SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Download to read offline
HOÛI & ÑAÙP
TAÏI VIEÄT NAM
Lời nói đầu
Thuốc lá là nguy cơ lớn nhất đối với sức khoẻ con người và là nguyên nhân hàng
đầu dẫn đến tử vong sớm trên toàn thế giới. Các nghiên cứu cho thấy hơn 90% các ca
ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do sử dụng thuốc lá gây ra.
Thấy được tầm quan trọng của công tác phòng chống tác hại thuốc lá, từ năm
2000 chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP về chính sách quốc gia phòng
chống tác hại thuốc lá. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo Bộ Y tế phối hợp với
các Bộ ngành, các tổ chức chính trị xã hội và các tỉnh thành phố tăng cường công tác
truyền thông, giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tác hại
của việc hút thuốc, vận động cộng đồng xây dựng các mô hình không khói thuốc; ban
hành các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện công tác phòng chống tác hại thuốc
lá. Các hoạt động này bước đầu đã đạt những kết quả khả quan.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một trong 15 nước có tỷ lệ nam giới trưởng thành
hút thuốc cao trên thế giới. Trong khi xu hướng mắc các bệnh lây nhiễm giảm thì các
bệnh không lây nhiễm gia tăng nhanh chóng. Các bệnh có nguyên nhân chính từ sử
dụng thuốc lá như đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ung thư phổi…
là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở cả nam và nữ, với gần 11% tổng số
ca tử vong ở nam giới Việt Nam là do các bệnh liên quan đến thuốc lá.
Điều này cho thấy nhiệm vụ phòng chống tác hại thuốc lá trong thời gian tới
vẫn còn nhiều thách thức. Để góp phần thực hiện thành công mục tiêu bảo vệ sức khỏe
cộng đồng, thực hiện tốt các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, Việt Nam cần
sớm ban hành Luật Phòng chống tác hại thuốc lá có nội dung mạnh mẽ và toàn diện,
tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động PCTH thuốc lá và cần có sự đầu tư thích đáng hơn
nữa về nguồn lực cho công tác phòng chống tác hại của thuốc lá.
Tài liệu này cung cấp một số thông tin về các biện pháp phòng chống tác hại
thuốc lá hiệu quả, các bài học kinh nghiệm trong PCTH thuốc lá của các nước trong
khu vực và trên thế giới. Chúng tôi hy vọng rằng tài liệu này sẽ cung cấp những thông
tin hữu ích cho đại biểu Quốc hội, các nhà hoạch định chính sách và những người quan
tâm đến công tác phòng chống tác hại thuốc lá bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn mọi ý kiến đóng góp cho nội dung tài liệu để
giúp chúng tôi hoàn thiện tài liệu trong lần tái bản sau.
Ban soạn thảo
Tài liệu này được xây dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật
của cán bộ Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam
PHẦN I. TÁC HẠI CỦA HÚT THUỐC VÀ HÚT THUỐC THỤ ĐỘNG
1.	 Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của người hút thuốc như thế nào?
2.	 Thế nào là hút thuốc thụ động, hút thuốc thụ động gây ra các bệnh gì?
3. 	 Mỗi năm có bao nhiêu người tử vong vì hút thuốc lá trên thế giới và tại Việt Nam
4.	 Chi phí của xã hội cho việc hút thuốc tại Việt Nam và các nước khác là bao nhiêu?
5.	 Có một số bài báo đưa tin về việc thuốc lá có nhiễm các chất phóng xạ? Vấn đề này
là như thế nào?
PHẦNII.THỰCTRẠNGHÚTTHUỐCVÀHÚTTHUỐCTHỤĐỘNGTẠIVIỆTNAM
6.	 Tình hình sử dụng thuốc lá tại Việt Nam như thế nào?
7.	 Thực trạng hút thuốc thụ động tại Việt Nam như thế nào?
PHẦN III. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ HIỆU QUẢ
8.	 Mục tiêu của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá
9. 	 Những nội dung chính quy định trong dự thảo Luật Phòng chống tác hại thuốc lá của
thuốc lá tại Việt Nam là gì?
Quy định về môi trường không khói thuốc
10.	 Tại sao phải thực thi môi trường 100% không khói thuốc?
11.	 Kinh nghiệm của các nước trong thực hiện môi trường không khói thuốc như thế nào?
12. 	Liệu quy định cấm hút thuốc nơi làm việc có khả thi không ?
13.	 Liệu việc cấm hút thuốc tại nơi công cộng trong nhà, nơi làm việc trong nhà và trên
phương tiện giao thông công cộng có vi phạm nhân quyền không?
Quy định về in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh
14.	 Tại sao cần in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá?
15.	 Có bao nhiêu quốc gia đã thực hiện cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh?
16.	 In cảnh báo sức khỏe có làm tăng buôn lậu hay không? Có làm người tiêu dùng
chuyển sang sử dụng thuốc lá lậu không in cảnh báo sức khỏe không?
17.	 Hiệu quả truyền thông của Cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá như
thế nào ?
18.	 Tại sao FCTC chỉ quy định diện tích cảnh báo chiếm 30% diện tích vỏ bao chính mà
VN lại đề xuất thực hiện mức 50%?
Quy định về thành lập Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá và
nâng cao sức khỏe cộng đồng
19.	 Nguồn kinh phí hiện nay cho các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá tại Việt nam
như thế nào?
NỘI DUNG TRANG
7
8
8
9
10
10
11
12
14
17
18
18
18
19
19
19
19
19
21
22
22
23
23
23
23
MỤC LỤC
20.	 Yêu cầu thực tiễn về nguồn lực để thực hiện công tác PCTH thuốc lá trong thời gian tới?
21.	 Kinh nghiệm của các nước để tạo nguồn kinh phí bền vững cho hoạt động phòng
chống tác hại thuốc lá?
Quy định về cấm đóng gói bao thuốc lá nhỏ dưới 20 điếu
22.	 Tại sao cần cấm đóng bao gói nhỏ dưới 20 điếu?
Quy định về tăng thuế thuốc lá
23.	 Tăng thuế thuốc lá có ảnh hưởng thế nào đối với nguồn thu ngân sách của Chính phủ?
24.	 Liệu việc Chính phủ tăng thuế thuốc lá có tác động không công bằng tới những người
có thu nhập thấp?
25.	 Một số người nói rằng tăng thuế thuốc lá là nguyên nhân gây buôn lậu thuốc lá ở Việt
Nam. Điều đó có đúng không?
26.	 Biện pháp hiệu quả để kiểm soát buôn lậu thuốc lá tại Việt Nam là gì?
PHẦN IV. MỘT SỐ CÂU HỎI KHÁC
27.	 Công ước Khung về PCTHTL là gì? Mục tiêu và những nội dung chính của Công
ước Khung là gì?
28.	 Các tài liệu Hướng dẫn thực hiện Công ước Khung nhằm mục tiêu gì?
29.	 Chi phí-hiệu quả của các biện pháp PCTHTL do WHO đề xuất như thế nào?
30.	 Khuyến cáo của WHO về thực thi hiệu quả Luật PCTHTL?
31.	 Liệu việc PCTHTL có làm tăng thất nghiệp hay không?
32.	 Liệu việc làm và thu nhập của nông dân trồng thuốc lá có bị ảnh hưởng từ việc ban
hành luật PCTHTL mạnh hay không?
33.	 Tại sao WHO lại khuyến cáo không nên in các con số về hàm lượng chất hắc ín
(TAR) và Nicotine trên vỏ bao thuốc lá?
34.	 Khi bỏ thuốc, một số người sẽ tăng cân. Liệu việc này có làm tăng thêm nguy cơ bệnh
tim mạch?
35.	 Điều trị cai nghiện thuốc lá sẽ đòi hỏi nguồn lực đáng kể cho việc tư vấn và chi phí
cho thuốc cai nghiện. Việt Nam nên huy động nguồn chi phí cho dịch vụ cai nghiện thuốc
lá như thế nào?
PHẦN V. THÔNG TIN THAM KHẢO VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC LÁ VÀ
CÁCQUYĐỊNHVỀPHÒNGCHỐNGTÁCHẠITHUỐCLÁCỦACÁCNƯỚCASEAN
NỘI DUNG TRANG
24
24
25
25
26
26
27
27
28
29
32
32
33
33
33
37
37
37
37
39
Phần I
TAÙC HAÏI
CUÛA HUÙT THUOÁC
VAØ HUÙT THUOÁC
THUÏ ÑOÄNG
8
Thuốc lá là một trong các nguyên nhân chính gây ra các bệnh không truyền nhiễm. Cụ thể, tính chung
trên thế giới thuốc lá gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn
mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ(2)
. Theo ước tính ở Hoa Kỳ thuốc lá là
nguyên nhân của khoảng 30% các trường hợp tử vong do bệnh ung thư.
2. Thế nào là hút thuốc thụ động, hút thuốc thụ động gây ra những bệnh gì?
*	 Hút thuốc thụ động là hít phải (hay còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang
cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra. Khói thuốc thụ động chứa hàng nghìn các hóa chất,
trong đó có ít nhất là 250 chất là chất gây ung thư hay chất độc hại(3)
(Hình 2).
Hút thuốc thụ động có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em.
*	 Ở người lớn hút thuốc thụ động gây ung thư phổi, các bệnh về tim mạch, ung thư vú, bệnh
động mạch vành, xơ vữa động mạch, gây các triệu chứng kích thích đường hô hấp, tăng nguy cơ đẻ
non và trẻ nhẹ cân.
1. Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của người hút thuốc như thế nào?
Thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh khác nhau cho người hút thuốc trong đó có nhiều bệnh nguy
hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản(1)
.  Hút thuốc ở
phụ nữ mang thai gây các ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả bà mẹ cũng như thai nhi. Các
căn bệnh chính được minh họa trong hình dưới đây (Hình 1).
Áp phích của WHO về các bệnh do hút thuốc
Source: WHO 2001
Rụng tóc
Cao răng, sâu răng
Ung thư da
Khí phế thũng
Bệnh vẩy nến
Đục nhân mắt
Nếp nhăn
Điếc
Loãng xương
Bệnh tim mạch
Biến dạng tinh trùng
Loét dạ dày
Ung thư phổi và cơ quan
khác
Ung thư tử cung và xẩy
thai
Bệnh Buerger (Bệnh viêm tắc
mạch máu chi)
Chuyển màu da ngón tay
Hình 1: Tranh áp phích của WHO về các bệnh do hút thuốc gây ra
HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI
9
TÁC HẠI CỦA HÚT THUỐC VÀ HÚT THUỐC THỤ ĐỘNG
*	 Ở trẻ em, hút thuốc thụ động có thể gây viêm đường hô hấp, hen, viêm tai giữa, đột tử ở trẻ sơ
sinh (SID), kém phát triển chức năng phổi và làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác(4)
.
3. Mỗi năm có bao nhiêu người tử vong vì hút thuốc lá trên thế giới và tại Việt Nam?
Trên toàn cầu, mỗi năm sử dụng thuốc lá gây tử vongtrên 5 triệu người. Con số này sẽ tăng thành trên
8 triệu người một năm vào năm 2020. Nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả không
được thực hiện thì trong thế kỷ này thuốc lá sẽ giết chết 1 tỷ người.(1)
Tại Việt Nam, mỗi năm sử dụng thuốc lá giết chết hơn 40.000 người(5)
(Biểu đồ 1).  Điều này có nghĩa
là mỗi ngày có hơn 100 người chết vì những bệnh do hút thuốc gây nên. Con số này sẽ tăng lên thành
70.000 người một năm vào năm 2030.
Biểu đồ 1: Tử vong do thuốc lá, HIV/AIDS và Tai Nạn Giao Thông năm 2010.
Nguồn: Levey và CS; UBAT giao thông và Cục phòng chống HIV/AIDS.
Hình 2: Minh họa về các thành phần trong khói thuốc
10
4. Chi phí của xã hội cho việc hút thuốc tại Việt Nam và các nước khác là bao nhiêu?
*	 Thuốc lá gây ra chi phí khổng lồ cho chăm sóc y tế cho những người bị bệnh do hút thuốc lá,
cộng thêm với tổn phí do giảm năng suất lao động, do hỏa hoạn và những tổn hại cho môi trường.
Trên toàn thế giới ước tính mỗi năm thuốc lá gây ra thiệt hại khoảng 500 tỷ đô la Mỹ.
*	 Theo ước tính trong tổng số các vụ hỏa hoạn trên thế giới thì nguyên nhân do hút thuốc chiếm
10%(2)
. Mỗi năm thuốc lá gây ra khoảng 1,1 triệu vụ cháy, 17,300 ca tử vong, 60,000 ca thương tích
và 27 tỷ USD tổn thất tài sản. Chỉ riêng tại Mỹ năm 2005, hút thuốc gây ra 82.400 vụ hỏa hoạn làm
chết 800 người, bị thương 1660 người và thiệt hại 575 triệu USD tài sản.(2)
*	 Tại Việt Nam: theo một nghiên cứu của trường Đại học Y Hà Nội ước tính chi phí  chăm sóc và
điều trị cho 3 căn bệnh do sử dụng thuốc lá gây ra (Bệnh ung thư phổi, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn
tĩnh và nhồi máu cơ tim) là hơn 2.304 tỷ đồng  năm 2007(7)
. Đây mới chỉ tính chi phí trực tiếp 3 bệnh
trong số 25 căn bệnh do thuốc lá gây ra. Nếu tính cả chi phí gián tiếp gây ra cho xã hội do bệnh tật và
tử vong sớm và tính đủ các căn bệnh thì con số tổn thất sẽ cao hơn rất nhiều.
*	 Bên cạnh đó, các hộ nghèo có người hút thuốc sẽ bị mất một khoản đáng kể trong thu nhập khiêm
tốn của họ vào việc mua thuốc lá. Trung bình ở các nước, các hộ nghèo có người hút thuốc phải tiêu
tốn từ 3% đến 15% thu nhập của cả hộ gia đình cho thuốc lá(6)
.
*	 Các hộ nghèo tại Việt Nam phải tiêu tốn khoảng 5% thu nhập của gia đình vào thuốc lá(8)
.  Ở những
hộ này, khoản tiền mua thuốc lá thậm chí cao hơn khoản tiền chi cho y tế hay cho giáo dục. Nếu người hút
thuốc nghèo bỏ thuốc, họ sẽ có nhiều tiền hơn để mua thức ăn hoặc để trả tiền học cho con cái của mình.
5. Có một số bài báo đưa tin về việc thuốc lá có nhiễm các chất phóng xạ? Quy mô
của vấn đề này là như thế nào?
*	 Sự ô nhiễm các chất phóng xạ từ thuốc lá là vấn đề nghiêm trọng của y tế công cộng trong thời
gian gần đây. Theo Cục Bảo vệ Môi trường của Mỹ: “Cho tới nay, lượng phóng xạ lớn nhất mà công
chúng nhiễm phải là từ việc hút thuốc. Trong khi khói thuốc không phải là nguồn chiếu ra chất phóng
xạ, nhưng khói thuốc chứa lượng nhỏ các chất phóng xạ mà người hút thuốc đưa vào phổi của mình
khi hít khói thuốc. Các chất phóng xạ vào các phế nang phổi và qua thời gian sẽ tích tụ thành lượng
phóng xạ lớn”(9)
.
*	 Lá cây thuốc lá có đặc tính là chúng giữ và tích tụ các chất phóng xạ dưới dạng Radon, các radon
này được thải ra từ phân hóa học hay đất bị nhiễm phóng xạ (Lá của các loại cây khác không có tính
chất này). Hai chất gây phóng xạ chính gây ô nhiễm trong khói thuốc lá là chì-210 và polonium-210.
Chất phóng xạ sẽ tích tụ trong phổi của người hút thuốc ở nồng độ tập trung ngày càng cao theo lượng
khói thuốc ô nhiễm hít vào. Ước tính khi hút trung bình nửa bao thuốc một ngày thì liều chất phóng xạ
trong cơ thể người hút thuốc phải chịu tương đương với việc phải đi chụp X-quang từ 300 dến 2000
lần mỗi năm (tùy thuộc vào loại máy chụp X-quang). Điều này làm sáng tỏ hơn cơ chế tại sao thuốc
lá lại gây ung thư phổi và các bệnh ung thư khác (theo WHO).
HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI
Phần II
THÖÏC TRAÏNG
HUÙT THUOÁC
VAØ HUÙT THUOÁC
THUÏ ÑOÄNG
12
HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM
6. Tình hình sử dụng thuốc lá ở Việt Nam như thế nào?
*	 Theo ước tính từ cuộc Điều tra hút thuốc ở người trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) năm 2010
(GATS 2010), trong những người trưởng thành tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới là 47,4% ở nữ giới là
1,4% (Biểu đồ 2), tổng cộng có trên 15 triệu người lớn hiện đang hút thuốc lá, thuốc lào(10)
. Khoảng
69,0% những người hút thuốc hút từ 10 điếu thuốc lá trở lên mỗi ngày.
Tỷ lệ hút thuốc lá điếu theo giới:
Biểu đồ 2. Tỷ lệ hút thuốc lá điếu theo giới tại Việt Nam, năm 2010
Biểu đồ 3: Tỷ lệ hút thuốc theo nhóm tuổi ở người trưởng thành (GATS 2010)
Tỷ lệ hút thuốc theo nhóm tuổi (GATS 2010):
*	 Tỷ lệ hút thuốc cao nhất trong nhóm tuổi từ 25 đến 64, với tỷ lệ lên tới gần 60% (Biểu 3).
13
THỰC TRẠNG HÚT THUỐC VÀ HÚT THUỐC THỤ ĐỘNG
Tỷ lệ hút thuốc trong giới trẻ:
*	 Trong giới trẻ độ tuổi 15 - 24, tỷ lệ hút thuốc tương ứng nam là 26,1% và nữ là 0,3%. Tỷ lệ chung
là 13,3% (Biểu 4).
*	 Trong nhóm học sinh ở độ tuổi 13 đến 15, thì tỷ lệ hút theo Điều tra toàn cầu về hút thuốc của
trong giới trẻ (GYTS 2007), ở nam học sinh là 6,5% và nữ học sinh là 1,2%.(11)
Tỷ lệ hút thuốc theo nghề nghiệp (GATS 2010):
*	 Theo nhóm nghề nghiệp thì tỷ lệ hút thuốc cao nhất trong nhóm những người làm nghề Lâm-
Ngư nghiệp, tiếp đến là Xây dựng-Mỏ (Biểu đồ 5).
Biểu đồ 4: Tỷ lệ hút thuốc nhóm tuổi 15-24 (GATS 2010).
Biểu đồ 5: Tỷ lệ hút thuốc theo nhóm nghề nghiệp và giới
14
HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM
*	 Trong sinh viên y khoa năm thứ 3, có 20,7% sinh viên nam và 2,7% sinh viên nữ hút thuốc (Điều
tra toàn cầu về hút thuốc trong sinh viên y khoa, 2003).
*	 Trong nhóm giáo viên, có 21,5% giáo viên nam và 1% giáo viên nữ hút thuốc. (Điều tra toàn cầu
về hút thuốc trong giáo viên phổ thông trung học 2003).
2. Thực trạng hút thuốc thụ động ở Việt Nam như thế nào?
*	 73,1% nguời không hút thuốc (bằng 33 triệu người) bị hút thuốc thụ động tại nhà
*	 55,9% người lao động (trên 5 triệu người) bị hút thuốc thụ động tại nơi làm việc (Biểu 6, 7).
Biểu đồ 6: Tỷ lệ người trưởng thành hút thuốc thụ động tại nhà
Biểu đồ 7: Tỷ lệ người trưởng thành hút thuốc thụ động tại nơi làm việc
15
THỰC TRẠNG HÚT THUỐC VÀ HÚT THUỐC THỤ ĐỘNG
*	 Theo điều tra Y tế quốc gia 2001 - 2002 có tới trên 70% trẻ em dưới 5 tuổi sống trong các gia
đình có người hút thuốc.(12)
*	 Theo kết quả điều tra hút thuốc trong học sinh 13-15 tuổi tiến hành năm 2007 thì có tới gần 60%
học sinh nhóm tuổi này thường xuyên bị hút thuốc thụ động tại nhà và trên 70% bị hút thuốc thụ động
tại nơi công cộng (Biểu 8).(13)
Biểu đồ 8: Tỷ lệ hút thuốc thụ động trong nhóm học sinh 13-15 tuổi, GYTS 2007.
16
17
TÁC HẠI CỦA HÚT THUỐC VÀ HÚT THUỐC THỤ ĐỘNG
Phần III
CAÙC BIEÄN PHAÙP
PHOØNG CHOÁNG
TAÙC HAÏI THUOÁC LAÙ
HIEÄU QUAÛ
18
HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM
18
8. Mục tiêu của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá là gì?
Sử dụng thuốc lá gây ra những hậu quả lâu dài, nặng nề đến sức khỏe của người dân và kinh tế -
xã hội. Do đó mục tiêu của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá là thực hiện thường xuyên, liên tục
các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, tiến tới kiểm soát và giảm mức cung cấp các sản
phẩm thuốc lá, nhằm giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh có liên quan đến thuốc lá.
9. Những nội dung chính trong dự thảo Luật PCTHTL của thuốc lá tại Việt Nam
là gì?
Dự thảo Luật Phòng chống tác hại thuốc lá quy định các biện pháp chính là:
*	 Quy định các khu vực cấm hút thuốc lá như: cơ sở y tế, trường học, nơi làm việc trong nhà, nơi
công cộng trong nhà và trên các phương tiện giao thông công cộng,...
*	 Quy định in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên  bao bì các sản phẩm thuốc lá.
*	 Quy định cấm quảng cáo khuyến mại các sản phẩm thuốc lá dưới mọi hình thức
*	 Quy định không bán bao gói thuốc lá nhỏ dưới 20 điếu tại thị trường trong nước.
*	 Các giải pháp để quản lý chặt chẽ nguồn cung cấp các sản phẩm thuốc lá và hạn chế tiếp cận với
các sản phẩm thuốc lá.
*	 Quy định về điều kiện đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động Phòng chống tác hại thuốc lá và
đảm bảo sự thực thi hiệu quả của các quy định luật như: thành lập Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc
lá và nâng cao sức khỏe cộng đồng; Xử lý vi phạm pháp luật về phòng chống, tác hại của thuốc lá.  
*	 Biện pháp tăng thuế thuốc lá là biện pháp hữu hiệu để góp phần giảm hút thuốc, đặc biệt là ngăn
ngừa thanh niên bắt đầu hút thuốc. Thuế thuốc lá hiện nay được quy định theo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc
biệt vì vậy sẽ chỉ được quy định mang tính nguyên tắc trong luật này.
QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÓI THUỐC
10. Tại sao cần thiết phải thực thi môi trường 100% không khói thuốc?
*	 Theo các nghiên cứu cho thấy: không có một mức độ an toàn nào đối với việc tiếp xúc với khói
thuốc thụ động. Chính vì vậy WHO khuyến cáo rằng: để bảo vệ sức khỏe cộng đồng khỏi tác hại của
khói thuốc thụ động thì bầu không khí trong nhà phải hoàn toàn không có khói thuốc.
*	 Việc phân chia khu vực dành riêng người hút thuốc và người không hút thuốc trong môi trường
trong nhà, hay là việc sử dụng hệ thống thông gió, lọc khí đã được chứng minh là không có hiệu quả
trong việc bảo vệ con người trước khói thuốc thụ động.(14)
*	 Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Khung từ tháng 11 năm 2004, và
Công ước Khung có hiệu lực từ 17 tháng 3 năm 2005. Dựa trên các bằng chứng khoa học và kinh
nghiệm quốc tế tốt nhất, các bên tham gia Công ước Khung FCTC đã thông qua Hướng dẫn về bảo
vệ khỏi phơi nhiễm với khói thuốc thụ động tại kỳ Hội nghị các Bên Công ước Khung FCTC lần thứ
19
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ HIỆU QUẢ
2, tổ chức năm 2007. Hướng dẫn này đưa ra các nguyên tắc và tiêu chuẩn cụ thể để giúp các quốc gia
thành viên Công ước Khung thực hiện chính sách 100% môi trường không khói thuốc trong vòng 5
năm kể từ ngày Công ước có hiệu lực tại nước đó.
11. Kinh nghiệm của các nước trong thực hiện môi trường không khói thuốc như
thế nào?
*	 Xây dựng môi trường hoàn toàn không khói thuốc đang trở thành xu thế chung trên thế giới.
Ai-len là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng môi trường không khói thuốc nơi làm việc và nơi
công cộng trong nhà. Tiếp nối Ai-len là nhiều nước như Na Uy, New Zealand, Italy, Urugoay... Tại
Singapore, chính sách không khói thuốc còn được mở rộng ra tại các quán karaoke và các nhà hàng.
Phần lớn lãnh thổ của Canada và Mỹ đã thực hiện môi trường không khói thuốc thông qua luật của
Liên Bang hoặc của Tiểu Bang. Thái Lan, Brunei, và Malaysia cũng đã thực hiện khá tốt quy định
cấm hút thuốc nơi công cộng và nơi làm việc trong nhà.
12. Liệu quy định cấm hút thuốc nơi làm việc có khả thi không ?
*	 Thực tế tại Việt Nam đã có rất nhiều cơ quan, đơn vị thực hiện tốt việc cấm hút thuốc hoàn toàn
trong khuôn viên cơ quan, đơn vị. Điều này chứng minh đây là chủ trương đúng đắn và hoàn toàn có
thể thực hiện được. Thực tiễn cho thấy một số địa phương như thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh),
tỉnh Hải Dương, tỉnh Tiền Giang, và một số bệnh viện như bệnh viện Nhi đồng I, bệnh viện Việt Đức
khi lãnh đạo quyết tâm và ủng hộ thì không chỉ tại cơ quan, công sở mà thậm chí tại cả các khách sạn
(thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh) quy định cấm hút thuốc cũng được thực hiện rất tốt.
13. Liệu việc cấm hút thuốc tại nơi công cộng trong nhà, nơi làm việc trong nhà và
trên phương tiện giao thông công cộng có vi phạm nhân quyền không?
Câu trả lời là KHÔNG.
*	 Đối với quyền tự do của người hút thuốc, họ có thể hút thuốc tại các khu vực không có quy định cấm
hoặc ở bên ngoài nơi mà hành vi hút thuốc của họ không làm hại tới sức khỏe của những người khác.
*	 Chúng ta có khoảng 87 triệu dân, trong đó 70 triệu người không hút thuốc. Những người không hút
thuốc có quyền được hít thở một bầu không khí trong lành không bị ô nhiễm bởi khói thuốc thụ động.
*	 Việc cấm hút thuốc (nơi công cộng, nơi làm việc trong nhà và trên giao thông công cộng) đã
được quy định trong công ước quốc tế - Công ước khung về PCTHTL (viêt tắt là FCTC) do WHO
khởi xướng, và công ước này đến nay đã được hơn 174 quốc gia phê chuẩn.
*	 Quyền “Được hưởng tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất có thể đạt được” được quy định trong Công
ước Khung FCTC, trong Hiến chương Tổ chức Y tế Thế giới và trong Hiệp ước về Quyền Kinh tế, Xã
hội và Văn hóa. Việc phơi nhiễm với khói thuốc thụ động sẽ ngăn trở quyền của công chúng ‘Được
hưởng tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất có thể đạt được’ của con người.
*	 Việc cấm hút thuốc tại nơi làm việc trong nhà, nơi công cộng trong nhà và trên phương tiện
giao thông công cộng đã được triển khai thành công tại nhiều quốc gia và thành phố trên thế
giới. Tại những nơi này, đại đa số người dân, khoảng 65% và 90%, ủng hộ việc cấm hút thuốc
nơi công cộng.(15)
20
HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM
*	 Tại Việt Nam, các cuộc điều tra cho thấy khoảng 72% đến 92% người trưởng thành ủng hộ việc
cấm hút thuốc nơi công cộng(16),(17)
và hơn 80% học sinh lứa tuổi 13-15 ủng hộ quy định này(18),(19)
.
QUY ĐỊNH VỀ IN CẢNH BÁO SỨC KHỎE BẰNG HÌNH ẢNH
TRÊN VỎ BAO THUỐC LÁ
14. Tại sao cần in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá?
*	 Việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh đảm bảo quyền của người tiêu dùng được biết các thông
tin chính xác về sản phẩm mà họ sử dụng, những hậu quả đối với sức khoẻ, tính gây nghiện và nguy
cơ bệnh tật, tử vong từ việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá. Nghiên cứu của WHO năm 2006 cho thấy
việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh sẽ giúp tránh được khoảng 300 đến 700 ca tử vong sớm  mỗi
năm trong nhiều thập kỷ. Theo nghiên cứu về chi phí - hiệu quả của Viện chiến lược chính sách y tế
đã nêu trên thì việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh tại Việt Nam sẽ có chi phí thấp nhất trong
các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá và  hiệu quả lại rất cao.
*	 Một vấn đề quan trọng hơn là hiện nay, độ tuổi bắt đầu hút thuốc của thanh thiếu niên Việt Nam là
rất trẻ (13-15 tuổi). Ở độ tuổi này, các em không ý thức được tính chất độc hại của thuốc lá, hút thuốc
chủ yếu do bắt chước bạn bè và người lớn. Việc áp dụng cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh sẽ giúp cho
các em có nhận thức tốt hơn về tác hại của việc hút thuốc và các yếu tố độc hại có trong khói thuốc
và không bắt đầu hút thuốc. Như vậy sẽ bảo vệ
được thế hệ trẻ khỏi sự tàn phá do các căn bệnh
do thuốc lá gây ra trong tương lai.
*	 Cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh là kênh
giáo dục có hiệu quả và chi phí thấp bởi vì tất
cả những người hút thuốc sẽ đều nhìn thấy
thông điệp này mỗi khi họ mở bao thuốc.
*	 Cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh dễ gây
ấn tượng khiến người hút thuốc dễ hiểu và dễ
nhớ hơn về hậu quả của việc hút thuốc đối với
sức khỏe. Những cảnh báo này cũng có thể hiểu
được với cả những người không biết đọc. (ví dụ
Hình 3).
*	 Việc ban hành và thực thi quy định in cảnh
báo sức khỏe bằng hình ảnh trên các sản phẩm
thuốc lá được công chúng ủng hộ rộng rãi.
*	 In cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh còn
giúp cho các cơ quan chức năng dễ dàng phân
biệt thuốc lá lậu thường là các sản phẩm không
in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh, vì vậy in
càng to, càng rõ ràng càng dễ phân biệt Hình 3: Ví dụ về cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh
tại một số nước.
21
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ HIỆU QUẢ
*	 Bản thân các công ty thuốc lá cũng thường xuyên thay đổi mẫu mã bao bì với nhiều màu sắc khác
nhau, vì vậy sẽ không gặp khó khăn gì khi in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh.
*	 Một số công ty thuốc lá của Việt Nam cũng đã sản xuất thuốc lá xuất sang Singapore từ nhiều năm đã
in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh. (Hình 4) cho thấy cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh đã được sản xuất
tại Việt Nam để xuất khẩu sang Singapore. (Nguồn: SEATCA 2010).
15. Có bao nhiêu quốc gia đã thực hiện cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh?
*	 Trên thế giới, số lượng các quốc gia in cảnh báo bằng hình ảnh đang gia tăng, hiện có 42 quốc
gia quy định in cảnh báo bằng hình ảnh. Nhiều nước đang xem xét các thiết kế, hoặc soạn thảo quy
định đối với cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trước khi ban hành.
*	 Những quốc gia đã in CBSK bằng hình ảnh đều in theo diện tích trung bình chiếm 50% hoặc lớn
hơn 50% diện tích hai mặt chính vỏ bao thuốc.
Diện tích trung bình của CBSK bằng hình ảnh tại một số nước
80%  Uruguay (80%/80%)
65%  Mauritius (60%/70%)
65%  Mê hi cô (30%/100%)
60%  Paraguay (60%, 60%)
60%  Philippines (60%, 60%)
60%  Úc (30%, 90%)
60%  New Zealand (30%, 90%)
60%  Đảo Cook (30%, 90%)
56%  Bỉ (48%, 63%)
56%  Thụy sỹ (48%, 63%)
55%  Thái Lan(55%/55%)
52%  Phần Lan (45%, 58%)
52%  I rơ len (45%, 58%)
50%  tại 18 nước khác
Hình 4: CBSK trên bao thuốc do Việt Nam sản xuất để xuất khẩu
Nguồn SEATCA 2010
22
HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM
*	 Tại khu vực ASEAN đã có 4 nước thực hiện cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh: đó là Thái- Lan,
Sing-ga-po, Ma-lai-xi-a và Bru-nei. Một số nước khác trong khu vực đang trong quá trình thiết kế
mẫu và dự thảo các quy định.
*	 Hướng dẫn thực hiện điều 11 Công ước Khung đã nêu rõ các yêu cầu cho việc in CBSK bằng
hình ảnh trong đó một số điểm quan trọng là:
o Cảnh báo sức khỏe có cả hình ảnh và chữ có hiệu quả hơn rất nhiều so với những cảnh báo
chỉ bằng chữ.
o Kích thước của cảnh báo sức khỏe phải chiếm 50% hoặc nhiều hơn diện tích các mặt
chính bao bì thuốc lá. Các quốc gia thành viên cần cân nhắc việc sử dụng những cảnh báo và
thông điệp về sức khỏe chiếm hơn 50% bề mặt vỏ bao thuốc và hướng tới chiếm càng nhiều
diện tích khu vực trình bày chính càng tốt.
16. In cảnh báo sức khỏe có làm tăng buôn lậu hay không? Có làm người tiêu
dùng chuyển sang sử dụng thuốc lá lậu không in cảnh báo sức khỏe không?
*	 Trong tất cả các nước đã in CBSK bằng hình ảnh cho đến nay (42 nước), không có bằng chứng
nào về sự tăng buôn lậu thuốc lá do CBSK hình ảnh. Vì thuốc lá là một sản phẩm gây nghiện, người
đã nghiện thuốc lá sẽ chỉ hút những sản phẩm hợp “gu” mà họ thường hay sử dụng. Mặt khác việc in
CBSK bằng hình ảnh sẽ giúp dễ dàng phân biệt thuốc hợp pháp và thuốc lậu, và do đó sẽ giúp kiểm
soát tốt hơn các sản phẩm thuốc lá nhập lậu;
*	 Khi yêu cầu in cảnh báo sức khỏe thì các sản phẩm thuốc lá nhập khẩu vào Việt Nam cũng phải
in cảnh báo sức khỏe như sản phẩm sản xuất trong nước, như vậy cũng góp phần tăng thêm rào cản
kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu.
*	 Tình trạng buôn lậu không chỉ là vấn đề xảy ra đối với sản phẩm thuốc lá mà còn với nhiều hàng
hóa khác. Vì vậy cần tăng cường hoạt động chống buôn lậu thay vì lo ngại về nguy cơ buôn lậu mà
lại không tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
17. Hiệu quả truyền thông của Cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc
lá như thế nào?
Theo kết quả tổng hợp từ báo cáo MPOWER của WHO (2009) hiệu quả truyền thông của CBSK bằng
hình ảnh là rất tốt cụ thể số liệu tại một số nước như sau :
Tại Braxin sau khi in CBSK bằng hình ảnh:
*	 Hơn 50% những người hút thuốc đã thay đổi ý kiến về hậu quả của thuốc lá đối với sức khoẻ,
*	 Hai phần ba số người hút thuốc cho biết họ muốn bỏ thuốc;
*	 6 tháng sau khi áp dụng in cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh, số các cuộc gọi đến số điện thoại
miễn phí của dịch vụ hỗ trợ bỏ thuốc tăng gần 9 lần
Tại Canađa:
*	 58% những người hút thuốc suy nghĩ nhiều hơn về tác hại của thuốc lá,
*	 Hơn một nửa số người hút thuốc muốn bỏ thuốc;
23
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ HIỆU QUẢ
*	 Hơn 1/4 số người hút thuốc  ít hút thuốc trong nhà hơn
*	 1/6 số người hút thuốc tránh không hút thuốc trước mặt trẻ em
Tại Xingapo:
*	 71% số người hút thuốc nói rằng họ biết nhiều hơn về tác hại của hút thuốc
*	 28%  số người hút thuốc giảm bớt số lượng hút mỗi ngày.
*	 25% nói rằng họ có thêm quyết tâm bỏ thuốc
*	 12% nói rằng họ tránh hút thuốc gần phụ nữ có thai
18. Tại sao FCTC chỉ quy định diện tích cảnh báo tối thiểu chiếm 30% diện tích
vỏ bao mà Việt Nam lại đề xuất thực hiện mức 50%?
Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) của Tổ chức Y tế Thế giới quy định diện tích in
cảnh báo 30% bằng chữ hoặc hình ảnh chỉ là yêu cầu tối thiểu. Tổ chức Y tế Thế giới luôn khuyến
khích các quốc gia thực hiện cao hơn mức này. Hơn nữa việc thực thi mạnh FCTC là vì lợi ích
của quốc gia, lợi ích sức khỏe của người dân Việt Nam chứ không phải là sự tham gia có tính chất
hình thức.. Các quốc gia trong khu vực đã thực hiện công tác PCTH thuốc lá có hiệu quả như
Thailand, Singapore…đều có  quy định mạnh hơn so với mức tối thiểu của  FCTC.
QUY ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP QUỸ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ VÀ
NÂNG CAO SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
19. Nguồn kinh phí hiện nay cho các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá tại
Việt Nam như thế nào ?
*	 Hiện nay, kinh phí cho kiểm soát thuốc lá ở Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào các nhà tài trợ quốc
tế khoảng 90%, trong khi sự hỗ trợ của Chính phủ chỉ chiếm 10% kinh phí hiện có. Tại địa phương
(theo báo cáo các tỉnh về Thực hiện Nghị quyết 12/2000/NQ-CP giai đoạn 2000-2010):
o	Đại đa số các tỉnh không phân bổ kinh phí cho PCTHTL
o	Tp Hồ Chí Minh: 800 triệu đồng từ năm 2000-2010	
o	Một số tỉnh có kinh phí cho hoạt động PCTH thuốc lá là từ dự án do các tổ chức PCTH thuốc
lá thực hiện tại địa phương.
*	 Ngân sách nhà nước cấp cho công tác PCTH thuốc lá tại trung ương thấp: khoảng 47.000 USD
năm 2009, tương đương 0,5% kinh phí của Thái Lan đầu tư cho công tác phòng chống tác hại thuốc
lá trong khi số người hút thuốc của Thái Lan chỉ bằng 2/3 số lượng người hút thuốc của Việt Nam.
*	 Do không chủ động được nguồn tài chính, phụ thuộc vào nguồn tài trợ quốc tế nên việc tổ chức
thực hiện hoạt động PCTH thuốc lá không đồng bộ và thường xuyên. Kết quả đánh giá sau 10 năm
thực hiện Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP cho thấy, mặc dù đã có khá nhiều tiến bộ trong việc thay đổi
nhận thức và thói quen sử dụng thuốc lá của cộng đồng, phần lớn các mục tiêu mà Nghị quyết đề ra
24
HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM
đều không đạt được, đặc biệt là mục tiêu giảm tỷ lệ người hút thuốc (chỉ giảm được 9% nam giới hút
thuốc trong 10 năm so với mục tiêu đề ra là giảm từ 50% xuống 26%).
*	 Trong thời gian tới, việc huy động nguồn kinh phí cho PCTH thuốc lá sẽ càng gặp nhiều khó
khăn hơn do Việt Nam đã vượt ngưỡng nghèo, trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp
nên các nguồn tài trợ quốc tế sẽ ngày càng giảm.
20. Yêu cầu thực tiễn về nguồn lực để thực hiện công tác PCTH thuốc lá trong thời
gian tới?
*	 Trong thời gian tới, để thực hiện thành công mục tiêu của Luật PCTHTL, đảm bảo tính khả thi
của các biện pháp  giảm cầu và giảm cung được quy định trong dự thảo luật cần phải có đủ nguồn tài
chính ổn định, bền vững.
*	 Hiện nay ngân sách nhà nước còn hạn hẹp và phải ưu tiên cho các mục tiêu hàng đầu như tăng
trưởng kinh tế, quốc phòng, an ninh, giáo dục…nên không đủ để đáp ứng toàn bộ nhu cầu về ngân
sách lớn và lâu dài của công tác PCTH TL. Ngân sách cấp năm 2010 chỉ khoảng 1 tỷ đồng, còn lại là
tài trợ quốc tế (mỗi năm khoảng 7-8 tỷ đồng). Tuy nhiên, nhu cầu chi cho công tác này là rất lớn (Bộ
Tài chính ước tính khoảng 420 tỷ đồng).
*	 Kinh nghiệm về quỹ Nâng cao sức khỏe từ các nước khác như Aus-tra-lia, Thái Lan cho thấy qua
việc tài trợ cho các chương trình y tế công cộng, Quỹ Nâng cao sức khỏe đã giúp làm giảm tỷ lệ hút
thuốc, tăng việc tập luyện thể lực, tăng cường sức khỏe và giảm chi phí điều trị bệnh ở các nước này(20)
.
Nguồn kinh phí lâu dài và bền vững để thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp về PCTHTL
sau:
•	 Tuyên truyền, giáo dục để người hút thuốc lá thay đổi hành vi, hạn chế sử dụng và tiến tới cai
nghiện thuốc lá, thanh thiếu niên không hút thuốc lá, người dân biết tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
•	 Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, cai nghiện thuốc lá; tổ chức các mô hình cai nghiện thuốc lá
hiệu quả.
•	 Triển khai và nhân rộng các mô hình cộng đồng, cơ quan, tổ chức không có khói thuốc lá;
•	 Nâng cao năng lực cho mạng lưới cộng tác viên làm công tác phòng chống tác hại thuốc lá và
NCSKCĐ,
•	 Hỗ trợ công tác phòng chống buôn lậu thuốc lá; nghiên cứu giải pháp chuyển đổi ngành nghề cho
người lao động ngành thuốc lá;
•	 Vận động tài trợ cho công tác phòng chống tác hại thuốc lá và NCSKCĐ
21. Kinh nghiệm của các nước để tạo nguồn kinh phí bền vững cho hoạt động
phòng chống tác hại thuốc lá?
Rất nhiều quốc gia đã Thành lập Quỹ PCTHTL và NCSK cộng đồng để tạo nguồn kinh
phí bền vững cho hoạt động PCTH thuốc lá.
Các nước thành lập Quỹ PCTHTL và NCSK cộng đồng dựa trên nguyên tắc gì?
•	 Quỹ PCTHTL và NCSK cộng đồng dựa trên nguyên tắc xã hội hóa. Công tác PCTHTL là nhiệm
vụ chung của toàn xã hội. Nhà nước không đủ nguồn lực để thực hiện toàn bộ các hoạt động mà
25
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ HIỆU QUẢ
cần huy động nguồn lực và sự tham gia của xã hội để thực hiện đồng bộ và hiệu quả các hoạt động
PCTHTL.
Các quốc gia thực hiện xã hội hóa công tác phòng chống tác hại thuốc lá thông qua việc thành lập Quỹ
PCTHTL và NCSK đều đạt hiệu quả cao.
Hiệu quả hoạt động của Quỹ ThaiHealth (Thái Lan)
•	 Tỷ lệ người hút thuốc trong nhà giảm từ 86% năm 2000 xuống còn 59% năm 2006.
•	 4,1 triệu người bỏ thuốc (từ  năm 2001-2009 )
•	 Các chính sách vận động thành công: cấm quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, tăng thuế thường
xuyên, in cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh.
•	 Thiết lập dịch vụ điện thoại và trung tâm tư vấn liệu pháp cai thuốc lá trên toàn quốc.
•	 Thành lập các trung tâm nghiên cứu để ngăn ngừa bệnh tật và thương tích do hút thuốc lá, uống
rượu và giao thông đường bộ gây ra.
Hiệu quả hoạt động của Quỹ Nâng cao sức khỏe của Australia:
•	 Các hoạt động PCTHTL từ năm 1971 đến 1998 tại Australia đã giúp làm giảm 17.400 ca tử vong
sớm, trong đó giảm 6.900 ca tử vong do bệnh tim, 4,000 ca tử vong do ung thư phổi, 3.600 ca tử vong
do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, 2.900 ca tử vong do đột quỵ và các bệnh ung thư khác.  
•	 Lợi ích kinh tế do hoạt động PCTHTL tạo ra  là 7.812 triệu USD lớn hơn gấp nhiều lần chi phí
thực hiện hoạt động là163 triệu USD (nghiên cứu năm 2001).
Hiệu quả hoạt động Quỹ Nâng cao sức khỏe – Hoa Kỳ
•	 Thuốc lá là nguyên nhân gây ra 1/5 số ca tử vong ở Mỹ, tương đương với 443.000 ca tử vong/năm.
•	 Đầu tư 10 USD/người/năm cho các hoạt động để giảm hút thuốc lá, tăng cường hoạt động thể chất
và cải thiện dinh dưỡng đã tiết kiệm được cho đất nước này hơn 16 tỷ USD/năm trong vòng 5 năm. Tỷ
lệ lợi nhuận là 5,6 USD cho mỗi 1 USD đầu tư (báo cáo năm 2008 của Quỹ Vì sức khoẻ nước Mỹ).
QUY ĐỊNH VỀ CẤM ĐÓNG BAO GÓI NHỎ
22. Tại sao cần cấm đóng bao gói nhỏ dưới 20 điếu?
Việc thực hiện cấm đóng bao nhỏ dưới 20 điếu là nhằm ngăn ngừa trẻ em hút thuốc đồng thời để thực
cam kết của Việt Nam khi tham gia Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC).
*	 Thuốc lá cũng như các sản phẩm tiêu dùng khác nếu đóng bao gói càng nhỏ thì càng khuyến
khích tiêu dùng vì hợp với túi tiền của các em thiếu niên. Đối với trẻ em còn đi học ở trường thường
chỉ được cho một ít tiền ăn hay tiêu vặt. Các em sẽ không muốn mua cả bao thuốc lá 20 điếu với số
tiền ít ỏi của mình. Vì vậy, các công ty thuốc lá đã sáng kiến tạo ra các bao thuốc lá với số điếu ít hơn
và vì vậy hợp túi tiền các em nhỏ hơn.
*	 Ở các nước, bao thuốc lá ít hơn 20 điếu được gọi là “kiddie pack”, có nghĩa là “bao thuốc lá trẻ
em”. Những bao thuốc lá nhỏ này được thiết kế với kiểu dáng hấp dẫn, mẫu mã bao bì đẹp, được
quảng cáo như một sự sành điệu và tiện lợi hơn khi sử dụng. Đây là một trong những nguyên nhân
26
HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM
làm gia tăng tỷ lệ hút thuốc ở thanh thiếu niên. Vì vậy cấm bán
bao thuốc đóng gói nhỏ dưới 20 điếu là nhằm ngăn ngừa việc
bắt đầu hút thuốc trong thanh thiếu niên.  
*	 Việc cho phép đóng bao gói nhỏ dưới 20 điếu sẽ làm vô
hiệu hóa quy định in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh vì
khi đó phần các hình ảnh trên cảnh báo sức khỏe sẽ rất nhỏ, khó
nhìn và mất tác dụng cảnh báo tác hại thuốc lá tới người tiêu
dùng.  Hiện nay bao gói nhỏ còn đang rất ít bán tại Việt Nam, vì
vậy cần thực hiện quy định này ngay khi luật Phòng chống tác
hại thuốc lá có hiệu lực sẽ tốt hơn là để lan tràn rồi cấm.
*	 Việc đóng gói bao nhỏ dưới 20 điếu hiện được cho phép ở
Việt Nam là trái với Điều 16 của Công ước Khung FCTC: “Mỗi
Bên sẽ nỗ lực ngăn cấm việc bán thuốc lá lẻ hoặc những bao
thuốc lá nhỏ mà điều này sẽ làm tăng khả năng mua đối với các
sản phẩm này ở trẻ vị thành niên”.
*	 Việc đóng gói bao thuốc nhỏ cũng là trái với Quyết định số 1315/QĐ-TTg ngày 21/8/2009 của
Thủ tướng Chính phủ:”...cấm bán các bao thuốc lá được đóng gói dưới 20 điếu”.
*	 Những bao thuốc lá nhỏ dưới 20 điếu hiện đã bị cấm ở hầu hết các nước phát triển, bao gồm các
nước trong cộng đồng chung Châu Âu. Ngay tại ASEAN thì Xin-ga-po, Thái Lan, Malaysia, Brunei
cũng đã cấm đóng bao nhỏ.
QUY ĐỊNH VỀ THUẾ THUỐC LÁ :
23. Tăng thuế thuốc lá có ảnh hưởng thế nào đối với nguồn thu ngân sách của
Chính phủ?
*	 Theo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới thì mức thuế thuốc lá tối ưu
khi thuế chiếm từ 65% đến 80% giá bán lẻ.(21)
*	 Cũng theo Ngân hàng Thế giới, trung bình khi tăng thuế để cho giá thuốc lá tăng thêm 10% thì
mức tiêu dùng sẽ giảm  từ 4% đến 8%, còn doanh thu từ thuế thuốc lá sẽ tăng khoảng 7%(21)
.  Như vậy
có thể nói là tăng thuế thuốc lá là một chính sách ‘hai bên cùng thắng’ đó là có lợi cho cả sức khỏe và
tăng được nguồn thu ngân sách từ thuế.
*	 Ngoài ra, số tiền do người bỏ thuốc tiết kiệm được sẽ được tiêu dùng cho các hàng hóa và dịch
vụ có ích khác, việc này cũng sẽ tạo thêm việc làm và thu thuế cho Chính phủ.
*	 Một trong những quốc gia đã áp dụng rất thành công chính sách thuế thuốc lá trong việc phòng
chống tác hại thuốc lá là Thái-Lan. Chính phủ Thái-Lan đã tăng thuế thuốc lá đều đặn khoảng 2 năm
một lần trong 17 năm qua (tổng cộng 9 lần điều chỉnh tăng thuế). Từ năm 1993 đến 2010 thuế thuốc
lá đã tăng từ mức 55% giá bán buôn lên tới 85% giá bán buôn. Kết quả là doanh thu thuế thuốc lá
của Chính phủ Thái-Lan tăng hơn 3 lần từ mức khoảng 512 triệu đô là Mỹ (quy đổi từ Bath với tỷ giá
1USD-30 baths) năm 1992 tăng thành hơn 1,7 tỷ USD năm 2010.
*	 Ở Việt Nam thuế thuốc lá được quy định dựa trên giá xuất xưởng nên khi quy đổi ra tỷ lệ thuế
trong giá bán lẻ còn rất thấp. Hiện nay, sau khi tính cả thuế tiêu thụ đặc biệt (mức hiện tại là 65% theo
27
CÁC BIỆN PHÁP PHỒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ HIỆU QUẢ
Thái Lan: Tỷ lệ thuế TTĐB với thuốc lá,
lượng bán và doanh thu thuế
giá xuất xưởng) và thuế VAT (10%) thì thuế thuốc lá tại Viêt Nam mới chỉ chiếm khoảng 42% - 45%
giá bán lẻ.
*	 Cũng ở Việt Nam, theo ước tính khi tăng thuế thuốc lá thêm 20%, các yếu tố khác không đổi, giá
bán lẻ sẽ tăng khoảng 10%. Điều này giúp doanh thu thuế thuốc lá của Chính phủ tăng thêm hơn 2.000
tỷ đồng mỗi năm. Đồng thời nó sẽ giúp tránh được trên 100.000 ca tử vong sớm do thuốc lá tính đến
năm 2050.(22)
24. Liệu việc Chính phủ tăng thuế thuốc lá có tác động không công bằng tới những
người có thu nhập thấp?
*	 Tại Việt Nam, thuế thuốc lá được tính trên tỷ lệ phần trăm giá xuất xưởng. Do đó, những người
hút các loại thuốc đắt tiền hơn sẽ phải trả thuế cao hơn. Người tiêu dùng nghèo hơn thường hút thuốc
các loại thuốc lá giá rẻ hoặc thuốc lào, do đó tiền thuế mà những người này phải trả nhỏ hơn rất nhiều
so với những người giàu hút thuốc cao cấp.    
*	 Mặt khác người hút thuốc nghèo có độ co giãn cầu theo giá cao hơn. Tức là khi thuế/giá tăng họ
sẽ giảm hút hoặc bỏ thuốc nhiều hơn so với người giàu. Bằng cách đó, sẽ có nhiều người nghèo được
lợi về sức khỏe và tài chính hơn (nếu họ bỏ thuốc).
*	 Ngoài ra, với những người nghèo chưa bỏ được thuốc lá thì một phần doanh thu tăng thêm từ
thuế thuốc lá có thể được dành để tài trợ cho các chương trình tư vấn cai nghiện thuốc lá cho người
nghèo hoặc tài trợ các chương trình xã hội khác.
28
HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM
25. Một số người nói rằng tăng thuế thuốc lá là nguyên nhân gây buôn lậu thuốc
lá ở Việt Nam. Điều đó có đúng không?
Có nhiều yếu tố tác động tới tình trạng buôn lậu thuốc lá trong đó các yếu tố chính là:
*	 Sự khác biệt về giá giữa thuốc hợp pháp và thuốc lậu
*	 Sức mạnh và tính hiệu quả của lực lượng kiểm soát buôn lậu;
*	 Mức độ minh bạch hay mức độ tham nhũng ở một nước;
*	 Thị hiếu của người tiêu dùng đối với thuốc lá lậu, và mức độ chấp nhận của công chúng đối với
các sản phẩm nhập lậu;
*	 Mức độ kiểm soát mạng lưới bán lẻ.
Đối với Việt Nam, việc buôn lậu dường như không phải do yếu tố giá mà là tổ hợp của một số yếu tố
còn lại. Cụ thể:
*	 Tại Việt Nam, giá của một số loại thuốc lá nhập lậu thậm chí còn cao hơn rất nhiều giá của thuốc
cùng loại được sản xuất trong nước (ví dụ hiệu 555 lậu giá cao gấp rưỡi so với thuốc sản xuất trong
nước).(23)
Và theo một nghiên cứu ban đầu về tình hình buôn lậu thuốc lá ở Việt Nam thì các nhãn
thuốc buôn lậu vào Việt Nam chủ yếu là các nhãn thuốc có chất giá khá cao như: 555, Zet,  Hero,
White Horse, Marlboro, và DunHill.(24)
Giá các nhãn thuốc này đều cao hơn so với phần lớn các nhãn
thuốc hợp pháp sản xuất trong nước.  
*	 Khảo sát về tình trạng hút thuốc lá ở người trưởng thành (GATS) trong năm 2010 chỉ ra rằng giá
trung bình của JET và Hero, chiếm hơn 90% tổng thị trường thuốc lá nhập lậu, là cao hơn so với mức
giá trung bình của tất cả các thương hiệu thuốc lá khác khoảng 60% và 30% tương ứng. Hai nghiên
cứu về giá thuốc lá được thực hiện bởi VINACOSH và CDS chỉ ra rằng JET và HERO là hai trong
bốn thương hiệu có giá rẻ nhất trong tất cả các thương hiệu nhập lậu.
*	 Điều này cho thấy rằng chính hương vị, chứ không phải là giá cả, tác động đến việc tiêu thụ thuốc
lá lậu tại Việt Nam.
*	 Hơn nữa khả năng kiểm soát mạng lưới bán lẻ thuốc lá ở Việt Nam là rất yếu. Thuốc lá được bán
ở khắp nơi.
*	 Việt Nam chỉ mới điều chỉnh và tăng thuế năm 2006 và 2008, trong khi buôn lậu thuốc lá trong
thực tế đã tồn tại từ rất nhiều năm trước.
Do đó, trong trường hợp của Việt Nam, sẽ là chưa thỏa đáng nếu kết luận vấn đề buôn lậu thuốc lá là
do nguyên nhân tăng thuế.
26. Biện pháp hiệu quả để kiểm soát buôn lậu thuốc lá tại Việt Nam là gì?
Các giải pháp để giải quyết tình trạng buôn lậu là:
*	 Tăng cường lực lượng và thực thi nghiêm các quy định về kiểm soát buôn lậu. Áp dụng các hình
phạt nặng đối với các trường hợp vi phạm
*	 Bao thuốc lá phải được dán tem (Việt Nam đã áp dụng biện pháp này).
*	 In cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh cũng giúp phân biệt với thuốc lá nhập lậu.
*	 Kiểm soát mạng lưới bán lẻ qua việc cấp giấy phép. Có hình thức phạt nghiêm với việc bán lẻ
thuốc lá lậu.
*	 Tuyên truyền cho người bán lẻ và công chúng biết về luật và các hình phạt đối với buôn lậu.
*	 Hợp tác quốc tế cũng là một biện pháp quan trọng trong việc chống lại buôn bán bất hợp pháp.
Các thành viên tham gia Công ước Khung FCTC hiện đang thương thảo về một Nghị định thư về
kiểm soát buôn bán bất hợp pháp đối với các sản phẩm thuốc lá. Nếu Nghị định thư này được thông
qua thì nó có thể trở thành một biện pháp hiệu quả để kiểm soát buôn lậu thuốc lá quốc tế. Việt Nam
cần tích cực tham gia vào các vòng đàm phán liên Chính phủ về Nghị định thư này và đẩy mạnh hợp
tác quốc tế trong hoạt động chống buôn lậu.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ HIỆU QUẢ
30
31
CÁC CÂU HỎI KHÁC VỀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ
Phần IV
CAÙC CAÂU HOÛI KHAÙC
VEÀ HOAÏT ÑOÄNG
PHOØNG CHOÁNG TAÙC HAÏI
THUOÁC LAÙ
32
HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM
27. Công ước Khung về PCTHTL là gì? Mục tiêu và những nội dung chính của
Công ước Khung là gì?
*	 Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá được viết tắt theo tên tiếng anh là FCTC (Framework
Convention on Tobacco Control) là công ước quốc tế đầu tiên về Y tế công cộng. Việc xây dựng Công
ước Khung được quyết định trong nghị quyết số 56 của Hội đồng Y tế Thế giới (gồm Bộ Trưởng y
tế các nước) năm 1996. Trải qua quá trình đàm phán gay go của gần 200 quốc gia trên thế giới qua 6
vòng đàm từ năm 2000 đến năm 2003 thì nội dung chính của Công ước Khung đã được Hội đồng Y
tế Thế giới thông qua vào tháng 5 năm 2003. Công ước Khung được xây dựng với sự bảo trợ của Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO).
*	 Hiện tại đã có 174 quốc gia phê chuẩn tham gia thực hiện Công ước Khung. Đây là một công ước
có số các quốc gia phê chuẩn tham gia nhiều nhất và nhanh nhất trong tất cả các công ước của Liên
hợp quốc.
*	 Mục tiêu của Công ước FCTC và các nghị định thư có liên quan là nhằm bảo vệ các thế hệ hiện
nay và tương lai khỏi các hậu quả tàn phá về sức khoẻ, xã hội, môi trường và kinh tế của việc tiêu thụ
thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc, ngăn chặn sự lan tràn rộng rãi của nạn dịch hút thuốc lá và
những hậu quả sức khỏe và kinh tế do việc hút thuốc gây ra, đặc biệt là đối với các nước đang phát
triển nơi mà tỷ lệ hút thuốc cao và có xu hướng tiếp tục gia tăng.
*	 Công ước Khung gồm 11 chương và 38 điều trong đó quy định về các biện pháp giảm cầu, giảm
cung và các biện pháp đảm bảo cho phòng chống tác hại thuốc lá.
28. Các tài liệu Hướng dẫn thực hiện Công ước Khung nhằm mục tiêu gì?
*	 Nội dung của Công ước đòi hỏi phải ngắn gọn vì vậy sau khi Công ước Khung có hiệu lực, các
Bên tham gia công ước đã thành lập các nhóm công tác để soạn thảo các Hướng dẫn thực hiện một số
điều khoản trong Công ước. Hội nghị các Bên đã xem xét và bỏ phiếu thông qua các Hướng dẫn thực
hiện công ước. Các Hướng dẫn này đưa ra các nguyên tắc và chuẩn mực cụ thể, chi tiết giúp các nước
thực hiện Công ước Khung một cách hiệu quả hơn.
29. Chi phí-hiệu quả của các biện pháp Phòng chống tác hại thuốc lá do Tổ chức
Y tế thế giới đề xuất như thế nào?
*	 Các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá đều có chi phí thấp và có hiệu quả rất cao khi được
lồng ghép trong gói can thiệp chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các nước có thu nhập thấp và trung bình.
*	 Trên thế giới, tính theo đơn vị là số tiền cần bỏ ra để có được một năm sống khỏe mạnh thì khi
áp dụng biện pháp tăng thuế thuốc lá sẽ chỉ mất chi phí từ 5 đến 17 USD để thu được mỗi năm sống
khỏe mạnh(25)
(mà lẽ ra sẽ bị mất do hút thuốc gây ra). Mức chí phí-hiệu quả này là rất tối ưu và có
thể so sánh ngang với mức chi phí-hiệu quả khi áp dụng những can thiệp y tế ban đầu có chi phí hiệu
quả tối ưu, ví dụ như là tiêm chủng cho trẻ em. Ước tính chi phí để dành được một năm khỏe mạnh
khi áp dụng các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá khác (như là thực hiện môi trường không khói
thuốc, cấm quảng cáo ...) dao động ở trong khoảng từ 20 đến 80 đô la Mỹ.
*	 Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Viện chiến lược chính sách y tế, ước tính cho năm 2006(26)
  thì
chi phí để dành thêm được một năm sống khỏe mạnh (khỏi mất đi do bệnh tật tử vong do thuốc lá gây
33
CÁC CÂU HỎI KHÁC VỀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ
ra) là rất thấp, dao động từ 500 VNĐ tới 336.000 VNĐ. Mức chi phí-hiệu quả này là rất tốt so với
chuẩn của WHO đưa ra. Theo chuẩn này thì nếu phải tiêu tốn chi phí tương đương với thu nhập GDP
trên đầu người thì coi là rất hiệu quả. Với năm 2006 thì GDP theo đầu người là 11.500.000 đồng, thì
các chi phí của tất cả 5 biện pháp can thiệp PCTHTL được đề xuất trong dự thảo Luật đều có tính hiệu
quả rất cao.
Chi phí hiệu quả của các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá
Biện pháp can thiệp
Mức chi phí trung bình cần
thiết để dành thêm một năm
sống khỏe mạnh (VNĐ)
Phần trăm so với GDP
theo đầu người năm 2006
(11.500.000 VNĐ)
In cảnh báo sức khỏe bằng
hình ảnh, chiếm 50% diện
tích vỏ bao thuốc lá
500 <0,1
Tăng thuế TTĐB từ 55% lên
75% (55% là mức thuế của
năm 2006)
4.200 <0,1
Thực thi cấm hút thuốc nơi
công cộng trong nhà
67.900 0,6
Thực hiện chiến dich truyền
thông đại chúng
78.300 0,7
Thực thi cấm hút thuốc nơi
làm việc trong nhà
336.800 2,9
*	 Trong khi đó thì chi phí để kéo dài thêm một năm sống cho bệnh nhân điều trị ung thư là khoảng
10.000 USD.
*	 Vì vậy, nếu Việt Nam không hành động quyết liệt từ bây giờ trong việc Phòng chống tác hại
thuốc lá, thì trong tương lai gần Việt Nam sẽ phải gánh chịu những chi phí rất lớn cho điều trị nhiều
bệnh nhân ung thư, tim mạch, hay các bệnh khác do hút thuốc gây ra. Những chi phí điều trị bệnh do
hút thuốc gây ra có thể cao gấp hàng trăm lần so với chi phí đầu tư cho việc triển khai các biện pháp
PCTHTL ngay từ bây giờ.
30. Khuyến cáo của WHO về thực thi hiệu quả Luật Phòng chống tác hại
thuốc lá?
*	 Sau khi ban hành luật cần thiết phải xây dựng và ban hành sớm các văn bản hướng dẫn dưới luật,
đồng thời cấn có kế hoạch thực thi luật và đảm bảo cơ sở hạ tầng cho việc thực thi. Điều này bao gồm
việc phân công trách nhiệm, bố trí nhân lực, kinh phí, cơ chế thực thi, báo cáo, kiểm tra giám sát, đào
tạo nâng cao năng lực. Tuyên truyền giáo dục về luật cũng là một biện pháp thiết yếu để tăng sự ủng
hộ và tuân thủ của công chúng với luật.
34
HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM
*	 Với việc thực thi quy định cấm hút thuốc thì kinh nghiệm từ các nước khác cho thấy sẽ đòi hỏi
sự đầu tư đáng kể về nguồn nhân lực và tài chính cho việc thực thi. Cần triển khai truyền thông, gắn
biển cấm hút thuốc và tuyên truyền giáo dục cộng đồng trong khoảng một năm sau khi luật có hiệu
lực. Đồng thời trong những tháng đầu điều quan trọng là phải thực thi nghiêm quy định và xử phạt
các trường hợp vi phạm. Sau đó, khi công chúng đã chấp nhận quy định cấm hút thuốc và xem đó là
lợi ích thì họ sẽ tự nguyện tuân thủ và chủ động nhắc nhở người khác tuân thủ luật.(27)
*	 Việc thực hiện in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh và cấm đóng bao nhỏ thì tốn ít chi phí và cũng
không đòi hỏi nhiều về nhân lực. Việc thực thi các biện pháp này khá là đơn giản.
*	 Đối với việc thực thi quy định cấm các hoạt động quảng cáo, khuyến mại và tài trợ của thuốc lá,
điều quan trọng là đưa ra hình phạt đối với các công ty hay nhà sản xuất có sản phẩm vi phạm quy
định cấm chứ không phải là phạt đối với những người bán lẻ thuốc lá. Cách làm như vậy thì việc xử phạt
vi phạm quảng cáo, khuyến mại, và tài trợ thuốc lá sẽ không tốn nhiều nhân lực và tính khả thi cao.
31. Liệu việc phòng chống tác hại thuốc lá có làm tăng thất nghiệp hay không?
*	 Thuốc lá có tính gây nghiện mạnh nên người dùng rất khó bỏ, vì vậy ngay cả khi các biện pháp
phòng chống tác hại thuốc lá mạnh được áp dụng thì tỷ lệ hút thuốc lá sẽ không giảm mạnh ngay trong
thời gian ngắn.
*	 Hơn nữa ngay cả khi tỷ lệ hút thuốc giảm, thì số người hút thuốc và số lượng thuốc được tiêu
thụ cũng có thể không giảm do dân số tiếp tục tăng. Theo ước tính trên phạm vi thế giới nếu các biện
pháp phòng chống tác hại thuốc lá mạnh được thực thi ngay từ bây giờ thì việc tiêu dùng thuốc lá trên
thế giới vẫn tiếp tục tăng ít nhất là cho tới năm 2025 chủ yếu do dân số tăng.(28)
*	 Ngoài ra, trong tương lai, khi lượng tiêu thụ thuốc lá thực sự bắt đầu giảm đáng kể, thì số tiền
không dùng mua thuốc lá nữa sẽ được dùng để mua các sản phẩm khác, qua đó sẽ vẫn tạo thêm việc
làm cho nền kinh tế. Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho báo cáo có tên “Ngăn chặn nạn dịch
thuốc lá: Vai trò của Chính phủ và khía cạnh kinh tế của phòng chống tác hại thuốc lá” cho thấy rằng
khi tiêu dùng thuốc lá giảm xuống thì ở phần lớn các nước số lượng việc làm sẽ tăng lên, ngoại trừ ở
một vài nước phụ thuộc quá nhiều vào ngành thuốc lá như Zim-ba-bue.(29)
*	 Tại Việt Nam, một nghiên cứu của Trường Đại học Thương mại cho thấy rằng số việc làm trong
ngành thuốc lá chỉ chiếm khoảng 0,6% tổng số việc làm tại Việt Nam.(30)
Nghiên cứu cũng kết luận
rằng nếu thuế tăng 50% giá bán lẻ thì tiêu dùng thuốc lá sẽ giảm khoảng 10%. Nếu số tiền từ việc tiêu
dùng thuốc lá được dành cho các hàng hóa và dịch vụ khác thì Tổng sản phẩm quốc nội sẽ tăng thêm
600 tỷ đồng, trong khi đó trong dài hạn số việc làm được tạo ra ở các ngành nghề khác sẽ tăng thêm
hơn 50.000 việc làm.
*	 Tại Thái Lan, tỷ lệ hút thuốc giảm đáng kể trong suốt 25 năm qua, từ 27,8% năm 1981 xuống còn
19,0% năm 2006, nhưng số lượng người hút thuốc hầu như rất ít thay đổi, khoảng trên dưới 10 triệu
người trong suốt thời kỳ này. Theo ước tính nếu Thái-Lan không áp dụng các biện pháp phòng chống tác
hại thuốc lá mạnh thì số người hút thuốc đã tăng lên thành khoảng 15 triệu người trong cùng thời kỳ(31)
.
35
CÁC CÂU HỎI KHÁC VỀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ
Số người hút thuốc và tỷ lệ hút thuốc. Thái Lan
32. Liệu việc làm và thu nhập của nông dân trồng thuốc lá có bị ảnh hưởng từ việc
ban hành luật Phòng chống tác hại thuốc lá mạnh hay không?
Câu trả lời là luật phòng chống tác hại thuốc lá mạnh tại Việt Nam sẽ không tác động xấu tới người
nông dân trồng thuốc lá ít nhất trong ngắn và trung hạn (10 - 20 năm) vì những nguyên nhân sau:
*	 Như đã đề cập trong câu trả lời cho câu hỏi số 22, và một số các lý do khác dưới đây:
*	 Tại Việt Nam, tháp dân số chỉ ra rằng có một số lượng lớn người trẻ tuổi bắt đầu bước vào thời
kỳ trưởng thành trong những năm gần đây và những năm tới đây. Do đó dân số sẽ tiếp tục tăng đều
đặn trong vài thập kỷ tới (Hình 5 và 6).
Hình 5. Tháp dân số Việt Nam năm 2000
36
HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM
Hình 6. Tháp dân số Việt Nam năm 2025
*	 Việc sản xuất thuốc lá ở Việt Nam trong những năm gần đây tăng đáng kể. Tổng sản lượng thuốc
lá điếu trong giai đoạn 2000-2010 đã tăng gần gấp đôi, từ 2,7 tỷ bao lên trên 5 tỷ bao (Biểu 9).
*	 Ngoài ra, hiện tại Việt Nam vẫn đang còn phải nhập khẩu tới gần 50% sản lượng nguyên liệu
lá thuốc. Vì vậy nếu nhu cầu nguyên liệu có giảm thì Việt Nam chỉ cần giảm nhập khẩu nguyên liệu
thuốc lá từ nước ngoài.
Biểu 9: Sản lượng thuốc lá điếu năm 1990 -2010 (nguồn GSO và Vinataba 2011)
37
CÁC CÂU HỎI KHÁC VỀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ
33. Tại sao WHO lại khuyến cáo không nên in các con số về hàm lượng chất hắc
ín (TAR) và Nicotine trên vỏ bao thuốc lá?
*	 Lý do: Vì phương pháp đo hàm lượng các chất TAR và Nicotine theo phương pháp ISO/FTC như
hiện nay có nhiều thiếu sót và kết quả không phản ánh đúng hàm lượng TAR và Nicotine người hút
thuốc hít vào cơ thể.(33)
-	 Kết quả đo bằng máy hút thuốc sẽ bị thay đổi khi các công ty thuốc lá thiết kế thêm các lỗ nhỏ li
ti ở giấy cuốn quanh đầu lọc điếu thuốc. Khi đó nếu thử bằng máy sẽ cho hàm lượng TAR và Nicotine
thấp. Nhưng khi hút điếu thuốc này môi hoặc ngón tay người hút sẽ bít các lỗ này. Kết quả là người
hút thuốc sẽ hít vào nhiều chất độc hơn kết quả trên máy.
-	 Hơn nữa khi người nghiện thuốc lá hút các điếu thuốc loại này họ sẽ có hành vi bù trừ bằng cách
hít sâu và hơi dài hơn để có thể thỏa mãn nhu cầu Nicotine của cơ thể. Kết quả là lượng chất độc họ
đưa vào cơ thể không giảm đi khi họ hút các thuốc được gắn nhãn là ‘nhẹ’, ‘êm’, hay ‘ít hắc ín’.
*	 Chính vì những lý do trên WHO đã khuyến cáo không nên cho phép in các con số định lượng về
hàm lượng TAR hay Nitcotine trên các vỏ bao thuốc lá, và cần cấm sử dụng các từ như ‘nhẹ’, ‘êm’
hay ‘ít hắc ín’ trên bao bì thuốc lá. Các từ này gây cho người hút lầm tưởng rằng loại thuốc lá đó ít
độc hại hơn.
34. Khi bỏ thuốc, một số người sẽ tăng cân. Liệu việc này có làm tăng thêm
nguy cơ bệnh tim mạch?
Cai thuốc lá làm năng lượng tiêu hao giảm đi, lý do là nicotine trong thuốc lá làm tăng chuyển hóa
cơ bản, bây giờ không còn nữa nên chuyển hóa cơ bản giảm và tiêu thụ năng lượng giảm. Trong khí
đó cai thuốc lá lại gây thèm ăn và ăn nhiều hơn, lý do là nicotine trong thuốc lá có tác dụng gây tăng
đường huyết làm giảm cảm giác đói, bây giờ không còn nữa làm cảm giác đói xuất hiện trở lại, hơn
nữa khi cai thuốc lá các tế bào thần kinh vị giác, khứu giác họat động tốt hơn làm người cai thuốc lá
thấy thức ăn ngon miệng hơn. Hậu quả là người cai thuốc lá sẽ tăng cân dễ dàng từ 3 – 4 kg so với
trước khi cai thuốc lá.
Lưu ý đúng mức chế độ ăn, tránh ăn nhiều đường, mỡ kết hợp với vận động thể lực nhiều, tối thiểu
30 phút/ ngày thì hoàn toàn có thể ngăn ngừa tăng cân.
35. Điều trị cai nghiện thuốc lá sẽ đòi hỏi nguồn lực đáng kể cho việc tư vấn và chi
phí cho thuốc cai nghiện. Việt Nam nên huy động nguồn chi phí cho dịch vụ cai
nghiện thuốc lá như thế nào?
*	 Hệ thống y tế của các nước có trách nhiệm chính trong việc điều trị cai nghiện thuốc lá. Một số
loại thuốc hỗ trợ cai nghiện thuốc lá rất đắt, nhưng vẫn có những can thiệp đơn giản, ít tốn kém và có
hiệu quả trong việc giúp người hút thuốc bỏ thuốc như: 1) Tư vấn ngắn của thầy thuốc ở tất cả các cấp
trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu; 2) Thiết lập đường dây tư vấn qua điện thoại miễn phí; và
3) Hỗ trợ việc tiếp cận với các sản phẩm cai nghiện thuốc lá giá rẻ, các thuốc không còn độc quyền.
*	 Một trong những cách tốt nhất để tài trợ cho chi phí cai nghiện thuốc lá là đưa vào danh mục bảo
hiểm y tế. Cách làm này đã được áp dụng thành công ở nhiều nước.
*	 Một cách khác là thành lập Quỹ nâng cao sức khỏe hoặc Quỹ PCTHTL. Quỹ này sẽ hỗ trợ các
hoạt động nâng cao sức khỏe và tài trợ cho việc điều trị cai nghiện thuốc lá.
38
39
THOÂNG TIN THAM KHAÛO VEÀ
TÌNH HÌNH SÖÛ DUÏNG
THUOÁC LAÙ VAØ CAÙC QUY ÑÒNH
VEÀ PHOØNG CHOÁNG
TAÙC HAÏI THUOÁC LAÙ
CUÛA CAÙC NÖÔÙC ASEAN
Phần V
40
HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM
SỐ NGƯỜI HÚT THUỐC
VÀ TỶ LỆ HÚT THUỐC THEO GIỚI CỦA CÁC NƯỚC ASEAN
Nước Số người hút thuốc Nam % Nữ %
Indonesia 57.500.000 63,1 4,5
Philippines 20.700.000 56,3 12,1
Việt Nam 15.000.000 47,4 1,4
Miến Điện 10.800.000 42,9 21,9
Thái Lan 9.600.000 36,9 2,0
Malaysia 3.600.000 46,4 1,6
Campuchia 2.500.000 53,9 6,0
Lào 1.500.000 67 16
Singapore 480.000 21,8 3,5
Brunei 47.328 n/a n/a
DÂN SỐ VÀ ƯỚC TÍNH TỬ VONG DO THUỐC LÁ
Tên nước Dân số (nghìn)
Ước tính số ca tử vong do
thuốc lá
Indonesia 237.556 200.000 đến 427.000
Philippines 94.013 87.000
Việt Nam 87.375 40.000
Thái Lan 67.041 42.000
Myanma 47.863 n/a
Malaysia 28.334 10.000
Campuchia 13.395 n/a
Lào 6.230 n/a
Singapore 5.076 n/a
Brunei 399 n/a
41
THÔNG TIN THAM KHẢO VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC LÁ...
TÌNH HÌNH BAN HÀNH LUẬT
PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ (PCTHTL)
Tên nước Tình hình ban hành luật
Brunei Đã ban hành Luật và chính sách PCTHTL toàn diện
Campuchia Dự thảo luật PCTHTL
Lào Đã ban hành Luật và chính sách PCTHTL toàn diện
Indonesia Dự thảo luật PCTHTL
Malaysia Đã ban hành Luật và chính sách PCTHTL toàn diện
Philippines Đã ban hành Luật và chính sách PCTHTL toàn diện
Singapore Đã ban hành Luật và chính sách PCTHTL toàn diện
Thái Lan Đã ban hành Luật và chính sách PCTHTL toàn diện
Việt Nam Đang trình Quốc Hội dự thảo luật PCTHTL
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY ĐỊNH IN CẢNH BÁO SỨC KHỎE
* 	 Có 4 nước đã in cảnh báo sức khỏe hình ảnh:
	 * Singapore
	 * Thái Lan
	 * Malaysia
	 * Brunei
Phillipines đã ban hành quy định và chuẩn bị thực hiện
*	 Cả 4 nước đều in với diện tích 50% mặt chính trước và sau bao thuốc. Thái Lan hiện đã tăng lên
55% diện tích các mặt chính.
42
HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM
MẪUCẢNHBÁOSỨCKHỎEỞCÁCNƯỚCASEAN
43
THÔNG TIN THAM KHẢO VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC LÁ...
TÌNH HÌNH BAN HÀNH VÀ THỰC THI QUY ĐỊNH VỀ CẤM HÚT THUỐC NƠI CÔNG
CỘNG VÀ NƠI LÀM VIỆC TRONG NHÀ
Tên nước
Quy định về cấm hút thuốc tại nơi
làm việc trong nhà, nơi công cộng
trong nhà và trên các phương tiện
giao thông công cộng
Mức độ
thực thi theo
đánh giá của
SEATCA
Mức phạt vi phạm
Cấm hoàn
toàn
Cấm một
phần
Không
cấm
Brunei ü +++++
150 đô la Brunei (
khoảng 100USD)
Campuchia ü ++
Chỉ nhắc nhở, cảnh
cáo
Lào ü ++ Không quy định rõ
Indonesia ü ++ Không quy định rõ
Malaysia ü ++++
Phạt tiền tối đa là
10.000 ringit (khoảng
3000 USD) hoặc phạt
tù không quá 2 năm
Myanma ü ++ N/A
Philippines ü +++
Phạt tiền
500 - 10.000 Peso
(11-250 US$)
Singapore ü +++++
Cá nhân vi phạm:
1000 SG$ (750
USD). Người quản
lý nơi xảy ra vi phạm
1000-2000 SG$.
Thái Lan ü +++++
Cá nhân tối đa là
2000 baths (70USD).
Đơn vị 20000 Baths
(700 USD)
Việt Nam ü ++
Phạt tiền 50 - 100
nghìn đồng
44
HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM
Tên Quỹ
Nguồn kinh
phí
Tổng kinh
phí
Cơ chế Mục đích quỹ
ThaiHealth
(Thái Lan)
Khoản thu
thêm bắt
buộc (sur-
charge)
tương
đương với
2% thuế
thuốc lá và
thuế rượu
100 triệu
USD
(2010)
(1,5USD/
đầu
người)
Cơ quan
độc lập
trực
thuộc
chính
phủ
1. Tăng cường sức khỏe của người Thái Lan theo
chính sách y tế quốc gia.
2. Nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe thông
qua các chiến dịch tiếp thị xã hội và tài trợ thể thao,
nghệ thuật và văn hóa.
3. Khuyến khích lối sống lành mạnh.
4. Tài trợ nghiên cứu và phát triển.
5. Hỗ trợ các sáng kiến cộng đồng để thúc đẩy tình
trạng sức khỏe cộng đồng.
Quỹ Nâng
cao sức
khỏe Sin-
gapore
Từ ngân
sách nhà
nước
95,7
Triệu
USD
(25USD/
đầu
người)
Trực
thuộc
Bộ Y tế
1. Tăng cường sức khỏe bằng cách hình thành cơ
chế phối hợp bền vững giữa các cơ quan chính phủ,
cộng đồng, các tổ chức tư nhân và doanh nghiệp
thực hiện các chương trình cho tất cả các nhóm tuổi
(trẻ em, thanh niên, người lớn, người già) trong các
khu vực khác nhau (trường học, cộng đồng, nơi làm
việc, đơn vị y tế).
2. Các chương trình này bao gồm nâng cao sức khỏe
(trong PCTHTL, dinh dưỡng tốt, hoạt động thể chất,
tâm thần, sức khỏe, Phòng chống bệnh NCD, tầm
soát bệnh mãn tính (đối với người lớn), khám sức
khỏe cho trẻ em (trọng lượng / chiều cao tình trạng,
cận thị, thính giác tình trạng, vẹo cột sống, và nha
khoa) và tiêm phòng.
Quỹ Nâng
cao sức
khỏe Ma-
laysia
Từ ngân
sách nhà
nước
Phân bổ
từ ngân
sách
3 năm
một lần.
20 triệu
USD cho
giai đoạn
2007-
2010 (0,7
USD/đầu
người)
Trực
thuộc
Bộ Y tế
1. Phát triển năng lực về Nâng cao sức khỏe cho
các tổ chức, bao gồm cả các tổ chức liên quan đến
y tế và các tổ chức cộng đồng.
2. Lập kế hoạch và thực hiện các chương trình
nâng cao sức khỏe và các hoạt động vì lợi ích của
cộng đồng, với trọng tâm đặc biệt đối với thanh
niên.
Quỹ PCTH-
TL (Theo
quy định
của Luật
PCTHTL
2009)
Từ thuế
thu nhập
của doanh
nghiệp sản
xuất thuốc
lá
Dự kiến
khoảng
3 triệu
USD/
năm
Điều
hành
bởi Ban
chỉ đạo
PCTH-
TL quốc
gia
Quy PCTHTL nhằm thực hiện các hoạt động
PCTHTL, gồm tuyên truyền, giáo dục sức khỏe,
hỗ trợ cai thuốc lá và hỗ trợ những người bị ảnh
hưởng bởi khói thuốc lá, đồng thời cũng ddwowcj
sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau liên quan
đến nâng cao sức khỏe.
QUỸ NÂNG CAO SỨC KHỎE/QUỸ PCTHTL
	 - Phillipines cũng đang trong quá trình hình thành Quỹ Nâng cao sức khỏe
	 - Các nước khác trong ASEAN: Chưa có thông tin cụ thể về quỹ
45
THÔNG TIN THAM KHẢO VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC LÁ...
THUẾ VÀ GIÁ THUỐC LÁ
- Thuế thuốc lá tính theo phần trăm trong giá bán lẻ của một số nước ASEAN.
- Giá trung bình một bao thuốc của Việt Nam tính theo đô la sức mua tương đương (PPP$)*
một số nước trong ASEAN
* Sức mua tương đương (hay được viết tắt là PPP là viết tắt của cụm từ purchasing power parity) là
một loại đơn vị tiền chung cho thế giới trong đó quy ước là với hai loại hàng hóa giống hệt nhau hoặc
hai giỏ hàng hóa giống hệt nhau thì sẽ có giá tính theo PPP$ ngang nhau. Vì vậy khi tính giá của một
sản phẩm theo đơn vị PPP$ sẽ giúp chúng ta so sánh chính xác hơn về giá của các sản phẩm ở các
nước có thu thập đầu người khác nhau.
46
HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo chính
1.	 World Health Organization. Geneva. WHO report on the global tobacco epidemic, 2008: the
MPOWER package. 2008. (Báo cáo của WHO  về đại dịch thuốc lá toàn cầu, 2008): the MPOWER
package. 2008. Trang 11.
2.  	 Mackay J, Eriksen M, Shafey O. Tobacco Atlas. Second Edition. 2006. trang 42-43
3.  	 World Health Organization. Geneva. Protection from exposure to second-hand tobacco smoke.
Policy recommendations (Bảo vệ khỏi phơi nhiễm khói thuốc thụ động. Đề xuất về chính sách). 2007.
trang 4-5.
4.  	 World Health Organization. Geneva. WHO report on the global tobacco epidemic, 2008: the
MPOWER package. 2008. (Báo cáo của WHO về đại dịch thuốc lá toàn cầu MPOWER, 2008). Trang 14.
5.  	 Levy D, Bales, S, Nguyen T Lam, Nikolayev L. The role of public policies in reducing smoking
and deaths caused by smoking in Vietnam: Results from the Vietnam tobacco policy simulation model
(Vai trò của chính sách trong việc giảm tỷ lệ hút thuốc và các trường hợp tử vong do hút thuốc tại
Việt Nam: Kết quả của mô hình mô phỏng chính sách PCTHTL của Việt Nam). Social Science &
Medicine 62 (2006) 1819–1830.
6.  	 WHO. Tobacco and Poverty a Vicious Circle. World No Tobacco Day 2004 brochure. (Thuốc lá
và nghèo đói: cái vòng luẩn quẩn. Tài liệu cho ngày Thế giới không hút thuốc). At   http://www.who.
int/tobacco/resources/publications/wntd/2004/en/index.html.
7. 	 Hana Ross, Dang Vu Trung and Vu Xuan Phu. The costs of smoking in Vietnam: the case of inpatient
care (Chi phí cho thuốc lá tại Việt Nam: trường hợp điều trị nội trú). Tobacco Control: No 16, 2007.
8.  	 Nguyễn T Lâm, Chapman S, Taylor R. Ảnh hưởng kinh tế của việc chi tiêu cho hút thuốc đối với
hộ gia đình nghèo ở Việt Nam. Tạp chí y học thực hành số 533, Bộ Y tế Việt Nam. 2006.
9.  	 US Environment ProtectionAgency. Radiation from tobacco. (Cục bảo vệ môi trường Mỹ: Phóng
xạ từ thuốc lá) Tại: http://www.epa.gov/rpdweb00/sources/tobacco.html. Truy cập 4/12, 2008.
10.  	Bộ Y tế, Tổng cục Thống kế, WHO. Điều tra sử dụng thuốc lá trong người trưởng thành năm (GATS)
2010.
11.  	Văn phòng Chương trình Phòng chống tác hại Thuốc lá. Report on Results of the Global Youth
Tobacco Survey. 2007. Supported by WHO and CDC. (Báo cáo nghiên cứu về tỷ lệ hút thuốc trong
học sinh tuổi 13-15 tại Việt Nam do CDC và WHO tài trợ). 2007.
12.  	Nguyễn T Khoa, Lý Ng Kính, Đặng H Hoàng, và CS. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc lá ở Việt
Nam theo điều tra y tế quốc gia 2002. Tạp chí Y học Thực hành. Bộ Y tế. 2006. số 533. Trang 18-23.
13.  	Văn phòng Chương trìng Phòng chống tác hại Thuốc lá. Report on Results of the Global Youth
Tobacco Survey. 2007. Supported by WHO and CDC. (Báo cáo nghiên cứu về tỷ lệ hút thuốc trong
học sinh tuổi 13-15 tại Việt Nam do CDC và WHO tài trợ). 2007.
14.  	World Health Organization. Geneva. Protection from exposure to second-hand tobacco smoke.
Policy recommendations (Bảo vệ khỏi phơi nhiễm khói thuốc thụ động. Đề xuất về chính sách). 2007.
15.  	World Health Organization. Geneva. WHO report on the global tobacco epidemic, 2008: the
MPOWER package. 2008. (Báo cáo của WHO  về đại dịch thuốc lá toàn cầu, 2008: the MPOWER
package. 2008) trang 26-27.
16. 	Nguyễn T Thu, Nguyễn TB Liên, Đặng T Ngoan và CS. Khoa Y tế Công cộng Đại học Y Hà Nội.
Báo cáo kết quả: Nghiên cứu về Kiến thức, thái độ, thực hành về hút thuốc lá ở Việt Nam. Chương
trình Hợp tác Y tế Việt Nam-Thụy điển. Bộ Y tế. 2005.
17.  	Nguyễn K Hải, Đặng A Ngọc, Nguyễn T Lâm, Nguyễn V Thích. Kết quả đánh giá dự án: Làm
sạch bầu không khí khỏi ô nhiễm khói thuốc tại tỉnh Quảng ninh. Tạp chí Y tế Công cộng. Số 6. tháng
9, 2006. Trang 41-46.
18.  	Lý Ng Kính, Phan T Hải, Nguyễn T Khoa, Nguyễn T Lâm, Đặng H Hoàng. Tình hình sử dụng
thuốc lá trong học sinh tuổi 13-15 tại năm tỉnh thành phố của Việt nam. Tạp chí Y học Thực hành. Bộ
Y tế. 2006. số 533. Trang 38-47.
19.  	Văn phòng Chương trìng Phòng chống tác hại Thuốc lá. Report on Results of the Global Youth
Tobacco Survey. 2007. Supported by WHO and CDC. (Báo cáo nghiên cứu về tỷ lệ hút thuốc trong
học sinh tuổi 13-15 tại Việt Nam do CDC và WHO tài trợ). 2007.
20.  	WHO Western Pacific Regional Office. The Establishment and Use of Dedicated taxes for Health.
2004. (Hình thành Cơ chế và Sử dụng Thuế dành riêng cho sức khỏe) trang 12-13.
21.  	World Bank. Curbing the Epidemic: governments and the economics of tobacco control. (Ngăn
chặn nạn dịch hút thuốc lá: Vai trò của Chính phủ và khía cạnh kinh tế của PCTHTL).1999. trang 72.
22.  	Guindon GE, Nguyen TT Hien, Hoang V Kinh, McGirr E, Dang V Trung, Nguyen T Lam. Tobacco
Taxation in Vietnam. Paris. International Union Against Tuberculosis and Lung Disease; 2010.   
23.  	Luk Joossens. Vietnam: smuggling adds value. Tobacco Control. 2003 (Việt nam: buôn lậu làm
tăng giá trị. Tạp chí PCTHTL); số12:119-120.
24.  	Nguyễn TT Hà. Phạm M Thị, Nguyễn S Anh et al. Buôn lậu thuốc lá ở Việt Nam. Thực trạng và
giải pháp. Tạp chí Y học Thực hành. Bộ Y tế. 2006. số 533. Trang 108-125.
25.	 World Bank. Tính kinh tế của PCTHTL: Ngộ nhận và Thực tế. Tại:  http://go.worldbank.org/
PZ9X8SZ910. Truy cập Dec 4, 2008.
26.  	Viện Chiến lược Chính sách Y tế. Cost-effectiveness of tobacco control policies in Viet Nam.
Hội thảo phổ biến kết quả dự án VINE. Hà Nội. 16/06/2011.
27.	 World Health Organization. Geneva. Protection from exposure to second-hand tobacco smoke. Policy
recommendations. 2007. (Bảo vệ khỏi phơi nhiễm khói thuốc thụ động. Đề xuất về chính sách. 2007)
28.	 Guindon GE, Boisclair D; Past, Current and future Trends in Tobacco Use.  HNP Discussion
Paper No.6, Economics of Tobacco Control Paper No. 6. The World Bank, 2003. (Quá khứ, hiện tại
và tương lai của việc sử dụng thuốc lá. Tài liệu thảo luận HNP số 6. Kinh tế của PCTHTL, tài liệu số
6 – Ngân hàng thế giới, 2003)
29.	 World Bank. Curbing the Epidemic: governments and the economics of tobacco control. 1999.
trang 70. (Ngăn chặn nạn dịch hút thuốc lá: Vai trò của Chính phủ và khía cạnh kinh tế của PCTHTL).
30.	 Nguyen T T Hien, Nguyen T Minh, Nguyen B Ngoc, Hoang a Tuan. Impact of tobacco control on
outputs and employment in Vietnam. SEATCA research papers series. 2008. (Tác động của PCTHTL
tới GDP và việc làm ở Việt Nam).
31.	 Prof. Prakit Vathesatogkit. Success experience of the tobacco control laws in Thailand. Presented
in a meeting with National Assembly Vietnam. Hanoi Oct -2007. (Kinh nghiệm thành công của luật
PCTHTL tại Thái Lan. Trình bày tại cuộc họp với Quốc hội Việt Nam, Hà nội, tháng 10 năm 2007).
32.  	Tổng cục thống kê; Tổng công ty thuốc lá. 2011.
33. 	World Health Organization. Geneva. Scientific Advisory Committee on Tobacco Product
Regulation (SACTob). SACTob Conclusions on Health Claims Derived from ISO/FTC Method to
Measure Cigarette Yield.(Khuyến cáo của WHO về phương pháp đo các chất trong khói thuốc lá
bằng phương pháp ISO/FTC) Available at: http://www.who.int/tobacco/sactob/recommendations/en/.
47
SÁCH KHÔNG BÁN.
BÌA 3
TRẮNG
Hỏi đáp về phòng chống tác hại của thuốc lá việt nam

More Related Content

What's hot

Bài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảngBài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảngquachduong_khang
 
Chương 8 luật hình sự
Chương 8   luật hình sựChương 8   luật hình sự
Chương 8 luật hình sựTử Long
 
Chuong IV. KTCT.ppt
Chuong IV. KTCT.pptChuong IV. KTCT.ppt
Chuong IV. KTCT.pptBinThuPhng
 
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaĐề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Chuyển hóa lipid
Chuyển hóa lipidChuyển hóa lipid
Chuyển hóa lipidLam Nguyen
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Nguyen Khue
 
Vi nấm y học
Vi nấm y họcVi nấm y học
Vi nấm y họcHuy Hoang
 
Kết quả thực hành môn hóa sinh căn bản - HOT
Kết quả thực hành môn hóa sinh căn bản - HOTKết quả thực hành môn hóa sinh căn bản - HOT
Kết quả thực hành môn hóa sinh căn bản - HOTYenPhuong16
 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH LAO
DỊCH TỄ HỌC BỆNH LAODỊCH TỄ HỌC BỆNH LAO
DỊCH TỄ HỌC BỆNH LAOSoM
 
Phức chất - Hóa học ( sưu tầm )
Phức chất - Hóa học ( sưu tầm ) Phức chất - Hóa học ( sưu tầm )
Phức chất - Hóa học ( sưu tầm ) Thai Nguyen Hoang
 
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MRcương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MRJoseph Hung
 
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)akirahitachi
 
trắc nghiệm sinh học phân tử
trắc nghiệm sinh học phân tửtrắc nghiệm sinh học phân tử
trắc nghiệm sinh học phân tửNgo Quoc Ngoc
 
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
TS. BÙI QUANG XUÂN          BÀI GIẢNG LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNGTS. BÙI QUANG XUÂN          BÀI GIẢNG LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNGBùi Quang Xuân
 
Phân tích và nhận biết các chất
Phân tích và nhận biết các chấtPhân tích và nhận biết các chất
Phân tích và nhận biết các chấtThai Nguyen Hoang
 
Bao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitamin
Bao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitaminBao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitamin
Bao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitaminĐức Anh
 
MÔ SỤN
MÔ SỤNMÔ SỤN
MÔ SỤNSoM
 
8.phuong phap chon mau, co mau
8.phuong phap chon mau, co mau8.phuong phap chon mau, co mau
8.phuong phap chon mau, co mauthao thu
 
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cương
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cươngTổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cương
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cươngHuy Hoang
 

What's hot (20)

Bài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảngBài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảng
 
Chương 8 luật hình sự
Chương 8   luật hình sựChương 8   luật hình sự
Chương 8 luật hình sự
 
Chuong IV. KTCT.ppt
Chuong IV. KTCT.pptChuong IV. KTCT.ppt
Chuong IV. KTCT.ppt
 
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaĐề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
 
Luận văn, Luận án Sán lá gan lớn
Luận văn, Luận án Sán lá gan lớnLuận văn, Luận án Sán lá gan lớn
Luận văn, Luận án Sán lá gan lớn
 
Chuyển hóa lipid
Chuyển hóa lipidChuyển hóa lipid
Chuyển hóa lipid
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
 
Vi nấm y học
Vi nấm y họcVi nấm y học
Vi nấm y học
 
Kết quả thực hành môn hóa sinh căn bản - HOT
Kết quả thực hành môn hóa sinh căn bản - HOTKết quả thực hành môn hóa sinh căn bản - HOT
Kết quả thực hành môn hóa sinh căn bản - HOT
 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH LAO
DỊCH TỄ HỌC BỆNH LAODỊCH TỄ HỌC BỆNH LAO
DỊCH TỄ HỌC BỆNH LAO
 
Phức chất - Hóa học ( sưu tầm )
Phức chất - Hóa học ( sưu tầm ) Phức chất - Hóa học ( sưu tầm )
Phức chất - Hóa học ( sưu tầm )
 
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MRcương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
 
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
 
trắc nghiệm sinh học phân tử
trắc nghiệm sinh học phân tửtrắc nghiệm sinh học phân tử
trắc nghiệm sinh học phân tử
 
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
TS. BÙI QUANG XUÂN          BÀI GIẢNG LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNGTS. BÙI QUANG XUÂN          BÀI GIẢNG LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
 
Phân tích và nhận biết các chất
Phân tích và nhận biết các chấtPhân tích và nhận biết các chất
Phân tích và nhận biết các chất
 
Bao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitamin
Bao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitaminBao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitamin
Bao cao thuc_hanh_hoa_sinh_ protein & vitamin
 
MÔ SỤN
MÔ SỤNMÔ SỤN
MÔ SỤN
 
8.phuong phap chon mau, co mau
8.phuong phap chon mau, co mau8.phuong phap chon mau, co mau
8.phuong phap chon mau, co mau
 
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cương
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cươngTổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cương
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cương
 

Similar to Hỏi đáp về phòng chống tác hại của thuốc lá việt nam

Phat hien them_3000_chat_doc_trong_khoi_thuoc_la_2045
Phat hien them_3000_chat_doc_trong_khoi_thuoc_la_2045Phat hien them_3000_chat_doc_trong_khoi_thuoc_la_2045
Phat hien them_3000_chat_doc_trong_khoi_thuoc_la_2045bothuocla
 
Thuoc la va_cac_tac_hai
Thuoc la va_cac_tac_haiThuoc la va_cac_tac_hai
Thuoc la va_cac_tac_haiYugi Mina Susu
 
Thai do va thuc hanh ve tu van cai nghien thuoc la cua can bo y te
Thai do va thuc hanh ve tu van cai nghien thuoc la cua can bo y teThai do va thuc hanh ve tu van cai nghien thuoc la cua can bo y te
Thai do va thuc hanh ve tu van cai nghien thuoc la cua can bo y teLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Tac hai-thuoc-la
Tac hai-thuoc-laTac hai-thuoc-la
Tac hai-thuoc-lahieut4g
 
Dac diem dich te va hieu qua can thiep benh phoi tac nghen man tinh tai hai h...
Dac diem dich te va hieu qua can thiep benh phoi tac nghen man tinh tai hai h...Dac diem dich te va hieu qua can thiep benh phoi tac nghen man tinh tai hai h...
Dac diem dich te va hieu qua can thiep benh phoi tac nghen man tinh tai hai h...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thuc trang tuan thu dieu tri tha va mot so yeu to lien quan cua nguoi benh ng...
Thuc trang tuan thu dieu tri tha va mot so yeu to lien quan cua nguoi benh ng...Thuc trang tuan thu dieu tri tha va mot so yeu to lien quan cua nguoi benh ng...
Thuc trang tuan thu dieu tri tha va mot so yeu to lien quan cua nguoi benh ng...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Tư vấn cai thuốc lá.pptx
Tư vấn cai thuốc lá.pptxTư vấn cai thuốc lá.pptx
Tư vấn cai thuốc lá.pptxLHiu580143
 
Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...
Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...
Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ
LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ
LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ nataliej4
 
Nghien cuu thuc trang benh tat va hieu qua mot so giai phap cham soc y te cho...
Nghien cuu thuc trang benh tat va hieu qua mot so giai phap cham soc y te cho...Nghien cuu thuc trang benh tat va hieu qua mot so giai phap cham soc y te cho...
Nghien cuu thuc trang benh tat va hieu qua mot so giai phap cham soc y te cho...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾKHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾlamnk
 
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Ty le hien mac mot so benh man tinh va ganh nang chi phi ho gia dinh cho cham...
Ty le hien mac mot so benh man tinh va ganh nang chi phi ho gia dinh cho cham...Ty le hien mac mot so benh man tinh va ganh nang chi phi ho gia dinh cho cham...
Ty le hien mac mot so benh man tinh va ganh nang chi phi ho gia dinh cho cham...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namNghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namNghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Đánh giá hiệu quả can thiệp trong quản lý tăng huyết áp tại huyện Hạ Hòa, tỉn...
Đánh giá hiệu quả can thiệp trong quản lý tăng huyết áp tại huyện Hạ Hòa, tỉn...Đánh giá hiệu quả can thiệp trong quản lý tăng huyết áp tại huyện Hạ Hòa, tỉn...
Đánh giá hiệu quả can thiệp trong quản lý tăng huyết áp tại huyện Hạ Hòa, tỉn...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Similar to Hỏi đáp về phòng chống tác hại của thuốc lá việt nam (20)

Phat hien them_3000_chat_doc_trong_khoi_thuoc_la_2045
Phat hien them_3000_chat_doc_trong_khoi_thuoc_la_2045Phat hien them_3000_chat_doc_trong_khoi_thuoc_la_2045
Phat hien them_3000_chat_doc_trong_khoi_thuoc_la_2045
 
Thuoc la va_cac_tac_hai
Thuoc la va_cac_tac_haiThuoc la va_cac_tac_hai
Thuoc la va_cac_tac_hai
 
Thai do va thuc hanh ve tu van cai nghien thuoc la cua can bo y te
Thai do va thuc hanh ve tu van cai nghien thuoc la cua can bo y teThai do va thuc hanh ve tu van cai nghien thuoc la cua can bo y te
Thai do va thuc hanh ve tu van cai nghien thuoc la cua can bo y te
 
Tac hai-thuoc-la
Tac hai-thuoc-laTac hai-thuoc-la
Tac hai-thuoc-la
 
Dac diem dich te va hieu qua can thiep benh phoi tac nghen man tinh tai hai h...
Dac diem dich te va hieu qua can thiep benh phoi tac nghen man tinh tai hai h...Dac diem dich te va hieu qua can thiep benh phoi tac nghen man tinh tai hai h...
Dac diem dich te va hieu qua can thiep benh phoi tac nghen man tinh tai hai h...
 
Thuc trang tuan thu dieu tri tha va mot so yeu to lien quan cua nguoi benh ng...
Thuc trang tuan thu dieu tri tha va mot so yeu to lien quan cua nguoi benh ng...Thuc trang tuan thu dieu tri tha va mot so yeu to lien quan cua nguoi benh ng...
Thuc trang tuan thu dieu tri tha va mot so yeu to lien quan cua nguoi benh ng...
 
Tư vấn cai thuốc lá.pptx
Tư vấn cai thuốc lá.pptxTư vấn cai thuốc lá.pptx
Tư vấn cai thuốc lá.pptx
 
Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...
Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...
Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...
 
Cai thuoc la online
Cai thuoc la  onlineCai thuoc la  online
Cai thuoc la online
 
LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ
LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ
LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ
 
Nghien cuu thuc trang benh tat va hieu qua mot so giai phap cham soc y te cho...
Nghien cuu thuc trang benh tat va hieu qua mot so giai phap cham soc y te cho...Nghien cuu thuc trang benh tat va hieu qua mot so giai phap cham soc y te cho...
Nghien cuu thuc trang benh tat va hieu qua mot so giai phap cham soc y te cho...
 
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾKHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
 
Đề tài: Triển khai theo dõi tích cực phản ứng có hại của thuốc ARV
Đề tài: Triển khai theo dõi tích cực phản ứng có hại của thuốc ARVĐề tài: Triển khai theo dõi tích cực phản ứng có hại của thuốc ARV
Đề tài: Triển khai theo dõi tích cực phản ứng có hại của thuốc ARV
 
Đề tài: Hoạt động theo dõi phản ứng có hại của thuốc ARV, HAY
Đề tài: Hoạt động theo dõi phản ứng có hại của thuốc ARV, HAYĐề tài: Hoạt động theo dõi phản ứng có hại của thuốc ARV, HAY
Đề tài: Hoạt động theo dõi phản ứng có hại của thuốc ARV, HAY
 
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...
 
Ty le hien mac mot so benh man tinh va ganh nang chi phi ho gia dinh cho cham...
Ty le hien mac mot so benh man tinh va ganh nang chi phi ho gia dinh cho cham...Ty le hien mac mot so benh man tinh va ganh nang chi phi ho gia dinh cho cham...
Ty le hien mac mot so benh man tinh va ganh nang chi phi ho gia dinh cho cham...
 
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namNghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
 
Copd 2 12-06.moi
Copd 2 12-06.moiCopd 2 12-06.moi
Copd 2 12-06.moi
 
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namNghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
 
Đánh giá hiệu quả can thiệp trong quản lý tăng huyết áp tại huyện Hạ Hòa, tỉn...
Đánh giá hiệu quả can thiệp trong quản lý tăng huyết áp tại huyện Hạ Hòa, tỉn...Đánh giá hiệu quả can thiệp trong quản lý tăng huyết áp tại huyện Hạ Hòa, tỉn...
Đánh giá hiệu quả can thiệp trong quản lý tăng huyết áp tại huyện Hạ Hòa, tỉn...
 

More from Bệnh Hô Hấp Mãn Tính

Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015Bệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Hướng dấn sử dụng bình xịt định liều, accuhaler
Hướng dấn sử dụng bình xịt định liều, accuhalerHướng dấn sử dụng bình xịt định liều, accuhaler
Hướng dấn sử dụng bình xịt định liều, accuhalerBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Liệu pháp bổ sung phòng ngừa hen suyễn
Liệu pháp bổ sung phòng ngừa hen suyễnLiệu pháp bổ sung phòng ngừa hen suyễn
Liệu pháp bổ sung phòng ngừa hen suyễnBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Hướng dẫn kiểm soát dị ứng cho người hen suyễn
Hướng dẫn kiểm soát dị ứng cho người hen suyễnHướng dẫn kiểm soát dị ứng cho người hen suyễn
Hướng dẫn kiểm soát dị ứng cho người hen suyễnBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãnMất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãnBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013Bệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copd
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copdQuản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copd
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copdBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copd
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copdPhục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copd
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copdBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớnChẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớnBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ emChẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ emBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copd
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copdCác biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copd
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copdBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995
Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995
Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995Bệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Sử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd pgs ts đỗ quyết
Sử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd   pgs ts đỗ quyếtSử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd   pgs ts đỗ quyết
Sử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd pgs ts đỗ quyếtBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 

More from Bệnh Hô Hấp Mãn Tính (20)

Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015
 
Ứng dụng tế bào gốc điều trị copd
Ứng dụng tế bào gốc điều trị copdỨng dụng tế bào gốc điều trị copd
Ứng dụng tế bào gốc điều trị copd
 
Hướng dấn sử dụng bình xịt định liều, accuhaler
Hướng dấn sử dụng bình xịt định liều, accuhalerHướng dấn sử dụng bình xịt định liều, accuhaler
Hướng dấn sử dụng bình xịt định liều, accuhaler
 
Liệu pháp bổ sung phòng ngừa hen suyễn
Liệu pháp bổ sung phòng ngừa hen suyễnLiệu pháp bổ sung phòng ngừa hen suyễn
Liệu pháp bổ sung phòng ngừa hen suyễn
 
Hướng dẫn kiểm soát dị ứng cho người hen suyễn
Hướng dẫn kiểm soát dị ứng cho người hen suyễnHướng dẫn kiểm soát dị ứng cho người hen suyễn
Hướng dẫn kiểm soát dị ứng cho người hen suyễn
 
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãnMất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
 
Cá thể hóa điều trị copd
Cá thể hóa điều trị copdCá thể hóa điều trị copd
Cá thể hóa điều trị copd
 
Xử trí khi lên cơn hen suyễn
Xử trí khi lên cơn  hen suyễnXử trí khi lên cơn  hen suyễn
Xử trí khi lên cơn hen suyễn
 
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
 
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copd
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copdQuản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copd
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copd
 
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copd
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copdPhục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copd
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copd
 
Những điều cần biết về bệnh hen
Những điều cần biết về bệnh henNhững điều cần biết về bệnh hen
Những điều cần biết về bệnh hen
 
Ers ats copd guidelines
Ers ats copd guidelinesErs ats copd guidelines
Ers ats copd guidelines
 
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớnChẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn
 
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ emChẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
 
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copd
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copdCác biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copd
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copd
 
Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995
Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995
Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995
 
Tạp chí lao và bệnh phổi số 17
Tạp chí lao và bệnh phổi số 17Tạp chí lao và bệnh phổi số 17
Tạp chí lao và bệnh phổi số 17
 
Sử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd pgs ts đỗ quyết
Sử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd   pgs ts đỗ quyếtSử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd   pgs ts đỗ quyết
Sử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd pgs ts đỗ quyết
 
Đợt cấp copd nặng nhập viện
Đợt cấp copd nặng nhập viện Đợt cấp copd nặng nhập viện
Đợt cấp copd nặng nhập viện
 

Recently uploaded

SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnHongBiThi1
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóHongBiThi1
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfBài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfMinhTTrn14
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfHongBiThi1
 
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất haySGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
 
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfBài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
 
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất haySGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
 
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
 

Hỏi đáp về phòng chống tác hại của thuốc lá việt nam

  • 1. HOÛI & ÑAÙP TAÏI VIEÄT NAM
  • 2.
  • 3. Lời nói đầu Thuốc lá là nguy cơ lớn nhất đối với sức khoẻ con người và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong sớm trên toàn thế giới. Các nghiên cứu cho thấy hơn 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do sử dụng thuốc lá gây ra. Thấy được tầm quan trọng của công tác phòng chống tác hại thuốc lá, từ năm 2000 chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP về chính sách quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo Bộ Y tế phối hợp với các Bộ ngành, các tổ chức chính trị xã hội và các tỉnh thành phố tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tác hại của việc hút thuốc, vận động cộng đồng xây dựng các mô hình không khói thuốc; ban hành các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện công tác phòng chống tác hại thuốc lá. Các hoạt động này bước đầu đã đạt những kết quả khả quan. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một trong 15 nước có tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc cao trên thế giới. Trong khi xu hướng mắc các bệnh lây nhiễm giảm thì các bệnh không lây nhiễm gia tăng nhanh chóng. Các bệnh có nguyên nhân chính từ sử dụng thuốc lá như đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ung thư phổi… là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở cả nam và nữ, với gần 11% tổng số ca tử vong ở nam giới Việt Nam là do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Điều này cho thấy nhiệm vụ phòng chống tác hại thuốc lá trong thời gian tới vẫn còn nhiều thách thức. Để góp phần thực hiện thành công mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng, thực hiện tốt các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, Việt Nam cần sớm ban hành Luật Phòng chống tác hại thuốc lá có nội dung mạnh mẽ và toàn diện, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động PCTH thuốc lá và cần có sự đầu tư thích đáng hơn nữa về nguồn lực cho công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Tài liệu này cung cấp một số thông tin về các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả, các bài học kinh nghiệm trong PCTH thuốc lá của các nước trong khu vực và trên thế giới. Chúng tôi hy vọng rằng tài liệu này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho đại biểu Quốc hội, các nhà hoạch định chính sách và những người quan tâm đến công tác phòng chống tác hại thuốc lá bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn mọi ý kiến đóng góp cho nội dung tài liệu để giúp chúng tôi hoàn thiện tài liệu trong lần tái bản sau. Ban soạn thảo
  • 4. Tài liệu này được xây dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam
  • 5. PHẦN I. TÁC HẠI CỦA HÚT THUỐC VÀ HÚT THUỐC THỤ ĐỘNG 1. Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của người hút thuốc như thế nào? 2. Thế nào là hút thuốc thụ động, hút thuốc thụ động gây ra các bệnh gì? 3. Mỗi năm có bao nhiêu người tử vong vì hút thuốc lá trên thế giới và tại Việt Nam 4. Chi phí của xã hội cho việc hút thuốc tại Việt Nam và các nước khác là bao nhiêu? 5. Có một số bài báo đưa tin về việc thuốc lá có nhiễm các chất phóng xạ? Vấn đề này là như thế nào? PHẦNII.THỰCTRẠNGHÚTTHUỐCVÀHÚTTHUỐCTHỤĐỘNGTẠIVIỆTNAM 6. Tình hình sử dụng thuốc lá tại Việt Nam như thế nào? 7. Thực trạng hút thuốc thụ động tại Việt Nam như thế nào? PHẦN III. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ HIỆU QUẢ 8. Mục tiêu của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá 9. Những nội dung chính quy định trong dự thảo Luật Phòng chống tác hại thuốc lá của thuốc lá tại Việt Nam là gì? Quy định về môi trường không khói thuốc 10. Tại sao phải thực thi môi trường 100% không khói thuốc? 11. Kinh nghiệm của các nước trong thực hiện môi trường không khói thuốc như thế nào? 12. Liệu quy định cấm hút thuốc nơi làm việc có khả thi không ? 13. Liệu việc cấm hút thuốc tại nơi công cộng trong nhà, nơi làm việc trong nhà và trên phương tiện giao thông công cộng có vi phạm nhân quyền không? Quy định về in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh 14. Tại sao cần in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá? 15. Có bao nhiêu quốc gia đã thực hiện cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh? 16. In cảnh báo sức khỏe có làm tăng buôn lậu hay không? Có làm người tiêu dùng chuyển sang sử dụng thuốc lá lậu không in cảnh báo sức khỏe không? 17. Hiệu quả truyền thông của Cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá như thế nào ? 18. Tại sao FCTC chỉ quy định diện tích cảnh báo chiếm 30% diện tích vỏ bao chính mà VN lại đề xuất thực hiện mức 50%? Quy định về thành lập Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá và nâng cao sức khỏe cộng đồng 19. Nguồn kinh phí hiện nay cho các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá tại Việt nam như thế nào? NỘI DUNG TRANG 7 8 8 9 10 10 11 12 14 17 18 18 18 19 19 19 19 19 21 22 22 23 23 23 23 MỤC LỤC
  • 6. 20. Yêu cầu thực tiễn về nguồn lực để thực hiện công tác PCTH thuốc lá trong thời gian tới? 21. Kinh nghiệm của các nước để tạo nguồn kinh phí bền vững cho hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá? Quy định về cấm đóng gói bao thuốc lá nhỏ dưới 20 điếu 22. Tại sao cần cấm đóng bao gói nhỏ dưới 20 điếu? Quy định về tăng thuế thuốc lá 23. Tăng thuế thuốc lá có ảnh hưởng thế nào đối với nguồn thu ngân sách của Chính phủ? 24. Liệu việc Chính phủ tăng thuế thuốc lá có tác động không công bằng tới những người có thu nhập thấp? 25. Một số người nói rằng tăng thuế thuốc lá là nguyên nhân gây buôn lậu thuốc lá ở Việt Nam. Điều đó có đúng không? 26. Biện pháp hiệu quả để kiểm soát buôn lậu thuốc lá tại Việt Nam là gì? PHẦN IV. MỘT SỐ CÂU HỎI KHÁC 27. Công ước Khung về PCTHTL là gì? Mục tiêu và những nội dung chính của Công ước Khung là gì? 28. Các tài liệu Hướng dẫn thực hiện Công ước Khung nhằm mục tiêu gì? 29. Chi phí-hiệu quả của các biện pháp PCTHTL do WHO đề xuất như thế nào? 30. Khuyến cáo của WHO về thực thi hiệu quả Luật PCTHTL? 31. Liệu việc PCTHTL có làm tăng thất nghiệp hay không? 32. Liệu việc làm và thu nhập của nông dân trồng thuốc lá có bị ảnh hưởng từ việc ban hành luật PCTHTL mạnh hay không? 33. Tại sao WHO lại khuyến cáo không nên in các con số về hàm lượng chất hắc ín (TAR) và Nicotine trên vỏ bao thuốc lá? 34. Khi bỏ thuốc, một số người sẽ tăng cân. Liệu việc này có làm tăng thêm nguy cơ bệnh tim mạch? 35. Điều trị cai nghiện thuốc lá sẽ đòi hỏi nguồn lực đáng kể cho việc tư vấn và chi phí cho thuốc cai nghiện. Việt Nam nên huy động nguồn chi phí cho dịch vụ cai nghiện thuốc lá như thế nào? PHẦN V. THÔNG TIN THAM KHẢO VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC LÁ VÀ CÁCQUYĐỊNHVỀPHÒNGCHỐNGTÁCHẠITHUỐCLÁCỦACÁCNƯỚCASEAN NỘI DUNG TRANG 24 24 25 25 26 26 27 27 28 29 32 32 33 33 33 37 37 37 37 39
  • 7. Phần I TAÙC HAÏI CUÛA HUÙT THUOÁC VAØ HUÙT THUOÁC THUÏ ÑOÄNG
  • 8. 8 Thuốc lá là một trong các nguyên nhân chính gây ra các bệnh không truyền nhiễm. Cụ thể, tính chung trên thế giới thuốc lá gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ(2) . Theo ước tính ở Hoa Kỳ thuốc lá là nguyên nhân của khoảng 30% các trường hợp tử vong do bệnh ung thư. 2. Thế nào là hút thuốc thụ động, hút thuốc thụ động gây ra những bệnh gì? * Hút thuốc thụ động là hít phải (hay còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra. Khói thuốc thụ động chứa hàng nghìn các hóa chất, trong đó có ít nhất là 250 chất là chất gây ung thư hay chất độc hại(3) (Hình 2). Hút thuốc thụ động có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. * Ở người lớn hút thuốc thụ động gây ung thư phổi, các bệnh về tim mạch, ung thư vú, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, gây các triệu chứng kích thích đường hô hấp, tăng nguy cơ đẻ non và trẻ nhẹ cân. 1. Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của người hút thuốc như thế nào? Thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh khác nhau cho người hút thuốc trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản(1) . Hút thuốc ở phụ nữ mang thai gây các ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả bà mẹ cũng như thai nhi. Các căn bệnh chính được minh họa trong hình dưới đây (Hình 1). Áp phích của WHO về các bệnh do hút thuốc Source: WHO 2001 Rụng tóc Cao răng, sâu răng Ung thư da Khí phế thũng Bệnh vẩy nến Đục nhân mắt Nếp nhăn Điếc Loãng xương Bệnh tim mạch Biến dạng tinh trùng Loét dạ dày Ung thư phổi và cơ quan khác Ung thư tử cung và xẩy thai Bệnh Buerger (Bệnh viêm tắc mạch máu chi) Chuyển màu da ngón tay Hình 1: Tranh áp phích của WHO về các bệnh do hút thuốc gây ra HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI
  • 9. 9 TÁC HẠI CỦA HÚT THUỐC VÀ HÚT THUỐC THỤ ĐỘNG * Ở trẻ em, hút thuốc thụ động có thể gây viêm đường hô hấp, hen, viêm tai giữa, đột tử ở trẻ sơ sinh (SID), kém phát triển chức năng phổi và làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác(4) . 3. Mỗi năm có bao nhiêu người tử vong vì hút thuốc lá trên thế giới và tại Việt Nam? Trên toàn cầu, mỗi năm sử dụng thuốc lá gây tử vongtrên 5 triệu người. Con số này sẽ tăng thành trên 8 triệu người một năm vào năm 2020. Nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả không được thực hiện thì trong thế kỷ này thuốc lá sẽ giết chết 1 tỷ người.(1) Tại Việt Nam, mỗi năm sử dụng thuốc lá giết chết hơn 40.000 người(5) (Biểu đồ 1). Điều này có nghĩa là mỗi ngày có hơn 100 người chết vì những bệnh do hút thuốc gây nên. Con số này sẽ tăng lên thành 70.000 người một năm vào năm 2030. Biểu đồ 1: Tử vong do thuốc lá, HIV/AIDS và Tai Nạn Giao Thông năm 2010. Nguồn: Levey và CS; UBAT giao thông và Cục phòng chống HIV/AIDS. Hình 2: Minh họa về các thành phần trong khói thuốc
  • 10. 10 4. Chi phí của xã hội cho việc hút thuốc tại Việt Nam và các nước khác là bao nhiêu? * Thuốc lá gây ra chi phí khổng lồ cho chăm sóc y tế cho những người bị bệnh do hút thuốc lá, cộng thêm với tổn phí do giảm năng suất lao động, do hỏa hoạn và những tổn hại cho môi trường. Trên toàn thế giới ước tính mỗi năm thuốc lá gây ra thiệt hại khoảng 500 tỷ đô la Mỹ. * Theo ước tính trong tổng số các vụ hỏa hoạn trên thế giới thì nguyên nhân do hút thuốc chiếm 10%(2) . Mỗi năm thuốc lá gây ra khoảng 1,1 triệu vụ cháy, 17,300 ca tử vong, 60,000 ca thương tích và 27 tỷ USD tổn thất tài sản. Chỉ riêng tại Mỹ năm 2005, hút thuốc gây ra 82.400 vụ hỏa hoạn làm chết 800 người, bị thương 1660 người và thiệt hại 575 triệu USD tài sản.(2) * Tại Việt Nam: theo một nghiên cứu của trường Đại học Y Hà Nội ước tính chi phí chăm sóc và điều trị cho 3 căn bệnh do sử dụng thuốc lá gây ra (Bệnh ung thư phổi, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tĩnh và nhồi máu cơ tim) là hơn 2.304 tỷ đồng năm 2007(7) . Đây mới chỉ tính chi phí trực tiếp 3 bệnh trong số 25 căn bệnh do thuốc lá gây ra. Nếu tính cả chi phí gián tiếp gây ra cho xã hội do bệnh tật và tử vong sớm và tính đủ các căn bệnh thì con số tổn thất sẽ cao hơn rất nhiều. * Bên cạnh đó, các hộ nghèo có người hút thuốc sẽ bị mất một khoản đáng kể trong thu nhập khiêm tốn của họ vào việc mua thuốc lá. Trung bình ở các nước, các hộ nghèo có người hút thuốc phải tiêu tốn từ 3% đến 15% thu nhập của cả hộ gia đình cho thuốc lá(6) . * Các hộ nghèo tại Việt Nam phải tiêu tốn khoảng 5% thu nhập của gia đình vào thuốc lá(8) . Ở những hộ này, khoản tiền mua thuốc lá thậm chí cao hơn khoản tiền chi cho y tế hay cho giáo dục. Nếu người hút thuốc nghèo bỏ thuốc, họ sẽ có nhiều tiền hơn để mua thức ăn hoặc để trả tiền học cho con cái của mình. 5. Có một số bài báo đưa tin về việc thuốc lá có nhiễm các chất phóng xạ? Quy mô của vấn đề này là như thế nào? * Sự ô nhiễm các chất phóng xạ từ thuốc lá là vấn đề nghiêm trọng của y tế công cộng trong thời gian gần đây. Theo Cục Bảo vệ Môi trường của Mỹ: “Cho tới nay, lượng phóng xạ lớn nhất mà công chúng nhiễm phải là từ việc hút thuốc. Trong khi khói thuốc không phải là nguồn chiếu ra chất phóng xạ, nhưng khói thuốc chứa lượng nhỏ các chất phóng xạ mà người hút thuốc đưa vào phổi của mình khi hít khói thuốc. Các chất phóng xạ vào các phế nang phổi và qua thời gian sẽ tích tụ thành lượng phóng xạ lớn”(9) . * Lá cây thuốc lá có đặc tính là chúng giữ và tích tụ các chất phóng xạ dưới dạng Radon, các radon này được thải ra từ phân hóa học hay đất bị nhiễm phóng xạ (Lá của các loại cây khác không có tính chất này). Hai chất gây phóng xạ chính gây ô nhiễm trong khói thuốc lá là chì-210 và polonium-210. Chất phóng xạ sẽ tích tụ trong phổi của người hút thuốc ở nồng độ tập trung ngày càng cao theo lượng khói thuốc ô nhiễm hít vào. Ước tính khi hút trung bình nửa bao thuốc một ngày thì liều chất phóng xạ trong cơ thể người hút thuốc phải chịu tương đương với việc phải đi chụp X-quang từ 300 dến 2000 lần mỗi năm (tùy thuộc vào loại máy chụp X-quang). Điều này làm sáng tỏ hơn cơ chế tại sao thuốc lá lại gây ung thư phổi và các bệnh ung thư khác (theo WHO). HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI
  • 11. Phần II THÖÏC TRAÏNG HUÙT THUOÁC VAØ HUÙT THUOÁC THUÏ ÑOÄNG
  • 12. 12 HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM 6. Tình hình sử dụng thuốc lá ở Việt Nam như thế nào? * Theo ước tính từ cuộc Điều tra hút thuốc ở người trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) năm 2010 (GATS 2010), trong những người trưởng thành tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới là 47,4% ở nữ giới là 1,4% (Biểu đồ 2), tổng cộng có trên 15 triệu người lớn hiện đang hút thuốc lá, thuốc lào(10) . Khoảng 69,0% những người hút thuốc hút từ 10 điếu thuốc lá trở lên mỗi ngày. Tỷ lệ hút thuốc lá điếu theo giới: Biểu đồ 2. Tỷ lệ hút thuốc lá điếu theo giới tại Việt Nam, năm 2010 Biểu đồ 3: Tỷ lệ hút thuốc theo nhóm tuổi ở người trưởng thành (GATS 2010) Tỷ lệ hút thuốc theo nhóm tuổi (GATS 2010): * Tỷ lệ hút thuốc cao nhất trong nhóm tuổi từ 25 đến 64, với tỷ lệ lên tới gần 60% (Biểu 3).
  • 13. 13 THỰC TRẠNG HÚT THUỐC VÀ HÚT THUỐC THỤ ĐỘNG Tỷ lệ hút thuốc trong giới trẻ: * Trong giới trẻ độ tuổi 15 - 24, tỷ lệ hút thuốc tương ứng nam là 26,1% và nữ là 0,3%. Tỷ lệ chung là 13,3% (Biểu 4). * Trong nhóm học sinh ở độ tuổi 13 đến 15, thì tỷ lệ hút theo Điều tra toàn cầu về hút thuốc của trong giới trẻ (GYTS 2007), ở nam học sinh là 6,5% và nữ học sinh là 1,2%.(11) Tỷ lệ hút thuốc theo nghề nghiệp (GATS 2010): * Theo nhóm nghề nghiệp thì tỷ lệ hút thuốc cao nhất trong nhóm những người làm nghề Lâm- Ngư nghiệp, tiếp đến là Xây dựng-Mỏ (Biểu đồ 5). Biểu đồ 4: Tỷ lệ hút thuốc nhóm tuổi 15-24 (GATS 2010). Biểu đồ 5: Tỷ lệ hút thuốc theo nhóm nghề nghiệp và giới
  • 14. 14 HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM * Trong sinh viên y khoa năm thứ 3, có 20,7% sinh viên nam và 2,7% sinh viên nữ hút thuốc (Điều tra toàn cầu về hút thuốc trong sinh viên y khoa, 2003). * Trong nhóm giáo viên, có 21,5% giáo viên nam và 1% giáo viên nữ hút thuốc. (Điều tra toàn cầu về hút thuốc trong giáo viên phổ thông trung học 2003). 2. Thực trạng hút thuốc thụ động ở Việt Nam như thế nào? * 73,1% nguời không hút thuốc (bằng 33 triệu người) bị hút thuốc thụ động tại nhà * 55,9% người lao động (trên 5 triệu người) bị hút thuốc thụ động tại nơi làm việc (Biểu 6, 7). Biểu đồ 6: Tỷ lệ người trưởng thành hút thuốc thụ động tại nhà Biểu đồ 7: Tỷ lệ người trưởng thành hút thuốc thụ động tại nơi làm việc
  • 15. 15 THỰC TRẠNG HÚT THUỐC VÀ HÚT THUỐC THỤ ĐỘNG * Theo điều tra Y tế quốc gia 2001 - 2002 có tới trên 70% trẻ em dưới 5 tuổi sống trong các gia đình có người hút thuốc.(12) * Theo kết quả điều tra hút thuốc trong học sinh 13-15 tuổi tiến hành năm 2007 thì có tới gần 60% học sinh nhóm tuổi này thường xuyên bị hút thuốc thụ động tại nhà và trên 70% bị hút thuốc thụ động tại nơi công cộng (Biểu 8).(13) Biểu đồ 8: Tỷ lệ hút thuốc thụ động trong nhóm học sinh 13-15 tuổi, GYTS 2007.
  • 16. 16
  • 17. 17 TÁC HẠI CỦA HÚT THUỐC VÀ HÚT THUỐC THỤ ĐỘNG Phần III CAÙC BIEÄN PHAÙP PHOØNG CHOÁNG TAÙC HAÏI THUOÁC LAÙ HIEÄU QUAÛ
  • 18. 18 HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM 18 8. Mục tiêu của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá là gì? Sử dụng thuốc lá gây ra những hậu quả lâu dài, nặng nề đến sức khỏe của người dân và kinh tế - xã hội. Do đó mục tiêu của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá là thực hiện thường xuyên, liên tục các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, tiến tới kiểm soát và giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá, nhằm giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh có liên quan đến thuốc lá. 9. Những nội dung chính trong dự thảo Luật PCTHTL của thuốc lá tại Việt Nam là gì? Dự thảo Luật Phòng chống tác hại thuốc lá quy định các biện pháp chính là: * Quy định các khu vực cấm hút thuốc lá như: cơ sở y tế, trường học, nơi làm việc trong nhà, nơi công cộng trong nhà và trên các phương tiện giao thông công cộng,... * Quy định in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên bao bì các sản phẩm thuốc lá. * Quy định cấm quảng cáo khuyến mại các sản phẩm thuốc lá dưới mọi hình thức * Quy định không bán bao gói thuốc lá nhỏ dưới 20 điếu tại thị trường trong nước. * Các giải pháp để quản lý chặt chẽ nguồn cung cấp các sản phẩm thuốc lá và hạn chế tiếp cận với các sản phẩm thuốc lá. * Quy định về điều kiện đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động Phòng chống tác hại thuốc lá và đảm bảo sự thực thi hiệu quả của các quy định luật như: thành lập Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá và nâng cao sức khỏe cộng đồng; Xử lý vi phạm pháp luật về phòng chống, tác hại của thuốc lá. * Biện pháp tăng thuế thuốc lá là biện pháp hữu hiệu để góp phần giảm hút thuốc, đặc biệt là ngăn ngừa thanh niên bắt đầu hút thuốc. Thuế thuốc lá hiện nay được quy định theo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt vì vậy sẽ chỉ được quy định mang tính nguyên tắc trong luật này. QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÓI THUỐC 10. Tại sao cần thiết phải thực thi môi trường 100% không khói thuốc? * Theo các nghiên cứu cho thấy: không có một mức độ an toàn nào đối với việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động. Chính vì vậy WHO khuyến cáo rằng: để bảo vệ sức khỏe cộng đồng khỏi tác hại của khói thuốc thụ động thì bầu không khí trong nhà phải hoàn toàn không có khói thuốc. * Việc phân chia khu vực dành riêng người hút thuốc và người không hút thuốc trong môi trường trong nhà, hay là việc sử dụng hệ thống thông gió, lọc khí đã được chứng minh là không có hiệu quả trong việc bảo vệ con người trước khói thuốc thụ động.(14) * Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Khung từ tháng 11 năm 2004, và Công ước Khung có hiệu lực từ 17 tháng 3 năm 2005. Dựa trên các bằng chứng khoa học và kinh nghiệm quốc tế tốt nhất, các bên tham gia Công ước Khung FCTC đã thông qua Hướng dẫn về bảo vệ khỏi phơi nhiễm với khói thuốc thụ động tại kỳ Hội nghị các Bên Công ước Khung FCTC lần thứ
  • 19. 19 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ HIỆU QUẢ 2, tổ chức năm 2007. Hướng dẫn này đưa ra các nguyên tắc và tiêu chuẩn cụ thể để giúp các quốc gia thành viên Công ước Khung thực hiện chính sách 100% môi trường không khói thuốc trong vòng 5 năm kể từ ngày Công ước có hiệu lực tại nước đó. 11. Kinh nghiệm của các nước trong thực hiện môi trường không khói thuốc như thế nào? * Xây dựng môi trường hoàn toàn không khói thuốc đang trở thành xu thế chung trên thế giới. Ai-len là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng môi trường không khói thuốc nơi làm việc và nơi công cộng trong nhà. Tiếp nối Ai-len là nhiều nước như Na Uy, New Zealand, Italy, Urugoay... Tại Singapore, chính sách không khói thuốc còn được mở rộng ra tại các quán karaoke và các nhà hàng. Phần lớn lãnh thổ của Canada và Mỹ đã thực hiện môi trường không khói thuốc thông qua luật của Liên Bang hoặc của Tiểu Bang. Thái Lan, Brunei, và Malaysia cũng đã thực hiện khá tốt quy định cấm hút thuốc nơi công cộng và nơi làm việc trong nhà. 12. Liệu quy định cấm hút thuốc nơi làm việc có khả thi không ? * Thực tế tại Việt Nam đã có rất nhiều cơ quan, đơn vị thực hiện tốt việc cấm hút thuốc hoàn toàn trong khuôn viên cơ quan, đơn vị. Điều này chứng minh đây là chủ trương đúng đắn và hoàn toàn có thể thực hiện được. Thực tiễn cho thấy một số địa phương như thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), tỉnh Hải Dương, tỉnh Tiền Giang, và một số bệnh viện như bệnh viện Nhi đồng I, bệnh viện Việt Đức khi lãnh đạo quyết tâm và ủng hộ thì không chỉ tại cơ quan, công sở mà thậm chí tại cả các khách sạn (thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh) quy định cấm hút thuốc cũng được thực hiện rất tốt. 13. Liệu việc cấm hút thuốc tại nơi công cộng trong nhà, nơi làm việc trong nhà và trên phương tiện giao thông công cộng có vi phạm nhân quyền không? Câu trả lời là KHÔNG. * Đối với quyền tự do của người hút thuốc, họ có thể hút thuốc tại các khu vực không có quy định cấm hoặc ở bên ngoài nơi mà hành vi hút thuốc của họ không làm hại tới sức khỏe của những người khác. * Chúng ta có khoảng 87 triệu dân, trong đó 70 triệu người không hút thuốc. Những người không hút thuốc có quyền được hít thở một bầu không khí trong lành không bị ô nhiễm bởi khói thuốc thụ động. * Việc cấm hút thuốc (nơi công cộng, nơi làm việc trong nhà và trên giao thông công cộng) đã được quy định trong công ước quốc tế - Công ước khung về PCTHTL (viêt tắt là FCTC) do WHO khởi xướng, và công ước này đến nay đã được hơn 174 quốc gia phê chuẩn. * Quyền “Được hưởng tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất có thể đạt được” được quy định trong Công ước Khung FCTC, trong Hiến chương Tổ chức Y tế Thế giới và trong Hiệp ước về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Việc phơi nhiễm với khói thuốc thụ động sẽ ngăn trở quyền của công chúng ‘Được hưởng tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất có thể đạt được’ của con người. * Việc cấm hút thuốc tại nơi làm việc trong nhà, nơi công cộng trong nhà và trên phương tiện giao thông công cộng đã được triển khai thành công tại nhiều quốc gia và thành phố trên thế giới. Tại những nơi này, đại đa số người dân, khoảng 65% và 90%, ủng hộ việc cấm hút thuốc nơi công cộng.(15)
  • 20. 20 HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM * Tại Việt Nam, các cuộc điều tra cho thấy khoảng 72% đến 92% người trưởng thành ủng hộ việc cấm hút thuốc nơi công cộng(16),(17) và hơn 80% học sinh lứa tuổi 13-15 ủng hộ quy định này(18),(19) . QUY ĐỊNH VỀ IN CẢNH BÁO SỨC KHỎE BẰNG HÌNH ẢNH TRÊN VỎ BAO THUỐC LÁ 14. Tại sao cần in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá? * Việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh đảm bảo quyền của người tiêu dùng được biết các thông tin chính xác về sản phẩm mà họ sử dụng, những hậu quả đối với sức khoẻ, tính gây nghiện và nguy cơ bệnh tật, tử vong từ việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá. Nghiên cứu của WHO năm 2006 cho thấy việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh sẽ giúp tránh được khoảng 300 đến 700 ca tử vong sớm mỗi năm trong nhiều thập kỷ. Theo nghiên cứu về chi phí - hiệu quả của Viện chiến lược chính sách y tế đã nêu trên thì việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh tại Việt Nam sẽ có chi phí thấp nhất trong các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá và hiệu quả lại rất cao. * Một vấn đề quan trọng hơn là hiện nay, độ tuổi bắt đầu hút thuốc của thanh thiếu niên Việt Nam là rất trẻ (13-15 tuổi). Ở độ tuổi này, các em không ý thức được tính chất độc hại của thuốc lá, hút thuốc chủ yếu do bắt chước bạn bè và người lớn. Việc áp dụng cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh sẽ giúp cho các em có nhận thức tốt hơn về tác hại của việc hút thuốc và các yếu tố độc hại có trong khói thuốc và không bắt đầu hút thuốc. Như vậy sẽ bảo vệ được thế hệ trẻ khỏi sự tàn phá do các căn bệnh do thuốc lá gây ra trong tương lai. * Cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh là kênh giáo dục có hiệu quả và chi phí thấp bởi vì tất cả những người hút thuốc sẽ đều nhìn thấy thông điệp này mỗi khi họ mở bao thuốc. * Cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh dễ gây ấn tượng khiến người hút thuốc dễ hiểu và dễ nhớ hơn về hậu quả của việc hút thuốc đối với sức khỏe. Những cảnh báo này cũng có thể hiểu được với cả những người không biết đọc. (ví dụ Hình 3). * Việc ban hành và thực thi quy định in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên các sản phẩm thuốc lá được công chúng ủng hộ rộng rãi. * In cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh còn giúp cho các cơ quan chức năng dễ dàng phân biệt thuốc lá lậu thường là các sản phẩm không in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh, vì vậy in càng to, càng rõ ràng càng dễ phân biệt Hình 3: Ví dụ về cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh tại một số nước.
  • 21. 21 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ HIỆU QUẢ * Bản thân các công ty thuốc lá cũng thường xuyên thay đổi mẫu mã bao bì với nhiều màu sắc khác nhau, vì vậy sẽ không gặp khó khăn gì khi in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh. * Một số công ty thuốc lá của Việt Nam cũng đã sản xuất thuốc lá xuất sang Singapore từ nhiều năm đã in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh. (Hình 4) cho thấy cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh đã được sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu sang Singapore. (Nguồn: SEATCA 2010). 15. Có bao nhiêu quốc gia đã thực hiện cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh? * Trên thế giới, số lượng các quốc gia in cảnh báo bằng hình ảnh đang gia tăng, hiện có 42 quốc gia quy định in cảnh báo bằng hình ảnh. Nhiều nước đang xem xét các thiết kế, hoặc soạn thảo quy định đối với cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trước khi ban hành. * Những quốc gia đã in CBSK bằng hình ảnh đều in theo diện tích trung bình chiếm 50% hoặc lớn hơn 50% diện tích hai mặt chính vỏ bao thuốc. Diện tích trung bình của CBSK bằng hình ảnh tại một số nước 80% Uruguay (80%/80%) 65% Mauritius (60%/70%) 65% Mê hi cô (30%/100%) 60% Paraguay (60%, 60%) 60% Philippines (60%, 60%) 60% Úc (30%, 90%) 60% New Zealand (30%, 90%) 60% Đảo Cook (30%, 90%) 56% Bỉ (48%, 63%) 56% Thụy sỹ (48%, 63%) 55% Thái Lan(55%/55%) 52% Phần Lan (45%, 58%) 52% I rơ len (45%, 58%) 50% tại 18 nước khác Hình 4: CBSK trên bao thuốc do Việt Nam sản xuất để xuất khẩu Nguồn SEATCA 2010
  • 22. 22 HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM * Tại khu vực ASEAN đã có 4 nước thực hiện cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh: đó là Thái- Lan, Sing-ga-po, Ma-lai-xi-a và Bru-nei. Một số nước khác trong khu vực đang trong quá trình thiết kế mẫu và dự thảo các quy định. * Hướng dẫn thực hiện điều 11 Công ước Khung đã nêu rõ các yêu cầu cho việc in CBSK bằng hình ảnh trong đó một số điểm quan trọng là: o Cảnh báo sức khỏe có cả hình ảnh và chữ có hiệu quả hơn rất nhiều so với những cảnh báo chỉ bằng chữ. o Kích thước của cảnh báo sức khỏe phải chiếm 50% hoặc nhiều hơn diện tích các mặt chính bao bì thuốc lá. Các quốc gia thành viên cần cân nhắc việc sử dụng những cảnh báo và thông điệp về sức khỏe chiếm hơn 50% bề mặt vỏ bao thuốc và hướng tới chiếm càng nhiều diện tích khu vực trình bày chính càng tốt. 16. In cảnh báo sức khỏe có làm tăng buôn lậu hay không? Có làm người tiêu dùng chuyển sang sử dụng thuốc lá lậu không in cảnh báo sức khỏe không? * Trong tất cả các nước đã in CBSK bằng hình ảnh cho đến nay (42 nước), không có bằng chứng nào về sự tăng buôn lậu thuốc lá do CBSK hình ảnh. Vì thuốc lá là một sản phẩm gây nghiện, người đã nghiện thuốc lá sẽ chỉ hút những sản phẩm hợp “gu” mà họ thường hay sử dụng. Mặt khác việc in CBSK bằng hình ảnh sẽ giúp dễ dàng phân biệt thuốc hợp pháp và thuốc lậu, và do đó sẽ giúp kiểm soát tốt hơn các sản phẩm thuốc lá nhập lậu; * Khi yêu cầu in cảnh báo sức khỏe thì các sản phẩm thuốc lá nhập khẩu vào Việt Nam cũng phải in cảnh báo sức khỏe như sản phẩm sản xuất trong nước, như vậy cũng góp phần tăng thêm rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu. * Tình trạng buôn lậu không chỉ là vấn đề xảy ra đối với sản phẩm thuốc lá mà còn với nhiều hàng hóa khác. Vì vậy cần tăng cường hoạt động chống buôn lậu thay vì lo ngại về nguy cơ buôn lậu mà lại không tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 17. Hiệu quả truyền thông của Cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá như thế nào? Theo kết quả tổng hợp từ báo cáo MPOWER của WHO (2009) hiệu quả truyền thông của CBSK bằng hình ảnh là rất tốt cụ thể số liệu tại một số nước như sau : Tại Braxin sau khi in CBSK bằng hình ảnh: * Hơn 50% những người hút thuốc đã thay đổi ý kiến về hậu quả của thuốc lá đối với sức khoẻ, * Hai phần ba số người hút thuốc cho biết họ muốn bỏ thuốc; * 6 tháng sau khi áp dụng in cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh, số các cuộc gọi đến số điện thoại miễn phí của dịch vụ hỗ trợ bỏ thuốc tăng gần 9 lần Tại Canađa: * 58% những người hút thuốc suy nghĩ nhiều hơn về tác hại của thuốc lá, * Hơn một nửa số người hút thuốc muốn bỏ thuốc;
  • 23. 23 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ HIỆU QUẢ * Hơn 1/4 số người hút thuốc ít hút thuốc trong nhà hơn * 1/6 số người hút thuốc tránh không hút thuốc trước mặt trẻ em Tại Xingapo: * 71% số người hút thuốc nói rằng họ biết nhiều hơn về tác hại của hút thuốc * 28% số người hút thuốc giảm bớt số lượng hút mỗi ngày. * 25% nói rằng họ có thêm quyết tâm bỏ thuốc * 12% nói rằng họ tránh hút thuốc gần phụ nữ có thai 18. Tại sao FCTC chỉ quy định diện tích cảnh báo tối thiểu chiếm 30% diện tích vỏ bao mà Việt Nam lại đề xuất thực hiện mức 50%? Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) của Tổ chức Y tế Thế giới quy định diện tích in cảnh báo 30% bằng chữ hoặc hình ảnh chỉ là yêu cầu tối thiểu. Tổ chức Y tế Thế giới luôn khuyến khích các quốc gia thực hiện cao hơn mức này. Hơn nữa việc thực thi mạnh FCTC là vì lợi ích của quốc gia, lợi ích sức khỏe của người dân Việt Nam chứ không phải là sự tham gia có tính chất hình thức.. Các quốc gia trong khu vực đã thực hiện công tác PCTH thuốc lá có hiệu quả như Thailand, Singapore…đều có quy định mạnh hơn so với mức tối thiểu của FCTC. QUY ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP QUỸ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG 19. Nguồn kinh phí hiện nay cho các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam như thế nào ? * Hiện nay, kinh phí cho kiểm soát thuốc lá ở Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào các nhà tài trợ quốc tế khoảng 90%, trong khi sự hỗ trợ của Chính phủ chỉ chiếm 10% kinh phí hiện có. Tại địa phương (theo báo cáo các tỉnh về Thực hiện Nghị quyết 12/2000/NQ-CP giai đoạn 2000-2010): o Đại đa số các tỉnh không phân bổ kinh phí cho PCTHTL o Tp Hồ Chí Minh: 800 triệu đồng từ năm 2000-2010 o Một số tỉnh có kinh phí cho hoạt động PCTH thuốc lá là từ dự án do các tổ chức PCTH thuốc lá thực hiện tại địa phương. * Ngân sách nhà nước cấp cho công tác PCTH thuốc lá tại trung ương thấp: khoảng 47.000 USD năm 2009, tương đương 0,5% kinh phí của Thái Lan đầu tư cho công tác phòng chống tác hại thuốc lá trong khi số người hút thuốc của Thái Lan chỉ bằng 2/3 số lượng người hút thuốc của Việt Nam. * Do không chủ động được nguồn tài chính, phụ thuộc vào nguồn tài trợ quốc tế nên việc tổ chức thực hiện hoạt động PCTH thuốc lá không đồng bộ và thường xuyên. Kết quả đánh giá sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP cho thấy, mặc dù đã có khá nhiều tiến bộ trong việc thay đổi nhận thức và thói quen sử dụng thuốc lá của cộng đồng, phần lớn các mục tiêu mà Nghị quyết đề ra
  • 24. 24 HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM đều không đạt được, đặc biệt là mục tiêu giảm tỷ lệ người hút thuốc (chỉ giảm được 9% nam giới hút thuốc trong 10 năm so với mục tiêu đề ra là giảm từ 50% xuống 26%). * Trong thời gian tới, việc huy động nguồn kinh phí cho PCTH thuốc lá sẽ càng gặp nhiều khó khăn hơn do Việt Nam đã vượt ngưỡng nghèo, trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp nên các nguồn tài trợ quốc tế sẽ ngày càng giảm. 20. Yêu cầu thực tiễn về nguồn lực để thực hiện công tác PCTH thuốc lá trong thời gian tới? * Trong thời gian tới, để thực hiện thành công mục tiêu của Luật PCTHTL, đảm bảo tính khả thi của các biện pháp giảm cầu và giảm cung được quy định trong dự thảo luật cần phải có đủ nguồn tài chính ổn định, bền vững. * Hiện nay ngân sách nhà nước còn hạn hẹp và phải ưu tiên cho các mục tiêu hàng đầu như tăng trưởng kinh tế, quốc phòng, an ninh, giáo dục…nên không đủ để đáp ứng toàn bộ nhu cầu về ngân sách lớn và lâu dài của công tác PCTH TL. Ngân sách cấp năm 2010 chỉ khoảng 1 tỷ đồng, còn lại là tài trợ quốc tế (mỗi năm khoảng 7-8 tỷ đồng). Tuy nhiên, nhu cầu chi cho công tác này là rất lớn (Bộ Tài chính ước tính khoảng 420 tỷ đồng). * Kinh nghiệm về quỹ Nâng cao sức khỏe từ các nước khác như Aus-tra-lia, Thái Lan cho thấy qua việc tài trợ cho các chương trình y tế công cộng, Quỹ Nâng cao sức khỏe đã giúp làm giảm tỷ lệ hút thuốc, tăng việc tập luyện thể lực, tăng cường sức khỏe và giảm chi phí điều trị bệnh ở các nước này(20) . Nguồn kinh phí lâu dài và bền vững để thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp về PCTHTL sau: • Tuyên truyền, giáo dục để người hút thuốc lá thay đổi hành vi, hạn chế sử dụng và tiến tới cai nghiện thuốc lá, thanh thiếu niên không hút thuốc lá, người dân biết tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe. • Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, cai nghiện thuốc lá; tổ chức các mô hình cai nghiện thuốc lá hiệu quả. • Triển khai và nhân rộng các mô hình cộng đồng, cơ quan, tổ chức không có khói thuốc lá; • Nâng cao năng lực cho mạng lưới cộng tác viên làm công tác phòng chống tác hại thuốc lá và NCSKCĐ, • Hỗ trợ công tác phòng chống buôn lậu thuốc lá; nghiên cứu giải pháp chuyển đổi ngành nghề cho người lao động ngành thuốc lá; • Vận động tài trợ cho công tác phòng chống tác hại thuốc lá và NCSKCĐ 21. Kinh nghiệm của các nước để tạo nguồn kinh phí bền vững cho hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá? Rất nhiều quốc gia đã Thành lập Quỹ PCTHTL và NCSK cộng đồng để tạo nguồn kinh phí bền vững cho hoạt động PCTH thuốc lá. Các nước thành lập Quỹ PCTHTL và NCSK cộng đồng dựa trên nguyên tắc gì? • Quỹ PCTHTL và NCSK cộng đồng dựa trên nguyên tắc xã hội hóa. Công tác PCTHTL là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Nhà nước không đủ nguồn lực để thực hiện toàn bộ các hoạt động mà
  • 25. 25 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ HIỆU QUẢ cần huy động nguồn lực và sự tham gia của xã hội để thực hiện đồng bộ và hiệu quả các hoạt động PCTHTL. Các quốc gia thực hiện xã hội hóa công tác phòng chống tác hại thuốc lá thông qua việc thành lập Quỹ PCTHTL và NCSK đều đạt hiệu quả cao. Hiệu quả hoạt động của Quỹ ThaiHealth (Thái Lan) • Tỷ lệ người hút thuốc trong nhà giảm từ 86% năm 2000 xuống còn 59% năm 2006. • 4,1 triệu người bỏ thuốc (từ năm 2001-2009 ) • Các chính sách vận động thành công: cấm quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, tăng thuế thường xuyên, in cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh. • Thiết lập dịch vụ điện thoại và trung tâm tư vấn liệu pháp cai thuốc lá trên toàn quốc. • Thành lập các trung tâm nghiên cứu để ngăn ngừa bệnh tật và thương tích do hút thuốc lá, uống rượu và giao thông đường bộ gây ra. Hiệu quả hoạt động của Quỹ Nâng cao sức khỏe của Australia: • Các hoạt động PCTHTL từ năm 1971 đến 1998 tại Australia đã giúp làm giảm 17.400 ca tử vong sớm, trong đó giảm 6.900 ca tử vong do bệnh tim, 4,000 ca tử vong do ung thư phổi, 3.600 ca tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, 2.900 ca tử vong do đột quỵ và các bệnh ung thư khác. • Lợi ích kinh tế do hoạt động PCTHTL tạo ra là 7.812 triệu USD lớn hơn gấp nhiều lần chi phí thực hiện hoạt động là163 triệu USD (nghiên cứu năm 2001). Hiệu quả hoạt động Quỹ Nâng cao sức khỏe – Hoa Kỳ • Thuốc lá là nguyên nhân gây ra 1/5 số ca tử vong ở Mỹ, tương đương với 443.000 ca tử vong/năm. • Đầu tư 10 USD/người/năm cho các hoạt động để giảm hút thuốc lá, tăng cường hoạt động thể chất và cải thiện dinh dưỡng đã tiết kiệm được cho đất nước này hơn 16 tỷ USD/năm trong vòng 5 năm. Tỷ lệ lợi nhuận là 5,6 USD cho mỗi 1 USD đầu tư (báo cáo năm 2008 của Quỹ Vì sức khoẻ nước Mỹ). QUY ĐỊNH VỀ CẤM ĐÓNG BAO GÓI NHỎ 22. Tại sao cần cấm đóng bao gói nhỏ dưới 20 điếu? Việc thực hiện cấm đóng bao nhỏ dưới 20 điếu là nhằm ngăn ngừa trẻ em hút thuốc đồng thời để thực cam kết của Việt Nam khi tham gia Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC). * Thuốc lá cũng như các sản phẩm tiêu dùng khác nếu đóng bao gói càng nhỏ thì càng khuyến khích tiêu dùng vì hợp với túi tiền của các em thiếu niên. Đối với trẻ em còn đi học ở trường thường chỉ được cho một ít tiền ăn hay tiêu vặt. Các em sẽ không muốn mua cả bao thuốc lá 20 điếu với số tiền ít ỏi của mình. Vì vậy, các công ty thuốc lá đã sáng kiến tạo ra các bao thuốc lá với số điếu ít hơn và vì vậy hợp túi tiền các em nhỏ hơn. * Ở các nước, bao thuốc lá ít hơn 20 điếu được gọi là “kiddie pack”, có nghĩa là “bao thuốc lá trẻ em”. Những bao thuốc lá nhỏ này được thiết kế với kiểu dáng hấp dẫn, mẫu mã bao bì đẹp, được quảng cáo như một sự sành điệu và tiện lợi hơn khi sử dụng. Đây là một trong những nguyên nhân
  • 26. 26 HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM làm gia tăng tỷ lệ hút thuốc ở thanh thiếu niên. Vì vậy cấm bán bao thuốc đóng gói nhỏ dưới 20 điếu là nhằm ngăn ngừa việc bắt đầu hút thuốc trong thanh thiếu niên. * Việc cho phép đóng bao gói nhỏ dưới 20 điếu sẽ làm vô hiệu hóa quy định in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh vì khi đó phần các hình ảnh trên cảnh báo sức khỏe sẽ rất nhỏ, khó nhìn và mất tác dụng cảnh báo tác hại thuốc lá tới người tiêu dùng. Hiện nay bao gói nhỏ còn đang rất ít bán tại Việt Nam, vì vậy cần thực hiện quy định này ngay khi luật Phòng chống tác hại thuốc lá có hiệu lực sẽ tốt hơn là để lan tràn rồi cấm. * Việc đóng gói bao nhỏ dưới 20 điếu hiện được cho phép ở Việt Nam là trái với Điều 16 của Công ước Khung FCTC: “Mỗi Bên sẽ nỗ lực ngăn cấm việc bán thuốc lá lẻ hoặc những bao thuốc lá nhỏ mà điều này sẽ làm tăng khả năng mua đối với các sản phẩm này ở trẻ vị thành niên”. * Việc đóng gói bao thuốc nhỏ cũng là trái với Quyết định số 1315/QĐ-TTg ngày 21/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ:”...cấm bán các bao thuốc lá được đóng gói dưới 20 điếu”. * Những bao thuốc lá nhỏ dưới 20 điếu hiện đã bị cấm ở hầu hết các nước phát triển, bao gồm các nước trong cộng đồng chung Châu Âu. Ngay tại ASEAN thì Xin-ga-po, Thái Lan, Malaysia, Brunei cũng đã cấm đóng bao nhỏ. QUY ĐỊNH VỀ THUẾ THUỐC LÁ : 23. Tăng thuế thuốc lá có ảnh hưởng thế nào đối với nguồn thu ngân sách của Chính phủ? * Theo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới thì mức thuế thuốc lá tối ưu khi thuế chiếm từ 65% đến 80% giá bán lẻ.(21) * Cũng theo Ngân hàng Thế giới, trung bình khi tăng thuế để cho giá thuốc lá tăng thêm 10% thì mức tiêu dùng sẽ giảm từ 4% đến 8%, còn doanh thu từ thuế thuốc lá sẽ tăng khoảng 7%(21) . Như vậy có thể nói là tăng thuế thuốc lá là một chính sách ‘hai bên cùng thắng’ đó là có lợi cho cả sức khỏe và tăng được nguồn thu ngân sách từ thuế. * Ngoài ra, số tiền do người bỏ thuốc tiết kiệm được sẽ được tiêu dùng cho các hàng hóa và dịch vụ có ích khác, việc này cũng sẽ tạo thêm việc làm và thu thuế cho Chính phủ. * Một trong những quốc gia đã áp dụng rất thành công chính sách thuế thuốc lá trong việc phòng chống tác hại thuốc lá là Thái-Lan. Chính phủ Thái-Lan đã tăng thuế thuốc lá đều đặn khoảng 2 năm một lần trong 17 năm qua (tổng cộng 9 lần điều chỉnh tăng thuế). Từ năm 1993 đến 2010 thuế thuốc lá đã tăng từ mức 55% giá bán buôn lên tới 85% giá bán buôn. Kết quả là doanh thu thuế thuốc lá của Chính phủ Thái-Lan tăng hơn 3 lần từ mức khoảng 512 triệu đô là Mỹ (quy đổi từ Bath với tỷ giá 1USD-30 baths) năm 1992 tăng thành hơn 1,7 tỷ USD năm 2010. * Ở Việt Nam thuế thuốc lá được quy định dựa trên giá xuất xưởng nên khi quy đổi ra tỷ lệ thuế trong giá bán lẻ còn rất thấp. Hiện nay, sau khi tính cả thuế tiêu thụ đặc biệt (mức hiện tại là 65% theo
  • 27. 27 CÁC BIỆN PHÁP PHỒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ HIỆU QUẢ Thái Lan: Tỷ lệ thuế TTĐB với thuốc lá, lượng bán và doanh thu thuế giá xuất xưởng) và thuế VAT (10%) thì thuế thuốc lá tại Viêt Nam mới chỉ chiếm khoảng 42% - 45% giá bán lẻ. * Cũng ở Việt Nam, theo ước tính khi tăng thuế thuốc lá thêm 20%, các yếu tố khác không đổi, giá bán lẻ sẽ tăng khoảng 10%. Điều này giúp doanh thu thuế thuốc lá của Chính phủ tăng thêm hơn 2.000 tỷ đồng mỗi năm. Đồng thời nó sẽ giúp tránh được trên 100.000 ca tử vong sớm do thuốc lá tính đến năm 2050.(22) 24. Liệu việc Chính phủ tăng thuế thuốc lá có tác động không công bằng tới những người có thu nhập thấp? * Tại Việt Nam, thuế thuốc lá được tính trên tỷ lệ phần trăm giá xuất xưởng. Do đó, những người hút các loại thuốc đắt tiền hơn sẽ phải trả thuế cao hơn. Người tiêu dùng nghèo hơn thường hút thuốc các loại thuốc lá giá rẻ hoặc thuốc lào, do đó tiền thuế mà những người này phải trả nhỏ hơn rất nhiều so với những người giàu hút thuốc cao cấp. * Mặt khác người hút thuốc nghèo có độ co giãn cầu theo giá cao hơn. Tức là khi thuế/giá tăng họ sẽ giảm hút hoặc bỏ thuốc nhiều hơn so với người giàu. Bằng cách đó, sẽ có nhiều người nghèo được lợi về sức khỏe và tài chính hơn (nếu họ bỏ thuốc). * Ngoài ra, với những người nghèo chưa bỏ được thuốc lá thì một phần doanh thu tăng thêm từ thuế thuốc lá có thể được dành để tài trợ cho các chương trình tư vấn cai nghiện thuốc lá cho người nghèo hoặc tài trợ các chương trình xã hội khác.
  • 28. 28 HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM 25. Một số người nói rằng tăng thuế thuốc lá là nguyên nhân gây buôn lậu thuốc lá ở Việt Nam. Điều đó có đúng không? Có nhiều yếu tố tác động tới tình trạng buôn lậu thuốc lá trong đó các yếu tố chính là: * Sự khác biệt về giá giữa thuốc hợp pháp và thuốc lậu * Sức mạnh và tính hiệu quả của lực lượng kiểm soát buôn lậu; * Mức độ minh bạch hay mức độ tham nhũng ở một nước; * Thị hiếu của người tiêu dùng đối với thuốc lá lậu, và mức độ chấp nhận của công chúng đối với các sản phẩm nhập lậu; * Mức độ kiểm soát mạng lưới bán lẻ. Đối với Việt Nam, việc buôn lậu dường như không phải do yếu tố giá mà là tổ hợp của một số yếu tố còn lại. Cụ thể: * Tại Việt Nam, giá của một số loại thuốc lá nhập lậu thậm chí còn cao hơn rất nhiều giá của thuốc cùng loại được sản xuất trong nước (ví dụ hiệu 555 lậu giá cao gấp rưỡi so với thuốc sản xuất trong nước).(23) Và theo một nghiên cứu ban đầu về tình hình buôn lậu thuốc lá ở Việt Nam thì các nhãn thuốc buôn lậu vào Việt Nam chủ yếu là các nhãn thuốc có chất giá khá cao như: 555, Zet, Hero, White Horse, Marlboro, và DunHill.(24) Giá các nhãn thuốc này đều cao hơn so với phần lớn các nhãn thuốc hợp pháp sản xuất trong nước. * Khảo sát về tình trạng hút thuốc lá ở người trưởng thành (GATS) trong năm 2010 chỉ ra rằng giá trung bình của JET và Hero, chiếm hơn 90% tổng thị trường thuốc lá nhập lậu, là cao hơn so với mức giá trung bình của tất cả các thương hiệu thuốc lá khác khoảng 60% và 30% tương ứng. Hai nghiên cứu về giá thuốc lá được thực hiện bởi VINACOSH và CDS chỉ ra rằng JET và HERO là hai trong bốn thương hiệu có giá rẻ nhất trong tất cả các thương hiệu nhập lậu. * Điều này cho thấy rằng chính hương vị, chứ không phải là giá cả, tác động đến việc tiêu thụ thuốc lá lậu tại Việt Nam. * Hơn nữa khả năng kiểm soát mạng lưới bán lẻ thuốc lá ở Việt Nam là rất yếu. Thuốc lá được bán ở khắp nơi. * Việt Nam chỉ mới điều chỉnh và tăng thuế năm 2006 và 2008, trong khi buôn lậu thuốc lá trong thực tế đã tồn tại từ rất nhiều năm trước. Do đó, trong trường hợp của Việt Nam, sẽ là chưa thỏa đáng nếu kết luận vấn đề buôn lậu thuốc lá là do nguyên nhân tăng thuế. 26. Biện pháp hiệu quả để kiểm soát buôn lậu thuốc lá tại Việt Nam là gì? Các giải pháp để giải quyết tình trạng buôn lậu là: * Tăng cường lực lượng và thực thi nghiêm các quy định về kiểm soát buôn lậu. Áp dụng các hình phạt nặng đối với các trường hợp vi phạm * Bao thuốc lá phải được dán tem (Việt Nam đã áp dụng biện pháp này). * In cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh cũng giúp phân biệt với thuốc lá nhập lậu.
  • 29. * Kiểm soát mạng lưới bán lẻ qua việc cấp giấy phép. Có hình thức phạt nghiêm với việc bán lẻ thuốc lá lậu. * Tuyên truyền cho người bán lẻ và công chúng biết về luật và các hình phạt đối với buôn lậu. * Hợp tác quốc tế cũng là một biện pháp quan trọng trong việc chống lại buôn bán bất hợp pháp. Các thành viên tham gia Công ước Khung FCTC hiện đang thương thảo về một Nghị định thư về kiểm soát buôn bán bất hợp pháp đối với các sản phẩm thuốc lá. Nếu Nghị định thư này được thông qua thì nó có thể trở thành một biện pháp hiệu quả để kiểm soát buôn lậu thuốc lá quốc tế. Việt Nam cần tích cực tham gia vào các vòng đàm phán liên Chính phủ về Nghị định thư này và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong hoạt động chống buôn lậu. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ HIỆU QUẢ
  • 30. 30
  • 31. 31 CÁC CÂU HỎI KHÁC VỀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ Phần IV CAÙC CAÂU HOÛI KHAÙC VEÀ HOAÏT ÑOÄNG PHOØNG CHOÁNG TAÙC HAÏI THUOÁC LAÙ
  • 32. 32 HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM 27. Công ước Khung về PCTHTL là gì? Mục tiêu và những nội dung chính của Công ước Khung là gì? * Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá được viết tắt theo tên tiếng anh là FCTC (Framework Convention on Tobacco Control) là công ước quốc tế đầu tiên về Y tế công cộng. Việc xây dựng Công ước Khung được quyết định trong nghị quyết số 56 của Hội đồng Y tế Thế giới (gồm Bộ Trưởng y tế các nước) năm 1996. Trải qua quá trình đàm phán gay go của gần 200 quốc gia trên thế giới qua 6 vòng đàm từ năm 2000 đến năm 2003 thì nội dung chính của Công ước Khung đã được Hội đồng Y tế Thế giới thông qua vào tháng 5 năm 2003. Công ước Khung được xây dựng với sự bảo trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). * Hiện tại đã có 174 quốc gia phê chuẩn tham gia thực hiện Công ước Khung. Đây là một công ước có số các quốc gia phê chuẩn tham gia nhiều nhất và nhanh nhất trong tất cả các công ước của Liên hợp quốc. * Mục tiêu của Công ước FCTC và các nghị định thư có liên quan là nhằm bảo vệ các thế hệ hiện nay và tương lai khỏi các hậu quả tàn phá về sức khoẻ, xã hội, môi trường và kinh tế của việc tiêu thụ thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc, ngăn chặn sự lan tràn rộng rãi của nạn dịch hút thuốc lá và những hậu quả sức khỏe và kinh tế do việc hút thuốc gây ra, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển nơi mà tỷ lệ hút thuốc cao và có xu hướng tiếp tục gia tăng. * Công ước Khung gồm 11 chương và 38 điều trong đó quy định về các biện pháp giảm cầu, giảm cung và các biện pháp đảm bảo cho phòng chống tác hại thuốc lá. 28. Các tài liệu Hướng dẫn thực hiện Công ước Khung nhằm mục tiêu gì? * Nội dung của Công ước đòi hỏi phải ngắn gọn vì vậy sau khi Công ước Khung có hiệu lực, các Bên tham gia công ước đã thành lập các nhóm công tác để soạn thảo các Hướng dẫn thực hiện một số điều khoản trong Công ước. Hội nghị các Bên đã xem xét và bỏ phiếu thông qua các Hướng dẫn thực hiện công ước. Các Hướng dẫn này đưa ra các nguyên tắc và chuẩn mực cụ thể, chi tiết giúp các nước thực hiện Công ước Khung một cách hiệu quả hơn. 29. Chi phí-hiệu quả của các biện pháp Phòng chống tác hại thuốc lá do Tổ chức Y tế thế giới đề xuất như thế nào? * Các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá đều có chi phí thấp và có hiệu quả rất cao khi được lồng ghép trong gói can thiệp chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các nước có thu nhập thấp và trung bình. * Trên thế giới, tính theo đơn vị là số tiền cần bỏ ra để có được một năm sống khỏe mạnh thì khi áp dụng biện pháp tăng thuế thuốc lá sẽ chỉ mất chi phí từ 5 đến 17 USD để thu được mỗi năm sống khỏe mạnh(25) (mà lẽ ra sẽ bị mất do hút thuốc gây ra). Mức chí phí-hiệu quả này là rất tối ưu và có thể so sánh ngang với mức chi phí-hiệu quả khi áp dụng những can thiệp y tế ban đầu có chi phí hiệu quả tối ưu, ví dụ như là tiêm chủng cho trẻ em. Ước tính chi phí để dành được một năm khỏe mạnh khi áp dụng các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá khác (như là thực hiện môi trường không khói thuốc, cấm quảng cáo ...) dao động ở trong khoảng từ 20 đến 80 đô la Mỹ. * Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Viện chiến lược chính sách y tế, ước tính cho năm 2006(26) thì chi phí để dành thêm được một năm sống khỏe mạnh (khỏi mất đi do bệnh tật tử vong do thuốc lá gây
  • 33. 33 CÁC CÂU HỎI KHÁC VỀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ ra) là rất thấp, dao động từ 500 VNĐ tới 336.000 VNĐ. Mức chi phí-hiệu quả này là rất tốt so với chuẩn của WHO đưa ra. Theo chuẩn này thì nếu phải tiêu tốn chi phí tương đương với thu nhập GDP trên đầu người thì coi là rất hiệu quả. Với năm 2006 thì GDP theo đầu người là 11.500.000 đồng, thì các chi phí của tất cả 5 biện pháp can thiệp PCTHTL được đề xuất trong dự thảo Luật đều có tính hiệu quả rất cao. Chi phí hiệu quả của các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá Biện pháp can thiệp Mức chi phí trung bình cần thiết để dành thêm một năm sống khỏe mạnh (VNĐ) Phần trăm so với GDP theo đầu người năm 2006 (11.500.000 VNĐ) In cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh, chiếm 50% diện tích vỏ bao thuốc lá 500 <0,1 Tăng thuế TTĐB từ 55% lên 75% (55% là mức thuế của năm 2006) 4.200 <0,1 Thực thi cấm hút thuốc nơi công cộng trong nhà 67.900 0,6 Thực hiện chiến dich truyền thông đại chúng 78.300 0,7 Thực thi cấm hút thuốc nơi làm việc trong nhà 336.800 2,9 * Trong khi đó thì chi phí để kéo dài thêm một năm sống cho bệnh nhân điều trị ung thư là khoảng 10.000 USD. * Vì vậy, nếu Việt Nam không hành động quyết liệt từ bây giờ trong việc Phòng chống tác hại thuốc lá, thì trong tương lai gần Việt Nam sẽ phải gánh chịu những chi phí rất lớn cho điều trị nhiều bệnh nhân ung thư, tim mạch, hay các bệnh khác do hút thuốc gây ra. Những chi phí điều trị bệnh do hút thuốc gây ra có thể cao gấp hàng trăm lần so với chi phí đầu tư cho việc triển khai các biện pháp PCTHTL ngay từ bây giờ. 30. Khuyến cáo của WHO về thực thi hiệu quả Luật Phòng chống tác hại thuốc lá? * Sau khi ban hành luật cần thiết phải xây dựng và ban hành sớm các văn bản hướng dẫn dưới luật, đồng thời cấn có kế hoạch thực thi luật và đảm bảo cơ sở hạ tầng cho việc thực thi. Điều này bao gồm việc phân công trách nhiệm, bố trí nhân lực, kinh phí, cơ chế thực thi, báo cáo, kiểm tra giám sát, đào tạo nâng cao năng lực. Tuyên truyền giáo dục về luật cũng là một biện pháp thiết yếu để tăng sự ủng hộ và tuân thủ của công chúng với luật.
  • 34. 34 HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM * Với việc thực thi quy định cấm hút thuốc thì kinh nghiệm từ các nước khác cho thấy sẽ đòi hỏi sự đầu tư đáng kể về nguồn nhân lực và tài chính cho việc thực thi. Cần triển khai truyền thông, gắn biển cấm hút thuốc và tuyên truyền giáo dục cộng đồng trong khoảng một năm sau khi luật có hiệu lực. Đồng thời trong những tháng đầu điều quan trọng là phải thực thi nghiêm quy định và xử phạt các trường hợp vi phạm. Sau đó, khi công chúng đã chấp nhận quy định cấm hút thuốc và xem đó là lợi ích thì họ sẽ tự nguyện tuân thủ và chủ động nhắc nhở người khác tuân thủ luật.(27) * Việc thực hiện in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh và cấm đóng bao nhỏ thì tốn ít chi phí và cũng không đòi hỏi nhiều về nhân lực. Việc thực thi các biện pháp này khá là đơn giản. * Đối với việc thực thi quy định cấm các hoạt động quảng cáo, khuyến mại và tài trợ của thuốc lá, điều quan trọng là đưa ra hình phạt đối với các công ty hay nhà sản xuất có sản phẩm vi phạm quy định cấm chứ không phải là phạt đối với những người bán lẻ thuốc lá. Cách làm như vậy thì việc xử phạt vi phạm quảng cáo, khuyến mại, và tài trợ thuốc lá sẽ không tốn nhiều nhân lực và tính khả thi cao. 31. Liệu việc phòng chống tác hại thuốc lá có làm tăng thất nghiệp hay không? * Thuốc lá có tính gây nghiện mạnh nên người dùng rất khó bỏ, vì vậy ngay cả khi các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá mạnh được áp dụng thì tỷ lệ hút thuốc lá sẽ không giảm mạnh ngay trong thời gian ngắn. * Hơn nữa ngay cả khi tỷ lệ hút thuốc giảm, thì số người hút thuốc và số lượng thuốc được tiêu thụ cũng có thể không giảm do dân số tiếp tục tăng. Theo ước tính trên phạm vi thế giới nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá mạnh được thực thi ngay từ bây giờ thì việc tiêu dùng thuốc lá trên thế giới vẫn tiếp tục tăng ít nhất là cho tới năm 2025 chủ yếu do dân số tăng.(28) * Ngoài ra, trong tương lai, khi lượng tiêu thụ thuốc lá thực sự bắt đầu giảm đáng kể, thì số tiền không dùng mua thuốc lá nữa sẽ được dùng để mua các sản phẩm khác, qua đó sẽ vẫn tạo thêm việc làm cho nền kinh tế. Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho báo cáo có tên “Ngăn chặn nạn dịch thuốc lá: Vai trò của Chính phủ và khía cạnh kinh tế của phòng chống tác hại thuốc lá” cho thấy rằng khi tiêu dùng thuốc lá giảm xuống thì ở phần lớn các nước số lượng việc làm sẽ tăng lên, ngoại trừ ở một vài nước phụ thuộc quá nhiều vào ngành thuốc lá như Zim-ba-bue.(29) * Tại Việt Nam, một nghiên cứu của Trường Đại học Thương mại cho thấy rằng số việc làm trong ngành thuốc lá chỉ chiếm khoảng 0,6% tổng số việc làm tại Việt Nam.(30) Nghiên cứu cũng kết luận rằng nếu thuế tăng 50% giá bán lẻ thì tiêu dùng thuốc lá sẽ giảm khoảng 10%. Nếu số tiền từ việc tiêu dùng thuốc lá được dành cho các hàng hóa và dịch vụ khác thì Tổng sản phẩm quốc nội sẽ tăng thêm 600 tỷ đồng, trong khi đó trong dài hạn số việc làm được tạo ra ở các ngành nghề khác sẽ tăng thêm hơn 50.000 việc làm. * Tại Thái Lan, tỷ lệ hút thuốc giảm đáng kể trong suốt 25 năm qua, từ 27,8% năm 1981 xuống còn 19,0% năm 2006, nhưng số lượng người hút thuốc hầu như rất ít thay đổi, khoảng trên dưới 10 triệu người trong suốt thời kỳ này. Theo ước tính nếu Thái-Lan không áp dụng các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá mạnh thì số người hút thuốc đã tăng lên thành khoảng 15 triệu người trong cùng thời kỳ(31) .
  • 35. 35 CÁC CÂU HỎI KHÁC VỀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ Số người hút thuốc và tỷ lệ hút thuốc. Thái Lan 32. Liệu việc làm và thu nhập của nông dân trồng thuốc lá có bị ảnh hưởng từ việc ban hành luật Phòng chống tác hại thuốc lá mạnh hay không? Câu trả lời là luật phòng chống tác hại thuốc lá mạnh tại Việt Nam sẽ không tác động xấu tới người nông dân trồng thuốc lá ít nhất trong ngắn và trung hạn (10 - 20 năm) vì những nguyên nhân sau: * Như đã đề cập trong câu trả lời cho câu hỏi số 22, và một số các lý do khác dưới đây: * Tại Việt Nam, tháp dân số chỉ ra rằng có một số lượng lớn người trẻ tuổi bắt đầu bước vào thời kỳ trưởng thành trong những năm gần đây và những năm tới đây. Do đó dân số sẽ tiếp tục tăng đều đặn trong vài thập kỷ tới (Hình 5 và 6). Hình 5. Tháp dân số Việt Nam năm 2000
  • 36. 36 HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM Hình 6. Tháp dân số Việt Nam năm 2025 * Việc sản xuất thuốc lá ở Việt Nam trong những năm gần đây tăng đáng kể. Tổng sản lượng thuốc lá điếu trong giai đoạn 2000-2010 đã tăng gần gấp đôi, từ 2,7 tỷ bao lên trên 5 tỷ bao (Biểu 9). * Ngoài ra, hiện tại Việt Nam vẫn đang còn phải nhập khẩu tới gần 50% sản lượng nguyên liệu lá thuốc. Vì vậy nếu nhu cầu nguyên liệu có giảm thì Việt Nam chỉ cần giảm nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá từ nước ngoài. Biểu 9: Sản lượng thuốc lá điếu năm 1990 -2010 (nguồn GSO và Vinataba 2011)
  • 37. 37 CÁC CÂU HỎI KHÁC VỀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ 33. Tại sao WHO lại khuyến cáo không nên in các con số về hàm lượng chất hắc ín (TAR) và Nicotine trên vỏ bao thuốc lá? * Lý do: Vì phương pháp đo hàm lượng các chất TAR và Nicotine theo phương pháp ISO/FTC như hiện nay có nhiều thiếu sót và kết quả không phản ánh đúng hàm lượng TAR và Nicotine người hút thuốc hít vào cơ thể.(33) - Kết quả đo bằng máy hút thuốc sẽ bị thay đổi khi các công ty thuốc lá thiết kế thêm các lỗ nhỏ li ti ở giấy cuốn quanh đầu lọc điếu thuốc. Khi đó nếu thử bằng máy sẽ cho hàm lượng TAR và Nicotine thấp. Nhưng khi hút điếu thuốc này môi hoặc ngón tay người hút sẽ bít các lỗ này. Kết quả là người hút thuốc sẽ hít vào nhiều chất độc hơn kết quả trên máy. - Hơn nữa khi người nghiện thuốc lá hút các điếu thuốc loại này họ sẽ có hành vi bù trừ bằng cách hít sâu và hơi dài hơn để có thể thỏa mãn nhu cầu Nicotine của cơ thể. Kết quả là lượng chất độc họ đưa vào cơ thể không giảm đi khi họ hút các thuốc được gắn nhãn là ‘nhẹ’, ‘êm’, hay ‘ít hắc ín’. * Chính vì những lý do trên WHO đã khuyến cáo không nên cho phép in các con số định lượng về hàm lượng TAR hay Nitcotine trên các vỏ bao thuốc lá, và cần cấm sử dụng các từ như ‘nhẹ’, ‘êm’ hay ‘ít hắc ín’ trên bao bì thuốc lá. Các từ này gây cho người hút lầm tưởng rằng loại thuốc lá đó ít độc hại hơn. 34. Khi bỏ thuốc, một số người sẽ tăng cân. Liệu việc này có làm tăng thêm nguy cơ bệnh tim mạch? Cai thuốc lá làm năng lượng tiêu hao giảm đi, lý do là nicotine trong thuốc lá làm tăng chuyển hóa cơ bản, bây giờ không còn nữa nên chuyển hóa cơ bản giảm và tiêu thụ năng lượng giảm. Trong khí đó cai thuốc lá lại gây thèm ăn và ăn nhiều hơn, lý do là nicotine trong thuốc lá có tác dụng gây tăng đường huyết làm giảm cảm giác đói, bây giờ không còn nữa làm cảm giác đói xuất hiện trở lại, hơn nữa khi cai thuốc lá các tế bào thần kinh vị giác, khứu giác họat động tốt hơn làm người cai thuốc lá thấy thức ăn ngon miệng hơn. Hậu quả là người cai thuốc lá sẽ tăng cân dễ dàng từ 3 – 4 kg so với trước khi cai thuốc lá. Lưu ý đúng mức chế độ ăn, tránh ăn nhiều đường, mỡ kết hợp với vận động thể lực nhiều, tối thiểu 30 phút/ ngày thì hoàn toàn có thể ngăn ngừa tăng cân. 35. Điều trị cai nghiện thuốc lá sẽ đòi hỏi nguồn lực đáng kể cho việc tư vấn và chi phí cho thuốc cai nghiện. Việt Nam nên huy động nguồn chi phí cho dịch vụ cai nghiện thuốc lá như thế nào? * Hệ thống y tế của các nước có trách nhiệm chính trong việc điều trị cai nghiện thuốc lá. Một số loại thuốc hỗ trợ cai nghiện thuốc lá rất đắt, nhưng vẫn có những can thiệp đơn giản, ít tốn kém và có hiệu quả trong việc giúp người hút thuốc bỏ thuốc như: 1) Tư vấn ngắn của thầy thuốc ở tất cả các cấp trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu; 2) Thiết lập đường dây tư vấn qua điện thoại miễn phí; và 3) Hỗ trợ việc tiếp cận với các sản phẩm cai nghiện thuốc lá giá rẻ, các thuốc không còn độc quyền. * Một trong những cách tốt nhất để tài trợ cho chi phí cai nghiện thuốc lá là đưa vào danh mục bảo hiểm y tế. Cách làm này đã được áp dụng thành công ở nhiều nước. * Một cách khác là thành lập Quỹ nâng cao sức khỏe hoặc Quỹ PCTHTL. Quỹ này sẽ hỗ trợ các hoạt động nâng cao sức khỏe và tài trợ cho việc điều trị cai nghiện thuốc lá.
  • 38. 38
  • 39. 39 THOÂNG TIN THAM KHAÛO VEÀ TÌNH HÌNH SÖÛ DUÏNG THUOÁC LAÙ VAØ CAÙC QUY ÑÒNH VEÀ PHOØNG CHOÁNG TAÙC HAÏI THUOÁC LAÙ CUÛA CAÙC NÖÔÙC ASEAN Phần V
  • 40. 40 HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM SỐ NGƯỜI HÚT THUỐC VÀ TỶ LỆ HÚT THUỐC THEO GIỚI CỦA CÁC NƯỚC ASEAN Nước Số người hút thuốc Nam % Nữ % Indonesia 57.500.000 63,1 4,5 Philippines 20.700.000 56,3 12,1 Việt Nam 15.000.000 47,4 1,4 Miến Điện 10.800.000 42,9 21,9 Thái Lan 9.600.000 36,9 2,0 Malaysia 3.600.000 46,4 1,6 Campuchia 2.500.000 53,9 6,0 Lào 1.500.000 67 16 Singapore 480.000 21,8 3,5 Brunei 47.328 n/a n/a DÂN SỐ VÀ ƯỚC TÍNH TỬ VONG DO THUỐC LÁ Tên nước Dân số (nghìn) Ước tính số ca tử vong do thuốc lá Indonesia 237.556 200.000 đến 427.000 Philippines 94.013 87.000 Việt Nam 87.375 40.000 Thái Lan 67.041 42.000 Myanma 47.863 n/a Malaysia 28.334 10.000 Campuchia 13.395 n/a Lào 6.230 n/a Singapore 5.076 n/a Brunei 399 n/a
  • 41. 41 THÔNG TIN THAM KHẢO VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC LÁ... TÌNH HÌNH BAN HÀNH LUẬT PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ (PCTHTL) Tên nước Tình hình ban hành luật Brunei Đã ban hành Luật và chính sách PCTHTL toàn diện Campuchia Dự thảo luật PCTHTL Lào Đã ban hành Luật và chính sách PCTHTL toàn diện Indonesia Dự thảo luật PCTHTL Malaysia Đã ban hành Luật và chính sách PCTHTL toàn diện Philippines Đã ban hành Luật và chính sách PCTHTL toàn diện Singapore Đã ban hành Luật và chính sách PCTHTL toàn diện Thái Lan Đã ban hành Luật và chính sách PCTHTL toàn diện Việt Nam Đang trình Quốc Hội dự thảo luật PCTHTL TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY ĐỊNH IN CẢNH BÁO SỨC KHỎE * Có 4 nước đã in cảnh báo sức khỏe hình ảnh: * Singapore * Thái Lan * Malaysia * Brunei Phillipines đã ban hành quy định và chuẩn bị thực hiện * Cả 4 nước đều in với diện tích 50% mặt chính trước và sau bao thuốc. Thái Lan hiện đã tăng lên 55% diện tích các mặt chính.
  • 42. 42 HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM MẪUCẢNHBÁOSỨCKHỎEỞCÁCNƯỚCASEAN
  • 43. 43 THÔNG TIN THAM KHẢO VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC LÁ... TÌNH HÌNH BAN HÀNH VÀ THỰC THI QUY ĐỊNH VỀ CẤM HÚT THUỐC NƠI CÔNG CỘNG VÀ NƠI LÀM VIỆC TRONG NHÀ Tên nước Quy định về cấm hút thuốc tại nơi làm việc trong nhà, nơi công cộng trong nhà và trên các phương tiện giao thông công cộng Mức độ thực thi theo đánh giá của SEATCA Mức phạt vi phạm Cấm hoàn toàn Cấm một phần Không cấm Brunei ü +++++ 150 đô la Brunei ( khoảng 100USD) Campuchia ü ++ Chỉ nhắc nhở, cảnh cáo Lào ü ++ Không quy định rõ Indonesia ü ++ Không quy định rõ Malaysia ü ++++ Phạt tiền tối đa là 10.000 ringit (khoảng 3000 USD) hoặc phạt tù không quá 2 năm Myanma ü ++ N/A Philippines ü +++ Phạt tiền 500 - 10.000 Peso (11-250 US$) Singapore ü +++++ Cá nhân vi phạm: 1000 SG$ (750 USD). Người quản lý nơi xảy ra vi phạm 1000-2000 SG$. Thái Lan ü +++++ Cá nhân tối đa là 2000 baths (70USD). Đơn vị 20000 Baths (700 USD) Việt Nam ü ++ Phạt tiền 50 - 100 nghìn đồng
  • 44. 44 HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM Tên Quỹ Nguồn kinh phí Tổng kinh phí Cơ chế Mục đích quỹ ThaiHealth (Thái Lan) Khoản thu thêm bắt buộc (sur- charge) tương đương với 2% thuế thuốc lá và thuế rượu 100 triệu USD (2010) (1,5USD/ đầu người) Cơ quan độc lập trực thuộc chính phủ 1. Tăng cường sức khỏe của người Thái Lan theo chính sách y tế quốc gia. 2. Nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe thông qua các chiến dịch tiếp thị xã hội và tài trợ thể thao, nghệ thuật và văn hóa. 3. Khuyến khích lối sống lành mạnh. 4. Tài trợ nghiên cứu và phát triển. 5. Hỗ trợ các sáng kiến cộng đồng để thúc đẩy tình trạng sức khỏe cộng đồng. Quỹ Nâng cao sức khỏe Sin- gapore Từ ngân sách nhà nước 95,7 Triệu USD (25USD/ đầu người) Trực thuộc Bộ Y tế 1. Tăng cường sức khỏe bằng cách hình thành cơ chế phối hợp bền vững giữa các cơ quan chính phủ, cộng đồng, các tổ chức tư nhân và doanh nghiệp thực hiện các chương trình cho tất cả các nhóm tuổi (trẻ em, thanh niên, người lớn, người già) trong các khu vực khác nhau (trường học, cộng đồng, nơi làm việc, đơn vị y tế). 2. Các chương trình này bao gồm nâng cao sức khỏe (trong PCTHTL, dinh dưỡng tốt, hoạt động thể chất, tâm thần, sức khỏe, Phòng chống bệnh NCD, tầm soát bệnh mãn tính (đối với người lớn), khám sức khỏe cho trẻ em (trọng lượng / chiều cao tình trạng, cận thị, thính giác tình trạng, vẹo cột sống, và nha khoa) và tiêm phòng. Quỹ Nâng cao sức khỏe Ma- laysia Từ ngân sách nhà nước Phân bổ từ ngân sách 3 năm một lần. 20 triệu USD cho giai đoạn 2007- 2010 (0,7 USD/đầu người) Trực thuộc Bộ Y tế 1. Phát triển năng lực về Nâng cao sức khỏe cho các tổ chức, bao gồm cả các tổ chức liên quan đến y tế và các tổ chức cộng đồng. 2. Lập kế hoạch và thực hiện các chương trình nâng cao sức khỏe và các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, với trọng tâm đặc biệt đối với thanh niên. Quỹ PCTH- TL (Theo quy định của Luật PCTHTL 2009) Từ thuế thu nhập của doanh nghiệp sản xuất thuốc lá Dự kiến khoảng 3 triệu USD/ năm Điều hành bởi Ban chỉ đạo PCTH- TL quốc gia Quy PCTHTL nhằm thực hiện các hoạt động PCTHTL, gồm tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, hỗ trợ cai thuốc lá và hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá, đồng thời cũng ddwowcj sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau liên quan đến nâng cao sức khỏe. QUỸ NÂNG CAO SỨC KHỎE/QUỸ PCTHTL - Phillipines cũng đang trong quá trình hình thành Quỹ Nâng cao sức khỏe - Các nước khác trong ASEAN: Chưa có thông tin cụ thể về quỹ
  • 45. 45 THÔNG TIN THAM KHẢO VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC LÁ... THUẾ VÀ GIÁ THUỐC LÁ - Thuế thuốc lá tính theo phần trăm trong giá bán lẻ của một số nước ASEAN. - Giá trung bình một bao thuốc của Việt Nam tính theo đô la sức mua tương đương (PPP$)* một số nước trong ASEAN * Sức mua tương đương (hay được viết tắt là PPP là viết tắt của cụm từ purchasing power parity) là một loại đơn vị tiền chung cho thế giới trong đó quy ước là với hai loại hàng hóa giống hệt nhau hoặc hai giỏ hàng hóa giống hệt nhau thì sẽ có giá tính theo PPP$ ngang nhau. Vì vậy khi tính giá của một sản phẩm theo đơn vị PPP$ sẽ giúp chúng ta so sánh chính xác hơn về giá của các sản phẩm ở các nước có thu thập đầu người khác nhau.
  • 46. 46 HỎI & ĐÁP VỀ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM Tài liệu tham khảo chính 1. World Health Organization. Geneva. WHO report on the global tobacco epidemic, 2008: the MPOWER package. 2008. (Báo cáo của WHO về đại dịch thuốc lá toàn cầu, 2008): the MPOWER package. 2008. Trang 11. 2. Mackay J, Eriksen M, Shafey O. Tobacco Atlas. Second Edition. 2006. trang 42-43 3. World Health Organization. Geneva. Protection from exposure to second-hand tobacco smoke. Policy recommendations (Bảo vệ khỏi phơi nhiễm khói thuốc thụ động. Đề xuất về chính sách). 2007. trang 4-5. 4. World Health Organization. Geneva. WHO report on the global tobacco epidemic, 2008: the MPOWER package. 2008. (Báo cáo của WHO về đại dịch thuốc lá toàn cầu MPOWER, 2008). Trang 14. 5. Levy D, Bales, S, Nguyen T Lam, Nikolayev L. The role of public policies in reducing smoking and deaths caused by smoking in Vietnam: Results from the Vietnam tobacco policy simulation model (Vai trò của chính sách trong việc giảm tỷ lệ hút thuốc và các trường hợp tử vong do hút thuốc tại Việt Nam: Kết quả của mô hình mô phỏng chính sách PCTHTL của Việt Nam). Social Science & Medicine 62 (2006) 1819–1830. 6. WHO. Tobacco and Poverty a Vicious Circle. World No Tobacco Day 2004 brochure. (Thuốc lá và nghèo đói: cái vòng luẩn quẩn. Tài liệu cho ngày Thế giới không hút thuốc). At http://www.who. int/tobacco/resources/publications/wntd/2004/en/index.html. 7. Hana Ross, Dang Vu Trung and Vu Xuan Phu. The costs of smoking in Vietnam: the case of inpatient care (Chi phí cho thuốc lá tại Việt Nam: trường hợp điều trị nội trú). Tobacco Control: No 16, 2007. 8. Nguyễn T Lâm, Chapman S, Taylor R. Ảnh hưởng kinh tế của việc chi tiêu cho hút thuốc đối với hộ gia đình nghèo ở Việt Nam. Tạp chí y học thực hành số 533, Bộ Y tế Việt Nam. 2006. 9. US Environment ProtectionAgency. Radiation from tobacco. (Cục bảo vệ môi trường Mỹ: Phóng xạ từ thuốc lá) Tại: http://www.epa.gov/rpdweb00/sources/tobacco.html. Truy cập 4/12, 2008. 10. Bộ Y tế, Tổng cục Thống kế, WHO. Điều tra sử dụng thuốc lá trong người trưởng thành năm (GATS) 2010. 11. Văn phòng Chương trình Phòng chống tác hại Thuốc lá. Report on Results of the Global Youth Tobacco Survey. 2007. Supported by WHO and CDC. (Báo cáo nghiên cứu về tỷ lệ hút thuốc trong học sinh tuổi 13-15 tại Việt Nam do CDC và WHO tài trợ). 2007. 12. Nguyễn T Khoa, Lý Ng Kính, Đặng H Hoàng, và CS. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc lá ở Việt Nam theo điều tra y tế quốc gia 2002. Tạp chí Y học Thực hành. Bộ Y tế. 2006. số 533. Trang 18-23. 13. Văn phòng Chương trìng Phòng chống tác hại Thuốc lá. Report on Results of the Global Youth Tobacco Survey. 2007. Supported by WHO and CDC. (Báo cáo nghiên cứu về tỷ lệ hút thuốc trong học sinh tuổi 13-15 tại Việt Nam do CDC và WHO tài trợ). 2007. 14. World Health Organization. Geneva. Protection from exposure to second-hand tobacco smoke. Policy recommendations (Bảo vệ khỏi phơi nhiễm khói thuốc thụ động. Đề xuất về chính sách). 2007. 15. World Health Organization. Geneva. WHO report on the global tobacco epidemic, 2008: the MPOWER package. 2008. (Báo cáo của WHO về đại dịch thuốc lá toàn cầu, 2008: the MPOWER package. 2008) trang 26-27. 16. Nguyễn T Thu, Nguyễn TB Liên, Đặng T Ngoan và CS. Khoa Y tế Công cộng Đại học Y Hà Nội. Báo cáo kết quả: Nghiên cứu về Kiến thức, thái độ, thực hành về hút thuốc lá ở Việt Nam. Chương trình Hợp tác Y tế Việt Nam-Thụy điển. Bộ Y tế. 2005.
  • 47. 17. Nguyễn K Hải, Đặng A Ngọc, Nguyễn T Lâm, Nguyễn V Thích. Kết quả đánh giá dự án: Làm sạch bầu không khí khỏi ô nhiễm khói thuốc tại tỉnh Quảng ninh. Tạp chí Y tế Công cộng. Số 6. tháng 9, 2006. Trang 41-46. 18. Lý Ng Kính, Phan T Hải, Nguyễn T Khoa, Nguyễn T Lâm, Đặng H Hoàng. Tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh tuổi 13-15 tại năm tỉnh thành phố của Việt nam. Tạp chí Y học Thực hành. Bộ Y tế. 2006. số 533. Trang 38-47. 19. Văn phòng Chương trìng Phòng chống tác hại Thuốc lá. Report on Results of the Global Youth Tobacco Survey. 2007. Supported by WHO and CDC. (Báo cáo nghiên cứu về tỷ lệ hút thuốc trong học sinh tuổi 13-15 tại Việt Nam do CDC và WHO tài trợ). 2007. 20. WHO Western Pacific Regional Office. The Establishment and Use of Dedicated taxes for Health. 2004. (Hình thành Cơ chế và Sử dụng Thuế dành riêng cho sức khỏe) trang 12-13. 21. World Bank. Curbing the Epidemic: governments and the economics of tobacco control. (Ngăn chặn nạn dịch hút thuốc lá: Vai trò của Chính phủ và khía cạnh kinh tế của PCTHTL).1999. trang 72. 22. Guindon GE, Nguyen TT Hien, Hoang V Kinh, McGirr E, Dang V Trung, Nguyen T Lam. Tobacco Taxation in Vietnam. Paris. International Union Against Tuberculosis and Lung Disease; 2010. 23. Luk Joossens. Vietnam: smuggling adds value. Tobacco Control. 2003 (Việt nam: buôn lậu làm tăng giá trị. Tạp chí PCTHTL); số12:119-120. 24. Nguyễn TT Hà. Phạm M Thị, Nguyễn S Anh et al. Buôn lậu thuốc lá ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Y học Thực hành. Bộ Y tế. 2006. số 533. Trang 108-125. 25. World Bank. Tính kinh tế của PCTHTL: Ngộ nhận và Thực tế. Tại: http://go.worldbank.org/ PZ9X8SZ910. Truy cập Dec 4, 2008. 26. Viện Chiến lược Chính sách Y tế. Cost-effectiveness of tobacco control policies in Viet Nam. Hội thảo phổ biến kết quả dự án VINE. Hà Nội. 16/06/2011. 27. World Health Organization. Geneva. Protection from exposure to second-hand tobacco smoke. Policy recommendations. 2007. (Bảo vệ khỏi phơi nhiễm khói thuốc thụ động. Đề xuất về chính sách. 2007) 28. Guindon GE, Boisclair D; Past, Current and future Trends in Tobacco Use. HNP Discussion Paper No.6, Economics of Tobacco Control Paper No. 6. The World Bank, 2003. (Quá khứ, hiện tại và tương lai của việc sử dụng thuốc lá. Tài liệu thảo luận HNP số 6. Kinh tế của PCTHTL, tài liệu số 6 – Ngân hàng thế giới, 2003) 29. World Bank. Curbing the Epidemic: governments and the economics of tobacco control. 1999. trang 70. (Ngăn chặn nạn dịch hút thuốc lá: Vai trò của Chính phủ và khía cạnh kinh tế của PCTHTL). 30. Nguyen T T Hien, Nguyen T Minh, Nguyen B Ngoc, Hoang a Tuan. Impact of tobacco control on outputs and employment in Vietnam. SEATCA research papers series. 2008. (Tác động của PCTHTL tới GDP và việc làm ở Việt Nam). 31. Prof. Prakit Vathesatogkit. Success experience of the tobacco control laws in Thailand. Presented in a meeting with National Assembly Vietnam. Hanoi Oct -2007. (Kinh nghiệm thành công của luật PCTHTL tại Thái Lan. Trình bày tại cuộc họp với Quốc hội Việt Nam, Hà nội, tháng 10 năm 2007). 32. Tổng cục thống kê; Tổng công ty thuốc lá. 2011. 33. World Health Organization. Geneva. Scientific Advisory Committee on Tobacco Product Regulation (SACTob). SACTob Conclusions on Health Claims Derived from ISO/FTC Method to Measure Cigarette Yield.(Khuyến cáo của WHO về phương pháp đo các chất trong khói thuốc lá bằng phương pháp ISO/FTC) Available at: http://www.who.int/tobacco/sactob/recommendations/en/. 47