của các nhà
khoa học, các nhà doanh nghiệp, tạo thêm việc làm và cải thiện chất lƣợng
cuộc sống, tăng thêm niềm tin của ngƣời nông dân vào đƣờng lối, chủ trƣơng
của Đảng và Nhà nƣớc.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu luận
văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Xây dựng nông thôn mới - Cơ sở lý luận và kinh nghiệm
thực tiễn.
Chƣơng 2: Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.
8
Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới
của Hà Nội giai đoạn 2014-2015 và đến năm 2020.
------------------------
9
Chƣơng 1. XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
1.1 Nông thôn mới
1.1.1 Khái niệm
a, Nông thôn
Đến thời điểm này, trên thế giới vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về
nông thôn. Nói đến khái niệm nông thôn ngƣời ta thƣờng so sánh nông thôn
với đô thị. Ở mỗi quốc gia đều có sự phân biệt khác nhau giữa nông thôn và
đô thị.
V.Staroverov - nhà xã hội học ngƣời Nga đã đƣa ra một định nghĩa khá
bao quát về nông thôn: “Nông thôn với tƣ cách là khách thể nghiên cứu xã hội
học về một phân hệ xã hội có lãnh thổ xác định đã định hình từ lâu trong lịch
sử”. Theo ông, nông thôn phân biệt với đô thị bởi trình độ phát triển kinh tế-
xã hội thấp kém hơn; thua kém hơn về mức độ phúc lợi xã hội, sinh hoạt, điều
này thể hiện rõ trong cơ cấu xã hội và trong lối sống của cƣ dân nông thôn.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Nông thôn là vùng lãnh thổ của
một nước, hay một số đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi
trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế xã hội, điều kiện sống khác biệt với thành
thị và dân cư chủ yếu làm nông nghiệp” [30]
Theo Thông tƣ số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn: Nông thôn là vùng lãnh thổ không thuộc nội
thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn đƣợc quản lý bởi cấp hành chính
cơ sở là UBND xã. [9]
Theo Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lê Nin của Đại học Quốc gia Hà
Nội (Tập II): Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản
xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn có thể đƣợc xem xét trên
nhiều góc độ: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… [20, tr.101]
10
Vì vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tƣơng đối.
Theo tác giả, có thể hiểu: Nông thôn là khu vực bao gồm một không gian
rộng lớn, trong đó có cộng đồng dân cư sinh sống và hoạt động chủ yếu là
sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống xã hội nông thôn đƣợc xác định theo ba đặc trƣng cơ bản sau:
Các nhóm giai cấp, tầng lớp xã hội: Ở nông thôn, đặc trƣng chủ yếu ở
đây là nông dân, ngoài ra ở từng xã hội còn có các giai cấp, tầng lớp nhƣ địa
chủ, phú nông, nhóm thợ thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ, v.v...
Lĩnh vực sản xuất: Đặc trƣng rõ nét nhất của nông thôn là sản xuất nông
nghiệp; ngoài ra, còn có thể kể đến cấu trúc phi nông nghiệp bao gồm: dịch
vụ, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp mà có vai trò rất lớn đối với lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp.
Lối sống, văn hóa của từng loại cộng đồng: Nông thôn thƣờng rất đặc
trƣng với lối sống văn hóa của cộng đồng làng xã. Đặc trƣng này bao gồm rất
nhiều khía cạnh nhƣ từ hệ thống dịch vụ, sự giao tiếp, đời sống tinh thần,
phong tục, tập quán, hệ giá trị, chuẩn mực cho hành vi,... đến khía cạnh dân
số, lối sống gia đình, sinh hoạt kinh tế,... ngay cả đến hệ thống đƣờng xá,
năng lƣợng, nhà ở,...
Đó là những đặc trƣng cơ bản nhất về mặt xã hội học để nhận diện nông
thôn. Chính đặc trƣng thứ ba đã tạo ra bản sắc riêng, diện mạo riêng cho hệ
thống xã hội nông thôn.
Nông thôn truyền thống là một môi trƣờng kinh tế sản xuất với nghề
trồng lúa nƣớc cổ truyền, không gian sinh tồn,không gian xã hội và cảnh quan
văn hoá xây đắp nên nền tảng tinh thần, tạo thành lối sống,cốt cách và bản
lĩnh của ngƣời Việt. Làng - xã là một cộng đồng địa vực, cộng đồng cƣ trú có
ranh giới lãnh thổ tự nhiên và hành chính xác định. Làng là một đơn vị tự cấp,
tự túc về kinh tế, có ruộng, có nghề, có chợ…tạo thành một không gian khép
11
kín thống nhất. Làng - xã là một cộng đồng tƣơng đối độc lập về phong tục
tập quán, văn hoá, là một đơn vị tự trị về chính trị. Do tính tự cấp, tự túc trong
kinh tế, sản xuất bó hẹp trong nghề trồng lúa... ngƣời nông dân của nông thôn
truyền thống thƣờng có trình độ thấp, sản xuất của họ chủ yếu là sản xuất nhỏ
lẻ, manh mún. Với những đặc trƣng nhƣ vậy, nông thôn truyền thống thƣờng
kém phát triển về kinh tế, về môi trƣờng sống, thu nhập, trình độ văn hóa,...
có một khoảng cách rất xa so với thành thị.
b, Nông thôn mới
Hiện chƣa có một định nghĩa chính thức về nông thôn mới. Nông thôn
mới đƣợc hiểu là một kiểu tổ chức nông thôn theo một hệ thống tiêu chí nhất
định. Nông thôn mới trong điều kiện hiện nay là kiểu nông thôn đƣợc xây
dựng khác với mô hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở trình độ tiên tiến
về mọi mặt, đó là nông thôn văn minh, hiện đại, có sự phát triển cao cả về
kinh tế, văn hóa và xã hội.
Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc: trước hết, nông thôn mới trƣớc
tiên phải là nông thôn chứ không phải là thị tứ; thứ hai, là nông thôn mới chứ
không phải nông thôn truyền thống. Nếu so sánh giữa nông thôn mới và nông
thôn truyền thống, thì nông thôn mới phải bao hàm cơ cấu và chức năng mới.
Các chức năng đó là: Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại; Chức năng
giữ gìn văn hoá truyền thống; Chức năng sinh thái. [33]
Ở Việt Nam, Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/T.Ƣ của Trung ƣơng,
nông thôn mới là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng
bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn
nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông
thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản
sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được
12
giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng
cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa. [3]
Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 gồm có 5 đặc trưng cơ bản sau:
Một là, kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cƣ dân nông thôn
đƣợc nâng cao; Hai là, Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng,
kinh tế, xã hội hiện đại, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; Ba là, Dân trí đƣợc
nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc đƣợc giữ gìn và phát huy; Bốn là, Chất
lƣợng hệ thống chính trị đƣợc nâng cao; Năm là, An ninh tốt, dân chủ đƣợc
phát huy [6].
Để xây dựng nông thôn với năm đặc trƣng đó, Thủ tƣớng Chính phủ
cũng đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí: Quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện,
trƣờng học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bƣu điện, nhà ở dân cƣ, y
tế, văn hóa, môi trƣờng, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, an ninh,
trật tự xã hội…[11]
Có thể thấy nông thôn mới là nông thôn toàn diện bao gồm tất cả các
lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trƣờng sinh thái đến an ninh, quốc
phòng và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của từng vùng.
1.1.2 Chức năng của nông thôn mới
Chức năng vốn có của nông thôn là sản xuất nông nghiệp
Nông thôn mới phải là nơi sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp có năng
suất, chất lƣợng cao theo hƣớng sản xuất hàng hóa, không phải là tự cung, tự
cấp, phát huy đƣợc đặc sắc của địa phƣơng (đặc sản). Đồng thời với việc này
là phát triển sản xuất ngành nghề, trƣớc hết là ngành nghề truyền thống của
địa phƣơng. Sản phẩm ngành nghề vừa chứa đựng yếu tố văn hóa vật thể và
phi vật thể của từng làng quê Việt Nam, vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho
cƣ dân nông thôn...
13
Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc
Bản sắc văn hóa làng quê cũng đồng nghĩa với bản sắc từng dân tộc, giữ
gìn nó là giữ gìn văn hóa truyền thống đa dạng của các dân tộc, của từng quốc
gia. Làng quê nông thôn Việt Nam khác so với các nƣớc xung quanh, ngay cả
ở Việt Nam, làng quê dân tộc Thái khác với các dân tộc Mông, Ê-đê, Ba-na,
Kinh... Nếu quá trình xây dựng nông thôn mới làm phá vỡ chức năng này là
đi ngƣợc lại với lòng dân và làm xóa nhòa truyền thống văn hóa muôn đời của
ngƣời Việt.
Chức năng bảo đảm môi trường sinh thái
Nếu nhƣ nền văn minh công nghiệp phá vỡ mối quan hệ hài hòa vốn có
giữa con ngƣời và thiên nhiên, thì sản xuất nông nghiệp lại mang chức năng
phục vụ hệ thống sinh thái. Từ vƣờn cây, ao cá, cánh đồng lúa bát ngát mênh
mông, trang trại cà phê, tiêu..., hệ thống tƣới tiêu, hồ đập thủy lợi cho đến bờ
dậu... làm cho con ngƣời gần gũi, gắn chặt với thiên nhiên.
Một thực tế hiện nay ở Việt Nam là nhiều làng quê cũng đã dần gạch
hóa, bê tông hóa, đang phố hóa, từng ngày phá vỡ đi môi trƣờng sinh thái. Đã
đến lúc cần phải lấy chức năng bảo vệ môi trƣờng sinh thái làm thƣớc đo cho
sự hoàn thiện mô hình nông thôn mới ở Việt Nam.
1.2 Xây dựng nông thôn mới
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu
Ở Việt Nam, xây dựng nông thôn mới là chủ trƣơng có tầm chiến lƣợc
đặc biệt quan trọng nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 7 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn. Chủ trƣơng này có mục tiêu toàn diện: xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội nông thôn từng bƣớc hiện đại; xây dựng cơ cấu kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xây dựng
14
xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môi
trƣờng sinh thái; giữ vững an ninh-trật tự; tăng cƣờng hệ thống chính trị ở
nông thôn dƣới sự lănh đạo của Đảng; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân.
Từ Quyết định số 491/QĐ-TTg và Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ
tƣớng Chính phủ thì “Xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn đạt 19
tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”.
Khoản 3 điều 23 Thông tƣ 54/2009/TT-BNN&PTNT ngày 21 tháng 8
năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về hƣớng dẫn thực
hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới quy định: Ban chỉ đạo nông thôn
mới Trung Ƣơng kiểm tra việc công nhận xã nông thôn mới ở các tỉnh để xét
công nhận huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới cho các huyện có 75% số xã
trong huyện đạt nông thôn mới và tỉnh có 75% số huyện trong tỉnh đạt nông
thôn mới.
Nhƣ vậy, đơn vị nông thôn mới có 3 cấp:
Xã nông thôn mới : khi xã đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia nông
thôn mới;
Huyện nông thôn mới : khi huyện có 75% số xã nông thôn mới;
Tỉnh nông thôn mới : khi tỉnh có 75% số huyện nông thôn mới.
Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế
- chính trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin,
trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát
triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.
Theo tác giả: Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận
động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia
đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh
15
nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người
dân được nâng cao.
So sánh xây dựng nông thôn mới với xây dựng nông thôn trƣớc đây cho
thấy: Xây dựng nông thôn đã xuất hiện ở Việt Nam từ lâu, tuy nhiên xây dựng
nông thôn mới hiện nay có sự khác biệt với xây dựng nông thôn trƣớc đây. Cụ
thể: Thứ nhất, trƣớc đây xây dựng mô hình nông thôn ở cấp huyện, cấp thôn,
nay xây dựng nông thôn mới ở cấp xã; Thứ hai, Xây dựng nông thôn mới hiện
nay là xây dựng nông thôn theo tiêu chí chung cả nƣớc đƣợc định trƣớc; Thứ
ba, Xây dựng nông thôn mới hiện nay đƣợc thực hiện trên địa bàn cấp xã và
trong phạm vi cả nƣớc; Thứ tư, Cộng đồng dân cƣ là chủ thể của xây dựng
nông thôn mới, không phải ai làm hộ, ngƣời nông dân tự xây dựng; Thứ năm,
Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới là một chƣơng trình khung, bao gồm
11 chƣơng trình mục tiêu quốc gia và 13 chƣơng trình có tính chất mục tiêu
đang diễn ra tại nông thôn.
1.2.2 Nội dung và tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Theo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ,
xây dựng nông thôn mới gồm 11 nội dung về: (1) Quy hoạch xây dựng nông
thôn mới; (2) Phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội; (3) Chuyển dịch cơ cấu, phát
triển kinh tế, nâng cao thu nhập; (4) Giảm nghèo và an sinh xã hội; (5) Đổi
mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; (6)
Phát triển giáo dục và đào tạo ở nông thôn; (7) Phát triển y tế, chăm sóc sức
khỏe cƣ dân nông thôn; (8) Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền
thông nông thôn; (9) Cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn; (10)
Nâng cao chất lƣợng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội
trên địa bàn; (11) Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn. [12]
a, Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
16
Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 491/QĐ-
TTg, ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, bao gồm 5 nhóm và
19 tiêu chí quy định xã nông thôn mới, trong đó có: 01 tiêu chí về quy hoạch,
08 tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội, 04 tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản
xuất, 04 tiêu chí về văn hóa-xã hội-môi trƣờng và 02 tiêu chí về hệ thống
chính trị [11].
Cụ thể, để đƣợc công nhận xã nông thôn mới phải đáp ứng đƣợc các tiêu
chí sau:
(1) Nhóm tiêu chí về quy hoạch
Bao gồm quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản
xuất hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; Quy hoạch phát
triển hạ tầng kinh tế-xã hội-môi trƣờng theo chuẩn mới; Quy hoạch khu trung
tâm xã, quy hoạch phát triển các khu dân cƣ mới và chỉnh trang các khu dân
cƣ hiện có theo hƣớng văn minh, hiện đại, bảo tồn đƣợc bản sắc văn hoá,
đồng thời, thi công các công trình tại địa phƣơng theo quy hoạch. (Yêu cầu
đạt tiêu chí số 01 của Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới)
(2) Nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội
Việc đầu tƣ nâng cấp, hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông
thôn đƣợc thực hiện trong xây dựng nông thôn mới là quá trình thu hút các
nguồn lực để xây dựng hoàn chỉnh các công trình trọng điểm về kết cấu hạ
tầng, kinh tế kỹ thuật-xã hội ở nông thôn, nhất là hệ thống giao thông, thủy
lợi, nƣớc sạch, điện, trƣờng học, viễn thông, các thiết chế văn hóa, chợ nông
thôn, các công trình y tế, giáo dục..; hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình
phụ trợ; ƣu tiên đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng ở các vùng sản xuất nông
nghiệp chuyên canh tập trung, làng nghề tiểu thủ công nghiệp, các cụm, điểm
dân cƣ...
17
Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới quy định các chỉ tiêu cụ thể theo
vùng. Đối với thành phố Hà Nội, nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, về
đƣờng giao thông phải đảm bảo 100% đƣờng trục xã, liên xã đƣợc nhựa hóa
hoặc bê tông hóa, đƣờng trục thôn, xóm đƣợc cứng hóa, đạt chuẩn kỹ thuật
của Bộ Giao thông Vận tải; 100% đƣờng ngõ, xóm sạch đƣợc cứng hóa và
không lầy lội vào mùa mƣa; 100% đƣờng trục chính nội đồng đƣợc cứng hóa,
xe cơ giới đi lại thuận tiện.
Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; 85%
kênh mƣơng do xã quản lý đƣợc kiên cố hóa.
Hệ thống điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
của ngành; 99% hộ sử dụng điện thƣờng xuyên, an toàn từ các nguồn.
Cơ sở vật chất trƣờng học đƣợc quan tâm đầu tƣ, trƣờng học ở vị trí
thuận lợi, đảm bảo quy định về an toàn và vệ sinh môi trƣờng, có đủ các
phòng học và các phòng chức năng, có đủ trang thiết bị học tập và luyện tập
thể dục, thể thao. 100% trƣờng mầm non, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở
vật chất đạt chuẩn quốc gia.
Hoàn thiện hệ thống các công trình cơ sở vật chất văn hóa: 100% xã,
thôn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt theo qui định chuẩn của Bộ Văn hóa
Thể thao và Du lịch.
Chợ nông thôn đạt chuẩn của Bộ Xây dựng. (phải có các khu vực chức
năng kỹ thuật nhƣ: bảng tên chợ, nhà lồng, diện tích kinh doanh ngoài trời,
đƣờng đi nội bộ, công trình cấp thoát nƣớc, cấp điện, bãi lên xuống hàng hóa,
điểm trông giữ, khu vệ sinh, khu gom rác, cây xanh, phòng làm việc của tổ
quản lý chợ). Đối với thành phố Hà Nội phấn đấu đến năm 2015 có 75% chợ
nông thôn đạt chuẩn.
Hoàn thiện mạng lƣới bƣu điện: Có điểm phục vụ bƣu chính viễn thông
và có Internet đến thôn.
18
Cải tạo, xây dựng nhà ở dân cƣ: không có nhà tạm, dột nát; 90% hộ có
nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng (về diện tích nhà, niên hạn sử dụng công
trình nhà ở, đảm bảo quy hoạch, bố trí không gian các công trình trong khuôn
viên, có đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ sinh hoạt nhƣ điện, nƣớc
sạch, vệ sinh môi trƣờng…)
(Yêu cầu đạt các tiêu chí từ số 2 đến số 9 trong Bộ Tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới- giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa,
chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư).
(3) Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất
Để đạt tiêu chí nông thôn mới, xã phải phát triển kinh tế và tổ chức sản
xuất có hiệu quả. Cụ thể, về thu nhập: đảm bảo thu nhập bình quân đầu
ngƣời/năm so với mức bình quân chung của Thành phố (khu vực nông thôn):
1,5 lần; Tỷ lệ hộ nghèo dƣới 3%; Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong
lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp: <25%; Hình thức tổ chức sản xuất: có tổ hợp
tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.
(Yêu cầu đạt các tiêu chí từ số 10 đến số 13 trong Bộ Tiêu chí quốc gia
về nông thôn mới- thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản
xuất)
(4) Nhóm tiêu chí về văn hóa-xã hội- môi trƣờng
Để đạt tiêu chí nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa-xã hội-môi trƣờng,
phải thực hiện tốt các nội dung trên từng lĩnh vực là: Về giáo dục, nâng cao
chất lƣợng giáo dục, thực hiện phổ cập trung học, giáo dục mầm non cho trẻ
dƣới 5 tuổi; khuyến khích phát triển các nhóm trẻ gia đình ở nông thôn, tạo
điều kiện mở các trƣờng tƣ thục, ƣu tiên đầu tƣ xây dựng trƣờng đạt chuẩn
quốc gia, đầu tƣ cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập ở nông
thôn; Về y tế, tiếp tục đầu tƣ hoàn thiện mạng lƣới y tế tuyến cơ sở đạt chuẩn
quốc gia; chú trọng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và giáo dục, rèn luyện y
19
đức cho đội ngũ cán bộ ngành y, nâng cao chất lƣợng các dịch vụ khám, điều
trị bệnh ở tuyến cơ sở, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân;
quan tâm đầu tƣ phát triển y tế dự phòng, đảm bảo đủ khả năng dự báo, giám
sát, phát hiện và khống chế dịch bệnh; Về văn hóa, nâng cao chất lƣợng
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng
NTM; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng tình làng nghĩa xóm, ý thức
trách nhiệm với cộng đồng; Về an sinh xã hội, thực hiện tốt chính sách an sinh
xã hội; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tƣợng chính sách,
ngƣời có công; phấn đấu giảm hộ nghèo theo chuẩn mới bình quân 1,5-
1,8%/năm; từng bƣớc rút ngắn khoảng cách về phát triển kinh tế - xã hội giữa
khu vực nông thôn và thành thị. Thực hiện tốt chƣơng trình đào tạo nghề cho
lao động nông thôn. Vận động các nhà đầu tƣ thành lập các cơ sở đào tạo
nghề, khuyến khích truyền nghề, gắn với việc nâng cao chất lƣợng hoạt động
của các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, trung tâm học tập cộng đồng; Về
môi trường, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của toàn xã hội về bảo
vệ môi trƣờng; thực hiện tốt chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng
nông thôn; tổ chức tốt việc thu gom, xử lý chất thải từ sản xuất, chăn nuôi và
sinh hoạt của nhân dân, quản lý và bảo vệ bền vững các nguồn tài nguyên đất,
nƣớc, rừng. Thực hiện tốt việc ứng phó kịp thời, hiệu quả với tác động của
biến đổi khí hậu.
Nhóm tiêu chí bao gồm:
Về giáo dục: đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 90% học sinh tốt
nghiệp THCS đƣợc tiếp tục học Trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề);
Trên 40% lao động qua đào tạo.
Về y tế: 40% ngƣời dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế; y tế xã đạt
chuẩn quốc gia.
20
Về văn hóa: Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt chuẩn làng văn hóa
theo qui định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Về môi trƣờng: 90% hộ đƣợc sử dụng nƣớc sạch hợp vệ sinh theo quy
chuẩn Quốc gia; các cơ sở sản xuất-kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trƣờng;
không có các hoạt động gây hại môi trƣờng và có các hoạt động phát triển
môi trƣờng xanh, sạch, đẹp; nghĩa trang đƣợc xây dựng theo quy hoạch; chất
thải, nƣớc thải đƣợc thu gom và xử lý theo quy định.
(Yêu cầu đạt các tiêu chí từ số 14 đến số 17 trong Bộ Tiêu chí quốc gia
về nông thôn mới- giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường)
(5) Nhóm tiêu chí về hệ thống chính trị
Tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới quy định về hệ thống tổ
chức chính trị-xã hội trong xã gồm các nội dung: cán bộ xã phải đạt chuẩn; có
đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo qui định; Đảng bộ, chính
quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể chính
trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.
Tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới quy định về an ninh, trật tự
xã hội tại xã gồm 3 chỉ tiêu: công tác đảm bảo an ninh trật tự của đảng ủy,
UBND và lực lƣợng công an xã; không để xảy ra các hoạt động gây rối, phá
hoại, chống chính quyền, khiếu kiện đông ngƣời, vƣợt cấp kéo dài; Kiềm chế
và làm giảm các loại tội phạm, vi phạm pháp luật khác và các tai nạn, tệ nạn
xã hội nghiêm trọng.
(Yêu cầu đạt các tiêu chí số 18, 19 trong Bộ Tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới- hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và an ninh, trật tự xã
hội)
b, Sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
Trong quá trình triển khai các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở 11 xã
điểm cũng nhƣ nhân rộng ra cả nƣớc đã bộc lộ một số tiêu chí “xã nông thôn
21
mới” chƣa phù hợp với tình hình thực tế ở nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc
hiện nay.
Chẳng hạn tiêu chí thu nhập, quy định xã nông thôn mới phải có thu
nhập bình quân đầu ngƣời cao hơn mức trung bình của các xã lân cận là 1,3-
1,5 lần. Nhƣng khi triển khai nông thôn mới ra diện rộng, tất cả các xã lân cận
cũng đều phấn đấu trở thành xã nông thôn mới và đều đạt thu nhập cao thì sẽ
không thể đòi hỏi một xã phải có thu nhập cao vƣợt trội hơn các xã xung
quanh. Tƣơng tự, tiêu chí cơ cấu lao động, mỗi xã nông thôn mới chỉ còn 35%
lao động làm nông nghiệp, còn lại phải chuyển sang lao động phi nông nghiệp
cũng không phù hợp. Nhiều vùng nhƣ ở Đà Lạt - Lâm Đồng hoàn toàn làm
nông nghiệp với trồng hoa công nghệ cao, tỷ lệ lao động nông nghiệp lên tới
70%-80% nhƣng có thu nhập rất cao (29-30 triệu đồng/ngƣời). Vì thế, “bắt
buộc” phải bỏ nông nghiệp là không phù hợp.
Khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai hội thảo với các
địa phƣơng để bàn thảo những nội dung cần bổ sung, sửa đổi phần lớn các địa
phƣơng đều cho rằng, cần phải sửa đổi 10 trong tổng số 19 tiêu chí trong Bộ
Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, gồm giao thông, thủy lợi, văn hóa, chợ
nông thôn, thu nhập, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y
tế và môi trƣờng. Từ tinh thần trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
đã tổng hợp và soạn tờ trình Thủ tƣớng Chính phủ đề nghị điều chỉnh lại năm
tiêu chí thuộc thẩm quyền của Thủ tƣớng Chính phủ gồm thu nhập, cơ cấu lao
động, chợ nông thôn, giáo dục và y tế. Còn các tiêu chí còn lại sẽ thuộc thẩm
quyền điều chỉnh của các bộ có liên quan.
Ngày 20/02/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
342/QĐ-TTg sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn
mới. [14]
22
Theo đó, 5 tiêu chí đƣợc sửa đổi là tiêu chí số 7 về chợ nông thôn, tiêu
chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động, tiêu chí số 14 về giáo
dục và tiêu chí số 15 về y tế.
Quyết định 491/QĐ-TTg quy định nội dung tiêu chí thu nhập là thu nhập
bình quân đầu ngƣời/năm so với mức bình quân chung của tỉnh. Cụ thể, để
đạt tiêu chí thu nhập thì thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm so với mức bình
quân chung của tỉnh phải từ 1,2 - 1,5 lần (tùy từng vùng).
Theo quy định mới, nội dung tiêu chí thu nhập lại là thu nhập bình quân
đầu ngƣời khu vực nông thôn (triệu đồng/ngƣời). Quyết định cũng quy định
cụ thể chỉ tiêu thu nhập đối với từng vùng cũng nhƣ lộ trình từng giai đoạn.
Chỉ tiêu cụ thể đạt chuẩn theo từng năm giữa các giai đoạn do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ
hƣớng dẫn chi tiết.
Các xã thuộc Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP đƣợc áp dụng mức của vùng
Trung du miền núi phía Bắc.
Các xã đạt chuẩn phải có tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời của
xã không thấp hơn tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời tối thiểu khu
vực nông thôn của vùng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp
cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn chi tiết và công bố.
Tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động cũng đƣợc đổi thành tiêu chí “tỷ lệ lao
động có việc làm thƣờng xuyên”.
Theo đó, thay vì tính theo tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh
vực nông, lâm, ngƣ nghiệp thì quy định mới tính theo tỷ lệ người làm việc
trên dân số trong độ tuổi lao động.
Đối với chỉ tiêu này, quyết định nêu rõ chỉ tiêu chung và từng vùng là
đạt từ 90% trở lên.
23
Về tiêu chí chợ nông thôn, nội dung "chợ đạt chuẩn của Bộ Xây
dựng" đƣợc thay thế bằng nội dung "chợ theo quy hoạch, đạt chuẩn theo quy
định".
Quyết định cũng sửa đổi nội dung "phổ cập giáo dục trung học" trong
tiêu chí về giáo dục thành "phổ cập giáo dục trung học cơ sở".
Nội dung tỷ lệ ngƣời dân tham gia các hình thức Bảo hiểm y tế trong tiêu
chí số 15 về y tế đƣợc sửa đổi thành "Tỷ lệ ngƣời dân tham gia Bảo hiểm y
tế" với chỉ tiêu chung cho cả nƣớc đạt từ 70% trở lên, chỉ tiêu cho các vùng là
đạt.
Ngày 04/10/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban
hành Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu
chí quốc gia về nông thôn mới. [10]
Theo đó, Thông tƣ hƣớng dẫn cách xác định từng tiêu chí đạt chuẩn theo
Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã xem xét, điều chỉnh một số chỉ tiêu thực hiện các tiêu chí
đƣợc xác định là khó thực hiện và chƣa đồng bộ nhƣ:
Tiêu chí thủy lợi (tiêu chí số 3): Xã đạt tiêu chí thủy lợi khi đáp ứng đủ
02 yêu cầu: Đạt tỷ lệ kiên cố hóa kênh mƣơng theo quy định (trừ các vùng
không áp dụng kiên cố hoá) và có hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu
sản xuất và dân sinh, trong đó tƣới tiêu bằng đƣờng ống cố định cũng đƣợc
coi là kiên cố hoá.
Tiêu chí văn hóa (tiêu chí số 16) đƣợc công nhận đạt khi có từ 70% thôn
trở lên đƣợc công nhận và giữ vững danh hiệu "Thôn văn hóa" liên tục từ 5
năm trở lên.
Đối với tiêu chí nhà ở dân cư (tiêu chí số 9) trên địa bàn xã không còn
hộ gia đình ở nhà tạm, nhà dột nát và đạt mức quy định tối thiểu của vùng về
tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng. Nhà ở đảm bảo
24
“03 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng) và diện tích nhà ở đạt từ
14m2
/ngƣời trở lên; niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 năm trở lên; các
công trình phụ trợ (bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi...) phải đƣợc bố trí
đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt; kiến trúc, mẫu nhà ở phù hợp với
phong tục, tập quán, lối sống của từng dân tộc, vùng miền.
Tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên (tiêu chí 12) quy định:
Xã đƣợc công nhận đạt tiêu chí này khi có tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng
xuyên đạt từ 90% trở lên; lao động có việc làm thƣờng xuyên của xã là những
ngƣời trong độ tuổi có khả năng lao động, có đăng ký hộ khẩu thƣờng trú tại
xã, có thời gian làm việc bình quân 20 ngày công/tháng trở lên trong năm cả ở
trong và ngoài địa bàn xã; tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên là tỷ lệ
phần trăm giữa số ngƣời lao động có việc làm thƣờng xuyên trong tổng số dân
trong độ tuổi lao động của xã….
Tiêu chí môi trường (tiêu chí 17) quy định: Xã đƣợc công nhận đạt tiêu
chí môi trƣờng khi đạt đƣợc 05 yêu cầu: Tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng nƣớc sạch
hợp vệ sinh theo quy định đạt mức quy định của vùng; 90% cơ sở sản xuất -
kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi trƣờng (10% còn lại tuy có vi phạm
nhưng đang khắc phục); đƣờng làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch
- đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trƣờng; nghĩa trang có quy
hoạch và quản lý theo quy hoạch; chất thải, nƣớc thải đƣợc thu gom và xử lý
theo quy định.
Thông tƣ nêu rõ: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng căn
cứ các quy định của Trung ƣơng để cụ thể hóa nội dung thực hiện Bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phƣơng.
Quy định mức đạt chuẩn nông thôn mới đối với từng khu vực trên địa bàn để
phù hợp với điều kiện thực tế nhƣng vẫn đảm bảo đạt mức chung của tỉnh
theo quy định của Trung ƣơng, đồng thời giao các sở chuyên ngành chịu trách
25
nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan hƣớng dẫn việc thực hiện,
đánh giá và thẩm định mức đạt từng tiêu chí, chỉ tiêu thuộc phạm vi quản lý
nhà nƣớc của ngành trên địa bàn căn cứ vào các văn bản hƣớng dẫn cụ thể của
Bộ, ngành Trung ƣơng.
1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn
mới
a, Nhân tố tự nhiên
Nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố sản xuất cổ
điển, có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế.
Sản xuất nông nghiệp bị chi phối trực tiếp bởi các quy luật của tự nhiên
nhƣ: gió mƣa năng, nhiệt độ, thổ nhƣỡng... ảnh hƣởng đến năng suất và hiệu
quả. Các đặc điểm tự nhiên về địa hình, khí hậu,…có ảnh hƣởng tích cực và
tiêu cực đến đời sống và sản xuất nông nghiệp, ảnh hƣởng trực tiếp đến kết
quả công tác xây dựng nông thôn mới.
Ảnh hưởng tích cực: Khí hậu đa dạng có thể tạo điều kiện cho phát triển
nền sản xuất nông nghiệp đa dạng phong phú. Với nhiệt độ và độ ẩm cao tạo
điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển quanh năm. Nguồn nhiệt ẩm dồi
dào tạo điều kiện xen canh gối vụ tăng năng suất cây trồng. Lƣợng mƣa lớn
cung cấp đầy đủ nƣớc tƣới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt phát triển 1
nền nông nghiệp lúa nƣớc. Rừng giàu có về thành phần động vật, thực vật
nhiều loài quý hiếm,cao nguyên, thung lũng tạo điều kiện hình thành vùng
chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả,chăn nuôi phát triển nông nghiệp và
công nghiệp chế biến, tiêu dùng... Địa hình, giao thông thuận lợi tạo điều kiện
giao thƣơng, hợp tác trong nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện
thuận lợi cho xây dựng nông thôn mới.
Ảnh hưởng tiêu cực: Các hiện tƣợng thiên nhiên, thời tiết khắc nghiệt
(rét đậm, rét hại ,sƣơng muối...) ảnh hƣởng đến đời sống, sức khỏe của dân
26
cƣ, gây chết vật nuôi và cây trồng. Độ ẩm không khí cao tạo điều kiện cho
nấm mốc sâu bệnh phát triển mạnh. Năm rét sớm năm rét muộn ảnh hƣởng
đến lịch thời vụ gieo trồng. Thiên tai, hạn hán, lũ lụt, thời tiết diễn biến bất
thƣờng dẫn đến tình hình sâu, dịch bệnh,… gây thiệt hại lớn cho sản xuất
nông nghiệp và đời sống dân sinh. Địa hình đồi núi hiểm trở gây trở ngại cho
dân sinh phát triển kinh tế-xã hội. Địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối,
hẻm vực, sƣờn dốc gây trở ngại giao thông… Hạn chế trong thu hút các thành
phần kinh tế, các doanh nghiệp đầu tƣ vốn xây dựng nông thôn mới.
Nắm bắt những đặc điểm tự nhiên của địa phƣơng có tác động tích cực
và tiêu cực gì đến nông nghiệp, nông thôn để từ đó có những giải pháp khắc
phục hạn chế và phát huy thuận lợi cho nông dân trong quá trình xây dựng
nông thôn mới.
b, Nhân tố kinh tế - xã hội
Kinh tế luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu trong phát triển nông thôn
nói chung và nông thôn mới nói riêng. Kinh tế nông thôn mới phải phát triển
với tốc độ cao, cho giá trị kinh tế lớn. Có thể nói nhân tố kinh tế đóng vai trò
quyết định thành công của mô hình nông thôn mới. Chỉ khi đời sống ngƣời
dân đƣợc nâng cao, kinh tế gia đình vững chắc thì nhiều tiêu chí khác sẽ đƣợc
đảm bảo hoàn thiện. Sự phát triển với tốc độ cao trong nông thôn mới đòi hỏi
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phải gắn liền với việc đảm bảo thu
nhập, nâng cao đời sống của ngƣời dân. Đây cũng chính là một trong những
mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn mới. Không chỉ có
những lao động đƣợc đào tạo nghề và sản xuất trong công nghiệp mới nâng
cao thu nhập, những ngƣời lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ
đƣợc tham gia các dự án sản xuất trên quy mô lớn hoặc đƣợc hỗ trợ kinh phí
để phát triển kinh tế gia đình. Kinh tế nông thôn mới có nền sản xuất hàng
hóa mở, hƣớng đến thị trƣờng cả nƣớc và hơn thế là thị trƣờng khu vực và thế
27
giới. Theo đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn cũng đồng bộ và hiện đại, tạo
điều kiện cho mở rộng sản xuất, giao lƣu buôn bán.
Các công trình hạ tầng kinh tế xã hội đƣợc xây dựng để phục vụ cộng
đồng có ý nghĩa kinh tế và xã hội nhằm nâng cao đời sống cộng đồng nơi đó.
Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn có vai trò rất quan trọng trong phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn. Khi một khu vực nông thôn có phát
triển về hạ tầng kinh tế nhƣ có nhiều khu sản xuất tập trung, hệ thống thủy lợi
đảm bảo, đƣờng giao thông thuận tiện cho thông thƣơng,... thì sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển kinh tế; có các cơ sở hạ tầng văn hóa nhƣ y tế, văn
hóa, giáo dục,... thì sẽ góp phần nâng cao đời sống của ngƣời dân, cải thiện bộ
mặt nông thôn, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Xây
dựng nông thôn mới tạo điều kiện cho ngƣời dân hình thành nếp sống mới
văn minh, hiện đại nhƣ việc có ý thức bảo vệ môi trƣờng, xây dựng làng văn
hóa, khu dân cƣ tiến bộ, đề cao tính cộng đồng, có sự tƣơng trợ lẫn nhau trong
sản xuất cũng nhƣ trong đời sống hàng ngày. Trong nông thôn mới, văn hóa
truyền thống đƣợc khôi phục và phát triển. Bên cạnh việc gìn giữ, bảo tồn văn
hóa truyền thống, văn hóa xã hội trong nông thôn mới cũng đƣợc phát triển
qua việc tiếp thu những văn hóa mới, tiến bộ.
c, Hội nhập kinh tế quốc tế
Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tác động đến tất cả các mặt đời
sống chính trị, kinh tế-xã hội của đất nƣớc, trong đó có công cuộc xây dựng
nông thôn mới. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi chất lƣợng sản
phẩm ngành nông nghiệp phải đƣợc nâng lên để sản phẩm tạo ra đáp ứng yêu
cầu của thị trƣờng trong nƣớc, của khu vực và thế giới. Đây là một thách thức
lớn, nhƣng nó cũng tạo ra cơ hội cho ngành nông nghiệp nhanh chóng tiếp
cận trình độ tiên tiến của thế giới.
28
Trong thời đại kinh tế tri thức, quá trình phát triển ngày càng dựa trên
những cơ sở và lợi thế mới (lợi thế động), trong khi các quá trình vận động
ngày càng mang tính toàn cầu, dựa trên những nguyên tắc mới và những
khuôn khổ thể chế mới, do vậy xây dựng nông thôn mới phải đƣợc gắn với
toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hay nói cách khác, hội nhập kinh tế
quốc tế có ảnh hƣởng tích cực đến công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Sự xuất hiện của những lực lƣợng sản xuất mới dựa ngày càng nhiều vào
công nghệ, kỹ thuật mới, hiện đại nhƣ công nghệ thông tin, công nghệ sinh
học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano… trong khi tại các nƣớc tiến
hành công nghiệp hóa muộn lại không thể tạo ra những điều đó. Do vậy, để
tiến hành xây dựng nông thôn mới hiệu quả, các nƣớc cần thiết phải mở rộng
quan hệ kinh tế quốc tế để tranh thủ công nghệ từ các nƣớc phát triển, đồng
thời mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của mình. Nói cách khác, muốn
vƣơn lên đạt trình độ quốc tế về mọi mặt (tổ chức sản xuất, trình độ công
nghệ, năng suất, chất lƣợng và giá cả của hàng hóa, dịch vụ), những nƣớc đi
sau cần thiết và phải mở rộng quan hệ với nƣớc khác. Vì vậy, ranh giới giữa
thị trƣờng nội địa và thị trƣờng quốc tế ngày càng mờ nhạt và sự cạnh tranh
quốc tế diễn ra ngay tại thị trƣờng nội địa chứ không phải chỉ ở thị trƣờng
nƣớc ngoài. Điều đó đòi hỏi sự nghiệp xây dựng nông thôn mới phải đón đầu
đƣợc những cơ hội và thách thức do thời đại tạo ra để hội nhập với nền kinh
tế khu vực và thế giới một cách hiệu quả nhất.
Nhƣ vậy, mở rộng quan hệ quốc tế trong quá trình xây dựng nông thôn
mới là điều kiện để các nƣớc công nghiệp hóa muộn “nhập cuộc” nhanh, trên
quy mô lớn và với tốc độ cao vào hệ thống phân công lao động quốc tế hiện
đại, là yếu tố tiên quyết để xác định mô hình xây dựng nông thôn mới và các
giải pháp thực hiện. [31]
29
d. Hệ thống cơ chế, chính sách của Nhà nước
Cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc có ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển
nông nghiệp, nông thôn nói chung và chƣơng trình xây dựng nông thôn mới
nói riêng. Các chính sách phù hợp tạo ra khuôn khổ pháp lý, môi trƣờng kinh
tế-xã hội-tâm lý khuyến khích tất cả các lực lƣợng xã hội quan tâm, tham gia
xây dựng nông thôn mới. Hệ thống chính sách đồng bộ giúp công tác xây
dựng nông thôn mới có căn cứ, cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện hiệu quả.
Để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới cần phải hoàn thiện hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật và hệ thống chính sách liên quan.
Tính đến thời điểm này, ở Việt Nam Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành
Bộ tiêu chí quốc gia làm cơ sở định hƣớng chỉ đạo xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn xã và 05 quyết định về cơ chế, chính sách để thực hiện chƣơng
trình. Các Bộ, ngành đã ban hành 05 quyết định và 52 thông tƣ hƣớng dẫn
thực hiện các cơ chế chính sách, nội dung chƣơng trình. Tuy vậy, tới nay vẫn
còn một số cơ chế chính sách của Trung ƣơng chậm đƣợc ban hành hoặc
chậm sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế nhƣ: chính sách cho các vùng
đặc thù, cơ chế lồng ghép các chƣơng trình, dự án trên địa bàn xã; Tổ chức bộ
máy giúp việc Ban Chỉ đạo chƣơng trình các cấp; Hƣớng dẫn thực hiện tiêu
chí về cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở dân cƣ đạt chuẩn; Hƣớng dẫn về quy chế
quản lý xây dựng nông thôn...
1.3 Kinh nghiệm quốc tế và trong nƣớc về xây dựng nông thôn mới
1.3.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước
Thực tiễn cho thấy, những xã hội tiến bộ bao giờ cũng chú ý tới việc thu
hẹp khoảng cách sự phát triển giữa thành thị và nông thôn, phát triển lực
lƣợng sản xuất, quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội, cải thiện điều kiện sinh
hoạt ở nông thôn, làm cho thành thị và nông thôn xích lại gần nhau. Chính vì
vậy, bên cạnh phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu lí luận, tổng kết thực tiễn
30
quá trình xây dựng nông thôn mới, chúng ta cần học tập kinh nghiệm của các
nƣớc trên thế giới về phát triển nông thôn tiên tiến hiện đại, để xây dựng hoàn
thiện hệ thống các quan điểm lí luận về phát triển nông nghiệp, nông dân và
nông thôn làm cơ sở khoa học cho thực tiễn. Xây dựng nông thôn nƣớc ta trở
nên văn minh, tiên tiến hiện đại nhƣng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa và nét
đẹp truyền thống của nông thôn Việt Nam
Dù tiến trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đƣợc thúc đẩy thế nào, các
nƣớc có đa phần dân số làm nghề nông cũng buộc phải chấp nhận một thực tế:
vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm nữa, số dân tiếp tục dựa vào nông
nghiệp để mƣu sinh vẫn là số lớn. Bởi vậy, xây dựng nông thôn mới không
phải là một quy hoạch kinh tế ngắn hạn, mà là một quốc sách lâu dài.
a. Hàn Quốc
Phong trào “Saemaul Undong”
Hàn Quốc vào cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX là một nƣớc nghèo sau
chiến tranh, GDP bình quân đầu ngƣời chỉ có 85 USD, không đủ lƣơng thực
và phần lớn ngƣời dân không đủ ăn. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp
nhƣng hạn hán và lũ lụt thƣờng xuyên xảy ra khắp đất nƣớc. Đến năm 1970
vẫn còn 70% dân số sống ở nông thôn, trong số đó 80% sống trong điều kiện
khó khăn. Xã hội bị phân chia thành 2 khối có đời sống tinh thần khác hẳn
nhau. Trong khi một bộ phận cƣ dân thành thị tích cực học tập, với quyết tâm
đổi đời thì đại bộ phận nông dân vẫn sống trong cảnh nghèo nàn, mang trong
mình tƣ tƣởng bi quan, ỷ lại, lối thoát duy nhất của họ là rời bỏ quê hƣơng, di
chuyển về đô thị.
Sau trận lụt lớn năm 1969, trong khi đi thị sát tình hình dân chúng, Tổng
thống Hàn Quốc Park Chung Hy nhận ra rằng viện trợ của chính phủ cũng là
vô nghĩa nếu ngƣời dân không nghĩ cách tự cứu lấy mình. Hơn thế nữa,
khuyến khích ngƣời dân tự hợp tác và giúp đỡ nhau là điểm mẫu chốt để phát
31
triển nông thôn. Những ý tƣởng này chính là nền tảng của phong trào
“Saemaul Undong” (Phong trào đổi mới nông thôn) đƣợc đích thân Tổng
thống Park phát động vào ngày 22/4/1970. Mục tiêu của phong trào này là
"nhằm biến đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới: mọi
ngƣời làm việc và hợp tác với nhau xây dựng cộng đồng mình ngày một đẹp
hơn và giàu hơn. Cuối cùng là để xây dựng một quốc gia ngày một giàu mạnh
hơn". Phong trào đổi mới nông thôn đã đề cao “Tinh thần Saemaul” gồm 3
thành tố: “Chăm chỉ - Tự lực - Hợp tác”. Cơ sở để hình thành tinh thần này là:
“Chăm chỉ” là động cơ tự nguyện của ngƣời dân, không ngừng vƣợt qua khó
khăn để tiến tới thành công, “Tự lực” là ý chí bản thân, tinh thần làm chủ,
chịu trách nhiệm về cuộc sống và vận mệnh của bản thân và “Hợp tác” là
nhận thức về mong muốn phát triển cộng đồng phải nhờ vào nỗ lực của tập
thể. Chính phủ vừa tăng đầu tƣ vào nông thôn vừa đặt mục tiêu thay đổi suy
nghĩ ỷ lại, thụ động vốn tồn tại trong đại bộ phận dân cƣ nông thôn. Điểm đặc
biệt của phong trào Nông thôn mới của Hàn Quốc là Nhà nƣớc chỉ hỗ trợ một
phần nguyên, vật liệu, còn nông dân mới chính là đối tƣợng ra quyết định và
thực thi mọi việc.
Trong thập niên 70, do ngân sách hạn hẹp nên chính phủ không thể đƣa
các dự án về nông thôn. Những khoản vốn nhỏ giọt từ ngân sách chỉ đủ gói
gọn trong các nội dung thí điểm phát triển nông thôn: mở rộng và nâng cấp
đƣờng giao thông; cải tạo và nâng cấp nhà ở; chỉnh sửa, làm lại bếp và hàng
rào; xây dựng các khu vực giặt giũ công cộng; xây dựng giếng nƣớc; xây
dựng cầu; cải tạo và nâng cấp hệ thống thủy lợi để cấp nƣớc sinh hoạt và sản
xuất; xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu…
Để thực hiện các nội dung đó, Hàn Quốc chia thành các giai đoạn sau:
Năm thứ nhất, Chính phủ cấp cho 32.000 xã, mỗi xã 355 bao xi măng và
giao cho chính quyền xã tổ chức thực hiện. Các hoạt động khác đƣợc lấy từ
32
ngân sách địa phƣơng và lực lƣợng lao động sẵn có. Sau một năm, 16.000 xã
(50%) đạt mục tiêu đề ra.
Năm thứ hai, Chính phủ tiếp tục cấp thêm cho những xã tự vƣơn lên
bằng chính sức mình 500 bao xi măng và 1 tấn thép. Kết quả nhà tranh vách
đất đƣợc thay thế bằng nhà gạch, đƣờng sá đƣợc mở rộng, đê điều đƣợc tu bổ,
cầu cống đƣợc xây dựng… Đặc biệt, chƣơng trình này đã giúp cho ngƣời dân
nông thôn xóa đƣợc mặc cảm, tự vƣơn lên, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế
và đô thị.
Năm thứ ba, Chính phủ chia 32.000 xã làm 3 loại: cơ sở - tự lực – tự lập
để hỗ trợ kinh phí, dựa trên cấp độ phát triển của từng loại và tiếp tục phát
triển các dự án sau phù hợp với yêu cầu nông thôn mới.
Sau 8 năm triển khai phong trào Saemaul Ubdong, nông thôn Hàn Quốc
đạt đƣợc những thành tựu to lớn: cơ bản hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn, với 42.000 km đƣờng liên thôn, 69.000 km đƣờng nội đồng; đời
sống nông dân thay đổi, thu nhập tăng 3 lần so với 7 năm trƣớc đó, đạt 3.000
USD/ngƣời/năm (năm 1977), cao hơn thu nhập bình quân của hộ dân ở thành
phố. Khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động, có khả năng tự tích lũy,
tự đầu tƣ và tự phát triển…
Thành quả của phong trào Saemaul Undong đã tạo tiền đề xây dựng xã
hội Hàn Quốc ngày càng hƣng thịnh. Là quốc gia có nền kinh tế thị trƣờng
phát triển ở Đông Bắc Á, song Hàn Quốc vẫn bảo đảm việc làm ổn định cho
2,3 triệu lao động nông nghiệp (chiếm 11,6% lao động cả nƣớc).
Kinh nghiệm rút ra từ phong trào Saemaul Undon là: phát huy nội lực
của nhân dân với sự hỗ trợ giảm dần của nhà nƣớc để xây dựng nông thôn
mới. Xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài nhƣng trƣớc mắt tập trung
hoàn thiện điều kiện sống của ngƣời dân; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản
xuất và đời sống, đồng thời phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong
33
nông thôn. Nhà nƣớc hỗ trợ nông dân thông qua hình thức cho vay với lãi suất
phù hợp để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân thông qua các
hình thức: tăng năng suất cây trồng; xây dựng vùng chuyên canh; xây dựng
các hình thức hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển chăn
nuôi, trồng rừng đa canh…; đào tạo đội ngũ cán bộ phát triển nông thôn, đặc
biệt là ngƣời lãnh đạo chƣơng trình ở các xã; thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở để
xây dựng nông thôn mới và xã hội hóa công tác bảo vệ, phát triển môi trƣờng
nông thôn…[6]
b. Trung Quốc
Các nghiên cứu thảo luận lý luận xây dựng nông thôn mới của các học
giả Trung Quốc gần đây cho rằng, xây dƣ̣ng nông thôn mới XHCN là một
mục tiêu mang tính toàn diện , bao hàm cả phát triển kinh tế , chính trị, văn
hóa, xã hội nông thôn cũng nhƣ xây dựng Đảng , nó mang đậm đặc trƣng thời
đa ̣i. Có thể nói một cách khái quát rằng, xây dƣ̣ng nông thôn mới XHCN phải
đáp ƣ́ ng đƣợc yêu cầu khoa học phát triển , xã hội ấm no, phát triển nông thôn
song hành với thành thi ̣ , xây dƣ̣ng nên nông thôn mới phồn thi ̣
nh , dân chủ ,
văn minh và hài hòa mang đâ ̣m đă ̣c trƣng XHCN . Nhìn từ góc độ hình thái
chế độkinh tế xã hội, xây dƣ̣ng nông thôn mới XHCN phả n ánh tra ̣ng thái xã
hô ̣i nông thôn ta ̣i mô ̣t thời điểm nhất đi ̣
nh với phát triển kinh tế là cơ sở , với
tiến bộxã hội toàn diê ̣n là tiêu chí, dƣới điều kiê ̣n chế đô ̣XHCN. Dƣới góc đô ̣
kinh tế vĩ mô, xây dƣ̣ng nông thôn mới Trung Quốc là cách gọi chung cho quá
trình xây dựng kinh tế, chính trị, văn hóa nông thôn, dƣới bối cảnh “thành thị
và nông thôn cùng phát triểṇ” trong giai đoa ̣n mới với “công nghiê ̣p bổ trợ
nông nghiê ̣p, thành thị dẫn dắt nông thôn”. Đẩy mạnh tốc độ công nghiê ̣p hóa
để kéo lùi khoảng cách giƣ̃a thành thi ̣với nông thôn và cải thiê ̣n tình hình
kinh tế nông thôn đang suy yếu kìm hãm sự phát triển chung của cả nƣớc .
Đây là một quá trình lâu dài và phát triển tƣ̀ ng bƣớc.
34
Văn kiê ̣n đầu tiên của Trung Ƣơng Đảng Trung Quốc trong năm 2006 đã
khái quát nội dung xây dựng nông thôn mới thành 8 mảng: phát triển kinh tế
xã hội thành thị song hành cùng nông thôn , đẩy ma ̣nh xây dƣ̣ng nền nông
nghiê ̣p hiê ̣n đa ̣i , tăng thu nhâ ̣p nông dân , thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn, đẩy nhanh phát tri ển sƣ̣ nghiê ̣p xã hô ̣i nông thôn , cải cách nông
thôn sâu rộng và toàn diê ̣n , thúc đẩy xây dƣ̣ng nền chính tri ̣dân chủ nông
thôn, và tổng động viên toàn Đảng toàn dân quan tâm ủng hộ và tham gia vào
sự nghiệp xây dƣ̣ng nông thôn mới XHCN.
Trung Quốc quan niệm xây dựng NTM là cần thiết trong công cuộc cải
cách kinh tế đất nƣớc, xuất phát từ các động lực: động lực công nghiệp hóa và
đô thị hóa; Động lực phi nông hóa ngƣời nông dân; Động lực chuyên nghiệp
hóa sản xuất nông nghiệp và các tổ chức sản xuất. [33]
c. Nhật Bản
* Con đường hiện đại hóa nông nghiệp theo mô hình tiết kiệm đất đai
Bắt đầu từ thời Minh Trị Duy Tân cho đến trƣớc khi công nghiệp phát
triển nhanh chóng sau chiến tranh, lƣơng thực luôn là một trong những vấn đề
chủ yếu mà Nhật Bản phải đối diện. Một mặt, họ mƣu cầu có thể tự cung cấp
lƣơng thực, mặt khác, lại gặp phải tình trạng nông nghiệp mất dần ƣu thế, vấn
đề điều chỉnh nông nghiệp của Nhật Bản lúc này cực kỳ cấp thiết.
Năm 1870, Nhật Bản nhập nông cụ, phân bón và giống từ các nƣớc Âu,
Mỹ nhằm hiện đại hóa nông nghiệp, mô phỏng Âu, Mỹ thiết lập các xƣởng
chế tạo nông cụ, bãi ƣơm giống, ruộng thí nghiệm…Nhƣng thực tiễn đã
chứng minh, con đƣờng hiện đại hóa nông nghiệp theo mô hình “tiết kiệm lao
động” của Âu, Mỹ không phù hợp với một Nhật Bản lạc hậu về kinh tế, đất
chật, ngƣời đông, quy mô nông điền nhỏ. Vậy là xuất phát từ hoàn cảnh thực
tế, Nhật Bản lựa chọn một phƣơng thức kinh doanh theo mô hình “tiết kiệm
đất đai”, nhằm nhiều vào lao động và phân bón, cải thiện hệ thống thủy lợi
35
nội đồng, nhân rộng các giống cây tốt, sử dụng nhiều phân bón hóa học, phát
triển kỹ thuật canh tác kinh doanh mô thức nhỏ kết hợp giữa tập trung lao
động và tập trung đất đai.
Đến giữa những năm 50 của thế kỷ XX, sự tăng tốc của công nghiệp hóa
ở Nhật Bản đã thu hút một lƣợng lớn sức lao động của nông nghiệp, lực lƣợng
lao động ở nông thôn trở nên thiếu hụt. Nhƣng lúc này, Nhật Bản đã kịp
chuẩn bị điều kiện “tƣ bản thay thế lao động”. Công nghiệp hóa cung cấp cho
nông nghiệp một lƣợng lớn máy móc công cụ, bắt đầu thời kỳ cơ khí hóa
nông nghiệp quy mô lớn. Máy cày động lực và máy kéo dùng trong nông
nghiệp ở Nhật Bản đã tăng từ 90 ngàn chiếc (năm 1955) lên gần 400 ngàn
chiếc (đầu những năm 70), cơ bản hoàn thành hiện đại hóa nông nghiệp.
Nhƣng cũng vào thời kỳ này, chính sách bảo hộ nông nghiệp của Nhật Bản
gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của các tập đoàn lợi ích thƣơng nghiệp, công
nghiệp và ngƣời tiêu dùng. Về sau, khi công nghiệp phát triển nhanh chóng,
sự tẩy chay đối với nông nghiệp ở trong nƣớc mới mất đi. Đoàn thể nông
nghiệp của Nhật Bản đã thành công trong việc đề xƣớng và thực thi bảo hộ
nông nghiệp ở trình độ cao nhất thế giới.
Để có một nền nông nghiệp phát triển nhƣ vậy, Chính phủ Nhật Bản đã
nắm vai trò chủ đạo, mạnh dạn đầu tƣ hơn 2.000 tỷ yên để làm các hạng mục
xây dựng cơ bản của nông thôn, cải thiện môi trƣờng, đƣa nƣớc, đƣờng, điện,
điện thoại,… đến từng hộ dân, miễn phí hoàn toàn giáo dục sơ đẳng, tạo dựng
cơ sở để thành thị và nông thôn tác động tốt với nhau. Về cơ bản, quốc gia
này đã làm tốt việc phát triển cân bằng, bền vững.
* Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP)
Từ năm 1979, ở tỉnh Oi-ta, Nhật Bản đã hình thành và phát triển phong
trào “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP), với mục tiêu phát triển vùng nông
thôn của khu vực này một cách tƣơng xứng với sự phát triển chung của cả
36
Nhật Bản. Ngƣời khởi xƣớng phong trào OVOP của thế giới, Tiến sĩ Mo-ri-
hi-kô Hi-ra-mát-su nhấn mạnh ba nguyên tắc chính xây dựng phong trào
OVOP, đó là: địa phƣơng hóa rồi hƣớng tới toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực
sáng tạo; và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của
chính quyền địa phƣơng trong việc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ
sản phẩm.
Câu chuyện từ những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các thƣơng
hiệu đặc sản nổi tiếng của Nhật Bản nhƣ nấm hƣơng khô, rƣợu Shochu lúa
mạch, chanh Kabosu... cho thấy những bài học sâu sắc đúc kết không chỉ từ
thành công mà cả sự thất bại. Ngƣời dân sản xuất rồi tự chế biến, tự đem đi
bán mà không phải qua thƣơng lái. Họ đƣợc hƣởng toàn bộ thành quả chứ
không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung gian nào. Chỉ tính riêng trong 20
năm, kể từ 1979-1999, phong trào OVOP "Mỗi làng, một sản phẩm" của đất
nƣớc mặt trời mọc đã tạo ra đƣợc 329 sản phẩm bình dị và đơn giản nhƣ nấm,
cam, cá khô, chè, măng tre... đƣợc sản xuất với chất lƣợng và giá bán rất cao.
Theo các chuyên gia kinh tế, gần 30 năm hình thành và phát triển, sự
thành công của phong trào OVOP đã lôi cuốn không chỉ các địa phƣơng trên
đất nƣớc Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, đáng chú ý là các quốc gia ở
châu Á và châu Phi tìm hiểu và áp dụng. Một số quốc gia trong khu vực Đông
- Nam Á nhƣ Thái Lan, Phi-lip-pin... tận dụng đƣợc nguồn lực địa phƣơng,
phát huy sức mạnh cộng đồng, bảo tồn các làng nghề truyền thống, đã thu
đƣợc những thành công nhất định trong phát triển nông thôn đất nƣớc mình
nhờ áp dụng kinh nghiệm phong trào OVOP của Nhật Bản.
Xác định hoạt động cụ thể trong công tác xây dựng nông thôn mới, mỗi
địa phƣơng, mỗi thôn có thể có những chính sách, những cách làm khác nhau
tuỳ theo điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế của mỗi vùng song nhất định
phải tôn trọng yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân. Nhật Bản trong quá
37
trình thực hiện xây dựng nông thôn mới, từ việc đề ra chính sách hay thực thi
quy hoạch đều không áp dụng phƣơng thức từ trên xuống dƣới mà kiên quyết
thực hiện theo nguyên tắc từ dƣới lên trên, lắng nghe ý kiến của ngƣời nông
dân, hiểu rõ nhu cầu của nông dân, thu hút họ tham gia vào các phong trào
xây dựng nông thôn mới. Chính quyền các cấp ở Nhật Bản rất chú ý tôn trọng
tính tự chủ của ngƣời nông dân, phát huy tính tích cực, bồi dƣỡng tính tự lập
làm cho ngƣời nông dân trở thành chủ thể chính. [34]
Có thể thấy rằng, kinh nghiệm cơ bản của phong trào xây dựng nông
thôn mới ở một số nƣớc trên thế giới không nằm ngoài công thức: Chính phủ
kết hợp với hội nông dân điều tiết quá trình thực thi, trong đó, Chính phủ
đóng vai trò chủ đạo. Đồng thời, phải dựa vào tình hình, bối cảnh cụ thể của
quốc gia để có những chính sách, kế hoạch và bƣớc đi thích hợp.
1.3.2 Kinh nghiệm trong nước
a. Tỉnh Thái Bình
Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, có gần 90% số dân sống ở nông thôn và
hơn 70% lao động làm nông nghiệp. Vì vậy, chủ trƣơng xây dựng nông thôn
mới đƣợc Tỉnh triển khai thực hiện tích cực. Từ cuối năm 2008, ở cả ba cấp
tỉnh, huyện, xã của Thái Bình đều thành lập Ban chỉ đạo xây dựng thí điểm
nông thôn mới, do đồng chí Bí thƣ cấp ủy làm trƣởng ban. Thực hiện Nghị
quyết số 26-NQ/TW và Quyết định số 800/QĐ-TTg, Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh Thái Bình đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 28/4/2011 về xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, định hƣớng đến năm 2020. Trong
triển khai xây dựng nông thôn mới, cùng với việc triển khai thực hiện đồng bộ
các tiêu chí, có lộ trình phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng xã, thôn,
khu dân cƣ, tỉnh chú trọng công tác quy hoạch, huy động nội lực, chỉnh trang
đồng ruộng để cơ giới hóa sản xuất, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật
38
chất và tinh thần của nhân dân, phát huy dân chủ, tạo sự đồng thuận trong
cộng đồng dân cƣ.
Mặc dù điểm xuất phát của các xã trong tỉnh Thái Bình không giống
nhau, nhƣng các địa phƣơng đều phải đạt năm mục tiêu: Sản xuất phát triển,
cuộc sống sung túc, diện mạo sáng sủa, thôn xóm văn minh và quản lý dân
chủ. Tỉnh đã tiến hành xây dựng mô hình nông thôn mới tại 8 xã điểm: Thanh
Tân (Kiến Xƣơng), Vũ Phúc (TP Thái Bình), Thụy Trình (Thái Thụy), An
Ninh (Tiền Hải), Nguyên Xá (Vũ Thƣ), Trọng Quan (Đông Hƣng), Hồng
Minh (Hƣng Hà) và Quỳnh Minh (Quỳnh Phụ). Đây là những điểm sáng đầu
tiên ở những vùng nông thôn khác nhau trong tỉnh, từ đó sẽ tổng kết, đánh
giá, rút kinh nghiệm để nhân điển hình ra diện rộng.
Tỉnh Thái Bình xác định triển khai chƣơng trình xây dựng nông thôn
mới, công tác quy hoạch là nhiệm vụ hàng đầu, tạo tiền đề thực hiện các tiêu
chí khác. Vì vậy, UBND Tỉnh đã tập trung chỉ đạo các địa phƣơng khẩn
trƣơng hoàn thành lập quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới với mục
tiêu hoàn thành sớm nhất các quy hoạch nông thôn. Chính sự quán triệt và chỉ
đạo cụ thể mà kết quả công tác quy hoạch của tỉnh Thái Bình đạt chất lƣợng,
tính khả thi cao và giảm gần 50% kinh phí cho công tác quy hoạch. Việc quản
lý và thực hiện theo quy hoạch là một trong những nội dung quan trọng và
đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Tỉnh công bố quy hoạch rộng rãi để toàn dân
biết và tham gia giám sát thực hiện theo đúng quy hoạch đƣợc phê duyệt,
tránh tình trạng chắp vá, phá vỡ quy hoạch đã đƣợc phê duyệt; đồng thời tỉnh
chỉ đạo các địa phƣơng rà soát, điều chỉnh quy hoạch tập trung 02 nội dung
chính là hạ tầng và phát triển sản xuất, đặc biệt là quy hoạch sản xuất cần phải
rà soát kỹ để điều chỉnh đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tế.
Trong quá trình thực hiện, từ những kinh nghiệm rút ra từ đầu tƣ kinh
phí cho 08 xã điểm, từ kinh nghiệm và cách làm sáng tạo của một số địa
39
phƣơng, tỉnh Thái Bình đã thông qua cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tƣ, thông
qua công tác tuyên truyền, vận động, huy động cả hệ thống chính trị chung
sức xây dựng nông thôn mới và nêu gƣơng điển hình để huy động các nguồn
lực cho xây dựng nông thôn mới. Việc xã hội hóa huy động các nguồn lực
nhất là huy động đƣợc các nguồn lực từ nhân dân đƣợc phát huy trên cơ sở
ngƣời dân nhận thức đƣợc vai trò, trách nhiệm, quyền lợi đƣợc hƣởng thụ
những công trình mà chính bản thân họ thống nhất đầu tƣ, quản lý và thực
hiện.
Tỉnh xác định nhiệm vụ dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng là
nhiệm vụ mấu chốt nhất để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông
dân. Vì vậy đã chỉ đạo điều hành sát sao từ công tác tổ chức, quản lý, kiểm
tra, giám sát, hƣớng dẫn thực hiện, đào tạo, tập huấn đến tuyên truyền vận
động nhân dân thấy rõ lợi ích, mục tiêu, yêu cầu của công tác dồn điền đổi
thửa, chỉnh trang đồng ruộng tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung và áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp. Để
khuyến khích những địa phƣơng thực hiện dồn điền đổi thửa và chỉnh trang
đồng ruộng, UBND tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ 1 xã 100 triệu để dồn
điền đổi thửa và 500 triệu cho việc chỉnh trang đồng ruộng. Do dồn điền đổi
thửa chỉnh trang đồng ruộng theo quy hoạch, các xã đều quy hoạch đƣợc vùng
sản xuất hàng hóa tập trung, mỗi xã có từ 3 đến 4 vùng. Với chính sách hỗ trợ
cho cá nhân, tổ chức mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp là
50% giá trị của máy, những năm qua, Thái Bình đã hỗ trợ các địa phƣơng
mua 1.175 máy nông nghiệp và 15 kho lạnh; đã cơ giới hóa 100% khâu làm
đất, bơm nƣớc và vận chuyển,…Do máy móc, cơ giới đƣợc đầu tƣ vào sản
xuất nhiều nên giá thành sản xuất ở những khâu làm bằng máy giảm hơn nhƣ:
khâu làm đất giảm từ 40.000÷50.000 đ/sào, khâu gặt giảm 90.000 đ/sào so với
làm thủ công và làm bằng máy công suất nhỏ.
40
Cùng với sự phát triển kinh tế, Thái Bình còn chú trọng đẩy mạnh phát
triển y tế, giáo dục, xây dựng các thiết chế văn hóa ở nông thôn gắn với nâng
cao dân chủ cơ sở, bảo đảm 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% số
trƣờng học ở tất cả các cấp học đƣợc xây dựng kiên cố. Hiện nay toàn tỉnh đã
có 39/296 trƣờng mầm non, 242/294 trƣờng tiểu học, 57/274 trƣờng THCS và
7/49 trƣờng THPT đạt chuẩn quốc gia. Tất cả các thôn, làng trong tỉnh đều có
nhà văn hóa, thƣ viện và khu vui chơi giải trí; đồng thời tích cực thực hiện
xóa đói, giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội nhằm không ngừng nâng
cao đời sống nhân dân.
Điều thay đổi nhận thấy rõ nhất qua thời gian xây dựng nông thôn mới ở
Thái Bình là giờ đây, trên những cánh đồng ở Thái Bình, nhiều ngƣời dân đã
đƣợc sản xuất ở những thửa ruộng to hơn, với bờ vùng bờ thửa đƣợc quy
hoạch rộng rãi, khang trang. Đó chính là kết quả của công tác dồn điền đổi
thửa, một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thái
Bình hiện nay. [6]
b. Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các địa phƣơng tích cực triển khai thực
hiện sớm, hoàn thành trƣớc các tiêu chí chƣa cần nhiều vốn từ ngân sách nhà
nƣớc nhƣ: phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, đào tạo
nghề cho lao động nông thôn, các tiêu chí về văn hóa-xã hội-môi trƣờng, phát
triển củng cố hợp tác xã và hệ thống tổ chức chính trị xã hội, an ninh trật tự
trên địa bàn các xã. Nơi nào Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã có tinh
thần trách nhiệm cao, chủ động thực hiện không chờ đợi đến khi đề án đƣợc
phê duyệt, đã đạt đƣợc nhiều kết quả tốt. Chính vì vậy, dù đến cuối năm 2013,
Thành phố mới phê duyệt xong đề án nông thôn mới tại các xã, nhƣng bằng
huy động nội lực trong cộng đồng, toàn Thành phố đã nâng tỷ lệ bình quân số
tiêu chí đạt chuẩn/xã là: 13 tiêu chí, tăng 04 tiêu chí so với năm 2012.
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf

More Related Content

Similar to Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf

Similar to Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf (20)

Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAYLuận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa VangLuận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang
 
Luận án: Quản lý của UBND các cấp về xây dựng nông thôn mới
Luận án: Quản lý của UBND các cấp về xây dựng nông thôn mớiLuận án: Quản lý của UBND các cấp về xây dựng nông thôn mới
Luận án: Quản lý của UBND các cấp về xây dựng nông thôn mới
 
Quản lý của UBND đối với xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên
Quản lý của UBND đối với xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái NguyênQuản lý của UBND đối với xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên
Quản lý của UBND đối với xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên
 
Chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAY
Chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAYChính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAY
Chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAY
 
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
 
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
 
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
 
Duong loi
Duong loiDuong loi
Duong loi
 
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAYLuận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hội
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hộiLuận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hội
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hội
 
Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2014 2017_Nhận làm luận...
Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2014 2017_Nhận làm luận...Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2014 2017_Nhận làm luận...
Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2014 2017_Nhận làm luận...
 
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng NaiQuản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
 
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAYPhát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
 
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng NaiQuản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
Quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Đồng Nai
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Hoành Bồ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Hoành Bồ, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Hoành Bồ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Hoành Bồ, HAY, 9đ
 
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdfPhát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
 
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...
 

More from HanaTiti

More from HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 

Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN HOÀNG MỸ HẠNH ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – Năm 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN HOÀNG MỸ HẠNH ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ DẬU Hà Nội – Năm 2015
  • 3. MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ii PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 6 6. Những đóng góp mới của luận văn............................................................ 7 7. Kết cấu của luận văn................................................................................. 7 Chƣơng 1. XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN..................................................................................... 9 1.1 Nông thôn mới ............................................................................................ 9 1.1.1 Khái niệm.............................................................................................. 9 1.1.2 Chức năng của nông thôn mới ............................................................ 12 1.2 Xây dựng nông thôn mới .......................................................................... 13 1.2.1 Khái niệm, mục tiêu............................................................................ 13 1.2.2 Nội dung và tiêu chí xây dựng nông thôn mới ................................... 15 1.2.3 Những nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới.... 25 1.3 Kinh nghiệm quốc tế và trong nƣớc về xây dựng nông thôn mới ............ 29 1.3.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nƣớc....................... 29 1.3.2 Kinh nghiệm trong nƣớc..................................................................... 37
  • 4. Chƣơng 2.THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NỘI... 45 2.1 Những nhân tố ảnh hƣởng tới quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội45 2.1.1 Điều kiện tự nhiên............................................................................... 45 2.1.2 Điều kiện kinh tê -xã hội..................................................................... 48 2.1.3 Quan điểm xây dựng nông thôn mới của Hà Nội.............................. 58 2.2 Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội giai đoạn 2010-2014 ...... 60 2.2.1 Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện ................................................. 60 2.2.2 Tình hình thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới............... 66 2.3 Đánh giá chung về quá trình xây dựng NTM ở Thành phố Hà Nội ....... 80 2.3.1 Những kết quả nổi bật......................................................................... 80 2.3.2 Những hạn chế chủ yếu...................................................................... 86 2.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế trên...................................................... 90 Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020......................................... 94 3.1 Bối cảnh kinh tế mới và định hƣớng đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội đến năm 2020 ..................................................................................... 94 3.1.1 Bối cảnh kinh tế mới tác động đến quá trình xây dựng NTM............ 94 3.1.2 Định hƣớng đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội giai đoạn 2014-2015 và đến năm 2020........................................................................ 97 3.2 Giải pháp đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thành phố Hà Nội đến năm 2020 ........................................................................................ 104 3.2.1 Tập trung huy động các nguồn lực của Nhà nƣớc và xã hội đầu tƣ xây dựng nông thôn mới................................................................................... 105 3.2.2 Tăng cƣờng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp........................................................................ 108
  • 5. 3.2.3 Tổ chức sản xuất và sử dụng đất....................................................... 109 3.2.4 Tăng cƣờng bảo vệ môi trƣờng......................................................... 110 3.2.5 Hoàn thiện bộ máy và công tác chỉ đạo, điều hành xây dựng nông thôn mới ............................................................................................................. 111 3.2.6 Giải pháp chính sách......................................................................... 112 3.2.7 Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức mọi tầng lớp nhân dân về xây dựng nông thôn mới........................................................ 114 3.3 Kiến nghị, đề xuất đối với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ƣơng ... 115 KẾT LUẬN................................................................................................... 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 120 PHỤ LỤC............................................................................................................
  • 6. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Nội dung 1 CHXHCN Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa 2 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa 3 HĐND Hội đồng nhân dân 4 HTX Hợp tác xã 5 NTM Nông thôn mới 6 NXB Nhà xuất bản 7 THCS Trung học cơ sở 8 THPT Trung học phổ thông 9 UBND Ủy ban nhân dân 10 XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 7. ii DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Dân số thành phố Hà Nội giai đoạn 2005-2013 49 2 Bảng 2.2 Lao động thành phố Hà Nội năm 2012 50 3 Bảng 2.3 Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2009-2013 52 4 Bảng 2.4 Vốn đầu tƣ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2011-2013 67 5 Bảng 2.5 Kết quả dồn điền đổi thửa thành phố Hà Nội đến năm 2014 73 6 Bảng 2.6 Tổng hợp kết quả đạt đƣợc các tiêu chí đến hết năm 2013 79 7 Bảng 2.7 Một số chỉ tiêu tăng trƣởng kinh tế-xã hội thành phố Hà Nội 82
  • 8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lƣợc trong sự nghiệp CNH-HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lƣợng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trƣờng sinh thái của Việt Nam. Hội nghị Trung ƣơng 7 (khóa X) đã ra Nghị quyết "về nông nghiệp, nông dân, nông thôn", trong đó đề ra chủ trƣơng, nhiệm vụ hết sức quan trọng là Xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu đến năm 2020 xây dựng đƣợc khoảng 50% số xã trên toàn quốc đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Ðây là một chủ trƣơng có ý nghĩa to lớn cả về chính trị, kinh tế, xã hội; thực hiện thắng lợi chủ trƣơng này sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nền kinh tế của đất nƣớc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, một lực lƣợng xã hội đông đảo chiếm khoảng 70% dân số của cả nƣớc, tạo ra diện mạo nông thôn mới"ổn định, hòa thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc". [3] Hà Nội là một trong những địa phƣơng đƣợc đánh giá là mạnh dạn nhất cả nƣớc khi xác định mục tiêu đến năm 2015 có trên 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và hiện đang là địa phƣơng dẫn đầu cả nƣớc về kết quả xây dựng nông thôn mới. Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới của Hà Nội đƣợc Trung ƣơng đánh giá cao với sự nỗ lực trong chỉ đạo, thực hiện, triển khai và đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu. Nông thôn Hà Nội đang có những thay đổi rõ rệt trên tất cả các mặt, đời sống văn hóa, kinh tế,... Khu vực nông thôn hình thành đƣợc nhiều vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tăng cả về chất và lƣợng đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trƣờng nhƣ vùng hoa cây cảnh,
  • 9. 2 vùng lúa chất lƣợng cao, vùng rau an toàn. Quan trọng hơn là niềm tin của nhân dân với Đảng, chính quyền ngày càng tăng. Nông dân đều cảm nhận đƣợc sự quan tâm hỗ trợ của Thành phố đầu tƣ ngày càng hiệu quả cho khu vực nông thôn. Tuy nhiên đánh giá toàn diện chƣơng trình vẫn còn những hạn chế nhƣ: Công tác quy hoạch chậm, việc đầu tƣ dàn trải thiếu trọng tâm, trọng điểm, nguồn lực đầu tƣ cho sản xuất, công trình phục vụ sản xuất chƣa tƣơng xứng nên sản xuất chƣa tạo đột phá… Công tác tuyên truyền, vận động còn yếu nên một bộ phận cán bộ và ngƣời dân chỉ trông chờ sự đầu tƣ của nhà nƣớc. Hơn nữa, ruộng đất còn manh mún nên việc đƣa cơ giới hóa vào sản xuất và quy hoạch vùng tập trung chuyên canh, hàng hóa gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp. Sự lúng túng trong triển khai chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đã bộc lộ ở nhiều địa phƣơng, gây nên sự hoài nghi trong nhân dân, dẫn đến khiếu nại, tố cáo vƣợt cấp, thậm chí trở thành điểm nóng bức xúc trong nhân dân… Mục tiêu của Hà Nội là tới năm 2015 có 40% số xã và tới năm 2020 có 70% số xã trên địa bàn Thành phố đạt chuẩn nông thôn mới. Định hƣớng đến 2030, hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới ở 401 xã trên địa bàn Thành phố, đạt 100%. [28] Những hạn chế nêu trên khiến cho việc thực hiện mục tiêu của Hà Nội về xây dựng nông thôn mới sẽ còn nhiều khó khăn. Hà Nội là Thủ đô của cả nƣớc, là một trong hai trung tâm kinh tế lớn của đất nƣớc , cho nên các yêu cầu xây dƣ̣ng nông thôn mới của Hà Nội có rất nhiều nét khác biệt so với các xã nông thôn khác trong cả nƣớc . Nông thôn Hà Nội có những hƣớng xây dƣ̣ng, mà các vùng nông thôn ở các tỉnh trong cả nƣớc không có hoặc không là những ƣu tiên hàng đầu. Để thực hiện mục tiêu trên cần phải có những giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.
  • 10. 3 Việc triển khai nghiên cứu để đánh giá thực trạng, rút ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp thực hiện là một trong những việc làm quan trọng hàng đầu trong xây dựng nông thôn mới. Song, cho đến nay trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn chƣa nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Thiếu căn cứ khoa học, nhiều địa phƣơng vẫn còn lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện mà thành phố Hà Nội cũng không phải là một trƣờng hợp ngoại lệ. Trong khi đó, cũng nhƣ cả nƣớc, thành phố Hà Nội đang phấn đấu khẩn trƣơng hoàn thành quá trình xây dựng nông thôn mới để làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn, cải thiện chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời nông dân, hơn nữa, để xứng đáng là Thủ đô của cả nƣớc. Chính vì thế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới, đƣa ra những giải pháp có tính khả thi cao, phù hợp với yêu cầu, sát với thực tiễn, là những yêu cầu cấp bách. Trên ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài “Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ của mình. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Hà Nội đã tiến hành xây dựng nông thôn mới nhƣ thế nào? Những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân tình hình của quá trình này là gì? Cần có những giải pháp gì để tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội? 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới và các vấn đề liên quan. Điển hình là các công trình nghiên cứu sau: Tác giả Bùi Nữ Hoàng Anh (2013) có công trình: Giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, Đề tài cấp đại học, Đại học Kinh tế và QTKD thực hiện, Đại học Thái Nguyên chủ trì. Từ cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quá trình xây dựng nông thôn mới ở thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, tác giả đƣa ra một số giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới tại thị xã.
  • 11. 4 Tác giả Nguyễn Xuân Chính (2014) có công trình: Đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả phân tích, đánh giá kết quả đạt đƣợc, chỉ ra những hạn chế, yếu kém và những vấn đề cần giải quyết, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên. Công trình của Tô Xuân Dân (2013), Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam: Tầm nhìn mới, tổ chức quản lý mới, bước đi mới, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Cung cấp những kiến thức cơ bản về nông nghiệp, nông dân, nông thôn mới ở Việt Nam cho các cán bộ quản lý nông thôn mới ở cơ sở. Công trình của tác giả Hồ Xuân Hùng (2011), “Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng lâu dài của Ðảng và nhân dân ta”, Tạp chí Cộng sản, (819). Phân tích xây dựng nông thôn mới cần phải thực hiện những nội dung vừa có tính bức xúc trƣớc mắt, vừa có tính lâu dài, xác định xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng mới lâu dài của toàn Ðảng và toàn dân ta. Nghiên cứu về kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới có công trình của tác giả Vũ Kiểm (2011), “Xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình”, Tạp chí Phát triển nông thôn, số tháng 6/2011. Đề tài nghiên cứu thực trạng quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình; Đánh giá kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới ở địa phƣơng. Tác giả Đặng Kim Sơn (2008) có công trình: Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, NXB Chính trị quốc gia. Xác định vai trò phát triển nông nghiệp là tiền đề khởi động công nghiệp hóa, vấn đề tập trung hóa đất đai, vấn đề lao động và di cƣ lao động ra đô thị, vai trò của công nghiệp nông thôn và dân cƣ nông thôn, công nghiệp hóa chƣa thành công ở những nƣớc đang phát triển…
  • 12. 5 Liên quan đến vấn đề xây dựng NTM có các công trình đã công bố nhƣ: Công trình của tác giả Mai Thị Thanh Xuân (2004): Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cung cấp những kiến thức cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Những tài liệu nêu trên đã nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề đẩy mạnh xây dựng nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đặc biệt là những giải pháp đặc thù đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, Thủ đô của cả nƣớc. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Dựa vào các tiêu chí, nội dung, những nhân tố ảnh hƣởng đến xây dựng nông thôn mới, tác giả tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá những thành công và hạn chế của quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế của tình hình. Trên cơ sở đó đề xuất các định hƣớng, giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới của Thủ đô. 3.2 Nhiệm vụ Để thực hiện đƣợc mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những vấn đề sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới. - Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và trong nƣớc về xây dựng nông thôn mới nhằm rút ra một số bài học cho địa bàn nghiên cứu. - Phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội: những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân.
  • 13. 6 - Đƣa ra các giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng Đối tƣợng nghiên cứu là quá trình xây dựng nông thôn mới thỏa mãn các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới theo cách tiếp cận của khoa học quản lý kinh tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Vấn đề nghiên cứu gắn với những cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn mới của nhà nƣớc các cấp. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: nghiên cứu quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2014, tầm nhìn đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài gồm: phƣơng pháp logic-lịch sử, phƣơng pháp phân tích-tổng hợp, phƣơng pháp thống kê, so sánh…Cụ thể: Phƣơng pháp lô gic, tổng hợp đƣợc sử dụng để xây dựng khung khổ lý thuyết về xây dựng nông thôn mới. Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng để nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và của một số địa phƣơng về xây dựng nông thôn mới. Sử dụng kết hợp phƣơng pháp lô gic và phƣơng pháp lịch sử đƣợc thể hiện tập trung nhất trong cấu trúc toàn bộ luận văn, đặc biệt trong nghiên cứu chƣơng 1. Để phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội trong chƣơng 2, luận văn sử dụng phƣơng pháp thống kê các số liệu, tài liệu,
  • 14. 7 tình hình thực tế tại UBND thành phố Hà Nội. Phƣơng pháp phân tích-tổng hợp, so sánh đƣợc sử dụng trong việc đánh giá những thành công, những hạn chế và nguyên nhân của quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội. Ở chƣơng 3, phƣơng pháp phân tích và phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp logic đƣợc sử dụng chủ yếu nhằm làm rõ cơ hội và thách thức đối với việc đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, cũng nhƣ đƣa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội . 6. Những đóng góp mới của luận văn - Đề tài góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới. - Tổng kết kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở trong và ngoài nƣớc, rút ra những bài học tham khảo cho Thành phố Hà Nội. - Đánh giá quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thành phố Hà Nội, phát hiện ra những bất cập và nguyên nhân của tình hình. - Đƣa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội. Những giải pháp đƣợc thực hiện sẽ góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Nội, thu hút sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà doanh nghiệp, tạo thêm việc làm và cải thiện chất lƣợng cuộc sống, tăng thêm niềm tin của ngƣời nông dân vào đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Xây dựng nông thôn mới - Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn. Chƣơng 2: Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.
  • 15. 8 Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới của Hà Nội giai đoạn 2014-2015 và đến năm 2020. ------------------------
  • 16. 9 Chƣơng 1. XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 1.1 Nông thôn mới 1.1.1 Khái niệm a, Nông thôn Đến thời điểm này, trên thế giới vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về nông thôn. Nói đến khái niệm nông thôn ngƣời ta thƣờng so sánh nông thôn với đô thị. Ở mỗi quốc gia đều có sự phân biệt khác nhau giữa nông thôn và đô thị. V.Staroverov - nhà xã hội học ngƣời Nga đã đƣa ra một định nghĩa khá bao quát về nông thôn: “Nông thôn với tƣ cách là khách thể nghiên cứu xã hội học về một phân hệ xã hội có lãnh thổ xác định đã định hình từ lâu trong lịch sử”. Theo ông, nông thôn phân biệt với đô thị bởi trình độ phát triển kinh tế- xã hội thấp kém hơn; thua kém hơn về mức độ phúc lợi xã hội, sinh hoạt, điều này thể hiện rõ trong cơ cấu xã hội và trong lối sống của cƣ dân nông thôn. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Nông thôn là vùng lãnh thổ của một nước, hay một số đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế xã hội, điều kiện sống khác biệt với thành thị và dân cư chủ yếu làm nông nghiệp” [30] Theo Thông tƣ số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Nông thôn là vùng lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn đƣợc quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã. [9] Theo Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lê Nin của Đại học Quốc gia Hà Nội (Tập II): Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn có thể đƣợc xem xét trên nhiều góc độ: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… [20, tr.101]
  • 17. 10 Vì vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tƣơng đối. Theo tác giả, có thể hiểu: Nông thôn là khu vực bao gồm một không gian rộng lớn, trong đó có cộng đồng dân cư sinh sống và hoạt động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Hệ thống xã hội nông thôn đƣợc xác định theo ba đặc trƣng cơ bản sau: Các nhóm giai cấp, tầng lớp xã hội: Ở nông thôn, đặc trƣng chủ yếu ở đây là nông dân, ngoài ra ở từng xã hội còn có các giai cấp, tầng lớp nhƣ địa chủ, phú nông, nhóm thợ thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ, v.v... Lĩnh vực sản xuất: Đặc trƣng rõ nét nhất của nông thôn là sản xuất nông nghiệp; ngoài ra, còn có thể kể đến cấu trúc phi nông nghiệp bao gồm: dịch vụ, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp mà có vai trò rất lớn đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Lối sống, văn hóa của từng loại cộng đồng: Nông thôn thƣờng rất đặc trƣng với lối sống văn hóa của cộng đồng làng xã. Đặc trƣng này bao gồm rất nhiều khía cạnh nhƣ từ hệ thống dịch vụ, sự giao tiếp, đời sống tinh thần, phong tục, tập quán, hệ giá trị, chuẩn mực cho hành vi,... đến khía cạnh dân số, lối sống gia đình, sinh hoạt kinh tế,... ngay cả đến hệ thống đƣờng xá, năng lƣợng, nhà ở,... Đó là những đặc trƣng cơ bản nhất về mặt xã hội học để nhận diện nông thôn. Chính đặc trƣng thứ ba đã tạo ra bản sắc riêng, diện mạo riêng cho hệ thống xã hội nông thôn. Nông thôn truyền thống là một môi trƣờng kinh tế sản xuất với nghề trồng lúa nƣớc cổ truyền, không gian sinh tồn,không gian xã hội và cảnh quan văn hoá xây đắp nên nền tảng tinh thần, tạo thành lối sống,cốt cách và bản lĩnh của ngƣời Việt. Làng - xã là một cộng đồng địa vực, cộng đồng cƣ trú có ranh giới lãnh thổ tự nhiên và hành chính xác định. Làng là một đơn vị tự cấp, tự túc về kinh tế, có ruộng, có nghề, có chợ…tạo thành một không gian khép
  • 18. 11 kín thống nhất. Làng - xã là một cộng đồng tƣơng đối độc lập về phong tục tập quán, văn hoá, là một đơn vị tự trị về chính trị. Do tính tự cấp, tự túc trong kinh tế, sản xuất bó hẹp trong nghề trồng lúa... ngƣời nông dân của nông thôn truyền thống thƣờng có trình độ thấp, sản xuất của họ chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Với những đặc trƣng nhƣ vậy, nông thôn truyền thống thƣờng kém phát triển về kinh tế, về môi trƣờng sống, thu nhập, trình độ văn hóa,... có một khoảng cách rất xa so với thành thị. b, Nông thôn mới Hiện chƣa có một định nghĩa chính thức về nông thôn mới. Nông thôn mới đƣợc hiểu là một kiểu tổ chức nông thôn theo một hệ thống tiêu chí nhất định. Nông thôn mới trong điều kiện hiện nay là kiểu nông thôn đƣợc xây dựng khác với mô hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở trình độ tiên tiến về mọi mặt, đó là nông thôn văn minh, hiện đại, có sự phát triển cao cả về kinh tế, văn hóa và xã hội. Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc: trước hết, nông thôn mới trƣớc tiên phải là nông thôn chứ không phải là thị tứ; thứ hai, là nông thôn mới chứ không phải nông thôn truyền thống. Nếu so sánh giữa nông thôn mới và nông thôn truyền thống, thì nông thôn mới phải bao hàm cơ cấu và chức năng mới. Các chức năng đó là: Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại; Chức năng giữ gìn văn hoá truyền thống; Chức năng sinh thái. [33] Ở Việt Nam, Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/T.Ƣ của Trung ƣơng, nông thôn mới là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được
  • 19. 12 giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa. [3] Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 gồm có 5 đặc trưng cơ bản sau: Một là, kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cƣ dân nông thôn đƣợc nâng cao; Hai là, Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; Ba là, Dân trí đƣợc nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc đƣợc giữ gìn và phát huy; Bốn là, Chất lƣợng hệ thống chính trị đƣợc nâng cao; Năm là, An ninh tốt, dân chủ đƣợc phát huy [6]. Để xây dựng nông thôn với năm đặc trƣng đó, Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí: Quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trƣờng học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bƣu điện, nhà ở dân cƣ, y tế, văn hóa, môi trƣờng, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, an ninh, trật tự xã hội…[11] Có thể thấy nông thôn mới là nông thôn toàn diện bao gồm tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trƣờng sinh thái đến an ninh, quốc phòng và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của từng vùng. 1.1.2 Chức năng của nông thôn mới Chức năng vốn có của nông thôn là sản xuất nông nghiệp Nông thôn mới phải là nơi sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lƣợng cao theo hƣớng sản xuất hàng hóa, không phải là tự cung, tự cấp, phát huy đƣợc đặc sắc của địa phƣơng (đặc sản). Đồng thời với việc này là phát triển sản xuất ngành nghề, trƣớc hết là ngành nghề truyền thống của địa phƣơng. Sản phẩm ngành nghề vừa chứa đựng yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể của từng làng quê Việt Nam, vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho cƣ dân nông thôn...
  • 20. 13 Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc Bản sắc văn hóa làng quê cũng đồng nghĩa với bản sắc từng dân tộc, giữ gìn nó là giữ gìn văn hóa truyền thống đa dạng của các dân tộc, của từng quốc gia. Làng quê nông thôn Việt Nam khác so với các nƣớc xung quanh, ngay cả ở Việt Nam, làng quê dân tộc Thái khác với các dân tộc Mông, Ê-đê, Ba-na, Kinh... Nếu quá trình xây dựng nông thôn mới làm phá vỡ chức năng này là đi ngƣợc lại với lòng dân và làm xóa nhòa truyền thống văn hóa muôn đời của ngƣời Việt. Chức năng bảo đảm môi trường sinh thái Nếu nhƣ nền văn minh công nghiệp phá vỡ mối quan hệ hài hòa vốn có giữa con ngƣời và thiên nhiên, thì sản xuất nông nghiệp lại mang chức năng phục vụ hệ thống sinh thái. Từ vƣờn cây, ao cá, cánh đồng lúa bát ngát mênh mông, trang trại cà phê, tiêu..., hệ thống tƣới tiêu, hồ đập thủy lợi cho đến bờ dậu... làm cho con ngƣời gần gũi, gắn chặt với thiên nhiên. Một thực tế hiện nay ở Việt Nam là nhiều làng quê cũng đã dần gạch hóa, bê tông hóa, đang phố hóa, từng ngày phá vỡ đi môi trƣờng sinh thái. Đã đến lúc cần phải lấy chức năng bảo vệ môi trƣờng sinh thái làm thƣớc đo cho sự hoàn thiện mô hình nông thôn mới ở Việt Nam. 1.2 Xây dựng nông thôn mới 1.2.1 Khái niệm, mục tiêu Ở Việt Nam, xây dựng nông thôn mới là chủ trƣơng có tầm chiến lƣợc đặc biệt quan trọng nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chủ trƣơng này có mục tiêu toàn diện: xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bƣớc hiện đại; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xây dựng
  • 21. 14 xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trƣờng sinh thái; giữ vững an ninh-trật tự; tăng cƣờng hệ thống chính trị ở nông thôn dƣới sự lănh đạo của Đảng; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Từ Quyết định số 491/QĐ-TTg và Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ thì “Xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”. Khoản 3 điều 23 Thông tƣ 54/2009/TT-BNN&PTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về hƣớng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới quy định: Ban chỉ đạo nông thôn mới Trung Ƣơng kiểm tra việc công nhận xã nông thôn mới ở các tỉnh để xét công nhận huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới cho các huyện có 75% số xã trong huyện đạt nông thôn mới và tỉnh có 75% số huyện trong tỉnh đạt nông thôn mới. Nhƣ vậy, đơn vị nông thôn mới có 3 cấp: Xã nông thôn mới : khi xã đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; Huyện nông thôn mới : khi huyện có 75% số xã nông thôn mới; Tỉnh nông thôn mới : khi tỉnh có 75% số huyện nông thôn mới. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh. Theo tác giả: Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh
  • 22. 15 nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. So sánh xây dựng nông thôn mới với xây dựng nông thôn trƣớc đây cho thấy: Xây dựng nông thôn đã xuất hiện ở Việt Nam từ lâu, tuy nhiên xây dựng nông thôn mới hiện nay có sự khác biệt với xây dựng nông thôn trƣớc đây. Cụ thể: Thứ nhất, trƣớc đây xây dựng mô hình nông thôn ở cấp huyện, cấp thôn, nay xây dựng nông thôn mới ở cấp xã; Thứ hai, Xây dựng nông thôn mới hiện nay là xây dựng nông thôn theo tiêu chí chung cả nƣớc đƣợc định trƣớc; Thứ ba, Xây dựng nông thôn mới hiện nay đƣợc thực hiện trên địa bàn cấp xã và trong phạm vi cả nƣớc; Thứ tư, Cộng đồng dân cƣ là chủ thể của xây dựng nông thôn mới, không phải ai làm hộ, ngƣời nông dân tự xây dựng; Thứ năm, Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới là một chƣơng trình khung, bao gồm 11 chƣơng trình mục tiêu quốc gia và 13 chƣơng trình có tính chất mục tiêu đang diễn ra tại nông thôn. 1.2.2 Nội dung và tiêu chí xây dựng nông thôn mới Theo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ, xây dựng nông thôn mới gồm 11 nội dung về: (1) Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; (2) Phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội; (3) Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; (4) Giảm nghèo và an sinh xã hội; (5) Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; (6) Phát triển giáo dục và đào tạo ở nông thôn; (7) Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cƣ dân nông thôn; (8) Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn; (9) Cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn; (10) Nâng cao chất lƣợng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn; (11) Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn. [12] a, Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
  • 23. 16 Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 491/QĐ- TTg, ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, bao gồm 5 nhóm và 19 tiêu chí quy định xã nông thôn mới, trong đó có: 01 tiêu chí về quy hoạch, 08 tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội, 04 tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất, 04 tiêu chí về văn hóa-xã hội-môi trƣờng và 02 tiêu chí về hệ thống chính trị [11]. Cụ thể, để đƣợc công nhận xã nông thôn mới phải đáp ứng đƣợc các tiêu chí sau: (1) Nhóm tiêu chí về quy hoạch Bao gồm quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội-môi trƣờng theo chuẩn mới; Quy hoạch khu trung tâm xã, quy hoạch phát triển các khu dân cƣ mới và chỉnh trang các khu dân cƣ hiện có theo hƣớng văn minh, hiện đại, bảo tồn đƣợc bản sắc văn hoá, đồng thời, thi công các công trình tại địa phƣơng theo quy hoạch. (Yêu cầu đạt tiêu chí số 01 của Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới) (2) Nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội Việc đầu tƣ nâng cấp, hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn đƣợc thực hiện trong xây dựng nông thôn mới là quá trình thu hút các nguồn lực để xây dựng hoàn chỉnh các công trình trọng điểm về kết cấu hạ tầng, kinh tế kỹ thuật-xã hội ở nông thôn, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, nƣớc sạch, điện, trƣờng học, viễn thông, các thiết chế văn hóa, chợ nông thôn, các công trình y tế, giáo dục..; hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ; ƣu tiên đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng ở các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, làng nghề tiểu thủ công nghiệp, các cụm, điểm dân cƣ...
  • 24. 17 Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới quy định các chỉ tiêu cụ thể theo vùng. Đối với thành phố Hà Nội, nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, về đƣờng giao thông phải đảm bảo 100% đƣờng trục xã, liên xã đƣợc nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đƣờng trục thôn, xóm đƣợc cứng hóa, đạt chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải; 100% đƣờng ngõ, xóm sạch đƣợc cứng hóa và không lầy lội vào mùa mƣa; 100% đƣờng trục chính nội đồng đƣợc cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; 85% kênh mƣơng do xã quản lý đƣợc kiên cố hóa. Hệ thống điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành; 99% hộ sử dụng điện thƣờng xuyên, an toàn từ các nguồn. Cơ sở vật chất trƣờng học đƣợc quan tâm đầu tƣ, trƣờng học ở vị trí thuận lợi, đảm bảo quy định về an toàn và vệ sinh môi trƣờng, có đủ các phòng học và các phòng chức năng, có đủ trang thiết bị học tập và luyện tập thể dục, thể thao. 100% trƣờng mầm non, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia. Hoàn thiện hệ thống các công trình cơ sở vật chất văn hóa: 100% xã, thôn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt theo qui định chuẩn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Chợ nông thôn đạt chuẩn của Bộ Xây dựng. (phải có các khu vực chức năng kỹ thuật nhƣ: bảng tên chợ, nhà lồng, diện tích kinh doanh ngoài trời, đƣờng đi nội bộ, công trình cấp thoát nƣớc, cấp điện, bãi lên xuống hàng hóa, điểm trông giữ, khu vệ sinh, khu gom rác, cây xanh, phòng làm việc của tổ quản lý chợ). Đối với thành phố Hà Nội phấn đấu đến năm 2015 có 75% chợ nông thôn đạt chuẩn. Hoàn thiện mạng lƣới bƣu điện: Có điểm phục vụ bƣu chính viễn thông và có Internet đến thôn.
  • 25. 18 Cải tạo, xây dựng nhà ở dân cƣ: không có nhà tạm, dột nát; 90% hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng (về diện tích nhà, niên hạn sử dụng công trình nhà ở, đảm bảo quy hoạch, bố trí không gian các công trình trong khuôn viên, có đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ sinh hoạt nhƣ điện, nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng…) (Yêu cầu đạt các tiêu chí từ số 2 đến số 9 trong Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới- giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư). (3) Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất Để đạt tiêu chí nông thôn mới, xã phải phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất có hiệu quả. Cụ thể, về thu nhập: đảm bảo thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm so với mức bình quân chung của Thành phố (khu vực nông thôn): 1,5 lần; Tỷ lệ hộ nghèo dƣới 3%; Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp: <25%; Hình thức tổ chức sản xuất: có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. (Yêu cầu đạt các tiêu chí từ số 10 đến số 13 trong Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới- thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất) (4) Nhóm tiêu chí về văn hóa-xã hội- môi trƣờng Để đạt tiêu chí nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa-xã hội-môi trƣờng, phải thực hiện tốt các nội dung trên từng lĩnh vực là: Về giáo dục, nâng cao chất lƣợng giáo dục, thực hiện phổ cập trung học, giáo dục mầm non cho trẻ dƣới 5 tuổi; khuyến khích phát triển các nhóm trẻ gia đình ở nông thôn, tạo điều kiện mở các trƣờng tƣ thục, ƣu tiên đầu tƣ xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia, đầu tƣ cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập ở nông thôn; Về y tế, tiếp tục đầu tƣ hoàn thiện mạng lƣới y tế tuyến cơ sở đạt chuẩn quốc gia; chú trọng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và giáo dục, rèn luyện y
  • 26. 19 đức cho đội ngũ cán bộ ngành y, nâng cao chất lƣợng các dịch vụ khám, điều trị bệnh ở tuyến cơ sở, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; quan tâm đầu tƣ phát triển y tế dự phòng, đảm bảo đủ khả năng dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế dịch bệnh; Về văn hóa, nâng cao chất lƣợng Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng NTM; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng tình làng nghĩa xóm, ý thức trách nhiệm với cộng đồng; Về an sinh xã hội, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tƣợng chính sách, ngƣời có công; phấn đấu giảm hộ nghèo theo chuẩn mới bình quân 1,5- 1,8%/năm; từng bƣớc rút ngắn khoảng cách về phát triển kinh tế - xã hội giữa khu vực nông thôn và thành thị. Thực hiện tốt chƣơng trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Vận động các nhà đầu tƣ thành lập các cơ sở đào tạo nghề, khuyến khích truyền nghề, gắn với việc nâng cao chất lƣợng hoạt động của các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, trung tâm học tập cộng đồng; Về môi trường, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của toàn xã hội về bảo vệ môi trƣờng; thực hiện tốt chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn; tổ chức tốt việc thu gom, xử lý chất thải từ sản xuất, chăn nuôi và sinh hoạt của nhân dân, quản lý và bảo vệ bền vững các nguồn tài nguyên đất, nƣớc, rừng. Thực hiện tốt việc ứng phó kịp thời, hiệu quả với tác động của biến đổi khí hậu. Nhóm tiêu chí bao gồm: Về giáo dục: đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 90% học sinh tốt nghiệp THCS đƣợc tiếp tục học Trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề); Trên 40% lao động qua đào tạo. Về y tế: 40% ngƣời dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế; y tế xã đạt chuẩn quốc gia.
  • 27. 20 Về văn hóa: Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt chuẩn làng văn hóa theo qui định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Về môi trƣờng: 90% hộ đƣợc sử dụng nƣớc sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia; các cơ sở sản xuất-kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trƣờng; không có các hoạt động gây hại môi trƣờng và có các hoạt động phát triển môi trƣờng xanh, sạch, đẹp; nghĩa trang đƣợc xây dựng theo quy hoạch; chất thải, nƣớc thải đƣợc thu gom và xử lý theo quy định. (Yêu cầu đạt các tiêu chí từ số 14 đến số 17 trong Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới- giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường) (5) Nhóm tiêu chí về hệ thống chính trị Tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới quy định về hệ thống tổ chức chính trị-xã hội trong xã gồm các nội dung: cán bộ xã phải đạt chuẩn; có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo qui định; Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên. Tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới quy định về an ninh, trật tự xã hội tại xã gồm 3 chỉ tiêu: công tác đảm bảo an ninh trật tự của đảng ủy, UBND và lực lƣợng công an xã; không để xảy ra các hoạt động gây rối, phá hoại, chống chính quyền, khiếu kiện đông ngƣời, vƣợt cấp kéo dài; Kiềm chế và làm giảm các loại tội phạm, vi phạm pháp luật khác và các tai nạn, tệ nạn xã hội nghiêm trọng. (Yêu cầu đạt các tiêu chí số 18, 19 trong Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới- hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và an ninh, trật tự xã hội) b, Sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Trong quá trình triển khai các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở 11 xã điểm cũng nhƣ nhân rộng ra cả nƣớc đã bộc lộ một số tiêu chí “xã nông thôn
  • 28. 21 mới” chƣa phù hợp với tình hình thực tế ở nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc hiện nay. Chẳng hạn tiêu chí thu nhập, quy định xã nông thôn mới phải có thu nhập bình quân đầu ngƣời cao hơn mức trung bình của các xã lân cận là 1,3- 1,5 lần. Nhƣng khi triển khai nông thôn mới ra diện rộng, tất cả các xã lân cận cũng đều phấn đấu trở thành xã nông thôn mới và đều đạt thu nhập cao thì sẽ không thể đòi hỏi một xã phải có thu nhập cao vƣợt trội hơn các xã xung quanh. Tƣơng tự, tiêu chí cơ cấu lao động, mỗi xã nông thôn mới chỉ còn 35% lao động làm nông nghiệp, còn lại phải chuyển sang lao động phi nông nghiệp cũng không phù hợp. Nhiều vùng nhƣ ở Đà Lạt - Lâm Đồng hoàn toàn làm nông nghiệp với trồng hoa công nghệ cao, tỷ lệ lao động nông nghiệp lên tới 70%-80% nhƣng có thu nhập rất cao (29-30 triệu đồng/ngƣời). Vì thế, “bắt buộc” phải bỏ nông nghiệp là không phù hợp. Khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai hội thảo với các địa phƣơng để bàn thảo những nội dung cần bổ sung, sửa đổi phần lớn các địa phƣơng đều cho rằng, cần phải sửa đổi 10 trong tổng số 19 tiêu chí trong Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, gồm giao thông, thủy lợi, văn hóa, chợ nông thôn, thu nhập, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế và môi trƣờng. Từ tinh thần trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổng hợp và soạn tờ trình Thủ tƣớng Chính phủ đề nghị điều chỉnh lại năm tiêu chí thuộc thẩm quyền của Thủ tƣớng Chính phủ gồm thu nhập, cơ cấu lao động, chợ nông thôn, giáo dục và y tế. Còn các tiêu chí còn lại sẽ thuộc thẩm quyền điều chỉnh của các bộ có liên quan. Ngày 20/02/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 342/QĐ-TTg sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. [14]
  • 29. 22 Theo đó, 5 tiêu chí đƣợc sửa đổi là tiêu chí số 7 về chợ nông thôn, tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động, tiêu chí số 14 về giáo dục và tiêu chí số 15 về y tế. Quyết định 491/QĐ-TTg quy định nội dung tiêu chí thu nhập là thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm so với mức bình quân chung của tỉnh. Cụ thể, để đạt tiêu chí thu nhập thì thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm so với mức bình quân chung của tỉnh phải từ 1,2 - 1,5 lần (tùy từng vùng). Theo quy định mới, nội dung tiêu chí thu nhập lại là thu nhập bình quân đầu ngƣời khu vực nông thôn (triệu đồng/ngƣời). Quyết định cũng quy định cụ thể chỉ tiêu thu nhập đối với từng vùng cũng nhƣ lộ trình từng giai đoạn. Chỉ tiêu cụ thể đạt chuẩn theo từng năm giữa các giai đoạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn chi tiết. Các xã thuộc Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP đƣợc áp dụng mức của vùng Trung du miền núi phía Bắc. Các xã đạt chuẩn phải có tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời của xã không thấp hơn tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời tối thiểu khu vực nông thôn của vùng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn chi tiết và công bố. Tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động cũng đƣợc đổi thành tiêu chí “tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên”. Theo đó, thay vì tính theo tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp thì quy định mới tính theo tỷ lệ người làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động. Đối với chỉ tiêu này, quyết định nêu rõ chỉ tiêu chung và từng vùng là đạt từ 90% trở lên.
  • 30. 23 Về tiêu chí chợ nông thôn, nội dung "chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng" đƣợc thay thế bằng nội dung "chợ theo quy hoạch, đạt chuẩn theo quy định". Quyết định cũng sửa đổi nội dung "phổ cập giáo dục trung học" trong tiêu chí về giáo dục thành "phổ cập giáo dục trung học cơ sở". Nội dung tỷ lệ ngƣời dân tham gia các hình thức Bảo hiểm y tế trong tiêu chí số 15 về y tế đƣợc sửa đổi thành "Tỷ lệ ngƣời dân tham gia Bảo hiểm y tế" với chỉ tiêu chung cho cả nƣớc đạt từ 70% trở lên, chỉ tiêu cho các vùng là đạt. Ngày 04/10/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. [10] Theo đó, Thông tƣ hƣớng dẫn cách xác định từng tiêu chí đạt chuẩn theo Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xem xét, điều chỉnh một số chỉ tiêu thực hiện các tiêu chí đƣợc xác định là khó thực hiện và chƣa đồng bộ nhƣ: Tiêu chí thủy lợi (tiêu chí số 3): Xã đạt tiêu chí thủy lợi khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu: Đạt tỷ lệ kiên cố hóa kênh mƣơng theo quy định (trừ các vùng không áp dụng kiên cố hoá) và có hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, trong đó tƣới tiêu bằng đƣờng ống cố định cũng đƣợc coi là kiên cố hoá. Tiêu chí văn hóa (tiêu chí số 16) đƣợc công nhận đạt khi có từ 70% thôn trở lên đƣợc công nhận và giữ vững danh hiệu "Thôn văn hóa" liên tục từ 5 năm trở lên. Đối với tiêu chí nhà ở dân cư (tiêu chí số 9) trên địa bàn xã không còn hộ gia đình ở nhà tạm, nhà dột nát và đạt mức quy định tối thiểu của vùng về tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng. Nhà ở đảm bảo
  • 31. 24 “03 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng) và diện tích nhà ở đạt từ 14m2 /ngƣời trở lên; niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 năm trở lên; các công trình phụ trợ (bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi...) phải đƣợc bố trí đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt; kiến trúc, mẫu nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng dân tộc, vùng miền. Tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên (tiêu chí 12) quy định: Xã đƣợc công nhận đạt tiêu chí này khi có tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên đạt từ 90% trở lên; lao động có việc làm thƣờng xuyên của xã là những ngƣời trong độ tuổi có khả năng lao động, có đăng ký hộ khẩu thƣờng trú tại xã, có thời gian làm việc bình quân 20 ngày công/tháng trở lên trong năm cả ở trong và ngoài địa bàn xã; tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên là tỷ lệ phần trăm giữa số ngƣời lao động có việc làm thƣờng xuyên trong tổng số dân trong độ tuổi lao động của xã…. Tiêu chí môi trường (tiêu chí 17) quy định: Xã đƣợc công nhận đạt tiêu chí môi trƣờng khi đạt đƣợc 05 yêu cầu: Tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng nƣớc sạch hợp vệ sinh theo quy định đạt mức quy định của vùng; 90% cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi trƣờng (10% còn lại tuy có vi phạm nhưng đang khắc phục); đƣờng làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trƣờng; nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch; chất thải, nƣớc thải đƣợc thu gom và xử lý theo quy định. Thông tƣ nêu rõ: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng căn cứ các quy định của Trung ƣơng để cụ thể hóa nội dung thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phƣơng. Quy định mức đạt chuẩn nông thôn mới đối với từng khu vực trên địa bàn để phù hợp với điều kiện thực tế nhƣng vẫn đảm bảo đạt mức chung của tỉnh theo quy định của Trung ƣơng, đồng thời giao các sở chuyên ngành chịu trách
  • 32. 25 nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan hƣớng dẫn việc thực hiện, đánh giá và thẩm định mức đạt từng tiêu chí, chỉ tiêu thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của ngành trên địa bàn căn cứ vào các văn bản hƣớng dẫn cụ thể của Bộ, ngành Trung ƣơng. 1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới a, Nhân tố tự nhiên Nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế. Sản xuất nông nghiệp bị chi phối trực tiếp bởi các quy luật của tự nhiên nhƣ: gió mƣa năng, nhiệt độ, thổ nhƣỡng... ảnh hƣởng đến năng suất và hiệu quả. Các đặc điểm tự nhiên về địa hình, khí hậu,…có ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực đến đời sống và sản xuất nông nghiệp, ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả công tác xây dựng nông thôn mới. Ảnh hưởng tích cực: Khí hậu đa dạng có thể tạo điều kiện cho phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng phong phú. Với nhiệt độ và độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển quanh năm. Nguồn nhiệt ẩm dồi dào tạo điều kiện xen canh gối vụ tăng năng suất cây trồng. Lƣợng mƣa lớn cung cấp đầy đủ nƣớc tƣới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt phát triển 1 nền nông nghiệp lúa nƣớc. Rừng giàu có về thành phần động vật, thực vật nhiều loài quý hiếm,cao nguyên, thung lũng tạo điều kiện hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả,chăn nuôi phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến, tiêu dùng... Địa hình, giao thông thuận lợi tạo điều kiện giao thƣơng, hợp tác trong nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng nông thôn mới. Ảnh hưởng tiêu cực: Các hiện tƣợng thiên nhiên, thời tiết khắc nghiệt (rét đậm, rét hại ,sƣơng muối...) ảnh hƣởng đến đời sống, sức khỏe của dân
  • 33. 26 cƣ, gây chết vật nuôi và cây trồng. Độ ẩm không khí cao tạo điều kiện cho nấm mốc sâu bệnh phát triển mạnh. Năm rét sớm năm rét muộn ảnh hƣởng đến lịch thời vụ gieo trồng. Thiên tai, hạn hán, lũ lụt, thời tiết diễn biến bất thƣờng dẫn đến tình hình sâu, dịch bệnh,… gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh. Địa hình đồi núi hiểm trở gây trở ngại cho dân sinh phát triển kinh tế-xã hội. Địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sƣờn dốc gây trở ngại giao thông… Hạn chế trong thu hút các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đầu tƣ vốn xây dựng nông thôn mới. Nắm bắt những đặc điểm tự nhiên của địa phƣơng có tác động tích cực và tiêu cực gì đến nông nghiệp, nông thôn để từ đó có những giải pháp khắc phục hạn chế và phát huy thuận lợi cho nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới. b, Nhân tố kinh tế - xã hội Kinh tế luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu trong phát triển nông thôn nói chung và nông thôn mới nói riêng. Kinh tế nông thôn mới phải phát triển với tốc độ cao, cho giá trị kinh tế lớn. Có thể nói nhân tố kinh tế đóng vai trò quyết định thành công của mô hình nông thôn mới. Chỉ khi đời sống ngƣời dân đƣợc nâng cao, kinh tế gia đình vững chắc thì nhiều tiêu chí khác sẽ đƣợc đảm bảo hoàn thiện. Sự phát triển với tốc độ cao trong nông thôn mới đòi hỏi chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phải gắn liền với việc đảm bảo thu nhập, nâng cao đời sống của ngƣời dân. Đây cũng chính là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn mới. Không chỉ có những lao động đƣợc đào tạo nghề và sản xuất trong công nghiệp mới nâng cao thu nhập, những ngƣời lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ đƣợc tham gia các dự án sản xuất trên quy mô lớn hoặc đƣợc hỗ trợ kinh phí để phát triển kinh tế gia đình. Kinh tế nông thôn mới có nền sản xuất hàng hóa mở, hƣớng đến thị trƣờng cả nƣớc và hơn thế là thị trƣờng khu vực và thế
  • 34. 27 giới. Theo đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn cũng đồng bộ và hiện đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất, giao lƣu buôn bán. Các công trình hạ tầng kinh tế xã hội đƣợc xây dựng để phục vụ cộng đồng có ý nghĩa kinh tế và xã hội nhằm nâng cao đời sống cộng đồng nơi đó. Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn. Khi một khu vực nông thôn có phát triển về hạ tầng kinh tế nhƣ có nhiều khu sản xuất tập trung, hệ thống thủy lợi đảm bảo, đƣờng giao thông thuận tiện cho thông thƣơng,... thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế; có các cơ sở hạ tầng văn hóa nhƣ y tế, văn hóa, giáo dục,... thì sẽ góp phần nâng cao đời sống của ngƣời dân, cải thiện bộ mặt nông thôn, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới tạo điều kiện cho ngƣời dân hình thành nếp sống mới văn minh, hiện đại nhƣ việc có ý thức bảo vệ môi trƣờng, xây dựng làng văn hóa, khu dân cƣ tiến bộ, đề cao tính cộng đồng, có sự tƣơng trợ lẫn nhau trong sản xuất cũng nhƣ trong đời sống hàng ngày. Trong nông thôn mới, văn hóa truyền thống đƣợc khôi phục và phát triển. Bên cạnh việc gìn giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống, văn hóa xã hội trong nông thôn mới cũng đƣợc phát triển qua việc tiếp thu những văn hóa mới, tiến bộ. c, Hội nhập kinh tế quốc tế Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tác động đến tất cả các mặt đời sống chính trị, kinh tế-xã hội của đất nƣớc, trong đó có công cuộc xây dựng nông thôn mới. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi chất lƣợng sản phẩm ngành nông nghiệp phải đƣợc nâng lên để sản phẩm tạo ra đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng trong nƣớc, của khu vực và thế giới. Đây là một thách thức lớn, nhƣng nó cũng tạo ra cơ hội cho ngành nông nghiệp nhanh chóng tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới.
  • 35. 28 Trong thời đại kinh tế tri thức, quá trình phát triển ngày càng dựa trên những cơ sở và lợi thế mới (lợi thế động), trong khi các quá trình vận động ngày càng mang tính toàn cầu, dựa trên những nguyên tắc mới và những khuôn khổ thể chế mới, do vậy xây dựng nông thôn mới phải đƣợc gắn với toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hay nói cách khác, hội nhập kinh tế quốc tế có ảnh hƣởng tích cực đến công cuộc xây dựng nông thôn mới. Sự xuất hiện của những lực lƣợng sản xuất mới dựa ngày càng nhiều vào công nghệ, kỹ thuật mới, hiện đại nhƣ công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano… trong khi tại các nƣớc tiến hành công nghiệp hóa muộn lại không thể tạo ra những điều đó. Do vậy, để tiến hành xây dựng nông thôn mới hiệu quả, các nƣớc cần thiết phải mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế để tranh thủ công nghệ từ các nƣớc phát triển, đồng thời mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của mình. Nói cách khác, muốn vƣơn lên đạt trình độ quốc tế về mọi mặt (tổ chức sản xuất, trình độ công nghệ, năng suất, chất lƣợng và giá cả của hàng hóa, dịch vụ), những nƣớc đi sau cần thiết và phải mở rộng quan hệ với nƣớc khác. Vì vậy, ranh giới giữa thị trƣờng nội địa và thị trƣờng quốc tế ngày càng mờ nhạt và sự cạnh tranh quốc tế diễn ra ngay tại thị trƣờng nội địa chứ không phải chỉ ở thị trƣờng nƣớc ngoài. Điều đó đòi hỏi sự nghiệp xây dựng nông thôn mới phải đón đầu đƣợc những cơ hội và thách thức do thời đại tạo ra để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới một cách hiệu quả nhất. Nhƣ vậy, mở rộng quan hệ quốc tế trong quá trình xây dựng nông thôn mới là điều kiện để các nƣớc công nghiệp hóa muộn “nhập cuộc” nhanh, trên quy mô lớn và với tốc độ cao vào hệ thống phân công lao động quốc tế hiện đại, là yếu tố tiên quyết để xác định mô hình xây dựng nông thôn mới và các giải pháp thực hiện. [31]
  • 36. 29 d. Hệ thống cơ chế, chính sách của Nhà nước Cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc có ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và chƣơng trình xây dựng nông thôn mới nói riêng. Các chính sách phù hợp tạo ra khuôn khổ pháp lý, môi trƣờng kinh tế-xã hội-tâm lý khuyến khích tất cả các lực lƣợng xã hội quan tâm, tham gia xây dựng nông thôn mới. Hệ thống chính sách đồng bộ giúp công tác xây dựng nông thôn mới có căn cứ, cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện hiệu quả. Để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới cần phải hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống chính sách liên quan. Tính đến thời điểm này, ở Việt Nam Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia làm cơ sở định hƣớng chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã và 05 quyết định về cơ chế, chính sách để thực hiện chƣơng trình. Các Bộ, ngành đã ban hành 05 quyết định và 52 thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện các cơ chế chính sách, nội dung chƣơng trình. Tuy vậy, tới nay vẫn còn một số cơ chế chính sách của Trung ƣơng chậm đƣợc ban hành hoặc chậm sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế nhƣ: chính sách cho các vùng đặc thù, cơ chế lồng ghép các chƣơng trình, dự án trên địa bàn xã; Tổ chức bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo chƣơng trình các cấp; Hƣớng dẫn thực hiện tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở dân cƣ đạt chuẩn; Hƣớng dẫn về quy chế quản lý xây dựng nông thôn... 1.3 Kinh nghiệm quốc tế và trong nƣớc về xây dựng nông thôn mới 1.3.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước Thực tiễn cho thấy, những xã hội tiến bộ bao giờ cũng chú ý tới việc thu hẹp khoảng cách sự phát triển giữa thành thị và nông thôn, phát triển lực lƣợng sản xuất, quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội, cải thiện điều kiện sinh hoạt ở nông thôn, làm cho thành thị và nông thôn xích lại gần nhau. Chính vì vậy, bên cạnh phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu lí luận, tổng kết thực tiễn
  • 37. 30 quá trình xây dựng nông thôn mới, chúng ta cần học tập kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới về phát triển nông thôn tiên tiến hiện đại, để xây dựng hoàn thiện hệ thống các quan điểm lí luận về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn làm cơ sở khoa học cho thực tiễn. Xây dựng nông thôn nƣớc ta trở nên văn minh, tiên tiến hiện đại nhƣng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa và nét đẹp truyền thống của nông thôn Việt Nam Dù tiến trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đƣợc thúc đẩy thế nào, các nƣớc có đa phần dân số làm nghề nông cũng buộc phải chấp nhận một thực tế: vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm nữa, số dân tiếp tục dựa vào nông nghiệp để mƣu sinh vẫn là số lớn. Bởi vậy, xây dựng nông thôn mới không phải là một quy hoạch kinh tế ngắn hạn, mà là một quốc sách lâu dài. a. Hàn Quốc Phong trào “Saemaul Undong” Hàn Quốc vào cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX là một nƣớc nghèo sau chiến tranh, GDP bình quân đầu ngƣời chỉ có 85 USD, không đủ lƣơng thực và phần lớn ngƣời dân không đủ ăn. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhƣng hạn hán và lũ lụt thƣờng xuyên xảy ra khắp đất nƣớc. Đến năm 1970 vẫn còn 70% dân số sống ở nông thôn, trong số đó 80% sống trong điều kiện khó khăn. Xã hội bị phân chia thành 2 khối có đời sống tinh thần khác hẳn nhau. Trong khi một bộ phận cƣ dân thành thị tích cực học tập, với quyết tâm đổi đời thì đại bộ phận nông dân vẫn sống trong cảnh nghèo nàn, mang trong mình tƣ tƣởng bi quan, ỷ lại, lối thoát duy nhất của họ là rời bỏ quê hƣơng, di chuyển về đô thị. Sau trận lụt lớn năm 1969, trong khi đi thị sát tình hình dân chúng, Tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hy nhận ra rằng viện trợ của chính phủ cũng là vô nghĩa nếu ngƣời dân không nghĩ cách tự cứu lấy mình. Hơn thế nữa, khuyến khích ngƣời dân tự hợp tác và giúp đỡ nhau là điểm mẫu chốt để phát
  • 38. 31 triển nông thôn. Những ý tƣởng này chính là nền tảng của phong trào “Saemaul Undong” (Phong trào đổi mới nông thôn) đƣợc đích thân Tổng thống Park phát động vào ngày 22/4/1970. Mục tiêu của phong trào này là "nhằm biến đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới: mọi ngƣời làm việc và hợp tác với nhau xây dựng cộng đồng mình ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Cuối cùng là để xây dựng một quốc gia ngày một giàu mạnh hơn". Phong trào đổi mới nông thôn đã đề cao “Tinh thần Saemaul” gồm 3 thành tố: “Chăm chỉ - Tự lực - Hợp tác”. Cơ sở để hình thành tinh thần này là: “Chăm chỉ” là động cơ tự nguyện của ngƣời dân, không ngừng vƣợt qua khó khăn để tiến tới thành công, “Tự lực” là ý chí bản thân, tinh thần làm chủ, chịu trách nhiệm về cuộc sống và vận mệnh của bản thân và “Hợp tác” là nhận thức về mong muốn phát triển cộng đồng phải nhờ vào nỗ lực của tập thể. Chính phủ vừa tăng đầu tƣ vào nông thôn vừa đặt mục tiêu thay đổi suy nghĩ ỷ lại, thụ động vốn tồn tại trong đại bộ phận dân cƣ nông thôn. Điểm đặc biệt của phong trào Nông thôn mới của Hàn Quốc là Nhà nƣớc chỉ hỗ trợ một phần nguyên, vật liệu, còn nông dân mới chính là đối tƣợng ra quyết định và thực thi mọi việc. Trong thập niên 70, do ngân sách hạn hẹp nên chính phủ không thể đƣa các dự án về nông thôn. Những khoản vốn nhỏ giọt từ ngân sách chỉ đủ gói gọn trong các nội dung thí điểm phát triển nông thôn: mở rộng và nâng cấp đƣờng giao thông; cải tạo và nâng cấp nhà ở; chỉnh sửa, làm lại bếp và hàng rào; xây dựng các khu vực giặt giũ công cộng; xây dựng giếng nƣớc; xây dựng cầu; cải tạo và nâng cấp hệ thống thủy lợi để cấp nƣớc sinh hoạt và sản xuất; xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu… Để thực hiện các nội dung đó, Hàn Quốc chia thành các giai đoạn sau: Năm thứ nhất, Chính phủ cấp cho 32.000 xã, mỗi xã 355 bao xi măng và giao cho chính quyền xã tổ chức thực hiện. Các hoạt động khác đƣợc lấy từ
  • 39. 32 ngân sách địa phƣơng và lực lƣợng lao động sẵn có. Sau một năm, 16.000 xã (50%) đạt mục tiêu đề ra. Năm thứ hai, Chính phủ tiếp tục cấp thêm cho những xã tự vƣơn lên bằng chính sức mình 500 bao xi măng và 1 tấn thép. Kết quả nhà tranh vách đất đƣợc thay thế bằng nhà gạch, đƣờng sá đƣợc mở rộng, đê điều đƣợc tu bổ, cầu cống đƣợc xây dựng… Đặc biệt, chƣơng trình này đã giúp cho ngƣời dân nông thôn xóa đƣợc mặc cảm, tự vƣơn lên, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế và đô thị. Năm thứ ba, Chính phủ chia 32.000 xã làm 3 loại: cơ sở - tự lực – tự lập để hỗ trợ kinh phí, dựa trên cấp độ phát triển của từng loại và tiếp tục phát triển các dự án sau phù hợp với yêu cầu nông thôn mới. Sau 8 năm triển khai phong trào Saemaul Ubdong, nông thôn Hàn Quốc đạt đƣợc những thành tựu to lớn: cơ bản hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, với 42.000 km đƣờng liên thôn, 69.000 km đƣờng nội đồng; đời sống nông dân thay đổi, thu nhập tăng 3 lần so với 7 năm trƣớc đó, đạt 3.000 USD/ngƣời/năm (năm 1977), cao hơn thu nhập bình quân của hộ dân ở thành phố. Khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động, có khả năng tự tích lũy, tự đầu tƣ và tự phát triển… Thành quả của phong trào Saemaul Undong đã tạo tiền đề xây dựng xã hội Hàn Quốc ngày càng hƣng thịnh. Là quốc gia có nền kinh tế thị trƣờng phát triển ở Đông Bắc Á, song Hàn Quốc vẫn bảo đảm việc làm ổn định cho 2,3 triệu lao động nông nghiệp (chiếm 11,6% lao động cả nƣớc). Kinh nghiệm rút ra từ phong trào Saemaul Undon là: phát huy nội lực của nhân dân với sự hỗ trợ giảm dần của nhà nƣớc để xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài nhƣng trƣớc mắt tập trung hoàn thiện điều kiện sống của ngƣời dân; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, đồng thời phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong
  • 40. 33 nông thôn. Nhà nƣớc hỗ trợ nông dân thông qua hình thức cho vay với lãi suất phù hợp để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân thông qua các hình thức: tăng năng suất cây trồng; xây dựng vùng chuyên canh; xây dựng các hình thức hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển chăn nuôi, trồng rừng đa canh…; đào tạo đội ngũ cán bộ phát triển nông thôn, đặc biệt là ngƣời lãnh đạo chƣơng trình ở các xã; thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở để xây dựng nông thôn mới và xã hội hóa công tác bảo vệ, phát triển môi trƣờng nông thôn…[6] b. Trung Quốc Các nghiên cứu thảo luận lý luận xây dựng nông thôn mới của các học giả Trung Quốc gần đây cho rằng, xây dƣ̣ng nông thôn mới XHCN là một mục tiêu mang tính toàn diện , bao hàm cả phát triển kinh tế , chính trị, văn hóa, xã hội nông thôn cũng nhƣ xây dựng Đảng , nó mang đậm đặc trƣng thời đa ̣i. Có thể nói một cách khái quát rằng, xây dƣ̣ng nông thôn mới XHCN phải đáp ƣ́ ng đƣợc yêu cầu khoa học phát triển , xã hội ấm no, phát triển nông thôn song hành với thành thi ̣ , xây dƣ̣ng nên nông thôn mới phồn thi ̣ nh , dân chủ , văn minh và hài hòa mang đâ ̣m đă ̣c trƣng XHCN . Nhìn từ góc độ hình thái chế độkinh tế xã hội, xây dƣ̣ng nông thôn mới XHCN phả n ánh tra ̣ng thái xã hô ̣i nông thôn ta ̣i mô ̣t thời điểm nhất đi ̣ nh với phát triển kinh tế là cơ sở , với tiến bộxã hội toàn diê ̣n là tiêu chí, dƣới điều kiê ̣n chế đô ̣XHCN. Dƣới góc đô ̣ kinh tế vĩ mô, xây dƣ̣ng nông thôn mới Trung Quốc là cách gọi chung cho quá trình xây dựng kinh tế, chính trị, văn hóa nông thôn, dƣới bối cảnh “thành thị và nông thôn cùng phát triểṇ” trong giai đoa ̣n mới với “công nghiê ̣p bổ trợ nông nghiê ̣p, thành thị dẫn dắt nông thôn”. Đẩy mạnh tốc độ công nghiê ̣p hóa để kéo lùi khoảng cách giƣ̃a thành thi ̣với nông thôn và cải thiê ̣n tình hình kinh tế nông thôn đang suy yếu kìm hãm sự phát triển chung của cả nƣớc . Đây là một quá trình lâu dài và phát triển tƣ̀ ng bƣớc.
  • 41. 34 Văn kiê ̣n đầu tiên của Trung Ƣơng Đảng Trung Quốc trong năm 2006 đã khái quát nội dung xây dựng nông thôn mới thành 8 mảng: phát triển kinh tế xã hội thành thị song hành cùng nông thôn , đẩy ma ̣nh xây dƣ̣ng nền nông nghiê ̣p hiê ̣n đa ̣i , tăng thu nhâ ̣p nông dân , thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đẩy nhanh phát tri ển sƣ̣ nghiê ̣p xã hô ̣i nông thôn , cải cách nông thôn sâu rộng và toàn diê ̣n , thúc đẩy xây dƣ̣ng nền chính tri ̣dân chủ nông thôn, và tổng động viên toàn Đảng toàn dân quan tâm ủng hộ và tham gia vào sự nghiệp xây dƣ̣ng nông thôn mới XHCN. Trung Quốc quan niệm xây dựng NTM là cần thiết trong công cuộc cải cách kinh tế đất nƣớc, xuất phát từ các động lực: động lực công nghiệp hóa và đô thị hóa; Động lực phi nông hóa ngƣời nông dân; Động lực chuyên nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp và các tổ chức sản xuất. [33] c. Nhật Bản * Con đường hiện đại hóa nông nghiệp theo mô hình tiết kiệm đất đai Bắt đầu từ thời Minh Trị Duy Tân cho đến trƣớc khi công nghiệp phát triển nhanh chóng sau chiến tranh, lƣơng thực luôn là một trong những vấn đề chủ yếu mà Nhật Bản phải đối diện. Một mặt, họ mƣu cầu có thể tự cung cấp lƣơng thực, mặt khác, lại gặp phải tình trạng nông nghiệp mất dần ƣu thế, vấn đề điều chỉnh nông nghiệp của Nhật Bản lúc này cực kỳ cấp thiết. Năm 1870, Nhật Bản nhập nông cụ, phân bón và giống từ các nƣớc Âu, Mỹ nhằm hiện đại hóa nông nghiệp, mô phỏng Âu, Mỹ thiết lập các xƣởng chế tạo nông cụ, bãi ƣơm giống, ruộng thí nghiệm…Nhƣng thực tiễn đã chứng minh, con đƣờng hiện đại hóa nông nghiệp theo mô hình “tiết kiệm lao động” của Âu, Mỹ không phù hợp với một Nhật Bản lạc hậu về kinh tế, đất chật, ngƣời đông, quy mô nông điền nhỏ. Vậy là xuất phát từ hoàn cảnh thực tế, Nhật Bản lựa chọn một phƣơng thức kinh doanh theo mô hình “tiết kiệm đất đai”, nhằm nhiều vào lao động và phân bón, cải thiện hệ thống thủy lợi
  • 42. 35 nội đồng, nhân rộng các giống cây tốt, sử dụng nhiều phân bón hóa học, phát triển kỹ thuật canh tác kinh doanh mô thức nhỏ kết hợp giữa tập trung lao động và tập trung đất đai. Đến giữa những năm 50 của thế kỷ XX, sự tăng tốc của công nghiệp hóa ở Nhật Bản đã thu hút một lƣợng lớn sức lao động của nông nghiệp, lực lƣợng lao động ở nông thôn trở nên thiếu hụt. Nhƣng lúc này, Nhật Bản đã kịp chuẩn bị điều kiện “tƣ bản thay thế lao động”. Công nghiệp hóa cung cấp cho nông nghiệp một lƣợng lớn máy móc công cụ, bắt đầu thời kỳ cơ khí hóa nông nghiệp quy mô lớn. Máy cày động lực và máy kéo dùng trong nông nghiệp ở Nhật Bản đã tăng từ 90 ngàn chiếc (năm 1955) lên gần 400 ngàn chiếc (đầu những năm 70), cơ bản hoàn thành hiện đại hóa nông nghiệp. Nhƣng cũng vào thời kỳ này, chính sách bảo hộ nông nghiệp của Nhật Bản gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của các tập đoàn lợi ích thƣơng nghiệp, công nghiệp và ngƣời tiêu dùng. Về sau, khi công nghiệp phát triển nhanh chóng, sự tẩy chay đối với nông nghiệp ở trong nƣớc mới mất đi. Đoàn thể nông nghiệp của Nhật Bản đã thành công trong việc đề xƣớng và thực thi bảo hộ nông nghiệp ở trình độ cao nhất thế giới. Để có một nền nông nghiệp phát triển nhƣ vậy, Chính phủ Nhật Bản đã nắm vai trò chủ đạo, mạnh dạn đầu tƣ hơn 2.000 tỷ yên để làm các hạng mục xây dựng cơ bản của nông thôn, cải thiện môi trƣờng, đƣa nƣớc, đƣờng, điện, điện thoại,… đến từng hộ dân, miễn phí hoàn toàn giáo dục sơ đẳng, tạo dựng cơ sở để thành thị và nông thôn tác động tốt với nhau. Về cơ bản, quốc gia này đã làm tốt việc phát triển cân bằng, bền vững. * Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP) Từ năm 1979, ở tỉnh Oi-ta, Nhật Bản đã hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP), với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tƣơng xứng với sự phát triển chung của cả
  • 43. 36 Nhật Bản. Ngƣời khởi xƣớng phong trào OVOP của thế giới, Tiến sĩ Mo-ri- hi-kô Hi-ra-mát-su nhấn mạnh ba nguyên tắc chính xây dựng phong trào OVOP, đó là: địa phƣơng hóa rồi hƣớng tới toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Câu chuyện từ những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các thƣơng hiệu đặc sản nổi tiếng của Nhật Bản nhƣ nấm hƣơng khô, rƣợu Shochu lúa mạch, chanh Kabosu... cho thấy những bài học sâu sắc đúc kết không chỉ từ thành công mà cả sự thất bại. Ngƣời dân sản xuất rồi tự chế biến, tự đem đi bán mà không phải qua thƣơng lái. Họ đƣợc hƣởng toàn bộ thành quả chứ không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung gian nào. Chỉ tính riêng trong 20 năm, kể từ 1979-1999, phong trào OVOP "Mỗi làng, một sản phẩm" của đất nƣớc mặt trời mọc đã tạo ra đƣợc 329 sản phẩm bình dị và đơn giản nhƣ nấm, cam, cá khô, chè, măng tre... đƣợc sản xuất với chất lƣợng và giá bán rất cao. Theo các chuyên gia kinh tế, gần 30 năm hình thành và phát triển, sự thành công của phong trào OVOP đã lôi cuốn không chỉ các địa phƣơng trên đất nƣớc Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, đáng chú ý là các quốc gia ở châu Á và châu Phi tìm hiểu và áp dụng. Một số quốc gia trong khu vực Đông - Nam Á nhƣ Thái Lan, Phi-lip-pin... tận dụng đƣợc nguồn lực địa phƣơng, phát huy sức mạnh cộng đồng, bảo tồn các làng nghề truyền thống, đã thu đƣợc những thành công nhất định trong phát triển nông thôn đất nƣớc mình nhờ áp dụng kinh nghiệm phong trào OVOP của Nhật Bản. Xác định hoạt động cụ thể trong công tác xây dựng nông thôn mới, mỗi địa phƣơng, mỗi thôn có thể có những chính sách, những cách làm khác nhau tuỳ theo điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế của mỗi vùng song nhất định phải tôn trọng yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân. Nhật Bản trong quá
  • 44. 37 trình thực hiện xây dựng nông thôn mới, từ việc đề ra chính sách hay thực thi quy hoạch đều không áp dụng phƣơng thức từ trên xuống dƣới mà kiên quyết thực hiện theo nguyên tắc từ dƣới lên trên, lắng nghe ý kiến của ngƣời nông dân, hiểu rõ nhu cầu của nông dân, thu hút họ tham gia vào các phong trào xây dựng nông thôn mới. Chính quyền các cấp ở Nhật Bản rất chú ý tôn trọng tính tự chủ của ngƣời nông dân, phát huy tính tích cực, bồi dƣỡng tính tự lập làm cho ngƣời nông dân trở thành chủ thể chính. [34] Có thể thấy rằng, kinh nghiệm cơ bản của phong trào xây dựng nông thôn mới ở một số nƣớc trên thế giới không nằm ngoài công thức: Chính phủ kết hợp với hội nông dân điều tiết quá trình thực thi, trong đó, Chính phủ đóng vai trò chủ đạo. Đồng thời, phải dựa vào tình hình, bối cảnh cụ thể của quốc gia để có những chính sách, kế hoạch và bƣớc đi thích hợp. 1.3.2 Kinh nghiệm trong nước a. Tỉnh Thái Bình Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, có gần 90% số dân sống ở nông thôn và hơn 70% lao động làm nông nghiệp. Vì vậy, chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới đƣợc Tỉnh triển khai thực hiện tích cực. Từ cuối năm 2008, ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã của Thái Bình đều thành lập Ban chỉ đạo xây dựng thí điểm nông thôn mới, do đồng chí Bí thƣ cấp ủy làm trƣởng ban. Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW và Quyết định số 800/QĐ-TTg, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 28/4/2011 về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, định hƣớng đến năm 2020. Trong triển khai xây dựng nông thôn mới, cùng với việc triển khai thực hiện đồng bộ các tiêu chí, có lộ trình phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng xã, thôn, khu dân cƣ, tỉnh chú trọng công tác quy hoạch, huy động nội lực, chỉnh trang đồng ruộng để cơ giới hóa sản xuất, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật
  • 45. 38 chất và tinh thần của nhân dân, phát huy dân chủ, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng dân cƣ. Mặc dù điểm xuất phát của các xã trong tỉnh Thái Bình không giống nhau, nhƣng các địa phƣơng đều phải đạt năm mục tiêu: Sản xuất phát triển, cuộc sống sung túc, diện mạo sáng sủa, thôn xóm văn minh và quản lý dân chủ. Tỉnh đã tiến hành xây dựng mô hình nông thôn mới tại 8 xã điểm: Thanh Tân (Kiến Xƣơng), Vũ Phúc (TP Thái Bình), Thụy Trình (Thái Thụy), An Ninh (Tiền Hải), Nguyên Xá (Vũ Thƣ), Trọng Quan (Đông Hƣng), Hồng Minh (Hƣng Hà) và Quỳnh Minh (Quỳnh Phụ). Đây là những điểm sáng đầu tiên ở những vùng nông thôn khác nhau trong tỉnh, từ đó sẽ tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để nhân điển hình ra diện rộng. Tỉnh Thái Bình xác định triển khai chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, công tác quy hoạch là nhiệm vụ hàng đầu, tạo tiền đề thực hiện các tiêu chí khác. Vì vậy, UBND Tỉnh đã tập trung chỉ đạo các địa phƣơng khẩn trƣơng hoàn thành lập quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới với mục tiêu hoàn thành sớm nhất các quy hoạch nông thôn. Chính sự quán triệt và chỉ đạo cụ thể mà kết quả công tác quy hoạch của tỉnh Thái Bình đạt chất lƣợng, tính khả thi cao và giảm gần 50% kinh phí cho công tác quy hoạch. Việc quản lý và thực hiện theo quy hoạch là một trong những nội dung quan trọng và đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Tỉnh công bố quy hoạch rộng rãi để toàn dân biết và tham gia giám sát thực hiện theo đúng quy hoạch đƣợc phê duyệt, tránh tình trạng chắp vá, phá vỡ quy hoạch đã đƣợc phê duyệt; đồng thời tỉnh chỉ đạo các địa phƣơng rà soát, điều chỉnh quy hoạch tập trung 02 nội dung chính là hạ tầng và phát triển sản xuất, đặc biệt là quy hoạch sản xuất cần phải rà soát kỹ để điều chỉnh đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tế. Trong quá trình thực hiện, từ những kinh nghiệm rút ra từ đầu tƣ kinh phí cho 08 xã điểm, từ kinh nghiệm và cách làm sáng tạo của một số địa
  • 46. 39 phƣơng, tỉnh Thái Bình đã thông qua cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tƣ, thông qua công tác tuyên truyền, vận động, huy động cả hệ thống chính trị chung sức xây dựng nông thôn mới và nêu gƣơng điển hình để huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Việc xã hội hóa huy động các nguồn lực nhất là huy động đƣợc các nguồn lực từ nhân dân đƣợc phát huy trên cơ sở ngƣời dân nhận thức đƣợc vai trò, trách nhiệm, quyền lợi đƣợc hƣởng thụ những công trình mà chính bản thân họ thống nhất đầu tƣ, quản lý và thực hiện. Tỉnh xác định nhiệm vụ dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng là nhiệm vụ mấu chốt nhất để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân. Vì vậy đã chỉ đạo điều hành sát sao từ công tác tổ chức, quản lý, kiểm tra, giám sát, hƣớng dẫn thực hiện, đào tạo, tập huấn đến tuyên truyền vận động nhân dân thấy rõ lợi ích, mục tiêu, yêu cầu của công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp. Để khuyến khích những địa phƣơng thực hiện dồn điền đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng, UBND tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ 1 xã 100 triệu để dồn điền đổi thửa và 500 triệu cho việc chỉnh trang đồng ruộng. Do dồn điền đổi thửa chỉnh trang đồng ruộng theo quy hoạch, các xã đều quy hoạch đƣợc vùng sản xuất hàng hóa tập trung, mỗi xã có từ 3 đến 4 vùng. Với chính sách hỗ trợ cho cá nhân, tổ chức mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp là 50% giá trị của máy, những năm qua, Thái Bình đã hỗ trợ các địa phƣơng mua 1.175 máy nông nghiệp và 15 kho lạnh; đã cơ giới hóa 100% khâu làm đất, bơm nƣớc và vận chuyển,…Do máy móc, cơ giới đƣợc đầu tƣ vào sản xuất nhiều nên giá thành sản xuất ở những khâu làm bằng máy giảm hơn nhƣ: khâu làm đất giảm từ 40.000÷50.000 đ/sào, khâu gặt giảm 90.000 đ/sào so với làm thủ công và làm bằng máy công suất nhỏ.
  • 47. 40 Cùng với sự phát triển kinh tế, Thái Bình còn chú trọng đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục, xây dựng các thiết chế văn hóa ở nông thôn gắn với nâng cao dân chủ cơ sở, bảo đảm 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% số trƣờng học ở tất cả các cấp học đƣợc xây dựng kiên cố. Hiện nay toàn tỉnh đã có 39/296 trƣờng mầm non, 242/294 trƣờng tiểu học, 57/274 trƣờng THCS và 7/49 trƣờng THPT đạt chuẩn quốc gia. Tất cả các thôn, làng trong tỉnh đều có nhà văn hóa, thƣ viện và khu vui chơi giải trí; đồng thời tích cực thực hiện xóa đói, giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. Điều thay đổi nhận thấy rõ nhất qua thời gian xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình là giờ đây, trên những cánh đồng ở Thái Bình, nhiều ngƣời dân đã đƣợc sản xuất ở những thửa ruộng to hơn, với bờ vùng bờ thửa đƣợc quy hoạch rộng rãi, khang trang. Đó chính là kết quả của công tác dồn điền đổi thửa, một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình hiện nay. [6] b. Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các địa phƣơng tích cực triển khai thực hiện sớm, hoàn thành trƣớc các tiêu chí chƣa cần nhiều vốn từ ngân sách nhà nƣớc nhƣ: phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các tiêu chí về văn hóa-xã hội-môi trƣờng, phát triển củng cố hợp tác xã và hệ thống tổ chức chính trị xã hội, an ninh trật tự trên địa bàn các xã. Nơi nào Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động thực hiện không chờ đợi đến khi đề án đƣợc phê duyệt, đã đạt đƣợc nhiều kết quả tốt. Chính vì vậy, dù đến cuối năm 2013, Thành phố mới phê duyệt xong đề án nông thôn mới tại các xã, nhƣng bằng huy động nội lực trong cộng đồng, toàn Thành phố đã nâng tỷ lệ bình quân số tiêu chí đạt chuẩn/xã là: 13 tiêu chí, tăng 04 tiêu chí so với năm 2012.