SlideShare a Scribd company logo
1 of 36
1
Đề tài: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Thuế thu nhập doanh nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của thuế. Hiện nay ở
các nước phát triển trên thế giới thuế thu nhập doanh nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước và thực hiện phân phối thu nhập.
Mức thuế cao hay thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp là khác nhau, điều đó phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặt ra
trong phân phối thu nhập của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Thuế thu
nhập doanh nghiệp bắt nguồn từ nhiều lý do trong đó quan trọng đó là thuế TNDN bắt nguồn
từ yêu cầu thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập đảm bảo công bằng xã hội và từ chính
nhu cầu tài chính của nhà nước.
Luật Thuế TNDN được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua lần
đầu ngày 10.5.1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.1999 thay cho Luật thuế lợi tức.
Cùng với công cuộc cải cách thuế , luật thuế TNDN hiện nay dần thay đổi nội dung, phương
thức điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới: giai đoạn
mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nội dung các văn bản
pháp quy được ban hành gần với nội dung các chuẩn mực kế toán quốc tế hơn.
Thuế thu nhập doanh nghiệp bên cạnh vai trò tái phân phối thu nhập, là nguồn thu quan trọng
của ngân sách nhà nước thì thuế TNDN còn được xem như một trong những công cụ quan
trọng Nhà nước trong việc thực hiện chức năng điều tiết các hoạt động kinh tế. Với chức
năng và vai trò quan trọng như trên, ngày 3.6.2008 Quốc hội nước Cộng Hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XII kỳ họp 10 đã thông qua luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế
TNDN là thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam, song để phát
huy và vận dụng đúng vai trò của thuế TNCN chúng ta cần phải xem xét nó dươc nhiều khía
cạnh kể cả chính những kinh nghiệm xử lý của nước ngoài. Với yêu cầu và nội dung đó nhóm
chúng em chọn đề tài thảo luận “Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp” để tìm hiểu.
2
I. Thuế thu nhập doanh nghiệp và những văn bản pháp quy về thuế thu nhập doanh
nghiệp.
1. Chuẩn mực kế toán quốc tế về thuế thu nhập doanh nghiệp
Chuẩn mực kế toán quốc tế về thuế TNDN (IAS 12) là một chuẩn mực kế toán quốc tế được
IASC ban hành vào tháng 7 năm 1979 trên cơ sở dự thảo được công bố vào tháng 4 năm 1978.
Kể từ khi được ban hành lần đầu năm 1979 thì IAS 12 vẫn tiếp tục được điều chỉnh, cập nhật,
bổ sung cho đến nay. Các chuẩn mực kế toán quốc tế được soạn thảo bởi Ủy ban chuẩn mực
kế toán quốc tế (IASC), IASC được thành lập năm 1973 tại Luân Đôn nhằm mục tiêu đạt
được sự thống nhất về các nguyên tắc kế toán giữa các doanh nghiệp và tổ chức khác về các
báo cáo tài chính. Đến năm 1983 IASC bao gồm tất cả các hội viên của liên đoàn kế toán
quốc tế ( IFAC) và được điều chỉnh bởi 1 hội đồng gồm các tổ chức chuyên nghiệp kế toán
của các nước hội viên do IFAC bổ nhiệm. Cho đến năm 1998 IASC đã ban hành được 34
chuẩn mực kế toán quốc tế. Năm 2001, IASC được thay thế bằng hội đồng chuẩn mực kế
toán quốc tế (IASB), nhiệm vụ của IASB là phát triển bộ chuẩn mực kế toán toàn cầu có chất
lượng cao để đạt được mục tiêu này IASB phối hợp với các tổ chức ban hành chuẩn mực kế
toán ở các nước để đạt được sự hội tụ về chuẩn mực kế toán, “mang đến sự hội tụ giữa chuẩn
mực kế toán quốc gia và các chuẩn mực quốc tế với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, để
đạt được những giải pháp chất lượng cao”. IASB ban hành chuẩn mực kế toán với tên gọi
mới là các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), thuật ngữ IFRS ngày nay bao gồm
cả IASs trước đây đã được xem xét sửa đổi và các IFRSs mới ban hành sau này. Hệ thống
chuẩn mực kế toán quốc tế hiện nay gồm 4 phần chính đó là:
- Khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính
- Các chuẩn mực kế toán quốc tế IASs
- Các chuẩn mực về báo cáo tài chính quốc tế IFRSs
- Hướng dẫn giải thích các chuẩn mực kế toán IFRIC/SIC
Các chuẩn mực kế toán đã ban hành vẫn thường xuyên được bổ sung điều chỉnh nội dung
nhằm mục đích ngày càng phù hợp hơn. Đến nay IASC và IASB đã điều chỉnh và ban hành
3
được 40 chuẩn mực kế toán, trong đó có 9 IFRs và 31 IASs. Các chuẩn mực này được chấp
nhận rộng rãi bởi nhiều quốc gia và thị trường chứng khoán trên thế giới.
Một số nội dung cơ bản của IAS12 được sửa đổi và cập nhật đến thời điểm hiện nay
Có thể thấy rằng chuẩn mực kế toán về thuế thu nhập quốc tế ra đời khá sớm (1979), hơn 30
năm qua, IAS 12 liên tục được bổ sung, sửa đổi để đạt được mục tiêu làm rõ cách thức xử lý
kế toán thuế thu nhập nhằm trình bày thông tin thuế thu nhập trên báo cáo tài chính một cách
rõ ràng và trung thực. Nội dung của IAS12 sửa đổi đến nay có một số điểm nổi bật cụ thể là:
Tiêu chí
so sánh
IAS 12 bản gốc IAS 12 sửa đổi
Phương
pháp tiếp
cận thuế
thu nhập
IAS 12 gốc cho phép kế toán thuế
thu nhập hoãn lại, bằng việc sử dụng
phương pháp hoãn lại (deferral
method) hoặc phương pháp nợ phải
trả tiếp cận báo cáo thu nhập.
IAS 12 sửa đổi nghiêm cấm kế toán
thuế thu nhập hoãn lại bằng việc sử
dụng phương pháp hoãn lại (deferral
method) và yêu cầu phương pháp nợ
phải trả tiếp cận bảng cân đối kế toán
Ghi nhận
tài sản
thuế thu
nhập hoãn
lại và thuế
thu nhập
hoãn lại
phải trả
- IAS 12 gốc cho phép doanh nghiệp
không phải ghi nhận tài sản thuế
hoãn lại, thuế hoãn lại phải trả khi có
bằng chứng đáng tin cậy. Khoảng
chênh lệch thời gian không được
hoàn nhập trong tương lai.
- IAS 12 gốc yêu cầu thuế hoãn lại
phải trả trong phân phối lợi nhuận
của công ty con, liên doanh, liên kết
cần được ghi nhận trừ khi giả định
lợi nhuận này sẽ không được phân
phối hoặc việc phân phối sẽ không
làm tăng thuế phải trả.
- IAS 12 gốc đề cập đến thuế hoãn
- IAS 12 sửa đổi yêu cầu doanh
nghiệp ghi nhận tài sản thuế hoãn lại,
thuế hoãn lại phải trả cho tất cả các
khoản chênh lệch tạm thời ngoại trừ
một số trường hợp ngoại lệ như:
nghiêm cấm ghi nhận tài sản thuế
hoãn lại, thuế hoãn lại phải trả phát
sinh từ sự khác nhau giữa giá trị ghi
sổ và cơ sở thuế của tài sản và nợ phải
trả từ ghi nhận ban đầu.
- IAS 12 sửa đổi nghiêm cấm việc ghi
nhận như thế mà yêu cầu doanh
nghiệp ghi nhận thuế hoãn lại phải trả
khi đáp ứng được 2 điều kiện:
+ Công ty mẹ, nhà đầu tư hoặc liên
doanh có khả năng kiểm soát thời gian
hoàn nhập chênh lệch tạm thời.
+ chắc chắn chênh lệch tạm thời sẽ
không được hoàn nhập trong tương lai
có thể dự toán được.
- IAS 12 sửa đổi cho rằng sự điều
4
lại phát sinh trong tương lai có thể
dự đoán được.
IAS 12 gốc không đề cập đến thuế
hoãn lại phát sinh trong hợp nhất
kinh doanh do điều chỉnh theo giá trị
hợp lý
- IAS 12 gốc không đề cập đến lợi
thế thương mại. Lợi thế thương mại
không được cơ quan thuế coi là một
khoản được khấu trừ khi xác định
thu nhập chịu thuế,trên cơ sở tính
thuế của lợi thế thương mại bằng 0
và làm phát sinh chênh lệch tạm thời
chịu thuế. Tuy nhiên chuẩn mực
không có phép ghi nhận thuế hoãn
lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban
đầu của lợi thế thương mại
- IAS 12 gốc cho phép hoặc không
yêu cầu doanh nghiệp ghi nhận thuế
hoãn lại phải trả phát sinh khi đánh
giá lại tài sản
- IAS 12 gốc không đề cập đến thuế
TN hoãn lại phát sinh từ giao dịch
thanh toán bằng cổ phiếu.
chỉnh theo giá trị hợp lý làm phát sinh
chênh lệch tạm thời và yêu cầu ghi
nhận tài sản thuế hoãn lại, thuế hoãn
lại phải trả vào ngày hợp nhất để phù
hợp với ISRS 3/hợp nhất kinh doanh.
Theo đó tài sản thuế hoãn lại, thuế
hoãn lại phải trả sẽ ảnh hưởng đến giá
trị lợi thế thương mại ghi nhận tuy
nhiên IAS 12 sửa đổi nghiêm cấm
việc ghi nhận thuế hoãn lại phải trả
phát sinh từ ghi nhận ban đầu của lợi
thế thương mại.
- IAS 12 sửa đổi có đề cập đến lợi thế
thương mại phát sinh trong hợp nhất
kinh doanh
- IAS 12 sửa đổi yêu cầu phải ghi
nhận thuế hoãn lại phải trả phát sinh
khi đánh giá lại tài sản. IFRSs cho
phép ghi nhận tài sản theo giá trị hợp
lý hoặc theo giá do đánh giá lại.
-IAS 12 sửa đổi yêu cầu doanh nghiệp
ghi nhận thuế hoãn lại phát sinh từ
giao dịch này trong một số trường
hợp doanh nghiệp được khấu trừ thuế
đối với chi phí tiền công thanh toán
bằng cổ phiếu.
Về vẫn đề
phân loại
và chiết
khấu
- IAS 12 gốc không nói rõ tài sản
thuế hoãn lại và thuế hoãn lại phải
trả có được chiết khấu hay không.
- IAS 12 sửa đổi thì nghiêm cấm chiết
khấu tài sản thuế hoãn lại và thuế
hoãn lại phải trả.
5
- IAS 12 gốc không nói rõ phân loại
tài sản thuế hoãn lại, và thuế hoãn lại
phải trả được phân loại thành khoản
mục ngắn hạn hay dài hạn
- IAS 12 sửa đổi yêu cầu doanh
nghiệp phân biệt rõ giữa ngắn hạn và
dài hạn, và không được phân loại tài
sản thuế hoãn lại và thuế hoãn lại phải
trả thành khoản mục ngắn hạn
2. Chuẩn mực kế toán Việt Nam về thuế thu nhập doanh nghiệp
Việt Nam đã xác định và lựa chọn xu hướng vận dụng IAS 12 khi xây dựng chuẩn mực kế
toán Việt Nam về thuế thu nhập (VAS 17), theo cách có chọn lọc nội dung. Đây là một sự lựa
chọn hợp lý và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam khi xây dựng VAS 17. Điều này
thể hiện ở chỗ IAS 12 được đầu tư xây dựng rất công phu bởi sự góp sức của nhiều chuyên
gia đến từ các nước phát triển trên thế giới. Và IAS 12 được vận dụng thành công ở nhiều
quốc gia. Với vị trí là một nước đang phát triển thì việc học hỏi những vẫn đề đã thành thông
lệ là hết sức cần thiết giúp chúng ta tiết kiệm được chi phí nghiên cứu cũng như rút ngắn thời
gian trong việc xây dựng chuẩn mực kế toán thu nhập cho riêng mình. Tuy nhiên từ khi xây
dựng và ban hành VAS 17 cho đến nay vẫn chưa có sự cập nhật nội dung mới. Vì vậy những
cập nhật mới của IAS 12 là cơ sở quan trọng cho Việt Nam để hoàn thiện VAS 17 để đáp ứng
yêu cầu thực tiễn và hội nhập kế toán quốc tế. Chuẩn mực số 17 - Thuế Thu nhập doanh
nghiệp (ban hành và công bố theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 02 năm
2005 của bộ trưởng bộ tài chinh) Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các
nguyên tắc, phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Kế toán thuế thu nhập doanh
nghiệp là kế toán những nghiệp vụ do ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm
hiện hành và trong tương lai của:
a. Việc thu hồi hoặc thanh toán trong tương lai giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc
nợ phải trả đã được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp;
b. Các giao dịch và sự kiện khác trong năm hiện tại đã được ghi nhận trong báo cáo kết quả
kinh doanh.
Về nguyên tắc, khi ghi nhận một tài sản hay nợ phải trả trong báo cáo tài chính thì doanh
nghiệp phải dự tính khoản thu hồi hay thanh toán giá trị ghi sổ của tài sản hay khoản nợ phải
6
trả đó. Khoản thu hồi hay thanh toán dự tính thường làm cho số thuế thu nhập doanh nghiệp
phải trả trong tương lai lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
trong năm hiện hành mặc dù khoản thu hồi hoặc thanh toán này không có ảnh hưởng đến tổng
số thuế thu nhập doanh nghiệp. Chuẩn mực này yêu cầu doanh nghiệp phải ghi nhận khoản
thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoặc tài sản thuế thu nhập hoãn lại, ngoại trừ một số trường
hợp nhất định.
Chuẩn mực kế toán số 17 yêu cầu doanh nghiệp phải kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh do ảnh hưởng về thuế thu nhập doanh nghiệp của các giao dịch và các sự kiện theo cùng
phương pháp hạch toán cho chính các giao dịch và các sự kiện đó. Nếu các giao dịch và các
sự kiện được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì tất cả các nghiệp vụ
phát sinh do ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp có liên quan cũng được ghi nhận vào
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nếu các giao dịch và các sự kiện được ghi nhận trực
tiếp vào vốn chủ sở hữu thì tất cả các nghiệp vụ phát sinh do ảnh hưởng thuế thu nhập doanh
nghiệp có liên quan cũng được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.
Chuẩn mực này còn đề cập đến việc ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ
các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng hoặc từ các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp chưa
sử dụng; việc trình bày thuế thu nhập doanh nghiệp trong báo cáo tài chính và việc giải trình
các thông tin liên quan tới thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo chuẩn mực kế toán số 17 đưa ra một số khái niệm cơ bản :
- Thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm toàn bộ số thuế thu nhập tính trên thu nhập chịu thuế
thu nhập doanh nghiệp, kể cả các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ tại nước ngoài mà Việt Nam chưa ký Hiệp định về tránh đánh thuế
hai lần. Thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả các loại thuế liên quan khác được khấu trừ
tại nguồn đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không có cơ sở
thường trú tại Việt Nam được thanh toán bởi công ty liên doanh, liên kết hay công ty con tính
trên khoản phân phối cổ tức, lợi nhuận (nếu có); hoặc thanh toán dịch vụ cung cấp cho đối tác
cung cấp dịch vụ nước ngoài theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
- Lợi nhuận kế toán: Là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuế thu nhập doanh
nghiệp, được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
- Thu nhập chịu thuế: Là thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của một kỳ, được xác
định theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và là cơ sở để tính thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được).
7
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp): Là tổng
chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu
nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.
- Thuế thu nhập hiện hành: Là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được)
tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành.
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai
tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm
hiện hành.
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được hoàn lại trong tương
lai tính trên các khoản:
a. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ;
b. Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng; và
c. Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng.
- Chênh lệch tạm thời: Là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hay
nợ phải trả trong Bảng Cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này.
Chênh lệch tạm thời có thể là:
a. Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp: Là các khoản chênh lệch tạm
thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan
được thu hồi hay được thanh toán; hoặc
b. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các
khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai
khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay
được thanh toán.
8
- Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản hay nợ phải trả: Là giá trị tính cho tài sản hoặc nợ
phải trả cho mục đích xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế
thu nhập hoãn lại. Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm thu nhập thuế thu nhập
hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại.
* Nội dung của chuẩn mực bao gồm:
+ Cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp (từ mục 04 đến mục 11 VAS17)
 Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản: Là giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích
thuế thu nhập, được trừ khỏi các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp sẽ nhận được và phải
chịu thuế thu nhập khi giá trị ghi sổ của tài sản đó được thu hồi. Nếu những lợi ích
kinh tế này khi nhận được mà không phải chịu thuế thu nhập thì cơ sở tính thuế thu
nhập của tài sản đó bằng giá trị ghi sổ của nó.
 Cơ sở tính thuế thu nhập của một khoản nợ phải trả: Là giá trị ghi sổ của nó trừ đi (-)
giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập của khoản nợ phải trả đó trong các
kỳ tương lai. Trường hợp doanh thu nhận trước, cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả
phát sinh là giá trị ghi sổ của nó, trừ đi phần giá trị của doanh thu đó sẽ được ghi nhận
nhưng không phải chịu thuế thu nhập trong tương lai.
 Một vài khoản mục có cơ sở tính thuế nhưng lại không được ghi nhận là tài sản và nợ
phải trả trên Bảng cân đối kế toán. Ví dụ, một khoản chi phí mua sắm công cụ, dụng
cụ có giá trị lớn đã được ghi nhận ngay là chi phí khi xác định lợi nhuận kế toán của
kỳ khi khoản chi phí mua sắm công cụ, dụng cụ này phát sinh nhưng chỉ được coi là
một khoản khấu trừ khi xác định lợi nhuận tính thuế thu nhập (lỗ tính thuế) của các kỳ
sau đó. Chênh lệch giữa cơ sở tính thuế thu nhập của khoản chi phí mua sắm công cụ,
dụng cụ này là giá trị mà cơ quan thuế cho phép được khấu trừ trong kỳ tương lai, với
giá trị ghi sổ bằng không (0) của nó, vì đây là khoản chênh lệch tạm thời được khấu
trừ và sẽ tạo ra một tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
9
 Khi cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản hay một khoản nợ phải trả chưa rõ ràng,
ngoại trừ một số trường hợp nhất định cần phải xem xét đến nguyên tắc cơ bản mà
chuẩn mực này dựa vào là một doanh nghiệp phải ghi nhận một khoản thuế thu nhập
hoãn lại phải trả (tài sản thuế thu nhập hoãn lại) bất cứ khi nào việc thu hồi hay thanh
toán giá trị ghi sổ của một tài sản hay một khoản nợ phải trả làm cho khoản phải nộp
thuế thu nhập trong tương lai nhiều hơn (hay ít đi) so với số thuế thu nhập phải nộp
trong năm hiện hành nếu việc thu hồi hay thanh toán này không có ảnh hưởng đến
thuế thu nhập.
 Ghi nhận thuế thu nhập hiện hành phải nộp và tài sản thuế thu nhập hiện hành
 Thuế thu nhập hiện hành của kỳ hiện tại và các kỳ trước, nếu chưa nộp, phải được ghi
nhận là nợ phải trả. Nếu giá trị đã nộp trong kỳ hiện tại và các kỳ trước vượt quá số
phải nộp cho các kỳ đó, thì phần giá trị nộp thừa sẽ được ghi nhận là tài sản.
 Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại
 Chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phải được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch
tạm thời chịu thuế, trừ khi nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban
đầu của một tài sản hay nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh
hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập (hoặc lỗ tính thuế) tại
thời điểm phát sinh giao dịch,.
 Cơ sở của việc ghi nhận một tài sản là giá trị ghi sổ của tài sản đó sẽ được thu hồi
thông qua hình thức doanh nghiệp sẽ nhận được lợi ích kinh tế trong tương lai. Khi giá
trị ghi sổ của tài sản vượt quá cơ sở tính thuế thu nhập của nó thì giá trị của lợi ích
kinh tế phải chịu thuế thu nhập sẽ vượt quá giá trị sẽ được phép khấu trừ cho mục đích
tính thuế. Đây là chênh lệch tạm thời chịu thuế và nghĩa vụ phải trả cho khoản thuế thu
nhập do chênh lệch này tạo ra trong tương lai chính là thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
Khi doanh nghiệp thu hồi giá trị sổ của tài sản đó thì khoản chênh lệch tạm thời chịu
thuế sẽ hoàn nhập và doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận chịu thuế thu nhập. Lợi ích kinh tế
của doanh nghiệp sẽ bị giảm đi do phải nộp thuế thu nhập. Chuẩn mực này yêu cầu
10
phải ghi nhận tất cả các khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả, trừ những trường hợp
cụ thể được trình bày trong đoạn 09.
 Một số chênh lệch tạm thời phát sinh khi thu nhập hoặc chi phí được tính vào lợi
nhuận kế toán của một kỳ, nhưng lại được tính vào lợi nhuận chịu thuế của một kỳ
khác. Các chênh lệch như vậy thường phát sinh do chênh lệch về thời gian. Các chênh
lệch tạm thời loại này là các chênh lệch tạm thời phải chịu thuế và làm phát sinh thuế
thu nhập hoãn lại phải trả.
+ Ghi nhận ban đầu của tài sản và nợ phải trả ( mục 12 VAS 17)
 Một khoản chênh lệch tạm thời có thể phát sinh từ việc ghi nhận ban đầu của một tài
sản hoặc nợ phải trả như khi một phần hoặc toàn bộ giá trị của một tài sản không
được khấu trừ cho mục đích tính thuế. Phương pháp kế toán cho khoản chênh lệch
tạm thời này phụ thuộc vào bản chất của giao dịch dẫn đến việc ghi nhận ban đầu của
tài sản.
 Nếu giao dịch đó ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế, doanh
nghiệp ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoặc tài sản thuế thu nhập hoãn lại và
ghi nhận chi phí hoặc thu nhập thuế hoãn lại phát sinh trong báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh (xem mục 41)
+ Chênh lệchtạm thời được khấu trừ ( từ mục 13 đến mục 20 VAS 17)
 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại cần được ghi nhận cho tất cả các chênh lệch tạm thời
được khấu trừ, khi chắc chắn trong tương lai sẽ có lợi nhuận tính thuế để sử dụng
những chênh lệch tạm thời được khấu trừ này, ngoại trừ tài sản thuế hoãn lại phát
sinh từ ghi nhận ban đầu của một tài sản hoặc nợ phải trả từ một giao dịch mà giao
dịch này không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu
nhập (lỗ tính thuế) tại thời điểm giao dịch.
 Cơ sở ghi nhận một khoản nợ phải trả là giá trị ghi sổ của nó sẽ được thanh toán
trong tương lai thông qua việc doanh nghiệp bị mất đi lợi ích kinh tế. Khi lợi ích kinh
tế bị mất đi, một phần hoặc toàn bộ giá trị của chúng có thể sẽ được giảm trừ khỏi lợi
11
nhuận tính thuế của kỳ sau kỳ mà khoản nợ phải trả đó được ghi nhận. Trường hợp
như vậy, chênh lệch tạm thời tồn tại giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả và cơ sở
tính thuế của khoản nợ phải trả đó. Do vậy, phát sinh một tài sản thuế thu nhập hoãn
lại về các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được thu hồi trong tương lai, khi
phần của khoản nợ phải trả đó được phép khấu trừ khi xác định lợi nhuận tính thuế.
Tương tự như vậy, nếu giá trị ghi sổ của một tài sản nhỏ hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó
thì chênh lệch làm phát sinh một tài sản thuế thu nhập hoãn lại về các khoản thuế thu nhập
doanh nghiệp sẽ được thu hồi trong tương lai.
 Chênh lệch có thể được khấu trừ dẫn đến ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại
 Việc hoàn nhập các chênh lệch tạm thời được khấu trừ dẫn đến sự giảm trừ khi xác
định lợi nhuận tính thuế trong tương lai. Doanh nghiệp sẽ chỉ được hưởng lợi ích
kinh tế dưới hình thức giảm trừ các khoản nộp thuế nếu doanh nghiệp có đủ lợi nhuận
tính thuế để có thể bù trừ với phần giảm trừ đó. Do vậy, một doanh nghiệp chỉ ghi
nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại khi chắc chắn có lợi nhuận tính thuế để sử dụng
các chênh lệch tạm thời được khấu trừ.
 Việc có lợi nhuận tính thuế để sử dụng các chênh lệch tạm thời được khấu trừ được
coi là chắc chắn khi có đủ các chênh lệch tạm thời chịu thuế liên quan đến cùng một
cơ quan thuế và cùng một đơn vị chịu thuế, và các chênh lệch tạm thời chịu thuế đó
dự kiến sẽ được hoàn nhập:
a. Trong cùng kỳ với sự hoàn nhập chênh lệch tạm thời được khấu trừ đó; hoặc
b. Trong các kỳ mà một khoản lỗ tính thuế phát sinh từ tài sản thuế thu nhập hoãn lại đó có
thể được khấu trừ chuyển sang các kỳ sau.
Trong tình huống như vậy, tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong kỳ sẽ phát
sinh các chênh lệch tạm thời được khấu trừ.
12
 Khi không có đủ các chênh lệch tạm thời chịu thuế liên quan đến cùng một cơ quan
thuế và cùng đơn vị chịu thuế, thì tài sản thuế thu nhập hoãn lại chỉ được ghi nhận
trong phạm vi:
a. Doanh nghiệp có đủ lợi nhuận chịu thuế liên quan đến cùng một cơ quan thuế và đơn vị
chịu thuế trong cùng kỳ phát sinh việc hoàn nhập các chênh lệch tạm thời được khấu trừ
(hoặc trong các kỳ mà một khoản lỗ tính thuế phát sinh từ tài sản thuế thu nhập hoãn lại đó có
thể được khấu trừ chuyển sang năm sau). Khi đánh giá lợi nhuận chịu thuế trong tương lai,
doanh nghiệp không tính đến các giá trị chịu thuế phát sinh từ các chênh lệch tạm thời được
khấu trừ dự kiến sẽ phát sinh trong tương lai, vì tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các
chênh lệch tạm thời được khấu trừ này cũng sẽ đòi hỏi lợi nhuận chịu thuế để được sử dụng;
hoặc
b. Vận dụng hợp lý các quy định về thuế để tạo ra lợi nhuận tính thuế của những kỳ thích
hợp.
 Vận dụng hợp lý các quy định về thuế là biện pháp mà doanh nghiệp có thể thực hiện
để tạo ra hoặc tăng mức thu nhập tính thuế trong một kỳ cụ thể trước khi hết hạn
chuyển một khoản lỗ hay một khoản ưu đãi thuế. Ví dụ lợi nhuận tính thuế có thể
được tạo ra hoặc tăng lên bởi:
a. Tạm hoãn khoản bồi thường để không giảm trừ vào lợi nhuận tính thuế;
b. Bán hoặc cho thuê lại các tài sản đã tăng giá nhưng cơ sở tính thuế không điều chỉnh theo
sự tăng giá đó; và
c. Bán các tài sản tạo ra thu nhập không chịu thuế như bán trái phiếu chính phủ để mua
khoản đầu tư khác tạo ra thu nhập tính thuế.
Khi vận dụng các quy định về thuế có thể tạo ra khả năng chuyển lợi nhuận tính thuế từ kỳ
sau lên kỳ trước, việc sử dụng một khoản lỗ hay một khoản ưu đãi thuế được khấu trừ chuyển
sang vẫn phụ thuộc vào sự có được lợi nhuận tính thuế trong tương lai được tạo ra từ các
nguồn khác chứ không phải là từ các chênh lệch tạm thời phát sinh trong tương lai.
13
 Khi doanh nghiệp liên tiếp thua lỗ thì doanh nghiệp phải xem xét các quy định trong
đoạn 22 và 23.
+ Các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng ( từ mục 21 đến mục
23 VAS 17)
 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại cần được ghi nhận cho giá trị được khấu trừ chuyển
sang các kỳ sau của các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng
trong phạm vi chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai để sử dụng các
khoản lỗ tính thuế và các ưu đãi thuế chưa sử dụng đó.
 Điều kiện ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ giá trị được khấu trừ
chuyển sang của các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng cũng
giống với điều kiện ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản
chênh lệch tạm thời được khấu trừ. Tuy nhiên, sự tồn tại của các khoản lỗ tính thuế
chưa sử dụng là bằng chứng rõ ràng về việc doanh nghiệp có thể không có lợi nhuận
tính thuế trong tương lai. Khi doanh nghiệp liên tiếp thua lỗ thì doanh nghiệp chỉ ghi
nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế hay các khoản
ưu đãi thuế chưa sử dụng trong phạm vi doanh nghiệp có đủ các chênh lệch tạm thời
chịu thuế hoặc có bằng chứng thuyết phục khác về việc sẽ có lợi nhuận tính thuế để
doanh nghiệp có thể sử dụng được các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế
chưa sử dụng đó. Trường hợp này yêu cầu là phải trình bày giá trị tài sản thuế thu
nhập hoãn lại và các bằng chứng ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại (xem đoạn
59).
 23. Để đánh giá khả năng chắc chắn sẽ có lợi nhuận tính thuế để có thể sử dụng được
các khoản lỗ tính thuế được khấu trừ chuyển sang năm sau và các khoản ưu đãi thuế
chưa sử dụng, doanh nghiệp cần cân nhắc các điều kiện sau:
a. Doanh nghiệp có đủ các chênh lệch tạm thời chịu thuế liên quan đến cùng cơ quan thuế
và cùng đơn vị chịu thuế mà các chênh lệch này sẽ làm phát sinh các khoản phải chịu thuế để
14
có thể sử dụng được các khoản lỗ tính thuế hoặc các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng trước
khi các khoản này hết hạn sử dụng;
b. Doanh nghiệp có lợi nhuận tính thuế trước khi hết hạn sử dụng các khoản chuyển lỗ và
các khoản ưu đãi thuế chưa được sử dụng;
c. Nguyên nhân dẫn đến các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng có tiếp tục xảy ra hay không;
và
d. Các quy định về thuế (xem đoạn 19) có cho phép doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận tính thuế
trong kỳ có thể sử dụng được các khoản lỗ tính thuế hay các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng.
Nếu không chắc chắn có lợi nhuận tính thuế để sử dụng các khoản lỗ chịu thuế và các khoản
ưu đãi thuế, thì tài sản thuế thu nhập hoãn lại không
+ Đánh giá lại tài sản thuế thu nhập hoãn lại chưa được ghi nhận ( từ mục 24 đến mục
38 VAS 17)
 Tại các ngày kết thúc niên độ kế toán, doanh nghiệp phải đánh giá các tài sản thuế
thu nhập hoãn lại chưa được ghi nhận. Doanh nghiệp cần ghi nhận tài sản thuế thu
nhập hoãn lại trước đó chưa được ghi nhận khi việc có được lợi nhuận tính thuế trong
tương lai để cho phép tài sản thuế hoãn lại được thu hồi trở nên chắc chắn. Ví dụ,
việc cải thiện điều kiện kinh doanh làm cho yếu tố chắc chắn trở nên rõ ràng hơn là
doanh nghiệp sẽ tạo ra đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai, thỏa mãn các quy định
trong đoạn 13 hoặc 21.
 Khoản đầu tư vào công ty con, chi nhánh, công ty liên kết và các khoản vốn góp liên
doanh
 Một doanh nghiệp phải ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả cho tất cả các chênh
lệch tạm thời chịu thuế gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con, chi nhánh,
công ty liên kết và các khoản vốn góp liên doanh, trừ khi đáp ứng được cả 2 điều kiện
sau:
15
a) Công ty mẹ, nhà đầu tư hoặc bên liên doanh có khả năng kiểm soát thời gian hoàn nhập
khoản chênh lệch tạm thời;
b) Chắc chắn khoản chênh lệch tạm thời sẽ không được hoàn nhập trong tương lai có thể dự
đoán được.
 Khi một công ty mẹ kiểm soát được chính sách chia cổ tức của công ty con, công ty
mẹ có thể kiểm soát thời gian hoàn nhập các chênh lệch tạm thời gắn liền với khoản
đầu tư đó (bao gồm các chênh lệch tạm thời phát sinh không chỉ từ lợi nhuận chưa
phân phối mà còn từ các chênh lệch chuyển đổi ngoại tệ). Hơn nữa, thường không thể
xác định được giá trị khoản thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải trả khi chênh lệch
tạm thời hoàn nhập. Khi công ty mẹ xác định lợi nhuận của công ty con sẽ không
được phân phối trong tương lai có thể dự đoán được, thì công ty mẹ không ghi nhận
thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Đối với khoản đầu tư vào các chi nhánh, quá trình
xem xét cũng diễn ra tương tự.
 Doanh nghiệp ghi nhận theo đơn vị tiền tệ chính thức trong ghi chép kế toán cho các
khoản mục tài sản và nợ phải trả phi tiền tệ của hoạt động ở nước ngoài mà hoạt động
này là một phần không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp (xem Chuẩn mực
kế toán số 10 “ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái”).
Khi lợi nhuận tính thuế hay lỗ tính thuế và cơ sở tính thuế thu nhập của khoản mục tài sản
và nợ phải trả phi tiền tệ của hoạt động ở nước ngoài được xác định bằng ngoại tệ, thì các
thay đổi tỷ giá hối đoái cũng làm phát sinh các chênh lệch tạm thời. Chênh lệch tạm thời này
liên quan đến tài sản và nợ phải trả của hoạt động ở nước ngoài chứ không liên quan tới
khoản đầu tư của doanh nghiệp báo cáo nên doanh nghiệp báo cáo ghi nhận nợ thuế thu nhập
hoãn lại phải trả hoặc tài sản thuế thu nhập hoãn lại (nếu thỏa mãn điều kiện ở đoạn 13) phát
sinh. Thuế thu nhập hoãn lại phát sinh được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh (xem đoạn 40).
 Nhà đầu tư của công ty liên kết nếu không có quyền kiểm soát thì không quyết định
được chính sách chia cổ tức của công ty liên kết đó. Khi không có thỏa thuận là lợi
16
nhuận của công ty liên kết sẽ không được phân phối trong tương lai có thể dự đoán
được, thì nhà đầu tư phải ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ khoản
chênh lệch tạm thời chịu thuế gắn liền với khoản đầu tư của nhà đầu tư vào công ty
liên kết. Trong một số trường hợp, nhà đầu tư có thể không xác định được số thuế sẽ
phải trả nếu thu hồi giá vốn của khoản đầu tư vào công ty liên kết, nhưng có thể xác
định được là nó sẽ bằng hoặc vượt mức tối thiểu. Trường hợp này, thuế thu nhập
hoãn lại phải trả được xác định theo mức tối thiểu đó.
 Các bên liên doanh thường thoả thuận về việc phân chia lợi nhuận và xác định việc
quyết định phân chia này cần có sự đồng ý của tất cả các bên liên doanh hay chỉ cần
sự đồng ý của đa số bên liên doanh. Khi một bên liên doanh có thể kiểm soát việc
phân chia lợi nhuận và chắc chắn rằng lợi nhuận sẽ không được phân chia trong
tương lai có thể dự đoán được thì thuế thu nhập hoãn lại phải trả không được ghi
nhận.
 Doanh nghiệp cần phải ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại cho tất cả các chênh
lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ các khoản đầu tư vào các công ty con, chi
nhánh, công ty liên kết và các khoản vốn góp liên doanh khi chắc chắn là:
a. Chênh lệch tạm thời sẽ hoàn nhập trong tương lai có thể dự đoán được; và
b. Có lợi nhuận chịu thuế để sử dụng được khoản chênh lệch tạm thời đó.
 Để xác định có nên ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại cho các chênh lệch tạm
thời được khấu trừ gắn liền với các khoản đầu tư vào các công ty con, chi nhánh,
công ty liên kết và các khoản vốn góp liên doanh hay không, doanh nghiệp cần xem
xét quy định ở các đoạn từ 17 đến 20.
 Thuế thu nhập hiện hành phải nộp (hoặc tài sản thuế thu nhập hiện hành) cho năm
hiện hành và các năm trước được xác định bằng giá trị dự kiến phải nộp cho (hoặc
thu hồi từ) cơ quan thuế, sử dụng các mức thuế suất (và các luật thuế) có hiệu lực tại
ngày kết thúc niên độ kế toán.
17
 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả cần được xác định
theo thuế suất dự tính sẽ áp dụng cho năm tài sản được thu hồi hay nợ phải trả được
thanh toán, dựa trên các mức thuế suất (và các luật thuế) có hiệu lực tại ngày kết thúc
niên độ kế toán.
 Tài sản thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại cũng như thuế thu nhập
hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại phải trả thường được tính theo thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp đã ban hành.
 Việc xác định giá trị thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại
phải phản ảnh các ảnh hưởng về thuế theo đúng cách thức thu hồi hoặc thanh toán giá
trị ghi sổ của các khoản mục tài sản và nợ phải trả mà doanh nghiệp dự kiến tại ngày
kết thúc niên độ kế toán.
 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả không được
chiết khấu.
 Để có thể xác định một cách tin cậy tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập
hoãn lại phải nộp trên cơ sở chiết khấu, cần phải có biểu chi tiết về thời gian hoàn
nhập của từng khoản chênh lệch tạm thời. Trong nhiều trường hợp, việc có được biểu
chi tiết như vậy là không thực tế hoặc rất phức tạp. Vì vậy, việc đòi hỏi bắt buộc phải
chiết khấu các tài sản thuế hoãn lại và thuế hoãn lại phải trả là không phù hợp. Nếu
cho phép mà không đòi hỏi bắt buộc phải chiết khấu sẽ dẫn đến tài sản thuế hoãn lại
và thuế hoãn lại phải trả không được áp dụng nhất quán giữa các doanh nghiệp. Vì
vậy, chuẩn mực này không đòi hỏi bắt buộc và cũng không cho phép chiết khấu tài
sản thuế hoãn lại và thuế hoãn lại phải trả.
 Giá trị ghi sổ của tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải được xem xét lại vào ngày kết
thúc niên độ kế toán. Doanh nghiệp phải giảm giá trị ghi sổ của tài sản thuế thu nhập
hoãn lại đến mức đảm bảo chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế cho phép lợi ích của
một phần hoặc toàn bộ tài sản thuế thu nhập hoãn lại được sử dụng. Các khoản ghi
giảm này cần phải hoàn nhập khi xác định chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế.
+ Ghi nhận thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại (mục 39 VAS 17)
18
Kế toán đối với ảnh hưởng về thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại của một
giao dịch hay sự kiện khác được ghi nhận nhất quán với việc ghi nhận cho chính giao dịch
hay sự kiện đó theo quy định tại các đoạn từ 40 đến 47.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (từ mục 40 đến mục 42 VAS 17)
 Thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận là thu nhập hay chi
phí để tính lãi, lỗ của kỳ phát sinh, ngoại trừ trường hợp thuế thu nhập phát sinh từ
một giao dịch hoặc sự kiện được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ
hay một kỳ khác (xem các đoạn từ 43 đến 47).
 Phần lớn tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh
khi một khoản thu nhập hoặc chi phí được tính vào lợi nhuận kế toán của một kỳ,
nhưng được tính vào lợi nhuận tính thuế (lỗ tính thuế) của một kỳ khác. Thuế thu
nhập hoãn lại phát sinh được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
như:
a. Doanh thu chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm tài chính được tính vào lợi nhuận kế
toán theo quy định ở Chuẩn mực kế toán số 10 “ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái”,
nhưng chỉ được đưa vào lợi nhuận tính thuế (lỗ tính thuế) trên cơ sở thực tế phát sinh; và
b. Chi phí công cụ, dụng cụ được tính vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo
Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho” nhưng phải được phân bổ dần để khấu trừ cho mục
đích tính thuế.
 Giá trị ghi sổ của tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả có
thể thay đổi thậm chí cả khi không có sự thay đổi giá trị của các chênh lệch tạm thời
có liên quan, như:
a) Khi có thay đổi về thuế suất hoặc Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
b) Khi đánh giá lại khả năng thu hồi của tài sản thuế thu nhập hoãn lại; hoặc
19
c) Khi thay đổi cách thức thu hồi giá trị tài sản.
Thuế thu nhập hoãn lại phát sinh được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
ngoại trừ phạm vi liên quan đến các khoản mục trước đây đã được ghi thẳng vào vốn chủ sở
hữu
+ Các khoản mục ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu (từ mục 43 đến 47 VAS 17)
 Thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại phải được ghi thẳng vào vốn chủ
sở hữu nếu khoản thuế đó có liên quan đến các khoản mục được ghi thẳng vào vốn
chủ sở hữu trong cùng kỳ hay kỳ khác.
 Chuẩn mực kế toán Việt Nam yêu cầu hoặc cho phép một số khoản mục được ghi
thẳng vào vốn chủ sở hữu, như:
a) Điều chỉnh số dư đầu kỳ của lợi nhuận giữ lại do có thay đổi về chính sách kế toán, mà
việc thay đổi này được áp dụng hồi tố hoặc phải sửa do có lỗi cơ bản (xem Chuẩn mực kế
toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”);
b) Chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài (xem Chuẩn
mực kế toán số 10 “ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái”).
 Trường hợp ngoại lệ, có thể khó xác định giá trị thuế thu nhập hiện hành hoặc thuế
thu nhập hoãn lại liên quan đến các khoản mục được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu.
Ví dụ:
a. Thay đổi về thuế suất hay các quy định về thuế làm ảnh hưởng đến tài sản thuế thu nhập
hoãn lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả có liên quan (một phần hay toàn bộ) tới một
khoản mục trước đây đã được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu; hoặc
b. Doanh nghiệp đã xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải được ghi nhận hoặc không
được tiếp tục ghi nhận toàn bộ giá trị, và tài sản thuế thu nhập hoãn lại đó liên quan (một
phần hay toàn bộ) tới một khoản mục trước đây đã được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu.
20
Trường hợp này thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hiện hành liên quan đến các khoản
mục được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu sẽ được tính dựa trên sự phân bổ hợp lý của thuế thu
nhập hoãn lại và thuế thu nhập hiện hành của doanh nghiệp trong khuôn khổ quy định về thuế
liên quan, hoặc theo phương pháp khác nhằm đạt được sự phân bổ phù hợp hơn tuỳ từng
trường hợp cụ thể.
 Khi một tài sản được đánh giá lại cho mục đích thuế và việc đánh giá lại đó liên quan
đến việc đánh giá lại cho mục đích kế toán (nếu có theo quy định của pháp luật) ở
một kỳ trước, hoặc dự kiến sẽ thực hiện ở một kỳ sau này, ảnh hưởng đến thuế của cả
việc đánh giá lại và điều chỉnh cơ sở tính thuế được ghi vào vốn chủ sở hữu trong kỳ
thực hiện việc đánh giá lại. Tuy nhiên, nếu việc đánh giá lại cho mục đích thuế không
liên quan đến việc đánh giá lại cho mục đích kế toán được thực hiện ở một kỳ trước
đó hoặc ở kỳ sau này, ảnh hưởng thuế của việc điều chỉnh cơ sở tính thuế sẽ được ghi
nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
 Khi doanh nghiệp thanh toán cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài kinh doanh
không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập cho cơ
quan thuế thay cho tổ chức, cá nhân này. Theo quy định hiện hành, khoản nộp thuế
trên thu nhập này được gọi là thuế khấu trừ tại nguồn. Khoản phải nộp hay đã nộp
này được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu như một phần của cổ tức, hay lợi nhuận.
Bên cạnh những nội dung trên, chuẩn mực kế toán VAS 17 còn hướng dẫn trình bày tài sản
thuế thu nhập hoãn lại và nợ thuế thu nhập hoãn lại
3. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được Quốc Hội ban hành ngày 03 tháng 6 năm 2008 với 4
chương, 20 điều và Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp ngày 19 tháng 6
năm 2013. Với các thông tư, nghị định hướng dẫn thi hành luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
điển hình có thể kể tới đó là:
a/ Thông tư 96/2015/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 6 năm 2015 hướng dẫn về thuế thu
nhập doanh nghiệp tại nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ
21
sung một số điều các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 78/2014/TT-
BTC, thông tư 119/2014/TT-BTC, thông tư 151/2014/TT-BTC do bộ trưởng bộ tài chính ban
hành. Với 15 điều quy định cụ thể từng nội dung trong đó nổi bật gồm những nội dung mới:
1. Về phương pháp tính thuế TNDN (sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 3 Thông
tư78/2014/TT-BTC)
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về kê khai, nộp thuế TNDN đối với doanh nghiệp Việt
Nam đầu tư tại nước ngoài, cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài chuyển phần thu nhập sau khi đã nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp ở nước ngoài của doanh nghiệp về Việt Nam đối với các nước đã ký Hiệp
định tránh đánh thuế hai lần thì thực hiện theo quy định của Hiệp định; đối với các nước chưa
ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước
mà doanh nghiệp đầu tư chuyển về có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn thì
thu phần chênh lệch so với số thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp của Việt Nam.
- Khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài được kê khai vào quyết toán thuế thu nhập
doanh nghiệp của năm có chuyển phần thu nhập về nước theo quy định của pháp luật về đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài. Khoản thu nhập (lãi), khoản lỗ phát sinh từ dự án đầu tư ở nước
ngoài không được trừ vào số lỗ, số thu nhập (lãi) phát sinh trong nước của doanh nghiệp khi
tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài có chuyển phần thu nhập về nước
mà không thực hiện kê khai, nộp thuế đối với phần thu nhập chuyển về nước thì cơ quan thuế
thực hiện ấn định thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước ngoài theo
quy định của Luật Quản lý thuế.
- Đơn giản hóa hồ sơ, tài liệu khi kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra
nước ngoài đối với khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài đảm bảo tương đồng với
trường hợp áp dụng hiệp định, bao gồm: (i) Bản chụp Tờ khai thuế thu nhập ở nước ngoài có
22
xác nhận của người nộp thuế; (ii) Bản chụp chứng từ nộp thuế ở nước ngoài có xác nhận của
người nộp thuế hoặc bản gốc xác nhận của cơ quan thuế nước ngoài về số thuế đã nộp hoặc
bản chụp chứng từ có giá trị tương đương có xác nhận của người nộp thuế.
2. Về xác định thu nhập tính thuế (sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 4Thông tư 78/2014/TT-
BTC)
Hướng dẫn rõ hơn về chuyển lỗ năm tiếp theo giữa các loại thu nhập, cụ thể: Doanh nghiệp
trong kỳ tính thuế có các hoạt động chuyển nhượng bất động sản,chuyển nhượng dự án đầu tư,
chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng
sản) nếu bị lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm
cả thu nhập khác quy định tại Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC), sau khi bù trừ vẫn còn
lỗ thì tiếp tục được chuyển sang các năm tiếp theo trong thời hạn chuyển lỗ theo quy định.
3. Về thời điểm xác định doanh thu để tính thuế TNDN (sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5
Thông tư 78/2014/TT-BTC)
Sửa đổi quy định về thời điểm xác định xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với
hoạt động cung ứng dịch vụ, cụ thể:
Thời điểm xác định xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cung
ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc
cung ứng dịch vụ cho người mua trừ trường hợp nêu tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số
78/2014/TT-BTC (doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp cụ thể),
Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC (doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối
với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi).
4. Về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế (sửa
đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC)
4.1. Đối với chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và
trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường.
23
Hồ sơ xác định giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng
khác như sau:
a) Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào
chi phí được trừ như sau:
- Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hóa bị
tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại,
số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng
hóa bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm
trước pháp luật.
- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
b) Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng,
không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn
sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:
- Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng,
nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có)
kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của
doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
24
Hồ sơ xác định giá trị tổn thất được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi
cơ quan thuế yêu cầu.
4.2. Về chi khấu hao tài sản cố định
Bổ sung các tài sản cố định của doanh nghiệp phục vụ cho người lao động và để tổ chức hoạt
động giáo dục nghề nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh
nghiệp bao gồm: thư viện, nhà trẻ, khu thể thao và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản
cố định lắp đặt trong các công trình phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp;
cơ sở vật chất, máy, thiết bị là tài sản cố định dùng để tổ chức hoạt động giáo dục nghề
nghiệp.
4.3. Về phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng,
hàng hoá
Bỏ quy định doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu,
nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh làm cơ sở xác định chi
nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao hợp lý không
được tính vào chi phí được trừ.
Đối với phần chi vượt định mức tiêu hao đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu,
năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức sẽ không được tính vào chi phí
được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
4.4. Về chi trả tiền thuê tài sản của cá nhân
Bổ sung quy định không tính vào chi phí được trừ khi tính thuế đối với chi trả tiền thuê tài
sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ như sau:
- Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là
hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.
25
- Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả
thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp
đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.
- Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa
thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và
doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng
số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.
4.5. Về chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao độngsửa đổi, bổ sung một số
nội dung sau:
- Bổ sung quy định không được tính vào chi phí được trừ đối với chi mua bảo hiểm nhân thọ
cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một
trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của
Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám
đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
4.6. Về chi trang phục cho người lao động sửa đổi, bổ sung như sau:
Bỏ mức khống chế đối với trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cho người lao động
bằng hiện vật, doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ nếu có hóa đơn, chứng từ theo
quy định.
Không tính vào chi phí được trừ đối phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt
quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để
được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05
(năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.
4.7. Về khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác
26
- Bỏ mức khống chế đối với khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, doanh nghiệp
được tính vào chi phí được trừ nếu có hóa đơn, chứng từ theo quy định. Trường hợp doanh
nghiệp có khoán phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài
chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi
khoán.
4.8. Về chi trảtiền điện, tiền nước
Bỏ quy định doanh nghiệp phải lập bảng kê thanh toán tiền điện, tiền nước theo mẫu số
02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC.
4.9. Về chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến
độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi
trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được
trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
4.10. Về chi phí tài trợ cho giáo dục
Bổ sung hướng dẫn chi tài trợ cho giáo dục bao gồm cả chi tài trợ cho hoạt động giáo dục
nghề nghiệp nếu không đúng đối tượng quy định hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ
thì không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
4.11. Về chi tài trợ làm nhà cho người nghèo, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết
Sửa đổi, bổ sung: Trường hợp bên nhận tài trợ là cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài
trợ thì hồ sơ xác định khoản tài trợ bao gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của
người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ và cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ
là bên nhận tài trợ; hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ
chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền), không cần có văn bản xác nhận hộ nghèo của chính quyền địa
phương (đối với tài trợ làm nhà cho người nghèo).
27
4.12. Bổ sung quy định chi tài trợ theo chương trình của Nhà nước bao gồm cả khoản tài
trợ của doanh nghiệp cho việc xây dựng cầu mới dân sinh ở địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt
khó khăn theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4.13. Bổ sung một số khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế được tính vào
chi phí được trừ như sau:
- Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động
bao gồm:
+ Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp,
vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học.
+ Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại
doanh nghiệp
- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi bảo hiểm tai nạn,
bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo
hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động).
Đồng thời, bổ sung hướng dẫn: Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì
việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định
bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.
4.14. Bổ sung hướng dẫn: Số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vượt mức thực tế phát
sinh của nămkhông được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Trường hợp nộp
một lần, mức thực tế phát sinh của năm được xác định trên cơ sở tổng số tiền cấp quyền khai
thác khoáng sản phân bổ cho số năm khai thác còn lại. Trường hợp nộp hàng năm, mức thực
tế phát sinh là số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của năm mà doanh nghiệp đã vào nộp
ngân sách nhà nước.
5. Về thu nhập khác (sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-
BTC)
28
- Bỏ quy định: Thu nhập khác là khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu
nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của
doanh nghiệp được hướng dẫn tại đoạn 1 Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC.
- Bỏ quy định khoản thu nhập từ dự án đầu tư ở nước ngoài khi chuyển về nước được coi là
khoản thu nhập khác.
- Về thu nhập từ chênh lệch tỷ giá tại Khoản 9 Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTCsửa đổi nội
dung sau:
+ Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí
của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá
tính vào chi phí tài chính, nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá tính vào thu nhập khác khi xác
định thu nhập chịu thuế.
+ Lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm
tài chính không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh
chính của doanh nghiệp được tính vào thu nhập khác hoặc chi phí tài chính khi xác định thu
nhập chịu thuế.
6. Về thu nhập được miễn thuế (sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 8Thông tư
78/2014/TT-BTC)
- Bổ sung thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản của hợp tác xã; thu nhập từ chế biến nông
sản, thủy sản của doanh nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được
miễn thuế TNDN.
Hướng dẫn cụ thể: Thu nhập từ trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, nuôi
trồng, chế biến nông sản, thủy sản của hợp tác xã và của doanh nghiệp được ưu đãi thuế (bao
gồm ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế) là thu nhập từ sản phẩm do doanh nghiệp, hợp tác
xã tự trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản (bao gồm cả
trường hợp hợp tác xã, doanh nghiệp mua sản phẩm nông sản, thủy sản về chế biến).
29
Thu nhập của sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản được ưu đãi thuế (bao gồm
ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế) phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Tỷ lệ giá trị nguyên vật liệu là nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất hàng hóa, sản phẩm
(giá thành sản xuất hàng hóa, sản phẩm) từ 30% trở lên.
- Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề xuất của Bộ Tài chính.
Doanh nghiệp phải xác định riêng thu nhập sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy
sản để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
b/ Nghị Định 12/VBHN-BTC ban hành ngày 26 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Với 5 chương, 21 điều quy định hướng dẫn cụ
thể về những quy định chung, căn cứ và phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp, thu
nhập từ chuyển nhượng bất động sản, và các ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đang áp dụng
hiện nay.
II. Hạch toán kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (theo thông tư 200)
Hạch toán chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp sẽ sử dụng tài khoản 821 – Chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp.
Nguyên tắc chung: Tài khoản này dủng để phản ánh chi phí thuế TNDN của doanh nghiệp
bao gồm chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong
năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Kết cấu tài khoản 821- chi phí thuế TNDN
Bên nợ:
- Chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm
- Thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải bổ sung do phát hiện sai sót không trọng
yếu
30
- Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế TNDN hoãn lại
phải trả
- Ghi nhận chi phí thuế TNDN hoãn lại
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên có TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên nợ
TK 8212 phát sinh trong kỳ vào bên có tài khoản 911- xác định kết quả kinh doanh
Bên Có:
- Số thuế TNDN hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN hiện hành
tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế TNDN hiện hành đã ghi nhận trong năm
- Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các
năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại,
- Ghi giảm Chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế TN hoãn lại
- Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại
- Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm lớn
hơn khoản ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm vào TK 911
- Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên nợ TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên có
TK 8212 phát sinh trong kỳ vào bên nợ TK 911
TK 821 không có số dư cuối kỳ.
- TK 821 có 2 tài khoản cấp 2 đó là:
+ TK 8211 chi phí thuế TNDN hiện hành
+ TK 8212 chi phí thuế TNDN hoãn lại
1. Hạch toán kế toán thuế thu nhập hiện hành
Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành:
31
- Hàng quý kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận số tiền thuế
thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, Cuối
năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm
phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp thêm vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
- Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp của các năm trước,doanh nghiệp được hạch toán tăng hoặc giảm số thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm
phát hiện sai sót.
- Đối với các sai sót trọng yếu, kế toán điều chỉnh hồi tố theo quy định của chuẩn mực kế
toán –“ thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”
- Khi lập báo cáo tài chính, kế toán phải kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành phát sinh vào tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh để xác định lợi nhuận tính
thuế trong kỳ kế toán.
Kết cấu TK 8211- chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Bên nợ:
+ Thuế TNDN phải nộp tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm
+ Thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của
các năm trước được ghi tăng thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại.
Bên có:
+ số tiền thuế TNDN hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm phải
nộp được giảm trừ vào chi phí thuế TNDN hiện tại đã ghi nhận
+ Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do sai sót không trọng yếu của các năm trước được
ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại
32
+ kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành qua tài khoản 911
Tài khoản 8211 không có số dư cuối kỳ.
Phương pháp kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành:
- Hàng quý, khi xác định thuế TNDN tạm phải nộp theo quy định của luật thuế thu nhập
doanh nghiệp, kế toán phản ánh số thuế TNDN hiện hành tạm phải nộp vào ngân sách nhà
nước vào chi phí thuế TNDN hiện hành:
Nợ TK 8211- chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 3334- thuế TNDN
Khi nộp thuế thu nhập vào ngân sách nhà nước ghi:
Nợ TK 3334 – thuế TNDN
Có TK 111,112…
- Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế TNDN thực tế phải nộp theo tờ khai quyết toán hoặc
số thuế do cơ quan thuế thông báo phải nộp:
+ TH số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN tạm phải nộp kế
toán phản ánh bổ sung số thuế TNDN hiện hành còn phải nộp:
Nợ TK 8211 chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 3334 thuế TNDN
Khi nộp thuế thu nhập vào ngân sách nhà nước ghi:
Nợ TK 3334 – thuế TNDN
Có TK 111,112…
+ TH nếu số TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm phải nộp, kế
toán sẽ ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành:
33
Nợ TK 333.4 thuế TNDN
Có TK 821.1 chi phí thuế TNDN hiện hành
- Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến thuế TNDN
Nếu phải nộp bổ sung ghi :
Nợ TK 8211 - chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 3334 - thuế TNDN
Nếu được ghi giảm chi phí thuế ghi:
Nợ TK 3334 thuế TNDN
Có TK 8211 chi phí thuế TNDN hiện hành
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành:
+ TH TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch ghi
Nợ TK 911 xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8211 chi phí thuế TNDN hiện hành
+ TH TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch ghi
Nợ TK 8211 chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 911 xác định kết quả kinh doanh
2. Hạch toán kế toán thuế thu nhập hoãn lại
Nguyên tắc kế toán:
- Khi lập báo cáo tài chính, kế toán phải xác định chi phí thuế thu nhập hoãn lại theo quy định
của chuẩn mực kế toán “thuế thu nhập doanh nghiệp”
34
- Kế toán không được phải ánh vào tài khoản này tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoặc thuế thu
nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu
- Cuối kỳ, kế toán phải kết chuyển số tiền chênh lệch giữa số phát sinh nợ và số phát sinh có
TK 8212 vào tài khoản 911
Kết cấu tài khoản 8212 – chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Bên nợ:
- chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế TNDN hoãn lại phải
trả
- Số hoàn nhập tài sản thuế TNDN hoãn lại đã ghi nhận từ năm trước
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên có TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên nợ TK
8212 phát sinh trong kỳ vào bên có tài khoản 911
Bên có:
- Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại: số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại
phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm
- Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại: số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phát sinh
trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm.
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên có TK 8212 nhỏ hơn số phát sinh bên nợ tài
khoản 8212 phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911
TK 8212 không có số dư cuối kỳ
Phương pháp hạch toán kế toán chi phí thuế TNDN hoãn lại:
- Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế TN hoãn lại phải trả
(phần chênh lệch giữa thuế TN hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế TN hoãn
lại phải trả được hoàn nhập trong năm )ghi:
35
Nợ TK 8212 - chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
- Chi giảm phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế TN hoãn lại
phải trả (phần chênh lệch giữa thuế TN hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn thuế
TN hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm )ghi:
Nợ TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Có TK 8212 - chi phí thuế TNDN hoãn lại
- Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc hoàn nhập tài sản thuế TNDN hoãn
lại đã ghi nhận từ các năm trước ( là chênh lệch giữa tài sản thuế TNDN hoãn lại được hoàn
nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm):
Nợ TK 8212 chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có TK 243: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
- Chi giảm phí thuế TNDN hoãn lại ( là chênh lệch giữa tài sản thuế TNDN hoãn lại được
hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm):
Nợ TK 243: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có TK 8212 chi phí thuế TNDN hoãn lại
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên có
TK 8212
+ TH TK 8212 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch ghi
Nợ TK 911 xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8212 chi phí thuế TNDN hoãn lại
+ TH TK 8212 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch ghi
36
Nợ TK 8212 chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có TK 911 xác định kết quả kinh doanh
Ví dụ công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Trường Thảo
Mã số thuế: 4600937112
Địa chỉ: tổ 20 Hương Sơn- TP Thái Nguyên.
Trong năm 2015 ta thấy dựa trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
năm 2015, lợi nhuận trước thuế đạt 23.524, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là
4.705 ( thuế suất 20%)
Kế toán sẽ phản ánh lên tài khoản chi phí thuế TNDN hiện hành:
Nợ TK 8211: 4.705
Có TK 3334 : 4.705
Khi nộp thuế TNDN năm hiện hành kế toán ghi
Nợ TK 3334 : 4.705
Có TK: 112: 4.705
Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành sang TK 911
Nợ TK 911: 4.705
Có TK 8211: 4.705

More Related Content

What's hot

Tài liêu ôn tâp môn luật kế toan
Tài liêu ôn tâp môn luật kế toanTài liêu ôn tâp môn luật kế toan
Tài liêu ôn tâp môn luật kế toan
Hồng Ân Nguyễn Lê
 
Chu trình bán hàng của dệt may
Chu trình bán hàng của dệt mayChu trình bán hàng của dệt may
Chu trình bán hàng của dệt may
Thu Hang Zhuang
 
Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...
Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...
Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...
Nguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Bài tập định khoản và đáp án
Bài tập định khoản và đáp ánBài tập định khoản và đáp án
Bài tập định khoản và đáp án
 
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và d...
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và d...Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và d...
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và d...
 
Báo cáo kế toán bán hàng công ty xuất nhập khẩu năm 2014
Báo cáo kế toán bán hàng công ty xuất nhập khẩu năm 2014Báo cáo kế toán bán hàng công ty xuất nhập khẩu năm 2014
Báo cáo kế toán bán hàng công ty xuất nhập khẩu năm 2014
 
6. quy trinh luan chuyen chung tu
6. quy trinh luan chuyen chung tu6. quy trinh luan chuyen chung tu
6. quy trinh luan chuyen chung tu
 
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án)
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án) Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án)
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án)
 
Bài giảng "Kế toán thuế"
Bài giảng "Kế toán thuế"Bài giảng "Kế toán thuế"
Bài giảng "Kế toán thuế"
 
Nguyên lý kế toán
Nguyên lý kế toánNguyên lý kế toán
Nguyên lý kế toán
 
Tài liêu ôn tâp môn luật kế toan
Tài liêu ôn tâp môn luật kế toanTài liêu ôn tâp môn luật kế toan
Tài liêu ôn tâp môn luật kế toan
 
Chu tr nh chi phí
Chu tr nh chi phíChu tr nh chi phí
Chu tr nh chi phí
 
Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"
Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"
Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"
 
Chu trình bán hàng của dệt may
Chu trình bán hàng của dệt mayChu trình bán hàng của dệt may
Chu trình bán hàng của dệt may
 
Báo cáo thực tập hoàn thiện công tác Kế toán bán hàng và xác định kết quả kin...
Báo cáo thực tập hoàn thiện công tác Kế toán bán hàng và xác định kết quả kin...Báo cáo thực tập hoàn thiện công tác Kế toán bán hàng và xác định kết quả kin...
Báo cáo thực tập hoàn thiện công tác Kế toán bán hàng và xác định kết quả kin...
 
Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...
Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...
Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...
 
Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...
Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...
Bài giảng "Kế toán các khoản đầu tư tài chính, doanh thu tài chính, chi phí t...
 
Chuong 1 Khái niệm kiểm toán
Chuong 1 Khái niệm kiểm toánChuong 1 Khái niệm kiểm toán
Chuong 1 Khái niệm kiểm toán
 
Bài tập dự án đầu tư(2)
Bài tập dự án đầu tư(2)Bài tập dự án đầu tư(2)
Bài tập dự án đầu tư(2)
 
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợpBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
 
Chuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toán
Chuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toánChuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toán
Chuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toán
 
Bài Tập Thực Hành Lập Chứng Từ Kế Toán Và Ghi Sổ Kế Toán Áp Dụng Cho Lớp Kế T...
Bài Tập Thực Hành Lập Chứng Từ Kế Toán Và Ghi Sổ Kế Toán Áp Dụng Cho Lớp Kế T...Bài Tập Thực Hành Lập Chứng Từ Kế Toán Và Ghi Sổ Kế Toán Áp Dụng Cho Lớp Kế T...
Bài Tập Thực Hành Lập Chứng Từ Kế Toán Và Ghi Sổ Kế Toán Áp Dụng Cho Lớp Kế T...
 

Viewers also liked

EXPERIENCE LETTER Career Launcher
EXPERIENCE LETTER Career LauncherEXPERIENCE LETTER Career Launcher
EXPERIENCE LETTER Career Launcher
Ashmita Ghosh
 
Attested Experience4-Gammon
Attested Experience4-GammonAttested Experience4-Gammon
Attested Experience4-Gammon
Sivakumar L
 

Viewers also liked (9)

Scanned Certificate
Scanned CertificateScanned Certificate
Scanned Certificate
 
Sintesis informativa 05 de abril 2016
Sintesis informativa 05 de abril 2016Sintesis informativa 05 de abril 2016
Sintesis informativa 05 de abril 2016
 
EXPERIENCE LETTER Career Launcher
EXPERIENCE LETTER Career LauncherEXPERIENCE LETTER Career Launcher
EXPERIENCE LETTER Career Launcher
 
WORK RESUME
WORK RESUME WORK RESUME
WORK RESUME
 
Theoretical investigation on the bond dissociation enthalpies of phenolic com...
Theoretical investigation on the bond dissociation enthalpies of phenolic com...Theoretical investigation on the bond dissociation enthalpies of phenolic com...
Theoretical investigation on the bond dissociation enthalpies of phenolic com...
 
Attested Experience4-Gammon
Attested Experience4-GammonAttested Experience4-Gammon
Attested Experience4-Gammon
 
Web Quest Carlos
Web Quest CarlosWeb Quest Carlos
Web Quest Carlos
 
Certificate
CertificateCertificate
Certificate
 
Provisional Degree
Provisional DegreeProvisional Degree
Provisional Degree
 

Similar to Bài thảo luận kế toán tài chính

Ke toan.org quyet-dinh-48-2006-qd-btc
Ke toan.org quyet-dinh-48-2006-qd-btcKe toan.org quyet-dinh-48-2006-qd-btc
Ke toan.org quyet-dinh-48-2006-qd-btc
huongquynhquyen
 
Thông tư 123 2012-tt-btc về thuế tndn
Thông tư 123 2012-tt-btc về thuế tndnThông tư 123 2012-tt-btc về thuế tndn
Thông tư 123 2012-tt-btc về thuế tndn
Tran Khanh
 
Che do so ke toan va hinh thuc ke toan
Che do so ke toan va hinh thuc ke toanChe do so ke toan va hinh thuc ke toan
Che do so ke toan va hinh thuc ke toan
Pham Ngoc Quang
 
Chuong 7 He Thong Bao Cao Tai Chinh
Chuong 7   He Thong Bao Cao Tai ChinhChuong 7   He Thong Bao Cao Tai Chinh
Chuong 7 He Thong Bao Cao Tai Chinh
vinhnhung291988
 
Chuong 7: He Thong Bao Cao Tai Chinh
Chuong 7:  He Thong Bao Cao Tai ChinhChuong 7:  He Thong Bao Cao Tai Chinh
Chuong 7: He Thong Bao Cao Tai Chinh
huuvinh2012
 
Chuong 7 He Thong Bao Cao Tai Chinh
Chuong 7    He Thong Bao Cao Tai ChinhChuong 7    He Thong Bao Cao Tai Chinh
Chuong 7 He Thong Bao Cao Tai Chinh
huuvinh2012
 

Similar to Bài thảo luận kế toán tài chính (20)

Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Cty Cp...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Cty Cp...Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Cty Cp...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Cty Cp...
 
Chuẩn mực số 21
Chuẩn mực số 21Chuẩn mực số 21
Chuẩn mực số 21
 
Ke toan.org quyet-dinh-48-2006-qd-btc
Ke toan.org quyet-dinh-48-2006-qd-btcKe toan.org quyet-dinh-48-2006-qd-btc
Ke toan.org quyet-dinh-48-2006-qd-btc
 
Che do ke toan doanh nghiep nho va vua
Che do ke toan doanh nghiep nho va vuaChe do ke toan doanh nghiep nho va vua
Che do ke toan doanh nghiep nho va vua
 
Cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
Cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệpCơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
Cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
 
Thông tư 123 2012-tt-btc về thuế tndn
Thông tư 123 2012-tt-btc về thuế tndnThông tư 123 2012-tt-btc về thuế tndn
Thông tư 123 2012-tt-btc về thuế tndn
 
Che do so ke toan va hinh thuc ke toan
Che do so ke toan va hinh thuc ke toanChe do so ke toan va hinh thuc ke toan
Che do so ke toan va hinh thuc ke toan
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Công ty xăng dầu
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Công ty xăng dầuKế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Công ty xăng dầu
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Công ty xăng dầu
 
Tt244 2009-btc
Tt244 2009-btcTt244 2009-btc
Tt244 2009-btc
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng th...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả tại công ty cổ phần  đầu tư xây dựng th...Kế toán doanh thu và xác định kết quả tại công ty cổ phần  đầu tư xây dựng th...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng th...
 
Huong dan thuyet minh BCTC qđ 15
Huong dan thuyet minh BCTC qđ 15Huong dan thuyet minh BCTC qđ 15
Huong dan thuyet minh BCTC qđ 15
 
Chuong 7 He Thong Bao Cao Tai Chinh
Chuong 7   He Thong Bao Cao Tai ChinhChuong 7   He Thong Bao Cao Tai Chinh
Chuong 7 He Thong Bao Cao Tai Chinh
 
Chuong 7: He Thong Bao Cao Tai Chinh
Chuong 7:  He Thong Bao Cao Tai ChinhChuong 7:  He Thong Bao Cao Tai Chinh
Chuong 7: He Thong Bao Cao Tai Chinh
 
Chuong 7 He Thong Bao Cao Tai Chinh
Chuong 7    He Thong Bao Cao Tai ChinhChuong 7    He Thong Bao Cao Tai Chinh
Chuong 7 He Thong Bao Cao Tai Chinh
 
Bai giang phan tich tai chinh
 Bai giang phan tich tai chinh Bai giang phan tich tai chinh
Bai giang phan tich tai chinh
 
TANET - Kế toán 1
TANET - Kế toán 1TANET - Kế toán 1
TANET - Kế toán 1
 
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...
 
2023. CHƯƠNG 1 TONG QUAN.pdf
2023. CHƯƠNG 1 TONG QUAN.pdf2023. CHƯƠNG 1 TONG QUAN.pdf
2023. CHƯƠNG 1 TONG QUAN.pdf
 
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thương mại Thái Hưng, 9đ
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thương mại Thái Hưng, 9đĐề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thương mại Thái Hưng, 9đ
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thương mại Thái Hưng, 9đ
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công Ty vật tư nông nghiệp, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công Ty vật tư nông nghiệp, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công Ty vật tư nông nghiệp, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công Ty vật tư nông nghiệp, 9đ
 

Recently uploaded

Recently uploaded (17)

Luận văn 2024 Thu hút khách du lịch quốc tế Nghiên cứu cho trường hợp của Việ...
Luận văn 2024 Thu hút khách du lịch quốc tế Nghiên cứu cho trường hợp của Việ...Luận văn 2024 Thu hút khách du lịch quốc tế Nghiên cứu cho trường hợp của Việ...
Luận văn 2024 Thu hút khách du lịch quốc tế Nghiên cứu cho trường hợp của Việ...
 
Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh Xuân
Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh XuânQuản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh Xuân
Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh Xuân
 
Hướng dẫn viết dàn ý của luận văn tốt nghiệp
Hướng dẫn viết dàn ý của luận văn tốt nghiệpHướng dẫn viết dàn ý của luận văn tốt nghiệp
Hướng dẫn viết dàn ý của luận văn tốt nghiệp
 
Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ vẩn chuyển h...
Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ vẩn chuyển h...Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ vẩn chuyển h...
Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ vẩn chuyển h...
 
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘITÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
 
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
 
Luận văn 2024 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Nghiên c...
Luận văn 2024 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Nghiên c...Luận văn 2024 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Nghiên c...
Luận văn 2024 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Nghiên c...
 
Statistics for Business and Economics.docx
Statistics for Business and Economics.docxStatistics for Business and Economics.docx
Statistics for Business and Economics.docx
 
ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUY...
ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUY...ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUY...
ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUY...
 
CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ...
CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ...CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ...
CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...
 
Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...
Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...
Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...
 
TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAY
TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAYTIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAY
TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAY
 
Nghiên cứu về sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hà...
Nghiên cứu về sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hà...Nghiên cứu về sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hà...
Nghiên cứu về sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hà...
 

Bài thảo luận kế toán tài chính

  • 1. 1 Đề tài: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Thuế thu nhập doanh nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của thuế. Hiện nay ở các nước phát triển trên thế giới thuế thu nhập doanh nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước và thực hiện phân phối thu nhập. Mức thuế cao hay thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là khác nhau, điều đó phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặt ra trong phân phối thu nhập của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Thuế thu nhập doanh nghiệp bắt nguồn từ nhiều lý do trong đó quan trọng đó là thuế TNDN bắt nguồn từ yêu cầu thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập đảm bảo công bằng xã hội và từ chính nhu cầu tài chính của nhà nước. Luật Thuế TNDN được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua lần đầu ngày 10.5.1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.1999 thay cho Luật thuế lợi tức. Cùng với công cuộc cải cách thuế , luật thuế TNDN hiện nay dần thay đổi nội dung, phương thức điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới: giai đoạn mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nội dung các văn bản pháp quy được ban hành gần với nội dung các chuẩn mực kế toán quốc tế hơn. Thuế thu nhập doanh nghiệp bên cạnh vai trò tái phân phối thu nhập, là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước thì thuế TNDN còn được xem như một trong những công cụ quan trọng Nhà nước trong việc thực hiện chức năng điều tiết các hoạt động kinh tế. Với chức năng và vai trò quan trọng như trên, ngày 3.6.2008 Quốc hội nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII kỳ họp 10 đã thông qua luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế TNDN là thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam, song để phát huy và vận dụng đúng vai trò của thuế TNCN chúng ta cần phải xem xét nó dươc nhiều khía cạnh kể cả chính những kinh nghiệm xử lý của nước ngoài. Với yêu cầu và nội dung đó nhóm chúng em chọn đề tài thảo luận “Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp” để tìm hiểu.
  • 2. 2 I. Thuế thu nhập doanh nghiệp và những văn bản pháp quy về thuế thu nhập doanh nghiệp. 1. Chuẩn mực kế toán quốc tế về thuế thu nhập doanh nghiệp Chuẩn mực kế toán quốc tế về thuế TNDN (IAS 12) là một chuẩn mực kế toán quốc tế được IASC ban hành vào tháng 7 năm 1979 trên cơ sở dự thảo được công bố vào tháng 4 năm 1978. Kể từ khi được ban hành lần đầu năm 1979 thì IAS 12 vẫn tiếp tục được điều chỉnh, cập nhật, bổ sung cho đến nay. Các chuẩn mực kế toán quốc tế được soạn thảo bởi Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC), IASC được thành lập năm 1973 tại Luân Đôn nhằm mục tiêu đạt được sự thống nhất về các nguyên tắc kế toán giữa các doanh nghiệp và tổ chức khác về các báo cáo tài chính. Đến năm 1983 IASC bao gồm tất cả các hội viên của liên đoàn kế toán quốc tế ( IFAC) và được điều chỉnh bởi 1 hội đồng gồm các tổ chức chuyên nghiệp kế toán của các nước hội viên do IFAC bổ nhiệm. Cho đến năm 1998 IASC đã ban hành được 34 chuẩn mực kế toán quốc tế. Năm 2001, IASC được thay thế bằng hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), nhiệm vụ của IASB là phát triển bộ chuẩn mực kế toán toàn cầu có chất lượng cao để đạt được mục tiêu này IASB phối hợp với các tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán ở các nước để đạt được sự hội tụ về chuẩn mực kế toán, “mang đến sự hội tụ giữa chuẩn mực kế toán quốc gia và các chuẩn mực quốc tế với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, để đạt được những giải pháp chất lượng cao”. IASB ban hành chuẩn mực kế toán với tên gọi mới là các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), thuật ngữ IFRS ngày nay bao gồm cả IASs trước đây đã được xem xét sửa đổi và các IFRSs mới ban hành sau này. Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế hiện nay gồm 4 phần chính đó là: - Khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính - Các chuẩn mực kế toán quốc tế IASs - Các chuẩn mực về báo cáo tài chính quốc tế IFRSs - Hướng dẫn giải thích các chuẩn mực kế toán IFRIC/SIC Các chuẩn mực kế toán đã ban hành vẫn thường xuyên được bổ sung điều chỉnh nội dung nhằm mục đích ngày càng phù hợp hơn. Đến nay IASC và IASB đã điều chỉnh và ban hành
  • 3. 3 được 40 chuẩn mực kế toán, trong đó có 9 IFRs và 31 IASs. Các chuẩn mực này được chấp nhận rộng rãi bởi nhiều quốc gia và thị trường chứng khoán trên thế giới. Một số nội dung cơ bản của IAS12 được sửa đổi và cập nhật đến thời điểm hiện nay Có thể thấy rằng chuẩn mực kế toán về thuế thu nhập quốc tế ra đời khá sớm (1979), hơn 30 năm qua, IAS 12 liên tục được bổ sung, sửa đổi để đạt được mục tiêu làm rõ cách thức xử lý kế toán thuế thu nhập nhằm trình bày thông tin thuế thu nhập trên báo cáo tài chính một cách rõ ràng và trung thực. Nội dung của IAS12 sửa đổi đến nay có một số điểm nổi bật cụ thể là: Tiêu chí so sánh IAS 12 bản gốc IAS 12 sửa đổi Phương pháp tiếp cận thuế thu nhập IAS 12 gốc cho phép kế toán thuế thu nhập hoãn lại, bằng việc sử dụng phương pháp hoãn lại (deferral method) hoặc phương pháp nợ phải trả tiếp cận báo cáo thu nhập. IAS 12 sửa đổi nghiêm cấm kế toán thuế thu nhập hoãn lại bằng việc sử dụng phương pháp hoãn lại (deferral method) và yêu cầu phương pháp nợ phải trả tiếp cận bảng cân đối kế toán Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả - IAS 12 gốc cho phép doanh nghiệp không phải ghi nhận tài sản thuế hoãn lại, thuế hoãn lại phải trả khi có bằng chứng đáng tin cậy. Khoảng chênh lệch thời gian không được hoàn nhập trong tương lai. - IAS 12 gốc yêu cầu thuế hoãn lại phải trả trong phân phối lợi nhuận của công ty con, liên doanh, liên kết cần được ghi nhận trừ khi giả định lợi nhuận này sẽ không được phân phối hoặc việc phân phối sẽ không làm tăng thuế phải trả. - IAS 12 gốc đề cập đến thuế hoãn - IAS 12 sửa đổi yêu cầu doanh nghiệp ghi nhận tài sản thuế hoãn lại, thuế hoãn lại phải trả cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ như: nghiêm cấm ghi nhận tài sản thuế hoãn lại, thuế hoãn lại phải trả phát sinh từ sự khác nhau giữa giá trị ghi sổ và cơ sở thuế của tài sản và nợ phải trả từ ghi nhận ban đầu. - IAS 12 sửa đổi nghiêm cấm việc ghi nhận như thế mà yêu cầu doanh nghiệp ghi nhận thuế hoãn lại phải trả khi đáp ứng được 2 điều kiện: + Công ty mẹ, nhà đầu tư hoặc liên doanh có khả năng kiểm soát thời gian hoàn nhập chênh lệch tạm thời. + chắc chắn chênh lệch tạm thời sẽ không được hoàn nhập trong tương lai có thể dự toán được. - IAS 12 sửa đổi cho rằng sự điều
  • 4. 4 lại phát sinh trong tương lai có thể dự đoán được. IAS 12 gốc không đề cập đến thuế hoãn lại phát sinh trong hợp nhất kinh doanh do điều chỉnh theo giá trị hợp lý - IAS 12 gốc không đề cập đến lợi thế thương mại. Lợi thế thương mại không được cơ quan thuế coi là một khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế,trên cơ sở tính thuế của lợi thế thương mại bằng 0 và làm phát sinh chênh lệch tạm thời chịu thuế. Tuy nhiên chuẩn mực không có phép ghi nhận thuế hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của lợi thế thương mại - IAS 12 gốc cho phép hoặc không yêu cầu doanh nghiệp ghi nhận thuế hoãn lại phải trả phát sinh khi đánh giá lại tài sản - IAS 12 gốc không đề cập đến thuế TN hoãn lại phát sinh từ giao dịch thanh toán bằng cổ phiếu. chỉnh theo giá trị hợp lý làm phát sinh chênh lệch tạm thời và yêu cầu ghi nhận tài sản thuế hoãn lại, thuế hoãn lại phải trả vào ngày hợp nhất để phù hợp với ISRS 3/hợp nhất kinh doanh. Theo đó tài sản thuế hoãn lại, thuế hoãn lại phải trả sẽ ảnh hưởng đến giá trị lợi thế thương mại ghi nhận tuy nhiên IAS 12 sửa đổi nghiêm cấm việc ghi nhận thuế hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của lợi thế thương mại. - IAS 12 sửa đổi có đề cập đến lợi thế thương mại phát sinh trong hợp nhất kinh doanh - IAS 12 sửa đổi yêu cầu phải ghi nhận thuế hoãn lại phải trả phát sinh khi đánh giá lại tài sản. IFRSs cho phép ghi nhận tài sản theo giá trị hợp lý hoặc theo giá do đánh giá lại. -IAS 12 sửa đổi yêu cầu doanh nghiệp ghi nhận thuế hoãn lại phát sinh từ giao dịch này trong một số trường hợp doanh nghiệp được khấu trừ thuế đối với chi phí tiền công thanh toán bằng cổ phiếu. Về vẫn đề phân loại và chiết khấu - IAS 12 gốc không nói rõ tài sản thuế hoãn lại và thuế hoãn lại phải trả có được chiết khấu hay không. - IAS 12 sửa đổi thì nghiêm cấm chiết khấu tài sản thuế hoãn lại và thuế hoãn lại phải trả.
  • 5. 5 - IAS 12 gốc không nói rõ phân loại tài sản thuế hoãn lại, và thuế hoãn lại phải trả được phân loại thành khoản mục ngắn hạn hay dài hạn - IAS 12 sửa đổi yêu cầu doanh nghiệp phân biệt rõ giữa ngắn hạn và dài hạn, và không được phân loại tài sản thuế hoãn lại và thuế hoãn lại phải trả thành khoản mục ngắn hạn 2. Chuẩn mực kế toán Việt Nam về thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam đã xác định và lựa chọn xu hướng vận dụng IAS 12 khi xây dựng chuẩn mực kế toán Việt Nam về thuế thu nhập (VAS 17), theo cách có chọn lọc nội dung. Đây là một sự lựa chọn hợp lý và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam khi xây dựng VAS 17. Điều này thể hiện ở chỗ IAS 12 được đầu tư xây dựng rất công phu bởi sự góp sức của nhiều chuyên gia đến từ các nước phát triển trên thế giới. Và IAS 12 được vận dụng thành công ở nhiều quốc gia. Với vị trí là một nước đang phát triển thì việc học hỏi những vẫn đề đã thành thông lệ là hết sức cần thiết giúp chúng ta tiết kiệm được chi phí nghiên cứu cũng như rút ngắn thời gian trong việc xây dựng chuẩn mực kế toán thu nhập cho riêng mình. Tuy nhiên từ khi xây dựng và ban hành VAS 17 cho đến nay vẫn chưa có sự cập nhật nội dung mới. Vì vậy những cập nhật mới của IAS 12 là cơ sở quan trọng cho Việt Nam để hoàn thiện VAS 17 để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập kế toán quốc tế. Chuẩn mực số 17 - Thuế Thu nhập doanh nghiệp (ban hành và công bố theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2005 của bộ trưởng bộ tài chinh) Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp là kế toán những nghiệp vụ do ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành và trong tương lai của: a. Việc thu hồi hoặc thanh toán trong tương lai giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả đã được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp; b. Các giao dịch và sự kiện khác trong năm hiện tại đã được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh. Về nguyên tắc, khi ghi nhận một tài sản hay nợ phải trả trong báo cáo tài chính thì doanh nghiệp phải dự tính khoản thu hồi hay thanh toán giá trị ghi sổ của tài sản hay khoản nợ phải
  • 6. 6 trả đó. Khoản thu hồi hay thanh toán dự tính thường làm cho số thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả trong tương lai lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm hiện hành mặc dù khoản thu hồi hoặc thanh toán này không có ảnh hưởng đến tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp. Chuẩn mực này yêu cầu doanh nghiệp phải ghi nhận khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoặc tài sản thuế thu nhập hoãn lại, ngoại trừ một số trường hợp nhất định. Chuẩn mực kế toán số 17 yêu cầu doanh nghiệp phải kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh do ảnh hưởng về thuế thu nhập doanh nghiệp của các giao dịch và các sự kiện theo cùng phương pháp hạch toán cho chính các giao dịch và các sự kiện đó. Nếu các giao dịch và các sự kiện được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì tất cả các nghiệp vụ phát sinh do ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp có liên quan cũng được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nếu các giao dịch và các sự kiện được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu thì tất cả các nghiệp vụ phát sinh do ảnh hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp có liên quan cũng được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu. Chuẩn mực này còn đề cập đến việc ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng hoặc từ các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp chưa sử dụng; việc trình bày thuế thu nhập doanh nghiệp trong báo cáo tài chính và việc giải trình các thông tin liên quan tới thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo chuẩn mực kế toán số 17 đưa ra một số khái niệm cơ bản : - Thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm toàn bộ số thuế thu nhập tính trên thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ tại nước ngoài mà Việt Nam chưa ký Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần. Thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả các loại thuế liên quan khác được khấu trừ tại nguồn đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không có cơ sở thường trú tại Việt Nam được thanh toán bởi công ty liên doanh, liên kết hay công ty con tính trên khoản phân phối cổ tức, lợi nhuận (nếu có); hoặc thanh toán dịch vụ cung cấp cho đối tác cung cấp dịch vụ nước ngoài theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. - Lợi nhuận kế toán: Là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. - Thu nhập chịu thuế: Là thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của một kỳ, được xác định theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được).
  • 7. 7 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp): Là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ. - Thuế thu nhập hiện hành: Là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành. - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành. - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản: a. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ; b. Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng; và c. Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng. - Chênh lệch tạm thời: Là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hay nợ phải trả trong Bảng Cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này. Chênh lệch tạm thời có thể là: a. Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán; hoặc b. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
  • 8. 8 - Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản hay nợ phải trả: Là giá trị tính cho tài sản hoặc nợ phải trả cho mục đích xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại. Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại. * Nội dung của chuẩn mực bao gồm: + Cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp (từ mục 04 đến mục 11 VAS17)  Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản: Là giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập, được trừ khỏi các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp sẽ nhận được và phải chịu thuế thu nhập khi giá trị ghi sổ của tài sản đó được thu hồi. Nếu những lợi ích kinh tế này khi nhận được mà không phải chịu thuế thu nhập thì cơ sở tính thuế thu nhập của tài sản đó bằng giá trị ghi sổ của nó.  Cơ sở tính thuế thu nhập của một khoản nợ phải trả: Là giá trị ghi sổ của nó trừ đi (-) giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập của khoản nợ phải trả đó trong các kỳ tương lai. Trường hợp doanh thu nhận trước, cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả phát sinh là giá trị ghi sổ của nó, trừ đi phần giá trị của doanh thu đó sẽ được ghi nhận nhưng không phải chịu thuế thu nhập trong tương lai.  Một vài khoản mục có cơ sở tính thuế nhưng lại không được ghi nhận là tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán. Ví dụ, một khoản chi phí mua sắm công cụ, dụng cụ có giá trị lớn đã được ghi nhận ngay là chi phí khi xác định lợi nhuận kế toán của kỳ khi khoản chi phí mua sắm công cụ, dụng cụ này phát sinh nhưng chỉ được coi là một khoản khấu trừ khi xác định lợi nhuận tính thuế thu nhập (lỗ tính thuế) của các kỳ sau đó. Chênh lệch giữa cơ sở tính thuế thu nhập của khoản chi phí mua sắm công cụ, dụng cụ này là giá trị mà cơ quan thuế cho phép được khấu trừ trong kỳ tương lai, với giá trị ghi sổ bằng không (0) của nó, vì đây là khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ và sẽ tạo ra một tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
  • 9. 9  Khi cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản hay một khoản nợ phải trả chưa rõ ràng, ngoại trừ một số trường hợp nhất định cần phải xem xét đến nguyên tắc cơ bản mà chuẩn mực này dựa vào là một doanh nghiệp phải ghi nhận một khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả (tài sản thuế thu nhập hoãn lại) bất cứ khi nào việc thu hồi hay thanh toán giá trị ghi sổ của một tài sản hay một khoản nợ phải trả làm cho khoản phải nộp thuế thu nhập trong tương lai nhiều hơn (hay ít đi) so với số thuế thu nhập phải nộp trong năm hiện hành nếu việc thu hồi hay thanh toán này không có ảnh hưởng đến thuế thu nhập.  Ghi nhận thuế thu nhập hiện hành phải nộp và tài sản thuế thu nhập hiện hành  Thuế thu nhập hiện hành của kỳ hiện tại và các kỳ trước, nếu chưa nộp, phải được ghi nhận là nợ phải trả. Nếu giá trị đã nộp trong kỳ hiện tại và các kỳ trước vượt quá số phải nộp cho các kỳ đó, thì phần giá trị nộp thừa sẽ được ghi nhận là tài sản.  Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại  Chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp  Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phải được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, trừ khi nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một tài sản hay nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập (hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm phát sinh giao dịch,.  Cơ sở của việc ghi nhận một tài sản là giá trị ghi sổ của tài sản đó sẽ được thu hồi thông qua hình thức doanh nghiệp sẽ nhận được lợi ích kinh tế trong tương lai. Khi giá trị ghi sổ của tài sản vượt quá cơ sở tính thuế thu nhập của nó thì giá trị của lợi ích kinh tế phải chịu thuế thu nhập sẽ vượt quá giá trị sẽ được phép khấu trừ cho mục đích tính thuế. Đây là chênh lệch tạm thời chịu thuế và nghĩa vụ phải trả cho khoản thuế thu nhập do chênh lệch này tạo ra trong tương lai chính là thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Khi doanh nghiệp thu hồi giá trị sổ của tài sản đó thì khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế sẽ hoàn nhập và doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận chịu thuế thu nhập. Lợi ích kinh tế của doanh nghiệp sẽ bị giảm đi do phải nộp thuế thu nhập. Chuẩn mực này yêu cầu
  • 10. 10 phải ghi nhận tất cả các khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả, trừ những trường hợp cụ thể được trình bày trong đoạn 09.  Một số chênh lệch tạm thời phát sinh khi thu nhập hoặc chi phí được tính vào lợi nhuận kế toán của một kỳ, nhưng lại được tính vào lợi nhuận chịu thuế của một kỳ khác. Các chênh lệch như vậy thường phát sinh do chênh lệch về thời gian. Các chênh lệch tạm thời loại này là các chênh lệch tạm thời phải chịu thuế và làm phát sinh thuế thu nhập hoãn lại phải trả. + Ghi nhận ban đầu của tài sản và nợ phải trả ( mục 12 VAS 17)  Một khoản chênh lệch tạm thời có thể phát sinh từ việc ghi nhận ban đầu của một tài sản hoặc nợ phải trả như khi một phần hoặc toàn bộ giá trị của một tài sản không được khấu trừ cho mục đích tính thuế. Phương pháp kế toán cho khoản chênh lệch tạm thời này phụ thuộc vào bản chất của giao dịch dẫn đến việc ghi nhận ban đầu của tài sản.  Nếu giao dịch đó ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế, doanh nghiệp ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoặc tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi nhận chi phí hoặc thu nhập thuế hoãn lại phát sinh trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (xem mục 41) + Chênh lệchtạm thời được khấu trừ ( từ mục 13 đến mục 20 VAS 17)  Tài sản thuế thu nhập hoãn lại cần được ghi nhận cho tất cả các chênh lệch tạm thời được khấu trừ, khi chắc chắn trong tương lai sẽ có lợi nhuận tính thuế để sử dụng những chênh lệch tạm thời được khấu trừ này, ngoại trừ tài sản thuế hoãn lại phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một tài sản hoặc nợ phải trả từ một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập (lỗ tính thuế) tại thời điểm giao dịch.  Cơ sở ghi nhận một khoản nợ phải trả là giá trị ghi sổ của nó sẽ được thanh toán trong tương lai thông qua việc doanh nghiệp bị mất đi lợi ích kinh tế. Khi lợi ích kinh tế bị mất đi, một phần hoặc toàn bộ giá trị của chúng có thể sẽ được giảm trừ khỏi lợi
  • 11. 11 nhuận tính thuế của kỳ sau kỳ mà khoản nợ phải trả đó được ghi nhận. Trường hợp như vậy, chênh lệch tạm thời tồn tại giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả và cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả đó. Do vậy, phát sinh một tài sản thuế thu nhập hoãn lại về các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được thu hồi trong tương lai, khi phần của khoản nợ phải trả đó được phép khấu trừ khi xác định lợi nhuận tính thuế. Tương tự như vậy, nếu giá trị ghi sổ của một tài sản nhỏ hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó thì chênh lệch làm phát sinh một tài sản thuế thu nhập hoãn lại về các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được thu hồi trong tương lai.  Chênh lệch có thể được khấu trừ dẫn đến ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại  Việc hoàn nhập các chênh lệch tạm thời được khấu trừ dẫn đến sự giảm trừ khi xác định lợi nhuận tính thuế trong tương lai. Doanh nghiệp sẽ chỉ được hưởng lợi ích kinh tế dưới hình thức giảm trừ các khoản nộp thuế nếu doanh nghiệp có đủ lợi nhuận tính thuế để có thể bù trừ với phần giảm trừ đó. Do vậy, một doanh nghiệp chỉ ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại khi chắc chắn có lợi nhuận tính thuế để sử dụng các chênh lệch tạm thời được khấu trừ.  Việc có lợi nhuận tính thuế để sử dụng các chênh lệch tạm thời được khấu trừ được coi là chắc chắn khi có đủ các chênh lệch tạm thời chịu thuế liên quan đến cùng một cơ quan thuế và cùng một đơn vị chịu thuế, và các chênh lệch tạm thời chịu thuế đó dự kiến sẽ được hoàn nhập: a. Trong cùng kỳ với sự hoàn nhập chênh lệch tạm thời được khấu trừ đó; hoặc b. Trong các kỳ mà một khoản lỗ tính thuế phát sinh từ tài sản thuế thu nhập hoãn lại đó có thể được khấu trừ chuyển sang các kỳ sau. Trong tình huống như vậy, tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong kỳ sẽ phát sinh các chênh lệch tạm thời được khấu trừ.
  • 12. 12  Khi không có đủ các chênh lệch tạm thời chịu thuế liên quan đến cùng một cơ quan thuế và cùng đơn vị chịu thuế, thì tài sản thuế thu nhập hoãn lại chỉ được ghi nhận trong phạm vi: a. Doanh nghiệp có đủ lợi nhuận chịu thuế liên quan đến cùng một cơ quan thuế và đơn vị chịu thuế trong cùng kỳ phát sinh việc hoàn nhập các chênh lệch tạm thời được khấu trừ (hoặc trong các kỳ mà một khoản lỗ tính thuế phát sinh từ tài sản thuế thu nhập hoãn lại đó có thể được khấu trừ chuyển sang năm sau). Khi đánh giá lợi nhuận chịu thuế trong tương lai, doanh nghiệp không tính đến các giá trị chịu thuế phát sinh từ các chênh lệch tạm thời được khấu trừ dự kiến sẽ phát sinh trong tương lai, vì tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các chênh lệch tạm thời được khấu trừ này cũng sẽ đòi hỏi lợi nhuận chịu thuế để được sử dụng; hoặc b. Vận dụng hợp lý các quy định về thuế để tạo ra lợi nhuận tính thuế của những kỳ thích hợp.  Vận dụng hợp lý các quy định về thuế là biện pháp mà doanh nghiệp có thể thực hiện để tạo ra hoặc tăng mức thu nhập tính thuế trong một kỳ cụ thể trước khi hết hạn chuyển một khoản lỗ hay một khoản ưu đãi thuế. Ví dụ lợi nhuận tính thuế có thể được tạo ra hoặc tăng lên bởi: a. Tạm hoãn khoản bồi thường để không giảm trừ vào lợi nhuận tính thuế; b. Bán hoặc cho thuê lại các tài sản đã tăng giá nhưng cơ sở tính thuế không điều chỉnh theo sự tăng giá đó; và c. Bán các tài sản tạo ra thu nhập không chịu thuế như bán trái phiếu chính phủ để mua khoản đầu tư khác tạo ra thu nhập tính thuế. Khi vận dụng các quy định về thuế có thể tạo ra khả năng chuyển lợi nhuận tính thuế từ kỳ sau lên kỳ trước, việc sử dụng một khoản lỗ hay một khoản ưu đãi thuế được khấu trừ chuyển sang vẫn phụ thuộc vào sự có được lợi nhuận tính thuế trong tương lai được tạo ra từ các nguồn khác chứ không phải là từ các chênh lệch tạm thời phát sinh trong tương lai.
  • 13. 13  Khi doanh nghiệp liên tiếp thua lỗ thì doanh nghiệp phải xem xét các quy định trong đoạn 22 và 23. + Các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng ( từ mục 21 đến mục 23 VAS 17)  Tài sản thuế thu nhập hoãn lại cần được ghi nhận cho giá trị được khấu trừ chuyển sang các kỳ sau của các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng trong phạm vi chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai để sử dụng các khoản lỗ tính thuế và các ưu đãi thuế chưa sử dụng đó.  Điều kiện ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ giá trị được khấu trừ chuyển sang của các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng cũng giống với điều kiện ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ. Tuy nhiên, sự tồn tại của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng là bằng chứng rõ ràng về việc doanh nghiệp có thể không có lợi nhuận tính thuế trong tương lai. Khi doanh nghiệp liên tiếp thua lỗ thì doanh nghiệp chỉ ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế hay các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng trong phạm vi doanh nghiệp có đủ các chênh lệch tạm thời chịu thuế hoặc có bằng chứng thuyết phục khác về việc sẽ có lợi nhuận tính thuế để doanh nghiệp có thể sử dụng được các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng đó. Trường hợp này yêu cầu là phải trình bày giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại và các bằng chứng ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại (xem đoạn 59).  23. Để đánh giá khả năng chắc chắn sẽ có lợi nhuận tính thuế để có thể sử dụng được các khoản lỗ tính thuế được khấu trừ chuyển sang năm sau và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng, doanh nghiệp cần cân nhắc các điều kiện sau: a. Doanh nghiệp có đủ các chênh lệch tạm thời chịu thuế liên quan đến cùng cơ quan thuế và cùng đơn vị chịu thuế mà các chênh lệch này sẽ làm phát sinh các khoản phải chịu thuế để
  • 14. 14 có thể sử dụng được các khoản lỗ tính thuế hoặc các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng trước khi các khoản này hết hạn sử dụng; b. Doanh nghiệp có lợi nhuận tính thuế trước khi hết hạn sử dụng các khoản chuyển lỗ và các khoản ưu đãi thuế chưa được sử dụng; c. Nguyên nhân dẫn đến các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng có tiếp tục xảy ra hay không; và d. Các quy định về thuế (xem đoạn 19) có cho phép doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận tính thuế trong kỳ có thể sử dụng được các khoản lỗ tính thuế hay các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng. Nếu không chắc chắn có lợi nhuận tính thuế để sử dụng các khoản lỗ chịu thuế và các khoản ưu đãi thuế, thì tài sản thuế thu nhập hoãn lại không + Đánh giá lại tài sản thuế thu nhập hoãn lại chưa được ghi nhận ( từ mục 24 đến mục 38 VAS 17)  Tại các ngày kết thúc niên độ kế toán, doanh nghiệp phải đánh giá các tài sản thuế thu nhập hoãn lại chưa được ghi nhận. Doanh nghiệp cần ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trước đó chưa được ghi nhận khi việc có được lợi nhuận tính thuế trong tương lai để cho phép tài sản thuế hoãn lại được thu hồi trở nên chắc chắn. Ví dụ, việc cải thiện điều kiện kinh doanh làm cho yếu tố chắc chắn trở nên rõ ràng hơn là doanh nghiệp sẽ tạo ra đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai, thỏa mãn các quy định trong đoạn 13 hoặc 21.  Khoản đầu tư vào công ty con, chi nhánh, công ty liên kết và các khoản vốn góp liên doanh  Một doanh nghiệp phải ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả cho tất cả các chênh lệch tạm thời chịu thuế gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con, chi nhánh, công ty liên kết và các khoản vốn góp liên doanh, trừ khi đáp ứng được cả 2 điều kiện sau:
  • 15. 15 a) Công ty mẹ, nhà đầu tư hoặc bên liên doanh có khả năng kiểm soát thời gian hoàn nhập khoản chênh lệch tạm thời; b) Chắc chắn khoản chênh lệch tạm thời sẽ không được hoàn nhập trong tương lai có thể dự đoán được.  Khi một công ty mẹ kiểm soát được chính sách chia cổ tức của công ty con, công ty mẹ có thể kiểm soát thời gian hoàn nhập các chênh lệch tạm thời gắn liền với khoản đầu tư đó (bao gồm các chênh lệch tạm thời phát sinh không chỉ từ lợi nhuận chưa phân phối mà còn từ các chênh lệch chuyển đổi ngoại tệ). Hơn nữa, thường không thể xác định được giá trị khoản thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải trả khi chênh lệch tạm thời hoàn nhập. Khi công ty mẹ xác định lợi nhuận của công ty con sẽ không được phân phối trong tương lai có thể dự đoán được, thì công ty mẹ không ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Đối với khoản đầu tư vào các chi nhánh, quá trình xem xét cũng diễn ra tương tự.  Doanh nghiệp ghi nhận theo đơn vị tiền tệ chính thức trong ghi chép kế toán cho các khoản mục tài sản và nợ phải trả phi tiền tệ của hoạt động ở nước ngoài mà hoạt động này là một phần không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp (xem Chuẩn mực kế toán số 10 “ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái”). Khi lợi nhuận tính thuế hay lỗ tính thuế và cơ sở tính thuế thu nhập của khoản mục tài sản và nợ phải trả phi tiền tệ của hoạt động ở nước ngoài được xác định bằng ngoại tệ, thì các thay đổi tỷ giá hối đoái cũng làm phát sinh các chênh lệch tạm thời. Chênh lệch tạm thời này liên quan đến tài sản và nợ phải trả của hoạt động ở nước ngoài chứ không liên quan tới khoản đầu tư của doanh nghiệp báo cáo nên doanh nghiệp báo cáo ghi nhận nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoặc tài sản thuế thu nhập hoãn lại (nếu thỏa mãn điều kiện ở đoạn 13) phát sinh. Thuế thu nhập hoãn lại phát sinh được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (xem đoạn 40).  Nhà đầu tư của công ty liên kết nếu không có quyền kiểm soát thì không quyết định được chính sách chia cổ tức của công ty liên kết đó. Khi không có thỏa thuận là lợi
  • 16. 16 nhuận của công ty liên kết sẽ không được phân phối trong tương lai có thể dự đoán được, thì nhà đầu tư phải ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế gắn liền với khoản đầu tư của nhà đầu tư vào công ty liên kết. Trong một số trường hợp, nhà đầu tư có thể không xác định được số thuế sẽ phải trả nếu thu hồi giá vốn của khoản đầu tư vào công ty liên kết, nhưng có thể xác định được là nó sẽ bằng hoặc vượt mức tối thiểu. Trường hợp này, thuế thu nhập hoãn lại phải trả được xác định theo mức tối thiểu đó.  Các bên liên doanh thường thoả thuận về việc phân chia lợi nhuận và xác định việc quyết định phân chia này cần có sự đồng ý của tất cả các bên liên doanh hay chỉ cần sự đồng ý của đa số bên liên doanh. Khi một bên liên doanh có thể kiểm soát việc phân chia lợi nhuận và chắc chắn rằng lợi nhuận sẽ không được phân chia trong tương lai có thể dự đoán được thì thuế thu nhập hoãn lại phải trả không được ghi nhận.  Doanh nghiệp cần phải ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại cho tất cả các chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ các khoản đầu tư vào các công ty con, chi nhánh, công ty liên kết và các khoản vốn góp liên doanh khi chắc chắn là: a. Chênh lệch tạm thời sẽ hoàn nhập trong tương lai có thể dự đoán được; và b. Có lợi nhuận chịu thuế để sử dụng được khoản chênh lệch tạm thời đó.  Để xác định có nên ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại cho các chênh lệch tạm thời được khấu trừ gắn liền với các khoản đầu tư vào các công ty con, chi nhánh, công ty liên kết và các khoản vốn góp liên doanh hay không, doanh nghiệp cần xem xét quy định ở các đoạn từ 17 đến 20.  Thuế thu nhập hiện hành phải nộp (hoặc tài sản thuế thu nhập hiện hành) cho năm hiện hành và các năm trước được xác định bằng giá trị dự kiến phải nộp cho (hoặc thu hồi từ) cơ quan thuế, sử dụng các mức thuế suất (và các luật thuế) có hiệu lực tại ngày kết thúc niên độ kế toán.
  • 17. 17  Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả cần được xác định theo thuế suất dự tính sẽ áp dụng cho năm tài sản được thu hồi hay nợ phải trả được thanh toán, dựa trên các mức thuế suất (và các luật thuế) có hiệu lực tại ngày kết thúc niên độ kế toán.  Tài sản thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại cũng như thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại phải trả thường được tính theo thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đã ban hành.  Việc xác định giá trị thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải phản ảnh các ảnh hưởng về thuế theo đúng cách thức thu hồi hoặc thanh toán giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản và nợ phải trả mà doanh nghiệp dự kiến tại ngày kết thúc niên độ kế toán.  Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả không được chiết khấu.  Để có thể xác định một cách tin cậy tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải nộp trên cơ sở chiết khấu, cần phải có biểu chi tiết về thời gian hoàn nhập của từng khoản chênh lệch tạm thời. Trong nhiều trường hợp, việc có được biểu chi tiết như vậy là không thực tế hoặc rất phức tạp. Vì vậy, việc đòi hỏi bắt buộc phải chiết khấu các tài sản thuế hoãn lại và thuế hoãn lại phải trả là không phù hợp. Nếu cho phép mà không đòi hỏi bắt buộc phải chiết khấu sẽ dẫn đến tài sản thuế hoãn lại và thuế hoãn lại phải trả không được áp dụng nhất quán giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, chuẩn mực này không đòi hỏi bắt buộc và cũng không cho phép chiết khấu tài sản thuế hoãn lại và thuế hoãn lại phải trả.  Giá trị ghi sổ của tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải được xem xét lại vào ngày kết thúc niên độ kế toán. Doanh nghiệp phải giảm giá trị ghi sổ của tài sản thuế thu nhập hoãn lại đến mức đảm bảo chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế cho phép lợi ích của một phần hoặc toàn bộ tài sản thuế thu nhập hoãn lại được sử dụng. Các khoản ghi giảm này cần phải hoàn nhập khi xác định chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế. + Ghi nhận thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại (mục 39 VAS 17)
  • 18. 18 Kế toán đối với ảnh hưởng về thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại của một giao dịch hay sự kiện khác được ghi nhận nhất quán với việc ghi nhận cho chính giao dịch hay sự kiện đó theo quy định tại các đoạn từ 40 đến 47. + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (từ mục 40 đến mục 42 VAS 17)  Thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận là thu nhập hay chi phí để tính lãi, lỗ của kỳ phát sinh, ngoại trừ trường hợp thuế thu nhập phát sinh từ một giao dịch hoặc sự kiện được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ hay một kỳ khác (xem các đoạn từ 43 đến 47).  Phần lớn tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh khi một khoản thu nhập hoặc chi phí được tính vào lợi nhuận kế toán của một kỳ, nhưng được tính vào lợi nhuận tính thuế (lỗ tính thuế) của một kỳ khác. Thuế thu nhập hoãn lại phát sinh được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, như: a. Doanh thu chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm tài chính được tính vào lợi nhuận kế toán theo quy định ở Chuẩn mực kế toán số 10 “ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái”, nhưng chỉ được đưa vào lợi nhuận tính thuế (lỗ tính thuế) trên cơ sở thực tế phát sinh; và b. Chi phí công cụ, dụng cụ được tính vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho” nhưng phải được phân bổ dần để khấu trừ cho mục đích tính thuế.  Giá trị ghi sổ của tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả có thể thay đổi thậm chí cả khi không có sự thay đổi giá trị của các chênh lệch tạm thời có liên quan, như: a) Khi có thay đổi về thuế suất hoặc Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; b) Khi đánh giá lại khả năng thu hồi của tài sản thuế thu nhập hoãn lại; hoặc
  • 19. 19 c) Khi thay đổi cách thức thu hồi giá trị tài sản. Thuế thu nhập hoãn lại phát sinh được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ngoại trừ phạm vi liên quan đến các khoản mục trước đây đã được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu + Các khoản mục ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu (từ mục 43 đến 47 VAS 17)  Thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại phải được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu nếu khoản thuế đó có liên quan đến các khoản mục được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ hay kỳ khác.  Chuẩn mực kế toán Việt Nam yêu cầu hoặc cho phép một số khoản mục được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu, như: a) Điều chỉnh số dư đầu kỳ của lợi nhuận giữ lại do có thay đổi về chính sách kế toán, mà việc thay đổi này được áp dụng hồi tố hoặc phải sửa do có lỗi cơ bản (xem Chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”); b) Chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài (xem Chuẩn mực kế toán số 10 “ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái”).  Trường hợp ngoại lệ, có thể khó xác định giá trị thuế thu nhập hiện hành hoặc thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến các khoản mục được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu. Ví dụ: a. Thay đổi về thuế suất hay các quy định về thuế làm ảnh hưởng đến tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả có liên quan (một phần hay toàn bộ) tới một khoản mục trước đây đã được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu; hoặc b. Doanh nghiệp đã xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải được ghi nhận hoặc không được tiếp tục ghi nhận toàn bộ giá trị, và tài sản thuế thu nhập hoãn lại đó liên quan (một phần hay toàn bộ) tới một khoản mục trước đây đã được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu.
  • 20. 20 Trường hợp này thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hiện hành liên quan đến các khoản mục được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu sẽ được tính dựa trên sự phân bổ hợp lý của thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hiện hành của doanh nghiệp trong khuôn khổ quy định về thuế liên quan, hoặc theo phương pháp khác nhằm đạt được sự phân bổ phù hợp hơn tuỳ từng trường hợp cụ thể.  Khi một tài sản được đánh giá lại cho mục đích thuế và việc đánh giá lại đó liên quan đến việc đánh giá lại cho mục đích kế toán (nếu có theo quy định của pháp luật) ở một kỳ trước, hoặc dự kiến sẽ thực hiện ở một kỳ sau này, ảnh hưởng đến thuế của cả việc đánh giá lại và điều chỉnh cơ sở tính thuế được ghi vào vốn chủ sở hữu trong kỳ thực hiện việc đánh giá lại. Tuy nhiên, nếu việc đánh giá lại cho mục đích thuế không liên quan đến việc đánh giá lại cho mục đích kế toán được thực hiện ở một kỳ trước đó hoặc ở kỳ sau này, ảnh hưởng thuế của việc điều chỉnh cơ sở tính thuế sẽ được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.  Khi doanh nghiệp thanh toán cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập cho cơ quan thuế thay cho tổ chức, cá nhân này. Theo quy định hiện hành, khoản nộp thuế trên thu nhập này được gọi là thuế khấu trừ tại nguồn. Khoản phải nộp hay đã nộp này được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu như một phần của cổ tức, hay lợi nhuận. Bên cạnh những nội dung trên, chuẩn mực kế toán VAS 17 còn hướng dẫn trình bày tài sản thuế thu nhập hoãn lại và nợ thuế thu nhập hoãn lại 3. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được Quốc Hội ban hành ngày 03 tháng 6 năm 2008 với 4 chương, 20 điều và Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp ngày 19 tháng 6 năm 2013. Với các thông tư, nghị định hướng dẫn thi hành luật Thuế thu nhập doanh nghiệp điển hình có thể kể tới đó là: a/ Thông tư 96/2015/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 6 năm 2015 hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ
  • 21. 21 sung một số điều các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 78/2014/TT- BTC, thông tư 119/2014/TT-BTC, thông tư 151/2014/TT-BTC do bộ trưởng bộ tài chính ban hành. Với 15 điều quy định cụ thể từng nội dung trong đó nổi bật gồm những nội dung mới: 1. Về phương pháp tính thuế TNDN (sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 3 Thông tư78/2014/TT-BTC) Sửa đổi, bổ sung một số quy định về kê khai, nộp thuế TNDN đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại nước ngoài, cụ thể như sau: - Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài chuyển phần thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài của doanh nghiệp về Việt Nam đối với các nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì thực hiện theo quy định của Hiệp định; đối với các nước chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước mà doanh nghiệp đầu tư chuyển về có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn thì thu phần chênh lệch so với số thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. - Khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài được kê khai vào quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm có chuyển phần thu nhập về nước theo quy định của pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khoản thu nhập (lãi), khoản lỗ phát sinh từ dự án đầu tư ở nước ngoài không được trừ vào số lỗ, số thu nhập (lãi) phát sinh trong nước của doanh nghiệp khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. - Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài có chuyển phần thu nhập về nước mà không thực hiện kê khai, nộp thuế đối với phần thu nhập chuyển về nước thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước ngoài theo quy định của Luật Quản lý thuế. - Đơn giản hóa hồ sơ, tài liệu khi kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài đảm bảo tương đồng với trường hợp áp dụng hiệp định, bao gồm: (i) Bản chụp Tờ khai thuế thu nhập ở nước ngoài có
  • 22. 22 xác nhận của người nộp thuế; (ii) Bản chụp chứng từ nộp thuế ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế hoặc bản gốc xác nhận của cơ quan thuế nước ngoài về số thuế đã nộp hoặc bản chụp chứng từ có giá trị tương đương có xác nhận của người nộp thuế. 2. Về xác định thu nhập tính thuế (sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 4Thông tư 78/2014/TT- BTC) Hướng dẫn rõ hơn về chuyển lỗ năm tiếp theo giữa các loại thu nhập, cụ thể: Doanh nghiệp trong kỳ tính thuế có các hoạt động chuyển nhượng bất động sản,chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) nếu bị lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả thu nhập khác quy định tại Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC), sau khi bù trừ vẫn còn lỗ thì tiếp tục được chuyển sang các năm tiếp theo trong thời hạn chuyển lỗ theo quy định. 3. Về thời điểm xác định doanh thu để tính thuế TNDN (sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC) Sửa đổi quy định về thời điểm xác định xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cung ứng dịch vụ, cụ thể: Thời điểm xác định xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua trừ trường hợp nêu tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp cụ thể), Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC (doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi). 4. Về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế (sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC) 4.1. Đối với chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường.
  • 23. 23 Hồ sơ xác định giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác như sau: a) Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau: - Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập. Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật. - Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có). - Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có). b) Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau: - Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập. Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật. - Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có). - Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
  • 24. 24 Hồ sơ xác định giá trị tổn thất được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu. 4.2. Về chi khấu hao tài sản cố định Bổ sung các tài sản cố định của doanh nghiệp phục vụ cho người lao động và để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm: thư viện, nhà trẻ, khu thể thao và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong các công trình phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp; cơ sở vật chất, máy, thiết bị là tài sản cố định dùng để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp. 4.3. Về phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá Bỏ quy định doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh làm cơ sở xác định chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao hợp lý không được tính vào chi phí được trừ. Đối với phần chi vượt định mức tiêu hao đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. 4.4. Về chi trả tiền thuê tài sản của cá nhân Bổ sung quy định không tính vào chi phí được trừ khi tính thuế đối với chi trả tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ như sau: - Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.
  • 25. 25 - Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân. - Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân. 4.5. Về chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao độngsửa đổi, bổ sung một số nội dung sau: - Bổ sung quy định không được tính vào chi phí được trừ đối với chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty. 4.6. Về chi trang phục cho người lao động sửa đổi, bổ sung như sau: Bỏ mức khống chế đối với trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cho người lao động bằng hiện vật, doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ nếu có hóa đơn, chứng từ theo quy định. Không tính vào chi phí được trừ đối phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm. Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ. 4.7. Về khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác
  • 26. 26 - Bỏ mức khống chế đối với khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ nếu có hóa đơn, chứng từ theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp có khoán phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán. 4.8. Về chi trảtiền điện, tiền nước Bỏ quy định doanh nghiệp phải lập bảng kê thanh toán tiền điện, tiền nước theo mẫu số 02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC. 4.9. Về chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp. - Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. 4.10. Về chi phí tài trợ cho giáo dục Bổ sung hướng dẫn chi tài trợ cho giáo dục bao gồm cả chi tài trợ cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp nếu không đúng đối tượng quy định hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ thì không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. 4.11. Về chi tài trợ làm nhà cho người nghèo, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết Sửa đổi, bổ sung: Trường hợp bên nhận tài trợ là cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ thì hồ sơ xác định khoản tài trợ bao gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ và cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ là bên nhận tài trợ; hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền), không cần có văn bản xác nhận hộ nghèo của chính quyền địa phương (đối với tài trợ làm nhà cho người nghèo).
  • 27. 27 4.12. Bổ sung quy định chi tài trợ theo chương trình của Nhà nước bao gồm cả khoản tài trợ của doanh nghiệp cho việc xây dựng cầu mới dân sinh ở địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 4.13. Bổ sung một số khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế được tính vào chi phí được trừ như sau: - Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm: + Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học. + Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp - Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động). Đồng thời, bổ sung hướng dẫn: Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm. 4.14. Bổ sung hướng dẫn: Số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vượt mức thực tế phát sinh của nămkhông được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Trường hợp nộp một lần, mức thực tế phát sinh của năm được xác định trên cơ sở tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phân bổ cho số năm khai thác còn lại. Trường hợp nộp hàng năm, mức thực tế phát sinh là số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của năm mà doanh nghiệp đã vào nộp ngân sách nhà nước. 5. Về thu nhập khác (sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 7 Thông tư 78/2014/TT- BTC)
  • 28. 28 - Bỏ quy định: Thu nhập khác là khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp được hướng dẫn tại đoạn 1 Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC. - Bỏ quy định khoản thu nhập từ dự án đầu tư ở nước ngoài khi chuyển về nước được coi là khoản thu nhập khác. - Về thu nhập từ chênh lệch tỷ giá tại Khoản 9 Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTCsửa đổi nội dung sau: + Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí tài chính, nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế. + Lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào thu nhập khác hoặc chi phí tài chính khi xác định thu nhập chịu thuế. 6. Về thu nhập được miễn thuế (sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 8Thông tư 78/2014/TT-BTC) - Bổ sung thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản của hợp tác xã; thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản của doanh nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế TNDN. Hướng dẫn cụ thể: Thu nhập từ trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản của hợp tác xã và của doanh nghiệp được ưu đãi thuế (bao gồm ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế) là thu nhập từ sản phẩm do doanh nghiệp, hợp tác xã tự trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản (bao gồm cả trường hợp hợp tác xã, doanh nghiệp mua sản phẩm nông sản, thủy sản về chế biến).
  • 29. 29 Thu nhập của sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản được ưu đãi thuế (bao gồm ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế) phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: - Tỷ lệ giá trị nguyên vật liệu là nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất hàng hóa, sản phẩm (giá thành sản xuất hàng hóa, sản phẩm) từ 30% trở lên. - Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề xuất của Bộ Tài chính. Doanh nghiệp phải xác định riêng thu nhập sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. b/ Nghị Định 12/VBHN-BTC ban hành ngày 26 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Với 5 chương, 21 điều quy định hướng dẫn cụ thể về những quy định chung, căn cứ và phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, và các ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đang áp dụng hiện nay. II. Hạch toán kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (theo thông tư 200) Hạch toán chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp sẽ sử dụng tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Nguyên tắc chung: Tài khoản này dủng để phản ánh chi phí thuế TNDN của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh Kết cấu tài khoản 821- chi phí thuế TNDN Bên nợ: - Chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm - Thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu
  • 30. 30 - Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế TNDN hoãn lại phải trả - Ghi nhận chi phí thuế TNDN hoãn lại - Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên có TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên nợ TK 8212 phát sinh trong kỳ vào bên có tài khoản 911- xác định kết quả kinh doanh Bên Có: - Số thuế TNDN hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế TNDN hiện hành đã ghi nhận trong năm - Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại, - Ghi giảm Chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế TN hoãn lại - Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại - Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm vào TK 911 - Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên nợ TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên có TK 8212 phát sinh trong kỳ vào bên nợ TK 911 TK 821 không có số dư cuối kỳ. - TK 821 có 2 tài khoản cấp 2 đó là: + TK 8211 chi phí thuế TNDN hiện hành + TK 8212 chi phí thuế TNDN hoãn lại 1. Hạch toán kế toán thuế thu nhập hiện hành Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành:
  • 31. 31 - Hàng quý kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. - Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước,doanh nghiệp được hạch toán tăng hoặc giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót. - Đối với các sai sót trọng yếu, kế toán điều chỉnh hồi tố theo quy định của chuẩn mực kế toán –“ thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” - Khi lập báo cáo tài chính, kế toán phải kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh vào tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh để xác định lợi nhuận tính thuế trong kỳ kế toán. Kết cấu TK 8211- chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Bên nợ: + Thuế TNDN phải nộp tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm + Thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại. Bên có: + số tiền thuế TNDN hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế TNDN hiện tại đã ghi nhận + Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại
  • 32. 32 + kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành qua tài khoản 911 Tài khoản 8211 không có số dư cuối kỳ. Phương pháp kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành: - Hàng quý, khi xác định thuế TNDN tạm phải nộp theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán phản ánh số thuế TNDN hiện hành tạm phải nộp vào ngân sách nhà nước vào chi phí thuế TNDN hiện hành: Nợ TK 8211- chi phí thuế TNDN hiện hành Có TK 3334- thuế TNDN Khi nộp thuế thu nhập vào ngân sách nhà nước ghi: Nợ TK 3334 – thuế TNDN Có TK 111,112… - Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế TNDN thực tế phải nộp theo tờ khai quyết toán hoặc số thuế do cơ quan thuế thông báo phải nộp: + TH số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN tạm phải nộp kế toán phản ánh bổ sung số thuế TNDN hiện hành còn phải nộp: Nợ TK 8211 chi phí thuế TNDN hiện hành Có TK 3334 thuế TNDN Khi nộp thuế thu nhập vào ngân sách nhà nước ghi: Nợ TK 3334 – thuế TNDN Có TK 111,112… + TH nếu số TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm phải nộp, kế toán sẽ ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành:
  • 33. 33 Nợ TK 333.4 thuế TNDN Có TK 821.1 chi phí thuế TNDN hiện hành - Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến thuế TNDN Nếu phải nộp bổ sung ghi : Nợ TK 8211 - chi phí thuế TNDN hiện hành Có TK 3334 - thuế TNDN Nếu được ghi giảm chi phí thuế ghi: Nợ TK 3334 thuế TNDN Có TK 8211 chi phí thuế TNDN hiện hành - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành: + TH TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch ghi Nợ TK 911 xác định kết quả kinh doanh Có TK 8211 chi phí thuế TNDN hiện hành + TH TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch ghi Nợ TK 8211 chi phí thuế TNDN hiện hành Có TK 911 xác định kết quả kinh doanh 2. Hạch toán kế toán thuế thu nhập hoãn lại Nguyên tắc kế toán: - Khi lập báo cáo tài chính, kế toán phải xác định chi phí thuế thu nhập hoãn lại theo quy định của chuẩn mực kế toán “thuế thu nhập doanh nghiệp”
  • 34. 34 - Kế toán không được phải ánh vào tài khoản này tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu - Cuối kỳ, kế toán phải kết chuyển số tiền chênh lệch giữa số phát sinh nợ và số phát sinh có TK 8212 vào tài khoản 911 Kết cấu tài khoản 8212 – chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Bên nợ: - chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế TNDN hoãn lại phải trả - Số hoàn nhập tài sản thuế TNDN hoãn lại đã ghi nhận từ năm trước - Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên có TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên nợ TK 8212 phát sinh trong kỳ vào bên có tài khoản 911 Bên có: - Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại: số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm - Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại: số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm. - Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên có TK 8212 nhỏ hơn số phát sinh bên nợ tài khoản 8212 phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 TK 8212 không có số dư cuối kỳ Phương pháp hạch toán kế toán chi phí thuế TNDN hoãn lại: - Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế TN hoãn lại phải trả (phần chênh lệch giữa thuế TN hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế TN hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm )ghi:
  • 35. 35 Nợ TK 8212 - chi phí thuế TNDN hoãn lại Có TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả - Chi giảm phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế TN hoãn lại phải trả (phần chênh lệch giữa thuế TN hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn thuế TN hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm )ghi: Nợ TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả Có TK 8212 - chi phí thuế TNDN hoãn lại - Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc hoàn nhập tài sản thuế TNDN hoãn lại đã ghi nhận từ các năm trước ( là chênh lệch giữa tài sản thuế TNDN hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm): Nợ TK 8212 chi phí thuế TNDN hoãn lại Có TK 243: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại - Chi giảm phí thuế TNDN hoãn lại ( là chênh lệch giữa tài sản thuế TNDN hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm): Nợ TK 243: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại Có TK 8212 chi phí thuế TNDN hoãn lại - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên có TK 8212 + TH TK 8212 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch ghi Nợ TK 911 xác định kết quả kinh doanh Có TK 8212 chi phí thuế TNDN hoãn lại + TH TK 8212 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch ghi
  • 36. 36 Nợ TK 8212 chi phí thuế TNDN hoãn lại Có TK 911 xác định kết quả kinh doanh Ví dụ công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Trường Thảo Mã số thuế: 4600937112 Địa chỉ: tổ 20 Hương Sơn- TP Thái Nguyên. Trong năm 2015 ta thấy dựa trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2015, lợi nhuận trước thuế đạt 23.524, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 4.705 ( thuế suất 20%) Kế toán sẽ phản ánh lên tài khoản chi phí thuế TNDN hiện hành: Nợ TK 8211: 4.705 Có TK 3334 : 4.705 Khi nộp thuế TNDN năm hiện hành kế toán ghi Nợ TK 3334 : 4.705 Có TK: 112: 4.705 Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành sang TK 911 Nợ TK 911: 4.705 Có TK 8211: 4.705