SlideShare a Scribd company logo
1 of 48
i
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Luận văn: “Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
(Caulerpa lentillifera J. Agardh) đóng chai”.
Sinh viên: Nguyễn Thị Kiều Nương
Lớp: Công nghệ thực phẩm 8A
Luận văn đã được hoàn thành theo góp ý của cán bộ hướng dẫn.
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2017
Xác nhận của Cán bộ hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Bá Nguyễn Thị Kiều Nương
ii
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Luận văn: “Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
(Caulerpa lentillifera J. Agardh) đóng chai”.
Sinh viên: Nguyễn Thị Kiều Nương
Lớp: Công nghệ thực phẩm 8A
Luận văn đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và hội đồng bảo vệ
Luận văn tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Công nghệ thực phẩm Khoa Sinh học ứng
dụng – Đại học Tây Đô.
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2017
Xác nhận của cán bộ hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Bá Nguyễn Thị Kiều Nương
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
iii
LỜI CẢM ƠN
Qua 3 tháng thực tập tại Phòng thí nghiệm bộ môn Công nghệ thực phẩm cho
đến nay em đã hoàn thành xong đề tài “Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước
rong nho (Caulerpa lentillifera J. Agardh) đóng chai”. Với sự nỗ lực cố gắng của bản
thân cùng với sự giúp đỡ quý báu từ phía thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Em xin
chân thành cảm ơn đến các thầy cô trong Trường Đại học Tây Đô, các thầy cô trong
Khoa Sinh học ứng dụng đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt cho em những kiến thức bổ
ích trong suốt thời gian em học tập tại trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến thầy Nguyễn Văn Bá và thầy Võ Huỳnh Quốc Huy đã trực tiếp tận tình hướng
dẫn em trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong thời gian làm luận văn nhưng do sự thiếu kinh
nghiệm trong thực tế sản xuất cũng như hạn chế về thời gian, nên khó tránh khỏi thiếu
sót em rất mong nhận được sự giúp đỡ cũng như các ý kiến đóng góp của quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần thơ, ngày…tháng…năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Kiều Nương
iv
TÓM TẮT
Xã hội ngày càng phát triển thì cuộc sống của con người ngày càng được hoàn
thiện hơn. Điều này cũng phần nào làm cho ngành thực phẩm hay nói rõ hơn là ngành
sản xuất nước giải khát đã và đang rất phát triển ở thị trường trong nước cũng như trên
thế giới.
Rong nho là loại tảo biển có tiềm năng phát triển và xuất khẩu rất lớn, giá trị
dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, việc sản xuất nước giải khát từ rong nho vẫn chưa được
phổ biến ở Việt Nam vì gặp phải khá nhiều khó khăn trong việc khắc phục màu sắc,
cặn lắng đọng trong quá trình sản xuất. Vì vậy, việc “Sử dụng enzym pectinase trong
sản xuất nước rong nho (Caulerpa lentillifera J. Agardh) đóng chai” đã được thực
hiện. Trên cơ sở mong muốn sao cho sản phẩm khắc phục được những nhược điểm, có
chất lượng ổn định, an toàn vệ sinh thực phẩm và được thị trường chấp nhận, tiến hành
các khảo sát như sau:
Thí nghiệm 1: nồng độ enzym pectinase (0,2%; 0,6%; 1%) bổ sung vào dịch
rong nho và ảnh hưởng của pH (5; 5,5; 6), hàm lượng đường (3%; 5%; 7%) đến giá trị
cảm quan sản phẩm. Thí nghiệm 2: ảnh hưởng của nhiệt độ gia nhiệt (60 o
C; 70 o
C; 80
o
C) đến quá trình bảo quản sản phẩm.
Sản phẩm có nồng độ enzym pectinase bổ sung 0,6% và chỉnh pH = 5,5 hàm
lượng đường bổ sung 5% cho sản phẩm có điểm cảm quan cao nhất, màu sắc đẹp, mùi
vị hài hòa.
Nhiệt độ gia nhiệt ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nhiệt độ gia nhiệt càng
cao màu của sản phẩm càng xấu, có mùi nấu, do đó sản phẩm được gia nhiệt ở 70 o
C,
cố định trong thời gian 5 phút cho sản phẩm có chất lượng tốt nhất, bảo quản lạnh ở
7 o
C trong vòng 7 ngày vẫn chưa có dấu hiệu hư hỏng.
Từ khóa: Caulerpa lentillifera, nước rong nho, enzym, pectinase, rong nho.
v
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Rong nho ........................................................................................................2
Hình 2.2: Hình dạng của rong nho ..................................................................................4
Hình 3.1: Quy trình dự kiến sản xuất nước uống từ rong nho ..................................... 12
Hình 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1.............................................................................. 14
Hình 3.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2.............................................................................. 15
Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ gia nhiệt đến giá trị cảm quan .. 19
vi
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Hàm lượng các acid béo không no trong rong nho.........................................5
Bảng 2.2: Hàm lượng lipid trong rong nho .....................................................................6
Bảng 2.3: Thành phần một số chất dinh dưỡng của rong nho.........................................6
Bảng 2.4: Kết quả phân tích các vi sinh vật gây bệnh đường ruột trong rong nho.........7
Bảng 4.1: Kết quả thống kê đánh giá cảm quan về ảnh hưởng của nồng độ enzym
pectinase đến màu sắc và mùi vị của nước rong nho ................................................... 17
Bảng 4.2: Kết quả thống kê đánh giá cảm quan về ảnh hưởng của pH đến màu sắc và
mùi vị của nước rong nho............................................................................................. 17
Bảng 4.3: Kết quả thống kê đánh giá cảm quan về ảnh hưởng của hàm lượng đường
đến màu sắc và mùi vị của nước rong nho ................................................................... 18
Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh khi gia nhiệt ở nhiệt độ 60 o
C – 80 o
C
trong thời gian 5 phút ................................................................................................... 20
vii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... i
TÓM TẮT ..................................................................................................................... ii
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................1
1.3 Nội dung nghiên cứu.........................................................................................1
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................2
2.1 Giới thiệu về rong nho......................................................................................2
2.1.1 Phân loại................................................................................................2
2.1.2 Nguồn gốc.............................................................................................3
2.1.3 Phân bố .................................................................................................3
2.1.4 Hình thức sinh sản ................................................................................3
2.1.5 Cấu tạo – đặc điểm tự nhiên .................................................................4
2.1.6 Thành phần hóa học..............................................................................5
2.1.7 Nuôi trồng - khai thác...........................................................................7
2.1.8 Bảo quản rong nho sau thu hoạch.........................................................8
2.1.9 Đóng gói và vận chuyển........................................................................8
2.2 Tổng quan về enzym pectinase.........................................................................8
2.2.1 Cơ chất pectin .......................................................................................8
2.2.2 Enzym pectinase .................................................................................10
2.2.3 Ứng dụng của enzym pectinase..........................................................10
CHƢƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................11
3.1 Thời gian, địa điểm và vật liệu nghiên cứu ....................................................11
3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.......................................................11
3.1.2 Nguyên vật liệu ...................................................................................11
3.1.3 Dụng cụ, thiết bị..................................................................................11
3.1.4 Hóa chất ..............................................................................................11
3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................12
3.2.1 Quy trình dự kiến sản xuất nước uống từ rong nho............................12
3.2.2 Thí nghiệm 1: Xác định lượng pectinase bổ sung nguyên liệu, khảo sát
ảnh hưởng của pH và hàm lượng đường đến chất lượng sản phẩm..............................13
viii
3.2.3 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ gia nhiệt đến quá trình
bảo quản sản phẩm................ ........................................................................................15
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu................ ..................................................15
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................17
4.1 Thí nghiệm 1: Xác định lượng enzym pectinase bổ sung vào nguyên liệu và
ảnh hưởng của quá trình phối chế đến pH và hàm lượng đường bổ sung đến chất lượng
sản phẩm ......................................................................................................................17
4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng nhiệt độ gia nhiệt đến chất lượng sản phẩm ........19
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN..................................................20
5.1 Kết luận...........................................................................................................21
5.2 Đề xuất............................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................23
PHỤ LỤC .....................................................................................................................24
1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, thị trường nước giải khát ngày càng phát triển do nhu cầu của con
người ngày một nâng cao. Vì vậy, việc đa dạng hóa sản phẩm là một nhu cầu thiết yếu
của người tiêu dùng vì mỗi loại nước giải khát sẽ phù hợp với một nhóm người nào đó
và có vai trò nhất định đối với sức khỏe. Để góp phần làm phong phú cho mặt hàng
nước uống này thì việc nghiên cứu sản phẩm nước uống từ các loại nguyên liệu có
trong thiên nhiên là điều rất cần thiết đối với sức khỏe của mọi người hiện nay.
Việt Nam một quốc gia có nguồn động vật, thực vật vô cùng phong phú với
nhiều gen quý hiếm đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và vùng biển nhiệt đới
rộng với bờ dài hơn 3.200 km bao bọc hết phía đông và nam đất nước. Một trong
những nguồn tài nguyên phong phú và có giá trị mà vùng biển ban tặng cho con người
chính là rong nho.
Trên thế giới rong biển thuộc vào loại tài nguyên quý hiếm và có giá trị kinh tế.
Hiện nay, trên thị trường cũng đã có một số loại sản phẩm về rong nho ở dạng tươi,
khô và ngâm muối nhưng vẫn chưa đề cập nhiều đến việc sản xuất nước uống từ rong
nho vì bản thân rong nho có mùi tanh và độ nhớt cao, khó khăn trong việc khắc phục
màu sắc, cặn lắng đọng trong quá trình sản xuất.
Pectinase là enzym có khả năng làm giảm độ nhớt, cải thiện màu sắc, tăng hiệu
suất trích ly, giúp cho quá trình lọc và làm trong rất dễ dàng đối với vật liệu có nguồn
gốc từ thực vật. Vì vậy, việc sử dụng enzym pectinase vào trong quá trình sản xuất
nước rong nho đóng chai là rất cần thiết vì những tiện ích mà enzym này mang lại.
Từ những phân tích trên, kết hợp với những kiến thức đã học, ứng dụng lý
thuyết vào thực tế sản xuất các mặt hàng thực phẩm. Được sự hướng dẫn của thầy
Nguyễn Văn Bá và thầy Võ Huỳnh Quốc Huy, em đã thực hiện đề tài: “Sử dụng
enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho (Caulerpa lentillifera J. Agardh) đóng
chai”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Sử dụng enzym pectinase để làm trong, khắc phục màu sắc và làm giảm độ nhớt
của dịch rong, giúp cho quá trình lọc diễn ra dễ dàng từ đó ứng dụng vào sản xuất
nước uống rong nho.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Khảo sát lượng enzym pectinase bổ sung vào nguyên liệu.
Khảo sát ảnh hưởng của quá trình phối chế để sản phẩm có pH và hàm lượng
đường bổ sung thích hợp.
2
Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ gia nhiệt đến chất lượng sản phẩm.
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về rong nho
Rong nho (Hình 2.1) là một loại tảo biển, thuộc bộ rong cầu lục Caulerpales,
ngành rong lục Chlorophyta là thực vật bậc thấp sống trong môi trường nước biển, có
thể sống thành quần thể đơn bào hay đa bào, có kích thước hiển vi. Rong nho là tên
gọi của người Việt Nam phỏng theo hình dáng của loài thực vật này. Do hình dạng, giá
trị dinh dưỡng cao và màu sắc giống quả nho xanh, kết hợp với nhau thành từng chùm
trên thân dài trong nước biển nên rong nho còn được ví như trứng cá hồi xanh (Green
Caviar) hoặc nho biển (Sea grapes) (Agardh, 1837).
Rong nho là loài rong lục phân bố ở vùng biển ấm Thái Bình Dương như
Philippin, Java, Micronesia, Bikini… ở những vũng, vịnh kín sóng, nước trong. Rong
nho biển có đặc điểm mềm, giòn và ngon nên được ưa chuộng như một loại rau xanh
cao cấp.
Hình 2.1: Rong nho
(Nguồn: Ảnh thực tế)
2.1.1 Phân loại
Phân loại khoa học
Rong nho (sea grapes hay green caviar) còn được gọi là rong cầu lục bi nhỏ hay
rong guộc, có tên khoa học là Caulerpa lentillifera. Hệ thống phân loại của rong nho
được xác định như sau:
Ngành: Chlorophyta
Lớp: Chlorophycceae
Bộ: Caulerpales
Họ: Caulerpaceae
Chi: Caulerpa
Loài: C. lentillifera
3
Phân loại theo ngành
Rong biển được chia thành nhiều ngành khác nhau, phân biệt dựa theo màu sắc
thì có 4 ngành cơ bản, trong đó rong nho thuộc ngành rong lục (Nguyễn Hữu Đại
và ctv., 2009).
Ngành rong lục (Chlorophyta) có khoảng 1200 loài.
Ngành rong nâu (Phaeophyta) có khoảng 2000 loài.
Ngành rong đỏ (Rhodophyta) có khoảng 6000 loài.
Ngành rong lam (Cyanophyta) có khoảng 1500 loài.
Trong đó, ba ngành có giá trị kinh tế cao là rong lục, rong nâu và rong đỏ
(Trần Thị Luyến, 2004).
2.1.2 Nguồn gốc
Rong nho có nguồn gốc từ Philippin phát triển rất mạnh, sau đó du nhập vào
Nhật Bản và được người Nhật trồng, chế biến thức ăn từ năm 1986 ở Okinawa.
Năm 2004, rong nho đã được du nhập và nuôi trồng thử nghiệm tại Việt Nam.
Đến năm 2007, việc nuôi trồng rong nho đã thành công trong điều kiện khí hậu của
Việt Nam.
Theo báo cáo của Vasep (2014) tại Việt Nam, các nhà khoa học thuộc Viện Hải
Dương học Nha Trang đã tìm thấy rong nho ở Mũi Chim (thuộc Côn Đảo), tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu (2005), đảo Phú Quý (Phan Thiết), tỉnh Bình Thuận (2006) nhưng với kích
thước nhỏ hơn nhiều so với rong nho ở Philippin hay Nhật Bản.
2.1.3 Phân bố
Trong tự nhiên, rong nho phân bố ở vùng Đông và Đông Nam Á, Nhật Bản
(xung quanh đảo Okinawa), các đảo Thái Bình Dương như Philippin, Micronesia,
Java, Bikini, Nhật Bản và mọc trên nền đáy là bùn cát, cát bùn ở những vùng vịnh kín
sóng, nước biển trong và có độ mặn cao.
Hiện nay, rong nho được nuôi trồng phổ biến ở Philippin, Okinawa - Nhật Bản
Đài Loan và Phúc Kiến - Trung Quốc cũng đã nuôi trồng thành công.
Rong nho mọc trên đáy mềm từ vùng triều thấp đến sâu 8 m. Tại Micronesia, do
nước rất trong nên chúng phân bố sâu đến 40 m (Ratana - arporn et al., 2006).
2.1.4 Hình thức sinh sản
Từ năm 2002, phòng thực vật biển thuộc Viện Hải Dương học Nha Trang đã
tiến hành đưa rong nho về trồng và nghiên cứu các đặc điểm sinh học của rong nho
biển. Kết quả ban đầu cho thấy rong sinh sản chủ yếu bằng hai hình thức sinh sản là
sinh sản hữu tính và sinh sản dinh dưỡng.
4
Sinh sản hữu tính: sự sinh sản hữu tính của rong nho thường xảy ra vào mùa ấm
áp trong năm từ mùa xuân đến mùa hè. Khi đó, các tế bào dinh dưỡng ở vùng vỏ của
các nhánh nhỏ hình cầu (ramuli) tích lũy đầy chất dinh dưỡng, biến thành các tế bào
sinh sản đực và cái hay còn gọi là giao tử đực và giao tử cái, có 2 roi và có thể bơi lội
được. Những giao tử này được phóng thích vào môi trường nước và sẽ kết hợp với
nhau tạo thành hợp tử, hợp tử sẽ bám trên sỏi, đá hoặc trên trầm tích và nảy mầm phát
triển thành cây con.
Sinh sản dinh dưỡng: phát triển mạnh trên nền đáy mềm, tơi xốp là bùn pha cát,
thích nghi với độ mặn cao. Tất cả các cơ quan sinh dưỡng của thân bò và thân đứng
đều có thể dùng để trồng, nhưng nguồn giống gồm cả thân đứng và thân bò cho năng
suất cao nhất. Các đoạn thân bò hoặc thân đứng này khi cho vào môi trường nuôi thích
hợp, đầu tiên sẽ mọc ra các thân bò mới, mỗi ngày có thể dài đến 2 cm. Các thân bò
này sẽ bám được nhờ vào hệ thống rễ và sau đó trên các thân bò sẽ mọc ra thân đứng.
Một số tác giả còn đề cập đến việc các ramuli cũng có khả năng mọc ra bụi rong mới
(Bixler et al., 2011).
2.1.5 Cấu tạo – đặc điểm tự nhiên
Cấu tạo, hình thái
Rong nho mọc thành bụi hay thành đám màu xanh đậm gồm có phần thân bò và
thân đứng có đặc điểm là phần “thân và nhánh” được gắn vào đá, cát hay nền đáy khác
bằng các sợi “rễ” nhỏ màu trắng (Hình 2.2). Từ phần “thân, nhánh” mọc ra các “lá” có
hình tròn, đường kính khoảng 2 mm. Bên trong các “lá” này chứa đầy chất dịch, dạng
gel (hoạt chất Caulerpin và Caulercin). Rong nho hấp thụ chất dinh dưỡng từ môi
trường nước xuyên qua các “nhánh” và “lá” để phát triển. Rong gồm phần thân bò
phân nhánh có mang các cơ quan bám dạng rễ chùm, giống như thực vật bậc cao. Trên
các thân bò này mọc ra nhiều nhánh đứng cao 5 - 10 cm, trên các nhánh đứng này có
mang nhiều nhánh nhỏ hình cầu lóng lánh, xếp vòng dày, đặc chung quanh nhánh
đứng, có dạng giống như chùm nho (Trần Thị Luyến và ctv., 2004).
Hình 2.2: Hình dạng rong nho (Caulerpa lentillifera), (S) “thân”, (R) “rễ”, (B) “nhánh”
(Nguồn: Guo et al., 2004)
5
Đặc điểm tự nhiên
Rong nho có đặc điểm mềm, giòn và ngon nên rất được ưa chuộng, sử dụng
như một loại rau xanh. Rong nho cũng là một thực phẩm an toàn do có mức rất thấp
hoặc không có các vi sinh vật gây bệnh đường ruột (Nguyễn Hữu Đại và ctv., 2005).
Rong nho là loài hẹp muối, độ mặn thấp dưới 25‰ rong nho ngừng phát triển
và nếu dưới 20‰ thì rong sẽ chết. Tốt nhất là trong điều kiện nước biển bình thường
33 - 34‰. Độ mặn sẽ ảnh hưởng tới áp suất thẩm thấu của tế bào nên khi giảm độ mặn
sẽ gây tổn hại đến tế bào, ảnh hưởng tới sự quang hợp và hô hấp làm rong phát triển
kém (Nguyễn Xuân Hòa và ctv., 2004). Rong nho không chịu lạnh, khi nhiệt độ hạ
thấp đến 20 o
C, rong tăng trưởng chậm hoặc ngừng tăng trưởng. Nhiệt độ thích hợp
nhất cho sự tăng trưởng của rong nho trong khoảng 28 o
C – 30 o
C. Ngưỡng ánh sáng
của rong nho cũng khá hẹp, cường độ ánh sáng thích hợp trong khoảng 10.000 - 20000
lux (Nguyễn Hữu Đại và ctv., 2009).
2.1.6 Thành phần hóa học
Rong nho có hàm lượng cao các khoáng đa lượng Ca, Mg, K, Na, P đặc biệt là
Ca (chiếm 2,1%) và Mg (chiếm 1,2%). Ngoài ra, trong rong nho còn có các khoáng vi
lượng cần thiết cho cơ thể con người như sắt và iode đang được xem là hai vi chất dinh
dưỡng, phòng chống các rối loạn do thiếu hai vi chất này (thiếu máu, bướu cổ).
Trong rong nho còn có chứa protein (chiếm 7,4%), lipid ( 1,2%). Mặc dù có
hàm lượng protein không vượt trội, song trong rong nho cũng như các loại rong biển
khác có chứa khoảng 20 acid amin, trong đó có 10 loại acid amin cần thiết cho con
người như histidine, isoleusine, leusine, lysine, methionine, phenylalanne, threonine,
trypthophan, valine, acid glutamic, acid aspartic.
Rong nho chứa nhiều chất béo, acid béo không no quan trọng, trong đó có acid
docosahexaenoic (DHA) chiếm 1,34%, thuộc nhóm acid béo không no cần thiết, cơ
thể không tự tổng hợp được mà phải cung cấp từ khẩu phần ăn. Kết quả được trình bày
trong Bảng 2.1 và Bảng 2.2.
Bảng 2.1: Hàm lượng các acid béo không no trong rong nho (%)
Tên Hàm lƣợng (%)
Linoleic 7,34
a-linolenic 3,96
Arachidonic 2,11
Eicosapentaenoic 5,91
Docosahexaenoic 1,34
(Nguồn: Nguyễn Hữu Đại và ctv., 2009)
6
Bảng 2.2: Hàm lượng lipid trong rong nho (g/100 g rong khô)
(Nguồn: Nguyễn Hữu Đại và ctv., 2004)
Kết quả phân tích về thành phần các chất dinh dưỡng trong rong nho của phân
viện khoa học vật liệu Nha Trang được thể hiện ở Bảng 2.3.
Bảng 2.3: Thành phần một số chất dinh dưỡng của rong nho
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Hàm lƣợng tính
1 Độ ẩm % 16
2 Protein % 7,4
3 Lipid % 1,2
4 Carbohydrate % 12,54
5 Calcium - Ca % 2,1
6 Magie - Mg % 1,2
7 Kali – K % 1,3
8 Phosphorus - P µg.g-1
1,12
9 Iron- Fe % 127,9
10 Mangan - Mn % 52,02
11 Zinc - Zn % 280,98
12 Copper - Cu % 3,24
13 Iode – I µg.g-1
470,0
14 Cobalt - Co % 0,65
15 Sodium - Na % 1,1
(Nguồn: Nguyễn Hữu Đại, 2004)
Rong nho cũng là thực phẩm an toàn do có mức rất thấp hoặc không có các vi
sinh vật gây bệnh đường ruột (Bảng 2.4).
Lipid tổng số
(g/100 g rong khô)
Acid béo
(g/100 g rong khô)
Cholesterol
(g/100 g rong khô)
2,25 1,44 0,10
7
Bảng 2.4: Kết quả phân tích các vi sinh vật gây bệnh đường ruột trong rong nho
STT Chỉ tiêu kiểm nghiệm Đơn vị tính Kết quả
1 Closterium
Perfringens
CFU/ g < 10
2 Vibrio
parabaemolyticus
/25 g Negative
3 Vibrio cholerae /25 g Negative
4 Salmonella spp. /25 g Negative
5 Staphylococcus aureus CFU/ g < 10
6 Entamoeba coli MPN/g < 3
7 Coliforms MPN/g < 3
8 TPC( 30ºC) CFU/g 5,1 x 105
(Nguồn: Nguyễn Hữu Đại và ctv., 2009)
2.1.7 Nuôi trồng - khai thác
Nuôi trồng
Trong số các loài thực vật thủy sinh nước mặn, rong nho biển là loại thực vật
thu sinh dinh dưỡng tự dưỡng, là một giống loài mới, rất dễ nuôi trồng trong điều
kiện công nghiệp do không tốn nhiều nhân công, tốn ít chi phí đầu tư ban đầu.
Bốn loài rong biển hiện đang được trồng phổ biến ở Việt Nam là Gracilaria
asiatica, G. heteroclada, G. tenuistipitata và Kappaphycus alvarezii.
Rong nho sau khi gieo trồng khoảng 1,5 - 2 tháng thì có thể tiến hành thu
hoạch. Khi đó, rong nho đã tạo thành một thảm dày trên đáy ao. Ở thời kỳ này rong
nho đạt chất lượng cao, có màu xanh sáng bóng, mềm ngon và mọng nước. Khi rong
nho già năng suất cao nhưng chất lượng thấp hơn bởi cấu trúc của chúng cứng hơn, có
màu nhợt nhạt hay bị mất sắc tố. Thu hoạch rong nho chỉ để lại khoảng 20 - 25%
lượng rong trong ao để làm giống cho vụ kế tiếp. Rong nho có thể gấp ba lần trọng
lượng ban đầu sau hai tháng nuôi trồng (Nguyễn Hữu Đại và ctv., 2004).
Khai thác
Rong được khai thác tự nhiên trên các bãi cát có san hô chết hoặc cát lẫn bùn ở
vùng triều ven biển, ven đảo. Do nhu cầu của con người ngày càng tăng, cùng với việc
khai thác tự nhiên, việc nuôi trồng loài rong này đã phát triển rất mạnh trong những
năm gần đây.
8
2.1.8 Bảo quản rong nho sau thu hoạch
Hiện nay, những nghiên cứu về bảo quản rong nho sau thu hoạch còn rất hạn
chế. Cách sử dụng rong nho thông thường hiện nay là ăn tươi trong món salad hay ăn
kèm với thịt cá (Nguyễn Xuân Hòa, 2013).
Rong nho tươi: rong nho biển được bảo quản dạng tươi từ 8÷10 ngày bằng
phương pháp sục khí trong 16÷24 giờ hoặc ướp muối (nước muối bão hòa hoặc
muối ăn) có thể bảo quản 3÷4 tháng, rong nho có thể nhanh chóng phục hồi lại hình
dạng ban đầu khi được rửa lại bằng nước ngọt. Trước khi ăn, bỏ rong nho vào ngâm
nước khoảng 10 - 15 phút để nhả bớt muối biển sau đó chế biến thành món ăn, muốn
giòn hơn có thể ngâm với đá lạnh (Nguyễn Xuân Hòa, 2013).
Rong nho khô: rong nho thường được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Trước
khi ăn bỏ rong nho khô vào nước 3 - 5 phút, rong nho sẽ nở và rất tươi. Sau đó đem đổ
bỏ nước ngâm muối đầu tiên ngâm lại nước thứ hai từ 5 - 10 phút rồi vớt ra và chế
biến như rong tươi.
Một số chú ý khi bảo quản và sử dụng rong nho:
Tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao
Để rong nho ở nơi thoáng mát, kín gió
Không bảo quản rong nho tươi trong tủ lạnh
Ngâm rong khoảng 5 - 10 phút trong nước sạch để giảm vị mặn của biển
Để tăng độ giòn, ngâm rong nho trong nước đá hoặc để trên đá lạnh khi dùng
Không xào nấu trên lửa lớn để tránh rong nho bị teo nhỏ lại
Khi làm gỏi hay salad, trộn rong nho sau cùng và dùng ngay.
2.1.9 Đóng gói và vận chuyển
Rong nho sau khi trồng 2 - 3 tháng sẽ được thu hoạch. Sau khi được sơ chế,
rong sẽ được đóng gói kín và lưu giữ, vận chuyển đến các nơi tiêu thụ trong thời gian
10 - 15 ngày, trong điều kiện nhiệt độ bình thường nhỏ hơn 30 o
C rong vẫn còn sống
và giữ nguyên được trạng thái ban đầu. Vì vậy, rong nho tuy là một loại thực phẩm
được sử dụng tươi sống nhưng vẫn thuận lợi trong việc lưu thông, phân phối (Nguyễn
Hữu Đại và ctv., 2004).
2.2 Tổng quan về enzym pectinase
2.2.1 Cơ chất pectin
Pectin là hợp chất cao phân tử mạch thẳng có cấu tạo từ sự kết hợp của các acid
galacturonic qua các liên kết α – 1,4 glucoside. Pectin hòa tan trong nước, amoniac,
dung dịch kiềm, carbonate natri và trong glycerin nóng. Độ hòa tan của pectin trong
9
nước tăng khi mức độ ester hóa trong phân tử pectin tăng và khi khối lượng phân tử
pectin giảm. Trong thực vật pectin tồn tại ở 3 dạng: pectin hòa tan, pectin acid và
protopectin.
Pectin hòa tan là ester methylic của acid polygalacturonic pectin, trong tự nhiên
có khoảng 2/3 số nhóm carboxylic của acid polygalacturonic được ester hóa bằng
methanol. Pectin được ester hóa cao sẽ tạo gel đặc trong dung dịch acid và trong dung
dịch đường có nồng độ 65%. Enzym pectinase tác động lên các hợp chất pectin có
khối lượng phân tử khác nhau và cấu trúc hóa học không đồng dạng. Cấu trúc hóa học
cơ bản của pectin là α – D – galacturonan hay α – D – galacturonoglycan, mạch thẳng
có cấu tạo từ các đơn vị D – acid galactopyranosyluronic.
Acid pectinic là acid polygalacturonic có một phần nhỏ các nhóm carboxyl
được ester hóa bằng methanol. Pectinase là muối của acid pectinic, pectate là muối của
acid pectic.
Protopectin tạo độ cứng cho quả xanh, không tan trong nước và có cấu tạo hóa
học phức tạp. Tronng pectin có các phân tử pectin, các phân tử cellulose và các ion
Ca2+
, Mg2+
, các gốc acid phosphoric, acid acetic và đường. Protopectin khi bị thủy
phân bằng acid thì giải phóng pectin hòa tan.
2.2.2 Enzym pectinase
Enzym pectinase là enzym xúc tác sự phân hủy của các polymer pectin. Sự
phân hủy pectin trong tự nhiên thường xảy ra khi trái cây chín. Những enzym này có
vai trò quan trọng trong quá trình bảo quản trái cây và rau quả. Enzym pectinase cũng
được ứng dụng nhiều trong quá trình chế biến thực phẩm, đặc biệt là khả năng làm
trong nước quả (Nilay Demir et al., 2000). Việc kiểm soát hoạt động của enzym
pectinase cũng có thể kiểm soát được độ nhớt của sản phẩm. Enzym pectinase có thể
được phân loại theo cơ chế tác dụng của chúng.
Pectinesterase (PE): xúc tác sự thủy phân của các nhóm methyl ester. Enzym
thường tấn công vào các nhóm methyl ester của đơn vị galacturonate nằm kề đơn vị
không bị ester hóa, phân cắt các nhóm COOCH3 đứng cạnh các nhóm –COOH tự do
tạo thành acid pecticnic và methanol. Pectinesterase thu được từ các nguồn khác nhau
có giá trị pH tối ưu cũng khác nhau. Nếu thu từ nguồn vi sinh vật thì pH tối ưu từ 4,5 -
5,5 nếu từ nguồn thực vật thì có pH tối ưu từ 5,0 – 8,5. Pectinesterase từ nấm mốc có
nhiệt độ tối ưu là 30 – 40 o
C và bị vô hoạt ở 55 – 62 o
C. Pectinesterase thường được
hoạt hóa bởi các ion Ca2+
và Mg2+
.
Polygalacturonase còn có tên gọi là poly – 1,4 – galacturoniglucanohydrolase,
xúc tác sự phân cắt các mối liên kết α – 1,4 – glycoside. Polygalacturonase ít gặp trong
thực vật nhưng có chủ yếu ở một số nấm mốc và vi khuẩn. Polygalacturonase là một
phức hệ enzym gồm có nhiều cấu tử và thường có tính đặc hiệu cao đối với cơ chất.
10
2.2.3 Ứng dụng của enzym pectinase
Trong sản xuất nước quả: tùy các loại quả khác nhau, người ta thường chế biến
thành các dạng nước quả trong, nước quả đục, do đó việc đầu tiên là phải chiết rút
được dịch quả từ mô cơ bản, mô bì đôi khi là mô cơ học. Vì vậy, hiệu suất chiết rút
dịch quả sẽ phụ thuộc vào khả năng thấm của tế bào, tính chất cơ lý của nguyên liệu,
độ nhớt dịch quả, cũng như thành phần định tính và định lượng của pectin chứa trong
dịch bào và trong thành tế bào của mô quả.
Để sử dụng vào việc chế biến nước quả trong thì chế phẩm pectinase phải có
enzym endo và exo – polygalacturose, enzym pectinesterase và proteinaza. Trong chế
phẩm loại này thì những enzym vừa kể trên là những enzym quyết định hiệu quả của
chế phẩm. Vì endo và exo – polygalacturose sẽ làm giảm độ nhớt của dịch quả, còn
enzym pectinesterase cũng góp phần vào tác dụng của enzym này. Enzym proteinase
làm cho dịch quả thoát ra dễ dàng. Sự có mặt của cellulase và hemicellulase ở trong
chế phẩm cũng tốt nhưng không bắt buộc.
Để thu được dịch quả trong trường hợp có sử dụng enzym pectinase, người ta
cũng phải nghiền nhỏ nguyên liệu quả. Bã nghiền nhận được đem xử lý bằng enzym,
sau đó mới đem ép hoặc ly tâm. Trong trường hợp có sử dụng enzym, người ta có thể
nghiền nhỏ tới mức tối đa để dịch quả thoát ra dễ dàng. Thực tế sản xuất đã chứng
minh khi xử lý bã nghiền bằng 0,03% chế phẩm pectinase thì hiệu suất dịch quả được
nâng lên từ 20 – 25%. Hoặc khi thu nước nho mà không sử dụng chế phẩm pectinase
thì hiệu suất dịch chỉ đạt được tối đa là 65% so với khối lượng nguyên liệu. Nếu sử
dụng pectinase thì tăng hiệu suất dịch quả từ 65% lên 77,3% (nho trắng) và từ 66% lên
82,2% (nho đỏ).
Dùng pectinase không chỉ làm tăng hiệu suất dịch quả mà còn để làm trong dịch
quả. Phương pháp sử dụng enzym là hiệu quả hơn cả vì nhờ tác dụng của enzym mà
các hệ keo của nước quả sẽ bị phá hủy hoàn toàn. Nếu như khi làm trong bằng các
phương pháp khác pectin bị kết tủa một phần thì khi xử lý bằng pectinase, pectin sẽ bị
phân giải hoàn toàn thành các chất hòa tan.
Trong sản xuất rượu vang: nhờ tác dụng của pectinase mà các quá trình ép, làm
trong và lọc dịch quả rất dễ dàng, do đó làm tăng hiệu suất sản phẩm. Pectinase phân
giải các chất pectin mà dịch quả trong suốt không bị đục. Không những vậy, enzym
pectinase còn góp phần chiết rút được các chất màu, tannin.
Trong sản xuất các mặt hàng từ quả (mứt nhừ, mứt đông) nhờ pectinase mà có
thể thu được dịch quả có nồng độ đậm đặc. Chẳng hạn như dịch táo cô đặc đến 72
độ brix, nếu không tách các pectin tự nhiên đi thì sản phẩm sẽ bị keo tụ một cách mạnh
mẽ và không thể cô đặc hơn nữa. Đa số trường hợp người ta khử pectin đi, sau đó mới
lọc rồi cô đặc.
11
CHƢƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian, địa điểm và vật liệu nghiên cứu
3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Địa điểm: phòng thí nghiệm Bộ môn Công nghệ thực phẩm khoa Sinh học ứng
dụng, Trường Đại học Tây Đô.
Thời gian thực hiện: 01/03/1017 đến 16/06/2017.
3.1.2 Nguyên vật liệu
Rong nho tươi được mua tại nhà hàng Sushi Tokyo số 125 đường Trần Văn
Khéo Phường An Khánh - Cần Thơ.
Pectinase ở phòng thí nghiệm.
Đường tinh luyện
Nước
Lá dứa
3.1.3 Dụng cụ, thiết bị
Tủ lạnh
Bếp đun cách thủy
Cân phân tích
Nhiệt kế
Máy xay
Cốc có mỏ 50 ml
pH kế
Bếp từ
Bình định mức
Lọ thủy tinh
3.1.4 Hóa chất
Acid citric: có tại phòng thí nghiệm.
12
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.1 Quy trình dự kiến sản xuất nƣớc uống từ rong nho
Quy trình dự kiến sản xuất nước uống từ rong nho được mô tả như Hình 3.1
Rong nho tươi sau khi thu hoạch sẽ được chọn lọc xử lý tại cơ sở chế biến, loại
đi những sợi rong bị hư hỏng, dập nát. Sau khi xử lý xong, rong nho sẽ được chần ở
nhiệt độ 85 o
C trong 10 giây. Rong nho sau khi chần được bổ sung nước và rong nho
vào xay nhuyễn trong quá trình xay. Nhiệt độ nước, lượng nước bổ sung và thời gian
xay được thực hiện theo thông số tối ưu trong đề tài “Xây dựng quy trình sản xuất
nước rong nho đóng chai” của Nguyễn Thị Mộng Sương. Sau khi xay xong sẽ tiến
hành đưa dịch rong đi bổ sung enzym pectinase. Dịch rong nho sau khi đã bổ sung
enzym được đem đi lọc 2 lần nhằm loại bỏ dịch cặn để khi phối chế với đường
saccharose sẽ thu được dịch rong với màu sắc hương vị như mong muốn. Sau khi phối
chế xong sản phẩm được đưa đi gia nhiệt, chiết rót và làm nguội thu được thành phẩm
nước rong nho đóng chai.
Đường saccharose
Bã rong
Dịch cặn
Rửa sạch
Chần
( 85 o
C, 10 giây)
Xay
Phối chế
Gia nhiệt
Làm nguội
Lọc 1
Chiết rót, ghép nắp
Bổ sung pectinase
Lọc 2
Dán nhãn, bảo quản Sản phẩm
Rong nho tươi
Hình 3.1 Quy trình dự kiến sản xuất nước uống từ rong nho
13
3.2.2 Thí nghiệm 1: Xác định lƣợng pectinase bổ sung nguyên liệu và khảo sát
ảnh hƣởng của pH, hàm lƣợng đƣờng bổ sung đến chất lƣợng sản phẩm
a. Mục đích thí nghiệm
Xác định lượng enzym pectinase bổ sung vào nguyên liệu thích hợp nhất cho
quy trình sản xuất.
Xác định hàm lượng đường bổ sung và pH phối chế để sản phẩm có chất lượng
tốt nhất.
b. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí 3 nhân tố và 2 lần lặp lại.
Nhân tố A: lượng enzym pectinase bổ sung vào nguyên liệu (%)
A1: 0,2 A2: 0,6 A3: 1
Nhân tố B: pH
B1: 5 B2: 5,5 B3: 6
Nhân tố C: hàm lượng đường bổ sung (%)
C1: 3 C2: 5 C3: 7
Tổng số nghiệm thức: 3 x 3 x 3 = 27 nghiệm thức.
Tổng số đơn vị thí nghiệm: 27 x 2 = 54 đơn vị thí nghiệm.
Kết quả thích hợp nhất của thí nghiệm 1 được dùng làm cơ sở để thực hiện
thí nghiệm 2.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 được thể hiện ở Hình 3.2.
c. Cách tiến hành
Nguyên liệu rong nho tươi sau khi mua về được rửa sạch rồi đem chần ở nhiệt
độ 85 o
C trong 10 giây. Rong nho sau khi chần được bổ sung 500 mL nước và 30 g
rong nho vào xay nhuyễn, trích ly và lọc lấy dịch rong nho. Nhiệt độ nước, lượng nước
bổ sung và thời gian xay được thực hiện theo thông số thích hợp trong đề tài “Xây
dựng quy trình sản xuất nước rong nho đóng chai” của Nguyễn Thị Mộng Sương. Sau
khi xay xong sẽ tiến hành đưa dịch rong đi bổ sung enzym pectinase vào lần lượt theo
t lệ 0,2%; 0,6%; 1% và đem lọc 2 lần bằng vải lọc kết hợp với giấy lọc để loại bỏ cặn.
Dịch lọc thu được sẽ phối chế với đường saccharose với t lệ 3%, 5%, 7% và điều
chỉnh pH đến 5, 5,5, 6. Sau khi đã chọn được các t lệ thích hợp thì tiến hành phân tích
các chỉ tiêu.
d. Chỉ tiêu phân tích
Đánh giá cảm quan
14
Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1
Chần
Xay
Lọc 1
Bổ sung pectinase
A1 A3
Rong nho tươi
Lọc 2
Phối chế
B1 B2
C1 C2 C3
B3
C3
Gia nhiệt
C2C1C1 C2 C3
…
Phân tích các chỉ tiêu
Thành phẩm
A2
15
3.2.3 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của nhiệt độ gia nhiệt đến chất lƣợng
của sản phẩm.
a. Mục đích thí nghiệm
Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ gia nhiệt đến chất lượng sản phẩm.
b. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 1 nhân tố và 2 lần lặp lại.
Nhân tố D: nhiệt độ (o
C)
D1: 60 D2: 70 D3: 80
Tổng số nghiệm thức: 3 nghiệm thức.
Tổng số đơn vị thí nghiệm: 3 x 2 = 6 đơn vị thí nghiệm.
Kết quả tối ưu của thí nghiệm 2 được dùng làm cơ sở để thực hiện thí nghiệm 3.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 được thể hiện ở Hình 3.3.
c. Cách tiến hành
Sau khi đã chọn được t lệ enzym pectinase và t lệ phối chế thích hợp nhất ở
thí nghiệm 1. Ở thí nghiệm 2 này sẽ tiến hành đem sản phẩm đi gia nhiệt ở 3 mức nhiệt
độ 60 o
C, 70 o
C, 80 o
C trong vòng 5 phút rồi tiến hành rót chai, đóng nắp và làm nguội.
Sản phẩm sau làm nguội được tiến hành phân tích các chỉ tiêu.
d. Chỉ tiêu phân tích
Đánh giá cảm quan
Tổng số vi sinh vật hiếu khí
-
Rong nho tươi
……
Gia nhiệt
D1 D2 D3
Chiết rót
Làm nguội
Thành phẩm
Phân tích các chỉ tiêu
Hình 3.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2
16
3.2.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu
Các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mẫu thí nghiệm được lặp lại 2
lần và số liệu thu được xử lý theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) bằng
phần mềm STATGRAPHICS ở thí nghiệm 1 và phần mềm SPSS (statistical products
for social services) ở thí nghiệm.
17
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thí nghiệm 1: Xác định lƣợng enzym pectinase bổ sung vào nguyên liệu và
ảnh hƣởng của quá trình phối chế đến pH và hàm lƣợng đƣờng bổ sung đến chất
lƣợng sản phẩm
Sau khi phân tích phương sai, kiểm định độ ý nghĩa, kết quả nồng độ enzym
pectinase bổ sung vào nguyên liệu và sự ảnh hưởng của pH, hàm lượng đường trong
quá trình phối chế lần lượt được trình bày như sau:
Nồng độ enzym pectinase (%) được bổ sung ở 3 mức độ cho kết quả so sánh ở
Bảng 4.1.
Bảng 4.1: Kết quả thống kê điểm cảm quan về ảnh hưởng của nồng độ enzym pectinase đến
màu sắc và mùi vị của nước rong nho
Nồng độ enzym pectinase (%) Số lần lặp lại Màu sắc Mùi vị
0,2 18 2,86c
3,18c
0,6 18 3,35a
3,49a
1 18 3,12b
3,28b
(Các giá trị trung bình có các chữ cái thường a, b, c khác nhau trên cột thì thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa ở
mức 95% về mặt thống kê)
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của nồng độ enzym pectinase được thể hiện ở
Bảng 4.1 cho thấy ở nồng độ 0,6% enzym pectinase được bổ sung cho điểm cảm quan
cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% so với hai mức bổ sung
0,2% và 1%. Vì ở nồng độ enzym pectinase 0,6% cho rong nho có màu xanh rất trong,
sáng đẹp và có mùi tanh nhẹ của rong nho. Còn ở nồng độ bổ sung 0,2% enzym
pectinase rong nho có màu xanh nhạt và kém sáng, mùi tanh của rong nho hơi nồng
nên nằm ở điểm cảm quan thấp nhất. Ở 1% enzym pectinase thì rong nho có màu xanh
nhưng hơi tối, mùi tanh của rong nho rất ít. Điều đó cho thấy nồng độ enzym pectinase
bổ sung có ảnh hưởng đáng kể đến màu sắc cũng như mùi vị của nước rong nho,
enzym bổ sung vào càng nhiều mùi tanh của rong nho càng giảm, màu sẽ xanh hơn và
tối dần, tuy nhiên điều này chỉ dừng lại ở một nồng độ nhất định là ở nồng độ 0,6%
cho màu sắc và mùi vị rong nho đạt cao nhất.
Bảng 4.2: Kết quả thống kê điểm cảm quan về ảnh hưởng của pH đến màu sắc và mùi vị của
nước rong nho
pH Số lần lặp lại Màu sắc Mùi vị
5 18 2,7b
3,31b
5,5 18 3,32a
3,43a
6 18 3,31a
3,21c
(Các giá trị trung bình có các chữ cái thường a, b, c khác nhau trên cột thì thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa ở
mức 95% về mặt thống kê)
18
Từ kết quả ở Bảng 4.2 cho thấy: pH ảnh hưởng đáng kể đến màu sắc và mùi vị của nước ron
Ở pH = 5,5 cho điểm cảm quan cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở độ
tin cậy 95% so với mức pH = 5 có điểm cảm quan thấp nhất và khác biệt không có ý
nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% so với pH = 6. pH càng thấp màu của nước rong nho
càng nhạt dần và có dấu hiệu ngã vàng. Cụ thể là ở pH = 5,5 và pH = 6 màu sắc
rong nho rất xanh và sáng đẹp ngang nhau. Tuy nhiên ở pH = 5,5 rong nho lại đạt
điểm cảm quan cao nhất vì màu sắc được nhiều người ưa thích hơn pH = 6. Vì vậy, pH
= 5,5 được chọn là khoảng pH tốt nhất đối với màu rong nho. Còn ở pH = 5 rong nho
vẫn có màu xanh, tuy nhiên màu xanh này hơi ngã vàng. Nguyên nhân là do rong nho
là nguyên liệu rất giàu chlorophyll, mà chlorophyll lại rất nhạy cảm với acid. Do đó,
khi bị xử lý với môi trường acid thì chlorophyll sẽ bị biến đổi màu (từ màu xanh
chlorophyll sẽ chuyển thành pheophytin có màu vàng oliu). Bên cạnh đó, pH cũng ảnh
hưởng đến mùi vị của rong nho, pH = 5,5 mùi vị của rong nho đạt tốt nhất so với pH =
5 và pH = 6. Vì ở pH = 5,5 mùi vị của rong nho rất hài hòa, mùi tanh đặc trưng của
rong nho kết hợp với vị chua nhẹ. Còn ở pH = 5 rong nho có vị hơi chua. Đối với pH =
6 thì vị của rong nho khó cảm nhận nên điểm cảm quan là thấp nhất.
Bảng 4.3: Kết quả thống kê điểm cảm quan về ảnh hưởng của hàm lượng đường đến màu sắc
và mùi vị của nước rong nho
Hàm lƣợng đƣờng (%) Số lần lặp lại Màu sắc Mùi vị
3 18 2,99b
3,20b
5 18 3,33a
3,48a
7 18 3,01b
3,27b
(Các giá trị trung bình có các chữ cái thường a, b, c khác nhau trên cột thì thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa ở
mức 95% về mặt thống kê)
Dựa vào kết quả ở Bảng 4.3 cho thấy, với hàm lượng đường bổ sung khác nhau
sẽ cho kết quả đánh giá cảm quan về màu sắc và mùi vị cũng khác nhau. Ở hàm lượng
đường bổ sung 5% cho nước rong nho có điểm cảm quan cao nhất và khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% so với hàm lượng đường bổ sung ở 3% và 7%. Vì ở
hàm lượng đường bổ sung 5% rong nho có màu xanh sáng, vị ngọt hài hòa. Ở hàm
lượng đường 3% màu của rong nho xanh và vị rất nhạt, còn ở hàm lượng đường bổ
sung 7% thì rong nho có màu xanh hơi ngã vàng và có hậu vị quá ngọt.
Vì vậy, ở thí nghiệm 1 này kết luận được rằng: ở nồng độ enzym pectinase
0,6% và chỉnh pH = 5,5 với hàm lượng đường bổ sung 5% là thích hợp nhất cho sản
phẩm có màu sắc đẹp, mùi vị hài hòa và cố định cho các thí nghiệm tiếp theo.
4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hƣởng của nhiệt độ gia nhiệt đến chất lƣợng sản phẩm
19
b
a
b
c c c
a
b
a
Màu sắc Mùi vị Trạng thái
Tổngđiểmcảmquan
60
70
80
Thí nghiệm được tiến hành ở 3 mức nhiệt độ 60 o
C, 70 o
C, 80 o
C và cố định trong
thời gian 5 phút. Kết quả được thể hiện ở Hình 4.1.
Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ gia nhiệt đến giá trị cảm quan
Ghi chú: Các giá trị trung bình có các chữ cái thường a, b, c khác nhau trên cột thì thể hiện sự khác
nhau có ý nghĩa ở mức 95% về mặt thống kê.
Kết quả được thể hiện ở Hình 4.1 cho thấy: nhiệt độ gia nhiệt ảnh hưởng đáng
kể đến màu sắc, mùi vị cũng như trạng thái của sản phẩm. Nhiệt độ gia nhiệt càng cao,
thời gian đun nóng càng lâu màu sắc càng giảm, sản phẩm có mùi khó chấp nhận,
nhiều sắc tố lắng đọng. Vì dưới tác động của nhiệt độ màu xanh chlorophyll sẽ chuyển
thành pheophytin có màu olive, acid cũng sẽ chiếm lấy ion Mg2+
trong phân tử
chlorophyll và thay thế bằng 2 ion H+
, do đó màu của sản phẩm bị thay đổi. Ngoài ra,
khi gia nhiệt muối (vị mặn đặc trưng của rong) sẽ bị kết tủa làm xuất hiện cặn lắng. Cụ
thể như sau:
Về mặt cảm quan thì nước rong nho khi gia nhiệt ở 70 o
C và cố định trong thời
gian 5 phút (D2) đạt được điểm cảm quan cao nhất và có sự khác biệt có ý nghĩa về
mặt thống kê so với nhiệt độ ở 60 o
C (D1) và 80 o
C (D3). Vì khi gia nhiệt ở 70 o
C sản
phẩm có màu xanh nhạt (4,65), mùi vị không biến đổi nhiều (4,65), không bị phân lớp
và cặn lắng rất ít (4,55) sau 7 ngày bảo quản lạnh ở 7 o
C .
Ở nhiệt độ 60 o
C sau 1 tuần bảo quản lạnh ở 7 o
C sản phẩm vẫn có màu xanh
nhạt (3,85). Tuy nhiên, mùi vị đã có sự biến đổi nhiều vì nhiệt độ gia nhiệt quá thấp
không tiêu diệt được các vi sinh vật, sản phẩm rất nhanh hư, do đó đạt điểm cảm quan
thấp nhất (3,1), sản phẩm không phân lớp, cặn lắng ít (3,4). Ở 80 o
C thì màu sắc đã
biến đổi khá nhiều chuyển thành màu xanh sậm nên điểm cảm quan về màu sắc ở 80
o
C thấp hơn 60 o
C (3), mùi vị vẫn không bị biến đổi nhiều (3,7), sản phẩm bị phân lớp
và xuất hiện nhiều cặn lắng (2,7). Vì ở nhiệt độ gia nhiệt này các vi sinh vật hầu như
đã bị tiêu diệt, nên sản phẩm lâu hư hỏng hơn ở nhiệt độ 60 o
C. Tuy nhiên, do nhiệt độ
gia nhiệt cao nên xuất hiện rất nhiều cặn lắng. Vì vậy, gia nhiệt sản phẩm ở 70 o
C và
20
cố định trong thời gian 5 phút là thích hợp nhất, sản phẩm có chất lượng cảm
quan cao nhất và đạt chỉ tiêu về chất lượng vi sinh vật.
Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh vật khi gia nhiệt ở nhiệt độ 60 – 80 o
C trong
thời gian 5 phút
Nhiệt độ
(o
C)
Thời gian
(phút)
Kết quả tổng số vi sinh vật hiếu
khí (CFU/ml)
Tiêu chuẩn cho phép
60 o
C
5
<102
102
70 o
C <102
80 o
C <102
Từ các kết quả phân tích ở trên có thể kết luận rằng: nhiệt độ gia nhiệt quá cao
hay quá thấp đều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nước rong nho. Trong quá trình
bảo quản lạnh ở 7 o
C chất lượng cảm quan sẽ giảm dần cả về màu sắc lẫn mùi vị và
trạng thái sản phẩm. Tuy nhiên nếu xét trong cùng một điều kiện bảo quản thì dễ dàng
nhận thấy rằng ở nhiệt độ gia nhiệt 70 o
C sản phẩm bị biến đổi về chất lượng cảm quan
là thấp nhất. Do đó nhiệt độ gia nhiệt thích hợp nhất cho quy trình sản xuất là 70 o
C,
sau 1 tuần bảo quản lạnh ở 7 o
C sản phẩm vẫn ở trạng thái tốt, không có dấu hiệu hư
hỏng.
21
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
5.1 Kết luận
Qua quá trình thí nghiệm và phân tích số liệu thống kê có thể rút ra một số
kết luận như sau:
Sản phẩm nước rong nho có t lệ enzym pectinase bổ sung ở 0,6%, phối chế ở
hàm lượng đường 5% và chỉnh pH = 5,5 sẽ cho sản phẩm có điểm cảm quan cao nhất,
hài hòa về mùi vị, màu sắc đẹp.
Nhiệt độ gia nhiệt ở 70 o
C trong thời gian 5 phút là thích hợp nhất, ít làm
biến đổi các thành phần dinh dưỡng cũng như mùi vị và màu sắc sản phẩm.
Quy trình “Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
(Caulerpa lentillifera J. Agardh) đóng chai” hoàn thiện:
Bã rong
Dịch cặn
Đường saccharose 5%
pH = 5,5
Rửa sạch
Chần
(85 o
C, 10 giây)
Xay
Phối chế
Gia nhiệt
( 70 o
C)
Làm nguội
Lọc 1
Chiết rót, ghép nắp
Bổ sung pectinase
0,6%
Lọc 2
Dán nhãn, bảo quản
Rong nho tươi
Pectinase 0,6%
Sản phẩm
22
5.2 Đề xuất
Do thời gian thực hiện luận văn có giới hạn cũng như trang thiết bị còn hạn chế
nên còn gặp một số khó khăn trong quá trình làm thí nghiệm, cụ thể như sau:
Cần nghiên cứu thêm các phương pháp tách cặn;
Khắc phục hiện tượng mất màu xanh của rong nho;
Bổ sung thêm các hương liệu để giảm bớt mùi tanh của dịch rong nho.
Hình 5.1: Quy trình sản xuất nước rong nho đóng chai sử dụng enzym pectinase
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bixler, HJ., And H. Porse, 2011. A decade of change in seaweed hydrocolloids
industry. J Appl Phycol. 23: 321 – 335.
Bold, H.C., and M.J. Wyne, 1985. Introduction to the algae: Structure and
Reproduction, Second Edition, New Jersey, Prentice – Hall, USA. 720.
Bourre, J.M., 2004. Roles of Unsaturated fatty acids in the brain at various ages and
during ageing. J of Nutrition, Health & Aging. Vol 8. (3). 163 – 174.
Nguyễn Hữu Đại, Nguyễn Xuân Hòa, Nguyễn Xuân Xy, Nguyễn Thị Lĩnh và Phạm
Hữu Trí, 2005. Thử nghiệm trồng rong nho (Caulerpa lentillifera J. Agardh 1873) ở
điều kiện tự nhiên.
Nguyễn Hữu Đại, Nguyễn Xuân Vy, Nguyễn Xuân Hòa và Phạm Hữu Trí, 2009. Di
nhập và trồng rong nho biển (Caulerpa lentillifera) ở Khánh Hòa. Hội nghị Khoa học
Toàn quốc về sinh thái và Tài nguyên Sinh vật biển lần thứ 3. Hà Nội, 942 – 949.
Nguyễn Xuân Hòa, Nguyễn Hữu Đại, Nguyễn Thị Lĩnh và Phạm Hữu Trí, 2004.
Nghiên cứu các đặc trưng sinh lý, sinh thái của loài rong nho biển nhập nội có nguồn
gốc từ Nhật Bản làm cơ sở cho kỹ thuật nuôi trồng. Báo cáo đề tài cơ sở Viện Hải
Dương học Nha Trang. 28 trang.
Nguyễn Xuân Hòa, 2013. Chuyển giao kỹ thuật trồng, chế biến và bảo quản rong nho
biển cho quân dân huyện Trường Sa để góp phần giải quyết nhu cầu rau xanh thường
xuyên thiếu thốn nơi đây. Đề tài Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa, Viện Hải
Dương học Nha Trang. 58 trang.
Ratana – arporn, P., and Chirapart, 2006. Nutritional evaluation of tropical green
seaweeds Caulerpa lentillifera and Ulva reticulata. Journal of Natural Science.
40: 75 – 83.
Trần Thị Luyến, 2004. Chế biến rong biển. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội. 208
trang.
Võ Huỳnh Quốc Huy, 2015. Công nghệ chế biến sản phẩm đóng hộp. Trường Đại học
Tây Đô.
i
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC A. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
A.1. Đánh giá cảm quan
Hiện nay các sản phẩm thực phẩm được đánh giá chất lượng chủ yếu theo
phương pháp cảm quan dựa trên việc sử dụng những thông tin nhờ vào các cơ quan thụ
cảm: thị giác, vị giác, khứu giác.
Xác định màu sắc: nước rong nho sẽ được rót vào cốc thủy tinh, đặt đối diện
với nguồn sáng, quan sát dưới ánh sáng tự nhiên.
Mùi: mùi được xác định ở nơi có không gian thoáng mát, không có mùi lạ.
Vị: uống từ từ và cảm nhận vị của sản phẩm, ghi nhận và cho điểm.
Việc cho điểm các chỉ tiêu cảm quan là được đánh giá riêng biệt bằng cách cho
theo thanh 5 điểm, điểm cao nhất là 5.
Bảng A.1: Thang điểm đánh giá cảm quan nước rong nho sau khi bổ sung enzym pectinase và
phối chế
Chỉ tiêu Điểm Cơ sở đánh giá
Màu sắc 5 Màu xanh của rong nho hài hòa với màu xanh lá dứa, màu xanh đặc
trưng, sáng đẹp
4 Màu xanh của rong nho hài hòa với màu xanh lá dứa, màu xanh hơi nhạt
hoặc hơi đậm, đặc trưng
3 Màu xanh của rong nho hài hòa với màu xanh lá dứa, màu xanh đậm hoặc
nhạt, ít đặc trưng
2 Màu xanh của rong nho hài hòa với màu xanh lá dứa, màu xanh khá nhạt
hoặc khá tối, kém đặc trưng
1 Màu xanh của rong nho hài hòa với màu xanh lá dứa, màu xanh quá nhạt
hoặc quá tối, kém đặc trưng
Mùi vị 5 Mùi tanh nhẹ đặc trưng của rong nho và mùi thơm dịu của lá dứa, vị chua
ngọt hài hòa, một chút vị mặn đặc trưng của rong nho, hậu vị thanh mát
4 Mùi tanh nhẹ khá đặc trưng của rong nho và mùi thơm dịu của lá dứa, vị
chua ngọt khá hài hòa, một chút vị mặn đặc trưng của rong nho, hậu vị
thanh mát
3 Mùi tanh đặc trưng của rong nho hơi nồng và mùi thơm dịu của lá dứa, vị
chua ngọt ít hài hòa, một chút vị mặn đặc trưng của rong nho, hậu vị
thanh mát
2 Mùi tanh nồng của rong nho và mùi thơm dịu của lá dứa, vị chua ngọt
kém hài hòa, vị mặn đặc trưng của rong nho tương đối nhiều, hậu vị ít
thanh mát
1 Mùi tanh rất nồng của rong nho và mùi thơm dịu của lá dứa, vị quá ngọt
hoặc quá chua, vị mặn đặc trưng của rong nho tương đối nhiều, hậu vị
kém thanh mát
ii
Bảng A.2: Thang điểm đánh giá cảm quan nước rong nho sau khi gia nhiệt
Chỉ tiêu Điểm Cơ sở đánh giá
Màu sắc 5 Sản phẩm có màu xanh nhạt
4 Sản phẩm có màu xanh khá nhạt
3 Sản phẩm có màu xanh lá úa
2 Sản phẩm có màu xanh lá úa đậm
1 Sản phẩm có màu xanh lá úa rất đậm
Mùi vị 5 Mùi vị không biến đổi nhiều
4 Mùi vị ít biến đổi
3 Mùi vị biến đổi nhiều
2 Mùi vị biến đổi rất nhiều
1 Có mùi chua, xuất hiện vị lạ
Trạng thái 5 Sản phẩm không phân lớp, cặn lắng rất ít
4 Sản phẩm không phân lớp, cặn lặng ít
3 Sản phẩm phân lớp, cặn lắng ít
2 Sản phẩm phân lớp, cặn lắng nhiều
1 Sản phẩm phân lớp, cặn lắng rất nhiều
A.2. Phƣơng pháp xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí
 Nguyên tắc
Vi khuẩn hiếu khí tăng trưởng và hình thành khuẩn lạc trong điều kiện có sự
hiện diện của oxy phân tử. Tổng số vi khuẩn hiện diện trong mẫu chỉ thị mức độ vệ
sinh của thực phẩm. Chỉ số này được xác định bằng phương pháp đếm khuẩn lạc mọc
trên môi trường thạch dưỡng từ một lượng mẫu xác định trên cơ sở xem một khuẩn lạc
là một sinh khối phát triển từ một tế bào hiện diện trong mẫu và được biểu diễn dưới
dạng số đơn vị hình thành khuẩn lạc (cfu) trong một đơn vị khối lượng thực phẩm.
 Chuẩn bị môi trường
Cân các môi trường nuôi cấy và hòa tan trong nước cấy với hàm lượng xác định
trong bình nấu môi trường. Dùng nắp bịt kín miệng bình, đun cách thủy để hòa tan các
thành phần môi trường trong nước.
Môi trường pha loãng mẫu là nước muối vô trùng.
Cách pha loãng mẫu
Lấy ống nghiệm đánh số tương ứng với mỗi nồng độ, sau đó cho vào mỗi ống
nghiệm 9 mL nước cất. Hút 1 mL dung dịch mẫu cho vào ống nghiệm 1, rồi lắc đều.
Sau khi đồng nhất dung dịch, thì thu được dịch mẫu có độ pha loãng là 10-1
so với
iii
dung dịch ban đầu. Hút 1 mL mẫu 10-1
cho vào ống nghiệm 2 lắc đều được độ pha
loãng 10-2
. Hút 1 mL mẫu cho vào ống nghiệm 3 lắc đều được độ pha loãng 10-3
.
Rửa sạch đĩa petri, các dụng cụ cấy vi sinh, pipet. Dùng bọc kiếng chịu nhiệt bỏ
tất cả dụng cụ trên để đưa vào nồi tiệt trùng. Tiến hành tiệt trùng ướt môi trường, dụng
cụ thủy tinh, dụng cụ cấy vi sinh ở nhiệt độ 121 o
C đến khi có còi báo động của nồi tiệt
trùng vang lên thì để khoảng 15 phút cho áp suất hạ xuống rồi lấy tất cả các dụng cụ đã
tiệt trùng ra ngoài.
 Chuẩn bị mẫu và tiến hành cấy mẫu
Môi trường sử dụng là Nutrient Agar hoặc Plate Count Agar
Tiến hành là chọn độ pha loãng từ 10-1
đến 10-3
, dùng pipet hút 1 mL ở mỗi độ
pha loãng cho vào các đĩa petri đã khử trùng.
Tiếp tục cho khoảng 9 mL môi trường plate count agar đã hấp khử trùng để
nguội khoảng 45 o
C, lắc đều bằng cách xoay tròn đĩa petri xuôi và ngược chiều kim
đồng hồ từ 3 – 5 lần. Đặt đĩa lên mặt phẳng ngang và cho đông tự nhiên. Khi môi
trường đã đông lật úp đĩa và đặt vào tủ ấm ở 37 o
C trong vòng 24 – 48 giờ. Sau đó,
đếm tất cả các khuẩn lạc sau khi ủ (chọn đĩa có số khuẩn lạc từ 25 – 250 khuẩn lạc để
đếm). Mật độ tổng số vi sinh vật hiếu khí trong 1 mL mẫu được tính theo công thức
sau:
A =
Trong đó:
A: số khuẩn lạc trên 1 mL mẫu (cfu/mL) (cfu: colony forming unit)
N: tổng số khuẩn lạc đếm trên các đĩa đã chọn
ni: số lượng đĩa cấy tại độ pha loãng thứ i
V: thể tích dịch mẫu cấy vào trong mỗi đĩa
f1: độ pha loãng tương ứng.
Bảng A.3: Chỉ tiêu vi sinh đối với nước giải khát
STT Chỉ tiêu Giới hạn tối đa
1 Tổng số vi sinh vật hiếu khí CFU/mL 100
2 Coliforms, CFU/mL 10
3 E. coli CFU/mL Không được có
4 Streptococci feacal CFU/mL Không được có
5 Pseudomonas aeruginosa CFU/mL Không được có
6 Staphylococcus aureus CFU/mL Không được có
7 Clostridium perfringens, CFU/mL Không được có
8 Tổng số nấm men, nấm mốc, CFU/mL 10
N
N1 × V × f1 + n2 × V × f2
iv
(Quyết định 46/2007/QĐ – BYT)
PHỤ LỤC B. KẾT QUẢ SỐ LIỆU THỐNG KÊ
Thí nghiệm 1: Xác định lƣợng enzym pectinase bổ sung vào nguyên liệu và ảnh
hƣởng của quá trình phối chế đến pH và hàm lƣợng đƣờng bổ sung đến chất
lƣợng sản phẩm
Bảng B.1: Kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm nước rong nho theo nồng độ enzym pectinase
bổ sung và sự ảnh hưởng của pH, hàm lượng đường đến màu sắc của sản phẩm
Số nghiệm
thức
Nghiệm thức Màu sắc
Nồng độ enzym
pectinase (%)
pH
Hàm lƣợng
đƣờng (%)
Lần 1 Lần 2
1 0,2 5 3 2,4 2,5
2 0,2 5 5 2,7 2,5
3 0,2 5 7 2,4 2,2
4 0,2 5,5 3 2,9 2,8
5 0,2 5,5 5 3 3,2
6 0,2 5,5 7 2,8 2,6
7 0,2 6 3 3,1 3,3
8 0,2 6 5 3,4 3,4
9 0,2 6 7 3,1 3,2
10 0,6 5 3 3,1 2,6
11 0,6 5 5 3 3,2
12 0,6 5 7 2,8 2,6
13 0,6 5,5 3 3,4 3,3
14 0,6 5,5 5 4,8 4,6
15 0,6 5,5 7 4 3,8
16 0,6 6 3 3,3 3,2
17 0,6 6 5 3,5 3,5
18 0,6 6 7 2,8 2,9
19 1 5 3 2,7 2,5
20 1 5 5 2,9 3
21 1 5 7 2,8 2,7
22 1 5,5 3 3,1 3
23 1 5,5 5 3 3,2
24 1 5,5 7 3,1 3,3
25 1 6 3 3,4 3,3
26 1 6 5 3,7 3,4
v
27 1 6 7 3,5 3,7
Bảng B.2: Kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm nước rong nho theo nồng độ enzym pectinase
bổ sung vào nguyên liệu và sự ảnh hưởng của pH, hàm lượng đường đến mùi vị của sản phẩm
Số nghiệm thức Nghiệm thức Mùi vị
Nồng độ enzym
pectinase (%)
pH
Hàm lƣợng
đƣờng (%)
Lần 1 Lần 2
1 0,2 5 3 3,3 3,1
2 0,2 5 5 3,4 3,2
3 0,2 5 7 3,2 3,0
4 0,2 5,5 3 3,3 3,2
5 0,2 5,5 5 3,4 3,2
6 0,2 5,5 7 3,3 3,1
7 0,2 6 3 3,2 3,0
8 0,2 6 5 3,3 3,1
9 0,2 6 7 3,0 3,0
10 0,6 5 3 3,3 3,2
11 0,6 5 5 3,5 3,4
12 0,6 5 7 3,6 3,4
13 0,6 5,5 3 3,3 3,1
14 0,6 5,5 5 4,8 4,6
15 0,6 5,5 7 3,6 3,4
16 0,6 6 3 3,3 3,1
17 0,6 6 5 3,4 3,3
18 0,6 6 7 3,4 3,2
19 1 5 3 3,4 3,2
20 1 5 5 3,5 3,3
21 1 5 7 3,4 3,2
22 1 5,5 3 3,2 3,0
23 1 5,5 5 3,5 3,3
24 1 5,5 7 3,4 3,2
25 1 6 3 3,2 3,3
26 1 6 5 3,4 3,2
27 1 6 7 3,4 3,1
vi
B.3: Phân tích phƣơng sai lƣợng enzym pectinase bổ sung vào nguyên liệu và sự ảnh
hƣởng của pH, hàm lƣợng đƣờng đến màu sắc của nƣớc rong nho
Analysis of Variance for mau sac - Type III Sums of Squares
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
MAIN EFFECTS
A:nong do enzym pectinase 2.20481 2 1.10241 62.01 0.0000
B:pH 4.64704 2 2.32352 130.70 0.0000
C:duong 1.2937 2 0.646852 36.39 0.0000
INTERACTIONS
AB 2.73963 4 0.684907 38.53 0.0000
AC 0.682963 4 0.170741 9.60 0.0001
BC 0.220741 4 0.0551852 3.10 0.0318
ABC 0.779259 8 0.0974074 5.48 0.0004
RESIDUAL 0.48 27 0.0177778
TOTAL (CORRECTED) 13.0481 53
B.4: Kiểm định LSD ảnh hƣởng lƣợng enzym pectinase bổ sung vào nguyên liệu đến
màu sắc của nƣớc rong nho
Method: 95.0 percent LSD
nong do enzym pectinase Count LS Mean LS Sigma Homogeneous Groups
0.2 18 2.86111 0.031427 X
1 18 3.12778 0.031427 X
0.6 18 3.35556 0.031427 X
B.5: Kiểm định LSD ảnh hƣởng của pH đến màu sắc của nƣớc rong nho
Method: 95.0 percent LSD
pH Count LS Mean LS Sigma Homogeneous Groups
5 18 2.7 0.031427 X
6 18 3.31667 0.031427 X
5.5 18 3.32778 0.031427 X
B.6: Kiểm định LSD ảnh hƣởng của hàm lƣợng đƣờng bổ sung đến màu sắc của nƣớc
rong nho
Method: 95.0 percent LSD
duong Count LS Mean LS Sigma Homogeneous Groups
3 18 2.99444 0.031427 X
7 18 3.01667 0.031427 X
5 18 3.33333 0.031427 X
vii
B.7: Phân tích phƣơng sai lƣợng enzym pectinase bổ sung vào nguyên liệu và sự ảnh
hƣởng của pH, hàm lƣợng đƣờng đến mùi vị của nƣớc rong nho
Analysis of Variance for mui vi - Type III Sums of Squares
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
MAIN EFFECTS
A:nong do enzym pectinase 0.901111 2 0.450556 25.88 0.0000
B:pH 0.447778 2 0.223889 12.86 0.0001
C:duong 0.79 2 0.395 22.69 0.0000
INTERACTIONS
AB 0.521111 4 0.130278 7.48 0.0003
AC 0.535556 4 0.133889 7.69 0.0003
BC 0.545556 4 0.136389 7.84 0.0003
ABC 0.942222 8 0.117778 6.77 0.0001
RESIDUAL 0.47 27 0.0174074
TOTAL (CORRECTED) 5.15333 53
B.8: Kiểm định LSD ảnh hƣởng lƣợng enzym pectinase bổ sung vào nguyên liệu đến
mùi vị của nƣớc rong nho
Method: 95.0 percent LSD
nong do enzym pectinase Count LS Mean LS Sigma Homogeneous Groups
0.2 18 3.18333 0.0310979 X
1 18 3.28889 0.0310979 X
0.6 18 3.49444 0.0310979 X
B.9: Kiểm định LSD ảnh hƣởng của pH đến mùi vị của nƣớc rong nho
Method: 95.0 percent LSD
pH Count LS Mean LS Sigma Homogeneous Groups
6 18 3.21667 0.0310979 X
5 18 3.31111 0.0310979 X
5.5 18 3.43889 0.0310979 X
B.10: Kiểm định LSD ảnh hƣởng của hàm lƣợng đƣờng bổ sung đến mùi vị của nƣớc
rong nho
Method: 95.0 percent LSD
duong Count LS Mean LS Sigma Homogeneous Groups
3 18 3.20556 0.0310979 X
7 18 3.27222 0.0310979 X
5 18 3.48889 0.0310979 X
viii
Thí nghiệm 2: Ảnh hƣởng của nhiệt độ gia nhiệt đến chất lƣợng sản phẩm
ANOVA
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
mau Between Groups 2.723 2 1.362 24.029 .014
Within Groups
.170 3 .057
Total
2.893 5
muivi Between Groups 2.443 2 1.222 43.118 .006
Within Groups
.085 3 .028
Total
2.528 5
trangthai Between Groups 3.490 2 1.745 116.333 .001
Within Groups
.045 3 .015
Total
3.535 5
mau
nhanto N
Subset for alpha = 0.05
1 2 3
Duncan
a
D3 2 3.0000
D1 2 3.8500
D2 2 4.6500
Sig. 1.000 1.000 1.000
muivi
ix
Nhanto N
Subset for alpha = 0.05
1 2 3
Duncan
a
D1 2 3.1000
D3
2 3.7000
D2
2 4.6500
Sig.
1.000 1.000 1.000
trangthai
Nhanto N
Subset for alpha = 0.05
1 2 3
Duncan
a
D3 2 2.7000
D1
2 3.4000
D2
2 4.5500
Sig.
1.000 1.000 1.000
x
PHỤ LỤC C. CÁC TIÊU CHUẨN
Bảng C.1: Tiêu chuẩn nước dùng trong thực phẩm
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị
Giới hạn tối
đa cho phép
I. Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ
Màu sắc TCU 15
Mùi vị -
Không có
mùi, vị lạ
Độ đục NTU 2
pH - 6,5 - 8,5
Độ cứng, tính theo CaCO3 mg/L 300
Tổng chất rắn hoà tan (TDS) mg/L 1000
Hàm lượng Nhôm mg/L 0,2
Hàm lượng Amoni mg/L 3
Hàm lượng Antimon mg/L 0,005
Hàm lượng Asen tổng số mg/L 0,01
Hàm lượng Bari mg/L 0,7
Hàm lượng Bo tính chung cho cả
Borat và Axit boric
mg/L 0,3
Hàm lượng Cadimi mg/L 0,003
Hàm lượng Clorua mg/L 250
Hàm lượng Crom tổng số mg/L 0,05
Hàm lượng Đồng tổng số mg/L 1
Hàm lượng Xianua mg/L 0,07
Hàm lượng Florua mg/L 1,5
Hàm lượng Hydro sunfur mg/L 0,05
Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+
Fe3+)
mg/L 0,3
Hàm lượng Chì mg/L 0,01
Hàm lượng Mangan tổng số mg/L 0,3
Hàm lượng Thu ngân tổng số mg/L 0,001
Hàm lượng Molybden mg/L 0,07
Hàm lượng Niken mg/L 0,02
Hàm lượng Nitrat mg/L 50
Hàm lượng Nitrit mg/L 3
Hàm lượng Selen mg/L 0,01
Hàm lượng Natri mg/L 200
Hàm lượng Sunphat mg/L 250
xi
Hàm lượng Kẽm mg/L 3
Chỉ số Pecmanganat mg/L 2
II. Hàm lƣợng của các chất hữu cơ
a. Nhóm Alkan clo hoá
Cacbontetraclorua g/L 2
Diclorometan g/L 20
1,2 Dicloroetan g/L 30
1,1,1 – Tricloroetan g/L 2000
Vinyl clorua g/L 5
1,2 Dicloroeten g/L 50
Tricloroeten g/L 70
Tetracloroeten g/L 40
b. Hydrocacbua Thơm
Phenol và dẫn xuất của Phenol g/L 1
Benzen g/L 10
Toluen g/L 700
Xylen g/L 500
Etylbenzen g/L 300
Styren g/L 20
Benzo(a)pyren g/L 0,7
c. Nhóm Benzen Clo hoá
Monoclorobenzen g/L 300
1,2 – Diclorobenzen g/L 1000
1,4 – Diclorobenzen g/L 300
Triclorobenzen g/L 20
d. Nhóm các chất hữu cơ phức tạp
Di (2 - etylhexyl) adipate g/L 80
Di (2 - etylhexyl) phtalat g/L 8
Acrylamide g/L 0,5
Epiclohydrin g/L 0,4
Hexacloro butadien g/L 0,6
III. Hoá chất bảo vệ thực vật
Alachlor g/L 20
Aldicarb g/L 10
Aldrin/Dieldrin g/L 0,03
xii
Atrazine g/L 2
Bentazone g/L 30
Carbofuran g/L 5
Clodane g/L 0,2
Clorotoluron g/L 30
DDT g/L 2
1,2 - Dibromo - 3 Cloropropan g/L 1
2,4 – D g/L 30
1,2 - Dicloropropan g/L 20
1,3 - Dichloropropen g/L 20
Heptaclo và heptaclo epoxit g/L 0,03
Hexaclorobenzen g/L 1
Isoproturon g/L 9
Lindane g/L 2
MCPA g/L 2
Methoxychlor g/L 20
Methachlor g/L 10
Molinate g/L 6
Pendimetalin g/L 20
Pentaclorophenol g/L 9
Permethrin g/L 20
Propanil g/L 20
Simazine g/L 20
Trifuralin g/L 20
2,4 DB g/L 90
Dichloprop g/L 100
Fenoprop g/L 9
Mecoprop g/L 10
2,4,5 - T g/L 9
IV. Hoá chất khử trùng và sản phẩm phụ
Monocloramin g/L 3
Clo dư mg/L 0,3 - 0,5
Bromat g/L 25
Clorit g/L 200
2,4,6 Triclorophenol g/L 200
xiii
Focmaldehyt g/L 900
Bromofoc g/L 100
Dibromoclorometan g/L 100
Bromodiclorometan g/L 60
Clorofoc g/L 200
Axit dicloroaxetic g/L 50
Axit tricloroaxetic g/L 100
Cloral hydrat (tricloroaxetaldehyt) g/L 10
Dicloroaxetonitril g/L 90
Dibromoaxetonitril g/L 100
Tricloroaxetonitril g/L 1
Xyano clorit g/L 70
V. Mức nhiễm xạ
Tổng hoạt độ  pCi/L 3
Tổng hoạt độ  pCi/L 30
VI. Vi sinh vật
Coliform tổng số Vi khuẩn/100 mL 0
E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt Vi khuẩn/100 mL 0
(Quy chuẩn Việt Nam 01:2009/BYT)
Bảng C.2: Các chỉ tiêu cảm quan đường saccharose
Chỉ tiêu Yêu cầu
Ngoại hình Tinh thể màu trắng, kích thước tương đối đồng đều, tơi khô không vón
cục
Mùi, vị Tinh thể đường hoặc dung dịch đường trong nước có vị ngọt, không có
mùi vị lạ.
Màu sắc Tinh thể trắng óng ánh. Khi pha vào nước cất cho dung dịch trong suốt.
Bảng C.3: Các chỉ tiêu lý hóa của đường saccharose
STT Tên chỉ tiêu Mức
1 Độ Pol, (oZ), không nhỏ hơn 99,80
2 Hàm lượng đường khử, % khối lượng (m/m), không lớn hơn 0,03
3 Tro dẫn điện, % khối lượng (m/m), không lớn hơn 0,03
4 Sự giảm khối lượng khi sấy ở 105 o
C trong 3 h, % khối lượng (m/m),
không lớn hơn
0,05
5 Độ màu, đơn vị ICUMSA, không lớn hơn 30
xiv
PHỤ LỤC D. HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THÍ NGHIỆM
Hình D.1. Nguyên liệu rong nho và lá dứa
Hình D.2. Rong nho trước và sau khi bổ sung enzym pectinase
Hình D.3. Rong nho sau khi đun cách thủy
Hình D.4. Rong nho sau khi lọc ở các nồng độ enzym khác nhau
xv
Hình D.5. Rong nho ở nồng độ enzym pectinase 0,2% được phối chế ở
pH 5; 5,5; 6 và hàm lượng đường 3; 5; 7
Hình D.6. Rong nho ở nồng độ enzym pectinase 0,6%, 1% được phối chế ở
pH 5; 5,5; 6 và hàm lượng đường 3; 5; 7
xvi
Hình D.7. Rong nho sau khi phối chế ở nồng độ tối ưu
Hình D.8. Nước rong nho khi gia nhiệt ở các nhiệt độ khác nhau
D.9. Hình ảnh vi sinh vật hiếu khí
80 o
C 70 o
C 60 o
C
xvii
D.10. Vi sinh vật hiếu khí được đếm trên đĩa ở các nhiệt độ khác nhau (60 o
C, 70 o
C, 80 o
C)
Vthực =330 ml
D.11. Sản phẩm nước rong nho

More Related Content

What's hot

168334925 đánh-giá-cảm-quan
168334925 đánh-giá-cảm-quan168334925 đánh-giá-cảm-quan
168334925 đánh-giá-cảm-quanhuyen2204
 
Quá trình lên men bia
Quá trình lên men biaQuá trình lên men bia
Quá trình lên men biaLanh Nguyen
 
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt namKhảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu sản xuất dịch cà chua cô đặc.pdf
Nghiên cứu sản xuất dịch cà chua cô đặc.pdfNghiên cứu sản xuất dịch cà chua cô đặc.pdf
Nghiên cứu sản xuất dịch cà chua cô đặc.pdfMan_Ebook
 
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vị
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vịNghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vị
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vịTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tìm hiểu về haccp và xây dựng chương trình haccp cho qui trình công nghệ sản ...
Tìm hiểu về haccp và xây dựng chương trình haccp cho qui trình công nghệ sản ...Tìm hiểu về haccp và xây dựng chương trình haccp cho qui trình công nghệ sản ...
Tìm hiểu về haccp và xây dựng chương trình haccp cho qui trình công nghệ sản ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuNghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệmNghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệmTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
TỔNG QUAN VỀ NẤM
TỔNG QUAN VỀ NẤMTỔNG QUAN VỀ NẤM
TỔNG QUAN VỀ NẤMTruongThanh Vu
 
Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp
Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộpCông nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp
Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộpljmonking
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch phòng vệ thực phẩm cho nhà máy sản xuất bột mì Bình...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch phòng vệ thực phẩm cho nhà máy sản xuất bột mì Bình...Đề tài: Xây dựng kế hoạch phòng vệ thực phẩm cho nhà máy sản xuất bột mì Bình...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch phòng vệ thực phẩm cho nhà máy sản xuất bột mì Bình...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...
ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...
ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm
Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩmTiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm
Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩmdai phuc
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Công nghệ chế biến thực phẩm lê văn việt mẫn
Công nghệ chế biến thực phẩm   lê văn việt mẫn Công nghệ chế biến thực phẩm   lê văn việt mẫn
Công nghệ chế biến thực phẩm lê văn việt mẫn Linh Nguyen
 

What's hot (20)

168334925 đánh-giá-cảm-quan
168334925 đánh-giá-cảm-quan168334925 đánh-giá-cảm-quan
168334925 đánh-giá-cảm-quan
 
Đề tài: Quản lý chất lượng HACCP cho bạch tuộc cấp đông IQF, HAY
Đề tài: Quản lý chất lượng HACCP cho bạch tuộc cấp đông IQF, HAYĐề tài: Quản lý chất lượng HACCP cho bạch tuộc cấp đông IQF, HAY
Đề tài: Quản lý chất lượng HACCP cho bạch tuộc cấp đông IQF, HAY
 
Quá trình lên men bia
Quá trình lên men biaQuá trình lên men bia
Quá trình lên men bia
 
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt namKhảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
 
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
 
Nghiên cứu sản xuất dịch cà chua cô đặc.pdf
Nghiên cứu sản xuất dịch cà chua cô đặc.pdfNghiên cứu sản xuất dịch cà chua cô đặc.pdf
Nghiên cứu sản xuất dịch cà chua cô đặc.pdf
 
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vị
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vịNghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vị
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vị
 
Tìm hiểu về haccp và xây dựng chương trình haccp cho qui trình công nghệ sản ...
Tìm hiểu về haccp và xây dựng chương trình haccp cho qui trình công nghệ sản ...Tìm hiểu về haccp và xây dựng chương trình haccp cho qui trình công nghệ sản ...
Tìm hiểu về haccp và xây dựng chương trình haccp cho qui trình công nghệ sản ...
 
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuNghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
 
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệmNghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
 
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
 
Khảo sát quy trình chế biến mứt vỏ bưởi mật ong
Khảo sát quy trình chế biến mứt vỏ bưởi mật ongKhảo sát quy trình chế biến mứt vỏ bưởi mật ong
Khảo sát quy trình chế biến mứt vỏ bưởi mật ong
 
TỔNG QUAN VỀ NẤM
TỔNG QUAN VỀ NẤMTỔNG QUAN VỀ NẤM
TỔNG QUAN VỀ NẤM
 
Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp
Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộpCông nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp
Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch phòng vệ thực phẩm cho nhà máy sản xuất bột mì Bình...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch phòng vệ thực phẩm cho nhà máy sản xuất bột mì Bình...Đề tài: Xây dựng kế hoạch phòng vệ thực phẩm cho nhà máy sản xuất bột mì Bình...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch phòng vệ thực phẩm cho nhà máy sản xuất bột mì Bình...
 
ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...
ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...
ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...
 
Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm
Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩmTiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm
Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm
 
Bai giang mon banh keo
Bai giang mon banh keoBai giang mon banh keo
Bai giang mon banh keo
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
 
Công nghệ chế biến thực phẩm lê văn việt mẫn
Công nghệ chế biến thực phẩm   lê văn việt mẫn Công nghệ chế biến thực phẩm   lê văn việt mẫn
Công nghệ chế biến thực phẩm lê văn việt mẫn
 

Similar to Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho

Phân lập một số chủng nấm men từ các nguồn tự nhiên có khả năng tăng sinh mạn...
Phân lập một số chủng nấm men từ các nguồn tự nhiên có khả năng tăng sinh mạn...Phân lập một số chủng nấm men từ các nguồn tự nhiên có khả năng tăng sinh mạn...
Phân lập một số chủng nấm men từ các nguồn tự nhiên có khả năng tăng sinh mạn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu, đề xuất quy trình chế biến sữa gạo từ gạo đen hữu cơ
Nghiên cứu, đề xuất quy trình chế biến sữa gạo từ gạo đen hữu cơNghiên cứu, đề xuất quy trình chế biến sữa gạo từ gạo đen hữu cơ
Nghiên cứu, đề xuất quy trình chế biến sữa gạo từ gạo đen hữu cơTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.ssuser499fca
 
Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...nataliej4
 
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp trong phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp trong phòng thí nghiệmNghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp trong phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp trong phòng thí nghiệmTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN công nghệ thực phẩm thiết kế phân xưởng sản xuất đồ hộp thịt
đồ áN công nghệ thực phẩm thiết kế phân xưởng sản xuất đồ hộp thịtđồ áN công nghệ thực phẩm thiết kế phân xưởng sản xuất đồ hộp thịt
đồ áN công nghệ thực phẩm thiết kế phân xưởng sản xuất đồ hộp thịtnataliej4
 
Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanh
Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanhNghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanh
Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanhTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.ssuser499fca
 
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655nataliej4
 
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019PinkHandmade
 
Khảo sát quy trình sản xuất trà túi lọc hữu cơ tại công ty cổ phần ntea thái ...
Khảo sát quy trình sản xuất trà túi lọc hữu cơ tại công ty cổ phần ntea thái ...Khảo sát quy trình sản xuất trà túi lọc hữu cơ tại công ty cổ phần ntea thái ...
Khảo sát quy trình sản xuất trà túi lọc hữu cơ tại công ty cổ phần ntea thái ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...nataliej4
 
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...nataliej4
 

Similar to Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho (20)

Phân lập một số chủng nấm men từ các nguồn tự nhiên có khả năng tăng sinh mạn...
Phân lập một số chủng nấm men từ các nguồn tự nhiên có khả năng tăng sinh mạn...Phân lập một số chủng nấm men từ các nguồn tự nhiên có khả năng tăng sinh mạn...
Phân lập một số chủng nấm men từ các nguồn tự nhiên có khả năng tăng sinh mạn...
 
Nghiên cứu, đề xuất quy trình chế biến sữa gạo từ gạo đen hữu cơ
Nghiên cứu, đề xuất quy trình chế biến sữa gạo từ gạo đen hữu cơNghiên cứu, đề xuất quy trình chế biến sữa gạo từ gạo đen hữu cơ
Nghiên cứu, đề xuất quy trình chế biến sữa gạo từ gạo đen hữu cơ
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
 
Nghiên cứu sản xuất dấm từ chuối tây
Nghiên cứu sản xuất dấm từ chuối tâyNghiên cứu sản xuất dấm từ chuối tây
Nghiên cứu sản xuất dấm từ chuối tây
 
Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất bột chùm ngây để sản xuất thực phẩm dinh dưỡng....
Nghiên cứu quy trình sản xuất bột chùm ngây để sản xuất thực phẩm dinh dưỡng....Nghiên cứu quy trình sản xuất bột chùm ngây để sản xuất thực phẩm dinh dưỡng....
Nghiên cứu quy trình sản xuất bột chùm ngây để sản xuất thực phẩm dinh dưỡng....
 
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp trong phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp trong phòng thí nghiệmNghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp trong phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp trong phòng thí nghiệm
 
đồ áN công nghệ thực phẩm thiết kế phân xưởng sản xuất đồ hộp thịt
đồ áN công nghệ thực phẩm thiết kế phân xưởng sản xuất đồ hộp thịtđồ áN công nghệ thực phẩm thiết kế phân xưởng sản xuất đồ hộp thịt
đồ áN công nghệ thực phẩm thiết kế phân xưởng sản xuất đồ hộp thịt
 
Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanh
Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanhNghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanh
Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanh
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
 
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655
 
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
 
Khảo sát quy trình sản xuất trà túi lọc hữu cơ tại công ty cổ phần ntea thái ...
Khảo sát quy trình sản xuất trà túi lọc hữu cơ tại công ty cổ phần ntea thái ...Khảo sát quy trình sản xuất trà túi lọc hữu cơ tại công ty cổ phần ntea thái ...
Khảo sát quy trình sản xuất trà túi lọc hữu cơ tại công ty cổ phần ntea thái ...
 
Đề tài: Hệ thống quản lý chất lượng HACCP cho bạch tuộc cấp đông
Đề tài: Hệ thống quản lý chất lượng HACCP cho bạch tuộc cấp đôngĐề tài: Hệ thống quản lý chất lượng HACCP cho bạch tuộc cấp đông
Đề tài: Hệ thống quản lý chất lượng HACCP cho bạch tuộc cấp đông
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vối, HAY
Luận án: Biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vối, HAYLuận án: Biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vối, HAY
Luận án: Biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vối, HAY
 
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
 
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 

Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho

  • 1. i XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN Luận văn: “Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho (Caulerpa lentillifera J. Agardh) đóng chai”. Sinh viên: Nguyễn Thị Kiều Nương Lớp: Công nghệ thực phẩm 8A Luận văn đã được hoàn thành theo góp ý của cán bộ hướng dẫn. Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2017 Xác nhận của Cán bộ hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Bá Nguyễn Thị Kiều Nương
  • 2. ii XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Luận văn: “Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho (Caulerpa lentillifera J. Agardh) đóng chai”. Sinh viên: Nguyễn Thị Kiều Nương Lớp: Công nghệ thực phẩm 8A Luận văn đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và hội đồng bảo vệ Luận văn tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Công nghệ thực phẩm Khoa Sinh học ứng dụng – Đại học Tây Đô. Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2017 Xác nhận của cán bộ hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Bá Nguyễn Thị Kiều Nương CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
  • 3. iii LỜI CẢM ƠN Qua 3 tháng thực tập tại Phòng thí nghiệm bộ môn Công nghệ thực phẩm cho đến nay em đã hoàn thành xong đề tài “Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho (Caulerpa lentillifera J. Agardh) đóng chai”. Với sự nỗ lực cố gắng của bản thân cùng với sự giúp đỡ quý báu từ phía thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô trong Trường Đại học Tây Đô, các thầy cô trong Khoa Sinh học ứng dụng đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian em học tập tại trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Bá và thầy Võ Huỳnh Quốc Huy đã trực tiếp tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tuy đã có nhiều cố gắng trong thời gian làm luận văn nhưng do sự thiếu kinh nghiệm trong thực tế sản xuất cũng như hạn chế về thời gian, nên khó tránh khỏi thiếu sót em rất mong nhận được sự giúp đỡ cũng như các ý kiến đóng góp của quý thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Cần thơ, ngày…tháng…năm 2017 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Kiều Nương
  • 4. iv TÓM TẮT Xã hội ngày càng phát triển thì cuộc sống của con người ngày càng được hoàn thiện hơn. Điều này cũng phần nào làm cho ngành thực phẩm hay nói rõ hơn là ngành sản xuất nước giải khát đã và đang rất phát triển ở thị trường trong nước cũng như trên thế giới. Rong nho là loại tảo biển có tiềm năng phát triển và xuất khẩu rất lớn, giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, việc sản xuất nước giải khát từ rong nho vẫn chưa được phổ biến ở Việt Nam vì gặp phải khá nhiều khó khăn trong việc khắc phục màu sắc, cặn lắng đọng trong quá trình sản xuất. Vì vậy, việc “Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho (Caulerpa lentillifera J. Agardh) đóng chai” đã được thực hiện. Trên cơ sở mong muốn sao cho sản phẩm khắc phục được những nhược điểm, có chất lượng ổn định, an toàn vệ sinh thực phẩm và được thị trường chấp nhận, tiến hành các khảo sát như sau: Thí nghiệm 1: nồng độ enzym pectinase (0,2%; 0,6%; 1%) bổ sung vào dịch rong nho và ảnh hưởng của pH (5; 5,5; 6), hàm lượng đường (3%; 5%; 7%) đến giá trị cảm quan sản phẩm. Thí nghiệm 2: ảnh hưởng của nhiệt độ gia nhiệt (60 o C; 70 o C; 80 o C) đến quá trình bảo quản sản phẩm. Sản phẩm có nồng độ enzym pectinase bổ sung 0,6% và chỉnh pH = 5,5 hàm lượng đường bổ sung 5% cho sản phẩm có điểm cảm quan cao nhất, màu sắc đẹp, mùi vị hài hòa. Nhiệt độ gia nhiệt ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nhiệt độ gia nhiệt càng cao màu của sản phẩm càng xấu, có mùi nấu, do đó sản phẩm được gia nhiệt ở 70 o C, cố định trong thời gian 5 phút cho sản phẩm có chất lượng tốt nhất, bảo quản lạnh ở 7 o C trong vòng 7 ngày vẫn chưa có dấu hiệu hư hỏng. Từ khóa: Caulerpa lentillifera, nước rong nho, enzym, pectinase, rong nho.
  • 5. v DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1: Rong nho ........................................................................................................2 Hình 2.2: Hình dạng của rong nho ..................................................................................4 Hình 3.1: Quy trình dự kiến sản xuất nước uống từ rong nho ..................................... 12 Hình 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1.............................................................................. 14 Hình 3.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2.............................................................................. 15 Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ gia nhiệt đến giá trị cảm quan .. 19
  • 6. vi DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1: Hàm lượng các acid béo không no trong rong nho.........................................5 Bảng 2.2: Hàm lượng lipid trong rong nho .....................................................................6 Bảng 2.3: Thành phần một số chất dinh dưỡng của rong nho.........................................6 Bảng 2.4: Kết quả phân tích các vi sinh vật gây bệnh đường ruột trong rong nho.........7 Bảng 4.1: Kết quả thống kê đánh giá cảm quan về ảnh hưởng của nồng độ enzym pectinase đến màu sắc và mùi vị của nước rong nho ................................................... 17 Bảng 4.2: Kết quả thống kê đánh giá cảm quan về ảnh hưởng của pH đến màu sắc và mùi vị của nước rong nho............................................................................................. 17 Bảng 4.3: Kết quả thống kê đánh giá cảm quan về ảnh hưởng của hàm lượng đường đến màu sắc và mùi vị của nước rong nho ................................................................... 18 Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh khi gia nhiệt ở nhiệt độ 60 o C – 80 o C trong thời gian 5 phút ................................................................................................... 20
  • 7. vii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... i TÓM TẮT ..................................................................................................................... ii DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................... iii DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................. iv MỤC LỤC ......................................................................................................................v CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề .........................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................1 1.3 Nội dung nghiên cứu.........................................................................................1 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................2 2.1 Giới thiệu về rong nho......................................................................................2 2.1.1 Phân loại................................................................................................2 2.1.2 Nguồn gốc.............................................................................................3 2.1.3 Phân bố .................................................................................................3 2.1.4 Hình thức sinh sản ................................................................................3 2.1.5 Cấu tạo – đặc điểm tự nhiên .................................................................4 2.1.6 Thành phần hóa học..............................................................................5 2.1.7 Nuôi trồng - khai thác...........................................................................7 2.1.8 Bảo quản rong nho sau thu hoạch.........................................................8 2.1.9 Đóng gói và vận chuyển........................................................................8 2.2 Tổng quan về enzym pectinase.........................................................................8 2.2.1 Cơ chất pectin .......................................................................................8 2.2.2 Enzym pectinase .................................................................................10 2.2.3 Ứng dụng của enzym pectinase..........................................................10 CHƢƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................11 3.1 Thời gian, địa điểm và vật liệu nghiên cứu ....................................................11 3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.......................................................11 3.1.2 Nguyên vật liệu ...................................................................................11 3.1.3 Dụng cụ, thiết bị..................................................................................11 3.1.4 Hóa chất ..............................................................................................11 3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................12 3.2.1 Quy trình dự kiến sản xuất nước uống từ rong nho............................12 3.2.2 Thí nghiệm 1: Xác định lượng pectinase bổ sung nguyên liệu, khảo sát ảnh hưởng của pH và hàm lượng đường đến chất lượng sản phẩm..............................13
  • 8. viii 3.2.3 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ gia nhiệt đến quá trình bảo quản sản phẩm................ ........................................................................................15 3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu................ ..................................................15 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................17 4.1 Thí nghiệm 1: Xác định lượng enzym pectinase bổ sung vào nguyên liệu và ảnh hưởng của quá trình phối chế đến pH và hàm lượng đường bổ sung đến chất lượng sản phẩm ......................................................................................................................17 4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng nhiệt độ gia nhiệt đến chất lượng sản phẩm ........19 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN..................................................20 5.1 Kết luận...........................................................................................................21 5.2 Đề xuất............................................................................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................23 PHỤ LỤC .....................................................................................................................24
  • 9. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Hiện nay, thị trường nước giải khát ngày càng phát triển do nhu cầu của con người ngày một nâng cao. Vì vậy, việc đa dạng hóa sản phẩm là một nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng vì mỗi loại nước giải khát sẽ phù hợp với một nhóm người nào đó và có vai trò nhất định đối với sức khỏe. Để góp phần làm phong phú cho mặt hàng nước uống này thì việc nghiên cứu sản phẩm nước uống từ các loại nguyên liệu có trong thiên nhiên là điều rất cần thiết đối với sức khỏe của mọi người hiện nay. Việt Nam một quốc gia có nguồn động vật, thực vật vô cùng phong phú với nhiều gen quý hiếm đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và vùng biển nhiệt đới rộng với bờ dài hơn 3.200 km bao bọc hết phía đông và nam đất nước. Một trong những nguồn tài nguyên phong phú và có giá trị mà vùng biển ban tặng cho con người chính là rong nho. Trên thế giới rong biển thuộc vào loại tài nguyên quý hiếm và có giá trị kinh tế. Hiện nay, trên thị trường cũng đã có một số loại sản phẩm về rong nho ở dạng tươi, khô và ngâm muối nhưng vẫn chưa đề cập nhiều đến việc sản xuất nước uống từ rong nho vì bản thân rong nho có mùi tanh và độ nhớt cao, khó khăn trong việc khắc phục màu sắc, cặn lắng đọng trong quá trình sản xuất. Pectinase là enzym có khả năng làm giảm độ nhớt, cải thiện màu sắc, tăng hiệu suất trích ly, giúp cho quá trình lọc và làm trong rất dễ dàng đối với vật liệu có nguồn gốc từ thực vật. Vì vậy, việc sử dụng enzym pectinase vào trong quá trình sản xuất nước rong nho đóng chai là rất cần thiết vì những tiện ích mà enzym này mang lại. Từ những phân tích trên, kết hợp với những kiến thức đã học, ứng dụng lý thuyết vào thực tế sản xuất các mặt hàng thực phẩm. Được sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Bá và thầy Võ Huỳnh Quốc Huy, em đã thực hiện đề tài: “Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho (Caulerpa lentillifera J. Agardh) đóng chai”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Sử dụng enzym pectinase để làm trong, khắc phục màu sắc và làm giảm độ nhớt của dịch rong, giúp cho quá trình lọc diễn ra dễ dàng từ đó ứng dụng vào sản xuất nước uống rong nho. 1.3 Nội dung nghiên cứu Khảo sát lượng enzym pectinase bổ sung vào nguyên liệu. Khảo sát ảnh hưởng của quá trình phối chế để sản phẩm có pH và hàm lượng đường bổ sung thích hợp.
  • 10. 2 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ gia nhiệt đến chất lượng sản phẩm. CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Giới thiệu về rong nho Rong nho (Hình 2.1) là một loại tảo biển, thuộc bộ rong cầu lục Caulerpales, ngành rong lục Chlorophyta là thực vật bậc thấp sống trong môi trường nước biển, có thể sống thành quần thể đơn bào hay đa bào, có kích thước hiển vi. Rong nho là tên gọi của người Việt Nam phỏng theo hình dáng của loài thực vật này. Do hình dạng, giá trị dinh dưỡng cao và màu sắc giống quả nho xanh, kết hợp với nhau thành từng chùm trên thân dài trong nước biển nên rong nho còn được ví như trứng cá hồi xanh (Green Caviar) hoặc nho biển (Sea grapes) (Agardh, 1837). Rong nho là loài rong lục phân bố ở vùng biển ấm Thái Bình Dương như Philippin, Java, Micronesia, Bikini… ở những vũng, vịnh kín sóng, nước trong. Rong nho biển có đặc điểm mềm, giòn và ngon nên được ưa chuộng như một loại rau xanh cao cấp. Hình 2.1: Rong nho (Nguồn: Ảnh thực tế) 2.1.1 Phân loại Phân loại khoa học Rong nho (sea grapes hay green caviar) còn được gọi là rong cầu lục bi nhỏ hay rong guộc, có tên khoa học là Caulerpa lentillifera. Hệ thống phân loại của rong nho được xác định như sau: Ngành: Chlorophyta Lớp: Chlorophycceae Bộ: Caulerpales Họ: Caulerpaceae Chi: Caulerpa Loài: C. lentillifera
  • 11. 3 Phân loại theo ngành Rong biển được chia thành nhiều ngành khác nhau, phân biệt dựa theo màu sắc thì có 4 ngành cơ bản, trong đó rong nho thuộc ngành rong lục (Nguyễn Hữu Đại và ctv., 2009). Ngành rong lục (Chlorophyta) có khoảng 1200 loài. Ngành rong nâu (Phaeophyta) có khoảng 2000 loài. Ngành rong đỏ (Rhodophyta) có khoảng 6000 loài. Ngành rong lam (Cyanophyta) có khoảng 1500 loài. Trong đó, ba ngành có giá trị kinh tế cao là rong lục, rong nâu và rong đỏ (Trần Thị Luyến, 2004). 2.1.2 Nguồn gốc Rong nho có nguồn gốc từ Philippin phát triển rất mạnh, sau đó du nhập vào Nhật Bản và được người Nhật trồng, chế biến thức ăn từ năm 1986 ở Okinawa. Năm 2004, rong nho đã được du nhập và nuôi trồng thử nghiệm tại Việt Nam. Đến năm 2007, việc nuôi trồng rong nho đã thành công trong điều kiện khí hậu của Việt Nam. Theo báo cáo của Vasep (2014) tại Việt Nam, các nhà khoa học thuộc Viện Hải Dương học Nha Trang đã tìm thấy rong nho ở Mũi Chim (thuộc Côn Đảo), tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (2005), đảo Phú Quý (Phan Thiết), tỉnh Bình Thuận (2006) nhưng với kích thước nhỏ hơn nhiều so với rong nho ở Philippin hay Nhật Bản. 2.1.3 Phân bố Trong tự nhiên, rong nho phân bố ở vùng Đông và Đông Nam Á, Nhật Bản (xung quanh đảo Okinawa), các đảo Thái Bình Dương như Philippin, Micronesia, Java, Bikini, Nhật Bản và mọc trên nền đáy là bùn cát, cát bùn ở những vùng vịnh kín sóng, nước biển trong và có độ mặn cao. Hiện nay, rong nho được nuôi trồng phổ biến ở Philippin, Okinawa - Nhật Bản Đài Loan và Phúc Kiến - Trung Quốc cũng đã nuôi trồng thành công. Rong nho mọc trên đáy mềm từ vùng triều thấp đến sâu 8 m. Tại Micronesia, do nước rất trong nên chúng phân bố sâu đến 40 m (Ratana - arporn et al., 2006). 2.1.4 Hình thức sinh sản Từ năm 2002, phòng thực vật biển thuộc Viện Hải Dương học Nha Trang đã tiến hành đưa rong nho về trồng và nghiên cứu các đặc điểm sinh học của rong nho biển. Kết quả ban đầu cho thấy rong sinh sản chủ yếu bằng hai hình thức sinh sản là sinh sản hữu tính và sinh sản dinh dưỡng.
  • 12. 4 Sinh sản hữu tính: sự sinh sản hữu tính của rong nho thường xảy ra vào mùa ấm áp trong năm từ mùa xuân đến mùa hè. Khi đó, các tế bào dinh dưỡng ở vùng vỏ của các nhánh nhỏ hình cầu (ramuli) tích lũy đầy chất dinh dưỡng, biến thành các tế bào sinh sản đực và cái hay còn gọi là giao tử đực và giao tử cái, có 2 roi và có thể bơi lội được. Những giao tử này được phóng thích vào môi trường nước và sẽ kết hợp với nhau tạo thành hợp tử, hợp tử sẽ bám trên sỏi, đá hoặc trên trầm tích và nảy mầm phát triển thành cây con. Sinh sản dinh dưỡng: phát triển mạnh trên nền đáy mềm, tơi xốp là bùn pha cát, thích nghi với độ mặn cao. Tất cả các cơ quan sinh dưỡng của thân bò và thân đứng đều có thể dùng để trồng, nhưng nguồn giống gồm cả thân đứng và thân bò cho năng suất cao nhất. Các đoạn thân bò hoặc thân đứng này khi cho vào môi trường nuôi thích hợp, đầu tiên sẽ mọc ra các thân bò mới, mỗi ngày có thể dài đến 2 cm. Các thân bò này sẽ bám được nhờ vào hệ thống rễ và sau đó trên các thân bò sẽ mọc ra thân đứng. Một số tác giả còn đề cập đến việc các ramuli cũng có khả năng mọc ra bụi rong mới (Bixler et al., 2011). 2.1.5 Cấu tạo – đặc điểm tự nhiên Cấu tạo, hình thái Rong nho mọc thành bụi hay thành đám màu xanh đậm gồm có phần thân bò và thân đứng có đặc điểm là phần “thân và nhánh” được gắn vào đá, cát hay nền đáy khác bằng các sợi “rễ” nhỏ màu trắng (Hình 2.2). Từ phần “thân, nhánh” mọc ra các “lá” có hình tròn, đường kính khoảng 2 mm. Bên trong các “lá” này chứa đầy chất dịch, dạng gel (hoạt chất Caulerpin và Caulercin). Rong nho hấp thụ chất dinh dưỡng từ môi trường nước xuyên qua các “nhánh” và “lá” để phát triển. Rong gồm phần thân bò phân nhánh có mang các cơ quan bám dạng rễ chùm, giống như thực vật bậc cao. Trên các thân bò này mọc ra nhiều nhánh đứng cao 5 - 10 cm, trên các nhánh đứng này có mang nhiều nhánh nhỏ hình cầu lóng lánh, xếp vòng dày, đặc chung quanh nhánh đứng, có dạng giống như chùm nho (Trần Thị Luyến và ctv., 2004). Hình 2.2: Hình dạng rong nho (Caulerpa lentillifera), (S) “thân”, (R) “rễ”, (B) “nhánh” (Nguồn: Guo et al., 2004)
  • 13. 5 Đặc điểm tự nhiên Rong nho có đặc điểm mềm, giòn và ngon nên rất được ưa chuộng, sử dụng như một loại rau xanh. Rong nho cũng là một thực phẩm an toàn do có mức rất thấp hoặc không có các vi sinh vật gây bệnh đường ruột (Nguyễn Hữu Đại và ctv., 2005). Rong nho là loài hẹp muối, độ mặn thấp dưới 25‰ rong nho ngừng phát triển và nếu dưới 20‰ thì rong sẽ chết. Tốt nhất là trong điều kiện nước biển bình thường 33 - 34‰. Độ mặn sẽ ảnh hưởng tới áp suất thẩm thấu của tế bào nên khi giảm độ mặn sẽ gây tổn hại đến tế bào, ảnh hưởng tới sự quang hợp và hô hấp làm rong phát triển kém (Nguyễn Xuân Hòa và ctv., 2004). Rong nho không chịu lạnh, khi nhiệt độ hạ thấp đến 20 o C, rong tăng trưởng chậm hoặc ngừng tăng trưởng. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự tăng trưởng của rong nho trong khoảng 28 o C – 30 o C. Ngưỡng ánh sáng của rong nho cũng khá hẹp, cường độ ánh sáng thích hợp trong khoảng 10.000 - 20000 lux (Nguyễn Hữu Đại và ctv., 2009). 2.1.6 Thành phần hóa học Rong nho có hàm lượng cao các khoáng đa lượng Ca, Mg, K, Na, P đặc biệt là Ca (chiếm 2,1%) và Mg (chiếm 1,2%). Ngoài ra, trong rong nho còn có các khoáng vi lượng cần thiết cho cơ thể con người như sắt và iode đang được xem là hai vi chất dinh dưỡng, phòng chống các rối loạn do thiếu hai vi chất này (thiếu máu, bướu cổ). Trong rong nho còn có chứa protein (chiếm 7,4%), lipid ( 1,2%). Mặc dù có hàm lượng protein không vượt trội, song trong rong nho cũng như các loại rong biển khác có chứa khoảng 20 acid amin, trong đó có 10 loại acid amin cần thiết cho con người như histidine, isoleusine, leusine, lysine, methionine, phenylalanne, threonine, trypthophan, valine, acid glutamic, acid aspartic. Rong nho chứa nhiều chất béo, acid béo không no quan trọng, trong đó có acid docosahexaenoic (DHA) chiếm 1,34%, thuộc nhóm acid béo không no cần thiết, cơ thể không tự tổng hợp được mà phải cung cấp từ khẩu phần ăn. Kết quả được trình bày trong Bảng 2.1 và Bảng 2.2. Bảng 2.1: Hàm lượng các acid béo không no trong rong nho (%) Tên Hàm lƣợng (%) Linoleic 7,34 a-linolenic 3,96 Arachidonic 2,11 Eicosapentaenoic 5,91 Docosahexaenoic 1,34 (Nguồn: Nguyễn Hữu Đại và ctv., 2009)
  • 14. 6 Bảng 2.2: Hàm lượng lipid trong rong nho (g/100 g rong khô) (Nguồn: Nguyễn Hữu Đại và ctv., 2004) Kết quả phân tích về thành phần các chất dinh dưỡng trong rong nho của phân viện khoa học vật liệu Nha Trang được thể hiện ở Bảng 2.3. Bảng 2.3: Thành phần một số chất dinh dưỡng của rong nho STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Hàm lƣợng tính 1 Độ ẩm % 16 2 Protein % 7,4 3 Lipid % 1,2 4 Carbohydrate % 12,54 5 Calcium - Ca % 2,1 6 Magie - Mg % 1,2 7 Kali – K % 1,3 8 Phosphorus - P µg.g-1 1,12 9 Iron- Fe % 127,9 10 Mangan - Mn % 52,02 11 Zinc - Zn % 280,98 12 Copper - Cu % 3,24 13 Iode – I µg.g-1 470,0 14 Cobalt - Co % 0,65 15 Sodium - Na % 1,1 (Nguồn: Nguyễn Hữu Đại, 2004) Rong nho cũng là thực phẩm an toàn do có mức rất thấp hoặc không có các vi sinh vật gây bệnh đường ruột (Bảng 2.4). Lipid tổng số (g/100 g rong khô) Acid béo (g/100 g rong khô) Cholesterol (g/100 g rong khô) 2,25 1,44 0,10
  • 15. 7 Bảng 2.4: Kết quả phân tích các vi sinh vật gây bệnh đường ruột trong rong nho STT Chỉ tiêu kiểm nghiệm Đơn vị tính Kết quả 1 Closterium Perfringens CFU/ g < 10 2 Vibrio parabaemolyticus /25 g Negative 3 Vibrio cholerae /25 g Negative 4 Salmonella spp. /25 g Negative 5 Staphylococcus aureus CFU/ g < 10 6 Entamoeba coli MPN/g < 3 7 Coliforms MPN/g < 3 8 TPC( 30ºC) CFU/g 5,1 x 105 (Nguồn: Nguyễn Hữu Đại và ctv., 2009) 2.1.7 Nuôi trồng - khai thác Nuôi trồng Trong số các loài thực vật thủy sinh nước mặn, rong nho biển là loại thực vật thu sinh dinh dưỡng tự dưỡng, là một giống loài mới, rất dễ nuôi trồng trong điều kiện công nghiệp do không tốn nhiều nhân công, tốn ít chi phí đầu tư ban đầu. Bốn loài rong biển hiện đang được trồng phổ biến ở Việt Nam là Gracilaria asiatica, G. heteroclada, G. tenuistipitata và Kappaphycus alvarezii. Rong nho sau khi gieo trồng khoảng 1,5 - 2 tháng thì có thể tiến hành thu hoạch. Khi đó, rong nho đã tạo thành một thảm dày trên đáy ao. Ở thời kỳ này rong nho đạt chất lượng cao, có màu xanh sáng bóng, mềm ngon và mọng nước. Khi rong nho già năng suất cao nhưng chất lượng thấp hơn bởi cấu trúc của chúng cứng hơn, có màu nhợt nhạt hay bị mất sắc tố. Thu hoạch rong nho chỉ để lại khoảng 20 - 25% lượng rong trong ao để làm giống cho vụ kế tiếp. Rong nho có thể gấp ba lần trọng lượng ban đầu sau hai tháng nuôi trồng (Nguyễn Hữu Đại và ctv., 2004). Khai thác Rong được khai thác tự nhiên trên các bãi cát có san hô chết hoặc cát lẫn bùn ở vùng triều ven biển, ven đảo. Do nhu cầu của con người ngày càng tăng, cùng với việc khai thác tự nhiên, việc nuôi trồng loài rong này đã phát triển rất mạnh trong những năm gần đây.
  • 16. 8 2.1.8 Bảo quản rong nho sau thu hoạch Hiện nay, những nghiên cứu về bảo quản rong nho sau thu hoạch còn rất hạn chế. Cách sử dụng rong nho thông thường hiện nay là ăn tươi trong món salad hay ăn kèm với thịt cá (Nguyễn Xuân Hòa, 2013). Rong nho tươi: rong nho biển được bảo quản dạng tươi từ 8÷10 ngày bằng phương pháp sục khí trong 16÷24 giờ hoặc ướp muối (nước muối bão hòa hoặc muối ăn) có thể bảo quản 3÷4 tháng, rong nho có thể nhanh chóng phục hồi lại hình dạng ban đầu khi được rửa lại bằng nước ngọt. Trước khi ăn, bỏ rong nho vào ngâm nước khoảng 10 - 15 phút để nhả bớt muối biển sau đó chế biến thành món ăn, muốn giòn hơn có thể ngâm với đá lạnh (Nguyễn Xuân Hòa, 2013). Rong nho khô: rong nho thường được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Trước khi ăn bỏ rong nho khô vào nước 3 - 5 phút, rong nho sẽ nở và rất tươi. Sau đó đem đổ bỏ nước ngâm muối đầu tiên ngâm lại nước thứ hai từ 5 - 10 phút rồi vớt ra và chế biến như rong tươi. Một số chú ý khi bảo quản và sử dụng rong nho: Tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao Để rong nho ở nơi thoáng mát, kín gió Không bảo quản rong nho tươi trong tủ lạnh Ngâm rong khoảng 5 - 10 phút trong nước sạch để giảm vị mặn của biển Để tăng độ giòn, ngâm rong nho trong nước đá hoặc để trên đá lạnh khi dùng Không xào nấu trên lửa lớn để tránh rong nho bị teo nhỏ lại Khi làm gỏi hay salad, trộn rong nho sau cùng và dùng ngay. 2.1.9 Đóng gói và vận chuyển Rong nho sau khi trồng 2 - 3 tháng sẽ được thu hoạch. Sau khi được sơ chế, rong sẽ được đóng gói kín và lưu giữ, vận chuyển đến các nơi tiêu thụ trong thời gian 10 - 15 ngày, trong điều kiện nhiệt độ bình thường nhỏ hơn 30 o C rong vẫn còn sống và giữ nguyên được trạng thái ban đầu. Vì vậy, rong nho tuy là một loại thực phẩm được sử dụng tươi sống nhưng vẫn thuận lợi trong việc lưu thông, phân phối (Nguyễn Hữu Đại và ctv., 2004). 2.2 Tổng quan về enzym pectinase 2.2.1 Cơ chất pectin Pectin là hợp chất cao phân tử mạch thẳng có cấu tạo từ sự kết hợp của các acid galacturonic qua các liên kết α – 1,4 glucoside. Pectin hòa tan trong nước, amoniac, dung dịch kiềm, carbonate natri và trong glycerin nóng. Độ hòa tan của pectin trong
  • 17. 9 nước tăng khi mức độ ester hóa trong phân tử pectin tăng và khi khối lượng phân tử pectin giảm. Trong thực vật pectin tồn tại ở 3 dạng: pectin hòa tan, pectin acid và protopectin. Pectin hòa tan là ester methylic của acid polygalacturonic pectin, trong tự nhiên có khoảng 2/3 số nhóm carboxylic của acid polygalacturonic được ester hóa bằng methanol. Pectin được ester hóa cao sẽ tạo gel đặc trong dung dịch acid và trong dung dịch đường có nồng độ 65%. Enzym pectinase tác động lên các hợp chất pectin có khối lượng phân tử khác nhau và cấu trúc hóa học không đồng dạng. Cấu trúc hóa học cơ bản của pectin là α – D – galacturonan hay α – D – galacturonoglycan, mạch thẳng có cấu tạo từ các đơn vị D – acid galactopyranosyluronic. Acid pectinic là acid polygalacturonic có một phần nhỏ các nhóm carboxyl được ester hóa bằng methanol. Pectinase là muối của acid pectinic, pectate là muối của acid pectic. Protopectin tạo độ cứng cho quả xanh, không tan trong nước và có cấu tạo hóa học phức tạp. Tronng pectin có các phân tử pectin, các phân tử cellulose và các ion Ca2+ , Mg2+ , các gốc acid phosphoric, acid acetic và đường. Protopectin khi bị thủy phân bằng acid thì giải phóng pectin hòa tan. 2.2.2 Enzym pectinase Enzym pectinase là enzym xúc tác sự phân hủy của các polymer pectin. Sự phân hủy pectin trong tự nhiên thường xảy ra khi trái cây chín. Những enzym này có vai trò quan trọng trong quá trình bảo quản trái cây và rau quả. Enzym pectinase cũng được ứng dụng nhiều trong quá trình chế biến thực phẩm, đặc biệt là khả năng làm trong nước quả (Nilay Demir et al., 2000). Việc kiểm soát hoạt động của enzym pectinase cũng có thể kiểm soát được độ nhớt của sản phẩm. Enzym pectinase có thể được phân loại theo cơ chế tác dụng của chúng. Pectinesterase (PE): xúc tác sự thủy phân của các nhóm methyl ester. Enzym thường tấn công vào các nhóm methyl ester của đơn vị galacturonate nằm kề đơn vị không bị ester hóa, phân cắt các nhóm COOCH3 đứng cạnh các nhóm –COOH tự do tạo thành acid pecticnic và methanol. Pectinesterase thu được từ các nguồn khác nhau có giá trị pH tối ưu cũng khác nhau. Nếu thu từ nguồn vi sinh vật thì pH tối ưu từ 4,5 - 5,5 nếu từ nguồn thực vật thì có pH tối ưu từ 5,0 – 8,5. Pectinesterase từ nấm mốc có nhiệt độ tối ưu là 30 – 40 o C và bị vô hoạt ở 55 – 62 o C. Pectinesterase thường được hoạt hóa bởi các ion Ca2+ và Mg2+ . Polygalacturonase còn có tên gọi là poly – 1,4 – galacturoniglucanohydrolase, xúc tác sự phân cắt các mối liên kết α – 1,4 – glycoside. Polygalacturonase ít gặp trong thực vật nhưng có chủ yếu ở một số nấm mốc và vi khuẩn. Polygalacturonase là một phức hệ enzym gồm có nhiều cấu tử và thường có tính đặc hiệu cao đối với cơ chất.
  • 18. 10 2.2.3 Ứng dụng của enzym pectinase Trong sản xuất nước quả: tùy các loại quả khác nhau, người ta thường chế biến thành các dạng nước quả trong, nước quả đục, do đó việc đầu tiên là phải chiết rút được dịch quả từ mô cơ bản, mô bì đôi khi là mô cơ học. Vì vậy, hiệu suất chiết rút dịch quả sẽ phụ thuộc vào khả năng thấm của tế bào, tính chất cơ lý của nguyên liệu, độ nhớt dịch quả, cũng như thành phần định tính và định lượng của pectin chứa trong dịch bào và trong thành tế bào của mô quả. Để sử dụng vào việc chế biến nước quả trong thì chế phẩm pectinase phải có enzym endo và exo – polygalacturose, enzym pectinesterase và proteinaza. Trong chế phẩm loại này thì những enzym vừa kể trên là những enzym quyết định hiệu quả của chế phẩm. Vì endo và exo – polygalacturose sẽ làm giảm độ nhớt của dịch quả, còn enzym pectinesterase cũng góp phần vào tác dụng của enzym này. Enzym proteinase làm cho dịch quả thoát ra dễ dàng. Sự có mặt của cellulase và hemicellulase ở trong chế phẩm cũng tốt nhưng không bắt buộc. Để thu được dịch quả trong trường hợp có sử dụng enzym pectinase, người ta cũng phải nghiền nhỏ nguyên liệu quả. Bã nghiền nhận được đem xử lý bằng enzym, sau đó mới đem ép hoặc ly tâm. Trong trường hợp có sử dụng enzym, người ta có thể nghiền nhỏ tới mức tối đa để dịch quả thoát ra dễ dàng. Thực tế sản xuất đã chứng minh khi xử lý bã nghiền bằng 0,03% chế phẩm pectinase thì hiệu suất dịch quả được nâng lên từ 20 – 25%. Hoặc khi thu nước nho mà không sử dụng chế phẩm pectinase thì hiệu suất dịch chỉ đạt được tối đa là 65% so với khối lượng nguyên liệu. Nếu sử dụng pectinase thì tăng hiệu suất dịch quả từ 65% lên 77,3% (nho trắng) và từ 66% lên 82,2% (nho đỏ). Dùng pectinase không chỉ làm tăng hiệu suất dịch quả mà còn để làm trong dịch quả. Phương pháp sử dụng enzym là hiệu quả hơn cả vì nhờ tác dụng của enzym mà các hệ keo của nước quả sẽ bị phá hủy hoàn toàn. Nếu như khi làm trong bằng các phương pháp khác pectin bị kết tủa một phần thì khi xử lý bằng pectinase, pectin sẽ bị phân giải hoàn toàn thành các chất hòa tan. Trong sản xuất rượu vang: nhờ tác dụng của pectinase mà các quá trình ép, làm trong và lọc dịch quả rất dễ dàng, do đó làm tăng hiệu suất sản phẩm. Pectinase phân giải các chất pectin mà dịch quả trong suốt không bị đục. Không những vậy, enzym pectinase còn góp phần chiết rút được các chất màu, tannin. Trong sản xuất các mặt hàng từ quả (mứt nhừ, mứt đông) nhờ pectinase mà có thể thu được dịch quả có nồng độ đậm đặc. Chẳng hạn như dịch táo cô đặc đến 72 độ brix, nếu không tách các pectin tự nhiên đi thì sản phẩm sẽ bị keo tụ một cách mạnh mẽ và không thể cô đặc hơn nữa. Đa số trường hợp người ta khử pectin đi, sau đó mới lọc rồi cô đặc.
  • 19. 11 CHƢƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian, địa điểm và vật liệu nghiên cứu 3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Địa điểm: phòng thí nghiệm Bộ môn Công nghệ thực phẩm khoa Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Tây Đô. Thời gian thực hiện: 01/03/1017 đến 16/06/2017. 3.1.2 Nguyên vật liệu Rong nho tươi được mua tại nhà hàng Sushi Tokyo số 125 đường Trần Văn Khéo Phường An Khánh - Cần Thơ. Pectinase ở phòng thí nghiệm. Đường tinh luyện Nước Lá dứa 3.1.3 Dụng cụ, thiết bị Tủ lạnh Bếp đun cách thủy Cân phân tích Nhiệt kế Máy xay Cốc có mỏ 50 ml pH kế Bếp từ Bình định mức Lọ thủy tinh 3.1.4 Hóa chất Acid citric: có tại phòng thí nghiệm.
  • 20. 12 3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 3.2.1 Quy trình dự kiến sản xuất nƣớc uống từ rong nho Quy trình dự kiến sản xuất nước uống từ rong nho được mô tả như Hình 3.1 Rong nho tươi sau khi thu hoạch sẽ được chọn lọc xử lý tại cơ sở chế biến, loại đi những sợi rong bị hư hỏng, dập nát. Sau khi xử lý xong, rong nho sẽ được chần ở nhiệt độ 85 o C trong 10 giây. Rong nho sau khi chần được bổ sung nước và rong nho vào xay nhuyễn trong quá trình xay. Nhiệt độ nước, lượng nước bổ sung và thời gian xay được thực hiện theo thông số tối ưu trong đề tài “Xây dựng quy trình sản xuất nước rong nho đóng chai” của Nguyễn Thị Mộng Sương. Sau khi xay xong sẽ tiến hành đưa dịch rong đi bổ sung enzym pectinase. Dịch rong nho sau khi đã bổ sung enzym được đem đi lọc 2 lần nhằm loại bỏ dịch cặn để khi phối chế với đường saccharose sẽ thu được dịch rong với màu sắc hương vị như mong muốn. Sau khi phối chế xong sản phẩm được đưa đi gia nhiệt, chiết rót và làm nguội thu được thành phẩm nước rong nho đóng chai. Đường saccharose Bã rong Dịch cặn Rửa sạch Chần ( 85 o C, 10 giây) Xay Phối chế Gia nhiệt Làm nguội Lọc 1 Chiết rót, ghép nắp Bổ sung pectinase Lọc 2 Dán nhãn, bảo quản Sản phẩm Rong nho tươi Hình 3.1 Quy trình dự kiến sản xuất nước uống từ rong nho
  • 21. 13 3.2.2 Thí nghiệm 1: Xác định lƣợng pectinase bổ sung nguyên liệu và khảo sát ảnh hƣởng của pH, hàm lƣợng đƣờng bổ sung đến chất lƣợng sản phẩm a. Mục đích thí nghiệm Xác định lượng enzym pectinase bổ sung vào nguyên liệu thích hợp nhất cho quy trình sản xuất. Xác định hàm lượng đường bổ sung và pH phối chế để sản phẩm có chất lượng tốt nhất. b. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí 3 nhân tố và 2 lần lặp lại. Nhân tố A: lượng enzym pectinase bổ sung vào nguyên liệu (%) A1: 0,2 A2: 0,6 A3: 1 Nhân tố B: pH B1: 5 B2: 5,5 B3: 6 Nhân tố C: hàm lượng đường bổ sung (%) C1: 3 C2: 5 C3: 7 Tổng số nghiệm thức: 3 x 3 x 3 = 27 nghiệm thức. Tổng số đơn vị thí nghiệm: 27 x 2 = 54 đơn vị thí nghiệm. Kết quả thích hợp nhất của thí nghiệm 1 được dùng làm cơ sở để thực hiện thí nghiệm 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 được thể hiện ở Hình 3.2. c. Cách tiến hành Nguyên liệu rong nho tươi sau khi mua về được rửa sạch rồi đem chần ở nhiệt độ 85 o C trong 10 giây. Rong nho sau khi chần được bổ sung 500 mL nước và 30 g rong nho vào xay nhuyễn, trích ly và lọc lấy dịch rong nho. Nhiệt độ nước, lượng nước bổ sung và thời gian xay được thực hiện theo thông số thích hợp trong đề tài “Xây dựng quy trình sản xuất nước rong nho đóng chai” của Nguyễn Thị Mộng Sương. Sau khi xay xong sẽ tiến hành đưa dịch rong đi bổ sung enzym pectinase vào lần lượt theo t lệ 0,2%; 0,6%; 1% và đem lọc 2 lần bằng vải lọc kết hợp với giấy lọc để loại bỏ cặn. Dịch lọc thu được sẽ phối chế với đường saccharose với t lệ 3%, 5%, 7% và điều chỉnh pH đến 5, 5,5, 6. Sau khi đã chọn được các t lệ thích hợp thì tiến hành phân tích các chỉ tiêu. d. Chỉ tiêu phân tích Đánh giá cảm quan
  • 22. 14 Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 Chần Xay Lọc 1 Bổ sung pectinase A1 A3 Rong nho tươi Lọc 2 Phối chế B1 B2 C1 C2 C3 B3 C3 Gia nhiệt C2C1C1 C2 C3 … Phân tích các chỉ tiêu Thành phẩm A2
  • 23. 15 3.2.3 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của nhiệt độ gia nhiệt đến chất lƣợng của sản phẩm. a. Mục đích thí nghiệm Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ gia nhiệt đến chất lượng sản phẩm. b. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 1 nhân tố và 2 lần lặp lại. Nhân tố D: nhiệt độ (o C) D1: 60 D2: 70 D3: 80 Tổng số nghiệm thức: 3 nghiệm thức. Tổng số đơn vị thí nghiệm: 3 x 2 = 6 đơn vị thí nghiệm. Kết quả tối ưu của thí nghiệm 2 được dùng làm cơ sở để thực hiện thí nghiệm 3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 được thể hiện ở Hình 3.3. c. Cách tiến hành Sau khi đã chọn được t lệ enzym pectinase và t lệ phối chế thích hợp nhất ở thí nghiệm 1. Ở thí nghiệm 2 này sẽ tiến hành đem sản phẩm đi gia nhiệt ở 3 mức nhiệt độ 60 o C, 70 o C, 80 o C trong vòng 5 phút rồi tiến hành rót chai, đóng nắp và làm nguội. Sản phẩm sau làm nguội được tiến hành phân tích các chỉ tiêu. d. Chỉ tiêu phân tích Đánh giá cảm quan Tổng số vi sinh vật hiếu khí - Rong nho tươi …… Gia nhiệt D1 D2 D3 Chiết rót Làm nguội Thành phẩm Phân tích các chỉ tiêu Hình 3.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2
  • 24. 16 3.2.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu Các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mẫu thí nghiệm được lặp lại 2 lần và số liệu thu được xử lý theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) bằng phần mềm STATGRAPHICS ở thí nghiệm 1 và phần mềm SPSS (statistical products for social services) ở thí nghiệm.
  • 25. 17 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thí nghiệm 1: Xác định lƣợng enzym pectinase bổ sung vào nguyên liệu và ảnh hƣởng của quá trình phối chế đến pH và hàm lƣợng đƣờng bổ sung đến chất lƣợng sản phẩm Sau khi phân tích phương sai, kiểm định độ ý nghĩa, kết quả nồng độ enzym pectinase bổ sung vào nguyên liệu và sự ảnh hưởng của pH, hàm lượng đường trong quá trình phối chế lần lượt được trình bày như sau: Nồng độ enzym pectinase (%) được bổ sung ở 3 mức độ cho kết quả so sánh ở Bảng 4.1. Bảng 4.1: Kết quả thống kê điểm cảm quan về ảnh hưởng của nồng độ enzym pectinase đến màu sắc và mùi vị của nước rong nho Nồng độ enzym pectinase (%) Số lần lặp lại Màu sắc Mùi vị 0,2 18 2,86c 3,18c 0,6 18 3,35a 3,49a 1 18 3,12b 3,28b (Các giá trị trung bình có các chữ cái thường a, b, c khác nhau trên cột thì thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa ở mức 95% về mặt thống kê) Kết quả đánh giá ảnh hưởng của nồng độ enzym pectinase được thể hiện ở Bảng 4.1 cho thấy ở nồng độ 0,6% enzym pectinase được bổ sung cho điểm cảm quan cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% so với hai mức bổ sung 0,2% và 1%. Vì ở nồng độ enzym pectinase 0,6% cho rong nho có màu xanh rất trong, sáng đẹp và có mùi tanh nhẹ của rong nho. Còn ở nồng độ bổ sung 0,2% enzym pectinase rong nho có màu xanh nhạt và kém sáng, mùi tanh của rong nho hơi nồng nên nằm ở điểm cảm quan thấp nhất. Ở 1% enzym pectinase thì rong nho có màu xanh nhưng hơi tối, mùi tanh của rong nho rất ít. Điều đó cho thấy nồng độ enzym pectinase bổ sung có ảnh hưởng đáng kể đến màu sắc cũng như mùi vị của nước rong nho, enzym bổ sung vào càng nhiều mùi tanh của rong nho càng giảm, màu sẽ xanh hơn và tối dần, tuy nhiên điều này chỉ dừng lại ở một nồng độ nhất định là ở nồng độ 0,6% cho màu sắc và mùi vị rong nho đạt cao nhất. Bảng 4.2: Kết quả thống kê điểm cảm quan về ảnh hưởng của pH đến màu sắc và mùi vị của nước rong nho pH Số lần lặp lại Màu sắc Mùi vị 5 18 2,7b 3,31b 5,5 18 3,32a 3,43a 6 18 3,31a 3,21c (Các giá trị trung bình có các chữ cái thường a, b, c khác nhau trên cột thì thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa ở mức 95% về mặt thống kê)
  • 26. 18 Từ kết quả ở Bảng 4.2 cho thấy: pH ảnh hưởng đáng kể đến màu sắc và mùi vị của nước ron Ở pH = 5,5 cho điểm cảm quan cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% so với mức pH = 5 có điểm cảm quan thấp nhất và khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% so với pH = 6. pH càng thấp màu của nước rong nho càng nhạt dần và có dấu hiệu ngã vàng. Cụ thể là ở pH = 5,5 và pH = 6 màu sắc rong nho rất xanh và sáng đẹp ngang nhau. Tuy nhiên ở pH = 5,5 rong nho lại đạt điểm cảm quan cao nhất vì màu sắc được nhiều người ưa thích hơn pH = 6. Vì vậy, pH = 5,5 được chọn là khoảng pH tốt nhất đối với màu rong nho. Còn ở pH = 5 rong nho vẫn có màu xanh, tuy nhiên màu xanh này hơi ngã vàng. Nguyên nhân là do rong nho là nguyên liệu rất giàu chlorophyll, mà chlorophyll lại rất nhạy cảm với acid. Do đó, khi bị xử lý với môi trường acid thì chlorophyll sẽ bị biến đổi màu (từ màu xanh chlorophyll sẽ chuyển thành pheophytin có màu vàng oliu). Bên cạnh đó, pH cũng ảnh hưởng đến mùi vị của rong nho, pH = 5,5 mùi vị của rong nho đạt tốt nhất so với pH = 5 và pH = 6. Vì ở pH = 5,5 mùi vị của rong nho rất hài hòa, mùi tanh đặc trưng của rong nho kết hợp với vị chua nhẹ. Còn ở pH = 5 rong nho có vị hơi chua. Đối với pH = 6 thì vị của rong nho khó cảm nhận nên điểm cảm quan là thấp nhất. Bảng 4.3: Kết quả thống kê điểm cảm quan về ảnh hưởng của hàm lượng đường đến màu sắc và mùi vị của nước rong nho Hàm lƣợng đƣờng (%) Số lần lặp lại Màu sắc Mùi vị 3 18 2,99b 3,20b 5 18 3,33a 3,48a 7 18 3,01b 3,27b (Các giá trị trung bình có các chữ cái thường a, b, c khác nhau trên cột thì thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa ở mức 95% về mặt thống kê) Dựa vào kết quả ở Bảng 4.3 cho thấy, với hàm lượng đường bổ sung khác nhau sẽ cho kết quả đánh giá cảm quan về màu sắc và mùi vị cũng khác nhau. Ở hàm lượng đường bổ sung 5% cho nước rong nho có điểm cảm quan cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% so với hàm lượng đường bổ sung ở 3% và 7%. Vì ở hàm lượng đường bổ sung 5% rong nho có màu xanh sáng, vị ngọt hài hòa. Ở hàm lượng đường 3% màu của rong nho xanh và vị rất nhạt, còn ở hàm lượng đường bổ sung 7% thì rong nho có màu xanh hơi ngã vàng và có hậu vị quá ngọt. Vì vậy, ở thí nghiệm 1 này kết luận được rằng: ở nồng độ enzym pectinase 0,6% và chỉnh pH = 5,5 với hàm lượng đường bổ sung 5% là thích hợp nhất cho sản phẩm có màu sắc đẹp, mùi vị hài hòa và cố định cho các thí nghiệm tiếp theo. 4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hƣởng của nhiệt độ gia nhiệt đến chất lƣợng sản phẩm
  • 27. 19 b a b c c c a b a Màu sắc Mùi vị Trạng thái Tổngđiểmcảmquan 60 70 80 Thí nghiệm được tiến hành ở 3 mức nhiệt độ 60 o C, 70 o C, 80 o C và cố định trong thời gian 5 phút. Kết quả được thể hiện ở Hình 4.1. Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ gia nhiệt đến giá trị cảm quan Ghi chú: Các giá trị trung bình có các chữ cái thường a, b, c khác nhau trên cột thì thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa ở mức 95% về mặt thống kê. Kết quả được thể hiện ở Hình 4.1 cho thấy: nhiệt độ gia nhiệt ảnh hưởng đáng kể đến màu sắc, mùi vị cũng như trạng thái của sản phẩm. Nhiệt độ gia nhiệt càng cao, thời gian đun nóng càng lâu màu sắc càng giảm, sản phẩm có mùi khó chấp nhận, nhiều sắc tố lắng đọng. Vì dưới tác động của nhiệt độ màu xanh chlorophyll sẽ chuyển thành pheophytin có màu olive, acid cũng sẽ chiếm lấy ion Mg2+ trong phân tử chlorophyll và thay thế bằng 2 ion H+ , do đó màu của sản phẩm bị thay đổi. Ngoài ra, khi gia nhiệt muối (vị mặn đặc trưng của rong) sẽ bị kết tủa làm xuất hiện cặn lắng. Cụ thể như sau: Về mặt cảm quan thì nước rong nho khi gia nhiệt ở 70 o C và cố định trong thời gian 5 phút (D2) đạt được điểm cảm quan cao nhất và có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với nhiệt độ ở 60 o C (D1) và 80 o C (D3). Vì khi gia nhiệt ở 70 o C sản phẩm có màu xanh nhạt (4,65), mùi vị không biến đổi nhiều (4,65), không bị phân lớp và cặn lắng rất ít (4,55) sau 7 ngày bảo quản lạnh ở 7 o C . Ở nhiệt độ 60 o C sau 1 tuần bảo quản lạnh ở 7 o C sản phẩm vẫn có màu xanh nhạt (3,85). Tuy nhiên, mùi vị đã có sự biến đổi nhiều vì nhiệt độ gia nhiệt quá thấp không tiêu diệt được các vi sinh vật, sản phẩm rất nhanh hư, do đó đạt điểm cảm quan thấp nhất (3,1), sản phẩm không phân lớp, cặn lắng ít (3,4). Ở 80 o C thì màu sắc đã biến đổi khá nhiều chuyển thành màu xanh sậm nên điểm cảm quan về màu sắc ở 80 o C thấp hơn 60 o C (3), mùi vị vẫn không bị biến đổi nhiều (3,7), sản phẩm bị phân lớp và xuất hiện nhiều cặn lắng (2,7). Vì ở nhiệt độ gia nhiệt này các vi sinh vật hầu như đã bị tiêu diệt, nên sản phẩm lâu hư hỏng hơn ở nhiệt độ 60 o C. Tuy nhiên, do nhiệt độ gia nhiệt cao nên xuất hiện rất nhiều cặn lắng. Vì vậy, gia nhiệt sản phẩm ở 70 o C và
  • 28. 20 cố định trong thời gian 5 phút là thích hợp nhất, sản phẩm có chất lượng cảm quan cao nhất và đạt chỉ tiêu về chất lượng vi sinh vật. Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh vật khi gia nhiệt ở nhiệt độ 60 – 80 o C trong thời gian 5 phút Nhiệt độ (o C) Thời gian (phút) Kết quả tổng số vi sinh vật hiếu khí (CFU/ml) Tiêu chuẩn cho phép 60 o C 5 <102 102 70 o C <102 80 o C <102 Từ các kết quả phân tích ở trên có thể kết luận rằng: nhiệt độ gia nhiệt quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nước rong nho. Trong quá trình bảo quản lạnh ở 7 o C chất lượng cảm quan sẽ giảm dần cả về màu sắc lẫn mùi vị và trạng thái sản phẩm. Tuy nhiên nếu xét trong cùng một điều kiện bảo quản thì dễ dàng nhận thấy rằng ở nhiệt độ gia nhiệt 70 o C sản phẩm bị biến đổi về chất lượng cảm quan là thấp nhất. Do đó nhiệt độ gia nhiệt thích hợp nhất cho quy trình sản xuất là 70 o C, sau 1 tuần bảo quản lạnh ở 7 o C sản phẩm vẫn ở trạng thái tốt, không có dấu hiệu hư hỏng.
  • 29. 21 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 5.1 Kết luận Qua quá trình thí nghiệm và phân tích số liệu thống kê có thể rút ra một số kết luận như sau: Sản phẩm nước rong nho có t lệ enzym pectinase bổ sung ở 0,6%, phối chế ở hàm lượng đường 5% và chỉnh pH = 5,5 sẽ cho sản phẩm có điểm cảm quan cao nhất, hài hòa về mùi vị, màu sắc đẹp. Nhiệt độ gia nhiệt ở 70 o C trong thời gian 5 phút là thích hợp nhất, ít làm biến đổi các thành phần dinh dưỡng cũng như mùi vị và màu sắc sản phẩm. Quy trình “Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho (Caulerpa lentillifera J. Agardh) đóng chai” hoàn thiện: Bã rong Dịch cặn Đường saccharose 5% pH = 5,5 Rửa sạch Chần (85 o C, 10 giây) Xay Phối chế Gia nhiệt ( 70 o C) Làm nguội Lọc 1 Chiết rót, ghép nắp Bổ sung pectinase 0,6% Lọc 2 Dán nhãn, bảo quản Rong nho tươi Pectinase 0,6% Sản phẩm
  • 30. 22 5.2 Đề xuất Do thời gian thực hiện luận văn có giới hạn cũng như trang thiết bị còn hạn chế nên còn gặp một số khó khăn trong quá trình làm thí nghiệm, cụ thể như sau: Cần nghiên cứu thêm các phương pháp tách cặn; Khắc phục hiện tượng mất màu xanh của rong nho; Bổ sung thêm các hương liệu để giảm bớt mùi tanh của dịch rong nho. Hình 5.1: Quy trình sản xuất nước rong nho đóng chai sử dụng enzym pectinase
  • 31. 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bixler, HJ., And H. Porse, 2011. A decade of change in seaweed hydrocolloids industry. J Appl Phycol. 23: 321 – 335. Bold, H.C., and M.J. Wyne, 1985. Introduction to the algae: Structure and Reproduction, Second Edition, New Jersey, Prentice – Hall, USA. 720. Bourre, J.M., 2004. Roles of Unsaturated fatty acids in the brain at various ages and during ageing. J of Nutrition, Health & Aging. Vol 8. (3). 163 – 174. Nguyễn Hữu Đại, Nguyễn Xuân Hòa, Nguyễn Xuân Xy, Nguyễn Thị Lĩnh và Phạm Hữu Trí, 2005. Thử nghiệm trồng rong nho (Caulerpa lentillifera J. Agardh 1873) ở điều kiện tự nhiên. Nguyễn Hữu Đại, Nguyễn Xuân Vy, Nguyễn Xuân Hòa và Phạm Hữu Trí, 2009. Di nhập và trồng rong nho biển (Caulerpa lentillifera) ở Khánh Hòa. Hội nghị Khoa học Toàn quốc về sinh thái và Tài nguyên Sinh vật biển lần thứ 3. Hà Nội, 942 – 949. Nguyễn Xuân Hòa, Nguyễn Hữu Đại, Nguyễn Thị Lĩnh và Phạm Hữu Trí, 2004. Nghiên cứu các đặc trưng sinh lý, sinh thái của loài rong nho biển nhập nội có nguồn gốc từ Nhật Bản làm cơ sở cho kỹ thuật nuôi trồng. Báo cáo đề tài cơ sở Viện Hải Dương học Nha Trang. 28 trang. Nguyễn Xuân Hòa, 2013. Chuyển giao kỹ thuật trồng, chế biến và bảo quản rong nho biển cho quân dân huyện Trường Sa để góp phần giải quyết nhu cầu rau xanh thường xuyên thiếu thốn nơi đây. Đề tài Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa, Viện Hải Dương học Nha Trang. 58 trang. Ratana – arporn, P., and Chirapart, 2006. Nutritional evaluation of tropical green seaweeds Caulerpa lentillifera and Ulva reticulata. Journal of Natural Science. 40: 75 – 83. Trần Thị Luyến, 2004. Chế biến rong biển. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội. 208 trang. Võ Huỳnh Quốc Huy, 2015. Công nghệ chế biến sản phẩm đóng hộp. Trường Đại học Tây Đô.
  • 32. i PHỤ LỤC PHỤ LỤC A. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH A.1. Đánh giá cảm quan Hiện nay các sản phẩm thực phẩm được đánh giá chất lượng chủ yếu theo phương pháp cảm quan dựa trên việc sử dụng những thông tin nhờ vào các cơ quan thụ cảm: thị giác, vị giác, khứu giác. Xác định màu sắc: nước rong nho sẽ được rót vào cốc thủy tinh, đặt đối diện với nguồn sáng, quan sát dưới ánh sáng tự nhiên. Mùi: mùi được xác định ở nơi có không gian thoáng mát, không có mùi lạ. Vị: uống từ từ và cảm nhận vị của sản phẩm, ghi nhận và cho điểm. Việc cho điểm các chỉ tiêu cảm quan là được đánh giá riêng biệt bằng cách cho theo thanh 5 điểm, điểm cao nhất là 5. Bảng A.1: Thang điểm đánh giá cảm quan nước rong nho sau khi bổ sung enzym pectinase và phối chế Chỉ tiêu Điểm Cơ sở đánh giá Màu sắc 5 Màu xanh của rong nho hài hòa với màu xanh lá dứa, màu xanh đặc trưng, sáng đẹp 4 Màu xanh của rong nho hài hòa với màu xanh lá dứa, màu xanh hơi nhạt hoặc hơi đậm, đặc trưng 3 Màu xanh của rong nho hài hòa với màu xanh lá dứa, màu xanh đậm hoặc nhạt, ít đặc trưng 2 Màu xanh của rong nho hài hòa với màu xanh lá dứa, màu xanh khá nhạt hoặc khá tối, kém đặc trưng 1 Màu xanh của rong nho hài hòa với màu xanh lá dứa, màu xanh quá nhạt hoặc quá tối, kém đặc trưng Mùi vị 5 Mùi tanh nhẹ đặc trưng của rong nho và mùi thơm dịu của lá dứa, vị chua ngọt hài hòa, một chút vị mặn đặc trưng của rong nho, hậu vị thanh mát 4 Mùi tanh nhẹ khá đặc trưng của rong nho và mùi thơm dịu của lá dứa, vị chua ngọt khá hài hòa, một chút vị mặn đặc trưng của rong nho, hậu vị thanh mát 3 Mùi tanh đặc trưng của rong nho hơi nồng và mùi thơm dịu của lá dứa, vị chua ngọt ít hài hòa, một chút vị mặn đặc trưng của rong nho, hậu vị thanh mát 2 Mùi tanh nồng của rong nho và mùi thơm dịu của lá dứa, vị chua ngọt kém hài hòa, vị mặn đặc trưng của rong nho tương đối nhiều, hậu vị ít thanh mát 1 Mùi tanh rất nồng của rong nho và mùi thơm dịu của lá dứa, vị quá ngọt hoặc quá chua, vị mặn đặc trưng của rong nho tương đối nhiều, hậu vị kém thanh mát
  • 33. ii Bảng A.2: Thang điểm đánh giá cảm quan nước rong nho sau khi gia nhiệt Chỉ tiêu Điểm Cơ sở đánh giá Màu sắc 5 Sản phẩm có màu xanh nhạt 4 Sản phẩm có màu xanh khá nhạt 3 Sản phẩm có màu xanh lá úa 2 Sản phẩm có màu xanh lá úa đậm 1 Sản phẩm có màu xanh lá úa rất đậm Mùi vị 5 Mùi vị không biến đổi nhiều 4 Mùi vị ít biến đổi 3 Mùi vị biến đổi nhiều 2 Mùi vị biến đổi rất nhiều 1 Có mùi chua, xuất hiện vị lạ Trạng thái 5 Sản phẩm không phân lớp, cặn lắng rất ít 4 Sản phẩm không phân lớp, cặn lặng ít 3 Sản phẩm phân lớp, cặn lắng ít 2 Sản phẩm phân lớp, cặn lắng nhiều 1 Sản phẩm phân lớp, cặn lắng rất nhiều A.2. Phƣơng pháp xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí  Nguyên tắc Vi khuẩn hiếu khí tăng trưởng và hình thành khuẩn lạc trong điều kiện có sự hiện diện của oxy phân tử. Tổng số vi khuẩn hiện diện trong mẫu chỉ thị mức độ vệ sinh của thực phẩm. Chỉ số này được xác định bằng phương pháp đếm khuẩn lạc mọc trên môi trường thạch dưỡng từ một lượng mẫu xác định trên cơ sở xem một khuẩn lạc là một sinh khối phát triển từ một tế bào hiện diện trong mẫu và được biểu diễn dưới dạng số đơn vị hình thành khuẩn lạc (cfu) trong một đơn vị khối lượng thực phẩm.  Chuẩn bị môi trường Cân các môi trường nuôi cấy và hòa tan trong nước cấy với hàm lượng xác định trong bình nấu môi trường. Dùng nắp bịt kín miệng bình, đun cách thủy để hòa tan các thành phần môi trường trong nước. Môi trường pha loãng mẫu là nước muối vô trùng. Cách pha loãng mẫu Lấy ống nghiệm đánh số tương ứng với mỗi nồng độ, sau đó cho vào mỗi ống nghiệm 9 mL nước cất. Hút 1 mL dung dịch mẫu cho vào ống nghiệm 1, rồi lắc đều. Sau khi đồng nhất dung dịch, thì thu được dịch mẫu có độ pha loãng là 10-1 so với
  • 34. iii dung dịch ban đầu. Hút 1 mL mẫu 10-1 cho vào ống nghiệm 2 lắc đều được độ pha loãng 10-2 . Hút 1 mL mẫu cho vào ống nghiệm 3 lắc đều được độ pha loãng 10-3 . Rửa sạch đĩa petri, các dụng cụ cấy vi sinh, pipet. Dùng bọc kiếng chịu nhiệt bỏ tất cả dụng cụ trên để đưa vào nồi tiệt trùng. Tiến hành tiệt trùng ướt môi trường, dụng cụ thủy tinh, dụng cụ cấy vi sinh ở nhiệt độ 121 o C đến khi có còi báo động của nồi tiệt trùng vang lên thì để khoảng 15 phút cho áp suất hạ xuống rồi lấy tất cả các dụng cụ đã tiệt trùng ra ngoài.  Chuẩn bị mẫu và tiến hành cấy mẫu Môi trường sử dụng là Nutrient Agar hoặc Plate Count Agar Tiến hành là chọn độ pha loãng từ 10-1 đến 10-3 , dùng pipet hút 1 mL ở mỗi độ pha loãng cho vào các đĩa petri đã khử trùng. Tiếp tục cho khoảng 9 mL môi trường plate count agar đã hấp khử trùng để nguội khoảng 45 o C, lắc đều bằng cách xoay tròn đĩa petri xuôi và ngược chiều kim đồng hồ từ 3 – 5 lần. Đặt đĩa lên mặt phẳng ngang và cho đông tự nhiên. Khi môi trường đã đông lật úp đĩa và đặt vào tủ ấm ở 37 o C trong vòng 24 – 48 giờ. Sau đó, đếm tất cả các khuẩn lạc sau khi ủ (chọn đĩa có số khuẩn lạc từ 25 – 250 khuẩn lạc để đếm). Mật độ tổng số vi sinh vật hiếu khí trong 1 mL mẫu được tính theo công thức sau: A = Trong đó: A: số khuẩn lạc trên 1 mL mẫu (cfu/mL) (cfu: colony forming unit) N: tổng số khuẩn lạc đếm trên các đĩa đã chọn ni: số lượng đĩa cấy tại độ pha loãng thứ i V: thể tích dịch mẫu cấy vào trong mỗi đĩa f1: độ pha loãng tương ứng. Bảng A.3: Chỉ tiêu vi sinh đối với nước giải khát STT Chỉ tiêu Giới hạn tối đa 1 Tổng số vi sinh vật hiếu khí CFU/mL 100 2 Coliforms, CFU/mL 10 3 E. coli CFU/mL Không được có 4 Streptococci feacal CFU/mL Không được có 5 Pseudomonas aeruginosa CFU/mL Không được có 6 Staphylococcus aureus CFU/mL Không được có 7 Clostridium perfringens, CFU/mL Không được có 8 Tổng số nấm men, nấm mốc, CFU/mL 10 N N1 × V × f1 + n2 × V × f2
  • 35. iv (Quyết định 46/2007/QĐ – BYT) PHỤ LỤC B. KẾT QUẢ SỐ LIỆU THỐNG KÊ Thí nghiệm 1: Xác định lƣợng enzym pectinase bổ sung vào nguyên liệu và ảnh hƣởng của quá trình phối chế đến pH và hàm lƣợng đƣờng bổ sung đến chất lƣợng sản phẩm Bảng B.1: Kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm nước rong nho theo nồng độ enzym pectinase bổ sung và sự ảnh hưởng của pH, hàm lượng đường đến màu sắc của sản phẩm Số nghiệm thức Nghiệm thức Màu sắc Nồng độ enzym pectinase (%) pH Hàm lƣợng đƣờng (%) Lần 1 Lần 2 1 0,2 5 3 2,4 2,5 2 0,2 5 5 2,7 2,5 3 0,2 5 7 2,4 2,2 4 0,2 5,5 3 2,9 2,8 5 0,2 5,5 5 3 3,2 6 0,2 5,5 7 2,8 2,6 7 0,2 6 3 3,1 3,3 8 0,2 6 5 3,4 3,4 9 0,2 6 7 3,1 3,2 10 0,6 5 3 3,1 2,6 11 0,6 5 5 3 3,2 12 0,6 5 7 2,8 2,6 13 0,6 5,5 3 3,4 3,3 14 0,6 5,5 5 4,8 4,6 15 0,6 5,5 7 4 3,8 16 0,6 6 3 3,3 3,2 17 0,6 6 5 3,5 3,5 18 0,6 6 7 2,8 2,9 19 1 5 3 2,7 2,5 20 1 5 5 2,9 3 21 1 5 7 2,8 2,7 22 1 5,5 3 3,1 3 23 1 5,5 5 3 3,2 24 1 5,5 7 3,1 3,3 25 1 6 3 3,4 3,3 26 1 6 5 3,7 3,4
  • 36. v 27 1 6 7 3,5 3,7 Bảng B.2: Kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm nước rong nho theo nồng độ enzym pectinase bổ sung vào nguyên liệu và sự ảnh hưởng của pH, hàm lượng đường đến mùi vị của sản phẩm Số nghiệm thức Nghiệm thức Mùi vị Nồng độ enzym pectinase (%) pH Hàm lƣợng đƣờng (%) Lần 1 Lần 2 1 0,2 5 3 3,3 3,1 2 0,2 5 5 3,4 3,2 3 0,2 5 7 3,2 3,0 4 0,2 5,5 3 3,3 3,2 5 0,2 5,5 5 3,4 3,2 6 0,2 5,5 7 3,3 3,1 7 0,2 6 3 3,2 3,0 8 0,2 6 5 3,3 3,1 9 0,2 6 7 3,0 3,0 10 0,6 5 3 3,3 3,2 11 0,6 5 5 3,5 3,4 12 0,6 5 7 3,6 3,4 13 0,6 5,5 3 3,3 3,1 14 0,6 5,5 5 4,8 4,6 15 0,6 5,5 7 3,6 3,4 16 0,6 6 3 3,3 3,1 17 0,6 6 5 3,4 3,3 18 0,6 6 7 3,4 3,2 19 1 5 3 3,4 3,2 20 1 5 5 3,5 3,3 21 1 5 7 3,4 3,2 22 1 5,5 3 3,2 3,0 23 1 5,5 5 3,5 3,3 24 1 5,5 7 3,4 3,2 25 1 6 3 3,2 3,3 26 1 6 5 3,4 3,2 27 1 6 7 3,4 3,1
  • 37. vi B.3: Phân tích phƣơng sai lƣợng enzym pectinase bổ sung vào nguyên liệu và sự ảnh hƣởng của pH, hàm lƣợng đƣờng đến màu sắc của nƣớc rong nho Analysis of Variance for mau sac - Type III Sums of Squares Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value MAIN EFFECTS A:nong do enzym pectinase 2.20481 2 1.10241 62.01 0.0000 B:pH 4.64704 2 2.32352 130.70 0.0000 C:duong 1.2937 2 0.646852 36.39 0.0000 INTERACTIONS AB 2.73963 4 0.684907 38.53 0.0000 AC 0.682963 4 0.170741 9.60 0.0001 BC 0.220741 4 0.0551852 3.10 0.0318 ABC 0.779259 8 0.0974074 5.48 0.0004 RESIDUAL 0.48 27 0.0177778 TOTAL (CORRECTED) 13.0481 53 B.4: Kiểm định LSD ảnh hƣởng lƣợng enzym pectinase bổ sung vào nguyên liệu đến màu sắc của nƣớc rong nho Method: 95.0 percent LSD nong do enzym pectinase Count LS Mean LS Sigma Homogeneous Groups 0.2 18 2.86111 0.031427 X 1 18 3.12778 0.031427 X 0.6 18 3.35556 0.031427 X B.5: Kiểm định LSD ảnh hƣởng của pH đến màu sắc của nƣớc rong nho Method: 95.0 percent LSD pH Count LS Mean LS Sigma Homogeneous Groups 5 18 2.7 0.031427 X 6 18 3.31667 0.031427 X 5.5 18 3.32778 0.031427 X B.6: Kiểm định LSD ảnh hƣởng của hàm lƣợng đƣờng bổ sung đến màu sắc của nƣớc rong nho Method: 95.0 percent LSD duong Count LS Mean LS Sigma Homogeneous Groups 3 18 2.99444 0.031427 X 7 18 3.01667 0.031427 X 5 18 3.33333 0.031427 X
  • 38. vii B.7: Phân tích phƣơng sai lƣợng enzym pectinase bổ sung vào nguyên liệu và sự ảnh hƣởng của pH, hàm lƣợng đƣờng đến mùi vị của nƣớc rong nho Analysis of Variance for mui vi - Type III Sums of Squares Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value MAIN EFFECTS A:nong do enzym pectinase 0.901111 2 0.450556 25.88 0.0000 B:pH 0.447778 2 0.223889 12.86 0.0001 C:duong 0.79 2 0.395 22.69 0.0000 INTERACTIONS AB 0.521111 4 0.130278 7.48 0.0003 AC 0.535556 4 0.133889 7.69 0.0003 BC 0.545556 4 0.136389 7.84 0.0003 ABC 0.942222 8 0.117778 6.77 0.0001 RESIDUAL 0.47 27 0.0174074 TOTAL (CORRECTED) 5.15333 53 B.8: Kiểm định LSD ảnh hƣởng lƣợng enzym pectinase bổ sung vào nguyên liệu đến mùi vị của nƣớc rong nho Method: 95.0 percent LSD nong do enzym pectinase Count LS Mean LS Sigma Homogeneous Groups 0.2 18 3.18333 0.0310979 X 1 18 3.28889 0.0310979 X 0.6 18 3.49444 0.0310979 X B.9: Kiểm định LSD ảnh hƣởng của pH đến mùi vị của nƣớc rong nho Method: 95.0 percent LSD pH Count LS Mean LS Sigma Homogeneous Groups 6 18 3.21667 0.0310979 X 5 18 3.31111 0.0310979 X 5.5 18 3.43889 0.0310979 X B.10: Kiểm định LSD ảnh hƣởng của hàm lƣợng đƣờng bổ sung đến mùi vị của nƣớc rong nho Method: 95.0 percent LSD duong Count LS Mean LS Sigma Homogeneous Groups 3 18 3.20556 0.0310979 X 7 18 3.27222 0.0310979 X 5 18 3.48889 0.0310979 X
  • 39. viii Thí nghiệm 2: Ảnh hƣởng của nhiệt độ gia nhiệt đến chất lƣợng sản phẩm ANOVA Sum of Squares df Mean Square F Sig. mau Between Groups 2.723 2 1.362 24.029 .014 Within Groups .170 3 .057 Total 2.893 5 muivi Between Groups 2.443 2 1.222 43.118 .006 Within Groups .085 3 .028 Total 2.528 5 trangthai Between Groups 3.490 2 1.745 116.333 .001 Within Groups .045 3 .015 Total 3.535 5 mau nhanto N Subset for alpha = 0.05 1 2 3 Duncan a D3 2 3.0000 D1 2 3.8500 D2 2 4.6500 Sig. 1.000 1.000 1.000 muivi
  • 40. ix Nhanto N Subset for alpha = 0.05 1 2 3 Duncan a D1 2 3.1000 D3 2 3.7000 D2 2 4.6500 Sig. 1.000 1.000 1.000 trangthai Nhanto N Subset for alpha = 0.05 1 2 3 Duncan a D3 2 2.7000 D1 2 3.4000 D2 2 4.5500 Sig. 1.000 1.000 1.000
  • 41. x PHỤ LỤC C. CÁC TIÊU CHUẨN Bảng C.1: Tiêu chuẩn nước dùng trong thực phẩm STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Giới hạn tối đa cho phép I. Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ Màu sắc TCU 15 Mùi vị - Không có mùi, vị lạ Độ đục NTU 2 pH - 6,5 - 8,5 Độ cứng, tính theo CaCO3 mg/L 300 Tổng chất rắn hoà tan (TDS) mg/L 1000 Hàm lượng Nhôm mg/L 0,2 Hàm lượng Amoni mg/L 3 Hàm lượng Antimon mg/L 0,005 Hàm lượng Asen tổng số mg/L 0,01 Hàm lượng Bari mg/L 0,7 Hàm lượng Bo tính chung cho cả Borat và Axit boric mg/L 0,3 Hàm lượng Cadimi mg/L 0,003 Hàm lượng Clorua mg/L 250 Hàm lượng Crom tổng số mg/L 0,05 Hàm lượng Đồng tổng số mg/L 1 Hàm lượng Xianua mg/L 0,07 Hàm lượng Florua mg/L 1,5 Hàm lượng Hydro sunfur mg/L 0,05 Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ Fe3+) mg/L 0,3 Hàm lượng Chì mg/L 0,01 Hàm lượng Mangan tổng số mg/L 0,3 Hàm lượng Thu ngân tổng số mg/L 0,001 Hàm lượng Molybden mg/L 0,07 Hàm lượng Niken mg/L 0,02 Hàm lượng Nitrat mg/L 50 Hàm lượng Nitrit mg/L 3 Hàm lượng Selen mg/L 0,01 Hàm lượng Natri mg/L 200 Hàm lượng Sunphat mg/L 250
  • 42. xi Hàm lượng Kẽm mg/L 3 Chỉ số Pecmanganat mg/L 2 II. Hàm lƣợng của các chất hữu cơ a. Nhóm Alkan clo hoá Cacbontetraclorua g/L 2 Diclorometan g/L 20 1,2 Dicloroetan g/L 30 1,1,1 – Tricloroetan g/L 2000 Vinyl clorua g/L 5 1,2 Dicloroeten g/L 50 Tricloroeten g/L 70 Tetracloroeten g/L 40 b. Hydrocacbua Thơm Phenol và dẫn xuất của Phenol g/L 1 Benzen g/L 10 Toluen g/L 700 Xylen g/L 500 Etylbenzen g/L 300 Styren g/L 20 Benzo(a)pyren g/L 0,7 c. Nhóm Benzen Clo hoá Monoclorobenzen g/L 300 1,2 – Diclorobenzen g/L 1000 1,4 – Diclorobenzen g/L 300 Triclorobenzen g/L 20 d. Nhóm các chất hữu cơ phức tạp Di (2 - etylhexyl) adipate g/L 80 Di (2 - etylhexyl) phtalat g/L 8 Acrylamide g/L 0,5 Epiclohydrin g/L 0,4 Hexacloro butadien g/L 0,6 III. Hoá chất bảo vệ thực vật Alachlor g/L 20 Aldicarb g/L 10 Aldrin/Dieldrin g/L 0,03
  • 43. xii Atrazine g/L 2 Bentazone g/L 30 Carbofuran g/L 5 Clodane g/L 0,2 Clorotoluron g/L 30 DDT g/L 2 1,2 - Dibromo - 3 Cloropropan g/L 1 2,4 – D g/L 30 1,2 - Dicloropropan g/L 20 1,3 - Dichloropropen g/L 20 Heptaclo và heptaclo epoxit g/L 0,03 Hexaclorobenzen g/L 1 Isoproturon g/L 9 Lindane g/L 2 MCPA g/L 2 Methoxychlor g/L 20 Methachlor g/L 10 Molinate g/L 6 Pendimetalin g/L 20 Pentaclorophenol g/L 9 Permethrin g/L 20 Propanil g/L 20 Simazine g/L 20 Trifuralin g/L 20 2,4 DB g/L 90 Dichloprop g/L 100 Fenoprop g/L 9 Mecoprop g/L 10 2,4,5 - T g/L 9 IV. Hoá chất khử trùng và sản phẩm phụ Monocloramin g/L 3 Clo dư mg/L 0,3 - 0,5 Bromat g/L 25 Clorit g/L 200 2,4,6 Triclorophenol g/L 200
  • 44. xiii Focmaldehyt g/L 900 Bromofoc g/L 100 Dibromoclorometan g/L 100 Bromodiclorometan g/L 60 Clorofoc g/L 200 Axit dicloroaxetic g/L 50 Axit tricloroaxetic g/L 100 Cloral hydrat (tricloroaxetaldehyt) g/L 10 Dicloroaxetonitril g/L 90 Dibromoaxetonitril g/L 100 Tricloroaxetonitril g/L 1 Xyano clorit g/L 70 V. Mức nhiễm xạ Tổng hoạt độ  pCi/L 3 Tổng hoạt độ  pCi/L 30 VI. Vi sinh vật Coliform tổng số Vi khuẩn/100 mL 0 E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt Vi khuẩn/100 mL 0 (Quy chuẩn Việt Nam 01:2009/BYT) Bảng C.2: Các chỉ tiêu cảm quan đường saccharose Chỉ tiêu Yêu cầu Ngoại hình Tinh thể màu trắng, kích thước tương đối đồng đều, tơi khô không vón cục Mùi, vị Tinh thể đường hoặc dung dịch đường trong nước có vị ngọt, không có mùi vị lạ. Màu sắc Tinh thể trắng óng ánh. Khi pha vào nước cất cho dung dịch trong suốt. Bảng C.3: Các chỉ tiêu lý hóa của đường saccharose STT Tên chỉ tiêu Mức 1 Độ Pol, (oZ), không nhỏ hơn 99,80 2 Hàm lượng đường khử, % khối lượng (m/m), không lớn hơn 0,03 3 Tro dẫn điện, % khối lượng (m/m), không lớn hơn 0,03 4 Sự giảm khối lượng khi sấy ở 105 o C trong 3 h, % khối lượng (m/m), không lớn hơn 0,05 5 Độ màu, đơn vị ICUMSA, không lớn hơn 30
  • 45. xiv PHỤ LỤC D. HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THÍ NGHIỆM Hình D.1. Nguyên liệu rong nho và lá dứa Hình D.2. Rong nho trước và sau khi bổ sung enzym pectinase Hình D.3. Rong nho sau khi đun cách thủy Hình D.4. Rong nho sau khi lọc ở các nồng độ enzym khác nhau
  • 46. xv Hình D.5. Rong nho ở nồng độ enzym pectinase 0,2% được phối chế ở pH 5; 5,5; 6 và hàm lượng đường 3; 5; 7 Hình D.6. Rong nho ở nồng độ enzym pectinase 0,6%, 1% được phối chế ở pH 5; 5,5; 6 và hàm lượng đường 3; 5; 7
  • 47. xvi Hình D.7. Rong nho sau khi phối chế ở nồng độ tối ưu Hình D.8. Nước rong nho khi gia nhiệt ở các nhiệt độ khác nhau D.9. Hình ảnh vi sinh vật hiếu khí 80 o C 70 o C 60 o C
  • 48. xvii D.10. Vi sinh vật hiếu khí được đếm trên đĩa ở các nhiệt độ khác nhau (60 o C, 70 o C, 80 o C) Vthực =330 ml D.11. Sản phẩm nước rong nho