SlideShare a Scribd company logo
1 of 105
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-----

-----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
TÌM HIỂU XU THẾ THÔN TÍNH VÀ SÁP NHẬP (M&A)
TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH Ở CHÂU ÂU TRONG CUỘC
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH HIỆN NAY – BÀI HỌC ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC TÀI
CHÍNH NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................... 1
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................... 3
1. Khái niệm thôn tính và sáp nhập (M&A)............................................... 3
1.1. Định nghĩa M&A ........................................................................... 3
1.2. Một số trường hợp không được coi là thôn tính và sáp nhập (M&A) . 5
2. Phân loại các trường hợp thôn tính và sáp nhập (M&A)......................... 6
2.1. Phân loại theo mối quan hệ giữa các bên tham gia............................ 6
2.2. Phân loại theo tính chất thân thiện và thù địch của thương vụ thôn
tính và sáp nhập (M&A)........................................................................ 7
3. Các bên tham gia một thương vụ thôn tính và sáp nhập (M&A) ............. 8
3.1. Bên mua......................................................................................... 8
3.2. Bên bán.........................................................................................10
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến một thương vụ thôn tính và sáp nhập
(M&A)...................................................................................................11
4.1. Những yếu tố chung ......................................................................11
4.2. Những yếu tố tác động đến quyết định của bên mua........................12
4.3. Những yếu tố tác động đến quyết định của bên bán.........................18
5. Một số đặc điểm của khu vực tài chính ngân hàng ................................21
5.1. Các hoạt động chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng..................21
5.2. Những động cơ thúc đẩy hoạt động thôn tính và sáp nhập trong lĩnh
vực tài chính ngân hàng........................................................................28
CHƢƠNG II: XU HƢỚNG THÔN TÍNH VÀ SÁP NHẬP (M&A)
TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH Ở CHÂU ÂU TRONG CUỘC
KHỦNG HOẢNG HIỆN NAY (2008-2009) ............................................30
1. Khủng hoảng tài chính và ảnh hưởng của nó tới các doanh nghiệp tài
chính ngân hàng tại châu Âu....................................................................30
1.1. Nguyên nhân và diễn biến cuộc khủng hoảng .................................30
1.2. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới các doanh
nghiệp tài chính ngân hàng ở Châu Âu..................................................34
1.3. Dự báo những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tới xu
hướng thôn tính và sáp nhập trên thị trường tài chính ngân hàng châu Âu37
2. Xu hướng thôn tính và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở
Châu Âu trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay ................................38
2.1. Nhận xét chung .............................................................................38
2.2. Xu hướng thôn tính và sáp nhập của các ngân hàng.........................42
2.3. Xu hướng thôn tính và sáp nhập của các công ty bảo hiểm...............52
2.4. Xu hướng thôn tính và sáp nhập của các công ty hoạt động trong lĩnh
vực quản trị tài sản...............................................................................58
2.5. Xu hướng thôn tính và sáp nhập của các công ty hoạt động trong lĩnh
vực chứng khoán..................................................................................61
3. Nhận định về hoạt động thôn tính và sáp nhập (M&A) của các doanh
nghiệp tài chính ngân hàng ở Châu Âu trong cuộc khủng hoảng tài chính
hiện nay..................................................................................................66
CHƢƠNG III: BÀI HỌC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT
ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM69
1. Tình hình hoạt động thị trường thôn tính và sáp nhập (M&A) đối với các
doanh nghiệp tài chính ngân hàng ở Việt Nam trong hai năm 2008 – 2009 69
1.1. Diễn biến các hoạt động thôn tính và sáp nhập (M&A) ở các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt Nam...........70
1.2. Nguyên nhân của những diễn biến hoạt động thôn tính và sáp nhập
của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt
Nam trong hai năm 2008 và 2009. ........................................................80
2. Bài học cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân
hàng ở Việt Nam.....................................................................................92
KẾT LUẬN..............................................................................................95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................97
I. Tài liệu tiếng Việt ................................................................................97
II. Tài liệu nước ngoài.............................................................................98
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ
* Danh mục bảng biểu
Bảng 2.1. 20 thương vụ thôn tính và sáp nhập có giá trị lớn nhất thị trường tài
chính châu Âu 2008-2009 (triệu Euro)....................................................... 39
Bảng 2.2. 15 thương vụ thôn tính và sáp nhập nổi bật trong ngành ngân hàng
thị trường châu Âu năm 2008-2009 (không có sự tham gia của chính phủ) .. 45
Bảng 2.3. 10 thương vụ thôn tính và sáp nhập nổi bật trong ngành bảo hiểm
thị trường châu Âu năm 2008-2009............................................................ 54
* Danh mục biểu đồ
Đồ thị 2.1. Chứng khoán toàn cầu trượt dốc tháng 12/2007 – 10/2008......... 34
Đồ thị 2.2. Giá trị tài sản suy giảm và giá trị vốn gia tăng của các ngân hàng
châu Âu từ quý III/2007 đến quý II/2008 (tỷ đôla)...................................... 35
Đồ thị 2.3. Tổng giá trị các thương vụ thôn tính và sáp nhập thị trường tài
chính châu Âu qua các năm 2003-2009 (tỷ Euro)....................................... 38
Đồ thị 2.4. Giá trị các thương vụ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng châu Âu
năm 2008 và 2009, chia theo khu vực (tỷ Euro).......................................... 41
Đồ thị 2.5. Tổng giá trị các thương vụ trong ngành ngân hàng thị trường châu
Âu qua các năm 2003 – 2009 (tỷ Euro)...................................................... 43
Đồ thị 2.6. Tổng giá trị các thương vụ trong ngành bảo hiểm thị trường châu
Âu qua các năm 2003 – 2009 (tỷ Euro)...................................................... 53
Đồ thị 2.7. Tổng giá trị các thương vụ trong ngành quản trị tài sản thị trường
châu Âu qua các năm 2003 – 2009 (tỷ Euro).............................................. 59
Đồ thị 2.8. Tổng giá trị các thương vụ trong lĩnh vực chứng khoán thị trường
châu Âu qua các năm 2003 – 2009 (tỷ Euro).............................................. 62
Đồ thị 3.1. Phân loại M&A theo tính chất thương vụ năm 2009 (%)............ 71
Đồ thị 3.2. Số thương vụ M&A theo ngành năm 2009(%)........................... 72
Đồ thị 3.3. Tăng trưởng GDP Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2009 (%) .... 81
Đồ thị 3.4. Tỷ lệ lạm phát Việt Nam thời kỳ 2003 – 2009 (%) .................... 83
Đồ thị 3.5. Chỉ số VNIndex thời kỳ 1/2006 – 7/2009.................................. 84
LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động thôn tính và sáp nhập (M&A) là hoạt động không thể thiếu
trong lịch sử hình thành và quá trình phát triển của bất cứ một tập đoàn lớn
nào trên thế giới và là một hoạt động rất quan trọng trong bất cứ một thị
trường nào đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế với những doanh nghiệp
lớn mạnh.
Ngành tài chính ngân hàng với cơ cấu phức tạp, nơi mà các nhà đầu tư
có thể thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ, đồng thời cũng phải đối mặt
với khá nhiều rủi ro mỗi khi có biến động kinh tế vĩ mô, luôn là nơi hoạt động
thôn tính sáp nhập (M&A) diễn ra sôi động. Thị trường tài chính ngân hàng
châu Âu là một trong những thị trường tài chính sôi động trên thế giới. Cuộc
khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Mỹ nhưng đã có ảnh hưởng không nhỏ đến
hoạt động các công ty và tác động đến xu thế thôn tính và sáp nhập ở đây.
Ở Việt Nam, hoạt động thôn tính và sáp nhập (M&A) mới được quan
tâm kể từ khi Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời và trở nên đặc biệt sôi động
trong thời gian gần đây. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng ở Việt Nam tuy không chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng
hoảng tài chính như các doanh nghiệp cùng ngành ở châu Âu, nhưng cũng đã
gặp không ít khó khăn khi nền kinh tế Việt Nam phát triển chậm lại, lạm phát
cao và chính phủ đưa ra một số quy định về vốn của các tổ chức tài chính.
Chính vì những lý do trên, việc nghiên cứu xu hướng thôn tính và sáp
nhập của các doanh nghiệp tài chính ngân hàng trên thị trường châu Âu để từ
đó rút ra bài học cho các doanh nghiệp tài chính ngân hàng Việt Nam là một
đòi hỏi cấp thiết. Nhận thiết được đòi hỏi cấp thiết này đối với hoạt động của
các doanh nghiệp tài chính ngân hàng Việt Nam, em quyết định chọn đề tài:
1
“Tìm hiểu xu thế thôn tính và sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực tài chính ở
Châu Âu trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay - bài học đối với các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt Nam” làm
đề tài nghiên cứu. Trong khóa luận này, em sẽ nghiên cứu và rút ra xu hướng
chính của hoạt động thôn tính và sáp nhập thị trường tài chính châu Âu trong
hai năm 2008 và 2009 để từ đó rút ra bài học cho hoạt động thôn tính và sáp
nhập của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở
Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu của đề tài là thống kể, tổng hợp, phân
tích và so sánh.
Nội dung của khóa luận được kết cấu thành ba chương:
Chương I: Cở sở lý luận
Chương II: Xu hướng thôn tính và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ở
châu Âu trong cuộc khủng hoảng hiện nay (2008-2009)
Chương III: Bài học đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
tài chính ngân hàng ở Việt Nam
Đề tài về xu hướng thôn tính và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính là một
đề tài rộng, đòi hỏi việc nghiên cứu với nhiều công sức tìm tòi học hỏi, kiến
thức sâu sắc về lĩnh vực tài chính và quản trị, cũng như nguồn số liệu đầy đủ
và chính xác về tình hình hoạt động của các công ty. Tuy nhiên, do hạn chế về
thời gian, kiến thức và khả năng tiếp cận các số liệu về các thương vụ, bài
khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong
nhận được sự góp ý và sửa chữa của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn thạc sỹ Phan Trần Trung Dũng đã hướng
dẫn tận tình và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Sinh viên thực hiện
Mai Hà Linh.
2
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm thôn tính và sáp nhập (M&A)
1.1. Định nghĩa M&A
Theo Cẩm nang Thôn tính và sáp nhập, mạng Thôn tính và sáp nhập
Việt Nam (www.manetwork.vn):
Thôn tính và sáp nhập (M&A) là hoạt động giành quyền kiểm soát một
doanh nghiệp, một bộ phận doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần
hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.
Theo Andrew J. Sherman và Milledge A. Hart trong sách Thôn tính và
sáp nhập, từ A đến Z:
- Mua lại (Acquisition): Việc mua một tài sản như một nhà máy, một bộ
phận của công ty, hoặc cả công ty.
- Sáp nhập (Merger): Sự kết hợp của hai hay nhiều công ty sao cho tài
sản và vốn của công ty bán sẽ thuộc về công ty mua. Sau thương vụ mua bán
này, cho dù sẽ có những thay đổi nhất định về phía công ty mua, công ty này
vẫn giữ nguyên tên.
Trong luật Doanh Nghiệp Việt Nam 2005, có những quy định về những
hoạt động liên quan đến việc thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp như sau:
- Hợp nhất doanh nghiệp: Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi
là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là
công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi
ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các
công ty bị hợp nhất. (Điều 152,khoản 1)
3
- Sáp nhập doanh nghiệp: Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi
là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là
công ty sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi
ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của
công ty bị sáp nhập. (Điều 153, khoản 1)
Như vậy khái niệm sáp nhập doanh nghiệp được đưa ra bởi Andrew J.
Sherman và Milledge A. Hart và khái niệm sáp nhập doanh nghiệp được đưa
ra bởi luật Doanh nghiệp 2005 là khá tương đồng. Tuy vậy, khái niệm hợp
nhất doanh nghiệp đưa ra bởi luật Doanh Nghiệp Việt Nam 2005 chưa bao
quát những trường hợp doanh nghiệp mua chỉ mua hoặc kiểm soát một phần
kinh doanh của doanh nghiệp bị mua.
Để hiểu rõ hơn khái niệm mua lại, sáp nhập và hợp nhất (M&A) theo
định nghĩa của luật Việt Nam, chúng ta sẽ xem xét những định nghĩa được
nêu trong Luật Cạnh Tranh Việt Nam 2004:
- Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển
toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh
nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
(Điều 17, khoản 1)
- Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển
toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành
một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị
hợp nhất. (Điều 17, khoản 2)
- Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một
phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc
một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. (Điều 17, khoản 3).
4
Chúng ta có thể thấy các khái niệm liên quan đến việc thôn tính và sáp
nhập có thể có một số tương đồng nhất định về mặt ngữ nghĩa, và đôi khi việc
phân biệt giữa các khái niệm trên còn phụ thuộc vào mục tiêu truyền thông và
chiến lược kinh doanh của các bên tham gia. Ví dụ, một công ty mua lại một
công ty khác, giành quyền kiểm soát và xóa sổ công ty bị mua. Nếu doanh
nghiệp mua quyết định chấm dứt hoạt động của công ty bị mua trên giấy tờ,
thì đây sẽ được coi là một vụ sáp nhập (theo định nghĩa luật Cạnh tranh Việt
Nam 2004). Ngược lại, đây có thể được tuyên bố là một vụ mua lại (theo định
nghĩa luật Cạnh tranh Việt Nam 2004).
Như vậy, chúng ta cần chú ý là hoạt động thôn tính và sáp nhập (M&A)
liên quan đến vấn đề sở hữu cũng như thực hiện quyền sở hữu để tạo ra những
giá trị mới cho cổ đông. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thôn tính và sáp
nhập (M&A) là phải tạo ra những giá trị mới cho cổ đông mà việc duy trì tình
trạng cũ không đạt được.
Thuật ngữ thôn tính và sáp nhập (M&A) được sử dụng xuyên suốt
trong bài này sẽ bao quát tất cả các hình thức của M&A được nêu trong định
nghĩa của Andrew J. Sherman và Milledge A. Hart, hay nói cách khác tương
ứng với những định nghĩa về sáp nhập, hợp nhất và mua lại doanh nghiệp
được nêu trong luật Cạnh tranh Việt Nam 2004 vừa được nêu ở trên.
1.2. Một số trƣờng hợp không đƣợc coi là thôn tính và sáp nhập
(M&A)
Hoạt động thôn tính và sáp nhập (M&A) không chỉ làm thay đổi tình
trạng sở hữu của doanh nghiệp đối với cổ phần hoặc tài sản mà còn làm thay
đổi hoạt động quản trị doanh nghiệp, hay nói cách khác để được coi là một
thương vụ thôn tính và sáp nhập (M&A), thì sau khi thương vụ mua bán xảy
ra, doanh nghiệp mua cần có quyền kiểm soát và quản trị đối với doanh
5
nghiệp hoặc phần tài sản được bán của doanh nghiệp bán. Chính vì vậy,
những hoạt động dưới đây không được coi là hoạt động thôn tính và sáp nhập
(M&A)
- Một doanh nghiệp mua cổ phần của một doanh nghiệp khác, tuy vậy, số
lượng cổ phần doanh nghiệp mua nắm chưa đủ để doanh nghiệp này nắm
quyền kiểm soát công ty bán hoặc công ty mua không tham gia vào việc điều
hành và quản trị công ty bán.
- Quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư vốn với tư cách cổ đông vào các doanh
nghiệp, cử đại diện phần vốn góp vào Hội đồng quản trị nhưng các thành viên
trên chỉ làm nhiệm vụ tư vấn hỗ trợ cho công việc kinh doanh của công ty.
2. Phân loại các trƣờng hợp thôn tính và sáp nhập (M&A)
2.1. Phân loại theo mối quan hệ giữa các bên tham gia
- Sáp nhập theo chiều ngang: là hình thức sáp nhập diễn ra giữa các công
ty trong cùng một ngành kinh doanh. Kết quả của thương vụ này là các bên sẽ
có cơ hội để mở rộng thị trường, kết hợp, tăng cường sức mạnh thương hiệu,
giảm chi phí cố định, tăng cường hiệu quả của hệ thống phân phối và hậu cần.
Khi các bên tham gia là những đối thủ cạnh tranh trên thị trường thì việc kết
hợp lại với nhau sẽ không những giảm bớt cho các bên một đối thủ cạnh tranh
mà còn tạo nên sức mạnh lớn hơn so với những đối thủ còn lại trên thị trường.
- Sáp nhập theo chiều dọc: là hình thức sáp nhập của các công ty khác
nhau trong cùng một dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Sáp nhập
theo chiều dọc có hai dạng:
 Backward: Liên kết giữa nhà cung cấp và công ty sản xuất.

 Forward: Liên kết giữa công ty sản xuất và nhà phân phối.
Sáp nhập theo chiều dọc sẽđem lại cho công ty mua / tiến hành sáp
nhập lợi thế trong việc kiểm soát chất lượng nguồn hàng, đầu ra sản phẩm, cắt
6
giảm chi phí trung gian, hoặc khống chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ
cạnh tranh.
- Sáp nhập hỗn hợp (Conglomerate): là hình thức sáp nhập giữa các công
ty kinh doanh trong các lĩnh vực hoặc khu vực khác nhau.
 Sáp nhập tổ hợp thuần túy: Xảy ra khi hai bên không có mối quan hệ
nào với nhau.

 Sáp nhập bành trướng về địa lý: Hai công ty kinh doanh ở trên hai
thị trường hoàn toàn cách biệt về mặt địa lý.

 Sáp nhập đa dạng hóa sản phẩm: Hai công ty sản xuất hai loại sản
phẩm khác nhau nhưng cùng ứng dụng một công nghệ sản xuất hoặc
tiếp thị gần giống nhau.
2.2. Phân loại theo tính chất thân thiện và thù địch của thƣơng vụ
thôn tính và sáp nhập (M&A)
- Thôn tính và sáp nhập thân thiện (friendly M&A): thương vụ được tiến
hành dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên.
- Thôn tính và sáp nhập thù định (hostile M&A): hội đồng quản trị của
công ty bị mua không được biết trước về thương vụ này, và không có ý định
thực hiện thương vụ. Cổ đông của công ty bị sáp nhập và mua lại có thể được
trả tiền để bán lại cổ phiếu của mình và mất hoàn toàn quyền kiểm soát đối
với công ty. Công ty bị bán có thể chấm dứt sự tồn tại cả về đăng ký và tổ
chức. Trường hợp này có thể xảy ra khi bên mua và bên bán là đối thủ cạnh
tranh. Bên mua thực hiện thương vụ có thể chỉ để tiêu diệt đối thủ cạnh tranh
của mình trên thị trường. Trong rất nhiều trường hợp của những thương vụ
thôn tính và sáp nhập mang tính chất thù địch, ban giám đốc của công ty mục
tiêu sẽ bị thay thế sau thương vụ.
7
3. Các bên tham gia một thƣơng vụ thôn tính và sáp nhập (M&A)
3.1. Bên mua
a. Bên mua chiến lược (strategic buyer)
Khi nhắc đến bên mua chiến lược chúng ta hiểu rằng đó là công ty thực
hiện mua lại công ty khác để phát triển công việc làm ăn hiện tại của công ty
mình. Thông thường sau khi mua lại doanh nghiệp khác hoặc một phần tài sản
của công ty khác, công ty với vai trò là người mua chiến lược sẽ củng cố, thực
hiện các biện pháp cần thiết tích hợp hoạt động của công ty bị mua với các
hoạt động hiện có của công ty. Công ty với vai trò là người mua chiến lược sẽ
đánh giá hiệu quả của thương vụ thôn tính và sáp nhập vừa được công ty thực
hiện dựa trên những lợi ích, lợi nhuận tăng lên đối với cả chính công ty và
công ty bị mua hoặc phần công ty bị mua. Công ty với vai trò bên mua chiến
lược có thể được chia làm hai loại:
- Công ty đã thực hiện những thương vụ mua lại các công ty khác nhiều
lần (repeat players): Đối với các công ty này, việc mua lại các công ty khác
được coi là một trong những chiến lược kinh doanh. Những công ty này có rất
nhiều lợi thế khi thực hiện các thương vụ thôn tính và sáp nhập. Họ có khá
nhiều kinh nghiệm trong việc đánh giá công ty mục tiêu, đàm phán, kết thúc
thương vụ và tích hợp hoạt động kinh doanh mới với hoạt động hiện tại của
công ty. Ban lãnh đạo các công ty này đưa ra quyết định một cách thống nhất
khá nhanh về những vụ mua lại sáp nhập công ty thực hiện.
- Công ty thực hiện thương vụ lần đầu tiên: Đối với một số công ty, thực
hiện thương vụ thôn tính và sáp nhập đầu tiên là tiền đề quan trọng để họ
quyết định đưa việc thôn tính và sáp nhập với công ty khác vào chiến lược
kinh doanh của mình và gia nhập nhóm công ty thứ nhất. Đối với một số công
ty khác, vụ thôn tính và sáp nhập là một công việc khá hệ trọng và sẽ chỉ xảy
8
ra một lần. Đối với các công ty đóng vai trò người mua lại lần đầu tiên,
thương vụ thôn tính và sáp nhập sẽ được thực hiện với rất nhiều sự hệ trọng,
và thông thường sẽ tiêu tốn của công ty nhiều tiền của hơn nhóm công ty đầu
tiên do họ chưa có kinh nghiệm.
b. Bên mua vì mục đíchtài chính (financial buyers)
Trong khi các công ty mua chiến lược coi công ty mục tiêu như một
phần để làm tăng hiệu quả công việc kinh doanh hiện tại của mình, các công
ty mua vì mục đích tài chính coi công ty mục tiêu mà họ sẽ tiếp tục duy trì
như một công ty hoạt động riên biệt, tăng cường hiệu quả hoạt động của nó,
và sau đó bán lại các công ty này để thu lợi nhuận khổng lồ.
Về cơ bản, những công ty thực hiện việc mua lại các công ty khác vì
mục đích tài chính sẽ vấp phải hai khó khăn sau. Thứ nhất, công ty và nhà đầu
tư khi thực hiện thương vụ thôn tính và sáp nhập như vậy thường mong đợi
những khoản lợi nhuận khổng lồ. Điều này có nghĩa là khoản lợi nhuận đó
phải lớn hơn hẳn khoản đầu tư tương đương mà công ty hoặc nhà đầu tư có
thể thực hiện trên thị trường. Thứ hai, lời đề nghị mua lại của công ty có thể
sẽ bị đánh giá thấp hơn lời đề nghị mua lại từ những công ty mua chiến lược,
những công ty mà sẽ tích hợp hoạt động của công ty mục tiêu vào hoạt động
kinh doanh hiện tại của họ.
Có những loại công ty mua vì mục đíchtài chính sau:
- Công ty vốn cổ phần tư nhân: Đây là những công ty thu thập một lượng
lớn vốn từ những nhà đầu tư tư nhân và tổ chức, sau đó thực hiện việc đầu tư
vào một danh mục công ty.
- Những người mua quản trị: Trong một số trường hợp, công ty vốn cổ
phần tư nhân sẽ kết hợp với một đội ngũ những nhà quản trị để thực hiện việc
mua lại công ty khác. Công ty mục tiêu trong những trường hợp này có thể là
9
một công ty đại chúng (công ty đã phát hành cổ phiếu ra công chúng) hoặc
công ty tư nhân. Trong những trường hợp này, khác với những thương vụ
thôn tính và sáp nhập được thực hiện bởi chỉ riêng công ty vốn cổ phần tư
nhân khi mà đội ngũ nhân viên quản trị sẽ thu được rất ít lợi nhuận từ thương
vụ, ở đây, đội ngũ nhân viên quản trị sẽ thu được một khoản lợi nhuận lớn.
3.2. Bên bán
a. Bên bán một phần công ty (partial sellers)
Đây là những công ty bán một phần hoạt động kinh doanh của mình
cho công ty khác. Trong một số trường hợp, đây là thương vụ đầu tiên trong
một loạt các thương vụ mà sẽ dẫn đến việc công ty bán toàn bộ công ty của
mình cho công ty khác. Trong một số trường hợp khác, bên mua sẽ chỉ có thể
sở hữu một phần hoạt động kinh doanh của công ty bán. Đối với công ty bán,
việc bán một phần doanh nghiệp có thể được sử dụng để tăng thêm vốn cho
hoạt động kinh doanh của công ty. Bên bán cũng có thể thực hiện thương vụ
trên để tăng cường thêm mối quan hệ với bên mua. Ví dụ một nhà máy có thể
tăng cường mối quan hệ với nhà phân phối bằng cách bán một lượng lớn cổ
phần của mình cho nhà phân phối.
b. Bên bán toàn bộ công ty (full sellers)
Trong những trường hợp này, công ty sẽ bán toàn bộ hoạt động kinh
doanh của mình cho một công ty khác.
c. Bên bán không tự nguyện (unwilling sellers)
Bên bán không tự nguyện xuất hiện trong những thương vụ thôn tính và
sáp nhập mang tính chất thù địch. Ở những trường hợp này, bên mua sẽ
thương lượng với các cổ đông của công ty bán, và mua lại cổ phần của họ.
10
Trong phần lớn trường hợp, bên mua sẽ làm như vậy sau khi đã thương lượng
không thành với ban giám đốc và hội đồng quản trị của công ty.
4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến một thƣơng vụ thôn tính và sáp nhập
(M&A)
4.1. Những yếu tố chung
a. Cạnh tranh
Có rất nhiều yếu tố thúc đẩy các bên tiến tới một thương vụ thôn tính
và sáp nhập. Trong đó, có một động cơ mang tính khá chung tính đó là nhu
cầu thôn tính và sáp nhập để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Dưới sức ép cạnh tranh, tất cả các công ty đều muốn lớn mạnh và phát triển.
Một trong những cách tốt nhất là hợp nhất, sáp nhập với công ty khác hoặc
thâu tóm công ty khác. Trên thực tế, cạnh tranh thúc đẩy những thương vụ
thôn tính và sáp nhập, và ngược lại các thương vụ thôn tính và sáp nhập càng
khiến cuộc cạnh tranh trên thị trường trở nên gay gắt hơn. Khi tiến hành thôn
tính và sáp nhập, không những các công ty khiến mình trở nên mạnh hơn nhờ
quy mô công ty lớn hơn, mà còn thông qua việc giảm bớt một đối thủ cạnh
tranh trên thị trường (sáp nhập ngang), hoặc gây khó cho đối thủ cạnh tranh
trong việc tìm nguồn cung ứng đầu vào hoặc tiêu thụ sản phẩm đầu ra (sáp
nhập dọc).
b. Môi trường kinh doanh thay đổi
Khi môi trường kinh doanh thay đổi, đặc biệt trong bối cảnh xảy ra một
cuộc khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiệp bị đẩy vào tình trạng thiếu
thanh khoản, vỡ nợ, sụt giảm giá trị tài sản, và buộc bị đẩy vào tình trạng bị
thâu tóm. Trong những trường hợp như vậy, dù cho bên bán không có chủ
11
động muốn bán, nhưng bên thâu tóm (bên mua) thì lại có rất nhiều động cơ để
thâu tóm để mở rộng, bành trướng sự ảnh hưởng và quyền lực trên thị trường.
Ngoài ra, môi trường kinh doanh thay đổi cũng sẽ tác động đến quá
trình định giá tài sản. Nếu môi trường kinh doanh hiện tại khó khăn, tài sản có
thể sẽ bị đánh giá thấp hơn, một phần vì bên bán có thể rất cần khoản tiền thu
được từ thương vụ, một phần nữa vì bên mua có thể kỳ vọng môi trường kinh
doanh tiếp tục xấu, do vậy, tài sản mua về sẽ có thể không tạo ra nhiều giá trị
cho bên mua.
4.2. Những yếu tố tác động đến quyết định của bên mua
a. Cân nhắc chi phí lợi íchgiữa việc tự xây dựng và mua lại
Không phải trong tất cả mọi trường hợp, doanh nghiệp đều cân nhắc
giữa việc mua lại và xây dựng khi thực hiện thương vụ thôn tính và sáp nhập.
Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng, trong tất cả các vụ mua lại, bên mua đều
có một sự lựa chọn thay thế, đó là quyết định xây dựng bộ phận kinh doanh /
tài sản đó mới từ đầu. Trong một số trường hợp, khi cần cân nhắc giữa việc
mua lại và xây dựng, bên mua cần cân nhắc các yếu tố như chi phí, thời gian
và tính khả thi của việc xây dựng hay mua lại. Chúng ta sẽ cùng so sánh
những lợi thế và bất lợi của giữa hai việc: mua lại và xây dựng ngay từ đầu:
- Xây dựng:
 Lợi thế: Xây dựng một phần kinh doanh / tài sản mới rõ ràng đem
lại cho doanh nghiệp một số lợi thế nhất định. Nó cho phép công
phát triển phần kinh doanh / tài sản đó phù hợp với chiến lược và
tình trạng kinh doanh hiện tại của công ty nhất. Điều này rõ ràng sẽ
lợi thế hơn so với việc mua một công ty khác đã có sẵn và sau đó
phải thực hiện một số thay đổi cần thiết. Tạo dựng một phần kinh
doanh mới thông thường sẽ rẻ hơn mua lại bộ phận kinh doanh đó,
12
hay nói cách khác, nó cho phép công ty rải rác chi phí cần thiết
trong suốt thời gian tạo dựng nên bộ phận kinh doanh đó. Tạo dựng
mới cũng cho phép công ty thực hiện những thay đổi một cách dễ
dàng trong suốt quá trình xây dựng doanh nghiệp cho phù hợp với
những thay đổi của bản thân công ty. Cuối cùng, doanh nghiệp kiểm
soát được toàn bộ quá trình xây dựng một phần kinh doanh mới này.
Doanh nghiệp chỉ cần quan tâm đến việc tận dụng hiệu quả các
nguồn lực mà nó có.
 Bất lợi: Xây dựng phần kinh doanh mới ngay từ đầu cũng tạo ra một
số bất lợi so với việc mua lại. Thứ nhất, nó có thể đòi hỏi doanh
nghiệp phải có những kiến thức, kinh nghiêm, năng lực mà hiện tại
doanh nghiệp không có. Ví dụ: Xây dựng chi nhánh mới ở một vùng
địa lý mới đòi hỏi doanh nghiệp phải có những kiến thức nhất định
về văn hóa, con người của vùng đó mà doanh nghiệp hiện tại có thể
chưa có. Xây dựng một bộ phận mới cũng đòi hỏi mất rất nhiều thời
gian. Việc tạo dựng một bộ phận kinh doanh mới cũng đòi hỏi
doanh nghiệp phải tập trung nhiều nguồn lực vào việc này, ảnh
hưởng đến việc tập trung nguồn lực vào những mục tiêu chính yếu
khác của doanh nghiệp.

- Mua lại:
 Lợi thế: Việc mua lại dường như đơn giản hơn việc tạo dựng mới
một bộ phận / công ty mới. Mua lại đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu
tư ít thời gian hơn so với việc xây mới từ đầu. Mua lại một công ty
khác cũng cho phép công ty mua có được kinh nghiệm, kiến thức
sẵn có của công ty bị mua.

 Bất lợi: Việc mua lại một công ty khác tỏ ra đắt đỏ hơn việc tạo
dựng từ đầu, vì nó đòi hỏi bên mua phải ngay lập tức có sẵn một
khoản tiền lớn. Bên cạnh đó, khi mua một công ty khác, bên mua sẽ
13
đối mặt với vấn đề hòa nhập văn hóa, phương thức kinh doanh của
phần công ty đã mua với phần công ty sẵn có.
b. Thêm khách hàng và gia tăng thị phần
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất khi quyết định mua lại một
công ty khác của bên mua là khách hàng của công ty bán. Công ty mua có thể
mong muốn có thêm nhiều mối quan hệ với khách hàng hơn, hoặc gia tăng
khách hàng ở các vùng địa lý khác nhau, hoặc các thành phần khách hàng
(khách hàng doanh nghiệp và người tiêu dùng).
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, công ty mua sẽ vấp phải sự sụt
giảm số lượng khách hàng của công ty mục tiêu sau khi mua lại công ty này.
Sự sụt giảm này có thể là cả về số lượng và chất lượng khách hàng (khách
hàng trở nên ít trung thành với công ty hơn, sự sẵn sàng tiêu dùng hàng hóa /
dịch vụ của công ty và số tiền sẵn lòng bỏ ra ít hơn).
Có một vài lý do cho việc sụt giảm khách hàng này. Đầu tiên, bất cứ vụ
thôn tính và sáp nhập nào cũng sẽ tạo ra những sự thay đổi trong công ty bị
mua, từ đó từ đó tạo ra những ảnh hưởng nhất định đến khách hàng (cho dù
các công ty luôn cố gắng giảm thiểu những ảnh hưởng trên). Nếu khách hàng
cảm thấy không hài lòng với những thay đổi trên, họ có thể bắt đầu cân nhắc
việc sử dụng dịch vụ của một nhà cung cấp khác. Trong một số trường hợp,
khách hàng có thể cảm thấy quá gắn bó với thương hiệu của công ty bị mua,
họ cũng sẽ cảm thấy ít thích thú hơn khi cùng một mặt hàng / dịch vụ đó được
cung cấp bởi dưới một cái tên khác.
c. Mở rộng việc kinh doanh sang một khu vực địa lý mới
Việc mở rộng việc kinh doanh sang một khu vực địa lý mới cũng là một
trong những lý do thúc đẩy một thương vụ thôn tính và sáp nhập từ phía bên
mua. Mở rộng bằng việc xây dựng một chi nhánh mới tại khu vực địa lý mới
14
có thể vấp phải những khó khăn về hiểu biết khu vực, con người, văn hóa, vấn
đề cơ sở hạ tầng, xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng địa
phương. Chính vì vậy, trong rất nhiều trường hợp, thâu tóm hoặc mua lại một
công ty địa phương trở thành một giải pháp tốt hơn. Bằng việc mở rộng việc
kinh doanh sang khu vực địa lý mới, bên mua sẽ có được những hiểu biết về
thị trường địa phương, chuẩn mực, thói quen và nhu cầu của khách hàng tại
khu vực. Công ty mua cũng dễ dàng hơn trong việc tiếp tục duy trì những mối
quan hệ với khách hàng, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phù hợp với đặc điểm
của khu vực của công ty bị mua.
d. Đạt được bí quyết kỹ thuật và quyền kinh doanh sản phẩm
Việc mua lại sẽ cho phép bên mua có thể đạt được một số bí quyết kỹ
thuật hoặc sản phẩm một cách thuận lợi. Những vụ thôn tính và sáp nhập như
vậy sẽ cho phép bên mua không những có được bí quyết kỹ thuật hoặc loại
sản phẩm mà còn có được cả đội ngũ nhân viên đã có kinh nghiệm trong việc
tạo ra và phát triển sản phẩm hoặc kỹ thuật đó.
Thường thì bên mua sẽ phải cân nhắc khả năng tích hợp của kỹ thuật
mới hoặc sản phẩm mới này với những dòng sản phẩm hiện có của công ty,
liệu công ty có thể sử dụng hiệu quả những nguồn lực mình hiện có như đội
ngũ nhân viên bán hàng, thương hiệu của công ty để sử dụng hiệu quả nhất bí
quyết kỹ thuật và sản phẩm mới. Trong một số trường hợp, những dòng sản
phẩm mới cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có khả năng tiếp cận thị
trường mới, khách hàng mới.
Bên mua cũng có thể muốn giành được quyền sử dụng những bí quyết
kỹ thuật có thể áp dụng cho quá trình sản xuất mặt hàng của họ. Việc này
thường xảy ra trong thôn tính và sáp nhập theo chiều dọc. Ví dụ: một công ty
sản xuất điện thoại muốn mua lại công ty sản xuất camera nhỏ để sản xuất
15
điện thoại có thể quay phim; công ty sản xuất ô tô có thể mua lại công ty sản
xuất máy lắp ráp tự động được sử dụng trong dây chuyền của công ty mua.
Việc thôn tính và sáp nhập theo kiểu này cũng có thể được sử dụng để gây
khó khăn cho đối thủ cạnh tranh trong việc tìm kiếm nhà cung cấp công nghệ.
e. Thương hiệu:
Trong một số trường hợp, mục tiêu của bên mua có thể là thương hiệu
của công ty mục tiêu trong sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, sản phẩm. Tuy
nhiên, những sản phẩm, dịch vụ hoặc phương cách làm việc của hai công ty
không thể tích hợp hiệu quả với nhau sau thương vụ, thương hiệu mà bên mua
giành được rất có thể bị ảnh hưởng và phát huy tác dụng ít hơn các bên tính
toán ban đầu.
f. Yếu tố con người
Yếu tố con người là yếu tố được bàn đến trong rất nhiều các mục tiêu
khác của bên mua (xâm nhập khu vực địa lý mới, kỹ thuật, sản phẩm, v.v…).
Khi mua lại được một cong ty có đội ngũ nhân viên hoạt động hiệu quả, bên
mua sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí tuyển dụng, đào tạo. Ở rất nhiều lĩnh
vực chuyên ngành, đôi khi mục tiêu chủ yếu của thương vụ thôn tính và sáp
nhập là đội ngũ nhân viên của công ty mục tiêu.
Tuy vậy, những thương vụ mà mục tiêu chủ yếu là yếu tố con người
của công ty mục tiêu thường chịu tỷ lệ rủi ro khá lớn, và trong nhiều trường
hợp chủ doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn để duy trì và giữ một đội ngũ
nhân viên như mong muốn. Nếu đội ngũ nhân viên không hài lòng với thương
vụ thôn tính và sáp nhập, hoặc họ không hài lòng với môi trường làm việc,
chế độ đãi ngộ, những quyền lợi được hưởng sau thương vụ, họ có thể chọn
cách ra đi, hoặc làm việc với hiệu quả thấp hơn. Từ đó, hiệu quả mà thương
vụ đem lại cho bên mua có thể thấp hơn những gì bên mua mong đợi. Trên
16
thực tế, yếu tố con người thường chỉ là một trong những yếu tố được cân nhắc
khi đưa ra quyết định của bên mua.
g. Tăng cường hiệu quả kinh tế nhờ quy mô
Đây là một trong những lý do chính thúc đẩy không chỉ bên mua mà
thông thường còn là cả hai bên trong thương vụ thôn tính và sáp nhập. Thông
qua việc thôn tính và sáp nhập, công ty có thể có thị phần lớn hơn, tăng doanh
số bán hàng, từ đó giảm chi phí cố định trên một sản phẩm.
Khi tăng cường hiệu quả kinh tế nhờ quy mô là mục đích chính của một
thương vụ thôn tính và sáp nhập, bên mua cần cân nhắc những chi phí phải bỏ
ra cho thương vụ trên, trong đó có số tiền phải trả ngay, chi phí để tích hợp
các sản phẩm, dây chuyền sản xuất, và các yếu tố khác thành một thể thống
nhất, cũng như thời gian để đạt được những điều trên. Lợi ích của việc tăng
cường hiệu quả kinh tế nhờ quy mô cần vượt qua những chi phí và thách thức
mà thương vụ thôn tính và sáp nhập đặt ra cho các bên.
h. Tăng cường vị thế trên thị trường
Những thương vụ thôn tính và sáp nhập, đặc biệt là các thương vụ thôn
tính và sáp nhập theo chiều ngang thường mang lại thị phần lớn hơn cho bên
mua, hoặc công ty sáp nhập. Điều này đồng nghĩa với việc mang lại sức mạnh
thị trường lớn hơn cho công ty, bởi bất cứ quyết định nào của công ty cũng sẽ
gây ảnh hưởng lớn hơn tới các đối thủ cạnh tranh, và ngược lại công ty ít chịu
ảnh hưởng bởi quyết định của đối thủ cạnh tranh hơn. Thêm vào đó, với một
vị thế mạnh trên thị trường, công ty sẽ có lợi thế hơn khi làm việc và thương
lượng với các đối tác của mình.
17
4.3. Những yếu tố tác động đến quyết định của bên bán
a. Thị trường hoặc ngành đứng trước xu hướng đi xuống
Bất cứ thị trường nào hoặc ngành nào cũng có những thời gian đi lên và
thời gian đi xuống. Nếu một công ty cảm thấy trong thời gian tới, thị trường
mình tham gia hoặc ngành của mình có nhiều dấu hiệu của việc đi xuống, và
trong suốt thời gian như vậy, việc làm ăn kinh doanh của công ty không đem
lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư bằng các cơ hội đầu tư khác, công ty có thể
chọn phương án bán lại công ty cho một công ty khác (bị mua lại/sáp nhập/
hợp nhất với một công ty khác) vào những thời điểm có thể đem lại lợi ích (số
tiền nhận được) lớn nhất cho cổ đông, nhà đầu tư của công ty.
b. Đội ngũ nhân viên, vốn, công nghệ của công ty không thể đáp ứng
được nhu cầu tiếp tục phát triển của công ty
Trường hợp này xảy ra với các công ty ở các thị trường ngách hoặc thị
trường khu vực. Đây là những công ty đã rất thành công ở thị trường ngách
hoặc thị trường khu vực của mình, ví dụ như một công ty chuyên sản xuất
quần áo cho trẻ em, một công ty chuyên cung cấp đồ ăn nhanh cho một khu
vực nào đó. Tuy vậy, công ty không đủ nguồn lực để phát triển, mở rộng công
việc làm ăn của mình sang lĩnh vực, khu vực địa lý lớn hơn, hoặc sang thị
trường chính. Như trong ví dụ trên, công ty sản xuất quần áo trẻ em không đủ
tiền, năng lực và kinh nghiệm để mở rộng việc sản xuất thêm cả quần áo cho
người lớn, công ty cung cấp đồ ăn nhanh không thể phát triển ra phạm vi cả
nước. Trong những trường hợp như vậy, người chủ công ty có thể đồng ý với
lời đề nghị thôn tính và sáp nhập từ một công ty lớn hơn và có tiềm lực hơn.
18
c. Công ty đối mặt với những thay đổibất lợi
Trong một số trường hợp, công ty có thể đối mặt với một số thay đổi có
thể gây bất lợi cho việc làm ăn kinh doanh của mình, gây ra sự sụt giảm
nghiêm trọng trong doanh số. Thay đổi có thể đến từ bản thân bên trong
doanh nghiệp hoặc có thể là thay đổi của ngành hoặc thị trường.
Thay đổi có thể xuất hiện trong ngành kinh doanh của công ty. Có thể
kể đến thay đổi trong luật lệ làm công việc kinh doanh của công ty khó khăn
hơn. Ví dụ luật cấm hút thuốc lá tại nơi công cộng có thể làm ảnh hưởng đến
việc kinh doanh của các công ty kinh doanh quán bar. Hoặc sự xuất hiện của
một sản phẩm thay thế có thể làm cho công việc làm ăn của công ty gặp bất
lợi.
Trong những trường hợp như vậy, để đảm bảo cho lợi ích của cổ đông,
công ty có thể quyết định sáp nhập hoặc bị mua lại bởi một công ty khác trước
khi hoặc khi sự sụt giảm trong việc làm ăn kinh doanh của công ty xuất hiện.
d. Những lý do liên quan đến chủ doanh nghiệp
- Chủ doanh nghiệp có thể cảm thấy khi công ty phát triển đến một
chừng mực nào đó, họ có thể không có đủ khả năng lãnh đạo nữa. Trong một
số trường hợp họ sẽ thuê giám đốc điều hành, trong một số trường hợp họ sẽ
bán lại công ty.
- Một vài doanh nhân là những người hoạt động chuyên nghiệp trong
việc thành lập doanh nghiệp. Những doanh nhân này sẽ thành lập những
doanh nghiệp ở những lĩnh vực có khả năng sinh lợi cao. Khi công ty bắt đầu
phát triển, họ sẽ bán lại công ty và đầu tư, mở phát triển một công ty khác.
- Chủ doanh muốn bán doanh nghiệp do có dự định nghỉ hưu.
- Một trong những người tham gia thành lập công ty bị ốm hoặc chết.
19
e. Những lý do liên quan đến nhà đầu tư của doanh nghiệp
Quyết định của nhà đầu tư trong việc giữ lại hay bán đi cổ phần của
mình tại công ty liên quan rất chặt chẽ đến việc doanh nghiệp có thể bị mua
lại hay không.
Thông thường, khi đầu tư vào một công ty, nhà đầu tư sẽ cân nhắc giữa
tỷ lệ lợi nhuận thu được và mức độ rủi ro của khoản đầu tư, và so sánh tỷ lệ
lợi nhuận với những khoản đầu tư khác có cùng mức độ rủi ro trên thị trường.
Khi khoản đầu tư vào công ty mang lại cho nhà đầu tư tỷ lệ lợi nhuận thấp
hơn một khoản đầu tư khác có cùng mức độ rủi ro trên thị trường, nhà đầu tư
sẽ bắt đầu cân nhắc đến khả năng rút vốn khỏi công ty bán lại cổ phần của
mình tại công ty.
Quyết định của nhà đầu tư cũng phụ thuộc vào sự lựa chọn của nhà đầu
tư giữa tỷ lệ lợi nhuận cao và mức độ an toàn. Khi đầu tư vào những công ty
mới thành lập, nhà đầu tư chấp nhận mức độ rủi ro cao cùng với tỷ lệ lợi
nhuận cao hơn. Khi công ty bắt đầu phát triển, mở rộng sản xuất, mức độ rủi
ro của khoản đầu tư sẽ thấp hơn, nhưng tỷ lệ lợi nhuận thu được sẽ thấp hơn.
Như vậy, nếu nhà đầu tư là người thích rủi ro và mong muốn tỷ lệ lợi nhuận
cao hơn là một khoản thu nhập an toàn, nhà đầu tư sẽ tìm cách rút vốn ra khỏi
công ty khi công ty phát triển qua thời kỳ mang lại cho nhà đầu tư tỷ lệ lợi
nhuận cao nhất.
Trong một số trường hợp, quyết định của nhà đầu tư cũng phụ thuộc
vào tình trạng của danh mục đầu tư mà nhà đầu tư đó đang nắm giữ. Khi danh
mục đầu tư của nhà đầu tư đang hoạt động không tốt, nhà đầu tư có thể quyết
định bán cổ phần của mình ở một công ty đang hoạt động tốt nào đó để bù đắp
lại những khoản lỗ từ những khoản đầu tư không tốt từ danh mục đầu tư của
mình.
20
5. Một số đặc điểm của khu vực tài chính ngân hàng
5.1. Các hoạtđộng chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
a. Hoạt động của các ngân hàng thương mại
Hoạt động của các ngân hàng thương mại bao trùm nhiều loại hình sản
phầm và thị trường có sự khác biệt và mức độ cạnh tranh cao. Có bốn nhóm
loại sản phẩm trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.
- Hoạt động liên quan đến tiền gửi: Tiền gửi ngân hàng có thể là tài
khoản tiền gửi có thời hạn và không có thời hạn của cá nhân và công ty, chính
phủ, và các ngân hàng khác. Cạnh tranh giữa các ngân hàng đối với nguồn
tiền gửi là rất lớn. Lãi suất ngân hàng đưa ra đối với tiền gửi phụ thuộc vào
mức độ an toàn và tin cậy và các dịch vụ của ngân hàng. Ngân hàng sử dụng
nguồn tiền gửi vào hoạt động cho vay, bao gồm các khoản cho vay có đảm
bảo và không đảm bảo cho các cá nhân, doanh nghiệp, các ngân hàng khác,
chính phủ. Ngân hàng cũng sử dụng nguồn tiền này vào các hoạt động buôn
bán và tài chính.
- Hoạt động bán lại các khoản nợ: Các khoản nợ sẽ được cơ cấu lại và
bán lại cho các ngân hàng khác. Các khoản nợ cũng có thể được đóng gói lại
(repackaged) thông qua những công cụ đặc biệt và sử dụng như chứng khoán,
bán lại cho nhà đầu tư trên thị trường vốn. Đây thực chất là hoạt động thu hút
nhiều người cho vay cho cùng một khoản nợ.
- Những hoạt động liên quan đến ngân quỹ (treasury activities): bao gồm
các hoạt động mua bán, trao đổi các khoản tiền gửi, các hợp đồng mua bán
ngoại tệ, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn.
- Các giao dịch tài chính và quản lý dòng tiền: Bao gồm các hoạt động
chuyển tiền, thu hộ, thư tín dụng, chấp nhận thanh toán. Đây là những hoạt
động mang tính thường nhật của ngân hàng thương mại, ít liên quan đến tính
21
đa dạng hóa sản phẩm và mang lại ít lợi nhuận gia tăng cho ngân hàng. Tuy
vậy, đây là lĩnh vực được đầu tư với rất nhiều công nghệ hiện đại. Điều đó
chứng tỏ lợi nhuận thu được từ các hoạt động này (tính phần trăm trên trị giá
giao dịch) là rất hấp dẫn đối với các ngân hàng thương mại.
Những đặc điểm chung sau khiến hoạt động của ngân hàng thương mại
trở trung tâm của rất nhiều thương vụ thôn tính và sáp nhập:
- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho các giao dịch và cung cấp dịch vụ
được đầu tư lớn (nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, mạng lưới chi nhánh,
…) cho phép việc nâng cấp, tăng hiệu quả hoạt động.
- Các ngân hàng có khả năng hoạt động vượt qua mức yêu cầu cần thiết
được tạo ra bởi cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại và giữa các
ngân hàng thương mại với các tổ chức cho vay khác. Chính sự dư thừa năng
lực này đã dẫn đến nhu cầu cần phải tái cấu trúc lại của một số ngân hàng
thương mại để giảm thiểu tình trạng vốn và nhân lực nhàn rỗi.
- Các thị trường vốn hoạt động chậm và hiếm khi vượt tốc độ tăng
trưởng nền kinh tế do sự thiếu hụt các kênh trung gian.
- Các sản phẩm đã chín muồi sẽ làm cản những sáng tạo trong việc sản
xuất ra các dịch vụ tài chính.
b. Hoạt động bảo hiểm
Các hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bảo hiểm là bảo hiểm phi nhân
thọ, bảo hiểm nhân thọ, và bảo hiểm trách nhiệm tài sản đối với bên thứ ba.
Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm bảo hiểm tài sản, thương tích, và các nghiệp
vụ bảo hiểm liên quan đến các vấn đề sức khỏe. Bảo hiểm nhân thọ bao gồm
bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm có giá trị trong một khoảng thời gian, và các sản
phẩm mang tính chất giống tiền gửi và có tính chất vĩnh viễn (đến khi người
được bảo hiểm chết). Ở hình thức bảo hiểm trách nhiệm tài sản đối với bên
22
thứ ba, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền bảo
hiểm khi người được bảo hiểm bị kiện bởi một bên thứ ba trong những trường
hợp được quy định trong hợp đồng.
Hai nguồn thu chính của công ty bảo hiểm là thu nhập từ chính sách
bảo hiểm, hay còn được gọi là lợi nhuận mang tính kỹ thuật và thu nhập từ
các khoản đầu tư các khoản tiền lệ phí bảo hiểm. Các khoản lợi nhuận mang
tính chất kỹ thuật là khoản tiền thu được từ khoản chênh lệch từ phí bảo hiểm
và khoản công ty phải đền bù cho người được bảo hiểm theo các điều kiện
trong hợp đồng. Một số quốc gia, các công ty bảo hiểm bị yêu cầu phải đầu tư
phần lớn phí bảo hiểm vào trái phiếu chính phủ, nhưng ở phần lớn các quốc
gia, các công ty bảo hiểm được phép đầu tư vào những tài sản mang tính an
toàn cao. Các công ty bảo hiểm cũng phải giữ một khoản dự trữ kỹ thuật trong
bản cân đối tài sản của mình. Khoản này tương ứng với chi phí dự tính công
ty phải bồi thường cho người được bảo hiểm.
c. Hoạt động liên quan đến chứng khoán (securities services)
Các hoạt động liên quan đến chứng khoán là một trong các hoạt động
trong lĩnh vực tài chính có ảnh hưởng mang tính xúc tác của kinh tế thế giới.
Các ngân hàng đầu tư (investment banks) là một trong những bộ phận đóng
vai trò chủ chốt của hoạt động này. Các hoạt động liên quan đến chứng khoán
giúp giảm chi phí thông tin và giao dịch, trợ giúp các doanh nghiệp trong việc
tăng vốn, đưa những người có sẵn/thừa vốn và những người cần vốn lại gần
nhau hơn, tăng tính thanh khoản của thị trường và đóng vai trò quan trọng
mang lại tính hiệu quả trong việc phân bổ vốn và các khía cạnh liên quan đến
tăng trưởng của nền kinh tế. Khu vực này có một số đặc điểm hoạt động cơ
bản sau:
- Giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường vốn:
23
Chức năng bảo lãnh chủ yếu của các ngân hàng đầu tư là một trong các
hoạt động chủ yếu của khu vực này. Ở đó công ty bảo lãnh chứng khoán sẽ
mua toàn bộ các chứng khoán mà công ty muốn phát hành và sau đó trao đổi
chúng trên thị trường với giá cao hơn.
Việc bảo lãnh các chứng khoán nợ thường được thực hiện bởi các tập
hợp các công ty chứng khoán nội địa có mối quan hệ với các nhà đầu tư khu
vực và từ những thị trường quan trọng thông qua việc sử dụng một số công cụ
phân phối. Ở một số thị trường, việc chào bán cổ phiếu không rộng rãi (non-
public offering / private placements) xảy ra khi các cổ phiếu chỉ được chào
bán cho một số nhà đầu tư tổ chức đã được chọn lựa. Việc tiếp cận những thị
trường nước ngoài có thể được hỗ trợ bởi những công cụ hoán đổi lãi suất và
tiền tệ. Những trái phiếu được sử dụng như những khoản nợ trung hạn được
sử dụng bởi các doanh nghiệp như một công cụ nợ trung hạn mà họ có thể sử
dụng dựa vào tình trạng tín dụng của mình và ít chịu ràng buộc về những thủ
tục vay nợ của ngân hàng. Những tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ trong
việc thiết kế các gói phát hành chứng khoán nợ, giúp doanh nghiệp đạt xếp
hạng tín dụng, và phát hành chứng khoán vào thị trường. Những công cụ nợ
như vậy đã trở thành một trong những công cụ hiệu quả được sử dụng bởi các
doanh nghiệp khi muốn tiếp cận những thị trường vốn lớn.
Bảo lãnh cổ phiếu thường được sử dụng bởi các công ty phát hành khi
muốn hướng vào thị trường nội địa. Thông thường trong những trường hợp
như vậy có số lượng nhà đầu tư lớn và việc trao đổi cũng như tính thanh
khoản ở thị trường thứ cấp đã khá đầy đủ tại nơi công ty phát hành cổ phiếu.
- Trao đổichứng khoán
Sau khi giúp doanh nghiệp phát hành chứng khoán, các công ty bảo
lãnh chứng khoán trao đổi các chứng khoán này trên thị trường. Các hoạt
24
động này bao gồm thực hiện các yêu cầu của khách hàng, kể cả việc ngừng
giao dịch, trao đổi quyền sở hữu, các hoạt động trao đổi chứng khoán và tìm
kiếm lợi nhuận trên các thị trường khác nhau, và tìm kiếm lợi nhuận dựa vào
việc mua dự trữ cổ phiếu dựa trên thông tin thị trường liên quan đến những vụ
thôn tính và sáp nhập có thể xảy ra.
- Hoạt động môi giới
Các đại lý giao dịch và một phần cơ bản và quan trọng trong hoạt động
chứng khoán và hoạt động của các ngân hàng đầu tư. Hoạt động chủ yếu của
các đại lý này là môi giới, bao bồm việc mua bán các chứng khoán cho khách
hàng mà không sở hữu các chứng khoán đó. Việc môi giới có thể được thực
hiện bởi các cá nhân hoặc tổ chức.
- Nghiên cứu đầu tư
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến các thị trường tài chính, chứng
khoán, các hợp đồng phái sinh, các ngành cụ thể, và các biến động kinh tế vĩ
mô đã trở thành yêu cầu chủ yếu để hoạt động hiệu quả đối với các ngân hàng
đầu tư. Độ chính xác và đáng tin cậy của các nghiên cứu phụ thuộc vào nhận
xét của các nhà phân tích của ngân hàng về từng ngành cụ thể. Các hoạt động
nghiên cứu của ngân hàng đầu tư đã trở thành một phần quan trọng để ngân
hàng tìm kiếm và giữ chân khách hàng của mình.
- Phòng vệ và quản trị rủi ro (hedging and risk management)
Tự bảo hiểm và quản trị rủi ro liên quan đến việc sử dụng các công cụ
phái sinh để giảm thiểu các rủi ro tín dụng và thị trường liên quan đến các
giao dịch chứng khoán hoặc các giao dịch trên thị trường ảnh hưởng đến
khách hàng tổ chức hoặc khách hàng cá nhân. Các hoạt động này bao gồm
hợp đồng tương lai, hoán đổi tín dụng và lãi suất, các hợp đồng quyền chọn.
25
- Hoạt động tư vấn
Các hoạt động liên quan đến tài chính doanh nghiệp của ngân hàng đầu
tư liên quan chặt chẽ đến hoạt động tư vấn đến việc thôn tính và sáp nhập,
thoái vốn, vốn hóa, và các hoạt động khác liên quan đến giao dịch của doanh
nghiệp.
- Hoạt động đầu tư chủ yếu
Hoạt động này liên quan đến các tổ chức tài chính mạo hiểm tài sản và
vốn của khách hàng và bản thân họ trong những thương vụ đầu tư vào các
chứng khoán chưa được phát hành ra công chúng, các đầu tư mạo hiểm, đầu
tư bất động sản, và các vụ mua lại thông qua việc chiếm phần lớn cổ phần của
công ty.
- Các dịch vụ cơ sở hạ tầng chứng khoán (securities infrastructure
services)
Đây là các dịch vụ liên quan đến người bán và người mua chứng khoán
nội địa và quốc tế. Đây là những dịch vụ quan trọng cho sự hoạt động của các
thị trường chứng khoán. Các dịch vụ này chủ yếu liên quan đến hoạt động
thực hiện, hủy bỏ và sắp xếp các giao dịch chứng khoán thông qua các tài
khoản lưu trữ chứng khoán trung tâm (CSDs - central securities depositories).
Đây là các điều kiện tiên quyết cho một lượng lớn các hoạt động được cung
cấp dựa trên chất lượng và giá cả của các dịch vụ cung cấp thông tin, phân
tích, dịch vụ giao dịch, sắp xếp / hủy bỏ chứng khoán, lưu trữ an toàn thông
tin, và dự đoán xu hướng của danh mục đầu tư.
d. Quản trị tài sản (asset management)
Quản trị tài sản là việc quản trị những thương vụ đầu tư vào một số
lượng lớn các tài sản khác nhau được nhiều nhà đầu tư cùng thực hiện. Các
26
nhà đầu tư (cá nhân) sẽ cùng chia sẻ chi phí và lợi ích của những thương vụ
đầu tư như thế.
- Quỹ tương hỗ (mutual funds)
Quỹ tương hỗ hoạt động theo phương cách sau: quỹ thu hút tiền từ các
nhà đầu tư và sau đó đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ ngắn hạn
trên thị trường tiền tệ hoặc các loại chứng khoán khác. Trong hệ thống tài
chính, cạnh tranh giữa các quỹ tương hỗ là khá gay gắt. Các nhà đầu tư dựa
vào những đánh giá phân tích tài chính và xếp hạng dựa trên tỉ lệ lợi nhuận
thu về và mức độ rủi ro.
- Quỹ hưu trí
Các quỹ hưu trí thu hút tiền gửi của chủ doanh nghiệp và người lao
động để cung cấp tiền lương hưu khi người lao động về hưu. Các quỹ hưu trí
sẽ sử dụng những khoản tiền gửi này vào hoạt động đầu tư.
Xét trên tính chất đóng mở, quỹ hưu trí có hai loại. Quỹ mở là quỹ hoạt
động theo ít nhất một kế hoạch lương hưu và không giới hạn số thành viên
tham gia. Ngược lại, quỹ đóng chỉ phục vụ cho kế hoạc lương hưu của một số
người nhất định.
- Các dịch vụ cung cấp cho khách hàng cá nhân
Khách hàng cá nhân là những cá nhân hoặc gia đình muốn đầu tư và thu
lợi nhuận, họ được phục vụ bởi ngân hàng cá nhân, là những hoạt động ngân
hàng, đầu tư và các dịch vụ tài chính khác được cung cấp bởi ngân hàng cho
các khách hàng là cá nhân hoặc các gia đình.
27
Mục tiêu của việc quản trị tài sản của khách hàng cá nhân là tập hợp
của nhiều yếu tố, trong đó tính thanh khoản, lợi nhuận, tính an toàn, hiệu quả
về thuế, tính bảo mật và chất lượng dịch vụ là những yếu tố quan trọng nhất.
5.2. Những động cơ thúc đẩy hoạt động thôn tính và sápnhập trong
lĩnh vực tài chính ngân hàng
Ở phần trên, chúng ta đã bàn đến những yếu tố tác động đến một
thương vụ thôn tính và sáp nhập nói chung. Ở phần này, chúng ta sẽ chỉ ra
những động cơ chủ yếu thúc đẩy một vụ thôn tính và sáp nhập trong lĩnh vực
tài chính ngân hàng.
a. Mở rộng thị trường
Yếu tố truyền thống thúc đẩy một thương vụ thôn tính và sáp nhập
trong lĩnh vực tài chính là mở rộng thị trường. Thông qua hình thức thôn tính
và sáp nhập, một công ty có thể mở rộng ra một thị trường địa lý mà ở đó
công ty chưa có mặt hoặc hoạt động còn yếu, hoặc công ty muốn mở rộng số
lượng loại sản phẩm bởi công ty nhìn thấy những cơ hội hấp dẫn sẽ đem lại sự
phát triển cho công việc kinh doanh hiện tại.
b. Nâng cao hiệu quả hoạt động: Hiệu quả kinh tế theo quy mô và tăng số
loại sản phẩm (economics of scale & economics of scope)
Chi phí cố định trong ngành tài chính ngân hàng là rất cao do đây là
ngành phụ thuộc lớn vào thông tin và tập trung nhiều vào khâu phân phối. Do
vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế theo quy mô là một trong những mục đích rất
lớn của các doanh nghiệp khi thực hiện một thương vụ thôn tính và sáp nhập.
Tuy vậy, trong và sau một thương vụ như vậy, cũng có thể xuất hiện những
yếu tố làm giảm tính hiệu quả theo quy mô như là tăng chi phí quản lý, các
chi phí đại lý cho một công ty tài chính lớn hơn. Khi các yếu tố mang lại hiệu
28
quả tỏ ra vượt hơn hẳn các yếu tố làm xói mòi hiệu quả theo quy mô kinh tế,
các công ty sẽ thực hiện thương vụ thôn tính và sáp nhập.
Các thương vụ thôn tính và sáp nhập cũng hướng đến mục tiêu tăng
hiệu quả kinh tế do tăng chủng loại sản phẩm cho các công ty hoạt động trong
lĩnh vực này. Việc sản xuất hai loại sản phẩm có thể được tiết kiệm chi phí
hơn do tận dụng việc sử dụng cùng một nguồn thông tin và công nghệ.
c. Đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và nguồn thu
Khi mua lại một công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ ở lĩnh vực khác
lĩnh vực công ty mình, rõ ràng công ty có thể cung cấp sản phẩm và dịch vụ
đa dạng hơn, và có nguồn thu từ nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau hơn.
Điều này rất quan trọng cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng, một lĩnh vực thu lợi nhuận cao đi kèm cùng rủi ro cao. Đa dạng
hóa sản phẩm và nguồn thu giúp công ty giảm thiểu rủi ro khi một lĩnh vực
hoạt động của mình gặp khó khăn, hoặc thị trường của một loại sản phẩm biến
động.
d. Tăng sức mạnh thị trường
Thương vụ thôn tính và sáp nhập giúp cho công ty lớn hơn về quy mô,
doanh số, thị phần, từ đó mang lại cho công ty sức mạnh thị trường lớn hơn,
điều đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Công ty sẽ có
nhiều lợi thế hơn khi quyết định giá dịch vụ cũng như chi phí đầu vào.
29
CHƢƠNG II: XU HƢỚNG THÔN TÍNH VÀ SÁP NHẬP
(M&A) TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH Ở CHÂU ÂU TRONG
CUỘC KHỦNG HOẢNG HIỆN NAY (2008-2009)
1. Khủng hoảng tài chính và ảnh hƣởng của nó tới các doanh nghiệp
tài chính ngân hàng tại châu Âu
1.1. Nguyên nhân và diễn biến cuộc khủng hoảng
a. Nguyên nhân cuộc khủng hoảng
Cuộc khủng hoảng hiện nay bắt nguồn từ sự suy sụp của thị trường bất
động sản và cho vay nợ dưới chuẩn ở Mỹ. Do vậy, phần sau đây tập trung
phân tích những nguyên nhân đã dẫn đến tình trạng trên.
Nguyên nhân sâu xa nằm ở sự bất cân đối về nguồn vốn tín dụng toàn
cầu trong những năm gần đây. Các nước có tỷ lệ tiết kiệm cao như Trung
Quốc trở thành nguồn cung cấp tín dụng dồi dào cho nước Mỹ. Trong khi đó,
ở Mỹ, thâm hụt thương mại đạt 811 tỷ năm 2006, tương đương 6% GDP nước
này. Chính sách của Mỹ cũng khuyến khích người dân vay tiền để chi tiêu và
tiết kiệm ít. Năm 2006, tiền tiết kiệm của người dân Mỹ chỉ có 34 tỷ đô la,
gần như chiếm 0% GDP1
. Chính sự khác biệt về nguồn vốn này đã dẫn đến
nguồn tiền đổ ồ ạt từ các quốc gia châu Á và xuất khẩu dầu mỏ vào Mỹ.
Những dòng tiền này khiến cho bất chấp những yếu kém trong nội tại nền
kinh tế, lãi suất ở Mỹ vẫn được duy trì ở mức thấp và tạo ra sự bùng nổ trong
lĩnh vực cho vay tín dụng. Sau cuộc khủng hoảng Dot com (cuộc khủng
hoảng dẫn đến sự giải thể của nhiều công ty công nghệ thông tin và Internet
tại Mỹ diễn ra vào năm 2000) và cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, để
1Vũ Quang Việt, Khủng hoảng kinh tế Mỹ và ảnh hưởng ở Việt Nam, www.diendan.org/the-gioi/ , truy cập
ngày 1/3/2010
30
tránh nền kinh tế bị rơi vào suy thoái, cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết
định hạ lãi suất xuống. Vào giữa những năm 2000 thì lãi suất cơ bản của Fed
là trên 6% nhưng đến giữa năm 2003, chỉ còn 1%2
. Đến thời điểm năm 2003-
2004, nền kinh tế Mỹ có một số đặc điểm sau đây: Tỉ lệ tiết kiệm trong người
dân thấp, tuy vậy lượng vốn đổ vào nền kinh tế vẫn khá lớn, chủ yếu từ nước
ngoài. Lãi suất ngân hàng thấp khiến cho việc vay mượn trở nên rẻ và dễ
dàng.
Bên cạnh đó, chính phủ Mỹ trong thời điểm đó có chính sách khuyến
khích và tạo điều kiện để dân nghèo và người dân da màu có thể vay tiền để
mua nhà dễ dàng hơn. Việc này được thực hiện đầu tiên bởi hai công ty được
bảo trợ bởi chính phủ là Fannie Mae và Freddie Mac.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến khủng hoảng là sự không tuân thủ kỷ
luật thị trường của các tổ chức tài chính và buông lỏng quản lý giám sát hệ
thống tài chính của các chính phủ. Các tổ chức tài chính đã bất chấp rủi ro và
kỷ luật thị trường khi cung cấp các khoản vay thế chấp cho một bộ phận lớn
người vay dưới chuẩn. Trong khi đó, các tổ chức giám sát các hoạt động đầy
rủi ro như chứng khoán phái sinh lại không được quan tâm đúng mức bởi nhà
nước.
b. Cáchthức cuộc khủng hoảng diễn ra và diễn biến
Cuộc khủng hoảng tài chính được thực hiện thông qua một công cụ tài
chính khá tinh vi được gọi là nghiệp vụ chứng khoán hóa. Về bản chất, đây là
quá trình huy động vốn bằng cách sử dụng các tài sản sẵn có trên bảng cân đối
kế toán làm tài sản đảm bảo cho việc phát hành các loại chứng khoán. Sản
phẩm thường được nhắc đến của chứng khoán hóa và đã được sử dụng phổ
biến bởi các tổ chức tài chính trước khủng hoảng là MBS (chứng từ được đảm
2Mạc San, Khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ: từ A đến Z, www.vneconomy.vn, truy cập ngày 1/3/2010.
31
bảo bằng các khoản vay thế chấp – mortgage-backed securities). Các ngân
hàng thương mại sau khi cho người dân vay tiền sẽ bán các khoản vay đó cho
các ngân hàng đầu tư, các tổ chức tài chính như Fannie Mae và Freddie Mac
hay Lehman Brothers và kiếm một khoản lợi nhuận nhất định. Các tổ chức
này tập trung các khoản nợ và phân loại chúng thành từng loại khác nhau theo
mức độ rủi ro, tạo thành các MBS và bán lại các MBS này cho các nhà đầu tư
và tiếp tục kiếm một khoản lợi nhuận nhất định. Sau khi mua các MBS thì các
nhà đầu tư sẽ nhận lại khoản tiền vừa lãi vừa gốc được chuyển đến hàng tháng
từ người vay tiền thông qua một công ty dịch vụ trung gian. Như vậy, những
khoản lợi nhuận mà các ngân hàng, tổ chức tài chính, và nhà đầu tư nhận
được đã đẩy chi phí khoản vay lên cao. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường
nhà đất liên tục tăng giá và lãi suất cơ bản vẫn được giữ ở mức thấp, người
mua nhà vẫn có khả năng chi trả cho khoản vay của mình. Trong trường hợp
người mua nhà không trả được nợ và bị tịch thu, các tổ chức tài chính vẫn có
thể kiếm lợi nhờ việc bán ngôi nhà đi do giá nhà liên tục tăng. Các MBS có độ
rủi ro càng cao thì sẽ có lãi suất càng cao. Cũng do có sự khác nhau về độ rủi
ro của các loại MBS mà các công ty bảo hiểm cũng tham gia thẩm định rủi ro
và bán bảo hiểm cho các tổ chức tài chính và nhà đầu tư.
Do lợi nhuận thu được quá cao từ thị trường nhà đất và việc buôn bán
các MBS, việc cho vay được mở rộng liên tục và mở rộng đến cả những đối
tượng không đủ khả năng chi trả (sub-prime borrower). Theo ước tính, thì giá
trị các khoản vay dành cho đối tượng dưới chuẩn tăng từ 160 tỉ đô la năm
2001 lên 540 tỉ năm 2004 và trên 1300 tỉ năm 2007.3
Để chống lại lạm phát, lãi suất bắt đầu được điều chỉnh tăng lại từ giữa
năm 2004, đến năm 2006 lãi suất đã tăng lên trên 5%. Lãi suất tăng tạo nên
3Vũ Quang Việt, Khủng hoảng kinh tế Mỹ và ảnh hưởng ở Việt Nam, www.diendan.org/the-gioi/ , truy cập
ngày 1/3/2010
32
gánh nặng trả nợ với những người thu nhập thấp. Không trả được nợ, hàng
loạt người mua nhà bị xiết nợ và phát mại tài sản. Tính đến cuối năm 2007,
trên toàn nước Mỹ, số căn nhà bị tịch biên và phát mại lên đến hàng triệu căn.
Điều này đẩy giá nhà xuống thấp. Đồng thời, khi không còn tiền trả của người
vay tiền mua nhà, các MBS mà hàng loạt tổ chức tài chính và nhà đầu tư đang
nắm giữ trở nên vô giá trị.
Tính đến tháng 2/2008, hàng loạt ngân hàng đầu tư nắm giữ các gói trái
phiếu rủi ro mà chưa kịp chuyển giao cho thị trường đã phải ghi nhận các
khoản tổn thất lên đến hàng trăm tỷ USD. Tháng 9/2008, chính phủ Mỹ mua
lại hai tập đoàn Fennie Mae và Freddie Mac, đặt hai tập đoàn này dưới sự tiếp
quản, kiểm soát của bộ Tài chính Mỹ. Ngày 15/9/2008, ngân hàng đầu tư
Lehman Brothers, tuyên bố phá sản vì nợ ngân hàng 613 tỉ USD và nợ trái
phiếu 155 tỉ USD, do thua lỗ trong các giao dịch liên quan đến bất động sản4
.
Trong tháng 9/2008, tập đoàn American International Group (AIG), một thời
là nhà bảo hiểm lớn nhất thế giới, bị chính phủ Mỹ tiếp quản. Từ lĩnh vực địa
ốc, cuộc khủng hoảng lan ra các lĩnh vực khác, đặc biệt là ngành xây dựng.
Từ tháng 8/2007 đến tháng 2/2008, số nhà bán được giảm một nửa, ngành xây
dựng phải cắt giảm 1 - 2 triệu việc làm5
.
Những tài sản tài chính đã không chỉ được lưu hành trong nội bộ nước
Mỹ mà đã được phát tán ra toàn cầu, đặc biệt là châu Âu và mô hình cho vay
tín dụng của nước Mỹ cũng được áp dụng tại nhiều nước khác ở châu Âu
cũng bắt đầu rơi vào khủng hoảng. Do vậy, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
tín dụng nhanh chóng vượt khỏi biên giới nước Mỹ. Các ngân hàng đầu tư tại
châu Âu cũng nhanh chóng ghi nhận lỗ. Theo tính toán của quỹ Tiền tệ Thế
giới (IMF), các ngân hàng và tổ chức tài chính châu Âu và Mỹ đã mất khoảng
4Kim Thành, Thấy gì từ cuộc khủng hoảng tín dụng dưới tiêu chuẩn ở Mỹ, www.sbv.gov.vn, truy cập ngày
1/3/2010
5
IMF, Global Financial Report,10/2008
33
1 nghìn tỷ đôla vào các tài sản tài chính độc hại và nợ xấu từ tháng 1/2007
đến 12/2009, và dự đoán sẽ chịu thiệt hại lên đến 2,8 nghìn tỷ đôla đến hết
năm 20106
.
Đồ thị 2.1. Chứng khoán toàn cầu trượt dốc tháng 12/2007 – 10/2008
Nguồn: Nhật Minh, Kinh tế toàn cầu trong một năm tồi tệ, http://vnexpress.net/GL/Kinh-
doanh/Quoc-te/ , truy cập ngày 1/3/2010
1.2. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới các
doanh nghiệp tài chính ngân hàng ở Châu Âu
Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu ở Mỹ, tuy nhiên nó cũng có những
ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng đến toàn thế giới, đặc biệt là châu Âu, do các
ngân hàng và tổ chức tài chính ở đây đã mua một lượng lớn các khoản vay thế
chấp thông qua chứng khoán hóa (MBS) từ các tổ chức tài chính ở Mỹ cũng
như áp dụng mô hình tương tự vào thị trường nhà đất ở đây.
1.2.1. Niềm tin trên thị trường suy giảm
Cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng rất xấu đến niềm tin của nhà đầu tư và
người dân vào thị trường tài chính. Cuối năm 2007, người dân Anh đổ xô đi
6
IMF, Global Financial Report,10/2008
34
rút tiền từ ngân hàng Norther Rock sau khi có tin rằng ngân hàng này yêu cầu
sự trợ giúp từ ngân hàng trung ương Anh. Norther Rock sau đó bị quốc hữu
hóa. Niềm tin sụt giảm của các nhà đầu tư có thể được thể hiện ở tâm lý ghét
rủi ro ngày càng gia tăng.
1.2.2. Giá trị tài sản các công ty suy giảm
Hai ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường tài chính là giá trị tài sản các
công ty giảm và tình trạng eo hẹp trên thị trường vốn. Sự sụt giảm trong giá
trị tài sản của các công ty phản ánh mức độ to lớn của các ngân hàng và
những khoản lỗ tiềm tàng có liên quan đến số vốn họ có.
Từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu giữa năm 2007 đến tháng 9 năm
2008, hệ thống ngân hàng trên toàn cầu đã mất khoảng 580 tỉ đô la. Phần lớn
mất mát này tập trung ở các ngân hàng Bắc Mỹ và châu Âu, chỉ một lượng
nhỏ nằm ở các ngân hàng châu Á. Giá trị tài sản của các công ty dịch vụ tài
chính niêm yết trên các thị trường chứng khoán châu Âu giảm 60% trong suốt
năm 2008.
100
80
60
Giá trị tài sản giảm
40 Giá trị vốn gia tăng
20
0
Q3 - 2007 Q4 - 2007 Q1 - 2008 Q2 - 2008
Đồ thị 2.2. Giá trị tài sản suy giảm và giá trị vốn gia tăng của các ngân hàng
châu Âu từ quý III/2007 đến quý II/2008 (tỷ đôla)
Nguồn: IMF, Global Financial Report, 10/2008
35
1.2.3. Tình trạng thiếu vốn trên thị trường
Việc thu hút vốn trở nên rất quan trọng đối với các ngân hàng nói riêng
và các tổ chức tài chính nói chung. Tuy vậy, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng
kinh tế việc này đã ngày càng trở nên khó khăn do tình trạng khan hiếm vốn
trên thị trường. Các ngân hàng trên toàn cầu thu hút khoảng 430 tỷ đô la trong
nửa cuối năm 2007 đến tháng 9 năm 20087
. Tuy vậy, sau khoảng thời gian
này, do kinh tế bắt đầu suy giảm, niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sụt
giảm, việc thu hút vốn trở nên cực kỳ khó khăn. Bên cạnh đó, việc vay vốn
giữa các ngân hàng cũng trở nên khó khăn hơn. Vào khoảng thời gian nửa đầu
năm 2008, thị trường liên ngân hàng gần như đóng băng.
1.2.4. Sự can thiệp của chính phủ vào thị trường
Tình trạng khó khăn trên thị trường tài chính đã buộc các chính phủ
phải có những biện pháp can thiệp bằng việc bơm vốn vào thị trường tài chính
và quốc hữu hóa một số tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng.
Tháng 11/2008, chính phủ Anh tuyên bố gói kích thích kinh tế trị giá 15
tỷ pound (22 tỷ đô la Mỹ) để kích thích nền kinh tế. Tháng 2 năm 2008, chính
phủ Phpa tuyên bố gói kích thích kinh tế trị giá 26 tỷ Euro (33,1 tỷ đô la Mỹ),
trong đó có 15 tỷ Euro để giúp các doanh nghiệp cải thiện khả năng tiếp cận
vốn.
7
IMF, Global Financial Report,10/2008
36
1.3. Dự báo những ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính tới
xu hƣớng thôn tính và sáp nhập trên thị trƣờng tài chính ngân
hàng châu Âu
Cuộc khủng hoảng tài chính rõ ràng sẽ có ảnh hưởng lớn đến xu hướng
thôn tính và sáp nhập trên thị trường tài chính ngân hàng. Hoạt động thôn tính
và sáp nhập chắc chắn sẽ suy giảm mạnh cả về số lượng và giá trị trong thời
kỳ hai năm 2008-2009. Trong thời kỳ này, nhiều tổ chức sẽ có xu hướng
mong muốn trở thành bên bán hơn là trở thành bên mua do gặp khó khăn về
vốn, và giá trị tài sản suy giảm. Đối với bên mua, quyết định thôn tính và sáp
nhập sẽ được cân nhắc kỹ hơn trong hoàn cảnh việc huy động vốn trở nên khó
khăn hơn.
Nhìn chung, khác với thời kỳ trước, khi mà mục đích của việc thôn tính
và sáp nhập hướng đến tăng trưởng chiến lược, mục tiêu của các thương vụ
sáp nhập trong thời kỳ này sẽ hướng đến củng cố hoạt động kinh doanh,
hướng đến việc kinh doanh bền vững và an toàn hơn.
Trong thời kỳ này, xu hướng chính của các ngân hàng sẽ là bán đi các
tài sản không chủ yếu, các hoạt động kinh doanh ở khu vực xa trung tâm.
Trong khi đó, các tổ chức bảo hiểm, quản trị tài sản và cung cấp dịch vụ
chứng khoán, do không bị ảnh hưởng mạnh như các ngân hàng, có thể tận
dụng cơ hội này để củng cố và mở rộng sức mạnh thị trường của mình.
Bên mua trong các thương vụ này, đặc biệt là các công ty vốn cổ phần
tư nhân, vốn chủ yếu có nguồn vốn từ các nhà đầu tư, sẽ thực hiện hoạt động
đầu tư với đòn bẩy tài chính ít hơn. Tuy vậy, việc tài sản của bên bán thường
có được bán với giá thấp hơn trong thời kỳ khủng hoảng sẽ bù lại việc suy
giảm trong đòn bẩy tài chính.
37
Xu hướng sáp nhập giữa các doanh nghiệp tổ chức hoạt động trong
cùng ngành (sáp nhập ngang hoặc dọc) sẽ có thể tỏ ra vượt trội hơn sáp nhập
hỗn hợp bởi trong thời kỳ khó khăn các doanh nghiệp sẽ tập trung để củng cố
hoạt động chính của mình hơn là đa dạng hóa hoạt động kinh doanh.
Nói chung trong thời kỳ khủng hoảng, các thương vụ thôn tính và sáp
nhập sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tâm lý ngại rủi ro, hướng đến các hoạt
động mang tính an toàn cao hơn, và tâm lý tận dụng cơ hội.
2. Xu hƣớng thôn tính và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân
hàng ở Châu Âu trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay
2.1. Nhận xét chung
Hai năm 2008 và 2009 chứng kiến sự sụt giảm về tổng giá trị các
thương vụ thôn tính và sáp nhập trên thị trường tài chính châu Âu.
250
200
150
100
50
0
208
178
137
78 80
33
45
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Đồ thị 2.3. Tổng giá trị các thương vụ thôn tính và sáp nhập
thị trường tài chính châu Âu qua các năm 2003-2009 (tỷ Euro)
Nguồn: PricewaterhouseCooper, Báo cáo European Financial Services M&A Insight,
2/2010.
38
Như chúng ta thấy, trong suốt khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm
2007, giá trị các thương vụ thôn tính và sáp nhập tăng đều trong lĩnh vực tài
chính ngân hàng ở châu Âu, và đạt mức cao nhất vào năm 2007, với tổng giá
trị các thương vụ lên đến 208 tỷ Euro. Tuy vậy, bắt đầu sang đến năm 2008,
tổng giá trị các thương vụ thôn tính và sáp nhập giảm mạnh. Nếu tính cả các
thương vụ có sự tham gia của chính phủ, giá trị các thương vụ thôn tính và
sáp nhập giảm bắt đầu từ năm 2008, đạt 178 tỷ Euro và giảm mạnh sang đến
năm 2009, chỉ còn 80 tỷ Euro8
.
Chính phủ đóng vai trò rất lớn trong các thương vụ thôn tính và sấp
nhập. Trong 20 thương vụ hàng đầu ở khu vực trong hai năm 2008 và 2009,
trên 70% số thương vụ có sự tham gia của chính phủ bằng việc bơm vốn vào
cho các công ty, đổi lại chính phủ sẽ sở hữu hoặc kiểm soát một phần công ty.
Bảng 2.1. 20 thương vụ thôn tính và sáp nhập có giá trị lớn nhất thị trường tài
chính châu Âu 2008-2009 (triệu Euro)
Thời
Bên bán Bên mua Ngành
Giá trị
gian thương vụ
10/2008 Royal Bank of Scotland Bộ tài chính Anh Ngân hàng 25.497
10/2008 Fortis Bank Nederland Chính phủ Hà Lan Ngân hàng 16.800
10/2008 HBOS Bộ tài chính Anh Ngân hàng 10.854
10/2008 ING Groep NV Chính phủ Hà Lan Dịch vụ tài chính 10.000
1/2009 Commerzbank AG Chính phủ Đức Ngân hàng 9.970
8/2008 Dresdner Bank AG Commerzbank AG Ngân hàng 9.800
6/2009 Barclays Global Investors BlackRock Inc Quản trị tài sản 9.678
10/2008 Fortis SA/AV; Fortis BNP Paribas SA Ngân hàng, bảo 9.000
8
PricewaterhouseCooper,European Financial Services M&A Insight,2/2010
39
Banque Luxembourge SA hiểm
9/2008 HBOS Lloyds TSB Group Ngân hàng 7.659
11/2008 Bayerishche Landesbank Chính phủ Đức Ngân hàng 7.000
9/2008 Dexia Group Chính phủ Bỉ và Pháp Dịch vụ tài chính 6.000
1/2009 Royal Bank of Scotland Bộ Tài chính Anh Ngân hàng 5.884
Group Plc
10/2008 Lloyds TSB Group Bộ Tài chính Anh Ngân hàng 5.746
7/2008 Citibank Privatkunden AG Credit Mutuel SA Ngân hàng 5.200
8/2008 Roskilde Bank A/S Ngân hàng Trung Ngân hàng 5.000
Ương Đan Mạch
9/2008 Fortis Bank SA/NV Chính phủ Bỉ Ngân hàng 4.700
3/2009 Lloyds Banking Group Bộ Tài chính Anh Ngân hàng 4.455
1/2009 Anglo Irish Bank Bộ Tài chính Irish Ngân hàng 3.827
Corporation Limited
10/2008 KBC Groep NV Chính phủ Bỉ Ngân hàng 3.500
4/2009 Hype Real Estate Holding Chính phủ Đức Ngân hàng 3.302
AG
Nguồn: PricewaterhouseCooper, European Financial Services M&A Insight, 2/2010 và
Back to the “domestic” future, 3/2009.
Xuyên suốt trong hai năm 2008 và 2009, cũng như các năm trước đó ở
thị trường tài chính châu Âu, các vụ mua lại và sáp nhập giữa các ngân hàng
vẫn chiếm vị trí chủ yếu.
40
Giá trị các thƣơng vụ 2008 Giá trị các thƣơng vụ
(tỷ Euro) 2009 (tỷ Euro)
5 Ngân hàng
4
Ngân hàng
11
10 15
Bảo hiểm Bảo hiểm
Quản trị tài
12 49
Quản trị tài
sản sản
152
Chứng khoán
Chứng khoán
Đồ thị 2.4. Giá trị các thương vụ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng châu Âu
năm 2008 và 2009, chia theo khu vực (tỷ Euro)
Nguồn: PricewaterhouseCooper, European Financial Services M&A Insight, 2/2010.
Chúng ta có thể thấy, năm 2008, tổng giá trị các thương vụ trong ngành
ngân hàng chiếm trên 85% tổng giá trị các thương vụ thôn tính và sáp nhập
thị trường tài chính ngân hàng châu Âu (152 tỷ Euro giá trị các thương vụ
trong ngành ngân hàng so với 178 tỷ giá trị các thương vụ của toàn bộ thị
trường tài chính ngân hàng). Năm 2009, tổng giá trị các thương vụ trong
ngành ngân hàng chiếm trên 61% giá trị các thương vụ trong năm 2009 (49 tỷ
Euro các giao dịch trong ngành ngân hàng so với 80 tỷ Euro toàn bộ thị
trường tài chính ngân hàng).
Hai năm 2008 và 2009 được chú ý bởi xu hướng không thể chối cãi là
các ngân hàng sẽ cố gắng bán các phần kinh doanh không chủ yếu hoặc các
tài sản hoặc chi nhánh ở những vùng xa. Trong khi đó, trong lĩnh vực bảo
hiểm, và quản trị tài sản, lĩnh vực ít bị ảnh hưởng hơn, các doanh nghiệp sẽ có
cơ hội lớn hơn để củng cố công việc làm ăn của mình.
41
Các doanh nghiệp vốn cổ phần tư nhân vốn luôn dồi dào về vốn có thể
cần phải đầu tư với ít đòn bẩy tài chính hơn trong quá khứ. Tuy vậy, giá các
tài sản thấp có thể sẽ bù lại việc đòn bẩy tài chính suy giảm.
Nhìn chung, hai năm 2008 và 2009, xu hướng thôn tính và sáp nhập ở
thị trường tài chính châu Âu tập trung vào việc tái cơ cấu lại hơn là tăng
trưởng chiến lược.
2.2. Xu hƣớng thôn tính và sáp nhập của các ngân hàng
2.2.1. Số lượng và tổng giá trị các thương vụ giảm.
Cũng như xu hướng chung của cả khu vực tài chính, số lượng và tổng
giá trị các thương vụ thôn tính và sáp nhập trong hai năm 2008 và 2009 giảm
so với năm 2007. Nếu trong năm 2007, tổng giá trị các thương vụ trong ngành
ngân hàng là 140 tỷ Euro, năm 2008, giá trị này tăng lên 152 tỷ Euro, đến
năm 2009 chỉ còn 49 tỷ Euro. Thực chất, để đạt được những giá trị như trên
trong hai năm 2008, và 2009 đều có một lượng vốn lớn từ chính phủ các
nước. Giá trị vốn từ các chính phủ chiếm 65% các thương vụ trong năm 2008
và chiếm 77,56% giá trị các thương vụ năm 2009. Do vậy, nếu trừ đi phần
tham gia của chính phủ, giá trị các thương vụ trong năm 2008, chỉ còn là 53,2
tỷ Euro, một sự sụt giảm mạnh so với năm 2007. Năm 2009 tổng giá trị trên
tiếp sụt giảm mạnh hơn, chỉ còn 11 tỷ Euro.
42
160
140
120
100
80
60
40
20
0
98.8
140
99
47 53.2 38
16 22
11
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
G iá trị các thươngvụcó s ự can
thiệp c ủa chính phủ
G iá trị các thươngvụkhôngcó s
ự can thiệp c ủa chính phủ
Đồ thị 2.5. Tổng giá trị các thương vụ trong ngành ngân hàng thị trường châu
Âu qua các năm 2003 – 2009 (tỷ Euro)
Nguồn: PricewaterhouseCooper, Back to the “domestic” future, 3/2009, và European
Financial Services M&A Insight, 2/2010.
2.2.2. Sự can thiệp của các chính phủ
Như đã trình bày ở phần trên, cuộc khủng hoảng tài chính làm rất nhiều
doanh nghiệp tài chính ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn. Do vậy, rất
nhiều thương vụ thôn tính và sáp nhập trong thời điểm này được thực hiện với
sự can thiệp của chính phủ, hoặc là gián tiếp hoặc trực tiếp với vai trò là bên
mua. Sự can thiệp bằng cách bơm vốn của chính phủ chiếm một phần chủ yếu
trong các thương vụ mua lại và sáp nhập trong hai năm 2008, cụ thể là 65%
giá trị các thương vụ năm 2008 và trên 77% giá trị các thương vụ năm 20099
.
Đây là một đặc điểm hết sức đặc biệt của thị trường tài chính châu Âu tại thời
điểm cuộc khủng hoảng này, chính phủ các nước, hoặc Bộ Tài Chính, hoặc
9
PricewaterhouseCooper,Back to the “domestic” future, 3/2009, và European Financial Services M&A
Insight,2/2010
43
ngân hàng Trung Ương, đứng ra đóng vai trò người mua. Chính phủ các nước
sẽ bơm vốn vào các ngân hàng gặp khó khăn, đổi lại, chính phủ hoặc bộ Tài
chính hoặc Ngân hàng Trung ương sẽ nắm quyền sở hữu một phần hoặc toàn
bộ công ty, hoặc chính phủ sẽ nắm giữ cổ phần không biểu quyết, cổ phần ưu
tiên, trái phiếu chuyển đổi của công ty.
Một số thương vụ nổi bật là tháng tháng 8/2008, ngân hàng Trung
Ương Đan Mạch quốc hữu hóa toàn bộ ngân hàng Roskilde với 5 tỷ Euro.
Tháng 10/2008, ngân hàng Sobinbank, một trong 50 ngân hàng lớn nhất nước
Nga bị mua lại bởi ngân hàng Gazernergoprombank. Trong thương vụ này,
Gazernergoprombank nhận được sự trợ giúp với khoản tiền trị giá 373 triệu
Euro từ ngân hàng trung ương Nga10
. Tháng 10/2008, chính phủ Iceland quốc
hữu hóa ba ngân hàng Glitnir, Kaupthing và Landsbanki thông qua việc mua
lại 75% cổ phần từ các ngân hàng này11
.
Như vậy, trong phần này, chúng ta đã bàn đến những thương vụ thôn
tính và sáp nhập trong đó chính phủ đóng vai trò như bên mua hoặc người bảo
trợ cho thương vụ. Trong những phần tiếp theo, chúng ta sẽ bàn đến những
thương vụ không có sự can thiệp tài chính của chính phủ.
10
PricewaterCooperHouse,Back to the “domestic” future, 3/2009
11 Iceland Prime Minister’s Office, The governmentofIceland provides Glitnir with
new equity, http://eng.forsaetisraduneyti.is/news-and-articles/,truy cập ngày 11/3/1020
44
2.2.3. Những xu hướng thúc đẩy quyết định của bên bán
Bảng 2.2. 15 thương vụ thôn tính và sáp nhập nổi bật trong ngành ngân hàng
thị trường châu Âu năm 2008-2009 (không có sự tham gia của chính phủ)
Thời Bên bán Bên mua Tài sản bị bán Đặc điểm
gian
7/2008 Citigroup Credit Mutuel Chi nhánh ngân Bên bán gặp khó khăn,
hàng Citibank tại bán tài sản không chủ
Đức yếu. Bên mua mở rộng thị
trường.
7/2008 HSBC Banque Ngân hàng địa Bên bán bán tài sản không
Federale de phương ở Pháp của chủ yếu. Bên mua mở
Banques HSBC rộng thị trường.
Populaires
7/2008 HSBC Global 51% cổ phần công Bên bán gặp khó khăn,
Payments việc kinh doanh thẻ bán tài sản không chủ
Merchant Service yếu. Bên mua xâm nhập
thị trường.
8/2008 Deutsche Lone Star 91% cổ phần của Bên bán gặp khó khăn,
Industrieba IKB Deutsche bán tài sản không chủ
nk Industriebank yếu. Bên mua thâm nhập
thị trường.
9/2008 Dresdner Commerzbank 60,2% cổ phần Củng cố, tăng sức mạnh
Bank Dresdner Bank thị trường cho bên mua
9/2008 Renaissanc Onexim Group 50% cổ phần ngân Củng cố, tăng sức mạnh
e Capital hàng đầu tư của thị trường cho bên mua
Inc Renaissance
Capital Inc
10/2008 Ngân hàng Banco Ngân hàng Anh Bên bán gặp khó khăn,
Anh Santander Alliance & bán tài sản không chủ
Alliance & Leicester yếu. Bên mua mở rộng thị
Leicester trường.
12/2008 Deutsche Deutsche Bank Deutsche Postbank Củng cố, tăng sức mạnh
Postbank AG AG thị trường cho bên mua
AG
2/2009 Meliorbanc Banca Popolare Meliorbanca SPA Củng cố, tăng sức mạnh
a SPA dell’ Emilia thị trường cho bên mua
45
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY
Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY

More Related Content

What's hot

Chương 1 full tổng quan về quản trị dịch vụ
Chương 1 full tổng quan về quản trị dịch vụChương 1 full tổng quan về quản trị dịch vụ
Chương 1 full tổng quan về quản trị dịch vụShare Tài Liệu Đại Học
 
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcmXu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcmPhuquy Nguyen
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA nataliej4
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnBài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnNam Cengroup
 
Chiến lược giá của siêu thị Bigc
Chiến lược giá của siêu thị BigcChiến lược giá của siêu thị Bigc
Chiến lược giá của siêu thị Bigcluanvantrust
 
Th cac cong thuc mon qt tai chinh
Th cac cong thuc mon qt tai chinhTh cac cong thuc mon qt tai chinh
Th cac cong thuc mon qt tai chinhDuy Dũng Ngô
 
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkPhân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkbjkaboy
 
Tiểu luận: Chiến lược thâm nhập thị trường của Mcdonald’s thâm nhập thị trườn...
Tiểu luận: Chiến lược thâm nhập thị trường của Mcdonald’s thâm nhập thị trườn...Tiểu luận: Chiến lược thâm nhập thị trường của Mcdonald’s thâm nhập thị trườn...
Tiểu luận: Chiến lược thâm nhập thị trường của Mcdonald’s thâm nhập thị trườn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Sline chiến lược kinh doanh quốc tế
Sline chiến lược kinh doanh quốc tếSline chiến lược kinh doanh quốc tế
Sline chiến lược kinh doanh quốc tếtrần Nam
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa 6674149
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa 6674149Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa 6674149
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa 6674149jackjohn45
 
Lotteria
LotteriaLotteria
LotteriaVinTrn8
 
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdfGiáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdfMan_Ebook
 
Công thức kinh tế lượng
Công thức kinh tế lượngCông thức kinh tế lượng
Công thức kinh tế lượngdlmonline24h
 
Bai tap ki thuat nghiep vu ngoai thuong va loi giai chi tiet chuong 2
Bai tap ki thuat nghiep vu ngoai thuong va loi giai chi tiet chuong 2Bai tap ki thuat nghiep vu ngoai thuong va loi giai chi tiet chuong 2
Bai tap ki thuat nghiep vu ngoai thuong va loi giai chi tiet chuong 2xuanduong92
 
Giáo trình thương mại điện tử
Giáo trình thương mại điện tửGiáo trình thương mại điện tử
Giáo trình thương mại điện tửvinhthanhdbk
 
Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1
Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1
Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1Lê Tiến
 

What's hot (20)

Chương 1 full tổng quan về quản trị dịch vụ
Chương 1 full tổng quan về quản trị dịch vụChương 1 full tổng quan về quản trị dịch vụ
Chương 1 full tổng quan về quản trị dịch vụ
 
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcmXu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnBài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
 
Chiến lược giá của siêu thị Bigc
Chiến lược giá của siêu thị BigcChiến lược giá của siêu thị Bigc
Chiến lược giá của siêu thị Bigc
 
Th cac cong thuc mon qt tai chinh
Th cac cong thuc mon qt tai chinhTh cac cong thuc mon qt tai chinh
Th cac cong thuc mon qt tai chinh
 
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkPhân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
 
Tiểu luận: Chiến lược thâm nhập thị trường của Mcdonald’s thâm nhập thị trườn...
Tiểu luận: Chiến lược thâm nhập thị trường của Mcdonald’s thâm nhập thị trườn...Tiểu luận: Chiến lược thâm nhập thị trường của Mcdonald’s thâm nhập thị trườn...
Tiểu luận: Chiến lược thâm nhập thị trường của Mcdonald’s thâm nhập thị trườn...
 
Sline chiến lược kinh doanh quốc tế
Sline chiến lược kinh doanh quốc tếSline chiến lược kinh doanh quốc tế
Sline chiến lược kinh doanh quốc tế
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa 6674149
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa 6674149Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa 6674149
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành yến sào khánh hòa 6674149
 
Lotteria
LotteriaLotteria
Lotteria
 
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdfGiáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdf
 
Công thức kinh tế lượng
Công thức kinh tế lượngCông thức kinh tế lượng
Công thức kinh tế lượng
 
Bai tap ki thuat nghiep vu ngoai thuong va loi giai chi tiet chuong 2
Bai tap ki thuat nghiep vu ngoai thuong va loi giai chi tiet chuong 2Bai tap ki thuat nghiep vu ngoai thuong va loi giai chi tiet chuong 2
Bai tap ki thuat nghiep vu ngoai thuong va loi giai chi tiet chuong 2
 
Giáo trình thương mại điện tử
Giáo trình thương mại điện tửGiáo trình thương mại điện tử
Giáo trình thương mại điện tử
 
Bài tiểu luận về công ty bibica
Bài tiểu luận về công ty bibicaBài tiểu luận về công ty bibica
Bài tiểu luận về công ty bibica
 
Wendy's
Wendy'sWendy's
Wendy's
 
Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1
Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1
Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1
 
300 Câu hỏi trắc nghiệm thi môn QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC, CÓ ĐÁP ÁN!
300 Câu hỏi trắc nghiệm thi môn QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC, CÓ ĐÁP ÁN!300 Câu hỏi trắc nghiệm thi môn QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC, CÓ ĐÁP ÁN!
300 Câu hỏi trắc nghiệm thi môn QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC, CÓ ĐÁP ÁN!
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viênLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
 

Similar to Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY

Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...
Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...
Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...vietlod.com
 
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải phápĐề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải phápViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng TMCP tại TP. Hồ Chí Minh tron...
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng TMCP tại TP. Hồ Chí Minh tron...Luận văn: Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng TMCP tại TP. Hồ Chí Minh tron...
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng TMCP tại TP. Hồ Chí Minh tron...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Đổi Mới Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Trong Bối Cảnh Mới Của Nền Kin...
Luận Văn Đổi Mới Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Trong Bối Cảnh Mới Của Nền Kin...Luận Văn Đổi Mới Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Trong Bối Cảnh Mới Của Nền Kin...
Luận Văn Đổi Mới Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Trong Bối Cảnh Mới Của Nền Kin...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing- Mix tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing- Mix tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt NamMột số giải pháp hoàn thiện Marketing- Mix tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing- Mix tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Namluanvantrust
 
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAYLuận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt N...
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt N...Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt N...
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt N...hieu anh
 
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAYLuận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tailieu.vncty.com luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...
Tailieu.vncty.com   luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...Tailieu.vncty.com   luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...
Tailieu.vncty.com luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...Trần Đức Anh
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...HanaTiti
 

Similar to Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY (20)

Luận văn: Tăng cường năng lực canh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Vi...
Luận văn: Tăng cường năng lực canh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Vi...Luận văn: Tăng cường năng lực canh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Vi...
Luận văn: Tăng cường năng lực canh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Vi...
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...
Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...
Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...
 
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, HOT 2018
 
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
Phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng Thương mại trên...
 
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN T...
 
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải phápĐề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
 
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng TMCP tại TP. Hồ Chí Minh tron...
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng TMCP tại TP. Hồ Chí Minh tron...Luận văn: Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng TMCP tại TP. Hồ Chí Minh tron...
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng TMCP tại TP. Hồ Chí Minh tron...
 
Luận Văn Đổi Mới Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Trong Bối Cảnh Mới Của Nền Kin...
Luận Văn Đổi Mới Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Trong Bối Cảnh Mới Của Nền Kin...Luận Văn Đổi Mới Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Trong Bối Cảnh Mới Của Nền Kin...
Luận Văn Đổi Mới Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Trong Bối Cảnh Mới Của Nền Kin...
 
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing- Mix tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing- Mix tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt NamMột số giải pháp hoàn thiện Marketing- Mix tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing- Mix tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
 
Cơ chế hoạt động của các ngân hàng thương mại sau cổ phần hóa
Cơ chế hoạt động của các ngân hàng thương mại sau cổ phần hóaCơ chế hoạt động của các ngân hàng thương mại sau cổ phần hóa
Cơ chế hoạt động của các ngân hàng thương mại sau cổ phần hóa
 
Luận án: Quản lý nợ công ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế, HAY
Luận án: Quản lý nợ công ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế, HAYLuận án: Quản lý nợ công ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế, HAY
Luận án: Quản lý nợ công ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế, HAY
 
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAYLuận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
 
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt N...
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt N...Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt N...
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt N...
 
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAYLuận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng Việt nam, HAY
 
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại
Luận văn: Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại
 
19450
1945019450
19450
 
Tailieu.vncty.com luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...
Tailieu.vncty.com   luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...Tailieu.vncty.com   luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...
Tailieu.vncty.com luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (20)

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Khóa luận: Thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp (M&B), HAY

  • 1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI -----  ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: TÌM HIỂU XU THẾ THÔN TÍNH VÀ SÁP NHẬP (M&A) TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH Ở CHÂU ÂU TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH HIỆN NAY – BÀI HỌC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
  • 2. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................... 1 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................... 3 1. Khái niệm thôn tính và sáp nhập (M&A)............................................... 3 1.1. Định nghĩa M&A ........................................................................... 3 1.2. Một số trường hợp không được coi là thôn tính và sáp nhập (M&A) . 5 2. Phân loại các trường hợp thôn tính và sáp nhập (M&A)......................... 6 2.1. Phân loại theo mối quan hệ giữa các bên tham gia............................ 6 2.2. Phân loại theo tính chất thân thiện và thù địch của thương vụ thôn tính và sáp nhập (M&A)........................................................................ 7 3. Các bên tham gia một thương vụ thôn tính và sáp nhập (M&A) ............. 8 3.1. Bên mua......................................................................................... 8 3.2. Bên bán.........................................................................................10 4. Những yếu tố ảnh hưởng đến một thương vụ thôn tính và sáp nhập (M&A)...................................................................................................11 4.1. Những yếu tố chung ......................................................................11 4.2. Những yếu tố tác động đến quyết định của bên mua........................12 4.3. Những yếu tố tác động đến quyết định của bên bán.........................18 5. Một số đặc điểm của khu vực tài chính ngân hàng ................................21 5.1. Các hoạt động chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng..................21 5.2. Những động cơ thúc đẩy hoạt động thôn tính và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng........................................................................28 CHƢƠNG II: XU HƢỚNG THÔN TÍNH VÀ SÁP NHẬP (M&A) TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH Ở CHÂU ÂU TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG HIỆN NAY (2008-2009) ............................................30 1. Khủng hoảng tài chính và ảnh hưởng của nó tới các doanh nghiệp tài chính ngân hàng tại châu Âu....................................................................30 1.1. Nguyên nhân và diễn biến cuộc khủng hoảng .................................30 1.2. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới các doanh nghiệp tài chính ngân hàng ở Châu Âu..................................................34
  • 3. 1.3. Dự báo những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tới xu hướng thôn tính và sáp nhập trên thị trường tài chính ngân hàng châu Âu37 2. Xu hướng thôn tính và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Châu Âu trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay ................................38 2.1. Nhận xét chung .............................................................................38 2.2. Xu hướng thôn tính và sáp nhập của các ngân hàng.........................42 2.3. Xu hướng thôn tính và sáp nhập của các công ty bảo hiểm...............52 2.4. Xu hướng thôn tính và sáp nhập của các công ty hoạt động trong lĩnh vực quản trị tài sản...............................................................................58 2.5. Xu hướng thôn tính và sáp nhập của các công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán..................................................................................61 3. Nhận định về hoạt động thôn tính và sáp nhập (M&A) của các doanh nghiệp tài chính ngân hàng ở Châu Âu trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay..................................................................................................66 CHƢƠNG III: BÀI HỌC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM69 1. Tình hình hoạt động thị trường thôn tính và sáp nhập (M&A) đối với các doanh nghiệp tài chính ngân hàng ở Việt Nam trong hai năm 2008 – 2009 69 1.1. Diễn biến các hoạt động thôn tính và sáp nhập (M&A) ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt Nam...........70 1.2. Nguyên nhân của những diễn biến hoạt động thôn tính và sáp nhập của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt Nam trong hai năm 2008 và 2009. ........................................................80 2. Bài học cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt Nam.....................................................................................92 KẾT LUẬN..............................................................................................95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................97 I. Tài liệu tiếng Việt ................................................................................97 II. Tài liệu nước ngoài.............................................................................98
  • 4. DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ * Danh mục bảng biểu Bảng 2.1. 20 thương vụ thôn tính và sáp nhập có giá trị lớn nhất thị trường tài chính châu Âu 2008-2009 (triệu Euro)....................................................... 39 Bảng 2.2. 15 thương vụ thôn tính và sáp nhập nổi bật trong ngành ngân hàng thị trường châu Âu năm 2008-2009 (không có sự tham gia của chính phủ) .. 45 Bảng 2.3. 10 thương vụ thôn tính và sáp nhập nổi bật trong ngành bảo hiểm thị trường châu Âu năm 2008-2009............................................................ 54 * Danh mục biểu đồ Đồ thị 2.1. Chứng khoán toàn cầu trượt dốc tháng 12/2007 – 10/2008......... 34 Đồ thị 2.2. Giá trị tài sản suy giảm và giá trị vốn gia tăng của các ngân hàng châu Âu từ quý III/2007 đến quý II/2008 (tỷ đôla)...................................... 35 Đồ thị 2.3. Tổng giá trị các thương vụ thôn tính và sáp nhập thị trường tài chính châu Âu qua các năm 2003-2009 (tỷ Euro)....................................... 38 Đồ thị 2.4. Giá trị các thương vụ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng châu Âu năm 2008 và 2009, chia theo khu vực (tỷ Euro).......................................... 41 Đồ thị 2.5. Tổng giá trị các thương vụ trong ngành ngân hàng thị trường châu Âu qua các năm 2003 – 2009 (tỷ Euro)...................................................... 43 Đồ thị 2.6. Tổng giá trị các thương vụ trong ngành bảo hiểm thị trường châu Âu qua các năm 2003 – 2009 (tỷ Euro)...................................................... 53 Đồ thị 2.7. Tổng giá trị các thương vụ trong ngành quản trị tài sản thị trường châu Âu qua các năm 2003 – 2009 (tỷ Euro).............................................. 59 Đồ thị 2.8. Tổng giá trị các thương vụ trong lĩnh vực chứng khoán thị trường châu Âu qua các năm 2003 – 2009 (tỷ Euro).............................................. 62 Đồ thị 3.1. Phân loại M&A theo tính chất thương vụ năm 2009 (%)............ 71 Đồ thị 3.2. Số thương vụ M&A theo ngành năm 2009(%)........................... 72 Đồ thị 3.3. Tăng trưởng GDP Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2009 (%) .... 81 Đồ thị 3.4. Tỷ lệ lạm phát Việt Nam thời kỳ 2003 – 2009 (%) .................... 83 Đồ thị 3.5. Chỉ số VNIndex thời kỳ 1/2006 – 7/2009.................................. 84
  • 5. LỜI NÓI ĐẦU Hoạt động thôn tính và sáp nhập (M&A) là hoạt động không thể thiếu trong lịch sử hình thành và quá trình phát triển của bất cứ một tập đoàn lớn nào trên thế giới và là một hoạt động rất quan trọng trong bất cứ một thị trường nào đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế với những doanh nghiệp lớn mạnh. Ngành tài chính ngân hàng với cơ cấu phức tạp, nơi mà các nhà đầu tư có thể thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ, đồng thời cũng phải đối mặt với khá nhiều rủi ro mỗi khi có biến động kinh tế vĩ mô, luôn là nơi hoạt động thôn tính sáp nhập (M&A) diễn ra sôi động. Thị trường tài chính ngân hàng châu Âu là một trong những thị trường tài chính sôi động trên thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Mỹ nhưng đã có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động các công ty và tác động đến xu thế thôn tính và sáp nhập ở đây. Ở Việt Nam, hoạt động thôn tính và sáp nhập (M&A) mới được quan tâm kể từ khi Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời và trở nên đặc biệt sôi động trong thời gian gần đây. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt Nam tuy không chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính như các doanh nghiệp cùng ngành ở châu Âu, nhưng cũng đã gặp không ít khó khăn khi nền kinh tế Việt Nam phát triển chậm lại, lạm phát cao và chính phủ đưa ra một số quy định về vốn của các tổ chức tài chính. Chính vì những lý do trên, việc nghiên cứu xu hướng thôn tính và sáp nhập của các doanh nghiệp tài chính ngân hàng trên thị trường châu Âu để từ đó rút ra bài học cho các doanh nghiệp tài chính ngân hàng Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết. Nhận thiết được đòi hỏi cấp thiết này đối với hoạt động của các doanh nghiệp tài chính ngân hàng Việt Nam, em quyết định chọn đề tài: 1
  • 6. “Tìm hiểu xu thế thôn tính và sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực tài chính ở Châu Âu trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay - bài học đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. Trong khóa luận này, em sẽ nghiên cứu và rút ra xu hướng chính của hoạt động thôn tính và sáp nhập thị trường tài chính châu Âu trong hai năm 2008 và 2009 để từ đó rút ra bài học cho hoạt động thôn tính và sáp nhập của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu của đề tài là thống kể, tổng hợp, phân tích và so sánh. Nội dung của khóa luận được kết cấu thành ba chương: Chương I: Cở sở lý luận Chương II: Xu hướng thôn tính và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ở châu Âu trong cuộc khủng hoảng hiện nay (2008-2009) Chương III: Bài học đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt Nam Đề tài về xu hướng thôn tính và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính là một đề tài rộng, đòi hỏi việc nghiên cứu với nhiều công sức tìm tòi học hỏi, kiến thức sâu sắc về lĩnh vực tài chính và quản trị, cũng như nguồn số liệu đầy đủ và chính xác về tình hình hoạt động của các công ty. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, kiến thức và khả năng tiếp cận các số liệu về các thương vụ, bài khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý và sửa chữa của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn thạc sỹ Phan Trần Trung Dũng đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Sinh viên thực hiện Mai Hà Linh. 2
  • 7. CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm thôn tính và sáp nhập (M&A) 1.1. Định nghĩa M&A Theo Cẩm nang Thôn tính và sáp nhập, mạng Thôn tính và sáp nhập Việt Nam (www.manetwork.vn): Thôn tính và sáp nhập (M&A) là hoạt động giành quyền kiểm soát một doanh nghiệp, một bộ phận doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. Theo Andrew J. Sherman và Milledge A. Hart trong sách Thôn tính và sáp nhập, từ A đến Z: - Mua lại (Acquisition): Việc mua một tài sản như một nhà máy, một bộ phận của công ty, hoặc cả công ty. - Sáp nhập (Merger): Sự kết hợp của hai hay nhiều công ty sao cho tài sản và vốn của công ty bán sẽ thuộc về công ty mua. Sau thương vụ mua bán này, cho dù sẽ có những thay đổi nhất định về phía công ty mua, công ty này vẫn giữ nguyên tên. Trong luật Doanh Nghiệp Việt Nam 2005, có những quy định về những hoạt động liên quan đến việc thôn tính và sáp nhập doanh nghiệp như sau: - Hợp nhất doanh nghiệp: Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất. (Điều 152,khoản 1) 3
  • 8. - Sáp nhập doanh nghiệp: Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. (Điều 153, khoản 1) Như vậy khái niệm sáp nhập doanh nghiệp được đưa ra bởi Andrew J. Sherman và Milledge A. Hart và khái niệm sáp nhập doanh nghiệp được đưa ra bởi luật Doanh nghiệp 2005 là khá tương đồng. Tuy vậy, khái niệm hợp nhất doanh nghiệp đưa ra bởi luật Doanh Nghiệp Việt Nam 2005 chưa bao quát những trường hợp doanh nghiệp mua chỉ mua hoặc kiểm soát một phần kinh doanh của doanh nghiệp bị mua. Để hiểu rõ hơn khái niệm mua lại, sáp nhập và hợp nhất (M&A) theo định nghĩa của luật Việt Nam, chúng ta sẽ xem xét những định nghĩa được nêu trong Luật Cạnh Tranh Việt Nam 2004: - Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. (Điều 17, khoản 1) - Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất. (Điều 17, khoản 2) - Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. (Điều 17, khoản 3). 4
  • 9. Chúng ta có thể thấy các khái niệm liên quan đến việc thôn tính và sáp nhập có thể có một số tương đồng nhất định về mặt ngữ nghĩa, và đôi khi việc phân biệt giữa các khái niệm trên còn phụ thuộc vào mục tiêu truyền thông và chiến lược kinh doanh của các bên tham gia. Ví dụ, một công ty mua lại một công ty khác, giành quyền kiểm soát và xóa sổ công ty bị mua. Nếu doanh nghiệp mua quyết định chấm dứt hoạt động của công ty bị mua trên giấy tờ, thì đây sẽ được coi là một vụ sáp nhập (theo định nghĩa luật Cạnh tranh Việt Nam 2004). Ngược lại, đây có thể được tuyên bố là một vụ mua lại (theo định nghĩa luật Cạnh tranh Việt Nam 2004). Như vậy, chúng ta cần chú ý là hoạt động thôn tính và sáp nhập (M&A) liên quan đến vấn đề sở hữu cũng như thực hiện quyền sở hữu để tạo ra những giá trị mới cho cổ đông. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thôn tính và sáp nhập (M&A) là phải tạo ra những giá trị mới cho cổ đông mà việc duy trì tình trạng cũ không đạt được. Thuật ngữ thôn tính và sáp nhập (M&A) được sử dụng xuyên suốt trong bài này sẽ bao quát tất cả các hình thức của M&A được nêu trong định nghĩa của Andrew J. Sherman và Milledge A. Hart, hay nói cách khác tương ứng với những định nghĩa về sáp nhập, hợp nhất và mua lại doanh nghiệp được nêu trong luật Cạnh tranh Việt Nam 2004 vừa được nêu ở trên. 1.2. Một số trƣờng hợp không đƣợc coi là thôn tính và sáp nhập (M&A) Hoạt động thôn tính và sáp nhập (M&A) không chỉ làm thay đổi tình trạng sở hữu của doanh nghiệp đối với cổ phần hoặc tài sản mà còn làm thay đổi hoạt động quản trị doanh nghiệp, hay nói cách khác để được coi là một thương vụ thôn tính và sáp nhập (M&A), thì sau khi thương vụ mua bán xảy ra, doanh nghiệp mua cần có quyền kiểm soát và quản trị đối với doanh 5
  • 10. nghiệp hoặc phần tài sản được bán của doanh nghiệp bán. Chính vì vậy, những hoạt động dưới đây không được coi là hoạt động thôn tính và sáp nhập (M&A) - Một doanh nghiệp mua cổ phần của một doanh nghiệp khác, tuy vậy, số lượng cổ phần doanh nghiệp mua nắm chưa đủ để doanh nghiệp này nắm quyền kiểm soát công ty bán hoặc công ty mua không tham gia vào việc điều hành và quản trị công ty bán. - Quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư vốn với tư cách cổ đông vào các doanh nghiệp, cử đại diện phần vốn góp vào Hội đồng quản trị nhưng các thành viên trên chỉ làm nhiệm vụ tư vấn hỗ trợ cho công việc kinh doanh của công ty. 2. Phân loại các trƣờng hợp thôn tính và sáp nhập (M&A) 2.1. Phân loại theo mối quan hệ giữa các bên tham gia - Sáp nhập theo chiều ngang: là hình thức sáp nhập diễn ra giữa các công ty trong cùng một ngành kinh doanh. Kết quả của thương vụ này là các bên sẽ có cơ hội để mở rộng thị trường, kết hợp, tăng cường sức mạnh thương hiệu, giảm chi phí cố định, tăng cường hiệu quả của hệ thống phân phối và hậu cần. Khi các bên tham gia là những đối thủ cạnh tranh trên thị trường thì việc kết hợp lại với nhau sẽ không những giảm bớt cho các bên một đối thủ cạnh tranh mà còn tạo nên sức mạnh lớn hơn so với những đối thủ còn lại trên thị trường. - Sáp nhập theo chiều dọc: là hình thức sáp nhập của các công ty khác nhau trong cùng một dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Sáp nhập theo chiều dọc có hai dạng:  Backward: Liên kết giữa nhà cung cấp và công ty sản xuất.   Forward: Liên kết giữa công ty sản xuất và nhà phân phối. Sáp nhập theo chiều dọc sẽđem lại cho công ty mua / tiến hành sáp nhập lợi thế trong việc kiểm soát chất lượng nguồn hàng, đầu ra sản phẩm, cắt 6
  • 11. giảm chi phí trung gian, hoặc khống chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh. - Sáp nhập hỗn hợp (Conglomerate): là hình thức sáp nhập giữa các công ty kinh doanh trong các lĩnh vực hoặc khu vực khác nhau.  Sáp nhập tổ hợp thuần túy: Xảy ra khi hai bên không có mối quan hệ nào với nhau.   Sáp nhập bành trướng về địa lý: Hai công ty kinh doanh ở trên hai thị trường hoàn toàn cách biệt về mặt địa lý.   Sáp nhập đa dạng hóa sản phẩm: Hai công ty sản xuất hai loại sản phẩm khác nhau nhưng cùng ứng dụng một công nghệ sản xuất hoặc tiếp thị gần giống nhau. 2.2. Phân loại theo tính chất thân thiện và thù địch của thƣơng vụ thôn tính và sáp nhập (M&A) - Thôn tính và sáp nhập thân thiện (friendly M&A): thương vụ được tiến hành dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên. - Thôn tính và sáp nhập thù định (hostile M&A): hội đồng quản trị của công ty bị mua không được biết trước về thương vụ này, và không có ý định thực hiện thương vụ. Cổ đông của công ty bị sáp nhập và mua lại có thể được trả tiền để bán lại cổ phiếu của mình và mất hoàn toàn quyền kiểm soát đối với công ty. Công ty bị bán có thể chấm dứt sự tồn tại cả về đăng ký và tổ chức. Trường hợp này có thể xảy ra khi bên mua và bên bán là đối thủ cạnh tranh. Bên mua thực hiện thương vụ có thể chỉ để tiêu diệt đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trường. Trong rất nhiều trường hợp của những thương vụ thôn tính và sáp nhập mang tính chất thù địch, ban giám đốc của công ty mục tiêu sẽ bị thay thế sau thương vụ. 7
  • 12. 3. Các bên tham gia một thƣơng vụ thôn tính và sáp nhập (M&A) 3.1. Bên mua a. Bên mua chiến lược (strategic buyer) Khi nhắc đến bên mua chiến lược chúng ta hiểu rằng đó là công ty thực hiện mua lại công ty khác để phát triển công việc làm ăn hiện tại của công ty mình. Thông thường sau khi mua lại doanh nghiệp khác hoặc một phần tài sản của công ty khác, công ty với vai trò là người mua chiến lược sẽ củng cố, thực hiện các biện pháp cần thiết tích hợp hoạt động của công ty bị mua với các hoạt động hiện có của công ty. Công ty với vai trò là người mua chiến lược sẽ đánh giá hiệu quả của thương vụ thôn tính và sáp nhập vừa được công ty thực hiện dựa trên những lợi ích, lợi nhuận tăng lên đối với cả chính công ty và công ty bị mua hoặc phần công ty bị mua. Công ty với vai trò bên mua chiến lược có thể được chia làm hai loại: - Công ty đã thực hiện những thương vụ mua lại các công ty khác nhiều lần (repeat players): Đối với các công ty này, việc mua lại các công ty khác được coi là một trong những chiến lược kinh doanh. Những công ty này có rất nhiều lợi thế khi thực hiện các thương vụ thôn tính và sáp nhập. Họ có khá nhiều kinh nghiệm trong việc đánh giá công ty mục tiêu, đàm phán, kết thúc thương vụ và tích hợp hoạt động kinh doanh mới với hoạt động hiện tại của công ty. Ban lãnh đạo các công ty này đưa ra quyết định một cách thống nhất khá nhanh về những vụ mua lại sáp nhập công ty thực hiện. - Công ty thực hiện thương vụ lần đầu tiên: Đối với một số công ty, thực hiện thương vụ thôn tính và sáp nhập đầu tiên là tiền đề quan trọng để họ quyết định đưa việc thôn tính và sáp nhập với công ty khác vào chiến lược kinh doanh của mình và gia nhập nhóm công ty thứ nhất. Đối với một số công ty khác, vụ thôn tính và sáp nhập là một công việc khá hệ trọng và sẽ chỉ xảy 8
  • 13. ra một lần. Đối với các công ty đóng vai trò người mua lại lần đầu tiên, thương vụ thôn tính và sáp nhập sẽ được thực hiện với rất nhiều sự hệ trọng, và thông thường sẽ tiêu tốn của công ty nhiều tiền của hơn nhóm công ty đầu tiên do họ chưa có kinh nghiệm. b. Bên mua vì mục đíchtài chính (financial buyers) Trong khi các công ty mua chiến lược coi công ty mục tiêu như một phần để làm tăng hiệu quả công việc kinh doanh hiện tại của mình, các công ty mua vì mục đích tài chính coi công ty mục tiêu mà họ sẽ tiếp tục duy trì như một công ty hoạt động riên biệt, tăng cường hiệu quả hoạt động của nó, và sau đó bán lại các công ty này để thu lợi nhuận khổng lồ. Về cơ bản, những công ty thực hiện việc mua lại các công ty khác vì mục đích tài chính sẽ vấp phải hai khó khăn sau. Thứ nhất, công ty và nhà đầu tư khi thực hiện thương vụ thôn tính và sáp nhập như vậy thường mong đợi những khoản lợi nhuận khổng lồ. Điều này có nghĩa là khoản lợi nhuận đó phải lớn hơn hẳn khoản đầu tư tương đương mà công ty hoặc nhà đầu tư có thể thực hiện trên thị trường. Thứ hai, lời đề nghị mua lại của công ty có thể sẽ bị đánh giá thấp hơn lời đề nghị mua lại từ những công ty mua chiến lược, những công ty mà sẽ tích hợp hoạt động của công ty mục tiêu vào hoạt động kinh doanh hiện tại của họ. Có những loại công ty mua vì mục đíchtài chính sau: - Công ty vốn cổ phần tư nhân: Đây là những công ty thu thập một lượng lớn vốn từ những nhà đầu tư tư nhân và tổ chức, sau đó thực hiện việc đầu tư vào một danh mục công ty. - Những người mua quản trị: Trong một số trường hợp, công ty vốn cổ phần tư nhân sẽ kết hợp với một đội ngũ những nhà quản trị để thực hiện việc mua lại công ty khác. Công ty mục tiêu trong những trường hợp này có thể là 9
  • 14. một công ty đại chúng (công ty đã phát hành cổ phiếu ra công chúng) hoặc công ty tư nhân. Trong những trường hợp này, khác với những thương vụ thôn tính và sáp nhập được thực hiện bởi chỉ riêng công ty vốn cổ phần tư nhân khi mà đội ngũ nhân viên quản trị sẽ thu được rất ít lợi nhuận từ thương vụ, ở đây, đội ngũ nhân viên quản trị sẽ thu được một khoản lợi nhuận lớn. 3.2. Bên bán a. Bên bán một phần công ty (partial sellers) Đây là những công ty bán một phần hoạt động kinh doanh của mình cho công ty khác. Trong một số trường hợp, đây là thương vụ đầu tiên trong một loạt các thương vụ mà sẽ dẫn đến việc công ty bán toàn bộ công ty của mình cho công ty khác. Trong một số trường hợp khác, bên mua sẽ chỉ có thể sở hữu một phần hoạt động kinh doanh của công ty bán. Đối với công ty bán, việc bán một phần doanh nghiệp có thể được sử dụng để tăng thêm vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Bên bán cũng có thể thực hiện thương vụ trên để tăng cường thêm mối quan hệ với bên mua. Ví dụ một nhà máy có thể tăng cường mối quan hệ với nhà phân phối bằng cách bán một lượng lớn cổ phần của mình cho nhà phân phối. b. Bên bán toàn bộ công ty (full sellers) Trong những trường hợp này, công ty sẽ bán toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình cho một công ty khác. c. Bên bán không tự nguyện (unwilling sellers) Bên bán không tự nguyện xuất hiện trong những thương vụ thôn tính và sáp nhập mang tính chất thù địch. Ở những trường hợp này, bên mua sẽ thương lượng với các cổ đông của công ty bán, và mua lại cổ phần của họ. 10
  • 15. Trong phần lớn trường hợp, bên mua sẽ làm như vậy sau khi đã thương lượng không thành với ban giám đốc và hội đồng quản trị của công ty. 4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến một thƣơng vụ thôn tính và sáp nhập (M&A) 4.1. Những yếu tố chung a. Cạnh tranh Có rất nhiều yếu tố thúc đẩy các bên tiến tới một thương vụ thôn tính và sáp nhập. Trong đó, có một động cơ mang tính khá chung tính đó là nhu cầu thôn tính và sáp nhập để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Dưới sức ép cạnh tranh, tất cả các công ty đều muốn lớn mạnh và phát triển. Một trong những cách tốt nhất là hợp nhất, sáp nhập với công ty khác hoặc thâu tóm công ty khác. Trên thực tế, cạnh tranh thúc đẩy những thương vụ thôn tính và sáp nhập, và ngược lại các thương vụ thôn tính và sáp nhập càng khiến cuộc cạnh tranh trên thị trường trở nên gay gắt hơn. Khi tiến hành thôn tính và sáp nhập, không những các công ty khiến mình trở nên mạnh hơn nhờ quy mô công ty lớn hơn, mà còn thông qua việc giảm bớt một đối thủ cạnh tranh trên thị trường (sáp nhập ngang), hoặc gây khó cho đối thủ cạnh tranh trong việc tìm nguồn cung ứng đầu vào hoặc tiêu thụ sản phẩm đầu ra (sáp nhập dọc). b. Môi trường kinh doanh thay đổi Khi môi trường kinh doanh thay đổi, đặc biệt trong bối cảnh xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiệp bị đẩy vào tình trạng thiếu thanh khoản, vỡ nợ, sụt giảm giá trị tài sản, và buộc bị đẩy vào tình trạng bị thâu tóm. Trong những trường hợp như vậy, dù cho bên bán không có chủ 11
  • 16. động muốn bán, nhưng bên thâu tóm (bên mua) thì lại có rất nhiều động cơ để thâu tóm để mở rộng, bành trướng sự ảnh hưởng và quyền lực trên thị trường. Ngoài ra, môi trường kinh doanh thay đổi cũng sẽ tác động đến quá trình định giá tài sản. Nếu môi trường kinh doanh hiện tại khó khăn, tài sản có thể sẽ bị đánh giá thấp hơn, một phần vì bên bán có thể rất cần khoản tiền thu được từ thương vụ, một phần nữa vì bên mua có thể kỳ vọng môi trường kinh doanh tiếp tục xấu, do vậy, tài sản mua về sẽ có thể không tạo ra nhiều giá trị cho bên mua. 4.2. Những yếu tố tác động đến quyết định của bên mua a. Cân nhắc chi phí lợi íchgiữa việc tự xây dựng và mua lại Không phải trong tất cả mọi trường hợp, doanh nghiệp đều cân nhắc giữa việc mua lại và xây dựng khi thực hiện thương vụ thôn tính và sáp nhập. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng, trong tất cả các vụ mua lại, bên mua đều có một sự lựa chọn thay thế, đó là quyết định xây dựng bộ phận kinh doanh / tài sản đó mới từ đầu. Trong một số trường hợp, khi cần cân nhắc giữa việc mua lại và xây dựng, bên mua cần cân nhắc các yếu tố như chi phí, thời gian và tính khả thi của việc xây dựng hay mua lại. Chúng ta sẽ cùng so sánh những lợi thế và bất lợi của giữa hai việc: mua lại và xây dựng ngay từ đầu: - Xây dựng:  Lợi thế: Xây dựng một phần kinh doanh / tài sản mới rõ ràng đem lại cho doanh nghiệp một số lợi thế nhất định. Nó cho phép công phát triển phần kinh doanh / tài sản đó phù hợp với chiến lược và tình trạng kinh doanh hiện tại của công ty nhất. Điều này rõ ràng sẽ lợi thế hơn so với việc mua một công ty khác đã có sẵn và sau đó phải thực hiện một số thay đổi cần thiết. Tạo dựng một phần kinh doanh mới thông thường sẽ rẻ hơn mua lại bộ phận kinh doanh đó, 12
  • 17. hay nói cách khác, nó cho phép công ty rải rác chi phí cần thiết trong suốt thời gian tạo dựng nên bộ phận kinh doanh đó. Tạo dựng mới cũng cho phép công ty thực hiện những thay đổi một cách dễ dàng trong suốt quá trình xây dựng doanh nghiệp cho phù hợp với những thay đổi của bản thân công ty. Cuối cùng, doanh nghiệp kiểm soát được toàn bộ quá trình xây dựng một phần kinh doanh mới này. Doanh nghiệp chỉ cần quan tâm đến việc tận dụng hiệu quả các nguồn lực mà nó có.  Bất lợi: Xây dựng phần kinh doanh mới ngay từ đầu cũng tạo ra một số bất lợi so với việc mua lại. Thứ nhất, nó có thể đòi hỏi doanh nghiệp phải có những kiến thức, kinh nghiêm, năng lực mà hiện tại doanh nghiệp không có. Ví dụ: Xây dựng chi nhánh mới ở một vùng địa lý mới đòi hỏi doanh nghiệp phải có những kiến thức nhất định về văn hóa, con người của vùng đó mà doanh nghiệp hiện tại có thể chưa có. Xây dựng một bộ phận mới cũng đòi hỏi mất rất nhiều thời gian. Việc tạo dựng một bộ phận kinh doanh mới cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải tập trung nhiều nguồn lực vào việc này, ảnh hưởng đến việc tập trung nguồn lực vào những mục tiêu chính yếu khác của doanh nghiệp.  - Mua lại:  Lợi thế: Việc mua lại dường như đơn giản hơn việc tạo dựng mới một bộ phận / công ty mới. Mua lại đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư ít thời gian hơn so với việc xây mới từ đầu. Mua lại một công ty khác cũng cho phép công ty mua có được kinh nghiệm, kiến thức sẵn có của công ty bị mua.   Bất lợi: Việc mua lại một công ty khác tỏ ra đắt đỏ hơn việc tạo dựng từ đầu, vì nó đòi hỏi bên mua phải ngay lập tức có sẵn một khoản tiền lớn. Bên cạnh đó, khi mua một công ty khác, bên mua sẽ 13
  • 18. đối mặt với vấn đề hòa nhập văn hóa, phương thức kinh doanh của phần công ty đã mua với phần công ty sẵn có. b. Thêm khách hàng và gia tăng thị phần Một trong những mục tiêu quan trọng nhất khi quyết định mua lại một công ty khác của bên mua là khách hàng của công ty bán. Công ty mua có thể mong muốn có thêm nhiều mối quan hệ với khách hàng hơn, hoặc gia tăng khách hàng ở các vùng địa lý khác nhau, hoặc các thành phần khách hàng (khách hàng doanh nghiệp và người tiêu dùng). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, công ty mua sẽ vấp phải sự sụt giảm số lượng khách hàng của công ty mục tiêu sau khi mua lại công ty này. Sự sụt giảm này có thể là cả về số lượng và chất lượng khách hàng (khách hàng trở nên ít trung thành với công ty hơn, sự sẵn sàng tiêu dùng hàng hóa / dịch vụ của công ty và số tiền sẵn lòng bỏ ra ít hơn). Có một vài lý do cho việc sụt giảm khách hàng này. Đầu tiên, bất cứ vụ thôn tính và sáp nhập nào cũng sẽ tạo ra những sự thay đổi trong công ty bị mua, từ đó từ đó tạo ra những ảnh hưởng nhất định đến khách hàng (cho dù các công ty luôn cố gắng giảm thiểu những ảnh hưởng trên). Nếu khách hàng cảm thấy không hài lòng với những thay đổi trên, họ có thể bắt đầu cân nhắc việc sử dụng dịch vụ của một nhà cung cấp khác. Trong một số trường hợp, khách hàng có thể cảm thấy quá gắn bó với thương hiệu của công ty bị mua, họ cũng sẽ cảm thấy ít thích thú hơn khi cùng một mặt hàng / dịch vụ đó được cung cấp bởi dưới một cái tên khác. c. Mở rộng việc kinh doanh sang một khu vực địa lý mới Việc mở rộng việc kinh doanh sang một khu vực địa lý mới cũng là một trong những lý do thúc đẩy một thương vụ thôn tính và sáp nhập từ phía bên mua. Mở rộng bằng việc xây dựng một chi nhánh mới tại khu vực địa lý mới 14
  • 19. có thể vấp phải những khó khăn về hiểu biết khu vực, con người, văn hóa, vấn đề cơ sở hạ tầng, xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng địa phương. Chính vì vậy, trong rất nhiều trường hợp, thâu tóm hoặc mua lại một công ty địa phương trở thành một giải pháp tốt hơn. Bằng việc mở rộng việc kinh doanh sang khu vực địa lý mới, bên mua sẽ có được những hiểu biết về thị trường địa phương, chuẩn mực, thói quen và nhu cầu của khách hàng tại khu vực. Công ty mua cũng dễ dàng hơn trong việc tiếp tục duy trì những mối quan hệ với khách hàng, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phù hợp với đặc điểm của khu vực của công ty bị mua. d. Đạt được bí quyết kỹ thuật và quyền kinh doanh sản phẩm Việc mua lại sẽ cho phép bên mua có thể đạt được một số bí quyết kỹ thuật hoặc sản phẩm một cách thuận lợi. Những vụ thôn tính và sáp nhập như vậy sẽ cho phép bên mua không những có được bí quyết kỹ thuật hoặc loại sản phẩm mà còn có được cả đội ngũ nhân viên đã có kinh nghiệm trong việc tạo ra và phát triển sản phẩm hoặc kỹ thuật đó. Thường thì bên mua sẽ phải cân nhắc khả năng tích hợp của kỹ thuật mới hoặc sản phẩm mới này với những dòng sản phẩm hiện có của công ty, liệu công ty có thể sử dụng hiệu quả những nguồn lực mình hiện có như đội ngũ nhân viên bán hàng, thương hiệu của công ty để sử dụng hiệu quả nhất bí quyết kỹ thuật và sản phẩm mới. Trong một số trường hợp, những dòng sản phẩm mới cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có khả năng tiếp cận thị trường mới, khách hàng mới. Bên mua cũng có thể muốn giành được quyền sử dụng những bí quyết kỹ thuật có thể áp dụng cho quá trình sản xuất mặt hàng của họ. Việc này thường xảy ra trong thôn tính và sáp nhập theo chiều dọc. Ví dụ: một công ty sản xuất điện thoại muốn mua lại công ty sản xuất camera nhỏ để sản xuất 15
  • 20. điện thoại có thể quay phim; công ty sản xuất ô tô có thể mua lại công ty sản xuất máy lắp ráp tự động được sử dụng trong dây chuyền của công ty mua. Việc thôn tính và sáp nhập theo kiểu này cũng có thể được sử dụng để gây khó khăn cho đối thủ cạnh tranh trong việc tìm kiếm nhà cung cấp công nghệ. e. Thương hiệu: Trong một số trường hợp, mục tiêu của bên mua có thể là thương hiệu của công ty mục tiêu trong sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, sản phẩm. Tuy nhiên, những sản phẩm, dịch vụ hoặc phương cách làm việc của hai công ty không thể tích hợp hiệu quả với nhau sau thương vụ, thương hiệu mà bên mua giành được rất có thể bị ảnh hưởng và phát huy tác dụng ít hơn các bên tính toán ban đầu. f. Yếu tố con người Yếu tố con người là yếu tố được bàn đến trong rất nhiều các mục tiêu khác của bên mua (xâm nhập khu vực địa lý mới, kỹ thuật, sản phẩm, v.v…). Khi mua lại được một cong ty có đội ngũ nhân viên hoạt động hiệu quả, bên mua sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí tuyển dụng, đào tạo. Ở rất nhiều lĩnh vực chuyên ngành, đôi khi mục tiêu chủ yếu của thương vụ thôn tính và sáp nhập là đội ngũ nhân viên của công ty mục tiêu. Tuy vậy, những thương vụ mà mục tiêu chủ yếu là yếu tố con người của công ty mục tiêu thường chịu tỷ lệ rủi ro khá lớn, và trong nhiều trường hợp chủ doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn để duy trì và giữ một đội ngũ nhân viên như mong muốn. Nếu đội ngũ nhân viên không hài lòng với thương vụ thôn tính và sáp nhập, hoặc họ không hài lòng với môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ, những quyền lợi được hưởng sau thương vụ, họ có thể chọn cách ra đi, hoặc làm việc với hiệu quả thấp hơn. Từ đó, hiệu quả mà thương vụ đem lại cho bên mua có thể thấp hơn những gì bên mua mong đợi. Trên 16
  • 21. thực tế, yếu tố con người thường chỉ là một trong những yếu tố được cân nhắc khi đưa ra quyết định của bên mua. g. Tăng cường hiệu quả kinh tế nhờ quy mô Đây là một trong những lý do chính thúc đẩy không chỉ bên mua mà thông thường còn là cả hai bên trong thương vụ thôn tính và sáp nhập. Thông qua việc thôn tính và sáp nhập, công ty có thể có thị phần lớn hơn, tăng doanh số bán hàng, từ đó giảm chi phí cố định trên một sản phẩm. Khi tăng cường hiệu quả kinh tế nhờ quy mô là mục đích chính của một thương vụ thôn tính và sáp nhập, bên mua cần cân nhắc những chi phí phải bỏ ra cho thương vụ trên, trong đó có số tiền phải trả ngay, chi phí để tích hợp các sản phẩm, dây chuyền sản xuất, và các yếu tố khác thành một thể thống nhất, cũng như thời gian để đạt được những điều trên. Lợi ích của việc tăng cường hiệu quả kinh tế nhờ quy mô cần vượt qua những chi phí và thách thức mà thương vụ thôn tính và sáp nhập đặt ra cho các bên. h. Tăng cường vị thế trên thị trường Những thương vụ thôn tính và sáp nhập, đặc biệt là các thương vụ thôn tính và sáp nhập theo chiều ngang thường mang lại thị phần lớn hơn cho bên mua, hoặc công ty sáp nhập. Điều này đồng nghĩa với việc mang lại sức mạnh thị trường lớn hơn cho công ty, bởi bất cứ quyết định nào của công ty cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn hơn tới các đối thủ cạnh tranh, và ngược lại công ty ít chịu ảnh hưởng bởi quyết định của đối thủ cạnh tranh hơn. Thêm vào đó, với một vị thế mạnh trên thị trường, công ty sẽ có lợi thế hơn khi làm việc và thương lượng với các đối tác của mình. 17
  • 22. 4.3. Những yếu tố tác động đến quyết định của bên bán a. Thị trường hoặc ngành đứng trước xu hướng đi xuống Bất cứ thị trường nào hoặc ngành nào cũng có những thời gian đi lên và thời gian đi xuống. Nếu một công ty cảm thấy trong thời gian tới, thị trường mình tham gia hoặc ngành của mình có nhiều dấu hiệu của việc đi xuống, và trong suốt thời gian như vậy, việc làm ăn kinh doanh của công ty không đem lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư bằng các cơ hội đầu tư khác, công ty có thể chọn phương án bán lại công ty cho một công ty khác (bị mua lại/sáp nhập/ hợp nhất với một công ty khác) vào những thời điểm có thể đem lại lợi ích (số tiền nhận được) lớn nhất cho cổ đông, nhà đầu tư của công ty. b. Đội ngũ nhân viên, vốn, công nghệ của công ty không thể đáp ứng được nhu cầu tiếp tục phát triển của công ty Trường hợp này xảy ra với các công ty ở các thị trường ngách hoặc thị trường khu vực. Đây là những công ty đã rất thành công ở thị trường ngách hoặc thị trường khu vực của mình, ví dụ như một công ty chuyên sản xuất quần áo cho trẻ em, một công ty chuyên cung cấp đồ ăn nhanh cho một khu vực nào đó. Tuy vậy, công ty không đủ nguồn lực để phát triển, mở rộng công việc làm ăn của mình sang lĩnh vực, khu vực địa lý lớn hơn, hoặc sang thị trường chính. Như trong ví dụ trên, công ty sản xuất quần áo trẻ em không đủ tiền, năng lực và kinh nghiệm để mở rộng việc sản xuất thêm cả quần áo cho người lớn, công ty cung cấp đồ ăn nhanh không thể phát triển ra phạm vi cả nước. Trong những trường hợp như vậy, người chủ công ty có thể đồng ý với lời đề nghị thôn tính và sáp nhập từ một công ty lớn hơn và có tiềm lực hơn. 18
  • 23. c. Công ty đối mặt với những thay đổibất lợi Trong một số trường hợp, công ty có thể đối mặt với một số thay đổi có thể gây bất lợi cho việc làm ăn kinh doanh của mình, gây ra sự sụt giảm nghiêm trọng trong doanh số. Thay đổi có thể đến từ bản thân bên trong doanh nghiệp hoặc có thể là thay đổi của ngành hoặc thị trường. Thay đổi có thể xuất hiện trong ngành kinh doanh của công ty. Có thể kể đến thay đổi trong luật lệ làm công việc kinh doanh của công ty khó khăn hơn. Ví dụ luật cấm hút thuốc lá tại nơi công cộng có thể làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các công ty kinh doanh quán bar. Hoặc sự xuất hiện của một sản phẩm thay thế có thể làm cho công việc làm ăn của công ty gặp bất lợi. Trong những trường hợp như vậy, để đảm bảo cho lợi ích của cổ đông, công ty có thể quyết định sáp nhập hoặc bị mua lại bởi một công ty khác trước khi hoặc khi sự sụt giảm trong việc làm ăn kinh doanh của công ty xuất hiện. d. Những lý do liên quan đến chủ doanh nghiệp - Chủ doanh nghiệp có thể cảm thấy khi công ty phát triển đến một chừng mực nào đó, họ có thể không có đủ khả năng lãnh đạo nữa. Trong một số trường hợp họ sẽ thuê giám đốc điều hành, trong một số trường hợp họ sẽ bán lại công ty. - Một vài doanh nhân là những người hoạt động chuyên nghiệp trong việc thành lập doanh nghiệp. Những doanh nhân này sẽ thành lập những doanh nghiệp ở những lĩnh vực có khả năng sinh lợi cao. Khi công ty bắt đầu phát triển, họ sẽ bán lại công ty và đầu tư, mở phát triển một công ty khác. - Chủ doanh muốn bán doanh nghiệp do có dự định nghỉ hưu. - Một trong những người tham gia thành lập công ty bị ốm hoặc chết. 19
  • 24. e. Những lý do liên quan đến nhà đầu tư của doanh nghiệp Quyết định của nhà đầu tư trong việc giữ lại hay bán đi cổ phần của mình tại công ty liên quan rất chặt chẽ đến việc doanh nghiệp có thể bị mua lại hay không. Thông thường, khi đầu tư vào một công ty, nhà đầu tư sẽ cân nhắc giữa tỷ lệ lợi nhuận thu được và mức độ rủi ro của khoản đầu tư, và so sánh tỷ lệ lợi nhuận với những khoản đầu tư khác có cùng mức độ rủi ro trên thị trường. Khi khoản đầu tư vào công ty mang lại cho nhà đầu tư tỷ lệ lợi nhuận thấp hơn một khoản đầu tư khác có cùng mức độ rủi ro trên thị trường, nhà đầu tư sẽ bắt đầu cân nhắc đến khả năng rút vốn khỏi công ty bán lại cổ phần của mình tại công ty. Quyết định của nhà đầu tư cũng phụ thuộc vào sự lựa chọn của nhà đầu tư giữa tỷ lệ lợi nhuận cao và mức độ an toàn. Khi đầu tư vào những công ty mới thành lập, nhà đầu tư chấp nhận mức độ rủi ro cao cùng với tỷ lệ lợi nhuận cao hơn. Khi công ty bắt đầu phát triển, mở rộng sản xuất, mức độ rủi ro của khoản đầu tư sẽ thấp hơn, nhưng tỷ lệ lợi nhuận thu được sẽ thấp hơn. Như vậy, nếu nhà đầu tư là người thích rủi ro và mong muốn tỷ lệ lợi nhuận cao hơn là một khoản thu nhập an toàn, nhà đầu tư sẽ tìm cách rút vốn ra khỏi công ty khi công ty phát triển qua thời kỳ mang lại cho nhà đầu tư tỷ lệ lợi nhuận cao nhất. Trong một số trường hợp, quyết định của nhà đầu tư cũng phụ thuộc vào tình trạng của danh mục đầu tư mà nhà đầu tư đó đang nắm giữ. Khi danh mục đầu tư của nhà đầu tư đang hoạt động không tốt, nhà đầu tư có thể quyết định bán cổ phần của mình ở một công ty đang hoạt động tốt nào đó để bù đắp lại những khoản lỗ từ những khoản đầu tư không tốt từ danh mục đầu tư của mình. 20
  • 25. 5. Một số đặc điểm của khu vực tài chính ngân hàng 5.1. Các hoạtđộng chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng a. Hoạt động của các ngân hàng thương mại Hoạt động của các ngân hàng thương mại bao trùm nhiều loại hình sản phầm và thị trường có sự khác biệt và mức độ cạnh tranh cao. Có bốn nhóm loại sản phẩm trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. - Hoạt động liên quan đến tiền gửi: Tiền gửi ngân hàng có thể là tài khoản tiền gửi có thời hạn và không có thời hạn của cá nhân và công ty, chính phủ, và các ngân hàng khác. Cạnh tranh giữa các ngân hàng đối với nguồn tiền gửi là rất lớn. Lãi suất ngân hàng đưa ra đối với tiền gửi phụ thuộc vào mức độ an toàn và tin cậy và các dịch vụ của ngân hàng. Ngân hàng sử dụng nguồn tiền gửi vào hoạt động cho vay, bao gồm các khoản cho vay có đảm bảo và không đảm bảo cho các cá nhân, doanh nghiệp, các ngân hàng khác, chính phủ. Ngân hàng cũng sử dụng nguồn tiền này vào các hoạt động buôn bán và tài chính. - Hoạt động bán lại các khoản nợ: Các khoản nợ sẽ được cơ cấu lại và bán lại cho các ngân hàng khác. Các khoản nợ cũng có thể được đóng gói lại (repackaged) thông qua những công cụ đặc biệt và sử dụng như chứng khoán, bán lại cho nhà đầu tư trên thị trường vốn. Đây thực chất là hoạt động thu hút nhiều người cho vay cho cùng một khoản nợ. - Những hoạt động liên quan đến ngân quỹ (treasury activities): bao gồm các hoạt động mua bán, trao đổi các khoản tiền gửi, các hợp đồng mua bán ngoại tệ, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. - Các giao dịch tài chính và quản lý dòng tiền: Bao gồm các hoạt động chuyển tiền, thu hộ, thư tín dụng, chấp nhận thanh toán. Đây là những hoạt động mang tính thường nhật của ngân hàng thương mại, ít liên quan đến tính 21
  • 26. đa dạng hóa sản phẩm và mang lại ít lợi nhuận gia tăng cho ngân hàng. Tuy vậy, đây là lĩnh vực được đầu tư với rất nhiều công nghệ hiện đại. Điều đó chứng tỏ lợi nhuận thu được từ các hoạt động này (tính phần trăm trên trị giá giao dịch) là rất hấp dẫn đối với các ngân hàng thương mại. Những đặc điểm chung sau khiến hoạt động của ngân hàng thương mại trở trung tâm của rất nhiều thương vụ thôn tính và sáp nhập: - Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho các giao dịch và cung cấp dịch vụ được đầu tư lớn (nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, mạng lưới chi nhánh, …) cho phép việc nâng cấp, tăng hiệu quả hoạt động. - Các ngân hàng có khả năng hoạt động vượt qua mức yêu cầu cần thiết được tạo ra bởi cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại và giữa các ngân hàng thương mại với các tổ chức cho vay khác. Chính sự dư thừa năng lực này đã dẫn đến nhu cầu cần phải tái cấu trúc lại của một số ngân hàng thương mại để giảm thiểu tình trạng vốn và nhân lực nhàn rỗi. - Các thị trường vốn hoạt động chậm và hiếm khi vượt tốc độ tăng trưởng nền kinh tế do sự thiếu hụt các kênh trung gian. - Các sản phẩm đã chín muồi sẽ làm cản những sáng tạo trong việc sản xuất ra các dịch vụ tài chính. b. Hoạt động bảo hiểm Các hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bảo hiểm là bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ, và bảo hiểm trách nhiệm tài sản đối với bên thứ ba. Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm bảo hiểm tài sản, thương tích, và các nghiệp vụ bảo hiểm liên quan đến các vấn đề sức khỏe. Bảo hiểm nhân thọ bao gồm bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm có giá trị trong một khoảng thời gian, và các sản phẩm mang tính chất giống tiền gửi và có tính chất vĩnh viễn (đến khi người được bảo hiểm chết). Ở hình thức bảo hiểm trách nhiệm tài sản đối với bên 22
  • 27. thứ ba, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm bị kiện bởi một bên thứ ba trong những trường hợp được quy định trong hợp đồng. Hai nguồn thu chính của công ty bảo hiểm là thu nhập từ chính sách bảo hiểm, hay còn được gọi là lợi nhuận mang tính kỹ thuật và thu nhập từ các khoản đầu tư các khoản tiền lệ phí bảo hiểm. Các khoản lợi nhuận mang tính chất kỹ thuật là khoản tiền thu được từ khoản chênh lệch từ phí bảo hiểm và khoản công ty phải đền bù cho người được bảo hiểm theo các điều kiện trong hợp đồng. Một số quốc gia, các công ty bảo hiểm bị yêu cầu phải đầu tư phần lớn phí bảo hiểm vào trái phiếu chính phủ, nhưng ở phần lớn các quốc gia, các công ty bảo hiểm được phép đầu tư vào những tài sản mang tính an toàn cao. Các công ty bảo hiểm cũng phải giữ một khoản dự trữ kỹ thuật trong bản cân đối tài sản của mình. Khoản này tương ứng với chi phí dự tính công ty phải bồi thường cho người được bảo hiểm. c. Hoạt động liên quan đến chứng khoán (securities services) Các hoạt động liên quan đến chứng khoán là một trong các hoạt động trong lĩnh vực tài chính có ảnh hưởng mang tính xúc tác của kinh tế thế giới. Các ngân hàng đầu tư (investment banks) là một trong những bộ phận đóng vai trò chủ chốt của hoạt động này. Các hoạt động liên quan đến chứng khoán giúp giảm chi phí thông tin và giao dịch, trợ giúp các doanh nghiệp trong việc tăng vốn, đưa những người có sẵn/thừa vốn và những người cần vốn lại gần nhau hơn, tăng tính thanh khoản của thị trường và đóng vai trò quan trọng mang lại tính hiệu quả trong việc phân bổ vốn và các khía cạnh liên quan đến tăng trưởng của nền kinh tế. Khu vực này có một số đặc điểm hoạt động cơ bản sau: - Giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường vốn: 23
  • 28. Chức năng bảo lãnh chủ yếu của các ngân hàng đầu tư là một trong các hoạt động chủ yếu của khu vực này. Ở đó công ty bảo lãnh chứng khoán sẽ mua toàn bộ các chứng khoán mà công ty muốn phát hành và sau đó trao đổi chúng trên thị trường với giá cao hơn. Việc bảo lãnh các chứng khoán nợ thường được thực hiện bởi các tập hợp các công ty chứng khoán nội địa có mối quan hệ với các nhà đầu tư khu vực và từ những thị trường quan trọng thông qua việc sử dụng một số công cụ phân phối. Ở một số thị trường, việc chào bán cổ phiếu không rộng rãi (non- public offering / private placements) xảy ra khi các cổ phiếu chỉ được chào bán cho một số nhà đầu tư tổ chức đã được chọn lựa. Việc tiếp cận những thị trường nước ngoài có thể được hỗ trợ bởi những công cụ hoán đổi lãi suất và tiền tệ. Những trái phiếu được sử dụng như những khoản nợ trung hạn được sử dụng bởi các doanh nghiệp như một công cụ nợ trung hạn mà họ có thể sử dụng dựa vào tình trạng tín dụng của mình và ít chịu ràng buộc về những thủ tục vay nợ của ngân hàng. Những tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ trong việc thiết kế các gói phát hành chứng khoán nợ, giúp doanh nghiệp đạt xếp hạng tín dụng, và phát hành chứng khoán vào thị trường. Những công cụ nợ như vậy đã trở thành một trong những công cụ hiệu quả được sử dụng bởi các doanh nghiệp khi muốn tiếp cận những thị trường vốn lớn. Bảo lãnh cổ phiếu thường được sử dụng bởi các công ty phát hành khi muốn hướng vào thị trường nội địa. Thông thường trong những trường hợp như vậy có số lượng nhà đầu tư lớn và việc trao đổi cũng như tính thanh khoản ở thị trường thứ cấp đã khá đầy đủ tại nơi công ty phát hành cổ phiếu. - Trao đổichứng khoán Sau khi giúp doanh nghiệp phát hành chứng khoán, các công ty bảo lãnh chứng khoán trao đổi các chứng khoán này trên thị trường. Các hoạt 24
  • 29. động này bao gồm thực hiện các yêu cầu của khách hàng, kể cả việc ngừng giao dịch, trao đổi quyền sở hữu, các hoạt động trao đổi chứng khoán và tìm kiếm lợi nhuận trên các thị trường khác nhau, và tìm kiếm lợi nhuận dựa vào việc mua dự trữ cổ phiếu dựa trên thông tin thị trường liên quan đến những vụ thôn tính và sáp nhập có thể xảy ra. - Hoạt động môi giới Các đại lý giao dịch và một phần cơ bản và quan trọng trong hoạt động chứng khoán và hoạt động của các ngân hàng đầu tư. Hoạt động chủ yếu của các đại lý này là môi giới, bao bồm việc mua bán các chứng khoán cho khách hàng mà không sở hữu các chứng khoán đó. Việc môi giới có thể được thực hiện bởi các cá nhân hoặc tổ chức. - Nghiên cứu đầu tư Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến các thị trường tài chính, chứng khoán, các hợp đồng phái sinh, các ngành cụ thể, và các biến động kinh tế vĩ mô đã trở thành yêu cầu chủ yếu để hoạt động hiệu quả đối với các ngân hàng đầu tư. Độ chính xác và đáng tin cậy của các nghiên cứu phụ thuộc vào nhận xét của các nhà phân tích của ngân hàng về từng ngành cụ thể. Các hoạt động nghiên cứu của ngân hàng đầu tư đã trở thành một phần quan trọng để ngân hàng tìm kiếm và giữ chân khách hàng của mình. - Phòng vệ và quản trị rủi ro (hedging and risk management) Tự bảo hiểm và quản trị rủi ro liên quan đến việc sử dụng các công cụ phái sinh để giảm thiểu các rủi ro tín dụng và thị trường liên quan đến các giao dịch chứng khoán hoặc các giao dịch trên thị trường ảnh hưởng đến khách hàng tổ chức hoặc khách hàng cá nhân. Các hoạt động này bao gồm hợp đồng tương lai, hoán đổi tín dụng và lãi suất, các hợp đồng quyền chọn. 25
  • 30. - Hoạt động tư vấn Các hoạt động liên quan đến tài chính doanh nghiệp của ngân hàng đầu tư liên quan chặt chẽ đến hoạt động tư vấn đến việc thôn tính và sáp nhập, thoái vốn, vốn hóa, và các hoạt động khác liên quan đến giao dịch của doanh nghiệp. - Hoạt động đầu tư chủ yếu Hoạt động này liên quan đến các tổ chức tài chính mạo hiểm tài sản và vốn của khách hàng và bản thân họ trong những thương vụ đầu tư vào các chứng khoán chưa được phát hành ra công chúng, các đầu tư mạo hiểm, đầu tư bất động sản, và các vụ mua lại thông qua việc chiếm phần lớn cổ phần của công ty. - Các dịch vụ cơ sở hạ tầng chứng khoán (securities infrastructure services) Đây là các dịch vụ liên quan đến người bán và người mua chứng khoán nội địa và quốc tế. Đây là những dịch vụ quan trọng cho sự hoạt động của các thị trường chứng khoán. Các dịch vụ này chủ yếu liên quan đến hoạt động thực hiện, hủy bỏ và sắp xếp các giao dịch chứng khoán thông qua các tài khoản lưu trữ chứng khoán trung tâm (CSDs - central securities depositories). Đây là các điều kiện tiên quyết cho một lượng lớn các hoạt động được cung cấp dựa trên chất lượng và giá cả của các dịch vụ cung cấp thông tin, phân tích, dịch vụ giao dịch, sắp xếp / hủy bỏ chứng khoán, lưu trữ an toàn thông tin, và dự đoán xu hướng của danh mục đầu tư. d. Quản trị tài sản (asset management) Quản trị tài sản là việc quản trị những thương vụ đầu tư vào một số lượng lớn các tài sản khác nhau được nhiều nhà đầu tư cùng thực hiện. Các 26
  • 31. nhà đầu tư (cá nhân) sẽ cùng chia sẻ chi phí và lợi ích của những thương vụ đầu tư như thế. - Quỹ tương hỗ (mutual funds) Quỹ tương hỗ hoạt động theo phương cách sau: quỹ thu hút tiền từ các nhà đầu tư và sau đó đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ hoặc các loại chứng khoán khác. Trong hệ thống tài chính, cạnh tranh giữa các quỹ tương hỗ là khá gay gắt. Các nhà đầu tư dựa vào những đánh giá phân tích tài chính và xếp hạng dựa trên tỉ lệ lợi nhuận thu về và mức độ rủi ro. - Quỹ hưu trí Các quỹ hưu trí thu hút tiền gửi của chủ doanh nghiệp và người lao động để cung cấp tiền lương hưu khi người lao động về hưu. Các quỹ hưu trí sẽ sử dụng những khoản tiền gửi này vào hoạt động đầu tư. Xét trên tính chất đóng mở, quỹ hưu trí có hai loại. Quỹ mở là quỹ hoạt động theo ít nhất một kế hoạch lương hưu và không giới hạn số thành viên tham gia. Ngược lại, quỹ đóng chỉ phục vụ cho kế hoạc lương hưu của một số người nhất định. - Các dịch vụ cung cấp cho khách hàng cá nhân Khách hàng cá nhân là những cá nhân hoặc gia đình muốn đầu tư và thu lợi nhuận, họ được phục vụ bởi ngân hàng cá nhân, là những hoạt động ngân hàng, đầu tư và các dịch vụ tài chính khác được cung cấp bởi ngân hàng cho các khách hàng là cá nhân hoặc các gia đình. 27
  • 32. Mục tiêu của việc quản trị tài sản của khách hàng cá nhân là tập hợp của nhiều yếu tố, trong đó tính thanh khoản, lợi nhuận, tính an toàn, hiệu quả về thuế, tính bảo mật và chất lượng dịch vụ là những yếu tố quan trọng nhất. 5.2. Những động cơ thúc đẩy hoạt động thôn tính và sápnhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Ở phần trên, chúng ta đã bàn đến những yếu tố tác động đến một thương vụ thôn tính và sáp nhập nói chung. Ở phần này, chúng ta sẽ chỉ ra những động cơ chủ yếu thúc đẩy một vụ thôn tính và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. a. Mở rộng thị trường Yếu tố truyền thống thúc đẩy một thương vụ thôn tính và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính là mở rộng thị trường. Thông qua hình thức thôn tính và sáp nhập, một công ty có thể mở rộng ra một thị trường địa lý mà ở đó công ty chưa có mặt hoặc hoạt động còn yếu, hoặc công ty muốn mở rộng số lượng loại sản phẩm bởi công ty nhìn thấy những cơ hội hấp dẫn sẽ đem lại sự phát triển cho công việc kinh doanh hiện tại. b. Nâng cao hiệu quả hoạt động: Hiệu quả kinh tế theo quy mô và tăng số loại sản phẩm (economics of scale & economics of scope) Chi phí cố định trong ngành tài chính ngân hàng là rất cao do đây là ngành phụ thuộc lớn vào thông tin và tập trung nhiều vào khâu phân phối. Do vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế theo quy mô là một trong những mục đích rất lớn của các doanh nghiệp khi thực hiện một thương vụ thôn tính và sáp nhập. Tuy vậy, trong và sau một thương vụ như vậy, cũng có thể xuất hiện những yếu tố làm giảm tính hiệu quả theo quy mô như là tăng chi phí quản lý, các chi phí đại lý cho một công ty tài chính lớn hơn. Khi các yếu tố mang lại hiệu 28
  • 33. quả tỏ ra vượt hơn hẳn các yếu tố làm xói mòi hiệu quả theo quy mô kinh tế, các công ty sẽ thực hiện thương vụ thôn tính và sáp nhập. Các thương vụ thôn tính và sáp nhập cũng hướng đến mục tiêu tăng hiệu quả kinh tế do tăng chủng loại sản phẩm cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực này. Việc sản xuất hai loại sản phẩm có thể được tiết kiệm chi phí hơn do tận dụng việc sử dụng cùng một nguồn thông tin và công nghệ. c. Đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và nguồn thu Khi mua lại một công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ ở lĩnh vực khác lĩnh vực công ty mình, rõ ràng công ty có thể cung cấp sản phẩm và dịch vụ đa dạng hơn, và có nguồn thu từ nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau hơn. Điều này rất quan trọng cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, một lĩnh vực thu lợi nhuận cao đi kèm cùng rủi ro cao. Đa dạng hóa sản phẩm và nguồn thu giúp công ty giảm thiểu rủi ro khi một lĩnh vực hoạt động của mình gặp khó khăn, hoặc thị trường của một loại sản phẩm biến động. d. Tăng sức mạnh thị trường Thương vụ thôn tính và sáp nhập giúp cho công ty lớn hơn về quy mô, doanh số, thị phần, từ đó mang lại cho công ty sức mạnh thị trường lớn hơn, điều đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Công ty sẽ có nhiều lợi thế hơn khi quyết định giá dịch vụ cũng như chi phí đầu vào. 29
  • 34. CHƢƠNG II: XU HƢỚNG THÔN TÍNH VÀ SÁP NHẬP (M&A) TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH Ở CHÂU ÂU TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG HIỆN NAY (2008-2009) 1. Khủng hoảng tài chính và ảnh hƣởng của nó tới các doanh nghiệp tài chính ngân hàng tại châu Âu 1.1. Nguyên nhân và diễn biến cuộc khủng hoảng a. Nguyên nhân cuộc khủng hoảng Cuộc khủng hoảng hiện nay bắt nguồn từ sự suy sụp của thị trường bất động sản và cho vay nợ dưới chuẩn ở Mỹ. Do vậy, phần sau đây tập trung phân tích những nguyên nhân đã dẫn đến tình trạng trên. Nguyên nhân sâu xa nằm ở sự bất cân đối về nguồn vốn tín dụng toàn cầu trong những năm gần đây. Các nước có tỷ lệ tiết kiệm cao như Trung Quốc trở thành nguồn cung cấp tín dụng dồi dào cho nước Mỹ. Trong khi đó, ở Mỹ, thâm hụt thương mại đạt 811 tỷ năm 2006, tương đương 6% GDP nước này. Chính sách của Mỹ cũng khuyến khích người dân vay tiền để chi tiêu và tiết kiệm ít. Năm 2006, tiền tiết kiệm của người dân Mỹ chỉ có 34 tỷ đô la, gần như chiếm 0% GDP1 . Chính sự khác biệt về nguồn vốn này đã dẫn đến nguồn tiền đổ ồ ạt từ các quốc gia châu Á và xuất khẩu dầu mỏ vào Mỹ. Những dòng tiền này khiến cho bất chấp những yếu kém trong nội tại nền kinh tế, lãi suất ở Mỹ vẫn được duy trì ở mức thấp và tạo ra sự bùng nổ trong lĩnh vực cho vay tín dụng. Sau cuộc khủng hoảng Dot com (cuộc khủng hoảng dẫn đến sự giải thể của nhiều công ty công nghệ thông tin và Internet tại Mỹ diễn ra vào năm 2000) và cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, để 1Vũ Quang Việt, Khủng hoảng kinh tế Mỹ và ảnh hưởng ở Việt Nam, www.diendan.org/the-gioi/ , truy cập ngày 1/3/2010 30
  • 35. tránh nền kinh tế bị rơi vào suy thoái, cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định hạ lãi suất xuống. Vào giữa những năm 2000 thì lãi suất cơ bản của Fed là trên 6% nhưng đến giữa năm 2003, chỉ còn 1%2 . Đến thời điểm năm 2003- 2004, nền kinh tế Mỹ có một số đặc điểm sau đây: Tỉ lệ tiết kiệm trong người dân thấp, tuy vậy lượng vốn đổ vào nền kinh tế vẫn khá lớn, chủ yếu từ nước ngoài. Lãi suất ngân hàng thấp khiến cho việc vay mượn trở nên rẻ và dễ dàng. Bên cạnh đó, chính phủ Mỹ trong thời điểm đó có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để dân nghèo và người dân da màu có thể vay tiền để mua nhà dễ dàng hơn. Việc này được thực hiện đầu tiên bởi hai công ty được bảo trợ bởi chính phủ là Fannie Mae và Freddie Mac. Một nguyên nhân nữa dẫn đến khủng hoảng là sự không tuân thủ kỷ luật thị trường của các tổ chức tài chính và buông lỏng quản lý giám sát hệ thống tài chính của các chính phủ. Các tổ chức tài chính đã bất chấp rủi ro và kỷ luật thị trường khi cung cấp các khoản vay thế chấp cho một bộ phận lớn người vay dưới chuẩn. Trong khi đó, các tổ chức giám sát các hoạt động đầy rủi ro như chứng khoán phái sinh lại không được quan tâm đúng mức bởi nhà nước. b. Cáchthức cuộc khủng hoảng diễn ra và diễn biến Cuộc khủng hoảng tài chính được thực hiện thông qua một công cụ tài chính khá tinh vi được gọi là nghiệp vụ chứng khoán hóa. Về bản chất, đây là quá trình huy động vốn bằng cách sử dụng các tài sản sẵn có trên bảng cân đối kế toán làm tài sản đảm bảo cho việc phát hành các loại chứng khoán. Sản phẩm thường được nhắc đến của chứng khoán hóa và đã được sử dụng phổ biến bởi các tổ chức tài chính trước khủng hoảng là MBS (chứng từ được đảm 2Mạc San, Khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ: từ A đến Z, www.vneconomy.vn, truy cập ngày 1/3/2010. 31
  • 36. bảo bằng các khoản vay thế chấp – mortgage-backed securities). Các ngân hàng thương mại sau khi cho người dân vay tiền sẽ bán các khoản vay đó cho các ngân hàng đầu tư, các tổ chức tài chính như Fannie Mae và Freddie Mac hay Lehman Brothers và kiếm một khoản lợi nhuận nhất định. Các tổ chức này tập trung các khoản nợ và phân loại chúng thành từng loại khác nhau theo mức độ rủi ro, tạo thành các MBS và bán lại các MBS này cho các nhà đầu tư và tiếp tục kiếm một khoản lợi nhuận nhất định. Sau khi mua các MBS thì các nhà đầu tư sẽ nhận lại khoản tiền vừa lãi vừa gốc được chuyển đến hàng tháng từ người vay tiền thông qua một công ty dịch vụ trung gian. Như vậy, những khoản lợi nhuận mà các ngân hàng, tổ chức tài chính, và nhà đầu tư nhận được đã đẩy chi phí khoản vay lên cao. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường nhà đất liên tục tăng giá và lãi suất cơ bản vẫn được giữ ở mức thấp, người mua nhà vẫn có khả năng chi trả cho khoản vay của mình. Trong trường hợp người mua nhà không trả được nợ và bị tịch thu, các tổ chức tài chính vẫn có thể kiếm lợi nhờ việc bán ngôi nhà đi do giá nhà liên tục tăng. Các MBS có độ rủi ro càng cao thì sẽ có lãi suất càng cao. Cũng do có sự khác nhau về độ rủi ro của các loại MBS mà các công ty bảo hiểm cũng tham gia thẩm định rủi ro và bán bảo hiểm cho các tổ chức tài chính và nhà đầu tư. Do lợi nhuận thu được quá cao từ thị trường nhà đất và việc buôn bán các MBS, việc cho vay được mở rộng liên tục và mở rộng đến cả những đối tượng không đủ khả năng chi trả (sub-prime borrower). Theo ước tính, thì giá trị các khoản vay dành cho đối tượng dưới chuẩn tăng từ 160 tỉ đô la năm 2001 lên 540 tỉ năm 2004 và trên 1300 tỉ năm 2007.3 Để chống lại lạm phát, lãi suất bắt đầu được điều chỉnh tăng lại từ giữa năm 2004, đến năm 2006 lãi suất đã tăng lên trên 5%. Lãi suất tăng tạo nên 3Vũ Quang Việt, Khủng hoảng kinh tế Mỹ và ảnh hưởng ở Việt Nam, www.diendan.org/the-gioi/ , truy cập ngày 1/3/2010 32
  • 37. gánh nặng trả nợ với những người thu nhập thấp. Không trả được nợ, hàng loạt người mua nhà bị xiết nợ và phát mại tài sản. Tính đến cuối năm 2007, trên toàn nước Mỹ, số căn nhà bị tịch biên và phát mại lên đến hàng triệu căn. Điều này đẩy giá nhà xuống thấp. Đồng thời, khi không còn tiền trả của người vay tiền mua nhà, các MBS mà hàng loạt tổ chức tài chính và nhà đầu tư đang nắm giữ trở nên vô giá trị. Tính đến tháng 2/2008, hàng loạt ngân hàng đầu tư nắm giữ các gói trái phiếu rủi ro mà chưa kịp chuyển giao cho thị trường đã phải ghi nhận các khoản tổn thất lên đến hàng trăm tỷ USD. Tháng 9/2008, chính phủ Mỹ mua lại hai tập đoàn Fennie Mae và Freddie Mac, đặt hai tập đoàn này dưới sự tiếp quản, kiểm soát của bộ Tài chính Mỹ. Ngày 15/9/2008, ngân hàng đầu tư Lehman Brothers, tuyên bố phá sản vì nợ ngân hàng 613 tỉ USD và nợ trái phiếu 155 tỉ USD, do thua lỗ trong các giao dịch liên quan đến bất động sản4 . Trong tháng 9/2008, tập đoàn American International Group (AIG), một thời là nhà bảo hiểm lớn nhất thế giới, bị chính phủ Mỹ tiếp quản. Từ lĩnh vực địa ốc, cuộc khủng hoảng lan ra các lĩnh vực khác, đặc biệt là ngành xây dựng. Từ tháng 8/2007 đến tháng 2/2008, số nhà bán được giảm một nửa, ngành xây dựng phải cắt giảm 1 - 2 triệu việc làm5 . Những tài sản tài chính đã không chỉ được lưu hành trong nội bộ nước Mỹ mà đã được phát tán ra toàn cầu, đặc biệt là châu Âu và mô hình cho vay tín dụng của nước Mỹ cũng được áp dụng tại nhiều nước khác ở châu Âu cũng bắt đầu rơi vào khủng hoảng. Do vậy, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng nhanh chóng vượt khỏi biên giới nước Mỹ. Các ngân hàng đầu tư tại châu Âu cũng nhanh chóng ghi nhận lỗ. Theo tính toán của quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), các ngân hàng và tổ chức tài chính châu Âu và Mỹ đã mất khoảng 4Kim Thành, Thấy gì từ cuộc khủng hoảng tín dụng dưới tiêu chuẩn ở Mỹ, www.sbv.gov.vn, truy cập ngày 1/3/2010 5 IMF, Global Financial Report,10/2008 33
  • 38. 1 nghìn tỷ đôla vào các tài sản tài chính độc hại và nợ xấu từ tháng 1/2007 đến 12/2009, và dự đoán sẽ chịu thiệt hại lên đến 2,8 nghìn tỷ đôla đến hết năm 20106 . Đồ thị 2.1. Chứng khoán toàn cầu trượt dốc tháng 12/2007 – 10/2008 Nguồn: Nhật Minh, Kinh tế toàn cầu trong một năm tồi tệ, http://vnexpress.net/GL/Kinh- doanh/Quoc-te/ , truy cập ngày 1/3/2010 1.2. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới các doanh nghiệp tài chính ngân hàng ở Châu Âu Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu ở Mỹ, tuy nhiên nó cũng có những ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng đến toàn thế giới, đặc biệt là châu Âu, do các ngân hàng và tổ chức tài chính ở đây đã mua một lượng lớn các khoản vay thế chấp thông qua chứng khoán hóa (MBS) từ các tổ chức tài chính ở Mỹ cũng như áp dụng mô hình tương tự vào thị trường nhà đất ở đây. 1.2.1. Niềm tin trên thị trường suy giảm Cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng rất xấu đến niềm tin của nhà đầu tư và người dân vào thị trường tài chính. Cuối năm 2007, người dân Anh đổ xô đi 6 IMF, Global Financial Report,10/2008 34
  • 39. rút tiền từ ngân hàng Norther Rock sau khi có tin rằng ngân hàng này yêu cầu sự trợ giúp từ ngân hàng trung ương Anh. Norther Rock sau đó bị quốc hữu hóa. Niềm tin sụt giảm của các nhà đầu tư có thể được thể hiện ở tâm lý ghét rủi ro ngày càng gia tăng. 1.2.2. Giá trị tài sản các công ty suy giảm Hai ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường tài chính là giá trị tài sản các công ty giảm và tình trạng eo hẹp trên thị trường vốn. Sự sụt giảm trong giá trị tài sản của các công ty phản ánh mức độ to lớn của các ngân hàng và những khoản lỗ tiềm tàng có liên quan đến số vốn họ có. Từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu giữa năm 2007 đến tháng 9 năm 2008, hệ thống ngân hàng trên toàn cầu đã mất khoảng 580 tỉ đô la. Phần lớn mất mát này tập trung ở các ngân hàng Bắc Mỹ và châu Âu, chỉ một lượng nhỏ nằm ở các ngân hàng châu Á. Giá trị tài sản của các công ty dịch vụ tài chính niêm yết trên các thị trường chứng khoán châu Âu giảm 60% trong suốt năm 2008. 100 80 60 Giá trị tài sản giảm 40 Giá trị vốn gia tăng 20 0 Q3 - 2007 Q4 - 2007 Q1 - 2008 Q2 - 2008 Đồ thị 2.2. Giá trị tài sản suy giảm và giá trị vốn gia tăng của các ngân hàng châu Âu từ quý III/2007 đến quý II/2008 (tỷ đôla) Nguồn: IMF, Global Financial Report, 10/2008 35
  • 40. 1.2.3. Tình trạng thiếu vốn trên thị trường Việc thu hút vốn trở nên rất quan trọng đối với các ngân hàng nói riêng và các tổ chức tài chính nói chung. Tuy vậy, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế việc này đã ngày càng trở nên khó khăn do tình trạng khan hiếm vốn trên thị trường. Các ngân hàng trên toàn cầu thu hút khoảng 430 tỷ đô la trong nửa cuối năm 2007 đến tháng 9 năm 20087 . Tuy vậy, sau khoảng thời gian này, do kinh tế bắt đầu suy giảm, niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sụt giảm, việc thu hút vốn trở nên cực kỳ khó khăn. Bên cạnh đó, việc vay vốn giữa các ngân hàng cũng trở nên khó khăn hơn. Vào khoảng thời gian nửa đầu năm 2008, thị trường liên ngân hàng gần như đóng băng. 1.2.4. Sự can thiệp của chính phủ vào thị trường Tình trạng khó khăn trên thị trường tài chính đã buộc các chính phủ phải có những biện pháp can thiệp bằng việc bơm vốn vào thị trường tài chính và quốc hữu hóa một số tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng. Tháng 11/2008, chính phủ Anh tuyên bố gói kích thích kinh tế trị giá 15 tỷ pound (22 tỷ đô la Mỹ) để kích thích nền kinh tế. Tháng 2 năm 2008, chính phủ Phpa tuyên bố gói kích thích kinh tế trị giá 26 tỷ Euro (33,1 tỷ đô la Mỹ), trong đó có 15 tỷ Euro để giúp các doanh nghiệp cải thiện khả năng tiếp cận vốn. 7 IMF, Global Financial Report,10/2008 36
  • 41. 1.3. Dự báo những ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính tới xu hƣớng thôn tính và sáp nhập trên thị trƣờng tài chính ngân hàng châu Âu Cuộc khủng hoảng tài chính rõ ràng sẽ có ảnh hưởng lớn đến xu hướng thôn tính và sáp nhập trên thị trường tài chính ngân hàng. Hoạt động thôn tính và sáp nhập chắc chắn sẽ suy giảm mạnh cả về số lượng và giá trị trong thời kỳ hai năm 2008-2009. Trong thời kỳ này, nhiều tổ chức sẽ có xu hướng mong muốn trở thành bên bán hơn là trở thành bên mua do gặp khó khăn về vốn, và giá trị tài sản suy giảm. Đối với bên mua, quyết định thôn tính và sáp nhập sẽ được cân nhắc kỹ hơn trong hoàn cảnh việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn. Nhìn chung, khác với thời kỳ trước, khi mà mục đích của việc thôn tính và sáp nhập hướng đến tăng trưởng chiến lược, mục tiêu của các thương vụ sáp nhập trong thời kỳ này sẽ hướng đến củng cố hoạt động kinh doanh, hướng đến việc kinh doanh bền vững và an toàn hơn. Trong thời kỳ này, xu hướng chính của các ngân hàng sẽ là bán đi các tài sản không chủ yếu, các hoạt động kinh doanh ở khu vực xa trung tâm. Trong khi đó, các tổ chức bảo hiểm, quản trị tài sản và cung cấp dịch vụ chứng khoán, do không bị ảnh hưởng mạnh như các ngân hàng, có thể tận dụng cơ hội này để củng cố và mở rộng sức mạnh thị trường của mình. Bên mua trong các thương vụ này, đặc biệt là các công ty vốn cổ phần tư nhân, vốn chủ yếu có nguồn vốn từ các nhà đầu tư, sẽ thực hiện hoạt động đầu tư với đòn bẩy tài chính ít hơn. Tuy vậy, việc tài sản của bên bán thường có được bán với giá thấp hơn trong thời kỳ khủng hoảng sẽ bù lại việc suy giảm trong đòn bẩy tài chính. 37
  • 42. Xu hướng sáp nhập giữa các doanh nghiệp tổ chức hoạt động trong cùng ngành (sáp nhập ngang hoặc dọc) sẽ có thể tỏ ra vượt trội hơn sáp nhập hỗn hợp bởi trong thời kỳ khó khăn các doanh nghiệp sẽ tập trung để củng cố hoạt động chính của mình hơn là đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. Nói chung trong thời kỳ khủng hoảng, các thương vụ thôn tính và sáp nhập sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tâm lý ngại rủi ro, hướng đến các hoạt động mang tính an toàn cao hơn, và tâm lý tận dụng cơ hội. 2. Xu hƣớng thôn tính và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Châu Âu trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay 2.1. Nhận xét chung Hai năm 2008 và 2009 chứng kiến sự sụt giảm về tổng giá trị các thương vụ thôn tính và sáp nhập trên thị trường tài chính châu Âu. 250 200 150 100 50 0 208 178 137 78 80 33 45 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Đồ thị 2.3. Tổng giá trị các thương vụ thôn tính và sáp nhập thị trường tài chính châu Âu qua các năm 2003-2009 (tỷ Euro) Nguồn: PricewaterhouseCooper, Báo cáo European Financial Services M&A Insight, 2/2010. 38
  • 43. Như chúng ta thấy, trong suốt khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2007, giá trị các thương vụ thôn tính và sáp nhập tăng đều trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở châu Âu, và đạt mức cao nhất vào năm 2007, với tổng giá trị các thương vụ lên đến 208 tỷ Euro. Tuy vậy, bắt đầu sang đến năm 2008, tổng giá trị các thương vụ thôn tính và sáp nhập giảm mạnh. Nếu tính cả các thương vụ có sự tham gia của chính phủ, giá trị các thương vụ thôn tính và sáp nhập giảm bắt đầu từ năm 2008, đạt 178 tỷ Euro và giảm mạnh sang đến năm 2009, chỉ còn 80 tỷ Euro8 . Chính phủ đóng vai trò rất lớn trong các thương vụ thôn tính và sấp nhập. Trong 20 thương vụ hàng đầu ở khu vực trong hai năm 2008 và 2009, trên 70% số thương vụ có sự tham gia của chính phủ bằng việc bơm vốn vào cho các công ty, đổi lại chính phủ sẽ sở hữu hoặc kiểm soát một phần công ty. Bảng 2.1. 20 thương vụ thôn tính và sáp nhập có giá trị lớn nhất thị trường tài chính châu Âu 2008-2009 (triệu Euro) Thời Bên bán Bên mua Ngành Giá trị gian thương vụ 10/2008 Royal Bank of Scotland Bộ tài chính Anh Ngân hàng 25.497 10/2008 Fortis Bank Nederland Chính phủ Hà Lan Ngân hàng 16.800 10/2008 HBOS Bộ tài chính Anh Ngân hàng 10.854 10/2008 ING Groep NV Chính phủ Hà Lan Dịch vụ tài chính 10.000 1/2009 Commerzbank AG Chính phủ Đức Ngân hàng 9.970 8/2008 Dresdner Bank AG Commerzbank AG Ngân hàng 9.800 6/2009 Barclays Global Investors BlackRock Inc Quản trị tài sản 9.678 10/2008 Fortis SA/AV; Fortis BNP Paribas SA Ngân hàng, bảo 9.000 8 PricewaterhouseCooper,European Financial Services M&A Insight,2/2010 39
  • 44. Banque Luxembourge SA hiểm 9/2008 HBOS Lloyds TSB Group Ngân hàng 7.659 11/2008 Bayerishche Landesbank Chính phủ Đức Ngân hàng 7.000 9/2008 Dexia Group Chính phủ Bỉ và Pháp Dịch vụ tài chính 6.000 1/2009 Royal Bank of Scotland Bộ Tài chính Anh Ngân hàng 5.884 Group Plc 10/2008 Lloyds TSB Group Bộ Tài chính Anh Ngân hàng 5.746 7/2008 Citibank Privatkunden AG Credit Mutuel SA Ngân hàng 5.200 8/2008 Roskilde Bank A/S Ngân hàng Trung Ngân hàng 5.000 Ương Đan Mạch 9/2008 Fortis Bank SA/NV Chính phủ Bỉ Ngân hàng 4.700 3/2009 Lloyds Banking Group Bộ Tài chính Anh Ngân hàng 4.455 1/2009 Anglo Irish Bank Bộ Tài chính Irish Ngân hàng 3.827 Corporation Limited 10/2008 KBC Groep NV Chính phủ Bỉ Ngân hàng 3.500 4/2009 Hype Real Estate Holding Chính phủ Đức Ngân hàng 3.302 AG Nguồn: PricewaterhouseCooper, European Financial Services M&A Insight, 2/2010 và Back to the “domestic” future, 3/2009. Xuyên suốt trong hai năm 2008 và 2009, cũng như các năm trước đó ở thị trường tài chính châu Âu, các vụ mua lại và sáp nhập giữa các ngân hàng vẫn chiếm vị trí chủ yếu. 40
  • 45. Giá trị các thƣơng vụ 2008 Giá trị các thƣơng vụ (tỷ Euro) 2009 (tỷ Euro) 5 Ngân hàng 4 Ngân hàng 11 10 15 Bảo hiểm Bảo hiểm Quản trị tài 12 49 Quản trị tài sản sản 152 Chứng khoán Chứng khoán Đồ thị 2.4. Giá trị các thương vụ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng châu Âu năm 2008 và 2009, chia theo khu vực (tỷ Euro) Nguồn: PricewaterhouseCooper, European Financial Services M&A Insight, 2/2010. Chúng ta có thể thấy, năm 2008, tổng giá trị các thương vụ trong ngành ngân hàng chiếm trên 85% tổng giá trị các thương vụ thôn tính và sáp nhập thị trường tài chính ngân hàng châu Âu (152 tỷ Euro giá trị các thương vụ trong ngành ngân hàng so với 178 tỷ giá trị các thương vụ của toàn bộ thị trường tài chính ngân hàng). Năm 2009, tổng giá trị các thương vụ trong ngành ngân hàng chiếm trên 61% giá trị các thương vụ trong năm 2009 (49 tỷ Euro các giao dịch trong ngành ngân hàng so với 80 tỷ Euro toàn bộ thị trường tài chính ngân hàng). Hai năm 2008 và 2009 được chú ý bởi xu hướng không thể chối cãi là các ngân hàng sẽ cố gắng bán các phần kinh doanh không chủ yếu hoặc các tài sản hoặc chi nhánh ở những vùng xa. Trong khi đó, trong lĩnh vực bảo hiểm, và quản trị tài sản, lĩnh vực ít bị ảnh hưởng hơn, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội lớn hơn để củng cố công việc làm ăn của mình. 41
  • 46. Các doanh nghiệp vốn cổ phần tư nhân vốn luôn dồi dào về vốn có thể cần phải đầu tư với ít đòn bẩy tài chính hơn trong quá khứ. Tuy vậy, giá các tài sản thấp có thể sẽ bù lại việc đòn bẩy tài chính suy giảm. Nhìn chung, hai năm 2008 và 2009, xu hướng thôn tính và sáp nhập ở thị trường tài chính châu Âu tập trung vào việc tái cơ cấu lại hơn là tăng trưởng chiến lược. 2.2. Xu hƣớng thôn tính và sáp nhập của các ngân hàng 2.2.1. Số lượng và tổng giá trị các thương vụ giảm. Cũng như xu hướng chung của cả khu vực tài chính, số lượng và tổng giá trị các thương vụ thôn tính và sáp nhập trong hai năm 2008 và 2009 giảm so với năm 2007. Nếu trong năm 2007, tổng giá trị các thương vụ trong ngành ngân hàng là 140 tỷ Euro, năm 2008, giá trị này tăng lên 152 tỷ Euro, đến năm 2009 chỉ còn 49 tỷ Euro. Thực chất, để đạt được những giá trị như trên trong hai năm 2008, và 2009 đều có một lượng vốn lớn từ chính phủ các nước. Giá trị vốn từ các chính phủ chiếm 65% các thương vụ trong năm 2008 và chiếm 77,56% giá trị các thương vụ năm 2009. Do vậy, nếu trừ đi phần tham gia của chính phủ, giá trị các thương vụ trong năm 2008, chỉ còn là 53,2 tỷ Euro, một sự sụt giảm mạnh so với năm 2007. Năm 2009 tổng giá trị trên tiếp sụt giảm mạnh hơn, chỉ còn 11 tỷ Euro. 42
  • 47. 160 140 120 100 80 60 40 20 0 98.8 140 99 47 53.2 38 16 22 11 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 G iá trị các thươngvụcó s ự can thiệp c ủa chính phủ G iá trị các thươngvụkhôngcó s ự can thiệp c ủa chính phủ Đồ thị 2.5. Tổng giá trị các thương vụ trong ngành ngân hàng thị trường châu Âu qua các năm 2003 – 2009 (tỷ Euro) Nguồn: PricewaterhouseCooper, Back to the “domestic” future, 3/2009, và European Financial Services M&A Insight, 2/2010. 2.2.2. Sự can thiệp của các chính phủ Như đã trình bày ở phần trên, cuộc khủng hoảng tài chính làm rất nhiều doanh nghiệp tài chính ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn. Do vậy, rất nhiều thương vụ thôn tính và sáp nhập trong thời điểm này được thực hiện với sự can thiệp của chính phủ, hoặc là gián tiếp hoặc trực tiếp với vai trò là bên mua. Sự can thiệp bằng cách bơm vốn của chính phủ chiếm một phần chủ yếu trong các thương vụ mua lại và sáp nhập trong hai năm 2008, cụ thể là 65% giá trị các thương vụ năm 2008 và trên 77% giá trị các thương vụ năm 20099 . Đây là một đặc điểm hết sức đặc biệt của thị trường tài chính châu Âu tại thời điểm cuộc khủng hoảng này, chính phủ các nước, hoặc Bộ Tài Chính, hoặc 9 PricewaterhouseCooper,Back to the “domestic” future, 3/2009, và European Financial Services M&A Insight,2/2010 43
  • 48. ngân hàng Trung Ương, đứng ra đóng vai trò người mua. Chính phủ các nước sẽ bơm vốn vào các ngân hàng gặp khó khăn, đổi lại, chính phủ hoặc bộ Tài chính hoặc Ngân hàng Trung ương sẽ nắm quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ công ty, hoặc chính phủ sẽ nắm giữ cổ phần không biểu quyết, cổ phần ưu tiên, trái phiếu chuyển đổi của công ty. Một số thương vụ nổi bật là tháng tháng 8/2008, ngân hàng Trung Ương Đan Mạch quốc hữu hóa toàn bộ ngân hàng Roskilde với 5 tỷ Euro. Tháng 10/2008, ngân hàng Sobinbank, một trong 50 ngân hàng lớn nhất nước Nga bị mua lại bởi ngân hàng Gazernergoprombank. Trong thương vụ này, Gazernergoprombank nhận được sự trợ giúp với khoản tiền trị giá 373 triệu Euro từ ngân hàng trung ương Nga10 . Tháng 10/2008, chính phủ Iceland quốc hữu hóa ba ngân hàng Glitnir, Kaupthing và Landsbanki thông qua việc mua lại 75% cổ phần từ các ngân hàng này11 . Như vậy, trong phần này, chúng ta đã bàn đến những thương vụ thôn tính và sáp nhập trong đó chính phủ đóng vai trò như bên mua hoặc người bảo trợ cho thương vụ. Trong những phần tiếp theo, chúng ta sẽ bàn đến những thương vụ không có sự can thiệp tài chính của chính phủ. 10 PricewaterCooperHouse,Back to the “domestic” future, 3/2009 11 Iceland Prime Minister’s Office, The governmentofIceland provides Glitnir with new equity, http://eng.forsaetisraduneyti.is/news-and-articles/,truy cập ngày 11/3/1020 44
  • 49. 2.2.3. Những xu hướng thúc đẩy quyết định của bên bán Bảng 2.2. 15 thương vụ thôn tính và sáp nhập nổi bật trong ngành ngân hàng thị trường châu Âu năm 2008-2009 (không có sự tham gia của chính phủ) Thời Bên bán Bên mua Tài sản bị bán Đặc điểm gian 7/2008 Citigroup Credit Mutuel Chi nhánh ngân Bên bán gặp khó khăn, hàng Citibank tại bán tài sản không chủ Đức yếu. Bên mua mở rộng thị trường. 7/2008 HSBC Banque Ngân hàng địa Bên bán bán tài sản không Federale de phương ở Pháp của chủ yếu. Bên mua mở Banques HSBC rộng thị trường. Populaires 7/2008 HSBC Global 51% cổ phần công Bên bán gặp khó khăn, Payments việc kinh doanh thẻ bán tài sản không chủ Merchant Service yếu. Bên mua xâm nhập thị trường. 8/2008 Deutsche Lone Star 91% cổ phần của Bên bán gặp khó khăn, Industrieba IKB Deutsche bán tài sản không chủ nk Industriebank yếu. Bên mua thâm nhập thị trường. 9/2008 Dresdner Commerzbank 60,2% cổ phần Củng cố, tăng sức mạnh Bank Dresdner Bank thị trường cho bên mua 9/2008 Renaissanc Onexim Group 50% cổ phần ngân Củng cố, tăng sức mạnh e Capital hàng đầu tư của thị trường cho bên mua Inc Renaissance Capital Inc 10/2008 Ngân hàng Banco Ngân hàng Anh Bên bán gặp khó khăn, Anh Santander Alliance & bán tài sản không chủ Alliance & Leicester yếu. Bên mua mở rộng thị Leicester trường. 12/2008 Deutsche Deutsche Bank Deutsche Postbank Củng cố, tăng sức mạnh Postbank AG AG thị trường cho bên mua AG 2/2009 Meliorbanc Banca Popolare Meliorbanca SPA Củng cố, tăng sức mạnh a SPA dell’ Emilia thị trường cho bên mua 45