SlideShare a Scribd company logo
1 of 93
1
DANH MỤC VIẾT TẮT
BTC Bộ Tài chính
GDP Tổng sản phẩm trong nước
HĐND Hội đồng nhân dân
HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chi Minh
IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế
KBNN Kho bạc Nhà nước
NĐTNN Nhà đầu tư nước ngoài
NHCSXH Ngân hàng Chinh sách xã hội Việt Nam
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHPT Ngân hàng phát triển
NHTM Ngân hàng thương mại
NSNN Ngân sách Nhà nước
TPCP Trái phiếu Chính phủ
TPCPBL Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
TPCQĐP Trái phiếu chính quyền địa phương
TPDN Trái phiếu doanh nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
VBMA Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam
VSD Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
WB Ngân hàng Thế giới
2
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Khối lượng phát hành và dư nợ TPCP giai đoạn 2011 - 2020………………….
Error! Bookmark not defined.
Hình 2. Khối lượng TPDN phát hành và dư nợ giai đoạn 2015 - 2020……………..….. 36
Hình 3. Quy mô thị trường trái phiếu giai đoạn 2015-2020 (%GDP)………………....…44
Hình 4. Quy mô phát hành và lãi suất TPCP (2009 - 2021)……………………………...45
Hình 5. Quy mô và thanh khoản thị trường TPCP (2009-2021) ……………………….. 47
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đổi mới, cải cách để phát triển
kinh tế - xã hội, được thể hiện bằng những kết quả cụ thể trên tất cả các lĩnh vực kinh tế,
xã hội, ngoại giao. Mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức nhưng về cơ bản kinh tế đã giữ
được mức tăng trưởng cao và ổn định; về đối ngoại đã thực hiện hội nhập trong khu vực
và trên thế giới với vị thế ngày càng cao. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị
trường vốn, thị trường trái phiếu đã góp phần ngày càng quan trọng trong việc đáp ứng
yêu cầu huy động và phân bổ các nguồn lực cho đầu tư phát triển và thể hiện rõ quan
điểm hội nhập của Đảng và Chính phủ.
Thị trường trái phiếu Việt Nam hình thành từ những năm 1990 và bắt đầu phát
triển từ năm 2000. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, thị trường trái phiếu đã trở nên
phát triển, là một phần quan trọng của thị trường tài chính Việt Nam. Hành lang pháp lý
đã được hoàn thiện tương đối đầy đủ, giúp thị trường hoạt động khá hiệu quả, đạt được
nhiều kết quả ấn tượng. Thị trường trái phiếu đã và đang trở thành một kênh huy động
vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục…, góp phần vào những thành tựu kinh tế -
xã hội của Việt Nam thời gian qua và sắp tới, với quy mô vốn phát hành ngày càng tăng.
Mặc dù thị trường trái phiếu đã có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua
nhưng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần quan tâm cải thiện như: Quy mô thị trường trái
phiếu vẫn còn nhỏ so với các nước trong khu vực, cơ sở nhà đầu tư chưa đa dạng, thị
trường thứ cấp có một số chỉ tiêu chưa đạt được như kỳ vọng, chênh lệch giữa thời điểm
nhu cầu về vốn và thời điểm thuận lợi để huy động vốn,... đang là những vấn đề đặt ra.
Xuất phát từ thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam thời gian qua cùng với
mong muốn tìm hiểu về lĩnh vực trái phiếu và thị trường trái phiếu nên tôi chọn đề tài
“Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường trái phiếu Việt Nam - Thực trạng và giải
pháp hoàn thiện trong thời gian tới” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
4
2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện thị trường trái phiếu Việt
Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam từ năm 2011 - 2021 nhằm chỉ
ra các mặt tích cực, hạn chế, nguyên nhân của sự hạn chế trong phát triển.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về thị trường trái phiếu Việt Nam. Luận văn đặt ra một số
câu hỏi phải trả lời đó là:
- Thực trạng về thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2011 - 2021 như thế nào ?
- Làm thế nào để hoàn thiện thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian tới ?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thị trường trái phiếu Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về trái phiếu, thị trường trái phiếu,
tính thanh khoản của thị trường trái phiếu Việt Nam và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện
thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian tới.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu về trái phiếu, thị trường trái phiếu, tính thanh
khoản của thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2011 - 2021 và đề xuất giải pháp cho
những năm tiếp theo.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu: thông tin tài liệu được tác giả thu thập từ sách, báo
chuyên ngành, các nghiên cứu, các trang mạng điện tử… liên quan đến đối tượng nghiên
5
cứu của luận văn. Ngoài ra, luận văn cũng tham khảo các tài liệu, báo cáo liên quan đến
số liệu về trái phiếu và thị trường trái phiếu, chủ trương, chính sách, quy định về thị
trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2011 - 2021.
- Phương pháp phân tích: luận văn sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp,
so sánh nhằm phản ánh thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam trong giai đoạn năm
2011 - 2021.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài lời cảm ơn, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng và hình, phần mở đầu, kết
luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về tính thanh khoản của thị
trường Trái Phiếu Việt Nam
Chương 2: Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng tính thanh khoản của thị trường trái phiếu Việt Nam
Chương 4: Kết luận và kiến nghị
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH
THANH KHOẢN CỦA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM
1. Tổng quan nghiên cứu
1.1 Nghiên cứu nước ngoài
Thị trường vốn và các lý thuyết về thị trường được nghiên cứu ở nước ngoài đã có
bề dày lịch sử, việc tham khảo kinh nghiệm của các nghiên cứu của các tác giả ở nước
ngoài là hết sức cần thiết với một nền tài chính non trẻ như Việt Nam, có thể kể đến một
số công trình nghiên cứu và các khía cạnh nghiên cứu như sau:
- The Emerging Markets Committee of the International Organization of Securities
Commissions (2002) The development of corporate bond markets in emerging market
countries đã chỉ ra rằng vai trò của thị trường TPDN trong nước được thể hiện: (1) Trong
giai đoạn các ngân hàng bị khủng hoảng thì thị trường TPDN sẽ là nguồn vốn cung cấp
cho các doanh nghiệp trong nước mà không bị ảnh hưởng bởi hoạt động của các ngân
hàng, nhiều ý kiến cho rằng thị trường TPDN sẽ giúp giải quyết khủng hoảng trong hoạt
động của các ngân hàng bằng cách cho phép hệ thống ngân hàng cải thiện bảng cân đối
của mình thông qua việc chứng khoán hóa (tức là phát hành trái phiếu được hỗ trợ bởi các
khoản vay không hiệu quả); (2) Việc phát hành TPDN sẽ làm giảm chi phí trong khoản
vay so với việc vay từ các ngân hàng do việc phát hành trái phiếu các doanh nghiệp sẽ thu
hút vốn trực tiếp từ các nhà đầu tư mà loại bỏ khâu trung gian là doanh nghiệp là ngân
hàng từ đó giúp giảm chi phí thu hút vốn; (3) Thu hút vốn từ việc phát hành TPDN sẽ làm
giảm những rủi ro về tiền tệ do nguồn vốn này là nguồn vốn dài hạn trong khi đó các
khoản vay từ ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn; (4) Là nhân tố để phát triển thị trường tài
chính trong nước, tăng lượng hàng hóa cung cấp cho các nhà đầu tư lựa chọn; (5) Thúc
đẩy sự phát triển thị trường tài chính một cách ổn định…
- Albert Mentink (2005), Essays on corporate bonds, Doctor thesis, Erasmus
University Rotterdam, Italy. Trong nghiên cứu, tác giả đã nghiên cứu về thị trường trái
phiếu Châu Âu, xem xét tỷ lệ lãi suất, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản của TPDN.
- Nghiên cứu về đặc điểm TPDN, việc phát hành TPDN có các sách do nhà xuất
bản McGraw - Hill xuất bản cho nhiều tác giả như Richard A. Brealey, Stewart C. Myers
7
(1996), Principles of Coporate Finance. William F. Sharpe (2000), Portfolio Theory and
Capital Markets. Charles J. Corrado & Bradford D. Jordan (2000), Fundamentals of
Investments - Valuation and Management. Richard A.Bredley, Stewart C. Myers, Alan J.
Marcus (2007), Fundamental of corporate finance. Ngoài ra còn có Aswath Damodaran
(1997), Corporate Finance - Theory and Practice, John Wiley & Sons.
- Mary Jo White, SEC Chairman (2014), corporate bond market structure: the time
for reform is now, cho rằng thị trường TPDN là thị trường cung cấp nguồn vốn nhiều nhất
và lớn nhất cho doanh nghiệp trong thời gian gần đây. Để phát triển thị trường này thì
việc chuẩn hóa các sản phẩm được cung cấp là một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ
tạo ra sức thanh khoản cho các sản phẩm này, từ đó sẽ thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh
vực này.
OICU-IOSCO (2014), Corporate Bond Markets: A Global Perspective khảo sát và
cung cấp tình hình phát triển thị trường TPDN của các nước trên thế giới, phân tích về độ
sâu, độ rộng thị trường đồng thời đưa ra những rủi ro tiềm ẩn có thể trong tương lai.
Trong đó công trình đã cho thấy rằng quy mô của TPDN toàn cầu (theo mẫu điều tra của
công trình là 82 nước trong đó có Việt Nam) năm 2013 đã tăng gấp 3 lần so với năm 2000
với tốc độ tăng trung bình trong giai đoạn trước khủng hoảng (2000 - 2007) là 7% và giai
đoạn sau khủng hoảng (2008 - 2013) là 2%. Công trình khẳng định sự phát triển của thị
trường TPDN là nhân tố quan trọng của ổn định thị trường tài chính và tăng trưởng kinh
tế.
Trong các nghiên cứu ở nước ngoài, chủ yếu nghiên cứu về lý luận trái phiếu nói
chung, TPDN nói riêng và thực trạng phát hành TPDN dựa trên thực tiễn của các nước
ngoài, phục vụ cho các vấn đề đặt ra ở nước mà các tác giả nghiên cứu.
1.2 Nghiên cứu trong nước
Thị trường tài chính ở Việt Nam vẫn còn là một thị trường mới nổi, còn non trẻ, do
vậy các nghiên cứu trong nước phần lớn vẫn tập trung vào các vấn đề về sự hình thành,
thiết lập thị trường; vào cách thức hoạt động và các giải pháp để phát triển thị trường vốn,
thị trường chứng khoán. Các tác giả đã khái quát được các vấn đề lý luận và thực trạng về
thị trường vốn nói chung, thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu nói riêng, có thể
8
tóm lược các nghiên cứu nổi bật và những điểm đạt được, những khoảng trống cần nghiên
cứu tiếp như sau:
Luận án tiến sĩ: Trần Xuân Hà (2004), sử dụng công cụ trái phiếu Chính phủ để
huy động vốn cho đầu tư phát triển ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài
chính. Luận án nghiên cứu việc sử dụng trái phiếu Chính phủ (TPCP) để huy động vốn
cho đầu tư phát triển, bao hàm các vấn đề: Sử dụng trái phiếu kho bạc để bù đắp thiếu hụt
ngân sách nhà nước; Sử dụng trái phiếu để huy động vốn cho Chính quyền địa phương;
huy động vốn từ thị trường trái phiếu quốc tế từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường
sử dụng trái phiếu Chính phủ để huy động vốn. Trong nghiên cứu này, các khái niệm về
trái phiếu nói chung, trái phiếu Chính phủ nói riêng, tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu,
các khái niệm và vấn đề liên quan đến trái phiếu DN không được đề cập.
Cũng về đề tài trái phiếu Chính phủ, tác giả Lê Anh Tuấn (2010), Phát triển thị
trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế Học viện Tài chính. Luận
án đã tổng quát hóa được những lý luận về trái phiếu Chính phủ và thị trường TPCP, làm
rõ vai trò của thị trường TPCP trong nền kinh tế và những yêu cầu hình thành, phát triển
thị trường TPCP; trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đánh giá được thực
trạng phát triển thị trường TPCP từ những năm 1990 đến 2010 cả về thị trường sơ cấp và
thứ cấp, tác giả đã đánh giá được những mặt được, hạn chế của từng phương thức phát
hành, từng loại TPCP hoạt động niêm yết, giao dịch, thông tin, cơ chế chính sách; đưa ra
được nhóm giải pháp, lộ trình thực hiện, phát triển toàn diện thị trường.
Trịnh Mai Vân (2010), Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ
kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân. Trong nghiên cứu của mình, tác giả cũng đã đề cập
được những vấn đề tổng quan về trái phiếu như khái niệm, đặc điểm của trái phiếu, đường
cong lãi suất chuẩn. Tuy tác giả mới nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường trái
phiếu của Hàn Quốc nhưng cũng đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam, trong đó tác giả cũng đã chỉ rõ việc xác định phát triển thị trường TPDN trước
TPCP của Hàn Quốc đã làm cho thị trường phát triển một cách mất cân đối. Qua phân
tích thực trạng phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009, tác giả
đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường trái phiếu. Tuy nhiên trong luận án này tác
giả chưa đề cập sâu về TPDN mà chủ yếu vẫn nghiên cứu về thị trường trái phiếu Chính
9
phủ từ năm 2000 - 2009 về quy mô phát hành, thị trường giao dịch TPCP, còn về thị
trường TPDN mới được tác giả đề cập khái quát. Mặt khác, vấn đề tạo tính thanh khoản
cho thị trường trái phiếu đặc biệt là TPDN - là cơ sở để doanh nghiệp dễ dàng hơn trong
việc huy động vốn trái phiếu cũng chưa được tác giả làm rõ.
Đề tài cấp bộ: TS. Phạm Trọng Bình (2001), cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc
phát triển trái phiếu ở Việt Nam đã khái quát tương đối toàn diện lý luận về thị trường trái
phiếu và cũng đánh giá được thực trạng của thị trường trái phiếu Việt Nam trong giai
đoạn trước và sau khi thành lập thị trường chứng khoán năm 2000. Tuy nhiên, tập thể tác
giả cũng mới phân tích chủ yếu thị trường phát hành trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam về
quy mô thị trường giao dịch và phát hành TPCP, các thành viên tham gia thị trường
TPCP…, đề tài chưa phân tích sâu đến các giải pháp phát triển thị trường TPDN trong
giai đoạn tới. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện của: PGS.TS Nguyễn Đăng Nam
và Hà Thị Đoan Trang (2004), Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường TPDN ở Việt
Nam, và TS. Hoàng Trần Hậu (2003), Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các trung gian
tài chính trong việc phát triển thị trường trái phiếu nước ta hiện nay. Trong đề tài này các
tác giả cũng đã đề cập được những vấn đề cơ bản về trái phiếu, thị trường TPDN. Tuy
nhiên, đề tài mới chủ yếu xem xét trên góc độ phát triển thị trường TPDN và trên khía
cạnh vĩ mô là quản lý nhà nước như tạo khung pháp lý cho việc phát hành, giao dịch
TPDN... chưa đưa ra các giải pháp từ phía doanh nghiệp nhằm tăng cường huy động vốn
từ trái phiếu.
Một số luận văn Thạc sỹ kinh tế có đề cập đến TPDN tuy nhiên vẫn còn chưa sâu,
như: Trần Vinh Quang (2005), phát hành trái phiếu công ty ở Việt Nam, điều kiện và khả
năng thực hiện, Học viện Tài chính. Tác giả đã đề cập đến các loại trái phiếu của công ty
và điều kiện phát hành. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ đề cập khái quát vấn đề lý luận trái
phiếu DN, mặt khác tình hình kinh tế - xã hội cho đến nay đã có nhiều thay đổi. Luận văn
thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Kim Cương (2007), giải pháp phát triển thị trường TPDN ở
Việt Nam, Học viện tài chính; Trương Thị Ngọc Hải (2008), phát triển thị trường TPDN
Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân [23, 24]. Mặc dù các luận văn trên đều đã đề cập đến
việc phát triển thị trường TPDN, hệ thống hóa và đánh giá cơ bản thực trạng của thị
trường TPDN. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, phân tích vẫn còn rất sơ lược, chủ yếu mới chỉ
10
xem xét trên góc độ quản lý nhà nước đối với hoạt động phát hành TPDN chứ chưa phải
nghiên cứu trên góc độ doanh nghiệp, hơn nữa do bối cảnh và thời điểm nghiên cứu cũng
đã khá xa nên nhiều giải pháp cho đến nay không còn được phù hợp.
1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Có thể thấy, phần lớn các nghiên cứu trước đây đã có những đóng góp về mặt cơ
sở luận liên quan đến phát triển thị trường trái phiếu nói chung, TPCP, TPDN nói riêng.
Đồng thời, nhiều nghiên cứu cũng đã đưa ra những vấn đề lý luận về hội nhập tài chính
bao gồm khái niệm, đặc điểm, tác động của hội nhập tài chính, đo lường mức độ hội nhập
đặc biệt là các nghiên cứu ở nước ngoài. Liên quan đến thị trường trái phiếu, nghiên cứu
trước đây đã chứng minh tác động của hội nhập tài chính đến thị trường thông qua tác
động đến chính sách tài khoá, nợ, lãi suất, kỷ luật thị trường. Tuy nhiên, các nghiên cứu
vẫn tồn tại một số khoảng trống nghiên cứu về mặt lý thuyết cũng như thực tế, cụ thể:
Về mặt lý thuyết:
Một là, chưa có nghiên cứu tổng quát, có hệ thống nào về phát triển thị trường trái
phiếu đặt trong bối cảnh hội nhập tài chính, một xu hướng đã và đang diễn ra mạnh mẽ
trên thế giới. Hội nhập tài chính có tác động đến cả hệ thống tài chính, trong đó có bộ
phận của thị trường tài chính là thị trường trái phiếu thông qua một số kênh truyền dẫn.
Đánh giá tác động của hội nhập tài chính đến thị trường trái phiếu sẽ là cơ sở để đưa ra
các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường này trong bối cảnh hội nhập tài chính.
Hai là, chủ đề về phát triển thị trường trái phiếu được nghiên cứu ở nhiều quốc gia,
trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu chưa xây dựng một bộ chỉ số
tổng hợp đánh giá mức độ phát triển của toàn bộ thị trường trái phiếu, đặc biệt khi đặt
trong bối cảnh hội nhập tài chính. Đây là một khoảng trống nghiên cứu lớn và trong đề
tài, tác giả sẽ nghiên cứu, đề xuất bộ chỉ số đánh giá mức độ phát triển của thị trường trái
phiếu gắn với vấn đề hội nhập.
Ba là, các nghiên cứu trước đây đã sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu gộp để đánh
giá tác động của các nhân tố đến thị trường trái phiếu nói chung ở khu vực Châu Âu,
Châu Á, tuy nhiên chưa có mô hình nào cụ thể về các nhân tố tác động đến thị trường trái
phiếu Chính phủ phù hợp với thị trường Việt Nam và khu vực ASEAN.
11
Về mặt thực tiễn:
Một là, về mặt thực tiễn, do mỗi quốc gia có xuất phát điểm, đặc điểm khác nhau
về kinh tế, tài chính, văn hoá, mức độ phát triển khác nhau, đồng thời mục đích phát triển
thị trường trái phiếu cũng khác nhau dẫn đến không thể phát triển thị trường trái phiếu
theo một khuôn mẫu chung giống nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích thực trạng thị
trường trái phiếu từ đó đưa ra các giải pháp phát triển thị trường này cần được tiến hành
dựa trên những đặc trưng riêng có ở từng quốc gia. Những nghiên cứu về thị trường trái
phiếu Việt Nam chưa được cập nhật trước những thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội,
không được đặt trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng vào khu vực và thế giới.
Hai là, mức độ hội nhập của thị trường trái phiếu tác động đến sự phát triển của thị
trường, do vậy đo lường mức độ hội nhập của thị trường trái phiếu là cần thiết. Vấn đề
này đã được đưa ra trong nhiều nghiên cứu trên thế giới, tuy nhiên nghiên cứu cụ thể cho
Việt Nam thì chưa một nghiên cứu nào thực hiện.
2. Cơ sở lý luận về tính thanh khoản của thị trường Trái phiếu Việt Nam
2.1 Tổng quan về trái phiếu
2.1.1 Khái niệm trái phiếu
Trái phiếu là một chứng chỉ vay nợ phản ánh quan hệ giữa người đi vay (chủ thể
phát hành trái phiếu) với người cho vay (chủ sở hữu trái phiếu); trong đó chủ thể phát
hành trái phiếu cam kết trả cho người chủ sở hữu trái phiếu một số tiền nhất định, vào
những khoảng thời gian nhất định, và phải trả lại tiền gốc khi khoản tiền vay đến hạn.
Trái phiếu là loại chứng khoán nợ thông thường có tính chất trung hạn và dài hạn,
chủ thể phát hành trái phiếu với tư cách là người đi vay, người mua trái phiếu là người
cho vay và được gọi là trái chủ.
Trái phiếu phản ánh các quan hệ vay mượn, sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi
vay và người cho vay, trên nguyên tắc hoàn trả và nó không chỉ đơn thuần là một hình
thức vận động về tiền tệ mà còn là mối quan hệ về xã hội (như mối quan hệ về lòng tin).
So với một số hình thức tín dụng khác thì trái phiếu ra đời muộn hơn và phát triển mạnh
mẽ trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển.
Trên thị trường, trái phiếu có nhiều loại khác nhau và có thể được phát hành dưới
dạng chứng chỉ vật chất hay phi vật chất (bút toán ghi sổ hay điện tử) và dù tồn tại ở hình
12
thức nào thì chúng đều phải bao gồm những nội dung như sau: Mệnh giá hay còn gọi là
giá trị danh nghĩa của trái phiếu, là giá trị được ghi trên trái phiếu. Giá trị này được gọi là
vốn gốc. Mệnh giá trái phiếu là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay (lợi tức trái phiếu)
mà chủ thể phát hành trái phiếu phải trả. Mệnh giá cũng thể hiện số tiền mà chủ thể phát
hành trái phiếu phải hoàn trả cho người sở hữu trái phiếu khi trái phiếu đáo hạn.
Lãi suất danh nghĩa là lãi suất được ghi trên trái phiếu hoặc do chủ thể phát hành
trái phiếu công bố được gọi là lãi suất danh nghĩa. Lãi suất này thường được xác định
theo tỷ lệ phần trăm (%) so với mệnh giá của trái phiếu và cũng là một trong những căn
cứ để xác định lợi tức trái phiếu.
Thời hạn của trái phiếu (Kỳ hạn của trái phiếu) là khoảng thời gian từ ngày phát
hành đến ngày chủ thể phát hành trái phiếu hoàn trả tiền vốn lần cuối cho người sở hữu
trái phiếu. Trái phiếu ngắn hạn thông thường có thời hạn 1 năm trở xuống, trái phiếu
trung hạn có kỳ hạn từ trên một năm đến dưới 5 năm, trái phiếu dài hạn có kỳ hạn từ 5
năm trở lên. Kỳ hạn trái phiếu có ý nghĩa rất quan trọng vì lợi tức trái phiếu phụ thuộc
vào thời hạn của nó. Ngoài ra, kỳ hạn trái phiếu càng dài, tính biến động giá trái phiếu
càng lớn trước sự biến động của lãi suất thị trường. Do vậy, biến động của giá trái phiếu
phụ thuộc vào kỳ hạn của trái phiếu. Ngày mà khoản vốn gốc trái phiếu được thanh toán
lần cuối được gọi là ngày đáo hạn của trái phiếu.
Kỳ trả lãi là khoảng thời gian chủ thể phát hành trái phiếu phải trả lãi cho người
nắm giữ trái phiếu. Lãi suất trái phiếu thường được xác định theo năm, tuy nhiên kỳ trả lãi
cho người nắm giữ trái phiếu có nhiều loại: trả lãi trước (trả lãi vào thời điểm phát hành
trái phiếu), trả lãi khi trái phiếu đáo hạn (chủ thể phát hành trái phiếu phải thanh toán cả
tiền gốc và lãi vào thời điểm đáo hạn), trả lãi theo những kỳ hạn nhất định (có thể là 6
tháng - theo thông lệ quốc tế, 1 năm…).
Giá phát hành là giá bán của trái phiếu vào thời điểm phát hành. Tùy theo tình hình
của thị trường vào thời điểm phát hành và khả năng tài chính của chủ thể phát hành trái
phiếu để xác định giá phát hành một cách hợp lý nhằm đảm bảo đợt phát hành đạt kết quả.
Có thể phân biệt ba trường hợp: giá phát hành bằng mệnh giá; giá phát hành dưới mệnh
giá; và giá phát hành trên mệnh giá.
13
Tại các nước có nền kinh tế phát triển, thị trường chứng khoán phát triển, người ta
phát hành nhiều loại trái phiếu khác nhau để huy động vốn. Căn cứ theo chủ thể phát
hành, trái phiếu gồm có TPCP, trái phiếu Chính quyền địa phương và TPDN.
2.1.2 Đặc điểm trái phiếu và các yếu tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu
- Đặc điểm trái phiếu:
Mệnh giá (Par value): là giá trị danh nghĩa của trái phiếu được in ngay trên tờ
phiếu, đại diện cho số vốn gốc được hoàn trả cho trái chủ tại thời điểm đáo hạn.
Ở Việt Nam, mệnh giá của trái phiếu được ấn định là 100.000đ và các mệnh giá
khác là bội số của 100.000 đ. Mệnh giá của trái phiếu được xác định phụ thuộc vào số tiền
huy động trong kỳ và số trái phiếu phát hành.
MG= VHĐ/SPH
MG: Mệnh giá trái phiếu
VHĐ: Số vốn huy động
SPH: Số trái phiếu phát hành
Tỷ suất lãi trái phiếu: là lãi suất danh nghĩa (Coupon interest Rates) của trái phiếu
quy định mức lãi nhà đầu tư được hưởng hàng năm. Thông thường có 2 phương thức trả
lãi là 6 tháng/lần và 1 năm/lần.
Mỗi loại trái phiếu có ghi lãi suất của tổ chức phát hành cam kết sẽ thanh toán cho
chủ sở hữu trái phiếu một số tiền lãi vào một ngày xác định và có thể theo định kỳ. Trái
phiếu phát hành với một tỷ lệ lãi suất danh nghĩa được xác định bởi các điều kiện thị
trường tại thời điểm chào bán trái phiếu. Lãi suất thường được công bố theo tỷ lệ phần
trăm so với mệnh giá của trái phiếu. Tùy theo loại trái phiếu mà tỷ suất này là cố định
hay thả nổi hoặc có thể bằng 0.
Giá mua: Giá mua trái phiếu là khoản tiền thực tế mà người mua bỏ ra để có được
quyền sở hữu trái phiếu. Giá mua có thể bằng mệnh giá (Par value), có thể cao hơn mệnh
giá (Premium) hoặc thấp hơn mệnh giá (Discount). Tuy nhiên, dù giá mua là loại giá nào
thì tiền lãi luôn được xác định theo mệnh giá trái phiếu. Và đến ngày đáo hạn, người nắm
giữ trái phiếu sẽ được trả lại vốn gốc bằng với mệnh giá trái phiếu.
14
Kỳ hạn: Thời hạn của trái phiếu là số năm mà theo đó người phát hành hứa hẹn
đáp ứng những điều kiện của nghĩa vụ. Thời hạn của trái phiếu là ngày chấm dứt sự tồn
tại của khoản nợ, người phát hành sẽ thu hồi trái phiếu bằng cách hoàn trả khoản vay gốc.
Quyền mua lại: đối với các loại trái phiếu có điều khoản chuộc lại (Callable
Bonds) cho phép tổ chức phát hành trái phiếu thu hồi trái phiếu và hoàn lại vốn gốc với
mức giá dự kiến trước thời hạn thanh toán. Tổ chức phát hành sử dụng quyền này để bảo
vệ họ không phải trả lãi suất cao hơn đối với số tiền mà họ vay. Tổ chức phát hành thu hồi
trái phiếu khi tỷ lệ lãi suất trên thị trường thấp hơn lãi suất của trái phiếu của tổ chức phát
hành đã phát hành trước đó và có thể phát hành trái phiếu mới với tỷ lệ lãi suất thấp hơn.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu:
Thời gian còn lại đến ngày đáo hạn: Khi bạn đầu tư vào trái phiếu, sẽ luôn có rủi
ro đi kèm với việc nắm giữ trái phiếu đó. Thời gian còn lại đến ngày đáo hạn, hay kỳ hạn
còn lại (time to maturity) của trái phiếu càng ngắn thì rủi ro càng thấp, và do đó giá của
trái phiếu càng cao. Giá trơn (clean price) của trái phiếu sẽ có xu hướng tăng dần theo
thời gian và bằng với mệnh giá trái phiếu tại ngày đáo hạn, trừ trường hợp tổ chức phát
hành có những dấu hiệu vỡ nợ (default) rõ ràng và nhà đầu tư có khả năng không thu hồi
được một phần hay toàn bộ giá trị đầu tư trái phiếu của mình.
Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường cho các tài sản thu nhập cố định tăng sẽ
dẫn đến giảm giá trái phiếu có cùng kỳ hạn còn lại và ngược lại. Nguyên nhân là vì với
cùng một số tiền đầu tư và khoảng thời gian định đầu tư, nhà đầu tư mua trái phiếu mới
phát hành sẽ được hưởng mức lãi suất danh nghĩa (coupon) cao hơn so với mua một trái
phiếu đã phát hành trong quá khứ khi mặt bằng lãi suất coupon thấp hơn.
Ví dụ: Công ty A phát hành trái phiếu doanh nghiệp kỳ hạn 5 năm với mức lãi suất
coupon 9%/năm. Sau 2 năm, kỳ hạn còn lại của trái phiếu này là 3 năm và mức lãi suất
coupon không đổi. Lãi suất thị trường tại thời điểm này cho trái phiếu doanh nghiệp
tương đồng do công ty B phát hành cũng với kỳ hạn 3 năm là 12%/năm. Như vậy nếu nhà
đầu tư mong muốn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trong 3 năm thì mua trái phiếu của B sẽ
có lợi hơn, và do đó cầu cho trái phiếu B cao hơn dẫn tới thị giá trái phiếu B cao hơn thị
giá trái phiếu A.
15
Một cách hiểu khác là khi lãi suất thị trường tăng thì lãi suất chiết khấu dùng trong
định giá trái phiếu cũng tăng, dẫn đến giá trị hiện tại của trái phiếu giảm xuống.
Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổ chức phát hành: Doanh nghiệp có tình
hình sản xuất kinh doanh tích cực và sức khỏe tốt lên, giá trái phiếu có xu hướng tăng lên
(và ngược lại tình hình sản xuất kinh doanh tệ đi, môi trường biến động bất lợi sẽ làm giá
trái phiếu giảm đi).
Các thông tin cho thấy sự tốt lên có thể từ nhiều yếu tố, ví dụ như sự gia tăng về
doanh thu, lợi nhuân, lợi nhuân gộp, tỷ trọng tài sản sinh ra tiền, sự quản lý tốt hơn về chi
phí, tăng trưởng ROE ROA, các yếu tố định tính như biến động từ môi trường kinh doanh
theo chiều hướng thuận lợi, dòng tiền về từ các dự án hoặc sản phẩm mới, v.v… Nhưng
những yếu tố này thể hiện tập trung tại một điểm là dòng tiền của doanh nghiệp đã đang
và sẽ tốt dần lên, và giảm thiểu rủi ro mất khả năng thanh toán. Các yếu tố này đều tác
động tới đánh giá xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp.
Xếp hạng tín nhiệm: Những trái phiếu có khả năng hoàn trả vốn cho nhà đầu tư
cao, hay rủi ro tín dụng thấp, thì cũng sẽ có thị giá cao hơn. Rủi ro tín dụng thể hiện ở cả
khả năng nhà đầu tư nhận được tiền lãi coupon từ trái phiếu cũng như nhận lại được tiền
đã đầu tư vào gốc trái phiếu.
Xếp hạng tín nhiệm của trái phiếu là một chỉ báo quan trọng về mức độ rủi ro tín
dụng khi đầu tư vào trái phiếu đó. Xếp hạng tín nhiệm được đưa ra bởi các tổ chức xếp
hạng có uy tín được thị trường rất quan tâm và có ảnh hưởng lớn đến thị giá trái phiếu.
Mức xếp hạng tín nhiệm của trái phiếu hoặc của tổ chức phát hành càng cao, tương ứng
với rủi ro càng thấp, thì trái phiếu đó có thị giá càng cao.
Đặc tính phái sinh của trái phiếu: Ngoài trái phiếu thông thường, trên thị trường
cũng tồn tại những trái phiếu đi kèm với các đặc tính phái sinh như trái phiếu có thể
chuyển đổi thành cổ phiếu (convertible bond), trái phiếu có kèm chứng quyền (bond with
warrant), trái phiếu có thể mua lại trước hạn (callable bond)… Việc định giá các trái
phiếu này, ngoài chiết khấu dòng tiền gốc lãi thông thường sẽ cần thêm cả định giá các
đặc tính phái sinh đi kèm. Giá của các trái phiếu này sẽ thấp hơn trái phiếu tương đồng
16
thông thường nếu như rủi ro cho nhà đầu tư cao hơn. Ngược lại, giá trái phiếu có đặc tính
phái sinh sẽ cao hơn trái phiếu thông thường nếu như lợi ích kỳ vọng cho nhà đầu tư cao
hơn.
Ví dụ: Đối với trái phiếu có thể mua lại trước hạn bởi tổ chức phát hành, nhà đầu
tư sẽ chịu rủi ro là khoản đầu tư của mình bị thanh lý trước khi đạt đến thời gian đầu tư
mong muốn. Do đó loại trái phiếu này thường có giá thấp hơn so với trái phiếu thông
thường.
Trong khi đó, các trái phiếu có đặc tính gắn với cổ phiếu sẽ có thị giá khá biến
động và tương quan với thị trường cổ phiếu. Chẳng hạn, đối với trái phiếu chuyển đổi, giá
trái phiếu sẽ tỷ lệ thuận với giá cổ phiếu do nhà đầu tư sẽ có lợi nhuận kỳ vọng cao hơn
nếu thực hiện quyền chuyển đổi thành cổ phiếu khi giá cổ phiếu tăng, và ngược lại.
Biến động tỷ giá: Những trái phiếu mà dòng tiền thanh toán gốc lãi bằng ngoại tệ
sẽ chịu thêm rủi ro về tỷ giá quy đổi từ loại ngoại tệ sang đồng nội tệ. Khi tỷ giá này tăng,
dòng tiền quy đổi mà nhà đầu tư nhận được sẽ cao hơn, dẫn đến giá trái phiếu cũng tăng
theo. Ngược lại khi tỷ giá giảm thì giá trái phiếu sẽ giảm tương ứng.
Đối với những trái phiếu này, nhà đầu tư nên cân nhắc sử dụng các công cụ phòng
ngừa rủi ro (hedging) để giảm thiểu ảnh hưởng từ biến động tỷ giá.
2.1.3 Phân loại trái phiếu
Căn cứ vào chủ thể phát hành
- Trái phiếu Chính phủ.
- Trái phiếu chính quyền địa phương.
- Trái phiếu doanh nghiệp.
+ Trái phiếu thu nhập (Income Bonds).
+ Trái phiếu có thế chấp (Mortgage Bonds).
+ Trái phiếu không có thế chấp (Debent ure).
+ Trái phiếu có thể chuy ển đổi (Convertible Bonds).
+ Trái phiếu có thể chuộc lại (Callable Bonds).
+ Trái phiếu có lãi suất ổn định (Straight Bonds).
17
+ Trái phiếu có lãi suất thả nổi (Floating Rate Bonds).
+ Trái phiếu chiết khấu (Zero Coupon Bonds).
Căn cứ vào định mức tín nhiệm/mức đảm bảo
- Trái phiếu hạng đầu tư/TP hạng đầu cơ.
- Trái phiếu có đảm bảo bằng tài sản.
- Trái phiếu không có đảm bảo tài sản…
Căn cứ vào hình thức thanh toán
- Trái phiếu không trả lãi định kỳ (trái phiếu Zero-coupon).
- Trái phiếu trả lãi coupon định kỳ…
2.2 Thị trường trái phiếu
2.2.1 Thị trường trái phiếu sơ cấp
Thị trường trái phiếu là thị trường thực hiện giao dịch, mua bán các loại trái phiếu
do Chính phủ hoặc công ty phát hành. Thị trường thực hiện giao dịch, mua bán trái phiếu
mới phát hành gọi là thị trường sơ cấp. Thị trường thực hiện giao dịch, mua bán trái
phiếu đã phát hành gọi là thị trường thứ cấp. Mục đích của thị trường sơ cấp là phục vụ
cho nhu cầu huy động vốn dài hạn cho Chính phủ hoặc công ty trong khi mục đích của
thị trường thứ cấp là cung cấp khả năng thanh khoản cho trái phiếu đã được phát hành
trên thị trường sơ cấp. Mặc dù không trực tiếp huy động vốn dài hạn nhưng thị trường
thứ cấp đóng vai trò rất quan trọng. Không có thị trường thứ cấp phát triển, thị trường sơ
cấp khó thu hút được nhà đầu tư vì nhà đầu tư lo ngại không thể chuy ển đổi trái phiếu
thành tiền mặt khi cần thiết.
- Khái niệm: Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các trái phiếu mới phát hành.
Trên thị trường này vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc
nhà đầu mua các trái phiếu mới phát hành.
- Mục đích của thị trường sơ cấp là phục vụ cho nhu cầu huy động vốn dài hạn cho
Chính phủ hoặc công ty.
- Đặc điểm:
+ Thị trường sơ cấp là nơi duy nhất mà các trái phiếu đem lại vốn cho người
phát hành. Là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành và đồng thời cũng tạo ra hàng hóa
18
cho thị trường giao dịch. Trên bình diện toàn bộ nền kinh tế, thị trường sơ cấp làm tăng
vốn đầu tư.
+ Những người bán trái phiếu trên thị trường sơ cấp được xác định thường là
Kho bạc, N gân hàng Nhà nước, công ty phát hành, tập đoàn bảo lãnh phát hành...
+ Thị trường sơ cấp chỉ được tổ chức một lần cho một loại chứng khoán nhất
định, trong thời gian hạn định.
- Vai trò:
+ Trái phiếu hóa các nguồn vốn cần huy động, vốn của công ty được huy động
qua việc phát hành chứng khoán
+ Thực hiện quá trình chu chuyển tài chính trực tiếp đưa các khoản tiền nhàn rỗi
tạm thời trong dân chúng vào đầu tư, chuy ển tiền sang dạng vốn dài hạn.
2.2.2 Thị trường trái phiếu thứ cấp
- Khái niệm: Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các trái phiếu đã được phát hành
trên thị trường sơ cấp. Là thị trường chuyển nhượng quyền sở hữu trái phiếu. Thị trường
thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các trái phiếu đã phát hành.
- Mục đích của thị trường t hứ cấp là cung cấp khả năng thanh khoản cho trái phiếu
đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.
- Đặc điểm:
+ Trên thị trường thứ cấp, các khoản tiền thu được từ việc bán trái phiếu thuộc
về các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh trái phiếu chứ không thuộc về nhà phát hành.
Nói cách khác, các luồng vốn không chảy vào những người phát hành trái phiếu mà vận
chuyển giữa những người đầu tư trái phiếu trên thị trường. Thị trường thứ cấp là một bộ
phận quan trọng của thị trường trái phiếu, gắn bó chặt chẽ với thị trường sơ cấp.
+ Giao dịch trên thị trường thứ cấp phản ảnh nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá
trái phiếu trên thị trường thứ cấp do cung và cầu Quyết định.
+ Thị trường thứ cấp là một thị trường hoạt động liên tục, các nhà đầu tư có thể
mua và bán các chứng khoán nhiều lần trên thị trường thứ cấp.
2.2.3 Vai trò của thị trường trái phiếu
- Đối với nền kinh tế
19
Thị trường trái phiếu là kênh huy động vốn nhanh chóng và hiệu quả. Đây một bộ
phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung cấp
nguồn vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế bằng khả năng huy động các nguồn vốn phân
tán, tạm thời nhàn rỗi trong toàn xã hội vào công cuộc đầu tư của nền kinh tế.
- Đối với Chính phủ
+ Toàn bộ các khoản chi tiêu khổng lồ của quốc gia đều trông chờ vào các khoản
thu của N SNN, nhưng NSNN luôn không đủ chi và luôn đứng trước nguy cơ thâm hụt
nhất là với các quốc gia đang phát triển. Do đó, Chính phủ rất cần nguồn tài chính để giải
quyết nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư và bù đắp thiếu hụt ngân sách quốc gia. Vì vậy
phát hành trái phiếu là kênh huy động vốn của Chính phủ nhằm thực hiện các mục t iêu
chính trị, kinh tế và xã hội.
+ Trên trị trường chứng khoán, trái phiếu là một hàng hóa quan trọng, đặc biệt là
trái phiếu Chính phủ với đặc tính ít rủi ro nhất đã trở thành hàng hóa chủ đạo trên thị
trường, lãi suất giao dịch hàng ngày của trái phiếu Chính phủ góp phần hình thành lãi
suất chuẩn trên thị trường. Trái phiếu do Chính phủ phát hành thu hút một khối lượng
vốn tiền mặt trong lưu thông từ các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế và định chế tài chính
trung gian. Vốn này được đưa vào sử dụng cho đầu tư phát triển, tạo ra của cải hàng hóa
cho xã hội. N hờ vậy mà cân đối tiền hàng được điều chỉnh tích cực, tăng tốc độ vòng
quay vốn, giảm áp lực cầu tiền mặt của nền kinh tế, ổn định môi trường tiền tệ, góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính trong nước. Thêm vào đó, NHTW
phát hành các loại trái phiếu ngắn hạn để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở. Mục đích là
góp phần thực hiện chính sách tài chính quốc gia, khắc phục tình hình lạm phát, đảm bảo
được khối lượng tiền tệ trong lưu thông một cách hợp lý.
+ Thị trường trái phiếu thường có quy mô lớn và độ sâu nên thường hỗ trợ tốt
hơn nhu cầu vốn đầu tư dài hạn trong nền kinh tế, góp phần tạo ra một cấu trúc thị trường
vốn vững chắc mà nó dựa trên cơ sở cân đối giữa thị trường vay nợ ngân hàng, thị trường
trái phiếu và thị trường cổ phiếu trong tương lai. Thị trường trái phiếu góp phần thúc đẩy
sự phát triển bền vững, ổn định của thị trường vốn.
+ Huy động vốn qua việc phát hành trái phiếu sẽ làm giảm sự tập trung vào hệ
thống ngân hàng. Đặc biệt là thị trường trái phiếu công ty vừa có thể huy động được
20
nguồn vốn dồi dào từ xã hội vừa góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế xã hội. Gánh
nặng và rủi ro cho vay của các ngân hàng đước san sẻ cho các nhà đầu tư trái phiếu trên
thị trường, nhờ đó việc tài trợ dài hạn cho các dự án có rủi ro cao có thể thực hiện được
và giúp giảm chi phí vốn cho nền kinh tế.
+ Ngoài ra, đối với Chính phủ, một trong những chức năng nhiệm vụ quan trọng
là vừa quản lý vĩ mô nền kinh tế vừa đảm bảo vai trò của người trọng tài tạo môi trường
bình đẳng, thuận lợi cho toàn bộ nền kinh tế phát triển bền vững. Thông qua phát hành
trái phiếu và đầu tư vào trái phiếu Chính phủ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc
phân phối và tái phân phối nguồn lực tài chính, định hướng hoạt động đầu tư trong nền
kinh tế.
- Đối với tổ chức kinh tế phát hành:
Mọi doanh nghiệp đều có nhu cầu lớn về vốn để vận hành và phát triển. Đối với
doanh nghiệp, thường có ba cách để huy động vốn: vay ngân hàng, phát hành trái phiếu
và phát hành cổ phiếu. Đối với từng phương thức huy động vốn đều có những thế mạnh
riêng, tùy theo tình hình cụ thể của nền kinh tế và đặc thù của mỗi doanh nghiệp, để từ
đó doanh nghiệp đưa ra Quyết định phương thức tài trợ vốn tối ưu nhất. Các doanh
nghiệp ở VN thường huy động bằng cách vay ngân hàng hoặc phát hành cổ phiếu hơn là
phát hành trái phiếu. Tuy nhiên việc phát hành trái phiếu có một số ưu điểm sau:
+ Thứ nhất, phát hành trái phiếu đảm bảo cho doanh nghiệp được sử dụng một
nguồn vốn ổn định và dài hạn, trong khi vay ngân hàng thường là ngắn hạn. Mặc dù
trong một số dự án đặc biệt, ngân hàng thương mại cũng có thể cho doanh nghiệp vay
với thời hạn dài hơn, nhưng với các dự án lớn ngân hàng lại bị giới hạn đầu tư. Cụ thể,
khi doanh nghiệp tài trợ vốn bằng phát hành trái phiếu không bị hạn chế về quy mô miễn
là doanh nghiệp có phương án sử dụng số vốn huy động một cách hợp lý, có tính khả thi
và có khả năng hoàn trà lãi và gốc cho những người cho vay. Trái lại, phương thức vay
ngân hàng, số vốn tối đa doanh nghiệp được vay lại phụ thuộc vào vốn tự có của ngân
hàng cho vay, nếu số vốn doanh nghiệp cần huy động quá lớn, việc cho vay phải được
tiến hành qua phương thức đồng tài trợ phức t ạp hơn nhiều. Mặt khác, doanh nghiệp phát
hành trái phiếu còn có ưu điểm về thời hạn vay hơn các khoản vay ngân hàng, các doanh
nghiệp hoàn toàn tự do trong việc xác định thời hạn vay. Nếu các doanh nghiệp chú tâm
21
đến kênh huy động vốn này thì về lâu dài đã góp phần tạo cho các doanh nghiệp trong
nước đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài trong tương lai về quy mô vốn hoạt
động.
+ Thứ hai, trong trường hợp doanh nghiệp cần vốn nhưng lại ngại phát hành cổ
phiếu rộng rãi vì sợ phát hành thêm cổ phiếu sẽ làm pha loãng quyền sở hữu trong doanh
nghiệp, hoặc doanh nghiệp có dự án tốt, nhưng không muốn phát hành cổ phiếu, vì
không muốn lợi nhuận của mình bị chia đều cho các nhà đầu tư khi phải trả cổ tức cao
theo hiệu quả kinh doanh...thì phát hành trái phiếu là một giải pháp tối ưu. Vì thế, doanh
nghiệp không bị thao túng mà lợi tức chia sẻ cũng chỉ hạn chế trong phạm vi lãi suất trái
phiếu khi phát hành. Ngoài ra, trái phiếu là công cụ huy động vốn có thời hạn nên trách
nhiệm của doanh nghiệp đối với trái chủ sẽ kết thúc khi trái phiếu đáo hạn, trong khi
doanh nghiệp phải có trách nhiệm đối với cổ đông nắm giữ cổ phiếu trong suốt thời gian
nó tồn tại.
+ Thứ ba, chi phí sử dụng vốn khi phát hành trái phiếu thấp hơn phát hành cổ
phiếu, do đặc điểm của trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu.
Việc đầu tư vào cổ phiếu có mức độ rủi ro cao hơn so với đầu tư vào trái phiếu, do đó
mức bù rủi ro mà nhà đầu tư đòi hỏi đối với trái phiếu thấp hơn cổ phiếu. Công ty phát
hành trái phiếu trả lãi cho trái chủ không phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh
của công ty, trong khi đó công ty chỉ trả cổ tức cho cổ đông khi kinh doanh có lãi. Hơn
nữa, trong trường hợp công ty giải thể hoặc bị phá sản thì trái chủ được ưu tiên trả nợ
trước rồi mới đến các cổ đông. Chính vì thế, nhà đầu tư luôn đánh giá mức độ rủi ro của
trái phiếu thấp hơn cổ phiếu và tươngứng họ đưa ra mức bù rủi ro đối với trái phiếu t hấp
hơn đối với cổ phiếu. Để tham gia thị trường trái phiếu với tư cách là nhà phát hành,các
doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về độ tin cậy đối với nhà đầu tư như quy mô hoạt
động, hệ thống kế toán, kiểm toán, định mức tín nhiệm...Điều này đặc biệt quan trong và
không thể thiếu khi doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu ra công chúng một cách
rộng rái và niêm yết trái phiếu của mình trên SGD chứng khoán. Trái phiếu của doanh
nghiệp phát hành càng chất lượng thì càng thu hút được nhiều nhà đầu tư và ngược lại.
Chính những yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn
củng cố bộ mày tổ chức và quản lý, nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh,
22
nâng cao mức độ tín nhiệm đối với những người đầu tư. Đây cũng có thể coi là một tác
động mang tính gián tiếp của thị trường trái phiếu đối với sự phát triển của các doanh
nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.
- Đối với nhà đầu tư:
+ Thị trường trái phiếu góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm tài chính, cung
cấp cho các nhà đầu tư ngày càng nhiều lựa chọn để đa dạng hóa danh mục đầu tư phù
hơp với những khẩu vị rủi ro khác nhau. Trái phiếu Chính phủ với độ an toàn cao nhưng
lãi suất không hấp dẫn bằng trái phiếu công ty. Bên cạnh đó, đầu tư vào cổ phiếu sẽ đem
lại cho nhà đầu tư tỷ suất lợi nhuận cao hơn tương ứng với mức rủi ro cao hơn. Thị
trường trái phiếu với các loại trái phiếu và kỳ hạn khác nhau tạo thêm cho nhà đầu tư lựa
chọn phương án đầu tư phù hợp.
+ Đối với nhà đầu tư, trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ
phiếu. Trái phiếu luôn có một thời hạn nhất định và khi đáo hạn trái chủ nhận lại vốn góp
ban đầu của mình. Thu nhập chủ yếu của trái phiếu là tiền lãi, đây là khoản thu cố định.
Khi đầu tư vào trái phiếu công ty, trái chủ nhận tiền lãi không phụ thuộc vào tình hình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành, đặc điểm này không giống với cổ đông
chỉ nhận được cổ tức khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Đây là dạng đầu tư phù hợp
với các nhà đầu tư có khẩu vị đầu tư không thích mạo hiểm.
2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu
- Khả năng tài chính của người cung cấp trái phiếu
Cung cấp trái phiếu là một chức năng của người đi vay nhằm giải quyết vấn đề
vốn. Do đó, nhà đầu tư rất quan tâm đến khả năng thanh toán lãi và vốn gốc của người
cung cấp trái phiếu.
Nếu có những biến động bất lợi về khả năng tài chính của chủ thể phát hành, thì
lập tức giá trái phiếu đó sẽ tụt giảm trên TTCK. Mặc dù lãi suất trái phiếu có vẻ hứa hẹn
nhưng độ rủi ro hàm chứa lại cao hơn.
- Thời gian đáo hạn
Một trái phiếu có thời gian đáo hạn càng gần thì giá của nó càng tăng trên thị
trường bởi vì độ rủi ro càng thấp. Ví dụ, giá 01 trái phiếu sẽ được thanh toán theo đúng
mệnh giá vào cuối năm thứ 10 kể từ ngày phát hành, nếu không có biến động xấu về khả
23
năng tài chính của đơn vị phát hành và lãi suất thị trường bình ổn, thì giá trái phiếu kể từ
năm thứ 5 trở đi sẽ có khuynh hướng ngày càng cao so với giá các năm đầu tiên. Trên
thực tế, người ta gọi hiện tượng này là “kéo giá tới thời hạn”
- Dự kiến về lạm phát
Nếu lạm phát có dự kiến tăng thì các chứng khoán có lãi suất cố định trả theo lãi
trái phiếu chỉ được thanh toán theo danh nghĩa, và như vậy sẽ kém hấp dẫn hơn các tài
sản khác có khả năng loại trừ yếu tố lạm phát. Dẫn đến kết quả là giá thị trường của các
chứng khoán có lãi suất cố định bị giảm và điều này cũng buộc phải tăng lãi cho các
chứng khoán đó, phần lãi tăng này sẽ đền bù cho thiệt hại của những người giữ trái phiếu
trong tương lai bị ảnh hưởng của lạm phát.
Sự vận động của giá trái phiếu với các loại thời hạn khác nhau sẽ vẽ nên một phác
thảo về thị trường trái phiếu và khả năng diễn biến của lạm phát.
- Biến động của lãi suất thị trường
Lãi suất thị thị trường là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc định giá của các
chứng khoán có lãi suất cố định. Nếu lãi suất bắt đầu tăng thì lợi tức đối với các trái phiếu
đang tồn tại chắc chắn thay đổi. Trong trường hợp này, vốn sẽ chảy vào thị trường nào
hứa hẹn lợi nhuận cao hơn. Như vậy giá của trái phiếu có lợi tức cố định sẽ giảm. Nhìn ở
khía cạnh khác, nếu giá trái phiếu giảm do người ta dự đoán lạm phát tăng, thì việc tăng
lãi suất (chính việc này làm giảm giá trái phiếu) có thể được coi là dấu hiệu của Chính
phủ quyết định đẩy lùi lạm phát. Ảnh hưởng tích cực của việc tăng lãi suất được đền bù
bởi tác động tích cực của triển vọng lạm phát được cải thiện.
- Thay đổi tỉ giá hối đoái
Yếu tố này ảnh hưởng đến các loại trái phiếu được thanh toán bằng nội tệ hoặc
bằng đồng ngoại tệ. Ví dụ, đồng dollar Mỹ có giá trị tăng cao hơn so với đồng bảng Anh
thì sẽ làm tăng giá trị của loại trái phiếu được thanh toán bằng dollar Mỹ.
2.3 Tính thanh toán của thị trường trái phiếu Việt Nam
2.3.1 Khái niệm tính thanh khoản
Tính thanh khoản (hay trong tiếng anh là Liquidity) là một thuật ngữ dùng trong tài
chính để thể hiện mức độ linh hoạt của một tài sản khi được thực hiện giao dịch, mua bán
trên thị trường mà hầu như không làm ảnh hưởng đến giá thị trường của tài sản đó. Ở đây
24
mức độ linh hoạt của một tài sản được hiểu là khả năng chuyển đổi thành các loại tài sản
có giá hay tiền tệ của tài sản đó.
Một tài sản được xem là có tính thanh khoản cao thường có đặc trưng là được mua
bán nhanh chóng mà giá không bị chênh lệch đáng kể với số lượng giao dịch lớn.
Một ví dụ điển hình có thể kể đến là tiền mặt bởi đây là một loại tài sản có tính
thanh khoản cao nhất có thể dùng để “bán” mà hầu như không thay đổi về mặt giá trị. Bên
cạnh đó, các tài sản khác như máy móc, bất động sản, nhà máy,… có tính thanh khoản
thấp hơn. Để có thể mua bán, chuyển đổi các tài sản này thành tiền mặt đòi hỏi phải mất
một thời gian nhất định để tìm người giao dịch có nhu cầu phù hợp.
2.3.2 Tiêu chí đo lường tính thanh khoản
- Chỉ số thanh toán hiện hành
Chỉ số tài chính này đo lường khả năng thanh toán các nghĩa vụ ngắn hạn của một
đơn vị. Từ “hiện hành” ở đây thường được định nghĩa là trong vòng một năm. Chỉ số
thanh toán hiện hành lý tưởng phụ thuộc vào loại hình kinh doanh. Nhưng nguyên tắc
chung thì nó phải ít nhất là 2:1.
Chỉ số này thấp hơn có nghĩa là công ty không thể thanh toán các hóa đơn đúng
hạn. Chỉ số này cao hơn có nghĩa là công ty có tiền mặt hoặc các khoản đầu tư an toàn.
Và chúng có thể được sử dụng tốt hơn trong kinh doanh.
Ví dụ: Giả sử một doanh nghiệp có 150 triệu đồng tài sản lưu động và 100 triệu
đồng nợ ngắn hạn. Hệ số hiện hành là 150 triệu/100 triệu, bằng 1,5. Điều đó cho
thấy doanh nghiệp có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn có giá trị gấp 1,5 lần tài sản
lưu động của mình.
25
Lưu ý:
Các doanh nghiệp về cơ bản có sự khác biệt giữa các ngành. Do đó, việc so sánh
chỉ số thanh toán hiện hành của các công ty trong các ngành khác nhau có thể không dẫn
đến cái nhìn sâu sắc về hiệu quả.
Chỉ số này thiếu tính cụ thể. Không giống các chỉ số thanh khoản khác, nó kết hợp
tất cả tài sản lưu động của công ty. Ngay cả những tài sản không thể dễ dàng thanh lý.
- Chỉ số thanh khoản nhanh
Chỉ số tài chính này sử dụng dữ liệu từ bảng cân đối kế toán của một công ty. Nó
được dùng để chỉ báo về việc liệu công ty có đủ tài sản ngắn hạn để trang trải các khoản
nợ ngắn hạn hay không.
Tài sản lưu động là tài sản có thể chuyển đổi hợp lý thành tiền mặt trong vòng một
năm. Nó bao gồm tiền mặt, các khoản phải thu và đầu tư ngắn hạn. Và không bao gồm
hàng tồn kho và khoản trả trước. Số liệu này hữu ích hơn trong một số tình huống so với
chỉ số thanh toán hiện hành. Vì nó bỏ qua các tài sản như hàng tồn kho. Hàng tồn kho vốn
thường có thể luân chuyển chậm. Và do đó không thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt.
Chỉ số này càng cao thì chứng tỏ khả năng thanh khoản và sức khỏe tài chính tổng
thể của công ty càng tốt. Ví dụ: Chỉ số bằng 2 cho biết rằng công ty đang có 2 đồng tài
sản lưu động để trang trải mỗi 1 đồng nợ ngắn hạn.
Tuy nhiên, cần lưu ý là hệ số thanh toán nhanh (như bằng 10) không được coi là có
lợi. Nó có thể cho thấy rằng công ty có lượng tiền mặt dư thừa. Nhưng nó không được sử
dụng một cách khôn ngoan để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Một tỷ lệ rất cao
cũng có thể cho thấy các khoản phải thu của công ty cao quá mức. Điều này có thể cho
thấy các vấn đề về các khoản phải thu.
26
- Chỉ số tiền mặt so với tài sản
Chỉ số tiền mặt đo lường khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn chỉ bằng tiền và các khoản tương đương tiền. So với các chỉ số thanh
khoản khác, tỷ lệ tiền mặt nói chung thận trọng hơn về khả năng trang trải các khoản nợ
và nghĩa vụ của một công ty. Bởi vì nó tuân thủ chặt chẽ các khoản nắm giữ bằng tiền
hoặc tương đương tiền. Do đó các tài sản khác, bao gồm các khoản phải thu, không có
trong công thức.
Chỉ số tiền mặt được sử dụng phổ biến nhất như một thước đo tính thanh khoản
của một công ty. Nếu công ty buộc phải thanh toán tất cả các khoản nợ ngắn hạn ngay lập
tức, số liệu này cho thấy khả năng của công ty để làm như vậy mà không cần phải bán
hoặc thanh lý các tài sản khác.
Chỉ số bằng 1: công ty có cùng một lượng tiền và các khoản tương đương so với
nợ ngắn hạn. Nói cách khác, để thanh toán khoản nợ hiện tại, công ty phải sử dụng tất cả
tiền và các khoản tương đương tiền của mình.
Chỉ số trên 1: tất cả các khoản nợ ngắn hạn có thể được thanh toán bằng tiền và các
khoản tương đương tiền.
Chỉ số dưới 1: công ty không có đủ tiền mặt để trả nợ hiện tại.
Lưu ý:
Chỉ số dưới 1 có thể không phải là một tin xấu nếu công ty có các điều kiện khác.
Chẳng hạn như điều kiện tín dụng dài hơn bình thường với các nhà cung cấp. Hoặc hàng
tồn kho được quản lý hiệu quả. Hay rất ít tín dụng được cấp cho khách hàng của doanh
nghiệp.
27
Chỉ số tiền mặt cao không nhất thiết phản ánh hiệu quả hoạt động mạnh mẽ của
công ty. Đặc biệt nếu nó lớn hơn đáng kể so với tiêu chuẩn ngành. Tỷ lệ tiền mặt cao có
thể cho thấy một công ty đang sử dụng tiền mặt không hiệu quả. Hoặc không tối đa hóa
lợi ích tiềm năng của các khoản vay chi phí thấp.
Chỉ số tiền mặt cao cũng có thể cho thấy rằng một công ty đang lo lắng về khả
năng sinh lời trong tương lai và đang tích lũy một nguồn vốn dự trữ.
Các chủ nợ thường quan tâm nhiều đến chỉ số này. Họ muốn xem liệu một công ty
có duy trì đủ số dư tiền mặt để thanh toán tất cả các khoản nợ hiện tại của họ khi chúng
đến hạn hay không. Các chủ nợ cũng thích thực tế là hàng tồn kho và các khoản phải thu
bị loại khỏi công thức. Vì cả hai số liệu này không đảm bảo được khả năng sẵn sàng để
trả nợ.
2.4 Đo lường tính thanh khoản trên thị trường trái phiếu Việt Nam
2.4.1 Chỉ số được sử dụng để đo lường tính thanh khoản trên thị trường trái phiếu.
Có rất nhiều chỉ số được sử dụng để đo lường tính thanh khoản trên thị trường trái
phiếu. Dưới đây là các chỉ số được sử dụng phổ biến trên thị trường trái phiếu Việt Nam.
(i) Chỉ số Amihud (Amihud, Y., 2015; Devani, B. et al, 2017) : Đo lường mối
tương quan giữa sự biến động giá và khối lượng giao dịch.
Trong đó: N là số lượng lợi nhuận trong
ngày xác định; Qi là quy mô giao dịch; ri là lợi suất
Giá trị của chỉ số Amihud càng nhỏ chỉ ra rằng sự biến động giá trong mối tương
quan với quy mô giao dịch càng thấp. Có nghĩa là, tài sản càng có tính thanh khoản cao.
Bênh cạnh chỉ số Amihud, rất nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp đa nhân tố để xác
định tính thanh khoản của TPDN và tính thanh khoản của thị trường tài chính (Devani, B.,
Zhang, Y., 2017). Fleming, M.J. (2003) phân tích rất nhiều nhân tố, từ đó xác định đâu là
nhân tố tốt nhất phản ánh tính thanh khoản, sau đó tính tính thanh khoản dựa trên một
28
hoặc hai nhân tố quan trọng nhất. Nghiên cứu đã chỉ ra chênh lệch giá chào mua-giá chào
bán là chỉ tiêu đo lường tốt nhất tính thanh khoản, trong khi quy mô giao dịch không phải
là chỉ số tốt.
(ii) Chênh lệch giá chào bán - giá chào mua (IOSCO, 2016; Tobias Adrian et al,
2015); Miles Kennedy et al, 2015); Devi Aurora et al, 2015; Mizrach, B., 2015) ;
Fleming, M.J., 203) ; Eric Chan et al, 2007); Akkharaphol Chabchitrchaidol et al, 2005).
Để đo lường tính thanh khoản trên thị trường thị trường thứ cấp của TPDN,
ICSCO (2016) đã sử dụng 07 tiêu chí, bao gồm: (i) Khối lượng giao dịch (Trading
Volume); (ii) Hệ số vòng quay (Turnover Ratio); (iii) Quy mô giao dịch trung bình
(Average Trade Size); (iv) Quy mô giao dịch theo lô (Size of Block Trades); (v) Đo lường
sự ảnh hưởng của giá (Price-Impact Measures); (vi) Chênh lệch giá chào bán-giá chào
mua (Bid-Ask Spreads); (vii) Đo lường hoạt động tạo lập thị trường (Measuring Market
Making). Báo cáo của ICSCO (2016) nhấn mạnh rằng khối lượng giao dịch là một trong
số các thước đo được sử dụng phổ biến nhất để đo lường tính thanh khoản, bởi khối lượng
giao dịch có thể cung cấp một số thông tin chi tiết về hoạt động trên thị trường trái phiếu
doanh nghiệp thứ cấp. Tuy nhiên, chỉ số này không tính đến bất kỳ sự tăng trưởng hay sụt
giảm nào trên thị trường sơ cấp của TPDN trong khi thị trường sơ cấp là nguồn cung hàng
hóa cho thị trường thứ cấp.
Thực tế vẫn có hiện tượng khối lượng giao dịch trên thị trường thứ cấp nhỏ hơn rất
nhiều so với quy mô của thị trường sơ cấp. Do vậy, sự gia tăng về khối lư ợng giao dịch
trên thị trường thứ cấp không nhất thiết có nghĩa là thanh khoản trên thị trường ổn định
hoặc được cải thiện. Chính vì điểm hạn chế nêu trên của chỉ tiêu khối lượng giao dịch các
nhà nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu hệ số vòng quay. Chỉ số này được xác định bằng cách lấy
tổng khối lượng TPDN được giao dịch chia cho tổng khối lượng TPDN đang lưu hành
(Devani, B., Zhang, Y., 2017).
Đây là chỉ số được sử dụng phổ biến trên thị trường trái phiếu thứ cấp tại Mỹ
(IOSCO, 2016). Cơ quan quản lý thị trường tài chính Pháp (Autorite des Marches
Financiers - AMF) và cơ quan quản lý tài chính Anh (UK Financial Conduct Authorithy)
29
đã sử dụng chỉ số này trong nghiên cứu về tính thanh khoản của thị trường TP tại nước
mình cho giai đoạn 2010-2015. Kết quả cho thấy tính thanh khoản trên thị trường TPDN
Pháp là khá ổn định trong khi đó tính thanh khoản trên thị trường TPDN Anh tăng nhẹ
(IOSCO, 2016).
Về quy mô giao dịch trung bình, cuộc phỏng vấn của IOSCO với các nhà đầu tư
đóng vai trò là người mua cho thấy việc thực hiện các giao dịch ở quy mô lớn là khó khăn
hơn và khi thị trường trở nên ít thanh khoản hơn và phân tán hơn ở nhiều địa điểm thì các
nhà đầu tư buộc phải thực hiện các giao dịch nhỏ nhằm làm giảm tác động của giá. Tuy
nhiên, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng chỉ tiêu quy mô giao dịch trung bình phản ánh sự thay
đổi về cấu trúc thị trường hơn là phản ánh tính thanh khoản (IOSCO, 2016). Nghiên cứu
của IOSCO (2016) đã tìm ra bằng chứng cho thấy quy mô giao dịch theo lô đang có xu
hướng giảm, bắt nguồn từ việc tăng lên của các giao dịch quy mô nhỏ, nhờ có quá trình
điện tử hóa trên các sở giao dịch. Các nhà đầu tư thường gặp khó khăn khi giao dịch theo
lô lớn, bởi vì các giao dịch theo lô lớn luôn có nguy cơ bị hủy hoặc yêu cầu cao hơn về
tính minh bạch. Ngoài ra, phải kể đến nguy cơ tác động của giá khi có sự sụt giảm về khối
lượng giao dịch và tính thanh khoản. Đo lường sự ảnh hưởng của giá là chỉ số cho thấy sự
ảnh hưởng của khối lượng giao dịch lên giá của TPDN. Nói cách khác, một giao dịch nhất
định sẽ làm thay đổi giá hiện hành của TPDN trên thị trường là bao nhiêu. Các thị trường
được xem là có đủ độ sâu khi mà các giao dịch với khối lượng lớn ảnh hưởng rất ít tới giá
và thị trường được xem là có tính thanh khoản kém khi mà biến động giá trên thị trường
là rất lớn (IOSCO, 2016). Do đó, đo lường sự ảnh hưởng của giá được coi là một chỉ tiêu
để xác định tính thanh khoản trên thị trường thông qua tác động của các giao dịch lô lớn.
Chênh lệch giá chào bán-giá chào mua đo lường khoảng cách giữa mức giá mà các
NĐT sẵn sàng mua và mức giá mà các NĐT sẵn sàng bán. Sự chênh lệch này bù đắp cho
các rủi ro nắm giữ TPDN mà các nhà tạo lập thị trường phải gánh chịu trong một khoảng
thời gian nhất định. Tiêu chí này cho phép đánh giá tính thanh khoản của thị trường ở một
góc độ nào đó, nhưng nó không mang tính chất đánh giá độ sâu của thị trường. IOSCO
(2016) chỉ ra rằng chỉ tiêu chênh lệch giá chào bán-giá chào mua có xu hướng giảm trong
thời gian gần đây tại Mỹ và Pháp. Cụ thể, chỉ số này hiện nay thấp hơn mức trước khủng
30
hoảng năm 2008. Điều này cho thấy tính thanh khoản trên thị trường TPDN tại hai quốc
gia này đang được gia tăng đáng kể. Liên quan tới việc đo lường hoạt động tạo lập thị
trường, IOSCO (2016) nhấn mạnh tới vai trò của các trung gian, đóng vai trò là nhà tạo
lập thị trường trên hai khía cạnh: (i) Khối lượng và giá trị TPDN mà họ nắm giữ; (ii) Số
lượng các nhà tạo lập thị trường. Khi kiểm tra Thị trường TPDN Mỹ có bị giảm tính
thanh khoản hay không, Adrian, T. et al (2015) đã sử dụng 05 chỉ tiêu, bao gồm: (i) Khối
lượng giao dịch; (ii) Hệ số vòng quay; (iii) Quy mô giao dịch trung bình; (iv) Đo lường sự
ảnh hưởng của giá; (v) Chênh lệch giá chào bán-giá chào mua.
2.4.2 Phương pháp đo lường tính thanh khoản của thị trường TPDN Việt Nam
- Các chỉ tiêu đo lường và phương pháp phân tích
Tính thanh khoản trên thị trường TPDN Việt Nam được đo lường trên cả thị
trường phát hành (thị trường sơ cấp) và thị trường giao dịch (thị trường thứ cấp).
Trên thị trường sơ cấp, nghiên cứu này sẽ tập trung đo lường 3 chỉ tiêu như sau:
(i) Quy mô phát hành TPDN
(ii) Dư nợ thị trường TPDN
(iii) Tốc độ tăng trưởng của số TPDN đang lưu hành
31
Các chỉ tiêu này được tính toán và so sánh giữa thị trường TPDN Việt Nam và 7
quốc gia khác là: Thái Lan, Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc và
Nhật Bản.
Trên thị trường thứ cấp, trên cơ sở phần tổng quan nghiên cứu phía trên về các tiêu
chí đo lường tính thanh khoản của thị trường TPDN và dữ liệu có thể thu thập được từ thị
trường Việt Nam và các nước so sánh, nghiên cứu sẽ tập trung đánh giá tính thanh khoản
của thị trường TPDN Việt Nam dựa trên 2 chỉ tiêu sau đây:
(i) Khối lượng giao dịch và tốc độ tăng trưởng khối lượng giao dịch
(ii) Hệ số vòng quay
- Dữ liệu
Nghiên cứu khai thác các nhóm dữ liệu sau:
(i) Khối lượng phát hành TPDN tại thị trường Việt Nam và các quốc gia so sánh.
(ii) Khối lượng phát hành TP (bao gồm cả TPDN và TPCP) toàn thị trường tại thị
trường Việt Nam và các quốc gia so sánh.
(iii) Khối lượng giao dịch TPCP tại thị trường Việt Nam
(iv) Khối lượng giao dịch TPDN của các quốc gia so sánh.
(v) Khối lượng giao dịch TP (bao gồm cả TPDN và TPCP) toàn thị trường tại thị
trường các quốc gia so sánh.
(vi) Giá trị GDP của Việt Nam và các quốc gia so sánh.
32
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Thị trường trái phiếu có vai trò tạo ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho
doanh nghiệp. Việc xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu có ý nghĩa quan trọng đối
với sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nghiên cứu
kinh nghiệm quốc tế cho thấy phát triển thị trường trái phiếu là một trong những giải pháp
khơi thông các nguồn vốn trong xã hội, tạo điều kiện tích tụ nguồn vốn, chuyển nguồn
vốn ngắn hạn thành nguồn vốn dài hạn.
Chương 1 đã nghiên cứu được cơ bản về cơ sở lý luận về thị trường trái phiếu, vai
trò của thị trường trái phiếu, các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu, tính thanh
khoản của thị trường trái phiếu Việt Nam. Đồng thời đã tổng hợp và đánh giá các kết quả
nghiên cứu trước đây liên quan đến vấn đề phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam. Các
nghiên cứu này bao gồm các những nghiên cứu về mặt lý luận và cả những nghiên cứu
thực tiễn về thị trường trái phiếu của một số khu vực hay quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Cũng có nhiều nghiên cứu chỉ tập trung vào một vấn đề hay một khía cạnh của vấn đề
phát triển thị trường trái phiếu trong bối cảnh hội nhập tài chính như nghiên cứu về việc
phát hành trái phiếu Chính phủ, nghiên cứu về thị trường thứ cấp trái phiếu, nghiên cứu
về hội nhập của thị trường trái phiếu hay những nghiên cứu về tác động của hội nhập tài
chính. Tuy nhiên những nghiên cứu này chưa nghiên cứu tổng quát và toàn diện về vấn đề
phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tài chính. Chương 2 tiếp
theo sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn thiết kế luận văn và phương pháp nghiên cứu được sử
dụng trong khuôn khổ luận văn.
33
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
2.1.1. Nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về trái phiếu, thị trường trái phiếu, tính thanh khoản
của thị trường trái phiếu Việt Nam và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện thị trường trái
phiếu Việt Nam trong thời gian tới.
2.1.2. Quy trình nghiên cứu
- Bước 1: Xác định vấn đề cần nghiên cứu
Nghiên cứu xác định vấn đề nghiên cứu là thị trường trái phiếu Việt Nam
- Bước 2: Xem xét các khung lý thuyết có liên quan
Sau khi xác định được đề tài thực hiện nghiên cứu dựa trên tính cấp thiết của đề
tài, tính thực tiễn đề tài, ý nghĩa khoa học, tác giả đã tìm kiếm, thu thập và tổng hợp các
tài liệu thứ cấp để tìm ra hướng nghiên cứu về thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam.
- Bước 3: Thu thập dữ liệu
Để thực hiện giai đoạn này, đầu tiên cần phải thu thập, tổng hợp thông tin từ các
tài liệu đầu vào, bao gồm:
+ Nghiên cứu qua nguồn thông tin bên ngoài: sách báo, tài liệu đã xuất bản, các
nghiên cứu tổng kết trước đây, các tài liệu, đề tài nghiên cứu đã được đề cập ở mục 1.1 và
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu, nội dung thông tin thu thập liên quan đến thị trường
trái phiếu Việt Nam và những khó khăn, tồn tại, vướng mắc mà thị trường trái phiếu Việt
Nam đang gặp phải.
+ Nghiên cứu qua nguồn thông tin bên trong: các báo cáo về thị trường trái phiếu
qua các năm được Bộ Tài chính công bố ra bên ngoài như: Báo cáo thường niên năm
2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021; báo cáo tài chính kiểm toán… Nội dung thông tin
thu thập liên quan đến thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam.
34
- Bước 4: Phân tích, tổng hợp dữ liệu
Dựa trên dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành thống kê, tính toán, lập bảng biểu,
so sánh và phân tích các chỉ tiêu đã chọn lọc, để tiến hành phân tích và đánh giá thực
trạng thị trường trái phiếu Việt Nam.
- Bước 5: Trình bày kết quả và cho ý kiến nhận xét
Qua các số liệu được phân tích, đánh giá rõ ràng, tác giả thấy được thực trạng thị
trường trái phiếu Việt Nam. Từ đó, đưa ra được các giải pháp, phương hướng hoàn thiện
trong thời gian tới.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn tập trung trả lời hai câu hỏi nghiên cứu chính là:
- Thực trạng về thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2011 - 2021 như thế nào ?
- Làm thế nào để hoàn thiện thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian tới ?
2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Đề tài sử dụng cả nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp có uy tín và có thể đối chiếu.
+ Đối với dữ liệu sơ cấp, nghiên cứu sinh khai thác và phân tích dữ liệu từ “Danh
mục trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc” do Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội
HNX cung cấp.
+ Đối với dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu sinh thu thập từ nhiều nguồn cung cấp số
liệu như một số cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính,
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, và từ Ngân hàng phát triển châu Á, Ngân hàng thế giới
World bank, Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF...
- Phương pháp xử lý số liệu:
+ Đối với dữ liệu sơ cấp: xử lý bằng phần mềm SPSS.
35
+ Đối với dữ liệu thứ cấp: luận án sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so
sánh đối chiếu, mô hình hóa (sơ đồ, bảng biểu) các nguồn số liệu, dữ liệu thu thập được
trong quá trình nghiên cứu.
2.2.3. Tổng hợp và phân tích thông tin
Phân tích là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận
cấu thành đơn giản hơn để phát hiện ra thuộc tính và bản chất của từng bộ phận. Từ đó
giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách rõ ràng hơn.
Tổng hợp là từ cái riêng rẻ tìm ra được cái chung, thông qua các hiện tượng để tìm
ra được bản chất, từ cái đặc thù tìm ra được cái phổ biến.Trong luận văn của mình, tác giả
đã sử dụng phương pháp phân tích trong quá trình tiếp cận với đối tượng nghiên cứu là thị
trường trái phiếu Việt Nam. Phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu trong chương 3
của luận văn “Thực trạng tính thanh khoản của thị trường trái phiếu Việt Nam”.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó rất chặt chẽ với nhau trong -
nghiên cứu khoa học. Trong tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các
kết quả cụ thể kết hợp từ sự phân tích, từ rất nhiều khía cạnh. Từ Chương 1, khi giới thiệu
tổng quan tình hình nghiên cứu tác giả đã tóm tắt, khái quát tổng hợp những vấn đề chính
liên quan đến thị trường trái phiếu. Các đánh giá từ quá trình tổng hợp này là cơ sở để đề
xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động của thị trường trái phiếu Việt
Nam thời gian tới.
2.2.4. Hệ thống các phương pháp phân tích
Luận văn sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng để phân tích.
+ Phương pháp định tính
Dựa trên phỏng vấn các chuyên gia để xây dựng các thông tin xây dựng các nhân
tố giả thuyết giúp phát triển thị trường trái phiếu. Trong đề tài, phương pháp định tính
được thực hiện nhằm phân tích các kênh tác động của hội nhập tài chính đến thị trường
trái phiếu, đồng thời đánh giá sự phát triển của thị trường TPCP trong bối cảnh hội nhập
tài chính. Phương pháp định tính trả lời các câu hỏi nghiên cứu bằng dữ liệu mang tính
36
chất giải thích, minh chứng, tuy nhiên kết quả đó không được chứng thực bằng các mô
hình kinh tế lượng như trong nghiên cứu định lượng. Do đó, trong quá trình nghiên cứu,
luận án kết hợp sử dụng cả nghiên cứu định lượng.
+ Phương pháp định lượng
Tiếp theo, phương pháp định lượng được sử dụng nhằm kiểm tra lại các giả thuyết
có được từ nghiên cứu định tính. Trong đề tài, phương pháp nghiên cứu định lượng được
sử dụng để đo lường mức độ phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập tài chính và mô hình kinh tế lượng được sử dụng để kiểm định các nhân tố và tác
động của từng nhân tố tới sự phát triển của thị trường trái phiếu.
Trên cơ sở tìm hiểu thị trường trái phiếu Việt Nam, luận văn đưa những mặt được,
những mặt hạn chế, những nguyên nhân chủ yếu tạo nên mặt được và mặt hạn chế trong
vấn đề hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam, đồng thời đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian tới, phát
huy điểm mạnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, tận dụng các cơ
hội cũng như có biện pháp ứng phó với các thách thức.
37
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Dựa trên cơ sở lý luận đã được đề cập ở chương 1, chương 2 của luận văn một lần
nữa khẳng định lại cho người đọc về nội dung nghiên cứu của luận văn. Ngoài ra, Chương
2 cũng đã chỉ ra thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của tác giả làm cơ sở cho
người đọc tiếp cận những nội dung về thực trạng tính thanh khoản của thị trường trái
phiếu Việt Nam. Trong đó, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu và phân tích của luận
văn, tác giả sử dụng hệ thống phương pháp thu thập số liệu, tổng hợp và phân tích thông
tin, nghiên cứu định tính và định lượng. Tất cả những nội dung về phương pháp nghiên
cứu, hệ thống các chỉ tiêu chính là cơ sở để tác giả đi vào đánh giá thực trạng tính thanh
khoản của thị trường trái phiếu Việt nam trong chương 3 và các đề xuất, kiến nghị đề xuất
để hoàn thiện hoạt động của thị trường trái phiếu Việt nam trong chương 4.
38
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÍNH THANH KHOẢN CỦA THỊ TRƯỜNG
TRÁI PHIẾU VIỆT NAM
3.1 Tổng quan thị trường trái phiếu của Việt Nam trong thời gian qua
3.1.1 Tình hình phát hành trái phiếu trong thời gian qua
- Thị trường TPCP
Theo Tạp chí Công Thương, Thị trường TPCP đóng vai trò then chốt trên thị
trường trái phiếu, nhằm đáp ứng 2 mục tiêu: là kênh huy động vốn hiệu quả cho NSNN và
là thị trường chuẩn cho thị trường tài chính. Thị trường TPCP được thành lập vào năm
2009, sau 12 năm hoạt động thị trường TPCP được đánh giá là làm tốt vai trò trở thành
kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho ngân sách nhà nước (NSNN), gắn
công tác phát hành TPCP với tái cơ cấu nợ Chính phủ thông qua việc tập trung phát hành
các kỳ hạn dài và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư.
+ Thị trường sơ cấp
Sau 12 năm hoạt động và phát triển, thị trường cơ bản đã đáp ứng được các mục
tiêu của lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm
2030 ban hành kèm theo Quyết định 1191/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra
cho thị trường trái phiếu Việt Nam, đó là phát triển thị trường trái phiếu ổn định, mở rộng
cơ sở nhà đầu tư, tăng quy mô và chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, đảm
bảo thị trường hoạt động công khai, minh bạch và hiệu quả, từng bước tiếp cận với các
chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Đến cuối năm 2020, quy mô thị trường TPCP đạt 28,28% GDP; tăng 11% về giá
trị tuyệt đối so với năm 2019. Trong đó, dư nợ TPCP kỳ hạn còn lại trên 5 năm chiếm
61,14%, tiếp theo là kỳ hạn 1-5 năm (27,4%), các kỳ hạn ≤ 1 năm chỉ chiếm 11,46%.
Trên thị trường sơ cấp, trong vòng 12 năm, hơn 2,47 triệu tỷ đồng vốn đã được huy
động cho ngân sách nhà nước để phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế đất nước.
Con số này tương ứng với mức huy động bình quân năm đạt hơn 206 nghìn tỷ đồng,
chiếm xấp xỉ 10% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội năm 2020, và 28,3% tổng vốn đầu tư
39
của khu vực Nhà nước năm 2020. Để huy động được lượng vốn hơn 2,47 triệu tỷ đồng
này, đã có hơn 2.600 phiên đấu thầu được tổ chức tại HNX với tỷ lệ huy động thành công
bình quân đạt 60-70% trên tổng khối lượng gọi thầu.
Bên cạnh đó, lãi suất huy động vốn trên thị trường TPCP đã giảm đáng kể, giúp
tiết kiệm cho NSNN hàng nghìn tỷ đồng tiền trả lãi và hỗ trợ tích cực trong điều tiết kinh
tế vĩ mô. Lãi suất huy động vốn trung bình đã giảm từ 4 đến 6%/năm trên tất cả các kỳ
hạn. Trong đó, đặc biệt giảm mạnh tại kỳ hạn 5 năm (giảm từ 10,49%/năm trong 2009
xuống còn 1%/năm trong 2021; kỳ hạn 10 năm (giảm từ mức 9,7%/năm trong 2009
xuống còn 2,06%/năm trong 2021).
Hình 1. Khối lượng phát hành và dư nợ TPCP giai đoạn 2011 - 2020
(Nguồn: Bộ Tài chính - Báo cáo thường niên 2020 Thị trường trái phiếu Việt Nam)
Hiện nay, thị trường TPCP được đánh giá là đa dạng hóa sản phẩm và kỳ hạn phát
hành. Theo đó, trên thị trường sơ cấp, ngoài sản phẩm cơ bản là trái phiếu trả lãi định kỳ
(standard/long/short coupon), còn có các sản phẩm trái phiếu không trả lãi định kỳ. Việc
đa dạng hóa các kỳ hạn phát hành từ 3 tháng đến 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm,
20 năm và 30 năm đã góp phần nâng cao khả năng huy động vốn cho NSNN, tái cơ cấu
danh mục TPCP theo hướng bền vững, góp phần tái cơ cấu nợ Chính phủ thông qua việc
tập trung phát hành các kỳ hạn dài và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư.
40
+ Thị trường thứ cấp
Trên thị trường thứ cấp, giao dịch TPCP không ngừng tăng về quy mô và độ sâu,
tiệm cận với các nước có thị trường TPCP phát triển trong khu vực và trên thế giới. Tổng
dư nợ thị trường TPCP tại HNX tính đến hết tháng 8/2021 đạt 1,4 triệu tỷ đồng, gấp 8,7
lần quy mô năm 2009. Thanh khoản trái phiếu năm 2021 đạt mức 10,8 nghìn tỷ
đồng/phiên, gấp 29,7 lần so với năm 2009. Giá trị giao dịch Repos theo đó cũng tăng
trưởng mạnh mẽ từ quy mô khiêm tốn với tỷ trọng 6,5% trên tổng giá trị giao dịch năm
2009 lên mức 33% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường năm 2021.
Trên thị trường thứ cấp, ngoài 2 sản phẩm cơ bản là Outright và Repos, trước xu
thế phát triển mạnh của giao dịch Repos, vào cuối năm 2018, đã có thêm 2 sản phẩm
Repos gồm Vay trái phiếu, Bán kết hợp mua lại được giới thiệu ra thị trường. Sản phẩm
phái sinh hợp đồng tương lai TPCP 5 năm bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2019 và mới đây
là hợp đồng tương lai TPCP 10 năm ra mắt vào tháng 6/2021 đã bổ sung thêm công cụ
phòng vệ rủi ro cho nhà đầu tư. Tháng 7/2021, sản phẩm mua lại có kỳ hạn TPCP từ
nguồn NSNN tạm thời nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước đã được triển khai chính thức, tạo
thêm một kênh mới, giúp các chủ sở hữu có thể bán lại TPCP cho Kho bạc Nhà nước, lần
đầu tiên mở ra cơ chế cho phép Kho bạc Nhà nước trở thành nhà đầu tư có thể mua lại trái
phiếu Chính phủ trên thị trường thứ cấp do chính tổ chức này phát hành.
Lãi suất TPCP trên thị trường thứ cấp năm 2020 tăng trong tháng 3 - tháng 4/2020
do tại thời điểm này dịch bệnh Covid bùng phát. Tuy nhiên, do thanh khoản thị trường
tiền tệ ổn định, lãi suất TPCP trên thị trường thứ cấp có xu hướng giảm dần từ tháng
5/2020 đến cuối tháng 12/2020, lãi suất kỳ hạn 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm ở mức
1,12%, 1,37%, 2,34%, 2,56% (mức lãi suất giao dịch thấp nhất từ trước đến nay). So với
thời điểm đầu năm 2020, lãi suất TPCP Việt Nam trên thị trường thứ cấp tại thời điểm
cuối năm giảm bình quân khoảng 100 điểm cơ bản ở hầu hết các kỳ hạn, là mức giảm
mạnh nhất so với lãi suất TPCP của các nước trong khu vực.
Các nguyên nhân giúp giảm lợi suất trái phiếu bao gồm: (1) Thanh khoản của toàn
hệ thống ngân hàng năm 2020 tương đối dồi dào, lãi suất liên ngân hàng duy trì mức thấp
41
đã giúp tăng nhu cầu đầu tư vào các tài sản phi rủi ro, trong đó có TPCP. (2) Nền tảng vĩ
mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo, nền
kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức cao so với các nước trong khu vực và thế giới đã
củng cố niềm tin của thị trường vào các định hướng, giải pháp của Chính phủ trong việc
thực hiện mục tiêu kép “vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế”.
- Thị trường TPDN
Theo Cổng Thông tin Điện tử - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, kênh huy động
vốn qua hình thức TPDN Việt Nam hiện đã trở thành một huy động vốn tương đối lớn
trong mối tương quan với kênh vay vốn tín dụng từ ngân hàng cũng như kênh huy
động vốn cổ phần qua thị trường chứng khoán... Phát triển thị trường TPDN để hỗ trợ các
doanh nghiệp huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, giảm bớt sự phụ thuộc vào
kênh tín dụng ngân hàng là quan điểm xuyên suốt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ.
Thực tế cho thấy, sự phát triển của thị trường TPDN trong giai đoạn vừa qua đã
theo đúng chủ trương, định hướng của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Trong giai đoạn 2016
- 2020, thị trường TPDN là cấu phần có sự tăng trưởng mạnh nhất của thị trường tài
chính, trở thành kênh huy động vốn ngày càng quan trọng cho các doanh nghiệp trong bối
cảnh tăng trưởng tín dụng đạt thấp. Tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành
khoảng 1.224 nghìn tỷ đồng, bình quân gần 239 nghìn tỷ đồng/năm; gấp khoảng 9 lần giai
đoạn 2011 - 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân thị trường TPDN đạt khoảng 48%/năm,
quy mô thị trường trái TPDN đến cuối năm 2020 đạt khoảng gần 16% GDP, gấp hơn bốn
lần năm 2016.
Sự phát triển của thị trường TPDN đã giúp mọi loại hình doanh nghiệp huy động
vốn cho sản xuất kinh doanh; định hướng nhà đầu tư tập trung vào các khoản đầu tư
trung, dài hạn thay vì gửi tiền tiết kiệm ngắn hạn; giảm bớt rủi ro cho các ngân hàng
thương mại trong việc huy động vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn và nâng cao tính
công khai, minh bạch trong quá trình huy động vốn trái phiếu. Đặc biệt, trong các thời
điểm dịch bệnh được kiểm soát, khối lượng phát hành TPDN cũng tăng nhanh cho thấy
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc
luận văn thị trường trái phiếu.doc

More Related Content

Similar to luận văn thị trường trái phiếu.doc

Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Các Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Các Ngân Hàng Thương Mại Việt NamHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Các Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Các Ngân Hàng Thương Mại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
Đề tài  Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...Đề tài  Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
Đề tài  Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...Đề tài  Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong gi...
 Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính  trong gi... Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính  trong gi...
Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong gi...luanvantrust
 
Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...
Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...
Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...
Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...
Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...nataliej4
 
đề Cương lttctt update 2015
đề Cương lttctt update 2015đề Cương lttctt update 2015
đề Cương lttctt update 2015Hiếu Minh
 
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cương
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cươngLí thuyết tài chính tiền tệ đề cương
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cươngHiếu Minh
 
chứng khoán việt nam 2000-nay
chứng khoán việt nam 2000-naychứng khoán việt nam 2000-nay
chứng khoán việt nam 2000-nayKhanh Nhi Nguyen
 
Đề tài Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nư...
Đề tài  Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nư...Đề tài  Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nư...
Đề tài Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nư...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nƣớc Đối Với Hoạt Động Huy Động Vốn Của Các Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Lý Nhà Nƣớc Đối Với Hoạt Động Huy Động Vốn Của Các Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Lý Nhà Nƣớc Đối Với Hoạt Động Huy Động Vốn Của Các Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Lý Nhà Nƣớc Đối Với Hoạt Động Huy Động Vốn Của Các Ngân Hàng Thƣơng Mại ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận văn: Niêm yết của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần trên thị trường chứng...
Luận văn: Niêm yết của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần trên thị trường chứng...Luận văn: Niêm yết của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần trên thị trường chứng...
Luận văn: Niêm yết của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần trên thị trường chứng...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAMNIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAMvietlod.com
 

Similar to luận văn thị trường trái phiếu.doc (20)

Luận văn: Một số vấn đề cơ bản về vốn và kế toán huy động vốn
Luận văn: Một số vấn đề cơ bản về vốn và kế toán huy động vốnLuận văn: Một số vấn đề cơ bản về vốn và kế toán huy động vốn
Luận văn: Một số vấn đề cơ bản về vốn và kế toán huy động vốn
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
 
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Các Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận văn: Hướng phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam
Luận văn: Hướng phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt NamLuận văn: Hướng phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam
Luận văn: Hướng phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam
 
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Các Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
Đề tài  Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...Đề tài  Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
Đề tài  Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...Đề tài  Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông ng...
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng petrolimex
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng petrolimexNâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng petrolimex
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng petrolimex
 
Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
 Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
 
Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong gi...
 Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính  trong gi... Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính  trong gi...
Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong gi...
 
Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...
Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...
Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...
 
Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...
Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...
Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...
 
Luận văn: Cải tiến hoạt động tín dụng của Ngân hàng công thương Việt Nam tron...
Luận văn: Cải tiến hoạt động tín dụng của Ngân hàng công thương Việt Nam tron...Luận văn: Cải tiến hoạt động tín dụng của Ngân hàng công thương Việt Nam tron...
Luận văn: Cải tiến hoạt động tín dụng của Ngân hàng công thương Việt Nam tron...
 
đề Cương lttctt update 2015
đề Cương lttctt update 2015đề Cương lttctt update 2015
đề Cương lttctt update 2015
 
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cương
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cươngLí thuyết tài chính tiền tệ đề cương
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cương
 
chứng khoán việt nam 2000-nay
chứng khoán việt nam 2000-naychứng khoán việt nam 2000-nay
chứng khoán việt nam 2000-nay
 
Đề tài Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nư...
Đề tài  Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nư...Đề tài  Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nư...
Đề tài Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nư...
 
Quản Lý Nhà Nƣớc Đối Với Hoạt Động Huy Động Vốn Của Các Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Lý Nhà Nƣớc Đối Với Hoạt Động Huy Động Vốn Của Các Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Lý Nhà Nƣớc Đối Với Hoạt Động Huy Động Vốn Của Các Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Lý Nhà Nƣớc Đối Với Hoạt Động Huy Động Vốn Của Các Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Luận văn: Niêm yết của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần trên thị trường chứng...
Luận văn: Niêm yết của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần trên thị trường chứng...Luận văn: Niêm yết của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần trên thị trường chứng...
Luận văn: Niêm yết của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần trên thị trường chứng...
 
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAMNIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
 

Recently uploaded

Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfThanhH487859
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (15)

Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 

luận văn thị trường trái phiếu.doc

  • 1. 1 DANH MỤC VIẾT TẮT BTC Bộ Tài chính GDP Tổng sản phẩm trong nước HĐND Hội đồng nhân dân HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chi Minh IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế KBNN Kho bạc Nhà nước NĐTNN Nhà đầu tư nước ngoài NHCSXH Ngân hàng Chinh sách xã hội Việt Nam NHNN Ngân hàng nhà nước NHPT Ngân hàng phát triển NHTM Ngân hàng thương mại NSNN Ngân sách Nhà nước TPCP Trái phiếu Chính phủ TPCPBL Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh TPCQĐP Trái phiếu chính quyền địa phương TPDN Trái phiếu doanh nghiệp UBND Ủy ban nhân dân VBMA Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam VSD Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam WB Ngân hàng Thế giới
  • 2. 2 DANH MỤC HÌNH Hình 1. Khối lượng phát hành và dư nợ TPCP giai đoạn 2011 - 2020…………………. Error! Bookmark not defined. Hình 2. Khối lượng TPDN phát hành và dư nợ giai đoạn 2015 - 2020……………..….. 36 Hình 3. Quy mô thị trường trái phiếu giai đoạn 2015-2020 (%GDP)………………....…44 Hình 4. Quy mô phát hành và lãi suất TPCP (2009 - 2021)……………………………...45 Hình 5. Quy mô và thanh khoản thị trường TPCP (2009-2021) ……………………….. 47
  • 3. 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đổi mới, cải cách để phát triển kinh tế - xã hội, được thể hiện bằng những kết quả cụ thể trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, ngoại giao. Mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức nhưng về cơ bản kinh tế đã giữ được mức tăng trưởng cao và ổn định; về đối ngoại đã thực hiện hội nhập trong khu vực và trên thế giới với vị thế ngày càng cao. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường vốn, thị trường trái phiếu đã góp phần ngày càng quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu huy động và phân bổ các nguồn lực cho đầu tư phát triển và thể hiện rõ quan điểm hội nhập của Đảng và Chính phủ. Thị trường trái phiếu Việt Nam hình thành từ những năm 1990 và bắt đầu phát triển từ năm 2000. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, thị trường trái phiếu đã trở nên phát triển, là một phần quan trọng của thị trường tài chính Việt Nam. Hành lang pháp lý đã được hoàn thiện tương đối đầy đủ, giúp thị trường hoạt động khá hiệu quả, đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Thị trường trái phiếu đã và đang trở thành một kênh huy động vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục…, góp phần vào những thành tựu kinh tế - xã hội của Việt Nam thời gian qua và sắp tới, với quy mô vốn phát hành ngày càng tăng. Mặc dù thị trường trái phiếu đã có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua nhưng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần quan tâm cải thiện như: Quy mô thị trường trái phiếu vẫn còn nhỏ so với các nước trong khu vực, cơ sở nhà đầu tư chưa đa dạng, thị trường thứ cấp có một số chỉ tiêu chưa đạt được như kỳ vọng, chênh lệch giữa thời điểm nhu cầu về vốn và thời điểm thuận lợi để huy động vốn,... đang là những vấn đề đặt ra. Xuất phát từ thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam thời gian qua cùng với mong muốn tìm hiểu về lĩnh vực trái phiếu và thị trường trái phiếu nên tôi chọn đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường trái phiếu Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu
  • 4. 4 2.1. Mục tiêu tổng quát Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện thị trường trái phiếu Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam từ năm 2011 - 2021 nhằm chỉ ra các mặt tích cực, hạn chế, nguyên nhân của sự hạn chế trong phát triển. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu về thị trường trái phiếu Việt Nam. Luận văn đặt ra một số câu hỏi phải trả lời đó là: - Thực trạng về thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2011 - 2021 như thế nào ? - Làm thế nào để hoàn thiện thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian tới ? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là thị trường trái phiếu Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về trái phiếu, thị trường trái phiếu, tính thanh khoản của thị trường trái phiếu Việt Nam và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian tới. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu về trái phiếu, thị trường trái phiếu, tính thanh khoản của thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2011 - 2021 và đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu: thông tin tài liệu được tác giả thu thập từ sách, báo chuyên ngành, các nghiên cứu, các trang mạng điện tử… liên quan đến đối tượng nghiên
  • 5. 5 cứu của luận văn. Ngoài ra, luận văn cũng tham khảo các tài liệu, báo cáo liên quan đến số liệu về trái phiếu và thị trường trái phiếu, chủ trương, chính sách, quy định về thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2011 - 2021. - Phương pháp phân tích: luận văn sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh nhằm phản ánh thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam trong giai đoạn năm 2011 - 2021. 6. Kết cấu đề tài Ngoài lời cảm ơn, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng và hình, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về tính thanh khoản của thị trường Trái Phiếu Việt Nam Chương 2: Thiết kế và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng tính thanh khoản của thị trường trái phiếu Việt Nam Chương 4: Kết luận và kiến nghị
  • 6. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH THANH KHOẢN CỦA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM 1. Tổng quan nghiên cứu 1.1 Nghiên cứu nước ngoài Thị trường vốn và các lý thuyết về thị trường được nghiên cứu ở nước ngoài đã có bề dày lịch sử, việc tham khảo kinh nghiệm của các nghiên cứu của các tác giả ở nước ngoài là hết sức cần thiết với một nền tài chính non trẻ như Việt Nam, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu và các khía cạnh nghiên cứu như sau: - The Emerging Markets Committee of the International Organization of Securities Commissions (2002) The development of corporate bond markets in emerging market countries đã chỉ ra rằng vai trò của thị trường TPDN trong nước được thể hiện: (1) Trong giai đoạn các ngân hàng bị khủng hoảng thì thị trường TPDN sẽ là nguồn vốn cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước mà không bị ảnh hưởng bởi hoạt động của các ngân hàng, nhiều ý kiến cho rằng thị trường TPDN sẽ giúp giải quyết khủng hoảng trong hoạt động của các ngân hàng bằng cách cho phép hệ thống ngân hàng cải thiện bảng cân đối của mình thông qua việc chứng khoán hóa (tức là phát hành trái phiếu được hỗ trợ bởi các khoản vay không hiệu quả); (2) Việc phát hành TPDN sẽ làm giảm chi phí trong khoản vay so với việc vay từ các ngân hàng do việc phát hành trái phiếu các doanh nghiệp sẽ thu hút vốn trực tiếp từ các nhà đầu tư mà loại bỏ khâu trung gian là doanh nghiệp là ngân hàng từ đó giúp giảm chi phí thu hút vốn; (3) Thu hút vốn từ việc phát hành TPDN sẽ làm giảm những rủi ro về tiền tệ do nguồn vốn này là nguồn vốn dài hạn trong khi đó các khoản vay từ ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn; (4) Là nhân tố để phát triển thị trường tài chính trong nước, tăng lượng hàng hóa cung cấp cho các nhà đầu tư lựa chọn; (5) Thúc đẩy sự phát triển thị trường tài chính một cách ổn định… - Albert Mentink (2005), Essays on corporate bonds, Doctor thesis, Erasmus University Rotterdam, Italy. Trong nghiên cứu, tác giả đã nghiên cứu về thị trường trái phiếu Châu Âu, xem xét tỷ lệ lãi suất, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản của TPDN. - Nghiên cứu về đặc điểm TPDN, việc phát hành TPDN có các sách do nhà xuất bản McGraw - Hill xuất bản cho nhiều tác giả như Richard A. Brealey, Stewart C. Myers
  • 7. 7 (1996), Principles of Coporate Finance. William F. Sharpe (2000), Portfolio Theory and Capital Markets. Charles J. Corrado & Bradford D. Jordan (2000), Fundamentals of Investments - Valuation and Management. Richard A.Bredley, Stewart C. Myers, Alan J. Marcus (2007), Fundamental of corporate finance. Ngoài ra còn có Aswath Damodaran (1997), Corporate Finance - Theory and Practice, John Wiley & Sons. - Mary Jo White, SEC Chairman (2014), corporate bond market structure: the time for reform is now, cho rằng thị trường TPDN là thị trường cung cấp nguồn vốn nhiều nhất và lớn nhất cho doanh nghiệp trong thời gian gần đây. Để phát triển thị trường này thì việc chuẩn hóa các sản phẩm được cung cấp là một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tạo ra sức thanh khoản cho các sản phẩm này, từ đó sẽ thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực này. OICU-IOSCO (2014), Corporate Bond Markets: A Global Perspective khảo sát và cung cấp tình hình phát triển thị trường TPDN của các nước trên thế giới, phân tích về độ sâu, độ rộng thị trường đồng thời đưa ra những rủi ro tiềm ẩn có thể trong tương lai. Trong đó công trình đã cho thấy rằng quy mô của TPDN toàn cầu (theo mẫu điều tra của công trình là 82 nước trong đó có Việt Nam) năm 2013 đã tăng gấp 3 lần so với năm 2000 với tốc độ tăng trung bình trong giai đoạn trước khủng hoảng (2000 - 2007) là 7% và giai đoạn sau khủng hoảng (2008 - 2013) là 2%. Công trình khẳng định sự phát triển của thị trường TPDN là nhân tố quan trọng của ổn định thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế. Trong các nghiên cứu ở nước ngoài, chủ yếu nghiên cứu về lý luận trái phiếu nói chung, TPDN nói riêng và thực trạng phát hành TPDN dựa trên thực tiễn của các nước ngoài, phục vụ cho các vấn đề đặt ra ở nước mà các tác giả nghiên cứu. 1.2 Nghiên cứu trong nước Thị trường tài chính ở Việt Nam vẫn còn là một thị trường mới nổi, còn non trẻ, do vậy các nghiên cứu trong nước phần lớn vẫn tập trung vào các vấn đề về sự hình thành, thiết lập thị trường; vào cách thức hoạt động và các giải pháp để phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Các tác giả đã khái quát được các vấn đề lý luận và thực trạng về thị trường vốn nói chung, thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu nói riêng, có thể
  • 8. 8 tóm lược các nghiên cứu nổi bật và những điểm đạt được, những khoảng trống cần nghiên cứu tiếp như sau: Luận án tiến sĩ: Trần Xuân Hà (2004), sử dụng công cụ trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho đầu tư phát triển ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. Luận án nghiên cứu việc sử dụng trái phiếu Chính phủ (TPCP) để huy động vốn cho đầu tư phát triển, bao hàm các vấn đề: Sử dụng trái phiếu kho bạc để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước; Sử dụng trái phiếu để huy động vốn cho Chính quyền địa phương; huy động vốn từ thị trường trái phiếu quốc tế từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường sử dụng trái phiếu Chính phủ để huy động vốn. Trong nghiên cứu này, các khái niệm về trái phiếu nói chung, trái phiếu Chính phủ nói riêng, tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu, các khái niệm và vấn đề liên quan đến trái phiếu DN không được đề cập. Cũng về đề tài trái phiếu Chính phủ, tác giả Lê Anh Tuấn (2010), Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế Học viện Tài chính. Luận án đã tổng quát hóa được những lý luận về trái phiếu Chính phủ và thị trường TPCP, làm rõ vai trò của thị trường TPCP trong nền kinh tế và những yêu cầu hình thành, phát triển thị trường TPCP; trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đánh giá được thực trạng phát triển thị trường TPCP từ những năm 1990 đến 2010 cả về thị trường sơ cấp và thứ cấp, tác giả đã đánh giá được những mặt được, hạn chế của từng phương thức phát hành, từng loại TPCP hoạt động niêm yết, giao dịch, thông tin, cơ chế chính sách; đưa ra được nhóm giải pháp, lộ trình thực hiện, phát triển toàn diện thị trường. Trịnh Mai Vân (2010), Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân. Trong nghiên cứu của mình, tác giả cũng đã đề cập được những vấn đề tổng quan về trái phiếu như khái niệm, đặc điểm của trái phiếu, đường cong lãi suất chuẩn. Tuy tác giả mới nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường trái phiếu của Hàn Quốc nhưng cũng đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, trong đó tác giả cũng đã chỉ rõ việc xác định phát triển thị trường TPDN trước TPCP của Hàn Quốc đã làm cho thị trường phát triển một cách mất cân đối. Qua phân tích thực trạng phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường trái phiếu. Tuy nhiên trong luận án này tác giả chưa đề cập sâu về TPDN mà chủ yếu vẫn nghiên cứu về thị trường trái phiếu Chính
  • 9. 9 phủ từ năm 2000 - 2009 về quy mô phát hành, thị trường giao dịch TPCP, còn về thị trường TPDN mới được tác giả đề cập khái quát. Mặt khác, vấn đề tạo tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu đặc biệt là TPDN - là cơ sở để doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc huy động vốn trái phiếu cũng chưa được tác giả làm rõ. Đề tài cấp bộ: TS. Phạm Trọng Bình (2001), cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc phát triển trái phiếu ở Việt Nam đã khái quát tương đối toàn diện lý luận về thị trường trái phiếu và cũng đánh giá được thực trạng của thị trường trái phiếu Việt Nam trong giai đoạn trước và sau khi thành lập thị trường chứng khoán năm 2000. Tuy nhiên, tập thể tác giả cũng mới phân tích chủ yếu thị trường phát hành trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam về quy mô thị trường giao dịch và phát hành TPCP, các thành viên tham gia thị trường TPCP…, đề tài chưa phân tích sâu đến các giải pháp phát triển thị trường TPDN trong giai đoạn tới. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện của: PGS.TS Nguyễn Đăng Nam và Hà Thị Đoan Trang (2004), Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường TPDN ở Việt Nam, và TS. Hoàng Trần Hậu (2003), Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các trung gian tài chính trong việc phát triển thị trường trái phiếu nước ta hiện nay. Trong đề tài này các tác giả cũng đã đề cập được những vấn đề cơ bản về trái phiếu, thị trường TPDN. Tuy nhiên, đề tài mới chủ yếu xem xét trên góc độ phát triển thị trường TPDN và trên khía cạnh vĩ mô là quản lý nhà nước như tạo khung pháp lý cho việc phát hành, giao dịch TPDN... chưa đưa ra các giải pháp từ phía doanh nghiệp nhằm tăng cường huy động vốn từ trái phiếu. Một số luận văn Thạc sỹ kinh tế có đề cập đến TPDN tuy nhiên vẫn còn chưa sâu, như: Trần Vinh Quang (2005), phát hành trái phiếu công ty ở Việt Nam, điều kiện và khả năng thực hiện, Học viện Tài chính. Tác giả đã đề cập đến các loại trái phiếu của công ty và điều kiện phát hành. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ đề cập khái quát vấn đề lý luận trái phiếu DN, mặt khác tình hình kinh tế - xã hội cho đến nay đã có nhiều thay đổi. Luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Kim Cương (2007), giải pháp phát triển thị trường TPDN ở Việt Nam, Học viện tài chính; Trương Thị Ngọc Hải (2008), phát triển thị trường TPDN Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân [23, 24]. Mặc dù các luận văn trên đều đã đề cập đến việc phát triển thị trường TPDN, hệ thống hóa và đánh giá cơ bản thực trạng của thị trường TPDN. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, phân tích vẫn còn rất sơ lược, chủ yếu mới chỉ
  • 10. 10 xem xét trên góc độ quản lý nhà nước đối với hoạt động phát hành TPDN chứ chưa phải nghiên cứu trên góc độ doanh nghiệp, hơn nữa do bối cảnh và thời điểm nghiên cứu cũng đã khá xa nên nhiều giải pháp cho đến nay không còn được phù hợp. 1.3 Khoảng trống nghiên cứu Có thể thấy, phần lớn các nghiên cứu trước đây đã có những đóng góp về mặt cơ sở luận liên quan đến phát triển thị trường trái phiếu nói chung, TPCP, TPDN nói riêng. Đồng thời, nhiều nghiên cứu cũng đã đưa ra những vấn đề lý luận về hội nhập tài chính bao gồm khái niệm, đặc điểm, tác động của hội nhập tài chính, đo lường mức độ hội nhập đặc biệt là các nghiên cứu ở nước ngoài. Liên quan đến thị trường trái phiếu, nghiên cứu trước đây đã chứng minh tác động của hội nhập tài chính đến thị trường thông qua tác động đến chính sách tài khoá, nợ, lãi suất, kỷ luật thị trường. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn tồn tại một số khoảng trống nghiên cứu về mặt lý thuyết cũng như thực tế, cụ thể: Về mặt lý thuyết: Một là, chưa có nghiên cứu tổng quát, có hệ thống nào về phát triển thị trường trái phiếu đặt trong bối cảnh hội nhập tài chính, một xu hướng đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Hội nhập tài chính có tác động đến cả hệ thống tài chính, trong đó có bộ phận của thị trường tài chính là thị trường trái phiếu thông qua một số kênh truyền dẫn. Đánh giá tác động của hội nhập tài chính đến thị trường trái phiếu sẽ là cơ sở để đưa ra các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường này trong bối cảnh hội nhập tài chính. Hai là, chủ đề về phát triển thị trường trái phiếu được nghiên cứu ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu chưa xây dựng một bộ chỉ số tổng hợp đánh giá mức độ phát triển của toàn bộ thị trường trái phiếu, đặc biệt khi đặt trong bối cảnh hội nhập tài chính. Đây là một khoảng trống nghiên cứu lớn và trong đề tài, tác giả sẽ nghiên cứu, đề xuất bộ chỉ số đánh giá mức độ phát triển của thị trường trái phiếu gắn với vấn đề hội nhập. Ba là, các nghiên cứu trước đây đã sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu gộp để đánh giá tác động của các nhân tố đến thị trường trái phiếu nói chung ở khu vực Châu Âu, Châu Á, tuy nhiên chưa có mô hình nào cụ thể về các nhân tố tác động đến thị trường trái phiếu Chính phủ phù hợp với thị trường Việt Nam và khu vực ASEAN.
  • 11. 11 Về mặt thực tiễn: Một là, về mặt thực tiễn, do mỗi quốc gia có xuất phát điểm, đặc điểm khác nhau về kinh tế, tài chính, văn hoá, mức độ phát triển khác nhau, đồng thời mục đích phát triển thị trường trái phiếu cũng khác nhau dẫn đến không thể phát triển thị trường trái phiếu theo một khuôn mẫu chung giống nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích thực trạng thị trường trái phiếu từ đó đưa ra các giải pháp phát triển thị trường này cần được tiến hành dựa trên những đặc trưng riêng có ở từng quốc gia. Những nghiên cứu về thị trường trái phiếu Việt Nam chưa được cập nhật trước những thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội, không được đặt trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng vào khu vực và thế giới. Hai là, mức độ hội nhập của thị trường trái phiếu tác động đến sự phát triển của thị trường, do vậy đo lường mức độ hội nhập của thị trường trái phiếu là cần thiết. Vấn đề này đã được đưa ra trong nhiều nghiên cứu trên thế giới, tuy nhiên nghiên cứu cụ thể cho Việt Nam thì chưa một nghiên cứu nào thực hiện. 2. Cơ sở lý luận về tính thanh khoản của thị trường Trái phiếu Việt Nam 2.1 Tổng quan về trái phiếu 2.1.1 Khái niệm trái phiếu Trái phiếu là một chứng chỉ vay nợ phản ánh quan hệ giữa người đi vay (chủ thể phát hành trái phiếu) với người cho vay (chủ sở hữu trái phiếu); trong đó chủ thể phát hành trái phiếu cam kết trả cho người chủ sở hữu trái phiếu một số tiền nhất định, vào những khoảng thời gian nhất định, và phải trả lại tiền gốc khi khoản tiền vay đến hạn. Trái phiếu là loại chứng khoán nợ thông thường có tính chất trung hạn và dài hạn, chủ thể phát hành trái phiếu với tư cách là người đi vay, người mua trái phiếu là người cho vay và được gọi là trái chủ. Trái phiếu phản ánh các quan hệ vay mượn, sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay, trên nguyên tắc hoàn trả và nó không chỉ đơn thuần là một hình thức vận động về tiền tệ mà còn là mối quan hệ về xã hội (như mối quan hệ về lòng tin). So với một số hình thức tín dụng khác thì trái phiếu ra đời muộn hơn và phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển. Trên thị trường, trái phiếu có nhiều loại khác nhau và có thể được phát hành dưới dạng chứng chỉ vật chất hay phi vật chất (bút toán ghi sổ hay điện tử) và dù tồn tại ở hình
  • 12. 12 thức nào thì chúng đều phải bao gồm những nội dung như sau: Mệnh giá hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu, là giá trị được ghi trên trái phiếu. Giá trị này được gọi là vốn gốc. Mệnh giá trái phiếu là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay (lợi tức trái phiếu) mà chủ thể phát hành trái phiếu phải trả. Mệnh giá cũng thể hiện số tiền mà chủ thể phát hành trái phiếu phải hoàn trả cho người sở hữu trái phiếu khi trái phiếu đáo hạn. Lãi suất danh nghĩa là lãi suất được ghi trên trái phiếu hoặc do chủ thể phát hành trái phiếu công bố được gọi là lãi suất danh nghĩa. Lãi suất này thường được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) so với mệnh giá của trái phiếu và cũng là một trong những căn cứ để xác định lợi tức trái phiếu. Thời hạn của trái phiếu (Kỳ hạn của trái phiếu) là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày chủ thể phát hành trái phiếu hoàn trả tiền vốn lần cuối cho người sở hữu trái phiếu. Trái phiếu ngắn hạn thông thường có thời hạn 1 năm trở xuống, trái phiếu trung hạn có kỳ hạn từ trên một năm đến dưới 5 năm, trái phiếu dài hạn có kỳ hạn từ 5 năm trở lên. Kỳ hạn trái phiếu có ý nghĩa rất quan trọng vì lợi tức trái phiếu phụ thuộc vào thời hạn của nó. Ngoài ra, kỳ hạn trái phiếu càng dài, tính biến động giá trái phiếu càng lớn trước sự biến động của lãi suất thị trường. Do vậy, biến động của giá trái phiếu phụ thuộc vào kỳ hạn của trái phiếu. Ngày mà khoản vốn gốc trái phiếu được thanh toán lần cuối được gọi là ngày đáo hạn của trái phiếu. Kỳ trả lãi là khoảng thời gian chủ thể phát hành trái phiếu phải trả lãi cho người nắm giữ trái phiếu. Lãi suất trái phiếu thường được xác định theo năm, tuy nhiên kỳ trả lãi cho người nắm giữ trái phiếu có nhiều loại: trả lãi trước (trả lãi vào thời điểm phát hành trái phiếu), trả lãi khi trái phiếu đáo hạn (chủ thể phát hành trái phiếu phải thanh toán cả tiền gốc và lãi vào thời điểm đáo hạn), trả lãi theo những kỳ hạn nhất định (có thể là 6 tháng - theo thông lệ quốc tế, 1 năm…). Giá phát hành là giá bán của trái phiếu vào thời điểm phát hành. Tùy theo tình hình của thị trường vào thời điểm phát hành và khả năng tài chính của chủ thể phát hành trái phiếu để xác định giá phát hành một cách hợp lý nhằm đảm bảo đợt phát hành đạt kết quả. Có thể phân biệt ba trường hợp: giá phát hành bằng mệnh giá; giá phát hành dưới mệnh giá; và giá phát hành trên mệnh giá.
  • 13. 13 Tại các nước có nền kinh tế phát triển, thị trường chứng khoán phát triển, người ta phát hành nhiều loại trái phiếu khác nhau để huy động vốn. Căn cứ theo chủ thể phát hành, trái phiếu gồm có TPCP, trái phiếu Chính quyền địa phương và TPDN. 2.1.2 Đặc điểm trái phiếu và các yếu tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu - Đặc điểm trái phiếu: Mệnh giá (Par value): là giá trị danh nghĩa của trái phiếu được in ngay trên tờ phiếu, đại diện cho số vốn gốc được hoàn trả cho trái chủ tại thời điểm đáo hạn. Ở Việt Nam, mệnh giá của trái phiếu được ấn định là 100.000đ và các mệnh giá khác là bội số của 100.000 đ. Mệnh giá của trái phiếu được xác định phụ thuộc vào số tiền huy động trong kỳ và số trái phiếu phát hành. MG= VHĐ/SPH MG: Mệnh giá trái phiếu VHĐ: Số vốn huy động SPH: Số trái phiếu phát hành Tỷ suất lãi trái phiếu: là lãi suất danh nghĩa (Coupon interest Rates) của trái phiếu quy định mức lãi nhà đầu tư được hưởng hàng năm. Thông thường có 2 phương thức trả lãi là 6 tháng/lần và 1 năm/lần. Mỗi loại trái phiếu có ghi lãi suất của tổ chức phát hành cam kết sẽ thanh toán cho chủ sở hữu trái phiếu một số tiền lãi vào một ngày xác định và có thể theo định kỳ. Trái phiếu phát hành với một tỷ lệ lãi suất danh nghĩa được xác định bởi các điều kiện thị trường tại thời điểm chào bán trái phiếu. Lãi suất thường được công bố theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá của trái phiếu. Tùy theo loại trái phiếu mà tỷ suất này là cố định hay thả nổi hoặc có thể bằng 0. Giá mua: Giá mua trái phiếu là khoản tiền thực tế mà người mua bỏ ra để có được quyền sở hữu trái phiếu. Giá mua có thể bằng mệnh giá (Par value), có thể cao hơn mệnh giá (Premium) hoặc thấp hơn mệnh giá (Discount). Tuy nhiên, dù giá mua là loại giá nào thì tiền lãi luôn được xác định theo mệnh giá trái phiếu. Và đến ngày đáo hạn, người nắm giữ trái phiếu sẽ được trả lại vốn gốc bằng với mệnh giá trái phiếu.
  • 14. 14 Kỳ hạn: Thời hạn của trái phiếu là số năm mà theo đó người phát hành hứa hẹn đáp ứng những điều kiện của nghĩa vụ. Thời hạn của trái phiếu là ngày chấm dứt sự tồn tại của khoản nợ, người phát hành sẽ thu hồi trái phiếu bằng cách hoàn trả khoản vay gốc. Quyền mua lại: đối với các loại trái phiếu có điều khoản chuộc lại (Callable Bonds) cho phép tổ chức phát hành trái phiếu thu hồi trái phiếu và hoàn lại vốn gốc với mức giá dự kiến trước thời hạn thanh toán. Tổ chức phát hành sử dụng quyền này để bảo vệ họ không phải trả lãi suất cao hơn đối với số tiền mà họ vay. Tổ chức phát hành thu hồi trái phiếu khi tỷ lệ lãi suất trên thị trường thấp hơn lãi suất của trái phiếu của tổ chức phát hành đã phát hành trước đó và có thể phát hành trái phiếu mới với tỷ lệ lãi suất thấp hơn. - Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu: Thời gian còn lại đến ngày đáo hạn: Khi bạn đầu tư vào trái phiếu, sẽ luôn có rủi ro đi kèm với việc nắm giữ trái phiếu đó. Thời gian còn lại đến ngày đáo hạn, hay kỳ hạn còn lại (time to maturity) của trái phiếu càng ngắn thì rủi ro càng thấp, và do đó giá của trái phiếu càng cao. Giá trơn (clean price) của trái phiếu sẽ có xu hướng tăng dần theo thời gian và bằng với mệnh giá trái phiếu tại ngày đáo hạn, trừ trường hợp tổ chức phát hành có những dấu hiệu vỡ nợ (default) rõ ràng và nhà đầu tư có khả năng không thu hồi được một phần hay toàn bộ giá trị đầu tư trái phiếu của mình. Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường cho các tài sản thu nhập cố định tăng sẽ dẫn đến giảm giá trái phiếu có cùng kỳ hạn còn lại và ngược lại. Nguyên nhân là vì với cùng một số tiền đầu tư và khoảng thời gian định đầu tư, nhà đầu tư mua trái phiếu mới phát hành sẽ được hưởng mức lãi suất danh nghĩa (coupon) cao hơn so với mua một trái phiếu đã phát hành trong quá khứ khi mặt bằng lãi suất coupon thấp hơn. Ví dụ: Công ty A phát hành trái phiếu doanh nghiệp kỳ hạn 5 năm với mức lãi suất coupon 9%/năm. Sau 2 năm, kỳ hạn còn lại của trái phiếu này là 3 năm và mức lãi suất coupon không đổi. Lãi suất thị trường tại thời điểm này cho trái phiếu doanh nghiệp tương đồng do công ty B phát hành cũng với kỳ hạn 3 năm là 12%/năm. Như vậy nếu nhà đầu tư mong muốn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trong 3 năm thì mua trái phiếu của B sẽ có lợi hơn, và do đó cầu cho trái phiếu B cao hơn dẫn tới thị giá trái phiếu B cao hơn thị giá trái phiếu A.
  • 15. 15 Một cách hiểu khác là khi lãi suất thị trường tăng thì lãi suất chiết khấu dùng trong định giá trái phiếu cũng tăng, dẫn đến giá trị hiện tại của trái phiếu giảm xuống. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổ chức phát hành: Doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh tích cực và sức khỏe tốt lên, giá trái phiếu có xu hướng tăng lên (và ngược lại tình hình sản xuất kinh doanh tệ đi, môi trường biến động bất lợi sẽ làm giá trái phiếu giảm đi). Các thông tin cho thấy sự tốt lên có thể từ nhiều yếu tố, ví dụ như sự gia tăng về doanh thu, lợi nhuân, lợi nhuân gộp, tỷ trọng tài sản sinh ra tiền, sự quản lý tốt hơn về chi phí, tăng trưởng ROE ROA, các yếu tố định tính như biến động từ môi trường kinh doanh theo chiều hướng thuận lợi, dòng tiền về từ các dự án hoặc sản phẩm mới, v.v… Nhưng những yếu tố này thể hiện tập trung tại một điểm là dòng tiền của doanh nghiệp đã đang và sẽ tốt dần lên, và giảm thiểu rủi ro mất khả năng thanh toán. Các yếu tố này đều tác động tới đánh giá xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp. Xếp hạng tín nhiệm: Những trái phiếu có khả năng hoàn trả vốn cho nhà đầu tư cao, hay rủi ro tín dụng thấp, thì cũng sẽ có thị giá cao hơn. Rủi ro tín dụng thể hiện ở cả khả năng nhà đầu tư nhận được tiền lãi coupon từ trái phiếu cũng như nhận lại được tiền đã đầu tư vào gốc trái phiếu. Xếp hạng tín nhiệm của trái phiếu là một chỉ báo quan trọng về mức độ rủi ro tín dụng khi đầu tư vào trái phiếu đó. Xếp hạng tín nhiệm được đưa ra bởi các tổ chức xếp hạng có uy tín được thị trường rất quan tâm và có ảnh hưởng lớn đến thị giá trái phiếu. Mức xếp hạng tín nhiệm của trái phiếu hoặc của tổ chức phát hành càng cao, tương ứng với rủi ro càng thấp, thì trái phiếu đó có thị giá càng cao. Đặc tính phái sinh của trái phiếu: Ngoài trái phiếu thông thường, trên thị trường cũng tồn tại những trái phiếu đi kèm với các đặc tính phái sinh như trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu (convertible bond), trái phiếu có kèm chứng quyền (bond with warrant), trái phiếu có thể mua lại trước hạn (callable bond)… Việc định giá các trái phiếu này, ngoài chiết khấu dòng tiền gốc lãi thông thường sẽ cần thêm cả định giá các đặc tính phái sinh đi kèm. Giá của các trái phiếu này sẽ thấp hơn trái phiếu tương đồng
  • 16. 16 thông thường nếu như rủi ro cho nhà đầu tư cao hơn. Ngược lại, giá trái phiếu có đặc tính phái sinh sẽ cao hơn trái phiếu thông thường nếu như lợi ích kỳ vọng cho nhà đầu tư cao hơn. Ví dụ: Đối với trái phiếu có thể mua lại trước hạn bởi tổ chức phát hành, nhà đầu tư sẽ chịu rủi ro là khoản đầu tư của mình bị thanh lý trước khi đạt đến thời gian đầu tư mong muốn. Do đó loại trái phiếu này thường có giá thấp hơn so với trái phiếu thông thường. Trong khi đó, các trái phiếu có đặc tính gắn với cổ phiếu sẽ có thị giá khá biến động và tương quan với thị trường cổ phiếu. Chẳng hạn, đối với trái phiếu chuyển đổi, giá trái phiếu sẽ tỷ lệ thuận với giá cổ phiếu do nhà đầu tư sẽ có lợi nhuận kỳ vọng cao hơn nếu thực hiện quyền chuyển đổi thành cổ phiếu khi giá cổ phiếu tăng, và ngược lại. Biến động tỷ giá: Những trái phiếu mà dòng tiền thanh toán gốc lãi bằng ngoại tệ sẽ chịu thêm rủi ro về tỷ giá quy đổi từ loại ngoại tệ sang đồng nội tệ. Khi tỷ giá này tăng, dòng tiền quy đổi mà nhà đầu tư nhận được sẽ cao hơn, dẫn đến giá trái phiếu cũng tăng theo. Ngược lại khi tỷ giá giảm thì giá trái phiếu sẽ giảm tương ứng. Đối với những trái phiếu này, nhà đầu tư nên cân nhắc sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro (hedging) để giảm thiểu ảnh hưởng từ biến động tỷ giá. 2.1.3 Phân loại trái phiếu Căn cứ vào chủ thể phát hành - Trái phiếu Chính phủ. - Trái phiếu chính quyền địa phương. - Trái phiếu doanh nghiệp. + Trái phiếu thu nhập (Income Bonds). + Trái phiếu có thế chấp (Mortgage Bonds). + Trái phiếu không có thế chấp (Debent ure). + Trái phiếu có thể chuy ển đổi (Convertible Bonds). + Trái phiếu có thể chuộc lại (Callable Bonds). + Trái phiếu có lãi suất ổn định (Straight Bonds).
  • 17. 17 + Trái phiếu có lãi suất thả nổi (Floating Rate Bonds). + Trái phiếu chiết khấu (Zero Coupon Bonds). Căn cứ vào định mức tín nhiệm/mức đảm bảo - Trái phiếu hạng đầu tư/TP hạng đầu cơ. - Trái phiếu có đảm bảo bằng tài sản. - Trái phiếu không có đảm bảo tài sản… Căn cứ vào hình thức thanh toán - Trái phiếu không trả lãi định kỳ (trái phiếu Zero-coupon). - Trái phiếu trả lãi coupon định kỳ… 2.2 Thị trường trái phiếu 2.2.1 Thị trường trái phiếu sơ cấp Thị trường trái phiếu là thị trường thực hiện giao dịch, mua bán các loại trái phiếu do Chính phủ hoặc công ty phát hành. Thị trường thực hiện giao dịch, mua bán trái phiếu mới phát hành gọi là thị trường sơ cấp. Thị trường thực hiện giao dịch, mua bán trái phiếu đã phát hành gọi là thị trường thứ cấp. Mục đích của thị trường sơ cấp là phục vụ cho nhu cầu huy động vốn dài hạn cho Chính phủ hoặc công ty trong khi mục đích của thị trường thứ cấp là cung cấp khả năng thanh khoản cho trái phiếu đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Mặc dù không trực tiếp huy động vốn dài hạn nhưng thị trường thứ cấp đóng vai trò rất quan trọng. Không có thị trường thứ cấp phát triển, thị trường sơ cấp khó thu hút được nhà đầu tư vì nhà đầu tư lo ngại không thể chuy ển đổi trái phiếu thành tiền mặt khi cần thiết. - Khái niệm: Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các trái phiếu mới phát hành. Trên thị trường này vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu mua các trái phiếu mới phát hành. - Mục đích của thị trường sơ cấp là phục vụ cho nhu cầu huy động vốn dài hạn cho Chính phủ hoặc công ty. - Đặc điểm: + Thị trường sơ cấp là nơi duy nhất mà các trái phiếu đem lại vốn cho người phát hành. Là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành và đồng thời cũng tạo ra hàng hóa
  • 18. 18 cho thị trường giao dịch. Trên bình diện toàn bộ nền kinh tế, thị trường sơ cấp làm tăng vốn đầu tư. + Những người bán trái phiếu trên thị trường sơ cấp được xác định thường là Kho bạc, N gân hàng Nhà nước, công ty phát hành, tập đoàn bảo lãnh phát hành... + Thị trường sơ cấp chỉ được tổ chức một lần cho một loại chứng khoán nhất định, trong thời gian hạn định. - Vai trò: + Trái phiếu hóa các nguồn vốn cần huy động, vốn của công ty được huy động qua việc phát hành chứng khoán + Thực hiện quá trình chu chuyển tài chính trực tiếp đưa các khoản tiền nhàn rỗi tạm thời trong dân chúng vào đầu tư, chuy ển tiền sang dạng vốn dài hạn. 2.2.2 Thị trường trái phiếu thứ cấp - Khái niệm: Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các trái phiếu đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Là thị trường chuyển nhượng quyền sở hữu trái phiếu. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các trái phiếu đã phát hành. - Mục đích của thị trường t hứ cấp là cung cấp khả năng thanh khoản cho trái phiếu đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. - Đặc điểm: + Trên thị trường thứ cấp, các khoản tiền thu được từ việc bán trái phiếu thuộc về các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh trái phiếu chứ không thuộc về nhà phát hành. Nói cách khác, các luồng vốn không chảy vào những người phát hành trái phiếu mà vận chuyển giữa những người đầu tư trái phiếu trên thị trường. Thị trường thứ cấp là một bộ phận quan trọng của thị trường trái phiếu, gắn bó chặt chẽ với thị trường sơ cấp. + Giao dịch trên thị trường thứ cấp phản ảnh nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá trái phiếu trên thị trường thứ cấp do cung và cầu Quyết định. + Thị trường thứ cấp là một thị trường hoạt động liên tục, các nhà đầu tư có thể mua và bán các chứng khoán nhiều lần trên thị trường thứ cấp. 2.2.3 Vai trò của thị trường trái phiếu - Đối với nền kinh tế
  • 19. 19 Thị trường trái phiếu là kênh huy động vốn nhanh chóng và hiệu quả. Đây một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung cấp nguồn vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế bằng khả năng huy động các nguồn vốn phân tán, tạm thời nhàn rỗi trong toàn xã hội vào công cuộc đầu tư của nền kinh tế. - Đối với Chính phủ + Toàn bộ các khoản chi tiêu khổng lồ của quốc gia đều trông chờ vào các khoản thu của N SNN, nhưng NSNN luôn không đủ chi và luôn đứng trước nguy cơ thâm hụt nhất là với các quốc gia đang phát triển. Do đó, Chính phủ rất cần nguồn tài chính để giải quyết nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư và bù đắp thiếu hụt ngân sách quốc gia. Vì vậy phát hành trái phiếu là kênh huy động vốn của Chính phủ nhằm thực hiện các mục t iêu chính trị, kinh tế và xã hội. + Trên trị trường chứng khoán, trái phiếu là một hàng hóa quan trọng, đặc biệt là trái phiếu Chính phủ với đặc tính ít rủi ro nhất đã trở thành hàng hóa chủ đạo trên thị trường, lãi suất giao dịch hàng ngày của trái phiếu Chính phủ góp phần hình thành lãi suất chuẩn trên thị trường. Trái phiếu do Chính phủ phát hành thu hút một khối lượng vốn tiền mặt trong lưu thông từ các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế và định chế tài chính trung gian. Vốn này được đưa vào sử dụng cho đầu tư phát triển, tạo ra của cải hàng hóa cho xã hội. N hờ vậy mà cân đối tiền hàng được điều chỉnh tích cực, tăng tốc độ vòng quay vốn, giảm áp lực cầu tiền mặt của nền kinh tế, ổn định môi trường tiền tệ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính trong nước. Thêm vào đó, NHTW phát hành các loại trái phiếu ngắn hạn để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở. Mục đích là góp phần thực hiện chính sách tài chính quốc gia, khắc phục tình hình lạm phát, đảm bảo được khối lượng tiền tệ trong lưu thông một cách hợp lý. + Thị trường trái phiếu thường có quy mô lớn và độ sâu nên thường hỗ trợ tốt hơn nhu cầu vốn đầu tư dài hạn trong nền kinh tế, góp phần tạo ra một cấu trúc thị trường vốn vững chắc mà nó dựa trên cơ sở cân đối giữa thị trường vay nợ ngân hàng, thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu trong tương lai. Thị trường trái phiếu góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững, ổn định của thị trường vốn. + Huy động vốn qua việc phát hành trái phiếu sẽ làm giảm sự tập trung vào hệ thống ngân hàng. Đặc biệt là thị trường trái phiếu công ty vừa có thể huy động được
  • 20. 20 nguồn vốn dồi dào từ xã hội vừa góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế xã hội. Gánh nặng và rủi ro cho vay của các ngân hàng đước san sẻ cho các nhà đầu tư trái phiếu trên thị trường, nhờ đó việc tài trợ dài hạn cho các dự án có rủi ro cao có thể thực hiện được và giúp giảm chi phí vốn cho nền kinh tế. + Ngoài ra, đối với Chính phủ, một trong những chức năng nhiệm vụ quan trọng là vừa quản lý vĩ mô nền kinh tế vừa đảm bảo vai trò của người trọng tài tạo môi trường bình đẳng, thuận lợi cho toàn bộ nền kinh tế phát triển bền vững. Thông qua phát hành trái phiếu và đầu tư vào trái phiếu Chính phủ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc phân phối và tái phân phối nguồn lực tài chính, định hướng hoạt động đầu tư trong nền kinh tế. - Đối với tổ chức kinh tế phát hành: Mọi doanh nghiệp đều có nhu cầu lớn về vốn để vận hành và phát triển. Đối với doanh nghiệp, thường có ba cách để huy động vốn: vay ngân hàng, phát hành trái phiếu và phát hành cổ phiếu. Đối với từng phương thức huy động vốn đều có những thế mạnh riêng, tùy theo tình hình cụ thể của nền kinh tế và đặc thù của mỗi doanh nghiệp, để từ đó doanh nghiệp đưa ra Quyết định phương thức tài trợ vốn tối ưu nhất. Các doanh nghiệp ở VN thường huy động bằng cách vay ngân hàng hoặc phát hành cổ phiếu hơn là phát hành trái phiếu. Tuy nhiên việc phát hành trái phiếu có một số ưu điểm sau: + Thứ nhất, phát hành trái phiếu đảm bảo cho doanh nghiệp được sử dụng một nguồn vốn ổn định và dài hạn, trong khi vay ngân hàng thường là ngắn hạn. Mặc dù trong một số dự án đặc biệt, ngân hàng thương mại cũng có thể cho doanh nghiệp vay với thời hạn dài hơn, nhưng với các dự án lớn ngân hàng lại bị giới hạn đầu tư. Cụ thể, khi doanh nghiệp tài trợ vốn bằng phát hành trái phiếu không bị hạn chế về quy mô miễn là doanh nghiệp có phương án sử dụng số vốn huy động một cách hợp lý, có tính khả thi và có khả năng hoàn trà lãi và gốc cho những người cho vay. Trái lại, phương thức vay ngân hàng, số vốn tối đa doanh nghiệp được vay lại phụ thuộc vào vốn tự có của ngân hàng cho vay, nếu số vốn doanh nghiệp cần huy động quá lớn, việc cho vay phải được tiến hành qua phương thức đồng tài trợ phức t ạp hơn nhiều. Mặt khác, doanh nghiệp phát hành trái phiếu còn có ưu điểm về thời hạn vay hơn các khoản vay ngân hàng, các doanh nghiệp hoàn toàn tự do trong việc xác định thời hạn vay. Nếu các doanh nghiệp chú tâm
  • 21. 21 đến kênh huy động vốn này thì về lâu dài đã góp phần tạo cho các doanh nghiệp trong nước đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài trong tương lai về quy mô vốn hoạt động. + Thứ hai, trong trường hợp doanh nghiệp cần vốn nhưng lại ngại phát hành cổ phiếu rộng rãi vì sợ phát hành thêm cổ phiếu sẽ làm pha loãng quyền sở hữu trong doanh nghiệp, hoặc doanh nghiệp có dự án tốt, nhưng không muốn phát hành cổ phiếu, vì không muốn lợi nhuận của mình bị chia đều cho các nhà đầu tư khi phải trả cổ tức cao theo hiệu quả kinh doanh...thì phát hành trái phiếu là một giải pháp tối ưu. Vì thế, doanh nghiệp không bị thao túng mà lợi tức chia sẻ cũng chỉ hạn chế trong phạm vi lãi suất trái phiếu khi phát hành. Ngoài ra, trái phiếu là công cụ huy động vốn có thời hạn nên trách nhiệm của doanh nghiệp đối với trái chủ sẽ kết thúc khi trái phiếu đáo hạn, trong khi doanh nghiệp phải có trách nhiệm đối với cổ đông nắm giữ cổ phiếu trong suốt thời gian nó tồn tại. + Thứ ba, chi phí sử dụng vốn khi phát hành trái phiếu thấp hơn phát hành cổ phiếu, do đặc điểm của trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu. Việc đầu tư vào cổ phiếu có mức độ rủi ro cao hơn so với đầu tư vào trái phiếu, do đó mức bù rủi ro mà nhà đầu tư đòi hỏi đối với trái phiếu thấp hơn cổ phiếu. Công ty phát hành trái phiếu trả lãi cho trái chủ không phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, trong khi đó công ty chỉ trả cổ tức cho cổ đông khi kinh doanh có lãi. Hơn nữa, trong trường hợp công ty giải thể hoặc bị phá sản thì trái chủ được ưu tiên trả nợ trước rồi mới đến các cổ đông. Chính vì thế, nhà đầu tư luôn đánh giá mức độ rủi ro của trái phiếu thấp hơn cổ phiếu và tươngứng họ đưa ra mức bù rủi ro đối với trái phiếu t hấp hơn đối với cổ phiếu. Để tham gia thị trường trái phiếu với tư cách là nhà phát hành,các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về độ tin cậy đối với nhà đầu tư như quy mô hoạt động, hệ thống kế toán, kiểm toán, định mức tín nhiệm...Điều này đặc biệt quan trong và không thể thiếu khi doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu ra công chúng một cách rộng rái và niêm yết trái phiếu của mình trên SGD chứng khoán. Trái phiếu của doanh nghiệp phát hành càng chất lượng thì càng thu hút được nhiều nhà đầu tư và ngược lại. Chính những yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn củng cố bộ mày tổ chức và quản lý, nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh,
  • 22. 22 nâng cao mức độ tín nhiệm đối với những người đầu tư. Đây cũng có thể coi là một tác động mang tính gián tiếp của thị trường trái phiếu đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. - Đối với nhà đầu tư: + Thị trường trái phiếu góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm tài chính, cung cấp cho các nhà đầu tư ngày càng nhiều lựa chọn để đa dạng hóa danh mục đầu tư phù hơp với những khẩu vị rủi ro khác nhau. Trái phiếu Chính phủ với độ an toàn cao nhưng lãi suất không hấp dẫn bằng trái phiếu công ty. Bên cạnh đó, đầu tư vào cổ phiếu sẽ đem lại cho nhà đầu tư tỷ suất lợi nhuận cao hơn tương ứng với mức rủi ro cao hơn. Thị trường trái phiếu với các loại trái phiếu và kỳ hạn khác nhau tạo thêm cho nhà đầu tư lựa chọn phương án đầu tư phù hợp. + Đối với nhà đầu tư, trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu. Trái phiếu luôn có một thời hạn nhất định và khi đáo hạn trái chủ nhận lại vốn góp ban đầu của mình. Thu nhập chủ yếu của trái phiếu là tiền lãi, đây là khoản thu cố định. Khi đầu tư vào trái phiếu công ty, trái chủ nhận tiền lãi không phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành, đặc điểm này không giống với cổ đông chỉ nhận được cổ tức khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Đây là dạng đầu tư phù hợp với các nhà đầu tư có khẩu vị đầu tư không thích mạo hiểm. 2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu - Khả năng tài chính của người cung cấp trái phiếu Cung cấp trái phiếu là một chức năng của người đi vay nhằm giải quyết vấn đề vốn. Do đó, nhà đầu tư rất quan tâm đến khả năng thanh toán lãi và vốn gốc của người cung cấp trái phiếu. Nếu có những biến động bất lợi về khả năng tài chính của chủ thể phát hành, thì lập tức giá trái phiếu đó sẽ tụt giảm trên TTCK. Mặc dù lãi suất trái phiếu có vẻ hứa hẹn nhưng độ rủi ro hàm chứa lại cao hơn. - Thời gian đáo hạn Một trái phiếu có thời gian đáo hạn càng gần thì giá của nó càng tăng trên thị trường bởi vì độ rủi ro càng thấp. Ví dụ, giá 01 trái phiếu sẽ được thanh toán theo đúng mệnh giá vào cuối năm thứ 10 kể từ ngày phát hành, nếu không có biến động xấu về khả
  • 23. 23 năng tài chính của đơn vị phát hành và lãi suất thị trường bình ổn, thì giá trái phiếu kể từ năm thứ 5 trở đi sẽ có khuynh hướng ngày càng cao so với giá các năm đầu tiên. Trên thực tế, người ta gọi hiện tượng này là “kéo giá tới thời hạn” - Dự kiến về lạm phát Nếu lạm phát có dự kiến tăng thì các chứng khoán có lãi suất cố định trả theo lãi trái phiếu chỉ được thanh toán theo danh nghĩa, và như vậy sẽ kém hấp dẫn hơn các tài sản khác có khả năng loại trừ yếu tố lạm phát. Dẫn đến kết quả là giá thị trường của các chứng khoán có lãi suất cố định bị giảm và điều này cũng buộc phải tăng lãi cho các chứng khoán đó, phần lãi tăng này sẽ đền bù cho thiệt hại của những người giữ trái phiếu trong tương lai bị ảnh hưởng của lạm phát. Sự vận động của giá trái phiếu với các loại thời hạn khác nhau sẽ vẽ nên một phác thảo về thị trường trái phiếu và khả năng diễn biến của lạm phát. - Biến động của lãi suất thị trường Lãi suất thị thị trường là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc định giá của các chứng khoán có lãi suất cố định. Nếu lãi suất bắt đầu tăng thì lợi tức đối với các trái phiếu đang tồn tại chắc chắn thay đổi. Trong trường hợp này, vốn sẽ chảy vào thị trường nào hứa hẹn lợi nhuận cao hơn. Như vậy giá của trái phiếu có lợi tức cố định sẽ giảm. Nhìn ở khía cạnh khác, nếu giá trái phiếu giảm do người ta dự đoán lạm phát tăng, thì việc tăng lãi suất (chính việc này làm giảm giá trái phiếu) có thể được coi là dấu hiệu của Chính phủ quyết định đẩy lùi lạm phát. Ảnh hưởng tích cực của việc tăng lãi suất được đền bù bởi tác động tích cực của triển vọng lạm phát được cải thiện. - Thay đổi tỉ giá hối đoái Yếu tố này ảnh hưởng đến các loại trái phiếu được thanh toán bằng nội tệ hoặc bằng đồng ngoại tệ. Ví dụ, đồng dollar Mỹ có giá trị tăng cao hơn so với đồng bảng Anh thì sẽ làm tăng giá trị của loại trái phiếu được thanh toán bằng dollar Mỹ. 2.3 Tính thanh toán của thị trường trái phiếu Việt Nam 2.3.1 Khái niệm tính thanh khoản Tính thanh khoản (hay trong tiếng anh là Liquidity) là một thuật ngữ dùng trong tài chính để thể hiện mức độ linh hoạt của một tài sản khi được thực hiện giao dịch, mua bán trên thị trường mà hầu như không làm ảnh hưởng đến giá thị trường của tài sản đó. Ở đây
  • 24. 24 mức độ linh hoạt của một tài sản được hiểu là khả năng chuyển đổi thành các loại tài sản có giá hay tiền tệ của tài sản đó. Một tài sản được xem là có tính thanh khoản cao thường có đặc trưng là được mua bán nhanh chóng mà giá không bị chênh lệch đáng kể với số lượng giao dịch lớn. Một ví dụ điển hình có thể kể đến là tiền mặt bởi đây là một loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất có thể dùng để “bán” mà hầu như không thay đổi về mặt giá trị. Bên cạnh đó, các tài sản khác như máy móc, bất động sản, nhà máy,… có tính thanh khoản thấp hơn. Để có thể mua bán, chuyển đổi các tài sản này thành tiền mặt đòi hỏi phải mất một thời gian nhất định để tìm người giao dịch có nhu cầu phù hợp. 2.3.2 Tiêu chí đo lường tính thanh khoản - Chỉ số thanh toán hiện hành Chỉ số tài chính này đo lường khả năng thanh toán các nghĩa vụ ngắn hạn của một đơn vị. Từ “hiện hành” ở đây thường được định nghĩa là trong vòng một năm. Chỉ số thanh toán hiện hành lý tưởng phụ thuộc vào loại hình kinh doanh. Nhưng nguyên tắc chung thì nó phải ít nhất là 2:1. Chỉ số này thấp hơn có nghĩa là công ty không thể thanh toán các hóa đơn đúng hạn. Chỉ số này cao hơn có nghĩa là công ty có tiền mặt hoặc các khoản đầu tư an toàn. Và chúng có thể được sử dụng tốt hơn trong kinh doanh. Ví dụ: Giả sử một doanh nghiệp có 150 triệu đồng tài sản lưu động và 100 triệu đồng nợ ngắn hạn. Hệ số hiện hành là 150 triệu/100 triệu, bằng 1,5. Điều đó cho thấy doanh nghiệp có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn có giá trị gấp 1,5 lần tài sản lưu động của mình.
  • 25. 25 Lưu ý: Các doanh nghiệp về cơ bản có sự khác biệt giữa các ngành. Do đó, việc so sánh chỉ số thanh toán hiện hành của các công ty trong các ngành khác nhau có thể không dẫn đến cái nhìn sâu sắc về hiệu quả. Chỉ số này thiếu tính cụ thể. Không giống các chỉ số thanh khoản khác, nó kết hợp tất cả tài sản lưu động của công ty. Ngay cả những tài sản không thể dễ dàng thanh lý. - Chỉ số thanh khoản nhanh Chỉ số tài chính này sử dụng dữ liệu từ bảng cân đối kế toán của một công ty. Nó được dùng để chỉ báo về việc liệu công ty có đủ tài sản ngắn hạn để trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay không. Tài sản lưu động là tài sản có thể chuyển đổi hợp lý thành tiền mặt trong vòng một năm. Nó bao gồm tiền mặt, các khoản phải thu và đầu tư ngắn hạn. Và không bao gồm hàng tồn kho và khoản trả trước. Số liệu này hữu ích hơn trong một số tình huống so với chỉ số thanh toán hiện hành. Vì nó bỏ qua các tài sản như hàng tồn kho. Hàng tồn kho vốn thường có thể luân chuyển chậm. Và do đó không thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. Chỉ số này càng cao thì chứng tỏ khả năng thanh khoản và sức khỏe tài chính tổng thể của công ty càng tốt. Ví dụ: Chỉ số bằng 2 cho biết rằng công ty đang có 2 đồng tài sản lưu động để trang trải mỗi 1 đồng nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, cần lưu ý là hệ số thanh toán nhanh (như bằng 10) không được coi là có lợi. Nó có thể cho thấy rằng công ty có lượng tiền mặt dư thừa. Nhưng nó không được sử dụng một cách khôn ngoan để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Một tỷ lệ rất cao cũng có thể cho thấy các khoản phải thu của công ty cao quá mức. Điều này có thể cho thấy các vấn đề về các khoản phải thu.
  • 26. 26 - Chỉ số tiền mặt so với tài sản Chỉ số tiền mặt đo lường khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn chỉ bằng tiền và các khoản tương đương tiền. So với các chỉ số thanh khoản khác, tỷ lệ tiền mặt nói chung thận trọng hơn về khả năng trang trải các khoản nợ và nghĩa vụ của một công ty. Bởi vì nó tuân thủ chặt chẽ các khoản nắm giữ bằng tiền hoặc tương đương tiền. Do đó các tài sản khác, bao gồm các khoản phải thu, không có trong công thức. Chỉ số tiền mặt được sử dụng phổ biến nhất như một thước đo tính thanh khoản của một công ty. Nếu công ty buộc phải thanh toán tất cả các khoản nợ ngắn hạn ngay lập tức, số liệu này cho thấy khả năng của công ty để làm như vậy mà không cần phải bán hoặc thanh lý các tài sản khác. Chỉ số bằng 1: công ty có cùng một lượng tiền và các khoản tương đương so với nợ ngắn hạn. Nói cách khác, để thanh toán khoản nợ hiện tại, công ty phải sử dụng tất cả tiền và các khoản tương đương tiền của mình. Chỉ số trên 1: tất cả các khoản nợ ngắn hạn có thể được thanh toán bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Chỉ số dưới 1: công ty không có đủ tiền mặt để trả nợ hiện tại. Lưu ý: Chỉ số dưới 1 có thể không phải là một tin xấu nếu công ty có các điều kiện khác. Chẳng hạn như điều kiện tín dụng dài hơn bình thường với các nhà cung cấp. Hoặc hàng tồn kho được quản lý hiệu quả. Hay rất ít tín dụng được cấp cho khách hàng của doanh nghiệp.
  • 27. 27 Chỉ số tiền mặt cao không nhất thiết phản ánh hiệu quả hoạt động mạnh mẽ của công ty. Đặc biệt nếu nó lớn hơn đáng kể so với tiêu chuẩn ngành. Tỷ lệ tiền mặt cao có thể cho thấy một công ty đang sử dụng tiền mặt không hiệu quả. Hoặc không tối đa hóa lợi ích tiềm năng của các khoản vay chi phí thấp. Chỉ số tiền mặt cao cũng có thể cho thấy rằng một công ty đang lo lắng về khả năng sinh lời trong tương lai và đang tích lũy một nguồn vốn dự trữ. Các chủ nợ thường quan tâm nhiều đến chỉ số này. Họ muốn xem liệu một công ty có duy trì đủ số dư tiền mặt để thanh toán tất cả các khoản nợ hiện tại của họ khi chúng đến hạn hay không. Các chủ nợ cũng thích thực tế là hàng tồn kho và các khoản phải thu bị loại khỏi công thức. Vì cả hai số liệu này không đảm bảo được khả năng sẵn sàng để trả nợ. 2.4 Đo lường tính thanh khoản trên thị trường trái phiếu Việt Nam 2.4.1 Chỉ số được sử dụng để đo lường tính thanh khoản trên thị trường trái phiếu. Có rất nhiều chỉ số được sử dụng để đo lường tính thanh khoản trên thị trường trái phiếu. Dưới đây là các chỉ số được sử dụng phổ biến trên thị trường trái phiếu Việt Nam. (i) Chỉ số Amihud (Amihud, Y., 2015; Devani, B. et al, 2017) : Đo lường mối tương quan giữa sự biến động giá và khối lượng giao dịch. Trong đó: N là số lượng lợi nhuận trong ngày xác định; Qi là quy mô giao dịch; ri là lợi suất Giá trị của chỉ số Amihud càng nhỏ chỉ ra rằng sự biến động giá trong mối tương quan với quy mô giao dịch càng thấp. Có nghĩa là, tài sản càng có tính thanh khoản cao. Bênh cạnh chỉ số Amihud, rất nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp đa nhân tố để xác định tính thanh khoản của TPDN và tính thanh khoản của thị trường tài chính (Devani, B., Zhang, Y., 2017). Fleming, M.J. (2003) phân tích rất nhiều nhân tố, từ đó xác định đâu là nhân tố tốt nhất phản ánh tính thanh khoản, sau đó tính tính thanh khoản dựa trên một
  • 28. 28 hoặc hai nhân tố quan trọng nhất. Nghiên cứu đã chỉ ra chênh lệch giá chào mua-giá chào bán là chỉ tiêu đo lường tốt nhất tính thanh khoản, trong khi quy mô giao dịch không phải là chỉ số tốt. (ii) Chênh lệch giá chào bán - giá chào mua (IOSCO, 2016; Tobias Adrian et al, 2015); Miles Kennedy et al, 2015); Devi Aurora et al, 2015; Mizrach, B., 2015) ; Fleming, M.J., 203) ; Eric Chan et al, 2007); Akkharaphol Chabchitrchaidol et al, 2005). Để đo lường tính thanh khoản trên thị trường thị trường thứ cấp của TPDN, ICSCO (2016) đã sử dụng 07 tiêu chí, bao gồm: (i) Khối lượng giao dịch (Trading Volume); (ii) Hệ số vòng quay (Turnover Ratio); (iii) Quy mô giao dịch trung bình (Average Trade Size); (iv) Quy mô giao dịch theo lô (Size of Block Trades); (v) Đo lường sự ảnh hưởng của giá (Price-Impact Measures); (vi) Chênh lệch giá chào bán-giá chào mua (Bid-Ask Spreads); (vii) Đo lường hoạt động tạo lập thị trường (Measuring Market Making). Báo cáo của ICSCO (2016) nhấn mạnh rằng khối lượng giao dịch là một trong số các thước đo được sử dụng phổ biến nhất để đo lường tính thanh khoản, bởi khối lượng giao dịch có thể cung cấp một số thông tin chi tiết về hoạt động trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp. Tuy nhiên, chỉ số này không tính đến bất kỳ sự tăng trưởng hay sụt giảm nào trên thị trường sơ cấp của TPDN trong khi thị trường sơ cấp là nguồn cung hàng hóa cho thị trường thứ cấp. Thực tế vẫn có hiện tượng khối lượng giao dịch trên thị trường thứ cấp nhỏ hơn rất nhiều so với quy mô của thị trường sơ cấp. Do vậy, sự gia tăng về khối lư ợng giao dịch trên thị trường thứ cấp không nhất thiết có nghĩa là thanh khoản trên thị trường ổn định hoặc được cải thiện. Chính vì điểm hạn chế nêu trên của chỉ tiêu khối lượng giao dịch các nhà nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu hệ số vòng quay. Chỉ số này được xác định bằng cách lấy tổng khối lượng TPDN được giao dịch chia cho tổng khối lượng TPDN đang lưu hành (Devani, B., Zhang, Y., 2017). Đây là chỉ số được sử dụng phổ biến trên thị trường trái phiếu thứ cấp tại Mỹ (IOSCO, 2016). Cơ quan quản lý thị trường tài chính Pháp (Autorite des Marches Financiers - AMF) và cơ quan quản lý tài chính Anh (UK Financial Conduct Authorithy)
  • 29. 29 đã sử dụng chỉ số này trong nghiên cứu về tính thanh khoản của thị trường TP tại nước mình cho giai đoạn 2010-2015. Kết quả cho thấy tính thanh khoản trên thị trường TPDN Pháp là khá ổn định trong khi đó tính thanh khoản trên thị trường TPDN Anh tăng nhẹ (IOSCO, 2016). Về quy mô giao dịch trung bình, cuộc phỏng vấn của IOSCO với các nhà đầu tư đóng vai trò là người mua cho thấy việc thực hiện các giao dịch ở quy mô lớn là khó khăn hơn và khi thị trường trở nên ít thanh khoản hơn và phân tán hơn ở nhiều địa điểm thì các nhà đầu tư buộc phải thực hiện các giao dịch nhỏ nhằm làm giảm tác động của giá. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng chỉ tiêu quy mô giao dịch trung bình phản ánh sự thay đổi về cấu trúc thị trường hơn là phản ánh tính thanh khoản (IOSCO, 2016). Nghiên cứu của IOSCO (2016) đã tìm ra bằng chứng cho thấy quy mô giao dịch theo lô đang có xu hướng giảm, bắt nguồn từ việc tăng lên của các giao dịch quy mô nhỏ, nhờ có quá trình điện tử hóa trên các sở giao dịch. Các nhà đầu tư thường gặp khó khăn khi giao dịch theo lô lớn, bởi vì các giao dịch theo lô lớn luôn có nguy cơ bị hủy hoặc yêu cầu cao hơn về tính minh bạch. Ngoài ra, phải kể đến nguy cơ tác động của giá khi có sự sụt giảm về khối lượng giao dịch và tính thanh khoản. Đo lường sự ảnh hưởng của giá là chỉ số cho thấy sự ảnh hưởng của khối lượng giao dịch lên giá của TPDN. Nói cách khác, một giao dịch nhất định sẽ làm thay đổi giá hiện hành của TPDN trên thị trường là bao nhiêu. Các thị trường được xem là có đủ độ sâu khi mà các giao dịch với khối lượng lớn ảnh hưởng rất ít tới giá và thị trường được xem là có tính thanh khoản kém khi mà biến động giá trên thị trường là rất lớn (IOSCO, 2016). Do đó, đo lường sự ảnh hưởng của giá được coi là một chỉ tiêu để xác định tính thanh khoản trên thị trường thông qua tác động của các giao dịch lô lớn. Chênh lệch giá chào bán-giá chào mua đo lường khoảng cách giữa mức giá mà các NĐT sẵn sàng mua và mức giá mà các NĐT sẵn sàng bán. Sự chênh lệch này bù đắp cho các rủi ro nắm giữ TPDN mà các nhà tạo lập thị trường phải gánh chịu trong một khoảng thời gian nhất định. Tiêu chí này cho phép đánh giá tính thanh khoản của thị trường ở một góc độ nào đó, nhưng nó không mang tính chất đánh giá độ sâu của thị trường. IOSCO (2016) chỉ ra rằng chỉ tiêu chênh lệch giá chào bán-giá chào mua có xu hướng giảm trong thời gian gần đây tại Mỹ và Pháp. Cụ thể, chỉ số này hiện nay thấp hơn mức trước khủng
  • 30. 30 hoảng năm 2008. Điều này cho thấy tính thanh khoản trên thị trường TPDN tại hai quốc gia này đang được gia tăng đáng kể. Liên quan tới việc đo lường hoạt động tạo lập thị trường, IOSCO (2016) nhấn mạnh tới vai trò của các trung gian, đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường trên hai khía cạnh: (i) Khối lượng và giá trị TPDN mà họ nắm giữ; (ii) Số lượng các nhà tạo lập thị trường. Khi kiểm tra Thị trường TPDN Mỹ có bị giảm tính thanh khoản hay không, Adrian, T. et al (2015) đã sử dụng 05 chỉ tiêu, bao gồm: (i) Khối lượng giao dịch; (ii) Hệ số vòng quay; (iii) Quy mô giao dịch trung bình; (iv) Đo lường sự ảnh hưởng của giá; (v) Chênh lệch giá chào bán-giá chào mua. 2.4.2 Phương pháp đo lường tính thanh khoản của thị trường TPDN Việt Nam - Các chỉ tiêu đo lường và phương pháp phân tích Tính thanh khoản trên thị trường TPDN Việt Nam được đo lường trên cả thị trường phát hành (thị trường sơ cấp) và thị trường giao dịch (thị trường thứ cấp). Trên thị trường sơ cấp, nghiên cứu này sẽ tập trung đo lường 3 chỉ tiêu như sau: (i) Quy mô phát hành TPDN (ii) Dư nợ thị trường TPDN (iii) Tốc độ tăng trưởng của số TPDN đang lưu hành
  • 31. 31 Các chỉ tiêu này được tính toán và so sánh giữa thị trường TPDN Việt Nam và 7 quốc gia khác là: Thái Lan, Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trên thị trường thứ cấp, trên cơ sở phần tổng quan nghiên cứu phía trên về các tiêu chí đo lường tính thanh khoản của thị trường TPDN và dữ liệu có thể thu thập được từ thị trường Việt Nam và các nước so sánh, nghiên cứu sẽ tập trung đánh giá tính thanh khoản của thị trường TPDN Việt Nam dựa trên 2 chỉ tiêu sau đây: (i) Khối lượng giao dịch và tốc độ tăng trưởng khối lượng giao dịch (ii) Hệ số vòng quay - Dữ liệu Nghiên cứu khai thác các nhóm dữ liệu sau: (i) Khối lượng phát hành TPDN tại thị trường Việt Nam và các quốc gia so sánh. (ii) Khối lượng phát hành TP (bao gồm cả TPDN và TPCP) toàn thị trường tại thị trường Việt Nam và các quốc gia so sánh. (iii) Khối lượng giao dịch TPCP tại thị trường Việt Nam (iv) Khối lượng giao dịch TPDN của các quốc gia so sánh. (v) Khối lượng giao dịch TP (bao gồm cả TPDN và TPCP) toàn thị trường tại thị trường các quốc gia so sánh. (vi) Giá trị GDP của Việt Nam và các quốc gia so sánh.
  • 32. 32 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Thị trường trái phiếu có vai trò tạo ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp. Việc xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy phát triển thị trường trái phiếu là một trong những giải pháp khơi thông các nguồn vốn trong xã hội, tạo điều kiện tích tụ nguồn vốn, chuyển nguồn vốn ngắn hạn thành nguồn vốn dài hạn. Chương 1 đã nghiên cứu được cơ bản về cơ sở lý luận về thị trường trái phiếu, vai trò của thị trường trái phiếu, các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu, tính thanh khoản của thị trường trái phiếu Việt Nam. Đồng thời đã tổng hợp và đánh giá các kết quả nghiên cứu trước đây liên quan đến vấn đề phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam. Các nghiên cứu này bao gồm các những nghiên cứu về mặt lý luận và cả những nghiên cứu thực tiễn về thị trường trái phiếu của một số khu vực hay quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cũng có nhiều nghiên cứu chỉ tập trung vào một vấn đề hay một khía cạnh của vấn đề phát triển thị trường trái phiếu trong bối cảnh hội nhập tài chính như nghiên cứu về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, nghiên cứu về thị trường thứ cấp trái phiếu, nghiên cứu về hội nhập của thị trường trái phiếu hay những nghiên cứu về tác động của hội nhập tài chính. Tuy nhiên những nghiên cứu này chưa nghiên cứu tổng quát và toàn diện về vấn đề phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tài chính. Chương 2 tiếp theo sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn thiết kế luận văn và phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khuôn khổ luận văn.
  • 33. 33 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thiết kế nghiên cứu 2.1.1. Nội dung nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về trái phiếu, thị trường trái phiếu, tính thanh khoản của thị trường trái phiếu Việt Nam và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian tới. 2.1.2. Quy trình nghiên cứu - Bước 1: Xác định vấn đề cần nghiên cứu Nghiên cứu xác định vấn đề nghiên cứu là thị trường trái phiếu Việt Nam - Bước 2: Xem xét các khung lý thuyết có liên quan Sau khi xác định được đề tài thực hiện nghiên cứu dựa trên tính cấp thiết của đề tài, tính thực tiễn đề tài, ý nghĩa khoa học, tác giả đã tìm kiếm, thu thập và tổng hợp các tài liệu thứ cấp để tìm ra hướng nghiên cứu về thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam. - Bước 3: Thu thập dữ liệu Để thực hiện giai đoạn này, đầu tiên cần phải thu thập, tổng hợp thông tin từ các tài liệu đầu vào, bao gồm: + Nghiên cứu qua nguồn thông tin bên ngoài: sách báo, tài liệu đã xuất bản, các nghiên cứu tổng kết trước đây, các tài liệu, đề tài nghiên cứu đã được đề cập ở mục 1.1 và 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu, nội dung thông tin thu thập liên quan đến thị trường trái phiếu Việt Nam và những khó khăn, tồn tại, vướng mắc mà thị trường trái phiếu Việt Nam đang gặp phải. + Nghiên cứu qua nguồn thông tin bên trong: các báo cáo về thị trường trái phiếu qua các năm được Bộ Tài chính công bố ra bên ngoài như: Báo cáo thường niên năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021; báo cáo tài chính kiểm toán… Nội dung thông tin thu thập liên quan đến thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam.
  • 34. 34 - Bước 4: Phân tích, tổng hợp dữ liệu Dựa trên dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành thống kê, tính toán, lập bảng biểu, so sánh và phân tích các chỉ tiêu đã chọn lọc, để tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam. - Bước 5: Trình bày kết quả và cho ý kiến nhận xét Qua các số liệu được phân tích, đánh giá rõ ràng, tác giả thấy được thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam. Từ đó, đưa ra được các giải pháp, phương hướng hoàn thiện trong thời gian tới. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn tập trung trả lời hai câu hỏi nghiên cứu chính là: - Thực trạng về thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2011 - 2021 như thế nào ? - Làm thế nào để hoàn thiện thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian tới ? 2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu - Đề tài sử dụng cả nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp có uy tín và có thể đối chiếu. + Đối với dữ liệu sơ cấp, nghiên cứu sinh khai thác và phân tích dữ liệu từ “Danh mục trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc” do Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội HNX cung cấp. + Đối với dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu sinh thu thập từ nhiều nguồn cung cấp số liệu như một số cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, và từ Ngân hàng phát triển châu Á, Ngân hàng thế giới World bank, Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF... - Phương pháp xử lý số liệu: + Đối với dữ liệu sơ cấp: xử lý bằng phần mềm SPSS.
  • 35. 35 + Đối với dữ liệu thứ cấp: luận án sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu, mô hình hóa (sơ đồ, bảng biểu) các nguồn số liệu, dữ liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu. 2.2.3. Tổng hợp và phân tích thông tin Phân tích là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận cấu thành đơn giản hơn để phát hiện ra thuộc tính và bản chất của từng bộ phận. Từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách rõ ràng hơn. Tổng hợp là từ cái riêng rẻ tìm ra được cái chung, thông qua các hiện tượng để tìm ra được bản chất, từ cái đặc thù tìm ra được cái phổ biến.Trong luận văn của mình, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích trong quá trình tiếp cận với đối tượng nghiên cứu là thị trường trái phiếu Việt Nam. Phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu trong chương 3 của luận văn “Thực trạng tính thanh khoản của thị trường trái phiếu Việt Nam”. Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó rất chặt chẽ với nhau trong - nghiên cứu khoa học. Trong tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể kết hợp từ sự phân tích, từ rất nhiều khía cạnh. Từ Chương 1, khi giới thiệu tổng quan tình hình nghiên cứu tác giả đã tóm tắt, khái quát tổng hợp những vấn đề chính liên quan đến thị trường trái phiếu. Các đánh giá từ quá trình tổng hợp này là cơ sở để đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam thời gian tới. 2.2.4. Hệ thống các phương pháp phân tích Luận văn sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng để phân tích. + Phương pháp định tính Dựa trên phỏng vấn các chuyên gia để xây dựng các thông tin xây dựng các nhân tố giả thuyết giúp phát triển thị trường trái phiếu. Trong đề tài, phương pháp định tính được thực hiện nhằm phân tích các kênh tác động của hội nhập tài chính đến thị trường trái phiếu, đồng thời đánh giá sự phát triển của thị trường TPCP trong bối cảnh hội nhập tài chính. Phương pháp định tính trả lời các câu hỏi nghiên cứu bằng dữ liệu mang tính
  • 36. 36 chất giải thích, minh chứng, tuy nhiên kết quả đó không được chứng thực bằng các mô hình kinh tế lượng như trong nghiên cứu định lượng. Do đó, trong quá trình nghiên cứu, luận án kết hợp sử dụng cả nghiên cứu định lượng. + Phương pháp định lượng Tiếp theo, phương pháp định lượng được sử dụng nhằm kiểm tra lại các giả thuyết có được từ nghiên cứu định tính. Trong đề tài, phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để đo lường mức độ phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tài chính và mô hình kinh tế lượng được sử dụng để kiểm định các nhân tố và tác động của từng nhân tố tới sự phát triển của thị trường trái phiếu. Trên cơ sở tìm hiểu thị trường trái phiếu Việt Nam, luận văn đưa những mặt được, những mặt hạn chế, những nguyên nhân chủ yếu tạo nên mặt được và mặt hạn chế trong vấn đề hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian tới, phát huy điểm mạnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, tận dụng các cơ hội cũng như có biện pháp ứng phó với các thách thức.
  • 37. 37 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Dựa trên cơ sở lý luận đã được đề cập ở chương 1, chương 2 của luận văn một lần nữa khẳng định lại cho người đọc về nội dung nghiên cứu của luận văn. Ngoài ra, Chương 2 cũng đã chỉ ra thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của tác giả làm cơ sở cho người đọc tiếp cận những nội dung về thực trạng tính thanh khoản của thị trường trái phiếu Việt Nam. Trong đó, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu và phân tích của luận văn, tác giả sử dụng hệ thống phương pháp thu thập số liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu định tính và định lượng. Tất cả những nội dung về phương pháp nghiên cứu, hệ thống các chỉ tiêu chính là cơ sở để tác giả đi vào đánh giá thực trạng tính thanh khoản của thị trường trái phiếu Việt nam trong chương 3 và các đề xuất, kiến nghị đề xuất để hoàn thiện hoạt động của thị trường trái phiếu Việt nam trong chương 4.
  • 38. 38 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÍNH THANH KHOẢN CỦA THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM 3.1 Tổng quan thị trường trái phiếu của Việt Nam trong thời gian qua 3.1.1 Tình hình phát hành trái phiếu trong thời gian qua - Thị trường TPCP Theo Tạp chí Công Thương, Thị trường TPCP đóng vai trò then chốt trên thị trường trái phiếu, nhằm đáp ứng 2 mục tiêu: là kênh huy động vốn hiệu quả cho NSNN và là thị trường chuẩn cho thị trường tài chính. Thị trường TPCP được thành lập vào năm 2009, sau 12 năm hoạt động thị trường TPCP được đánh giá là làm tốt vai trò trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho ngân sách nhà nước (NSNN), gắn công tác phát hành TPCP với tái cơ cấu nợ Chính phủ thông qua việc tập trung phát hành các kỳ hạn dài và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư. + Thị trường sơ cấp Sau 12 năm hoạt động và phát triển, thị trường cơ bản đã đáp ứng được các mục tiêu của lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 1191/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra cho thị trường trái phiếu Việt Nam, đó là phát triển thị trường trái phiếu ổn định, mở rộng cơ sở nhà đầu tư, tăng quy mô và chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, đảm bảo thị trường hoạt động công khai, minh bạch và hiệu quả, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Đến cuối năm 2020, quy mô thị trường TPCP đạt 28,28% GDP; tăng 11% về giá trị tuyệt đối so với năm 2019. Trong đó, dư nợ TPCP kỳ hạn còn lại trên 5 năm chiếm 61,14%, tiếp theo là kỳ hạn 1-5 năm (27,4%), các kỳ hạn ≤ 1 năm chỉ chiếm 11,46%. Trên thị trường sơ cấp, trong vòng 12 năm, hơn 2,47 triệu tỷ đồng vốn đã được huy động cho ngân sách nhà nước để phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế đất nước. Con số này tương ứng với mức huy động bình quân năm đạt hơn 206 nghìn tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 10% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội năm 2020, và 28,3% tổng vốn đầu tư
  • 39. 39 của khu vực Nhà nước năm 2020. Để huy động được lượng vốn hơn 2,47 triệu tỷ đồng này, đã có hơn 2.600 phiên đấu thầu được tổ chức tại HNX với tỷ lệ huy động thành công bình quân đạt 60-70% trên tổng khối lượng gọi thầu. Bên cạnh đó, lãi suất huy động vốn trên thị trường TPCP đã giảm đáng kể, giúp tiết kiệm cho NSNN hàng nghìn tỷ đồng tiền trả lãi và hỗ trợ tích cực trong điều tiết kinh tế vĩ mô. Lãi suất huy động vốn trung bình đã giảm từ 4 đến 6%/năm trên tất cả các kỳ hạn. Trong đó, đặc biệt giảm mạnh tại kỳ hạn 5 năm (giảm từ 10,49%/năm trong 2009 xuống còn 1%/năm trong 2021; kỳ hạn 10 năm (giảm từ mức 9,7%/năm trong 2009 xuống còn 2,06%/năm trong 2021). Hình 1. Khối lượng phát hành và dư nợ TPCP giai đoạn 2011 - 2020 (Nguồn: Bộ Tài chính - Báo cáo thường niên 2020 Thị trường trái phiếu Việt Nam) Hiện nay, thị trường TPCP được đánh giá là đa dạng hóa sản phẩm và kỳ hạn phát hành. Theo đó, trên thị trường sơ cấp, ngoài sản phẩm cơ bản là trái phiếu trả lãi định kỳ (standard/long/short coupon), còn có các sản phẩm trái phiếu không trả lãi định kỳ. Việc đa dạng hóa các kỳ hạn phát hành từ 3 tháng đến 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm đã góp phần nâng cao khả năng huy động vốn cho NSNN, tái cơ cấu danh mục TPCP theo hướng bền vững, góp phần tái cơ cấu nợ Chính phủ thông qua việc tập trung phát hành các kỳ hạn dài và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư.
  • 40. 40 + Thị trường thứ cấp Trên thị trường thứ cấp, giao dịch TPCP không ngừng tăng về quy mô và độ sâu, tiệm cận với các nước có thị trường TPCP phát triển trong khu vực và trên thế giới. Tổng dư nợ thị trường TPCP tại HNX tính đến hết tháng 8/2021 đạt 1,4 triệu tỷ đồng, gấp 8,7 lần quy mô năm 2009. Thanh khoản trái phiếu năm 2021 đạt mức 10,8 nghìn tỷ đồng/phiên, gấp 29,7 lần so với năm 2009. Giá trị giao dịch Repos theo đó cũng tăng trưởng mạnh mẽ từ quy mô khiêm tốn với tỷ trọng 6,5% trên tổng giá trị giao dịch năm 2009 lên mức 33% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường năm 2021. Trên thị trường thứ cấp, ngoài 2 sản phẩm cơ bản là Outright và Repos, trước xu thế phát triển mạnh của giao dịch Repos, vào cuối năm 2018, đã có thêm 2 sản phẩm Repos gồm Vay trái phiếu, Bán kết hợp mua lại được giới thiệu ra thị trường. Sản phẩm phái sinh hợp đồng tương lai TPCP 5 năm bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2019 và mới đây là hợp đồng tương lai TPCP 10 năm ra mắt vào tháng 6/2021 đã bổ sung thêm công cụ phòng vệ rủi ro cho nhà đầu tư. Tháng 7/2021, sản phẩm mua lại có kỳ hạn TPCP từ nguồn NSNN tạm thời nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước đã được triển khai chính thức, tạo thêm một kênh mới, giúp các chủ sở hữu có thể bán lại TPCP cho Kho bạc Nhà nước, lần đầu tiên mở ra cơ chế cho phép Kho bạc Nhà nước trở thành nhà đầu tư có thể mua lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường thứ cấp do chính tổ chức này phát hành. Lãi suất TPCP trên thị trường thứ cấp năm 2020 tăng trong tháng 3 - tháng 4/2020 do tại thời điểm này dịch bệnh Covid bùng phát. Tuy nhiên, do thanh khoản thị trường tiền tệ ổn định, lãi suất TPCP trên thị trường thứ cấp có xu hướng giảm dần từ tháng 5/2020 đến cuối tháng 12/2020, lãi suất kỳ hạn 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm ở mức 1,12%, 1,37%, 2,34%, 2,56% (mức lãi suất giao dịch thấp nhất từ trước đến nay). So với thời điểm đầu năm 2020, lãi suất TPCP Việt Nam trên thị trường thứ cấp tại thời điểm cuối năm giảm bình quân khoảng 100 điểm cơ bản ở hầu hết các kỳ hạn, là mức giảm mạnh nhất so với lãi suất TPCP của các nước trong khu vực. Các nguyên nhân giúp giảm lợi suất trái phiếu bao gồm: (1) Thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng năm 2020 tương đối dồi dào, lãi suất liên ngân hàng duy trì mức thấp
  • 41. 41 đã giúp tăng nhu cầu đầu tư vào các tài sản phi rủi ro, trong đó có TPCP. (2) Nền tảng vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức cao so với các nước trong khu vực và thế giới đã củng cố niềm tin của thị trường vào các định hướng, giải pháp của Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế”. - Thị trường TPDN Theo Cổng Thông tin Điện tử - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, kênh huy động vốn qua hình thức TPDN Việt Nam hiện đã trở thành một huy động vốn tương đối lớn trong mối tương quan với kênh vay vốn tín dụng từ ngân hàng cũng như kênh huy động vốn cổ phần qua thị trường chứng khoán... Phát triển thị trường TPDN để hỗ trợ các doanh nghiệp huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, giảm bớt sự phụ thuộc vào kênh tín dụng ngân hàng là quan điểm xuyên suốt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Thực tế cho thấy, sự phát triển của thị trường TPDN trong giai đoạn vừa qua đã theo đúng chủ trương, định hướng của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Trong giai đoạn 2016 - 2020, thị trường TPDN là cấu phần có sự tăng trưởng mạnh nhất của thị trường tài chính, trở thành kênh huy động vốn ngày càng quan trọng cho các doanh nghiệp trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đạt thấp. Tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành khoảng 1.224 nghìn tỷ đồng, bình quân gần 239 nghìn tỷ đồng/năm; gấp khoảng 9 lần giai đoạn 2011 - 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân thị trường TPDN đạt khoảng 48%/năm, quy mô thị trường trái TPDN đến cuối năm 2020 đạt khoảng gần 16% GDP, gấp hơn bốn lần năm 2016. Sự phát triển của thị trường TPDN đã giúp mọi loại hình doanh nghiệp huy động vốn cho sản xuất kinh doanh; định hướng nhà đầu tư tập trung vào các khoản đầu tư trung, dài hạn thay vì gửi tiền tiết kiệm ngắn hạn; giảm bớt rủi ro cho các ngân hàng thương mại trong việc huy động vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn và nâng cao tính công khai, minh bạch trong quá trình huy động vốn trái phiếu. Đặc biệt, trong các thời điểm dịch bệnh được kiểm soát, khối lượng phát hành TPDN cũng tăng nhanh cho thấy