SlideShare a Scribd company logo
1 of 183
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VŨ NGỌC HÀ
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VŨ NGỌC HÀ
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mã số: 62 38 01 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TÀO THỊ QUYÊN
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án
Vũ Ngọc Hà
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 7
1.2. Tình hình nghiên cứu của một số nước trên thế giới 18
1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu, những vấn đề đặt ra tiếp tục
nghiên cứu, các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 23
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 27
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 27
2.2. Nội dung, các hình thức thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 53
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 63
2.4. Thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường ở một số nước trên thế giới 70
2.5. Một số giá trị tham khảo cho Việt Nam 78
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI
PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở
VIỆT NAM 81
3.1. Khái quát về môi trường và tình hình vi phạm hành chính về bảo vệ
môi trường ở Việt Nam 81
3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam 101
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 128
4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay 128
4.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hiện nay 136
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 167
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT : Bảo vệ môi trường
CCHC : Cải cách hành chính
ÔNMT : Ô nhiễm môi trường
THPL : Thực hiện pháp luật
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TNMT : Tài nguyên môi trường
TTHC : Thủ tục hành chính
UBND : Ủy ban nhân dân
VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật
VPHC : Vi phạm hành chính
XLVPHC : Xử lý vi phạm hành chính
XPVPHC : Xử phạt vi phạm hành chính
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Thống kê số liệu vi phạm pháp luật về quản lý chất thải
nguy hại 90
Bảng 3.2: Tỷ lệ các bệnh người mắc cao nhất trong phạm vi toàn quốc 99
Bảng 3.3: Thống kê số liệu vi phạm pháp luật về quản lý chất thải
nguy hại 105
Bảng 3.4: Thống kê việc xử lý vi phạm hành chính về quản lý chất thải 106
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng tiêu thụ năng lượng theo ngành 95
Biểu đồ 3.2: Số lượng xe mô tô, gắn máy tại Hà Nội năm 2001 - 2013 96
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ phát thải các chất gây ô nhiễm do các phương tiện
cơ giới đường bộ toàn quốc năm 2011 97
Biểu đồ 3.4: Thống kê số ngày có số liệu PM10 trung bình 1h và 24h
không đạt QCVN ở các trạm chịu ảnh hưởng của giao thông
đô thị, giai đoạn 2010 - 2013 97
Biểu đồ 3.5: Diễn biến nồng độ TSP trong không khí xung quanh một
số khu công nghiệp ở miền Bắc 98
Biểu đồ 3.6: Diễn biến nồng độ bụi PM10 trung bình năm tại một số
trạm quan trắc tự động, liên tục giai đoạn 2011-2015 107
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội của một đất nước. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường
(BVMT) đã trở thành một vấn đề trọng yếu của toàn cầu và đang được nhiều quốc
gia trên thế giới quan tâm đặt thành quốc sách. Do đó, BVMT không là nhiệm vụ
của riêng cá nhân hay quốc gia nào mà trách nhiệm của toàn nhân loại. Tuy nhiên
trong những thập kỷ gần đây môi trường thế giới đang có những thay đổi theo chiều
hướng xấu đi do sự thay đổi của khí hậu toàn cầu: sự suy giảm tầng ôzôn đang làm
cho trái đất ngày càng nóng lên sự suy giảm của nhiều giống, loài động vật, thực
vật, sự diệt vong của nhiều loài động vật quý hiếm,vấn đề cháy rừng, vấn đề chất
thải, ô nhiễm…
Hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT phụ thuộc vào nhiều hoạt động thanh
tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Thanh tra, kiểm tra
thường xuyên sẽ giúp các chủ thể quản lý nắm được tình hình thực hiện pháp
luật (THPL) về BVMT của các đối tượng quản lý, qua đó có thể đề ra các biện
pháp tác động thích hợp đến từng đối tượng như khuyến khích, động viên các tổ
chức, cá nhân nghiêm chỉnh THPL về xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC)
trong lĩnh vực BVMT nhằm phát hiện, uốn nắn kịp thời các đối tượng có biểu
hiện sai phạm, góp phần định hướng hành vi xử sự tích cực của họ trong công
tác BVMT. Xử lý nghiêm minh các VPPL về môi trường mà trước hết là xử phạt
vi phạm hành chính (XPVPHC) đối với hành vi này, sẽ góp phần ngăn chặn kịp
thời các hành vi ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, răn đe các đối tượng có
biểu hiện thiếu tôn trọng pháp luật. Ngoài ra các hoạt động nêu trên còn giúp các
cơ quan quản lý môi trường phát hiện ra những điểm bất hợp lý trong chính các
quy định của pháp luật để từ đó có hướng điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù
hợp với yêu cầu của cuộc sống.
Thực hiện pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT là hoạt động của các
cơ quan, tổ chức và cá nhân làm cho các quy định pháp luật về XLVPHC trong lĩnh
2
vực BVMT trở thành hiện thực trong cuộc sống, nhằm xử lý nghiêm minh và kịp
thời đối với các hành vi vi phạm hành chính (VPHC) về BVMT, góp phần BVMT
an toàn và trong lành cho cộng đồng xã hội.
Tuy nhiên, việc THPL trong XLVPHC lĩnh vực BVMT còn nhiều hạn chế:
việc áp dụng pháp luật, nhất là áp dung thủ tục XLVPHC của một số cơ quan, cá
nhân có thẩm quyền chưa đúng theo quy định; còn hiện tượng vi phạm về thời hạn,
thời hiệu ra quyết định xử phạt; một số trường hợp xác định hành vi vi phạm chưa
chính xác, có dấu hiệu bỏ qua hành vi vi phạm hoặc tùy tiện trong áp dụng hình
thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả; việc xử lý tang vật, phương
tiện vi phạm còn lỏng lẻo; công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc
trao đổi thông tin và xử lý vi phạm chưa chặt chẽ, đôi lúc còn mang tính hình thức;
công tác thanh, kiểm tra chuyên ngành chưa được chú trọng; công tác tuyên truyền,
phổ biến giáo dục pháp luật tới người dân và tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán
bộ, công chức thực hiện chưa được quan tâm đúng mức nên hiệu quả đạt được chưa
cao... Số vụ vi phạm pháp luật môi trường nghiêm trọng có xu hướng gia tăng cả về
tính chất và mức độ nguy hại nhưng không bị xử lý. Việc tuân thủ pháp luật về
BVMT của nhiều các tổ chức, cá nhân rất yếu. Thậm chí, nhiều tổ chức, cán nhân
có thủ đoạn đối phó, chống đối lại cơ quan chức năng và người thi hành công vụ, do
đó, việc phát hiện và xử lý vi phạm gặp rất nhiều khó khăn.
Có nhiều nguyên nhân của tình trạng nêu trên, nhưng trước hết là do bản thân
người vi phạm không lường hết được hậu quả mà môi trường bị hủy hoại gây ra. Mặt
khác, cá nhân, tổ chức vì những lợi ích trước mắt, nhất là lợi nhuận không nhỏ từ môi
trường đem lại đã bỏ qua việc BVMT. Ngoài ra, hệ thống pháp luật về XLVPHC
trong lĩnh vực BVMT còn nhiều lỗ hổng, chưa thống nhất với các quy định khác của
luật chuyên ngành và cũng còn rất nhiều quy định chồng chéo với các văn bản pháp
luật khác, mức phạt còn chưa đủ sức răn đe cho những hành vi vi phạm.
Thực trạng đó đòi hỏi phải nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực trạng
THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT, và đề xuất giải pháp bảo đảm THPL về
XLVPHC trong lĩnh vực BVMT trong thời gian tới nhằm hạn chế vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực BVMT.
3
Từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài "Thực hiện pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay" để
nghiên cứu và làm Luận án Tiến sĩ Luật học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích lý luận THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT, đánh
giá thực trạng THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam thời gian qua,
luận án xác định các quan điểm, đề xuất các giải pháp đảm bảo THPL về XLVPHC
trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, Luận án hướng đến giải quyết các
nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:
Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và một số nước trên thế
giới có liên quan đến đề tài luận án, đánh giá những giá trị của các công trình đó và
xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.
Hai là, xây dựng khái niệm THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT; làm
rõ nội dung, hình thức, các yếu tố ảnh hưởngTHPL về XLVPHC trong lĩnh vực
BVMT; nghiên cứu kinh nghiệm THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở một
số nước trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam..
Thứ ba, phân tích những kết quả đã đạt được, những hạn chế, bất cập trong
THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam, đồng thời chỉ rõ nguyên
nhân của những hạn chế và bất cập đó.
Thứ tư, luận chứng cơ sở khoa học để đề xuất các quan điểm và giải pháp
bảo đảm THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, luận án nghiên cứu
cơ sở lý luận và thực tiễn THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam
hiện nay.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu THPL về XLVPHC trong lĩnh vực
BVMT từ khi Luật XLVPHC, Luật BVMT có hiệu lực có hiệu lực thi hành, là từ
năm 2012 đến nay.
- Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu THPL về XLVPHC trong lĩnh vực
BVMT ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu có tìm hiểu kinh nghiệm THPL về
XLVPHC trong lĩnh vực BVMT của một số nước trên thế giới với mục đích rút ra
những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của Luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa; về xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về BVMT, chiến lược xây dựng và hoàn thiện
pháp luật và lý luận về THPL.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận của luận án là dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung đề tài.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể mà luận án sử dụng bao gồm: phương pháp
lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, tổng kết thực tiễn, so
sánh và điều tra, khảo sát.
- Phương pháp lịch sử và logic: Bằng phương pháp lịch sử và logic được sử
dụng ở Chương 2 và Chương 3, tác giả đã nghiên cứu quá trình xây dựng, thực hiện
và chấp hành các quy định của pháp luật cũng xử quy trình thực hiện XPVPHC đối
với các hành vi vi phạm của các chủ thể tham gia hoạt động khai thác, sử dụng môi
trường để tìm ra nguyên nhân chính đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực này trên lãnh thổ Việt Nam, cũng như quan điểm của đảng, pháp luật của nhà
nước về THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp phân tích được sử dụng ở
tất cả các chương của Luận án để làm rõ vấn đề lý luận về THPL về XLVPHC
5
trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay như phân tích khái niệm, nội dung,
nguyên tắc, các yếu tố ảnh hưởng đến việc THPL về XLVPHC trong lĩnh vực
BVMT. Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các số liệu, thông tin thu
thập từ việc phân tích các tài liệu, phiếu đièu tra, khảo sát…nhằm tạo ra một hệ
thống lý thuyết về vấn đề nghiên cứu của Luận án.
- Phương pháp diễn dịch và quy nạp: Hai phương pháp này được sử dụng
trong toàn bộ Luận án để tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu và kiểm định tính
đúng đắn của các giả thiết đó.
- Phương pháp tổng kết thực tiễn: phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở
Chương 3 để đánh giá mức độ hoàn thành cũng như thành công của Luận án; những
hạn chế trong thực tiễn khi áp dụng các quy định của pháp luật về THPL về
XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này tác giả sử dụng chủ yếu ở Chương 2
để đối chiếu, so sánh mô hình THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt
Nam và một số nước trên thế giới, từ đó rút ra những bài học, kinh nghiệm cho việc
lựa chọn những yếu tố hợp lý, phù hợp nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn
chỉnh đối với XLVPHC trong lĩnh vực BVMT hiện nay ở Việt Nam.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Phương pháp này được sử dụng để thu thập
thông tin, ý kiến tham gia của người dân, một số cán bộ công chức, viên chức được
giao thẩm quyền trong lĩnh vực BVMT và một số doanh nghiệp vừa và nhỏ đang
được cấp phép khai thác và sử dụng các dịch vụ từ môi trường.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên có tính hệ thống, toàn
diện về THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay. Điểm mới
và cũng là đóng góp khoa học quan trọng của luận án chính là vận dụng lý luận về
THPL để nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể là XLVPHC trong lĩnh vực BVMT, từ đó
phát hiện ra những điểm đặc thù của THPL trong lĩnh vực nàynên có những đóng
góp mới về mặt lý luận sau:
- Luận án góp phần hệ thống hoá, làm sáng tỏ cơ sở lý luận THPL về
XLVPHC trong lĩnh vực BVMT. Luận án từ những quy định, những kết quả từ
6
thực tiễn về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT và những quan niệm, khái niệm về
XLVPHC về BVMT đã chỉ ra các đặc điểm, nội dung và các yếu tố ảnh
hưởngTHPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT.
- Luận án phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng THPL về XLVPHC trong
lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên
nhân trong việc THPL và đề xuất quan điểm, giải pháp để bảo đảm THPL về
XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học của luận án
- Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần giải quyết một số
vấn đề lý luận đang đặt ra đối với XLVPHC nói chung, trong đó cụ thể hoá và tiếp
cận sâu những vấn đề lý luận về THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT.
- Về mặt thực tiễn: Những nghiên cứu về thực trạng THPL về XLVPHC
trong lĩnh vực BVMTvà các đề xuất hoàn thiện pháp luật là những đóng góp cho
công tác lập pháp hiện nay. Kết quả nghiên cứu về thực trạng THPL và những giải
pháp đảm bảo THPLđược thực hiện góp phần nâng cao hiệu quả của công tác
THPL trong thực tiễn. Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần nâng cao
nhận thức của các cơ quan, tổ chức và cá nhân về THPL về XLVPHC trong lĩnh
vực BVMT ở Việt Nam, từ đó từng bước hiện thực hoá những giải pháp được đề
xuất trong Luận án.
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn như trên, luận án có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong việc chỉ
đạo và THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT; là tài liệu tham khảo khi sửa đổi,
bổ sung những chính sách, pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT. Luận án
cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ
sở đào tạo về pháp luật BVMT, XLVPHC và những đề tài nghiên cứu có liên quan
đến THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án gồm 4 chương, 12 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện
pháp luật
Các nhà nghiên cứu thường sử dụng thuật ngữ "thực hiện pháp luật", "áp
dụng pháp luật", "thi hành pháp luật" để nghiên cứu những vấn đề chung về nhà
nước và pháp luật. Liên quan đến nội dung này, một số tác phẩm liên quan đã có
những đóng góp rất lớn để hiểu thế nào là "thực hiện pháp luật" nhằm giúp cho
những đối tượng có nhu cầu tìm hiểu sẽ nắm bắt một cách hoàn chỉnh về định nghĩa
cũng như áp dụng về "thực hiện pháp luật". Một số tác phẩm được kể đến liên quan
đến đề tài THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT như:
- "Thực hiện pháp luật - những vấn đề lý luận và thực tiễn" của Nguyễn Văn
Mạnh [76], tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận về THPL như khái niệm, hình
thức, chủ thể, nội dung, các yếu tố bảo đảm cho THPL, những vấn đề đặt ra trong
THPL. Những nội dung này có ý nghĩa về lý luận cơ bản về THPL có giá trị tham
khảo khi nghiên cứu cơ sở lý luận của THPL nói chung và THPL về XLVPHC
trong lĩnh vực BVMT nói riêng.
- "Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam" của Nguyễn Minh Đoan
[77], đây là cuốn sách chuyên khảo về THPL, được nghiên cứu rất khoa học, bao
gồm 5 Chương, trong đó tác giả dành hẳn chương 1 để bàn về lý luận THPL. Trong
nội hàm của chương, tác giả đưa ra khái niệm, ý nghĩa, mục đích của THPL, thông
qua các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp
dụng pháp luật. Cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị rất cao khi nghiên cứu về
lý luận của THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT.
- "Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật của công dân ở nước ta hiện
nay" của Hoàng Thị Kim Quế [79, tr.26-31]. Tác giả đã phân tích toàn diện về
THPL của công dân trên hai phương diện: không thực hiện hành vi trái pháp luật và
8
thực hiện hành vi hợp pháp. Sự tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan đến
THPL của công dân đã được tác giả phân tích một cách sâu sắc, toàn diện. Bên
cạnh đó, tác giả còn làm rõ việc nhận diện một số yếu tố có tầm ảnh hưởng mạnh
mẽ đến ý thức và hành vi pháp luật của công dân như thói quan, đạo đức, lối sống,
dư luận xã hôi; thông tin, tiếp cận pháp luật... Tác giả còn muốn nhấn mạnh ý
nghĩa của việc nghiên cứu, nhận diện đầy đủ các yếu tố tác động đến THPL, và
xem đó là cơ sở để đưa ra các giải pháp bảo đảm hiệu quả THPL của công dân ở
nước ta hiện nay.
- Cuốn "xã hội học pháp luật" của Ngọ Văn Nhân [86, tr.277-310], tác giả
dành riêng 2 chương VII, VIII, cụ thể: chương VII nghiên cứu các khía cạnh xã hội
của hoạt động; chương VIII nghiên cứu các khía cạnh xã hội của hoạt động áp dụng
pháp luật. Trong 2 chương này tác giả cuốn sách đã phân tích về vấn đề và áp dụng
pháp luật dưới góc độ xã hội học. Bên cạnh đó, tác giả cuốn sách đã phân tích và
giải thích những biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động THPL.
Ngoài ra, một số công trình khoa học khác liên quan đến THPL là những
giáo trình giảng dạy lý luận chung về Nhà nước và pháp luật đề cập đến những vấn
đề lý luận cơ bản về THPL, cụ thể như Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và
pháp luật [73]; Tài liệu học tập và nghiên cứu môn học lý luận chung về nhà nước
và pháp luật [74]; Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật [75]; Giáo
trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật [78]; Quy trình thực hiện pháp luật:
Lý luận, thực trạng và giải pháp [79]; Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay - Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn của Nguyễn Thị Hồi... Các công trình này đã đưa ra
những khái niệm, hình thức, nguyên tắc THPL. Đây là những lý luận cơ bản cho
các hoạt động nghiên cứu riêng về THPL và đây là những công trình nghiên cứu có
uy tín trong lĩnh vực khoa học pháp lý. Ngoài ra còn có một số tác phẩm khác như
"Những vấn đề cơ bản về pháp luật" của Đào Trí Úc; "Những vấn đề lý luận cơ bản
về Nhà nước và pháp luật" của Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật do Đào Trí
Úc làm chủ biên; “Thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay” của Nguyễn Thị Hoài Phương.
9
Các công trình nghiên cứu trên đều chứng minh rằng, THPL là một quá trình
hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở
thành những hoạt động có tính khả thi cao của các chủ thể pháp luật. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu các hình thức THPL chỉ là nghiên cứu thực hiện một QPPL nào đó,
áp dụng một QPPL nào đó, chưa đi sâu nghiên cứu việc THPL gắn với việc thực
hiện quyền lực nhà nước.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về thực hiện pháp luật xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Nước ta từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì đồng nghĩa với việc
môi trường ngày càng xuống cấp và bị ô nhiễm nghiêm trọng. Xuất phát từ tình
hình thực tế đó đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề môi trường và BVMT,
có thể kể đến một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như:
- Sách "Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản" do Lê Văn Nãi làm
chủ biên. Trong cuốn sác này đã đề cập đến khái niệm môi trường, sinh thái, hệ
sinh thái, quy luật khuếch tán ô nhiễm trong môi trường không khí, môi trường
nước, môi trường đất, đồng thời đề xuất các giải pháp về bảo vệ môi trường
trong xây dựng.
- Sách "Sinh thái học và bảo vệ môi trường" do Nguyễn Thị Kim Thái và
Lê Hiền Thảo làm chủ biên. Các nội dung cơ bản trong cuốn sách đã đưa ra
những kiến thức cơ bản và ứng dụng của sinh thái học trong lĩnh vực kỹ thuật
môi trường. Nguyên nhân và bản chất của ô nhiễm môi trường đất, nước, không
khí, ô nhiễm nhiệt, ảnh hưởng của ô nhiễm tới chất lượng môi trường sống và
sức khỏe cộng đồng.
- Sách "Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý Nhà nước
về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp, khu chế xuất" của Trương Thị Minh
Sâm. Cuốn sách đánh giá một cách cơ bản và khoa học về thực trạng ô nhiễm môi
trường tại các khu công nghiệp, khu chế xuất của vùng kinh tế trọng điểm ở phía
Nam; đồng thời đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của
công tác quản lý nhà nước về BVMT, đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế, xã hội
ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trong cả nước.
10
- Sách "Một số vấn đề về bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế nước ta
hiện nay" do tác giả Nguyễn Văn Ngừng làm chủ biên. Cuốn sách đã nêu rõ các nội
dung về môi trường và BVMT trong quá trình phát triển nền kinh tế ở nước ta, thực
trạng và một số giải pháp nhằm BVMT trong quá trình hội nhập và phát triển kinh
tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
- Sách "quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ
môi trường" do tác giả Lê Minh Sơn làm chủ biên. Nội dung của cuốn sách cơ bản
đã làm rõ những quy định chung và những quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ và
trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về BVMT.
- Sách "Luật bảo vệ môi trường năm 2014 - Quy định về đánh giá tác động
và cam kết bảo vệ môi trường, xử phạt vi phạm hành chính mới nhất" của Thủy
Linh, Việt Trinh làm chủ biên. Trong cuốn sách này tác giả đã giới thiệu toàn bộ
các quy định của Luật BVMT năm 2014 và các quy định về đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT, quy định chế độ báo
cáo, thống kê...quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước; những quy
định về xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường.
- Sách "Giám sát xã hội về bảo vệ môi trường ở Việt Nam" của Bùi Cách
Tuyến. Tác giả đã trình bày các nội dung về một số vấn đề lý luận về giám sát xã
hội nhằm nâng cao hiệu quả BVMT. Nêu ra thực trạng giám sát xã hội đối với hoạt
động BVMT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đưa ra một số giải pháp nhằm
phát huy tốt hơn vai trò của giám sát xã hội nhằm nâng cao hiệu quả BVMT.
- Sách "Một số vấn đề về cơ chế bảo đảm thực thi điều cấm của pháp luật
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường" của Phạm Văn Lợi. Tác giả đã trình bày về cơ
chế bảo đảm thực thi điều cấm của pháp luật trong lĩnh vực BVMT. Làm rõ thực
trạng nổi cộm hiện nay và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cơ
chế bảo đảm thực thi các điều cấm của pháp luật trong lĩnh vực BVMT.
+ Sách "Trách nhiệm pháp lý trong pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt
Nam" do Nguyễn Thị Tố Uyên làm chủ biên. Cuốn sách nghiên cứu tương đối toàn
diện vấn đề trách nhiệm pháp lý trong việc hoàn thiện pháp luật BVMT ở Việt Nam
hiện nay. Trên cơ sở phân tích một số vấn đề về cơ sở lý luận của trách nhiệm pháp
11
lý; thực trạng vấn đề trách nhiệm pháp lý trong pháp luật BVMT ở Việt Nam hiện
nay, trong đó chỉ rõ những bất cập về trách nhiệm pháp lý trong pháp luật BVMT,
đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý
trong lĩnh vực này ở Việt Nam.
+ Sách "Tiến tới kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường Việt Nam" do Phạm Minh Hạc và Nguyễn Hữu Tưng chủ biên. Cuốn sách
gồm 5 chương, tập trung trình bày một số khái niệm cơ bản và văn bản quan trọng
về BVMT, mô hình cơ quan BVMT của một số quốc gia trong khu vực và trên thế
giới; hệ thống pháp luật và bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về BVMT ở Việt
Nam; trên cơ sở đó đề xuất mô hình cơ quan quản lý nhà nước từ cấp trung ương
đến địa phương trong việc quản lý vấn đề môi trường ở nước ta.
+ Sách "Những nội dung cấm vi phạm theo quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường", do Cục BVMT kết hợp cùng Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp
tổng hợp. Với mục đích nâng cao ý thức chấp hành pháp luật BVMT của cán bộ,
nhân dân, cũng như phổ biến, giáo dục pháp luật BVMT, cuốn sách đã được tập thể
tác giả thuộc Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp và Cục Bảo vệ môi
trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường tập hợp hệ thống các điều cấm trong lĩnh
vực hoạt động mà con người có thể tác động vào môi trường.
+ Sách "Một số vấn đề bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế ở nước ta
hiện nay" của Nguyễn Văn Gừng. Cuốn sách gồm 3 chương đã cung cấp cho người
đọc một cách nhìn tổng quát về mối quan hệ giữa BVMT với phát triển kinh tế ở
nước ta hiện nay.
+ Sách "Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ
môi trường" của Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp chủ biên. Nhằm nâng cao sự
hiểu biết của các tổ chức, cá nhân về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trong lĩnh vực
BVMT, Nhà xuất bản Tư pháp phối hợp cùng với Viện Khoa học pháp lý của Bộ
Tư pháp cùng với một số chuyên gia nghiên cứu pháp luật về BVMT tổng hợp,
thống kê những quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
trong lĩnh vực BVMT.
12
+ Sách "Kiểm tra của cơ quan hành chính nhà nước đối với việc thực hiện
pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay" của Phạm Văn Lợi, Nguyễn Văn
Động. Với mục đích nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và trách nhiệm của chính
quyền các cấp, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang
nhân dân và mọi cá nhân trong việc BVMT trong lành, Phạm Văn Lợi, Nguyễn Văn
Động đã cùng nhau nghiên cứu công tác kiểm tra của cơ quan hành chính nhà nước
đối với việc THPL BVMT ở nước ta hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác này.
+ Sách "Kinh tế môi trường" của Bùi Văn Quyết. Với mục đích làm thế nào
để khai thác, sử dụng một cách tốt nhất tài nguyên môi trường (TNMT) trong các
hoạt động kinh tế - xã hội mà vẫn bảo đảm môi trường không bị ô nhiễm, suy thoái
và hủy hoại, tác giả đã đi sâu nghiên cứu vấn đề kinh tế môi trường là một môn
khoa học được xây dựng nhằm giải quyết vấn đề trên.
Ngoài ra, các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước liên quan đến XLVPHC trong
lĩnh vực BVMT cũng được nghiên cứu một cách tổng thể và chi tiết, đưa ra được
những kết quả và giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng cho công tác ngăn
ngừa, xử lý môi trường và công tác BVMT, hạn chế tối đa những hậu quả nghiêm
trọng ảnh hưởng đến môi trường. Các đề tài cấp nhà nước được nghiên cứu đã đem
lại kết quả và đã áp dụng có hiệu quả trên thực tiễn như:
+ Đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu phát triển công nghệ và giải
pháp quản lý môi trường, ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường tại một số làng
nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long” do Lê Thanh Hải làm chủ nhiệm. Đây là đề
tài toàn diện, đề xuất được một số giải pháp công nghệ và quản lý khả thi cùng mô
hình (trình diễn) để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường (ÔNMT) tại một số làng
nghề đặc trưng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hướng tới phát triển bền vững
khu vực. Đưa ra được hiện trạng sản xuất và vấn đề ô nhiễm của các làng nghề
Đồng bằng sông Cửu Long và dự báo xu hướng môi trường của các làng nghề này
đến năm 2025; đề xuất được các giải pháp phù hợp để quản lý môi trường và phát
triển bền vững một số các làng nghề chính tại Đồng bằng sông Cửu Long và có
được mô hình thực tế áp dụng các giải pháp công nghệ xử lý và quản lý môi trường.
13
+ Đề tài cấp Bộ loại C “Xác định thành phần các hợp chất tạo mùi trên
một số loại hình công nghiệp đặc trưng và định hướng công nghệ xử lý” của
Nguyễn Thị Thanh Phượng. Đề tài đã trình bày tổng quan nguồn gốc phát sinh
mùi từ một số ngành công nghiệp phổ biến ở phía Nam Việt Nam như công
nghiệp thuộc da, chế biến thức ăn chăn nuôi, sản xuất cao su và chăn nuôi. Dựa
trên đặc điểm phát sinh mùi của các nguồn thải, các công nghệ xử lý thích hợp
được giới thiệu. Ưu nhược điểm của các công nghệ này cũng được phân tích,
đánh giá và so sánh. Đề tài cũng trình bày kết quả đo đạc nồng độ của các chất
gây mùi đặc trưng của ngành công nghiệp nói trên. Trên cơ sở tổng quan các
công nghệ xử lý và đánh giá các ưu nhược điểm, đề tài đề xuất công nghệ lọc
sinh học là phù hợp nhất cho xử lý mùi hôi.
+ Đề tài của Cục Môi trường, "Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế giải quyết
tranh chấp môi trường". Nội dung đề tài đi sâu nghiên cứu phương thức giải
quyết khi có tranh chấp môi trường xảy ra ở Việt Nam, đồng thời nghiên cứu cơ
chế giải quyết tranh chấp môi trường của một số nước trên thế giới, trên cơ sở đó
đề xuất một số giải pháp về pháp luật nhằm giải quyết tranh chấp môi trường ở
nước ta hiện nay.
+ Đề tài nghiên cứu "Pháp luật về bảo vệ môi trường" của tập thể tác giả Vụ
Pháp chế - Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nội dung đề tài đi sâu nghiên cứu đánh
giá pháp luật BVMT của Việt Nam, đồng thời nghiên cứu pháp luật môi trường của
một số nước trên thế giới, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật BVMT ở Việt Nam.
* Một số công trình đạt giải thưởng quốc tế đã được nghiệm thu và có tầm
ảnh hưởng trên thế giới của các nhà nghiên cứu Việt Nam như: Giải thưởng quốc tế
hành tinh xanh (The Blue Planet Prize, 2003) “Nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh
học dựa vào cộng đồng” của Võ Quý. Kết quả của công trình nghiên cứu có ý
nghĩa khoa học và đóng góp to lớn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học,
đóng góp thiết thực cho thực tiễn phát triển của xã hội ở phạm vi quốc gia và quốc
tế. Ủy ban xét giải thưởng Hành tinh xanh đã xem xét hết sức thận trọng 138 nhà
khoa học của 135 nước trên thế giới được đề xuất và cuối cùng chọn được 3 người
14
là Võ Quý được một giải và hai Giáo sư Hoa Kỳ Dr. Gene E.Likens, Dr. F. Herbert
Bormann được chung một giải; Giải thưởng Quốc tế Cosmos lần thứ 16 (Cosmos
Prize, 2008) “Nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn” của Phan Nguyên Hồng.
Công trình khoa học có ý nghĩa to lớn trong BVMT toàn cầu, góp phần nâng cao
đời sống, ý thức và hành vi BVMT của cộng đồng, giúp đỡ các địa phương phục
hồi, bảo vệ, sử dụng hợp lý tài nguyên, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người
dân nghèo ven biển.
* Một số Luận án Tiến sĩ đã thành công trong việc nghiên cứu đề tài về
BVMT và vấn đề XLVPHC về BVMT như:
+ Luận án Tiến sĩ Luật học “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh
chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam” của Vũ Thu Hạnh. Trên cơ sở
tiếp cận, phân tích cơ sở lý luận, Luận án đã góp phần nhìn nhận khái niệm tranh
chấp trong lĩnh vực môi trường, làm rõ bản chất pháp lý của tranh chấp, các đặc
điểm cơ bản của tranh chấp và xác định các tiêu chí để nhận dạng các tranh chấp
môi trường trong đời sống xã hội. Luận án cũng góp phần làm sáng tỏ các cơ sở lý
luận và thực tiễn của sự hình thành và không ngừng hoàn thiện cơ chế giải quyết
tranh chấp; củng cố các quyền và lợi ích hợp pháp trong lĩnh vực BVMT của người
dân; góp phần nâng cao sự hiểu biết của đội ngũ cán bộ thừa hành pháp luật cũng
như của dân chúng về pháp luật môi trường.
+ Luận án Tiến sĩ Luật học “Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Tố Uyên. Luận án
đã nêu khái niệm trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực BVMT ở hai khía cạnh “tích
cực” và “tiêu cực”, làm rõ được khái niệm “pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong
lĩnh vực BVMT”, hình thức thể hiện, phạm vi tác động và đối tượng tác động của
pháp luật trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực BVMT. Luận án cũng dã đánh giá
một cách tương đối toàn diện pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực
BVMT hiện nay, cũng như hiện trạng vi phạm pháp luật BVMT và thực tiễn áp
dụng pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực BVMT, đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực này ở Việt
Nam hiện nay.
15
+ Luận án Tiến sĩ Luật học "Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về
môi trường" của Dương Thanh An. Luận án đã tập trung phân tích và tổng hợp một
cách có hệ thống những vấn đề lý luận về tội phạm môi trường, tác giả đã đưa ra
những số liệu mới nhất về tội phạm môi trường trong thời gian qua. Ngoài ra, Luận
án cũng đã phân tích những điểm tích cực và hạn chế của pháp luật Việt Nam về tội
phạm môi trường.
+ Luận án Tiến sĩ Luật học “Thực hiện pháp luật về BVMT làng nghề ở các
tỉnh Đồng bằng sông Hồng Việt Nam” của Nguyễn Trần Điện. Luận án tập trung
phân tích và tỏng hợp một cách tổng quan và hệ thống những vấn đề lý luận và thực
tiễn của tình hình BVMT tại các làng nghề ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng Việt
Nam, đưa ra những biện pháp khắc phục ÔNMT tại các làng nghề, đồng thời cũng
là cơ sở để Đảng bộ ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng có sự chỉ đạo cụ thể, sát và
đúng với điều kiện của địa phương mình.
* Bên cạnh đó, các bài nghiên cứu về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT cũng
được các độc giả nghiên cứu và có những bài viết chất lượng đăng trên các tạp chí
Trung ương, phục vụ người đọc và những nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực
này như:
+ Phạm Hồng Hải, "Vấn đề tội phạm hóa một số hành vi xâm hại tới môi
trường trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành". Bài viết nghiên cứu về một số
hành vi tội phạm môi trường trong Bộ Luật hình sự, trên cơ sở đó đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về tội phạm môi trường.
+ Phạm Văn Lợi, "Tội phạm môi trường, một số vấn đề lý luận và thực tiễn".
Đây là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về tội phạm môi trường ở nước ta từ
lý luận đến thực tiễn cũng như đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định về tội
phạm môi trường ở nước ta.
+ Nguyễn Thị Tố Uyên, "Một số vấn đề về tội phạm môi trường ở Việt
Nam". Bài viết đã nghiên cứu về tội phạm môi trường được quy định trong Bộ Luật
hình sự, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề tội phạm
môi trường ở nước ta hiện nay.
16
+ Trương Thu Trang với bài “Pháp luật về bảo vệ môi trường: Kinh nghiệm
một số nước Châu Á và bài học đối với Việt Nam”. Bài viết tập trung làm rõ một số
quy định của đạo luật, pháp luật của một số nước về thực tiễn và kinh nghiệm xử lý
vi phạm của một số tổ chức, cá nhân về hành vi gây ảnh hưởng đến môi trường và
rút ra một số bài học đối với Việt Nam.
+ Phạm Quý Ngọ có bài “Đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường”. Bài viết đã làm rõ tình hình vi phạm pháp luật môi
trường diễn ra trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến sự
phát triển kinh tế của đất nước, những khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng
ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường của lực lượng
công an nhân dân; đồng thời bài viết cũng đưa ra một số giải pháp cấp thiết trong
thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi
phạm pháp luật về môi trường.
+ Phạm Văn Lợi, Trần Mai Phương, “Nâng cao hiệu quả giải quyết bồi
thường thiệt hại do vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường”. Bài viết đã nêu lên
tình trạng vi phạm pháp luật về BVMT ở nước ta đang có xu hướng gia tăng, diễn
biến phức tạp nhưng những quy định của pháp luật hiện hành về cơ chế giải quyết
yêu cầu đồi bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực này ở Việt Nam mới chỉ dừng ở mức
chung chung, mang tính nguyên tắc, áp dụng chưa hiệu quả trên thực tế. Bài viết
cũng đã đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết bồi thường thiệt hại do
vi phạm pháp luật về BVMT trong giai đoạn hiện nay.
+ Bùi Cách Tuyến, “Tập trung triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường
năm 2014, đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực môi trường”. Bài viết đã nêu lên một số kết quả nổi bật trong lĩnh vực
BVMT của Tổng cục Môi trường, chủ động khắc phục khó khăn và hoàn thành tốt
chương trình công tác đề ra và một số nhiệm vụ chủ yếu sẽ tiếp tục thực hiện trong
thời gian tới nhằm góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
17
+ Đinh Mai Phương, "Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực môi trường ở Việt
Nam". Bài viết nêu một số bất cập của các quy định trách nhiệm dân sự trong lĩnh
vực BVMT hiện nay chưa đáp ứng được thực tế khách quan.
+ Trần Thắng Lợi, "Trách nhiệm pháp lý về môi trường ở một số nước". Bài
viết đã đi sâu nghiên cứu trách nhiệm pháp lý của một số nước trên thế giới.
+ Nguyễn Xuân Anh, "Một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm dân sự
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam". Bài viết đã nêu một số vấn đề bất
cập của pháp luật dân sự trong việc bồi thường thiệt hại do vi phạm môi trường gây
ra, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về trách
nhiệm dân sự trong lĩnh vực BVMT.
+ Phạm Hữu Nghị, "Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật bảo vệ môi
trường". Bài viết đề cập một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực thi hành pháp
luật BVMT ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt chú trọng nâng cao biện pháp trách
nhiệm pháp lý trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam.
+ Vũ Thu Hạnh, "Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi
trường". Tác giả đã trình bày một cách khái quát lý luận bồi thường thiệt hại do
ÔNMT, suy thoái môi trường, cơ sở để tính toán thiệt hại khi có ÔNMT và suy
thoái môi trường xảy ra, bên cạnh đó tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện các quy định về bồi thường thiệt hại do ÔNMT, suy thoái môi trường
gây ra.
+ Nguyễn Thị Tố Uyên, "Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường ở Việt Nam". Trên cơ sở các quy định của pháp luật dân sự về vấn đề bồi
thường thiệt hại trong lĩnh vực BVMT, tác giả đã nêu một số bất cập còn tồn tại cần
khắc phục để hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực BVMT ở
nước ta.
+ Nguyễn Thị Tố Uyên, "Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định về trách
nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam". Bài viết đã khái
quát được pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực BVMT hiện nay,
phân tích những bất cập của các quy định này, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực BVMT của nước ta.
18
+ Trần Lê Hồng, "Nhận thức chung về tội phạm môi trường và một số vấn đề
liên quan". Bài viết đã nêu một số vấn đề đang tồn tại liên quan đến tội phạm môi
trường, đặc biệt là nhận thức về chủ thể tội phạm môi trường.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Có thể đề cập một số công trình nghiên cứu liên quan đến THPL về
XLVPHC trong lĩnh vực BVMT trên thế giới như sau:
- Sách chuyên khảo: Enviromental crime in Australia (Tội phạm môi trường
ở Úc) của tác giả Samantha Bricknell. Cuốn sách viết về hệ thống phương pháp
BVMT, phát hiện, điều tra tội phạm về môi trường ở Australia [65]. Trong đó, đã
giới thiệu các chính sách ưu tiên BVMT và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham
gia BVMT, xã hội hóa công tác BVMT; đồng thời khái quát các quy định trong
pháp luật của Australia về BVMT cũng như phương pháp các cơ quan chức năng
phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm về môi trường nói chung.
- Butterworths’ Sudent Companions, Litigation and Alternative Dispute
Resolution - Environmental Law and Policy in Australia (23.41), pp from 821 to
827 (Tranh tụng và giải quyết tranh chấp thay thế - Luật và chính sách môi trường ở
Úc). Tác giả nêu lên việc Australia gặp rất nhiều khó khăn khi xác định sự gia tăng
số lượng các vụ tranh chấp môi trường trong những thập kỷ gần đây. Khó khăn đầu
tiên là sự biến đổi bản chất của tranh chấp môi trường. Thêm nữa, các phương tiện
giải quyết tranh chấp môi trường đã có nhiều thay đổi nên rất khó để so sánh. Ngoài
ra, còn phải kể đến một vài nguyên nhân đứng đằng sau hiện tượng xã hội này, đó
là những thay đổi về nhận thức, quan niệm và giá trị môi trường vốn ngày càng trở
thành tiêu điểm của các mối quan tâm, lo ngại và cả các yêu cầu nảy sinh. Bên cạnh
đó là hệ thống pháp luật môi trường đang dần được hoàn thiện. Mặc dù gặp phải
những khó khăn như vậy nhưng có điều không thể phủ nhận được là các phương
thức thích hợp để giải quyết các tranh chấp môi trường đang từng bước hình thành
và được công nhận rộng rãi tại Australia.
- Environmental Crimes, Profiting at the Earth’s Expense, (Các tội phạm về
môi trường, thu lợi nhuận từ chi phí của trái đất), tác giả đề cập đến một loạt các
19
hoạt động bất hợp pháp trong khai thác và buôn bán gỗ, động thực vật hoang dã;
khai thác thủy hải sản; buôn bán các chất làm suy giảm tầng ôzôn; vận chuyển hóa
chất và chất thải nguy hại; buôn bán sinh vật biến đổi gen và các vật liệu di
truyền. Hành động bất hợp pháp trên có thể dẫn đến suy thoái môi trường, ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững, quản lý hàng hóa, công tác an ninh, cho đến tính
nghiêm minh của các thể chế pháp luật, đến nền kinh tế của các quốc gia, thị
trường, xã hội dân sự và cộng đồng địa phương.
- Directive 35/EC of 21 April 2014 on, Environmental liability with regard
to the prevention and remedying of Environmental damage (Trách nhiệm về môi
trường đối với công tác phòng chống và khắc phục thiệt hại về môi trường), tác giả
muốn đề cấp đến việc quy định rõ các loại hình và phương pháp phục hồi môi
trường như đưa môi trường trở lại thời điểm khi chưa có sự cố, hay cải tạo môi
trường để có môi trường, hệ sinh thái mới, hoặc đơn giản chỉ là môi trường không
còn bị ô nhiễm…Từ đó, xác định các chi phí để phục hồi môi trường, bồi thường
thiệt hại về môi trường; đồng thời có các quy định bảo đảm việc thực hiện trách
nhiệm phục hồi môi trường như ký quỹ phục hồi môi trường, bảo hiểm môi trường,
sự tham gia của cộng đồng trong phục hồi môi trường, cơ chế giám sát, tổ chức thực
hiện phục hồi môi trường. Xác định sự cố môi trường là sự suy thoái hoặc biến đổi
môi trường nghiêm trọng do chất thải của hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoặc các
hoạt động khác của con người gây ra, hay những tác động khác do chất thải phi tự
nhiên gây ra. Xây dựng các tiêu chí phân loại sự cố môi trường tương ứng với thẩm
quyền xử lý của các cấp trong hệ thống tổ chức ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn để nhanh chóng xác định được cấp có thẩm quyền xử lý, cơ quan có thẩm
quyền chỉ huy, tham mưu, thực hiện ứng phó sự cố môi trường.
- Minister of the Environment, Government of Canada, Canada
Environmental Protection Act (Đạo luật bảo vệ môi trường Canada). Tác giả cuốn
sách đã nêu lên điểm nổi bật trong pháp luật về BVMT của Canada là phân biệt rõ
giữa trách nhiệm cá nhân và pháp nhân trong cùng một hành vi vi phạm. Đồng thời,
luật hình sự của Canada cũng quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân.
20
Theo quy định của Luật chất lượng môi trường Canada, cùng một hành vi vi phạm
thì hình phạt tù không áp dụng với pháp nhân mà chỉ áp dụng với cá nhân, tuy
nhiên, mức phạt tiền áp dụng đối với pháp nhân cao hơn nhiều so với cá nhân. Ví
dụ, theo quy định của Luật chất lượng môi trường của Canada, hành vi thải lượng
chất thải lớn hơn mức cho phép thì với cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 2.000 USD đến
20.000 USD khi vi phạm lần đầu, hoặc phạt tiền từ 4.000 USD đến 40.000 USD khi
bị kết án từ lần thứ hai trở đi hoặc bị phạt tù đến một năm hoặc vừa bị phạt tù vừa bị
phạt tiền. Nhưng cũng cùng hành vi trên, pháp nhân sẽ bị phạt tiền gấp từ 3 lần đến
25 lần so với cá nhân. Ở Canada, ngoài hành vi xâm hại trực tiếp đến môi trường,
với chủ thể có hành vi có khả năng gây tác động đến môi trường thì trước khi thực
hiện hành vi này phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu vi phạm
quy định này chủ thể vi phạm sẽ bị phạt từ 300 USD đến 5.000 USD. Để bảo đảm
cho hình phạt tiền được tiến hành có hiệu quả, đạt được mục đích hình phạt, trong
Luật chất lượng môi trường Canada còn có quy định cho phép áp dụng các quy định
của pháp luật thế nợ bằng bất động sản. Theo đó, những chủ thể bị phạt tiền nếu
không chấp hành hình phạt thì tài sản thuộc sở hữu của người đó có thể bị cưỡng
chế để bảo đảm cho hình phạt tiền được thi hành.
- Environmental Law Program, UNITAR, (Chương trình Luật Môi trường).
Tác giả cuốn sách tập trung vào nội dung Luật môi trường đã phát triển nhanh
chóng trong 5 thập kỷ qua và hiện là một trong những lĩnh vực chính của cả luật
trong nước và quốc tế. Phạm vi ngày càng rộng lớn của luật môi trường được phản
ánh trong khái niệm ô phát triển bền vững nắm bắt được mối liên hệ giữa các vấn
đề môi trường truyền thống và mối quan tâm phát triển rộng hơn. Do đó, luật môi
trường không chỉ bao gồm các vấn đề bảo tồn thiên nhiên và kiểm soát ô nhiễm
truyền thống mà còn bao gồm việc sử dụng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Ngoài ra, còn nhấn mạnh mối liên hệ giữa quy định môi trường và các lĩnh vực
liên quan khác của pháp luật, như quyền con người, thương mại hoặc quyền sở
hữu trí tuệ.
- Stuart Bell, Environmental Law - The Law and Policy relating to the
protection of the Environment, Blackstone Press Limited. Aldine London (Luật môi
21
trường - Luật và chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường). Tác giả cuốn sách
chứng minh rằng, chính sách môi trường là cụ thể hoá Luật Bảo vệ Môi trường của
từng nước và các Công ước quốc tế về môi trường. Mỗi cấp quản lý hành chính đều
có những chính sách môi trường riêng. Vừa cụ thể hoá luật pháp và những chính
sách của các cấp cao hơn, vừa tính tới đặc thù địa phương. Sự đúng đắn và thành
công của chính sách cấp địa phương có vai trò quan trọng trong đảm bảo sự thành
công của chính sách cấp Trung ương.
- Valirie Brown; David Ingle Smith; Rob Wisseman; Jonh Handmer, Risks
and Opportunities. Managing Environmental conflicts and chang: Earthscan,
London (Rủi ro và cơ hội. Quản lý xung đột môi trường và thay đổi). Tác giả cuốn
sách muốn nhấn mạnh xung đột môi trường phản ánh sự mâu thuẫn, tranh chấp về
tài nguyên, môi trường mà thực chất là về lợi ích giữa các đơn vị, tổ chức, các nhóm
dân cư, cộng đồng xã hội, gia đình, cá nhân với nhau. Tác giả nêu lên tình trạng
xung đột liên quan đến vấn đề môi trường trong thời gian qua giữa người dân và
doanh nghiệp đang có xu hướng gia tăng, cần thiết phải có những chính sách xử lý,
giải quyết một cách hài hòa, hiệu quả. Khi xung đột xảy ra, nếu giải quyết theo kênh
hành chính không hiệu quả người dân thường có hành động tự phát gây rủi ro pháp
lý cao. Xung đột môi trường không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà còn là vấn đề
xã hội. Kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm quốc tế cho thấy nếu chỉ dựa vào kênh
quản lý hành chính Nhà nước thì không thể giải quyết triệt để ô nhiễm và các xung
đột môi trường. Do đó, cần có chính sách khuyến khích sự tham gia của người dân,
các tổ chức chính trị xã hội, chuyên môn vào hệ thống quản lý môi trường. Hoàn
thiện quy định về BVMT cũng là một giải pháp để giảm bớt xung đột môi trường.
Theo đó, cần sửa đổi các quy định theo hướng chú trọng giám sát việc tuân thủ các
đánh giá tác động môi trường trong quá trình vận hành dự án.
- Tài liệu Hội nghị quốc tế về môi trường được tổ chức tại Lyon - Pháp từ
ngày 13 đến ngày 17/9/2010 bởi Ủy ban tội phạm môi trường trực thuộc Tổ chức
cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol). Tài liệu của Hội nghị này giúp các nước thành
viên của Interpol nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của quốc gia và quốc tế, qua
22
đó góp phần bảo tồn môi trường thế giới, đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên
thiên nhiên. Tài liệu này mô tả các thông tin về nội dung, bố cục, công nghệ, quy
trình… của chương trình tội phạm môi trường của Interpol (Interpol Ecomessages).
Ecomessages giúp việc trao đổi thông tin quốc tế, tăng cường phân tích thông tin về
hành vi vi phạm pháp luật về môi trường giữa các nước trên thế giới một cách thuận
tiện hơn.
+ Climate Change 2007: Impact, Adaptation and Vulnerability (Biến đổi khí
hậu 2007: Tác động, sự thích ứng và nguy cơ tổn hại) do Nguyễn Hữu Ninhlàm chủ
biên. Cuốn sách được trao giải Nobel Hòa Bình năm 2007. Cuốn sách dày 3000
trang viết về biến đổi khí hậu, được vinh danh là công trình mang tầm thế kỷ, mang
tên “Báo cáo lần thứ tý - Biến đổi khí hậu 2007” do Ủy ban Liên chính phủ về biến
đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) chủ trì.
Từ việc tham khảo một số công trình nghiên cứu về BVMT của một số nước
trên thế giới, Luận án đưa ra một số nhận xét sau:
Một là, mặc dù có sự khác biệt về pháp luật BVMT nhưng nhìn chung,
pháp luật của các nước đều quy định chung về xác định hành vi vi phạm pháp luật
về môi trường, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi
phạm. Các chế tài xử phạt của các nước trên thế giới rất nghiêm khắc, điều đó ảnh
hưởng rất lớn đến ý thức BVMT của từng người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong
quốc gia đó, cũng như các tổ chức, cá nhân khác đến sinh sống và làm việc tại
chính quốc gia này.
Hai là, mặc dù mỗi nước đều có quy định riêng về hành vi vi phạm, chế tài
xử lý, mức xử lý và biện pháp khắc phục hậu quả nhưng tổng quan các tài liệu này
cho phép tác giả có cơ sở khái quát về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT một cách đa
chiều, có tính so sánh và đối chiếu, từ đó giúp tác giả có cơ sở để nghiên cứu và so
sánh với thực trạng THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMTở Việt Nam và luận
giải đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm THPL về XLVPHC trong lĩnh vực
BVMT ở Việt Nam trong thời gian tới.
23
1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, NHỮNG VẤN
ĐỀ ĐẶT RA TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU, CÁC CÂU HỎI VÀ GIẢ THUYẾT
NGHIÊN CỨU
1.3.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu và mức độ nghiên cứu
Từ các công trình nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài nước, có thể đưa
ra các đánh giá như sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT trong nước và
quốc tế đã nghiên cứu về các hình thức, trình tự về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT
từ rất sớm về các góc độ như: những nguyên nhân dẫn đến những hành vi vi phạm
ngày càng tăng cao; những tác hại mà hành vi vi phạm pháp luật về BVMT gây ra
cho nền kinh tế và xã hội; vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền XPVPHC để đảm bảo cho hoạt động BVMT của toàn xã hội đạt hiệu
quả. Các nhà nghiên cứu đã vận dụng những kết quả này để đóng góp và xây dựng
một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và phù hợp với luật pháp quốc tế về BVMT. Lý
luận về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT như khái niệm, đặc điểm, mục tiêu... cũng
đã được các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu khá nhiều,
phong phú, đa dạng, các quan điểm đưa ra cơ bản là thống nhất với nhau. Vì thế
nghiên cứu sinh tiếp thu những kết quả nghiên cứu này, lựa chọn những nội dung
liên quan để làm cơ sở nghiên cứu chuyên sâu về đề tài của mình.
Thứ hai, nghiên cứu pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực BVMTcủa các
nước khá phong phú. Pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT của các nước
trên thế giới được nhiều nhà nghiên cứu tập trung phân tích và bình luận, những
nghiên cứu so sánh hệ thống pháp luật với nhau, từ những nghiên cứu đó đã tìm ra
rất nhiều tương đồng của hệ thống pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT
giữa các nước với nhau. Do đề tài nghiên cứu về THPL về XLVPHC trong lĩnh vực
BVMT ở Việt Nam nên nghiên cứu sinh chú trọng đến kinh nghiệm THPL về
XLVPHC trong lĩnh vực BVMT của một số nước tiêu biểu để rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.
Thứ ba, về pháp luật XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam đã có
nhiều công trình nghiên cứu với mục tiêu chung là đóng góp các luận giải, đánh giá,
24
định hướng góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Do đó, nghiên cứu sinh đã kế thừa những kết quả nghiên cứu trên, hệ thống hóa các
vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn và bổ sung những nội dung còn thiếu để hoàn chỉnh
về mặt lý luận và thực trạng pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong Luận án
Về lý luận, luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ:
- Các vấn đề lý luận về THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT: Khái
niệm về XLVPHC, pháp luật XLVPHC trong lĩnh vực BVMT, THPL về XLVPHC
trong lĩnh vực BVMT; Nội dung, hình thức và các đặc điểm THPL về XLVPHC
trong lĩnh vực BVMT.
- Kinh nghiệm THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT của một số nước
trên thế giới và những giá trị tham khảo cho Việt Nam hiện nay.
Về thực tiễn, luận án cần tập trung làm rõ:
- Thực trạng pháp luật về THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT, những
kết quả và những bất cập, thiếu sót đã tác động đến thực trạng THPL về XLVPHC
trong lĩnh vực BVMT hiện nay ở Việt Nam.
- Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, những bài học kinh nghiệm
trong việc THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay.
- Nghiên cứu đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm cho việc THPL về
XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Namhiện nay
1.3.3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
1.3.3.1. Giả thuyết nghiên cứu
Thực hiện pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT có vai trò hết sức
quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong bối cảnh xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay. Lý luận về THPL về XLVPHC trong
lĩnh vực BVMT ở nước ta còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu, giải quyết thỏa
đáng. Thực trạng THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT trong thời gian qua còn
những hạn chế nhất định trên cả phương diện nhận thức lẫn thực hiện. Trước yêu
cầu thực tiễn của đời sống xã hội và yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN đòi hỏi phải nâng cao chất lượng thực hiện các quy định của pháp
25
luật. Yêu cầu nhận thức pháp luật và THPL một cách đúng đắn là những yếu tố
quyết định bảo đảm THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT.
1.3.3.2. Các câu hỏi
Từ giả thuyết nghiên cứu nêu trên, tác giả nhận thấy rằng luận án cần nghiên
cứu và giải đáp có hệ thống các câu hỏi, cụ thể là: Khái niệm THPL về XLVPHC
trong lĩnh vực BVMT là gì? Đặc điểm, vai trò của THPL về XLVPHC trong lĩnh
vực BVMT? Thực trạng hiện nay của việc THPL về XLVPHC trong lĩnh vực
BVMT? Các quan điểm, định hướng đảm bảo THPL về XLVPHC trong lĩnh vực
BVMT trong giai đoạn hiện nay và định hướng cho giai đoạn tiếp theo trong những
năm tới? Cần thực hiện những giải pháp nào để đảm bảo THPL về XLVPHC trong
lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay?
Kết luận Chương 1
1. Thực hiện pháp luật nói chung và THPL đối với một số đối tượng nói
riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu, cả từ góc độ lý luận và thực tiễn cả trong
nước và nước ngoài. Vấn đề XLVPHC trong lĩnh vực BVMT chính là đối tượng
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Các vấn đề lý luận như khái niệm, đặc điểm,
vai trò của pháp luật, thực trạng THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT… đã
được làm rõ trên nhiều phương diện. Một số nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp
giúp hoạt động THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT đạt hiệu quả cao, bảo
đảm THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT được thực hiện có chất lượng, đảm
bảo công bằng xã hội hướng đến phát triển bền vững, xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN.
2. Qua khảo sát, đánh giá kết quả nghiên cứu về THPL về XLVPHC trong
lĩnh vực BVMT cho thấy, có rất nhiều các công trình khoa học được thể hiện dưới
các hình thức khác nhau nghiên cứu các khía cạnh của XPVPHC trong lĩnh vực
BVMT và cả việc bảo đảm THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT. Tuy nhiên,
ở nước ta chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về THPL về
XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Việc nghiên
26
cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tình hình THPL nói chung, THPL về XLVPHC trong
lĩnh vực BVMT ở Việt Nam nói riêng còn là lĩnh vực chưa có sự quan tâm, nghiên
cứu một cách đúng mức. Đây chính là khoảng trống còn bỏ ngỏ trong nghiên cứu
khoa học pháp lý ở Việt Nam hiện nay.
3. Việc nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng để kế thừa
kết quả đã đạt được; khắc phục tồn tại, hạn chế; đề xuất quan điểm và giải pháp bảo
đảm THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở nước ta hiện nay là cần thiết, có ý
nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
27
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1. KHÁI NIỆM, ÐẶC ÐIỂM, VAI TRÒ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ
LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1.1. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường
2.1.1.1. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường
Môi trường là khái niệm có nội hàm vô cùng rộng và được sử dụng trong
nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong cuộc sống, người ta dùng nhiều khái niệm môi
trường như môi trường sư phạm, môi trường xã hội, môi trường giáo dục… Môi
trường theo định nghĩa thông thường “là toàn bộ nói chung những điều kiện tự
nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối
quan hệ với con người hay sinh vật ấy” [1, tr.46]; là “sự kết hợp toàn bộ hoàn
cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển của một thực
thể hữu cơ” [20, tr.58].
Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều khái niệm khác nhau về môi
trường. Theo Từ điển bách khoa Larouse thì:
Môi trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta hoặc sinh vật. Nói cụ
thể hơn, đó là các yếu tố tự nhiên và nhân tạo diễn ra trong không gian
cụ thể, nơi đó có thể có sự sống hoặc không có sự sống. Các yếu tố đều
chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của những định luật vật lý, mang tính tổng
quát hoặc chi tiết như luật hấp dẫn vũ trụ, năng lượng phát xạ, bảo tồn
vật chất. Trong đó, hiện tượng hóa học và sinh học là những đặc thù của
môi trường bao gồm tất cả những nhân tố tác động qua lại trực tiếp hoặc
gián tiếp với sinh vật và quần xã sinh vật [3, tr.16].
28
Từ những định nghĩa nêu trên cho thấy, môi trường không chỉ là nơi tồn tại,
sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật và con người, mà còn là “khung
cảnh của cuộc sống, của lao động và sự vui chơi giải trí của con người” [4, tr.45] và
“một cách cô đọng nhất thì môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con
người” [4, tr.47]...
Về mặt pháp lý, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật BVMT được Quốc
hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua
ngày 23/6/2014 (gọi là Luật BVMT năm 2014) thì môi trường được định nghĩa là
“hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và
phát triển của con người và sinh vật” [2, tr.8]. Như vậy, theo cách định nghĩa của
Luật BVMT năm 2014 thì con người trở thành trung tâm trong mối quan hệ với tự
nhiên và dĩ nhiên mối quan hệ giữa con người với nhau tạo thành trung tâm đó chứ
không phải mối liên hệ giữa các thành phần khác của môi trường. “Thành phần môi
trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh,
ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác” [2, tr.8].
- Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Trong thực tiễn thi hành và áp dụng pháp luật hiện nay, VPHC thường được
hiểu một cách chung nhất là hành vi vi phạm các quy tắc quản lý của Nhà nước, tuy
không nghiêm trọng như tội phạm hình sự và bị xử lý theo thủ tục hành chính do
những người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành mà
không phải là cơ quan Tòa án với các thủ tục tư pháp nhưng lại có những diễn biến
phức tạp và xảy ra trên mọi mặt của đời sống xã hội, gây tác hại đến trật tự quản lý
hành chính, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự và quá trình xây dựng xã công bằng,
văn minh.
Ở một số nước trên thế giới, VPHC thường được hiểu chung là các hành vi
vi phạm pháp luật mà không phải là tội phạm, bị xử phạt bằng các chế tài hành
chính. Ví dụ Pháp lệnh của Hội đồng bang Milaca, Minnesota [68, tr.4] định nghĩa
VPHC là "hành vi vi phạm quy định của Pháp lệnh này và phải chịu các hình thức
xử phạt hành chính theo quy định…”. Luật về xử phạt hành chính của Cộng hòa
29
nhân dân Trung hoa năm 1996 (Điều 3) định nghĩa VPHC là “hành vi vi phạm trật
tự hành chính của công dân và pháp nhân hoặc các tổ chức khác, bị áp dụng các
hình thức phạt hành chính được quy định bởi pháp luật theo quy định của Luật này
và các hình thức xử phạt này được giao cho các cơ quan hành chính áp dụng theo
thủ tục do Luật này quy định”. Trong khi đó, theo quy định của Bộ luật xử phạt
VPHC của Cộng hòa liên bang Nga [68, tr.6] thì VPHC được định nghĩa là “hành
động (không hành động) của thể nhân hoặc pháp nhân, trái pháp luật, có lỗi và bị
Bộ luật này hoặc các luật của Cộng hòa liên bang Nga quy định phải chịu trách
nhiệm hành chính”.
Luật XLVPHC năm 2012 quy định “VPHC là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ
chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải
là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt VPHC” [65, tr.1]. Từ
quy định trên đây có thể hiểu, những vi phạm do pháp luật quy định trong các lĩnh
vực quản lý nhà nước nhưng chưa đến mức bị xử lý hình sự theo quy định của quy
định pháp luật hình sự thì được coi là VPHC.
Việc nghiên cứu khái niệm VPHC có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp hiểu
rõ hơn ý chí của Nhà nước về một loại vi phạm pháp luật khác. Từ đó, các cơ quan
có thẩm quyền sẽ phát hiện ra các hành vi vi phạm và xử lý các hành vi vi phạm đó
một cách chính xác, đúng luật và đúng thẩm quyền xử phạt.
Để xác định một hành vi có phải là VPHC hay không phải căn cứ vào các
dấu hiệu đặc trưng cơ bản [71, tr.66] sau đây:
Thứ nhất, VPHC là hành vi trái pháp luật, vi phạm các quy định của pháp
luật về quản lý nhà nước; tác hại (tính nguy hiểm) do hành vi gây ra ở mức độ thấp,
chưa hoặc không cấu thành tội phạm hình sự và hành vi đó được quy định trong các
văn bản pháp luật về XPVPHC. Đây chính là dấu hiệu “pháp định” của vi phạm.
Thứ hai, hành vi đó phải là một hành vi khách quan đã được thực hiện (hành
động hoặc không hành động), phải là một việc thực, chứ không phải chỉ tồn tại
trong ý thức hoặc mới chỉ là dự định, đây có thể coi là dấu hiệu “vật chất” (material)
của vi phạm.Vấn đề này, C. Mác đã viết: “ngoài hành vi của mình ra, tôi hoàn toàn
không tồn tại đối với pháp luật, hoàn toàn không là những đối tượng của nó” [6,
30
tr.19]. Dấu hiệu bắt buộc có trong tất cả mọi loại vi phạm hành chính, những gì mới
nằm trong suy nghĩ, trong tư tưởng mà chưa thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi thì
chưa là VPHC.
Thứ ba, hành vi đó do một cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức) thực hiện, đây
là dấu hiệu xác định“chủ thể” của vi phạm.
Thứ tư, hành vi đó là một hành vi có lỗi, tức là người vi phạm nhận thức
được vi phạm của mình. Hình thức lỗi có thể là cố ý nếu người vi phạm nhận
thức được tính chất trái pháp luật trong hành vi của mình, thấy trước hậu quả của
vi phạm và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc ý thức được hậu quả và để mặc
cho hậu quả xảy ra. Hình thức lỗi là vô ý trong trường hợp người vi phạm thấy
trước được hậu quả của hành vi nhưng chủ quan cho rằng mình có thể ngăn chặn
được hậu quả hoặc không thấy trước hậu quả sẽ xảy ra dù phải thấy trước và có
thể thấy trước được hậu quả của vi phạm. Đây có thể coi là dấu hiệu “tinh thần”
của vi phạm.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT là một loại VPHC. Tuy nhiên, do
tính chất và phạm vi rộng lớn của môi trường mà việc xác định hành vi vi phạm và
hậu quả VPHC trong lĩnh vực BVMT gặp rất nhiều khó khăn. BVMT gồm nhiều
lĩnh vực khác nhau như: quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản; tài nguyên nước và khoáng sản; y tế; an toàn thực phẩm; giống cây trồng, bảo
vệ và kiểm dịch thực vật; thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; năng lượng
nguyên tử; thủy sản; dầu khí, xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng… Trong khi đó,
một hành vi VPHC môi trường có thể xâm hại nhiều lĩnh vực. Ví dụ: Hành vi tàn
phá, khai thác rừng bừa bãi không chỉ xâm hại đến tài nguyên rừng mà còn xâm hại
đến sự bảo tồn đa dạng sinh học; hay hành vi thải chất thải chưa được xử lý theo
đúng tiêu chuẩn môi trường ra sông, hồ vừa gây ÔNMT, vừa làm chết hàng loạt
thủy sản. Để xác định được chính xác hành vi vi phạm và hậu quả của nó, đòi hỏi
người có thẩm quyền phải hiểu biết nhiều lĩnh vực. Đồng thời phải có sự phối hợp
giữa các đơn vị có liên quan để phân tích, đánh giá hành vi vi phạm và hậu quả xảy
ra. Có như vậy, khi đưa ra kết luận cuối cùng và áp dụng biện pháp XLVPHC đối
với hành vi vi phạm chính xác và thỏa đáng. Mặt khác, VPHC trong lĩnh vực
31
BVMT trong đa số các trường hợp chưa để lại hậu quả trực tiếp, ngay lập tức có thể
định lượng được. Ví dụ: hành vi gây ÔNMT, ngay lúc đó có thể chưa để lại hậu quả
trực tiếp đối với môi trường nhưng nếu hành vi vi phạm vẫn tiếp tục xảy ra, môi
trường sẽ càng ngày càng tích lũy các ô nhiễm trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức
khỏe của con người, sau đó là ảnh hưởng đến môi trường và kinh tế - xã hội. Ngoài
ra, để xác định được một hành vi có phải là hành vi gây ÔNMT không phải dựa vào
hệ thống tiêu chuẩn môi trường và các yếu tố khác. Các hành vi vi phạm và tính
chất của VPHC trong lĩnh vực BVMT thường được phát hiện ra thông qua hoạt
động thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền và sự tố giác của quần chúng
nhân dân.
Trên thực tế, hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT thường tồn tại phổ biến ở
các dạng sau [71,tr 68]: Một là,các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch
BVMT, đánh giá tác động môi trường và đề án BVMT; Hai là,các hành vi gây
ÔNMT; Ba là, các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải; Bốn là, các
hành vi vi phạm quy định về BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (sau
đây gọi chung là cơ sở) và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm
công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung (sau đây gọi chung là khu sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ tập trung); Năm là, các hành vi vi phạm các quy định về
BVMT trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận
tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập khẩu, phá dỡ
tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản; Sáu là,
các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm,
suy thoái, sự cố môi trường; Bảy là, các hành vi VPHC về đa dạng sinh học bao
gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền
vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền; Tám
là, các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, XPVPHC và
các hành vi vi phạm quy định khác về BVMT.
* Xử lý vi phạm hành chính
Khi có hành vi VPHC xảy ra, các tổ chức, cá nhân có hành vi phạm phải
chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước bằng việc thực hiện các biện pháp
32
XLVPHC. XLVPHC vừa có tác dụng bắt người vi phạm chịu trách nhiệm pháp lý
trước Nhà nước, vừa khắc phục hậu quả để đảm bảo sự hoạt động bình thường của
hệ thống quản lý Nhà nước. Đồng thời có tác dụng ngăn chặn, răn đe đối với người
khác. XLVPHC bao gồm XPVPHC và các biện pháp xử lý hành chính khác.
Xử phạt vi phạm hành chính được thể hiện thông qua quyết định xử phạt
hành chính. Quyết định XPVPHC bằng văn bản của người có thẩm quyền để áp
dụng chế tài XPVPHC đối với cá nhân, tổ chức có hành vi VPHC. Quyết định
XPVPHC được ban hành sẽ bắt buộc cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm về
hành vi hành chính đó, buộc họ phải chịu hậu quả bất lợi trước Nhà nước về tinh
thần (bị hạn chế quyền) hoặc về tài sản (bị phạt tiền, bị tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm). Hoạt động XPVPHC chủ yếu do các cơ quan, tổ chức quản lý nhà
nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và do đó được áp dụng theo thủ
tục hành chính do các quy phạm thủ tục hành chính quy định. Vì VPHC là những vi
phạm nhỏ và phổ biến nên việc XPVPHC không theo thủ tục tư pháp như đối với
truy cứu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự, mà theo thủ tục hành chính và
chủ yếu do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Không phải bất
kỳ cơ quan quản lý nhà nước nào cũng có thẩm quyền XPVPHC mà chỉ có một số
cơ quan, tổ chức, cá nhân nhất định trong số đó được nhà nước trao quyền hạn này.
Hoạt động XPVPHC, cũng như việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính
nói chung, nằm ngoài hoạt động xét xử của Tòa án. Còn các biện pháp trách nhiệm
hình sự, dân sự được thực hiện theo trình tự xét xử của Tòa án. Tuy nhiên, Tòa án
cũng có thẩm quyền XPVPHC trong trường hợp ngoại lệ đặc biệt (đó là đối với
những hành vi gây rối trật tự tại phiên tòa). Thủ tục XPVPHC đơn giản hơn so với
thủ tục áp dụng cưỡng chế hình sự và dân sự. Hoạt động XPVPHC không chỉ nhằm
đảm bảo thực hiện, bảo vệ các quy phạm vật chất của ngành luật hành chính mà còn
bảo đảm thực hiện và bảo vệ các quy phạm vật chất của các ngành luật khác (như
luật tài chính, ngân hàng, đất đai, môi trường…).
Giữa cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền thực hiện XPVPHC và chủ
thể bị áp dụng các biện pháp XPVPHC không có quan hệ trực thuộc. Đây là đặc
điểm quan trọng phân biệt việc áp dụng biện pháp XPVPHC và các biện pháp
33
cưỡng chế kỷ luật - dạng cưỡng chế mà cơ quan quản lý nhà nước cũng có quyền áp
dụng rộng rãi trong hoạt động của mình. Giữa chủ thể có thẩm quyền áp dụng
cưỡng chế kỷ luật và người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế đó phải có quan hệ trực
thuộc. Ngoài ra, các biện pháp xử lý hành chính khác là những biện pháp hành
chính có tính đặc thù và tính cưỡng chế cao hơn các hình thức xử phạt hành chính
thông thường, chỉ áp dụng đối với chủ thể vi phạm là cá nhân, căn cứ vào nhân thân
và quá trình vi phạm pháp luật của đối tượng. Các biện pháp xử lý hành chính khác
bao gồm giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ
sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính.
Các biện pháp xử lý hành chính khác là những biện pháp hành chính có tính
đặc thù và tính cưỡng chế cao hơn các hình thức xử phạt hành chính thông thường,
chỉ áp dụng đối với chủ thể vi phạm là cá nhân, căn cứ vào nhân thân và quá trình vi
phạm pháp luật của đối tượng. Các biện pháp xử lý hành chính khác bao gồm giáo
dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục,
đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính.
* Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT là một loại VPHC trong lĩnh
vực cụ thể, là cơ sở để XLVPHC trong lĩnh vực BVMT. Sự phân loại các biện
pháp XLVPHC trong lĩnh vực BVMT sẽ giúp việc phát hiện và xử lý các hành vi
VPHC trong lĩnh vực này thuận tiện hơn và nghiêm minh hơn.VPHC trong lĩnh
vực BVMT chủ yếu là các hành vi không thực hiện các quy định của Nhà nước.
Đa số các chủ thể vi phạm là tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi đầy đủ nên các
biện pháp về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT chủ yếu là XPVPHC. Điều đó được
thể hiện qua các văn bản pháp luật quy định về XPVPHC trong từng lĩnh vực cụ
thể của BVMT mà các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm
trước Nhà nước, đó chính là trách nhiệm hành chính. VPHC trong lĩnh vực
BVMT là các hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước về
BVMT của các tổ chức, cá nhân mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. VPHC trong lĩnh vực
BVMT là sự kiện pháp lý cơ bản làm phát sinh quan hệ đặc biệt - quan hệ trách
34
nhiệm hành chính giữa một bên là nhà nước và một bên là cá nhân hoặc tổ chức
có hành vi VPHC về BVMT. Trong đó, phía VPHC có nghĩa vụ phải gánh chịu
những hậu quả bất lợi (về tinh thần, vật chất…) bởi những biện pháp cưỡng chế
Nhà nước đặt ra được ghi nhận trong chế tài của các quy phạm pháp luật hành
chính trong lĩnh vực BVMT. VPHC về BVMT luôn luôn là hành vi (hành động
hoặc không hành động) của con người…
Trước đây, việc XPVPHC trong lĩnh vực BVMT căn cứ vào Luật BVMT
năm 2005 và Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính
phủ quy định về XPVPHC trong lĩnh vực BVMT. Sau khi Luật BVMT năm 2014
có hiệu lực và để phù hợp với Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định về XPVPHC trong lĩnh vực
BVMT.Nghị định số 155/2016/NĐ-CP đã quy định rõ các hành vi VPHC, hình
thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản,
thẩm quyền XPVPHC; trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra,
thanh tra và XPVPHC trong lĩnh vực BVMT. Nghị định số 155/2016/NĐ-CP mang
tính răn đe cao hơn, quy định cụ thể về các hành vi VPHC, hình thức xử phạt, mức
xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi VPHC, thẩm quyền lập biên
bản VPHC, thẩm quyền XPVPHC; trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động
kiểm tra, thanh tra và XPVPHC trong lĩnh vực BVMT. Việc ban hành Nghị định số
155/2016/NĐ-CP là đòi hỏi cấp thiết, góp phần thực hiện công tác thanh, kiểm tra
và XLVPHC trong lĩnh vực BVMT được thống nhất, hiệu quả có tính răn đe cao.
Với các chế tài xử phạt nghiêm khắc, Nghị định sẽ là công cụ hữu hiệu, đáp ứng
yêu cầu của công tác BVMT trong tình hình mới, nâng cao tinh thần thượng tôn
pháp luật. Luật XLVPHC năm 2012 quy định XPVPHC bao gồm các chế tài hành
chính thông thường, áp dụng đối với chủ thể là cá nhân, tổ chức có hành vi VPHC,
bao gồm hình thức xử phạt chính (cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất), hình thức phạt bổ
sung (tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật,
phương tiện VPHC, trục xuất khi không áp dụng là hình phạt chính) và các biện
pháp khắc phục hậu quả VPHC gây ra nhằm lập lại trật tự quản lý bị xâm hại.
35
Như vậy, có thể hiểu XLVPHC trong lĩnh vực BVMT như sau: XLVPHC
trong lĩnh vực BVMT là việc cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền xem xét và
giải quyết đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT do các cá
nhân, cơ quan hay tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không thuộc phạm
vi các tội hình sự đã được quy định trong Bộ luật hình sự.
2.1.1.2. Khái niệm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường
Để XLVPHC trong lĩnh vực BVMT, Nhà nước ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật (VBQPPL), Luật BVMT được ban hành lần đầu tiên năm 1993
và được sửa đổi 02 lần vào các năm 2005 và năm 2014 (Luật số 52/2005/QH11
và Luật số 55/2014/QH13), cùng với nhiều VBQPPL liên quan đã tạo cơ sở pháp
lý cho hoạt động BVMT. Trong số những công cụ pháp lý quan trọng góp phần
đáng kể vào việc BVMT một cách trực tiếp, có hiệu quả phải kể đến Luật
XLVPHC năm 2012 và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật XLVPHC,
như: Nghị định số 103/3013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 của Chính phủ quy định
XPVPHC trong hoạt động thủy sản; Nghị định số 107/2013/NĐ-CP ngày
20/9/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC trong lĩnh vực năng lượng nguyên
tử (được sửa đổi, bổ sung bở Nghị định số 65/2015/NĐ-CP ngày 07/8/2015);
Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính Phủ quy định
XPVPHC trong lĩnh vực thú ý, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; Nghị định số
142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC trong lĩnh
vực tài nguyên nước và khoáng sản; Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày
11/11/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC về quản lý rừng, phát triển rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số
40/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015); Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày
14/11/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC trong lĩnh vực y tế (được sửa đổi,
bổ sung bởi Nghị định số 65/2015/NĐ-CP ngày 08/8/2015); Nghị định số
178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC về an toàn
thực phẩm; Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy
định XPVPHC trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam

More Related Content

What's hot

Nhóm-7-luật-SHTT-TL-1.docx
Nhóm-7-luật-SHTT-TL-1.docxNhóm-7-luật-SHTT-TL-1.docx
Nhóm-7-luật-SHTT-TL-1.docxThiMinhTh1
 

What's hot (20)

Luận văn: Chứng thực của UBND xã huyện Mỹ Đức, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Chứng thực của UBND xã huyện Mỹ Đức, Hà Nội, 9đLuận văn: Chứng thực của UBND xã huyện Mỹ Đức, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Chứng thực của UBND xã huyện Mỹ Đức, Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCMLuận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
 
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộLuận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuấtLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
Luận văn thạc sĩ:  Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOTLuận văn thạc sĩ:  Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái địnhLuận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định
 
Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAYLuận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
 
Luận văn: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự
Luận văn: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự Luận văn: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự
Luận văn: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
 
Đề tài: Quản lý về phòng chống bạo lực gia đình tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý về phòng chống bạo lực gia đình tại TPHCM, HOTĐề tài: Quản lý về phòng chống bạo lực gia đình tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý về phòng chống bạo lực gia đình tại TPHCM, HOT
 
Luận văn: Xác minh điều kiện thi hành án theo pháp luật, HOT
Luận văn: Xác minh điều kiện thi hành án theo pháp luật, HOTLuận văn: Xác minh điều kiện thi hành án theo pháp luật, HOT
Luận văn: Xác minh điều kiện thi hành án theo pháp luật, HOT
 
Nhóm-7-luật-SHTT-TL-1.docx
Nhóm-7-luật-SHTT-TL-1.docxNhóm-7-luật-SHTT-TL-1.docx
Nhóm-7-luật-SHTT-TL-1.docx
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực tại Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về chứng thực tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOTLuận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAYLuận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về cư trú tại quận 3, TPHCM, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về cư trú tại quận 3, TPHCM, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về cư trú tại quận 3, TPHCM, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về cư trú tại quận 3, TPHCM, HAY
 
Đề tài: Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật, HOT
Đề tài: Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật, HOTĐề tài: Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật, HOT
Đề tài: Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật, HOT
 
Luận văn: Tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh, HAY
Luận văn: Tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh, HAYLuận văn: Tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh, HAY
Luận văn: Tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh, HAY
 
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOT
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOTLuận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOT
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOT
 

Similar to Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Luận văn: Xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường từ thự...
Luận văn: Xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường từ thự...Luận văn: Xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường từ thự...
Luận văn: Xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường từ thự...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...anh hieu
 
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...anh hieu
 
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy SảnPháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy SảnViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 

Similar to Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam (20)

Luận văn: Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại, HAY
Luận văn: Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại, HAYLuận văn: Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại, HAY
Luận văn: Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Hà Nội, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Hà Nội, HOT, 9đLuận văn: Pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Hà Nội, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Hà Nội, HOT, 9đ
 
Luận văn: Tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trường
Luận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trườngLuận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trường
Luận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trường
 
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trườngPháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
 
Luận án: Cơ chế pháp lý trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam, HAY
Luận án: Cơ chế pháp lý trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam, HAYLuận án: Cơ chế pháp lý trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam, HAY
Luận án: Cơ chế pháp lý trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Pháp lý về sự tham gia của tổ chức trong bảo vệ môi trường
Đề tài: Pháp lý về sự tham gia của tổ chức trong bảo vệ môi trườngĐề tài: Pháp lý về sự tham gia của tổ chức trong bảo vệ môi trường
Đề tài: Pháp lý về sự tham gia của tổ chức trong bảo vệ môi trường
 
Luận văn: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại Đà Nẵng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại Đà Nẵng, 9 ĐIỂMLuận văn: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại Đà Nẵng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại Đà Nẵng, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Luận văn về thuế môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn về thuế môi trường, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn về thuế môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn về thuế môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.
Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.
Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.
 
Luận văn: Phí bảo vệ môi trường theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Phí bảo vệ môi trường theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Phí bảo vệ môi trường theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Phí bảo vệ môi trường theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường từ thự...
Luận văn: Xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường từ thự...Luận văn: Xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường từ thự...
Luận văn: Xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường từ thự...
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về môi trường tại Bắc Giang
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về môi trường tại Bắc GiangLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về môi trường tại Bắc Giang
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về môi trường tại Bắc Giang
 
Luận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOT
Luận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOTLuận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOT
Luận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOT
 
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAYLuận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
 
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
 
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
 
Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trê...
Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trê...Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trê...
Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trê...
 
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy SảnPháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trườngtrong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Cho Vay Kinh Doanh Bất Động Sản Tại Ngân Hàng HDBank
Chuyên Đề Tốt Nghiệp  Cho Vay Kinh Doanh Bất Động Sản Tại Ngân Hàng HDBank Chuyên Đề Tốt Nghiệp  Cho Vay Kinh Doanh Bất Động Sản Tại Ngân Hàng HDBank
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Cho Vay Kinh Doanh Bất Động Sản Tại Ngân Hàng HDBank
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận án: Xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ NGỌC HÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2019
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ NGỌC HÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 62 38 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TÀO THỊ QUYÊN HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Vũ Ngọc Hà
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 7 1.2. Tình hình nghiên cứu của một số nước trên thế giới 18 1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu, những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu, các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 23 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 27 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 27 2.2. Nội dung, các hình thức thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 53 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 63 2.4. Thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở một số nước trên thế giới 70 2.5. Một số giá trị tham khảo cho Việt Nam 78 CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 81 3.1. Khái quát về môi trường và tình hình vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường ở Việt Nam 81 3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam 101 CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 128 4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay 128 4.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hiện nay 136 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 167
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường CCHC : Cải cách hành chính ÔNMT : Ô nhiễm môi trường THPL : Thực hiện pháp luật TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TNMT : Tài nguyên môi trường TTHC : Thủ tục hành chính UBND : Ủy ban nhân dân VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật VPHC : Vi phạm hành chính XLVPHC : Xử lý vi phạm hành chính XPVPHC : Xử phạt vi phạm hành chính
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Thống kê số liệu vi phạm pháp luật về quản lý chất thải nguy hại 90 Bảng 3.2: Tỷ lệ các bệnh người mắc cao nhất trong phạm vi toàn quốc 99 Bảng 3.3: Thống kê số liệu vi phạm pháp luật về quản lý chất thải nguy hại 105 Bảng 3.4: Thống kê việc xử lý vi phạm hành chính về quản lý chất thải 106 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng tiêu thụ năng lượng theo ngành 95 Biểu đồ 3.2: Số lượng xe mô tô, gắn máy tại Hà Nội năm 2001 - 2013 96 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ phát thải các chất gây ô nhiễm do các phương tiện cơ giới đường bộ toàn quốc năm 2011 97 Biểu đồ 3.4: Thống kê số ngày có số liệu PM10 trung bình 1h và 24h không đạt QCVN ở các trạm chịu ảnh hưởng của giao thông đô thị, giai đoạn 2010 - 2013 97 Biểu đồ 3.5: Diễn biến nồng độ TSP trong không khí xung quanh một số khu công nghiệp ở miền Bắc 98 Biểu đồ 3.6: Diễn biến nồng độ bụi PM10 trung bình năm tại một số trạm quan trắc tự động, liên tục giai đoạn 2011-2015 107
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của một đất nước. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường (BVMT) đã trở thành một vấn đề trọng yếu của toàn cầu và đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm đặt thành quốc sách. Do đó, BVMT không là nhiệm vụ của riêng cá nhân hay quốc gia nào mà trách nhiệm của toàn nhân loại. Tuy nhiên trong những thập kỷ gần đây môi trường thế giới đang có những thay đổi theo chiều hướng xấu đi do sự thay đổi của khí hậu toàn cầu: sự suy giảm tầng ôzôn đang làm cho trái đất ngày càng nóng lên sự suy giảm của nhiều giống, loài động vật, thực vật, sự diệt vong của nhiều loài động vật quý hiếm,vấn đề cháy rừng, vấn đề chất thải, ô nhiễm… Hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT phụ thuộc vào nhiều hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Thanh tra, kiểm tra thường xuyên sẽ giúp các chủ thể quản lý nắm được tình hình thực hiện pháp luật (THPL) về BVMT của các đối tượng quản lý, qua đó có thể đề ra các biện pháp tác động thích hợp đến từng đối tượng như khuyến khích, động viên các tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh THPL về xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) trong lĩnh vực BVMT nhằm phát hiện, uốn nắn kịp thời các đối tượng có biểu hiện sai phạm, góp phần định hướng hành vi xử sự tích cực của họ trong công tác BVMT. Xử lý nghiêm minh các VPPL về môi trường mà trước hết là xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) đối với hành vi này, sẽ góp phần ngăn chặn kịp thời các hành vi ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, răn đe các đối tượng có biểu hiện thiếu tôn trọng pháp luật. Ngoài ra các hoạt động nêu trên còn giúp các cơ quan quản lý môi trường phát hiện ra những điểm bất hợp lý trong chính các quy định của pháp luật để từ đó có hướng điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù hợp với yêu cầu của cuộc sống. Thực hiện pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT là hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân làm cho các quy định pháp luật về XLVPHC trong lĩnh
  • 8. 2 vực BVMT trở thành hiện thực trong cuộc sống, nhằm xử lý nghiêm minh và kịp thời đối với các hành vi vi phạm hành chính (VPHC) về BVMT, góp phần BVMT an toàn và trong lành cho cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, việc THPL trong XLVPHC lĩnh vực BVMT còn nhiều hạn chế: việc áp dụng pháp luật, nhất là áp dung thủ tục XLVPHC của một số cơ quan, cá nhân có thẩm quyền chưa đúng theo quy định; còn hiện tượng vi phạm về thời hạn, thời hiệu ra quyết định xử phạt; một số trường hợp xác định hành vi vi phạm chưa chính xác, có dấu hiệu bỏ qua hành vi vi phạm hoặc tùy tiện trong áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả; việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm còn lỏng lẻo; công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc trao đổi thông tin và xử lý vi phạm chưa chặt chẽ, đôi lúc còn mang tính hình thức; công tác thanh, kiểm tra chuyên ngành chưa được chú trọng; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tới người dân và tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thực hiện chưa được quan tâm đúng mức nên hiệu quả đạt được chưa cao... Số vụ vi phạm pháp luật môi trường nghiêm trọng có xu hướng gia tăng cả về tính chất và mức độ nguy hại nhưng không bị xử lý. Việc tuân thủ pháp luật về BVMT của nhiều các tổ chức, cá nhân rất yếu. Thậm chí, nhiều tổ chức, cán nhân có thủ đoạn đối phó, chống đối lại cơ quan chức năng và người thi hành công vụ, do đó, việc phát hiện và xử lý vi phạm gặp rất nhiều khó khăn. Có nhiều nguyên nhân của tình trạng nêu trên, nhưng trước hết là do bản thân người vi phạm không lường hết được hậu quả mà môi trường bị hủy hoại gây ra. Mặt khác, cá nhân, tổ chức vì những lợi ích trước mắt, nhất là lợi nhuận không nhỏ từ môi trường đem lại đã bỏ qua việc BVMT. Ngoài ra, hệ thống pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT còn nhiều lỗ hổng, chưa thống nhất với các quy định khác của luật chuyên ngành và cũng còn rất nhiều quy định chồng chéo với các văn bản pháp luật khác, mức phạt còn chưa đủ sức răn đe cho những hành vi vi phạm. Thực trạng đó đòi hỏi phải nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực trạng THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT, và đề xuất giải pháp bảo đảm THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT trong thời gian tới nhằm hạn chế vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT.
  • 9. 3 Từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài "Thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay" để nghiên cứu và làm Luận án Tiến sĩ Luật học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích lý luận THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT, đánh giá thực trạng THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam thời gian qua, luận án xác định các quan điểm, đề xuất các giải pháp đảm bảo THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, Luận án hướng đến giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau: Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và một số nước trên thế giới có liên quan đến đề tài luận án, đánh giá những giá trị của các công trình đó và xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu. Hai là, xây dựng khái niệm THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT; làm rõ nội dung, hình thức, các yếu tố ảnh hưởngTHPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT; nghiên cứu kinh nghiệm THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở một số nước trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam.. Thứ ba, phân tích những kết quả đã đạt được, những hạn chế, bất cập trong THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam, đồng thời chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế và bất cập đó. Thứ tư, luận chứng cơ sở khoa học để đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay.
  • 10. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT từ khi Luật XLVPHC, Luật BVMT có hiệu lực có hiệu lực thi hành, là từ năm 2012 đến nay. - Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu có tìm hiểu kinh nghiệm THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT của một số nước trên thế giới với mục đích rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của Luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa; về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về BVMT, chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật và lý luận về THPL. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận của luận án là dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung đề tài. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể mà luận án sử dụng bao gồm: phương pháp lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, tổng kết thực tiễn, so sánh và điều tra, khảo sát. - Phương pháp lịch sử và logic: Bằng phương pháp lịch sử và logic được sử dụng ở Chương 2 và Chương 3, tác giả đã nghiên cứu quá trình xây dựng, thực hiện và chấp hành các quy định của pháp luật cũng xử quy trình thực hiện XPVPHC đối với các hành vi vi phạm của các chủ thể tham gia hoạt động khai thác, sử dụng môi trường để tìm ra nguyên nhân chính đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này trên lãnh thổ Việt Nam, cũng như quan điểm của đảng, pháp luật của nhà nước về THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chương của Luận án để làm rõ vấn đề lý luận về THPL về XLVPHC
  • 11. 5 trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay như phân tích khái niệm, nội dung, nguyên tắc, các yếu tố ảnh hưởng đến việc THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT. Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các số liệu, thông tin thu thập từ việc phân tích các tài liệu, phiếu đièu tra, khảo sát…nhằm tạo ra một hệ thống lý thuyết về vấn đề nghiên cứu của Luận án. - Phương pháp diễn dịch và quy nạp: Hai phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ Luận án để tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu và kiểm định tính đúng đắn của các giả thiết đó. - Phương pháp tổng kết thực tiễn: phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở Chương 3 để đánh giá mức độ hoàn thành cũng như thành công của Luận án; những hạn chế trong thực tiễn khi áp dụng các quy định của pháp luật về THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này tác giả sử dụng chủ yếu ở Chương 2 để đối chiếu, so sánh mô hình THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, từ đó rút ra những bài học, kinh nghiệm cho việc lựa chọn những yếu tố hợp lý, phù hợp nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đối với XLVPHC trong lĩnh vực BVMT hiện nay ở Việt Nam. - Phương pháp điều tra, khảo sát: Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin, ý kiến tham gia của người dân, một số cán bộ công chức, viên chức được giao thẩm quyền trong lĩnh vực BVMT và một số doanh nghiệp vừa và nhỏ đang được cấp phép khai thác và sử dụng các dịch vụ từ môi trường. 5. Đóng góp mới của luận án Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên có tính hệ thống, toàn diện về THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay. Điểm mới và cũng là đóng góp khoa học quan trọng của luận án chính là vận dụng lý luận về THPL để nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể là XLVPHC trong lĩnh vực BVMT, từ đó phát hiện ra những điểm đặc thù của THPL trong lĩnh vực nàynên có những đóng góp mới về mặt lý luận sau: - Luận án góp phần hệ thống hoá, làm sáng tỏ cơ sở lý luận THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT. Luận án từ những quy định, những kết quả từ
  • 12. 6 thực tiễn về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT và những quan niệm, khái niệm về XLVPHC về BVMT đã chỉ ra các đặc điểm, nội dung và các yếu tố ảnh hưởngTHPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT. - Luận án phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong việc THPL và đề xuất quan điểm, giải pháp để bảo đảm THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa khoa học của luận án - Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần giải quyết một số vấn đề lý luận đang đặt ra đối với XLVPHC nói chung, trong đó cụ thể hoá và tiếp cận sâu những vấn đề lý luận về THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT. - Về mặt thực tiễn: Những nghiên cứu về thực trạng THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMTvà các đề xuất hoàn thiện pháp luật là những đóng góp cho công tác lập pháp hiện nay. Kết quả nghiên cứu về thực trạng THPL và những giải pháp đảm bảo THPLđược thực hiện góp phần nâng cao hiệu quả của công tác THPL trong thực tiễn. Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức và cá nhân về THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam, từ đó từng bước hiện thực hoá những giải pháp được đề xuất trong Luận án. Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn như trên, luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong việc chỉ đạo và THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT; là tài liệu tham khảo khi sửa đổi, bổ sung những chính sách, pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT. Luận án cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về pháp luật BVMT, XLVPHC và những đề tài nghiên cứu có liên quan đến THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 12 tiết.
  • 13. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật Các nhà nghiên cứu thường sử dụng thuật ngữ "thực hiện pháp luật", "áp dụng pháp luật", "thi hành pháp luật" để nghiên cứu những vấn đề chung về nhà nước và pháp luật. Liên quan đến nội dung này, một số tác phẩm liên quan đã có những đóng góp rất lớn để hiểu thế nào là "thực hiện pháp luật" nhằm giúp cho những đối tượng có nhu cầu tìm hiểu sẽ nắm bắt một cách hoàn chỉnh về định nghĩa cũng như áp dụng về "thực hiện pháp luật". Một số tác phẩm được kể đến liên quan đến đề tài THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT như: - "Thực hiện pháp luật - những vấn đề lý luận và thực tiễn" của Nguyễn Văn Mạnh [76], tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận về THPL như khái niệm, hình thức, chủ thể, nội dung, các yếu tố bảo đảm cho THPL, những vấn đề đặt ra trong THPL. Những nội dung này có ý nghĩa về lý luận cơ bản về THPL có giá trị tham khảo khi nghiên cứu cơ sở lý luận của THPL nói chung và THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT nói riêng. - "Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam" của Nguyễn Minh Đoan [77], đây là cuốn sách chuyên khảo về THPL, được nghiên cứu rất khoa học, bao gồm 5 Chương, trong đó tác giả dành hẳn chương 1 để bàn về lý luận THPL. Trong nội hàm của chương, tác giả đưa ra khái niệm, ý nghĩa, mục đích của THPL, thông qua các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị rất cao khi nghiên cứu về lý luận của THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT. - "Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật của công dân ở nước ta hiện nay" của Hoàng Thị Kim Quế [79, tr.26-31]. Tác giả đã phân tích toàn diện về THPL của công dân trên hai phương diện: không thực hiện hành vi trái pháp luật và
  • 14. 8 thực hiện hành vi hợp pháp. Sự tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan đến THPL của công dân đã được tác giả phân tích một cách sâu sắc, toàn diện. Bên cạnh đó, tác giả còn làm rõ việc nhận diện một số yếu tố có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý thức và hành vi pháp luật của công dân như thói quan, đạo đức, lối sống, dư luận xã hôi; thông tin, tiếp cận pháp luật... Tác giả còn muốn nhấn mạnh ý nghĩa của việc nghiên cứu, nhận diện đầy đủ các yếu tố tác động đến THPL, và xem đó là cơ sở để đưa ra các giải pháp bảo đảm hiệu quả THPL của công dân ở nước ta hiện nay. - Cuốn "xã hội học pháp luật" của Ngọ Văn Nhân [86, tr.277-310], tác giả dành riêng 2 chương VII, VIII, cụ thể: chương VII nghiên cứu các khía cạnh xã hội của hoạt động; chương VIII nghiên cứu các khía cạnh xã hội của hoạt động áp dụng pháp luật. Trong 2 chương này tác giả cuốn sách đã phân tích về vấn đề và áp dụng pháp luật dưới góc độ xã hội học. Bên cạnh đó, tác giả cuốn sách đã phân tích và giải thích những biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động THPL. Ngoài ra, một số công trình khoa học khác liên quan đến THPL là những giáo trình giảng dạy lý luận chung về Nhà nước và pháp luật đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản về THPL, cụ thể như Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật [73]; Tài liệu học tập và nghiên cứu môn học lý luận chung về nhà nước và pháp luật [74]; Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật [75]; Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật [78]; Quy trình thực hiện pháp luật: Lý luận, thực trạng và giải pháp [79]; Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Nguyễn Thị Hồi... Các công trình này đã đưa ra những khái niệm, hình thức, nguyên tắc THPL. Đây là những lý luận cơ bản cho các hoạt động nghiên cứu riêng về THPL và đây là những công trình nghiên cứu có uy tín trong lĩnh vực khoa học pháp lý. Ngoài ra còn có một số tác phẩm khác như "Những vấn đề cơ bản về pháp luật" của Đào Trí Úc; "Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và pháp luật" của Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật do Đào Trí Úc làm chủ biên; “Thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Thị Hoài Phương.
  • 15. 9 Các công trình nghiên cứu trên đều chứng minh rằng, THPL là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hoạt động có tính khả thi cao của các chủ thể pháp luật. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các hình thức THPL chỉ là nghiên cứu thực hiện một QPPL nào đó, áp dụng một QPPL nào đó, chưa đi sâu nghiên cứu việc THPL gắn với việc thực hiện quyền lực nhà nước. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Nước ta từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì đồng nghĩa với việc môi trường ngày càng xuống cấp và bị ô nhiễm nghiêm trọng. Xuất phát từ tình hình thực tế đó đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề môi trường và BVMT, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như: - Sách "Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản" do Lê Văn Nãi làm chủ biên. Trong cuốn sác này đã đề cập đến khái niệm môi trường, sinh thái, hệ sinh thái, quy luật khuếch tán ô nhiễm trong môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất, đồng thời đề xuất các giải pháp về bảo vệ môi trường trong xây dựng. - Sách "Sinh thái học và bảo vệ môi trường" do Nguyễn Thị Kim Thái và Lê Hiền Thảo làm chủ biên. Các nội dung cơ bản trong cuốn sách đã đưa ra những kiến thức cơ bản và ứng dụng của sinh thái học trong lĩnh vực kỹ thuật môi trường. Nguyên nhân và bản chất của ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, ô nhiễm nhiệt, ảnh hưởng của ô nhiễm tới chất lượng môi trường sống và sức khỏe cộng đồng. - Sách "Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp, khu chế xuất" của Trương Thị Minh Sâm. Cuốn sách đánh giá một cách cơ bản và khoa học về thực trạng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, khu chế xuất của vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam; đồng thời đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của công tác quản lý nhà nước về BVMT, đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế, xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trong cả nước.
  • 16. 10 - Sách "Một số vấn đề về bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế nước ta hiện nay" do tác giả Nguyễn Văn Ngừng làm chủ biên. Cuốn sách đã nêu rõ các nội dung về môi trường và BVMT trong quá trình phát triển nền kinh tế ở nước ta, thực trạng và một số giải pháp nhằm BVMT trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay. - Sách "quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường" do tác giả Lê Minh Sơn làm chủ biên. Nội dung của cuốn sách cơ bản đã làm rõ những quy định chung và những quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về BVMT. - Sách "Luật bảo vệ môi trường năm 2014 - Quy định về đánh giá tác động và cam kết bảo vệ môi trường, xử phạt vi phạm hành chính mới nhất" của Thủy Linh, Việt Trinh làm chủ biên. Trong cuốn sách này tác giả đã giới thiệu toàn bộ các quy định của Luật BVMT năm 2014 và các quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT, quy định chế độ báo cáo, thống kê...quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước; những quy định về xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường. - Sách "Giám sát xã hội về bảo vệ môi trường ở Việt Nam" của Bùi Cách Tuyến. Tác giả đã trình bày các nội dung về một số vấn đề lý luận về giám sát xã hội nhằm nâng cao hiệu quả BVMT. Nêu ra thực trạng giám sát xã hội đối với hoạt động BVMT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy tốt hơn vai trò của giám sát xã hội nhằm nâng cao hiệu quả BVMT. - Sách "Một số vấn đề về cơ chế bảo đảm thực thi điều cấm của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường" của Phạm Văn Lợi. Tác giả đã trình bày về cơ chế bảo đảm thực thi điều cấm của pháp luật trong lĩnh vực BVMT. Làm rõ thực trạng nổi cộm hiện nay và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cơ chế bảo đảm thực thi các điều cấm của pháp luật trong lĩnh vực BVMT. + Sách "Trách nhiệm pháp lý trong pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam" do Nguyễn Thị Tố Uyên làm chủ biên. Cuốn sách nghiên cứu tương đối toàn diện vấn đề trách nhiệm pháp lý trong việc hoàn thiện pháp luật BVMT ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở phân tích một số vấn đề về cơ sở lý luận của trách nhiệm pháp
  • 17. 11 lý; thực trạng vấn đề trách nhiệm pháp lý trong pháp luật BVMT ở Việt Nam hiện nay, trong đó chỉ rõ những bất cập về trách nhiệm pháp lý trong pháp luật BVMT, đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực này ở Việt Nam. + Sách "Tiến tới kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Việt Nam" do Phạm Minh Hạc và Nguyễn Hữu Tưng chủ biên. Cuốn sách gồm 5 chương, tập trung trình bày một số khái niệm cơ bản và văn bản quan trọng về BVMT, mô hình cơ quan BVMT của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới; hệ thống pháp luật và bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về BVMT ở Việt Nam; trên cơ sở đó đề xuất mô hình cơ quan quản lý nhà nước từ cấp trung ương đến địa phương trong việc quản lý vấn đề môi trường ở nước ta. + Sách "Những nội dung cấm vi phạm theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường", do Cục BVMT kết hợp cùng Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp tổng hợp. Với mục đích nâng cao ý thức chấp hành pháp luật BVMT của cán bộ, nhân dân, cũng như phổ biến, giáo dục pháp luật BVMT, cuốn sách đã được tập thể tác giả thuộc Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp và Cục Bảo vệ môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường tập hợp hệ thống các điều cấm trong lĩnh vực hoạt động mà con người có thể tác động vào môi trường. + Sách "Một số vấn đề bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay" của Nguyễn Văn Gừng. Cuốn sách gồm 3 chương đã cung cấp cho người đọc một cách nhìn tổng quát về mối quan hệ giữa BVMT với phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay. + Sách "Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường" của Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp chủ biên. Nhằm nâng cao sự hiểu biết của các tổ chức, cá nhân về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trong lĩnh vực BVMT, Nhà xuất bản Tư pháp phối hợp cùng với Viện Khoa học pháp lý của Bộ Tư pháp cùng với một số chuyên gia nghiên cứu pháp luật về BVMT tổng hợp, thống kê những quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực BVMT.
  • 18. 12 + Sách "Kiểm tra của cơ quan hành chính nhà nước đối với việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay" của Phạm Văn Lợi, Nguyễn Văn Động. Với mục đích nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc BVMT trong lành, Phạm Văn Lợi, Nguyễn Văn Động đã cùng nhau nghiên cứu công tác kiểm tra của cơ quan hành chính nhà nước đối với việc THPL BVMT ở nước ta hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này. + Sách "Kinh tế môi trường" của Bùi Văn Quyết. Với mục đích làm thế nào để khai thác, sử dụng một cách tốt nhất tài nguyên môi trường (TNMT) trong các hoạt động kinh tế - xã hội mà vẫn bảo đảm môi trường không bị ô nhiễm, suy thoái và hủy hoại, tác giả đã đi sâu nghiên cứu vấn đề kinh tế môi trường là một môn khoa học được xây dựng nhằm giải quyết vấn đề trên. Ngoài ra, các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước liên quan đến XLVPHC trong lĩnh vực BVMT cũng được nghiên cứu một cách tổng thể và chi tiết, đưa ra được những kết quả và giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng cho công tác ngăn ngừa, xử lý môi trường và công tác BVMT, hạn chế tối đa những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường. Các đề tài cấp nhà nước được nghiên cứu đã đem lại kết quả và đã áp dụng có hiệu quả trên thực tiễn như: + Đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu phát triển công nghệ và giải pháp quản lý môi trường, ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long” do Lê Thanh Hải làm chủ nhiệm. Đây là đề tài toàn diện, đề xuất được một số giải pháp công nghệ và quản lý khả thi cùng mô hình (trình diễn) để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường (ÔNMT) tại một số làng nghề đặc trưng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hướng tới phát triển bền vững khu vực. Đưa ra được hiện trạng sản xuất và vấn đề ô nhiễm của các làng nghề Đồng bằng sông Cửu Long và dự báo xu hướng môi trường của các làng nghề này đến năm 2025; đề xuất được các giải pháp phù hợp để quản lý môi trường và phát triển bền vững một số các làng nghề chính tại Đồng bằng sông Cửu Long và có được mô hình thực tế áp dụng các giải pháp công nghệ xử lý và quản lý môi trường.
  • 19. 13 + Đề tài cấp Bộ loại C “Xác định thành phần các hợp chất tạo mùi trên một số loại hình công nghiệp đặc trưng và định hướng công nghệ xử lý” của Nguyễn Thị Thanh Phượng. Đề tài đã trình bày tổng quan nguồn gốc phát sinh mùi từ một số ngành công nghiệp phổ biến ở phía Nam Việt Nam như công nghiệp thuộc da, chế biến thức ăn chăn nuôi, sản xuất cao su và chăn nuôi. Dựa trên đặc điểm phát sinh mùi của các nguồn thải, các công nghệ xử lý thích hợp được giới thiệu. Ưu nhược điểm của các công nghệ này cũng được phân tích, đánh giá và so sánh. Đề tài cũng trình bày kết quả đo đạc nồng độ của các chất gây mùi đặc trưng của ngành công nghiệp nói trên. Trên cơ sở tổng quan các công nghệ xử lý và đánh giá các ưu nhược điểm, đề tài đề xuất công nghệ lọc sinh học là phù hợp nhất cho xử lý mùi hôi. + Đề tài của Cục Môi trường, "Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường". Nội dung đề tài đi sâu nghiên cứu phương thức giải quyết khi có tranh chấp môi trường xảy ra ở Việt Nam, đồng thời nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường của một số nước trên thế giới, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp về pháp luật nhằm giải quyết tranh chấp môi trường ở nước ta hiện nay. + Đề tài nghiên cứu "Pháp luật về bảo vệ môi trường" của tập thể tác giả Vụ Pháp chế - Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nội dung đề tài đi sâu nghiên cứu đánh giá pháp luật BVMT của Việt Nam, đồng thời nghiên cứu pháp luật môi trường của một số nước trên thế giới, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật BVMT ở Việt Nam. * Một số công trình đạt giải thưởng quốc tế đã được nghiệm thu và có tầm ảnh hưởng trên thế giới của các nhà nghiên cứu Việt Nam như: Giải thưởng quốc tế hành tinh xanh (The Blue Planet Prize, 2003) “Nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng” của Võ Quý. Kết quả của công trình nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và đóng góp to lớn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, đóng góp thiết thực cho thực tiễn phát triển của xã hội ở phạm vi quốc gia và quốc tế. Ủy ban xét giải thưởng Hành tinh xanh đã xem xét hết sức thận trọng 138 nhà khoa học của 135 nước trên thế giới được đề xuất và cuối cùng chọn được 3 người
  • 20. 14 là Võ Quý được một giải và hai Giáo sư Hoa Kỳ Dr. Gene E.Likens, Dr. F. Herbert Bormann được chung một giải; Giải thưởng Quốc tế Cosmos lần thứ 16 (Cosmos Prize, 2008) “Nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn” của Phan Nguyên Hồng. Công trình khoa học có ý nghĩa to lớn trong BVMT toàn cầu, góp phần nâng cao đời sống, ý thức và hành vi BVMT của cộng đồng, giúp đỡ các địa phương phục hồi, bảo vệ, sử dụng hợp lý tài nguyên, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nghèo ven biển. * Một số Luận án Tiến sĩ đã thành công trong việc nghiên cứu đề tài về BVMT và vấn đề XLVPHC về BVMT như: + Luận án Tiến sĩ Luật học “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam” của Vũ Thu Hạnh. Trên cơ sở tiếp cận, phân tích cơ sở lý luận, Luận án đã góp phần nhìn nhận khái niệm tranh chấp trong lĩnh vực môi trường, làm rõ bản chất pháp lý của tranh chấp, các đặc điểm cơ bản của tranh chấp và xác định các tiêu chí để nhận dạng các tranh chấp môi trường trong đời sống xã hội. Luận án cũng góp phần làm sáng tỏ các cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hình thành và không ngừng hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp; củng cố các quyền và lợi ích hợp pháp trong lĩnh vực BVMT của người dân; góp phần nâng cao sự hiểu biết của đội ngũ cán bộ thừa hành pháp luật cũng như của dân chúng về pháp luật môi trường. + Luận án Tiến sĩ Luật học “Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Tố Uyên. Luận án đã nêu khái niệm trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực BVMT ở hai khía cạnh “tích cực” và “tiêu cực”, làm rõ được khái niệm “pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực BVMT”, hình thức thể hiện, phạm vi tác động và đối tượng tác động của pháp luật trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực BVMT. Luận án cũng dã đánh giá một cách tương đối toàn diện pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực BVMT hiện nay, cũng như hiện trạng vi phạm pháp luật BVMT và thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực BVMT, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực này ở Việt Nam hiện nay.
  • 21. 15 + Luận án Tiến sĩ Luật học "Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về môi trường" của Dương Thanh An. Luận án đã tập trung phân tích và tổng hợp một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về tội phạm môi trường, tác giả đã đưa ra những số liệu mới nhất về tội phạm môi trường trong thời gian qua. Ngoài ra, Luận án cũng đã phân tích những điểm tích cực và hạn chế của pháp luật Việt Nam về tội phạm môi trường. + Luận án Tiến sĩ Luật học “Thực hiện pháp luật về BVMT làng nghề ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng Việt Nam” của Nguyễn Trần Điện. Luận án tập trung phân tích và tỏng hợp một cách tổng quan và hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn của tình hình BVMT tại các làng nghề ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng Việt Nam, đưa ra những biện pháp khắc phục ÔNMT tại các làng nghề, đồng thời cũng là cơ sở để Đảng bộ ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng có sự chỉ đạo cụ thể, sát và đúng với điều kiện của địa phương mình. * Bên cạnh đó, các bài nghiên cứu về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT cũng được các độc giả nghiên cứu và có những bài viết chất lượng đăng trên các tạp chí Trung ương, phục vụ người đọc và những nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực này như: + Phạm Hồng Hải, "Vấn đề tội phạm hóa một số hành vi xâm hại tới môi trường trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành". Bài viết nghiên cứu về một số hành vi tội phạm môi trường trong Bộ Luật hình sự, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về tội phạm môi trường. + Phạm Văn Lợi, "Tội phạm môi trường, một số vấn đề lý luận và thực tiễn". Đây là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về tội phạm môi trường ở nước ta từ lý luận đến thực tiễn cũng như đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định về tội phạm môi trường ở nước ta. + Nguyễn Thị Tố Uyên, "Một số vấn đề về tội phạm môi trường ở Việt Nam". Bài viết đã nghiên cứu về tội phạm môi trường được quy định trong Bộ Luật hình sự, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề tội phạm môi trường ở nước ta hiện nay.
  • 22. 16 + Trương Thu Trang với bài “Pháp luật về bảo vệ môi trường: Kinh nghiệm một số nước Châu Á và bài học đối với Việt Nam”. Bài viết tập trung làm rõ một số quy định của đạo luật, pháp luật của một số nước về thực tiễn và kinh nghiệm xử lý vi phạm của một số tổ chức, cá nhân về hành vi gây ảnh hưởng đến môi trường và rút ra một số bài học đối với Việt Nam. + Phạm Quý Ngọ có bài “Đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường”. Bài viết đã làm rõ tình hình vi phạm pháp luật môi trường diễn ra trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển kinh tế của đất nước, những khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường của lực lượng công an nhân dân; đồng thời bài viết cũng đưa ra một số giải pháp cấp thiết trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường. + Phạm Văn Lợi, Trần Mai Phương, “Nâng cao hiệu quả giải quyết bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường”. Bài viết đã nêu lên tình trạng vi phạm pháp luật về BVMT ở nước ta đang có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp nhưng những quy định của pháp luật hiện hành về cơ chế giải quyết yêu cầu đồi bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực này ở Việt Nam mới chỉ dừng ở mức chung chung, mang tính nguyên tắc, áp dụng chưa hiệu quả trên thực tế. Bài viết cũng đã đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật về BVMT trong giai đoạn hiện nay. + Bùi Cách Tuyến, “Tập trung triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường”. Bài viết đã nêu lên một số kết quả nổi bật trong lĩnh vực BVMT của Tổng cục Môi trường, chủ động khắc phục khó khăn và hoàn thành tốt chương trình công tác đề ra và một số nhiệm vụ chủ yếu sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian tới nhằm góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • 23. 17 + Đinh Mai Phương, "Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam". Bài viết nêu một số bất cập của các quy định trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực BVMT hiện nay chưa đáp ứng được thực tế khách quan. + Trần Thắng Lợi, "Trách nhiệm pháp lý về môi trường ở một số nước". Bài viết đã đi sâu nghiên cứu trách nhiệm pháp lý của một số nước trên thế giới. + Nguyễn Xuân Anh, "Một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam". Bài viết đã nêu một số vấn đề bất cập của pháp luật dân sự trong việc bồi thường thiệt hại do vi phạm môi trường gây ra, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực BVMT. + Phạm Hữu Nghị, "Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật bảo vệ môi trường". Bài viết đề cập một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật BVMT ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt chú trọng nâng cao biện pháp trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam. + Vũ Thu Hạnh, "Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường". Tác giả đã trình bày một cách khái quát lý luận bồi thường thiệt hại do ÔNMT, suy thoái môi trường, cơ sở để tính toán thiệt hại khi có ÔNMT và suy thoái môi trường xảy ra, bên cạnh đó tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về bồi thường thiệt hại do ÔNMT, suy thoái môi trường gây ra. + Nguyễn Thị Tố Uyên, "Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam". Trên cơ sở các quy định của pháp luật dân sự về vấn đề bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực BVMT, tác giả đã nêu một số bất cập còn tồn tại cần khắc phục để hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực BVMT ở nước ta. + Nguyễn Thị Tố Uyên, "Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam". Bài viết đã khái quát được pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực BVMT hiện nay, phân tích những bất cập của các quy định này, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực BVMT của nước ta.
  • 24. 18 + Trần Lê Hồng, "Nhận thức chung về tội phạm môi trường và một số vấn đề liên quan". Bài viết đã nêu một số vấn đề đang tồn tại liên quan đến tội phạm môi trường, đặc biệt là nhận thức về chủ thể tội phạm môi trường. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Có thể đề cập một số công trình nghiên cứu liên quan đến THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT trên thế giới như sau: - Sách chuyên khảo: Enviromental crime in Australia (Tội phạm môi trường ở Úc) của tác giả Samantha Bricknell. Cuốn sách viết về hệ thống phương pháp BVMT, phát hiện, điều tra tội phạm về môi trường ở Australia [65]. Trong đó, đã giới thiệu các chính sách ưu tiên BVMT và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia BVMT, xã hội hóa công tác BVMT; đồng thời khái quát các quy định trong pháp luật của Australia về BVMT cũng như phương pháp các cơ quan chức năng phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm về môi trường nói chung. - Butterworths’ Sudent Companions, Litigation and Alternative Dispute Resolution - Environmental Law and Policy in Australia (23.41), pp from 821 to 827 (Tranh tụng và giải quyết tranh chấp thay thế - Luật và chính sách môi trường ở Úc). Tác giả nêu lên việc Australia gặp rất nhiều khó khăn khi xác định sự gia tăng số lượng các vụ tranh chấp môi trường trong những thập kỷ gần đây. Khó khăn đầu tiên là sự biến đổi bản chất của tranh chấp môi trường. Thêm nữa, các phương tiện giải quyết tranh chấp môi trường đã có nhiều thay đổi nên rất khó để so sánh. Ngoài ra, còn phải kể đến một vài nguyên nhân đứng đằng sau hiện tượng xã hội này, đó là những thay đổi về nhận thức, quan niệm và giá trị môi trường vốn ngày càng trở thành tiêu điểm của các mối quan tâm, lo ngại và cả các yêu cầu nảy sinh. Bên cạnh đó là hệ thống pháp luật môi trường đang dần được hoàn thiện. Mặc dù gặp phải những khó khăn như vậy nhưng có điều không thể phủ nhận được là các phương thức thích hợp để giải quyết các tranh chấp môi trường đang từng bước hình thành và được công nhận rộng rãi tại Australia. - Environmental Crimes, Profiting at the Earth’s Expense, (Các tội phạm về môi trường, thu lợi nhuận từ chi phí của trái đất), tác giả đề cập đến một loạt các
  • 25. 19 hoạt động bất hợp pháp trong khai thác và buôn bán gỗ, động thực vật hoang dã; khai thác thủy hải sản; buôn bán các chất làm suy giảm tầng ôzôn; vận chuyển hóa chất và chất thải nguy hại; buôn bán sinh vật biến đổi gen và các vật liệu di truyền. Hành động bất hợp pháp trên có thể dẫn đến suy thoái môi trường, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, quản lý hàng hóa, công tác an ninh, cho đến tính nghiêm minh của các thể chế pháp luật, đến nền kinh tế của các quốc gia, thị trường, xã hội dân sự và cộng đồng địa phương. - Directive 35/EC of 21 April 2014 on, Environmental liability with regard to the prevention and remedying of Environmental damage (Trách nhiệm về môi trường đối với công tác phòng chống và khắc phục thiệt hại về môi trường), tác giả muốn đề cấp đến việc quy định rõ các loại hình và phương pháp phục hồi môi trường như đưa môi trường trở lại thời điểm khi chưa có sự cố, hay cải tạo môi trường để có môi trường, hệ sinh thái mới, hoặc đơn giản chỉ là môi trường không còn bị ô nhiễm…Từ đó, xác định các chi phí để phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường; đồng thời có các quy định bảo đảm việc thực hiện trách nhiệm phục hồi môi trường như ký quỹ phục hồi môi trường, bảo hiểm môi trường, sự tham gia của cộng đồng trong phục hồi môi trường, cơ chế giám sát, tổ chức thực hiện phục hồi môi trường. Xác định sự cố môi trường là sự suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng do chất thải của hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoặc các hoạt động khác của con người gây ra, hay những tác động khác do chất thải phi tự nhiên gây ra. Xây dựng các tiêu chí phân loại sự cố môi trường tương ứng với thẩm quyền xử lý của các cấp trong hệ thống tổ chức ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để nhanh chóng xác định được cấp có thẩm quyền xử lý, cơ quan có thẩm quyền chỉ huy, tham mưu, thực hiện ứng phó sự cố môi trường. - Minister of the Environment, Government of Canada, Canada Environmental Protection Act (Đạo luật bảo vệ môi trường Canada). Tác giả cuốn sách đã nêu lên điểm nổi bật trong pháp luật về BVMT của Canada là phân biệt rõ giữa trách nhiệm cá nhân và pháp nhân trong cùng một hành vi vi phạm. Đồng thời, luật hình sự của Canada cũng quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân.
  • 26. 20 Theo quy định của Luật chất lượng môi trường Canada, cùng một hành vi vi phạm thì hình phạt tù không áp dụng với pháp nhân mà chỉ áp dụng với cá nhân, tuy nhiên, mức phạt tiền áp dụng đối với pháp nhân cao hơn nhiều so với cá nhân. Ví dụ, theo quy định của Luật chất lượng môi trường của Canada, hành vi thải lượng chất thải lớn hơn mức cho phép thì với cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 2.000 USD đến 20.000 USD khi vi phạm lần đầu, hoặc phạt tiền từ 4.000 USD đến 40.000 USD khi bị kết án từ lần thứ hai trở đi hoặc bị phạt tù đến một năm hoặc vừa bị phạt tù vừa bị phạt tiền. Nhưng cũng cùng hành vi trên, pháp nhân sẽ bị phạt tiền gấp từ 3 lần đến 25 lần so với cá nhân. Ở Canada, ngoài hành vi xâm hại trực tiếp đến môi trường, với chủ thể có hành vi có khả năng gây tác động đến môi trường thì trước khi thực hiện hành vi này phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu vi phạm quy định này chủ thể vi phạm sẽ bị phạt từ 300 USD đến 5.000 USD. Để bảo đảm cho hình phạt tiền được tiến hành có hiệu quả, đạt được mục đích hình phạt, trong Luật chất lượng môi trường Canada còn có quy định cho phép áp dụng các quy định của pháp luật thế nợ bằng bất động sản. Theo đó, những chủ thể bị phạt tiền nếu không chấp hành hình phạt thì tài sản thuộc sở hữu của người đó có thể bị cưỡng chế để bảo đảm cho hình phạt tiền được thi hành. - Environmental Law Program, UNITAR, (Chương trình Luật Môi trường). Tác giả cuốn sách tập trung vào nội dung Luật môi trường đã phát triển nhanh chóng trong 5 thập kỷ qua và hiện là một trong những lĩnh vực chính của cả luật trong nước và quốc tế. Phạm vi ngày càng rộng lớn của luật môi trường được phản ánh trong khái niệm ô phát triển bền vững nắm bắt được mối liên hệ giữa các vấn đề môi trường truyền thống và mối quan tâm phát triển rộng hơn. Do đó, luật môi trường không chỉ bao gồm các vấn đề bảo tồn thiên nhiên và kiểm soát ô nhiễm truyền thống mà còn bao gồm việc sử dụng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, còn nhấn mạnh mối liên hệ giữa quy định môi trường và các lĩnh vực liên quan khác của pháp luật, như quyền con người, thương mại hoặc quyền sở hữu trí tuệ. - Stuart Bell, Environmental Law - The Law and Policy relating to the protection of the Environment, Blackstone Press Limited. Aldine London (Luật môi
  • 27. 21 trường - Luật và chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường). Tác giả cuốn sách chứng minh rằng, chính sách môi trường là cụ thể hoá Luật Bảo vệ Môi trường của từng nước và các Công ước quốc tế về môi trường. Mỗi cấp quản lý hành chính đều có những chính sách môi trường riêng. Vừa cụ thể hoá luật pháp và những chính sách của các cấp cao hơn, vừa tính tới đặc thù địa phương. Sự đúng đắn và thành công của chính sách cấp địa phương có vai trò quan trọng trong đảm bảo sự thành công của chính sách cấp Trung ương. - Valirie Brown; David Ingle Smith; Rob Wisseman; Jonh Handmer, Risks and Opportunities. Managing Environmental conflicts and chang: Earthscan, London (Rủi ro và cơ hội. Quản lý xung đột môi trường và thay đổi). Tác giả cuốn sách muốn nhấn mạnh xung đột môi trường phản ánh sự mâu thuẫn, tranh chấp về tài nguyên, môi trường mà thực chất là về lợi ích giữa các đơn vị, tổ chức, các nhóm dân cư, cộng đồng xã hội, gia đình, cá nhân với nhau. Tác giả nêu lên tình trạng xung đột liên quan đến vấn đề môi trường trong thời gian qua giữa người dân và doanh nghiệp đang có xu hướng gia tăng, cần thiết phải có những chính sách xử lý, giải quyết một cách hài hòa, hiệu quả. Khi xung đột xảy ra, nếu giải quyết theo kênh hành chính không hiệu quả người dân thường có hành động tự phát gây rủi ro pháp lý cao. Xung đột môi trường không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà còn là vấn đề xã hội. Kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm quốc tế cho thấy nếu chỉ dựa vào kênh quản lý hành chính Nhà nước thì không thể giải quyết triệt để ô nhiễm và các xung đột môi trường. Do đó, cần có chính sách khuyến khích sự tham gia của người dân, các tổ chức chính trị xã hội, chuyên môn vào hệ thống quản lý môi trường. Hoàn thiện quy định về BVMT cũng là một giải pháp để giảm bớt xung đột môi trường. Theo đó, cần sửa đổi các quy định theo hướng chú trọng giám sát việc tuân thủ các đánh giá tác động môi trường trong quá trình vận hành dự án. - Tài liệu Hội nghị quốc tế về môi trường được tổ chức tại Lyon - Pháp từ ngày 13 đến ngày 17/9/2010 bởi Ủy ban tội phạm môi trường trực thuộc Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol). Tài liệu của Hội nghị này giúp các nước thành viên của Interpol nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của quốc gia và quốc tế, qua
  • 28. 22 đó góp phần bảo tồn môi trường thế giới, đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tài liệu này mô tả các thông tin về nội dung, bố cục, công nghệ, quy trình… của chương trình tội phạm môi trường của Interpol (Interpol Ecomessages). Ecomessages giúp việc trao đổi thông tin quốc tế, tăng cường phân tích thông tin về hành vi vi phạm pháp luật về môi trường giữa các nước trên thế giới một cách thuận tiện hơn. + Climate Change 2007: Impact, Adaptation and Vulnerability (Biến đổi khí hậu 2007: Tác động, sự thích ứng và nguy cơ tổn hại) do Nguyễn Hữu Ninhlàm chủ biên. Cuốn sách được trao giải Nobel Hòa Bình năm 2007. Cuốn sách dày 3000 trang viết về biến đổi khí hậu, được vinh danh là công trình mang tầm thế kỷ, mang tên “Báo cáo lần thứ tý - Biến đổi khí hậu 2007” do Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) chủ trì. Từ việc tham khảo một số công trình nghiên cứu về BVMT của một số nước trên thế giới, Luận án đưa ra một số nhận xét sau: Một là, mặc dù có sự khác biệt về pháp luật BVMT nhưng nhìn chung, pháp luật của các nước đều quy định chung về xác định hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm. Các chế tài xử phạt của các nước trên thế giới rất nghiêm khắc, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến ý thức BVMT của từng người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong quốc gia đó, cũng như các tổ chức, cá nhân khác đến sinh sống và làm việc tại chính quốc gia này. Hai là, mặc dù mỗi nước đều có quy định riêng về hành vi vi phạm, chế tài xử lý, mức xử lý và biện pháp khắc phục hậu quả nhưng tổng quan các tài liệu này cho phép tác giả có cơ sở khái quát về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT một cách đa chiều, có tính so sánh và đối chiếu, từ đó giúp tác giả có cơ sở để nghiên cứu và so sánh với thực trạng THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMTở Việt Nam và luận giải đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam trong thời gian tới.
  • 29. 23 1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU, CÁC CÂU HỎI VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.3.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu và mức độ nghiên cứu Từ các công trình nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài nước, có thể đưa ra các đánh giá như sau: Thứ nhất, các nghiên cứu về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT trong nước và quốc tế đã nghiên cứu về các hình thức, trình tự về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT từ rất sớm về các góc độ như: những nguyên nhân dẫn đến những hành vi vi phạm ngày càng tăng cao; những tác hại mà hành vi vi phạm pháp luật về BVMT gây ra cho nền kinh tế và xã hội; vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền XPVPHC để đảm bảo cho hoạt động BVMT của toàn xã hội đạt hiệu quả. Các nhà nghiên cứu đã vận dụng những kết quả này để đóng góp và xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và phù hợp với luật pháp quốc tế về BVMT. Lý luận về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT như khái niệm, đặc điểm, mục tiêu... cũng đã được các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu khá nhiều, phong phú, đa dạng, các quan điểm đưa ra cơ bản là thống nhất với nhau. Vì thế nghiên cứu sinh tiếp thu những kết quả nghiên cứu này, lựa chọn những nội dung liên quan để làm cơ sở nghiên cứu chuyên sâu về đề tài của mình. Thứ hai, nghiên cứu pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực BVMTcủa các nước khá phong phú. Pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT của các nước trên thế giới được nhiều nhà nghiên cứu tập trung phân tích và bình luận, những nghiên cứu so sánh hệ thống pháp luật với nhau, từ những nghiên cứu đó đã tìm ra rất nhiều tương đồng của hệ thống pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT giữa các nước với nhau. Do đề tài nghiên cứu về THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam nên nghiên cứu sinh chú trọng đến kinh nghiệm THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT của một số nước tiêu biểu để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Thứ ba, về pháp luật XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu với mục tiêu chung là đóng góp các luận giải, đánh giá,
  • 30. 24 định hướng góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Do đó, nghiên cứu sinh đã kế thừa những kết quả nghiên cứu trên, hệ thống hóa các vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn và bổ sung những nội dung còn thiếu để hoàn chỉnh về mặt lý luận và thực trạng pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT. 1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong Luận án Về lý luận, luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ: - Các vấn đề lý luận về THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT: Khái niệm về XLVPHC, pháp luật XLVPHC trong lĩnh vực BVMT, THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT; Nội dung, hình thức và các đặc điểm THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT. - Kinh nghiệm THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT của một số nước trên thế giới và những giá trị tham khảo cho Việt Nam hiện nay. Về thực tiễn, luận án cần tập trung làm rõ: - Thực trạng pháp luật về THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT, những kết quả và những bất cập, thiếu sót đã tác động đến thực trạng THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT hiện nay ở Việt Nam. - Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, những bài học kinh nghiệm trong việc THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay. - Nghiên cứu đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm cho việc THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Namhiện nay 1.3.3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 1.3.3.1. Giả thuyết nghiên cứu Thực hiện pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT có vai trò hết sức quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay. Lý luận về THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở nước ta còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu, giải quyết thỏa đáng. Thực trạng THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT trong thời gian qua còn những hạn chế nhất định trên cả phương diện nhận thức lẫn thực hiện. Trước yêu cầu thực tiễn của đời sống xã hội và yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN đòi hỏi phải nâng cao chất lượng thực hiện các quy định của pháp
  • 31. 25 luật. Yêu cầu nhận thức pháp luật và THPL một cách đúng đắn là những yếu tố quyết định bảo đảm THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT. 1.3.3.2. Các câu hỏi Từ giả thuyết nghiên cứu nêu trên, tác giả nhận thấy rằng luận án cần nghiên cứu và giải đáp có hệ thống các câu hỏi, cụ thể là: Khái niệm THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT là gì? Đặc điểm, vai trò của THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT? Thực trạng hiện nay của việc THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT? Các quan điểm, định hướng đảm bảo THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT trong giai đoạn hiện nay và định hướng cho giai đoạn tiếp theo trong những năm tới? Cần thực hiện những giải pháp nào để đảm bảo THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay? Kết luận Chương 1 1. Thực hiện pháp luật nói chung và THPL đối với một số đối tượng nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu, cả từ góc độ lý luận và thực tiễn cả trong nước và nước ngoài. Vấn đề XLVPHC trong lĩnh vực BVMT chính là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Các vấn đề lý luận như khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật, thực trạng THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT… đã được làm rõ trên nhiều phương diện. Một số nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp giúp hoạt động THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT đạt hiệu quả cao, bảo đảm THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT được thực hiện có chất lượng, đảm bảo công bằng xã hội hướng đến phát triển bền vững, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. 2. Qua khảo sát, đánh giá kết quả nghiên cứu về THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT cho thấy, có rất nhiều các công trình khoa học được thể hiện dưới các hình thức khác nhau nghiên cứu các khía cạnh của XPVPHC trong lĩnh vực BVMT và cả việc bảo đảm THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT. Tuy nhiên, ở nước ta chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Việc nghiên
  • 32. 26 cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tình hình THPL nói chung, THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam nói riêng còn là lĩnh vực chưa có sự quan tâm, nghiên cứu một cách đúng mức. Đây chính là khoảng trống còn bỏ ngỏ trong nghiên cứu khoa học pháp lý ở Việt Nam hiện nay. 3. Việc nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng để kế thừa kết quả đã đạt được; khắc phục tồn tại, hạn chế; đề xuất quan điểm và giải pháp bảo đảm THPL về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT ở nước ta hiện nay là cần thiết, có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
  • 33. 27 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 2.1. KHÁI NIỆM, ÐẶC ÐIỂM, VAI TRÒ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 2.1.1. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 2.1.1.1. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Môi trường là khái niệm có nội hàm vô cùng rộng và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong cuộc sống, người ta dùng nhiều khái niệm môi trường như môi trường sư phạm, môi trường xã hội, môi trường giáo dục… Môi trường theo định nghĩa thông thường “là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy” [1, tr.46]; là “sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển của một thực thể hữu cơ” [20, tr.58]. Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều khái niệm khác nhau về môi trường. Theo Từ điển bách khoa Larouse thì: Môi trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta hoặc sinh vật. Nói cụ thể hơn, đó là các yếu tố tự nhiên và nhân tạo diễn ra trong không gian cụ thể, nơi đó có thể có sự sống hoặc không có sự sống. Các yếu tố đều chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của những định luật vật lý, mang tính tổng quát hoặc chi tiết như luật hấp dẫn vũ trụ, năng lượng phát xạ, bảo tồn vật chất. Trong đó, hiện tượng hóa học và sinh học là những đặc thù của môi trường bao gồm tất cả những nhân tố tác động qua lại trực tiếp hoặc gián tiếp với sinh vật và quần xã sinh vật [3, tr.16].
  • 34. 28 Từ những định nghĩa nêu trên cho thấy, môi trường không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật và con người, mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự vui chơi giải trí của con người” [4, tr.45] và “một cách cô đọng nhất thì môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người” [4, tr.47]... Về mặt pháp lý, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật BVMT được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014 (gọi là Luật BVMT năm 2014) thì môi trường được định nghĩa là “hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” [2, tr.8]. Như vậy, theo cách định nghĩa của Luật BVMT năm 2014 thì con người trở thành trung tâm trong mối quan hệ với tự nhiên và dĩ nhiên mối quan hệ giữa con người với nhau tạo thành trung tâm đó chứ không phải mối liên hệ giữa các thành phần khác của môi trường. “Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác” [2, tr.8]. - Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Trong thực tiễn thi hành và áp dụng pháp luật hiện nay, VPHC thường được hiểu một cách chung nhất là hành vi vi phạm các quy tắc quản lý của Nhà nước, tuy không nghiêm trọng như tội phạm hình sự và bị xử lý theo thủ tục hành chính do những người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành mà không phải là cơ quan Tòa án với các thủ tục tư pháp nhưng lại có những diễn biến phức tạp và xảy ra trên mọi mặt của đời sống xã hội, gây tác hại đến trật tự quản lý hành chính, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự và quá trình xây dựng xã công bằng, văn minh. Ở một số nước trên thế giới, VPHC thường được hiểu chung là các hành vi vi phạm pháp luật mà không phải là tội phạm, bị xử phạt bằng các chế tài hành chính. Ví dụ Pháp lệnh của Hội đồng bang Milaca, Minnesota [68, tr.4] định nghĩa VPHC là "hành vi vi phạm quy định của Pháp lệnh này và phải chịu các hình thức xử phạt hành chính theo quy định…”. Luật về xử phạt hành chính của Cộng hòa
  • 35. 29 nhân dân Trung hoa năm 1996 (Điều 3) định nghĩa VPHC là “hành vi vi phạm trật tự hành chính của công dân và pháp nhân hoặc các tổ chức khác, bị áp dụng các hình thức phạt hành chính được quy định bởi pháp luật theo quy định của Luật này và các hình thức xử phạt này được giao cho các cơ quan hành chính áp dụng theo thủ tục do Luật này quy định”. Trong khi đó, theo quy định của Bộ luật xử phạt VPHC của Cộng hòa liên bang Nga [68, tr.6] thì VPHC được định nghĩa là “hành động (không hành động) của thể nhân hoặc pháp nhân, trái pháp luật, có lỗi và bị Bộ luật này hoặc các luật của Cộng hòa liên bang Nga quy định phải chịu trách nhiệm hành chính”. Luật XLVPHC năm 2012 quy định “VPHC là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt VPHC” [65, tr.1]. Từ quy định trên đây có thể hiểu, những vi phạm do pháp luật quy định trong các lĩnh vực quản lý nhà nước nhưng chưa đến mức bị xử lý hình sự theo quy định của quy định pháp luật hình sự thì được coi là VPHC. Việc nghiên cứu khái niệm VPHC có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp hiểu rõ hơn ý chí của Nhà nước về một loại vi phạm pháp luật khác. Từ đó, các cơ quan có thẩm quyền sẽ phát hiện ra các hành vi vi phạm và xử lý các hành vi vi phạm đó một cách chính xác, đúng luật và đúng thẩm quyền xử phạt. Để xác định một hành vi có phải là VPHC hay không phải căn cứ vào các dấu hiệu đặc trưng cơ bản [71, tr.66] sau đây: Thứ nhất, VPHC là hành vi trái pháp luật, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước; tác hại (tính nguy hiểm) do hành vi gây ra ở mức độ thấp, chưa hoặc không cấu thành tội phạm hình sự và hành vi đó được quy định trong các văn bản pháp luật về XPVPHC. Đây chính là dấu hiệu “pháp định” của vi phạm. Thứ hai, hành vi đó phải là một hành vi khách quan đã được thực hiện (hành động hoặc không hành động), phải là một việc thực, chứ không phải chỉ tồn tại trong ý thức hoặc mới chỉ là dự định, đây có thể coi là dấu hiệu “vật chất” (material) của vi phạm.Vấn đề này, C. Mác đã viết: “ngoài hành vi của mình ra, tôi hoàn toàn không tồn tại đối với pháp luật, hoàn toàn không là những đối tượng của nó” [6,
  • 36. 30 tr.19]. Dấu hiệu bắt buộc có trong tất cả mọi loại vi phạm hành chính, những gì mới nằm trong suy nghĩ, trong tư tưởng mà chưa thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi thì chưa là VPHC. Thứ ba, hành vi đó do một cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức) thực hiện, đây là dấu hiệu xác định“chủ thể” của vi phạm. Thứ tư, hành vi đó là một hành vi có lỗi, tức là người vi phạm nhận thức được vi phạm của mình. Hình thức lỗi có thể là cố ý nếu người vi phạm nhận thức được tính chất trái pháp luật trong hành vi của mình, thấy trước hậu quả của vi phạm và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc ý thức được hậu quả và để mặc cho hậu quả xảy ra. Hình thức lỗi là vô ý trong trường hợp người vi phạm thấy trước được hậu quả của hành vi nhưng chủ quan cho rằng mình có thể ngăn chặn được hậu quả hoặc không thấy trước hậu quả sẽ xảy ra dù phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả của vi phạm. Đây có thể coi là dấu hiệu “tinh thần” của vi phạm. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT là một loại VPHC. Tuy nhiên, do tính chất và phạm vi rộng lớn của môi trường mà việc xác định hành vi vi phạm và hậu quả VPHC trong lĩnh vực BVMT gặp rất nhiều khó khăn. BVMT gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; tài nguyên nước và khoáng sản; y tế; an toàn thực phẩm; giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; năng lượng nguyên tử; thủy sản; dầu khí, xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng… Trong khi đó, một hành vi VPHC môi trường có thể xâm hại nhiều lĩnh vực. Ví dụ: Hành vi tàn phá, khai thác rừng bừa bãi không chỉ xâm hại đến tài nguyên rừng mà còn xâm hại đến sự bảo tồn đa dạng sinh học; hay hành vi thải chất thải chưa được xử lý theo đúng tiêu chuẩn môi trường ra sông, hồ vừa gây ÔNMT, vừa làm chết hàng loạt thủy sản. Để xác định được chính xác hành vi vi phạm và hậu quả của nó, đòi hỏi người có thẩm quyền phải hiểu biết nhiều lĩnh vực. Đồng thời phải có sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan để phân tích, đánh giá hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra. Có như vậy, khi đưa ra kết luận cuối cùng và áp dụng biện pháp XLVPHC đối với hành vi vi phạm chính xác và thỏa đáng. Mặt khác, VPHC trong lĩnh vực
  • 37. 31 BVMT trong đa số các trường hợp chưa để lại hậu quả trực tiếp, ngay lập tức có thể định lượng được. Ví dụ: hành vi gây ÔNMT, ngay lúc đó có thể chưa để lại hậu quả trực tiếp đối với môi trường nhưng nếu hành vi vi phạm vẫn tiếp tục xảy ra, môi trường sẽ càng ngày càng tích lũy các ô nhiễm trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, sau đó là ảnh hưởng đến môi trường và kinh tế - xã hội. Ngoài ra, để xác định được một hành vi có phải là hành vi gây ÔNMT không phải dựa vào hệ thống tiêu chuẩn môi trường và các yếu tố khác. Các hành vi vi phạm và tính chất của VPHC trong lĩnh vực BVMT thường được phát hiện ra thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền và sự tố giác của quần chúng nhân dân. Trên thực tế, hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT thường tồn tại phổ biến ở các dạng sau [71,tr 68]: Một là,các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch BVMT, đánh giá tác động môi trường và đề án BVMT; Hai là,các hành vi gây ÔNMT; Ba là, các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải; Bốn là, các hành vi vi phạm quy định về BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung (sau đây gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung); Năm là, các hành vi vi phạm các quy định về BVMT trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản; Sáu là, các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; Bảy là, các hành vi VPHC về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền; Tám là, các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, XPVPHC và các hành vi vi phạm quy định khác về BVMT. * Xử lý vi phạm hành chính Khi có hành vi VPHC xảy ra, các tổ chức, cá nhân có hành vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước bằng việc thực hiện các biện pháp
  • 38. 32 XLVPHC. XLVPHC vừa có tác dụng bắt người vi phạm chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước, vừa khắc phục hậu quả để đảm bảo sự hoạt động bình thường của hệ thống quản lý Nhà nước. Đồng thời có tác dụng ngăn chặn, răn đe đối với người khác. XLVPHC bao gồm XPVPHC và các biện pháp xử lý hành chính khác. Xử phạt vi phạm hành chính được thể hiện thông qua quyết định xử phạt hành chính. Quyết định XPVPHC bằng văn bản của người có thẩm quyền để áp dụng chế tài XPVPHC đối với cá nhân, tổ chức có hành vi VPHC. Quyết định XPVPHC được ban hành sẽ bắt buộc cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm về hành vi hành chính đó, buộc họ phải chịu hậu quả bất lợi trước Nhà nước về tinh thần (bị hạn chế quyền) hoặc về tài sản (bị phạt tiền, bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm). Hoạt động XPVPHC chủ yếu do các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và do đó được áp dụng theo thủ tục hành chính do các quy phạm thủ tục hành chính quy định. Vì VPHC là những vi phạm nhỏ và phổ biến nên việc XPVPHC không theo thủ tục tư pháp như đối với truy cứu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự, mà theo thủ tục hành chính và chủ yếu do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Không phải bất kỳ cơ quan quản lý nhà nước nào cũng có thẩm quyền XPVPHC mà chỉ có một số cơ quan, tổ chức, cá nhân nhất định trong số đó được nhà nước trao quyền hạn này. Hoạt động XPVPHC, cũng như việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính nói chung, nằm ngoài hoạt động xét xử của Tòa án. Còn các biện pháp trách nhiệm hình sự, dân sự được thực hiện theo trình tự xét xử của Tòa án. Tuy nhiên, Tòa án cũng có thẩm quyền XPVPHC trong trường hợp ngoại lệ đặc biệt (đó là đối với những hành vi gây rối trật tự tại phiên tòa). Thủ tục XPVPHC đơn giản hơn so với thủ tục áp dụng cưỡng chế hình sự và dân sự. Hoạt động XPVPHC không chỉ nhằm đảm bảo thực hiện, bảo vệ các quy phạm vật chất của ngành luật hành chính mà còn bảo đảm thực hiện và bảo vệ các quy phạm vật chất của các ngành luật khác (như luật tài chính, ngân hàng, đất đai, môi trường…). Giữa cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền thực hiện XPVPHC và chủ thể bị áp dụng các biện pháp XPVPHC không có quan hệ trực thuộc. Đây là đặc điểm quan trọng phân biệt việc áp dụng biện pháp XPVPHC và các biện pháp
  • 39. 33 cưỡng chế kỷ luật - dạng cưỡng chế mà cơ quan quản lý nhà nước cũng có quyền áp dụng rộng rãi trong hoạt động của mình. Giữa chủ thể có thẩm quyền áp dụng cưỡng chế kỷ luật và người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế đó phải có quan hệ trực thuộc. Ngoài ra, các biện pháp xử lý hành chính khác là những biện pháp hành chính có tính đặc thù và tính cưỡng chế cao hơn các hình thức xử phạt hành chính thông thường, chỉ áp dụng đối với chủ thể vi phạm là cá nhân, căn cứ vào nhân thân và quá trình vi phạm pháp luật của đối tượng. Các biện pháp xử lý hành chính khác bao gồm giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính. Các biện pháp xử lý hành chính khác là những biện pháp hành chính có tính đặc thù và tính cưỡng chế cao hơn các hình thức xử phạt hành chính thông thường, chỉ áp dụng đối với chủ thể vi phạm là cá nhân, căn cứ vào nhân thân và quá trình vi phạm pháp luật của đối tượng. Các biện pháp xử lý hành chính khác bao gồm giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính. * Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT là một loại VPHC trong lĩnh vực cụ thể, là cơ sở để XLVPHC trong lĩnh vực BVMT. Sự phân loại các biện pháp XLVPHC trong lĩnh vực BVMT sẽ giúp việc phát hiện và xử lý các hành vi VPHC trong lĩnh vực này thuận tiện hơn và nghiêm minh hơn.VPHC trong lĩnh vực BVMT chủ yếu là các hành vi không thực hiện các quy định của Nhà nước. Đa số các chủ thể vi phạm là tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi đầy đủ nên các biện pháp về XLVPHC trong lĩnh vực BVMT chủ yếu là XPVPHC. Điều đó được thể hiện qua các văn bản pháp luật quy định về XPVPHC trong từng lĩnh vực cụ thể của BVMT mà các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, đó chính là trách nhiệm hành chính. VPHC trong lĩnh vực BVMT là các hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước về BVMT của các tổ chức, cá nhân mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. VPHC trong lĩnh vực BVMT là sự kiện pháp lý cơ bản làm phát sinh quan hệ đặc biệt - quan hệ trách
  • 40. 34 nhiệm hành chính giữa một bên là nhà nước và một bên là cá nhân hoặc tổ chức có hành vi VPHC về BVMT. Trong đó, phía VPHC có nghĩa vụ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi (về tinh thần, vật chất…) bởi những biện pháp cưỡng chế Nhà nước đặt ra được ghi nhận trong chế tài của các quy phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực BVMT. VPHC về BVMT luôn luôn là hành vi (hành động hoặc không hành động) của con người… Trước đây, việc XPVPHC trong lĩnh vực BVMT căn cứ vào Luật BVMT năm 2005 và Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về XPVPHC trong lĩnh vực BVMT. Sau khi Luật BVMT năm 2014 có hiệu lực và để phù hợp với Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định về XPVPHC trong lĩnh vực BVMT.Nghị định số 155/2016/NĐ-CP đã quy định rõ các hành vi VPHC, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền XPVPHC; trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và XPVPHC trong lĩnh vực BVMT. Nghị định số 155/2016/NĐ-CP mang tính răn đe cao hơn, quy định cụ thể về các hành vi VPHC, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi VPHC, thẩm quyền lập biên bản VPHC, thẩm quyền XPVPHC; trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và XPVPHC trong lĩnh vực BVMT. Việc ban hành Nghị định số 155/2016/NĐ-CP là đòi hỏi cấp thiết, góp phần thực hiện công tác thanh, kiểm tra và XLVPHC trong lĩnh vực BVMT được thống nhất, hiệu quả có tính răn đe cao. Với các chế tài xử phạt nghiêm khắc, Nghị định sẽ là công cụ hữu hiệu, đáp ứng yêu cầu của công tác BVMT trong tình hình mới, nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật. Luật XLVPHC năm 2012 quy định XPVPHC bao gồm các chế tài hành chính thông thường, áp dụng đối với chủ thể là cá nhân, tổ chức có hành vi VPHC, bao gồm hình thức xử phạt chính (cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất), hình thức phạt bổ sung (tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện VPHC, trục xuất khi không áp dụng là hình phạt chính) và các biện pháp khắc phục hậu quả VPHC gây ra nhằm lập lại trật tự quản lý bị xâm hại.
  • 41. 35 Như vậy, có thể hiểu XLVPHC trong lĩnh vực BVMT như sau: XLVPHC trong lĩnh vực BVMT là việc cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền xem xét và giải quyết đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT do các cá nhân, cơ quan hay tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không thuộc phạm vi các tội hình sự đã được quy định trong Bộ luật hình sự. 2.1.1.2. Khái niệm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Để XLVPHC trong lĩnh vực BVMT, Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), Luật BVMT được ban hành lần đầu tiên năm 1993 và được sửa đổi 02 lần vào các năm 2005 và năm 2014 (Luật số 52/2005/QH11 và Luật số 55/2014/QH13), cùng với nhiều VBQPPL liên quan đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động BVMT. Trong số những công cụ pháp lý quan trọng góp phần đáng kể vào việc BVMT một cách trực tiếp, có hiệu quả phải kể đến Luật XLVPHC năm 2012 và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật XLVPHC, như: Nghị định số 103/3013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC trong hoạt động thủy sản; Nghị định số 107/2013/NĐ-CP ngày 20/9/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (được sửa đổi, bổ sung bở Nghị định số 65/2015/NĐ-CP ngày 07/8/2015); Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính Phủ quy định XPVPHC trong lĩnh vực thú ý, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản; Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015); Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC trong lĩnh vực y tế (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 65/2015/NĐ-CP ngày 08/8/2015); Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC về an toàn thực phẩm; Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định XPVPHC trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;