SlideShare a Scribd company logo
1 of 37
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN
------------
BÙI THỊ PHƯƠNG
NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỚC THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
CỦA VĂN HÓA NGHE NHÌN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học : QH - 2009 - X
HÀ NỘI – 2013
Khóa luận tốt nghiệp
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN
------------
BÙI THỊ PHƯƠNG
NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỚC THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
CỦA VĂN HÓA NGHE NHÌN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học : QH - 2009 - X
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Nghiêm Xuân Huy
HÀ NỘI – 2013
Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại khoa Thông tin – Thư viện
trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội. Tôi
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo từ phía các Thầy giáo, Cô giáo
trong và ngoài nhà trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Thầy giáo : TS. Nghiêm
Xuân Huy, đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc Thư viện Thành phố Hà
Nội cùng toàn thể cán bộ nhân viên thư viện đã tạo mọi điều kiện cho tôi
được thực tập nghiên cứu và khảo sát tại thư viện để phục vụ cho đề tài của
mình.
Trong thời gian ngắn và trình độ bản thân có hạn, nên khóa luận không
tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến chỉ bảo, đóng góp
của các Thầy Cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn và bản thân có thêm
nhiều tri thức cần thiết để áp dụng một cách có hiệu quả trong công tác sau
này.
Hà Nội, ngày.....tháng.....năm ....2013
Sinh viên
Bùi Thị Phương
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
ĐH KHXH & NV Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn
TVHN Thư viện Hà Nội
TH.S Thạc Sĩ
T.S Tiến Sĩ
SV Sinh viên
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Khóa luận tốt nghiệp
Biểu đồ Số trang
Hình 1- Biểu đồ thể hiện Lượt bạn đọc và số lượt luân
chuyển sách, báo tại Thư viện Thành phố Hà Nội
35
Hình 2- Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm của sinh viên tới
các lĩnh vực tài liệu
39
Hình 3- Biểu đồ thể hiện thời gian dành cho việc tự học của
sinh viên
43
Hình 4- Biểu đồ thể hiện thói quen ghi chép, hệ thống hóa
kiến thức
45
Hình 5- Biểu đồ thể hiện hành vi ứng xử với sách báo của
sinh viên
47
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Bảng biểu và sơ đồ Số trang
Bảng 1: Bảng thống kê kết quả điều tra dưới đây cho thấy cụ
thể mức độ quan tâm của sinh viên tới các lĩnh vực tài liệu
38
Sơ đồ 1 - Sơ đồ ba vòng tròn giao nhau về khái niệm “văn
hóa đọc”
9
Sơ đồ 2 - Sơ đồ thể hiện vai trò của sách báo trong quá trình
học tập của sinh viên
53
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................
1
Khóa luận tốt nghiệp
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................
1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................
4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................
4
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................
4
5. Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài......................................................
5
6. Bố cục Khóa Luận..........................................................................................
6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA ĐỌC...................
7
1.1. Khái niệm về “Văn hóa đọc”........................................................................
7
1.1.1. Khái niệm..................................................................................................
7
1.1.2. Vai trò của “văn hóa đọc”.........................................................................
13
1. 2. Các yếu tố cấu thành “văn hóa đọc”............................................................
14
1.2.1. Nhu cầu đọc và Hứng thú đọc....................................................................
14
1.2.2. Kỹ năng đọc................................................................................................
16
1.2.3. Văn hóa ứng xử với sách............................................................................
18
Khóa luận tốt nghiệp
1.3. Các yếu tố tác động đến “văn hóa đọc” .......................................................
18
1.3.1. Yếu tố Chủ quan.........................................................................................
18
1.3.2. Yếu tố Khách quan.....................................................................................
19
1.4. Chức năng của văn hóa đọc...........................................................................
24
1.4.1. Chức năng cung cấp thông tin, tri thức.....................................................
24
1.4.2. Chức năng giáo dục...................................................................................
26
1.4.3. Chức năng giải trí......................................................................................
27
1.5. Sự thay đổi hình thức lưu trữ tài liệu và tác động của nó đến văn hóa
đọc........................................................................................................................
27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỚC SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA NGHE NHÌN.........................
30
2.1. Nhận xét chung về thực trạng văn hóa đọc của sinh viên trước thực trạng
phát triển của văn hóa nghe nhìn..........................................................................
30
2.2. Sự đa dạng trong nhu cầu và hứng thú đọc sách.....................................
33
2.2.1. Nhu cầu đọc, hứng thú đọc.........................................................................
34
2.2.2.. Kỹ năng đọc...............................................................................................
44
Khóa luận tốt nghiệp
2.2.3. Văn hóa ứng xử với sách............................................................................
47
2.3. Sự ảnh hưởng của văn hóa nghe nhìn và mối quan hệ với văn hóa nghe
nhìn......................................................................................................................
48
2.4. Mối quan hệ mật thiết giữa văn hóa đọc với phương pháp học tập
của sinh viên........................................................................................................
51
2.4.1. Đặc điểm và phương pháp học tập của sinh viên......................................
51
2.4.2 Vai trò của văn hóa đọc đối với việc nâng cao chất lượng học tập của
sinh viên................................................................................................................
53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG
SINH VIÊN.........................................................................................................
57
3.1. Đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa đọc.............................................................
57
3.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của các thư viện..........................................
59
3.2.1. Tăng cường nguồn lực thông tin................................................................
59
3.2.2. Tăng cường đào tạo người dùng tin...........................................................
60
3.2.3. Nâng cao trình độ cán bộ thư viện và đa dạng hóa các loại hình dịch
vụ cũng như hoạt động của thư viện....................................................................
60
3.3. Đổi mới nội dung , chương trình và phương pháp giảng dạy.......................
61
Khóa luận tốt nghiệp
3.4. Nâng cao vai trò của nhà nước và ngành xuất bản........................................
62
KẾT LUẬN........................................................................................................
64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................
65
Khóa luận tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi chữ viết xuất hiện cùng với ý nghĩa và tầm quan trọng của nó.
Và hoạt động in ấn với các phương tiện và hình thức khác nhau phát triển, thì
việc đọc sách đã trở thành nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Đọc sách giúp
tiếp thu tri thức một cách hiệu quả, thông qua sách, báo mà con người ta đã
biết vận dụng sáng tạo vào thực tế đời sống xã hội, mang lại những lợi ích tối
ưu cho cuộc sống. Đồng thời, hoạt động đọc còn giúp chia sẻ thông tin, kinh
nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác trên khắp thế giới. Có thể nói, hoạt
động đọc là việc không thể thiếu trong đời sống, việc đọc đồng nghĩa với việc
tư duy và sáng tạo mà nếu không có nó thì sẽ không tồn tại tri thức. Chính vì
vây, đã từ lâu trên thế giới đã hình thành một nét đẹp văn hóa mà người ta vẫn
gọi là “văn hóa đọc”, một thuộc tính, một bản chất của tri thức.
Việc phát triển “văn hóa đọc” đang là một hoạt động cần thiết hiện nay
mà hầu hết các thư viện đều hướng đến nhằm giúp bạn đọc có thể tiếp nhận
thông tin một cách hiệu quả và nắm bắt tri thức chính xác nhất. “Văn hóa
đọc” đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm hồn của toàn nhân loại, có thể nói
đây là một vấn đề thu hút sự quan tâm của đông đảo tầng lớp nhân dân cũng
như những độc giả yêu “đọc ”.
Văn hóa Đọc - một bộ phận của Văn hóa – là một trong những động
lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết,
có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại – xã hội dựa
trên nền tảng của nền kinh tế tri thức.
Đặc biệt trước sự phát triển của văn hóa nghe nhìn hiện nay, việc nâng
cao và phát triển văn hóa đọc là một việc làm hết sức cần thiết đối với mọi đối
tượng bạn đọc nhất là đối với nhóm bạn đọc là sinh viên.
Quá trình hình thành và phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền
thông, điện tử và tin học đã dẫn đến sự bùng nổ thông tin. Con người bị ngập
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
trong một thế giới hỗn độn của hàng loạt nguồn thông tin khác nhau. Trong
khi nhu cầu thực tế cho việc đọc là không quá tốn kém về thời gian cũng như
kinh phí thì nhu cầu đọc chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Điều đó sẽ
càng trở nên nghiêm trọng hơn khi giới trẻ ngày nay không còn hứng thú đọc,
nó được thể hiện rõ nhất ở việc những bạn đọc trẻ ngày nay không có hứng
thú với việc đọc hay văn hóa đọc, họ không quan tâm đến việc nên đọc cái gì,
đọc như thế nào để phục vụ cho việc học tập cũng như tư duy giải trí.
Tuy nhiên, bất kỳ một tiện ích nào cũng có những mặt trái của nó nếu
như chúng ta không biết sử dụng đúng các nguồn lực. Trong những năm gần
đây khi mà mạng internet, các phương tiện truyền thông, các phương tiện
nghe nhìn phát triển phong phú, rộng rãi thì bạn đọc có rất nhiều phương cách
để tìm kiếm thông tin mà mình mong muốn. Chính hoàn cảnh này đã tác động
mạnh mẽ tới văn hóa đọc.
Sinh viên là tầng lớp trí thức chiếm đông đảo , một lực lượng lao động
trí óc lớn nhất trong xã hội tương lai, chủ nhân tương lai của đất nước. Như
lời V. Lenin đã dạy, mỗi chúng ta cần phải học suốt đời :“ Học, học nữa, học
mãi ”. Những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường và giảng đường Đại học là
khoảng thời gian mà mỗi sinh viên cần tích lũy cho mình một kho tàng tri
thức mênh mông và vô tận. Từ việc đọc sách giáo trình, đọc tài liệu tham
khảo,…đọc sao cho có hiệu quả nhất đã góp phần hình thành nên phong cách
đọc, kỹ năng đọc cũng như cái nền văn hóa , tri thức được tích lũy từ đó.
Văn hóa Đọc đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi
mỗi người đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ, được
quyền lựa chọn. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen
đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp
dẫn. Vậy sẽ có tương lai nào cho văn hóa đọc trong thời đại thông tin? Cũng
bắt đầu từ đây, người ta đặt ra câu hỏi là “ đọc cái gì”? và “đọc như thế nào
cho có hiệu quả”?
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
Vậy “Văn hóa đọc” đóng vai trò như thế nào đối với quá trình học tập
của sinh viên những năm tháng trong nhà trường. Nếu mỗi chúng ta không
biết tự trau dồi tri thức, lười tiếp xúc với sách sẽ dẫn đến sự thiếu hụt đi
những vốn kiến thức đối với tầng lớp sinh viên. Việc chọn sách cho hợp lý,
cách đọc sách hiệu quả và thời gian cho việc đọc sách là những vấn đề cần
được quan tâm. Nếu mỗi người không biết chọn sách hợp lý, cách đọc sách
không hiệu quả và không có thời gian cho việc đọc sách thì đây sẽ là một
nguy cơ xấu đối với sự phát triển của một xã hội như ngày nay .
Hệ thống Thông tin - Thư viện cũng luôn gắn liền với văn hóa đọc, việc
phát triển văn hóa đọc là góp phần phát triển thư viện và phát triển văn hóa
đọc trong tương lai. Chính vì vậy, mỗi thư viện công cộng và các thư viện đại
học cũng đã có những hoạt động thiết thực góp phần nâng cao “văn hóa đọc”
trong mọi đối tượng bạn đọc nói chung và tầng lớp sinh viên nói riêng. Từng
bước phát triển, nâng cấp hệ thống thông tin – thư viện để giúp nâng cao trình
độ văn hóa của sinh viên nhằm thúc đẩy quá trình tự đào tạo ngày càng trở
nên có hiệu quả.
Đồng thời, hệ thống giáo dục nước ta trong những năm gần đây có
những bước tiến hết sức quan trọng, đánh dấu sự tiến bộ trong cách tổ chức
quản lý và hoạt động rõ ràng nhờ việc đẩy mạnh và áp dụng hiệu quả quá
trình tự học của sinh viên để trở thành mục tiêu hướng tới của hầu hết các
trường đại học. Từ những quan sát thực tế cũng như qua sự tìm tòi phát hiện
các vấn đề cấp thiết của văn hóa đọc tôi đã lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu văn
hóa đọc của Sinh viên trước thực trạng phát triển của văn hóa nghe nhìn” làm
đề tài Khóa luận. Đề tài được khảo sát tại trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn và Thư viện Thành phố Hà Nội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích
Khóa luận tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng văn hóa đọc của
sinh viên tại các trường Đại học, Cao Đẳng làm cơ sở để định hướng giáo dục
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
văn hóa đọc và thúc đẩy quá trình tự đào tạo cho sinh viên đại học cũng như
trong hoạt động thư viện. Đồng thời chỉ ra vấn đề cấp thiết cần giải quyết để
góp phần nâng cao văn hóa đọc.
b. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu tìm hiểu văn hóa đọc của sinh viên và vai trò của văn hóa
đọc với việc nâng cao chất lượng quá trình tự học, tự đọc của sinh viên.
- Nắm bắt thực trạng văn hóa đọc của sinh viên trước thực trạng phát
triển của văn hóa nghe nhìn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò và thúc đẩy sự phát
triển của văn hóa đọc trong sinh viên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là văn hóa đọc của sinh viên các
trường Đại học, cao đẳng.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Để phù hợp với khuôn khổ của một bài
khóa luận đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi văn hóa đọc của sinh viên năm 3
trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, sinh viên tới học tập và nghiên
cứu tại Thư viện Thành phố Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng:
- Đối với phương pháp nghiên cứu định tính: đề tài sử dụng phương
pháp quan sát trực tiếp, Phỏng vấn trực tiếp .
- Đối với phương pháp nghiên cứu định lượng: đề tài sử dụng phương
pháp điều tra bằng bảng hỏi và thống kê số liệu.
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
5. Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài
Chưa bao giờ văn hóa đọc được bàn luận nhiều đến thế. Đặc biệt là
thực trạng văn hóa đọc của tầng lớp sinh viên vẫn đang là đề tài nóng thu hút
sự quan tâm của hầu hết mọi tầng lớp, các độc giả yêu đọc và của các nhà
nghiên cứu về lĩnh vực này.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang báo giấy hay báo
điện tử, hàng loạt các bài luận hay các bài viết có liên quan đến văn hóa đọc
với các chủ đề như: Làm thế nào để nâng cao chất lượng văn hóa đọc, Bệnh
lười đọc của sinh viên (Nhà Xuất Bản Kim Đồng, số ra ngày 01/10/2007),
Văn hóa đọc thời hiện đại (Báo Nhân Dân điện tử, số ra Thứ bảy ngày
29/09/2012), Văn hóa đọc của giới trẻ : Có xuống cấp? (Tạp chí Thanh niên “
Phía Trước” số ra ngày 31/08/2012),… Đây là những chủ đề được bàn luận
sôi nổi và được quan tâm bởi nhiều người mà chưa có kết luận. Phải chăng,
đây chính là thực trạng đáng lo ngại cho sự phát triển của xã hội hiện tại và
trong tương lai.
Có một thực tế là hầu hết các vấn đề, bài viết hay các công trình nghiên
cứu về văn hóa đọc đều đề cập đến sự suy giảm của văn hóa đọc, nhất là ở
văn hóa đọc của thanh niên, sinh viên trước sự phát triển mạnh mẽ và ngày
càng hiện đại của văn hóa nghe nhìn. Rất nhiều những ý kiến về các giải pháp
và đề xuất cho việc cải thiện văn hóa đọc trước những ảnh hưởng và tác động
đó để góp phần nâng cao chất lượng của văn hóa đọc. Nhưng, có lẽ việc tìm
hiểu về bản chất của văn hóa đọc và nguyên nhân dẫn đến sự đi xuống của
văn hóa đọc trong xã hội hiện nay chưa thực sự được đề cập một cách sâu sắc
và toàn diện. Và việc tìm hiểu những biểu hiện về văn hóa đọc của sinh viên
cũng như những biện pháp, phương hướng giúp phát triển văn hóa đọc trong
sinh viên chưa thực sự được hoàn thiện.
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
6. Bố cục Khóa Luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ
lục. Nội dung của Khóa luận được chia làm 3 chương như sau:
Chương I: Những vấn đề chung về văn hóa đọc
Chương II: Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên trong xu thế phát
triển của văn hóa nghe nhìn
Chương III: Giải pháp phát triển văn hóa đọc trong sinh viên
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA ĐỌC
1.1. Khái niệm về “Văn hóa đọc”
1.1.1. Khái niệm.
Văn hóa Đọc” là một khái niệm chỉ cách nhìn nhận về một phương
pháp chuẩn mực và định hướng cho lĩnh vực đọc một cách khoa học. Văn hóa
đọc hay hoạt động đọc đã trở thành một nét đẹp của toàn nhân loại. Câu nói
nổi tiếng của V.I. Lê Nin về sách và đọc sách đã phần nào gợi nhắc chúng ta
về tầm quan trọng của văn hóa đọc: “Không có sách thì không có tri thức,
không có tri thức thì không có chủ nghĩa cộng sản”.
V.I. Lenin đã chỉ ra rằng: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng là con đường phát triển của biện chứng nhận thức”. Thật vậy, không ai
có thể phủ nhận được vai trò của các giác quan và thị giác lại là bộ phận thiết
yếu không gì có thể thay thế được.
Hoạt động của thị giác nhằm đánh thức mọi giác quan, từ khả năng tư
duy đến hành động cũng được sự phân công rõ rệt từ nhiều cấp độ phân chia
qua hình ảnh, sự vật sự việc,…Thực tế có rất nhiều những ký ức thông qua thị
giác được lưu giữ lại trong tiềm thức và nó duy trì lặp đi lặp lại trong nhiều
hoàn cảnh tương tự. Chính xác hơn, cách tư duy qua thị giác chính là hoạt
động đọc của con người. Đó chính là việc đọc bằng mắt qua các sắc thái tình
cảm của con người, đọc và nghiền ngẫm sách báo là tiếp thu kho tàng tri thức
của nhân loại.
Xét một cách toàn diện thì đây chính là xuất phát điểm để hình thành
nên các loại văn hóa: Văn hóa đọc, văn hóa nghe nhìn,…Tuy nhiên, ở mỗi
cấp độ đọc khác nhau thì hoạt động đọc hay nhìn đều có giá trị thông tin nhất
định. Và tất nhiên, hiệu quả thông tin từ các loại văn hóa là khác nhau, thể
hiện từ các khía cạnh khác nhau.
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
Bởi vậy nên đã hình thành nên hai loại văn hóa khác nhau là: Văn hóa
đọc và văn hóa nghe nhìn, hai loại hình văn hóa, hai hình thức thể hiện, chúng
tồn tại song song và có tác động lẫn nhau. Nhìn theo hướng tích cực, văn hóa
nghe nhìn có thể sẽ trở thành sự kết hợp hữu ích giúp văn hóa đọc phát triển.
Hiện nay, văn hóa đọc vẫn là khái niệm chưa được hiểu một cách thống
nhất. Có rất nhiều khái niệm về văn hóa đọc được nhận định theo nhiều
hướng khác nhau:
Văn hoá đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và
một nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc
của mỗi cá nhân và cộng đồng xã hội. Nói cách khác, muốn phát triển nền văn
hoá đọc phải nâng cao văn hóa ứng xử, giá trị và chuẩn mục đọc lành mạnh
cho cộng đồng xã hội và mỗi cá nhân. Trọng tâm và mục đích cuối cùng của
việc phát triển văn hoá đọc chính là phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mực
đọc lành mạnh của mỗi thành viên trong xã hội.
Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi cá nhân trong xã
hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh của họ. Đó chính
là nền tảng của một xã hội học tập, của việc học suốt đời, một yêu cầu cũng là
một thách thức của xã hội hiện đại. Như vậy, văn hoá đọc ở nghĩa rộng là sự
hợp thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là ba lớp như ba vòng tròn không
đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau.
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
 Ứng Xử Đọc  Giá Trị Đọc  Chuẩn Mực Đọc
Sơ đồ 1 – Sơ đồ ba vòng tròn giao nhau về khái niệm “văn hóa đọc”
Phần giao của ba vòng tròn không đồng tâm là kết quả đánh giá về bản
chất của văn hóa đọc. Người có văn hóa đọc là người có tri thức được thể hiện
qua cách ứng xử với sách báo, họ trân trọng, giữ gìn những cuốn sách mà họ
có và coi sách như người bạn đồng hành của nguồn tri thức vô tận; cách họ
nhận ra những chuẩn mực của việc đọc và hiểu rõ những giá trị thiết yếu của
việc đọc. Hay nói cách khác văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng
xử của chúng ta với tri thức sách báo. Phải biết đọc sách một cách hợp lý và
bổ ích, đọc hiệu quả để tiếp cận tri thức một cách chủ động. Văn hóa đọc
chính là sự hợp nhất từ những yếu tố đó, giúp xác định những giá trị đích thực
của việc đọc.
Còn ở nghĩa hẹp, văn hóa đọc là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của
mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói
quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Mục đích cuối cùng của kỹ năng đọc
là đọc có hiệu quả cao nhất, nắm chắc nội dung cốt lõi và biết vận dụng
những điều đã đọc được vào cuộc sống của chính người đọc.
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
Giá Tr c
ị Đọ
Chu n M c
ẩ ự
c
Đọ
ng X c
Ứ ửĐ
ọ
Vị lãnh tụ nổi tiếng của giai cấp vô sản V. I. Lênin đã từng có câu nói
nổi tiếng: “Đọc cũng là một nghệ thuật”. Thật vậy, có thể hiểu là kỹ năng đọc
và sự thể hiện tổ hợp những thao tác tư duy được xác lập thành thói quen ứng
xử đọc. Cần tạo ra và phát triển thói quen đọc suốt cuộc đời cho mỗi người.
Xây dựng thói quen đọc hợp lý và hệ thống từ khi biết đọc, biết viết và được
hoàn thiện qua quá trình học tập và rèn luyện các kỹ năng đọc. Trong suốt quá
trình học tập, mỗi cá nhân tự nhận thức sở thích đọc các loại sách mà họ hứng
thú và hình thành thói quen đọc sách.
Thói quen và kỹ năng đọc mang tính chất đồng loạt, còn sở thích đọc
lại phụ thuộc vào từng cá nhân cụ thể (trình độ giáo dục và thông tin cá nhân),
ví dụ: có người thích đọc thơ, có người thích đọc tiểu thuyết, có người thích
đọc sách nghiên cứu, có người thích đọc sách khoa học kỹ thuật, văn hoá
nghệ thuật... Yếu tố này tạo ra sự đa dạng, phong phú cho nền văn hoá đọc
trong xã hội.
Văn hóa là những nét đẹp trong lịch sử loài người được truyền từ đời
này qua đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong quá trình vận động
phát triển, nghĩa của văn hóa ngày càng được mở rộng hơn và xuất hiện ngày
càng nhiều trong các lĩnh vực xã hội để chỉ các hành vi ứng xử của con người.
Văn hóa thường bao gồm các lĩnh vực rất rộng và bao quát như: Nghệ thuật,
xã hội, giải trí, tôn giáo. Nhưng nhìn chung tất cả các hiện tượng văn hóa đều
thuộc về một trong bốn thành tố sau: Văn hóa nhận thức, Văn hóa ứng xử với
môi trường tự nhiên, Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội, Văn hóa tổ chức
cộng đồng. Và như vậy văn hóa là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển
của xã hội loài người.
Phát triển văn hóa đồng thời là phát triển văn hóa đọc, bởi văn hóa đọc
là một bộ phận của văn hóa. Mối liên quan chặt chẽ giữa văn hóa và văn hóa
đọc là sự giao thoa những tri thức tiếp nhận từ những tinh hoa được sàng lọc
bởi sự tiến bộ của xã hội và con người qua các thời đại.
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
Trong buổi tọa đàm khoa học về thực trạng phát triển văn hóa đọc của
người Việt Nam hiện nay ngày 19/01/2006 “ Vấn đề chưa khép lại – Đan Sơn
( Tạp chí người đọc sách), một số vấn đề cơ bản về thực trạng văn hóa đọc
được nêu ra…trong đó có một số khái niệm văn hóa đọc được đưa ra:
PGS,TS Đinh Xuân Dũng khẳng định, thế nào là nhu cầu đọc, văn hóa
đọc, xã hội đọc... đến nay vẫn là một ẩn số cần giải đáp. Đây là vấn đề lý luận
gắn với thực tiễn mà các nhà khoa học nên quan tâm trước tiên.
Ths. Chu Văn Khánh, “văn hóa đọc là một loại hình hoạt động văn
hóa”. Hoạt động đọc sách báo là việc chủ động tiêu thụ và quảng bá những
giá trị văn hóa. Đồng thời xác định được các giá trị từ sách báo mà người đọc
đã tiếp thu, hiểu và áp dụng với thực tiễn cuộc sống. Đó cũng là những kinh
nghiệm quý báu giúp người đọc phát hiện và tiếp tục sáng tạo nên những giá
trị tri thức tiếp sau đó.
Ths. Bùi Văn Vượng coi thuật ngữ “văn hóa đọc là việc đọc sách có
văn hóa, hay xây dựng một xã hội đọc sách”. Điều này thể hiện thái độ và
cách ứng xử của người đọc sách đối với những giá trị tri thức sâu sắc, chứng
minh cho việc những giá trị tri thức sâu sắc được nâng niu, giữ gìn và trân
trọng của những người yêu đọc.
Ts. Lê Văn Viết (Phó Giám đốc Thư Viện Quốc Gia Việt Nam) quan
niệm đọc đến một mức độ, trình độ nhất định nào đó thì mới được coi là văn
hóa đọc.
Có thể nói, văn hóa đọc là một chỉ số văn hóa của một cộng đồng, một
xã hội. Bởi nhờ hoạt động bổ ích mà con người tự rèn giũa những giá trị đạo
đức cho mình, mỗi người dân có văn hóa đọc là góp phần giúp xã hội hoàn
thiện và phát triển ổn định từ việc áp dụng tri thức hiệu quả.
Dù có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng tựu trung lại, văn hóa đọc là
khái niệm đề cao tính nghệ thuật, tính thưởng thức văn hóa đích thực trong
việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần.
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
Ngày nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến Văn hóa Đọc, luôn
khuyến khích và tạo điều kiện cho Văn hóa Đọc phát triển. Theo phát biểu
của Bà Nguyễn Thị Thanh Mai – Vụ trưởng Vụ Thư Viện: Chỉ thị số 42/CT-
TW ngày 25 tháng 8 năm 2004 của BCH Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Chăm
lo phát triển nhu cầu văn hóa đọc của các tầng lớp nhân dân, tổ chức và phát
triển các lực lượng, mạng lưới phát hành xuất bản phẩm đáp ứng đầy đủ, đúng
đối tượng và địa bàn, đặc biệt quan tâm vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và
miền núi”…Điều đó cho thấy, Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách
cụ thể đảm bảo việc phổ biến sâu rộng tri thức đến toàn thể nhân dân, phát
triển đất nước bằng nền kinh tế tri thức.
Cũng theo chỉ thị số 42/CT-TW ngày 25 tháng 8 năm 2004 của BCH
Trung ương Đảng cho thấy: thực tế, ở nước ta trong mấy chục năm qua, văn
hoá đọc đã có những bước phát triển vượt bậc. Cũng theo tinh thần của Chỉ
thị, đến năm 2010, phấn đấu đưa sách đến cấp huyện và đưa sách đến phần
lớn các xã để đạt chỉ tiêu 6 bản sách/người/năm. Tập trung củng cố và phát
triển hệ thống thư viện, các loại phòng đọc, trước hết là ở cơ sở…. Hình thành
môi trường đọc thuận lợi cho người dân ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, kể cả
người khiếm thị.
Công tác xuất bản và phát hành ngày càng phát triển. Số lượng xuất
bản phẩm gia tăng nhanh chóng. Các xuất bản phẩm khá đa dạng về chủng
loại (in truyền thống, dạng điện tử…), phong phú về nội dung vừa đáp ứng,
vừa kích thích nhu cầu đọc sách của mọi tầng lớp nhân dân.
Trong Chiến lược Phát triển Văn hóa đến năm 2020 (ban hành kèm
theo Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 6-5-2009) đã đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ
của ngành văn hóa là phải “Xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội, góp
phần xây dựng có hiệu quả thế hệ đọc tương lai”.
Việc hình thành cho mình thói quen đọc sách từ những nhu cầu thực tế
là rất quan trọng. Ngoài ra, cách chọn sách và sàng lọc tri thức cũng chính là
những yếu tố thiết thực để có thể hiểu rõ nhất về “ Văn hóa đọc”
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
1.1.2. Vai trò của “văn hóa đọc”
Văn hóa đọc là nền tảng của nền kinh tế tri thức, thật vậy:
Thông qua việc đọc mọi người dân, tùy thuộc vào trình độ dân trí, nghề
nghiệp và điều kiện sống, có thể tiếp cận được với thông tin, tri thức phù hợp,
hữu ích nhất cho cuộc sống của mình. Văn hóa đọc có thể giúp cho mỗi cá
nhân có một cuộc sống trí tuệ hơn, đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hòa hơn.
Chính vì vậy, phát triển văn hóa đọc luôn là một vấn đề mang ý nghĩa chiến
lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền
vững nguồn nhân lực – nhân tố quyết định mọi thành công.
Văn hóa đọc thôi thúc con người phải chịu khó đọc để mở rộng kiến
thức, nâng cao sự hiểu biết nhằm hoàn thiện nhân cách và làm việc có hiệu
quả.
Thực tế cho thấy, Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con
đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày
nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông
tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có
những bước thay đổi về chất...
Hiện nay, các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có nhiều ưu thế hơn, hấp dẫn
hơn so với sách, và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh lấn át văn hóa
đọc. Trước đây, việc tìm và đọc sách là một thú vui, một thói quen của rất
nhiều người còn ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi.
Một thực tế là hiện nay xu hướng giải trí bằng phim ảnh, băng đĩa xuất
hiện ngày càng nhiều hơn. Ngày nay, văn hoá nghe nhìn ngày càng lấn lướt
văn hoá đọc. Không riêng ở nước ta mà trên toàn thế giới, việc sử dụng các
phương tiện nghe nhìn đang làm cho con người ta trở nên ít động não, lười
suy nghĩ ..., dẫn đến việc không có tư duy sáng tạo trong mọi hoạt động sống,
đặc biệt ở giới trẻ. Văn hoá nghe nhìn vẫn ngày càng trở nên phổ biến hơn và
hấp dẫn hơn.
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
Điều đó không có nghĩa là văn hoá đọc sẽ lụi tàn. Ngược lại, văn hoá
đọc sẽ dần dần trở lại vị trí đúng của mình sau những tác động từ xã hội . Bởi
lẽ các loại hình văn hoá lành mạnh khác nhau chỉ bổ sung cho nhau mà không
thể triệt tiêu lẫn nhau. Hơn thế nữa văn hoá đọc bao giờ cũng đóng vai trò chủ
đạo trong việc truyền bá và tiếp thu tri thức một cách hệ thống và sâu sắc mà
văn hoá nghe, nhìn (vốn có thế mạnh trong việc cung cấp thông tin và giải trí)
không thể làm được.
1.2. Các yếu tố cấu thành “văn hóa đọc”
Thực tế cho thấy, dù xã hội phát triển đến đâu, văn hóa đọc vẫn giữ vai
trò rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Văn hóa đọc gắn liền với sự
ra đời của chữ viết có những đặc trưng riêng biệt vì thế không có hình thức
nào để thay thế được nó. Quá trình đọc là quá trình tiếp thu tri thức qua cảm
nhận của người đọc. Trong quá trình đọc, con người phải suy nghĩ, phân tích
tổng hợp, tư duy biến tri thức của nhân loại thành tri thức của riêng mình.
Văn hóa đọc cũng giúp con người tăng trí tưởng tượng nhất là những
tác phẩm văn học. Từ những dòng chữ, thông qua ngôn ngữ văn học, những
nhân vật, những khung cảnh thiên nhiên, xã hội như hiển hiện trước mắt
người đọc. Ðọc các tác phẩm văn học có tác dụng bồi dưỡng tâm hồn, tư
tưởng và sự sáng tạo cho người đọc.
Có thể nói văn hóa đọc giữ vai trò chủ chốt trong quá trình học tập, quá
trình nhận thức của mỗi người chúng ta. Từ thực tế đó, Văn hóa đọc được đề
cập đến và nhìn nhận dựa trên 3 khía cạnh và nó cũng trở thành 3 thành tố của
văn hóa đọc là : Nhu cầu đọc, Kỹ năng đọc và văn hóa ứng xử với sách báo.
1.2.1. Nhu cầu đọc và Hứng thú đọc
Trong cuộc sống, con người luôn có mong muốn, đòi hỏi về tri thức từ
nhiều lĩnh vực. Đó là những nhu cầu hết sức cần thiết của con người nhằm
duy trì sự sống và sự phát triển. Nhu cầu của con người là một khái niệm rất
rộng, là đòi hỏi khách quan của con người với một đối tượng nhất định, trong
những điều kiện nhất định, đảm bảo duy trì cho sự sống, sự phát triển của con
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
người. Mọi nhu cầu đều xuất phát từ thực tế và con người luôn mong muốn
được đáp ứng một cách đầy đủ và hiệu quả nhất. Một trong số đó là nhu cầu
về việc sử dụng sách – một nhu cầu thiết yếu giúp bổ trợ tinh thần, trí tuệ, tư
duy sáng tạo.
Có rất nhiều khái niệm về nhu cầu đọc: “Nhu cầu đọc là đòi hỏi khách
quan của mỗi người đối với việc tiếp nhận và sử dụng các tài liệu nhằm duy
trì và phát triển các hoạt động sống của con người. Nói cách khác, nhu cầu
đọc là thái độ của chủ thể với việc đọc như một hoạt động không thể thiếu
được”.[1]
Có thể thấy, nhu cầu đọc được xuất phát từ chính những tâm tư,
nguyện vọng của con người, trong mỗi hoàn cảnh, môi trường, điều kiện,
trình độ nhất định. Nhu cầu đọc chịu sự chi phối ảnh hưởng từ nhiều yếu tố
khác nhau: Môi trường xã hội, trình độ văn hóa, lứa tuổi, nhân cách, nghề
nghiệp,…
Trong thời buổi hiện nay, khi nhu cầu về vật chất của con người đã
được đáp ứng một cách đầy đủ, thỏa mãn mọi điều kiện phát triển thì nhu cầu
đọc cũng được phát huy dựa trên những nảy sinh từ thực tiễn, xuất phát từ
những hoạt động sống hàng ngày của con người là hết sức phong phú và đa
dạng.
Cùng với nhu cầu đọc, một yếu tố nữa cũng hết sức quan trọng góp
phần ảnh hưởng đến quá trình đọc sách chính là “ hứng thú đọc”. Hứng thú
đọc là thái độ lựa chọn tích cực của chủ thể ( mỗi cá nhân, nhóm người, xã
hội ) đối với việc đọc những tài liệu có ý nghĩa quan trọng đồng thời có sức
hấp dẫn về mặt tình cảm đối với chủ thể, để đáp ứng được những nhu cầu tinh
thần của họ.
Hứng thú đọc là nhân tố kích thích hoạt động học, nó giúp việc đọc trở
nên hiệu quả hơn, phát huy tính tư duy, chủ động sáng tạo và có thể cảm thụ
tài liệu ở mức độ cao. Cũng như khái niệm Hứng thú trong khoa học về tâm
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
lý: Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có
ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân
trong quá trình hoạt động (Giáo trình Tâm lý học đại cương – Nguyễn Quang
Uẩn). Điều đó cho thấy, hứng thú đọc cũng là một trong những khía cạnh tác
động đến văn hóa đọc bởi xuất phát từ hứng thú đọc con người sẽ quan tâm
đến nhu cầu đọc, thói quen đọc và khả năng tiếp nhận tri thức từ việc đọc một
cách hiệu quả.
Tầng lớp sinh viên là một bộ phận tri thức trẻ tuổi, họ chính là những
chủ nhân tương lai của đất nước, đại diện cho một lực lượng lao động đông
đảo trong xã hội có trình độ cao, có tầm nhìn cho chiến lược phát triển của đất
nước. Trải qua quá trình tự học, tự vận động để trau dồi, tư duy, học hỏi và
tích lũy kiến thức từ sách vở. Bởi vậy, sinh viên là những chủ thể có nhu cầu
đọc cao. Nhu cầu đọc của họ chủ yếu tập trung vào thỏa mãn sự tự học và khả
năng sáng tạo của bản thân mình.
1.2.2. Kỹ năng đọc
Sách báo, tài liệu (gọi chung là sách) là kho tàng tri thức nhân loại
được lưu lại cho các thế hệ sau. Đó là nguồn tri thức rất quan trọng và vô tận
đối với mọi người, đặc biệt là người trí thức - trong đó có sinh viên. Mọi
thành công của con người đều là sự kết hợp của nỗ lực sức lực với tri thức
lĩnh hội được từ thầy cô, từ cuộc sống, từ sách vở. Thường thì không có một
chuẩn mực nào cho việc đọc sách, tuy nhiên, việc đọc một cuốn sách sao cho
hiệu quả, tiếp thu, lĩnh hội được các tri thức trong đó thì cần có kỹ năng đọc
sao cho phù hợp.
Khái niệm kỹ năng đọc được hiểu: “Kỹ năng đọc là một thành tố quan
trọng trong cấu trúc văn hóa đọc, là khả năng hiểu, lĩnh hội và cảm thụ tác
phẩm, biến tri thức, kinh nghiệm trong sách thành tri thức, kinh nghiệm của
chính mình để có thể vận dụng một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo trong khi
tiến hành các hoạt động sống khác nhau”[2]. Kỹ năng đọc phụ thuộc vào các
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
yếu tố như tri thức, kinh nghiệm, năng lực,…chúng đều là những chủ thể của
hoạt động đọc, là kết quả của quá trình rèn luyện của cuộc sống mang lại
Ngày nay, số luợng sách báo và tài liệu về mọi lĩnh vực là rất lớn và
không ngừng tăng lên. Mỗi người không thể có đủ thời gian để đọc tất cả
thậm chí ngay trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Mặt khác, trong số sách
báo hiện có, nhiều cuốn sách rất tốt, đọc rất có ích. Song cũng không ít những
cuốn sách làm tốn công sức bạn đọc, đôi khi còn gây ảnh hưởng xấu. Vì vậy,
phải chọn sách để cho phù hợp với sức mình, nhiệm vụ của mình. Việc chọn
sách tốt sẽ hướng cho người đọc có kỹ năng đọc sách có hiệu quả, đúng nội
dung, chủ đề.
Kỹ năng đọc cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng đọc, một người nếu
có kỹ năng đọc tốt thì khả năng tiếp thu thông tin từ việc đọc hẳn là rất có
hiệu quả và ngược lại, nếu không có kỹ năng đọc tốt thì lượng thông tin thu
thập được sẽ ít đi mà người đọc có thể hiểu sai vấn đề hay ý nghĩa của tác
phẩm.
Mỗi người có nhu cầu, hứng thú hiểu biết riêng. Ngoài chương trình
đào tạo, nhiều sinh viên có nhu cầu tìm hiểu và trau dồi cho mình những lĩnh
vực kiến thức khác. Cũng có nhiều sinh viên, do ham thích môn học hay vấn
đề nào đó mà có nhu cầu đào sâu, mở rộng thêm những kiến thức trong
chương trình đào tạo cung cấp.
Nhiều sinh viên, trong quá trình học tập đã tích cực tham gia nghiên
cứu khoa học và do đó có nhu cầu đọc sách để hoàn thành công trình nghiên
cứu của mình. Vì vậy, ngoài những tài liệu và sách mà giảng viên qui định
phải đọc, còn phải chủ động tìm kiếm thêm nhiều sách báo khác, phù hợp vói
hứng thú hiểu biết của mình.
Đối với sinh viên, một kỹ năng đọc thật tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho
quá trình tự học, tự nghiên cứu. Chính vì vậy, mỗi sinh viên cần nên tự trang
bị cho mình những hành trang, đặc biệt là kỹ năng đọc một cách hiệu quả,
phù hợp để tập trung kiến thức và thu thập kinh nghiệm cho riêng mình.
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
1.2.3. Văn hóa ứng xử với sách
Thuật ngữ văn hóa ứng xử đã tồn tại hàng ngày trong đời sống của con
người. Văn hóa ứng xử chính là cách mà con người thể hiện thái độ của mình
với người khác và với môi trường xung quanh.
Sách báo chính là sự kết tinh, đúc rút từ văn hóa ngàn đời mang lại, là
những giá trị văn hóa vô cùng quý báu của toàn nhân loại.Văn hóa ứng xử với
sách thể hiện ở việc mỗi người có tôn trọng những cuốn sách, những sản
phẩm trí tuệ của người khác hay không ? Cách đối xử với một cuốn sách như
thế nào?
Ngày nay, sự xuất hiện các hành vi của người đọc hay của sinh viên sau
khi đọc sách như: làm tổn hại những cuốn sách, làm mất đi giá trị cao quý của
nó, quăng quật, cắt xé, vẽ bậy lên sách. Những hành động như vậy sẽ làm ảnh
hưởng xấu đến việc tiếp nhận tri thức và văn hóa ứng xử với sách.
1.3. Các yếu tố tác động đến “văn hóa đọc”
Văn hóa đọc chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như : Môi trường xã
hội, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nghề nghiệp, lứa tuổi, trình độ văn
hóa,…
1.3.1. Yếu tố Chủ quan:
1.3.1.1. Nghề nghiệp
Nghề nghiệp là một yếu tố ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống tinh
thần của con người. Đó cũng là một trong những hoạt động lao động ảnh
hưởng lớn đến nhu cầu đọc. Những nghề nghiệp khác nhau chắc chắn sẽ có
những nhu cầu và kỹ năng đọc khác nhau.
Mỗi nghề nghiệp nảy sinh một nhu cầu đọc khác nhau như: với những
học sinh và sinh viên sẽ có nhu cầu đọc các loại tài liệu phục vụ cho học tập,
giải trí,..; với những người lao động chân tay thì nhu cầu đọc sẽ không cụ thể
như với những người là lao động trí óc,..
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
1.3.1.2. Lứa tuổi
Ở mỗi độ tuổi khác nhau, văn hóa đọc lại có những cấp độ khác nhau
do ảnh hưởng của tâm sinh lý lứa tuổi:
- Tuổi thiếu nhi: Văn hóa đọc đang trong quá trình hình thành và phát
triển , có nhiều biến động.
- Tuổi trưởng thành: Đây là giai đoạn nhận thức thế giới. do đó, việc
đọc tập trung chủ yếu phục vụ cho việc học tập và giải trí.
- Tuổi lao động: Đây là giai đoạn văn hóa đọc biểu hiện rõ nét nhất.
việc đọc chủ yếu phục vụ cho quá trình nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu công
việc và hiểu biết xã hội.
1.3.1.3. Trình độ văn hóa
Trình độ văn hóa là yếu tố tác động nhiều nhất tới văn hóa đọc . Tri
thức càng cao thì nhu cầu đọc càng sâu, đòi hỏi nhiều phương thức thảo mãn
khác nhau , kỹ năng đọc càng hoàn thiện.
1.3.2. Yếu tố Khách quan:
1.3.2.1. Môi trường xã hội
Môi trường xã hội có ảnh hưởng lớn tới văn hóa đọc. Văn hóa đọc ở
mỗi giai đoạn , mỗi thời kỳ lịch sử lại có những biểu hiện khác nhau.
Từ trước thế kỷ XIX: sách là tài sản quý giá của con người, là phương
tiện có hiệu quả nhất ghi lại các giá trị văn hóa nhân loại truyền lại cho các
thế hệ kế cận. Văn hóa đọc là công cụ quan trọng giúp mỗi người và cả xã hội
tiếp nhận thông tin , tri thức.
Cùng với sự phát triển của xã hội và những thành tựu của công nghệ
thông tin và truyền thông, nhiều phương tiện nghe nhìn xuất hiện đã phần nào
làm giảm bớt vai trò của văn hóa đọc. Có những giai đoạn văn hóa đọc dường
như bị văn hóa nghe nhìn lấn át, đặc biệt đối với lớp trẻ. Bị lôi cuốn bởi
những văn hóa nghe nhìn hiện đại,một bộ phận thanh niên trở nên thờ ơ với
sách, lười đọc sách. Hậu quả của nó dẫn đến tình trạng không có chiều sâu tri
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
thức, lười vận động, thiếu tính sáng tạo tìm tòi đối với mỗi sinh viên trong
mọi lĩnh vực học tập và xã hội.
Tuy nhiên, mỗi hoạt động đều có hai mặt của nó, không phải văn hóa
nghe nhìn là không tốt và việc nói văn hóa nghe nhìn lấn át văn hóa đọc
truyền thống là không hoàn toàn đúng. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã
hội với sự bùng nổ công nghệ cao, áp dụng mọi tiên tiến của thành tựu khoa
học công nghệ hiện đại, văn hóa đọc sẽ có sự lồng ghép kết hợp với văn hóa
nghe nhìn như một sự tất yếu trong một hình thức mới, một khuôn phép mới
mà con người ta biết cách làm hài hòa chúng. Nhờ đó mà việc đọc để tiếp thu
thông tin tri thức, đọc để tìm tòi sáng tạo, đọc để học sẽ không hề bị mất đi
mà còn được bổ trợ một cách nhịp nhàng để trở thành một nhu cầu thiết yếu
của mỗi cá nhân và của toàn xã hội. Trong đó, lớp sinh viên là đối tượng đặc
biệt.
1.3.2.2. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật
Trước khi kỹ nghệ in ấn xuất hiện và trở nên phổ biến, những tri thức
của nhân loại được lưu truyền bằng nhiều cách khác nhau như : truyền miệng,
khắc trên gỗ, trên đá,… khi đó, vốn tài liệu là rất ít và còn đơn giản. Văn hóa
đọc thời kỳ này còn chưa được phổ biến . Hiện nay, trước những thành tựu
của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, cùng với sự bùng nổ thông tin,
các nguồn thông tin được truyền đi nhanh chóng và đáp ứng mọi nhu cầu của
bạn đọc.
Trước kia, phương tiện tồn tại của văn hóa là sách, đồng thời đó cũng
là phương tiện truyền truyền tải nên văn minh của nhân loại qua mọi thời đại.
Ngày nay, xuát hiện một phương tiện tồn tại khác đó chính là “mạng thông
tin”. Con người không thể phủ nhận được sự tiện ích do công nghệ hiện đại
mang lại, tuy nhiên, sự tiến bộ của khoa học công nghệ ấy lại tình cờ đặt văn
hóa đọc đứng trước một cơ hội với sự phát triển của hàng loạt các nguồn tin
phong phú và đa dạng . Và cũng từ đó, nhu cầu đọc của con người ngày càng
được đáp ứng hơn, văn hóa đọc cũng từ đó mà phát triển nhạnh mẽ hơn.
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
Ngày nay, thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã mang
lại nhiều lợi ích cho con người. Con người không chỉ được đọc trên sách vở
mà còn có thể đọc mọi lúc,mọi nơi nhờ có internet. Vật liệu chứa đựng thông
tin ngày càng phong phú và đa dạng ( băng từ, đĩa từ, CD – ROM,…), tạo
điều kiện cho văn hóa đọc phát triển rực rỡ hơn.
1.3.2.3. Sự gia tăng của số lượng xuất bản phẩm.
Trong những năm gần đây, sự gia tăng nhanh trong của ngành xuất bản
đã đánh dấu sự phát triển cả về số lượng và chất lượng nhờ vào sự tiên tiến
hiện đại của máy móc in ấn. Số lượng sách báo có sự gia tăng cả về nội dung,
mẫu mã, hình thức, mọi lĩnh vực đều đa dạng và phong phú. Số lượng sách
báo bình quân trên đầu người tăng mạnh. Nhiều nhà sách đã chủ động có
những chủ trương đổi mới nhằm thu hút bạn đọc.
Ngành xuất bản có những bước tiến vượt bậc như vậy chính là nền tảng
cho việc phát triển văn hóa đọc. Đây cũng là cách tiếp cận tốt nhất giúp cho
nhiều bạn đọc có cơ hội được trau dồi tri thức, tiếp thu những giá trị quý hiếm
từ sách báo. Tuy nhiên, vẫn còn một khía cạnh là có nhiều cuốn sách giá còn
khá đắt, nhiều cuốn sách có nội dung chưa thực sự phù hợp với nhu cầu người
dùng. Chính vì vậy hiện tượng xuất bản sách một cách tràn lan sẽ ảnh hưởng
đến khả năng kiểm soát và chất lượng văn hóa đọc.
1.3.2.4. Phương pháp dạy và học trong nhà trường.
Trong cơ chế đào tạo theo quy chế tín chỉ hiện nay mà rất nhiều trường
Đại học đã áp dụng, phương pháp dạy và học trong các trường có ảnh hưởng
rất lớn đến văn hóa đọc của sinh viên. So với nền giáo dục tân tiến của các
nước phương tây, nền giáo dục bậc Đại học nước ta hiện nay còn tập trung
nhiều điểm yếu và nổi bật trong đó là phương pháp dạy và học chưa khoa học.
Nội dung giảng dạy mang nặng tính lý thuyết mà chưa vận dụng nhiều về
thực tập, thực tế. Vẫn tồn tại hình thức dạy và học theo kiểu thụ động, điều đó
khiến cho tư duy của sinh viên không rõ ràng, thiếu tính chủ động sáng tạo và
không có chính kiến của riêng mình.
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
Phương pháp dạy - học mới sẽ rút ngắn thời gian giảng dạy lý thuyết
trên cơ sở sinh viên được cung cấp nguồn thông tin dồi dào trước khi lên lớp,
tăng thời gian tự học của sinh viên với sự trợ giúp của thư viện.
Việc đào tạo theo hình thức truyền thống như vậy đã làm ảnh hưởng
đến cách tiếp thu của sinh viên. Sinh viên chỉ học khi bắt đầu các kỳ thi, chỉ
làm bài khi có yêu cầu bắt buộc. Sở dĩ, sinh viên lười học, lười đọc là do tâm
lý ngại phải tư duy sáng tạo, không chủ động với việc học của mình dần dần
tạo thành khó quen khó sửa và thói quen cho việc dành thời gian để đọc sách,
nghiền ngẫm dần mất đi. Đó cũng chính là một cảnh báo cho việc văn hóa đọc
ngày một suy giảm.
1.3.2.5. Chất lượng hoạt động của hệ thống thư viện
Trong mạng lưới Thư viện khắp nước ở Việt nam, Thư viện đại học là
một định chế đã có từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, vai trò tích cực của Thư
viện đại học trong việc đóng góp cho sự phát triển của đất nước vẫn còn là
một vấn đề mới mẻ đối với người Việt nam. Trong tiến trình phát triển, thư
viện các nước trên thế giới ngày nay đã từ lâu thoát khỏi khía cạnh tĩnh của
những kho chứa sách và phòng đọc sách để trở thành năng động hơn. Cho phù
hợp với tiến trình phát triển năng động này của các thư viện trên thế giới, Thư
viện đại học ở Việt nam ngày nay cần xác định vai trò chính sau đây:
- Thư viện là một trung tâm thông tin tư liệu.
- Thư viện là một động lực đóng góp vào việc cải tiến giáo dục, đổi
mới giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực.
- Thư viện góp phần đổi mới phương pháp dạy - học, tạo môi trường tự
học và tự nghiên cứu, kích thích sự chủ động của người học.
- Đồng thời, Thư viện trường Đại học cung cấp các phương tiện và
hướng dẫn cho sinh viên phương pháp sử dụng tài liệu một cách hệ thống đáp
ứng tối đa nhu cầu của họ.
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
- Nghiên cứu, quản lý, rèn luyện thói quen, hứng thú đọc của sinh viên,
giúp họ hoàn thiện phương pháp tự học, tự rèn luyện, tự vận dụng một cách
sáng tạo từ lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống một cách hiệu quả.
- Luôn quán triệt và thường xuyên trau dồi, bổ sung, nâng cao trình độ
cũng như chất lượng của đội ngũ cán bộ thư viện, phục vụ tốt nhất mmoij nhu
cầu bạn đọc.
Đến thư viện, hoạt động chủ yếu và duy nhất là đọc. Việc đọc có thực
sự hiệu quả hay không là kết quả của chất lượng hoạt động của thư viện có
đáp ứng một cách toàn diện hay không? Đó cũng là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến văn hóa đọc của sinh viên.
1.3.2.6. Ảnh hưởng của Internet và các phương tiện truyền thông
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các phương
tiện truyền thông điện tử, tin học đã góp phần đẩy nhanh quá trình tiếp cận
các nguồn thông tin – tri thức mới không chỉ trong nước mà cả nước ngoài.
Đồng thời nó cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các lĩnh vực trong
xã hội mang lại những tiện ích nhất định. Tuy nhiên, nó cũng mang tới một số
ảnh hưởng tiêu cực đặc biệt là giới trẻ mà đối tượng chính là học sinh, sinh
viên.
Xã hội phát triển kéo theo điều kiện đọc của sinh viên có thay đổi. Rất
nhiều loại sách được xuất bản, sách tràn lan trên thị trường và sinh viên có thể
lựa chọn sách theo sở thích cũng như nhu cầu đọc của họ. Nhưng sinh viên
ngày nay hầu như không hứng thú với việc đọc sách, sự phong phú của nhiều
kênh thông tin trên mạng Internet, trên truyền hình…đã làm phần nào làm
giảm đi hứng thú để họ tìm kiếm những cuốn sách hay.
Sinh viên ngày nay có rất nhiều phương tiện thông tin giải trí khác
ngoài thời gian học tập, họ lên mạng Internet tìm kiếm thông tin, đáp ứng nhu
cầu giải trí. Trong khi, thời gian đó họ có thể tự bổ sung kiến thức và thông
tin mới phục vụ cho việc học tập.
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
Việc tiếp cận với sách và lười đọc sách đã khiến cho sinh viên ít tư duy
sáng tạo, không nghiền ngẫm đọc hiểu một cuốn sách theo đúng nghĩa của nó.
Tuy nhiên không thể phủ nhận sự phát triển cuả các phương tiện thông
tin hiện đại và cũng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho sự phát triển đó làm ảnh
hưởng đến văn hóa đọc của sinh viên. Mà vấn đề cần phải xem xét thực tế ở
đây là việc sinh viên đọc gì? Và đọc như thế nào cho hiệu quả?
Thực tế, tài nguyên thông tin trên Internet rất lớn, có rất nhiều thông tin
bổ ích để phục vụ cho quá trình học tập của sinh viên. Tuy nhiên, phần lớn
sinh viên lại không biết tận dụng Internet để học tập hiệu quả. Đối với văn
hóa đọc của sinh viên, sinh viên thường không chủ động tìm đọc tài liệu phục
vụ học tập, thụ động, chỉ đọc những tài liệu giáo trình và tài liệu giảng viên
cung cấp. Điều đó đang dẫn đến một thực trạng là sinh viên đọc để đối phó,
đọc nhưng không nắm rõ nội dung cuốn sách mình đang đọc.
1.4. Chức năng của văn hóa đọc
Văn hóa đọc là hoạt động văn hóa của con người thông qua việc đọc
sách báo, tạp chí, tài liệu để tiếp nhận và xử lý thông tin tri thức một cách
khoa học, bổ ích.
Văn hóa đọc có vai trò và chức năng cho người đọc nhiều thông tin,
giúp người đọc nâng cao sự hiểu biết và tri thức thông qua việc đọc sách báo
và nghiên cứu taì liệu, văn hóa đọc có chức năng sau:
1.4.1. Chức năng cung cấp thông tin, tri thức
Thông tin là những tin tức, sự kiện, những vấn đề …được truyền đi từ
nơi phát sinh, sản xuất như báo chí, sách, các trung tâm khoa học kĩ thuật, khí
tượng thủy văn…, để cho nhiều người được biết. Trong các loại tin tức thì
báo chiếm dung lượng rất lớn và quan trọng, tin tức báo chí không chỉ là bản
chất mà còn là một loại hình văn hóa bởi tin tức báo chí là loại hình văn hóa
bao hàm các giả định về các vấn đề quan tâm, vấn đề có ý nghĩa, thời điểm và
địa điểm chúng ta sống và một loạt hoạt động những suy xét mà chúng ta cho
là nghiêm túc.
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
Thật vậy, khi cuộc sống hiện nay ngày càng phát triển, rất nhiều các
vấn đề được quan tâm và cập nhật thường xuyên, có tác động và ảnh hưởng
lớn đến tâm lý cũng như các hoạt động của con người. Đồng thời đáp ứng mọi
nhu cầu mà con người cần có trong xã hội hiện đại.
Trong cuộc sống con người rất cần những thông tin để đáp ứng cho
cuộc sống sinh tồn của mình. Có rất nhiều loại tin tức chứa các thông tin về
đời sống xã hội và cách phân loại tin tức căn cứ vào các cấp độ khác nhau, có
thể phân loại tin tức thành:
+ Tin tức thường nhật: về thời tiết, giá cả thị trường, chính sách mới
của nhà nước, các chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật,…
+ Tin tức khẩn cấp: Bão lũ, động đất, các loại dịch bệnh nguy hiểm như
cúm gia cầm,…
+ Tin tức bí mật: ( Tình báo, quân sự, vũ khí, hạt nhân,…)
Sau khi nắm bắt được thông tin từ những tin tức đó, việc xử lý thông
tin là một yêu cầu cần thiết.
Ví dụ: Sau khi nghe bản tin dự báo thời tiết, ngày mai có bão đổ bộ vào
địa phận nước ta, người ta sẽ thăm dò lại mái che hay chuẩn bị những vật
dụng cần thiết để chống bão. Hoặc khi biết thông tin có giao lưu trực tiếp với
nghệ sỹ yêu thích, người quan tâm sẽ tìm mua vé để tham dự chương trình để
giao lưu và chiêm ngưỡng,…
Ngoài nhu cầu nắm bắt các thông tin con người còn có nhu cầu cao hơn
đó là nhu cầu về tri thức, tìm hiểu tri thức, tiếp thu tri thức và lĩnh hội tri thức
nhằm phục vụ cho những hoạt động thiết thực như học tập, nghiên cứu hay
sáng tạo.
Tri thức cũng bao gồm nhiều loại và nhiều cách phân loại khác nhau,
căn cứ vào cấp độ người ta có thể phân loại tri thức như sau:
+ Tri thức cảm tính và tri thức lý tính.
+ Tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận.
+ Tri thức tiền khoa học và tri thức khoa học.
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
Văn hóa đọc chứa đựng trong mình những giá trị tri thức xác định và
nó cung cấp những giá trị tri thức lớn ấy cho nhân loại thông qua sách báo.
Những giá trị truyền thống ấy sẽ được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ
thế hệ này sang thế hệ khác và khắp nơi trên thế giới.
1.4.2. Chức năng giáo dục
Văn hóa đọc được khắc họa rõ nét thông qua nhiều những tấm gương
tốt, Chính những nhân cách tốt, những tấm gương tiêu biểu đặc sắc trong các
tác phẩm văn học – nghệ thuật đã góp phần to lớn trong việc hướng lối và
giáo dục lỗi sống đặc biệt là nhân cách của con người.
Thanh niên là thế hệ dễ bị tác động bởi lối sống xấu, thói quen xấu
nhưng cũng là thế hệ cởi mở, dễ tiếp cận những giá trị tiến bộ và văn minh.
Những nhân vật điển hình, là những hình tượng tiêu biểu trong các tác phẩm
văn học sẽ là những tấm gương hình thành nhân cách để thanh niên, học sinh,
sinh viên học tập và phát huy.
Những tác phẩm ấy đã góp phần không nhỏ giúp cải thiện những lối
sống vô văn hóa, những nhân cách sống bị mài mòn bởi những thói hư tật xấu
của xã hội hiện đại. Hàng loạt những tác phẩm có giá trị mang nội dung và
âm hưởng về những tấm gương nghị lực của tuổi trẻ, vượt lên trên số phận,
như: “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, “Thép Đã Tôi Thế Đấy”, “ Mãi Mãi Tuổi
Hai Mươi”,… Đây chính là những hình ảnh tiêu biểu về những thế hệ thanh
niên anh hùng của mọi thời đại đã được nhiều bạn trẻ đón nhận và noi theo.
Thanh niên hiện nay ngày càng trở nên năng động, nhạy bén. Trong khi
công nghệ thông tin phát triển, họ có thể dễ dàng trao đổi thông tin cho nhau
bằng những chia sẻ thông qua mạng Internet. Vì vậy, việc định hướng cho
thanh niên, sinh viên ngày nay về ý nghĩa to lớn của lòng yêu nước và niềm tự
hào dân tộc và tình bạn trong sáng thông qua sách báo và các tác phẩm văn
chương có nội dung lành mạnh, cuốn hút là việc rất cần thiết và quan trọng.
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
Tải bản FULL (76 trang): https://bit.ly/3cI5dcp
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
1.4.3. Chức năng giải trí
Cuộc sống hiện đại ngày nay có rất nhiều những áp lực từ công việc,
gánh nặng mưu sinh, học tập. Điều này khiến con người trở nên bị căng thẳng
và stress kéo dài. Để có thể giải tỏa những căng thẳng, người ta thường tìm
cho mình những thú vui như: chơi thể thao, xem ti vi, giải trí trên mạng để
giải trí. Văn hóa đọc với các tác phẩm văn học, những câu chuyện, những bài
thơ hay và có nội dung ý nghĩa, trong sáng có thể giúp người ta quên đi
những lo toan hàng ngày và áp lực công việc.
1.5. Sự thay đổi hình thức lưu trữ tài liệu và tác động của nó tới văn hóa
đọc.
Từ khi chữ viết xuất hiện cũng là lúc văn hóa đọc được hình thành và
hình thức lưu trữ thông tin chủ yếu là trên giấy. Sự phát triển và thay đổi
nhanh chóng của xã hội kéo theo các phương tiện lưu trữ thông tin cũng thay
đổi và ngày càng tiên tiến, hiện đại hơn nhờ mạng intenet và công nghệ thông
tin. Từ chữ viết được khắc trên đất sét, mai rùa, chữ viết trên thẻ tre, rồi đến
chữ viết trên giấy và ngày nay nó đang được số hóa và được lưu trữ dưới
dạng tài liệu điện tử. Sự thay đổi hình thức lưu trữ và dạng tồn tại của sách có
ảnh hưởng lớn đến văn hóa đọc.
Dạng tài liệu truyền thống lưu trữ trên giấy là một dạng tài liệu quen
thuộc với hầu hết người Việt Nam và rất lâu nữa sách mới có thể bị thay thế
bởi một loại hình tài liệu khác.
Tài liệu in ấn đã tạo ra thói quen rất phổ biến và còn là một nét đẹp văn
hóa hiện nay đó là thói quen ”tặng biếu” nhau những cuốn sách hay. Hầu hết
các giá trị văn hóa đều được lưu trữ và giữ gìn bởi nó mang tính truyền thống.
Để cải thiện và phục vụ hơn nữa nhu cầu của người đọc ngành xuất bản đã
không ngừng hoàn thiện mình đưa ra những cuốn sách có chất lượng về nội
dung và thu hút về hình thức.
Ngành xuất bản đã và đang trong giai đoạn phát triển, đạt được nhiều
thành tựu mới mẻ, số lượng đầu sách tăng lên mỗi năm, đội ngũ làm sách
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
Tải bản FULL (76 trang): https://bit.ly/3cI5dcp
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
ngày càng chuyên nghiệp, hướng tới đáp ứng nhu cầu của người đọc. Trong
khi giới trẻ đang bị ảnh hưởng của Internet thì các nhà xuất bản đã nỗ lực
trong việc ấn hành những đầu sách đảm bảo chất lượng về nội dung và hình
thức. Xây dựng các trang web nhằm phục vụ bạn đọc tốt hơn. Và vì vậy dạng
tài liệu in ấn truyền thống vẫn chiếm ưu thế trong xã hội hiện nay.
Tuy nhiên, do sự tác động của công nghệ thông tin, sự phát triển của
khoa học kĩ thuật, cuộc sống của con người có những thay đổi nhất định mà
trong đó dạng thức tồn tại của tri thức cũng thay đổi theo. Sách từ dạng tồn tại
trên dạng tài liệu truyền thống là sách in nay chuyển dần sang sách điện tử.
Công nghệ thông tin phát triển, Internet phủ sóng rộng khắp đến mọi
lĩnh vực trong đời sống con người, việc đọc sách trên mạng đang trở thành
trào lưu và ưu thế được giới trẻ đón nhận một cách hào hứng. Giới trẻ ở hầu
hết các nước trên thế giới có sở thích đọc sách qua điện thoại di động bằng
các phần mềm đọc sách trực tuyến hơn là đọc các cuốn sách in truyền thống.
Giới trẻ ở Việt Nam cũng đã tiếp cận với những trang web đọc truyện
online, đọc sách điện tử và có một thực tế là mua bán sách qua mạng internet.
Công nghệ thông tin với những thiết bị lưu trữ dữ liệu một cách nhỏ gọn và
tiện dụng, bằng các tiến bộ của công nghệ thông tin, chỉ bằng một số thủ thuật
đơn giản thì có thể lưu trữ hàng trăm cuốn sách vào bộ nhớ.
Thư viện điện tử ra đời có khả năng kết nối mọi người trên thế giới tạo
thành một diễn đàn trao đổi học tập. Trước kia, thư viện truyền thống với
những giá sách dày đặc và được bố trí thiếu khoa học. Ngày nay, máy vi tính
nối mạng và các thiết bị số đã làm cho việc tiếp cận thông tin không chỉ đơn
giản mà còn tiện dụng.
Dù là ở lĩnh vực nào: Sách toán học, văn học, khoa học kỹ thuật hay
văn hóa nghệ thuật, người đọc có thể tìm kiếm nhanh chóng nhờ các công cụ
tìm kiếm trên Internet. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của các trang thiết bị công
nghệ số ngày càng hiện đại, tiện dụng như các máy tính xách tay, máy tính
bảng...thuận tiện cho người đọc muốn đọc sách, tìm tòi và ham đọc có thể tra
Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
4125181

More Related Content

What's hot

vấn đề con người.pptx
vấn đề con người.pptxvấn đề con người.pptx
vấn đề con người.pptxGenie Nguyen
 
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lýđốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lýHọc Huỳnh Bá
 
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpQuy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpSophie Nguyen
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...canhpham123
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninCandy Nhok
 
Phạm trù, Cái chung và Cái riêng
Phạm trù, Cái chung và Cái riêngPhạm trù, Cái chung và Cái riêng
Phạm trù, Cái chung và Cái riêngPhngAnhTrng1
 
Bài giảng môn học phương pháp nghiên cứu khoa học
Bài giảng môn học phương pháp nghiên cứu khoa họcBài giảng môn học phương pháp nghiên cứu khoa học
Bài giảng môn học phương pháp nghiên cứu khoa họcHuynh MVT
 
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuậtVì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuậtluanvantrust
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậptrungcodan
 
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le ninOn tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le ninlongly
 
Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Trung tâm_08322212092019
Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Trung tâm_08322212092019Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Trung tâm_08322212092019
Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Trung tâm_08322212092019PinkHandmade
 
Nghe thuat va cai dep
Nghe thuat va cai depNghe thuat va cai dep
Nghe thuat va cai depPhuong Ngo
 
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.comTronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.comThùy Linh
 
Tam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongTam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongforeman
 

What's hot (20)

vấn đề con người.pptx
vấn đề con người.pptxvấn đề con người.pptx
vấn đề con người.pptx
 
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lýđốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
 
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị họcBài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
 
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpQuy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
 
Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luậnPhong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
 
Cấu trúc nhân cách
Cấu trúc nhân cáchCấu trúc nhân cách
Cấu trúc nhân cách
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lênin
 
Phạm trù, Cái chung và Cái riêng
Phạm trù, Cái chung và Cái riêngPhạm trù, Cái chung và Cái riêng
Phạm trù, Cái chung và Cái riêng
 
Bài giảng môn học phương pháp nghiên cứu khoa học
Bài giảng môn học phương pháp nghiên cứu khoa họcBài giảng môn học phương pháp nghiên cứu khoa học
Bài giảng môn học phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY - zalo=> 09092...
Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY - zalo=> 09092...Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY - zalo=> 09092...
Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY - zalo=> 09092...
 
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuậtVì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tập
 
Bài mẫu Tiểu luận quản lý nhà nước về y tế, HAY
Bài mẫu Tiểu luận quản lý nhà nước về y tế, HAYBài mẫu Tiểu luận quản lý nhà nước về y tế, HAY
Bài mẫu Tiểu luận quản lý nhà nước về y tế, HAY
 
On tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le ninOn tap thi triet hoc mac le nin
On tap thi triet hoc mac le nin
 
Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Trung tâm_08322212092019
Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Trung tâm_08322212092019Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Trung tâm_08322212092019
Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Trung tâm_08322212092019
 
Nghe thuat va cai dep
Nghe thuat va cai depNghe thuat va cai dep
Nghe thuat va cai dep
 
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.comTronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
 
Đề án lập kế hoạch kinh doanh bán hàng qua mạng - TOPICA
Đề án lập kế hoạch kinh doanh bán hàng qua mạng - TOPICAĐề án lập kế hoạch kinh doanh bán hàng qua mạng - TOPICA
Đề án lập kế hoạch kinh doanh bán hàng qua mạng - TOPICA
 
Tam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongTam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuong
 

Similar to Nghiên cứu văn hóa đọc của Sinh viên trước thực trạng phát triển của văn hóa nghe nhìn

Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...nataliej4
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.ssuser499fca
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMột số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMan_Ebook
 
Tìm Hiểu Công Tác Đào Tạo Người Dùng Tin Tại Trung Tâm Thông Tin – Thư Viện Đ...
Tìm Hiểu Công Tác Đào Tạo Người Dùng Tin Tại Trung Tâm Thông Tin – Thư Viện Đ...Tìm Hiểu Công Tác Đào Tạo Người Dùng Tin Tại Trung Tâm Thông Tin – Thư Viện Đ...
Tìm Hiểu Công Tác Đào Tạo Người Dùng Tin Tại Trung Tâm Thông Tin – Thư Viện Đ...HanaTiti
 
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...jackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học về Quá trình tiếp nhận tác phẩm của tô hoài
Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học về Quá trình tiếp nhận tác phẩm của tô hoàiLuận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học về Quá trình tiếp nhận tác phẩm của tô hoài
Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học về Quá trình tiếp nhận tác phẩm của tô hoàiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Mind map lop 10 (doc thu)
Mind map lop 10 (doc thu)Mind map lop 10 (doc thu)
Mind map lop 10 (doc thu)mcbooksjsc
 
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Nghiên cứu văn hóa đọc của Sinh viên trước thực trạng phát triển của văn hóa nghe nhìn (20)

Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.Luận văn thạc sĩ sư phạm.
Luận văn thạc sĩ sư phạm.
 
Luận văn: Hệ thống rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh
Luận văn: Hệ thống rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinhLuận văn: Hệ thống rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh
Luận văn: Hệ thống rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đLuận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
 
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMột số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
 
Tìm Hiểu Công Tác Đào Tạo Người Dùng Tin Tại Trung Tâm Thông Tin – Thư Viện Đ...
Tìm Hiểu Công Tác Đào Tạo Người Dùng Tin Tại Trung Tâm Thông Tin – Thư Viện Đ...Tìm Hiểu Công Tác Đào Tạo Người Dùng Tin Tại Trung Tâm Thông Tin – Thư Viện Đ...
Tìm Hiểu Công Tác Đào Tạo Người Dùng Tin Tại Trung Tâm Thông Tin – Thư Viện Đ...
 
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
 
Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...
Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...
Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...
 
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đDạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
 
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học về Quá trình tiếp nhận tác phẩm của tô hoài
Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học về Quá trình tiếp nhận tác phẩm của tô hoàiLuận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học về Quá trình tiếp nhận tác phẩm của tô hoài
Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học về Quá trình tiếp nhận tác phẩm của tô hoài
 
Mind map lop 10 (doc thu)
Mind map lop 10 (doc thu)Mind map lop 10 (doc thu)
Mind map lop 10 (doc thu)
 
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đLuận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Recently uploaded (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Nghiên cứu văn hóa đọc của Sinh viên trước thực trạng phát triển của văn hóa nghe nhìn

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN ------------ BÙI THỊ PHƯƠNG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỚC THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA NGHE NHÌN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học : QH - 2009 - X HÀ NỘI – 2013 Khóa luận tốt nghiệp
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN ------------ BÙI THỊ PHƯƠNG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỚC THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA NGHE NHÌN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: THÔNG TIN – THƯ VIỆN Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học : QH - 2009 - X NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Nghiêm Xuân Huy HÀ NỘI – 2013 Khóa luận tốt nghiệp
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và rèn luyện tại khoa Thông tin – Thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội. Tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo từ phía các Thầy giáo, Cô giáo trong và ngoài nhà trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Thầy giáo : TS. Nghiêm Xuân Huy, đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc Thư viện Thành phố Hà Nội cùng toàn thể cán bộ nhân viên thư viện đã tạo mọi điều kiện cho tôi được thực tập nghiên cứu và khảo sát tại thư viện để phục vụ cho đề tài của mình. Trong thời gian ngắn và trình độ bản thân có hạn, nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến chỉ bảo, đóng góp của các Thầy Cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn và bản thân có thêm nhiều tri thức cần thiết để áp dụng một cách có hiệu quả trong công tác sau này. Hà Nội, ngày.....tháng.....năm ....2013 Sinh viên Bùi Thị Phương Khóa luận tốt nghiệp
  • 4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội ĐH KHXH & NV Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TVHN Thư viện Hà Nội TH.S Thạc Sĩ T.S Tiến Sĩ SV Sinh viên DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Khóa luận tốt nghiệp
  • 5. Biểu đồ Số trang Hình 1- Biểu đồ thể hiện Lượt bạn đọc và số lượt luân chuyển sách, báo tại Thư viện Thành phố Hà Nội 35 Hình 2- Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm của sinh viên tới các lĩnh vực tài liệu 39 Hình 3- Biểu đồ thể hiện thời gian dành cho việc tự học của sinh viên 43 Hình 4- Biểu đồ thể hiện thói quen ghi chép, hệ thống hóa kiến thức 45 Hình 5- Biểu đồ thể hiện hành vi ứng xử với sách báo của sinh viên 47 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ Bảng biểu và sơ đồ Số trang Bảng 1: Bảng thống kê kết quả điều tra dưới đây cho thấy cụ thể mức độ quan tâm của sinh viên tới các lĩnh vực tài liệu 38 Sơ đồ 1 - Sơ đồ ba vòng tròn giao nhau về khái niệm “văn hóa đọc” 9 Sơ đồ 2 - Sơ đồ thể hiện vai trò của sách báo trong quá trình học tập của sinh viên 53 MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1 Khóa luận tốt nghiệp
  • 6. 1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4 5. Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài...................................................... 5 6. Bố cục Khóa Luận.......................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA ĐỌC................... 7 1.1. Khái niệm về “Văn hóa đọc”........................................................................ 7 1.1.1. Khái niệm.................................................................................................. 7 1.1.2. Vai trò của “văn hóa đọc”......................................................................... 13 1. 2. Các yếu tố cấu thành “văn hóa đọc”............................................................ 14 1.2.1. Nhu cầu đọc và Hứng thú đọc.................................................................... 14 1.2.2. Kỹ năng đọc................................................................................................ 16 1.2.3. Văn hóa ứng xử với sách............................................................................ 18 Khóa luận tốt nghiệp
  • 7. 1.3. Các yếu tố tác động đến “văn hóa đọc” ....................................................... 18 1.3.1. Yếu tố Chủ quan......................................................................................... 18 1.3.2. Yếu tố Khách quan..................................................................................... 19 1.4. Chức năng của văn hóa đọc........................................................................... 24 1.4.1. Chức năng cung cấp thông tin, tri thức..................................................... 24 1.4.2. Chức năng giáo dục................................................................................... 26 1.4.3. Chức năng giải trí...................................................................................... 27 1.5. Sự thay đổi hình thức lưu trữ tài liệu và tác động của nó đến văn hóa đọc........................................................................................................................ 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỚC SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA NGHE NHÌN......................... 30 2.1. Nhận xét chung về thực trạng văn hóa đọc của sinh viên trước thực trạng phát triển của văn hóa nghe nhìn.......................................................................... 30 2.2. Sự đa dạng trong nhu cầu và hứng thú đọc sách..................................... 33 2.2.1. Nhu cầu đọc, hứng thú đọc......................................................................... 34 2.2.2.. Kỹ năng đọc............................................................................................... 44 Khóa luận tốt nghiệp
  • 8. 2.2.3. Văn hóa ứng xử với sách............................................................................ 47 2.3. Sự ảnh hưởng của văn hóa nghe nhìn và mối quan hệ với văn hóa nghe nhìn...................................................................................................................... 48 2.4. Mối quan hệ mật thiết giữa văn hóa đọc với phương pháp học tập của sinh viên........................................................................................................ 51 2.4.1. Đặc điểm và phương pháp học tập của sinh viên...................................... 51 2.4.2 Vai trò của văn hóa đọc đối với việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên................................................................................................................ 53 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG SINH VIÊN......................................................................................................... 57 3.1. Đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa đọc............................................................. 57 3.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của các thư viện.......................................... 59 3.2.1. Tăng cường nguồn lực thông tin................................................................ 59 3.2.2. Tăng cường đào tạo người dùng tin........................................................... 60 3.2.3. Nâng cao trình độ cán bộ thư viện và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cũng như hoạt động của thư viện.................................................................... 60 3.3. Đổi mới nội dung , chương trình và phương pháp giảng dạy....................... 61 Khóa luận tốt nghiệp
  • 9. 3.4. Nâng cao vai trò của nhà nước và ngành xuất bản........................................ 62 KẾT LUẬN........................................................................................................ 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 65 Khóa luận tốt nghiệp
  • 10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi chữ viết xuất hiện cùng với ý nghĩa và tầm quan trọng của nó. Và hoạt động in ấn với các phương tiện và hình thức khác nhau phát triển, thì việc đọc sách đã trở thành nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Đọc sách giúp tiếp thu tri thức một cách hiệu quả, thông qua sách, báo mà con người ta đã biết vận dụng sáng tạo vào thực tế đời sống xã hội, mang lại những lợi ích tối ưu cho cuộc sống. Đồng thời, hoạt động đọc còn giúp chia sẻ thông tin, kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác trên khắp thế giới. Có thể nói, hoạt động đọc là việc không thể thiếu trong đời sống, việc đọc đồng nghĩa với việc tư duy và sáng tạo mà nếu không có nó thì sẽ không tồn tại tri thức. Chính vì vây, đã từ lâu trên thế giới đã hình thành một nét đẹp văn hóa mà người ta vẫn gọi là “văn hóa đọc”, một thuộc tính, một bản chất của tri thức. Việc phát triển “văn hóa đọc” đang là một hoạt động cần thiết hiện nay mà hầu hết các thư viện đều hướng đến nhằm giúp bạn đọc có thể tiếp nhận thông tin một cách hiệu quả và nắm bắt tri thức chính xác nhất. “Văn hóa đọc” đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm hồn của toàn nhân loại, có thể nói đây là một vấn đề thu hút sự quan tâm của đông đảo tầng lớp nhân dân cũng như những độc giả yêu “đọc ”. Văn hóa Đọc - một bộ phận của Văn hóa – là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại – xã hội dựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức. Đặc biệt trước sự phát triển của văn hóa nghe nhìn hiện nay, việc nâng cao và phát triển văn hóa đọc là một việc làm hết sức cần thiết đối với mọi đối tượng bạn đọc nhất là đối với nhóm bạn đọc là sinh viên. Quá trình hình thành và phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, điện tử và tin học đã dẫn đến sự bùng nổ thông tin. Con người bị ngập Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
  • 11. trong một thế giới hỗn độn của hàng loạt nguồn thông tin khác nhau. Trong khi nhu cầu thực tế cho việc đọc là không quá tốn kém về thời gian cũng như kinh phí thì nhu cầu đọc chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Điều đó sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn khi giới trẻ ngày nay không còn hứng thú đọc, nó được thể hiện rõ nhất ở việc những bạn đọc trẻ ngày nay không có hứng thú với việc đọc hay văn hóa đọc, họ không quan tâm đến việc nên đọc cái gì, đọc như thế nào để phục vụ cho việc học tập cũng như tư duy giải trí. Tuy nhiên, bất kỳ một tiện ích nào cũng có những mặt trái của nó nếu như chúng ta không biết sử dụng đúng các nguồn lực. Trong những năm gần đây khi mà mạng internet, các phương tiện truyền thông, các phương tiện nghe nhìn phát triển phong phú, rộng rãi thì bạn đọc có rất nhiều phương cách để tìm kiếm thông tin mà mình mong muốn. Chính hoàn cảnh này đã tác động mạnh mẽ tới văn hóa đọc. Sinh viên là tầng lớp trí thức chiếm đông đảo , một lực lượng lao động trí óc lớn nhất trong xã hội tương lai, chủ nhân tương lai của đất nước. Như lời V. Lenin đã dạy, mỗi chúng ta cần phải học suốt đời :“ Học, học nữa, học mãi ”. Những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường và giảng đường Đại học là khoảng thời gian mà mỗi sinh viên cần tích lũy cho mình một kho tàng tri thức mênh mông và vô tận. Từ việc đọc sách giáo trình, đọc tài liệu tham khảo,…đọc sao cho có hiệu quả nhất đã góp phần hình thành nên phong cách đọc, kỹ năng đọc cũng như cái nền văn hóa , tri thức được tích lũy từ đó. Văn hóa Đọc đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ, được quyền lựa chọn. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp dẫn. Vậy sẽ có tương lai nào cho văn hóa đọc trong thời đại thông tin? Cũng bắt đầu từ đây, người ta đặt ra câu hỏi là “ đọc cái gì”? và “đọc như thế nào cho có hiệu quả”? Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
  • 12. Vậy “Văn hóa đọc” đóng vai trò như thế nào đối với quá trình học tập của sinh viên những năm tháng trong nhà trường. Nếu mỗi chúng ta không biết tự trau dồi tri thức, lười tiếp xúc với sách sẽ dẫn đến sự thiếu hụt đi những vốn kiến thức đối với tầng lớp sinh viên. Việc chọn sách cho hợp lý, cách đọc sách hiệu quả và thời gian cho việc đọc sách là những vấn đề cần được quan tâm. Nếu mỗi người không biết chọn sách hợp lý, cách đọc sách không hiệu quả và không có thời gian cho việc đọc sách thì đây sẽ là một nguy cơ xấu đối với sự phát triển của một xã hội như ngày nay . Hệ thống Thông tin - Thư viện cũng luôn gắn liền với văn hóa đọc, việc phát triển văn hóa đọc là góp phần phát triển thư viện và phát triển văn hóa đọc trong tương lai. Chính vì vậy, mỗi thư viện công cộng và các thư viện đại học cũng đã có những hoạt động thiết thực góp phần nâng cao “văn hóa đọc” trong mọi đối tượng bạn đọc nói chung và tầng lớp sinh viên nói riêng. Từng bước phát triển, nâng cấp hệ thống thông tin – thư viện để giúp nâng cao trình độ văn hóa của sinh viên nhằm thúc đẩy quá trình tự đào tạo ngày càng trở nên có hiệu quả. Đồng thời, hệ thống giáo dục nước ta trong những năm gần đây có những bước tiến hết sức quan trọng, đánh dấu sự tiến bộ trong cách tổ chức quản lý và hoạt động rõ ràng nhờ việc đẩy mạnh và áp dụng hiệu quả quá trình tự học của sinh viên để trở thành mục tiêu hướng tới của hầu hết các trường đại học. Từ những quan sát thực tế cũng như qua sự tìm tòi phát hiện các vấn đề cấp thiết của văn hóa đọc tôi đã lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu văn hóa đọc của Sinh viên trước thực trạng phát triển của văn hóa nghe nhìn” làm đề tài Khóa luận. Đề tài được khảo sát tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn và Thư viện Thành phố Hà Nội. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích Khóa luận tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng văn hóa đọc của sinh viên tại các trường Đại học, Cao Đẳng làm cơ sở để định hướng giáo dục Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
  • 13. văn hóa đọc và thúc đẩy quá trình tự đào tạo cho sinh viên đại học cũng như trong hoạt động thư viện. Đồng thời chỉ ra vấn đề cấp thiết cần giải quyết để góp phần nâng cao văn hóa đọc. b. Nhiệm vụ - Nghiên cứu tìm hiểu văn hóa đọc của sinh viên và vai trò của văn hóa đọc với việc nâng cao chất lượng quá trình tự học, tự đọc của sinh viên. - Nắm bắt thực trạng văn hóa đọc của sinh viên trước thực trạng phát triển của văn hóa nghe nhìn. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò và thúc đẩy sự phát triển của văn hóa đọc trong sinh viên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là văn hóa đọc của sinh viên các trường Đại học, cao đẳng. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Để phù hợp với khuôn khổ của một bài khóa luận đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi văn hóa đọc của sinh viên năm 3 trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, sinh viên tới học tập và nghiên cứu tại Thư viện Thành phố Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng: - Đối với phương pháp nghiên cứu định tính: đề tài sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp, Phỏng vấn trực tiếp . - Đối với phương pháp nghiên cứu định lượng: đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và thống kê số liệu. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
  • 14. 5. Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài Chưa bao giờ văn hóa đọc được bàn luận nhiều đến thế. Đặc biệt là thực trạng văn hóa đọc của tầng lớp sinh viên vẫn đang là đề tài nóng thu hút sự quan tâm của hầu hết mọi tầng lớp, các độc giả yêu đọc và của các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang báo giấy hay báo điện tử, hàng loạt các bài luận hay các bài viết có liên quan đến văn hóa đọc với các chủ đề như: Làm thế nào để nâng cao chất lượng văn hóa đọc, Bệnh lười đọc của sinh viên (Nhà Xuất Bản Kim Đồng, số ra ngày 01/10/2007), Văn hóa đọc thời hiện đại (Báo Nhân Dân điện tử, số ra Thứ bảy ngày 29/09/2012), Văn hóa đọc của giới trẻ : Có xuống cấp? (Tạp chí Thanh niên “ Phía Trước” số ra ngày 31/08/2012),… Đây là những chủ đề được bàn luận sôi nổi và được quan tâm bởi nhiều người mà chưa có kết luận. Phải chăng, đây chính là thực trạng đáng lo ngại cho sự phát triển của xã hội hiện tại và trong tương lai. Có một thực tế là hầu hết các vấn đề, bài viết hay các công trình nghiên cứu về văn hóa đọc đều đề cập đến sự suy giảm của văn hóa đọc, nhất là ở văn hóa đọc của thanh niên, sinh viên trước sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng hiện đại của văn hóa nghe nhìn. Rất nhiều những ý kiến về các giải pháp và đề xuất cho việc cải thiện văn hóa đọc trước những ảnh hưởng và tác động đó để góp phần nâng cao chất lượng của văn hóa đọc. Nhưng, có lẽ việc tìm hiểu về bản chất của văn hóa đọc và nguyên nhân dẫn đến sự đi xuống của văn hóa đọc trong xã hội hiện nay chưa thực sự được đề cập một cách sâu sắc và toàn diện. Và việc tìm hiểu những biểu hiện về văn hóa đọc của sinh viên cũng như những biện pháp, phương hướng giúp phát triển văn hóa đọc trong sinh viên chưa thực sự được hoàn thiện. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
  • 15. 6. Bố cục Khóa Luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Nội dung của Khóa luận được chia làm 3 chương như sau: Chương I: Những vấn đề chung về văn hóa đọc Chương II: Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên trong xu thế phát triển của văn hóa nghe nhìn Chương III: Giải pháp phát triển văn hóa đọc trong sinh viên Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
  • 16. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA ĐỌC 1.1. Khái niệm về “Văn hóa đọc” 1.1.1. Khái niệm. Văn hóa Đọc” là một khái niệm chỉ cách nhìn nhận về một phương pháp chuẩn mực và định hướng cho lĩnh vực đọc một cách khoa học. Văn hóa đọc hay hoạt động đọc đã trở thành một nét đẹp của toàn nhân loại. Câu nói nổi tiếng của V.I. Lê Nin về sách và đọc sách đã phần nào gợi nhắc chúng ta về tầm quan trọng của văn hóa đọc: “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa cộng sản”. V.I. Lenin đã chỉ ra rằng: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng là con đường phát triển của biện chứng nhận thức”. Thật vậy, không ai có thể phủ nhận được vai trò của các giác quan và thị giác lại là bộ phận thiết yếu không gì có thể thay thế được. Hoạt động của thị giác nhằm đánh thức mọi giác quan, từ khả năng tư duy đến hành động cũng được sự phân công rõ rệt từ nhiều cấp độ phân chia qua hình ảnh, sự vật sự việc,…Thực tế có rất nhiều những ký ức thông qua thị giác được lưu giữ lại trong tiềm thức và nó duy trì lặp đi lặp lại trong nhiều hoàn cảnh tương tự. Chính xác hơn, cách tư duy qua thị giác chính là hoạt động đọc của con người. Đó chính là việc đọc bằng mắt qua các sắc thái tình cảm của con người, đọc và nghiền ngẫm sách báo là tiếp thu kho tàng tri thức của nhân loại. Xét một cách toàn diện thì đây chính là xuất phát điểm để hình thành nên các loại văn hóa: Văn hóa đọc, văn hóa nghe nhìn,…Tuy nhiên, ở mỗi cấp độ đọc khác nhau thì hoạt động đọc hay nhìn đều có giá trị thông tin nhất định. Và tất nhiên, hiệu quả thông tin từ các loại văn hóa là khác nhau, thể hiện từ các khía cạnh khác nhau. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
  • 17. Bởi vậy nên đã hình thành nên hai loại văn hóa khác nhau là: Văn hóa đọc và văn hóa nghe nhìn, hai loại hình văn hóa, hai hình thức thể hiện, chúng tồn tại song song và có tác động lẫn nhau. Nhìn theo hướng tích cực, văn hóa nghe nhìn có thể sẽ trở thành sự kết hợp hữu ích giúp văn hóa đọc phát triển. Hiện nay, văn hóa đọc vẫn là khái niệm chưa được hiểu một cách thống nhất. Có rất nhiều khái niệm về văn hóa đọc được nhận định theo nhiều hướng khác nhau: Văn hoá đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân và cộng đồng xã hội. Nói cách khác, muốn phát triển nền văn hoá đọc phải nâng cao văn hóa ứng xử, giá trị và chuẩn mục đọc lành mạnh cho cộng đồng xã hội và mỗi cá nhân. Trọng tâm và mục đích cuối cùng của việc phát triển văn hoá đọc chính là phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi thành viên trong xã hội. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi cá nhân trong xã hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh của họ. Đó chính là nền tảng của một xã hội học tập, của việc học suốt đời, một yêu cầu cũng là một thách thức của xã hội hiện đại. Như vậy, văn hoá đọc ở nghĩa rộng là sự hợp thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là ba lớp như ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
  • 18.  Ứng Xử Đọc  Giá Trị Đọc  Chuẩn Mực Đọc Sơ đồ 1 – Sơ đồ ba vòng tròn giao nhau về khái niệm “văn hóa đọc” Phần giao của ba vòng tròn không đồng tâm là kết quả đánh giá về bản chất của văn hóa đọc. Người có văn hóa đọc là người có tri thức được thể hiện qua cách ứng xử với sách báo, họ trân trọng, giữ gìn những cuốn sách mà họ có và coi sách như người bạn đồng hành của nguồn tri thức vô tận; cách họ nhận ra những chuẩn mực của việc đọc và hiểu rõ những giá trị thiết yếu của việc đọc. Hay nói cách khác văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách báo. Phải biết đọc sách một cách hợp lý và bổ ích, đọc hiệu quả để tiếp cận tri thức một cách chủ động. Văn hóa đọc chính là sự hợp nhất từ những yếu tố đó, giúp xác định những giá trị đích thực của việc đọc. Còn ở nghĩa hẹp, văn hóa đọc là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Mục đích cuối cùng của kỹ năng đọc là đọc có hiệu quả cao nhất, nắm chắc nội dung cốt lõi và biết vận dụng những điều đã đọc được vào cuộc sống của chính người đọc. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV Giá Tr c ị Đọ Chu n M c ẩ ự c Đọ ng X c Ứ ửĐ ọ
  • 19. Vị lãnh tụ nổi tiếng của giai cấp vô sản V. I. Lênin đã từng có câu nói nổi tiếng: “Đọc cũng là một nghệ thuật”. Thật vậy, có thể hiểu là kỹ năng đọc và sự thể hiện tổ hợp những thao tác tư duy được xác lập thành thói quen ứng xử đọc. Cần tạo ra và phát triển thói quen đọc suốt cuộc đời cho mỗi người. Xây dựng thói quen đọc hợp lý và hệ thống từ khi biết đọc, biết viết và được hoàn thiện qua quá trình học tập và rèn luyện các kỹ năng đọc. Trong suốt quá trình học tập, mỗi cá nhân tự nhận thức sở thích đọc các loại sách mà họ hứng thú và hình thành thói quen đọc sách. Thói quen và kỹ năng đọc mang tính chất đồng loạt, còn sở thích đọc lại phụ thuộc vào từng cá nhân cụ thể (trình độ giáo dục và thông tin cá nhân), ví dụ: có người thích đọc thơ, có người thích đọc tiểu thuyết, có người thích đọc sách nghiên cứu, có người thích đọc sách khoa học kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật... Yếu tố này tạo ra sự đa dạng, phong phú cho nền văn hoá đọc trong xã hội. Văn hóa là những nét đẹp trong lịch sử loài người được truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong quá trình vận động phát triển, nghĩa của văn hóa ngày càng được mở rộng hơn và xuất hiện ngày càng nhiều trong các lĩnh vực xã hội để chỉ các hành vi ứng xử của con người. Văn hóa thường bao gồm các lĩnh vực rất rộng và bao quát như: Nghệ thuật, xã hội, giải trí, tôn giáo. Nhưng nhìn chung tất cả các hiện tượng văn hóa đều thuộc về một trong bốn thành tố sau: Văn hóa nhận thức, Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội, Văn hóa tổ chức cộng đồng. Và như vậy văn hóa là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Phát triển văn hóa đồng thời là phát triển văn hóa đọc, bởi văn hóa đọc là một bộ phận của văn hóa. Mối liên quan chặt chẽ giữa văn hóa và văn hóa đọc là sự giao thoa những tri thức tiếp nhận từ những tinh hoa được sàng lọc bởi sự tiến bộ của xã hội và con người qua các thời đại. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
  • 20. Trong buổi tọa đàm khoa học về thực trạng phát triển văn hóa đọc của người Việt Nam hiện nay ngày 19/01/2006 “ Vấn đề chưa khép lại – Đan Sơn ( Tạp chí người đọc sách), một số vấn đề cơ bản về thực trạng văn hóa đọc được nêu ra…trong đó có một số khái niệm văn hóa đọc được đưa ra: PGS,TS Đinh Xuân Dũng khẳng định, thế nào là nhu cầu đọc, văn hóa đọc, xã hội đọc... đến nay vẫn là một ẩn số cần giải đáp. Đây là vấn đề lý luận gắn với thực tiễn mà các nhà khoa học nên quan tâm trước tiên. Ths. Chu Văn Khánh, “văn hóa đọc là một loại hình hoạt động văn hóa”. Hoạt động đọc sách báo là việc chủ động tiêu thụ và quảng bá những giá trị văn hóa. Đồng thời xác định được các giá trị từ sách báo mà người đọc đã tiếp thu, hiểu và áp dụng với thực tiễn cuộc sống. Đó cũng là những kinh nghiệm quý báu giúp người đọc phát hiện và tiếp tục sáng tạo nên những giá trị tri thức tiếp sau đó. Ths. Bùi Văn Vượng coi thuật ngữ “văn hóa đọc là việc đọc sách có văn hóa, hay xây dựng một xã hội đọc sách”. Điều này thể hiện thái độ và cách ứng xử của người đọc sách đối với những giá trị tri thức sâu sắc, chứng minh cho việc những giá trị tri thức sâu sắc được nâng niu, giữ gìn và trân trọng của những người yêu đọc. Ts. Lê Văn Viết (Phó Giám đốc Thư Viện Quốc Gia Việt Nam) quan niệm đọc đến một mức độ, trình độ nhất định nào đó thì mới được coi là văn hóa đọc. Có thể nói, văn hóa đọc là một chỉ số văn hóa của một cộng đồng, một xã hội. Bởi nhờ hoạt động bổ ích mà con người tự rèn giũa những giá trị đạo đức cho mình, mỗi người dân có văn hóa đọc là góp phần giúp xã hội hoàn thiện và phát triển ổn định từ việc áp dụng tri thức hiệu quả. Dù có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng tựu trung lại, văn hóa đọc là khái niệm đề cao tính nghệ thuật, tính thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
  • 21. Ngày nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến Văn hóa Đọc, luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho Văn hóa Đọc phát triển. Theo phát biểu của Bà Nguyễn Thị Thanh Mai – Vụ trưởng Vụ Thư Viện: Chỉ thị số 42/CT- TW ngày 25 tháng 8 năm 2004 của BCH Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Chăm lo phát triển nhu cầu văn hóa đọc của các tầng lớp nhân dân, tổ chức và phát triển các lực lượng, mạng lưới phát hành xuất bản phẩm đáp ứng đầy đủ, đúng đối tượng và địa bàn, đặc biệt quan tâm vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và miền núi”…Điều đó cho thấy, Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách cụ thể đảm bảo việc phổ biến sâu rộng tri thức đến toàn thể nhân dân, phát triển đất nước bằng nền kinh tế tri thức. Cũng theo chỉ thị số 42/CT-TW ngày 25 tháng 8 năm 2004 của BCH Trung ương Đảng cho thấy: thực tế, ở nước ta trong mấy chục năm qua, văn hoá đọc đã có những bước phát triển vượt bậc. Cũng theo tinh thần của Chỉ thị, đến năm 2010, phấn đấu đưa sách đến cấp huyện và đưa sách đến phần lớn các xã để đạt chỉ tiêu 6 bản sách/người/năm. Tập trung củng cố và phát triển hệ thống thư viện, các loại phòng đọc, trước hết là ở cơ sở…. Hình thành môi trường đọc thuận lợi cho người dân ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, kể cả người khiếm thị. Công tác xuất bản và phát hành ngày càng phát triển. Số lượng xuất bản phẩm gia tăng nhanh chóng. Các xuất bản phẩm khá đa dạng về chủng loại (in truyền thống, dạng điện tử…), phong phú về nội dung vừa đáp ứng, vừa kích thích nhu cầu đọc sách của mọi tầng lớp nhân dân. Trong Chiến lược Phát triển Văn hóa đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 6-5-2009) đã đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ của ngành văn hóa là phải “Xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội, góp phần xây dựng có hiệu quả thế hệ đọc tương lai”. Việc hình thành cho mình thói quen đọc sách từ những nhu cầu thực tế là rất quan trọng. Ngoài ra, cách chọn sách và sàng lọc tri thức cũng chính là những yếu tố thiết thực để có thể hiểu rõ nhất về “ Văn hóa đọc” Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
  • 22. 1.1.2. Vai trò của “văn hóa đọc” Văn hóa đọc là nền tảng của nền kinh tế tri thức, thật vậy: Thông qua việc đọc mọi người dân, tùy thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống, có thể tiếp cận được với thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống của mình. Văn hóa đọc có thể giúp cho mỗi cá nhân có một cuộc sống trí tuệ hơn, đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hòa hơn. Chính vì vậy, phát triển văn hóa đọc luôn là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực – nhân tố quyết định mọi thành công. Văn hóa đọc thôi thúc con người phải chịu khó đọc để mở rộng kiến thức, nâng cao sự hiểu biết nhằm hoàn thiện nhân cách và làm việc có hiệu quả. Thực tế cho thấy, Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất... Hiện nay, các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có nhiều ưu thế hơn, hấp dẫn hơn so với sách, và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh lấn át văn hóa đọc. Trước đây, việc tìm và đọc sách là một thú vui, một thói quen của rất nhiều người còn ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi. Một thực tế là hiện nay xu hướng giải trí bằng phim ảnh, băng đĩa xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Ngày nay, văn hoá nghe nhìn ngày càng lấn lướt văn hoá đọc. Không riêng ở nước ta mà trên toàn thế giới, việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn đang làm cho con người ta trở nên ít động não, lười suy nghĩ ..., dẫn đến việc không có tư duy sáng tạo trong mọi hoạt động sống, đặc biệt ở giới trẻ. Văn hoá nghe nhìn vẫn ngày càng trở nên phổ biến hơn và hấp dẫn hơn. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
  • 23. Điều đó không có nghĩa là văn hoá đọc sẽ lụi tàn. Ngược lại, văn hoá đọc sẽ dần dần trở lại vị trí đúng của mình sau những tác động từ xã hội . Bởi lẽ các loại hình văn hoá lành mạnh khác nhau chỉ bổ sung cho nhau mà không thể triệt tiêu lẫn nhau. Hơn thế nữa văn hoá đọc bao giờ cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền bá và tiếp thu tri thức một cách hệ thống và sâu sắc mà văn hoá nghe, nhìn (vốn có thế mạnh trong việc cung cấp thông tin và giải trí) không thể làm được. 1.2. Các yếu tố cấu thành “văn hóa đọc” Thực tế cho thấy, dù xã hội phát triển đến đâu, văn hóa đọc vẫn giữ vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Văn hóa đọc gắn liền với sự ra đời của chữ viết có những đặc trưng riêng biệt vì thế không có hình thức nào để thay thế được nó. Quá trình đọc là quá trình tiếp thu tri thức qua cảm nhận của người đọc. Trong quá trình đọc, con người phải suy nghĩ, phân tích tổng hợp, tư duy biến tri thức của nhân loại thành tri thức của riêng mình. Văn hóa đọc cũng giúp con người tăng trí tưởng tượng nhất là những tác phẩm văn học. Từ những dòng chữ, thông qua ngôn ngữ văn học, những nhân vật, những khung cảnh thiên nhiên, xã hội như hiển hiện trước mắt người đọc. Ðọc các tác phẩm văn học có tác dụng bồi dưỡng tâm hồn, tư tưởng và sự sáng tạo cho người đọc. Có thể nói văn hóa đọc giữ vai trò chủ chốt trong quá trình học tập, quá trình nhận thức của mỗi người chúng ta. Từ thực tế đó, Văn hóa đọc được đề cập đến và nhìn nhận dựa trên 3 khía cạnh và nó cũng trở thành 3 thành tố của văn hóa đọc là : Nhu cầu đọc, Kỹ năng đọc và văn hóa ứng xử với sách báo. 1.2.1. Nhu cầu đọc và Hứng thú đọc Trong cuộc sống, con người luôn có mong muốn, đòi hỏi về tri thức từ nhiều lĩnh vực. Đó là những nhu cầu hết sức cần thiết của con người nhằm duy trì sự sống và sự phát triển. Nhu cầu của con người là một khái niệm rất rộng, là đòi hỏi khách quan của con người với một đối tượng nhất định, trong những điều kiện nhất định, đảm bảo duy trì cho sự sống, sự phát triển của con Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
  • 24. người. Mọi nhu cầu đều xuất phát từ thực tế và con người luôn mong muốn được đáp ứng một cách đầy đủ và hiệu quả nhất. Một trong số đó là nhu cầu về việc sử dụng sách – một nhu cầu thiết yếu giúp bổ trợ tinh thần, trí tuệ, tư duy sáng tạo. Có rất nhiều khái niệm về nhu cầu đọc: “Nhu cầu đọc là đòi hỏi khách quan của mỗi người đối với việc tiếp nhận và sử dụng các tài liệu nhằm duy trì và phát triển các hoạt động sống của con người. Nói cách khác, nhu cầu đọc là thái độ của chủ thể với việc đọc như một hoạt động không thể thiếu được”.[1] Có thể thấy, nhu cầu đọc được xuất phát từ chính những tâm tư, nguyện vọng của con người, trong mỗi hoàn cảnh, môi trường, điều kiện, trình độ nhất định. Nhu cầu đọc chịu sự chi phối ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau: Môi trường xã hội, trình độ văn hóa, lứa tuổi, nhân cách, nghề nghiệp,… Trong thời buổi hiện nay, khi nhu cầu về vật chất của con người đã được đáp ứng một cách đầy đủ, thỏa mãn mọi điều kiện phát triển thì nhu cầu đọc cũng được phát huy dựa trên những nảy sinh từ thực tiễn, xuất phát từ những hoạt động sống hàng ngày của con người là hết sức phong phú và đa dạng. Cùng với nhu cầu đọc, một yếu tố nữa cũng hết sức quan trọng góp phần ảnh hưởng đến quá trình đọc sách chính là “ hứng thú đọc”. Hứng thú đọc là thái độ lựa chọn tích cực của chủ thể ( mỗi cá nhân, nhóm người, xã hội ) đối với việc đọc những tài liệu có ý nghĩa quan trọng đồng thời có sức hấp dẫn về mặt tình cảm đối với chủ thể, để đáp ứng được những nhu cầu tinh thần của họ. Hứng thú đọc là nhân tố kích thích hoạt động học, nó giúp việc đọc trở nên hiệu quả hơn, phát huy tính tư duy, chủ động sáng tạo và có thể cảm thụ tài liệu ở mức độ cao. Cũng như khái niệm Hứng thú trong khoa học về tâm Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
  • 25. lý: Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động (Giáo trình Tâm lý học đại cương – Nguyễn Quang Uẩn). Điều đó cho thấy, hứng thú đọc cũng là một trong những khía cạnh tác động đến văn hóa đọc bởi xuất phát từ hứng thú đọc con người sẽ quan tâm đến nhu cầu đọc, thói quen đọc và khả năng tiếp nhận tri thức từ việc đọc một cách hiệu quả. Tầng lớp sinh viên là một bộ phận tri thức trẻ tuổi, họ chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, đại diện cho một lực lượng lao động đông đảo trong xã hội có trình độ cao, có tầm nhìn cho chiến lược phát triển của đất nước. Trải qua quá trình tự học, tự vận động để trau dồi, tư duy, học hỏi và tích lũy kiến thức từ sách vở. Bởi vậy, sinh viên là những chủ thể có nhu cầu đọc cao. Nhu cầu đọc của họ chủ yếu tập trung vào thỏa mãn sự tự học và khả năng sáng tạo của bản thân mình. 1.2.2. Kỹ năng đọc Sách báo, tài liệu (gọi chung là sách) là kho tàng tri thức nhân loại được lưu lại cho các thế hệ sau. Đó là nguồn tri thức rất quan trọng và vô tận đối với mọi người, đặc biệt là người trí thức - trong đó có sinh viên. Mọi thành công của con người đều là sự kết hợp của nỗ lực sức lực với tri thức lĩnh hội được từ thầy cô, từ cuộc sống, từ sách vở. Thường thì không có một chuẩn mực nào cho việc đọc sách, tuy nhiên, việc đọc một cuốn sách sao cho hiệu quả, tiếp thu, lĩnh hội được các tri thức trong đó thì cần có kỹ năng đọc sao cho phù hợp. Khái niệm kỹ năng đọc được hiểu: “Kỹ năng đọc là một thành tố quan trọng trong cấu trúc văn hóa đọc, là khả năng hiểu, lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm, biến tri thức, kinh nghiệm trong sách thành tri thức, kinh nghiệm của chính mình để có thể vận dụng một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo trong khi tiến hành các hoạt động sống khác nhau”[2]. Kỹ năng đọc phụ thuộc vào các Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
  • 26. yếu tố như tri thức, kinh nghiệm, năng lực,…chúng đều là những chủ thể của hoạt động đọc, là kết quả của quá trình rèn luyện của cuộc sống mang lại Ngày nay, số luợng sách báo và tài liệu về mọi lĩnh vực là rất lớn và không ngừng tăng lên. Mỗi người không thể có đủ thời gian để đọc tất cả thậm chí ngay trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Mặt khác, trong số sách báo hiện có, nhiều cuốn sách rất tốt, đọc rất có ích. Song cũng không ít những cuốn sách làm tốn công sức bạn đọc, đôi khi còn gây ảnh hưởng xấu. Vì vậy, phải chọn sách để cho phù hợp với sức mình, nhiệm vụ của mình. Việc chọn sách tốt sẽ hướng cho người đọc có kỹ năng đọc sách có hiệu quả, đúng nội dung, chủ đề. Kỹ năng đọc cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng đọc, một người nếu có kỹ năng đọc tốt thì khả năng tiếp thu thông tin từ việc đọc hẳn là rất có hiệu quả và ngược lại, nếu không có kỹ năng đọc tốt thì lượng thông tin thu thập được sẽ ít đi mà người đọc có thể hiểu sai vấn đề hay ý nghĩa của tác phẩm. Mỗi người có nhu cầu, hứng thú hiểu biết riêng. Ngoài chương trình đào tạo, nhiều sinh viên có nhu cầu tìm hiểu và trau dồi cho mình những lĩnh vực kiến thức khác. Cũng có nhiều sinh viên, do ham thích môn học hay vấn đề nào đó mà có nhu cầu đào sâu, mở rộng thêm những kiến thức trong chương trình đào tạo cung cấp. Nhiều sinh viên, trong quá trình học tập đã tích cực tham gia nghiên cứu khoa học và do đó có nhu cầu đọc sách để hoàn thành công trình nghiên cứu của mình. Vì vậy, ngoài những tài liệu và sách mà giảng viên qui định phải đọc, còn phải chủ động tìm kiếm thêm nhiều sách báo khác, phù hợp vói hứng thú hiểu biết của mình. Đối với sinh viên, một kỹ năng đọc thật tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình tự học, tự nghiên cứu. Chính vì vậy, mỗi sinh viên cần nên tự trang bị cho mình những hành trang, đặc biệt là kỹ năng đọc một cách hiệu quả, phù hợp để tập trung kiến thức và thu thập kinh nghiệm cho riêng mình. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
  • 27. 1.2.3. Văn hóa ứng xử với sách Thuật ngữ văn hóa ứng xử đã tồn tại hàng ngày trong đời sống của con người. Văn hóa ứng xử chính là cách mà con người thể hiện thái độ của mình với người khác và với môi trường xung quanh. Sách báo chính là sự kết tinh, đúc rút từ văn hóa ngàn đời mang lại, là những giá trị văn hóa vô cùng quý báu của toàn nhân loại.Văn hóa ứng xử với sách thể hiện ở việc mỗi người có tôn trọng những cuốn sách, những sản phẩm trí tuệ của người khác hay không ? Cách đối xử với một cuốn sách như thế nào? Ngày nay, sự xuất hiện các hành vi của người đọc hay của sinh viên sau khi đọc sách như: làm tổn hại những cuốn sách, làm mất đi giá trị cao quý của nó, quăng quật, cắt xé, vẽ bậy lên sách. Những hành động như vậy sẽ làm ảnh hưởng xấu đến việc tiếp nhận tri thức và văn hóa ứng xử với sách. 1.3. Các yếu tố tác động đến “văn hóa đọc” Văn hóa đọc chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như : Môi trường xã hội, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nghề nghiệp, lứa tuổi, trình độ văn hóa,… 1.3.1. Yếu tố Chủ quan: 1.3.1.1. Nghề nghiệp Nghề nghiệp là một yếu tố ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống tinh thần của con người. Đó cũng là một trong những hoạt động lao động ảnh hưởng lớn đến nhu cầu đọc. Những nghề nghiệp khác nhau chắc chắn sẽ có những nhu cầu và kỹ năng đọc khác nhau. Mỗi nghề nghiệp nảy sinh một nhu cầu đọc khác nhau như: với những học sinh và sinh viên sẽ có nhu cầu đọc các loại tài liệu phục vụ cho học tập, giải trí,..; với những người lao động chân tay thì nhu cầu đọc sẽ không cụ thể như với những người là lao động trí óc,.. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
  • 28. 1.3.1.2. Lứa tuổi Ở mỗi độ tuổi khác nhau, văn hóa đọc lại có những cấp độ khác nhau do ảnh hưởng của tâm sinh lý lứa tuổi: - Tuổi thiếu nhi: Văn hóa đọc đang trong quá trình hình thành và phát triển , có nhiều biến động. - Tuổi trưởng thành: Đây là giai đoạn nhận thức thế giới. do đó, việc đọc tập trung chủ yếu phục vụ cho việc học tập và giải trí. - Tuổi lao động: Đây là giai đoạn văn hóa đọc biểu hiện rõ nét nhất. việc đọc chủ yếu phục vụ cho quá trình nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu công việc và hiểu biết xã hội. 1.3.1.3. Trình độ văn hóa Trình độ văn hóa là yếu tố tác động nhiều nhất tới văn hóa đọc . Tri thức càng cao thì nhu cầu đọc càng sâu, đòi hỏi nhiều phương thức thảo mãn khác nhau , kỹ năng đọc càng hoàn thiện. 1.3.2. Yếu tố Khách quan: 1.3.2.1. Môi trường xã hội Môi trường xã hội có ảnh hưởng lớn tới văn hóa đọc. Văn hóa đọc ở mỗi giai đoạn , mỗi thời kỳ lịch sử lại có những biểu hiện khác nhau. Từ trước thế kỷ XIX: sách là tài sản quý giá của con người, là phương tiện có hiệu quả nhất ghi lại các giá trị văn hóa nhân loại truyền lại cho các thế hệ kế cận. Văn hóa đọc là công cụ quan trọng giúp mỗi người và cả xã hội tiếp nhận thông tin , tri thức. Cùng với sự phát triển của xã hội và những thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông, nhiều phương tiện nghe nhìn xuất hiện đã phần nào làm giảm bớt vai trò của văn hóa đọc. Có những giai đoạn văn hóa đọc dường như bị văn hóa nghe nhìn lấn át, đặc biệt đối với lớp trẻ. Bị lôi cuốn bởi những văn hóa nghe nhìn hiện đại,một bộ phận thanh niên trở nên thờ ơ với sách, lười đọc sách. Hậu quả của nó dẫn đến tình trạng không có chiều sâu tri Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
  • 29. thức, lười vận động, thiếu tính sáng tạo tìm tòi đối với mỗi sinh viên trong mọi lĩnh vực học tập và xã hội. Tuy nhiên, mỗi hoạt động đều có hai mặt của nó, không phải văn hóa nghe nhìn là không tốt và việc nói văn hóa nghe nhìn lấn át văn hóa đọc truyền thống là không hoàn toàn đúng. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội với sự bùng nổ công nghệ cao, áp dụng mọi tiên tiến của thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, văn hóa đọc sẽ có sự lồng ghép kết hợp với văn hóa nghe nhìn như một sự tất yếu trong một hình thức mới, một khuôn phép mới mà con người ta biết cách làm hài hòa chúng. Nhờ đó mà việc đọc để tiếp thu thông tin tri thức, đọc để tìm tòi sáng tạo, đọc để học sẽ không hề bị mất đi mà còn được bổ trợ một cách nhịp nhàng để trở thành một nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân và của toàn xã hội. Trong đó, lớp sinh viên là đối tượng đặc biệt. 1.3.2.2. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật Trước khi kỹ nghệ in ấn xuất hiện và trở nên phổ biến, những tri thức của nhân loại được lưu truyền bằng nhiều cách khác nhau như : truyền miệng, khắc trên gỗ, trên đá,… khi đó, vốn tài liệu là rất ít và còn đơn giản. Văn hóa đọc thời kỳ này còn chưa được phổ biến . Hiện nay, trước những thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, cùng với sự bùng nổ thông tin, các nguồn thông tin được truyền đi nhanh chóng và đáp ứng mọi nhu cầu của bạn đọc. Trước kia, phương tiện tồn tại của văn hóa là sách, đồng thời đó cũng là phương tiện truyền truyền tải nên văn minh của nhân loại qua mọi thời đại. Ngày nay, xuát hiện một phương tiện tồn tại khác đó chính là “mạng thông tin”. Con người không thể phủ nhận được sự tiện ích do công nghệ hiện đại mang lại, tuy nhiên, sự tiến bộ của khoa học công nghệ ấy lại tình cờ đặt văn hóa đọc đứng trước một cơ hội với sự phát triển của hàng loạt các nguồn tin phong phú và đa dạng . Và cũng từ đó, nhu cầu đọc của con người ngày càng được đáp ứng hơn, văn hóa đọc cũng từ đó mà phát triển nhạnh mẽ hơn. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
  • 30. Ngày nay, thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã mang lại nhiều lợi ích cho con người. Con người không chỉ được đọc trên sách vở mà còn có thể đọc mọi lúc,mọi nơi nhờ có internet. Vật liệu chứa đựng thông tin ngày càng phong phú và đa dạng ( băng từ, đĩa từ, CD – ROM,…), tạo điều kiện cho văn hóa đọc phát triển rực rỡ hơn. 1.3.2.3. Sự gia tăng của số lượng xuất bản phẩm. Trong những năm gần đây, sự gia tăng nhanh trong của ngành xuất bản đã đánh dấu sự phát triển cả về số lượng và chất lượng nhờ vào sự tiên tiến hiện đại của máy móc in ấn. Số lượng sách báo có sự gia tăng cả về nội dung, mẫu mã, hình thức, mọi lĩnh vực đều đa dạng và phong phú. Số lượng sách báo bình quân trên đầu người tăng mạnh. Nhiều nhà sách đã chủ động có những chủ trương đổi mới nhằm thu hút bạn đọc. Ngành xuất bản có những bước tiến vượt bậc như vậy chính là nền tảng cho việc phát triển văn hóa đọc. Đây cũng là cách tiếp cận tốt nhất giúp cho nhiều bạn đọc có cơ hội được trau dồi tri thức, tiếp thu những giá trị quý hiếm từ sách báo. Tuy nhiên, vẫn còn một khía cạnh là có nhiều cuốn sách giá còn khá đắt, nhiều cuốn sách có nội dung chưa thực sự phù hợp với nhu cầu người dùng. Chính vì vậy hiện tượng xuất bản sách một cách tràn lan sẽ ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát và chất lượng văn hóa đọc. 1.3.2.4. Phương pháp dạy và học trong nhà trường. Trong cơ chế đào tạo theo quy chế tín chỉ hiện nay mà rất nhiều trường Đại học đã áp dụng, phương pháp dạy và học trong các trường có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa đọc của sinh viên. So với nền giáo dục tân tiến của các nước phương tây, nền giáo dục bậc Đại học nước ta hiện nay còn tập trung nhiều điểm yếu và nổi bật trong đó là phương pháp dạy và học chưa khoa học. Nội dung giảng dạy mang nặng tính lý thuyết mà chưa vận dụng nhiều về thực tập, thực tế. Vẫn tồn tại hình thức dạy và học theo kiểu thụ động, điều đó khiến cho tư duy của sinh viên không rõ ràng, thiếu tính chủ động sáng tạo và không có chính kiến của riêng mình. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
  • 31. Phương pháp dạy - học mới sẽ rút ngắn thời gian giảng dạy lý thuyết trên cơ sở sinh viên được cung cấp nguồn thông tin dồi dào trước khi lên lớp, tăng thời gian tự học của sinh viên với sự trợ giúp của thư viện. Việc đào tạo theo hình thức truyền thống như vậy đã làm ảnh hưởng đến cách tiếp thu của sinh viên. Sinh viên chỉ học khi bắt đầu các kỳ thi, chỉ làm bài khi có yêu cầu bắt buộc. Sở dĩ, sinh viên lười học, lười đọc là do tâm lý ngại phải tư duy sáng tạo, không chủ động với việc học của mình dần dần tạo thành khó quen khó sửa và thói quen cho việc dành thời gian để đọc sách, nghiền ngẫm dần mất đi. Đó cũng chính là một cảnh báo cho việc văn hóa đọc ngày một suy giảm. 1.3.2.5. Chất lượng hoạt động của hệ thống thư viện Trong mạng lưới Thư viện khắp nước ở Việt nam, Thư viện đại học là một định chế đã có từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, vai trò tích cực của Thư viện đại học trong việc đóng góp cho sự phát triển của đất nước vẫn còn là một vấn đề mới mẻ đối với người Việt nam. Trong tiến trình phát triển, thư viện các nước trên thế giới ngày nay đã từ lâu thoát khỏi khía cạnh tĩnh của những kho chứa sách và phòng đọc sách để trở thành năng động hơn. Cho phù hợp với tiến trình phát triển năng động này của các thư viện trên thế giới, Thư viện đại học ở Việt nam ngày nay cần xác định vai trò chính sau đây: - Thư viện là một trung tâm thông tin tư liệu. - Thư viện là một động lực đóng góp vào việc cải tiến giáo dục, đổi mới giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực. - Thư viện góp phần đổi mới phương pháp dạy - học, tạo môi trường tự học và tự nghiên cứu, kích thích sự chủ động của người học. - Đồng thời, Thư viện trường Đại học cung cấp các phương tiện và hướng dẫn cho sinh viên phương pháp sử dụng tài liệu một cách hệ thống đáp ứng tối đa nhu cầu của họ. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
  • 32. - Nghiên cứu, quản lý, rèn luyện thói quen, hứng thú đọc của sinh viên, giúp họ hoàn thiện phương pháp tự học, tự rèn luyện, tự vận dụng một cách sáng tạo từ lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống một cách hiệu quả. - Luôn quán triệt và thường xuyên trau dồi, bổ sung, nâng cao trình độ cũng như chất lượng của đội ngũ cán bộ thư viện, phục vụ tốt nhất mmoij nhu cầu bạn đọc. Đến thư viện, hoạt động chủ yếu và duy nhất là đọc. Việc đọc có thực sự hiệu quả hay không là kết quả của chất lượng hoạt động của thư viện có đáp ứng một cách toàn diện hay không? Đó cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến văn hóa đọc của sinh viên. 1.3.2.6. Ảnh hưởng của Internet và các phương tiện truyền thông Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các phương tiện truyền thông điện tử, tin học đã góp phần đẩy nhanh quá trình tiếp cận các nguồn thông tin – tri thức mới không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Đồng thời nó cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các lĩnh vực trong xã hội mang lại những tiện ích nhất định. Tuy nhiên, nó cũng mang tới một số ảnh hưởng tiêu cực đặc biệt là giới trẻ mà đối tượng chính là học sinh, sinh viên. Xã hội phát triển kéo theo điều kiện đọc của sinh viên có thay đổi. Rất nhiều loại sách được xuất bản, sách tràn lan trên thị trường và sinh viên có thể lựa chọn sách theo sở thích cũng như nhu cầu đọc của họ. Nhưng sinh viên ngày nay hầu như không hứng thú với việc đọc sách, sự phong phú của nhiều kênh thông tin trên mạng Internet, trên truyền hình…đã làm phần nào làm giảm đi hứng thú để họ tìm kiếm những cuốn sách hay. Sinh viên ngày nay có rất nhiều phương tiện thông tin giải trí khác ngoài thời gian học tập, họ lên mạng Internet tìm kiếm thông tin, đáp ứng nhu cầu giải trí. Trong khi, thời gian đó họ có thể tự bổ sung kiến thức và thông tin mới phục vụ cho việc học tập. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
  • 33. Việc tiếp cận với sách và lười đọc sách đã khiến cho sinh viên ít tư duy sáng tạo, không nghiền ngẫm đọc hiểu một cuốn sách theo đúng nghĩa của nó. Tuy nhiên không thể phủ nhận sự phát triển cuả các phương tiện thông tin hiện đại và cũng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho sự phát triển đó làm ảnh hưởng đến văn hóa đọc của sinh viên. Mà vấn đề cần phải xem xét thực tế ở đây là việc sinh viên đọc gì? Và đọc như thế nào cho hiệu quả? Thực tế, tài nguyên thông tin trên Internet rất lớn, có rất nhiều thông tin bổ ích để phục vụ cho quá trình học tập của sinh viên. Tuy nhiên, phần lớn sinh viên lại không biết tận dụng Internet để học tập hiệu quả. Đối với văn hóa đọc của sinh viên, sinh viên thường không chủ động tìm đọc tài liệu phục vụ học tập, thụ động, chỉ đọc những tài liệu giáo trình và tài liệu giảng viên cung cấp. Điều đó đang dẫn đến một thực trạng là sinh viên đọc để đối phó, đọc nhưng không nắm rõ nội dung cuốn sách mình đang đọc. 1.4. Chức năng của văn hóa đọc Văn hóa đọc là hoạt động văn hóa của con người thông qua việc đọc sách báo, tạp chí, tài liệu để tiếp nhận và xử lý thông tin tri thức một cách khoa học, bổ ích. Văn hóa đọc có vai trò và chức năng cho người đọc nhiều thông tin, giúp người đọc nâng cao sự hiểu biết và tri thức thông qua việc đọc sách báo và nghiên cứu taì liệu, văn hóa đọc có chức năng sau: 1.4.1. Chức năng cung cấp thông tin, tri thức Thông tin là những tin tức, sự kiện, những vấn đề …được truyền đi từ nơi phát sinh, sản xuất như báo chí, sách, các trung tâm khoa học kĩ thuật, khí tượng thủy văn…, để cho nhiều người được biết. Trong các loại tin tức thì báo chiếm dung lượng rất lớn và quan trọng, tin tức báo chí không chỉ là bản chất mà còn là một loại hình văn hóa bởi tin tức báo chí là loại hình văn hóa bao hàm các giả định về các vấn đề quan tâm, vấn đề có ý nghĩa, thời điểm và địa điểm chúng ta sống và một loạt hoạt động những suy xét mà chúng ta cho là nghiêm túc. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
  • 34. Thật vậy, khi cuộc sống hiện nay ngày càng phát triển, rất nhiều các vấn đề được quan tâm và cập nhật thường xuyên, có tác động và ảnh hưởng lớn đến tâm lý cũng như các hoạt động của con người. Đồng thời đáp ứng mọi nhu cầu mà con người cần có trong xã hội hiện đại. Trong cuộc sống con người rất cần những thông tin để đáp ứng cho cuộc sống sinh tồn của mình. Có rất nhiều loại tin tức chứa các thông tin về đời sống xã hội và cách phân loại tin tức căn cứ vào các cấp độ khác nhau, có thể phân loại tin tức thành: + Tin tức thường nhật: về thời tiết, giá cả thị trường, chính sách mới của nhà nước, các chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật,… + Tin tức khẩn cấp: Bão lũ, động đất, các loại dịch bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm,… + Tin tức bí mật: ( Tình báo, quân sự, vũ khí, hạt nhân,…) Sau khi nắm bắt được thông tin từ những tin tức đó, việc xử lý thông tin là một yêu cầu cần thiết. Ví dụ: Sau khi nghe bản tin dự báo thời tiết, ngày mai có bão đổ bộ vào địa phận nước ta, người ta sẽ thăm dò lại mái che hay chuẩn bị những vật dụng cần thiết để chống bão. Hoặc khi biết thông tin có giao lưu trực tiếp với nghệ sỹ yêu thích, người quan tâm sẽ tìm mua vé để tham dự chương trình để giao lưu và chiêm ngưỡng,… Ngoài nhu cầu nắm bắt các thông tin con người còn có nhu cầu cao hơn đó là nhu cầu về tri thức, tìm hiểu tri thức, tiếp thu tri thức và lĩnh hội tri thức nhằm phục vụ cho những hoạt động thiết thực như học tập, nghiên cứu hay sáng tạo. Tri thức cũng bao gồm nhiều loại và nhiều cách phân loại khác nhau, căn cứ vào cấp độ người ta có thể phân loại tri thức như sau: + Tri thức cảm tính và tri thức lý tính. + Tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận. + Tri thức tiền khoa học và tri thức khoa học. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV
  • 35. Văn hóa đọc chứa đựng trong mình những giá trị tri thức xác định và nó cung cấp những giá trị tri thức lớn ấy cho nhân loại thông qua sách báo. Những giá trị truyền thống ấy sẽ được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác và khắp nơi trên thế giới. 1.4.2. Chức năng giáo dục Văn hóa đọc được khắc họa rõ nét thông qua nhiều những tấm gương tốt, Chính những nhân cách tốt, những tấm gương tiêu biểu đặc sắc trong các tác phẩm văn học – nghệ thuật đã góp phần to lớn trong việc hướng lối và giáo dục lỗi sống đặc biệt là nhân cách của con người. Thanh niên là thế hệ dễ bị tác động bởi lối sống xấu, thói quen xấu nhưng cũng là thế hệ cởi mở, dễ tiếp cận những giá trị tiến bộ và văn minh. Những nhân vật điển hình, là những hình tượng tiêu biểu trong các tác phẩm văn học sẽ là những tấm gương hình thành nhân cách để thanh niên, học sinh, sinh viên học tập và phát huy. Những tác phẩm ấy đã góp phần không nhỏ giúp cải thiện những lối sống vô văn hóa, những nhân cách sống bị mài mòn bởi những thói hư tật xấu của xã hội hiện đại. Hàng loạt những tác phẩm có giá trị mang nội dung và âm hưởng về những tấm gương nghị lực của tuổi trẻ, vượt lên trên số phận, như: “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, “Thép Đã Tôi Thế Đấy”, “ Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi”,… Đây chính là những hình ảnh tiêu biểu về những thế hệ thanh niên anh hùng của mọi thời đại đã được nhiều bạn trẻ đón nhận và noi theo. Thanh niên hiện nay ngày càng trở nên năng động, nhạy bén. Trong khi công nghệ thông tin phát triển, họ có thể dễ dàng trao đổi thông tin cho nhau bằng những chia sẻ thông qua mạng Internet. Vì vậy, việc định hướng cho thanh niên, sinh viên ngày nay về ý nghĩa to lớn của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc và tình bạn trong sáng thông qua sách báo và các tác phẩm văn chương có nội dung lành mạnh, cuốn hút là việc rất cần thiết và quan trọng. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV Tải bản FULL (76 trang): https://bit.ly/3cI5dcp Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 36. 1.4.3. Chức năng giải trí Cuộc sống hiện đại ngày nay có rất nhiều những áp lực từ công việc, gánh nặng mưu sinh, học tập. Điều này khiến con người trở nên bị căng thẳng và stress kéo dài. Để có thể giải tỏa những căng thẳng, người ta thường tìm cho mình những thú vui như: chơi thể thao, xem ti vi, giải trí trên mạng để giải trí. Văn hóa đọc với các tác phẩm văn học, những câu chuyện, những bài thơ hay và có nội dung ý nghĩa, trong sáng có thể giúp người ta quên đi những lo toan hàng ngày và áp lực công việc. 1.5. Sự thay đổi hình thức lưu trữ tài liệu và tác động của nó tới văn hóa đọc. Từ khi chữ viết xuất hiện cũng là lúc văn hóa đọc được hình thành và hình thức lưu trữ thông tin chủ yếu là trên giấy. Sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của xã hội kéo theo các phương tiện lưu trữ thông tin cũng thay đổi và ngày càng tiên tiến, hiện đại hơn nhờ mạng intenet và công nghệ thông tin. Từ chữ viết được khắc trên đất sét, mai rùa, chữ viết trên thẻ tre, rồi đến chữ viết trên giấy và ngày nay nó đang được số hóa và được lưu trữ dưới dạng tài liệu điện tử. Sự thay đổi hình thức lưu trữ và dạng tồn tại của sách có ảnh hưởng lớn đến văn hóa đọc. Dạng tài liệu truyền thống lưu trữ trên giấy là một dạng tài liệu quen thuộc với hầu hết người Việt Nam và rất lâu nữa sách mới có thể bị thay thế bởi một loại hình tài liệu khác. Tài liệu in ấn đã tạo ra thói quen rất phổ biến và còn là một nét đẹp văn hóa hiện nay đó là thói quen ”tặng biếu” nhau những cuốn sách hay. Hầu hết các giá trị văn hóa đều được lưu trữ và giữ gìn bởi nó mang tính truyền thống. Để cải thiện và phục vụ hơn nữa nhu cầu của người đọc ngành xuất bản đã không ngừng hoàn thiện mình đưa ra những cuốn sách có chất lượng về nội dung và thu hút về hình thức. Ngành xuất bản đã và đang trong giai đoạn phát triển, đạt được nhiều thành tựu mới mẻ, số lượng đầu sách tăng lên mỗi năm, đội ngũ làm sách Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV Tải bản FULL (76 trang): https://bit.ly/3cI5dcp Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 37. ngày càng chuyên nghiệp, hướng tới đáp ứng nhu cầu của người đọc. Trong khi giới trẻ đang bị ảnh hưởng của Internet thì các nhà xuất bản đã nỗ lực trong việc ấn hành những đầu sách đảm bảo chất lượng về nội dung và hình thức. Xây dựng các trang web nhằm phục vụ bạn đọc tốt hơn. Và vì vậy dạng tài liệu in ấn truyền thống vẫn chiếm ưu thế trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, do sự tác động của công nghệ thông tin, sự phát triển của khoa học kĩ thuật, cuộc sống của con người có những thay đổi nhất định mà trong đó dạng thức tồn tại của tri thức cũng thay đổi theo. Sách từ dạng tồn tại trên dạng tài liệu truyền thống là sách in nay chuyển dần sang sách điện tử. Công nghệ thông tin phát triển, Internet phủ sóng rộng khắp đến mọi lĩnh vực trong đời sống con người, việc đọc sách trên mạng đang trở thành trào lưu và ưu thế được giới trẻ đón nhận một cách hào hứng. Giới trẻ ở hầu hết các nước trên thế giới có sở thích đọc sách qua điện thoại di động bằng các phần mềm đọc sách trực tuyến hơn là đọc các cuốn sách in truyền thống. Giới trẻ ở Việt Nam cũng đã tiếp cận với những trang web đọc truyện online, đọc sách điện tử và có một thực tế là mua bán sách qua mạng internet. Công nghệ thông tin với những thiết bị lưu trữ dữ liệu một cách nhỏ gọn và tiện dụng, bằng các tiến bộ của công nghệ thông tin, chỉ bằng một số thủ thuật đơn giản thì có thể lưu trữ hàng trăm cuốn sách vào bộ nhớ. Thư viện điện tử ra đời có khả năng kết nối mọi người trên thế giới tạo thành một diễn đàn trao đổi học tập. Trước kia, thư viện truyền thống với những giá sách dày đặc và được bố trí thiếu khoa học. Ngày nay, máy vi tính nối mạng và các thiết bị số đã làm cho việc tiếp cận thông tin không chỉ đơn giản mà còn tiện dụng. Dù là ở lĩnh vực nào: Sách toán học, văn học, khoa học kỹ thuật hay văn hóa nghệ thuật, người đọc có thể tìm kiếm nhanh chóng nhờ các công cụ tìm kiếm trên Internet. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của các trang thiết bị công nghệ số ngày càng hiện đại, tiện dụng như các máy tính xách tay, máy tính bảng...thuận tiện cho người đọc muốn đọc sách, tìm tòi và ham đọc có thể tra Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Phương – K54. TTTV 4125181