SlideShare a Scribd company logo
1 of 98
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG









KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ
CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp
: ThS. Đặng Thị Nhàn
: Trần Hoài Thu
: Nhật 3 - K38F
Hà nội, tháng 12 năm 2003
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
I. Những vấn đề cơ bản về Quỹđầu tư chứng khoán
1. Sự hình thành và phát triển của các Quỹ đầu tư
2. Khái niệm
3. Phân loại Quỹ đầu tư chứng khoán
3.1. Căn cứ vào cách thức huy động vốn
3.2. Căn cứ vào mục đích đầu tư
3.3. Căn cứ vào đối tượng đầu tư của quỹ
3.4. Một số loại quỹ khác
4. Vai trò của Quỹ đầu tư chứng khoán
4.1. Đối với nền kinh tế
4.2. Đối với thị trường chứng khoán
4.3. Đối với người đầu tư và người nhận đầu tư
5. Mô hình tổ chức hoạt động Quỹ đầu tư chứng khoán
5.1. Mô hình công ty
5.2. Mô hình tín thác
5.3. Ưu nhược điểm của mô hình công ty và mô hình tín thác
6. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán
6.1. Nguyên tắc huy động vốn
6.2. Nguyên tắc bảo quản tài sản và giám sát hoạt động của quỹ
6.3. Nguyên tắc định giá phát hành và mua lại chứng chỉ của quỹ
6.4. Nguyên tắc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư
6.5. Nguyên tắc hạn chế một số giao dịch liên quan đến tài sản của quỹ
II. Mộtsố tiêu chuẩn đánh giá kết quả kinh doanh của Quỹđầu tư chứng khoán
III.Kinh nghiệm hoạt động của Quỹđầu tư chứng khoán ở một số nước
1. Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường phát triển
1.1. Hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán ở Mỹ
1.2. Quỹ đầu tư chứng khoán ở Anh
1.3. Hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán ở Nhật Bản
2. Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường mới nổi
2.1. Quỹ đầu tư chứng khoán tại Hàn Quốc
2.2. Quỹ đầu tư chứng khoán ở Thái Lan
Chương II. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
TẠI VIỆT NAM
I. Sự cần thiết của việc hình thành các Quỹđầu tư chứng khoán tại ViệtNam
II. Quỹđầu tư theo quy chế của Việt Nam
III. Đánh giá chung về hoạt động của Quỹđầu tư chứng khoán tại Việt Nam
IV. Hoạt động của các Quỹđầu tư chứng khoán tại Việt Nam
1. Vietnam Fund
2. Beta Vietnam Fund
3. Vietnam Frontier Fund
4. Vietnam Enterprise Investments Ltd
5. Mekong Enterprise Fund
6. Vietnam Opportunities Fund
7. VietFund
Chương III. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG
KHOÁN TẠI VIỆT NAM
I. Mô hình Quỹđầu tư chứng khoán tại Việt Nam
II. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thành lập Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt
Nam
1. Những khó khăn trong việc hình thành và phát triển Quỹ đầu tư chứng khoán ở
Việt Nam
2. Những thuận lợi trong việc hình thành và phát triển Quỹ đầu tư chứng khoán ở
Việt Nam
III. Giải pháp thúc đẩy sự hình thành và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ
đầu tư chứng khoán
1. Về phía Nhà nước
1.1. Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô
1.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý
1.3. Nhà nước cần khuyến khích và hỗ trợ tích cực cho việc hình thành và phát
triển của Quỹ đầu tư
1.4. Thu hút đầu tư gián tiếp
1.5. Phát triển hệ thống ngân hàng ở Việt Nam
1.6. Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế đối với hoạt động đầu tư chứng khoán
của Quỹ đầu tư.
1.7. Tạo lập thị trường hàng hoá cho thị trường chứng khoán bằng các biện pháp
tăng cung kích cầu
1.8. Nhà nước đặt định hướng phát triển chung cho các Quỹ đầu tư
2. Về phía các Quỹ đầu tư
2.1. Chú trọng và đẩy mạnh việc đào tạo cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư
chuyên nghiệp
2.2. Chú trọng nghiên cứu đồng thời phổ biến rộng rãi Quỹ đầu tư ra công chúng
2.3. Chiến lược đầu tư thích hợp
KẾT LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU
Trước những biến động bất thường về giá cổ phiếu, nhiều ý kiến cho rằng
thị trường chứng khoán Việt Nam chưa có các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp
đứng ra làm định hướng trong hoạt động đầu tư. Một trong các nhà đầu tư có
tổ chức mang tính chuyên nghiệp cao đó là Quỹ đầu tư chứng khoán. Quỹ đầu
tư chứng khoán tham gia thị trường với hai tư cách: tư cách là tổ chức phát
hành, phát hành ra các chứng chỉ quỹ đầu tư để thu hút vốn và tư cách là tổ
chức đầu tư dùng tiền thu hút được để đầu tư chứng khoán.
Trên thế giới hiện nay có khoảng hàng chục nghìn Quỹ đầu tư đang hoạt
động cung cấp cho các nhà đầu tư. Nhờ đó mà tỷ trọng tham gia thị trường
chứng khoán của các quỹ ngày càng tăng so với nhà đầu tư cá nhân. Quỹ đầu
tư chứng khoán đã thực sự trở thành một định chế tài chính trung gian ưu việt
trên thị trường chứng khoán, làm cho thị trường phát triển, nhất là trong giai
đoạn đầu hình thành vì sự có mặt của nó sẽ tạo cho công chúng thói quen đầu
tư.
Chính vì vậy, việc tìm ra các giải pháp để thu hút rộng rãi công chúng
tham gia đầu tư, tăng quy mô vốn thị trường thông qua tạo lập các Quỹ đầu tư
chứng khoán là rất cần thiết. Xuất phát từ các lợi ích mà Quỹ đầu tư chứng
khoán mang lại cho các nhà đầu tư công chúng, việc nghiên cứu để có những
chính sách, biện pháp thúc đẩy loại hình Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam
sẽ góp phần thiết thực tìm ra các giải pháp trên. Sự phát triển của loại hình
Quỹ đầu tư chứng khoán sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường chứng
khoán trong tương lai để thị trường chứng khoán Việt Nam phát huy được vai
trò thực sự trong việc chuyển tiết kiệm trong nền kinh tế thành đầu tư, góp
phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Quỹ đầu tư chứng khoán là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ đối với
người dân Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu và đề ra những biện
pháp thúc đẩy sự ra đời của Quỹ đầu tư để có thể vận dụng vào thực tiễn là rất
cần thiết. Chính vì vậy, em chọn đề tài “Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng
khoán tại Việt Nam” làm đề tài tốt nghiệp.
Kết cấu khoá luận gồm ba phần:
Chương I. Khái quát chung về Quỹ đầu tư chứng khoán
Chương II. Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
Chương III. Giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển Quỹ đầu tư
chứng khoán tại Việt Nam
Với một thời gian có hạn và nguồn tài liệu còn hạn chế nên khoá luận
chưa thể đề cập tới được mọi khía cạnh liên quan tới Quỹ đầu tư chứng khoán,
rất mong được sự nhận xét, góp ý của các thầy cô và các bạn quan tâm tới lĩnh
vực đầy mới mẻ này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới THS. Đặng Thị Nhàn đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo em trong quá trình thực hiện khoá luận. Đồng thời em cũng chân
thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô ở trường ĐH Ngoại Thương đã trang bị
kiến thức vững chắc để giúp em có thể nghiên cứu, hoàn thành khoá luận này.
Hà Nội tháng 12 năm 2003
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Chương I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
I. Những vấn đề cơ bản về Quỹ đầu tư chứng khoán
1. Sự hình thành và phát triển của các Quỹ đầu tư
Xuất hiện lần đầu tại Châu Âu vào thế kỷ 19, loại hình Quỹ đầu tư chứng
khoán đã thu hút được sự tham gia đông đảo của công chúng và đã trở thành
một định chế tài chính không thể thiếu được. Các Quỹ đầu tư ban đầu được
thành lập theo kiểu Quỹ tín thác đầu tư (Investment Trust). Quỹ tín thác đầu
tiên do vua William I của Hà Lan thành lập tại Brussels – Bỉ. Quỹ này được
lập ra để tạo điều kiện cho Hà Lan có thể đưa tiền đầu tư ra nước ngoài dưới
dạng các khoản vay của chính phủ. Tuy nhiên, phải đến khi cuộc cách mạng
công nghiệp bùng nổ ở Anh thì các Quỹ đầu tư mới thực sự phát triển. Cuộc
cách mạng công nghiệp này đã đưa nước Anh thành một quốc gia thịnh vượng
nhất Châu Âu, sở hữu những nguồn vốn lớn. Trong khi đó, các nước láng
giềng ở Châu Âu hay Mỹ thì lại đang thiếu vốn trầm trọng. Vì vậy, các nước
thiếu vốn đã phát hành rất nhiều công cụ nợ với lãi suất hấp dẫn nhằm thu hút
vốn cho quá trình đầu tư ra nước ngoài, nhưng việc đầu tư này thường gặp
phải những khó khăn do không tiếp cận được những thông tin cần thiết và
thiếu những hiểu biết về môi trường đầu tư nước ngoài. Trước tình hình đó,
một số nhà đầu tư đã lập ra Quỹ đầu tư hải ngoại và thuê những chuyên gia
hiểu biết về đầu tư nước ngoài đứng ra quản lý. Đây chính là tiền thân của các
Quỹ đầu tư phổ biến trên thị trường tài chính hiện nay.
Vào những năm đầu của thập kỷ 60 thế kỷ 18, các công ty tín thác tương
tự như của Hà Lan được lập ra ở Anh và Scotland. Hiệp hội tài chính London
(London Financial Association) và Tập đoàn tài chính quốc tế (International
Financial Society) thành lập năm 1863 được coi là những công ty tín thác đầu
tiên của Anh. Các thương nhân Anh và Scotland ngày đó muốn tìm kiếm
1
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
nhiều lợi nhuận hơn nên đã đem các khoản tiền đầu tư của họ ra nước ngoài và
đặc biệt là đầu tư vào các chứng khoán của Mỹ với tỷ suất lợi nhuận cao. Từ
năm 1900 đến 1914, một lượng tiền khổng lồ từ các nhà đầu tư Anh đã đổ vào
Mỹ đặc biệt trong lĩnh vực đường sắt, năng lượng. Quỹ đầu tư chứng khoán
ngành đường sắt và năng lượng (The Railway and Light Securities Fund) là
quỹ đóng đầu tiên của Mỹ áp dụng các quỹ cho vay làm đòn bẩy để thâu tóm
chứng khoán đã ra đời năm 1904. Vào những năm 1920, mô hình công ty tín
thác đầu tư bùng nổ ở Mỹ đáp ứng sở thích đầu cơ của các nhà đầu tư.
Thế nhưng, cuộc Đại suy thoái 1929 - 1933 đã làm ảnh hưởng nặng nề
tới các Quỹ đầu tư. Chỉ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, các Quỹ đầu tư mới bắt
đầu được khôi phục và phát triển trở thành một định chế trung gian ưu việt
như hiện nay. Điều này một phần là nhờ hệ thống luật định làm khuôn khổ
pháp lý cho sự hoạt động của các quỹ ngày càng được hoàn thiện. Tại Mỹ, hai
dự luật làm cơ sở căn bản nhất cho hoạt động chứng khoán là Luật Chứng
khoán (The Securities Act, 1933) và Luật về Sở giao dịch chứng khoán (The
Securities Exchange Act, 1934). Cũng từ năm 1934, Uỷ ban chứng khoán của
Mỹ (SEC) bắt đầu nghiên cứu những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc Đại
suy thoái, soạn thảo và cho ra đời Luật Công ty đầu tư (Investment Company
Act, 1940). Phần lớn các Quỹ đầu tư bắt đầu ra đời hoặc được tái lập sau năm
1940 để đáp ứng các quy định của đạo luật này. Đến năm 1995, luật này lại
được sửa đổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo an toàn hơn nữa cho
người đầu tư đồng thời cho phép các quỹ được áp dụng các nghiệp vụ đầu tư
mới nhất. Hiện Mỹ đang chiếm tới 59% tổng số quỹ tương hỗ, 32% tại Châu
Âu, vùng Châu á Thái Bình Dương và Châu Phi chỉ chiếm 9%. Đến quý 2
năm 2003, tổng số vốn của các Quỹ tương hỗ là 12.360 tỷ USD, tăng 10,3%
so với quý trước 1)
.
1)
Nguồn: Mutual Fund Fact Book 2003.
2
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Ở Châu Á, ngay từ năm 1937 ở Nhật Bản đã xuất hiện một số quỹ tương tự
như Quỹ đầu tư. Đây là một tổ chức do một số nhà đầu tư thành lập nên để lợi
dụng các dịch vụ đầu tư do công ty chứng khoán cung cấp. Đây chính là mầm
mống cho sự ra đời các Quỹ đầu tư về sau của Nhật. Tại Nhật Bản, Luật tín thác
(Trust Law) và Luật kinh doanh tín thác (Trust Business Law) là các bộ luật
điều chỉnh hoạt động của các Quỹ đầu tư.
Không chỉ ở các nước có nền tài chính phát triển như Anh, Mỹ…, mô
hình Quỹ đầu tư còn giữ một vị trí quan trọng trên các thị trường chứng khoán
mới nổi. Việc thành lập các Quỹ đầu tư ở thị trường này bắt nguồn từ nhu cầu
của những nền kinh tế còn yếu kém nhiều mặt, đòi hỏi phải cải thiện khả năng
thanh toán và trợ giúp cơ sở hạ tầng phát triển.
Nói tóm lại, hoạt động của các Quỹ đầu tư phát triển không ngừng, mở
rộng trên tất cả các thị trường chứng khoán thế giới. Nắm trong tay một lượng
vốn khổng lồ, các Quỹ đầu tư ngày càng chứng tỏ vai trò của mình – một định
chế tài chính trung gian quan trọng đáp ứng nhu cầu của người đầu tư và
người nhận đầu tư cũng như của cả nền kinh tế.
2. Khái niệm Quỹ đầu tư chứng khoán
Khi bắt đầu tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán, một trong
những khó khăn lớn nhất mà người đầu tư phải vượt qua đó là việc lựa chọn
chứng khoán để đầu tư. Việc này được sự trợ giúp bởi các nhà môi giới
(Broker) hoặc kinh doanh chứng khoán (Dealer). Tuy nhiên, dù được thông tin
và tư vấn đến đâu chăng nữa, nhà đầu tư vẫn được xem như là người quyết
định cuối cùng, và do đó hiệu quả đầu tư của họ xét cho cùng lệ thuộc vào các
điều kiện và phẩm chất cá nhân. Thị trường chứng khoán lại tập hợp rất nhiều
các sản phẩm đa ngành, thế nên cho dù người đầu tư có tập trung vào một lĩnh
vực nào thì cũng không làm sao nắm vững hết các chiều hướng chuyển biến
một cách ngọn ngành được. Chính vì vậy, nhiều người đầu tư đã lựa chọn cho
3
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
mình một phương tiện để thực hiện đầu tư tốt nhất vào thị trường chứng khoán
đó là Quỹ đầu tư.
Quỹ đầu tư chứng khoán là một định chế tài chính trung gian, tập hợp các
nhà đầu tư riêng lẻ cùng đóng góp vốn vào quỹ chung, quỹ này sẽ được các
nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp đại diện cho các nhà đầu tư sử dụng để đầu
tư vào chứng khoán theo chính sách đầu tư của quỹ.
Việt Nam, theo khoản 19 điều 3 Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày
28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán thì Quỹ
đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của người đầu tư uỷ thác
cho công ty quản lý quỹ quản lý và đầu tư tối thiểu 60% giá trị tài sản của quỹ
vào chứng khoán.
Một nét đặc trưng tạo nên sự khác biệt giữa quỹ với các tổ chức khác
tham gia vào thị trường chứng khoán là: quỹ vừa là một tổ chức phát hành
chứng khoán lại vừa là một tổ chức kinh doanh chứng khoán. Qua việc phát
hành cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ đầu tư, quỹ thu được một khối lượng tiền
khá lớn, sau đó chúng sẽ được quỹ sử dụng đầu tư vào các loại chứng khoán.
Lợi nhuận thu được từ việc đầu tư sẽ được phân chia cho các nhà đầu tư mua
cổ phần của quỹ. Nói chung, quỹ chủ yếu thu lợi từ hoạt động đầu tư chứ
không nhằm thu lãi hàng tháng. Các Quỹ đầu tư thường ít tham gia điều hành
hoạt động của các doanh nghiệp nhận vốn đầu tư từ quỹ.
Các bên tham gia hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán là công ty quản
lý quỹ, ngân hàng giám sát và người đầu tư. Công ty quản lý quỹ là một tổ
chức đầu tư chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao về đầu tư chứng
khoán, thực hiện việc quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán. Ngân hàng giám sát
thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của Quỹ đầu tư chứng khoán và giám
sát công ty quản lý quỹ trong việc bảo vệ lợi ích của người đầu tư. Người đầu tư
góp vốn vào Quỹ đầu tư và được hưởng lợi từ việc đầu tư của quỹ.
4
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
3. Phân loại Quỹ đầu tư chứng khoán
3.1. Căn cứ vào cách thức huy động vốn
- Quỹ đầu tư chứng khoán đóng
- Quỹ đầu tư chứng khoán mở
Quỹ đóng và Quỹ mở là hai loại Quỹ đầu tư điển hình và phổ biến nhất hiện
nay. Chúng còn được gọi dưới một cái tên chung là Quỹ đầu tư chuyên nghiệp
(Management Fund). Người ta gọi là Quỹ đầu tư chuyên nghiệp bởi vì công việc
đầu tư loại này được quản lý chuyên nghiệp theo một danh mục gồm những
chứng khoán phù hợp với mục tiêu đã quy định trong các văn bản thành lập.
3.1.1. Quỹ đầu tư chứng khoán đóng (Closed-end Fund)
Quỹ đóng là Quỹ đầu tư chứng khoán trong đó người đầu tư không được
quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho quỹ trước thời hạn kết thúc hoạt động
hay giải thể. Cơ cấu vốn trong Quỹ đóng được xem là ổn định. Ngoại trừ các
đợt phát hành huy động vốn tập trung, các quỹ không phát hành thêm cổ phần
và cũng không thu lại cổ phần đã phát hành. Các cổ phần sau khi phát hành sẽ
được mua đi bán lại trên các thị trường thứ cấp, có thể là tại sàn giao dịch
hoặc trên thị trường không tập trung OTC. Do đó mà nó có thể được tính thêm
tiền hoa hồng hay một khoản kê giá lên. Giá thị trường của các cổ phần Quỹ
đóng sẽ giao động tuỳ thuộc vào tình hình hoạt động của quỹ, cung cầu trên
thị trường như các loại chứng khoán thông thường khác, hơn là trực tiếp liên
hệ với giá trị thuần. Các cổ đông không thể rút vốn góp ra khỏi Quỹ đầu tư và
quỹ không có nghĩa vụ phải mua lại các cổ phiếu mà quỹ phát hành ra. Muốn
rút vốn, các cổ đông đem bán cổ phiếu đó ra thị trường chứng khoán theo giá
thị trường hoặc theo giá thoả thuận. Cổ phiếu của quỹ được giao dịch trên thị
trường thứ cấp nên lượng tiền mặt của Quỹ đóng không bị tác động hàng ngày
khi có những hoạt động rút vốn hay bán lại cổ phần.
3.1.2. Quỹ đầu tư chứng khoán mở (Opened-end Fund)
5
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Quỹ mở được gọi phổ biến là Quỹ tương hỗ (Mutual Fund). Đây là quỹ
được phép phát hành liên tục các cổ phần mới để tăng vốn, đồng thời sẵn sàng
thu hồi lại các cổ phần đã phát hành mà nhà đầu tư bán lại cho quỹ bất cứ lúc
nào theo giá trị tài sản ròng chứ không theo giá thị trường trong một thời hạn
luật định. Cơ cấu vốn của Quỹ tương hỗ được để mở, và được gia tăng lượng
vốn đầu tư thu nhận từ các cổ đông mới không giới hạn, vì vậy mà người ta
gọi đây là Quỹ mở. Các cổ phần sở hữu Quỹ mở do tính chất của chúng được
gọi là chứng khoán khả hoàn. Cũng do tính chất như vậy, lượng tiền trong quỹ
phục vụ cho hoạt động đầu tư sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu các nhà đầu tư rút
vốn đồng loạt dưới sự tác động của các yếu tố trên thị trường. Điều này có thể
ảnh hưởng tới chiến lược đầu tư của quỹ. Mặt khác, cũng do tính chất đó mà
nhiều quỹ sau một thời gian phát triển có cơ cấu vốn tăng lên rất lớn làm cho
quỹ dễ đánh mất lợi thế đầu tư của mình trong nhiều trường hợp. Đây chính là
lý do để Quỹ tương hỗ phiên bản ra đời. Quỹ phiên bản (Clone Fund) là một
Quỹ tương hỗ xuất phát từ một Quỹ tương hỗ khác. Quỹ tương hỗ khác đó
chính là quỹ mẹ, đã tăng trưởng với quy mô vốn phình ra, làm cho tầm quản lý
và đầu tư bị hạn chế. Nhiều nhà chuyên môn tài chính cho rằng sự ra đời của
Quỹ phiên bản trở nên cần thiết một khi đã có sự quá tải về khả năng bao quát
của Quỹ tương hỗ mẹ và cũng để tận dụng các lợi thế của bản thân Quỹ phiên
bản con đang được tổ chức gọn nhẹ hơn. Khi Quỹ mở đã phát triển quá độ,
người ta có thể không thành lập một Quỹ phiên bản mà thay vào đó, họ sẽ
quyết định đóng lại. Đây không phải là đóng hẳn mà chỉ là khép bớt lại hoạt
động của mình. Thuật ngữ gọi đây là Quỹ khép (Closed Fund). Quỹ khép là
Quỹ tương hỗ đã phát triển quá lớn, không còn phát hành chứng chỉ đầu tư
cho những người mới muốn tham gia vào quỹ, tuy nhiên nó cũng có thể tiếp
tục bán cho những cổ đông hiện hữu.
3.1.3. Sự khác nhau giữa Quỹ đóng và Quỹ mở
6
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Sự khác nhau giữa Quỹ đóng và Quỹ mở tác động tới hoạt động của các
nhà tư vấn đầu tư, cơ hội của những nhà đầu tư cá nhân để giảm thiểu rủi ro,
gia tăng lợi nhuận và những chi phí mà họ phải chịu khi đầu tư vào các quỹ.
Sự khác biệt được thể hiện ở một số điểm chính sau đây :
+ Việc mua và bán cổ phiếu ngân quỹ : Quỹ mở có số lượng chứng
khoán lưu hành luôn thay đổi. Nó được quyền mua lại chứng chỉ quỹ của
chính mình khi cần giảm số lượng chứng chỉ đang lưu hành trên thị trường và
bán chứng chỉ quỹ của mình bằng cách bán lại chứng chỉ ngân quỹ đã mua
hoặc phát hành thêm chứng chỉ mới.
Khác với Quỹ mở, Quỹ đóng chỉ được chào bán cho công chúng một lần
nên số lượng chứng khoán lưu hành là cố định. Quỹ đóng cũng không mua lại
chứng chỉ quỹ của mình mà nhà đầu tư phải bán lại cho nhà đầu tư khác. Và
nếu nhà đầu tư muốn mua chứng chỉ Quỹ đóng thì chỉ được mua từ nhà đầu tư
khác.
+ Giá cả mua bán chứng chỉ quỹ : Đối với Quỹ đóng, giá mua bán
chứng chỉ quỹ là giá thị trường được xác định bởi cung cầu trên thị trường là
chủ yếu.
Đối với Quỹ mở, giá mua bán chứng chỉ quỹ được công ty quản lý quỹ
xác định là giá trị tài sản ròng tại thời điểm đóng cửa của ngày giao dịch (hoặc
từng giờ giao dịch).
+ Các phí phải trả cho việc mua bán, quản lý điều hành hoạt động của
quỹ : Nhà đầu tư phải trả phí môi giới mua bán cổ phiếu cho nhà môi giới và
phí điều hành hoạt động của quỹ cho công ty quản lý quỹ nếu đó là Quỹ đóng.
Đối với Quỹ mở, nhà đầu tư có thể phải hoặc không trả phí môi giới mua
bán chứng chỉ quỹ tuỳ hình thức quỹ là Quỹ thu phí (Load Mutual Fund) hay
Quỹ không thu phí (No-load Mutual Fund). Ngoài ra, nhà đầu tư trả cho công
ty quản lý quỹ phí điều hành và quản trị quỹ.
7
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
3.2. Căn cứ vào mục đích đầu tư
Các quỹ thường được thành lập với các mục tiêu cụ thể tương ứng với
một trong ba mục tiêu cơ bản sau:
- Thu nhập hiện tại
- Thu nhập ở một mức nào đó và sự tăng trưởng
- Tăng trưởng trong tương lai
3.2.1. Quỹ thu nhập (Income Fund)
Để có được thu nhập ổn định quỹ dành phần lớn vốn để đầu tư vào trái
phiếu và vào cổ phiếu ưu đãi là những công cụ đầu tư có thu nhập thường
xuyên ổn định.
3.2.2. Quỹ tăng trưởng-thu nhập (Growth-income Fund)
Quỹ này đầu tư chủ yếu vào cổ phiếu thường có giá cao đồng thời có
mức cổ tức ổn định. Loại quỹ này muốn kết hợp cả hai yếu tố tăng vốn trong
dài hạn và dòng thu nhập ổn định trong ngắn hạn.
3.2.3. Quỹ tăng trưởng (Growth Fund)
Quỹ đầu tư vào cổ phiếu của các công ty kinh doanh thành đạt. Mục tiêu
chính là tăng giá trị của các khoản đầu tư chứ không nhằm vào dòng cổ tức thu
được. Người đầu tư vào các quỹ này quan tâm đến việc giá cổ phiếu tăng lên
hơn là khoản thu nhập từ cổ tức.
3.3. Căn cứ vào đối tượng đầu tư của quỹ
Quỹ đầu tư chứng khoán không bắt buộc phải đầu tư toàn bộ vào chứng
khoán mà có thể đầu tư vào bất động sản hoặc các tài sản có giá trị như vàng,
kim loại quý. Tuy nhiên chứng khoán vẫn phải chiếm một tỷ lệ phần trăm nhất
định. Căn cứ vào tỷ lệ chứng khoán ta có :
8
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
3.3.1. Quỹ đầu tư cổ phiếu
Phần lớn tài sản quỹ đầu tư là cổ phiếu. Tuy nhiên việc đầu tư vào cổ
phiếu thường được giới hạn trong một tỷ lệ phần trăm nhất định, phần còn lại
sẽ đầu tư vào những lĩnh vực an toàn hơn như trái phiếu… Không như các nhà
đầu tư riêng lẻ thường mua các loại cổ phiếu khác nhau để đa dạng hoá danh
mục đầu tư của họ, các quỹ thường tập trung vào một khu vực nào đó, như cổ
phiếu của các công ty thượng hạng (Blue Chips) hay các công ty nhỏ. Cổ tức
thường được trả mỗi năm một lần vào thời điểm kết toán tài khoản, từ cổ tức
mà quỹ thu được và các khoản thu nhập khác của quỹ. Khi hết thời hạn hoạt
động, toàn bộ tài sản của quỹ sẽ được thanh toán và hoàn trả cho người đầu tư.
3.3.2. Quỹ đầu tư trái phiếu
Một số lượng lớn tài sản của quỹ đầu tư vào trái phiếu. Đầu tư vào trái
phiếu cho phép nhà đầu tư đảm bảo ổn định về thu nhập bởi khoản thu nhập
không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của chủ thể phát hành. Khoản lãi này
có thể nhận về hoặc lại tiếp tục đưa vào một quỹ gọi là quỹ tái đầu tư lãi.
3.3.3. Quỹ thị trường tiền tệ
Quỹ đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ. Đây là
những công cụ đầu tư khá an toàn, ổn định như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ
tiền gửi của các ngân hàng… Do vậy, Quỹ thị trường tiền tệ thường ít biến
động hơn các quỹ khác, nó thích hợp cho mục tiêu đầu tư ngắn hạn lại có thu
nhập ổn định.
3.4. Một số loại quỹ khác
3.4.1. Quỹ cân bằng (Balanced Fund)
Danh mục đầu tư cân bằng cố gắng để đạt được ba mục tiêu: thu nhập,
tăng trưởng vốn đều đặn và bảo toàn vốn. Chúng thực hiện điều này bằng cách
đầu tư vào các trái phiếu, các chứng khoán chuyển đổi và thêm một vài cổ
9
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
phiếu ưu tiên cũng như cổ phiếu thường. Nhìn chung các danh mục đầu tư này
đầu tư từ 40% đến 60% giá trị quỹ vào trái phiếu.
3.4.2. Quỹ đầu tư linh hoạt (Flexible Porfolio)
Quỹ đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu hoặc các công cụ trên thị trường tiền
tệ tuỳ thuộc vào điều kiện của thị trường. Người quản lý quỹ có quyền được
thay đổi linh hoạt danh mục đầu tư để đáp ứng những biến động trên thị
trường.
3.4.3. Quỹ ngành (Sector Fund)
Các Quỹ ngành tập trung vào các cổ phiếu của một ngành công nghiệp cụ
thể nào đó. Do hoạt động của các ngành thường có tính bất ổn định rất cao nên
các ngành này đều có thể mang đến cho nhà đầu tư nào đầu tư đúng hướng cơ
hội có những khoản lợi nhuận lớn.
4. Vai trò của Quỹ đầu tư chứng khoán
4.1. Đối với nền kinh tế
Quỹ đầu tư huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế ngay cả đối với nguồn
vốn nhỏ lẻ và trực tiếp tiến hành đầu tư chứ không phải cho vay. Quỹ còn hấp
dẫn đối với nguồn vốn từ nước ngoài chảy vào nhờ vào việc phát hành các
chứng chỉ quỹ có tính hấp dẫn cao với nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó,
Quỹ đầu tư là một phương thức đầu tư hữu hiệu cho các nhà đầu tư nước
ngoài còn bởi vì thông qua quỹ, nhà đầu tư nước ngoài có thể vượt qua những
hạn chế về giao dịch mua chứng khoán trực tiếp đối với người nước ngoài do
nhà nước đặt ra, cộng với nhiều hạn chế trong việc nắm bắt những thông tin về
chứng khoán ở nước sở tại và chi phí giao dịch cao. Đối với thị trường trong
nước, quỹ còn góp phần tạo nên sự đa dạng của các đối tượng tham gia trên thị
trường chứng khoán. Thông qua hoạt động của các Quỹ đầu tư nước ngoài,
các Quỹ đầu tư trong nước sẽ tiếp thu được kinh nghiệm quản lý, phân tích và
đầu tư chứng khoán.
10
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
4.2. Đối với thị trường chứng khoán
Quỹ đầu tư góp phần vào sự phát triển của thị trường sơ cấp và ổn định
thị trường thứ cấp. Các quỹ tham gia bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ và
trái phiếu doanh nghiệp, phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư làm tăng lượng cung
chứng khoán trên thị trường chứng khoán, tạo sự đa dạng về hàng hoá cho thị
trường. Khi Quỹ đầu tư mua bán với khối lượng lớn một loại chứng khoán
nào đó thường ảnh hưởng lớn tới sự biến động của thị trường chứng khoán.
Nó góp phần bình ổn giá cả giao dịch trên thị trường thứ cấp, giúp cho sự phát
triển của thị trường này thông qua các hoạt động đầu tư chuyên nghiệp với các
phương pháp đầu tư khoa học. Ví dụ, khi thị trường chứng khoán thiếu cung,
Quỹ đầu tư bán chứng khoán do nó nắm giữ thì sẽ làm tăng đáng kể lượng
cung làm giá chứng khoán thấp xuống. Ngược lại, nếu lượng cung quá cao, quỹ
có thể mua chứng khoán làm cầu tăng lên, kéo theo giá chứng khoán tăng, phản
ánh giá trị thực của chứng khoán.
Quỹ đầu tư góp phần làm xã hội hoá hoạt động đầu tư chứng khoán. Các
quỹ tạo một phương thức đầu tư được các nhà đầu tư nhỏ, ít có sự hiểu biết về
chứng khoán yêu thích. Nó góp phần tăng tiết kiệm của công chúng đầu tư
bằng việc thu hút tiền đầu tư vào quỹ.
4.3. Đối với người đầu tư và người nhận đầu tư
4.3.1. Quỹ đầu tư chứng khoán cung cấp cho những nhà đầu tư riêng lẻ những
thuận lợi cơ bản để giúp họ đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi ích
Tính thanh khoản của chứng khoán đầu tư. Các nhà đầu tư vào Quỹ đầu
tư chứng khoán có thể bán chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu quỹ mình đang nắm
giữ vào bất cứ lúc nào cho chính Quỹ đầu tư (trong trường hợp Quỹ mở) hoặc
trên thị trường thứ cấp (đối với Quỹ đóng) để thu hồi vốn. Giá bán chứng chỉ
quỹ thay đổi phụ thuộc vào thay đổi của tổng giá trị tài sản danh mục của Quỹ
đầu tư phát hành ra cổ phiếu. Đặc biệt, chứng chỉ, cổ phiếu của các Quỹ thị
11
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
trường tiền tệ có tính thanh khoản rất cao, người sở hữu cổ phiếu có thể bán
lại cổ phiếu bất cứ lúc nào trên thị trường mà giá cả biến động rất ít. Do vậy,
trong tài sản của các công ty, cổ phiếu Quỹ thị trường tiền tệ được coi như
tương đương với tiền.
Đa dạng hoá danh mục đầu tư và phân tán rủi ro. Bằng việc sử dụng tiền
thu được từ những nhà đầu tư để đầu tư phân tán vào danh mục các chứng
khoán, các Quỹ đầu tư làm giảm rủi ro cho các khoản đầu tư và làm tăng cơ
hội thu nhập cho các khoản đầu tư đó.
Tăng cường tính chuyên nghiệp của việc đầu tư. Thay cho việc người đầu
tư phải đi thuê tư vấn để quản lý tài sản của mình thì họ chỉ cần đầu tư vào
một quỹ với chi phí giảm đi rất nhiều. Tiền tập hợp trong các Quỹ đầu tư
chứng khoán được đặt dưới sự quản lý của các nhà đầu tư chuyên nghiệp - các
công ty quản lý quỹ. Các chuyên gia của quỹ hay công ty quản lý quỹ sẽ tìm
hiểu thị trường, đánh giá cơ hội tốt nhất để mua chứng khoán, quản lý danh
mục đầu tư thường xuyên, xác định chính xác thời điểm để mua bán chứng
khoán. Trong các quỹ thường có các cán bộ nghiên cứu, những người quản lý
danh mục đầu tư, họ biết được các công ty hay khu vực thị trường nào hoạt
động hiệu quả. Không những thế, các chuyên gia còn có khả năng thâm nhập
tới nhiều nguồn thông tin, nguồn hàng hơn bất kì một người đầu tư cá nhân
nào.
Tiết kiệm chi phí đầu tư. Vì là những danh mục đầu tư lớn được quản lý
chuyên nghiệp, Quỹ đầu tư chịu chi phí giao dịch thấp hay được hưởng những
ưu đãi về phí giao dịch hơn các cá nhân đầu tư, kể cả những người mua bán
thông qua những công ty môi giới có mức phí hoa hồng thấp nhất.
Tính dễ tiếp cận. Do loại hình Quỹ đầu tư là loại hình cho các nhà đầu tư cá
nhân, cho công chúng nên một khi hình thành, các Quỹ đầu tư luôn tạo
những điều kiện thuận lợi cho công chúng dễ tiếp cận và giao dịch. Và để thu
12
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
hút sự tham gia của công chúng, các quỹ đều cung cấp thông tin sẵn có trên
các phương tiện thông tin đại chúng, trên các báo hay qua Internet.
Cung cấp các lựa chọn cho các nhà đầu tư. Một nhà đầu tư có thể có
được các lựa chọn khác nhau khi đầu tư vào các quỹ tuỳ thuộc vào mục đích
hay sở thích của họ. Họ có thể đầu tư vào danh mục các cổ phiếu, trái phiếu,
danh mục hỗn hợp hay danh mục các công cụ thị trường tiền tệ trong hơn vài
chục loại quỹ khác nhau.
An toàn trước các hành vi không công bằng. Người đầu tư có thể bị thiệt
hại nếu danh mục đầu tư của quỹ bị giảm giá trị do sự biến động giá chứng
khoán trên thị trường, nhưng xác suất bị tổn thất do gian lận, bê bối hoặc phá
sản liên quan đến công ty quản lý quỹ là rất nhỏ. Khuôn khổ pháp lý và việc
quản lý chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền đối với Quỹ đầu tư đem lại những
đảm bảo cơ bản.
4.3.2. Quỹ đầu tư đem lại cho người nhận đầu tư (thường là các doanh
nghiệp) một số lợi ích căn bản sau
Chi phí cho nguồn vốn phát triển thấp hơn khi vay ngân hàng. Trước
đây, hệ thống ngân hàng chiếm vai trò thống trị nền tài chính. Để vay được
vốn, doanh nghiệp phải thoả mãn một số điều kiện nhất định và lãi suất vay
cao. Quỹ đầu tư ra đời sẽ hạn chế được những nhược điểm của cơ chế cho vay
của ngân hàng. Hơn nữa, việc đầu tư về tài chính qua các quỹ thường có giới
hạn nhất định về quyền và nghĩa vụ nên doanh nghiệp được đầu tư đảm bảo
được tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh.
Tiếp cận nguồn tài chính dài hạn. Lợi ích này có được từ việc quỹ phát
hành và giao dịch các loại chứng khoán này trên thị trường đã thu hút sự chú ý
của các nhà đầu tư, đặc biệt là các chủ thể có khả năng tài chính lớn như ngân
hàng, các tổng công ty, các công ty bảo hiểm… đầu tư vào quỹ. Quỹ sẽ chính
là cầu nối giữa doanh nghiệp mà quỹ đầu tư vào với các tổ chức tài chính này.
13
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Tận dụng được những kiến thức quản lý đầu tư, marketing và tài chính từ
các Quỹ đầu tư. Ngoài cung cấp vốn cho doanh nghiệp, các công ty quản lý
quỹ đầu tư còn có dịch vụ cung cấp các thông tin tài chính, tư vấn về kế hoạch
tài chính, marketing và các mối quan hệ với các tổ chức tài chính và doanh
nghiệp khác. Điều này có lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh
nghiệp mới thành lập ít bạn hàng, thiếu thông tin về thị trường.
5. Mô hình tổ chức hoạt động Quỹ đầu tư chứng khoán
Hiện nay, Quỹ đầu tư được tổ chức theo hai mô hình :
- Mô hình công ty
- Mô hình tín thác
5.1. Mô hình công ty
Trong mô hình này, Quỹ đầu tư được thành lập bởi số tiền đóng góp ấn
định của các nhà đầu tư. Nó được thành lập và tổ chức như một công ty cổ
phần, tức là về cơ cấu tổ chức nó cũng có đại hội cổ đông, hội đồng quản trị,
ban giám đốc…
Hội đồng quản
Công ty quản lý Tổ chức bảo quản tài
Quỹ đầu tư
Do Quỹ đầu tư mô hình công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ nên người
đầu tư góp vốn vào quỹ trở thành cổ đông và có quyền biểu quyết, có quyền
bầu ra hội đồng quản trị và tham gia quyết định các vấn đề lớn của công ty.
Hội đồng quản trị là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của quỹ, đại diện cho
14
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
quỹ lựa chọn công ty quản lý quỹ, ngân hàng bảo quản tài sản và có nhiệm vụ
giám sát hoạt động của cả hai tổ chức này.
Ngân hàng bảo quản tài sản trong mô hình này chỉ đóng vai trò bảo quản
an toàn cho tài sản của quỹ, định giá tài sản, theo dõi sự biến động tài sản của
quỹ trong quá trình đầu tư vào chứng khoán, không tham gia vào công tác
quản lý quỹ, kinh doanh hoặc tư vấn, cũng không bảo vệ người đầu tư trong
việc đưa ra những biện pháp bảo vệ đầu tư cho họ.
Công ty quản lý quỹ được hội đồng quản trị đứng ra thuê và thực hiện
chức năng quản lý thuần tuý. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm cử chuyên
gia để giúp quỹ điều hành và sử dụng vốn của quỹ vào đầu tư chứng khoán và
các tài sản khác một cách có hiệu quả nhất nhằm thu phí dịch vụ. Trong quá
trình lựa chọn phương án đầu tư trước khi đi đến quyết định đều phải có sự
thống nhất thông qua hội đồng quản trị.
Ngoài các tổ chức tham gia chính đã đề cập tới như trên thì tuỳ từng nước
còn có thể có các đại lý chuyển nhượng hoặc nhà bảo lãnh phát hành tham gia
vào hoạt động của quỹ. Đại lý chuyển nhượng thường được uỷ nhiệm để tiến
hành việc bán hoặc mua lại cổ phần của quỹ (nếu là Quỹ mở). Nhà bảo lãnh
phát hành giúp quỹ chào bán và phân phối cổ phần của quỹ cho các nhà đầu
tư.
Quỹ đầu tư chứng khoán mô hình công ty được phép phát hành cổ phiếu để
huy động vốn và những nhà đầu tư sở hữu nó có quyền tương tự như các cổ đông,
tức là có quyền biểu quyết các hoạt động kinh doanh cũng như bầu hội đồng
quản trị. Các cổ phiếu phát hành có thể được niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán hay là được mua bán trên OTC. Quỹ mô hình công ty không được
phép phát hành các trái phiếu hoặc sử dụng nguồn vốn vay khác để đầu tư mà
chỉ có thể vay ngắn hạn để thanh toán cho những nhu cầu cần thiết khi chưa có
khả năng thu hồi vốn ngay.
15
c c
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Do người đầu tư là các cổ đông của quỹ nên cơ cấu vốn của quỹ khá ổn
định. Vì vậy phạm vi đầu tư của quỹ rất rộng. Ngoài hoạt động chính là đầu tư
vào chứng khoán và tài sản có tính thanh khoản cao, quỹ còn có thể đầu tư vào
các mục tiêu có tính chất dài hạn như bất động sản… nhằm thu lợi nhuận cao
hơn.
Trong mô hình công ty, quỹ là một pháp nhân được tổ chức như một
công ty cổ phần. Tuy vậy, quỹ không chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật công ty
mà còn chịu sự điều chỉnh của một hệ thống luật riêng. Các nước thường ban
hành các luật riêng về Quỹ đầu tư như Luật công ty đầu tư sửa đổi 1988 của
Pháp, Luật công ty đầu tư sửa đổi 1988 của Đức… Riêng ở Mỹ, các Quỹ đầu
tư chịu sự điều chỉnh của tới bốn đạo luật là Luật công ty đầu tư 1940, Luật
chứng khoán 1933, Luật giao dịch chứng khoán 1934 và Luật tư vấn đầu tư
1940. Đến năm 1995, Mỹ sửa đổi lại Luật công ty cho phù hợp với các nghiệp
vụ hiện đại mới phát sinh trên thị trường chứng khoán.
5.2. Mô hình tín thác
Quỹ đầu tư chứng khoán mô hình tín thác không phải là một công ty mà
được thành lập bởi công ty quản lý quỹ, quản lý một số vốn nhất định của
người đầu tư để thực hiện đầu tư theo mục tiêu đã xác định. Khác với các Quỹ
đầu tư theo mô hình công ty, các quỹ mô hình tín thác được thành lập theo
Luật đầu tư tín thác. Theo luật này, một hợp đồng tín thác được ký kết bởi tất
cả các bên tham gia vào quỹ: công ty quản lý quỹ, tổ chức giám sát bảo quản
và những người hưởng lợi.
Quỹ đầu
tư
Người đầu
tư
16
Người đầu
tư
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Trong mô hình này, muốn thành lập Quỹ đầu tư chứng khoán trước hết
phải thành lập công ty quản lý quỹ. Mỗi công ty quản lý quỹ có thể có nhiều
Quỹ đầu tư trực thuộc tuỳ thuộc vào mục tiêu đầu tư. Công ty quản lý quỹ
đóng một vai trò rất quan trọng vì đó là một tổ chức đứng ra phát hành chứng
chỉ quỹ đầu tư huy động vốn để thành lập Quỹ đầu tư và sử dụng vốn thu được
để đầu tư vào những nơi có hiệu quả nhất. Ngoài chức năng huy động vốn và
thực hiện đầu tư, nó còn đưa ra các chỉ dẫn cho ngân hàng giám sát mua bán
chứng khoán và các tài sản khác bằng tiền của nhà đầu tư. Nó hoạt động như
những nhà tư vấn cho Quỹ đầu tư chứng khoán.
Ngân hàng giám sát bảo quản ở mô hình này có vai trò quan trọng hơn
nhiều so với ngân hàng bảo quản trong mô hình công ty. Ngoài vai trò bảo
quản vốn và các tài sản của quỹ, ngân hàng giám sát bảo quản còn làm nhiệm
vụ giám sát hoạt động của công ty quản lý quỹ để đảm bảo việc tuân thủ các
mục tiêu và chính sách đã đề ra. Quan hệ giữa công ty quản lý quỹ và ngân
hàng giám sát bảo quản được thể hiện bằng hợp đồng quản lý giám sát trong
đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong việc thực hiện và giám
sát đầu tư để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.
Người đầu tư là những người góp vốn vào quỹ và uỷ thác việc đầu tư cho
công ty quản lý quỹ để đảm bảo khả năng sinh lợi cao nhất từ khoản vốn đóng
góp của họ. Việc góp vốn của các nhà đầu tư được thể hiện bằng việc họ mua
các chứng chỉ đầu tư do công ty quản lý quỹ thay mặt quỹ phát hành. Các nhà
đầu tư trong mô hình này không phải là các cổ đông như quỹ đầu tư mô hình
công ty mà chỉ đơn thuần là những người thụ hưởng kết quả kinh doanh từ
hoạt động đầu tư của quỹ.
17
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Quỹ đầu tư mô hình tín thác chỉ được phép phát hành các chứng chỉ tham
gia chia phần, các chứng chỉ này được định nghĩa trong Luật đầu tư tín thác
không phải là cổ phiếu. Điểm khác biệt cơ bản giữa cổ phiếu và những chứng
chỉ này là các nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ này không có quyền biểu quyết,
cũng không có quyền thay đổi chính sách đầu tư của Quỹ đầu tư chứng khoán.
Do những người đầu tư không phải là các cổ đông của quỹ nên cơ cấu
vốn của quỹ không ổn định. Vì vậy phạm vi đầu tư của quỹ không rộng và chỉ
tập trung chủ yếu vào các loại chứng khoán và tài sản cố định có tính thanh
khoản cao, coi trọng tính an toàn và hạn chế rủi ro nhiều hơn là khả năng sinh
lời.
So với mô hình công ty, cơ cấu tổ chức của mô hình tín thác gọn nhẹ hơn
nên các văn bản pháp luật điều chỉnh cũng ít hơn. Các quốc gia tổ chức Quỹ
đầu tư theo mô hình này thường chỉ ban hành Luật tín thác hoặc Luật kinh
doanh tín thác như Luật kinh doanh tín thác đầu tư chứng khoán 1969 của Hàn
Quốc với bốn lần sửa đổi vào các năm 1975, 1976, 1993 và 1996; Luật tín
thác đầu tư chứng khoán Nhật 1951; Luật tín thác đầu tư sửa đổi Anh 1986…
5.3. Ưu nhược điểm của mô hình công ty và mô hình tín thác
Qua hai mô hình trên, chúng ta có thể thấy rằng chúng là sản phẩm của
nhu cầu đầu tư khác nhau. Để thích ứng với mỗi thị phần thị trường chúng
đuợc sinh ra và tồn tại song song, nhược điểm của mô hình này sẽ được giải
quyết ở mô hình kia và ngược lại. Mô hình tín thác được tạo nên cho những
người có nhu cầu đầu tư nhưng trình độ kiến thức của họ không cho phép mạo
hiểm đầu tư trực tiếp, những người có một khoản tiền nhàn rỗi dài hạn mong
muốn tìm kiếm những khoản lợi nhuận cao hơn mức lãi suất ngân hàng. Mô
hình công ty ứng với những tổ chức cá nhân nắm giữ trong tay một lượng tài
sản lớn cùng với kiến thức về chiến lược đầu tư. Dưới đây chúng ta sẽ tìm
hiểu về ưu và nhược điểm của hai mô hình này.
18
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
5.3.1. Mô hình công ty
Mô hình công ty là mô hình có cơ cấu tổ chức hoàn thiện, được ưa
chuộng nhất trong công tác quản lý hiện nay. Trong mô hình này có sự góp
mặt của tất cả các thành phần đại diện cho từng quyền lợi tham gia công tác
quản lý nên họ có thể đánh giá, cân nhắc giữa giá trị đầu tư với mức độ rủi ro,
đưa ra các quyết định mang tính năng động cao nên quỹ thường đem lại lợi
nhuận khả quan hơn mô hình tín thác. Quỹ trong mô hình này là một pháp
nhân nên việc tiến hành huy động vốn từ các thành phần kinh tế thuận lợi hơn
nhiều so với mô hình tín thác nên quỹ sẽ có thể có thêm lợi thế nhờ quy mô và
dễ dàng đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình. Tuy nhiên, do cơ cấu tổ chức
cồng kềnh nên sẽ khó có thể đưa ra các quyết định đầu tư một cách nhanh
chóng và mặt khác sẽ tạo nên gánh nặng về chi phí quản lý.
5.3.2. Mô hình tín thác
Trái lại với mô hình công ty, mô hình tín thác có cơ cấu tổ chức đơn giản,
gọn nhẹ nên dễ bắt kịp với các cơ hội kinh doanh do việc bàn bạc để đi đến
quyết định đầu tư thường nhanh chóng, đồng thời cơ cấu như vậy làm giảm
đáng kể chi phí quản lý. Trong mô hình này, vì các nhà đầu tư không thể can
thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của các công ty quản lý quỹ nên công ty
sẽ chủ động hơn, có thể đầu tư vào các dự án dài hạn có tiềm năng cao.
Nhược điểm của mô hình này là tính thanh khoản của các chứng chỉ quỹ
không cao do việc thiết lập quỹ dựa trên hợp đồng giữa nhà đầu tư với công ty
quản lý quỹ. Thêm vào đó, quỹ thường có xu hướng đặt mục tiêu an toàn lên
cao để đảm bảo uy tín làm cho lợi nhuận thường không cao, giảm sức hấp dẫn
đối với các nhà đầu tư.
6. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán
6.1. Nguyên tắc huy động vốn
19
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Việc huy động vốn của Quỹ đầu tư thông qua phát hành chứng khoán.
Tuy nhiên các quỹ chỉ được phát hành một số loại chứng khoán nhất định để
tạo thuận lợi cho việc quản lý của quỹ cũng như hoạt động đầu tư của những
người đầu tư. Tài sản của Quỹ đầu tư chủ yếu để đầu tư vào chứng khoán chứ
không phải trực tiếp đem vào đầu tư mở rộng sản xuất. Quỹ không thể phát
hành trái phiếu tức đi vay để đầu tư vào chứng khoán vì như thế sẽ tạo nên
môi trường chứng khoán ảo. Do vậy, nguyên tắc chung là quỹ chỉ phát hành cổ
phiếu (mô hình công ty) và chứng chỉ hưởng lợi (quỹ dạng tín thác). Ngoài ra,
quỹ không được phép phát hành trái phiếu hay đi vay vốn để đầu tư. Quỹ
chỉ được phép vay vốn ngắn hạn để trang trải các chi phí tạm thời khi quỹ
chưa có khả năng thu hồi vốn.
6.2. Nguyên tắc bảo quản tài sản và giám sát hoạt động của quỹ
Tài sản của quỹ phải được kiểm soát bởi một tổ chức bảo quản tài sản. Tổ
chức này chịu trách nhiệm bảo vệ quyền lợi đối với tài sản của các nhà đầu tư.
Chức năng giám sát tuỳ từng mô hình quỹ mà pháp luật các nước giao cho
một tổ chức tín thác hay hội đồng quản trị. Theo quy định của Mỹ thì tài sản
của quỹ có thể được bảo quản bởi một ngân hàng, một nhà kinh doanh môi
giới chứng khoán được đăng ký hay do chính quỹ đó quản lý. Tuy nhiên, trên
thế giới hiện nay thì các tổ chức bảo quản tài sản thông thường là ngân hàng.
Nguyên tắc chung của hầu hết các nước là tổ chức bảo quản tài sản trong quá
trình giám sát không có quyền quyết định hoàn toàn mà phải cùng bàn bạc,
biểu quyết với các chủ thể khác như công ty quản lý quỹ… Riêng đối với hội
đồng quản trị thì các tổ chức này có quyền tự quyết định nếu như nó không
liên quan tới chuyên môn của hội đồng quản trị. Để đảm bảo an toàn cho tài
sản của quỹ cũng như sự ổn định của thị trường chứng khoán, một số nước
nghiêm cấm Quỹ đầu tư bán khống chứng khoán.
6.3. Nguyên tắc định giá phát hành và mua lại chứng chỉ của quỹ
20
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Khi các nhà đầu tư đầu tư hoặc rút vốn của họ từ một quỹ, việc xác định
giá phải dựa trên nguyên tắc công bằng giữa các nhà đầu tư hiện tại với các
nhà đầu tư mua hoặc bán chứng chỉ. Điều này được thể hiện trong cách thức
xác định giá trị tài sản của quỹ khi mua bán chứng chỉ.
Đối với Quỹ mở do chủ yếu đầu tư vào chứng khoán được niêm yết trên
thị trường chứng khoán nên giá trị tài sản được xác định theo giá trị của chứng
khoán đó tại thời điểm đó trên thị trường. Sau khi xác định xong giá trị tài sản
của quỹ sẽ được chia cho số cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đang lưu hành để
xác định giá trị cho mỗi chứng chỉ. Giá bán và giá mua lại sẽ bằng giá trị của
mỗi chứng chỉ cộng thêm một số chi phí cho việc mua bán đó.
Giá thị trường = NAV + chi phí giao dịch
Trong đó NAV : Giá trị tài sản ròng (Net Asset Value).
Tổng giá trị tài sản ròng của quỹ bằng tổng giá trị các tài sản có và các
khoản đầu tư của quỹ trừ đi các nghĩa vụ nợ tại thời điểm tính toán.
Giá trị tài sản ròng trên một cổ phần của quỹ được tính bằng
Tổng tài sản có của quỹ – Tổng nợ phải trả
NAV =
Số cổ phần hiện có
NAV của các quỹ được tính toán và công bố hàng ngày dựa trên giá thị
trường của các chứng khoán mà quỹ đầu tư vào.
Đối với Quỹ đóng thì giá cổ phần của quỹ sẽ phụ thuộc vào quan hệ cung
cầu trên thị trường chứng khoán, nó lấy NAV làm cơ sở nhưng không gắn liền
với giá trị NAV.
Khi một Quỹ đóng bán cổ phiếu với giá thấp hơn NAV thì được gọi là
bán chiết khấu (Discount) và ngược lại nếu giá bán cổ phiếu lớn hơn NAV thì
được gọi là bán có thu phí (Premium). Chúng được tính như sau:
21
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Discount (-) / Pemium (+) = Giá cổ phần - NAV
NAV
Thông thường tại thị trường chứng khoán các nước phát triển rất ít Quỹ
đầu tư được giao dịch có mức Premium, mà phần lớn ở mức Discount từ 15%
đến 20%. Chỉ số này không ổn định mà biến động theo các điều kiện của thị
trường. Thường những quỹ được giao dịch có chỉ số ở mức Discount đều có
thể đạt được mức Premium cao trong tương lai và ngược lại.
6.4. Nguyên tắc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư
Việc cung cấp thông tin vừa có ý nghĩa là tạo cơ hội cho quỹ thu hút vốn
đầu tư vừa để góp phần bảo vệ lợi ích của người đầu tư. Do được cung cấp
thông tin mà người đầu tư đánh giá đúng về thực trạng của các khoản đầu tư,
khả năng chuyên môn của những người quản lý quỹ để có thể quyết định đầu
tư đúng đắn. Việc cung cấp thông tin phải tuân thủ các quy định của cơ quan
quản lý nhà nước nhằm tạo sự thống nhất dễ hiểu cho các nhà đầu tư. Các
nước thường quy định Quỹ đầu tư khi gọi vốn từ công chúng phải làm Bản
cáo bạch (Prospectus) để công bố toàn bộ thông tin về công ty quản lý, tổ chức
bảo quản giám sát về chính sách, mục tiêu đầu tư của quỹ…
6.5. Nguyên tắc hạn chế một số giao dịch liên quan đến tài sản của quỹ
Hầu hết các nước đều ngăn cấm các giao dịch giữa các chủ thể có liên
quan với quỹ. Giao dịch giữa các chủ thể có liên quan là các giao dịch liên
quan tới tài sản của quỹ giữa một bên là Quỹ đầu tư và một bên là chủ thể
khác như công ty quản lý quỹ, ngân hàng bảo quản giám sát, người bảo lãnh
phát hành, nhà tư vấn… mà việc giao dịch này có khả năng ảnh hưởng đến lợi
ích của người đầu tư hiện tại của quỹ. Các trường hợp được coi là giao dịch có
liên quan như:
- Việc mua bán tài sản của quỹ với người có liên quan (nhân viên, người
quản lý, đối tác, người làm thuê, cổ đông…)
22
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
- Các khoản vay nợ của quỹ với chủ thể liên quan.
- Một người có liên quan hành động như một đại lý đối với tài sản của
quỹ trong việc mua bán chứng chỉ quỹ đầu tư.
- Người có liên quan cam kết với người thứ ba tham gia giao dịch với
quỹ.
Nói chung mỗi nước lại có quy định cụ thể riêng để ngăn chặn hiện tượng
này để đảm bảo hoạt động của quỹ được lành mạnh, công bằng bảo vệ lợi ích
của tất cả những người đầu tư.
II. Một số tiêu chuẩn đánh giá kết quả kinh doanh của Quỹ đầu tư chứng
khoán
Tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá kết quả kinh doanh của một quỹ
là liệu quỹ đó có đáp ứng được mục tiêu đầu tư của mình hay không. Để theo
dõi hoạt động của quỹ và quyết định liệu quỹ có thể đem lại lợi nhuận không,
nhà đầu tư có thể đánh giá dựa trên:
- Theo dõi những biến động trong giá cổ phiếu hay giá trị tài sản thuần
NAV.
- Tính lợi suất
- Tính tổng lợi nhuận thu về
Ngoài một số chỉ tiêu trên thì các nhà đầu tư cũng rất quan tâm tới một số
chỉ tiêu khác như tỷ lệ chi phí, tỷ lệ thu nhập, tỷ lệ doanh thu…
Biến động NAV : Như đã đề cập tới, NAV của một quỹ được tính bằng
cách chia giá trị hiện hành của quỹ cho số cổ phiếu đang giao dịch của quỹ.
NAV của một quỹ tăng lên khi giá trị các cổ phiếu quỹ nắm giữ tăng lên. Ví
dụ, nếu một cổ phiếu của quỹ trị giá 15 USD năm nay và 10 USD năm ngoái,
điều đó có nghĩa là giá trị mà quỹ nắm giữ đã tăng 50% và do đó có thể bán cổ
phiếu đi để thu lợi nhuận.
23
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Lợi suất: Lợi suất được tính bằng lợi nhuận phân chia mỗi cổ phần chia
cho giá trên mỗi cổ phần. Một quỹ trái phiếu dài hạn có NAV 10 USD, trả lợi
nhuận phân chia là 58 cent, vậy một cổ phiếu có lợi suất là 5,8%. Chúng ta có
thể so sánh lợi suất của một Quỹ tương hỗ với lợi suất hiện hành của các loại
đầu tư khác để quyết định loại đầu tư nào mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
Tổng lợi nhuận: Đối với Quỹ cổ phiếu, có ba bộ phận cấu thành nên tổng
lợi nhuận là: cổ tức từ khoản thu nhập đầu tư ròng, phân phối các khoản thu
nhập ròng được thừa nhận và sự tăng hoặc giảm trong giá trị tài sản ròng.
Tổng thu nhập của quỹ là một trong các chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt
động của một quỹ tốt hay không. Nó được tính bằng sự thay đổi trong NAV
cộng với lợi nhuận quỹ phân chia cho khoản đầu tư. Ngoài ra, người ta còn sử
dụng lợi nhuận % tính bằng cách chia giá trị tổng thu nhập cho các chi phí đầu tư
ban đầu. Ví dụ, một khoản đầu tư 10.000 USD có tổng thu nhập một năm là
1.500 USD (tăng 1.000 USD về giá trị cộng với 500 USD lợi nhuận đầu tư) thì sẽ
có tỷ lệ lợi nhuận phần trăm là 15%.
Thước đo chính xác nhất kết quả kinh doanh trong quá khứ và hiện tại
của một Quỹ đầu tư là tổng lợi nhuận thu về của quỹ đó, hay giá trị tăng lên
cộng với lợi nhuận phân chia đã tái đầu tư. Một trong số các yếu tố chủ chốt
ảnh hưởng tới tổng lợi nhuận thu về của một quỹ là xu hướng phát triển của
một hoặc nhiều thị trường nơi quỹ sẽ đầu tư, kết quả của danh mục đầu tư của
quỹ cũng như mức phí và chi phí của quỹ đó.
Tỷ lệ chi phí: Tỷ lệ này được xác định bằng tổng chi phí chia cho giá trị
tài sản ròng trung bình. Phí môi giới từ các giao dịch của quỹ không tính trong
tỷ lệ chi phí này. Những tỷ lệ chi phí thấp nhất thường thấy là ở các Quỹ chỉ
số, tỷ lệ chi phí thấp nhỏ hơn 1% thì được coi là thấp. Các quỹ nhỏ và tăng
trưởng nhanh có sử dụng hiệu ứng đòn bẩy và chịu chi phí lãi suất cao là các
quỹ phải hoạt động với tỷ lệ chi phí cao nhất. Các quỹ nhỏ có xu hướng chịu
24
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
tỷ lệ chi phí cao hơn so với các quỹ lớn là những quỹ thu được lợi ích từ tính
kinh tế theo quy mô. Các quỹ đầu tư trên thị trường quốc tế có xu hướng chịu
tỷ lệ chi phí lớn hơn một cách đáng kể so với các danh mục đầu tư trong thị
trường nội địa do chi phí nghiên cứu và các chi phí khác liên quan đến hoạt
động đầu tư quốc tế. Các quỹ cổ phiếu có tỷ lệ chi phí cao hơn so với các quỹ
đầu tư chứng khoán có thu nhập cố định. Khi đánh giá tỷ lệ chi phí, cần so
sánh tỷ lệ chi phí với số liệu của các danh mục khác có cùng quy mô.
Tỷ lệ thu nhập: Tỷ lệ này được tính bằng giá trị thu nhập đầu tư ròng chia
cho giá trị tài sản ròng trung bình. Tuy nhiên, con số này không có tầm quan
trọng như tổng lợi nhuận bởi vì tỷ lệ này chỉ tập trung vào thu nhập.
Tỷ lệ doanh thu: Tỷ lệ này được xác định bằng số lượng tài sản được bán
hoặc mua chia cho giá trị tài sản ròng của quỹ trong năm. Nếu tỷ lệ này là
100% doanh thu có nghĩa là công ty quản lý nắm giữ một loại cổ phiếu hoặc
trái phiếu trung bình trong một năm. 50% doanh thu cho biết quỹ này thường
nắm giữ các chứng khoán trung bình trong hai năm và với 200% doanh thu thì
quỹ thường nắm giữ trong sáu tháng và cứ như vậy.
Bên cạnh đó thì các nhà đầu tư cũng rất quan tâm tới chất lượng hoạt
động quản lý quỹ. Nhà quản lý đầu tư tốt có thể điều hành hoạt động ổn định
và chống chọi lại với những bất lợi của thị trường, tối thiểu hoá rủi ro thua lỗ.
Một quỹ hoạt động tốt, được quản lý tốt luôn thu hút được nhiều nhà đầu tư và
tài sản của nó theo đó cũng tăng lên hàng năm.
III. Kinh nghiệm hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán ở một số nước
1. Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường phát triển
1.1 . Hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán ở Mỹ
Quỹ đầu tư chứng khoán ở Mỹ có một lịch sử khá lâu đời và đã nhanh
chóng phát huy được những đặc tính ưu việt của mình nhờ được sự hỗ trợ
đáng kể của một nền kinh tế phát triển khá ổn định và một thị trường chứng
25
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
khoán hoạt động có hiệu quả. Tại Mỹ các Quỹ đầu tư hoạt động theo hai mô
hình là mô hình công ty và mô hình tín thác. Trong đó thì mô hình công ty đặc
biệt là các quỹ dạng mở chiếm ưu thế hơn cả.
Hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán Mỹ phát triển mạnh mẽ như vậy là do
tổ chức và hoạt động của các quỹ được xây dựng rất chặt chẽ, trách nhiệm và
được phân chia rất rõ ràng phù hợp với trình độ quản lý quỹ và mục đích đầu
tư của quỹ. Bên cạnh đó là một hệ thống luật pháp liên quan đến thị trường
chứng khoán và Quỹ đầu tư chứng khoán rất chặt chẽ và rõ ràng. Điều này chủ
yếu là do thị trường chứng khoán Mỹ nói chung và hệ thống Quỹ đầu tư chứng
khoán nói riêng đã hoạt động trong một thời gian rất dài và qua quá trình hoạt
động thực tế đó, hệ thống luật pháp không ngừng được hoàn thiện để đảm bảo
cho các quỹ hoạt động được lành mạnh và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi chính
đáng của người đầu tư.
1.2. Quỹ đầu tư chứng khoán ở Anh
Quỹ đầu tư chứng khoán ở Anh có thể tồn tại dưới hai dạng kết thúc
đóng và kết thúc mở tương ứng với hai loại hình quỹ đặc trưng của Anh là
Quỹ tín thác đầu tư và Quỹ tín thác đơn vị.
Quỹ tín thác đầu tư - ITCs là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và
không phải là hình thức tín thác dưới khía cạnh pháp lý. Nó là quỹ dạng đóng.
Những nhà đầu tư trong ITC mua cổ phiếu phổ thông của nó và sau đó các
khoản thu nhập được trả theo dạng cổ tức và lỗ hoặc lãi vốn từ các cổ phiếu
của họ. Quỹ được quyền sử dụng một số tiền để thực hiện hoạt động tiếp thị
các chứng chỉ quỹ của mình và thưởng cho các đại lý. Đây chính là lý do
chính đối với những thành công của ITC trong những năm gần đây, cho dù
những chi phí hoạt động của chúng thường khá cao và những hoạt động đầu tư
thường không tốt.
26
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Quỹ tín thác đơn vị được biết đến như là một quỹ mở mô hình tín thác.
Loại quỹ này rất được phát triển ở Anh do có một số quy tắc chung trong khối
thị trường chung Châu Âu về đầu tư tập thể vào các chứng khoán có khả năng
chuyển đổi. Quy tắc này cho phép một Quỹ đầu tư của một nước có thể bán
các chứng khoán của mình trong toàn khối thị trường chung. Chính vì vậy,
Quỹ đầu tư chứng khoán dạng này có quyền hạn rộng rãi trong việc thay đổi
các chứng khoán nắm giữ trong danh mục đầu tư của quỹ và các quỹ có khả
năng đa dạng hoá tối đa danh mục của mình.
Ở Anh, các công ty quản lý quỹ hay Quỹ đầu tư cũng không đảm nhận
việc mua bán chứng chỉ quỹ hay cổ phiếu trực tiếp tới công chúng, chức năng
này thường do một công ty chứng khoán thực hiện.
1.3. Hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán ở Nhật Bản
Quỹ đầu tư lần đầu tiên xuất hiện ở Nhật vào năm 1941. Trải qua nhiều
khó khăn nhưng kể từ năm 1996 trở lại đây, các Quỹ đầu tư đã thực sự bước
vào giai đoạn phát triển ổn định và đóng một vai trò quan trọng vào sự phát
triển của thị trường chứng khoán và nền kinh tế nói chung. Các Quỹ đầu tư ở
Nhật mang một số đặc điểm nổi bật sau. Các quỹ chỉ tồn tại theo mô hình tín
thác chứ không theo mô hình công ty. Có hai phương pháp hình thành quỹ
dạng tín thác. Thứ nhất là các chứng chỉ quỹ được bán cho công chúng để tạo
vốn hoặc theo phương pháp thứ hai là người quản lý dùng vốn của mình giao
cho người lưu giữ tài sản của quỹ tạo vốn trước, sau đó đem các chứng chỉ cho
công chúng. Các Quỹ đầu tư của Nhật là dạng kết thúc mở. Qua nghiên cứu
thị trường nước này cho thấy, quỹ dạng mở hoạt động rất linh hoạt, tránh được sự
thao túng của các công ty quản lý quỹ thường xảy ra với Quỹ đóng, đồng thời
các chứng chỉ quỹ cũng ổn định hơn nhiều so với chứng chỉ quỹ đóng mỗi khi có
những sự kiện tác động đến từng loại chứng khoán liên quan. Cũng như Anh, Mỹ
thì ở Nhật các công ty quản lý quỹ hay chính quỹ cũng không đảm
27
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
nhận việc mua bán chứng chỉ hay cổ phiếu trực tiếp tới công chúng, chức năng
này thường do một công ty chứng khoán thực hiện.
Ngày nay ở Nhật Bản, Quỹ đầu tư chứng khoán trở thành một trong
những loại hình đầu tư có hiệu quả nhất hiện nay. Đó là do các quỹ được hoạt
động trong một nền kinh tế tăng trưởng ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt
và chính bản thân các quỹ này có được một chương trình đầu tư có hệ thống
và một cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hoàn hảo. Đồng thời, chính phủ Nhật Bản đã
đưa ra được những chính sách hợp lý nhằm khuyến khích thị trường chứng
khoán nói chung và Quỹ đầu tư chứng khoán nói riêng phát triển như thực
hiện chính sách thuế ưu đãi…
2. Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường mới nổi
2.2 . Quỹ đầu tư chứng khoán tại Hàn Quốc
Quỹ đầu tư chứng khoán Hàn Quốc được hình thành từ năm 1969 với mô
hình tương tự như mô hình Quỹ đầu tư dạng tín thác ở Anh. Chính phủ Hàn
Quốc quyết định chọn mô hình này là nhằm hỗ trợ cho chính phủ trong các
chính sách phát triển kinh tế. Bởi vì Quỹ đầu tư mô hình tín thác là yếu tố cần
thiết trong việc huy động được một lượng vốn khổng lồ cho tiến trình phát
triển kinh tế trong ngắn hạn và đem lại sự ổn định cho thị trường tài chính
thông qua hoạt động đầu tư chứng khoán gián tiếp. Hiện nay, Hàn Quốc đã
cho phép tồn tại cả hai mô hình tín thác và công ty. Có hai loại hình công ty
quản lý quỹ quản lý các quỹ tín thác đầu tư chứng khoán là Công ty tín thác
đầu tư (Investment Trust Company, ITC) và Công ty quản lý tín thác đầu tư
(Investment Trust Management Company, ITMC). Hai loại hình công ty này
chỉ khác biệt nhau về phạm vi hoạt động. ITC được phép chào bán chứng chỉ
đầu tư trực tiếp cho các nhà đầu tư thông qua mạng lưới của chính mình, còn
ITMC không được trực tiếp bán chứng chỉ cho người đầu tư mà phải chào bán
thông qua các đại lý là các công ty chứng khoán hoặc các ngân hàng. Khác với
28
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Anh, Mỹ, Nhật, ở Hàn Quốc các công ty quản lý đảm nhiệm luôn việc bán các
chứng chỉ quỹ tới công chúng thông qua hệ thống chi nhánh của công ty.
Chính nhờ đặc điểm này mà các công ty quản lý quỹ ở Hàn Quốc ít chịu ảnh
hưởng củacác công ty chứng khoán và điều này là một trong những nguyên nhân
dẫn tới sự phát triển đáng kể của các Quỹ đầu tư chứng khoán ở Hàn Quốc.
2.2. Quỹ đầu tư chứng khoán ở Thái Lan
Chỉ sau khi thị trường chứng khoán Thái Lan ra đời được một năm (năm
1974), chính phủ Thái Lan đã rất chú trọng đến việc thúc đẩy hoạt động kinh
doanh chứng khoán và tăng cường khả năng huy động vốn bằng cách thiết lập
Quỹ đầu tư chứng khoán dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn. Nhờ đó giúp
giới đầu tư Thái Lan vốn rất bỡ ngỡ với thị trường chứng khoán có thể có
được một phương thức đầu tư mới đơn giản và an toàn hơn nhờ tính đầu tư
chuyên nghiệp của quỹ. Tuy nhiên phải đến hai năm sau, hệ thống Quỹ đầu tư
chứng khoán Thái Lan mới chính thức đi vào hoạt động. Trải qua nhiều thăng
trầm, đến những năm 90, kể từ khi Luật chứng khoán và giao dịch chứng
khoán mới ra đời vào năm 1992 thì hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán ở Thái
Lan mới phát triển rực rỡ. Sự thành công này phụ thuộc rất nhiều vào khả
năng phân phối và dịch vụ của các Quỹ đầu tư. Các quỹ đã xây dựng được các
kênh phân phối rất mạnh thông qua việc liên kết với các ngân hàng thương
mại lớn. Góp thêm vào sự phát triển của các quỹ còn phải kể đến các văn bản
luật và quy chế của uỷ ban chứng khoán hoạt động khá hiệu quả do được soạn
thảo bởi những người có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng khuyến
khích việc liên doanh với nước ngoài để thành lập Quỹ đầu tư và công ty quản
lý quỹ nhằm tranh thủ vốn và kỹ năng của đối tác nước ngoài. Một vấn đề nữa
không kém phần quan trọng là cùng với sự hoạt động của các tổ chức tín thác
đầu tư, Thái Lan cũng đã có một sự quan tâm đúng mức đến việc đào tạo
nguồn nhân lực cho hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán.
29
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
* Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam rút ra từ thực tiễn hoạt động của các Quỹ
đầu tư chứng khoán tại một số nước
Dù ở thị trường phát triển hay thị trường mới nổi thì các Quỹ đầu tư
chứng khoán vẫn có những nét tương đồng và chúng đều tuân theo một quy
luật phát triển chung. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế chính trị mà
Quỹ đầu tư chứng khoán ở từng nước lại có những đặc trưng riêng. Là một
nước đi sau, Việt Nam có thể học tập được những kinh nghiệm quý báu này
để áp dụng một cách linh hoạt, giúp cho hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán có
thể phát triển lớn mạnh, phát huy được tối đa tính ưu việt của mình.
Một yếu tố cần để giúp cho Quỹ đầu tư chứng khoán có thể hình thành và
phát triển chính là những người đầu tư cá nhân. Quỹ đầu tư chính là cầu nối
giúp các cá nhân với số vốn ít ỏi của mình có thể đầu tư vào thị trường chứng
khoán trong một danh mục đầu tư đa dạng và rủi ro được giảm xuống ở mức
thấp nhất. Chúng ta có thể nhận thấy rằng các thị trường phát triển có hệ thống
Quỹ đầu tư chứng khoán đã có một lịch sử phát triển lâu đời, cũng như các thị
trường mới nổi có ngành Quỹ đầu tư chứng khoán đang bắt đầu đi vào quỹ
đạo phát triển cũng đều có số lượng người tham gia đầu tư chứng khoán rất
đông. Tỷ lệ người am hiểu và tự mình trực tiếp kinh doanh chiếm rất nhỏ, đa
số đều thông qua Quỹ đầu tư chứng khoán. Trong khi đó, ở Việt Nam, với tỷ lệ
người am hiểu thị trường chứng khoán còn thấp, vốn đầu tư nhỏ thì việc làm cấp
bách trước mắt chính là thu hút đông đảo dân chúng tham gia đầu tư. Bên cạnh
đó, khâu đào tạo nguồn nhân lực cho các Quỹ đầu tư chứng khoán cũng phải
được chú trọng. Theo kinh nghiệm của Thái Lan, để hoạt động đầu tư có hiệu
quả, chính phủ nước này đã quan tâm đúng mức đến việc đào tạo nguồn nhân
lực. Việt Nam cần phải tìm ra được những giải pháp để có thể xây dựng được
một đội ngũ cán bộ nhân viên không chỉ giỏi về mặt kỹ năng chuyên môn mà
còn có đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo tính công khai, công bằng trong thị
trường và cũng để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư.
30
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Trên thế giới hiện nay, Quỹ đầu tư chứng khoán đang tồn tại dưới hai mô
hình, mô hình tín thác và mô hình công ty. Việc lựa chọn áp dụng mô hình
Quỹ đầu tư chứng khoán nào để phù hợp với điều kiện kinh tế, hệ thống pháp
luật của từng nước có ý nghĩa quan trọng và mang tính quyết định đến quá
trình hình thành và phát triển hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán. Đối với thị
trường mới nổi, đặc biệt là tại các nước Châu Á, các quỹ dạng tín thác được
hình thành trước. Khi hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán đã phát triển tới một
trình độ nhất định thì các nước mới áp dụng mô hình Quỹ đầu tư dạng công ty.
Trong khi đó, tại các nước phát triển thì lại áp dụng một cách đồng thời cả mô
hình công ty và mô hình tín thác. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì các nước
này đã phát triển ở một trình độ cao, hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ nên
đã góp phần tạo ra một cơ chế hình thành và phát triển các Quỹ đầu tư một
cách linh hoạt, tạo ra sự cạnh tranh giữa các định chế đầu tư. Chính vì vậy, với
một đặc điểm tương tự như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaixia… trong buổi đầu
hình thành Quỹ đầu tư chứng khoán thì đối với điều kiện Việt Nam hiện nay,
việc lựa chọn mô hình tín thác sẽ là tối ưu nhất.
Có một đặc điểm giống nhau ở cả thị trường phát triển lẫn thị trường mới
nổi là điểm xuất phát của Quỹ đầu tư chứng khoán là Quỹ đầu tư dạng đóng
được hình thành và phát triển trước Quỹ đầu tư dạng mở. Đặc trưng của Quỹ
đóng là cơ cấu vốn ổn định, giúp cho các tổ chức quản lý quỹ còn ít kinh
nghiệm trong thời gian đầu thành lập có thể quản lý tốt nguồn vốn của mình.
Trong điều kiện thị trường tài chính Việt Nam quy mô còn nhỏ bé, kinh
nghiệm thực tiễn trong việc điều hành hoạt động của Quỹ đầu tư còn hạn chế,
thì việc hình thành các Quỹ đóng sẽ là phù hợp hơn cả.
Tuỳ theo hệ thống pháp luật của từng nước mà các Quỹ đầu tư chứng
khoán có thể chịu sự quản lý ở các cấp khác nhau. Tuy nhiên, do tầm quan
trọng và ảnh hưởng to lớn của các Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường tài
31
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
chính nên đại đa số các nước đều áp dụng việc các quỹ chịu sự quản lý ở cấp
trung ương. Ở cấp trung ương các quỹ có thể được quản lý bởi Bộ tài chính
như Nhật Bản, Hàn Quốc… hay là Uỷ ban chứng khoán nhà nước như Mỹ
đang thực hiện. Do mục tiêu đầu tư của các quỹ là vào thị trường chứng khoán
nên hợp lý nhất là để Uỷ ban chứng khoán nhà nước quản lý. Bên cạnh đó,
chúng ta cũng nhận thấy rằng, ở hầu hết các nước đều có hệ thống văn bản
pháp lý ở cấp độ cao nhất điều chỉnh hoạt động của Quỹ đầu tư, hay tối thiểu
là các chương lớn trong Luật chứng khoán. Chính vì vậy, đối với loại hình hết
sức phức tạp như Quỹ đầu tư, thì Việt Nam nên sớm ban hành luật để tạo ra
một khuôn khổ pháp lý vững chắc cho hoạt động của các quỹ. Ngoài ra, do
Quỹ đầu tư cũng chỉ mới xuất hiện nên Việt Nam cũng ngay từ đầu nên thực
hiện các chính sách ưu đãi như ưu đãi về thuế nhằm phát triển Quỹ đầu tư
chứng khoán. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy, nhờ vào việc áp dụng một
chính sách thuế hợp lý mà hệ thống Quỹ đầu tư của Nhật đã thu hút được
nhiều nhà đầu tư góp phần thúc đẩy ngành này phát triển mạnh mẽ.
Sự thành công hay thất bại của việc kinh doanh Quỹ đầu tư phụ thuộc rất
nhiều vào khả năng phân phối và dịch vụ. Việc hỗ trợ của các ngân hàng được
thể hiện qua những nỗ lực trong việc phân phối là chìa khoá cho sự thành công
của các Quỹ đầu tư chứng khoán Thái Lan. Tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng
thương mại hiện đang là những tổ chức tham gia lớn nhất trên thị trường tài
chính với hệ thống kênh phân phối rộng khắp đã được thiết lập từ lâu và
không ngừng được mở rộng. Vì vậy, việc phân phối với hệ thống ngân hàng
để có thể tận dụng được hệ thống kênh phân phối lớn sẵn có này sẽ là một lợi
thế không nhỏ cho các Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam. Bên cạnh đó,
kinh nghiệm liên doanh với nước ngoài để thành lập Quỹ đầu tư và công ty
quản lý quỹ nhằm tranh thủ vốn và kỹ năng của đối tác nước ngoài của Thái
Lan cũng là điều mà Việt Nam nên học tập. Hiện nay, các điều kiện, nguồn
lực của Việt Nam để hình thành và phát triển Quỹ đầu tư rất còn hạn chế nên
32
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
việc dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài là cần thiết. Tuy nhiên, việc liên doanh
phải hết sức thận trọng để một mặt tạo điều kiện cho các Quỹ đầu tư chứng
khoán trong nước phát triển, mặt khác tránh được sự thao túng thị trường từ
bên ngoài.
33
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Chương II
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI
VIỆT NAM
I. Sự cần thiết của việc hình thành các Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt
Nam
Trên con đường hội nhập và phát triển, Việt Nam đang đứng trước một
đòi hỏi rất lớn về vốn đầu tư xã hội trong khi thị trường tài chính thì chưa
hoàn thiện còn thị trường vốn vẫn còn sơ khai. Trong khi đó, những người dân
đang nắm trong tay một số lượng tiền nhàn rỗi lớn lại tỏ ra không mấy mặn
mà với việc đầu tư. Họ thường chọn các phương pháp để dành phi kinh tế như
lấy tiền mặt để đi mua vàng, USD, bất động sản… những thứ mà họ có thể
kiểm soát được. Nếu có đầu tư thì chủ yếu họ sẽ đầu tư vào lĩnh vực thương
mại, dịch vụ chứ không phải sản xuất. Theo như kết quả điều tra cho thấy,
hiện nay lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư là khoảng hơn 4 - 6 tỷ USD, chiếm
tới 40% - 50% khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Thế nhưng phần đông
công chúng khi có tiền dư thường gửi tiết kiệm ở ngân hàng, ở Hà Nội là 53%,
TP Hồ Chí Minh là 30%, hiện nay số dư tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ của dân cư
khoảng 4 tỷ USD. Số những người cất tiền ở nhà là 15% 2)
. Ngoài ra một bộ
phận rất lớn công chúng đầu tư vào bất động sản, gây nên những cơn sốt nhà
đất hoặc nếu chưa tìm được phương án đầu tư hợp lý thì đưa tiền vào tiêu
dùng. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói
riêng đang đứng trước tình trạng thiếu vốn gay gắt. Khả năng huy động vốn
của các doanh nghiệp vẫn còn rất thấp, phương pháp huy động vốn nghèo nàn
chủ yếu trông chờ từ vốn ngân sách và các khoản tín dụng ưu đãi từ ngân
hàng. Kể từ khi Luật doanh nghiệp ra đời đã tạo ra môi trường hoạt động
2)
Theo Thời báo kinh tế Việt Nam năm 2002
34
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
thông thoáng cho các doanh nghiệp nhưng mức độ phát triển còn nhiều hạn
chế, quy mô còn nhỏ, chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có và các khoản vay qua
hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp, việc tiếp cận được
với nguồn vốn ngân hàng là rất khó khăn do cơ chế ngân hàng có những đòi
hỏi hết sức khắt khe. Thực tế cũng cho thấy rằng tín dụng ngân hàng không
thể thoả mãn được hết nhu cầu về vốn của các chủ thể kinh tế. Không chỉ có
các doanh nghiệp, mà nhà nước cũng có nhu cầu về vốn rất lớn để phát triển
hệ thống cơ sở hạ tầng, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Vốn
tín dụng của chính phủ chủ yếu dựa trên nguồn vốn ODA, thông qua các đợt
phát hành công trái, trái phiếu chính phủ hay huy động qua hệ thống ngân
hàng thương mại.
Chính vì vậy, việc tìm ra các giải pháp để thu hút rộng rãi công chúng
tham gia đầu tư, tăng quy mô vốn thị trường thông qua tạo lập ra các Quỹ đầu
tư chứng khoán là rất cần thiết. Sự phát triển của loại hình Quỹ đầu tư chứng
khoán sẽ giúp cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát huy được vai trò
thực sự trong việc chuyển tiết kiệm trong nền kinh tế thành đầu tư, góp phần
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sự hiện diện của Quỹ đầu tư mang lại những
lợi ích cho các thị trường tiếp nhận nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là các thị
trường mới nổi.
Quỹ đầu tư cung cấp nguồn vốn dài hạn và ổn định. Nguồn vốn và chiến
lược đầu tư dài hạn của Quỹ đầu tư góp phần tăng cường khả năng huy động
những nguồn vốn dài hạn và ổn định, giảm mức độ phụ thuộc của người sử
dụng vốn vào các nguồn tài chính có tính biến động cao như nguồn tín dụng
ngắn hạn do hệ thống ngân hàng cung cấp.
Một tính chất của Quỹ đầu tư là đầu tư gián tiếp nên làm giảm lo ngại
của chính phủ về vấn đề sở hữu tập trung, thâu tóm doanh nghiệp của người
nước ngoài đối với các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, các Quỹ đầu tư
35
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
(Quỹ đóng) thường được các chính phủ cho phép tham gia đầu tư trước khi thị
trường chứng khoán được mở cửa cho những người đầu tư trực tiếp.
Quỹ đầu tư đóng góp vào sự phát triển thị trường vốn. Những người
quản lý thường mang theo mình những kỹ năng điều hành và phân tích đầu tư
chuyên nghiệp. Người quản lý quỹ thường đòi hỏi những chuẩn mực cao trong
hoạt động lưu ký, thanh toán bù trừ, công bố thông tin và giám sát thị trường.
Kết quả là cơ sở thị trường được củng cố vững chắc.
Quỹ cung cấp các phương tiện đầu tư đa dạng. Trước sự phát triển của
nền kinh tế cùng với mức độ tích luỹ tài sản tài chính, người đầu tư có xu
hướng phát sinh nhu cầu về các phương tiện đầu tư tài chính đa dạng. Để đáp
ứng nhu cầu này, các công ty quản lý quỹ đầu tư phát triển những sản phẩm
đầu tư tài chính đa dạng và linh hoạt về thời gian đáo hạn, tính sinh lợi và mức
độ an toàn. Sự đa dạng và linh hoạt của các phương tiện đầu tư này giúp cho
việc huy động nguồn vốn trong xã hội trở nên triệt để hơn.
Chứng chỉ quỹ làm tăng tính thanh khoản của thị trường. Sự tham gia
của những nguồn vốn mới từ bên ngoài vào một thị trường chứng khoán
thường làm tăng mức cầu về chứng khoán, gia tăng tính thanh khoản của các
chứng khoán và như vậy sẽ thu hút được các nhà đầu tư Việt Nam mà cho đến
nay chỉ quen giữ hoặc gửi tiền của mình vào các tài khoản tiết kiệm ở ngân
hàng và nhờ đó các doanh nghiệp có thể huy động vốn một cách dễ dàng hơn.
Ngoài ra, Quỹ đầu tư chứng khoán còn cung cấp cơ hội cho nhà đầu tư vươn
ra thị trường nước ngoài hoặc tái đầu tư khoản cổ tức và thặng dư vốn vào
quỹ.
Sự hiện diện của các Quỹ đầu tư kích thích tăng trưởng đối với các
doanh nghiệp. Các quỹ cung cấp những nguồn vốn rủi ro cao và kỹ năng quản
lý khoa học, đem lại những cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao.
36
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Trong điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, sự cần thiết
của Quỹ đầu tư còn thể hiện ở một số điểm sau:
- Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở trong giai đoạn đầu mới
thành lập trong đó hầu hết các công ty chưa đủ uy tín và sức mạnh để hấp dẫn
được các nhà đầu tư cá nhân. Do đó, khi công chúng đầu tư chưa tích cực
tham gia vào thị trường thì vai trò của các nhà đầu tư có tổ chức như công ty
chứng khoán, công ty bảo hiểm, Quỹ đầu tư… là hết sức quan trọng đối với sự
ổn định của thị trường. Trên thị trường sơ cấp, những người đầu tư có tổ chức
đóng vai trò tích cực trong việc tham gia, thúc đẩy hoạt động bảo lãnh phát
hành, phân phối chứng khoán, giúp các chủ thể phát hành huy động vốn một
cách hiệu quả, tạo thêm hàng hoá cho thị trường. Trên thị trường thứ cấp, với
kỹ năng phân tích đầu tư chuyên nghiệp và nguồn vốn lớn, dài hạn người đầu
tư có tổ chức góp phần kiểm soát sự biến động giá chứng khoán do sự mất cân
đối cung cầu, tạo sự ổn định cần thiết trên thị trường thứ cấp.
- Quỹ đầu tư là một phương tiện đầu tư hiệu quả đối với những người
không được trang bị những kỹ năng đầu tư chuyên nghiệp. Trong khi đại bộ
phận người đầu tư có kiến thức về đầu tư chứng khoán còn rất hạn chế thì vai
trò của Quỹ đầu tư càng trở nên có ý nghĩa. Việc tiếp cận đối với những nguồn
thông tin đa dạng cộng với những chiến lược đầu tư khoa học trong hoạt động
của quỹ khiến cho nguồn vốn đầu tư gián tiếp qua quỹ trở nên an toàn hơn.
Mặt khác, chức năng chuyển đổi nguồn vốn tiết kiệm trong xã hội thành
nguồn vốn đầu tư trên phạm vi rộng làm cho Quỹ đầu tư trở thành phương tiện
rất hiệu quả trong việc huy động vốn nhàn rỗi rộng rãi trong công chúng, phát
huy nội lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế. Đồng thời, kỹ năng
nghiên cứu, phân tích đầu tư chuyên nghiệp của quỹ sẽ góp phần hướng dẫn
thị trường, nâng cao trình độ hiểu biết cũng như kỹ năng đầu tư chứng khoán
của công chúng, giúp nâng cao tính xã hội hoá của hoạt động đầu tư.
37
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmBáo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmNgọc Hà
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình công ty điện, HAY
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình công ty điện, HAYĐề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình công ty điện, HAY
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình công ty điện, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngBáo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường ThịnhKế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnhluanvantrust
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngNguyen Minh Chung Neu
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Lớp kế toán trưởng
 
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...Sống Động
 
Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn quốc...
Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn quốc...Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn quốc...
Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn quốc...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóaBáo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóaHọc kế toán thực tế
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmBáo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
 
Đề tài tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hay nhất 2017
Đề tài  tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hay nhất 2017 Đề tài  tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hay nhất 2017
Đề tài tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hay nhất 2017
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTCĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
 
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, HOT
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, HOTĐề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, HOT
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, HOT
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOT
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOTĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOT
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Thế Kỷ Mới, HOT
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình công ty điện, HAY
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình công ty điện, HAYĐề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình công ty điện, HAY
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình công ty điện, HAY
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOTĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngBáo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAYĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Thương mại VIC, HAY
 
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường ThịnhKế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
 
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Tuấn Đạt
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Tuấn ĐạtĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Tuấn Đạt
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Tuấn Đạt
 
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...
 
Đề tài: Kế toán thanh toán tại công ty sản xuất Lan Tian, HAY
Đề tài: Kế toán thanh toán tại công ty sản xuất Lan Tian, HAYĐề tài: Kế toán thanh toán tại công ty sản xuất Lan Tian, HAY
Đề tài: Kế toán thanh toán tại công ty sản xuất Lan Tian, HAY
 
Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn quốc...
Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn quốc...Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn quốc...
Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn quốc...
 
Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp, cơ điện, HOT
Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp, cơ điện, HOTCông tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp, cơ điện, HOT
Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp, cơ điện, HOT
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóaBáo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
 

Similar to Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY

Đề tài: Giải pháp phát triển các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ trên thị t...
Đề tài: Giải pháp phát triển các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ trên thị t...Đề tài: Giải pháp phát triển các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ trên thị t...
Đề tài: Giải pháp phát triển các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ trên thị t...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Hoạtđộng của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam
Hoạtđộng của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt namHoạtđộng của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam
Hoạtđộng của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt namThanh Hoa
 
Thị trường chứng khoáng
Thị trường chứng khoángThị trường chứng khoáng
Thị trường chứng khoánghoanphu93
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.docluận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doctrngthinnguyn4
 
Thị trường Quỹ Mở Quốc tế tháng 6/2015
Thị trường Quỹ Mở Quốc tế tháng 6/2015Thị trường Quỹ Mở Quốc tế tháng 6/2015
Thị trường Quỹ Mở Quốc tế tháng 6/2015Hung Thinh
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...Thanh Hoa
 
Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong gi...
 Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính  trong gi... Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính  trong gi...
Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong gi...luanvantrust
 
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán nataliej4
 
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải phápĐề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải phápViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356Lam Pham
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-vonTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-vonTrần Đức Anh
 
Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoánQuỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoánNguyễn Ngọc Phan Văn
 

Similar to Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY (20)

Đề tài: Giải pháp phát triển các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ trên thị t...
Đề tài: Giải pháp phát triển các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ trên thị t...Đề tài: Giải pháp phát triển các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ trên thị t...
Đề tài: Giải pháp phát triển các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ trên thị t...
 
Hoạtđộng của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam
Hoạtđộng của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt namHoạtđộng của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam
Hoạtđộng của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam
 
Quydautu
QuydautuQuydautu
Quydautu
 
Nội dunQu
Nội dunQuNội dunQu
Nội dunQu
 
Thị trường chứng khoáng
Thị trường chứng khoángThị trường chứng khoáng
Thị trường chứng khoáng
 
Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
 Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán, 9đ - Gửi miễn p...
 
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.docluận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
 
Thị trường Quỹ Mở Quốc tế tháng 6/2015
Thị trường Quỹ Mở Quốc tế tháng 6/2015Thị trường Quỹ Mở Quốc tế tháng 6/2015
Thị trường Quỹ Mở Quốc tế tháng 6/2015
 
Giải pháp phát triển nghiệp vụ môi giới tại công ty chứng khoán, 9đ
Giải pháp phát triển nghiệp vụ môi giới tại công ty chứng khoán, 9đGiải pháp phát triển nghiệp vụ môi giới tại công ty chứng khoán, 9đ
Giải pháp phát triển nghiệp vụ môi giới tại công ty chứng khoán, 9đ
 
Tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật
Tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luậtTổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật
Tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật
 
Luận văn: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt NamLuận văn: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại ...
 
Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong gi...
 Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính  trong gi... Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính  trong gi...
Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong gi...
 
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán
 
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải phápĐề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
 
Hethongtaichinhvn 2
Hethongtaichinhvn 2Hethongtaichinhvn 2
Hethongtaichinhvn 2
 
De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356De cuong on_tap_ttck_4356
De cuong on_tap_ttck_4356
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-vonTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
 
Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoánQuỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Luận văn: Hoạt Động Của Các Quỹ đầu Tư Chứng Khoán Tại Việt Nam, HAY

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG          KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 Mail: baocaothuctapnet@gmail.com Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Lớp : ThS. Đặng Thị Nhàn : Trần Hoài Thu : Nhật 3 - K38F Hà nội, tháng 12 năm 2003
  • 2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Chương I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN I. Những vấn đề cơ bản về Quỹđầu tư chứng khoán 1. Sự hình thành và phát triển của các Quỹ đầu tư 2. Khái niệm 3. Phân loại Quỹ đầu tư chứng khoán 3.1. Căn cứ vào cách thức huy động vốn 3.2. Căn cứ vào mục đích đầu tư 3.3. Căn cứ vào đối tượng đầu tư của quỹ 3.4. Một số loại quỹ khác 4. Vai trò của Quỹ đầu tư chứng khoán 4.1. Đối với nền kinh tế 4.2. Đối với thị trường chứng khoán 4.3. Đối với người đầu tư và người nhận đầu tư 5. Mô hình tổ chức hoạt động Quỹ đầu tư chứng khoán 5.1. Mô hình công ty 5.2. Mô hình tín thác 5.3. Ưu nhược điểm của mô hình công ty và mô hình tín thác 6. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán 6.1. Nguyên tắc huy động vốn 6.2. Nguyên tắc bảo quản tài sản và giám sát hoạt động của quỹ 6.3. Nguyên tắc định giá phát hành và mua lại chứng chỉ của quỹ
  • 3. 6.4. Nguyên tắc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư 6.5. Nguyên tắc hạn chế một số giao dịch liên quan đến tài sản của quỹ II. Mộtsố tiêu chuẩn đánh giá kết quả kinh doanh của Quỹđầu tư chứng khoán III.Kinh nghiệm hoạt động của Quỹđầu tư chứng khoán ở một số nước 1. Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường phát triển 1.1. Hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán ở Mỹ 1.2. Quỹ đầu tư chứng khoán ở Anh 1.3. Hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán ở Nhật Bản 2. Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường mới nổi 2.1. Quỹ đầu tư chứng khoán tại Hàn Quốc 2.2. Quỹ đầu tư chứng khoán ở Thái Lan Chương II. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM I. Sự cần thiết của việc hình thành các Quỹđầu tư chứng khoán tại ViệtNam II. Quỹđầu tư theo quy chế của Việt Nam III. Đánh giá chung về hoạt động của Quỹđầu tư chứng khoán tại Việt Nam IV. Hoạt động của các Quỹđầu tư chứng khoán tại Việt Nam 1. Vietnam Fund 2. Beta Vietnam Fund 3. Vietnam Frontier Fund 4. Vietnam Enterprise Investments Ltd 5. Mekong Enterprise Fund 6. Vietnam Opportunities Fund 7. VietFund
  • 4. Chương III. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM I. Mô hình Quỹđầu tư chứng khoán tại Việt Nam II. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thành lập Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam 1. Những khó khăn trong việc hình thành và phát triển Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam 2. Những thuận lợi trong việc hình thành và phát triển Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam III. Giải pháp thúc đẩy sự hình thành và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán 1. Về phía Nhà nước 1.1. Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô 1.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý 1.3. Nhà nước cần khuyến khích và hỗ trợ tích cực cho việc hình thành và phát triển của Quỹ đầu tư 1.4. Thu hút đầu tư gián tiếp 1.5. Phát triển hệ thống ngân hàng ở Việt Nam 1.6. Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế đối với hoạt động đầu tư chứng khoán của Quỹ đầu tư. 1.7. Tạo lập thị trường hàng hoá cho thị trường chứng khoán bằng các biện pháp tăng cung kích cầu 1.8. Nhà nước đặt định hướng phát triển chung cho các Quỹ đầu tư 2. Về phía các Quỹ đầu tư 2.1. Chú trọng và đẩy mạnh việc đào tạo cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư chuyên nghiệp
  • 5. 2.2. Chú trọng nghiên cứu đồng thời phổ biến rộng rãi Quỹ đầu tư ra công chúng 2.3. Chiến lược đầu tư thích hợp KẾT LUẬN LỜI MỞ ĐẦU Trước những biến động bất thường về giá cổ phiếu, nhiều ý kiến cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam chưa có các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp đứng ra làm định hướng trong hoạt động đầu tư. Một trong các nhà đầu tư có tổ chức mang tính chuyên nghiệp cao đó là Quỹ đầu tư chứng khoán. Quỹ đầu tư chứng khoán tham gia thị trường với hai tư cách: tư cách là tổ chức phát hành, phát hành ra các chứng chỉ quỹ đầu tư để thu hút vốn và tư cách là tổ chức đầu tư dùng tiền thu hút được để đầu tư chứng khoán.
  • 6. Trên thế giới hiện nay có khoảng hàng chục nghìn Quỹ đầu tư đang hoạt động cung cấp cho các nhà đầu tư. Nhờ đó mà tỷ trọng tham gia thị trường chứng khoán của các quỹ ngày càng tăng so với nhà đầu tư cá nhân. Quỹ đầu tư chứng khoán đã thực sự trở thành một định chế tài chính trung gian ưu việt trên thị trường chứng khoán, làm cho thị trường phát triển, nhất là trong giai đoạn đầu hình thành vì sự có mặt của nó sẽ tạo cho công chúng thói quen đầu tư. Chính vì vậy, việc tìm ra các giải pháp để thu hút rộng rãi công chúng tham gia đầu tư, tăng quy mô vốn thị trường thông qua tạo lập các Quỹ đầu tư chứng khoán là rất cần thiết. Xuất phát từ các lợi ích mà Quỹ đầu tư chứng khoán mang lại cho các nhà đầu tư công chúng, việc nghiên cứu để có những chính sách, biện pháp thúc đẩy loại hình Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam sẽ góp phần thiết thực tìm ra các giải pháp trên. Sự phát triển của loại hình Quỹ đầu tư chứng khoán sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường chứng khoán trong tương lai để thị trường chứng khoán Việt Nam phát huy được vai trò thực sự trong việc chuyển tiết kiệm trong nền kinh tế thành đầu tư, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Quỹ đầu tư chứng khoán là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ đối với người dân Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu và đề ra những biện pháp thúc đẩy sự ra đời của Quỹ đầu tư để có thể vận dụng vào thực tiễn là rất cần thiết. Chính vì vậy, em chọn đề tài “Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam” làm đề tài tốt nghiệp. Kết cấu khoá luận gồm ba phần:
  • 7. Chương I. Khái quát chung về Quỹ đầu tư chứng khoán Chương II. Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam Chương III. Giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam Với một thời gian có hạn và nguồn tài liệu còn hạn chế nên khoá luận chưa thể đề cập tới được mọi khía cạnh liên quan tới Quỹ đầu tư chứng khoán, rất mong được sự nhận xét, góp ý của các thầy cô và các bạn quan tâm tới lĩnh vực đầy mới mẻ này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới THS. Đặng Thị Nhàn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình thực hiện khoá luận. Đồng thời em cũng chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô ở trường ĐH Ngoại Thương đã trang bị kiến thức vững chắc để giúp em có thể nghiên cứu, hoàn thành khoá luận này. Hà Nội tháng 12 năm 2003
  • 8. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM Chương I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN I. Những vấn đề cơ bản về Quỹ đầu tư chứng khoán 1. Sự hình thành và phát triển của các Quỹ đầu tư Xuất hiện lần đầu tại Châu Âu vào thế kỷ 19, loại hình Quỹ đầu tư chứng khoán đã thu hút được sự tham gia đông đảo của công chúng và đã trở thành một định chế tài chính không thể thiếu được. Các Quỹ đầu tư ban đầu được thành lập theo kiểu Quỹ tín thác đầu tư (Investment Trust). Quỹ tín thác đầu tiên do vua William I của Hà Lan thành lập tại Brussels – Bỉ. Quỹ này được lập ra để tạo điều kiện cho Hà Lan có thể đưa tiền đầu tư ra nước ngoài dưới dạng các khoản vay của chính phủ. Tuy nhiên, phải đến khi cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ ở Anh thì các Quỹ đầu tư mới thực sự phát triển. Cuộc cách mạng công nghiệp này đã đưa nước Anh thành một quốc gia thịnh vượng nhất Châu Âu, sở hữu những nguồn vốn lớn. Trong khi đó, các nước láng giềng ở Châu Âu hay Mỹ thì lại đang thiếu vốn trầm trọng. Vì vậy, các nước thiếu vốn đã phát hành rất nhiều công cụ nợ với lãi suất hấp dẫn nhằm thu hút vốn cho quá trình đầu tư ra nước ngoài, nhưng việc đầu tư này thường gặp phải những khó khăn do không tiếp cận được những thông tin cần thiết và thiếu những hiểu biết về môi trường đầu tư nước ngoài. Trước tình hình đó, một số nhà đầu tư đã lập ra Quỹ đầu tư hải ngoại và thuê những chuyên gia hiểu biết về đầu tư nước ngoài đứng ra quản lý. Đây chính là tiền thân của các Quỹ đầu tư phổ biến trên thị trường tài chính hiện nay. Vào những năm đầu của thập kỷ 60 thế kỷ 18, các công ty tín thác tương tự như của Hà Lan được lập ra ở Anh và Scotland. Hiệp hội tài chính London (London Financial Association) và Tập đoàn tài chính quốc tế (International Financial Society) thành lập năm 1863 được coi là những công ty tín thác đầu tiên của Anh. Các thương nhân Anh và Scotland ngày đó muốn tìm kiếm 1
  • 9. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM nhiều lợi nhuận hơn nên đã đem các khoản tiền đầu tư của họ ra nước ngoài và đặc biệt là đầu tư vào các chứng khoán của Mỹ với tỷ suất lợi nhuận cao. Từ năm 1900 đến 1914, một lượng tiền khổng lồ từ các nhà đầu tư Anh đã đổ vào Mỹ đặc biệt trong lĩnh vực đường sắt, năng lượng. Quỹ đầu tư chứng khoán ngành đường sắt và năng lượng (The Railway and Light Securities Fund) là quỹ đóng đầu tiên của Mỹ áp dụng các quỹ cho vay làm đòn bẩy để thâu tóm chứng khoán đã ra đời năm 1904. Vào những năm 1920, mô hình công ty tín thác đầu tư bùng nổ ở Mỹ đáp ứng sở thích đầu cơ của các nhà đầu tư. Thế nhưng, cuộc Đại suy thoái 1929 - 1933 đã làm ảnh hưởng nặng nề tới các Quỹ đầu tư. Chỉ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, các Quỹ đầu tư mới bắt đầu được khôi phục và phát triển trở thành một định chế trung gian ưu việt như hiện nay. Điều này một phần là nhờ hệ thống luật định làm khuôn khổ pháp lý cho sự hoạt động của các quỹ ngày càng được hoàn thiện. Tại Mỹ, hai dự luật làm cơ sở căn bản nhất cho hoạt động chứng khoán là Luật Chứng khoán (The Securities Act, 1933) và Luật về Sở giao dịch chứng khoán (The Securities Exchange Act, 1934). Cũng từ năm 1934, Uỷ ban chứng khoán của Mỹ (SEC) bắt đầu nghiên cứu những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc Đại suy thoái, soạn thảo và cho ra đời Luật Công ty đầu tư (Investment Company Act, 1940). Phần lớn các Quỹ đầu tư bắt đầu ra đời hoặc được tái lập sau năm 1940 để đáp ứng các quy định của đạo luật này. Đến năm 1995, luật này lại được sửa đổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo an toàn hơn nữa cho người đầu tư đồng thời cho phép các quỹ được áp dụng các nghiệp vụ đầu tư mới nhất. Hiện Mỹ đang chiếm tới 59% tổng số quỹ tương hỗ, 32% tại Châu Âu, vùng Châu á Thái Bình Dương và Châu Phi chỉ chiếm 9%. Đến quý 2 năm 2003, tổng số vốn của các Quỹ tương hỗ là 12.360 tỷ USD, tăng 10,3% so với quý trước 1) . 1) Nguồn: Mutual Fund Fact Book 2003. 2
  • 10. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM Ở Châu Á, ngay từ năm 1937 ở Nhật Bản đã xuất hiện một số quỹ tương tự như Quỹ đầu tư. Đây là một tổ chức do một số nhà đầu tư thành lập nên để lợi dụng các dịch vụ đầu tư do công ty chứng khoán cung cấp. Đây chính là mầm mống cho sự ra đời các Quỹ đầu tư về sau của Nhật. Tại Nhật Bản, Luật tín thác (Trust Law) và Luật kinh doanh tín thác (Trust Business Law) là các bộ luật điều chỉnh hoạt động của các Quỹ đầu tư. Không chỉ ở các nước có nền tài chính phát triển như Anh, Mỹ…, mô hình Quỹ đầu tư còn giữ một vị trí quan trọng trên các thị trường chứng khoán mới nổi. Việc thành lập các Quỹ đầu tư ở thị trường này bắt nguồn từ nhu cầu của những nền kinh tế còn yếu kém nhiều mặt, đòi hỏi phải cải thiện khả năng thanh toán và trợ giúp cơ sở hạ tầng phát triển. Nói tóm lại, hoạt động của các Quỹ đầu tư phát triển không ngừng, mở rộng trên tất cả các thị trường chứng khoán thế giới. Nắm trong tay một lượng vốn khổng lồ, các Quỹ đầu tư ngày càng chứng tỏ vai trò của mình – một định chế tài chính trung gian quan trọng đáp ứng nhu cầu của người đầu tư và người nhận đầu tư cũng như của cả nền kinh tế. 2. Khái niệm Quỹ đầu tư chứng khoán Khi bắt đầu tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán, một trong những khó khăn lớn nhất mà người đầu tư phải vượt qua đó là việc lựa chọn chứng khoán để đầu tư. Việc này được sự trợ giúp bởi các nhà môi giới (Broker) hoặc kinh doanh chứng khoán (Dealer). Tuy nhiên, dù được thông tin và tư vấn đến đâu chăng nữa, nhà đầu tư vẫn được xem như là người quyết định cuối cùng, và do đó hiệu quả đầu tư của họ xét cho cùng lệ thuộc vào các điều kiện và phẩm chất cá nhân. Thị trường chứng khoán lại tập hợp rất nhiều các sản phẩm đa ngành, thế nên cho dù người đầu tư có tập trung vào một lĩnh vực nào thì cũng không làm sao nắm vững hết các chiều hướng chuyển biến một cách ngọn ngành được. Chính vì vậy, nhiều người đầu tư đã lựa chọn cho 3
  • 11. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM mình một phương tiện để thực hiện đầu tư tốt nhất vào thị trường chứng khoán đó là Quỹ đầu tư. Quỹ đầu tư chứng khoán là một định chế tài chính trung gian, tập hợp các nhà đầu tư riêng lẻ cùng đóng góp vốn vào quỹ chung, quỹ này sẽ được các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp đại diện cho các nhà đầu tư sử dụng để đầu tư vào chứng khoán theo chính sách đầu tư của quỹ. Việt Nam, theo khoản 19 điều 3 Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán thì Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của người đầu tư uỷ thác cho công ty quản lý quỹ quản lý và đầu tư tối thiểu 60% giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán. Một nét đặc trưng tạo nên sự khác biệt giữa quỹ với các tổ chức khác tham gia vào thị trường chứng khoán là: quỹ vừa là một tổ chức phát hành chứng khoán lại vừa là một tổ chức kinh doanh chứng khoán. Qua việc phát hành cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ đầu tư, quỹ thu được một khối lượng tiền khá lớn, sau đó chúng sẽ được quỹ sử dụng đầu tư vào các loại chứng khoán. Lợi nhuận thu được từ việc đầu tư sẽ được phân chia cho các nhà đầu tư mua cổ phần của quỹ. Nói chung, quỹ chủ yếu thu lợi từ hoạt động đầu tư chứ không nhằm thu lãi hàng tháng. Các Quỹ đầu tư thường ít tham gia điều hành hoạt động của các doanh nghiệp nhận vốn đầu tư từ quỹ. Các bên tham gia hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán là công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và người đầu tư. Công ty quản lý quỹ là một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao về đầu tư chứng khoán, thực hiện việc quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán. Ngân hàng giám sát thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của Quỹ đầu tư chứng khoán và giám sát công ty quản lý quỹ trong việc bảo vệ lợi ích của người đầu tư. Người đầu tư góp vốn vào Quỹ đầu tư và được hưởng lợi từ việc đầu tư của quỹ. 4
  • 12. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM 3. Phân loại Quỹ đầu tư chứng khoán 3.1. Căn cứ vào cách thức huy động vốn - Quỹ đầu tư chứng khoán đóng - Quỹ đầu tư chứng khoán mở Quỹ đóng và Quỹ mở là hai loại Quỹ đầu tư điển hình và phổ biến nhất hiện nay. Chúng còn được gọi dưới một cái tên chung là Quỹ đầu tư chuyên nghiệp (Management Fund). Người ta gọi là Quỹ đầu tư chuyên nghiệp bởi vì công việc đầu tư loại này được quản lý chuyên nghiệp theo một danh mục gồm những chứng khoán phù hợp với mục tiêu đã quy định trong các văn bản thành lập. 3.1.1. Quỹ đầu tư chứng khoán đóng (Closed-end Fund) Quỹ đóng là Quỹ đầu tư chứng khoán trong đó người đầu tư không được quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho quỹ trước thời hạn kết thúc hoạt động hay giải thể. Cơ cấu vốn trong Quỹ đóng được xem là ổn định. Ngoại trừ các đợt phát hành huy động vốn tập trung, các quỹ không phát hành thêm cổ phần và cũng không thu lại cổ phần đã phát hành. Các cổ phần sau khi phát hành sẽ được mua đi bán lại trên các thị trường thứ cấp, có thể là tại sàn giao dịch hoặc trên thị trường không tập trung OTC. Do đó mà nó có thể được tính thêm tiền hoa hồng hay một khoản kê giá lên. Giá thị trường của các cổ phần Quỹ đóng sẽ giao động tuỳ thuộc vào tình hình hoạt động của quỹ, cung cầu trên thị trường như các loại chứng khoán thông thường khác, hơn là trực tiếp liên hệ với giá trị thuần. Các cổ đông không thể rút vốn góp ra khỏi Quỹ đầu tư và quỹ không có nghĩa vụ phải mua lại các cổ phiếu mà quỹ phát hành ra. Muốn rút vốn, các cổ đông đem bán cổ phiếu đó ra thị trường chứng khoán theo giá thị trường hoặc theo giá thoả thuận. Cổ phiếu của quỹ được giao dịch trên thị trường thứ cấp nên lượng tiền mặt của Quỹ đóng không bị tác động hàng ngày khi có những hoạt động rút vốn hay bán lại cổ phần. 3.1.2. Quỹ đầu tư chứng khoán mở (Opened-end Fund) 5
  • 13. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM Quỹ mở được gọi phổ biến là Quỹ tương hỗ (Mutual Fund). Đây là quỹ được phép phát hành liên tục các cổ phần mới để tăng vốn, đồng thời sẵn sàng thu hồi lại các cổ phần đã phát hành mà nhà đầu tư bán lại cho quỹ bất cứ lúc nào theo giá trị tài sản ròng chứ không theo giá thị trường trong một thời hạn luật định. Cơ cấu vốn của Quỹ tương hỗ được để mở, và được gia tăng lượng vốn đầu tư thu nhận từ các cổ đông mới không giới hạn, vì vậy mà người ta gọi đây là Quỹ mở. Các cổ phần sở hữu Quỹ mở do tính chất của chúng được gọi là chứng khoán khả hoàn. Cũng do tính chất như vậy, lượng tiền trong quỹ phục vụ cho hoạt động đầu tư sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu các nhà đầu tư rút vốn đồng loạt dưới sự tác động của các yếu tố trên thị trường. Điều này có thể ảnh hưởng tới chiến lược đầu tư của quỹ. Mặt khác, cũng do tính chất đó mà nhiều quỹ sau một thời gian phát triển có cơ cấu vốn tăng lên rất lớn làm cho quỹ dễ đánh mất lợi thế đầu tư của mình trong nhiều trường hợp. Đây chính là lý do để Quỹ tương hỗ phiên bản ra đời. Quỹ phiên bản (Clone Fund) là một Quỹ tương hỗ xuất phát từ một Quỹ tương hỗ khác. Quỹ tương hỗ khác đó chính là quỹ mẹ, đã tăng trưởng với quy mô vốn phình ra, làm cho tầm quản lý và đầu tư bị hạn chế. Nhiều nhà chuyên môn tài chính cho rằng sự ra đời của Quỹ phiên bản trở nên cần thiết một khi đã có sự quá tải về khả năng bao quát của Quỹ tương hỗ mẹ và cũng để tận dụng các lợi thế của bản thân Quỹ phiên bản con đang được tổ chức gọn nhẹ hơn. Khi Quỹ mở đã phát triển quá độ, người ta có thể không thành lập một Quỹ phiên bản mà thay vào đó, họ sẽ quyết định đóng lại. Đây không phải là đóng hẳn mà chỉ là khép bớt lại hoạt động của mình. Thuật ngữ gọi đây là Quỹ khép (Closed Fund). Quỹ khép là Quỹ tương hỗ đã phát triển quá lớn, không còn phát hành chứng chỉ đầu tư cho những người mới muốn tham gia vào quỹ, tuy nhiên nó cũng có thể tiếp tục bán cho những cổ đông hiện hữu. 3.1.3. Sự khác nhau giữa Quỹ đóng và Quỹ mở 6
  • 14. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM Sự khác nhau giữa Quỹ đóng và Quỹ mở tác động tới hoạt động của các nhà tư vấn đầu tư, cơ hội của những nhà đầu tư cá nhân để giảm thiểu rủi ro, gia tăng lợi nhuận và những chi phí mà họ phải chịu khi đầu tư vào các quỹ. Sự khác biệt được thể hiện ở một số điểm chính sau đây : + Việc mua và bán cổ phiếu ngân quỹ : Quỹ mở có số lượng chứng khoán lưu hành luôn thay đổi. Nó được quyền mua lại chứng chỉ quỹ của chính mình khi cần giảm số lượng chứng chỉ đang lưu hành trên thị trường và bán chứng chỉ quỹ của mình bằng cách bán lại chứng chỉ ngân quỹ đã mua hoặc phát hành thêm chứng chỉ mới. Khác với Quỹ mở, Quỹ đóng chỉ được chào bán cho công chúng một lần nên số lượng chứng khoán lưu hành là cố định. Quỹ đóng cũng không mua lại chứng chỉ quỹ của mình mà nhà đầu tư phải bán lại cho nhà đầu tư khác. Và nếu nhà đầu tư muốn mua chứng chỉ Quỹ đóng thì chỉ được mua từ nhà đầu tư khác. + Giá cả mua bán chứng chỉ quỹ : Đối với Quỹ đóng, giá mua bán chứng chỉ quỹ là giá thị trường được xác định bởi cung cầu trên thị trường là chủ yếu. Đối với Quỹ mở, giá mua bán chứng chỉ quỹ được công ty quản lý quỹ xác định là giá trị tài sản ròng tại thời điểm đóng cửa của ngày giao dịch (hoặc từng giờ giao dịch). + Các phí phải trả cho việc mua bán, quản lý điều hành hoạt động của quỹ : Nhà đầu tư phải trả phí môi giới mua bán cổ phiếu cho nhà môi giới và phí điều hành hoạt động của quỹ cho công ty quản lý quỹ nếu đó là Quỹ đóng. Đối với Quỹ mở, nhà đầu tư có thể phải hoặc không trả phí môi giới mua bán chứng chỉ quỹ tuỳ hình thức quỹ là Quỹ thu phí (Load Mutual Fund) hay Quỹ không thu phí (No-load Mutual Fund). Ngoài ra, nhà đầu tư trả cho công ty quản lý quỹ phí điều hành và quản trị quỹ. 7
  • 15. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM 3.2. Căn cứ vào mục đích đầu tư Các quỹ thường được thành lập với các mục tiêu cụ thể tương ứng với một trong ba mục tiêu cơ bản sau: - Thu nhập hiện tại - Thu nhập ở một mức nào đó và sự tăng trưởng - Tăng trưởng trong tương lai 3.2.1. Quỹ thu nhập (Income Fund) Để có được thu nhập ổn định quỹ dành phần lớn vốn để đầu tư vào trái phiếu và vào cổ phiếu ưu đãi là những công cụ đầu tư có thu nhập thường xuyên ổn định. 3.2.2. Quỹ tăng trưởng-thu nhập (Growth-income Fund) Quỹ này đầu tư chủ yếu vào cổ phiếu thường có giá cao đồng thời có mức cổ tức ổn định. Loại quỹ này muốn kết hợp cả hai yếu tố tăng vốn trong dài hạn và dòng thu nhập ổn định trong ngắn hạn. 3.2.3. Quỹ tăng trưởng (Growth Fund) Quỹ đầu tư vào cổ phiếu của các công ty kinh doanh thành đạt. Mục tiêu chính là tăng giá trị của các khoản đầu tư chứ không nhằm vào dòng cổ tức thu được. Người đầu tư vào các quỹ này quan tâm đến việc giá cổ phiếu tăng lên hơn là khoản thu nhập từ cổ tức. 3.3. Căn cứ vào đối tượng đầu tư của quỹ Quỹ đầu tư chứng khoán không bắt buộc phải đầu tư toàn bộ vào chứng khoán mà có thể đầu tư vào bất động sản hoặc các tài sản có giá trị như vàng, kim loại quý. Tuy nhiên chứng khoán vẫn phải chiếm một tỷ lệ phần trăm nhất định. Căn cứ vào tỷ lệ chứng khoán ta có : 8
  • 16. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM 3.3.1. Quỹ đầu tư cổ phiếu Phần lớn tài sản quỹ đầu tư là cổ phiếu. Tuy nhiên việc đầu tư vào cổ phiếu thường được giới hạn trong một tỷ lệ phần trăm nhất định, phần còn lại sẽ đầu tư vào những lĩnh vực an toàn hơn như trái phiếu… Không như các nhà đầu tư riêng lẻ thường mua các loại cổ phiếu khác nhau để đa dạng hoá danh mục đầu tư của họ, các quỹ thường tập trung vào một khu vực nào đó, như cổ phiếu của các công ty thượng hạng (Blue Chips) hay các công ty nhỏ. Cổ tức thường được trả mỗi năm một lần vào thời điểm kết toán tài khoản, từ cổ tức mà quỹ thu được và các khoản thu nhập khác của quỹ. Khi hết thời hạn hoạt động, toàn bộ tài sản của quỹ sẽ được thanh toán và hoàn trả cho người đầu tư. 3.3.2. Quỹ đầu tư trái phiếu Một số lượng lớn tài sản của quỹ đầu tư vào trái phiếu. Đầu tư vào trái phiếu cho phép nhà đầu tư đảm bảo ổn định về thu nhập bởi khoản thu nhập không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của chủ thể phát hành. Khoản lãi này có thể nhận về hoặc lại tiếp tục đưa vào một quỹ gọi là quỹ tái đầu tư lãi. 3.3.3. Quỹ thị trường tiền tệ Quỹ đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ. Đây là những công cụ đầu tư khá an toàn, ổn định như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi của các ngân hàng… Do vậy, Quỹ thị trường tiền tệ thường ít biến động hơn các quỹ khác, nó thích hợp cho mục tiêu đầu tư ngắn hạn lại có thu nhập ổn định. 3.4. Một số loại quỹ khác 3.4.1. Quỹ cân bằng (Balanced Fund) Danh mục đầu tư cân bằng cố gắng để đạt được ba mục tiêu: thu nhập, tăng trưởng vốn đều đặn và bảo toàn vốn. Chúng thực hiện điều này bằng cách đầu tư vào các trái phiếu, các chứng khoán chuyển đổi và thêm một vài cổ 9
  • 17. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM phiếu ưu tiên cũng như cổ phiếu thường. Nhìn chung các danh mục đầu tư này đầu tư từ 40% đến 60% giá trị quỹ vào trái phiếu. 3.4.2. Quỹ đầu tư linh hoạt (Flexible Porfolio) Quỹ đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu hoặc các công cụ trên thị trường tiền tệ tuỳ thuộc vào điều kiện của thị trường. Người quản lý quỹ có quyền được thay đổi linh hoạt danh mục đầu tư để đáp ứng những biến động trên thị trường. 3.4.3. Quỹ ngành (Sector Fund) Các Quỹ ngành tập trung vào các cổ phiếu của một ngành công nghiệp cụ thể nào đó. Do hoạt động của các ngành thường có tính bất ổn định rất cao nên các ngành này đều có thể mang đến cho nhà đầu tư nào đầu tư đúng hướng cơ hội có những khoản lợi nhuận lớn. 4. Vai trò của Quỹ đầu tư chứng khoán 4.1. Đối với nền kinh tế Quỹ đầu tư huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế ngay cả đối với nguồn vốn nhỏ lẻ và trực tiếp tiến hành đầu tư chứ không phải cho vay. Quỹ còn hấp dẫn đối với nguồn vốn từ nước ngoài chảy vào nhờ vào việc phát hành các chứng chỉ quỹ có tính hấp dẫn cao với nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, Quỹ đầu tư là một phương thức đầu tư hữu hiệu cho các nhà đầu tư nước ngoài còn bởi vì thông qua quỹ, nhà đầu tư nước ngoài có thể vượt qua những hạn chế về giao dịch mua chứng khoán trực tiếp đối với người nước ngoài do nhà nước đặt ra, cộng với nhiều hạn chế trong việc nắm bắt những thông tin về chứng khoán ở nước sở tại và chi phí giao dịch cao. Đối với thị trường trong nước, quỹ còn góp phần tạo nên sự đa dạng của các đối tượng tham gia trên thị trường chứng khoán. Thông qua hoạt động của các Quỹ đầu tư nước ngoài, các Quỹ đầu tư trong nước sẽ tiếp thu được kinh nghiệm quản lý, phân tích và đầu tư chứng khoán. 10
  • 18. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM 4.2. Đối với thị trường chứng khoán Quỹ đầu tư góp phần vào sự phát triển của thị trường sơ cấp và ổn định thị trường thứ cấp. Các quỹ tham gia bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp, phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư làm tăng lượng cung chứng khoán trên thị trường chứng khoán, tạo sự đa dạng về hàng hoá cho thị trường. Khi Quỹ đầu tư mua bán với khối lượng lớn một loại chứng khoán nào đó thường ảnh hưởng lớn tới sự biến động của thị trường chứng khoán. Nó góp phần bình ổn giá cả giao dịch trên thị trường thứ cấp, giúp cho sự phát triển của thị trường này thông qua các hoạt động đầu tư chuyên nghiệp với các phương pháp đầu tư khoa học. Ví dụ, khi thị trường chứng khoán thiếu cung, Quỹ đầu tư bán chứng khoán do nó nắm giữ thì sẽ làm tăng đáng kể lượng cung làm giá chứng khoán thấp xuống. Ngược lại, nếu lượng cung quá cao, quỹ có thể mua chứng khoán làm cầu tăng lên, kéo theo giá chứng khoán tăng, phản ánh giá trị thực của chứng khoán. Quỹ đầu tư góp phần làm xã hội hoá hoạt động đầu tư chứng khoán. Các quỹ tạo một phương thức đầu tư được các nhà đầu tư nhỏ, ít có sự hiểu biết về chứng khoán yêu thích. Nó góp phần tăng tiết kiệm của công chúng đầu tư bằng việc thu hút tiền đầu tư vào quỹ. 4.3. Đối với người đầu tư và người nhận đầu tư 4.3.1. Quỹ đầu tư chứng khoán cung cấp cho những nhà đầu tư riêng lẻ những thuận lợi cơ bản để giúp họ đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi ích Tính thanh khoản của chứng khoán đầu tư. Các nhà đầu tư vào Quỹ đầu tư chứng khoán có thể bán chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu quỹ mình đang nắm giữ vào bất cứ lúc nào cho chính Quỹ đầu tư (trong trường hợp Quỹ mở) hoặc trên thị trường thứ cấp (đối với Quỹ đóng) để thu hồi vốn. Giá bán chứng chỉ quỹ thay đổi phụ thuộc vào thay đổi của tổng giá trị tài sản danh mục của Quỹ đầu tư phát hành ra cổ phiếu. Đặc biệt, chứng chỉ, cổ phiếu của các Quỹ thị 11
  • 19. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM trường tiền tệ có tính thanh khoản rất cao, người sở hữu cổ phiếu có thể bán lại cổ phiếu bất cứ lúc nào trên thị trường mà giá cả biến động rất ít. Do vậy, trong tài sản của các công ty, cổ phiếu Quỹ thị trường tiền tệ được coi như tương đương với tiền. Đa dạng hoá danh mục đầu tư và phân tán rủi ro. Bằng việc sử dụng tiền thu được từ những nhà đầu tư để đầu tư phân tán vào danh mục các chứng khoán, các Quỹ đầu tư làm giảm rủi ro cho các khoản đầu tư và làm tăng cơ hội thu nhập cho các khoản đầu tư đó. Tăng cường tính chuyên nghiệp của việc đầu tư. Thay cho việc người đầu tư phải đi thuê tư vấn để quản lý tài sản của mình thì họ chỉ cần đầu tư vào một quỹ với chi phí giảm đi rất nhiều. Tiền tập hợp trong các Quỹ đầu tư chứng khoán được đặt dưới sự quản lý của các nhà đầu tư chuyên nghiệp - các công ty quản lý quỹ. Các chuyên gia của quỹ hay công ty quản lý quỹ sẽ tìm hiểu thị trường, đánh giá cơ hội tốt nhất để mua chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư thường xuyên, xác định chính xác thời điểm để mua bán chứng khoán. Trong các quỹ thường có các cán bộ nghiên cứu, những người quản lý danh mục đầu tư, họ biết được các công ty hay khu vực thị trường nào hoạt động hiệu quả. Không những thế, các chuyên gia còn có khả năng thâm nhập tới nhiều nguồn thông tin, nguồn hàng hơn bất kì một người đầu tư cá nhân nào. Tiết kiệm chi phí đầu tư. Vì là những danh mục đầu tư lớn được quản lý chuyên nghiệp, Quỹ đầu tư chịu chi phí giao dịch thấp hay được hưởng những ưu đãi về phí giao dịch hơn các cá nhân đầu tư, kể cả những người mua bán thông qua những công ty môi giới có mức phí hoa hồng thấp nhất. Tính dễ tiếp cận. Do loại hình Quỹ đầu tư là loại hình cho các nhà đầu tư cá nhân, cho công chúng nên một khi hình thành, các Quỹ đầu tư luôn tạo những điều kiện thuận lợi cho công chúng dễ tiếp cận và giao dịch. Và để thu 12
  • 20. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM hút sự tham gia của công chúng, các quỹ đều cung cấp thông tin sẵn có trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các báo hay qua Internet. Cung cấp các lựa chọn cho các nhà đầu tư. Một nhà đầu tư có thể có được các lựa chọn khác nhau khi đầu tư vào các quỹ tuỳ thuộc vào mục đích hay sở thích của họ. Họ có thể đầu tư vào danh mục các cổ phiếu, trái phiếu, danh mục hỗn hợp hay danh mục các công cụ thị trường tiền tệ trong hơn vài chục loại quỹ khác nhau. An toàn trước các hành vi không công bằng. Người đầu tư có thể bị thiệt hại nếu danh mục đầu tư của quỹ bị giảm giá trị do sự biến động giá chứng khoán trên thị trường, nhưng xác suất bị tổn thất do gian lận, bê bối hoặc phá sản liên quan đến công ty quản lý quỹ là rất nhỏ. Khuôn khổ pháp lý và việc quản lý chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền đối với Quỹ đầu tư đem lại những đảm bảo cơ bản. 4.3.2. Quỹ đầu tư đem lại cho người nhận đầu tư (thường là các doanh nghiệp) một số lợi ích căn bản sau Chi phí cho nguồn vốn phát triển thấp hơn khi vay ngân hàng. Trước đây, hệ thống ngân hàng chiếm vai trò thống trị nền tài chính. Để vay được vốn, doanh nghiệp phải thoả mãn một số điều kiện nhất định và lãi suất vay cao. Quỹ đầu tư ra đời sẽ hạn chế được những nhược điểm của cơ chế cho vay của ngân hàng. Hơn nữa, việc đầu tư về tài chính qua các quỹ thường có giới hạn nhất định về quyền và nghĩa vụ nên doanh nghiệp được đầu tư đảm bảo được tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh. Tiếp cận nguồn tài chính dài hạn. Lợi ích này có được từ việc quỹ phát hành và giao dịch các loại chứng khoán này trên thị trường đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư, đặc biệt là các chủ thể có khả năng tài chính lớn như ngân hàng, các tổng công ty, các công ty bảo hiểm… đầu tư vào quỹ. Quỹ sẽ chính là cầu nối giữa doanh nghiệp mà quỹ đầu tư vào với các tổ chức tài chính này. 13
  • 21. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM Tận dụng được những kiến thức quản lý đầu tư, marketing và tài chính từ các Quỹ đầu tư. Ngoài cung cấp vốn cho doanh nghiệp, các công ty quản lý quỹ đầu tư còn có dịch vụ cung cấp các thông tin tài chính, tư vấn về kế hoạch tài chính, marketing và các mối quan hệ với các tổ chức tài chính và doanh nghiệp khác. Điều này có lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mới thành lập ít bạn hàng, thiếu thông tin về thị trường. 5. Mô hình tổ chức hoạt động Quỹ đầu tư chứng khoán Hiện nay, Quỹ đầu tư được tổ chức theo hai mô hình : - Mô hình công ty - Mô hình tín thác 5.1. Mô hình công ty Trong mô hình này, Quỹ đầu tư được thành lập bởi số tiền đóng góp ấn định của các nhà đầu tư. Nó được thành lập và tổ chức như một công ty cổ phần, tức là về cơ cấu tổ chức nó cũng có đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, ban giám đốc… Hội đồng quản Công ty quản lý Tổ chức bảo quản tài Quỹ đầu tư Do Quỹ đầu tư mô hình công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ nên người đầu tư góp vốn vào quỹ trở thành cổ đông và có quyền biểu quyết, có quyền bầu ra hội đồng quản trị và tham gia quyết định các vấn đề lớn của công ty. Hội đồng quản trị là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của quỹ, đại diện cho 14
  • 22. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM quỹ lựa chọn công ty quản lý quỹ, ngân hàng bảo quản tài sản và có nhiệm vụ giám sát hoạt động của cả hai tổ chức này. Ngân hàng bảo quản tài sản trong mô hình này chỉ đóng vai trò bảo quản an toàn cho tài sản của quỹ, định giá tài sản, theo dõi sự biến động tài sản của quỹ trong quá trình đầu tư vào chứng khoán, không tham gia vào công tác quản lý quỹ, kinh doanh hoặc tư vấn, cũng không bảo vệ người đầu tư trong việc đưa ra những biện pháp bảo vệ đầu tư cho họ. Công ty quản lý quỹ được hội đồng quản trị đứng ra thuê và thực hiện chức năng quản lý thuần tuý. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm cử chuyên gia để giúp quỹ điều hành và sử dụng vốn của quỹ vào đầu tư chứng khoán và các tài sản khác một cách có hiệu quả nhất nhằm thu phí dịch vụ. Trong quá trình lựa chọn phương án đầu tư trước khi đi đến quyết định đều phải có sự thống nhất thông qua hội đồng quản trị. Ngoài các tổ chức tham gia chính đã đề cập tới như trên thì tuỳ từng nước còn có thể có các đại lý chuyển nhượng hoặc nhà bảo lãnh phát hành tham gia vào hoạt động của quỹ. Đại lý chuyển nhượng thường được uỷ nhiệm để tiến hành việc bán hoặc mua lại cổ phần của quỹ (nếu là Quỹ mở). Nhà bảo lãnh phát hành giúp quỹ chào bán và phân phối cổ phần của quỹ cho các nhà đầu tư. Quỹ đầu tư chứng khoán mô hình công ty được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn và những nhà đầu tư sở hữu nó có quyền tương tự như các cổ đông, tức là có quyền biểu quyết các hoạt động kinh doanh cũng như bầu hội đồng quản trị. Các cổ phiếu phát hành có thể được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán hay là được mua bán trên OTC. Quỹ mô hình công ty không được phép phát hành các trái phiếu hoặc sử dụng nguồn vốn vay khác để đầu tư mà chỉ có thể vay ngắn hạn để thanh toán cho những nhu cầu cần thiết khi chưa có khả năng thu hồi vốn ngay. 15
  • 23. c c KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM Do người đầu tư là các cổ đông của quỹ nên cơ cấu vốn của quỹ khá ổn định. Vì vậy phạm vi đầu tư của quỹ rất rộng. Ngoài hoạt động chính là đầu tư vào chứng khoán và tài sản có tính thanh khoản cao, quỹ còn có thể đầu tư vào các mục tiêu có tính chất dài hạn như bất động sản… nhằm thu lợi nhuận cao hơn. Trong mô hình công ty, quỹ là một pháp nhân được tổ chức như một công ty cổ phần. Tuy vậy, quỹ không chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật công ty mà còn chịu sự điều chỉnh của một hệ thống luật riêng. Các nước thường ban hành các luật riêng về Quỹ đầu tư như Luật công ty đầu tư sửa đổi 1988 của Pháp, Luật công ty đầu tư sửa đổi 1988 của Đức… Riêng ở Mỹ, các Quỹ đầu tư chịu sự điều chỉnh của tới bốn đạo luật là Luật công ty đầu tư 1940, Luật chứng khoán 1933, Luật giao dịch chứng khoán 1934 và Luật tư vấn đầu tư 1940. Đến năm 1995, Mỹ sửa đổi lại Luật công ty cho phù hợp với các nghiệp vụ hiện đại mới phát sinh trên thị trường chứng khoán. 5.2. Mô hình tín thác Quỹ đầu tư chứng khoán mô hình tín thác không phải là một công ty mà được thành lập bởi công ty quản lý quỹ, quản lý một số vốn nhất định của người đầu tư để thực hiện đầu tư theo mục tiêu đã xác định. Khác với các Quỹ đầu tư theo mô hình công ty, các quỹ mô hình tín thác được thành lập theo Luật đầu tư tín thác. Theo luật này, một hợp đồng tín thác được ký kết bởi tất cả các bên tham gia vào quỹ: công ty quản lý quỹ, tổ chức giám sát bảo quản và những người hưởng lợi. Quỹ đầu tư Người đầu tư 16 Người đầu tư
  • 24. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM Trong mô hình này, muốn thành lập Quỹ đầu tư chứng khoán trước hết phải thành lập công ty quản lý quỹ. Mỗi công ty quản lý quỹ có thể có nhiều Quỹ đầu tư trực thuộc tuỳ thuộc vào mục tiêu đầu tư. Công ty quản lý quỹ đóng một vai trò rất quan trọng vì đó là một tổ chức đứng ra phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư huy động vốn để thành lập Quỹ đầu tư và sử dụng vốn thu được để đầu tư vào những nơi có hiệu quả nhất. Ngoài chức năng huy động vốn và thực hiện đầu tư, nó còn đưa ra các chỉ dẫn cho ngân hàng giám sát mua bán chứng khoán và các tài sản khác bằng tiền của nhà đầu tư. Nó hoạt động như những nhà tư vấn cho Quỹ đầu tư chứng khoán. Ngân hàng giám sát bảo quản ở mô hình này có vai trò quan trọng hơn nhiều so với ngân hàng bảo quản trong mô hình công ty. Ngoài vai trò bảo quản vốn và các tài sản của quỹ, ngân hàng giám sát bảo quản còn làm nhiệm vụ giám sát hoạt động của công ty quản lý quỹ để đảm bảo việc tuân thủ các mục tiêu và chính sách đã đề ra. Quan hệ giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát bảo quản được thể hiện bằng hợp đồng quản lý giám sát trong đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong việc thực hiện và giám sát đầu tư để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Người đầu tư là những người góp vốn vào quỹ và uỷ thác việc đầu tư cho công ty quản lý quỹ để đảm bảo khả năng sinh lợi cao nhất từ khoản vốn đóng góp của họ. Việc góp vốn của các nhà đầu tư được thể hiện bằng việc họ mua các chứng chỉ đầu tư do công ty quản lý quỹ thay mặt quỹ phát hành. Các nhà đầu tư trong mô hình này không phải là các cổ đông như quỹ đầu tư mô hình công ty mà chỉ đơn thuần là những người thụ hưởng kết quả kinh doanh từ hoạt động đầu tư của quỹ. 17
  • 25. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM Quỹ đầu tư mô hình tín thác chỉ được phép phát hành các chứng chỉ tham gia chia phần, các chứng chỉ này được định nghĩa trong Luật đầu tư tín thác không phải là cổ phiếu. Điểm khác biệt cơ bản giữa cổ phiếu và những chứng chỉ này là các nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ này không có quyền biểu quyết, cũng không có quyền thay đổi chính sách đầu tư của Quỹ đầu tư chứng khoán. Do những người đầu tư không phải là các cổ đông của quỹ nên cơ cấu vốn của quỹ không ổn định. Vì vậy phạm vi đầu tư của quỹ không rộng và chỉ tập trung chủ yếu vào các loại chứng khoán và tài sản cố định có tính thanh khoản cao, coi trọng tính an toàn và hạn chế rủi ro nhiều hơn là khả năng sinh lời. So với mô hình công ty, cơ cấu tổ chức của mô hình tín thác gọn nhẹ hơn nên các văn bản pháp luật điều chỉnh cũng ít hơn. Các quốc gia tổ chức Quỹ đầu tư theo mô hình này thường chỉ ban hành Luật tín thác hoặc Luật kinh doanh tín thác như Luật kinh doanh tín thác đầu tư chứng khoán 1969 của Hàn Quốc với bốn lần sửa đổi vào các năm 1975, 1976, 1993 và 1996; Luật tín thác đầu tư chứng khoán Nhật 1951; Luật tín thác đầu tư sửa đổi Anh 1986… 5.3. Ưu nhược điểm của mô hình công ty và mô hình tín thác Qua hai mô hình trên, chúng ta có thể thấy rằng chúng là sản phẩm của nhu cầu đầu tư khác nhau. Để thích ứng với mỗi thị phần thị trường chúng đuợc sinh ra và tồn tại song song, nhược điểm của mô hình này sẽ được giải quyết ở mô hình kia và ngược lại. Mô hình tín thác được tạo nên cho những người có nhu cầu đầu tư nhưng trình độ kiến thức của họ không cho phép mạo hiểm đầu tư trực tiếp, những người có một khoản tiền nhàn rỗi dài hạn mong muốn tìm kiếm những khoản lợi nhuận cao hơn mức lãi suất ngân hàng. Mô hình công ty ứng với những tổ chức cá nhân nắm giữ trong tay một lượng tài sản lớn cùng với kiến thức về chiến lược đầu tư. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu về ưu và nhược điểm của hai mô hình này. 18
  • 26. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM 5.3.1. Mô hình công ty Mô hình công ty là mô hình có cơ cấu tổ chức hoàn thiện, được ưa chuộng nhất trong công tác quản lý hiện nay. Trong mô hình này có sự góp mặt của tất cả các thành phần đại diện cho từng quyền lợi tham gia công tác quản lý nên họ có thể đánh giá, cân nhắc giữa giá trị đầu tư với mức độ rủi ro, đưa ra các quyết định mang tính năng động cao nên quỹ thường đem lại lợi nhuận khả quan hơn mô hình tín thác. Quỹ trong mô hình này là một pháp nhân nên việc tiến hành huy động vốn từ các thành phần kinh tế thuận lợi hơn nhiều so với mô hình tín thác nên quỹ sẽ có thể có thêm lợi thế nhờ quy mô và dễ dàng đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình. Tuy nhiên, do cơ cấu tổ chức cồng kềnh nên sẽ khó có thể đưa ra các quyết định đầu tư một cách nhanh chóng và mặt khác sẽ tạo nên gánh nặng về chi phí quản lý. 5.3.2. Mô hình tín thác Trái lại với mô hình công ty, mô hình tín thác có cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ nên dễ bắt kịp với các cơ hội kinh doanh do việc bàn bạc để đi đến quyết định đầu tư thường nhanh chóng, đồng thời cơ cấu như vậy làm giảm đáng kể chi phí quản lý. Trong mô hình này, vì các nhà đầu tư không thể can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của các công ty quản lý quỹ nên công ty sẽ chủ động hơn, có thể đầu tư vào các dự án dài hạn có tiềm năng cao. Nhược điểm của mô hình này là tính thanh khoản của các chứng chỉ quỹ không cao do việc thiết lập quỹ dựa trên hợp đồng giữa nhà đầu tư với công ty quản lý quỹ. Thêm vào đó, quỹ thường có xu hướng đặt mục tiêu an toàn lên cao để đảm bảo uy tín làm cho lợi nhuận thường không cao, giảm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. 6. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán 6.1. Nguyên tắc huy động vốn 19
  • 27. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM Việc huy động vốn của Quỹ đầu tư thông qua phát hành chứng khoán. Tuy nhiên các quỹ chỉ được phát hành một số loại chứng khoán nhất định để tạo thuận lợi cho việc quản lý của quỹ cũng như hoạt động đầu tư của những người đầu tư. Tài sản của Quỹ đầu tư chủ yếu để đầu tư vào chứng khoán chứ không phải trực tiếp đem vào đầu tư mở rộng sản xuất. Quỹ không thể phát hành trái phiếu tức đi vay để đầu tư vào chứng khoán vì như thế sẽ tạo nên môi trường chứng khoán ảo. Do vậy, nguyên tắc chung là quỹ chỉ phát hành cổ phiếu (mô hình công ty) và chứng chỉ hưởng lợi (quỹ dạng tín thác). Ngoài ra, quỹ không được phép phát hành trái phiếu hay đi vay vốn để đầu tư. Quỹ chỉ được phép vay vốn ngắn hạn để trang trải các chi phí tạm thời khi quỹ chưa có khả năng thu hồi vốn. 6.2. Nguyên tắc bảo quản tài sản và giám sát hoạt động của quỹ Tài sản của quỹ phải được kiểm soát bởi một tổ chức bảo quản tài sản. Tổ chức này chịu trách nhiệm bảo vệ quyền lợi đối với tài sản của các nhà đầu tư. Chức năng giám sát tuỳ từng mô hình quỹ mà pháp luật các nước giao cho một tổ chức tín thác hay hội đồng quản trị. Theo quy định của Mỹ thì tài sản của quỹ có thể được bảo quản bởi một ngân hàng, một nhà kinh doanh môi giới chứng khoán được đăng ký hay do chính quỹ đó quản lý. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay thì các tổ chức bảo quản tài sản thông thường là ngân hàng. Nguyên tắc chung của hầu hết các nước là tổ chức bảo quản tài sản trong quá trình giám sát không có quyền quyết định hoàn toàn mà phải cùng bàn bạc, biểu quyết với các chủ thể khác như công ty quản lý quỹ… Riêng đối với hội đồng quản trị thì các tổ chức này có quyền tự quyết định nếu như nó không liên quan tới chuyên môn của hội đồng quản trị. Để đảm bảo an toàn cho tài sản của quỹ cũng như sự ổn định của thị trường chứng khoán, một số nước nghiêm cấm Quỹ đầu tư bán khống chứng khoán. 6.3. Nguyên tắc định giá phát hành và mua lại chứng chỉ của quỹ 20
  • 28. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM Khi các nhà đầu tư đầu tư hoặc rút vốn của họ từ một quỹ, việc xác định giá phải dựa trên nguyên tắc công bằng giữa các nhà đầu tư hiện tại với các nhà đầu tư mua hoặc bán chứng chỉ. Điều này được thể hiện trong cách thức xác định giá trị tài sản của quỹ khi mua bán chứng chỉ. Đối với Quỹ mở do chủ yếu đầu tư vào chứng khoán được niêm yết trên thị trường chứng khoán nên giá trị tài sản được xác định theo giá trị của chứng khoán đó tại thời điểm đó trên thị trường. Sau khi xác định xong giá trị tài sản của quỹ sẽ được chia cho số cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đang lưu hành để xác định giá trị cho mỗi chứng chỉ. Giá bán và giá mua lại sẽ bằng giá trị của mỗi chứng chỉ cộng thêm một số chi phí cho việc mua bán đó. Giá thị trường = NAV + chi phí giao dịch Trong đó NAV : Giá trị tài sản ròng (Net Asset Value). Tổng giá trị tài sản ròng của quỹ bằng tổng giá trị các tài sản có và các khoản đầu tư của quỹ trừ đi các nghĩa vụ nợ tại thời điểm tính toán. Giá trị tài sản ròng trên một cổ phần của quỹ được tính bằng Tổng tài sản có của quỹ – Tổng nợ phải trả NAV = Số cổ phần hiện có NAV của các quỹ được tính toán và công bố hàng ngày dựa trên giá thị trường của các chứng khoán mà quỹ đầu tư vào. Đối với Quỹ đóng thì giá cổ phần của quỹ sẽ phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường chứng khoán, nó lấy NAV làm cơ sở nhưng không gắn liền với giá trị NAV. Khi một Quỹ đóng bán cổ phiếu với giá thấp hơn NAV thì được gọi là bán chiết khấu (Discount) và ngược lại nếu giá bán cổ phiếu lớn hơn NAV thì được gọi là bán có thu phí (Premium). Chúng được tính như sau: 21
  • 29. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM Discount (-) / Pemium (+) = Giá cổ phần - NAV NAV Thông thường tại thị trường chứng khoán các nước phát triển rất ít Quỹ đầu tư được giao dịch có mức Premium, mà phần lớn ở mức Discount từ 15% đến 20%. Chỉ số này không ổn định mà biến động theo các điều kiện của thị trường. Thường những quỹ được giao dịch có chỉ số ở mức Discount đều có thể đạt được mức Premium cao trong tương lai và ngược lại. 6.4. Nguyên tắc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư Việc cung cấp thông tin vừa có ý nghĩa là tạo cơ hội cho quỹ thu hút vốn đầu tư vừa để góp phần bảo vệ lợi ích của người đầu tư. Do được cung cấp thông tin mà người đầu tư đánh giá đúng về thực trạng của các khoản đầu tư, khả năng chuyên môn của những người quản lý quỹ để có thể quyết định đầu tư đúng đắn. Việc cung cấp thông tin phải tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý nhà nước nhằm tạo sự thống nhất dễ hiểu cho các nhà đầu tư. Các nước thường quy định Quỹ đầu tư khi gọi vốn từ công chúng phải làm Bản cáo bạch (Prospectus) để công bố toàn bộ thông tin về công ty quản lý, tổ chức bảo quản giám sát về chính sách, mục tiêu đầu tư của quỹ… 6.5. Nguyên tắc hạn chế một số giao dịch liên quan đến tài sản của quỹ Hầu hết các nước đều ngăn cấm các giao dịch giữa các chủ thể có liên quan với quỹ. Giao dịch giữa các chủ thể có liên quan là các giao dịch liên quan tới tài sản của quỹ giữa một bên là Quỹ đầu tư và một bên là chủ thể khác như công ty quản lý quỹ, ngân hàng bảo quản giám sát, người bảo lãnh phát hành, nhà tư vấn… mà việc giao dịch này có khả năng ảnh hưởng đến lợi ích của người đầu tư hiện tại của quỹ. Các trường hợp được coi là giao dịch có liên quan như: - Việc mua bán tài sản của quỹ với người có liên quan (nhân viên, người quản lý, đối tác, người làm thuê, cổ đông…) 22
  • 30. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM - Các khoản vay nợ của quỹ với chủ thể liên quan. - Một người có liên quan hành động như một đại lý đối với tài sản của quỹ trong việc mua bán chứng chỉ quỹ đầu tư. - Người có liên quan cam kết với người thứ ba tham gia giao dịch với quỹ. Nói chung mỗi nước lại có quy định cụ thể riêng để ngăn chặn hiện tượng này để đảm bảo hoạt động của quỹ được lành mạnh, công bằng bảo vệ lợi ích của tất cả những người đầu tư. II. Một số tiêu chuẩn đánh giá kết quả kinh doanh của Quỹ đầu tư chứng khoán Tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá kết quả kinh doanh của một quỹ là liệu quỹ đó có đáp ứng được mục tiêu đầu tư của mình hay không. Để theo dõi hoạt động của quỹ và quyết định liệu quỹ có thể đem lại lợi nhuận không, nhà đầu tư có thể đánh giá dựa trên: - Theo dõi những biến động trong giá cổ phiếu hay giá trị tài sản thuần NAV. - Tính lợi suất - Tính tổng lợi nhuận thu về Ngoài một số chỉ tiêu trên thì các nhà đầu tư cũng rất quan tâm tới một số chỉ tiêu khác như tỷ lệ chi phí, tỷ lệ thu nhập, tỷ lệ doanh thu… Biến động NAV : Như đã đề cập tới, NAV của một quỹ được tính bằng cách chia giá trị hiện hành của quỹ cho số cổ phiếu đang giao dịch của quỹ. NAV của một quỹ tăng lên khi giá trị các cổ phiếu quỹ nắm giữ tăng lên. Ví dụ, nếu một cổ phiếu của quỹ trị giá 15 USD năm nay và 10 USD năm ngoái, điều đó có nghĩa là giá trị mà quỹ nắm giữ đã tăng 50% và do đó có thể bán cổ phiếu đi để thu lợi nhuận. 23
  • 31. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM Lợi suất: Lợi suất được tính bằng lợi nhuận phân chia mỗi cổ phần chia cho giá trên mỗi cổ phần. Một quỹ trái phiếu dài hạn có NAV 10 USD, trả lợi nhuận phân chia là 58 cent, vậy một cổ phiếu có lợi suất là 5,8%. Chúng ta có thể so sánh lợi suất của một Quỹ tương hỗ với lợi suất hiện hành của các loại đầu tư khác để quyết định loại đầu tư nào mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Tổng lợi nhuận: Đối với Quỹ cổ phiếu, có ba bộ phận cấu thành nên tổng lợi nhuận là: cổ tức từ khoản thu nhập đầu tư ròng, phân phối các khoản thu nhập ròng được thừa nhận và sự tăng hoặc giảm trong giá trị tài sản ròng. Tổng thu nhập của quỹ là một trong các chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động của một quỹ tốt hay không. Nó được tính bằng sự thay đổi trong NAV cộng với lợi nhuận quỹ phân chia cho khoản đầu tư. Ngoài ra, người ta còn sử dụng lợi nhuận % tính bằng cách chia giá trị tổng thu nhập cho các chi phí đầu tư ban đầu. Ví dụ, một khoản đầu tư 10.000 USD có tổng thu nhập một năm là 1.500 USD (tăng 1.000 USD về giá trị cộng với 500 USD lợi nhuận đầu tư) thì sẽ có tỷ lệ lợi nhuận phần trăm là 15%. Thước đo chính xác nhất kết quả kinh doanh trong quá khứ và hiện tại của một Quỹ đầu tư là tổng lợi nhuận thu về của quỹ đó, hay giá trị tăng lên cộng với lợi nhuận phân chia đã tái đầu tư. Một trong số các yếu tố chủ chốt ảnh hưởng tới tổng lợi nhuận thu về của một quỹ là xu hướng phát triển của một hoặc nhiều thị trường nơi quỹ sẽ đầu tư, kết quả của danh mục đầu tư của quỹ cũng như mức phí và chi phí của quỹ đó. Tỷ lệ chi phí: Tỷ lệ này được xác định bằng tổng chi phí chia cho giá trị tài sản ròng trung bình. Phí môi giới từ các giao dịch của quỹ không tính trong tỷ lệ chi phí này. Những tỷ lệ chi phí thấp nhất thường thấy là ở các Quỹ chỉ số, tỷ lệ chi phí thấp nhỏ hơn 1% thì được coi là thấp. Các quỹ nhỏ và tăng trưởng nhanh có sử dụng hiệu ứng đòn bẩy và chịu chi phí lãi suất cao là các quỹ phải hoạt động với tỷ lệ chi phí cao nhất. Các quỹ nhỏ có xu hướng chịu 24
  • 32. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM tỷ lệ chi phí cao hơn so với các quỹ lớn là những quỹ thu được lợi ích từ tính kinh tế theo quy mô. Các quỹ đầu tư trên thị trường quốc tế có xu hướng chịu tỷ lệ chi phí lớn hơn một cách đáng kể so với các danh mục đầu tư trong thị trường nội địa do chi phí nghiên cứu và các chi phí khác liên quan đến hoạt động đầu tư quốc tế. Các quỹ cổ phiếu có tỷ lệ chi phí cao hơn so với các quỹ đầu tư chứng khoán có thu nhập cố định. Khi đánh giá tỷ lệ chi phí, cần so sánh tỷ lệ chi phí với số liệu của các danh mục khác có cùng quy mô. Tỷ lệ thu nhập: Tỷ lệ này được tính bằng giá trị thu nhập đầu tư ròng chia cho giá trị tài sản ròng trung bình. Tuy nhiên, con số này không có tầm quan trọng như tổng lợi nhuận bởi vì tỷ lệ này chỉ tập trung vào thu nhập. Tỷ lệ doanh thu: Tỷ lệ này được xác định bằng số lượng tài sản được bán hoặc mua chia cho giá trị tài sản ròng của quỹ trong năm. Nếu tỷ lệ này là 100% doanh thu có nghĩa là công ty quản lý nắm giữ một loại cổ phiếu hoặc trái phiếu trung bình trong một năm. 50% doanh thu cho biết quỹ này thường nắm giữ các chứng khoán trung bình trong hai năm và với 200% doanh thu thì quỹ thường nắm giữ trong sáu tháng và cứ như vậy. Bên cạnh đó thì các nhà đầu tư cũng rất quan tâm tới chất lượng hoạt động quản lý quỹ. Nhà quản lý đầu tư tốt có thể điều hành hoạt động ổn định và chống chọi lại với những bất lợi của thị trường, tối thiểu hoá rủi ro thua lỗ. Một quỹ hoạt động tốt, được quản lý tốt luôn thu hút được nhiều nhà đầu tư và tài sản của nó theo đó cũng tăng lên hàng năm. III. Kinh nghiệm hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán ở một số nước 1. Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường phát triển 1.1 . Hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán ở Mỹ Quỹ đầu tư chứng khoán ở Mỹ có một lịch sử khá lâu đời và đã nhanh chóng phát huy được những đặc tính ưu việt của mình nhờ được sự hỗ trợ đáng kể của một nền kinh tế phát triển khá ổn định và một thị trường chứng 25
  • 33. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM khoán hoạt động có hiệu quả. Tại Mỹ các Quỹ đầu tư hoạt động theo hai mô hình là mô hình công ty và mô hình tín thác. Trong đó thì mô hình công ty đặc biệt là các quỹ dạng mở chiếm ưu thế hơn cả. Hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán Mỹ phát triển mạnh mẽ như vậy là do tổ chức và hoạt động của các quỹ được xây dựng rất chặt chẽ, trách nhiệm và được phân chia rất rõ ràng phù hợp với trình độ quản lý quỹ và mục đích đầu tư của quỹ. Bên cạnh đó là một hệ thống luật pháp liên quan đến thị trường chứng khoán và Quỹ đầu tư chứng khoán rất chặt chẽ và rõ ràng. Điều này chủ yếu là do thị trường chứng khoán Mỹ nói chung và hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán nói riêng đã hoạt động trong một thời gian rất dài và qua quá trình hoạt động thực tế đó, hệ thống luật pháp không ngừng được hoàn thiện để đảm bảo cho các quỹ hoạt động được lành mạnh và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người đầu tư. 1.2. Quỹ đầu tư chứng khoán ở Anh Quỹ đầu tư chứng khoán ở Anh có thể tồn tại dưới hai dạng kết thúc đóng và kết thúc mở tương ứng với hai loại hình quỹ đặc trưng của Anh là Quỹ tín thác đầu tư và Quỹ tín thác đơn vị. Quỹ tín thác đầu tư - ITCs là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và không phải là hình thức tín thác dưới khía cạnh pháp lý. Nó là quỹ dạng đóng. Những nhà đầu tư trong ITC mua cổ phiếu phổ thông của nó và sau đó các khoản thu nhập được trả theo dạng cổ tức và lỗ hoặc lãi vốn từ các cổ phiếu của họ. Quỹ được quyền sử dụng một số tiền để thực hiện hoạt động tiếp thị các chứng chỉ quỹ của mình và thưởng cho các đại lý. Đây chính là lý do chính đối với những thành công của ITC trong những năm gần đây, cho dù những chi phí hoạt động của chúng thường khá cao và những hoạt động đầu tư thường không tốt. 26
  • 34. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM Quỹ tín thác đơn vị được biết đến như là một quỹ mở mô hình tín thác. Loại quỹ này rất được phát triển ở Anh do có một số quy tắc chung trong khối thị trường chung Châu Âu về đầu tư tập thể vào các chứng khoán có khả năng chuyển đổi. Quy tắc này cho phép một Quỹ đầu tư của một nước có thể bán các chứng khoán của mình trong toàn khối thị trường chung. Chính vì vậy, Quỹ đầu tư chứng khoán dạng này có quyền hạn rộng rãi trong việc thay đổi các chứng khoán nắm giữ trong danh mục đầu tư của quỹ và các quỹ có khả năng đa dạng hoá tối đa danh mục của mình. Ở Anh, các công ty quản lý quỹ hay Quỹ đầu tư cũng không đảm nhận việc mua bán chứng chỉ quỹ hay cổ phiếu trực tiếp tới công chúng, chức năng này thường do một công ty chứng khoán thực hiện. 1.3. Hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán ở Nhật Bản Quỹ đầu tư lần đầu tiên xuất hiện ở Nhật vào năm 1941. Trải qua nhiều khó khăn nhưng kể từ năm 1996 trở lại đây, các Quỹ đầu tư đã thực sự bước vào giai đoạn phát triển ổn định và đóng một vai trò quan trọng vào sự phát triển của thị trường chứng khoán và nền kinh tế nói chung. Các Quỹ đầu tư ở Nhật mang một số đặc điểm nổi bật sau. Các quỹ chỉ tồn tại theo mô hình tín thác chứ không theo mô hình công ty. Có hai phương pháp hình thành quỹ dạng tín thác. Thứ nhất là các chứng chỉ quỹ được bán cho công chúng để tạo vốn hoặc theo phương pháp thứ hai là người quản lý dùng vốn của mình giao cho người lưu giữ tài sản của quỹ tạo vốn trước, sau đó đem các chứng chỉ cho công chúng. Các Quỹ đầu tư của Nhật là dạng kết thúc mở. Qua nghiên cứu thị trường nước này cho thấy, quỹ dạng mở hoạt động rất linh hoạt, tránh được sự thao túng của các công ty quản lý quỹ thường xảy ra với Quỹ đóng, đồng thời các chứng chỉ quỹ cũng ổn định hơn nhiều so với chứng chỉ quỹ đóng mỗi khi có những sự kiện tác động đến từng loại chứng khoán liên quan. Cũng như Anh, Mỹ thì ở Nhật các công ty quản lý quỹ hay chính quỹ cũng không đảm 27
  • 35. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM nhận việc mua bán chứng chỉ hay cổ phiếu trực tiếp tới công chúng, chức năng này thường do một công ty chứng khoán thực hiện. Ngày nay ở Nhật Bản, Quỹ đầu tư chứng khoán trở thành một trong những loại hình đầu tư có hiệu quả nhất hiện nay. Đó là do các quỹ được hoạt động trong một nền kinh tế tăng trưởng ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt và chính bản thân các quỹ này có được một chương trình đầu tư có hệ thống và một cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hoàn hảo. Đồng thời, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra được những chính sách hợp lý nhằm khuyến khích thị trường chứng khoán nói chung và Quỹ đầu tư chứng khoán nói riêng phát triển như thực hiện chính sách thuế ưu đãi… 2. Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường mới nổi 2.2 . Quỹ đầu tư chứng khoán tại Hàn Quốc Quỹ đầu tư chứng khoán Hàn Quốc được hình thành từ năm 1969 với mô hình tương tự như mô hình Quỹ đầu tư dạng tín thác ở Anh. Chính phủ Hàn Quốc quyết định chọn mô hình này là nhằm hỗ trợ cho chính phủ trong các chính sách phát triển kinh tế. Bởi vì Quỹ đầu tư mô hình tín thác là yếu tố cần thiết trong việc huy động được một lượng vốn khổng lồ cho tiến trình phát triển kinh tế trong ngắn hạn và đem lại sự ổn định cho thị trường tài chính thông qua hoạt động đầu tư chứng khoán gián tiếp. Hiện nay, Hàn Quốc đã cho phép tồn tại cả hai mô hình tín thác và công ty. Có hai loại hình công ty quản lý quỹ quản lý các quỹ tín thác đầu tư chứng khoán là Công ty tín thác đầu tư (Investment Trust Company, ITC) và Công ty quản lý tín thác đầu tư (Investment Trust Management Company, ITMC). Hai loại hình công ty này chỉ khác biệt nhau về phạm vi hoạt động. ITC được phép chào bán chứng chỉ đầu tư trực tiếp cho các nhà đầu tư thông qua mạng lưới của chính mình, còn ITMC không được trực tiếp bán chứng chỉ cho người đầu tư mà phải chào bán thông qua các đại lý là các công ty chứng khoán hoặc các ngân hàng. Khác với 28
  • 36. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM Anh, Mỹ, Nhật, ở Hàn Quốc các công ty quản lý đảm nhiệm luôn việc bán các chứng chỉ quỹ tới công chúng thông qua hệ thống chi nhánh của công ty. Chính nhờ đặc điểm này mà các công ty quản lý quỹ ở Hàn Quốc ít chịu ảnh hưởng củacác công ty chứng khoán và điều này là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phát triển đáng kể của các Quỹ đầu tư chứng khoán ở Hàn Quốc. 2.2. Quỹ đầu tư chứng khoán ở Thái Lan Chỉ sau khi thị trường chứng khoán Thái Lan ra đời được một năm (năm 1974), chính phủ Thái Lan đã rất chú trọng đến việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh chứng khoán và tăng cường khả năng huy động vốn bằng cách thiết lập Quỹ đầu tư chứng khoán dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn. Nhờ đó giúp giới đầu tư Thái Lan vốn rất bỡ ngỡ với thị trường chứng khoán có thể có được một phương thức đầu tư mới đơn giản và an toàn hơn nhờ tính đầu tư chuyên nghiệp của quỹ. Tuy nhiên phải đến hai năm sau, hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán Thái Lan mới chính thức đi vào hoạt động. Trải qua nhiều thăng trầm, đến những năm 90, kể từ khi Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán mới ra đời vào năm 1992 thì hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán ở Thái Lan mới phát triển rực rỡ. Sự thành công này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phân phối và dịch vụ của các Quỹ đầu tư. Các quỹ đã xây dựng được các kênh phân phối rất mạnh thông qua việc liên kết với các ngân hàng thương mại lớn. Góp thêm vào sự phát triển của các quỹ còn phải kể đến các văn bản luật và quy chế của uỷ ban chứng khoán hoạt động khá hiệu quả do được soạn thảo bởi những người có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng khuyến khích việc liên doanh với nước ngoài để thành lập Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ nhằm tranh thủ vốn và kỹ năng của đối tác nước ngoài. Một vấn đề nữa không kém phần quan trọng là cùng với sự hoạt động của các tổ chức tín thác đầu tư, Thái Lan cũng đã có một sự quan tâm đúng mức đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán. 29
  • 37. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM * Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam rút ra từ thực tiễn hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán tại một số nước Dù ở thị trường phát triển hay thị trường mới nổi thì các Quỹ đầu tư chứng khoán vẫn có những nét tương đồng và chúng đều tuân theo một quy luật phát triển chung. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế chính trị mà Quỹ đầu tư chứng khoán ở từng nước lại có những đặc trưng riêng. Là một nước đi sau, Việt Nam có thể học tập được những kinh nghiệm quý báu này để áp dụng một cách linh hoạt, giúp cho hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán có thể phát triển lớn mạnh, phát huy được tối đa tính ưu việt của mình. Một yếu tố cần để giúp cho Quỹ đầu tư chứng khoán có thể hình thành và phát triển chính là những người đầu tư cá nhân. Quỹ đầu tư chính là cầu nối giúp các cá nhân với số vốn ít ỏi của mình có thể đầu tư vào thị trường chứng khoán trong một danh mục đầu tư đa dạng và rủi ro được giảm xuống ở mức thấp nhất. Chúng ta có thể nhận thấy rằng các thị trường phát triển có hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán đã có một lịch sử phát triển lâu đời, cũng như các thị trường mới nổi có ngành Quỹ đầu tư chứng khoán đang bắt đầu đi vào quỹ đạo phát triển cũng đều có số lượng người tham gia đầu tư chứng khoán rất đông. Tỷ lệ người am hiểu và tự mình trực tiếp kinh doanh chiếm rất nhỏ, đa số đều thông qua Quỹ đầu tư chứng khoán. Trong khi đó, ở Việt Nam, với tỷ lệ người am hiểu thị trường chứng khoán còn thấp, vốn đầu tư nhỏ thì việc làm cấp bách trước mắt chính là thu hút đông đảo dân chúng tham gia đầu tư. Bên cạnh đó, khâu đào tạo nguồn nhân lực cho các Quỹ đầu tư chứng khoán cũng phải được chú trọng. Theo kinh nghiệm của Thái Lan, để hoạt động đầu tư có hiệu quả, chính phủ nước này đã quan tâm đúng mức đến việc đào tạo nguồn nhân lực. Việt Nam cần phải tìm ra được những giải pháp để có thể xây dựng được một đội ngũ cán bộ nhân viên không chỉ giỏi về mặt kỹ năng chuyên môn mà còn có đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo tính công khai, công bằng trong thị trường và cũng để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư. 30
  • 38. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM Trên thế giới hiện nay, Quỹ đầu tư chứng khoán đang tồn tại dưới hai mô hình, mô hình tín thác và mô hình công ty. Việc lựa chọn áp dụng mô hình Quỹ đầu tư chứng khoán nào để phù hợp với điều kiện kinh tế, hệ thống pháp luật của từng nước có ý nghĩa quan trọng và mang tính quyết định đến quá trình hình thành và phát triển hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán. Đối với thị trường mới nổi, đặc biệt là tại các nước Châu Á, các quỹ dạng tín thác được hình thành trước. Khi hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán đã phát triển tới một trình độ nhất định thì các nước mới áp dụng mô hình Quỹ đầu tư dạng công ty. Trong khi đó, tại các nước phát triển thì lại áp dụng một cách đồng thời cả mô hình công ty và mô hình tín thác. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì các nước này đã phát triển ở một trình độ cao, hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ nên đã góp phần tạo ra một cơ chế hình thành và phát triển các Quỹ đầu tư một cách linh hoạt, tạo ra sự cạnh tranh giữa các định chế đầu tư. Chính vì vậy, với một đặc điểm tương tự như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaixia… trong buổi đầu hình thành Quỹ đầu tư chứng khoán thì đối với điều kiện Việt Nam hiện nay, việc lựa chọn mô hình tín thác sẽ là tối ưu nhất. Có một đặc điểm giống nhau ở cả thị trường phát triển lẫn thị trường mới nổi là điểm xuất phát của Quỹ đầu tư chứng khoán là Quỹ đầu tư dạng đóng được hình thành và phát triển trước Quỹ đầu tư dạng mở. Đặc trưng của Quỹ đóng là cơ cấu vốn ổn định, giúp cho các tổ chức quản lý quỹ còn ít kinh nghiệm trong thời gian đầu thành lập có thể quản lý tốt nguồn vốn của mình. Trong điều kiện thị trường tài chính Việt Nam quy mô còn nhỏ bé, kinh nghiệm thực tiễn trong việc điều hành hoạt động của Quỹ đầu tư còn hạn chế, thì việc hình thành các Quỹ đóng sẽ là phù hợp hơn cả. Tuỳ theo hệ thống pháp luật của từng nước mà các Quỹ đầu tư chứng khoán có thể chịu sự quản lý ở các cấp khác nhau. Tuy nhiên, do tầm quan trọng và ảnh hưởng to lớn của các Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường tài 31
  • 39. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM chính nên đại đa số các nước đều áp dụng việc các quỹ chịu sự quản lý ở cấp trung ương. Ở cấp trung ương các quỹ có thể được quản lý bởi Bộ tài chính như Nhật Bản, Hàn Quốc… hay là Uỷ ban chứng khoán nhà nước như Mỹ đang thực hiện. Do mục tiêu đầu tư của các quỹ là vào thị trường chứng khoán nên hợp lý nhất là để Uỷ ban chứng khoán nhà nước quản lý. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhận thấy rằng, ở hầu hết các nước đều có hệ thống văn bản pháp lý ở cấp độ cao nhất điều chỉnh hoạt động của Quỹ đầu tư, hay tối thiểu là các chương lớn trong Luật chứng khoán. Chính vì vậy, đối với loại hình hết sức phức tạp như Quỹ đầu tư, thì Việt Nam nên sớm ban hành luật để tạo ra một khuôn khổ pháp lý vững chắc cho hoạt động của các quỹ. Ngoài ra, do Quỹ đầu tư cũng chỉ mới xuất hiện nên Việt Nam cũng ngay từ đầu nên thực hiện các chính sách ưu đãi như ưu đãi về thuế nhằm phát triển Quỹ đầu tư chứng khoán. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy, nhờ vào việc áp dụng một chính sách thuế hợp lý mà hệ thống Quỹ đầu tư của Nhật đã thu hút được nhiều nhà đầu tư góp phần thúc đẩy ngành này phát triển mạnh mẽ. Sự thành công hay thất bại của việc kinh doanh Quỹ đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phân phối và dịch vụ. Việc hỗ trợ của các ngân hàng được thể hiện qua những nỗ lực trong việc phân phối là chìa khoá cho sự thành công của các Quỹ đầu tư chứng khoán Thái Lan. Tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng thương mại hiện đang là những tổ chức tham gia lớn nhất trên thị trường tài chính với hệ thống kênh phân phối rộng khắp đã được thiết lập từ lâu và không ngừng được mở rộng. Vì vậy, việc phân phối với hệ thống ngân hàng để có thể tận dụng được hệ thống kênh phân phối lớn sẵn có này sẽ là một lợi thế không nhỏ cho các Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam. Bên cạnh đó, kinh nghiệm liên doanh với nước ngoài để thành lập Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ nhằm tranh thủ vốn và kỹ năng của đối tác nước ngoài của Thái Lan cũng là điều mà Việt Nam nên học tập. Hiện nay, các điều kiện, nguồn lực của Việt Nam để hình thành và phát triển Quỹ đầu tư rất còn hạn chế nên 32
  • 40. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM việc dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài là cần thiết. Tuy nhiên, việc liên doanh phải hết sức thận trọng để một mặt tạo điều kiện cho các Quỹ đầu tư chứng khoán trong nước phát triển, mặt khác tránh được sự thao túng thị trường từ bên ngoài. 33
  • 41. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM Chương II HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM I. Sự cần thiết của việc hình thành các Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam Trên con đường hội nhập và phát triển, Việt Nam đang đứng trước một đòi hỏi rất lớn về vốn đầu tư xã hội trong khi thị trường tài chính thì chưa hoàn thiện còn thị trường vốn vẫn còn sơ khai. Trong khi đó, những người dân đang nắm trong tay một số lượng tiền nhàn rỗi lớn lại tỏ ra không mấy mặn mà với việc đầu tư. Họ thường chọn các phương pháp để dành phi kinh tế như lấy tiền mặt để đi mua vàng, USD, bất động sản… những thứ mà họ có thể kiểm soát được. Nếu có đầu tư thì chủ yếu họ sẽ đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ chứ không phải sản xuất. Theo như kết quả điều tra cho thấy, hiện nay lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư là khoảng hơn 4 - 6 tỷ USD, chiếm tới 40% - 50% khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Thế nhưng phần đông công chúng khi có tiền dư thường gửi tiết kiệm ở ngân hàng, ở Hà Nội là 53%, TP Hồ Chí Minh là 30%, hiện nay số dư tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ của dân cư khoảng 4 tỷ USD. Số những người cất tiền ở nhà là 15% 2) . Ngoài ra một bộ phận rất lớn công chúng đầu tư vào bất động sản, gây nên những cơn sốt nhà đất hoặc nếu chưa tìm được phương án đầu tư hợp lý thì đưa tiền vào tiêu dùng. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đang đứng trước tình trạng thiếu vốn gay gắt. Khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp vẫn còn rất thấp, phương pháp huy động vốn nghèo nàn chủ yếu trông chờ từ vốn ngân sách và các khoản tín dụng ưu đãi từ ngân hàng. Kể từ khi Luật doanh nghiệp ra đời đã tạo ra môi trường hoạt động 2) Theo Thời báo kinh tế Việt Nam năm 2002 34
  • 42. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM thông thoáng cho các doanh nghiệp nhưng mức độ phát triển còn nhiều hạn chế, quy mô còn nhỏ, chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có và các khoản vay qua hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp, việc tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng là rất khó khăn do cơ chế ngân hàng có những đòi hỏi hết sức khắt khe. Thực tế cũng cho thấy rằng tín dụng ngân hàng không thể thoả mãn được hết nhu cầu về vốn của các chủ thể kinh tế. Không chỉ có các doanh nghiệp, mà nhà nước cũng có nhu cầu về vốn rất lớn để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Vốn tín dụng của chính phủ chủ yếu dựa trên nguồn vốn ODA, thông qua các đợt phát hành công trái, trái phiếu chính phủ hay huy động qua hệ thống ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, việc tìm ra các giải pháp để thu hút rộng rãi công chúng tham gia đầu tư, tăng quy mô vốn thị trường thông qua tạo lập ra các Quỹ đầu tư chứng khoán là rất cần thiết. Sự phát triển của loại hình Quỹ đầu tư chứng khoán sẽ giúp cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát huy được vai trò thực sự trong việc chuyển tiết kiệm trong nền kinh tế thành đầu tư, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sự hiện diện của Quỹ đầu tư mang lại những lợi ích cho các thị trường tiếp nhận nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là các thị trường mới nổi. Quỹ đầu tư cung cấp nguồn vốn dài hạn và ổn định. Nguồn vốn và chiến lược đầu tư dài hạn của Quỹ đầu tư góp phần tăng cường khả năng huy động những nguồn vốn dài hạn và ổn định, giảm mức độ phụ thuộc của người sử dụng vốn vào các nguồn tài chính có tính biến động cao như nguồn tín dụng ngắn hạn do hệ thống ngân hàng cung cấp. Một tính chất của Quỹ đầu tư là đầu tư gián tiếp nên làm giảm lo ngại của chính phủ về vấn đề sở hữu tập trung, thâu tóm doanh nghiệp của người nước ngoài đối với các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, các Quỹ đầu tư 35
  • 43. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM (Quỹ đóng) thường được các chính phủ cho phép tham gia đầu tư trước khi thị trường chứng khoán được mở cửa cho những người đầu tư trực tiếp. Quỹ đầu tư đóng góp vào sự phát triển thị trường vốn. Những người quản lý thường mang theo mình những kỹ năng điều hành và phân tích đầu tư chuyên nghiệp. Người quản lý quỹ thường đòi hỏi những chuẩn mực cao trong hoạt động lưu ký, thanh toán bù trừ, công bố thông tin và giám sát thị trường. Kết quả là cơ sở thị trường được củng cố vững chắc. Quỹ cung cấp các phương tiện đầu tư đa dạng. Trước sự phát triển của nền kinh tế cùng với mức độ tích luỹ tài sản tài chính, người đầu tư có xu hướng phát sinh nhu cầu về các phương tiện đầu tư tài chính đa dạng. Để đáp ứng nhu cầu này, các công ty quản lý quỹ đầu tư phát triển những sản phẩm đầu tư tài chính đa dạng và linh hoạt về thời gian đáo hạn, tính sinh lợi và mức độ an toàn. Sự đa dạng và linh hoạt của các phương tiện đầu tư này giúp cho việc huy động nguồn vốn trong xã hội trở nên triệt để hơn. Chứng chỉ quỹ làm tăng tính thanh khoản của thị trường. Sự tham gia của những nguồn vốn mới từ bên ngoài vào một thị trường chứng khoán thường làm tăng mức cầu về chứng khoán, gia tăng tính thanh khoản của các chứng khoán và như vậy sẽ thu hút được các nhà đầu tư Việt Nam mà cho đến nay chỉ quen giữ hoặc gửi tiền của mình vào các tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng và nhờ đó các doanh nghiệp có thể huy động vốn một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, Quỹ đầu tư chứng khoán còn cung cấp cơ hội cho nhà đầu tư vươn ra thị trường nước ngoài hoặc tái đầu tư khoản cổ tức và thặng dư vốn vào quỹ. Sự hiện diện của các Quỹ đầu tư kích thích tăng trưởng đối với các doanh nghiệp. Các quỹ cung cấp những nguồn vốn rủi ro cao và kỹ năng quản lý khoa học, đem lại những cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao. 36
  • 44. KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM Trong điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, sự cần thiết của Quỹ đầu tư còn thể hiện ở một số điểm sau: - Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở trong giai đoạn đầu mới thành lập trong đó hầu hết các công ty chưa đủ uy tín và sức mạnh để hấp dẫn được các nhà đầu tư cá nhân. Do đó, khi công chúng đầu tư chưa tích cực tham gia vào thị trường thì vai trò của các nhà đầu tư có tổ chức như công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, Quỹ đầu tư… là hết sức quan trọng đối với sự ổn định của thị trường. Trên thị trường sơ cấp, những người đầu tư có tổ chức đóng vai trò tích cực trong việc tham gia, thúc đẩy hoạt động bảo lãnh phát hành, phân phối chứng khoán, giúp các chủ thể phát hành huy động vốn một cách hiệu quả, tạo thêm hàng hoá cho thị trường. Trên thị trường thứ cấp, với kỹ năng phân tích đầu tư chuyên nghiệp và nguồn vốn lớn, dài hạn người đầu tư có tổ chức góp phần kiểm soát sự biến động giá chứng khoán do sự mất cân đối cung cầu, tạo sự ổn định cần thiết trên thị trường thứ cấp. - Quỹ đầu tư là một phương tiện đầu tư hiệu quả đối với những người không được trang bị những kỹ năng đầu tư chuyên nghiệp. Trong khi đại bộ phận người đầu tư có kiến thức về đầu tư chứng khoán còn rất hạn chế thì vai trò của Quỹ đầu tư càng trở nên có ý nghĩa. Việc tiếp cận đối với những nguồn thông tin đa dạng cộng với những chiến lược đầu tư khoa học trong hoạt động của quỹ khiến cho nguồn vốn đầu tư gián tiếp qua quỹ trở nên an toàn hơn. Mặt khác, chức năng chuyển đổi nguồn vốn tiết kiệm trong xã hội thành nguồn vốn đầu tư trên phạm vi rộng làm cho Quỹ đầu tư trở thành phương tiện rất hiệu quả trong việc huy động vốn nhàn rỗi rộng rãi trong công chúng, phát huy nội lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế. Đồng thời, kỹ năng nghiên cứu, phân tích đầu tư chuyên nghiệp của quỹ sẽ góp phần hướng dẫn thị trường, nâng cao trình độ hiểu biết cũng như kỹ năng đầu tư chứng khoán của công chúng, giúp nâng cao tính xã hội hoá của hoạt động đầu tư. 37