SlideShare a Scribd company logo
1 of 93
1
Tải miễn phí kết bạn zalo 0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấpthiết của đề tài luận văn
Trên phạm vi thành phố Hồ Chí Minh cũng như huyện Củ Chi, các cấp
chính quyền đều đã thực hiện lập các dự án quy hoạch đô thị và triển khai đầu
tư xây dựng sau khi dự án quy hoạch được phê duyệt. Nhờ đó, hệ thống đô thị
trên địa bàn huyện Củ Chi cũng như trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã
từng bước hình thành và phát triển, bước đầu góp phần đem lại kết quả và
hiệu quả cho việc triển khai đầu tư xây dựng trên địa bàn. Tuy nhiên, do nhiều
nguyên nhân mà các dự án quy hoạch chưa được triển khai thực hiện một
cách hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng trước hết
phải kể đến sự bất cập của công tác quản lý nhà nước và do sự thiếu vốn để
đầu tư phát triển. Sự thiếu vốn đầu tư cho phát triển đô thị suy cho cùng cũng
do quản lý nhà nước yếu kém mà ra. Song làm thế nào để có những dự án quy
hoạch đô thị có chất lượng và quản lý nhà nước thế nào để dự án quy hoạch
phát triển đô thị đi vào cuộc sống một cách thiết thực? Những câu hỏi như thế
cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu giải quyết một cách thỏa đáng. Thực
tế, lập quy hoạch cũng như triển khai thực hiện quy hoạch và quản lý nhà
nước về quy hoạch đô thị vẫn gặp nhiều lúng túng.
Thực tiễn chỉ ra rằng, quy hoạch đô thị là cơ sở để triển khai công việc
xây dựng và khi được phê duyệt, nó trở thành công cụ pháp lý để quản lý phát
triển đô thị trên địa bàn. Vì thế, chất lượng quy hoạch phát triển đô thị có ý
nghĩa to lớn đối với phát triển cả hệ thống cũng như đối với một đô thị cụ thể.
Mặt khác, nếu quy hoạch không đúng thì dù quản lý nhà nước sau quy hoạch
được phê duyệt có hiệu lực, hiệu quả cũng sẽ đem đến những thất bại. Nhưng
khi quy hoạch phát triển đô thị có chất lượng, nếu quản lý nhà nước về quy
hoạch đô thị yếu kém thì sự phát triển đô thị và đầu tư xây dựng phát triển đô
thị cũng không thể đem lại kết quả, hiệu quả như mong muốn.
2
Thực hiện Nghị quyết số 16/2012/NQ-HĐND ngày 05 tháng 10 năm
2012 của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về công tác lập, tổ chức
thực hiện và quản lý quy hoạch đô thị, được sự quan tâm chỉ đạo của thành
Thành ủy - UBND thành phố cùng các Sở, ngành liên quan, UBND huyện Củ
Chi đã hoàn thành phê duyệt và công bố công khai các đồ án quy hoạch đô thị
trên địa bàn huyện, gồm đồ án quy hoạch chung tổng thể của huyện, 57 đồ án
quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 các khu dân cư đô thị và 10 đồ án quy hoạch
phân khu tỷ lệ 1/5000 khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà
vườn ven sông Sài Gòn do huyện quản lý, bên cạnh đó còn có đồ án Khu đô
thị Tây Bắc gồm đồ án quy hoạch chung và 09 đồ án quy hoạch phân khu tỷ
lệ 1/2000 do Ban Quản lý Khu đô thị Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh làm
chủ đầu tư, đã “phủ kín” quy hoạch xây dựng đô thị, tạo tiền đề để phát triển
hệ thống đô thị trên địa bàn huyện. Mặc dù vậy nhưng cho đến nay, việc phát
triển đô thị tuy đã thu được một số thành tựu nhưng đang bộc lộ nhiều bất cập,
nhất là trong việc quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị của huyện. Tình trạng
vi phạm trật tự xây dựng, sử dụng đất không đúng theo quy hoạch và pháp
luật hiện vẫn còn diễn ra, nguồn tài nguyên đất chưa được khai thác và sử
dụng một cách hiệu quả để tạo nguồn duy trì và phát triển kinh tế - xã hội.
Trình trạng “quy hoạch treo” vẫn còn xảy ra, các đồ án quy hoạch đô thị đã
được phê duyệt nhưng có một số khu chức năng chưa đánh giá đúng hiện
trạng, không phù hợp về mặt sử dụng đất gây khó khăn, bức xúc trong nhân
dân trong việc thực hiện các quyền lợi liên quan đến quyền sử dụng đất cũng
như thu hút nhà đầu tư thực hiện các dự án, công trình theo quy hoạch đã
được phê duyệt. Làm sao khắc phục được tình trạng yếu kém này đang là vấn
đề cần được nghiên cứu làm rõ.
Cho đến nay, chưa có công trình khoa học nghiên cứu vấn đề nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển đô thị ở huyện
3
Củ Chi, nhất là chưa có công trình nghiên cứu kiểu luận văn thạc sĩ hay thậm
chí kiểu luận án tiến sĩ.
Trong tình hình thực tế như đã nêu trên, để góp thêm cơ sở khoa học
cho việc hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị theo hướng đẩy
nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện, tác giả
chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi,
thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý
công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
2.1. Cáccông trình nghiên cứu đã được xuất bản thành sách
Carter Harold (1985), The sutdy of Urban Geograpgy, cho biết hoàn
cảnh địa lý - kinh tế hay không gian kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến sự hình
thành và phát triển của hệ thống đô thị. Tức là sự phân bố đô thị chịu sự ảnh
hưởng lớn của sự phát triển các ngành phi nông nghiệp. Sự phân bố công
nghiệp và dịch vụ chi phối nhiều đến sự phân bố mạng lưới đô thị.
Daron Acemoglu, James Robinson (2012), Why Nations Fail: The
Origins of Power, Prosperity and Poverty (tạm dịch: Tại sao các quốc gia
thất bại) đã chỉ ra rằng: Nhà nước quyết định đến sự thành bại của các nền
kinh tế. Vì nhà nước là người đưa ra thể chế và cũng là người tổ chức thực
hiện thể chế ấy. Nhà nước và năng lực quản trị quốc gia của nó sẽ là yếu tố
quyết định đối với sự phát triển đất nước. Đây là tư tưởng hay và có giá trị
tham khảo đối với chính quyền các địa phương trong quản lý phát triển.
Nguyễn Minh Hòa (2005), Vùng đô thị Châu Á và thành phố Hồ Chí
Minh, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, đã nhấn mạnh vùng đô thị
thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển và
4
xây dựng hệ thống đô thị trên địa bàn thành phố. Đô thị hóa trên địa bàn thành
phố gắn chặt với đô thị hóa vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh.
Võ Kim Cương (2010), Chính sách phát triển đô thị, NXB Xây dựng
đã cho biết một trong những chính sách phát triển đô thị quan trọng là chính
sách quản lý tài nguyên đất xây dựng và chính sách thu hút vốn đầu tư xây
dựng đối với một đô thị cụ thể. Ngoài ra chính sách dân số và sức chứa của
một đô thị luôn luôn có ý nghĩa quan trọng.
Ngô Thúy Quỳnh (2010), Tổ chức lãnh thổ kinh tế, NXB Chính trị quốc
gia đã cho biết, đô thị là một trong các đối tượng của tổ chức lãnh thổ kinh tế.
Trong các hình thái tổ chức lãnh thổ đô thị có “chùm đô thị” rất phù hợp với
điều kiện của thành phố Hồ Chí Minh. Trong trường hợp này thành phố Hồ
Chí Minh là đô thị hạt nhân và xung quanh nó có nhiều đô thị vệ tinh. Mỗi đô
thị xung quanh có chức năng riêng và cùng nhau tương tác để tạo nên bộ
khung phát triển cho một lãnh thổ xác định.
Nguyễn Thế Bá (2011), Quy hoạch xây dựng pháttriển đô thị (tái bản),
NXB Xây dựng đã khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về quy hoạch
xây dựng trong quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam. Ông cho rằng, sau khi
có quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị thì tiến hành quy hoạch xây
dựng chung đối với từng đô thị để làm căn cứ cho đầu tư xây dựng.
2.2. Cácbài viết trên các tạp chí, hội thảo, tham luận, đề tài khoa học
Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chử (1998), Đô thị hóa trong giai đoạn
hiện nay - Những vấn đề lý thuyết và kinh nghiệm, Đô thị hóa và chính sách
pháttriển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, chỉ ra rằng,
quá trình đô thị hóa có quan hệ chặt chẽ với quá trình phát triển, công nghiệp
hóa và hiện đại hóa thành phố. Công nghiệp lan ra đến đâu thì đô thị hóa đi
liền với nó và tạo nên bộ mặt khác cho cả vùng đô thị cũng như cho mỗi đô
thị.
5
Tô Xuân Dân, Vũ Trọng Lâm (2003), Cơ chế chính sách đặc thù phát
triển Thủ đô Hà Nội: Một số định hướng cơ bản, cho biết đối với Hà Nội
chính sách đất đai và huy động vốn đầu tư từ các tập đoàn kinh tế có ý nghĩa
quan trọng đặc biệt đối với thành phố Hà Nội trong những năm vừa qua.
Hoàng Cao Liêm (2013), Những vấn đề bất cập trong quá trình đô thị
hóa ở Việt Nam, cho biết tư duy hành chính thịnh hành đã ảnh hưởng nhiều
đến đô thị hóa kiểu hành chính. Tức là chỉ bằng các quyết định hành chính mà
đô thị này được nâng cấp, đô thị kia được mọc lên. Đô thị hóa kiểu hành
chính đã làm cho cả thống đô thị mang tính “tự phát” và không có nguồn lực
để xây dựng đô thị. Các dự án đô thị mới đua nhau ra đời nhưng nhiều dự án
đô thị bị treo vì thiếu vốn để phát triển.
2.3. Cáccông trình khoa học của học viên và nghiên cứu sinh
Đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đô thị, xây dựng đô
thị, quy hoạch và quản lý đô thị nói chung. Tiêu biểu như:
- Phân tích quá trình đô thị hóa ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 1985-
2007, Luận án Tiến sĩ, Vũ Thị Chuyên (2007), đã chỉ ra rằng quá trình đô thị
hóa ở Hải Phòng gắn liền với các giai đoạn quy hoạch phát triển chung đối
với thành phố này. Khu đô thị mới của thành phố và các đô thị được nâng cấp
trên địa bàn đã tạo ra diện mạo mới cho hệ thống đô thị của Hải Phòng.
- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch xây
dựng đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Quản lý nhà
nước, Học viện Hành chính, Hoàng Cao Thắng (2002).
- Quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn Quận 11, thành phố Hồ
Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính,
Phạm Đức Lâm (2012).
6
- Quản lý nhà nước về đô thị của chính quyền cấp quận tại thành phố
Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành
chính, Võ Duy Đông (2011).
- Quản lý nhà nước về quy hoạch trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, thực
trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính công, Học viện
Hành chính, Nguyễn Quý Thanh (2011).
- Quy hoạch sử dụng đất ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ
Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính, Huỳnh Thái Ngọc (2013).
Qua đó, tác giả có một số nhận xét như sau: Nhìn chung những công
trình kể trên chủ yếu đề cập nhiều tới quá trình đô thị hóa, quản lý nhà nước
về xây dựng, sử dụng đất chứ chưa đề cập vấn đề quản lý nhà nước về quy
hoạch đô thị. Riêng Luận văn Thạc sỹ Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước
trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội của
Hoàng Cao Thắng (2002) có sự nghiên cứu toàn diện về công tác quản lý nhà
nước về quy hoạch xây dựng đô thị, nhưng thời gian này hệ thống các văn bản
quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực này chưa được hoàn thiện, Luật
Quy hoạch đô thị chưa ra đời. Tuy nhiên cũng có nhiều ý tứ, tư tưởng có thể
kế thừa cho việc nghiên cứu luận văn của tác giả.
Từ khi Luật Quy hoạch đô thị có hiệu lực và sau khi hoàn thành phê
duyệt, công bố công khai các đồ án quy hoạch đô thị trên địa bàn huyện theo
Nghị quyết số 16/2012/NQ-HĐND ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Hội đồng
Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, cho đến nay chưa có công trình khoa học
nào nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với quy hoạch đô thị tại huyện Củ
Chi.
7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị, đánh
giá thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về quy
hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, góp phần đắc lực cho
việc quy hoạch và phát triển đô thị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện
một cách hiệu quả, bền vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1). Làm rõ cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị.
(2). Xác định mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân của những hạn
chế, yếu kém trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện
Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
(3). Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị
trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động quản lý nhà nước về quy
hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
a) Về mặt thời gian: Hiện trạng nghiên cứu giai đoạn 2012-2016. Dự
báo đến 2020.
b) Về mặt không gian: Tại huyện Củ Chi, ngoài ra còn có nghiên cứu
tại một số quốc gia và các địa phương khác trong nước.
c) Về mặt khoa học: Nghiên cứu cả mặt lý luận và thực tiễn về quản lý
nhà nước về quy hoạch đô thị ở huyện Củ Chi. Nghiên cứu cơ sở lý luận về
8
quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị, xác định thực trạng và đề xuất giải
pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương phápluận
Dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm phương pháp luận
nghiên cứu. Theo đó, các sự vật, hiện tượng liên quan đến vấn đề nghiên cứu
luôn vận động và chúng được xem xét trong mối liên hệ và tác động qua lại
lẫn nhau trong sự vận động và phát triển không ngừng của xã hội. Trong
nghiên cứu này, tác giả coi quy hoạch phát triển đô thị là bộ phận cấu thành
của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; coi quản lý quy hoạch đô
thị là bộ phận của quản lý nhà nước đối với các hoạt động phát triển trên địa
bàn. Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị không chỉ phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn một cách hiệu quả, bền vững mà còn nhằm
mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
5.2. Phương phápnghiên cứu
Để thực hiện đề tài, phương pháp nghiên cứu chính được tác giả sử
dụng là phương pháp định tính để tiến hành tổng hợp, phân tích thực trạng
công tác quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị trên địa bàn huyện Củ Chi,
thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra đánh giá mặt được và những hạn chế,
yếu kém, xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp hoàn thiện trong thời
gian tới. Bên cạnh đó còn sử dụng một số phương pháp mang tính định lượng
để thu thập, xử lý các số liệu được thống kê sẵn nhằm phục vụ cho việc mô tả
thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị trên địa bàn huyện Củ Chi,
thành phố Hồ Chí Minh, như:
9
- Phương pháp phân tích thống kê: Được sử dụng để phân tích hiện
trạng quy hoạch đô thị, đầu tư xây dựng theo quy hoạch và các việc cơ quan
quản lý nhà nước đã thực thi.
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh kết quả nghiên cứu
qua các năm cũng như để so sánh những kết quả nghiên cứu ở huyện Củ Chi
với ở nơi khác.
- Phương pháp diễn giải và quy nạp: Sử dụng để lý giải kết quả đánh
giá hiện trạng và nội dung đề xuất nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước về quy hoạch đô thị trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đề tài làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về
quy hoạch đô thị cấp huyện, qua đó góp phần tổ chức thực hiện công tác quản
lý nhà nước về quy hoạch đô thị được thực hiện đúng theo quy định, phục vụ
cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện một cách hiệu quả, bền vững.
Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị ở huyện
này trong thời gian đến 2020. Ngoài ra, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho
các địa phương cũng như cho học viên chuyên ngành Quản lý công và những
người quan tâm đến vấn đề quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện
Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị
tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
10
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
1.1. Khái niệm, đặc điểm của đô thị và vị trí, vai trò của quy hoạch
đô thị đối với phát triển kinh tế - xã hội
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đô thị
Theo Luật Quy hoạch đô thị, đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh
sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông
nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên
ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một
vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành
phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn [18]. Có thể nói, đô thị là tên gọi
chung của các thành phố, thị xã, thị trấn, là nơi tập trung dân cư đông đúc, là
trung tâm một vùng lãnh thổ với hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và
dịch vụ. Các đô thị đều mang đầy đủ các giá trị về kinh tế, chính trị, quân sự,
tuy nhiên với giá trị nào thị đô thị cũng được hình thành và phát triển từ nhu
cầu giao lưu của con người.
Đô thị có ba đặc điểm chung nhất, đó là Đô thị như một “cơ thể sống”,
đặc điểm này rút ra từ tính chất đồng bộ, hoàn chỉnh của cấu trúc đô thị và đặc
tính luôn luôn vận động của nó, các chức năng vận động của đô thị bao gồm
toàn bộ các hoạt đông của nền kinh tế - xã hội trên cơ sở hệ thống hạ tầng đô
thị, bất kỳ một sự trục trặc nào trong cấu trúc cũng sẽ dẫn tới sự rối loạn trong
các hoạt động của đô thị. Đô thị luôn luôn phát triển, sự hình thành và phát
triển của đô thị gắn liền với lịch sử phát triển của loài người, đặc biệt gắn liền
với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, sự hình thành, tồn tại và phát triển
của đô thị chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế - xã hội, đặc biệt
11
là các quy luật của nền kinh tế thị trường, các tác động này vừa là thời cơ, vừa
là thách thức cho sự phát triển ổn định bền vững của các đô thị. Sự vận động
và phát triển của đô thị có thể điều khiển được, mặc dù sự hình thành và phát
triển của đô thị gắn liền với các quy luật khách quan của nền kinh tế - xã hội
nhưng con người có thể tham gia và điều khiển được quá trình phát triển đó
nhưng phải theo đúng các quy luật khách quan của nó. Con người có thể định
hướng phát triển, có thể can thiệp vào sự vận động của đô thị nhưng không
thể bắt đô thị vận động theo ý chí chủ quan trái quy luật, nhờ có đặc điểm này
chúng ta mới có thể quản lý được sự vận động và phát triển của đô thị.
1.1.2. Khái niệm quy hoạchđô thị và vị trí, vai trò của quy hoạch
đô thị đối với phát triển kinh tế - xã hội
Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô
thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để
tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể
hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị [18], nhằm đảm bảo kết hợp hài hòa
giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
Quy hoạch đô thị là một trong những nội dung đóng vai trò quan trọng
đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, đô thị phải được xây
dựng và phát triển theo quy hoạch và những quy định của pháp luật nhằm
mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và phát triển
đô thị một cách hiệu quả, bền vững.
1.2. Quản lý nhà nước về quy hoạchđô thị
1.2.1. Nhậnthức và quan niệm QLNN về quy hoạchđô thị
Tác giả cho rằng, quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị là việc cơ quan
quản lý nhà nước hữu trách sử dụng bộ máy, công cụ pháp lý thực hiện chức
12
năng quản lý đối với quy hoạch đô thị. Quản lý quy hoạch đô thị được hiểu là
tổng thể các biện pháp, cách thức mà các cơ quan hành chính nhà nước sử
dụng các công cụ quản lý để tác động vào các hoạt động xây dựng và phát
triển đô thị (chủ yếu là phát triển không gian vật thể) nhằm đạt được các mục
tiêu đề ra, đó là đảm bảo cho đô thị phát triển ổn định, bền vững, đảm bảo hài
hòa các lợi ích quốc gia, cộng đồng và các cá nhân trước mắt và lâu dài.
Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị là một trong những bộ phận của
quản lý nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội. Cơ quan quản lý nhà nước
không chỉ là quản lý về quy hoạch đô thị mà còn quản lý về quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Quá trình hoạt động quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị là một quá
trình xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật, một quá trình huy động nhân
tài và vật lực của đô thị, tận dụng các thời cơ, chế ngự các nguy cơ để phục vụ
cho việc cải tạo và phát triển đô thị, không ngừng nâng cao đời sống của
người dân.
Quản lý quy hoạch và xây dựng phát triển đô thị có vai trò đặc biệt
quan trọng trong quá trình hoạt động xây dựng phát triển đô thị. Những đồ án
quy hoạch, dự án, thiết kế xây dựng... dù có chất lượng cao nhưng nếu không
được quản lý một cách hiệu quả sẽ không thể phát huy được tác dụng của nó
đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
trong bối cảnh phát triển nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa phát triển mạnh
mẽ đòi hỏi tư duy và phương thức quy hoạch và quản lý đô thị phải thay đổi
để phù hợp với tình hình mới. Như hiện nay quy hoạch xây dựng được lập từ
tổng thể (quy hoạch vùng, quy hoạch chung) đến chi tiết, bên cạnh những ưu
điểm mà phương thức quy hoạch cũ mang lại là quy hoạch tổng thể định
hướng cho các quy hoạch chi tiết, qua quá trình thực hiện công tác quản lý
13
phương pháp này đã bộc lộ nhiều khuyết điểm. Quá trình lập, phê duyệt, đến
khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng, bảo trì, duy tu các
công trình… gặp nhiều khó khăn do chưa có cơ chế phù hợp để huy động
nguồn lực từ trong nhân dân từ nguồn vốn, sự đồng thuận…
Theo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, chính quyền địa
phương phối hợp cùng với các bên liên quan như các tổ chức, tư nhân và cộng
đồng dân cư cùng nhau bàn bạc, tham gia vào quá trình lập, xét duyệt các đồ
án quy hoạch xây dựng của địa phương và tham gia vào quá trình quản lý phát
triển đô thị theo quy hoạch đó. Đường lối đổi mới của Đảng ta trong quá trình
xây dựng nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự năng động, sáng tạo độc lập từ cơ
sở, cá nhân, “phi tập trung hóa trong quản lý kinh tế và xã hội” thường đi kèm
với trao quyền cho địa phương, kế hoạch hóa từ dưới lên và phát triển dựa
trên nhu cầu cộng đồng. Như vậy, với cách tiếp cận dựa vào cộng đồng trong
quản lý quy hoạch xây dựng là hướng đi đúng đắn, phù hợp với yêu cầu công
tác quản lý đô thị hiện nay của nước ta và trên thế giới đã được áp dụng thành
công, đồng thời phù hợp với tư tưởng “lấy dân làm gốc” trong đường lối đổi
mới của Đảng ta.
1.2.2. Nộidung quản lý nhà nước về quy hoạchđô thị
Việc quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị trên phạm vi lãnh thổ quốc
gia do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện và theo sự phân cấp đã được quy
định tại Luật Quy hoạch đô thị.
Điều 13 Luật Quy hoạch đô thị đã xác định nội dung quản lý nhà nước
về quy hoạch đô thị gồm:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện định hướng, chiến lược phát triển đô thị.
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý
hoạt động quy hoạch đô thị.
14
- Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch đô thị, quy chế quản lý
quy hoạch, kiến trúc đô thị.
- Quản lý hoạt động quy hoạch đô thị.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về quy hoạch
đô thị.
- Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên
cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động quy hoạch đô thị.
- Hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch đô thị.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
trong hoạt động quy hoạch đô thị.
Thông tư Liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTNMT ngày
28/10/2011 của liên Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt
quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, tại Điều 4, Trình tự lập và quản lý quy
hoạch nông thôn mới cũng quy định việc quản lý, thực hiện quy hoạch nông
thôn mới gồm: i) Tổ chức công bố, công khai và cung cấp thông tin quy
hoạch. ii) Cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng kỹ thuật và ranh giới phân
khu chức năng. iii) Xác định cụ thể diện tích, ranh giới đất lúa nước, đất rừng
đặc dụng, đất rừng phòng hộ ngoài thực địa. iv) Lưu trữ hồ sơ quy hoạch nông
thôn mới. Tuy nhiên các nội dung quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới
chưa cụ thể để làm cơ sở cho quản lý phát triển nông thôn hiện nay.
15
Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị trong thực tế được khái
quát như sau:
Lập, thẩm định,
phê duyệt QH
Quản lý hạ tầng
kỹ thuật đô thị
Ban hành quy
định về quản lý
QH
Quản lý XD, cải tạo
công trình, kiến trúc
Bảo vệ môi
trường
Thanh tra,
kiểm tra, xử lý
vi phạm
Hình 1.1. Nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị
(Nguồn:Tác giả tổng hợp)
Hiện nay ở Việt Nam có ba cấp tham gia trực tiếp quản lý nhà nước về
quy hoạch đô thị. Cụ thể là: Chính phủ, UBND tỉnh và UBND huyện.
Cấp quản lý Nội dung cơ bản
1. Cấp trung ương (Chính phủ) Quản lý lập, thẩm định, phê duyệt và thanh
tra, kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch
đô thị đốivới các đô thị cấp thành phố
thuộc tỉnh trở lên
16
2.Cấp tỉnh (UBND tỉnh) Quản lý lập, thẩm định, phê duyệt và thanh
tra, kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch
đô thị đốivới các đô thị cấp thành phố
thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh
3.Cấp huyện (UBND huyện) Quản lý lập lý lập, thẩm định, phê duyệt và
tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát thực
hiện quy hoạch đô thị đối với các đô thị
cấp thị trấn, thị tứ
Bảng 1.2: Khái quát nội dung QLNN về quy hoạch đô thị
(Nguồn:Tác giả tổng hợp)
Qua đó, quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị ở cấp huyện được cụ thể
thành các nội dung như sau:
1.2.2.1. Quảnlý các đồ án quy hoạch đô thị trên địa bàn huyện
Thực hiện việc quản lý nhà nước đối với việc lập, thẩm định, trình cấp
thành phố (tỉnh) phê duyệt các đồ án quy hoạch đô thị theo phân cấp và tổ
chức triển khai thực hiện quy hoạch đô thị trên địa bàn huyện.
1.2.2.2. Quảnlý xây dựng các công trình trong đô thị
Các công trình trong đô thị bao gồm các công trình trên mặt đất, các
công trình ngầm hoặc trên không, kể cả các công trình điêu khắc, áp phích,
bảng quảng cáo... đều phải được thiết kế, xây dựng theo quy hoạch đô thị
được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Công tác quản lý nhà nước trong cải tạo và xây dựng công trình trong
đô thị theo quy hoạch bao gồm các bước sau:
- Lựa chọn địa điểm xây dựng và cấp phép quy hoạch.
17
- Cấp giấy phép xây dựng hoặc ra quyết định đình chỉ việc xây dựng,
cải tạo các công trình trong đô thị.
- Hướng dẫn việc cải tạo và xây dựng các công trình trong đô thị.
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
- Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình.
- Điều tra, thống kê và lưu trữ hồ sơ các công trình trong đô thị.
CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ
XÂY DỰNG
Thỏa
thuận
địa
điểm,
cấp
giấy
phép
Cấp
giấy
phép
xây
dựng
Hướng
dẫn
xây
dựng
Thanh
tra,
kiểm
tra và
xử lý vi
phạm
Hoàn
công,
cấp
chứng
nhận
quyền
sử dụng
Điều
tra,
thống
kê, lưu
trữ
Hình 1.3. Nội dung quản lý công trình xây dựng trong đô thị
(Nguồn:Tác giả tổng hợp)
1.2.2.3. Quảnlý, cảitạo và xây dựng công trình trong đô thị theo
quy hoạch
Quá trình tiến hành trong ba giai đoạn, kể từ lúc chuẩn bị đầu tư đến kết
thúc đầu tư xây dựng.
18
Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Khi chủ đầu tư tiến hành lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi)
hoặc thiết kế xây dựng công trình trong đô thị phải xin cơ quan quản lý quy
hoạch đô thị giới thiệu địa điểm xây dựng. Khi địa điểm đã được xác định,
UBND thành phố hoặc UBND quận, huyện theo phân cấp sẽ cấp giấy phép
quy hoạch theo đề nghị của chủ đầu tư. Sau khi dự án đầu tư xây dựng được
phê duyệt, chủ đầu tư bắt đầu thực hiện các thủ tục nhận đất, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và giấy phép xây dựng tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Việc cấp giấy phép cải tạo và xây dựng phải căn cứ vào các giấy tờ
hợp pháp về quyền sử dụng đất và sở hữu công trình, các yêu cầu về quy
hoạch kiến trúc đô thị, về mỹ quan công trình, cảnh quan đô thị, các yếu tố
tiện, bất tiện được xác định cụ thể trong tiêu chuẩn, quy phạm về quy hoạch
đô thị và các quy định về xây dựng đô thị.
Đối với công trình có quy mô lớn, quan trọng trước khi cấp giấy phép
xây dựng các Bộ có liên quan phải xem xét kỹ các yếu tố về ổn định kết cấu
và kỹ thuật xây dựng, về môi trường, an ninh quốc phòng, an toàn phòng
cháy, chữa cháy và về các vấn đề khác, khi cần thiết phải được Hội đồng kiến
trúc quy hoạch thành phố xem xét trước khi trình cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt.
Giai đoạn 2: Giai đoạn tiến hành đầu tư
Khi khởi công xây dựng, chủ đầu tư phải thông báo cho UBND
phường, xã, thị trấn sở tại biết. Trong quá trình thi công các công trình lớn,
quan trọng, đơn vị thi công phải có biển báo cố định tại địa điểm thi công,
trong đó phải ghi rõ tên công trình, tên đơn vị thi công, số giấy phép xây
dựng, thời hạn thi công, kể cả bản vẽ phối cảnh công trình. Việc xây dựng,
duy tu, sửa chữa các công trình không được gây tổn hại cho công trình trên
mặt đất, ngầm và trên không trực tiếp có liên quan, đồng thời phải có biện
19
pháp đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn trên đường phố. Việc xây
dựng các công trình ngầm dưới các tuyến đường chính phải được tiến hành
đồng bộ, cùng một lúc. Trong trường hợp chưa đủ điều kiện xây dựng đồng
bộ mà phải tiến hành xây dựng từng phần thì phải có giải pháp quá độ và phải
được Chủ tịch UBND thành phố cho phép.
Giai đoạn 3: Giai đoạn kết thúc đầu tư xây dựng
Sau khi xây dựng hoặc cải tạo công trình, chủ đầu tư phải lập hồ sơ
hoàn công theo quy định.
Và cuối cùng là thực hiện các thủ tục đăng ký, xin cấp chứng nhận
quyền sở hữu công trình và quyền sử dụng đất tại cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền.
1.2.2.4. Cấpgiấyphép quy hoạch đô thị theo phân cấpcủa UBND
cấp tỉnh
Theo quy định hiện nay, những trường hợp sau đây chủ đầu tư dự án
phải xin cấp giấy phép quy hoạch đô thị:
- Điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô
thị để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung hoặc công trình
riêng lẻ trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp sẽ căn cứ vào quy chuẩn quy
hoạch đô thị; điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của đô thị hoặc khu
vực, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị để quyết định việc điều chỉnh
thông qua việc cấp giấy phép quy hoạch.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung tại khu vực trong đô thị
chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; dự án đầu tư xây dựng công
trình riêng lẻ tại khu vực trong đô thị chưa có quy hoạch chi tiết hoặc chưa có
thiết kế đô thị, trừ nhà ở.
20
Giấy phép quy hoạch là cơ sở để chủ đầu tư dự án tổ chức lập nhiệm vụ
và đồ án quy hoạch chi tiết đối với dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung
hoặc dự án đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ trong
đô thị; là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi
tiết, dự án đầu tư xây dựng.
1.2.2.5. Bảo vệ cảnh quan và môi trường sống của đô thị
Cảnh quan, kiến trúc và môi trường sống của đô thị là một trong những
tiêu chí cơ bản để đánh giá tính thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của đô thị.
Ngày nay, trong quá trình phát triển đô thị, bên cạnh những cảnh quan
thiên nhiên như sông nước, kênh rạch... là các cảnh quan nhân tạo như các tòa
nhà cao tầng, các khu vui chơi giải trí... Cùng với sự phát triển của thời gian
thì các cảnh quan thiên nhiên dần dần bị thu hẹp và bị tàn phá bởi bàn tay con
người. Và thay vào đó là các cảnh quan nhân tạo, các cảnh quan nhân tạo này
sẽ gần như là một cách phổ biến để con người tô điểm thêm cho vẻ đẹp của đô
thị. Nhưng đó cũng chính là nguồn gốc gây nên ô nhiễm môi trường, nghiêm
trọng hơn nữa trong phạm vi rộng lớn hơn đó là các hiện tượng mang tính
toàn cầu như hiệu ứng nhà kính, sự nóng lên của trái đất theo thời gian... ảnh
hưởng trầm trọng đến sự tồn tại và phát triển của con người. Do vậy, vấn đề
bảo vệ cảnh quan và môi trường sống của đô thị ngày càng được quan tâm và
xem xét trong quá trình quy hoạch đô thị.
1.2.2.6. Quảnlý và khai thác các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật
đô thị
Các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm: Giao thông, cấp
nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công
cộng, thông tin bưu điện và các công trình khác. Mọi công trình cơ sở hạ tầng
kỹ thuật đô thị khi xây dựng xong phải được tổ chức nghiệm thu theo quy
định. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao cho các
21
cơ quan chuyên trách quản lý, sử dụng và khai thác các công trình đó. Nội
dung quản lý, sử dụng và khai thác các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô
thị bao gồm:
- Lập và lưu trữ lý lịch, hồ sơ kỹ thuật hoàn công xây dựng công trình.
- Phát hiện các hư hỏng, bảo đảm sự hoạt động bình thường cho các
công trình.
- Thực hiện chế độ duy tu, bảo dưỡng, cải tạo, nâng cấp để duy trì chất
lượng công trình theo định kỳ và kế hoạch hàng năm.
- Ký kết các hợp cùng cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật với các tổ chức,
cá nhân có nhu cầu sử dụng và hướng dẫn thực hiện chế độ khai thác và sử
dụng các công trình theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật nhà nước.
- Phát hiện và xử lý các vi phạm về chế độ sử dụng và khai thác các
công trình cơ sở hạ tầng đô thị.
1.2.2.7. Giảiquyết tranh chấp và xử lý vi phạm những quy định
trong lĩnh vực quản lý quy hoạchđô thị
Nội dung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý quy
hoạch đô thị là phát hiện các vi phạm về quy hoạch xây dựng ở đô thị mà
trong thực tế thường phát sinh như: Phát hiện và xử lý các trường hợp cấp
giấy phép xây dựng nhưng không đúng thẩm quyền; tiến hành xây dựng hoặc
tháo dỡ các công trình xây dựng khi chưa được cấp phép xây dựng hay chưa
được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; vi phạm việc
bảo vệ cảnh quan môi trường sống của đô thị; các vi phạm về sử dụng và khai
thác các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị như cấp nước sinh hoạt,
điện dân dụng... không có giấy phép.
UBND xã, phường, thị trấn thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt
động của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn về thực hiện các quy định quản
22
lý quy hoạch đô thị và pháp luật; thực hiện việc cưỡng chế thi hành các quyết
định xử lý của cơ quan quản lý nhà nước.
UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm tổ
chức thực hiện việc kiểm tra, thanh tra và chỉ đạo UBND cấp dưới xử lý các
vi phạm về quy hoạch, xây dựng, khai thác và sử dụng công trình trong đô thị
theo quy định của pháp luật.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành các quy định và
chỉ đạo UBND cấp dưới thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm
về quản lý quy hoạch xây dựng đô thị trong địa phương.
Các Sở chuyên ngành chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị, hướng dẫn
UBND cấp dưới về chuyên môn nghiệp vụ và chịu trách nhiệm về hiệu quả
quản lý của ngành mình phụ trách. UBND các cấp phối hợp với cơ quan quản
lý nhà nước trên địa bàn được giao quản lý có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện
các vi phạm trật tự xây dựng và có biện pháp xử lý kịp thời.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước về quy
hoạch đô thị
1.3.1. Chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là yếu tố ảnh hưởng quan trọng
đến quá trình đô thị hóa và quá trình quản lý nhà nước đối với quy hoạch xây
dựng đô thị. Khi tốc độ phát triển kinh tế - xã hội càng nhanh thì quá trình đô
thị hóa diễn ra càng mạnh.
Khi kinh tế phát triển thì nền kinh tế đặt ra yêu cầu cần thiết để đáp ứng
sự phát triển như hạ tầng kỹ thuật, nhu cầu về lao động, các dịch vụ khác...
một cách khách quan, tất yếu. Sự chuyển dịch nền kinh tế từ lạc hậu sang nền
kinh tế phát triển theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh kéo theo sự phát triển
23
kinh tế tăng lên về mặt quy mô, số lượng và các cơ sở kinh tế. Điều này đặt ra
một đòi hỏi khách quan về sự đáp ứng của công nghiệp, dịch vụ, thương mại
phục vụ cho nền kinh tế.
Mặt khác, khi tốc độ phát triển kinh tế - xã hội tăng nhanh song song
cùng với sự tăng trưởng của các thành phần kinh tế công nghiệp, dịch vụ,
thương mại... với tốc độ càng cao thì khả năng gây ô nhiễm môi trường càng
lớn. Về mặt xã hội, sự gia tăng dân số với nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm, nhu
cầu được bảo đảm về việc làm, vui chơi, giải trí... cũng tạo áp lực lớn lên sự
phát triển kinh tế và làm gia tăng sự suy thoái về môi trường.
1.3.2. Cơ chế chính sáchcủa Nhà nước về phát triển đô thị
Chính sách đô thị là hệ thống các quan điểm, mục tiêu và giải pháp bao
gồm cả kế hoạch hành động của chính quyền về đô thị để đạt được mục tiêu
quản lý của mình. Cơ chế chính sách là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển của đô thị và đô thị hóa. Cơ chế chính sách thông thoáng, hấp dẫn, thuận
tiện sẽ tạo sự phát triển nhanh cho nền kinh tế cũng như phát triển đô thị.
Đối tượng của chính sách đô thị là tất cả các vấn đề của đô thị trên ba
lĩnh vực bao quát nhất, đó là kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên với
quan điểm “Nhà nước tạo điều kiện”, những gì mà cá nhân công dân không tự
làm được thì nhà nước phải “tạo điều kiện”, và phải có chính sách ở đó. Do
đó, chính sách đô thị sẽ hướng vào việc đảm bảo về hạ tầng đô thị, bảo vệ môi
trường và tạo điều kiện cho thị trường phát triển. Đó cũng là ba chức năng cơ
bản của chính quyền đô thị.
Việc tăng cường hiệu lực của bộ máy quản lý đô thị giúp đổi mới cơ
chế, chính sách, tạo vốn phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở đô thị, quản lý tốt quy
hoạch - kiến trúc đô thị, giúp phát triển quỹ đất về nhà ở và đất đô thị, quản lý
tốt môi trường đô thị.
24
Cơ chế chính sách tốt sẽ tạo động lực, hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế
- xã hội nói riêng và sự phát triển của đô thị nói chung. Đồng thời sẽ hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, môi trường...
1.3.3. Môi trường pháp lý và thủ tục hành chính trong quản lý đô thị
Môi trường pháp lý là nền tảng, là động lực cho sự phát triển của đô thị.
Thủ tục hành chính giúp nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình về
các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội... Thủ tục hành chính không bắt nguồn từ
quy phạm pháp luật quản lý, mà sâu xa hơn là từ quan điểm quản lý và nội
dung quản lý.
Quan điểm quản lý của chế độ bao cấp là kiểm soát các hoạt động trong
xã hội, quan điểm quản lý của cơ chế thị trường là kích thích và tạo điều kiện.
Phương pháp quản lý hành chính bao cấp là “lệnh”, của cơ chế thị trường là
“luật”. Thủ tục hành chính là thủ tục chuẩn bị cho việc ra quyết định. Thủ tục
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục cấp giấy phép xây dựng, thủ
tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh... đều là các thủ tục để ban hành
một quyết định, một lệnh theo nghĩa khái quát. Xu hướng chung là cùng với
việc nâng cao trình độ dân trí, tăng cường ý thức thượng tôn pháp luật, không
ngừng giảm bớt việc kiểm soát hành vi (các loại giấy phép đều là công cụ để
kiểm soát), tăng cường hậu kiểm và xử lý một cách nghiêm minh để nâng cao
tính tự động hóa vận hành của xã hội theo pháp luật. Để thực hiện tốt việc
này, cần phải đơn giản hóa các nội dung quản lý.
1.3.4. Tác động từ hội nhập quốc tế và sự phát triển kinh tế thị
trường
Ngày nay, không một quốc gia nào có thể phát triển một cách ổn định
và hài hóa nếu không tham gia vào quá trình hội nhập, đó là xu thế tất yếu.
Việc hội nhập là tiền đề, tạo động lực cho sự phát triển.
25
Kinh tế đô thị vốn là con đẻ của kinh tế hàng hóa, là kết quả phát huy
tác dụng của cơ chế thị trường. Nhưng chỉ có sản xuất thì không thể hình
thành đô thị hoàn chỉnh, cần phải có sự bảo đảm thị trường lưu thông. Thị
trường phát triển nhanh hay chậm và được kiện toàn hay không, phụ thuộc
khá lớn vào sự lưu động các yếu tố sản xuất có thông suốt, hợp lý hay không,
ảnh hưởng đến sự thành bại và là tiền đề để phát triển đô thị.
Thị trường có cơ chế tự điều tiết tự động, nó luôn luôn thay đổi, khi
kinh tế thị trường phát triển sẽ tạo ra nhiều nguồn lực để phát triển đô thị.
Song nó phát triển và tác động theo quy luật khách quan, nên trong quản lý đô
thị cần phải tuân thủ và vận dụng sáng tạo.
Kinh tế thị trường là công cụ để chính quyền thực thi điều tiết, khống
chế vĩ mô. Về căn bản và rên lĩnh vực càng rộng lớn hơn nó tự động điều tiết
hướng đi và sự phát triển của nền kinh tế.
Việc phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế có sự tham
gia của nhiều thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân, sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển đô thị.
1.3.5. Ảnh hưởng của sự phát triển khoa học công nghệ
Khi nền kinh tế phát triển nói chung và quá trình CNH - HĐH diễn ra
nói riêng, khoa học kỹ thuật là yếu tố không thể thiếu. Sự phát triển của khoa
học kỹ thuật là tiền đề phục vụ quá trình CNH - HĐH, nâng cao năng suất lao
động, hiệu quả sản xuất. Đồng thời, là nhân tố giúp cho sự phát triển bền
vững. Khoa học kỹ thuật phát triển tạo điều kiện cho việc áp dụng công nghệ,
kỹ thuật vào cuộc sống, bao gồm các hoạt động công nghệ và kỹ thuật cho
phép khai thác bền vững các loại tài nguyên thiên nhiên, năng lượng và xã
hội, hướng tới việc xây dựng xã hội phát triển bền vững.
26
1.4. Kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị
1.4.1. Trênthế giới
1.4.1.1. NhậtBản
Quá trình phát triển đô thị Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng ở Việt
Nam như phát triển đô thị khá nhanh, với sự gia tăng đột biến dân số đô thị,
xu hướng đô thị hóa diễn ra cùng với quá trình CNH - HĐH và diện tích đô
thị được mở rộng. Chính phủ phải đối mặt với ba vấn đề chính là: Phải quản
lý sự phát triển của các đô thị như thế nào, làm thế nào để có thể cung cấp các
nhà ở và các dịch vụ khác cho số lượng dân cư đô thị đang ngày càng phình
ra, và làm cách nào để đối phó với tình trạng tắt nghẽn giao thông đang ngày
càng tồi tệ, an toàn giao thông ngày càng suy giảm và suy thoái môi trường.
Về thể chế và cơ chế thực thi quyhoạch của Nhật Bản
Hệ thống hành chính:
Ở trung ương: Bộ quy hoạch là cơ quan quản lý quy hoạch và xây dựng
đô thị và Cục đất đai quốc gia chịu trách nhiệm lập quy hoạch sử dụng đất đại.
Bộ xây dựng phê duyệt các quy hoạch: Phân vùng khu vực đẩy mạnh đô thị
hóa và khu vực khống chế đô thị hóa; phân chia đất đai các khu vực chỉ định
và quyết định các dự án đầu tư mở rộng đô thị có quy mô lớn và công trình
công cộng lớn.
Ở địa phương: Do chính quyền địa phương đảm nhiệm.
Hệ thống pháp luật về quy hoạch và quản lý quy hoạch: Văn bản quy
định quy hoạch đô thị đầu tiên của Nhật Bản được ban hành năm 1888 và các
quy định này được sửa đổi nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc theo từng
giai đoạn. Sự sửa đổi gần đây của Luật quy hoạch đô thị chủ yếu giảm bớt sự
tập trung quyền hạn, thúc đẩy việc bãi bỏ các quy định và tăng cường sự tham
gia của quần chúng. Việc phân quyền đã giúp cho Luật quy hoạch đô thị có
27
thể đề cập đến các vấn đề ở địa phương một cách đầy đủ hơn thông qua sự
tham gia sâu rộng của công chúng trong tiến trình quy hoạch và phát triển đô
thị. Đồng thời vai trò của quy hoạch tổng thể nhằm giải quyết các vấn đề một
cách toàn diện trở nên quan trọng hơn.
Các giải pháp thực hiện quy hoạch và quản lýquy hoạch
Quy hoạch đô thị ở Nhật Bản được thực hiện ở các cụm đô thị không
phân biệt ranh giới quản lý hành chính hiện có nhằm thúc đẩy sự phát triển và
cung cấp các dịch vụ một cách thống nhất và chặt chẽ. Ngoài ra, các vùng
nông thôn và khu vực đất rừng được quản lý bằng thể chế và hệ thống hoàn
toàn khác hẳn với thể chế và hệ thống quy hoạch đô thị.
Quá trình lập quy hoạch đô thị có sự tham gia của nhiều bên liên quan.
Đó là chính quyền ở cả cấp trung ương và cấp địa phương, tư nhân - đối
tượng có đóng góp to lớn và tích cực vào sự phát triển đô thị, những người
dân - những người chịu ảnh hưởng trực tiếp của quy hoạch và phát triển đô
thị.
Cải thiện các khu vực hiện hữu được thực hiện thông qua các biện pháp
như điều chỉnh lại đất đai và đổi mới đô thị. Hệ thống điều chỉnh lại đất đai ở
Nhật Bản đã được thể chế hóa và thực hiện gần 100 năm nay. Trên thực tế,
1/3 các khu vực đô thị hiện nay đã được cải tạo và phát triển sử dụng kế hoạch
điều chỉnh lại đất đai. Kế hoạch điều chỉnh lại đất đai bao gồm việc chuyển
đổi một phần đất đai và tài sản của các chủ đất thành khu vực dành cho công
trình công cộng và bán để tạo nguồn vốn xây dựng các công trình công cộng.
Mặc dù các chủ đất được giữ lại một lô đất hoặc tài sản nhỏ hơn, giá trị thị
trường của chúng thường cao hơn trước khu thực hiện dự án do sự phát triển
toàn diện của khu vực. Khi 2/3 chủ đất đồng ý với các dự án trong quy hoạch
thành phố, các dự án điều chỉnh đất đai có thể tiến hành.
28
Điều chỉnh đất được áp dụng đối với những khu vực đã có người sinh
sống với cơ sở hạ tầng dưới mức tiêu chuẩn và các khu đất có hình dạng bất
thường. Nếu không có biện pháp gì, khu vực đó sẽ ngày càng xuống cấp và
người dân sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Nếu áp dụng phương pháp thu hồi đất thông thường, sẽ vẫn có thể cung
cấp được cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, những người bị ảnh hưởng trực tiếp sẽ
phải di dời, không thể thực hiện cải tạo theo khu vực và chỉ có một số ít người
được hưởng lợi từ dự án.
Điều chỉnh đất giúp có thể phát triển khu vực đó một cách toàn diện. Cơ
sở hạ tầng cần thiết sẽ được cung cấp, đất đai được tái tổ chức và mọi người
có thể ở lại khu vực đó và chia sẻ lợi ích cùng chi phí của dự án một cáchbình
đẳng. Đồng thời phát huy tối đa lợi ích từ dự án về mặt cải tạo môi trường
cộng đồng cũng như nâng cao giá trị đất.
Trong quá trình điều chỉnh đất, không bắt buộc giải phóng mặt bằng.
Các chủ đất có thể ở lại khu vực đó mà không phải di dời và những người bị
ảnh hưởng bởi công trình xây dựng đó sẽ được bồi thường thỏa đáng.
Như vậy, trong thế kỷ 20, Nhật Bản phải đối mặt với các áp lực về phát
triển đô thị do quá trình đô thị hóa, cơ giới hóa, công nghiệp hóa và hiện đại
hóa nhanh. Sự thay đổi trong lối sống và sự gia tăng mối quan tâm về quản lý
môi trường và thảm họa cũng như quyền sở hữu các tài sản cá nhân chặt chẽ
ảnh hưởng đến quy hoạch và phát triển đô thị. Mặc dù các vấn đề phức tạp
này diễn ra trong thời gian tương đối ngắn nhưng ở trong mức độ nào đó,
Nhật Bản đã xây dựng được một mức độ hợp lý về cơ sở hạ tầng và các dịch
vụ khác ở khu vực đô thị trong cả nước. Một yếu tố giải thích và phát triển đô
thị, áp dụng quy hoạch đô thị một cách linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể,
và có sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân trong quá trình phát triển đô
thị.
29
1.4.1.2. Singapore
Cục Tái thiết đô thị (URA) của Singapore là cơ quan chịu trách nhiệm
về quy hoạch sử dụng đất trên toàn lãnh thổ như lập và phê duyệt quy hoạch,
chuẩn bị xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý quy hoạch, bán quỹ đất công. Với
một đất nước có diện tích nhỏ, hầu như không có tài nguyên, Singapore đã
xác định phát triển thương mại, du lịch và kinh tế tri thức là nền tảng quan
trọng. Do vậy ngay từ khâu quy hoạch, Chính phủ đã quy hoạch phát triển
không gian đô thị ưu tiên cho các hoạt động phát triển kinh tế thương mại, ưu
tiên các ngành có giá trị gia tăng cao, dành quỹ đất để hình thành các trục
trung tâm đa chức năng về thương mại, tài chính, ngân hàng, xây dựng các
trung tâm thương mại cấp vùng. Việc quy hoạch sử dụng đất được tối ưu hóa,
trong đó ưu tiên tận dụng không gian nâng mật độ sử dụng đất, tận dụng
không gian dưới mặt đất.
Hiện nay với mục tiêu quy hoạch là “thành phố trong vườn” nên các đồ
án quy hoạch đều được thiết kế cảnh quan cây xanh trên từng ô phố và đường
phố, hệ thống công viên cây xanh đan xen với các khu vực nhà ở. Công tác
quy hoạch cũng luôn quan tâm đến việc bảo tồn các di sản, các khu nhà ở cũ...
các đồ án đều được kèm theo mô hình chi tiết để quản lý, thực hiện. Việc chú
trọng đến thiết kế cảnh quan để tạo ra một đô thị trong vườn, là một sắc thái
riêng của đất nước Singapore.
Công tác quy hoạch ở Singapore bao gồm 3 bước: (1) Quy hoạch chiến
lược, hay được gọi là quy hoạch ý niệm: Các ý tưởng quy hoạch giai đoạn này
tính toán từ 30 đến 40 năm sau, năm 1971 Singapore đã hoàn thành bản quy
hoạch chiến lược đầu tiên, sau 10 năm được hiệu chỉnh xét duyệt một lần. Nội
dung quy hoạch giai đoạn này dựa trên các ý tưởng về cơ cấu kinh tế, phân
vùng và bố trí cơ cấu sử dụng đất hợp lý, ưu tiên đất đai cho phát triển kinh tế,
hình thành các trục giao thông chủ đạo, các khu công nghiệp, cảng biển,
30
sân bay, các khu chung cư cho nhân dân và đề ra các chương trình hành động
cho từng giai đoạn; (2) Quy hoạch tổng thể: Căn cứ vào quy hoạch chiến
lược, các ý tưởng quy hoạch ý niệm để xây dựng quy hoạch tổng thể, nội
dung quy hoạch giai đoạn này quy định chi tiết từng ô, phố, từng khu đất bao
gồm diện tích, mật độ xây dựng, mục đích sử dụng đất... và công khai cho
mọi người biết để thu hút đầu tư và hướng dẫn người dân thực hiện theo quy
hoạch; (3) Quy hoạch triển khai chi tiết: Giai đoạn này do các chủ đầu tư dự
án trên các khu đất được giao quản lý thực hiện. Căn cứ vào quy hoạch tổng
thể và căn cứ vào yêu cầu sử dụng đất, chủ đầu tư phối hợp với các tổ chức tư
vấn lập quy hoạch chi tiết trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về
những thông số kỹ thuật cơ bản như mật độ xây dựng, chiều cao, lộ giới, kích
thước cơ bản công trình, khoảng cách giữa hai nhà, cảnh quan cây xanh...
trước khi tiến hành xây dựng.
Ở Singapore, mặc dù mức tăng trưởng dân số rất cao nhưng ở quốc gia
này hoàn toàn không có những khu phố nghèo, nhếch nhác như các đô
thị khác. Bắt đầu từ năm 1960, Chính phủ bắt tay thực hiện chính sách mọi
người đều phải có nhà ở. Cục phát triển nhà (HDB) là cơ quan quản lý nhà ở
xã hội duy nhất ở Singapore. Nhiệm vụ của Cục phát triển nhà ở là phải giải
quyết nhà ở cơ bản phù hợp với sức mua của người dân từng giai đoạn; quy
hoạch và phát triển các khu ở mới, huy động vốn và quản lý nguồn vốn của
nhà nước trợ cấp về chương trình nhà ở; phân phối, quản lý công bằng có hiệu
quả và đề ra các chính sách về nhà ở. Việc xây dựng các căn hộ do các nhà
thầu xây dựng và bàn giao cho Cục phát triển nhà quản lý, Cục chỉ có chức
năng giám sát chất lượng, không trực tiếp xây dựng và quản lý phân phối nhà
sau khi xây dựng.
Với phương châm “Dùng chế độ bổng lộc để nuôi dưỡng liêm khiết và
khuyến khích tinh thần cống hiến của cán bộ, công chức”, cụ thể: Lương công
chức cao hơn lao động bình thường bên ngoài, đồng thời công chức được
31
thưởng một khoảng tiền lớn khi về hưu (trong trường hợp công chức bị vi
phạm kỷ luật hoặc phục vụ không đúng thời hạn thì khoảng tiền thưởng này
sẽ bị tịch thu), Chính phủ Singapore đã tập hợp được nhiệt huyết trí tuệ của
đội ngũ công chức trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Chính
phủ Singapore còn xây dựng hệ thống giám sát chặt chẽ, minh bạch hóa trong
việc xử lý công việc của cán bộ, công chức, mọi công việc phân công đều có
báo cáo và bố trí kiểm tra chéo lẫn nhau.
1.4.2. Trong nước
1.4.2.1. Dựán Lập kế hoạch phát triển KT - XH và QH định hướng
phát triển không gian phường Phú Thượng - quận Tây Hồ - Hà Nội
Năm 1998, Trường Đại học Kiến trúc Hà nội và Viện Xã hội học đã
triển khai dự án Lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch định
hướng phát triển không gian phường Phú Thượng - quận Tây Hồ - Hà Nội
dựa trên cách tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng. Nội dung dự án gồm:
Khảo sát hiện trạng KT - XH và các đặc điểm hiện trạng sử dụng đất, kiến
trúc và hạ tầng kỹ thuật và xã hội của phường. Lập kế hoạch phát triển KT -
XH và quy hoạch định hướng phát triển không gian phường Phú Thượng đến
năm 2010.
Trong quá trình nghiên cứu lập QH chi tiết, thiết lập các dự án khả thi
và lập kế hoạch phát triển KT - XH của phường, có sự phối hợp chặt chẽ giữa
các nhà làm QH, nhà nghiên cứu, hoạch định kế hoạch và quan trọng nhất là
có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương khi triển khai thực hiện. Các
cuộc khảo sát hiện trạng, lập phiếu điều tra nhu cầu, nguyện vọng của cộng
đồng về tổ chức sản xuất, mạng lưới hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường,
cộng đồng được tham gia đóng góp trong việc xác định vị trí các công trình,
lựa chọn phương án QH không gian, các dự án ưu tiên đầu tư và đóng góp
nguồn lực trong việc thực thi đồ án QH và triển khai thực hiện (đóng góp
công sức, vốn đầu tư, xây dựng đường ngõ xóm, cấp thoát nước, thu gom
32
rác…). Hình thức tham gia của người dân thông qua việc trả lời các phiếu
phỏng vấn hộ gia đình về thực trạng và những vấn đề trong quá trình phát
triển KT - XH tại phường Phú Thượng. Kế hoạch phát triển KT - XH của
phường được tổ chức lấy ý kiến của đại diện ban, ngành đoàn thể và đại diện
cụm, tổ dân cư…trước khi trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch
phát triển KT - XH và QH định hướng phát triển không gian phường Phú
Thượng đạt được sự đồng tình của công đồng dân cư cao do sự điều tra, khảo
sát, đánh giá kỹ hiện trạng, ghi nhận các ý kiến đóng góp của cộng đồng về
các vấn đề mà cộng đồng quan tâm, từ đó cộng đồng có ý thức và trách nhiệm
trong việc thực thi QH vào thực tế. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được hoàn
chỉnh dần, đường sá rộng rãi, thông thoáng, nhà ở hộ dân được cải tạo lại hay
đi chuyển đến những khu vực cho phù hợp với điều kiện sống như các hộ
nông nghiệp, bán nông nghiệp, phi nông nghiệp…[11]
1.4.2.2. Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng trong việc xây dựng
kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị
Kinh nghiệm thực tế tại thành phố Đà Nẵng trong vận dụng sáng tạo
huy động sức dân khi thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng
làm”, Đà Nẵng đã tạo ra một nguồn lực rất lớn để đầu tư hệ thống kết cấu hạ
tầng, chỉnh trang đô thị. Đa số công trình loại nhỏ thực hiện ở các khu dân cư,
người dân vừa là chủ đầu tư vừa giám sát việc thi công xây dựng; chính quyền
quận hỗ trợ một phần kinh phí và bảo đảm các khâu quy hoạch, thiết kế. Tùy
theo khả năng tài chính của từng quận/huyện mà sự tham gia của ngân sách
quận/huyện; có nơi người dân đóng góp toàn bộ chi phí thậm chí lo cả việc
cơm nước động viên người thi công. Chính nhờ nỗ lực này mà nhiều điểm tụ
cư không theo quy hoạch, dưới chuẩn dần dần đổi thay thành những khu dân
cư sạch, đẹp, vệ sinh. Công tác lập và quản lý thực hiện quy hoạch được tổ
chức công khai và dân chủ, người dân được tham gia ở mức độ cao nhất vào
quá trình lập quy hoạch và triển khai các dự án có liên quan đến
33
cuộc sống của họ. Tăng cường tính tự quản ở khu dân cư, thực hiện tốt Quy
chế dân chủ ở cơ sở như là một phương cách tốt để thực hiện và mở rộng sự
tham gia của người dân [9].
1.4.3. Mộtsố kinh nghiệm quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị có
thể áp dụng tại huyện Củ Chi
Qua những kinh nghiệm trong quá trình quản lý nhà nước về quy hoạch
đô thị tại một số nước trên thế giới và các địa phương trong nước, chúng ta có
thể rút ra một số điểm quan trọng cho huyện Củ Chi như sau:
- Mọi chính sách xây dựng và phát triển đô thị đều hướng tới mục tiêu
đem lại lợi ích cho người dân chứ không vì lợi ích của nhóm hay cá nhân nào.
- Tập trung mọi nguồn lực để xây dựng quy hoạch, đảm bảo quy hoạch
đạt chất lượng cao và ít phải điều chỉnh. Những nguyên tắc chính, những ý
tưởng chính đều được quyết định từ trước, ở những cấp chính quyền cao hơn
và được thể hiện cụ thể hơn ở từng cấp thấp hơn. Quy hoạch phải có tầm nhìn
xa đến việc phát triển giao thông, hạ tầng kỹ thuật - xã hội. Đồng thời gắn kết
quy hoạch chung của đô thị với quy hoạch vùng.
- Không quá tập trung vào quy hoạch chi tiết mà nên quan tâm sâu đến
quy hoạch chiến lược. Quy hoạch phải mang tính dân chủ công khai, đảm bảo
mọi người dân và các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp được quyền tham
gia và được thông tin đầy đủ. Sau khi nội dung quy hoạch đã được công bố,
giá trị pháp lý của quy hoạch phải được đảm bảo, không chịu sự can thiệp của
các cá nhân hoặc cơ quan nào, việc quản lý xây dựng theo quy hoạch rất
nghiêm khắc, nâng cao ý thức tự giác của người dân.
- Quy hoạch không phụ thuộc vào ranh giới hành chính mà theo các
phân khu chức năng, nhằm thúc đẩy sự phát triển và cung cấp các dịch vụ một
cách thống nhất và chặt chẽ.
34
- Áp dụng biện pháp điều chỉnh lại đất đai nhằm cải thiện các khu vực
đô thị hiện hữu. Nâng cao kiến thức về quy hoạch cho người dân để nhận
được sự phối hợp rộng rãi. Coi trọng công tác tuyên truyền, vận động người
dân thực hiện chính sách liên quan đến xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang
đô thị, đền bù, giải tỏa, tái định cư qua việc thực hiện các phong trào hành
động cách mạng tại địa phương,... nhằm nâng cao nhận thức người dân, nâng
cao ý thức cộng đồng, ý thức công dân tạo điều kiện thuận lợi để các chính
sách, các dự án sớm đi vào cuộc sống.
- Sự tham gia của cơ quan tài chính trong lĩnh vực quy hoạch nhằm xác
định kế hoạch thực hiện, tính khả thi của các dự án quy hoạch, chú trọng thực
hiện các chủ trương xã hội hóa hoặc nhà nước và nhân dân cùng làm nhằm
huy động tối đa các nguồn lực cho sự phát triển đô thị và kinh tế - xã hội của
địa phương.
35
Tiểu kết Chương 1:
- Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị là việc làm có cơ sở lý luận và
thực tiễn vững chắc. Tác giả tổng quan thực tiễn quản lý nhà nước về quy
hoạch đô thị và rút ra những nhận định quan trọng để triển khai nghiên cứu
vấn đề quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị trên địa bàn huyện Củ Chi,
thành phố Hồ Chí Minh.
- Tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận quản lý nhà nước về quy
hoạch đô thị; trong đó chỉ ra quan niệm về quản lý nhà nước về quy hoạch đô
thị; nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại cấp huyện; các yếu tố
ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị; kinh nghiệm tại các
quốc gia trên thế giới và tại các địa phương khác trong nước có thể áp dụng
vào quá trình quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi.
36
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TẠI
HUYỆN CỦ CHI, TP. HỒ CHÍ MINH
2.1. Đặc điểm và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Củ
Chi, thành phố Hồ Chí Minh tác động đến công tác quản lý nhà nước về
quy hoạch đô thị
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Huyện Củ Chi là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Bắc thành phố
Hồ Chí Minh, giáp ranh với các khu vực: Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng -
tỉnh Tây Ninh, phía Nam giáp huyện Hóc Môn - thành phố Hồ Chí Minh, phía
Đông giáp huyện Bến Cát - tỉnh Bình Dương, phía Tây giáp huyện Đức Hoà -
tỉnh Long An. Toàn huyện gồm 20 xã và 01 thị trấn với 43.496,6 ha diện tích
tự nhiên, bằng 20,8% diện tích thành phố. Thị trấn Củ Chi là trung tâm kinh tế
- chính trị - văn hóa của huyện, cách trung tâm thành phố 35 km về phía Tây
Bắc theo đường Xuyên Á. Huyện Củ Chi là địa bàn thuận lợi để “lan rộng”
không gian đô thị cho thành phố Hồ Chí Minh.
Huyện Củ Chi nằm trên một vùng đất chuyển tiếp từ vùng đất cao của
núi rừng miền Đông Nam Bộ xuống vùng đất thấp của đồng bằng Sông Cửu
Long, nằm giữa sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, có đường giao thông
giao lưu với các tỉnh miền đông và Tây Nam bộ, có vị trí đặc biệt quan trọng,
là cửa ngõ Tây Bắc của thành phố, có trục đường Xuyên Á nối liền thành phố
Hồ Chí Minh với các quốc gia Đông Nam Á và tuyến sông Sài Gòn nối liền
các tỉnh trong khu vực. Quỹ đất tương đối khá, vị trí tương đối cao và thuận
tiện cho phát triển đô thị hóa trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa của thành phố Hồ Chí Minh.
37
Trong những năm qua đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện có
nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, mức thu nhập được cải thiện. Kinh tế
của huyện là nông nghiệp - công nghiệp - thương mại và dịch vụ chuyển dịch
mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với sự phát triển
nhanh của thành phố và đất nước. Cơ cấu nghề nghiệp của hộ lao động cũng
chuyển dịch theo hướng từ nông nghiệp sang công - thương nghiệp. Mức thu
nhập tăng nhanh đã góp phần điều chỉnh cơ cấu tiêu dùng, đời sống vật chất
và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, từ đó tác động tới hoạt
động thu ngân sách theo hướng tăng dần tỷ trọng thu ngân sách nhà nước ở
các ngành thương mại - dịch vụ và tăng các khoản chi xây dựng cơ sở hạ tầng
phục vụ phát triển kinh tế huyện [1].
2.1.2. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Củ Chi
Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, cơ bản hoàn thành Chương
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tăng trưởng kinh tế hàng
năm được duy trì ở mức cao; bình quân giai đoạn 2010-2015 đạt 18,96%.
Kinh tế chuyển dịch tích cực và đúng định hướng (công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp - thương mại dịch vụ - nông nghiệp); tăng nhanh tỷ trọng ngành công
nghiệp và thương mại dịch vụ.
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển. Hình
thành 04 Khu công nghiệp và 04 Cụm công nghiệp thu hút các doanh nghiệp
đến đầu tư, tạo điều kiện cho người lao động có việc làm ổn định. Các ngành
nghề truyền thống được duy trì và phát triển. Thương mại - dịch vụ phát triển
mạnh, tác động tích cực đến sản xuất; các cửa hàng tiện ích, chợ, siêu thị được
đầu tư, sửa chữa, xây dựng mở rộng, cung cấp lượng hàng hóa dồi dào, đáp
ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nhân dân. Nông nghiệp phát triển
mạnh theo hướng nông nghiệp đô thị. Tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận
nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; tỷ trọng
38
ngành chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao. Diện tích đất nông nghiệp được giữ ổn định
trên 25.000 ha. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch mạnh mẽ và đúng định
hướng; giảm dần diện tích đất trồng lúa năng suất thấp, tăng diện tích cây
trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với nông nghiệp đô thị như hoa
lan, cây kiểng, rau an toàn, bò sữa. Giá trị sản xuất bình quân trên 01 ha đất
nông nghiệp đạt 271 triệu đồng/năm, đặc biệt mô hình trồng lan cho doanh
thu bình quân 700 triệu đồng/ha/năm; rau an toàn cho doanh thu bình quân
480 triệu đồng/ha/năm. Kinh tế hợp tác được quan tâm củng cố, các tổ hợp
tác, hợp tác xã vượt qua giai đoạn khó khăn, từng bước nâng cao chất lượng
hoạt động, phát triển khá trong lĩnh vực nông nghiệp.
Thu ngân sách nhà nước hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu thành phố
giao. Thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2010-2015 là 2.104 tỷ đồng, tăng
bình quân 6,04%/năm. Chi ngân sách thực hiện đúng chế độ, định mức. Thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện tốt công khai, minh bạch, quyết toán
ngân sách theo quy định.
Công tác quy hoạch được quan tâm, tập trung triển khai thực hiện đạt
kết quả tích cực. Hoàn thành công tác lập, điều chỉnh quy hoạch chung xây
dựng huyện Củ Chi đến năm 2020; đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000
các khu dân cư đô thị, điểm dân cư nông thôn; quy hoạch chung xây dựng
nông thôn mới 20 xã trên địa bàn huyện; quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020; kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của huyện Củ Chi và
Thị trấn Củ Chi. Rà soát, điều chỉnh những điểm quy hoạch không còn phù
hợp. Thực hiện nghiêm túc việc công khai quy hoạch đã được phê duyệt, tạo
cơ sở pháp lý thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đất đai,
xây dựng. Đã hoàn thành 57 đồ án quy hoạch chi tiết (quy hoạch phân khu) tỷ
lệ 1/2000 các khu dân cư và khu chức năng khác, khu dân cư đô thị, 10 đồ án
quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và
dân cư nhà vườn ven sông Sài Gòn; hoàn thành đồ án quy hoạch chung xây
39
dựng nông thôn mới của 20 xã trên địa bàn huyện và 75 đồ án quy hoạch chi
tiết tỷ lệ 1/2000 điểm dân cư nông thôn.
Quản lý nhà nước trên lĩnh vực đất đai, xây dựng được tăng cường.
Thực hiện tốt việc quản lý đất đai, cấp phép xây dựng theo quy hoạch; thường
xuyên kiểm tra, giám sát các trường hợp xây dựng không phép, sai phép; xử
lý kiên quyết đối với các trường hợp vi phạm; tình hình vi phạm về trật tự xây
dựng trên địa bàn huyện được giảm đáng kể.
Quản lý nhà nước về tài nguyên - môi trường đạt được nhiều kết quả
tích cực. Hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các
trường hợp đủ điều kiện. Ý thức người dân và các doanh nghiệp về bảo vệ
môi trường được nâng lên, thực hiện nếp sống văn minh đô thị, giữ gìn vệ
sinh môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp - an toàn. Thường xuyên kiểm
tra, giám sát về môi trường, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Chương
trình nước sạch, nước hợp vệ sinh cũng được quan tâm, đa số các hộ dân sử
dụng mạch nước ngầm, giếng khoan và chuyển dần sang sử dụng nước sạch
theo chủ trương của thành phố.
Công tác chăm lo đời sống cho nhân dân và diện chính sách đạt được
nhiều kết quả thiết thực. Hoạt động văn hóa thông tin - thể dục thể thao tiếp tục
phát triển. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn
minh” ngày càng phát triển, xây dựng ý thức cộng đồng, tình làng nghĩa xóm,
xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã
hội; hoạt động phong trào quần chúng ngày càng thiết thực và hiệu quả.
Công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động đạt hiệu quả tích cực, góp
phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đi vào
cuộc sống. Các thiết chế văn hóa - thể thao được đầu tư, có nhiều đóng góp từ
nguồn lực xã hội, đã phát huy tác dụng, từng bước đáp ứng nhu cầu học tập,
40
sinh hoạt, giải trí lành mạnh của nhân dân, việc kết hợp thiết chế văn hóa và
thông tin trên các lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng phát triển.
Giáo dục - đào tạo chất lượng dạy và học được nâng cao, cơ sở vật chất
trường lớp được quan tâm đầu tư, sửa chữa và xây dựng khang trang, từng
bước hiện đại, đảm bảo yêu cầu học tập của học sinh trên địa bàn, đã xây
dựng được 48 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất; đội ngũ giáo viên
cơ bản đã được chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm. Chất lượng
khám chữa bệnh được nâng lên; hệ thống khám chữa bệnh được đầu tư; cơ sở
vật chất, trang thiết bị y tế được nâng cấp. Các chương trình mục tiêu quốc gia
được triển khai thực hiện tốt. Bệnh viện và nhiều phòng khám tư nhân được
xây dựng, góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày
càng tốt hơn.
Luôn duy trì nghiêm công tác trực sẵn sàng chiến đấu ở hai cấp huyện
và xã theo đúng quy định. Tình hình trật tự an toàn xã hội ngày được chú
trọng, tích cực phòng chống tệ nạn ma tuý và tệ nạn xã hội. Xử lý theo pháp
luật các hành vi vi phạm kinh tế, tội phạm hình sự. Trật tự an toàn giao thông
được giữ vững và phát huy lực lượng chủ chốt góp phần hạn chế tai nạn giao
thông, giảm tỷ lệ tử vong.
Nhìn chung tình hình văn hóa, xã hội huyện luôn giữ được ổn định và
có nhiều chuyển biến tích cực. Đã thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ đề ra
nhằm góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội chung trên địa bàn huyện. Để đạt được những kết quả như trên, ban lãnh
đạo huyện đã luôn có những cố gắng tích cực trong hoạt động quản lý nói
chung và quản lý ngân sách nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và góp
phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân tại địa phương [2].
41
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạchđô thị tại huyện Củ
Chi, thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Tình hình lập quy hoạch đô thị
2.2.1.1. Các giaiđoạnlập quy hoạchvà kết quả lập quy hoạch
* Giai đoạn lập đồ án quy hoạch năm 1999 (quy hoạch chi tiết xây
dựng đô thị tỷ lệ 1/2000): Tổng số hồ sơ được duyệt trên địa bàn huyện giai
đoạn này gồm 09 đồ án, chủ yếu tập trung tại khu vực Thị trấn Củ Chi (03 đồ
án), xã Tân Thông Hội (01 đồ án), xã Tân Phú Trung (02 đồ án), khu thị trấn
Tân Quy (02 đồ án), xã Phước Thạnh (01 đồ án) là các khu vực tập trung
đông dân cư, tốc độ đô thị hóa nhanh. Các đồ án do Kiến trúc sư trưởng TP
(nay là Sở Quy hoạch Kiến trúc TP) thẩm định, phê duyệt trong giai đoạn này
đã góp phần hình thành bộ mặt kiến trúc đô thị, công cụ để quản lý đô thị theo
quy hoạch được duyệt.
* Giai đoạn lập quy hoạch điều chỉnh quy hoạch năm 1999 và lập quy
hoạch chung, phân khu tỷ lệ 1/2000, 1/5000: Đến nay cơ bản, huyện đã hoàn
thành phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung huyện Củ Chi đến năm
2020 và 57 đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, 1/5000 các khu vực dân
cư tập trung và đồ án quy hoạch phân khu du lịch sinh thái dân cư nhà vườn
ven sông Sài Gòn (Phụ lục 1).
(1). Quy hoạchxây dựng huyện Củ Chi
Đồ án quy hoạch chung xây dựng huyện Củ Chi đã được Ủy ban nhân
dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 6994/QĐ-UB-QLĐT ngày 24
tháng 12 năm 1998; UBND huyện Củ Chi đã lập điều chỉnh quy hoạch chung
xây dựng đến năm 2020 và đã được UBND thành phố phê duyệt đồ án tại
Quyết định số 2645/QĐ-UBND ngày 23/05/2012 (Hình 2.1).
42
(2). Quy hoạchchi tiết xây dựng (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000:
Các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000 đã
được cấp thẩm quyền phê duyệt đã được công bố, công khai quy hoạch và
đang thực hiện quản lý: Gồm 57 đồ án quy hoạch khu dân cư với tổng diện
tích là 6.073,52 ha.
(3). Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000: Gồm 10 đồ án quy hoạch Khu
nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư ven sông Sài Gòn, tổng diện
tích là 4.481,68 ha.
(4). Quy hoạchcụm, khu công nghiệp: quy mô: 2.702,5991 ha:
-Khu công nghiệp: gồm 4 khu, quy mô: 1.364,53 ha, gồm: Khu công
nghiệp Tân Phú Trung (543 ha), Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi (380 ha),
Khu công nghiệp Đông Nam (342,53 ha), Khu công nghiệp cơ khí ô tô Hòa
Phú (99 ha).
- Cụm công nghiệp: gồm 4 cụm, quy mô 338,0691 ha, gồm: Cụm
công nghiệp Phạm Văn Cội (75 ha), Cụm công nghiệp Bàu Trăn (95 ha),
Cụm công nghiệp Tân Quy - khu B (103,0691 ha), Cụm công nghiệp Tân Quy
- khu A (65 ha).
(5). Khu chức năng khác
nghệ cao, di tích lịch sử): Đã phê
diện tích là 266,78 ha.
(khu công viên giải trí, nông nghiệp công
duyệt và thực hiện quản lý 03 đồ án, tổng
(6). Quy hoạch chung xây dựng xã nông thôn mới: Đã hoàn thành
phê duyệt 20 đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới (quy hoạch xây
dựng gắn với quy hoạch sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thương
mại dịch vụ và các điểm dân cư nông thôn) của 20 xã nông thôn mới và đang
được thực hiện quản lý.
43
(7). Quy hoạchchi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000điểm dân cư nông
thôn: Đã hoàn thành phê duyệt 75 đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng TL
1/2000 của 20 xã nông thôn mới trên địa bàn huyện với tổng diện tích là 8.090
ha và đang thực hiện quản lý.
Với việc phủ khắp quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng nông thôn
mới, huyện Củ Chi về cơ bản đã hoàn thành công tác lập quy hoạch và đã
được Thủ tướng chính phủ công nhận là huyện đạt chuẩn Nông thôn mới, với
20/20 xã đạt 100% chuẩn nông thôn mới. Các tiêu chí cơ bản tại các xã trong
huyện đều ở mức cao. Trên địa bàn huyện được đầu tư 903 công trình, thu
nhập bình quân đầu người của huyện đạt 40 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ
nghèo đến năm 2014 chỉ còn 3,8%, tỷ lệ dân tiếp cận và sử dụng nước sạch
đạt 100%. Nhìn chung các tiêu chí khác đều ở mức cao hơn quy định về điều
kiện huyện đạt chuẩn nông thôn mới… Bên cạnh những kết quả đạt được,
nhìn một cách tổng thể thì công tác quản lý, quy hoạch đô thị trên địa bàn vẫn
còn nhiều bất cập. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị hiện chưa đáp ứng được
yêu cầu và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, công tác quy hoạch chưa thật sự
đi trước một bước. Việc lập và quản lý quy hoạch mới chỉ chú trọng vào quy
hoạch cải tạo các khu dân cư cũ, quy hoạch chỉnh trang đô thị, chưa quan tâm
đến đồ án thiết kế đô thị khu vực trung tâm thị trấn, khu vực nhạy cảm về kiến
trúc cảnh quan, các trục đường chính (như Quốc lộ 22, Tỉnh lộ 2, 7, 15) chưa
được quan tâm đúng mức. Chất lượng nghiên cứu các đồ án quy hoạch đô thị
được phê duyệt còn chưa cao, chưa tổng thể và nghiên cứu sâu về thiết kế đô
thị, chưa có tính toán dự báo nhu cầu phát triển đô thị và tính khả thi thấp khi
áp dụng thực tế, do vậy thường xuyên phải điều chỉnh. Việc đấu nối hạ tầng
kỹ thuật chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập.
44
(8). Quy hoạchchung Khu đô thị Tây Bắc thành phố
Đã được UBND thành phố phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng
tỷ lệ 1/5000 Khu đô thị Tây Bắc, huyện Củ Chi và Hóc Môn, thành phố Hồ
Chí Minh tại Quyết định số 4919/QĐ-UBND ngày 29/10/2009, với quy mô
đất lập quy hoạch 6.089,3 ha (trong đó huyện Củ Chi là 5.164,6 ha), số dân
quy hoạch đến năm 2020 là 260.000 dân, mật độ dân số 50 người/ha, tính
chất là khu đô thị hiện đại, sinh thái, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật
và hạ tầng xã hội nhằm tạo ra một đô thị có môi trường sống lành mạnh, thân
thiện theo hướng phát triển bền vững. Khu đô thị là một trung tâm cấp thành
phố về phía Tây Bắc với các chức năng: Trung tâm dịch vụ, thương mại, văn
hóa, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao và nghỉ dưỡng vui chơi giải trí; đầu
mối thương mại, giao thông, kho bãi trung chuyển, là cửa ngõ phía Tây Bắc
của thành phố Hồ Chí Minh.
Vấn đề hiện nay tại khu đô thị Tây Bắc là vấn đề thực thi quy hoạch trong
thực tế. Sự mâu thuẫn giữa ý tưởng phát triển đô thị của nhà quản lý và thực
trạng phát triển tại khu vực đã dẫn đến nhiều bất cập. Qua khảo sát tại các xã,
tổng số xã bị ảnh hưởng bởi đô thị Tây Bắc gồm 05 xã, thị trấn: Tân Phú Trung,
Tân Thông Hội, Tân An Hội, Thị trấn Củ Chi, Phước Hiệp. Tổng diện tích khu
dân cư bị ảnh hưởng bởi khu đô thị Tây Bắc là 1.258,56ha (chiếm 38,6% diện
tích đất ở toàn huyện), số căn nhà bị ảnh hưởng 10.724 căn (chiếm 11,4% tổng
số căn nhà ở), số nhân khẩu bị ảnh hưởng: 37.356 người (chiếm 9,9% tổng số
nhân khẩu) (Nguồn: Phòng Quản lý đô thị huyện Củ Chi). Các số liệu trên cho
thấy quy hoạch thiếu khảo sát hiện trạng, đồ án phê duyệt thiếu lộ trình thực hiện
và thiếu đi sự tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình lập, phê duyệt quy
hoạch. Quá trình lấy ý kiến dân được tổ chức sơ sài, ý kiến của cộng đồng ít
được sử dụng mà nếu thay đổi thì ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trong đồ án quy
hoạch, dẫn đến đồ án không được phê duyệt. Bất cập trên
45
không chỉ riêng vấn đề của Khu đô thị Tây Bắc mà đây là vấn đề chung trong
công tác lập quy hoạch.
2.2.1.2. Công bố công khai và cung cấpthông tin quy hoạch
Theo Luật Quy hoạch đô thị, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được
phê duyệt, cơ quan tổ chức lập quy hoạch phải tổ chức công bố công khai
niêm yết bản đồ quy hoạch được duyệt tại UBND các xã, thị trấn. Công tác tổ
chức công bố công khai quy hoạch được huyện Củ Chi tổ chức đầy đủ và kịp
thời. Tổ chức công bố bằng hình thức tổ chức hội nghị công bố công khai tại
UBND xã, thị trấn hoặc Văn phòng ấp, khu phố. Các bản vẽ trưng bày gồm
bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông.
Người dân sống trong khu vực lập quy hoạch được mời đến tham dự buổi
công bố quy hoạch, đại diện chủ đầu tư (Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Công
trình huyện, chủ đầu tư tư nhân) đọc các quyết định phê duyệt quy hoạch và
niêm yết bản đồ phê duyệt tại UBND xã, thị trấn. Công tác tổ chức công bố
còn sơ sài, bản đồ được niêm yết là bản đồ tổng mặt bằng toàn khu quy hoạch
mà chưa thể hiện rõ trên nền bản đồ địa chính đến từng thửa đất nên đa số
người dân đi dự nhưng cũng không nắm rõ về nội dung quy hoạch đối với
thửa đất của mình mà chỉ khi nào có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng
mới liên hệ cán bộ địa chính xã để xem quy hoạch.
2.2.2. Quản lý nhà nước sau khi quy hoạch đô thị trên địa bàn
huyện Củ Chi đã được phê duyệt
- Quy chế quản lý theo đồ án quy hoạch: Hiện nay, UBND thành phố
đã ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị chung TP.HCM tại
Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND; có hiệu lực kể từ ngày 08/9/2014, việc
ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc chung TP
Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo cho công tác quy hoạch và xây dựng trên địa bàn
thành phố được triển khai đồng bộ, hài hòa về không gian, kiến trúc và
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM
Luận văn:  Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM

More Related Content

Similar to Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM

Quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thịQuy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thịPhi Phi
 
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...luanvantrust
 
Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...
Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...
Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa luận quản lý nhà nước về xử lý công trình xây dựng trái phép
Khóa luận quản lý nhà nước về xử lý công trình xây dựng trái phépKhóa luận quản lý nhà nước về xử lý công trình xây dựng trái phép
Khóa luận quản lý nhà nước về xử lý công trình xây dựng trái phépDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Quận cẩm Lệ, Thành P...
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Quận cẩm Lệ, Thành P...Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Quận cẩm Lệ, Thành P...
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Quận cẩm Lệ, Thành P...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 

Similar to Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM (20)

Phương thức quy hoạch vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị
Phương thức quy hoạch vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thịPhương thức quy hoạch vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị
Phương thức quy hoạch vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị
 
Quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thịQuy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thị
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị.docxCơ sở khoa học của quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị.docx
 
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
 
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
 
Đề tài: Quản lý về trật tự xây dựng đô thị tại TP Tây Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự xây dựng đô thị tại TP Tây Ninh, HAYĐề tài: Quản lý về trật tự xây dựng đô thị tại TP Tây Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý về trật tự xây dựng đô thị tại TP Tây Ninh, HAY
 
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Phú Lương
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Phú LươngLuận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Phú Lương
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Phú Lương
 
Luận văn: Tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh, 9 ĐIỂMLuận văn: Tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đLuận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch đô thị ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch đô thị ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về quy hoạch đô thị ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch đô thị ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tỉnh Bình Phước
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tỉnh Bình PhướcLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tỉnh Bình Phước
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tỉnh Bình Phước
 
Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...
Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...
Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
 
TIỂU LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.doc
TIỂU LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.docTIỂU LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.doc
TIỂU LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.doc
 
Quản lý dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách tại thị xã Điện Bàn
Quản lý dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách tại thị xã Điện BànQuản lý dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách tại thị xã Điện Bàn
Quản lý dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách tại thị xã Điện Bàn
 
Khóa luận quản lý nhà nước về xử lý công trình xây dựng trái phép
Khóa luận quản lý nhà nước về xử lý công trình xây dựng trái phépKhóa luận quản lý nhà nước về xử lý công trình xây dựng trái phép
Khóa luận quản lý nhà nước về xử lý công trình xây dựng trái phép
 
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Quận cẩm Lệ, Thành P...
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Quận cẩm Lệ, Thành P...Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Quận cẩm Lệ, Thành P...
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Quận cẩm Lệ, Thành P...
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động của chính quyền thành phố thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức hoạt động của chính quyền thành phố thuộc tỉnhLuận văn: Tổ chức hoạt động của chính quyền thành phố thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức hoạt động của chính quyền thành phố thuộc tỉnh
 
B0038
B0038B0038
B0038
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, 9 ĐIỂM

  • 1. 1 Tải miễn phí kết bạn zalo 0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
  • 2. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấpthiết của đề tài luận văn Trên phạm vi thành phố Hồ Chí Minh cũng như huyện Củ Chi, các cấp chính quyền đều đã thực hiện lập các dự án quy hoạch đô thị và triển khai đầu tư xây dựng sau khi dự án quy hoạch được phê duyệt. Nhờ đó, hệ thống đô thị trên địa bàn huyện Củ Chi cũng như trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã từng bước hình thành và phát triển, bước đầu góp phần đem lại kết quả và hiệu quả cho việc triển khai đầu tư xây dựng trên địa bàn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà các dự án quy hoạch chưa được triển khai thực hiện một cách hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng trước hết phải kể đến sự bất cập của công tác quản lý nhà nước và do sự thiếu vốn để đầu tư phát triển. Sự thiếu vốn đầu tư cho phát triển đô thị suy cho cùng cũng do quản lý nhà nước yếu kém mà ra. Song làm thế nào để có những dự án quy hoạch đô thị có chất lượng và quản lý nhà nước thế nào để dự án quy hoạch phát triển đô thị đi vào cuộc sống một cách thiết thực? Những câu hỏi như thế cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu giải quyết một cách thỏa đáng. Thực tế, lập quy hoạch cũng như triển khai thực hiện quy hoạch và quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị vẫn gặp nhiều lúng túng. Thực tiễn chỉ ra rằng, quy hoạch đô thị là cơ sở để triển khai công việc xây dựng và khi được phê duyệt, nó trở thành công cụ pháp lý để quản lý phát triển đô thị trên địa bàn. Vì thế, chất lượng quy hoạch phát triển đô thị có ý nghĩa to lớn đối với phát triển cả hệ thống cũng như đối với một đô thị cụ thể. Mặt khác, nếu quy hoạch không đúng thì dù quản lý nhà nước sau quy hoạch được phê duyệt có hiệu lực, hiệu quả cũng sẽ đem đến những thất bại. Nhưng khi quy hoạch phát triển đô thị có chất lượng, nếu quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị yếu kém thì sự phát triển đô thị và đầu tư xây dựng phát triển đô thị cũng không thể đem lại kết quả, hiệu quả như mong muốn.
  • 3. 2 Thực hiện Nghị quyết số 16/2012/NQ-HĐND ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về công tác lập, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch đô thị, được sự quan tâm chỉ đạo của thành Thành ủy - UBND thành phố cùng các Sở, ngành liên quan, UBND huyện Củ Chi đã hoàn thành phê duyệt và công bố công khai các đồ án quy hoạch đô thị trên địa bàn huyện, gồm đồ án quy hoạch chung tổng thể của huyện, 57 đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 các khu dân cư đô thị và 10 đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn ven sông Sài Gòn do huyện quản lý, bên cạnh đó còn có đồ án Khu đô thị Tây Bắc gồm đồ án quy hoạch chung và 09 đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 do Ban Quản lý Khu đô thị Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư, đã “phủ kín” quy hoạch xây dựng đô thị, tạo tiền đề để phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn huyện. Mặc dù vậy nhưng cho đến nay, việc phát triển đô thị tuy đã thu được một số thành tựu nhưng đang bộc lộ nhiều bất cập, nhất là trong việc quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị của huyện. Tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, sử dụng đất không đúng theo quy hoạch và pháp luật hiện vẫn còn diễn ra, nguồn tài nguyên đất chưa được khai thác và sử dụng một cách hiệu quả để tạo nguồn duy trì và phát triển kinh tế - xã hội. Trình trạng “quy hoạch treo” vẫn còn xảy ra, các đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt nhưng có một số khu chức năng chưa đánh giá đúng hiện trạng, không phù hợp về mặt sử dụng đất gây khó khăn, bức xúc trong nhân dân trong việc thực hiện các quyền lợi liên quan đến quyền sử dụng đất cũng như thu hút nhà đầu tư thực hiện các dự án, công trình theo quy hoạch đã được phê duyệt. Làm sao khắc phục được tình trạng yếu kém này đang là vấn đề cần được nghiên cứu làm rõ. Cho đến nay, chưa có công trình khoa học nghiên cứu vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển đô thị ở huyện
  • 4. 3 Củ Chi, nhất là chưa có công trình nghiên cứu kiểu luận văn thạc sĩ hay thậm chí kiểu luận án tiến sĩ. Trong tình hình thực tế như đã nêu trên, để góp thêm cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị theo hướng đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện, tác giả chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 2.1. Cáccông trình nghiên cứu đã được xuất bản thành sách Carter Harold (1985), The sutdy of Urban Geograpgy, cho biết hoàn cảnh địa lý - kinh tế hay không gian kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của hệ thống đô thị. Tức là sự phân bố đô thị chịu sự ảnh hưởng lớn của sự phát triển các ngành phi nông nghiệp. Sự phân bố công nghiệp và dịch vụ chi phối nhiều đến sự phân bố mạng lưới đô thị. Daron Acemoglu, James Robinson (2012), Why Nations Fail: The Origins of Power, Prosperity and Poverty (tạm dịch: Tại sao các quốc gia thất bại) đã chỉ ra rằng: Nhà nước quyết định đến sự thành bại của các nền kinh tế. Vì nhà nước là người đưa ra thể chế và cũng là người tổ chức thực hiện thể chế ấy. Nhà nước và năng lực quản trị quốc gia của nó sẽ là yếu tố quyết định đối với sự phát triển đất nước. Đây là tư tưởng hay và có giá trị tham khảo đối với chính quyền các địa phương trong quản lý phát triển. Nguyễn Minh Hòa (2005), Vùng đô thị Châu Á và thành phố Hồ Chí Minh, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, đã nhấn mạnh vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển và
  • 5. 4 xây dựng hệ thống đô thị trên địa bàn thành phố. Đô thị hóa trên địa bàn thành phố gắn chặt với đô thị hóa vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh. Võ Kim Cương (2010), Chính sách phát triển đô thị, NXB Xây dựng đã cho biết một trong những chính sách phát triển đô thị quan trọng là chính sách quản lý tài nguyên đất xây dựng và chính sách thu hút vốn đầu tư xây dựng đối với một đô thị cụ thể. Ngoài ra chính sách dân số và sức chứa của một đô thị luôn luôn có ý nghĩa quan trọng. Ngô Thúy Quỳnh (2010), Tổ chức lãnh thổ kinh tế, NXB Chính trị quốc gia đã cho biết, đô thị là một trong các đối tượng của tổ chức lãnh thổ kinh tế. Trong các hình thái tổ chức lãnh thổ đô thị có “chùm đô thị” rất phù hợp với điều kiện của thành phố Hồ Chí Minh. Trong trường hợp này thành phố Hồ Chí Minh là đô thị hạt nhân và xung quanh nó có nhiều đô thị vệ tinh. Mỗi đô thị xung quanh có chức năng riêng và cùng nhau tương tác để tạo nên bộ khung phát triển cho một lãnh thổ xác định. Nguyễn Thế Bá (2011), Quy hoạch xây dựng pháttriển đô thị (tái bản), NXB Xây dựng đã khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về quy hoạch xây dựng trong quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam. Ông cho rằng, sau khi có quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị thì tiến hành quy hoạch xây dựng chung đối với từng đô thị để làm căn cứ cho đầu tư xây dựng. 2.2. Cácbài viết trên các tạp chí, hội thảo, tham luận, đề tài khoa học Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chử (1998), Đô thị hóa trong giai đoạn hiện nay - Những vấn đề lý thuyết và kinh nghiệm, Đô thị hóa và chính sách pháttriển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, chỉ ra rằng, quá trình đô thị hóa có quan hệ chặt chẽ với quá trình phát triển, công nghiệp hóa và hiện đại hóa thành phố. Công nghiệp lan ra đến đâu thì đô thị hóa đi liền với nó và tạo nên bộ mặt khác cho cả vùng đô thị cũng như cho mỗi đô thị.
  • 6. 5 Tô Xuân Dân, Vũ Trọng Lâm (2003), Cơ chế chính sách đặc thù phát triển Thủ đô Hà Nội: Một số định hướng cơ bản, cho biết đối với Hà Nội chính sách đất đai và huy động vốn đầu tư từ các tập đoàn kinh tế có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với thành phố Hà Nội trong những năm vừa qua. Hoàng Cao Liêm (2013), Những vấn đề bất cập trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam, cho biết tư duy hành chính thịnh hành đã ảnh hưởng nhiều đến đô thị hóa kiểu hành chính. Tức là chỉ bằng các quyết định hành chính mà đô thị này được nâng cấp, đô thị kia được mọc lên. Đô thị hóa kiểu hành chính đã làm cho cả thống đô thị mang tính “tự phát” và không có nguồn lực để xây dựng đô thị. Các dự án đô thị mới đua nhau ra đời nhưng nhiều dự án đô thị bị treo vì thiếu vốn để phát triển. 2.3. Cáccông trình khoa học của học viên và nghiên cứu sinh Đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đô thị, xây dựng đô thị, quy hoạch và quản lý đô thị nói chung. Tiêu biểu như: - Phân tích quá trình đô thị hóa ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 1985- 2007, Luận án Tiến sĩ, Vũ Thị Chuyên (2007), đã chỉ ra rằng quá trình đô thị hóa ở Hải Phòng gắn liền với các giai đoạn quy hoạch phát triển chung đối với thành phố này. Khu đô thị mới của thành phố và các đô thị được nâng cấp trên địa bàn đã tạo ra diện mạo mới cho hệ thống đô thị của Hải Phòng. - Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính, Hoàng Cao Thắng (2002). - Quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính, Phạm Đức Lâm (2012).
  • 7. 6 - Quản lý nhà nước về đô thị của chính quyền cấp quận tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính, Võ Duy Đông (2011). - Quản lý nhà nước về quy hoạch trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính, Nguyễn Quý Thanh (2011). - Quy hoạch sử dụng đất ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính, Huỳnh Thái Ngọc (2013). Qua đó, tác giả có một số nhận xét như sau: Nhìn chung những công trình kể trên chủ yếu đề cập nhiều tới quá trình đô thị hóa, quản lý nhà nước về xây dựng, sử dụng đất chứ chưa đề cập vấn đề quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị. Riêng Luận văn Thạc sỹ Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội của Hoàng Cao Thắng (2002) có sự nghiên cứu toàn diện về công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị, nhưng thời gian này hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực này chưa được hoàn thiện, Luật Quy hoạch đô thị chưa ra đời. Tuy nhiên cũng có nhiều ý tứ, tư tưởng có thể kế thừa cho việc nghiên cứu luận văn của tác giả. Từ khi Luật Quy hoạch đô thị có hiệu lực và sau khi hoàn thành phê duyệt, công bố công khai các đồ án quy hoạch đô thị trên địa bàn huyện theo Nghị quyết số 16/2012/NQ-HĐND ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Hội đồng Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi.
  • 8. 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị, đánh giá thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, góp phần đắc lực cho việc quy hoạch và phát triển đô thị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện một cách hiệu quả, bền vững. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (1). Làm rõ cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị. (2). Xác định mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. (3). Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: a) Về mặt thời gian: Hiện trạng nghiên cứu giai đoạn 2012-2016. Dự báo đến 2020. b) Về mặt không gian: Tại huyện Củ Chi, ngoài ra còn có nghiên cứu tại một số quốc gia và các địa phương khác trong nước. c) Về mặt khoa học: Nghiên cứu cả mặt lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị ở huyện Củ Chi. Nghiên cứu cơ sở lý luận về
  • 9. 8 quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị, xác định thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương phápluận Dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm phương pháp luận nghiên cứu. Theo đó, các sự vật, hiện tượng liên quan đến vấn đề nghiên cứu luôn vận động và chúng được xem xét trong mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau trong sự vận động và phát triển không ngừng của xã hội. Trong nghiên cứu này, tác giả coi quy hoạch phát triển đô thị là bộ phận cấu thành của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; coi quản lý quy hoạch đô thị là bộ phận của quản lý nhà nước đối với các hoạt động phát triển trên địa bàn. Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị không chỉ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn một cách hiệu quả, bền vững mà còn nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. 5.2. Phương phápnghiên cứu Để thực hiện đề tài, phương pháp nghiên cứu chính được tác giả sử dụng là phương pháp định tính để tiến hành tổng hợp, phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra đánh giá mặt được và những hạn chế, yếu kém, xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới. Bên cạnh đó còn sử dụng một số phương pháp mang tính định lượng để thu thập, xử lý các số liệu được thống kê sẵn nhằm phục vụ cho việc mô tả thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, như:
  • 10. 9 - Phương pháp phân tích thống kê: Được sử dụng để phân tích hiện trạng quy hoạch đô thị, đầu tư xây dựng theo quy hoạch và các việc cơ quan quản lý nhà nước đã thực thi. - Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh kết quả nghiên cứu qua các năm cũng như để so sánh những kết quả nghiên cứu ở huyện Củ Chi với ở nơi khác. - Phương pháp diễn giải và quy nạp: Sử dụng để lý giải kết quả đánh giá hiện trạng và nội dung đề xuất nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Đề tài làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị cấp huyện, qua đó góp phần tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị được thực hiện đúng theo quy định, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện một cách hiệu quả, bền vững. Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị ở huyện này trong thời gian đến 2020. Ngoài ra, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các địa phương cũng như cho học viên chuyên ngành Quản lý công và những người quan tâm đến vấn đề quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
  • 11. 10 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ 1.1. Khái niệm, đặc điểm của đô thị và vị trí, vai trò của quy hoạch đô thị đối với phát triển kinh tế - xã hội 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đô thị Theo Luật Quy hoạch đô thị, đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn [18]. Có thể nói, đô thị là tên gọi chung của các thành phố, thị xã, thị trấn, là nơi tập trung dân cư đông đúc, là trung tâm một vùng lãnh thổ với hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ. Các đô thị đều mang đầy đủ các giá trị về kinh tế, chính trị, quân sự, tuy nhiên với giá trị nào thị đô thị cũng được hình thành và phát triển từ nhu cầu giao lưu của con người. Đô thị có ba đặc điểm chung nhất, đó là Đô thị như một “cơ thể sống”, đặc điểm này rút ra từ tính chất đồng bộ, hoàn chỉnh của cấu trúc đô thị và đặc tính luôn luôn vận động của nó, các chức năng vận động của đô thị bao gồm toàn bộ các hoạt đông của nền kinh tế - xã hội trên cơ sở hệ thống hạ tầng đô thị, bất kỳ một sự trục trặc nào trong cấu trúc cũng sẽ dẫn tới sự rối loạn trong các hoạt động của đô thị. Đô thị luôn luôn phát triển, sự hình thành và phát triển của đô thị gắn liền với lịch sử phát triển của loài người, đặc biệt gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, sự hình thành, tồn tại và phát triển của đô thị chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế - xã hội, đặc biệt
  • 12. 11 là các quy luật của nền kinh tế thị trường, các tác động này vừa là thời cơ, vừa là thách thức cho sự phát triển ổn định bền vững của các đô thị. Sự vận động và phát triển của đô thị có thể điều khiển được, mặc dù sự hình thành và phát triển của đô thị gắn liền với các quy luật khách quan của nền kinh tế - xã hội nhưng con người có thể tham gia và điều khiển được quá trình phát triển đó nhưng phải theo đúng các quy luật khách quan của nó. Con người có thể định hướng phát triển, có thể can thiệp vào sự vận động của đô thị nhưng không thể bắt đô thị vận động theo ý chí chủ quan trái quy luật, nhờ có đặc điểm này chúng ta mới có thể quản lý được sự vận động và phát triển của đô thị. 1.1.2. Khái niệm quy hoạchđô thị và vị trí, vai trò của quy hoạch đô thị đối với phát triển kinh tế - xã hội Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị [18], nhằm đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường. Quy hoạch đô thị là một trong những nội dung đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, đô thị phải được xây dựng và phát triển theo quy hoạch và những quy định của pháp luật nhằm mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và phát triển đô thị một cách hiệu quả, bền vững. 1.2. Quản lý nhà nước về quy hoạchđô thị 1.2.1. Nhậnthức và quan niệm QLNN về quy hoạchđô thị Tác giả cho rằng, quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị là việc cơ quan quản lý nhà nước hữu trách sử dụng bộ máy, công cụ pháp lý thực hiện chức
  • 13. 12 năng quản lý đối với quy hoạch đô thị. Quản lý quy hoạch đô thị được hiểu là tổng thể các biện pháp, cách thức mà các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng các công cụ quản lý để tác động vào các hoạt động xây dựng và phát triển đô thị (chủ yếu là phát triển không gian vật thể) nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, đó là đảm bảo cho đô thị phát triển ổn định, bền vững, đảm bảo hài hòa các lợi ích quốc gia, cộng đồng và các cá nhân trước mắt và lâu dài. Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị là một trong những bộ phận của quản lý nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội. Cơ quan quản lý nhà nước không chỉ là quản lý về quy hoạch đô thị mà còn quản lý về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Quá trình hoạt động quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị là một quá trình xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật, một quá trình huy động nhân tài và vật lực của đô thị, tận dụng các thời cơ, chế ngự các nguy cơ để phục vụ cho việc cải tạo và phát triển đô thị, không ngừng nâng cao đời sống của người dân. Quản lý quy hoạch và xây dựng phát triển đô thị có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hoạt động xây dựng phát triển đô thị. Những đồ án quy hoạch, dự án, thiết kế xây dựng... dù có chất lượng cao nhưng nếu không được quản lý một cách hiệu quả sẽ không thể phát huy được tác dụng của nó đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong bối cảnh phát triển nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ đòi hỏi tư duy và phương thức quy hoạch và quản lý đô thị phải thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Như hiện nay quy hoạch xây dựng được lập từ tổng thể (quy hoạch vùng, quy hoạch chung) đến chi tiết, bên cạnh những ưu điểm mà phương thức quy hoạch cũ mang lại là quy hoạch tổng thể định hướng cho các quy hoạch chi tiết, qua quá trình thực hiện công tác quản lý
  • 14. 13 phương pháp này đã bộc lộ nhiều khuyết điểm. Quá trình lập, phê duyệt, đến khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng, bảo trì, duy tu các công trình… gặp nhiều khó khăn do chưa có cơ chế phù hợp để huy động nguồn lực từ trong nhân dân từ nguồn vốn, sự đồng thuận… Theo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, chính quyền địa phương phối hợp cùng với các bên liên quan như các tổ chức, tư nhân và cộng đồng dân cư cùng nhau bàn bạc, tham gia vào quá trình lập, xét duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng của địa phương và tham gia vào quá trình quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch đó. Đường lối đổi mới của Đảng ta trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự năng động, sáng tạo độc lập từ cơ sở, cá nhân, “phi tập trung hóa trong quản lý kinh tế và xã hội” thường đi kèm với trao quyền cho địa phương, kế hoạch hóa từ dưới lên và phát triển dựa trên nhu cầu cộng đồng. Như vậy, với cách tiếp cận dựa vào cộng đồng trong quản lý quy hoạch xây dựng là hướng đi đúng đắn, phù hợp với yêu cầu công tác quản lý đô thị hiện nay của nước ta và trên thế giới đã được áp dụng thành công, đồng thời phù hợp với tư tưởng “lấy dân làm gốc” trong đường lối đổi mới của Đảng ta. 1.2.2. Nộidung quản lý nhà nước về quy hoạchđô thị Việc quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị trên phạm vi lãnh thổ quốc gia do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện và theo sự phân cấp đã được quy định tại Luật Quy hoạch đô thị. Điều 13 Luật Quy hoạch đô thị đã xác định nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị gồm: - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện định hướng, chiến lược phát triển đô thị. - Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động quy hoạch đô thị.
  • 15. 14 - Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch đô thị, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị. - Quản lý hoạt động quy hoạch đô thị. - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về quy hoạch đô thị. - Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động quy hoạch đô thị. - Hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch đô thị. - Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động quy hoạch đô thị. Thông tư Liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTNMT ngày 28/10/2011 của liên Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, tại Điều 4, Trình tự lập và quản lý quy hoạch nông thôn mới cũng quy định việc quản lý, thực hiện quy hoạch nông thôn mới gồm: i) Tổ chức công bố, công khai và cung cấp thông tin quy hoạch. ii) Cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng kỹ thuật và ranh giới phân khu chức năng. iii) Xác định cụ thể diện tích, ranh giới đất lúa nước, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ ngoài thực địa. iv) Lưu trữ hồ sơ quy hoạch nông thôn mới. Tuy nhiên các nội dung quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới chưa cụ thể để làm cơ sở cho quản lý phát triển nông thôn hiện nay.
  • 16. 15 Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị trong thực tế được khái quát như sau: Lập, thẩm định, phê duyệt QH Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị Ban hành quy định về quản lý QH Quản lý XD, cải tạo công trình, kiến trúc Bảo vệ môi trường Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm Hình 1.1. Nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị (Nguồn:Tác giả tổng hợp) Hiện nay ở Việt Nam có ba cấp tham gia trực tiếp quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị. Cụ thể là: Chính phủ, UBND tỉnh và UBND huyện. Cấp quản lý Nội dung cơ bản 1. Cấp trung ương (Chính phủ) Quản lý lập, thẩm định, phê duyệt và thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch đô thị đốivới các đô thị cấp thành phố thuộc tỉnh trở lên
  • 17. 16 2.Cấp tỉnh (UBND tỉnh) Quản lý lập, thẩm định, phê duyệt và thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch đô thị đốivới các đô thị cấp thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh 3.Cấp huyện (UBND huyện) Quản lý lập lý lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch đô thị đối với các đô thị cấp thị trấn, thị tứ Bảng 1.2: Khái quát nội dung QLNN về quy hoạch đô thị (Nguồn:Tác giả tổng hợp) Qua đó, quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị ở cấp huyện được cụ thể thành các nội dung như sau: 1.2.2.1. Quảnlý các đồ án quy hoạch đô thị trên địa bàn huyện Thực hiện việc quản lý nhà nước đối với việc lập, thẩm định, trình cấp thành phố (tỉnh) phê duyệt các đồ án quy hoạch đô thị theo phân cấp và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch đô thị trên địa bàn huyện. 1.2.2.2. Quảnlý xây dựng các công trình trong đô thị Các công trình trong đô thị bao gồm các công trình trên mặt đất, các công trình ngầm hoặc trên không, kể cả các công trình điêu khắc, áp phích, bảng quảng cáo... đều phải được thiết kế, xây dựng theo quy hoạch đô thị được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Công tác quản lý nhà nước trong cải tạo và xây dựng công trình trong đô thị theo quy hoạch bao gồm các bước sau: - Lựa chọn địa điểm xây dựng và cấp phép quy hoạch.
  • 18. 17 - Cấp giấy phép xây dựng hoặc ra quyết định đình chỉ việc xây dựng, cải tạo các công trình trong đô thị. - Hướng dẫn việc cải tạo và xây dựng các công trình trong đô thị. - Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. - Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình. - Điều tra, thống kê và lưu trữ hồ sơ các công trình trong đô thị. CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ XÂY DỰNG Thỏa thuận địa điểm, cấp giấy phép Cấp giấy phép xây dựng Hướng dẫn xây dựng Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm Hoàn công, cấp chứng nhận quyền sử dụng Điều tra, thống kê, lưu trữ Hình 1.3. Nội dung quản lý công trình xây dựng trong đô thị (Nguồn:Tác giả tổng hợp) 1.2.2.3. Quảnlý, cảitạo và xây dựng công trình trong đô thị theo quy hoạch Quá trình tiến hành trong ba giai đoạn, kể từ lúc chuẩn bị đầu tư đến kết thúc đầu tư xây dựng.
  • 19. 18 Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư Khi chủ đầu tư tiến hành lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) hoặc thiết kế xây dựng công trình trong đô thị phải xin cơ quan quản lý quy hoạch đô thị giới thiệu địa điểm xây dựng. Khi địa điểm đã được xác định, UBND thành phố hoặc UBND quận, huyện theo phân cấp sẽ cấp giấy phép quy hoạch theo đề nghị của chủ đầu tư. Sau khi dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt, chủ đầu tư bắt đầu thực hiện các thủ tục nhận đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy phép xây dựng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc cấp giấy phép cải tạo và xây dựng phải căn cứ vào các giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất và sở hữu công trình, các yêu cầu về quy hoạch kiến trúc đô thị, về mỹ quan công trình, cảnh quan đô thị, các yếu tố tiện, bất tiện được xác định cụ thể trong tiêu chuẩn, quy phạm về quy hoạch đô thị và các quy định về xây dựng đô thị. Đối với công trình có quy mô lớn, quan trọng trước khi cấp giấy phép xây dựng các Bộ có liên quan phải xem xét kỹ các yếu tố về ổn định kết cấu và kỹ thuật xây dựng, về môi trường, an ninh quốc phòng, an toàn phòng cháy, chữa cháy và về các vấn đề khác, khi cần thiết phải được Hội đồng kiến trúc quy hoạch thành phố xem xét trước khi trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Giai đoạn 2: Giai đoạn tiến hành đầu tư Khi khởi công xây dựng, chủ đầu tư phải thông báo cho UBND phường, xã, thị trấn sở tại biết. Trong quá trình thi công các công trình lớn, quan trọng, đơn vị thi công phải có biển báo cố định tại địa điểm thi công, trong đó phải ghi rõ tên công trình, tên đơn vị thi công, số giấy phép xây dựng, thời hạn thi công, kể cả bản vẽ phối cảnh công trình. Việc xây dựng, duy tu, sửa chữa các công trình không được gây tổn hại cho công trình trên mặt đất, ngầm và trên không trực tiếp có liên quan, đồng thời phải có biện
  • 20. 19 pháp đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn trên đường phố. Việc xây dựng các công trình ngầm dưới các tuyến đường chính phải được tiến hành đồng bộ, cùng một lúc. Trong trường hợp chưa đủ điều kiện xây dựng đồng bộ mà phải tiến hành xây dựng từng phần thì phải có giải pháp quá độ và phải được Chủ tịch UBND thành phố cho phép. Giai đoạn 3: Giai đoạn kết thúc đầu tư xây dựng Sau khi xây dựng hoặc cải tạo công trình, chủ đầu tư phải lập hồ sơ hoàn công theo quy định. Và cuối cùng là thực hiện các thủ tục đăng ký, xin cấp chứng nhận quyền sở hữu công trình và quyền sử dụng đất tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 1.2.2.4. Cấpgiấyphép quy hoạch đô thị theo phân cấpcủa UBND cấp tỉnh Theo quy định hiện nay, những trường hợp sau đây chủ đầu tư dự án phải xin cấp giấy phép quy hoạch đô thị: - Điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung hoặc công trình riêng lẻ trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp sẽ căn cứ vào quy chuẩn quy hoạch đô thị; điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của đô thị hoặc khu vực, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị để quyết định việc điều chỉnh thông qua việc cấp giấy phép quy hoạch. - Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung tại khu vực trong đô thị chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ tại khu vực trong đô thị chưa có quy hoạch chi tiết hoặc chưa có thiết kế đô thị, trừ nhà ở.
  • 21. 20 Giấy phép quy hoạch là cơ sở để chủ đầu tư dự án tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết đối với dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung hoặc dự án đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ trong đô thị; là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng. 1.2.2.5. Bảo vệ cảnh quan và môi trường sống của đô thị Cảnh quan, kiến trúc và môi trường sống của đô thị là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá tính thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của đô thị. Ngày nay, trong quá trình phát triển đô thị, bên cạnh những cảnh quan thiên nhiên như sông nước, kênh rạch... là các cảnh quan nhân tạo như các tòa nhà cao tầng, các khu vui chơi giải trí... Cùng với sự phát triển của thời gian thì các cảnh quan thiên nhiên dần dần bị thu hẹp và bị tàn phá bởi bàn tay con người. Và thay vào đó là các cảnh quan nhân tạo, các cảnh quan nhân tạo này sẽ gần như là một cách phổ biến để con người tô điểm thêm cho vẻ đẹp của đô thị. Nhưng đó cũng chính là nguồn gốc gây nên ô nhiễm môi trường, nghiêm trọng hơn nữa trong phạm vi rộng lớn hơn đó là các hiện tượng mang tính toàn cầu như hiệu ứng nhà kính, sự nóng lên của trái đất theo thời gian... ảnh hưởng trầm trọng đến sự tồn tại và phát triển của con người. Do vậy, vấn đề bảo vệ cảnh quan và môi trường sống của đô thị ngày càng được quan tâm và xem xét trong quá trình quy hoạch đô thị. 1.2.2.6. Quảnlý và khai thác các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm: Giao thông, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, thông tin bưu điện và các công trình khác. Mọi công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị khi xây dựng xong phải được tổ chức nghiệm thu theo quy định. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao cho các
  • 22. 21 cơ quan chuyên trách quản lý, sử dụng và khai thác các công trình đó. Nội dung quản lý, sử dụng và khai thác các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm: - Lập và lưu trữ lý lịch, hồ sơ kỹ thuật hoàn công xây dựng công trình. - Phát hiện các hư hỏng, bảo đảm sự hoạt động bình thường cho các công trình. - Thực hiện chế độ duy tu, bảo dưỡng, cải tạo, nâng cấp để duy trì chất lượng công trình theo định kỳ và kế hoạch hàng năm. - Ký kết các hợp cùng cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng và hướng dẫn thực hiện chế độ khai thác và sử dụng các công trình theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật nhà nước. - Phát hiện và xử lý các vi phạm về chế độ sử dụng và khai thác các công trình cơ sở hạ tầng đô thị. 1.2.2.7. Giảiquyết tranh chấp và xử lý vi phạm những quy định trong lĩnh vực quản lý quy hoạchđô thị Nội dung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý quy hoạch đô thị là phát hiện các vi phạm về quy hoạch xây dựng ở đô thị mà trong thực tế thường phát sinh như: Phát hiện và xử lý các trường hợp cấp giấy phép xây dựng nhưng không đúng thẩm quyền; tiến hành xây dựng hoặc tháo dỡ các công trình xây dựng khi chưa được cấp phép xây dựng hay chưa được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; vi phạm việc bảo vệ cảnh quan môi trường sống của đô thị; các vi phạm về sử dụng và khai thác các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị như cấp nước sinh hoạt, điện dân dụng... không có giấy phép. UBND xã, phường, thị trấn thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn về thực hiện các quy định quản
  • 23. 22 lý quy hoạch đô thị và pháp luật; thực hiện việc cưỡng chế thi hành các quyết định xử lý của cơ quan quản lý nhà nước. UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm tra, thanh tra và chỉ đạo UBND cấp dưới xử lý các vi phạm về quy hoạch, xây dựng, khai thác và sử dụng công trình trong đô thị theo quy định của pháp luật. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành các quy định và chỉ đạo UBND cấp dưới thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về quản lý quy hoạch xây dựng đô thị trong địa phương. Các Sở chuyên ngành chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị, hướng dẫn UBND cấp dưới về chuyên môn nghiệp vụ và chịu trách nhiệm về hiệu quả quản lý của ngành mình phụ trách. UBND các cấp phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn được giao quản lý có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện các vi phạm trật tự xây dựng và có biện pháp xử lý kịp thời. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị 1.3.1. Chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến quá trình đô thị hóa và quá trình quản lý nhà nước đối với quy hoạch xây dựng đô thị. Khi tốc độ phát triển kinh tế - xã hội càng nhanh thì quá trình đô thị hóa diễn ra càng mạnh. Khi kinh tế phát triển thì nền kinh tế đặt ra yêu cầu cần thiết để đáp ứng sự phát triển như hạ tầng kỹ thuật, nhu cầu về lao động, các dịch vụ khác... một cách khách quan, tất yếu. Sự chuyển dịch nền kinh tế từ lạc hậu sang nền kinh tế phát triển theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh kéo theo sự phát triển
  • 24. 23 kinh tế tăng lên về mặt quy mô, số lượng và các cơ sở kinh tế. Điều này đặt ra một đòi hỏi khách quan về sự đáp ứng của công nghiệp, dịch vụ, thương mại phục vụ cho nền kinh tế. Mặt khác, khi tốc độ phát triển kinh tế - xã hội tăng nhanh song song cùng với sự tăng trưởng của các thành phần kinh tế công nghiệp, dịch vụ, thương mại... với tốc độ càng cao thì khả năng gây ô nhiễm môi trường càng lớn. Về mặt xã hội, sự gia tăng dân số với nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm, nhu cầu được bảo đảm về việc làm, vui chơi, giải trí... cũng tạo áp lực lớn lên sự phát triển kinh tế và làm gia tăng sự suy thoái về môi trường. 1.3.2. Cơ chế chính sáchcủa Nhà nước về phát triển đô thị Chính sách đô thị là hệ thống các quan điểm, mục tiêu và giải pháp bao gồm cả kế hoạch hành động của chính quyền về đô thị để đạt được mục tiêu quản lý của mình. Cơ chế chính sách là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đô thị và đô thị hóa. Cơ chế chính sách thông thoáng, hấp dẫn, thuận tiện sẽ tạo sự phát triển nhanh cho nền kinh tế cũng như phát triển đô thị. Đối tượng của chính sách đô thị là tất cả các vấn đề của đô thị trên ba lĩnh vực bao quát nhất, đó là kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên với quan điểm “Nhà nước tạo điều kiện”, những gì mà cá nhân công dân không tự làm được thì nhà nước phải “tạo điều kiện”, và phải có chính sách ở đó. Do đó, chính sách đô thị sẽ hướng vào việc đảm bảo về hạ tầng đô thị, bảo vệ môi trường và tạo điều kiện cho thị trường phát triển. Đó cũng là ba chức năng cơ bản của chính quyền đô thị. Việc tăng cường hiệu lực của bộ máy quản lý đô thị giúp đổi mới cơ chế, chính sách, tạo vốn phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở đô thị, quản lý tốt quy hoạch - kiến trúc đô thị, giúp phát triển quỹ đất về nhà ở và đất đô thị, quản lý tốt môi trường đô thị.
  • 25. 24 Cơ chế chính sách tốt sẽ tạo động lực, hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói riêng và sự phát triển của đô thị nói chung. Đồng thời sẽ hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, môi trường... 1.3.3. Môi trường pháp lý và thủ tục hành chính trong quản lý đô thị Môi trường pháp lý là nền tảng, là động lực cho sự phát triển của đô thị. Thủ tục hành chính giúp nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình về các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội... Thủ tục hành chính không bắt nguồn từ quy phạm pháp luật quản lý, mà sâu xa hơn là từ quan điểm quản lý và nội dung quản lý. Quan điểm quản lý của chế độ bao cấp là kiểm soát các hoạt động trong xã hội, quan điểm quản lý của cơ chế thị trường là kích thích và tạo điều kiện. Phương pháp quản lý hành chính bao cấp là “lệnh”, của cơ chế thị trường là “luật”. Thủ tục hành chính là thủ tục chuẩn bị cho việc ra quyết định. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục cấp giấy phép xây dựng, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh... đều là các thủ tục để ban hành một quyết định, một lệnh theo nghĩa khái quát. Xu hướng chung là cùng với việc nâng cao trình độ dân trí, tăng cường ý thức thượng tôn pháp luật, không ngừng giảm bớt việc kiểm soát hành vi (các loại giấy phép đều là công cụ để kiểm soát), tăng cường hậu kiểm và xử lý một cách nghiêm minh để nâng cao tính tự động hóa vận hành của xã hội theo pháp luật. Để thực hiện tốt việc này, cần phải đơn giản hóa các nội dung quản lý. 1.3.4. Tác động từ hội nhập quốc tế và sự phát triển kinh tế thị trường Ngày nay, không một quốc gia nào có thể phát triển một cách ổn định và hài hóa nếu không tham gia vào quá trình hội nhập, đó là xu thế tất yếu. Việc hội nhập là tiền đề, tạo động lực cho sự phát triển.
  • 26. 25 Kinh tế đô thị vốn là con đẻ của kinh tế hàng hóa, là kết quả phát huy tác dụng của cơ chế thị trường. Nhưng chỉ có sản xuất thì không thể hình thành đô thị hoàn chỉnh, cần phải có sự bảo đảm thị trường lưu thông. Thị trường phát triển nhanh hay chậm và được kiện toàn hay không, phụ thuộc khá lớn vào sự lưu động các yếu tố sản xuất có thông suốt, hợp lý hay không, ảnh hưởng đến sự thành bại và là tiền đề để phát triển đô thị. Thị trường có cơ chế tự điều tiết tự động, nó luôn luôn thay đổi, khi kinh tế thị trường phát triển sẽ tạo ra nhiều nguồn lực để phát triển đô thị. Song nó phát triển và tác động theo quy luật khách quan, nên trong quản lý đô thị cần phải tuân thủ và vận dụng sáng tạo. Kinh tế thị trường là công cụ để chính quyền thực thi điều tiết, khống chế vĩ mô. Về căn bản và rên lĩnh vực càng rộng lớn hơn nó tự động điều tiết hướng đi và sự phát triển của nền kinh tế. Việc phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển đô thị. 1.3.5. Ảnh hưởng của sự phát triển khoa học công nghệ Khi nền kinh tế phát triển nói chung và quá trình CNH - HĐH diễn ra nói riêng, khoa học kỹ thuật là yếu tố không thể thiếu. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật là tiền đề phục vụ quá trình CNH - HĐH, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất. Đồng thời, là nhân tố giúp cho sự phát triển bền vững. Khoa học kỹ thuật phát triển tạo điều kiện cho việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật vào cuộc sống, bao gồm các hoạt động công nghệ và kỹ thuật cho phép khai thác bền vững các loại tài nguyên thiên nhiên, năng lượng và xã hội, hướng tới việc xây dựng xã hội phát triển bền vững.
  • 27. 26 1.4. Kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị 1.4.1. Trênthế giới 1.4.1.1. NhậtBản Quá trình phát triển đô thị Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng ở Việt Nam như phát triển đô thị khá nhanh, với sự gia tăng đột biến dân số đô thị, xu hướng đô thị hóa diễn ra cùng với quá trình CNH - HĐH và diện tích đô thị được mở rộng. Chính phủ phải đối mặt với ba vấn đề chính là: Phải quản lý sự phát triển của các đô thị như thế nào, làm thế nào để có thể cung cấp các nhà ở và các dịch vụ khác cho số lượng dân cư đô thị đang ngày càng phình ra, và làm cách nào để đối phó với tình trạng tắt nghẽn giao thông đang ngày càng tồi tệ, an toàn giao thông ngày càng suy giảm và suy thoái môi trường. Về thể chế và cơ chế thực thi quyhoạch của Nhật Bản Hệ thống hành chính: Ở trung ương: Bộ quy hoạch là cơ quan quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị và Cục đất đai quốc gia chịu trách nhiệm lập quy hoạch sử dụng đất đại. Bộ xây dựng phê duyệt các quy hoạch: Phân vùng khu vực đẩy mạnh đô thị hóa và khu vực khống chế đô thị hóa; phân chia đất đai các khu vực chỉ định và quyết định các dự án đầu tư mở rộng đô thị có quy mô lớn và công trình công cộng lớn. Ở địa phương: Do chính quyền địa phương đảm nhiệm. Hệ thống pháp luật về quy hoạch và quản lý quy hoạch: Văn bản quy định quy hoạch đô thị đầu tiên của Nhật Bản được ban hành năm 1888 và các quy định này được sửa đổi nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc theo từng giai đoạn. Sự sửa đổi gần đây của Luật quy hoạch đô thị chủ yếu giảm bớt sự tập trung quyền hạn, thúc đẩy việc bãi bỏ các quy định và tăng cường sự tham gia của quần chúng. Việc phân quyền đã giúp cho Luật quy hoạch đô thị có
  • 28. 27 thể đề cập đến các vấn đề ở địa phương một cách đầy đủ hơn thông qua sự tham gia sâu rộng của công chúng trong tiến trình quy hoạch và phát triển đô thị. Đồng thời vai trò của quy hoạch tổng thể nhằm giải quyết các vấn đề một cách toàn diện trở nên quan trọng hơn. Các giải pháp thực hiện quy hoạch và quản lýquy hoạch Quy hoạch đô thị ở Nhật Bản được thực hiện ở các cụm đô thị không phân biệt ranh giới quản lý hành chính hiện có nhằm thúc đẩy sự phát triển và cung cấp các dịch vụ một cách thống nhất và chặt chẽ. Ngoài ra, các vùng nông thôn và khu vực đất rừng được quản lý bằng thể chế và hệ thống hoàn toàn khác hẳn với thể chế và hệ thống quy hoạch đô thị. Quá trình lập quy hoạch đô thị có sự tham gia của nhiều bên liên quan. Đó là chính quyền ở cả cấp trung ương và cấp địa phương, tư nhân - đối tượng có đóng góp to lớn và tích cực vào sự phát triển đô thị, những người dân - những người chịu ảnh hưởng trực tiếp của quy hoạch và phát triển đô thị. Cải thiện các khu vực hiện hữu được thực hiện thông qua các biện pháp như điều chỉnh lại đất đai và đổi mới đô thị. Hệ thống điều chỉnh lại đất đai ở Nhật Bản đã được thể chế hóa và thực hiện gần 100 năm nay. Trên thực tế, 1/3 các khu vực đô thị hiện nay đã được cải tạo và phát triển sử dụng kế hoạch điều chỉnh lại đất đai. Kế hoạch điều chỉnh lại đất đai bao gồm việc chuyển đổi một phần đất đai và tài sản của các chủ đất thành khu vực dành cho công trình công cộng và bán để tạo nguồn vốn xây dựng các công trình công cộng. Mặc dù các chủ đất được giữ lại một lô đất hoặc tài sản nhỏ hơn, giá trị thị trường của chúng thường cao hơn trước khu thực hiện dự án do sự phát triển toàn diện của khu vực. Khi 2/3 chủ đất đồng ý với các dự án trong quy hoạch thành phố, các dự án điều chỉnh đất đai có thể tiến hành.
  • 29. 28 Điều chỉnh đất được áp dụng đối với những khu vực đã có người sinh sống với cơ sở hạ tầng dưới mức tiêu chuẩn và các khu đất có hình dạng bất thường. Nếu không có biện pháp gì, khu vực đó sẽ ngày càng xuống cấp và người dân sẽ phải gánh chịu hậu quả. Nếu áp dụng phương pháp thu hồi đất thông thường, sẽ vẫn có thể cung cấp được cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, những người bị ảnh hưởng trực tiếp sẽ phải di dời, không thể thực hiện cải tạo theo khu vực và chỉ có một số ít người được hưởng lợi từ dự án. Điều chỉnh đất giúp có thể phát triển khu vực đó một cách toàn diện. Cơ sở hạ tầng cần thiết sẽ được cung cấp, đất đai được tái tổ chức và mọi người có thể ở lại khu vực đó và chia sẻ lợi ích cùng chi phí của dự án một cáchbình đẳng. Đồng thời phát huy tối đa lợi ích từ dự án về mặt cải tạo môi trường cộng đồng cũng như nâng cao giá trị đất. Trong quá trình điều chỉnh đất, không bắt buộc giải phóng mặt bằng. Các chủ đất có thể ở lại khu vực đó mà không phải di dời và những người bị ảnh hưởng bởi công trình xây dựng đó sẽ được bồi thường thỏa đáng. Như vậy, trong thế kỷ 20, Nhật Bản phải đối mặt với các áp lực về phát triển đô thị do quá trình đô thị hóa, cơ giới hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhanh. Sự thay đổi trong lối sống và sự gia tăng mối quan tâm về quản lý môi trường và thảm họa cũng như quyền sở hữu các tài sản cá nhân chặt chẽ ảnh hưởng đến quy hoạch và phát triển đô thị. Mặc dù các vấn đề phức tạp này diễn ra trong thời gian tương đối ngắn nhưng ở trong mức độ nào đó, Nhật Bản đã xây dựng được một mức độ hợp lý về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ khác ở khu vực đô thị trong cả nước. Một yếu tố giải thích và phát triển đô thị, áp dụng quy hoạch đô thị một cách linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể, và có sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân trong quá trình phát triển đô thị.
  • 30. 29 1.4.1.2. Singapore Cục Tái thiết đô thị (URA) của Singapore là cơ quan chịu trách nhiệm về quy hoạch sử dụng đất trên toàn lãnh thổ như lập và phê duyệt quy hoạch, chuẩn bị xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý quy hoạch, bán quỹ đất công. Với một đất nước có diện tích nhỏ, hầu như không có tài nguyên, Singapore đã xác định phát triển thương mại, du lịch và kinh tế tri thức là nền tảng quan trọng. Do vậy ngay từ khâu quy hoạch, Chính phủ đã quy hoạch phát triển không gian đô thị ưu tiên cho các hoạt động phát triển kinh tế thương mại, ưu tiên các ngành có giá trị gia tăng cao, dành quỹ đất để hình thành các trục trung tâm đa chức năng về thương mại, tài chính, ngân hàng, xây dựng các trung tâm thương mại cấp vùng. Việc quy hoạch sử dụng đất được tối ưu hóa, trong đó ưu tiên tận dụng không gian nâng mật độ sử dụng đất, tận dụng không gian dưới mặt đất. Hiện nay với mục tiêu quy hoạch là “thành phố trong vườn” nên các đồ án quy hoạch đều được thiết kế cảnh quan cây xanh trên từng ô phố và đường phố, hệ thống công viên cây xanh đan xen với các khu vực nhà ở. Công tác quy hoạch cũng luôn quan tâm đến việc bảo tồn các di sản, các khu nhà ở cũ... các đồ án đều được kèm theo mô hình chi tiết để quản lý, thực hiện. Việc chú trọng đến thiết kế cảnh quan để tạo ra một đô thị trong vườn, là một sắc thái riêng của đất nước Singapore. Công tác quy hoạch ở Singapore bao gồm 3 bước: (1) Quy hoạch chiến lược, hay được gọi là quy hoạch ý niệm: Các ý tưởng quy hoạch giai đoạn này tính toán từ 30 đến 40 năm sau, năm 1971 Singapore đã hoàn thành bản quy hoạch chiến lược đầu tiên, sau 10 năm được hiệu chỉnh xét duyệt một lần. Nội dung quy hoạch giai đoạn này dựa trên các ý tưởng về cơ cấu kinh tế, phân vùng và bố trí cơ cấu sử dụng đất hợp lý, ưu tiên đất đai cho phát triển kinh tế, hình thành các trục giao thông chủ đạo, các khu công nghiệp, cảng biển,
  • 31. 30 sân bay, các khu chung cư cho nhân dân và đề ra các chương trình hành động cho từng giai đoạn; (2) Quy hoạch tổng thể: Căn cứ vào quy hoạch chiến lược, các ý tưởng quy hoạch ý niệm để xây dựng quy hoạch tổng thể, nội dung quy hoạch giai đoạn này quy định chi tiết từng ô, phố, từng khu đất bao gồm diện tích, mật độ xây dựng, mục đích sử dụng đất... và công khai cho mọi người biết để thu hút đầu tư và hướng dẫn người dân thực hiện theo quy hoạch; (3) Quy hoạch triển khai chi tiết: Giai đoạn này do các chủ đầu tư dự án trên các khu đất được giao quản lý thực hiện. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể và căn cứ vào yêu cầu sử dụng đất, chủ đầu tư phối hợp với các tổ chức tư vấn lập quy hoạch chi tiết trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về những thông số kỹ thuật cơ bản như mật độ xây dựng, chiều cao, lộ giới, kích thước cơ bản công trình, khoảng cách giữa hai nhà, cảnh quan cây xanh... trước khi tiến hành xây dựng. Ở Singapore, mặc dù mức tăng trưởng dân số rất cao nhưng ở quốc gia này hoàn toàn không có những khu phố nghèo, nhếch nhác như các đô thị khác. Bắt đầu từ năm 1960, Chính phủ bắt tay thực hiện chính sách mọi người đều phải có nhà ở. Cục phát triển nhà (HDB) là cơ quan quản lý nhà ở xã hội duy nhất ở Singapore. Nhiệm vụ của Cục phát triển nhà ở là phải giải quyết nhà ở cơ bản phù hợp với sức mua của người dân từng giai đoạn; quy hoạch và phát triển các khu ở mới, huy động vốn và quản lý nguồn vốn của nhà nước trợ cấp về chương trình nhà ở; phân phối, quản lý công bằng có hiệu quả và đề ra các chính sách về nhà ở. Việc xây dựng các căn hộ do các nhà thầu xây dựng và bàn giao cho Cục phát triển nhà quản lý, Cục chỉ có chức năng giám sát chất lượng, không trực tiếp xây dựng và quản lý phân phối nhà sau khi xây dựng. Với phương châm “Dùng chế độ bổng lộc để nuôi dưỡng liêm khiết và khuyến khích tinh thần cống hiến của cán bộ, công chức”, cụ thể: Lương công chức cao hơn lao động bình thường bên ngoài, đồng thời công chức được
  • 32. 31 thưởng một khoảng tiền lớn khi về hưu (trong trường hợp công chức bị vi phạm kỷ luật hoặc phục vụ không đúng thời hạn thì khoảng tiền thưởng này sẽ bị tịch thu), Chính phủ Singapore đã tập hợp được nhiệt huyết trí tuệ của đội ngũ công chức trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Chính phủ Singapore còn xây dựng hệ thống giám sát chặt chẽ, minh bạch hóa trong việc xử lý công việc của cán bộ, công chức, mọi công việc phân công đều có báo cáo và bố trí kiểm tra chéo lẫn nhau. 1.4.2. Trong nước 1.4.2.1. Dựán Lập kế hoạch phát triển KT - XH và QH định hướng phát triển không gian phường Phú Thượng - quận Tây Hồ - Hà Nội Năm 1998, Trường Đại học Kiến trúc Hà nội và Viện Xã hội học đã triển khai dự án Lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch định hướng phát triển không gian phường Phú Thượng - quận Tây Hồ - Hà Nội dựa trên cách tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng. Nội dung dự án gồm: Khảo sát hiện trạng KT - XH và các đặc điểm hiện trạng sử dụng đất, kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật và xã hội của phường. Lập kế hoạch phát triển KT - XH và quy hoạch định hướng phát triển không gian phường Phú Thượng đến năm 2010. Trong quá trình nghiên cứu lập QH chi tiết, thiết lập các dự án khả thi và lập kế hoạch phát triển KT - XH của phường, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà làm QH, nhà nghiên cứu, hoạch định kế hoạch và quan trọng nhất là có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương khi triển khai thực hiện. Các cuộc khảo sát hiện trạng, lập phiếu điều tra nhu cầu, nguyện vọng của cộng đồng về tổ chức sản xuất, mạng lưới hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường, cộng đồng được tham gia đóng góp trong việc xác định vị trí các công trình, lựa chọn phương án QH không gian, các dự án ưu tiên đầu tư và đóng góp nguồn lực trong việc thực thi đồ án QH và triển khai thực hiện (đóng góp công sức, vốn đầu tư, xây dựng đường ngõ xóm, cấp thoát nước, thu gom
  • 33. 32 rác…). Hình thức tham gia của người dân thông qua việc trả lời các phiếu phỏng vấn hộ gia đình về thực trạng và những vấn đề trong quá trình phát triển KT - XH tại phường Phú Thượng. Kế hoạch phát triển KT - XH của phường được tổ chức lấy ý kiến của đại diện ban, ngành đoàn thể và đại diện cụm, tổ dân cư…trước khi trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch phát triển KT - XH và QH định hướng phát triển không gian phường Phú Thượng đạt được sự đồng tình của công đồng dân cư cao do sự điều tra, khảo sát, đánh giá kỹ hiện trạng, ghi nhận các ý kiến đóng góp của cộng đồng về các vấn đề mà cộng đồng quan tâm, từ đó cộng đồng có ý thức và trách nhiệm trong việc thực thi QH vào thực tế. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được hoàn chỉnh dần, đường sá rộng rãi, thông thoáng, nhà ở hộ dân được cải tạo lại hay đi chuyển đến những khu vực cho phù hợp với điều kiện sống như các hộ nông nghiệp, bán nông nghiệp, phi nông nghiệp…[11] 1.4.2.2. Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị Kinh nghiệm thực tế tại thành phố Đà Nẵng trong vận dụng sáng tạo huy động sức dân khi thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, Đà Nẵng đã tạo ra một nguồn lực rất lớn để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị. Đa số công trình loại nhỏ thực hiện ở các khu dân cư, người dân vừa là chủ đầu tư vừa giám sát việc thi công xây dựng; chính quyền quận hỗ trợ một phần kinh phí và bảo đảm các khâu quy hoạch, thiết kế. Tùy theo khả năng tài chính của từng quận/huyện mà sự tham gia của ngân sách quận/huyện; có nơi người dân đóng góp toàn bộ chi phí thậm chí lo cả việc cơm nước động viên người thi công. Chính nhờ nỗ lực này mà nhiều điểm tụ cư không theo quy hoạch, dưới chuẩn dần dần đổi thay thành những khu dân cư sạch, đẹp, vệ sinh. Công tác lập và quản lý thực hiện quy hoạch được tổ chức công khai và dân chủ, người dân được tham gia ở mức độ cao nhất vào quá trình lập quy hoạch và triển khai các dự án có liên quan đến
  • 34. 33 cuộc sống của họ. Tăng cường tính tự quản ở khu dân cư, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở như là một phương cách tốt để thực hiện và mở rộng sự tham gia của người dân [9]. 1.4.3. Mộtsố kinh nghiệm quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị có thể áp dụng tại huyện Củ Chi Qua những kinh nghiệm trong quá trình quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại một số nước trên thế giới và các địa phương trong nước, chúng ta có thể rút ra một số điểm quan trọng cho huyện Củ Chi như sau: - Mọi chính sách xây dựng và phát triển đô thị đều hướng tới mục tiêu đem lại lợi ích cho người dân chứ không vì lợi ích của nhóm hay cá nhân nào. - Tập trung mọi nguồn lực để xây dựng quy hoạch, đảm bảo quy hoạch đạt chất lượng cao và ít phải điều chỉnh. Những nguyên tắc chính, những ý tưởng chính đều được quyết định từ trước, ở những cấp chính quyền cao hơn và được thể hiện cụ thể hơn ở từng cấp thấp hơn. Quy hoạch phải có tầm nhìn xa đến việc phát triển giao thông, hạ tầng kỹ thuật - xã hội. Đồng thời gắn kết quy hoạch chung của đô thị với quy hoạch vùng. - Không quá tập trung vào quy hoạch chi tiết mà nên quan tâm sâu đến quy hoạch chiến lược. Quy hoạch phải mang tính dân chủ công khai, đảm bảo mọi người dân và các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp được quyền tham gia và được thông tin đầy đủ. Sau khi nội dung quy hoạch đã được công bố, giá trị pháp lý của quy hoạch phải được đảm bảo, không chịu sự can thiệp của các cá nhân hoặc cơ quan nào, việc quản lý xây dựng theo quy hoạch rất nghiêm khắc, nâng cao ý thức tự giác của người dân. - Quy hoạch không phụ thuộc vào ranh giới hành chính mà theo các phân khu chức năng, nhằm thúc đẩy sự phát triển và cung cấp các dịch vụ một cách thống nhất và chặt chẽ.
  • 35. 34 - Áp dụng biện pháp điều chỉnh lại đất đai nhằm cải thiện các khu vực đô thị hiện hữu. Nâng cao kiến thức về quy hoạch cho người dân để nhận được sự phối hợp rộng rãi. Coi trọng công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chính sách liên quan đến xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, đền bù, giải tỏa, tái định cư qua việc thực hiện các phong trào hành động cách mạng tại địa phương,... nhằm nâng cao nhận thức người dân, nâng cao ý thức cộng đồng, ý thức công dân tạo điều kiện thuận lợi để các chính sách, các dự án sớm đi vào cuộc sống. - Sự tham gia của cơ quan tài chính trong lĩnh vực quy hoạch nhằm xác định kế hoạch thực hiện, tính khả thi của các dự án quy hoạch, chú trọng thực hiện các chủ trương xã hội hóa hoặc nhà nước và nhân dân cùng làm nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho sự phát triển đô thị và kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 36. 35 Tiểu kết Chương 1: - Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị là việc làm có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc. Tác giả tổng quan thực tiễn quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị và rút ra những nhận định quan trọng để triển khai nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. - Tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị; trong đó chỉ ra quan niệm về quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị; nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại cấp huyện; các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị; kinh nghiệm tại các quốc gia trên thế giới và tại các địa phương khác trong nước có thể áp dụng vào quá trình quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi.
  • 37. 36 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TẠI HUYỆN CỦ CHI, TP. HỒ CHÍ MINH 2.1. Đặc điểm và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh tác động đến công tác quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Huyện Củ Chi là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, giáp ranh với các khu vực: Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng - tỉnh Tây Ninh, phía Nam giáp huyện Hóc Môn - thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp huyện Bến Cát - tỉnh Bình Dương, phía Tây giáp huyện Đức Hoà - tỉnh Long An. Toàn huyện gồm 20 xã và 01 thị trấn với 43.496,6 ha diện tích tự nhiên, bằng 20,8% diện tích thành phố. Thị trấn Củ Chi là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách trung tâm thành phố 35 km về phía Tây Bắc theo đường Xuyên Á. Huyện Củ Chi là địa bàn thuận lợi để “lan rộng” không gian đô thị cho thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Củ Chi nằm trên một vùng đất chuyển tiếp từ vùng đất cao của núi rừng miền Đông Nam Bộ xuống vùng đất thấp của đồng bằng Sông Cửu Long, nằm giữa sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, có đường giao thông giao lưu với các tỉnh miền đông và Tây Nam bộ, có vị trí đặc biệt quan trọng, là cửa ngõ Tây Bắc của thành phố, có trục đường Xuyên Á nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các quốc gia Đông Nam Á và tuyến sông Sài Gòn nối liền các tỉnh trong khu vực. Quỹ đất tương đối khá, vị trí tương đối cao và thuận tiện cho phát triển đô thị hóa trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố Hồ Chí Minh.
  • 38. 37 Trong những năm qua đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, mức thu nhập được cải thiện. Kinh tế của huyện là nông nghiệp - công nghiệp - thương mại và dịch vụ chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với sự phát triển nhanh của thành phố và đất nước. Cơ cấu nghề nghiệp của hộ lao động cũng chuyển dịch theo hướng từ nông nghiệp sang công - thương nghiệp. Mức thu nhập tăng nhanh đã góp phần điều chỉnh cơ cấu tiêu dùng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, từ đó tác động tới hoạt động thu ngân sách theo hướng tăng dần tỷ trọng thu ngân sách nhà nước ở các ngành thương mại - dịch vụ và tăng các khoản chi xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế huyện [1]. 2.1.2. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Củ Chi Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, cơ bản hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tăng trưởng kinh tế hàng năm được duy trì ở mức cao; bình quân giai đoạn 2010-2015 đạt 18,96%. Kinh tế chuyển dịch tích cực và đúng định hướng (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ - nông nghiệp); tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển. Hình thành 04 Khu công nghiệp và 04 Cụm công nghiệp thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư, tạo điều kiện cho người lao động có việc làm ổn định. Các ngành nghề truyền thống được duy trì và phát triển. Thương mại - dịch vụ phát triển mạnh, tác động tích cực đến sản xuất; các cửa hàng tiện ích, chợ, siêu thị được đầu tư, sửa chữa, xây dựng mở rộng, cung cấp lượng hàng hóa dồi dào, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nhân dân. Nông nghiệp phát triển mạnh theo hướng nông nghiệp đô thị. Tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; tỷ trọng
  • 39. 38 ngành chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao. Diện tích đất nông nghiệp được giữ ổn định trên 25.000 ha. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch mạnh mẽ và đúng định hướng; giảm dần diện tích đất trồng lúa năng suất thấp, tăng diện tích cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với nông nghiệp đô thị như hoa lan, cây kiểng, rau an toàn, bò sữa. Giá trị sản xuất bình quân trên 01 ha đất nông nghiệp đạt 271 triệu đồng/năm, đặc biệt mô hình trồng lan cho doanh thu bình quân 700 triệu đồng/ha/năm; rau an toàn cho doanh thu bình quân 480 triệu đồng/ha/năm. Kinh tế hợp tác được quan tâm củng cố, các tổ hợp tác, hợp tác xã vượt qua giai đoạn khó khăn, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động, phát triển khá trong lĩnh vực nông nghiệp. Thu ngân sách nhà nước hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu thành phố giao. Thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2010-2015 là 2.104 tỷ đồng, tăng bình quân 6,04%/năm. Chi ngân sách thực hiện đúng chế độ, định mức. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện tốt công khai, minh bạch, quyết toán ngân sách theo quy định. Công tác quy hoạch được quan tâm, tập trung triển khai thực hiện đạt kết quả tích cực. Hoàn thành công tác lập, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Củ Chi đến năm 2020; đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 các khu dân cư đô thị, điểm dân cư nông thôn; quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới 20 xã trên địa bàn huyện; quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của huyện Củ Chi và Thị trấn Củ Chi. Rà soát, điều chỉnh những điểm quy hoạch không còn phù hợp. Thực hiện nghiêm túc việc công khai quy hoạch đã được phê duyệt, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đất đai, xây dựng. Đã hoàn thành 57 đồ án quy hoạch chi tiết (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000 các khu dân cư và khu chức năng khác, khu dân cư đô thị, 10 đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn ven sông Sài Gòn; hoàn thành đồ án quy hoạch chung xây
  • 40. 39 dựng nông thôn mới của 20 xã trên địa bàn huyện và 75 đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 điểm dân cư nông thôn. Quản lý nhà nước trên lĩnh vực đất đai, xây dựng được tăng cường. Thực hiện tốt việc quản lý đất đai, cấp phép xây dựng theo quy hoạch; thường xuyên kiểm tra, giám sát các trường hợp xây dựng không phép, sai phép; xử lý kiên quyết đối với các trường hợp vi phạm; tình hình vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện được giảm đáng kể. Quản lý nhà nước về tài nguyên - môi trường đạt được nhiều kết quả tích cực. Hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường hợp đủ điều kiện. Ý thức người dân và các doanh nghiệp về bảo vệ môi trường được nâng lên, thực hiện nếp sống văn minh đô thị, giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp - an toàn. Thường xuyên kiểm tra, giám sát về môi trường, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Chương trình nước sạch, nước hợp vệ sinh cũng được quan tâm, đa số các hộ dân sử dụng mạch nước ngầm, giếng khoan và chuyển dần sang sử dụng nước sạch theo chủ trương của thành phố. Công tác chăm lo đời sống cho nhân dân và diện chính sách đạt được nhiều kết quả thiết thực. Hoạt động văn hóa thông tin - thể dục thể thao tiếp tục phát triển. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” ngày càng phát triển, xây dựng ý thức cộng đồng, tình làng nghĩa xóm, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội; hoạt động phong trào quần chúng ngày càng thiết thực và hiệu quả. Công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động đạt hiệu quả tích cực, góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đi vào cuộc sống. Các thiết chế văn hóa - thể thao được đầu tư, có nhiều đóng góp từ nguồn lực xã hội, đã phát huy tác dụng, từng bước đáp ứng nhu cầu học tập,
  • 41. 40 sinh hoạt, giải trí lành mạnh của nhân dân, việc kết hợp thiết chế văn hóa và thông tin trên các lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng phát triển. Giáo dục - đào tạo chất lượng dạy và học được nâng cao, cơ sở vật chất trường lớp được quan tâm đầu tư, sửa chữa và xây dựng khang trang, từng bước hiện đại, đảm bảo yêu cầu học tập của học sinh trên địa bàn, đã xây dựng được 48 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất; đội ngũ giáo viên cơ bản đã được chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên; hệ thống khám chữa bệnh được đầu tư; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được nâng cấp. Các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai thực hiện tốt. Bệnh viện và nhiều phòng khám tư nhân được xây dựng, góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng tốt hơn. Luôn duy trì nghiêm công tác trực sẵn sàng chiến đấu ở hai cấp huyện và xã theo đúng quy định. Tình hình trật tự an toàn xã hội ngày được chú trọng, tích cực phòng chống tệ nạn ma tuý và tệ nạn xã hội. Xử lý theo pháp luật các hành vi vi phạm kinh tế, tội phạm hình sự. Trật tự an toàn giao thông được giữ vững và phát huy lực lượng chủ chốt góp phần hạn chế tai nạn giao thông, giảm tỷ lệ tử vong. Nhìn chung tình hình văn hóa, xã hội huyện luôn giữ được ổn định và có nhiều chuyển biến tích cực. Đã thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ đề ra nhằm góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung trên địa bàn huyện. Để đạt được những kết quả như trên, ban lãnh đạo huyện đã luôn có những cố gắng tích cực trong hoạt động quản lý nói chung và quản lý ngân sách nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân tại địa phương [2].
  • 42. 41 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạchđô thị tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Tình hình lập quy hoạch đô thị 2.2.1.1. Các giaiđoạnlập quy hoạchvà kết quả lập quy hoạch * Giai đoạn lập đồ án quy hoạch năm 1999 (quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000): Tổng số hồ sơ được duyệt trên địa bàn huyện giai đoạn này gồm 09 đồ án, chủ yếu tập trung tại khu vực Thị trấn Củ Chi (03 đồ án), xã Tân Thông Hội (01 đồ án), xã Tân Phú Trung (02 đồ án), khu thị trấn Tân Quy (02 đồ án), xã Phước Thạnh (01 đồ án) là các khu vực tập trung đông dân cư, tốc độ đô thị hóa nhanh. Các đồ án do Kiến trúc sư trưởng TP (nay là Sở Quy hoạch Kiến trúc TP) thẩm định, phê duyệt trong giai đoạn này đã góp phần hình thành bộ mặt kiến trúc đô thị, công cụ để quản lý đô thị theo quy hoạch được duyệt. * Giai đoạn lập quy hoạch điều chỉnh quy hoạch năm 1999 và lập quy hoạch chung, phân khu tỷ lệ 1/2000, 1/5000: Đến nay cơ bản, huyện đã hoàn thành phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung huyện Củ Chi đến năm 2020 và 57 đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, 1/5000 các khu vực dân cư tập trung và đồ án quy hoạch phân khu du lịch sinh thái dân cư nhà vườn ven sông Sài Gòn (Phụ lục 1). (1). Quy hoạchxây dựng huyện Củ Chi Đồ án quy hoạch chung xây dựng huyện Củ Chi đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 6994/QĐ-UB-QLĐT ngày 24 tháng 12 năm 1998; UBND huyện Củ Chi đã lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đến năm 2020 và đã được UBND thành phố phê duyệt đồ án tại Quyết định số 2645/QĐ-UBND ngày 23/05/2012 (Hình 2.1).
  • 43. 42 (2). Quy hoạchchi tiết xây dựng (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000: Các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000 đã được cấp thẩm quyền phê duyệt đã được công bố, công khai quy hoạch và đang thực hiện quản lý: Gồm 57 đồ án quy hoạch khu dân cư với tổng diện tích là 6.073,52 ha. (3). Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000: Gồm 10 đồ án quy hoạch Khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư ven sông Sài Gòn, tổng diện tích là 4.481,68 ha. (4). Quy hoạchcụm, khu công nghiệp: quy mô: 2.702,5991 ha: -Khu công nghiệp: gồm 4 khu, quy mô: 1.364,53 ha, gồm: Khu công nghiệp Tân Phú Trung (543 ha), Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi (380 ha), Khu công nghiệp Đông Nam (342,53 ha), Khu công nghiệp cơ khí ô tô Hòa Phú (99 ha). - Cụm công nghiệp: gồm 4 cụm, quy mô 338,0691 ha, gồm: Cụm công nghiệp Phạm Văn Cội (75 ha), Cụm công nghiệp Bàu Trăn (95 ha), Cụm công nghiệp Tân Quy - khu B (103,0691 ha), Cụm công nghiệp Tân Quy - khu A (65 ha). (5). Khu chức năng khác nghệ cao, di tích lịch sử): Đã phê diện tích là 266,78 ha. (khu công viên giải trí, nông nghiệp công duyệt và thực hiện quản lý 03 đồ án, tổng (6). Quy hoạch chung xây dựng xã nông thôn mới: Đã hoàn thành phê duyệt 20 đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới (quy hoạch xây dựng gắn với quy hoạch sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ và các điểm dân cư nông thôn) của 20 xã nông thôn mới và đang được thực hiện quản lý.
  • 44. 43 (7). Quy hoạchchi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000điểm dân cư nông thôn: Đã hoàn thành phê duyệt 75 đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng TL 1/2000 của 20 xã nông thôn mới trên địa bàn huyện với tổng diện tích là 8.090 ha và đang thực hiện quản lý. Với việc phủ khắp quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng nông thôn mới, huyện Củ Chi về cơ bản đã hoàn thành công tác lập quy hoạch và đã được Thủ tướng chính phủ công nhận là huyện đạt chuẩn Nông thôn mới, với 20/20 xã đạt 100% chuẩn nông thôn mới. Các tiêu chí cơ bản tại các xã trong huyện đều ở mức cao. Trên địa bàn huyện được đầu tư 903 công trình, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 40 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2014 chỉ còn 3,8%, tỷ lệ dân tiếp cận và sử dụng nước sạch đạt 100%. Nhìn chung các tiêu chí khác đều ở mức cao hơn quy định về điều kiện huyện đạt chuẩn nông thôn mới… Bên cạnh những kết quả đạt được, nhìn một cách tổng thể thì công tác quản lý, quy hoạch đô thị trên địa bàn vẫn còn nhiều bất cập. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị hiện chưa đáp ứng được yêu cầu và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, công tác quy hoạch chưa thật sự đi trước một bước. Việc lập và quản lý quy hoạch mới chỉ chú trọng vào quy hoạch cải tạo các khu dân cư cũ, quy hoạch chỉnh trang đô thị, chưa quan tâm đến đồ án thiết kế đô thị khu vực trung tâm thị trấn, khu vực nhạy cảm về kiến trúc cảnh quan, các trục đường chính (như Quốc lộ 22, Tỉnh lộ 2, 7, 15) chưa được quan tâm đúng mức. Chất lượng nghiên cứu các đồ án quy hoạch đô thị được phê duyệt còn chưa cao, chưa tổng thể và nghiên cứu sâu về thiết kế đô thị, chưa có tính toán dự báo nhu cầu phát triển đô thị và tính khả thi thấp khi áp dụng thực tế, do vậy thường xuyên phải điều chỉnh. Việc đấu nối hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập.
  • 45. 44 (8). Quy hoạchchung Khu đô thị Tây Bắc thành phố Đã được UBND thành phố phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 Khu đô thị Tây Bắc, huyện Củ Chi và Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh tại Quyết định số 4919/QĐ-UBND ngày 29/10/2009, với quy mô đất lập quy hoạch 6.089,3 ha (trong đó huyện Củ Chi là 5.164,6 ha), số dân quy hoạch đến năm 2020 là 260.000 dân, mật độ dân số 50 người/ha, tính chất là khu đô thị hiện đại, sinh thái, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội nhằm tạo ra một đô thị có môi trường sống lành mạnh, thân thiện theo hướng phát triển bền vững. Khu đô thị là một trung tâm cấp thành phố về phía Tây Bắc với các chức năng: Trung tâm dịch vụ, thương mại, văn hóa, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao và nghỉ dưỡng vui chơi giải trí; đầu mối thương mại, giao thông, kho bãi trung chuyển, là cửa ngõ phía Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Vấn đề hiện nay tại khu đô thị Tây Bắc là vấn đề thực thi quy hoạch trong thực tế. Sự mâu thuẫn giữa ý tưởng phát triển đô thị của nhà quản lý và thực trạng phát triển tại khu vực đã dẫn đến nhiều bất cập. Qua khảo sát tại các xã, tổng số xã bị ảnh hưởng bởi đô thị Tây Bắc gồm 05 xã, thị trấn: Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Tân An Hội, Thị trấn Củ Chi, Phước Hiệp. Tổng diện tích khu dân cư bị ảnh hưởng bởi khu đô thị Tây Bắc là 1.258,56ha (chiếm 38,6% diện tích đất ở toàn huyện), số căn nhà bị ảnh hưởng 10.724 căn (chiếm 11,4% tổng số căn nhà ở), số nhân khẩu bị ảnh hưởng: 37.356 người (chiếm 9,9% tổng số nhân khẩu) (Nguồn: Phòng Quản lý đô thị huyện Củ Chi). Các số liệu trên cho thấy quy hoạch thiếu khảo sát hiện trạng, đồ án phê duyệt thiếu lộ trình thực hiện và thiếu đi sự tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình lập, phê duyệt quy hoạch. Quá trình lấy ý kiến dân được tổ chức sơ sài, ý kiến của cộng đồng ít được sử dụng mà nếu thay đổi thì ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trong đồ án quy hoạch, dẫn đến đồ án không được phê duyệt. Bất cập trên
  • 46. 45 không chỉ riêng vấn đề của Khu đô thị Tây Bắc mà đây là vấn đề chung trong công tác lập quy hoạch. 2.2.1.2. Công bố công khai và cung cấpthông tin quy hoạch Theo Luật Quy hoạch đô thị, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được phê duyệt, cơ quan tổ chức lập quy hoạch phải tổ chức công bố công khai niêm yết bản đồ quy hoạch được duyệt tại UBND các xã, thị trấn. Công tác tổ chức công bố công khai quy hoạch được huyện Củ Chi tổ chức đầy đủ và kịp thời. Tổ chức công bố bằng hình thức tổ chức hội nghị công bố công khai tại UBND xã, thị trấn hoặc Văn phòng ấp, khu phố. Các bản vẽ trưng bày gồm bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông. Người dân sống trong khu vực lập quy hoạch được mời đến tham dự buổi công bố quy hoạch, đại diện chủ đầu tư (Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Công trình huyện, chủ đầu tư tư nhân) đọc các quyết định phê duyệt quy hoạch và niêm yết bản đồ phê duyệt tại UBND xã, thị trấn. Công tác tổ chức công bố còn sơ sài, bản đồ được niêm yết là bản đồ tổng mặt bằng toàn khu quy hoạch mà chưa thể hiện rõ trên nền bản đồ địa chính đến từng thửa đất nên đa số người dân đi dự nhưng cũng không nắm rõ về nội dung quy hoạch đối với thửa đất của mình mà chỉ khi nào có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng mới liên hệ cán bộ địa chính xã để xem quy hoạch. 2.2.2. Quản lý nhà nước sau khi quy hoạch đô thị trên địa bàn huyện Củ Chi đã được phê duyệt - Quy chế quản lý theo đồ án quy hoạch: Hiện nay, UBND thành phố đã ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị chung TP.HCM tại Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND; có hiệu lực kể từ ngày 08/9/2014, việc ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc chung TP Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo cho công tác quy hoạch và xây dựng trên địa bàn thành phố được triển khai đồng bộ, hài hòa về không gian, kiến trúc và