SlideShare a Scribd company logo
1 of 58
Download to read offline
i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------
LƢƠNG THỊ DUNG
ẢNH HƢỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƢỜI DÂN
TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC
Hà Nội - 2016
ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------
LƢƠNG THỊ DUNG
ẢNH HƢỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƢỜI DÂN
TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học
Mã số: 60 22 03 09
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh
Hà Nội - 2016
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh. Các nhận định nêu ra trong luận
văn là kết quả nghiên cứu nghiêm túc, độc lập của bản thân tác giả luận văn
trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu khoa học đã được công bố. Luận
văn đảm bảo tính khách quan, trung thực và khoa học.
Học viên
Lương Thị Dung
iv
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS. Trần Thị
Kim Oanh, người đã trực tiếp chỉ bảo tận tình, hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, các Cô và tập thể cán bộ
trong Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội, đặc biệt các thầy cô ở Khoa Triết học đã giúp đỡ, dạy bảo, động
viên và trao đổi ý kiến khoa học quý báu trong suốt thời gian học tập để tôi có
thể hoàn thành Luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn
ủng hộ và giúp đỡ để tôi có thể thực hiện tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Lương Thị Dung
v
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... ii
1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
2.Tình hình nghiên cứu.............................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn...........................................................8
CHƢƠNG 1: CÔNG GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA
NGƢỜI DÂN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY ......................................................9
1.1 Khái quát chung về Công giáo tỉnh Ninh Bình. ...............................................9
1.1.1 Công giáo và giáo lý, giáo luật , nghi lễ của Công giáo tỉnh Ninh Bình...........9
1.1.2 Tình hình Công giáo ở tỉnh Ninh Bình.............................................................16
1.2 Đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời dân tỉnh Ninh Bình hiện nay. ................22
1.2.1 Một số khái niệm ..............................................................................................22
1.2.2 Địa kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và đặc điểm đời sống văn hóa tinh thần
người dân ở tỉnh Ninh Bình hiện nay........................................................................30
CHƢƠNG 2: ẢNH HƢỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
TINH THẦN NGƢỜI DÂN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY: MỘT SỐ
PHƢƠNG DIỆN VÀ GIẢI PHÁP .........................................................................41
2.1 Ảnh hƣởng của Công giáo đến một số phƣơng diện của đời sống văn hóa
tinh thần ngƣời dân tỉnh Ninh Bình hiện nay. .....................................................41
2.1.1 Phương diện đạo đức, lối sống ........................................................................41
2.1.2 Phương diện hôn nhân, gia đình......................................................................48
2.1.3 Phương diện tín ngưỡng truyền thống: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên..............59
vi
2.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hƣởng tích cực, hạn chế ảnh
hƣởng tiêu cực của Công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần ngƣời dân tỉnh
Ninh Bình hiện nay..................................................................................................67
2.2.1 Chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào Công giáo.
...................................................................................................................................69
2.2.2 Nâng cao nhận thức cho cán bộ làm công tác tôn giáo và cho chức sắc tín đồ
Công giáo..................................................................................................................72
2.2.3 Tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với đạo Công giáo.........................75
2.2.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ ................................................................................78
KẾT LUẬN..............................................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................86
PHỤ LỤC.................................................................................................................95
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện từ rất sớm và còn tồn
tại lâu dài trong lịch sử xã hội loài người. Trong quá trình tồn tại và phát triển,
tôn giáo luôn ảnh hưởng đến đời sống chính trị, tư tưởng, văn hóa xã hội và
đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục của nhiều quốc gia, dân tộc. Tôn giáo
không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu “đền bù hư ảo” cho một bộ phận quần
chúng nhân dân mà bản thân tôn giáo cũng mang trong mình những giá trị
đạo đức, văn hóa, nghệ thuật ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hóa tinh
thần của người dân. Vì vậy mọi quốc gia dù có chế độ chính trị khác nhau,
cũng đều phải quan tâm tới vấn đề tôn giáo.
Nhận thức được vai trò của tôn giáo, ngay từ Hiến pháp năm 1946, bản
Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã xác nhận“ mọi
công dân Việt Nam có quyền tự do, tín ngưỡng’’. Nghị quyết 25-NQ/TW
ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung Ương (Khóa IX) về công tác tôn
giáo đã xác định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận
nhân dân, đã, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta’’. Như vậy, trong quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước, ta nhận thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của tôn giáo trong đời sống văn
hóa xã hội. Tôn giáo với tính cách là một yếu tố cấu trúc của xã hội, nó vừa
có khả năng tạo nên những giá trị làm phong phú thúc đẩy đời sống văn hóa
tinh thần của xã hội song cũng có thể tạo nên những cản trở đối với sự phát
triển của đời sống văn hóa tinh thần, đời sống xã hội. Trong công cuộc đổi
mới và dân chủ hóa xã hội đời sống hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải có sự nhìn
nhận đánh giá đúng và sát hợp hơn nữa về vấn đề tôn giáo.
Công giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, Công giáo du
nhập vào Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ XVI, cho đến nay đã hơn 400 năm.
2
Hiện nay Công giáo là một trong những tôn giáo lớn ở Việt Nam, có cơ cấu
tổ chức chặt chẽ, hệ thống thứ bậc rõ ràng. Từ khi được truyền vào Việt Nam
đến nay Công giáo đã không ngừng phát triển cả về tín đồ, chức sắc, chức
việc, về các dòng tu…Mặc dù du nhập vào Việt Nam chưa lâu nhưng Công
giáo đã trở thành một thành tố văn hóa không thể tách rời của nền văn hóa
dân tộc và có ảnh hưởng khá sâu rộng trong đời sống văn hóa tinh thần của
nhân dân ta.
Ninh Bình là mảnh đất phù sa cổ ven chân núi, thuộc đồng bằng Bắc
Bộ có đặc điểm tự nhiên rất đa dạng, bao gồm vùng núi rừng, đồng bằng và
biển cả. Ninh Bình còn là vùng đất cố đô, địa linh nhân kiệt. Đó là ưu thế để
nơi đây trở thành địa phương phát triển du lịch, dịch vụ và sản xuất các mặt
hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ trong nước và quốc tế. Sự phát triển kinh tế -
xã hội của Ninh Bình phụ thuộc nhiều vào ưu thế này. Về đời sống văn hóa
tinh thần thì Ninh Bình là vùng đất chịu ảnh hưởng nhiều bới Công giáo. Thế
kỷ XVI – XVII Công giáo được truyền vào Ninh Bình dần dần phát triển và
đã để lại những dấu ấn đậm nét trong lối sống của người dân nơi đây. Hiện
nay, ở Ninh Bình có khá đông đồng bào theo đạo Công giáo, trên địa bàn tỉnh
có Toà giám mục Phát Diệm, là một trung tâm Công giáo lớn của cả nước,
được Toà thánh Vatican đặc biệt chú trọng và coi Phát Diệm là “thủ đô Công
giáo của Việt Nam”. Những năm gần đây cùng với sự phát triển của xã hội,
Công giáo Ninh Bình đang có những thay đổi để "thích nghi" với thời đại, xu
hướng thế tục hóa ngày càng rõ nét. Đạo đức và một số sinh hoạt Công giáo
mang tính nhân văn đích thực, có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng
cuộc sống văn hóa mới, đã có tác dụng tích cực đối với đời sống văn hóa tinh
thần của người dân. Vì vậy việc nghiên cứu về ảnh hưởng của Công giáo đến
đời sống văn hóa tinh thần người dân Ninh Bình hiện nay là vấn đề rất cần
thiết.
3
Để góp phần làm rõ ảnh hưởng của Công giáo đối với con người Việt
Nam trong quá trình phát triển, việc nghiên cứu ảnh hưởng của Công giáo đối
với đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Ninh Bình hiện nay cũng là điều rất
cần thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, nó giúp các nhà hoạch định
chính sách có cơ sở đề ra chủ trương, chính sách đúng đắn đối với công tác
tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng, nhằm phát huy những giá trị văn
hóa tinh thần tốt đẹp, khắc phục những mặt hạn chế của Công giáo, góp phần
xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ngày càng phong phú, lành mạnh ở Ninh
Bình và trong phạm vi cả nước.
Từ những lý do trên đặt ra cho chúng ta những yêu cầu cần thiết tìm
hiểu nghiên cứu những vấn đề tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng. Vì
vậy, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống
văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay ”, làm luận văn
Thạc sĩ.
2.Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về Công giáo là một trong những lĩnh vực được nhiều
người quan tâm tìm hiểu, lý giải và hiện nay đã có rất nhiều đề tài, công trình
nghiên cứu dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau như: đạo đức học, sử học,
nhân học, xã hội học, tôn giáo học, triết học, thần học…
Trên lĩnh vực nghiên cứu về lịch sử - triết học – tôn giáo có một số
công trình đã công bố như: Mười tôn giáo lớn trên thế giới của Hoàng Tâm
Xuyên (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Tác phẩm Một số
vấn đề lịch sử Thiên Chúa giáo ở Việt Nam của Đỗ Quang Hưng, Tủ sách
Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1991; Tôn giáo thế giới và Việt Nam của Mai
Thanh Hải, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội, 2000; Một số tôn giáo ở Việt
Nam của tác giả Nguyễn Thanh Xuân, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội 2005; Thập giá
và lưỡi gươm của linh mục Trần Tam Tĩnh, bản gốc tiếng Pháp: “Catholique
4
et César”, được linh mục Vương Đình Bích dịch sang tiếng Việt, Nxb. Trẻ ấn
hành năm 1978; ); Sự du nhập của đạo Thiên Chúa giáo vào Việt Nam (từ thế
kỷ XII đến thế kỷ XIX) (Nguyễn Văn Kiệm, Hội khoa học lịch sử Việt Nam,
Trung tâm UNESCO bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam, Hà
Nội, 2001); Tôn giáo lý luận xưa và nay của Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh
Tuấn, Nguyễn Thanh, Lê Hải Thanh, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2005;
Một số vấn đề cơ bản của Công giáo ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Hồng
Dương thuộc Viện Nghiên cứu Tôn giáo, nhà xuất bản Từ điển Bách khoa,
Hà Nội, 2012. Trong các quyển sách này, tác giả đã trình bày khái quát
nguồn gốc và các đặc điểm cơ bản của nhiều tôn giáo phổ biến, như Phật
giáo, Hồi giáo, Kitô giáo trên thế giới .Và phân tích tương đối rõ về quá trình
du nhập, phát triển và đặc điểm của đạo Công giáo ở Việt Nam.
Nghiên cứu sâu về văn hóa Công giáo đã có một số công trình như:
Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam (Nguyễn Hồng Dương,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001); Nhà thờ Công giáo Việt Nam (Nguyễn
Hồng Dương, Nxb Khoa học xã hội, Tp Hồ Chí Minh, 2003); Tôn giáo trong
mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam (Nguyễn Hồng Dương, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004); Lịch cử văn học Công giáo Việt Nam (Võ
Long Tê, Nxb Tư duy, Sài Gòn, 1965); Tìm hiểu nét đẹp văn hóa Thiên Chúa
giáo (Hà Huy Tú, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2001)…Các tác phẩm này
đã đi sâu phân tích những biểu hiện đặc trưng của văn hóa Công giáo và
những ảnh hưởng của nó đối với văn hóa Việt Nam.
Bên cạnh đó, có một số công trình đăng tải trên các tạp chí, kỷ yếu hội
thảo về vai trò của văn hóa Công giáo như: Kỷ yếu hội thảo Một số vấn đề
đạo Thiên chúa giáo trong lịch sử dân tộc Việt Nam – Viện khoa học xã hội
và ban tôn giáo Tp. Hồ Chí Minh năm 1988. Một số bài viết trên các tạp chí
như: Hội nhập văn hóa Ki tô giáo với văn hóa truyền thống Việt Nam trong
5
lịch sử (Nghiên cứu Đông Nam Á số 1/1993); Thiên chúa giáo với việc giáo
dục gia đình (Văn học nghệ thuật số 2/1996); Một số vấn đề về xây dựng đời
sống văn hóa cơ sở vùng đồng bào Thiên chúa giáo (Văn học nghệ thuật số
4/1996)…
Nghiên cứu về Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có một số công
trình nghiên cứu như: “Làng Công giáo Lưu Phương (Ninh Bình)” của tác
giả Nguyễn Hồng Dương, Viện nghiên cứu tôn giáo, 1997. Công trình, đã đề
cập đến một không gian cụ thể: Làng Công giáo Lưu Phương trong một
khoảng thời gian từ khi thành lập 1829 đến trước Cách mạng Tháng Tám
năm 1945 dưới góc độ lịch sử và văn hoá- tôn giáo. Những thay đổi trong
mối quan hệ giữa cộng đồng đồng bào Công giáo và ngoài Công giáo trước
và sau khi Pháp xâm lược ở làng Lưu Phương cũng được phân tích. Đây có
thể coi là một trong những làng khá điển hình ở đồng bằng Bắc Bộ.
Ngoài ra, nghiên cứu về Công giáo ở Ninh Bình, còn phải kể đến
công trình nghiên cứu của Nguyễn Hồng Dương “Về một số làng Công giáo
ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đầu thế kỷ XIX”. Tác giả đã cho người đọc
một cái nhìn tương đối toàn diện về hoạt động, cơ cấu tổ chức, các lễ nghi về
Công giáo gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể, đặc trưng của Công
giáo ở huyện Kim Sơn, Ninh Bình.
Các công trình đề cập tới đạo Công giáo ở giáo phận Phát Diệm còn có
cuốn: Địa chí Ninh Bình của Tỉnh ủy Ninh Bình (2010) đã đề cập tới quá
trình khai khẩn và thành lập huyện Kim Sơn trong đó có đề cập tới vai trò
của người Công giáo cũng như tình hình Công giáo ở địa phận Phát Diệm.
Lã Đăng Bật có các công trình nghiên cứu: Nho Quan vùng đất cổ; Kim sơn
vùng đất mở và Đất và người Ninh Bình đã đề cập đạo Công giáo ở Ninh
Bình và nhà thờ Phát Diệm. Tiến sĩ Lê Văn Thơ với công trình nghiên cứu
“Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm giáo phận Phát Diệm Ninh
6
Bình” (2012) đã làm rõ quá trình hình thành, phát triển củ a đạo Công giáo ở
giáo phận Phát Diệm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; phân tích thực trạng và
đặc điểm của giáo phận Phát Diệm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay; Từ
đó đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu
cực của đạo Công giáo.
Ngoài ra, chúng ta cũng còn phải kể đến một số bài nghiên cứu, chẳng
hạn như Nguyễn Phú Lợi, “Vài nét về công cuộc khai hoang thành lập Làng
Thiên chúa giáo ở Như Tân, Kim Sơn, Ninh Bình cuối thế kỷ XIX“ (Nghiên
cứu Lịch sử, số 4/1997); Cơ cấu tổ chức xã hội- tôn giáo trong một số làng
Công giáo ở Kim Sơn, Ninh Bình nửa sau thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX.
“Thắng cảnh Phát Diệm” của tác giả Hoàng Xuân Việt, UBĐK Công giáo
Thành phố Hồ Chí Minh, 1991…
Liên quan đến vấn đề ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống văn hóa
tinh thần nhân dân tỉnh Ninh Bình hiện nay” cho đến nay vẫn chưa có một
công trình nghiên cứu nào đề cập một cách cụ thể và có hệ thống. Vì vậy
nghiên cứu “Ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần nhân
dân tỉnh Ninh Bình hiện nay” là vấn đề mới mẻ và rất cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Mục đích chủ yếu của luận văn là nhận diện Công giáo Ninh Bình trên
cơ sở đó phân tích ảnh hưởng của Công giáo tới đời sống văn hóa tinh thần
của nhân dân Ninh Bình, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằn phát huy
mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của Công giáo, góp phần xây dựng đời
sống văn hóa tinh thần nhân dân Ninh Bình ngày càng phong phú, lành mạnh
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3.2 Nhiệm vụ
7
- Trình bày khái quát về Công giáo và tình hình Công giáo ở tỉnh Ninh
Bình hiện nay.
- Phân tích ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Công giáo đến một số
phương diện trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Ninh Bình
hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn
chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần người
dân tỉnh Ninh Bình hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng
Luận văn chỉ tập chung nghiên cứu ảnh hưởng của Công giáo đến đời
sống văn hóa tinh thần người dân cụ thể là người Công giáo trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình hiện nay.
4.2 Phạm vi
Luận văn giới hạn nghiên cứu ảnh hưởng của Công giáo tới một số
phương diện của đời sống văn hóa tinh thần, đó là đạo đức, lối sống, hôn nhân
và gia đình, và tín ngưỡng truyền thống – tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Thực hiện đề tài này tác giả dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; những quan điểm, đường lối chính
sách của Đảng về tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng; kế thừa các
công trình nghiên cứu về tôn giáo và Công giáo của các nhà khoa học trong
và ngoài nước.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
8
Người viết quán triệt những nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đề tài được lý giải, phân
tích, chứng minh chủ yếu bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn
dịch, quy nạp, so sánh, đối chiếu, loại suy và các phương pháp khác như văn
bản học, tôn giáo học với nguyên tắc tiếp cận liên ngành.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần xây dựng những luận cứ khoa học và hoàn thiện
quan điểm chính sách của Đảng , Nhà nước ta về tôn giáo và công tác tôn
giáo trong tình hình hiện nay.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên
cứu có nội dung liên quan đến Công giáo, cũng như có thể sử dụng làm tài
liệu tham khảo để dạy về tôn giáo ở các trường Đại học, Cao đẳng và Trường
Chính trị tỉnh.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo nội
dung chính của luận văn gồm 2 chương, 4 tiết.
9
Chƣơng 1
CÔNG GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƢỜI
DÂN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY
1.1 Khái quát chung về Công giáo tỉnh Ninh Bình.
1.1.1 Công giáo và giáo lý, giáo luật , nghi lễ của Công giáo tỉnh
Ninh Bình.
Ki-tô giáo là đạo do Đức Kitô Giêsu (người làng Nazareth, xứ Plestina,
nay thuộc Israel) sáng lập, đặt nền tảng trên cuộc sống lời rao giảng, sự chết
và sự sống lại của Người.
Công giáo là một bộ phận của Kitô giáo được tách ra. Công: phổ
quát; giáo: đạo. Công giáo: (đạo) có tính phổ quát. Theo các giáo dân, Công
giáo là tôn giáo do chính Chúa Giêsu khai sinh và giảng dạy để mang ơn cứu
độ của Thiên Chúa đến cho tất cả mọi người thành tâm, thiện chí muốn đón
nhận Thiên Chúa để được cứu rỗi và sống đạo đời đời. Giáo hội Công giáo
là giáo hội do Chúa Giêsu thiết lập để tiếp giao giảng và chuyển ơn cứu độ
đó đến cho những ai muốn tiếp nhận. Giáo hội này được đặt dưới quyền lãnh
đạo của Giáo hoàng, người duy nhất nối tiếp sứ vụ chăn dắt đoàn chiên của
Chúa Kitô với sự hiệp thông và vâng phục trọn vẹn của các Giám mục trong
toàn Giáo hội.
Công giáo là tôn giáo thờ Thiên Chúa Ba Ngôi (Chúa Cha, Chúa
Con, và Chúa Thánh Thần) nhưng cùng một bản thể và uy quyền như nhau.
Trong bốn chi phái chính của Kitô giáo, bên cạnh đạo Tin Lành, Chính
thống giáo và Anh giáo, Công giáo là tôn giáo duy nhất có Giáo hội hoàn
vũ, nghĩa là một tổ chức chung cho tất cả các Giáo hội địa phương, tức Tòa
thánh Vatican hiện nay, đứng đầu là Giáo hoàng.
Đạo Công giáo được du nhập vào Việt Nam đến nay đã gần 5 thế kỷ.
Theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, năm 1533 được xem là năm
10
khởi đầu cho Công giáo tại Việt Nam với sự truyền đạo của thừa sai Innêkhu
(hay Inhaxiô). Lịch sử hình thành và phát triển đạo Công giáo ở Việt Nam với
nhiều thăng trầm, biến động. Từ một tôn giáo ban đầu hoàn toàn xa lạ với xã
hội Việt Nam, đến nay đạo Công giáo đã phát triển trở thành tôn giáo lớn ở
Việt Nam, với nhiều hoạt động đa dạng và có những ảnh hưởng lớn trong đời
sống văn hóa-xã hội Việt Nam.
Cùng với quá trình du nhập và phát triển của Công giáo trên khắp đất
nước. Công giáo cũng đã được du nhập vào Ninh Bình, trong quá trình tồn tại
và phát triển Công giáo Ninh Bình cũng đã tạo cho mình những đặc điểm
riêng biệt, tuy nhiên giáo lý, giáo luật và nghi lễ vẫn mang những đặc điểm
chung của Công giáo Việt Nam.
- Giáo lý Công giáo
Giáo lý của Công giáo nằm trong kinh thánh gồm hai bộ: Cựu Ước
(46 quyển) và Tân Ước (27 quyển). Sách Cựu Ước, vốn là sách của đạo Do
Thái, trình thuật về Thiên Chúa với công việc sáng tạo ra vũ trụ và con người,
kể về những phong tuc tập quán của người Do Thái và loan báo, chuẩn bị cho
sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế. Sách Tân Ước tiếp nối Sách Cựu Ước, kể về
cuộc đời, sự nghiệp của Chúa Giêsu Kitô – Đấng cứu thế, về quá trình hoạt
động của các tông đồ và lời dạy bảo của Chúa Giêsu và các tông đồ về con
người.
Với tín đồ Công giáo, tín điều cơ bản đầu tiên chính là đức tin vào
Thiên Chúa, vào sự màu nhiệm của Thiên Chúa. Đây thực chất là lời đáp trả
lại của con người đối với Thiên Chúa bởi con người khao khát có Thiên Chúa
không chỉ vì họ nhờ có Thiên Chúa mới được tạo thành mà còn vì ở nơi Chúa,
con người mới có được hạnh phúc, đạt tới chân lý mà họ đang kiếm tìm. Bằng
những năng lực của mình, con người có khả năng nhận ra được Thiên Chúa từ
những gì Người tạo nên, và Thiên Chúa cũng tự ban chính mình cho con
11
người, “mặc khải” tình yêu thương, phép màu nhiệm của mình cho con người
thông qua việc cử Đức Giêsu Kitô và Thánh Thần đến với con người.
Qua đó, tín đồ Công giáo tin rằng Chúa có ba ngôi: Cha – tạo dựng,
Con - Cứu chuộc, Thánh thần - Thánh hóa. Họ cũng tin Thiên Chúa đã tạo ra
con người gồm hai phần: thể xác và linh hồn, sau khi chết đi, thể xác sẽ trở về
vơi cát bụi nhưng linh hồn thì tồn tại vĩnh viễn. Con người do trí khôn, lương
tâm nên làm chủ thế giới muôn loài nhưng do tính phàm tục nên mắc nhiều
tội lỗi. Thiên Chúa đã trừng phạt con người vì những lỗi lầm của họ nhưng sai
Chúa Giêsu xuống cứu chuộc cho con người. Chúa Giêsu được sinh ra từ Đức
Mẹ Maria bằng phép màu nhiệm của Thiên Chúa. Cái chết của Chúa Giêsu -
bị đóng đinh trên cây Thánh giá, sự sống lại về trời chính là biểu hiện cho tình
thương yêu, đức hi sinh và cuộc sống vĩnh hằng nơi Thiên Chúa.
- Giáo luật và nghi lễ Công giáo
Giáo luật Công giáo quy định nhiều điều, trong đó đáng chú ý có
“Thập giới” – Mười điều răn mà Thiên Chúa đòi hỏi nhằm giúp cho con
người được cứu rỗi:
1) Phải thờ kính Thiên chúa trên hết mọi sự.
2) Không được lấy danh Thiên chúa để làm những việc phàm tục tầm
thường.
3) Giành ngày chủ nhật để phụng thờ Thiên chúa.
4) Thảo kính Cha Mẹ.
5) Không được giết người.
6) Không được dâm dục
7) Không được gian tham lấy của người khác
8) Không được làm chứng dối, che dấu sự gian dối.
9) Không được ham muốn vợ hoặc chồng của người khác.
10) Không được ham muốn của trái lẽ.
12
Mười điều răn của Thiên chúa đã cho khắc vào đá ban cho Maisen, tổ
phụ của người Do thái, chung quy lại hai điều được coi là tôn chỉ của Công
giáo là kính Chúa và yêu người.
Giáo luật Công giáo quy định các tín đồ không ai được quyền vi phạm
một trong mười điều răn trên, bởi chỉ cần phạm vào một điều là phạm tới tất
cả những điều răn còn lại. Điều này là tất yếu, bởi không thể tôn trọng người
khác mà không chúc tụng Thiên Chúa – Đấng sáng tạo ra họ, lại càng không
thể chỉ tôn thờ Thiên Chúa mà không yêu thương những con người vốn là sản
phẩm của Thiên Chúa tạo ra.
Ngoài Mười điều răn của Chúa, luật lệ Công giáo còn được quy định
bởi “Sáu điều răn của Giáo hội” đó là:
1) Xem lễ các ngày chủ nhật và các ngày lễ buộc.
2) Kiêng việc xác ngày chủ nhật.
3) Xưng tội mỗi năm một lần.
4) Chịu lễ mùa phục sinh.
5) Giữ chay những ngày quy định.
6) Kiêng ăn thịt vào những ngày quy định.
Ngoài ra các tín đồ phải chịu bảy phép bí tích: phép rửa tội, phép thêm
sức, phép giải tội, phép Thánh thể, phép xức dầu thánh, phép truyền chức
thánh và phép hôn phối.
Bên cạnh bảy phép bí tích quan trọng kể trên, trong một năm đạo Công
giáo có rất nhiều ngày lễ với những nghi lễ và ý nghĩa khác nhau:
- Lễ Thiên Chúa giáng sinh hay còn gọi là lễ Giáng sinh (Noel) vào
ngày 25 tháng 12: đây là một trong những ngày lễ được coi là quan trọng nhất
của những người Kitô hữu, là ngày kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra tại Bethlehem
thuộc Irael ngày nay, lúc bấy giờ đang dưới quyền thống trị của Đế Quốc La
Mã. Tuy nhiên, theo quan niệm của mỗi nước thì có lễ kỷ niệm ngày Thiên
13
Chúa giáng sinh khác nhau, có một số nước kỷ niệm ngày Noel vào đêm ngày
24 tháng 12, bởi theo lịch Công giáo ngày mới bắt đầu vào lúc hoàng hôn.
Còn theo lịch Công giáo Rôma, lễ chính thức vào ngày 25 tháng 12 hay còn
gọi là “lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24 được gọi là “lễ vọng”.
- Lễ phục sinh, kỷ niệm Chúa Giêsu sống lại, vào một ngày của tháng 4
(chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn – Rằm của tháng sau xuân phân). Đây
là lễ kỷ niệm ngày Chúa Giêsu sống lại sau 3 ngày bị đóng đinh và chết trên
cây thập giá. Theo luận giải của giáo lý Ba ngôi trong Tân ước, Chúa Giêsu là
con Thiên Chúa và là người, do đó người có quyền năng phó mạng sống mình
để cứu nhân loại cũng như phục hồi sự sống ấy. Vì vậy, sau khi chết Chúa
Giêsu đã sống lại, sự kiện này được đề cập trong thuật ngữ Cơ Đốc là sự phục
sinh của Chúa Giêsu, trở thành ngày lễ tôn giáo quan trọng của người Ki tô
hữu, được cử hành vào các Chủ nhật phục sinh.
Giáo thuyết Chúa Giêsu phục sinh nhấn mạnh Thiên Chúa là đấng phán
xét cuối cùng, nhưng sự kiện phục sinh không gì khác hơn là một biểu tượng
tôn giáo về niềm hi vọng, và có tác dụng nuôi dưỡng tâm linh .
- Lễ Chúa Giêsu lên trời, một số nơi còn gọi là lễ Thăng Thiên: là ngày
lễ trọng của người Kitô giáo, được diễn ra 40 ngày sau lễ phục sinh do đó
ngày lễ Chúa Giêsu lên trời luôn rơi vào ngày thứ năm, nhưng thường được
rời vào ngày chủ nhật kế tiếp. Theo Tân ước, khi Chúa Giêsu sống lại, ngài ở
lại cùng các môn đệ trong 40 ngày, sau đó lên trời để kết thúc sự hiện diện
của ngài giữa loài người trần thế.
- Lễ Chúa Thánh thần hiện xuống (có một số nơi gọi là lễ Hiện xuống,
Giáng xuống, hạ trần, Lễ Ngũ Tuần ): đây là một ngày lễ trọng của người theo
Công giáo được cử hành vào ngày thứ năm mươi bắt đầu ngày lễ phục sinh,
và sau mười ngày kể từ ngày lễ Chúa Giêsu lên trời.
14
Người ta kỷ niệm ngày lễ này với ý nghĩa rằng đây là dịp Chúa Thánh
thần hiện xuống, ngày này người Ki tô giáo tin là mang đến những tín hiệu tốt
lành về niềm tin vào sự sống.
- Lễ Đức bà Maria hồn và xác lên trời: đây là ngày lễ cổ xưa nhất trong
các ngày lễ kính Đức mẹ của người Ki tô giáo. Trong những thế kỷ đầu ngày
lễ Đức bà hồn xác lên trời được gọi là lễ Đức mẹ an giấc. Kể từ năm 1950 khi
Giáo hoàng Piô XII định tín việc Đức mẹ được cân nhắc về trời cả về trời cả
hồn lẫn xác.
Lễ Đức bà Maria hồn và xác lên trời được cử hành vào ngày 15 tháng
8, nhưng theo truyền thống của Giáo hội Phương Đông sẽ dành 15 ngày đầu
của tháng để chuẩn bị cuộc lễ và 15 ngày cuối để tạ ơn. Ở Việt Nam ngày lễ
kỷ niệm Đức bà hồn và xác lên trời thường chỉ được tổ chức trong ngày 15
tháng 8 mà thôi và được các tín hữu tham gia đông đảo.
- Lễ các Thánh, là một lễ trọng được tổ chức vào ngày 01 tháng 11
hàng năm. Trong Ki tô giáo Tây phương hoặc chủ nhật đầu tiên sau Lễ Ngũ
Tuần, trong Ki tô giáo Phương Đông, nhằm tôn vinh tất cả các vị Thánh Kitô
giáo đang hưởng phúc trên thiên đàng. Ở nhiều quốc gia có truyền thống
Công giáo Lễ các Thánh là một ngày lễ nghỉ.
Sáu lễ quan trọng nói trên là những ngày lễ bắt buộc phải giữ và dự lễ
của những người theo Kitô giáo nói chung, và các ngày lễ chủ nhật hàng tuần
cũng là những ngày lễ bắt buộc, tất cả các tín đồ phải nghỉ phần xác để tham
dự.
Do là các lễ bắt buộc và theo quy định chung của Giáo hội công giáo,
nên những ngày có diễn ra các lễ này, thường có rất đông tín hữu tham gia để
cũng cố đức tin, giữ đạo, với mong muốn nhận được nhiều ân sủng. Do đó,
theo quan điểm của tín hữu Công giáo mỗi dịp lễ là một dịp để các tín hữu
nhìn nhận, xét mình.
15
Các ngày lễ thông thường khác, tuy Giáo hội không bắt buộc các tín
hữu phải tham dự đầy đủ nhưng vẫn được tín đồ tham dự để được nhiều ơn
sủng, cụ thể:
- Lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, được cử hành vào ngày 08 tháng
12 hàng năm.
- Lễ tro (đầu mùa chay): đây là lễ được Giáo hội tổ chức để kỷ niệm
việc Chúa Giê su chuẩn bị vào thành Giêrusalem, ở đây Chúa đã giảng cho
các môn đệ về sự chết, rằng con người sau khi chết thể xác trở về với tro bụi,
còn linh hồn sẽ tồn tại vĩnh cửu.
- Lễ lá vào ngày chủ nhật đầu tuần Thánh, được tổ chức để kỷ niệm
việc Chúa Giê su vào thành Giêrusalem được dân chúng rải lá trên đường đón
tiếp.
Tuần Thánh bắt đầu từ chủ nhật Lễ lá đến chủ nhật lễ Phục sinh, kỷ
niệm Chúa Giê su chịu nạn, chịu chết rồi sống lại. Trong Tuần Thánh có
những ngày lễ riêng: lễ truyền phép Mình Thánh vào thứ năm, Lễ Chúa Giêsu
chịu chết vào thứ sáu, Lễ vọng Phục sinh vào thứ bảy, Lễ mừng Phục sinh
vào chủ nhật.
- Lễ Thánh Tông đồ Phê rô và Phao lô, được cử hành vào ngày 29
tháng 6 hàng năm.
- Lễ cầu nguyện cho các linh hồn, được cử hành vào ngày 2 tháng 11
hàng năm.
- Ngoài ra Giáo hội Công giáo còn chia một năm thành từng tháng,
từng mùa để làm chủ đích cho các sinh hoạt tôn giáo và các hoạt động cho các
tín đồ, như tháng 3 là tháng kính Thánh cả Giuse, tháng năm là tháng Dâng
hoa kính Đức bà Maria, tháng sáu là tháng kính Trái tim của Chúa Giêsu,
tháng 11 là tháng cầu nguyện cho các linh hồn, mùa vọng từ 30 tháng 11 đến
Lễ Giáng sinh,…
16
1.1.2 Tình hình Công giáo ở tỉnh Ninh Bình
Công giáo được truyền vào Ninh Bình từ rất sớm, theo cuốn “Lịch sử
đàng ngoài” thì ngày 19/3/1627 linh mục Anlexandre de Rohdes (giáo dân
thường gọi là Đức cha Đắc Lộ) cùng giáo sĩ Pierre Margue đến cửa Ba Làng
(Hậu Lộc – Thanh Hoá) lập cửa thánh Juise. Sau đó, trên đường đi thuyền ra
Thăng Long, ngày 3/4/1627 đến cửa biển Thần Phù, gần mom núi Yên
Duyên, Hảo Nho (thuộc xã Yên Lâm, huyện Yên Mô tiếp giáp với xã Lai
Thành, huyện Kim Sơn ngày nay), tiến hành truyền đạo, đánh dấu quá trình
truyền đạo và phát triển đạo ở Ninh Bình. Qúa trình hình thành và phát triển
của đạo Công giáo ở Ninh Bình chia thành các thời kỳ:
- Thời kỳ các giáo sĩ Dòng Tên (1027 – 1665): Theo nguồn sử liệu của
nhà Nguyễn, Công giáo du nhập vào Việt Nam năm 1533. Tuy nhiên, việc
truyền giáo ở Việt Nam chỉ thực sự đạt kết quả vào đầu thế kỷ XVI thời các
giáo sĩ Dòng Tên. Năm 1615, các giáo sĩ Dòng Tên thuộc Bồ Đào Nha từ Ma
Cao ( Trung Quốc ) đến Đàng Trong. Năm 1627, hai giáo sĩ Alexandre de
Rhodes và Bdro Marquez đến Cửa Bạng (Ba Làng, Thanh Hóa), mở đầu cho
thời kỳ truyền giáo của Đàng Trong ở Đàng Ngoài nói chung và Ninh Bình
nói riêng. Dưới thời kỳ các giáo sĩ Dòng Tên, đạo Công giáo đã đặt được cơ
sở trong một số làng xã vùng ven biển tỉnh Ninh Bình. Năm 1665, tất cả các
giáo sĩ bị trục xuất khỏi Đàng Ngoài, chấm dứt thời kỳ độc quyền truyền giáo
của Dòng Tên ở Việt Nam và tỉnh Ninh Bình.
- Thời kỳ các đại diện Tông Tòa (1665-1802). Năm 1666, Hội truyền
giáo Nước ngoài Paris (MEF) cử giáo sĩ đến Đàng Ngoài hoạt động truyền
giáo. Năm 1669 Giám mục Lambert đại diện Tông tòa địa phận Đàng Trong
và Đàng Ngoài, thụ phong linh mục cho các thầy giảng người Việt, triệu tập
Công đồng phố Hiến (1670), chia giáo phận thành các giáo sứ và lập Dòng
Mến Thánh giá. Cũng năm 1699, các giáo sĩ Dòng Tên trở lại hoạt động song
17
song với các thừa sai Pháp ở Miền Bắc. Dưới thời các thừa sai người Pháp và
Dòng Tên, công cuộc truyền giáo đạt được kết quả tốt. Năm 1679, địa phận
Đàng Ngoài được chia hai địa phận Đông Đàng Ngoài và Tây Đàng Ngoài.
Địa phận Tây Đàng Ngoài gồm các địa phận: Hà Nội, Hưng Hóa, Phát Diệm,
Thanh Hóa, Vinh ngày nay. Đến cuối thế kỷ XVIII, ở Ninh Bình có nhiều họ
đạo được thiết lập cả ở vùng ven biển và vùng nội địa với ba giáo xứ gồm
Hảo Nho, Bạch Bát, Phúc Nhạc và Dòng Mến Thánh giá Bạch Bát (1674).
Thời kỳ này, ngoài các thừa sai Dòng Tên, Hội Thừa sai Paris còn có đội ngũ
linh mục, nữ tu, thầy giảng, kẻ giảng người Việt cùng tham gia truyền giáo,
phát triển đạo.
- Thời kỳ nhà Nguyễn (1802-1862). Sang thế kỷ XIX, công cuộc truyền
giáo ở Ninh Bình hoàn toàn do các thừa sai người Pháp và giáo sĩ, tu sĩ người
Việt đảm nhận. Dưới thời Gia Long và những năm thời đầu Minh Mạng,
Công giáo không được ưu ái, nhưng cũng không bị cấm cản nên đã có điều
kiện phát triển, nhất là từ khi huyện Kim Sơn được thành lập (1829). Bởi vậy,
dưới thời vua Minh Mạng, đặc biệt đầu thời vua Tự Đức, mặc dù bị chính
quyền cấm đạo quyết liệt song Công giáo ở Ninh Bình vẫn được duy trì và
phát triển.
- Thời kỳ từ năm 1862 đến năm 1900. Sau khi nhà Nguyễn bỏ lệnh cấm
đạo (1862), đặc biệt từ khi linh mục Trần Lục làm chánh xứ Phát Diệm
(11865-1899), dựa vào chế độ của thực dân phong kiến, ông đã tìm cách
chiếm đoạt ruộng đất để lôi kéo người vào đạo, nên đạo Công giáo ở Ninh
Bình phát triển mạnh mẽ theo hai tuyến chính: Thứ nhất, từ xứ Phúc Nhạc,
Yên Vân và Phát Diệm phát triển ra vùng đồng bằng ven biển và khu trung
tâm của tỉnh gồm các huyện Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô và thị xã Ninh
Bình. Đây là tuyến đạo Công giáo phát triển nhanh và mạnh nhất. Thứ hai, từ
hai xích đạo Bạch Bát và Đồng Chưa phát triển vào vùng sâu miền núi, vùng
18
đồng bào Mường các huyện Gia Viễn, Nho Quan, một phần huyện Yên Mô,
Gia Khánh. Đồng thời, tổ chức giáo hội, cơ sở vật chất được xây dựng, nhất
là việc hoàn thiện quần thể kiến trúc nhà thờ Phát Diệm đã chuẩn bị mọi điều
kiện cho sự ra đời của giáo phận Phát Diệm.
- Thời kỳ 1901 – 1932. Ngày 15-4-1901, Giáo Hoàng Lêô XIII ban sắc
lệnh chia địa phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội), thành lập địa phận Bắc Kỳ
Duyên Hải, quen gọi là giáo phận xứ Thanh do giám mục Alexandre Marcou
(Thành) coi sóc. Tòa giám mục và nhà thờ chính tòa đặt tại Phát Diệm. Dưới
thời giám mục Marcou Thành, Công giáo ở Phát Diệm phát triển rất mạnh.
Năm 1932, giáo phận Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở tách khỏi giáo
phận Phát Diệm. Từ đây, địa giới hành chính của giáo phận Phát Diệm nằm
trọn trong tỉnh Ninh Bình và huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình hiện nay.
- Thời kỳ từ năm 1933 đến năm 1954. Giáo phận Phát Diệm có sự
chuyển biến khá mạnh mẽ, không chỉ tăng nhanh về số lượng tín đồ, đội ngũ
giáo sĩ, tu sĩ người Việt, mà tổ chức xứ, họ đạo, cơ sở vật chất, tổ chức giáo
hội cũng được xây dựng hoàn thiện từ Tòa Giám mục xuống các xứ, họ đạo.
Đây là giáo phận đầu tiên ở Việt Nam được giao cho hàng giáo sĩ người Việt
cai quản.
Những năm đầu sau cách mạng Tháng 8, Công giáo ở Kim Sơn phát
triển khá nhanh, nhiều xứ, họ đạo mới được thiết lập. Khi thực dân Pháp
chiếm đóng Kim Sơn, sự phát triển của Công giáo dường như chững lại, thậm
chí có chiều hướng giảm sút.
Công giáo ở Phát Diệm bị phân hóa sâu sắc, một số chức sắc, tín đồ bị
thực dân lợi dụng chống phá cách mạng, song vẫn có đông đảo tín đồ, giáo sĩ
tích cực tham gia kháng chiến thể hiện rõ trách nhiệm của một công dân đối
với dân tộc.
19
- Thời kỳ 1954-1990. Sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết (7/1954),
các thế lực thù địch đã cưỡng ép trên 40% giáo dân, 76,55% linh mục và
72,35% tu sĩ của giáo phận Phát Diệm di cư vào Nam. Trong giai đoạn này,
đạo Công giáo không phát triển mạnh như giai đoạn trước, song khá ổn định
và từng bước thích nghi với chế độ mới.
- Thời kỳ 1991-2010. Từ những năm 1990, Công giáo ở giáo phận Phát
Diệm được củng cố, phát triển, nhìn chung sự phát triển của đạo Công giáo
trong giai đoạn này chủ yếu do sự tăng dân số tự nhiên. Lợi dụng chính sách
đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, Tòa Giám mục Phát Diệm tích cực đẩy
mạnh đường hướng canh tân, thích nghi để truyền giáo, phát triển đạo theo
tinh thần Công đồng Vatican II và của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Nhiều
xứ, họ đạo mới được thành lập, nhiều hội đoàn Công giáo mới ra đời, các
dòng tu hoạt động trở lại, việc đào tạo chức sắc được đẩy mạnh.
Như vậy, Đạo Công giáo qua các giáo sĩ Dòng Tên chính thức du nhập
vào Ninh Bình từ 1627. Tuy nhiên, Công giáo Ninh Bình chỉ thực sự phát
triển mạnh mẽ vào thế kỷ XIX nhất là sau khi huyện Kim Sơn được thành lập
(1829). Dưới thời kỳ Pháp thuộc, đạo Công giáo ở Phát Diệm không chỉ phát
triển mạnh ở vùng ven biển huyện Kim Sơn mà đã lan rộng vào nội địa, vùng
đồng bằng chiêm trũng Gia Viễn và lấn sâu vào vùng miền núi, khu vực đồng
bào dân tộc Mường ở Nho Quan (Ninh Bình), Lạc Thủy (Hòa Bình).
Hiện nay, đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh có Tòa Giám mục Phát
Diệm, với 77 gíao xứ, 358 giáo họ, 336 nhà thờ giáo xứ, giáo họ; có 01 Giám
mục, 80 linh mục; có 02 dòng tu là Dòng Mến Thánh giá Phát Diệm với 138
nữ tu, 100 dự tu và Dòng Xi tô Châu Sơn có 01 Giám mục nghỉ hưu, 10 linh
mục, 106 tu sĩ, tập tu. Có 25 loại hội đoàn với 1.158 hội đoàn. [76]
Thời gian qua, Tòa Giám mục Phát Diệm tập chung chỉ đạo các chức
sắc, chức việc trong giáo phận tăng cường các hoạt động củng cố đức tin cho
20
giáo dân; tổ chức nhiều hoạt động tôn giáo lớn để thu hút giáo dân tham gia;
tổ chức cho giáo dân hành hương về viếng nhà thờ chính tòa Phát Diệm để
lĩnh ơn toàn xá. Tòa Giám mục Phát Diệm quan tâm đến việc tổ chức tĩnh tâm
thường xuyên cho linh mục, Ban chấp hành các giáo xứ, giáo họ, giáo dân
theo quy mô giáo hạt, giáo xứ; tổ chức tĩnh tâm riêng cho các giới: y bác sĩ,
giáo chức, doanh nhân qua đó nhằm hướng các giới này phục vụ tốt hơn cho
các mục đích của giáo hội; tổ chức gặp mặt chủng sinh, học sinh, sinh viên,
doanh nhân, giới trẻ Công giáo Phát Diệm,…Đồng thời Tòa Gíam mục tăng
cường củng cố tổ chức của giáo hội như kiện toàn các Ủy ban thuộc giáo
phận, Ban chấp hành giáo họ, giáo xứ, giáo hạt; thành lập các hội đoàn Công
giáo với nhiều loại hình khác nhau, phù hợp với từng lứa tuổi. Mở rộng các
hoạt động bồi dưỡng, đào tạo với nhiều hình thức như tổ chức các khóa
thường huấn cho chức sắc, chức việc; lớp học giáo lý, dâng hoa, đàn hát,…
Nhìn chung các hoạt động tôn giáo nói trên của Công giáo đều thực
hiện theo đúng quy định của pháp luật và được sự quan tâm hướng dẫn, tạo
điều kiện của các cấp chính quyền. Do vậy, đồng bào theo đạo Công giáo
ngày càng phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, sống tốt đời đẹp đạo
theo tinh thần thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam “Sống Phúc
âm giữa lòng Dân tộc”.
Quá trình tồn tại và phát triển, đạo Công giáo ở Ninh Bình đã có
những bước thăng trầm gắn liền với lịch sử dân tộc. Trong quá trình tồn tại và
phát triển, Công giáo Ninh Bình cũng đã tạo cho mình những đặc điểm riêng
biệt, có thể khái quát một số đặc điểm đó như sau:
Một là, phần lớn giáo dân là nông dân, sống ở vùng nông thôn, có
lòng yêu nước, cần cù lao động, đã góp phần cùng toàn dân đấu tranh giành
độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ, hàng ngàn thanh niên theo đạo Công giáo ở Ninh
21
Bình đã tham gia bộ đội, nhiều người đã hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân
tộc. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiều giáo dân, giáo sĩ đã
thể hiện tinh thần yêu nước, tham gia các hoạt động xã hội, vận động quần
chúng tín đồ thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngày
nay, trong công cuộc đổi mới và dân chủ hóa đời sống xã hội do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo, phần đông giáo dân đã phấn khởi, tin tưởng vào chính
sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Sinh hoạt tôn giáo ở Ninh Bình có xu
hướng phát triển, số người vào đạo và đi lễ gia tăng, nhà thờ được tôn tạo, tu
sửa ngày càng to, đẹp.
Hai là, dân cư đa dạng, phức tạp với nhiều thành phần xã hội, tôn giáo
tín ngưỡng khác nhau. Đó là kết quả của việc khai hoang lập ấp, họ từ khắp
các tỉnh (thành phố), đủ mọi thành phần, vì nhiều lý do mà tới đây, nhưng họ
vẫn hướng về tổ tiên, lập đình chùa miếu mạo, bên cạnh những nhà thờ Thiên
chúa giáo. Lương giáo đan xen, không có sự thù hằn đố kị. Do quen với việc
cải tạo thiên nhiên, chống áp bức xã hội mà họ luôn có tư tưởng tự do khá
cao, sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi và cũng dễ hòa nhập với cái mới.
Ba là, ở những vùng Công giáo, có hiện tượng mê tín dị đoan, cuồng
đạo.Nhưng, nhìn chung họ có niềm tin tôn giáo chân thật và bền vững, say mê
tham gia các nghi lễ tôn giáo, coi đó là nhu cầu tinh thần quan trọng nhất.
Mặc dù họ là những người cần cù, chân thật, lương thiện.Điều này ý thức cho
họ nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ, chính sách với nhà nước (trừ vấn đề kế
hoạch hóa gia đình), ít mắc vào các tệ nạn xã hội như trộm cắp, dễ bị bọn xấu
lợi dụng vào mục đích chính trị.
Nhìn chung, trong công cuộc đổi mới và dân chủ hóa trong đời sống xã
hội do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, tuyệt đại đa số đồng bào Công giáo
phấn khởi, tin tưởng vào chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Hoạt
động Công giáo có xu hướng gia tăng số người vào đạo và đi lễ. Nhiều nhà
22
thờ được tôn tạo và tu sửa khang trang. Các giá trị tích cực của Công giáo
ngày càng được phát huy hòa quyện vào các giá trị văn hóa cộng đồng tạo nên
một bản sắc văn hóa vừa có tính đặc thù vừa có tính đại chúng. Vì vậy, khối
đại đoàn kết toàn dân tộc ở các cụm dân cư có đồng bào theo đạo và đồng bào
không theo đạo ngày càng được củng cố.
Những đặc điểm trên đây là những điểm nhấn trong toàn bộ bức tranh
đa sắc của Công giáo Ninh Bình. Nó có ý nghĩa cho việc lý giải về sự ảnh
hưởng của Công giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần của người dân Ninh
Bình. Đồng thời, nó giúp cho các cơ quan quản lý về tôn giáo, về văn hóa, tư
tưởng của địa phương trong việc triển khai các giải pháp đặc thù đối với Công
giáo Ninh Bình trong chương trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
1.2 Đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời dân tỉnh Ninh Bình hiện nay.
1.2.1 Một số khái niệm
a) Khái niệm văn hóa
Mọi khái niệm khoa học đều có lịch sử sinh thành và phát triển của nó.
Với thời gian khám phá, bổ sung nó ngày càng mang nội dung hoàn chỉnh,
thuật ngữ văn hóa cũng vậy. Vốn được dịch từ tiếng Pháp là culture, có nguồn
gốc La tinh, thuật ngữ văn hóa được dùng lần đầu khoảng thế kỷ XIII với
nghĩa “cây trồng”. Qua thế kỷ XIV, nó có thêm những nghĩa và từ mới phát
sinh “người trồng trọt” (cultivateur), rồi mở rộng ra là “người làm nông
nghiệp” (agriculteur). Nhưng rồi với những biến đổi xã hội to lớn, có tích
cách mạng ở thời Phục hưng (thế kỷ XIV – XVI), từ văn hóa ở thế kỷ XV
được nhận thêm các nghĩa bong trừu tượng: nhận thức, giáo dục, kiến thức.
Nghĩa bóng của từ cũng được dung song song với các từ phát sinh cutover
(giáo dục) cultivé (có giáo dục, có học vấn), incultu (vô học, không học vấn).
Đến thế kỷ XVIII – thế kỷ của ánh sáng trong lịch sử nhân loại, thuật ngữ văn
hóa nhận được đầy đủ nội dung và nâng cấp lên để chỉ sự tích hợp toàn bộ
23
những hoạt động sáng tạo của con người. Điều này Hồ Chí Minh khẳng định:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát sinh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
hóa, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với những
biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu
đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [66, tr. 431]. Ở khái niệm trên, Chủ tịch
Hồ Chí Minh nêu lên một số những sản phẩm do con người sáng tạo ra, trong
đó có văn hóa vật thể (những công cụ sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở…),
có văn hóa phi vật thể (ngôn ngữ, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học nghệ thuật). Chữ “giá trị” được ẩn dưới câu “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống…nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Những sản
phẩm do con người phát minh ra mà Chủ tịch Hồ Chí Minh liệt kê nêu trên
phải là những sản phẩm nhằm phục vụ cho con người, có nghĩa là chứa đựng
các giá trị.
Xét về lịch sử vấn đề cho đến nay đã có rất nhiều định nghĩa về văn hóa
xuất phát từ nhiều góc độ, nhiều ngành khoa học khác nhau. Theo “Từ điển
triết học” thì văn hóa là “toàn bộ những giá trị vật chất tinh thần do con người
sáng tạo ra trong thực tiễn xã hội – lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được
trong lịch sử phát triển xã hội. Theo nghĩa hẹp hơn, người ta vẫn quen nói về
văn hóa vật chất (kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, giá trị vật chất) và văn hóa
tinh thần (khoa học, nghệ thuật, văn học, triết học, đạo đức, giáo dục…). Văn
hóa là một hiện tượng lịch sử, phát triển phụ thuộc vào sự thay thế các hình
thái kinh tế - xã hội”. [69, tr.656]
Văn hóa là khái niệm văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm vật thể
và phi vật thể do con người sáng tạo ra và mang tính giá trị. Theo khái niệm
24
này, có thể thấy văn hóa bao gồm tất cả những gì con người làm ra và sử dụng
nó.
Đôi khi, văn hóa còn được hiểu theo nghĩa: Văn hóa là nền tảng tinh
thần xã hội, văn hóa là tất cả đời sống tinh thần của con người v.v…khi xét về
sự tác động, ảnh hưởng của nó. Có thể nói rằng, văn hóa thấm sâu vào mọi
lĩnh vực cuộc sống, vào mọi ngõ ngách, cung bậc tâm hồn, trí tuệ, xúc cảm
của con người, của cộng đồng người. Hẳn chúng ta dễ nhận thấy rằng từ cách
ăn mặc, ứng xử, phong cách, trình độ của một con người, của cộng đồng
người nào đó, ngoài những cái gì là chung của con người sinh học, đều có cái
riêng, cái không thể lẫn lộn hòa trộn được, đó là nét riêng, là bản sắc, tinh hoa
thuộc về văn hóa. Văn hóa không bao trùm nhưng lại thấm sâu vào kinh tế,
chính trị, pháp luật…Chính cái đặc điểm lan tỏa, thấm sâu này mà phương
Đông có cách hiểu “văn hóa thiên hạ”. Văn hóa từ bản chất, từ hàm lượng giá
trị tinh thần của nó là thần thái của cuộc sống, con người xã hội. Trong nghị
quyết Trung ương 4, khóa VII có viết: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã
hội, là động lực đồng thời là mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội”. [ 34]
Vậy là, từ bản chất nhân văn, từ phạm vi tồn tại rộng khắp trong không
gian và xuyên suốt thời gian “Văn hóa, hiểu theo nghĩa rộng nhất của dân tộc
học, có nghĩa là một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng,
nghệ thuật, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng và thói quen mà con
người đạt được với tư cách là thành viên của xã hội”.[70, tr.1]
Đây là một khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng, mang tính triết học, có
phần nghiêng về hoạt động sáng tạo trong lịch sử xã hội loài người, thiên về
tính gía trị, được hình thành trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin. Trong cuốn
“Cơ sở văn hóa Việt Nam”, Trần Ngọc Thêm đưa ra khái niệm: “Văn hóa là
một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất tinh thần do con người sáng tạo và
25
tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người
với môi trường tự nhiên và xã hội”.
Có thể thấy hai khái niệm trên có sự tương đồng. Theo đó văn hóa được
hình thành từ khi con người biết sáng tạo (có nghĩa là văn hóa hình thành
cùng với sự hình thành loài người). Văn hóa là tất thảy những sản phẩm vật
chất (văn hóa vật thể) và tinh thần (vặn hóa phi vật thể) do con người sáng tạo
ra trong quá khứ, hiện tại, cả hai khái niệm nêu trên đều gắn với chữ “giá trị”.
Có nghĩa rằng, không phải tất cả những sản phẩm con người sáng tạo ra đều
là văn hóa mà chỉ những sản phẩm có chứa đựng giá trị (là cái có ích cho con
người). Cũng có nghĩa, những sản phẩm do con người làm ra (sáng tạo ra)
nhưng không mang giá trị thì không phải là văn hóa ( ví dụ: bom hạt nhân,
heroin, chất độc hóa học, vũ khí giết người v.v…) Những danh lam thắng
cảnh như vịnh Hạ Long, động Phong Nha – Kẻ Bảng v.v…tuy không phải do
con người làm ra nhưng con người tìm ra và thưởng thức vẻ đẹp của nó
(thưởng thức là một sáng tạo) cũng là văn hóa.
Năm 1988, tại lễ phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, Tổng
giám đốc UNESSCO Federico Mayor, đưa ra định nghĩa: “Văn hóa phản ánh
và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá
nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong
hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị,
truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản
sắc riêng của mình”.
Đây là khái niệm được đưa ra trong bối cảnh thế giới còn có sự phân
biệt văn hóa dân tộc lớn, dân tộc nhỏ, văn hóa dân tộc này cao, dân tộc kia
thấp, văn hóa dân tộc này văn minh, văn hóa dân tộc kia lạc hậu. Khái niệm
nêu trên có ý nghĩa chính trị rất lớn về việc khẳng định mỗi dân tộc có bản sắc
riêng. Quan điểm này càng được khẳng định tại Hội nghị quốc tế về văn hóa ở
26
Mêhicô để bắt đầu thập kỷ văn hóa UNESSCO. Hội nghị này có hơn một
nghìn đại biểu đại diện cho hơn một trăm quốc gia tham gia từ ngày 26/7 đến
6/8 năm 1982, người ta đã đưa ra trên 200 định nghĩa. Cuối cùng Hội nghị
chấp hành nhận một định nghĩa như sau:
“Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần
và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của
một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương,
những lối sống và những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá
trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả
năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những
sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có
đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân,
tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những
thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng
tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”. [91, tr.24].
Khái niệm trên vừa nói đến văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, vừa
nói đến hệ giá trị và đặc biệt là nêu lên “những nét riêng biệt về văn hóa của
một xã hội hay một nhóm người trong xã hội”. Như vậy, khái niệm trên cũng
là khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng, kèm theo đó là quan điểm công nhận
mỗi dân tộc dù lớn hay nhỏ đều có bản sắc văn hóa riêng biệt.
Như vậy, qua những quan điểm trên chúng ta có thể hiểu rằng văn hóa
được hình thành và phát triển trong quan hệ thích nghi giữa con người với
thiên nhiên, giữa con người với con người. Trải qua hàng ngàn năm thích nghi
và cải tạo thế giới, những kinh nghiệm mà con người tích lũy được đã trở
thành nền tảng cơ bản cho sự phát triển của văn hóa. Văn hóa không chỉ bó
hẹp trong quan hệ cá nhân gia đình và cộng đồng mà còn mở rộng trong mối
quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Văn hóa hình thành trong quá
27
trình tiếp xúc, giao lưu, sàng lọc, cải biến giữa văn hóa bản địa với những nền
văn hóa khác. Do đó, văn hóa bao giờ cũng thể hiện sự đa dạng, phong phú
nhưng luôn mang những nét độc đáo của dân tộc, đồng thời tiềm ẩn những giá
trị chung của nhân loại.
b) Khái niệm đời sống văn hóa tinh thần.
Nói đến đời sống là nói đến “sinh hoạt”, nói “hoạt động”. Như vậy nói
đến đời sống văn hóa tinh thần là nói hoạt động của con người trên lĩnh vực
tinh thần – hoạt động sản xuất, trao đổi và tiêu dùng giá trị tinh thần diễn ra
trên các lĩnh vực chủ yếu: tư tưởng, nghệ thuật, khoa học, giáo dục, tín
ngưỡng tôn giáo. Đời sống văn hóa tinh thần không phải là một cơ cấu tĩnh
tại, một hệ thống đóng kín, nằm im của những giá trị loại biệt mà là một tổng
thể đang vận động của các giá trị tinh thần được thực hiện và thể hiện thông
qua hoạt động của con người trên các lĩnh vực khác nhau của sự sản xuất, trao
đổi và tiêu dùng tinh thần.
Các hoạt động ở các khâu nhu cầu, sản xuất, trao đổi, tiêu dùng giá trị
tình thần cũng như ở từng lĩnh vực tư tưởng, nghệ thuật, khoa học, giáo dục,
tín ngưỡng tôn giáo không tách biệt nhau mà hòa quyện vào nhau. Trong tổng
hòa sống động của hoạt động đó, các giá trị tinh thần được tạo ra, lan tỏa và
thấm sâu vào từng con người, từng cộng đồng tạo thành niềm tin bên trong,
thành lối sống, thành hành động tự nhiên hằng ngày của họ. Nhờ đó, mỗi
người và mọi người đạt được những phẩm chất tinh thần cao quý tồn tại như
một giá trị - giá trị “gốc” và tiếp tục sáng tạo ra những giá trị mới cao hơn,
thúc đẩy không ngừng sự phát triển về các mặt chân, thiện, mỹ của đời sống
xã hội, đáp ứng nhu cầu giá trị tinh thần của con người và xã hội. Chuẩn mực
của sự hình thành của đời sống văn hóa tinh thần là chỉnh thể toàn vẹn của các
quá trình và hiện tượng đó.Như vậy, tiêu chí cơ bản để xem xét, đánh giá đời
sống văn hóa tinh thần của một con người hay của một cộng đồng đó là trình
28
độ được vun chồng của con người, là sự phát triển về các mặt chân, thiện, mỹ
của mọi mặt đời sống, hoạt động và quan hệ thực tiễn của con người hay cộng
đồng đó.
Đời sống văn hóa tinh thần là biểu hiện của đời sống tinh thần, nhưng
nó không đồng nhất với đời sống tinh thần. Sự khác nhau giữa hai khái niệm
này không phải ở phạm vi rộng hẹp mà ở chất lượng đạt tới của hoạt động
tinh thần và sản phẩm của nó. Mọi người, mọi gia đình, mọi xã hội đều có đời
sống tinh thần. Nhưng có đời sống tinh thần cao đẹp mà cũng có đời sống
thấp kém. Đời sống tinh thần cao đẹp chính là đời sống văn hóa tinh thần.
Với tính cách là một hệ thống, đời sống văn hóa tinh thần diễn ra trong
sự vân động tương tác giữa các khâu nhu cầu, sản xuất, trao đổi, tiêu dùng giá
trị tinh thần.
Nhu cầu về giá trị tinh thần bao gồm hưởng thụ và sáng tạo giá trị tinh
thần là nhu cầu tất yếu của con người, của xã hội. Nhờ có nhu cầu về giá trị
tinh thần mà sự tồn tại của con người thực sự mang tính người, đối lập với
tính tự nhiên, tính động vật. Nhu cầu về giá trị tinh thần kích thích con người
tích cực tham gia vào đời sống văn hóa tinh thần.
Sản xuất giá trị tinh thần là hoạt động tìm tòi, phát hiện và làm ra các
giá trị chân, thiện, mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu giá trị tinh thần của con người
và xã hội. Sản xuất giá trị tinh thần là cơ sở của toàn bộ đời sống văn hóa tinh
thần.
Trao đổi giá trị tinh thần là một hoạt động tất yếu, tự nhiên của một cơ
thể văn hóa lành mạnh. Trao đổi giá trị tinh thần là trao đổi cái hay của mình
và nhận cái hay của người. Thông qua hoạt động này, đời sống văn hóa tinh
thần của các chủ thể tham gia được phát triển mở rộng.
Tiêu dùng giá trị tinh thần là quá trình con người lựa chọn, tiếp nhận và
cảm thụ các giá trị tinh thần nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo giá
29
trị tinh thần của mình. Qúa trình tiêu dùng giá trị tinh thần cũng đồng thời là
quá trình bồi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm và nhân cách con người. Do
đó, tiêu dùng giá trị tinh thần cũng đồng thời là sản xuất giá trị tinh thần.
Đời sống văn hóa tinh thần bao quát các lĩnh vực hoạt động chủ yếu :
tư tưởng, nghệ thuật, khoa học, giáo dục, tôn giáo tín ngưỡng.
Hoạt động tư tưởng nhằm hình thành thế giới quan khoa học – hệ thống
những quan điểm về thế giới: giới tự nhiên, xã hội và quy luật vận đông phát
triển của chúng, về các con đường nhận thức và cải tạo thế giới ấy. Hoạt động
tư tưởng là hoạt động chủ đạo, bảo đảm cho đời sống văn hóa tinh thần phát
triển đúng hướng, vững chắc.
Hoạt động nghệ thuật là hoạt động sáng tạo ra các giá trị nghệ thuật
nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người. Là lĩnh vực đặc thù nhất, có
tính thẩm mỹ cao nhất trong các hoạt động sáng tạo tinh thần và đồng thời
cũng có tính giáo dục cảm hóa mạnh mẽ nhất đối với con người.
Hoạt động khoa học là hoạt động sáng tạo và phổ biến tri thức cần thiết
cho con người và xã hội, đáp ứng nhu cầu chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội
và hoàn thiện con người theo hướng đạt tới chân, thiện, mỹ.
Hoạt động giáo dục là hoạt động nhằm trang bị cho con người những
tri thức của tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội và nhân
văn, giúp họ có được những phẩm chất và năng lực cần thiết để sáng tạo
những giá trị mới cho cuộc sống, trong đó có giá trị tinh thần.
Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo là hoạt động hướng về một thế giới
siêu nghiệm với niềm tin tuyệt đối, sự trông cậy và tình cảm yêu mến đối với
thế giới đó. Niềm tin tôn giáo – một niềm tin không thể chứng minh, nhưng
có ảnh hưởng chi phối mạnh mẽ đến đạo đức và lẽ sống của người theo đạo.
Từ cách tiếp cận trên, luận văn xin nêu lên khái niệm đời sống văn hóa
tinh thần: là tổng hòa các hoạt động sản xuất, trao đổi, tiêu dùng, các giá trị
30
tinh thần, làm cho các giá trị đó thấm sâu vào từng con người, từng cộng
đồng, trở thành yếu tố khăng khít của toàn bộ cuộc sống, hoạt động và quan
hệ con người, đáp ứng nhu cầu giá trị tinh thần ngày càng tăng của mọi
thành viên trong xã hội.
1.2.2 Địa kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và đặc điểm đời sống văn hóa
tinh thần người dân ở tỉnh Ninh Bình hiện nay.
a) Địa kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội
Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực Bắc đồng bằng Bắc bộ, phía Đông giáp tỉnh
Nam Định, phía Đông Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây Nam giáp tỉnh Thanh
Hóa, phía Tây và Tây Bắc giáp với Hòa Bình, phía Đông Nam giáp vịnh Bắc
Bộ. Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93km về phía
Nam. Ở vị trí điểm mút của cạnh đáy tam giác châu thổ sông Hồng, Ninh
Bình bao gồm cả ba loại địa hình. Vùng đồi núi bán sơn địa ở phía Tây Bắc
bao gồm các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp; vùng đồng bằng
ven biển ở phía Đông Nam thuộc 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh. Xen giữa
2 vùng lớn là vùng chiêm trũng chuyển tiếp. Nình Bình có bờ biển dài 18km.
Bờ biển Ninh Bình hàng năm được phù sa bồi đắp lấn ra trên 100m.
Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đây là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hóa
giữa khu vực châu thổ sông Hồng với Bắc Trung Bộ, giữa vùng đồng bằng
Bắc Bộ với vùng rừng núi Tây Bắc. Thế mạnh kinh tế nổi bật của Ninh Bình
là các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch.
Trong những năm gần đây kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng ở
mức 2 con số, năm 2005 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 41/42,
năm 2006 vươn lên xếp thứ 18/64, năm 2007 xếp thứ 24/64, năm 2008 xếp
23/63, liên tục đứng thứ 5 ở miền Bắc. Trong khi diện tích và dân số tỉnh chỉ
31
đứng thứ 56/64 và 43/64. “Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2010: công nghiệp
– xây dựng: 40,9%; Nông, lâm – ngư nghiệp: 15,8%; Dịch vụ: 35,3% .
Qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn có
nhiều chuyển biến. Kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng khá, tạo bước đột phá
về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ, đồng thời có sự chuyển dịch giữa các thành phần kinh tế và các vùng
trong tỉnh. Sản xuất công nghiệp ngày càng phát triển trở thành động lực
chính để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các ngành dịch vụ phát triển
trong đó du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đặc biệt là sản xuất lương thực đạt
được những thành tựu đáng kể, góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, điện
năng phát triển tương đối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, các lĩnh vực giáo dục, y tế và các lĩnh
vực xã hội khác từng bước được củng cố, phát triển, cơ bản đảm bảo sự hài
hoà giữa phát triển kinh tế là trung tâm, phát triển văn hoá là nền tảng tinh
thần xã hội. Công tác quốc phòng địa phương được tăng cường, an ninh chính
trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, bảo đảm cuộc sống bình yên cho
nhân dân và môi trường xã hội lành mạnh. hệ thống chính trị được củng cố,
chất lượng hoạt động được nâng lên. Phương thức lãnh đạo, năng lực lãnh đạo
của các cấp uỷ đảng từ tỉnh đến cơ sở được đổi mới, hiệu lực, hiệu quả quản
lý, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên, đáp ứng yêu cầu đổi
mới và phát triển của tỉnh.
Về văn hóa – lịch sử, Ninh Bình nằm ở vùng giao thoa giữa các khu
vực: Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Đặc điểm đó đã tạo ra
một nền văn hóa Ninh Bình tương đối năng động, mang đặc trưng khác biệt
trên nền tảng văn minh châu thổ sông Hồng. Đây là vùng đất phù sa cổ ven
32
chân núi có con người cư trú từ rất sớm. Vùng đất Ninh Bình là kinh đô của
Việt Nam thế kỷ X, nơi phát tích của ba vương triều Đinh – Lê – Lý với các
dấu ấn lịch sử: Thống nhất giang sơn, đánh Tống – dẹp Chiêm và phát tích
quá trình định đô Hà Nội. Do ở vào vị trí chiến lược ra Bắc vào Nam, vùng
đất này đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc mà dấu tích
lịch sử còn để lại trong các đình, chùa, đền, miếu, từng ngọn, con sông. Đây
còn là vùng đất chiến lược bảo vệ Thăng Long của triều đại Tây Sơn, là căn
cứ để nhà Trần 2 lần chiến thắng Nguyên – Mông,…
Bên cạnh văn hóa của cư dân Việt cổ, Ninh Bình còn có “văn hóa mới”
của cư dân ven biển. Dấu ấn về biển tiến còn in đậm trên đất Ninh Bình.
Những địa danh cửa biển như: Phúc Thành, Đại An, Yên Mô, cửa Càn, cửa
biển Thần Phù cùng với các con đê lịch sử như đê Hồng Đức, đê Hồng Lĩnh,
đê Đường Quan, đê Hồng Ân, đê Hoàng Trực, đê Văn Hải, đê Bình Minh I,
đê Bình Minh II,…Cho đến nay vùng đất Ninh Bình vẫn tiến ra biển mỗi năm
gần 100m. Ninh Bình là một tỉnh mở rộng không gian văn hóa Việt xuống
biển Đông, đón nhận các luồng dân cư, các yếu tố văn hóa Việt xuống biển
Đông, đón nhận các luồng dân cư, các yếu tố văn hóa từ Bắc vào Nam, từ
biển vào. Kinh tế biển đóng vai trò quan trọng nổi bật như nghề đánh bắt cá
biển, nuôi tôm sú, tôm rảo, nuôi cua,…Nếp sống của cư dân lấn biển mang
tính chất động trong vùng văn hóa môi trường đất mở.
Những yếu tố tự nhiên, lịch sử, văn hóa đã hòa quyện đã làm nên một
Ninh Bình giàu truyền thống và bản sắc với hàng trăm di tích lịch sử - văn
hóa, trong đó “có 78 di tích đã được xếp hạng quốc gia” với nhiều danh lam
thắng cảnh nổi tiếng như: Tam Cốc, Bích Động, động Vân Trình, động Tiên,
động Tam Giao, Tràng An, động Mã Tiên, nhà thờ đá Phát Diệm,…Một yếu
tố khác vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ làm nên diện mạo đa dạng,
phong phú của văn hóa Ninh Bình, đó là sự lưu lại dấu ấn văn hóa của các tao
33
nhân mặc khách khi qua vùng sơn thanh thủy tú này. Các đế vương, công hầu,
khanh tướng, danh nhân văn hóa lớn như Trương Hán Siêu, Trần Thái Tông,
Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Tản Đà, Xuân Quỳnh,…nhân
cách bác học và phẩm cách văn hóa lớn của các danh nhân đó đã thấm đẫm
vào tầng văn hóa địa phương, được nhân dân tiếp thu, sáng tạo, làm giàu thêm
sắc thái văn hóa Ninh Bình. Vùng đất này còn là quê hương của nhiều danh
nhân đất Việt tiêu biểu như: Đinh Bộ Lĩnh; Trương Hán Siêu, Lý Quốc Sư,
Vũ Duy Thanh, Lương Văn Tụy, Ninh Tốn, Nguyễn Bặc, Đinh Điền,…
Những đặc điểm về địa kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội này đã và
đang tạo điều kiện cho sự phát triển của Công giáo ở Ninh Bình. Chính những
điều kiện này đã làm cho Công giáo ở Ninh Bình có những đặc trưng riêng,
không giống với địa phương nào khác và đồng thời những đặc điểm này cũng
chính là lý do khiến cho Công giáo có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn
hóa tinh thần của người dân.
b) Đặc điểm đời sống văn hóa tinh thần người dân Ninh Bình hiện nay
Những đặc điểm riêng về địa kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của
Ninh Bình đã phần nào ảnh hưởng đến các đặc điểm về đời sống văn hóa tinh
thần người dân. Cùng với sự chuyển mình của đất nước trên con đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, mặc dù chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát triển
kinh tế xã hội, sự giao lưu hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực nhưng Ninh
Bình vẫn bảo lưu được những nét tinh hoa trong vốn văn hóa cả vật thể và phi
vật thể.
Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đã
thực sự thấm sâu vào nhận thức của mỗi người dân, hộ gia đình và cộng đồng
dân cư. Phong trào đã trở thành sự nghiệp của toàn dân, do nhân dân thực
hiện, thể hiện qua việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, qua vận động xã
34
hội hóa nhằm huy động sức dân đóng góp cho nhiều công trình phúc lợi, cho
ngày vì người nghèo, cho các đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội... qua
đó, đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế
- xã hội của mỗi địa phương, là cơ sở vững chắc cho sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội, tích cực góp phần thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng nông
thôn mới của tỉnh. Đến nay, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá" nói chung, phong trào thực hiện nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang và lễ hội nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:
năm 2014, toàn thành phố có 93% gia đình được công nhận là gia đình văn
hóa; 82,2% thôn, phố đạt danh hiệu văn hóa; 91,3% cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp đạt tiêu chuẩn văn hóa. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang có nhiều chuyển biến. Hàng năm có trên 85% đám cưới, 92%
đám tang thực hiện theo nếp sống văn minh...
Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”
được phát động và triển khai rộng khắp ở các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị.
Nhân các ngày lễ, tết, ngày kỷ niệm của đất nước, của tỉnh và thành phố…,
thành phố và các xã, phường đã tổ chức nhiều hoạt động thể thao như: bóng
đá, bóng chuyền, tennis, việt dã… được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích
cực. Ngoài ra, nhiều Câu lạc bộ TDTT như: võ thuật, bóng bàn, cầu lông, bi-
a… hoạt động thường xuyên tại khu dân cư đã thu hút đông đảo cán bộ, nhân
dân, thanh, thiếu niên tham gia. Năm 2014, toàn thành phố có trên 40% người
luyện tập thể thao thường xuyên, trên 30% gia đình thể thao.
Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ thành phố đến cơ sở được quan
tâm đầu tư. Đến nay, cấp thành phố có 1 Trung tâm văn hóa, 1 sân thể thao
công cộng; có 14/14 nhà văn hóa xã, phường, 140/180 nhà văn hóa thôn, phố,
8/14 xã, phường có sân thể thao công cộng và hàng trăm sân chơi thể thao của
các thôn, phố, cụm dân cư, cơ quan, đơn vị. Các thiết chế văn hóa, TDTT cơ
35
bản phát huy tốt công năng sử dụng, là nơi sinh hoạt, hội họp của nhân dân, là
địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phục vụ đời sống
tinh thần cho nhân dân.
Phong trào “Học tập, lao động, sáng tạo” được phát huy, nhất là trong
đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức, người lao động, góp phần
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng suất, chất lượng lao
động. Phong trào “Người tốt, việc tốt” và các điển hình tiên tiến được phát
động rộng khắp ở các cấp, các ngành trong toàn thành phố.
Phong trào “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng
tạo”; phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của
ngành Giáo dục và Đào tạo; phong trào “Thi đua quyết thắng” trong lực lượng
vũ trang nhân dân; phong trào “Nông dân sản xuất giỏi, đoàn kết giúp nhau
xóa đói, giảm nghèo”; phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo,
xây dựng gia đình hạnh phúc”; việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”... tiếp tục được đẩy mạnh và đạt hiệu quả tích cực. Qua các
phong trào, đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến trên các
lĩnh vực sản xuất, công tác, hoạt động xã hội...
Kết quả đạt được khi triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hoá” cho thấy, từ cơ sở hạ tầng đến diện mạo đô
thị của thành phố ngày càng có sự đổi thay theo hướng văn minh, hiện đại;
những giá trị văn hoá truyền thống của gia đình Việt Nam được giữ gìn và
phát huy, tạo sự đoàn kết trong cộng đồng phố xóm, khu dân cư; góp phần
phát triển kinh tế-xã hội của thành phố và nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần cho nhân dân…
Con người Việt Nam nói chung, người dân Ninh Bình nói riêng vốn có
tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng dũng cảm, kiên cường, bất khuất, truyền
thống đoàn kết, trọng tình nghĩa, uống nước nhớ nguồn, do vậy đời sống tâm
36
linh, tín ngưỡng, tôn giáo ở Ninh Bình cũng thấm đượm tinh thần ấy. Truyền
thống đó được thể hiện trong tín ngưỡng truyền thống, Công giáo, Phật giáo
và được ghi nhận rõ nét trong hệ thống đền, miếu, phủ, nhà thờ…Trong
những năm vừa qua đời sống tâm linh tín ngưỡng, tôn giáo ở Ninh Bình có
bước phát triển, hệ thống cơ sở thờ tụ được nâng cấp tu bổ toàn tỉnh thành
phố.
Tỉnh Ninh Bình hiện có 2 tổ chức tôn giáo là Công giáo và Phật giáo,
với tổng số 234.204 tín đồ, chiếm 23,65% dân số của toàn tỉnh (Công giáo có
162.015 tín đồ, chiếm 16% dân số; Phật giáo có 72.189 tín đồ, chiếm 7,65%
dân số). Trên địa bàn tỉnh, có 336 nhà thờ giáo xứ, giáo họ của đạo Công
giáo; 350 chùa của đạo Phật và 1.023 cơ sở tín ngưỡng là đình, đền, miếu,
phủ [76].
Về tín ngưỡng, cũng như mọi người dân ở các địa phương, người dân
Ninh Bình có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ thành hoàng làng, thờ anh hung
dân tộc, thờ Mẫu, thờ các vị tổ nghề,..và các lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Ninh Bình không có gì khác biệt với các
vùng khác. Trong mỗi gia đình, nơi trang trọng nhất là nơi đặt bàn thờ tổ tiên.
Tục thờ cúng tổ tiên được thể hiện rõ nhất là vào các ngày lễ, tết và ngày kỵ.
Vào dịp này, con cháu thể hiện tình cảm với tổ tiên, ông bà, cha mẹ và là dịp
để con cháu quay quần, sum họp bên gia đình.
Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng, Thành hoàng được thờ ở đình làng,
Thành hoàng thường là một vị thần hoặc hai, ba vị, có thể là thần thiên nhiên,
như thần song, thần núi, thần biển cũng có thể là các nhân vật lịch sử có công
với nước hay các vị anh hung trong truyền thuyết hoặc là những nhân vật có
công dựng làng, bảo vệ làng, phát triển sản xuất, dạy nghề,…Các vị tổ nghề
cũng thường được thờ cúng tại đình làng và khá phổ biến trong cộng đồng
37
dân cư trên địa bàn tỉnh, mỗi nghề đều có một ông tổ nghề được tôn vinh, như
nghề nông, nghề ngư, nghề thêu, nghề đá,…
Đình làng còn là nơi họp bàn việc làng, nơi diễn ra các sự kiện trọng
đại của làng, nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng mà đỉnh cao là lễ hội làng.
Theo số liệu thống kê của Ban Tôn giáo tỉnh, trong số 1.023 cơ sở tín ngưỡng
trên địa bàn tỉnh thì có 242 ngôi đình, đây là những cơ sở tín ngưỡng thờ
Thành hoàng làng. Ngoài ra, các Thành hoàng làng còn được thờ ở các đền,
miếu.
Tín ngưỡng thờ Mẫu, toàn tỉnh Ninh Bình có 623 cơ sở thờ Mẫu, trong
đó có 388 cơ sở thờ Mẫu tại các đền, miếu, phủ; 235 cơ sở thờ Mẫu tại chùa
[13]. Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, cùng với sự xuất hiện của các
tôn giáo khác đang có nhiều phức tập thì việc thờ Mẫu tại các chùa cũng như
ở đền, miếu, phủ không những không giảm, mà còn có xu hướng được củng
cố và tiếp tục bổ sung. Đặc biệt là ở một số địa phương thuộc vùng miền núi,
không ít đền, miếu phủ được lập tự phát, không chỉ nơi sinh hoạt cộng đồng
mà còn xuất hiện tại các tư gia, gây nhiều phức tạp khó khăn cho công tác
quản lý nhà nước của các cấp, các ngành chức năng.
Thời điểm hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình diễn ra
khá sôi động, nhất là vào dịp đầu xuân. Các lễ hội truyền thống được các cấp,
các ngành quan tâm, tạo điều kiện hoạt động theo hương ước, quy ước của
cộng đồng trên cơ sở quy định của pháp luật; các lễ hội được tổ chức vơi nghi
thức trang trọng, thể hiện sự tôn thờ tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh những
người có công với nước, với cộng đồng. Qua đó đã có tác động tích cực trong
việc giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa của địa
phương; ngăn ngừa các hoạt động mê tín dị đoan hoặc lợi dụng hoạt động tín
ngưỡng để thu lợi bất chính, vi phạm pháp luật.
38
Về tôn giáo, Ninh Bình là nơi hội tụ, giao thoa và cũng là một trong
những trung tâm tôn giáo lớn của cả nước, đó là Công giáo và Phật giáo.
Trong tổng số 686 cơ sở thờ tự của Phật giáo và Công giáo thì có 65 cơ sở
được nhà nước xếp hạng (26 di tích cấp Quốc gia, 39 di tích cấp tỉnh).
Phật giáo được du nhập và xuất hiện ở Ninh Bình khá sớm. Từ thời
Đinh - Tiền Lê, Phật giáo được coi trọng, được coi là quốc giáo và trở thành
hệ tư tưởng chính thống, chi phối đời sống tinh thần của xã hội. Thời kỳ này
đã xây dựng được nhiều ngôi chùa ở kinh đô Hoa Lư, đặc biệt là chùa Nhất
Trụ dựng cột kinh đá lớn vào năm 995 [24].
Ở các thời kỳ sau, Phật giáo tiếp tục đồng hành cùng quá trình phát
triển của dân tộc, bằng thực tế cho thấy, hiện nay đa số người dân sùng kính
đạo Phật, chùa chiền được xây dựng nhiều trên đất Ninh Bình, nhiều ngôi
chùa đã trở thành những ngôi cổ tự, có giá trị.
Hiện nay, Giáo hội Phật giáo tỉnh có 342 tăng, ni (01 Hòa thượng, 03
Ni trưởng, 04 Thượng tọa, 11 Ni sư; 77 Đại đức, 191 Tỳ khiêu ni, 55 Sa di.
Có 03 vị đang nghiên cứu sinh Tiến sĩ, 02 vị đang học cao học; 40 vị đã tốt
nghiệp Học viện Phật giáo, 19 vị đang học tại Học viện Phật giáo Hà Nội; 190
tăng ni có trình độ Trung cấp Phật học; 06 vị đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng
dân sự; 03 vị đang theo học các trường đại học dân sự; có 02 cơ sở An cư kiết
hạ. Về tổ chức, có Bạn Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và 08 Ban Trị
sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp Huyện [76].
Công giáo du nhập vào Ninh Bình từ thế kỷ XVI – XVII , dần dần phát
triển và đã để lại những dấu ấn đậm nét trong lối sống của người dân nơi đây.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có Tòa Giám mục Phát Diệm, với 77 giáo xứ (có
01 giáo xứ thuộc tỉnh Hòa Bình), 358 giáo họ; có 01 Giám mục, 80 linh mục;
có 02 dòng tu là Dòng Mến Thánh giá Phát Diệm với 138 nữ tu, 100 dự tu và
39
Dòng Xi tô Châu Sơn có 01 Giám mục nghỉ hưu, 10 linh mục, 106 tu sĩ, tập
tu; có 25 loại hội đoàn với 1.158 hội đoàn.
Cùng với quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế, đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân nói chung, của đồng bào có đạo nói riêng ngày càng được
cải thiện. Các tôn giáo đẩy mạnh hoạt động liên kết, hợp tác, hội thảo, trao đổi
với cá nhân, tổ chức tôn giáo nước ngoài (Mỹ, Pháp, Đài Loan, Italia..); nhiều
vị chức sắc, tu sĩ xuất cảnh đi nước ngoài với nhiều hình thức khác nhau;
ngược lại số đoàn khách quốc tế đến tham quan và tìm hiểu về tình hình tôn
giáo, việc thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh cũng gia tăng trong
những năm gần đây. Năm 2012, nhà thờ chính tòa Phát Diệm được Tòa Ân
giải Tối cao của Tòa thánh Vatican ban ơn toàn xã trong thời gian 07 năm, do
đó có rất nhiều cá nhân và tổ chức tôn giáo quốc tế hành hương đến thăm
viếng, nghiên cứu và tìm hiểu về nhà thờ đá Phát Diệm.
Mối quan hệ giữa các tôn giáo đã và đang có sự tiếp xúc, giao lưu, trao
đổi qua lại với nhau, nhìn nhận nhau với thái độ nghiêm túc, tôn trọng, tăng
cường sự đoàn kết lương giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc. Các tôn giáo
đang có xu hướng cải cách, tự đổi mới để phù hợp với xu thế của thời đại, mặt
khác cũng đang có xu hướng trở lại về với phong tục, lễ hội truyền thống dân
tộc, như thờ cúng tổ tiên, Anh hùng dân tộc, tôn vinh những người có công
với Tổ quốc, với nhân dân.
Tiểu kết chương 1: Nói tóm lại, qua chương 1, chúng ta đã phần nào
hiểu được một số đặc điểm khái quát của Công giáoở tỉnh Ninh Bình; nhận
thấy được vị trí, vai trò của Công giáo trong đời sống văn hóa tinh thần người
dân Ninh Bình. Là một tôn giáo thờ Thiên Chúa, có một hệ thống giáo lý,
giáo luật đồ sộ, hệ thống tổ chức chặt chẽ, một hệ thống chuẩn mực, giá trị
đạo đức hàm chứa một số yếu tố mang tính nhân đạo, trong quá trình tồn tại
và phát triển Công giáo ngày càng gần với đời thường hơn, có tác động mạnh
40
mẽ không chỉ đối với cộng động người Công giáo mà còn ảnh hưởng đến đời
sống văn hóa tinh thần của người dân trên địa bàn. Những lý luận trên đây sẽ
là tiền đề và công cụ hỗ trợ cho chúng tôi có thể bước đầu nghiên cứu, phân
tích những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực mà Công giáo mang lại cho người
dân ở Ninh Bình. Qua đó, việc đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu này sẽ giúp cho
chúng ta nhận thức và thừa nhận đúng đắn về vai trò của Công giáo, đặc biệt
trên những khía cạnh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống văn hóa tinh thần
mang lại ý nghĩa lý luận sâu sắc làm phong phú hơn các hoạt động văn hóa,
tôn giáo và hướng đến các giá trị đạo đức truyền thống, bảo tồn, lưu giữ
nhưng nét đẹp và hạn chế những tồn tại của Công giáo.
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay.pdf
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay.pdf
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay.pdf
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay.pdf
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay.pdf
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay.pdf
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay.pdf
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay.pdf
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay.pdf
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay.pdf
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay.pdf
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay.pdf

More Related Content

Similar to Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay.pdf

Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...nataliej4
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN OnTimeVitThu
 
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Man_Ebook
 
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện naVấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện naDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay.pdf (20)

Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ  Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.docTóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ  Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
 
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
 
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần - Gửi miễn p...
 
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
 
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đLuận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
 
Ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáo
Ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáoẢnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáo
Ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáo
 
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAYẢnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAYLuận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
 
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIXLuận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
 
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình, HAY
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình, HAYLuận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình, HAY
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình, HAY
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
 
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
 
Luận án giá trị văn hóa của đạo cao đài trong đời sống cư dân nam bộ.doc
Luận án giá trị văn hóa của đạo cao đài trong đời sống cư dân nam bộ.docLuận án giá trị văn hóa của đạo cao đài trong đời sống cư dân nam bộ.doc
Luận án giá trị văn hóa của đạo cao đài trong đời sống cư dân nam bộ.doc
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAYĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
 
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt NamẢnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đ
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh BìnhĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
 
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đĐề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
 
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện naVấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
 
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc MườngLuận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
 

More from HanaTiti

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfHanaTiti
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfHanaTiti
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...HanaTiti
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...HanaTiti
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...HanaTiti
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfHanaTiti
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...HanaTiti
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...HanaTiti
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfHanaTiti
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfHanaTiti
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...HanaTiti
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfHanaTiti
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfHanaTiti
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...HanaTiti
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfHanaTiti
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...HanaTiti
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...HanaTiti
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfHanaTiti
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfHanaTiti
 

More from HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (19)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay.pdf

  • 1. i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------- LƢƠNG THỊ DUNG ẢNH HƢỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƢỜI DÂN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC Hà Nội - 2016
  • 2. ii ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------- LƢƠNG THỊ DUNG ẢNH HƢỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƢỜI DÂN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học Mã số: 60 22 03 09 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh Hà Nội - 2016
  • 3. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh. Các nhận định nêu ra trong luận văn là kết quả nghiên cứu nghiêm túc, độc lập của bản thân tác giả luận văn trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu khoa học đã được công bố. Luận văn đảm bảo tính khách quan, trung thực và khoa học. Học viên Lương Thị Dung
  • 4. iv LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh, người đã trực tiếp chỉ bảo tận tình, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, các Cô và tập thể cán bộ trong Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt các thầy cô ở Khoa Triết học đã giúp đỡ, dạy bảo, động viên và trao đổi ý kiến khoa học quý báu trong suốt thời gian học tập để tôi có thể hoàn thành Luận văn này. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ và giúp đỡ để tôi có thể thực hiện tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Lương Thị Dung
  • 5. v MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... ii 1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1 2.Tình hình nghiên cứu.............................................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn...........................................................8 CHƢƠNG 1: CÔNG GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƢỜI DÂN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY ......................................................9 1.1 Khái quát chung về Công giáo tỉnh Ninh Bình. ...............................................9 1.1.1 Công giáo và giáo lý, giáo luật , nghi lễ của Công giáo tỉnh Ninh Bình...........9 1.1.2 Tình hình Công giáo ở tỉnh Ninh Bình.............................................................16 1.2 Đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời dân tỉnh Ninh Bình hiện nay. ................22 1.2.1 Một số khái niệm ..............................................................................................22 1.2.2 Địa kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và đặc điểm đời sống văn hóa tinh thần người dân ở tỉnh Ninh Bình hiện nay........................................................................30 CHƢƠNG 2: ẢNH HƢỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƢỜI DÂN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN VÀ GIẢI PHÁP .........................................................................41 2.1 Ảnh hƣởng của Công giáo đến một số phƣơng diện của đời sống văn hóa tinh thần ngƣời dân tỉnh Ninh Bình hiện nay. .....................................................41 2.1.1 Phương diện đạo đức, lối sống ........................................................................41 2.1.2 Phương diện hôn nhân, gia đình......................................................................48 2.1.3 Phương diện tín ngưỡng truyền thống: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên..............59
  • 6. vi 2.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hƣởng tích cực, hạn chế ảnh hƣởng tiêu cực của Công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần ngƣời dân tỉnh Ninh Bình hiện nay..................................................................................................67 2.2.1 Chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào Công giáo. ...................................................................................................................................69 2.2.2 Nâng cao nhận thức cho cán bộ làm công tác tôn giáo và cho chức sắc tín đồ Công giáo..................................................................................................................72 2.2.3 Tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với đạo Công giáo.........................75 2.2.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ ................................................................................78 KẾT LUẬN..............................................................................................................84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................86 PHỤ LỤC.................................................................................................................95
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện từ rất sớm và còn tồn tại lâu dài trong lịch sử xã hội loài người. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo luôn ảnh hưởng đến đời sống chính trị, tư tưởng, văn hóa xã hội và đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục của nhiều quốc gia, dân tộc. Tôn giáo không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu “đền bù hư ảo” cho một bộ phận quần chúng nhân dân mà bản thân tôn giáo cũng mang trong mình những giá trị đạo đức, văn hóa, nghệ thuật ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Vì vậy mọi quốc gia dù có chế độ chính trị khác nhau, cũng đều phải quan tâm tới vấn đề tôn giáo. Nhận thức được vai trò của tôn giáo, ngay từ Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã xác nhận“ mọi công dân Việt Nam có quyền tự do, tín ngưỡng’’. Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung Ương (Khóa IX) về công tác tôn giáo đã xác định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đã, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta’’. Như vậy, trong quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, ta nhận thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của tôn giáo trong đời sống văn hóa xã hội. Tôn giáo với tính cách là một yếu tố cấu trúc của xã hội, nó vừa có khả năng tạo nên những giá trị làm phong phú thúc đẩy đời sống văn hóa tinh thần của xã hội song cũng có thể tạo nên những cản trở đối với sự phát triển của đời sống văn hóa tinh thần, đời sống xã hội. Trong công cuộc đổi mới và dân chủ hóa xã hội đời sống hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải có sự nhìn nhận đánh giá đúng và sát hợp hơn nữa về vấn đề tôn giáo. Công giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, Công giáo du nhập vào Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ XVI, cho đến nay đã hơn 400 năm.
  • 8. 2 Hiện nay Công giáo là một trong những tôn giáo lớn ở Việt Nam, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hệ thống thứ bậc rõ ràng. Từ khi được truyền vào Việt Nam đến nay Công giáo đã không ngừng phát triển cả về tín đồ, chức sắc, chức việc, về các dòng tu…Mặc dù du nhập vào Việt Nam chưa lâu nhưng Công giáo đã trở thành một thành tố văn hóa không thể tách rời của nền văn hóa dân tộc và có ảnh hưởng khá sâu rộng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta. Ninh Bình là mảnh đất phù sa cổ ven chân núi, thuộc đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm tự nhiên rất đa dạng, bao gồm vùng núi rừng, đồng bằng và biển cả. Ninh Bình còn là vùng đất cố đô, địa linh nhân kiệt. Đó là ưu thế để nơi đây trở thành địa phương phát triển du lịch, dịch vụ và sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ trong nước và quốc tế. Sự phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình phụ thuộc nhiều vào ưu thế này. Về đời sống văn hóa tinh thần thì Ninh Bình là vùng đất chịu ảnh hưởng nhiều bới Công giáo. Thế kỷ XVI – XVII Công giáo được truyền vào Ninh Bình dần dần phát triển và đã để lại những dấu ấn đậm nét trong lối sống của người dân nơi đây. Hiện nay, ở Ninh Bình có khá đông đồng bào theo đạo Công giáo, trên địa bàn tỉnh có Toà giám mục Phát Diệm, là một trung tâm Công giáo lớn của cả nước, được Toà thánh Vatican đặc biệt chú trọng và coi Phát Diệm là “thủ đô Công giáo của Việt Nam”. Những năm gần đây cùng với sự phát triển của xã hội, Công giáo Ninh Bình đang có những thay đổi để "thích nghi" với thời đại, xu hướng thế tục hóa ngày càng rõ nét. Đạo đức và một số sinh hoạt Công giáo mang tính nhân văn đích thực, có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng cuộc sống văn hóa mới, đã có tác dụng tích cực đối với đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Vì vậy việc nghiên cứu về ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần người dân Ninh Bình hiện nay là vấn đề rất cần thiết.
  • 9. 3 Để góp phần làm rõ ảnh hưởng của Công giáo đối với con người Việt Nam trong quá trình phát triển, việc nghiên cứu ảnh hưởng của Công giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Ninh Bình hiện nay cũng là điều rất cần thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, nó giúp các nhà hoạch định chính sách có cơ sở đề ra chủ trương, chính sách đúng đắn đối với công tác tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng, nhằm phát huy những giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp, khắc phục những mặt hạn chế của Công giáo, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ngày càng phong phú, lành mạnh ở Ninh Bình và trong phạm vi cả nước. Từ những lý do trên đặt ra cho chúng ta những yêu cầu cần thiết tìm hiểu nghiên cứu những vấn đề tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng. Vì vậy, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay ”, làm luận văn Thạc sĩ. 2.Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về Công giáo là một trong những lĩnh vực được nhiều người quan tâm tìm hiểu, lý giải và hiện nay đã có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau như: đạo đức học, sử học, nhân học, xã hội học, tôn giáo học, triết học, thần học… Trên lĩnh vực nghiên cứu về lịch sử - triết học – tôn giáo có một số công trình đã công bố như: Mười tôn giáo lớn trên thế giới của Hoàng Tâm Xuyên (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Tác phẩm Một số vấn đề lịch sử Thiên Chúa giáo ở Việt Nam của Đỗ Quang Hưng, Tủ sách Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1991; Tôn giáo thế giới và Việt Nam của Mai Thanh Hải, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội, 2000; Một số tôn giáo ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Thanh Xuân, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội 2005; Thập giá và lưỡi gươm của linh mục Trần Tam Tĩnh, bản gốc tiếng Pháp: “Catholique
  • 10. 4 et César”, được linh mục Vương Đình Bích dịch sang tiếng Việt, Nxb. Trẻ ấn hành năm 1978; ); Sự du nhập của đạo Thiên Chúa giáo vào Việt Nam (từ thế kỷ XII đến thế kỷ XIX) (Nguyễn Văn Kiệm, Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Trung tâm UNESCO bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam, Hà Nội, 2001); Tôn giáo lý luận xưa và nay của Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, Lê Hải Thanh, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2005; Một số vấn đề cơ bản của Công giáo ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Hồng Dương thuộc Viện Nghiên cứu Tôn giáo, nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2012. Trong các quyển sách này, tác giả đã trình bày khái quát nguồn gốc và các đặc điểm cơ bản của nhiều tôn giáo phổ biến, như Phật giáo, Hồi giáo, Kitô giáo trên thế giới .Và phân tích tương đối rõ về quá trình du nhập, phát triển và đặc điểm của đạo Công giáo ở Việt Nam. Nghiên cứu sâu về văn hóa Công giáo đã có một số công trình như: Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam (Nguyễn Hồng Dương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001); Nhà thờ Công giáo Việt Nam (Nguyễn Hồng Dương, Nxb Khoa học xã hội, Tp Hồ Chí Minh, 2003); Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam (Nguyễn Hồng Dương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004); Lịch cử văn học Công giáo Việt Nam (Võ Long Tê, Nxb Tư duy, Sài Gòn, 1965); Tìm hiểu nét đẹp văn hóa Thiên Chúa giáo (Hà Huy Tú, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2001)…Các tác phẩm này đã đi sâu phân tích những biểu hiện đặc trưng của văn hóa Công giáo và những ảnh hưởng của nó đối với văn hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, có một số công trình đăng tải trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo về vai trò của văn hóa Công giáo như: Kỷ yếu hội thảo Một số vấn đề đạo Thiên chúa giáo trong lịch sử dân tộc Việt Nam – Viện khoa học xã hội và ban tôn giáo Tp. Hồ Chí Minh năm 1988. Một số bài viết trên các tạp chí như: Hội nhập văn hóa Ki tô giáo với văn hóa truyền thống Việt Nam trong
  • 11. 5 lịch sử (Nghiên cứu Đông Nam Á số 1/1993); Thiên chúa giáo với việc giáo dục gia đình (Văn học nghệ thuật số 2/1996); Một số vấn đề về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở vùng đồng bào Thiên chúa giáo (Văn học nghệ thuật số 4/1996)… Nghiên cứu về Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có một số công trình nghiên cứu như: “Làng Công giáo Lưu Phương (Ninh Bình)” của tác giả Nguyễn Hồng Dương, Viện nghiên cứu tôn giáo, 1997. Công trình, đã đề cập đến một không gian cụ thể: Làng Công giáo Lưu Phương trong một khoảng thời gian từ khi thành lập 1829 đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dưới góc độ lịch sử và văn hoá- tôn giáo. Những thay đổi trong mối quan hệ giữa cộng đồng đồng bào Công giáo và ngoài Công giáo trước và sau khi Pháp xâm lược ở làng Lưu Phương cũng được phân tích. Đây có thể coi là một trong những làng khá điển hình ở đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, nghiên cứu về Công giáo ở Ninh Bình, còn phải kể đến công trình nghiên cứu của Nguyễn Hồng Dương “Về một số làng Công giáo ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đầu thế kỷ XIX”. Tác giả đã cho người đọc một cái nhìn tương đối toàn diện về hoạt động, cơ cấu tổ chức, các lễ nghi về Công giáo gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể, đặc trưng của Công giáo ở huyện Kim Sơn, Ninh Bình. Các công trình đề cập tới đạo Công giáo ở giáo phận Phát Diệm còn có cuốn: Địa chí Ninh Bình của Tỉnh ủy Ninh Bình (2010) đã đề cập tới quá trình khai khẩn và thành lập huyện Kim Sơn trong đó có đề cập tới vai trò của người Công giáo cũng như tình hình Công giáo ở địa phận Phát Diệm. Lã Đăng Bật có các công trình nghiên cứu: Nho Quan vùng đất cổ; Kim sơn vùng đất mở và Đất và người Ninh Bình đã đề cập đạo Công giáo ở Ninh Bình và nhà thờ Phát Diệm. Tiến sĩ Lê Văn Thơ với công trình nghiên cứu “Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm giáo phận Phát Diệm Ninh
  • 12. 6 Bình” (2012) đã làm rõ quá trình hình thành, phát triển củ a đạo Công giáo ở giáo phận Phát Diệm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; phân tích thực trạng và đặc điểm của giáo phận Phát Diệm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay; Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo Công giáo. Ngoài ra, chúng ta cũng còn phải kể đến một số bài nghiên cứu, chẳng hạn như Nguyễn Phú Lợi, “Vài nét về công cuộc khai hoang thành lập Làng Thiên chúa giáo ở Như Tân, Kim Sơn, Ninh Bình cuối thế kỷ XIX“ (Nghiên cứu Lịch sử, số 4/1997); Cơ cấu tổ chức xã hội- tôn giáo trong một số làng Công giáo ở Kim Sơn, Ninh Bình nửa sau thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX. “Thắng cảnh Phát Diệm” của tác giả Hoàng Xuân Việt, UBĐK Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh, 1991… Liên quan đến vấn đề ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần nhân dân tỉnh Ninh Bình hiện nay” cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách cụ thể và có hệ thống. Vì vậy nghiên cứu “Ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần nhân dân tỉnh Ninh Bình hiện nay” là vấn đề mới mẻ và rất cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Mục đích chủ yếu của luận văn là nhận diện Công giáo Ninh Bình trên cơ sở đó phân tích ảnh hưởng của Công giáo tới đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Ninh Bình, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằn phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của Công giáo, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Ninh Bình ngày càng phong phú, lành mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 3.2 Nhiệm vụ
  • 13. 7 - Trình bày khái quát về Công giáo và tình hình Công giáo ở tỉnh Ninh Bình hiện nay. - Phân tích ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Công giáo đến một số phương diện trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng Luận văn chỉ tập chung nghiên cứu ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần người dân cụ thể là người Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay. 4.2 Phạm vi Luận văn giới hạn nghiên cứu ảnh hưởng của Công giáo tới một số phương diện của đời sống văn hóa tinh thần, đó là đạo đức, lối sống, hôn nhân và gia đình, và tín ngưỡng truyền thống – tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận Thực hiện đề tài này tác giả dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; những quan điểm, đường lối chính sách của Đảng về tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng; kế thừa các công trình nghiên cứu về tôn giáo và Công giáo của các nhà khoa học trong và ngoài nước. 5.2 Phương pháp nghiên cứu
  • 14. 8 Người viết quán triệt những nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đề tài được lý giải, phân tích, chứng minh chủ yếu bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh, đối chiếu, loại suy và các phương pháp khác như văn bản học, tôn giáo học với nguyên tắc tiếp cận liên ngành. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần xây dựng những luận cứ khoa học và hoàn thiện quan điểm chính sách của Đảng , Nhà nước ta về tôn giáo và công tác tôn giáo trong tình hình hiện nay. - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu có nội dung liên quan đến Công giáo, cũng như có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để dạy về tôn giáo ở các trường Đại học, Cao đẳng và Trường Chính trị tỉnh. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo nội dung chính của luận văn gồm 2 chương, 4 tiết.
  • 15. 9 Chƣơng 1 CÔNG GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƢỜI DÂN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY 1.1 Khái quát chung về Công giáo tỉnh Ninh Bình. 1.1.1 Công giáo và giáo lý, giáo luật , nghi lễ của Công giáo tỉnh Ninh Bình. Ki-tô giáo là đạo do Đức Kitô Giêsu (người làng Nazareth, xứ Plestina, nay thuộc Israel) sáng lập, đặt nền tảng trên cuộc sống lời rao giảng, sự chết và sự sống lại của Người. Công giáo là một bộ phận của Kitô giáo được tách ra. Công: phổ quát; giáo: đạo. Công giáo: (đạo) có tính phổ quát. Theo các giáo dân, Công giáo là tôn giáo do chính Chúa Giêsu khai sinh và giảng dạy để mang ơn cứu độ của Thiên Chúa đến cho tất cả mọi người thành tâm, thiện chí muốn đón nhận Thiên Chúa để được cứu rỗi và sống đạo đời đời. Giáo hội Công giáo là giáo hội do Chúa Giêsu thiết lập để tiếp giao giảng và chuyển ơn cứu độ đó đến cho những ai muốn tiếp nhận. Giáo hội này được đặt dưới quyền lãnh đạo của Giáo hoàng, người duy nhất nối tiếp sứ vụ chăn dắt đoàn chiên của Chúa Kitô với sự hiệp thông và vâng phục trọn vẹn của các Giám mục trong toàn Giáo hội. Công giáo là tôn giáo thờ Thiên Chúa Ba Ngôi (Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần) nhưng cùng một bản thể và uy quyền như nhau. Trong bốn chi phái chính của Kitô giáo, bên cạnh đạo Tin Lành, Chính thống giáo và Anh giáo, Công giáo là tôn giáo duy nhất có Giáo hội hoàn vũ, nghĩa là một tổ chức chung cho tất cả các Giáo hội địa phương, tức Tòa thánh Vatican hiện nay, đứng đầu là Giáo hoàng. Đạo Công giáo được du nhập vào Việt Nam đến nay đã gần 5 thế kỷ. Theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, năm 1533 được xem là năm
  • 16. 10 khởi đầu cho Công giáo tại Việt Nam với sự truyền đạo của thừa sai Innêkhu (hay Inhaxiô). Lịch sử hình thành và phát triển đạo Công giáo ở Việt Nam với nhiều thăng trầm, biến động. Từ một tôn giáo ban đầu hoàn toàn xa lạ với xã hội Việt Nam, đến nay đạo Công giáo đã phát triển trở thành tôn giáo lớn ở Việt Nam, với nhiều hoạt động đa dạng và có những ảnh hưởng lớn trong đời sống văn hóa-xã hội Việt Nam. Cùng với quá trình du nhập và phát triển của Công giáo trên khắp đất nước. Công giáo cũng đã được du nhập vào Ninh Bình, trong quá trình tồn tại và phát triển Công giáo Ninh Bình cũng đã tạo cho mình những đặc điểm riêng biệt, tuy nhiên giáo lý, giáo luật và nghi lễ vẫn mang những đặc điểm chung của Công giáo Việt Nam. - Giáo lý Công giáo Giáo lý của Công giáo nằm trong kinh thánh gồm hai bộ: Cựu Ước (46 quyển) và Tân Ước (27 quyển). Sách Cựu Ước, vốn là sách của đạo Do Thái, trình thuật về Thiên Chúa với công việc sáng tạo ra vũ trụ và con người, kể về những phong tuc tập quán của người Do Thái và loan báo, chuẩn bị cho sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế. Sách Tân Ước tiếp nối Sách Cựu Ước, kể về cuộc đời, sự nghiệp của Chúa Giêsu Kitô – Đấng cứu thế, về quá trình hoạt động của các tông đồ và lời dạy bảo của Chúa Giêsu và các tông đồ về con người. Với tín đồ Công giáo, tín điều cơ bản đầu tiên chính là đức tin vào Thiên Chúa, vào sự màu nhiệm của Thiên Chúa. Đây thực chất là lời đáp trả lại của con người đối với Thiên Chúa bởi con người khao khát có Thiên Chúa không chỉ vì họ nhờ có Thiên Chúa mới được tạo thành mà còn vì ở nơi Chúa, con người mới có được hạnh phúc, đạt tới chân lý mà họ đang kiếm tìm. Bằng những năng lực của mình, con người có khả năng nhận ra được Thiên Chúa từ những gì Người tạo nên, và Thiên Chúa cũng tự ban chính mình cho con
  • 17. 11 người, “mặc khải” tình yêu thương, phép màu nhiệm của mình cho con người thông qua việc cử Đức Giêsu Kitô và Thánh Thần đến với con người. Qua đó, tín đồ Công giáo tin rằng Chúa có ba ngôi: Cha – tạo dựng, Con - Cứu chuộc, Thánh thần - Thánh hóa. Họ cũng tin Thiên Chúa đã tạo ra con người gồm hai phần: thể xác và linh hồn, sau khi chết đi, thể xác sẽ trở về vơi cát bụi nhưng linh hồn thì tồn tại vĩnh viễn. Con người do trí khôn, lương tâm nên làm chủ thế giới muôn loài nhưng do tính phàm tục nên mắc nhiều tội lỗi. Thiên Chúa đã trừng phạt con người vì những lỗi lầm của họ nhưng sai Chúa Giêsu xuống cứu chuộc cho con người. Chúa Giêsu được sinh ra từ Đức Mẹ Maria bằng phép màu nhiệm của Thiên Chúa. Cái chết của Chúa Giêsu - bị đóng đinh trên cây Thánh giá, sự sống lại về trời chính là biểu hiện cho tình thương yêu, đức hi sinh và cuộc sống vĩnh hằng nơi Thiên Chúa. - Giáo luật và nghi lễ Công giáo Giáo luật Công giáo quy định nhiều điều, trong đó đáng chú ý có “Thập giới” – Mười điều răn mà Thiên Chúa đòi hỏi nhằm giúp cho con người được cứu rỗi: 1) Phải thờ kính Thiên chúa trên hết mọi sự. 2) Không được lấy danh Thiên chúa để làm những việc phàm tục tầm thường. 3) Giành ngày chủ nhật để phụng thờ Thiên chúa. 4) Thảo kính Cha Mẹ. 5) Không được giết người. 6) Không được dâm dục 7) Không được gian tham lấy của người khác 8) Không được làm chứng dối, che dấu sự gian dối. 9) Không được ham muốn vợ hoặc chồng của người khác. 10) Không được ham muốn của trái lẽ.
  • 18. 12 Mười điều răn của Thiên chúa đã cho khắc vào đá ban cho Maisen, tổ phụ của người Do thái, chung quy lại hai điều được coi là tôn chỉ của Công giáo là kính Chúa và yêu người. Giáo luật Công giáo quy định các tín đồ không ai được quyền vi phạm một trong mười điều răn trên, bởi chỉ cần phạm vào một điều là phạm tới tất cả những điều răn còn lại. Điều này là tất yếu, bởi không thể tôn trọng người khác mà không chúc tụng Thiên Chúa – Đấng sáng tạo ra họ, lại càng không thể chỉ tôn thờ Thiên Chúa mà không yêu thương những con người vốn là sản phẩm của Thiên Chúa tạo ra. Ngoài Mười điều răn của Chúa, luật lệ Công giáo còn được quy định bởi “Sáu điều răn của Giáo hội” đó là: 1) Xem lễ các ngày chủ nhật và các ngày lễ buộc. 2) Kiêng việc xác ngày chủ nhật. 3) Xưng tội mỗi năm một lần. 4) Chịu lễ mùa phục sinh. 5) Giữ chay những ngày quy định. 6) Kiêng ăn thịt vào những ngày quy định. Ngoài ra các tín đồ phải chịu bảy phép bí tích: phép rửa tội, phép thêm sức, phép giải tội, phép Thánh thể, phép xức dầu thánh, phép truyền chức thánh và phép hôn phối. Bên cạnh bảy phép bí tích quan trọng kể trên, trong một năm đạo Công giáo có rất nhiều ngày lễ với những nghi lễ và ý nghĩa khác nhau: - Lễ Thiên Chúa giáng sinh hay còn gọi là lễ Giáng sinh (Noel) vào ngày 25 tháng 12: đây là một trong những ngày lễ được coi là quan trọng nhất của những người Kitô hữu, là ngày kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra tại Bethlehem thuộc Irael ngày nay, lúc bấy giờ đang dưới quyền thống trị của Đế Quốc La Mã. Tuy nhiên, theo quan niệm của mỗi nước thì có lễ kỷ niệm ngày Thiên
  • 19. 13 Chúa giáng sinh khác nhau, có một số nước kỷ niệm ngày Noel vào đêm ngày 24 tháng 12, bởi theo lịch Công giáo ngày mới bắt đầu vào lúc hoàng hôn. Còn theo lịch Công giáo Rôma, lễ chính thức vào ngày 25 tháng 12 hay còn gọi là “lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24 được gọi là “lễ vọng”. - Lễ phục sinh, kỷ niệm Chúa Giêsu sống lại, vào một ngày của tháng 4 (chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn – Rằm của tháng sau xuân phân). Đây là lễ kỷ niệm ngày Chúa Giêsu sống lại sau 3 ngày bị đóng đinh và chết trên cây thập giá. Theo luận giải của giáo lý Ba ngôi trong Tân ước, Chúa Giêsu là con Thiên Chúa và là người, do đó người có quyền năng phó mạng sống mình để cứu nhân loại cũng như phục hồi sự sống ấy. Vì vậy, sau khi chết Chúa Giêsu đã sống lại, sự kiện này được đề cập trong thuật ngữ Cơ Đốc là sự phục sinh của Chúa Giêsu, trở thành ngày lễ tôn giáo quan trọng của người Ki tô hữu, được cử hành vào các Chủ nhật phục sinh. Giáo thuyết Chúa Giêsu phục sinh nhấn mạnh Thiên Chúa là đấng phán xét cuối cùng, nhưng sự kiện phục sinh không gì khác hơn là một biểu tượng tôn giáo về niềm hi vọng, và có tác dụng nuôi dưỡng tâm linh . - Lễ Chúa Giêsu lên trời, một số nơi còn gọi là lễ Thăng Thiên: là ngày lễ trọng của người Kitô giáo, được diễn ra 40 ngày sau lễ phục sinh do đó ngày lễ Chúa Giêsu lên trời luôn rơi vào ngày thứ năm, nhưng thường được rời vào ngày chủ nhật kế tiếp. Theo Tân ước, khi Chúa Giêsu sống lại, ngài ở lại cùng các môn đệ trong 40 ngày, sau đó lên trời để kết thúc sự hiện diện của ngài giữa loài người trần thế. - Lễ Chúa Thánh thần hiện xuống (có một số nơi gọi là lễ Hiện xuống, Giáng xuống, hạ trần, Lễ Ngũ Tuần ): đây là một ngày lễ trọng của người theo Công giáo được cử hành vào ngày thứ năm mươi bắt đầu ngày lễ phục sinh, và sau mười ngày kể từ ngày lễ Chúa Giêsu lên trời.
  • 20. 14 Người ta kỷ niệm ngày lễ này với ý nghĩa rằng đây là dịp Chúa Thánh thần hiện xuống, ngày này người Ki tô giáo tin là mang đến những tín hiệu tốt lành về niềm tin vào sự sống. - Lễ Đức bà Maria hồn và xác lên trời: đây là ngày lễ cổ xưa nhất trong các ngày lễ kính Đức mẹ của người Ki tô giáo. Trong những thế kỷ đầu ngày lễ Đức bà hồn xác lên trời được gọi là lễ Đức mẹ an giấc. Kể từ năm 1950 khi Giáo hoàng Piô XII định tín việc Đức mẹ được cân nhắc về trời cả về trời cả hồn lẫn xác. Lễ Đức bà Maria hồn và xác lên trời được cử hành vào ngày 15 tháng 8, nhưng theo truyền thống của Giáo hội Phương Đông sẽ dành 15 ngày đầu của tháng để chuẩn bị cuộc lễ và 15 ngày cuối để tạ ơn. Ở Việt Nam ngày lễ kỷ niệm Đức bà hồn và xác lên trời thường chỉ được tổ chức trong ngày 15 tháng 8 mà thôi và được các tín hữu tham gia đông đảo. - Lễ các Thánh, là một lễ trọng được tổ chức vào ngày 01 tháng 11 hàng năm. Trong Ki tô giáo Tây phương hoặc chủ nhật đầu tiên sau Lễ Ngũ Tuần, trong Ki tô giáo Phương Đông, nhằm tôn vinh tất cả các vị Thánh Kitô giáo đang hưởng phúc trên thiên đàng. Ở nhiều quốc gia có truyền thống Công giáo Lễ các Thánh là một ngày lễ nghỉ. Sáu lễ quan trọng nói trên là những ngày lễ bắt buộc phải giữ và dự lễ của những người theo Kitô giáo nói chung, và các ngày lễ chủ nhật hàng tuần cũng là những ngày lễ bắt buộc, tất cả các tín đồ phải nghỉ phần xác để tham dự. Do là các lễ bắt buộc và theo quy định chung của Giáo hội công giáo, nên những ngày có diễn ra các lễ này, thường có rất đông tín hữu tham gia để cũng cố đức tin, giữ đạo, với mong muốn nhận được nhiều ân sủng. Do đó, theo quan điểm của tín hữu Công giáo mỗi dịp lễ là một dịp để các tín hữu nhìn nhận, xét mình.
  • 21. 15 Các ngày lễ thông thường khác, tuy Giáo hội không bắt buộc các tín hữu phải tham dự đầy đủ nhưng vẫn được tín đồ tham dự để được nhiều ơn sủng, cụ thể: - Lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, được cử hành vào ngày 08 tháng 12 hàng năm. - Lễ tro (đầu mùa chay): đây là lễ được Giáo hội tổ chức để kỷ niệm việc Chúa Giê su chuẩn bị vào thành Giêrusalem, ở đây Chúa đã giảng cho các môn đệ về sự chết, rằng con người sau khi chết thể xác trở về với tro bụi, còn linh hồn sẽ tồn tại vĩnh cửu. - Lễ lá vào ngày chủ nhật đầu tuần Thánh, được tổ chức để kỷ niệm việc Chúa Giê su vào thành Giêrusalem được dân chúng rải lá trên đường đón tiếp. Tuần Thánh bắt đầu từ chủ nhật Lễ lá đến chủ nhật lễ Phục sinh, kỷ niệm Chúa Giê su chịu nạn, chịu chết rồi sống lại. Trong Tuần Thánh có những ngày lễ riêng: lễ truyền phép Mình Thánh vào thứ năm, Lễ Chúa Giêsu chịu chết vào thứ sáu, Lễ vọng Phục sinh vào thứ bảy, Lễ mừng Phục sinh vào chủ nhật. - Lễ Thánh Tông đồ Phê rô và Phao lô, được cử hành vào ngày 29 tháng 6 hàng năm. - Lễ cầu nguyện cho các linh hồn, được cử hành vào ngày 2 tháng 11 hàng năm. - Ngoài ra Giáo hội Công giáo còn chia một năm thành từng tháng, từng mùa để làm chủ đích cho các sinh hoạt tôn giáo và các hoạt động cho các tín đồ, như tháng 3 là tháng kính Thánh cả Giuse, tháng năm là tháng Dâng hoa kính Đức bà Maria, tháng sáu là tháng kính Trái tim của Chúa Giêsu, tháng 11 là tháng cầu nguyện cho các linh hồn, mùa vọng từ 30 tháng 11 đến Lễ Giáng sinh,…
  • 22. 16 1.1.2 Tình hình Công giáo ở tỉnh Ninh Bình Công giáo được truyền vào Ninh Bình từ rất sớm, theo cuốn “Lịch sử đàng ngoài” thì ngày 19/3/1627 linh mục Anlexandre de Rohdes (giáo dân thường gọi là Đức cha Đắc Lộ) cùng giáo sĩ Pierre Margue đến cửa Ba Làng (Hậu Lộc – Thanh Hoá) lập cửa thánh Juise. Sau đó, trên đường đi thuyền ra Thăng Long, ngày 3/4/1627 đến cửa biển Thần Phù, gần mom núi Yên Duyên, Hảo Nho (thuộc xã Yên Lâm, huyện Yên Mô tiếp giáp với xã Lai Thành, huyện Kim Sơn ngày nay), tiến hành truyền đạo, đánh dấu quá trình truyền đạo và phát triển đạo ở Ninh Bình. Qúa trình hình thành và phát triển của đạo Công giáo ở Ninh Bình chia thành các thời kỳ: - Thời kỳ các giáo sĩ Dòng Tên (1027 – 1665): Theo nguồn sử liệu của nhà Nguyễn, Công giáo du nhập vào Việt Nam năm 1533. Tuy nhiên, việc truyền giáo ở Việt Nam chỉ thực sự đạt kết quả vào đầu thế kỷ XVI thời các giáo sĩ Dòng Tên. Năm 1615, các giáo sĩ Dòng Tên thuộc Bồ Đào Nha từ Ma Cao ( Trung Quốc ) đến Đàng Trong. Năm 1627, hai giáo sĩ Alexandre de Rhodes và Bdro Marquez đến Cửa Bạng (Ba Làng, Thanh Hóa), mở đầu cho thời kỳ truyền giáo của Đàng Trong ở Đàng Ngoài nói chung và Ninh Bình nói riêng. Dưới thời kỳ các giáo sĩ Dòng Tên, đạo Công giáo đã đặt được cơ sở trong một số làng xã vùng ven biển tỉnh Ninh Bình. Năm 1665, tất cả các giáo sĩ bị trục xuất khỏi Đàng Ngoài, chấm dứt thời kỳ độc quyền truyền giáo của Dòng Tên ở Việt Nam và tỉnh Ninh Bình. - Thời kỳ các đại diện Tông Tòa (1665-1802). Năm 1666, Hội truyền giáo Nước ngoài Paris (MEF) cử giáo sĩ đến Đàng Ngoài hoạt động truyền giáo. Năm 1669 Giám mục Lambert đại diện Tông tòa địa phận Đàng Trong và Đàng Ngoài, thụ phong linh mục cho các thầy giảng người Việt, triệu tập Công đồng phố Hiến (1670), chia giáo phận thành các giáo sứ và lập Dòng Mến Thánh giá. Cũng năm 1699, các giáo sĩ Dòng Tên trở lại hoạt động song
  • 23. 17 song với các thừa sai Pháp ở Miền Bắc. Dưới thời các thừa sai người Pháp và Dòng Tên, công cuộc truyền giáo đạt được kết quả tốt. Năm 1679, địa phận Đàng Ngoài được chia hai địa phận Đông Đàng Ngoài và Tây Đàng Ngoài. Địa phận Tây Đàng Ngoài gồm các địa phận: Hà Nội, Hưng Hóa, Phát Diệm, Thanh Hóa, Vinh ngày nay. Đến cuối thế kỷ XVIII, ở Ninh Bình có nhiều họ đạo được thiết lập cả ở vùng ven biển và vùng nội địa với ba giáo xứ gồm Hảo Nho, Bạch Bát, Phúc Nhạc và Dòng Mến Thánh giá Bạch Bát (1674). Thời kỳ này, ngoài các thừa sai Dòng Tên, Hội Thừa sai Paris còn có đội ngũ linh mục, nữ tu, thầy giảng, kẻ giảng người Việt cùng tham gia truyền giáo, phát triển đạo. - Thời kỳ nhà Nguyễn (1802-1862). Sang thế kỷ XIX, công cuộc truyền giáo ở Ninh Bình hoàn toàn do các thừa sai người Pháp và giáo sĩ, tu sĩ người Việt đảm nhận. Dưới thời Gia Long và những năm thời đầu Minh Mạng, Công giáo không được ưu ái, nhưng cũng không bị cấm cản nên đã có điều kiện phát triển, nhất là từ khi huyện Kim Sơn được thành lập (1829). Bởi vậy, dưới thời vua Minh Mạng, đặc biệt đầu thời vua Tự Đức, mặc dù bị chính quyền cấm đạo quyết liệt song Công giáo ở Ninh Bình vẫn được duy trì và phát triển. - Thời kỳ từ năm 1862 đến năm 1900. Sau khi nhà Nguyễn bỏ lệnh cấm đạo (1862), đặc biệt từ khi linh mục Trần Lục làm chánh xứ Phát Diệm (11865-1899), dựa vào chế độ của thực dân phong kiến, ông đã tìm cách chiếm đoạt ruộng đất để lôi kéo người vào đạo, nên đạo Công giáo ở Ninh Bình phát triển mạnh mẽ theo hai tuyến chính: Thứ nhất, từ xứ Phúc Nhạc, Yên Vân và Phát Diệm phát triển ra vùng đồng bằng ven biển và khu trung tâm của tỉnh gồm các huyện Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô và thị xã Ninh Bình. Đây là tuyến đạo Công giáo phát triển nhanh và mạnh nhất. Thứ hai, từ hai xích đạo Bạch Bát và Đồng Chưa phát triển vào vùng sâu miền núi, vùng
  • 24. 18 đồng bào Mường các huyện Gia Viễn, Nho Quan, một phần huyện Yên Mô, Gia Khánh. Đồng thời, tổ chức giáo hội, cơ sở vật chất được xây dựng, nhất là việc hoàn thiện quần thể kiến trúc nhà thờ Phát Diệm đã chuẩn bị mọi điều kiện cho sự ra đời của giáo phận Phát Diệm. - Thời kỳ 1901 – 1932. Ngày 15-4-1901, Giáo Hoàng Lêô XIII ban sắc lệnh chia địa phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội), thành lập địa phận Bắc Kỳ Duyên Hải, quen gọi là giáo phận xứ Thanh do giám mục Alexandre Marcou (Thành) coi sóc. Tòa giám mục và nhà thờ chính tòa đặt tại Phát Diệm. Dưới thời giám mục Marcou Thành, Công giáo ở Phát Diệm phát triển rất mạnh. Năm 1932, giáo phận Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở tách khỏi giáo phận Phát Diệm. Từ đây, địa giới hành chính của giáo phận Phát Diệm nằm trọn trong tỉnh Ninh Bình và huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình hiện nay. - Thời kỳ từ năm 1933 đến năm 1954. Giáo phận Phát Diệm có sự chuyển biến khá mạnh mẽ, không chỉ tăng nhanh về số lượng tín đồ, đội ngũ giáo sĩ, tu sĩ người Việt, mà tổ chức xứ, họ đạo, cơ sở vật chất, tổ chức giáo hội cũng được xây dựng hoàn thiện từ Tòa Giám mục xuống các xứ, họ đạo. Đây là giáo phận đầu tiên ở Việt Nam được giao cho hàng giáo sĩ người Việt cai quản. Những năm đầu sau cách mạng Tháng 8, Công giáo ở Kim Sơn phát triển khá nhanh, nhiều xứ, họ đạo mới được thiết lập. Khi thực dân Pháp chiếm đóng Kim Sơn, sự phát triển của Công giáo dường như chững lại, thậm chí có chiều hướng giảm sút. Công giáo ở Phát Diệm bị phân hóa sâu sắc, một số chức sắc, tín đồ bị thực dân lợi dụng chống phá cách mạng, song vẫn có đông đảo tín đồ, giáo sĩ tích cực tham gia kháng chiến thể hiện rõ trách nhiệm của một công dân đối với dân tộc.
  • 25. 19 - Thời kỳ 1954-1990. Sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết (7/1954), các thế lực thù địch đã cưỡng ép trên 40% giáo dân, 76,55% linh mục và 72,35% tu sĩ của giáo phận Phát Diệm di cư vào Nam. Trong giai đoạn này, đạo Công giáo không phát triển mạnh như giai đoạn trước, song khá ổn định và từng bước thích nghi với chế độ mới. - Thời kỳ 1991-2010. Từ những năm 1990, Công giáo ở giáo phận Phát Diệm được củng cố, phát triển, nhìn chung sự phát triển của đạo Công giáo trong giai đoạn này chủ yếu do sự tăng dân số tự nhiên. Lợi dụng chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, Tòa Giám mục Phát Diệm tích cực đẩy mạnh đường hướng canh tân, thích nghi để truyền giáo, phát triển đạo theo tinh thần Công đồng Vatican II và của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Nhiều xứ, họ đạo mới được thành lập, nhiều hội đoàn Công giáo mới ra đời, các dòng tu hoạt động trở lại, việc đào tạo chức sắc được đẩy mạnh. Như vậy, Đạo Công giáo qua các giáo sĩ Dòng Tên chính thức du nhập vào Ninh Bình từ 1627. Tuy nhiên, Công giáo Ninh Bình chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ XIX nhất là sau khi huyện Kim Sơn được thành lập (1829). Dưới thời kỳ Pháp thuộc, đạo Công giáo ở Phát Diệm không chỉ phát triển mạnh ở vùng ven biển huyện Kim Sơn mà đã lan rộng vào nội địa, vùng đồng bằng chiêm trũng Gia Viễn và lấn sâu vào vùng miền núi, khu vực đồng bào dân tộc Mường ở Nho Quan (Ninh Bình), Lạc Thủy (Hòa Bình). Hiện nay, đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh có Tòa Giám mục Phát Diệm, với 77 gíao xứ, 358 giáo họ, 336 nhà thờ giáo xứ, giáo họ; có 01 Giám mục, 80 linh mục; có 02 dòng tu là Dòng Mến Thánh giá Phát Diệm với 138 nữ tu, 100 dự tu và Dòng Xi tô Châu Sơn có 01 Giám mục nghỉ hưu, 10 linh mục, 106 tu sĩ, tập tu. Có 25 loại hội đoàn với 1.158 hội đoàn. [76] Thời gian qua, Tòa Giám mục Phát Diệm tập chung chỉ đạo các chức sắc, chức việc trong giáo phận tăng cường các hoạt động củng cố đức tin cho
  • 26. 20 giáo dân; tổ chức nhiều hoạt động tôn giáo lớn để thu hút giáo dân tham gia; tổ chức cho giáo dân hành hương về viếng nhà thờ chính tòa Phát Diệm để lĩnh ơn toàn xá. Tòa Giám mục Phát Diệm quan tâm đến việc tổ chức tĩnh tâm thường xuyên cho linh mục, Ban chấp hành các giáo xứ, giáo họ, giáo dân theo quy mô giáo hạt, giáo xứ; tổ chức tĩnh tâm riêng cho các giới: y bác sĩ, giáo chức, doanh nhân qua đó nhằm hướng các giới này phục vụ tốt hơn cho các mục đích của giáo hội; tổ chức gặp mặt chủng sinh, học sinh, sinh viên, doanh nhân, giới trẻ Công giáo Phát Diệm,…Đồng thời Tòa Gíam mục tăng cường củng cố tổ chức của giáo hội như kiện toàn các Ủy ban thuộc giáo phận, Ban chấp hành giáo họ, giáo xứ, giáo hạt; thành lập các hội đoàn Công giáo với nhiều loại hình khác nhau, phù hợp với từng lứa tuổi. Mở rộng các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo với nhiều hình thức như tổ chức các khóa thường huấn cho chức sắc, chức việc; lớp học giáo lý, dâng hoa, đàn hát,… Nhìn chung các hoạt động tôn giáo nói trên của Công giáo đều thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và được sự quan tâm hướng dẫn, tạo điều kiện của các cấp chính quyền. Do vậy, đồng bào theo đạo Công giáo ngày càng phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, sống tốt đời đẹp đạo theo tinh thần thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam “Sống Phúc âm giữa lòng Dân tộc”. Quá trình tồn tại và phát triển, đạo Công giáo ở Ninh Bình đã có những bước thăng trầm gắn liền với lịch sử dân tộc. Trong quá trình tồn tại và phát triển, Công giáo Ninh Bình cũng đã tạo cho mình những đặc điểm riêng biệt, có thể khái quát một số đặc điểm đó như sau: Một là, phần lớn giáo dân là nông dân, sống ở vùng nông thôn, có lòng yêu nước, cần cù lao động, đã góp phần cùng toàn dân đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hàng ngàn thanh niên theo đạo Công giáo ở Ninh
  • 27. 21 Bình đã tham gia bộ đội, nhiều người đã hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiều giáo dân, giáo sĩ đã thể hiện tinh thần yêu nước, tham gia các hoạt động xã hội, vận động quần chúng tín đồ thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới và dân chủ hóa đời sống xã hội do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, phần đông giáo dân đã phấn khởi, tin tưởng vào chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Sinh hoạt tôn giáo ở Ninh Bình có xu hướng phát triển, số người vào đạo và đi lễ gia tăng, nhà thờ được tôn tạo, tu sửa ngày càng to, đẹp. Hai là, dân cư đa dạng, phức tạp với nhiều thành phần xã hội, tôn giáo tín ngưỡng khác nhau. Đó là kết quả của việc khai hoang lập ấp, họ từ khắp các tỉnh (thành phố), đủ mọi thành phần, vì nhiều lý do mà tới đây, nhưng họ vẫn hướng về tổ tiên, lập đình chùa miếu mạo, bên cạnh những nhà thờ Thiên chúa giáo. Lương giáo đan xen, không có sự thù hằn đố kị. Do quen với việc cải tạo thiên nhiên, chống áp bức xã hội mà họ luôn có tư tưởng tự do khá cao, sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi và cũng dễ hòa nhập với cái mới. Ba là, ở những vùng Công giáo, có hiện tượng mê tín dị đoan, cuồng đạo.Nhưng, nhìn chung họ có niềm tin tôn giáo chân thật và bền vững, say mê tham gia các nghi lễ tôn giáo, coi đó là nhu cầu tinh thần quan trọng nhất. Mặc dù họ là những người cần cù, chân thật, lương thiện.Điều này ý thức cho họ nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ, chính sách với nhà nước (trừ vấn đề kế hoạch hóa gia đình), ít mắc vào các tệ nạn xã hội như trộm cắp, dễ bị bọn xấu lợi dụng vào mục đích chính trị. Nhìn chung, trong công cuộc đổi mới và dân chủ hóa trong đời sống xã hội do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, tuyệt đại đa số đồng bào Công giáo phấn khởi, tin tưởng vào chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Hoạt động Công giáo có xu hướng gia tăng số người vào đạo và đi lễ. Nhiều nhà
  • 28. 22 thờ được tôn tạo và tu sửa khang trang. Các giá trị tích cực của Công giáo ngày càng được phát huy hòa quyện vào các giá trị văn hóa cộng đồng tạo nên một bản sắc văn hóa vừa có tính đặc thù vừa có tính đại chúng. Vì vậy, khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở các cụm dân cư có đồng bào theo đạo và đồng bào không theo đạo ngày càng được củng cố. Những đặc điểm trên đây là những điểm nhấn trong toàn bộ bức tranh đa sắc của Công giáo Ninh Bình. Nó có ý nghĩa cho việc lý giải về sự ảnh hưởng của Công giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần của người dân Ninh Bình. Đồng thời, nó giúp cho các cơ quan quản lý về tôn giáo, về văn hóa, tư tưởng của địa phương trong việc triển khai các giải pháp đặc thù đối với Công giáo Ninh Bình trong chương trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. 1.2 Đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời dân tỉnh Ninh Bình hiện nay. 1.2.1 Một số khái niệm a) Khái niệm văn hóa Mọi khái niệm khoa học đều có lịch sử sinh thành và phát triển của nó. Với thời gian khám phá, bổ sung nó ngày càng mang nội dung hoàn chỉnh, thuật ngữ văn hóa cũng vậy. Vốn được dịch từ tiếng Pháp là culture, có nguồn gốc La tinh, thuật ngữ văn hóa được dùng lần đầu khoảng thế kỷ XIII với nghĩa “cây trồng”. Qua thế kỷ XIV, nó có thêm những nghĩa và từ mới phát sinh “người trồng trọt” (cultivateur), rồi mở rộng ra là “người làm nông nghiệp” (agriculteur). Nhưng rồi với những biến đổi xã hội to lớn, có tích cách mạng ở thời Phục hưng (thế kỷ XIV – XVI), từ văn hóa ở thế kỷ XV được nhận thêm các nghĩa bong trừu tượng: nhận thức, giáo dục, kiến thức. Nghĩa bóng của từ cũng được dung song song với các từ phát sinh cutover (giáo dục) cultivé (có giáo dục, có học vấn), incultu (vô học, không học vấn). Đến thế kỷ XVIII – thế kỷ của ánh sáng trong lịch sử nhân loại, thuật ngữ văn hóa nhận được đầy đủ nội dung và nâng cấp lên để chỉ sự tích hợp toàn bộ
  • 29. 23 những hoạt động sáng tạo của con người. Điều này Hồ Chí Minh khẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát sinh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [66, tr. 431]. Ở khái niệm trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên một số những sản phẩm do con người sáng tạo ra, trong đó có văn hóa vật thể (những công cụ sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở…), có văn hóa phi vật thể (ngôn ngữ, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật). Chữ “giá trị” được ẩn dưới câu “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống…nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Những sản phẩm do con người phát minh ra mà Chủ tịch Hồ Chí Minh liệt kê nêu trên phải là những sản phẩm nhằm phục vụ cho con người, có nghĩa là chứa đựng các giá trị. Xét về lịch sử vấn đề cho đến nay đã có rất nhiều định nghĩa về văn hóa xuất phát từ nhiều góc độ, nhiều ngành khoa học khác nhau. Theo “Từ điển triết học” thì văn hóa là “toàn bộ những giá trị vật chất tinh thần do con người sáng tạo ra trong thực tiễn xã hội – lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội. Theo nghĩa hẹp hơn, người ta vẫn quen nói về văn hóa vật chất (kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, giá trị vật chất) và văn hóa tinh thần (khoa học, nghệ thuật, văn học, triết học, đạo đức, giáo dục…). Văn hóa là một hiện tượng lịch sử, phát triển phụ thuộc vào sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội”. [69, tr.656] Văn hóa là khái niệm văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm vật thể và phi vật thể do con người sáng tạo ra và mang tính giá trị. Theo khái niệm
  • 30. 24 này, có thể thấy văn hóa bao gồm tất cả những gì con người làm ra và sử dụng nó. Đôi khi, văn hóa còn được hiểu theo nghĩa: Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, văn hóa là tất cả đời sống tinh thần của con người v.v…khi xét về sự tác động, ảnh hưởng của nó. Có thể nói rằng, văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực cuộc sống, vào mọi ngõ ngách, cung bậc tâm hồn, trí tuệ, xúc cảm của con người, của cộng đồng người. Hẳn chúng ta dễ nhận thấy rằng từ cách ăn mặc, ứng xử, phong cách, trình độ của một con người, của cộng đồng người nào đó, ngoài những cái gì là chung của con người sinh học, đều có cái riêng, cái không thể lẫn lộn hòa trộn được, đó là nét riêng, là bản sắc, tinh hoa thuộc về văn hóa. Văn hóa không bao trùm nhưng lại thấm sâu vào kinh tế, chính trị, pháp luật…Chính cái đặc điểm lan tỏa, thấm sâu này mà phương Đông có cách hiểu “văn hóa thiên hạ”. Văn hóa từ bản chất, từ hàm lượng giá trị tinh thần của nó là thần thái của cuộc sống, con người xã hội. Trong nghị quyết Trung ương 4, khóa VII có viết: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực đồng thời là mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội”. [ 34] Vậy là, từ bản chất nhân văn, từ phạm vi tồn tại rộng khắp trong không gian và xuyên suốt thời gian “Văn hóa, hiểu theo nghĩa rộng nhất của dân tộc học, có nghĩa là một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng và thói quen mà con người đạt được với tư cách là thành viên của xã hội”.[70, tr.1] Đây là một khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng, mang tính triết học, có phần nghiêng về hoạt động sáng tạo trong lịch sử xã hội loài người, thiên về tính gía trị, được hình thành trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin. Trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, Trần Ngọc Thêm đưa ra khái niệm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất tinh thần do con người sáng tạo và
  • 31. 25 tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. Có thể thấy hai khái niệm trên có sự tương đồng. Theo đó văn hóa được hình thành từ khi con người biết sáng tạo (có nghĩa là văn hóa hình thành cùng với sự hình thành loài người). Văn hóa là tất thảy những sản phẩm vật chất (văn hóa vật thể) và tinh thần (vặn hóa phi vật thể) do con người sáng tạo ra trong quá khứ, hiện tại, cả hai khái niệm nêu trên đều gắn với chữ “giá trị”. Có nghĩa rằng, không phải tất cả những sản phẩm con người sáng tạo ra đều là văn hóa mà chỉ những sản phẩm có chứa đựng giá trị (là cái có ích cho con người). Cũng có nghĩa, những sản phẩm do con người làm ra (sáng tạo ra) nhưng không mang giá trị thì không phải là văn hóa ( ví dụ: bom hạt nhân, heroin, chất độc hóa học, vũ khí giết người v.v…) Những danh lam thắng cảnh như vịnh Hạ Long, động Phong Nha – Kẻ Bảng v.v…tuy không phải do con người làm ra nhưng con người tìm ra và thưởng thức vẻ đẹp của nó (thưởng thức là một sáng tạo) cũng là văn hóa. Năm 1988, tại lễ phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, Tổng giám đốc UNESSCO Federico Mayor, đưa ra định nghĩa: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”. Đây là khái niệm được đưa ra trong bối cảnh thế giới còn có sự phân biệt văn hóa dân tộc lớn, dân tộc nhỏ, văn hóa dân tộc này cao, dân tộc kia thấp, văn hóa dân tộc này văn minh, văn hóa dân tộc kia lạc hậu. Khái niệm nêu trên có ý nghĩa chính trị rất lớn về việc khẳng định mỗi dân tộc có bản sắc riêng. Quan điểm này càng được khẳng định tại Hội nghị quốc tế về văn hóa ở
  • 32. 26 Mêhicô để bắt đầu thập kỷ văn hóa UNESSCO. Hội nghị này có hơn một nghìn đại biểu đại diện cho hơn một trăm quốc gia tham gia từ ngày 26/7 đến 6/8 năm 1982, người ta đã đưa ra trên 200 định nghĩa. Cuối cùng Hội nghị chấp hành nhận một định nghĩa như sau: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống và những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”. [91, tr.24]. Khái niệm trên vừa nói đến văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, vừa nói đến hệ giá trị và đặc biệt là nêu lên “những nét riêng biệt về văn hóa của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội”. Như vậy, khái niệm trên cũng là khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng, kèm theo đó là quan điểm công nhận mỗi dân tộc dù lớn hay nhỏ đều có bản sắc văn hóa riêng biệt. Như vậy, qua những quan điểm trên chúng ta có thể hiểu rằng văn hóa được hình thành và phát triển trong quan hệ thích nghi giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người. Trải qua hàng ngàn năm thích nghi và cải tạo thế giới, những kinh nghiệm mà con người tích lũy được đã trở thành nền tảng cơ bản cho sự phát triển của văn hóa. Văn hóa không chỉ bó hẹp trong quan hệ cá nhân gia đình và cộng đồng mà còn mở rộng trong mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Văn hóa hình thành trong quá
  • 33. 27 trình tiếp xúc, giao lưu, sàng lọc, cải biến giữa văn hóa bản địa với những nền văn hóa khác. Do đó, văn hóa bao giờ cũng thể hiện sự đa dạng, phong phú nhưng luôn mang những nét độc đáo của dân tộc, đồng thời tiềm ẩn những giá trị chung của nhân loại. b) Khái niệm đời sống văn hóa tinh thần. Nói đến đời sống là nói đến “sinh hoạt”, nói “hoạt động”. Như vậy nói đến đời sống văn hóa tinh thần là nói hoạt động của con người trên lĩnh vực tinh thần – hoạt động sản xuất, trao đổi và tiêu dùng giá trị tinh thần diễn ra trên các lĩnh vực chủ yếu: tư tưởng, nghệ thuật, khoa học, giáo dục, tín ngưỡng tôn giáo. Đời sống văn hóa tinh thần không phải là một cơ cấu tĩnh tại, một hệ thống đóng kín, nằm im của những giá trị loại biệt mà là một tổng thể đang vận động của các giá trị tinh thần được thực hiện và thể hiện thông qua hoạt động của con người trên các lĩnh vực khác nhau của sự sản xuất, trao đổi và tiêu dùng tinh thần. Các hoạt động ở các khâu nhu cầu, sản xuất, trao đổi, tiêu dùng giá trị tình thần cũng như ở từng lĩnh vực tư tưởng, nghệ thuật, khoa học, giáo dục, tín ngưỡng tôn giáo không tách biệt nhau mà hòa quyện vào nhau. Trong tổng hòa sống động của hoạt động đó, các giá trị tinh thần được tạo ra, lan tỏa và thấm sâu vào từng con người, từng cộng đồng tạo thành niềm tin bên trong, thành lối sống, thành hành động tự nhiên hằng ngày của họ. Nhờ đó, mỗi người và mọi người đạt được những phẩm chất tinh thần cao quý tồn tại như một giá trị - giá trị “gốc” và tiếp tục sáng tạo ra những giá trị mới cao hơn, thúc đẩy không ngừng sự phát triển về các mặt chân, thiện, mỹ của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu giá trị tinh thần của con người và xã hội. Chuẩn mực của sự hình thành của đời sống văn hóa tinh thần là chỉnh thể toàn vẹn của các quá trình và hiện tượng đó.Như vậy, tiêu chí cơ bản để xem xét, đánh giá đời sống văn hóa tinh thần của một con người hay của một cộng đồng đó là trình
  • 34. 28 độ được vun chồng của con người, là sự phát triển về các mặt chân, thiện, mỹ của mọi mặt đời sống, hoạt động và quan hệ thực tiễn của con người hay cộng đồng đó. Đời sống văn hóa tinh thần là biểu hiện của đời sống tinh thần, nhưng nó không đồng nhất với đời sống tinh thần. Sự khác nhau giữa hai khái niệm này không phải ở phạm vi rộng hẹp mà ở chất lượng đạt tới của hoạt động tinh thần và sản phẩm của nó. Mọi người, mọi gia đình, mọi xã hội đều có đời sống tinh thần. Nhưng có đời sống tinh thần cao đẹp mà cũng có đời sống thấp kém. Đời sống tinh thần cao đẹp chính là đời sống văn hóa tinh thần. Với tính cách là một hệ thống, đời sống văn hóa tinh thần diễn ra trong sự vân động tương tác giữa các khâu nhu cầu, sản xuất, trao đổi, tiêu dùng giá trị tinh thần. Nhu cầu về giá trị tinh thần bao gồm hưởng thụ và sáng tạo giá trị tinh thần là nhu cầu tất yếu của con người, của xã hội. Nhờ có nhu cầu về giá trị tinh thần mà sự tồn tại của con người thực sự mang tính người, đối lập với tính tự nhiên, tính động vật. Nhu cầu về giá trị tinh thần kích thích con người tích cực tham gia vào đời sống văn hóa tinh thần. Sản xuất giá trị tinh thần là hoạt động tìm tòi, phát hiện và làm ra các giá trị chân, thiện, mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu giá trị tinh thần của con người và xã hội. Sản xuất giá trị tinh thần là cơ sở của toàn bộ đời sống văn hóa tinh thần. Trao đổi giá trị tinh thần là một hoạt động tất yếu, tự nhiên của một cơ thể văn hóa lành mạnh. Trao đổi giá trị tinh thần là trao đổi cái hay của mình và nhận cái hay của người. Thông qua hoạt động này, đời sống văn hóa tinh thần của các chủ thể tham gia được phát triển mở rộng. Tiêu dùng giá trị tinh thần là quá trình con người lựa chọn, tiếp nhận và cảm thụ các giá trị tinh thần nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo giá
  • 35. 29 trị tinh thần của mình. Qúa trình tiêu dùng giá trị tinh thần cũng đồng thời là quá trình bồi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm và nhân cách con người. Do đó, tiêu dùng giá trị tinh thần cũng đồng thời là sản xuất giá trị tinh thần. Đời sống văn hóa tinh thần bao quát các lĩnh vực hoạt động chủ yếu : tư tưởng, nghệ thuật, khoa học, giáo dục, tôn giáo tín ngưỡng. Hoạt động tư tưởng nhằm hình thành thế giới quan khoa học – hệ thống những quan điểm về thế giới: giới tự nhiên, xã hội và quy luật vận đông phát triển của chúng, về các con đường nhận thức và cải tạo thế giới ấy. Hoạt động tư tưởng là hoạt động chủ đạo, bảo đảm cho đời sống văn hóa tinh thần phát triển đúng hướng, vững chắc. Hoạt động nghệ thuật là hoạt động sáng tạo ra các giá trị nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người. Là lĩnh vực đặc thù nhất, có tính thẩm mỹ cao nhất trong các hoạt động sáng tạo tinh thần và đồng thời cũng có tính giáo dục cảm hóa mạnh mẽ nhất đối với con người. Hoạt động khoa học là hoạt động sáng tạo và phổ biến tri thức cần thiết cho con người và xã hội, đáp ứng nhu cầu chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội và hoàn thiện con người theo hướng đạt tới chân, thiện, mỹ. Hoạt động giáo dục là hoạt động nhằm trang bị cho con người những tri thức của tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội và nhân văn, giúp họ có được những phẩm chất và năng lực cần thiết để sáng tạo những giá trị mới cho cuộc sống, trong đó có giá trị tinh thần. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo là hoạt động hướng về một thế giới siêu nghiệm với niềm tin tuyệt đối, sự trông cậy và tình cảm yêu mến đối với thế giới đó. Niềm tin tôn giáo – một niềm tin không thể chứng minh, nhưng có ảnh hưởng chi phối mạnh mẽ đến đạo đức và lẽ sống của người theo đạo. Từ cách tiếp cận trên, luận văn xin nêu lên khái niệm đời sống văn hóa tinh thần: là tổng hòa các hoạt động sản xuất, trao đổi, tiêu dùng, các giá trị
  • 36. 30 tinh thần, làm cho các giá trị đó thấm sâu vào từng con người, từng cộng đồng, trở thành yếu tố khăng khít của toàn bộ cuộc sống, hoạt động và quan hệ con người, đáp ứng nhu cầu giá trị tinh thần ngày càng tăng của mọi thành viên trong xã hội. 1.2.2 Địa kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và đặc điểm đời sống văn hóa tinh thần người dân ở tỉnh Ninh Bình hiện nay. a) Địa kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực Bắc đồng bằng Bắc bộ, phía Đông giáp tỉnh Nam Định, phía Đông Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Tây và Tây Bắc giáp với Hòa Bình, phía Đông Nam giáp vịnh Bắc Bộ. Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93km về phía Nam. Ở vị trí điểm mút của cạnh đáy tam giác châu thổ sông Hồng, Ninh Bình bao gồm cả ba loại địa hình. Vùng đồi núi bán sơn địa ở phía Tây Bắc bao gồm các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp; vùng đồng bằng ven biển ở phía Đông Nam thuộc 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh. Xen giữa 2 vùng lớn là vùng chiêm trũng chuyển tiếp. Nình Bình có bờ biển dài 18km. Bờ biển Ninh Bình hàng năm được phù sa bồi đắp lấn ra trên 100m. Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đây là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hóa giữa khu vực châu thổ sông Hồng với Bắc Trung Bộ, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng rừng núi Tây Bắc. Thế mạnh kinh tế nổi bật của Ninh Bình là các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch. Trong những năm gần đây kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng ở mức 2 con số, năm 2005 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 41/42, năm 2006 vươn lên xếp thứ 18/64, năm 2007 xếp thứ 24/64, năm 2008 xếp 23/63, liên tục đứng thứ 5 ở miền Bắc. Trong khi diện tích và dân số tỉnh chỉ
  • 37. 31 đứng thứ 56/64 và 43/64. “Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2010: công nghiệp – xây dựng: 40,9%; Nông, lâm – ngư nghiệp: 15,8%; Dịch vụ: 35,3% . Qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn có nhiều chuyển biến. Kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng khá, tạo bước đột phá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đồng thời có sự chuyển dịch giữa các thành phần kinh tế và các vùng trong tỉnh. Sản xuất công nghiệp ngày càng phát triển trở thành động lực chính để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các ngành dịch vụ phát triển trong đó du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đặc biệt là sản xuất lương thực đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, điện năng phát triển tương đối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, các lĩnh vực giáo dục, y tế và các lĩnh vực xã hội khác từng bước được củng cố, phát triển, cơ bản đảm bảo sự hài hoà giữa phát triển kinh tế là trung tâm, phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội. Công tác quốc phòng địa phương được tăng cường, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân và môi trường xã hội lành mạnh. hệ thống chính trị được củng cố, chất lượng hoạt động được nâng lên. Phương thức lãnh đạo, năng lực lãnh đạo của các cấp uỷ đảng từ tỉnh đến cơ sở được đổi mới, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của tỉnh. Về văn hóa – lịch sử, Ninh Bình nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực: Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Đặc điểm đó đã tạo ra một nền văn hóa Ninh Bình tương đối năng động, mang đặc trưng khác biệt trên nền tảng văn minh châu thổ sông Hồng. Đây là vùng đất phù sa cổ ven
  • 38. 32 chân núi có con người cư trú từ rất sớm. Vùng đất Ninh Bình là kinh đô của Việt Nam thế kỷ X, nơi phát tích của ba vương triều Đinh – Lê – Lý với các dấu ấn lịch sử: Thống nhất giang sơn, đánh Tống – dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Do ở vào vị trí chiến lược ra Bắc vào Nam, vùng đất này đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc mà dấu tích lịch sử còn để lại trong các đình, chùa, đền, miếu, từng ngọn, con sông. Đây còn là vùng đất chiến lược bảo vệ Thăng Long của triều đại Tây Sơn, là căn cứ để nhà Trần 2 lần chiến thắng Nguyên – Mông,… Bên cạnh văn hóa của cư dân Việt cổ, Ninh Bình còn có “văn hóa mới” của cư dân ven biển. Dấu ấn về biển tiến còn in đậm trên đất Ninh Bình. Những địa danh cửa biển như: Phúc Thành, Đại An, Yên Mô, cửa Càn, cửa biển Thần Phù cùng với các con đê lịch sử như đê Hồng Đức, đê Hồng Lĩnh, đê Đường Quan, đê Hồng Ân, đê Hoàng Trực, đê Văn Hải, đê Bình Minh I, đê Bình Minh II,…Cho đến nay vùng đất Ninh Bình vẫn tiến ra biển mỗi năm gần 100m. Ninh Bình là một tỉnh mở rộng không gian văn hóa Việt xuống biển Đông, đón nhận các luồng dân cư, các yếu tố văn hóa Việt xuống biển Đông, đón nhận các luồng dân cư, các yếu tố văn hóa từ Bắc vào Nam, từ biển vào. Kinh tế biển đóng vai trò quan trọng nổi bật như nghề đánh bắt cá biển, nuôi tôm sú, tôm rảo, nuôi cua,…Nếp sống của cư dân lấn biển mang tính chất động trong vùng văn hóa môi trường đất mở. Những yếu tố tự nhiên, lịch sử, văn hóa đã hòa quyện đã làm nên một Ninh Bình giàu truyền thống và bản sắc với hàng trăm di tích lịch sử - văn hóa, trong đó “có 78 di tích đã được xếp hạng quốc gia” với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Tam Cốc, Bích Động, động Vân Trình, động Tiên, động Tam Giao, Tràng An, động Mã Tiên, nhà thờ đá Phát Diệm,…Một yếu tố khác vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ làm nên diện mạo đa dạng, phong phú của văn hóa Ninh Bình, đó là sự lưu lại dấu ấn văn hóa của các tao
  • 39. 33 nhân mặc khách khi qua vùng sơn thanh thủy tú này. Các đế vương, công hầu, khanh tướng, danh nhân văn hóa lớn như Trương Hán Siêu, Trần Thái Tông, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Tản Đà, Xuân Quỳnh,…nhân cách bác học và phẩm cách văn hóa lớn của các danh nhân đó đã thấm đẫm vào tầng văn hóa địa phương, được nhân dân tiếp thu, sáng tạo, làm giàu thêm sắc thái văn hóa Ninh Bình. Vùng đất này còn là quê hương của nhiều danh nhân đất Việt tiêu biểu như: Đinh Bộ Lĩnh; Trương Hán Siêu, Lý Quốc Sư, Vũ Duy Thanh, Lương Văn Tụy, Ninh Tốn, Nguyễn Bặc, Đinh Điền,… Những đặc điểm về địa kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội này đã và đang tạo điều kiện cho sự phát triển của Công giáo ở Ninh Bình. Chính những điều kiện này đã làm cho Công giáo ở Ninh Bình có những đặc trưng riêng, không giống với địa phương nào khác và đồng thời những đặc điểm này cũng chính là lý do khiến cho Công giáo có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân. b) Đặc điểm đời sống văn hóa tinh thần người dân Ninh Bình hiện nay Những đặc điểm riêng về địa kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Ninh Bình đã phần nào ảnh hưởng đến các đặc điểm về đời sống văn hóa tinh thần người dân. Cùng với sự chuyển mình của đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mặc dù chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát triển kinh tế xã hội, sự giao lưu hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực nhưng Ninh Bình vẫn bảo lưu được những nét tinh hoa trong vốn văn hóa cả vật thể và phi vật thể. Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đã thực sự thấm sâu vào nhận thức của mỗi người dân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư. Phong trào đã trở thành sự nghiệp của toàn dân, do nhân dân thực hiện, thể hiện qua việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, qua vận động xã
  • 40. 34 hội hóa nhằm huy động sức dân đóng góp cho nhiều công trình phúc lợi, cho ngày vì người nghèo, cho các đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội... qua đó, đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, là cơ sở vững chắc cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, tích cực góp phần thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Đến nay, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" nói chung, phong trào thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: năm 2014, toàn thành phố có 93% gia đình được công nhận là gia đình văn hóa; 82,2% thôn, phố đạt danh hiệu văn hóa; 91,3% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn văn hóa. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang có nhiều chuyển biến. Hàng năm có trên 85% đám cưới, 92% đám tang thực hiện theo nếp sống văn minh... Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được phát động và triển khai rộng khắp ở các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị. Nhân các ngày lễ, tết, ngày kỷ niệm của đất nước, của tỉnh và thành phố…, thành phố và các xã, phường đã tổ chức nhiều hoạt động thể thao như: bóng đá, bóng chuyền, tennis, việt dã… được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực. Ngoài ra, nhiều Câu lạc bộ TDTT như: võ thuật, bóng bàn, cầu lông, bi- a… hoạt động thường xuyên tại khu dân cư đã thu hút đông đảo cán bộ, nhân dân, thanh, thiếu niên tham gia. Năm 2014, toàn thành phố có trên 40% người luyện tập thể thao thường xuyên, trên 30% gia đình thể thao. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ thành phố đến cơ sở được quan tâm đầu tư. Đến nay, cấp thành phố có 1 Trung tâm văn hóa, 1 sân thể thao công cộng; có 14/14 nhà văn hóa xã, phường, 140/180 nhà văn hóa thôn, phố, 8/14 xã, phường có sân thể thao công cộng và hàng trăm sân chơi thể thao của các thôn, phố, cụm dân cư, cơ quan, đơn vị. Các thiết chế văn hóa, TDTT cơ
  • 41. 35 bản phát huy tốt công năng sử dụng, là nơi sinh hoạt, hội họp của nhân dân, là địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phục vụ đời sống tinh thần cho nhân dân. Phong trào “Học tập, lao động, sáng tạo” được phát huy, nhất là trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức, người lao động, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng suất, chất lượng lao động. Phong trào “Người tốt, việc tốt” và các điển hình tiên tiến được phát động rộng khắp ở các cấp, các ngành trong toàn thành phố. Phong trào “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của ngành Giáo dục và Đào tạo; phong trào “Thi đua quyết thắng” trong lực lượng vũ trang nhân dân; phong trào “Nông dân sản xuất giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo”; phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”... tiếp tục được đẩy mạnh và đạt hiệu quả tích cực. Qua các phong trào, đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực sản xuất, công tác, hoạt động xã hội... Kết quả đạt được khi triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” cho thấy, từ cơ sở hạ tầng đến diện mạo đô thị của thành phố ngày càng có sự đổi thay theo hướng văn minh, hiện đại; những giá trị văn hoá truyền thống của gia đình Việt Nam được giữ gìn và phát huy, tạo sự đoàn kết trong cộng đồng phố xóm, khu dân cư; góp phần phát triển kinh tế-xã hội của thành phố và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân… Con người Việt Nam nói chung, người dân Ninh Bình nói riêng vốn có tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng dũng cảm, kiên cường, bất khuất, truyền thống đoàn kết, trọng tình nghĩa, uống nước nhớ nguồn, do vậy đời sống tâm
  • 42. 36 linh, tín ngưỡng, tôn giáo ở Ninh Bình cũng thấm đượm tinh thần ấy. Truyền thống đó được thể hiện trong tín ngưỡng truyền thống, Công giáo, Phật giáo và được ghi nhận rõ nét trong hệ thống đền, miếu, phủ, nhà thờ…Trong những năm vừa qua đời sống tâm linh tín ngưỡng, tôn giáo ở Ninh Bình có bước phát triển, hệ thống cơ sở thờ tụ được nâng cấp tu bổ toàn tỉnh thành phố. Tỉnh Ninh Bình hiện có 2 tổ chức tôn giáo là Công giáo và Phật giáo, với tổng số 234.204 tín đồ, chiếm 23,65% dân số của toàn tỉnh (Công giáo có 162.015 tín đồ, chiếm 16% dân số; Phật giáo có 72.189 tín đồ, chiếm 7,65% dân số). Trên địa bàn tỉnh, có 336 nhà thờ giáo xứ, giáo họ của đạo Công giáo; 350 chùa của đạo Phật và 1.023 cơ sở tín ngưỡng là đình, đền, miếu, phủ [76]. Về tín ngưỡng, cũng như mọi người dân ở các địa phương, người dân Ninh Bình có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ thành hoàng làng, thờ anh hung dân tộc, thờ Mẫu, thờ các vị tổ nghề,..và các lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Ninh Bình không có gì khác biệt với các vùng khác. Trong mỗi gia đình, nơi trang trọng nhất là nơi đặt bàn thờ tổ tiên. Tục thờ cúng tổ tiên được thể hiện rõ nhất là vào các ngày lễ, tết và ngày kỵ. Vào dịp này, con cháu thể hiện tình cảm với tổ tiên, ông bà, cha mẹ và là dịp để con cháu quay quần, sum họp bên gia đình. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng, Thành hoàng được thờ ở đình làng, Thành hoàng thường là một vị thần hoặc hai, ba vị, có thể là thần thiên nhiên, như thần song, thần núi, thần biển cũng có thể là các nhân vật lịch sử có công với nước hay các vị anh hung trong truyền thuyết hoặc là những nhân vật có công dựng làng, bảo vệ làng, phát triển sản xuất, dạy nghề,…Các vị tổ nghề cũng thường được thờ cúng tại đình làng và khá phổ biến trong cộng đồng
  • 43. 37 dân cư trên địa bàn tỉnh, mỗi nghề đều có một ông tổ nghề được tôn vinh, như nghề nông, nghề ngư, nghề thêu, nghề đá,… Đình làng còn là nơi họp bàn việc làng, nơi diễn ra các sự kiện trọng đại của làng, nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng mà đỉnh cao là lễ hội làng. Theo số liệu thống kê của Ban Tôn giáo tỉnh, trong số 1.023 cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh thì có 242 ngôi đình, đây là những cơ sở tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng. Ngoài ra, các Thành hoàng làng còn được thờ ở các đền, miếu. Tín ngưỡng thờ Mẫu, toàn tỉnh Ninh Bình có 623 cơ sở thờ Mẫu, trong đó có 388 cơ sở thờ Mẫu tại các đền, miếu, phủ; 235 cơ sở thờ Mẫu tại chùa [13]. Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, cùng với sự xuất hiện của các tôn giáo khác đang có nhiều phức tập thì việc thờ Mẫu tại các chùa cũng như ở đền, miếu, phủ không những không giảm, mà còn có xu hướng được củng cố và tiếp tục bổ sung. Đặc biệt là ở một số địa phương thuộc vùng miền núi, không ít đền, miếu phủ được lập tự phát, không chỉ nơi sinh hoạt cộng đồng mà còn xuất hiện tại các tư gia, gây nhiều phức tạp khó khăn cho công tác quản lý nhà nước của các cấp, các ngành chức năng. Thời điểm hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình diễn ra khá sôi động, nhất là vào dịp đầu xuân. Các lễ hội truyền thống được các cấp, các ngành quan tâm, tạo điều kiện hoạt động theo hương ước, quy ước của cộng đồng trên cơ sở quy định của pháp luật; các lễ hội được tổ chức vơi nghi thức trang trọng, thể hiện sự tôn thờ tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng. Qua đó đã có tác động tích cực trong việc giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa của địa phương; ngăn ngừa các hoạt động mê tín dị đoan hoặc lợi dụng hoạt động tín ngưỡng để thu lợi bất chính, vi phạm pháp luật.
  • 44. 38 Về tôn giáo, Ninh Bình là nơi hội tụ, giao thoa và cũng là một trong những trung tâm tôn giáo lớn của cả nước, đó là Công giáo và Phật giáo. Trong tổng số 686 cơ sở thờ tự của Phật giáo và Công giáo thì có 65 cơ sở được nhà nước xếp hạng (26 di tích cấp Quốc gia, 39 di tích cấp tỉnh). Phật giáo được du nhập và xuất hiện ở Ninh Bình khá sớm. Từ thời Đinh - Tiền Lê, Phật giáo được coi trọng, được coi là quốc giáo và trở thành hệ tư tưởng chính thống, chi phối đời sống tinh thần của xã hội. Thời kỳ này đã xây dựng được nhiều ngôi chùa ở kinh đô Hoa Lư, đặc biệt là chùa Nhất Trụ dựng cột kinh đá lớn vào năm 995 [24]. Ở các thời kỳ sau, Phật giáo tiếp tục đồng hành cùng quá trình phát triển của dân tộc, bằng thực tế cho thấy, hiện nay đa số người dân sùng kính đạo Phật, chùa chiền được xây dựng nhiều trên đất Ninh Bình, nhiều ngôi chùa đã trở thành những ngôi cổ tự, có giá trị. Hiện nay, Giáo hội Phật giáo tỉnh có 342 tăng, ni (01 Hòa thượng, 03 Ni trưởng, 04 Thượng tọa, 11 Ni sư; 77 Đại đức, 191 Tỳ khiêu ni, 55 Sa di. Có 03 vị đang nghiên cứu sinh Tiến sĩ, 02 vị đang học cao học; 40 vị đã tốt nghiệp Học viện Phật giáo, 19 vị đang học tại Học viện Phật giáo Hà Nội; 190 tăng ni có trình độ Trung cấp Phật học; 06 vị đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng dân sự; 03 vị đang theo học các trường đại học dân sự; có 02 cơ sở An cư kiết hạ. Về tổ chức, có Bạn Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và 08 Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp Huyện [76]. Công giáo du nhập vào Ninh Bình từ thế kỷ XVI – XVII , dần dần phát triển và đã để lại những dấu ấn đậm nét trong lối sống của người dân nơi đây. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có Tòa Giám mục Phát Diệm, với 77 giáo xứ (có 01 giáo xứ thuộc tỉnh Hòa Bình), 358 giáo họ; có 01 Giám mục, 80 linh mục; có 02 dòng tu là Dòng Mến Thánh giá Phát Diệm với 138 nữ tu, 100 dự tu và
  • 45. 39 Dòng Xi tô Châu Sơn có 01 Giám mục nghỉ hưu, 10 linh mục, 106 tu sĩ, tập tu; có 25 loại hội đoàn với 1.158 hội đoàn. Cùng với quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nói chung, của đồng bào có đạo nói riêng ngày càng được cải thiện. Các tôn giáo đẩy mạnh hoạt động liên kết, hợp tác, hội thảo, trao đổi với cá nhân, tổ chức tôn giáo nước ngoài (Mỹ, Pháp, Đài Loan, Italia..); nhiều vị chức sắc, tu sĩ xuất cảnh đi nước ngoài với nhiều hình thức khác nhau; ngược lại số đoàn khách quốc tế đến tham quan và tìm hiểu về tình hình tôn giáo, việc thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh cũng gia tăng trong những năm gần đây. Năm 2012, nhà thờ chính tòa Phát Diệm được Tòa Ân giải Tối cao của Tòa thánh Vatican ban ơn toàn xã trong thời gian 07 năm, do đó có rất nhiều cá nhân và tổ chức tôn giáo quốc tế hành hương đến thăm viếng, nghiên cứu và tìm hiểu về nhà thờ đá Phát Diệm. Mối quan hệ giữa các tôn giáo đã và đang có sự tiếp xúc, giao lưu, trao đổi qua lại với nhau, nhìn nhận nhau với thái độ nghiêm túc, tôn trọng, tăng cường sự đoàn kết lương giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc. Các tôn giáo đang có xu hướng cải cách, tự đổi mới để phù hợp với xu thế của thời đại, mặt khác cũng đang có xu hướng trở lại về với phong tục, lễ hội truyền thống dân tộc, như thờ cúng tổ tiên, Anh hùng dân tộc, tôn vinh những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Tiểu kết chương 1: Nói tóm lại, qua chương 1, chúng ta đã phần nào hiểu được một số đặc điểm khái quát của Công giáoở tỉnh Ninh Bình; nhận thấy được vị trí, vai trò của Công giáo trong đời sống văn hóa tinh thần người dân Ninh Bình. Là một tôn giáo thờ Thiên Chúa, có một hệ thống giáo lý, giáo luật đồ sộ, hệ thống tổ chức chặt chẽ, một hệ thống chuẩn mực, giá trị đạo đức hàm chứa một số yếu tố mang tính nhân đạo, trong quá trình tồn tại và phát triển Công giáo ngày càng gần với đời thường hơn, có tác động mạnh
  • 46. 40 mẽ không chỉ đối với cộng động người Công giáo mà còn ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân trên địa bàn. Những lý luận trên đây sẽ là tiền đề và công cụ hỗ trợ cho chúng tôi có thể bước đầu nghiên cứu, phân tích những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực mà Công giáo mang lại cho người dân ở Ninh Bình. Qua đó, việc đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu này sẽ giúp cho chúng ta nhận thức và thừa nhận đúng đắn về vai trò của Công giáo, đặc biệt trên những khía cạnh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống văn hóa tinh thần mang lại ý nghĩa lý luận sâu sắc làm phong phú hơn các hoạt động văn hóa, tôn giáo và hướng đến các giá trị đạo đức truyền thống, bảo tồn, lưu giữ nhưng nét đẹp và hạn chế những tồn tại của Công giáo.