SlideShare a Scribd company logo
1 of 119
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------
NGUYỄN THỊ NGỌC THẮM
NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH
ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG
Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------
NGUYỄN THỊ NGỌC THẮM
NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH
ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG
Chuyên ngành: Du lịch học
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa
Hà Nội – 2015
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình học và luận văn này, tôi đã nhận được sự
giảng dạy và giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô khoa Du lịch, Trường Đại học
Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trước hết, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Thị Minh
Hòa đã dành rất nhiều tâm huyết, thời gian, công sức hướng dẫn giúp tôi hoàn
thành luận văn cao học.
Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học
Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh và quí thầy cô khoa Sau đại học đã tạo nhiều
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt khóa học.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo Sở
Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Tiền Giang đã tận tình cung cấp số liệu cho
tôi hoàn thành tốt luận văn.
Mặc dù đã cố gắng hết năng lực của mình để hoàn thiện luận văn nhưng
không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nên tôi rất mong nhận được
những góp ý quý báu của quý thầy cô, anh chị và các bạn.
Hà Nội, tháng 03 năm 2015
Học viên
Nguyễn Thị Ngọc Thắm
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với
các đề tài khác.
Học viên thực hiện luận văn
Nguyễn Thị Ngọc Thắm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................6
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................... 7
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 7
4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................8
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài...........................................................................8
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 10
7. Cấu trúc của luận văn............................................................................... 11
Chƣơng 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH................................................................... 12
1.1. Lý luận cơ bản về điểm đến du lịch...................................................... 12
1.1.1. Khái niệm về điểm đến du lịch........................................................ 12
1.1.2. Cácyếu tố cấu thành điểm đến du lịch........................................... 13
1.2. Lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh điểm đến................................. 14
1.2.1. Cạnhtranh ...................................................................................... 14
1.2.2. Năng lựccạnh tranh ....................................................................... 16
1.2.3. Năng lựccạnh tranh điểm đến........................................................ 17
1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số nước.............. 22
1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao nănglực cạnh tranh của Singapore.......... 22
1.3.2. Kinh nghiệm nâng cao nănglực cạnh tranh của TháiLan............ 24
1.3.3. Kinh nghiệm nâng cao nănglực cạnh tranh của Trung Quốc....... 26
1.3.4. Những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
cho ngànhdu lịch tỉnh Tiền Giang ........................................................... 28
Tiểu kết chương 1......................................................................................... 29
Chƣơng 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU
LỊCH TỈNH TIỀN GIANG.......................................................................... 30
1
2.1. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang....................... 30
2.1.1. Điểm hấp dẫn du lịch...................................................................... 30
2.1.2. Giaothông đi lại............................................................................. 32
2.1.3. Nơi ăn nghỉ ..................................................................................... 33
2.1.4. Cáctiện nghi, dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ bổ sung............................... 34
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh
Tiền Giang.................................................................................................... 37
2.2.1. Đặcđiểm điểm đến ......................................................................... 37
2.2.2. Đặcđiểm của du khách................................................................... 38
2.2.3. Hànhvi của các công ty lữ hành .................................................... 39
2.2.4. Cácnhân tố bên ngoài.................................................................... 39
2.3. Khảo sát năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang ......... 40
2.3.1. Khảo sát theo phươngdiện phía cung............................................ 40
2.3.2. Khảo sát theo phươngdiện phía cầu.............................................. 51
2.3.3. Khảosáttheo mô hình SWOT........................................................ 62
2.3.4. Tổng kết năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang... 72
Tiểu kết chương 2......................................................................................... 74
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020. 75
3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển của du lịch tỉnh Tiền
Giang đến năm 2020.................................................................................... 75
3.1.1. Quanđiểm phát triển của du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm2020. 75
3.1.2. Mụctiêu pháttriển của du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020..... 76
3.1.3. Định hướng pháttriển của du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 202080
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh
Tiền Giang đến năm 2020............................................................................ 83
3.2.1. Tăngcường huyđộng nguồn vốn đầu tư........................................ 83
2
3.2.2. Pháttriển các dịch vụ vuichơi, giải trí.......................................... 84
3.2.3. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch................ 85
3.2.4. Đào tạophát triển nguồn nhânlực du lịch..................................... 89
3.2.5. Nângcao hiệu lực quản lý nhà nướcvề du lịch ............................. 90
3.2.6. Tăngcường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch............................ 92
3.2.7. Bảovệ môi trường sinh thái, pháttriển du lịch bền vững.............. 94
3.2.8. Tăngcường công tác đảm bảoan ninh và an toàn trong du lịch... 95
3.2.9. Hợp tác, liên kết phát triển ............................................................. 96
3.3. Kiến nghị............................................................................................... 97
3.3.1. Kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thaovà Du lịch................................... 97
3.3.2. Kiến nghị vớiỦy ban nhân dân Tỉnh.............................................. 97
KẾT LUẬN .................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101
PHỤ LỤC..................................................................................................... 103
3
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thu nhập của khách du lịch đến tỉnh Tiền Giang...........................51
Bảng 2.2. Độ tuổi của khách du lịch đến tỉnh Tiền Giang..............................52
Bảng 2.3. Mức độ hài lòng của khách du lịch khi đến tỉnh Tiền Giang......... 54
Bảng 2.4. Mức độ hài lòng của khách du lịch về chất lượng các dịch vụ
tại tỉnh Tiền Giang ........................................................................................55
Bảng 2.5. Mức độ hàilòngcủadukháchvềđộingũ nhânviênphục vụdu lịch.... 60
Bảng 3.1. Mục tiêu cụ thể phát triển du lịch của Tỉnh đến năm 2020............ 80
Bảng 3.2. Dự báo các nguồn vốn đầu tư du lịch đến năm 2020.....................83
4
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Khảo sát nguồn lực thừa hưởng của du lịch tỉnh Tiền Giang......... 40
Hình 2.2. Khảo sát nguồn lực sáng tạo của du lịch tỉnh Tiền Giang..............43
Hình 2.3. Khảo sátnguồnlực và nhân tố hỗ trợ củadu lịch tỉnh Tiền Giang ...... 46
Hình 2.4. Khảo sát quản lý điểm đến của du lịch tỉnh Tiền Giang.................48
Hình 2.5. Khảo sát điều kiện về cầu của du lịch tỉnh Tiền Giang ..................50
Hình 2.6. Mức độ hài lòng của khách du lịch khi đến tỉnh Tiền Giang.......... 54
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian nhàn rỗi của
con người nhiều hơn trước đây, nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng
tăng và trở thành nhu cầu cơ bản trong đời sống văn hóa - xã hội của con
người. Trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh
mẽ, du lịch đang phát triển không ngừng. Ở nhiều nước trên thế giới, hoạt
động du lịch phát triển thành một ngành kinh tế quan trọng của quốc gia. Ở
Việt Nam, ngành du lịch tuy còn non trẻ nhưng đã có bước phát triển nhanh
cả về số lượng và chất lượng, đóng góp những thành tựu đáng kể cho nền
kinh tế quốc dân, góp phần đưa bạn bè quốc tế đến với nước ta, tạo ra mối
quan hệ toàn cầu về kinh tế, văn hoá và thúc đẩy việc quảng bá sâu rộng hình
ảnh Việt Nam đến các quốc gia trên thế giới.
Trong bối cảnh đó, du lịch tỉnh Tiền Giang cũng đang có những bước
khởi sắc đáng kể. Tiền Giang là tỉnh nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu
Long, có vị trí giao thông thủy, bộ rất thuận lợi, với tiềm năng du lịch rất lớn,
đặc biệt là du lịch với đặc trưng chung đó là du lịch sinh thái miệt vườn, du
lịch sông nước. Trong quá trình phát triển, ngành du lịch tỉnh Tiền Giang đã
tăng cường đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm và luôn nâng cao các tiêu chuẩn của
ngành. Vì vậy, ngành du lịch của Tỉnh đã đóng góp tích cực vào công cuộc
phát triển kinh tế chung của địa phương, giữ vai trò là ngành kinh tế quan
trọng của tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình
phát triển, du lịch tỉnh Tiền Giang đã bộc lộ một số mặt hạn chế, sự phát triển
của ngành chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của Tỉnh. Bên cạnh đó,
trong xu hướng phát triển và hội nhập của du lịch thế giới, du lịch tỉnh Tiền
Giang không những phải cạnh tranh với du lịch trong nước, mà còn phải cạnh
tranh với du lịch các nước trong khu vực. Trước thực trạng này, việc đề ra các
6
giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch tỉnh Tiền
Giang là một yêu cầu khách quan và cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội chung của Tỉnh. Với mong muốn được góp phần giải quyết yêu cầu này,
tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du
lịch tỉnhTiền Giang” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Các phát hiện của đề
tài sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn, giúp cho du lịch tỉnh Tiền Giang tìm ra
các giải pháp phù hợp, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch
của Tỉnh, tạo ra thế và lực vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung
của tỉnh Tiền Giang.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học: Đề tài góp phần củng cố cơ sở lý luận về năng lực
cạnh tranh điểm đến.
Về mặt thực tiễn: Giúp các doanh nghiệp, nhà quản lý du lịch Tỉnh, đưa
ra những định hướng và giải pháp phù hợp trong hoạt động kinh doanh du
lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành du lịch Tỉnh, khắc phục những tồn
tại hiện nay, đồng thời phát huy các thế mạnh để xây dựng mô hình phát triển
du lịch theo mục tiêu bền vững.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mụcđích nghiên cứu
Tìm ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm
đến của du lịch tỉnh Tiền Giang trong sự phát triển đa dạng của nhiều điểm
đến du lịch khác.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng hợp lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh điểm đến và các
phương pháp xác định năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch.
Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền
Giang dựa trên lý thuyết của Metin Kozak và các chỉ số của Dwyer & Kim.
7
Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến
du lịch tỉnh Tiền Giang.
4. Đốitƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là năng lực
cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang.
4.2. Phạm vi
- Về nội dung: Đề tài đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến dựa trên lý
thuyết của Metin Kozak và chỉ số của Dwyer & Kim.
- Về không gian: Do thời gian có hạn nên phạm vi đề tài chủ yếu tập
trung tại tỉnh Tiền Giang để làm sáng tỏ năng lực cạnh tranh về du lịch của
Tỉnh.
- Về thời gian: Các số liệu, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu từ
năm 2008 đến năm 2012.
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, các nghiên cứu về năng lực
cạnh tranh điểm đến cũng ngày một nhiều hơn. Trên thế giới có nhiều nghiên
cứu đề cập đến cạnh tranh điểm đến du lịch như: “Yếu tố quyết định đến năng
lực cạnh tranh điểm đến du lịch Châu Á -Thái Bình Dương:toàn diện và phổ
quát” [22];“Kiểm tra năng lực cạnh tranh điểm đến từdu khách. Quanđiểm:
mối quan hệ giữa kinh nghiệm du lịch và nhận thứcnăng lực cạnh tranh điểm
đến” [20]. Những nghiên cứu trên và nhiều công trình khác đã cho thấy rằng
cách thức xác định năng lực cạnh tranh của một điểm đến chủ yếu tập trung
khảo sát điều tra khách hàng và những nhân tố nội vi. Ngoài ra cách thức so
sánh với đối thủ cạnh tranh tương đồng để đưa ra lợi thế cạnh tranh cũng là
một trong những phương pháp được các nhà nghiên cứu áp dụng.
Ở Việt Nam, có thể điểm qua một số công trình như: “Nghiên cứu thực
trạng và giải pháp nâng cao năng lựccạnh tranh trong lĩnh vựclữ hành quốc
8
tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” do Vụ Lữ hành, Tổng cục
Du lịch Việt Nam thực hiện năm 2007. Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng
năng lực cạnh tranh về lĩnh vực lữ hành quốc tế, từ đó đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. Ngoài ra còn có đề tài
“Năng lựccạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam”, luận án tiến sĩ kinh tế
chính trị của Nguyễn Anh Tuấn thực hiện năm 2010. Đề tài nêu lên các vấn
đề lý luận về cạnh tranh điểm đến cũng như đánh giá năng lực cạnh tranh
điểm đến của du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, một số đề tài ở phạm vi nhỏ
hơn quốc gia cũng được thực hiện như: “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh
điểm đến du lịch Đà Nẵng” (Nguyễn Thị Thu Vân, luận văn thạc sĩ quản trị
kinh doanh, 2011), đề tài thu thập số liệu dựa vào mô hình xây dựng các chỉ
số cạnh tranh; “Nghiên cứu tính cạnh tranh trong du lịch của thành phố Huế”
(Thái Thanh Hà và Đặng Ngọc Hiệp, tạp chí khoa học, đại học Huế, số 60,
2010), nghiên cứu này làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh du
lịch của thành phố Huế.
Các công trình nghiên cứu điển hình về hoạt động du lịch tại tỉnh Tiền
Giang như: “Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang
đến năm 2010” (Võ Thị Thu Thảo, luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh,
2005); “Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Tiền Giang” (Nguyễn Thị
Minh Nguyệt, luận văn thạc sĩ du lịch, 2012); “Đánh giá tài nguyên du lịch
tỉnh Tiền Giang” (Hồ Đoàn Thùy Mỹ Châu, luận văn thạc sĩ du lịch, 2013).
Nội dung của các nghiên cứu trên đã làm rõ được một số lợi thế cũng như
điểm yếu của du lịch tỉnh Tiền Giang trong hoạt động du lịch, từ đó đưa ra
một số giải pháp tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển du lịch tỉnh Tiền
Giang. Tuy nhiên, tính cạnh tranh chưa được đề cập rõ nét và chưa có một
công trình nào đề cập đến khía cạnh năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh
Tiền Giang. Vì vậy, luận văn nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du
lịch tỉnh Tiền Giang sẽ làm rõ khía cạnh này.
9
6. Phƣơngpháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu như
phương pháp phân tích, điều tra xã hội học, phương pháp SWOT (Strenghts-
Weaknesses - Opportunities - Threats), phỏng vấn sâu và phương pháp
chuyên gia để phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch tỉnh Tiền
Giang.
Tác giả đã phân tíchđịnh tính, định lượng từ các nguồn số liệu sau:
Nguồn số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp là các số liệu do người khác thu
thập. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu thô hoặc dữ liệu đã qua xử lý. Những
số liệu thứ cấp mà tác giả thu thập là báo cáo kết quả hoạt động ngành du lịch
tỉnh Tiền Giang từ năm 2008 đến năm 2012 và quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020; số liệu từ các trang web, báo đài,…
liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Nguồn số liệu sơ cấp:
- Ph ng vấn sâu và phương pháp chuyên gia: Đối tượng phỏng vấn là
những cán bộ làm việc tại Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch tỉnh Tiền Giang; nhà
quản lý các đơn vị lữ hành, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch và các giảng viên
đang giảng dạy về du lịch tại các trường đạihọc, cao đẳng trên địa bàn Tỉnh.
- Điều tra bảng h i: Bảng hỏi được thiết lập để điều tra các yếu tố khách
quan từ du khách, qua đó đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh
Tiền Giang. Đối tượng khách được điều tra bao gồm cả khách du lịch nội
địa và quốc tế đến du lịch tỉnh Tiền Giang, với tổng số phiếu phát ra là 300
phiếu. Kết quả thu về là 290/300 phiếu. Kiểm tra 290 phiếu điều tra thì
không có phiếu nào loại bỏ. Sau khi thống kê kết quả điều tra, tác giả đã
tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS (Statistical Package for the
Social Sciences) và sử dụng công cụ NPS (Net Promoter Score) để đo
lường sự hài lòng của du khách.
10
+ SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) là một chương trình
máy tính phục vụ công tác thống kê.
+ NPS là một công cụ đo lường sự hài lòng của khách hàng. NPS được
tính như sau:
NPS = % những người rất yêu thích sản phẩm, dịch vụ - % những
người đang đắn đo hoặc không hài lòng về sản phẩm, dịch vụ. Kết quả âm là
một tín hiệu báo động đối với các điểm đến du lịch. Ngược lại, kết quả NPS
càng cao thì đây là tín hiệu tốt cho điểm đến.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về năng lựccạnh tranh điểm đến du lịch
Chương 2: Đánh giá nănglực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch
tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
11
Chƣơng 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
1.1. Lý luận cơ bản về điểm đến du lịch
1.1.1. Khái niệm vềđiểm đến du lịch
Điểm đến du lịch là nơi có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch. Điểm
đến nào mang tính hấp dẫn và có sức thu hút càng cao thì lượng khách du lịch
đến tham quan càng lớn.
Điểm đến du lịch chính là sự kết hợp các yếu tố vật chất và tinh thần,
nhằm mang lại cho du khách sự thỏa mãn cao nhất khi dừng chân tham quan
và lưu trú tại một điểm du lịch. Sự hài lòng của du khách chính là cơ sở để
đánh giá sự phát triển du lịch của một điểm đến, tạo được bản sắc hấp dẫn
riêng đủ để cạnh tranh và để chứng minh được khả năng đáp ứng các dịch vụ
của điểm đến du lịch.
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm này. Điểm đến du lịch được
Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) khái quát một cách ngắn gọn như sau:
“Điểm đến du lịch là một không gian vật chất mà du khách ở lại ít nhất là
một đêm. Nó bao gồm cácsản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, các điểm
đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày. Nó có các giới hạn vật
chất và quản lý giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong
thị trường. Các điểm đến du lịch địa phương thường bao gồm nhiều bên hữu
quan như một cộng đồng tổ chức và có thể kết nối lại với nhau để tạo thành
một điểm đến du lịch lớn hơn”. [23, tr. 1]
Theo PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa, tập bài giảng Marketing điểm đến du
lịch: “Điểm đến du lịch là những điểm có tài nguyên du lịch nổi trội, có khả
năng hấp dẫn du khách, hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả và đảm
bảo phát triển bền vững”.
12
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh và TS. Nguyễn Đình Hòa: “Điểm đến
du lịch là một địa điểm mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng đường biên
giới về địa lý, đường biên giới về chính trị hayđường biên giới về kinh tế, có
tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút vàđáp ứng được nhu cầu của
khách du lịch”. [6, tr. 341]
Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả dựa vào nội dung của khái niệm thứ
hai để làm cơ sở cho nghiên cứu của mình: Theo PGS.TS. Trần Thị Minh
Hòa, tập bài giảng Marketing điểm đến du lịch: “Điểm đến du lịch là những
điểm có tài nguyên du lịch nổi trội, có khả năng hấp dẫn du khách, hoạt động
kinh doanh du lịch có hiệu quả và đảm bảophát triển bền vững”.
1.1.2. Cácyếu tố cấu thành điểm đến du lịch
Ngành công nghiệp du lịch đang phát triển với một tốc độ rất nhanh. Do
đó, ở các chuyến du lịch trong hoặc ngoài nước, nhu cầu thỏa mãn của con
người không ngừng gia tăng. Từ góc độ thỏa mãn đa dạng của du khách, ta có
thể thấy rằng một điểm đến du lịch sẽ là nơi cung cấp các tiện nghi và dịch vụ
thiết yếu nhất, nhằm đạt đếnhiệu quả phục vụ tốiđa cho những nhu cầuđa dạng
đó. Vì vậy, hầu hết các điểm đến luôn bao gồm những hạt nhân cơ bản sau:
- Điểm hấp dẫn du lịch: Đây là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tài
nguyên du lịch, vì nó quyết định sức thu hút khách du lịch. Độ hấp dẫn có
tính chất tổng hợp rất cao và thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong
cảnh, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của tài nguyên du lịch
tự nhiên và nhân văn, hoặc là được thu hút bởi yếu tố sự kiện nhằm tạo ra
động lực ban đầu cho sự khám phá của du khách. Độ hấp dẫn được thể hiện ở
số lượng và chất lượng của các tài nguyên, ở khả năng đáp ứng được nhiều
loại hình du lịch.
- Giao thông đi lại: Giao thông đi lại cung cấp các liên kết cần thiết giữa
khách du lịch và các khu vực điểm đến, tạo điều kiện cho việc di chuyển của
13
du khách trở nên thường xuyên, thoải mái, tiết kiệm và an toàn. Sự sáng tạo
và chuyên nghiệp trong việc tổ chức giao thông du lịch sẽ là bàn đạp vững
chắc, góp phần tăng thêm chất lượng điểm đến, duy trì nguồn khách hiệu quả,
và là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút lượng khách tiềm năng.
- Nơi ăn nghỉ: Đó là nơi du khách có thể tìm thấy một vị trí phù hợp để
thư giãn, nghỉ ngơi và thưởng thức nét văn hóa đặc sản của nơi đến, thông qua
kiến trúc, cách bày trí không gian lưu trú và quan trọng hơn hết là được hòa
mình vào với những món ăn đặc sản của địa phương. Tất cả những dịch vụ
chất lượng mà điểm đến cung cấp sẽ tạo nên một hiệu ứng tốt và khắc sâu hơn
nữa trong lòng mỗi du khách theo thời gian.
- Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ: Nhu cầu của du khách là rất cao, nên
các dịch vụ tại điểm đến được hình thành và phát triển mạnh mẽ thông qua
các tổ chức du lịch địa phương. Đây là nhân tố kích thích sự hài lòng của
khách du lịch và làm tăng thời gian lưu lại của khách.
- Các hoạt động bổ sung: Hoạt động bổ sung đóng vai trò quan trọng
trong kinh doanh du lịch nhằm phục vụ cho những mong muốn đa dạng của
du khách, kéo dài thời vụ trong du lịch, tăng doanh thu. Các hoạt động bổ
sung phổ biến như vui chơi gải trí, hàng lưu niệm, chăm sóc sức khỏe và sắc
đẹp,…
1.2. Lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh điểm đến
1.2.1. Cạnhtranh
Sự trao đổi hàng hóa phát triển rất sớm trong lịch sử phát triển loài
người, nhưng chỉ đến khi xuất hiện trao đổi thông qua vật ngang giá là tiền tệ
thì cạnh tranh mới xuất hiện. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều
xem cạnh tranh là một môi trường, một động lực thúc đẩy sự phát triển nền
kinh tế thị trường, là linh hồn sống của thị trường, đồng thời là nhân tố quan
trọng cân bằng và hài hòa các yếu tố xã hội.
14
Trường phái kinh tế học cổ điển xem cạnh tranh là cách thức chống lại
các đối thủ và cách thức này sẽ giúp cho người lao động hoàn thiện khả năng
đồng thời tiết chế được hoạt động tư bản.
Trường phái kinh tế học hiện đại thì phân tích cạnh tranh rất bao quát từ
cạnh tranh quốc gia, cạnh tranh ngành, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hay
giữa các sản phẩm.
Cho đến nay, các nhà khoa học dường như chưa thể thoả mãn với bất cứ
khái niệm nào về cạnh tranh. Bởi lẽ với tư cách là một hiện tượng xã hội
của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh xuất hiện ở mọi lĩnh vực, mọi công
đoạn của quá trình kinh doanh và gắn liền với bất cứ chủ thể nào đang hoạt
động trên thị trường. Tuy nhiên, dù nhìn nhận dưới góc độ nào, tùy thuộc vào
ý định và hướng tiếp cận của các nhà khoa học, cạnh tranh cũng bao gồm các
đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn, phần thắng về
mình trong môi trường cạnh tranh.
Thứ hai, các chủ thể tham gia cạnh tranh có cùng mục đích, mục tiêu và
các bên đều muốn giành giật. Kết quả mong đợi cuối cùng là kiếm được lợi
nhuận cao.
Thứ ba, việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh
tranh cụ thể, đó là các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh
phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện pháp lý, các
thông lệ kinh doanh.
Thứ tư, trong cạnh tranh các bên thường sử dụng nhiều công cụ cạnh
tranh đa dạng như: cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, giá sản phẩm, dịch
vụ chăm sóc khách hàng và bằng cả công nghệ bán hàng.
Từ những phân tích trên cho thấy, du lịch cũng là một hình thức kinh
doanh không ngoại lệ, luôn diễn ra cạnh tranh gay gắt để giành lấy du khách
15
về phía mình nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận và quảng bá được hình ảnh của
điểm đến.
1.2.2. Năng lựccạnh tranh
Năng lực cạnh tranh là một khái niệm được các nhà nghiên cứu xem xét
dưới các cấp độ sau: năng lực cạnh tranh cấp quốc gia, năng lực cạnh tranh
cấp ngành, năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh sản
phẩm hàng hóa.
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế (OECD) đã định nghĩa về năng lực cạnh tranh cho cả doanh
nghiệp, ngành và quốc gia như sau: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của
các công ty, các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc khu vực liên quốc gia
trong việc tạo việc làm và thu nhập cao hơn,trong điều kiện cạnh tranh quốc
tế và trên cơ sở bền vững”. [3]
Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học: “Năng lực cạnh tranh là khả năng
giành được thị phần lớn trước đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả
năng giànhlại một phần haytoàn bộ thị phần của đồng nghiệp”. [15, tr. 349]
Những quan điểm trên cho thấy rằng năng lực cạnh tranh là khả năng tồn
tại trong hoạt động kinh doanh và thể hiện được thành quả dưới hình thức lợi
nhuận, lợi tức hoặc chất lượng sản phẩm, từ đó có thể khai thác được thị
trường hiện tại và thị trường tiềm năng.
Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả dựa vào nội dung của khái niệm thứ
nhất để làm cơ sở cho nghiên cứu của mình: Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh
công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã định nghĩa
về năng lực cạnh tranh cho cả doanh nghiệp, ngành và quốc gia như sau:
“Năng lực cạnh tranh là khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các
quốc gia hoặc khu vực liên quốc gia trong việc tạo việc làm và thu nhập cao
hơn, trong điều kiện cạnh tranh quốctế và trên cơ sở bền vững”.
16
1.2.3. Năng lựccạnh tranh điểm đến
1.2.3.1. Kháiniệm
Trong những năm gần đây, tính cạnh tranh của một điểm đến du lịch đã
trở thành một chủ đề ngày càng được quan tâm từ phía các nhà nghiên cứu,
các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách, vì năng lực cạnh tranh
điểm đến được xem như nhân tố quyết định thành công của các điểm đến du
lịch. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh điểm đến là vấn đề còn khá mới mẻ,
phức tạp nên có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này.
Theo Metin Kozak: “Năng lựccạnh tranh điểm đến là khả năng của một
điểm đến có thể cung cấp một cách tương xứng các sản phẩm du lịch cho du
khách với sự th a mãn cao nhất, khácbiệt hơn, với chất lượng cao hơn và tốt
hơn so với các điểm đến khác và có thể duy trì bền vững những kết quả
đó”.[3, tr. 18]
Năng lực cạnh tranh điểm đến có thể hiểu là “Khả năng của một điểm
đến cạnh tranh với cácđiểm đến khácmột cách hiệu quả và cólợi thế trên thị
trường du lịch khu vực và quốc tế, mang lại trải nghiệm th a mãn hơn cho
khách du lịch và sự thịnh vượng bền vững hơn cho người dân bản địa”. [14]
Từ nhận định trên đã cho thấy năng lực cạnh tranh điểm đến là sự thể
hiện thực lực và lợi thế của điểm đến này so với điểm đến khác. Thực lực
và lợi thế đó được chứng minh bằng việc phát huy hết nội lực để đem đến
cho du khách những sản phẩm tốt nhất, thỏa mãn tối đa nhu cầu của du
khách, thu về lợi nhuận cao và đứng vững vị trí trên thị trường so với các
đối thủ cạnh tranh.
Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả dựa vào nội dung của khái niệm thứ
nhất để làm cơ sở cho nghiên cứu của mình: Theo Metin Kozak: “Năng lực
cạnh tranh điểm đến là khả năng của một điểm đến có thểcung cấp một cách
tương xứng các sản phẩm du lịch cho du khách với sự th a mãn cao nhất,
17
khác biệt hơn, với chất lượng cao hơn và tốt hơn so với các điểm đến khácvà
có thể duytrì bền vững những kết quả đó”.
1.2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch
Theo Metin Kozak, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
điểm đến du lịch bao gồm:
- Đặc điểm của điểm đến: Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội, dịch
vụ, thái độ của người dân địa phương, khả năng tiếp cận, chất lượng môi
trường, an toàn và an ninh. Đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh
hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch.
- Đặc điểm của du khách: Sự thỏa mãn, hình ảnh, đặc điểm cá nhân, kinh
nghiệm đã trải qua, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin, khả năng tài chính.
Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến của du khách.
- Hành vi của các công ty lữ hành: Uy tín, hoạt động marketing, mức độ
ứng dụng công nghệ thông tin. Nhân tố này thể hiện tính chuyên nghiệp của
con người trong hoạt động kinh doanh du lịch và sẽ tác động đến cách nhìn
của du khách trong việc lựa chọn và trung thành với điểm đến.
- Các nhân tố bên ngoài: Tỷ giá hối đoái, sự can thiệp của chính phủ,
những nhân tố không thể kiểm soát được. Những yếu tố này tác động đến tâm
lý của khách du lịch trong việc lựa chọn điểm đến du lịch.
1.2.3.3. Các phương pháp đo lường và kỹ thuật đánh giá năng lực cạnh
tranh điểm đến
Phƣơng pháp đo lƣờng: Có nhiều phương pháp đo lường năng lực cạnh
tranh của một điểm đến. Luận văn này tác giả lựa chọn đo lường theo các tiêu
chí của Metin Kozak và Dwyer & Kim.
- Đo lường theo các tiêu chí của Metin Kozak
Theo Metin Kozak, năng lực cạnh tranh điểm đến được đánh giá theo
các tiêu chí định lượng và định tính. Tác giả sử dụng tiêu chí định tính để đo
18
lường trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền
Giang:
+ Đặc điểm kinh tế - xã hội
+ Nhân khẩu học của khách du lịch
+ Mức độ hài lòng, không hài lòng, phàn nàn của du khách
+ Nhận xét của các công ty lữ hành, các trung gian môi giới
+ Chất lượng nguồn nhân lực du lịch
+ Chất lượng các tiện nghi
- Đo lường theo các tiêu chí của Dwyer & Kim
Dwyer & Kim đưa ra 75 chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến
bao gồm:
+ Nguồn lực thừa hưởng (11 chỉ số): Khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, vệ
sinh, động thực vật, các di tích lịch sử/di sản văn hóa, đặc điểm kiến trúc và
nghệ thuật, nghệ thuật truyền thống, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,
khu vực thiên nhiên hoang sơ, làng cổ dân gian/di tích văn hóa.
+ Nguồn lực sáng tạo (17 chỉ số): Lễ hội/sự kiện đặc biệt, công viên chủ
đề/ giải trí, các hoạt động dưới nước, chất lượng/tính đa dạng của hoạt động
giải trí, các hoạt động tại khu vực thiên nhiên, các hoạt động mạo hiểm, giải
trí về đêm, chất lượng/tính đa dạng của cơ sở lưu trú, chất lượng/ hiệu quả sân
bay, thông tin và hướng dẫn du lịch, hiệu quả vận chuyển du lịch, hoạt động
mua sắm đa dạng, chất lượng/tính đa dạng của dịch vụ thực phẩm, khả năng
tiếp cận khu vực thiên nhiên của du khách, các phương tiện triển lãm/hội
nghị, các phương tiện giải trí, các phương tiện thể thao.
+ Nguồn lực và nhân tố hỗ trợ (10 chỉ số): Cơ sở, phương tiện y tế/chăm
sóc sức khỏe phục vụ khách du lịch, thể chế tài chính và phương tiện đổitiền,
hệ thống bưu chính viễn thông cho khách du lịch, an toàn/an ninh cho khách
du lịch, khoảng cách/thời gian bay từ nước gửi khách, các chuyến bay trực
19
tiếp/gián tiếp, yêu cầu về thị thực, tần suất/năng lực tiếp cận vận chuyển, liên
hệ với thị trường trọng điểm, liên hệ giữa điểm đến và kinh doanh du lịch.
+ Quản lý điểm đến (37 chỉ số): Sử dụng thương mại điện tử trong ngành
du lịch, sử dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp du lịch, năng lực
quản lý doanh nghiệp du lịch, tiêu chuẩn dịch vụ được thực hiện tốt, chương
trình phát triển du lịch cho người dân địa phương, môi trường đầu tư phát
triển du lịch, sự đa dạng/chất lượng của chương trình đào tạo du lịch, đào tạo
du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu
của khách du lịch, đáp ứng nhu cầu cộng đồng, lập tour trọn gói trải nghiệm
điểm đến cho khách du lịch, trải nghiệm điểm đến đáng tiền, mặt hàng mua
sắm đáng tiền, sự phù hợp giữa sản phẩm du lịch và sở thích, giao tiếp giữa
khách du lịch và người dân địa phương, thủ tục nhập cảnh/hải quan thuận lợi,
thái độ của nhân viên xuất nhập cảnh và hải quan, trợ giúp cộng đồng đối với
các sự kiện đặc biệt, chính sách du lịch xã hội rõ ràng, chất lượng đầu vào
nghiên cứu đối với chính sách du lịch, hội nhập phát triển của ngành nói
chung, tầm nhìn điểm đến phản ánh giá trị người dân bản địa, tầm nhìn điểm
đến thể hiện giá trị của các cổ đông, lãnh đạo/cam kết của chính phủ đối với
du lịch, ủng hộ của người dân đối với phát triển du lịch, cam kết của khu vực
công đối với đào tạo du lịch, cam kết của khu vực tư nhân đối với đào tạo du
lịch, đào tạo du lịch đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp du lịch, nhận thức tầm
quan trọng của khu vực công với phát triển du lịch bền vững, nhận thức tầm
quan trọng của khu vực tư nhân với phát triển du lịch bền vững, mở rộng đầu
tư nước ngoài vào ngành du lịch, mở rộng quan hệ đốitác công - tư nhân, chất
lượng doanh nhân hoạt động kinh doanh du lịch, tiếp cận vốn của các doanh
nghiệp du lịch, mức độ quan hệ đối tác công - tư nhân, tuân thủ nguyên tắc
đạo đức trong kinh doanh, uy tín của cơ quan du lịch quốc gia trong việc thu
hút du lịch.
20
+ Điều kiện về cầu (4 chỉ số): Nhận biết quốc tế về điểm đến, nhận biết
quốc tế về các sản phẩm cụ thể của điểm đến, phù hợp giữa sản phẩm của
điểm đến và sở thích của du khách, hình ảnh điểm đến nói chung.
Kỹ thuật đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến
- Đánh giá theo phương diện phíacung
Căn cứ vào 75 chỉ số cạnh tranh của Dwyer & Kim và tác giả đã xây
dựng thành 75 câu hỏi. Dùng phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia và
áp dụng thước đo Likert. Cụ thể như sau:
+ Nguồn lực thừa hưởng: 9 chỉ số
+ Nguồn lực sáng tạo: 15 chỉ số
+ Nguồn lực và và nhân tố hỗ trợ: 7 chỉ số
+ Quản lý điểm đến: 35 chỉ số
+ Điều kiện về cầu: 4 chỉ số
- Đánh giá theo phương diện phíacầu
Tác giả sử dụng các tiêu chí định tính của Metin Kozak gồm: Đặc điểm
kinh tế - xã hội; đặc điểm nhân khẩu học của khách du lịch; mức độ hài lòng,
mức độ không hài lòng hay phàn nàn của khách; nhận xét của các công ty lữ
hành, của các trung gian môi giới khác; chất lượng nguồn nhân lực du lịch;
chất lượng của các tiện nghi và của các dịch vụ du lịch. Tác giả đã xây dựng
bảng hỏi để điều tra du khách nội địa và quốc tế đến với tỉnh Tiền Giang.
Dùng công cụ SPSS để tổng hợp số liệu và sử dụng công cụ NPS để đánh giá
mức độ hài lòng của du khách khi đến với tỉnh Tiền Giang.
- Đánh giá theomô hình SWOT
Phương pháp được đo lường bằng việc phân tích điểm mạnh (Strenghts),
điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities), thách thức (Threats) để làm
cơ sở đưa ra giải pháp hiệu quả cho chương 3.
21
1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnhtranh của một số nƣớc
1.3.1. Kinhnghiệm nâng caonăng lực cạnhtranh của Singapore
Trong tháng 2 năm 2008, đảo quốc Sư tử đã đón tiếp 811 ngàn du khách,
tăng 7% so với cùng kỳ năm 2007. Mục tiêu của Singapore vào năm 2015, họ
sẽ đón tiếp 17 triệu du khách và thu về 30 tỷ đô la Singapore. Phần lớn nguồn
thu này là từ công nghệ du lịch BTMICE (Business Traveller, Meetings,
Incentives, Conventions and Exhibitions - du lịch thương mại, gặp gỡ, khen
thưởng, hội nghị và triển lãm). Không thỏa mãn với những thành quả đạt
được, Singapore đang tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như nỗ lực quảng bá
khắp thế giới.
Điển hình trong năm 2010, khu du lịch Resort World Sentosa ở
Singapore đã đón 15 triệu lượt khách (gấp hơn 3 lần lượng du khách quốc tế
đến Việt Nam trong cùng kỳ), mặc dù dân số của nước này chỉ khoảng 4 triệu
người. Thành công này là do:
Thường xuyên “làm mới” để du khách quaylại
Với bất kỳ một dự án hay công trình nào được đầu tư trong khuôn viên
của Resort World Sentosa, người ta đều có ấn tượng rằng chúng được thực
hiện rất nghiêm túc và hoành tráng. Nổi bật là việc để dàn dựng chương trình
diễn xiếc kết hợp nhạc kịch, chủ đầu tư đã mời hẳn một đội ngũ nhà thiết kế
chương trình biểu diễn tài năng đến từ ba châu lục mà đứng đầu là ông Marks
Fisher, người chịu trách nhiệm sáng tạo với những chương trình giải trí ấn
tượng suốt ba thập kỷ qua. Đây cũng chính là nhân vật đã thiết kế chương
trình cho lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội Olympic 2006, 2008.
Từ việc xây dựng nhà hát kịch cho đến đầu tư công nghệ, âm thanh, ánh
sáng, vũ đạo, con người… đều được thiết kế riêng cho chương trình mang tên
“Chuyến du hành của cuộc sống”. Chương trình cũng thu hút kỷ lục về số
lượng các nghệ sỹ hàng đầu thế giới đến từ hơn 40 quốc gia.
22
Thu hút bằng những kỷlục
Công trình phức hợp giải trí Resort World Sentosa với tổng đầu tư 6,59
tỷ đô la Singapore (tương đương 110 nghìn tỷ đồng) được xây dựng trong
thời gian kỷ lục chưa đầy 3 năm.
Để tạo ra sức hấp dẫn về một địa điểm du lịch mới, ngay từ khi xây
dựng, chủ đầu tư đã lên kế hoạch cho việc tạo lập nhiều kỷ lục của thế
giới cũng như khai thác triệt những yếu tố mang tính sáng tạo, gây tò mò
cho du khách.
Điển hình như điểm tham quan Universal Studios Singapore là nơi kết
hợp những điểm độc đáo nhất của phim trường thông qua việc mô phỏng các
không gian đặc trưng như: Hollywood, Thành phố khoa học giả tưởng, Ai
Cập cổ đại, Thế giới bị mất, Xứ sở thần tiên,…
Khách tham quan được trải nghiệm những thay đổi bất ngờ trong từng
khu vực từ không gian, âm thanh, ánh sáng đến con người. Họ có thể được
biến hóa thành những nhân vật huyền thoại hay những quái vật nổi tiếng trong
các bộ phim kinh điển.
Nếu như ở “Hollywood”, du khách được chiêm ngưỡng các tòa nhà của
lối kiến trúc đặc trưng tại Hollywod với nhà hát mang phong cách Broadway,
các quán ăn, cửa hiệu và đi trên Đại lộ Danh Vọng…, thì “Thành phố khoa
học giả tưởng” sẽ đưa khách vào thành phố được treo lơ lửng trên không
trung hay mô phỏng thế giới dưới lòng đất…
Thậm chí, ai chưa từng biết đến các kim tự tháp thì cũng có thể được
tham gia vào chuyến hành trình đến Ai Cập cổ đại bằng việc khám phá lăng
mộ của các Pharaoh và những lời nguyền khủng khiếp, giải mã những câu đố
hóc búa của Tượng Nhân Sư....
Phim trường Universal Studios Singapore đã sở hữu nhiều kỷ lục như:
Bộ sưu tập lớn nhất thế giới về các điểm tham quan thuộc hãng phim hoạt
23
hình DreamWorks, công trình tàu lượn siêu tốc song hành cao nhất thế giới,
khu vực khoa học giả tưởng duy nhất trên toàn cầu…
Không những vậy, buổi biểu diễn Vũ điệu Chim Sếu ở trong khuôn viên
Resort World Sentosa, với độ cao 30m và mỗi chú chim nặng 80 tấn cũng đã
đánh dấu buổi biểu diễn robot cao nhất thế giới…
Dịch vụ đi kèm
Sẽ là không đủ nếu nói đến Resorts World Sentosa mà không nhắc tới
các dịch vụ ăn, ở. Để du khách có nhiều sự lựa chọn, các khách sạn tại đây
được thiết kế với những phong cách khác biệt.
Khách sạn Lễ hội là nơi đặc biệt dành cho các gia đình có trẻ con; còn
khách sạn Hard Rock thì lại phù hợp với cá tính sôi nổi của giới trẻ… Các nhà
hàng tại Resort World Sentosa cũng đều mang những nét văn hóa ẩm thực
đến từ các châu lục khác nhau.
Để phục vụ việc đi lại của du khách, Resorts World Sentosa đã đầu tư
xây dựng hệ thống tàu điện nối từ khu nghỉ dưỡng ra trung tâm thương mại
của thành phố. Đây là một “bí quyết” đơn giản, nhưng có tính ứng dụng ở mọi
nơi, bởi nó đóng vai trò quyết định trong việc cung cấp được dịch vụ trọn gói
và thu hút khách không chỉ tới một lần mà còn trở lại nhiều lần.
1.3.2. Kinhnghiệm nâng caonăng lực cạnhtranh của Thái Lan
Thái Lan nổi tiếng với cách làm du lịch chuyên nghiệp khiến du
khách hào hứng trả tiền rất “tự nguyện” khi sử dụng dịch vụ. Nhiều
khách đã đến Thái Lan một lần đều muốn trở lại lần thứ hai, thứ ba. Để
trở thành “Thiên đường du lịch” như ngày nay, Thái Lan đã tận dụng hết
các tiềm lực của mình:
Đầu tư các cơ sở vật chất
Trong những thập niên vừa qua, chính phủ Thái Lan đã đầu tư rất mạnh
cho giao thông công cộng, nổi bật là việc xây dựng một hệ thống tàu điện trên
24
không Skyrail, giúp cho việc đi lại trong thành phố đơn giản, thuận tiện hơn
rất nhiều. Đường sá, đường ray được bảo trì, làm mới đã khiến thành phố
càng trở nên thân thiện hơn với khách du lịch.
Luôn hướng tới tiêu chuẩn quốc tế
Mỗi người dân Thái Lan đều có ý thức rất cao hướng tới việc phát triển
du lịch mang tầm quốc tế. Hầu như ai cũng nói được tiếng Anh, từ những
người bán đồ ăn trên phố tới những tài xế tuk tuk. Tại hầu hết các điểm du
lịch, luôn có bảng hướng dẫn bằng tiếng Anh dành cho du khách.
Pháttriển du lịch đường sông
Bangkok là một trong những thành phố tận dụng tốt nhất tài nguyên sông
nước của mình. Con sông Chao Phraya trở thành một đường giao thông dành
cho người dân đi lại, chuyên chở trong thành phố. Dòng sông cũng được tận
dụng trong nhiều tour du lịch khám phá thành phố, mang lại nhiều lợi nhuận
cho Thái Lan.
Khách hàng thật sựlà thượng đế
Ở Thái Lan, bạn hầu như chẳng bao giờ thấy những người bán hàng cau
có. Dù bạn có mua đồ, mặc cả, người dân Thái Lan vẫn nở nụ cười và nói
những câu thật ngọt ngào, nhẹ nhàng. Đặc biệt, ở những khu chợ như
Chatukchak, bạn thoải mái nói ra yêu cầu mua hàng của mình, dù là kỳ quặc
nhất, những người bán hàng chẳng bao giờ phàn nàn mà chỉ tìm cách thực
hiện theo yêu cầu. Chẳng sai khi mệnh danh Thái Lan là đất nước của những
nụ cười.
Pháttriển ẩm thực đường phố
Không chỉ nhà hàng, quán ăn cao cấp mới mang lại nguồn lợi nhuận.
Ở Bangkok, văn hóa ẩm thực đường phố đóng một vai trò vô cùng quan
trọng. Đồ ăn tươi đủ loại được bán trên khắp các đường phố, thu hút đông đảo
tâm hồn ẩm thực tới Thái Lan.
25
Yêu cầu sựtôn trọng
Người làm dịch vụ ở Thái Lan coi khách hàng là thượng đế, nhưng họ
cũng đòi hỏi ở du khách sự tôn trọng đối với hoàng gia của họ. Đừng bao giờ
nói xấu vua Thái Lan hay các thành viên trong gia đình hoàng tộc bởi hành
động này được coi là vô cùng khiếm nhã. Với việc yêu cầu sự tôn trọng này,
du khách cũng thận trọng và có ý thức giữ gìn hơn khi bước vào các công
trình hoàng gia.
Quảng báhình ảnh đất nướcthông quanhiều kênh quốctế
Ngành du lịch luôn chú trọng đến việc quảng bá những đểm đến hấp dẫn
du khách thông qua các kênh, đài truyền hình quốc gia mỗi nước định kỳ,
thường xuyên và liên tục, có những chiến dịch quảng cáo rầm rộ gây sự chú ý
của quốc tế: giảm giá vé máy bay, khách sạn, nhà hàng tới 40%, triển lãm du
lịch quốc tế với những gian hàng ưu đãi giá…
Luôn biết cách tạo ra những sản phẩm du lịch mới
Thái Lan luôn biết cách tạo ra những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, qui
mô lớn... nhằm lôi kéo khách đến nhiều lần, đó cũng là kênh quảng bá hiệu
quả dành cho những du khách muốn khám phá những nét độc đáo du lịch của
Thái Lan.
Tạo môi trường du lịch thân thiện
Đội ngũ nhân viên ngành du lịch Thái Lan hết sức thân thiện, luôn nở nụ
cười ở bất cứ đâu, luôn hòa nhã, ân cần và hiếu khách… Không có những tệ
nạn làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của đất nước.
1.3.3. Kinhnghiệm nâng caonăng lực cạnhtranh của Trung Quốc
Những thành công mà Trung Quốc đạt được trong du lịch là nhờ định
hướng mang tính chiến lược. Đó là sự nâng cao chất lượng dịch vụ theo tiêu
chuẩn quốc tế, thủ tục hành chính gọn nhẹ, giao thông thuận lợi, giá cả hợp lý,
sản phẩm du lịch theo chuyên đề rất đa dạng. Đặc biệt, Chính phủ Trung
26
Quốc đã chú trọng đến việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển du
lịch bền vững, thông qua các hoạt động cụ thể như xây dựng các quy hoạch
tổng thể về du lịch; quản lý phát triển du lịch bền vững bao gồm công tác chỉ
đạo, điều phối và kiểm soát, nhằm gắn kết các nguồn lực dành cho xây dựng
và thực hiện các chính sách du lịch quốc gia. Thúc đẩy và tạo điều kiện thu
hút nhiều sự tham gia của khu vực tư nhân và sự hợp tác giữa khu vực nhà
nước với các thành phần kinh tế khác.
Du lịch xanh là chủ đề chính của du lịch Trung Quốc, được ra đời từ
năm 1999, từ đó, Chính phủ đã không ngừng quan tâm bảo vệ môi trường. Họ
đã tổ chức các hội thảo về phát triển du lịch bền vững, về quản lý và phát triển
du lịch sinh thái của từng địa phương; xây dựng và truyền bá những thuận lợi
của tiện nghi du lịch. Kết quả của những hội thảo ấy là hướng Trung Quốc đi
vào việc phát triển du lịch sinh thái và xem đây là một trong những cách tác
động trực tiếp và tích cực đến việc phát triển bền vững.
Vào thời điểm năm 2000, Trung Quốc đã bước vào kế hoạch 5 năm lần
thứ 10. Chính phủ Trung Quốc đã tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển du
lịch bền vững, sử dụng công nghệ tạo ra những sản phẩm sạch và xanh, thu
hồi chất phế thải, đồng thời Chính phủ đã xây dựng và quản lý sâu rộng hệ
thống xanh của đất nước. Họ cố gắng hướng du lịch trở thành một bộ phận
không thể thiếu và có mối quan hệ bền chặt với môi trường.
Ví dụ điển hình về núi Nga My đã được đầu tư xây dựng tuyến cáp treo
rất quy mô để đưa du khách chiêm ngưỡng cao nguyên Thanh Tạng từ trên
cao. Hoặc du khách cũng có thể thưởng ngoạn vẻ đẹp của núi rừng khi đi ô tô
trên những con đường đã được rải nhựa rất đẹp uốn lượn quanh núi. Động
thực vật nơi đây được bảo tồn nghiêm ngặt khiến cho chủng loài và số lượng
rất phong phú. Ngay trên đỉnh núi tưởng chừng heo hút là nhà hàng, khách
sạn và khu vui chơi giải trí rất hấp dẫn. Các cửa hàng bán hàng lưu niệm được
27
làm bởi người dân tộc bản địa bày bán rất nhiều mặt hàng bắt mắt, đặc sắc.
Chùa trên núi cũng là điểm thu hút khách tham quan.
1.3.4. Những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh cho ngànhdu lịchtỉnh Tiền Giang
Trên cơ sở học tập kinh nghiệm của Singapore, Thái Lan và Trung Quốc,
có thể rút ra được những bài học cho du lịch tỉnh Tiền Giang như sau:
Thứ nhất, ngành du lịch Tỉnh muốn phát triển phải có chiến lược phát
triển rõ ràng trong ngắn hạn và trong dài hạn. Ngành du lịch Tỉnh cần có sự
quan tâm và đầu tư đúng mức, để du lịch luôn giữ vai trò là một ngành kinh
tế mũi nhọn.
Thứ hai, du lịch Tỉnh cần học tập kinh nghiệm trong việc xây dựng cho
mình một thương hiệu riêng. Ngành du lịch Tỉnh chưa có hình ảnh thương hiệu
rõ ràng. Đó cũng chínhlà một trong những nguyên nhân làm cho năng lực cạnh
tranh trong ngành du lịch Tỉnh còn thua kém so vớicác điểm đến khác.
Thứ ba, du lịch Tỉnh cần nghiên cứu tìm ra lĩnh vực dịch vụ du lịch
độc đáo mang sắc thái riêng. Đặc biệt là những loại hình du lịch khai thác
được sở thích của du khách nước ngoài, đây là thị trường khách chiếm tỷ lệ
rất cao tại Tỉnh.
Thứ tư, cần phải học tập chiến dịch quảng bá mua sắm, nhằm tạo cho du
khách sự hứng thú, đồng thời cũng kích thích du khách tiêu tiền nhiều hơn.
Với lợi thế về các mặt hàng truyền thống và giá cả phù hợp để thu hút khách
du lịch quốc tế.
Thứ năm, ngành du lịch Tỉnh cần khuyến khích sự tham gia tích cực của
các thành phần kinh tế tư nhân, nhằm huy động vốn đầu tư, hoàn thiện các
dịch vụ quan trọng phục vụ nhu cầu cao và đa dạng của du khách.
28
Tiểu kết chương 1
Có nhiều nhận định về năng lực cạnh tranh điểm đến. Trong phạm vi
luận văn này, tác giả đề cập đến năng lực cạnh tranh điểm đến là sự biểu
hiện thực lực của điểm đến trong việc th a mãn tốt nhấtnhu cầu đa dạngcủa
khách du lịch thông qua việc phát huy và tận dụng những ưu điểm nổi bật
nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm thu hút du khách để phát triển vững
mạnh ở hiện tại và tương lai.
Năng lực cạnh tranh điểm đến được đánh giá dựa trên nhiều kỹ thuật,
mỗi kỹ thuật đều có những ưu điểm riêng.Tuynhiên, do thời gian nghiên cứu
có hạn nên tácgiả đã lựa chọn ba kỹthuật đánh giá là đánh giá theo phương
diện phía cung, đánh giá theo phương diện phía cầu và đánh giá theo mô
hình SWOT dựa trên khả năng của tác giả và sự phù hợp với tình hình thực tế
của điểm đến nghiên cứu.
29
Chƣơng 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG
2.1. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch tỉnh TiềnGiang
2.1.1. Điểm hấp dẫn du lịch
Với vị trí thuận lợi nằm bên biển Đông với 32km bờ biển và nằm trải dài
trên dòng sông Tiền đã tạo nên những ưu thế và thuận lợi cho hoạt động du
lịch. Điển hình là việc hình thành nên những tiểu vùng sinh thái đặc trưng:
Khu vực Đồng Tháp Mười với khu rừng tràm nhiều sinh vật cư trú và sinh
sống như chim, cò, còng cọc, các loại cá đồng,... vừa là nhân tố cân bằng sinh
thái, vừa là nguồn tiềm năng du lịch sinh thái; khu vực ven biển Gò Công sình
lầy ngập mặn với nhiều loại thủy, hải sản phong phú được tạo nên bởi sự tiếp
giáp thủy lưu giữa hai dòng nước chủ yếu là mặn, ngọt đan xem với một môi
trường sinh thái ít bị ảnh hưởng bởi những tác động của con người; khu vực
ven rạch Gò Công, sông Trà và khu vực đất cao phân bố dọc sông Tiền đất
đai màu mỡ, cây trái bốn mùa với nhiều loại nổi tiếng như xoài cát Hòa Lộc,
vú sữa Vĩnh Kim, bưởi long Cổ Cò, thanh long Chợ Gạo, sơ-ri Gò Công,...
Tất cả những giá trị hấp dẫn đó đã tạo cho tỉnh Tiền Giang trở thành sự lựa
chọn của du khách khi muốn trải nghiệm tour du lịch về với thiên nhiên sông
nước, miệt vườn. Ðến đây, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên và
cuộc sống cộng đồng dân cư địa phương trong một không gian thoáng mát,
đầy cây xanh, tham gia các thú vui dân gian như câu cá, chèo thuyền, tắm
sông, thưởng thức những món đặc sản sông nước, miệt vườn, ngắm nhìn
phong cảnh sông Tiền và đắm mình trong bản ca nhạc tài tử mang đậm phong
cách Nam Bộ.
Bên cạnh đó, khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan tỉnh Tiền
Giang không chỉ được ngắm cảnh đẹp mà còn được trở về với một vùng đất
giàu truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng gắn liền tên tuổi các anh
30
hùng dân tộc, anh hùng cách mạng với các chiến tích lẫy lừng vì sự nghiệp
bảo vệ đất nước như: Trương Định, Thủ Khoa Huân, Lê Thị Hồng Gấm,...
trên quê hương tỉnh Tiền Giang còn có địa danh Gò Thành nằm trong di chỉ
khảo cổ Óc Eo. Cảnh quan phong phú và kiến trúc độc đáo với những lăng
mộ, đền chùa, đình miếu vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn hoá như:
lăng Trương Định, lăng Hoàng Gia, đền thờ Thủ Khoa Huân, chùa Vĩnh
Tràng, đình Long Hưng,...
Ngoài các yếu tố về tự nhiên, về lịch sử hấp dẫn kể trên, du khách sẽ còn
được hòa mình vào những giá trị văn hóa của lễ hội khi đến với du lịch tỉnh
Tiền Giang. Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt
về tinh thần, vật chất, tín ngưỡng dân gian và là những sinh hoạt văn hóa có
qui mô lớn của cộng đồng. Tất cả lễ hội đều ẩn chứa lòng tôn kính các bậc
hiền tài, có công với dân với nước, cầu cho mưa thuận gió hòa dân chúng ấm
no hạnh phúc. Với ý nghĩa này, ngoài việc làm tốt công tác bảo vệ, trùng tu,
tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, tỉnh Tiền Giang đã tổ chức tốt các lễ hội
hàng năm như: lễ hội Kỳ Yên đình Vĩnh Bình, lễ hội Nghinh Ông, lễ hội
chiến thắng Ấp Bắc (2/1 dương lịch hàng năm), lễ hội Nam Kỳ khởi nghĩa
(23/1 dương lịch hàng năm), lễ giỗ anh hùng dân tộc Trương Ðịnh, lễ giỗ anh
hùng dân tộc Nguyễn Hữu Huân (lễ hội được tổ chức vào rằm tháng tư âm
lịch) và lễ giỗ Tứ Kiệt (lễ diễn ra ngày 25 tháng chạp âm lịch).
Một yếu tố nữa cũng hấp dẫn du khách không kém là giá trị của các làng
nghề. Du khách sẽ được tham quan các giá trị nghệ thuật trong từng sản phẩm
và nét văn hóa truyền thống lâu đời của ba dân tộc Kinh, Hoa và Khmer vẫn
còn được lưu giữ với thời gian như: tủ thờ Gò Công, mắm tôm chà Gò Công,
nón bàng buông Châu Thành, chiếu cói Long Định, bánh phồng Cái Bè,…Vì
vậy các làng nghề luôn là điểm hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách quốc
tế, họ muốn hiểu sâu sắc hơn về nét văn hóa của Việt Nam và làng nghề là
một minh chứng tiêu biểu.
31
Du lịch là một ngành kinh tế công nghiệp không khói, mang lại nguồn
lợi to lớn trên nhiều phương diện đối với nước ta nói chung và tỉnh Tiền
Giang nói riêng, nhất là trong giai đoạn “mở cửa”, hội nhập kinh tế quốc tế
như hiện nay. Từ vị trí và điều kiện thuận lợi của mình, tỉnh Tiền Giang đã
tranh thủ và đầu tư khai thác hợp lý các tiềm năng du lịch của Tỉnh thông qua
những sản phẩm du lịch chuyên đề: du lịch tham quan các danh lam, sinh thái,
di tích lịch sử - văn hóa, miệt vườn, du lịch làng quê, sinh hoạt văn hóa truyền
thống, hội nghị, hội thảo chuyên đề và thâm nhập, tìm hiểu các sinh hoạt hàng
ngày của người dân tỉnh Tiền Giang,… Mặt khác, các hoạt động hưởng ứng
ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam hàng năm tại tỉnh Tiền Giang cũng đã thu
hút đông đảo du khách. Tất cả những hoạt động đầu tư đó đã tạo điều kiện
thuận lợi để Tỉnh phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, đáp ứng được những
mong muốn phong phú của khách du lịch và phát triển du lịch vững mạnh.
2.1.2. Giaothông đi lại
Tỉnh Tiền Giang là cầu nối giữa đồng bằng sông Cửu Long và vùng
Đông Nam Bộ, có 4 tuyến quốc lộ chính (quốc lộ 1A, 30, 50 và 60) chạy
ngang qua tạo cho tỉnh Tiền Giang vị thế của một cửa ngõ đường bộ của các
tỉnh miền Tây về thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam. Ngoài ra, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương hoạt
động tốt, đảm bảo giao thông thuận tiện, đáp ứng nhu cầu vận chuyển, đặc
biệt là hoạt động du lịch trong việc rút ngắn thời gian của du khách khi đến
tham quan tại tỉnh Tiền Giang.
Bên cạnh đó, giao thông nội tỉnh cũng được quân tâm, đầu tư hiệu quả:
có 4 tuyến quốc lộ đi qua với chiều dài 137km. Các tuyến đường tỉnh lộ gồm
28 tuyến với tổng chiều dài 388km; đường huyện, liên xã dài 823km và 158
tuyến đường nội thị với chiều dài 90km. Nhìn chung, các tuyến đến trung tâm
các huyện đều đã được nâng cấp rải nhựa và duy trì bảo dưỡng nên chất
32
lượng đường khá tốt, giao thông đi lại thuận tiện giúp du khách có thể dễ
dàng di chuyển đến nhiều điểm du lịch hấp dẫn ở các địa phương như khu bảo
tồn sinh thái Đồng Tháp Mười là một điểm du lịch thuộc huyện Tân Phước,
một huyện vùng sâu của Tỉnh nhưng nhờ hệ thống giao thông được chú trọng
nên khách du lịch có thể đến tham quan một cách thuận lợi.
Ngoài hệ thống đường bộ, tỉnh Tiền Giang còn có hệ thống đường sông
gồm: sông Tiền, sông Vàm Cỏ Tây, sông Soài Rạp, kênh Chợ Gạo,... nối liền
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ
ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền và Campuchia. Mật độ giao thông
thủy trên địa bàn Tỉnh khá cao, góp phần hỗ trợ đắc lực cho giao thông bộ và
các vùng sâu, vùng xa. Mặt khác, cảng Mỹ Tho và hàng trăm km kênh rạch đã
giúp cho việc lưu thông được hiệu quả hơn, phục vụ tốt mong muốn được trải
nghiệm và khám phá tham quan loại hình du lịch sinh thái trên sông nước của
du khách, thu hút ngày càng tăng du khách trong và ngoài nước đến với tỉnh
Tiền Giang.
2.1.3. Nơi ăn nghỉ
Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng đáng kể của khách du
lịch, hệ thống các cơ sở lưu trú và nhà hàng ở tỉnh Tiền Giang phát triển với
tốc độ nhanh. Đến nay, toàn Tỉnh đã có hơn 200 cơ sở lưu trú du lịch bao gồm
các khách sạn 2 sao, khách sạn 1 sao, các nhà nghỉ du lịch và nhà ở có phòng
cho du khách thuê (homestay).
Mặc dù một số khách sạn có nâng cấp và xây mới, nhưng nhìn chung
vẫn chưa đạt các tiêu chuẩn. Toàn Tỉnh hiện nay chỉ có khách sạn Chương
Dương, khách sạn SôngTiền, khách sạn Rạng Đông, kháchsạn Minh Quân, nhà
khách tỉnhTiền Giang đáp ứng tốtnhu cầu cho kháchquốc tếhạng sang. Vì vậy,
trong định hướng phát triển, tỉnh Tiền Giang cần mời gọi đầu tư, xây dựng các
khách sạn cao cấp đạt chuẩn từ 3 - 5 sao để thu hút khách lưu trú lâu dài.
33
Về hiệu suất khai thác của các khách sạn còn thấp. Công suất phòng cho
thuê bình quân 55%. Do công suất sử dụng phòng thấp, chi phí cao nên hiệu
quả kinh doanh khách sạn rất hạn chế. Đa số khách sạn không tổ chức phục
vụ ăn uống tại chỗ cho khách lưu trú, đây cũng là điều bất tiện cho khách và
kém hiệu quả kinh tế.
Vì vậy, các nhà hàng ở tỉnh Tiền Giang được xây dựng nhiều để phục vụ
nhu cầu đa dạng cho khách du lịch. Các nhà hàng có khả năng phục vụ khách
du lịch quốc tế tốt bao gồm: Trung Lương, Sông Tiền, Thới Sơn, Chương
Dương, Bách Tùng Viên, Ngọc Gia Trang, Thành Minh, Làng Việt, Phương
Nam,Trạm dừng chân tỉnh Tiền Giang,… Hiện nay các nhà hàng đang cải tiến
nhiều với những món ăn Việt Nam, đặc sản truyền thống dân gian Nam Bộ và
Mỹ Tho nhằm giúp du khách được thưởng thức nét văn hóa ẩm thực và thỏa
mãn nhu cầu khám phá của mình.
2.1.4. Cáctiện nghi, dịchvụ hỗ trợ, dịch vụ bổ sung
Với chủ trương của Tỉnh là đưa ngành du lịch thành ngành kinh tế quan
trọng, thời gian qua Tỉnh đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm đáp
ứng nhu cầu phát triển du lịch cũng như khai thác hết tiềm năng du lịch:
+ Bưu điện: Mạng lưới bưu chính, viễn thông tỉnh Tiền Giang có 207
điểm phục vụ bưu điện (49 bưu cục, 93 bưu điện văn hóa xã, 65 đại lý bưu
điện), bán kính phục vụ bình quân đạt 1,954km/điểm; số dân phục vụ bình
quân đạt 85,207 người/điểm; mật độ thuê bao điện thoại bình quân đạt
11,84 thuê bao/100 dân; mật độ thuê bao internet bình quân đạt 0,64 thuê
bao/100 dân.
+ Ngân hàng: Các ngân hàng được thành lập nhiều và đang hoạt động
hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang như: ngân hàng Công thương (Vietinbank), ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam (BIDV), ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), ngân
34
hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), ngân hàng Đông Á
(DongAbank),… Ngoài một số tiện ích và dịch vụ cơ bản của ngân hàng về
huy động vốn cũng như cho vay đầu tư thì các ngân hàng còn có các dịch vụ
bảo lãnh, thanh toán và tài trợ thương mại,… Chính sự phát triển không
ngừng của ngân hàng một mặt tạo tính thanh khoản cao cho đồng tiền, một
mặt khách có thể an tâm và thoải mái khi đi du lịch.
+ Bảo hiểm: Một số công ty bảo hiểm đang hoạt động tại tỉnh Tiền
Giang như bảo hiểm Manulife, bảo hiểm AIA, chi nhánh công ty cổ phần bảo
hiểm AAA, chi nhánh công ty bảo hiểm PJICO, công ty Bảo Minh,... Trong
chương trình du lịch, việc các công ty kinh doanh du lịch mua bảo hiểm cho
chuyến đi là yêu cầu cần thiết đối với khách du lịch, để bảo đảm các quyền lợi
cho du khách khi gặp trường hợp bất khả kháng.
+ Bệnh viện: Toàn Tỉnh có 12 bệnh viện gồm 1 bệnh viện đa khoa trung
tâm, 2 bệnh viện đa khoa khu vực, 5 bệnh viện chuyên khoa, 9 trung tâm
chuyên khoa và 9 trung tâm y tế huyện. Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh
Tiền Giang có 650 giường bệnh và có hơn 600 cán bộ công nhân viên với đầy
đủ các trang thiết bị hiện đại và các y, bác sỹ giỏi thực hiện chức năng khám
chữa bệnh cho nhân dân. Ba bệnh viện khu vực (Cái Bè, Cai Lậy, Gò Công)
thực hiện chức năng khám chữa bệnh cho nhân dân tại khu vực phía Tây và
Đông của Tỉnh. Chín trung tâm y tế tham mưu cho sở y tế thực hiện chức
năng khám chữa bệnh và phòng bệnh. Ngoài ra, còn có 169 trạm y tế xã,
phường, thị trấn trong Tỉnh.
Với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên không chỉ phục vụ cho người
dân trong Tỉnh mà còn góp phần phục vụ ngày càng tốt những nhu cầu từ việc
tiếp cận điểm đến tới những nhu cầu thiết yếu của du khách.
Cơ sở vật chất kỹ thuật được Tỉnh đầu tư trọng tâm vào các khu du lịch
nhằm phục vụ tốt nhu cầu của du khách. Các điểm tham quan du lịch hiện nay
35
tập trung chủ yếu ở 4 khu du lịch: khu du lịch cù lao Thới Sơn với 4 điểm
tham quan là Thới Sơn 1, 3, 4 và 5; khu du lịch biển Tân Thành; khu du lịch
Cái Bè và khu dịch sinh thái Đồng Tháp Mười. Từ nguồn vốn chương trình
mục tiêu quốc gia về du lịch và ngân sách, Tỉnh đã đầu tư xây dựng hạ tầng
đến các khu, điểm du lịch như xây đường giao thông, cầu tàu, bãi đỗ xe, bờ kè
chắn sóng phục vụ du lịch ở khu du lịch biển Tân Thành, khu du lịch cù lao
Thới Sơn và khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười. Với tổng kinh phí đầu tư
là 36,50 tỷ đồng đã góp phần phát triển và thu hút khách du lịch đến tỉnh Tiền
Giang ngày càng đông.
Do đặc thù phát triển du lịch sông nước, miệt vườn nên các doanh
nghiệp chủ yếu phát triển các phương tiện vận chuyển đường thủy như đò du
lịch lớn, ca-nô và đò chèo đủ sức phục vụ số lượng lớn du khách mỗi ngày.
Các phương tiện đường bộ do các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình kinh
doanh nhỏ lẻ và trực tiếp hợp đồng với du khách đi du lịch ngoài Tỉnh. Nhìn
chung chất lượng đảm bảo theo quy định của ngành giao thông và tạo cảm
giác thích thú cho nhiều du khách khi di chuyển.
Để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh khách du lịch, các đơn vị kinh doanh du
lịch đã thiết kế các tuyến điểm tham quan du lịch mới, nâng chất lượng sản
phẩm phục vụ du lịch như:
+ Liên kết nối tuyến các điểm tham quan du lịch sinh thái ở Tân Thạch,
An Khánh, cù lao Phụng và cù lao Quy thuộc tỉnh Bến Tre. Khu du lịch Cái
Bè đã nối tuyến chợ nổi, làng nghề truyền thống, nhà cổ tại Cái Bè với các
điểm tham quan du lịch ở cù lao Bình Hòa Phước và khu du lịch Trường An
thuộc tỉnh Vĩnh Long.
+ Ngoài các tuyến đã khai thác ở cù lao Thới Sơn, Cái Bè, biển Tân
Thành,… các đơn vị này đã thiết kế chương trình đưa du khách đến tham
quan vườn cây ăn trái ở Vĩnh Kim, Ngũ Hiệp, Tân Phong, chương trình tham
36
gia tát mương bắt cá ở cù lao Thới Sơn và chương trình về quê ăn tết cổ
truyền ở xã Tân Mỹ Chánh,…
Nhìn chung hoạt động lữ hành trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có nhiều sôi
động, việc nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng của hướng dẫn viên
du lịch đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và
phục vụ tốt hơn cho khách du lịch.
Bên cạnh các tiện nghi, dịch vụ trên, các dịch vụ thể thao và vui chơi giải
trí cũng được khai thác đưa vào phục vụ khách du lịch bao gồm bể bơi, sân
tenis, trung tâm thể thao, sân golf, massage, câu lạc bộ ban đêm, vũ trường,
nhà hát,… Các dịch vụ này góp phần tạo nên sự hấp dẫn, thu hút du khách và
kéo dài thời gian lưu trú, khuyến khích sự chi tiêu của du khách.
Tuy nhiên, thời gian qua việc phát triển các tiện nghi thể thao và vui
chơi giải trí cũng như các hoạt động tiêu khiển khác ở tỉnh Tiền Giang cònrất
hạn chế, hầu như mới chỉ dừng lại ở các hoạt động karaoke, massage, bơi lội
và đánh tenis. Các tiện nghi nói trên chất lượng chưa cao và còn thiếu, chưa
có một khu vui chơi giải trí, một trung tâm dịch vụ - thương mại xứng tầm.
Ngoài ra, một số sự kiện được tổ chức thường niên như festival trái cây,
ngày hội Văn hóa các dân tộc, các hội chợ triển lãm,… đã tạo được sức hút
đáng kể cho du khách.
2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch
tỉnh Tiền Giang
2.2.1. Đặcđiểm điểm đến
Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh
70km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90km về hướng Bắc. Chính
yếu tố về mặt vị trí đã giúp tỉnh Tiền Giang trở thành điểm đến đầu tiên của
du khách khi muốn trải nghiệm cuộc sống của vùng sông nước, miệt vườn,
37
trong khi hầu hết các tỉnh còn lại của khu vực đồng bằng sông Cửu Long đều
có sản phẩm tương đồng.
Bên cạnh đó, tỉnh Tiền Giang còn là vùng đất giàu truyền thống yêu
nước, văn hóa đã hình thành nên các di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng được
bảo tồn, giữ gìn đến ngày nay. Hầu hết các di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh
Tiền Giang là nơi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh, tôn vinh các giá
trị văn hóa, là nguồn tư liệu phong phú trong việc nghiên cứu văn hóa vùng và
văn hóa dân tộc. Vì vậy, di tích lịch sử - văn hóa là một trong những đối
tượng thu hút khách du lịch đến tìm hiểu, khám phá nền văn hóa đặc trưng
của con người và quê hương tỉnh Tiền Giang mỗi khi đến với vùng đất truyền
thống này.
2.2.2. Đặcđiểm của du khách
Phần lớn du khách đến với tỉnh Tiền Giang thuộc nhóm những người
trưởng thành và là lực lượng lao động chính. Khách du lịch đến tỉnh Tiền
Giang chủ yếu là khách quốc tế và đi theo chương trình tour từ các công ty ở
thành phố Hồ Chí Minh, họ thường có nhu cầu tham quan cảnh quan sông
nước, miệt vườn ở cù lao Thới Sơn, chợ nổi và các làng nghề truyền thống ở
Cái Bè,…Thời gian đến của khách du lịch quốc tế tương đối ngắn, thường chỉ
trong một ngày và khả năng quay lại lần thứ hai chỉ chiếm một tỉ lệ thấp.
Xu hướng khách du lịch nội địa hiện nay là thường quan tâm đến các sự
kiện lễ hội và tìm hiểu về sự đa dạng của cảnh quan, môi trường thiên nhiên.
Do đó, ngành du lịch tỉnh Tiền Giang đã tập trung mọi nguồn lực cho phát
triển hoạt động lữ hành, nghiên cứu các thế mạnh đặc thù, khai thác các địa
danh, di tích văn hóa - lịch sử, mạnh dạn mở thêm các tour tham quan mới,
liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh doanh du lịch trong và ngoài Tỉnh
nhằm tạo nguồn khách. Đáng chú ý là việc kết hợp với các doanh nghiệp du
lịch ở thành phố Hồ Chí Minh nhằm tăng nguồn khách, là nguyên nhân đưa
38
lại sự tăng trưởng mạnh của thị trường khách du lịch nội địa, tốc độ tăng
trưởng trung bình giai đoạn 2001 - 2010 đạt 11%. Nguyên nhân của sự tăng
trưởng này là sản phẩm du lịch từng bước được cải tiến, đa dạng hóa nhằm
tạo nhiều nét mới.
2.2.3. Hànhvi của các công ty lữ hành
Hiện nay, các doanh nghiệp lữ hành ở tỉnh Tiền Giang đều là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ nên chưa đẩy mạnh kinh doanh lữ hành quốc tế trực tiếp,
dẫn đến việc quảng bá và tổ chức đón nhận trực tiếp du khách quốc tế với tour
trọn gói là hầu như không có. Vì vậy, việc thể hiện uy tín kinh doanh và sự
chuyên nghiệp của con người Tiền Giang trong hoạt động kinh doanh du lịch
gặp hạn chế lớn trong cách nhìn nhận và sự trung thành của khách du lịch
quốc tế về điểm đến du lịch của Tỉnh.
Từ thực tế trên, các hãng lữ hành lớn tại thành phố Hồ Chí Minh và các
tỉnh ở miền Đông Nam Bộ là những đối tác quan trọng của du lịch Tỉnh. Việc
liên kết nhằm phát triển những chương trình tour du lịch khám phá cuộc sống
của con người miền Tây, điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang là lựa chọn hàng
đầu của các hãng lữ hành trên. Tuy nhiên, do chính sách phát triển du lịch của
Tỉnh chưa hoàn thiện về chất lượng lẫn số lượng, nạn cò mồi, lôi kéo khách
vẫn còndiễn ra,… Vì vậy, một số hãng lữ hành là đối tác quen thuộc với Tỉnh
đã dần đưa du khách đến một số tỉnh có sản phẩm tương tự như Vĩnh Long
hay Cần Thơ để mang lại cho du khách sự trải nghiệm mới mẻ, đã làm ảnh
hưởng lớn đến chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động của ngành du lịch tỉnh
Tiền Giang.
2.2.4. Cácnhân tố bên ngoài
Nền kinh tế phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành
kinh tế du lịch. Do đó, hiện có nhiều điểm đến mới ra đời với khả năng đầu tư
lớn đã làm giảm bớt lượng khách đến tham quan tỉnh Tiền Giang. Khách quốc
tế thường đòi hỏi cao về chất lượng và tính đa dạng sản phẩm nên họ sẽ
39
chuyển hướng sang các tỉnh có dịch vụ phong phú để thỏa mãn nhu cầu đó,
Cần Thơ là điểm đến họ sẽ thay thế nhiều nhất cho chương trình khám phá
này. Bên cạnh đó, những tour du lịch xa hơn về với An Giang, Kiên Giang đã
được du khách lựa chọn nhiều hơn trong thời gian gần đây. Vì vậy, năng lực
cạnh tranh của du lịch tỉnh Tiền Giang bị ảnh hưởng mạnh mẽ và ngày càng
gay gắt hơn trong xu thế phát triển toàn diện của nền kinh tế hội nhập.
2.3. Khảo sátnăng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang
2.3.1. Khảosát theo phương diện phía cung
Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu với đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch; giám đốc và người điều hành các công ty lữ hành, giảng viên dạy du
lịch; cán bộ quản lý tại các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn tại tỉnh Tiền
Giang. Kết quả đánh giá như sau:
2.3.1.1. Khảosát nguồn lựcthừa hưởng
Kết quả nghiên cứu, khảo sát nguồn lực thừa hưởng về năng lực cạnh
tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang được minh họa trong hình 2.1.
Hình 2.1. Khảo sát nguồn lực thừa hưởng của du lịchtỉnh Tiền Giang
4 , 0 0
3 , 5 0
3 , 0 0
2 , 5 0
2 , 0 0
1 , 5 0
1 , 0 0
0 , 5 0
0 , 0 0
Nguồn:[Kết quả nghiên cứu của tác giả]
40
Kết quả cho thấy cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn có điểm số cao nhất
(3,68 điểm), tiếp theo là yếu tố động thực vật phong phú (3,48 điểm) và nghệ
thuật truyền thống (3,37 điểm):
- Cảnh quan thiên nhiên được các chuyên gia đánh giá cao trong việc tạo
ra sức thu hút khách du lịch đến với tỉnh Tiền Giang, cảnh quan thiên nhiên
của tỉnh Tiền Giang mang dáng vẻ nhẹ nhàng, thanh thoát, êm ả của vùng
sông nước, miệt vườn với những vườn trái cây trĩu quả hấp dẫn nhiều du
khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Từ định hướng du lịch sinh thái sông
nước, miệt vườn, ngành du lịch tỉnh Tiền Giang đã đầu tư triển khai nhiều
tuyến du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho du khách lựa chọn tour du lịch phù
hợp với sở thích và mong muốn của du khách.
- Yếu tố động thực vật phong phú chiếm vị trí thứ 2. Về miền Tây Nam
Bộ, nhắc đến rừng tràm là người ta liên tưởng ngay đến rừng U Minh. Rừng
tràm tồn tại và phát triển nhiều nhất ở hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang với các
địa danh nổi tiếng là U Minh Hạ và U Minh Thượng. Tại tỉnh Tiền Giang
cũng có diện tích rừng tràm thuộc vào loại lớn của khu vực và nổi danh với
khu sinh thái Đồng Tháp Mười vừa mới được hình thành. Ngoài cây cối
phong phú, khu bảo tồn sinh thái còn có nhà nuôi muông thú, có hơn 80% đàn
cò thiên nhiên về sinh sống và một số loài khác như vạc, còng cọc, diệc, trích,
cũng đã về đây sinh sống. Với những giá trị lưu giữ trên, khu bảo tồn đã trở
thành một nơi nghiên cứu khoa học và hấp dẫn du khách với loại hình du lịch
sinh thái.
Bên cạnh các loài động thực vật phục vụ cho nghiên cứu và bảo tồn, khi
đến với tỉnh Tiền Giang du khách cònđược thưởng thức rất nhiều loại trái cây
của vùng quê miệt vườn, các loại cá tôm được thiên nhiên đã ưu đãi cho con
người và mảnh đất nơi đây, góp phần vào việc chế biến các món ăn ngon
phục vụ du khách. Tóm lại, nguồn tài nguyên động thực vật ở tỉnh Tiền Giang
41
có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống con người, góp phần cân bằng hệ sinh thái,
tăng độ che phủ của rừng, đảm bảo an ninh môi trường và sự phát triển bền
vững của khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng như cả nước, đặc biệt có
giá trị đáng kể đối với hoạt động du lịch.
- Nghệ thuật truyền thống là yếu tố thứ 3. Tỉnh Tiền Giang là cái nôi của
nhạc tài tử. Sau giai đoạn sáng tạo và cải tiến từ nền âm nhạc vùng sông
Hương - núi Ngự, đờn ca tài tử ngày càng lan rộng trên khắp vùng nông thôn
và thành thị ở Nam Bộ nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng. Số người biết
đờn, biết ca ngày càng đông, nhất là ở thôn quê với hình thức tao nhã, tri âm
tri kỷ. Phong trào đờn ca tài tử đã nhanh chóng phát triển trên đất Tiền Giang
với sức sống mãnh liệt. Và ngày nay, trải qua bao thăng trầm dâu bể, đờn ca
tài tử vẫn đường hoàng tồn tại, đặc biệt hơn là đờn ca tài tử từ khi bước vào
lĩnh vực du lịch đã được du khách thích thú và yêu mến đón nhận. Loại hình
này thực sự không thể thiếu trong một tour du lịch khu vực đồng bằng sông
Cửu Long nói chung và ở tỉnh Tiền Giang nói riêng. Hiện nay, đờn ca tài tử
phục vụ khách du lịch hoạt động rất phổ biến ở Cái Bè và cù lao Thới Sơn.
- Khu bảo tồn thiên nhiên có số điểm thấp nhất (2,71 điểm). Khu bảo tồn
sinh thái Đồng Tháp Mười được thành lập vào tháng 3 năm 2000 thuộc địa
bàn xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước. Khu bảo tồn có diện tích 106,8ha, trong
đó có 36ha tràm là khu trung tâm, nơi dẫn dụ chim mồi. Vùng đệm xung
quanh khu bảo tồn được xác định có diện tích 1.800ha, trong đó có 950ha
thuộc chủ quyền của dân, 850ha thuộc chủ quyền của trại giam Phước Hòa.
Phần lớn diện tích vùng đệm của khu bảo tồn là rừng tràm, diện tích vùng
đệm thuộc chủ quyền của dân được nhà nước đầu tư trồng tràm rồi giao lại
cho dân canh tác.
Khu bảo tồn được tái tạo như một khu rừng nguyên sinh. Việc thành lập
khu bảo tồn là nhằm bảo vệ hệ sinh thái trong vùng và được xem là một trong
42
những nơi có diện tích rừng lớn và đẹp nhất vùng Đồng Tháp Mười. Ngay
những ngày đầu khi mới thành lập, các anh em cán bộ khu bảo tồn đã bắt tay
vào dẫn dụ các loài động vật hoang dã như chim, cò, vạc,... về sinh sống. Từ
con số không, đến nay đàn động vật hoang dã của khu bảo tồn ước khoảng
hơn 10 ngàn con, gồm 27 loài động vật, trong đó có 5 loài quý hiếm là giang
sen, cò ngàn, điên điển, diệc xám và diệc lửa.
Tuy nhiên, trong những năm qua rừng tràm trong vùng đệm bị tàn phá để
chuyển đổi giống cây trồng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu bảo tồn.
Nếu không có kế hoạch bảo vệ rừng tràm vùng đệm thì các loài động vật
trong khu bảo tồn sẽ di chuyển đến nơi khác và gây hậu quả nghiêm trọng,
đặc biệt là trong việc phát huy lợi thế du lịch sinh thái tại nơi đây.
2.3.1.2. Khảosát nguồn lựcsáng tạo
Kết quả nghiên cứu, khảo sát nguồn lực sáng tạo về năng lực cạnh tranh
điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang được minh họa trong hình 2.2.
Hình 2.2. Khảo sát nguồn lực sáng tạo của du lịch tỉnh Tiền Giang
15. Các phƣơng tiện thể thao
14. Các phƣơng tiện giải trí
13. Các phƣơng tiện triển lãm/hội nghị
12. Khả năng tiếp cận khu vực thiên…
11. Chất lƣợng/tính đa dạng của dịch …
10. Hoạt động mua sắm đa dạng
9. Hiệu quả vận chuyển du lịch
8. Thông tin, hƣớng dẫn du lịch
7. Chất lƣợng/tính đa dạng của cơ sở…
6. Giải trí về đêm
5. Các hoạt động tại khu vực thiên nhiên
4. Chất lƣợng/tính đa dạng của hoạt…
3. Các hoạt động dƣới nƣớc
2. Công viên chủ đề/giải trí
1. Lễ hội/sự kiện đặc biệt
0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4
Nguồn:[Kết quả nghiên cứu của tác giả]
43
Kết quả cho thấy yếu tố khả năng tiếp cận khu vực thiên nhiên của du
khách có điểm số cao nhất (3,51 điểm). Chất lượng/tính đa dạng của dịch vụ
thực phẩm chiếm vị trí thứ 2 (3,45 điểm) và tiếp theo là lễ hội/sự kiện đặc biệt
(3,42 điểm):
- Tỉnh Tiền Giang có vị trí thuận lợi khi nằm trên trục giao thông chính
nối liền giữa các tỉnh trong khu vực, đặc biệt chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh
70km nên rất thuận tiện cho du khách đến tham quan. Bên cạnh đó, Tỉnh đã
đầu tư và hoàn thiện hệ thống giao thông đến các khu, điểm du lịch đã tạo nên
những ưu thế lớn cho hoạt động du lịch, đáp ứng tốt nhu cầu của du khách.
- Chất lượng/tính đa dạng của dịch vụ thực phẩm chiếm vị trí thứ 2. Tỉnh
Tiền Giang được xem như cửa ngõ để du khách khám phá vùng đồng bằng
sông nước miền Tây Nam Bộ. Mảnh đất Tiền Giang không chỉ tiếp đón du
khách bằng những thắng cảnh nổi tiếng mà còn có nhiều đặc sản làm du
khách nhớ mãi như: hủ tiếu Mỹ Tho, bánh bèo, mắm còng, sam biển,
chả nướng Chợ Gạo, bún gỏi già, cá bống dừa, lẩu cua đồng, lẩu
mắm,… và hương vị ngọt ngào của các loại trái cây bốn mùa, điển
hình là thanh long (huyện Chợ Gạo), khóm (huyện Tân Phước), sầu riêng,
chôm chôm (huyện Cai Lậy), sơ-ri Gò Công, bưởi lông, xoài cát Hòa Lộc
(huyện Cái Bè), mãng cầu Xiêm (huyện Tân phú Đông),...
Du khách có thể thưởng thức những món ăn ngon khi đến với
những điểm du lịch hoặc những nhà hàng trên địa bàn Tỉnh với chất
lượng tốt và sự chào đón nồng nhiệt của con người nơi đây. Vì vậy,
đây là một trong những yếu tố quan trọng níu giữ du khách quay lại
với tỉnh Tiền Giang và giới thiệu về tỉnh Tiền Giang cho bạn bè,
người thân khi muốn thực hiện một tour du lịch về miền Tây.
- Các lễ hội và sự kiện đặc biệt của tỉnh Tiền Giang đang được đầu tư và
tổ chức hiệu quả. Hàng năm tại tỉnh Tiền Giang diễn ra rất nhiều lễ hội: lễ hội
44
Kỳ Yên đình Vĩnh Bình (diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng chạp âm lịch)
tại đình Vĩnh Bình thuộc thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây; lễ hội
Nghinh Ông (diễn ra từ ngày 9 đến ngày 10 tháng ba âm lịch) tại lăng Ông
Nam Hải thuộc ấp Lăng, xã Vàm Láng, huyện Gò Công Ðông; lễ hội chiến
thắng Ấp Bắc (diễn ra ngày 2 tháng 1 dương lịch) tại di tích Ấp Bắc xã Tân
Phú, huyện Cai Lậy,… Các lễ hội ở tỉnh Tiền Giang chủ yếu thu hút thị
trường khách nội địa muốn tìm hiểu về văn hóa và lịch sử con người Tiền
Giang.
- Các yếu tố có số điểm dưới trung bình lần lượt là: Giải trí về đêm (2,22
điểm), các phương tiện thể thao (2,25 điểm), các phương tiện giải trí (2,31
điểm), công viên chủ đề /giải trí (2,4 điểm), chất lượng/tính đa dạng của hoạt
động giải trí (2,42 điểm), chất lượng/tính đa dạng của cơ sở lưu trú (2,45
điểm). Đây đều là những điểm yếu còn tồn tại của du lịch tỉnh Tiền Giang.
Hàng năm, du khách trong và ngoài nước đến tỉnh Tiền Giang với số lượng
lớn nhưng tỷ lệ lưu lại qua đêm thấp. Những nguyên nhân đó là do thiếu
những khách sạn đạt chuẩn, thiếu các khu vui chơi giải trí và chất lượng chưa
cao, chủ yếu tập trung tại thành phố Mỹ Tho. Bên cạnh đó, lượng khách quốc
tế đến tỉnh Tiền Giang nhiều nhưng đa số là từ các tour do các công ty lữ
hành từ thành phố Hồ Chí Minh điều phối, khách ít chi xài, mua sắm, lưu lại
khi đến tỉnh Tiền Giang nên tạo ra nguồn thu không bền vững. Đây là hạn chế
lớn của du lịch Tỉnh trong nhiều năm qua và ngành đang nỗ lực tìm kiếm giải
pháp hữu hiệu để khắc phục.
2.3.1.3. Nguồnlực và nhân tốhỗtrợ
Kết quả nghiên cứu, khảo sát nguồn lực và nhân tố hỗ trợ về năng lực
cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang được minh họa trong hình 2.3.
45
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY

More Related Content

Similar to BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY

Similar to BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY (20)

đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
 
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
 
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - HayĐề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
 
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
 
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
 
Đề tài: Đánh giá năng lực viên chức tại Ngân hàng Quảng Bình
Đề tài: Đánh giá năng lực viên chức tại Ngân hàng Quảng BìnhĐề tài: Đánh giá năng lực viên chức tại Ngân hàng Quảng Bình
Đề tài: Đánh giá năng lực viên chức tại Ngân hàng Quảng Bình
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề du lịch thương m...
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề du lịch thương m...Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề du lịch thương m...
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại trường cao đẳng nghề du lịch thương m...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần...
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Luận văn: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họ...
Luận văn: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họ...Luận văn: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họ...
Luận văn: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họ...
 
Luận văn: Quản lý liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học
Luận văn: Quản lý liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họcLuận văn: Quản lý liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học
Luận văn: Quản lý liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học
 
Đề tài: Phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp Hải Phòng
Đề tài: Phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp Hải PhòngĐề tài: Phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp Hải Phòng
Đề tài: Phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp Hải Phòng
 
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanhLuận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
 
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đLuận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
 
Đề tài: Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp
Đề tài: Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệpĐề tài: Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp
Đề tài: Ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp
 
Luận văn: Biện pháp tăng cường ứng dụng và phát triển thương mại điện tử, HAY
Luận văn: Biện pháp tăng cường ứng dụng và phát triển thương mại điện tử, HAYLuận văn: Biện pháp tăng cường ứng dụng và phát triển thương mại điện tử, HAY
Luận văn: Biện pháp tăng cường ứng dụng và phát triển thương mại điện tử, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, HAY
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, HAYLuận văn: Năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, HAY
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, HAY
 
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
 
Đề tài nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng, RẤT HAY
 Đề tài nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng, RẤT HAY Đề tài nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng, RẤT HAY
Đề tài nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng, RẤT HAY
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
LinhV602347
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
TunQuc54
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
nguyendoan3122102508
 

Recently uploaded (20)

15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdfTalk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxnghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
Unit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docx
Unit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docxUnit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docx
Unit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docx
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
 
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtVợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
 
Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...
Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...
Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfTien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 

BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu thị trường, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ NGUYỄN THỊ NGỌC THẮM NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 Mail: baocaothuctapnet@gmail.com LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội – 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ NGUYỄN THỊ NGỌC THẮM NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG Chuyên ngành: Du lịch học (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa Hà Nội – 2015
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình học và luận văn này, tôi đã nhận được sự giảng dạy và giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trước hết, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Thị Minh Hòa đã dành rất nhiều tâm huyết, thời gian, công sức hướng dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn cao học. Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh và quí thầy cô khoa Sau đại học đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt khóa học. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Tiền Giang đã tận tình cung cấp số liệu cho tôi hoàn thành tốt luận văn. Mặc dù đã cố gắng hết năng lực của mình để hoàn thiện luận văn nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nên tôi rất mong nhận được những góp ý quý báu của quý thầy cô, anh chị và các bạn. Hà Nội, tháng 03 năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Ngọc Thắm
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Thị Ngọc Thắm
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..........................................................................................................6 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................6 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................... 7 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 7 4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................8 5. Lịch sử nghiên cứu đề tài...........................................................................8 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 10 7. Cấu trúc của luận văn............................................................................... 11 Chƣơng 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH................................................................... 12 1.1. Lý luận cơ bản về điểm đến du lịch...................................................... 12 1.1.1. Khái niệm về điểm đến du lịch........................................................ 12 1.1.2. Cácyếu tố cấu thành điểm đến du lịch........................................... 13 1.2. Lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh điểm đến................................. 14 1.2.1. Cạnhtranh ...................................................................................... 14 1.2.2. Năng lựccạnh tranh ....................................................................... 16 1.2.3. Năng lựccạnh tranh điểm đến........................................................ 17 1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số nước.............. 22 1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao nănglực cạnh tranh của Singapore.......... 22 1.3.2. Kinh nghiệm nâng cao nănglực cạnh tranh của TháiLan............ 24 1.3.3. Kinh nghiệm nâng cao nănglực cạnh tranh của Trung Quốc....... 26 1.3.4. Những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngànhdu lịch tỉnh Tiền Giang ........................................................... 28 Tiểu kết chương 1......................................................................................... 29 Chƣơng 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG.......................................................................... 30 1
  • 6. 2.1. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang....................... 30 2.1.1. Điểm hấp dẫn du lịch...................................................................... 30 2.1.2. Giaothông đi lại............................................................................. 32 2.1.3. Nơi ăn nghỉ ..................................................................................... 33 2.1.4. Cáctiện nghi, dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ bổ sung............................... 34 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang.................................................................................................... 37 2.2.1. Đặcđiểm điểm đến ......................................................................... 37 2.2.2. Đặcđiểm của du khách................................................................... 38 2.2.3. Hànhvi của các công ty lữ hành .................................................... 39 2.2.4. Cácnhân tố bên ngoài.................................................................... 39 2.3. Khảo sát năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang ......... 40 2.3.1. Khảo sát theo phươngdiện phía cung............................................ 40 2.3.2. Khảo sát theo phươngdiện phía cầu.............................................. 51 2.3.3. Khảosáttheo mô hình SWOT........................................................ 62 2.3.4. Tổng kết năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang... 72 Tiểu kết chương 2......................................................................................... 74 Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020. 75 3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển của du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.................................................................................... 75 3.1.1. Quanđiểm phát triển của du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm2020. 75 3.1.2. Mụctiêu pháttriển của du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020..... 76 3.1.3. Định hướng pháttriển của du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 202080 3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020............................................................................ 83 3.2.1. Tăngcường huyđộng nguồn vốn đầu tư........................................ 83 2
  • 7. 3.2.2. Pháttriển các dịch vụ vuichơi, giải trí.......................................... 84 3.2.3. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch................ 85 3.2.4. Đào tạophát triển nguồn nhânlực du lịch..................................... 89 3.2.5. Nângcao hiệu lực quản lý nhà nướcvề du lịch ............................. 90 3.2.6. Tăngcường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch............................ 92 3.2.7. Bảovệ môi trường sinh thái, pháttriển du lịch bền vững.............. 94 3.2.8. Tăngcường công tác đảm bảoan ninh và an toàn trong du lịch... 95 3.2.9. Hợp tác, liên kết phát triển ............................................................. 96 3.3. Kiến nghị............................................................................................... 97 3.3.1. Kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thaovà Du lịch................................... 97 3.3.2. Kiến nghị vớiỦy ban nhân dân Tỉnh.............................................. 97 KẾT LUẬN .................................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101 PHỤ LỤC..................................................................................................... 103 3
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thu nhập của khách du lịch đến tỉnh Tiền Giang...........................51 Bảng 2.2. Độ tuổi của khách du lịch đến tỉnh Tiền Giang..............................52 Bảng 2.3. Mức độ hài lòng của khách du lịch khi đến tỉnh Tiền Giang......... 54 Bảng 2.4. Mức độ hài lòng của khách du lịch về chất lượng các dịch vụ tại tỉnh Tiền Giang ........................................................................................55 Bảng 2.5. Mức độ hàilòngcủadukháchvềđộingũ nhânviênphục vụdu lịch.... 60 Bảng 3.1. Mục tiêu cụ thể phát triển du lịch của Tỉnh đến năm 2020............ 80 Bảng 3.2. Dự báo các nguồn vốn đầu tư du lịch đến năm 2020.....................83 4
  • 9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Khảo sát nguồn lực thừa hưởng của du lịch tỉnh Tiền Giang......... 40 Hình 2.2. Khảo sát nguồn lực sáng tạo của du lịch tỉnh Tiền Giang..............43 Hình 2.3. Khảo sátnguồnlực và nhân tố hỗ trợ củadu lịch tỉnh Tiền Giang ...... 46 Hình 2.4. Khảo sát quản lý điểm đến của du lịch tỉnh Tiền Giang.................48 Hình 2.5. Khảo sát điều kiện về cầu của du lịch tỉnh Tiền Giang ..................50 Hình 2.6. Mức độ hài lòng của khách du lịch khi đến tỉnh Tiền Giang.......... 54 5
  • 10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian nhàn rỗi của con người nhiều hơn trước đây, nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng tăng và trở thành nhu cầu cơ bản trong đời sống văn hóa - xã hội của con người. Trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, du lịch đang phát triển không ngừng. Ở nhiều nước trên thế giới, hoạt động du lịch phát triển thành một ngành kinh tế quan trọng của quốc gia. Ở Việt Nam, ngành du lịch tuy còn non trẻ nhưng đã có bước phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đóng góp những thành tựu đáng kể cho nền kinh tế quốc dân, góp phần đưa bạn bè quốc tế đến với nước ta, tạo ra mối quan hệ toàn cầu về kinh tế, văn hoá và thúc đẩy việc quảng bá sâu rộng hình ảnh Việt Nam đến các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh đó, du lịch tỉnh Tiền Giang cũng đang có những bước khởi sắc đáng kể. Tiền Giang là tỉnh nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí giao thông thủy, bộ rất thuận lợi, với tiềm năng du lịch rất lớn, đặc biệt là du lịch với đặc trưng chung đó là du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch sông nước. Trong quá trình phát triển, ngành du lịch tỉnh Tiền Giang đã tăng cường đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm và luôn nâng cao các tiêu chuẩn của ngành. Vì vậy, ngành du lịch của Tỉnh đã đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế chung của địa phương, giữ vai trò là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, du lịch tỉnh Tiền Giang đã bộc lộ một số mặt hạn chế, sự phát triển của ngành chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của Tỉnh. Bên cạnh đó, trong xu hướng phát triển và hội nhập của du lịch thế giới, du lịch tỉnh Tiền Giang không những phải cạnh tranh với du lịch trong nước, mà còn phải cạnh tranh với du lịch các nước trong khu vực. Trước thực trạng này, việc đề ra các 6
  • 11. giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch tỉnh Tiền Giang là một yêu cầu khách quan và cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của Tỉnh. Với mong muốn được góp phần giải quyết yêu cầu này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnhTiền Giang” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Các phát hiện của đề tài sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn, giúp cho du lịch tỉnh Tiền Giang tìm ra các giải pháp phù hợp, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch của Tỉnh, tạo ra thế và lực vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Tiền Giang. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học: Đề tài góp phần củng cố cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh điểm đến. Về mặt thực tiễn: Giúp các doanh nghiệp, nhà quản lý du lịch Tỉnh, đưa ra những định hướng và giải pháp phù hợp trong hoạt động kinh doanh du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành du lịch Tỉnh, khắc phục những tồn tại hiện nay, đồng thời phát huy các thế mạnh để xây dựng mô hình phát triển du lịch theo mục tiêu bền vững. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mụcđích nghiên cứu Tìm ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch tỉnh Tiền Giang trong sự phát triển đa dạng của nhiều điểm đến du lịch khác. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng hợp lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh điểm đến và các phương pháp xác định năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang dựa trên lý thuyết của Metin Kozak và các chỉ số của Dwyer & Kim. 7
  • 12. Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang. 4. Đốitƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang. 4.2. Phạm vi - Về nội dung: Đề tài đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến dựa trên lý thuyết của Metin Kozak và chỉ số của Dwyer & Kim. - Về không gian: Do thời gian có hạn nên phạm vi đề tài chủ yếu tập trung tại tỉnh Tiền Giang để làm sáng tỏ năng lực cạnh tranh về du lịch của Tỉnh. - Về thời gian: Các số liệu, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu từ năm 2008 đến năm 2012. 5. Lịch sử nghiên cứu đề tài Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh điểm đến cũng ngày một nhiều hơn. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu đề cập đến cạnh tranh điểm đến du lịch như: “Yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Châu Á -Thái Bình Dương:toàn diện và phổ quát” [22];“Kiểm tra năng lực cạnh tranh điểm đến từdu khách. Quanđiểm: mối quan hệ giữa kinh nghiệm du lịch và nhận thứcnăng lực cạnh tranh điểm đến” [20]. Những nghiên cứu trên và nhiều công trình khác đã cho thấy rằng cách thức xác định năng lực cạnh tranh của một điểm đến chủ yếu tập trung khảo sát điều tra khách hàng và những nhân tố nội vi. Ngoài ra cách thức so sánh với đối thủ cạnh tranh tương đồng để đưa ra lợi thế cạnh tranh cũng là một trong những phương pháp được các nhà nghiên cứu áp dụng. Ở Việt Nam, có thể điểm qua một số công trình như: “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lựccạnh tranh trong lĩnh vựclữ hành quốc 8
  • 13. tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” do Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch Việt Nam thực hiện năm 2007. Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh về lĩnh vực lữ hành quốc tế, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. Ngoài ra còn có đề tài “Năng lựccạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam”, luận án tiến sĩ kinh tế chính trị của Nguyễn Anh Tuấn thực hiện năm 2010. Đề tài nêu lên các vấn đề lý luận về cạnh tranh điểm đến cũng như đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, một số đề tài ở phạm vi nhỏ hơn quốc gia cũng được thực hiện như: “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Nẵng” (Nguyễn Thị Thu Vân, luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, 2011), đề tài thu thập số liệu dựa vào mô hình xây dựng các chỉ số cạnh tranh; “Nghiên cứu tính cạnh tranh trong du lịch của thành phố Huế” (Thái Thanh Hà và Đặng Ngọc Hiệp, tạp chí khoa học, đại học Huế, số 60, 2010), nghiên cứu này làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh du lịch của thành phố Huế. Các công trình nghiên cứu điển hình về hoạt động du lịch tại tỉnh Tiền Giang như: “Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2010” (Võ Thị Thu Thảo, luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, 2005); “Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Tiền Giang” (Nguyễn Thị Minh Nguyệt, luận văn thạc sĩ du lịch, 2012); “Đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Tiền Giang” (Hồ Đoàn Thùy Mỹ Châu, luận văn thạc sĩ du lịch, 2013). Nội dung của các nghiên cứu trên đã làm rõ được một số lợi thế cũng như điểm yếu của du lịch tỉnh Tiền Giang trong hoạt động du lịch, từ đó đưa ra một số giải pháp tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, tính cạnh tranh chưa được đề cập rõ nét và chưa có một công trình nào đề cập đến khía cạnh năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang. Vì vậy, luận văn nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang sẽ làm rõ khía cạnh này. 9
  • 14. 6. Phƣơngpháp nghiên cứu Tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu như phương pháp phân tích, điều tra xã hội học, phương pháp SWOT (Strenghts- Weaknesses - Opportunities - Threats), phỏng vấn sâu và phương pháp chuyên gia để phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch tỉnh Tiền Giang. Tác giả đã phân tíchđịnh tính, định lượng từ các nguồn số liệu sau: Nguồn số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp là các số liệu do người khác thu thập. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu thô hoặc dữ liệu đã qua xử lý. Những số liệu thứ cấp mà tác giả thu thập là báo cáo kết quả hoạt động ngành du lịch tỉnh Tiền Giang từ năm 2008 đến năm 2012 và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020; số liệu từ các trang web, báo đài,… liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nguồn số liệu sơ cấp: - Ph ng vấn sâu và phương pháp chuyên gia: Đối tượng phỏng vấn là những cán bộ làm việc tại Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch tỉnh Tiền Giang; nhà quản lý các đơn vị lữ hành, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch và các giảng viên đang giảng dạy về du lịch tại các trường đạihọc, cao đẳng trên địa bàn Tỉnh. - Điều tra bảng h i: Bảng hỏi được thiết lập để điều tra các yếu tố khách quan từ du khách, qua đó đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang. Đối tượng khách được điều tra bao gồm cả khách du lịch nội địa và quốc tế đến du lịch tỉnh Tiền Giang, với tổng số phiếu phát ra là 300 phiếu. Kết quả thu về là 290/300 phiếu. Kiểm tra 290 phiếu điều tra thì không có phiếu nào loại bỏ. Sau khi thống kê kết quả điều tra, tác giả đã tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) và sử dụng công cụ NPS (Net Promoter Score) để đo lường sự hài lòng của du khách. 10
  • 15. + SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) là một chương trình máy tính phục vụ công tác thống kê. + NPS là một công cụ đo lường sự hài lòng của khách hàng. NPS được tính như sau: NPS = % những người rất yêu thích sản phẩm, dịch vụ - % những người đang đắn đo hoặc không hài lòng về sản phẩm, dịch vụ. Kết quả âm là một tín hiệu báo động đối với các điểm đến du lịch. Ngược lại, kết quả NPS càng cao thì đây là tín hiệu tốt cho điểm đến. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương. Chương 1: Một số lý luận cơ bản về năng lựccạnh tranh điểm đến du lịch Chương 2: Đánh giá nănglực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 11
  • 16. Chƣơng 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH 1.1. Lý luận cơ bản về điểm đến du lịch 1.1.1. Khái niệm vềđiểm đến du lịch Điểm đến du lịch là nơi có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch. Điểm đến nào mang tính hấp dẫn và có sức thu hút càng cao thì lượng khách du lịch đến tham quan càng lớn. Điểm đến du lịch chính là sự kết hợp các yếu tố vật chất và tinh thần, nhằm mang lại cho du khách sự thỏa mãn cao nhất khi dừng chân tham quan và lưu trú tại một điểm du lịch. Sự hài lòng của du khách chính là cơ sở để đánh giá sự phát triển du lịch của một điểm đến, tạo được bản sắc hấp dẫn riêng đủ để cạnh tranh và để chứng minh được khả năng đáp ứng các dịch vụ của điểm đến du lịch. Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm này. Điểm đến du lịch được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) khái quát một cách ngắn gọn như sau: “Điểm đến du lịch là một không gian vật chất mà du khách ở lại ít nhất là một đêm. Nó bao gồm cácsản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, các điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày. Nó có các giới hạn vật chất và quản lý giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong thị trường. Các điểm đến du lịch địa phương thường bao gồm nhiều bên hữu quan như một cộng đồng tổ chức và có thể kết nối lại với nhau để tạo thành một điểm đến du lịch lớn hơn”. [23, tr. 1] Theo PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa, tập bài giảng Marketing điểm đến du lịch: “Điểm đến du lịch là những điểm có tài nguyên du lịch nổi trội, có khả năng hấp dẫn du khách, hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững”. 12
  • 17. Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh và TS. Nguyễn Đình Hòa: “Điểm đến du lịch là một địa điểm mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng đường biên giới về địa lý, đường biên giới về chính trị hayđường biên giới về kinh tế, có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút vàđáp ứng được nhu cầu của khách du lịch”. [6, tr. 341] Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả dựa vào nội dung của khái niệm thứ hai để làm cơ sở cho nghiên cứu của mình: Theo PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa, tập bài giảng Marketing điểm đến du lịch: “Điểm đến du lịch là những điểm có tài nguyên du lịch nổi trội, có khả năng hấp dẫn du khách, hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả và đảm bảophát triển bền vững”. 1.1.2. Cácyếu tố cấu thành điểm đến du lịch Ngành công nghiệp du lịch đang phát triển với một tốc độ rất nhanh. Do đó, ở các chuyến du lịch trong hoặc ngoài nước, nhu cầu thỏa mãn của con người không ngừng gia tăng. Từ góc độ thỏa mãn đa dạng của du khách, ta có thể thấy rằng một điểm đến du lịch sẽ là nơi cung cấp các tiện nghi và dịch vụ thiết yếu nhất, nhằm đạt đếnhiệu quả phục vụ tốiđa cho những nhu cầuđa dạng đó. Vì vậy, hầu hết các điểm đến luôn bao gồm những hạt nhân cơ bản sau: - Điểm hấp dẫn du lịch: Đây là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tài nguyên du lịch, vì nó quyết định sức thu hút khách du lịch. Độ hấp dẫn có tính chất tổng hợp rất cao và thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, hoặc là được thu hút bởi yếu tố sự kiện nhằm tạo ra động lực ban đầu cho sự khám phá của du khách. Độ hấp dẫn được thể hiện ở số lượng và chất lượng của các tài nguyên, ở khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch. - Giao thông đi lại: Giao thông đi lại cung cấp các liên kết cần thiết giữa khách du lịch và các khu vực điểm đến, tạo điều kiện cho việc di chuyển của 13
  • 18. du khách trở nên thường xuyên, thoải mái, tiết kiệm và an toàn. Sự sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc tổ chức giao thông du lịch sẽ là bàn đạp vững chắc, góp phần tăng thêm chất lượng điểm đến, duy trì nguồn khách hiệu quả, và là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút lượng khách tiềm năng. - Nơi ăn nghỉ: Đó là nơi du khách có thể tìm thấy một vị trí phù hợp để thư giãn, nghỉ ngơi và thưởng thức nét văn hóa đặc sản của nơi đến, thông qua kiến trúc, cách bày trí không gian lưu trú và quan trọng hơn hết là được hòa mình vào với những món ăn đặc sản của địa phương. Tất cả những dịch vụ chất lượng mà điểm đến cung cấp sẽ tạo nên một hiệu ứng tốt và khắc sâu hơn nữa trong lòng mỗi du khách theo thời gian. - Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ: Nhu cầu của du khách là rất cao, nên các dịch vụ tại điểm đến được hình thành và phát triển mạnh mẽ thông qua các tổ chức du lịch địa phương. Đây là nhân tố kích thích sự hài lòng của khách du lịch và làm tăng thời gian lưu lại của khách. - Các hoạt động bổ sung: Hoạt động bổ sung đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh du lịch nhằm phục vụ cho những mong muốn đa dạng của du khách, kéo dài thời vụ trong du lịch, tăng doanh thu. Các hoạt động bổ sung phổ biến như vui chơi gải trí, hàng lưu niệm, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp,… 1.2. Lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh điểm đến 1.2.1. Cạnhtranh Sự trao đổi hàng hóa phát triển rất sớm trong lịch sử phát triển loài người, nhưng chỉ đến khi xuất hiện trao đổi thông qua vật ngang giá là tiền tệ thì cạnh tranh mới xuất hiện. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xem cạnh tranh là một môi trường, một động lực thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường, là linh hồn sống của thị trường, đồng thời là nhân tố quan trọng cân bằng và hài hòa các yếu tố xã hội. 14
  • 19. Trường phái kinh tế học cổ điển xem cạnh tranh là cách thức chống lại các đối thủ và cách thức này sẽ giúp cho người lao động hoàn thiện khả năng đồng thời tiết chế được hoạt động tư bản. Trường phái kinh tế học hiện đại thì phân tích cạnh tranh rất bao quát từ cạnh tranh quốc gia, cạnh tranh ngành, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hay giữa các sản phẩm. Cho đến nay, các nhà khoa học dường như chưa thể thoả mãn với bất cứ khái niệm nào về cạnh tranh. Bởi lẽ với tư cách là một hiện tượng xã hội của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh xuất hiện ở mọi lĩnh vực, mọi công đoạn của quá trình kinh doanh và gắn liền với bất cứ chủ thể nào đang hoạt động trên thị trường. Tuy nhiên, dù nhìn nhận dưới góc độ nào, tùy thuộc vào ý định và hướng tiếp cận của các nhà khoa học, cạnh tranh cũng bao gồm các đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn, phần thắng về mình trong môi trường cạnh tranh. Thứ hai, các chủ thể tham gia cạnh tranh có cùng mục đích, mục tiêu và các bên đều muốn giành giật. Kết quả mong đợi cuối cùng là kiếm được lợi nhuận cao. Thứ ba, việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thể, đó là các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh. Thứ tư, trong cạnh tranh các bên thường sử dụng nhiều công cụ cạnh tranh đa dạng như: cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, giá sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng và bằng cả công nghệ bán hàng. Từ những phân tích trên cho thấy, du lịch cũng là một hình thức kinh doanh không ngoại lệ, luôn diễn ra cạnh tranh gay gắt để giành lấy du khách 15
  • 20. về phía mình nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận và quảng bá được hình ảnh của điểm đến. 1.2.2. Năng lựccạnh tranh Năng lực cạnh tranh là một khái niệm được các nhà nghiên cứu xem xét dưới các cấp độ sau: năng lực cạnh tranh cấp quốc gia, năng lực cạnh tranh cấp ngành, năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh sản phẩm hàng hóa. Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã định nghĩa về năng lực cạnh tranh cho cả doanh nghiệp, ngành và quốc gia như sau: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc khu vực liên quốc gia trong việc tạo việc làm và thu nhập cao hơn,trong điều kiện cạnh tranh quốc tế và trên cơ sở bền vững”. [3] Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học: “Năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giànhlại một phần haytoàn bộ thị phần của đồng nghiệp”. [15, tr. 349] Những quan điểm trên cho thấy rằng năng lực cạnh tranh là khả năng tồn tại trong hoạt động kinh doanh và thể hiện được thành quả dưới hình thức lợi nhuận, lợi tức hoặc chất lượng sản phẩm, từ đó có thể khai thác được thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả dựa vào nội dung của khái niệm thứ nhất để làm cơ sở cho nghiên cứu của mình: Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã định nghĩa về năng lực cạnh tranh cho cả doanh nghiệp, ngành và quốc gia như sau: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc khu vực liên quốc gia trong việc tạo việc làm và thu nhập cao hơn, trong điều kiện cạnh tranh quốctế và trên cơ sở bền vững”. 16
  • 21. 1.2.3. Năng lựccạnh tranh điểm đến 1.2.3.1. Kháiniệm Trong những năm gần đây, tính cạnh tranh của một điểm đến du lịch đã trở thành một chủ đề ngày càng được quan tâm từ phía các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách, vì năng lực cạnh tranh điểm đến được xem như nhân tố quyết định thành công của các điểm đến du lịch. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh điểm đến là vấn đề còn khá mới mẻ, phức tạp nên có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Theo Metin Kozak: “Năng lựccạnh tranh điểm đến là khả năng của một điểm đến có thể cung cấp một cách tương xứng các sản phẩm du lịch cho du khách với sự th a mãn cao nhất, khácbiệt hơn, với chất lượng cao hơn và tốt hơn so với các điểm đến khác và có thể duy trì bền vững những kết quả đó”.[3, tr. 18] Năng lực cạnh tranh điểm đến có thể hiểu là “Khả năng của một điểm đến cạnh tranh với cácđiểm đến khácmột cách hiệu quả và cólợi thế trên thị trường du lịch khu vực và quốc tế, mang lại trải nghiệm th a mãn hơn cho khách du lịch và sự thịnh vượng bền vững hơn cho người dân bản địa”. [14] Từ nhận định trên đã cho thấy năng lực cạnh tranh điểm đến là sự thể hiện thực lực và lợi thế của điểm đến này so với điểm đến khác. Thực lực và lợi thế đó được chứng minh bằng việc phát huy hết nội lực để đem đến cho du khách những sản phẩm tốt nhất, thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách, thu về lợi nhuận cao và đứng vững vị trí trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả dựa vào nội dung của khái niệm thứ nhất để làm cơ sở cho nghiên cứu của mình: Theo Metin Kozak: “Năng lực cạnh tranh điểm đến là khả năng của một điểm đến có thểcung cấp một cách tương xứng các sản phẩm du lịch cho du khách với sự th a mãn cao nhất, 17
  • 22. khác biệt hơn, với chất lượng cao hơn và tốt hơn so với các điểm đến khácvà có thể duytrì bền vững những kết quả đó”. 1.2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Theo Metin Kozak, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch bao gồm: - Đặc điểm của điểm đến: Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội, dịch vụ, thái độ của người dân địa phương, khả năng tiếp cận, chất lượng môi trường, an toàn và an ninh. Đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch. - Đặc điểm của du khách: Sự thỏa mãn, hình ảnh, đặc điểm cá nhân, kinh nghiệm đã trải qua, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin, khả năng tài chính. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến của du khách. - Hành vi của các công ty lữ hành: Uy tín, hoạt động marketing, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin. Nhân tố này thể hiện tính chuyên nghiệp của con người trong hoạt động kinh doanh du lịch và sẽ tác động đến cách nhìn của du khách trong việc lựa chọn và trung thành với điểm đến. - Các nhân tố bên ngoài: Tỷ giá hối đoái, sự can thiệp của chính phủ, những nhân tố không thể kiểm soát được. Những yếu tố này tác động đến tâm lý của khách du lịch trong việc lựa chọn điểm đến du lịch. 1.2.3.3. Các phương pháp đo lường và kỹ thuật đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến Phƣơng pháp đo lƣờng: Có nhiều phương pháp đo lường năng lực cạnh tranh của một điểm đến. Luận văn này tác giả lựa chọn đo lường theo các tiêu chí của Metin Kozak và Dwyer & Kim. - Đo lường theo các tiêu chí của Metin Kozak Theo Metin Kozak, năng lực cạnh tranh điểm đến được đánh giá theo các tiêu chí định lượng và định tính. Tác giả sử dụng tiêu chí định tính để đo 18
  • 23. lường trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang: + Đặc điểm kinh tế - xã hội + Nhân khẩu học của khách du lịch + Mức độ hài lòng, không hài lòng, phàn nàn của du khách + Nhận xét của các công ty lữ hành, các trung gian môi giới + Chất lượng nguồn nhân lực du lịch + Chất lượng các tiện nghi - Đo lường theo các tiêu chí của Dwyer & Kim Dwyer & Kim đưa ra 75 chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến bao gồm: + Nguồn lực thừa hưởng (11 chỉ số): Khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, vệ sinh, động thực vật, các di tích lịch sử/di sản văn hóa, đặc điểm kiến trúc và nghệ thuật, nghệ thuật truyền thống, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu vực thiên nhiên hoang sơ, làng cổ dân gian/di tích văn hóa. + Nguồn lực sáng tạo (17 chỉ số): Lễ hội/sự kiện đặc biệt, công viên chủ đề/ giải trí, các hoạt động dưới nước, chất lượng/tính đa dạng của hoạt động giải trí, các hoạt động tại khu vực thiên nhiên, các hoạt động mạo hiểm, giải trí về đêm, chất lượng/tính đa dạng của cơ sở lưu trú, chất lượng/ hiệu quả sân bay, thông tin và hướng dẫn du lịch, hiệu quả vận chuyển du lịch, hoạt động mua sắm đa dạng, chất lượng/tính đa dạng của dịch vụ thực phẩm, khả năng tiếp cận khu vực thiên nhiên của du khách, các phương tiện triển lãm/hội nghị, các phương tiện giải trí, các phương tiện thể thao. + Nguồn lực và nhân tố hỗ trợ (10 chỉ số): Cơ sở, phương tiện y tế/chăm sóc sức khỏe phục vụ khách du lịch, thể chế tài chính và phương tiện đổitiền, hệ thống bưu chính viễn thông cho khách du lịch, an toàn/an ninh cho khách du lịch, khoảng cách/thời gian bay từ nước gửi khách, các chuyến bay trực 19
  • 24. tiếp/gián tiếp, yêu cầu về thị thực, tần suất/năng lực tiếp cận vận chuyển, liên hệ với thị trường trọng điểm, liên hệ giữa điểm đến và kinh doanh du lịch. + Quản lý điểm đến (37 chỉ số): Sử dụng thương mại điện tử trong ngành du lịch, sử dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp du lịch, năng lực quản lý doanh nghiệp du lịch, tiêu chuẩn dịch vụ được thực hiện tốt, chương trình phát triển du lịch cho người dân địa phương, môi trường đầu tư phát triển du lịch, sự đa dạng/chất lượng của chương trình đào tạo du lịch, đào tạo du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, đáp ứng nhu cầu cộng đồng, lập tour trọn gói trải nghiệm điểm đến cho khách du lịch, trải nghiệm điểm đến đáng tiền, mặt hàng mua sắm đáng tiền, sự phù hợp giữa sản phẩm du lịch và sở thích, giao tiếp giữa khách du lịch và người dân địa phương, thủ tục nhập cảnh/hải quan thuận lợi, thái độ của nhân viên xuất nhập cảnh và hải quan, trợ giúp cộng đồng đối với các sự kiện đặc biệt, chính sách du lịch xã hội rõ ràng, chất lượng đầu vào nghiên cứu đối với chính sách du lịch, hội nhập phát triển của ngành nói chung, tầm nhìn điểm đến phản ánh giá trị người dân bản địa, tầm nhìn điểm đến thể hiện giá trị của các cổ đông, lãnh đạo/cam kết của chính phủ đối với du lịch, ủng hộ của người dân đối với phát triển du lịch, cam kết của khu vực công đối với đào tạo du lịch, cam kết của khu vực tư nhân đối với đào tạo du lịch, đào tạo du lịch đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp du lịch, nhận thức tầm quan trọng của khu vực công với phát triển du lịch bền vững, nhận thức tầm quan trọng của khu vực tư nhân với phát triển du lịch bền vững, mở rộng đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch, mở rộng quan hệ đốitác công - tư nhân, chất lượng doanh nhân hoạt động kinh doanh du lịch, tiếp cận vốn của các doanh nghiệp du lịch, mức độ quan hệ đối tác công - tư nhân, tuân thủ nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh, uy tín của cơ quan du lịch quốc gia trong việc thu hút du lịch. 20
  • 25. + Điều kiện về cầu (4 chỉ số): Nhận biết quốc tế về điểm đến, nhận biết quốc tế về các sản phẩm cụ thể của điểm đến, phù hợp giữa sản phẩm của điểm đến và sở thích của du khách, hình ảnh điểm đến nói chung. Kỹ thuật đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến - Đánh giá theo phương diện phíacung Căn cứ vào 75 chỉ số cạnh tranh của Dwyer & Kim và tác giả đã xây dựng thành 75 câu hỏi. Dùng phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia và áp dụng thước đo Likert. Cụ thể như sau: + Nguồn lực thừa hưởng: 9 chỉ số + Nguồn lực sáng tạo: 15 chỉ số + Nguồn lực và và nhân tố hỗ trợ: 7 chỉ số + Quản lý điểm đến: 35 chỉ số + Điều kiện về cầu: 4 chỉ số - Đánh giá theo phương diện phíacầu Tác giả sử dụng các tiêu chí định tính của Metin Kozak gồm: Đặc điểm kinh tế - xã hội; đặc điểm nhân khẩu học của khách du lịch; mức độ hài lòng, mức độ không hài lòng hay phàn nàn của khách; nhận xét của các công ty lữ hành, của các trung gian môi giới khác; chất lượng nguồn nhân lực du lịch; chất lượng của các tiện nghi và của các dịch vụ du lịch. Tác giả đã xây dựng bảng hỏi để điều tra du khách nội địa và quốc tế đến với tỉnh Tiền Giang. Dùng công cụ SPSS để tổng hợp số liệu và sử dụng công cụ NPS để đánh giá mức độ hài lòng của du khách khi đến với tỉnh Tiền Giang. - Đánh giá theomô hình SWOT Phương pháp được đo lường bằng việc phân tích điểm mạnh (Strenghts), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities), thách thức (Threats) để làm cơ sở đưa ra giải pháp hiệu quả cho chương 3. 21
  • 26. 1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnhtranh của một số nƣớc 1.3.1. Kinhnghiệm nâng caonăng lực cạnhtranh của Singapore Trong tháng 2 năm 2008, đảo quốc Sư tử đã đón tiếp 811 ngàn du khách, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2007. Mục tiêu của Singapore vào năm 2015, họ sẽ đón tiếp 17 triệu du khách và thu về 30 tỷ đô la Singapore. Phần lớn nguồn thu này là từ công nghệ du lịch BTMICE (Business Traveller, Meetings, Incentives, Conventions and Exhibitions - du lịch thương mại, gặp gỡ, khen thưởng, hội nghị và triển lãm). Không thỏa mãn với những thành quả đạt được, Singapore đang tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như nỗ lực quảng bá khắp thế giới. Điển hình trong năm 2010, khu du lịch Resort World Sentosa ở Singapore đã đón 15 triệu lượt khách (gấp hơn 3 lần lượng du khách quốc tế đến Việt Nam trong cùng kỳ), mặc dù dân số của nước này chỉ khoảng 4 triệu người. Thành công này là do: Thường xuyên “làm mới” để du khách quaylại Với bất kỳ một dự án hay công trình nào được đầu tư trong khuôn viên của Resort World Sentosa, người ta đều có ấn tượng rằng chúng được thực hiện rất nghiêm túc và hoành tráng. Nổi bật là việc để dàn dựng chương trình diễn xiếc kết hợp nhạc kịch, chủ đầu tư đã mời hẳn một đội ngũ nhà thiết kế chương trình biểu diễn tài năng đến từ ba châu lục mà đứng đầu là ông Marks Fisher, người chịu trách nhiệm sáng tạo với những chương trình giải trí ấn tượng suốt ba thập kỷ qua. Đây cũng chính là nhân vật đã thiết kế chương trình cho lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội Olympic 2006, 2008. Từ việc xây dựng nhà hát kịch cho đến đầu tư công nghệ, âm thanh, ánh sáng, vũ đạo, con người… đều được thiết kế riêng cho chương trình mang tên “Chuyến du hành của cuộc sống”. Chương trình cũng thu hút kỷ lục về số lượng các nghệ sỹ hàng đầu thế giới đến từ hơn 40 quốc gia. 22
  • 27. Thu hút bằng những kỷlục Công trình phức hợp giải trí Resort World Sentosa với tổng đầu tư 6,59 tỷ đô la Singapore (tương đương 110 nghìn tỷ đồng) được xây dựng trong thời gian kỷ lục chưa đầy 3 năm. Để tạo ra sức hấp dẫn về một địa điểm du lịch mới, ngay từ khi xây dựng, chủ đầu tư đã lên kế hoạch cho việc tạo lập nhiều kỷ lục của thế giới cũng như khai thác triệt những yếu tố mang tính sáng tạo, gây tò mò cho du khách. Điển hình như điểm tham quan Universal Studios Singapore là nơi kết hợp những điểm độc đáo nhất của phim trường thông qua việc mô phỏng các không gian đặc trưng như: Hollywood, Thành phố khoa học giả tưởng, Ai Cập cổ đại, Thế giới bị mất, Xứ sở thần tiên,… Khách tham quan được trải nghiệm những thay đổi bất ngờ trong từng khu vực từ không gian, âm thanh, ánh sáng đến con người. Họ có thể được biến hóa thành những nhân vật huyền thoại hay những quái vật nổi tiếng trong các bộ phim kinh điển. Nếu như ở “Hollywood”, du khách được chiêm ngưỡng các tòa nhà của lối kiến trúc đặc trưng tại Hollywod với nhà hát mang phong cách Broadway, các quán ăn, cửa hiệu và đi trên Đại lộ Danh Vọng…, thì “Thành phố khoa học giả tưởng” sẽ đưa khách vào thành phố được treo lơ lửng trên không trung hay mô phỏng thế giới dưới lòng đất… Thậm chí, ai chưa từng biết đến các kim tự tháp thì cũng có thể được tham gia vào chuyến hành trình đến Ai Cập cổ đại bằng việc khám phá lăng mộ của các Pharaoh và những lời nguyền khủng khiếp, giải mã những câu đố hóc búa của Tượng Nhân Sư.... Phim trường Universal Studios Singapore đã sở hữu nhiều kỷ lục như: Bộ sưu tập lớn nhất thế giới về các điểm tham quan thuộc hãng phim hoạt 23
  • 28. hình DreamWorks, công trình tàu lượn siêu tốc song hành cao nhất thế giới, khu vực khoa học giả tưởng duy nhất trên toàn cầu… Không những vậy, buổi biểu diễn Vũ điệu Chim Sếu ở trong khuôn viên Resort World Sentosa, với độ cao 30m và mỗi chú chim nặng 80 tấn cũng đã đánh dấu buổi biểu diễn robot cao nhất thế giới… Dịch vụ đi kèm Sẽ là không đủ nếu nói đến Resorts World Sentosa mà không nhắc tới các dịch vụ ăn, ở. Để du khách có nhiều sự lựa chọn, các khách sạn tại đây được thiết kế với những phong cách khác biệt. Khách sạn Lễ hội là nơi đặc biệt dành cho các gia đình có trẻ con; còn khách sạn Hard Rock thì lại phù hợp với cá tính sôi nổi của giới trẻ… Các nhà hàng tại Resort World Sentosa cũng đều mang những nét văn hóa ẩm thực đến từ các châu lục khác nhau. Để phục vụ việc đi lại của du khách, Resorts World Sentosa đã đầu tư xây dựng hệ thống tàu điện nối từ khu nghỉ dưỡng ra trung tâm thương mại của thành phố. Đây là một “bí quyết” đơn giản, nhưng có tính ứng dụng ở mọi nơi, bởi nó đóng vai trò quyết định trong việc cung cấp được dịch vụ trọn gói và thu hút khách không chỉ tới một lần mà còn trở lại nhiều lần. 1.3.2. Kinhnghiệm nâng caonăng lực cạnhtranh của Thái Lan Thái Lan nổi tiếng với cách làm du lịch chuyên nghiệp khiến du khách hào hứng trả tiền rất “tự nguyện” khi sử dụng dịch vụ. Nhiều khách đã đến Thái Lan một lần đều muốn trở lại lần thứ hai, thứ ba. Để trở thành “Thiên đường du lịch” như ngày nay, Thái Lan đã tận dụng hết các tiềm lực của mình: Đầu tư các cơ sở vật chất Trong những thập niên vừa qua, chính phủ Thái Lan đã đầu tư rất mạnh cho giao thông công cộng, nổi bật là việc xây dựng một hệ thống tàu điện trên 24
  • 29. không Skyrail, giúp cho việc đi lại trong thành phố đơn giản, thuận tiện hơn rất nhiều. Đường sá, đường ray được bảo trì, làm mới đã khiến thành phố càng trở nên thân thiện hơn với khách du lịch. Luôn hướng tới tiêu chuẩn quốc tế Mỗi người dân Thái Lan đều có ý thức rất cao hướng tới việc phát triển du lịch mang tầm quốc tế. Hầu như ai cũng nói được tiếng Anh, từ những người bán đồ ăn trên phố tới những tài xế tuk tuk. Tại hầu hết các điểm du lịch, luôn có bảng hướng dẫn bằng tiếng Anh dành cho du khách. Pháttriển du lịch đường sông Bangkok là một trong những thành phố tận dụng tốt nhất tài nguyên sông nước của mình. Con sông Chao Phraya trở thành một đường giao thông dành cho người dân đi lại, chuyên chở trong thành phố. Dòng sông cũng được tận dụng trong nhiều tour du lịch khám phá thành phố, mang lại nhiều lợi nhuận cho Thái Lan. Khách hàng thật sựlà thượng đế Ở Thái Lan, bạn hầu như chẳng bao giờ thấy những người bán hàng cau có. Dù bạn có mua đồ, mặc cả, người dân Thái Lan vẫn nở nụ cười và nói những câu thật ngọt ngào, nhẹ nhàng. Đặc biệt, ở những khu chợ như Chatukchak, bạn thoải mái nói ra yêu cầu mua hàng của mình, dù là kỳ quặc nhất, những người bán hàng chẳng bao giờ phàn nàn mà chỉ tìm cách thực hiện theo yêu cầu. Chẳng sai khi mệnh danh Thái Lan là đất nước của những nụ cười. Pháttriển ẩm thực đường phố Không chỉ nhà hàng, quán ăn cao cấp mới mang lại nguồn lợi nhuận. Ở Bangkok, văn hóa ẩm thực đường phố đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đồ ăn tươi đủ loại được bán trên khắp các đường phố, thu hút đông đảo tâm hồn ẩm thực tới Thái Lan. 25
  • 30. Yêu cầu sựtôn trọng Người làm dịch vụ ở Thái Lan coi khách hàng là thượng đế, nhưng họ cũng đòi hỏi ở du khách sự tôn trọng đối với hoàng gia của họ. Đừng bao giờ nói xấu vua Thái Lan hay các thành viên trong gia đình hoàng tộc bởi hành động này được coi là vô cùng khiếm nhã. Với việc yêu cầu sự tôn trọng này, du khách cũng thận trọng và có ý thức giữ gìn hơn khi bước vào các công trình hoàng gia. Quảng báhình ảnh đất nướcthông quanhiều kênh quốctế Ngành du lịch luôn chú trọng đến việc quảng bá những đểm đến hấp dẫn du khách thông qua các kênh, đài truyền hình quốc gia mỗi nước định kỳ, thường xuyên và liên tục, có những chiến dịch quảng cáo rầm rộ gây sự chú ý của quốc tế: giảm giá vé máy bay, khách sạn, nhà hàng tới 40%, triển lãm du lịch quốc tế với những gian hàng ưu đãi giá… Luôn biết cách tạo ra những sản phẩm du lịch mới Thái Lan luôn biết cách tạo ra những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, qui mô lớn... nhằm lôi kéo khách đến nhiều lần, đó cũng là kênh quảng bá hiệu quả dành cho những du khách muốn khám phá những nét độc đáo du lịch của Thái Lan. Tạo môi trường du lịch thân thiện Đội ngũ nhân viên ngành du lịch Thái Lan hết sức thân thiện, luôn nở nụ cười ở bất cứ đâu, luôn hòa nhã, ân cần và hiếu khách… Không có những tệ nạn làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của đất nước. 1.3.3. Kinhnghiệm nâng caonăng lực cạnhtranh của Trung Quốc Những thành công mà Trung Quốc đạt được trong du lịch là nhờ định hướng mang tính chiến lược. Đó là sự nâng cao chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế, thủ tục hành chính gọn nhẹ, giao thông thuận lợi, giá cả hợp lý, sản phẩm du lịch theo chuyên đề rất đa dạng. Đặc biệt, Chính phủ Trung 26
  • 31. Quốc đã chú trọng đến việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển du lịch bền vững, thông qua các hoạt động cụ thể như xây dựng các quy hoạch tổng thể về du lịch; quản lý phát triển du lịch bền vững bao gồm công tác chỉ đạo, điều phối và kiểm soát, nhằm gắn kết các nguồn lực dành cho xây dựng và thực hiện các chính sách du lịch quốc gia. Thúc đẩy và tạo điều kiện thu hút nhiều sự tham gia của khu vực tư nhân và sự hợp tác giữa khu vực nhà nước với các thành phần kinh tế khác. Du lịch xanh là chủ đề chính của du lịch Trung Quốc, được ra đời từ năm 1999, từ đó, Chính phủ đã không ngừng quan tâm bảo vệ môi trường. Họ đã tổ chức các hội thảo về phát triển du lịch bền vững, về quản lý và phát triển du lịch sinh thái của từng địa phương; xây dựng và truyền bá những thuận lợi của tiện nghi du lịch. Kết quả của những hội thảo ấy là hướng Trung Quốc đi vào việc phát triển du lịch sinh thái và xem đây là một trong những cách tác động trực tiếp và tích cực đến việc phát triển bền vững. Vào thời điểm năm 2000, Trung Quốc đã bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ 10. Chính phủ Trung Quốc đã tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững, sử dụng công nghệ tạo ra những sản phẩm sạch và xanh, thu hồi chất phế thải, đồng thời Chính phủ đã xây dựng và quản lý sâu rộng hệ thống xanh của đất nước. Họ cố gắng hướng du lịch trở thành một bộ phận không thể thiếu và có mối quan hệ bền chặt với môi trường. Ví dụ điển hình về núi Nga My đã được đầu tư xây dựng tuyến cáp treo rất quy mô để đưa du khách chiêm ngưỡng cao nguyên Thanh Tạng từ trên cao. Hoặc du khách cũng có thể thưởng ngoạn vẻ đẹp của núi rừng khi đi ô tô trên những con đường đã được rải nhựa rất đẹp uốn lượn quanh núi. Động thực vật nơi đây được bảo tồn nghiêm ngặt khiến cho chủng loài và số lượng rất phong phú. Ngay trên đỉnh núi tưởng chừng heo hút là nhà hàng, khách sạn và khu vui chơi giải trí rất hấp dẫn. Các cửa hàng bán hàng lưu niệm được 27
  • 32. làm bởi người dân tộc bản địa bày bán rất nhiều mặt hàng bắt mắt, đặc sắc. Chùa trên núi cũng là điểm thu hút khách tham quan. 1.3.4. Những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngànhdu lịchtỉnh Tiền Giang Trên cơ sở học tập kinh nghiệm của Singapore, Thái Lan và Trung Quốc, có thể rút ra được những bài học cho du lịch tỉnh Tiền Giang như sau: Thứ nhất, ngành du lịch Tỉnh muốn phát triển phải có chiến lược phát triển rõ ràng trong ngắn hạn và trong dài hạn. Ngành du lịch Tỉnh cần có sự quan tâm và đầu tư đúng mức, để du lịch luôn giữ vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn. Thứ hai, du lịch Tỉnh cần học tập kinh nghiệm trong việc xây dựng cho mình một thương hiệu riêng. Ngành du lịch Tỉnh chưa có hình ảnh thương hiệu rõ ràng. Đó cũng chínhlà một trong những nguyên nhân làm cho năng lực cạnh tranh trong ngành du lịch Tỉnh còn thua kém so vớicác điểm đến khác. Thứ ba, du lịch Tỉnh cần nghiên cứu tìm ra lĩnh vực dịch vụ du lịch độc đáo mang sắc thái riêng. Đặc biệt là những loại hình du lịch khai thác được sở thích của du khách nước ngoài, đây là thị trường khách chiếm tỷ lệ rất cao tại Tỉnh. Thứ tư, cần phải học tập chiến dịch quảng bá mua sắm, nhằm tạo cho du khách sự hứng thú, đồng thời cũng kích thích du khách tiêu tiền nhiều hơn. Với lợi thế về các mặt hàng truyền thống và giá cả phù hợp để thu hút khách du lịch quốc tế. Thứ năm, ngành du lịch Tỉnh cần khuyến khích sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế tư nhân, nhằm huy động vốn đầu tư, hoàn thiện các dịch vụ quan trọng phục vụ nhu cầu cao và đa dạng của du khách. 28
  • 33. Tiểu kết chương 1 Có nhiều nhận định về năng lực cạnh tranh điểm đến. Trong phạm vi luận văn này, tác giả đề cập đến năng lực cạnh tranh điểm đến là sự biểu hiện thực lực của điểm đến trong việc th a mãn tốt nhấtnhu cầu đa dạngcủa khách du lịch thông qua việc phát huy và tận dụng những ưu điểm nổi bật nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm thu hút du khách để phát triển vững mạnh ở hiện tại và tương lai. Năng lực cạnh tranh điểm đến được đánh giá dựa trên nhiều kỹ thuật, mỗi kỹ thuật đều có những ưu điểm riêng.Tuynhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn nên tácgiả đã lựa chọn ba kỹthuật đánh giá là đánh giá theo phương diện phía cung, đánh giá theo phương diện phía cầu và đánh giá theo mô hình SWOT dựa trên khả năng của tác giả và sự phù hợp với tình hình thực tế của điểm đến nghiên cứu. 29
  • 34. Chƣơng 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG 2.1. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch tỉnh TiềnGiang 2.1.1. Điểm hấp dẫn du lịch Với vị trí thuận lợi nằm bên biển Đông với 32km bờ biển và nằm trải dài trên dòng sông Tiền đã tạo nên những ưu thế và thuận lợi cho hoạt động du lịch. Điển hình là việc hình thành nên những tiểu vùng sinh thái đặc trưng: Khu vực Đồng Tháp Mười với khu rừng tràm nhiều sinh vật cư trú và sinh sống như chim, cò, còng cọc, các loại cá đồng,... vừa là nhân tố cân bằng sinh thái, vừa là nguồn tiềm năng du lịch sinh thái; khu vực ven biển Gò Công sình lầy ngập mặn với nhiều loại thủy, hải sản phong phú được tạo nên bởi sự tiếp giáp thủy lưu giữa hai dòng nước chủ yếu là mặn, ngọt đan xem với một môi trường sinh thái ít bị ảnh hưởng bởi những tác động của con người; khu vực ven rạch Gò Công, sông Trà và khu vực đất cao phân bố dọc sông Tiền đất đai màu mỡ, cây trái bốn mùa với nhiều loại nổi tiếng như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Vĩnh Kim, bưởi long Cổ Cò, thanh long Chợ Gạo, sơ-ri Gò Công,... Tất cả những giá trị hấp dẫn đó đã tạo cho tỉnh Tiền Giang trở thành sự lựa chọn của du khách khi muốn trải nghiệm tour du lịch về với thiên nhiên sông nước, miệt vườn. Ðến đây, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên và cuộc sống cộng đồng dân cư địa phương trong một không gian thoáng mát, đầy cây xanh, tham gia các thú vui dân gian như câu cá, chèo thuyền, tắm sông, thưởng thức những món đặc sản sông nước, miệt vườn, ngắm nhìn phong cảnh sông Tiền và đắm mình trong bản ca nhạc tài tử mang đậm phong cách Nam Bộ. Bên cạnh đó, khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan tỉnh Tiền Giang không chỉ được ngắm cảnh đẹp mà còn được trở về với một vùng đất giàu truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng gắn liền tên tuổi các anh 30
  • 35. hùng dân tộc, anh hùng cách mạng với các chiến tích lẫy lừng vì sự nghiệp bảo vệ đất nước như: Trương Định, Thủ Khoa Huân, Lê Thị Hồng Gấm,... trên quê hương tỉnh Tiền Giang còn có địa danh Gò Thành nằm trong di chỉ khảo cổ Óc Eo. Cảnh quan phong phú và kiến trúc độc đáo với những lăng mộ, đền chùa, đình miếu vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn hoá như: lăng Trương Định, lăng Hoàng Gia, đền thờ Thủ Khoa Huân, chùa Vĩnh Tràng, đình Long Hưng,... Ngoài các yếu tố về tự nhiên, về lịch sử hấp dẫn kể trên, du khách sẽ còn được hòa mình vào những giá trị văn hóa của lễ hội khi đến với du lịch tỉnh Tiền Giang. Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt về tinh thần, vật chất, tín ngưỡng dân gian và là những sinh hoạt văn hóa có qui mô lớn của cộng đồng. Tất cả lễ hội đều ẩn chứa lòng tôn kính các bậc hiền tài, có công với dân với nước, cầu cho mưa thuận gió hòa dân chúng ấm no hạnh phúc. Với ý nghĩa này, ngoài việc làm tốt công tác bảo vệ, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, tỉnh Tiền Giang đã tổ chức tốt các lễ hội hàng năm như: lễ hội Kỳ Yên đình Vĩnh Bình, lễ hội Nghinh Ông, lễ hội chiến thắng Ấp Bắc (2/1 dương lịch hàng năm), lễ hội Nam Kỳ khởi nghĩa (23/1 dương lịch hàng năm), lễ giỗ anh hùng dân tộc Trương Ðịnh, lễ giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Hữu Huân (lễ hội được tổ chức vào rằm tháng tư âm lịch) và lễ giỗ Tứ Kiệt (lễ diễn ra ngày 25 tháng chạp âm lịch). Một yếu tố nữa cũng hấp dẫn du khách không kém là giá trị của các làng nghề. Du khách sẽ được tham quan các giá trị nghệ thuật trong từng sản phẩm và nét văn hóa truyền thống lâu đời của ba dân tộc Kinh, Hoa và Khmer vẫn còn được lưu giữ với thời gian như: tủ thờ Gò Công, mắm tôm chà Gò Công, nón bàng buông Châu Thành, chiếu cói Long Định, bánh phồng Cái Bè,…Vì vậy các làng nghề luôn là điểm hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách quốc tế, họ muốn hiểu sâu sắc hơn về nét văn hóa của Việt Nam và làng nghề là một minh chứng tiêu biểu. 31
  • 36. Du lịch là một ngành kinh tế công nghiệp không khói, mang lại nguồn lợi to lớn trên nhiều phương diện đối với nước ta nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng, nhất là trong giai đoạn “mở cửa”, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Từ vị trí và điều kiện thuận lợi của mình, tỉnh Tiền Giang đã tranh thủ và đầu tư khai thác hợp lý các tiềm năng du lịch của Tỉnh thông qua những sản phẩm du lịch chuyên đề: du lịch tham quan các danh lam, sinh thái, di tích lịch sử - văn hóa, miệt vườn, du lịch làng quê, sinh hoạt văn hóa truyền thống, hội nghị, hội thảo chuyên đề và thâm nhập, tìm hiểu các sinh hoạt hàng ngày của người dân tỉnh Tiền Giang,… Mặt khác, các hoạt động hưởng ứng ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam hàng năm tại tỉnh Tiền Giang cũng đã thu hút đông đảo du khách. Tất cả những hoạt động đầu tư đó đã tạo điều kiện thuận lợi để Tỉnh phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, đáp ứng được những mong muốn phong phú của khách du lịch và phát triển du lịch vững mạnh. 2.1.2. Giaothông đi lại Tỉnh Tiền Giang là cầu nối giữa đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ, có 4 tuyến quốc lộ chính (quốc lộ 1A, 30, 50 và 60) chạy ngang qua tạo cho tỉnh Tiền Giang vị thế của một cửa ngõ đường bộ của các tỉnh miền Tây về thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngoài ra, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương hoạt động tốt, đảm bảo giao thông thuận tiện, đáp ứng nhu cầu vận chuyển, đặc biệt là hoạt động du lịch trong việc rút ngắn thời gian của du khách khi đến tham quan tại tỉnh Tiền Giang. Bên cạnh đó, giao thông nội tỉnh cũng được quân tâm, đầu tư hiệu quả: có 4 tuyến quốc lộ đi qua với chiều dài 137km. Các tuyến đường tỉnh lộ gồm 28 tuyến với tổng chiều dài 388km; đường huyện, liên xã dài 823km và 158 tuyến đường nội thị với chiều dài 90km. Nhìn chung, các tuyến đến trung tâm các huyện đều đã được nâng cấp rải nhựa và duy trì bảo dưỡng nên chất 32
  • 37. lượng đường khá tốt, giao thông đi lại thuận tiện giúp du khách có thể dễ dàng di chuyển đến nhiều điểm du lịch hấp dẫn ở các địa phương như khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười là một điểm du lịch thuộc huyện Tân Phước, một huyện vùng sâu của Tỉnh nhưng nhờ hệ thống giao thông được chú trọng nên khách du lịch có thể đến tham quan một cách thuận lợi. Ngoài hệ thống đường bộ, tỉnh Tiền Giang còn có hệ thống đường sông gồm: sông Tiền, sông Vàm Cỏ Tây, sông Soài Rạp, kênh Chợ Gạo,... nối liền các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền và Campuchia. Mật độ giao thông thủy trên địa bàn Tỉnh khá cao, góp phần hỗ trợ đắc lực cho giao thông bộ và các vùng sâu, vùng xa. Mặt khác, cảng Mỹ Tho và hàng trăm km kênh rạch đã giúp cho việc lưu thông được hiệu quả hơn, phục vụ tốt mong muốn được trải nghiệm và khám phá tham quan loại hình du lịch sinh thái trên sông nước của du khách, thu hút ngày càng tăng du khách trong và ngoài nước đến với tỉnh Tiền Giang. 2.1.3. Nơi ăn nghỉ Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng đáng kể của khách du lịch, hệ thống các cơ sở lưu trú và nhà hàng ở tỉnh Tiền Giang phát triển với tốc độ nhanh. Đến nay, toàn Tỉnh đã có hơn 200 cơ sở lưu trú du lịch bao gồm các khách sạn 2 sao, khách sạn 1 sao, các nhà nghỉ du lịch và nhà ở có phòng cho du khách thuê (homestay). Mặc dù một số khách sạn có nâng cấp và xây mới, nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt các tiêu chuẩn. Toàn Tỉnh hiện nay chỉ có khách sạn Chương Dương, khách sạn SôngTiền, khách sạn Rạng Đông, kháchsạn Minh Quân, nhà khách tỉnhTiền Giang đáp ứng tốtnhu cầu cho kháchquốc tếhạng sang. Vì vậy, trong định hướng phát triển, tỉnh Tiền Giang cần mời gọi đầu tư, xây dựng các khách sạn cao cấp đạt chuẩn từ 3 - 5 sao để thu hút khách lưu trú lâu dài. 33
  • 38. Về hiệu suất khai thác của các khách sạn còn thấp. Công suất phòng cho thuê bình quân 55%. Do công suất sử dụng phòng thấp, chi phí cao nên hiệu quả kinh doanh khách sạn rất hạn chế. Đa số khách sạn không tổ chức phục vụ ăn uống tại chỗ cho khách lưu trú, đây cũng là điều bất tiện cho khách và kém hiệu quả kinh tế. Vì vậy, các nhà hàng ở tỉnh Tiền Giang được xây dựng nhiều để phục vụ nhu cầu đa dạng cho khách du lịch. Các nhà hàng có khả năng phục vụ khách du lịch quốc tế tốt bao gồm: Trung Lương, Sông Tiền, Thới Sơn, Chương Dương, Bách Tùng Viên, Ngọc Gia Trang, Thành Minh, Làng Việt, Phương Nam,Trạm dừng chân tỉnh Tiền Giang,… Hiện nay các nhà hàng đang cải tiến nhiều với những món ăn Việt Nam, đặc sản truyền thống dân gian Nam Bộ và Mỹ Tho nhằm giúp du khách được thưởng thức nét văn hóa ẩm thực và thỏa mãn nhu cầu khám phá của mình. 2.1.4. Cáctiện nghi, dịchvụ hỗ trợ, dịch vụ bổ sung Với chủ trương của Tỉnh là đưa ngành du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, thời gian qua Tỉnh đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch cũng như khai thác hết tiềm năng du lịch: + Bưu điện: Mạng lưới bưu chính, viễn thông tỉnh Tiền Giang có 207 điểm phục vụ bưu điện (49 bưu cục, 93 bưu điện văn hóa xã, 65 đại lý bưu điện), bán kính phục vụ bình quân đạt 1,954km/điểm; số dân phục vụ bình quân đạt 85,207 người/điểm; mật độ thuê bao điện thoại bình quân đạt 11,84 thuê bao/100 dân; mật độ thuê bao internet bình quân đạt 0,64 thuê bao/100 dân. + Ngân hàng: Các ngân hàng được thành lập nhiều và đang hoạt động hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang như: ngân hàng Công thương (Vietinbank), ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), ngân 34
  • 39. hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), ngân hàng Đông Á (DongAbank),… Ngoài một số tiện ích và dịch vụ cơ bản của ngân hàng về huy động vốn cũng như cho vay đầu tư thì các ngân hàng còn có các dịch vụ bảo lãnh, thanh toán và tài trợ thương mại,… Chính sự phát triển không ngừng của ngân hàng một mặt tạo tính thanh khoản cao cho đồng tiền, một mặt khách có thể an tâm và thoải mái khi đi du lịch. + Bảo hiểm: Một số công ty bảo hiểm đang hoạt động tại tỉnh Tiền Giang như bảo hiểm Manulife, bảo hiểm AIA, chi nhánh công ty cổ phần bảo hiểm AAA, chi nhánh công ty bảo hiểm PJICO, công ty Bảo Minh,... Trong chương trình du lịch, việc các công ty kinh doanh du lịch mua bảo hiểm cho chuyến đi là yêu cầu cần thiết đối với khách du lịch, để bảo đảm các quyền lợi cho du khách khi gặp trường hợp bất khả kháng. + Bệnh viện: Toàn Tỉnh có 12 bệnh viện gồm 1 bệnh viện đa khoa trung tâm, 2 bệnh viện đa khoa khu vực, 5 bệnh viện chuyên khoa, 9 trung tâm chuyên khoa và 9 trung tâm y tế huyện. Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang có 650 giường bệnh và có hơn 600 cán bộ công nhân viên với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại và các y, bác sỹ giỏi thực hiện chức năng khám chữa bệnh cho nhân dân. Ba bệnh viện khu vực (Cái Bè, Cai Lậy, Gò Công) thực hiện chức năng khám chữa bệnh cho nhân dân tại khu vực phía Tây và Đông của Tỉnh. Chín trung tâm y tế tham mưu cho sở y tế thực hiện chức năng khám chữa bệnh và phòng bệnh. Ngoài ra, còn có 169 trạm y tế xã, phường, thị trấn trong Tỉnh. Với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên không chỉ phục vụ cho người dân trong Tỉnh mà còn góp phần phục vụ ngày càng tốt những nhu cầu từ việc tiếp cận điểm đến tới những nhu cầu thiết yếu của du khách. Cơ sở vật chất kỹ thuật được Tỉnh đầu tư trọng tâm vào các khu du lịch nhằm phục vụ tốt nhu cầu của du khách. Các điểm tham quan du lịch hiện nay 35
  • 40. tập trung chủ yếu ở 4 khu du lịch: khu du lịch cù lao Thới Sơn với 4 điểm tham quan là Thới Sơn 1, 3, 4 và 5; khu du lịch biển Tân Thành; khu du lịch Cái Bè và khu dịch sinh thái Đồng Tháp Mười. Từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về du lịch và ngân sách, Tỉnh đã đầu tư xây dựng hạ tầng đến các khu, điểm du lịch như xây đường giao thông, cầu tàu, bãi đỗ xe, bờ kè chắn sóng phục vụ du lịch ở khu du lịch biển Tân Thành, khu du lịch cù lao Thới Sơn và khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười. Với tổng kinh phí đầu tư là 36,50 tỷ đồng đã góp phần phát triển và thu hút khách du lịch đến tỉnh Tiền Giang ngày càng đông. Do đặc thù phát triển du lịch sông nước, miệt vườn nên các doanh nghiệp chủ yếu phát triển các phương tiện vận chuyển đường thủy như đò du lịch lớn, ca-nô và đò chèo đủ sức phục vụ số lượng lớn du khách mỗi ngày. Các phương tiện đường bộ do các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ và trực tiếp hợp đồng với du khách đi du lịch ngoài Tỉnh. Nhìn chung chất lượng đảm bảo theo quy định của ngành giao thông và tạo cảm giác thích thú cho nhiều du khách khi di chuyển. Để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh khách du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch đã thiết kế các tuyến điểm tham quan du lịch mới, nâng chất lượng sản phẩm phục vụ du lịch như: + Liên kết nối tuyến các điểm tham quan du lịch sinh thái ở Tân Thạch, An Khánh, cù lao Phụng và cù lao Quy thuộc tỉnh Bến Tre. Khu du lịch Cái Bè đã nối tuyến chợ nổi, làng nghề truyền thống, nhà cổ tại Cái Bè với các điểm tham quan du lịch ở cù lao Bình Hòa Phước và khu du lịch Trường An thuộc tỉnh Vĩnh Long. + Ngoài các tuyến đã khai thác ở cù lao Thới Sơn, Cái Bè, biển Tân Thành,… các đơn vị này đã thiết kế chương trình đưa du khách đến tham quan vườn cây ăn trái ở Vĩnh Kim, Ngũ Hiệp, Tân Phong, chương trình tham 36
  • 41. gia tát mương bắt cá ở cù lao Thới Sơn và chương trình về quê ăn tết cổ truyền ở xã Tân Mỹ Chánh,… Nhìn chung hoạt động lữ hành trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có nhiều sôi động, việc nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng của hướng dẫn viên du lịch đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và phục vụ tốt hơn cho khách du lịch. Bên cạnh các tiện nghi, dịch vụ trên, các dịch vụ thể thao và vui chơi giải trí cũng được khai thác đưa vào phục vụ khách du lịch bao gồm bể bơi, sân tenis, trung tâm thể thao, sân golf, massage, câu lạc bộ ban đêm, vũ trường, nhà hát,… Các dịch vụ này góp phần tạo nên sự hấp dẫn, thu hút du khách và kéo dài thời gian lưu trú, khuyến khích sự chi tiêu của du khách. Tuy nhiên, thời gian qua việc phát triển các tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí cũng như các hoạt động tiêu khiển khác ở tỉnh Tiền Giang cònrất hạn chế, hầu như mới chỉ dừng lại ở các hoạt động karaoke, massage, bơi lội và đánh tenis. Các tiện nghi nói trên chất lượng chưa cao và còn thiếu, chưa có một khu vui chơi giải trí, một trung tâm dịch vụ - thương mại xứng tầm. Ngoài ra, một số sự kiện được tổ chức thường niên như festival trái cây, ngày hội Văn hóa các dân tộc, các hội chợ triển lãm,… đã tạo được sức hút đáng kể cho du khách. 2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang 2.2.1. Đặcđiểm điểm đến Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90km về hướng Bắc. Chính yếu tố về mặt vị trí đã giúp tỉnh Tiền Giang trở thành điểm đến đầu tiên của du khách khi muốn trải nghiệm cuộc sống của vùng sông nước, miệt vườn, 37
  • 42. trong khi hầu hết các tỉnh còn lại của khu vực đồng bằng sông Cửu Long đều có sản phẩm tương đồng. Bên cạnh đó, tỉnh Tiền Giang còn là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, văn hóa đã hình thành nên các di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng được bảo tồn, giữ gìn đến ngày nay. Hầu hết các di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Tiền Giang là nơi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh, tôn vinh các giá trị văn hóa, là nguồn tư liệu phong phú trong việc nghiên cứu văn hóa vùng và văn hóa dân tộc. Vì vậy, di tích lịch sử - văn hóa là một trong những đối tượng thu hút khách du lịch đến tìm hiểu, khám phá nền văn hóa đặc trưng của con người và quê hương tỉnh Tiền Giang mỗi khi đến với vùng đất truyền thống này. 2.2.2. Đặcđiểm của du khách Phần lớn du khách đến với tỉnh Tiền Giang thuộc nhóm những người trưởng thành và là lực lượng lao động chính. Khách du lịch đến tỉnh Tiền Giang chủ yếu là khách quốc tế và đi theo chương trình tour từ các công ty ở thành phố Hồ Chí Minh, họ thường có nhu cầu tham quan cảnh quan sông nước, miệt vườn ở cù lao Thới Sơn, chợ nổi và các làng nghề truyền thống ở Cái Bè,…Thời gian đến của khách du lịch quốc tế tương đối ngắn, thường chỉ trong một ngày và khả năng quay lại lần thứ hai chỉ chiếm một tỉ lệ thấp. Xu hướng khách du lịch nội địa hiện nay là thường quan tâm đến các sự kiện lễ hội và tìm hiểu về sự đa dạng của cảnh quan, môi trường thiên nhiên. Do đó, ngành du lịch tỉnh Tiền Giang đã tập trung mọi nguồn lực cho phát triển hoạt động lữ hành, nghiên cứu các thế mạnh đặc thù, khai thác các địa danh, di tích văn hóa - lịch sử, mạnh dạn mở thêm các tour tham quan mới, liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh doanh du lịch trong và ngoài Tỉnh nhằm tạo nguồn khách. Đáng chú ý là việc kết hợp với các doanh nghiệp du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh nhằm tăng nguồn khách, là nguyên nhân đưa 38
  • 43. lại sự tăng trưởng mạnh của thị trường khách du lịch nội địa, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001 - 2010 đạt 11%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là sản phẩm du lịch từng bước được cải tiến, đa dạng hóa nhằm tạo nhiều nét mới. 2.2.3. Hànhvi của các công ty lữ hành Hiện nay, các doanh nghiệp lữ hành ở tỉnh Tiền Giang đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chưa đẩy mạnh kinh doanh lữ hành quốc tế trực tiếp, dẫn đến việc quảng bá và tổ chức đón nhận trực tiếp du khách quốc tế với tour trọn gói là hầu như không có. Vì vậy, việc thể hiện uy tín kinh doanh và sự chuyên nghiệp của con người Tiền Giang trong hoạt động kinh doanh du lịch gặp hạn chế lớn trong cách nhìn nhận và sự trung thành của khách du lịch quốc tế về điểm đến du lịch của Tỉnh. Từ thực tế trên, các hãng lữ hành lớn tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ở miền Đông Nam Bộ là những đối tác quan trọng của du lịch Tỉnh. Việc liên kết nhằm phát triển những chương trình tour du lịch khám phá cuộc sống của con người miền Tây, điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang là lựa chọn hàng đầu của các hãng lữ hành trên. Tuy nhiên, do chính sách phát triển du lịch của Tỉnh chưa hoàn thiện về chất lượng lẫn số lượng, nạn cò mồi, lôi kéo khách vẫn còndiễn ra,… Vì vậy, một số hãng lữ hành là đối tác quen thuộc với Tỉnh đã dần đưa du khách đến một số tỉnh có sản phẩm tương tự như Vĩnh Long hay Cần Thơ để mang lại cho du khách sự trải nghiệm mới mẻ, đã làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động của ngành du lịch tỉnh Tiền Giang. 2.2.4. Cácnhân tố bên ngoài Nền kinh tế phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Do đó, hiện có nhiều điểm đến mới ra đời với khả năng đầu tư lớn đã làm giảm bớt lượng khách đến tham quan tỉnh Tiền Giang. Khách quốc tế thường đòi hỏi cao về chất lượng và tính đa dạng sản phẩm nên họ sẽ 39
  • 44. chuyển hướng sang các tỉnh có dịch vụ phong phú để thỏa mãn nhu cầu đó, Cần Thơ là điểm đến họ sẽ thay thế nhiều nhất cho chương trình khám phá này. Bên cạnh đó, những tour du lịch xa hơn về với An Giang, Kiên Giang đã được du khách lựa chọn nhiều hơn trong thời gian gần đây. Vì vậy, năng lực cạnh tranh của du lịch tỉnh Tiền Giang bị ảnh hưởng mạnh mẽ và ngày càng gay gắt hơn trong xu thế phát triển toàn diện của nền kinh tế hội nhập. 2.3. Khảo sátnăng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang 2.3.1. Khảosát theo phương diện phía cung Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu với đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; giám đốc và người điều hành các công ty lữ hành, giảng viên dạy du lịch; cán bộ quản lý tại các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn tại tỉnh Tiền Giang. Kết quả đánh giá như sau: 2.3.1.1. Khảosát nguồn lựcthừa hưởng Kết quả nghiên cứu, khảo sát nguồn lực thừa hưởng về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang được minh họa trong hình 2.1. Hình 2.1. Khảo sát nguồn lực thừa hưởng của du lịchtỉnh Tiền Giang 4 , 0 0 3 , 5 0 3 , 0 0 2 , 5 0 2 , 0 0 1 , 5 0 1 , 0 0 0 , 5 0 0 , 0 0 Nguồn:[Kết quả nghiên cứu của tác giả] 40
  • 45. Kết quả cho thấy cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn có điểm số cao nhất (3,68 điểm), tiếp theo là yếu tố động thực vật phong phú (3,48 điểm) và nghệ thuật truyền thống (3,37 điểm): - Cảnh quan thiên nhiên được các chuyên gia đánh giá cao trong việc tạo ra sức thu hút khách du lịch đến với tỉnh Tiền Giang, cảnh quan thiên nhiên của tỉnh Tiền Giang mang dáng vẻ nhẹ nhàng, thanh thoát, êm ả của vùng sông nước, miệt vườn với những vườn trái cây trĩu quả hấp dẫn nhiều du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Từ định hướng du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn, ngành du lịch tỉnh Tiền Giang đã đầu tư triển khai nhiều tuyến du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho du khách lựa chọn tour du lịch phù hợp với sở thích và mong muốn của du khách. - Yếu tố động thực vật phong phú chiếm vị trí thứ 2. Về miền Tây Nam Bộ, nhắc đến rừng tràm là người ta liên tưởng ngay đến rừng U Minh. Rừng tràm tồn tại và phát triển nhiều nhất ở hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang với các địa danh nổi tiếng là U Minh Hạ và U Minh Thượng. Tại tỉnh Tiền Giang cũng có diện tích rừng tràm thuộc vào loại lớn của khu vực và nổi danh với khu sinh thái Đồng Tháp Mười vừa mới được hình thành. Ngoài cây cối phong phú, khu bảo tồn sinh thái còn có nhà nuôi muông thú, có hơn 80% đàn cò thiên nhiên về sinh sống và một số loài khác như vạc, còng cọc, diệc, trích, cũng đã về đây sinh sống. Với những giá trị lưu giữ trên, khu bảo tồn đã trở thành một nơi nghiên cứu khoa học và hấp dẫn du khách với loại hình du lịch sinh thái. Bên cạnh các loài động thực vật phục vụ cho nghiên cứu và bảo tồn, khi đến với tỉnh Tiền Giang du khách cònđược thưởng thức rất nhiều loại trái cây của vùng quê miệt vườn, các loại cá tôm được thiên nhiên đã ưu đãi cho con người và mảnh đất nơi đây, góp phần vào việc chế biến các món ăn ngon phục vụ du khách. Tóm lại, nguồn tài nguyên động thực vật ở tỉnh Tiền Giang 41
  • 46. có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống con người, góp phần cân bằng hệ sinh thái, tăng độ che phủ của rừng, đảm bảo an ninh môi trường và sự phát triển bền vững của khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng như cả nước, đặc biệt có giá trị đáng kể đối với hoạt động du lịch. - Nghệ thuật truyền thống là yếu tố thứ 3. Tỉnh Tiền Giang là cái nôi của nhạc tài tử. Sau giai đoạn sáng tạo và cải tiến từ nền âm nhạc vùng sông Hương - núi Ngự, đờn ca tài tử ngày càng lan rộng trên khắp vùng nông thôn và thành thị ở Nam Bộ nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng. Số người biết đờn, biết ca ngày càng đông, nhất là ở thôn quê với hình thức tao nhã, tri âm tri kỷ. Phong trào đờn ca tài tử đã nhanh chóng phát triển trên đất Tiền Giang với sức sống mãnh liệt. Và ngày nay, trải qua bao thăng trầm dâu bể, đờn ca tài tử vẫn đường hoàng tồn tại, đặc biệt hơn là đờn ca tài tử từ khi bước vào lĩnh vực du lịch đã được du khách thích thú và yêu mến đón nhận. Loại hình này thực sự không thể thiếu trong một tour du lịch khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và ở tỉnh Tiền Giang nói riêng. Hiện nay, đờn ca tài tử phục vụ khách du lịch hoạt động rất phổ biến ở Cái Bè và cù lao Thới Sơn. - Khu bảo tồn thiên nhiên có số điểm thấp nhất (2,71 điểm). Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười được thành lập vào tháng 3 năm 2000 thuộc địa bàn xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước. Khu bảo tồn có diện tích 106,8ha, trong đó có 36ha tràm là khu trung tâm, nơi dẫn dụ chim mồi. Vùng đệm xung quanh khu bảo tồn được xác định có diện tích 1.800ha, trong đó có 950ha thuộc chủ quyền của dân, 850ha thuộc chủ quyền của trại giam Phước Hòa. Phần lớn diện tích vùng đệm của khu bảo tồn là rừng tràm, diện tích vùng đệm thuộc chủ quyền của dân được nhà nước đầu tư trồng tràm rồi giao lại cho dân canh tác. Khu bảo tồn được tái tạo như một khu rừng nguyên sinh. Việc thành lập khu bảo tồn là nhằm bảo vệ hệ sinh thái trong vùng và được xem là một trong 42
  • 47. những nơi có diện tích rừng lớn và đẹp nhất vùng Đồng Tháp Mười. Ngay những ngày đầu khi mới thành lập, các anh em cán bộ khu bảo tồn đã bắt tay vào dẫn dụ các loài động vật hoang dã như chim, cò, vạc,... về sinh sống. Từ con số không, đến nay đàn động vật hoang dã của khu bảo tồn ước khoảng hơn 10 ngàn con, gồm 27 loài động vật, trong đó có 5 loài quý hiếm là giang sen, cò ngàn, điên điển, diệc xám và diệc lửa. Tuy nhiên, trong những năm qua rừng tràm trong vùng đệm bị tàn phá để chuyển đổi giống cây trồng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu bảo tồn. Nếu không có kế hoạch bảo vệ rừng tràm vùng đệm thì các loài động vật trong khu bảo tồn sẽ di chuyển đến nơi khác và gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là trong việc phát huy lợi thế du lịch sinh thái tại nơi đây. 2.3.1.2. Khảosát nguồn lựcsáng tạo Kết quả nghiên cứu, khảo sát nguồn lực sáng tạo về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang được minh họa trong hình 2.2. Hình 2.2. Khảo sát nguồn lực sáng tạo của du lịch tỉnh Tiền Giang 15. Các phƣơng tiện thể thao 14. Các phƣơng tiện giải trí 13. Các phƣơng tiện triển lãm/hội nghị 12. Khả năng tiếp cận khu vực thiên… 11. Chất lƣợng/tính đa dạng của dịch … 10. Hoạt động mua sắm đa dạng 9. Hiệu quả vận chuyển du lịch 8. Thông tin, hƣớng dẫn du lịch 7. Chất lƣợng/tính đa dạng của cơ sở… 6. Giải trí về đêm 5. Các hoạt động tại khu vực thiên nhiên 4. Chất lƣợng/tính đa dạng của hoạt… 3. Các hoạt động dƣới nƣớc 2. Công viên chủ đề/giải trí 1. Lễ hội/sự kiện đặc biệt 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 Nguồn:[Kết quả nghiên cứu của tác giả] 43
  • 48. Kết quả cho thấy yếu tố khả năng tiếp cận khu vực thiên nhiên của du khách có điểm số cao nhất (3,51 điểm). Chất lượng/tính đa dạng của dịch vụ thực phẩm chiếm vị trí thứ 2 (3,45 điểm) và tiếp theo là lễ hội/sự kiện đặc biệt (3,42 điểm): - Tỉnh Tiền Giang có vị trí thuận lợi khi nằm trên trục giao thông chính nối liền giữa các tỉnh trong khu vực, đặc biệt chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh 70km nên rất thuận tiện cho du khách đến tham quan. Bên cạnh đó, Tỉnh đã đầu tư và hoàn thiện hệ thống giao thông đến các khu, điểm du lịch đã tạo nên những ưu thế lớn cho hoạt động du lịch, đáp ứng tốt nhu cầu của du khách. - Chất lượng/tính đa dạng của dịch vụ thực phẩm chiếm vị trí thứ 2. Tỉnh Tiền Giang được xem như cửa ngõ để du khách khám phá vùng đồng bằng sông nước miền Tây Nam Bộ. Mảnh đất Tiền Giang không chỉ tiếp đón du khách bằng những thắng cảnh nổi tiếng mà còn có nhiều đặc sản làm du khách nhớ mãi như: hủ tiếu Mỹ Tho, bánh bèo, mắm còng, sam biển, chả nướng Chợ Gạo, bún gỏi già, cá bống dừa, lẩu cua đồng, lẩu mắm,… và hương vị ngọt ngào của các loại trái cây bốn mùa, điển hình là thanh long (huyện Chợ Gạo), khóm (huyện Tân Phước), sầu riêng, chôm chôm (huyện Cai Lậy), sơ-ri Gò Công, bưởi lông, xoài cát Hòa Lộc (huyện Cái Bè), mãng cầu Xiêm (huyện Tân phú Đông),... Du khách có thể thưởng thức những món ăn ngon khi đến với những điểm du lịch hoặc những nhà hàng trên địa bàn Tỉnh với chất lượng tốt và sự chào đón nồng nhiệt của con người nơi đây. Vì vậy, đây là một trong những yếu tố quan trọng níu giữ du khách quay lại với tỉnh Tiền Giang và giới thiệu về tỉnh Tiền Giang cho bạn bè, người thân khi muốn thực hiện một tour du lịch về miền Tây. - Các lễ hội và sự kiện đặc biệt của tỉnh Tiền Giang đang được đầu tư và tổ chức hiệu quả. Hàng năm tại tỉnh Tiền Giang diễn ra rất nhiều lễ hội: lễ hội 44
  • 49. Kỳ Yên đình Vĩnh Bình (diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng chạp âm lịch) tại đình Vĩnh Bình thuộc thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây; lễ hội Nghinh Ông (diễn ra từ ngày 9 đến ngày 10 tháng ba âm lịch) tại lăng Ông Nam Hải thuộc ấp Lăng, xã Vàm Láng, huyện Gò Công Ðông; lễ hội chiến thắng Ấp Bắc (diễn ra ngày 2 tháng 1 dương lịch) tại di tích Ấp Bắc xã Tân Phú, huyện Cai Lậy,… Các lễ hội ở tỉnh Tiền Giang chủ yếu thu hút thị trường khách nội địa muốn tìm hiểu về văn hóa và lịch sử con người Tiền Giang. - Các yếu tố có số điểm dưới trung bình lần lượt là: Giải trí về đêm (2,22 điểm), các phương tiện thể thao (2,25 điểm), các phương tiện giải trí (2,31 điểm), công viên chủ đề /giải trí (2,4 điểm), chất lượng/tính đa dạng của hoạt động giải trí (2,42 điểm), chất lượng/tính đa dạng của cơ sở lưu trú (2,45 điểm). Đây đều là những điểm yếu còn tồn tại của du lịch tỉnh Tiền Giang. Hàng năm, du khách trong và ngoài nước đến tỉnh Tiền Giang với số lượng lớn nhưng tỷ lệ lưu lại qua đêm thấp. Những nguyên nhân đó là do thiếu những khách sạn đạt chuẩn, thiếu các khu vui chơi giải trí và chất lượng chưa cao, chủ yếu tập trung tại thành phố Mỹ Tho. Bên cạnh đó, lượng khách quốc tế đến tỉnh Tiền Giang nhiều nhưng đa số là từ các tour do các công ty lữ hành từ thành phố Hồ Chí Minh điều phối, khách ít chi xài, mua sắm, lưu lại khi đến tỉnh Tiền Giang nên tạo ra nguồn thu không bền vững. Đây là hạn chế lớn của du lịch Tỉnh trong nhiều năm qua và ngành đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp hữu hiệu để khắc phục. 2.3.1.3. Nguồnlực và nhân tốhỗtrợ Kết quả nghiên cứu, khảo sát nguồn lực và nhân tố hỗ trợ về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang được minh họa trong hình 2.3. 45