SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 1 Ngân hàng 44A
Luận văn tốt nghiệp
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
TPHCm - 2023
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 2 Ngân hàng 44A
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẺ TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THẺ TÍN DỤNG
1.1.1 Khái niệm
Để hiểu rõ về thẻ tín dụng trước hết ta tìm hiểu thế nào là thẻ:
Thẻ là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng
hoặc các tổ chức tài chính phát hành cấp cho khách hàng. Khách hàng có thể
dùng thẻ để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ
hay rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán thẻ, các máy rút tiền tự động
ATM trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được kí kết
giữa ngân hàng phát hành và chủ thẻ.
Thẻ tín dụng là một dịch vụ thanh toán với những hạn mức chi tiêu nhất
định mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng căn cứ vào khả năng tài chính, số
tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp. Nó là một dạng tín dụng tuần hoàn giành cho
việc thanh toán mà khách hàng có thể sử dụng cho mọi giao dịch một cách linh
hoạt. Việc hoàn trả của khách hàng có thể được thực hiện môt lần hoặc nhiều lần
theo một thời hạn nhất định và theo hạn mức quy định bởi ngân hàng phát hành
thẻ.
1.1.2 Đặc điểm cấu tạo của thẻ tín dụng
Thẻ TD được làm bằng chất nhựa trắng có 3 lớp, lõi thẻ là lớp nhựa trắng
cứng nằm giữa 2 lớp tráng mỏng, kích thước tiêu chuẩn quốc tế là 8,5cm x
5,5cm x 0,07 cm.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 3 Ngân hàng 44A
 Mặt trước của thẻ gồm:
- Biểu tượng. Mỗi loại thẻ có một biểu tượng riêng. Ví dụ: Amex có biểu
tượng đầu người chiến binh; Visa có biểu tượng hình chữ nhật gồm 3 màu xanh,
trắng, vàng và hình một con chim bồ câu đang bay: Masters Card có dòng chữ
“Masters Card” chạy giữa 2 vòng tròn màu da cam và đỏ lồng vào nhau...
- Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ.
- Số thẻ, tên của chủ thẻ được in nổi.
- Thời gian hiệu lực của thẻ: Là thời gian thẻ được phép lưu hành (tuỳ từng
loại thẻ) được thống nhất là ngày dương lịch, tháng dương lịch, năm dương lịch
- Ký tự an ninh. Là số mật mã của đợt phát hành, mỗi loại thẻ luôn có ký tự an
ninh kèm theo, in phía sau của ngày hiệu lực. Ví dụ thẻ Visa có chữ V (hoặc
CV, PV, RV), thẻ Master Card có chữ M và chữ C lồng vào nhau.
 Mặt sau của thẻ gồm:
- Dải băng từ chứa các thông tin đã được mã hoá theo một chuẩn thống nhất
như: số thẻ, ngày hết hạn, các yếu tố kiểm tra an toàn khác.
- Ô chữ kí dành cho chủ thẻ. Trên nền ô chữ ký, khách hàng phải ký vào chữ
ký mẫu của mình khi nhận thẻ từ ngân hàng phát hành để cơ sở chấp nhận thẻ so
sánh với chữ ký trên ô hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ hay tạm ứng tiền
mặt.
1.1.3 Phân biệt thẻ tín dụng và các loại thẻ khác
Thẻ có nhiều loại, dựa trên tính chất thanh toán, thẻ được chia thành 3
loại: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ rút tiền mặt. Đây là vấn đề về bản chất của
thẻ, ta cần hiểu rõ để phân biệt thẻ tín dụng và các loại thẻ khác.
 Thẻ tín dụng (Credit Card): Khi sử dụng loại thẻ này chủ thẻ được cấp một
hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ
sở kinh doanh (cửa hàng, khách sạn, sân bay...) chấp nhận loại thẻ này.
Các chủ thể phát hành thẻ sẽ qui định một hạn mức tín dụng nhất định cho
từng chủ thẻ hay nói cách khác chủ thẻ chỉ được tiêu trong hạn mức đã cho.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 4 Ngân hàng 44A
Hàng tháng, khi nhận được sao kê (thông báo yêu cầu thanh toán của ngân hàng
theo danh sách các khoản chi đã thực hiện trong tháng), chủ thẻ chỉ phải thanh
toán số tiền họ đã chi tiêu, mà không phải trả bất cứ một khoản lãi nào nếu trả
đúng hạn quy định. Còn nếu chủ thẻ không thanh toán được hết nợ thì sẽ phải trả
số tiền còn nợ theo mức lãi suất định trước. Lãi suất này được xác định tuỳ theo
ngân hàng phát hành thẻ.
 Thẻ ghi nợ (Debit Card): Muốn được sở hữu thẻ này khách hàng phải có tài
khoản tiền gửi tại ngân hàng. Khi giao dịch mua bán, giá trị giao dịch sẽ được
trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt
tại cửa hàng, khách sạn..., và đồng thời ghi có vào tài khoản của cửa hàng, khách
sạn đó. Thẻ ghi nợ còn được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động
(ATM). Thẻ ghi nợ thường không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số
dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ. Chủ thẻ chỉ chi tiêu trong phạm vi mình
có. Với tính chất như vậy, thẻ ghi nợ thường được cấp có số dư tài khoản tiền
gửi thường xuyên ghi Có. Tuy nhiên, tuỳ theo sự thoả thuận của chủ thẻ và ngân
hàng phát hành, nếu số dư trên tài khoản của chủ thẻ không đủ thanh toán, ngân
hàng sẽ cấp cho chủ thẻ một mức thấu chi, thẻ ghi nợ đã giúp cho cá nhân,
doanh nghiệp được cấp một khoản tín dụng ngắn hạn mà không cần làm nhiều
thủ tục.
Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:
- Thẻ on-line: là thẻ ghi nợ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập
tức vào tài khoản tiền gửi của chủ thẻ.
- Thẻ off-line: là thẻ ghi nợ mà giá trị của những giao dịch sẽ được khấu trừ
vào tài khoản của chủ thẻ sau đó vài ngày.
 Thẻ rút tiền mặt (Cash Card): Loại thẻ này được dùng để rút tiền mặt tại các
máy rút tiền tự động (ATM) hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên để rút
tiền nên chủ thẻ phải ký quĩ tiền gửi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ phải
được cấp tín dụng, thấu chi mới sử dụng được. Số tiền rút ra mỗi lần sẽ được trừ
dần vào số tiền ký quỹ. Trước đây, thẻ rút tiền có hai loại, một là chỉ để rút tiền
tại những máy tự động của ngân hàng phát hành, hai là để rút tiền không chỉ ở
ngân hàng phát hành mà còn được sử dụng để rút tiền ở các ngân hàng khác.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 5 Ngân hàng 44A
Hiện nay hầu hết các loại thẻ của các ngân hàng đều rút được ở cả các máy rút
tiền của ngân hàng phát hành và ngân hàng liên kết với nó, tất nhiên ở trường
hợp thứ 2 thường phải chịu một khoản phí nhỏ.
1.2 PHÂN LOẠI THẺ TÍN DỤNG
1.2.1 Theo công nghệ sản xuât
 Thẻ khắc chữ nổi (Embossed card): Là loại thẻ của những ngày đầu tiên
xuất hiện. Trên bề mặt của thẻ được khắc chữ nổi các thông tin cần thiết. Ngày
nay hầu như không còn loại thẻ này, vì kỹ thuật làm thẻ thô sơ, dễ bị lợi dụng
làm giả.
 Thẻ băng từ (Magneic stripe): Thẻ được dựa trên kỹ thuật những thông tin
của thẻ và chủ thẻ được mã hoá trên băng từ ở mặt sau của thẻ. Thẻ này hiện nay
đang được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên thẻ có thể bị lợi dụng gây mất tiền do
những thông tin ghi trên thẻ hẹp mang tính cố định, không thể áp dụng mã hoá
an toàn, có thể đọc được dễ dàng qua hệ thống máy vi tính. Vậy nên thế giới
đang có xu hướng chuyển sang thẻ thông minh.
 Thẻ thông minh (Smart card): Là loại thẻ thế hệ mới, dựa trên kỹ thuật vi xử
lý tin học, gắn vào thẻ một “chíp” điện tử có cấu trúc như một máy tính hoàn
hảo. Thẻ có tính an toàn và bảo mật rất cao. Tuy vậy giá thành của thẻ rất cao
nên thẻ này mới chỉ phổ biến ở những nước phát triển.
1.2.2. Căn cứ vào phạm vi sử dụng
 Thẻ nội địa: là loại thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do vậy
đồng tiền giao dịch phải là đồng tiền nước đó.
 Thẻ quốc tế: Là loại thẻ sử dụng các loại ngoại tệ mạnh để thanh toán, được
chấp nhận trên phạm vi toàn cầu. Thẻ được hỗ trợ, quản lý trên toàn thế giới bởi
các tổ chức tài chính lớn như Mastercard, Visacard… hoạt động thống nhất đồng
bộ. Thẻ quốc tế rất được ưa chuộng vì tính an toàn, tiện lợi của nó.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 6 Ngân hàng 44A
1.3. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG THẺ TÍN DỤNG
1.3.1. Tổ chức thẻ quốc tế
Là tổ chức đứng ra liên kết các thành viên, đặt ra quy định bắt buộc đối
với các thành viên, hoạt động thống nhất thành một hệ thống toàn cầu. Bất cứ
ngân hàng nào hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thẻ quốc tế đều phải gia nhập
vào ít nhất một tổ chức thẻ quốc tế. Tổ chức thẻ quốc tế được tổ chức dưới hai
hình thức: Hiệp hội và ngân hàng (hay công ty).
- Hình thức hiệp hội: do một nhóm ngân hàng liên kết với nhau thành lập ra.
Hiệp hội soạn thảo ra qui định riêng về cách tổ chức, cấp phép, bù trừ, thanh
toán áp dụng cho tất cả các thành viên của hiệp hội, đồng thời tổ chức về vấn đề
cạnh tranh trên thị trường và vấn đề pháp lý. Hiệp hội không trực tiếp phát hành
thẻ mà giao cho các thành viên và thu phí thường niên. Điển hình của loại hình
này là tổ chức thẻ Visa và Masters.
- Hình thức ngân hàng (hay công ty): do một hoặc hai ngân hàng hay công ty
đứng ra tổ chức và độc quyền phát hành loại thẻ của họ. Họ trực tiếp phát hành
và quản lý thẻ, do vậy phạm vi hoạt động thường nhỏ hơn so với hình thức hiệp
hội. JCB và American Express là điển hình của hình thức tổ chức này.
1.3.2. Ngân hàng phát hành thẻ
Là thành viên chính thức của tổ chức thẻ và được cấp phép phát hành thẻ.
Ngân hàng có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý hồ sơ xin cấp thẻ, thiết kế các yêu
cầu kĩ thuật, mật mã ký hiệu cho các loại thẻ để đảm bảo an toàn cho quá trình
sử dụng thẻ, sau đó phát hành thẻ cho khách hàng, mở và quản lý tài khoản thẻ.
Cụ thể, ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm:
- Thanh toán ngay số tiền trên hoá đơn do ngân hàng đại lý chuyển đến khi
ngân hàng này thực hiện đúng thủ tục do ngân hàng phát hành qui định.
- Đăng ký các thẻ vào danh sách đen để báo cho ngân hàng đại lý và cơ sở tiếp
nhận.
- Cấp phép cho các thương vụ thanh toán vượt hạn mức thông qua trung tâm dữ
liệu.
- Khấu trừ trực tiếp vào tài khoản chủ thẻ đối với thẻ ghi nợ.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 7 Ngân hàng 44A
- Từng kỳ lập bảng sao kê ghi rõ các khoản cụ thể đã sử dụng và yêu cầu thanh
toán đối với thẻ tín dụng.
- Hoàn lại tiền ký quỹ nếu chủ thẻ không sử dụng hết đối với thẻ tiền mặt.
- Cung cấp các vật dụng dùng vào mục đích quảng cáo thẻ (giấy quảng cáo,
biểu quảng cáo).
1.3.3. Chủ thẻ
Chủ thẻ là người có tên trên thẻ, được ngân hàng phát hành thẻ cho phép
sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ thay tiền mặt theo hạn mức
được cấp trên thẻ. Ngoài ra chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để rút tiền mặt tại các
máy rút tiền tự động hoặc các NH đại lý. Chủ thẻ có thể là một cá nhân riêng lẻ,
hoặc đại diện cho một công ty hay tổ chức nào dó có nhu cầu sử dụng thẻ thanh
toán. Chủ thẻ phải trả phí cho ngân hàng phát hành thẻ.
Một chủ thẻ có thể yêu cầu cấp thêm thẻ phụ cho người thân. Chủ thẻ
chính và chủ thẻ phụ cùng sử dụng chung một tài khoản thẻ với hạn mức tín
dụng mà ngân hàng cấp cho chủ thẻ chính. Giao dịch của chủ thẻ chính và chủ
thẻ phụ được thể hiện trên cùng một sao kê và được gửi cho chủ thẻ chính để
thanh toán. Chủ thẻ chính là người chịu trách nhiệm cuối cùng về các khoản chi
tiêu của cả chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ. Chủ thẻ có các trách nhiệm sau:
- Bảo quản thẻ không để kẻ khác lấy cắp số hoặc lợi dụng.
- Sử dụng thẻ đúng mục đích quy định.
- Không giao thẻ hoặc mật mã thẻ cho người khác, chủ thẻ phải chịu rủi ro,
không thể kiện ngân hàng phát hành thẻ khi để xảy ra việc giả mạo thẻ để rút
tiền
- Có trách nhiệm thanh toán, hoàn trả các khoản đã sử dụng và lãi cho ngân
hàng phát hành nếu là thẻ tín dụng.
- Khi mất thẻ phải báo ngay cho NHPH thẻ (tên, địa chỉ, số series ghi ở mặt
sau của thẻ) để kịp thời xử lý
1.3.4. Ngân hàng thanh toán thẻ
Ngân hàng thanh toán thẻ là thành viên chính thức hoặc thành viên liên
kết của tổ chức thẻ hoặc các ngân hàng phát hành thẻ, được ủy quyền thực hiện
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 8 Ngân hàng 44A
nghiệp vụ phát hành thẻ. Ngân hàng thanh toán thẻ là ngân hàng trực tiếp ký
hợp đồng với các cơ sở chấp nhận thẻ, và thanh toán các chứng từ giao dịch do
cơ sở chấp nhận thẻ xuất trình. Một ngân hàng vừa có thể đóng vai trò là ngân
hàng phát hành thẻ vừa là ngân hàng thanh toán thẻ. Ngoài ra còn có các ngân
hàng đại lý thanh toán thẻ, làm đại lý thanh toán cho các ngân hàng thanh toán
thẻ. Ngân hàng thanh toán có trách nhiệm:
- Trong phạm vi một ngày làm việc kể từ khi nhận được biên lai thanh toán,
phải trả tiền vào tài khoản của cơ sở chấp nhận thẻ và khi việc thanh toán thẻ
đúng qui định thì phải thanh toán ngay với trung tâm phát hành thẻ nơi ngân
hàng đại lý nhận làm đại lý.
- Có trách nhiệm cung cấp các máy móc thiết bị, các hoá đơn thanh toán và
bảng kê hoá đơn; các tài liệu hướng dẫn cách tiếp nhận thẻ, kiểm tra thẻ, các
thông báo mới của ngân hàng đại lý nhận làm thẻ đại lý.
1.3.5. Cơ sở chấp nhận thẻ
Cơ sở chấp nhận thẻ là các tổ chức hay cá nhân cung ứng hàng hoá, dịch
vụ chấp nhận thẻ làm phương tiện thanh toán. Các cơ sở này thông thường được
ngân hàng, hoặc các tổ chức thẻ quốc tế trang bị máy móc, thiết bị chuyên dụng
để thực hiện chấp nhận thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ bằng thẻ. Cơ sở chấp
nhận thẻ có trách nhiệm:
- Chỉ chấp nhận thanh toán các thẻ đóng mẫu do Ngân hàng thanh toán và
ngân hàng phát hành hay hiệp hội thẻ qui định.
- Chỉ thanh toán các thẻ đã kiểm tra đúng mật mã, và qui định về kỹ thuật an
toàn của Ngân hàng đại lý và ngân hàng phát hành.
- Sau khi giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo thẻ, trong pham vi số ngày
làm việc qui định phải nộp biên lai thanh toán vào ngân hàng đại lý để đòi tiền.
Để quá hạn, nếu gặp rủi ro ngân hàng đại lý không chịu trách nhiệm.
- Có trách nhiệm thường xuyên trưng bày các biểu tượng của thẻ mà cơ sở
chấp nhận thanh toán.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 9 Ngân hàng 44A
1.4. LỢI ÍCH CỦA THẺ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC CHỦ THỂ VÀ NỀN
KINH TẾ
1.4.1. Lợi ích của thẻ đối với chủ thẻ
 Thứ nhất, tiết kiệm thời gian, an toàn và tiện lợi.
Đã có khá nhiều phương thức thanh toán không dùng tiền mặt xuất hiện
như: séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, phương thức chuyển tiền khác nhưng đều
có những nhược điểm. Ví dụ như là với séc du lịch, người phát hành sẽ phải dự
đoán trước xem sẽ tiêu hết bao nhiêu và phải đến ngân hàng làm thủ tục mua séc
trước chuyến đi đồng thời thanh toán tiền trước cho ngân hàng cùng với một
khoản phí dù trên thực tế bạn chưa sử dụng séc này. Khi trở về nhà, nếu chưa sử
dụng hết số tiền trên séc, hoặc người chủ séc phải mất thời gian hay chi phí để
đến ngân hàng làm thủ tục đổi từ séc thành tiền hoặc sẽ chấp nhận rủi ro về tỷ
giá khi giữ séc cho lần sử dụng sau.
Thẻ tín dụng nhờ có các ưu điểm như: chủ thẻ không cần lên kế hoạch chi
tiêu trước, cũng không cần phải trả tiền trước cho ngân hàng, chủ thẻ được
quyền chi tiêu trước rồi trả tiền sau việc này đơn giản hơn so với dùng séc. Khi
sử dụng thẻ, chủ thẻ sẽ tiết kiệm được thời gian mua hàng cũng như thời gian
chờ làm các thủ tục với séc du lịch hay tiền mặt.
 Thứ hai, cung cấp khoản tín dụng tự động, tức thời.
Khi sử dụng thẻ tín dụng thì khả năng mua hàng sẽ không bị gò bó. Dù
việc mua hàng có được dự tính trước hay không thì thẻ thanh toán cũng là một
nguồn tín dụng tự động giúp, cho các chủ thẻ khỏi phải lên ngân hàng xin vay.
Người nào có tâm lý ngại đến ngân hàng xin vay sẽ đánh giá cao tiện ích này.
Hơn thế nữa chủ thẻ có thể thanh toán một phần nhỏ và số còn lại chủ thẻ có thể
trả sau.
 Thứ ba, chủ thẻ được hưởng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng đi kèm
Hiện nay, các tổ chức thẻ quốc tế đang ngày càng đa dạng hóa loại hình
phục vụ của mình nhằm đem lại độ thỏa dụng cao nhất cho khách hàng. Ví dụ
như cung cấp dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, điện thọai hoặc các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe…
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 10 Ngân hàng 44A
1.4.2. Lợi ích của thẻ đối với ngân hàng phát hành thẻ
 Thứ nhất, thẻ tín dụng là phương tiện tối ưu để hấp dẫn khách hàng mới.
Trong công cuộc cạnh tranh hiện nay, ngoài cách thức thông thường như
giảm lãi suất để thu hút khách hàng (một công cụ quá quen thuộc nhưng không
phải lúc nào cũng thực hiện được) các ngân hàng còn cố gắng tạo ra các sản
phẩm mới để thu hút khách hàng. Lĩnh vực thẻ thanh toán là một lĩnh vực mới
sẽ 0rất phát triển trong tương lai, nếu ngân hàng nào “tiếp cận” sớm sẽ chiếm
được thị phần lớn và nếu “chậm chân” thì việc gia nhập sẽ rất khó khăn. Thẻ là
phương tiện tối ưu bởi vì nếu khách hàng muốn phát hành thẻ phải mở tài khoản
cá nhân tại ngân hàng, khi có tài khoản tại một ngân hàng thì khách hàng hiếm
khi chuyển sang một tổ chức đối thủ cạnh tranh, điều này mang lại sự trung
thành của khách hàng với ngân hàng. Dựa vào tâm lý này của khách hàng lúc đó
ngân hàng có thể tăng lãi suất tương đối với các khoản tín dụng thanh toán thẻ.
 Thứ hai, việc áp dụng thẻ tăng thêm thu nhập cho ngân hàng.
Thu nhập chính của ngân hàng từ thẻ tín dụng gồm: phí từ cơ sở chấp
nhận thẻ, phí từ khách hàng (phí phát hành, phí thường niên, phí chậm thanh
toán, phí rút tiền mặt, lãi suất cho vay hiện hành, lãi vượt hạn mức tín dụng...)
và các khoản thu từ các dịch vụ ngân hàng khác, các khoản đầu tư kèm theo.
Ngoài ra, kinh doanh thẻ tạo một sự “hỗ trợ chéo” mà rất có hiệu quả cho ngân
hàng. Tỷ lệ lợi nhuận tương đối cao từ kinh doanh thẻ có thể dùng để bù đắp cho
những hoạt động kém sinh lời lớn của ngân hàng như kinh doanh trên tài khoản
vãng lai.
Bằng việc khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ
thực hiện số giao dịch séc và tiền mặt ít hơn. Điều này mang lại lợi nhuận cho
ngân hàng và rất nhiều lợi ích: thực hiện số giao dịch ít hơn, những thông tin
thường cập nhật được cung cấp bởi các tổ chức thẻ quốc tế dưới hình thức điện
tử làm cho việc ghi nợ tương ứng vào các tài khoản của khách hàng được nhanh
hơn và đơn giản hơn...hoạt động của ngân hàng nhờ đó có hiệu quả hơn.
 Thứ ba, phát hành thẻ là một loại tín dụng tiêu dùng hiện đại góp phần đa
dạng hoá hình thức kinh doanh của ngân hàng.
Thẻ tín dụng ra đời làm phong phú thêm các dịch vụ ngân hàng, mang đến
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 11 Ngân hàng 44A
cho ngân hàng một phương tiện thanh toán đa tiện ích thoả mãn một cách tốt
nhất nhu cầu của khách hàng. Không chỉ có vậy, ở các nước đang phát triển phát
triển dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ, ngân hàng có thể có thêm các dịch vụ
khác song song như: đầu tư hoặc bảo hiểm cho các sản phẩm. Thông tin về dịch
vụ này đã được báo đến khách hàng sử dụng thẻ cùng với sao kê hàng tháng của
ngân hàng.
 Thứ tư, thẻ mở rộng khả năng hoạt động của ngân hàng trên toàn cầu.
Trở thành thành viên chính thức của một tổ chức thẻ quốc tế như Visa hay
Masters, một ngân hàng nhỏ nhất trên thế giới cũng thể cho khách hàng một
phương tiện thanh toán quốc tế có chất lượng như bất cứ đối thủ cạnh tranh lớn
nào. Ngoài ra, nhờ các mối quan hệ với các tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng chỉ
phải thực hiện duy nhất một giao dịch đó là thông qua tổ chức thẻ quốc tế, ngân
hàng này chỉ phải thực hiện duy nhất một giao dịch thông qua các tổ chức ngân
hàng khác có liên quan sẽ do Visa thực hiện. Sau lợi nhuận, khả năng cung cấp
dịch vụ toàn cầu đem lại lợi ích lớn cho ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng
tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, hội nhập với cộng đồng quốc tế.
 Thứ năm, kinh doanh thẻ sẽ làm tăng sức mạnh thương hiệu cho ngân
hàng
Có thể nói rằng lợi ích mà ngân hàng nhận được từ hoạt động phát hành
và thanh toán thẻ tín dụng là rất lớn. Nó không chỉ dừng lại ở thu nhập của ngân
hàng mà còn là uy tín, là danh tiếng của ngân hàng. Mà trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng thì uy tín cũng như danh tiếng là điều quan trọng bậc nhất
quyết định sự tồn tại, phát triển của ngân hàng cũng như khả năng cạnh tranh
của ngân hàng trong tương lai.
1.4.3. Lợi ích của thẻ đối với cơ sở chấp nhận thẻ
 Thứ nhất, thẻ làm tăng doanh số bán hàng hoá dịch vụ và giảm chi phí
bán hàng.
Chấp nhận thanh toán thẻ nghĩa là cung cấp cho khách hàng một phương
tiện nhanh chóng tiện lợi do vậy khả năng thu hút khách hàng sẽ tăng lên, doanh
số cung ứng hàng hoá, dịch vụ của cơ sở chấp nhận thẻ cũng tăng lên. Thẻ tín
dụng tạo ra cho cơ sở chấp nhận thẻ một khả năng cạnh tranh lớn so với đối thủ
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 12 Ngân hàng 44A
khác. Môi trường văn minh, hiện đại trong giao dịch, mua bán khi thanh toán thẻ
là một yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng, đặc biệt là khách du lịch nước
ngoài và nhà đầu tư. Cùng với việc tăng doanh số bán hàng là việc giảm chi phí
bán hàng bởi cơ sở chấp nhận thẻ sẽ không phải trả các khoản chi phí cho việc
đếm, bảo quản tiền, quản lý tài chính.
 Thứ hai, thẻ tiết kiệm thời gian, đảm bảo an toàn.
Khi giao dịch thẻ, với các thiết bị chuyển tiền điện tử tại điểm bán hàng
được sử dụng ngày càng nhiều thì rất đơn giản: người ta chỉ việc đưa băng từ
của thẻ qua thiết bị này, mọi thông tin của thẻ đều được nhận dạng, giao dịch
được thực hiện.
Giao dịch sẽ được trả tiền ngay vào tài khoản của cơ sở chấp nhận thẻ.
Ngoài ra, dù cho chưa được thanh toán ngay thì thanh toán thẻ cũng có ít nguy
cơ bị mất cắp hơn so với séc hoặc tiền mặt. Một ngăn kéo đầy séc hay tiền mặt
có giá trị lớn dễ là mục tiêu của nhân viên thiếu trung thực hoặc kẻ trộm hơn,
nhưng cũng với số tiền như vậy để trên hoá đơn thì chẳng có ai quan tâm vì nó
chẳng có ý nghĩa với ai khác ngoài cơ sở chấp nhận thẻ.
 Thứ ba, tăng vòng quay thu hồi vốn, tiền trong tài khoản được hưởng lãi.
Khi dữ liệu về giao dịch thẻ đã được truyền đến ngân hàng hoặc CSCNT
nộp hoá đơn thanh toán thẻ cho ngân hàng thì tài khoản của CSCNT được ghi có
ngay. Số tiền này họ có thể sử dụng ngay vào mục đích quay vòng vốn hoặc là
các mục đích khác. Nhanh chóng luân chuyển vốn là điểm thuận lợi hơn của thẻ
so với với séc, séc thường phải mất một thời gian nhất định mới được thanh
toán.
1.4.4. Lợi ích của thẻ đối với nền kinh tế
 Thứ nhất, giảm khối lượng tiền trong lưu thông và tăng nhanh khối lượng
chu chuyển, thanh toán trong nền kinh tế.
Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, vai trò đầu tiên của
thẻ tín dụng chính là giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Tại những nước
phát triển, thanh toán tiêu dùng bằng thẻ chiếm tỉ trọng gần như lớn nhất trong
các tổng số các phương tiện thanh toán. Nhờ vậy mà khối lượng cũng như áp lực
tiền mặt trong lưu thông đã giảm đáng kể. Cũng từ đó làm giảm chi phí giao
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 13 Ngân hàng 44A
dịch (chi phí của các phương tiện thanh toán điện tử thấp hơn chi phí giao dịch
tiền mặt từ 30% - 50%).
 Thứ hai, thu hút được khách du lịch và đầu tư nước ngoài.
Thanh toán thẻ là làm giảm bớt các giao dịch thủ công bằng tay, tiếp cận
với một phương tiện văn minh thế giới do đó sẽ tạo ra một môi trường thương
mại văn minh, hiện đại hơn. Đây cũng là yếu tố thu hút khách du lịch và các nhà
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
 Thứ ba, thực hiện được các chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước.
Trong thanh toán thẻ các giao dịch đều nằm dưới sự kiểm soát của ngân
hàng. Nhờ đó mà các ngân hàng có thể dễ dàng kiểm soát được mọi giao dịch,
tạo nền tảng cho công tác quản lý vĩ mô của nhà nước, thực hiện chính sách
ngoại hối quốc gia. Việc sử dụng thẻ tín dụng nói riêng và thanh toán qua ngân
hàng nói chung tăng tính minh bạch tài chính cho nền kinh tế, giảm trốn thuế,
tham nhũng, nền kinh tế ngầm. Và thực tế hiện nay mọi chế độ, chính sách liên
quan tới thẻ đều dựa trên chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước.
1.5. NGHIỆP VỤ KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG
Như đã nói ở trên, thẻ tín dụng là một phương thức thanh toán không
dùng tiền mặt. Bằng các biện pháp đảm bảo như tín chấp hoặc thế chấp. khách
hàng có thể phát hành thẻ tín dụng quốc tế để thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại
các điểm bán hàng có chấp nhận thẻ và rút tiền mặt.
Tổng quát nghiệp vụ kinh doanh thẻ tín dụng gồm có 3 nghiệp vụ cơ bản
là phát hành, thanh toán và quản lý rủi ro.
1.5.1. Nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng
Khi phát hành thẻ TDQT cần phải căn cứ vàp những quy định hiện hành
của tổ chức thẻ quốc tế và luật pháp của nước sở tại. Đồng thời mỗi cơ quan
quản lý việc phát hành sẽ có những quy chế riêng đòi hỏi phải tuân thủ trong qua
trình phát hành. Cụ thể, thẻ TDQT được phát hành dựa trên cơ sở tín chấp, ký
quỹ, thế chấp, và dựa trên khả năng tài chính của khách hàng.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 14 Ngân hàng 44A
Ngân hàng thương mại muốn được cung ứng dịch vụ thẻ phải thỏa mãn
một số yêu cầu như: có năng lực tài chính, đảm bảo hệ thống trang thiết bị đủ
tiêu chuẩn, có đội ngũ cán bộ đủ năng lực chuyên môn, ….
Khi đã có đủ các điều kiện trên, ngân hàng thương mại mới được phép
phát hành thẻ theo quy trình chung như sau:
 Quy trình phát hành
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ phát hành thẻ
Khách hàng đến ngân hàng đề nghị được cấp thẻ tín dụng, khi đi có mang
theo các hồ sơ cũng như giấy chứng nhận cần thiết. Đến nơi khách hàng trình
giấy tờ và ký vào các văn bản mà ngân hàng yêu cầu.
Bước 2: Ngân hàng tiến hành thẩm định lại hồ sơ
Chi nhánh phát hành tiến hành xem xét lại hồ sơ được lập đúng chưa, tình
hình tài chính (nếu là công ty) hay các khoản thu nhập thường xuyên của khách
hàng (nếu là cá nhân), số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng, mối quan hệ
tín dụng với ngân hàng trước đây (nếu có). Sau khi thẩm định, ngân hàng sẽ ra
quyết định chấp nhận hay từ chối phát hành.
Bước 3: Với những hồ sơ được chấp nhận, ngân hàng tiến hành phân loại
khách hàng để cấp thẻ
Đối với thẻ ghi nợ, việc phát hành thẻ đơn giản vì khách hàng đã có tài
khoản tại ngân hàng. Còn đối với thẻ tín dụng, ngân hàng phải tiến hành phân
loại khách hàng để có chính sách tín dụng riêng .
Thông thường có 2 loại hạn mức tín dụng:
- Hạn mức theo thẻ vàng: Thường cấp cho khách hàng loại một và lãnh đạo các
doanh nghiệp có quan hệ tốt với ngân hàng, khách hàng thuộc hàng quan chức
chính phủ hoặc lãnh đạo các cơ quan nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các cá
nhân có thu nhập cao và ổn định.
- Hạn mức cho thẻ thường: Được cấp cho những khách hàng có thu nhập thấp
với hạn mức thấp hơn nhiều so với thẻ vàng.
Bước 4:Trung tâm thẻ lập hồ sơ quản lý thẻ và chuyển cho chi nhánh phát
hành thẻ.
Bước 5: Ngân hàng phát hành giao thẻ cho khách hàng
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 15 Ngân hàng 44A
Ngân hàng phát hành yêu cầu chủ thẻ ký tên và đăng ký chữ ký mẫu ở
ngân hàng. Sau khi thẩm định và phân loại các khách hàng, ngân hàng ghi
những thông tin cần thiết về chủ thẻ đồng thời mã hoá và ấn định mã số cá nhân
(PIN) cho chủ thẻ, nhập dữ liệu về chủ thẻ vào tập tin quản lý và giao thẻ cho
khách hàng.
Quy trình phát hành thẻ có thể khái quát trong sơ đồ sau:
Sau khi ngân hàng giao thẻ cho khách hàng, khách hàng được gọi là chủ
thẻ, ngân hàng được gọi là ngân hàng phát hành. Trong quá trình sử dụng thẻ,
chủ thẻ có quyền sử dụng thẻ để rút tiền tại các máy ATM hoặc thanh toán tiền
mua hàng hóa, dịch vụ. Khi ngân hàng phát hành gửi sao kê cho chủ thẻ, chủ thẻ
có quyền kiến nghị nếu có thắc mắc. Ngân hàng phát hành phải giải đáp những
thắc mắc của chủ thẻ, thanh toán tiền cho ngân hàng thanh toán, các đơn vị chấp
nhận thẻ.
Trong trường hợp khách hàng yêu cầu phát hành lại thẻ, ngân hàng cần
kiểm tra lại các chi tiết trong hồ sơ khách hàng. Việc in lại thẻ cũng giống như
việc in thẻ mới.
Trong trường hợp thẻ của khách hàng hết hạn sử dụng, ngân hàng phát
hành sẽ thông báo trước cho chủ thẻ. Nếu chủ thẻ yêu cầu được tiếp tục sử dụng
thẻ, ngân hàng sẽ phát hành lại thẻ. Nếu chủ thẻ không có ý kiến gì, việc sử
dụng thẻ sẽ mặc nhiên chấm dứt.
Sau khi kết thúc nghiệp vụ phát hành thẻ,ngân hàng phải tiến hành nghiệp
vụ thanh toán thẻ vì kể từ lúc này khách hàng sử dụng thẻ trong thanh toán hoặc
rút tiền mặt.
Chủ
thẻ
Ngân
hàng phát
hành thẻ
Trung
tâm
thẻ
(1)
(5)
(2),(3)
(4)
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 16 Ngân hàng 44A
1.5.2. Nghiệp vụ thanh toán thẻ TDQT
` Sau khi thẻ được Ngân hàng phát hành thẻ trao cho khách hàng sử dụng,
qui trình thanh toán thẻ phát sinh khi Chủ thẻ tiến hành mua sắm hàng hoá, dịch
vụ…bằng thẻ tại các cơ sở chấp nhận thẻ, và rút tiền mặt tại máy ATM, tiếp đó
các nghiệp vụ thanh toán hộ cho khách hàng giữa ngân hàng phát hành và các
bên trung gian có liên quan trong thị trường thẻ, nhằm đảm bảo cuối cùng số
tiền giao dịch của khách hàng được thanh toán cho cơ sở chấp nhận thẻ. Nghiệp
vụ thanh toán thẻ có sự tham gia của hầu hết các thành viên của thị trường thẻ.
(1) Chủ thẻ dùng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, hoặc rút tiền mặt
tại các cơ sở chấp nhận thẻ hoặc Ngân hàng đại lý.
(2) Cơ sở chấp nhận thẻ hoặc Ngân hàng đại lý khi nhận được thẻ từ khách hàng
kiểm tra tính hợp lệ của thẻ, thiết lập hoá đơn thanh toán, và trao hàng hoá, dịch
vụ cho khách hàng.
(3) Cơ sở chấp nhận thẻ giao dịch với Ngân hàng, gửi hoá đơn thẻ cho Ngân
hàng thanh toán.
(4) Ngân hàng thanh toán thẻ thực hiện thanh toán cho cơ sở chấp nhận thẻ (Ghi
Có vào tài khoản của cơ sở chấp nhận thẻ hoặc Ngân hàng đại lý)
(5) Ngân hàng thanh toán tiến hành thanh toán với Tổ chức thẻ quốc tế và các
thành viên khác.
Cuối mỗi ngày, Ngân hàng thanh toán tổng hợp toàn bộ các giao dịch phát
sinh từ thẻ do Ngân hàng khác phát hành và truyền dữ liệu cho Tổ chức thẻ quốc tế.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 17 Ngân hàng 44A
(6) Tổ chức thẻ quốc tế ghi Có cho Ngân hàng thanh toán
Tổ chức thẻ quốc tế sau khi nhận được dữ liệu từ Ngân hàng thanh toán sẽ
tiến hành ghi Có cho Ngân hàng. Dữ liệu mà tổ chức thẻ quốc tế truyền về bao
gồm những khoản Ngân hàng thanh toán được trả, những khoản phí phải trả cho
Tổ chức thẻ quốc tế, những giao dịch bị tra soát.
(7) Tổ chức thẻ quốc tế báo nợ cho Ngân hàng phát hành.
(8) Ngân hàng phát hành thẻ thanh toán nợ cho Tổ chức thẻ quốc tế
(9) Ngân hàng phát hành thẻ gửi sao kê cho chủ thẻ
(10) Chủ thẻ thanh toán nợ cho Ngân hàng phát hành
Chủ thẻ sau khi nhận được sao kê sẽ tiến hành trả tiền cho những khoản
hàng hoá, dịch vụ mà mình đã tiêu dùng.
Trong một số trường hợp cơ sở chấp nhận thẻ phải liên hệ với Ngân hàng
phát hành hoặc Tổ chức thẻ quốc tế (thay mặt Ngân hàng phát hành) để cấp
phép cho giao dịch mua bán hoặc ứng tiền mặt bằng thẻ.
Các trường hợp xin cấp phép bao gồm:
- Các giao dịch ứng tiền mặt bằng thẻ tín dụng.
- Các giao dịch thanh toán hàng hoá, dịch vụ mà số tiền của giao dịch
Chủ thẻ NH phát hành
thẻ
Cơ sở chấp
nhận thẻ
NH thanh
toán thẻ
Tổ chức thẻ
Quốc tế
(2)
(1)
(3)
(9)
(10)
(7) (8)
(5)
(6)
Sơ đồ : Quy trình nghiệp vụ thanh toán thẻ
(4)
(10)
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 18 Ngân hàng 44A
thanh toán bằng hoặc cao hơn mức hạn mức thanh toán của cơ sơ chấp
nhận thẻ do các Tổ chức thẻ quốc tế qui định.
- Các thẻ mà cơ sở chấp nhận thẻ có nghi ngờ về hiệu lực của thẻ đối
với chủ thẻ.
- Những thẻ thanh toán không có chữ ký mẫu của chủ thẻ trên băng chữ
ký ở mặt sau của thẻ.
1.5.3. Nghiệp vụ quản lý rủi ro
Căn cứ vào quy trình phát hành và thanh toán người ta chia rủi ro thành các
nhóm như sau:
1.5.3.1. Rủi ro trong phát hành thẻ
 Giả mạo thông tin phát hành thẻ (Fraudulent Applications)
Khách hàng có thể cung cấp thông tin giả mạo về bản thân, khả năng tài
chính, mức thu nhập…cho NHPH khi yêu cầu phát hành thẻ. Nếu NHPH
không thẩm định thông tin khách hàng, có thể dẫn tới những tổn thất tín dụng
cho NHPH khi chủ thẻ không có đủ khả năng thanh toán các khoản tín dụng
thẻ cố tình lừa đảo để chiếm dụng tiền của Ngân hàng.
 Thẻ giả
Thẻ giả là loại rủi ro lớn nhất và nguy hiểm nhất hiện nay mà tất cả các tổ
chức thẻ rất quan tâm. Có các loại thẻ giả sau:
- Thẻ bị thay đổi thông tin trên thẻ: Tội phạm dùng thẻ thật không còn giá trị
lưu hành để thay đổi các thông tin trên thẻ.
- Thẻ giả mạo: Tội phạm làm thẻ giả dựa trên các thông tin lấy được từ việc
đánh cắp các dữ liệu của thẻ thật bằng các thủ đoạn khác nhau. Loại giả mạo này
thường liên quan đến tội phạm có tổ chức , vì yêu cầu công nghệ cao hơn.
- Thẻ chỉ giả mạo băng từ: Là loại thẻ giả chỉ có băng từ được mã hoã dựa trên
dữ liệu của thẻ thật nhưng không có các thông tin dập nổi và những đặc điểm
bảo mật trên thẻ. Tội phạm sử dụng thẻ tại các ĐVCNT thông đồng có EDC,
hoặc tại các điểm bán hàng tự động không được kiểm soát chặt chẽ.
- Thẻ bị làm giả hoàn toàn : Là loại thẻ giả hoàn chỉnh với băng từ được mã
hoá và trên phôi thẻ có đầy đủ những yếu tố như thẻ thật.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 19 Ngân hàng 44A
 Thẻ mất cắp, thất lạc (Lost – Stolen Card)
Thẻ bị mất cắp hoặc thất lạc và bị sử dụng trước khi chủ thẻ kịp thông
báo cho NHPH để có các biện pháp chấm dứt sử dụng hoặc thu hồi thẻ. Thẻ bị
mất cắp, thất lạc cũng có thể bị bọn tội phạm sử dụng để làm thẻ giả (dập nổi,
mã hoá lại băng từ bằng các thông tin giả mạo) như trường hợp thẻ giả.
 Chủ thẻ không nhận được thẻ do NHPH gửi (Never Received Issue)
Thẻ bị đánh cắp hoặc bị lợi dụng thực hiện giao dịch trong quá trình
chuyển từ NHPH đến chủ thẻ.
 Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng (Account Takeover)
Rủi ro này phát sinh khi NHPH nhận được những thay đổi thông tin của
chủ thẻ đặc biệt là thay đổi địa chỉ của chủ thẻ. Do không xác minh kỹ, nên
NHPH đã gửi thẻ về địa chỉ theo như yêu cầu, mà không đến tay chủ thẻ thực.
Tài khoản của chủ thẻ thực đã bị người khác lợi dụng sử dụng.
 Rủi ro tín dung
Chủ thẻ sử dụng thẻ nhưng không thực hiện thanh toán hoặc không đủ
khả năng thanh toán.
1.5.3.2. Rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ:
 ĐVCNT giả mạo
ĐVCNT cố tình đăng ký các thông tin không chính xác với ngân hàng
thanh toán. NHTT sẽ chịu tổn thất khi không thu được những khoản đã tạm ứng
cho những ĐVCNT này trong trưòng hợp những ĐVCNT thông đồng với chủ
thẻ hoặc cố tình tạo ra các hoá đơn hoặc các giao dịch giả mạo.
 ĐVCNT thông đồng với chủ thẻ
- CPP ( Common Purchase Point): là hiện tượng một ĐVCNT được xác định
là một điểm xảy ra việc đánh cắp dữ kiệu thẻ để sử dụng vào mục đích tạo các
thẻ giả hoặc giao dịch giả mạo
- POC (Point of Compromise): là hiện tượng ĐVCNT thông đồng với chủ thẻ
thanh toán thẻ giả.
 Thanh toán hàng hoá dịch vụ bằng thẻ qua các phương tiện viễn thông
(MO/TO)
ĐVCNT cung cấp hàng hoá dịch vụ theo yêu cầu của chủ thẻ qua thư,
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 20 Ngân hàng 44A
điện thoại, fax hoặc internet và thanh toán trên cơ sở các thông tin như: Loại thẻ,
số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ. ĐVCNT cũng như NH thanh toán có thể chịu
tổn thất trong trường hợp chủ thẻ thực không phải là khách hàng đặt mua hàng
của ĐVCNT và giao dịch đó bị từ chối thanh toán.
 Nhân viên ĐVCNT in nhiều hoá đơn thanh toán của một thẻ (Multiple
imprint) hoặc sửa đổi thông tin trên các hoá đơn thẻ. Đây chính là rủi ro liên
quan đến đạo đức của nhân viên ĐVCNT.
- Khi thực hiện giao dịch, nhân viên của ĐVCNT đã cố tình in ra nhiều bộ
hoá đơn thanh toán thẻ, nhưng chỉ giao một bộ hoá đơn cho chủ thẻ ký để hoàn
thành giao dịch. Sau đó, nhân viên của ĐVCNT mạo chữ ký của chủ thẻ để
nộp các hoá đơn thanh toán còn lại cho NH thanh toán để lấy tiền tạm ứng của
NH.
- Nhân viên tại ĐVCNT cũng có thể sửa đổi các hoá đơn giao dịch, ghi tăng
giá trị không được chủ thẻ chấp thuận.
 Đánh cắp dữ liệu băng từ (Skimming)
Các thiết bị đọc thẻ tại ĐVCNT có thể bị cài đặt thêm thiết bị để thu thập
các thông tin trên băng từ của thẻ thanh toán tại các ĐVCNT; hoặc nhân viên tại
ĐVCNT có thể câu kết với các tổ chức tội phạm đọc dữ liệu thẻ thật bằng thiết
bị chuyên dùng riêng.
 Các ĐVCNT có tỷ lệ rủi ro cao (High Rish Merchant)
Các ĐVCNT có tỷ lệ rủi ro cao là các ĐVCNT kinh doanh hàng hoá dịch
vụ có giá trị lớn, có tính chất dễ chuyển đổi sang tiền mặt – nơi tội phạm hoặc
các tổ chức tội phạm thường sử dụng thẻ giả mạo.
1.5.3.3. Rủi ro nghiệp vụ
Rủi ro phát sinh tại CNPH, CNTT, NHĐL của NHNT và TTT trong việc
xử lý giao dịch, thực hiện quy trình nghiệp vụ hàng ngày.
1.5.3.4. Rủi ro kỹ thuật
Loại rủi ro này xảy ra khi hệ thống máy móc, trang thiết bị, viễn thông,
trung tâm chuyển mạch…có trục trặc, không ổn định, ngừng hoạt động hoặc gây
lỗi trong quá trình xử lý ảnh hưởng đến việc phát hành, sử dụng và thanh toán
thẻ. Trong điều kiện hiện nay, khi khối lượng giao dịch tăng lên đến mức khổng
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 21 Ngân hàng 44A
lồ, dẫn đến việc xử lý nghiệp vụ lệ thuộc vào hệ thống máy móc, công nghệ,
cũng như việc lưu trữ chứng từ điện tử trên vật mang tin như đĩa từ, băng từ,
tape…là tất yếu. Do vậy, rủi ro chứa đựng trong khâu này cũng lớn theo.
Bên cạnh đó, việc bảo mật công nghệ, bảo mật dữ liệu lỏng lẻo cũng có
thể là nguyên nhân gây nên rủi ro vô cùng nghiêm trọng.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 22 Ngân hàng 44A
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNT Việt Nam
NHNT Việt Nam tiền thân là Cục Ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Khi miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa Xã hội,
làm hậu thuẫn cho công cuộc cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước, thì đòi hỏi thành lập một định chế tài chính chuyên về nghiệp vụ ngân
hàng đối ngoại. Trên cơ sở yêu cầu đó, ngày 30/10/1962, Hội đồng Bộ trưởng đã
ban hành Nghị định 115/CP thành lập NHNT Việt Nam trên cơ sở bộ máy của
Cục Ngoại hối trực thuộc NHNN Việt Nam. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày
01/04/1963, NHNT Việt Nam chính thức được thành lập và đi vào hoạt động.
Ngày 26/03/1988 Hội đồng Bộ trưởng đã ra nghị định số 53/HĐBT quy
định rõ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của HĐBT, được tổ chức
thành 2 cấp: NHNN là cấp quản lý và các ngân hàng chuyên doanh trực thuộc
gồm NHNT Việt Nam, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Ngày 14/11/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành chỉ thị số 403/CT chuyển
NHNT Việt Nam theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của HĐBT thành
“Ngân hàng thương mại quốc doanh”, lấy tên là Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam gọi tắt là Ngân hàng Ngoại thương, tên tiếng Anh đầy đủ là Bank for
Foreign Trade of Vietnam, viết tắt là Vietcombank (VCB). Với 2 pháp lệnh
ngân hàng được ban hành, NHNT Việt Nam từ vai trò độc quyền về kinh doanh
ngoại hối chuyển vào môi trường tự do cạnh tranh với các ngân hàng thương
mại khác bao gồm cả các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên
doanh.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 23 Ngân hàng 44A
NHNT Việt Nam ra đời đã đánh dấu bước phát triển rất quan trọng trong
hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng
thành, NHNT đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát
triển kinh tế của đất nước bằng việc huy động vốn trong xã hội để đầu tư phục
vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thực thi chính sách tiền tệ cũng như chính sách
ngoại hối theo định hướng của Nhà nước.
Trong những năm qua, với truyền thống chuyên doanh đối ngoại, NHNT
được đánh giá một trong những ngân hàng thương mại hoạt động có hiệu quả
nhất tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tài trợ tín dụng và thanh toán quốc tế.
NHNT Việt Nam liên tục giữ vai trò chủ lực trong hệ thống Ngân hàng Việt
Nam. Được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, NHNT
Việt Nam đồng thời là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Hiệp
hội Ngân hàng Châu Á. Trong suôt 5 năm liên tiếp kể từ năm 2000, NHNT Việt
Nam đã được tạp chí “The Banker” - một tạp chí rất có uy tín trong ngành tài
chính ngân hàng thế giới với số lượng phát hành mỗi kỳ là 15 triệu ấn bản, bầu
chọn danh hiệu “ngân hàng tốt nhất Việt Nam”.
Tính đến cuối năm 2004, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã phát
triển thành một hệ thống bao gồm:
- 26 chi nhánh cấp 1, 41 chi nhánh cấp 2, và 47 phòng giao dịch trên toàn
quốc;
- 1 công ty tài chính và 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài ;
- 3 công ty trực thuộc (công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính, công
ty quản lý nợ và khai thác tài sản);
- Góp vốn cổ phần vào 6 doanh nghiệp (2 công ty bảo hiểm, 3 công ty kinh
doanh bất động sản, 1 công ty đầu tư kỹ thuật), 7 ngân hàng và 1 quỹ tín dụng;
- Tham gia 4 liên doanh với nước ngoài.
Ngoài ra, NHNT còn có khoảng 1250 ngân hàng đại lý trên 90 nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 24 Ngân hàng 44A
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHNT Việt Nam
2.1.2.1. Cơ cấu chung của NHNT Việt Nam
P.QL đề án công nghệ
P.thông tin tín dụng
Văn phòng
Hội đồng
quản trị
Ban Tổng
giám đốc
ALCO
Ban
kiểm
soát
Hội
đồng tín
dụng
TRỤ SỞ CHÍNH
P.kiểm tra nội bộ
P.kinh doanh ngoại tệ
P.quan hệ NH đại lý
P.TC cán bộ& đào tạo
P.quan hệ khách hàng
P.vốn
P.kế toán tài chính
P.quản lí thẻ
Trung tâm thanh toán
P.TT tuyên truyền
P.pháp chế
P.QL xây dựng cơ bản
P.quản trị
P.tổng hợp thanh toán
P.kế toán vốn
P.tổng hợp & PT kinh tế
P.quản lý tín dụng
P. đầu tư dự án
P.quản lí vốn LD CP
P.kế toán quốc tế
P.công nợ
Trung tâm tin học
MẠNG LƯỚI TRONG NƯỚC
MẠNG LƯỚI NGOÀI NƯỚC
Sở giao dịch Chi nhánh Công ty con
VP đại diện tại Paris.
Moscow, Singapore
Công ty tài chính Việt
Nam tại HongKong
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 25 Ngân hàng 44A
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ phận quản lý và kinh doanh thẻ
Từ năm 1992, nhận thức được lợi ích của hoạt động kinh doanh thẻ,
Phòng quản lý thẻ, trực thuộc NHNT trung ương đã được thành lập và trở thành
đầu mối quan trọng nhất cho cả các hoạt động liên quan đến phát hành và thanh
toán thẻ. Đầu tiên đó là những quan hệ đại lý với các tổ chức và các ngân hàng
phát hành thẻ nổi tiếng trên thế giới. Đây cũng là trung tâm xử lý dữ liệu về phát
hành, thanh toán, cấp phép và tra soát thẻ giữa các Chi nhánh NHNT, giữa
NHNT với các thành viên khác và các Tổ chức thẻ quốc tế. Tham gia mạng
thanh toán cũng như trao đổi toàn cầu của các Tổ chức thẻ quốc tế. Phòng có
các nhiệm vụ chủ yếu:
- Nghiên cứu, hướng dẫn thực hiện các chính sách và chế độ liên quan đến
phát hành và thanh toán thẻ.
- Là trung tâm xử lý, phát hành, in ấn và quản lý thẻ trắng.
- Nghiên cứu và tổ chức chương trình mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ và chủ
thẻ trên toàn hệ thống.
- Tổ chức và phối hợp với các Tổ chức thẻ quốc tế thực hiện các chương trình
quản lý rủi ro.
- Tổ chức tập huấn và đào tạo, bổ sung nghiệp vụ thẻ cho cán bộ.
- Quản lý, theo dõi và báo cáo hoạt động phát hành, thanh toán thẻ của toàn bộ
hệ thống NHNT, các chi nhánh và các ngân hàng đại lý, các cơ sở chấp nhận thẻ
và chủ thẻ. Các nhiệm vụ trên cho thấy, Phòng quản lý thẻ không trực tiếp tham
gia vào nghiệp vụ kinh doanh thẻ mà việc kinh doanh thẻ được Phòng thẻ của
Sở giao dịch và các chi nhánh thực hiện.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNT Việt Nam trong những
năm gần đây
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
NHNT Việt Nam có tổng nguồn vốn tăng trưởng mạnh và liên tục trong
nhiều năm: Năm 1999 có tốc độ tăng trưởng là 34,17%, năm 2000 là 44,98%,
năm 2001 là 16,83%, năm 2002 là 6,3%, năm 2003 là 19,42%, năm 2004 là
24,53%.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 26 Ngân hàng 44A
Năm 2002, với sự nỗ lực và linh hoạt trong công tác điều hành vốn, tổng
nguồn vốn đạt 81.495 tỷ VND. Tuy tốc độ tăng chậm so với những năm trước
nhưng nguồn vốn vẫn đáp ứng đủ cho nhu cầu vốn tín dụng gia tăng mạnh trong
năm. Công tác huy động vốn được làm tốt là do NHNT đã chủ động làm tốt
công tác khách hàng, tăng cường một bước trong công tác điều hành, quản trị
vốn, lãi suất, quản trị rủi ro, thanh khoản và áp dụng một số sản phẩm mới dựa
trên nền tảng công nghệ. Tỷ trọng vốn bằng VND trong tổng nguồn vốn tăng
mạnh (32,9%) trong năm 2002. Cơ cấu vốn được cải thiện theo hướng tích cực,
tỷ trọng nguồn vốn VND trong tổng nguồn vốn tăng từ 27% năm 2001 lên 34%
tính đến 31/12/2002. Bên cạnh đó thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu
nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn, NHNT đã phát
hành thành công nhiều đợt kỳ phiếu và trái phiếu nhằm đáp ứng nhu cầu vốn
trung va dài hạn đang tăng cao.
Năm 2003, công tác quản trị vốn đã không ngừng được tăng cường mạnh
cả về chất và lượng; việc điều hành quản trị lãi suất được thực hiện một cách
năng động và theo tín hiệu thị trường; cơ chế quản lý vốn tập trung toàn hệ
thống tiếp tục được củng cố và phát huy hiệu quả; các hình thức huy động vốn
được đa dạng hoá mang tính đặc trưng của NHNT (chứng chỉ tiền gửi, lãi suất
bậc thang, tiết kiệm dự thưởng Seagame, v.v...); công tác quản lý thanh khoản
đã được nâng cao và được quán triệt trong toàn bộ hệ thống. Nhờ đó công tác
huy động vốn đã đạt được những kết quả rất khả quan. Tổng nguồn vốn đến cuối
tháng 12/2003 đạt 97.521 tỷ VND, tăng 19.42% so với đầu năm, vượt kế hoạch
8% và chiếm 20,3% vốn huy động của toàn ngành ngân hàng. Trong năm hầu
hết các chi nhánh trong hệ thống đã có nhiều nỗ lực nhằm huy động vốn tại địa
bàn. Bốn đơn vị là Hội sở chính, chi nhánh HCM, Vũng Tầu, Hà Nội chiếm tới
83.8% vốn huy động toàn hệ thống. Một số chi nhánh khác có số dư huy động
vượt ngưỡng 1.000 tỷ đồng là Vinh, Đồng Nai, Tân Thuận.
Năm 2004, tổng vốn huy động của ngân hàng đạt mức 110.142 tỷ đồng.
Vốn huy động trên thị trường II đạt 22,662 tỷ đồng, tăng 58,7% so với năm
2003. Nguồn huy động từ ngân sách Nhà nước và NHNN chiếm 44,7% trong
vốn huy động trên thị trường II, so với năm 2003 là 47,3%. Tỷ lệ giữa tiền gửi
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 27 Ngân hàng 44A
và vay từ các tổ chức tín dụng khác khá là cân bằng 52/48. Huy động vốn từ dân
cư và tổ chức kinh tế của ngân hàng có tốc độ tăng 18,8%, đạt 85,34 tỷ đồng. Cơ
cấu vốn huy động từ dân cư so với từ tổ chức kinh tế trong 2 năm 2003-2004
khá ổn định, 42%/58% năm 2004 so với 43%/57% năm 2003. Bên cạnh đó, vốn
huy động bằng ngoại tệ vẫn tiếp tục chiếm ưu thế, thể hiện ở 59% năm 2004 so
với 57% năm 2003. Cũng trong năm 2004, ngân hàng tiếp tục phát hành giấy tờ
có giá bao gồm kì phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi với nhiều kì hạn đa
dạng và các ưu đãi hấp dẫn. NHNT đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh
hoạt trên cơ sở cung, cầu vốn thị trường, đồng thời phát triển nhiều công cụ huy
động vốn mới, nhằm đối phó với những biến động thị trường, đặc biệt là đối với
USD.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Từ những năm 1998-1999, NHNT được nhiều dự án khả thi, trong đó
phải kể đến việc ngân hàng đã đứng ra làm đầu mối cho nhiều dự án cho vay
đồng tài trợ lớn cùng với các ngân hàng quốc doanh và liên doanh khác như dự
án Nhiệt điện Phú Mỹ, dự án Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn, trị giá mỗi dự
án trên 100 triệu USD. Năm 2000, hợp đồng tài trợ thứ hai cho dự án đường ống
dẫn khí Nam Côn Sơn được ký kết, ngoài ra ngân hàng còn tham gia các công
trình phát triển và khôi phục kinh tế lớn của Chính phủ như cho vay khắc phục
hậu quả của cơn bão số 5, cho vay thu mua lương thực và lúa gạo, cho vay phục
vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn theo chính sách của Nhà nước. Số tiền
mua tín phiếu, trái phiếu, công trái của kho bạc nhà nước là 1336 tỷ đồng.
Đến cuối năm 2001, NHNT Việt Nam đã cung ứng 41.400 tỷ đồng vốn tín
dụng cho nền kinh tế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, công nghệ và công nghiệp
chế biến, nông lâm nghiệp và thuỷ sản. Không chỉ tài trợ cho các dự án lớn của
Tổng công ty nhà nước bằng nội tệ, NHNT đã tài trợ dự án bằng ngoại tệ cho dự
án Đạm Phú Mỹ trị giá 230 triệu USD và nhiều dự án khác.
Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo đối tượng khách
hàng nhằm tạo thế ổn định lâu dài, chương trình cho vay các dự án trọng điểm,
cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, và chương trình mở rộng cho vay cá thể được khởi động từ cuối
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 28 Ngân hàng 44A
năm 2001 và triển khai mạnh mẽ trong năm 2002. Với những chương trình này,
NHNT đã đạt được mức tăng trưởng tín dụng rất đáng kể, vượt xa tốc độ tăng
trưởng trung bình trong toàn ngành ngân hàng (30,52%). Dư nợ tín dụng đối với
khách hàng năm 2002 tăng 78% so với năm 2001 và đạt 29.295 tỷ VND. Trong
các khoản tín dụng đối với khách hàng của Ngân hàng, cho vay dài hạn bằng
ngoại tệ có tốc độ tăng trưởng mạnh 301,69% đạt 6.220.544 triệu VND; sau đó
đến cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ tăng 207,71% đạt 5.141.799 triệu VND. Đi
đôi với việc tăng trưởng mạnh về dư nợ, chất lượng tín dụng cũng được chú ý và
bảo đảm. Tỷ lệ nợ quá hạn phát sinh ở mức thấp, chỉ chiếm 2.8%. Tỷ trọng cho
vay trung và dài hạn chiếm 35%.
Tiếp tục giữ vững vai trò của một ngân hàng có thế mạnh về vốn và khả
năng làm đầu mối thu xếp vốn, Ngân hàng Ngoại thương đã rất tích cực tham
gia cam kết cho vay các dự án trọng điểm của nhà nước với tổng trị giá gần 600
triệu USD. Năm 2002 đồng thời cũng là năm Ngân hàng Ngoại thương thực hiện
giải ngân lớn nhất đối với các dự án trọng điểm của nhà nước với giá trị hơn
2.200 tỷ đồng, đóng góp quan trọng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ
thống. Được Chính phủ khuyến khích nhóm các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tốc
độ tăng trưởng khá cao trong hai năm gần đây. Để đáp ứng nhu cầu vốn của
nhóm doanh nghiệp này, chương trình tín dụng thêm 500 tỷ VND trong hai năm
2002 và 2003 đã được đề ra từ đầu năm. Với hoạt động hướng tới khách hàng
được tăng cường đặc biệt là nhóm khách hàng này, chương trình tín dụng thêm
500 tỷ VND đã hoàn thành chỉ trong 1 năm. Tính đến ngày 31/12/2002 dư nợ tín
dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ mang lại một ý nghĩa rất lớn góp phần đa
dạng hoá thành phần khách hàng, phân tán rủi ro đồng thời mở ra hướng kinh
doanh ổn định lâu dài. Tuy nhiên, so sánh với tiềm năng của thị trường thì mức
dư nợ tín dụng này còn khiêm tốn.
Bước sang năm 2003, tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức cao. Tính
đến 31/12/2003, tổng dư nợ tín dụng của toàn bộ hệ thống NHNT Việt Nam là
39.269 tỷ VND, tăng 35,2% so với năm 2002, vượt kế hoạch tăng trưởng đề ra
từ đầu năm (27,1%). Thực hiện chủ trương của Ban lãnh đạo ngân hàng “năm
2003 là năm tăng cường kiểm tra, kiểm soát nâng cao chất lượng tín dụng”,
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 29 Ngân hàng 44A
NHNT đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của
toàn bộ hệ thống. NHNT đã chú trọng áp dụng và hoàn thiện các giải pháp nâng
cao quản trị rủi ro tín dụng như: xác định giới hạn tín dụng cho hầu hết khách
hàng là doanh nghiệp, quản trị vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài, tập trung vào các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Về xử lý nợ tồn đọng, trong 3 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu, NHNT đã
vận dụng tổng hợp nhiều giải pháp như dùng Quỹ Dự phòng rủi ro, khai thác và
bán các tài sản xiết nợ, tích cực thu nợ trực tiếp từ khách hàng, áp dụng giãn nợ,
tham gia vốn cổ phần để xử lý nợ tồn đọng. Tính đến cuối năm 2003, nợ quá
hạn đối với các khoản vay hiện hành chỉ chiếm 2,2% tổng dư nợ, so với 2,8%
năm 2002 và mức trung bình của ngành ngân hàng, giảm từ 1.035 tỷ năm 2002
xuống 372 tỷ năm 2003.
Năm 2004, NHNT đã áp dụng nhiều biện pháp vào trong quản trị rủi ro
tín dụng, góp phần thực hiện thành công chính sách tín dụng của năm 2004:
"Củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng". Trước tiên phải kể đến là việc chính
thức đưa hệ thống tính điểm và xếp hạng doanh nghiệp, hệ thống chấm điểm xếp
hạng tổ chức tín dụng vào áp dụng trên toàn hệ thống. Đối mặt với nhiều cơ hội
và thách thức trên thị trường, NHNT đã có những tế vào năm 2005. Tính đến
31/12/2004, tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt 51.773 tỷ quy đồng, tăng
30,64% so với năm 2003, vượt mức tăng trưởng kế hoạch (27,2%). Tổng nợ quá
hạn đến cuối năm 2004 là 1.451 tỷ quy đồng, chiếm tỷ trọng 2,8% trong tổng dư
nợ - chạm mức chỉ tiêu khống chế đặt ra từ đầu năm là 2,8%.
2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế
Tiếp tục phát huy thế mạnh của một ngân hàng có truyền thống trong
công tác thanh toán quốc tế đặc biệt là thanh toán xuất nhập khẩu. Năm 2001,
NHNT Việt Nam là ngân hàng chủ lực và dẫn đầu trong thanh toán quốc tế.
Ngân hàng chiếm 30,2% thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước, vượt
chỉ tiêu đề ra (29%). Doanh số xuất nhập khẩu tăng 1,7% so với năm 2000.
Năm 2002, NHNT vẫn chiếm thị phần lớn nhất trong hoạt động thanh
toán xuất nhập khẩu với doanh số xuất khẩu 4,7 tỷ USD (28% thị phần), nhập
khẩu 5,6 tỷ USD (29% thị phần). Doanh số thu từ hoạt động thanh toán xuất
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 30 Ngân hàng 44A
nhập khẩu tăng 10200 triệu USD tức là tăng 10% so với năm 2001 trong đó xuất
khẩu tăng 7,5% và nhập khẩu tăng 12,6%.
Năm 2003, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của NHNT đạt gần 12,5
tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2002, chiếm 28% thị phần thanh toán xuất nhập
khẩu của cả nước. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 10.052 triệu USD, tăng 1.258
triệu USD hay 14.3 % so với năm 2003. Lượng ngoại tệ mua được là 5.027 triệu
USD, tăng 13.2%; bán 5.025 triệu USD cho khách hàng, tăng 15.4% so với năm
trước. Trong đó, doanh số ngoại tệ NHNT bán cho các doanh nghiệp nhập khẩu
xăng dầu đạt 1.307 triệu USD, tăng 22.3%; lượng ngoại tệ được cân đối từ Ngân
hàng Nhà nước để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu xăng dầu trong năm qua là 622
triệu USD. Chênh lệch giữa số ngoại tệ bán cho mục đích xăng dầu và số lượng
được cân đối là 685 triệu USD. Doanh số mua bán ngoại tệ nước ngoài của
NHNT đạt 3.025 triệu USD, giảm 29.4% so với năm 2002. Do tình hình thị
trường quốc tế có nhiều biến động bất thường như sự mất giá của USD đối với
EUR và JPY, cho nên NHNT đã tăng cường quản lý nhằm hạn chế rủi ro đối với
hoạt động này.
Trong năm 2004, thanh toán xuất nhập khẩu thực hiện qua NHNT chiếm
28,5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu
qua NHNT đạt 16,4 tỷ USD, tăng 32,3% so với năm trước. Doanh số thanh toán
xuất khẩu qua NHNT năm 2004 đạt 6.967 triệu USD, tăng 22,4% so với năm
2003, chiếm 26,7% thị phần của cả nước. Doanh số thanh toán nhập khẩu năm
2004 đạt 9.409 triệu USD, tăng 39,3% so với năm 2003 và chiếm 29,9% thị
trường cả nước. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu diễn ra mạnh nhất tại các
chi nhánh nằm trong khu kinh tế phát triển của cả nước như: Hội sở chính, chi
nhánh Tp.Hồ Chí Minh, chi nhánh Vũng Tàu, Chi nhánh Hải Phòng.
Hoạt động kinh doanh ngọai tệ của NHNT năm 2004 cũng có nhiều khởi
sắc. Đối với các giao dịch trong nước, NHNT đạt tổng doanh số mua bán là
13.601 triệu USD, tăng 36,3% so với năm 2003, lượng mua vào và bán ra tương
đối cân bằng. Lượng ngoại tệ mua vào của ngân hàng chủ yếu từ các tổ chức
kinh tế thanh toán nhập khẩu, chiếm 99,5%. Đối với các giao dịch kinh doanh
với nước ngoài, nhu cầu khách hàng tăng cao cùng với việc áp dụng rộng rãi các
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 31 Ngân hàng 44A
hình thức mua bán ngoại tệ đa dạng giúp mảng kinh doanh này có tốc độ tăng
trưởng trên 130% đạt 7.047 triệu USD.
2.1.3.4. Công nghệ và sản phẩm mới
Trong những năm qua, nền tảng công nghệ của NHNT đã không ngừng
được củng cố và phát triển. Hệ thống thanh toán quốc tế Swift và hệ thống thẻ
tín dụng bắt đầu được triển khai vào đầu những năm 90 của thế kỉ trước, sản
phẩm ngân hàng lõi “VCB Vision 2010” dược chính thức đưa vào sử dụng trong
toàn hệ thống vào năm 2001, dịch vụ ngân hàng trực tuyến “VCB Online”, hệ
thống thẻ ghi nợ “VCB Connect 24” được đưa vào năm 2002.
Năm 2003, NHNT tiếp tục phát triển nền tảng công nghệ của mình bằng
việc tiếp tục triển khai dự án Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán do
Ngân hàng thế giới tài trợ.Dự án này đã hoàn tất quá trình kết nối các sản phẩm,
dịch vụ của NHNT thành 1 hệ thống tích hợp cung cấp cho khách hàng các sản
phẩm ngân hàng hiện đại với chất lượng cao nhất, đồng thời cung cấp các công
cụ quản trị tiên tiến cho sự phát triển bền vững của ngân hàng. Dựa trên nền tảng
này, NHNT đã không ngừng phát triển các sản phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng
nhu câu ngày càng cao của khách hàng và nâng cao tính cạnh tranh của mình
trên thị trường.
Tính đến hết năm 2003, NHNT đã phát hành được 123.964 thẻ VCB
Connect 24, tăng 4 lần so với năm 2002, nâng tổng số thẻ lên 153.313 thẻ, đồng
thời phát hành được 9.832 thẻ VCB Visa và VCB Master, tăng 28% so với năm
2002. Riêng thẻ VCB Amex, tuy mới chỉ bắt đầu phát hành trong năm 2003
nhưng đã thu được kết quả khá khả quan, đạt 1.044 thẻ. Ngân hàng cũng kí liên
minh thẻ với 11 NHTM hoạt động tại Việt Nam sử dụng hệ thống máy ATM,
nhằm kết nối hệ thống ATM giữa các ngân hàng mở rộng tiện ích sử dụng thẻ
cho khách hàng, tăng hiệu quả kinh tế cho các ngân hàng đồng thời tiết kiệm chi
phí đầu tư cho toàn xã hội.
Tổng doanh số thanh toán các loại thẻ quốc tế của ngân hàng đạt 150 triệu
USD, tăng 38% so với năm 2002. NHNT chiếm 50% thị phần thanh toán thẻ và
40% thị phần thanh toán thẻ quốc tế. Trong năm 2003, NHNT được tổ chức thẻ
quốc tế VISA trao giải Ngân hàng đứng đầu thị trường 2003.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 32 Ngân hàng 44A
Ngoài các sản phẩm đặc trưng trên, năm 2003, NHNT liên tục đưa thêm
một loạt sản phẩm phái sinh khác mang nhiều tiện ích cho khách hàng như sản
phẩm thương mại điện tử V-CBP đầu tiên trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam,
chính thức được bưu điện thành phố Hồ Chí Minh sử dụng từ tháng 8/2003, cho
phép khách hàng thanh toán hoá đơn tiền điện thoại qua hệ thống ATM được lắp
đặt khắp nơi trên toàn quốc với tính năng vượt trội, hoạt động 24/24 giờ
Năm 2004 NHNT tiếp tục triển khai giai đoạn II của đề án hiện đại hoá
ngân hàng và hệ thống thanh toán. Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, ngân
hàng đã xây dựng được nhiều sản phẩm dịch vụ mới với các tiện ích gia tăng
nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, mở rộng và tăng cường công tác quản trị kinh
doanh trong nội bộ ngân hàng. Dịch vụ thẻ phát triển với tốc nhanh, thu hút hơn
nửa triệu khách hàng cá nhân và hàng chục nghìn khách hàng mới mỗi tháng.
Năm 2004, NHNT đã kết nối thành công mạng ATM với 6 ngân hàng thương
mại cổ phần khác, 1 ngân hàng liên doanh; kết nối và triển khai ATM với POS
với ngân hàng ngoại thương Lào. Tính đến cuối năm 2004, số máy ATM mà
NHNT đã triển khai lên tới 400 máy, đưa doanh số hoạt động đạt 8.800 tỷ VND,
mỗi ngày hệ thống ATM xử lý hơn 100 nghìn giao dịch.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng trong giai đoạn 1990
đến 2003
Trong giai đoạn này, NHNT Việt Nam đã trải qua một số cột mốc đáng
nhớ như sau: Ngày 27/6/1990, Vietcombank đã ký kết hợp đồng đại lý thanh
toán thẻ Visa Card với đại diện ngân hàng BFCE (Pháp) chi nhánh Singapore,
chính thức đặt chân vào thị trường thẻ tín dụng. Ngày 24/7/1991, tức là hơn một
năm sau đó, Vietcombank ký hợp đồng đại lý thanh toán thẻ tín dụng quốc tế
Masters Card với công ty thẻ MBF của Malaysia – công ty này đảm nhiệm vai
trò là trung gian thanh toán thẻ cho Vietcombank. Cũng trong năm 1991, ngày
18/9, Vietcombank tiếp tục ký hoạt động đại lý thanh toán thẻ JCB với chính
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 33 Ngân hàng 44A
công ty JCB. Trong năm này, doanh số thanh toán thẻ tín dụng đạt 121,5 tỷ
VND.
Có thể nói trong những năm đầu này, hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng
phát triển khá tốt, tổng doanh số mỗi năm tăng gần gấp đôi năm trước. Tất nhiên
sự tăng trưởng mạnh này cũng một phần do kết quả tính toán dựa vào số tương
đối (tỷ lệ %), bởi nếu xét về số tuyệt đối thì thực tế cũng không lớn lắm: năm
1992 doanh số thanh toán đạt 240,5 tỷ VND và năm 1993 là 431,4 tỷ VND. Tuy
vậy đây cũng là những tiền đề quan trọng cho việc phát triển thị trường thẻ tín
dụng sau này. Trong giai đoạn này NHNT Việt Nam mới chỉ chấp nhận thanh
toán 3 loại thẻ là Visa, Masters và JCB nên cơ cấu doanh số thanh toán hầu như
không thay đổi nhiều lắm: Visa chiếm hơn 80%, Masters chiếm khoảng 15% và
JCB chỉ chiếm hơn 1% tổng doanh số thanh toán.
Tháng 2/1994, ngay sau khi Mỹ chính thức tuyên bố bỏ lệnh cấm vận đối
với Việt Nam, Vietcombank ký kết hoạt động đại lý thanh toán thẻ với tổ chức
thẻ Americain Express của Mỹ. Việc này đã tác động tích cực ngay vào doanh
số thanh toán. Vì Amex là một loại thẻ nổi tiếng của Mỹ với doanh số thanh
toán hàng năm rất lớn, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch giải trí, nên ngay trong
năm đầu thực hiện thanh toán doanh số thanh toán thẻ Amex đã đạt 161,39 tỷ
VND – cao hơn tổng doanh số thanh toán của cả 3 loại thẻ trong năm 1991,
đồng thời nâng tổng doanh số thanh toán của cả năm 1994 lên 1204 tỷ VND.
Hai năm 1995, 1996 là 2 năm đạt doanh số thanh toán thẻ cao nhất trong
giai đoạn này, thậm chí cao nhất trong 12 năm từ 1991 đến 2002. Năm 1995
tổng doanh số thanh toán đạt 1926,4 tỷ VND. Năm 1996 tổng doanh số thanh
toán đạt 1993,8 tỷ VND. Sự tăng đột biến về doanh số thanh toán là kết quả của
một loạt các sự kiện lớn của cả Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng.
Cụ thể, việc Việt Nam ra nhập tổ chức ASEAN, mở rộng quan hệ trên các lĩnh
vực kinh tế – xã hội đã khiến cho lượng khách nước ngoài vào Việt Nam nhiều
hơn. Và đặc biệt, sự kiện Vietcombank phát hành chiếc thẻ tín dụng quốc tế đầu
tiên – Masters Card đã làm uy tín của ngân hàng tăng lên đáng kể.
Cần nói rõ hơn, cho đến thời điểm năm 1996, mảng dịch vụ thẻ tín dụng
của NHNT Việt Nam chỉ có hoạt động thanh toán. Trước đấy (1993, 1994,
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 34 Ngân hàng 44A
1995) Vietcombank mới chỉ phát hành những thẻ mang tính chất thử nghiệm là
thẻ Vietcombank Card và ATM, không phải là thẻ tín dụng quốc tế, dùng trong
nội bộ hai thành phố lớn là Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi trở
thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Masters Card vào năm
1995, năm 1996 NHNT đưa thẻ VCB-Master Card ra công chúng, mở đầu cho
hoạt động phát hành thẻ tín dụng. Trong năm phát hành đầu tiên NHNT phát
hành 389 thẻ Master. Con số này tuy chưa phải là lớn lắm nhưng nó thể hiện sự
cố gắng nỗ lực vượt bậc của NHNT để phát hành thẻ ra thị trường Việt Nam –
một thị trường khá mới mẻ. Doanh số thẻ phát hành trong năm đạt 17065 triệu
VND. Xét trong bối cảnh kinh tế lúc đó, NHNT Việt Nam bị cạnh tranh mạnh
mẽ, nhất là từ phía NHTM cổ phần Á Châu (ACB) – là ngân hàng cùng gia nhập
tổ chức thẻ Masters Card cùng với Vietcombank. Song với năng lực và quyết
tâm của mình NHNT đã vượt trội so với ACB. Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam
thời gian đó đang tăng trưởng ổn định, đầu tư nước ngoài tăng mạnh, thương
mại quốc tế cũng đạt được những kết quả đáng kể nên đã thu hút được một
lượng lớn khách nước ngoài vào Việt Nam, điều này có tác động tích cực tới
hoạt động phát hành thẻ của NHNT.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 35 Ngân hàng 44A
Bảng 1: Tình hình phát hành thẻ tín dụng của VCB
Năm
Tổng số thẻ
phát hành
(thẻ)
Tốc độ tăng
trưởng
(%)
Doanh số
phát hành
(triệu đồng)
Tốc độ tăng
trưởng
(%)
1996 389 17065
1997 419 7,7 17722 3,9
1998 1645 292,6 48000 170,8
1999 1370 -16,7 65000 35,4
2000 1327 -3,1 69341 6,7
2001 3057 130,4 138390 99,6
2002 6795 152 236895 83,7
2003 9590 41,1 370741 56,5
2004 10785 12,5 611723 65
2005 15514 43,8 805685 31,7
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thẻ của NHNT Việt Nam)
Biểu đồ 1: Số lượng thẻ tín dụng do Vietcombank phát hành qua các
năm
0
5000
10000
15000
20000
25000
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 36 Ngân hàng 44A
Biểu đồ 2: Doanh số phát hành thẻ tín dụng của Vietcombank qua các năm
0
100000
200000
300000
400000
500000
600000
700000
TriÖ
u
®ång
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
N¨ m
Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á diễn ra đã gây cho
nền kinh tế nước ta những tổn thất nhất định. Số lượng khách du lịch đến Việt
Nam giảm sút rõ rệt và người dân trong nước hạn chế tiêu dùng… Điều này tác
động trực tiếp đến công tác phát hành thẻ của NHNT Việt Nam. Số lượng thẻ
phát hành trong năm chủ yếu được đưa vào thời gian của quý I và nửa đầu quý II
- khi cuộc khủng hoảng kinh tế chưa nổ ra, thời gian sau đó tốc độ phát hành
giảm đáng kể. Tổng số lượng thẻ VCB-Master Card được phát hành là 419 thẻ,
tăng 30 thẻ so với năm 1996 (tương đương 7,7%), doanh số sử dụng thẻ là
17722 triệu VND tăng không đáng kể so với năm 1996 (chỉ 3,8%).
Cuộc khủng hoảng tác động đến dịch vụ thẻ tín dụng của Vietcombank
mạnh hơn ở mảng thanh toán, tổng doanh số thanh toán thẻ của NHNT Việt
Nam giảm hẳn từ 1993,8 tỷ VND xuống 1515,3 tỷ VND. Năm này cũng bắt đầu
cho một chuỗi sa sút, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng âm trong 3 năm liên tiếp như
trong bảng dưới đây.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 37 Ngân hàng 44A
Bảng 2: Doanh số thanh toán thẻ tín dụng của NHNT Việt Nam
Năm
Doanh số thanh toán thẻ
(tỷ VND)
Tốc độ tăng trưởng
(%)
1991 121,5 100
1992 240,5 97,9
1993 431,4 79,4
1994 1204 179,1
1995 1926,4 60
1996 1993,8 3,5
1997 1515,3 - 24
1998 1245,5 - 17,8
1999 1121 - 10
2000 1227,3 0,56
2001 1365,2 21,1
2002 1720,2 26
2003 2370,1 37,7
2004 2765,1 16,7
2005 3785,1 36,9
(Nguồn: Phòng quản lý thẻ NHNT Việt Nam)
Năm 1998, doanh số thanh toán thẻ tiếp tục giảm, từ 1515,3 tỷ VND trong
năm 1997 xuống còn 1245,5 tỷ VND, tương đương với 17,8% . Nguyên nhân
lớn là vì lượng khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam vẫn tiếp tục giảm do dư
âm của cuộc khủng hoảng để lại. Hơn nữa trong thời gian này mức độ hiểu biết
về thẻ của người dân chưa nhiều, những tiện ích mà thẻ tín dụng mang lại chưa
được làm nổi rõ, vì vậy mặc dù NHNT Việt Nam tích cực mở rộng mạng lưới cơ
sở chấp nhận thẻ lên tới 1350 điểm nhưng doanh số thanh toán thẻ tín dụng vẫn
giảm.
Hiểu rõ nguyên nhân của sự giảm sút thanh toán, NHNT Việt Nam đã rất
cố gắng trong việc cải thiện tình hình với mục tiêu hướng tới sự phát triển lâu
dài. Năm 1998, NHNT đã bắt đầu phát hành thẻ VCB – Visa Card. Đây là một
cột mốc đặc biệt vì, mặc dù cả 2 loại thẻ Visa và Master Card cùng phục vụ cho
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 38 Ngân hàng 44A
một loại khách hàng nhưng thẻ Visa là loại thẻ nổi tiếng trên thế giới, thậm chí
có thể nói đây là tập đoàn thẻ tín dụng lớn nhất thế giới. Hơn thế nữa, Visa Card
có những ưu điểm rất lớn là: Thứ nhất, đây là thời điểm tổ chức thẻ Visa Card
đang chú trọng phát triển những thị trường mới giàu tiềm năng, trong khi đó
Masters Card lại chú trọng vào thị trường truyền thống chiếm tỷ trọng doanh số
lớn, giảm đầu tư vào thị trường nhỏ lẻ. Thứ hai, và đặc biệt quan trọng, thẻ Visa
có hạn mức tín dụng rất phù hợp với khả năng tài chính của người Việt Nam, vì
vậy ngay từ khi mới xuất hiện đã có được những thành công đáng kể. Ngoài ra,
với sự chuẩn bị kĩ lưỡng và kinh nghiệm trong phát hành VCB-Master Card đã
làm cho thẻ Visa ngay trong những năm đầu tiên phát hành đã nhanh chóng
chiếm lĩnh thị trường với số lượng phát hành tăng lên đến con số 1305 thẻ
(chiếm 79% số lượng thẻ VCB phát hành) và doanh số sử dụng lên tới 17 tỷ
đồng.
Sự xuất hiện của thẻ Visa đã làm cho số lượng phát hành thẻ Master Card
giảm xuống, đạt 340 thẻ (ít hơn năm trước 79 thẻ), nhưng doanh số sử dụng
Masters Card lại tăng từ 17722 triệu đồng năm 1997 lên đến 31000 triệu đồng
năm 1998 và chiếm tỷ trọng lớn là 64,6% (như số liệu ở bảng 3 và 4 dưới đây).
Như vậy ta thấy năm 1998 mặc dù số thẻ Masters Card phát hành giảm nhưng
doanh số sử dụng thẻ lại tăng. Đó là do thời gian này tỷ giá biến động tăng liên
tục và có xuất hiện cơn sốt trên thị trường. Ngân hàng Nhà nước đã hai lần điều
chỉnh nhưng tỷ giá vẫn ở mức cao. Khi đó đa số thẻ NHNT phát hành được sử
dụng ở nước ngoài và bằng ngoại tệ, và nếu qui đổi sang VND sẽ là rất lớn, do
đó mới có sự tăng lên của doanh số sử dụng thẻ. Cũng trong năm này, tốc độ
tăng trưởng doanh số sử dụng của cả hai loại thẻ Visa và Master Card đạt được
là 170,8% (tương ứng 48 tỷ đồng), đây là tốc độ tăng cao nhất mà NHNT đạt
được.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 39 Ngân hàng 44A
Bảng 3: Tình hình phát hành các loại thẻ tín dụng quốc tế của NHNT
Việt Nam
Năm
Visa Card Master Card Amex
Số lượng
(thẻ)
Tỷ trọng
(%)
Số luợng
(thẻ)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
(thẻ)
Tỷ trọng
(%)
1998 1305 79 340 21
1999 720 53 650 47
2000 1143 86 184 14
2001 2431 80 626 20
2002 5504 81 1291 19
2003 6847 71,4 2350 24,5 393 4,1
2004 7466 69,2 2781 25,8 538 5
2005 9432 60,8 5510 35,5 572 3,7
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thẻ của NHNT Việt Nam)
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 40 Ngân hàng 44A
Bảng 4: Cơ cấu doanh số phát hành các loại thẻ tín dụng quốc tế của
NHNT Việt Nam
Năm
Visa Card Master Card Amex
Doanh số
phát hành
(triệuVND)
Tỷ trọng
(%)
Doanh số
phát hành
(triệuVND
Tỷ trọng
(%)
Doanh số
phát hành
(triệuVND
Tỷ trọng
(%)
1998 17000 35,4 31000 64,6
1999 36000 55,4 29000 44,6
2000 39683 57,2 29658 42,8
2001 92230 66,6 46160 33,3
2002 203730 86 33165 14
2003 281763 76 58577 15,8 304007 8,2
2004 448235 73,2 104994 17,2 58494 9,6
2005 515506 64 169896 21,1 120283 14,9
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thẻ của NHNT Việt Nam)
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 41 Ngân hàng 44A
Biểu đồ 3: Cơ cấu thẻ tín dụng quốc tế phát hành của VCB
qua các năm
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Tû
träng
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
N¨ m
Amex
Master
Visa
Biểu đồ 4: Cơ cấu doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của VCB
qua các năm
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Tû
träng
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
N¨ m
Amex
Master
Visa
Quan sát bảng 1 về tình hình phát hành thẻ của NHNT Việt Nam ta có thể
thấy, mặc dù năm 1998 đạt tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng liền sau đó trong 2
năm liên tiếp tốc độ tăng trưởng của tổng số thẻ phát hành bị âm, tức là số thẻ
phát hành ra giảm dần: Tổng số thẻ mà ngân hàng phát hành trong 2 năm 1999,
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 42 Ngân hàng 44A
2000 lần lượt là 1370 và 1327 thẻ, ít hơn tổng số 1645 thẻ phát hành của năm
1998. Cụ thể là, năm 1999, số thẻ Visa phát hành giảm đáng kể so với năm
1998, từ 1305 giảm xuống còn 720 thẻ (44,83%). Nguyên nhân chính của sự sụt
giảm này có thể nói là do sự cố máy in thẻ Visa bị hỏng. Sự sụt giảm đó tuy lớn
nhưng cũng được bù đắp một phần bởi lượng thẻ Masters Card phát hành tăng
lên (từ 340 thẻ lên 650 thẻ - tăng 310 thẻ), do nhiều khách hàng đã chuyển từ thẻ
Visa Card sang dùng thẻ Master Card để thay thế. Đồng thời trong thời gian này
NHNT tăng cường công tác tiếp thị quảng cáo thẻ VCB - Masters Card và mở
rộng mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ nên số lượng thẻ Masters cũng tăng lên.
Tuy tổng số thẻ phát hành trong năm này có giảm song doanh số phát
hành vẫn dương (35,4%), đạt 65000 triệu đồng. Sự tăng lên của doanh số sử
dụng thẻ do một số nguyên nhân gián tiếp, đó là việc Chính phủ ra chính sách
kích thích tiêu dùng và chính sách tỷ giá dao động. Chính sách kích thích tiêu
dùng được ban hành do vào thời điểm đó nền kinh tế Việt Nam đang trong giai
đoạn thiểu phát và Chính phủ mong đợi việc kích cầu sẽ vực dậy nền kinh tế. Về
chính sách tỷ giá, tỷ giá được dao động với một biên độ nhất định là 0,1%, tạo
sự linh hoạt cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của mình. Hai chính
sách đó có thể nói đã phần nào tác động vào kết quả trên. Cũng có một nguyên
nhân mà tôi cho rằng có ít nhiều tác động, đó là tâm lí người tiêu dùng. Vì sợ sẽ
phải chịu một thời gian cho các hạn mức tín dụng lâu hơn và khả năng thanh
toán thu hẹp do sự cố máy Visa hỏng khiến cho việc các chủ thẻ tăng cường việc
chi tiêu của mình, làm cho doanh số sử dụng thẻ Visa tăng mạnh, đạt hơn 36.000
triệu đồng (tăng 111,76%), bù vào doanh số sử dụng thẻ Masters giảm không
đáng kể (giảm 6,45%), đạt 29000 triệu VND.
Cũng do tình trạng chung của nền kinh tế là đang trong giai đoạn thiểu
phát, giá cả hàng hoá dịch vụ giảm mạnh, nên mặc dù lượng khách du lịch vào
Việt Nam đã tăng so với năm 1998 song doanh số thanh toán thẻ tín dụng vẫn
giảm, chỉ đạt 1121 tỷ VND. Ngoài ra một nguyên nhân quan trọng nữa là sự
cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác đã làm thị phần của NHNT giảm
đáng kể. Đặc biệt, trong năm 1999 JCB đã kí hợp đồng thanh toán với chi nhánh
ngân hàng UOB và Hongkong Bank, làm cho lợi thế độc quyền về thẻ JCB của
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Nguyễn Hải Nam 43 Ngân hàng 44A
NHNT giảm hẳn. Không chỉ có vậy, sự cạnh tranh gay găt của ngân hàng ACB
trong hoạt động thanh toán thẻ ngày càng ảnh hưởng đến thị phần thanh toán thẻ
của NHNT.
Sang năm 2000, mặc dù Nhà nước đã có nhiều biện pháp để khắc phục
tình trạng trên, như việc NHNN đã ban hành các qui chế về phát hành và thanh
toán thẻ tín dụng, tạo điều kiện cho các ngân hàng xây dựng kế hoạch chiến lược
mở rộng và phát triển thẻ, đổng thời Chính Phủ và Tổng cục du lịch đang thực
hiện nhiều chương trình khuyếch trương nhằm thu hút khách nước ngoài vào
Việt Nam, tạo điều kiện cho các ngân hàng tăng thanh toán thẻ tín dụng. Nhưng
do tình hình thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng tới các mối quan hệ của ta,
lượng khách du lịch vào Việt Nam không đáng kể. Mặt khác, đối với NHNT,
một thiếu sót là công tác quảng bá sản phẩm làm rất kém, trong khi đó đối thủ
lớn là ngân hàng ACB lại làm rất tốt. Điều này đã làm mất rất nhiều thị trường
tiềm năng của thẻ Vietcombank. Tất cả các nguyên nhân đó đã làm cho doanh số
thanh toán thẻ tín dụng của Vietcombank gần như không tăng lên so với năm
trước.
Về hoạt động phát hành, sự cố máy in thẻ Visa hỏng đã được sửa chữa
khắc phục, do đó số lượng thẻ Visa phát hành đã tăng lên đạt tới 1143 thẻ (tăng
423 thẻ tương đương 58,75%). Nhưng bên cạnh sự tăng lên về số lượng thẻ phát
hành của Visa thì số lượng VCB - Master Card lại bị giảm đột ngột, chỉ có 184
thẻ được phát hành (giảm tới 71,69%). Đó là bởi vì, thứ nhất, máy in thẻ Visa đã
được sửa chữa và nâng cấp, không những hoạt động tốt hơn mà còn có thể in
ảnh của chủ thẻ vào thẻ. Yếu tố này đã đánh đúng vào tâm lý của các chủ thẻ vì
khi thẻ có ảnh họ sẽ cảm thấy phần nào tin tưởng và an toàn hơn. Thứ hai, bắt
đầu từ năm 2000 khi chủ thẻ sử dụng thẻ Visa do NHNT phát hành thì các giao
dịch chi tiêu hàng hoá, dịch vụ hay ứng tiền mặt của chủ thẻ sẽ được tổ chức thẻ
quốc tế bảo hộ. Trị giá bảo hộ mỗi giao dịch được tính bằng trị giá trên hoá đơn
qui ra USD tương đương theo tỷ giá hàng ngày cộng với phí phòng ngừa rủi ro.
Phí phòng ngừa rủi ro trong việc chuyển đổi ngoại tệ trước đây là 1% trị giá giao
dịch nhưng đến nay nếu khách hàng sử dụng Visa Card thì trị giá giao dịch phải
thanh toán sẽ thấp hơn. Thứ ba, những máy in thẻ Masters cũng cần phải được
Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam.

More Related Content

Similar to Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam.

Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tín Dụng Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần...
Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tín Dụng Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần...Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tín Dụng Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần...
Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tín Dụng Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần...Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149
 
Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần...
Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần...Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần...
Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Phát Tri Ển Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á Chi Nhánh Bìn...
Phát Tri Ển Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á Chi Nhánh Bìn...Phát Tri Ển Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á Chi Nhánh Bìn...
Phát Tri Ển Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á Chi Nhánh Bìn...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hacker mu trang tatm13 b-he thong thanh toan truc tuyen cua ngan hang
Hacker mu trang  tatm13 b-he thong thanh toan truc tuyen cua ngan hangHacker mu trang  tatm13 b-he thong thanh toan truc tuyen cua ngan hang
Hacker mu trang tatm13 b-he thong thanh toan truc tuyen cua ngan hangEdmond Nhan
 
Chuyên Đề Thực Tập Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tín Dụng Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng...
Chuyên Đề Thực Tập Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tín Dụng Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng...Chuyên Đề Thực Tập Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tín Dụng Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng...
Chuyên Đề Thực Tập Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tín Dụng Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Cam nang su_dung_the_visa_platinum
Cam nang su_dung_the_visa_platinumCam nang su_dung_the_visa_platinum
Cam nang su_dung_the_visa_platinumlacdinh
 
Đề tài: Giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động dịch vụ thanh toán thẻ tại ...
Đề tài: Giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động dịch vụ thanh toán thẻ tại ...Đề tài: Giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động dịch vụ thanh toán thẻ tại ...
Đề tài: Giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động dịch vụ thanh toán thẻ tại ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BÀI TẬP PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG -Bộ môn Hệ thống thông tin
BÀI TẬP PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG -Bộ môn Hệ thống thông tin BÀI TẬP PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG -Bộ môn Hệ thống thông tin
BÀI TẬP PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG -Bộ môn Hệ thống thông tin nataliej4
 
Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần...
Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần...Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần...
Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tình hình phát triển của thẻ tín dụng tại việt nam
Tình hình phát triển của thẻ tín dụng tại việt namTình hình phát triển của thẻ tín dụng tại việt nam
Tình hình phát triển của thẻ tín dụng tại việt namTada Bé
 

Similar to Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam. (20)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB - TẢI FREE ZALO: 0934 5...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
 
Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tín Dụng Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần...
Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tín Dụng Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần...Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tín Dụng Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần...
Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tín Dụng Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần...
 
3894
38943894
3894
 
E banking
E bankingE banking
E banking
 
Cơ Sở Lý Luận Marketing Cho Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng BIDV.
Cơ Sở Lý Luận Marketing Cho Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng  BIDV.Cơ Sở Lý Luận Marketing Cho Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng  BIDV.
Cơ Sở Lý Luận Marketing Cho Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng BIDV.
 
Cơ Sở Lý Luận Marketing Cho Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng BIDV.
Cơ Sở Lý Luận Marketing Cho Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng  BIDV.Cơ Sở Lý Luận Marketing Cho Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng  BIDV.
Cơ Sở Lý Luận Marketing Cho Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng BIDV.
 
E banking
E bankingE banking
E banking
 
Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần...
Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần...Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần...
Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần...
 
Phát Tri Ển Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á Chi Nhánh Bìn...
Phát Tri Ển Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á Chi Nhánh Bìn...Phát Tri Ển Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á Chi Nhánh Bìn...
Phát Tri Ển Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á Chi Nhánh Bìn...
 
Hacker mu trang tatm13 b-he thong thanh toan truc tuyen cua ngan hang
Hacker mu trang  tatm13 b-he thong thanh toan truc tuyen cua ngan hangHacker mu trang  tatm13 b-he thong thanh toan truc tuyen cua ngan hang
Hacker mu trang tatm13 b-he thong thanh toan truc tuyen cua ngan hang
 
Chuyên Đề Thực Tập Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tín Dụng Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng...
Chuyên Đề Thực Tập Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tín Dụng Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng...Chuyên Đề Thực Tập Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tín Dụng Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng...
Chuyên Đề Thực Tập Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tín Dụng Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng...
 
Cam nang su_dung_the_visa_platinum
Cam nang su_dung_the_visa_platinumCam nang su_dung_the_visa_platinum
Cam nang su_dung_the_visa_platinum
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, HOTLuận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, HOT
 
Đề tài: Giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động dịch vụ thanh toán thẻ tại ...
Đề tài: Giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động dịch vụ thanh toán thẻ tại ...Đề tài: Giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động dịch vụ thanh toán thẻ tại ...
Đề tài: Giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động dịch vụ thanh toán thẻ tại ...
 
BÀI TẬP PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG -Bộ môn Hệ thống thông tin
BÀI TẬP PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG -Bộ môn Hệ thống thông tin BÀI TẬP PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG -Bộ môn Hệ thống thông tin
BÀI TẬP PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG -Bộ môn Hệ thống thông tin
 
Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần...
Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần...Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần...
Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần...
 
Tình hình phát triển của thẻ tín dụng tại việt nam
Tình hình phát triển của thẻ tín dụng tại việt namTình hình phát triển của thẻ tín dụng tại việt nam
Tình hình phát triển của thẻ tín dụng tại việt nam
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của ngân hà...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của ngân hà...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của ngân hà...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của ngân hà...
 
Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam.doc
Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam.docPhát Triển Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam.doc
Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam.doc
 
Nghiepvuketoanthe
NghiepvuketoantheNghiepvuketoanthe
Nghiepvuketoanthe
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com

More from Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com (20)

Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I.
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây D...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây D...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây D...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây D...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đào Tạo Nhân Lực Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ Thu...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đào Tạo Nhân Lực Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ Thu...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đào Tạo Nhân Lực Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ Thu...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đào Tạo Nhân Lực Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ Thu...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công ...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Dịch Vụ Việc LàmCơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty 319 ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty 319 ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty 319 ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty 319 ...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Sử Dụng Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Luxdecor Việt...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Sử Dụng Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Luxdecor Việt...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Sử Dụng Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Luxdecor Việt...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Sử Dụng Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Luxdecor Việt...
 
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Hawee Cơ Điện.
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Hawee Cơ Điện.Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Hawee Cơ Điện.
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Hawee Cơ Điện.
 
Cơ Sở Lý Luận Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Hiện Nay Của Người Lao Động
Cơ Sở Lý Luận Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Hiện Nay Của Người Lao ĐộngCơ Sở Lý Luận Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Hiện Nay Của Người Lao Động
Cơ Sở Lý Luận Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Hiện Nay Của Người Lao Động
 
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp.
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp.Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp.
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp.
 
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Và Quản Lý Công Tác Văn Thư Tại Văn Phòng Hđnd Và Ubnd
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Và Quản Lý Công Tác Văn Thư Tại Văn Phòng Hđnd Và UbndCơ Sở Lý Luận Tổ Chức Và Quản Lý Công Tác Văn Thư Tại Văn Phòng Hđnd Và Ubnd
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Và Quản Lý Công Tác Văn Thư Tại Văn Phòng Hđnd Và Ubnd
 
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...
 
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tội Vi Phạm Qui Định Về Tham Gi...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tội Vi Phạm Qui Định Về Tham Gi...Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tội Vi Phạm Qui Định Về Tham Gi...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tội Vi Phạm Qui Định Về Tham Gi...
 
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
 
Cơ SỞ Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chứ...
Cơ SỞ Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chứ...Cơ SỞ Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chứ...
Cơ SỞ Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chứ...
 
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...
 
Cơ Sở Lý Luận Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Hành Chính Tại Trung Tâm Lưu Trữ
Cơ Sở Lý Luận Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Hành Chính Tại Trung Tâm Lưu TrữCơ Sở Lý Luận Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Hành Chính Tại Trung Tâm Lưu Trữ
Cơ Sở Lý Luận Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Hành Chính Tại Trung Tâm Lưu Trữ
 
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
 
Cơ Sở Lý Luận Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Trong Dạy Học Hình Học Lớp 4.
Cơ Sở Lý Luận Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Trong Dạy Học Hình Học Lớp 4.Cơ Sở Lý Luận Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Trong Dạy Học Hình Học Lớp 4.
Cơ Sở Lý Luận Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Trong Dạy Học Hình Học Lớp 4.
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam.

  • 1. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 1 Ngân hàng 44A Luận văn tốt nghiệp MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TPHCm - 2023
  • 2. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 2 Ngân hàng 44A CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẺ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THẺ TÍN DỤNG 1.1.1 Khái niệm Để hiểu rõ về thẻ tín dụng trước hết ta tìm hiểu thế nào là thẻ: Thẻ là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính phát hành cấp cho khách hàng. Khách hàng có thể dùng thẻ để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ hay rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán thẻ, các máy rút tiền tự động ATM trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được kí kết giữa ngân hàng phát hành và chủ thẻ. Thẻ tín dụng là một dịch vụ thanh toán với những hạn mức chi tiêu nhất định mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng căn cứ vào khả năng tài chính, số tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp. Nó là một dạng tín dụng tuần hoàn giành cho việc thanh toán mà khách hàng có thể sử dụng cho mọi giao dịch một cách linh hoạt. Việc hoàn trả của khách hàng có thể được thực hiện môt lần hoặc nhiều lần theo một thời hạn nhất định và theo hạn mức quy định bởi ngân hàng phát hành thẻ. 1.1.2 Đặc điểm cấu tạo của thẻ tín dụng Thẻ TD được làm bằng chất nhựa trắng có 3 lớp, lõi thẻ là lớp nhựa trắng cứng nằm giữa 2 lớp tráng mỏng, kích thước tiêu chuẩn quốc tế là 8,5cm x 5,5cm x 0,07 cm.
  • 3. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 3 Ngân hàng 44A  Mặt trước của thẻ gồm: - Biểu tượng. Mỗi loại thẻ có một biểu tượng riêng. Ví dụ: Amex có biểu tượng đầu người chiến binh; Visa có biểu tượng hình chữ nhật gồm 3 màu xanh, trắng, vàng và hình một con chim bồ câu đang bay: Masters Card có dòng chữ “Masters Card” chạy giữa 2 vòng tròn màu da cam và đỏ lồng vào nhau... - Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ. - Số thẻ, tên của chủ thẻ được in nổi. - Thời gian hiệu lực của thẻ: Là thời gian thẻ được phép lưu hành (tuỳ từng loại thẻ) được thống nhất là ngày dương lịch, tháng dương lịch, năm dương lịch - Ký tự an ninh. Là số mật mã của đợt phát hành, mỗi loại thẻ luôn có ký tự an ninh kèm theo, in phía sau của ngày hiệu lực. Ví dụ thẻ Visa có chữ V (hoặc CV, PV, RV), thẻ Master Card có chữ M và chữ C lồng vào nhau.  Mặt sau của thẻ gồm: - Dải băng từ chứa các thông tin đã được mã hoá theo một chuẩn thống nhất như: số thẻ, ngày hết hạn, các yếu tố kiểm tra an toàn khác. - Ô chữ kí dành cho chủ thẻ. Trên nền ô chữ ký, khách hàng phải ký vào chữ ký mẫu của mình khi nhận thẻ từ ngân hàng phát hành để cơ sở chấp nhận thẻ so sánh với chữ ký trên ô hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ hay tạm ứng tiền mặt. 1.1.3 Phân biệt thẻ tín dụng và các loại thẻ khác Thẻ có nhiều loại, dựa trên tính chất thanh toán, thẻ được chia thành 3 loại: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ rút tiền mặt. Đây là vấn đề về bản chất của thẻ, ta cần hiểu rõ để phân biệt thẻ tín dụng và các loại thẻ khác.  Thẻ tín dụng (Credit Card): Khi sử dụng loại thẻ này chủ thẻ được cấp một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh (cửa hàng, khách sạn, sân bay...) chấp nhận loại thẻ này. Các chủ thể phát hành thẻ sẽ qui định một hạn mức tín dụng nhất định cho từng chủ thẻ hay nói cách khác chủ thẻ chỉ được tiêu trong hạn mức đã cho.
  • 4. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 4 Ngân hàng 44A Hàng tháng, khi nhận được sao kê (thông báo yêu cầu thanh toán của ngân hàng theo danh sách các khoản chi đã thực hiện trong tháng), chủ thẻ chỉ phải thanh toán số tiền họ đã chi tiêu, mà không phải trả bất cứ một khoản lãi nào nếu trả đúng hạn quy định. Còn nếu chủ thẻ không thanh toán được hết nợ thì sẽ phải trả số tiền còn nợ theo mức lãi suất định trước. Lãi suất này được xác định tuỳ theo ngân hàng phát hành thẻ.  Thẻ ghi nợ (Debit Card): Muốn được sở hữu thẻ này khách hàng phải có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Khi giao dịch mua bán, giá trị giao dịch sẽ được trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn..., và đồng thời ghi có vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn đó. Thẻ ghi nợ còn được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động (ATM). Thẻ ghi nợ thường không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ. Chủ thẻ chỉ chi tiêu trong phạm vi mình có. Với tính chất như vậy, thẻ ghi nợ thường được cấp có số dư tài khoản tiền gửi thường xuyên ghi Có. Tuy nhiên, tuỳ theo sự thoả thuận của chủ thẻ và ngân hàng phát hành, nếu số dư trên tài khoản của chủ thẻ không đủ thanh toán, ngân hàng sẽ cấp cho chủ thẻ một mức thấu chi, thẻ ghi nợ đã giúp cho cá nhân, doanh nghiệp được cấp một khoản tín dụng ngắn hạn mà không cần làm nhiều thủ tục. Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản: - Thẻ on-line: là thẻ ghi nợ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản tiền gửi của chủ thẻ. - Thẻ off-line: là thẻ ghi nợ mà giá trị của những giao dịch sẽ được khấu trừ vào tài khoản của chủ thẻ sau đó vài ngày.  Thẻ rút tiền mặt (Cash Card): Loại thẻ này được dùng để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên để rút tiền nên chủ thẻ phải ký quĩ tiền gửi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ phải được cấp tín dụng, thấu chi mới sử dụng được. Số tiền rút ra mỗi lần sẽ được trừ dần vào số tiền ký quỹ. Trước đây, thẻ rút tiền có hai loại, một là chỉ để rút tiền tại những máy tự động của ngân hàng phát hành, hai là để rút tiền không chỉ ở ngân hàng phát hành mà còn được sử dụng để rút tiền ở các ngân hàng khác.
  • 5. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 5 Ngân hàng 44A Hiện nay hầu hết các loại thẻ của các ngân hàng đều rút được ở cả các máy rút tiền của ngân hàng phát hành và ngân hàng liên kết với nó, tất nhiên ở trường hợp thứ 2 thường phải chịu một khoản phí nhỏ. 1.2 PHÂN LOẠI THẺ TÍN DỤNG 1.2.1 Theo công nghệ sản xuât  Thẻ khắc chữ nổi (Embossed card): Là loại thẻ của những ngày đầu tiên xuất hiện. Trên bề mặt của thẻ được khắc chữ nổi các thông tin cần thiết. Ngày nay hầu như không còn loại thẻ này, vì kỹ thuật làm thẻ thô sơ, dễ bị lợi dụng làm giả.  Thẻ băng từ (Magneic stripe): Thẻ được dựa trên kỹ thuật những thông tin của thẻ và chủ thẻ được mã hoá trên băng từ ở mặt sau của thẻ. Thẻ này hiện nay đang được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên thẻ có thể bị lợi dụng gây mất tiền do những thông tin ghi trên thẻ hẹp mang tính cố định, không thể áp dụng mã hoá an toàn, có thể đọc được dễ dàng qua hệ thống máy vi tính. Vậy nên thế giới đang có xu hướng chuyển sang thẻ thông minh.  Thẻ thông minh (Smart card): Là loại thẻ thế hệ mới, dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học, gắn vào thẻ một “chíp” điện tử có cấu trúc như một máy tính hoàn hảo. Thẻ có tính an toàn và bảo mật rất cao. Tuy vậy giá thành của thẻ rất cao nên thẻ này mới chỉ phổ biến ở những nước phát triển. 1.2.2. Căn cứ vào phạm vi sử dụng  Thẻ nội địa: là loại thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng tiền nước đó.  Thẻ quốc tế: Là loại thẻ sử dụng các loại ngoại tệ mạnh để thanh toán, được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu. Thẻ được hỗ trợ, quản lý trên toàn thế giới bởi các tổ chức tài chính lớn như Mastercard, Visacard… hoạt động thống nhất đồng bộ. Thẻ quốc tế rất được ưa chuộng vì tính an toàn, tiện lợi của nó.
  • 6. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 6 Ngân hàng 44A 1.3. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG THẺ TÍN DỤNG 1.3.1. Tổ chức thẻ quốc tế Là tổ chức đứng ra liên kết các thành viên, đặt ra quy định bắt buộc đối với các thành viên, hoạt động thống nhất thành một hệ thống toàn cầu. Bất cứ ngân hàng nào hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thẻ quốc tế đều phải gia nhập vào ít nhất một tổ chức thẻ quốc tế. Tổ chức thẻ quốc tế được tổ chức dưới hai hình thức: Hiệp hội và ngân hàng (hay công ty). - Hình thức hiệp hội: do một nhóm ngân hàng liên kết với nhau thành lập ra. Hiệp hội soạn thảo ra qui định riêng về cách tổ chức, cấp phép, bù trừ, thanh toán áp dụng cho tất cả các thành viên của hiệp hội, đồng thời tổ chức về vấn đề cạnh tranh trên thị trường và vấn đề pháp lý. Hiệp hội không trực tiếp phát hành thẻ mà giao cho các thành viên và thu phí thường niên. Điển hình của loại hình này là tổ chức thẻ Visa và Masters. - Hình thức ngân hàng (hay công ty): do một hoặc hai ngân hàng hay công ty đứng ra tổ chức và độc quyền phát hành loại thẻ của họ. Họ trực tiếp phát hành và quản lý thẻ, do vậy phạm vi hoạt động thường nhỏ hơn so với hình thức hiệp hội. JCB và American Express là điển hình của hình thức tổ chức này. 1.3.2. Ngân hàng phát hành thẻ Là thành viên chính thức của tổ chức thẻ và được cấp phép phát hành thẻ. Ngân hàng có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý hồ sơ xin cấp thẻ, thiết kế các yêu cầu kĩ thuật, mật mã ký hiệu cho các loại thẻ để đảm bảo an toàn cho quá trình sử dụng thẻ, sau đó phát hành thẻ cho khách hàng, mở và quản lý tài khoản thẻ. Cụ thể, ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm: - Thanh toán ngay số tiền trên hoá đơn do ngân hàng đại lý chuyển đến khi ngân hàng này thực hiện đúng thủ tục do ngân hàng phát hành qui định. - Đăng ký các thẻ vào danh sách đen để báo cho ngân hàng đại lý và cơ sở tiếp nhận. - Cấp phép cho các thương vụ thanh toán vượt hạn mức thông qua trung tâm dữ liệu. - Khấu trừ trực tiếp vào tài khoản chủ thẻ đối với thẻ ghi nợ.
  • 7. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 7 Ngân hàng 44A - Từng kỳ lập bảng sao kê ghi rõ các khoản cụ thể đã sử dụng và yêu cầu thanh toán đối với thẻ tín dụng. - Hoàn lại tiền ký quỹ nếu chủ thẻ không sử dụng hết đối với thẻ tiền mặt. - Cung cấp các vật dụng dùng vào mục đích quảng cáo thẻ (giấy quảng cáo, biểu quảng cáo). 1.3.3. Chủ thẻ Chủ thẻ là người có tên trên thẻ, được ngân hàng phát hành thẻ cho phép sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ thay tiền mặt theo hạn mức được cấp trên thẻ. Ngoài ra chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc các NH đại lý. Chủ thẻ có thể là một cá nhân riêng lẻ, hoặc đại diện cho một công ty hay tổ chức nào dó có nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán. Chủ thẻ phải trả phí cho ngân hàng phát hành thẻ. Một chủ thẻ có thể yêu cầu cấp thêm thẻ phụ cho người thân. Chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ cùng sử dụng chung một tài khoản thẻ với hạn mức tín dụng mà ngân hàng cấp cho chủ thẻ chính. Giao dịch của chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ được thể hiện trên cùng một sao kê và được gửi cho chủ thẻ chính để thanh toán. Chủ thẻ chính là người chịu trách nhiệm cuối cùng về các khoản chi tiêu của cả chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ. Chủ thẻ có các trách nhiệm sau: - Bảo quản thẻ không để kẻ khác lấy cắp số hoặc lợi dụng. - Sử dụng thẻ đúng mục đích quy định. - Không giao thẻ hoặc mật mã thẻ cho người khác, chủ thẻ phải chịu rủi ro, không thể kiện ngân hàng phát hành thẻ khi để xảy ra việc giả mạo thẻ để rút tiền - Có trách nhiệm thanh toán, hoàn trả các khoản đã sử dụng và lãi cho ngân hàng phát hành nếu là thẻ tín dụng. - Khi mất thẻ phải báo ngay cho NHPH thẻ (tên, địa chỉ, số series ghi ở mặt sau của thẻ) để kịp thời xử lý 1.3.4. Ngân hàng thanh toán thẻ Ngân hàng thanh toán thẻ là thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết của tổ chức thẻ hoặc các ngân hàng phát hành thẻ, được ủy quyền thực hiện
  • 8. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 8 Ngân hàng 44A nghiệp vụ phát hành thẻ. Ngân hàng thanh toán thẻ là ngân hàng trực tiếp ký hợp đồng với các cơ sở chấp nhận thẻ, và thanh toán các chứng từ giao dịch do cơ sở chấp nhận thẻ xuất trình. Một ngân hàng vừa có thể đóng vai trò là ngân hàng phát hành thẻ vừa là ngân hàng thanh toán thẻ. Ngoài ra còn có các ngân hàng đại lý thanh toán thẻ, làm đại lý thanh toán cho các ngân hàng thanh toán thẻ. Ngân hàng thanh toán có trách nhiệm: - Trong phạm vi một ngày làm việc kể từ khi nhận được biên lai thanh toán, phải trả tiền vào tài khoản của cơ sở chấp nhận thẻ và khi việc thanh toán thẻ đúng qui định thì phải thanh toán ngay với trung tâm phát hành thẻ nơi ngân hàng đại lý nhận làm đại lý. - Có trách nhiệm cung cấp các máy móc thiết bị, các hoá đơn thanh toán và bảng kê hoá đơn; các tài liệu hướng dẫn cách tiếp nhận thẻ, kiểm tra thẻ, các thông báo mới của ngân hàng đại lý nhận làm thẻ đại lý. 1.3.5. Cơ sở chấp nhận thẻ Cơ sở chấp nhận thẻ là các tổ chức hay cá nhân cung ứng hàng hoá, dịch vụ chấp nhận thẻ làm phương tiện thanh toán. Các cơ sở này thông thường được ngân hàng, hoặc các tổ chức thẻ quốc tế trang bị máy móc, thiết bị chuyên dụng để thực hiện chấp nhận thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ bằng thẻ. Cơ sở chấp nhận thẻ có trách nhiệm: - Chỉ chấp nhận thanh toán các thẻ đóng mẫu do Ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành hay hiệp hội thẻ qui định. - Chỉ thanh toán các thẻ đã kiểm tra đúng mật mã, và qui định về kỹ thuật an toàn của Ngân hàng đại lý và ngân hàng phát hành. - Sau khi giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo thẻ, trong pham vi số ngày làm việc qui định phải nộp biên lai thanh toán vào ngân hàng đại lý để đòi tiền. Để quá hạn, nếu gặp rủi ro ngân hàng đại lý không chịu trách nhiệm. - Có trách nhiệm thường xuyên trưng bày các biểu tượng của thẻ mà cơ sở chấp nhận thanh toán.
  • 9. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 9 Ngân hàng 44A 1.4. LỢI ÍCH CỦA THẺ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC CHỦ THỂ VÀ NỀN KINH TẾ 1.4.1. Lợi ích của thẻ đối với chủ thẻ  Thứ nhất, tiết kiệm thời gian, an toàn và tiện lợi. Đã có khá nhiều phương thức thanh toán không dùng tiền mặt xuất hiện như: séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, phương thức chuyển tiền khác nhưng đều có những nhược điểm. Ví dụ như là với séc du lịch, người phát hành sẽ phải dự đoán trước xem sẽ tiêu hết bao nhiêu và phải đến ngân hàng làm thủ tục mua séc trước chuyến đi đồng thời thanh toán tiền trước cho ngân hàng cùng với một khoản phí dù trên thực tế bạn chưa sử dụng séc này. Khi trở về nhà, nếu chưa sử dụng hết số tiền trên séc, hoặc người chủ séc phải mất thời gian hay chi phí để đến ngân hàng làm thủ tục đổi từ séc thành tiền hoặc sẽ chấp nhận rủi ro về tỷ giá khi giữ séc cho lần sử dụng sau. Thẻ tín dụng nhờ có các ưu điểm như: chủ thẻ không cần lên kế hoạch chi tiêu trước, cũng không cần phải trả tiền trước cho ngân hàng, chủ thẻ được quyền chi tiêu trước rồi trả tiền sau việc này đơn giản hơn so với dùng séc. Khi sử dụng thẻ, chủ thẻ sẽ tiết kiệm được thời gian mua hàng cũng như thời gian chờ làm các thủ tục với séc du lịch hay tiền mặt.  Thứ hai, cung cấp khoản tín dụng tự động, tức thời. Khi sử dụng thẻ tín dụng thì khả năng mua hàng sẽ không bị gò bó. Dù việc mua hàng có được dự tính trước hay không thì thẻ thanh toán cũng là một nguồn tín dụng tự động giúp, cho các chủ thẻ khỏi phải lên ngân hàng xin vay. Người nào có tâm lý ngại đến ngân hàng xin vay sẽ đánh giá cao tiện ích này. Hơn thế nữa chủ thẻ có thể thanh toán một phần nhỏ và số còn lại chủ thẻ có thể trả sau.  Thứ ba, chủ thẻ được hưởng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng đi kèm Hiện nay, các tổ chức thẻ quốc tế đang ngày càng đa dạng hóa loại hình phục vụ của mình nhằm đem lại độ thỏa dụng cao nhất cho khách hàng. Ví dụ như cung cấp dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, điện thọai hoặc các dịch vụ chăm sóc sức khỏe…
  • 10. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 10 Ngân hàng 44A 1.4.2. Lợi ích của thẻ đối với ngân hàng phát hành thẻ  Thứ nhất, thẻ tín dụng là phương tiện tối ưu để hấp dẫn khách hàng mới. Trong công cuộc cạnh tranh hiện nay, ngoài cách thức thông thường như giảm lãi suất để thu hút khách hàng (một công cụ quá quen thuộc nhưng không phải lúc nào cũng thực hiện được) các ngân hàng còn cố gắng tạo ra các sản phẩm mới để thu hút khách hàng. Lĩnh vực thẻ thanh toán là một lĩnh vực mới sẽ 0rất phát triển trong tương lai, nếu ngân hàng nào “tiếp cận” sớm sẽ chiếm được thị phần lớn và nếu “chậm chân” thì việc gia nhập sẽ rất khó khăn. Thẻ là phương tiện tối ưu bởi vì nếu khách hàng muốn phát hành thẻ phải mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng, khi có tài khoản tại một ngân hàng thì khách hàng hiếm khi chuyển sang một tổ chức đối thủ cạnh tranh, điều này mang lại sự trung thành của khách hàng với ngân hàng. Dựa vào tâm lý này của khách hàng lúc đó ngân hàng có thể tăng lãi suất tương đối với các khoản tín dụng thanh toán thẻ.  Thứ hai, việc áp dụng thẻ tăng thêm thu nhập cho ngân hàng. Thu nhập chính của ngân hàng từ thẻ tín dụng gồm: phí từ cơ sở chấp nhận thẻ, phí từ khách hàng (phí phát hành, phí thường niên, phí chậm thanh toán, phí rút tiền mặt, lãi suất cho vay hiện hành, lãi vượt hạn mức tín dụng...) và các khoản thu từ các dịch vụ ngân hàng khác, các khoản đầu tư kèm theo. Ngoài ra, kinh doanh thẻ tạo một sự “hỗ trợ chéo” mà rất có hiệu quả cho ngân hàng. Tỷ lệ lợi nhuận tương đối cao từ kinh doanh thẻ có thể dùng để bù đắp cho những hoạt động kém sinh lời lớn của ngân hàng như kinh doanh trên tài khoản vãng lai. Bằng việc khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ thực hiện số giao dịch séc và tiền mặt ít hơn. Điều này mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và rất nhiều lợi ích: thực hiện số giao dịch ít hơn, những thông tin thường cập nhật được cung cấp bởi các tổ chức thẻ quốc tế dưới hình thức điện tử làm cho việc ghi nợ tương ứng vào các tài khoản của khách hàng được nhanh hơn và đơn giản hơn...hoạt động của ngân hàng nhờ đó có hiệu quả hơn.  Thứ ba, phát hành thẻ là một loại tín dụng tiêu dùng hiện đại góp phần đa dạng hoá hình thức kinh doanh của ngân hàng. Thẻ tín dụng ra đời làm phong phú thêm các dịch vụ ngân hàng, mang đến
  • 11. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 11 Ngân hàng 44A cho ngân hàng một phương tiện thanh toán đa tiện ích thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Không chỉ có vậy, ở các nước đang phát triển phát triển dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ, ngân hàng có thể có thêm các dịch vụ khác song song như: đầu tư hoặc bảo hiểm cho các sản phẩm. Thông tin về dịch vụ này đã được báo đến khách hàng sử dụng thẻ cùng với sao kê hàng tháng của ngân hàng.  Thứ tư, thẻ mở rộng khả năng hoạt động của ngân hàng trên toàn cầu. Trở thành thành viên chính thức của một tổ chức thẻ quốc tế như Visa hay Masters, một ngân hàng nhỏ nhất trên thế giới cũng thể cho khách hàng một phương tiện thanh toán quốc tế có chất lượng như bất cứ đối thủ cạnh tranh lớn nào. Ngoài ra, nhờ các mối quan hệ với các tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng chỉ phải thực hiện duy nhất một giao dịch đó là thông qua tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng này chỉ phải thực hiện duy nhất một giao dịch thông qua các tổ chức ngân hàng khác có liên quan sẽ do Visa thực hiện. Sau lợi nhuận, khả năng cung cấp dịch vụ toàn cầu đem lại lợi ích lớn cho ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, hội nhập với cộng đồng quốc tế.  Thứ năm, kinh doanh thẻ sẽ làm tăng sức mạnh thương hiệu cho ngân hàng Có thể nói rằng lợi ích mà ngân hàng nhận được từ hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tín dụng là rất lớn. Nó không chỉ dừng lại ở thu nhập của ngân hàng mà còn là uy tín, là danh tiếng của ngân hàng. Mà trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thì uy tín cũng như danh tiếng là điều quan trọng bậc nhất quyết định sự tồn tại, phát triển của ngân hàng cũng như khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong tương lai. 1.4.3. Lợi ích của thẻ đối với cơ sở chấp nhận thẻ  Thứ nhất, thẻ làm tăng doanh số bán hàng hoá dịch vụ và giảm chi phí bán hàng. Chấp nhận thanh toán thẻ nghĩa là cung cấp cho khách hàng một phương tiện nhanh chóng tiện lợi do vậy khả năng thu hút khách hàng sẽ tăng lên, doanh số cung ứng hàng hoá, dịch vụ của cơ sở chấp nhận thẻ cũng tăng lên. Thẻ tín dụng tạo ra cho cơ sở chấp nhận thẻ một khả năng cạnh tranh lớn so với đối thủ
  • 12. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 12 Ngân hàng 44A khác. Môi trường văn minh, hiện đại trong giao dịch, mua bán khi thanh toán thẻ là một yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài và nhà đầu tư. Cùng với việc tăng doanh số bán hàng là việc giảm chi phí bán hàng bởi cơ sở chấp nhận thẻ sẽ không phải trả các khoản chi phí cho việc đếm, bảo quản tiền, quản lý tài chính.  Thứ hai, thẻ tiết kiệm thời gian, đảm bảo an toàn. Khi giao dịch thẻ, với các thiết bị chuyển tiền điện tử tại điểm bán hàng được sử dụng ngày càng nhiều thì rất đơn giản: người ta chỉ việc đưa băng từ của thẻ qua thiết bị này, mọi thông tin của thẻ đều được nhận dạng, giao dịch được thực hiện. Giao dịch sẽ được trả tiền ngay vào tài khoản của cơ sở chấp nhận thẻ. Ngoài ra, dù cho chưa được thanh toán ngay thì thanh toán thẻ cũng có ít nguy cơ bị mất cắp hơn so với séc hoặc tiền mặt. Một ngăn kéo đầy séc hay tiền mặt có giá trị lớn dễ là mục tiêu của nhân viên thiếu trung thực hoặc kẻ trộm hơn, nhưng cũng với số tiền như vậy để trên hoá đơn thì chẳng có ai quan tâm vì nó chẳng có ý nghĩa với ai khác ngoài cơ sở chấp nhận thẻ.  Thứ ba, tăng vòng quay thu hồi vốn, tiền trong tài khoản được hưởng lãi. Khi dữ liệu về giao dịch thẻ đã được truyền đến ngân hàng hoặc CSCNT nộp hoá đơn thanh toán thẻ cho ngân hàng thì tài khoản của CSCNT được ghi có ngay. Số tiền này họ có thể sử dụng ngay vào mục đích quay vòng vốn hoặc là các mục đích khác. Nhanh chóng luân chuyển vốn là điểm thuận lợi hơn của thẻ so với với séc, séc thường phải mất một thời gian nhất định mới được thanh toán. 1.4.4. Lợi ích của thẻ đối với nền kinh tế  Thứ nhất, giảm khối lượng tiền trong lưu thông và tăng nhanh khối lượng chu chuyển, thanh toán trong nền kinh tế. Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, vai trò đầu tiên của thẻ tín dụng chính là giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Tại những nước phát triển, thanh toán tiêu dùng bằng thẻ chiếm tỉ trọng gần như lớn nhất trong các tổng số các phương tiện thanh toán. Nhờ vậy mà khối lượng cũng như áp lực tiền mặt trong lưu thông đã giảm đáng kể. Cũng từ đó làm giảm chi phí giao
  • 13. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 13 Ngân hàng 44A dịch (chi phí của các phương tiện thanh toán điện tử thấp hơn chi phí giao dịch tiền mặt từ 30% - 50%).  Thứ hai, thu hút được khách du lịch và đầu tư nước ngoài. Thanh toán thẻ là làm giảm bớt các giao dịch thủ công bằng tay, tiếp cận với một phương tiện văn minh thế giới do đó sẽ tạo ra một môi trường thương mại văn minh, hiện đại hơn. Đây cũng là yếu tố thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.  Thứ ba, thực hiện được các chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước. Trong thanh toán thẻ các giao dịch đều nằm dưới sự kiểm soát của ngân hàng. Nhờ đó mà các ngân hàng có thể dễ dàng kiểm soát được mọi giao dịch, tạo nền tảng cho công tác quản lý vĩ mô của nhà nước, thực hiện chính sách ngoại hối quốc gia. Việc sử dụng thẻ tín dụng nói riêng và thanh toán qua ngân hàng nói chung tăng tính minh bạch tài chính cho nền kinh tế, giảm trốn thuế, tham nhũng, nền kinh tế ngầm. Và thực tế hiện nay mọi chế độ, chính sách liên quan tới thẻ đều dựa trên chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước. 1.5. NGHIỆP VỤ KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG Như đã nói ở trên, thẻ tín dụng là một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Bằng các biện pháp đảm bảo như tín chấp hoặc thế chấp. khách hàng có thể phát hành thẻ tín dụng quốc tế để thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại các điểm bán hàng có chấp nhận thẻ và rút tiền mặt. Tổng quát nghiệp vụ kinh doanh thẻ tín dụng gồm có 3 nghiệp vụ cơ bản là phát hành, thanh toán và quản lý rủi ro. 1.5.1. Nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng Khi phát hành thẻ TDQT cần phải căn cứ vàp những quy định hiện hành của tổ chức thẻ quốc tế và luật pháp của nước sở tại. Đồng thời mỗi cơ quan quản lý việc phát hành sẽ có những quy chế riêng đòi hỏi phải tuân thủ trong qua trình phát hành. Cụ thể, thẻ TDQT được phát hành dựa trên cơ sở tín chấp, ký quỹ, thế chấp, và dựa trên khả năng tài chính của khách hàng.
  • 14. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 14 Ngân hàng 44A Ngân hàng thương mại muốn được cung ứng dịch vụ thẻ phải thỏa mãn một số yêu cầu như: có năng lực tài chính, đảm bảo hệ thống trang thiết bị đủ tiêu chuẩn, có đội ngũ cán bộ đủ năng lực chuyên môn, …. Khi đã có đủ các điều kiện trên, ngân hàng thương mại mới được phép phát hành thẻ theo quy trình chung như sau:  Quy trình phát hành Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ phát hành thẻ Khách hàng đến ngân hàng đề nghị được cấp thẻ tín dụng, khi đi có mang theo các hồ sơ cũng như giấy chứng nhận cần thiết. Đến nơi khách hàng trình giấy tờ và ký vào các văn bản mà ngân hàng yêu cầu. Bước 2: Ngân hàng tiến hành thẩm định lại hồ sơ Chi nhánh phát hành tiến hành xem xét lại hồ sơ được lập đúng chưa, tình hình tài chính (nếu là công ty) hay các khoản thu nhập thường xuyên của khách hàng (nếu là cá nhân), số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng, mối quan hệ tín dụng với ngân hàng trước đây (nếu có). Sau khi thẩm định, ngân hàng sẽ ra quyết định chấp nhận hay từ chối phát hành. Bước 3: Với những hồ sơ được chấp nhận, ngân hàng tiến hành phân loại khách hàng để cấp thẻ Đối với thẻ ghi nợ, việc phát hành thẻ đơn giản vì khách hàng đã có tài khoản tại ngân hàng. Còn đối với thẻ tín dụng, ngân hàng phải tiến hành phân loại khách hàng để có chính sách tín dụng riêng . Thông thường có 2 loại hạn mức tín dụng: - Hạn mức theo thẻ vàng: Thường cấp cho khách hàng loại một và lãnh đạo các doanh nghiệp có quan hệ tốt với ngân hàng, khách hàng thuộc hàng quan chức chính phủ hoặc lãnh đạo các cơ quan nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các cá nhân có thu nhập cao và ổn định. - Hạn mức cho thẻ thường: Được cấp cho những khách hàng có thu nhập thấp với hạn mức thấp hơn nhiều so với thẻ vàng. Bước 4:Trung tâm thẻ lập hồ sơ quản lý thẻ và chuyển cho chi nhánh phát hành thẻ. Bước 5: Ngân hàng phát hành giao thẻ cho khách hàng
  • 15. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 15 Ngân hàng 44A Ngân hàng phát hành yêu cầu chủ thẻ ký tên và đăng ký chữ ký mẫu ở ngân hàng. Sau khi thẩm định và phân loại các khách hàng, ngân hàng ghi những thông tin cần thiết về chủ thẻ đồng thời mã hoá và ấn định mã số cá nhân (PIN) cho chủ thẻ, nhập dữ liệu về chủ thẻ vào tập tin quản lý và giao thẻ cho khách hàng. Quy trình phát hành thẻ có thể khái quát trong sơ đồ sau: Sau khi ngân hàng giao thẻ cho khách hàng, khách hàng được gọi là chủ thẻ, ngân hàng được gọi là ngân hàng phát hành. Trong quá trình sử dụng thẻ, chủ thẻ có quyền sử dụng thẻ để rút tiền tại các máy ATM hoặc thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ. Khi ngân hàng phát hành gửi sao kê cho chủ thẻ, chủ thẻ có quyền kiến nghị nếu có thắc mắc. Ngân hàng phát hành phải giải đáp những thắc mắc của chủ thẻ, thanh toán tiền cho ngân hàng thanh toán, các đơn vị chấp nhận thẻ. Trong trường hợp khách hàng yêu cầu phát hành lại thẻ, ngân hàng cần kiểm tra lại các chi tiết trong hồ sơ khách hàng. Việc in lại thẻ cũng giống như việc in thẻ mới. Trong trường hợp thẻ của khách hàng hết hạn sử dụng, ngân hàng phát hành sẽ thông báo trước cho chủ thẻ. Nếu chủ thẻ yêu cầu được tiếp tục sử dụng thẻ, ngân hàng sẽ phát hành lại thẻ. Nếu chủ thẻ không có ý kiến gì, việc sử dụng thẻ sẽ mặc nhiên chấm dứt. Sau khi kết thúc nghiệp vụ phát hành thẻ,ngân hàng phải tiến hành nghiệp vụ thanh toán thẻ vì kể từ lúc này khách hàng sử dụng thẻ trong thanh toán hoặc rút tiền mặt. Chủ thẻ Ngân hàng phát hành thẻ Trung tâm thẻ (1) (5) (2),(3) (4)
  • 16. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 16 Ngân hàng 44A 1.5.2. Nghiệp vụ thanh toán thẻ TDQT ` Sau khi thẻ được Ngân hàng phát hành thẻ trao cho khách hàng sử dụng, qui trình thanh toán thẻ phát sinh khi Chủ thẻ tiến hành mua sắm hàng hoá, dịch vụ…bằng thẻ tại các cơ sở chấp nhận thẻ, và rút tiền mặt tại máy ATM, tiếp đó các nghiệp vụ thanh toán hộ cho khách hàng giữa ngân hàng phát hành và các bên trung gian có liên quan trong thị trường thẻ, nhằm đảm bảo cuối cùng số tiền giao dịch của khách hàng được thanh toán cho cơ sở chấp nhận thẻ. Nghiệp vụ thanh toán thẻ có sự tham gia của hầu hết các thành viên của thị trường thẻ. (1) Chủ thẻ dùng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, hoặc rút tiền mặt tại các cơ sở chấp nhận thẻ hoặc Ngân hàng đại lý. (2) Cơ sở chấp nhận thẻ hoặc Ngân hàng đại lý khi nhận được thẻ từ khách hàng kiểm tra tính hợp lệ của thẻ, thiết lập hoá đơn thanh toán, và trao hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng. (3) Cơ sở chấp nhận thẻ giao dịch với Ngân hàng, gửi hoá đơn thẻ cho Ngân hàng thanh toán. (4) Ngân hàng thanh toán thẻ thực hiện thanh toán cho cơ sở chấp nhận thẻ (Ghi Có vào tài khoản của cơ sở chấp nhận thẻ hoặc Ngân hàng đại lý) (5) Ngân hàng thanh toán tiến hành thanh toán với Tổ chức thẻ quốc tế và các thành viên khác. Cuối mỗi ngày, Ngân hàng thanh toán tổng hợp toàn bộ các giao dịch phát sinh từ thẻ do Ngân hàng khác phát hành và truyền dữ liệu cho Tổ chức thẻ quốc tế.
  • 17. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 17 Ngân hàng 44A (6) Tổ chức thẻ quốc tế ghi Có cho Ngân hàng thanh toán Tổ chức thẻ quốc tế sau khi nhận được dữ liệu từ Ngân hàng thanh toán sẽ tiến hành ghi Có cho Ngân hàng. Dữ liệu mà tổ chức thẻ quốc tế truyền về bao gồm những khoản Ngân hàng thanh toán được trả, những khoản phí phải trả cho Tổ chức thẻ quốc tế, những giao dịch bị tra soát. (7) Tổ chức thẻ quốc tế báo nợ cho Ngân hàng phát hành. (8) Ngân hàng phát hành thẻ thanh toán nợ cho Tổ chức thẻ quốc tế (9) Ngân hàng phát hành thẻ gửi sao kê cho chủ thẻ (10) Chủ thẻ thanh toán nợ cho Ngân hàng phát hành Chủ thẻ sau khi nhận được sao kê sẽ tiến hành trả tiền cho những khoản hàng hoá, dịch vụ mà mình đã tiêu dùng. Trong một số trường hợp cơ sở chấp nhận thẻ phải liên hệ với Ngân hàng phát hành hoặc Tổ chức thẻ quốc tế (thay mặt Ngân hàng phát hành) để cấp phép cho giao dịch mua bán hoặc ứng tiền mặt bằng thẻ. Các trường hợp xin cấp phép bao gồm: - Các giao dịch ứng tiền mặt bằng thẻ tín dụng. - Các giao dịch thanh toán hàng hoá, dịch vụ mà số tiền của giao dịch Chủ thẻ NH phát hành thẻ Cơ sở chấp nhận thẻ NH thanh toán thẻ Tổ chức thẻ Quốc tế (2) (1) (3) (9) (10) (7) (8) (5) (6) Sơ đồ : Quy trình nghiệp vụ thanh toán thẻ (4) (10)
  • 18. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 18 Ngân hàng 44A thanh toán bằng hoặc cao hơn mức hạn mức thanh toán của cơ sơ chấp nhận thẻ do các Tổ chức thẻ quốc tế qui định. - Các thẻ mà cơ sở chấp nhận thẻ có nghi ngờ về hiệu lực của thẻ đối với chủ thẻ. - Những thẻ thanh toán không có chữ ký mẫu của chủ thẻ trên băng chữ ký ở mặt sau của thẻ. 1.5.3. Nghiệp vụ quản lý rủi ro Căn cứ vào quy trình phát hành và thanh toán người ta chia rủi ro thành các nhóm như sau: 1.5.3.1. Rủi ro trong phát hành thẻ  Giả mạo thông tin phát hành thẻ (Fraudulent Applications) Khách hàng có thể cung cấp thông tin giả mạo về bản thân, khả năng tài chính, mức thu nhập…cho NHPH khi yêu cầu phát hành thẻ. Nếu NHPH không thẩm định thông tin khách hàng, có thể dẫn tới những tổn thất tín dụng cho NHPH khi chủ thẻ không có đủ khả năng thanh toán các khoản tín dụng thẻ cố tình lừa đảo để chiếm dụng tiền của Ngân hàng.  Thẻ giả Thẻ giả là loại rủi ro lớn nhất và nguy hiểm nhất hiện nay mà tất cả các tổ chức thẻ rất quan tâm. Có các loại thẻ giả sau: - Thẻ bị thay đổi thông tin trên thẻ: Tội phạm dùng thẻ thật không còn giá trị lưu hành để thay đổi các thông tin trên thẻ. - Thẻ giả mạo: Tội phạm làm thẻ giả dựa trên các thông tin lấy được từ việc đánh cắp các dữ liệu của thẻ thật bằng các thủ đoạn khác nhau. Loại giả mạo này thường liên quan đến tội phạm có tổ chức , vì yêu cầu công nghệ cao hơn. - Thẻ chỉ giả mạo băng từ: Là loại thẻ giả chỉ có băng từ được mã hoã dựa trên dữ liệu của thẻ thật nhưng không có các thông tin dập nổi và những đặc điểm bảo mật trên thẻ. Tội phạm sử dụng thẻ tại các ĐVCNT thông đồng có EDC, hoặc tại các điểm bán hàng tự động không được kiểm soát chặt chẽ. - Thẻ bị làm giả hoàn toàn : Là loại thẻ giả hoàn chỉnh với băng từ được mã hoá và trên phôi thẻ có đầy đủ những yếu tố như thẻ thật.
  • 19. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 19 Ngân hàng 44A  Thẻ mất cắp, thất lạc (Lost – Stolen Card) Thẻ bị mất cắp hoặc thất lạc và bị sử dụng trước khi chủ thẻ kịp thông báo cho NHPH để có các biện pháp chấm dứt sử dụng hoặc thu hồi thẻ. Thẻ bị mất cắp, thất lạc cũng có thể bị bọn tội phạm sử dụng để làm thẻ giả (dập nổi, mã hoá lại băng từ bằng các thông tin giả mạo) như trường hợp thẻ giả.  Chủ thẻ không nhận được thẻ do NHPH gửi (Never Received Issue) Thẻ bị đánh cắp hoặc bị lợi dụng thực hiện giao dịch trong quá trình chuyển từ NHPH đến chủ thẻ.  Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng (Account Takeover) Rủi ro này phát sinh khi NHPH nhận được những thay đổi thông tin của chủ thẻ đặc biệt là thay đổi địa chỉ của chủ thẻ. Do không xác minh kỹ, nên NHPH đã gửi thẻ về địa chỉ theo như yêu cầu, mà không đến tay chủ thẻ thực. Tài khoản của chủ thẻ thực đã bị người khác lợi dụng sử dụng.  Rủi ro tín dung Chủ thẻ sử dụng thẻ nhưng không thực hiện thanh toán hoặc không đủ khả năng thanh toán. 1.5.3.2. Rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ:  ĐVCNT giả mạo ĐVCNT cố tình đăng ký các thông tin không chính xác với ngân hàng thanh toán. NHTT sẽ chịu tổn thất khi không thu được những khoản đã tạm ứng cho những ĐVCNT này trong trưòng hợp những ĐVCNT thông đồng với chủ thẻ hoặc cố tình tạo ra các hoá đơn hoặc các giao dịch giả mạo.  ĐVCNT thông đồng với chủ thẻ - CPP ( Common Purchase Point): là hiện tượng một ĐVCNT được xác định là một điểm xảy ra việc đánh cắp dữ kiệu thẻ để sử dụng vào mục đích tạo các thẻ giả hoặc giao dịch giả mạo - POC (Point of Compromise): là hiện tượng ĐVCNT thông đồng với chủ thẻ thanh toán thẻ giả.  Thanh toán hàng hoá dịch vụ bằng thẻ qua các phương tiện viễn thông (MO/TO) ĐVCNT cung cấp hàng hoá dịch vụ theo yêu cầu của chủ thẻ qua thư,
  • 20. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 20 Ngân hàng 44A điện thoại, fax hoặc internet và thanh toán trên cơ sở các thông tin như: Loại thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ. ĐVCNT cũng như NH thanh toán có thể chịu tổn thất trong trường hợp chủ thẻ thực không phải là khách hàng đặt mua hàng của ĐVCNT và giao dịch đó bị từ chối thanh toán.  Nhân viên ĐVCNT in nhiều hoá đơn thanh toán của một thẻ (Multiple imprint) hoặc sửa đổi thông tin trên các hoá đơn thẻ. Đây chính là rủi ro liên quan đến đạo đức của nhân viên ĐVCNT. - Khi thực hiện giao dịch, nhân viên của ĐVCNT đã cố tình in ra nhiều bộ hoá đơn thanh toán thẻ, nhưng chỉ giao một bộ hoá đơn cho chủ thẻ ký để hoàn thành giao dịch. Sau đó, nhân viên của ĐVCNT mạo chữ ký của chủ thẻ để nộp các hoá đơn thanh toán còn lại cho NH thanh toán để lấy tiền tạm ứng của NH. - Nhân viên tại ĐVCNT cũng có thể sửa đổi các hoá đơn giao dịch, ghi tăng giá trị không được chủ thẻ chấp thuận.  Đánh cắp dữ liệu băng từ (Skimming) Các thiết bị đọc thẻ tại ĐVCNT có thể bị cài đặt thêm thiết bị để thu thập các thông tin trên băng từ của thẻ thanh toán tại các ĐVCNT; hoặc nhân viên tại ĐVCNT có thể câu kết với các tổ chức tội phạm đọc dữ liệu thẻ thật bằng thiết bị chuyên dùng riêng.  Các ĐVCNT có tỷ lệ rủi ro cao (High Rish Merchant) Các ĐVCNT có tỷ lệ rủi ro cao là các ĐVCNT kinh doanh hàng hoá dịch vụ có giá trị lớn, có tính chất dễ chuyển đổi sang tiền mặt – nơi tội phạm hoặc các tổ chức tội phạm thường sử dụng thẻ giả mạo. 1.5.3.3. Rủi ro nghiệp vụ Rủi ro phát sinh tại CNPH, CNTT, NHĐL của NHNT và TTT trong việc xử lý giao dịch, thực hiện quy trình nghiệp vụ hàng ngày. 1.5.3.4. Rủi ro kỹ thuật Loại rủi ro này xảy ra khi hệ thống máy móc, trang thiết bị, viễn thông, trung tâm chuyển mạch…có trục trặc, không ổn định, ngừng hoạt động hoặc gây lỗi trong quá trình xử lý ảnh hưởng đến việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ. Trong điều kiện hiện nay, khi khối lượng giao dịch tăng lên đến mức khổng
  • 21. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 21 Ngân hàng 44A lồ, dẫn đến việc xử lý nghiệp vụ lệ thuộc vào hệ thống máy móc, công nghệ, cũng như việc lưu trữ chứng từ điện tử trên vật mang tin như đĩa từ, băng từ, tape…là tất yếu. Do vậy, rủi ro chứa đựng trong khâu này cũng lớn theo. Bên cạnh đó, việc bảo mật công nghệ, bảo mật dữ liệu lỏng lẻo cũng có thể là nguyên nhân gây nên rủi ro vô cùng nghiêm trọng.
  • 22. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 22 Ngân hàng 44A CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNT Việt Nam NHNT Việt Nam tiền thân là Cục Ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước. Khi miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa Xã hội, làm hậu thuẫn cho công cuộc cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thì đòi hỏi thành lập một định chế tài chính chuyên về nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại. Trên cơ sở yêu cầu đó, ngày 30/10/1962, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 115/CP thành lập NHNT Việt Nam trên cơ sở bộ máy của Cục Ngoại hối trực thuộc NHNN Việt Nam. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 01/04/1963, NHNT Việt Nam chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Ngày 26/03/1988 Hội đồng Bộ trưởng đã ra nghị định số 53/HĐBT quy định rõ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của HĐBT, được tổ chức thành 2 cấp: NHNN là cấp quản lý và các ngân hàng chuyên doanh trực thuộc gồm NHNT Việt Nam, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Ngày 14/11/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành chỉ thị số 403/CT chuyển NHNT Việt Nam theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của HĐBT thành “Ngân hàng thương mại quốc doanh”, lấy tên là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gọi tắt là Ngân hàng Ngoại thương, tên tiếng Anh đầy đủ là Bank for Foreign Trade of Vietnam, viết tắt là Vietcombank (VCB). Với 2 pháp lệnh ngân hàng được ban hành, NHNT Việt Nam từ vai trò độc quyền về kinh doanh ngoại hối chuyển vào môi trường tự do cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác bao gồm cả các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh.
  • 23. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 23 Ngân hàng 44A NHNT Việt Nam ra đời đã đánh dấu bước phát triển rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, NHNT đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước bằng việc huy động vốn trong xã hội để đầu tư phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thực thi chính sách tiền tệ cũng như chính sách ngoại hối theo định hướng của Nhà nước. Trong những năm qua, với truyền thống chuyên doanh đối ngoại, NHNT được đánh giá một trong những ngân hàng thương mại hoạt động có hiệu quả nhất tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tài trợ tín dụng và thanh toán quốc tế. NHNT Việt Nam liên tục giữ vai trò chủ lực trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, NHNT Việt Nam đồng thời là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á. Trong suôt 5 năm liên tiếp kể từ năm 2000, NHNT Việt Nam đã được tạp chí “The Banker” - một tạp chí rất có uy tín trong ngành tài chính ngân hàng thế giới với số lượng phát hành mỗi kỳ là 15 triệu ấn bản, bầu chọn danh hiệu “ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Tính đến cuối năm 2004, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã phát triển thành một hệ thống bao gồm: - 26 chi nhánh cấp 1, 41 chi nhánh cấp 2, và 47 phòng giao dịch trên toàn quốc; - 1 công ty tài chính và 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài ; - 3 công ty trực thuộc (công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản); - Góp vốn cổ phần vào 6 doanh nghiệp (2 công ty bảo hiểm, 3 công ty kinh doanh bất động sản, 1 công ty đầu tư kỹ thuật), 7 ngân hàng và 1 quỹ tín dụng; - Tham gia 4 liên doanh với nước ngoài. Ngoài ra, NHNT còn có khoảng 1250 ngân hàng đại lý trên 90 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
  • 24. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 24 Ngân hàng 44A 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHNT Việt Nam 2.1.2.1. Cơ cấu chung của NHNT Việt Nam P.QL đề án công nghệ P.thông tin tín dụng Văn phòng Hội đồng quản trị Ban Tổng giám đốc ALCO Ban kiểm soát Hội đồng tín dụng TRỤ SỞ CHÍNH P.kiểm tra nội bộ P.kinh doanh ngoại tệ P.quan hệ NH đại lý P.TC cán bộ& đào tạo P.quan hệ khách hàng P.vốn P.kế toán tài chính P.quản lí thẻ Trung tâm thanh toán P.TT tuyên truyền P.pháp chế P.QL xây dựng cơ bản P.quản trị P.tổng hợp thanh toán P.kế toán vốn P.tổng hợp & PT kinh tế P.quản lý tín dụng P. đầu tư dự án P.quản lí vốn LD CP P.kế toán quốc tế P.công nợ Trung tâm tin học MẠNG LƯỚI TRONG NƯỚC MẠNG LƯỚI NGOÀI NƯỚC Sở giao dịch Chi nhánh Công ty con VP đại diện tại Paris. Moscow, Singapore Công ty tài chính Việt Nam tại HongKong
  • 25. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 25 Ngân hàng 44A 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ phận quản lý và kinh doanh thẻ Từ năm 1992, nhận thức được lợi ích của hoạt động kinh doanh thẻ, Phòng quản lý thẻ, trực thuộc NHNT trung ương đã được thành lập và trở thành đầu mối quan trọng nhất cho cả các hoạt động liên quan đến phát hành và thanh toán thẻ. Đầu tiên đó là những quan hệ đại lý với các tổ chức và các ngân hàng phát hành thẻ nổi tiếng trên thế giới. Đây cũng là trung tâm xử lý dữ liệu về phát hành, thanh toán, cấp phép và tra soát thẻ giữa các Chi nhánh NHNT, giữa NHNT với các thành viên khác và các Tổ chức thẻ quốc tế. Tham gia mạng thanh toán cũng như trao đổi toàn cầu của các Tổ chức thẻ quốc tế. Phòng có các nhiệm vụ chủ yếu: - Nghiên cứu, hướng dẫn thực hiện các chính sách và chế độ liên quan đến phát hành và thanh toán thẻ. - Là trung tâm xử lý, phát hành, in ấn và quản lý thẻ trắng. - Nghiên cứu và tổ chức chương trình mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ và chủ thẻ trên toàn hệ thống. - Tổ chức và phối hợp với các Tổ chức thẻ quốc tế thực hiện các chương trình quản lý rủi ro. - Tổ chức tập huấn và đào tạo, bổ sung nghiệp vụ thẻ cho cán bộ. - Quản lý, theo dõi và báo cáo hoạt động phát hành, thanh toán thẻ của toàn bộ hệ thống NHNT, các chi nhánh và các ngân hàng đại lý, các cơ sở chấp nhận thẻ và chủ thẻ. Các nhiệm vụ trên cho thấy, Phòng quản lý thẻ không trực tiếp tham gia vào nghiệp vụ kinh doanh thẻ mà việc kinh doanh thẻ được Phòng thẻ của Sở giao dịch và các chi nhánh thực hiện. 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNT Việt Nam trong những năm gần đây 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn NHNT Việt Nam có tổng nguồn vốn tăng trưởng mạnh và liên tục trong nhiều năm: Năm 1999 có tốc độ tăng trưởng là 34,17%, năm 2000 là 44,98%, năm 2001 là 16,83%, năm 2002 là 6,3%, năm 2003 là 19,42%, năm 2004 là 24,53%.
  • 26. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 26 Ngân hàng 44A Năm 2002, với sự nỗ lực và linh hoạt trong công tác điều hành vốn, tổng nguồn vốn đạt 81.495 tỷ VND. Tuy tốc độ tăng chậm so với những năm trước nhưng nguồn vốn vẫn đáp ứng đủ cho nhu cầu vốn tín dụng gia tăng mạnh trong năm. Công tác huy động vốn được làm tốt là do NHNT đã chủ động làm tốt công tác khách hàng, tăng cường một bước trong công tác điều hành, quản trị vốn, lãi suất, quản trị rủi ro, thanh khoản và áp dụng một số sản phẩm mới dựa trên nền tảng công nghệ. Tỷ trọng vốn bằng VND trong tổng nguồn vốn tăng mạnh (32,9%) trong năm 2002. Cơ cấu vốn được cải thiện theo hướng tích cực, tỷ trọng nguồn vốn VND trong tổng nguồn vốn tăng từ 27% năm 2001 lên 34% tính đến 31/12/2002. Bên cạnh đó thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn, NHNT đã phát hành thành công nhiều đợt kỳ phiếu và trái phiếu nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung va dài hạn đang tăng cao. Năm 2003, công tác quản trị vốn đã không ngừng được tăng cường mạnh cả về chất và lượng; việc điều hành quản trị lãi suất được thực hiện một cách năng động và theo tín hiệu thị trường; cơ chế quản lý vốn tập trung toàn hệ thống tiếp tục được củng cố và phát huy hiệu quả; các hình thức huy động vốn được đa dạng hoá mang tính đặc trưng của NHNT (chứng chỉ tiền gửi, lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng Seagame, v.v...); công tác quản lý thanh khoản đã được nâng cao và được quán triệt trong toàn bộ hệ thống. Nhờ đó công tác huy động vốn đã đạt được những kết quả rất khả quan. Tổng nguồn vốn đến cuối tháng 12/2003 đạt 97.521 tỷ VND, tăng 19.42% so với đầu năm, vượt kế hoạch 8% và chiếm 20,3% vốn huy động của toàn ngành ngân hàng. Trong năm hầu hết các chi nhánh trong hệ thống đã có nhiều nỗ lực nhằm huy động vốn tại địa bàn. Bốn đơn vị là Hội sở chính, chi nhánh HCM, Vũng Tầu, Hà Nội chiếm tới 83.8% vốn huy động toàn hệ thống. Một số chi nhánh khác có số dư huy động vượt ngưỡng 1.000 tỷ đồng là Vinh, Đồng Nai, Tân Thuận. Năm 2004, tổng vốn huy động của ngân hàng đạt mức 110.142 tỷ đồng. Vốn huy động trên thị trường II đạt 22,662 tỷ đồng, tăng 58,7% so với năm 2003. Nguồn huy động từ ngân sách Nhà nước và NHNN chiếm 44,7% trong vốn huy động trên thị trường II, so với năm 2003 là 47,3%. Tỷ lệ giữa tiền gửi
  • 27. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 27 Ngân hàng 44A và vay từ các tổ chức tín dụng khác khá là cân bằng 52/48. Huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế của ngân hàng có tốc độ tăng 18,8%, đạt 85,34 tỷ đồng. Cơ cấu vốn huy động từ dân cư so với từ tổ chức kinh tế trong 2 năm 2003-2004 khá ổn định, 42%/58% năm 2004 so với 43%/57% năm 2003. Bên cạnh đó, vốn huy động bằng ngoại tệ vẫn tiếp tục chiếm ưu thế, thể hiện ở 59% năm 2004 so với 57% năm 2003. Cũng trong năm 2004, ngân hàng tiếp tục phát hành giấy tờ có giá bao gồm kì phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi với nhiều kì hạn đa dạng và các ưu đãi hấp dẫn. NHNT đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung, cầu vốn thị trường, đồng thời phát triển nhiều công cụ huy động vốn mới, nhằm đối phó với những biến động thị trường, đặc biệt là đối với USD. 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng Từ những năm 1998-1999, NHNT được nhiều dự án khả thi, trong đó phải kể đến việc ngân hàng đã đứng ra làm đầu mối cho nhiều dự án cho vay đồng tài trợ lớn cùng với các ngân hàng quốc doanh và liên doanh khác như dự án Nhiệt điện Phú Mỹ, dự án Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn, trị giá mỗi dự án trên 100 triệu USD. Năm 2000, hợp đồng tài trợ thứ hai cho dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn được ký kết, ngoài ra ngân hàng còn tham gia các công trình phát triển và khôi phục kinh tế lớn của Chính phủ như cho vay khắc phục hậu quả của cơn bão số 5, cho vay thu mua lương thực và lúa gạo, cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn theo chính sách của Nhà nước. Số tiền mua tín phiếu, trái phiếu, công trái của kho bạc nhà nước là 1336 tỷ đồng. Đến cuối năm 2001, NHNT Việt Nam đã cung ứng 41.400 tỷ đồng vốn tín dụng cho nền kinh tế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, công nghệ và công nghiệp chế biến, nông lâm nghiệp và thuỷ sản. Không chỉ tài trợ cho các dự án lớn của Tổng công ty nhà nước bằng nội tệ, NHNT đã tài trợ dự án bằng ngoại tệ cho dự án Đạm Phú Mỹ trị giá 230 triệu USD và nhiều dự án khác. Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo đối tượng khách hàng nhằm tạo thế ổn định lâu dài, chương trình cho vay các dự án trọng điểm, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và chương trình mở rộng cho vay cá thể được khởi động từ cuối
  • 28. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 28 Ngân hàng 44A năm 2001 và triển khai mạnh mẽ trong năm 2002. Với những chương trình này, NHNT đã đạt được mức tăng trưởng tín dụng rất đáng kể, vượt xa tốc độ tăng trưởng trung bình trong toàn ngành ngân hàng (30,52%). Dư nợ tín dụng đối với khách hàng năm 2002 tăng 78% so với năm 2001 và đạt 29.295 tỷ VND. Trong các khoản tín dụng đối với khách hàng của Ngân hàng, cho vay dài hạn bằng ngoại tệ có tốc độ tăng trưởng mạnh 301,69% đạt 6.220.544 triệu VND; sau đó đến cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ tăng 207,71% đạt 5.141.799 triệu VND. Đi đôi với việc tăng trưởng mạnh về dư nợ, chất lượng tín dụng cũng được chú ý và bảo đảm. Tỷ lệ nợ quá hạn phát sinh ở mức thấp, chỉ chiếm 2.8%. Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn chiếm 35%. Tiếp tục giữ vững vai trò của một ngân hàng có thế mạnh về vốn và khả năng làm đầu mối thu xếp vốn, Ngân hàng Ngoại thương đã rất tích cực tham gia cam kết cho vay các dự án trọng điểm của nhà nước với tổng trị giá gần 600 triệu USD. Năm 2002 đồng thời cũng là năm Ngân hàng Ngoại thương thực hiện giải ngân lớn nhất đối với các dự án trọng điểm của nhà nước với giá trị hơn 2.200 tỷ đồng, đóng góp quan trọng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống. Được Chính phủ khuyến khích nhóm các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tốc độ tăng trưởng khá cao trong hai năm gần đây. Để đáp ứng nhu cầu vốn của nhóm doanh nghiệp này, chương trình tín dụng thêm 500 tỷ VND trong hai năm 2002 và 2003 đã được đề ra từ đầu năm. Với hoạt động hướng tới khách hàng được tăng cường đặc biệt là nhóm khách hàng này, chương trình tín dụng thêm 500 tỷ VND đã hoàn thành chỉ trong 1 năm. Tính đến ngày 31/12/2002 dư nợ tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ mang lại một ý nghĩa rất lớn góp phần đa dạng hoá thành phần khách hàng, phân tán rủi ro đồng thời mở ra hướng kinh doanh ổn định lâu dài. Tuy nhiên, so sánh với tiềm năng của thị trường thì mức dư nợ tín dụng này còn khiêm tốn. Bước sang năm 2003, tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức cao. Tính đến 31/12/2003, tổng dư nợ tín dụng của toàn bộ hệ thống NHNT Việt Nam là 39.269 tỷ VND, tăng 35,2% so với năm 2002, vượt kế hoạch tăng trưởng đề ra từ đầu năm (27,1%). Thực hiện chủ trương của Ban lãnh đạo ngân hàng “năm 2003 là năm tăng cường kiểm tra, kiểm soát nâng cao chất lượng tín dụng”,
  • 29. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 29 Ngân hàng 44A NHNT đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của toàn bộ hệ thống. NHNT đã chú trọng áp dụng và hoàn thiện các giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng như: xác định giới hạn tín dụng cho hầu hết khách hàng là doanh nghiệp, quản trị vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tập trung vào các khu công nghiệp, khu chế xuất. Về xử lý nợ tồn đọng, trong 3 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu, NHNT đã vận dụng tổng hợp nhiều giải pháp như dùng Quỹ Dự phòng rủi ro, khai thác và bán các tài sản xiết nợ, tích cực thu nợ trực tiếp từ khách hàng, áp dụng giãn nợ, tham gia vốn cổ phần để xử lý nợ tồn đọng. Tính đến cuối năm 2003, nợ quá hạn đối với các khoản vay hiện hành chỉ chiếm 2,2% tổng dư nợ, so với 2,8% năm 2002 và mức trung bình của ngành ngân hàng, giảm từ 1.035 tỷ năm 2002 xuống 372 tỷ năm 2003. Năm 2004, NHNT đã áp dụng nhiều biện pháp vào trong quản trị rủi ro tín dụng, góp phần thực hiện thành công chính sách tín dụng của năm 2004: "Củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng". Trước tiên phải kể đến là việc chính thức đưa hệ thống tính điểm và xếp hạng doanh nghiệp, hệ thống chấm điểm xếp hạng tổ chức tín dụng vào áp dụng trên toàn hệ thống. Đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức trên thị trường, NHNT đã có những tế vào năm 2005. Tính đến 31/12/2004, tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt 51.773 tỷ quy đồng, tăng 30,64% so với năm 2003, vượt mức tăng trưởng kế hoạch (27,2%). Tổng nợ quá hạn đến cuối năm 2004 là 1.451 tỷ quy đồng, chiếm tỷ trọng 2,8% trong tổng dư nợ - chạm mức chỉ tiêu khống chế đặt ra từ đầu năm là 2,8%. 2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế Tiếp tục phát huy thế mạnh của một ngân hàng có truyền thống trong công tác thanh toán quốc tế đặc biệt là thanh toán xuất nhập khẩu. Năm 2001, NHNT Việt Nam là ngân hàng chủ lực và dẫn đầu trong thanh toán quốc tế. Ngân hàng chiếm 30,2% thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước, vượt chỉ tiêu đề ra (29%). Doanh số xuất nhập khẩu tăng 1,7% so với năm 2000. Năm 2002, NHNT vẫn chiếm thị phần lớn nhất trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu với doanh số xuất khẩu 4,7 tỷ USD (28% thị phần), nhập khẩu 5,6 tỷ USD (29% thị phần). Doanh số thu từ hoạt động thanh toán xuất
  • 30. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 30 Ngân hàng 44A nhập khẩu tăng 10200 triệu USD tức là tăng 10% so với năm 2001 trong đó xuất khẩu tăng 7,5% và nhập khẩu tăng 12,6%. Năm 2003, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của NHNT đạt gần 12,5 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2002, chiếm 28% thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 10.052 triệu USD, tăng 1.258 triệu USD hay 14.3 % so với năm 2003. Lượng ngoại tệ mua được là 5.027 triệu USD, tăng 13.2%; bán 5.025 triệu USD cho khách hàng, tăng 15.4% so với năm trước. Trong đó, doanh số ngoại tệ NHNT bán cho các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu đạt 1.307 triệu USD, tăng 22.3%; lượng ngoại tệ được cân đối từ Ngân hàng Nhà nước để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu xăng dầu trong năm qua là 622 triệu USD. Chênh lệch giữa số ngoại tệ bán cho mục đích xăng dầu và số lượng được cân đối là 685 triệu USD. Doanh số mua bán ngoại tệ nước ngoài của NHNT đạt 3.025 triệu USD, giảm 29.4% so với năm 2002. Do tình hình thị trường quốc tế có nhiều biến động bất thường như sự mất giá của USD đối với EUR và JPY, cho nên NHNT đã tăng cường quản lý nhằm hạn chế rủi ro đối với hoạt động này. Trong năm 2004, thanh toán xuất nhập khẩu thực hiện qua NHNT chiếm 28,5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua NHNT đạt 16,4 tỷ USD, tăng 32,3% so với năm trước. Doanh số thanh toán xuất khẩu qua NHNT năm 2004 đạt 6.967 triệu USD, tăng 22,4% so với năm 2003, chiếm 26,7% thị phần của cả nước. Doanh số thanh toán nhập khẩu năm 2004 đạt 9.409 triệu USD, tăng 39,3% so với năm 2003 và chiếm 29,9% thị trường cả nước. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu diễn ra mạnh nhất tại các chi nhánh nằm trong khu kinh tế phát triển của cả nước như: Hội sở chính, chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh, chi nhánh Vũng Tàu, Chi nhánh Hải Phòng. Hoạt động kinh doanh ngọai tệ của NHNT năm 2004 cũng có nhiều khởi sắc. Đối với các giao dịch trong nước, NHNT đạt tổng doanh số mua bán là 13.601 triệu USD, tăng 36,3% so với năm 2003, lượng mua vào và bán ra tương đối cân bằng. Lượng ngoại tệ mua vào của ngân hàng chủ yếu từ các tổ chức kinh tế thanh toán nhập khẩu, chiếm 99,5%. Đối với các giao dịch kinh doanh với nước ngoài, nhu cầu khách hàng tăng cao cùng với việc áp dụng rộng rãi các
  • 31. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 31 Ngân hàng 44A hình thức mua bán ngoại tệ đa dạng giúp mảng kinh doanh này có tốc độ tăng trưởng trên 130% đạt 7.047 triệu USD. 2.1.3.4. Công nghệ và sản phẩm mới Trong những năm qua, nền tảng công nghệ của NHNT đã không ngừng được củng cố và phát triển. Hệ thống thanh toán quốc tế Swift và hệ thống thẻ tín dụng bắt đầu được triển khai vào đầu những năm 90 của thế kỉ trước, sản phẩm ngân hàng lõi “VCB Vision 2010” dược chính thức đưa vào sử dụng trong toàn hệ thống vào năm 2001, dịch vụ ngân hàng trực tuyến “VCB Online”, hệ thống thẻ ghi nợ “VCB Connect 24” được đưa vào năm 2002. Năm 2003, NHNT tiếp tục phát triển nền tảng công nghệ của mình bằng việc tiếp tục triển khai dự án Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán do Ngân hàng thế giới tài trợ.Dự án này đã hoàn tất quá trình kết nối các sản phẩm, dịch vụ của NHNT thành 1 hệ thống tích hợp cung cấp cho khách hàng các sản phẩm ngân hàng hiện đại với chất lượng cao nhất, đồng thời cung cấp các công cụ quản trị tiên tiến cho sự phát triển bền vững của ngân hàng. Dựa trên nền tảng này, NHNT đã không ngừng phát triển các sản phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu câu ngày càng cao của khách hàng và nâng cao tính cạnh tranh của mình trên thị trường. Tính đến hết năm 2003, NHNT đã phát hành được 123.964 thẻ VCB Connect 24, tăng 4 lần so với năm 2002, nâng tổng số thẻ lên 153.313 thẻ, đồng thời phát hành được 9.832 thẻ VCB Visa và VCB Master, tăng 28% so với năm 2002. Riêng thẻ VCB Amex, tuy mới chỉ bắt đầu phát hành trong năm 2003 nhưng đã thu được kết quả khá khả quan, đạt 1.044 thẻ. Ngân hàng cũng kí liên minh thẻ với 11 NHTM hoạt động tại Việt Nam sử dụng hệ thống máy ATM, nhằm kết nối hệ thống ATM giữa các ngân hàng mở rộng tiện ích sử dụng thẻ cho khách hàng, tăng hiệu quả kinh tế cho các ngân hàng đồng thời tiết kiệm chi phí đầu tư cho toàn xã hội. Tổng doanh số thanh toán các loại thẻ quốc tế của ngân hàng đạt 150 triệu USD, tăng 38% so với năm 2002. NHNT chiếm 50% thị phần thanh toán thẻ và 40% thị phần thanh toán thẻ quốc tế. Trong năm 2003, NHNT được tổ chức thẻ quốc tế VISA trao giải Ngân hàng đứng đầu thị trường 2003.
  • 32. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 32 Ngân hàng 44A Ngoài các sản phẩm đặc trưng trên, năm 2003, NHNT liên tục đưa thêm một loạt sản phẩm phái sinh khác mang nhiều tiện ích cho khách hàng như sản phẩm thương mại điện tử V-CBP đầu tiên trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam, chính thức được bưu điện thành phố Hồ Chí Minh sử dụng từ tháng 8/2003, cho phép khách hàng thanh toán hoá đơn tiền điện thoại qua hệ thống ATM được lắp đặt khắp nơi trên toàn quốc với tính năng vượt trội, hoạt động 24/24 giờ Năm 2004 NHNT tiếp tục triển khai giai đoạn II của đề án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán. Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, ngân hàng đã xây dựng được nhiều sản phẩm dịch vụ mới với các tiện ích gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, mở rộng và tăng cường công tác quản trị kinh doanh trong nội bộ ngân hàng. Dịch vụ thẻ phát triển với tốc nhanh, thu hút hơn nửa triệu khách hàng cá nhân và hàng chục nghìn khách hàng mới mỗi tháng. Năm 2004, NHNT đã kết nối thành công mạng ATM với 6 ngân hàng thương mại cổ phần khác, 1 ngân hàng liên doanh; kết nối và triển khai ATM với POS với ngân hàng ngoại thương Lào. Tính đến cuối năm 2004, số máy ATM mà NHNT đã triển khai lên tới 400 máy, đưa doanh số hoạt động đạt 8.800 tỷ VND, mỗi ngày hệ thống ATM xử lý hơn 100 nghìn giao dịch. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng trong giai đoạn 1990 đến 2003 Trong giai đoạn này, NHNT Việt Nam đã trải qua một số cột mốc đáng nhớ như sau: Ngày 27/6/1990, Vietcombank đã ký kết hợp đồng đại lý thanh toán thẻ Visa Card với đại diện ngân hàng BFCE (Pháp) chi nhánh Singapore, chính thức đặt chân vào thị trường thẻ tín dụng. Ngày 24/7/1991, tức là hơn một năm sau đó, Vietcombank ký hợp đồng đại lý thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Masters Card với công ty thẻ MBF của Malaysia – công ty này đảm nhiệm vai trò là trung gian thanh toán thẻ cho Vietcombank. Cũng trong năm 1991, ngày 18/9, Vietcombank tiếp tục ký hoạt động đại lý thanh toán thẻ JCB với chính
  • 33. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 33 Ngân hàng 44A công ty JCB. Trong năm này, doanh số thanh toán thẻ tín dụng đạt 121,5 tỷ VND. Có thể nói trong những năm đầu này, hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng phát triển khá tốt, tổng doanh số mỗi năm tăng gần gấp đôi năm trước. Tất nhiên sự tăng trưởng mạnh này cũng một phần do kết quả tính toán dựa vào số tương đối (tỷ lệ %), bởi nếu xét về số tuyệt đối thì thực tế cũng không lớn lắm: năm 1992 doanh số thanh toán đạt 240,5 tỷ VND và năm 1993 là 431,4 tỷ VND. Tuy vậy đây cũng là những tiền đề quan trọng cho việc phát triển thị trường thẻ tín dụng sau này. Trong giai đoạn này NHNT Việt Nam mới chỉ chấp nhận thanh toán 3 loại thẻ là Visa, Masters và JCB nên cơ cấu doanh số thanh toán hầu như không thay đổi nhiều lắm: Visa chiếm hơn 80%, Masters chiếm khoảng 15% và JCB chỉ chiếm hơn 1% tổng doanh số thanh toán. Tháng 2/1994, ngay sau khi Mỹ chính thức tuyên bố bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, Vietcombank ký kết hoạt động đại lý thanh toán thẻ với tổ chức thẻ Americain Express của Mỹ. Việc này đã tác động tích cực ngay vào doanh số thanh toán. Vì Amex là một loại thẻ nổi tiếng của Mỹ với doanh số thanh toán hàng năm rất lớn, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch giải trí, nên ngay trong năm đầu thực hiện thanh toán doanh số thanh toán thẻ Amex đã đạt 161,39 tỷ VND – cao hơn tổng doanh số thanh toán của cả 3 loại thẻ trong năm 1991, đồng thời nâng tổng doanh số thanh toán của cả năm 1994 lên 1204 tỷ VND. Hai năm 1995, 1996 là 2 năm đạt doanh số thanh toán thẻ cao nhất trong giai đoạn này, thậm chí cao nhất trong 12 năm từ 1991 đến 2002. Năm 1995 tổng doanh số thanh toán đạt 1926,4 tỷ VND. Năm 1996 tổng doanh số thanh toán đạt 1993,8 tỷ VND. Sự tăng đột biến về doanh số thanh toán là kết quả của một loạt các sự kiện lớn của cả Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng. Cụ thể, việc Việt Nam ra nhập tổ chức ASEAN, mở rộng quan hệ trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội đã khiến cho lượng khách nước ngoài vào Việt Nam nhiều hơn. Và đặc biệt, sự kiện Vietcombank phát hành chiếc thẻ tín dụng quốc tế đầu tiên – Masters Card đã làm uy tín của ngân hàng tăng lên đáng kể. Cần nói rõ hơn, cho đến thời điểm năm 1996, mảng dịch vụ thẻ tín dụng của NHNT Việt Nam chỉ có hoạt động thanh toán. Trước đấy (1993, 1994,
  • 34. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 34 Ngân hàng 44A 1995) Vietcombank mới chỉ phát hành những thẻ mang tính chất thử nghiệm là thẻ Vietcombank Card và ATM, không phải là thẻ tín dụng quốc tế, dùng trong nội bộ hai thành phố lớn là Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Masters Card vào năm 1995, năm 1996 NHNT đưa thẻ VCB-Master Card ra công chúng, mở đầu cho hoạt động phát hành thẻ tín dụng. Trong năm phát hành đầu tiên NHNT phát hành 389 thẻ Master. Con số này tuy chưa phải là lớn lắm nhưng nó thể hiện sự cố gắng nỗ lực vượt bậc của NHNT để phát hành thẻ ra thị trường Việt Nam – một thị trường khá mới mẻ. Doanh số thẻ phát hành trong năm đạt 17065 triệu VND. Xét trong bối cảnh kinh tế lúc đó, NHNT Việt Nam bị cạnh tranh mạnh mẽ, nhất là từ phía NHTM cổ phần Á Châu (ACB) – là ngân hàng cùng gia nhập tổ chức thẻ Masters Card cùng với Vietcombank. Song với năng lực và quyết tâm của mình NHNT đã vượt trội so với ACB. Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam thời gian đó đang tăng trưởng ổn định, đầu tư nước ngoài tăng mạnh, thương mại quốc tế cũng đạt được những kết quả đáng kể nên đã thu hút được một lượng lớn khách nước ngoài vào Việt Nam, điều này có tác động tích cực tới hoạt động phát hành thẻ của NHNT.
  • 35. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 35 Ngân hàng 44A Bảng 1: Tình hình phát hành thẻ tín dụng của VCB Năm Tổng số thẻ phát hành (thẻ) Tốc độ tăng trưởng (%) Doanh số phát hành (triệu đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) 1996 389 17065 1997 419 7,7 17722 3,9 1998 1645 292,6 48000 170,8 1999 1370 -16,7 65000 35,4 2000 1327 -3,1 69341 6,7 2001 3057 130,4 138390 99,6 2002 6795 152 236895 83,7 2003 9590 41,1 370741 56,5 2004 10785 12,5 611723 65 2005 15514 43,8 805685 31,7 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thẻ của NHNT Việt Nam) Biểu đồ 1: Số lượng thẻ tín dụng do Vietcombank phát hành qua các năm 0 5000 10000 15000 20000 25000 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
  • 36. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 36 Ngân hàng 44A Biểu đồ 2: Doanh số phát hành thẻ tín dụng của Vietcombank qua các năm 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 TriÖ u ®ång 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 N¨ m Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á diễn ra đã gây cho nền kinh tế nước ta những tổn thất nhất định. Số lượng khách du lịch đến Việt Nam giảm sút rõ rệt và người dân trong nước hạn chế tiêu dùng… Điều này tác động trực tiếp đến công tác phát hành thẻ của NHNT Việt Nam. Số lượng thẻ phát hành trong năm chủ yếu được đưa vào thời gian của quý I và nửa đầu quý II - khi cuộc khủng hoảng kinh tế chưa nổ ra, thời gian sau đó tốc độ phát hành giảm đáng kể. Tổng số lượng thẻ VCB-Master Card được phát hành là 419 thẻ, tăng 30 thẻ so với năm 1996 (tương đương 7,7%), doanh số sử dụng thẻ là 17722 triệu VND tăng không đáng kể so với năm 1996 (chỉ 3,8%). Cuộc khủng hoảng tác động đến dịch vụ thẻ tín dụng của Vietcombank mạnh hơn ở mảng thanh toán, tổng doanh số thanh toán thẻ của NHNT Việt Nam giảm hẳn từ 1993,8 tỷ VND xuống 1515,3 tỷ VND. Năm này cũng bắt đầu cho một chuỗi sa sút, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng âm trong 3 năm liên tiếp như trong bảng dưới đây.
  • 37. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 37 Ngân hàng 44A Bảng 2: Doanh số thanh toán thẻ tín dụng của NHNT Việt Nam Năm Doanh số thanh toán thẻ (tỷ VND) Tốc độ tăng trưởng (%) 1991 121,5 100 1992 240,5 97,9 1993 431,4 79,4 1994 1204 179,1 1995 1926,4 60 1996 1993,8 3,5 1997 1515,3 - 24 1998 1245,5 - 17,8 1999 1121 - 10 2000 1227,3 0,56 2001 1365,2 21,1 2002 1720,2 26 2003 2370,1 37,7 2004 2765,1 16,7 2005 3785,1 36,9 (Nguồn: Phòng quản lý thẻ NHNT Việt Nam) Năm 1998, doanh số thanh toán thẻ tiếp tục giảm, từ 1515,3 tỷ VND trong năm 1997 xuống còn 1245,5 tỷ VND, tương đương với 17,8% . Nguyên nhân lớn là vì lượng khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam vẫn tiếp tục giảm do dư âm của cuộc khủng hoảng để lại. Hơn nữa trong thời gian này mức độ hiểu biết về thẻ của người dân chưa nhiều, những tiện ích mà thẻ tín dụng mang lại chưa được làm nổi rõ, vì vậy mặc dù NHNT Việt Nam tích cực mở rộng mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ lên tới 1350 điểm nhưng doanh số thanh toán thẻ tín dụng vẫn giảm. Hiểu rõ nguyên nhân của sự giảm sút thanh toán, NHNT Việt Nam đã rất cố gắng trong việc cải thiện tình hình với mục tiêu hướng tới sự phát triển lâu dài. Năm 1998, NHNT đã bắt đầu phát hành thẻ VCB – Visa Card. Đây là một cột mốc đặc biệt vì, mặc dù cả 2 loại thẻ Visa và Master Card cùng phục vụ cho
  • 38. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 38 Ngân hàng 44A một loại khách hàng nhưng thẻ Visa là loại thẻ nổi tiếng trên thế giới, thậm chí có thể nói đây là tập đoàn thẻ tín dụng lớn nhất thế giới. Hơn thế nữa, Visa Card có những ưu điểm rất lớn là: Thứ nhất, đây là thời điểm tổ chức thẻ Visa Card đang chú trọng phát triển những thị trường mới giàu tiềm năng, trong khi đó Masters Card lại chú trọng vào thị trường truyền thống chiếm tỷ trọng doanh số lớn, giảm đầu tư vào thị trường nhỏ lẻ. Thứ hai, và đặc biệt quan trọng, thẻ Visa có hạn mức tín dụng rất phù hợp với khả năng tài chính của người Việt Nam, vì vậy ngay từ khi mới xuất hiện đã có được những thành công đáng kể. Ngoài ra, với sự chuẩn bị kĩ lưỡng và kinh nghiệm trong phát hành VCB-Master Card đã làm cho thẻ Visa ngay trong những năm đầu tiên phát hành đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường với số lượng phát hành tăng lên đến con số 1305 thẻ (chiếm 79% số lượng thẻ VCB phát hành) và doanh số sử dụng lên tới 17 tỷ đồng. Sự xuất hiện của thẻ Visa đã làm cho số lượng phát hành thẻ Master Card giảm xuống, đạt 340 thẻ (ít hơn năm trước 79 thẻ), nhưng doanh số sử dụng Masters Card lại tăng từ 17722 triệu đồng năm 1997 lên đến 31000 triệu đồng năm 1998 và chiếm tỷ trọng lớn là 64,6% (như số liệu ở bảng 3 và 4 dưới đây). Như vậy ta thấy năm 1998 mặc dù số thẻ Masters Card phát hành giảm nhưng doanh số sử dụng thẻ lại tăng. Đó là do thời gian này tỷ giá biến động tăng liên tục và có xuất hiện cơn sốt trên thị trường. Ngân hàng Nhà nước đã hai lần điều chỉnh nhưng tỷ giá vẫn ở mức cao. Khi đó đa số thẻ NHNT phát hành được sử dụng ở nước ngoài và bằng ngoại tệ, và nếu qui đổi sang VND sẽ là rất lớn, do đó mới có sự tăng lên của doanh số sử dụng thẻ. Cũng trong năm này, tốc độ tăng trưởng doanh số sử dụng của cả hai loại thẻ Visa và Master Card đạt được là 170,8% (tương ứng 48 tỷ đồng), đây là tốc độ tăng cao nhất mà NHNT đạt được.
  • 39. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 39 Ngân hàng 44A Bảng 3: Tình hình phát hành các loại thẻ tín dụng quốc tế của NHNT Việt Nam Năm Visa Card Master Card Amex Số lượng (thẻ) Tỷ trọng (%) Số luợng (thẻ) Tỷ trọng (%) Số lượng (thẻ) Tỷ trọng (%) 1998 1305 79 340 21 1999 720 53 650 47 2000 1143 86 184 14 2001 2431 80 626 20 2002 5504 81 1291 19 2003 6847 71,4 2350 24,5 393 4,1 2004 7466 69,2 2781 25,8 538 5 2005 9432 60,8 5510 35,5 572 3,7 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thẻ của NHNT Việt Nam)
  • 40. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 40 Ngân hàng 44A Bảng 4: Cơ cấu doanh số phát hành các loại thẻ tín dụng quốc tế của NHNT Việt Nam Năm Visa Card Master Card Amex Doanh số phát hành (triệuVND) Tỷ trọng (%) Doanh số phát hành (triệuVND Tỷ trọng (%) Doanh số phát hành (triệuVND Tỷ trọng (%) 1998 17000 35,4 31000 64,6 1999 36000 55,4 29000 44,6 2000 39683 57,2 29658 42,8 2001 92230 66,6 46160 33,3 2002 203730 86 33165 14 2003 281763 76 58577 15,8 304007 8,2 2004 448235 73,2 104994 17,2 58494 9,6 2005 515506 64 169896 21,1 120283 14,9 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thẻ của NHNT Việt Nam)
  • 41. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 41 Ngân hàng 44A Biểu đồ 3: Cơ cấu thẻ tín dụng quốc tế phát hành của VCB qua các năm 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Tû träng 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 N¨ m Amex Master Visa Biểu đồ 4: Cơ cấu doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của VCB qua các năm 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Tû träng 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 N¨ m Amex Master Visa Quan sát bảng 1 về tình hình phát hành thẻ của NHNT Việt Nam ta có thể thấy, mặc dù năm 1998 đạt tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng liền sau đó trong 2 năm liên tiếp tốc độ tăng trưởng của tổng số thẻ phát hành bị âm, tức là số thẻ phát hành ra giảm dần: Tổng số thẻ mà ngân hàng phát hành trong 2 năm 1999,
  • 42. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 42 Ngân hàng 44A 2000 lần lượt là 1370 và 1327 thẻ, ít hơn tổng số 1645 thẻ phát hành của năm 1998. Cụ thể là, năm 1999, số thẻ Visa phát hành giảm đáng kể so với năm 1998, từ 1305 giảm xuống còn 720 thẻ (44,83%). Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này có thể nói là do sự cố máy in thẻ Visa bị hỏng. Sự sụt giảm đó tuy lớn nhưng cũng được bù đắp một phần bởi lượng thẻ Masters Card phát hành tăng lên (từ 340 thẻ lên 650 thẻ - tăng 310 thẻ), do nhiều khách hàng đã chuyển từ thẻ Visa Card sang dùng thẻ Master Card để thay thế. Đồng thời trong thời gian này NHNT tăng cường công tác tiếp thị quảng cáo thẻ VCB - Masters Card và mở rộng mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ nên số lượng thẻ Masters cũng tăng lên. Tuy tổng số thẻ phát hành trong năm này có giảm song doanh số phát hành vẫn dương (35,4%), đạt 65000 triệu đồng. Sự tăng lên của doanh số sử dụng thẻ do một số nguyên nhân gián tiếp, đó là việc Chính phủ ra chính sách kích thích tiêu dùng và chính sách tỷ giá dao động. Chính sách kích thích tiêu dùng được ban hành do vào thời điểm đó nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn thiểu phát và Chính phủ mong đợi việc kích cầu sẽ vực dậy nền kinh tế. Về chính sách tỷ giá, tỷ giá được dao động với một biên độ nhất định là 0,1%, tạo sự linh hoạt cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của mình. Hai chính sách đó có thể nói đã phần nào tác động vào kết quả trên. Cũng có một nguyên nhân mà tôi cho rằng có ít nhiều tác động, đó là tâm lí người tiêu dùng. Vì sợ sẽ phải chịu một thời gian cho các hạn mức tín dụng lâu hơn và khả năng thanh toán thu hẹp do sự cố máy Visa hỏng khiến cho việc các chủ thẻ tăng cường việc chi tiêu của mình, làm cho doanh số sử dụng thẻ Visa tăng mạnh, đạt hơn 36.000 triệu đồng (tăng 111,76%), bù vào doanh số sử dụng thẻ Masters giảm không đáng kể (giảm 6,45%), đạt 29000 triệu VND. Cũng do tình trạng chung của nền kinh tế là đang trong giai đoạn thiểu phát, giá cả hàng hoá dịch vụ giảm mạnh, nên mặc dù lượng khách du lịch vào Việt Nam đã tăng so với năm 1998 song doanh số thanh toán thẻ tín dụng vẫn giảm, chỉ đạt 1121 tỷ VND. Ngoài ra một nguyên nhân quan trọng nữa là sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác đã làm thị phần của NHNT giảm đáng kể. Đặc biệt, trong năm 1999 JCB đã kí hợp đồng thanh toán với chi nhánh ngân hàng UOB và Hongkong Bank, làm cho lợi thế độc quyền về thẻ JCB của
  • 43. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Nguyễn Hải Nam 43 Ngân hàng 44A NHNT giảm hẳn. Không chỉ có vậy, sự cạnh tranh gay găt của ngân hàng ACB trong hoạt động thanh toán thẻ ngày càng ảnh hưởng đến thị phần thanh toán thẻ của NHNT. Sang năm 2000, mặc dù Nhà nước đã có nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng trên, như việc NHNN đã ban hành các qui chế về phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, tạo điều kiện cho các ngân hàng xây dựng kế hoạch chiến lược mở rộng và phát triển thẻ, đổng thời Chính Phủ và Tổng cục du lịch đang thực hiện nhiều chương trình khuyếch trương nhằm thu hút khách nước ngoài vào Việt Nam, tạo điều kiện cho các ngân hàng tăng thanh toán thẻ tín dụng. Nhưng do tình hình thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng tới các mối quan hệ của ta, lượng khách du lịch vào Việt Nam không đáng kể. Mặt khác, đối với NHNT, một thiếu sót là công tác quảng bá sản phẩm làm rất kém, trong khi đó đối thủ lớn là ngân hàng ACB lại làm rất tốt. Điều này đã làm mất rất nhiều thị trường tiềm năng của thẻ Vietcombank. Tất cả các nguyên nhân đó đã làm cho doanh số thanh toán thẻ tín dụng của Vietcombank gần như không tăng lên so với năm trước. Về hoạt động phát hành, sự cố máy in thẻ Visa hỏng đã được sửa chữa khắc phục, do đó số lượng thẻ Visa phát hành đã tăng lên đạt tới 1143 thẻ (tăng 423 thẻ tương đương 58,75%). Nhưng bên cạnh sự tăng lên về số lượng thẻ phát hành của Visa thì số lượng VCB - Master Card lại bị giảm đột ngột, chỉ có 184 thẻ được phát hành (giảm tới 71,69%). Đó là bởi vì, thứ nhất, máy in thẻ Visa đã được sửa chữa và nâng cấp, không những hoạt động tốt hơn mà còn có thể in ảnh của chủ thẻ vào thẻ. Yếu tố này đã đánh đúng vào tâm lý của các chủ thẻ vì khi thẻ có ảnh họ sẽ cảm thấy phần nào tin tưởng và an toàn hơn. Thứ hai, bắt đầu từ năm 2000 khi chủ thẻ sử dụng thẻ Visa do NHNT phát hành thì các giao dịch chi tiêu hàng hoá, dịch vụ hay ứng tiền mặt của chủ thẻ sẽ được tổ chức thẻ quốc tế bảo hộ. Trị giá bảo hộ mỗi giao dịch được tính bằng trị giá trên hoá đơn qui ra USD tương đương theo tỷ giá hàng ngày cộng với phí phòng ngừa rủi ro. Phí phòng ngừa rủi ro trong việc chuyển đổi ngoại tệ trước đây là 1% trị giá giao dịch nhưng đến nay nếu khách hàng sử dụng Visa Card thì trị giá giao dịch phải thanh toán sẽ thấp hơn. Thứ ba, những máy in thẻ Masters cũng cần phải được