SlideShare a Scribd company logo
1 of 119
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN NGỌC YẾN
HîP §åNG X¢Y DùNG C¤NG TR×NH
Cã Sö DôNG VèN NG¢N S¸CH NHµ N¦íC ë VIÖT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN NGỌC YẾN
HîP §åNG X¢Y DùNG C¤NG TR×NH
Cã Sö DôNG VèN NG¢N S¸CH NHµ N¦íC ë VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ THANH THỦY
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan
Nguyễn Ngọc Yến
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH CÓ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC........................................................................................ 8
1.1. Khái quát về công trình xây dựng có sử dụng vốn ngân sách
nhà nước.............................................................................................. 8
1.1.1. Khái niệm công trình xây dựng có sử dụng vốn ngân sách nhà nước ........ 8
1.1.2. Đặc điểm công trình xây dựng có sử dụng vốn ngân sách nhà nước........ 11
1.2. Khái quát về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn
ngân sách nhà nước.......................................................................... 16
1.2.1. Khái niệm hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân
sách nhà nước.....................................................................................16
1.2.2. Đặc điểm hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân
sách nhà nước.....................................................................................17
1.2.3. Nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng công trình có
sử dụng vốn ngân sách nhà nước .......................................................20
1.2.4. Phân loại hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân
sách nhà nước.....................................................................................23
1.3. Pháp luật điều chỉnh Hợp đồng xây dựng công trình có sử
dụng vốn ngân sách nhà nước......................................................... 27
1.3.1. Nhóm văn bản pháp luật quy định về cơ sở ký kết và thực hiện
hợp đồng.............................................................................................28
1.3.2. Nhóm văn bản pháp luật quy định về một số nội dung của hợp đồng......28
1.3.3. Nhóm văn bản pháp luật quy định về hình thức của hợp đồng .........29
1.4. Pháp luật của Trung Quốc về hợp đồng xây dựng công trình
có sử dụng vốn ngân sách nhà nước............................................... 30
1.4.1. Khái quát về bối cảnh kinh tế chính - trị xã hội của Trung Quốc ......... 30
1.4.2. Các đặc điểm của pháp luật Trung Quốc về hợp đồng xây dựng
công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước................................. 32
1.4.3. Một số gợi ý từ pháp luật Trung Quốc cho việc hoàn thiện pháp
luật Việt Nam về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn
ngân sách nhà nước............................................................................ 38
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH CÓ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC...................................................................................... 41
2.1. Những quy định về hình thức hợp đồng xây dựng công trình
có sử dụng vốn ngân sách nhà nước............................................... 41
2.1.1. Quy định về kết cấu chung của hợp đồng xây dựng công trình có
sử dụng vốn ngân sách nhà nước .......................................................41
2.1.2. Quy định về hình thức của hợp đồng có sử dụng vốn ngân sách
nhà nước.............................................................................................43
2.2. Các quy định về một số nội dung của hợp đồng xây dựng
công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước ............................ 45
2.2.1. Các quy định pháp luật về chủ thể giao kết hợp đồng.......................46
2.2.2. Các quy định pháp luật về thực hiện hợp đồng xây dựng công
trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước..........................................60
2.2.3. Các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng xây
dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước............................81
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH CÓ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC...................................................................................... 89
3.1. Định hướng hoàn thiện .................................................................... 89
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng xây dựng công trình có sử
dụng vốn ngân sách nhà nước để phù hợp với yêu cầu của nền
kinh tế thị trường ...............................................................................89
3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ của các quy định của pháp luật về Hợp
đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước........90
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật về hợp đồng xây dựng công trình có sử
dụng vốn ngân sách nhà nước......................................................... 91
3.2.1. Nhóm các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp
đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước........91
3.2.2. Nhóm các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật ..............103
KẾT LUẬN.................................................................................................. 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 109
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
Bộ KHĐT Bộ Kế hoạch và đầu tư
Bộ XD Bộ Xây dựng
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
EPC Engineering - Procurement -
Construction
Hợp đồng thiết kế - cung ứng vật tư,
thiết bị - thi công xây dựng
EC Engineering - Construction Hợp đồng thiết kế - thi công xây dựng
EP Engineering - Procurement Hợp đồng thiết kế - cung ứng vật tư,
thiết bị
GPA Agreement on Government
Procurement
Hiệp định về Mua sắm Chính phủ của
WTO
GTVT Giao thông vận tải
HĐXD Hợp đồng xây dựng
HSMT Hồ sơ mời thầu
NSNN Ngân sách nhà nước
PC Procurement - Construction Hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị -
thi công xây dựng
XHCN Xã hội Chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện
đất nước theo hướng từ đổi mới tư duy đến đổi mới tổ chức, từ đổi mới kinh
tế đến đổi mới hệ thống chính trị và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Sự
nghiệp đổi mới này nhằm giúp đất nước vượt qua khó khăn, đi vào con đường
phát triển, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế. Trên cơ sở đó, mục tiêu
hướng đến của công cuộc đổi mới là vai trò, chức năng quản lý nhà nước về
kinh tế được đổi mới theo hướng từ can thiệp trực tiếp bằng mệnh lệnh hành
chính chuyển sang quản lý bằng pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các công cụ điều tiết vĩ mô khác. Tuy
nhiên, thực tế lại cho thấy, vai trò can thiệp của nhà nước đối với các quan hệ
kinh tế vẫn được thể hiện rất đậm nét. Cụ thể, Chính phủ vẫn là chủ thể lớn
mạnh nhất trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản ở Việt Nam. Nhà
nước kiểm soát rất chặt chẽ những hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng
vốn ngân sách nhà nước (HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN) thông qua
việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về mẫu HĐXD công
trình sử dụng vốn NSNN và quy định chi tiết các nội dung của hợp đồng.
Ngày 07/05/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2010/NĐ-CP
về hợp đồng trong hoạt động xây dựng (NĐ 48/2010/NĐ-CP) để bước đầu
quy định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây
dựng có sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên. Nghị định này sau đó đã được
sửa đổi bằng Nghị định 207/2013/NĐ-CP ngày 11/12/2013 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 của
Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng (NĐ 207/2013/NĐ-CP).
Trên cơ sở những quy định của NĐ 48/2010/NĐ-CP, ngày 28/6/2011, Bộ Xây
2
dựng đã ban hành Thông tư 09/2011/TT-BXD hướng dẫn mẫu hợp đồng thi
công xây dựng công trình của các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên
(TT 09/2011/TT-BXD). Liên quan đến nội dung này, trước đó Bộ Kế hoạch
và đầu tư cũng đã ban hành Thông tư 01/2010/TT-BKH ngày 6/1/2010 quy
định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu xây lắp có kèm theo.
Hiện nay, cả NĐ 48/2010/NĐ-CP và NĐ 207/2013/NĐ-CP đều đã
được thay thế hoàn toàn bằng Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của
Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng (NĐ 37/2015/NĐ-CP).
Thông tư 01/2010/TT-BKH thì được thay thế bằng Thông tư 03/2015/TT-
BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc quy định chi tiết
lập hồ sơ mời thầu xây lắp (TT 03/2015/TT-BKHĐT). Trong khi đó, TT
09/2011/TT-BXD tính đến thời điểm này vẫn còn hiệu lực thi hành.
Từ sự ra đời và tồn tại của các văn bản pháp luật này, có thể thấy, pháp
luật Việt Nam hiện hành có sự điều chỉnh đặc biệt đối với hợp đồng xây dựng
công trình, đặc biệt đối với công trình có sử dụng vốn NSNN từ một mức nhất
định trở lên, cụ thể ở đây là 30% vốn nhà nước trở lên. Những văn bản này
quy định khá chi tiết và đầy đủ các điều khoản cũng như nội dung các điều
khoản trong một HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN.
Việc quy định mẫu riêng đối với HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN
xuất phát từ đặc điểm hoàn cảnh lịch sử, chính trị của Việt Nam, như Điều 2
Hiến Pháp năm 2013 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
(CHXHCNVN) đã quy định: “Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do
dân và vì dân”. Nguồn vốn ngân sách của nhà nước cũng là do Nhà nước đại
diện nhân dân quản lý và sử dụng vì vậy mọi hoạt động liên quan đến nguồn
vốn NSNN cần phải được quản lý và kiểm soát một cách nghiêm ngặt, tránh
thất thoát, lãng phí. Theo đó, việc quy định mẫu HĐXD đối công trình có sử
dụng vốn NSNN có thể xem như là một biện pháp hữu hiệu để nhà nước quản
3
lý hoạt động xây dựng công trình có sử dụng nguồn vốn NSNN, đảm bảo tiết
kiệm, tránh lãng phí. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, trong bối cảnh Việt Nam
đang hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế thị trường kết hợp với hội nhập
kinh tế quốc tế thì vấn đề đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho các chủ thể
kinh tế là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, HĐXD công trình sử dụng vốn
NSNN về bản chất là hợp đồng thương mại, phải tuân thủ nguyên tắc tự do, tự
nguyện cam kết, thỏa thuận. Chính vì vậy, việc quy định mẫu HĐXD công
trình sử dụng vốn NSNN như hiện nay dường như đang gây ra những khó
khăn nhất định cho chủ thể hợp đồng là các nhà thầu thi công xây dựng công
trình, trái với nguyên tắc tự do, thỏa thuận trong hợp đồng và thậm chí còn
thiếu công bằng đối với khu vực tư nhân trong mối quan hệ với nhà nước khi
tham gia xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN.
Nhận thức được vai trò quan trọng của các vấn đề trên, tác giả lựa chọn
nghiên cứu và tìm hiểu đề tài: “Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng
vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam” với mong muốn tìm ra giải pháp để
hoàn thiện các quy định của pháp luật về HĐXD công trình sử dụng vốn
NSNN để góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật mà vẫn đảm bảo sử
dụng vốn nhà nước vào đầu tư xây dựng một cách hợp lý.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Một trong những điểm đặc thù của HĐXD công trình sử dụng vốn
NSNN chính là Nhà nước là chủ đầu tư của công trình và đại diện quản lý, sử
dụng phần vốn đầu tư của Nhà nước sẽ là một bên chủ thể của hợp đồng. Vì
vậy, những hợp đồng loại này đều chịu sự giám sát, can thiệp sâu sắc của Nhà
nước mà biểu hiện cụ thể là những hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của rất
nhiều luật và văn bản dưới luật, như: Luật Thương mại số 36/2005/QH11
ngày 14/06/2005 của Quốc hội nước CHXHCNVN và Bộ luật Dân sự số
33/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc hội nước CHXHCNVN (BLDS
4
2005) là nền tảng cho việc thực hiện hợp đồng; Luật Ngân sách nhà nước số
83/2015/QH13 ngày 25/06/2015 của Quốc hội nước CHXHCNVN (Luật
NSNN 2015), Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2015 của Quốc
hội nước CHXNCNVN (Luật Đầu tư công 2015) liên quan đến các loại công
trình được lựa chọn; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của
Quốc hội nước CHXHCNVN (Luật Đấu thầu 2013) để lựa chọn nhà thầu hay
bên thi công trong hợp đồng; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày
18/6/2014 của Quốc hội nước CHXHCNVN (Luật XD 2014) để điều chỉnh về
điều kiện, tiêu chuẩn xây dựng; Các quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Xây dựng, Bộ tài chính về hình thức hợp đồng, phương thức thanh toán hợp
đồng … Do đó, các công trình nghiên cứu khoa học về Hợp đồng xây dựng
công trình có sử dụng vốn NSNN ở Việt Nam chủ yếu được nghiên cứu dưới
các góc độ kinh tế, tài chính.
Thêm nữa, khi nhắc đến công trình có sử dụng vốn nhà nước, điều quan
tâm hàng đầu luôn là vấn đề đảm bảo sử dụng chi phí đầu tư xây dựng hợp lý,
đảm bảo chất lượng công trình xây dựng hiệu quả. Vì vậy, đã có rất nhiều đề
tài nghiên cứu về Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN
nhưng đều tập trung vào khía cạnh kinh tế, cụ thể về những vấn đề quản lý chi
phí, nâng cao chất lượng các công trình xây dựng có sử dụng vốn nhà nước,
như: “Giải pháp hoàn thiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử
dụng vốn nhà nước” - Luận văn cao học khoa kinh tế xây dựng trường Đại
học Xây dựng của tác giả Bùi Thị Tuyết Nhung (2010); “Giải pháp nâng cao
năng lực quản lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng của chủ đầu tư dự án” -
Luận văn cao học khoa kinh tế xây dựng trường Đại học Xây dựng của tác giả
Nguyễn Bình Minh (2010); “Giải pháp nâng cao chất lượng đấu thầu các gói
thầu xây lắp thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn Nhà nước”
- Luận văn cao học khoa kinh tế xây dựng trường Đại học Xây dựng của tác
5
giả Vũ Nam Ngọc (2010)… Do các quy định về mẫu HĐXD đối với các dự
án có sử dụng vốn nhà nước mới ra đời và có hiệu lực trong một vài năm trở
lại đây nên có rất ít công trình nghiên cứu dưới góc độ khoa học pháp lý về
các quy định pháp luật mới về mẫu HĐXD công trình sử dụng nguồn vốn
NSNN. Liên quan đến đề tài này, hầu như không có công trình nghiên cứu
dưới góc độ pháp lý, chỉ có một số bài viết ngắn, điển hình như bài viết “Thực
trạng và những quy định pháp luật về Hợp đồng xây dựng” của tác giả
Trương Văn Cường, Phòng NV1 - Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh (2014). Tuy nhiên,
bài viết này cũng chỉ dừng lại ở việc chỉ ra thực trạng thực hiện chưa nghiêm
túc một số quy định về HĐXD và một số điểm mới trong các văn bản pháp
luật hướng dẫn về HĐXD mà chưa chỉ ra một cách cụ thể những tồn tại, bất
cập trong quy định của pháp luật hiện hành về mẫu HĐXD đối với công trình
đặc thù có sử dụng vốn từ NSNN; những giải pháp khắc phục bất cập, tồn tại
này cũng như việc quy định mẫu hợp đồng như hiện nay có thực sự phù hợp
với bối cảnh thực tế hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này để tìm ra những ưu điểm và hạn
chế của quy định hiện hành về HĐXD những công trình mang tính đặc thù là
có sử dụng vốn đầu tư từ NSNN. Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng khắc
phục những tồn tại, góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam
về HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về HĐXD công trình sử dụng
vốn NSNN.
Phân tích, đánh giá quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy
định về HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN ở Việt Nam hiện nay.
6
Đề xuất phương hướng khắc phục và các giải pháp hoàn thiện các quy
định về HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài lấy các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về HĐXD
công trình sử dụng vốn NSNN và thực tiễn áp dụng các quy định này làm đối
tượng nghiên cứu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật hiện hành
và đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về ba nội dung lớn của HĐXD
công trình sử dụng vốn NSNN ở Việt Nam, bao gồm: (i) Chủ thể ký kết hợp
đồng; (ii) Thực hiện hợp đồng và (iii) Giài quyết tranh chấp hợp đồng. Đồng
thời, đề tài có sự liên hệ, đối chiếu, phân tích so sánh các quy định của pháp
luật Việt Nam với các quy định tương ứng trong pháp luật của Trung Quốc.
5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung đi sâu phân tích các quy định pháp luật và thực tiễn
thi hành các quy định về chủ thể ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng và giải
quyết tranh chấp HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, đồng thời, sử dụng phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý
truyền thống như: So sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, có kế thừa và tham
khảo các tài liệu và các công trình nghiên cứu có liên quan để giải quyết
những vấn đề mà đề tài đặt ra.
7
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Đề tài phân tích, đánh giá một cách toàn diện những quy định pháp luật
hiện hành cũng như thực trạng áp dụng các quy định về chủ thể giao kết hợp
đồng, thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng công
trình có sử dụng vốn NSNN; đề tài cũng có sự đối chiếu so sánh với các quy
định có liên quan trong hệ thống pháp luật của Trung Quốc. Trên cơ sở đó, rút
ra những kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, tăng cường tính
khả thi, hợp lý của những quy định pháp luật về HĐXD các công trình có
điểm đặc thù là có sử dụng vốn NSNN.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài bao gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn
ngân sách nhà nước
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng xây dựng công trình có sử
dụng vốn ngân sách nhà nước.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng xây dựng công trình có sử
dụng vốn ngân sách nhà nước.
8
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH CÓ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Khái quát về công trình xây dựng có sử dụng vốn ngân sách
nhà nước
1.1.1. Khái niệm công trình xây dựng có sử dụng vốn ngân sách nhà nước
1.1.1.1. Công trình xây dựng
Theo Luật xây dựng của Việt Nam, khái niệm công trình xây dựng
được định nghĩa như sau:
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao
động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công
trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt
đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước,
được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công
trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp
và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình
khác [35, Điều 3, Khoản 10].
Trên cơ sở đó, Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính
phủ về việc quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (NĐ
46/2015/NĐ-CP) phân loại công trình xây dựng theo tính chất sử dụng như sau:
- Công trình dân dụng bao gồm: nhà ở và các công trình công cộng
(công trình giáo dục; công trình y tế; công trình thể thao; công trình văn hóa;
công trình tôn giáo, tín ngưỡng; công trình thương mại, dịch vụ và trụ sở làm
việc; Nhà ga; Trụ sở cơ quan nhà nước).
- Công trình công nghiệp bao gồm: Công trình sản xuất vật liệu xây
dựng; công trình luyện kim và cơ khí chế tạo; công trình khai thác mỏ và chế
9
biến khoáng sản; công trình dầu khí; công trình năng lượng; công trình hóa
chất (công trình sản xuất sản phẩm phân bón, công trình sản xuất vật liệu nổ
công nghiệp); công trình công nghiệp nhẹ (công trình công nghiệp thực
phẩm, công trình công nghiệp tiêu dùng, công trình công nghiệp chế biến
nông, thủy và hải sản).
- Công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm: Công trình cấp nước; công trình
thoát nước; công trình xử lý chất thải rắn (công trình xử lý chất thải rắn thông
thường, công trình xử lý chất thải nguy hại); công trình chiếu sáng công cộng
và các công trình khác.
- Công trình giao thông bao gồm: các công trình đường bộ; công trình
đường sắt; công trình cầu; công trình hầm; công trình đường thủy nội địa;
công trình hàng hải; công trình hàng hải khác; công trình hàng không.
- Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm: công trình
thủy lợi; công trình đê điều; công trình chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, diêm
nghiệp, thủy sản và các công nông nghiệp và phát triển nông thôn khác.
- Công trình quốc phòng, an ninh bao gồm: các công trình được đầu tư
xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý,
phục vụ quốc phòng, an ninh [15, Phụ lục I].
1.1.1.2. Công trình xây dựng có sử dụng vốn ngân sách nhà nước
Trước đây, khái niệm sử dụng nguồn vốn NSNN làm kinh tế nói chung
và đầu tư xây dựng nói riêng rất phổ biến ở các nước XHCN cũ như: Liên
bang Xô viết, các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam… vì nền tảng kinh
tế quốc dân của các quốc gia này là dựa trên chế độ công hữu, sở hữu nhà
nước và tập thể, công cụ quản lý kinh tế chính là kế hoạch do nhà nước ban
hành từ trên xuống (nền kinh tế kế hoạch hóa).
Hiện nay, chỉ ở một số nước XHCN cũ với nền kinh tế chuyển đổi từ kế
hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường (trong đó có Việt Nam) là nhà
10
nước vẫn giữ vai trò chi phối mạnh mẽ trong các quan hệ kinh tế. Sự chi phối
của nhà nước đối với nền kinh tế thể hiện ở chỗ kinh tế nhà nước, mà đại diện
là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), chiếm lĩnh các ngành, các lĩnh vực
kinh tế then chốt, trong đó có ngành xây dựng hạ tầng cơ bản và chiếm tỉ
trọng lớn nguồn tiền đầu tư từ vốn nhà nước.
Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có văn bản nào đưa ra định nghĩa
trực tiếp về công trình xây dựng có sử dụng vốn NSNN mà chỉ có khái niệm
về vốn nhà nước, NSNN và công trình xây dựng có sử dụng vốn nhà nước
được quy định tại Luật Đấu thầu 2013 và TT 09/2011/TT-BXD. Cụ thể:
Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái
quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương;
vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;
vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay
được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của
doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất [31, Điều 4].
Từ đó có thể nhận định rằng:
Công trình xây dựng có sử dụng vốn nhà nước bao gồm các
công trình xây dựng được đầu tư thực hiện bằng “vốn ngân sách
nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là vốn ODA),
vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn tín dụng do nhà
nước bảo lãnh và vốn đầu tư khác của nhà nước [6, Điều 1].
Như vậy, theo tinh thần của Luật đấu thầu 2013 và TT 09/2011/TT-
BXD, công trình xây dựng có sử dụng vốn NSNN chỉ là một bộ phận nhỏ
trong nhóm các công trình xây dựng có sử dụng vốn nhà nước nói chung.
Luật NSNN 2002 đưa ra định nghĩa về NSNN như sau:
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà
11
nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được
thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước [28, Điều 1] và Ngân sách nhà nước gồm
ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa
phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân [28, Điều 4].
Đến khi Luật NSNN 2015 ra đời, định nghĩa về NSNN đã có nhiều
thay đổi. Cụ thể:
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà
nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất
định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước [36, Điều 4].
Và hệ thống ngân sách được quy định như sau: “Ngân sách nhà nước
gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương” và “Ngân sách địa
phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương” [36, Điều 6].
Như vậy, từ Luật NSNN 2002 đến Luật NSNN 2015, vốn NSNN được
hiểu một cách thống nhất là bao gồm vốn ngân sách trung ương và vốn ngân
sách địa phương. Trong đó, vốn NSNN được hình thành từ vốn tích lũy của
nền kinh tế và được nhà nước duy trì trong kế hoạch ngân sách để cấp cho các
đơn vị thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong các kế hoạch
nhà nước hàng năm, kế hoạch năm (05) năm và kế hoạch dài hạn.
1.1.2. Đặc điểm công trình xây dựng có sử dụng vốn ngân sách nhà nước
So với các công trình xây dựng thông thường, công trình xây dựng có
sử dụng vốn NSNN có một số điểm đặc trưng sau:
Thứ nhất, các công trình xây dựng có sử dụng vốn NSNN có một phần
hoặc toàn bộ vốn đầu tư cho công trình là từ NSNN.
Như đã nêu ở trên, các công trình xây dựng ở Việt Nam hiện nay được
12
đầu tư bằng rất nhiều nguồn vốn khác nhau, như: vốn nhà nước; vốn vay; vốn
thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài… Trong đó, riêng
vốn nhà nước, theo quy định của Luật đấu thầu 2013 và TT 09/2011/TT-BXD,
bao gồm: vốn NSNN; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu
chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của
các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được
bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp
nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất [31, Điều 4]. Trên cơ sở đó, công trình có
sử dụng vốn NSNN sẽ được hiểu là những công trình có 100% nguồn vốn đầu
tư là từ NSNN và những công trình có một phần nguồn vốn đầu tư là từ
NSNN còn một phần nguồn vốn đầu tư là từ các nguồn vốn khác. Những
nguồn vốn khác này có thể bao gồm vốn nhà nước ngoài ngân sách và/hoặc
vốn vay, vốn thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài…
Thứ hai, về tính chất công trình, công trình xây dựng có sử dụng vốn
NSNN là những công trình đặc thù theo quy định của pháp luật và có ảnh
hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo quy định của Điều 5 Luật Đầu tư công 2014, vốn NSNN chủ yếu
được đầu tư trong các lĩnh vực hạ tầng cơ bản: Đầu tư chương trình, dự án kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước,
đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Đầu tư và hỗ trợ
hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích; Đầu tư của Nhà nước tham
gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư. Cũng theo quy định tại
Điều 6 luật này, các dự án xây dựng được phép đầu tư bằng nguồn vốn NSNN
chủ yếu bao gồm các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm
B và dự án nhóm C. Trong đó:
- Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công
13
trình liên kết chặt chẽ với nhau và sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng
trở lên và/hoặc ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: 1) Nhà máy điện hạt nhân; 2)
Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo
tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm
khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên;
rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường
từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên; 3) Sử dụng đất có
yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy
mô từ 500 héc ta trở lên; 4) Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền
núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác; 5) Dự án đòi hỏi phải áp dụng
cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định [32, Điều 7].
- Dự án nhóm A bao gồm: 1) Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư
thuộc lĩnh vực: Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt; Dự án tại địa
bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy
định của pháp luật về quốc phòng, an ninh; Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc
phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia; Dự án sản xuất chất độc hại,
chất nổ; Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất; 2) Dự án có tổng mức
đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực giao thông (bao gồm cầu, cảng
biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), công nghiệp điện, khai
thác dầu khí, hoá chất, phân bón, xi măng, chế tạo máy, luyện kim, Khai thác,
chế biến khoáng sản, xây dựng khu nhà ở; 3) Dự án có tổng mức đầu tư từ
1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực giao thông (trừ các dự án quy định tại
nhóm 2), thủy lợi; cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật
điện; sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; hoá dược; sản xuất vật liệu (trừ các
dự án quy định tại nhóm 2); công trình cơ khí (trừ các dự án quy định tại
nhóm 2), bưu chính, viễn thông; 4) Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ
14
đồng trở lên thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;
công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp (trừ các dự án quy
định tại nhóm 1,2 và 3); 5) Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên
thuộc lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục, nghiên cứu khoa học, tin học, phát
thanh, truyền hình, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, xây dựng dân dụng,
(trừ các dự án quy định tại nhóm 2) [32, Điều 8].
- Dự án nhóm B bao gồm: Nhóm 2 của Dự án nhóm A có tổng mức đầu
tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng; Nhóm 3 của Dự án nhóm A có tổng
mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng; Nhóm 4 của Dự án nhóm A
có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng; Nhóm 5 của Dự án
nhóm A có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng [32, Điều 9].
- Dự án nhóm C bao gồm: Nhóm 2 của Dự án nhóm A có tổng mức đầu
tư dưới 120 tỷ đồng; Nhóm 3 của Dự án nhóm A có tổng mức đầu tư dưới 80
tỷ đồng; Nhóm 4 của Dự án nhóm A có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng;
Nhóm 5 của Dự án nhóm A có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng [32, Điều 10].
Thứ ba, các công trình xây dựng có sử dụng vốn NSNN luôn đặt dưới
sự quản lý và giám sát chặt chẽ, toàn diện của các cơ quan chức năng.
Xuất phát từ đặc điểm kinh tế, chính trị đặc thù của Việt Nam là một
nước XHCN với nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh
tế thị trường nên nhà nước là chủ thể giữ vai trò chi phối mạnh mẽ trong các
quan hệ kinh tế và vốn nhà nước mà đặc biệt là NSNN thường chiếm tỉ trọng
lớn về đầu tư. Mặt khác, chế độ sở hữu chính ở Việt Nam là chế độ sở hữu
toàn dân, NSNN do nhà nước quản lý và sử dụng nhân danh nhân dân nên vấn
đề chi NSNN cũng là một nội dung hết sức nhạy cảm ở Việt Nam. Chính vì
những lý do đó, về nguyên tắc quản lý của nhà nước, các công trình xây dựng
có sử dụng vốn NSNN được quản lý chặt chẽ, toàn diện hơn so với các công
15
trình xây dựng khác có nguồn vốn ngoài NSNN. Nguyên tắc quản lý này biểu
hiện rất rõ nét ở quy định tại Khoản 3 Điều 3 NĐ 59/2015/NĐ-CP ngày
18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (NĐ 59/2015/NĐ-
CP), cụ thể như sau:
3. Quản lý thực hiện dự án phù hợp với loại nguồn vốn sử
dụng để đầu tư xây dựng:
a) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước
được quản lý chặt chẽ, toàn diện, theo đúng trình tự để bảo đảm
mục tiêu đầu tư, chất lượng, tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí và
đạt được hiệu quả dự án;
b) Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP - Public -
Private Partner) có cấu phần xây dựng được quản lý như đối với dự
án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách theo quy định của Nghị
định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân
sách được Nhà nước quản lý về chủ trương đầu tư, mục tiêu, quy
mô đầu tư, chi phí thực hiện, các tác động của dự án đến cảnh quan,
môi trường, an toàn cộng đồng, quốc phòng, an ninh và hiệu quả
của dự án. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm quản lý thực hiện dự án
theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan;
d) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác được Nhà nước
quản lý về mục tiêu, quy mô đầu tư và các tác động của dự án đến cảnh
quan, môi trường, an toàn cộng đồng và quốc phòng, an ninh [16].
Trên cơ sở nguyên tắc quản lý đối với đầu tư xây dựng công trình có sử
dụng vốn NSNN là chặt chẽ và toàn diện, Việt Nam đã ban hành nhiều văn
bản pháp luật điều chỉnh từng hoạt động cụ thể trong quá trình thực hiện hợp
16
đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN. Điển hình như Luật đấu
thầu 2013 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ
điều chỉnh về việc lựa chọn nhà thầu xây dựng công trình có sử dụng vốn
NSNN (NĐ 63/2014/NĐ-CP); Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011
của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp
có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước (TT 86/2011/TT-BTC),
trong đó có vốn NSNN đầu tư cho hoạt động xây dựng; NĐ 46/2015/NĐ-CP
điều chỉnh về việc quản lí chất lượng công trình xây dựng; TT 09/2011/TT-
BXD, NĐ 37/2015/NĐ-CP và TT 03/2015/TT-BKHĐT điều chỉnh về việc
giao kết và thực hiện HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN….
1.2. Khái quát về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn
ngân sách nhà nước
1.2.1. Khái niệm hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân
sách nhà nước
Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định trực
tiếp về HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN mà chỉ có một số quy định
về HĐXD nói chung như sau:
NĐ 37/2015/NĐ-CP quy định về khái niệm hợp đồng xây dựng như
sau: “Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản
giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công
việc trong hoạt động đầu tư xây dựng” [14, Điều 2].
Khi quy định về hợp đồng xây dựng, NĐ 63/2014/NĐ-CP không đưa ra
khái niệm trực tiếp về hợp đồng xây dựng mà đưa ra nguyên tắc chung về hợp
đồng được ký kết sau khi đấu thầu, bao gồm cả hợp đồng xây dựng công trình
có sử dụng vốn NSNN, như sau:
Hợp đồng được ký kết giữa các bên là hợp đồng dân sự; được
thỏa thuận bằng văn bản để xác lập trách nhiệm của các bên trong
17
việc thực hiện toàn bộ phạm vi công việc thuộc hợp đồng. Hợp
đồng đã được các bên ký kết, có hiệu lực và phù hợp với quy định
của pháp luật là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm của các bên
trong quá trình thực hiện hợp đồng [13, Điều 89].
Từ những quy định nêu trên có thể rút ra, Hợp đồng xây dựng công
trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước là thỏa thuận bằng văn bản giữa
Nhà nước và nhà thầu, trong đó Nhà nước yêu cầu bên còn lại thực hiện việc
thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình nói chung hoặc phần việc
xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình nói chung được áp dụng riêng đối
với những công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn từ NSNN. Cũng
giống như hợp đồng xây dựng công trình nói chung, hợp đồng xây dựng công
trình có sử dụng NSNN về bản chất cũng là hợp đồng kinh doanh nên cũng
chịu sự điều chỉnh của pháp luật kinh doanh hiện hành.
1.2.2. Đặc điểm hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân
sách nhà nước
Như đã phân tích ở trên, nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình được
lấy từ NSNN nên các công trình loại này thường được nhà nước quản lý, giám
sát rất chặt chẽ để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong việc sử dụng
vốn NSNN. Dưới sự điều chỉnh của pháp luật, HĐXD công trình sử dụng
NSNN ở Việt Nam là một hợp đồng dân sự -thương mại tương đối đặc biệt
với những đặc trưng sau:
Một là, nội dung và hình thức của HĐXD công trình sử dụng NSNN
buộc phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của pháp luật về xây dựng cơ bản.
Nói cách khác các hợp đồng xây dựng trong thực tế đều phải tuân thủ theo
một khuôn mẫu chặt chẽ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban (hợp
đồng mẫu). Đây là khác biệt quan trọng nhất so với hợp đồng xây dựng công
trình có sử dụng nguồn vốn khác ngoài vốn NSNN. Minh chứng rõ nét nhất
18
chính là việc nhà nước đã ban hành NĐ 37/2015/NĐ-CP, TT 09/2011/TT-
BXD và TT 03/2015/TT-BKHĐT để điều chỉnh riêng về nội dung và hình
thức của một số hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN ở một
tỷ lệ nhất định. Trong đó, NĐ 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết các nội dung
cụ thể trong một hợp đồng xây dựng có sử dụng vốn NSNN. Trong khi đó,
TT 09/2011/TT-BXD và TT 03/2015/TT-BKHĐT lại quy định về mẫu hợp
đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN. Mẫu hợp đồng ban hành
kèm theo hai thông tư này mặc dù có hình thức khác nhau nhưng các nội dung
chính trong hợp đồng về cơ bản là tương tự nhau.
Hai là, một bên chủ thể hợp đồng bao giờ cũng là Nhà nước CHXHCN
Việt Nam, đại diện bởi các cơ quan, tổ chức Nhà nước và chủ thể bên kia là
nhà thầu xây dựng. Cụ thể, chủ đầu tư công trình xây dựng có sử dụng vốn
NSNN, theo quy định của Luật xây dựng 2015, được xác định “là cơ quan, tổ
chức được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây
dựng” [35, Điều 7]. Chi tiết hơn, Khoản 3 Điều 7 Luật này quy định:
Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án sử dụng vốn ngân sách nhà
nước, người quyết định đầu tư dự án giao cho Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
khu vực làm chủ đầu tư; trường hợp không có Ban quản lý dự án thì
người quyết định đầu tư lựa chọn cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện
để làm chủ đầu tư [35].
Như vậy, chủ đầu tư công trình xây dựng có sử dụng vốn NSNN chỉ
bao gồm cơ quan, tổ chức chứ không bao gồm cả cá nhân như các công
trình xây dựng nhà ở, thương mại thông thường và chủ thể này phải thỏa
mãn điều kiện là người do người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng
vốn để đầu tư xây dựng.
Về phía chủ thể hợp đồng là nhà thầu xây dựng công trình có sử dụng
19
vốn NSNN, chủ thể nhà thầu là một thương nhân pháp nhân dưới hình thức
công ty thường được lựa chọn theo phương thức đấu thầu quy định tại Luật
đấu thầu [31, Điều 2] thay vì lựa chọn theo ý kiến chủ quan của chủ đầu tư
giống như đối với các công trình xây dựng thông thường khác. Vì luật đấu
thầu thực chất là một cam kết về cạnh tranh lành mạnh và tính minh bạch để
gia nhập WTO của Việt Nam cho nên lựa chọn nhà thầu xây dựng công trình
có sử dụng vốn NSNN thông qua phương thức đấu thầu mục đích hướng đến
là nâng cao tính minh bạch và cạnh tranh lành mạnh trong việc lựa chọn nhà
thầu thi công xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN. Do đó, quy định
điều kiện lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình có sử dụng vốn
NSNN là thông qua phương thức đấu thầu sẽ góp phần hạn chế những nhà
thầu có năng lực kém, không đủ khả năng thực hiện công trình.
Ba là, đối tượng của hợp đồng thường là những công trình hạ tầng quan
trọng có đặc thù là được đầu tư bằng vốn NSNN. những công trình hạ tầng cơ
bản được đầu tư bằng vốn NSNN thường là những công trình có ảnh hưởng lớn
đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước và phải thỏa mãn những tiêu chuẩn,
điều kiện nhất định của pháp luật. Cụ thể, các dự án xây dựng được phép đầu tư
bằng nguồn vốn NSNN thường phải là các dự án thỏa mãn tiêu chuẩn dự án
quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C quy định
tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 của Luật Đầu tư công 2014.
Bốn là, việc thực hiện HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN chịu sự chi
phối của pháp luật chặt chẽ hơn so với các HĐXD thông thường. Cụ thể, bên
cạnh việc phải tuân thủ các nguyên tắc chung về thực hiện HĐXD quy định
trong Luật XD thì HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN còn phải tuân thủ
các nguyên tắc điều chỉnh riêng đối với loại hợp đồng này được quy định tại
các văn bản hướng dẫn như NĐ 37/2015/NĐ-CP.
Năm là, việc thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng công trình có
20
sử dụng vốn NSNN phải tuân theo trình tự, thủ tục luật định một cách chặt
chẽ. Như đã nêu ở trên, đặc điểm lịch sử phát triển kinh tế, chính trị của Việt
Nam là một nước XHCN có chế độ sở hữu công, sở hữu tập thể là chủ yếu
cho nên việc quản lý và sử dụng vốn NSNN là một vấn đề rất nhạy cảm và
được nhà nước quản lý chặt chẽ thông qua các văn bản pháp luật. Cụ thể,
Điều 6 Luật NSNN quy định: “Các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước
đều phải được hạch toán, kế toán, quyết toán đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ”.
Theo đó, việc thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng công trình có sử
dụng vốn NSNN (chi NSNN) cũng chịu nhiều sự điều chỉnh, giám sát của
pháp luật hơn so với hợp đồng xây dựng các công trình sử dụng nguồn vốn
không thuộc NSNN nhất là trong bối cảnh điều kiện khả năng nguồn vốn
NSNN dùng để đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay còn
hạn hẹp. Biểu hiện rõ nét nhất chính là việc Chính phủ Việt Nam đã ban hành
một văn bản pháp luật quy định riêng về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn
sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn NSNN, bao gồm cả hoạt động thanh
toán và quyết toán hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN.
1.2.3. Nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng công trình
có sử dụng vốn ngân sách nhà nước
Đặt trong lịch sử phát triển kinh tế, chính trị của Việt Nam, việc sử
dụng vốn NSNN, nhất là cho hoạt động xây dựng công trình, thường chịu
nhiều sự điều chỉnh của pháp luật. Theo đó, hợp đồng xây dựng những công
trình loại này cũng thường được pháp luật quy định rất chi tiết và chặt chẽ.
Trước đây, Luật Xây dựng 2003 chỉ quy định đơn giản về khái niệm, nội
dung chính, điều chỉnh, thưởng và phạt vi phạm đối với hợp đồng trong xây
dựng nói chung mà không có quy định về nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp
đồng xây dựng. Khắc phục điều này, NĐ 48/2010/NĐ-CP đã quy định chi tiết
nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn
21
NSNN tại Điều 4 và Điều 5 của Nghị định này. Sau đó, Luật Xây dựng 2014
ra đời thay thế Luật Xây dựng 2003 và NĐ 37/2015/NĐ-CP ra đời thay thế
NĐ 48/2010/NĐ-CP đã điều chỉnh lại quy định về nguyên tắc ký kết và thực
hiện hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Trong đó, Luật Xây dựng 2014 quy
định về nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng nói chung còn NĐ
37/2015/NĐ-CP quy định về nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng xây
dựng công trình có sử dụng vốn NSNN nói riêng. Cụ thể:
1.2.3.1. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng
Hợp trước hết phải tuân thủ nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng nói
chung quy định tại Luật Xây dựng 2014, cụ thể như sau:
-Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo
đức xã hội;
-Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của
hợp đồng;
-Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình
đàm phán hợp đồng;
-Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có
thoả thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên,
đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên
có thỏa thuận khác [35, Điều 138, Khoản 2].
Ngoài các nguyên tắc ký kết hợp đồng nói trên, hợp đồng xây dựng
công trình có sử dụng vốn NSNN còn phải đảm bảo các nguyên tắc đặc thù
quy định tại NĐ 37/2015/NĐ-CP như sau:
-Tại thời điểm ký kết hợp đồng bên nhận thầu phải đáp ứng
điều kiện năng lực hành nghề, năng lực hoạt động theo quy định
của pháp luật về xây dựng. Đối với nhà thầu liên danh, việc phân
chia khối lượng công việc trong thỏa thuận liên danh phải phù hợp
22
với năng lực hoạt động của từng thành viên trong liên danh. Đối với
nhà thầu chính nước ngoài, phải có cam kết thuê thầu phụ trong
nước thực hiện các công việc của hợp đồng dự kiến giao thầu phụ
khi các nhà thầu trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
-Chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư được ký hợp đồng
với một hay nhiều nhà thầu chính để thực hiện công việc. Trường
hợp chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầu chính thì nội dung
của các hợp đồng này phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong
quá trình thực hiện các công việc của hợp đồng để bảo đảm tiến
độ, chất lượng, hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư xây dựng.
-Tổng thầu, nhà thầu chính được ký hợp đồng với một hoặc
một số nhà thầu phụ, nhưng các nhà thầu phụ này phải được chủ
đầu tư chấp thuận, các hợp đồng thầu phụ này phải thống nhất,
đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư. Tổng thầu,
nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất
lượng các công việc đã ký kết, kể cả các công việc do nhà thầu phụ
thực hiện.
-Giá ký kết hợp đồng không được vượt giá trúng thầu hoặc
kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồng xây dựng, trừ khối lượng
phát sinh ngoài phạm vi công việc của gói thầu được Người có
thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép [14, Điều 4].
1.2.3.2. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng
Theo quy định của NĐ 37/2015/NĐ-CP, khi thực hiện hợp đồng xây
dựng công trình có sử dụng vốn NSNN, các bên hợp đồng phải đảm bảo các
nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng nói chung theo quy định tại Khoản 3
Điều 138 Luật Xây dựng số 2014. Cụ thể, Khoản 3 Điều 138 Luật Xây dựng
số 2014 quy định về nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng như sau:
23
- Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong
hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng,
chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác;
- Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;
- Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác [35].
1.2.4. Phân loại hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân
sách nhà nước
Tùy theo quy mô, tính chất, điều kiện thực hiện của dự án đầu tư xây
dựng công trình, loại công việc, các mối quan hệ của các bên, hợp đồng trong
hoạt động xây dựng nói chung và HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN
có thể có nhiều loại với nội dung khác nhau. Theo quy định của NĐ
37/2015/NĐ-CP, pháp luật hiện hành ở Việt Nam phân loại hợp đồng xây
dựng thành một số loại như sau [14, Điều 3]:
1.2.4.1. Dựa vào tính chất, nội dung công việc, hợp đồng xây dựng có
các loại sau
-Hợp đồng tư vấn xây dựng (viết tắt là hợp đồng tư vấn) là hợp đồng
để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc tư vấn trong hoạt động đầu tư
xây dựng;
-Hợp đồng thi công xây dựng công trình (viết tắt là hợp đồng thi công
xây dựng) là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng
mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình;
hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng công trình là hợp đồng thi công xây
dựng để thực hiện tất cả các công trình của một dự án đầu tư;
-Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ (viết tắt là hợp đồng cung cấp
thiết bị) là hợp đồng thực hiện việc cung cấp thiết bị để lắp đặt vào công trình
xây dựng theo thiết kế công nghệ; hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công
24
nghệ là hợp đồng cung cấp thiết bị cho tất cả các công trình của một dự án
đầu tư xây dựng;
-Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là
Engineering - Construction viết tắt là EC) là hợp đồng để thực hiện việc thiết
kế và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu
thiết kế và thi công xây dựng công trình là hợp đồng thiết kế và thi công xây
dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;
-Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ (tiếng Anh là
Engineering - Procurement viết tắt là EP) là hợp đồng để thực hiện việc thiết
kế và cung cấp thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công
nghệ; hợp đồng tổng thầu thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ là hợp đồng
thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ cho tất cả các công trình của một dự án
đầu tư xây dựng;
-Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình
(tiếng Anh là Procurement - Construction viết tắt là PC) là hợp đồng để thực
hiện việc cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình, hạng
mục công trình; hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công nghệ và thi công
xây dựng công trình là hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây
dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;
-Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng
công trình (tiếng Anh là Engineering - Procurement - Construction viết tắt là
EPC) là hợp đồng để thực hiện các công việc từ thiết kế, cung cấp thiết bị
công nghệ đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng
tổng thầu EPC là hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công
xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;
-Hợp đồng chìa khóa trao tay là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn
bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công
xây dựng công trình của một dự án đầu tư xây dựng;
25
-Hợp đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công là hợp đồng
xây dựng để cung cấp kỹ sư, công nhân (gọi chung là nhân lực), máy, thiết
bị thi công và các phương tiện cần thiết khác để phục vụ cho việc thi công
công trình, hạng mục công trình, gói thầu hoặc công việc xây dựng theo thiết
kế xây dựng;
1.2.4.2. Dựa vào hình thức, cơ cấu giá hợp đồng, hợp đồng xây dựng
Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng
dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây
dựng (NĐ 85/2009/NĐ-CP) quy định hợp đồng xây dựng gồm có 4 loại:
-Hợp đồng trọn gói là hợp đồng không được điều chỉnh trong quá trình
thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng theo thỏa thuận trong hợp
đồng (là những tình huống thực tiễn xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát và khả
năng lường trước của chủ đầu tư, nhà thầu, không liên quan đến sai phạm
hoặc sơ xuất của chủ đầu tư, nhà thầu, như: chiến tranh, bạo loạn, đình công,
hỏa hoạn, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, cách ly do kiểm dịch, cấm vận).
-Hợp đồng theo đơn giá là giá trị thanh toán được tính bằng cách lấy
đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá được điểu chỉnh nêu trong hợp đồng
nhân với khối lượng, số lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện.
Hợp đồng theo đơn giá gồm 2 loại: Hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp
đồng theo đơn giá điều chỉnh.
-Hợp đồng theo thời gian là hợp đồng áp dụng cho các nhà thầu mà
công việc của họ liên quan nhiều đến thời gian làm việc trong công trình xây
dựng, như mức thù lao chuyên gia…
-Hợp đồng theo giá kết hợp là hợp đồng xây dựng sử dụng kết hợp các
loại giá hợp đồng nêu từ mục thứ nhất đến mục thứ ba ở trên. Nói cách khác,
trong một hợp đồng xây dựng có nhiều công việc tương ứng với các loại giá
hợp đồng, thì hợp đồng có thể áp dụng kết hợp các loại giá hợp đồng. Hợp
26
đồng theo giá kết hợp bao gồm nhiều hình thức hợp đồng: trọn gói, theo đơn
giá, theo thời gian.
1.2.4.3. Dựa vào mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng,
hợp đồng xây dựng có các loại sau
-Hợp đồng thầu chính là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa chủ đầu
tư với nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
-Hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu
chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ.
-Hợp đồng giao khoán nội bộ là hợp đồng giữa bên giao thầu và bên
nhận thầu thuộc một cơ quan, tổ chức.
-Hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng xây dựng được
ký kết giữa một bên là nhà thầu nước ngoài với nhà thầu trong nước hoặc chủ
đầu tư trong nước.
1.2.4.4. Dựa vào nguồn vốn và cơ cấu vốn, hợp đồng xây dựng có các
loại sau
- HĐXD công trình có sử dụng trên 30% vốn NSNN hoặc sử dụng dưới
30% vốn NSNN nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án.
Đây là những hợp đồng chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật do có sử
dụng lượng vốn NSNN lớn. Những HĐXD công trình có vốn NSNN thuộc
nhóm này bắt buộc phải áp dụng theo mẫu luật định và nội dung các điều
khoản của hợp đồng thì phải tuân thủ quy định pháp luật. Cụ thể, theo quy định
của TT 09/2011/TT-BXD thì hợp đồng đối với các công trình sử dụng 30%
vốn nhà nước trở lên, trong đó có HĐXD vốn NSNN, phải áp dụng theo mẫu
Hợp đồng thi công xây dựng ban hành kèm theo Thông tư này [6, Điều 1].
Ngoài ra, theo quy định của NĐ 37/2015/NĐ-CP mới ban hành thì ngoài các
công trình sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên như nêu trên thì hợp đồng xây
dựng của các công trình có sử dụng vốn nhà nước, vốn DNNN dưới 30%
27
nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án cũng phải tuân theo
quy định của NĐ 37/2015/NĐ-CP [14, Điều 1].
- HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN không thuộc nhóm các hợp
đồng nêu trên. Đây là những loại hợp đồng ít chịu sự điều chỉnh của pháp luật
hơn so với các hợp đồng nêu trên vì số vốn NSNN đầu tư cho nhóm các công
trình này không cao. Đối với HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN thuộc
nhóm này, các bên trong hợp đồng có thể lựa chọn tự thỏa thuận về nội dung
của hợp đồng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ những điều khoản tối thiểu phải có
trong một hợp đồng dân sự và những điều khoản đó phải phù hợp với quy
định của pháp luật.
- HĐXD công trình không sử dụng vốn NSNN. Loại hợp đồng này ít
chịu sự điều chỉnh của pháp luật hơn so với hai loại HĐXD nêu trên. Pháp
luật hiện hành không quy định mẫu cụ thể đối với HĐXD loại này nhưng
cũng khuyến khích các chủ thể khi giao kết loại HĐXD này áp dụng theo mẫu
hợp đồng quy định tại TT 09/2011/TT-BXD và NĐ 37/2015/NĐ-CP.
1.3. Pháp luật điều chỉnh Hợp đồng xây dựng công trình có sử
dụng vốn ngân sách nhà nước
Như đã nêu ở trên, Việt Nam là một nước XHCN có chế độ sở hữu tập
thể nắm vai trò chủ chốt, vốn NSNN thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện nhân dân quản lý và sử dụng nên vấn đề chi NSNN thường được Nhà
nước đặc biệt quan tâm. Cũng với điểm đặc thù đó, HĐXD công trình sử
dụng vốn NSNN cũng thường nhận được sự quản lý và giám sát đặc biệt của
Nhà nước. Biểu hiện rõ nét nhất của sự quản lý và giám sát đặc biệt này chính
là HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN chịu sự điều chỉnh của rất nhiều luật
và văn bản dưới luật, đan xen chặt chẽ giữa luật công và luật tư. Pháp luật quy
định về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước
bao gồm các nhóm văn bản pháp luật sau:
28
1.3.1. Nhóm văn bản pháp luật quy định về cơ sở ký kết và thực hiện
hợp đồng
Những văn bản pháp luật thuộc nhóm luật tư như Luật Thương mại
2005 và BLDS 2005 chính là nền tảng pháp lý cho việc ký kết và thực hiện
hợp đồng nói chung, trong đó có HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN.
Trong khi đó, những văn bản pháp luật thuộc nhóm luật công như Luật NSNN
2015, Luật Đầu tư công 2014, Luật XD 2014 lại quy định trực tiếp cơ sở pháp
lý cho việc ký kết và thực hiện HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN.
1.3.2. Nhóm văn bản pháp luật quy định về một số nội dung của hợp đồng
Quy định về chủ thể hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn
NSNN, cụ thể về lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình, thì có Luật
Đấu thầu 2013 quy định về phương thức lựa chọn nhà thầu; NĐ 63/2014/NĐ-CP
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
Quy định về vấn đề thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng công
trình có sử dụng vốn NSNN thì có Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-
UBTVQH11 ngày 13/12/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (Pháp lệnh
ngoại hối 2005) và Pháp lệnh 06/2013/UBTVQH13 ngày 18/3/2013 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh
ngoại hối (Pháp lệnh ngoại hối 2013) quy định về đồng tiền thanh toán trong
hợp đồng xây dựng; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính
phủ quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng (NĐ 32/2015/NĐ-CP) (gồm
tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định
mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng, chi phí quản lý dự án và tư
vấn đầu tư xây dựng, thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng; thanh toán
và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; quyền và nghĩa vụ của người
quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và nhà thầu tư vấn trong
quản lý chi phí đầu tư xây dựng) áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
29
liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn NSNN
và vốn nhà nước ngoài ngân sách theo quy định; NĐ 37/2015/NĐ-CP quy
định chi tiết về hợp đồng xây dựng trong đó có nội dung thanh toán và quyết
toán hợp đồng; Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính
phủ quy định về thanh toán bằng tiền mặt (NĐ 222/2013/NĐ-CP), trong đó
vốn Nhà nước (bao gồm cả vốn NSNN) không được thanh toán bằng tiền mặt
trong các giao dịch, kể cả thanh toán cho hợp đồng xây dựng công trình; TT
86/2011/TT-BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự
nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn NSNN.
Quy định về vấn đề đảm bảo chất lượng công trình xây dựng có sử
dụng vốn NSNN thì ngoài các văn bản đã nêu ở trên như Luật Xây dựng
2015; NĐ 37/2015/NĐ-CP thì còn có NĐ 46/2015/NĐ-CP quy định về bảo trì
công trình xây dựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng; Thông tư số
10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số
nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng (TT 10/2013/TT-BXD)
và TT 09/2014/TT-BXD quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định
số 15/2013/NĐ-CP ngày 6/2/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công
trình xây dựng (NĐ 15/2013/NĐ-CP) trước đây.
1.3.3. Nhóm văn bản pháp luật quy định về hình thức của hợp đồng
Riêng hình thức của hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn
NSNN còn được điều chỉnh bởi mẫu hợp đồng thi công xây dựng TT
09/2011/TT-BXD của Bộ Xây dựng; mẫu hợp đồng ban hành kèm theo Hồ sơ
mời thầu gói thầu xây lắp quy định tại TT 03/2015/TT-BKHĐT của Bộ
KHĐT; mẫu hợp đồng ban hành kèm theo Hồ sơ mời thầu gói thầu mua sắm
hàng hóa (bao gồm cả hoạt động mua sắm hàng hóa và hoạt động xây lắp)
quy định tại Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư về việc quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng
30
hóa (TT 05/2015/TT-BKHĐT) và NĐ 37/2015/NĐ-CP. Trong 2 thông tư này
cũng có cả những quy định về chủ thể, thanh toán và quyết toán, bảo đảm chất
lượng công trình của hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN.
Như vậy, pháp luật về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn
NSNN là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ hợp đồng
xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN. Trong đó, có cả luật công và luật
tư, có cả luật và văn bản dưới luật, có văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp
và cũng có cả văn bản điều chỉnh gián tiếp. Những văn bản pháp luật này quy
định chi tiết từ hình thức đến nội dung các điều khoản của hợp đồng, quy định
cả trình tự, thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng, thi công xây dựng công trình
có sử dụng vốn NSNN. Điều này cho thấy có sự can thiệp khá sâu sắc của
Nhà nước đối với loại hợp đồng dân sự - thương mại đặc biệt là HĐXD công
trình sử dụng vốn NSNN.
1.4. Pháp luật của Trung Quốc về hợp đồng xây dựng công trình có
sử dụng vốn ngân sách nhà nước
1.4.1. Khái quát về bối cảnh kinh tế chính - trị xã hội của Trung Quốc
Sau ba mươi năm thực hiện “giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị và
tiến cùng thời đại”, công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc đã giành được
những thành tựu to lớn và quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Những thành
tựu mà nhân dân các dân tộc Trung Quốc giành được là rất đáng nể, cụ thể:
kinh tế tăng trưởng tăng liên tục, giai đoạn 1978 - 2007, GDP bình quân tăng
hơn 9%, thực lực kinh tế từ vị trí thứ 10 tăng lên thứ 4, ngoại thương từ thứ
32 vươn lên thứ 3, thu hút đầu tư nước ngoài đứng thứ 2 và dự trữ ngoại tệ
đứng đầu thế giới. Đời sống nhân dân Trung Quốc nhờ đó đã từ chỗ chưa giải
quyết được vấn đề no ấm, nay về tổng thể đã bước vào giai đoạn khá giả, thu
nhập bình quân đầu người tăng trưởng nhanh góp phần nâng cao vị thế của
Trung Quốc trên trường quốc tế. Những điều này cho thấy con đường xây
31
dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc mà Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung
Quốc lựa chọn là đúng đắn, không những phù hợp với thực tiễn, giúp cho
Trung Quốc phát triển, mà còn đóng góp nhất định cho sự tăng trưởng của
kinh tế thế giới đồng thời cung cấp những bài học kinh nghiệm có giá trị tham
khảo rất tốt cho các nước đang phát triển khác, nhất là các nước đang trong
quá trình chuyển đổi như Việt Nam [43].
Trong khi đó, Việt Nam là nước láng giềng cũng có nhiều điểm tương
đồng với Trung Quốc về lịch sử phát triển kinh tế và chính trị. Công cuộc đổi
mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 cũng
đã giành được những thành tựu quan trọng và có ý nghĩa lịch sử. Trong quá
trình đổi mới đất nước, Đảng và Chính phủ Việt Nam rất coi trọng tham khảo
kinh nghiệm nước ngoài, đặc biệt là của Trung Quốc. Từ những kinh nghiệm
cải cách mở cửa của Trung Quốc, Việt Nam đã rút ra một vài bài học có giá
trị gợi ý trong quá trình đổi mới và phát triển như: kiên trì lập trường mở cửa
ra thế giới, coi toàn cầu hoá là cơ hội ngàn năm có một mà Trung Quốc phải
nắm lấy để tiến lên; xây dựng 5 đặc khu kinh tế, tạo đột phá mạnh, tạo đà lan
toả phát triển nhanh và rộng; tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững; phát
triển xí nghiệp hương trấn; cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước; kết hợp
cải cách kinh tế với cải cách chính trị; huy động sức mạnh của người Hoa ở
nước ngoài.... Chính vì lẽ đó, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đã
lựa chọn Trung Quốc làm hình mẫu để soi chiếu quy định của pháp luật về
vấn đề hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN. Trên cơ sở đó
tìm ra những ưu điểm, hạn chế của pháp luật Việt Nam khi quy định về vấn
đề này cũng như đưa ra những giải pháp hoàn thiện hơn nữa quy định của
pháp luật Việt Nam về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ở Trung Quốc, quá trình soạn thảo luật xây dựng kéo dài hơn 10 năm
32
và xem xét 5 phương án: Luật Kiến thiết điều chỉnh toàn bộ quá trình đầu tư
xây dựng; Luật Thị trường xây dựng chỉ điều chỉnh các quan hệ thị trường;
Luật Ngành nghề xây dựng tập trung quản lý ngành công nghiệp xây dựng,
không đề cập đến khảo sát thiết kế; Luật Xây dựng (phương án chọn); Luật
Xây dựng nhà cửa chỉ điều chỉnh hoạt động xây dựng nhà cửa đang nẩy sinh
nhiều quan hệ phức tạp. Kết quả, Luật Xây dựng được lựa chọn và ban hành
năm 1997, điều chỉnh quá trình từ lập dự án, khảo sát thiết kế, tổ chức đấu
thầu đến thi công và bàn giao sử dụng [43]. Luật Xây dựng Trung Quốc gồm
8 Chương: 1) Quy tắc chung; 2) Cấp phép xây dựng và hành nghề xây dựng;
3) Giao nhận thầu; 4) Dịch vụ tư vấn quản lý dự án (gọi là giám lý công
trình); 5) Quản lý an toàn xây dựng; 6) Quản lý chất lượng xây dựng; 7)
Trách nhiệm pháp luật; 8) Điều khoản thi hành [43]. Bên cạnh đó, nhiều quy
định pháp luật liên quan được đưa vào các luật khác như Luật Quy hoạch đô
thị, nông thôn (2007), Luật cấp phép hành chính (2003), Luật Hợp đồng
(1999), Luật Đấu thầu (1999), Luật bảo vệ di sản (2002), Luật Chất lượng sản
phẩm (2000) và Luật An toàn sản xuất (2002) [44]. Luật Xây dựng của Trung
Quốc ban hành từ năm 1997 tính đến nay đã được 18 năm nhưng vẫn đang có
hiệu lực thi hành, trong khi đó, Luật Xây dựng của Việt Nam ban hành lần
đầu năm 2003, trải qua 12 năm áp dụng trên thực tiễn đã phải sửa đổi, bổ sung
một lần vào năm 2009 và gần đây nhất là được thay thế bằng Luật XD 2014.
Điều này cho thấy tính ổn định của pháp luật Việt Nam thấp hơn nhiều so với
pháp luật Trung Quốc. Đây cũng chính là điểm hạn chế của pháp luật khiến
nhiều nhà đầu tư nước ngoài thấy e ngại khi có ý định đầu tư vào Việt Nam.
1.4.2. Các đặc điểm của pháp luật Trung Quốc về hợp đồng xây dựng
công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước
Cũng là một nước XHCN có nền kinh tế chuyển đổi giống Việt Nam,
hoạt động xây dựng ở Trung Quốc cũng có sự hiện diện dày đặc của Nhà
33
nước. Thống kê số liệu ở Trung Quốc đã chỉ ra tổng vốn đầu tư xây dựng toàn
xã hội chiếm 45% GDP. Ngành xây dựng và các ngành có liên quan đóng góp
1/4 GDP, tạo việc làm cho 42 triệu lao động (2004). Tuy nhiên, dưới góc độ
điều chỉnh của pháp luật thì quy định pháp luật về hợp đồng xây dựng công
trình có sử dụng vốn NSNN của Trung Quốc có vài điểm khác biệt so với quy
định của pháp luật của Việt Nam. Cụ thể như sau:
1.4.2.1. Quy định về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn
ngân sách nhà nước
Nhà nước Trung Quốc không can thiệp quá sâu vào hoạt động xây
dựng công trình có sử dụng vốn NSNN như Việt Nam. Cụ thể, luật pháp Việt
Nam vừa quy định chi tiết về mẫu hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng
vốn NSNN tại TT 09/2011/TT-BXD và TT 03/2015/TT-BKHĐT lại vừa có
NĐ 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về nội dung của nhóm hợp đồng này.
Trong khi đó, pháp luật Trung Quốc không áp đặt mẫu riêng đối với HĐXD
công trình sử dụng vốn NSNN mà chỉ có văn bản pháp luật điều chỉnh về hợp
đồng dự án xây dựng nói chung là Luật hợp đồng 1999.
Trong Luật hợp đồng 1999 của Trung Quốc có một chương riêng quy
định về hợp đồng dự án là chương XVI (Chapter XVI Construction Project
Contracts). Theo quy định tại Điều 269 Luật hợp đồng 1999 của Trung Quốc,
hợp đồng dự án xây dựng được hiểu là hợp đồng mà bên nhà thầu thực hiện
hoạt động xây dựng của dự án và được bên mời thầu thanh toán tương ứng
(Article 269 A "construction project contract" is a contract whereby the
contractor carries out the construction of the project and the contract-
offering party pays the price therefor) [46]. Nói cách khác, hợp đồng dự án
xây dựng quy định tại Luật hợp đồng 1999 của Trung Quốc áp dụng đối với
các công trình xây dựng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật đấu thầu 1999
của Trung Quốc, bao gồm cả các công trình có sử dụng vốn NSNN ở Trung
34
Quốc. Tuy nhiên, Chương XVI Luật hợp đồng 1999 của Trung Quốc chỉ quy
định một cách khái quát về quyền và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng
dự án xây dựng chứ không áp đặt mẫu hợp đồng hay quy định chi tiết và cụ
thể các điều khoản của hợp đồng như quy định của pháp luật Việt Nam.
Có thể nói, cách quy định của Trung Quốc có nhiều ưu điểm hơn so với
quy định của Việt Nam ở chỗ vẫn tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên trong
hợp đồng, đồng thời, tính ổn định của các quy định pháp luật Trung Quốc
cũng cao hơn so với các quy định pháp luật của Việt Nam.
1.4.2.2. Quy định về chủ thể hợp đồng là nhà thầu thi công xây dựng
Theo quy định tại Điều 19 của Luật Xây dựng Trung Quốc 1997, việc
lựa chọn nhà thầu có thể thông qua phương thức đấu thầu theo quy định của
pháp luật đấu thầu hoặc lựa chọn trực tiếp nếu không thuộc diện phải đấu thầu
(Article 19 Construction projects shall be contracted through public bidding
according to law and those not suitable for bidding can be contracted out
directly). Trong đó, những dự án xây dựng phải thực hiện đấu thầu theo quy
định cụ thể tại Điều 3 Luật đấu thầu 1999 của Trung Quốc bao gồm: 1) Các
dự án hạ tầng quy mô lớn và các dự án công cộng liên quan đến lợi ích công
cộng và an ninh công cộng (Large-scale infrastructure projects and public
utility projects concerning public interests and public security); 2) Các dự án
được đầu tư một phần hoặc toàn bộ bởi chính phủ hoặc được tài trợ bởi nguồn
tài chính nhà nước (Projects invested completely or partly by the government
or funded through state financing); 3) Các dự án sử dụng vốn vay và vốn viện
trợ từ các tổ chức quốc tế hoặc chính phủ nước ngoài (Projects using loans
and aid funds from international organizations or foreign governments); 4)
Các dự án mà luật khác của Hội đồng nhà nước quy định phải đấu thầu (If
other laws or the State Council have provisions on the scope of other projects
subject to tender, such provisions shall be followed) [47]. Theo đó, những
35
công trình xây dựng có sử dụng vốn NSNN ở Trung Quốc, không phân biệt
mức vốn NSNN là bao nhiêu, đều phải lựa chọn nhà thầu xây dựng thông qua
phương thức đấu thầu. Trong khi đó, theo quy định tại Điều 1 Luật đấu thầu
2013 của Việt Nam, ngoài các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước
của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, Dự án
đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; Nhà thầu trong lĩnh vực dầu khí,
trừ việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí liên quan trực tiếp đến
hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo quy định
của pháp luật về dầu khí; Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm duy trì hoạt
động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp
công lập; Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ
công; Mua hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốn nhà nước; Mua thuốc, vật tư y
tế sử dụng vốn nhà nước; nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập
thì chỉ những dự án đầu tư phát triển có sử dụng vốn nhà nước, vốn của
doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ
đồng trong tổng mức đầu tư của dự án mới bắt buộc lựa chọn nhà thầu
thông qua hình thức đấu thầu. Nói cách khác, ở Việt Nam, chỉ một số dự án
xây dựng có sử dụng mức vốn NSNN theo quy định của pháp luật mới phải
lựa chọn nhà thầu thông qua hình thức đấu thầu. Bên cạnh đó, trong khi
pháp luật đấu thầu của Việt Nam quy định chi tiết về trình tự, thủ tục đấu
thầu, hồ sơ dự thầu phương thức lựa chọn nhà thầu... và thậm chí có cả TT
03/2015/TT-BKHĐT quy định về mẫu hồ sơ mời thầu thì Luật đấu thầu
36
1999 của Trung Quốc chỉ đưa ra những quy định mang tính nguyên tắc,
không quy định chi tiết, cụ thể như Việt Nam.
Trước 1984, nhà thầu ở Trung Quốc phải tự mình thực hiện mọi hạng
mục thi công. Sau đó, qua cuộc vận động “tách quản lý khỏi hiện trường”, các
nhà thầu Trung Quốc được tổ chức lại thành 3 loại hình: tổng thầu, thầu
chuyên môn hóa (specialty contractor) và thầu cung ứng lao động. Hiện nay,
căn cứ vào quyền sở hữu, nhà thầu ở Trung Quốc được phân thành 8 loại:
quốc doanh; hương trấn (tập thể); tư nhân; liên doanh; Hong Kong; Ma cao;
Đài Loan; nhà thầu khác. Trong đó, các nhà thầu lớn hàng đầu ở Trung Quốc
đều là nhà thầu quốc doanh và chỉ có khoảng hơn 400 nhà thầu liên doanh.
Mặt khác, ở Trung Quốc, doanh nghiệp nước ngoài không được phép độc lập
kinh doanh xây dựng, chỉ được độc lập tham gia dự thầu các dự án của WB và
ODA [22, tr. 9]. Trong khi đó, ở Việt Nam, theo Luật Đấu thầu 2013, căn cứ
vào vai trò thì có nhà thầu chính và nhà thầu phụ; căn cứ vào xuất xứ thì phân
loại thành nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước.
Có thể thấy rõ, với cách quy định mang tính định hướng về trình tự, thủ
tục đấu thầu của pháp luật Trung Quốc có ưu điểm hơn so với quy định của
pháp luật Việt Nam ở chỗ có tính ổn định cao hơn, ít bị sửa đổi. Tuy nhiên, ở
một góc độ khác, việc quy định tất cả các công trình xây dựng có sử dụng vốn
NSNN đều phải lựa chọn nhà thầu thông qua đấu thầu của pháp luật Trung
Quốc có thể gây lãng phí thời gian và tiền bạc không cần thiết cho việc lựa
chọn nhà thầu đối với các công trình xây dựng có giá trị đầu tư từ vốn NSNN
thấp, dễ kiểm soát.
1.4.2.3. Quy định về quản lý công trình xây dựng:
Vào thập kỷ 80 thế kỷ 20, Trung Quốc buộc phải đấu thầu quốc tế khi
thực hiện các dự án dùng nguồn vốn ODA. Công ty Đại Thành của Nhật trúng
thầu thi công dự án nhà máy thủy điện Lobok (Lỗ-Bố-Khắc) với giá chỉ bằng
37
43% giá khái toán, khiến các nhà thầu Trung Quốc tin chắc nhà thầu Nhật sẽ
phá sản. Thế nhưng chỉ với đội ngũ quản lý và nhân viên kỹ thuật hơn 30
người Nhật làm nòng cốt và thuê hơn 400 nhân viên Trung Quốc, áp dụng
phương thức quản lý khoa học mà họ đã sáng tạo ra 3 kỷ lục Trung Quốc về
giá cả công trình, tiến độ xây dựng và chất lượng công trình, khiến toàn ngành
xây dựng Trung Quốc sửng sốt và suy nghĩ [22].
Cuối năm 1985, một hội nghị về cải cách thể chế quản lý kiến thiết cơ
bản được triệu tập, rồi tháng 7 năm 1988 Bộ Xây dựng ban hành thông tư về
triển khai công tác giám quản xây dựng theo 3 giai đoạn: thí điểm (1988-
1993); mở rộng (1993-1995); và áp dụng toàn diện (từ 1996 trở đi). Ngày nay,
Trung quốc quy định bắt buộc áp dụng phương thức giám quản (mà họ gọi là
“giám lý”) cho các loại công trình sau đây: i) Công trình trọng điểm quốc gia;
ii) Công trình dịch vụ công cộng cỡ lớn và cỡ vừa; iii) Công trình thuộc dự án
tiểu khu nhà ở, khu đô thị mới; iv) Công trình sử dụng vốn ODA; và v) Các
công trình khác do Nhà nước quy định. Trung Quốc coi giám quản xây dựng
là thành tựu hàng đầu trong cải cách ngành xây dựng, nên năm 1992 Bộ Xây
dựng ra “quy định thí điểm quản lý tư chất đơn vị giám quản xây dựng công
trình” và năm 1997 Luật Xây dựng khi ban hành đã dành cho giám quản xây
dựng một Chương riêng gồm 6 Điều. Hợp đồng ủy thác giám quản phải rất
chi tiết thì việc thực thi mới suôn sẻ được.
Cũng trên tinh thần đó, ở Việt Nam hiện nay, vấn đề quản lý dự án đầu
tư xây dựng đã được chú trọng hơn so với trước đây. Trên cơ sở đó, pháp luật
hiện hành quy định hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
(1) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng khu vực là các đơn vị có trách nhiệm tư vấn quản lý dự án đối
với dự án sử dụng vốn NSNN, dự án theo chuyên ngành sử dụng vốn nhà
nước ngoài ngân sách của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; (2) Ban
38
quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án áp dụng đối với dự án sử dụng vốn
nhà nước quy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt; có áp dụng công nghệ
cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản; dự
án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước; (3) Thuê tư vấn quản
lý dự án đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác và dự
án có tính chất đặc thù, đơn lẻ; (4) Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn
trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để quản lý thực hiện dự án cải tạo, sửa
chữa quy mô nhỏ, dự án có sự tham gia của cộng đồng [35, Điều 62]. Cụ thể
hóa vấn đề này, Chính phủ đã ban hành NĐ 59/2015/NĐ-CP quy định chi tiết
một số nội dung thi hành Luật Xây dựng năm 2014 về quản lý dự án đầu tư
xây dựng nói chung, công trình xây dựng có sử dụng vốn NSNN nói riêng,
gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án; thực hiện dự án; kết thúc xây dựng
đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng; hình thức và nội dung quản
lý dự án đầu tư xây dựng.
Như vậy, quy định của pháp luật Trung Quốc về vấn đề quản lý chất
lượng công trình xây dựng tiến bộ hơn so với quy định của pháp luật Việt
Nam ở chỗ đã sớm ý thức được tầm quan trọng của việc quản lý công trình
xây dựng và có quy định khá chi tiết về vấn đề này. Bên cạnh đó, pháp luật
Trung Quốc cũng đã tách rời chủ thể quản lý công trình xây dựng khỏi các cơ
quan nhà nước góp phần đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong hoạt
động của các chủ thể này.
1.4.3. Một số gợi ý từ pháp luật Trung Quốc cho việc hoàn thiện
pháp luật Việt Nam về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân
sách nhà nước
Những nội dung nêu trên đã cho thấy pháp luật Trung Quốc về HĐXD
có khá nhiều điểm tiến bộ vượt trội so với pháp luật của Việt Nam khi cùng
quy định về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN. Trên cơ sở
39
những quy định của pháp luật, có thể rút ra một vài gợi ý cho việc hoàn thiện
pháp luật về vấn đề này, cụ thể như sau:
- Trong vai trò chủ đầu tư công, nhà nước quan tâm đến mọi giai đoạn,
mọi khâu trong quá trình đầu tư xây dựng, từ ý tưởng đầu tư, kế hoạch đầu tư
đến chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên,
nhà nước trong vai trò chủ đầu tư công cũng chỉ là một chủ thể bình đẳng với
các chủ thể khác trong thị trường xây dựng, do đó Luật Xây dựng Việt Nam
chỉ cần dành một chương riêng giống như Luật Xây dựng 1999 của Trung
Quốc để điều chỉnh các mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau
trong quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công mà thôi.
- Trong vai trò quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xây dựng, nhà nước
cần phân định rõ quan hệ giữa nhà nước với thị trường. Nhà nước một mặt
phải bảo đảm lợi ích của xã hội trước các “ngoại ứng” (externalities) có hại
của thị trường xây dựng như gây ô nhiễm, mất mỹ quan, kém chất lượng và
an toàn, mặt khác phải tạo khuôn khổ cho các quan hệ kinh tế trong thị trường
(như quan hệ A-B, quan hệ thầu chính-thầu phụ, quan hệ trong dịch vụ quản
lý dự án, khảo sát thiết kế, cung ứng vật tư, cung ứng nhân lực v.v.) được thực
thi có trật tự và hiệu quả, và nên ưu tiên dùng các công cụ kinh tế và quy
hoạch chứ không phải chủ yếu bằng công cụ hành chính mệnh lệnh để làm
thay thị trường hoặc can thiệp thái quá nhằm đưa thị trường phát triển theo
hướng mình mong muốn. Cách quản lý tốt nhất là chỉ đề ra những gì thị
trường không được làm và rất hạn chế các quy định cho phép thị trường được
làm những gì.
- Việc lựa chọn nhà thầu là quyền của chủ đầu tư. Trong kinh tế thị
trường, “đấu thầu”, “đấu giá” là những công cụ thực hiện cơ chế cạnh tranh
thị trường, khi đó quan hệ cạnh tranh giữa các bên liên quan là quan hệ dân sự
được điều chỉnh bằng luật dân sự. Hơn cả, do tính biến thiên của xã hội, các
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước
Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước

More Related Content

What's hot

Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnOnTimeVitThu
 

What's hot (20)

Luận văn: Giao kết hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 2012
Luận văn: Giao kết hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 2012Luận văn: Giao kết hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 2012
Luận văn: Giao kết hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 2012
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng, HAY
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng, HAYLuận văn: Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng, HAY
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mạiĐề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
 
Luận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAYLuận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAY
 
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAYLuận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOTĐề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việcLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
 
Luận văn: Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo pháp luật
Luận văn: Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo pháp luậtLuận văn: Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo pháp luật
Luận văn: Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo pháp luật
 
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đLuận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
 
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đLuận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
 
Luận văn: Hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội theo pháp luật, HAY
Luận văn: Hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội theo pháp luật, HAYLuận văn: Hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội theo pháp luật, HAY
Luận văn: Hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2012
Luận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2012Luận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2012
Luận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2012
 
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuấtLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCMLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
 
Vấn đề về hợp đồng mua bán nhà ở theo pháp luật hiện hành
 Vấn đề về hợp đồng mua bán nhà ở theo pháp luật hiện hành  Vấn đề về hợp đồng mua bán nhà ở theo pháp luật hiện hành
Vấn đề về hợp đồng mua bán nhà ở theo pháp luật hiện hành
 
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất
Luận văn: Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đấtLuận văn: Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất
Luận văn: Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất
 

Similar to Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước

Bài thuyết trình Phân tích chính sách_Nghị định đầu tư hợp tác công tư PPP_ed...
Bài thuyết trình Phân tích chính sách_Nghị định đầu tư hợp tác công tư PPP_ed...Bài thuyết trình Phân tích chính sách_Nghị định đầu tư hợp tác công tư PPP_ed...
Bài thuyết trình Phân tích chính sách_Nghị định đầu tư hợp tác công tư PPP_ed...Chinh Tran
 
Presentation2.pptx
Presentation2.pptxPresentation2.pptx
Presentation2.pptxNhiUyn81
 
Nghi dinh 15 2015 ve doi tac dau tu
Nghi dinh 15 2015 ve doi tac dau tuNghi dinh 15 2015 ve doi tac dau tu
Nghi dinh 15 2015 ve doi tac dau tuHung Nguyen
 
108.2009.nd cp
108.2009.nd cp108.2009.nd cp
108.2009.nd cpHotland.vn
 
Luận Văn Thực Trạng Thực Thi Pháp Luật Về Quy Hoạch Đô Thị.docx
Luận Văn Thực Trạng Thực Thi Pháp Luật Về Quy Hoạch Đô Thị.docxLuận Văn Thực Trạng Thực Thi Pháp Luật Về Quy Hoạch Đô Thị.docx
Luận Văn Thực Trạng Thực Thi Pháp Luật Về Quy Hoạch Đô Thị.docxViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
23 2015 tt-bct_282274
23 2015 tt-bct_28227423 2015 tt-bct_282274
23 2015 tt-bct_282274Hồng Ngọc
 
Thông tư 39/2015 của TT-BNNPTNT về lựa chọn nhà thầu trong các công trình sử ...
Thông tư 39/2015 của TT-BNNPTNT về lựa chọn nhà thầu trong các công trình sử ...Thông tư 39/2015 của TT-BNNPTNT về lựa chọn nhà thầu trong các công trình sử ...
Thông tư 39/2015 của TT-BNNPTNT về lựa chọn nhà thầu trong các công trình sử ...Mèo Hoang
 
thong-tu-03-2021-tt-bkhdt-mau-van-ban-bao-cao-lien-quan-den-hoat-dong-dau-tu-...
thong-tu-03-2021-tt-bkhdt-mau-van-ban-bao-cao-lien-quan-den-hoat-dong-dau-tu-...thong-tu-03-2021-tt-bkhdt-mau-van-ban-bao-cao-lien-quan-den-hoat-dong-dau-tu-...
thong-tu-03-2021-tt-bkhdt-mau-van-ban-bao-cao-lien-quan-den-hoat-dong-dau-tu-...trmynguyn98
 
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân bón và vi sinh
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân bón và vi sinhTư vấn lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân bón và vi sinh
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân bón và vi sinhThaoNguyenXanh2
 
39.2015.tt.bnnptnt
39.2015.tt.bnnptnt39.2015.tt.bnnptnt
39.2015.tt.bnnptntMèo Hoang
 

Similar to Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước (20)

Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam, HAY
 
Bài thuyết trình Phân tích chính sách_Nghị định đầu tư hợp tác công tư PPP_ed...
Bài thuyết trình Phân tích chính sách_Nghị định đầu tư hợp tác công tư PPP_ed...Bài thuyết trình Phân tích chính sách_Nghị định đầu tư hợp tác công tư PPP_ed...
Bài thuyết trình Phân tích chính sách_Nghị định đầu tư hợp tác công tư PPP_ed...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ chế tài vi phạm hợp đồng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ chế tài vi phạm hợp đồng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ chế tài vi phạm hợp đồng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ chế tài vi phạm hợp đồng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Presentation2.pptx
Presentation2.pptxPresentation2.pptx
Presentation2.pptx
 
Nghi dinh 15 2015 ve doi tac dau tu
Nghi dinh 15 2015 ve doi tac dau tuNghi dinh 15 2015 ve doi tac dau tu
Nghi dinh 15 2015 ve doi tac dau tu
 
108.2009.nd cp
108.2009.nd cp108.2009.nd cp
108.2009.nd cp
 
Luận Văn Thực Trạng Thực Thi Pháp Luật Về Quy Hoạch Đô Thị.docx
Luận Văn Thực Trạng Thực Thi Pháp Luật Về Quy Hoạch Đô Thị.docxLuận Văn Thực Trạng Thực Thi Pháp Luật Về Quy Hoạch Đô Thị.docx
Luận Văn Thực Trạng Thực Thi Pháp Luật Về Quy Hoạch Đô Thị.docx
 
23 2015 tt-bct_282274
23 2015 tt-bct_28227423 2015 tt-bct_282274
23 2015 tt-bct_282274
 
Thông tư 39/2015 của TT-BNNPTNT về lựa chọn nhà thầu trong các công trình sử ...
Thông tư 39/2015 của TT-BNNPTNT về lựa chọn nhà thầu trong các công trình sử ...Thông tư 39/2015 của TT-BNNPTNT về lựa chọn nhà thầu trong các công trình sử ...
Thông tư 39/2015 của TT-BNNPTNT về lựa chọn nhà thầu trong các công trình sử ...
 
C2 quan ly nn ve xd
C2 quan ly nn ve xdC2 quan ly nn ve xd
C2 quan ly nn ve xd
 
Tư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạo
Tư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạoTư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạo
Tư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạo
 
mẫu tờ trình
mẫu tờ trìnhmẫu tờ trình
mẫu tờ trình
 
Đề tài: Pháp luật về cho vay thế chấp bằng nhà ở trong tương lai
Đề tài: Pháp luật về cho vay thế chấp bằng nhà ở trong tương laiĐề tài: Pháp luật về cho vay thế chấp bằng nhà ở trong tương lai
Đề tài: Pháp luật về cho vay thế chấp bằng nhà ở trong tương lai
 
thong-tu-03-2021-tt-bkhdt-mau-van-ban-bao-cao-lien-quan-den-hoat-dong-dau-tu-...
thong-tu-03-2021-tt-bkhdt-mau-van-ban-bao-cao-lien-quan-den-hoat-dong-dau-tu-...thong-tu-03-2021-tt-bkhdt-mau-van-ban-bao-cao-lien-quan-den-hoat-dong-dau-tu-...
thong-tu-03-2021-tt-bkhdt-mau-van-ban-bao-cao-lien-quan-den-hoat-dong-dau-tu-...
 
Luận án: Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất, HAY
Luận án: Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất, HAYLuận án: Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất, HAY
Luận án: Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất, HOT
 
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân bón và vi sinh
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân bón và vi sinhTư vấn lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân bón và vi sinh
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân bón và vi sinh
 
39.2015.tt.bnnptnt
39.2015.tt.bnnptnt39.2015.tt.bnnptnt
39.2015.tt.bnnptnt
 
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàngĐề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
 
Quản lý nhà nước về đấu thầu trong xây dựng bằng vốn ngân sách
Quản lý nhà nước về đấu thầu trong xây dựng bằng vốn ngân sách Quản lý nhà nước về đấu thầu trong xây dựng bằng vốn ngân sách
Quản lý nhà nước về đấu thầu trong xây dựng bằng vốn ngân sách
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 

Luận văn: Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN NGỌC YẾN HîP §åNG X¢Y DùNG C¤NG TR×NH Cã Sö DôNG VèN NG¢N S¸CH NHµ N¦íC ë VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN NGỌC YẾN HîP §åNG X¢Y DùNG C¤NG TR×NH Cã Sö DôNG VèN NG¢N S¸CH NHµ N¦íC ë VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ THANH THỦY HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người cam đoan Nguyễn Ngọc Yến
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CÓ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC........................................................................................ 8 1.1. Khái quát về công trình xây dựng có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.............................................................................................. 8 1.1.1. Khái niệm công trình xây dựng có sử dụng vốn ngân sách nhà nước ........ 8 1.1.2. Đặc điểm công trình xây dựng có sử dụng vốn ngân sách nhà nước........ 11 1.2. Khái quát về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.......................................................................... 16 1.2.1. Khái niệm hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.....................................................................................16 1.2.2. Đặc điểm hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.....................................................................................17 1.2.3. Nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước .......................................................20 1.2.4. Phân loại hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.....................................................................................23 1.3. Pháp luật điều chỉnh Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước......................................................... 27 1.3.1. Nhóm văn bản pháp luật quy định về cơ sở ký kết và thực hiện hợp đồng.............................................................................................28
  • 5. 1.3.2. Nhóm văn bản pháp luật quy định về một số nội dung của hợp đồng......28 1.3.3. Nhóm văn bản pháp luật quy định về hình thức của hợp đồng .........29 1.4. Pháp luật của Trung Quốc về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước............................................... 30 1.4.1. Khái quát về bối cảnh kinh tế chính - trị xã hội của Trung Quốc ......... 30 1.4.2. Các đặc điểm của pháp luật Trung Quốc về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước................................. 32 1.4.3. Một số gợi ý từ pháp luật Trung Quốc cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước............................................................................ 38 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CÓ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...................................................................................... 41 2.1. Những quy định về hình thức hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước............................................... 41 2.1.1. Quy định về kết cấu chung của hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước .......................................................41 2.1.2. Quy định về hình thức của hợp đồng có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.............................................................................................43 2.2. Các quy định về một số nội dung của hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước ............................ 45 2.2.1. Các quy định pháp luật về chủ thể giao kết hợp đồng.......................46 2.2.2. Các quy định pháp luật về thực hiện hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước..........................................60 2.2.3. Các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước............................81
  • 6. Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CÓ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...................................................................................... 89 3.1. Định hướng hoàn thiện .................................................................... 89 3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước để phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường ...............................................................................89 3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ của các quy định của pháp luật về Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước........90 3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước......................................................... 91 3.2.1. Nhóm các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước........91 3.2.2. Nhóm các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật ..............103 KẾT LUẬN.................................................................................................. 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 109
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Bộ KHĐT Bộ Kế hoạch và đầu tư Bộ XD Bộ Xây dựng DNNN Doanh nghiệp nhà nước EPC Engineering - Procurement - Construction Hợp đồng thiết kế - cung ứng vật tư, thiết bị - thi công xây dựng EC Engineering - Construction Hợp đồng thiết kế - thi công xây dựng EP Engineering - Procurement Hợp đồng thiết kế - cung ứng vật tư, thiết bị GPA Agreement on Government Procurement Hiệp định về Mua sắm Chính phủ của WTO GTVT Giao thông vận tải HĐXD Hợp đồng xây dựng HSMT Hồ sơ mời thầu NSNN Ngân sách nhà nước PC Procurement - Construction Hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị - thi công xây dựng XHCN Xã hội Chủ nghĩa
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo hướng từ đổi mới tư duy đến đổi mới tổ chức, từ đổi mới kinh tế đến đổi mới hệ thống chính trị và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Sự nghiệp đổi mới này nhằm giúp đất nước vượt qua khó khăn, đi vào con đường phát triển, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế. Trên cơ sở đó, mục tiêu hướng đến của công cuộc đổi mới là vai trò, chức năng quản lý nhà nước về kinh tế được đổi mới theo hướng từ can thiệp trực tiếp bằng mệnh lệnh hành chính chuyển sang quản lý bằng pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các công cụ điều tiết vĩ mô khác. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, vai trò can thiệp của nhà nước đối với các quan hệ kinh tế vẫn được thể hiện rất đậm nét. Cụ thể, Chính phủ vẫn là chủ thể lớn mạnh nhất trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản ở Việt Nam. Nhà nước kiểm soát rất chặt chẽ những hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước (HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN) thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về mẫu HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN và quy định chi tiết các nội dung của hợp đồng. Ngày 07/05/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2010/NĐ-CP về hợp đồng trong hoạt động xây dựng (NĐ 48/2010/NĐ-CP) để bước đầu quy định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên. Nghị định này sau đó đã được sửa đổi bằng Nghị định 207/2013/NĐ-CP ngày 11/12/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng (NĐ 207/2013/NĐ-CP). Trên cơ sở những quy định của NĐ 48/2010/NĐ-CP, ngày 28/6/2011, Bộ Xây
  • 9. 2 dựng đã ban hành Thông tư 09/2011/TT-BXD hướng dẫn mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình của các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên (TT 09/2011/TT-BXD). Liên quan đến nội dung này, trước đó Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng đã ban hành Thông tư 01/2010/TT-BKH ngày 6/1/2010 quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu xây lắp có kèm theo. Hiện nay, cả NĐ 48/2010/NĐ-CP và NĐ 207/2013/NĐ-CP đều đã được thay thế hoàn toàn bằng Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng (NĐ 37/2015/NĐ-CP). Thông tư 01/2010/TT-BKH thì được thay thế bằng Thông tư 03/2015/TT- BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp (TT 03/2015/TT-BKHĐT). Trong khi đó, TT 09/2011/TT-BXD tính đến thời điểm này vẫn còn hiệu lực thi hành. Từ sự ra đời và tồn tại của các văn bản pháp luật này, có thể thấy, pháp luật Việt Nam hiện hành có sự điều chỉnh đặc biệt đối với hợp đồng xây dựng công trình, đặc biệt đối với công trình có sử dụng vốn NSNN từ một mức nhất định trở lên, cụ thể ở đây là 30% vốn nhà nước trở lên. Những văn bản này quy định khá chi tiết và đầy đủ các điều khoản cũng như nội dung các điều khoản trong một HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN. Việc quy định mẫu riêng đối với HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN xuất phát từ đặc điểm hoàn cảnh lịch sử, chính trị của Việt Nam, như Điều 2 Hiến Pháp năm 2013 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) đã quy định: “Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Nguồn vốn ngân sách của nhà nước cũng là do Nhà nước đại diện nhân dân quản lý và sử dụng vì vậy mọi hoạt động liên quan đến nguồn vốn NSNN cần phải được quản lý và kiểm soát một cách nghiêm ngặt, tránh thất thoát, lãng phí. Theo đó, việc quy định mẫu HĐXD đối công trình có sử dụng vốn NSNN có thể xem như là một biện pháp hữu hiệu để nhà nước quản
  • 10. 3 lý hoạt động xây dựng công trình có sử dụng nguồn vốn NSNN, đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, trong bối cảnh Việt Nam đang hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế thị trường kết hợp với hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho các chủ thể kinh tế là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN về bản chất là hợp đồng thương mại, phải tuân thủ nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Chính vì vậy, việc quy định mẫu HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN như hiện nay dường như đang gây ra những khó khăn nhất định cho chủ thể hợp đồng là các nhà thầu thi công xây dựng công trình, trái với nguyên tắc tự do, thỏa thuận trong hợp đồng và thậm chí còn thiếu công bằng đối với khu vực tư nhân trong mối quan hệ với nhà nước khi tham gia xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN. Nhận thức được vai trò quan trọng của các vấn đề trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu và tìm hiểu đề tài: “Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam” với mong muốn tìm ra giải pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật về HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN để góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật mà vẫn đảm bảo sử dụng vốn nhà nước vào đầu tư xây dựng một cách hợp lý. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Một trong những điểm đặc thù của HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN chính là Nhà nước là chủ đầu tư của công trình và đại diện quản lý, sử dụng phần vốn đầu tư của Nhà nước sẽ là một bên chủ thể của hợp đồng. Vì vậy, những hợp đồng loại này đều chịu sự giám sát, can thiệp sâu sắc của Nhà nước mà biểu hiện cụ thể là những hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của rất nhiều luật và văn bản dưới luật, như: Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc hội nước CHXHCNVN và Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc hội nước CHXHCNVN (BLDS
  • 11. 4 2005) là nền tảng cho việc thực hiện hợp đồng; Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015 của Quốc hội nước CHXHCNVN (Luật NSNN 2015), Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2015 của Quốc hội nước CHXNCNVN (Luật Đầu tư công 2015) liên quan đến các loại công trình được lựa chọn; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội nước CHXHCNVN (Luật Đấu thầu 2013) để lựa chọn nhà thầu hay bên thi công trong hợp đồng; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội nước CHXHCNVN (Luật XD 2014) để điều chỉnh về điều kiện, tiêu chuẩn xây dựng; Các quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ tài chính về hình thức hợp đồng, phương thức thanh toán hợp đồng … Do đó, các công trình nghiên cứu khoa học về Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN ở Việt Nam chủ yếu được nghiên cứu dưới các góc độ kinh tế, tài chính. Thêm nữa, khi nhắc đến công trình có sử dụng vốn nhà nước, điều quan tâm hàng đầu luôn là vấn đề đảm bảo sử dụng chi phí đầu tư xây dựng hợp lý, đảm bảo chất lượng công trình xây dựng hiệu quả. Vì vậy, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN nhưng đều tập trung vào khía cạnh kinh tế, cụ thể về những vấn đề quản lý chi phí, nâng cao chất lượng các công trình xây dựng có sử dụng vốn nhà nước, như: “Giải pháp hoàn thiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước” - Luận văn cao học khoa kinh tế xây dựng trường Đại học Xây dựng của tác giả Bùi Thị Tuyết Nhung (2010); “Giải pháp nâng cao năng lực quản lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng của chủ đầu tư dự án” - Luận văn cao học khoa kinh tế xây dựng trường Đại học Xây dựng của tác giả Nguyễn Bình Minh (2010); “Giải pháp nâng cao chất lượng đấu thầu các gói thầu xây lắp thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn Nhà nước” - Luận văn cao học khoa kinh tế xây dựng trường Đại học Xây dựng của tác
  • 12. 5 giả Vũ Nam Ngọc (2010)… Do các quy định về mẫu HĐXD đối với các dự án có sử dụng vốn nhà nước mới ra đời và có hiệu lực trong một vài năm trở lại đây nên có rất ít công trình nghiên cứu dưới góc độ khoa học pháp lý về các quy định pháp luật mới về mẫu HĐXD công trình sử dụng nguồn vốn NSNN. Liên quan đến đề tài này, hầu như không có công trình nghiên cứu dưới góc độ pháp lý, chỉ có một số bài viết ngắn, điển hình như bài viết “Thực trạng và những quy định pháp luật về Hợp đồng xây dựng” của tác giả Trương Văn Cường, Phòng NV1 - Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh (2014). Tuy nhiên, bài viết này cũng chỉ dừng lại ở việc chỉ ra thực trạng thực hiện chưa nghiêm túc một số quy định về HĐXD và một số điểm mới trong các văn bản pháp luật hướng dẫn về HĐXD mà chưa chỉ ra một cách cụ thể những tồn tại, bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành về mẫu HĐXD đối với công trình đặc thù có sử dụng vốn từ NSNN; những giải pháp khắc phục bất cập, tồn tại này cũng như việc quy định mẫu hợp đồng như hiện nay có thực sự phù hợp với bối cảnh thực tế hiện nay. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Thông qua việc nghiên cứu đề tài này để tìm ra những ưu điểm và hạn chế của quy định hiện hành về HĐXD những công trình mang tính đặc thù là có sử dụng vốn đầu tư từ NSNN. Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng khắc phục những tồn tại, góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam về HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN. 3.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN. Phân tích, đánh giá quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định về HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN ở Việt Nam hiện nay.
  • 13. 6 Đề xuất phương hướng khắc phục và các giải pháp hoàn thiện các quy định về HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài lấy các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN và thực tiễn áp dụng các quy định này làm đối tượng nghiên cứu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật hiện hành và đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về ba nội dung lớn của HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN ở Việt Nam, bao gồm: (i) Chủ thể ký kết hợp đồng; (ii) Thực hiện hợp đồng và (iii) Giài quyết tranh chấp hợp đồng. Đồng thời, đề tài có sự liên hệ, đối chiếu, phân tích so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với các quy định tương ứng trong pháp luật của Trung Quốc. 5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nội dung nghiên cứu Luận văn tập trung đi sâu phân tích các quy định pháp luật và thực tiễn thi hành các quy định về chủ thể ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, đồng thời, sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý truyền thống như: So sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, có kế thừa và tham khảo các tài liệu và các công trình nghiên cứu có liên quan để giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra.
  • 14. 7 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Đề tài phân tích, đánh giá một cách toàn diện những quy định pháp luật hiện hành cũng như thực trạng áp dụng các quy định về chủ thể giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN; đề tài cũng có sự đối chiếu so sánh với các quy định có liên quan trong hệ thống pháp luật của Trung Quốc. Trên cơ sở đó, rút ra những kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, tăng cường tính khả thi, hợp lý của những quy định pháp luật về HĐXD các công trình có điểm đặc thù là có sử dụng vốn NSNN. 7. Bố cục của luận văn Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài bao gồm ba chương: Chương 1: Khái quát về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước Chương 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
  • 15. 8 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CÓ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. Khái quát về công trình xây dựng có sử dụng vốn ngân sách nhà nước 1.1.1. Khái niệm công trình xây dựng có sử dụng vốn ngân sách nhà nước 1.1.1.1. Công trình xây dựng Theo Luật xây dựng của Việt Nam, khái niệm công trình xây dựng được định nghĩa như sau: Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác [35, Điều 3, Khoản 10]. Trên cơ sở đó, Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về việc quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (NĐ 46/2015/NĐ-CP) phân loại công trình xây dựng theo tính chất sử dụng như sau: - Công trình dân dụng bao gồm: nhà ở và các công trình công cộng (công trình giáo dục; công trình y tế; công trình thể thao; công trình văn hóa; công trình tôn giáo, tín ngưỡng; công trình thương mại, dịch vụ và trụ sở làm việc; Nhà ga; Trụ sở cơ quan nhà nước). - Công trình công nghiệp bao gồm: Công trình sản xuất vật liệu xây dựng; công trình luyện kim và cơ khí chế tạo; công trình khai thác mỏ và chế
  • 16. 9 biến khoáng sản; công trình dầu khí; công trình năng lượng; công trình hóa chất (công trình sản xuất sản phẩm phân bón, công trình sản xuất vật liệu nổ công nghiệp); công trình công nghiệp nhẹ (công trình công nghiệp thực phẩm, công trình công nghiệp tiêu dùng, công trình công nghiệp chế biến nông, thủy và hải sản). - Công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm: Công trình cấp nước; công trình thoát nước; công trình xử lý chất thải rắn (công trình xử lý chất thải rắn thông thường, công trình xử lý chất thải nguy hại); công trình chiếu sáng công cộng và các công trình khác. - Công trình giao thông bao gồm: các công trình đường bộ; công trình đường sắt; công trình cầu; công trình hầm; công trình đường thủy nội địa; công trình hàng hải; công trình hàng hải khác; công trình hàng không. - Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm: công trình thủy lợi; công trình đê điều; công trình chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản và các công nông nghiệp và phát triển nông thôn khác. - Công trình quốc phòng, an ninh bao gồm: các công trình được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, phục vụ quốc phòng, an ninh [15, Phụ lục I]. 1.1.1.2. Công trình xây dựng có sử dụng vốn ngân sách nhà nước Trước đây, khái niệm sử dụng nguồn vốn NSNN làm kinh tế nói chung và đầu tư xây dựng nói riêng rất phổ biến ở các nước XHCN cũ như: Liên bang Xô viết, các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam… vì nền tảng kinh tế quốc dân của các quốc gia này là dựa trên chế độ công hữu, sở hữu nhà nước và tập thể, công cụ quản lý kinh tế chính là kế hoạch do nhà nước ban hành từ trên xuống (nền kinh tế kế hoạch hóa). Hiện nay, chỉ ở một số nước XHCN cũ với nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường (trong đó có Việt Nam) là nhà
  • 17. 10 nước vẫn giữ vai trò chi phối mạnh mẽ trong các quan hệ kinh tế. Sự chi phối của nhà nước đối với nền kinh tế thể hiện ở chỗ kinh tế nhà nước, mà đại diện là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), chiếm lĩnh các ngành, các lĩnh vực kinh tế then chốt, trong đó có ngành xây dựng hạ tầng cơ bản và chiếm tỉ trọng lớn nguồn tiền đầu tư từ vốn nhà nước. Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có văn bản nào đưa ra định nghĩa trực tiếp về công trình xây dựng có sử dụng vốn NSNN mà chỉ có khái niệm về vốn nhà nước, NSNN và công trình xây dựng có sử dụng vốn nhà nước được quy định tại Luật Đấu thầu 2013 và TT 09/2011/TT-BXD. Cụ thể: Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất [31, Điều 4]. Từ đó có thể nhận định rằng: Công trình xây dựng có sử dụng vốn nhà nước bao gồm các công trình xây dựng được đầu tư thực hiện bằng “vốn ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là vốn ODA), vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh và vốn đầu tư khác của nhà nước [6, Điều 1]. Như vậy, theo tinh thần của Luật đấu thầu 2013 và TT 09/2011/TT- BXD, công trình xây dựng có sử dụng vốn NSNN chỉ là một bộ phận nhỏ trong nhóm các công trình xây dựng có sử dụng vốn nhà nước nói chung. Luật NSNN 2002 đưa ra định nghĩa về NSNN như sau: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà
  • 18. 11 nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước [28, Điều 1] và Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân [28, Điều 4]. Đến khi Luật NSNN 2015 ra đời, định nghĩa về NSNN đã có nhiều thay đổi. Cụ thể: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước [36, Điều 4]. Và hệ thống ngân sách được quy định như sau: “Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương” và “Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương” [36, Điều 6]. Như vậy, từ Luật NSNN 2002 đến Luật NSNN 2015, vốn NSNN được hiểu một cách thống nhất là bao gồm vốn ngân sách trung ương và vốn ngân sách địa phương. Trong đó, vốn NSNN được hình thành từ vốn tích lũy của nền kinh tế và được nhà nước duy trì trong kế hoạch ngân sách để cấp cho các đơn vị thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong các kế hoạch nhà nước hàng năm, kế hoạch năm (05) năm và kế hoạch dài hạn. 1.1.2. Đặc điểm công trình xây dựng có sử dụng vốn ngân sách nhà nước So với các công trình xây dựng thông thường, công trình xây dựng có sử dụng vốn NSNN có một số điểm đặc trưng sau: Thứ nhất, các công trình xây dựng có sử dụng vốn NSNN có một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư cho công trình là từ NSNN. Như đã nêu ở trên, các công trình xây dựng ở Việt Nam hiện nay được
  • 19. 12 đầu tư bằng rất nhiều nguồn vốn khác nhau, như: vốn nhà nước; vốn vay; vốn thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài… Trong đó, riêng vốn nhà nước, theo quy định của Luật đấu thầu 2013 và TT 09/2011/TT-BXD, bao gồm: vốn NSNN; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất [31, Điều 4]. Trên cơ sở đó, công trình có sử dụng vốn NSNN sẽ được hiểu là những công trình có 100% nguồn vốn đầu tư là từ NSNN và những công trình có một phần nguồn vốn đầu tư là từ NSNN còn một phần nguồn vốn đầu tư là từ các nguồn vốn khác. Những nguồn vốn khác này có thể bao gồm vốn nhà nước ngoài ngân sách và/hoặc vốn vay, vốn thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài… Thứ hai, về tính chất công trình, công trình xây dựng có sử dụng vốn NSNN là những công trình đặc thù theo quy định của pháp luật và có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Theo quy định của Điều 5 Luật Đầu tư công 2014, vốn NSNN chủ yếu được đầu tư trong các lĩnh vực hạ tầng cơ bản: Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Đầu tư và hỗ trợ hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích; Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư. Cũng theo quy định tại Điều 6 luật này, các dự án xây dựng được phép đầu tư bằng nguồn vốn NSNN chủ yếu bao gồm các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C. Trong đó: - Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công
  • 20. 13 trình liên kết chặt chẽ với nhau và sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên và/hoặc ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: 1) Nhà máy điện hạt nhân; 2) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên; 3) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên; 4) Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác; 5) Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định [32, Điều 7]. - Dự án nhóm A bao gồm: 1) Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc lĩnh vực: Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt; Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh; Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia; Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ; Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất; 2) Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực giao thông (bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, xi măng, chế tạo máy, luyện kim, Khai thác, chế biến khoáng sản, xây dựng khu nhà ở; 3) Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực giao thông (trừ các dự án quy định tại nhóm 2), thủy lợi; cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện; sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; hoá dược; sản xuất vật liệu (trừ các dự án quy định tại nhóm 2); công trình cơ khí (trừ các dự án quy định tại nhóm 2), bưu chính, viễn thông; 4) Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ
  • 21. 14 đồng trở lên thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp (trừ các dự án quy định tại nhóm 1,2 và 3); 5) Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục, nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, xây dựng dân dụng, (trừ các dự án quy định tại nhóm 2) [32, Điều 8]. - Dự án nhóm B bao gồm: Nhóm 2 của Dự án nhóm A có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng; Nhóm 3 của Dự án nhóm A có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng; Nhóm 4 của Dự án nhóm A có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng; Nhóm 5 của Dự án nhóm A có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng [32, Điều 9]. - Dự án nhóm C bao gồm: Nhóm 2 của Dự án nhóm A có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng; Nhóm 3 của Dự án nhóm A có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng; Nhóm 4 của Dự án nhóm A có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng; Nhóm 5 của Dự án nhóm A có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng [32, Điều 10]. Thứ ba, các công trình xây dựng có sử dụng vốn NSNN luôn đặt dưới sự quản lý và giám sát chặt chẽ, toàn diện của các cơ quan chức năng. Xuất phát từ đặc điểm kinh tế, chính trị đặc thù của Việt Nam là một nước XHCN với nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường nên nhà nước là chủ thể giữ vai trò chi phối mạnh mẽ trong các quan hệ kinh tế và vốn nhà nước mà đặc biệt là NSNN thường chiếm tỉ trọng lớn về đầu tư. Mặt khác, chế độ sở hữu chính ở Việt Nam là chế độ sở hữu toàn dân, NSNN do nhà nước quản lý và sử dụng nhân danh nhân dân nên vấn đề chi NSNN cũng là một nội dung hết sức nhạy cảm ở Việt Nam. Chính vì những lý do đó, về nguyên tắc quản lý của nhà nước, các công trình xây dựng có sử dụng vốn NSNN được quản lý chặt chẽ, toàn diện hơn so với các công
  • 22. 15 trình xây dựng khác có nguồn vốn ngoài NSNN. Nguyên tắc quản lý này biểu hiện rất rõ nét ở quy định tại Khoản 3 Điều 3 NĐ 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (NĐ 59/2015/NĐ- CP), cụ thể như sau: 3. Quản lý thực hiện dự án phù hợp với loại nguồn vốn sử dụng để đầu tư xây dựng: a) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ, toàn diện, theo đúng trình tự để bảo đảm mục tiêu đầu tư, chất lượng, tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả dự án; b) Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP - Public - Private Partner) có cấu phần xây dựng được quản lý như đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; c) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách được Nhà nước quản lý về chủ trương đầu tư, mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phí thực hiện, các tác động của dự án đến cảnh quan, môi trường, an toàn cộng đồng, quốc phòng, an ninh và hiệu quả của dự án. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm quản lý thực hiện dự án theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; d) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác được Nhà nước quản lý về mục tiêu, quy mô đầu tư và các tác động của dự án đến cảnh quan, môi trường, an toàn cộng đồng và quốc phòng, an ninh [16]. Trên cơ sở nguyên tắc quản lý đối với đầu tư xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN là chặt chẽ và toàn diện, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh từng hoạt động cụ thể trong quá trình thực hiện hợp
  • 23. 16 đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN. Điển hình như Luật đấu thầu 2013 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ điều chỉnh về việc lựa chọn nhà thầu xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN (NĐ 63/2014/NĐ-CP); Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước (TT 86/2011/TT-BTC), trong đó có vốn NSNN đầu tư cho hoạt động xây dựng; NĐ 46/2015/NĐ-CP điều chỉnh về việc quản lí chất lượng công trình xây dựng; TT 09/2011/TT- BXD, NĐ 37/2015/NĐ-CP và TT 03/2015/TT-BKHĐT điều chỉnh về việc giao kết và thực hiện HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN…. 1.2. Khái quát về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước 1.2.1. Khái niệm hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định trực tiếp về HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN mà chỉ có một số quy định về HĐXD nói chung như sau: NĐ 37/2015/NĐ-CP quy định về khái niệm hợp đồng xây dựng như sau: “Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng” [14, Điều 2]. Khi quy định về hợp đồng xây dựng, NĐ 63/2014/NĐ-CP không đưa ra khái niệm trực tiếp về hợp đồng xây dựng mà đưa ra nguyên tắc chung về hợp đồng được ký kết sau khi đấu thầu, bao gồm cả hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN, như sau: Hợp đồng được ký kết giữa các bên là hợp đồng dân sự; được thỏa thuận bằng văn bản để xác lập trách nhiệm của các bên trong
  • 24. 17 việc thực hiện toàn bộ phạm vi công việc thuộc hợp đồng. Hợp đồng đã được các bên ký kết, có hiệu lực và phù hợp với quy định của pháp luật là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng [13, Điều 89]. Từ những quy định nêu trên có thể rút ra, Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước là thỏa thuận bằng văn bản giữa Nhà nước và nhà thầu, trong đó Nhà nước yêu cầu bên còn lại thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình nói chung hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình nói chung được áp dụng riêng đối với những công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn từ NSNN. Cũng giống như hợp đồng xây dựng công trình nói chung, hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng NSNN về bản chất cũng là hợp đồng kinh doanh nên cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật kinh doanh hiện hành. 1.2.2. Đặc điểm hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước Như đã phân tích ở trên, nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình được lấy từ NSNN nên các công trình loại này thường được nhà nước quản lý, giám sát rất chặt chẽ để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong việc sử dụng vốn NSNN. Dưới sự điều chỉnh của pháp luật, HĐXD công trình sử dụng NSNN ở Việt Nam là một hợp đồng dân sự -thương mại tương đối đặc biệt với những đặc trưng sau: Một là, nội dung và hình thức của HĐXD công trình sử dụng NSNN buộc phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của pháp luật về xây dựng cơ bản. Nói cách khác các hợp đồng xây dựng trong thực tế đều phải tuân thủ theo một khuôn mẫu chặt chẽ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban (hợp đồng mẫu). Đây là khác biệt quan trọng nhất so với hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng nguồn vốn khác ngoài vốn NSNN. Minh chứng rõ nét nhất
  • 25. 18 chính là việc nhà nước đã ban hành NĐ 37/2015/NĐ-CP, TT 09/2011/TT- BXD và TT 03/2015/TT-BKHĐT để điều chỉnh riêng về nội dung và hình thức của một số hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN ở một tỷ lệ nhất định. Trong đó, NĐ 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết các nội dung cụ thể trong một hợp đồng xây dựng có sử dụng vốn NSNN. Trong khi đó, TT 09/2011/TT-BXD và TT 03/2015/TT-BKHĐT lại quy định về mẫu hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN. Mẫu hợp đồng ban hành kèm theo hai thông tư này mặc dù có hình thức khác nhau nhưng các nội dung chính trong hợp đồng về cơ bản là tương tự nhau. Hai là, một bên chủ thể hợp đồng bao giờ cũng là Nhà nước CHXHCN Việt Nam, đại diện bởi các cơ quan, tổ chức Nhà nước và chủ thể bên kia là nhà thầu xây dựng. Cụ thể, chủ đầu tư công trình xây dựng có sử dụng vốn NSNN, theo quy định của Luật xây dựng 2015, được xác định “là cơ quan, tổ chức được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng” [35, Điều 7]. Chi tiết hơn, Khoản 3 Điều 7 Luật này quy định: Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, người quyết định đầu tư dự án giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực làm chủ đầu tư; trường hợp không có Ban quản lý dự án thì người quyết định đầu tư lựa chọn cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện để làm chủ đầu tư [35]. Như vậy, chủ đầu tư công trình xây dựng có sử dụng vốn NSNN chỉ bao gồm cơ quan, tổ chức chứ không bao gồm cả cá nhân như các công trình xây dựng nhà ở, thương mại thông thường và chủ thể này phải thỏa mãn điều kiện là người do người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng. Về phía chủ thể hợp đồng là nhà thầu xây dựng công trình có sử dụng
  • 26. 19 vốn NSNN, chủ thể nhà thầu là một thương nhân pháp nhân dưới hình thức công ty thường được lựa chọn theo phương thức đấu thầu quy định tại Luật đấu thầu [31, Điều 2] thay vì lựa chọn theo ý kiến chủ quan của chủ đầu tư giống như đối với các công trình xây dựng thông thường khác. Vì luật đấu thầu thực chất là một cam kết về cạnh tranh lành mạnh và tính minh bạch để gia nhập WTO của Việt Nam cho nên lựa chọn nhà thầu xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN thông qua phương thức đấu thầu mục đích hướng đến là nâng cao tính minh bạch và cạnh tranh lành mạnh trong việc lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN. Do đó, quy định điều kiện lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN là thông qua phương thức đấu thầu sẽ góp phần hạn chế những nhà thầu có năng lực kém, không đủ khả năng thực hiện công trình. Ba là, đối tượng của hợp đồng thường là những công trình hạ tầng quan trọng có đặc thù là được đầu tư bằng vốn NSNN. những công trình hạ tầng cơ bản được đầu tư bằng vốn NSNN thường là những công trình có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước và phải thỏa mãn những tiêu chuẩn, điều kiện nhất định của pháp luật. Cụ thể, các dự án xây dựng được phép đầu tư bằng nguồn vốn NSNN thường phải là các dự án thỏa mãn tiêu chuẩn dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 của Luật Đầu tư công 2014. Bốn là, việc thực hiện HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN chịu sự chi phối của pháp luật chặt chẽ hơn so với các HĐXD thông thường. Cụ thể, bên cạnh việc phải tuân thủ các nguyên tắc chung về thực hiện HĐXD quy định trong Luật XD thì HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN còn phải tuân thủ các nguyên tắc điều chỉnh riêng đối với loại hợp đồng này được quy định tại các văn bản hướng dẫn như NĐ 37/2015/NĐ-CP. Năm là, việc thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng công trình có
  • 27. 20 sử dụng vốn NSNN phải tuân theo trình tự, thủ tục luật định một cách chặt chẽ. Như đã nêu ở trên, đặc điểm lịch sử phát triển kinh tế, chính trị của Việt Nam là một nước XHCN có chế độ sở hữu công, sở hữu tập thể là chủ yếu cho nên việc quản lý và sử dụng vốn NSNN là một vấn đề rất nhạy cảm và được nhà nước quản lý chặt chẽ thông qua các văn bản pháp luật. Cụ thể, Điều 6 Luật NSNN quy định: “Các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước đều phải được hạch toán, kế toán, quyết toán đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ”. Theo đó, việc thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN (chi NSNN) cũng chịu nhiều sự điều chỉnh, giám sát của pháp luật hơn so với hợp đồng xây dựng các công trình sử dụng nguồn vốn không thuộc NSNN nhất là trong bối cảnh điều kiện khả năng nguồn vốn NSNN dùng để đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay còn hạn hẹp. Biểu hiện rõ nét nhất chính là việc Chính phủ Việt Nam đã ban hành một văn bản pháp luật quy định riêng về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn NSNN, bao gồm cả hoạt động thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN. 1.2.3. Nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước Đặt trong lịch sử phát triển kinh tế, chính trị của Việt Nam, việc sử dụng vốn NSNN, nhất là cho hoạt động xây dựng công trình, thường chịu nhiều sự điều chỉnh của pháp luật. Theo đó, hợp đồng xây dựng những công trình loại này cũng thường được pháp luật quy định rất chi tiết và chặt chẽ. Trước đây, Luật Xây dựng 2003 chỉ quy định đơn giản về khái niệm, nội dung chính, điều chỉnh, thưởng và phạt vi phạm đối với hợp đồng trong xây dựng nói chung mà không có quy định về nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng. Khắc phục điều này, NĐ 48/2010/NĐ-CP đã quy định chi tiết nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn
  • 28. 21 NSNN tại Điều 4 và Điều 5 của Nghị định này. Sau đó, Luật Xây dựng 2014 ra đời thay thế Luật Xây dựng 2003 và NĐ 37/2015/NĐ-CP ra đời thay thế NĐ 48/2010/NĐ-CP đã điều chỉnh lại quy định về nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Trong đó, Luật Xây dựng 2014 quy định về nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng nói chung còn NĐ 37/2015/NĐ-CP quy định về nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN nói riêng. Cụ thể: 1.2.3.1. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng Hợp trước hết phải tuân thủ nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng nói chung quy định tại Luật Xây dựng 2014, cụ thể như sau: -Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội; -Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng; -Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng; -Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thoả thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác [35, Điều 138, Khoản 2]. Ngoài các nguyên tắc ký kết hợp đồng nói trên, hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN còn phải đảm bảo các nguyên tắc đặc thù quy định tại NĐ 37/2015/NĐ-CP như sau: -Tại thời điểm ký kết hợp đồng bên nhận thầu phải đáp ứng điều kiện năng lực hành nghề, năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với nhà thầu liên danh, việc phân chia khối lượng công việc trong thỏa thuận liên danh phải phù hợp
  • 29. 22 với năng lực hoạt động của từng thành viên trong liên danh. Đối với nhà thầu chính nước ngoài, phải có cam kết thuê thầu phụ trong nước thực hiện các công việc của hợp đồng dự kiến giao thầu phụ khi các nhà thầu trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. -Chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư được ký hợp đồng với một hay nhiều nhà thầu chính để thực hiện công việc. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầu chính thì nội dung của các hợp đồng này phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện các công việc của hợp đồng để bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư xây dựng. -Tổng thầu, nhà thầu chính được ký hợp đồng với một hoặc một số nhà thầu phụ, nhưng các nhà thầu phụ này phải được chủ đầu tư chấp thuận, các hợp đồng thầu phụ này phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư. Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công việc đã ký kết, kể cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện. -Giá ký kết hợp đồng không được vượt giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồng xây dựng, trừ khối lượng phát sinh ngoài phạm vi công việc của gói thầu được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép [14, Điều 4]. 1.2.3.2. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng Theo quy định của NĐ 37/2015/NĐ-CP, khi thực hiện hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN, các bên hợp đồng phải đảm bảo các nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng nói chung theo quy định tại Khoản 3 Điều 138 Luật Xây dựng số 2014. Cụ thể, Khoản 3 Điều 138 Luật Xây dựng số 2014 quy định về nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng như sau:
  • 30. 23 - Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác; - Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật; - Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác [35]. 1.2.4. Phân loại hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước Tùy theo quy mô, tính chất, điều kiện thực hiện của dự án đầu tư xây dựng công trình, loại công việc, các mối quan hệ của các bên, hợp đồng trong hoạt động xây dựng nói chung và HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN có thể có nhiều loại với nội dung khác nhau. Theo quy định của NĐ 37/2015/NĐ-CP, pháp luật hiện hành ở Việt Nam phân loại hợp đồng xây dựng thành một số loại như sau [14, Điều 3]: 1.2.4.1. Dựa vào tính chất, nội dung công việc, hợp đồng xây dựng có các loại sau -Hợp đồng tư vấn xây dựng (viết tắt là hợp đồng tư vấn) là hợp đồng để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc tư vấn trong hoạt động đầu tư xây dựng; -Hợp đồng thi công xây dựng công trình (viết tắt là hợp đồng thi công xây dựng) là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình; hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng công trình là hợp đồng thi công xây dựng để thực hiện tất cả các công trình của một dự án đầu tư; -Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ (viết tắt là hợp đồng cung cấp thiết bị) là hợp đồng thực hiện việc cung cấp thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ; hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công
  • 31. 24 nghệ là hợp đồng cung cấp thiết bị cho tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng; -Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Engineering - Construction viết tắt là EC) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình là hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng; -Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ (tiếng Anh là Engineering - Procurement viết tắt là EP) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và cung cấp thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ; hợp đồng tổng thầu thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ là hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ cho tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng; -Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Procurement - Construction viết tắt là PC) là hợp đồng để thực hiện việc cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình là hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng; -Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Engineering - Procurement - Construction viết tắt là EPC) là hợp đồng để thực hiện các công việc từ thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu EPC là hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng; -Hợp đồng chìa khóa trao tay là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình của một dự án đầu tư xây dựng;
  • 32. 25 -Hợp đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công là hợp đồng xây dựng để cung cấp kỹ sư, công nhân (gọi chung là nhân lực), máy, thiết bị thi công và các phương tiện cần thiết khác để phục vụ cho việc thi công công trình, hạng mục công trình, gói thầu hoặc công việc xây dựng theo thiết kế xây dựng; 1.2.4.2. Dựa vào hình thức, cơ cấu giá hợp đồng, hợp đồng xây dựng Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng (NĐ 85/2009/NĐ-CP) quy định hợp đồng xây dựng gồm có 4 loại: -Hợp đồng trọn gói là hợp đồng không được điều chỉnh trong quá trình thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng theo thỏa thuận trong hợp đồng (là những tình huống thực tiễn xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng lường trước của chủ đầu tư, nhà thầu, không liên quan đến sai phạm hoặc sơ xuất của chủ đầu tư, nhà thầu, như: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hỏa hoạn, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, cách ly do kiểm dịch, cấm vận). -Hợp đồng theo đơn giá là giá trị thanh toán được tính bằng cách lấy đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá được điểu chỉnh nêu trong hợp đồng nhân với khối lượng, số lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện. Hợp đồng theo đơn giá gồm 2 loại: Hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh. -Hợp đồng theo thời gian là hợp đồng áp dụng cho các nhà thầu mà công việc của họ liên quan nhiều đến thời gian làm việc trong công trình xây dựng, như mức thù lao chuyên gia… -Hợp đồng theo giá kết hợp là hợp đồng xây dựng sử dụng kết hợp các loại giá hợp đồng nêu từ mục thứ nhất đến mục thứ ba ở trên. Nói cách khác, trong một hợp đồng xây dựng có nhiều công việc tương ứng với các loại giá hợp đồng, thì hợp đồng có thể áp dụng kết hợp các loại giá hợp đồng. Hợp
  • 33. 26 đồng theo giá kết hợp bao gồm nhiều hình thức hợp đồng: trọn gói, theo đơn giá, theo thời gian. 1.2.4.3. Dựa vào mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau -Hợp đồng thầu chính là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu chính hoặc tổng thầu. -Hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ. -Hợp đồng giao khoán nội bộ là hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu thuộc một cơ quan, tổ chức. -Hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa một bên là nhà thầu nước ngoài với nhà thầu trong nước hoặc chủ đầu tư trong nước. 1.2.4.4. Dựa vào nguồn vốn và cơ cấu vốn, hợp đồng xây dựng có các loại sau - HĐXD công trình có sử dụng trên 30% vốn NSNN hoặc sử dụng dưới 30% vốn NSNN nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án. Đây là những hợp đồng chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật do có sử dụng lượng vốn NSNN lớn. Những HĐXD công trình có vốn NSNN thuộc nhóm này bắt buộc phải áp dụng theo mẫu luật định và nội dung các điều khoản của hợp đồng thì phải tuân thủ quy định pháp luật. Cụ thể, theo quy định của TT 09/2011/TT-BXD thì hợp đồng đối với các công trình sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên, trong đó có HĐXD vốn NSNN, phải áp dụng theo mẫu Hợp đồng thi công xây dựng ban hành kèm theo Thông tư này [6, Điều 1]. Ngoài ra, theo quy định của NĐ 37/2015/NĐ-CP mới ban hành thì ngoài các công trình sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên như nêu trên thì hợp đồng xây dựng của các công trình có sử dụng vốn nhà nước, vốn DNNN dưới 30%
  • 34. 27 nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án cũng phải tuân theo quy định của NĐ 37/2015/NĐ-CP [14, Điều 1]. - HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN không thuộc nhóm các hợp đồng nêu trên. Đây là những loại hợp đồng ít chịu sự điều chỉnh của pháp luật hơn so với các hợp đồng nêu trên vì số vốn NSNN đầu tư cho nhóm các công trình này không cao. Đối với HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN thuộc nhóm này, các bên trong hợp đồng có thể lựa chọn tự thỏa thuận về nội dung của hợp đồng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ những điều khoản tối thiểu phải có trong một hợp đồng dân sự và những điều khoản đó phải phù hợp với quy định của pháp luật. - HĐXD công trình không sử dụng vốn NSNN. Loại hợp đồng này ít chịu sự điều chỉnh của pháp luật hơn so với hai loại HĐXD nêu trên. Pháp luật hiện hành không quy định mẫu cụ thể đối với HĐXD loại này nhưng cũng khuyến khích các chủ thể khi giao kết loại HĐXD này áp dụng theo mẫu hợp đồng quy định tại TT 09/2011/TT-BXD và NĐ 37/2015/NĐ-CP. 1.3. Pháp luật điều chỉnh Hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước Như đã nêu ở trên, Việt Nam là một nước XHCN có chế độ sở hữu tập thể nắm vai trò chủ chốt, vốn NSNN thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện nhân dân quản lý và sử dụng nên vấn đề chi NSNN thường được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Cũng với điểm đặc thù đó, HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN cũng thường nhận được sự quản lý và giám sát đặc biệt của Nhà nước. Biểu hiện rõ nét nhất của sự quản lý và giám sát đặc biệt này chính là HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN chịu sự điều chỉnh của rất nhiều luật và văn bản dưới luật, đan xen chặt chẽ giữa luật công và luật tư. Pháp luật quy định về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước bao gồm các nhóm văn bản pháp luật sau:
  • 35. 28 1.3.1. Nhóm văn bản pháp luật quy định về cơ sở ký kết và thực hiện hợp đồng Những văn bản pháp luật thuộc nhóm luật tư như Luật Thương mại 2005 và BLDS 2005 chính là nền tảng pháp lý cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng nói chung, trong đó có HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN. Trong khi đó, những văn bản pháp luật thuộc nhóm luật công như Luật NSNN 2015, Luật Đầu tư công 2014, Luật XD 2014 lại quy định trực tiếp cơ sở pháp lý cho việc ký kết và thực hiện HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN. 1.3.2. Nhóm văn bản pháp luật quy định về một số nội dung của hợp đồng Quy định về chủ thể hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN, cụ thể về lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình, thì có Luật Đấu thầu 2013 quy định về phương thức lựa chọn nhà thầu; NĐ 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Quy định về vấn đề thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN thì có Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL- UBTVQH11 ngày 13/12/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (Pháp lệnh ngoại hối 2005) và Pháp lệnh 06/2013/UBTVQH13 ngày 18/3/2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối (Pháp lệnh ngoại hối 2013) quy định về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng xây dựng; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng (NĐ 32/2015/NĐ-CP) (gồm tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng, thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng; thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; quyền và nghĩa vụ của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và nhà thầu tư vấn trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng) áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
  • 36. 29 liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn NSNN và vốn nhà nước ngoài ngân sách theo quy định; NĐ 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng trong đó có nội dung thanh toán và quyết toán hợp đồng; Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ quy định về thanh toán bằng tiền mặt (NĐ 222/2013/NĐ-CP), trong đó vốn Nhà nước (bao gồm cả vốn NSNN) không được thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch, kể cả thanh toán cho hợp đồng xây dựng công trình; TT 86/2011/TT-BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn NSNN. Quy định về vấn đề đảm bảo chất lượng công trình xây dựng có sử dụng vốn NSNN thì ngoài các văn bản đã nêu ở trên như Luật Xây dựng 2015; NĐ 37/2015/NĐ-CP thì còn có NĐ 46/2015/NĐ-CP quy định về bảo trì công trình xây dựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng; Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng (TT 10/2013/TT-BXD) và TT 09/2014/TT-BXD quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 6/2/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng (NĐ 15/2013/NĐ-CP) trước đây. 1.3.3. Nhóm văn bản pháp luật quy định về hình thức của hợp đồng Riêng hình thức của hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN còn được điều chỉnh bởi mẫu hợp đồng thi công xây dựng TT 09/2011/TT-BXD của Bộ Xây dựng; mẫu hợp đồng ban hành kèm theo Hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp quy định tại TT 03/2015/TT-BKHĐT của Bộ KHĐT; mẫu hợp đồng ban hành kèm theo Hồ sơ mời thầu gói thầu mua sắm hàng hóa (bao gồm cả hoạt động mua sắm hàng hóa và hoạt động xây lắp) quy định tại Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng
  • 37. 30 hóa (TT 05/2015/TT-BKHĐT) và NĐ 37/2015/NĐ-CP. Trong 2 thông tư này cũng có cả những quy định về chủ thể, thanh toán và quyết toán, bảo đảm chất lượng công trình của hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN. Như vậy, pháp luật về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN. Trong đó, có cả luật công và luật tư, có cả luật và văn bản dưới luật, có văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp và cũng có cả văn bản điều chỉnh gián tiếp. Những văn bản pháp luật này quy định chi tiết từ hình thức đến nội dung các điều khoản của hợp đồng, quy định cả trình tự, thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng, thi công xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN. Điều này cho thấy có sự can thiệp khá sâu sắc của Nhà nước đối với loại hợp đồng dân sự - thương mại đặc biệt là HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN. 1.4. Pháp luật của Trung Quốc về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước 1.4.1. Khái quát về bối cảnh kinh tế chính - trị xã hội của Trung Quốc Sau ba mươi năm thực hiện “giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị và tiến cùng thời đại”, công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc đã giành được những thành tựu to lớn và quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Những thành tựu mà nhân dân các dân tộc Trung Quốc giành được là rất đáng nể, cụ thể: kinh tế tăng trưởng tăng liên tục, giai đoạn 1978 - 2007, GDP bình quân tăng hơn 9%, thực lực kinh tế từ vị trí thứ 10 tăng lên thứ 4, ngoại thương từ thứ 32 vươn lên thứ 3, thu hút đầu tư nước ngoài đứng thứ 2 và dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới. Đời sống nhân dân Trung Quốc nhờ đó đã từ chỗ chưa giải quyết được vấn đề no ấm, nay về tổng thể đã bước vào giai đoạn khá giả, thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng nhanh góp phần nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. Những điều này cho thấy con đường xây
  • 38. 31 dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc mà Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc lựa chọn là đúng đắn, không những phù hợp với thực tiễn, giúp cho Trung Quốc phát triển, mà còn đóng góp nhất định cho sự tăng trưởng của kinh tế thế giới đồng thời cung cấp những bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo rất tốt cho các nước đang phát triển khác, nhất là các nước đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam [43]. Trong khi đó, Việt Nam là nước láng giềng cũng có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc về lịch sử phát triển kinh tế và chính trị. Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 cũng đã giành được những thành tựu quan trọng và có ý nghĩa lịch sử. Trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng và Chính phủ Việt Nam rất coi trọng tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, đặc biệt là của Trung Quốc. Từ những kinh nghiệm cải cách mở cửa của Trung Quốc, Việt Nam đã rút ra một vài bài học có giá trị gợi ý trong quá trình đổi mới và phát triển như: kiên trì lập trường mở cửa ra thế giới, coi toàn cầu hoá là cơ hội ngàn năm có một mà Trung Quốc phải nắm lấy để tiến lên; xây dựng 5 đặc khu kinh tế, tạo đột phá mạnh, tạo đà lan toả phát triển nhanh và rộng; tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững; phát triển xí nghiệp hương trấn; cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước; kết hợp cải cách kinh tế với cải cách chính trị; huy động sức mạnh của người Hoa ở nước ngoài.... Chính vì lẽ đó, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đã lựa chọn Trung Quốc làm hình mẫu để soi chiếu quy định của pháp luật về vấn đề hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN. Trên cơ sở đó tìm ra những ưu điểm, hạn chế của pháp luật Việt Nam khi quy định về vấn đề này cũng như đưa ra những giải pháp hoàn thiện hơn nữa quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ở Trung Quốc, quá trình soạn thảo luật xây dựng kéo dài hơn 10 năm
  • 39. 32 và xem xét 5 phương án: Luật Kiến thiết điều chỉnh toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng; Luật Thị trường xây dựng chỉ điều chỉnh các quan hệ thị trường; Luật Ngành nghề xây dựng tập trung quản lý ngành công nghiệp xây dựng, không đề cập đến khảo sát thiết kế; Luật Xây dựng (phương án chọn); Luật Xây dựng nhà cửa chỉ điều chỉnh hoạt động xây dựng nhà cửa đang nẩy sinh nhiều quan hệ phức tạp. Kết quả, Luật Xây dựng được lựa chọn và ban hành năm 1997, điều chỉnh quá trình từ lập dự án, khảo sát thiết kế, tổ chức đấu thầu đến thi công và bàn giao sử dụng [43]. Luật Xây dựng Trung Quốc gồm 8 Chương: 1) Quy tắc chung; 2) Cấp phép xây dựng và hành nghề xây dựng; 3) Giao nhận thầu; 4) Dịch vụ tư vấn quản lý dự án (gọi là giám lý công trình); 5) Quản lý an toàn xây dựng; 6) Quản lý chất lượng xây dựng; 7) Trách nhiệm pháp luật; 8) Điều khoản thi hành [43]. Bên cạnh đó, nhiều quy định pháp luật liên quan được đưa vào các luật khác như Luật Quy hoạch đô thị, nông thôn (2007), Luật cấp phép hành chính (2003), Luật Hợp đồng (1999), Luật Đấu thầu (1999), Luật bảo vệ di sản (2002), Luật Chất lượng sản phẩm (2000) và Luật An toàn sản xuất (2002) [44]. Luật Xây dựng của Trung Quốc ban hành từ năm 1997 tính đến nay đã được 18 năm nhưng vẫn đang có hiệu lực thi hành, trong khi đó, Luật Xây dựng của Việt Nam ban hành lần đầu năm 2003, trải qua 12 năm áp dụng trên thực tiễn đã phải sửa đổi, bổ sung một lần vào năm 2009 và gần đây nhất là được thay thế bằng Luật XD 2014. Điều này cho thấy tính ổn định của pháp luật Việt Nam thấp hơn nhiều so với pháp luật Trung Quốc. Đây cũng chính là điểm hạn chế của pháp luật khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài thấy e ngại khi có ý định đầu tư vào Việt Nam. 1.4.2. Các đặc điểm của pháp luật Trung Quốc về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước Cũng là một nước XHCN có nền kinh tế chuyển đổi giống Việt Nam, hoạt động xây dựng ở Trung Quốc cũng có sự hiện diện dày đặc của Nhà
  • 40. 33 nước. Thống kê số liệu ở Trung Quốc đã chỉ ra tổng vốn đầu tư xây dựng toàn xã hội chiếm 45% GDP. Ngành xây dựng và các ngành có liên quan đóng góp 1/4 GDP, tạo việc làm cho 42 triệu lao động (2004). Tuy nhiên, dưới góc độ điều chỉnh của pháp luật thì quy định pháp luật về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN của Trung Quốc có vài điểm khác biệt so với quy định của pháp luật của Việt Nam. Cụ thể như sau: 1.4.2.1. Quy định về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước Nhà nước Trung Quốc không can thiệp quá sâu vào hoạt động xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN như Việt Nam. Cụ thể, luật pháp Việt Nam vừa quy định chi tiết về mẫu hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN tại TT 09/2011/TT-BXD và TT 03/2015/TT-BKHĐT lại vừa có NĐ 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về nội dung của nhóm hợp đồng này. Trong khi đó, pháp luật Trung Quốc không áp đặt mẫu riêng đối với HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN mà chỉ có văn bản pháp luật điều chỉnh về hợp đồng dự án xây dựng nói chung là Luật hợp đồng 1999. Trong Luật hợp đồng 1999 của Trung Quốc có một chương riêng quy định về hợp đồng dự án là chương XVI (Chapter XVI Construction Project Contracts). Theo quy định tại Điều 269 Luật hợp đồng 1999 của Trung Quốc, hợp đồng dự án xây dựng được hiểu là hợp đồng mà bên nhà thầu thực hiện hoạt động xây dựng của dự án và được bên mời thầu thanh toán tương ứng (Article 269 A "construction project contract" is a contract whereby the contractor carries out the construction of the project and the contract- offering party pays the price therefor) [46]. Nói cách khác, hợp đồng dự án xây dựng quy định tại Luật hợp đồng 1999 của Trung Quốc áp dụng đối với các công trình xây dựng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật đấu thầu 1999 của Trung Quốc, bao gồm cả các công trình có sử dụng vốn NSNN ở Trung
  • 41. 34 Quốc. Tuy nhiên, Chương XVI Luật hợp đồng 1999 của Trung Quốc chỉ quy định một cách khái quát về quyền và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng dự án xây dựng chứ không áp đặt mẫu hợp đồng hay quy định chi tiết và cụ thể các điều khoản của hợp đồng như quy định của pháp luật Việt Nam. Có thể nói, cách quy định của Trung Quốc có nhiều ưu điểm hơn so với quy định của Việt Nam ở chỗ vẫn tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, đồng thời, tính ổn định của các quy định pháp luật Trung Quốc cũng cao hơn so với các quy định pháp luật của Việt Nam. 1.4.2.2. Quy định về chủ thể hợp đồng là nhà thầu thi công xây dựng Theo quy định tại Điều 19 của Luật Xây dựng Trung Quốc 1997, việc lựa chọn nhà thầu có thể thông qua phương thức đấu thầu theo quy định của pháp luật đấu thầu hoặc lựa chọn trực tiếp nếu không thuộc diện phải đấu thầu (Article 19 Construction projects shall be contracted through public bidding according to law and those not suitable for bidding can be contracted out directly). Trong đó, những dự án xây dựng phải thực hiện đấu thầu theo quy định cụ thể tại Điều 3 Luật đấu thầu 1999 của Trung Quốc bao gồm: 1) Các dự án hạ tầng quy mô lớn và các dự án công cộng liên quan đến lợi ích công cộng và an ninh công cộng (Large-scale infrastructure projects and public utility projects concerning public interests and public security); 2) Các dự án được đầu tư một phần hoặc toàn bộ bởi chính phủ hoặc được tài trợ bởi nguồn tài chính nhà nước (Projects invested completely or partly by the government or funded through state financing); 3) Các dự án sử dụng vốn vay và vốn viện trợ từ các tổ chức quốc tế hoặc chính phủ nước ngoài (Projects using loans and aid funds from international organizations or foreign governments); 4) Các dự án mà luật khác của Hội đồng nhà nước quy định phải đấu thầu (If other laws or the State Council have provisions on the scope of other projects subject to tender, such provisions shall be followed) [47]. Theo đó, những
  • 42. 35 công trình xây dựng có sử dụng vốn NSNN ở Trung Quốc, không phân biệt mức vốn NSNN là bao nhiêu, đều phải lựa chọn nhà thầu xây dựng thông qua phương thức đấu thầu. Trong khi đó, theo quy định tại Điều 1 Luật đấu thầu 2013 của Việt Nam, ngoài các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; Nhà thầu trong lĩnh vực dầu khí, trừ việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo quy định của pháp luật về dầu khí; Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập; Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công; Mua hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốn nhà nước; Mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước; nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập thì chỉ những dự án đầu tư phát triển có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án mới bắt buộc lựa chọn nhà thầu thông qua hình thức đấu thầu. Nói cách khác, ở Việt Nam, chỉ một số dự án xây dựng có sử dụng mức vốn NSNN theo quy định của pháp luật mới phải lựa chọn nhà thầu thông qua hình thức đấu thầu. Bên cạnh đó, trong khi pháp luật đấu thầu của Việt Nam quy định chi tiết về trình tự, thủ tục đấu thầu, hồ sơ dự thầu phương thức lựa chọn nhà thầu... và thậm chí có cả TT 03/2015/TT-BKHĐT quy định về mẫu hồ sơ mời thầu thì Luật đấu thầu
  • 43. 36 1999 của Trung Quốc chỉ đưa ra những quy định mang tính nguyên tắc, không quy định chi tiết, cụ thể như Việt Nam. Trước 1984, nhà thầu ở Trung Quốc phải tự mình thực hiện mọi hạng mục thi công. Sau đó, qua cuộc vận động “tách quản lý khỏi hiện trường”, các nhà thầu Trung Quốc được tổ chức lại thành 3 loại hình: tổng thầu, thầu chuyên môn hóa (specialty contractor) và thầu cung ứng lao động. Hiện nay, căn cứ vào quyền sở hữu, nhà thầu ở Trung Quốc được phân thành 8 loại: quốc doanh; hương trấn (tập thể); tư nhân; liên doanh; Hong Kong; Ma cao; Đài Loan; nhà thầu khác. Trong đó, các nhà thầu lớn hàng đầu ở Trung Quốc đều là nhà thầu quốc doanh và chỉ có khoảng hơn 400 nhà thầu liên doanh. Mặt khác, ở Trung Quốc, doanh nghiệp nước ngoài không được phép độc lập kinh doanh xây dựng, chỉ được độc lập tham gia dự thầu các dự án của WB và ODA [22, tr. 9]. Trong khi đó, ở Việt Nam, theo Luật Đấu thầu 2013, căn cứ vào vai trò thì có nhà thầu chính và nhà thầu phụ; căn cứ vào xuất xứ thì phân loại thành nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước. Có thể thấy rõ, với cách quy định mang tính định hướng về trình tự, thủ tục đấu thầu của pháp luật Trung Quốc có ưu điểm hơn so với quy định của pháp luật Việt Nam ở chỗ có tính ổn định cao hơn, ít bị sửa đổi. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, việc quy định tất cả các công trình xây dựng có sử dụng vốn NSNN đều phải lựa chọn nhà thầu thông qua đấu thầu của pháp luật Trung Quốc có thể gây lãng phí thời gian và tiền bạc không cần thiết cho việc lựa chọn nhà thầu đối với các công trình xây dựng có giá trị đầu tư từ vốn NSNN thấp, dễ kiểm soát. 1.4.2.3. Quy định về quản lý công trình xây dựng: Vào thập kỷ 80 thế kỷ 20, Trung Quốc buộc phải đấu thầu quốc tế khi thực hiện các dự án dùng nguồn vốn ODA. Công ty Đại Thành của Nhật trúng thầu thi công dự án nhà máy thủy điện Lobok (Lỗ-Bố-Khắc) với giá chỉ bằng
  • 44. 37 43% giá khái toán, khiến các nhà thầu Trung Quốc tin chắc nhà thầu Nhật sẽ phá sản. Thế nhưng chỉ với đội ngũ quản lý và nhân viên kỹ thuật hơn 30 người Nhật làm nòng cốt và thuê hơn 400 nhân viên Trung Quốc, áp dụng phương thức quản lý khoa học mà họ đã sáng tạo ra 3 kỷ lục Trung Quốc về giá cả công trình, tiến độ xây dựng và chất lượng công trình, khiến toàn ngành xây dựng Trung Quốc sửng sốt và suy nghĩ [22]. Cuối năm 1985, một hội nghị về cải cách thể chế quản lý kiến thiết cơ bản được triệu tập, rồi tháng 7 năm 1988 Bộ Xây dựng ban hành thông tư về triển khai công tác giám quản xây dựng theo 3 giai đoạn: thí điểm (1988- 1993); mở rộng (1993-1995); và áp dụng toàn diện (từ 1996 trở đi). Ngày nay, Trung quốc quy định bắt buộc áp dụng phương thức giám quản (mà họ gọi là “giám lý”) cho các loại công trình sau đây: i) Công trình trọng điểm quốc gia; ii) Công trình dịch vụ công cộng cỡ lớn và cỡ vừa; iii) Công trình thuộc dự án tiểu khu nhà ở, khu đô thị mới; iv) Công trình sử dụng vốn ODA; và v) Các công trình khác do Nhà nước quy định. Trung Quốc coi giám quản xây dựng là thành tựu hàng đầu trong cải cách ngành xây dựng, nên năm 1992 Bộ Xây dựng ra “quy định thí điểm quản lý tư chất đơn vị giám quản xây dựng công trình” và năm 1997 Luật Xây dựng khi ban hành đã dành cho giám quản xây dựng một Chương riêng gồm 6 Điều. Hợp đồng ủy thác giám quản phải rất chi tiết thì việc thực thi mới suôn sẻ được. Cũng trên tinh thần đó, ở Việt Nam hiện nay, vấn đề quản lý dự án đầu tư xây dựng đã được chú trọng hơn so với trước đây. Trên cơ sở đó, pháp luật hiện hành quy định hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau: (1) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực là các đơn vị có trách nhiệm tư vấn quản lý dự án đối với dự án sử dụng vốn NSNN, dự án theo chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; (2) Ban
  • 45. 38 quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án áp dụng đối với dự án sử dụng vốn nhà nước quy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt; có áp dụng công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản; dự án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước; (3) Thuê tư vấn quản lý dự án đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác và dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ; (4) Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để quản lý thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ, dự án có sự tham gia của cộng đồng [35, Điều 62]. Cụ thể hóa vấn đề này, Chính phủ đã ban hành NĐ 59/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung thi hành Luật Xây dựng năm 2014 về quản lý dự án đầu tư xây dựng nói chung, công trình xây dựng có sử dụng vốn NSNN nói riêng, gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án; thực hiện dự án; kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng; hình thức và nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng. Như vậy, quy định của pháp luật Trung Quốc về vấn đề quản lý chất lượng công trình xây dựng tiến bộ hơn so với quy định của pháp luật Việt Nam ở chỗ đã sớm ý thức được tầm quan trọng của việc quản lý công trình xây dựng và có quy định khá chi tiết về vấn đề này. Bên cạnh đó, pháp luật Trung Quốc cũng đã tách rời chủ thể quản lý công trình xây dựng khỏi các cơ quan nhà nước góp phần đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong hoạt động của các chủ thể này. 1.4.3. Một số gợi ý từ pháp luật Trung Quốc cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước Những nội dung nêu trên đã cho thấy pháp luật Trung Quốc về HĐXD có khá nhiều điểm tiến bộ vượt trội so với pháp luật của Việt Nam khi cùng quy định về hợp đồng xây dựng công trình có sử dụng vốn NSNN. Trên cơ sở
  • 46. 39 những quy định của pháp luật, có thể rút ra một vài gợi ý cho việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này, cụ thể như sau: - Trong vai trò chủ đầu tư công, nhà nước quan tâm đến mọi giai đoạn, mọi khâu trong quá trình đầu tư xây dựng, từ ý tưởng đầu tư, kế hoạch đầu tư đến chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nhà nước trong vai trò chủ đầu tư công cũng chỉ là một chủ thể bình đẳng với các chủ thể khác trong thị trường xây dựng, do đó Luật Xây dựng Việt Nam chỉ cần dành một chương riêng giống như Luật Xây dựng 1999 của Trung Quốc để điều chỉnh các mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau trong quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công mà thôi. - Trong vai trò quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xây dựng, nhà nước cần phân định rõ quan hệ giữa nhà nước với thị trường. Nhà nước một mặt phải bảo đảm lợi ích của xã hội trước các “ngoại ứng” (externalities) có hại của thị trường xây dựng như gây ô nhiễm, mất mỹ quan, kém chất lượng và an toàn, mặt khác phải tạo khuôn khổ cho các quan hệ kinh tế trong thị trường (như quan hệ A-B, quan hệ thầu chính-thầu phụ, quan hệ trong dịch vụ quản lý dự án, khảo sát thiết kế, cung ứng vật tư, cung ứng nhân lực v.v.) được thực thi có trật tự và hiệu quả, và nên ưu tiên dùng các công cụ kinh tế và quy hoạch chứ không phải chủ yếu bằng công cụ hành chính mệnh lệnh để làm thay thị trường hoặc can thiệp thái quá nhằm đưa thị trường phát triển theo hướng mình mong muốn. Cách quản lý tốt nhất là chỉ đề ra những gì thị trường không được làm và rất hạn chế các quy định cho phép thị trường được làm những gì. - Việc lựa chọn nhà thầu là quyền của chủ đầu tư. Trong kinh tế thị trường, “đấu thầu”, “đấu giá” là những công cụ thực hiện cơ chế cạnh tranh thị trường, khi đó quan hệ cạnh tranh giữa các bên liên quan là quan hệ dân sự được điều chỉnh bằng luật dân sự. Hơn cả, do tính biến thiên của xã hội, các