SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo :
0917.193.864
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRƢƠNG THỊ KHÁNH NHÀN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO TRỢ XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH,
TỈNH QUẢNG BÌNH
TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.01.05
Đà Nẵng – 2018
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: GS.TS. Võ Xuân Tiến
Phản biện 1: TS. NINH THỊ THU THUY
Phản biện 2: TS. HOÀNG VĂN LONG
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Đà Nẵng vào ngày 28 tháng 01 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo trợ xã hội là một trong những chính sách xã hội thể hiện
tính ưu việt và là một trong những hợp phần quan trọng của hệ thống
an sinh xã hội. Với mục tiêu phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết
tốt các vấn đề xã hội Đảng và Nhà nước ta đang ngày càng dành
nhiều sự quan tâm sâu sắc đến công tác bảo trợ xã hội. Nhận thức
được vấn đề này trong thời gian qua công tác bảo trợ xã hội trên địa
bàn huyện Quảng Ninh đã có những cách thức riêng nhằm mục tiêu
quan tâm, chăm lo và tạo điều kiện tối đa nhất có thể cho các đối
tượng bảo trợ xã hội đảm bảo phù hợp với tình hình kinh tế, chính
trị, xã hội đặc thù của địa phương.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác BTXH, thực thi
các chính sách trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất
định, chưa đáp ứng đầy đủ và toàn diện đòi hỏi của xã hội. Để công
tác BTXH của huyện tiếp tục tác động một cách thiết thực vào cuộc
sống, thực sự trở thành hoạt động hữu ích nhằm giúp đỡ, bù đắp thiệt
thòi cho những đối tượng yếu thế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội,
tiến tới sự công bằng về mọi mặt trong đời sống xã hội. Vì vậy, tôi
đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài nghiên cứu luận
văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến công tác bảo
trợ xã hội
- Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện công tác bảo trợ
xã hội tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Chỉ ra những kết quả
đạt được cũng như những mặt hạn chế, những vấn đề bất cập còn tồn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
2
tại của công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo trợ xã
hội trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến
công tác bảo trợ xã hội tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung liên
quan đến công tác bảo trợ xã hội.
- Về không gian: Nội dung nghiên cứu được thực hiện tại
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác bảo trợ xã hội
trên địa bàn huyện Quảng Ninh, giai đoạn 2012-2016. Các giải pháp
được đề xuất có ý nghĩa trong những năm tới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp.
- Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu.
- Phương pháp quy nạp.
5. Bố cục của đề tài
Luận văn được kết cấu 3 chương như sau:
Chương 1. Các vấn đề lý luận về bảo trợ xã hội
Chương 2. Thực trạng công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Chương 3. Một số giải pháp để hoàn thiện công tác bảo trợ xã
hội cho huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình thời gian đến.
6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
3
CHƢƠNG 1
CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO TRỢ XÃ
HỘI 1.1. KHÁI QUÁT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI
1.1.1. Một số khái niệm
- Bảo trợ xã hội
Bảo trợ xã hội là hệ thống các chính sách, hoạt động của chính
quyền các cấp và hoạt động của cộng đồng xã hội dưới các hình thức
và biện pháp khác nhau, nhằm giúp các đối tượng thiệt thòi, yếu thế
hoặc gặp bất hạnh trong cuộc sống có điều kiện tồn tại và cơ hội hòa
nhập với cuộc sống chung của cộng đồng, góp phần bảo đảm ổn định
và công bằng xã hội.
- Cơ sở của bảo trợ xã
hội + Công bằng xã hội
Là một giá trị cơ bản định hướng cho việc giải quyết mối quan
hệ giữa người với người trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
theo nguyên tắc: cống hiến về vật chất và tinh thần ngang nhau cho
sự phát triển xã hội thì được hưởng thụ ngang nhau những giá trị vật
chất và tinh thần do xã hội tạo ra, phù hợp với khả năng hiện thực
của xã hội. Gồm công bằng xã hội theo chiều dọc và công bằng xã
hội theo chiều ngang.
+ Phúc lợi xã hội
Khi nói đến phúc lợi xã hội người ta thường đồng nghĩa với
những gì do xã hội, mà trực tiếp là do Nhà nước đưa lại. Điều đó
cũng có nghĩa là ngoài phần thu nhập nhận được trực tiếp, người lao
động được hưởng thêm một số lợi ích do Nhà nước thực hiện.
+ Phân phối lại phúc lợi xã hội
Là sự điều hòa lại mức thu nhập giữa các tầng lớp dân cư
nhằm thực hiện sự công bằng xã hội, giảm bớt sự chênh lệch giữa
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
4
những người có thu nhập cao và những đối tượng có mức thu nhập
dưới mức tối thiểu. Có hai cách phân phối phổ biến là phân phối theo
chức năng và phân phối theo mức độ thu nhập.
1.1.2. Đặc điểm của công tác bảo trợ xã hội
- Đối tượng tham gia vào quan hệ BTXH bao gồm Nhà nước,
các đối tượng bảo trợ và các chủ thể khác như tổ chức, cá nhân khác.
- Chế độ BTXH bao gồm hai nội dung chính là chế độ bảo trợ
thường xuyên và chế độ bảo trợ đột xuất.
- Mục đích của BTXH là hỗ trợ, giúp đỡ cho những người lâm
vào tình trạng thực sự khó khăn, túng quẫn, cần có sự giúp đỡ về vật
chất mới có thể vượt qua được hoàn cảnh hiện tại.
1.1.3. Vai trò của công tác bảo trợ xã hội
Thứ nhất, bảo trợ xã hội thực hiện chức năng bảo đảm an sinh
xã hội của Nhà nước.
Thứ hai, BTXH thực hiện chức tái phân phối lại của cải xã
hội.
Thứ ba, BTXH có vai trò phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu và
khắc phục rủi ro và giải quyết một số vấn đề xã hội nảy sinh.
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
BẢO TRỢ XÃ HỘI
1.2.1. Mở rộng đối tƣợng bảo trợ xã hội
- Mở rộng đối tượng bảo trợ xã hội là sự gia tăng về số lượng
được thụ hưởng theo thời gian, ngoài những đối tượng được hưởng
theo quy định trước đây, nhà nước cần bổ sung thêm đối tượng mà
trước đây ngân sách chưa đảm bảo để các đối tượng đó thụ hưởng.
- Đối tượng bảo trợ xã hội bao gồm:
+ Đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp thường xuyên.
+ Đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp đột xuất.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
5
- Cần phải mở rộng đối tượng BTXH là do các điều kiện về
lịch sử, địa lý, tự nhiên, kinh tế, xã hội nên có rất nhiều đối tượng
gặp khó khăn, bất hạnh, rủi ro… cần được bảo trợ.
- Nội dung về mở rộng đối tượng bảo trợ xã hội
+ Sửa đổi, bổ sung những điểm bất hợp lý về quy định các đối
tượng được nhận bảo trợ xã hội để mở rộng diện được bảo trợ.
+ Công tác quản lý, nắm bắt đối tượng phải được tiến hành
thường xuyên, có hệ thống; việc thống kê, báo cáo ở cấp cơ sở về các
đối tượng bảo trợ đột xuất phải chính xác, kịp thời.
- Tiêu chí đánh giá về mở rộng đối tượng bảo trợ xã hội:
+ Tổng số đối tượng được hưởng bảo trợ xã hội qua các năm.
+ Tỷ lệ đối tượng được thụ hưởng trên tổng dân số.
+ Số lượng đối tưởng được hưởng từng nhóm qua các năm.
+ Tỷ lệ từng nhóm đối tượng trên tổng số đối tượng BTXH.
1.2.2. Phát triển các hình thức tài trợ cho công tác bảo trợ
xã hội
- Hình thức BTXH là cách thức tiến hành phân bổ nguồn lực
tài chính đến các đối tượng được bảo trợ theo nguyên tắc nhất định.
- Hình thức bảo trợ xã hội bao gồm:
+ Trợ cấp trực tiếp: có thể được tiến hành theo hình thức trợ
cấp bằng tiền hoặc hình thức trợ cấp bằng hiện vật.
+ Trợ cấp gián tiếp: Tài trợ thông qua giá.
- Phát triển các hình thức BTXH là tiến hành cung cấp nhiều
dạng dịch vụ mới nhằm thỏa mãn nhu cầu của đối tượng được thụ
hưởng, đặc biệt là dịch vụ có chất lượng cao.
- Cần phải phát triển các hình thức BTXH là vì để đáp ứng nhu
cầu thụ hưởng của các đối tượng, không chỉ đơn thuần thực hiện việc
bảo trợ truyền thống mà cần phải phát triển các hình thức này một
cách đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng và phù hợp tình
hình phát triển kinh tế - xã hội.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
6
- Tiêu chí đánh giá về hình thức bảo trợ xã hội:
+ Chi ngân sách cho từng hình thức bảo trợ xã hội
+ Chi ngân sách cho từng đối tượng của từng hình thức
BTXH.
1.2.3. Nâng cao chất lƣợng của công tác bảo trợ xã hội
- Nâng cao chất lượng của công tác BTXH được đánh giá
thông qua mức độ hài lòng, sự thỏa mãn của đối tượng được thụ
hưởng, cũng như sự tiến bộ về hành vi, thái độ phục vụ của đội ngũ
cán bộ làm công tác BTXH.
- Cần phải nâng cao chất lượng BTXH là do nhu nhu cầu ngày
càng tăng của đối tượng BTXH và sự đa dạng về hình thức BTXH.
- Nội dung về nâng cao chất lượng của công tác bảo trợ xã hội:
+ Cần có phương pháp cụ thể để cải tiến phương thức cung
cấp, làm cho đối tượng thụ hưởng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ
BTXH, để họ có cơ hội hơn trong việc lựa chọn các phương thức phù
hợp.
+ Cần có phương pháp để cải tiến trình tự cung cấp, từ khi xác
định được đối tượng BTXH cho đến đối tượng được thụ hưởng.
+ Cần cải tiến phương thức cung cấp để đối tượng thụ hưởng
có cơ hội trong việc lựa chọn phương thức phù hợp với mình
- Tiêu chí đánh giá về nâng cao chất lượng công tác BTXH:
+ Mức độ hài lòng, thỏa mãn của đối tượng bảo trợ xã hội.
+ Số lượng vụ khiếu kiện, khiến nại liên quan đến các chính
sách BTXH.
+ Chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác bảo trợ xã hội.
1.2.4. Mở rộng mạng lƣới hoạt động bảo trợ xã hội
- Mở rộng mạng lưới hoạt động bảo trợ xã hội là mở rộng các
điểm, các cơ sở cung cấp, thực hiện chức năng xác định, kịp thời
thực hiện cấp phát đến đối tượng được hưởng một cách ngắn nhất,
nhanh nhất và đúng đối tượng nhất.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
7
- Cần phải mở rộng mạng lưới BTXH để các đối tượng được
hưởng các dịch vụ của xã hội một cách tốt nhất, cùng với mục tiêu
đẩy mạnh công tác bảo trợ xã hội, cần phải chú trọng đến việc xây
dựng nền tảng, mở rộng mạng lưới dịch vụ mang tính rộng khắp.
- Nội dung về mở rộng mạng lưới hoạt động bảo trợ xã hội:
+ Nghiên cứu đối tượng, quy mô đối tượng và khả năng mở
các điểm cung cấp để các đối tượng được tiếp cận nhanh và hiệu quả.
+ Tăng cường thêm đội ngũ cán bộ quản lý, thực hiện công tác
BTXH từ cơ sở đến cấp cơ sở.
+ Xây thêm các trung tâm BTXH và nhà nuôi dưỡng các đối
tượng BTXH phù hợp với tình hình thực tế ở từng địa phương.
+ Thông qua mạng lưới BTXH nhằm huy động ngân sách đảm
bảo chi cho bộ máy hoạt động BTXH và chi trực tiếp cho các đối
tượng thụ hưởng.
- Tiêu chí đánh giá về mở rộng mạng lưới hoạt động BTXH:
+ Đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội.
+ Mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội.
1.2.5. Tăng nguồn tài trợ để phục vụ cho công tác bảo trợ
xã hội
- Nguồn tài trợ để phục vụ cho công tác BTXH là nguồn tài
chính có được từ các chương trình được thiết kế để trợ giúp cho
những người yếu thế đạt được mức sống tối thiểu cần thiết và cải
thiện cuộc sống của họ.
- Nguồn tài trợ để phục vụ cho công tác bảo trợ xã hội bao
gồm:
+ Nguồn tài trợ từ ngân sách Nhà nước.
+ Nguồn tài trợ từ các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội, các doanh
nghiệp, cá nhân, gia đình và cộng đồng.
+ Nguồn tài trợ quốc tế.
- Cần phải tăng nguồn tài trợ cho công tác BTXH là vì:
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
8
+ Sự phát triển của nền kinh tế thị trường dẫn đến khoảng cách
về thu nhập, về mức sống ngày càng có sự phân hóa hơn.
+ Xu hướng đang diễn ra quá trình già hóa dân số.
+ Hậu quả nặng nề của chiến tranh, ô nhiễm môi trường, chất
độc hóa học… hậu quả thiên tai làm tăng đối tượng BTXH.
+ Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, lạm phát gia tăng, giá cả leo
thang.
- Nội dung về tăng nguồn tài trợ cho bảo trợ xã hội:
Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc huy động nguồn
tài trợ để phục vụ cho công tác BTXH. Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp
kinh phí cho hoạt động này của Nhà nước sẽ giảm dần. Đồng thời,
tăng dần tỷ lệ đóng góp từ các cá nhân, gia đình, các tổ chức đoàn
thể xã hội, các doanh nghiệp trong cộng đồng và các tổ chức quốc tế
cho nguồn lực tài trợ cho công tác bảo trợ xã hội.
- Tiêu chí đánh giá nguồn tài trợ cho bảo trợ xã hội:
+ Tổng số các nguồn tài trợ cho công tác bảo trợ xã hội
+ Tốc độ tăng nguồn kinh phí tài trợ
+ Tỷ lệ từng nguồn tài trợ trên tổng số nguồn tài trợ.
1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN BẢO TRỢ XÃ HỘI
1.3.1. Nhân tố kinh tự nhiên
Bao gồm các yếu tố như vị trí địa lý, khí hậu, địa hình.
1.3.2. Nhân tố kinh tế
Bao gồm các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình
quân đầu người, chính sách điều tiết của nhà nước.
1.3.3. Nhân tố xã hội
Bao gồm các nhân tố như dân số, chính trị, truyền thống văn
hóa, phong tục tập quán, lối sống của người dân.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
9
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TRỢ XÃ HỘI TẠI HUYỆN
QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN QUẢNG NINH TÁC
ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC BẢO TRỢ XÃ HỘI
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Huyện Quảng Ninh là nằm ở cửa ngõ phía Nam tỉnh Quảng
Bình, với diện tích 119.418,2 ha, nằm ở sườn Đông của dãy Trường
Sơn, nghiêng từ Tây sang Đông, toàn huyện chia làm bốn dạng địa
hình chính. Huyện nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh
hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Nhiệt
độ bình quân từ 24,5 - 25o
C, lượng mưa bình quân từ 21.000 -
22.000 ml, mỗi năm có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa.
2.1.2. Đặc điểm về điều kiện xã hội
Dân số trung bình của toàn huyện giai đoạn từ năm 2012-2016
tăng liên tục, năm 2016 là 90.389 người tăng gấp 1,02 lần so với năm
2012. Dân cư trên địa bàn phân bố không đồng đều, mật độ dân số
của toàn huyện năm 2016 là 76 người/km2
. Dân số trong độ tuổi lao
động qua các năm đều chiếm trên 60% so với tổng dân số toàn
huyện. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế cũng có sự chuyển dịch
theo hướng giảm lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản, tăng lao
động trong cách ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
2.1.3. Đặc điểm về điều kiện xã hội
- Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
của huyện Quảng Ninh giai đoạn 2012-2016 là tương đối cao đạt
9,6%/năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế không đồng đều và
có biến động qua các năm.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của huyện đang
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
10
chuyển dịch theo xu hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng
và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp. Tính đến
năm 2016 tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 41%; ngành
dịch vụ chiếm 35,59%; ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 23,41%.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TRỢ XÃ HỘI TẠI
HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THỜI
GIAN QUA
2.2.1. Đối tƣợng bảo trợ xã hội
- Đối tượng được hưởng trợ cấp thường xuyên trên địa bàn
huyện trong những năm những qua là tương đối lớn và tăng qua các
năm, năm 2012 toàn huyện có tất cả là 3.168 đối tượng và đến năm
2016 lên đến 4.521 đối tượng, điều đó được thể hiện tại Bảng 2.1
dưới đây:
Bảng 2.1. Đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp
thường xuyên
ĐVT: Người
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Nhóm đối tượng hưởng
3.168 3.786 4.279 4.358 4.521
trợ cấp thường xuyên
(Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện Quảng
Ninh) Qua Bảng trên cho thấy, mức độ bao phủ đối tượng qua các
năm đều tăng. Giai đoạn từ năm 2012-2014 gồm 9 nhóm đối tượng,
trong đó nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm người 85 tuổi
trở lên không có lương hưu và người tàn tật không có khả năng lao
động. Còn giai đoạn từ năm 2015-2016 gồm 6 nhóm đối tượng, trong
đó nhóm người cao tuổi và người khuyết tật chiếm tỷ lệ lớn và tăng
qua hai năm.
- Do tính chất thất thường của điều kiện tự nhiên nên các đối
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
11
tượng được hưởng BTXH đột xuất trong giai đoạn này cũng có nhiều
biến động phức tạp. Điều đó được thể hiện qua Bảng 2.2 sau đây:
Bảng 2.2. Đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp đột xuất
ĐVT: Người
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
08 nhóm đối tượng
7.676 9.514 5.511 4.207 7.889
hưởng trợ cấp đột xuất
(Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện Quảng
Ninh) Số đối tượng được hưởng trợ cấp đột xuất qua các năm chủ
yếu là người bị thiếu đói do thiếu lượng thực. Các nhóm đối tượng
như hộ gia đình có người chết, mất tích; hộ gia đình có nhà bị đổ,
sập, trôi, cháy… giảm qua các năm. Còn các nhóm đối tượng còn lại
nhìn chung qua các năm đều không thay đổi.
2.2.2. Các hình thức tài trợ cho công tác bảo trợ xã hội
Kinh phí trợ cấp cho công tác BTXH tăng qua các năm là do
số đối tượng được hưởng thụ được mở rộng và mức trợ cấp xã hội
tăng. Điều đó được minh họa tại Bảng 2.3 dưới đây:
Bảng 2.3. Tình hình chi ngân sách bảo trợ xã hội
ĐVT: triệu đồng
Năm Năm Năm Năm Năm
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
Trợ cấp
8.042,76 9.584,73 11.091,74 15.716,07 20.831,58
thường xuyên
Trợ cấp
1.407,06 1.628,44 1.023 762,31 1.702,3
đột xuất
Trợ cấp khác 0 0 0 0 0
Tổng cộng 9.449,82 11.213,17 12.114,74 16.478,38 22.533,88
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
(Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện Quảng
Ninh) Qua bảng 2.3 cho thấy kinh phí chi cho hoạt động bảo trợ xã
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
12
hội năm 2012 là 9.449,82 triệu đồng đến năm 2016 là 22.533,88 triệu
đồng tức tăng gấp 2,4 lần so với năm 2012. Trong đó nguồn kinh phí
trợ cấp thường xuyên là chủ yếu. Giai đoạn 2012-2014, kinh phí chủ
yếu cho các nhóm đối tượng như: người 85 tuổi trở lên không có
lương hưu và người tàn tật không có khả năng lao động. Giai đoạn
2015-2016, kinh phí trợ cấp cho nhóm 6 đối tượng tập trung chủ yếu
ở nhóm đối tượng người khuyết tật và nhóm người cao tuổi bởi vì
những nhóm này có số lượng đối tượng khá lớn. Nguồn kinh phí trợ
cấp đột xuất qua các năm khá ít chủ yếu chi cho người bị đói do
thiếu lương thực, cho người chết, mất tích.
- Hình thức tài trợ thông qua giá :
Bảng 2.4. Tổng hợp kinh phí tài trợ thông qua giá
Hình thức Cấp Hưởng CS tài Vay vốn Tổng
tài trợ BHYT trợ nghề ưu đãi cộng
Năm
Số đối tượng
2.280 15 0 2.295
(ng)
2012
Số tiền (tr.đ) 1.415 60 0 1.475
Năm
Số đối tượng
2.716 18 0 2.734
(ng)
2013
Số tiền (tr.đ) 1.686 72 0 1.758
Năm
Số đối tượng
2.942 25 0 2.967
(ng)
2014
Số tiền (tr.đ) 1.826 100 0 1.926
Năm
Số đối tượng
3.052 32 0 3.084
(ng)
2015
Số tiền (tr.đ) 1.895 128 0 2.203
Năm
Số đối tượng
3.209 41 0 3.250
(ng)
2016
Số tiền (tr.đ) 1.992 164 0 2.156
(Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện Quảng Ninh)
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
13
Qua bảng 2.4 trên cho thấy, kinh phí tài trợ thông qua giá trên
địa bàn chủ yếu tài trợ cho đối tượng BTXH được cấp BHYT, trong
giai đoạn này số đối tượng tăng từ 2.280 người năm 2012 lên đến
3.209 người năm 2016 và nâng mức giá trị từ 1.415 triệu đồng lên
đến 1.992 triệu đồng. Song, kinh phí tài trợ thông qua giá cho đối
tượng BTXH được hưởng chính sách tài trợ nghề thì chỉ chiếm tỷ lệ
rất nhỏ.
- Trong thời gian qua, huyện đã triển khai thực hiện kịp thời
và có hiệu quả lĩnh vực xã hội như giải quyết việc làm, xóa đói giảm
nghèo, xuất khẩu lao động và Ngân hàng CSXH giải ngân cho vay
hộ nghèo; cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; cho
vay giải quyết việc làm; cho vay hộ nghèo nhà ở đã góp phần giải
quyết việc làm tăng thu nhập, từng bước ổn định và cải thiện đời
sống nhân dân, góp phần hạ thấp tỷ lệ hộ nghèo của huyện.
Chính sách tín dụng cho vay hộ nghèo từ năm 2012 đến năm
2016 có tổng cộng 65.144 lượt hộ vay có thể thấy số hộ vay theo hộ
nghèo giảm dần theo từng năm và hộ nghèo đã được tạo điều kiện
tiếp cận nguồn vay để có vốn phát triển kinh tế, góp phần hạ thấp tỷ
lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện.
Nguồn vốn tín dụng đối với HS, SV có hoàn cảnh khó khăn
được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện, đã giải quyết
được cho 2.244 HS, SV được vay với tổng số tiền được giải ngân
trong giai đoạn này là 56.284 triệu đồng trong đó toàn bộ nguồn vốn
từ Trung ương.
Đối tượng được cho vay giải quyết việc làm cũng được triển
khai thực hiện kịp thời, đã cho 1.019 hộ vay với tổng số tiền của cả
giai đoạn 2012-2016 là 23.234 triệu đồng trong đó 21.760 triệu đồng
từ Trung ương và 1.474 triệu đồng từ địa phương. Việc quản lý cho
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
14
vay và sử dụng vốn vay theo nội dung vay đảm bảo đúng đối tượng,
đúng mục đích.
2.2.3. Thực trạng về chất lƣợng bảo trợ xã hội
- Cán bộ làm công tác thay đổi thường xuyên, trình độ hạn chế
nên chất lượng phục vụ chưa đạt so với yêu cầu thực tế.
- Giải quyết kịp thời chế độ cứu trợ cho các đối tượng. Tổ
chức kiểm tra, giám sát việc chi trả trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ
tại các xã, thị trấn qua công tác kiểm tra giám sát đảm bảo tính công
khai, minh bạch, chính xác trong việc thực hiện các chính sách. Do
vậy, không có các vụ khiếu kiện liên quan đến chế độ chính sách trên
địa bàn huyện.
- Năm 2016, toàn huyện đã hoàn thành đạt 100% đối tượng
thuộc diện bảo trợ được cấp thẻ BHYT miễn phí.
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng BTXH được
tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội, các chính sách về BTXH, từng
bước cải thiện điều kiện sống, tự lực vươn lên trong cuộc sống bằng
cách chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện nghiêm chỉnh, đồng bộ
đảm bảo cho các đối tượng hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi Nhà
nước.
- Chủ động, thường xuyên phối hợp kịp thời với các ban
ngành, đoàn thể thực hiện cứu trợ đột xuất.
2.2.4. Mạng lƣới hoạt động bảo trợ xã hội
- Huyện luôn quan tâm đến mạng lưới hoạt động BTXH. Công
tác rà soát và xét duyệt đối tượng được hưởng các chính sách bảo trợ
xã hội tương đối kịp thời, việc chi trả cho các đối tượng thụ hưởng
chính sách trợ cấp thường xuyên hàng tháng bằng tiền mặt đúng đối
tượng, đầy đủ, kịp thời.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác BTXH còn mỏng, chất lượng
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
15
chưa cao, chưa đáp ứng kịp thời được yêu cầu trong triển khai nhiệm
vụ, việc triển khai, thanh tra, kiểm tra các hoạt động BTXH chưa
được quan tâm thường xuyên. Tiền lương và các chế độ đãi ngộ thấp.
- Cơ sở bảo trợ trên địa bàn huyện còn rất ít, chỉ có một trung
tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện.
- Trong những năm qua, huyện đã quan tâm đầu tư hệ thống
cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác BTXH. Tuy nhiên,
cơ sở BTXH đang rất thiếu các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ
chuyên môn nghiệp vụ, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng cho các đối tượng.
2.2.5. Huy động nguồn tài trợ để phục vụ cho công tác bảo
trợ xã hội
Nguồn tài trợ huy động để phục vụ cho công tác BTXH của
huyện gồm: nguồn từ ngân sách Trung ương, nguồn từ ngân sách địa
phương và nguồn kinh phí huy động từ các tổ chức, cá nhân. Tổng
nguồn tài trợ cho hoạt động BTXH tại huyện Quảng Ninh liên tục
tăng qua các năm, điều đó được thể hiện tại Bảng 2.6 dưới đây:
Bảng 2.6. Tình hình nguồn lực tài trợ phục vụ bảo trợ xã hội
ĐVT: triệu đồng
TT Nguồn tài trợ
Năm Năm Năm Năm Năm
2012 2013 2014 2015 2016
1
Ngân sách Trung
9.811,7 11.465,0 11.342,8 14.799,3 20.406,1
ương
2
Ngân sách địa
858,7 1.028,1 1.042,0 1.766,4 2.789,9
phương
3 Nguồn kinh phí huy 254,6 488,1 655,9 1.115,7 1.493,7
động
Tổng 10.925,0 12.981,2 13.040,7 17.681,4 24.689,7
(Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện Quảng Ninh)
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
16
Qua bảng cho thấy các nguồn tài trợ cho đối tượng BTXH đều
có xu hướng tăng. Năm 2012 tổng nguồn kinh phí từ các nguồn hỗ
trợ cho các đối tượng là 10.925 triệu đồng, đến năm 2016 là 24.689,7
triệu đồng tức tăng gấp 2,3 lần so với năm 2012. Trong tổng nguồn
kinh phí tài trợ của huyện nguồn từ ngân sách Trung ương nhiều nhất
và ngân sách từ huy động ít nhất. Thực trạng trên cho chúng ta thấy
rằng mặc dù thực tế huyện vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng để trợ
giúp các đối tượng BTXH khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống
thì Đảng, Nhà nước và cộng đồng luôn dành những nguồn kinh phí
nhất định để tài trợ cho các đối tượng xã hội.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BẢO TRỢ XÃ HỘI
TẠI HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH THỜI
GIAN QUA
2.3.1. Thành công và hạn chế
- Thành công
+ Đối tượng thuộc diện được bảo trợ ngày càng tăng và được
mở rộng hơn.
+ Hình thức bảo trợ xã hội ngày càng đa dạng, thực hiện đúng
với quy định chung của càng chính phủ.
+ Mức trợ cấp được nâng cao góp phần nâng cao chất lượng
công tác BTXH, cải thiện và ổn định cuộc sống cho đối tượng.
+ Mạng lưới hoạt động BTXH ngày càng được mở rộng hơn.
+ Nguồn kinh phí huy động để phục vụ cho công tác BTXH
trên địa bàn huyện ngày tăng.
- Hạn chế
+ Độ bao phủ đối tượng BTXH còn chưa cao, chưa đảm bảo
hết đối tượng cần trợ giúp.
+ Mạng lưới BTXH chưa rộng khắp, còn quá ít cơ sở BTXH.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
17
+ Đội ngũ cán bộ làm công tác BTXH còn mỏng, chất lượng
chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu.
+ Công tác thông tin truyền thông còn hạn chế, vì vậy nhận
thức về công tác BTXH còn thấp.
+ Nguồn kinh phí huy động này còn chưa cao, chưa đáp ứng
được yêu cầu thực tế. Việc khai thác, huy động nguồn kinh phí tài trợ
từ nguồn lực này vẫn còn hạn chế, và thiếu sức hút
2.3.2. Nguyên nhân hạn chế
+ Tiêu chí xác định đối tượng vẫn còn quá chặt với nhiều tiêu
chí, nhiều đối tượng chưa được thụ hưởng chính sách.
+ Công tác phối hợp trong việc triển khai tổng thể các hoạt
động liên quan đến công tác BTXH chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ.
Đội ngũ cán bộ làm công tác BTXH, cán bộ cơ sở còn thiếu về số
lượng và trình độ, năng lực còn yếu.
+ Nguồn kinh phí huy động từ cộng đồng còn hạn chế. Sự
tham gia vẫn mang tính phong trào, thời điểm, chưa thường xuyên.
Nguồn kinh phí huy động từ cộng đồng còn hạn chế và không
thường xuyên.
+ Một số chính sách, nghị định chưa theo kịp với những biến
động của thực tiễn. Mức trợ cấp thấp, chưa phù hợp với thực tế
+ Các quy định về thủ tục hành chính, quy trình quyết định
chính sách phức tạp.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
18
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC BẢO TRỢ XÃ HỘI CHO HUYỆN QUẢNG
NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG THỜI
GIAN TỚI
3.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC BẢO
TRỢ XÃ HỘI
3.1.1. Chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về công tác bảo
trợ xã hội trong thời gian tới
Thông qua các văn bản, Luật của Quốc hội, các Nghị định của
Chính Phủ, các quyết định, thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành
Trung ương đã ban hành giúp cho việc xác định đối tượng, chính
sách trợ giúp và tổ chức thực hiện công tác bảo trợ xã hội được thuận
lợi, kịp thời và có hiệu quả.
3.1.2. Chiến lƣợc phát triển KT – XH của huyện Quảng
Nình trong thời gian tới
a. Phát triển kinh tế
- Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển
mạnh công nghiệp, dịch vụ, tạo tăng trưởng đột phá cho nền kinh tế,
tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ
- nông nghiệp; huy động mọi nguồn lực xây dựng và phát triển đô
thị, xây dựng nông thôn mới.
b. Văn hóa xã hội
- Về giáo dục và đào tạo: Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu
quả đề án đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo. Thực
hiện có hiệu quả các đề án, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
- Về Công tác y tế và dân số: Tăng cường công tác giáo dục
sức khỏe cộng đồng. Từng bước thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân,
đẩy mạnh xã hội hóa và đa dạng hóa nguồn lực đối với lĩnh vực y tế.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
19
- Về Chính sách xã hội, lao động việc làm: Triển khai thực
hiện đầy đủ các chính sách, chế độ ASXH theo quy định. Thực hiện
tốt đề án đào tạo nghề nông thôn; nâng tỷ lệ lao động được đào tạo
nghề.
- Về Công tác giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn: Triển
khai chương trình mục tiêu và kế hoạch hành động quốc gia về ứng
phó với biến đổi khí hậu, ứng phó hiệu quả với thiên tai, bão lụt.
3.1.3. Một số quan điểm có tính định hƣớng xây dựng giải
pháp
- Công tác BTXH phải hướng tới đạt được mục tiêu đảm bảo
bao phủ hết các đối tượng BTXH khó khăn.
- Để đẩy mạnh công tác BTXH phải xây dựng và thực hiện hệ
thống BTXH hướng tới bao phủ toàn bộ người dân.
- Phát triển hệ thống chính sách BTXH phải gắn liền với quá
trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Chính sách BTXH phải đảm bảo tính hiệu quả, công bằng,
phù hợp và khả thi.
- Phát huy vai trò và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức và
cả cộng đồng trong việc thực hiện công tác BTXH.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ
3.2.1. Mở rộng đối tƣợng nhận bảo trợ xã hội
- Cần rà soát lại các tiêu chí xác định đối tượng BTXH theo
hướng linh hoạt hơn, để không bỏ sót những đối tượng còn gặp khó
khăn, yếu thế. Từng bước bổ sung thêm đối tượng BTXH phù hợp
với yêu cầu thực tiễn.
- Tổ chức tổng điều tra các đối tượng yếu thế, phân loại và
quản lý đối tượng trên toàn đia bàn huyện, xây dựng cơ sở dữ liệu,
lập hồ sơ quản lý đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng, định kỳ
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
20
thống kê, rà soát có sự tham gia của người dân giúp cho công tác xét,
chọn đúng đối tượng thuộc diện xét trợ cấp cho phù hợp và khách
quan.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu, lập hồ sơ quản lý; định kỳ thống kê,
rà soát có sự tham gia của cộng đồng giúp cho công tác xét, chọn
đúng đối tượng. Hoàn thiện cơ chế xác định đối tượng của chương
trình bảo trợ xã hội.
- Tập trung hỗ trợ toàn diện đối tượng là trẻ em nghèo về giáo
dục, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, nước và một số hoạt động bảo trợ
khác.
- Tổ chức, thực hiện các chương trình trợ giúp xã hội tạo điều
kiện cho các đối tượng ngày càng tiếp cận thuận lợi hơn, bình đẳng
hơn, chất lượng hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản và các chương
trình về sinh kế để ổn định cuộc sống có tính dài hạn.
- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính để các đối tượng dễ
dàng tiếp cận hơn với các chính sách, các dịch vụ BTXH.
3.2.2. Phát triển các hình thức tài trợ cho công tác bảo trợ
xã hội
- Hình thức tài trợ trực tiếp: thông qua hình thức tài trợ bằng
tiền hoặc hiện vật khi đưa ra phải theo chiều hướng giải quyết ưu tiên
theo nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn có thể duy trì được cuộc
sống bình thường.
- Hình thức tài trợ gián tiếp là tài trợ thông qua giá: Thông qua
các chính sách chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, việc làm đào tạo
nghề, cung cấp các dịch vụ xã hội khác được pháp luật về bảo trợ xã
hội quy định đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo phân cấp quản lý.
- Nhà nước cần đổi mới chính sách bảo trợ theo hướng cung
cấp tiền mặt để các đối tượng tự lựa chọn dịch vụ, tự lựa chọn nơi
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
21
học văn hóa, nơi học nghề, nơi khám chữa bệnh; khi sử dụng các
dịch vụ cần thiết đó đối tượng là người trực tiếp phải chi trả chi phí
dịch vụ; chỉ có như vậy các đối tượng mới có thể tự chủ động, tự tin
hơn vào chính bản thân họ.
- Cần tăng cường phương thức bảo trợ tự nguyện trong việc
đóng góp được huy động từ nhân dân, với tinh thần “tương thân
tương ái”, “lá lành đùm lá rách” sẽ huy động được rất lớn từ nguồn
lực bằng cách tự nguyện tham gia.
- Hoàn thiện hình thức hỗ trợ người dân có việc làm nâng cao
thu nhập.
+ Các hoạt động BTXH đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện hệ
thống chính sách hỗ trợ người dân có việc làm, tăng thu nhập nhằm
giúp họ có thể tự tin, hòa nhập với cộng đồng.
+ Tổ chức việc làm tạm thời cho người lao động nghèo bị thất
nghiệp, thiếu việc làm trong các hộ gia đình nghèo hoặc cận nghèo
thông qua các dự án phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ nông thôn,
bảo vệ môi trường.
- Hoàn thiện hình thức hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế.
+ Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các
chế độ, cơ chế khuyến khích cá nhân và doanh nghiệp tham gia hệ
thống BHXH thông qua việc cung cấp các hình thức bảo hiểm đa
dạng.
+ Nghiên cứu và hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội tự
nguyện.
+ Nâng cao ý thức của người dân tham gia bảo hiểm y tế,
3.2.3. Nâng cao chất lƣợng công tác bảo trợ xã hội
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ sở xã, thị trấn trong
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
22
việc triển khai thực hiện chính sách trợ giúp đối với các đối tượng
BTXH.
- Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện chính sách
BTXH trên địa bàn huyện đặt trong tổng thể hệ thống tổ chức từ tỉnh
đến cơ sở.
- Cần tăng cường số lượng cán bộ để đủ người làm công tác
BTXH, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ và tăng số lượng
cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở.
- Giải quyết tình trạng yếu của cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ cấp
xã, thị trấn bằng cách tiếp tục tăng cường đào tạo ngắn hạn thông qua
việc tổ chức huấn luyện theo từng chuyên đề
- Tăng cường hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực
hiện chính sách.
- Tăng cường việc hướng dẫn triển khai thực hiện các chính
sách hiện có và nhất là các chính sách mới ban hành.
- Để tạo điều kiện cho các đối tượng được hưởng chính sách
xã hội việc kiểm chứng tính chính xác, cần rút ngắn trình tự, thời
gian và thủ tục ra quyết định
- Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đối
tượng xã hội và chi trả trợ cấp, nâng cao hiệu quả quản lý và hạn chế
sai sót trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách trợ cấp.
- Kịp thời khen thưởng, động viên những đối tượng đã cố gắng
vượt qua khó khăn hòa nhập với cuộc sống cộng đồng.
3.2.4. Mở rộng mạng lƣới bảo trợ xã hội
- Phải hướng vào việc tạo ra môi trường chăm sóc tại gia đình
cho từng đối tượng và cần có các chính sách hỗ trợ đối với những hộ
gia đình tham gia vào việc chăn sóc các đối tượng BTXH.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
23
- Cần từng bước mở rộng mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi
và chăm sóc người cao tuổi, người tàn tật. Việc mở rộng theo hướng
này cần xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện cho phù hợp với tình
hình thực tế của huyện.
- Cần có chính sách khuyến khích phát triển hệ thống cơ sở
BTXH và mạng lưới cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo hướng đa
dạng hóa loại hình, thành phần tham gia, hoạt động theo cơ chế mở.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác
viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn
với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội của
huyện.
- Cần phát triển mạng lưới nhân viên xã hội nhằm tham vấn,
giúp các đối tượng tiếp cận với chính sách BTXH.
- Xây dựng thí điểm mô hình nhà công tác xã hội, mái ấm,
trung tâm nhân đạo…để nuôi dưỡng, chăm sóc đối tượng bảo trợ xã
hội tại cộng đồng.
3.2.5. Huy động nguồn tài trợ để phục vụ cho công tác bảo
trợ xã hội
- Cần điều tiết kinh phí từ Ngân sách Trung ương cho công tác
BTXH về Ngân sách địa phương một cách hợp lý.
- Cần đảm bảo công bằng trong việc tiếp cận chính sách xã hội
của người dân trong tất cả các xã trên địa bàn huyện và cần phải có
nguồn kinh phí dự phòng hằng năm để có thể trợ giúp kịp thời cho
các đối tượng thuộc diện trợ cấp đột xuất.
- Thành lập quỹ BTXH thống nhất để có thể tập trung, khuyến
khích, vận động, động viên các nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ
chức, cá nhân cho BTXH.
- Quản lý và sử dụng nguồn tài chính theo đúng quy chế, quy
định của Nhà nước với định hướng ưu tiên đối tượng được hưởng thụ
BTXH.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
24
- Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa phòng Lao động – Thương
binh và xã hội, phòng Tài chính, phòng kinh tế cùng với các đơn vị
liên quan trong việc lập dự toán và phân bổ ngân sách cho công tác
BTXH phù hợp thì mới đáp ứng được nhu cầu thực tế.
- Cần phải tăng cường khả năng giảm sát nguồn tài chính thực
thi các chính sách, chương trình, dự án để giảm bớt sự thất thoát về
tài chính bao gồm cả các chương trình của Chính phủ và các chương
trình do các tổ chức xã hội thực hiện.
- Công khai, minh bạch trong việc sử dụng các nguồn vận
động ủng hộ.
- Triển khai tổ chức thực hiện đúng quy định ban hành và
định kỳ công khai minh bạch các nguồn tài chính, có sự giám sát của
đơn vị tài trợ, ủng hộ của các tổ chức thành viên và cộng đồng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong nhiều năm qua huyện Quảng Ninh luôn quan tâm đến
các hoạt động BTXH, các văn bản, chính sách trợ giúp xã hội ngày
càng được áp dụng, phổ biến rộng hơn và ngày càng hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã làm được thì vẫn còn tồn tại
những mặt hạn chế nhất định như: đối tượng BTXH chưa thực sự
được bao phủ rộng; mức trợ cấp còn thấp, việc triển khai các chính
sách còn chưa đồng bộ. Để công tác BTXH ngày càng hoàn thiện
hơn, phát huy được vai trò của nó như một nhóm nhân tố nhằm nâng
cao năng lực cho nhóm yếu thế vươn lên trong cuộc sống, đòi hỏi sự
quyết tâm không chỉ của các cơ quan quản lý Nhà nước ở huyện mà
cần có sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng. Những kết quả
nghiên cứu của luận văn hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện công tác
BTXH trên địa bàn huyện Quảng Ninh ngày càng hiệu quả hơn.

More Related Content

Similar to Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.doc

Similar to Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.doc (20)

Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Luận Văn Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo trên địa bàn Quận Hải Châ...
Luận Văn Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo trên địa bàn Quận Hải Châ...Luận Văn Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo trên địa bàn Quận Hải Châ...
Luận Văn Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo trên địa bàn Quận Hải Châ...
 
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc khmer huyện Trà Cú, t...
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc khmer huyện Trà Cú, t...Hoàn thiện công tác an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc khmer huyện Trà Cú, t...
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc khmer huyện Trà Cú, t...
 
Hoàn Thiện Công Tác Bảo Trợ Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa T...
Hoàn Thiện Công Tác Bảo Trợ Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa T...Hoàn Thiện Công Tác Bảo Trợ Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa T...
Hoàn Thiện Công Tác Bảo Trợ Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa T...
 
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang Thành phố Đà N...
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang Thành phố Đà N...Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang Thành phố Đà N...
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang Thành phố Đà N...
 
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà ...
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà ...Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà ...
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà ...
 
Luận Văn Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chí...
Luận Văn Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chí...Luận Văn Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chí...
Luận Văn Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chí...
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Bảo Trợ Xã Hội Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Bảo Trợ Xã Hội Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docLuận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Bảo Trợ Xã Hội Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Bảo Trợ Xã Hội Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.doc
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.docQuản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.doc
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.doc
 
Luận văn Quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội thành phố ...
Luận văn Quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội thành phố ...Luận văn Quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội thành phố ...
Luận văn Quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội thành phố ...
 
Luận Văn Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam.doc
 
Luận Văn Giảm nghèo trên địa bàn Huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Giảm nghèo trên địa bàn Huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Giảm nghèo trên địa bàn Huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Giảm nghèo trên địa bàn Huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát triển bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng B...
Phát triển bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng B...Phát triển bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng B...
Phát triển bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng B...
 
Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Quận Sơn Trà Thành phố Đà N...
Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Quận Sơn Trà Thành phố Đà N...Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Quận Sơn Trà Thành phố Đà N...
Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Quận Sơn Trà Thành phố Đà N...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội Tỉnh Đắk lắk.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội Tỉnh Đắk lắk.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội Tỉnh Đắk lắk.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội Tỉnh Đắk lắk.doc
 
Luận Văn Giảm nghèo trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Giảm nghèo trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.docLuận Văn Giảm nghèo trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Giảm nghèo trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Luận Văn Quản lý nhà nước trong thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện...
Luận Văn Quản lý nhà nước trong thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện...Luận Văn Quản lý nhà nước trong thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện...
Luận Văn Quản lý nhà nước trong thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện...
 
Quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình trên ñịa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quả...
Quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình trên ñịa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quả...Quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình trên ñịa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quả...
Quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình trên ñịa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quả...
 
Hoàn Thiện An Sinh Xã Hội Tại Thành Phố Đồng Hới Tỉnh Quảng Bình.doc
Hoàn Thiện An Sinh Xã Hội Tại Thành Phố Đồng Hới Tỉnh Quảng Bình.docHoàn Thiện An Sinh Xã Hội Tại Thành Phố Đồng Hới Tỉnh Quảng Bình.doc
Hoàn Thiện An Sinh Xã Hội Tại Thành Phố Đồng Hới Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải ChâuĐảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
 

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149 (20)

Luận Văn Một Số Biện Pháp Nhằm Quản Lý Hàng Hóa Tốt Hơn Tại Công Ty Tnhh.doc
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nhằm Quản Lý Hàng Hóa Tốt Hơn Tại Công Ty Tnhh.docLuận Văn Một Số Biện Pháp Nhằm Quản Lý Hàng Hóa Tốt Hơn Tại Công Ty Tnhh.doc
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nhằm Quản Lý Hàng Hóa Tốt Hơn Tại Công Ty Tnhh.doc
 
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công T...
 
Luận Văn Một Số Biện Pháp Maketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Maketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công...Luận Văn Một Số Biện Pháp Maketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công...
Luận Văn Một Số Biện Pháp Maketing Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công...
 
Luận Văn Lý Luận Chung Về Doanh Thu, Chi Phí, Kết Quả Kinh Doanh Và Kế Toán D...
Luận Văn Lý Luận Chung Về Doanh Thu, Chi Phí, Kết Quả Kinh Doanh Và Kế Toán D...Luận Văn Lý Luận Chung Về Doanh Thu, Chi Phí, Kết Quả Kinh Doanh Và Kế Toán D...
Luận Văn Lý Luận Chung Về Doanh Thu, Chi Phí, Kết Quả Kinh Doanh Và Kế Toán D...
 
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...
Luận Văn Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Và Thực Trạng Tổ Chức Lễ Hội Lần Thứ ...
 
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...
Luận Văn Lễ Hội Báo Slao Xã Quốc Khánh Với Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Ở Tràng...
 
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...
Luận Văn Kỹ Thuật Giấu Tin Thuận Nghịch Trong Ảnh Bằng Hiệu Chỉnh Hệ Số Wavel...
 
Luận Văn Khu Đô Thị Dành Cho Ngƣời Thu Nhập Trung Bình Tại Kiến An Hải Phõng.doc
Luận Văn Khu Đô Thị Dành Cho Ngƣời Thu Nhập Trung Bình Tại Kiến An Hải Phõng.docLuận Văn Khu Đô Thị Dành Cho Ngƣời Thu Nhập Trung Bình Tại Kiến An Hải Phõng.doc
Luận Văn Khu Đô Thị Dành Cho Ngƣời Thu Nhập Trung Bình Tại Kiến An Hải Phõng.doc
 
Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...
Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...
Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...
 
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...
Luận Văn Khai Thác Giá Trị Hệ Thống Chùa Tại Thủy Nguyên Phục Vụ Phát Triển D...
 
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...
Luận Văn Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng cổ loa, xã cổ loa, huyệ...
 
Luận Văn Khách Sạn Hòn Dáu.doc
Luận Văn Khách Sạn Hòn Dáu.docLuận Văn Khách Sạn Hòn Dáu.doc
Luận Văn Khách Sạn Hòn Dáu.doc
 
Luận Văn Khách Sạn Hoàng Anh.doc
Luận Văn Khách Sạn Hoàng Anh.docLuận Văn Khách Sạn Hoàng Anh.doc
Luận Văn Khách Sạn Hoàng Anh.doc
 
Luận Văn Khách Sạn Hoa Phuợng Đồ Sơn.doc
Luận Văn Khách Sạn Hoa Phuợng Đồ Sơn.docLuận Văn Khách Sạn Hoa Phuợng Đồ Sơn.doc
Luận Văn Khách Sạn Hoa Phuợng Đồ Sơn.doc
 
Luận Văn Khách Sạn Đồ Sơn.doc
Luận Văn Khách Sạn Đồ Sơn.docLuận Văn Khách Sạn Đồ Sơn.doc
Luận Văn Khách Sạn Đồ Sơn.doc
 
Luận Văn Học Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Dân Tộc Việt Bắc.doc
Luận Văn Học Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Dân Tộc Việt Bắc.docLuận Văn Học Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Dân Tộc Việt Bắc.doc
Luận Văn Học Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Dân Tộc Việt Bắc.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh An Phöc Thịnh.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh An Phöc Thịnh.docLuận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh An Phöc Thịnh.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh An Phöc Thịnh.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Bán Hàng Và X...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Bán Hàng Và X...Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Bán Hàng Và X...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Bán Hàng Và X...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoả...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 

Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.doc

  • 1. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƢƠNG THỊ KHÁNH NHÀN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng – 2018
  • 2. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: GS.TS. Võ Xuân Tiến Phản biện 1: TS. NINH THỊ THU THUY Phản biện 2: TS. HOÀNG VĂN LONG Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 28 tháng 01 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  • 3. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo trợ xã hội là một trong những chính sách xã hội thể hiện tính ưu việt và là một trong những hợp phần quan trọng của hệ thống an sinh xã hội. Với mục tiêu phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết tốt các vấn đề xã hội Đảng và Nhà nước ta đang ngày càng dành nhiều sự quan tâm sâu sắc đến công tác bảo trợ xã hội. Nhận thức được vấn đề này trong thời gian qua công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Quảng Ninh đã có những cách thức riêng nhằm mục tiêu quan tâm, chăm lo và tạo điều kiện tối đa nhất có thể cho các đối tượng bảo trợ xã hội đảm bảo phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù của địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác BTXH, thực thi các chính sách trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng đầy đủ và toàn diện đòi hỏi của xã hội. Để công tác BTXH của huyện tiếp tục tác động một cách thiết thực vào cuộc sống, thực sự trở thành hoạt động hữu ích nhằm giúp đỡ, bù đắp thiệt thòi cho những đối tượng yếu thế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tiến tới sự công bằng về mọi mặt trong đời sống xã hội. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến công tác bảo trợ xã hội - Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện công tác bảo trợ xã hội tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những mặt hạn chế, những vấn đề bất cập còn tồn
  • 4. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 2 tại của công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác bảo trợ xã hội tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đến công tác bảo trợ xã hội. - Về không gian: Nội dung nghiên cứu được thực hiện tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Quảng Ninh, giai đoạn 2012-2016. Các giải pháp được đề xuất có ý nghĩa trong những năm tới. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp. - Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu. - Phương pháp quy nạp. 5. Bố cục của đề tài Luận văn được kết cấu 3 chương như sau: Chương 1. Các vấn đề lý luận về bảo trợ xã hội Chương 2. Thực trạng công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Chương 3. Một số giải pháp để hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội cho huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình thời gian đến. 6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
  • 5. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 3 CHƢƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 1.1. KHÁI QUÁT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 1.1.1. Một số khái niệm - Bảo trợ xã hội Bảo trợ xã hội là hệ thống các chính sách, hoạt động của chính quyền các cấp và hoạt động của cộng đồng xã hội dưới các hình thức và biện pháp khác nhau, nhằm giúp các đối tượng thiệt thòi, yếu thế hoặc gặp bất hạnh trong cuộc sống có điều kiện tồn tại và cơ hội hòa nhập với cuộc sống chung của cộng đồng, góp phần bảo đảm ổn định và công bằng xã hội. - Cơ sở của bảo trợ xã hội + Công bằng xã hội Là một giá trị cơ bản định hướng cho việc giải quyết mối quan hệ giữa người với người trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội theo nguyên tắc: cống hiến về vật chất và tinh thần ngang nhau cho sự phát triển xã hội thì được hưởng thụ ngang nhau những giá trị vật chất và tinh thần do xã hội tạo ra, phù hợp với khả năng hiện thực của xã hội. Gồm công bằng xã hội theo chiều dọc và công bằng xã hội theo chiều ngang. + Phúc lợi xã hội Khi nói đến phúc lợi xã hội người ta thường đồng nghĩa với những gì do xã hội, mà trực tiếp là do Nhà nước đưa lại. Điều đó cũng có nghĩa là ngoài phần thu nhập nhận được trực tiếp, người lao động được hưởng thêm một số lợi ích do Nhà nước thực hiện. + Phân phối lại phúc lợi xã hội Là sự điều hòa lại mức thu nhập giữa các tầng lớp dân cư nhằm thực hiện sự công bằng xã hội, giảm bớt sự chênh lệch giữa
  • 6. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 4 những người có thu nhập cao và những đối tượng có mức thu nhập dưới mức tối thiểu. Có hai cách phân phối phổ biến là phân phối theo chức năng và phân phối theo mức độ thu nhập. 1.1.2. Đặc điểm của công tác bảo trợ xã hội - Đối tượng tham gia vào quan hệ BTXH bao gồm Nhà nước, các đối tượng bảo trợ và các chủ thể khác như tổ chức, cá nhân khác. - Chế độ BTXH bao gồm hai nội dung chính là chế độ bảo trợ thường xuyên và chế độ bảo trợ đột xuất. - Mục đích của BTXH là hỗ trợ, giúp đỡ cho những người lâm vào tình trạng thực sự khó khăn, túng quẫn, cần có sự giúp đỡ về vật chất mới có thể vượt qua được hoàn cảnh hiện tại. 1.1.3. Vai trò của công tác bảo trợ xã hội Thứ nhất, bảo trợ xã hội thực hiện chức năng bảo đảm an sinh xã hội của Nhà nước. Thứ hai, BTXH thực hiện chức tái phân phối lại của cải xã hội. Thứ ba, BTXH có vai trò phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu và khắc phục rủi ro và giải quyết một số vấn đề xã hội nảy sinh. 1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO TRỢ XÃ HỘI 1.2.1. Mở rộng đối tƣợng bảo trợ xã hội - Mở rộng đối tượng bảo trợ xã hội là sự gia tăng về số lượng được thụ hưởng theo thời gian, ngoài những đối tượng được hưởng theo quy định trước đây, nhà nước cần bổ sung thêm đối tượng mà trước đây ngân sách chưa đảm bảo để các đối tượng đó thụ hưởng. - Đối tượng bảo trợ xã hội bao gồm: + Đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp thường xuyên. + Đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp đột xuất.
  • 7. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 5 - Cần phải mở rộng đối tượng BTXH là do các điều kiện về lịch sử, địa lý, tự nhiên, kinh tế, xã hội nên có rất nhiều đối tượng gặp khó khăn, bất hạnh, rủi ro… cần được bảo trợ. - Nội dung về mở rộng đối tượng bảo trợ xã hội + Sửa đổi, bổ sung những điểm bất hợp lý về quy định các đối tượng được nhận bảo trợ xã hội để mở rộng diện được bảo trợ. + Công tác quản lý, nắm bắt đối tượng phải được tiến hành thường xuyên, có hệ thống; việc thống kê, báo cáo ở cấp cơ sở về các đối tượng bảo trợ đột xuất phải chính xác, kịp thời. - Tiêu chí đánh giá về mở rộng đối tượng bảo trợ xã hội: + Tổng số đối tượng được hưởng bảo trợ xã hội qua các năm. + Tỷ lệ đối tượng được thụ hưởng trên tổng dân số. + Số lượng đối tưởng được hưởng từng nhóm qua các năm. + Tỷ lệ từng nhóm đối tượng trên tổng số đối tượng BTXH. 1.2.2. Phát triển các hình thức tài trợ cho công tác bảo trợ xã hội - Hình thức BTXH là cách thức tiến hành phân bổ nguồn lực tài chính đến các đối tượng được bảo trợ theo nguyên tắc nhất định. - Hình thức bảo trợ xã hội bao gồm: + Trợ cấp trực tiếp: có thể được tiến hành theo hình thức trợ cấp bằng tiền hoặc hình thức trợ cấp bằng hiện vật. + Trợ cấp gián tiếp: Tài trợ thông qua giá. - Phát triển các hình thức BTXH là tiến hành cung cấp nhiều dạng dịch vụ mới nhằm thỏa mãn nhu cầu của đối tượng được thụ hưởng, đặc biệt là dịch vụ có chất lượng cao. - Cần phải phát triển các hình thức BTXH là vì để đáp ứng nhu cầu thụ hưởng của các đối tượng, không chỉ đơn thuần thực hiện việc bảo trợ truyền thống mà cần phải phát triển các hình thức này một cách đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng và phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
  • 8. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 6 - Tiêu chí đánh giá về hình thức bảo trợ xã hội: + Chi ngân sách cho từng hình thức bảo trợ xã hội + Chi ngân sách cho từng đối tượng của từng hình thức BTXH. 1.2.3. Nâng cao chất lƣợng của công tác bảo trợ xã hội - Nâng cao chất lượng của công tác BTXH được đánh giá thông qua mức độ hài lòng, sự thỏa mãn của đối tượng được thụ hưởng, cũng như sự tiến bộ về hành vi, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác BTXH. - Cần phải nâng cao chất lượng BTXH là do nhu nhu cầu ngày càng tăng của đối tượng BTXH và sự đa dạng về hình thức BTXH. - Nội dung về nâng cao chất lượng của công tác bảo trợ xã hội: + Cần có phương pháp cụ thể để cải tiến phương thức cung cấp, làm cho đối tượng thụ hưởng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ BTXH, để họ có cơ hội hơn trong việc lựa chọn các phương thức phù hợp. + Cần có phương pháp để cải tiến trình tự cung cấp, từ khi xác định được đối tượng BTXH cho đến đối tượng được thụ hưởng. + Cần cải tiến phương thức cung cấp để đối tượng thụ hưởng có cơ hội trong việc lựa chọn phương thức phù hợp với mình - Tiêu chí đánh giá về nâng cao chất lượng công tác BTXH: + Mức độ hài lòng, thỏa mãn của đối tượng bảo trợ xã hội. + Số lượng vụ khiếu kiện, khiến nại liên quan đến các chính sách BTXH. + Chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác bảo trợ xã hội. 1.2.4. Mở rộng mạng lƣới hoạt động bảo trợ xã hội - Mở rộng mạng lưới hoạt động bảo trợ xã hội là mở rộng các điểm, các cơ sở cung cấp, thực hiện chức năng xác định, kịp thời thực hiện cấp phát đến đối tượng được hưởng một cách ngắn nhất, nhanh nhất và đúng đối tượng nhất.
  • 9. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 7 - Cần phải mở rộng mạng lưới BTXH để các đối tượng được hưởng các dịch vụ của xã hội một cách tốt nhất, cùng với mục tiêu đẩy mạnh công tác bảo trợ xã hội, cần phải chú trọng đến việc xây dựng nền tảng, mở rộng mạng lưới dịch vụ mang tính rộng khắp. - Nội dung về mở rộng mạng lưới hoạt động bảo trợ xã hội: + Nghiên cứu đối tượng, quy mô đối tượng và khả năng mở các điểm cung cấp để các đối tượng được tiếp cận nhanh và hiệu quả. + Tăng cường thêm đội ngũ cán bộ quản lý, thực hiện công tác BTXH từ cơ sở đến cấp cơ sở. + Xây thêm các trung tâm BTXH và nhà nuôi dưỡng các đối tượng BTXH phù hợp với tình hình thực tế ở từng địa phương. + Thông qua mạng lưới BTXH nhằm huy động ngân sách đảm bảo chi cho bộ máy hoạt động BTXH và chi trực tiếp cho các đối tượng thụ hưởng. - Tiêu chí đánh giá về mở rộng mạng lưới hoạt động BTXH: + Đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội. + Mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội. 1.2.5. Tăng nguồn tài trợ để phục vụ cho công tác bảo trợ xã hội - Nguồn tài trợ để phục vụ cho công tác BTXH là nguồn tài chính có được từ các chương trình được thiết kế để trợ giúp cho những người yếu thế đạt được mức sống tối thiểu cần thiết và cải thiện cuộc sống của họ. - Nguồn tài trợ để phục vụ cho công tác bảo trợ xã hội bao gồm: + Nguồn tài trợ từ ngân sách Nhà nước. + Nguồn tài trợ từ các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội, các doanh nghiệp, cá nhân, gia đình và cộng đồng. + Nguồn tài trợ quốc tế. - Cần phải tăng nguồn tài trợ cho công tác BTXH là vì:
  • 10. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 8 + Sự phát triển của nền kinh tế thị trường dẫn đến khoảng cách về thu nhập, về mức sống ngày càng có sự phân hóa hơn. + Xu hướng đang diễn ra quá trình già hóa dân số. + Hậu quả nặng nề của chiến tranh, ô nhiễm môi trường, chất độc hóa học… hậu quả thiên tai làm tăng đối tượng BTXH. + Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, lạm phát gia tăng, giá cả leo thang. - Nội dung về tăng nguồn tài trợ cho bảo trợ xã hội: Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc huy động nguồn tài trợ để phục vụ cho công tác BTXH. Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp kinh phí cho hoạt động này của Nhà nước sẽ giảm dần. Đồng thời, tăng dần tỷ lệ đóng góp từ các cá nhân, gia đình, các tổ chức đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp trong cộng đồng và các tổ chức quốc tế cho nguồn lực tài trợ cho công tác bảo trợ xã hội. - Tiêu chí đánh giá nguồn tài trợ cho bảo trợ xã hội: + Tổng số các nguồn tài trợ cho công tác bảo trợ xã hội + Tốc độ tăng nguồn kinh phí tài trợ + Tỷ lệ từng nguồn tài trợ trên tổng số nguồn tài trợ. 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN BẢO TRỢ XÃ HỘI 1.3.1. Nhân tố kinh tự nhiên Bao gồm các yếu tố như vị trí địa lý, khí hậu, địa hình. 1.3.2. Nhân tố kinh tế Bao gồm các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, chính sách điều tiết của nhà nước. 1.3.3. Nhân tố xã hội Bao gồm các nhân tố như dân số, chính trị, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, lối sống của người dân.
  • 11. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TRỢ XÃ HỘI TẠI HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN QUẢNG NINH TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC BẢO TRỢ XÃ HỘI 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên Huyện Quảng Ninh là nằm ở cửa ngõ phía Nam tỉnh Quảng Bình, với diện tích 119.418,2 ha, nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn, nghiêng từ Tây sang Đông, toàn huyện chia làm bốn dạng địa hình chính. Huyện nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Nhiệt độ bình quân từ 24,5 - 25o C, lượng mưa bình quân từ 21.000 - 22.000 ml, mỗi năm có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. 2.1.2. Đặc điểm về điều kiện xã hội Dân số trung bình của toàn huyện giai đoạn từ năm 2012-2016 tăng liên tục, năm 2016 là 90.389 người tăng gấp 1,02 lần so với năm 2012. Dân cư trên địa bàn phân bố không đồng đều, mật độ dân số của toàn huyện năm 2016 là 76 người/km2 . Dân số trong độ tuổi lao động qua các năm đều chiếm trên 60% so với tổng dân số toàn huyện. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản, tăng lao động trong cách ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. 2.1.3. Đặc điểm về điều kiện xã hội - Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện Quảng Ninh giai đoạn 2012-2016 là tương đối cao đạt 9,6%/năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế không đồng đều và có biến động qua các năm. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của huyện đang
  • 12. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 10 chuyển dịch theo xu hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp. Tính đến năm 2016 tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 41%; ngành dịch vụ chiếm 35,59%; ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 23,41%. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TRỢ XÃ HỘI TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THỜI GIAN QUA 2.2.1. Đối tƣợng bảo trợ xã hội - Đối tượng được hưởng trợ cấp thường xuyên trên địa bàn huyện trong những năm những qua là tương đối lớn và tăng qua các năm, năm 2012 toàn huyện có tất cả là 3.168 đối tượng và đến năm 2016 lên đến 4.521 đối tượng, điều đó được thể hiện tại Bảng 2.1 dưới đây: Bảng 2.1. Đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp thường xuyên ĐVT: Người Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Nhóm đối tượng hưởng 3.168 3.786 4.279 4.358 4.521 trợ cấp thường xuyên (Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện Quảng Ninh) Qua Bảng trên cho thấy, mức độ bao phủ đối tượng qua các năm đều tăng. Giai đoạn từ năm 2012-2014 gồm 9 nhóm đối tượng, trong đó nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm người 85 tuổi trở lên không có lương hưu và người tàn tật không có khả năng lao động. Còn giai đoạn từ năm 2015-2016 gồm 6 nhóm đối tượng, trong đó nhóm người cao tuổi và người khuyết tật chiếm tỷ lệ lớn và tăng qua hai năm. - Do tính chất thất thường của điều kiện tự nhiên nên các đối
  • 13. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 11 tượng được hưởng BTXH đột xuất trong giai đoạn này cũng có nhiều biến động phức tạp. Điều đó được thể hiện qua Bảng 2.2 sau đây: Bảng 2.2. Đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp đột xuất ĐVT: Người Năm 2012 2013 2014 2015 2016 08 nhóm đối tượng 7.676 9.514 5.511 4.207 7.889 hưởng trợ cấp đột xuất (Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện Quảng Ninh) Số đối tượng được hưởng trợ cấp đột xuất qua các năm chủ yếu là người bị thiếu đói do thiếu lượng thực. Các nhóm đối tượng như hộ gia đình có người chết, mất tích; hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy… giảm qua các năm. Còn các nhóm đối tượng còn lại nhìn chung qua các năm đều không thay đổi. 2.2.2. Các hình thức tài trợ cho công tác bảo trợ xã hội Kinh phí trợ cấp cho công tác BTXH tăng qua các năm là do số đối tượng được hưởng thụ được mở rộng và mức trợ cấp xã hội tăng. Điều đó được minh họa tại Bảng 2.3 dưới đây: Bảng 2.3. Tình hình chi ngân sách bảo trợ xã hội ĐVT: triệu đồng Năm Năm Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Trợ cấp 8.042,76 9.584,73 11.091,74 15.716,07 20.831,58 thường xuyên Trợ cấp 1.407,06 1.628,44 1.023 762,31 1.702,3 đột xuất Trợ cấp khác 0 0 0 0 0 Tổng cộng 9.449,82 11.213,17 12.114,74 16.478,38 22.533,88
  • 14. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 (Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện Quảng Ninh) Qua bảng 2.3 cho thấy kinh phí chi cho hoạt động bảo trợ xã
  • 15. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 12 hội năm 2012 là 9.449,82 triệu đồng đến năm 2016 là 22.533,88 triệu đồng tức tăng gấp 2,4 lần so với năm 2012. Trong đó nguồn kinh phí trợ cấp thường xuyên là chủ yếu. Giai đoạn 2012-2014, kinh phí chủ yếu cho các nhóm đối tượng như: người 85 tuổi trở lên không có lương hưu và người tàn tật không có khả năng lao động. Giai đoạn 2015-2016, kinh phí trợ cấp cho nhóm 6 đối tượng tập trung chủ yếu ở nhóm đối tượng người khuyết tật và nhóm người cao tuổi bởi vì những nhóm này có số lượng đối tượng khá lớn. Nguồn kinh phí trợ cấp đột xuất qua các năm khá ít chủ yếu chi cho người bị đói do thiếu lương thực, cho người chết, mất tích. - Hình thức tài trợ thông qua giá : Bảng 2.4. Tổng hợp kinh phí tài trợ thông qua giá Hình thức Cấp Hưởng CS tài Vay vốn Tổng tài trợ BHYT trợ nghề ưu đãi cộng Năm Số đối tượng 2.280 15 0 2.295 (ng) 2012 Số tiền (tr.đ) 1.415 60 0 1.475 Năm Số đối tượng 2.716 18 0 2.734 (ng) 2013 Số tiền (tr.đ) 1.686 72 0 1.758 Năm Số đối tượng 2.942 25 0 2.967 (ng) 2014 Số tiền (tr.đ) 1.826 100 0 1.926 Năm Số đối tượng 3.052 32 0 3.084 (ng) 2015 Số tiền (tr.đ) 1.895 128 0 2.203 Năm Số đối tượng 3.209 41 0 3.250 (ng) 2016 Số tiền (tr.đ) 1.992 164 0 2.156 (Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện Quảng Ninh)
  • 16. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 13 Qua bảng 2.4 trên cho thấy, kinh phí tài trợ thông qua giá trên địa bàn chủ yếu tài trợ cho đối tượng BTXH được cấp BHYT, trong giai đoạn này số đối tượng tăng từ 2.280 người năm 2012 lên đến 3.209 người năm 2016 và nâng mức giá trị từ 1.415 triệu đồng lên đến 1.992 triệu đồng. Song, kinh phí tài trợ thông qua giá cho đối tượng BTXH được hưởng chính sách tài trợ nghề thì chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. - Trong thời gian qua, huyện đã triển khai thực hiện kịp thời và có hiệu quả lĩnh vực xã hội như giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, xuất khẩu lao động và Ngân hàng CSXH giải ngân cho vay hộ nghèo; cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; cho vay giải quyết việc làm; cho vay hộ nghèo nhà ở đã góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập, từng bước ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, góp phần hạ thấp tỷ lệ hộ nghèo của huyện. Chính sách tín dụng cho vay hộ nghèo từ năm 2012 đến năm 2016 có tổng cộng 65.144 lượt hộ vay có thể thấy số hộ vay theo hộ nghèo giảm dần theo từng năm và hộ nghèo đã được tạo điều kiện tiếp cận nguồn vay để có vốn phát triển kinh tế, góp phần hạ thấp tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện. Nguồn vốn tín dụng đối với HS, SV có hoàn cảnh khó khăn được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện, đã giải quyết được cho 2.244 HS, SV được vay với tổng số tiền được giải ngân trong giai đoạn này là 56.284 triệu đồng trong đó toàn bộ nguồn vốn từ Trung ương. Đối tượng được cho vay giải quyết việc làm cũng được triển khai thực hiện kịp thời, đã cho 1.019 hộ vay với tổng số tiền của cả giai đoạn 2012-2016 là 23.234 triệu đồng trong đó 21.760 triệu đồng từ Trung ương và 1.474 triệu đồng từ địa phương. Việc quản lý cho
  • 17. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 14 vay và sử dụng vốn vay theo nội dung vay đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích. 2.2.3. Thực trạng về chất lƣợng bảo trợ xã hội - Cán bộ làm công tác thay đổi thường xuyên, trình độ hạn chế nên chất lượng phục vụ chưa đạt so với yêu cầu thực tế. - Giải quyết kịp thời chế độ cứu trợ cho các đối tượng. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc chi trả trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ tại các xã, thị trấn qua công tác kiểm tra giám sát đảm bảo tính công khai, minh bạch, chính xác trong việc thực hiện các chính sách. Do vậy, không có các vụ khiếu kiện liên quan đến chế độ chính sách trên địa bàn huyện. - Năm 2016, toàn huyện đã hoàn thành đạt 100% đối tượng thuộc diện bảo trợ được cấp thẻ BHYT miễn phí. - Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng BTXH được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội, các chính sách về BTXH, từng bước cải thiện điều kiện sống, tự lực vươn lên trong cuộc sống bằng cách chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện nghiêm chỉnh, đồng bộ đảm bảo cho các đối tượng hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi Nhà nước. - Chủ động, thường xuyên phối hợp kịp thời với các ban ngành, đoàn thể thực hiện cứu trợ đột xuất. 2.2.4. Mạng lƣới hoạt động bảo trợ xã hội - Huyện luôn quan tâm đến mạng lưới hoạt động BTXH. Công tác rà soát và xét duyệt đối tượng được hưởng các chính sách bảo trợ xã hội tương đối kịp thời, việc chi trả cho các đối tượng thụ hưởng chính sách trợ cấp thường xuyên hàng tháng bằng tiền mặt đúng đối tượng, đầy đủ, kịp thời. - Đội ngũ cán bộ làm công tác BTXH còn mỏng, chất lượng
  • 18. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 15 chưa cao, chưa đáp ứng kịp thời được yêu cầu trong triển khai nhiệm vụ, việc triển khai, thanh tra, kiểm tra các hoạt động BTXH chưa được quan tâm thường xuyên. Tiền lương và các chế độ đãi ngộ thấp. - Cơ sở bảo trợ trên địa bàn huyện còn rất ít, chỉ có một trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện. - Trong những năm qua, huyện đã quan tâm đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác BTXH. Tuy nhiên, cơ sở BTXH đang rất thiếu các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ chuyên môn nghiệp vụ, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng cho các đối tượng. 2.2.5. Huy động nguồn tài trợ để phục vụ cho công tác bảo trợ xã hội Nguồn tài trợ huy động để phục vụ cho công tác BTXH của huyện gồm: nguồn từ ngân sách Trung ương, nguồn từ ngân sách địa phương và nguồn kinh phí huy động từ các tổ chức, cá nhân. Tổng nguồn tài trợ cho hoạt động BTXH tại huyện Quảng Ninh liên tục tăng qua các năm, điều đó được thể hiện tại Bảng 2.6 dưới đây: Bảng 2.6. Tình hình nguồn lực tài trợ phục vụ bảo trợ xã hội ĐVT: triệu đồng TT Nguồn tài trợ Năm Năm Năm Năm Năm 2012 2013 2014 2015 2016 1 Ngân sách Trung 9.811,7 11.465,0 11.342,8 14.799,3 20.406,1 ương 2 Ngân sách địa 858,7 1.028,1 1.042,0 1.766,4 2.789,9 phương 3 Nguồn kinh phí huy 254,6 488,1 655,9 1.115,7 1.493,7 động Tổng 10.925,0 12.981,2 13.040,7 17.681,4 24.689,7 (Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội huyện Quảng Ninh)
  • 19. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 16 Qua bảng cho thấy các nguồn tài trợ cho đối tượng BTXH đều có xu hướng tăng. Năm 2012 tổng nguồn kinh phí từ các nguồn hỗ trợ cho các đối tượng là 10.925 triệu đồng, đến năm 2016 là 24.689,7 triệu đồng tức tăng gấp 2,3 lần so với năm 2012. Trong tổng nguồn kinh phí tài trợ của huyện nguồn từ ngân sách Trung ương nhiều nhất và ngân sách từ huy động ít nhất. Thực trạng trên cho chúng ta thấy rằng mặc dù thực tế huyện vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng để trợ giúp các đối tượng BTXH khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống thì Đảng, Nhà nước và cộng đồng luôn dành những nguồn kinh phí nhất định để tài trợ cho các đối tượng xã hội. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BẢO TRỢ XÃ HỘI TẠI HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH THỜI GIAN QUA 2.3.1. Thành công và hạn chế - Thành công + Đối tượng thuộc diện được bảo trợ ngày càng tăng và được mở rộng hơn. + Hình thức bảo trợ xã hội ngày càng đa dạng, thực hiện đúng với quy định chung của càng chính phủ. + Mức trợ cấp được nâng cao góp phần nâng cao chất lượng công tác BTXH, cải thiện và ổn định cuộc sống cho đối tượng. + Mạng lưới hoạt động BTXH ngày càng được mở rộng hơn. + Nguồn kinh phí huy động để phục vụ cho công tác BTXH trên địa bàn huyện ngày tăng. - Hạn chế + Độ bao phủ đối tượng BTXH còn chưa cao, chưa đảm bảo hết đối tượng cần trợ giúp. + Mạng lưới BTXH chưa rộng khắp, còn quá ít cơ sở BTXH.
  • 20. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 17 + Đội ngũ cán bộ làm công tác BTXH còn mỏng, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu. + Công tác thông tin truyền thông còn hạn chế, vì vậy nhận thức về công tác BTXH còn thấp. + Nguồn kinh phí huy động này còn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Việc khai thác, huy động nguồn kinh phí tài trợ từ nguồn lực này vẫn còn hạn chế, và thiếu sức hút 2.3.2. Nguyên nhân hạn chế + Tiêu chí xác định đối tượng vẫn còn quá chặt với nhiều tiêu chí, nhiều đối tượng chưa được thụ hưởng chính sách. + Công tác phối hợp trong việc triển khai tổng thể các hoạt động liên quan đến công tác BTXH chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ. Đội ngũ cán bộ làm công tác BTXH, cán bộ cơ sở còn thiếu về số lượng và trình độ, năng lực còn yếu. + Nguồn kinh phí huy động từ cộng đồng còn hạn chế. Sự tham gia vẫn mang tính phong trào, thời điểm, chưa thường xuyên. Nguồn kinh phí huy động từ cộng đồng còn hạn chế và không thường xuyên. + Một số chính sách, nghị định chưa theo kịp với những biến động của thực tiễn. Mức trợ cấp thấp, chưa phù hợp với thực tế + Các quy định về thủ tục hành chính, quy trình quyết định chính sách phức tạp.
  • 21. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 18 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO TRỢ XÃ HỘI CHO HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC BẢO TRỢ XÃ HỘI 3.1.1. Chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về công tác bảo trợ xã hội trong thời gian tới Thông qua các văn bản, Luật của Quốc hội, các Nghị định của Chính Phủ, các quyết định, thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành Trung ương đã ban hành giúp cho việc xác định đối tượng, chính sách trợ giúp và tổ chức thực hiện công tác bảo trợ xã hội được thuận lợi, kịp thời và có hiệu quả. 3.1.2. Chiến lƣợc phát triển KT – XH của huyện Quảng Nình trong thời gian tới a. Phát triển kinh tế - Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, tạo tăng trưởng đột phá cho nền kinh tế, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; huy động mọi nguồn lực xây dựng và phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới. b. Văn hóa xã hội - Về giáo dục và đào tạo: Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả đề án đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo. Thực hiện có hiệu quả các đề án, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.
  • 22. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 - Về Công tác y tế và dân số: Tăng cường công tác giáo dục sức khỏe cộng đồng. Từng bước thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, đẩy mạnh xã hội hóa và đa dạng hóa nguồn lực đối với lĩnh vực y tế.
  • 23. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 19 - Về Chính sách xã hội, lao động việc làm: Triển khai thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ ASXH theo quy định. Thực hiện tốt đề án đào tạo nghề nông thôn; nâng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề. - Về Công tác giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn: Triển khai chương trình mục tiêu và kế hoạch hành động quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, ứng phó hiệu quả với thiên tai, bão lụt. 3.1.3. Một số quan điểm có tính định hƣớng xây dựng giải pháp - Công tác BTXH phải hướng tới đạt được mục tiêu đảm bảo bao phủ hết các đối tượng BTXH khó khăn. - Để đẩy mạnh công tác BTXH phải xây dựng và thực hiện hệ thống BTXH hướng tới bao phủ toàn bộ người dân. - Phát triển hệ thống chính sách BTXH phải gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. - Chính sách BTXH phải đảm bảo tính hiệu quả, công bằng, phù hợp và khả thi. - Phát huy vai trò và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức và cả cộng đồng trong việc thực hiện công tác BTXH. 3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ 3.2.1. Mở rộng đối tƣợng nhận bảo trợ xã hội - Cần rà soát lại các tiêu chí xác định đối tượng BTXH theo hướng linh hoạt hơn, để không bỏ sót những đối tượng còn gặp khó khăn, yếu thế. Từng bước bổ sung thêm đối tượng BTXH phù hợp với yêu cầu thực tiễn. - Tổ chức tổng điều tra các đối tượng yếu thế, phân loại và quản lý đối tượng trên toàn đia bàn huyện, xây dựng cơ sở dữ liệu, lập hồ sơ quản lý đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng, định kỳ
  • 24. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 20 thống kê, rà soát có sự tham gia của người dân giúp cho công tác xét, chọn đúng đối tượng thuộc diện xét trợ cấp cho phù hợp và khách quan. - Xây dựng cơ sở dữ liệu, lập hồ sơ quản lý; định kỳ thống kê, rà soát có sự tham gia của cộng đồng giúp cho công tác xét, chọn đúng đối tượng. Hoàn thiện cơ chế xác định đối tượng của chương trình bảo trợ xã hội. - Tập trung hỗ trợ toàn diện đối tượng là trẻ em nghèo về giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, nước và một số hoạt động bảo trợ khác. - Tổ chức, thực hiện các chương trình trợ giúp xã hội tạo điều kiện cho các đối tượng ngày càng tiếp cận thuận lợi hơn, bình đẳng hơn, chất lượng hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản và các chương trình về sinh kế để ổn định cuộc sống có tính dài hạn. - Đơn giản hóa các thủ tục hành chính để các đối tượng dễ dàng tiếp cận hơn với các chính sách, các dịch vụ BTXH. 3.2.2. Phát triển các hình thức tài trợ cho công tác bảo trợ xã hội - Hình thức tài trợ trực tiếp: thông qua hình thức tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật khi đưa ra phải theo chiều hướng giải quyết ưu tiên theo nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn có thể duy trì được cuộc sống bình thường. - Hình thức tài trợ gián tiếp là tài trợ thông qua giá: Thông qua các chính sách chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, việc làm đào tạo nghề, cung cấp các dịch vụ xã hội khác được pháp luật về bảo trợ xã hội quy định đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo phân cấp quản lý. - Nhà nước cần đổi mới chính sách bảo trợ theo hướng cung cấp tiền mặt để các đối tượng tự lựa chọn dịch vụ, tự lựa chọn nơi
  • 25. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 21 học văn hóa, nơi học nghề, nơi khám chữa bệnh; khi sử dụng các dịch vụ cần thiết đó đối tượng là người trực tiếp phải chi trả chi phí dịch vụ; chỉ có như vậy các đối tượng mới có thể tự chủ động, tự tin hơn vào chính bản thân họ. - Cần tăng cường phương thức bảo trợ tự nguyện trong việc đóng góp được huy động từ nhân dân, với tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” sẽ huy động được rất lớn từ nguồn lực bằng cách tự nguyện tham gia. - Hoàn thiện hình thức hỗ trợ người dân có việc làm nâng cao thu nhập. + Các hoạt động BTXH đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ người dân có việc làm, tăng thu nhập nhằm giúp họ có thể tự tin, hòa nhập với cộng đồng. + Tổ chức việc làm tạm thời cho người lao động nghèo bị thất nghiệp, thiếu việc làm trong các hộ gia đình nghèo hoặc cận nghèo thông qua các dự án phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ nông thôn, bảo vệ môi trường. - Hoàn thiện hình thức hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. + Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các chế độ, cơ chế khuyến khích cá nhân và doanh nghiệp tham gia hệ thống BHXH thông qua việc cung cấp các hình thức bảo hiểm đa dạng. + Nghiên cứu và hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện. + Nâng cao ý thức của người dân tham gia bảo hiểm y tế, 3.2.3. Nâng cao chất lƣợng công tác bảo trợ xã hội - Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ sở xã, thị trấn trong
  • 26. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 22 việc triển khai thực hiện chính sách trợ giúp đối với các đối tượng BTXH. - Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện chính sách BTXH trên địa bàn huyện đặt trong tổng thể hệ thống tổ chức từ tỉnh đến cơ sở. - Cần tăng cường số lượng cán bộ để đủ người làm công tác BTXH, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ và tăng số lượng cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở. - Giải quyết tình trạng yếu của cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ cấp xã, thị trấn bằng cách tiếp tục tăng cường đào tạo ngắn hạn thông qua việc tổ chức huấn luyện theo từng chuyên đề - Tăng cường hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách. - Tăng cường việc hướng dẫn triển khai thực hiện các chính sách hiện có và nhất là các chính sách mới ban hành. - Để tạo điều kiện cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội việc kiểm chứng tính chính xác, cần rút ngắn trình tự, thời gian và thủ tục ra quyết định - Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đối tượng xã hội và chi trả trợ cấp, nâng cao hiệu quả quản lý và hạn chế sai sót trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách trợ cấp. - Kịp thời khen thưởng, động viên những đối tượng đã cố gắng vượt qua khó khăn hòa nhập với cuộc sống cộng đồng. 3.2.4. Mở rộng mạng lƣới bảo trợ xã hội - Phải hướng vào việc tạo ra môi trường chăm sóc tại gia đình cho từng đối tượng và cần có các chính sách hỗ trợ đối với những hộ gia đình tham gia vào việc chăn sóc các đối tượng BTXH.
  • 27. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 23 - Cần từng bước mở rộng mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi và chăm sóc người cao tuổi, người tàn tật. Việc mở rộng theo hướng này cần xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế của huyện. - Cần có chính sách khuyến khích phát triển hệ thống cơ sở BTXH và mạng lưới cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo hướng đa dạng hóa loại hình, thành phần tham gia, hoạt động theo cơ chế mở. - Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội của huyện. - Cần phát triển mạng lưới nhân viên xã hội nhằm tham vấn, giúp các đối tượng tiếp cận với chính sách BTXH. - Xây dựng thí điểm mô hình nhà công tác xã hội, mái ấm, trung tâm nhân đạo…để nuôi dưỡng, chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng. 3.2.5. Huy động nguồn tài trợ để phục vụ cho công tác bảo trợ xã hội - Cần điều tiết kinh phí từ Ngân sách Trung ương cho công tác BTXH về Ngân sách địa phương một cách hợp lý. - Cần đảm bảo công bằng trong việc tiếp cận chính sách xã hội của người dân trong tất cả các xã trên địa bàn huyện và cần phải có nguồn kinh phí dự phòng hằng năm để có thể trợ giúp kịp thời cho các đối tượng thuộc diện trợ cấp đột xuất. - Thành lập quỹ BTXH thống nhất để có thể tập trung, khuyến khích, vận động, động viên các nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho BTXH. - Quản lý và sử dụng nguồn tài chính theo đúng quy chế, quy định của Nhà nước với định hướng ưu tiên đối tượng được hưởng thụ BTXH.
  • 28. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 24 - Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa phòng Lao động – Thương binh và xã hội, phòng Tài chính, phòng kinh tế cùng với các đơn vị liên quan trong việc lập dự toán và phân bổ ngân sách cho công tác BTXH phù hợp thì mới đáp ứng được nhu cầu thực tế. - Cần phải tăng cường khả năng giảm sát nguồn tài chính thực thi các chính sách, chương trình, dự án để giảm bớt sự thất thoát về tài chính bao gồm cả các chương trình của Chính phủ và các chương trình do các tổ chức xã hội thực hiện. - Công khai, minh bạch trong việc sử dụng các nguồn vận động ủng hộ. - Triển khai tổ chức thực hiện đúng quy định ban hành và định kỳ công khai minh bạch các nguồn tài chính, có sự giám sát của đơn vị tài trợ, ủng hộ của các tổ chức thành viên và cộng đồng. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trong nhiều năm qua huyện Quảng Ninh luôn quan tâm đến các hoạt động BTXH, các văn bản, chính sách trợ giúp xã hội ngày càng được áp dụng, phổ biến rộng hơn và ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã làm được thì vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định như: đối tượng BTXH chưa thực sự được bao phủ rộng; mức trợ cấp còn thấp, việc triển khai các chính sách còn chưa đồng bộ. Để công tác BTXH ngày càng hoàn thiện hơn, phát huy được vai trò của nó như một nhóm nhân tố nhằm nâng cao năng lực cho nhóm yếu thế vươn lên trong cuộc sống, đòi hỏi sự quyết tâm không chỉ của các cơ quan quản lý Nhà nước ở huyện mà cần có sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng. Những kết quả nghiên cứu của luận văn hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện công tác BTXH trên địa bàn huyện Quảng Ninh ngày càng hiệu quả hơn.