SlideShare a Scribd company logo
1 of 121
Bé QUèC PHßNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

TRẦN MINH THÁI
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CÁN BỘ QUẢN LÝ TRẠM Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2013
Bé QUèC PHßNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

TRẦN MINH THÁI
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CÁN BỘ QUẢN LÝ TRẠM Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH:
MÃ SỐ:
QUẢN LÝ GIÁO DỤC
60 14 01 14
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: NGƯT, PGS.TS MAI VĂN HÓA
HÀ NỘI - 2013
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Cán bộ quản lý
Y tế
Thành phố Hồ Chí Minh
Cử nhân
Ủy ban nhân dân
Chữ viết tắt
CBQL
YT
TP. HCM
CN
UBND
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC CÁN BỘ QUẢN LÝ TRẠM Y TẾ
TUYẾN CƠ SỞ
12
1.1 Các khái niệm chủ yếu 12
1.2 Vai trò, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động của người cán
bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở
22
1.3 Yêu cầu và nội dung phát triển năng lực cán bộ quản
lý trạm y tế tuyến cơ sở
34
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁN
BỘ QUẢN LÝ TRẠM Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
47
2.1 Khái quát chung tình hình kinh tế - xã hội và y tế -
giáo dục thành phố Hồ Chí Minh
47
2.2 Thực trạng năng lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ
sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
48
2.3 Thực trạng phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế
tuyến cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay
56
Chương 3 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁN BỘ
QUẢN LÝ TRẠM Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN
NAY
71
3.1 Yêu cầu đề xuất biện pháp phát triển năng lực cán bộ
quản lý trạm y tế tuyến cơ sở trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh
71
3.2 Các biện pháp chủ yếu phát triển năng lực cán bộ quản
lý trạm y tế tuyến cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh
72
3.4 Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp
91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 101
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân là một vấn đề được Đảng, Nhà
nước ta đặc biệt chú trọng và khẳng định quan điểm xuyên suốt trong các kỳ
Đại hội Đảng toàn quốc. Đại hội Đảng lần thứ XI tiếp tục khẳng định quyết
tâm cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân và nêu lên định hướng từ
nay đến năm 2020: “Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng
công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tập trung phát triển mạnh hệ thống
chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Nhà nước tiếp tục
tăng đầu tư đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển nhanh hệ thống y tế
công lập và ngoài công lập; hoàn chỉnh mô hình tổ chức và củng cố mạng
lưới y tế cơ sở. Nâng cao năng lực của trạm y tế xã...." [17, tr.128]. Trạm YT
tuyến cơ sở được tổ chức theo địa bàn cụm dân cư và nhu cầu chăm sóc sức
khoẻ của cộng đồng. Cán bộ trạm YT vừa có trình độ chuyên môn kỹ thuật
phù hợp vừa phải có năng lực quản lý để chỉ đạo thống nhất các mặt hoạt
động y tế, bảo đảm chất lượng và hiệu quả.
Đội ngũ CBQL trạm YT có vai trò trực tiếp trong việc hiện thực hoá
các mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược của Đảng và Nhà nước trong công tác
chăm sóc sức khỏe nhân dân tuyến cơ sở. Đồng thời, đội ngũ CBQL trạm YT
còn giữ vai trò trực tiếp trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt
động của trạm YT ở cơ sở, là nguồn cung cấp cán bộ cho YT tuyến trên.
Trong những năm qua, nhất là từ khi có Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22
tháng 01 năm 2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về củng cố và hoàn
thiện mạng lưới y tế cơ sở, mạng lưới trạm YT tuyến cơ sở trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh không ngừng được tăng cường và củng cố, nhiều chương
trình mục tiêu quốc gia về Y tế đã được triển khai rộng khắp và đạt hiệu quả
đáng khích lệ, góp phần bảo đảm công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên
địa bàn thành phố.
Tuy nhiên, với những yêu cầu và thách thức mới về nhu cầu chăm sóc
sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng, ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh
thực phẩm, tai nạn thương tích, biến đổi khí hậu, biến động dân số... và bên
cạnh đó hoạt động của trạm YT tuyến cơ sở còn bộc lộ nhiều hạn chế, như cơ
sở vật chất trang thiết bị đang bị xuống cấp; phương thức, trình độ quản lý
trạm YT còn không ít bấp cập. Đặc biệt là, đội ngũ CBQL trạm YT cơ sở còn
nhiều hạn chế về năng lực chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm công
tác, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; chất lượng khám chữa bệnh tại các
trạm YT chưa đáp ứng với đòi hỏi của nhân dân, công tác quản lý còn nhiều
bất cập. Vì vậy, nâng cao năng lực hoạt động chuyên môn của trạm YT tuyến
cơ sở, đặc biệt là việc bồi dưỡng, phát triển năng lực của người CBQL trạm
YT tuyến cơ sở là rất cần thiết hiện nay.
Phát triển năng lực cán bộ quản lý nói chung không còn là một đề tài
mới mẻ, tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, nó vẫn mang tính thời sự và thu
hút sự quan tâm chú ý của nhiều người. Việc nghiên cứu làm rõ về mặt lý
luận và thực tiễn của vấn đề bồi dưỡng phát triển năng lực CBQL trạm YT
tuyến cơ sở là sự cụ thể hóa lý luận về CBQL, lý luận quản lý nguồn nhân lực
vào một ngành, một đối tượng cụ thể, làm cho lý luận quản lý giáo dục đi vào
thực tiễn cuộc sống. Tuy đã có một số công trình nghiên cứu với những góc
độ khác nhau về cán bộ YT, nhưng về vấn đề phát triển năng lực của CBQL
trạm YT tuyến cơ sở (xã, phường thị trấn) thì chưa được nghiên cứu độc lập,
chuyên sâu.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, nhận thức được
tầm quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực CBQL y tế tới hiệu quả hoạt
động của trạm YT tuyến cơ sở, học viên chọn vấn đề nghiên cứu “Biện pháp
phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin khi nghiên cứu về sự phát
triển của xã hội loài người đã coi quản lý là một đặc điểm vốn có, bất biến về
mặt lịch sử của đời sống xã hội. Theo Mác “Bất cứ lao động trực tiếp hay lao
động chung nào mà tiến hành trên quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có sự chỉ
đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân. Sự chỉ đạo đó phải là những chức
năng chung, tức là những chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận
động chung của cơ thể sản xuất với những vận động cá nhân của những khí
quan độc lập hợp thành cơ thể sản xuất đó. Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều
khiển lấy mình, nhưng một giàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [6, tr.24].
Các nhà lý luận quản lý quốc tế có rất nhiều tư tưởng về quản lý nói
chung và người quản lý nói riêng. Tiêu biểu có “thuyết hành chính” với các
đại biểu là Henry Fayol của Pháp, Max Weber của Đức, Chetster Barnard của
Mỹ. Theo H. Fayol quản lý có năm chức năng cơ bản cũng là chức năng của
nhà quản lý: “Quản lý là sự dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển,
phối hợp và cuối cùng là kiểm tra” [10, tr.52]. Foyol cũng yêu cầu các nhà
quản lý phải đối xử tốt với người lao động. Ông còn chú ý tới các nhà quản lý
cao cấp, đòi hỏi họ phải có đủ tài, đủ đức, nhấn mạnh vai trò của giáo dục đào
tạo, trước hết phải đào tạo cán bộ quản lý một cách chính quy và có hệ thống.
Hạn chế của Ông là chưa chú ý đầy đủ các mặt tâm lý và môi trường xã hội
của người lao động, chưa chỉ rõ mối quan hệ giữa xí nghiệp với khách hàng,
thị trường, các đối thủ cạnh tranh và sự ràng buộc Nhà nước. Còn theo P.
Drucker cho rằng, công việc người đứng đầu một đơn vị là rất phức tạp. Mỗi
công việc mà “thủ trưởng” thực hiện đều đòi hỏi điều kiện và tố chất khác
nhau. Không thể yêu cầu người quản lý hiểu đầy đủ mọi vấn đề trong thực
tiễn công tác. Tuy nhiên, người quản lý phải biết rằng mình có công cụ mà
người khác không có được là nắm thông tin trong đơn vị một cách toàn diện.
Điều đó giúp người quản lý khi xử lý vấn đề có một ưu thế đặc biệt. Người
quản lý vừa phải biết ra lệnh, vừa phải biết khích lệ, vừa phải biết điều phối.
Hiệu quả công việc của người quản lý phụ thuộc vào khả năng “nghe - nói -
đọc - viết - nhìn”. Người quản lý phải nắm chắc, phát huy thế mạnh của mình
để bù cho điểm yếu, luôn luôn hòa mình vào công việc, vào trục thời gian,
truyền đạt được tư tưởng của mình và kịp thời phát hiện được ý nghĩ của
người khác để xử lý cho phù hợp.
Trong những năm gần đây nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giảng
dạy, quản lý đã có những công trình, tài liệu, bài viết khoa học về quản lý,
phát triển năng lực CBQL. Tiêu biểu có tác phẩm “Cơ sở của khoa học quản
lý” của tác giả Nguyễn Minh Đạo. Tác phẩm đã trình bày những vấn đề chung
nhất về quản lý như: lịch sử hình thành khoa học quản lý, các khái niệm, phạm
trù cơ bản của khoa học quản lý, phương pháp quản lý... Tác phẩm “Biết
người, dùng người, quản người” của tác giả Tạ Ngọc Ái. Tác phẩm với nội
dung phong phú, giàu thông tin tri thức; trang bị phương pháp thấu hiểu tư
chất, năng lực, nhân cách của một con người; phương pháp ứng xử, tổ chức, sử
dụng người, đúng người, đúng việc; phương pháp quản lý con người nâng cao
tố chất, uy tín, năng lực của người làm công tác lãnh đạo, quản lý.
Tác giả Phan Xuân Thắng với đề tài “Biện pháp bồi dưỡng năng lực cho
đội ngũ cán bộ quản lý học viên Trường sĩ quan Chính trị hiện nay”, luận văn
thạc sĩ Quản lý giáo dục năm 2009 đã đề xuất các biện pháp về kế hoạch hóa;
đổi mới nội dung hình thức, phương pháp bồi dưỡng; kết hợp bồi dưỡng với tự
bồi dưỡng; thường xuyên kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm; tạo môi trường và
điều kiện thuân lợi cho hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Tác giả Trương
Quang Tùng với đề tài “Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở Trường Trung
cấp Kỹ thuật Hải quân hiện nay”, luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục năm 2010,
nghiên cứu này đã chỉ ra những biện pháp về lãnh đạo chỉ đạo; về xây dựng
chương trình kế hoạch; về đổi mới công tác tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, sử
dụng giáo viên; xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ cao; tạo môi trường và
điều kiện thuận lợi cho phát triển đội ngũ giáo viên. Tác giả Đào Duy Định với
đề tài “Giải phát phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các trường sĩ
quan hiện nay” luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục năm 2010, đã đề xuất các
biện pháp về nâng cao nhận thức trách nhiệm của cấp ủy chỉ huy; nâng cao
chất lượng qui hoạch cán bộ quản lý giáo dục; tăng cường công tác đào tạo bồi
dưỡng; phát huy tính tích cực chủ động tự bồi dưỡng tự học tập; thực hiện tốt
chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý giáo dục. Tác giả Nguyễn Văn Tuyên
đề tài “Biện pháp chuẩn hóa chất lượng cán bộ quản lý học viên ở Học viện
Chính trị hiện nay”, luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục năm 2011, đã đề xuất
các biện pháp về mô hình hóa nhân cách người cán bộ quản lý học viên; về
thống nhất nhận thức trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ quản lý học
viên; thức đẩy tự học tự tư dưỡng rèn luyện; phát huy các yếu tố tích cực của
các tổ chức các lực lượng trong giáo dục rèn luyện cán bộ quản lý học viên.
Tác giả Phùng Quốc Lập với đề tài “Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản
lý Trường THPT tỉnh Phú Thọ đến năm 2020”, luận văn thạc sĩ Quản lý giáo
dục năm 2011. Công trình nghiên cứu này đã đề xuất các giải pháp về hoàn
thiện cơ chế phân cấp quản lý, về kế hoạch và thực hiện kế hoạch phát triển đội
ngũ GV, về đào tạo bồi dưỡng GV, về qui trình lựa chọn, bổ nhiệm, luân
chuyển GV, về thanh kiểm tra, đánh giá GV…
Ngoài ra, trong lĩnh vực y tế, đã có những công trình nghiên cứu, tài
liệu, bài viết về chất lượng cán bộ quản lý y tế, hiệu quả hoạt động của nguồn
nhân lực y tế nói chung và các nhân tố của quá trình đào tạo nói riêng. Đáng
chú ý là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: “Nhận xét hiệu quả sau đào
tạo về quản lý bệnh viện và xác định nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ
quản lý bệnh viện”, năm 1998, của các tác giả Nguyễn Văn Dịp, Trần Văn
Phương và cộng sự, đăng trên tạp chí Y học thực hành. “Nghiên cứu và đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. “Nghiên cứu kiến thức,
thái độ và thực hành về quản lý của cán bộ quản lý bệnh viện Việt Nam”,
2007, của tác giả Phan Văn Tường, đăng trên tạp chí Y học Việt Nam; “Thực
trạng chất lượng cán bộ quản lý của ngành y tế tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu”, năm
2009, của các tác giả Võ Văn Hùng - Trương Phi Hùng...
Nhận xét chung: Qua các công trình tiêu biểu nêu trên đã nghiên cứu
các hướng và nội dung chính sau:
Một số công trình đã tập trung nghiên cứu về phát triển năng lực, quản
lý phát triển năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý học viên nói riêng, cán bộ
quản lý giáo dục nói chung ở các học viện và trướng sĩ quan trong quân đội.
Một số đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng cán bộ quản lý ngành YT
ở địa phương; hoạt động quản lý YT, quản lý cán bộ, nhân viên YT giai đoạn
hiện nay; hoạt động nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nguồn nhân lực
YT giai đoạn hiện nay.
Vấn đề cán bộ quản lý YT đã có một số chuyên đề, đề tài, bài viết
nghiên cứu và luận giải trên nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay
chưa có những công trình tập trung nghiên cứu một cách cơ bản và hệ thống
về CBQL trạm YT tuyến cơ sở. Do vậy, vấn đề “Biện pháp phát triển năng
lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay”, lần đầu được học viên chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ QLGD.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển năng lực của
CBQL nói chung, CBQL trạm YT tuyến cơ sở nói riêng, đề xuất các biện
pháp nhằm bồi dưỡng phát triển năng lực, trong đó có năng lực quản lý cho
đội ngũ CBQL ở các trạm YT tuyến cơ sở trên địa bàn TP. HCM hiện nay.
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận có liên quan về phát triển năng lực của
CBQL y tế nói chung và phát triển năng lực của CBQL trạm YT tuyến cơ sở
nói riêng.
Khảo sát, đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra những kinh
nghiệm về bồi dưỡng, phát triển năng lực của CBQL trạm YT tuyến cơ sở
trên địa bàn TP.HCM hiện nay.
Đề xuất các biện pháp chủ yếu nhằm phát triển năng lực CBQL trạm YT
tuyến cơ sở trên địa bàn TP. HCM hiện nay.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu
Năng lực đội ngũ CBQL ở các trạm YT tuyến cơ sở, trên địa bàn TP.
HCM.
* Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển năng lực CBQL trạm YT tuyến cơ sở trên địa bàn
TP. HCM hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển năng, trong đó có lực quản lý của
CBQL trạm YT ở tuyến cơ sở trên địa bàn TP. HCM, với các số liệu minh
chứng, tính toán trong thời gian năm năm trở lại đây (từ 2008 đến 2012).
5. Giả thuyết khoa học
Trong những năm qua, việc quản lý trạm YT của đội ngũ trưởng, phó
trạm YT đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, chất lượng của
công tác quản lý trạm YT chưa cao và vẫn còn những tồn tại cần phải khắc
phục. Nếu việc khắc phục những tồn tại này bằng đề xuất các biện pháp thích
hợp như: chuẩn hóa đội ngũ CBQL trạm YT tuyến cơ sở, kết hợp bồi dưỡng
chuyên môn với bồi dưỡng công tác quản lý, xây dựng môi trường làm việc,
tích cực thường xuyên tự học hỏi nâng cao năng lực, thì sẽ phát triển và bồi
dưỡng được năng lực cho CBQL trạm YT tuyến cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhân
lực cán bộ YT cơ sở có chất lượng trên địa bàn Thành phố.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài được tổ chức nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, quản lý giáo dục nói
chung và về CBQL nói riêng. Đồng thời đề tài còn được nghiên cứu dựa trên quan
điểm hệ thống - cấu trúc; lôgic -lịchsử vàquanđiểmthựctiễnđểxemxét, phântíchcác
vấnđề có liên quan.
* Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái
quát hoá các tài liệu liên quan như: một số tác phẩm kinh điển Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, Nghị định của Chính
phủ về đổi mới và phát triển sự nghiệp Y tế ở Việt Nam. Các giáo trình, sách
chuyên khảo, tài liệu về lý luận quản lý, quản lý giáo dục; các công trình khoa học và
bài báo khoa học có liên quan đến đề tài như: luận văn, luận án, báo cáo khoa học, kỷ
yếu hội thảo khoa học…
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra bằng phiếu hỏi với đối tượng CBQL trạm y tế, cán bộ ủy ban
nhân dân, phòng YT quận, huyện trên địa bàn Thành phố (250 phiếu) về
những nội dung theo nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
Quan sát hoạt động lãnh đạo, quản lý của CBQL trạm YT tuyến cơ sở để rút
ra những kết luận có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
Xin ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý về một số vấn đề lý luận và thực tiễn
có liên quan đến đề tài.
Trao đổi với một số CBQL, cán bộ YT ở các trạm YT để tìm hiểu thực
trạng và đề xuất biện pháp phát triển năng lực của đội ngũ CBQL trạm YT
tuyến cơ sở.
Tổng kết thực tiễn để rút ra những kinh nghiệm về công tác quản lý trạm YT
tuyến cơ sở và khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
được đề xuất.
Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã
được đề xuất.
- Phương pháp hỗ trợ
Sử dụng toán thống kê để tổng hợp kết quả điều tra và xử lý số liệu đã thu thập
được làm cơ sở cho việc bàn luận kết quả.
7. Ý nghĩa của đề tài
Góp phần xây dựng và hoàn thiện các khái niệm: Năng lực của người
CBQL trạm YT tuyến cơ sở, phát triển năng lực của người CBQL trạm YT
tuyến cơ sở và biện pháp phát triển năng lực của người CBQL trạm YT tuyến
cơ sở trên địa bàn TP. HCM.
Xây dựng các tiêu chí đánh giá phát triển năng lực của người CBQL
trạm YT tuyến cơ sở.
Đề xuất các biện pháp cơ bảnđể phát triển nănglực của đội ngũCBQL trạm YT
tuyếncơ sở trên địa bàn TP. HCM hiệnnay.
Luận văn có thể là tài liệu cho các cán bộ YT tham khảo trong lãnh đạo, chỉ đạo
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cánbộYT cơ sở.
8. Kết cấu của luận văn
Phần Mở đầu
Phần Nội dung, gồm 3 chương
Phần Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CÁN BỘ QUẢN LÝ TRẠM Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ
1.1. Các khái niệm chủ yếu
1.1.1. Khái niệm cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở
Bất luận một tổ chức có mục đích gì, cơ cấu và quy mô ra sao đều cần
phải có sự quản lý và có người quản lý để tổ chức hoạt động và đạt được mục
đích của mình. Định nghĩa kinh điển và được sử dụng phổ biến là: Quản lý là
tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến
khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức
vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.
Quản lý trạm YT là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của
chủ thể quản lý (trưởng trạm) đến tập thể cán bộ, viên chức YT để chính họ
tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc sức khỏe nhằm thực hiện mục tiêu
bảo vệ sức khỏe nhân dân. Quản lý trạm YT là tập hợp những tác động tối ưu
của chủ thể quản lý đến tập thể cán bộ, nhân viên YT nhằm thực hiện có chất
lượng mục tiêu, kế hoạch bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, trên cơ sở tận
dụng các nguồn lực, vật lực và tài lực hiện có. Thực chất hoạt động quản lý
trạm YT là quản lý quá trình chăm sóc sức khỏe nhân dân, đảm bảo cho quá
trình đó vận hành thuận lợi và có hiệu quả. Quá trình chăm sóc sức khỏe nhân
dân gồm các nhân tố tạo thành sau: mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương
pháp, phương tiện chăm sóc. Cán bộ YT (lực lượng chăm sóc), cộng đồng dân
cư (đối tượng chăm sóc), kết quả chăm sóc sức khỏe.
Cán bộ quản lý trạm YT có trách nhiệm phân bổ nhân lực và các nguồn
nhân lực khác, chỉ dẫn công việc cho những người làm việc trong trạm YT.
Người quản lý trạm YT là người thực hiện các chức năng quản lý nhằm đạt
được những mục tiêu khám chữa bệnh, phòng bệnh cho nhân dân trong xã với
kết quả và hiệu quả cao. Cán bộ quản lý trạm YT tuyến cơ sở, do đặc điểm
chức năng và nhiệm vụ của mình, vừa là người quản lý vừa là người lãnh đạo.
Từ những phân tích trên có thể hiểu: “Cán bộ quản lý trạm y tế tuyến
cơ sở là những người có trình độ theo tiêu chuẩn, nghiệp vụ ngạch viên chức
sự nghiệp y tế do Nhà nước quy định, có kiến thức về y tế cộng đồng và năng
lực quản lý để chỉ đạo thống nhất các mặt hoạt động y tế đạt chất lượng và
hiệu quả cao, được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý
trạm y tế tuyến cơ sở”.
Cán bộ quản lý trạm YT tuyến cơ sở gồm trạm trưởng, phó trạm
trưởng. Trạm trưởng là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm trước cấp
trên và trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của trạm YT tuyến cơ sở và do
Giám đốc Trung tâm YT dự phòng quận, huyện bổ nhiệm, có văn bằng về
trình độ chuyên môn từ đại học Y trở lên (Bác sĩ, CN Y tế công cộng, CN
Điều dưỡng, CN Hộ sinh...) và được đào tạo, tập huấn về kỹ năng quản lý,
được bổ nhiệm vào ngạch viên chức sự nghiệp y tế theo tiêu chuẩn nghiệp vụ
của ngành y tế quy định thuộc biên chế của Trung tâm YT dự phòng quận,
huyện được tuyển dụng theo quy định và được bổ nhiệm làm CBQL trạm YT
tuyến cơ sở.
Cán bộ quản lý trạm YT tuyến cơ sở chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp
của Giám đốc Trung tâm YT dự phòng quận, huyện; sự chỉ đạo về chuyên
môn, nghiệp vụ của bệnh viện quận, huyện và các trung tâm chuyên khoa.
Đối với UBND xã, phường, thị trấn: CBQL trạm YT tuyến cơ sở chịu sự quản
lý chỉ đạo của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn về xây dựng kế hoạch
phát triển YT của địa phương, có mối quan hệ chặt chẽ với Đảng ủy, chính
quyền địa phương và các đoàn thể chính trị - xã hội trong xã, phường, thị trấn
để phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
trên địa bàn.
[[
1.1.2. Khái niệm năng lực của người cán bộ quản lý trạm y tế tuyến
cơ sở
Năng lực của con người là khả năng thực hiện một cách chủ động, sáng
tạo, thành thạo và đạt hiệu quả tốt một hoặc một số hoạt động nào đó. Năng
lực CBQL trạm YT tuyến cơ sở là một dạng năng lực chuyên biệt, nhưng có
quan hệ rất mật thiết với những năng lực chung của con người, trước hết là:
- Óc quan sát và năng lực thu thập và xử lý thông tin:
Người CBQL phải có óc quan sát, tìm kiếm, thu nhận và xử lý, sàng lọc
thông tin. Giống như máy đa năng, người CBQL phải quét từ môi trường của
họ những thông tin có thể ảnh hưởng tới tổ chức của mình và xác định xem
thông tin nào là chính xác có thể sử dụng được. Đồng thời người CBQL phải
biết chia sẽ thông tin với cấp dưới và các thành viên khác của tổ chức.
- Năng lực trí tuệ:
Người CBQL có trí tuệ phát triển tốt thường tích cực tìm tòi để phát
hiện các vấn đề, có ý kiến độc lập, nhiều sáng kiến, không lệ thuộc thụ động
vào những khuôn mẫu, do đó họ có khả năng thích ứng nhanh với sự phát
triển của tình hình nhiệm vụ. Trình độ phát triển trí tuệ của CBQL phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, trong đó việc rèn luyện các phẩm chất tư duy, nâng cao
năng lực sáng tạo là yếu tố quan trọng nhất.
- Năng lực làm việc với con người, với tập thể và văn hoá giao tiếp:
Năng lực này đòi hỏi người CBQL phải có kiến thức toàn diện về nhân
cách con người, biết vận dụng kiến thức đó để xem xét, đánh giá cán bộ, nhân
viên của mình, nhằm sử dụng họ được chính xác. Đồng thời, CBQL phải nắm
chắc và không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức nhằm đáp ứng tốt yêu cầu
của nhiệm vụ. Năng lực quản lý tổ chức của CBQL thể hiện ở chỗ, khéo léo
vận dụng tư tưởng “vì công việc mà xếp người”; thực hiện tốt sự phân định
trách nhiệm của các cá nhân, các tổ chức; duy trì nguyên tắc, nề nếp, chế độ
hoạt động của từng tổ chức; kịp thời sắp xếp lại bộ máy tổ chức khi có biến
động về nhân sự hoặc sự thay đổi về nhiệm vụ…Tất cả những công việc đó
phải được tiến hành trên cơ sở óc tổ chức và tài xử lý các mối quan hệ có lý,
có tình của người CBQL.
- Năng lực ra quyết định:
Với tư cách là người quản lý, điều hành công việc của đơn vị, người
CBQL cần có năng lực ra quyết định, để có thể đề ra được chủ trương đúng
và mệnh lệnh chính xác, thấu suốt nhanh chóng tới đối tượng quản lý. Muốn
vậy CBQL cần hết sức chú ý xác định động cơ và mục đích hành động chính
xác cho mình và cho cấp dưới.
Mục đích hành động của con người luôn bị chế định bởi hoàn cảnh, điều
kiện khách quan. Vì vậy, mỗi hoàn cảnh, điều kiện nhất định thường đòi hỏi
những mục đích và phương thức hành động tương ứng với nó. Khi con người
nắm bắt được phương thức khái quát của hành động trong những tình huống
điển hình và biết vận dụng phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể thì sẽ hành
động đạt kết quả cao. Điều này được coi là một điều kiện tâm lý quan trọng
để nâng cao năng lực ra quyết định của người CBQL.
Để có thể đảm nhận có hiệu quả trọng trách lãnh đạo và quản lý trạm
YT tuyến cơ sở, người CBQL trạm YT tuyến cơ sở phải có năng lực nhất
định. Trước hết, khả năng là việc có thể đáp ứng yêu cầu công việc theo một
tiêu chuẩn nhất định và có khả năng áp dụng linh hoạt kỹ năng và kiến thức
trong những tình huống mới. Còn năng lực là những đặc điểm bên trong cho
phép người CBQL làm việc hiệu quả hơn trong nhiều tình huống hơn và
thường xuyên hơn với kết quả cao hơn. Nói cách khác, năng lực có thể hiểu là
những phẩm chất mà người CBQL có, để có thể hành động bằng nhiều cách
khác nhau để đem lại kết quả công việc cao.
Về phẩm chất có ba nhóm: phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và
phẩm chất nghề nghiệp. Phẩm chất chính trị bao gồm: các quan điểm, niềm
tin đối với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, trong đó có chủ
trương, đường lối y tế, thực hiện công bằng trong công tác chăm sóc sức khỏe
nhân dân, bản lĩnh chính trị vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi
trường…Phẩm chất đạo đức là sự thống nhất giữa chính trị, đạo đức, văn hóa,
xã hội trong nhân cách người CBQL. Đó là niềm tin, thái độ đạo đức phù hợp
với các giá trị và chuẩn mực đạo đức, là tấm gương đối với tập thể trạm YT,
trung thực trong lối sống, liêm khiết…Phẩm chất nghề nghiệp là sự thống
nhất những kiến thức chuyên môn, trình độ nghiệp vụ quản lý, những quan
điểm, niềm tin và thái độ nghề nghiệp trong nhân cách người CBQL. Điều đó
thể hiện tính năng động, sáng tạo, thái độ tích cực đối với cái mới, chống bảo
thủ, trì trệ…Về năng lực, người CBQL cần có: năng lực nhận thức, nhạy cảm
với những thay đổi của môi trường, năng lực ứng xử phù hợp với hoàn cảnh,
bảo đảm thực hiện mục tiêu đề ra, năng lực tạo sự đồng thuận trong các thành
viên của tổ chức mà mình quản lý…Một trong những biểu hiện của năng lực
quản lý là sự thành thạo trong việc sử dụng những kỹ năng quản lý.
Như vậy, năng lực của người CBQL trạm YT tuyến cơ sở là việc giải
quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống nảy sinh, những thách
thức mới mà người CBQL trạm YT phải đối mặt, đồng thời phải biết vận
dụng một cách sáng tạo những tri thức và kỹ năng đã được trang bị phù hợp
với đặc điểm của cá nhân.
Từ những phân tích trên có thể hiểu: Năng lực của CBQL trạm y tế
tuyến cơ sở được hiểu là tổng thể những khả năng chuyên môn và khả năng
tổ chức, điều hành, quản lý, giúp người CBQL trạm YT tuyến cơ sở thực hiện
tốt chức trách, nhiệm vụ, công việc được giao.
Dựa theo cấu trúc vừa nêu, có thể phác họa năng lực của người CBQL
trạm YT tuyến cơ sở trong bối cảnh mới. Đó là:
Những kiến thức về chuyên môn, quản lý và các kiến thức có liên quan;
Những kiến thức về giáo dục, thuyết phục con người;
Những kỹ năng nhận thức, kỹ năng định hướng, kỹ năng quản lý, kỹ
năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nắm bắt và xử lý thông tin, kỹ năng
hợp tác;
Tự nhận thức về bản thân: ưu, nhược điểm, cá tính; tầm nhìn, sự nhạy
cảm, tư duy lôgic biện chứng; linh hoạt, chủ động, sáng tạo, tự tin;
Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn luôn đổi mới…
1.1.3. Khái niệm phát triển năng lực của người cán bộ quản lý trạm y
tế tuyến cơ sở
Phát triển năng lực là một thách thức đặt ra đối với các cá nhân, nhưng
là một yêu cầu mang tính bắt buộc đối với cá nhân và tổ chức trong bối cảnh
thay đổi hiện nay. Phát triển năng lực sẽ giúp các nhà quản lý hiểu rõ môi
trường nơi họ làm việc, cho phép họ thích ứng tốt hơn với môi trường đó,
thực hiện có hiệu quả công việc được giao, giải quyết hiệu quả các vấn đề đặt
ra, đáp ứng mục tiêu phát triển của tổ chức.
Phát triển là biến đổi hoặc làm biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng,
thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp. Phát triển là tăng cả chất lượng và số
lượng làm cho hệ giá trị được cải tiến, được hoàn thiện. Là quá trình học tập,
nhằm mở ra cho cá nhân những công việc mới dựa trên cơ sở những định
hướng tương lai cho tổ chức. Phát triển năng lực cán bộ quản lý là quá trình
biến đổi, thay đổi tiềm năng của người CBQL thông qua học tập, làm việc, để
hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.
Từ những phân tích trên có thể hiểu: Phát triển năng lực người CBQL
trạm YT tuyến cơ sở là quá trình hoàn thiện và nâng cao những phẩm chất,
những tố chất, khả năng chuyên môn và quản lý, đảm bảo cho CBQL sử
dụng một cách linh hoạt những tri thức, kỹ năng đã được trang bị và kinh
nghiệm, nhằm giải quyết có hiệu quả những vấn đề thực tiễn khám chữa bệnh
trên địa bàn.
Phát triển năng lực đội ngũ CBQL trạm YT tuyến cơ sở là yếu tố quan
trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ này. Phát triển năng lực CBQL
trạm YT tuyến cơ sở đáp ứng những thay đổi bên ngoài và đòi hỏi phát triển
đội ngũ CBQL trong hoạt động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nó
đảm nhiệm việc tăng cường thêm sinh lực cho khả năng và thái độ tích cực
của người CBQL. Khả năng mà không kèm theo thái độ tích cực sẽ là mất
thăng bằng, cũng như thái độ tích cực không kèm theo khả năng sẽ là trì trệ.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phát triển năng lực chính là sự tích lũy kiến
thức, kỹ năng và thái độ của người CBQL.
Chủ thể phát triển năng lực CBQL trạm YT tuyến cơ sở là Đảng ủy,
Ban Giám đốc Sở Y tế; Chi ủy, chi bộ và Ban Giám đốc Trung tâm Y tế dự
phòng quận, huyện. Trong đó Chi ủy, chi bộ và Ban Giám đốc Trung tâm Y tế
dự phòng quận, huyện là chủ thể trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc
phát triển năng lực CBQL trạm YT tuyến cơ sở.
Đối tượng phát triển năng lực CBQL trạm YT tuyến cơ sở là Trưởng
trạm, Phó Trưởng trạm YT tuyến cơ sở.
Mục đích của việc phát triển năng lực CBQL trạm YT tuyến cơ sở là
nhằm giúp cho CBQL trạm YT tuyến cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, công
việc được giao.
Con đường phát triển năng lực CBQL trạm YT tuyến cơ sở được thông
qua đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức là nền tảng, điều kiện cho sự phát
triển vững chắc của cá nhân. Hoạt động thực tiễn nghề nghiệp và hoạt động
xã hội có vai trò quyết định sự phát triển năng lực của cá nhân. Tự học, tự
trau dồi mọi mặt là con đường cơ bản giúp người CBQL trạm YT tuyến cơ sở
trưởng thành, thạo việc và tiến bộ nhất là trong điều kiện thông tin bùng nổ
như hiện nay thì việc tự học tập trau dồi tri thức, khoa học công nghệ để nâng
cao trình độ chuyên môn và kiến thức quản lý có tầm quan trọng đặc biệt.
Kết quả của sự phát triển năng lực là khối lượng, chất lượng giải quyết
công việc mà người CBQL trạm YT tuyến cơ sở đạt được trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ công việc được giao phù hợp với kiến thức, kỹ năng đã được
trang bị và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn.
Tiêu chí đánh giá phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế cơ sở
hiện nay
Tiêu chí 1: Trình độ kiến thức, am hiểu các vấn đề chuyên môn
CBQL phải được đào tạo đạt chuẩn về trình độ chuyên môn theo quy
định, được định kỳ bồi dưỡng cập nhật kiến thức y khoa liên tục mới có thể
am hiểu được các vấn đề chuyên môn phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức
khỏe ban đầu cho nhân dân. CBQL trạm YT tuyến cơ sở là tốt nghiệp đại học
chuyên ngành YT công cộng hoặc Y học dự phòng; tin học văn phòng; ngoại
ngữ trình độ B; lý luận chính trị trung cấp; có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức
quản lý trạm YT hoặc bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên.
CBQL trạm YT tuyến cơ sở được tập huấn, bồi dưỡng, nghiệp vụ
chuyên môn cần thiết, tập huấn công tác quản lý các chương trình sức khỏe,
chương trình phòng chống bệnh đái tháo đường, HIV/AIDS, chương trình
quản lý người sau cai, …
Tiêu chí 2: Khả năng, tay nghề giải quyết được nhiệm vụ khám chữa
bệnh, theo chức trách được giao
Xây dựng được kế hoạch triển khai công tác phòng chống dịch bệnh,
chăm sóc sức khỏe ban đầu hàng năm, 5 năm. Tham mưu cho Ban Giám đốc
Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
tổ chức triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực
phẩm, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trên địa bàn.
Triển khai tốt các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật như: truyền thông,
giáo dục sức khỏe; khám chữa bệnh; y tế dự phòng; quản lý các chương trình
sức khỏe; dân số - kế hoạch hóa gia đình; …
Tiêu chí 3: Khả năng quản lý, chỉ đạo, chỉ huy, điều hành hoạt động
của trạm YT
Quản lý tốt nhân lực tại trạm, phân công viên chức phụ trách theo dõi
các lĩnh vực, phù hợp với chức danh chuyên môn, năng lực công tác để thực
hiện và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được giao. Quản lý tốt cơ sở vật
chất, trang thiết bị YT, tài chính tại trạm theo qui định.
Tổ chức bồi dưỡng, nghiệp vụ chuyên môn hàng năm cho nhân viên tại
trạm YT và nhân viên y tế thôn, bản; huy động được mọi lực lượng và nguồn
lực sẵn có tham gia phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu
cho nhân dân trên địa bàn.
Tiêu chí 4: Kinh nghiệm hoạt động chuyên môn và kinh nghiệm quản
lý
Biết vận dụng các quan điểm, chủ trương, của Nhà nước về YT và kiên
thức chuyên môn vào thực tiễn cơ sở phù hợp.
Tích lũy được những kiến thức thực tiễn về chuyên môn và quản lý YT
cơ sở.
Tiêu chí 5: Kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao
Hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch về chuyên môn được giao.
Tổ chức tốt công tác phòng chống dịch bệnh và khám chữa bệnh ban
đầu trên địa bàn quản lý.
1.2. Nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động của cán bộ quản lý trạm y tế
tuyến cơ sở
1.2.1. Nhiệm vụ của cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở
Trưởng trạm YT là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm trước cấp
trên và trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của trạm YT trên địa bàn, thực
hiện chức năng tham mưu giúp UBND xã, phường, thị trấn và Trung tâm YT
dự phòng quận, huyện thực hiện quản lý và cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ
thuật chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn. Cụ thể:
Tham mưu cho UBND xã, phường, thị trấn và Trung tâm YT dự phòng
quận, huyện tổ chức triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, an toàn
vệ sinh thực phẩm trên địa bàn. Tham mưu cho UBND xã, phường, thị trấn
quản lý hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn.
Quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia về YT như: Chương trình
phòng chống một số bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng; chương
trình tiêm chủng mở rộng; chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải
thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em; chương trình nâng cao năng lực, truyền
thông và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình; chương trình dân số - kế
hoạch hóa gia đình; chương trình phòng chống HIV/AIDS.
Chủ trì, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, nhân viên y tế thôn bản
và cộng tác viên chương trình tổ chức triển khai, thực hiện các hoạt động
chuyên môn, kỹ thuật chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn.
* Nhiệm vụ của cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở
Nhiệm vụ của CBQL trạm YT tuyến cơ sở được thực hiện theo Quyết
định số 58/TTg ngày 03/02/1994 và Quyết định số 131/TTg ngày 04/3/1995
của Thủ tướng Chính phủ quy định một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính
sách đối với y tế cơ sở, gồm các nhiệm vụ sau:
Tham gia Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu, giữ nhiệm vụ Phó
Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo.
Xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn; xác
định vấn đề sức khỏe, lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên trên địa bàn báo cáo
UBND xã, phường, thị trấn và Trung tâm YT dự phòng quận, huyện; làm đầu
mối, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn tổ chức triển khai thực
hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật: truyền thông,
giáo dục sức khỏe; y tế dự phòng; khám chữa bệnh; chăm sóc sức khỏe sinh
sản; dân số - kế hoạch hóa gia đình; quản lý, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ
thuật, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của YT thôn bản, công tác
viên các chương trình YT; quản lý các nguồn thuốc theo quy định của pháp
luật, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý; phát triển vườn thuốc nam,
bài thuốc gia truyền...
Phân công viên chức tại trạm phụ trách theo dõi các lĩnh vực, phù hợp
với chức danh chuyên môn, năng lực công tác để thực hiện và phối hợp thực
hiện các nhiệm vụ được giao. Phát hiện và báo cáo với cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền về hành vi hoạt động y tế phạm pháp trên địa bàn để kịp
thời ngăn chặn và xử lý.
Quản lý, thực hiện chế độ chính sách đối với viên chức của trạm và
nhân viên y tế thôn bản, công tác viên các chương trình y tế; quản lý cơ sở,
trang thiết bị và tài sản của trạm y tế theo quy định của pháp luật. Quản lý tài
chính thu, chi của trạm theo đúng quy định.
Tiếp nhận và quản lý công văn, tài liệu; thực hiện chế độ thống kê, báo
cáo theo quy định của pháp luật. Tổ chức các phong trào thi đua khen thưởng
cho toàn thể viên chức tại trạm theo nội dung hướng dẫn của cấp trên.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng
quận, huyện giao và theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động và yếu tố tác động đến phát triển năng lực
cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở
* Đặc điểm hoạt động của cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở
Trạm YT xã, phường, thị trấn là đơn vị YT cơ sở đầu tiên tiếp xúc với
nhân dân, nằm trong hệ thống YT Nhà nước, được tổ chức theo địa bàn cụm
dân cư, địa giới hành chính, nơi triển khai thực hiện mọi chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân tại cộng đồng. Hoạt động của cán bộ YT tại trạm YT tuyến cơ
sở nói chung và CBQL trạm YT tuyến cơ sở nói riêng đều gắn với mọi hoạt
động chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn, do đó hoạt động của
CBQL trạm YT tuyến cơ sở có những đặc điểm sau đây:
Một là, hoạt động của CBQL trạm YT tuyến cơ sở chủ yếu là thực hiện
các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn.
Trạm YT tuyến cơ sở là nơi thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe
ban đầu cho nhân dân trên địa bàn dân cư, dựa trên những nội dung chương
trình chăm sóc sức khỏe ban đầu mà CBQL trạm YT tuyến cơ sở đề ra. Chăm
sóc sức khỏe ban đầu nhấn mạnh đến những vấn đề sức khỏe chủ yếu của
cộng đồng, đến tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi sức
khỏe. Nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu gồm: Giáo dục sức khỏe; cải thiện
điều kiện dinh dưỡng và ăn uống hợp lý; cung cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường; chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình; tiêm
chủng mở rộng phòng chống sáu bệnh nhiễm trùng phổ biến của trẻ em;
phòng chống các bệnh dịch lưu hành phổ biến tại địa phương; điều trị các
bệnh và vết thương thông thường; cung cấp đủ thuốc thiết yếu; quản lý sức
khỏe toàn dân; củng cố mạng lưới YT cơ sở.
Hai là, hoạt động của CBQL trạm YT tuyến cơ sở chủ yếu là quản lý
công tác phòng chống dịch bệnh và khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân
trên địa bàn.
Trạm YT tuyến cơ sở là nơi quản lý triển khai các chương trình sức
khỏe. Trong đó hoạt động phòng chống dịch bệnh và khám chữa bệnh ban
đầu là hai nội dung chính được trạm YT triển khai đồng bộ nhằm đạt mục tiêu
các chương trình sức khỏe, do đó hoạt động của CBQL trạm YT tuyến cơ sở
phải đảm bảo việc triển khai thực hiện có hiệu quả hai nội dung chính này.
Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh và khám chữa bệnh ban
đầu, góp phần đảm bảo hoàn thành các mục tiêu chương trình sức khỏe như:
Các chương trình chống tiêu chảy, chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp, dinh
dưỡng, phòng chống thấp tim ở trẻ em; các chương trình giáo dục sức khỏe,
sức khỏe môi trường, sức khỏe học đường, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chương trình đề phòng và khắc phục hậu quả do thảm họa gây ra: Chăm sóc
sức khỏe sinh sản. Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
Ba là, hoạt động của CBQL trạm YT tuyến cơ sở luôn gần dân, hòa
cùng với các hoạt động và phục vụ nhân dân địa phương
Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cơ sở, nơi triển khai thực hiện
mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; cũng là nơi có điều kiện
thuận lợi nhất để cán bộ y tế có thể tiếp xúc với mọi người dân trong cộng
đồng; là nơi diễn ra các sinh hoạt của cộng đồng và người dân, bệnh nhân đến
trạm YT thường là những người sống trên địa bàn mắc các bệnh như huyết áp
cao, tiểu đường, bệnh đường hô hấp, các chấn thương nhẹ và các bệnh về tiêu
hóa. Do vậy tất cả hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống dịch
bệnh, khám và điều trị bệnh thông thường cũng xảy ra trên địa bàn xã,
phường, thị trấn.
CBQL trạm YT tuyến cơ sở thường là người địa phương, có mối quan
hệ gia đình, họ tộc, láng giềng với dân, hiểu rõ phong tục, tập quán, lối sống
của dân. Do vậy các kế hoạch và hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu,
phòng chống dịch bệnh, khám và điều trị bệnh thông thường tại xã, phường,
thị trấn do họ lập ra và triển khai thực hiện cũng thường sát thực tế.
Bốn là, hoạt động của CBQL trạm YT cơ sở trong điều kiện đời sống
của người dân tăng nhanh, nhu cầu ngày càng cao về các dịch vụ YT chăm
sóc sức khỏe.
Trong bối cảnh công nghiệp hóa, đô thị hóa, di cư và hội nhập quốc tế,
các yếu tố nguy cơ tác động tới sức khỏe có xu hướng gia tăng, như thiếu
nước sạch, ý thức vệ sinh môi trường của người dân chưa tốt, ô nhiễm môi
trường, thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm, sự lây lan dịch bệnh, đặc biệt là
HIV/AIDS do tiêm chích ma túy, mại dâm, quy mô dân số lớn, tai nạn thương
tích, ...đã làm gia tăng thêm áp lực cho các ngành cung cấp dịch vụ, đặc biệt
là khám chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh, vấn đề an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, mô hình bệnh tật hiện nay vừa mang tính chất đặc trưng
của nước đang phát triển, vừa mang tính chất của nước công nghiệp. Các
bệnh dịch mới: SARS, H5N1, tay chân miệng,...bên cạnh các bệnh cũ bộc
phát: Lao, sốt rét, ung thư, tiểu đường, tâm thần...Xã hội phát triển, đời sống
của người dân nâng cao, tuổi thọ tăng, bệnh mạn tính là gánh nặng lâu dài,
ngoài ra còn có những bệnh do hành vi lối sống như: rượu, thuốc lá, dinh
dưỡng không phù hợp, ý thức người dân phối hợp với YT để phòng, chống
dịch bệnh chưa cao, đang trở thành thách thức lớn đối với hoạt động của trạm
YT tuyến cơ sở hiện nay, đặc biệt là CBQL trạm YT. Đòi hỏi người CBQL
trạm YT tuyến cơ sở một mặt phải vừa có kiến thức sâu về lĩnh vực quản lý,
vừa có kiến thức rộng liên quan đến quản lý YT và việc vận dụng các kiến
thức đó trong thực tiễn hoạt động quản lý.
Năm là, hoạt động của CBQL trạm YT tuyến cơ sở trong điều kiện khó
khăn về nhiều mặt, năng lực và trình độ quản lý của cán bộ YT còn hạn chế.
Trong các nhiệm vụ của trạm YT tuyến cơ sở thì việc triển khai các
chương trình YT là vô cùng quan trọng. Hiện nay, các trạm YT đều phải thực
hiện đầy đủ 12 chương trình mục tiêu quốc gia về YT. Trong đó có những
chương trình quan trọng như: Tiêm chủng mở rộng; hòng chống dịch bệnh;
Phòng chống suy dinh dưỡng; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em; vệ
sinh an toàn thực phẩm…, thời gian dành cho những nhiệm vụ nêu trên chiếm
tới 70% thời gian hoạt động của trạm YT tuyến cơ sở. Trang thiết bị YT phần
lớn các trạm được trang bị theo danh mục chuẩn Quốc gia về YT, có nhiều
trạm YT đã được trang bị máy điện tim, máy siêu âm, máy khí dung, tại một
số nơi các trang thiết bị này phát huy được hiệu quả sử dụng tốt, nhưng tại
một số trạm do không có người chuyên trách sử dụng, gây ra tình trạng lãng
phí. Đa phần cơ sở vật chất của trạm YT tuyến cơ sở đều tận dụng lại từ các
cơ sở cũ, chật hẹp chưa đủ diện tích để triển khai các hoạt động theo hướng
dẫn của Bộ Y tế, làm ảnh hưởng đến sự phát triển chuyên môn của đơn vị.
Trước những khó khăn trên, đòi hỏi người CBQL trạm YT tuyến cơ sở
phải biết điều phối, xử lý công việc một cách kịp thời, sáng tạo để đưa ra
những quyết định chính xác, phù hợp với điều kiện thực tế tại trạm YT, lựa
chọn các nguồn lực sẵn có để phát huy hiệu quả mục đích quản lý của mình.
* Các yếu tố tác động tới phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế
tuyến cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Một là, học vấn
Học vấn nói lên nền tảng kiến thức được đào tạo bài bản trong các nhà
trường. Đó là những kiến thức khoa học cơ sở, khoa học cơ bản, khoa học
chuyên ngành. Học vấn đóng vai trò tiên quyết trong việc lựa chọn nghề
nghiệp, hiệu quả hoạt động nghề nghiệp, ảnh hưởng quan trọng đến việc tiếp
thu, hình thành kỹ năng nghề nghiệp sau này.
Trong thời đại ngày nay, khi sự tiến bộ của khoa học công nghệ,
khuynh hướng toàn cầu hóa, nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của
các cá nhân đang tạo ra áp lực mạnh mẽ đòi hỏi các mặt của đời sống xã hội
và hoạt động quản lý phải đổi mới, thích nghi với thay đổi trở thành phẩm
chất không thể thiếu và là vũ khí cạnh tranh của mỗi quốc gia và các thành
viên của quốc gia đó. Dựa trên 4 trụ cột: học để biết, học để làm, học để cùng
chung sống và học để tự khẳng định, việc học tập suốt đời là điều rất cơ bản
cho sự phát triển của mỗi người và đất nước.
Đối với người CBQL, những yêu cầu về trách nhiệm, về học vấn, kỹ
thuật và những phẩm chất cá nhân ngày càng cao, đòi hỏi người CBQL phải
thường xuyên học tập, học tập suốt đời mới lĩnh hội đầy đủ các kiến thức
chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực để có thể nắm bắt được sự tiến bộ của khoa
học công nghệ, làm chủ được tri thức, phát triển nghề nghiệp, phát triển năng
lực của người CBQL. Người cán bộ có học vấn cao là tiền đề của sự phát
triển năng lực mà CBQL ở cơ sở cũng không phải là ngoại lệ.
Hai là, kinh nghiệm
Kinh nghiệm phản ánh lĩnh vực, kiến thức mà một người đã trải qua, đã
từng tiếp xúc. Đây là cơ sở để rút ngắn thời gian học hỏi công việc khi làm
việc với lĩnh vực đã từng trải qua. Kinh nghiệm là tư duy biện chứng (biết suy
nghỉ, xem xét các vấn đề, sự kiện, quan hệ, tình huống một cách khoa học) và
được biểu hiện ở năng lực suy nghỉ, khả năng phân tích, tổng hợp và khái
quát từ những hiện tượng sinh động, đa dạng của đời sống thực tiễn, từ kinh
nghiệm muôn vẻ của hoạt động hàng ngày tích lũy và khái quát thành lý luận.
Kinh nghiệm là nhân tố không thể thiếu, có tầm quan trọng đặc biệt,
vừa là yếu tố cấu thành vừa là nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển
năng lực ở người CBQL. Để đạt được những mục đích, yêu cầu nội dung của
hoạt động lãnh đạo một cách hiệu quả, trước sự phát triển của khoa học công
nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đòi hỏi người CBQL không đơn thuần là
chỉ vận dụng các kiến thức đã được lĩnh hội trong quá trình học tập, quản lý
mà còn phải tăng cường học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà quản lý,
giữa các chuyên gia đầu ngành, cập nhật kịp thời những thông tin từ đời sống
thực tiễn, xử lý các thông tin ấy một cách nhanh chóng, chính xác, nhờ đó mà
hạn chế được rủi ro, rút ngắn thời gian học hỏi công việc.
Ba là, hiểu biết chung về kinh tế - xã hội
Nhiệm vụ của CBQL trạm YT là giải quyết những công việc cơ sở. Để
tham mưu cho cấp trên về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, chỉ đạo hiệu quả công
việc chuyên môn thì người CBQL trạm YT ngoài kiến thức chuyên môn phải
hiểu biết về các lĩnh vực có liên quan. Hiểu biết chung về những lĩnh vực kinh
tế và xã hội cũng là thế mạnh của năng lực nói chung.
Năng lực của người CBQL được thể hiện qua hai con đường. Một là do
người khác truyền thụ cho (thầy cô dạy, người lớn hướng dẫn…) và một là do
chính bản thân tự tạo lấy (tự học, tự đúc kết…). Trong thời đại kinh tế trí thức
như hiện nay, mọi việc quản lý đều dựa trên nền tảng thông tin. Nhiều phát
minh mới cũng như cách giải quyết các vấn đề về xã hội, tự nhiên và con
người luôn được thay đổi. Để phát triển năng lực quản lý thì người CBQL
phải luôn dành thời gian để học tập, bổ sung vốn kiến thức và kỹ năng nghề
nghiệp cho mình, cập nhật các thông tin để bổ sung nguồn vốn kiến thức về tự
nhiên, xã hội và con người cho bản thân (cập nhật kiến thức khoa học quản lý,
tin học, ngoại ngữ…). Nếu người CBQL không thường xuyên học tập để cập
nhật các thông tin thì không thể giải quyết tốt được các công việc đang diễn ra
hằng ngày tại cơ sở một cách khoa học và nhạy bén được.
Bốn là, văn hoá
Văn hoá ở đây là văn hoá công sở. Văn hoá ảnh hưởng đến cách làm
việc và mối quan hệ CBQL trạm YT và với bên ngoài. Việc hiểu rõ mong
muốn của lãnh đạo, đồng nghiệp, làm hài lòng người bệnh là một yếu tố góp
phần vào sự thành công trong công việc và uy tín của CBQL trạm YT. Việc
xây dựng và thay đổi văn hóa tổ chức đang là một lựa chọn có tính tổng thể,
chiến lược mà nhiều tổ chức lựa chọn. Văn hóa tổ chức tích cực giúp tạo nên
sự gắn kết, thống nhất và khơi dậy cam kết, niềm tự hào trong các thành viên
về tổ chức của mình. Nó cũng giúp tạo nên hình ảnh, uy tín của tổ chức đối
với bên ngoài, nhờ đó thu hút thêm sự quan tâm và đầu tư cho tổ chức.
Trạm YT tuyến cơ sở, một hợp phần của hệ thống YT, có những đặc
thù của một tổ chức YT, hiện đang đứng trước những cơ hội và thách thức bắt
nguồn từ trong chính nội bộ tổ chức và môi trường bên ngoài. Xây dựng văn
hóa trạm YT tích cực, vừa là một nội dung, một mục tiêu, cũng đồng thời là
một con đường giúp CBQL trạm YT học tập, tự học tập phát triển năng lực
trong bối cảnh đó.
Năm là, môi trường y tế
Môi trường ở đây là các điều kiện, sự thay đổi của các yếu tố kinh tế,
chính trị, xã hội và thành tựu, phương tiện kỹ thuật YT tác động đến hoạt
động của tổ chức. Hiểu biết xu hướng vận động thay đổi của các nhân tố trên
để tận dụng cơ hội, đầy lùi thách thức hay biến thách thức thành cơ hội chính
là một yếu tố góp phần sự thành công của tổ chức.
Sự tác động của môi trường vĩ mô (kinh tế, chính trị, xã hội, văn
hóa…) và môi trường vi mô (cơ sở giáo dục, cơ sở YT, cộng đồng xã hội, gia
đình, phong tục, tập quán…) đòi hỏi CBQL ở bất kỳ cấp nào cũng đều phải
xử lý mối quan hệ giữa y tế với môi trường, tức là phải điều chỉnh những tác
động khách quan, biến chúng thành những nhân tố tích cực có lợi cho YT.
Muốn vậy, người CBQL y tế phải hiểu biết về môi trường, đặc biệt những
thay đổi của môi trường, biết thời cơ, nắm chắc thời cơ, nắm chắc khả năng
và hiện thực để có những tác động quản lý kịp thời và phù hợp hướng vào
việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu quản lý đã đề ra.
Trang thiết bị là môi trường, công cụ và đối tượng làm việc của cán bộ
quản lý, nhân viên YT. Yếu tố trang thiết bị ảnh hưởng rõ rệt tới công việc
của CBQL y tế. Đối với người CBQL trạm YT, kỹ năng và hiểu biết sử dụng
trang thiết bị cứng và mềm có thể trưởng thành về chuyên môn và từ công
việc. Do vậy, nắm bắt sử dụng công nghệ thông tin một cách thành thạo chính
là một ưu thế để phát triển năng lực CBQL trạm YT tuyến cơ sở.
Sáu là, yêu cầu của ngành y tế
Phát triển mạng lưới YT cơ sở là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà
nước và Chính phủ ta, là một trong những trọng tâm ưu tiên của ngành YT.
Tuyến YT cơ sở là tuyến YT gần dân nhất, nơi đầu tiên cung cấp các dịch vụ
YT cơ bản cho người dân. Trong những năm gần đây, Chính phủ và Bộ Y tế
đã có nhiều nỗ lực nhằm củng cố vàhoàn thiện mạng lưới YT cơ sở. Điều này
đã được cụ thể hóa bằng hàng loạt các chính sách quan trọng như chính sách
định hướng chung của Đảng về củng cố màng lưới YT cơ sở, chính sách phát
triển và chuẩn hóa các trạm YT. Hệ thống YT Việt Nam nói chung, trạm YT
tuyến cơ sở nói riêng phải thay đổi mới đáp ứng được sự phát triển của đất
nước trong bối cảnh thực hiện công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế. Người
CBQL trạm YT tuyến cơ sở phải tư duy lại nhiều vấn đề về tổ chức, kinh tế -
xã hội để đưa trạm YT thích ứng với nền kinh tế thị trường nhưng vẫn giữ
vững được tính nhân văn xã hội chủ nghĩa của sự nghiệp cứu người.
Trước yêu cầu này, đòi hỏi người CBQL trạm YT tuyến cơ sở phải có
năng lực tổng thể về lãnh đạo, điều khiển (sự thay đổi), kế hoạch, tổ chức,
quản trị, giám sát, kiểm tra, đánh giá, phản hồi về nhiều công việc quan trọng
của trạm YT như việc tiến hành các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu
cho người dân trên địa bàn.
1.3. Yêu cầu và nội dung phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y
tế tuyến cơ sở
1.3.1. Yêu cầu đối với cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở hiện nay
Thứ nhất, người CBQL trạm YT tuyến cơ sở phải có phẩm chất chính
trị của người thầy thuốc
Ngành y là ngành có liên quan đến sức khoẻ và tính mạng con người,
bản chất của ngành y là chữa bệnh cứu người, làm nghề y là bảo vệ sức khoẻ
và sinh mạng của người bệnh. Vì vậy, người làm nghề y càng cần phải có
những phẩm chất đặc biệt, trong đó phẩm chất chính trị là một trong những
phẩm chất quan trọng cần phải có của một người thầy thuốc xã hội chủ nghĩa.
Phẩm chất chính trị của người thầy thuốc XHCN là vì con người, vì sự nghiệp
chăm sóc sức khỏe cộng đồng góp phần thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ do
Liên hợp quốc đề xuất mà Việt nam đang nỗ lực phấn đấu thực hiện. Phẩm
chất chính trị của người thầy thuốc XHCN trước hết phải có đạo đức của một
công dân XHCN. Luôn coi trọng trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức
thầy thuốc; luôn hướng tới những điều kiện thuận lợi nhất cho sức khỏe người
bệnh, phải có lòng nhân đạo đối với bệnh nhân.
Do đó, ngoài những phẩm chất cần phải có của người thầy thuốc
XHCN thì người CBQL trạm YT tuyến cơ sở phải có quan điểm, niềm tin đối
với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; có lập trường chính trị
vững vàng, đoàn kết nội bộ; có lòng vị tha, biết lắng nghe ý kiến, phát triển
đơn vị. Coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức.
Thứ hai, người CBQL trạm YT tuyến cơ sở phải có y đức của người
thầy thuốc trong bối cảnh xã hội hiện đại
Đối với ngành YT, thì y đức luôn là vấn đề được toàn xã hội quan tâm,
bởi vì nghề y là một nghề đặc biệt liên quan đến sức khỏe, thậm chí đến tính
mạng của con người, do vậy người làm nghề y không chỉ giỏi về chuyên môn
mà cần phải có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao,
mới có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Theo Chủ tịch Hồ Chí
Minh, người thầy thuốc phải có lương tâm và trách nhiệm cao đối với người
bệnh. Hành vi đạo đức là những hành vi có động cơ bên trong phù hợp những
yêu cầu và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Tình cảm đạo đức của người
thầy thuốc là động lực, những đức tính đã trở thành thói quen, thúc đẩy người
thầy thuốc hành động sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
và phấn đấu vươn lên trở thành người quản lý giỏi.
Để làm tốt nhiệm vụ được giao và đúng với tôn chỉ mục đích nghề
nghiệp thì người CBQL trạm YT tuyến cơ sở phải không ngừng trau dồi
chuyên môn, cập nhật kiến thức chuyên môn, kỹ năng quản lý chuyên ngành,
đồng thời phải thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản. CBQL trạm YT tuyến cơ sở
phải là người có tính năng động, sáng tạo trong nghề nghiệp, thái độ tích cực
đối với cái mới, chống bảo thủ, trì trệ.…
Thứ ba, người CBQL trạm YT phải có năng lực chuyên môn, năng lực
quản lý đơn vị cơ sở và phong cách quản lý
Người CBQL trạm YT tuyến cơ sở cần phải có năng lực chuyên môn,
năng lực quản lý đơn vị cơ sở và phong cách quản lý. Năng lực chuyên môn
đối với người CBQL trạm YT tuyến cơ sở là sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng
chăm sóc, về khoa học sức khỏe, khoa học quản lý, có kiến thức y tế cộng
đồng, có năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực tự điều chỉnh và thích
nghi với những cái mới. Năng lực quản lý đơn vị cơ sở của người CBQL trạm
YT tuyến cơ sở là việc giải quyết có hiệu quả những vấn đề mới, những tình
huống mới, những thách thức mới mà người CBQL trạm YT phải đối mặt và
giải quyết chúng. CBQL trạm YT phải sử dụng thành thạo những kỹ năng
quản lý bao gồm kỹ năng nắm bắt chủ trương của cấp trên, kỹ năng lập kế
hoạch, kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe, kỹ năng
giao tiếp, ứng xử với người bệnh và cộng đồng, kỹ năng kiểm tra, đánh giá...
để bảo đảm thực hiện các mục tiêu đề ra.
Cùng với năng lực chuyên môn, năng lực quản lý đơn vị cơ sở thì
phong cách quản lý của người CBQL trạm YT tuyến cơ sở cũng là yếu tố tạo
nên hiệu quả hoạt động quản lý. Năng lực chuyên môn và năng lực quản lý
đơn vị cơ sở thống nhất với nhau tạo thành phẩm chất nghề nghiệp của người
CBQL trạm YT tuyến cơ sở. Để hình thành được phong cách quản lý theo hướng
tích cực cho bản thân, mỗi CBQL trạm YT tuyến cơ sở có thể phải tích luỹ bằng
nhiều con đường khác nhau: có thể bằng con đường giáo dục; qua các hoạt động tập
thể, qua giao lưu, học hỏi; đặc biệt là tự giáo dục qua các hoạt động thực tế của
mình trong công việc mà người CBQL trạm YT tuyến cơ sở trải nghiệm, đúc rút
những bài học quý báu cho bản thân.
Thứ tư, CBQL trạm YT cần chủ động, năng động, sáng tạo trong thực
tiễn quản lý YT cơ sở
Trong hoạt động thực tiễn dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ, tốc độ biến đổi của đời sống trong thế kỷ XXI ngày càng
diễn ra sâu sắc, đòi hỏi người CBQL trạm YT tuyến cơ sở phải không ngừng
chủ động, năng động, sáng tạo để đáp ứng với nhu cầu bảo vệ và chăm sóc
sức khỏe ban đầu cho người dân trên địa bàn quản lý. Tinh thần năng động,
sáng tạo được thể hiện ở không bằng lòng với những lối mòn; không chấp
nhận sự an phận thủ thường, sự thụ động trong công việc; luôn tìm cách học
hỏi và phát huy những sáng kiến cá nhân. CBQL năng động, sáng tạo luôn
chủ động tìm cho mình một hướng đi mới, phù hợp với quy luật của đời sống,
đồng thời đạt hiệu quả cao. Tính tích cực chủ động được họ phát huy cao độ
trong tư duy, trong công việc. Cũng chính nhờ phát huy tính năng động, sáng
tạo mà người CBQL trạm YT tuyến cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
1.3.2. Nội dung phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế cơ sở
hiện nay và tiêu chí đánh giá
- Về kiến thức chuyên môn YT
Phẩm chất của người CBQL trạm YT tuyến cơ sở cần đáp ứng những
yêu cầu của người thầy thuốc, thực sự thương yêu, săn sóc tới người bệnh.
Tôn trọng tổ chức, tôn trọng tập thể, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người
quản lý. Có đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh. Có ý chí mạnh mẽ, tính
quyết đoán trong quản lý.
Năng lực về chuyên môn nghiệp vụ phải là người được đào tạo cơ bản
trong lĩnh vực chuyên ngành được giao. CBQL trạm YT tuyến cơ sở phải am
hiểu sâu sắc chức trách, nhiệm vụ của mình, nắm vững đường lối phát triển
kinh tế - xã hội, cơ chế chính sách mới của Đảng và Nhà nước, thông hiểu
pháp luật để đề ra những chương trình, kế hoạch của đơn vị phù hợp với tình
hình thực tế của địa phương, đồng thời phải chủ động nắm bắt nhu cầu chăm
sóc sức khỏe của người dân bằng việc thu thập thông tin và xử lý các thông
tin một cách khoa học để đề ra các quyết định chính xác kịp thời. Bên cạnh
phải đạt đầy đủ về tiêu chuẩn chức danh theo yêu cầu của nhà lãnh đạo, quản
lý (tốt nghiệp đại học y; tin học văn phòng; ngoại ngữ trình độ B; lý luận
chính trị trung cấp…) thì người CBQL trạm YT tuyến cơ sở phải có các kiến
thức cơ bản: Kiến thức cơ bản về y học cộng đồng. Kiến thức về khoa học xã
hội - hành vi và giáo dục sức khỏe, y học cơ sở, khoa học về sức khỏe môi
trường - vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp. Tham gia nghiên cứu khoa
học về y tế cộng đồng.
- Về tay nghề chuyên môn YT (kỹ năng)
Tổ chức và thực hiện được hoạt động tư vấn, giáo dục sức khỏe trong
chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Thực hiện được các kỹ thuật
giám sát và đánh giá tác động môi trường, đề xuất các giải pháp phòng chống
ô nhiễm môi trường.
Phát hiện được các vấn đề dinh dưỡng - an toàn thực phẩm và đề xuất
các giải pháp cải thiện thích hợp. Tổ chức thực hiện và theo dõi được các nội
dung của công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và quản lý sức khỏe, bệnh nghề
nghiệp ở các ngành nghề khác nhau. Tham gia giám sát, phát hiện sớm các
bệnh dịch phổ biến và tổ chức phòng chống dịch. Thực hiện được các kỹ năng
quản lý, lập kế hoạch, tổ chức giám sát hoạt động các chương trình mục tiêu y
tế quốc gia. Tham gia được các kỹ năng chẩn đoán, xử trí và cấp cứu các bệnh
thông thường và một số bệnh chuyên khoa.
Thực hiện được công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chăm sóc
sức khỏe ban đầu.
- Về kinh nghiệm chuyên môn YT
CBQL trạm YT tuyến cơ sở cũng cần phải có kinh nghiệm trong việc
giải quyết các vấn đề mới phát sinh trong công tác phòng, chống dịch bệnh và
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân tại cộng đồng. Cụ thể: Kinh
nghiệm trong quản lý, chăm sóc bệnh nhân tại cộng đồng; Kinh nghiệm trong
dự báo kiểm soát và khống chế được các bệnh dịch; Kinh nghiệm trong lập kế
hoạch và thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe, quản lý sức khỏe cộng đồng và đề xuất các biện pháp quản lý sức
khỏe cho các đối tượng tại cộng đồng.
- Về khả năng quản lý trạm YT
Người CBQL trạm YT tuyến cơ sở không những có năng lực chuyên
môn, kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm quản lý mà còn phải có năng lực tổ
chức một cách có nghệ thuật. Phải có khả năng lập một kế hoạch quản lý
chương trình, dự án, quản lý đơn vị; khả năng giải quyết xung đột, quản lý sự
thay đổi và định hướng đầu tư của đơn vị; khả năng quan sát phân tích vấn đề
tìm nguyên nhân gốc rễ, lựa chọn giải pháp tối ưu. Biết tổ chức sắp xếp, phân
công nhiệm vụ cho nhân viên trạm YT giúp mình, giải quyết tốt những vấn đề
thuộc chuyên môn quản lý nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Lập kế hoạch là nhằm định ra chương trình, mục tiêu, chiến lược mà
quản lý cần đạt được. Lập kế hoạch là quá trình tìm ra các bước đi nhằm đạt
được các mục tiêu đã đề ra dựa trên cơ sở tính toán một cách đầy đủ và khoa
học về các điều kiện, các phương tiện, các nguồn lực hiện có hoặc sẽ có trong
tương lai.
*
* *
Năng lực CBQL trạm YT là nhân tố quyết định đến chất lượng hiệu
quả hoạt động của trạm YT tuyến cơ sở. Việc phát triển năng lực CBQL trạm
YT tuyến cơ sở có ý nghĩa quyết định chất lượng đội ngũ CBQL nói chung và
CBQL của ngành y tế nói riêng.
Chính vì vậy công tác phát triển năng lực cho CBQL trạm YT tuyến cơ
sở, luôn được quan tâm đúng mức, để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao
về chất lượng đội ngũ CBQL trong giai đoạn hiện nay. Làm tốt công tác phát
triển năng lực cho CBQL trạm YT tuyến cơ sở chắc chắn đội ngũ CBQL trạm
YT sẽ có một trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tự tin hơn trong
công việc của mình.
Cơ sở lý luận về các biện pháp phát triển năng lực của CBQL trạm YT
tuyến cơ sở, là căn cứ để nghiên cứu thực trạng các biện pháp quản lý chuyên
môn, quản lý trạm YT; đề xuất các biện pháp nhằm phát triển năng lực cho
CBQL trạm YT tuyến cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Vấn đề này
chúng tôi tập trung nghiên cứu ở chương 2 và chương 3.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CÁN BỘ QUẢN LÝ TRẠM Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát chung tình hình y tế - giáo dục Thành phố Hồ Chí
Minh
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một trong 5 thành phố trực thuộc
Trung ương của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông
Nam Bộ và Tây Nam Bộ, là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn
hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập
quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước.
Trong những năm gần đây, với nhịp độ tăng trưởng kinh tế ngày càng
cao, GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 3.600 USD, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch đúng hướng, các ngành có giá trị gia tăng, hàm lượng khoa học -
công nghệ cao chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, các nguồn lực xã hội được phát
huy, quy mô kinh tế tiếp tục được mở rộng, vị trí, vai trò của thành phố đối
với vùng và cả nước ngày càng được khẳng định. Văn hóa, xã hội, giáo dục
và đào tạo nguồn nhân lực có bước tiến tích cực, hoạt động nghiên cứu, ứng
dụng khoa học công nghệ đã góp phần thiết thực hơn vào quá trình phát triển;
chất lượng chăm sóc sức khoẻ người dân được nâng lên, đời sống vật chất và
tinh thần không ngừng nâng cao. Với diện tích tự nhiên 2.095 km2
, tổ chức
hành chính gồm 19 quận, 05 huyện với 322 phường - xã, thị trấn, thành phố
Hồ Chí Minh có quy mô dân số lớn 7.791.789 người và mật độ dân số rất cao
3.719 người/km2
.Trên địa bàn Thành phố có trên 80 trường đại học, cao đẳng,
đa số trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, trong đó chỉ có 2 trường đại
học công lập do Thành phố quản lý và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh. Các khu du lịch của thành phố tương đối đa dạng với hệ thống 11 viện
bảo tàng, chủ yếu về bảo tàng lịch sử. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 38
đơn vị báo chí thành phố và 113 văn phòng đại diện báo chí trung ương và
các tỉnh, 3 nhà xuất bản của thành phố và 21 chi nhánh nhà xuất bản trung
ương cùng mạng lưới thông tấn xã, các đài phát thanh, truyền hình địa
phương và trung ương.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung các bệnh viện lớn và trung
tâm chuyên khoa sâu đầu ngành với lực lượng cán bộ chuyên môn cao, hàng
năm khám chữa bệnh cho hơn chục triệu lượt bệnh nhân cư ngụ tại thành phố
và các tỉnh phía Nam cùng hàng vạn khách vãng lai, kể cả khách nước ngoài.
2.2. Thực trạng năng lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
* Số lượng và cơ cấu CBQL trạm YT tuyến cơ sở
Theo số liệu thống kê đội ngũ viên chức quản lý trạm YT tuyến cơ sở
của thành phố Hồ Chí Minh hiện có đến 31/12/2012, tổng số CBQL trạm YT
toàn ngành ước tính khoảng 445; trong đó số CBQL giữ chức danh Trưởng
trạm YT 306, chiếm tỷ lệ 95.03% so với nhu cầu chuẩn; số CBQL giữ chức
danh Phó trạm YT 139, chiếm tỷ lệ 43.17% so với nhu cầu chuẩn.
Bảng 2.2. Số lượng CBQL trạm YT tuyến cơ sở
Chức danh
Nhu cầu
(chuẩn)
Thực tế (hiện có)
Thiếu
Số lượng Tỷ lệ (%)
Trưởng trạm y tế 322 306 95.03 16
Phó trạm y tế 322 139 43.17 183
Nguồn: Báo cáo thống kê của Sở Y tế TP. HCM năm 2012
Biểu đồ 2.2. Số lượng CBQL trạm YT tuyến cơ sở
Từ những tài liệu tác giả tiếp cận được tại Sở YT TP. HCM được thể
hiện qua biểu đồ cho thấy số lượng cán bộ quản lý cấp trưởng trạm, Phó trạm
còn thiếu quá nhiều so với nhu cầu thực tế đặc biệt là cán bộ cấp Phó trạm.
Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ UBND và Phòng Y tế về số lượng
đội ngũ CBQL trạm YT tuyến cơ sở cho thấy có 95,60% cho rằng thiếu số
lượng. Trước nhu cầu thực tế, ngành Y tế TP. HCM cần phối hợp chặt chẽ với
các Sở-ngành có liên quan lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý có
đủ trình độ chuyên môn, đạo đức và bản lĩnh chính trị để bổ nhiệm vào các
cương vị còn thiếu, từng bước nâng cao kỹ năng nghề nghiệp để phục vụ cho
công tác quản lý cũng như tăng cường chuyên môn để phục vụ công tác khám
chữa bệnh cho nhân dân trong thời gian tới.
Bảng 2.3. Cơ cấu độ tuổi của CBQL trạm YT tuyến cơ sở
Chức danh
Phân theo độ tuổi
< 30
tuổi
30-50
tuổi
Từ 51 đến
60 tuổi
Trong 51-60 có
Nữ 54
tuổi
Nam
59 tuổi
Trưởng trạm y tế 11 189 106 6 -
Phó trạm y tế 10 85 44 5 -
Nguồn: Báo cáo thống kê của Sở Y tế TP. HCM năm 2012
Độ tuổi cán bộ quản lý làm việc tại trạm YT tuyến cơ sở hiện nay có sự
chênh lệch thấp thuộc các độ tuổi khác nhau, cán bộ ở độ tuổi trung niên
chiếm tỷ lệ cao hơn, còn các độ tuổi khác cũng đảm bảo một tỷ lệ hợp lý,
được thể hiện qua biểu đồ cho thấy ngành YT TP. HCM đặc biệt quan tâm
đến việc trẻ hóa đội ngũ CBQL trạm YT truyến cơ sở, cụ thể là cán bộ trưởng
trạm có tuổi đời nhỏ hơn 50 là 189 cán bộ, cán bộ phó trạm có tuổi đời nhỏ
hơn 50 là 85 cán bộ, hơn nữa việc sử dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên
môn, tay nghề vững vàng vào công tác quản lý và khám chữa bệnh trên địa
bàn TP. HCM nói chung và trạm YT tuyến cơ sở nói riêng là một nhiệm vụ
đặc thù công việc của ngành YT trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ UBND và Phòng Y tế cho thấy có
62,40% cho rằng tương đối hợp lý; 4,80% cho rằng chưa hợp lý và 32,80%
cho rằng hợp lý. Về nội dung này, khảo sát ý kiến của CBQL trạm YT cũng
thu được các chỉ số tương tự là: 80,50%; 9,00% và 10,50%. Như vậy, đa số
các ý kiến đều cho rằng cơ cấu độ tuổi CBQL trạm YT tuyến cơ sở hiện nay
tương đối hợp lý. Tuy nhiên, về lâu dài cần phải mạnh dạn trẻ hóa đội ngũ
CBQL trạm YT tuyến cơ sở nhằm đáp ứng kịp thời sự phát triển của đất nước.
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu độ tuổi của CBQL trạm YT tuyến cơ sở
* Thâm niên công tác của CBQL trạm YT tuyến cơ sở
Bảng 2.4. Thâm niên công tác của CBQL trạm YT tuyến cơ sở
Thống
kê
Số năm công tác
Từ 1 - 5
năm
Từ 6 - 10
năm
Từ 11 - 15
năm
Từ 16 - 20
năm
Số người 136/445 125/445 100/445 85/445
Tỷ lệ 30,6% 28,1% 22,5% 19,1%
Nguồn: Báo cáo thống kê của Sở Y tế TP. HCM năm 2012
Số năm làm việc trung bình tại trạm YT là vừa phải. Tuy nhiên, xu
hướng số năm làm việc trung bình của CBQL có xu hướng giảm dần. Lý do là
số cán bộ tuyển mới là sinh viên mới ra trường, trong khi số nghỉ hưu thì cán
bộ kế cận đến tuổi nghỉ lại ít hơn; trong mấy năm gần đây số CBQL làm việc
lâu năm (10 - 15 năm), có kinh nghiệm ở trạm YT chuyển công tác sang đơn
vị khác có xu hướng gia tăng, điều đó dẫn đến thực tế là tuổi nghề và kinh
nghiệm của CBQL trạm YT thấp đi. Vì vậy, vấn đề thâm niên công tác của
đội ngũ CBQL trạm YT tuyến cơ sở đang là vấn đề bức xúc, cần phải được
nhìn nhận một cách nghiêm túc, khách quan và giải quyết sớm bằng các hình
thức như: luân chuyển cán bộ, xem xét điều kiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hoặc
bãi nhiệm, thay thế. Nếu không có biện pháp kiên quyết, sẽ dẫn tới tình trạng
trì trệ, bảo thủ đối với đội ngũ CBQL trạm YT tuyến cơ sở trong tương lai.
* Chất lượng, năng lực CBQL trạm YT tuyến cơ sở
Bảng 2.5. Tỷ lệ chung đạt chuẩn về chất lượng CBQL trạm YT
tuyến cơ sở so với quy định hiện hành của Nhà nước
Nội dung
Đạt Chuẩn Chưa đạt Chuẩn
Tần số % Tần số %
Trình độ chuyên môn 160 35.95 285 64.05
Trình độ quản lý 36 8.09 409 91.91
Trình độ lý luận chính trị 82 18.43 363 81.57
Trình độ tin học 46 10.34 399 89.66
Trình độ ngoại ngữ 131 29.44 314 70.56
Biểu 2.6. Tỷ lệ chung đạt chuẩn về chất lượng CBQL trạm YT
tuyến cơ sở so với quy định hiện hành của Nhà nước
Thứ nhất, trình độ chuyên môn: Tỷ lệ CBQL đạt chuẩn về chuyên môn
chỉ có 35,95% còn chưa đạt chuẩn chiếm tỷ lệ 64,05%. Đây là một dấu hiệu
đáng báo động về trình độ chuyên môn của CBQL trạm YT tuyến cơ sở, với
con số này CBQL trạm YT sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai các
hoạt động về chăm sóc sức khỏe ban đầu tại địa phương, cũng như các hoạt
động nhằm nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch
trên địa bàn TP. HCM hiện nay.
Bên cạnh đó, trước xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày
càng sâu rộng những bệnh dịch mới như HIV/AIDS, H5N1, H1N1... và các
bệnh cũ bộc phát như Lao, Sốt rét, Ung thư, Tiểu đường...đang diễn biến khó
lường đòi hỏi người CBQL phải có trình độ chuyên môn giỏi và kinh nghiệm
thực tế lâu năm trong nghề mới có thể giải quyết một cách nhanh chóng và
hiệu quả. Hơn nữa nghề y là một nghề đặc biệt đòi hỏi phải được đào tạo và
bồi dưỡng một cách chính quy khắc khe và nghiêm túc, do đó việc xây dựng
kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL trạm YT tuyến cơ sở nhằm
mục tiêu đạt chuẩn và nâng chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong giai
đoạn hiện nay là hết sức cần thiết.
Thứ hai, trình độ quản lý: Tỷ lệ cán bộ quản lý đạt chuẩn chỉ có 8,09%
còn chưa đạt chuẩn chiếm tỷ lệ 91,91%. Đây cũng là một dấu hiệu đáng báo
động cần phải được giải quyết đồng bộ song song với việc nâng chuẩn, đạt
chuẩn trình độ chuyên môn cho đội ngũ CBQL trạm YT tuyến cơ sở, để giúp
họ có khả năng nhận thức đúng đắn về công việc cần giải quyết, đồng thời
nắm bắt được những quy định của Nhà nước về lĩnh vực y tế, từ đó vận dụng
vào từng trường hợp cụ thể, nhằm giải quyết công việc được tốt hơn, linh hoạt
hơn nhưng theo đúng quy định của Nhà nước.
Thứ ba, trình độ lý luận chính trị: Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một
sự nghiệp lâu dài, đòi hỏi người CBQL phải có trí tuệ cao, có kiến thức sâu sắc
và toàn diện về nhiều lĩnh vực, trong đó trình độ lý luận chính trị là điều kiện
tiên quyết, yếu tố quyết định đến chất lượng quản lý trạm YT, theo số liệu
thống kê ta thấy, tỷ lệ CBQL trạm YT đạt chuẩn chiếm tỷ lệ 18,43%, chưa đạt
chuẩn chiếm tỷ lệ 81,57%, ảnh hưởng rất lớn đến định hướng phát triển trạm
YT tuyến cơ sở. Trước yêu cầu phát triển của đất nước, đòi hỏi các cấp ủy
Đảng và chính quyền các cấp phải không ngừng trang bị trình độ lý luận chính
trị cho đội ngũ CBQL nói chung và đội ngũ CBQL trạm YT nói riêng, để kịp
thời nắm bắt những định hướng, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thứ ba, trình độ tin học: tin học là một trong những tiêu chí quan trọng
và bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nói chung và cán bộ ngành y
tế nói riêng, theo biểu đồ ta thấy trình độ tin học đạt chuẩn theo quy định của
CBQL trạm YT tuyến cơ sở còn quá khiêm tốn cụ thể là 10,34%, trong khi đó
cán bộ chưa đạt chuẩn là 89,66%. Trước yêu cầu này, cần phải lập kế hoạch
đào tạo bồi dưỡng cho các cán bộ chưa đạt chuẩn về trình độ tin học trong
thời gian tới để nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho quá
trình xử lý công việc, nắm bắt những thông tin trên mạng nội bộ, Internet
đồng thời truy cập những văn bản pháp quy do Website của chính phủ cung
cấp trong thời gian không xa.
Thứ tư, trình độ ngoại ngữ: Từ thực tế cho thấy tỷ lệ trình độ ngoại ngữ
đạt chuẩn của CBQL trạm YT còn thấp (chiếm tỷ lệ 29,44%), số chưa đạt
chuẩn còn khá cao (chiếm tỷ lệ 70,56%) nên việc vận dụng kỹ năng này vào
công việc còn nhiều hạn chế. Vì thế, trong thời gian tới Sở Y tế có kế hoạch
cụ thể đào tạo, bồi dưỡng thêm về kỹ năng này cho cán bộ quản lý trạm y tế
tuyến cơ sở vừa một phần để chuẩn hoá chức danh theo quy định, một phần
nâng cao kỹ năng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức để đáp ứng kịp thời nhu
cầu công việc trong thời kỳ hội nhập như hiện nay.
Như vậy, về chất lượng CBQL trạm YT tuyến cơ sở trên địa bàn TP.
HCM hiện nay vẫn còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản
lý trạm YT tuyến cơ sở, việc xây dựng và nhanh chóng triển khai kế hoạch
đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL trạm YT tuyến cơ sở trong giai đoạn
hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách
Như đã phân tích ở trên, việc thiếu hụt trầm trọng về số lượng và chuẩn
chất lượng của đội ngũ CBQL trạm YT tuyến cơ sở hiện nay đã làm ảnh
hưởng đến các hoạt động quản lý trạm YT tuyến cơ sở, ảnh hưởng đến việc
quy hoạch CBQL ngành y tế nói chung và CBQL trạm YT nói riêng. Sự thiếu
hụt số lượng và không đạt về chuẩn chất lượng nếu không có giải pháp phù
hợp kịp thời, có khả năng dẫn đến sự khủng hoảng về nguồn nhân lực CBQL
cho những năm kế tiếp trong tương lai.
Đối với đội ngũ CBQL trạm YT tuyến cơ sở có độ tuổi đương nhiệm
trẻ và bổ nhiệm đạt theo quy định của công tác tổ chức cán bộ, cần phải được
đào tạo bồi dưỡng thêm nhằm phát huy những nhân tố tích cực và hạn chế
những nhân tố tiêu cực.
Như vậy, CBQL trạm YT tuyến cơ sở hiện nay đã đạt nhiều kết quả
nhất định, song vẫn còn nhiều hạn chế cần giải quyết do nhiều nguyên nhân
như: Chưa có những cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế nói
chung và phát triển nguồn nhân lực cán bộ quản lý nói riêng; chính sách tìm
kiếm, thu hút nguồn nhân lực; chính sách đào tạo và đào tạo lại chưa đa dạng,
chưa thu hút được nhiều đối tượng tham gia học tập; đội ngũ CBQL trạm YT
tuyến cơ sở chưa có ý thức tham gia học tập, để làm chủ bản thân, làm chủ
khoa học kỹ thuật. Thông qua sự phân tích trên thì việc đưa ra các giải pháp
về phát triển năng lực CBQL trạm YT tuyến cơ sở trong giai đoạn hiện nay là
hợp lý và có tính khả thi cao nếu thực hiện một cách đồng bộ và có bài bản.
2.3. Thực trạng và nguyên nhân phát triển năng lực cán bộ quản lý
trạm y tế tuyến cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
2.3.1. Thực trạng phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế
tuyến cơ sở
* Thực trạng nhận thức về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của cán bộ quản lý
trạm y tế cơ sở
- Cấp uỷ, tổ chức đảng, lãnh đạo các cấp đều nhận thức khá đầy đủ về vị trí,
vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ CBQL trạm YT tuyến cơ sở trong việc hiện
thực hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược của Đảng và Nhà nước trong
công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thường xuyên có chủ trương, biện pháp
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT

More Related Content

What's hot

What's hot (12)

Phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn, 9đPhát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
 
Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội
Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà NộiNguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội
Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội
 
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, HAY
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, HAYĐề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, HAY
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, HAY
 
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hộiLV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế Đắk Lắk, HAYLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Thuế Đắk Lắk, HAY
 
Phát triển nguồn nhân lực Y tế tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Phát triển nguồn nhân lực Y tế tại huyện Đại Lộc, Quảng NamPhát triển nguồn nhân lực Y tế tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Phát triển nguồn nhân lực Y tế tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức tỉnh Xay Nha Bu Ly, HAY
 Năng lực thực thi công vụ của công chức tỉnh Xay Nha Bu Ly, HAY Năng lực thực thi công vụ của công chức tỉnh Xay Nha Bu Ly, HAY
Năng lực thực thi công vụ của công chức tỉnh Xay Nha Bu Ly, HAY
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh Kon Tum, HAY
 
Luận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOT
Luận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOTLuận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOT
Luận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOT
 
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, HOT
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, HOTLuận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, HOT
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, HOT
 
Phát triển nguồn nhân lực trong ngành y tế tại huyện Quảng Trạch
 Phát triển nguồn nhân lực trong ngành y tế tại huyện Quảng Trạch Phát triển nguồn nhân lực trong ngành y tế tại huyện Quảng Trạch
Phát triển nguồn nhân lực trong ngành y tế tại huyện Quảng Trạch
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức Huyện Th...
 

Similar to Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT

Similar to Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT (20)

Luận văn: Phát triển năng lực cán bộ trạm y tế tuyến cơ sở, 9đ
Luận văn: Phát triển năng lực cán bộ trạm y tế tuyến cơ sở, 9đLuận văn: Phát triển năng lực cán bộ trạm y tế tuyến cơ sở, 9đ
Luận văn: Phát triển năng lực cán bộ trạm y tế tuyến cơ sở, 9đ
 
Nâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình Dương
Nâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình DươngNâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình Dương
Nâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình Dương
 
Luận văn: Quản lý về viên chức giáo dục tại quận Lê Chân, HAY
Luận văn: Quản lý về viên chức giáo dục tại quận Lê Chân, HAYLuận văn: Quản lý về viên chức giáo dục tại quận Lê Chân, HAY
Luận văn: Quản lý về viên chức giáo dục tại quận Lê Chân, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về viên chức giáo dục tại Hải Phòng
Luận văn: Quản lý nhà nước về viên chức giáo dục tại Hải PhòngLuận văn: Quản lý nhà nước về viên chức giáo dục tại Hải Phòng
Luận văn: Quản lý nhà nước về viên chức giáo dục tại Hải Phòng
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về viên chức giáo dục, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về viên chức giáo dục, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về viên chức giáo dục, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về viên chức giáo dục, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc Trăng
Đề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc TrăngĐề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc Trăng
Đề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc Trăng
 
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
 
Luận án: Quản trị nguồn nhân lực các trường ĐH ở miền Trung
Luận án: Quản trị nguồn nhân lực các trường ĐH ở miền TrungLuận án: Quản trị nguồn nhân lực các trường ĐH ở miền Trung
Luận án: Quản trị nguồn nhân lực các trường ĐH ở miền Trung
 
Năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở trường CĐ Cộng đồng, HAY
Năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở trường CĐ Cộng đồng, HAYNăng lực cán bộ quản lý giáo dục ở trường CĐ Cộng đồng, HAY
Năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở trường CĐ Cộng đồng, HAY
 
bai mau luan van quan ly giao duc hoc vien chinh tri
bai mau luan van quan ly giao duc hoc vien chinh tribai mau luan van quan ly giao duc hoc vien chinh tri
bai mau luan van quan ly giao duc hoc vien chinh tri
 
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...
 
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu PhiLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
 
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn của học viện chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục Việt Nam.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục Việt Nam.
 
Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!
Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!
Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!
 
Đề tài: Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
Đề tài: Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y DượcĐề tài: Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
Đề tài: Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
 
Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nhân lực phòng xét nghiệm ở các bệnh vi...
Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nhân lực phòng xét nghiệm ở các bệnh vi...Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nhân lực phòng xét nghiệm ở các bệnh vi...
Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nhân lực phòng xét nghiệm ở các bệnh vi...
 
Luận văn: Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
Luận văn: Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y DượcLuận văn: Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
Luận văn: Chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
 
Đề tài: Quản lý giảng viên ở Khoa Điều dưỡng ĐH Y Dược TPHCM
Đề tài: Quản lý giảng viên ở Khoa Điều dưỡng ĐH Y Dược TPHCMĐề tài: Quản lý giảng viên ở Khoa Điều dưỡng ĐH Y Dược TPHCM
Đề tài: Quản lý giảng viên ở Khoa Điều dưỡng ĐH Y Dược TPHCM
 
LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...
LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...
LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 

Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT

  • 1. Bé QUèC PHßNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  TRẦN MINH THÁI BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁN BỘ QUẢN LÝ TRẠM Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2013
  • 2. Bé QUèC PHßNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  TRẦN MINH THÁI BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁN BỘ QUẢN LÝ TRẠM Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: MÃ SỐ: QUẢN LÝ GIÁO DỤC 60 14 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: NGƯT, PGS.TS MAI VĂN HÓA HÀ NỘI - 2013
  • 3. BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Cán bộ quản lý Y tế Thành phố Hồ Chí Minh Cử nhân Ủy ban nhân dân Chữ viết tắt CBQL YT TP. HCM CN UBND
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁN BỘ QUẢN LÝ TRẠM Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ 12 1.1 Các khái niệm chủ yếu 12 1.2 Vai trò, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động của người cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở 22 1.3 Yêu cầu và nội dung phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở 34 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁN BỘ QUẢN LÝ TRẠM Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 47 2.1 Khái quát chung tình hình kinh tế - xã hội và y tế - giáo dục thành phố Hồ Chí Minh 47 2.2 Thực trạng năng lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 48 2.3 Thực trạng phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 56 Chương 3 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁN BỘ QUẢN LÝ TRẠM Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 71 3.1 Yêu cầu đề xuất biện pháp phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 71 3.2 Các biện pháp chủ yếu phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 72 3.4 Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 91
  • 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC 101 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân là một vấn đề được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt chú trọng và khẳng định quan điểm xuyên suốt trong các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc. Đại hội Đảng lần thứ XI tiếp tục khẳng định quyết tâm cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân và nêu lên định hướng từ nay đến năm 2020: “Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tập trung phát triển mạnh hệ thống chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển nhanh hệ thống y tế công lập và ngoài công lập; hoàn chỉnh mô hình tổ chức và củng cố mạng lưới y tế cơ sở. Nâng cao năng lực của trạm y tế xã...." [17, tr.128]. Trạm YT tuyến cơ sở được tổ chức theo địa bàn cụm dân cư và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của cộng đồng. Cán bộ trạm YT vừa có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp vừa phải có năng lực quản lý để chỉ đạo thống nhất các mặt hoạt động y tế, bảo đảm chất lượng và hiệu quả. Đội ngũ CBQL trạm YT có vai trò trực tiếp trong việc hiện thực hoá các mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược của Đảng và Nhà nước trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tuyến cơ sở. Đồng thời, đội ngũ CBQL trạm YT còn giữ vai trò trực tiếp trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của trạm YT ở cơ sở, là nguồn cung cấp cán bộ cho YT tuyến trên. Trong những năm qua, nhất là từ khi có Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, mạng lưới trạm YT tuyến cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh không ngừng được tăng cường và củng cố, nhiều chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế đã được triển khai rộng khắp và đạt hiệu quả
  • 6. đáng khích lệ, góp phần bảo đảm công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, với những yêu cầu và thách thức mới về nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng, ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, tai nạn thương tích, biến đổi khí hậu, biến động dân số... và bên cạnh đó hoạt động của trạm YT tuyến cơ sở còn bộc lộ nhiều hạn chế, như cơ sở vật chất trang thiết bị đang bị xuống cấp; phương thức, trình độ quản lý trạm YT còn không ít bấp cập. Đặc biệt là, đội ngũ CBQL trạm YT cơ sở còn nhiều hạn chế về năng lực chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm công tác, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; chất lượng khám chữa bệnh tại các trạm YT chưa đáp ứng với đòi hỏi của nhân dân, công tác quản lý còn nhiều bất cập. Vì vậy, nâng cao năng lực hoạt động chuyên môn của trạm YT tuyến cơ sở, đặc biệt là việc bồi dưỡng, phát triển năng lực của người CBQL trạm YT tuyến cơ sở là rất cần thiết hiện nay. Phát triển năng lực cán bộ quản lý nói chung không còn là một đề tài mới mẻ, tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, nó vẫn mang tính thời sự và thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều người. Việc nghiên cứu làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề bồi dưỡng phát triển năng lực CBQL trạm YT tuyến cơ sở là sự cụ thể hóa lý luận về CBQL, lý luận quản lý nguồn nhân lực vào một ngành, một đối tượng cụ thể, làm cho lý luận quản lý giáo dục đi vào thực tiễn cuộc sống. Tuy đã có một số công trình nghiên cứu với những góc độ khác nhau về cán bộ YT, nhưng về vấn đề phát triển năng lực của CBQL trạm YT tuyến cơ sở (xã, phường thị trấn) thì chưa được nghiên cứu độc lập, chuyên sâu. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực CBQL y tế tới hiệu quả hoạt động của trạm YT tuyến cơ sở, học viên chọn vấn đề nghiên cứu “Biện pháp phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
  • 7. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin khi nghiên cứu về sự phát triển của xã hội loài người đã coi quản lý là một đặc điểm vốn có, bất biến về mặt lịch sử của đời sống xã hội. Theo Mác “Bất cứ lao động trực tiếp hay lao động chung nào mà tiến hành trên quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân. Sự chỉ đạo đó phải là những chức năng chung, tức là những chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của cơ thể sản xuất với những vận động cá nhân của những khí quan độc lập hợp thành cơ thể sản xuất đó. Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình, nhưng một giàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [6, tr.24]. Các nhà lý luận quản lý quốc tế có rất nhiều tư tưởng về quản lý nói chung và người quản lý nói riêng. Tiêu biểu có “thuyết hành chính” với các đại biểu là Henry Fayol của Pháp, Max Weber của Đức, Chetster Barnard của Mỹ. Theo H. Fayol quản lý có năm chức năng cơ bản cũng là chức năng của nhà quản lý: “Quản lý là sự dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và cuối cùng là kiểm tra” [10, tr.52]. Foyol cũng yêu cầu các nhà quản lý phải đối xử tốt với người lao động. Ông còn chú ý tới các nhà quản lý cao cấp, đòi hỏi họ phải có đủ tài, đủ đức, nhấn mạnh vai trò của giáo dục đào tạo, trước hết phải đào tạo cán bộ quản lý một cách chính quy và có hệ thống. Hạn chế của Ông là chưa chú ý đầy đủ các mặt tâm lý và môi trường xã hội của người lao động, chưa chỉ rõ mối quan hệ giữa xí nghiệp với khách hàng, thị trường, các đối thủ cạnh tranh và sự ràng buộc Nhà nước. Còn theo P. Drucker cho rằng, công việc người đứng đầu một đơn vị là rất phức tạp. Mỗi công việc mà “thủ trưởng” thực hiện đều đòi hỏi điều kiện và tố chất khác nhau. Không thể yêu cầu người quản lý hiểu đầy đủ mọi vấn đề trong thực tiễn công tác. Tuy nhiên, người quản lý phải biết rằng mình có công cụ mà người khác không có được là nắm thông tin trong đơn vị một cách toàn diện. Điều đó giúp người quản lý khi xử lý vấn đề có một ưu thế đặc biệt. Người
  • 8. quản lý vừa phải biết ra lệnh, vừa phải biết khích lệ, vừa phải biết điều phối. Hiệu quả công việc của người quản lý phụ thuộc vào khả năng “nghe - nói - đọc - viết - nhìn”. Người quản lý phải nắm chắc, phát huy thế mạnh của mình để bù cho điểm yếu, luôn luôn hòa mình vào công việc, vào trục thời gian, truyền đạt được tư tưởng của mình và kịp thời phát hiện được ý nghĩ của người khác để xử lý cho phù hợp. Trong những năm gần đây nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giảng dạy, quản lý đã có những công trình, tài liệu, bài viết khoa học về quản lý, phát triển năng lực CBQL. Tiêu biểu có tác phẩm “Cơ sở của khoa học quản lý” của tác giả Nguyễn Minh Đạo. Tác phẩm đã trình bày những vấn đề chung nhất về quản lý như: lịch sử hình thành khoa học quản lý, các khái niệm, phạm trù cơ bản của khoa học quản lý, phương pháp quản lý... Tác phẩm “Biết người, dùng người, quản người” của tác giả Tạ Ngọc Ái. Tác phẩm với nội dung phong phú, giàu thông tin tri thức; trang bị phương pháp thấu hiểu tư chất, năng lực, nhân cách của một con người; phương pháp ứng xử, tổ chức, sử dụng người, đúng người, đúng việc; phương pháp quản lý con người nâng cao tố chất, uy tín, năng lực của người làm công tác lãnh đạo, quản lý. Tác giả Phan Xuân Thắng với đề tài “Biện pháp bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý học viên Trường sĩ quan Chính trị hiện nay”, luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục năm 2009 đã đề xuất các biện pháp về kế hoạch hóa; đổi mới nội dung hình thức, phương pháp bồi dưỡng; kết hợp bồi dưỡng với tự bồi dưỡng; thường xuyên kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm; tạo môi trường và điều kiện thuân lợi cho hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Tác giả Trương Quang Tùng với đề tài “Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân hiện nay”, luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục năm 2010, nghiên cứu này đã chỉ ra những biện pháp về lãnh đạo chỉ đạo; về xây dựng chương trình kế hoạch; về đổi mới công tác tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng giáo viên; xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ cao; tạo môi trường và
  • 9. điều kiện thuận lợi cho phát triển đội ngũ giáo viên. Tác giả Đào Duy Định với đề tài “Giải phát phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các trường sĩ quan hiện nay” luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục năm 2010, đã đề xuất các biện pháp về nâng cao nhận thức trách nhiệm của cấp ủy chỉ huy; nâng cao chất lượng qui hoạch cán bộ quản lý giáo dục; tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng; phát huy tính tích cực chủ động tự bồi dưỡng tự học tập; thực hiện tốt chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý giáo dục. Tác giả Nguyễn Văn Tuyên đề tài “Biện pháp chuẩn hóa chất lượng cán bộ quản lý học viên ở Học viện Chính trị hiện nay”, luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục năm 2011, đã đề xuất các biện pháp về mô hình hóa nhân cách người cán bộ quản lý học viên; về thống nhất nhận thức trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ quản lý học viên; thức đẩy tự học tự tư dưỡng rèn luyện; phát huy các yếu tố tích cực của các tổ chức các lực lượng trong giáo dục rèn luyện cán bộ quản lý học viên. Tác giả Phùng Quốc Lập với đề tài “Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trường THPT tỉnh Phú Thọ đến năm 2020”, luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục năm 2011. Công trình nghiên cứu này đã đề xuất các giải pháp về hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý, về kế hoạch và thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ GV, về đào tạo bồi dưỡng GV, về qui trình lựa chọn, bổ nhiệm, luân chuyển GV, về thanh kiểm tra, đánh giá GV… Ngoài ra, trong lĩnh vực y tế, đã có những công trình nghiên cứu, tài liệu, bài viết về chất lượng cán bộ quản lý y tế, hiệu quả hoạt động của nguồn nhân lực y tế nói chung và các nhân tố của quá trình đào tạo nói riêng. Đáng chú ý là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: “Nhận xét hiệu quả sau đào tạo về quản lý bệnh viện và xác định nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ quản lý bệnh viện”, năm 1998, của các tác giả Nguyễn Văn Dịp, Trần Văn Phương và cộng sự, đăng trên tạp chí Y học thực hành. “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. “Nghiên cứu kiến thức,
  • 10. thái độ và thực hành về quản lý của cán bộ quản lý bệnh viện Việt Nam”, 2007, của tác giả Phan Văn Tường, đăng trên tạp chí Y học Việt Nam; “Thực trạng chất lượng cán bộ quản lý của ngành y tế tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu”, năm 2009, của các tác giả Võ Văn Hùng - Trương Phi Hùng... Nhận xét chung: Qua các công trình tiêu biểu nêu trên đã nghiên cứu các hướng và nội dung chính sau: Một số công trình đã tập trung nghiên cứu về phát triển năng lực, quản lý phát triển năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý học viên nói riêng, cán bộ quản lý giáo dục nói chung ở các học viện và trướng sĩ quan trong quân đội. Một số đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng cán bộ quản lý ngành YT ở địa phương; hoạt động quản lý YT, quản lý cán bộ, nhân viên YT giai đoạn hiện nay; hoạt động nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nguồn nhân lực YT giai đoạn hiện nay. Vấn đề cán bộ quản lý YT đã có một số chuyên đề, đề tài, bài viết nghiên cứu và luận giải trên nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay chưa có những công trình tập trung nghiên cứu một cách cơ bản và hệ thống về CBQL trạm YT tuyến cơ sở. Do vậy, vấn đề “Biện pháp phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, lần đầu được học viên chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ QLGD. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển năng lực của CBQL nói chung, CBQL trạm YT tuyến cơ sở nói riêng, đề xuất các biện pháp nhằm bồi dưỡng phát triển năng lực, trong đó có năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL ở các trạm YT tuyến cơ sở trên địa bàn TP. HCM hiện nay. 3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận có liên quan về phát triển năng lực của CBQL y tế nói chung và phát triển năng lực của CBQL trạm YT tuyến cơ sở nói riêng.
  • 11. Khảo sát, đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm về bồi dưỡng, phát triển năng lực của CBQL trạm YT tuyến cơ sở trên địa bàn TP.HCM hiện nay. Đề xuất các biện pháp chủ yếu nhằm phát triển năng lực CBQL trạm YT tuyến cơ sở trên địa bàn TP. HCM hiện nay. 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu Năng lực đội ngũ CBQL ở các trạm YT tuyến cơ sở, trên địa bàn TP. HCM. * Đối tượng nghiên cứu Biện pháp phát triển năng lực CBQL trạm YT tuyến cơ sở trên địa bàn TP. HCM hiện nay. * Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển năng, trong đó có lực quản lý của CBQL trạm YT ở tuyến cơ sở trên địa bàn TP. HCM, với các số liệu minh chứng, tính toán trong thời gian năm năm trở lại đây (từ 2008 đến 2012). 5. Giả thuyết khoa học Trong những năm qua, việc quản lý trạm YT của đội ngũ trưởng, phó trạm YT đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, chất lượng của công tác quản lý trạm YT chưa cao và vẫn còn những tồn tại cần phải khắc phục. Nếu việc khắc phục những tồn tại này bằng đề xuất các biện pháp thích hợp như: chuẩn hóa đội ngũ CBQL trạm YT tuyến cơ sở, kết hợp bồi dưỡng chuyên môn với bồi dưỡng công tác quản lý, xây dựng môi trường làm việc, tích cực thường xuyên tự học hỏi nâng cao năng lực, thì sẽ phát triển và bồi dưỡng được năng lực cho CBQL trạm YT tuyến cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhân lực cán bộ YT cơ sở có chất lượng trên địa bàn Thành phố. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận nghiên cứu
  • 12. Đề tài được tổ chức nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, quản lý giáo dục nói chung và về CBQL nói riêng. Đồng thời đề tài còn được nghiên cứu dựa trên quan điểm hệ thống - cấu trúc; lôgic -lịchsử vàquanđiểmthựctiễnđểxemxét, phântíchcác vấnđề có liên quan. * Phương pháp nghiên cứu - Các phương pháp nghiên cứu lý luận Đề tài sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu liên quan như: một số tác phẩm kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, Nghị định của Chính phủ về đổi mới và phát triển sự nghiệp Y tế ở Việt Nam. Các giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu về lý luận quản lý, quản lý giáo dục; các công trình khoa học và bài báo khoa học có liên quan đến đề tài như: luận văn, luận án, báo cáo khoa học, kỷ yếu hội thảo khoa học… - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Điều tra bằng phiếu hỏi với đối tượng CBQL trạm y tế, cán bộ ủy ban nhân dân, phòng YT quận, huyện trên địa bàn Thành phố (250 phiếu) về những nội dung theo nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. Quan sát hoạt động lãnh đạo, quản lý của CBQL trạm YT tuyến cơ sở để rút ra những kết luận có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Xin ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý về một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài. Trao đổi với một số CBQL, cán bộ YT ở các trạm YT để tìm hiểu thực trạng và đề xuất biện pháp phát triển năng lực của đội ngũ CBQL trạm YT tuyến cơ sở. Tổng kết thực tiễn để rút ra những kinh nghiệm về công tác quản lý trạm YT tuyến cơ sở và khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.
  • 13. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã được đề xuất. - Phương pháp hỗ trợ Sử dụng toán thống kê để tổng hợp kết quả điều tra và xử lý số liệu đã thu thập được làm cơ sở cho việc bàn luận kết quả. 7. Ý nghĩa của đề tài Góp phần xây dựng và hoàn thiện các khái niệm: Năng lực của người CBQL trạm YT tuyến cơ sở, phát triển năng lực của người CBQL trạm YT tuyến cơ sở và biện pháp phát triển năng lực của người CBQL trạm YT tuyến cơ sở trên địa bàn TP. HCM. Xây dựng các tiêu chí đánh giá phát triển năng lực của người CBQL trạm YT tuyến cơ sở. Đề xuất các biện pháp cơ bảnđể phát triển nănglực của đội ngũCBQL trạm YT tuyếncơ sở trên địa bàn TP. HCM hiệnnay. Luận văn có thể là tài liệu cho các cán bộ YT tham khảo trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cánbộYT cơ sở. 8. Kết cấu của luận văn Phần Mở đầu Phần Nội dung, gồm 3 chương Phần Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁN BỘ QUẢN LÝ TRẠM Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ 1.1. Các khái niệm chủ yếu 1.1.1. Khái niệm cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở
  • 14. Bất luận một tổ chức có mục đích gì, cơ cấu và quy mô ra sao đều cần phải có sự quản lý và có người quản lý để tổ chức hoạt động và đạt được mục đích của mình. Định nghĩa kinh điển và được sử dụng phổ biến là: Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức. Quản lý trạm YT là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (trưởng trạm) đến tập thể cán bộ, viên chức YT để chính họ tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc sức khỏe nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ sức khỏe nhân dân. Quản lý trạm YT là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể cán bộ, nhân viên YT nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu, kế hoạch bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, trên cơ sở tận dụng các nguồn lực, vật lực và tài lực hiện có. Thực chất hoạt động quản lý trạm YT là quản lý quá trình chăm sóc sức khỏe nhân dân, đảm bảo cho quá trình đó vận hành thuận lợi và có hiệu quả. Quá trình chăm sóc sức khỏe nhân dân gồm các nhân tố tạo thành sau: mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện chăm sóc. Cán bộ YT (lực lượng chăm sóc), cộng đồng dân cư (đối tượng chăm sóc), kết quả chăm sóc sức khỏe. Cán bộ quản lý trạm YT có trách nhiệm phân bổ nhân lực và các nguồn nhân lực khác, chỉ dẫn công việc cho những người làm việc trong trạm YT. Người quản lý trạm YT là người thực hiện các chức năng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu khám chữa bệnh, phòng bệnh cho nhân dân trong xã với kết quả và hiệu quả cao. Cán bộ quản lý trạm YT tuyến cơ sở, do đặc điểm chức năng và nhiệm vụ của mình, vừa là người quản lý vừa là người lãnh đạo. Từ những phân tích trên có thể hiểu: “Cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở là những người có trình độ theo tiêu chuẩn, nghiệp vụ ngạch viên chức sự nghiệp y tế do Nhà nước quy định, có kiến thức về y tế cộng đồng và năng lực quản lý để chỉ đạo thống nhất các mặt hoạt động y tế đạt chất lượng và
  • 15. hiệu quả cao, được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở”. Cán bộ quản lý trạm YT tuyến cơ sở gồm trạm trưởng, phó trạm trưởng. Trạm trưởng là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của trạm YT tuyến cơ sở và do Giám đốc Trung tâm YT dự phòng quận, huyện bổ nhiệm, có văn bằng về trình độ chuyên môn từ đại học Y trở lên (Bác sĩ, CN Y tế công cộng, CN Điều dưỡng, CN Hộ sinh...) và được đào tạo, tập huấn về kỹ năng quản lý, được bổ nhiệm vào ngạch viên chức sự nghiệp y tế theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngành y tế quy định thuộc biên chế của Trung tâm YT dự phòng quận, huyện được tuyển dụng theo quy định và được bổ nhiệm làm CBQL trạm YT tuyến cơ sở. Cán bộ quản lý trạm YT tuyến cơ sở chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Trung tâm YT dự phòng quận, huyện; sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của bệnh viện quận, huyện và các trung tâm chuyên khoa. Đối với UBND xã, phường, thị trấn: CBQL trạm YT tuyến cơ sở chịu sự quản lý chỉ đạo của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn về xây dựng kế hoạch phát triển YT của địa phương, có mối quan hệ chặt chẽ với Đảng ủy, chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị - xã hội trong xã, phường, thị trấn để phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn. [[ 1.1.2. Khái niệm năng lực của người cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở Năng lực của con người là khả năng thực hiện một cách chủ động, sáng tạo, thành thạo và đạt hiệu quả tốt một hoặc một số hoạt động nào đó. Năng lực CBQL trạm YT tuyến cơ sở là một dạng năng lực chuyên biệt, nhưng có quan hệ rất mật thiết với những năng lực chung của con người, trước hết là: - Óc quan sát và năng lực thu thập và xử lý thông tin:
  • 16. Người CBQL phải có óc quan sát, tìm kiếm, thu nhận và xử lý, sàng lọc thông tin. Giống như máy đa năng, người CBQL phải quét từ môi trường của họ những thông tin có thể ảnh hưởng tới tổ chức của mình và xác định xem thông tin nào là chính xác có thể sử dụng được. Đồng thời người CBQL phải biết chia sẽ thông tin với cấp dưới và các thành viên khác của tổ chức. - Năng lực trí tuệ: Người CBQL có trí tuệ phát triển tốt thường tích cực tìm tòi để phát hiện các vấn đề, có ý kiến độc lập, nhiều sáng kiến, không lệ thuộc thụ động vào những khuôn mẫu, do đó họ có khả năng thích ứng nhanh với sự phát triển của tình hình nhiệm vụ. Trình độ phát triển trí tuệ của CBQL phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó việc rèn luyện các phẩm chất tư duy, nâng cao năng lực sáng tạo là yếu tố quan trọng nhất. - Năng lực làm việc với con người, với tập thể và văn hoá giao tiếp: Năng lực này đòi hỏi người CBQL phải có kiến thức toàn diện về nhân cách con người, biết vận dụng kiến thức đó để xem xét, đánh giá cán bộ, nhân viên của mình, nhằm sử dụng họ được chính xác. Đồng thời, CBQL phải nắm chắc và không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của nhiệm vụ. Năng lực quản lý tổ chức của CBQL thể hiện ở chỗ, khéo léo vận dụng tư tưởng “vì công việc mà xếp người”; thực hiện tốt sự phân định trách nhiệm của các cá nhân, các tổ chức; duy trì nguyên tắc, nề nếp, chế độ hoạt động của từng tổ chức; kịp thời sắp xếp lại bộ máy tổ chức khi có biến động về nhân sự hoặc sự thay đổi về nhiệm vụ…Tất cả những công việc đó phải được tiến hành trên cơ sở óc tổ chức và tài xử lý các mối quan hệ có lý, có tình của người CBQL. - Năng lực ra quyết định: Với tư cách là người quản lý, điều hành công việc của đơn vị, người CBQL cần có năng lực ra quyết định, để có thể đề ra được chủ trương đúng và mệnh lệnh chính xác, thấu suốt nhanh chóng tới đối tượng quản lý. Muốn
  • 17. vậy CBQL cần hết sức chú ý xác định động cơ và mục đích hành động chính xác cho mình và cho cấp dưới. Mục đích hành động của con người luôn bị chế định bởi hoàn cảnh, điều kiện khách quan. Vì vậy, mỗi hoàn cảnh, điều kiện nhất định thường đòi hỏi những mục đích và phương thức hành động tương ứng với nó. Khi con người nắm bắt được phương thức khái quát của hành động trong những tình huống điển hình và biết vận dụng phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể thì sẽ hành động đạt kết quả cao. Điều này được coi là một điều kiện tâm lý quan trọng để nâng cao năng lực ra quyết định của người CBQL. Để có thể đảm nhận có hiệu quả trọng trách lãnh đạo và quản lý trạm YT tuyến cơ sở, người CBQL trạm YT tuyến cơ sở phải có năng lực nhất định. Trước hết, khả năng là việc có thể đáp ứng yêu cầu công việc theo một tiêu chuẩn nhất định và có khả năng áp dụng linh hoạt kỹ năng và kiến thức trong những tình huống mới. Còn năng lực là những đặc điểm bên trong cho phép người CBQL làm việc hiệu quả hơn trong nhiều tình huống hơn và thường xuyên hơn với kết quả cao hơn. Nói cách khác, năng lực có thể hiểu là những phẩm chất mà người CBQL có, để có thể hành động bằng nhiều cách khác nhau để đem lại kết quả công việc cao. Về phẩm chất có ba nhóm: phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và phẩm chất nghề nghiệp. Phẩm chất chính trị bao gồm: các quan điểm, niềm tin đối với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, trong đó có chủ trương, đường lối y tế, thực hiện công bằng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, bản lĩnh chính trị vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường…Phẩm chất đạo đức là sự thống nhất giữa chính trị, đạo đức, văn hóa, xã hội trong nhân cách người CBQL. Đó là niềm tin, thái độ đạo đức phù hợp với các giá trị và chuẩn mực đạo đức, là tấm gương đối với tập thể trạm YT, trung thực trong lối sống, liêm khiết…Phẩm chất nghề nghiệp là sự thống nhất những kiến thức chuyên môn, trình độ nghiệp vụ quản lý, những quan điểm, niềm tin và thái độ nghề nghiệp trong nhân cách người CBQL. Điều đó
  • 18. thể hiện tính năng động, sáng tạo, thái độ tích cực đối với cái mới, chống bảo thủ, trì trệ…Về năng lực, người CBQL cần có: năng lực nhận thức, nhạy cảm với những thay đổi của môi trường, năng lực ứng xử phù hợp với hoàn cảnh, bảo đảm thực hiện mục tiêu đề ra, năng lực tạo sự đồng thuận trong các thành viên của tổ chức mà mình quản lý…Một trong những biểu hiện của năng lực quản lý là sự thành thạo trong việc sử dụng những kỹ năng quản lý. Như vậy, năng lực của người CBQL trạm YT tuyến cơ sở là việc giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống nảy sinh, những thách thức mới mà người CBQL trạm YT phải đối mặt, đồng thời phải biết vận dụng một cách sáng tạo những tri thức và kỹ năng đã được trang bị phù hợp với đặc điểm của cá nhân. Từ những phân tích trên có thể hiểu: Năng lực của CBQL trạm y tế tuyến cơ sở được hiểu là tổng thể những khả năng chuyên môn và khả năng tổ chức, điều hành, quản lý, giúp người CBQL trạm YT tuyến cơ sở thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ, công việc được giao. Dựa theo cấu trúc vừa nêu, có thể phác họa năng lực của người CBQL trạm YT tuyến cơ sở trong bối cảnh mới. Đó là: Những kiến thức về chuyên môn, quản lý và các kiến thức có liên quan; Những kiến thức về giáo dục, thuyết phục con người; Những kỹ năng nhận thức, kỹ năng định hướng, kỹ năng quản lý, kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nắm bắt và xử lý thông tin, kỹ năng hợp tác; Tự nhận thức về bản thân: ưu, nhược điểm, cá tính; tầm nhìn, sự nhạy cảm, tư duy lôgic biện chứng; linh hoạt, chủ động, sáng tạo, tự tin; Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn luôn đổi mới… 1.1.3. Khái niệm phát triển năng lực của người cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở Phát triển năng lực là một thách thức đặt ra đối với các cá nhân, nhưng là một yêu cầu mang tính bắt buộc đối với cá nhân và tổ chức trong bối cảnh
  • 19. thay đổi hiện nay. Phát triển năng lực sẽ giúp các nhà quản lý hiểu rõ môi trường nơi họ làm việc, cho phép họ thích ứng tốt hơn với môi trường đó, thực hiện có hiệu quả công việc được giao, giải quyết hiệu quả các vấn đề đặt ra, đáp ứng mục tiêu phát triển của tổ chức. Phát triển là biến đổi hoặc làm biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp. Phát triển là tăng cả chất lượng và số lượng làm cho hệ giá trị được cải tiến, được hoàn thiện. Là quá trình học tập, nhằm mở ra cho cá nhân những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai cho tổ chức. Phát triển năng lực cán bộ quản lý là quá trình biến đổi, thay đổi tiềm năng của người CBQL thông qua học tập, làm việc, để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao. Từ những phân tích trên có thể hiểu: Phát triển năng lực người CBQL trạm YT tuyến cơ sở là quá trình hoàn thiện và nâng cao những phẩm chất, những tố chất, khả năng chuyên môn và quản lý, đảm bảo cho CBQL sử dụng một cách linh hoạt những tri thức, kỹ năng đã được trang bị và kinh nghiệm, nhằm giải quyết có hiệu quả những vấn đề thực tiễn khám chữa bệnh trên địa bàn. Phát triển năng lực đội ngũ CBQL trạm YT tuyến cơ sở là yếu tố quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ này. Phát triển năng lực CBQL trạm YT tuyến cơ sở đáp ứng những thay đổi bên ngoài và đòi hỏi phát triển đội ngũ CBQL trong hoạt động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nó đảm nhiệm việc tăng cường thêm sinh lực cho khả năng và thái độ tích cực của người CBQL. Khả năng mà không kèm theo thái độ tích cực sẽ là mất thăng bằng, cũng như thái độ tích cực không kèm theo khả năng sẽ là trì trệ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phát triển năng lực chính là sự tích lũy kiến thức, kỹ năng và thái độ của người CBQL. Chủ thể phát triển năng lực CBQL trạm YT tuyến cơ sở là Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Y tế; Chi ủy, chi bộ và Ban Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện. Trong đó Chi ủy, chi bộ và Ban Giám đốc Trung tâm Y tế
  • 20. dự phòng quận, huyện là chủ thể trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc phát triển năng lực CBQL trạm YT tuyến cơ sở. Đối tượng phát triển năng lực CBQL trạm YT tuyến cơ sở là Trưởng trạm, Phó Trưởng trạm YT tuyến cơ sở. Mục đích của việc phát triển năng lực CBQL trạm YT tuyến cơ sở là nhằm giúp cho CBQL trạm YT tuyến cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, công việc được giao. Con đường phát triển năng lực CBQL trạm YT tuyến cơ sở được thông qua đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức là nền tảng, điều kiện cho sự phát triển vững chắc của cá nhân. Hoạt động thực tiễn nghề nghiệp và hoạt động xã hội có vai trò quyết định sự phát triển năng lực của cá nhân. Tự học, tự trau dồi mọi mặt là con đường cơ bản giúp người CBQL trạm YT tuyến cơ sở trưởng thành, thạo việc và tiến bộ nhất là trong điều kiện thông tin bùng nổ như hiện nay thì việc tự học tập trau dồi tri thức, khoa học công nghệ để nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức quản lý có tầm quan trọng đặc biệt. Kết quả của sự phát triển năng lực là khối lượng, chất lượng giải quyết công việc mà người CBQL trạm YT tuyến cơ sở đạt được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công việc được giao phù hợp với kiến thức, kỹ năng đã được trang bị và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn. Tiêu chí đánh giá phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế cơ sở hiện nay Tiêu chí 1: Trình độ kiến thức, am hiểu các vấn đề chuyên môn CBQL phải được đào tạo đạt chuẩn về trình độ chuyên môn theo quy định, được định kỳ bồi dưỡng cập nhật kiến thức y khoa liên tục mới có thể am hiểu được các vấn đề chuyên môn phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. CBQL trạm YT tuyến cơ sở là tốt nghiệp đại học chuyên ngành YT công cộng hoặc Y học dự phòng; tin học văn phòng; ngoại ngữ trình độ B; lý luận chính trị trung cấp; có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý trạm YT hoặc bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên.
  • 21. CBQL trạm YT tuyến cơ sở được tập huấn, bồi dưỡng, nghiệp vụ chuyên môn cần thiết, tập huấn công tác quản lý các chương trình sức khỏe, chương trình phòng chống bệnh đái tháo đường, HIV/AIDS, chương trình quản lý người sau cai, … Tiêu chí 2: Khả năng, tay nghề giải quyết được nhiệm vụ khám chữa bệnh, theo chức trách được giao Xây dựng được kế hoạch triển khai công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu hàng năm, 5 năm. Tham mưu cho Ban Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trên địa bàn. Triển khai tốt các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật như: truyền thông, giáo dục sức khỏe; khám chữa bệnh; y tế dự phòng; quản lý các chương trình sức khỏe; dân số - kế hoạch hóa gia đình; … Tiêu chí 3: Khả năng quản lý, chỉ đạo, chỉ huy, điều hành hoạt động của trạm YT Quản lý tốt nhân lực tại trạm, phân công viên chức phụ trách theo dõi các lĩnh vực, phù hợp với chức danh chuyên môn, năng lực công tác để thực hiện và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được giao. Quản lý tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị YT, tài chính tại trạm theo qui định. Tổ chức bồi dưỡng, nghiệp vụ chuyên môn hàng năm cho nhân viên tại trạm YT và nhân viên y tế thôn, bản; huy động được mọi lực lượng và nguồn lực sẵn có tham gia phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn. Tiêu chí 4: Kinh nghiệm hoạt động chuyên môn và kinh nghiệm quản lý Biết vận dụng các quan điểm, chủ trương, của Nhà nước về YT và kiên thức chuyên môn vào thực tiễn cơ sở phù hợp.
  • 22. Tích lũy được những kiến thức thực tiễn về chuyên môn và quản lý YT cơ sở. Tiêu chí 5: Kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao Hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch về chuyên môn được giao. Tổ chức tốt công tác phòng chống dịch bệnh và khám chữa bệnh ban đầu trên địa bàn quản lý. 1.2. Nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động của cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở 1.2.1. Nhiệm vụ của cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở Trưởng trạm YT là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của trạm YT trên địa bàn, thực hiện chức năng tham mưu giúp UBND xã, phường, thị trấn và Trung tâm YT dự phòng quận, huyện thực hiện quản lý và cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn. Cụ thể: Tham mưu cho UBND xã, phường, thị trấn và Trung tâm YT dự phòng quận, huyện tổ chức triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn. Tham mưu cho UBND xã, phường, thị trấn quản lý hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn. Quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia về YT như: Chương trình phòng chống một số bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng; chương trình tiêm chủng mở rộng; chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em; chương trình nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình; chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình; chương trình phòng chống HIV/AIDS. Chủ trì, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên chương trình tổ chức triển khai, thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn. * Nhiệm vụ của cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở
  • 23. Nhiệm vụ của CBQL trạm YT tuyến cơ sở được thực hiện theo Quyết định số 58/TTg ngày 03/02/1994 và Quyết định số 131/TTg ngày 04/3/1995 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở, gồm các nhiệm vụ sau: Tham gia Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu, giữ nhiệm vụ Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo. Xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn; xác định vấn đề sức khỏe, lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên trên địa bàn báo cáo UBND xã, phường, thị trấn và Trung tâm YT dự phòng quận, huyện; làm đầu mối, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn tổ chức triển khai thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật: truyền thông, giáo dục sức khỏe; y tế dự phòng; khám chữa bệnh; chăm sóc sức khỏe sinh sản; dân số - kế hoạch hóa gia đình; quản lý, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của YT thôn bản, công tác viên các chương trình YT; quản lý các nguồn thuốc theo quy định của pháp luật, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý; phát triển vườn thuốc nam, bài thuốc gia truyền... Phân công viên chức tại trạm phụ trách theo dõi các lĩnh vực, phù hợp với chức danh chuyên môn, năng lực công tác để thực hiện và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được giao. Phát hiện và báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về hành vi hoạt động y tế phạm pháp trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn và xử lý. Quản lý, thực hiện chế độ chính sách đối với viên chức của trạm và nhân viên y tế thôn bản, công tác viên các chương trình y tế; quản lý cơ sở, trang thiết bị và tài sản của trạm y tế theo quy định của pháp luật. Quản lý tài chính thu, chi của trạm theo đúng quy định. Tiếp nhận và quản lý công văn, tài liệu; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật. Tổ chức các phong trào thi đua khen thưởng cho toàn thể viên chức tại trạm theo nội dung hướng dẫn của cấp trên.
  • 24. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện giao và theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. 1.2.2. Đặc điểm hoạt động và yếu tố tác động đến phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở * Đặc điểm hoạt động của cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở Trạm YT xã, phường, thị trấn là đơn vị YT cơ sở đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong hệ thống YT Nhà nước, được tổ chức theo địa bàn cụm dân cư, địa giới hành chính, nơi triển khai thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tại cộng đồng. Hoạt động của cán bộ YT tại trạm YT tuyến cơ sở nói chung và CBQL trạm YT tuyến cơ sở nói riêng đều gắn với mọi hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn, do đó hoạt động của CBQL trạm YT tuyến cơ sở có những đặc điểm sau đây: Một là, hoạt động của CBQL trạm YT tuyến cơ sở chủ yếu là thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn. Trạm YT tuyến cơ sở là nơi thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn dân cư, dựa trên những nội dung chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu mà CBQL trạm YT tuyến cơ sở đề ra. Chăm sóc sức khỏe ban đầu nhấn mạnh đến những vấn đề sức khỏe chủ yếu của cộng đồng, đến tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi sức khỏe. Nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu gồm: Giáo dục sức khỏe; cải thiện điều kiện dinh dưỡng và ăn uống hợp lý; cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường; chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình; tiêm chủng mở rộng phòng chống sáu bệnh nhiễm trùng phổ biến của trẻ em; phòng chống các bệnh dịch lưu hành phổ biến tại địa phương; điều trị các bệnh và vết thương thông thường; cung cấp đủ thuốc thiết yếu; quản lý sức khỏe toàn dân; củng cố mạng lưới YT cơ sở.
  • 25. Hai là, hoạt động của CBQL trạm YT tuyến cơ sở chủ yếu là quản lý công tác phòng chống dịch bệnh và khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân trên địa bàn. Trạm YT tuyến cơ sở là nơi quản lý triển khai các chương trình sức khỏe. Trong đó hoạt động phòng chống dịch bệnh và khám chữa bệnh ban đầu là hai nội dung chính được trạm YT triển khai đồng bộ nhằm đạt mục tiêu các chương trình sức khỏe, do đó hoạt động của CBQL trạm YT tuyến cơ sở phải đảm bảo việc triển khai thực hiện có hiệu quả hai nội dung chính này. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh và khám chữa bệnh ban đầu, góp phần đảm bảo hoàn thành các mục tiêu chương trình sức khỏe như: Các chương trình chống tiêu chảy, chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp, dinh dưỡng, phòng chống thấp tim ở trẻ em; các chương trình giáo dục sức khỏe, sức khỏe môi trường, sức khỏe học đường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Chương trình đề phòng và khắc phục hậu quả do thảm họa gây ra: Chăm sóc sức khỏe sinh sản. Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Ba là, hoạt động của CBQL trạm YT tuyến cơ sở luôn gần dân, hòa cùng với các hoạt động và phục vụ nhân dân địa phương Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cơ sở, nơi triển khai thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; cũng là nơi có điều kiện thuận lợi nhất để cán bộ y tế có thể tiếp xúc với mọi người dân trong cộng đồng; là nơi diễn ra các sinh hoạt của cộng đồng và người dân, bệnh nhân đến trạm YT thường là những người sống trên địa bàn mắc các bệnh như huyết áp cao, tiểu đường, bệnh đường hô hấp, các chấn thương nhẹ và các bệnh về tiêu hóa. Do vậy tất cả hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống dịch bệnh, khám và điều trị bệnh thông thường cũng xảy ra trên địa bàn xã, phường, thị trấn. CBQL trạm YT tuyến cơ sở thường là người địa phương, có mối quan hệ gia đình, họ tộc, láng giềng với dân, hiểu rõ phong tục, tập quán, lối sống của dân. Do vậy các kế hoạch và hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu,
  • 26. phòng chống dịch bệnh, khám và điều trị bệnh thông thường tại xã, phường, thị trấn do họ lập ra và triển khai thực hiện cũng thường sát thực tế. Bốn là, hoạt động của CBQL trạm YT cơ sở trong điều kiện đời sống của người dân tăng nhanh, nhu cầu ngày càng cao về các dịch vụ YT chăm sóc sức khỏe. Trong bối cảnh công nghiệp hóa, đô thị hóa, di cư và hội nhập quốc tế, các yếu tố nguy cơ tác động tới sức khỏe có xu hướng gia tăng, như thiếu nước sạch, ý thức vệ sinh môi trường của người dân chưa tốt, ô nhiễm môi trường, thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm, sự lây lan dịch bệnh, đặc biệt là HIV/AIDS do tiêm chích ma túy, mại dâm, quy mô dân số lớn, tai nạn thương tích, ...đã làm gia tăng thêm áp lực cho các ngành cung cấp dịch vụ, đặc biệt là khám chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh, vấn đề an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, mô hình bệnh tật hiện nay vừa mang tính chất đặc trưng của nước đang phát triển, vừa mang tính chất của nước công nghiệp. Các bệnh dịch mới: SARS, H5N1, tay chân miệng,...bên cạnh các bệnh cũ bộc phát: Lao, sốt rét, ung thư, tiểu đường, tâm thần...Xã hội phát triển, đời sống của người dân nâng cao, tuổi thọ tăng, bệnh mạn tính là gánh nặng lâu dài, ngoài ra còn có những bệnh do hành vi lối sống như: rượu, thuốc lá, dinh dưỡng không phù hợp, ý thức người dân phối hợp với YT để phòng, chống dịch bệnh chưa cao, đang trở thành thách thức lớn đối với hoạt động của trạm YT tuyến cơ sở hiện nay, đặc biệt là CBQL trạm YT. Đòi hỏi người CBQL trạm YT tuyến cơ sở một mặt phải vừa có kiến thức sâu về lĩnh vực quản lý, vừa có kiến thức rộng liên quan đến quản lý YT và việc vận dụng các kiến thức đó trong thực tiễn hoạt động quản lý. Năm là, hoạt động của CBQL trạm YT tuyến cơ sở trong điều kiện khó khăn về nhiều mặt, năng lực và trình độ quản lý của cán bộ YT còn hạn chế. Trong các nhiệm vụ của trạm YT tuyến cơ sở thì việc triển khai các chương trình YT là vô cùng quan trọng. Hiện nay, các trạm YT đều phải thực hiện đầy đủ 12 chương trình mục tiêu quốc gia về YT. Trong đó có những
  • 27. chương trình quan trọng như: Tiêm chủng mở rộng; hòng chống dịch bệnh; Phòng chống suy dinh dưỡng; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em; vệ sinh an toàn thực phẩm…, thời gian dành cho những nhiệm vụ nêu trên chiếm tới 70% thời gian hoạt động của trạm YT tuyến cơ sở. Trang thiết bị YT phần lớn các trạm được trang bị theo danh mục chuẩn Quốc gia về YT, có nhiều trạm YT đã được trang bị máy điện tim, máy siêu âm, máy khí dung, tại một số nơi các trang thiết bị này phát huy được hiệu quả sử dụng tốt, nhưng tại một số trạm do không có người chuyên trách sử dụng, gây ra tình trạng lãng phí. Đa phần cơ sở vật chất của trạm YT tuyến cơ sở đều tận dụng lại từ các cơ sở cũ, chật hẹp chưa đủ diện tích để triển khai các hoạt động theo hướng dẫn của Bộ Y tế, làm ảnh hưởng đến sự phát triển chuyên môn của đơn vị. Trước những khó khăn trên, đòi hỏi người CBQL trạm YT tuyến cơ sở phải biết điều phối, xử lý công việc một cách kịp thời, sáng tạo để đưa ra những quyết định chính xác, phù hợp với điều kiện thực tế tại trạm YT, lựa chọn các nguồn lực sẵn có để phát huy hiệu quả mục đích quản lý của mình. * Các yếu tố tác động tới phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Một là, học vấn Học vấn nói lên nền tảng kiến thức được đào tạo bài bản trong các nhà trường. Đó là những kiến thức khoa học cơ sở, khoa học cơ bản, khoa học chuyên ngành. Học vấn đóng vai trò tiên quyết trong việc lựa chọn nghề nghiệp, hiệu quả hoạt động nghề nghiệp, ảnh hưởng quan trọng đến việc tiếp thu, hình thành kỹ năng nghề nghiệp sau này. Trong thời đại ngày nay, khi sự tiến bộ của khoa học công nghệ, khuynh hướng toàn cầu hóa, nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của các cá nhân đang tạo ra áp lực mạnh mẽ đòi hỏi các mặt của đời sống xã hội và hoạt động quản lý phải đổi mới, thích nghi với thay đổi trở thành phẩm chất không thể thiếu và là vũ khí cạnh tranh của mỗi quốc gia và các thành viên của quốc gia đó. Dựa trên 4 trụ cột: học để biết, học để làm, học để cùng
  • 28. chung sống và học để tự khẳng định, việc học tập suốt đời là điều rất cơ bản cho sự phát triển của mỗi người và đất nước. Đối với người CBQL, những yêu cầu về trách nhiệm, về học vấn, kỹ thuật và những phẩm chất cá nhân ngày càng cao, đòi hỏi người CBQL phải thường xuyên học tập, học tập suốt đời mới lĩnh hội đầy đủ các kiến thức chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực để có thể nắm bắt được sự tiến bộ của khoa học công nghệ, làm chủ được tri thức, phát triển nghề nghiệp, phát triển năng lực của người CBQL. Người cán bộ có học vấn cao là tiền đề của sự phát triển năng lực mà CBQL ở cơ sở cũng không phải là ngoại lệ. Hai là, kinh nghiệm Kinh nghiệm phản ánh lĩnh vực, kiến thức mà một người đã trải qua, đã từng tiếp xúc. Đây là cơ sở để rút ngắn thời gian học hỏi công việc khi làm việc với lĩnh vực đã từng trải qua. Kinh nghiệm là tư duy biện chứng (biết suy nghỉ, xem xét các vấn đề, sự kiện, quan hệ, tình huống một cách khoa học) và được biểu hiện ở năng lực suy nghỉ, khả năng phân tích, tổng hợp và khái quát từ những hiện tượng sinh động, đa dạng của đời sống thực tiễn, từ kinh nghiệm muôn vẻ của hoạt động hàng ngày tích lũy và khái quát thành lý luận. Kinh nghiệm là nhân tố không thể thiếu, có tầm quan trọng đặc biệt, vừa là yếu tố cấu thành vừa là nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển năng lực ở người CBQL. Để đạt được những mục đích, yêu cầu nội dung của hoạt động lãnh đạo một cách hiệu quả, trước sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đòi hỏi người CBQL không đơn thuần là chỉ vận dụng các kiến thức đã được lĩnh hội trong quá trình học tập, quản lý mà còn phải tăng cường học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà quản lý, giữa các chuyên gia đầu ngành, cập nhật kịp thời những thông tin từ đời sống thực tiễn, xử lý các thông tin ấy một cách nhanh chóng, chính xác, nhờ đó mà hạn chế được rủi ro, rút ngắn thời gian học hỏi công việc. Ba là, hiểu biết chung về kinh tế - xã hội
  • 29. Nhiệm vụ của CBQL trạm YT là giải quyết những công việc cơ sở. Để tham mưu cho cấp trên về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, chỉ đạo hiệu quả công việc chuyên môn thì người CBQL trạm YT ngoài kiến thức chuyên môn phải hiểu biết về các lĩnh vực có liên quan. Hiểu biết chung về những lĩnh vực kinh tế và xã hội cũng là thế mạnh của năng lực nói chung. Năng lực của người CBQL được thể hiện qua hai con đường. Một là do người khác truyền thụ cho (thầy cô dạy, người lớn hướng dẫn…) và một là do chính bản thân tự tạo lấy (tự học, tự đúc kết…). Trong thời đại kinh tế trí thức như hiện nay, mọi việc quản lý đều dựa trên nền tảng thông tin. Nhiều phát minh mới cũng như cách giải quyết các vấn đề về xã hội, tự nhiên và con người luôn được thay đổi. Để phát triển năng lực quản lý thì người CBQL phải luôn dành thời gian để học tập, bổ sung vốn kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho mình, cập nhật các thông tin để bổ sung nguồn vốn kiến thức về tự nhiên, xã hội và con người cho bản thân (cập nhật kiến thức khoa học quản lý, tin học, ngoại ngữ…). Nếu người CBQL không thường xuyên học tập để cập nhật các thông tin thì không thể giải quyết tốt được các công việc đang diễn ra hằng ngày tại cơ sở một cách khoa học và nhạy bén được. Bốn là, văn hoá Văn hoá ở đây là văn hoá công sở. Văn hoá ảnh hưởng đến cách làm việc và mối quan hệ CBQL trạm YT và với bên ngoài. Việc hiểu rõ mong muốn của lãnh đạo, đồng nghiệp, làm hài lòng người bệnh là một yếu tố góp phần vào sự thành công trong công việc và uy tín của CBQL trạm YT. Việc xây dựng và thay đổi văn hóa tổ chức đang là một lựa chọn có tính tổng thể, chiến lược mà nhiều tổ chức lựa chọn. Văn hóa tổ chức tích cực giúp tạo nên sự gắn kết, thống nhất và khơi dậy cam kết, niềm tự hào trong các thành viên về tổ chức của mình. Nó cũng giúp tạo nên hình ảnh, uy tín của tổ chức đối với bên ngoài, nhờ đó thu hút thêm sự quan tâm và đầu tư cho tổ chức. Trạm YT tuyến cơ sở, một hợp phần của hệ thống YT, có những đặc thù của một tổ chức YT, hiện đang đứng trước những cơ hội và thách thức bắt
  • 30. nguồn từ trong chính nội bộ tổ chức và môi trường bên ngoài. Xây dựng văn hóa trạm YT tích cực, vừa là một nội dung, một mục tiêu, cũng đồng thời là một con đường giúp CBQL trạm YT học tập, tự học tập phát triển năng lực trong bối cảnh đó. Năm là, môi trường y tế Môi trường ở đây là các điều kiện, sự thay đổi của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và thành tựu, phương tiện kỹ thuật YT tác động đến hoạt động của tổ chức. Hiểu biết xu hướng vận động thay đổi của các nhân tố trên để tận dụng cơ hội, đầy lùi thách thức hay biến thách thức thành cơ hội chính là một yếu tố góp phần sự thành công của tổ chức. Sự tác động của môi trường vĩ mô (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa…) và môi trường vi mô (cơ sở giáo dục, cơ sở YT, cộng đồng xã hội, gia đình, phong tục, tập quán…) đòi hỏi CBQL ở bất kỳ cấp nào cũng đều phải xử lý mối quan hệ giữa y tế với môi trường, tức là phải điều chỉnh những tác động khách quan, biến chúng thành những nhân tố tích cực có lợi cho YT. Muốn vậy, người CBQL y tế phải hiểu biết về môi trường, đặc biệt những thay đổi của môi trường, biết thời cơ, nắm chắc thời cơ, nắm chắc khả năng và hiện thực để có những tác động quản lý kịp thời và phù hợp hướng vào việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu quản lý đã đề ra. Trang thiết bị là môi trường, công cụ và đối tượng làm việc của cán bộ quản lý, nhân viên YT. Yếu tố trang thiết bị ảnh hưởng rõ rệt tới công việc của CBQL y tế. Đối với người CBQL trạm YT, kỹ năng và hiểu biết sử dụng trang thiết bị cứng và mềm có thể trưởng thành về chuyên môn và từ công việc. Do vậy, nắm bắt sử dụng công nghệ thông tin một cách thành thạo chính là một ưu thế để phát triển năng lực CBQL trạm YT tuyến cơ sở. Sáu là, yêu cầu của ngành y tế Phát triển mạng lưới YT cơ sở là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước và Chính phủ ta, là một trong những trọng tâm ưu tiên của ngành YT. Tuyến YT cơ sở là tuyến YT gần dân nhất, nơi đầu tiên cung cấp các dịch vụ
  • 31. YT cơ bản cho người dân. Trong những năm gần đây, Chính phủ và Bộ Y tế đã có nhiều nỗ lực nhằm củng cố vàhoàn thiện mạng lưới YT cơ sở. Điều này đã được cụ thể hóa bằng hàng loạt các chính sách quan trọng như chính sách định hướng chung của Đảng về củng cố màng lưới YT cơ sở, chính sách phát triển và chuẩn hóa các trạm YT. Hệ thống YT Việt Nam nói chung, trạm YT tuyến cơ sở nói riêng phải thay đổi mới đáp ứng được sự phát triển của đất nước trong bối cảnh thực hiện công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế. Người CBQL trạm YT tuyến cơ sở phải tư duy lại nhiều vấn đề về tổ chức, kinh tế - xã hội để đưa trạm YT thích ứng với nền kinh tế thị trường nhưng vẫn giữ vững được tính nhân văn xã hội chủ nghĩa của sự nghiệp cứu người. Trước yêu cầu này, đòi hỏi người CBQL trạm YT tuyến cơ sở phải có năng lực tổng thể về lãnh đạo, điều khiển (sự thay đổi), kế hoạch, tổ chức, quản trị, giám sát, kiểm tra, đánh giá, phản hồi về nhiều công việc quan trọng của trạm YT như việc tiến hành các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trên địa bàn. 1.3. Yêu cầu và nội dung phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở 1.3.1. Yêu cầu đối với cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở hiện nay Thứ nhất, người CBQL trạm YT tuyến cơ sở phải có phẩm chất chính trị của người thầy thuốc Ngành y là ngành có liên quan đến sức khoẻ và tính mạng con người, bản chất của ngành y là chữa bệnh cứu người, làm nghề y là bảo vệ sức khoẻ và sinh mạng của người bệnh. Vì vậy, người làm nghề y càng cần phải có những phẩm chất đặc biệt, trong đó phẩm chất chính trị là một trong những phẩm chất quan trọng cần phải có của một người thầy thuốc xã hội chủ nghĩa. Phẩm chất chính trị của người thầy thuốc XHCN là vì con người, vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng góp phần thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ do Liên hợp quốc đề xuất mà Việt nam đang nỗ lực phấn đấu thực hiện. Phẩm chất chính trị của người thầy thuốc XHCN trước hết phải có đạo đức của một
  • 32. công dân XHCN. Luôn coi trọng trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức thầy thuốc; luôn hướng tới những điều kiện thuận lợi nhất cho sức khỏe người bệnh, phải có lòng nhân đạo đối với bệnh nhân. Do đó, ngoài những phẩm chất cần phải có của người thầy thuốc XHCN thì người CBQL trạm YT tuyến cơ sở phải có quan điểm, niềm tin đối với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; có lập trường chính trị vững vàng, đoàn kết nội bộ; có lòng vị tha, biết lắng nghe ý kiến, phát triển đơn vị. Coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức. Thứ hai, người CBQL trạm YT tuyến cơ sở phải có y đức của người thầy thuốc trong bối cảnh xã hội hiện đại Đối với ngành YT, thì y đức luôn là vấn đề được toàn xã hội quan tâm, bởi vì nghề y là một nghề đặc biệt liên quan đến sức khỏe, thậm chí đến tính mạng của con người, do vậy người làm nghề y không chỉ giỏi về chuyên môn mà cần phải có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao, mới có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người thầy thuốc phải có lương tâm và trách nhiệm cao đối với người bệnh. Hành vi đạo đức là những hành vi có động cơ bên trong phù hợp những yêu cầu và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Tình cảm đạo đức của người thầy thuốc là động lực, những đức tính đã trở thành thói quen, thúc đẩy người thầy thuốc hành động sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và phấn đấu vươn lên trở thành người quản lý giỏi. Để làm tốt nhiệm vụ được giao và đúng với tôn chỉ mục đích nghề nghiệp thì người CBQL trạm YT tuyến cơ sở phải không ngừng trau dồi chuyên môn, cập nhật kiến thức chuyên môn, kỹ năng quản lý chuyên ngành, đồng thời phải thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản. CBQL trạm YT tuyến cơ sở phải là người có tính năng động, sáng tạo trong nghề nghiệp, thái độ tích cực đối với cái mới, chống bảo thủ, trì trệ.… Thứ ba, người CBQL trạm YT phải có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý đơn vị cơ sở và phong cách quản lý
  • 33. Người CBQL trạm YT tuyến cơ sở cần phải có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý đơn vị cơ sở và phong cách quản lý. Năng lực chuyên môn đối với người CBQL trạm YT tuyến cơ sở là sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng chăm sóc, về khoa học sức khỏe, khoa học quản lý, có kiến thức y tế cộng đồng, có năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực tự điều chỉnh và thích nghi với những cái mới. Năng lực quản lý đơn vị cơ sở của người CBQL trạm YT tuyến cơ sở là việc giải quyết có hiệu quả những vấn đề mới, những tình huống mới, những thách thức mới mà người CBQL trạm YT phải đối mặt và giải quyết chúng. CBQL trạm YT phải sử dụng thành thạo những kỹ năng quản lý bao gồm kỹ năng nắm bắt chủ trương của cấp trên, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với người bệnh và cộng đồng, kỹ năng kiểm tra, đánh giá... để bảo đảm thực hiện các mục tiêu đề ra. Cùng với năng lực chuyên môn, năng lực quản lý đơn vị cơ sở thì phong cách quản lý của người CBQL trạm YT tuyến cơ sở cũng là yếu tố tạo nên hiệu quả hoạt động quản lý. Năng lực chuyên môn và năng lực quản lý đơn vị cơ sở thống nhất với nhau tạo thành phẩm chất nghề nghiệp của người CBQL trạm YT tuyến cơ sở. Để hình thành được phong cách quản lý theo hướng tích cực cho bản thân, mỗi CBQL trạm YT tuyến cơ sở có thể phải tích luỹ bằng nhiều con đường khác nhau: có thể bằng con đường giáo dục; qua các hoạt động tập thể, qua giao lưu, học hỏi; đặc biệt là tự giáo dục qua các hoạt động thực tế của mình trong công việc mà người CBQL trạm YT tuyến cơ sở trải nghiệm, đúc rút những bài học quý báu cho bản thân. Thứ tư, CBQL trạm YT cần chủ động, năng động, sáng tạo trong thực tiễn quản lý YT cơ sở Trong hoạt động thực tiễn dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tốc độ biến đổi của đời sống trong thế kỷ XXI ngày càng diễn ra sâu sắc, đòi hỏi người CBQL trạm YT tuyến cơ sở phải không ngừng chủ động, năng động, sáng tạo để đáp ứng với nhu cầu bảo vệ và chăm sóc
  • 34. sức khỏe ban đầu cho người dân trên địa bàn quản lý. Tinh thần năng động, sáng tạo được thể hiện ở không bằng lòng với những lối mòn; không chấp nhận sự an phận thủ thường, sự thụ động trong công việc; luôn tìm cách học hỏi và phát huy những sáng kiến cá nhân. CBQL năng động, sáng tạo luôn chủ động tìm cho mình một hướng đi mới, phù hợp với quy luật của đời sống, đồng thời đạt hiệu quả cao. Tính tích cực chủ động được họ phát huy cao độ trong tư duy, trong công việc. Cũng chính nhờ phát huy tính năng động, sáng tạo mà người CBQL trạm YT tuyến cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 1.3.2. Nội dung phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế cơ sở hiện nay và tiêu chí đánh giá - Về kiến thức chuyên môn YT Phẩm chất của người CBQL trạm YT tuyến cơ sở cần đáp ứng những yêu cầu của người thầy thuốc, thực sự thương yêu, săn sóc tới người bệnh. Tôn trọng tổ chức, tôn trọng tập thể, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người quản lý. Có đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh. Có ý chí mạnh mẽ, tính quyết đoán trong quản lý. Năng lực về chuyên môn nghiệp vụ phải là người được đào tạo cơ bản trong lĩnh vực chuyên ngành được giao. CBQL trạm YT tuyến cơ sở phải am hiểu sâu sắc chức trách, nhiệm vụ của mình, nắm vững đường lối phát triển kinh tế - xã hội, cơ chế chính sách mới của Đảng và Nhà nước, thông hiểu pháp luật để đề ra những chương trình, kế hoạch của đơn vị phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đồng thời phải chủ động nắm bắt nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân bằng việc thu thập thông tin và xử lý các thông tin một cách khoa học để đề ra các quyết định chính xác kịp thời. Bên cạnh phải đạt đầy đủ về tiêu chuẩn chức danh theo yêu cầu của nhà lãnh đạo, quản lý (tốt nghiệp đại học y; tin học văn phòng; ngoại ngữ trình độ B; lý luận chính trị trung cấp…) thì người CBQL trạm YT tuyến cơ sở phải có các kiến thức cơ bản: Kiến thức cơ bản về y học cộng đồng. Kiến thức về khoa học xã hội - hành vi và giáo dục sức khỏe, y học cơ sở, khoa học về sức khỏe môi
  • 35. trường - vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp. Tham gia nghiên cứu khoa học về y tế cộng đồng. - Về tay nghề chuyên môn YT (kỹ năng) Tổ chức và thực hiện được hoạt động tư vấn, giáo dục sức khỏe trong chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Thực hiện được các kỹ thuật giám sát và đánh giá tác động môi trường, đề xuất các giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường. Phát hiện được các vấn đề dinh dưỡng - an toàn thực phẩm và đề xuất các giải pháp cải thiện thích hợp. Tổ chức thực hiện và theo dõi được các nội dung của công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và quản lý sức khỏe, bệnh nghề nghiệp ở các ngành nghề khác nhau. Tham gia giám sát, phát hiện sớm các bệnh dịch phổ biến và tổ chức phòng chống dịch. Thực hiện được các kỹ năng quản lý, lập kế hoạch, tổ chức giám sát hoạt động các chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Tham gia được các kỹ năng chẩn đoán, xử trí và cấp cứu các bệnh thông thường và một số bệnh chuyên khoa. Thực hiện được công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ban đầu. - Về kinh nghiệm chuyên môn YT CBQL trạm YT tuyến cơ sở cũng cần phải có kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh trong công tác phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân tại cộng đồng. Cụ thể: Kinh nghiệm trong quản lý, chăm sóc bệnh nhân tại cộng đồng; Kinh nghiệm trong dự báo kiểm soát và khống chế được các bệnh dịch; Kinh nghiệm trong lập kế hoạch và thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, quản lý sức khỏe cộng đồng và đề xuất các biện pháp quản lý sức khỏe cho các đối tượng tại cộng đồng. - Về khả năng quản lý trạm YT Người CBQL trạm YT tuyến cơ sở không những có năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm quản lý mà còn phải có năng lực tổ chức một cách có nghệ thuật. Phải có khả năng lập một kế hoạch quản lý
  • 36. chương trình, dự án, quản lý đơn vị; khả năng giải quyết xung đột, quản lý sự thay đổi và định hướng đầu tư của đơn vị; khả năng quan sát phân tích vấn đề tìm nguyên nhân gốc rễ, lựa chọn giải pháp tối ưu. Biết tổ chức sắp xếp, phân công nhiệm vụ cho nhân viên trạm YT giúp mình, giải quyết tốt những vấn đề thuộc chuyên môn quản lý nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Lập kế hoạch là nhằm định ra chương trình, mục tiêu, chiến lược mà quản lý cần đạt được. Lập kế hoạch là quá trình tìm ra các bước đi nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra dựa trên cơ sở tính toán một cách đầy đủ và khoa học về các điều kiện, các phương tiện, các nguồn lực hiện có hoặc sẽ có trong tương lai. * * * Năng lực CBQL trạm YT là nhân tố quyết định đến chất lượng hiệu quả hoạt động của trạm YT tuyến cơ sở. Việc phát triển năng lực CBQL trạm YT tuyến cơ sở có ý nghĩa quyết định chất lượng đội ngũ CBQL nói chung và CBQL của ngành y tế nói riêng. Chính vì vậy công tác phát triển năng lực cho CBQL trạm YT tuyến cơ sở, luôn được quan tâm đúng mức, để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng đội ngũ CBQL trong giai đoạn hiện nay. Làm tốt công tác phát triển năng lực cho CBQL trạm YT tuyến cơ sở chắc chắn đội ngũ CBQL trạm YT sẽ có một trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tự tin hơn trong công việc của mình. Cơ sở lý luận về các biện pháp phát triển năng lực của CBQL trạm YT tuyến cơ sở, là căn cứ để nghiên cứu thực trạng các biện pháp quản lý chuyên môn, quản lý trạm YT; đề xuất các biện pháp nhằm phát triển năng lực cho CBQL trạm YT tuyến cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Vấn đề này chúng tôi tập trung nghiên cứu ở chương 2 và chương 3.
  • 37. Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁN BỘ QUẢN LÝ TRẠM Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát chung tình hình y tế - giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước. Trong những năm gần đây, với nhịp độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 3.600 USD, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các ngành có giá trị gia tăng, hàm lượng khoa học - công nghệ cao chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, các nguồn lực xã hội được phát huy, quy mô kinh tế tiếp tục được mở rộng, vị trí, vai trò của thành phố đối với vùng và cả nước ngày càng được khẳng định. Văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có bước tiến tích cực, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ đã góp phần thiết thực hơn vào quá trình phát triển; chất lượng chăm sóc sức khoẻ người dân được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần không ngừng nâng cao. Với diện tích tự nhiên 2.095 km2 , tổ chức hành chính gồm 19 quận, 05 huyện với 322 phường - xã, thị trấn, thành phố Hồ Chí Minh có quy mô dân số lớn 7.791.789 người và mật độ dân số rất cao 3.719 người/km2 .Trên địa bàn Thành phố có trên 80 trường đại học, cao đẳng, đa số trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, trong đó chỉ có 2 trường đại học công lập do Thành phố quản lý và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
  • 38. Minh. Các khu du lịch của thành phố tương đối đa dạng với hệ thống 11 viện bảo tàng, chủ yếu về bảo tàng lịch sử. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 38 đơn vị báo chí thành phố và 113 văn phòng đại diện báo chí trung ương và các tỉnh, 3 nhà xuất bản của thành phố và 21 chi nhánh nhà xuất bản trung ương cùng mạng lưới thông tấn xã, các đài phát thanh, truyền hình địa phương và trung ương. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung các bệnh viện lớn và trung tâm chuyên khoa sâu đầu ngành với lực lượng cán bộ chuyên môn cao, hàng năm khám chữa bệnh cho hơn chục triệu lượt bệnh nhân cư ngụ tại thành phố và các tỉnh phía Nam cùng hàng vạn khách vãng lai, kể cả khách nước ngoài. 2.2. Thực trạng năng lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay * Số lượng và cơ cấu CBQL trạm YT tuyến cơ sở Theo số liệu thống kê đội ngũ viên chức quản lý trạm YT tuyến cơ sở của thành phố Hồ Chí Minh hiện có đến 31/12/2012, tổng số CBQL trạm YT toàn ngành ước tính khoảng 445; trong đó số CBQL giữ chức danh Trưởng trạm YT 306, chiếm tỷ lệ 95.03% so với nhu cầu chuẩn; số CBQL giữ chức danh Phó trạm YT 139, chiếm tỷ lệ 43.17% so với nhu cầu chuẩn. Bảng 2.2. Số lượng CBQL trạm YT tuyến cơ sở Chức danh Nhu cầu (chuẩn) Thực tế (hiện có) Thiếu Số lượng Tỷ lệ (%) Trưởng trạm y tế 322 306 95.03 16 Phó trạm y tế 322 139 43.17 183 Nguồn: Báo cáo thống kê của Sở Y tế TP. HCM năm 2012 Biểu đồ 2.2. Số lượng CBQL trạm YT tuyến cơ sở
  • 39. Từ những tài liệu tác giả tiếp cận được tại Sở YT TP. HCM được thể hiện qua biểu đồ cho thấy số lượng cán bộ quản lý cấp trưởng trạm, Phó trạm còn thiếu quá nhiều so với nhu cầu thực tế đặc biệt là cán bộ cấp Phó trạm. Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ UBND và Phòng Y tế về số lượng đội ngũ CBQL trạm YT tuyến cơ sở cho thấy có 95,60% cho rằng thiếu số lượng. Trước nhu cầu thực tế, ngành Y tế TP. HCM cần phối hợp chặt chẽ với các Sở-ngành có liên quan lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý có đủ trình độ chuyên môn, đạo đức và bản lĩnh chính trị để bổ nhiệm vào các cương vị còn thiếu, từng bước nâng cao kỹ năng nghề nghiệp để phục vụ cho công tác quản lý cũng như tăng cường chuyên môn để phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trong thời gian tới. Bảng 2.3. Cơ cấu độ tuổi của CBQL trạm YT tuyến cơ sở Chức danh Phân theo độ tuổi < 30 tuổi 30-50 tuổi Từ 51 đến 60 tuổi Trong 51-60 có Nữ 54 tuổi Nam 59 tuổi Trưởng trạm y tế 11 189 106 6 - Phó trạm y tế 10 85 44 5 - Nguồn: Báo cáo thống kê của Sở Y tế TP. HCM năm 2012
  • 40. Độ tuổi cán bộ quản lý làm việc tại trạm YT tuyến cơ sở hiện nay có sự chênh lệch thấp thuộc các độ tuổi khác nhau, cán bộ ở độ tuổi trung niên chiếm tỷ lệ cao hơn, còn các độ tuổi khác cũng đảm bảo một tỷ lệ hợp lý, được thể hiện qua biểu đồ cho thấy ngành YT TP. HCM đặc biệt quan tâm đến việc trẻ hóa đội ngũ CBQL trạm YT truyến cơ sở, cụ thể là cán bộ trưởng trạm có tuổi đời nhỏ hơn 50 là 189 cán bộ, cán bộ phó trạm có tuổi đời nhỏ hơn 50 là 85 cán bộ, hơn nữa việc sử dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, tay nghề vững vàng vào công tác quản lý và khám chữa bệnh trên địa bàn TP. HCM nói chung và trạm YT tuyến cơ sở nói riêng là một nhiệm vụ đặc thù công việc của ngành YT trong giai đoạn hiện nay. Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ UBND và Phòng Y tế cho thấy có 62,40% cho rằng tương đối hợp lý; 4,80% cho rằng chưa hợp lý và 32,80% cho rằng hợp lý. Về nội dung này, khảo sát ý kiến của CBQL trạm YT cũng thu được các chỉ số tương tự là: 80,50%; 9,00% và 10,50%. Như vậy, đa số các ý kiến đều cho rằng cơ cấu độ tuổi CBQL trạm YT tuyến cơ sở hiện nay tương đối hợp lý. Tuy nhiên, về lâu dài cần phải mạnh dạn trẻ hóa đội ngũ CBQL trạm YT tuyến cơ sở nhằm đáp ứng kịp thời sự phát triển của đất nước. Biểu đồ 2.3. Cơ cấu độ tuổi của CBQL trạm YT tuyến cơ sở * Thâm niên công tác của CBQL trạm YT tuyến cơ sở Bảng 2.4. Thâm niên công tác của CBQL trạm YT tuyến cơ sở
  • 41. Thống kê Số năm công tác Từ 1 - 5 năm Từ 6 - 10 năm Từ 11 - 15 năm Từ 16 - 20 năm Số người 136/445 125/445 100/445 85/445 Tỷ lệ 30,6% 28,1% 22,5% 19,1% Nguồn: Báo cáo thống kê của Sở Y tế TP. HCM năm 2012 Số năm làm việc trung bình tại trạm YT là vừa phải. Tuy nhiên, xu hướng số năm làm việc trung bình của CBQL có xu hướng giảm dần. Lý do là số cán bộ tuyển mới là sinh viên mới ra trường, trong khi số nghỉ hưu thì cán bộ kế cận đến tuổi nghỉ lại ít hơn; trong mấy năm gần đây số CBQL làm việc lâu năm (10 - 15 năm), có kinh nghiệm ở trạm YT chuyển công tác sang đơn vị khác có xu hướng gia tăng, điều đó dẫn đến thực tế là tuổi nghề và kinh nghiệm của CBQL trạm YT thấp đi. Vì vậy, vấn đề thâm niên công tác của đội ngũ CBQL trạm YT tuyến cơ sở đang là vấn đề bức xúc, cần phải được nhìn nhận một cách nghiêm túc, khách quan và giải quyết sớm bằng các hình thức như: luân chuyển cán bộ, xem xét điều kiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hoặc
  • 42. bãi nhiệm, thay thế. Nếu không có biện pháp kiên quyết, sẽ dẫn tới tình trạng trì trệ, bảo thủ đối với đội ngũ CBQL trạm YT tuyến cơ sở trong tương lai. * Chất lượng, năng lực CBQL trạm YT tuyến cơ sở Bảng 2.5. Tỷ lệ chung đạt chuẩn về chất lượng CBQL trạm YT tuyến cơ sở so với quy định hiện hành của Nhà nước Nội dung Đạt Chuẩn Chưa đạt Chuẩn Tần số % Tần số % Trình độ chuyên môn 160 35.95 285 64.05 Trình độ quản lý 36 8.09 409 91.91 Trình độ lý luận chính trị 82 18.43 363 81.57 Trình độ tin học 46 10.34 399 89.66 Trình độ ngoại ngữ 131 29.44 314 70.56 Biểu 2.6. Tỷ lệ chung đạt chuẩn về chất lượng CBQL trạm YT tuyến cơ sở so với quy định hiện hành của Nhà nước Thứ nhất, trình độ chuyên môn: Tỷ lệ CBQL đạt chuẩn về chuyên môn chỉ có 35,95% còn chưa đạt chuẩn chiếm tỷ lệ 64,05%. Đây là một dấu hiệu đáng báo động về trình độ chuyên môn của CBQL trạm YT tuyến cơ sở, với con số này CBQL trạm YT sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai các hoạt động về chăm sóc sức khỏe ban đầu tại địa phương, cũng như các hoạt
  • 43. động nhằm nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch trên địa bàn TP. HCM hiện nay. Bên cạnh đó, trước xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng những bệnh dịch mới như HIV/AIDS, H5N1, H1N1... và các bệnh cũ bộc phát như Lao, Sốt rét, Ung thư, Tiểu đường...đang diễn biến khó lường đòi hỏi người CBQL phải có trình độ chuyên môn giỏi và kinh nghiệm thực tế lâu năm trong nghề mới có thể giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hơn nữa nghề y là một nghề đặc biệt đòi hỏi phải được đào tạo và bồi dưỡng một cách chính quy khắc khe và nghiêm túc, do đó việc xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL trạm YT tuyến cơ sở nhằm mục tiêu đạt chuẩn và nâng chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Thứ hai, trình độ quản lý: Tỷ lệ cán bộ quản lý đạt chuẩn chỉ có 8,09% còn chưa đạt chuẩn chiếm tỷ lệ 91,91%. Đây cũng là một dấu hiệu đáng báo động cần phải được giải quyết đồng bộ song song với việc nâng chuẩn, đạt chuẩn trình độ chuyên môn cho đội ngũ CBQL trạm YT tuyến cơ sở, để giúp họ có khả năng nhận thức đúng đắn về công việc cần giải quyết, đồng thời nắm bắt được những quy định của Nhà nước về lĩnh vực y tế, từ đó vận dụng vào từng trường hợp cụ thể, nhằm giải quyết công việc được tốt hơn, linh hoạt hơn nhưng theo đúng quy định của Nhà nước. Thứ ba, trình độ lý luận chính trị: Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một sự nghiệp lâu dài, đòi hỏi người CBQL phải có trí tuệ cao, có kiến thức sâu sắc và toàn diện về nhiều lĩnh vực, trong đó trình độ lý luận chính trị là điều kiện tiên quyết, yếu tố quyết định đến chất lượng quản lý trạm YT, theo số liệu thống kê ta thấy, tỷ lệ CBQL trạm YT đạt chuẩn chiếm tỷ lệ 18,43%, chưa đạt chuẩn chiếm tỷ lệ 81,57%, ảnh hưởng rất lớn đến định hướng phát triển trạm YT tuyến cơ sở. Trước yêu cầu phát triển của đất nước, đòi hỏi các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp phải không ngừng trang bị trình độ lý luận chính
  • 44. trị cho đội ngũ CBQL nói chung và đội ngũ CBQL trạm YT nói riêng, để kịp thời nắm bắt những định hướng, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thứ ba, trình độ tin học: tin học là một trong những tiêu chí quan trọng và bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nói chung và cán bộ ngành y tế nói riêng, theo biểu đồ ta thấy trình độ tin học đạt chuẩn theo quy định của CBQL trạm YT tuyến cơ sở còn quá khiêm tốn cụ thể là 10,34%, trong khi đó cán bộ chưa đạt chuẩn là 89,66%. Trước yêu cầu này, cần phải lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho các cán bộ chưa đạt chuẩn về trình độ tin học trong thời gian tới để nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho quá trình xử lý công việc, nắm bắt những thông tin trên mạng nội bộ, Internet đồng thời truy cập những văn bản pháp quy do Website của chính phủ cung cấp trong thời gian không xa. Thứ tư, trình độ ngoại ngữ: Từ thực tế cho thấy tỷ lệ trình độ ngoại ngữ đạt chuẩn của CBQL trạm YT còn thấp (chiếm tỷ lệ 29,44%), số chưa đạt chuẩn còn khá cao (chiếm tỷ lệ 70,56%) nên việc vận dụng kỹ năng này vào công việc còn nhiều hạn chế. Vì thế, trong thời gian tới Sở Y tế có kế hoạch cụ thể đào tạo, bồi dưỡng thêm về kỹ năng này cho cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở vừa một phần để chuẩn hoá chức danh theo quy định, một phần nâng cao kỹ năng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức để đáp ứng kịp thời nhu cầu công việc trong thời kỳ hội nhập như hiện nay. Như vậy, về chất lượng CBQL trạm YT tuyến cơ sở trên địa bàn TP. HCM hiện nay vẫn còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý trạm YT tuyến cơ sở, việc xây dựng và nhanh chóng triển khai kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL trạm YT tuyến cơ sở trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách Như đã phân tích ở trên, việc thiếu hụt trầm trọng về số lượng và chuẩn chất lượng của đội ngũ CBQL trạm YT tuyến cơ sở hiện nay đã làm ảnh hưởng đến các hoạt động quản lý trạm YT tuyến cơ sở, ảnh hưởng đến việc
  • 45. quy hoạch CBQL ngành y tế nói chung và CBQL trạm YT nói riêng. Sự thiếu hụt số lượng và không đạt về chuẩn chất lượng nếu không có giải pháp phù hợp kịp thời, có khả năng dẫn đến sự khủng hoảng về nguồn nhân lực CBQL cho những năm kế tiếp trong tương lai. Đối với đội ngũ CBQL trạm YT tuyến cơ sở có độ tuổi đương nhiệm trẻ và bổ nhiệm đạt theo quy định của công tác tổ chức cán bộ, cần phải được đào tạo bồi dưỡng thêm nhằm phát huy những nhân tố tích cực và hạn chế những nhân tố tiêu cực. Như vậy, CBQL trạm YT tuyến cơ sở hiện nay đã đạt nhiều kết quả nhất định, song vẫn còn nhiều hạn chế cần giải quyết do nhiều nguyên nhân như: Chưa có những cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế nói chung và phát triển nguồn nhân lực cán bộ quản lý nói riêng; chính sách tìm kiếm, thu hút nguồn nhân lực; chính sách đào tạo và đào tạo lại chưa đa dạng, chưa thu hút được nhiều đối tượng tham gia học tập; đội ngũ CBQL trạm YT tuyến cơ sở chưa có ý thức tham gia học tập, để làm chủ bản thân, làm chủ khoa học kỹ thuật. Thông qua sự phân tích trên thì việc đưa ra các giải pháp về phát triển năng lực CBQL trạm YT tuyến cơ sở trong giai đoạn hiện nay là hợp lý và có tính khả thi cao nếu thực hiện một cách đồng bộ và có bài bản. 2.3. Thực trạng và nguyên nhân phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 2.3.1. Thực trạng phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở * Thực trạng nhận thức về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của cán bộ quản lý trạm y tế cơ sở - Cấp uỷ, tổ chức đảng, lãnh đạo các cấp đều nhận thức khá đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ CBQL trạm YT tuyến cơ sở trong việc hiện thực hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược của Đảng và Nhà nước trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thường xuyên có chủ trương, biện pháp