SlideShare a Scribd company logo
1 of 29
E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com
"CÓ NHỮNG NIỀM RIÊNG LÀM SAO NÓI HẾT…"
Sáng ngày 8.1.2015, có một cuộc gặp gỡ thú vị, đó là cuộc gặp gỡ của một số anh chị em nghệ
sĩ với Đức Cha chủ tịch Ủy Ban Giám Mục về Nghệ Thuật Thánh, trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt
Nam. Cuộc gặp gỡ quy tụ một số ít nghệ sĩ Công Giáo đến từ ba miền đất nước, và số nghệ sĩ này cũng
thuộc nhiều thành phần, họa sĩ, điêu khắc gia, kiến trúc sư, nhiếp ảnh nghê thuật, đồ họa… Có những
người còn rất trẻ, những sinh viên còn đang ngồi trên ghế giảng đường, và cũng có những bậc thầy
trong lãnh vực nghệ thuật, những nghệ sĩ tên tuổi hoặc những giảng viên của các trường đại học.
Trong cuộc gặp gỡ, ngoài những chia sẻ có tính cá nhân hoặc nhóm, anh chị em nói lên những
băn khoăn thao thức và những ước mơ của mình. Nói về ước mơ thì có lẽ không ai ước mơ nhiều bằng
giới nghệ sĩ, đặc biệt là nghệ sĩ sáng tác, có thể nói là đầy ắp ước mơ. Có những ước mơ để mà ước
mơ, có những ước mơ được đeo đuổi để thể hiện và có những ước mơ cứ mãi làm trăn trở thao thức
khôn nguôi.
Có những tâm tình vui mừng tạ ơn, nhưng
cũng có những nỗi niềm day dứt. Có những bằng
lòng với hoàn cảnh thuận lợi, nhưng cũng có những
vùng vẫy với cảm giác vô vọng. Có những thành
công trên con đường nghệ thuật tôn giáo, nhưng
cũng có những tổn thương làm đau đớn lòng nhiệt
thành. Tuy nhiên, nhìn chung anh chị em vẫn cố
gắng tự thân vận động, như là một duyên phận, như
là một ơn gọi mà không thể là khác được.
Như bối cảnh chung của xã hội, những hoạt
động nghệ thuật một khi bị thống trị bởi những điều
không phải là nghệ thuật, những sản phẩm – không
thể gọi là tác phẩm – thể hiện sự què quặt ngay
trong hình tượng của nó. Có một thời nghệ thuật
được sử dụng như một công cụ thuần túy tuyên truyền của chế độ. Xã hội thay đổi, mở cửa cho cả thế
giới ùa vào, chắp cánh bay ra biển lớn, xu thế không thể đảo ngược, anh chị em nghệ sĩ có cơ hội vươn
tầm. Không kể những cuộc chảy máu nghệ thuật, ngay trong nước, một số anh chị em nghệ sĩ có cơ hội
trình làng thế giới những tác phẩm để đời, khẳng định tài năng và bản lĩnh nghệ thuật của mình.
Tài năng và sự sáng tạo của anh chị em được thế giới công nhận một khách quan, giá trị tác
phẩm của anh chị em đươc khẳng định, chấm dứt ( tuy chưa thoát ra khỏi nhưng đã hết rồi ) một thời kỳ
nghệ sĩ bị coi rẻ và phải làm theo ý kẻ có quyền hoặc có tiền nếu muốn tồn tại. Trong lãnh vực tôn giáo
thì sao ? Vẫn tiếp tục là những lời kêu ca của những anh chị em thành tâm thiện chí, tha thiết dùng tài
năng của mình để đóng góp xây dựng Hội Thành. Điêu khắc, hội họa, kiến trúc… nhưng những lời than
van về kiến trúc thì cay đắng và nhiều hơn cả.
Anh chị em tha thiết muốn được tôn trọng tài năng để dùng tài năng đó đóng góp vào sự nghiệp
chung của Hội Thành. Giáo Hội đã từng dưỡng nuôi nghệ thuật, nhờ Giáo Hội, nghệ thuật thăng hoa
vươn mình làm phong phú Giáo Hội, sản sinh ra những nền văn hóa tuyệt vời của nhân loại, biến ngôi
nhà nhân loại thành một vùng không gian được tái tạo một cách tài hoa đáng sống. Buồn tủi thay, đó
đây vẫn còn nhiều lắm những vị Giáo Sĩ làm “thầy cả” trong mọi sự, ứng xử theo kiểu "tôi bỏ tiền, anh
phải làm theo ý tôi", cộng thêm sự thao túng của những đại gia thừa tiền thiếu tâm, muốn sử dụng mọi
sự dưới uy lực của tiền bạc, huênh hoang tuyên bố tài trợ hay cho tiền những ai làm Nhà Thờ theo ý họ,
mà ý họ là ý của những kẻ hoàn toàn nằm ngoài chuyên môn của mọi lãnh vực thuộc Nhà Thờ, kết quả
1
NĂM THỨ 15 – SỐ 636 – CHÚA NHẬT 11.1.2015
là Giáo Hội đang sở hữu khá nhiều Nhà Thờ được xây dựng một cách tùy tiện bừa bãi, nếu không
muốn nói là kệch cỡm !
Anh chị em kiến nghị với Bề Trên một cơ cấu nào đó khả dĩ giúp cho nghệ thuật có chỗ đứng
trong việc xây dựng Thánh Đường, các mô hình quản lý Nghệ Thuật Thánh của Phương Tây rất hay,
nhưng hẳn nhiên không thể áp dụng vào xã hội chúng ta một cách rập khuôn. Thiết tưởng 15 căn bệnh
mà Đức Thánh Cha vừa nói với chúng ta khi ngài gặp Giáo Triều dịp đầu năm là những lưu ý, và là
những phương thuốc giúp chúng ta chữa trị não trạng "thầy cả" của chúng ta thật hiệu nghiệm…
Lm. VĨNH SANG, DCCT, 9.1.2015
MỤC LỤC TÌM BÀI:
"CÓ NHỮNG NIỀM RIÊNG LÀM SAO NÓI HẾT…" ( Lm. Vĩnh Sang ) ................................................. 01
ĐỂ ĐƯỢC THANH TẨY ( AM. Trần Bình An ) ...................................................................................... 02
CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA, CẢ TRẦN GIAN ĐƯỢC THÁNH HÓA ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ...... 04
ÂN SỦNG CỦA BÍ TÍCH RỬA TỘI ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ........................................................ 05
DÒNG NƯỚC VÀ DÒNG ĐỜI ( Trầm Thiên Thu ) ................................................................................ 08
...................................................................................................................................................................
PHONG CÁCH PHANXICÔ – BÀI 30: Công đạo của Phanxicô ( Nguyễn Trung ) ................................ 10
TU TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY ( Phùng Văn Hóa ) ......................................................................... 15
LINH MỤC, NGƯỜI LÀ GÌ ? ( Lm. Trần Tuyên ) ................................................................................... 19
"THẦN BÒ-BOUL", TƯỢNG CHÚA GIÊSU HÀI ĐỒNG BAN NHIỀU ƠN LẠ ( Trần Quốc Bảo ) .......... 22
SỰ IM LẶNG NGỌT NGÀO ( Sưu tầm từ wattpad.com ) ...................................................................... 25
NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Trung Tâm Mục Vụ DCCT ) ................ 26
ĐỂ ĐƯỢC THANH TẨY
Theo sách Xuất Hành, Môsê là con trai
của Amram, thuộc chi tộc Lêvi, mẹ là Giôsêbét.
Môsê có một chị gái lớn hơn 7 tuổi tên Miriam, và
một anh trai lớn hơn 3 tuổi tên Aaron. Theo sách
Sáng Thế ( x. St 46, 11 ). Thân phụ của Amram,
ông Kêhát, ở trong số 70 người thuộc gia
đình Giacóp vào ngụ cư ở Ai Cập. Như thế, Môsê
là thế hệ thứ hai sinh trưởng tại Ai Cập.
Môsê chào đời khi vua Pharaô ra lệnh sát
hại tất cả bé trai Do Thái bằng cách trấn nước
chúng tại sông Nile. Cả kinh Torah và sử
gia Flavius Josephus đều không nói gì đến tên tuổi
và thân thế của Pharaô này. Người ta không rõ
đây là vị Pharaô nào trong lịch sử Ai Cập cổ đại,
và có những quan điểm cho rằng đây là vua Seti I hoặc là vua Rameses II của Vương triều thứ 19.
Jochebed, sau khi sinh hạ một con trai, đã tìm cách giấu đứa bé trong ba tháng. Khi biết không
thể bảo vệ đứa bé lâu hơn nữa, Jochebed đặt đứa bé vào một cái nôi và thả trôi theo dòng sông Nile.
Miriam, chị của cậu bé, dõi theo canh chừng chiếc thuyền con bé tí này cho đến khi nó trôi giạt vào nơi
công chúa Thermuthis ( Bithiah ) đang tắm cùng các nữ tì. Công chúa thấy đứa bé nằm trong nôi bèn ra
lệnh vớt lên. Miriam tìm đến và xin công chúa nhận cô làm vú nuôi chăm sóc đứa bé. Về sau, Jochebed
thay thế con gái trở thành vú nuôi của đứa bé. Khi lớn lên, Môsê được đem vào cung và được công
chúa nhận làm con nuôi. Công chúa đặt tên đứa bé là Môsê, tiếng Do Thái là mashah nghĩa là được
"cứu khỏi nước."
Ông Môsê, ngôn sứ lãnh đạo dân Do Thái thoát khỏi kiếp nô lệ Ai Cập, lưu lạc suốt 40 năm trong
sa mạc, đến miền Đất Hứa. Hình ảnh được cứu khỏi nước, ông Môsê thoát chết, khiến tín hữu Kitô liên
tưởng đến phép thanh tẩy của Đức Giêsu giải thoát con người khỏi ách nô lệ tội lỗi và sự chết. Hôm
nay, Giáo Hội mừng lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa bời ngôn sứ Gioan Tiền Hô. Có thể nhiều người cũng
giống thái độ của Gioan, kinh ngạc thấy Đức Giêsu nằng nặc đòi ông Gioan làm phép rửa cho Người,
vốn tinh tuyền, trong sạch, hoàn toàn vô tội.
2
CÙNG SUY NIỆM
Làm người
Làm sao thấu hiểu được mầu nhiệm Nhập Thể, Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta, nếu không xác
tín vào Kinh Thánh, Lời Chúa ? Thánh Phaolô đã tóm lược công trình cứu độ con người: “Đức Giêsu
Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hủy mình ra không, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình, vâng phục cho đến chết, chết trên cây thập tự” ( Pl 2, 6-7 ).
Đức Giêsu sẵn sàng rời bỏ địa vị cao quý tột cùng, mặc lấy xác phàm, để cùng sống thân phận
yếu đuối, mỏng dòn như nhân loại. Chẳng bao giờ có thần thánh nào khác dám tự hạ làm tiện dân bần
cùng đến vậy. Chỉ vì tình yêu nhân loại, mà Người bất chấp gian lao, nguy khó, đe dọa và tước đi cả
chính sinh mệnh.
Nghèo khó
Đường lối của Thiên Chúa hoàn toàn khác với đường lối con người, vốn ưa chuộng những điều phù
phiếm hư ảo. Đức Giêsu không sinh trong gia đình giàu sang, phú quý, danh giá, nhưng trong cảnh nghèo
khó mà công chính, đạo đức, thánh thiện. Máng cỏ Bêlem thô kệch, ngứa ngáy thay cho cái nôi ấm áp, êm
ái. Thiếu thốn, bần cùng thay cho dư giả, sung túc tiện nghi. “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước
Trời là của họ” ( Mt 5, 3 ). Trong Bát Phúc, thì tinh thần nghèo khó được Đức Giêsu đặt lên hàng đầu.
“Xin Chúa cho con được khó nghèo như Chúa”.
Thường con hay cầu nguyện ngược lại. ( Đường Hy
Vọng, số 419 ).
Gian truân
Nhờ hơi ấm bò lừa, Hài Nhi bớt run rẩy trong tiết
Đông giá lạnh. Hơn nữa, Hài Nhi hiền hòa còn chịu
cảnh bôn ba, vất vả vượt biên Ai Cập, trong khi Mẹ
Người và Cha nuôi âu sầu, lo lắng đem Người chạy
trốn bạo quyền Hêrôđê lăm le sát hại. “Phúc thay ai
hiền lành, vì họ sẽ được Ðất Hứa làm gia nghiệp. Phúc
thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an" ( Mt 5,
4 – 5 ). Người đã nêu gương đích thật về Bát Phúc, tỏa
sáng chan hòa cho những ai muốn bước theo Người.
Trong gian khổ có ba điều con nên tránh:
- Đừng điều tra ‘Tại ai ?” Hãy cám ơn dụng cụ nào đó, Chúa dùng thánh hóa con.
- Đừng than thở với bất cứ ai. Chúa Thánh Thế, Đức Mẹ là nơi con tâm sự trước hết.
- Khi đã qua, đừng nhắc lại trách móc, hận thù. Hãy quên đi, đừng nhắc lại bao giờ và nói:
"Alleluia !” ( Đường Hy Vọng, số 700 ).
Khiêm hạ
Thánh Gioan kinh ngạc thấy Đức Giêsu xếp hàng cùng với tội nhân khắp nơi tuôn đến, xin ngài
ban phép rửa. Ai cũng đều không khỏi ngạc nhiên thấy vậy. Đấng Cứu Thế chí tôn, chí nhân, chí thánh lại
tự hạ cùng cực, khi hòa mình vào đám đông tội lỗi. Bởi vì Người yêu thương con người, gánh trên mình
tất cả tội lỗi gian trần, chịu phép rửa, đồng thời tiên báo cuộc tử nạn và phục sinh hầu cứu độ loài người.
“Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” ( Lc 1, 52 ). Đức Mẹ
Maria đã cảm nghiệm sâu sắc đức khiêm nhường, mà Chúa hằng yêu chuộng.
“Trong cuộc đời Chúa Giêsu, Người yêu thương cách riêng những kẻ khiêm nhường, và quên
hết tội lỗi của họ, không bao giờ nhắc lại: Phêrô, Maria Mađalêna, Dakêu… Chúa thân hành đến nhà
họ, và đành chịu mang tiếng: “Bạn với quân thu thuế và tội lỗi.” ( Đường Hy Vọng, số 521 ).
Vâng phục
“Người đi cùng với cha mẹ, trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài.” ( Lc 2, 51 ). Ba mươi
năm sau, Đức Giêsu vẫn tiếp tục vâng theo Thánh Ý Cha, khiêm nhường cúi đầu chịu phép rửa của ông
Gioan, toàn tâm, toàn ý trung thành với sứ vụ cứu độ loài người. Người đã làm đẹp lòng Thiên Chúa
Cha: “Con là Con yếu dấu của Cha, Cha hài lòng về con” ( Mc 1, 11 ).
“Vâng phục trong thinh lặng, sự thật sẽ giải thoát con. Thinh lặng trong năm năm, mười năm, cả
đời con. Thinh lặng trong sự chết… Chúa biết con đủ rồi, và ngày tận thế nhân loại cũng sẽ biết. ( Đường
Hy Vọng, số 405 ).
3
Lạy Chúa Giêsu, xin thức tỉnh chúng con trở về với Chúa, chừa thói kiêu căng, tự cao tự
đắc, tự mãn, mà biết cúi mình, đấm ngực, ăn năn, sám hối, ý thức thân phận tội lỗi, mà canh tân
đổi mới cuộc đời, hầu được Chúa giải thoát cứu rỗi.
Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ giúp chúng con sống tự hạ, khiêm tốn, khó nghèo và vâng phục
theo Mẹ, để được Chúa thương dẫn về sự sống. Amen.
AM. TRẦN BÌNH AN
CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA,
CẢ TRẦN GIAN ĐƯỢC THÁNH HÓA
Tiếp theo Lễ Chúa Hiển Linh, Phụng
Vụ của Giáo Hội mời gọi chúng ta cử hành Lễ
Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, kết thúc mùa
Giáng sinh. Lễ này đã được các Giáo Phụ
quan tâm đặc biệt ngay từ những thời kỳ đầu,
vì tầm quan trọng đặc biệt có tính cổ thời của
nó. Đây là lễ được mừng sớm nhất, chỉ sau lễ
Phục Sinh, vì nó bao hàm lời rao giảng của
các Tông Đồ, là điểm khởi hành cho tất cả
những việc mà các Tông Đồ phải làm chứng
cho ( x. Cv 1, 21-22; 10, 37-41 ). Thứ đến,
đây là lần đầu tiên, mầu nhiệm Thiên Chúa
Ba Ngôi được mạc khải một cách đầy đủ và
rõ ràng. Lý do nữa là phép rửa của Chúa
Giêsu nơi sông Giođan loan báo trước cho
phép rửa bằng Máu của Chúa trên Thập Giá,
và tượng trưng cho toàn bộ những hoạt động có tính cách bí tích của Ðấng Cứu Thế.
Để thực hiện ơn cứu rỗi nhân loại, Ngài đặt mình vào hàng ngũ các tội nhân, mặc dù Ngài là
Đấng vô tội, nhưng Ngài đã mang trên mình tất cả tội lỗi của nhân loại. Hành động khiêm nhường và tự
hủy này, đã được Chúa Cha chứng dám: "Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha" ( Mc 1, 11 ).
Cùng với Đức Giêsu, Chúa Thánh Thần xuất hiện dưới hình chim bồ câu đậu xuống trên Người, để chỉ
cho chúng ta tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh mà chúng ta sẽ thấy diễn ra tương tự nơi biến cố
Chúa Biến Hình.
Câu hỏi được đặt ra trước hết là tại sao Chúa Giêsu là Đấng vô tội sao lại đến xin Gioan
làm phép rửa ?
Thánh Ghêgôriô, Giám Mục Nadien cho biết: "Có thể là Chúa muốn thánh hoá kẻ sắp làm phép
rửa cho Chúa, nhưng chắc chắn để chôn vùi trọn vẹn con người Ađam cũ trong dòng nước. Thật vậy,
trước khi thanh tẩy ta và để thanh tẩy ta, Chúa thánh hoá sông Giođan; vì Người vừa là thần khí vừa là
xác phàm, nên Người cũng muốn nhờ Thần Khí và nước để đưa chúng ta vào đạo". Nên dù Gioan làm
phép rửa, ông cũng chỉ là đèn đối với Mặt Trời, tiếng nói với Lời, phù rể đối với Chàng Rể, người cao
trọng nhất trong số những người sinh bởi đàn bà với Trưởng Tử mọi loài thọ sinh, người nhảy mừng
trong dạ mẹ với Đấng được thờ lạy ngay khi còn trong lòng mẹ, người tiền hô hiện tại và tương lai với
Đấng vừa xuất hiện và sẽ xuất hiện. Quả thật, Gioan biết rằng mình sẽ được thanh tẩy bằng cuộc tử
đạo. ( Trích bài giảng của Thánh Grêgôriô, Giám Mục Nadien ).
Thánh Phêrô Kim Ngôn giải thích rằng: khi Gioan làm phép rửa cho Chúa Giêsu thì: "Tôi tớ đóng
vai chủ, con người đóng vai Thiên Chúa, ông Gioan đóng vai Đức Kitô; ông đóng vai đó để lãnh ơn thứ
tha chứ không phải để ban phát". Nên Gioan giảng: "Phần tôi, tôi đã rửa anh em trong nước, nhưng
Người, Người sẽ rửa anh em trong Thánh Thần" ( Mc 1, 8 ). Đây là phép lạ vĩ đại đã xảy ra sau khi Đấng
Cứu Thế chịu phép rửa; phép lạ này là khúc dạo đầu cho những gì sẽ xảy ra. Đây không phải là Thiên
Đàng khi xưa đóng lại vì tội của Ađam nay mở ra, mà chính trời mở ra: "Khi vừa lên khỏi nước, Người
liền thấy trời mở ra, thấy Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên mình" ( Mc 1, 10 ).
Tại sao khi Chúa Giêsu vừa lên khỏi nước, trời lại mở ra ?
Chúa Giêsu vừa bước lên khỏi nước lúc ấy trời mở ra là Chúa Giêsu nâng thế gian lên cao với Ngài.
Vì xưa kia, khi bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng và bị lưỡi gươm lửa cấm đoán, chính Ađam đã đóng cửa trời
lại, không cho mình mà cũng không cho con cháu vào. Nay nhờ Chúa Giêsu mà cửa trời được mở ra.
4
Trời mở ra, còn mạc khải cho Gioan Tẩy Giả và những người Do Thái biết Chúa Giêsu là Con
Thiên Chúa. Theo Thánh Gioan Kim Khẩu, điều này muốn dạy chúng ta rằng, một sự tương tự vô hình
cũng xảy ra khi chúng ta chịu Phép Rửa Tội: Chúa Thánh Thần cũng ngự vào tâm hồn của chúng ta.
Ngài không ngự đến một cách hữu hình, bởi vì chúng ta không cần: đức tin hiện nay là đủ... Thiên Chúa
mở cửa trời để kêu gọi chúng ta hướng về trời, vì quê hương chúng ta là Quê Trời, và mách bảo chúng
ta rằng, chúng ta không có gì ở dưới đất.
Tại sao Chúa Thánh Thần lại lấy hình một con chim bồ câu mà hiện xuống ?
Lý do là vì chim bồ câu rất dịu dàng và trong sạch, và Chúa
Thánh Thần là thần khí dịu êm và an bình. Chim bồ câu cũng nhắc
cho chúng ta nhớ lại một sự kiện chúng ta đọc thấy trong Cựu Ước
khi trái đất bị ngập do lũ lụt và toàn thể loài người trong nguy cơ hư
mất, chim bồ câu ngậm cành ôliu xuất hiện để báo sự chấm dứt của
cơn hồng thủy, tin vui hòa bình cho toàn thế giới. Giờ đây, tất cả
những điều này cũng tiên báo về tương lai. Khi tất cả đã hư mất, nay
được giải thoát và đổi mới, điều gì đã xảy ra khi nước lũ đến ngày
hôm nay như là một trận lũ lụt của ân sủng và lòng thương xót
Chúa... Chim bồ câu, thay vì ngậm một cành ôliu báo cho Noe là
người duy nhất bước ra khỏi tầu để đặt chân lên mặt đất. Nay chim
bồ câu báo tin trận hồng thuỷ tràn ngập thế gian đã lui đi, thế gian
không còn phải chìm ngập trong cảnh trầm luân muôn đời nữa, phẩm
giá Ơn Gọi làm con Thiên Chúa của chúng ta được phục hồi, và lôi
kéo hết thảy mọi người lên Thiên Đàng.
Lời ngôn sứ nói: "Tiếng Chúa vang rền trên nước… Tiếng
Chúa uy linh tung sấm sét" ( Tv 28 ). Tiếng nào vậy ? "Này là tôi tớ Ta
mà Ta nâng đỡ, là người Ta chọn, Ta hài lòng về người. Ta ban Thần trí Ta trên người" ( Is 42, 1 ). Đây
là tiếng từ trời vọng xuống để làm chứng cho Đấng từ trời mà đến. Tiếng đó bày tỏ lòng tôn trọng thân
xác dưới hình chim bồ câu, vì thân xác đã được thần hoá, khi Thiên Chúa tự tỏ mình ra trong thân xác:
"Con là Con yêu dấu của Cha; Con đẹp lòng Cha" ( Mc 1, 11 ).
Vậy, phép rửa của Chúa Giêsu và phép rửa của chúng ta có liên kết chặt chẽ với nhau. Phụng Vụ
của ngày lễ này đã hát lên như sau: "Đức Kitô chịu phép rửa, cả trần gian được thánh hoá, chúng ta được
tha thứ tội lỗi, được thanh tẩy nhờ nước và Thánh Thần" ( Tiền xướng của Kinh Benedictus, của Giờ Kinh
Sáng ). Chúng ta hãy thanh tẩy mình cho thanh sạch, hãy tiếp tục thanh tẩy cho thanh sạch hoàn toàn và
đem lòng tôn kính mà tưởng niệm ngày Đức Kitô chịu phép rửa, và hãy mừng lễ cách xứng đáng.
Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ
ÂN SỦNG CỦA BÍ TÍCH RỬA TỘI
Sự kiện Chúa Giêsu chịu Phép Rửa là gạch nối giữa giai đoạn quan trọng: sống ẩn dật và rao
giảng công khai. Sau 30 năm sống âm thầm với gia đình tại Nadarét, Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ loan
báo Tin Mừng.
Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa cũng là gạch nối giữa hai mùa: Giáng Sinh và Thường niên. Giáo
Hội đã cùng sống với Chúa Giêsu qua các biến cố Giáng Sinh và Hiển Linh. Hôm nay Chúa Nhật I
thường niên, Giáo Hội sẽ cùng đồng hành với Người qua các biến cố của đời rao giảng.
1. Chúa Giêsu chịu Phép Rửa
Khởi đầu cuộc sống công khai, lúc đã 30 tuổi, tức là đã trưởng thành trọn vẹn như người Á Đông
vẫn quan niệm "tam thập nhi lập", Chúa Giêsu tìm đến sông Giođan để xin Gioan Tẩy Giả cử hành phép
rửa cho mình. Thật lạ lùng, trong số những người đến "xưng thú tội lỗi" ( Mc 1, 5 ) và chịu "phép rửa sám
hối để đước ơn tha tội" ( Mc 1, 4 ) lại có Chúa Giêsu. Người là Đấng Thánh, là Thiên Chúa, siêu việt tuyệt
đối, tại sao lại đến xin Gioan làm phép rửa sám hối ? Người là Đấng mà Gioan "không đáng cúi xuống cởi
quai dép" lại có thể đứng chung với đám đông người tội lỗi chờ đến lượt mình được chịu thanh tẩy ?
Đây là động thái gây kinh ngạc cho con người thời nay, vì khó hiểu: Đấng không có tội lại đi nhận
phép rửa làm gì ? Nhưng người ta cũng sớm hiểu ra rằng: phép rửa của Gioan Tẩy Giả chỉ là nghi thức
mang tính tẩy trần, nếu có giá trị thì chỉ theo quy định của lề luật thôi, còn chưa có hiệu quả đích thực tôn
giáo. Chính Gioan Tẩy Giả đã minh định: "Tôi rửa anh em trong nước, nhưng Đấng đến sau tôi sẽ rửa anh
em trong Thánh Thần và trong lửa". Khi Chúa Giêsu nhận phép rửa này, ngoài việc "nhập thế đến cùng",
5
khiêm tốn xếp hàng đứng chung với các tội nhân đợi chờ đến phiên, Người còn hữu ý qua động thái có
một không hai đó, công khai khởi đầu cuộc sống mới: cuộc rao giảng Tin Mừng cho mọi người.
Tất cả các tiên trưng trong Cựu Ước đều được thực hiện trong Đức Kitô Giêsu. Để "chu toàn
thánh ý Thiên Chúa" ( Mt 3, 15 ), Chúa Giêsu tự nguyện chịu phép rửa của Thánh Gioan, dành cho
những người tội lỗi. Cử chỉ này cho thấy Chúa Giêsu đã đi vào mầu nhiệm "tự hạ" ( x. Pl 2, 7 ). Chúa
Thánh Thần xưa kia đã bay là là trên mặt nước trong cuộc sáng tạo thứ nhất, nay ngự xuống trên Đức
Kitô như khúc nhạc dạo đầu của bản giao hưởng sáng tạo mới, và Chúa Cha giới thiệu Chúa Giêsu là
"Con Chí Ái" của Ngài ( Mt 3, 16-17 ).
Trong cuộc Vượt Qua, Đức Kitô đã khơi nguồn Bí Tích Rửa Tội cho mọi người. Người nói về
cuộc tử nạn sẽ phải chịu tại Giêrusalem như "một Phép Rửa" Người phải lãnh nhận ( x. Mc 10, 38; Lc
12, 50 ). Máu và nước chảy ra từ cạnh sườn Người bị đâm thâu trên thập giá ( Ga 19, 34 ) tiên trưng
cho Bí Tích Rửa Tội và Bí Tích Thánh Thể là những Bí Tích ban sự sống mới ( x. 1Ga 5, 6-8 ); từ giây
phút ấy, chúng ta có thể "sinh ra nhờ nước và Thánh Thần" để được vào Nước Thiên Chúa ( Ga 3, 5 ).
Bí Tích Rửa Tội là cánh cửa phân chia tách bạch đời sống, một đàng là khép lại quá khứ của
bóng tối, tội lỗi, chết chóc, và đàng khác là mở ra tương lai của ánh sáng, thánh ân, sự sống. Bí Tích
Rửa Tội cần thiết cho ơn cứu rỗi, nên Bí Tích này cũng là khởi đầu cho một sự hiện diện mới: từ kẻ
ngoại đạo trở thành người đã tòng giáo; từ một lương dân trở nên tín hữu; từ kẻ xa lạ trở thành người
nhà của Thiên Chúa. Quả là một hồng ân vô cùng lớn lao cho những ai đón nhận trong lòng tin.
2. Ân Sủng của Bí Tích Rửa Tội
Khi ban Bí Tích Rửa Tội, Thừa tác viên Giáo Hội đổ nước trên
đầu thụ nhân và đọc công thức "Cha rửa con nhân danh Chúa Cha và
Chúa Con và Chúa Thánh Thần". Đơn giản trong cung cách cử hành,
nhưng hiệu quả ơn thánh lại phong phú bội phần. Bằng những hình ảnh
do Thánh Kinh gợi ý, người ta trở thành thành viên trong Dân của Chúa
Cha, chi thể trong Thân Mình Chúa Kitô và viên đá sống động kiến tạo
Đền Thờ Chúa Thánh Thần. Con người mới chính là con cái Thiên
Chúa và được thông phần vào sự sống của Thiên Chúa hằng sống.
Bí Tích Rửa Tội là nền tảng của toàn bộ đời sống Kitô hữu, là
cửa ngõ dẫn vào đời sống thần linh và mọi bí tích khác. Nhờ bí tích này
chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi và tái sinh làm con cái Thiên Chúa,
thành chi thể của Đức Kitô, được gia nhập và tham dự sứ mạng của Hội
Thánh ( GLCG 1213 ).
Bí Tích Rửa Tội tha thứ nguyên tội, mọi tội cá nhân và các hình
phạt do tội. Bí Tích Rửa tội cho tham dự vào đời sống của Thiên Chúa Ba
Ngôi nhờ ơn thánh hoá, nhờ ơn công chính hoá giúp tháp nhập vào Đức Kitô và Hội Thánh. Bí Tích này
cho tham dự vào chức tư tế của Đức Kitô và tạo nền tảng cho sự hiệp thông với tất cả các Kitô hữu. Bí
Tích này trao ban các nhân đức đối thần và các hồng ân của Chúa Thánh Thần. Người lãnh nhận Bí Tích
Rửa Tội thuộc về Đức Kitô luôn mãi: họ được đóng ấn không thể xóa được của Đức Kitô ( GLCG 263 ).
Như vậy, có hai hiệu quả chính yếu của Bí Tích Rửa Tội là thanh luyện tội lỗi và tái sinh trong
Chúa Thánh Thần ( x. Cv 2, 38; Gl 3, 5 ) sau đây:
Được tha thứ tội lỗi
Nhờ Bí Tích Rửa Tội, mọi tội lỗi đều được tha: nguyên tội, mọi tội riêng cũng như mọi hình phạt
do tội ( x. DS 1316 ). Những người đã được tái sinh sẽ được vào Nước Thiên Chúa và không còn gì
ngăn cản họ, dù là tội Ađam, tội riêng của họ, những hậu quả của tội, kể cả hậu quả trầm trọng nhất là
xa lìa Thiên Chúa.
Tuy nhiên, người đã được rửa tội còn phải chịu một số hậu quả tạm thời của tội như: đau khổ,
bệnh tật, chết chóc hay những bất toàn trong cuộc sống như tính tình yếu đuối... và một sự hướng chiều
về tội mà Truyền Thống quen gọi là vật dục hay nói bóng bẩy là "cái nôi của tội". "Thiên Chúa để vật dục
lại cho chúng ta chiến đấu. Vật dục không có khả năng làm hại những ai không đồng tình mà còn can đảm
chống lại nó nhờ ân sủng của Đức Kitô. Hơn nữa, "không đoạt giải nếu không thi đấu theo luật lệ" ( 2 Tm
2, 5 ) ( x. CĐ. Trentô: DS 1515 ).
Trở nên thụ tạo mới
Bí Tích Rửa Tội không chỉ rửa sạch mọi tội lỗi, mà còn làm cho người tân tòng trở nên "một thụ
tạo mới" ( 2Cr 5, 17 ), thành nghĩa tử của Thiên Chúa ( x. Gl 4, 5-7 ), "được thông phần bản tính Thiên
Chúa" ( 2Pr 1, 4 ), thành chi thể Đức Kitô ( x. 1Cr 6, 15; 12, 27 ) và đồng thừa tự với Người ( Rm 8, 17 ),
thành đền thờ Chúa Thánh Thần ( x. 1Cr 6, 19 ).
6
Chúa Ba Ngôi Chí Thánh ban cho người được rửa tội ơn thánh hóa, ơn công chính hóa, để
người đó:
- Có khả năng tin tưởng, trông cậy và yêu mến Người nhờ các nhân đức đối thần.
- Có thể sống và hành động dưới tác động của Chúa Thánh Thần nhờ các hồng ân.
- Ngày càng hoàn thiện hơn nhờ các nhân đức luân lý.
Toàn bộ đời sống siêu nhiên của người Kitô hữu đều bắt nguồn từ Bí Tích Rửa Tội.
Bí Tích Rửa Tội làm cho chúng ta thành chi thể trong Thân Thể Chúa Kitô, "bởi thế, chúng ta là
phần thân thể của nhau" ( Ep 4, 25 ). Bí Tích Rửa Tội tháp nhập chúng ta vào Hội Thánh. Dân Thiên
Chúa của Giao Ước Mới phát sinh từ giếng rửa tội. Dân này vượt trên mọi ranh giới tự nhiên hay nhân
trần, quốc gia, văn hóa, chủng tộc và giới tính. "Tất cả chúng ta đều đã chịu Phép Rửa trong cùng một
Thần Khí để trở nên một thân thể" ( 1 Cr 12, 13 ).
Những người đã được rửa tội trở nên "những viên đá sống động... để xây nên ngôi đền thờ của
Thánh Thần, xây dựng hàng tư tế thánh" ( 1 Pr 2, 5 ). Nhờ Bí Tích Rửa Tội , họ tham dự vào chức tư tế
của Đức Kitô, vào sứ mạng ngôn sứ và vương đế của Người: "Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là
hoàng tộc chuyên lo tế tự, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công vĩ đại
của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối vào nơi đầy ánh sáng dịu huyền" ( 2Pr 2, 9 ).
Bí Tích Rửa Tội cho các tín hữu tham dự vào chức tư tế cộng đồng của Dân Chúa. Người đã
được rửa tội trở thành phần tử của Hội Thánh, họ "không còn thuộc về mình, nhưng thuộc về Đấng đã
chết và sống lại vì chúng ta" ( 1Cr 6, 19 ). Do đó, họ được mời gọi để phục tùng nhau ( x. Ep 5, 21; 1Cr
16, 15-16 ) và phục vụ nhau ( x. Ga 13, 12-15 ) trong tình hiệp thông của Hội Thánh. Họ được mời gọi
vâng lời và phục tùng các vị lãnh đạo của Hội Thánh ( x. Dt 13, 17 ) với lòng kính trọng và quý mến ( x.
1Tx 5, 12-13 ). Bí Tích Rửa Tội đã trao cho người lãnh nhận những trách nhiệm và bổn phận, đồng thời
cũng cho họ được hưởng những quyền lợi trong lòng Hội Thánh: được lãnh nhận các Bí Tích, được
nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và được Hội Thánh nâng đỡ bằng các trợ giúp thiêng liêng. ( x. LG 37 ).
3. Bí Tích Rửa Tội, hồng ân cao đẹp và kỳ diệu
Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và
Gioan là lúc Tân – Cựu Ước giao duyên, là
lễ bàn giao giữa hai niên đại cũ và mới mà
Chúa Giêsu và Gioan là đại biểu. Gioan,
ngôn sứ cuối cùng của Cựu Ước gặp gỡ
trao đổi bàn giao với Đức Kitô, vị ngôn sứ
của thời kỳ mới. Nơi cuộc gặp gỡ lịch sử
này, Thiên Chúa đã xuất hiện và chứng
nhận. Lúc ấy các tầng trời mở ra, Thánh
Thần đáp xuống như chim bồ câu và có
tiếng Chúa Cha tuyên phán: Con là Con Ta
yêu dấu. Ba Ngôi Thiên Chúa tỏ hiện vào
chính lúc lịch sử của hai niên đại mới và cũ
chuyển giao. Từ nay Chúa Giêsu sẽ lên
đường vào sứ vụ mới với cuộc sống công
khai, chính thức rao giảng Tin Mừng và
chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền trong dân chúng. Lời Người nói là Lời chân lý khai quang tâm hồn,
dẫn người người về đường ngay nẻo chính Nước Trời, và việc Người làm là việc giải thoát đem lại ơn
cứu rỗi, đưa toàn thể nhân loại vào trong tình nghĩa thiết ngàn đời với Thiên Chúa tình thương. Chúa
Giêsu khai mở kỷ nguyên cứu rỗi.
Theo Thánh Phaolô, nhận Bí Tích Rửa Tội chính là được tắm trong Chúa Thánh Thần, để được
tái sinh và đổi mới ( x. Tt 3, 5 ). Được tái sinh làm con Thiên Chúa, những người đã được rửa tội có bổn
phận tuyên xưng trước mặt mọi người Đức Tin mà họ nhận lãnh từ Thiên Chúa qua Hội Thánh ( x. LG
10 ), tham dự vào hoạt động tông đồ và truyền giáo của Dân Thiên Chúa ( x. LG 17; AG 7, 23 ).
Thánh Giustinô gọi Bí Tích Rửa Tội là ơn soi sáng, vì những người được đạo lý giáo huấn thì tâm
trí được soi sáng. Người chịu phép rửa, vì đón nhận Ngôi Lời là "ánh sáng đích thực chiếu soi mọi người"
( Ga 1, 9 ), nên sau khi "đã được soi sáng" ( Dt 10, 32 ), họ trở thành "con cái sự sáng" ( 1Tx 5, 5 ) và là
"ánh sáng" ( Ep 5, 8 ).
"Bí Tích Rửa Tội là hồng ân cao đẹp nhất và kỳ diệu nhất trong các hồng ân của Thiên Chúa...
Chúng ta gọi là hồng ân, ân sủng, xức dầu, soi sáng, mặc lấy sự bất tử, tắm để tái sinh, ấn tín và tất cả
những gì quý giá nhất. Là hồng ân, vì được ban cho những người trắng tay. Là ân sủng, vì được ban
7
cho cả những người có lỗi. Dìm xuống, vì tội lỗi bị nhận chìm trong nước. Xức dầu, vì có tính cách linh
thiêng và vương giả ( như những người được xức dầu ). Soi sáng, vì đó là ánh sáng chói lọi. Mặc, vì
che đi nỗi tủi nhục của chúng ta. Tắm, vì làm cho chúng ta sạch. Ấn tín, vì gìn giữ chúng ta và là dấu chỉ
về quyền tối cao của Thiên Chúa" ( Thánh Grêgôriô Nadien, Bài giảng 40, 3-4 ).
Nhờ Bí Tích Rửa Tội, trong tư cách là "Kitô hữu thuộc về Chúa Kitô", chúng ta được nhắc nhớ
về sứ mạng phải làm triển nở sự sống của Chúa Kitô nơi mình và nơi những người lân cận bằng lòng
tin và bằng tình yêu chân thành và trung tín.
Trong tư cách "Kitô hữu hướng về Chúa Kitô", chúng ta cũng được hun đúc để luôn biết sống
bằng niềm hy vọng và bằng lời kinh phó thác, nhất là trong lúc gặp thử thách gian truân.
Trong tư cách "Kitô hữu tìm về Chúa Kitô", chúng ta còn biết sẵn sàng thanh tẩy đời sống qua
việc sám hối hòa giải để đón nhận lòng thương xót của Chúa một cách dồi dào hơn.
Trong phép lần hạt Năm Sự Sáng, gẫm thứ nhất, chúng ta vẫn đọc: "Thứ nhất thì ngắm, Đức
Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan. Ta hãy xin cho được sống xứng đáng là con cái Chúa". Theo
gương Mẹ Maria, chúng ta xin được sống gắn bó với Chúa Giêsu mật thiết hơn, để xứng đáng là những
người con yêu dấu của Thiên Chúa.
Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN
DÒNG NƯỚC VÀ DÒNG ĐỜI
Lãnh nhận Phép Rửa là "dấu chỉ bề ngoài" chứng tỏ
chúng ta đã đón nhận Đức Giêsu Kitô là Đấng Cứu Độ. Từ khi
lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được trở nên con cái
Thiên Chúa, một hồng ân quá lớn !
Phép Rửa của Ông Gioan là Phép Rửa của sự sám hối
( Mt 3, 11 ), nhưng Chúa Giêsu vô tội nên không cần sám hối.
Thánh Gioan nhân biết tội mình và biết mình chỉ là tội nhân,
cần sám hối, không đáng xách dép cho Chúa Giêsu, nên ông
ngại mà nói với Chúa Giêsu: "Chính tôi mới cần được Ngài làm
phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi !" ( Mt 3, 14 ). Nhưng Đức
Giêsu trả lời: "Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy
để giữ trọn đức công chính" ( Mt 3, 15 ). Nghe nói vậy ông
Gioan mới chiều theo ý Ngài. Chúa Giêsu đến với Thánh Gioan Tẩy Giả cho thấy Ngài chấp nhận Phép
Rửa của ông. Lòng thương xót của Thiên Chúa được tỏ hiện qua việc Chúa Giêsu chịu Phép Rửa.
Nói cách khác, ngay từ lúc khởi đầu sứ vụ, Chúa Giêsu đã chứng tỏ Ngài là Đấng Mêsia và là
"Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian" ( Ga 1, 29 ). Ông Gioan vừa làm Phép Rửa xong, Thiên
Chúa liền tỏ ra dấu chỉ tỏ tường là "các tầng trời xé ra, và Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống", sự
thật minh nhiên đó đã được chính Chúa Cha xác nhận: "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về
Người" ( Mt 3, 17; x. Mc 1, 11 ).
Thật kỳ diệu, "Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội
lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người" ( 2 Cr 5, 21 ). Chúa Giêsu là Đấng
công chính, không cần sám hối, nghĩa là không cần chịu Phép Rửa, nhưng Ngài chịu Phép Rửa để làm
gương cho chúng ta, còn chúng ta thực sự cần Phép Rửa và cần sám hối, vì chúng ta là các tội nhân.
Hãy mở lòng để đón nhận ơn tha thứ !
Phép Rửa là "cửa ngõ" để chúng ta bước vào miền cứu độ. Trong cuộc đối thoại với ông
Nicôđêmô, một thủ lãnh của người Do Thái, Chúa Giêsu nói với ông: "Không ai có thể thấy Nước Thiên
Chúa, nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên; không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu
không sinh ra bởi nước và Thần Khí" ( Ga 3, 3 và 5 ). Và Thánh Phaolô xác định: "Chỉ có một Chúa, một
niềm tin, một phép rửa" ( Ep 4, 5 ).
Từ ngàn xưa, Đấng Kitô đã được đề cập với danh xưng Người-Tôi-Trung-Đau-Khổ: "Đây là
người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn và quý mến hết lòng, Ta cho thần khí Ta ngự trên nó;
nó sẽ làm sáng tỏ công lý trước muôn dân. Nó sẽ không kêu to, không nói lớn, không để ai nghe tiếng
giữa phố phường. Cây lau bị giập, nó không đành bẻ gẫy, tim đèn leo lét, cũng chẳng nỡ tắt đi. Nó sẽ
trung thành làm sáng tỏ công lý. Nó không yếu hèn, không chịu phục, cho đến khi thiết lập công lý trên
địa cầu. Dân các hải đảo xa xăm đều mong được nó chỉ bảo" ( Is 42, 1-4 ). Người-Tôi-Trung đó chấp
nhận đau khổ nhưng không muốn người khác chịu đau khổ, luôn chạnh lòng thương người khác, nhất là
đối với những người yếu đuối, hèn mọn.
8
Thiên Chúa xác nhận rạch ròi: "Ta
là Đức Chúa, Ta đã gọi ngươi, vì muốn làm
sáng tỏ đức công chính của Ta. Ta đã nắm
tay ngươi, đã gìn giữ ngươi và đặt làm giao
ước với dân, làm ánh sáng chiếu soi muôn
nước, để mở mắt cho những ai mù loà,
đưa ra khỏi tù những người bị giam giữ,
dẫn ra khỏi ngục những kẻ ngồi trong chốn
tối tăm" ( Is 42, 6-7 ). Mỗi chúng ta cũng
được Thiên Chúa gọi đích danh và đặt vào
một vị trí theo Thánh Ý Ngài, nhưng không
phải để tự tôn hoặc ích kỷ giữ riêng cho
mình, mà phải hành động tích cực, dùng
những gì mình đã được Ngài trao ban để
làm lợi cho tha nhân – đặc biệt là đối với
những người bị áp bức, bị bóc lột, bị tước
đoạt những quyền cơ bản của con người...
Tất cả mọi sự chúng ta tận hưởng, cả tinh thần và vật chất, đều do Thiên Chúa ban, chúng ta
chẳng có gì và chẳng đáng gì mà dám vênh vang tự đắc. Tác giả Thánh Vịnh đã nhận thức như vậy, và
mời gọi chúng ta: "Hãy dâng Chúa, hỡi chư thần chư thánh, dâng Chúa quyền lực và vinh quang. Hãy
dâng Chúa vinh quang xứng danh Người, và thờ lạy Chúa uy nghiêm thánh thiện" ( Tv 29, 1-2 ). Đó là
bổn phận và trách nhiệm của mọi người. Chúng ta chúc tụng Ngài thì Ngài cũng chẳng thêm được gì,
nhưng chính chúng ta lại hưởng lợi ích từ việc chúc tụng đó. Thiên Chúa luôn tìm mọi cách làm lợi cho
chúng ta, thật là kỳ diệu quá !
Ngài là Đấng vô hình mà lại hữu hình, vì Ngài vẫn hiện diện trong mọi thứ: "Tiếng Chúa rền vang
trên sóng nước, Thiên Chúa hiển vinh cho sấm nổ ầm ầm, Chúa ngự trên nước lũ mênh mông. Tiếng
Chúa thật hùng mạnh ! Tiếng Chúa thật uy nghiêm !" ( Tv 29, 3-4 ). Thiên Chúa toàn năng, và chỉ có
Ngài là Thiên Chúa duy nhất. Thật vậy, chính Thiên Chúa đã truyền lệnh: "Ngươi không được có thần
nào khác đối nghịch với Ta" ( Xh 20, 3; Đnl 5, 7 ).
Thiên Chúa xuất hiện trong mọi vật và mọi sự. Những gì chúng ta gọi là tự nhiên hoặc thiên
nhiên thì chính là Thiên Chúa: "Tiếng Chúa lay động cả rặng sồi, tuốt trụi lá cây cao rừng rậm. Còn
trong thánh điện Người, tất cả cùng hô: Vinh danh Chúa ! Chúa ngự trị trên cơn hồng thủy, Chúa là Vua
ngự trị muôn đời" ( Tv 29, 9-10 ). Bổn phận của chúng ta là phải tôn thờ, cảm tạ và chúc tụng Ngài, như
Đức Giêsu Kitô đã nói: "Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất
cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho" ( Mt 6, 33 ).
Tại nhà ông Conêliô, ông Phêrô lên tiếng nói: "Quả thật, tôi biết rõ Thiên Chúa không thiên vị
người nào. Nhưng hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành thì dù thuộc bất cứ dân tộc nào, cũng
đều được Người tiếp nhận" ( Cv 10, 34-35 ). Đức Giêsu nhập thể và nhập thế để "cứu cái gì đã hư mất"
( Mt 18, 11 ). Thánh Phêrô giải thích rạch ròi: "Người đã gửi đến cho con cái nhà Ítraen lời loan báo Tin
Mừng bình an, nhờ Đức Giêsu Kitô, là Chúa của mọi người. Quý vị biết rõ biến cố đã xảy ra trong toàn
cõi Giu-đê, bắt đầu từ miền Galilê, sau phép rửa mà ông Gioan rao giảng. Quý vị biết rõ: Đức Giêsu
xuất thân từ Nadarét, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người. Đi
tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở
với Người" ( Cv 10, 36-38 ).
Trước khi Chúa Giêsu đến thế gian theo Kế hoạch Cứu độ của Thiên Chúa, ông Gioan đã được
sai đến trước để dọn đường. Ông là người được Thiên Chúa sai đến, nhưng phong cách rất bình dân:
Mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng. Có lần người ta hỏi ông là ai –
Đấng Kitô, Êlia hay ngôn sứ ? Cả ba lần ông đều trả lời "không", ông chỉ dám nhận mình là "tiếng người
hô trong hoang địa" ( Ga 1, 20-23 ). Ông khiêm nhường bao nhiêu thì chúng ta cảm thấy xấu hổ bấy
nhiêu, vì chúng ta chỉ là "số không" thật lớn mà lại mạo nhận mình là "cái rốn của vũ trụ". Lạy Chúa tôi !
Ông rao giảng về Đức Kitô: "Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi
xuống cởi quai dép cho Người. Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, còn Người, Người sẽ
làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần" ( Mc 1, 7-8 ). Ông Gioan cho biết rằng ông cũng không biết
Đức Giêsu là ai, nhưng khi ông làm Phép Rửa cho Ngài, rồi thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống
và ngự trên Ngài, nên ông nhận biết Ngài chính là "Đấng Thiên Chúa tuyển chọn" ( Ga 1, 32-34 ). Đặc biệt
nhất là có tiếng từ trời xác nhận: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con" ( Mc 1, 11 ).
Di tích sông Giođan, nơi Chúa Giêsu chịu phép rửa ( Mc 1, 6-11; Mt 3, 13-17; Lc 3, 21-22 ), cách
trung tâm thành phố Tibêria khoảng 10 km về phía Nam trên sông Giođan, có một địa điểm thu hút
9
khoảng nửa triệu người hằng năm. Theo khoa khảo cổ và Kinh Thánh, nơi thực sự Chúa Giêsu chịp
phép rửa cách xa Yardenit cả trăm cây số, ở gần Biển Chết, thuộc về lãnh thổ Giođan: "Các việc đó đã
xảy ra tại Bêtania, bên kia sông Giođan, nơi ông Gioan làm phép rửa" ( Ga 1, 28 ).
Dòng sông Giođan bình thường, nhưng bỗng trở nên vô
thường vì là nơi Chúa Giêsu chọn để ông Gioan làm Phép Rửa.
Nước thật kỳ diệu. Nước rất mềm mà cũng rất mạnh, đặc biệt là
không thể tách hoặc cắt được nước. Ở đâu có nước là có sự
sống, người ta có thể nhịn đói chứ không thể nhịn khát, vì cơ thể
chúng ta chứa tới 70% là nước, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 2 lít
nước. Có điều lạ là quốc gia cũng được chúng ta gọi là "nước" –
nước Việt Nam. Phải chăng Việt ngữ muốn diễn tả nơi mình
sống được ví như nước ? Còn nước là còn nơi sống, mất nước
là mất nơi sống !
Nước biểu hiện sự xuất hiện của Thiên Chúa, chứng tỏ
quyền năng của Ngài: "Tiếng Chúa rền vang trên sóng nước,
Thiên Chúa hiển vinh cho sấm nổ ầm ầm, Chúa ngự trên nước lũ
mênh mông" ( Tv 29, 3 ). Với Thiên Chúa, nước cũng được Ngài
coi là chất liệu quan trọng nên Ngài đã dùng nước để chứng tỏ
chúng ta được tẩy sạch tội lỗi. Nước rất đặc biệt vì nước còn là
chất liệu Chúa Giêsu dùng làm phép lạ đầu tiên tại tiệc cưới ở
Cana ( Ga 2, 1-12 ), và cũng là chất liệu Ngài dùng để dạy "bài
học phục vụ" khi Ngài rửa chân cho các môn đệ ( Ga 13, 1-20 ). Nước còn quan trọng hơn nữa vì nước là
chất liệu biến chúng ta thành con cái Thiên Chúa: "Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh
ra bởi nước và Thần Khí" ( Ga 3, 5 ).
Chúa Giêsu được dìm mình trong dòng nước Giođan để khởi đầu sứ vụ, dòng nước đó trở nên
Dòng Tình mà Chúa Giêsu muốn tuôn đổ Lòng Thương Xót cho chúng ta, đồng thời cũng giao trách
nhiệm cho mỗi chúng ta phải đắm mình trong dòng đời để phục vụ mọi người, đó cũng là phục vụ chính
Ngài vậy: "Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân" ( Kinh Hòa Bình – Thánh Phanxicô Assisi ).
Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết đón nhậ Đức Kitô là Đấng cứu độ và hết lòng
phụng sự Ngài qua việc phục vụ tha nhân, nhất là phục vụ những con người hèn mọn ở mọi ngõ
ngách của cuộc đời này. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ chúng
con. Amen.
TRẦM THIÊN THU
PHONG CÁCH PHANXICÔ
Bài 30. Công đạo của Phanxicô
Phần 1
Nhìn vào sơ đồ tổ chức của một Họ Đạo điển hình, ta có thể hình dung ra một thác nước trong đó
nước chỉ chảy từ trên xuống dưới, từ bậc cao xuống bậc thấp. Từ Linh Mục Chánh Xứ các chỉ đạo cứ
tuần tự đi xuống Hội Đồng Mục Vụ, Đoàn Thể và Khu Họ. Các mũi tên đều chỉ xuống. Sơ đồ tổ chức tại
cấp Giáo Phận và tại Vatican, thường gọi là phẩm trật Hội Thánh, cũng không khác bao nhiêu. Khó mà
nhìn ra vai trò của Đức Kitô trong những mô hình này. Ở Việt Nam còn có các thuật từ riêng biệt nhấn
mạnh tính tương quan cha – con giữa Giáo Sĩ và Giáo Dân.
Chức Vụ và Tước vị Cách xưng hô
Giáo Tông Đức Thánh Cha, Đức Giáo Hoàng
Ngài, Bề TrênHồng Y, Giám Mục. Đức Hồng Y, Đức Cha
Đức Ông, Linh Mục Đức Ông, Cha, các Cha
Kitô Hữu Giáo Dân, con, chúng con
Tại các nơi khác, “Cha” ( Father ) là một Linh Mục cụ thể nào đó, nhưng các Cha ( The Fathers ) thì
có khi lại là các Thánh Giáo Phụ ( The Fathers of the Church ). Cũng riêng ở nước ta mới có từ Giáo Dân
để gọi các Kitô Hữu không có chức thánh hay lời khấn, trong khi về bản chất mọi người cũng đều là Kitô
10
CÙNG NHẬN ĐỊNH
Hữu ( Christian ) có địa vị giống như và ngang bằng nhau, đều là Con Chiên
của Đức Kitô, không ai là “Dân” của ai cả.
Trong những ngày đầu năm 2015, truyền thông Công Giáo Việt Ngữ
rầm rộ đưa tin: Đức Thánh Cha Phanxicô vinh thăng 20 tân Hồng Y.
Không ai dám nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô vinh thăng 20 Đức Hồng
Y. Không lẽ Giáo Hoàng lại có thể tấn phong các phàm nhân đang sống
lên hàng Thánh Đức ( như Đức Phật, Đức Chúa ) sao ?
Đài BBC tiếng Anh: Pope Francis has named 20 new cardinals:
Papa Phanxicô chọn ( hay bổ nhiệm ) 20 tân Hồng Y.
http://www.bbc.com/news/world-europe-30672018.
Bản tin tiếng Việt cũng tương tự: Với việc Đức Cha Phêrô Nguyễn
Văn Nhơn, Tổng Giám Mục Hà Nội, được chọn làm Hồng Y hôm 4.1.2015,
Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nay đã có sáu vị Hồng Y.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2015/01/150106_vietnam_va_sau_vi_hong_y_dxl
Trong khi ngôn ngữ đời thường bình thường như thế thì từ ngữ đạo lại quá hoành tráng, coi tước
Hồng Y là một vinh dự hiếm có chứ không phải là một trọng trách nặng nề. Người Việt vẫn thường nói
trống là Phật hay Chúa thì tại sao ta không thể gọi là Hồng Y hay Giám Mục ? Nếu chỉ trong nội bộ Công
Giáo với nhau thì sao cũng được đi. Nhưng để truyền giảng Tin Mừng cho người ngoài có hiệu quả thì
ngôn từ đạo cần phải khiêm tốn và trung thực với truyền thống Kitô.
Mới đây tôi được đọc lại lời một bài hát cũ trong website của cựu học sinh Lasalle Taberd:
"Thế giới ngày nay không còn ma quái
Thần tượng tàn rồi, còn anh với tôi
Chúng ta đi tới bằng cái tầm thường thôi". ( Nguyễn Đức Quang – Không phải là lúc )
Người Việt luôn hiểu tôn giáo là đạo, mà đạo tức là đường đi. Đạo đức là phẩm chất tốt đẹp, quy
phạm mà con người phải tuân theo. Đức 德 trong tiếng Hoa đứng riêng đã hàm nghĩa đạo đức, không
thể được dùng làm kính từ đi trước một tước vị như trong tiếng Việt. Căn bản của Luật Giao Thông
Đường Bộ là mọi người và phương tiện tham gia giao thông đều bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ giống
như nhau. Vị năng sự nhân, yên năng sự quỷ 未能事人, 焉能事鬼 Chưa biết đạo thờ người, sao biết được đạo
thờ quỷ thần ? Tại nhà có gia đạo, quốc gia có công đạo, trời có thiên đạo, đất có địa đạo ( đạo cư xử ở
dưới đất chứ không có nghĩa là địa đạo Củ Chi ), trời đất có đạo trời đất, người với người phải có nhân
đạo ( đạo lý làm người ). Kinh Dịch có câu 有天道焉, 有人道焉, 有地道焉 Hữu thiên đạo yên, hữu nhân đạo yên,
hữu địa đạo yên: có đạo trời, có đạo người, có đạo đất. Tất cả đạo này đều chỉ là một và phải hài hòa
với nhau. Ngôn từ trong Đạo Kitô cũng cần phải theo sát với đạo chung của người và của trời đất, tức là
cần mang đặc tính khiêm tốn, bình dị, dễ hiểu, và nhất là cần phải truyền tải nội dung của Tin Mừng.
“Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian pháp” Phật Đạo ở giữa đời, không thể thoát đời được.
Người tu Phật tự nhận và gọi mình là “bần tăng”, “bần đạo”, cung kính gọi Phật Tử là “thí chủ”. Họ tế nhị
tránh ngôn từ gây dị ứng, lúng túng, thậm chí là xúc phạm không cần thiết cho người khác.
Hồng Y theo nguyên ngữ Latinh là cardinalis chỉ có nghĩa giáo sĩ cao cấp, vai vế chỉ sau Giáo
Tông, viết đầy đủ là sanctae romanae ecclesiae cardinalis ( Hoàng tử của Nhà Thờ Rôma ) vì các
cardinalis được tham gia vào việc bầu cử và cũng có thể được chọn làm Giáo Tông. Phẩm phục màu đỏ
máu nói lên rằng các vị này luôn phải sẵn sàng đổ máu
đào ra vì lòng tin chứ không mang một ý nghĩa vương
quyền cao sang nào khác.
Cardinalis cardinalis ( Latinh ), cardinal ( Anh,
Pháp, Tây Ban Nha ), cardinale ( Ý ), cardeal ( Bồ Đào
Nha ) cũng là tên một loại chim thuộc họ Cardinalidae có
bộ lông và cái mỏ mầu đỏ, tiếng Hoa gọi loài này là 鲜红色
tiên hồng sắc ( không phải là chim hồng tước).
Cardinalis trong tiếng Hoa là 枢 机 主 教 Shūjī zhǔjiào
xu cơ chủ giáo ( yếu cơ chủ giáo ) sát với nghĩa trong
nguyên gốc Latinh. Họ đâu có gọi theo mầu áo là 红衣主教
Hồng Y Chủ Giáo đâu. Hồng 红 trong tiếng Hoa có nghĩa
là đỏ máu như Hồng Hà, Hồng Quân, Hồng Kỳ, Hồng Vệ
Binh, Hồng Bảo Thư ( 红宝书, sách quý mầu đỏ trích tuyển Mao Trạch Đông ). Còn mầu hoa hồng trên tay
Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu là đào hồng 桃 红 . Độ dài sóng ( wavelength ) của mầu đỏ là 700
nanometers. Mầu đào hồng vì là tổng hợp giữa đỏ và trắng nên không có độ dài sóng riêng. Người và
11
vật thường được mô tả theo mầu: thanh thiên bạch nhật, hồng y nữ hiệp, hắc long giang, bạch ốc, ngựa
ô, mèo mun, mây trắng, non xanh, nước biếc, hoàng kim ( kim loại có mầu vàng tức là vàng )… Nhưng
dùng mầu áo để nói lên một tước vị thì khá lạ lùng. Hồng Y chỉ có nghĩa là Áo Đỏ. Đức Hồng Y tức là
Đức Áo Đỏ. Vì thế người ta cứ phải nói thêm là Hồng Y Giáo Chủ. Nhưng lại càng sai hơn vì chỉ có
Chúa Giêsu mới là Giáo Chủ. Nhiều người Việt Nam chỉ hiểu hồng là hồng, đỏ là đỏ. Cờ đỏ sao vàng.
Không ai nói cờ hồng sao vàng. Tại các xứ nóng nhiệt đới các Hồng Y thường mặc áo mầu trắng, không
lẽ vì thế mà đổi thành Bạch Y ?!? ( hình Hồng Y Tarcisio Bertone ). Nếu không tìm được một từ thích
hợp hơn ta có thể cứ tạm gọi theo gốc Latinh là là Ca-đi-nan. Còn nếu muốn nhấn mạnh đến trọng trách
phụ tá cho Giáo Tông tại Vatican hay các Tổng Giáo Phận ta có thể tạm hiểu và tạm gọi là Giáo Phó
giống như phó tổng thống, phó chủ tịch, phó giám đốc, phó giám mục, phó chủ nhiệm…
Khác với mô hình thác nước, Thánh Phaolô đề ra mô hình thân thể Đức Kitô duy nhất giống như
hình thập giá. Đức Kitô là đầu, tất cả mọi người đều là chi thể của một thân thể mà thôi. Người cũng là
đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh; Người là khởi nguyên, là trưởng tử trong số những
người từ cõi chết sống lại, để trong mọi sự Người đứng hàng đầu ( 1Cr 1, 18 ).
Nhưng tôi muốn anh em biết rằng thủ lãnh của người nam
là Đức Kitô, thủ lãnh của người nữ là người nam, và thủ lãnh của
Đức Kitô là Thiên Chúa. Phàm người nam nào cầu nguyện hoặc nói
tiên tri mà che đầu, thì hạ nhục Đấng làm đầu mình. Phàm người
nữ nào cầu nguyện hoặc nói tiên tri mà lại để đầu trần, thì làm nhục
kẻ làm đầu mình, vì người ấy như thể trọc đầu vậy ( 1Cr 11, 3-5 ).
Cách dịch “thủ lãnh” như trên thiếu liên tục với mạch văn và sát với tư tưởng Phaolô vì tiếp liền
sau đó và còn trong nhiều chỗ khác ông chỉ nhấn mạnh đến “cái đầu” của thân thể chứ không phải vai
trò thủ lãnh. Thủ lãnh đâu có thí mạng sống mình ( x. Ga 10, 11 ) yêu thương đến nỗi hiến dâng Con
Một ( x. Ga 3, 16 ), và biến máu thịt mình trở thành lương thực nuôi thuộc cấp bao giờ ( x. Ga 6, 55 ).
Đức Giêsu luôn luôn gọi Thiên Chúa là Abba, không bao giờ gọi Cha của Người là thủ lãnh. Người còn
coi mọi người tin là bạn ( x. Ga 15, 15 ). Giữa thủ lãnh và thuộc cấp chỉ có quan hệ chủ tớ mang nặng
tính thần phục chứ không là tình nghĩa yêu thương tôn kính giữa cha con, vợ chồng, hay bạn hữu với
nhau.
Câu 1Cr 11, 3 trong bản tiếng Anh: The New American Bible, Revised Edition ( NABRE ) được
dùng trong website chính thức của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ www.usccb.org/bible/: But I want you to
know that Christ is the head of every man, and a husband the head of his wife, and God the head of
Christ: Nhưng tôi muốn anh em biết rằng Đức Kitô là đầu của mọi người, người chồng là đầu của vợ
mình, và Thiên Chúa là đầu của Đức Kitô.
Thật vậy, ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của
thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức Kitô cũng vậy. Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là
Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở
nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất. Hơn nữa, những bộ phận
xem ra yếu đuối nhất thì lại là cần thiết nhất. Như thế, không có chia rẽ trong thân thể, trái lại các bộ
phận đều lo lắng cho nhau. Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào
được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung. Vậy anh em, anh em là thân thể Đức Kitô, và mỗi người
là một bộ phận. ( x. 1Cr 12, 12-27 ).
Phần 2
Trong cuộc mạn đàm thân mật với nhà báo
vô thần Scalfari vào ngày 1.10.2013, được đăng
trên Công báo chính thức của Vatican là L’Osser-
vatore Romano ( Người quan sát Rôma ), Papa
Phanxicô nói rằng: "Điều trước tiên tôi quyết định
(sau khi nhận trọng trách Giáo Tông, là bổ nhiệm
một nhóm 8 Hồng Y làm cố vấn cho tôi. Họ không
phải là những nịnh thần ( courtiers ) mà là những
người khôn ngoan có chung tâm tình với tôi."
Thiên Chúa
Đức Kitô
Kitô Hữu Kitô Hữu Kitô Hữu
Kitô Hữu Kitô Hữu Kitô Hữu
Kitô Hữu
Kitô Hữu
Kitô Hữu
Kitô Hữu
Kitô Hữu
12
Đây là khởi đầu của một Nhà Thờ với mô hình không phải theo chiều thẳng đứng từ trên xuống
dưới ( thác nước ) nhưng dàn trải theo chiều ngang ( giống như một con đường ).
http://www.vatican.va/news_services/or/or_quo/225q01.pdf
Như thế Papa Phanxicô đã khởi sự một mô hình mới cho Nhà Thờ trong đó mọi thành phần Dân
Chúa đều cùng sánh bước ngang hàng trên đường về Nhà Cha và cùng trên một “Con Đường Chung”,
hay nói một cách trang trọng hơn là “Công Đạo”.
"Trên đường về Nhà Cha, từng lớp người đi tới.
Có muôn dân thế giới, và có đồng bào ta,
Trên đường về nhà Cha, người đông đoài nam bắc.
Mang hoa thơm cỏ lạ của rừng sâu đảo xa". ( Khởi Phụng – Quang Uy – Tiến Lộc )
Công 公 có nghĩa là (1) của chung cho mọi người: 公教 Công Giáo ( tôn giáo chung ), công cộng,
công ích, công đồng, công đường (nơi xử kiện), công dân, công hữu, công luận, công lộ, công viên (2)
chí công vô tư: công bình, công chính (3) không có gì che dấu: công nhiên, công khai.
Đạo 道 có nghĩa (1) đường: thiết đạo – đường sắt, hà đạo – đường sông (2) đạo lý chung của loài
người: chánh đạo, gia đạo, nhân đạo ( đạo làm người ), tu đạo, đồng đạo, đạo hữu (3) chân lý. 朝聞道, 夕死
可矣 Triêu văn đạo, tịch tử khả hĩ: Sáng nghe đạo, tối chết không tiếc.
Công đạo 公道 có nghĩa (1) chính đạo 公道立, 姦邪塞 Công đạo lập, gian tà tắc: Đạo chính lập, gian tà
hết (2) đường lớn, đại lộ (3) công bằng, công chính, công lý.
Cùng đi đường thì mọi người và mọi phương tiện đều bình đẳng, không có nghĩa là ai cũng có
bổn phận giống nhau. Chẳng lẽ ai cũng là tông đồ ? Chẳng lẽ ai cũng là ngôn sứ, ai cũng là thầy dạy
sao ? Chẳng lẽ ai cũng được ơn làm phép lạ, ai cũng được ơn chữa bệnh sao ? Chẳng lẽ ai cũng nói
được các tiếng lạ, ai cũng giải thích được các tiếng lạ sao ? ( 1Cr 12, 29-30 ).
Cùng đi đường thì mọi người tin nơi Chúa Kitô ( bao gồm tất cả hàng Giáo Sĩ ) đều là Kitô Hữu,
còn mọi người khác, dù có vô thần đi chăng nữa cũng đều là Đồng Đạo 同道 ( người cùng đi đường), Đạo
Hữu 道 友 ( bạn cùng đạo tức là cùng đi đường ) với ta.
Papa Phanxicô, Cha Chung của ta, vị Đại
Diện Chúa Kitô trên trần gian, rất thoải mái khi
được ngồi ngang hàng với các lãnh đạo tôn giáo
bạn để cùng đọc và cùng ký vào tuyên ngôn
chung chống lại tệ nạn nô lệ thời đại vào ngày
2.12.2014 tại Vatican. Theo ước tính hiện có
khoảng 30 triệu người trên thế giới phải sống và
làm việc như nô lệ dưới nhiều hình thức như nô lệ
tình dụng, nô lệ lao động. Người ngồi bên phải
Papa Phanxicô là Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Chân
Không Nghiêm, đại diện cho Thiền Sư Nhất Hạnh.
Ngày 30.11.2014, khi đến Thổ Nhĩ Kỳ,
Papa Phanxicô đã khiêm tốn cúi đầu xin Thượng
Phụ Chính Thống Bartholomew I ban phép lành
cho mình. 300 triệu Tín Hữu Chính Thống đã rơi
lệ cảm kích trước việc làm chưa từng có tiền lệ này. Điều quan trọng nhất không phải là ai đúng ai sai
nhưng là mọi bên đều cần phải xám hối. Nhà Thờ Chính Thống đã tách khỏi Nhà Thờ Công Giáo từ
năm 1054. Trước đó mỗi khi các Thượng Phụ Chính Thống đến Rôma đều luôn phải quỳ gối xuống hôn
chân các Giáo Tông. Cũng trong chuyến tông du này, Papa Phanxicô còn cầu nguyện chung trong tư
thế chắp tay cúi đầu khiêm tốn và lắng nghe bên cạnh Đại Giáo Trưởng Hồi Giáo tại Istanbul ( Grand
Mufti Rahmi Yaran ).
Đi theo Giêsu là đi theo đường hiền lành và khiêm nhường của Người ( x. Mt 11, 29 ). Thầy đi
đâu, thì anh em đã biết đường rồi ( Ga 4, 4 ). Truyền giảng Tin Mừng là làm đường cho Chúa đến với
người khác giống như Gioan Tẩy Giả: Tôi là tiếng người hô trong hoang địa: Hãy sửa đường cho thẳng
để Đức Chúa đi ( Ga 1, 23 ).
Con Đường Chung hay Công Đạo chúng ta đang đi, đích duy nhất chúng ta cùng muốn đến, và
sự sống của tất cả từng mọi người chỉ là một thực thể duy nhất: Chúa Kitô.
Đức Giêsu đáp: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha
mà không qua Thầy. Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết
Người và đã thấy Người” ( Ga 14, 6-7 ).
13
Để giúp cho đồng bào ta, cũng là Đồng Đạo, Đạo Hữu, Pháp Hữu của ta hiểu về Giêsu hơn, ta có
thể diễn giảng ( không ai có quyền sửa đổi ), nói là hoằng dương chánh pháp thì cũng không sai: Giêsu
là Chánh Đạo, là Chánh Pháp, và là Tái Sinh.
Người đi đạo ở Việt Nam luôn khao khát tìm được Chánh Đạo ( đạo chân chính ), Chánh Pháp
( chân lý duy nhất ), Tái Sinh: đầu thai ở kiếp sau còn quan trọng hơn kiếp người hiện nay. Giêsu chính là lời
đáp tuyệt đối và tuyệt vời nhất cho thao thức tận cùng này của kiếp nhân sinh.
Giêsu được sinh ra trên đường, luôn sống trên đường ( nhiều nhà chú giải hiện nay cho rằng
những người làm nghề thợ mộc như Giêsu vào thời đó luôn phải di chuyển liên tục khắp khu vực Galilê
để tìm và vận chuyển đá, nguyên liệu chính để làm nhà ), rao giảng trên đường, làm phép lạ giữa
đường, bị xử án tại công đường, vác thập giá trên đường, chết ngoài đường, sống lại trên đường, lên
trời giữa đường. Người không hề dạy người tin phải xây lên những đền thờ hoành tráng để thờ phượng
Người. Bản thân Người sẽ thay thế cho Đền thờ Giêrusalem.
Người phụ nữ Samari nói với Đức Giêsu:
“Cha ông chúng tôi đã thờ phượng Thiên Chúa trên
núi này; còn các ông lại bảo: Giêrusalem mới chính
là nơi phải thờ phượng Thiên Chúa.” Đức Giêsu
phán: “Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ
thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay
tại Giêrusalem. Người phụ nữ thưa: “Tôi biết Đấng
Mêsia, gọi là Đức Kitô, sẽ đến. Khi Người đến,
Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự.” Đức Giêsu
nói: "Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị
đây” ( x. Ga 4, 19-26 ).
Đức Giêsu đáp: “Các ông cứ phá huỷ Đền
Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại.” Nhưng
Đền Thờ Đức Giêsu muốn nói ở đây là chính thân
thể Người” ( x. Ga 2, 19-21 ). Ngay lúc Người tử nạn thì: Mặt trời ngưng chiếu sáng. Bức màn trướng
trong Đền Thờ bị xé ngay chính giữa ( Lc 23, 45 ).
Từ đó trở đi chính Thân Thể Phục Sinh của Người mới là Đền Thờ đích thực. Trong 300 năm đầu
tiên, các Kitô Hữu chỉ là một nhóm du thử du thực sống ngoài lề xã hội, thất học, hèn kém, chịu bách hại
mọi mặt. Ngoài danh xưng Kitô Hữu và họp nhau lại tại bất cứ nơi nào thích hợp để cử hành Thánh
Thể, họ không có gì khác. Không ai có phẩm phục áo đỏ, áo trắng, áo đen gì cả. Chỉ có một điều hiển
nhiên là sớm muộn gì ai cũng có thể bị bắt mang cho thú vật ăn thịt, bị thiêu đốt, chém đầu, đóng đinh
vào thập giá…
Đây chính là Hội Thánh mà Chúa Giêsu muốn xây dựng trên đá tảng Phêrô. Anh là Phêrô, nghĩa là
Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi ( Mt
16, 18 ). Câu này rất quan trọng xác định tính chính danh của Nhà Thờ. Trong khi Phúc Âm của Công
Giáo Việt Nam dịch là Hội Thánh thì các tòa nhà cử hành phụng vụ lại gọi là Nhà Thờ. Như đã đề cập
trong các bài trước, trên toàn thể thế giới Kitô và trong tất cả mọi ngôn ngữ chỉ có một danh xưng duy nhất
cho Hội Thánh và Nhà Thờ vì cả hai chỉ là một Nhiệm Thể Chúa Kitô. Anh em Tin Lành làm tốt hơn nhiều,
họ luôn gọi tất cả tòa nhà dùng để học hỏi Lời Chúa và cử hành Thánh Thể là Chi Hội của Hội Thánh.
Nếu phải chọn một trong hai, một điều hết sức cần thiết vì Thân Thể Đức Kitô chỉ là một mà thôi,
theo ý kiến cá nhân, nên chọn Nhà Thờ vì Thân Thể Chúa Kitô Tử Nạn và Phục Sinh không thể là một cái
hội mang tính trừu tượng. Toàn bộ Mặc Khải, từ Cựu Ước, sang Tân Ước, lên tới đỉnh cao là Đức Kitô
Khổ Nạn đều nói về một Con Người cụ thể. Khi đến gần Đức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh
giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước
chảy ra. Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ
bị đánh giập. Lại có lời Kinh Thánh khác: Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu ( Ga 19, 33-37 ).
Ta có thể là hội viên của một cái hội, nhưng ta chỉ nhìn thấy cơ sở vật chất và các hội viên khác
mà không thể nhìn thấy được cái hội và cư ngụ trong cái hội trừu tượng đó được. Một cái hội thì không
bao giờ có thể trở thành xương thịt máu mủ của ta. Ai cũng có thể gia nhập và từ bỏ hội. Nhưng Kitô
Hữu là một phần thiết thân của Thân Thể Đức Kitô, phải ở trong Đức Kitô như cành phải gắn chặt vào
cây. Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh
nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được ( Ga 15, 5 ).
Nhà Thờ và Hội Thánh chỉ là một và không là gì khác ngoài chính là Thân Thể Chúa Giêsu. Vì tất
cả Kitô Hữu cũng đều là chi thể của Chúa Giêsu nên tất cả cũng đều là Nhà Thờ.
14
Nhưng gọi là Nhà Thờ thì cũng không ổn. Trên toàn thế giới Kitô chỉ có riêng Việt Nam mới có và
dùng từ này. Nhà Thờ theo nghĩa Việt Nam chỉ là nhà thờ cúng tổ tiên riêng của một tộc họ. Trong khi
đó bản chất của Nhà Thờ phải là công cộng và mục đích chính của Nhà Thờ không phải là thờ phượng
Chúa, nhưng là cử hành Thánh Thể hay Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu. Người bị bắt tại vườn
công cộng Ghếtsêmani ( Mt 26, 36-46; Lc 22, 39-46 ), bị điệu ra thượng hội đồng Do Thái, rồi chuyển
qua công đường của Philatô, bị đánh đòn, đội mạo gai, giữa công đường, vác thập giá trên đường, chịu
đóng đinh và chết trên đồi Gôngôtha.
Tất cả những biến cố này đều diễn ra tại một nơi công cộng ai cũng có thể tham gia trong bất cứ
một vai trò nào đó như Giuđa bán Chúa, Phêrô chối Chúa, người Do Thái áp lực Philatô tuyên án tử,
quân lính đánh đòn, đóng đinh, đập gẫy ống chân, lấy giáo đâm vào cạnh sườn Chúa, người hiếu kỳ đi
theo chế nhạo, ông Simêon vác đỡ thập giá, các phụ nữ khóc thương, tên gian phi xám hối, Mẹ Maria,
các phụ nữ và Tông Đồ Gioan đứng dưới chân thập giá, ông Giôxếp xin xác Giêsu và mang đi mai táng,
rồi Người sống lại đứng ngoài mộ… Tất cả đều diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật và giữa đường.
Không hề có một phần rất nhỏ nào của Cuộc Khổ Nạn diễn ra trong Đền Thờ cả. Tất cả Cuộc Thương
Khó này đều mở rộng ra cho mọi người tham gia vì tất cả đều được hưởng ơn Cứu Chuộc của Chúa
Giêsu giống như nhau.
Ta thấy ở đây, từ Hán Việt là Công Đường 公堂, Giáo Đường 教堂 ( Jiàotáng ) hay Thánh Đường lại tỏ
ra chính xác hơn vì Đường 堂 là một nơi công cộng chung cho mọi người xử dụng, ai cũng được tự do đến
và đi, trong khi Nhà ( 家 gia ) là nơi ở riêng khép kín của một gia đình: học đường, giảng đường ( chỗ học
sinh đi học ), sảnh đường ( 廳堂, nơi chiêu đãi ) dưỡng đường ( nơi chữa bệnh ), Phật đường ( nơi niệm
Phật ), thính đường ( nơi nghe nhạc ), đại đường ( chỗ quan làm việc ), công đường ( tòa án ), thăng
đường ( quan xử án bước lên công đường, xem phim Bao Công hay nghe từ công đường và thăng
đường, báo chí hiện nay cũng thường dùng từ công đường để chỉ tòa án ).
NGUYỄN TRUNG ( Còn tiếp nhiều kỳ )
TU TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY
Phải chăng đã có sự thay đổi về việc TU của Đạo Công Giáo ?
“Trong quan niệm cổ truyền tại Việt Nam, đi tu có nghĩa là
từ bỏ đời. Thế nhưng người ta thấy từ Công Đồng Vaticanô II, ra
như giới tu sĩ đi ngược lại: Thay vì bỏ đời, lánh đời họ lại chủ
trương “vào đời”. Tại sao lại có sự thay đổi ấy ? Có lẽ phải thêm
rằng không những có người chủ trương “vào đời” mà lại còn phải
“yêu đời” nữa. Để hiểu sự thay đổi ấy, thiết tưởng không những
chúng ta phải xem lại sự tiến triển của thần học tại Âu Tây về
những giá trị trần thế, nhưng cần phải xét lại cái quan niệm đi tu tại
Á Đông của mình. Chúng ta phải nhìn nhận rằng ngôn ngữ và tư
tưởng của chúng ta chịu ảnh hưởng của Phật Giáo không nhỏ tỷ
như chính cái chữ “TU”. Phàm ai bỏ gia đình để dâng mình cho
Chúa đều gọi là đi tu, không phân biệt là tu làm Linh Mục hay làm
Tu Sĩ; trong khi mà thần học Kitô Giáo phân biệt hai Ơn Gọi ấy:
Ơn Gọi làm Linh Mục nhắm đến việc phục vụ cộng đoàn qua các
tác vụ; còn Ơn Gọi làm Tu Sĩ nhắm đến sự trọn lành Đức Ái.
Chính vì không hiểu sự khác biệt ấy nên nhiều người không hiểu
được tại sao có chuyện đòi xét lại luật độc thân của Linh Mục.
Ở Việt Nam mình coi các Linh Mục cũng là thầy tu nên đương nhiên là phải giữ độc thân rồi.
Thế nhưng theo quan điểm thần học, các Linh Mục “triều” hay muốn dịch sát nghĩa hơn: Linh Mục
“đời” ( sacularis ) không phải là Tu Sĩ. Theo tôi nghĩ thì sở dĩ người Việt mình không phân biệt được sự
khác biệt về hai Ơn Gọi như vậy, là tại vì trong Phật Giáo không có sự khác biệt về đường tu. Đã tu thì
phải bỏ gia đình, bỏ đời” ( Nguồn Lamhong.Org 8.12.2014. Lm. Giuse Phan Tấn Thành OP. Hiểu sống
đức tin: Đi tu là bỏ đời hay vào đời ? )
Cho rằng chủ trương TU của Phật Giáo phải bỏ gia đình, bỏ đời thì khác với Công Giáo. Nói như
thế chẳng những không hiểu chi về Đạo Phật mà cũng chẳng biết đúng về Đạo Công Giáo. Chính bởi
không hiểu nên tác giả bài báo mới đòi xét lại cái quan điểm của người Công Giáo cho rằng phàm ai bỏ
15
CÙNG PHÂN TÍCH
gia đình để dâng mình cho Chúa đều gọi là đi tu, không phân biệt tu làm Linh Mục hay tu làm Tu Sĩ. Mặt
khác, cho rằng Ơn Gọi làm Linh Mục là nhắm đến việc phục vụ cộng đoàn qua các tác vụ, còn Ơn Gọi
làm Tu Sĩ nhắm đến sự trọn lành Đức Ái, như vậy phải chăng chỉ Tu Sĩ mới nhắm đến trọn lành Đức Ái
còn Linh Mục thì không ? Nếu làm Linh Mục mà không nhắm đến sự trọn lành thì làm Linh Mục đó
chẳng qua chỉ như một thứ nghề như bao nghề khác hay sao ?
Linh Mục hoàn toàn không phải là một
thứ nghề hay viên chức mà đó là Ơn Gọi cao
cả nhắm mục đích để Thánh hóa mình và
Thánh hóa người khác. Để theo đuổi được
Ơn Gọi này thì nhất thiết cần phải có sự từ bỏ
và sự từ bỏ ấy không những chỉ là gia sản sự
nghiệp mà còn cả những tình cảm luyến ái
cha mẹ, con cái thậm chí đến cả mạng sống
mình: “Ai yêu mến cha hoặc mẹ hơn Ta
không đáng cho Ta. Ai yêu mến con trai con
gái hơn Ta không đáng cho Ta. Ai không vác
thập giá mình mà theo Ta thì chẳng đáng cho
Ta. Ai tìm mạng sống mình thì phải mất. Còn
ai vì cớ Ta mà mất mạng sống mình thì sẽ tìm
lại được” ( Mt 10, 37-39 ).
Sống ở đời ai lại không yêu mến cha
mẹ hoặc con cái mình thế nhưng với những con người có Ơn Gọi lại khác. Chúa đòi buộc họ phải biết
vượt qua những tình cảm sâu nặng ấy hầu có thể bước đi trên con đường tìm kiếm chân lý. Đã có biết
bao tấm gương rạng rỡ về sự từ bỏ. Chẳng hạn Thánh Phanxicô Assisi ( 1181 – 1226 ) thuộc gia đình
buôn bán giàu có đã quyết lòng sống Ơn Gọi dù bị chính người cha ruột mình bỏ tù, sau đó còn bị dẫn
đến trước mặt đức cha địa phận như một đứa con bất phục. Thánh nhân đã can đảm khước từ mọi
quyền lợi lẫn của cải, cả đến áo quần đang mặc trên người cũng cởi ra nốt để trả lại. Chẳng hạn Thánh
An Phong ( 1696 – 1787 ) một luật sư rất trẻ xuất thân từ gia đình danh giá vọng tộc nhưng đã sớm từ
bỏ công danh sự nghiệp để dấn thân trên con đường phụng sự Thiên Chúa cứu rỗi các linh hồn.
Hai vị Thánh vừa nêu là những đấng sáng lập Dòng và chính là từ nơi các Dòng Tu ấy mà đã nảy
sinh vô vàn vô số Ơn Gọi đem lại cho Giáo Hội nhiều ơn ích không thể kể xiết. Có thể nói Giáo Hội có
tồn tại và phát triển trong ơn Thánh hay không tất cả cũng là nhờ ở những con người đã nghe được lời
mời gọi của Chúa và quyết lòng sống theo Ơn Gọi đó.
I. Tu là sống Ơn Gọi
Có nhiều Ơn Gọi khác nhau. Có Ơn Gọi làm Linh Mục. Có Ơn Gọi sống bậc gia đình. Có Ơn Gọi
sống đời truyền giáo. Có Ơn Gọi sống đời ẩn tu v.v… Dù rằng Ơn Gọi có khác nhưng tất cả đều nhắm
đến một mục đích đó là siêu xuất thế gian để bước vào cõi sống bất diệt đời đời. Nói cách rõ ràng thì
Ơn Gọi chính là lời mời gọi của Đức Kitô cho những kẻ Ngài tuyển chọn hay còn gọi là Ơn Thiên Triệu.
Ngay từ buổi đầu vừa ra công khai truyền đạo Chúa đã mời gọi các Tông Đồ và các ông đã mau mắn
theo Ngài sau một mẻ cá nhiều đến sững sờ. Chúa phán cùng họ “Đừng sợ, từ nay ngươi sẽ là người
chài lưới người. Họ đem thuyền vào bờ rồi bỏ hết thảy mà theo Ngài” ( Lc 5, 10-11 ).
Chúa nói chài lưới người là để ám chỉ cho sứ mạng rao giảng Tin Mừng. Sứ mạng này tất yếu sẽ
đem đến cho các tông đồ nhiều khổ đau cả thể xác lẫn tinh thần. Trước khi nộp mình chịu chết Đức Kitô
đã báo trước khổ nạn mà các Tông đồ sẽ phải chịu đồng thời trấn an họ “Các ngươi sẽ có hoạn nạn
trong thế gian nhưng hãy vững lòng vì ta đã thắng thế gian” ( Ga 16, 33 ). Tại sao rao giảng Tin Mừng
lại luôn có hoạn nạn kèm theo ? Xin thưa là bởi Tin Mừng ấy rao giảng những điều hoàn toàn trái ngược
với thế gian. Người đời chỉ yêu kẻ yêu mình còn Tin Mừng lại nói phải yêu kẻ thù nghịch cùng mình.
Người đời đòi trả thù nhưng Tin Mừng lại nói: "Đừng chống trả kẻ ác, trái lại, hễ ai vả má hữu ngươi hãy
đưa má kia cho họ luôn" ( Mt 5, 38-39 ).
Rao giảng những điều trái ngược với thế gian tất sẽ bị thế gian ghét bỏ. Thế nhưng chính sự
ghét bỏ ấy mới làm cho chân lý Tin Mừng sáng tỏ. Sự thường không ai muốn khổ đau cho mình. Nhưng
với những người có Ơn Gọi và nhiệt thành sống ơn ấy thì khổ đau lại là nguồn vui Ơn Cứu Độ. Thánh
Phaolô một con người trước đây đã từng bách hại Đạo Thánh Chúa cách dữ dội nhưng khi được ơn trở
lại thì đã hãnh diện vì được chịu khổ vì Tin Mừng: “Cũng vì Tin Mừng đó mà ta đã được lập làm người
truyền đạo, sứ đồ và giáo sư. Lại cũng vì cớ ấy mà ta đã chịu những nỗi khổ này. Dẫu vậy ta chẳng hổ
thẹn đâu, vì ta biết Đấng mà ta đã tin rồi. Cũng tin chắc rằng Ngài có thể giữ sự ta đã phó thác cho Ngài
đến ngày đó” ( Tm 1, 11-12 ).
16
Lý do khiến Thánh Phaolô có thể vui lòng chịu mọi khổ đau khi rao giảng Tin Mừng là vì ngài biết
đấng mà ngài đã tin. Tin Đức Kitô cũng có nghĩa là tin con đường Cứu Độ là đường về với Chúa Cha “Ta là
đường là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” ( Ga 14, 6 ). Sở dĩ Đức
Kitô cần khẳng định cách dứt khoát như thế là vì duy chỉ Ngài mới thấy biết về Cha, còn hết thảy phàm nhân
chúng ta thì không “Các ngươi chẳng từng biết Ngài nhưng Ta biết Ngài. Nếu Ta nói rằng ta không biết Ngài
thì Ta cũng sẽ nói dối như các ngươi vậy. Song Ta biết Ngài, cũng giữ Đạo Ngài” ( Ga 8, 55 ).
Đức Kitô biết về Cha và cái sự biết ấy là biết về một Thực Tại vượt ngoài mọi thứ suy luận. Cái
biết của con người là cái biết của tri thức nhưng chính cái biết ấy đã khiến cho Thực Tại bị khuất lấp. Con
người thông qua thần học tưởng rằng đã biết Thiên Chúa là đấng này đấng nọ nhưng hoàn toàn không
phải, đó chỉ là những ý tưởng mà người ta có về Thiên Chúa chứ chẳng phải Thiên Chúa như Ngài là.
Cũng bởi không biết Thiên Chúa đúng như Ngài là thế nên rút cục thần học đã giết bỏ Ngài ( Théologie de
la mort de Dieu ). Một khi Thiên Chúa bị khai tử thì con đường về với Chúa Cha đương nhiên cũng
chẳng thể còn. Thập giá Đức Kitô vì thế mà bị thế gian khinh miệt: “Vì lắm kẻ ăn ở như tôi đã ghe
phen nói với anh em, lại khóc mà nói nữa rằng họ là thù nghịch với thập giá Đức Kitô, kết cục của họ
là hư mất, thần của họ là cái bụng. họ lấy sự nhơ nhuốc mình làm vinh hiển. Họ chí hướng những sự
thuộc về đất” ( Pl 3, 18-19 ).
Ngày nay hơn bao giờ hết, người ta đang ra sức cổ võ
tuyên dương cho cái gọi là Tự Do, Nhân Bản, Nhân Quyền nhưng
thực chất đó chỉ là những danh từ sáo rỗng hòng che giấu âm mưu
tiêu diệt con người cả về phần xác lẫn phần hồn. Phần xác thì chấp
nhận cho ly dị phá thai hôn nhân đồng tính, chết êm dịu v.v… Còn
phần hồn thì chủ trương tự do, phá hỏng Mười Điều Răn Đức Chúa
Trời sáu Luật Điều Hội Thánh. Tính chất hủy diệt ấy ngày càng tinh vi
khó mà nhận biết nếu không đặt hết niềm tin vào Đức Kitô đấng là
đường là sự thật. Thánh Phao lô cũng như toàn thể các Thánh cũng
chỉ nhờ vào niềm tin ấy mới có thể sống Ơn Gọi của mình.
Các Thánh là những người đã tin tưởng và sống hết mình
với Ơn Gọi. Còn về phần tín hữu, chúng ta có thực tâm sống với Ơn
Gọi của mình hay không ? Quả thực không ai trong chúng ta từ khi
lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy lại không mang nơi mình Ơn Gọi làm
Kitô hữu: “Chỉ có một thân thể, một Thánh Linh cũng như trong sự kêu
gọi mình mà anh em đã được gọi đến một hy vọng, một Chúa một đức
tin một Phép Rửa. Một Đức Chúa Trời là Cha mọi người, suốt qua mọi
người và ở trong mọi người” ( Ep 4, 4-6 ). Chỉ có một Thân Thể đó là Thân Mình Đức Kitô cũng là Giáo
Hội Công Giáo Tông truyền do Chúa thiết lập. Trong Thân Mầu Nhiệm đó tất cả các Kitô Hữu đều là
những chi thể mà đã là chi thì phải gắn chặt với thân mới có sự sống “Ta là cây nho các ngươi là cành.
Ai cứ ở trong Ta thì nấy kết quả nhiều. Vì ngoài ta các ngươi không thể làm gì được” ( Ga 15, 5 ).
Ngoài Chúa Kitô không ai có thể làm chi được có nghĩa không thể đến được với Chúa Cha. Thật
vậy để có thể đến ( gặp được ) với Đấng Cha thì phải xoay cái tâm trở ngược vào bên trong bởi lẽ Đấng
ấy chẳng có ở đâu khác ngoài bản tâm mỗi người. Chính bởi Thiên Chúa là Đấng ở bên trong như thế
nên mới cần phải có đức Kitô dẫn đường chỉ lối, chúng ta mới có thể đến gặp gỡ với Ngài được. Đức Kitô
là Đấng dẫn đường còn chúng ta những Kitô Hữu là người có Ơn Gọi cần phải bước theo Ngài trong từng
bước chân nghĩa là từ trong tư tưởng. Chúa đòi buộc những ai theo Ngài thì phải từ bỏ và tính chất của
sự từ bỏ ấy phải diễn ra ngay từ trong tư tưởng bởi chưng tư tưởng là cái gốc của hành động..
II. Tu là chuyển nghiệp
Tu tức là sửa và việc sửa ấy bao giờ cũng là sửa từ cái hư hỏng thành cái tốt. cái sai thành cái
đúng. Cái xấu thành cai đẹp v.v… Trong vấn đề TU này, trước hết cần nhận ra cái hư cái sai cái xấu
mới có thể sửa. Có nhận ra nhà mình hư hỏng dột nát mới sửa. Có nhận ra lời nói mình trước đó sai
mới sửa lại cho đúng. Các bà có nhận ra thân thể mình xấu, già mới tìm đến thẩm mỹ viện để căng da
mặt, sửa cái cằm cái mũi, hút bớt mỡ bụng, nâng cao bộ ngực… Những việc tu sửa trên đây thuộc lãnh
vực vật chất. Còn trong tâm linh đó là sự chuyển hóa từ chỗ mê lầm đến chỗ tỉnh ngộ.
Mục đích Ơn Gọi là để chúng ta từ chỗ mê đến chỗ tỉnh. Phêrô và các bạn đang đánh cá thì được
Chúa Giê Su mời gọi và ông đã bỏ tất cả để theo Ngài. Giả thử không theo Chúa thì các ông ấy vẫn chỉ
là những người đánh cá tầm thường vô danh nơi cái xó biển heo hút ấy. Thế nhưng Phêrô đã theo
Chúa và sau này trở nên thủ lãnh Giáo Hội vang danh toàn cầu. Giả thử Phaolô qua biến cố Đamas
không trở lại thì vẫn chỉ là người đi bắt đạo và sống mãi trong thù hận tăm tối. Nhưng Phaolô đã tin theo
Chúa trở thành người truyền đạo, sứ đồ và giáo sư đầy tràn khôn ngoan Thánh đức. Giả thử Mátthêu
17
không nghe theo lời kêu gọi của Chúa thì vẫn chỉ là viên thu thuế tối ngày bận bịu với những con số vô
tri. Nhưng ngài đã trở thành một trong bốn Thánh ghi chép Tin Mừng mà không giờ phút nào tên ngài
không vang lên khắp nơi khắp chốn địa cầu.
Dù là người chài lưới, thu thuế hay luật sư v.v… thì đó cũng chỉ là cái nghề để kiếm sống. Chữ
nghề luôn đi đôi với chữ nghiệp gọi là nghề nghiệp. Nghề nào thì nghiệp đó. Trong lãnh vực đời sống thì
nghề chài lưới có cái nghiệp của nghề chài lưới. Nghề luật sư có cái nghiệp của nghề luật sư v.v…
Trong lãnh vực tâm linh làm lành có cái nghiệp lành, làm ác có cái nghiệp ác.
Mặc dù như thế, nghiệp là cái không cố định. Một người có thể chuyển từ nghề này sang nghề
khác mà nghề đã thay thì nghiệp cũng thay đó là lẽ tất nhiên. Người làm ác có thể chuyển hóa thành
người lành nếu có cơ duyên. Những việc chuyển ác ra lành, hay ngược lại, lành ra ác đó tất cả đều do
tỉnh hay mê. Tỉnh thì chuyển ác ra lành còn mê thì chuyển lành ra ác. Cùng một Ơn Gọi nhưng Giuđa thì
khác với các Tông Đồ còn lại. Giuđa được kêu gọi nhưng đã phản bội tức từ lành chuyển sang ác.
Ngược lại Phêrô, Phaolô, Mátthêu… đã tỉnh ngộ theo Chúa đến cùng để được hưởng hết quả lành này
đến quả lành khác và quả lành tối thượng đó là nhận biết Đấng Cha cũng là Sự Sống Đời Đời: “Sự sống
đời đời là nhận biết Cha tức Chân Thần Duy Nhất cùng Giêsu Kitô mà Cha đã sai đến” ( Ga 17, 3 ).
Tạo nghiệp nào sẽ có quả đó, Các Thánh vì tạo nghiệp lành nên đã được hưởng quả lành. Tuy
nhiên để tạo được nghiệp lành là điều rất khó nếu không có Chúa. Lý do tạo nghiệp lành khó là bởi con
người không làm chủ được mình: “Vả tôi biết rằng trong tôi tức là ở trong xác thịt tôi chẳng có điều gì
lương thiện. Vì lòng muốn thì ở nơi tôi nhưng quyền lực làm điều thiện thì lại không có. Cho nên điều
thiện tôi muốn thì tôi không làm. Còn điều ác tôi không muốn thì tôi lại làm. Song nếu tôi làm điều tôi
không muốn thì chẳng còn phải là tôi làm điều đó bèn là tội lỗi ở trong tôi” ( Rm 7, 18-20 ).
Tại sao điều thiện muốn làm lại không làm, điều ác không muốn làm lại làm ? Nguyên nhân tất cả là
do nơi Tội Nguyên Tổ là tội phân biệt ( St 3, 15 ). Chính cái tội phân biệt này mà đã hình thành nên một
“Cái Tôi” ảo tưởng. Từ lời nói hành vi cho đến ý nghĩ không có bất cứ thứ gì mà không gắn liền với “Tôi”:
Tôi đi, tôi nói, tôi nghĩ… Chính từ những “Cái Tôi” ấy mà phát xuất ra những cái tôi yêu tôi ghét, tôi muốn
tôi vui tôi buồn… Sở dĩ điều thiện tôi muốn mà lại không làm còn điều ác không muốn lại làm là bởi đã bị
“Cái Tôi” đó dẫn dắt. Vấn đề quan trọng đặt ra cho việc TU đó không phải là để tiêu diệt “Cái Tôi” ( Thật ra
làm sao có thể diệt “Cái Tôi” chỉ là ảo tưởng đó. Nó đã không thật có thì làm sao mà diệt ? ) nhưng là
chuyển hóa nó. Mặt khác, không ai có thể tự chuyển hóa mình, bởi như thế là vô lý.
Thánh Phaolô một bậc thầy về tâm linh sau biết bao nỗ lực chuyển hóa mình để rồi đã phải thốt
lên: “Ôi tôi là kẻ khốn nạn biết chừng nào. Ai sẽ giải cứu tôi khỏi thân thể hay chết này ? Cảm tạ Đức
Chúa Trời chỉ nhờ vào Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta” ( Rm 7, 24-25 ).
Chỉ nhờ vào Chúa Giêsu Kitô con người mới có thể chuyển hóa
được mình. Lịch sử Giáo Hội đã ghi nhận biết bao những con người TU,
những Dòng Tu. Các Thánh Ẩn Tu như Thánh Antôn ( 251 – 356 ),
Thánh Phanxicô Assisi ( 1181 – 1226 ) đấng sáng lập Dòng Khó Khăn.
Thánh Inhatiô Loyola ( 1491 – 1556 ) đấng sáng lập Dòng Tên. Thánh
Đa Minh, đấng sáng lập Dòng Thuyết Giáo. Thánh An Phong de
Liguori ( 1696 – 1787 ) đấng sáng lập DCCT v.v…
Mỗi đấng Thánh dĩ nhiên có đường lối phương pháp của mình
nhưng tất cả đều lấy Đức Kitô để làm mẫu mực noi theo. Mẫu mực ấy
hết thảy không ngoài con đường vâng theo Thánh ý Thiên Chúa:
“Chẳng phải mỗi kẻ nói cùng Ta rằng: "Lạy Chúa, lạy Chúa mà vào
được Nước Trời đâu. Nhưng chỉ kẻ nào làm theo Thánh Ý Cha ta mà
thôi. Trong ngày đó nhiều người sẽ nói cùng Ta rằng. Lạy Chúa chúng
tôi há chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri sao ? Nhân danh
Chúa mà đuổi quỷ sao và nhân danh Chúa làm nhiều việc quyền năng
sao ? Khi ấy ta sẽ công bố với họ rằng Ta chẳng hề biết các ngươi ớ
những kẻ làm ác kia !” ( Mt 7, 21-23 ).
Nhân danh Chúa nói tiên tri, trừ quỷ, làm nhiều việc quyền
năng, … tất cả những việc ấy đối với thế gian thực là lớn lao nhưng với
Chúa lại là ác. Tại sao thế ? Bởi vì tất cả việc họ làm ấy đó chỉ vì “Cái Tôi” mà làm. Còn vì “Cái Tôi” mà
làm thì đối với Chúa bị coi là ác. Trái lại chỉ khi nào bỏ được “Cái Tôi” thì Thánh ý Chúa mới được thể
hiện. Sự thể hiện của Thánh ý tất cả hệ tại ở giới răn yêu thương “Có luật sĩ hỏi: "Thưa Thầy trong luật
pháp, điều răn nào trọng nhất. Chúa đáp: ngươi hãy hết lòng hết linh hồn hết ý chí mà thương yêu Chúa là
Đức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn lớn và đầu nhất. Còn điều thứ hai cũng vậy, ngươi hãy thương yêu
kẻ lân cận như mình. Cả luật pháp lẫn tiên tri đều tóm lại trong hai điều răn ấy” ( Mt 22, 35-40 ).
18
Ephata 636
Ephata 636
Ephata 636
Ephata 636
Ephata 636
Ephata 636
Ephata 636
Ephata 636
Ephata 636
Ephata 636
Ephata 636

More Related Content

What's hot

Obv Newsletter Volume 10 Vietnamese
Obv Newsletter Volume 10 VietnameseObv Newsletter Volume 10 Vietnamese
Obv Newsletter Volume 10 VietnameseOneBodyVillage
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3Đặng Phương Nam
 
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)Ngukita Nguyen
 

What's hot (8)

Ephata 635
Ephata 635Ephata 635
Ephata 635
 
Ephata 638
Ephata 638Ephata 638
Ephata 638
 
Obv Newsletter Volume 10 Vietnamese
Obv Newsletter Volume 10 VietnameseObv Newsletter Volume 10 Vietnamese
Obv Newsletter Volume 10 Vietnamese
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
 
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
 
Hoa nguc dan brown
Hoa nguc   dan brownHoa nguc   dan brown
Hoa nguc dan brown
 
Ephata 637
Ephata 637Ephata 637
Ephata 637
 
Ephata 625
Ephata 625Ephata 625
Ephata 625
 

Viewers also liked

International OnQ PM 200 - Groups Level Two
International OnQ PM 200 - Groups Level TwoInternational OnQ PM 200 - Groups Level Two
International OnQ PM 200 - Groups Level Twomhtar
 
Dr matthew katz_médias_sociaux_19_avril_2012
Dr matthew katz_médias_sociaux_19_avril_2012Dr matthew katz_médias_sociaux_19_avril_2012
Dr matthew katz_médias_sociaux_19_avril_2012laucyn
 
China electric power construction industry market forecast and investment str...
China electric power construction industry market forecast and investment str...China electric power construction industry market forecast and investment str...
China electric power construction industry market forecast and investment str...Qianzhan Intelligence
 
China luxury industry market demand and investment forecast report, 2013 2017
China luxury industry market demand and investment forecast report, 2013 2017China luxury industry market demand and investment forecast report, 2013 2017
China luxury industry market demand and investment forecast report, 2013 2017Qianzhan Intelligence
 
China modern agriculture business model and industrial chain investment strat...
China modern agriculture business model and industrial chain investment strat...China modern agriculture business model and industrial chain investment strat...
China modern agriculture business model and industrial chain investment strat...Qianzhan Intelligence
 
Carnivores: Inspection under Philosophy of Action
Carnivores: Inspection under Philosophy of ActionCarnivores: Inspection under Philosophy of Action
Carnivores: Inspection under Philosophy of ActionYoav Francis
 
Java programming learning assistant system (jplas)
Java programming learning assistant system (jplas)Java programming learning assistant system (jplas)
Java programming learning assistant system (jplas)M Idris Setiawan
 
"A Single Man": Choosing Life in a Nietzschean Context
"A Single Man": Choosing Life in a Nietzschean Context"A Single Man": Choosing Life in a Nietzschean Context
"A Single Man": Choosing Life in a Nietzschean ContextYoav Francis
 
Diane Richey Resume4
Diane Richey Resume4Diane Richey Resume4
Diane Richey Resume4Diane Richey
 
China micro grid technology progress and prospects forecast report, 2013-2018
China micro grid technology progress and prospects forecast report, 2013-2018China micro grid technology progress and prospects forecast report, 2013-2018
China micro grid technology progress and prospects forecast report, 2013-2018Qianzhan Intelligence
 
Electronics Zener Diode Light Emitting Diode
Electronics  Zener Diode Light Emitting DiodeElectronics  Zener Diode Light Emitting Diode
Electronics Zener Diode Light Emitting Diodeayman diab
 
glue.things – a Mashup Platform for wiring the Internet of Things with the In...
glue.things – a Mashup Platform for wiring the Internet of Things with the In...glue.things – a Mashup Platform for wiring the Internet of Things with the In...
glue.things – a Mashup Platform for wiring the Internet of Things with the In...Robert Kleinfeld
 
CURRICULUM VITAE Susan Maggio
CURRICULUM VITAE Susan MaggioCURRICULUM VITAE Susan Maggio
CURRICULUM VITAE Susan MaggioSusan Maggio
 
人月神話: 第16章沒有銀彈:軟體工程的本質性 公開版
人月神話: 第16章沒有銀彈:軟體工程的本質性 公開版人月神話: 第16章沒有銀彈:軟體工程的本質性 公開版
人月神話: 第16章沒有銀彈:軟體工程的本質性 公開版Phoebe Lu
 

Viewers also liked (19)

Visual Resume of Fabrice L Broyld
Visual Resume of Fabrice L BroyldVisual Resume of Fabrice L Broyld
Visual Resume of Fabrice L Broyld
 
International OnQ PM 200 - Groups Level Two
International OnQ PM 200 - Groups Level TwoInternational OnQ PM 200 - Groups Level Two
International OnQ PM 200 - Groups Level Two
 
Dr matthew katz_médias_sociaux_19_avril_2012
Dr matthew katz_médias_sociaux_19_avril_2012Dr matthew katz_médias_sociaux_19_avril_2012
Dr matthew katz_médias_sociaux_19_avril_2012
 
China electric power construction industry market forecast and investment str...
China electric power construction industry market forecast and investment str...China electric power construction industry market forecast and investment str...
China electric power construction industry market forecast and investment str...
 
Air Quality Map
Air Quality MapAir Quality Map
Air Quality Map
 
Oksana cv 1
Oksana cv 1Oksana cv 1
Oksana cv 1
 
China luxury industry market demand and investment forecast report, 2013 2017
China luxury industry market demand and investment forecast report, 2013 2017China luxury industry market demand and investment forecast report, 2013 2017
China luxury industry market demand and investment forecast report, 2013 2017
 
China modern agriculture business model and industrial chain investment strat...
China modern agriculture business model and industrial chain investment strat...China modern agriculture business model and industrial chain investment strat...
China modern agriculture business model and industrial chain investment strat...
 
Carnivores: Inspection under Philosophy of Action
Carnivores: Inspection under Philosophy of ActionCarnivores: Inspection under Philosophy of Action
Carnivores: Inspection under Philosophy of Action
 
Java programming learning assistant system (jplas)
Java programming learning assistant system (jplas)Java programming learning assistant system (jplas)
Java programming learning assistant system (jplas)
 
Qodamah's Recommendation
Qodamah's RecommendationQodamah's Recommendation
Qodamah's Recommendation
 
Digital and Social Media Change Management
Digital and Social Media Change ManagementDigital and Social Media Change Management
Digital and Social Media Change Management
 
"A Single Man": Choosing Life in a Nietzschean Context
"A Single Man": Choosing Life in a Nietzschean Context"A Single Man": Choosing Life in a Nietzschean Context
"A Single Man": Choosing Life in a Nietzschean Context
 
Diane Richey Resume4
Diane Richey Resume4Diane Richey Resume4
Diane Richey Resume4
 
China micro grid technology progress and prospects forecast report, 2013-2018
China micro grid technology progress and prospects forecast report, 2013-2018China micro grid technology progress and prospects forecast report, 2013-2018
China micro grid technology progress and prospects forecast report, 2013-2018
 
Electronics Zener Diode Light Emitting Diode
Electronics  Zener Diode Light Emitting DiodeElectronics  Zener Diode Light Emitting Diode
Electronics Zener Diode Light Emitting Diode
 
glue.things – a Mashup Platform for wiring the Internet of Things with the In...
glue.things – a Mashup Platform for wiring the Internet of Things with the In...glue.things – a Mashup Platform for wiring the Internet of Things with the In...
glue.things – a Mashup Platform for wiring the Internet of Things with the In...
 
CURRICULUM VITAE Susan Maggio
CURRICULUM VITAE Susan MaggioCURRICULUM VITAE Susan Maggio
CURRICULUM VITAE Susan Maggio
 
人月神話: 第16章沒有銀彈:軟體工程的本質性 公開版
人月神話: 第16章沒有銀彈:軟體工程的本質性 公開版人月神話: 第16章沒有銀彈:軟體工程的本質性 公開版
人月神話: 第16章沒有銀彈:軟體工程的本質性 公開版
 

Similar to Ephata 636

Gmd.089.09 Ngon Su Hom Nay
Gmd.089.09   Ngon Su Hom NayGmd.089.09   Ngon Su Hom Nay
Gmd.089.09 Ngon Su Hom Naymedom
 
Gmd.097.09 HàNg Giả NgườI Giả
Gmd.097.09   HàNg Giả   NgườI GiảGmd.097.09   HàNg Giả   NgườI Giả
Gmd.097.09 HàNg Giả NgườI Giảmedom
 
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docxHÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docxTOAN Kieu Bao
 
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017Venerable Thich Nguyen Tang
 
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtn
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtnTriduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtn
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtnMaike Loes
 
CHINH PHỤC KỶ NGUYÊN SỐ.pdf
CHINH PHỤC KỶ NGUYÊN SỐ.pdfCHINH PHỤC KỶ NGUYÊN SỐ.pdf
CHINH PHỤC KỶ NGUYÊN SỐ.pdfssuserdc787c
 
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdfHồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdfMan_Ebook
 
Kinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dich
Kinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dichKinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dich
Kinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dichVu Duc Nguyen
 
GỬI LẠI TRƯỚC KHI VỀ CÕI - Vũ-Cao-Quận
GỬI LẠI TRƯỚC KHI VỀ CÕI - Vũ-Cao-QuậnGỬI LẠI TRƯỚC KHI VỀ CÕI - Vũ-Cao-Quận
GỬI LẠI TRƯỚC KHI VỀ CÕI - Vũ-Cao-Quậnnataliej4
 

Similar to Ephata 636 (20)

Ephata 628
Ephata 628Ephata 628
Ephata 628
 
Ephata 604
Ephata 604Ephata 604
Ephata 604
 
Ephata 622
Ephata 622Ephata 622
Ephata 622
 
Ephata 629
Ephata 629Ephata 629
Ephata 629
 
Gmd.089.09 Ngon Su Hom Nay
Gmd.089.09   Ngon Su Hom NayGmd.089.09   Ngon Su Hom Nay
Gmd.089.09 Ngon Su Hom Nay
 
Gmd.097.09 HàNg Giả NgườI Giả
Gmd.097.09   HàNg Giả   NgườI GiảGmd.097.09   HàNg Giả   NgườI Giả
Gmd.097.09 HàNg Giả NgườI Giả
 
Thất Chân Nhân Quả.
Thất Chân Nhân Quả.Thất Chân Nhân Quả.
Thất Chân Nhân Quả.
 
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docxHÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
 
Cathedral total vhn
Cathedral total vhnCathedral total vhn
Cathedral total vhn
 
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017
 
Ephata 603
Ephata 603Ephata 603
Ephata 603
 
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtn
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtnTriduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtn
Triduo_Gli sguardi di suor Maria Troncatti vtn
 
Ephata 631
Ephata 631Ephata 631
Ephata 631
 
Tâm Bút
Tâm BútTâm Bút
Tâm Bút
 
Chua Bai Dinh
Chua Bai DinhChua Bai Dinh
Chua Bai Dinh
 
CHINH PHỤC KỶ NGUYÊN SỐ.pdf
CHINH PHỤC KỶ NGUYÊN SỐ.pdfCHINH PHỤC KỶ NGUYÊN SỐ.pdf
CHINH PHỤC KỶ NGUYÊN SỐ.pdf
 
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdfHồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
 
Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
Kinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dich
Kinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dichKinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dich
Kinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dich
 
GỬI LẠI TRƯỚC KHI VỀ CÕI - Vũ-Cao-Quận
GỬI LẠI TRƯỚC KHI VỀ CÕI - Vũ-Cao-QuậnGỬI LẠI TRƯỚC KHI VỀ CÕI - Vũ-Cao-Quận
GỬI LẠI TRƯỚC KHI VỀ CÕI - Vũ-Cao-Quận
 

More from Vu Mai JMV

More from Vu Mai JMV (15)

Ephata 634
Ephata 634Ephata 634
Ephata 634
 
Ephata 633
Ephata 633Ephata 633
Ephata 633
 
Ephata 632
Ephata 632Ephata 632
Ephata 632
 
Ephata 630
Ephata 630Ephata 630
Ephata 630
 
Ephata 627
Ephata 627Ephata 627
Ephata 627
 
Ephata 624
Ephata 624Ephata 624
Ephata 624
 
Ephata 621
Ephata 621Ephata 621
Ephata 621
 
Ephata 618
Ephata 618Ephata 618
Ephata 618
 
Ephata 616
Ephata 616Ephata 616
Ephata 616
 
Ephata 614
Ephata 614Ephata 614
Ephata 614
 
Ephata 612
Ephata 612Ephata 612
Ephata 612
 
Ephata 611
Ephata 611Ephata 611
Ephata 611
 
Ephata 610
Ephata 610Ephata 610
Ephata 610
 
Ephata 609
Ephata 609Ephata 609
Ephata 609
 
Ephata 608
Ephata 608Ephata 608
Ephata 608
 

Ephata 636

  • 1. E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com "CÓ NHỮNG NIỀM RIÊNG LÀM SAO NÓI HẾT…" Sáng ngày 8.1.2015, có một cuộc gặp gỡ thú vị, đó là cuộc gặp gỡ của một số anh chị em nghệ sĩ với Đức Cha chủ tịch Ủy Ban Giám Mục về Nghệ Thuật Thánh, trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Cuộc gặp gỡ quy tụ một số ít nghệ sĩ Công Giáo đến từ ba miền đất nước, và số nghệ sĩ này cũng thuộc nhiều thành phần, họa sĩ, điêu khắc gia, kiến trúc sư, nhiếp ảnh nghê thuật, đồ họa… Có những người còn rất trẻ, những sinh viên còn đang ngồi trên ghế giảng đường, và cũng có những bậc thầy trong lãnh vực nghệ thuật, những nghệ sĩ tên tuổi hoặc những giảng viên của các trường đại học. Trong cuộc gặp gỡ, ngoài những chia sẻ có tính cá nhân hoặc nhóm, anh chị em nói lên những băn khoăn thao thức và những ước mơ của mình. Nói về ước mơ thì có lẽ không ai ước mơ nhiều bằng giới nghệ sĩ, đặc biệt là nghệ sĩ sáng tác, có thể nói là đầy ắp ước mơ. Có những ước mơ để mà ước mơ, có những ước mơ được đeo đuổi để thể hiện và có những ước mơ cứ mãi làm trăn trở thao thức khôn nguôi. Có những tâm tình vui mừng tạ ơn, nhưng cũng có những nỗi niềm day dứt. Có những bằng lòng với hoàn cảnh thuận lợi, nhưng cũng có những vùng vẫy với cảm giác vô vọng. Có những thành công trên con đường nghệ thuật tôn giáo, nhưng cũng có những tổn thương làm đau đớn lòng nhiệt thành. Tuy nhiên, nhìn chung anh chị em vẫn cố gắng tự thân vận động, như là một duyên phận, như là một ơn gọi mà không thể là khác được. Như bối cảnh chung của xã hội, những hoạt động nghệ thuật một khi bị thống trị bởi những điều không phải là nghệ thuật, những sản phẩm – không thể gọi là tác phẩm – thể hiện sự què quặt ngay trong hình tượng của nó. Có một thời nghệ thuật được sử dụng như một công cụ thuần túy tuyên truyền của chế độ. Xã hội thay đổi, mở cửa cho cả thế giới ùa vào, chắp cánh bay ra biển lớn, xu thế không thể đảo ngược, anh chị em nghệ sĩ có cơ hội vươn tầm. Không kể những cuộc chảy máu nghệ thuật, ngay trong nước, một số anh chị em nghệ sĩ có cơ hội trình làng thế giới những tác phẩm để đời, khẳng định tài năng và bản lĩnh nghệ thuật của mình. Tài năng và sự sáng tạo của anh chị em được thế giới công nhận một khách quan, giá trị tác phẩm của anh chị em đươc khẳng định, chấm dứt ( tuy chưa thoát ra khỏi nhưng đã hết rồi ) một thời kỳ nghệ sĩ bị coi rẻ và phải làm theo ý kẻ có quyền hoặc có tiền nếu muốn tồn tại. Trong lãnh vực tôn giáo thì sao ? Vẫn tiếp tục là những lời kêu ca của những anh chị em thành tâm thiện chí, tha thiết dùng tài năng của mình để đóng góp xây dựng Hội Thành. Điêu khắc, hội họa, kiến trúc… nhưng những lời than van về kiến trúc thì cay đắng và nhiều hơn cả. Anh chị em tha thiết muốn được tôn trọng tài năng để dùng tài năng đó đóng góp vào sự nghiệp chung của Hội Thành. Giáo Hội đã từng dưỡng nuôi nghệ thuật, nhờ Giáo Hội, nghệ thuật thăng hoa vươn mình làm phong phú Giáo Hội, sản sinh ra những nền văn hóa tuyệt vời của nhân loại, biến ngôi nhà nhân loại thành một vùng không gian được tái tạo một cách tài hoa đáng sống. Buồn tủi thay, đó đây vẫn còn nhiều lắm những vị Giáo Sĩ làm “thầy cả” trong mọi sự, ứng xử theo kiểu "tôi bỏ tiền, anh phải làm theo ý tôi", cộng thêm sự thao túng của những đại gia thừa tiền thiếu tâm, muốn sử dụng mọi sự dưới uy lực của tiền bạc, huênh hoang tuyên bố tài trợ hay cho tiền những ai làm Nhà Thờ theo ý họ, mà ý họ là ý của những kẻ hoàn toàn nằm ngoài chuyên môn của mọi lãnh vực thuộc Nhà Thờ, kết quả 1 NĂM THỨ 15 – SỐ 636 – CHÚA NHẬT 11.1.2015
  • 2. là Giáo Hội đang sở hữu khá nhiều Nhà Thờ được xây dựng một cách tùy tiện bừa bãi, nếu không muốn nói là kệch cỡm ! Anh chị em kiến nghị với Bề Trên một cơ cấu nào đó khả dĩ giúp cho nghệ thuật có chỗ đứng trong việc xây dựng Thánh Đường, các mô hình quản lý Nghệ Thuật Thánh của Phương Tây rất hay, nhưng hẳn nhiên không thể áp dụng vào xã hội chúng ta một cách rập khuôn. Thiết tưởng 15 căn bệnh mà Đức Thánh Cha vừa nói với chúng ta khi ngài gặp Giáo Triều dịp đầu năm là những lưu ý, và là những phương thuốc giúp chúng ta chữa trị não trạng "thầy cả" của chúng ta thật hiệu nghiệm… Lm. VĨNH SANG, DCCT, 9.1.2015 MỤC LỤC TÌM BÀI: "CÓ NHỮNG NIỀM RIÊNG LÀM SAO NÓI HẾT…" ( Lm. Vĩnh Sang ) ................................................. 01 ĐỂ ĐƯỢC THANH TẨY ( AM. Trần Bình An ) ...................................................................................... 02 CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA, CẢ TRẦN GIAN ĐƯỢC THÁNH HÓA ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ...... 04 ÂN SỦNG CỦA BÍ TÍCH RỬA TỘI ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ........................................................ 05 DÒNG NƯỚC VÀ DÒNG ĐỜI ( Trầm Thiên Thu ) ................................................................................ 08 ................................................................................................................................................................... PHONG CÁCH PHANXICÔ – BÀI 30: Công đạo của Phanxicô ( Nguyễn Trung ) ................................ 10 TU TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY ( Phùng Văn Hóa ) ......................................................................... 15 LINH MỤC, NGƯỜI LÀ GÌ ? ( Lm. Trần Tuyên ) ................................................................................... 19 "THẦN BÒ-BOUL", TƯỢNG CHÚA GIÊSU HÀI ĐỒNG BAN NHIỀU ƠN LẠ ( Trần Quốc Bảo ) .......... 22 SỰ IM LẶNG NGỌT NGÀO ( Sưu tầm từ wattpad.com ) ...................................................................... 25 NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Trung Tâm Mục Vụ DCCT ) ................ 26 ĐỂ ĐƯỢC THANH TẨY Theo sách Xuất Hành, Môsê là con trai của Amram, thuộc chi tộc Lêvi, mẹ là Giôsêbét. Môsê có một chị gái lớn hơn 7 tuổi tên Miriam, và một anh trai lớn hơn 3 tuổi tên Aaron. Theo sách Sáng Thế ( x. St 46, 11 ). Thân phụ của Amram, ông Kêhát, ở trong số 70 người thuộc gia đình Giacóp vào ngụ cư ở Ai Cập. Như thế, Môsê là thế hệ thứ hai sinh trưởng tại Ai Cập. Môsê chào đời khi vua Pharaô ra lệnh sát hại tất cả bé trai Do Thái bằng cách trấn nước chúng tại sông Nile. Cả kinh Torah và sử gia Flavius Josephus đều không nói gì đến tên tuổi và thân thế của Pharaô này. Người ta không rõ đây là vị Pharaô nào trong lịch sử Ai Cập cổ đại, và có những quan điểm cho rằng đây là vua Seti I hoặc là vua Rameses II của Vương triều thứ 19. Jochebed, sau khi sinh hạ một con trai, đã tìm cách giấu đứa bé trong ba tháng. Khi biết không thể bảo vệ đứa bé lâu hơn nữa, Jochebed đặt đứa bé vào một cái nôi và thả trôi theo dòng sông Nile. Miriam, chị của cậu bé, dõi theo canh chừng chiếc thuyền con bé tí này cho đến khi nó trôi giạt vào nơi công chúa Thermuthis ( Bithiah ) đang tắm cùng các nữ tì. Công chúa thấy đứa bé nằm trong nôi bèn ra lệnh vớt lên. Miriam tìm đến và xin công chúa nhận cô làm vú nuôi chăm sóc đứa bé. Về sau, Jochebed thay thế con gái trở thành vú nuôi của đứa bé. Khi lớn lên, Môsê được đem vào cung và được công chúa nhận làm con nuôi. Công chúa đặt tên đứa bé là Môsê, tiếng Do Thái là mashah nghĩa là được "cứu khỏi nước." Ông Môsê, ngôn sứ lãnh đạo dân Do Thái thoát khỏi kiếp nô lệ Ai Cập, lưu lạc suốt 40 năm trong sa mạc, đến miền Đất Hứa. Hình ảnh được cứu khỏi nước, ông Môsê thoát chết, khiến tín hữu Kitô liên tưởng đến phép thanh tẩy của Đức Giêsu giải thoát con người khỏi ách nô lệ tội lỗi và sự chết. Hôm nay, Giáo Hội mừng lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa bời ngôn sứ Gioan Tiền Hô. Có thể nhiều người cũng giống thái độ của Gioan, kinh ngạc thấy Đức Giêsu nằng nặc đòi ông Gioan làm phép rửa cho Người, vốn tinh tuyền, trong sạch, hoàn toàn vô tội. 2 CÙNG SUY NIỆM
  • 3. Làm người Làm sao thấu hiểu được mầu nhiệm Nhập Thể, Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta, nếu không xác tín vào Kinh Thánh, Lời Chúa ? Thánh Phaolô đã tóm lược công trình cứu độ con người: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hủy mình ra không, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng phục cho đến chết, chết trên cây thập tự” ( Pl 2, 6-7 ). Đức Giêsu sẵn sàng rời bỏ địa vị cao quý tột cùng, mặc lấy xác phàm, để cùng sống thân phận yếu đuối, mỏng dòn như nhân loại. Chẳng bao giờ có thần thánh nào khác dám tự hạ làm tiện dân bần cùng đến vậy. Chỉ vì tình yêu nhân loại, mà Người bất chấp gian lao, nguy khó, đe dọa và tước đi cả chính sinh mệnh. Nghèo khó Đường lối của Thiên Chúa hoàn toàn khác với đường lối con người, vốn ưa chuộng những điều phù phiếm hư ảo. Đức Giêsu không sinh trong gia đình giàu sang, phú quý, danh giá, nhưng trong cảnh nghèo khó mà công chính, đạo đức, thánh thiện. Máng cỏ Bêlem thô kệch, ngứa ngáy thay cho cái nôi ấm áp, êm ái. Thiếu thốn, bần cùng thay cho dư giả, sung túc tiện nghi. “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” ( Mt 5, 3 ). Trong Bát Phúc, thì tinh thần nghèo khó được Đức Giêsu đặt lên hàng đầu. “Xin Chúa cho con được khó nghèo như Chúa”. Thường con hay cầu nguyện ngược lại. ( Đường Hy Vọng, số 419 ). Gian truân Nhờ hơi ấm bò lừa, Hài Nhi bớt run rẩy trong tiết Đông giá lạnh. Hơn nữa, Hài Nhi hiền hòa còn chịu cảnh bôn ba, vất vả vượt biên Ai Cập, trong khi Mẹ Người và Cha nuôi âu sầu, lo lắng đem Người chạy trốn bạo quyền Hêrôđê lăm le sát hại. “Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Ðất Hứa làm gia nghiệp. Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an" ( Mt 5, 4 – 5 ). Người đã nêu gương đích thật về Bát Phúc, tỏa sáng chan hòa cho những ai muốn bước theo Người. Trong gian khổ có ba điều con nên tránh: - Đừng điều tra ‘Tại ai ?” Hãy cám ơn dụng cụ nào đó, Chúa dùng thánh hóa con. - Đừng than thở với bất cứ ai. Chúa Thánh Thế, Đức Mẹ là nơi con tâm sự trước hết. - Khi đã qua, đừng nhắc lại trách móc, hận thù. Hãy quên đi, đừng nhắc lại bao giờ và nói: "Alleluia !” ( Đường Hy Vọng, số 700 ). Khiêm hạ Thánh Gioan kinh ngạc thấy Đức Giêsu xếp hàng cùng với tội nhân khắp nơi tuôn đến, xin ngài ban phép rửa. Ai cũng đều không khỏi ngạc nhiên thấy vậy. Đấng Cứu Thế chí tôn, chí nhân, chí thánh lại tự hạ cùng cực, khi hòa mình vào đám đông tội lỗi. Bởi vì Người yêu thương con người, gánh trên mình tất cả tội lỗi gian trần, chịu phép rửa, đồng thời tiên báo cuộc tử nạn và phục sinh hầu cứu độ loài người. “Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” ( Lc 1, 52 ). Đức Mẹ Maria đã cảm nghiệm sâu sắc đức khiêm nhường, mà Chúa hằng yêu chuộng. “Trong cuộc đời Chúa Giêsu, Người yêu thương cách riêng những kẻ khiêm nhường, và quên hết tội lỗi của họ, không bao giờ nhắc lại: Phêrô, Maria Mađalêna, Dakêu… Chúa thân hành đến nhà họ, và đành chịu mang tiếng: “Bạn với quân thu thuế và tội lỗi.” ( Đường Hy Vọng, số 521 ). Vâng phục “Người đi cùng với cha mẹ, trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài.” ( Lc 2, 51 ). Ba mươi năm sau, Đức Giêsu vẫn tiếp tục vâng theo Thánh Ý Cha, khiêm nhường cúi đầu chịu phép rửa của ông Gioan, toàn tâm, toàn ý trung thành với sứ vụ cứu độ loài người. Người đã làm đẹp lòng Thiên Chúa Cha: “Con là Con yếu dấu của Cha, Cha hài lòng về con” ( Mc 1, 11 ). “Vâng phục trong thinh lặng, sự thật sẽ giải thoát con. Thinh lặng trong năm năm, mười năm, cả đời con. Thinh lặng trong sự chết… Chúa biết con đủ rồi, và ngày tận thế nhân loại cũng sẽ biết. ( Đường Hy Vọng, số 405 ). 3
  • 4. Lạy Chúa Giêsu, xin thức tỉnh chúng con trở về với Chúa, chừa thói kiêu căng, tự cao tự đắc, tự mãn, mà biết cúi mình, đấm ngực, ăn năn, sám hối, ý thức thân phận tội lỗi, mà canh tân đổi mới cuộc đời, hầu được Chúa giải thoát cứu rỗi. Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ giúp chúng con sống tự hạ, khiêm tốn, khó nghèo và vâng phục theo Mẹ, để được Chúa thương dẫn về sự sống. Amen. AM. TRẦN BÌNH AN CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA, CẢ TRẦN GIAN ĐƯỢC THÁNH HÓA Tiếp theo Lễ Chúa Hiển Linh, Phụng Vụ của Giáo Hội mời gọi chúng ta cử hành Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, kết thúc mùa Giáng sinh. Lễ này đã được các Giáo Phụ quan tâm đặc biệt ngay từ những thời kỳ đầu, vì tầm quan trọng đặc biệt có tính cổ thời của nó. Đây là lễ được mừng sớm nhất, chỉ sau lễ Phục Sinh, vì nó bao hàm lời rao giảng của các Tông Đồ, là điểm khởi hành cho tất cả những việc mà các Tông Đồ phải làm chứng cho ( x. Cv 1, 21-22; 10, 37-41 ). Thứ đến, đây là lần đầu tiên, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi được mạc khải một cách đầy đủ và rõ ràng. Lý do nữa là phép rửa của Chúa Giêsu nơi sông Giođan loan báo trước cho phép rửa bằng Máu của Chúa trên Thập Giá, và tượng trưng cho toàn bộ những hoạt động có tính cách bí tích của Ðấng Cứu Thế. Để thực hiện ơn cứu rỗi nhân loại, Ngài đặt mình vào hàng ngũ các tội nhân, mặc dù Ngài là Đấng vô tội, nhưng Ngài đã mang trên mình tất cả tội lỗi của nhân loại. Hành động khiêm nhường và tự hủy này, đã được Chúa Cha chứng dám: "Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha" ( Mc 1, 11 ). Cùng với Đức Giêsu, Chúa Thánh Thần xuất hiện dưới hình chim bồ câu đậu xuống trên Người, để chỉ cho chúng ta tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh mà chúng ta sẽ thấy diễn ra tương tự nơi biến cố Chúa Biến Hình. Câu hỏi được đặt ra trước hết là tại sao Chúa Giêsu là Đấng vô tội sao lại đến xin Gioan làm phép rửa ? Thánh Ghêgôriô, Giám Mục Nadien cho biết: "Có thể là Chúa muốn thánh hoá kẻ sắp làm phép rửa cho Chúa, nhưng chắc chắn để chôn vùi trọn vẹn con người Ađam cũ trong dòng nước. Thật vậy, trước khi thanh tẩy ta và để thanh tẩy ta, Chúa thánh hoá sông Giođan; vì Người vừa là thần khí vừa là xác phàm, nên Người cũng muốn nhờ Thần Khí và nước để đưa chúng ta vào đạo". Nên dù Gioan làm phép rửa, ông cũng chỉ là đèn đối với Mặt Trời, tiếng nói với Lời, phù rể đối với Chàng Rể, người cao trọng nhất trong số những người sinh bởi đàn bà với Trưởng Tử mọi loài thọ sinh, người nhảy mừng trong dạ mẹ với Đấng được thờ lạy ngay khi còn trong lòng mẹ, người tiền hô hiện tại và tương lai với Đấng vừa xuất hiện và sẽ xuất hiện. Quả thật, Gioan biết rằng mình sẽ được thanh tẩy bằng cuộc tử đạo. ( Trích bài giảng của Thánh Grêgôriô, Giám Mục Nadien ). Thánh Phêrô Kim Ngôn giải thích rằng: khi Gioan làm phép rửa cho Chúa Giêsu thì: "Tôi tớ đóng vai chủ, con người đóng vai Thiên Chúa, ông Gioan đóng vai Đức Kitô; ông đóng vai đó để lãnh ơn thứ tha chứ không phải để ban phát". Nên Gioan giảng: "Phần tôi, tôi đã rửa anh em trong nước, nhưng Người, Người sẽ rửa anh em trong Thánh Thần" ( Mc 1, 8 ). Đây là phép lạ vĩ đại đã xảy ra sau khi Đấng Cứu Thế chịu phép rửa; phép lạ này là khúc dạo đầu cho những gì sẽ xảy ra. Đây không phải là Thiên Đàng khi xưa đóng lại vì tội của Ađam nay mở ra, mà chính trời mở ra: "Khi vừa lên khỏi nước, Người liền thấy trời mở ra, thấy Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên mình" ( Mc 1, 10 ). Tại sao khi Chúa Giêsu vừa lên khỏi nước, trời lại mở ra ? Chúa Giêsu vừa bước lên khỏi nước lúc ấy trời mở ra là Chúa Giêsu nâng thế gian lên cao với Ngài. Vì xưa kia, khi bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng và bị lưỡi gươm lửa cấm đoán, chính Ađam đã đóng cửa trời lại, không cho mình mà cũng không cho con cháu vào. Nay nhờ Chúa Giêsu mà cửa trời được mở ra. 4
  • 5. Trời mở ra, còn mạc khải cho Gioan Tẩy Giả và những người Do Thái biết Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Theo Thánh Gioan Kim Khẩu, điều này muốn dạy chúng ta rằng, một sự tương tự vô hình cũng xảy ra khi chúng ta chịu Phép Rửa Tội: Chúa Thánh Thần cũng ngự vào tâm hồn của chúng ta. Ngài không ngự đến một cách hữu hình, bởi vì chúng ta không cần: đức tin hiện nay là đủ... Thiên Chúa mở cửa trời để kêu gọi chúng ta hướng về trời, vì quê hương chúng ta là Quê Trời, và mách bảo chúng ta rằng, chúng ta không có gì ở dưới đất. Tại sao Chúa Thánh Thần lại lấy hình một con chim bồ câu mà hiện xuống ? Lý do là vì chim bồ câu rất dịu dàng và trong sạch, và Chúa Thánh Thần là thần khí dịu êm và an bình. Chim bồ câu cũng nhắc cho chúng ta nhớ lại một sự kiện chúng ta đọc thấy trong Cựu Ước khi trái đất bị ngập do lũ lụt và toàn thể loài người trong nguy cơ hư mất, chim bồ câu ngậm cành ôliu xuất hiện để báo sự chấm dứt của cơn hồng thủy, tin vui hòa bình cho toàn thế giới. Giờ đây, tất cả những điều này cũng tiên báo về tương lai. Khi tất cả đã hư mất, nay được giải thoát và đổi mới, điều gì đã xảy ra khi nước lũ đến ngày hôm nay như là một trận lũ lụt của ân sủng và lòng thương xót Chúa... Chim bồ câu, thay vì ngậm một cành ôliu báo cho Noe là người duy nhất bước ra khỏi tầu để đặt chân lên mặt đất. Nay chim bồ câu báo tin trận hồng thuỷ tràn ngập thế gian đã lui đi, thế gian không còn phải chìm ngập trong cảnh trầm luân muôn đời nữa, phẩm giá Ơn Gọi làm con Thiên Chúa của chúng ta được phục hồi, và lôi kéo hết thảy mọi người lên Thiên Đàng. Lời ngôn sứ nói: "Tiếng Chúa vang rền trên nước… Tiếng Chúa uy linh tung sấm sét" ( Tv 28 ). Tiếng nào vậy ? "Này là tôi tớ Ta mà Ta nâng đỡ, là người Ta chọn, Ta hài lòng về người. Ta ban Thần trí Ta trên người" ( Is 42, 1 ). Đây là tiếng từ trời vọng xuống để làm chứng cho Đấng từ trời mà đến. Tiếng đó bày tỏ lòng tôn trọng thân xác dưới hình chim bồ câu, vì thân xác đã được thần hoá, khi Thiên Chúa tự tỏ mình ra trong thân xác: "Con là Con yêu dấu của Cha; Con đẹp lòng Cha" ( Mc 1, 11 ). Vậy, phép rửa của Chúa Giêsu và phép rửa của chúng ta có liên kết chặt chẽ với nhau. Phụng Vụ của ngày lễ này đã hát lên như sau: "Đức Kitô chịu phép rửa, cả trần gian được thánh hoá, chúng ta được tha thứ tội lỗi, được thanh tẩy nhờ nước và Thánh Thần" ( Tiền xướng của Kinh Benedictus, của Giờ Kinh Sáng ). Chúng ta hãy thanh tẩy mình cho thanh sạch, hãy tiếp tục thanh tẩy cho thanh sạch hoàn toàn và đem lòng tôn kính mà tưởng niệm ngày Đức Kitô chịu phép rửa, và hãy mừng lễ cách xứng đáng. Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ ÂN SỦNG CỦA BÍ TÍCH RỬA TỘI Sự kiện Chúa Giêsu chịu Phép Rửa là gạch nối giữa giai đoạn quan trọng: sống ẩn dật và rao giảng công khai. Sau 30 năm sống âm thầm với gia đình tại Nadarét, Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ loan báo Tin Mừng. Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa cũng là gạch nối giữa hai mùa: Giáng Sinh và Thường niên. Giáo Hội đã cùng sống với Chúa Giêsu qua các biến cố Giáng Sinh và Hiển Linh. Hôm nay Chúa Nhật I thường niên, Giáo Hội sẽ cùng đồng hành với Người qua các biến cố của đời rao giảng. 1. Chúa Giêsu chịu Phép Rửa Khởi đầu cuộc sống công khai, lúc đã 30 tuổi, tức là đã trưởng thành trọn vẹn như người Á Đông vẫn quan niệm "tam thập nhi lập", Chúa Giêsu tìm đến sông Giođan để xin Gioan Tẩy Giả cử hành phép rửa cho mình. Thật lạ lùng, trong số những người đến "xưng thú tội lỗi" ( Mc 1, 5 ) và chịu "phép rửa sám hối để đước ơn tha tội" ( Mc 1, 4 ) lại có Chúa Giêsu. Người là Đấng Thánh, là Thiên Chúa, siêu việt tuyệt đối, tại sao lại đến xin Gioan làm phép rửa sám hối ? Người là Đấng mà Gioan "không đáng cúi xuống cởi quai dép" lại có thể đứng chung với đám đông người tội lỗi chờ đến lượt mình được chịu thanh tẩy ? Đây là động thái gây kinh ngạc cho con người thời nay, vì khó hiểu: Đấng không có tội lại đi nhận phép rửa làm gì ? Nhưng người ta cũng sớm hiểu ra rằng: phép rửa của Gioan Tẩy Giả chỉ là nghi thức mang tính tẩy trần, nếu có giá trị thì chỉ theo quy định của lề luật thôi, còn chưa có hiệu quả đích thực tôn giáo. Chính Gioan Tẩy Giả đã minh định: "Tôi rửa anh em trong nước, nhưng Đấng đến sau tôi sẽ rửa anh em trong Thánh Thần và trong lửa". Khi Chúa Giêsu nhận phép rửa này, ngoài việc "nhập thế đến cùng", 5
  • 6. khiêm tốn xếp hàng đứng chung với các tội nhân đợi chờ đến phiên, Người còn hữu ý qua động thái có một không hai đó, công khai khởi đầu cuộc sống mới: cuộc rao giảng Tin Mừng cho mọi người. Tất cả các tiên trưng trong Cựu Ước đều được thực hiện trong Đức Kitô Giêsu. Để "chu toàn thánh ý Thiên Chúa" ( Mt 3, 15 ), Chúa Giêsu tự nguyện chịu phép rửa của Thánh Gioan, dành cho những người tội lỗi. Cử chỉ này cho thấy Chúa Giêsu đã đi vào mầu nhiệm "tự hạ" ( x. Pl 2, 7 ). Chúa Thánh Thần xưa kia đã bay là là trên mặt nước trong cuộc sáng tạo thứ nhất, nay ngự xuống trên Đức Kitô như khúc nhạc dạo đầu của bản giao hưởng sáng tạo mới, và Chúa Cha giới thiệu Chúa Giêsu là "Con Chí Ái" của Ngài ( Mt 3, 16-17 ). Trong cuộc Vượt Qua, Đức Kitô đã khơi nguồn Bí Tích Rửa Tội cho mọi người. Người nói về cuộc tử nạn sẽ phải chịu tại Giêrusalem như "một Phép Rửa" Người phải lãnh nhận ( x. Mc 10, 38; Lc 12, 50 ). Máu và nước chảy ra từ cạnh sườn Người bị đâm thâu trên thập giá ( Ga 19, 34 ) tiên trưng cho Bí Tích Rửa Tội và Bí Tích Thánh Thể là những Bí Tích ban sự sống mới ( x. 1Ga 5, 6-8 ); từ giây phút ấy, chúng ta có thể "sinh ra nhờ nước và Thánh Thần" để được vào Nước Thiên Chúa ( Ga 3, 5 ). Bí Tích Rửa Tội là cánh cửa phân chia tách bạch đời sống, một đàng là khép lại quá khứ của bóng tối, tội lỗi, chết chóc, và đàng khác là mở ra tương lai của ánh sáng, thánh ân, sự sống. Bí Tích Rửa Tội cần thiết cho ơn cứu rỗi, nên Bí Tích này cũng là khởi đầu cho một sự hiện diện mới: từ kẻ ngoại đạo trở thành người đã tòng giáo; từ một lương dân trở nên tín hữu; từ kẻ xa lạ trở thành người nhà của Thiên Chúa. Quả là một hồng ân vô cùng lớn lao cho những ai đón nhận trong lòng tin. 2. Ân Sủng của Bí Tích Rửa Tội Khi ban Bí Tích Rửa Tội, Thừa tác viên Giáo Hội đổ nước trên đầu thụ nhân và đọc công thức "Cha rửa con nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần". Đơn giản trong cung cách cử hành, nhưng hiệu quả ơn thánh lại phong phú bội phần. Bằng những hình ảnh do Thánh Kinh gợi ý, người ta trở thành thành viên trong Dân của Chúa Cha, chi thể trong Thân Mình Chúa Kitô và viên đá sống động kiến tạo Đền Thờ Chúa Thánh Thần. Con người mới chính là con cái Thiên Chúa và được thông phần vào sự sống của Thiên Chúa hằng sống. Bí Tích Rửa Tội là nền tảng của toàn bộ đời sống Kitô hữu, là cửa ngõ dẫn vào đời sống thần linh và mọi bí tích khác. Nhờ bí tích này chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi và tái sinh làm con cái Thiên Chúa, thành chi thể của Đức Kitô, được gia nhập và tham dự sứ mạng của Hội Thánh ( GLCG 1213 ). Bí Tích Rửa Tội tha thứ nguyên tội, mọi tội cá nhân và các hình phạt do tội. Bí Tích Rửa tội cho tham dự vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi nhờ ơn thánh hoá, nhờ ơn công chính hoá giúp tháp nhập vào Đức Kitô và Hội Thánh. Bí Tích này cho tham dự vào chức tư tế của Đức Kitô và tạo nền tảng cho sự hiệp thông với tất cả các Kitô hữu. Bí Tích này trao ban các nhân đức đối thần và các hồng ân của Chúa Thánh Thần. Người lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội thuộc về Đức Kitô luôn mãi: họ được đóng ấn không thể xóa được của Đức Kitô ( GLCG 263 ). Như vậy, có hai hiệu quả chính yếu của Bí Tích Rửa Tội là thanh luyện tội lỗi và tái sinh trong Chúa Thánh Thần ( x. Cv 2, 38; Gl 3, 5 ) sau đây: Được tha thứ tội lỗi Nhờ Bí Tích Rửa Tội, mọi tội lỗi đều được tha: nguyên tội, mọi tội riêng cũng như mọi hình phạt do tội ( x. DS 1316 ). Những người đã được tái sinh sẽ được vào Nước Thiên Chúa và không còn gì ngăn cản họ, dù là tội Ađam, tội riêng của họ, những hậu quả của tội, kể cả hậu quả trầm trọng nhất là xa lìa Thiên Chúa. Tuy nhiên, người đã được rửa tội còn phải chịu một số hậu quả tạm thời của tội như: đau khổ, bệnh tật, chết chóc hay những bất toàn trong cuộc sống như tính tình yếu đuối... và một sự hướng chiều về tội mà Truyền Thống quen gọi là vật dục hay nói bóng bẩy là "cái nôi của tội". "Thiên Chúa để vật dục lại cho chúng ta chiến đấu. Vật dục không có khả năng làm hại những ai không đồng tình mà còn can đảm chống lại nó nhờ ân sủng của Đức Kitô. Hơn nữa, "không đoạt giải nếu không thi đấu theo luật lệ" ( 2 Tm 2, 5 ) ( x. CĐ. Trentô: DS 1515 ). Trở nên thụ tạo mới Bí Tích Rửa Tội không chỉ rửa sạch mọi tội lỗi, mà còn làm cho người tân tòng trở nên "một thụ tạo mới" ( 2Cr 5, 17 ), thành nghĩa tử của Thiên Chúa ( x. Gl 4, 5-7 ), "được thông phần bản tính Thiên Chúa" ( 2Pr 1, 4 ), thành chi thể Đức Kitô ( x. 1Cr 6, 15; 12, 27 ) và đồng thừa tự với Người ( Rm 8, 17 ), thành đền thờ Chúa Thánh Thần ( x. 1Cr 6, 19 ). 6
  • 7. Chúa Ba Ngôi Chí Thánh ban cho người được rửa tội ơn thánh hóa, ơn công chính hóa, để người đó: - Có khả năng tin tưởng, trông cậy và yêu mến Người nhờ các nhân đức đối thần. - Có thể sống và hành động dưới tác động của Chúa Thánh Thần nhờ các hồng ân. - Ngày càng hoàn thiện hơn nhờ các nhân đức luân lý. Toàn bộ đời sống siêu nhiên của người Kitô hữu đều bắt nguồn từ Bí Tích Rửa Tội. Bí Tích Rửa Tội làm cho chúng ta thành chi thể trong Thân Thể Chúa Kitô, "bởi thế, chúng ta là phần thân thể của nhau" ( Ep 4, 25 ). Bí Tích Rửa Tội tháp nhập chúng ta vào Hội Thánh. Dân Thiên Chúa của Giao Ước Mới phát sinh từ giếng rửa tội. Dân này vượt trên mọi ranh giới tự nhiên hay nhân trần, quốc gia, văn hóa, chủng tộc và giới tính. "Tất cả chúng ta đều đã chịu Phép Rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể" ( 1 Cr 12, 13 ). Những người đã được rửa tội trở nên "những viên đá sống động... để xây nên ngôi đền thờ của Thánh Thần, xây dựng hàng tư tế thánh" ( 1 Pr 2, 5 ). Nhờ Bí Tích Rửa Tội , họ tham dự vào chức tư tế của Đức Kitô, vào sứ mạng ngôn sứ và vương đế của Người: "Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hoàng tộc chuyên lo tế tự, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công vĩ đại của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối vào nơi đầy ánh sáng dịu huyền" ( 2Pr 2, 9 ). Bí Tích Rửa Tội cho các tín hữu tham dự vào chức tư tế cộng đồng của Dân Chúa. Người đã được rửa tội trở thành phần tử của Hội Thánh, họ "không còn thuộc về mình, nhưng thuộc về Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta" ( 1Cr 6, 19 ). Do đó, họ được mời gọi để phục tùng nhau ( x. Ep 5, 21; 1Cr 16, 15-16 ) và phục vụ nhau ( x. Ga 13, 12-15 ) trong tình hiệp thông của Hội Thánh. Họ được mời gọi vâng lời và phục tùng các vị lãnh đạo của Hội Thánh ( x. Dt 13, 17 ) với lòng kính trọng và quý mến ( x. 1Tx 5, 12-13 ). Bí Tích Rửa Tội đã trao cho người lãnh nhận những trách nhiệm và bổn phận, đồng thời cũng cho họ được hưởng những quyền lợi trong lòng Hội Thánh: được lãnh nhận các Bí Tích, được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và được Hội Thánh nâng đỡ bằng các trợ giúp thiêng liêng. ( x. LG 37 ). 3. Bí Tích Rửa Tội, hồng ân cao đẹp và kỳ diệu Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và Gioan là lúc Tân – Cựu Ước giao duyên, là lễ bàn giao giữa hai niên đại cũ và mới mà Chúa Giêsu và Gioan là đại biểu. Gioan, ngôn sứ cuối cùng của Cựu Ước gặp gỡ trao đổi bàn giao với Đức Kitô, vị ngôn sứ của thời kỳ mới. Nơi cuộc gặp gỡ lịch sử này, Thiên Chúa đã xuất hiện và chứng nhận. Lúc ấy các tầng trời mở ra, Thánh Thần đáp xuống như chim bồ câu và có tiếng Chúa Cha tuyên phán: Con là Con Ta yêu dấu. Ba Ngôi Thiên Chúa tỏ hiện vào chính lúc lịch sử của hai niên đại mới và cũ chuyển giao. Từ nay Chúa Giêsu sẽ lên đường vào sứ vụ mới với cuộc sống công khai, chính thức rao giảng Tin Mừng và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền trong dân chúng. Lời Người nói là Lời chân lý khai quang tâm hồn, dẫn người người về đường ngay nẻo chính Nước Trời, và việc Người làm là việc giải thoát đem lại ơn cứu rỗi, đưa toàn thể nhân loại vào trong tình nghĩa thiết ngàn đời với Thiên Chúa tình thương. Chúa Giêsu khai mở kỷ nguyên cứu rỗi. Theo Thánh Phaolô, nhận Bí Tích Rửa Tội chính là được tắm trong Chúa Thánh Thần, để được tái sinh và đổi mới ( x. Tt 3, 5 ). Được tái sinh làm con Thiên Chúa, những người đã được rửa tội có bổn phận tuyên xưng trước mặt mọi người Đức Tin mà họ nhận lãnh từ Thiên Chúa qua Hội Thánh ( x. LG 10 ), tham dự vào hoạt động tông đồ và truyền giáo của Dân Thiên Chúa ( x. LG 17; AG 7, 23 ). Thánh Giustinô gọi Bí Tích Rửa Tội là ơn soi sáng, vì những người được đạo lý giáo huấn thì tâm trí được soi sáng. Người chịu phép rửa, vì đón nhận Ngôi Lời là "ánh sáng đích thực chiếu soi mọi người" ( Ga 1, 9 ), nên sau khi "đã được soi sáng" ( Dt 10, 32 ), họ trở thành "con cái sự sáng" ( 1Tx 5, 5 ) và là "ánh sáng" ( Ep 5, 8 ). "Bí Tích Rửa Tội là hồng ân cao đẹp nhất và kỳ diệu nhất trong các hồng ân của Thiên Chúa... Chúng ta gọi là hồng ân, ân sủng, xức dầu, soi sáng, mặc lấy sự bất tử, tắm để tái sinh, ấn tín và tất cả những gì quý giá nhất. Là hồng ân, vì được ban cho những người trắng tay. Là ân sủng, vì được ban 7
  • 8. cho cả những người có lỗi. Dìm xuống, vì tội lỗi bị nhận chìm trong nước. Xức dầu, vì có tính cách linh thiêng và vương giả ( như những người được xức dầu ). Soi sáng, vì đó là ánh sáng chói lọi. Mặc, vì che đi nỗi tủi nhục của chúng ta. Tắm, vì làm cho chúng ta sạch. Ấn tín, vì gìn giữ chúng ta và là dấu chỉ về quyền tối cao của Thiên Chúa" ( Thánh Grêgôriô Nadien, Bài giảng 40, 3-4 ). Nhờ Bí Tích Rửa Tội, trong tư cách là "Kitô hữu thuộc về Chúa Kitô", chúng ta được nhắc nhớ về sứ mạng phải làm triển nở sự sống của Chúa Kitô nơi mình và nơi những người lân cận bằng lòng tin và bằng tình yêu chân thành và trung tín. Trong tư cách "Kitô hữu hướng về Chúa Kitô", chúng ta cũng được hun đúc để luôn biết sống bằng niềm hy vọng và bằng lời kinh phó thác, nhất là trong lúc gặp thử thách gian truân. Trong tư cách "Kitô hữu tìm về Chúa Kitô", chúng ta còn biết sẵn sàng thanh tẩy đời sống qua việc sám hối hòa giải để đón nhận lòng thương xót của Chúa một cách dồi dào hơn. Trong phép lần hạt Năm Sự Sáng, gẫm thứ nhất, chúng ta vẫn đọc: "Thứ nhất thì ngắm, Đức Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan. Ta hãy xin cho được sống xứng đáng là con cái Chúa". Theo gương Mẹ Maria, chúng ta xin được sống gắn bó với Chúa Giêsu mật thiết hơn, để xứng đáng là những người con yêu dấu của Thiên Chúa. Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN DÒNG NƯỚC VÀ DÒNG ĐỜI Lãnh nhận Phép Rửa là "dấu chỉ bề ngoài" chứng tỏ chúng ta đã đón nhận Đức Giêsu Kitô là Đấng Cứu Độ. Từ khi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được trở nên con cái Thiên Chúa, một hồng ân quá lớn ! Phép Rửa của Ông Gioan là Phép Rửa của sự sám hối ( Mt 3, 11 ), nhưng Chúa Giêsu vô tội nên không cần sám hối. Thánh Gioan nhân biết tội mình và biết mình chỉ là tội nhân, cần sám hối, không đáng xách dép cho Chúa Giêsu, nên ông ngại mà nói với Chúa Giêsu: "Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi !" ( Mt 3, 14 ). Nhưng Đức Giêsu trả lời: "Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính" ( Mt 3, 15 ). Nghe nói vậy ông Gioan mới chiều theo ý Ngài. Chúa Giêsu đến với Thánh Gioan Tẩy Giả cho thấy Ngài chấp nhận Phép Rửa của ông. Lòng thương xót của Thiên Chúa được tỏ hiện qua việc Chúa Giêsu chịu Phép Rửa. Nói cách khác, ngay từ lúc khởi đầu sứ vụ, Chúa Giêsu đã chứng tỏ Ngài là Đấng Mêsia và là "Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian" ( Ga 1, 29 ). Ông Gioan vừa làm Phép Rửa xong, Thiên Chúa liền tỏ ra dấu chỉ tỏ tường là "các tầng trời xé ra, và Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống", sự thật minh nhiên đó đã được chính Chúa Cha xác nhận: "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người" ( Mt 3, 17; x. Mc 1, 11 ). Thật kỳ diệu, "Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người" ( 2 Cr 5, 21 ). Chúa Giêsu là Đấng công chính, không cần sám hối, nghĩa là không cần chịu Phép Rửa, nhưng Ngài chịu Phép Rửa để làm gương cho chúng ta, còn chúng ta thực sự cần Phép Rửa và cần sám hối, vì chúng ta là các tội nhân. Hãy mở lòng để đón nhận ơn tha thứ ! Phép Rửa là "cửa ngõ" để chúng ta bước vào miền cứu độ. Trong cuộc đối thoại với ông Nicôđêmô, một thủ lãnh của người Do Thái, Chúa Giêsu nói với ông: "Không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên; không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí" ( Ga 3, 3 và 5 ). Và Thánh Phaolô xác định: "Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa" ( Ep 4, 5 ). Từ ngàn xưa, Đấng Kitô đã được đề cập với danh xưng Người-Tôi-Trung-Đau-Khổ: "Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn và quý mến hết lòng, Ta cho thần khí Ta ngự trên nó; nó sẽ làm sáng tỏ công lý trước muôn dân. Nó sẽ không kêu to, không nói lớn, không để ai nghe tiếng giữa phố phường. Cây lau bị giập, nó không đành bẻ gẫy, tim đèn leo lét, cũng chẳng nỡ tắt đi. Nó sẽ trung thành làm sáng tỏ công lý. Nó không yếu hèn, không chịu phục, cho đến khi thiết lập công lý trên địa cầu. Dân các hải đảo xa xăm đều mong được nó chỉ bảo" ( Is 42, 1-4 ). Người-Tôi-Trung đó chấp nhận đau khổ nhưng không muốn người khác chịu đau khổ, luôn chạnh lòng thương người khác, nhất là đối với những người yếu đuối, hèn mọn. 8
  • 9. Thiên Chúa xác nhận rạch ròi: "Ta là Đức Chúa, Ta đã gọi ngươi, vì muốn làm sáng tỏ đức công chính của Ta. Ta đã nắm tay ngươi, đã gìn giữ ngươi và đặt làm giao ước với dân, làm ánh sáng chiếu soi muôn nước, để mở mắt cho những ai mù loà, đưa ra khỏi tù những người bị giam giữ, dẫn ra khỏi ngục những kẻ ngồi trong chốn tối tăm" ( Is 42, 6-7 ). Mỗi chúng ta cũng được Thiên Chúa gọi đích danh và đặt vào một vị trí theo Thánh Ý Ngài, nhưng không phải để tự tôn hoặc ích kỷ giữ riêng cho mình, mà phải hành động tích cực, dùng những gì mình đã được Ngài trao ban để làm lợi cho tha nhân – đặc biệt là đối với những người bị áp bức, bị bóc lột, bị tước đoạt những quyền cơ bản của con người... Tất cả mọi sự chúng ta tận hưởng, cả tinh thần và vật chất, đều do Thiên Chúa ban, chúng ta chẳng có gì và chẳng đáng gì mà dám vênh vang tự đắc. Tác giả Thánh Vịnh đã nhận thức như vậy, và mời gọi chúng ta: "Hãy dâng Chúa, hỡi chư thần chư thánh, dâng Chúa quyền lực và vinh quang. Hãy dâng Chúa vinh quang xứng danh Người, và thờ lạy Chúa uy nghiêm thánh thiện" ( Tv 29, 1-2 ). Đó là bổn phận và trách nhiệm của mọi người. Chúng ta chúc tụng Ngài thì Ngài cũng chẳng thêm được gì, nhưng chính chúng ta lại hưởng lợi ích từ việc chúc tụng đó. Thiên Chúa luôn tìm mọi cách làm lợi cho chúng ta, thật là kỳ diệu quá ! Ngài là Đấng vô hình mà lại hữu hình, vì Ngài vẫn hiện diện trong mọi thứ: "Tiếng Chúa rền vang trên sóng nước, Thiên Chúa hiển vinh cho sấm nổ ầm ầm, Chúa ngự trên nước lũ mênh mông. Tiếng Chúa thật hùng mạnh ! Tiếng Chúa thật uy nghiêm !" ( Tv 29, 3-4 ). Thiên Chúa toàn năng, và chỉ có Ngài là Thiên Chúa duy nhất. Thật vậy, chính Thiên Chúa đã truyền lệnh: "Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta" ( Xh 20, 3; Đnl 5, 7 ). Thiên Chúa xuất hiện trong mọi vật và mọi sự. Những gì chúng ta gọi là tự nhiên hoặc thiên nhiên thì chính là Thiên Chúa: "Tiếng Chúa lay động cả rặng sồi, tuốt trụi lá cây cao rừng rậm. Còn trong thánh điện Người, tất cả cùng hô: Vinh danh Chúa ! Chúa ngự trị trên cơn hồng thủy, Chúa là Vua ngự trị muôn đời" ( Tv 29, 9-10 ). Bổn phận của chúng ta là phải tôn thờ, cảm tạ và chúc tụng Ngài, như Đức Giêsu Kitô đã nói: "Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho" ( Mt 6, 33 ). Tại nhà ông Conêliô, ông Phêrô lên tiếng nói: "Quả thật, tôi biết rõ Thiên Chúa không thiên vị người nào. Nhưng hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành thì dù thuộc bất cứ dân tộc nào, cũng đều được Người tiếp nhận" ( Cv 10, 34-35 ). Đức Giêsu nhập thể và nhập thế để "cứu cái gì đã hư mất" ( Mt 18, 11 ). Thánh Phêrô giải thích rạch ròi: "Người đã gửi đến cho con cái nhà Ítraen lời loan báo Tin Mừng bình an, nhờ Đức Giêsu Kitô, là Chúa của mọi người. Quý vị biết rõ biến cố đã xảy ra trong toàn cõi Giu-đê, bắt đầu từ miền Galilê, sau phép rửa mà ông Gioan rao giảng. Quý vị biết rõ: Đức Giêsu xuất thân từ Nadarét, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người. Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Người" ( Cv 10, 36-38 ). Trước khi Chúa Giêsu đến thế gian theo Kế hoạch Cứu độ của Thiên Chúa, ông Gioan đã được sai đến trước để dọn đường. Ông là người được Thiên Chúa sai đến, nhưng phong cách rất bình dân: Mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng. Có lần người ta hỏi ông là ai – Đấng Kitô, Êlia hay ngôn sứ ? Cả ba lần ông đều trả lời "không", ông chỉ dám nhận mình là "tiếng người hô trong hoang địa" ( Ga 1, 20-23 ). Ông khiêm nhường bao nhiêu thì chúng ta cảm thấy xấu hổ bấy nhiêu, vì chúng ta chỉ là "số không" thật lớn mà lại mạo nhận mình là "cái rốn của vũ trụ". Lạy Chúa tôi ! Ông rao giảng về Đức Kitô: "Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần" ( Mc 1, 7-8 ). Ông Gioan cho biết rằng ông cũng không biết Đức Giêsu là ai, nhưng khi ông làm Phép Rửa cho Ngài, rồi thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Ngài, nên ông nhận biết Ngài chính là "Đấng Thiên Chúa tuyển chọn" ( Ga 1, 32-34 ). Đặc biệt nhất là có tiếng từ trời xác nhận: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con" ( Mc 1, 11 ). Di tích sông Giođan, nơi Chúa Giêsu chịu phép rửa ( Mc 1, 6-11; Mt 3, 13-17; Lc 3, 21-22 ), cách trung tâm thành phố Tibêria khoảng 10 km về phía Nam trên sông Giođan, có một địa điểm thu hút 9
  • 10. khoảng nửa triệu người hằng năm. Theo khoa khảo cổ và Kinh Thánh, nơi thực sự Chúa Giêsu chịp phép rửa cách xa Yardenit cả trăm cây số, ở gần Biển Chết, thuộc về lãnh thổ Giođan: "Các việc đó đã xảy ra tại Bêtania, bên kia sông Giođan, nơi ông Gioan làm phép rửa" ( Ga 1, 28 ). Dòng sông Giođan bình thường, nhưng bỗng trở nên vô thường vì là nơi Chúa Giêsu chọn để ông Gioan làm Phép Rửa. Nước thật kỳ diệu. Nước rất mềm mà cũng rất mạnh, đặc biệt là không thể tách hoặc cắt được nước. Ở đâu có nước là có sự sống, người ta có thể nhịn đói chứ không thể nhịn khát, vì cơ thể chúng ta chứa tới 70% là nước, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 2 lít nước. Có điều lạ là quốc gia cũng được chúng ta gọi là "nước" – nước Việt Nam. Phải chăng Việt ngữ muốn diễn tả nơi mình sống được ví như nước ? Còn nước là còn nơi sống, mất nước là mất nơi sống ! Nước biểu hiện sự xuất hiện của Thiên Chúa, chứng tỏ quyền năng của Ngài: "Tiếng Chúa rền vang trên sóng nước, Thiên Chúa hiển vinh cho sấm nổ ầm ầm, Chúa ngự trên nước lũ mênh mông" ( Tv 29, 3 ). Với Thiên Chúa, nước cũng được Ngài coi là chất liệu quan trọng nên Ngài đã dùng nước để chứng tỏ chúng ta được tẩy sạch tội lỗi. Nước rất đặc biệt vì nước còn là chất liệu Chúa Giêsu dùng làm phép lạ đầu tiên tại tiệc cưới ở Cana ( Ga 2, 1-12 ), và cũng là chất liệu Ngài dùng để dạy "bài học phục vụ" khi Ngài rửa chân cho các môn đệ ( Ga 13, 1-20 ). Nước còn quan trọng hơn nữa vì nước là chất liệu biến chúng ta thành con cái Thiên Chúa: "Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí" ( Ga 3, 5 ). Chúa Giêsu được dìm mình trong dòng nước Giođan để khởi đầu sứ vụ, dòng nước đó trở nên Dòng Tình mà Chúa Giêsu muốn tuôn đổ Lòng Thương Xót cho chúng ta, đồng thời cũng giao trách nhiệm cho mỗi chúng ta phải đắm mình trong dòng đời để phục vụ mọi người, đó cũng là phục vụ chính Ngài vậy: "Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân" ( Kinh Hòa Bình – Thánh Phanxicô Assisi ). Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết đón nhậ Đức Kitô là Đấng cứu độ và hết lòng phụng sự Ngài qua việc phục vụ tha nhân, nhất là phục vụ những con người hèn mọn ở mọi ngõ ngách của cuộc đời này. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ chúng con. Amen. TRẦM THIÊN THU PHONG CÁCH PHANXICÔ Bài 30. Công đạo của Phanxicô Phần 1 Nhìn vào sơ đồ tổ chức của một Họ Đạo điển hình, ta có thể hình dung ra một thác nước trong đó nước chỉ chảy từ trên xuống dưới, từ bậc cao xuống bậc thấp. Từ Linh Mục Chánh Xứ các chỉ đạo cứ tuần tự đi xuống Hội Đồng Mục Vụ, Đoàn Thể và Khu Họ. Các mũi tên đều chỉ xuống. Sơ đồ tổ chức tại cấp Giáo Phận và tại Vatican, thường gọi là phẩm trật Hội Thánh, cũng không khác bao nhiêu. Khó mà nhìn ra vai trò của Đức Kitô trong những mô hình này. Ở Việt Nam còn có các thuật từ riêng biệt nhấn mạnh tính tương quan cha – con giữa Giáo Sĩ và Giáo Dân. Chức Vụ và Tước vị Cách xưng hô Giáo Tông Đức Thánh Cha, Đức Giáo Hoàng Ngài, Bề TrênHồng Y, Giám Mục. Đức Hồng Y, Đức Cha Đức Ông, Linh Mục Đức Ông, Cha, các Cha Kitô Hữu Giáo Dân, con, chúng con Tại các nơi khác, “Cha” ( Father ) là một Linh Mục cụ thể nào đó, nhưng các Cha ( The Fathers ) thì có khi lại là các Thánh Giáo Phụ ( The Fathers of the Church ). Cũng riêng ở nước ta mới có từ Giáo Dân để gọi các Kitô Hữu không có chức thánh hay lời khấn, trong khi về bản chất mọi người cũng đều là Kitô 10 CÙNG NHẬN ĐỊNH
  • 11. Hữu ( Christian ) có địa vị giống như và ngang bằng nhau, đều là Con Chiên của Đức Kitô, không ai là “Dân” của ai cả. Trong những ngày đầu năm 2015, truyền thông Công Giáo Việt Ngữ rầm rộ đưa tin: Đức Thánh Cha Phanxicô vinh thăng 20 tân Hồng Y. Không ai dám nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô vinh thăng 20 Đức Hồng Y. Không lẽ Giáo Hoàng lại có thể tấn phong các phàm nhân đang sống lên hàng Thánh Đức ( như Đức Phật, Đức Chúa ) sao ? Đài BBC tiếng Anh: Pope Francis has named 20 new cardinals: Papa Phanxicô chọn ( hay bổ nhiệm ) 20 tân Hồng Y. http://www.bbc.com/news/world-europe-30672018. Bản tin tiếng Việt cũng tương tự: Với việc Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám Mục Hà Nội, được chọn làm Hồng Y hôm 4.1.2015, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nay đã có sáu vị Hồng Y. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2015/01/150106_vietnam_va_sau_vi_hong_y_dxl Trong khi ngôn ngữ đời thường bình thường như thế thì từ ngữ đạo lại quá hoành tráng, coi tước Hồng Y là một vinh dự hiếm có chứ không phải là một trọng trách nặng nề. Người Việt vẫn thường nói trống là Phật hay Chúa thì tại sao ta không thể gọi là Hồng Y hay Giám Mục ? Nếu chỉ trong nội bộ Công Giáo với nhau thì sao cũng được đi. Nhưng để truyền giảng Tin Mừng cho người ngoài có hiệu quả thì ngôn từ đạo cần phải khiêm tốn và trung thực với truyền thống Kitô. Mới đây tôi được đọc lại lời một bài hát cũ trong website của cựu học sinh Lasalle Taberd: "Thế giới ngày nay không còn ma quái Thần tượng tàn rồi, còn anh với tôi Chúng ta đi tới bằng cái tầm thường thôi". ( Nguyễn Đức Quang – Không phải là lúc ) Người Việt luôn hiểu tôn giáo là đạo, mà đạo tức là đường đi. Đạo đức là phẩm chất tốt đẹp, quy phạm mà con người phải tuân theo. Đức 德 trong tiếng Hoa đứng riêng đã hàm nghĩa đạo đức, không thể được dùng làm kính từ đi trước một tước vị như trong tiếng Việt. Căn bản của Luật Giao Thông Đường Bộ là mọi người và phương tiện tham gia giao thông đều bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ giống như nhau. Vị năng sự nhân, yên năng sự quỷ 未能事人, 焉能事鬼 Chưa biết đạo thờ người, sao biết được đạo thờ quỷ thần ? Tại nhà có gia đạo, quốc gia có công đạo, trời có thiên đạo, đất có địa đạo ( đạo cư xử ở dưới đất chứ không có nghĩa là địa đạo Củ Chi ), trời đất có đạo trời đất, người với người phải có nhân đạo ( đạo lý làm người ). Kinh Dịch có câu 有天道焉, 有人道焉, 有地道焉 Hữu thiên đạo yên, hữu nhân đạo yên, hữu địa đạo yên: có đạo trời, có đạo người, có đạo đất. Tất cả đạo này đều chỉ là một và phải hài hòa với nhau. Ngôn từ trong Đạo Kitô cũng cần phải theo sát với đạo chung của người và của trời đất, tức là cần mang đặc tính khiêm tốn, bình dị, dễ hiểu, và nhất là cần phải truyền tải nội dung của Tin Mừng. “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian pháp” Phật Đạo ở giữa đời, không thể thoát đời được. Người tu Phật tự nhận và gọi mình là “bần tăng”, “bần đạo”, cung kính gọi Phật Tử là “thí chủ”. Họ tế nhị tránh ngôn từ gây dị ứng, lúng túng, thậm chí là xúc phạm không cần thiết cho người khác. Hồng Y theo nguyên ngữ Latinh là cardinalis chỉ có nghĩa giáo sĩ cao cấp, vai vế chỉ sau Giáo Tông, viết đầy đủ là sanctae romanae ecclesiae cardinalis ( Hoàng tử của Nhà Thờ Rôma ) vì các cardinalis được tham gia vào việc bầu cử và cũng có thể được chọn làm Giáo Tông. Phẩm phục màu đỏ máu nói lên rằng các vị này luôn phải sẵn sàng đổ máu đào ra vì lòng tin chứ không mang một ý nghĩa vương quyền cao sang nào khác. Cardinalis cardinalis ( Latinh ), cardinal ( Anh, Pháp, Tây Ban Nha ), cardinale ( Ý ), cardeal ( Bồ Đào Nha ) cũng là tên một loại chim thuộc họ Cardinalidae có bộ lông và cái mỏ mầu đỏ, tiếng Hoa gọi loài này là 鲜红色 tiên hồng sắc ( không phải là chim hồng tước). Cardinalis trong tiếng Hoa là 枢 机 主 教 Shūjī zhǔjiào xu cơ chủ giáo ( yếu cơ chủ giáo ) sát với nghĩa trong nguyên gốc Latinh. Họ đâu có gọi theo mầu áo là 红衣主教 Hồng Y Chủ Giáo đâu. Hồng 红 trong tiếng Hoa có nghĩa là đỏ máu như Hồng Hà, Hồng Quân, Hồng Kỳ, Hồng Vệ Binh, Hồng Bảo Thư ( 红宝书, sách quý mầu đỏ trích tuyển Mao Trạch Đông ). Còn mầu hoa hồng trên tay Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu là đào hồng 桃 红 . Độ dài sóng ( wavelength ) của mầu đỏ là 700 nanometers. Mầu đào hồng vì là tổng hợp giữa đỏ và trắng nên không có độ dài sóng riêng. Người và 11
  • 12. vật thường được mô tả theo mầu: thanh thiên bạch nhật, hồng y nữ hiệp, hắc long giang, bạch ốc, ngựa ô, mèo mun, mây trắng, non xanh, nước biếc, hoàng kim ( kim loại có mầu vàng tức là vàng )… Nhưng dùng mầu áo để nói lên một tước vị thì khá lạ lùng. Hồng Y chỉ có nghĩa là Áo Đỏ. Đức Hồng Y tức là Đức Áo Đỏ. Vì thế người ta cứ phải nói thêm là Hồng Y Giáo Chủ. Nhưng lại càng sai hơn vì chỉ có Chúa Giêsu mới là Giáo Chủ. Nhiều người Việt Nam chỉ hiểu hồng là hồng, đỏ là đỏ. Cờ đỏ sao vàng. Không ai nói cờ hồng sao vàng. Tại các xứ nóng nhiệt đới các Hồng Y thường mặc áo mầu trắng, không lẽ vì thế mà đổi thành Bạch Y ?!? ( hình Hồng Y Tarcisio Bertone ). Nếu không tìm được một từ thích hợp hơn ta có thể cứ tạm gọi theo gốc Latinh là là Ca-đi-nan. Còn nếu muốn nhấn mạnh đến trọng trách phụ tá cho Giáo Tông tại Vatican hay các Tổng Giáo Phận ta có thể tạm hiểu và tạm gọi là Giáo Phó giống như phó tổng thống, phó chủ tịch, phó giám đốc, phó giám mục, phó chủ nhiệm… Khác với mô hình thác nước, Thánh Phaolô đề ra mô hình thân thể Đức Kitô duy nhất giống như hình thập giá. Đức Kitô là đầu, tất cả mọi người đều là chi thể của một thân thể mà thôi. Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh; Người là khởi nguyên, là trưởng tử trong số những người từ cõi chết sống lại, để trong mọi sự Người đứng hàng đầu ( 1Cr 1, 18 ). Nhưng tôi muốn anh em biết rằng thủ lãnh của người nam là Đức Kitô, thủ lãnh của người nữ là người nam, và thủ lãnh của Đức Kitô là Thiên Chúa. Phàm người nam nào cầu nguyện hoặc nói tiên tri mà che đầu, thì hạ nhục Đấng làm đầu mình. Phàm người nữ nào cầu nguyện hoặc nói tiên tri mà lại để đầu trần, thì làm nhục kẻ làm đầu mình, vì người ấy như thể trọc đầu vậy ( 1Cr 11, 3-5 ). Cách dịch “thủ lãnh” như trên thiếu liên tục với mạch văn và sát với tư tưởng Phaolô vì tiếp liền sau đó và còn trong nhiều chỗ khác ông chỉ nhấn mạnh đến “cái đầu” của thân thể chứ không phải vai trò thủ lãnh. Thủ lãnh đâu có thí mạng sống mình ( x. Ga 10, 11 ) yêu thương đến nỗi hiến dâng Con Một ( x. Ga 3, 16 ), và biến máu thịt mình trở thành lương thực nuôi thuộc cấp bao giờ ( x. Ga 6, 55 ). Đức Giêsu luôn luôn gọi Thiên Chúa là Abba, không bao giờ gọi Cha của Người là thủ lãnh. Người còn coi mọi người tin là bạn ( x. Ga 15, 15 ). Giữa thủ lãnh và thuộc cấp chỉ có quan hệ chủ tớ mang nặng tính thần phục chứ không là tình nghĩa yêu thương tôn kính giữa cha con, vợ chồng, hay bạn hữu với nhau. Câu 1Cr 11, 3 trong bản tiếng Anh: The New American Bible, Revised Edition ( NABRE ) được dùng trong website chính thức của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ www.usccb.org/bible/: But I want you to know that Christ is the head of every man, and a husband the head of his wife, and God the head of Christ: Nhưng tôi muốn anh em biết rằng Đức Kitô là đầu của mọi người, người chồng là đầu của vợ mình, và Thiên Chúa là đầu của Đức Kitô. Thật vậy, ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức Kitô cũng vậy. Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất. Hơn nữa, những bộ phận xem ra yếu đuối nhất thì lại là cần thiết nhất. Như thế, không có chia rẽ trong thân thể, trái lại các bộ phận đều lo lắng cho nhau. Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung. Vậy anh em, anh em là thân thể Đức Kitô, và mỗi người là một bộ phận. ( x. 1Cr 12, 12-27 ). Phần 2 Trong cuộc mạn đàm thân mật với nhà báo vô thần Scalfari vào ngày 1.10.2013, được đăng trên Công báo chính thức của Vatican là L’Osser- vatore Romano ( Người quan sát Rôma ), Papa Phanxicô nói rằng: "Điều trước tiên tôi quyết định (sau khi nhận trọng trách Giáo Tông, là bổ nhiệm một nhóm 8 Hồng Y làm cố vấn cho tôi. Họ không phải là những nịnh thần ( courtiers ) mà là những người khôn ngoan có chung tâm tình với tôi." Thiên Chúa Đức Kitô Kitô Hữu Kitô Hữu Kitô Hữu Kitô Hữu Kitô Hữu Kitô Hữu Kitô Hữu Kitô Hữu Kitô Hữu Kitô Hữu Kitô Hữu 12
  • 13. Đây là khởi đầu của một Nhà Thờ với mô hình không phải theo chiều thẳng đứng từ trên xuống dưới ( thác nước ) nhưng dàn trải theo chiều ngang ( giống như một con đường ). http://www.vatican.va/news_services/or/or_quo/225q01.pdf Như thế Papa Phanxicô đã khởi sự một mô hình mới cho Nhà Thờ trong đó mọi thành phần Dân Chúa đều cùng sánh bước ngang hàng trên đường về Nhà Cha và cùng trên một “Con Đường Chung”, hay nói một cách trang trọng hơn là “Công Đạo”. "Trên đường về Nhà Cha, từng lớp người đi tới. Có muôn dân thế giới, và có đồng bào ta, Trên đường về nhà Cha, người đông đoài nam bắc. Mang hoa thơm cỏ lạ của rừng sâu đảo xa". ( Khởi Phụng – Quang Uy – Tiến Lộc ) Công 公 có nghĩa là (1) của chung cho mọi người: 公教 Công Giáo ( tôn giáo chung ), công cộng, công ích, công đồng, công đường (nơi xử kiện), công dân, công hữu, công luận, công lộ, công viên (2) chí công vô tư: công bình, công chính (3) không có gì che dấu: công nhiên, công khai. Đạo 道 có nghĩa (1) đường: thiết đạo – đường sắt, hà đạo – đường sông (2) đạo lý chung của loài người: chánh đạo, gia đạo, nhân đạo ( đạo làm người ), tu đạo, đồng đạo, đạo hữu (3) chân lý. 朝聞道, 夕死 可矣 Triêu văn đạo, tịch tử khả hĩ: Sáng nghe đạo, tối chết không tiếc. Công đạo 公道 có nghĩa (1) chính đạo 公道立, 姦邪塞 Công đạo lập, gian tà tắc: Đạo chính lập, gian tà hết (2) đường lớn, đại lộ (3) công bằng, công chính, công lý. Cùng đi đường thì mọi người và mọi phương tiện đều bình đẳng, không có nghĩa là ai cũng có bổn phận giống nhau. Chẳng lẽ ai cũng là tông đồ ? Chẳng lẽ ai cũng là ngôn sứ, ai cũng là thầy dạy sao ? Chẳng lẽ ai cũng được ơn làm phép lạ, ai cũng được ơn chữa bệnh sao ? Chẳng lẽ ai cũng nói được các tiếng lạ, ai cũng giải thích được các tiếng lạ sao ? ( 1Cr 12, 29-30 ). Cùng đi đường thì mọi người tin nơi Chúa Kitô ( bao gồm tất cả hàng Giáo Sĩ ) đều là Kitô Hữu, còn mọi người khác, dù có vô thần đi chăng nữa cũng đều là Đồng Đạo 同道 ( người cùng đi đường), Đạo Hữu 道 友 ( bạn cùng đạo tức là cùng đi đường ) với ta. Papa Phanxicô, Cha Chung của ta, vị Đại Diện Chúa Kitô trên trần gian, rất thoải mái khi được ngồi ngang hàng với các lãnh đạo tôn giáo bạn để cùng đọc và cùng ký vào tuyên ngôn chung chống lại tệ nạn nô lệ thời đại vào ngày 2.12.2014 tại Vatican. Theo ước tính hiện có khoảng 30 triệu người trên thế giới phải sống và làm việc như nô lệ dưới nhiều hình thức như nô lệ tình dụng, nô lệ lao động. Người ngồi bên phải Papa Phanxicô là Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Chân Không Nghiêm, đại diện cho Thiền Sư Nhất Hạnh. Ngày 30.11.2014, khi đến Thổ Nhĩ Kỳ, Papa Phanxicô đã khiêm tốn cúi đầu xin Thượng Phụ Chính Thống Bartholomew I ban phép lành cho mình. 300 triệu Tín Hữu Chính Thống đã rơi lệ cảm kích trước việc làm chưa từng có tiền lệ này. Điều quan trọng nhất không phải là ai đúng ai sai nhưng là mọi bên đều cần phải xám hối. Nhà Thờ Chính Thống đã tách khỏi Nhà Thờ Công Giáo từ năm 1054. Trước đó mỗi khi các Thượng Phụ Chính Thống đến Rôma đều luôn phải quỳ gối xuống hôn chân các Giáo Tông. Cũng trong chuyến tông du này, Papa Phanxicô còn cầu nguyện chung trong tư thế chắp tay cúi đầu khiêm tốn và lắng nghe bên cạnh Đại Giáo Trưởng Hồi Giáo tại Istanbul ( Grand Mufti Rahmi Yaran ). Đi theo Giêsu là đi theo đường hiền lành và khiêm nhường của Người ( x. Mt 11, 29 ). Thầy đi đâu, thì anh em đã biết đường rồi ( Ga 4, 4 ). Truyền giảng Tin Mừng là làm đường cho Chúa đến với người khác giống như Gioan Tẩy Giả: Tôi là tiếng người hô trong hoang địa: Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi ( Ga 1, 23 ). Con Đường Chung hay Công Đạo chúng ta đang đi, đích duy nhất chúng ta cùng muốn đến, và sự sống của tất cả từng mọi người chỉ là một thực thể duy nhất: Chúa Kitô. Đức Giêsu đáp: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy. Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người” ( Ga 14, 6-7 ). 13
  • 14. Để giúp cho đồng bào ta, cũng là Đồng Đạo, Đạo Hữu, Pháp Hữu của ta hiểu về Giêsu hơn, ta có thể diễn giảng ( không ai có quyền sửa đổi ), nói là hoằng dương chánh pháp thì cũng không sai: Giêsu là Chánh Đạo, là Chánh Pháp, và là Tái Sinh. Người đi đạo ở Việt Nam luôn khao khát tìm được Chánh Đạo ( đạo chân chính ), Chánh Pháp ( chân lý duy nhất ), Tái Sinh: đầu thai ở kiếp sau còn quan trọng hơn kiếp người hiện nay. Giêsu chính là lời đáp tuyệt đối và tuyệt vời nhất cho thao thức tận cùng này của kiếp nhân sinh. Giêsu được sinh ra trên đường, luôn sống trên đường ( nhiều nhà chú giải hiện nay cho rằng những người làm nghề thợ mộc như Giêsu vào thời đó luôn phải di chuyển liên tục khắp khu vực Galilê để tìm và vận chuyển đá, nguyên liệu chính để làm nhà ), rao giảng trên đường, làm phép lạ giữa đường, bị xử án tại công đường, vác thập giá trên đường, chết ngoài đường, sống lại trên đường, lên trời giữa đường. Người không hề dạy người tin phải xây lên những đền thờ hoành tráng để thờ phượng Người. Bản thân Người sẽ thay thế cho Đền thờ Giêrusalem. Người phụ nữ Samari nói với Đức Giêsu: “Cha ông chúng tôi đã thờ phượng Thiên Chúa trên núi này; còn các ông lại bảo: Giêrusalem mới chính là nơi phải thờ phượng Thiên Chúa.” Đức Giêsu phán: “Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giêrusalem. Người phụ nữ thưa: “Tôi biết Đấng Mêsia, gọi là Đức Kitô, sẽ đến. Khi Người đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự.” Đức Giêsu nói: "Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây” ( x. Ga 4, 19-26 ). Đức Giêsu đáp: “Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại.” Nhưng Đền Thờ Đức Giêsu muốn nói ở đây là chính thân thể Người” ( x. Ga 2, 19-21 ). Ngay lúc Người tử nạn thì: Mặt trời ngưng chiếu sáng. Bức màn trướng trong Đền Thờ bị xé ngay chính giữa ( Lc 23, 45 ). Từ đó trở đi chính Thân Thể Phục Sinh của Người mới là Đền Thờ đích thực. Trong 300 năm đầu tiên, các Kitô Hữu chỉ là một nhóm du thử du thực sống ngoài lề xã hội, thất học, hèn kém, chịu bách hại mọi mặt. Ngoài danh xưng Kitô Hữu và họp nhau lại tại bất cứ nơi nào thích hợp để cử hành Thánh Thể, họ không có gì khác. Không ai có phẩm phục áo đỏ, áo trắng, áo đen gì cả. Chỉ có một điều hiển nhiên là sớm muộn gì ai cũng có thể bị bắt mang cho thú vật ăn thịt, bị thiêu đốt, chém đầu, đóng đinh vào thập giá… Đây chính là Hội Thánh mà Chúa Giêsu muốn xây dựng trên đá tảng Phêrô. Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi ( Mt 16, 18 ). Câu này rất quan trọng xác định tính chính danh của Nhà Thờ. Trong khi Phúc Âm của Công Giáo Việt Nam dịch là Hội Thánh thì các tòa nhà cử hành phụng vụ lại gọi là Nhà Thờ. Như đã đề cập trong các bài trước, trên toàn thể thế giới Kitô và trong tất cả mọi ngôn ngữ chỉ có một danh xưng duy nhất cho Hội Thánh và Nhà Thờ vì cả hai chỉ là một Nhiệm Thể Chúa Kitô. Anh em Tin Lành làm tốt hơn nhiều, họ luôn gọi tất cả tòa nhà dùng để học hỏi Lời Chúa và cử hành Thánh Thể là Chi Hội của Hội Thánh. Nếu phải chọn một trong hai, một điều hết sức cần thiết vì Thân Thể Đức Kitô chỉ là một mà thôi, theo ý kiến cá nhân, nên chọn Nhà Thờ vì Thân Thể Chúa Kitô Tử Nạn và Phục Sinh không thể là một cái hội mang tính trừu tượng. Toàn bộ Mặc Khải, từ Cựu Ước, sang Tân Ước, lên tới đỉnh cao là Đức Kitô Khổ Nạn đều nói về một Con Người cụ thể. Khi đến gần Đức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập. Lại có lời Kinh Thánh khác: Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu ( Ga 19, 33-37 ). Ta có thể là hội viên của một cái hội, nhưng ta chỉ nhìn thấy cơ sở vật chất và các hội viên khác mà không thể nhìn thấy được cái hội và cư ngụ trong cái hội trừu tượng đó được. Một cái hội thì không bao giờ có thể trở thành xương thịt máu mủ của ta. Ai cũng có thể gia nhập và từ bỏ hội. Nhưng Kitô Hữu là một phần thiết thân của Thân Thể Đức Kitô, phải ở trong Đức Kitô như cành phải gắn chặt vào cây. Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được ( Ga 15, 5 ). Nhà Thờ và Hội Thánh chỉ là một và không là gì khác ngoài chính là Thân Thể Chúa Giêsu. Vì tất cả Kitô Hữu cũng đều là chi thể của Chúa Giêsu nên tất cả cũng đều là Nhà Thờ. 14
  • 15. Nhưng gọi là Nhà Thờ thì cũng không ổn. Trên toàn thế giới Kitô chỉ có riêng Việt Nam mới có và dùng từ này. Nhà Thờ theo nghĩa Việt Nam chỉ là nhà thờ cúng tổ tiên riêng của một tộc họ. Trong khi đó bản chất của Nhà Thờ phải là công cộng và mục đích chính của Nhà Thờ không phải là thờ phượng Chúa, nhưng là cử hành Thánh Thể hay Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu. Người bị bắt tại vườn công cộng Ghếtsêmani ( Mt 26, 36-46; Lc 22, 39-46 ), bị điệu ra thượng hội đồng Do Thái, rồi chuyển qua công đường của Philatô, bị đánh đòn, đội mạo gai, giữa công đường, vác thập giá trên đường, chịu đóng đinh và chết trên đồi Gôngôtha. Tất cả những biến cố này đều diễn ra tại một nơi công cộng ai cũng có thể tham gia trong bất cứ một vai trò nào đó như Giuđa bán Chúa, Phêrô chối Chúa, người Do Thái áp lực Philatô tuyên án tử, quân lính đánh đòn, đóng đinh, đập gẫy ống chân, lấy giáo đâm vào cạnh sườn Chúa, người hiếu kỳ đi theo chế nhạo, ông Simêon vác đỡ thập giá, các phụ nữ khóc thương, tên gian phi xám hối, Mẹ Maria, các phụ nữ và Tông Đồ Gioan đứng dưới chân thập giá, ông Giôxếp xin xác Giêsu và mang đi mai táng, rồi Người sống lại đứng ngoài mộ… Tất cả đều diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật và giữa đường. Không hề có một phần rất nhỏ nào của Cuộc Khổ Nạn diễn ra trong Đền Thờ cả. Tất cả Cuộc Thương Khó này đều mở rộng ra cho mọi người tham gia vì tất cả đều được hưởng ơn Cứu Chuộc của Chúa Giêsu giống như nhau. Ta thấy ở đây, từ Hán Việt là Công Đường 公堂, Giáo Đường 教堂 ( Jiàotáng ) hay Thánh Đường lại tỏ ra chính xác hơn vì Đường 堂 là một nơi công cộng chung cho mọi người xử dụng, ai cũng được tự do đến và đi, trong khi Nhà ( 家 gia ) là nơi ở riêng khép kín của một gia đình: học đường, giảng đường ( chỗ học sinh đi học ), sảnh đường ( 廳堂, nơi chiêu đãi ) dưỡng đường ( nơi chữa bệnh ), Phật đường ( nơi niệm Phật ), thính đường ( nơi nghe nhạc ), đại đường ( chỗ quan làm việc ), công đường ( tòa án ), thăng đường ( quan xử án bước lên công đường, xem phim Bao Công hay nghe từ công đường và thăng đường, báo chí hiện nay cũng thường dùng từ công đường để chỉ tòa án ). NGUYỄN TRUNG ( Còn tiếp nhiều kỳ ) TU TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY Phải chăng đã có sự thay đổi về việc TU của Đạo Công Giáo ? “Trong quan niệm cổ truyền tại Việt Nam, đi tu có nghĩa là từ bỏ đời. Thế nhưng người ta thấy từ Công Đồng Vaticanô II, ra như giới tu sĩ đi ngược lại: Thay vì bỏ đời, lánh đời họ lại chủ trương “vào đời”. Tại sao lại có sự thay đổi ấy ? Có lẽ phải thêm rằng không những có người chủ trương “vào đời” mà lại còn phải “yêu đời” nữa. Để hiểu sự thay đổi ấy, thiết tưởng không những chúng ta phải xem lại sự tiến triển của thần học tại Âu Tây về những giá trị trần thế, nhưng cần phải xét lại cái quan niệm đi tu tại Á Đông của mình. Chúng ta phải nhìn nhận rằng ngôn ngữ và tư tưởng của chúng ta chịu ảnh hưởng của Phật Giáo không nhỏ tỷ như chính cái chữ “TU”. Phàm ai bỏ gia đình để dâng mình cho Chúa đều gọi là đi tu, không phân biệt là tu làm Linh Mục hay làm Tu Sĩ; trong khi mà thần học Kitô Giáo phân biệt hai Ơn Gọi ấy: Ơn Gọi làm Linh Mục nhắm đến việc phục vụ cộng đoàn qua các tác vụ; còn Ơn Gọi làm Tu Sĩ nhắm đến sự trọn lành Đức Ái. Chính vì không hiểu sự khác biệt ấy nên nhiều người không hiểu được tại sao có chuyện đòi xét lại luật độc thân của Linh Mục. Ở Việt Nam mình coi các Linh Mục cũng là thầy tu nên đương nhiên là phải giữ độc thân rồi. Thế nhưng theo quan điểm thần học, các Linh Mục “triều” hay muốn dịch sát nghĩa hơn: Linh Mục “đời” ( sacularis ) không phải là Tu Sĩ. Theo tôi nghĩ thì sở dĩ người Việt mình không phân biệt được sự khác biệt về hai Ơn Gọi như vậy, là tại vì trong Phật Giáo không có sự khác biệt về đường tu. Đã tu thì phải bỏ gia đình, bỏ đời” ( Nguồn Lamhong.Org 8.12.2014. Lm. Giuse Phan Tấn Thành OP. Hiểu sống đức tin: Đi tu là bỏ đời hay vào đời ? ) Cho rằng chủ trương TU của Phật Giáo phải bỏ gia đình, bỏ đời thì khác với Công Giáo. Nói như thế chẳng những không hiểu chi về Đạo Phật mà cũng chẳng biết đúng về Đạo Công Giáo. Chính bởi không hiểu nên tác giả bài báo mới đòi xét lại cái quan điểm của người Công Giáo cho rằng phàm ai bỏ 15 CÙNG PHÂN TÍCH
  • 16. gia đình để dâng mình cho Chúa đều gọi là đi tu, không phân biệt tu làm Linh Mục hay tu làm Tu Sĩ. Mặt khác, cho rằng Ơn Gọi làm Linh Mục là nhắm đến việc phục vụ cộng đoàn qua các tác vụ, còn Ơn Gọi làm Tu Sĩ nhắm đến sự trọn lành Đức Ái, như vậy phải chăng chỉ Tu Sĩ mới nhắm đến trọn lành Đức Ái còn Linh Mục thì không ? Nếu làm Linh Mục mà không nhắm đến sự trọn lành thì làm Linh Mục đó chẳng qua chỉ như một thứ nghề như bao nghề khác hay sao ? Linh Mục hoàn toàn không phải là một thứ nghề hay viên chức mà đó là Ơn Gọi cao cả nhắm mục đích để Thánh hóa mình và Thánh hóa người khác. Để theo đuổi được Ơn Gọi này thì nhất thiết cần phải có sự từ bỏ và sự từ bỏ ấy không những chỉ là gia sản sự nghiệp mà còn cả những tình cảm luyến ái cha mẹ, con cái thậm chí đến cả mạng sống mình: “Ai yêu mến cha hoặc mẹ hơn Ta không đáng cho Ta. Ai yêu mến con trai con gái hơn Ta không đáng cho Ta. Ai không vác thập giá mình mà theo Ta thì chẳng đáng cho Ta. Ai tìm mạng sống mình thì phải mất. Còn ai vì cớ Ta mà mất mạng sống mình thì sẽ tìm lại được” ( Mt 10, 37-39 ). Sống ở đời ai lại không yêu mến cha mẹ hoặc con cái mình thế nhưng với những con người có Ơn Gọi lại khác. Chúa đòi buộc họ phải biết vượt qua những tình cảm sâu nặng ấy hầu có thể bước đi trên con đường tìm kiếm chân lý. Đã có biết bao tấm gương rạng rỡ về sự từ bỏ. Chẳng hạn Thánh Phanxicô Assisi ( 1181 – 1226 ) thuộc gia đình buôn bán giàu có đã quyết lòng sống Ơn Gọi dù bị chính người cha ruột mình bỏ tù, sau đó còn bị dẫn đến trước mặt đức cha địa phận như một đứa con bất phục. Thánh nhân đã can đảm khước từ mọi quyền lợi lẫn của cải, cả đến áo quần đang mặc trên người cũng cởi ra nốt để trả lại. Chẳng hạn Thánh An Phong ( 1696 – 1787 ) một luật sư rất trẻ xuất thân từ gia đình danh giá vọng tộc nhưng đã sớm từ bỏ công danh sự nghiệp để dấn thân trên con đường phụng sự Thiên Chúa cứu rỗi các linh hồn. Hai vị Thánh vừa nêu là những đấng sáng lập Dòng và chính là từ nơi các Dòng Tu ấy mà đã nảy sinh vô vàn vô số Ơn Gọi đem lại cho Giáo Hội nhiều ơn ích không thể kể xiết. Có thể nói Giáo Hội có tồn tại và phát triển trong ơn Thánh hay không tất cả cũng là nhờ ở những con người đã nghe được lời mời gọi của Chúa và quyết lòng sống theo Ơn Gọi đó. I. Tu là sống Ơn Gọi Có nhiều Ơn Gọi khác nhau. Có Ơn Gọi làm Linh Mục. Có Ơn Gọi sống bậc gia đình. Có Ơn Gọi sống đời truyền giáo. Có Ơn Gọi sống đời ẩn tu v.v… Dù rằng Ơn Gọi có khác nhưng tất cả đều nhắm đến một mục đích đó là siêu xuất thế gian để bước vào cõi sống bất diệt đời đời. Nói cách rõ ràng thì Ơn Gọi chính là lời mời gọi của Đức Kitô cho những kẻ Ngài tuyển chọn hay còn gọi là Ơn Thiên Triệu. Ngay từ buổi đầu vừa ra công khai truyền đạo Chúa đã mời gọi các Tông Đồ và các ông đã mau mắn theo Ngài sau một mẻ cá nhiều đến sững sờ. Chúa phán cùng họ “Đừng sợ, từ nay ngươi sẽ là người chài lưới người. Họ đem thuyền vào bờ rồi bỏ hết thảy mà theo Ngài” ( Lc 5, 10-11 ). Chúa nói chài lưới người là để ám chỉ cho sứ mạng rao giảng Tin Mừng. Sứ mạng này tất yếu sẽ đem đến cho các tông đồ nhiều khổ đau cả thể xác lẫn tinh thần. Trước khi nộp mình chịu chết Đức Kitô đã báo trước khổ nạn mà các Tông đồ sẽ phải chịu đồng thời trấn an họ “Các ngươi sẽ có hoạn nạn trong thế gian nhưng hãy vững lòng vì ta đã thắng thế gian” ( Ga 16, 33 ). Tại sao rao giảng Tin Mừng lại luôn có hoạn nạn kèm theo ? Xin thưa là bởi Tin Mừng ấy rao giảng những điều hoàn toàn trái ngược với thế gian. Người đời chỉ yêu kẻ yêu mình còn Tin Mừng lại nói phải yêu kẻ thù nghịch cùng mình. Người đời đòi trả thù nhưng Tin Mừng lại nói: "Đừng chống trả kẻ ác, trái lại, hễ ai vả má hữu ngươi hãy đưa má kia cho họ luôn" ( Mt 5, 38-39 ). Rao giảng những điều trái ngược với thế gian tất sẽ bị thế gian ghét bỏ. Thế nhưng chính sự ghét bỏ ấy mới làm cho chân lý Tin Mừng sáng tỏ. Sự thường không ai muốn khổ đau cho mình. Nhưng với những người có Ơn Gọi và nhiệt thành sống ơn ấy thì khổ đau lại là nguồn vui Ơn Cứu Độ. Thánh Phaolô một con người trước đây đã từng bách hại Đạo Thánh Chúa cách dữ dội nhưng khi được ơn trở lại thì đã hãnh diện vì được chịu khổ vì Tin Mừng: “Cũng vì Tin Mừng đó mà ta đã được lập làm người truyền đạo, sứ đồ và giáo sư. Lại cũng vì cớ ấy mà ta đã chịu những nỗi khổ này. Dẫu vậy ta chẳng hổ thẹn đâu, vì ta biết Đấng mà ta đã tin rồi. Cũng tin chắc rằng Ngài có thể giữ sự ta đã phó thác cho Ngài đến ngày đó” ( Tm 1, 11-12 ). 16
  • 17. Lý do khiến Thánh Phaolô có thể vui lòng chịu mọi khổ đau khi rao giảng Tin Mừng là vì ngài biết đấng mà ngài đã tin. Tin Đức Kitô cũng có nghĩa là tin con đường Cứu Độ là đường về với Chúa Cha “Ta là đường là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” ( Ga 14, 6 ). Sở dĩ Đức Kitô cần khẳng định cách dứt khoát như thế là vì duy chỉ Ngài mới thấy biết về Cha, còn hết thảy phàm nhân chúng ta thì không “Các ngươi chẳng từng biết Ngài nhưng Ta biết Ngài. Nếu Ta nói rằng ta không biết Ngài thì Ta cũng sẽ nói dối như các ngươi vậy. Song Ta biết Ngài, cũng giữ Đạo Ngài” ( Ga 8, 55 ). Đức Kitô biết về Cha và cái sự biết ấy là biết về một Thực Tại vượt ngoài mọi thứ suy luận. Cái biết của con người là cái biết của tri thức nhưng chính cái biết ấy đã khiến cho Thực Tại bị khuất lấp. Con người thông qua thần học tưởng rằng đã biết Thiên Chúa là đấng này đấng nọ nhưng hoàn toàn không phải, đó chỉ là những ý tưởng mà người ta có về Thiên Chúa chứ chẳng phải Thiên Chúa như Ngài là. Cũng bởi không biết Thiên Chúa đúng như Ngài là thế nên rút cục thần học đã giết bỏ Ngài ( Théologie de la mort de Dieu ). Một khi Thiên Chúa bị khai tử thì con đường về với Chúa Cha đương nhiên cũng chẳng thể còn. Thập giá Đức Kitô vì thế mà bị thế gian khinh miệt: “Vì lắm kẻ ăn ở như tôi đã ghe phen nói với anh em, lại khóc mà nói nữa rằng họ là thù nghịch với thập giá Đức Kitô, kết cục của họ là hư mất, thần của họ là cái bụng. họ lấy sự nhơ nhuốc mình làm vinh hiển. Họ chí hướng những sự thuộc về đất” ( Pl 3, 18-19 ). Ngày nay hơn bao giờ hết, người ta đang ra sức cổ võ tuyên dương cho cái gọi là Tự Do, Nhân Bản, Nhân Quyền nhưng thực chất đó chỉ là những danh từ sáo rỗng hòng che giấu âm mưu tiêu diệt con người cả về phần xác lẫn phần hồn. Phần xác thì chấp nhận cho ly dị phá thai hôn nhân đồng tính, chết êm dịu v.v… Còn phần hồn thì chủ trương tự do, phá hỏng Mười Điều Răn Đức Chúa Trời sáu Luật Điều Hội Thánh. Tính chất hủy diệt ấy ngày càng tinh vi khó mà nhận biết nếu không đặt hết niềm tin vào Đức Kitô đấng là đường là sự thật. Thánh Phao lô cũng như toàn thể các Thánh cũng chỉ nhờ vào niềm tin ấy mới có thể sống Ơn Gọi của mình. Các Thánh là những người đã tin tưởng và sống hết mình với Ơn Gọi. Còn về phần tín hữu, chúng ta có thực tâm sống với Ơn Gọi của mình hay không ? Quả thực không ai trong chúng ta từ khi lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy lại không mang nơi mình Ơn Gọi làm Kitô hữu: “Chỉ có một thân thể, một Thánh Linh cũng như trong sự kêu gọi mình mà anh em đã được gọi đến một hy vọng, một Chúa một đức tin một Phép Rửa. Một Đức Chúa Trời là Cha mọi người, suốt qua mọi người và ở trong mọi người” ( Ep 4, 4-6 ). Chỉ có một Thân Thể đó là Thân Mình Đức Kitô cũng là Giáo Hội Công Giáo Tông truyền do Chúa thiết lập. Trong Thân Mầu Nhiệm đó tất cả các Kitô Hữu đều là những chi thể mà đã là chi thì phải gắn chặt với thân mới có sự sống “Ta là cây nho các ngươi là cành. Ai cứ ở trong Ta thì nấy kết quả nhiều. Vì ngoài ta các ngươi không thể làm gì được” ( Ga 15, 5 ). Ngoài Chúa Kitô không ai có thể làm chi được có nghĩa không thể đến được với Chúa Cha. Thật vậy để có thể đến ( gặp được ) với Đấng Cha thì phải xoay cái tâm trở ngược vào bên trong bởi lẽ Đấng ấy chẳng có ở đâu khác ngoài bản tâm mỗi người. Chính bởi Thiên Chúa là Đấng ở bên trong như thế nên mới cần phải có đức Kitô dẫn đường chỉ lối, chúng ta mới có thể đến gặp gỡ với Ngài được. Đức Kitô là Đấng dẫn đường còn chúng ta những Kitô Hữu là người có Ơn Gọi cần phải bước theo Ngài trong từng bước chân nghĩa là từ trong tư tưởng. Chúa đòi buộc những ai theo Ngài thì phải từ bỏ và tính chất của sự từ bỏ ấy phải diễn ra ngay từ trong tư tưởng bởi chưng tư tưởng là cái gốc của hành động.. II. Tu là chuyển nghiệp Tu tức là sửa và việc sửa ấy bao giờ cũng là sửa từ cái hư hỏng thành cái tốt. cái sai thành cái đúng. Cái xấu thành cai đẹp v.v… Trong vấn đề TU này, trước hết cần nhận ra cái hư cái sai cái xấu mới có thể sửa. Có nhận ra nhà mình hư hỏng dột nát mới sửa. Có nhận ra lời nói mình trước đó sai mới sửa lại cho đúng. Các bà có nhận ra thân thể mình xấu, già mới tìm đến thẩm mỹ viện để căng da mặt, sửa cái cằm cái mũi, hút bớt mỡ bụng, nâng cao bộ ngực… Những việc tu sửa trên đây thuộc lãnh vực vật chất. Còn trong tâm linh đó là sự chuyển hóa từ chỗ mê lầm đến chỗ tỉnh ngộ. Mục đích Ơn Gọi là để chúng ta từ chỗ mê đến chỗ tỉnh. Phêrô và các bạn đang đánh cá thì được Chúa Giê Su mời gọi và ông đã bỏ tất cả để theo Ngài. Giả thử không theo Chúa thì các ông ấy vẫn chỉ là những người đánh cá tầm thường vô danh nơi cái xó biển heo hút ấy. Thế nhưng Phêrô đã theo Chúa và sau này trở nên thủ lãnh Giáo Hội vang danh toàn cầu. Giả thử Phaolô qua biến cố Đamas không trở lại thì vẫn chỉ là người đi bắt đạo và sống mãi trong thù hận tăm tối. Nhưng Phaolô đã tin theo Chúa trở thành người truyền đạo, sứ đồ và giáo sư đầy tràn khôn ngoan Thánh đức. Giả thử Mátthêu 17
  • 18. không nghe theo lời kêu gọi của Chúa thì vẫn chỉ là viên thu thuế tối ngày bận bịu với những con số vô tri. Nhưng ngài đã trở thành một trong bốn Thánh ghi chép Tin Mừng mà không giờ phút nào tên ngài không vang lên khắp nơi khắp chốn địa cầu. Dù là người chài lưới, thu thuế hay luật sư v.v… thì đó cũng chỉ là cái nghề để kiếm sống. Chữ nghề luôn đi đôi với chữ nghiệp gọi là nghề nghiệp. Nghề nào thì nghiệp đó. Trong lãnh vực đời sống thì nghề chài lưới có cái nghiệp của nghề chài lưới. Nghề luật sư có cái nghiệp của nghề luật sư v.v… Trong lãnh vực tâm linh làm lành có cái nghiệp lành, làm ác có cái nghiệp ác. Mặc dù như thế, nghiệp là cái không cố định. Một người có thể chuyển từ nghề này sang nghề khác mà nghề đã thay thì nghiệp cũng thay đó là lẽ tất nhiên. Người làm ác có thể chuyển hóa thành người lành nếu có cơ duyên. Những việc chuyển ác ra lành, hay ngược lại, lành ra ác đó tất cả đều do tỉnh hay mê. Tỉnh thì chuyển ác ra lành còn mê thì chuyển lành ra ác. Cùng một Ơn Gọi nhưng Giuđa thì khác với các Tông Đồ còn lại. Giuđa được kêu gọi nhưng đã phản bội tức từ lành chuyển sang ác. Ngược lại Phêrô, Phaolô, Mátthêu… đã tỉnh ngộ theo Chúa đến cùng để được hưởng hết quả lành này đến quả lành khác và quả lành tối thượng đó là nhận biết Đấng Cha cũng là Sự Sống Đời Đời: “Sự sống đời đời là nhận biết Cha tức Chân Thần Duy Nhất cùng Giêsu Kitô mà Cha đã sai đến” ( Ga 17, 3 ). Tạo nghiệp nào sẽ có quả đó, Các Thánh vì tạo nghiệp lành nên đã được hưởng quả lành. Tuy nhiên để tạo được nghiệp lành là điều rất khó nếu không có Chúa. Lý do tạo nghiệp lành khó là bởi con người không làm chủ được mình: “Vả tôi biết rằng trong tôi tức là ở trong xác thịt tôi chẳng có điều gì lương thiện. Vì lòng muốn thì ở nơi tôi nhưng quyền lực làm điều thiện thì lại không có. Cho nên điều thiện tôi muốn thì tôi không làm. Còn điều ác tôi không muốn thì tôi lại làm. Song nếu tôi làm điều tôi không muốn thì chẳng còn phải là tôi làm điều đó bèn là tội lỗi ở trong tôi” ( Rm 7, 18-20 ). Tại sao điều thiện muốn làm lại không làm, điều ác không muốn làm lại làm ? Nguyên nhân tất cả là do nơi Tội Nguyên Tổ là tội phân biệt ( St 3, 15 ). Chính cái tội phân biệt này mà đã hình thành nên một “Cái Tôi” ảo tưởng. Từ lời nói hành vi cho đến ý nghĩ không có bất cứ thứ gì mà không gắn liền với “Tôi”: Tôi đi, tôi nói, tôi nghĩ… Chính từ những “Cái Tôi” ấy mà phát xuất ra những cái tôi yêu tôi ghét, tôi muốn tôi vui tôi buồn… Sở dĩ điều thiện tôi muốn mà lại không làm còn điều ác không muốn lại làm là bởi đã bị “Cái Tôi” đó dẫn dắt. Vấn đề quan trọng đặt ra cho việc TU đó không phải là để tiêu diệt “Cái Tôi” ( Thật ra làm sao có thể diệt “Cái Tôi” chỉ là ảo tưởng đó. Nó đã không thật có thì làm sao mà diệt ? ) nhưng là chuyển hóa nó. Mặt khác, không ai có thể tự chuyển hóa mình, bởi như thế là vô lý. Thánh Phaolô một bậc thầy về tâm linh sau biết bao nỗ lực chuyển hóa mình để rồi đã phải thốt lên: “Ôi tôi là kẻ khốn nạn biết chừng nào. Ai sẽ giải cứu tôi khỏi thân thể hay chết này ? Cảm tạ Đức Chúa Trời chỉ nhờ vào Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta” ( Rm 7, 24-25 ). Chỉ nhờ vào Chúa Giêsu Kitô con người mới có thể chuyển hóa được mình. Lịch sử Giáo Hội đã ghi nhận biết bao những con người TU, những Dòng Tu. Các Thánh Ẩn Tu như Thánh Antôn ( 251 – 356 ), Thánh Phanxicô Assisi ( 1181 – 1226 ) đấng sáng lập Dòng Khó Khăn. Thánh Inhatiô Loyola ( 1491 – 1556 ) đấng sáng lập Dòng Tên. Thánh Đa Minh, đấng sáng lập Dòng Thuyết Giáo. Thánh An Phong de Liguori ( 1696 – 1787 ) đấng sáng lập DCCT v.v… Mỗi đấng Thánh dĩ nhiên có đường lối phương pháp của mình nhưng tất cả đều lấy Đức Kitô để làm mẫu mực noi theo. Mẫu mực ấy hết thảy không ngoài con đường vâng theo Thánh ý Thiên Chúa: “Chẳng phải mỗi kẻ nói cùng Ta rằng: "Lạy Chúa, lạy Chúa mà vào được Nước Trời đâu. Nhưng chỉ kẻ nào làm theo Thánh Ý Cha ta mà thôi. Trong ngày đó nhiều người sẽ nói cùng Ta rằng. Lạy Chúa chúng tôi há chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri sao ? Nhân danh Chúa mà đuổi quỷ sao và nhân danh Chúa làm nhiều việc quyền năng sao ? Khi ấy ta sẽ công bố với họ rằng Ta chẳng hề biết các ngươi ớ những kẻ làm ác kia !” ( Mt 7, 21-23 ). Nhân danh Chúa nói tiên tri, trừ quỷ, làm nhiều việc quyền năng, … tất cả những việc ấy đối với thế gian thực là lớn lao nhưng với Chúa lại là ác. Tại sao thế ? Bởi vì tất cả việc họ làm ấy đó chỉ vì “Cái Tôi” mà làm. Còn vì “Cái Tôi” mà làm thì đối với Chúa bị coi là ác. Trái lại chỉ khi nào bỏ được “Cái Tôi” thì Thánh ý Chúa mới được thể hiện. Sự thể hiện của Thánh ý tất cả hệ tại ở giới răn yêu thương “Có luật sĩ hỏi: "Thưa Thầy trong luật pháp, điều răn nào trọng nhất. Chúa đáp: ngươi hãy hết lòng hết linh hồn hết ý chí mà thương yêu Chúa là Đức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn lớn và đầu nhất. Còn điều thứ hai cũng vậy, ngươi hãy thương yêu kẻ lân cận như mình. Cả luật pháp lẫn tiên tri đều tóm lại trong hai điều răn ấy” ( Mt 22, 35-40 ). 18