SlideShare a Scribd company logo
1 of 111
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………
BỘ NỘI VỤ
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN QUANG ĐỨC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC CÔNG –
TƢ TRONG ĐẦU TƢ CƠ SỞ HẠ TẦNG
NGÀNH HÀNG KHÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………
BỘ NỘI VỤ
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN QUANG ĐỨC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC CÔNG –
TƢ TRONG ĐẦU TƢ CƠ SỞ HẠ TẦNG
NGÀNH HÀNG KHÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
MÃ SỐ: 60 34 04 03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀNG QUY
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình.
Tác giả
Nguyễn Quang Đức
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tôi đã nhận được, sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cô giáo và sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan, đồng nghiệp và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu, Ban Lãnh đạo Khoa sau đại học
Học viện Hành chính Quốc gia.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Hoàng
Quy–Học viên Hành chính Quốc gia, người đã hướng dẫn tận tình trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, Văn phòng Cục Hàng không Việt
Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Quang Đức
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỢP TÁC
CÔNG - TƢ TRONG ĐẦU TƢ CƠ SỞ HẠ TẦNG NGÀNH HÀNG
KHÔNG............................................................................................................ 8
1.1. Hợp tác công - tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không........... 8
1.1.1. Cơ sở hạ tầng ngành hàng không........................................................ 8
1.1.2. Hợp tác công - tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không ...10
1.2. Quản lý nhà nước về hợp tác công - tư.................................................21
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về hợp tác công - tư.............................21
1.2.2. Đặc điểm quản lý nhà nước đối với mô hình hợp tác công - tư ........23
1.2.3. Vai trò quản lý nhà nước về hợp tác công - tư ..................................24
1.2.4. Nội dung quản lý Nhà nước về hợp tác công - tư..............................25
kinh nghiệm cho Việt Nam..........................................................................33
...............................................................33
................................................................35
1.3.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ.....................................................................36
-
............................................36
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ...............................................................................38
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỢP TÁC
CÔNG – TƢ TRONG ĐẦU TƢ CƠ SỞ HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG TẠI
VIỆT NAM.....................................................................................................39
2.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng hàng không...................................................39
2.1.1. Hệ thống cảng hàng không sân bay...................................................39
2.1.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động quản lý - điều hành bay 42
2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về hợp tác công - tư trong đầu tư cơ sở hạ
tầng hàng không tại Việt Nam .....................................................................44
2.2.1. Thực trạng môi trường pháp lý trong đầu tư cơ sở hạ tầng hàng
không theo hình thức hợp tác công - tư. ......................................................44
2.2.2. Chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư dự án hợp tác công – tư trong
ngành hàng không........................................................................................48
2.2.3. Quản lý nhà nước trong việc triển khai thực hiện dự án hợp tác công
tư trong ngành hàng không..........................................................................51
2.2.4. Thực hiện quản lý dự án hợp tác công tư trong ngành hàng không .57
2.2.5. Thực hiện các dự án đầu tư co sở hạ tầng ngành hàng không theo
hình thức hợp tác công tư ............................................................................58
2.2.5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng theo
hình thức hợp tác công tư trong ngành hàng không....................................62
2.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với đầu tư cơ sở hạ tầng theo
hình thức hợp tác công tư trong ngành hàng không tại Việt Nam...............66
2.3.1. Những kết quả đạt được.....................................................................66
.........................................................68
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ...............................................................................78
Chƣơng 3: HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỢP TÁC
CÔNG - TƢ TRONG ĐẦU TƢ CƠ SỞ HẠ TẦNG NGÀNH HÀNG
KHÔNG TẠI VIỆT NAM............................................................................79
3.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về hợp tác công tư.....79
3.2. Các giải pháp định hướng về đầu tư cơ sở hạ tầng theo hình thức hợp
tác công tư trong ngành hàng không ở Việt Nam........................................82
3.3. Các giải pháp về QLNN đối với hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ
tầng ngành hàng không ................................................................................84
3.3.1. Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ thể chế tạo hành lang pháp lý
thống nhất cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng theo hình thức hợp tác công
tư trong ngành hàng không..........................................................................84
3.3.2. Giải pháp sử dụng các nguồn lực trong hợp tác công tư trong ngành
hàng không...................................................................................................86
3.3.3. Giải pháp về chính sách ưu đãi đầu tư cho các dự án hợp tác công tư
trong ngành hàng không . ............................................................................88
3.3.4. Các giải pháp về thực hiện các dự án hợp tác công tư ngành hàng
không ............................................................................................................90
3.3.5. Giải pháp xã hội hóa các cảng hàng không ......................................94
3.3.6. Giải pháp về bộ máy quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư theo hình
thức hợp tác công tư trong ngành hàng không............................................94
3.3.7. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra đối với các dự án hợp tác công tư
trong ngành hàng không ..............................................................................96
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ...............................................................................98
KẾT LUẬN....................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................101
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACV Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam
CHK Cảng hàng không
CHKNĐ Cảng hàng không nội địa
CHKQT Cảng hàng không quốc tế
CHKSB Cảng hàng không sân bay
CSHT Cơ sở hạ tầng
GPMB Giải phóng mặt bằng
GT- VT Giao thông vận tải
HKVN Hàng không Việt Nam
JICA Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản
KCHT Kết cấu hạ tầng
NSNN Ngân sách nhà nước
ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
PPP Hình thức hợp tác công tư
QLNN Quản lý nhà nước
QPPL Quy phạm pháp luật
TPCP Trái phiếu chính phủ
UBND Ủy ban nhân dân
XHH Xã hội hóa
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các hình thức hợp tác công tư PPP ................................................15
1
PHẦN MỞ ĐẦU
• Lý do chọn đề tài luận văn
Cơ sở hạ tầng giao thông hàng không có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc phát triển kinh tế - xã hội của bất cứ quốc gia, vùng lãnh thổ nào và được
chỉ ra trong các nghiên cứu Kết nối Đông Á của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế
Nhật Bản (JBIC), Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á
(ADB). Mọi hoạt động trong đời sống đều cần phải di chuyển đi lại giữa các
nơi. Việc di chuyển thuận lợi, nhanh chóng sẽ giúp mọi hoạt động đạt hiệu
quả cao. Do vậy, có thể nói có một mối quan hệ khá chặt chẽ giữa giao thông
hàng không và mức thu nhập. Ngoài ra, số liệu thống kê cũng cho thấy những
quốc gia có lưu lượng giao thông hàng không lớn nhất có mức thu nhập trên
đầu người cao nhất. Theo đó, nhìn chung mối quan hệ giữa lưu lượng giao
thông hàng không hàng ngày và mức thu nhập theo đầu người là rõ ràng.
Ngoài ra, việc kém đầu tư vào hệ thống hạ tầng giao thông hàng không sẽ dẫn
đến các hoạt động kinh tế trở nên khó khăn, chi phí hàng hóa tăng cao, giảm
lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.
Hạ tầng giao thông hàng không chỉ có thể phát triển đồng bộ thông qua
vai trò định hướng của Nhà nước và chỉ có Nhà nước mới có đủ điều kiện để
điều tiết, phân bổ mọi nguồn lực của quốc gia trong việc đầu tư phát triển hạ
tầng giao thông hàng không. Nhà nước có chiến lược phát triển hạ tầng giao
thông hàng không nhằm đảm bảo thúc đẩy phát triển của nền kinh tế đồng
thời góp phần quan trọng trong chiến lược xóa đói, giảm nghèo và phục vụ an
ninh, quốc phòng.
Chủ trương xã hội hóa nhượng quyền khai thác các cảng hàng không
của Bộ GT-VT đã được các nhà đầu tư đón nhận, thể hiện qua việc hàng loạt
nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đề xuất xin được làm chủ các cảng hàng
2
không Phú Quốc, Đà Nẵng, T1 Nội Bài… Thậm chí, một số cảng hàng không,
nhà ga sân bay còn có tới vài nhà đầu tư cùng quan tâm. Nhưng cùng với đó
là không ít ý kiến lo ngại những bất cập có thể phát sinh từ chủ trương này,
bởi việc chuyển nhượng quyền khai thác hạ tầng cảng hàng không dân dụng
vốn chưa có tiền lệ tại Việt Nam và chưa có khung pháp lý cụ thể.
Từ đó có thể thấy QLNN đối với hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ
tầng ngành hàng không cho đã có những vấn đề cấp thiết đặt ra cần nghiên cứu,
từ đó tác giả xin chọn “Quản lý nhà nước đối với hợp tác công tư trong đầu tư cơ
sở hạ tầng ngành hàng không” làm đề tài luận văn thạc sỹ quản lý công.
• Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Mô hình hợp tác PPP có lịch sử lâu đời trên thế giới và được áp dụng
rộng rãi vào những năm 1990. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều
nghiên cứu phong phú và đa dạng về mô hình hợp tác công - tư (PPP). Một số
nghiên cứu đó có thể kể ra, bao gồm:
- Hardcastle và các tác giả [2005], Jonh và Sussman [2006] khẳng định
không tồn tại một hình thức PPP chuẩn và mỗi nước đều có những chiến lược về
PPP riêng tuỳ thuộc vào bối cảnh, thể chế, nguồn tài trợ và tính chất của dự án;
- Yscombe [2007], Khulumane [2008] trong nghiên cứu của mình đã
nhấn mạnh: các quốc gia có thể chế nhà nước mạnh với khung pháp lý đầy đủ
và minh bạch thường thành công với PPP;
- Đề tài khoa học cấp Bộ của Nguyễn Thị Kim Dung - Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, “Quan hệ đối tác giữa Nhà nước với khu vực tư nhân (PPP) trong
cung cấp một số loại dịch vụ công cơ bản: Kinh nghiệm, thông lệ quốc tế tốt
và ý nghĩa ứng dụng cho Việt Nam”[2008] là một trong những nghiên cứu
đầu tiên ở Việt Nam giới thiệu về thực tiễn PPP trên thế giới và gợi mở khả
năng ứng dụng trong điều kiện của Việt Nam.
3
- Nghiên cứu của Hồ Công Hòa “Mô hình hợp tác công tư - giải pháp
tăng nguồn vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý của tư nhân cho các dự án môi
trường ở Việt Nam”[2011] cố gắng chỉ ra sự cần thiết triển khai các dự án hạ
tầng về môi trường ở Việt Nam theo hình thức PPP trên cơ sở phân tích nhu
cầu và thực trạng môi trường ở Việt Nam và những đặc trưng của mối quan
hệ hợp tác công tư.
- Nghiên cứu của Phan Thị Bích Nguyệt “PPP - Lời giải cho bài toán
vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị tại TP. Hồ Chí Minh”, [Tạp
chí Phát triển và Hội nhập; 2013], cố gắng phân tích tính hiệu quả của việc áp
dụng mô hình PPP để giải quyết bài toán vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông đô thị tại Việt Nam, đồng thời cũng chỉ ra một số bất cập trong việc
triển khai thí điểm hình thức PPP theo quyết định số 71/2010/QĐ-TTg tại
Việt Nam, đặc biệt trong sự thiếu hụt hành lang pháp lý và tính đồng bộ
không cao, chưa hài hòa về cả lợi ích và cơ chế chia sẻ rủi ro giữa các bên.
- Đề tài: “Khuyến nghị nhằm đẩy mạnh việc áp dụng mô hình hợp tác
công – tư (PPP) trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam”, Ban quản
lý khoa học, Học viện tài chính, 2013.
Nghiên cứu lý luận khoa học, kinh nghiêm quốc tế về mô hình công-tư
PPP trong lĩnh vực đầu tư CSHT. Tiến hành đánh giá thực trạng việc phát triển
mô hình PPP cũng như xác định rõ phương hướng phát triển mô hình PPP để đề
ra các giải pháp và khuyến nghị về mặt cơ sở pháp lý và chính sách.
- Đề tài: “Vận dụng mô hình hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng
giao thông đường bộ tại Việt Nam”, Trường đại học Kinh tế quốc dân, 2009,
chủ trì đề tài, Th.s Bùi Thị Hoàng Lan, khoa môi trường đô thị
Trên cơ sở tiếp cận lý luận và thực tiễn mô hình hợp tác công tư trong
đầu tư phát triển hạ tầng giao thông Việt Nam đề xuất mô hình hợp tác và
4
điều kiện căn cứ cho việc xây dựng luật và các chính sách để triển khai ứng
dụng thành công mô hình hợp tác công – tư tại Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu thực nghiệm về PPP trên thế giới rất phong
phú, nhiều kết quả quan trọng đã được công bố, cụ thể các nghiên cứu khẳng
định không tồn tại một hình thức PPP chuẩn và mỗi nước đều có chiến lược
riêng tùy thuộc bối cảnh, thế chế, nguồn tài trợ và tính chất của dự án
(Hardcastle và các tác giả, 2005; John và Sussman, 2006); hoặc đặc biệt nhấn
mạnh các quốc gia có thể chế nhà nước mạnh, với khung pháp lý đầy đủ và
minh bạch thường thành công với PPP (Yescombe, 2007; Khulumane, 2008).
Một số nghiên cứu khác của Young và các tác giả (2009), Akintoye và các tác
giả (2003), Zhang (2005) nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự thành
công của PPP đã kết luận không có sự khác biệt về các nhân tố này giữa các
nước phát triển và đang phát triển. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008,
“mối quan hệ giữa PPP và khủng hoảng” là đề tài được tập trung nghiên cứu
nhiều nhất như các nghiên cứu của Plumb và các tác giả (2009), Michael
(2010), Yelin và các tác giả (2010), Iyer và Mohammed (2010). Các bằng
chứng từ các nghiên cứu này khẳng định các điều kiện thị trường hiện nay
không loại trừ PPP, ngược lại đã tạo cơ hội để các nước phát triển PPP ngày
càng tinh tế hơn, phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh sau
khủng hoảng. Ngoài ra, các bài nghiên cứu và tài liệu về PPP của các tổ chức
kinh tế quốc tế như Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng thế giới (WB),
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) rất đa dạng, có giá trị khoa học, đặc biệt
có thể ứng dụng các bài học rút ra từ thực tiễn các nước đang phát triển có
nhiều nét tương đồng với Việt Nam.
Những nghiên cứu kể trên đã phần nào giải đáp và cung cấp những kiến
thức cần thiết về PPP và thực tiễn PPP trên thế giới. Tuy nhiên, các nghiên
cứu chỉ nghiên cứu những vấn đề chung của mô hình hợp tác PPP hoặc lại tập
5
trung vào các vấn đề chuyên môn sâu như dịch vụ môi trường hay việc triển
khai áp dụng tại một địa phương cụ thể.
Luận văn này đặt mục tiêu khảo sát kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà
nước về mô hình PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ngành hàng không, những
bài học thành công và thất bại trong quản lý ở các nước phát triển, phân tích
thực trạng khuôn khổ thể chế và hoạt động đầu tư HTGT theo hình thức PPP
ở Việt Nam hiện nay, từ đó khuyến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung
nhằm tạo lập khuôn khổ thể chế, chính sách về PPP phù hợp cho Việt Nam nhất
để có thể thực hiện hiệu quả.
• Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Luận văn này được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu các vấn đề lý
luận quản lý nhà nước về mô hình PPP trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng
ngành hàng không. Trên cơ sở tiến hành đánh giá thực trạng việc quản lý nhà
nước về mô hình PPP để xác định rõ quan điểm, định hướng các giải pháp cụ
thể quản lý nhà nước về mô hình PPP và khuyến nghị về mặt cơ sở pháp lý và
chính sách, nhằm các mục tiêu cụ thể sau:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về mô hình PPP trong
đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không trên cơ sở các điều kiện thực tế của
Việt Nam.
+ Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới (nước phát
triển ở Châu Á) trong quản lý nhà nước về mô hình PPP vào đầu tư cơ sở hạ
tầng ngành hàng không.
+ Thu thập số liệu, đánh giá thực trạng việc triển khai các dự án PPP
trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ngành hàng không, tập trung phân tích các dự án
trong lĩnh vực hạ tầng tại các sân bay.
6
+ Nhận diện các nhân tố chủ yếu tác động đến phát triển mô hình PPP
trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không.
+ Đề xuất các giải pháp và đưa ra các khuyến nghị về cơ chế chính sách
để hiệu quả quản lý nhà nước về mô hình PPP trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ
tầng ngành hàng không đến năm 2020 đạt được hiệu quả cao.
3.2. Nhiệm vụ:
Luận văn có nhiệm vụ khái quát hóa các khái niệm, đưa ra các định
nghĩa, đặc điểm, tính chất quản lý nhà nước về mô hình PPP. Tìm hiểu các
kinh nghiệm thực tế của nước ngoài, so sánh đối chiếu những điểm tương
đồng với tình hình Việt Nam từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm phù hợp.
Tìm hiểu, phân tích thực trạng hoạt động quản lý nhà nước các dự án đầu tư
cơ sở hạ tầng ngành hàng không áp dụng mô hình PPP tại Việt Nam, xem xét
sự đóng góp của các dự án đó vào quá trình phát triển của ngành và của nền
kinh tế, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn trong quá
trình triển khai từ đó đề xuất giải pháp khắc phục.
• Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Khuôn khổ pháp lý và chính sách đối với các dự án
đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không áp dụng mô hình hợp tác công- tư (PPP).
- Phạm vi nghiên cứu: Các dự án đầu tư vận dụng mô hình hợp tác
công- tư (PPP) trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ngành hàng không được lựa chọn
khảo sát trong các lĩnh vực cụ thể như đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không
từ năm 2012-2016.
• Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận:Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
chủ nghĩa Mác-Lê Nin làm phương pháp luận, đồng thời kết hợp các phương
pháp tư duy trừu tượng, phân tích, tổng hợp... để làm rõ các vấn đề nghiên
cứu đặt ra và đề ra các giải pháp đề xuất, các giải pháp khả thi.
7
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương
pháp đối chiếu so sánh; Phương pháp thống kê; để đánh giá thực trạng các dự
án đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không theo mô hình PPP. Bên cạnh đó
luận văn có những số liệu thực tế từ đó đưa ra chính sách quản lý các dự án
đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không theo mô hình PPP nhằm đánh giá
đúng thực trạng phát triển và có những quan điểm, phương pháp, giải pháp
quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không
theo mô hình PPP phù hợp với tình hình phát triển của ngành và của đất nước.
• Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Về lý luận: Cung cấp cơ sở lý luận về quản lý nhà nước mô hình hợp tác
PPP, nêu ra được khái niệm, nội dung và đặc điểm của mô hình PPP. Chỉ ra nội dung
quản lýnhànướcvềmô hìnhPPPtrongđầutưcơsởhạtầngngànhhàngkhông.
- Về thực tiễn: Nêu được kinh nghiệm của các nước trong vận dụng
PPP trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không đồng thời chỉ ra bài học
kinh nghiệm khi áp dụng mô hình này tại Việt Nam. Nêu được thực trạng
quản lý nhà nước về đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không ở Việt Nam khi
áp dụng mô hình PPP và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của quản lý nhà
nước về mô hình này trong thời gian tới.
• Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn có 3 phần là: Mở đầu, Nội dung và Kết luận.
Trong đó, phần nội dung gồm có 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về hợp tác công - tư
trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nước về hợp tác công – tư (PPP)
trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không tại Việt Nam.
Chƣơng 3: Hoàn thiện quản lý nhà nước về hợp tác công - tư (PPP)
trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không tại Việt Nam.
8
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỢP TÁC
CÔNG - TƢ TRONG ĐẦU TƢ CƠ SỞ HẠ TẦNG
NGÀNH HÀNG KHÔNG
1.1. Hợp tác công - tƣ trong đầu tƣ cơ sở hạ tầng ngành hàng không
1.1.1. Cơ sở hạ tầng ngành hàng không
1.1.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng ngành hàng không
* Kết cấu hạ tầng (hay là cơ sở hạ tầng)
Theo từ chuẩn Anh- Mỹ, thuật ngữ “ kết cấu hạ tầng “ (infrastructure)
thể hiện trên 4 bình diện:
- Tiện ích công cộng (public utilities): năng lượng, viễn thông, nước
sạch cung cấp qua hệ thống ống dẫn, khí đốt truyền tải qua ống, hệ thống thu
gom và xử lý các chất thải trong thành phố...
- Công chính (public works): đường sá, các công trình xây dựng đập,
kênh phục vụ tưới tiêu...
- Hạ tầng hàng không bao gồm: cảng cho tàu và máy bay.. đây là hệ
thống vật chất- kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực
kinh tế.
- Hạ tầng xã hội (social infrastructure): bao gồm các cơ sở, thiết bị và
công trình phục vụ cho giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và triển
khai công nghệ; các cơ sở y tế, bảo vệ sức khoẻ, bảo hiểm xã hội và các công
trình phục vụ cho hoạt động văn hoá, xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao...
Vậy kết cấu hạ tầng (hay cơ sở hạ tầng) là hệ thống các công trình vật chất
kỹ thuật được tổ chức thành các đơn vị sản xuất và dịch vụ, các công trình sự
nghiệp có chức năng đảm bảo sự di chuyển, các luồng thông tin, vật chất nhằm
phục vụ các nhu cầu có tính phổ biến của sản xuất và đời sống xã hội.
9
* Cơ sở hạ tầng ngành hàng không
Từ khái niệm trên có thể quan niệm cơ sởhạ tầng ngành hàng thông là
hệ thống những công trình vật chất kỹ thuật, các công trình kiến trúc để tổ
chức cơ sở hạ tầng mang tính nền móng cho sự phát triển của ngành
hàngkhông và nền kinh tế. Hạ tầng ngành hàng không bao gồm hệ thống sân
bay, bến bãi và hệ thống trang thiết bị phụ trợ: thông tin tín hiệu, biển báo...
Đặc trưng của cơ sở hạ tầng ngành hàng không là có tính thống nhất và
đồng bộ, giữa các bộ phận có sự gắn kết hài hoà với nhau tạo thành một thể vững
chắc đảm bảo cho phép phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống. Các
công trình cơ sở hạ tầng ngành hàng không có quy mô lớn và chủ yếu ở ngoài
trời, bố trí rải rác trên phạm vi cả nước, chịu ảnh hưởng nhiều của tự nhiên.
1.1.1.2.Vai trò củacơ sở hạ tầng ngành hàng không
- Đối với phát triển kinh tế
Với tốc độ phát triển bình quân 2,8% trong 10 năm trở lại đây, trong đó
khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng bình quân 4,1%/năm, nền
kinh tế thế giới đã có sự tác động và tạo nên nhu cầu rất lớn đối với sự phát
triển của hoạt hàng không dân dụng trong đó có khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương. Trong những năm qua đều tăng trưởng cao hơn mức độ tăng trưởng
GDP trên thế giới từ 1,5 tới 1,8 lần. Những đóng góp tích cực của ngành hàng
không đối với các ngành kinh tế khác là rất lớn như phát triển du lịch, tăng
cường trao đổi hợp tác đầu tư, đối ngoại, lưu thông nhanh chóng lượng hàng
hoá có giá trị cao trên toàn cầu, cùng với những đòi hỏi phải phát triển mạnh
mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ để đáp ứng yêu cầu phát triển của
ngành hàng không. Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế và ngân hàng thế giới
nền kinh tế thế giới dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới với tốc
độ bình quân trên 3,5%, đây là tiền đề rất quan trọng để hàng không dân dụng
thế giới và khu vực có điều kiện tăng trưởng và phát triển với tốc độ cao.
10
- Đối với phát triển công nghiệp hàng không
Cơ sở hạ tầng hàng không là điều kiện tiên quyết để phát triển tổng thể
ngành hàng không từ đó kích thích sự phát triển của ngành vận tải hàng
không, các cơ sở dịch vụ đồng bộ và là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp của
ngành phát triển.
Với doanh thu lớn thu được từ việc kinh doanh các cơ sở hạ tầng hàng
không sẽ góp phần điều hòa và ổn định phát triển, đặc biệt khi các hãng hàng
không gặp khó khăn.
- Đối với phát triển văn hóa, xã hội
Cùng với phát triển chung của cơ sở hạ tầng hàng không, các vùng dân
cư lân cận sẽ có điều kiện phát triển về văn hóa, đặc biệt là các vùng, các địa
phương có Cảng hàng không quốc tế sẽ đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và
đô thị hóa.
Tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa, hiểu biết giữa các dân tộc và các
vùng trong một quốc gia.
1.1.2. Hợp tác công - tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không
1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại hợp tác công - tư (PPP)
– tư
Hiện nay có nhiều quan điểm về mô hình hợp tác Nhà nước - Tư nhân
hay hợp tác công – tư (PPP). Giữa các tổ chức và các nước khác nhau cũng có
những định nghĩa khác nhau về mối quan hệ này tuy nhiên giữa chúng đều có
những điểm tương đồng nhất định.
Trong hai thập kỷ qua, PPP đã trở thành một từ phổ biến cho các học
giả và nhà hoạch định chính sách trên thế giới. Hiện nay, đã có nhiều nghiên
cứu định nghĩa về PPP, tuy nhiên chưa có định nghĩa nào rõ ràng, thống nhất.
Chưa có một định nghĩa riêng nào về PPP có thể giới thiệu về các nguồn lực
hoặc khả năng chuyên môn của khu vực tư nhân trong việc cung cấp và phân
11
phối một cách có hiệu quả các tài sản và dịch vụ của khu vực công cộng mà
theo truyền thống vẫn do khu vực công phân phối.
Khái niệm của PPP có nguồn gốc từ hai quan điểm “PPP như là một
công cụ mới của Chính phủ” và “PPP là một trò chơi ngôn ngữ” [Teisman và
Klijin; 2002]. Tuy nhiên, theo quan điểm “ngôn ngữ trò chơi”, PPP được hiểu
như là một trò chơi được thiết kế để “che đậy” các chiến lược và mục đích
riêng khác của Nhà nước. Nghĩa là, PPP chỉ là một tên gọi khác nhau cho tư
nhân hóa và ký kết hợp đồng ra ngoài. Để tránh sử dụng thuật ngữ “tư nhân
hóa” và “ký kết hợp đồng ra ngoài”, những người đề xướng tư nhân hóa đặt ra
một thuật ngữ mới và dễ chấp thuận, thuật ngữ PPP. Từ bối cảnh đó, thuật
ngữ PPP có thể được định nghĩa như là một chuỗi các thành quả hợp tác trong
các dự án về tài chính, cơ sở hạ tầng và xã hội hoặc các chính sách chia sẻ rủi
ro và tin cậy lẫn nhau [Kim; 2009].
Alfredo E. Pascual [2008] thì cho rằng PPP là sự cộng tác giữa khu vực
công cộng và khu vực tư nhân dựa trên một hợp đồng để cung cấp tài sản
hoặc dịch vụ, trong đó phân định hợp lý vai trò và chia sẻ công bằng trách
nhiệm, chi phí và rủi ro giữa khu vực công cộng và tư nhân, các rủi ro được
chuyển cho bên nào có thể quản lý tốt nhất, đảm bảo chuyển giao rủi ro ở
mức tối ưu, không phải là tối đa cho khu vực tư nhân, và khu vực tư nhân sẽ
đóng góp không chỉ có vốn mà còn cả công nghệ và năng lực quản lý, việc sử
dụng vốn có hiệu quả hơn, mang đến sự sẵn có, chất lượng và tính hiệu quả
của dịch vụ.
Một số định nghĩa khác như Ủy ban Quốc gia về PPP của Vương quốc
Anh cho rằng “PPP là một kiểu quan hệ chia sẻ rủi ro xuất phát từ nguyện
vọng chung của cả khu vực tư nhân và khu vực công nhằm đạt được kết quả
mong muốn”. Hội đồng Quốc gia về PPP của Canada lại định nghĩa “PPP là
một kiểu hợp tác liên doanh giữa khu vực công với khu vực tư, được xây
12
dựng trên cơ sở chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn của mỗi bên, nhằm đáp ứng
tốt nhất các nhu cầu đã được xác định rõ của xã hội thông qua việc phân bổ hợp
lý các nguồn lực, các kết quả và cả các rủi ro”. Theo quan điểm của Ngân hàng
Châu Á [2008], khái niệm tham gia của khu vực tư nhân PPP là một thuật ngữ
thường được sử dụng hoán đổi với thuật ngữ mối quan hệ đối tác Nhà nước - tư
nhân. Tuy nhiên, các hợp đồng PPP hướng đến việc chuyển các nghĩa vụ sang
cho khu vực tư nhân hơn là nhấn mạnh đến cơ hội thiết lập một mối quan hệ
đối tác. Họ cho rằng “mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân” miêu tả một loạt
các mối quan hệ có thể có giữa các tổ chức nhà nước và tổ chức tư nhân liên
quan đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực dịch vụ khác.
Một khái niệm khác về mô hình hợp tác công-tư cũng được dùng phổ
biến hiện nay là: Mô hình hợp tác Nhà nước và Tư nhân hay còn gọi là hợp
tác công - tư là mô hình mà theo đó Nhà nước cho phép Tư nhân cùng tham
gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc công trình công cộng của nhà nước. Với mô
hình này, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân
được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ.
Đây là hình thức hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho cả Nhà nước và người dân vì
tận dụng được nguồn lực tài chính và quản lý từ tư nhân, trong khi vẫn đảm
bảo các lợi ích cho người dân. Thuật ngữ “mối quan hệ đối tác Nhà nước và
Tư nhân” miêu tả một loạt các mối quan hệ có thể có giữa các tổ chức Nhà
nước và Tư nhân liên quan đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực dịch vụ
khác. PPP thể hiện một khuôn khổ có sự tham gia của khu vực tư nhân nhưng
vẫn ghi nhận và thiết lập vai trò của chính phủ đảm bảo đáp ứng các nghĩa vụ
xã hội và đạt được thành công trong cải cách của khu vực nhà nước và đầu tư
công [PPP-Handbook-VN; ADB; 2007].
- PPP là
hình thức Nhà nước và khu vực Tư nhân cùng thực hiện dự án đầu tư phát
13
triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở hợp
đồng phân chia rõ trách nhiệm, lợi ích và rủi ro. Theo đó, một phần hoặc
toàn bộ dự án sẽ do khu vực tư nhân thực hiện trên cơ sở đấu thầu cạnh
tranh, đảm bảo các lợi ích cộng đồng, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng
công trình hoặc dịch vụ do Nhà nước quy định [2008].
Theo Chính phủ định nghĩa: Đầu tư theo hình thức đối tác công tư là
hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền và Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận
hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công [NĐ 15/2015/NĐ-CP; tr.2].
Mặc dù có những định nghĩa khác nhau về PPP, nhưng chúng đều có
đặc điểm chung,nó đều thể hiện rằng quan hệ đối tác công-tư là sự thỏa thuận
giữa khu vực công (Chính phủ hoặc cơ quan có thẩm quyền khác) và khu vực
tư nhân, dẫn đến khu vực tư nhân cung cấp các dự án hoặc dịch vụ được cung
cấp theo truyền thống của khu vực công cộng. Yếu tố chính của một sự hợp
tác Công - Tư là một chuyển giao đầu tư, rủi ro, trách nhiệm và lợi ích từ các
đối tác khu vực công cho các đối tác khu vực tư nhân.
– tư (PPP)
Mô hình hợp tác PPP có các đặc điểm:
- Đó là các mối quan hệ tương đối lâu dài, bao gồm việc hợp tác giữa
đối tác công cộng và đối tác tư nhân trên những khía cạnh khác nhau của một
dự án đã được lập kế hoạch từ trước;
- Có sự phân chia rủi ro giữa đối tác thuộc khu vực công và đối tác
thuộc khu vực tư nhân;
- Ưu thế của mô hình PPP là cung cấp dịch vụ công nghệ hiện đại ngay
cả khi ngân sách công có hạn, chuyển giao đúng thời gian với giá cả ổn định,
nhờ đó giảm chi phí;
14
- Mô hình PPP giúp san sẻ rủi ro về đầu tư từ Nhà nước sang Tư nhân
mà vẫn mang lại cơ sở vật chất cho người dân thụ hưởng;
- Khi vận dụng mô hình PPP, vấn đề cơ bản nhất là phải có sự cam kết
của cơ quan có thẩm quyền đối với việc bảo đảm cho khu vực tư nhân hoạt
động. Vấn đề dễ gây rủi ro cho các dự án là quy hoạch và quyền sử dụng đất.
Tiếp đến là việc lựa chọn các dự án có vốn đầu tư lớn;
- Rủi ro sẽ lớn hơn đối với các dự án dài hạn. Trong quá trình thực hiện
dự án hợp tác giữa Nhà nước và Tư nhân, nếu có những thiệt hại không được
bảo hiểm xảy ra, dự án sẽ bị chấm dứt, hoặc Chính phủ sẽ đứng ra làm người
bảo hiểm cho phương án cuối cùng;
- Trong một số loại hình hợp tác Nhà nước và Tư nhân, chi phí sử dụng
dịch vụ độc quyền được sinh ra bởi người sử dụng dịch vụ và không phải do
những người đóng thuế;
- Các mối quan hệ tương đối lâu dài, bao gồm việc hợp tác giữa đối tác
công cộng và đối tác tư nhân trên những khía cạnh khác nhau của một dự án
đã được lập kế hoạch từ trước;
- Các cơ cấu vốn liên kết các nguồn vốn của khu vực công cộng và khu
vực tư nhân. Đây là nguồn vốn cần thiết để đầu tư cơ sở hạ tầng và cung cấp
các dịch vụ công;
- Cơ quan vận hành đóng vai trò quan trọng tại mỗi giai đoạn của dự án
(thiết kế, hoàn thiện, thực hiện, cấp vốn). Đối với mỗi một giai đoạn thì vai
trò của cơ quan vận hành là khác nhau nhưng đều góp phần thúc đẩy dự án
đạt được hiệu quả cao nhất;
- Mô hình PPP có các loại hợp đồng rất phức tạp, đòi hỏi một khung
pháp lý đo lường được và đảm bảo một quá trình rõ ràng. Mô hình PPP có
những hạn chế về thời gian chuyển nhượng dài, phí tổn đặt hàng cao, thời
gian đặt hàng lâu, hạn chế trong việc thế chấp dịch vụ công cộng. Chỉ tính
15
riêng thời gian trung bình hoàn thành thủ tục dự án PPP cũng mất từ 6 tháng
đến 1 năm;
- Có thể hiểu đơn giản PPP không phải là tư nhân hóa, mà là công - tư
phối hợp thực hiện dự án, cùng chia sẻ trách nhiệm, lợi ích và sự rủi ro, nó
giúp cải thiện chất lượng các dịch vụ công. Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ
thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích
cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ được thực hiện qua
hợp đồng, trên nguyên tắc chuyển rủi ro cho người quản lý tốt hơn rủi ro đó; tư
nhân sẽ đóng góp không chỉ là vốn mà cả công nghệ và kinh nghiệm quản lý.
Mô hình hợp tác công tư là các loại hợp đồng giữa nhà nước và tư nhân
để thực hiện đầu tư một loại dự án mà mỗi bên đều có lợi ích và đảm bảo phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đặc điểm của một số loại hợp đồng dự án theo hình thức đối tác công
tư được thể hiện trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1: Các hình thức hợp tác công tƣ PPP
Hình thức
hợp đồng
Quyền sử
hữu tài sản
cơ sở hạ
tầng
Vốn đầu
tƣ
Quyền sở
hữu tài sản
vận hành
Rủi ro
thƣơng
mại
Rủi ro
kinh
doanh
Thời gian
hoạt
động
(năm)
Hợp đồng
dịch vụ
Nhà nước Nhà nước Nhà nước Nhà nước
Nhà nước
và Tư nhân
1-2
Hợp đồng
quản lý
Nhà nước Nhà nước Nhà nước Nhà nước
Nhà nước
và Tư nhân
3 - 5
Hợp đồng
cho thuê
Nhà nước Nhà nước Tư nhân
Nhà nước
và Tư
nhân
Tư nhân 8 - 15
Nhượng
quyền/
BOT
Public Tư nhân Tư nhân Tư nhân Tư nhân 20 - 30
Bán/ BOO Tư nhân Tư nhân Tư nhân Tư nhân Tư nhân
Không
giới hạn
Nguồn: Jos van Gastel Msc (2010) và Anand Chiplunkar(2006).
16
* Phân loại hợp đồng hợp tác công – tư (PPP)
Các hợp đồng PPP có rất nhiều hình thức, mỗi hình thức phù hợp với
một điều kiện nhất định, với khoảng thời gian thực hiện nhất định, ở đó vai
trò của Nhà nước và Tư nhân được hoán đổi rất nhiều, từ đẩy rủi ro nhiều cho
Nhà nước trong hình thức hợp đồng dịch vụ/quản lý, hoặc cho tư nhân trong
hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, Xây dựng - Chuyển giao -
Kinh doanh, hay Nhà nước và Tư nhân cùng chia sẻ rủi ro. Việc lựa chọn hình
thức thực hiện dự án PPP phụ thuộc vào từng điệu kiện cụ thể. Tại Việt Nam
hiện nay, hình thức hợp đồng PPP có các loại sau:
- Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (gọi tắt là Hợp đồng
BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu
tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng, sau khi hoàn thành công
trình, Nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất
định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (gọi tắt là Hợp đồng
BTO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu
tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, Nhà
đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.
- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (gọi tắt là Hợp đồng BT) là hợp
đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư để xây
dựng công trình kết cấu hạ tầng; Nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện
dự án khác.
- Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (gọi tắt là Hợp đồng
BOO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu
17
tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà
đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung
cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành khai thác công trình đó trong một thời gian
nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho
nhà đầu tư theo quy định.
- Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (gọi tắt là Hợp
đồng BTL) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công
trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được
quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở khai thác công trình đó trong một thời gian
nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho
nhà đầu tư theo quy định.
- Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (gọi tắt là Hợp
đồng BLT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công
trình, nhà đầu tư được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở khai thác công trình
đó trong một thời gian nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch
vụ và thanh toán cho nhà đầu tư theo quy định; hết thời hạn cung cấp dịch vụ
nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý (sau đây gọi tắt là Hợp đồng O&M)
là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để
kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình theo một thời gian nhất định.
1.1.2.2. Vai trò mô hình hợp tác công - tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng
Vai trò của mô hình PPP được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau:
-
18
Việc bắt tay giữa Nhà nước và tư nhân cho phép cộng hưởng tốt nhất
thế mạnh của các bên tham gia, thông qua việc phát huy sức mạnh tổng hợp
trong thiết kế, thi công, kinh doanh và quản lý. Mô hình PPP cũng khuyến
khích sáng tạo trong hợp tác và phổ biến những cách làm tốt nhất.
-
-
-
- Tư nhân
19
- tư nhân.
sở hạ tầng
-
- tư n
Mô hình PPP đem lại những hợp đồng dài hạn cho tư nhân, phù hợp
với mong muốn đầu tư lâu dài và bền vững: PPP là cơ hội xây dựng năng lực
với tư nhân và thúc đẩy những mối quan hệ có lợi với các cơ quan Nhà nước.
20
PPP cho phép phân bổ, chuyển giao, kiểm soát rủi ro một cách tối ưu. Điều
này tối ưu hơn phương pháp đấu thầu truyền thống, khi mà nhà nước phải
gánh toàn bộ rủi ro thay vì phân bổ cho khu vực tư nhân.
1.1.2.3. Nhân tố tác động đến hợp tác công - tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng
Có nhiều nhân tốảnh hưởng đến mô hình PPP trong đầu tư cơ sở hạ
tầng như loại hợp đồng, quốc gia mà dự án thực hiện, co sở hạ tầng của các
quốc gai, điều kiện kinh tế xã hội hay môi trường xung quanh dự án. Các
nhân tố này được phân làm 2 loại: nhân tố chung và nhân tố đối với từng giai
đoạn dự án cụ thể. Những nhân tố chung thường chia làm 3 loại: nhân tố
chính trị, nhân tố thương mại quốc gia, nhân tố pháp lý.
+ Nhân tố chính trị: đó là những thay đổi trong chế độ chính sách của
đất nước, khả năng quốc hữu hóa, sự tước đoạt hạ tầng giao thông của chính
quyền sở tại, các chính sách về xuất nhập khẩu, quy trình thủ tục trong việc
cấp các loại giấy phép cần thiết để thực hiện dự án.
+ Nhân tố thương mại quốc gia: Các nhân tố thương mại quốc gia có
liên quan tới các các quy định trong việc chuyển đổi doanh thu của dự án ra
ngoại tệ, ngoại hối, lãi suất và lạm phát.
+ Nhân tố về luật pháp quốc gia: Một số nhân tố có liên quan tới những
nhân tố quốc gia đang thay đổi trong luật và những quy định, khuôn khổ pháp
lý liên quan.
Nếu xét đến vòng đời của dự án PPP thì các nhân tố liên quan đến từng
giai đoạn có thể khái quát lại như sau:
+ Giai đoạn phát triển: Những nhân tố phổ biến trong giai đoạn này là
những yếu tố trong đấu thầu, quy trình thủ tục, thời gian thực hiện để lựa chọn
nhà đầu tư. Những nhân tố trong đấu thầu thường được đề cập đến khả năng
mất thầu bởi các đối thủ cạnh tranh khác trong sự mất mát của các chi phí liên
quan đến đấu thầu. Những chi phí này liên quan đến việc chuẩn bị các thiết kế
21
chi tiết, toàn diện lập kế hoạch và chuẩn bị tài liệu thầu rộng rãi có thể là rất
lớn trong trường hợp các dự án PPP lớn.
+ Giai đoạn xây dựng: Những nhân tố chính liên quan đến giai đoạn
này là những nhân tố mà chi phí xây dựng thực tế nhiều hơn chi phí được tính
toán trong dự toán ban đầu. Thời gian thực hiện để hoàn thành dự án thường
nhiều hơn dự kiến để hoàn thành và việc không hoàn thành được.
+ Giai đoạn vận hành: Các dự án bắt đầu tạo ra doanh thu trong giai
đoạn này của dự án. Một số nhân tố thường gắn liền với giai đoạn vận hành
đó là nhân tố về kỹ thuật, nhân tố về nhu cầu, nhân tố về lực lượng bất khả
kháng (thiên tai, chiến tranh, thời tiết), yếu tố về doanh thu.
1.2. Quản lý nhà nƣớc về hợp tác công - tƣ
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về hợp tác công - tư
Để nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nước, trước hết cần làm rõ khái
niệm “quản lý”. Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác
nhau tuỳ theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người
nghiên cứu. Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội
và khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới
góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt
động của đời sống xã hội.
Theo quan niệm của C.Mác: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao
động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn
đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động
cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của
toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ
quan độc lập của cơ thể đó. Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một
dàn nhạc phải có nhạc trưởng”[Các Mác – Ph. Ăng ghen toàn tập; tập 23;
trang 23].
22
Tức theo Mác quản lý là nhằm phối hợp các lao động đơn lẻ để đạt
được cái thống nhất của toàn bộ quá trình sản xuất. Ở đây Mác đã tiếp cận
khái niệm quản lý từ góc độ mục đích của quản lý.
Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay:
Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi
hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới
mục đích đã đề ra và đúng với ý trí của người quản lý.
Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động
của xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý. Theo cách tiếp
cận này, quản lý đã nói rõ cách thức quản lý và mục đích quản lý.
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ
thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác
động theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các
lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.
* Quản lý nhà nước
Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sự
tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá
trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các
mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và
nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo
vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa” [Giáo trình quản lý hành chính nhà nước; tập 1;
trang 407].
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà
nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong
quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt.Quản lý nhà
nước được hiểu theo hai nghĩa:
23
- Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy
nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp.
- Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà
nước theo nghĩa hẹp; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản mang tính dưới luật đến việc
chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý. Hoạt động quản lý nhà nước
chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan hành chính nhà nước.
* Quản lý nhà nước về mô hình PPP
Chưa có khái niệm cụ thể hoặc định nghĩa chính xác về quản lý nhà
nước đối với mô hình PPP song từ việc làm rõ các khái niệm về QLNN và
PPP ở phần trên cùng với một số văn bản có đề cập đến quản lý nhà nước đối
với hợp đồng PPP ta có thể đưa ra những đặc trưng cơ bản về quản lý nhà
nước đối với mô hình PPP như sau:
Quản lý nhà nước đối với mô hình PPP là quá trình nhà nước sử dụng trong
phạm vi quyền lực của mình tác động có tổ chức và điều chỉnh vào các quan hệ
nảy sinh trong mô hình PPP nhằm đảm bảo cho mô hình PPP diễn ra theo đúng
quy định của pháp luật, và thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ cơ quan nhà nước.
Quản lý nhà nước đối với mô hình PPP là một quá trình từ việc xây
dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, xây dựng, tài
chính, đấu thầu; Tuyên truyền, phổ biến, chế độ, chính sách pháp luật về mô
hình PPP; Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách về hỗ trợ khuyến khích đầu
tư theo mô hình PPP đến việc tổ chức bộ máy thực hiện chỉ đạo, điều hành
cũng như thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về mô hình PPP.
1.2.2. Đặc điểm quản lý nhà nước đối với mô hình hợp tác công - tư
Từ khái niệm quản lý nhà nước nêu trên ta có thể nêu ra một số đặc
điểm riêng của quản lý nhà nước trong mô hình PPP như sau:
24
Nhà nước là chủ thể tổ chức và quản lý mô hình PPP trong nền kinh tế
thị trường. Xuất phát từ tính phức tạp, năng động và nhạy cảm của nền kinh tế
thị trường đòi hỏi mang tính quyền lực nhà nước để tổ chức và điều hành mô
hình PPP. Chủ thể ấy chính là nhà nước mà cụ thể hơn là các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền. Để
hoàn thành sứ mệnh của mình nhà nước phải xây dựng, tổ chức và quản lý các
mô hình PPP.
Pháp luật là cơ sở và là công cụ quản lý hàng đầu, công cụ không thể
thay thế do xuất phát từ nhu cầu khách quan trong nền kinh tế thị trường để
nhà nước tổ chức và quản lý các mô hình PPP nói riêng và hoạt động kinh tế -
xã hội nói chung.
Trong nền kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế nói chung, các quan hệ
đối tác công - tư nói riêng diễn ra phức tạp và đa dạng đòi hỏi sự quản lý của
nhà nước. Để quản lý được nhà nước phải sử dụng đến hệ thống các công cụ
như: Luật, các văn bản luật, các công cụ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán... Luật
và các văn bản luật nhà nước ban hành mang tính chuẩn mực. Những quy
định có tính chất bắt buộc cũng như khuyến khích áp dụng được nhà nước sử
dụng như một công cụ hữu hiệu nhất và không thể thiếu trong việc quản lý
các hoạt động kinh tế - xã hội cũng như các mô hình PPP.
Sự quản lý của nhà nước đối với mô hình PPP đòi hỏi có một bộ máy
thực hiện các mô hình PPP mạnh, có hiệu lực và hiệu quả và một hệ thống
pháp luật về PPP đồng bộ hoàn chỉnh.
1.2.3. Vai trò quản lý nhà nước về hợp tác công - tư
Quản lý nhà nước có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của bất cứ quốc gia, xã hội nào nói chung và đối với mỗi ngành, lĩnh vực nói
riêng trong đó có mô hình hợp tác công tư (PPP).
25
Nhà nước xác lập sự tồn tại của mô hình hợp tác công tư trong nền kinh
tế, trong đó Nhà nước là một chủ thể chính tham gia hoạt động cùng với các
đối tác ở khu vực tư nhân. Quản lý Nhà nước về mô hình PPP vừa đảm bảo
chức năng quản lý Nhà nước vừa đảm bảo hoạt động của Nhà nước khi tham
gia mô hình PPP.
Để đảm bảo mô hình hợp tác công tư được thực thi trên thực tế, nhà
nước đề ra những văn bản pháp luật quy định rõ ràng về điều kiện, cách thức
triển khai các dự án theo mô hình hợp tác công tư. Nhà nước vừa là chủ thể
tuân theo những quy định, nguyên tắc của mô hình PPP vừa là chủ thể đề ra
những nguyên tắc, quy định đó.
Nhà nước trực tiếp điều hành, chỉ đạo các dự án theo mô hình PPP. Mô
hình hợp tác công - tư là mô hình hợp tác đặc biệt trong đó một đối tác tham
gia là Nhà nước với sức mạnh là quyền lực nhà nước, là một chủ thể có các
công cụ về pháp luật, chính sách, tài chính, đất đai... để tham gia hợp tác. Do
đó để đảm bảo quyền lợi cho các đối tác tư nhân tham gia hợp tác, nhà nước
có những quy định ràng buộc về trách nhiệm cũng như quyền lợi của các bên
để khi tham gia các đối tác tư nhân có thể tính toán được các lợi ích cũng như
rủi ro sau này.
Do đặc điểm hoạt động của khu vực tư nhân lấy lợi nhuận làm động lực
để phát triển nên trong bất cứ mô hình hợp tác nào, nhà đầu tư tư nhân cũng phải
tối đa hóa lợi ích của mình. Vai trò quản lý của nhà nước phải đảm bảo hài hòa
lợi ích giữa nhà đầu tư, nhà nước và người sử dụng các dịch vụ công sau này.
1.2.4. Nội dung quản lý Nhà nước về hợp tác công - tư
- Ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về
hợp tác công tư;
Nhà nước là chủ thể tổ chứcnghiên cứu xây dựng đồng bộ các cơ chế,
chính sách, pháp luật đối với hợp tác công tư phù hợp với từng giai đoạn phát
26
triển của đất nước, hài hòa với các chính sách và các điều ước quốc tế mà
Việt Nam tham gia.Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước và được Nhà
nước sử dụng để điều chỉnh và tạo ra các hành vi và mối quan hệ giữa Nhà
nước với công dân, các tổ chức nhằm thiết lập trật tự kỷ cương xã hội. Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật là một hoạt động quan trọng thể hiện bản chất
chấp hành và điều hành của quản lý nhà nước. Trong phạm vi thẩm quyền do
pháp luật quy định, cơ quan QLNN xây dựng và ban hành văn bản quy phạm
pháp luật đối với các dự án về hợp tác công tư nhằm đảm bảo thực hiện thống
nhất trên phạm vi cả nước.
Việc quản lý nhà nước đối với dự án đối với hợp tác công tư nhà nước
cần ban hành nhiều văn bản pháp luật. Các văn bản pháp luật của Nhà nước
bao gồm các Luật, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ, các thông tư của các Bộ, liên bộ nhằm đưa ra các quy định và
hướng dẫn cụ thể việc quản lý đối với các dự án về hợp tác công tư.
Các văn bản QLNN đưa ra những quy định cho phép, không cho phép
hoặc những đòi hỏi buộc các dự án hợp tác công tư phải tuân thủ. Chỉ cần một
sự thay đổi nhỏ trong hệ thống luật pháp như thuế, đầu tư ... sẽ ảnh hưởng đến
hoạt động của các dự án hợp tác công tư. Vấn đề đặt ra đối với các dự án hợp
tác công tư là phải hiểu rõ tinh thần của luật pháp và chấp hành tốt những quy
định của pháp luật, nghiên cứu để tận dụng được các cơ hội từ các điều khoản
của pháp lý mang lại và có những đối sách kịp thời trước những nguy cơ có
thể đến từ những quy định pháp luật tránh được các thiệt hại do sự thiếu hiểu
biết về pháp lý trong kinh doanh.
Khung thể chế hướng đến tăng cường sự tham gia của toàn hệ thống
chính trị trong tổ chức chỉ đạo, phối hợp liên ngành đối với hợp tác công tư
nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý của nhà nước về hợp tác
công tư từ trung ương đến địa phương. Nhà nước nghiên cứu hoàn thiện chức
27
năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực đối với các dự án hợp tác
công tư.Xây dựng đồng bộ các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút sự
tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia các dự án lớn trong
phát triển kinh tế - xã hội của đát nước.
- Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển hợp tác công tư.
Chiến lược là một chương trình hành động tổng quát, triển khai các giải
pháp để đạt được các mục tiêu toàn diện về phát triển trong một khoảng thời
gian tương đối dài (10 năm, 20 năm).
Kế hoạch là một chương trình hành động cụ thể để đạt đến các mục tiêu
định trước trong những khoảng thời gian nhất định (5 năm, hàng năm). Kế
hoạch bao gồm những mục tiêu cụ thể và những giải pháp hành động cụ thể
được lựa chọn để đạt được những mục tiêu này.
Chiến lược và kế hoạch là những công cụ quan trọng của quản lý. Sau
khi chiến lược và kế hoạch được phê chuẩn, chúng là những căn cứ pháp lý để
hướng dẫn hoạt động và đánh giá hoạt động của các chủ thể tham gia thực thi
chiến lược và kế hoạch đề ra.
Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được hoạch định trong
từng thời kỳ, Nhà nước sẽ xây dựng định hướng chiến lược phát triển các dự
án hợp tác công tư gắn chặt với các quy hoạch phát triển của toàn bộ nền kinh
tế quốc dân nói chung và hoạt động của các dự án về hợp tác công tư nói
riêng. Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước mà cụ thể là
các cơ quan quản lý nhà nước sẽ tiếp tục lập ra các bản quy hoạch, kế hoạch
và các dự án cụ thể nhằm từng bước thực thi những chỉ tiêu đã được đề cập
trong chiến lược phát triển cho các dự án hợp tác công tư.
- Xây dựng các chính sách về hợp tác công tư.
Chính sách là công cụ chủ yếu để thực hiện quản lý nhà nước đối với
các quá trình phát triển kinh tế xã hội. Việc xây dựng và ban hành chính sách
28
bao gồm toàn bộ quá trình nghiên cứu để hình thành các nội dung của chính
sách và trình cơ quan có tham quyền thông qua chính sách đó.
Chính sách thường được thể chế hóa bằng hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật để điều chỉnh hành vi của các chủ thể phù hợp với mục tiêu của
chính sách. Các văn bản quy phạm pháp luật sẽ tạo hành lang pháp lý cho
công tác quản lý đối với các dự án hợp tác công tư, tác động vào các mối quan
hệ sản xuất, quan hệ lao động và quản lý để điều chỉnh, định hướng cho đầu
tư các dự án hợp tác công tư phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.
Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa theo hình thức
hợp tác công tư trong đầu tư các dự án về hạ tầng kỹ thuật. Nghiên cứu
phương án hoàn thiện hệ thống pháp luật, kiện toàn tổ chức bộ máy, sử dụng
nguồn lực đầu tư các dự án theo hình thức hợp tác công tư. Phân định rõ chức
năng quản lý nhà nước đối với các dự án hợp tác công tư giữa các cơ quan
quản lý nhà nước; khắc phục tình trạng chồng chéo về thẩm quyền, chức
năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp không phù hợp; xây dựng cơ chế quản
lý tổng hợp, phối hợp liên ngành, liên vùng. Thống nhất đầu mối quản lý nhà
nước đối với hợp tác công tư trên các lĩnh vực. Tăng cường các chế tài hành
chính, hình sự, kinh tế và đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra bảo
đảm chính sách, pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn của Nhà nước trên lĩnh vực
đầu tư dự án theo hình thức hợp tác công tư được thực hiện nghiêm minh và
hiệu quả.
- Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về hợp tác công tư.
Tổ chức bộ máy là một cơ cấu hoàn chỉnh của hệ thống, trong đó được
phân thành các bộ phận có nhiệm vụ khác nhau, nhưng quan hệ hữu cơ với
nhau, phối hợp hoạt động, hợp tác, tác động và tạo thành một tổng lực hướng
theo mục tiêu chung.
29
Tổ chức bộ máy quản lý đối với hợp tác công tư được thiết kế từ trung
ương đến địa phương thông qua cơ quan tổ chức cán bộ làm nhiệm vụ quản lý
kế hoạch đầu tư trong đó có đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dự án theo
hình thức hợp tác công tư.
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hợp tác công tư có vai trò
quan trọng trong việc quản lý thực hiện các dự án hợp tác công tư ở nước ta
hiện nay. Đây chính là các bộ phận tổ chức thực hiện các chính sách của Nhà
nước đối với hợp tác công tư, là các chủ thể định hướng phát triển đội ngũ
này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của hình thức hợp tác công tư.
Tổ chức bộ máy quản lý đối với hợp tác công tư cần bảo đảm các
nguyên tắc sau:
Thứ nhất, hình thành cơ cấu tổ chức hợp lý trong một tổng thể thống
nhất. Ở bất kỳ hệ thống quản lý nào, các bộ phận cấu thành đều phải được sắp
xếp trong một cơ cấu được thiết kế hợp lý, có mối quan hệ qua lại hữu cơ với
nhau, nhằm tạo ra một tổng lực hướng tới mục tiêu chung. Hệ thống tổ chức
quản lý cần được thiết kế từ trung ương xuống địa phương, có mối liên hệ qua
lại hữu cơ trong một tổng thể thống nhất để thực hiện chức năng quản lý nhà
nước đối với đội ngũ này một cách hiệu quả.
Thứ hai, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức trong
hệ thống. Việc phân định rõ và hợp lý quyền hạn và trách nhiệm của các tổ
chức trong hệ thống sẽ giúp cho toàn hệ thống vận hành một cách hiệu quả,
đồng thời phát huy vai trò của từng tổ chức, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của tổ chức trong việc thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm được giao,
tránh sự chồng chéo, trùng lắp, bảo đảm sự vận hành thông suốt của hệ thống.
Thứ ba, kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Quản lý nhà nước
dự án hợp tác công tư cần bảo đảm sự kết hợp giữa quản lý theo ngành và
theo lãnh thổ, nhằm bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa chính quyền địa phương
30
với các bộ ngành ở trung ương trong quản lý dự án, tạo ra sự đồng thuận, hỗ
trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ về phát triển kinh
tế - xã hội.
Thứ tư, bảo đảm sự phù hợp giữa quyền hạn với trách nhiệm của các tổ
chức. Việc gắn quyền hạn với trách nhiệm là yêu cầu tất yếu để Nhà nước và
mọi người dân có thể giám sát hoạt động của các tổ chức này nhằm mục tiêu
quản lý tốt các dự án về hợp tác công tư.
Xây dựng bộ máy có vai trò quan trọng trong hoạt động QLNN đối với
hợp tác công tư. Vấn đề trọng tâm là cần phải xác định được cụ thể vai trò,
trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, khắc phục sự chồng chéo về
chức năng, nhiệm vụ.
- Tổ chức quản lý dự ántheo hình thức hợp tác công tư.
Căn cứ mục tiêu, tính chất và loại hợp đồng dự án, các bên thỏa thuận
toàn bộ hoặc một số nội dung cơ bản sau đây:
+ Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời hạn và tiến độ thực hiện dự án; thời
gian xây dựng công trình dự án;
+ Yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình dự án, sản phẩm
hoặc dịch vụ được cung cấp;
+ Tổng vốn đầu tư và phương án tài chính của dự án;
+ Điều kiện, tỷ lệ và tiến độ giải ngân vốn đầu tư của Nhà nước tham
gia thực hiện dự án (nếu có);
+ Điều kiện sử dụng đất và công trình liên quan;
+ Bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
+ Thi công xây dựng, kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng, nghiệm
thu, quyết toán dự án;
+ Giám định, vận hành, bảo dưỡng, kinh doanh và khai thác công trình
dự án; chuyển giao công trình;
31
+ Bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường;
+ Điều kiện, thủ tục tiếp nhận dự án của bên cho vay, tổ chức được chỉ định;
+ Phân chia rủi ro giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư;
sự kiện bất khả kháng và nguyên tắc xử lý;
+ Các hình thức ưu đãi và bảo đảm đầu tư (nếu có);
+ Luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng dự án, hợp đồng có liên quan và
cơ chế giải quyết tranh chấp;
+ Hiệu lực và thời hạn hợp đồng dự án;
+ Các nguyên tắc, điều kiện sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng dự
án; chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án;
+ Các nội dung khác theo thỏa thuận giữa các bên ký kết.
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật của các dự án
hợp tác công tư theo quy định của pháp luật;
Hoạt động kiểm tra, thanh tra giám sát sự tuân thủ pháp luật của các dự
án hợp tác công tư trong quá trình hoạt động trong nền kinh tế là một nội
dung cơ bản của công tác quản lý nhà nước đối với các dự án hợp tác công tư.
Hoạt động này sẽ được diễn ra trong suốt quá trình hoạt động của dự án hợp
tác công tư, kể từ lúc dự án hợp tác công tư được “ khai sinh” trong nền kinh
tế, tức là khi các dự án được các cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định
thành lập. Đây cũng là một hoạt động đòi hỏi sự phối, kết hợp chặt chẽ của
nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội và cũng đang đặt ra rất nhiều
thách thức cho công tác quản lý nhà nước đối với các dự án hợp tác công tư
trong nền kinh tế.
Kiểm tra, thanh tra, đánh giá là một khâu tất yếu trong chu trình quản lý
nhà nước. Hoạt động kiểm tra, thanh tra, đánh giá không chỉ là hoạt động
nhằm phát hiện những sai phạm trong quá trình thực hiện mà còn là kênh để
đánh giá, hoàn thiện chính sách, thể chế quản lý nhà nước đối với hợp tác
32
công tư, cung cấp thông tin thực tiễn cho việc hoàn thiện thể chế, chính sách,
thu thập những kinh nghiệm, những mô hình đối với hợp tác công tư phù hợp
các dự án đầu tư.
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật, công tác hậu kiểm trước khi cho phép
các dự án đi vào hoạt động; Đồng thời, thông qua hoạt động thanh, kiểm tra,
đánh giá sẽ cung cấp những bằng chứng xác thực về những bất cập trong chính
sách, thể chế quản lý, cơ chế điều hành thuộc lĩnh vực quản lý đối với dự án về
hợp tác công tư giúp cấp thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện cho phù
hợp với yêu cầu thực tế. Hơn nữa, hoạt động thanh tra, kiểm tra và đánh giá
thường xuyên cũng được coi một “yếu tố tạo áp lực” cho các cá nhân, tổ chức
trong xã hội nâng cao tính tuân thủ pháp luật, thực hiện nghiêm các qui định
của Nhà nước trong quản lý, điều hành các dự án về hợp tác công tư.
- Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện hợp tác quốc tế về hợp tác công tư.
Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội
của lao động và quan hệ giữa con người. Sự ra đời và phát triển của kinh tế
thị trường cũng là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập. Hội nhập
diễn ra dưới nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo
tiến trình từ thấp đến cao. Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới
hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc
gia. Ngày nay, hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc
gia để phát triển.
Hợp tác quốc tế đối với các dự án hợp tác công tư nhằm góp phần giải
quyết hai yêu cầu chính là: (1) Tranh thủ thai thác, tiếp nhận và sử dụng hiệu
quả các nguồn tài trợ của quốc tế, bao gồm cung cấp tài chính, chuyển giao
công nghệ mới thông qua các kênh hợp tác song phương, khu vực và đa
phương và (2) Thu hút nguồn vốn của các doanh nghiệp nước ngoài đối với
các dự án hợp tác công tư.
33
Các dự án hợp tác công tư cũng không đứng ngoài tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế, các dự án hợp tác công tư với nhiều hình thức cũng đang thực
hiện việc hợp tác với các tổ chức tư nhân ở nước ngoài để từng bước hội nhập
với thị trường quốc tế và đầu tư, học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới.
học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Quá trình phát triển kết cấu hạ tầng ở Hàn Quốc đã diễn ra mạnh mẽ kể
từ những năm 1960 khi nền kinh tế Hàn Quốc bắt đầu bước vào thời kỳ công
nghiệp hoá nhanh chóng. Đến nay, Hàn Quốc đang có một hệ thống kết cấu
hạ tầng tương đối tiên tiến so với các nền kinh tế công nghiệp đang nổi lên
khác, tuy nhiên nó vẫn còn lạc hậu so với các nền kinh tế công nghiệp phát
triển. Trong bối cảnh nền kinh tế thông tin và dựa trên tri thức hiện nay,
Chính phủ Hàn Quốc đang hướng tới những mục tiêu mới về phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông hang không.
Hàn Quốc đã tiến những bước dài trong việc thu hút sự tham gia của
khu vực tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng kể từ đầu những năm 1990.
Năm 1994, Hàn Quốc ban hành Luật Khuyến khích đầu tư tư nhân nhằm
khuyến khích sự tham gia của tư nhân vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng, chủ yếu là
các dự án đầu tư mới trong lĩnh vực giao thông. Chính phủ đã lên danh mục
15 dự án giao thông hàng không trọng điểm kêu gọi sự tham gia của tư nhân.
Tuy nhiên, do một số khiếm khuyết của Luật và quá trình lựa chọn không rõ
ràng, cho nên chỉ có 5 dự án được bước vào giai đoạn xây dựng, nhưng tất cả
đều bị đình lại khi cuộc khủng hoảng kinh tế Đông Á nổ ra năm 1997.
Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư tư nhân, năm 1999 Hàn Quốc
đã ban hành Luật Đầu tư tư nhân để thay thế Luật Khuyến khích đầu tư tư nhân
năm 1994. Mục đích chính của Luật mới là khuyến khích mạnh mẽ hơn sự tham
34
gia của khu vực tư nhân vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầngtrong đó có kết cấu hạ
tầng hàng không, qua các biện pháp khuyến khích về thuế và những khuyến
khích khác cho nhà đầu tư tư nhân, cũng như cải tiến quá trình lựa chọn nhà đầu
tư. Luật cũng đưa ra những biện pháp khuyến khích đối với các nhà đầu tư nước
ngoài như: miễn 10% thuế giá trị gia tăng đối với các công trình đã hoàn thành;
bảo lãnh của Chính phủ lên tới 90% doanh thu hoạt động; thưởng cho những dự
án hoàn thành sớm và cho phép thu lợi nhuận vượt mức khi nhà đầu tư tiết kiệm
chi phí xây dựng; bù đắp các khoản lỗ do dạng (BOT, BTO...); v.v.
Kết quả là đến nay, khu vực tư nhân, trong đó có các nhà đầu tư nước
ngoài, đã tham gia vào đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không của Hàn Quốc.
Chính phủ Hàn Quốc đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát
triển kết cấu hạ tầng của đất nước, không chỉ vì Chính phủ và các cấp chính
quyền chủ yếu là chủ đầu tư của các dự án kết cấu hạ tầng lớn, mà Chính phủ
còn ban hành và thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kết cấu hạ
tầng phù hợp với tình hình và yêu cầu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn.
Nghiên cứu lịch sử phát triển kết cấu hạ tầng hàng không của Hàn Quốc, có
thể nhận thấy rằng Chính phủ luôn luôn đóng vai trò là người chỉ đạo đối với
quá trình phát triển này. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các dự án kết cấu
hạ tầng hàng không quan trọng bị trì hoãn hoặc kéo dài do những vật cản mà
Chính phủ không thể vượt qua, chẳng hạn như sự phản đối của các nhà hoạt
động môi trường, sự bất đồng sâu sắc về quan điểm chính trị, các vụ bê bối
liên quan đến hợp đồng, những phát sinh về kinh phí xây dựng dự án. Bên
cạnh đó, theo thời gian, hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực
kết cấu hạ tầng hàng không tỏ ra không còn thích hợp và cần có sự thay đổi.
Ở Hàn Quốc, Cục Kế hoạch Kinh tế là cơ quan điều phối quá trình ra
quyết định trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Cơ quan này có trách nhiệm quản
lý một diện rộng các hoạt động liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng, bao
35
gồm điều phối kế hoạch của các bộ, đưa ra các khuyến nghị chính sách, và
phân bổ ngân sách.
Hợp đồng Hợp tác công – tư trong phát triển kinh tế được thể hiện khác
nhau qua các giai đoạn phát triển. Từ sau 1950 khi mà khái niệm về PPP còn
chưa được hình thành, đã có sự hợp tác giữa khu vực công và tư nhân trong đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ thiết yếu tại Nhật bản. Trong
giai đoạn này, Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các dịch vụ
công, và là người cung cấp các khoản tài chính chủ yếu cho khu vực tư nhân để
thực hiện nhiệm vụ này. Đến thập niên 80, hợp tác giữa khu vực công và tư đã
phát triển theo hướng tư nhân hóa, theo đó xu hướng khu vực tư nhân thực hiện
cung cấp các dịch vụ công trước đây do nhà nước thực hiện nhằm giảm bớt gánh
nặng về tài chính của Chính phủ, đồng thời tạo điều kiện nâng cao chất lượng
các dịch vụ công. Vào những năm 1990, khái niệm quản lý theo mô hình khu
vực tư nhân được áp dụng vào quản lý khu vực công nhằm nâng cao trách nhiệm
và tính hiệu quả trong khu vực công tiến tới cải cách tổng thể khu vực công.
Từ năm 2000 đến nay, xu hướng liên danh công – tư đã được phát triển
và hoàn thiện. Theo đó, hợp tác công – tư được hiểu là một phần của việc cải
cách khu vực công nhằm khắc phục sự thiếu hụt nguồn tài chính, thực hiện tối
đa hoá lợi ích, và cung cấp tốt hơn các dịch vụ công với chi phí thấp nhất.
Nội dung chính của hợp tác công – tư là chia sẻ rủi ro và trách nhiệm
giữa Nhà nước và khu vực tư nhân, trong đó trách nhiệm gánh chịu chính đối
với những rủi ro thuộc về khu vực tư nhân.
Nhà nước cũng có trách nhiệm trong việc hỗ trợ khu vực tư nhân về tài
chính để đảm bảo dự án khả thi và giảm bớt khó khăn cho khu vực tư nhân.
Cơ chế hợp tác đã thay đổi và chuyển dần từ quản lý bằng Luật sang quản lý
thông qua hợp đồng.
36
Ngoài những cách thức hợp tác truyền thống, trong vòng 10 năm qua
đã có nhiều biện pháp, quy định và chính sách để thúc đẩy các mô hình hợp
tác công – tư khác nhau, đáng chú ý là Luật về thúc đẩy các sáng kiến tài
chính tư nhân 1999.
1.3.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ
Hình thức đầu tư PPP tại Ấn Độ được phát triển mạnh mẽ kể từ khi
quốc gia này tự do hóa nền kinh tế từ năm 1991. Đến nay Ấn Độ đã có 981 dự
án PPP với tổng mức đầu tư 135 tỷ USD.
Chính phủ New Delhi còn thành lập quỹ hỗ trợ thiếu hụt tài chính nhằm
hỗ trợ các nhà đầu tư trong trường hợp các nguồn thu khai thác dự án không
đủ bù đắp các chi phí đầu tư. Mức hỗ trợ tối đa 40% tổng chi phí đầu tư.
Trong lĩnh vực đường không, các sân bay mới được đầu tư theo hình
thức BOT. Những sân bay trọng yếu đã được Nhà nước đầu tư trước đây như
Mumbai, Delhi được nhượng quyền vận hành khai thác cho tư nhân.
Để thúc đẩy huy động vốn cho quá trình xã hội hóa, chính Phủ Ấn Độ
đã thành lập Công ty tài chính phát triển kết cấu hạ tầng nhằm huy động tài
chính từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó cung cấp vốn cho các dự án một cách
trực tiếp hoặc thông qua các ngân hàng và tổ chức tín dụng.
-
Sự ra đời và phát triển của mô hình PPP đã được hơn 20 năm và phát
triển rộng rãi trên nhiều nước và nhiều lĩnh vực. Những kết quả mang lại từ
mô hình khi triển khai vào các dự án l
- Một là, Một dự án PPP tốt trước hết đòi hỏi phải có sự ủng hộ và điều
phối hiệu quả từ chính quyền trung ương, cho dù bất kì ở thể chế chính trị nào.
37
- Hai là, Công tác đấu thầu, mua sắm nguyên vật liệu cho công trình
xây dựng hạ tầng giao thông phải đảm bảo tính minh bạch và tính cạnh tranh
những yếu tố gắn chặt với một thể chế tốt.
- Ba là, Phải lập kế hoạch toàn diện, dự tính doanh thu và chi phí một
cách chắc chắn, có hỗ trợ mạnh mẽ về thể chế và khung pháp lý vững chắc,
chính phủ đề ra quy tắc rõ ràng về hỗ trợ và giám sát tài chính và hợp đồng
phải được tuân thủ nghiêm túc. Chỉ có đầy đủ các yếu tố này, một dự án công
tư cơ sở hạ tầng hàngkhông mới có thể thành công.
- Bốn là, Cân bằng được giữa lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được từ dự
án với mục đích xã hội của dự án.
- Năm là, Kinh nghiệm từ Nhật Bản cho rằng: có ít nhất hai lĩnh vực
mà mô hình PPP có thể phát huy hiệu quả, đó là các dự án không thể hoặc
khó áp dụng phương pháp cổ phần hóa và các dự án mà nhà nước không thể
tham gia trực tiếp.
- Sáu là, Tất cả các dự án PPP thành công đều phải đáp ứng các thủ tục
nghiên cứu khả thi và đấu thầu; phải áp dụng hình thức đấu thầu cạnh tranh.
- Bảy là, Chính phủ cần có một hệ thống minh bạch và đơn giản để cải
thiện tính khả thi về tài chính, cần có một hệ thống quy định và thủ tục toàn
diện, rõ ràng để điều chỉnh hoạt động của khu vực tư nhân, có các giao dịch
mẫu để xây dựng niềm tin của khu vực tư nhân vào hệ thống này. Bài học rút
ra từ các nước như Nhật Bả là chính phủ và các bộ ngành phải công khai hóa
thông tin, đảm bảo kiểm toán minh bạch, có như vậy mô hình PPP mới phát
huy được hiệu quả như mong đợi.
- Tám là, Cần có những tiêu chí, chỉ tiêu đơn giản và minh bạch cho
các dự án PPP.
- Chín là, Các nguyên tắc về đàm phán hợp đồng cần được thông báo
càng sớm, càng rõ càng tốt. Cần có quy trình quy hoạch và thực hiện dự án
PPP phù hợp.
38
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Chương 1 đã khái quát được các vấn đề cơ bản như sau:
Một là, đã nêu ra được khái niệm, vai trò, nhân tố tác động đến mô hình
PPP trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không.
Hai là, nêu lên được khái niệm quản lý nhà nước về mô hình hợp tác
công tư, qua đó nêu lên nội dung quản lý nhà nước mô hình PPP trong đầu tư
cơ sở hạ tầng ngành hàng không.
Ba là, nêu được các kinh nghiệm quản lý của các nước về mô hình PPP
trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời chỉ ra bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam khi vận dụng mô hình PPP trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
ngành hàng không.
39
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỢP TÁC
CÔNG – TƢ TRONG ĐẦU TƢ CƠ SỞ HẠ TẦNG
HÀNG KHÔNG TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng hàng không
Nhà nước đầu tư và giao cho các doanh nghiệp công ích gồm: “Tổng
công ty Quản lý bay Việt Nam, Tổng công ty CHK Việt Nam” quản lý, khai
thác gần như toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Ngành bao gồm các
hệ thống cơ sở hạ tầng tại các CHK (Nhà ga, đường lăn, sân đỗ...) và hệ thống
cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động quản lý - điều hành bay (các đài trạm, các
trung tâm chỉ huy - điều hành bay đường dài, tiếp cận...).
Hàng năm, tổng doanh thu của các DNCI chiếm khoảng 13% tổng
doanh thu toàn Ngành và đóng góp hơn 70% trong tổng thu nộp ngân sách
nhà nước của HKDD Việt Nam.
2.1.1. Hệ thống cảng hàng không sân bay
Mạng nhà ga, sân bay toàn quốc có quá trình hình thành và phát triển
qua nhiều thời kỳ: Pháp thuộc, Nhật thuộc, kháng chiến chống Pháp, kháng
chiến chống Mỹ và sau khi giải phóng thống nhất Tổ quốc. Qua mỗi thời kỳ,
mạng CHK-SB đều có sự thay đổi về số lượng, quy mô, chất lượng và chức
năng sử dụng.
Đất nước ta đang thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá hiện đại hoá,
HKDD đang đà phát triển, nhu cầu bảo vệ an ninh quốc phòng không vì thế
giảm nhẹ, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hàng không được Nhà nước quan
tâm đầu tư xây dựng phát triển. Trong thời gian này, bối cảnh chính trị kinh tế
thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính khu vực châu Á các năm 1997 - 1998, sự kiện ngày 11/9 và các cuộc
40
chiến tranh Áp-ga-nits-tan, I-Rắc, tình hình dịch bệnh, thiên tai... những năm
gần đây. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội đất nước đã có nhiều thay đổi.
Công nghệ HKDD trong những năm gần đây cũng đã xuất hiện những xu
hướng mới, kể cả về quản lý và khai thác.
Tính đến tháng 5/2016, HKVN đã quản lý, khai thác 22 CHK, trong đó
có 03 CHKQT và 19 CHKNĐ. Các CHK được chia theo 03 khu vực: Bắc -
Trung - Nam, ở mỗi khu vực có 01 CHKQT đóng vai trò trung tâm và các
CHKNĐ vây quanh.
Hiện nay, tại 03 CHKQT Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất đã và
đang đồng loạt triển khai chuẩn bị đầu tư hoặc thực hiện đầu tư các dự án lớn
nhằm nâng cao năng lực cũng như chất lượng phục vụ như: đầu tư mới sân đỗ
tàu bay, nhà ga T2 (hoàn thành 2015), xây dựng nhà ga hàng hóa công suất
260 nghìn tần hàng hóa/năm tại CHKQT Nội Bài; nâng cấp, mở rộng đường
cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay đồng bộ với việc xây dựng nhà ga hành
khách mới với công suất 4 triệu hành khách/năm tại CHKQT Đà Nẵng; Xây
dựng nhà ga hành khách quốc tế (hoàn thành năm 2007), cảng CHKQT Tân
Sơn Nhất đã hoàn thành giai đoạn 1 (phần cánh) đi vào sử dụng vào cuối năm
2016. Nhà ga quốc tế mở rộng thêm 8.780 m2 của sân bayTân Sơn Nhất đã
thể hiện sự cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ của Cảng HKQT Tân Sơn Nhất
nhằm giải tỏa sự quá tải cho sân bay Tân Sơn Nhất và mang lại sự tiện lợi cho
hành khách.
Các CHKNĐ của Việt Nam hiện nay có quy mô từ cấp 3C đến cấp 4E,
được trang bị các hệ thống dẫn đường, một số được trang bị thiết bị hạ cánh
bằng khí tài (ILS). Khoảng 60% số CHK này có khả năng tiếp thu tầu bay
A320/A321, còn lại chỉ khai thác được ATR72 hoặc tương đương do hạn chế
của đường cất hạ cánh. Hiện nay có 03 CHKNĐ đã được trang bị đèn đêm là
Cát Bi, Buôn Ma Thuột, Cam Ranh. Các CHK còn lại sẽ được lắp đặt dần
41
trong thời gian tới, trước mắt ưu tiên trang bị cho các CHK có mật độ khai
thác khá hoặc có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng
như: Liên Khương, Cần Thơ, Vinh, Pleiku, Phù Cát. Hầu hết các CHK đều đã
được đầu tư xây mới nhà ga, số còn lại cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị
hoặc thực hiện đầu tư. Tổng diện tích chiếm đất các CHKNĐ hiện nay là
8.244,4 ha trong đó diện tích đất do HKDD quản lý là 1.361,7 ha, đất dùng
chung là 2.333 ha.
Thực tế khai thác và xây dựng trong những năm qua, hệ thống CHK-
SB đã cơ bản thể hiện rõ tính hợp lý, phân bổ hài hoà trên toàn bộ lãnh thổ và
các vùng miền. Một số CHK chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho các
nhà vận chuyển và khai thác nhưng đã đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội các vùng miền, tạo điều kiện phát triển các ngành
kinh tế khác. Hệ thống CHK về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển
hiện tại và đã góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của đất nước.
Đánh giá cơ sở hạ tầng cảng hàng không sân bay
Đối với nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc phòng, hầu hết các CHK trong
hệ thống CHK toàn quốc là CHK dùng chung nên đã có những hoạt động hiệp
đồng nhịp nhàng đảm bảo tốt nhiệm vụ và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Các hoạt động khẩn cấp như phòng chống thiên tai, bạo loạn trong thời gian
qua đã cho thấy hiệu quả của việc phát triển hệ thống CHK theo quy hoạch.
Ưu điểm:
• Hệ thống CHK phân bố đều trên lãnh thổ tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển mạng đường bay đến khắp các vùng, miền trong cả nước.
• Các CHKQT có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển thành các trung
tâm trung chuyển của khu vực.
• Quy mô và năng lực khai thác của các CHK về cơ bản đã đáp ứng
được nhu cầu vận chuyển hiện tại.
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY

More Related Content

What's hot

Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Danh Sách 203 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Từ Các Khóa Trước
Danh Sách 203 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Từ Các Khóa TrướcDanh Sách 203 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Từ Các Khóa Trước
Danh Sách 203 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Từ Các Khóa TrướcDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 

What's hot (20)

Luận văn:Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch
Luận văn:Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịchLuận văn:Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch
Luận văn:Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch
 
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi
Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ ChiLuận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi
Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
 
Thuyết minh dự án Cửa hàng kinh doanh thiết bị phụ tùng ô tô TP Móng Cái | ...
 Thuyết minh dự án Cửa hàng kinh doanh thiết bị phụ tùng ô tô TP Móng Cái  | ... Thuyết minh dự án Cửa hàng kinh doanh thiết bị phụ tùng ô tô TP Móng Cái  | ...
Thuyết minh dự án Cửa hàng kinh doanh thiết bị phụ tùng ô tô TP Móng Cái | ...
 
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nướcLuận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
 
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
 
Luận văn: Phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty nhựa, HAY
Luận văn: Phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty nhựa, HAYLuận văn: Phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty nhựa, HAY
Luận văn: Phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty nhựa, HAY
 
Pháp luật về cho vay mua nhà ở đối với người có thu nhập thấp
Pháp luật về cho vay mua nhà ở đối với người có thu nhập thấpPháp luật về cho vay mua nhà ở đối với người có thu nhập thấp
Pháp luật về cho vay mua nhà ở đối với người có thu nhập thấp
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản  Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
Hợp đồng là gì ? Vi phạm hợp đồng là gì ?
Hợp đồng là gì ? Vi phạm hợp đồng là gì ?Hợp đồng là gì ? Vi phạm hợp đồng là gì ?
Hợp đồng là gì ? Vi phạm hợp đồng là gì ?
 
Danh Sách 203 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Từ Các Khóa Trước
Danh Sách 203 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Từ Các Khóa TrướcDanh Sách 203 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Từ Các Khóa Trước
Danh Sách 203 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát Triển Từ Các Khóa Trước
 
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Soát Chi Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Nguồn Vốn Ngân Sách ...
 
Luận văn: Quản lý chất lượng xây dựng công trình dân dụng, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng xây dựng công trình dân dụng, HAYLuận văn: Quản lý chất lượng xây dựng công trình dân dụng, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng xây dựng công trình dân dụng, HAY
 
Luận văn: Quản lý về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Quản lý về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn: Quản lý về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Quản lý về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâmLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
 
Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm phát triển qu...
Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm phát triển qu...Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm phát triển qu...
Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm phát triển qu...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
 
Đề tài: Tác động môi trường dự án xây dựng nhà máy mạ kẽm, HOT
Đề tài: Tác động môi trường dự án xây dựng nhà máy mạ kẽm, HOTĐề tài: Tác động môi trường dự án xây dựng nhà máy mạ kẽm, HOT
Đề tài: Tác động môi trường dự án xây dựng nhà máy mạ kẽm, HOT
 
Luận văn: Công tác Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông, HAY
Luận văn: Công tác Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông, HAYLuận văn: Công tác Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông, HAY
Luận văn: Công tác Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông, HAY
 

Similar to Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY

Báo cáo thực tập tổng hợp công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình thuỷ ...
Báo cáo thực tập tổng hợp công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình thuỷ ...Báo cáo thực tập tổng hợp công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình thuỷ ...
Báo cáo thực tập tổng hợp công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình thuỷ ...jackjohn45
 
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...jackjohn45
 
Phát triển nguồn nhân lực tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines ñến năm ...
 Phát triển nguồn nhân lực tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines ñến năm ... Phát triển nguồn nhân lực tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines ñến năm ...
Phát triển nguồn nhân lực tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines ñến năm ...hieu anh
 
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY (20)

Báo cáo thực tập tổng hợp công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình thuỷ ...
Báo cáo thực tập tổng hợp công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình thuỷ ...Báo cáo thực tập tổng hợp công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình thuỷ ...
Báo cáo thực tập tổng hợp công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình thuỷ ...
 
Luận án: Đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020
Luận án: Đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020Luận án: Đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020
Luận án: Đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020
 
Hợp Tác Công Tư Trong Phát Triển Hạ Tầng Giao Thông Tỉnh Bình Dương
Hợp Tác Công Tư Trong Phát Triển Hạ Tầng Giao Thông Tỉnh Bình DươngHợp Tác Công Tư Trong Phát Triển Hạ Tầng Giao Thông Tỉnh Bình Dương
Hợp Tác Công Tư Trong Phát Triển Hạ Tầng Giao Thông Tỉnh Bình Dương
 
Luận án: Hoàn thiện quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩ...
Luận án: Hoàn thiện quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩ...Luận án: Hoàn thiện quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩ...
Luận án: Hoàn thiện quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩ...
 
Quản lý dự án xây dựng huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An, HAY
Quản lý dự án xây dựng huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An, HAYQuản lý dự án xây dựng huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An, HAY
Quản lý dự án xây dựng huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An, HAY
 
Luận Văn Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Năm Long
Luận Văn Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Năm LongLuận Văn Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Năm Long
Luận Văn Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Năm Long
 
Luận văn: Gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết ...
Luận văn: Gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết ...Luận văn: Gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết ...
Luận văn: Gian lận trong báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết ...
 
Hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng giao thông tỉnh Bình Dương
Hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng giao thông tỉnh Bình Dương Hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng giao thông tỉnh Bình Dương
Hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng giao thông tỉnh Bình Dương
 
Luận văn: Công tác đấu thầu dự án xây dựng tại công ty tàu thủy
Luận văn: Công tác đấu thầu dự án xây dựng tại công ty tàu thủyLuận văn: Công tác đấu thầu dự án xây dựng tại công ty tàu thủy
Luận văn: Công tác đấu thầu dự án xây dựng tại công ty tàu thủy
 
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOTĐề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
 
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệpThể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
 
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
 
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
 
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam hiện nay ...
 
Luận án: Quản lý về thu phí và lệ phí hàng hải tại các cảng biển
Luận án: Quản lý về thu phí và lệ phí hàng hải tại các cảng biểnLuận án: Quản lý về thu phí và lệ phí hàng hải tại các cảng biển
Luận án: Quản lý về thu phí và lệ phí hàng hải tại các cảng biển
 
Phát triển nguồn nhân lực tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines ñến năm ...
 Phát triển nguồn nhân lực tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines ñến năm ... Phát triển nguồn nhân lực tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines ñến năm ...
Phát triển nguồn nhân lực tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines ñến năm ...
 
Luận văn: Quản lí nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quan
Luận văn: Quản lí nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quanLuận văn: Quản lí nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quan
Luận văn: Quản lí nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quan
 
Luận văn: Quản lý hải quan tại Chi cục hải quan sân bay Nội Bài
Luận văn: Quản lý hải quan tại Chi cục hải quan sân bay Nội BàiLuận văn: Quản lý hải quan tại Chi cục hải quan sân bay Nội Bài
Luận văn: Quản lý hải quan tại Chi cục hải quan sân bay Nội Bài
 
Đề tài: Quản lý về hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu, HAY
Đề tài: Quản lý về hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu, HAYĐề tài: Quản lý về hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu, HAY
Đề tài: Quản lý về hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu, HAY
 
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 

Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN QUANG ĐỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC CÔNG – TƢ TRONG ĐẦU TƢ CƠ SỞ HẠ TẦNG NGÀNH HÀNG KHÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ: CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2016
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN QUANG ĐỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC CÔNG – TƢ TRONG ĐẦU TƢ CƠ SỞ HẠ TẦNG NGÀNH HÀNG KHÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ: CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀNG QUY HÀ NỘI - 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Tác giả Nguyễn Quang Đức
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tôi đã nhận được, sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo và sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan, đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu, Ban Lãnh đạo Khoa sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Hoàng Quy–Học viên Hành chính Quốc gia, người đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, Văn phòng Cục Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Nguyễn Quang Đức
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỢP TÁC CÔNG - TƢ TRONG ĐẦU TƢ CƠ SỞ HẠ TẦNG NGÀNH HÀNG KHÔNG............................................................................................................ 8 1.1. Hợp tác công - tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không........... 8 1.1.1. Cơ sở hạ tầng ngành hàng không........................................................ 8 1.1.2. Hợp tác công - tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không ...10 1.2. Quản lý nhà nước về hợp tác công - tư.................................................21 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về hợp tác công - tư.............................21 1.2.2. Đặc điểm quản lý nhà nước đối với mô hình hợp tác công - tư ........23 1.2.3. Vai trò quản lý nhà nước về hợp tác công - tư ..................................24 1.2.4. Nội dung quản lý Nhà nước về hợp tác công - tư..............................25 kinh nghiệm cho Việt Nam..........................................................................33 ...............................................................33 ................................................................35 1.3.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ.....................................................................36 - ............................................36 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ...............................................................................38
  • 6. Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỢP TÁC CÔNG – TƢ TRONG ĐẦU TƢ CƠ SỞ HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG TẠI VIỆT NAM.....................................................................................................39 2.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng hàng không...................................................39 2.1.1. Hệ thống cảng hàng không sân bay...................................................39 2.1.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động quản lý - điều hành bay 42 2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về hợp tác công - tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng hàng không tại Việt Nam .....................................................................44 2.2.1. Thực trạng môi trường pháp lý trong đầu tư cơ sở hạ tầng hàng không theo hình thức hợp tác công - tư. ......................................................44 2.2.2. Chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư dự án hợp tác công – tư trong ngành hàng không........................................................................................48 2.2.3. Quản lý nhà nước trong việc triển khai thực hiện dự án hợp tác công tư trong ngành hàng không..........................................................................51 2.2.4. Thực hiện quản lý dự án hợp tác công tư trong ngành hàng không .57 2.2.5. Thực hiện các dự án đầu tư co sở hạ tầng ngành hàng không theo hình thức hợp tác công tư ............................................................................58 2.2.5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng theo hình thức hợp tác công tư trong ngành hàng không....................................62 2.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với đầu tư cơ sở hạ tầng theo hình thức hợp tác công tư trong ngành hàng không tại Việt Nam...............66 2.3.1. Những kết quả đạt được.....................................................................66 .........................................................68 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ...............................................................................78 Chƣơng 3: HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỢP TÁC CÔNG - TƢ TRONG ĐẦU TƢ CƠ SỞ HẠ TẦNG NGÀNH HÀNG KHÔNG TẠI VIỆT NAM............................................................................79
  • 7. 3.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về hợp tác công tư.....79 3.2. Các giải pháp định hướng về đầu tư cơ sở hạ tầng theo hình thức hợp tác công tư trong ngành hàng không ở Việt Nam........................................82 3.3. Các giải pháp về QLNN đối với hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không ................................................................................84 3.3.1. Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ thể chế tạo hành lang pháp lý thống nhất cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng theo hình thức hợp tác công tư trong ngành hàng không..........................................................................84 3.3.2. Giải pháp sử dụng các nguồn lực trong hợp tác công tư trong ngành hàng không...................................................................................................86 3.3.3. Giải pháp về chính sách ưu đãi đầu tư cho các dự án hợp tác công tư trong ngành hàng không . ............................................................................88 3.3.4. Các giải pháp về thực hiện các dự án hợp tác công tư ngành hàng không ............................................................................................................90 3.3.5. Giải pháp xã hội hóa các cảng hàng không ......................................94 3.3.6. Giải pháp về bộ máy quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công tư trong ngành hàng không............................................94 3.3.7. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra đối với các dự án hợp tác công tư trong ngành hàng không ..............................................................................96 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ...............................................................................98 KẾT LUẬN....................................................................................................99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................101
  • 8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ACV Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam CHK Cảng hàng không CHKNĐ Cảng hàng không nội địa CHKQT Cảng hàng không quốc tế CHKSB Cảng hàng không sân bay CSHT Cơ sở hạ tầng GPMB Giải phóng mặt bằng GT- VT Giao thông vận tải HKVN Hàng không Việt Nam JICA Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản KCHT Kết cấu hạ tầng NSNN Ngân sách nhà nước ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức PPP Hình thức hợp tác công tư QLNN Quản lý nhà nước QPPL Quy phạm pháp luật TPCP Trái phiếu chính phủ UBND Ủy ban nhân dân XHH Xã hội hóa
  • 9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các hình thức hợp tác công tư PPP ................................................15
  • 10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU • Lý do chọn đề tài luận văn Cơ sở hạ tầng giao thông hàng không có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của bất cứ quốc gia, vùng lãnh thổ nào và được chỉ ra trong các nghiên cứu Kết nối Đông Á của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Mọi hoạt động trong đời sống đều cần phải di chuyển đi lại giữa các nơi. Việc di chuyển thuận lợi, nhanh chóng sẽ giúp mọi hoạt động đạt hiệu quả cao. Do vậy, có thể nói có một mối quan hệ khá chặt chẽ giữa giao thông hàng không và mức thu nhập. Ngoài ra, số liệu thống kê cũng cho thấy những quốc gia có lưu lượng giao thông hàng không lớn nhất có mức thu nhập trên đầu người cao nhất. Theo đó, nhìn chung mối quan hệ giữa lưu lượng giao thông hàng không hàng ngày và mức thu nhập theo đầu người là rõ ràng. Ngoài ra, việc kém đầu tư vào hệ thống hạ tầng giao thông hàng không sẽ dẫn đến các hoạt động kinh tế trở nên khó khăn, chi phí hàng hóa tăng cao, giảm lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Hạ tầng giao thông hàng không chỉ có thể phát triển đồng bộ thông qua vai trò định hướng của Nhà nước và chỉ có Nhà nước mới có đủ điều kiện để điều tiết, phân bổ mọi nguồn lực của quốc gia trong việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông hàng không. Nhà nước có chiến lược phát triển hạ tầng giao thông hàng không nhằm đảm bảo thúc đẩy phát triển của nền kinh tế đồng thời góp phần quan trọng trong chiến lược xóa đói, giảm nghèo và phục vụ an ninh, quốc phòng. Chủ trương xã hội hóa nhượng quyền khai thác các cảng hàng không của Bộ GT-VT đã được các nhà đầu tư đón nhận, thể hiện qua việc hàng loạt nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đề xuất xin được làm chủ các cảng hàng
  • 11. 2 không Phú Quốc, Đà Nẵng, T1 Nội Bài… Thậm chí, một số cảng hàng không, nhà ga sân bay còn có tới vài nhà đầu tư cùng quan tâm. Nhưng cùng với đó là không ít ý kiến lo ngại những bất cập có thể phát sinh từ chủ trương này, bởi việc chuyển nhượng quyền khai thác hạ tầng cảng hàng không dân dụng vốn chưa có tiền lệ tại Việt Nam và chưa có khung pháp lý cụ thể. Từ đó có thể thấy QLNN đối với hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không cho đã có những vấn đề cấp thiết đặt ra cần nghiên cứu, từ đó tác giả xin chọn “Quản lý nhà nước đối với hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không” làm đề tài luận văn thạc sỹ quản lý công. • Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Mô hình hợp tác PPP có lịch sử lâu đời trên thế giới và được áp dụng rộng rãi vào những năm 1990. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu phong phú và đa dạng về mô hình hợp tác công - tư (PPP). Một số nghiên cứu đó có thể kể ra, bao gồm: - Hardcastle và các tác giả [2005], Jonh và Sussman [2006] khẳng định không tồn tại một hình thức PPP chuẩn và mỗi nước đều có những chiến lược về PPP riêng tuỳ thuộc vào bối cảnh, thể chế, nguồn tài trợ và tính chất của dự án; - Yscombe [2007], Khulumane [2008] trong nghiên cứu của mình đã nhấn mạnh: các quốc gia có thể chế nhà nước mạnh với khung pháp lý đầy đủ và minh bạch thường thành công với PPP; - Đề tài khoa học cấp Bộ của Nguyễn Thị Kim Dung - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, “Quan hệ đối tác giữa Nhà nước với khu vực tư nhân (PPP) trong cung cấp một số loại dịch vụ công cơ bản: Kinh nghiệm, thông lệ quốc tế tốt và ý nghĩa ứng dụng cho Việt Nam”[2008] là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam giới thiệu về thực tiễn PPP trên thế giới và gợi mở khả năng ứng dụng trong điều kiện của Việt Nam.
  • 12. 3 - Nghiên cứu của Hồ Công Hòa “Mô hình hợp tác công tư - giải pháp tăng nguồn vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý của tư nhân cho các dự án môi trường ở Việt Nam”[2011] cố gắng chỉ ra sự cần thiết triển khai các dự án hạ tầng về môi trường ở Việt Nam theo hình thức PPP trên cơ sở phân tích nhu cầu và thực trạng môi trường ở Việt Nam và những đặc trưng của mối quan hệ hợp tác công tư. - Nghiên cứu của Phan Thị Bích Nguyệt “PPP - Lời giải cho bài toán vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị tại TP. Hồ Chí Minh”, [Tạp chí Phát triển và Hội nhập; 2013], cố gắng phân tích tính hiệu quả của việc áp dụng mô hình PPP để giải quyết bài toán vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị tại Việt Nam, đồng thời cũng chỉ ra một số bất cập trong việc triển khai thí điểm hình thức PPP theo quyết định số 71/2010/QĐ-TTg tại Việt Nam, đặc biệt trong sự thiếu hụt hành lang pháp lý và tính đồng bộ không cao, chưa hài hòa về cả lợi ích và cơ chế chia sẻ rủi ro giữa các bên. - Đề tài: “Khuyến nghị nhằm đẩy mạnh việc áp dụng mô hình hợp tác công – tư (PPP) trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam”, Ban quản lý khoa học, Học viện tài chính, 2013. Nghiên cứu lý luận khoa học, kinh nghiêm quốc tế về mô hình công-tư PPP trong lĩnh vực đầu tư CSHT. Tiến hành đánh giá thực trạng việc phát triển mô hình PPP cũng như xác định rõ phương hướng phát triển mô hình PPP để đề ra các giải pháp và khuyến nghị về mặt cơ sở pháp lý và chính sách. - Đề tài: “Vận dụng mô hình hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam”, Trường đại học Kinh tế quốc dân, 2009, chủ trì đề tài, Th.s Bùi Thị Hoàng Lan, khoa môi trường đô thị Trên cơ sở tiếp cận lý luận và thực tiễn mô hình hợp tác công tư trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông Việt Nam đề xuất mô hình hợp tác và
  • 13. 4 điều kiện căn cứ cho việc xây dựng luật và các chính sách để triển khai ứng dụng thành công mô hình hợp tác công – tư tại Việt Nam. Các công trình nghiên cứu thực nghiệm về PPP trên thế giới rất phong phú, nhiều kết quả quan trọng đã được công bố, cụ thể các nghiên cứu khẳng định không tồn tại một hình thức PPP chuẩn và mỗi nước đều có chiến lược riêng tùy thuộc bối cảnh, thế chế, nguồn tài trợ và tính chất của dự án (Hardcastle và các tác giả, 2005; John và Sussman, 2006); hoặc đặc biệt nhấn mạnh các quốc gia có thể chế nhà nước mạnh, với khung pháp lý đầy đủ và minh bạch thường thành công với PPP (Yescombe, 2007; Khulumane, 2008). Một số nghiên cứu khác của Young và các tác giả (2009), Akintoye và các tác giả (2003), Zhang (2005) nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự thành công của PPP đã kết luận không có sự khác biệt về các nhân tố này giữa các nước phát triển và đang phát triển. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, “mối quan hệ giữa PPP và khủng hoảng” là đề tài được tập trung nghiên cứu nhiều nhất như các nghiên cứu của Plumb và các tác giả (2009), Michael (2010), Yelin và các tác giả (2010), Iyer và Mohammed (2010). Các bằng chứng từ các nghiên cứu này khẳng định các điều kiện thị trường hiện nay không loại trừ PPP, ngược lại đã tạo cơ hội để các nước phát triển PPP ngày càng tinh tế hơn, phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh sau khủng hoảng. Ngoài ra, các bài nghiên cứu và tài liệu về PPP của các tổ chức kinh tế quốc tế như Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) rất đa dạng, có giá trị khoa học, đặc biệt có thể ứng dụng các bài học rút ra từ thực tiễn các nước đang phát triển có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Những nghiên cứu kể trên đã phần nào giải đáp và cung cấp những kiến thức cần thiết về PPP và thực tiễn PPP trên thế giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ nghiên cứu những vấn đề chung của mô hình hợp tác PPP hoặc lại tập
  • 14. 5 trung vào các vấn đề chuyên môn sâu như dịch vụ môi trường hay việc triển khai áp dụng tại một địa phương cụ thể. Luận văn này đặt mục tiêu khảo sát kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước về mô hình PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ngành hàng không, những bài học thành công và thất bại trong quản lý ở các nước phát triển, phân tích thực trạng khuôn khổ thể chế và hoạt động đầu tư HTGT theo hình thức PPP ở Việt Nam hiện nay, từ đó khuyến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung nhằm tạo lập khuôn khổ thể chế, chính sách về PPP phù hợp cho Việt Nam nhất để có thể thực hiện hiệu quả. • Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Luận văn này được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu các vấn đề lý luận quản lý nhà nước về mô hình PPP trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không. Trên cơ sở tiến hành đánh giá thực trạng việc quản lý nhà nước về mô hình PPP để xác định rõ quan điểm, định hướng các giải pháp cụ thể quản lý nhà nước về mô hình PPP và khuyến nghị về mặt cơ sở pháp lý và chính sách, nhằm các mục tiêu cụ thể sau: + Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về mô hình PPP trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không trên cơ sở các điều kiện thực tế của Việt Nam. + Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới (nước phát triển ở Châu Á) trong quản lý nhà nước về mô hình PPP vào đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không. + Thu thập số liệu, đánh giá thực trạng việc triển khai các dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ngành hàng không, tập trung phân tích các dự án trong lĩnh vực hạ tầng tại các sân bay.
  • 15. 6 + Nhận diện các nhân tố chủ yếu tác động đến phát triển mô hình PPP trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không. + Đề xuất các giải pháp và đưa ra các khuyến nghị về cơ chế chính sách để hiệu quả quản lý nhà nước về mô hình PPP trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không đến năm 2020 đạt được hiệu quả cao. 3.2. Nhiệm vụ: Luận văn có nhiệm vụ khái quát hóa các khái niệm, đưa ra các định nghĩa, đặc điểm, tính chất quản lý nhà nước về mô hình PPP. Tìm hiểu các kinh nghiệm thực tế của nước ngoài, so sánh đối chiếu những điểm tương đồng với tình hình Việt Nam từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm phù hợp. Tìm hiểu, phân tích thực trạng hoạt động quản lý nhà nước các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không áp dụng mô hình PPP tại Việt Nam, xem xét sự đóng góp của các dự án đó vào quá trình phát triển của ngành và của nền kinh tế, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn trong quá trình triển khai từ đó đề xuất giải pháp khắc phục. • Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Khuôn khổ pháp lý và chính sách đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không áp dụng mô hình hợp tác công- tư (PPP). - Phạm vi nghiên cứu: Các dự án đầu tư vận dụng mô hình hợp tác công- tư (PPP) trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ngành hàng không được lựa chọn khảo sát trong các lĩnh vực cụ thể như đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không từ năm 2012-2016. • Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận:Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác-Lê Nin làm phương pháp luận, đồng thời kết hợp các phương pháp tư duy trừu tượng, phân tích, tổng hợp... để làm rõ các vấn đề nghiên cứu đặt ra và đề ra các giải pháp đề xuất, các giải pháp khả thi.
  • 16. 7 - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp đối chiếu so sánh; Phương pháp thống kê; để đánh giá thực trạng các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không theo mô hình PPP. Bên cạnh đó luận văn có những số liệu thực tế từ đó đưa ra chính sách quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không theo mô hình PPP nhằm đánh giá đúng thực trạng phát triển và có những quan điểm, phương pháp, giải pháp quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không theo mô hình PPP phù hợp với tình hình phát triển của ngành và của đất nước. • Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn - Về lý luận: Cung cấp cơ sở lý luận về quản lý nhà nước mô hình hợp tác PPP, nêu ra được khái niệm, nội dung và đặc điểm của mô hình PPP. Chỉ ra nội dung quản lýnhànướcvềmô hìnhPPPtrongđầutưcơsởhạtầngngànhhàngkhông. - Về thực tiễn: Nêu được kinh nghiệm của các nước trong vận dụng PPP trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không đồng thời chỉ ra bài học kinh nghiệm khi áp dụng mô hình này tại Việt Nam. Nêu được thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không ở Việt Nam khi áp dụng mô hình PPP và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước về mô hình này trong thời gian tới. • Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn có 3 phần là: Mở đầu, Nội dung và Kết luận. Trong đó, phần nội dung gồm có 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về hợp tác công - tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nước về hợp tác công – tư (PPP) trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không tại Việt Nam. Chƣơng 3: Hoàn thiện quản lý nhà nước về hợp tác công - tư (PPP) trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không tại Việt Nam.
  • 17. 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỢP TÁC CÔNG - TƢ TRONG ĐẦU TƢ CƠ SỞ HẠ TẦNG NGÀNH HÀNG KHÔNG 1.1. Hợp tác công - tƣ trong đầu tƣ cơ sở hạ tầng ngành hàng không 1.1.1. Cơ sở hạ tầng ngành hàng không 1.1.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng ngành hàng không * Kết cấu hạ tầng (hay là cơ sở hạ tầng) Theo từ chuẩn Anh- Mỹ, thuật ngữ “ kết cấu hạ tầng “ (infrastructure) thể hiện trên 4 bình diện: - Tiện ích công cộng (public utilities): năng lượng, viễn thông, nước sạch cung cấp qua hệ thống ống dẫn, khí đốt truyền tải qua ống, hệ thống thu gom và xử lý các chất thải trong thành phố... - Công chính (public works): đường sá, các công trình xây dựng đập, kênh phục vụ tưới tiêu... - Hạ tầng hàng không bao gồm: cảng cho tàu và máy bay.. đây là hệ thống vật chất- kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực kinh tế. - Hạ tầng xã hội (social infrastructure): bao gồm các cơ sở, thiết bị và công trình phục vụ cho giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và triển khai công nghệ; các cơ sở y tế, bảo vệ sức khoẻ, bảo hiểm xã hội và các công trình phục vụ cho hoạt động văn hoá, xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao... Vậy kết cấu hạ tầng (hay cơ sở hạ tầng) là hệ thống các công trình vật chất kỹ thuật được tổ chức thành các đơn vị sản xuất và dịch vụ, các công trình sự nghiệp có chức năng đảm bảo sự di chuyển, các luồng thông tin, vật chất nhằm phục vụ các nhu cầu có tính phổ biến của sản xuất và đời sống xã hội.
  • 18. 9 * Cơ sở hạ tầng ngành hàng không Từ khái niệm trên có thể quan niệm cơ sởhạ tầng ngành hàng thông là hệ thống những công trình vật chất kỹ thuật, các công trình kiến trúc để tổ chức cơ sở hạ tầng mang tính nền móng cho sự phát triển của ngành hàngkhông và nền kinh tế. Hạ tầng ngành hàng không bao gồm hệ thống sân bay, bến bãi và hệ thống trang thiết bị phụ trợ: thông tin tín hiệu, biển báo... Đặc trưng của cơ sở hạ tầng ngành hàng không là có tính thống nhất và đồng bộ, giữa các bộ phận có sự gắn kết hài hoà với nhau tạo thành một thể vững chắc đảm bảo cho phép phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống. Các công trình cơ sở hạ tầng ngành hàng không có quy mô lớn và chủ yếu ở ngoài trời, bố trí rải rác trên phạm vi cả nước, chịu ảnh hưởng nhiều của tự nhiên. 1.1.1.2.Vai trò củacơ sở hạ tầng ngành hàng không - Đối với phát triển kinh tế Với tốc độ phát triển bình quân 2,8% trong 10 năm trở lại đây, trong đó khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng bình quân 4,1%/năm, nền kinh tế thế giới đã có sự tác động và tạo nên nhu cầu rất lớn đối với sự phát triển của hoạt hàng không dân dụng trong đó có khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong những năm qua đều tăng trưởng cao hơn mức độ tăng trưởng GDP trên thế giới từ 1,5 tới 1,8 lần. Những đóng góp tích cực của ngành hàng không đối với các ngành kinh tế khác là rất lớn như phát triển du lịch, tăng cường trao đổi hợp tác đầu tư, đối ngoại, lưu thông nhanh chóng lượng hàng hoá có giá trị cao trên toàn cầu, cùng với những đòi hỏi phải phát triển mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành hàng không. Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế và ngân hàng thế giới nền kinh tế thế giới dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới với tốc độ bình quân trên 3,5%, đây là tiền đề rất quan trọng để hàng không dân dụng thế giới và khu vực có điều kiện tăng trưởng và phát triển với tốc độ cao.
  • 19. 10 - Đối với phát triển công nghiệp hàng không Cơ sở hạ tầng hàng không là điều kiện tiên quyết để phát triển tổng thể ngành hàng không từ đó kích thích sự phát triển của ngành vận tải hàng không, các cơ sở dịch vụ đồng bộ và là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp của ngành phát triển. Với doanh thu lớn thu được từ việc kinh doanh các cơ sở hạ tầng hàng không sẽ góp phần điều hòa và ổn định phát triển, đặc biệt khi các hãng hàng không gặp khó khăn. - Đối với phát triển văn hóa, xã hội Cùng với phát triển chung của cơ sở hạ tầng hàng không, các vùng dân cư lân cận sẽ có điều kiện phát triển về văn hóa, đặc biệt là các vùng, các địa phương có Cảng hàng không quốc tế sẽ đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa. Tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa, hiểu biết giữa các dân tộc và các vùng trong một quốc gia. 1.1.2. Hợp tác công - tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không 1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại hợp tác công - tư (PPP) – tư Hiện nay có nhiều quan điểm về mô hình hợp tác Nhà nước - Tư nhân hay hợp tác công – tư (PPP). Giữa các tổ chức và các nước khác nhau cũng có những định nghĩa khác nhau về mối quan hệ này tuy nhiên giữa chúng đều có những điểm tương đồng nhất định. Trong hai thập kỷ qua, PPP đã trở thành một từ phổ biến cho các học giả và nhà hoạch định chính sách trên thế giới. Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu định nghĩa về PPP, tuy nhiên chưa có định nghĩa nào rõ ràng, thống nhất. Chưa có một định nghĩa riêng nào về PPP có thể giới thiệu về các nguồn lực hoặc khả năng chuyên môn của khu vực tư nhân trong việc cung cấp và phân
  • 20. 11 phối một cách có hiệu quả các tài sản và dịch vụ của khu vực công cộng mà theo truyền thống vẫn do khu vực công phân phối. Khái niệm của PPP có nguồn gốc từ hai quan điểm “PPP như là một công cụ mới của Chính phủ” và “PPP là một trò chơi ngôn ngữ” [Teisman và Klijin; 2002]. Tuy nhiên, theo quan điểm “ngôn ngữ trò chơi”, PPP được hiểu như là một trò chơi được thiết kế để “che đậy” các chiến lược và mục đích riêng khác của Nhà nước. Nghĩa là, PPP chỉ là một tên gọi khác nhau cho tư nhân hóa và ký kết hợp đồng ra ngoài. Để tránh sử dụng thuật ngữ “tư nhân hóa” và “ký kết hợp đồng ra ngoài”, những người đề xướng tư nhân hóa đặt ra một thuật ngữ mới và dễ chấp thuận, thuật ngữ PPP. Từ bối cảnh đó, thuật ngữ PPP có thể được định nghĩa như là một chuỗi các thành quả hợp tác trong các dự án về tài chính, cơ sở hạ tầng và xã hội hoặc các chính sách chia sẻ rủi ro và tin cậy lẫn nhau [Kim; 2009]. Alfredo E. Pascual [2008] thì cho rằng PPP là sự cộng tác giữa khu vực công cộng và khu vực tư nhân dựa trên một hợp đồng để cung cấp tài sản hoặc dịch vụ, trong đó phân định hợp lý vai trò và chia sẻ công bằng trách nhiệm, chi phí và rủi ro giữa khu vực công cộng và tư nhân, các rủi ro được chuyển cho bên nào có thể quản lý tốt nhất, đảm bảo chuyển giao rủi ro ở mức tối ưu, không phải là tối đa cho khu vực tư nhân, và khu vực tư nhân sẽ đóng góp không chỉ có vốn mà còn cả công nghệ và năng lực quản lý, việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, mang đến sự sẵn có, chất lượng và tính hiệu quả của dịch vụ. Một số định nghĩa khác như Ủy ban Quốc gia về PPP của Vương quốc Anh cho rằng “PPP là một kiểu quan hệ chia sẻ rủi ro xuất phát từ nguyện vọng chung của cả khu vực tư nhân và khu vực công nhằm đạt được kết quả mong muốn”. Hội đồng Quốc gia về PPP của Canada lại định nghĩa “PPP là một kiểu hợp tác liên doanh giữa khu vực công với khu vực tư, được xây
  • 21. 12 dựng trên cơ sở chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn của mỗi bên, nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đã được xác định rõ của xã hội thông qua việc phân bổ hợp lý các nguồn lực, các kết quả và cả các rủi ro”. Theo quan điểm của Ngân hàng Châu Á [2008], khái niệm tham gia của khu vực tư nhân PPP là một thuật ngữ thường được sử dụng hoán đổi với thuật ngữ mối quan hệ đối tác Nhà nước - tư nhân. Tuy nhiên, các hợp đồng PPP hướng đến việc chuyển các nghĩa vụ sang cho khu vực tư nhân hơn là nhấn mạnh đến cơ hội thiết lập một mối quan hệ đối tác. Họ cho rằng “mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân” miêu tả một loạt các mối quan hệ có thể có giữa các tổ chức nhà nước và tổ chức tư nhân liên quan đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực dịch vụ khác. Một khái niệm khác về mô hình hợp tác công-tư cũng được dùng phổ biến hiện nay là: Mô hình hợp tác Nhà nước và Tư nhân hay còn gọi là hợp tác công - tư là mô hình mà theo đó Nhà nước cho phép Tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc công trình công cộng của nhà nước. Với mô hình này, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ. Đây là hình thức hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho cả Nhà nước và người dân vì tận dụng được nguồn lực tài chính và quản lý từ tư nhân, trong khi vẫn đảm bảo các lợi ích cho người dân. Thuật ngữ “mối quan hệ đối tác Nhà nước và Tư nhân” miêu tả một loạt các mối quan hệ có thể có giữa các tổ chức Nhà nước và Tư nhân liên quan đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực dịch vụ khác. PPP thể hiện một khuôn khổ có sự tham gia của khu vực tư nhân nhưng vẫn ghi nhận và thiết lập vai trò của chính phủ đảm bảo đáp ứng các nghĩa vụ xã hội và đạt được thành công trong cải cách của khu vực nhà nước và đầu tư công [PPP-Handbook-VN; ADB; 2007]. - PPP là hình thức Nhà nước và khu vực Tư nhân cùng thực hiện dự án đầu tư phát
  • 22. 13 triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở hợp đồng phân chia rõ trách nhiệm, lợi ích và rủi ro. Theo đó, một phần hoặc toàn bộ dự án sẽ do khu vực tư nhân thực hiện trên cơ sở đấu thầu cạnh tranh, đảm bảo các lợi ích cộng đồng, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng công trình hoặc dịch vụ do Nhà nước quy định [2008]. Theo Chính phủ định nghĩa: Đầu tư theo hình thức đối tác công tư là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công [NĐ 15/2015/NĐ-CP; tr.2]. Mặc dù có những định nghĩa khác nhau về PPP, nhưng chúng đều có đặc điểm chung,nó đều thể hiện rằng quan hệ đối tác công-tư là sự thỏa thuận giữa khu vực công (Chính phủ hoặc cơ quan có thẩm quyền khác) và khu vực tư nhân, dẫn đến khu vực tư nhân cung cấp các dự án hoặc dịch vụ được cung cấp theo truyền thống của khu vực công cộng. Yếu tố chính của một sự hợp tác Công - Tư là một chuyển giao đầu tư, rủi ro, trách nhiệm và lợi ích từ các đối tác khu vực công cho các đối tác khu vực tư nhân. – tư (PPP) Mô hình hợp tác PPP có các đặc điểm: - Đó là các mối quan hệ tương đối lâu dài, bao gồm việc hợp tác giữa đối tác công cộng và đối tác tư nhân trên những khía cạnh khác nhau của một dự án đã được lập kế hoạch từ trước; - Có sự phân chia rủi ro giữa đối tác thuộc khu vực công và đối tác thuộc khu vực tư nhân; - Ưu thế của mô hình PPP là cung cấp dịch vụ công nghệ hiện đại ngay cả khi ngân sách công có hạn, chuyển giao đúng thời gian với giá cả ổn định, nhờ đó giảm chi phí;
  • 23. 14 - Mô hình PPP giúp san sẻ rủi ro về đầu tư từ Nhà nước sang Tư nhân mà vẫn mang lại cơ sở vật chất cho người dân thụ hưởng; - Khi vận dụng mô hình PPP, vấn đề cơ bản nhất là phải có sự cam kết của cơ quan có thẩm quyền đối với việc bảo đảm cho khu vực tư nhân hoạt động. Vấn đề dễ gây rủi ro cho các dự án là quy hoạch và quyền sử dụng đất. Tiếp đến là việc lựa chọn các dự án có vốn đầu tư lớn; - Rủi ro sẽ lớn hơn đối với các dự án dài hạn. Trong quá trình thực hiện dự án hợp tác giữa Nhà nước và Tư nhân, nếu có những thiệt hại không được bảo hiểm xảy ra, dự án sẽ bị chấm dứt, hoặc Chính phủ sẽ đứng ra làm người bảo hiểm cho phương án cuối cùng; - Trong một số loại hình hợp tác Nhà nước và Tư nhân, chi phí sử dụng dịch vụ độc quyền được sinh ra bởi người sử dụng dịch vụ và không phải do những người đóng thuế; - Các mối quan hệ tương đối lâu dài, bao gồm việc hợp tác giữa đối tác công cộng và đối tác tư nhân trên những khía cạnh khác nhau của một dự án đã được lập kế hoạch từ trước; - Các cơ cấu vốn liên kết các nguồn vốn của khu vực công cộng và khu vực tư nhân. Đây là nguồn vốn cần thiết để đầu tư cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công; - Cơ quan vận hành đóng vai trò quan trọng tại mỗi giai đoạn của dự án (thiết kế, hoàn thiện, thực hiện, cấp vốn). Đối với mỗi một giai đoạn thì vai trò của cơ quan vận hành là khác nhau nhưng đều góp phần thúc đẩy dự án đạt được hiệu quả cao nhất; - Mô hình PPP có các loại hợp đồng rất phức tạp, đòi hỏi một khung pháp lý đo lường được và đảm bảo một quá trình rõ ràng. Mô hình PPP có những hạn chế về thời gian chuyển nhượng dài, phí tổn đặt hàng cao, thời gian đặt hàng lâu, hạn chế trong việc thế chấp dịch vụ công cộng. Chỉ tính
  • 24. 15 riêng thời gian trung bình hoàn thành thủ tục dự án PPP cũng mất từ 6 tháng đến 1 năm; - Có thể hiểu đơn giản PPP không phải là tư nhân hóa, mà là công - tư phối hợp thực hiện dự án, cùng chia sẻ trách nhiệm, lợi ích và sự rủi ro, nó giúp cải thiện chất lượng các dịch vụ công. Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ được thực hiện qua hợp đồng, trên nguyên tắc chuyển rủi ro cho người quản lý tốt hơn rủi ro đó; tư nhân sẽ đóng góp không chỉ là vốn mà cả công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Mô hình hợp tác công tư là các loại hợp đồng giữa nhà nước và tư nhân để thực hiện đầu tư một loại dự án mà mỗi bên đều có lợi ích và đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc điểm của một số loại hợp đồng dự án theo hình thức đối tác công tư được thể hiện trong Bảng 1.1. Bảng 1.1: Các hình thức hợp tác công tƣ PPP Hình thức hợp đồng Quyền sử hữu tài sản cơ sở hạ tầng Vốn đầu tƣ Quyền sở hữu tài sản vận hành Rủi ro thƣơng mại Rủi ro kinh doanh Thời gian hoạt động (năm) Hợp đồng dịch vụ Nhà nước Nhà nước Nhà nước Nhà nước Nhà nước và Tư nhân 1-2 Hợp đồng quản lý Nhà nước Nhà nước Nhà nước Nhà nước Nhà nước và Tư nhân 3 - 5 Hợp đồng cho thuê Nhà nước Nhà nước Tư nhân Nhà nước và Tư nhân Tư nhân 8 - 15 Nhượng quyền/ BOT Public Tư nhân Tư nhân Tư nhân Tư nhân 20 - 30 Bán/ BOO Tư nhân Tư nhân Tư nhân Tư nhân Tư nhân Không giới hạn Nguồn: Jos van Gastel Msc (2010) và Anand Chiplunkar(2006).
  • 25. 16 * Phân loại hợp đồng hợp tác công – tư (PPP) Các hợp đồng PPP có rất nhiều hình thức, mỗi hình thức phù hợp với một điều kiện nhất định, với khoảng thời gian thực hiện nhất định, ở đó vai trò của Nhà nước và Tư nhân được hoán đổi rất nhiều, từ đẩy rủi ro nhiều cho Nhà nước trong hình thức hợp đồng dịch vụ/quản lý, hoặc cho tư nhân trong hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh, hay Nhà nước và Tư nhân cùng chia sẻ rủi ro. Việc lựa chọn hình thức thực hiện dự án PPP phụ thuộc vào từng điệu kiện cụ thể. Tại Việt Nam hiện nay, hình thức hợp đồng PPP có các loại sau: - Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (gọi tắt là Hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng, sau khi hoàn thành công trình, Nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (gọi tắt là Hợp đồng BTO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, Nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định. - Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (gọi tắt là Hợp đồng BT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; Nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện dự án khác. - Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (gọi tắt là Hợp đồng BOO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu
  • 26. 17 tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành khai thác công trình đó trong một thời gian nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư theo quy định. - Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (gọi tắt là Hợp đồng BTL) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở khai thác công trình đó trong một thời gian nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư theo quy định. - Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (gọi tắt là Hợp đồng BLT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở khai thác công trình đó trong một thời gian nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư theo quy định; hết thời hạn cung cấp dịch vụ nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý (sau đây gọi tắt là Hợp đồng O&M) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình theo một thời gian nhất định. 1.1.2.2. Vai trò mô hình hợp tác công - tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng Vai trò của mô hình PPP được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau: -
  • 27. 18 Việc bắt tay giữa Nhà nước và tư nhân cho phép cộng hưởng tốt nhất thế mạnh của các bên tham gia, thông qua việc phát huy sức mạnh tổng hợp trong thiết kế, thi công, kinh doanh và quản lý. Mô hình PPP cũng khuyến khích sáng tạo trong hợp tác và phổ biến những cách làm tốt nhất. - - - - Tư nhân
  • 28. 19 - tư nhân. sở hạ tầng - - tư n Mô hình PPP đem lại những hợp đồng dài hạn cho tư nhân, phù hợp với mong muốn đầu tư lâu dài và bền vững: PPP là cơ hội xây dựng năng lực với tư nhân và thúc đẩy những mối quan hệ có lợi với các cơ quan Nhà nước.
  • 29. 20 PPP cho phép phân bổ, chuyển giao, kiểm soát rủi ro một cách tối ưu. Điều này tối ưu hơn phương pháp đấu thầu truyền thống, khi mà nhà nước phải gánh toàn bộ rủi ro thay vì phân bổ cho khu vực tư nhân. 1.1.2.3. Nhân tố tác động đến hợp tác công - tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng Có nhiều nhân tốảnh hưởng đến mô hình PPP trong đầu tư cơ sở hạ tầng như loại hợp đồng, quốc gia mà dự án thực hiện, co sở hạ tầng của các quốc gai, điều kiện kinh tế xã hội hay môi trường xung quanh dự án. Các nhân tố này được phân làm 2 loại: nhân tố chung và nhân tố đối với từng giai đoạn dự án cụ thể. Những nhân tố chung thường chia làm 3 loại: nhân tố chính trị, nhân tố thương mại quốc gia, nhân tố pháp lý. + Nhân tố chính trị: đó là những thay đổi trong chế độ chính sách của đất nước, khả năng quốc hữu hóa, sự tước đoạt hạ tầng giao thông của chính quyền sở tại, các chính sách về xuất nhập khẩu, quy trình thủ tục trong việc cấp các loại giấy phép cần thiết để thực hiện dự án. + Nhân tố thương mại quốc gia: Các nhân tố thương mại quốc gia có liên quan tới các các quy định trong việc chuyển đổi doanh thu của dự án ra ngoại tệ, ngoại hối, lãi suất và lạm phát. + Nhân tố về luật pháp quốc gia: Một số nhân tố có liên quan tới những nhân tố quốc gia đang thay đổi trong luật và những quy định, khuôn khổ pháp lý liên quan. Nếu xét đến vòng đời của dự án PPP thì các nhân tố liên quan đến từng giai đoạn có thể khái quát lại như sau: + Giai đoạn phát triển: Những nhân tố phổ biến trong giai đoạn này là những yếu tố trong đấu thầu, quy trình thủ tục, thời gian thực hiện để lựa chọn nhà đầu tư. Những nhân tố trong đấu thầu thường được đề cập đến khả năng mất thầu bởi các đối thủ cạnh tranh khác trong sự mất mát của các chi phí liên quan đến đấu thầu. Những chi phí này liên quan đến việc chuẩn bị các thiết kế
  • 30. 21 chi tiết, toàn diện lập kế hoạch và chuẩn bị tài liệu thầu rộng rãi có thể là rất lớn trong trường hợp các dự án PPP lớn. + Giai đoạn xây dựng: Những nhân tố chính liên quan đến giai đoạn này là những nhân tố mà chi phí xây dựng thực tế nhiều hơn chi phí được tính toán trong dự toán ban đầu. Thời gian thực hiện để hoàn thành dự án thường nhiều hơn dự kiến để hoàn thành và việc không hoàn thành được. + Giai đoạn vận hành: Các dự án bắt đầu tạo ra doanh thu trong giai đoạn này của dự án. Một số nhân tố thường gắn liền với giai đoạn vận hành đó là nhân tố về kỹ thuật, nhân tố về nhu cầu, nhân tố về lực lượng bất khả kháng (thiên tai, chiến tranh, thời tiết), yếu tố về doanh thu. 1.2. Quản lý nhà nƣớc về hợp tác công - tƣ 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về hợp tác công - tư Để nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nước, trước hết cần làm rõ khái niệm “quản lý”. Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau tuỳ theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Theo quan niệm của C.Mác: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó. Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng”[Các Mác – Ph. Ăng ghen toàn tập; tập 23; trang 23].
  • 31. 22 Tức theo Mác quản lý là nhằm phối hợp các lao động đơn lẻ để đạt được cái thống nhất của toàn bộ quá trình sản xuất. Ở đây Mác đã tiếp cận khái niệm quản lý từ góc độ mục đích của quản lý. Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý trí của người quản lý. Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý. Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõ cách thức quản lý và mục đích quản lý. Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác động theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. * Quản lý nhà nước Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa” [Giáo trình quản lý hành chính nhà nước; tập 1; trang 407]. Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt.Quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa:
  • 32. 23 - Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp. - Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp. Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản mang tính dưới luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý. Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan hành chính nhà nước. * Quản lý nhà nước về mô hình PPP Chưa có khái niệm cụ thể hoặc định nghĩa chính xác về quản lý nhà nước đối với mô hình PPP song từ việc làm rõ các khái niệm về QLNN và PPP ở phần trên cùng với một số văn bản có đề cập đến quản lý nhà nước đối với hợp đồng PPP ta có thể đưa ra những đặc trưng cơ bản về quản lý nhà nước đối với mô hình PPP như sau: Quản lý nhà nước đối với mô hình PPP là quá trình nhà nước sử dụng trong phạm vi quyền lực của mình tác động có tổ chức và điều chỉnh vào các quan hệ nảy sinh trong mô hình PPP nhằm đảm bảo cho mô hình PPP diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, và thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ cơ quan nhà nước. Quản lý nhà nước đối với mô hình PPP là một quá trình từ việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, xây dựng, tài chính, đấu thầu; Tuyên truyền, phổ biến, chế độ, chính sách pháp luật về mô hình PPP; Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách về hỗ trợ khuyến khích đầu tư theo mô hình PPP đến việc tổ chức bộ máy thực hiện chỉ đạo, điều hành cũng như thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về mô hình PPP. 1.2.2. Đặc điểm quản lý nhà nước đối với mô hình hợp tác công - tư Từ khái niệm quản lý nhà nước nêu trên ta có thể nêu ra một số đặc điểm riêng của quản lý nhà nước trong mô hình PPP như sau:
  • 33. 24 Nhà nước là chủ thể tổ chức và quản lý mô hình PPP trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ tính phức tạp, năng động và nhạy cảm của nền kinh tế thị trường đòi hỏi mang tính quyền lực nhà nước để tổ chức và điều hành mô hình PPP. Chủ thể ấy chính là nhà nước mà cụ thể hơn là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền. Để hoàn thành sứ mệnh của mình nhà nước phải xây dựng, tổ chức và quản lý các mô hình PPP. Pháp luật là cơ sở và là công cụ quản lý hàng đầu, công cụ không thể thay thế do xuất phát từ nhu cầu khách quan trong nền kinh tế thị trường để nhà nước tổ chức và quản lý các mô hình PPP nói riêng và hoạt động kinh tế - xã hội nói chung. Trong nền kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế nói chung, các quan hệ đối tác công - tư nói riêng diễn ra phức tạp và đa dạng đòi hỏi sự quản lý của nhà nước. Để quản lý được nhà nước phải sử dụng đến hệ thống các công cụ như: Luật, các văn bản luật, các công cụ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán... Luật và các văn bản luật nhà nước ban hành mang tính chuẩn mực. Những quy định có tính chất bắt buộc cũng như khuyến khích áp dụng được nhà nước sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhất và không thể thiếu trong việc quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội cũng như các mô hình PPP. Sự quản lý của nhà nước đối với mô hình PPP đòi hỏi có một bộ máy thực hiện các mô hình PPP mạnh, có hiệu lực và hiệu quả và một hệ thống pháp luật về PPP đồng bộ hoàn chỉnh. 1.2.3. Vai trò quản lý nhà nước về hợp tác công - tư Quản lý nhà nước có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của bất cứ quốc gia, xã hội nào nói chung và đối với mỗi ngành, lĩnh vực nói riêng trong đó có mô hình hợp tác công tư (PPP).
  • 34. 25 Nhà nước xác lập sự tồn tại của mô hình hợp tác công tư trong nền kinh tế, trong đó Nhà nước là một chủ thể chính tham gia hoạt động cùng với các đối tác ở khu vực tư nhân. Quản lý Nhà nước về mô hình PPP vừa đảm bảo chức năng quản lý Nhà nước vừa đảm bảo hoạt động của Nhà nước khi tham gia mô hình PPP. Để đảm bảo mô hình hợp tác công tư được thực thi trên thực tế, nhà nước đề ra những văn bản pháp luật quy định rõ ràng về điều kiện, cách thức triển khai các dự án theo mô hình hợp tác công tư. Nhà nước vừa là chủ thể tuân theo những quy định, nguyên tắc của mô hình PPP vừa là chủ thể đề ra những nguyên tắc, quy định đó. Nhà nước trực tiếp điều hành, chỉ đạo các dự án theo mô hình PPP. Mô hình hợp tác công - tư là mô hình hợp tác đặc biệt trong đó một đối tác tham gia là Nhà nước với sức mạnh là quyền lực nhà nước, là một chủ thể có các công cụ về pháp luật, chính sách, tài chính, đất đai... để tham gia hợp tác. Do đó để đảm bảo quyền lợi cho các đối tác tư nhân tham gia hợp tác, nhà nước có những quy định ràng buộc về trách nhiệm cũng như quyền lợi của các bên để khi tham gia các đối tác tư nhân có thể tính toán được các lợi ích cũng như rủi ro sau này. Do đặc điểm hoạt động của khu vực tư nhân lấy lợi nhuận làm động lực để phát triển nên trong bất cứ mô hình hợp tác nào, nhà đầu tư tư nhân cũng phải tối đa hóa lợi ích của mình. Vai trò quản lý của nhà nước phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, nhà nước và người sử dụng các dịch vụ công sau này. 1.2.4. Nội dung quản lý Nhà nước về hợp tác công - tư - Ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hợp tác công tư; Nhà nước là chủ thể tổ chứcnghiên cứu xây dựng đồng bộ các cơ chế, chính sách, pháp luật đối với hợp tác công tư phù hợp với từng giai đoạn phát
  • 35. 26 triển của đất nước, hài hòa với các chính sách và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước và được Nhà nước sử dụng để điều chỉnh và tạo ra các hành vi và mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân, các tổ chức nhằm thiết lập trật tự kỷ cương xã hội. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một hoạt động quan trọng thể hiện bản chất chấp hành và điều hành của quản lý nhà nước. Trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định, cơ quan QLNN xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với các dự án về hợp tác công tư nhằm đảm bảo thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước. Việc quản lý nhà nước đối với dự án đối với hợp tác công tư nhà nước cần ban hành nhiều văn bản pháp luật. Các văn bản pháp luật của Nhà nước bao gồm các Luật, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các thông tư của các Bộ, liên bộ nhằm đưa ra các quy định và hướng dẫn cụ thể việc quản lý đối với các dự án về hợp tác công tư. Các văn bản QLNN đưa ra những quy định cho phép, không cho phép hoặc những đòi hỏi buộc các dự án hợp tác công tư phải tuân thủ. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong hệ thống luật pháp như thuế, đầu tư ... sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các dự án hợp tác công tư. Vấn đề đặt ra đối với các dự án hợp tác công tư là phải hiểu rõ tinh thần của luật pháp và chấp hành tốt những quy định của pháp luật, nghiên cứu để tận dụng được các cơ hội từ các điều khoản của pháp lý mang lại và có những đối sách kịp thời trước những nguy cơ có thể đến từ những quy định pháp luật tránh được các thiệt hại do sự thiếu hiểu biết về pháp lý trong kinh doanh. Khung thể chế hướng đến tăng cường sự tham gia của toàn hệ thống chính trị trong tổ chức chỉ đạo, phối hợp liên ngành đối với hợp tác công tư nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý của nhà nước về hợp tác công tư từ trung ương đến địa phương. Nhà nước nghiên cứu hoàn thiện chức
  • 36. 27 năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực đối với các dự án hợp tác công tư.Xây dựng đồng bộ các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia các dự án lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của đát nước. - Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển hợp tác công tư. Chiến lược là một chương trình hành động tổng quát, triển khai các giải pháp để đạt được các mục tiêu toàn diện về phát triển trong một khoảng thời gian tương đối dài (10 năm, 20 năm). Kế hoạch là một chương trình hành động cụ thể để đạt đến các mục tiêu định trước trong những khoảng thời gian nhất định (5 năm, hàng năm). Kế hoạch bao gồm những mục tiêu cụ thể và những giải pháp hành động cụ thể được lựa chọn để đạt được những mục tiêu này. Chiến lược và kế hoạch là những công cụ quan trọng của quản lý. Sau khi chiến lược và kế hoạch được phê chuẩn, chúng là những căn cứ pháp lý để hướng dẫn hoạt động và đánh giá hoạt động của các chủ thể tham gia thực thi chiến lược và kế hoạch đề ra. Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được hoạch định trong từng thời kỳ, Nhà nước sẽ xây dựng định hướng chiến lược phát triển các dự án hợp tác công tư gắn chặt với các quy hoạch phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động của các dự án về hợp tác công tư nói riêng. Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước mà cụ thể là các cơ quan quản lý nhà nước sẽ tiếp tục lập ra các bản quy hoạch, kế hoạch và các dự án cụ thể nhằm từng bước thực thi những chỉ tiêu đã được đề cập trong chiến lược phát triển cho các dự án hợp tác công tư. - Xây dựng các chính sách về hợp tác công tư. Chính sách là công cụ chủ yếu để thực hiện quản lý nhà nước đối với các quá trình phát triển kinh tế xã hội. Việc xây dựng và ban hành chính sách
  • 37. 28 bao gồm toàn bộ quá trình nghiên cứu để hình thành các nội dung của chính sách và trình cơ quan có tham quyền thông qua chính sách đó. Chính sách thường được thể chế hóa bằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh hành vi của các chủ thể phù hợp với mục tiêu của chính sách. Các văn bản quy phạm pháp luật sẽ tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý đối với các dự án hợp tác công tư, tác động vào các mối quan hệ sản xuất, quan hệ lao động và quản lý để điều chỉnh, định hướng cho đầu tư các dự án hợp tác công tư phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa theo hình thức hợp tác công tư trong đầu tư các dự án về hạ tầng kỹ thuật. Nghiên cứu phương án hoàn thiện hệ thống pháp luật, kiện toàn tổ chức bộ máy, sử dụng nguồn lực đầu tư các dự án theo hình thức hợp tác công tư. Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước đối với các dự án hợp tác công tư giữa các cơ quan quản lý nhà nước; khắc phục tình trạng chồng chéo về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp không phù hợp; xây dựng cơ chế quản lý tổng hợp, phối hợp liên ngành, liên vùng. Thống nhất đầu mối quản lý nhà nước đối với hợp tác công tư trên các lĩnh vực. Tăng cường các chế tài hành chính, hình sự, kinh tế và đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra bảo đảm chính sách, pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn của Nhà nước trên lĩnh vực đầu tư dự án theo hình thức hợp tác công tư được thực hiện nghiêm minh và hiệu quả. - Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về hợp tác công tư. Tổ chức bộ máy là một cơ cấu hoàn chỉnh của hệ thống, trong đó được phân thành các bộ phận có nhiệm vụ khác nhau, nhưng quan hệ hữu cơ với nhau, phối hợp hoạt động, hợp tác, tác động và tạo thành một tổng lực hướng theo mục tiêu chung.
  • 38. 29 Tổ chức bộ máy quản lý đối với hợp tác công tư được thiết kế từ trung ương đến địa phương thông qua cơ quan tổ chức cán bộ làm nhiệm vụ quản lý kế hoạch đầu tư trong đó có đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dự án theo hình thức hợp tác công tư. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hợp tác công tư có vai trò quan trọng trong việc quản lý thực hiện các dự án hợp tác công tư ở nước ta hiện nay. Đây chính là các bộ phận tổ chức thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với hợp tác công tư, là các chủ thể định hướng phát triển đội ngũ này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của hình thức hợp tác công tư. Tổ chức bộ máy quản lý đối với hợp tác công tư cần bảo đảm các nguyên tắc sau: Thứ nhất, hình thành cơ cấu tổ chức hợp lý trong một tổng thể thống nhất. Ở bất kỳ hệ thống quản lý nào, các bộ phận cấu thành đều phải được sắp xếp trong một cơ cấu được thiết kế hợp lý, có mối quan hệ qua lại hữu cơ với nhau, nhằm tạo ra một tổng lực hướng tới mục tiêu chung. Hệ thống tổ chức quản lý cần được thiết kế từ trung ương xuống địa phương, có mối liên hệ qua lại hữu cơ trong một tổng thể thống nhất để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với đội ngũ này một cách hiệu quả. Thứ hai, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống. Việc phân định rõ và hợp lý quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống sẽ giúp cho toàn hệ thống vận hành một cách hiệu quả, đồng thời phát huy vai trò của từng tổ chức, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức trong việc thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm được giao, tránh sự chồng chéo, trùng lắp, bảo đảm sự vận hành thông suốt của hệ thống. Thứ ba, kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Quản lý nhà nước dự án hợp tác công tư cần bảo đảm sự kết hợp giữa quản lý theo ngành và theo lãnh thổ, nhằm bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa chính quyền địa phương
  • 39. 30 với các bộ ngành ở trung ương trong quản lý dự án, tạo ra sự đồng thuận, hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội. Thứ tư, bảo đảm sự phù hợp giữa quyền hạn với trách nhiệm của các tổ chức. Việc gắn quyền hạn với trách nhiệm là yêu cầu tất yếu để Nhà nước và mọi người dân có thể giám sát hoạt động của các tổ chức này nhằm mục tiêu quản lý tốt các dự án về hợp tác công tư. Xây dựng bộ máy có vai trò quan trọng trong hoạt động QLNN đối với hợp tác công tư. Vấn đề trọng tâm là cần phải xác định được cụ thể vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, khắc phục sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. - Tổ chức quản lý dự ántheo hình thức hợp tác công tư. Căn cứ mục tiêu, tính chất và loại hợp đồng dự án, các bên thỏa thuận toàn bộ hoặc một số nội dung cơ bản sau đây: + Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời hạn và tiến độ thực hiện dự án; thời gian xây dựng công trình dự án; + Yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp; + Tổng vốn đầu tư và phương án tài chính của dự án; + Điều kiện, tỷ lệ và tiến độ giải ngân vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có); + Điều kiện sử dụng đất và công trình liên quan; + Bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư; + Thi công xây dựng, kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng, nghiệm thu, quyết toán dự án; + Giám định, vận hành, bảo dưỡng, kinh doanh và khai thác công trình dự án; chuyển giao công trình;
  • 40. 31 + Bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường; + Điều kiện, thủ tục tiếp nhận dự án của bên cho vay, tổ chức được chỉ định; + Phân chia rủi ro giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư; sự kiện bất khả kháng và nguyên tắc xử lý; + Các hình thức ưu đãi và bảo đảm đầu tư (nếu có); + Luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng dự án, hợp đồng có liên quan và cơ chế giải quyết tranh chấp; + Hiệu lực và thời hạn hợp đồng dự án; + Các nguyên tắc, điều kiện sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng dự án; chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án; + Các nội dung khác theo thỏa thuận giữa các bên ký kết. - Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật của các dự án hợp tác công tư theo quy định của pháp luật; Hoạt động kiểm tra, thanh tra giám sát sự tuân thủ pháp luật của các dự án hợp tác công tư trong quá trình hoạt động trong nền kinh tế là một nội dung cơ bản của công tác quản lý nhà nước đối với các dự án hợp tác công tư. Hoạt động này sẽ được diễn ra trong suốt quá trình hoạt động của dự án hợp tác công tư, kể từ lúc dự án hợp tác công tư được “ khai sinh” trong nền kinh tế, tức là khi các dự án được các cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thành lập. Đây cũng là một hoạt động đòi hỏi sự phối, kết hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội và cũng đang đặt ra rất nhiều thách thức cho công tác quản lý nhà nước đối với các dự án hợp tác công tư trong nền kinh tế. Kiểm tra, thanh tra, đánh giá là một khâu tất yếu trong chu trình quản lý nhà nước. Hoạt động kiểm tra, thanh tra, đánh giá không chỉ là hoạt động nhằm phát hiện những sai phạm trong quá trình thực hiện mà còn là kênh để đánh giá, hoàn thiện chính sách, thể chế quản lý nhà nước đối với hợp tác
  • 41. 32 công tư, cung cấp thông tin thực tiễn cho việc hoàn thiện thể chế, chính sách, thu thập những kinh nghiệm, những mô hình đối với hợp tác công tư phù hợp các dự án đầu tư. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật, công tác hậu kiểm trước khi cho phép các dự án đi vào hoạt động; Đồng thời, thông qua hoạt động thanh, kiểm tra, đánh giá sẽ cung cấp những bằng chứng xác thực về những bất cập trong chính sách, thể chế quản lý, cơ chế điều hành thuộc lĩnh vực quản lý đối với dự án về hợp tác công tư giúp cấp thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Hơn nữa, hoạt động thanh tra, kiểm tra và đánh giá thường xuyên cũng được coi một “yếu tố tạo áp lực” cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội nâng cao tính tuân thủ pháp luật, thực hiện nghiêm các qui định của Nhà nước trong quản lý, điều hành các dự án về hợp tác công tư. - Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện hợp tác quốc tế về hợp tác công tư. Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường cũng là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập. Hội nhập diễn ra dưới nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ thấp đến cao. Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Ngày nay, hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia để phát triển. Hợp tác quốc tế đối với các dự án hợp tác công tư nhằm góp phần giải quyết hai yêu cầu chính là: (1) Tranh thủ thai thác, tiếp nhận và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ của quốc tế, bao gồm cung cấp tài chính, chuyển giao công nghệ mới thông qua các kênh hợp tác song phương, khu vực và đa phương và (2) Thu hút nguồn vốn của các doanh nghiệp nước ngoài đối với các dự án hợp tác công tư.
  • 42. 33 Các dự án hợp tác công tư cũng không đứng ngoài tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các dự án hợp tác công tư với nhiều hình thức cũng đang thực hiện việc hợp tác với các tổ chức tư nhân ở nước ngoài để từng bước hội nhập với thị trường quốc tế và đầu tư, học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới. học kinh nghiệm cho Việt Nam. Quá trình phát triển kết cấu hạ tầng ở Hàn Quốc đã diễn ra mạnh mẽ kể từ những năm 1960 khi nền kinh tế Hàn Quốc bắt đầu bước vào thời kỳ công nghiệp hoá nhanh chóng. Đến nay, Hàn Quốc đang có một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối tiên tiến so với các nền kinh tế công nghiệp đang nổi lên khác, tuy nhiên nó vẫn còn lạc hậu so với các nền kinh tế công nghiệp phát triển. Trong bối cảnh nền kinh tế thông tin và dựa trên tri thức hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc đang hướng tới những mục tiêu mới về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông hang không. Hàn Quốc đã tiến những bước dài trong việc thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng kể từ đầu những năm 1990. Năm 1994, Hàn Quốc ban hành Luật Khuyến khích đầu tư tư nhân nhằm khuyến khích sự tham gia của tư nhân vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng, chủ yếu là các dự án đầu tư mới trong lĩnh vực giao thông. Chính phủ đã lên danh mục 15 dự án giao thông hàng không trọng điểm kêu gọi sự tham gia của tư nhân. Tuy nhiên, do một số khiếm khuyết của Luật và quá trình lựa chọn không rõ ràng, cho nên chỉ có 5 dự án được bước vào giai đoạn xây dựng, nhưng tất cả đều bị đình lại khi cuộc khủng hoảng kinh tế Đông Á nổ ra năm 1997. Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư tư nhân, năm 1999 Hàn Quốc đã ban hành Luật Đầu tư tư nhân để thay thế Luật Khuyến khích đầu tư tư nhân năm 1994. Mục đích chính của Luật mới là khuyến khích mạnh mẽ hơn sự tham
  • 43. 34 gia của khu vực tư nhân vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầngtrong đó có kết cấu hạ tầng hàng không, qua các biện pháp khuyến khích về thuế và những khuyến khích khác cho nhà đầu tư tư nhân, cũng như cải tiến quá trình lựa chọn nhà đầu tư. Luật cũng đưa ra những biện pháp khuyến khích đối với các nhà đầu tư nước ngoài như: miễn 10% thuế giá trị gia tăng đối với các công trình đã hoàn thành; bảo lãnh của Chính phủ lên tới 90% doanh thu hoạt động; thưởng cho những dự án hoàn thành sớm và cho phép thu lợi nhuận vượt mức khi nhà đầu tư tiết kiệm chi phí xây dựng; bù đắp các khoản lỗ do dạng (BOT, BTO...); v.v. Kết quả là đến nay, khu vực tư nhân, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài, đã tham gia vào đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không của Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kết cấu hạ tầng của đất nước, không chỉ vì Chính phủ và các cấp chính quyền chủ yếu là chủ đầu tư của các dự án kết cấu hạ tầng lớn, mà Chính phủ còn ban hành và thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kết cấu hạ tầng phù hợp với tình hình và yêu cầu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn. Nghiên cứu lịch sử phát triển kết cấu hạ tầng hàng không của Hàn Quốc, có thể nhận thấy rằng Chính phủ luôn luôn đóng vai trò là người chỉ đạo đối với quá trình phát triển này. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các dự án kết cấu hạ tầng hàng không quan trọng bị trì hoãn hoặc kéo dài do những vật cản mà Chính phủ không thể vượt qua, chẳng hạn như sự phản đối của các nhà hoạt động môi trường, sự bất đồng sâu sắc về quan điểm chính trị, các vụ bê bối liên quan đến hợp đồng, những phát sinh về kinh phí xây dựng dự án. Bên cạnh đó, theo thời gian, hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng hàng không tỏ ra không còn thích hợp và cần có sự thay đổi. Ở Hàn Quốc, Cục Kế hoạch Kinh tế là cơ quan điều phối quá trình ra quyết định trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Cơ quan này có trách nhiệm quản lý một diện rộng các hoạt động liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng, bao
  • 44. 35 gồm điều phối kế hoạch của các bộ, đưa ra các khuyến nghị chính sách, và phân bổ ngân sách. Hợp đồng Hợp tác công – tư trong phát triển kinh tế được thể hiện khác nhau qua các giai đoạn phát triển. Từ sau 1950 khi mà khái niệm về PPP còn chưa được hình thành, đã có sự hợp tác giữa khu vực công và tư nhân trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ thiết yếu tại Nhật bản. Trong giai đoạn này, Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các dịch vụ công, và là người cung cấp các khoản tài chính chủ yếu cho khu vực tư nhân để thực hiện nhiệm vụ này. Đến thập niên 80, hợp tác giữa khu vực công và tư đã phát triển theo hướng tư nhân hóa, theo đó xu hướng khu vực tư nhân thực hiện cung cấp các dịch vụ công trước đây do nhà nước thực hiện nhằm giảm bớt gánh nặng về tài chính của Chính phủ, đồng thời tạo điều kiện nâng cao chất lượng các dịch vụ công. Vào những năm 1990, khái niệm quản lý theo mô hình khu vực tư nhân được áp dụng vào quản lý khu vực công nhằm nâng cao trách nhiệm và tính hiệu quả trong khu vực công tiến tới cải cách tổng thể khu vực công. Từ năm 2000 đến nay, xu hướng liên danh công – tư đã được phát triển và hoàn thiện. Theo đó, hợp tác công – tư được hiểu là một phần của việc cải cách khu vực công nhằm khắc phục sự thiếu hụt nguồn tài chính, thực hiện tối đa hoá lợi ích, và cung cấp tốt hơn các dịch vụ công với chi phí thấp nhất. Nội dung chính của hợp tác công – tư là chia sẻ rủi ro và trách nhiệm giữa Nhà nước và khu vực tư nhân, trong đó trách nhiệm gánh chịu chính đối với những rủi ro thuộc về khu vực tư nhân. Nhà nước cũng có trách nhiệm trong việc hỗ trợ khu vực tư nhân về tài chính để đảm bảo dự án khả thi và giảm bớt khó khăn cho khu vực tư nhân. Cơ chế hợp tác đã thay đổi và chuyển dần từ quản lý bằng Luật sang quản lý thông qua hợp đồng.
  • 45. 36 Ngoài những cách thức hợp tác truyền thống, trong vòng 10 năm qua đã có nhiều biện pháp, quy định và chính sách để thúc đẩy các mô hình hợp tác công – tư khác nhau, đáng chú ý là Luật về thúc đẩy các sáng kiến tài chính tư nhân 1999. 1.3.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ Hình thức đầu tư PPP tại Ấn Độ được phát triển mạnh mẽ kể từ khi quốc gia này tự do hóa nền kinh tế từ năm 1991. Đến nay Ấn Độ đã có 981 dự án PPP với tổng mức đầu tư 135 tỷ USD. Chính phủ New Delhi còn thành lập quỹ hỗ trợ thiếu hụt tài chính nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư trong trường hợp các nguồn thu khai thác dự án không đủ bù đắp các chi phí đầu tư. Mức hỗ trợ tối đa 40% tổng chi phí đầu tư. Trong lĩnh vực đường không, các sân bay mới được đầu tư theo hình thức BOT. Những sân bay trọng yếu đã được Nhà nước đầu tư trước đây như Mumbai, Delhi được nhượng quyền vận hành khai thác cho tư nhân. Để thúc đẩy huy động vốn cho quá trình xã hội hóa, chính Phủ Ấn Độ đã thành lập Công ty tài chính phát triển kết cấu hạ tầng nhằm huy động tài chính từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó cung cấp vốn cho các dự án một cách trực tiếp hoặc thông qua các ngân hàng và tổ chức tín dụng. - Sự ra đời và phát triển của mô hình PPP đã được hơn 20 năm và phát triển rộng rãi trên nhiều nước và nhiều lĩnh vực. Những kết quả mang lại từ mô hình khi triển khai vào các dự án l - Một là, Một dự án PPP tốt trước hết đòi hỏi phải có sự ủng hộ và điều phối hiệu quả từ chính quyền trung ương, cho dù bất kì ở thể chế chính trị nào.
  • 46. 37 - Hai là, Công tác đấu thầu, mua sắm nguyên vật liệu cho công trình xây dựng hạ tầng giao thông phải đảm bảo tính minh bạch và tính cạnh tranh những yếu tố gắn chặt với một thể chế tốt. - Ba là, Phải lập kế hoạch toàn diện, dự tính doanh thu và chi phí một cách chắc chắn, có hỗ trợ mạnh mẽ về thể chế và khung pháp lý vững chắc, chính phủ đề ra quy tắc rõ ràng về hỗ trợ và giám sát tài chính và hợp đồng phải được tuân thủ nghiêm túc. Chỉ có đầy đủ các yếu tố này, một dự án công tư cơ sở hạ tầng hàngkhông mới có thể thành công. - Bốn là, Cân bằng được giữa lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được từ dự án với mục đích xã hội của dự án. - Năm là, Kinh nghiệm từ Nhật Bản cho rằng: có ít nhất hai lĩnh vực mà mô hình PPP có thể phát huy hiệu quả, đó là các dự án không thể hoặc khó áp dụng phương pháp cổ phần hóa và các dự án mà nhà nước không thể tham gia trực tiếp. - Sáu là, Tất cả các dự án PPP thành công đều phải đáp ứng các thủ tục nghiên cứu khả thi và đấu thầu; phải áp dụng hình thức đấu thầu cạnh tranh. - Bảy là, Chính phủ cần có một hệ thống minh bạch và đơn giản để cải thiện tính khả thi về tài chính, cần có một hệ thống quy định và thủ tục toàn diện, rõ ràng để điều chỉnh hoạt động của khu vực tư nhân, có các giao dịch mẫu để xây dựng niềm tin của khu vực tư nhân vào hệ thống này. Bài học rút ra từ các nước như Nhật Bả là chính phủ và các bộ ngành phải công khai hóa thông tin, đảm bảo kiểm toán minh bạch, có như vậy mô hình PPP mới phát huy được hiệu quả như mong đợi. - Tám là, Cần có những tiêu chí, chỉ tiêu đơn giản và minh bạch cho các dự án PPP. - Chín là, Các nguyên tắc về đàm phán hợp đồng cần được thông báo càng sớm, càng rõ càng tốt. Cần có quy trình quy hoạch và thực hiện dự án PPP phù hợp.
  • 47. 38 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Chương 1 đã khái quát được các vấn đề cơ bản như sau: Một là, đã nêu ra được khái niệm, vai trò, nhân tố tác động đến mô hình PPP trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không. Hai là, nêu lên được khái niệm quản lý nhà nước về mô hình hợp tác công tư, qua đó nêu lên nội dung quản lý nhà nước mô hình PPP trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không. Ba là, nêu được các kinh nghiệm quản lý của các nước về mô hình PPP trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời chỉ ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi vận dụng mô hình PPP trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngành hàng không.
  • 48. 39 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỢP TÁC CÔNG – TƢ TRONG ĐẦU TƢ CƠ SỞ HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG TẠI VIỆT NAM 2.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng hàng không Nhà nước đầu tư và giao cho các doanh nghiệp công ích gồm: “Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Tổng công ty CHK Việt Nam” quản lý, khai thác gần như toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Ngành bao gồm các hệ thống cơ sở hạ tầng tại các CHK (Nhà ga, đường lăn, sân đỗ...) và hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động quản lý - điều hành bay (các đài trạm, các trung tâm chỉ huy - điều hành bay đường dài, tiếp cận...). Hàng năm, tổng doanh thu của các DNCI chiếm khoảng 13% tổng doanh thu toàn Ngành và đóng góp hơn 70% trong tổng thu nộp ngân sách nhà nước của HKDD Việt Nam. 2.1.1. Hệ thống cảng hàng không sân bay Mạng nhà ga, sân bay toàn quốc có quá trình hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ: Pháp thuộc, Nhật thuộc, kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ và sau khi giải phóng thống nhất Tổ quốc. Qua mỗi thời kỳ, mạng CHK-SB đều có sự thay đổi về số lượng, quy mô, chất lượng và chức năng sử dụng. Đất nước ta đang thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá hiện đại hoá, HKDD đang đà phát triển, nhu cầu bảo vệ an ninh quốc phòng không vì thế giảm nhẹ, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hàng không được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng phát triển. Trong thời gian này, bối cảnh chính trị kinh tế thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực châu Á các năm 1997 - 1998, sự kiện ngày 11/9 và các cuộc
  • 49. 40 chiến tranh Áp-ga-nits-tan, I-Rắc, tình hình dịch bệnh, thiên tai... những năm gần đây. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội đất nước đã có nhiều thay đổi. Công nghệ HKDD trong những năm gần đây cũng đã xuất hiện những xu hướng mới, kể cả về quản lý và khai thác. Tính đến tháng 5/2016, HKVN đã quản lý, khai thác 22 CHK, trong đó có 03 CHKQT và 19 CHKNĐ. Các CHK được chia theo 03 khu vực: Bắc - Trung - Nam, ở mỗi khu vực có 01 CHKQT đóng vai trò trung tâm và các CHKNĐ vây quanh. Hiện nay, tại 03 CHKQT Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất đã và đang đồng loạt triển khai chuẩn bị đầu tư hoặc thực hiện đầu tư các dự án lớn nhằm nâng cao năng lực cũng như chất lượng phục vụ như: đầu tư mới sân đỗ tàu bay, nhà ga T2 (hoàn thành 2015), xây dựng nhà ga hàng hóa công suất 260 nghìn tần hàng hóa/năm tại CHKQT Nội Bài; nâng cấp, mở rộng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay đồng bộ với việc xây dựng nhà ga hành khách mới với công suất 4 triệu hành khách/năm tại CHKQT Đà Nẵng; Xây dựng nhà ga hành khách quốc tế (hoàn thành năm 2007), cảng CHKQT Tân Sơn Nhất đã hoàn thành giai đoạn 1 (phần cánh) đi vào sử dụng vào cuối năm 2016. Nhà ga quốc tế mở rộng thêm 8.780 m2 của sân bayTân Sơn Nhất đã thể hiện sự cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ của Cảng HKQT Tân Sơn Nhất nhằm giải tỏa sự quá tải cho sân bay Tân Sơn Nhất và mang lại sự tiện lợi cho hành khách. Các CHKNĐ của Việt Nam hiện nay có quy mô từ cấp 3C đến cấp 4E, được trang bị các hệ thống dẫn đường, một số được trang bị thiết bị hạ cánh bằng khí tài (ILS). Khoảng 60% số CHK này có khả năng tiếp thu tầu bay A320/A321, còn lại chỉ khai thác được ATR72 hoặc tương đương do hạn chế của đường cất hạ cánh. Hiện nay có 03 CHKNĐ đã được trang bị đèn đêm là Cát Bi, Buôn Ma Thuột, Cam Ranh. Các CHK còn lại sẽ được lắp đặt dần
  • 50. 41 trong thời gian tới, trước mắt ưu tiên trang bị cho các CHK có mật độ khai thác khá hoặc có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng như: Liên Khương, Cần Thơ, Vinh, Pleiku, Phù Cát. Hầu hết các CHK đều đã được đầu tư xây mới nhà ga, số còn lại cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị hoặc thực hiện đầu tư. Tổng diện tích chiếm đất các CHKNĐ hiện nay là 8.244,4 ha trong đó diện tích đất do HKDD quản lý là 1.361,7 ha, đất dùng chung là 2.333 ha. Thực tế khai thác và xây dựng trong những năm qua, hệ thống CHK- SB đã cơ bản thể hiện rõ tính hợp lý, phân bổ hài hoà trên toàn bộ lãnh thổ và các vùng miền. Một số CHK chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho các nhà vận chuyển và khai thác nhưng đã đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội các vùng miền, tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác. Hệ thống CHK về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hiện tại và đã góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của đất nước. Đánh giá cơ sở hạ tầng cảng hàng không sân bay Đối với nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc phòng, hầu hết các CHK trong hệ thống CHK toàn quốc là CHK dùng chung nên đã có những hoạt động hiệp đồng nhịp nhàng đảm bảo tốt nhiệm vụ và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Các hoạt động khẩn cấp như phòng chống thiên tai, bạo loạn trong thời gian qua đã cho thấy hiệu quả của việc phát triển hệ thống CHK theo quy hoạch. Ưu điểm: • Hệ thống CHK phân bố đều trên lãnh thổ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạng đường bay đến khắp các vùng, miền trong cả nước. • Các CHKQT có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển thành các trung tâm trung chuyển của khu vực. • Quy mô và năng lực khai thác của các CHK về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hiện tại.