SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k511
Lời nói đầu
Ngày nay, ngành công nghiệp Dầu khí đang là một ngành công nghiệp mũi
nhọn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam không ngừng vững mạnh và ngày càng phát triển không chỉ ở
trong nước mà còn vươn xa tới thị trường quốc tế. Trong công nghiệp Dầu khí
không thể không nhắc tới thị trường quốc tế trong công tác thăm dò và khai
thác Dầu khí.
Đề cập đến sự phát triển của ngành công nghiệp Dầu khí không thể
không nhắc đến vai trò quan trọng của các thiết bị phục vụ cho công tác
khoan và khai thác. Một trong những vấn đề được quan tâm là tìm hiểu về
chuyên ngành thiết bị khoan, cấu tạo, nguyên tắc vận hành và nâng cao tuổi
thọ cũng như hiệu suất của các thiết bị.
Với mong muốn góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp Dầu khí
nước nhà, qua quá trình học tập và nghiên cứu, cộng với sự hướng dẫn tận
tình của thầy Trần Văn Bản cũng như sự đồng ý của bộ môn Thiết bị Dầu
khí và công trình, Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Hà Nội em
viết về đề tài: “Máy bơm piston YHБ – 600 dùng trong công tác khoan
dầu khí" từ đó đi dến chuyên đề " Tính toán các thông số của van bơm
piston YHБ – 600 ".
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế
nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn.
Qua đồ án này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy
Trần Văn Bản, các thầy cô trong bộ môn Thiết bị Dầu khí và công trình,
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05, năm 2011
Sinh viên
La văn Diệu
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k512
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔ HỢP THIẾT BỊ KHOAN
1.1. Chức năng và các bộ phận của tổ hợp khoan
Tổ hợp thiết bị khoan bao gồm các thiết bị, cơ cấu máy dùng để thực
hiện quy trình công nghệ khoan các giếng khoan theo một công nghệ nào đó.
Quy trình công nghệ cơ bản của công tác khoan bao gồm:
- Quay dụng cụ khoan, truyền mô men quay và tải trọng lên chòong
khoan để thực hiện quá trình phá hủy đất đá (khoan thuần túy).
- Vận chuyển mùn khoan, rửa hoặc thổi giếng khoan (làm sạch mùn
khoan dưới đáy).
- Nâng thả bộ dụng cụ khoan để thay thế dụng cụ phá hủy (chòong
khoan), thả cột ống chống để gia cố thành giếng khoan.
- Gia công và làm sạch dung dịch, điều chế dung dịch.
- Ngoài ra còn có các công việc: thử vỉa, đo độ cong của giếng, xây lắp
tháo dỡ…
Để làm tốt những công tác trên thì cần phải có những bộ phận để thực
hiện chức năng này:
- Thiết bị nâng thả bộ dụng cụ và cột ống chống: cơ cấu nâng ( tời
khoan, bộ hãm tời, hệ ròng rọc, tháp khoan ). Trong quá trình làm việc cơ cấu
nâng chịu tải trọng lớn nhất( trục tải chính).
- Thiết bị quay bộ dụng cụ khoan: bàn roto, đầu quay di động, các loại
động cơ đáy( tua bin, trục vít, động cơ khoan điện…)
- Cơ cấu của bộ dụng cụ phục vụ cho công tác nâng thả bao gồm: khóa
tháo vặn cần, ống, hệ thống giá đỡ kẹp cần, êlêvatơ, móc nâng…
- Thiết bị làm sạch giếng khoan: các máy bơm khoan, bình điều hòa, hệ
thống ống hút, ống đẩy, hệ thống máng tuần hoàn dung dịch, máy trộn, sàng
rung, thiết bị tách mùn khoan…
- Thiết bị để bịt kín miệng giếng, bao gồm: thiết bị đầu ống, thiết bị
chống phun( thiết bị đối áp)
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k513
- Thiết bị dẫn động : động cơ phát lực, động cơ diezen, động cơ điện,
động cơ khí nén, thủy lực, các bộ truyền chuyển động, hộp giảm tốc, hộp tốc
độ và các thiết bị điều chỉnh khác…
- Dụng cụ và thiết bị đáy: chòong khoan, cần khoan, các chi tiết nối
cần, cần nặng, các bộ định tâm, các thiết bị để cứu chữa sự cố.
- Thiết bị điều khiển, đo và kiểm tra
- Các thiết bị phụ trợ khác phục vụ cho quá trình khoan: các thiết bị
phục vụ quá trình xây lắp, cẩu, cần trục, máy bơm phụ trợ, máy nén khí…
1.2. Sơ đồ tổ hợp thiết bị khoan
Do trong công tác khoan dầu khí luôn luôn có sự thay đổi về những giải
pháp công nghệ cũng như các phương án kỹ thuật nhằm tăng năng suất cho
quá trình xây lắp, nên ta cần thiết kế một tổ hợp thiết bị khoan mới. Sau khi
lựa chọn các thông số cơ bản thì chúng ta cần thiết kế sơ đồ phối hợp giữa các
cơ cấu máy để cho thiết bị làm việc với hiệu quả cao nhất.
Sơ đồ bố trí thiết bị là cơ sở để chúng ta thực hiện phương án xây lắp,
tháo dỡ và vận chuyển trong quá trình xây dựng.
Có nhiều cách bố trí thiết bị khác nhau nhưng chúng ta thường sử dụng
cách bố trí chúng trên mặt phẳng như sau:
Hình 1.1 - Sơ đồ bố trí tổ hợp thiết bị khoan
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k514
1: Bàn rôto 5: Giá để cần khoan 8: Động cơ dẫn động
2: Tời khoan 6: Hộp tốc độ của tời 9: Máy bơm khoan
3: Giá đựng cần 7: Cụm truyền động 10: Khung nền của tháp
4: Sàn chạy cần
Các sơ đồ bố trí phải đảm bảo các yếu tố sau:
+ Khả năng thực hiện chức năng công nghiệp của từng máy với một sơ
đồ động học đơn giản nhất.
+ Sơ đồ bố trí thuận lợi cho công tác tháo dỡ vận chuyển.
+ Mức độ ổn định cấu trúc và các thông số làm việc máy móc sau nhiều
lần di chuyển.
+ Chi phí cho công tác bố trí, lắp ráp thiết bị phải nhỏ và phù hợp với
điều kiện thi công.
+ Dạng, nguồn năng lượng cho ta sử dụng.
+ Đặc điểm, yêu cầu của cơ cấu máy về phương diện dẫn động.
Sau khi đã thiết kế được sơ đồ bố trí tổ hợp thiết bị khoan, ta phải đi
xây dựng sơ đồ truyền động cho tổ hợp thiết bị khoan đó. Sơ đồ truyền động
của tổ hợp thiết bị khoan phải thoả mãn một số yêu cầu sau:
- Thoả mãn yêu cầu về quy trình công nghệ khoan: đảm bảo tốc độ
quay của bộ dụng cụ và khoảng thay đổi tốc độ trong một giới hạn nào đó.
- Thời gian thao tác cho công tác nâng thả bộ dụng cụ phải nhỏ.
- Sơ đồ truyền động phải có cấu tạo đơn giản.
Từ sơ đồ bố trí tổ hợp thiết bị khoan trên, ta có thể xây dựng sơ đồ truyền
động cho tổ hợp thiết bị khoan này.
Có 3 dạng dẫn động như sau:
+ Dẫn động riêng: trong đó mỗi một cơ cấu tổ máy được dẫn động bằng
một động cơ riêng.
+ Dẫn động nhóm: cơ cấu máy, tổ hợp máy được dẫn động bằng hai
hay nhiều động cơ.
+ Dẫn động hỗn hợp: ghép nhiều động cơ để chạy cho một thiết bị hoặc
một máy công tác (chủ yếu đối với những thiết bị có công suất lớn như trong
khoan dầu khí).
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k515
1.3.Giới thiệu tổ hợp thiết bị khoan
1.3.1.Hệ thống quay
1.3.1.1. Bàn rô to
Tác dụng của bàn rô to:
+ Làm quay và truyền mô men cho bộ cần khoan.
+ Giữ và kẹp chặt bộ cần khoan, ống chống trong giếng khoan.
+ Tháo hoặc vặn ren của bộ cần khoan.
+ Treo bộ cần trong quá trình nâng hạ.
Nguyên lý làm việc của bàn roto: bàn roto nhận chuyển động từ trục
roto qua bộ kẹp xích, nhờ có bộ bánh răng hình côn biến chuyển động quay
quanh trục ngang thành chuyển động quay theo trục thẳng đứng. Hiện tại xích
truyền động của roto là kép, cường độ và công suất cao chịu tải trọng lớn,
chịu mài mòn, vì vậy xích roto rất chống mòn và dễ đứt nên ta phải thường
xuyên bôi trơn, và phải có hộp bảo vệ xích.
Khi truyền chuyển động quay cho roto qua tời, tốc độ roto được thay
đổi nhờ hộp số của tời hoặc bằng cách thay đổi đĩa xích. Nhưng trong một số
trường hợp để roto làm việc độc lập với tời và điều khiển tốc độ trong một
thời gian rộng, nó có thể được truyền động bằng động cơ dẫn động riêng.
Bàn roto có từ 3 đến 6 cấp tốc độ truyền và có một tốc độ quay ngược
để tháo lắp cần khoan và cứu chữa sự cố.
Bảng 1.1 - Đặc tính kỹ thuật của bàn rôto
Các thông số
Kiểu bàn rôto
P 700 P 560
Kích thước lỗ, (mm) 700 560
Tốc độ vòng quay của mâm rôto, (v/ph) 250 250
Mô men quay, (kG.m) 8000 5000
Kích thước: dài, rộng, cao (mm) 2272x1545x620 2315x1545x750
Trọng lượng, (kg) 4850 5850
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k516
1.3.1.2. Đầu thủy lực
Là thiết bị chuyên dụng để treo và quay bộ khoan cụ, chuyển dung dịch
khoan từ vòi cao áp xuống giếng, chịu tải trọng lớn, vòng quay có lúc tới
380v/ph, chịu áp suất thuỷ lực tới 320 atm.
Đầu thuỷ lực được chế tạo từ các chi tiết có vật liệu đảm bảo các yêu
cầu sau:
- Thời gian và độ an toàn của quá trình khoan giếng.
- Đảm bảo độ chịu tải và độ bền của các chi tiết khi chịu tải lớn nhất.
- Đảm bảo độ kín tuyệt đối giữa vỏ và phần thân giếng.
Hình 1.2 - Đầu xanhích
1: Lỗ dẫn hướng 5: Ổ bi 11: Ống cong
2, 8: Bộ gioăng trên và dưới 7: Ổ bi đỡ phụ 12: Nắp
3: Thân 9: Bộ gioăng nối nhanh 13: Quang treo
4, 6: Vòng bi 10: Bộ đầu nối nhanh 14: Cổ ngỗng
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k517
1.3.1.3. Động cơ đáy
Đặc trưng cơ bản của động cơ đáy là được lắp trực tiếp ngay phía trên
choòng khoan.
Trong quá trình khoan thì cột cần không quay nên tránh được ma sát
giữa cột cần và thành giếng, do đó ít gây ra hiện tượng sập lở do cần, ít gây
mòn và giảm hiện tượng đứt gãy trong quá trình làm việc. Ngoài ra động cơ
đáy còn có ưu điểm là truyền gần như toàn bộ công suất của động cơ cho
dụng cụ phá huỷ.
Động cơ đáy sử dụng trong quá trình khoan gồm 3 loại: tua bin khoan,
động cơ đáy trục vít và động cơ điện chìm.
1.3.1.4.Tua bin khoan
Là loại tua bin thuỷ lực nhiều tầng có cấu tạo giống nhau, mỗi tầng bao
gồm Stato được gắn chặt với thân và Roto được gắn với trục. Dòng chất lỏng
đi qua cánh stato và cánh roto theo một góc nhất định nào đó, làm cho roto
quay và dòng chất lỏng lại tiếp tục đi vào tầng tiếp theo. Cứ như vậy, năng
lượng của dòng chất lỏng được các tầng tiếp nhận và biến thành chuyển động
quay của choòng.
1.3.1.5. Động cơ đáy trục vít
Động cơ đáy trục vít có kích thước không lớn, rất hiệu quả khi khoan
các giếng có đường kính bé và chiều sâu lớn, khoan cắt xiên, khoan ngang,
khoan các thân giếng cũ.
1.3.1.6. Động cơ điện chìm
Đây là thiết bị quay được truyền động bằng điện thông qua dây cáp lắp
phía trong cột cần khoan, chiều dài của dây cáp tương ứng với chiều dài của
cần khoan.
Khoan bằng động cơ điện chìm về mặt lý thuyết tỏ ra có nhiều lợi thế
như khi khoan bằng tua bin và trục vít. Tuy nhiên nó có hạn chế về mặt đặc
tính cứng của động cơ, số vòng quay cao, yêu cầu kỹ thuật truyền điện và dẫn
điện xuống động cơ tuyệt đối an toàn, tuổi thọ động cơ thấp nên phạm vi áp
dụng chưa được rộng rãi.
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k518
1.3.2: Hệ thống nâng thả
1.3.2.1: Tháp khoan
Tháp khoan là một bộ phận của tổ hợp thiết bị khoan, nó có các chức
năng:
- Nâng thả bộ dụng cụ khoan, ống chống và các thiết bị khác;
- Treo một phần trọng lượng cột cần khi khoan giảm tải;
- Dùng để dựng cột cần dựng;
- Bảo vệ con người và thiết bị.
Chiều cao của tháp phụ thuộc vào chiều sâu của giếng khoan (chiều dài
cần dựng).
Thực tế người ta chế tạo tháp với các chiều cao tiêu chuẩn sau:
- Tháp cao 28 m cho các giếng sâu 1200  1300 m
- Tháp cao 41  42 cho các giếng sâu 1300  3500 m
- Tháp cao 53 m cho các giếng sâu > 3500 m.
Tùy theo kết cấu của tháp mà ta phân tháp ra làm ba loại chính: tháp chữ A,
tháp 3 chân, tháp 4 chân.
1.3.2.2 .:Tời khoan
Tời khoan là một bộ phận trong cơ cấu nâng thả của tổ hợp thiết bị khoan, nó
có các chức năng:
- Nâng thả bộ dụng cụ khoan và ống chống;
- Điều chỉnh tải trọng đáy trong khi khoan;
- Sử dụng với một số mục đích kỹ thuật khác.
Tùy theo sức nâng, công suất trên trục tời, dạng động cơ dẫn động,
nguyên lý cấu tạo,.. mà tời được chia làm nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên,
với bất kỳ loại tời nào, trong quá trình tính toán và chọn tời, ta cũng phải chú
ý các thông số cơ bản như: số tốc độ, sức nâng của tời, cống suất dẫn dộng tời
và kích thước của tang tời. Để từ đó chọn được loại tời hợp lý nhằm mạng lại
năng suất làm việc cũng như hiệu quả kinh tế là cao nhất.
1.3.2.3. Hệ thống palăng
Hệ thống palăng biến chuyển động quay của tang tời thành chuyển
động tịnh tiến lên xuống của móc nâng và làm giảm tải cho dây cáp.
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k519
Tuỳ theo tải trọng nâng thả và số nhánh dây cáp, hệ thống palăng được
phân ra làm nhiều cỡ.
Với tải trọng 50  75 tấn sử dụng vỡ 2 x 3 hoặc 3 x 4
Với tải trọng 100  130 tấn sử dụng cỡ 4 x 5 hay 5 x 6 hoặc 6 x 7 .
Trong ký hiệu trên: chữ số đầu chỉ số con lăn trên bộ ròng rọc động,
chữ số thứ hai sau dấu (x) chỉ số con lăn trên bộ ròng rọc cố định.
Dây cáp được mắc vào các con lăn của hệ thống Ròng rọc tĩnh và động
theo một trình tự nhất định. Một đầu cáp được giữ cố định (thường ở 1 chân
của tháp sao cho kíp trưởng dễ quan sát khi làm việc) gọi là đầu cáp chết còn
một đầu mắc vào tời khoan gọi là cáp tời hay là đầu cáp cuốn.
- Các bộ phận chính của hệ thống palăng
* Bộ ròng rọc tĩnh
Gồm một khung kim loại trên đó có lắp một trục, trên trục được
gắn các puly để luồn cáp tời đi qua. Toàn bộ bộ ròng rọc tĩnh được lắp lên sàn
trên cao của tháp khoan. Tải trọng đặt lên hệ ròng rọc cố định cũng như lên
tháp khoan lớn hơn tải trọng ở móc nâng.
* Ròng rọc động và móc nâng
Ròng rọc động thờng chế tạo liền khối với móc nâng. Móc nâng
dùng để treo cột cần khoan, móc vào êlêvatơ khi kéo thả dụng cụ. Ngoài móc
nâng ra còn có quang treo, quang treo có 2 loại: loại đơn và loại kép. Quang
treo là khâu nối giữa móc nâng và êlêvatơ.
Ngoài ra cũng có thể chế tạo bộ ròng rọc động tách rời với móc
nâng (Riêng biệt).
* Cáp tời
C¸p têi gåm 6 mói ®-îc xo¾n quanh lâi (b»ng sîi
h÷u c¬ hay kim lo¹i).Mçi mói l¹i cã tõ 19 ®Õn 37 sîi
thÐp xo¾n víi nhau t¹o thµnh mói. Th«ng th-êng chiÒu
xo¾n cña c¸c sîi thÐp ë c¸c mói ng-îc víi chiÒu xo¾n
cña c¸c mói trªn lâi c¸p khoan. ChÝnh ®iÒu nµy lµm
cho c¸p cøng h¬n nh-ng còng phÇn nµo gióp chèng
xoay.
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5110
Cáp khoan thờng được chế tạo theo các kích thớc quy chuẩn: 25 mm, 28 mm,
32 mm, 35 mm
1.3.3. Thiếtbị chống phun
Những giếng khoan dầu khí không thể dự đoán được chính xác áp suất
trong lòng đất đối với từng giếng, vì trong quá trình thi công giếng khoan có
thể gặp hiện tượng phun trào. Đây là sự cố nguy hiểm nhất gây nhiều hậu quả
rất nặng nề về tính mạng của con người cũng như về vật chất. Để hạn chế và
khắc phục sự cố này người ta dùng hệ thống van đối áp được lắp đặt trên
miệng giếng khoan.
Hệ thống này có nhiệm vụ bịt kín miệng giếng khoan khi xuất hiện
phun trào dầu khí, tuần hoàn dung dịch tách bớt khí khỏi dung dịch qua các
bình và máy tách khí, phun được dung dịch nặng để dập giếng khoan.
1.3.3.1. Đối áp vạn năng
Người ta gọi nó là đối áp dạng màng hoặc túi. Nó có thể đóng trên bất
kỳ thiết bị khoan nào và thậm chí đóng cả giếng khoan trống. Nó cho phép
việc thao tác cột cần khoan qua lớp màng trong khi giếng khoan được đóng và
dưới tác dụng của áp suất.
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5111
Hình 1.3 - Đối áp vạn năng
1: Tấm chống mòn 4: Buồng mở
2: Đệm làm kín 5: Piston
3: Nắp 6: Buồng đóng
1.3.3.2. Đối áp ngàm(hay đối áp má)
Khi đóng giếng hoàn toàn, bộ phận để đóng giếng là má đặt nên gọi là
đối áp má đặt.
Trong khi khoan hoặc chống ống nếu xảy ra hiện tượng dầu khí phun
thì van sẽ làm kín bằng cách ôm kín lấy cần hoặc ống chống (đối áp ôm cần).
Khi đang khoan nếu dầu và khí phun bất chợt với áp suất cao thì lúc đó
để đóng miệng giếng phải cắt đứt bộ dụng cụ hoặc cột ống để bịt kín cả miệng
giếng( cắt cần).
Đối áp ngàm có thể đóng bằng tay hoặc bằng thuỷ lực nhưng mở thì
hoàn toàn bằng thuỷ lực.
1.3.5.3. Đối áp xoay
Đối áp xoay cho phép xoay và thao tác cột cần khoan, nó được lắp đặt
phía trên các đối áp thông thường. Nó được sử dụng để khoan dưới áp suất mà
dung dịch khoan vẫn có tỷ trọng nhỏ và chủ yếu trong trường hợp khoan thổi
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5112
khí. Nó cho phép tự động đóng kín miệng giếng ở bất kỳ vị trí nào của cột cần
khoan. Khi làm việc nó được lắp cùng một đối áp ngàm hoặc đối áp vạn năng.
Hình 1.4 - Đối áp xoay
1: Đệm xoay 5: Mở then lăn 9: Đường hồi dung dịch
2: Thân quay 6: Thân 10: Đệm làm kín
3: Gioăng 7: Đầu vuông dẫn động 11:Lỗ điền đầy
4: Bộ mở then 8: Ổ lăn
1.3.4. Hệ thống tuần hoàn dung dịch
Hệ thống tuần hoàn và thiết bị làm sạch dung dịch các các chức năng
như: Nâng mùn khoan; Giữ mùn khoan ở trạng thái lơ lửng sau khi ngưng
tuần hoàn dung dịch; Làm mát dụng cụ khoan, giảm ma sát cho bộ khoan
cụ…. Sơ đồ làm việc của hệ thống tuần hoàn dung dịch được thể hiện trên
hình 1.5.
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5113
Hình1.5 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống tuần hoàn dung dịch
1,2. Máy bơm dung dịch
3,4. Bể chứa dung dịch
sạch
5. Ống cao áp
6. Van một chiều
7. Tuy ô cao áp
8. Máng xả
9. Sàng rung
10. Bể chứa chất thải
11.Bể chứa dung dịch
12. Máng lọc bùn
13. Máng tách khí
14. Manifold hút
15. Đầu xanhích
16. Cần chủ động
17. Cần khoan
18. Cần nặng
19. Thành giếng
20. Chòong khoan
21. Khoảng không vành xuyến giữa ống chống và cột cần khoan
Giải thích sơ đồ 1.5:
Từ bể chứa (11) dung dịch sẽ đi qua máy lọc bùn (12) khi đó bùn được
giữ lại để dung dịch tiếp tục đi qua máy tách khí (13), phần lẫn khí trong dung
dịch sẽ được tách khí ra từ máy tách khí, dung dịch đi vào bể chứa (3 và 4) từ bể
chứa (3) dung dịch sẽ đi vào máy bơm. Từ (4) dung dịch sẽ đi qua manifold hút
sau đó dung dịch tiếp tục đi xuống cần khoan va choòng khoan lúc này dung
dịch và tạp chất được đưa ngược lên thành giếng và quay trở về máng xả (8) để
tiếp tục qua sàng rung. Cuối cùng chất thải được đưa trở về bể chứa (10) còn
dung dịch sẽ trở về bể chứa (11) và tiếp tục vòng tuần hoàn.
1.3.4.1Máybơm dung dịch
Trong công tác khoan thăm dò và khai thác dầu khí, máy bơm piston được sử
dụng rộng rãi .
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5114
Hiện nay người ta sử dụng rất nhiều loại máy bơm như: máy bơm tác
dụng đơn, máy bơm tác dụng kép, máy bơm tác dụng ba và máy bơm tác
dụng bốn. Tuỳ thuộc vào lưu lượng và cột áp khác nhau cần thiết mà có thể sử
dụng các loại máy bơm khoan với chức năng như trên.
Nước bị ép từ bơm khoan chảy qua đường ống cao áp, qua tuy ô cao áp
vào đầu xa nhíc. Đường ống cao áp gồm:, tuy ô cao áp, ống thẳng đứng.
- Bình điều hòa
Bình điều hòa có tác dụng làm giảm dao động áp suất nước vào và điều
hòa lưu lượng bơm do bơm làm việc không đều.
Về cấu tạo bìnhđiều hòa là một bình chứa khí có tác dụng như lò xo để
giảm bớt va đập thủy lực và được đặt ngay trên máy bơm. Bình điều hòa có
hai loại, dạng hình cầu và dạng hình trụ. Nhìn chung cả hai dạng bình này đều
có cấu tạo và nguyên lý làm việc như nhau.
- Ống cao áp
Để dẫn nước rửa từ bình điều hòa đến tháp khoan. Ống cao áp làm bằng
cần khoan, hai đầu có mặt bích để bắt vào bình điều hòa và ống đứng.
- Ống thẳng đứng
Đặt trong tháp khoan để dẫn nước rửa từ ống cao áp đến vòi của tuy ô
cao áp.
- Khóa nước
Đùng để bảo đảm chế độ không tải khi khởi động bơm và để tăng dần
áp suất lên. Khi bơm mới khởi động người ta đóng khóa nước lại để bơm làm
việc với chế độ không tải, sau đó mở dần khóa nước để áp suất trong bơm
tăng lên từ từ. Đường kích lỗ khóa phải bằng đường kính ống cao áp.
-Tuy ô cao áp
Dùng để nối giữa đầu thủy lực và ống thẳng đứng. Tuy ô cao áp phải đủ
bền và chịu được áp suất cao
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5115
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ BẢN BƠM PISTON:
2.1. Tổng quan về máy bơm khoan trong công nghiệp dầu khí:
Máy bơm dung dịch khoan là thiết bị không thể thiếu được trong mỗi tổ
hợp thiết bị khoan. Nhiệm vụ của nó là hút chất lỏng ở bể chứa và bơm vào
trong cần khoan xuống đáy giếng, làm mát choòng khoan và đưa mùn khoan
lên mặt đất. Ngoài ra, máy bơm khoan còn tạo năng lượng chất lỏng để làm
quay tuabin khoan trong quá trình khoan bằng tuabin. Trong một số trường
hợp, máy bơm khoan còn được dùng để ép chất lỏng vào vỉa để duy trì áp suất
vỉa, tăng tuổi thọ khai thác cho vùng mỏ.
Để thực hiện được các nhiệm vụ này thì máy bơm khoan thường được sử
dụng là máy bơm piston, vì máy bơm loại này có các ưu điểm:
- Có thể bơm được các dung dịch có trọng lượng riêng khác nhau;
- Có thể tạo được áp suất lớn;
- Áp suất và lưu lượng không phụ thuộc vào nhau. Đây là yếu tố quan
trọng để đáp ứng yêu cầu về công nghệ khoan;
- Cấu tạo đơn giản, dễ thay thế, bảo dưỡng.
- Độ bền cao và dể vận chuyển.
Ngoài ra, máy bơm piston sử dụng trong công nghiệp dầu khí có nhiệm vụ:
- Bơm trám ximăng;
- Bơm ép nước hoặc bơm nứt vỉa thuỷ lực;
- Bơm vận chuyển sản phẩm khai thác.
Đặc tính kỹ thuật của một số loại máy bơm khoan:
Bảng 2.1 - Đặc tính kỹ thuật của một số loại máy bơm khoan
Các thông số Kiểu bơm
12ГP Y8-6 YHБ-600
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5116
Công suất máy bơm, kW
Chiều dài hành trình piston, mm
Số xy lanh
Đường kính xy lanh, mm
Đường kính cần piston, mm
Lưu lượng, l/s
với xy lanh lớn nhất
với xy lanh nhỏ nhất
Áp suất, kG/cm2,
với xy lanh lớn nhất
với xy lanh nhỏ nhất
Kích thước, mm:
dài
rộng
cao
Trọng lượng bơm
316
300
2
130÷160
65
24
15,1
175
200
3950
2250
2300
9510
632
350
2
150÷170
65
32,3
24,4
154
200
4190
2362
3205
14600
600
400
2
130÷200
70
51,1
19,7
100
250
5100
2626
1877
25156
2.2. Phân loại máy bơm piston:
- Phân loại theo cách bố trí xi lanh:
+ Bơm thẳng đứng;
+ Bơm nằm ngang.
- Phân loại theo cấu tạo của piston:
+ Bơm piston đĩa;
+ Bơm piston trụ.
- Phân loại theo lưu lượng:
+ Bơm lưu lượng nhỏ: Q < 15 m3/h;
+ Bơm lưu lượng trung bình: Q = 15  60 m3/h;
+ Bơm lưu lượng lớn: Q> 60 m3/h.
- Phân loại theo số xi lanh:
+ Bơm 1 xi lanh;
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5117
+ Bơm 2 xi lanh;
+ Bơm 3 xi lanh;
+ Bơm 4 xi lanh.
- Phân loại theo áp suất:
+ Bơm có áp suất thấp: P < 10at;
+ Bơm có áp suất trung bình: P = 10  20 at;
+ Bơm có áp suất cao: P > 20 at.
- Phân loại theo cách tác dụng:
+ Bơm tác dụng đơn;
+ Bơm tác dụng kép:
- Bơm 1 xi lanh tác dụng kép;
- Bơm 2 xi lanh tác dụng đơn.
+ Bơm tác dụng 3: ghép 3 xi lanh tác dụng đơn;
+ Bơm tác dụng 4:
- 2 xi lanh tác dụng kép;
- 4 xi lanh tác dụng đơn.
- Phân loại theo loại dẫn động: dẫn động bằng tay, dẫn động bằng điện,
dẫn động bằng khí nén…
2.3. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy bơm piston :
Bơm piston là một máy thủy lực, trong đó năng lượng cơ học của động
cơ truyền cho chất lỏng nhờ một quả nén (gọi là piston) chuyển động tịnh tiến
qua lại trong xi lanh. Ta xét cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm piston tác
dụng đơn và bơm piston tác dụng kép.
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5118
2.3.1. Bơm piston tác dụng đơn :
a) Cấu tạo:
Hình 2.1-Sơ đồ cấu tạo của máybơm piston tác dụng đơn
1. Xi lanh
2. Cần piston
3. Piston
4. Hộp van
5. Ống đẩy
6. Van đẩy
7. Van hút
8. Ống hút
9. Bể hút
10. Con trượt
11. Thanh truyền
12. Tay quay
13.Trục khuỷu
b) Nguyên lý làm việc :
Trong quá trình làm việc, trục khuỷu 13 quay, truyền chuyển động khứ
hồi cho piston 3 qua hệ thống con trượt 10, tay quay 12 và thanh truyền 11.
Piston chuyển động tịnh tiến qua lại trong xi lanh.
Khoảng không gian giữa mặt đầu của piston và các van là khoang làm
việc của máy bơm. Thể tích khoang làm việc này thay đổi phụ thuộc vào vị trí
của piston.
Những điểm tận cùng bên phải và bên trái của piston gọi là điểm chết
phải (điểm A) và điểm chết trái (điểm B). Khoảng cách từ điểm chết phải đến
điểm chết trái gọi là hành trình của piston, ký hiệu là S; S = 2R, R: bán kính
tay quay của trục khuỷu.
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5119
Khi piston chuyển động từ A sang B, van hút 7 đóng lại, van đẩy 6 mở
ra, chất lỏng bị đẩy ra ngoài.
Ngược lại, khi piston chuyển động từ B sang A, áp suất trong ống hút
giảm. Lúc này van hút 7 mở, van đẩy 6 đóng, chất lỏng từ bể 9 được hút đầy
vào khoang làm việc của máy bơm.
Quá trình cứ lặp đi lặp lại như vậy. Sau mỗi vòng quay của trục khuỷu,
bơm thực hiện một quá trình hút và một quá trình đẩy.
2.3.2. Bơm piston tác dụng kép :
a) Cấu tạo:
Hình 2.2 - Sơ đồ cấu tạo máy bơm piston tác dụng kép
1. Cần piston 5. Buồng làm việc 9. Tay quay
2. Xilanh 6. Van hút 10. Trục khuỷu
3. Ống hút 7. Ống xả 11. Con trượt
4. Van xả 8. Bể chứa
b) Nguyên lý làm việc:
Nhờ có hệ thống tay quay - thanh truyền, chuyển động của động cơ sẽ
được biến thành chuyển động tịnh tiến của piston trong xilanh với hành trình
S = 2.R (R- bán kính tay quay). Hai điểm B1, B2 ứng với hai vị trí biên của tay
quay. Khi piston đi từ B1 đến B2 thì khoang B1 thực hiện quá trình hút, khoang
B2 thực hiện quá trình đẩy. Khi đó khoang thể tích B1 tăng lên, áp suất giảm
dần và nhỏ hơn áp suất mặt thoáng Pa, do đó chất lỏng từ bể chứa qua van hút
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5120
6 vào buồng làm việc B1, trong khi đó van 4 đóng lại. Còn bên khoang B2 thì
thể tích buồng làm việc giảm, áp suất tăng lên, van 6 đóng lại và van 4 mở ra,
chất lỏng sẽ được đẩy qua van đẩy 4 vào ống xả 7. Khi piston tới B2 thì
khoang B1 kết thúc quá trình hút, khoang B2 kết thúc quá trình đẩy.
Quá trình ngược lại, khi piston đi từ B2 đến B1 thì khoang B2 thực hiện
quá trình hút, khoang B1 thực hiện quá trình đẩy. Như vậy, mỗi vòng quay
của trục chính thì bơm thực hiện được hai lần hút và hai lần đẩy (hai chu kỳ
hay còn gọi là tác dụng kép). Nếu tay quay tiếp tục quay thì bơm lặp lại quá
trình hút và đẩy như cũ.
2.4. Các thông số cơ bản của máy bơm piston:
Các thông số cơ bản là các thông số biểu thị khả năng làm việc và đặc
tính của bơm, bao gồm: Cột áp (H - m cột nước); Lưu lượng (Q - l/s); Công
suất (N - kW); hiệu suất ().
2.4.1. Cột áp (H):
Ở đây ta dùng khái niệm “Năng lượng đơn vị”. Năng lượng đơn vị là
năng lượng của một đơn vị trọng lượng chất lỏng.
Cột áp của máy bơm là năng lượng đơn vị của dòng chảy trao đổi được
với bơm, được tính bằng sự chênh lệch năng lượng đơn vị của dòng chảy ở
mặt trước và mặt sau của máy bơm:
H = eBA = eB - eA (2.1)
Ta xét 2 mặt cắt (hình 2.3): mặt trước A-A và mặt sau B-B của bơm:
Ta gọi:
- eA và eB: Năng lượng đơn vị ở mặt cắt A-A và B-B;
- ZA và ZB: Độ cao của 2 mặt cắt đến mặt nước;
- PA, VA và PB, PB: Áp suất và tốc độ của dòng chảy ở 2 mặt cắt.
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5121
Hình 2.3: Sơ đồ tính toán cột áp của bơm
Ta có:
g
V
Z
P
e AA
A
A
A
2
. 2


 (2.2)
g
V
Z
P
e BB
B
B
B
2
. 2


 (2.3)
Trong đó:
- g: Gia tốc trọng trường;
- : Trọng lượng riêng của chất lỏng;
- A, B: Hệ số điều chỉnh động năng.
Thay công thức (2.2) và (2.3) vào (2.1), ta được:
 
g
VV
ZZ
PP
e AABB
AB
AB
BA
2
2
.
2
. 




 (2.4)
Nhận thấy:
- eBA > 0: Máy bơm cung cấp năng lượng cho chất lỏng;
- eBA < 0: Chất lỏng cung cấp năng lượng cho máy thủy lực;
eBA = H, gọi là cột áp, đơn vị là mét cột nước.
Thành phần  AB
AB
ZZ
PP



là thế năng đơn vị, được gọi là cột áp
tĩnh, ký hiệu là Ht.
B
ZA ZB
PB, VB
PA, VA
B B
A A
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5122
Thành phần
g
VV AABB
2
2
.
2
.  
là động năng đơn vị, được gọi là cột áp động,
ký hiệu là Hđ.
Như vậy:
H = Ht + Hđ (2.5)
2.4.2. Lưu lượng (Q):
Lưu lượng là lượng chất lỏng chảy qua máy bơm trong một đơn vị thời
gian, tính theo lít/giây (l/s), lít/phút (l/ph), mét khối/giờ (m3/h).
Máy bơm tác dụng đơn:
60
... nSFi
Q  (l/s) (2.6)
Máy bơm tác dụng kép:
60
.... nSFai
Q  (l/s) (2.7)
Trong đó:
- F: Tiết diện xi lanh;
- S: Khoảng dịch chuyển của piston;
- i: số xi lanh;
-n: số hành trình kép;
- a: hệ số kể đến ảnh hưởng của cần piston:
F
f
a
2
1
- f: tiết diện cần piston.
Với bơm tác dụng đơn, a = 1.
2.4.3. Công suất (N):
Công suất của động cơ (Nđc) chi phí cho quá trình bơm làm việc bao
gồm các thành phần sau:
- Chi phí công suất để nâng một lưu lượng Q lên độ cao H trong 1 đơn
vị thời gian được gọi là công suất thủy lực hay công suất có ích (Ntl);
75
.. HQ
Ntl

 (2.8)
Công suất thủy lực chính là cơ năng mà chất lỏng trao đổi với bơm
trong 1 đơn vị thời gian.
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5123
- Chi phí công suất để thắng các tổn hao thủy lực, tổn hao thể tích, tổn
hao cơ khí, được đánh giá bằng hệ số tl, V và c.
+ Tổn hao thủy lực tl: bao gồm chi phí để thắng các sức cản thủy lực
do ma sát với thành ống và các tổn hao cục bộ do thay đổi tốc độ dòng chảy
khi chất lỏng chuyển động từ bể chứa đến ống đẩy. Ngoài ra còn để thắng lực
quán tính của van.
l
t
tl
H
H
 (2.9)
Ht, Hl: Cột áp thực tế và cột áp lý thuyết.
+ Tổn hao thể tích V: được xác định bằng hệ số hút đầy:
l
t
V
Q
Q
 (2.10)
Qt, Ql: Lưu lượng thực tế và lưu lượng lý thuyết.
Như vậy, công suất trên trục của piston là công suất làm việc hay công
suất chỉ báo (Nlv):
Vtl
tl
lv
N
N
 .
 (2.11)
+ Tổn hao cơ khí (c): là các tổn hao từ động cơ đến trục của piston.
Như vậy, công suất của động cơ sẽ là:
Nđc=
cVtlcVtl
tl HQN


 ...75
..
..
 (2.12)
2.4.4. Hiệu suất ():
Hiệu suất toàn phần của máy bơm được xác định theo công thức:

dc
tl
N
N
 cVtl  .. (2.13)
Thông thường,  = 0,67  0,85.
2.5. Đường đặc tính của máy bơm piston:
2.5.1. Đường đặc tính làm việc của máy bơm piston:
Đồ thị biểu diễn mối quan hệ H = f(Q) khi tốc độ quay của tay quay n
là hằng số gọi là đường đặc tính của máy bơm piston.
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5124
n1 = const < n2 = const
QQ2Q1
2'
1'
21
H
0
Hình 2.4 - Đường đặc tính làm việc của bơm piston
- Đường 1’ và đường 2’ là đường đặc tính lý thuyết ứng với tốc độ
quay là n1 = const (Q1) và n2 = const (Q2).
- Đường 1 và đường 2 là đường đặc tính thực tế ứng với n1 và n2, n1 <
n2.
Qua đồ thị ta thấy :
- Về mặt lý thuyết, khi n = const thì việc tăng cột áp H không ảnh
hưởng tới lưu lượng Q (H và Q độc lập với nhau).
- Có sự sai khác giữa đường lý thuyết và thực tế là do khi cột áp H tăng
sẽ tăng các hiện tượng rò rỉ. Sự sai khác này càng lớn khi Q càng lớn, vì lúc
này không chỉ có hiện tượng rò rỉ mà các van làm việc cũng không kịp thời,
gây tổn thất về lưu lượng.
2.5.2. Đường đặc tính phụ thuộc giữa Q, N và η của máy bơm với H :
Hình 2.5 - Đường đặc tính phụ thuộc giữa Q, N và η với H
η
Q
N
H
Q N η
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5125
Từ đồ thị ta thấy :
- Khi H tăng thì Q giảm ;
- Ở đoạn H1, H2, hiệu suất không thay đổi;
- Khi cột áp làm việc ở mức rất thấp hoặc rất cao, hiệu suất làm việc
giảm. Khi H thấp, hiệu suất giảm do công suất có ích trên trục máy bơm
nhỏ; khi H cao, hiệu suất giảm do hiện tượng rò rỉ.
2.5.3. Đường đặc tính xâm thực của máy bơm:
Hiện tượng xâm thực ở máy bơm là hiện tượng xuất hiện bọt khí ở
trong chất lỏng được bơm. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng xâm thực
là do sự xuất hiện các bọt khí, xảy ra khi:
- Chiều cao hút quá lớn làm giảm nhiệt độ sôi.
- Nhiệt độ chất lỏng quá cao.
- Trong chất lỏng có khí đồng hành.
- Đường ống hút quá nhỏ, quá dài làm tăng tổn thất thủy lực.
Đường đặc tính xâm thực cho thấy khả năng làm việc bình thường của
máy bơm ứng với số vòng quay không đổi và nhiệt độ làm việc nhất định
phụ thuộc độ chân không của máy bơm.
Hình 2.6 - Đường đặc tính xâm thực của máy bơm
K1, K2 là điểm giới hạn phạm vi làm việc an toàn của bơm ứng với trị
số áp suất chân không giới hạn. Nếu độ chân không vượt quá các trị số giới
hạn thì bơm sẽ làm việc trong tình trạng bị xâm thực.
Q
Q2
Q1
K2 K1
Kgh
n2
n1
n2 >> n1
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5126
CHƯƠNG 3: MÁY BƠM YHБ – 600 TRONG CÔNG TÁC KHOAN
DẦU KHÍ
Máy bơm dung dịch khoan hiện nay có rất nhiều loại. tuy nhi ên tr ên c ác
giàn cố định của Việt Nam hiện nay máy bơm YHБ – 600 vẫn được sử dụng
rộng rãi do nó có được các ưu điểm:
- Công suất khá lớn đảm bảo đủ công suất, lưu lượng, áp suất cho nhu cầu
khoan trên các vùng biển Việt Nam.
-Làm việc ổn định ít xảy ra hỏng hóc lớn, dễ dàng trong việc bảo dưỡng,
sửa chữa khắc phục khi sự cố hỏng hóc máy bơm.
- Giá thành thấp, tuổi thọ cao, đảm bảo về yêu cầu kinh tế khi sử dụng loại
máy bơm này.
3.1. Đặc tính Kỹ thuật và nguyên lý làm việc của máy bơm YHБ-600
3.1.1. Đặc tính kỹ thuật của máy bơm YHБ-600
Máy bơm YHБ-600 là dạng máy thủy lực thể tích nằm ngang có 2 xylanh tác
dụng kép. Nó là máy bơm dùng để bơm dung dịch khoan xuống đáy giếng
trong quá trình khoan thông qua cột cần khoan. Ngoài ra, còn dùng để bơm
dung dịch khoan xuống đáy giếng làm quay tuabin và choòng khoan đồng
thời tạo áp suất để đưa mùn khoan lên trên bề mặt và gia cố thành giếng
khoan, làm mát choòng khoan. Đặc tính kỹ thuật của máy như sau :
Bảng 3.1.Đặc tính kỹ thuật bơm YHБ-600 :
Công suất máy bơm 600 kW
Công suất thuỷ lực 475 kW
Chiều dài hành trình Piston 400 mm
Đường kính ty Piston 70 mm
Loại bình ổn áp IIK-70-250 màng cao su
Thể tích khí trong bình ổn áp 70 dm3
Áp suất bơm lớn nhất 250 kG/cm2
Đường kính trục chủ động 175 mm
Đường kính trục trung gian 120 mm
Độ côn lỗ lắp nối van 1:6
Số xylanh 2
Số hành trình kép lớn nhất của piston 65 lần/phút
Tốc độ vòng quay của trục chủ động 320 vòng/phút
Tỷ số truyền động 123/25
Dạng van Van đĩa
Dạng van an toàn Dạng màng
Loại dây đai П
Số dây đai 16
Kích thước bơm:dài x rộng x cao 5100x2626x1877 mm
Nhiệt độ chất lỏng trong bơm < 800C
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5127
Đường của bánh đai và trọng lượng máy bơm tương ứng
Ф1400mm 22250kg
Ф1700mm 25750kg
Ф1800mm 26050kg
Đặc tính làm việc: Với mỗi cấp đường kính xylanh khác nhau, thì bơm sẽ làm
việc với những giá trị lưu lượng và cột áp khác nhau. Đường kính xylanh
càng nhỏ thì diện tích buồng làm việc sẽ càng nhỏ, nên lưu lượng bơm sẽ
giảm và cột áp bơm (áp suất bơm) sẽ càng tăng. Ngược lại, đường kính
xylanh càng lớn thì lưu lượng bơm sẽ càng lớn và áp lực bơm càng nhỏ. Điều
này được thể hiện rõ nhất qua bảng đặc tính làm việc của bơm ứng với mỗi
cấp xylanh.
Bảng 3.2. Các thông số kỹ thuật của xylanh ứng với số hành trình tối đa 65
(l/p)
Đường kính xylanh
(mm)
Lưu lượng
(m3/h)
Áp suất
(KG/cm2)
200
190
180
170
160
150
140
130
184
164
151
130
113
99
84
71
100
115
125
140
165
190
225
250
Đường của bánh đai Ф1400 ; Ф1700 ; Ф1800 mm
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5128
3.1.2. Sơ đồ nguyên lý làm việc của máy bơm YHБ-600
1
2
4
5
63
8
97
10
11
12
14
2420
21
1917
22
15
13
23
26
25
18
a e f c
dghb
Hình 3.1. Sơ đồ động học máy bơm khoan YHБ-600
Sv: La Văn Diệu Lớp: Thiết Bị Dầu
Khí_k51
29
Bảng 3.3. Các chi tiết sơ đồ động học dẫn động máy bơm khoan YHБ-600
STT Tên chi tiết STT Tên chi tiết
1 Máy Diezel B2-500 15 Con trượt
2 Khớp nối mềm 16 Van hút
3 Hộp giảm tốc 17 Xilanh
4 Côn hơi 500 18 Van xả
5 Puly 19 Đường ống cao áp
6 Đai E 38 x 5600 20 Ty bơm
7 Côn hơi 21 Piston
8 Pulu dẫn động bơm 22 Van an toàn
9 Đai E 38 x 10000 23 ống hút
10 Puly máy bơm 24 Bình ổn áp
11 Bánh răng chủ động 25 Lưới lọc
12 Trục khuỷu 26 Bể dung dịch
13 Bánh răng bị động a, b, c, d Van hút
14 Ty trung gian e, f, g, h Van xả
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5130
Hai máy Diezel (1) làm việc với chiều quay cố định như trên hình (3.1), toàn
bộ mômen truyền động sẽ được truyền qua hộp giảm tốc, côn hơi và hoà tải
vào puly (8). Puly (8) truyền chuyển động cho puly (10) qua bộ truyền đai (9)
làm cho trục (25) quay cùng bánh răng chủ động (11). Bánh răng chủ động
(11) quay sẽ dẫn động cho bánh răng bị động (13) quay theo qua cặp bánh
răng 123/25. Bánh răng (13) quay làm trục khuỷu (12) quay và biến chuyển
động quay của trục khuỷu thành chuyển động tịnh tiến của piston để thực hiện
quá trình nén hút.
Với cách bố trí như vậy nên hoạt động của máy bơm theo hành trình kép,
nghĩa là cả hai chiều máy đều thực hiện đồng thời hai chức năng, nén chất
lỏng vào ống cao áp để vào giếng khoan và hút chất lỏng từ bể vào xylanh để
chuẩn bị cho hành trình nén tiếp theo.
Khi piston chuyển động theo hình mũi tên, các van b, e, d, g đóng lại còn các
van f, h mở ra để cho dung dịch đi vào đường ống cao áp và xuống giếng,
đồng thời các van a, c mở ra để dung dịch từ bể chứa đi vào xylanh chuẩn bị
cho hành trình tiếp theo. Quá trình cứ lặp đi lặp lại như vậy, chất lỏng được
đẩy vào giếng khoan liên tục.
Máy bơm YHБ-600 có 2 xylanh bố trí song song, tay quay lệch pha nhau 90o
để chất lỏng đẩy ra đều đặn hơn. Trên đường xả của máy bơm có bố trí bình
khí (bình điều hòa) để đảm bảo áp suất cũng như lưu lượng đầu ra ổn định
hơn. Trong quá trình khoan có thể xảy ra các hiện tượng rắc rối phức tạp như
tắc cần, kẹt mùn, vòng tuần hoàn bị cản trở hoặc bị đình trệ. Trường hợp tắc
hoàn toàn có bộ phận van an toàn bật ra để xả chất lỏng ra ngoài. Bình thường
theo dõi qua đồng hồ.
Trong quá trình làm việc, piston chuyển động tịnh tiến qua lại trong xylanh.
Những điểm tận cùng bên phải và bên trái của nó được gọi là điểm chết phải
và điểm chết trái của piston. Khoảng cách giữa điểm chết phải đến điểm chết
trái gọi là khoảng chạy của piston, ký hiệu là S.
Sau cứ mỗi lần chuyển động từ điểm chết phải sang điểm chết trái, thì piston
lại đẩy và hút được một thể tích chất lỏng là: F.S và (F-f).S. Ngược lại, khi
piston chuyển động từ điểm chết trái sang điểm chết phải, thì nó cũng đẩy và
hút được một thể tích chất lỏng tương tự là: (F-f).S và F.S.
Trong đó:
+ F là diện tích piston, dm2;
+ f là tiết diện cần piston, dm2;
+ S là khoảng chạy piston, dm.
Mỗi lần piston chuyển động từ điểm chết phải sang điểm chết trái và ngược
lại được gọi là một bước kép. Như vậy, sau một bước kép của piston thì bơm
cung cấp một lượng chất lỏng là Q:
Q = F.S + (F-f).S = (2F-f).S (l/s)
Gọi n là số bước kép trong một phút (vg/ph) thì:
Q =
 
60
..2 nSfF 
(l/s)
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5131
Máy bơm YHБ-600 có 2 xylanh tác dụng kép nên:
Q= 2.
 
60
..2 nSfF 
=
 
30
..2 nSfF 
(l/s)
Trong thực tế, lưu lượng của bơm sẽ nhỏ hơn vì:
- Chất lỏng bị tổn hao do độ hở của van và các chỗ nối (được đánh giá bằng
số tổn hao).
- Trong quá trình hút, luôn có một lượng khí nhỏ chui vào và mặt khác trong
chất lỏng cũng có chứa khí hòa tan (được đánh giá bằng hệ số hút đầy).
3.2. Cấu tạo máy bơm máy bơm YHБ-600
1. Nắp máy
2. Trục chủ động
3. Ty bơm
4. Cửa bơm dầu
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5132
Hình 3.2. Sơ đồ tổng thể máy bơm piston YHB-600
1. Bình điều hòa
2. Van an toàn
3. Cối supáp
4. Đế máy
5. Hệ thống bôi trơn
ổ
Máy bơm YHБ-600 cấu tạo gồm hai phần chính là phần cơ khí và phần
thủy lực.
- Phần cơ khí có nhiệm vụ nhận mômen truyền động từ hệ thống dẫn
động và biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến trên con trượt
cũng như trục trung gian truyền đến phần thủy lực để máy hút và đẩy chất
lỏng vào giếng khoan.
- Phần thủy lực của máy bơm là nơi lắp ráp các cụm chi tiết như: xylanh,
piston, van hút, van nén, van an toàn và bình điều hoà. Phần thủy lực của máy
bơm là nơi tiếp nhận năng lượng từ phần cơ của máy bơm để truyền năng
lượng đó tới chất lỏng và di chuyển chất lỏng đó từ bể chứa qua đường ống xả
vào giếng khoan.
Ngoài ra, nó còn gồm một số bộ phận khác như: thiết bị làm kín, hệ thống
bôi trơn và làm mát.
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5133
3.2.1. Phần cơ khí
3.2.1.1. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của cụm cơ khí (hình 3.3)
Phần cơ khí có nhiệm vụ dẫn động và truyền công suất cho phần thủy lực
làm việc.
Phần cơ khí có cấu tạo như hình 2.4 gồm: bánh đà, trục chủ động, bộ
truyền động bánh răng, hệ thống tay quay-thanh truyền và kết cấu con trượt.
Khi trục 27 nhận được chuyển động từ bộ truyền đai và quay theo chiều
mũi tên làm bánh răng bị động 11 quay theo. Bánh răng 11 được liên kết chặt
với trục 9 nên trục 9 quay theo và biến chuyển động quay thành chuyển động
tịnh tiến trên con trượt cũng như ty trung gian 1 để thực hiện quá trình hút và
nén chất lỏng về đường cao áp. Bánh răng trên trục chủ động 27 là bánh răng
nghiêng có số răng Z=25, trên trục bị động cũng là bánh răng nghiêng nhưng
có số răng Z’=123. Vậy tỉ số truyền của bộ truyền bánh răng là i=123/25.
Ổ bi của trục chủ động 27 và trục 9 được lắp giữa hai thân trên 13 và thân
dưới 16 và được kẹp bởi ốc 4. Nắp kiểm tra 2 dùng để kiểm tra sự bôi trơn
cho cụm con trượt 23 cũng như máng trượt trên 21. Nắp 7 dùng để kiểm tra
các chi tiết bên trong của máy bơm cũng như là nơi để bổ xung dầu bôi trơn
cho máy. Việc kiểm tra truyền động bánh răng và dầu bôi trơn được thực hiện
thông qua một lỗ đặc biệt được mở nhờ nắp thăm dò 6. Lỗ này xả hơi ra ngoài
khi bơm làm việc và đổ dầu vào bể khi dầu trong bể cạn hoặc thay dầu mới.
Que thăm dầu 14 dùng để kiểm tra mực nhớt trong máy bơm, yêu cầu mực
nhớt phải nằm trong khoảng min và max đã được đánh dấu trên que thăm.
Máy bơm được bôi trơn bằng dầu công nghiệp 40 của Liên Xô cũ hay tương
đương với loại Vietria-100.
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5134
Hình 3.3. Sơ đồ cấu tạo phần cơ khí của máy bơm YHБ-600
1. Ty trung gian
2. Nắp kiểm tra
3. Vít cấy
4. Ốc gia cố thân trên-thân dưới
5. Đệm làm kín
6. Nắp thăm dò
7. Nắp mặt kiểm tra
8. Vít nắp đổ dầu
9. Trục biên
10.Tay biên
11.Bánh răng bị động
12.Vòng bi tay biên
13.Thân trên máy bơm
14.Que thăm dầu
15.Đế máy bơm
16.Thân dưới bơm
17.Lỗ tháo dầu
18.Máng trượt dưới
19.Ốc vít máng trượt dưới
20.Ốc hãm
21.Máng trượt trên
22.Ốc hãm
23.Con trượt
24.Chốt con trượt
25.Ốc vít máng trượt trên
26.Tấm chắn dầu
27.Trục chủ động máy bơm
28.Ốc hãm ty trung gian
Sự bôi trơn cặp bánh răng ăn khớp bằng cách ngâm dầu tức là dầu được đổ
ít nhất ngập chân răng bánh răng lớn. Còn vòng bi tay biên và con trượt máng
trượt bằng phương pháp vung té. Cặp bánh răng sẽ quay như hình vẽ, dầu sẽ
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5135
văng lên ngăn buồng dưới nắp 2 và chảy qua lỗ dẫn vào con trượt để bôi trơn
cho con trượt ở mặt đầu của máng trượt dưới 18 người ta lắp tấm chắn dầu 26
nhờ vậy mà trong lòng máng trượt luôn luôn có một lượng dầu bôi trơn cho
cụm con trượt. Các vòng bi còn lại được bôi trơn định kỳ bằng mỡ bôi trơn.
3.2.1.2. Cấu tạo của cụm trục chủ động và bánh đai (hình 3.4)
Bánh đai 1 có các đường kính: Φ1400, Φ1700 hoặc Φ1800.
Bánh đai gồm 16 rãnh đai, bánh đai được lắp với trục 18 bởi then bằng 5,
trục có cấu trúc hai đầu giống nhau nhằm mục đích có thể thay đổi bánh đai
lắp ở hai phía mở rộng phạm vi lắp đặt cho máy và bánh đai được kẹp chặt
vào trục nhờ hai bulông số 2 cùng với đệm phòng lỏng 3 và êcu 4. Để đảm
bảo an toàn người ta dụng chụp 25 để chụp lại đầu trục không lắp puly. Ở hai
đầu trục được lắp vòng bi 15, 22, gioăng làm kín 14, 21 cũng như các mặt
bích20, 13 như trên hình vẽ. Long đen 7 và ốc 8 được vít chặt vào đầu trục để
cố định puly dịch chuyển theo phương dọc trục.
* Một số vấn đề cần lưu ý với cụm puly:
Cụm bánh đai là chi tiết quan trọng trong cụm máy bơm nên vấn đề
thường xuyên kiểm tra trước khi nhận ca của mỗi người cần phải thực hiện
một cách nghiêm túc. Đặc biệt chú ý ốc 25 chỉ cần hơi lỏng một chút nếu
không kịp thời xiết chặt lại thì then 5 sẽ hỏng ngay vì tải trọng lên trục là rất
lớn. Vấn đề bôi trơn cho ổ 22 và 15 cần phải tuân thủ đúng định kỳ quy định.
Nếu phải thay thế cụm puly cần chú ý phải treo puly 1 trước khi tháo nắp máy
nếu không khi cẩu nắp máy ra puly sẽ đổ về phía bánh đai.
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5136
Hình 3.4. Trục chủ động và bánh đai máy bơm
1. Bánh đai
2. Bulông
3. Long đen
4. Êcu
5. Then bằng
6. Ống lót
7. Bích hãm
8. Vít hãm
9. Mặt bích
10.Đệm lót
11.Gioăng làm kín
12.Vú mỡ
13.Mặt bích
14.Gioăng làm kín
15.Ổ bi
16.Ống lót
17.Đệm lót
18.Trục puly
19.Gioăng làm kín
20.Mặt bích
21.Gioăng làm kín
22.Ổ bi
23.Ống lót
24.Đệm lót
25.Ống bảo vệ
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5137
3.2.1.3. Kết cấu con trượt (hình 3.5)
1
6
5
2A3
4
Hình 3.5. Cấu tạo con trượt
1. Chốt
2. Bạc lót
3. Tấm lót
A. Rãnh thoát dầu bẩn
4. Đai ốc
5. Đầu nhỏ tay biên
6. Con trượt
Con trượt được di chuyển nhờ sự quay của tay quay truyền qua thanh
truyền. Sự di chuyển của nó trên máng trượt sẽ đảm bảo độ đồng tâm giữa
xylanh-piston và cần piston, dẫn tới piston cũng sẽ chuyển động tịnh tiến qua
lại trong quá trình hút và đẩy dung dịch tạo nên một chu trình kín.
Máng trượt gồm hai máng đỡ, máng đỡ dưới và máng đỡ trên là điểm tựa
cho con trượt chạy trên nó, máng đỡ có hình cung tròn phía trong có độ nhẵn
lớn để hạn chế tối đa ma sát giữa con trượt và lòng máng. Trong quá trình
hoạt động phải luôn đảm bảo đủ lượng dầu bôi trơn trong máng.
Khe hở giữa con trượt và máng trượt từ 0,2÷0,5mm.
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5138
Cấu tạo của con trượt khá đơn giản, nó di chuyển qua lại trên máng nhờ cơ
cấu tay quay-thanh truyền. Con trượt 6 được lắp nối với tay biên nhờ đầu nhỏ
tay biên 5, đầu này được gắn trên con trượt 6 và được cố định bởi chốt 1
thông qua bạc lót 2. Ngoài ra, mặt trên và mặt dưới của con trượt 6 có lắp tấm
kim loại 3 có dạng hình cong giống như máng trượt, tấm kim loại này trên bề
mặt có tráng lớp kim loại chị ma sát và chịu được nhiệt độ cao, chúng được
ghép chặt với con trượt nhờ bulông và đai ốc chìm.
3.2.1.4. Tay biên (hình 3.6)
Tay biên được chế tạo bằng thép và gồm 3 phần chính: đầu nhỏ, đầu to và
thân tay biên. Đầu nhỏ tay biên được nối với con trượt bằng chốt. Đầu to
thanh truyền có lắp vòng bi đũa để lắp vào trục biên. Hai tay biên của máy
bơm được lắp lệch nhau một góc 900. Bulông đai ốc được chế tạo bằng thép.
1190
1905
1070
297
R355R160
Hình 3.6. Tay biên
3.2.2. Phần thuỷ lực (hình 3.7)
Phần thủy lực cấu tạo gồm các bộ phận chính như: hộp thuỷ lực, cụm
xylanh-piston, van, ống hút, ống đẩy, bình điều hòa.
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5139
Hình 3.7. Sơ đồ cấu tạo phần thủy lực
1. Hộp thuỷ lực phía phải
2. Lồng nối
3. Piston
4. Gioăng cao su
5. Ống lót mỏng
6. Gioăng cao su
7. Ống lót dầy
8. Mặt bích của hộp thuỷ lực
9. Ống lót dạng bậc
10.Gioăng cao su
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5140
11.Lồng định vị trong
12.Lồng định vị ngoài
13.Gioăng cao su
14.Ống lót mỏng
15.Ốc hãm
16.Êcu đầu ty bơm
17.Piston
18.Ty bơm
19.Êcu hãm
20.Tấm ngăn chất lỏng
21.Ty trung gian
22.Gioăng làm kín
23.Ống lót
24.Ốc hãm
25.Phớt làm kín ty
26.Phớt làm kín ty
27.Phớt làm kín ty
28.Ống chèn gioăng
29.Ống ép gioăng
30.Cối van
31.Lá van
32.Lò xo
33.Gioăng làm kín
34.Gioăng làm kín
35.Gioăng làm kín
36.Ống định vị
37.Nắp đậy
38.Mặt bích chuyển tiếp
39.Nắp xiết gioăng
40.Thân van an toàn
41.Gioăng cao su
42.Lá van
43.Đĩa van
44.Gioăng làm kín
45.Ống chèn
46.Nắp ép van
47.Vít cấy
48.Ống ép phớt làm kín
49.Ty bơm
50.Khoang piston
51.Thân hộp thuỷ lực
52.Ống hút
53.Vít ép gioăng
54.Vòng gioăng
55.Bulông mặt bích máy bơm
56.Cối van nén
57.Lò xo
58.Lá van
59.Mặt bích
60.Bulông
61.Bulông van an toàn
62.Bulông trạc ba
63.Trạc ba
64.Ống nối
65.Nắp van
66,67.Gioăng làm kín
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5141
3.2.2.1. Hộp thuỷ lực (hình 3.8)
Hình 3.8. Hộp thuỷ lực
Gồm 2 phần đối xứng nhau, phần phía trái và phần phía phải. Mỗi phần có
4 lỗ được đúc sẵn để lắp các van, hai van hút và hai van xả, các van hút nối
với cùng một ống hút nhờ trạc ba nắp phía dưới của bơm, các van xả nối
chung đến đường xả nhờ trạc ba nắp phía trên của bơm.
Từ trạc ba cao áp một đầu được nối với van an toàn một đầu được nối lên
phía trên và được chia làm hai nhánh, một nhánh nối với đường ống cao áp
dẫn dung dịch xuống giếng khoan, một nhánh nối lên trên và đi vào bình điều
hoà.
Trên hình 2.7 hộp thuỷ lực là chi tiết có ký hiệu 1. Phía trong hộp thuỷ lực
là nơi lắp bộ xylanh 50 và cụm piston 49. Cụm piston gồm có piston được ép
vào ty bơm và được vạn chặt vào trục trung gian. Để làm kín phía ngoài của
xylanh người ta lắp bộ gioăng cao su làm kín 68.
Khi mặt bích 8 áp vào làm phình bộ gioăng 67 ra làm kín phía ngoài giữa
2 phần của xylanh. Trên thân hộp thuỷ lực người ta để một lỗ kiểm tra ở vị trí
lắp gioăng làm kín 67. Khi gioăng hỏng chất lỏng sẽ ra ngoài theo lỗ A báo
hiệu để ta dừng máy thay gioăng làm kín 67.
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5142
3.2.2.2. Cụm xylanh piston (hình 3.9)
Hình 3.9. Sơ đồ cấu tạo cụm xylanh-piston
1. Gioăng làm kín
2. Khoang xilanh
3. Đai ốc
4. Piston
5. Cửa hút
6. Cần piston
7. Ống ép phớt làm kín
8. Vít cấy
9. Cửa xả
10.Vòng gioăng
11.Bulông mặt bích bơm
12.Vít ép gioăng
Cụm xylanh-piston là bộ phận quan trọng nhất của phần thuỷ lực. Trong
quá trình làm việc, chúng tiếp xúc trực tiếp với dung dịch khoan để tạo ra áp
suất và lưu lượng yêu cầu, truyền chất lỏng xuống giếng khoan thông qua bộ
khoan cụ để làm mát choòng, tạo dòng chảy và áp suất đưa mùn khoan lên
trên mặt đất, nhằm làm sạch giếng khoan, tránh sập lở thàng giếng và tránh
được hiện tượng phun trào dầu khí trong quá trình khoan. Chính vì tính chất
quan trọng của cụm này, trong quá trình lựa chọn máy bơm ta phải xác định
được đường kính của xylanh và piston hợp lý để tạo ra được lưu lượng yêu
cầu.
* Xylanh
Xylanh của bơm là loại chi tiết có thể thay thế được, có dạng hình trụ với
đường kính ngoài là 230mm, đường kính trong từ 130÷200mm, được chế tạo
từ thép thấm cácbon. Bề mặt trong sau khi nhiệt luyện sẽ được tráng một lớp
thép Crôm dày từ 0,5÷0,7mm để chống rỉ và mài mòn do dung dịch và piston
gây ra.
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5143
Xylanh được bắt chặt vào hộp thủy lực bằng bulông và đai ốc. Muốn thay
đổi lưu lượng và áp suất ta thay đổi đường kính trong của xylanh.
* Piston (hình 3.10)
Hình 3.10. Cấu tạo piston
Cấu tạo của piston là khối hình trụ bằng kim loại, trên bề mặt ngoài có phủ
lớp kim loại cứng (thường mạ đồng) chịu ma sát, chống mài mòn cao, trong
có lỗ để nối với cần piston. Mặt ngoài của piston có rãnh để lắp gioăng cao su
tổng hợp. Khi bơm làm việc, các gioăng này tỳ sát vào thành xylanh nhằm giữ
kín không cho dung dịch lọt qua giữa thành xylanh và piston để bơm làm việc
ổn định. Nhờ vậy, trong xylanh sẽ tạo thành những vùng giảm áp và tăng áp
để hút và đẩy dung dịch ra ngoài với áp suất lớn. Đường kính ngoài của piston
bằng đường kính trong của xylanh, tức là từ 130÷200mm.
Cần piston là thanh được làm bằng kim loại cứng trên bề mặt của nó cũng
được phủ lớp kim loại chịu ma sát, chống mài mòn. Đầu dưới của cần piston
tiện ren để nối vào thanh nối của máng trượt, đầu trên cũng tiện ren để giữ
piston. Cần piston có tác dụng truyền chuyển động cho piston chạy trong
xylanh.
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5144
3.2.2.3. Van
Máy bơm dung dịch khoan YHБ – 600 sử dụng hai loại van chính là van
thủy lực và van an toàn.
* Van thủy lực (hình 3.11)
Hình 3.11. Kết cấu van thủy lực
1. Nắp van
2. Gioăng làm kín
3. Trục dẫn hướng
4. Gioăng cao su
5. Lò xo
6. Êcu
7. Đệm kín
8. Đế van
Van thủy lực có nhiệm vụ để ngăn cách khoảng không giữa buồng làm
việc và các đường ống hút, ống đẩy.
Van thủy lực là loại van ngược chỉ cho phép dung dịch đi theo một chiều
nhất định, nó có cấu tạo đơn giản với kết cấu như sau: Khi van làm việc thì
nắp van 1 sẽ được đóng mở qua sự dịch chuyển của nắp van nhờ bộ phận dẫn
hướng 3. Trên bộ phận dẫn hướng 3 có êcu 5 và đệm làm kín 6, đệm này có
tác dụng bịt kín khoảng không giữa khoang làm việc và đường ống. Trên êcu
5 có lắp lò xo để đóng van khi áp suất trong buồng làm việc thay đổi.
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5145
Van thủy lực của bơm piston thường là loại van ngược, có nghĩa là khi áp
suất trong buồng làm việc thay đổi tăng hoặc giảm so với áp suất đường ống
hút hoặc ống xả do sự dịch chuyển qua lại của piston trong xylanh, thì nắp
van 1 sẽ đóng hoặc mở để điều chỉnh quá trình bơm. Khi nắp van 1 mở thì bộ
phận dẫn hướng 3 sẽ hướng dòng chảy đi qua nó để vào khoang làm việc (nếu
thực hiện quá trình hút) hoặc đi ra ngoài qua đường xả (nếu thực hiện quá
trình đẩy). Một quá trình mới lại được tiếp tục.
* Van an toàn (hình 3.12)
1 2 3 4 5 6
7
Hình 3.12. Van an toàn
1.Thân van; 2.Vòng làm kín; 3.Màng van; 4.Nắp van;
5.Gioăng làm kín ; 6.Vít hãm van; 7.Lá van
Van an toàn được nối vào ống xả của buồng thủy lực, nó có tác dụng
ngăn ngừa, bảo vệ màng cao su của bình điều hòa, cũng như bảo vệ hệ thống
đường ống và các thiết bị khác khi áp suất của bơm quá lớn hoặc xảy ra sự cố.
Van an toàn là van thường đóng, vì một lý do nào đó, áp suất làm việc của
bơm tăng lên một cách đột ngột lớn hơn áp suất giới hạn cho phép của van an
toàn, nó sẽ làm rách màng đàn hồi và một phần của dung dịch khoan sẽ được
đưa trở lại cửa hút ban đầu, nhằm giảm áp suất làm việc, tránh gây hư hỏng
cho các thiết bị khác.
* Van xả nhanh
Van xả nhanh được nối trạc 3, một đầu được nối vào ống cao áp, một đầu nối
vào đường hồi về bể chứa. Trong thời gian bơm làm việc, khi cần xả áp suất
trong bơm nhanh hay cần xả khí trong buồng làm việc của bơm thì ta dùng
van xả nhanh.
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5146
Hình 3.13. Cấu tạo van xả nhanh.
1. Thân van. 2. Gioăng piston. 3. Piston.
4. Cốivan. 5. Đường khí đóng mở van. 6. Đường dung
dịch.
Van làm việc đóng mở bằng khí nén, ta cho khí đẩy vào piston tạo sự đóng
mở van
Cấu tạo van gồm 1 xilanh piston, hai đầu mặt bíchcủa van có hai
đường khí vào để đóng, mở. Có gioăng làm kín ở phần giữa ty và mặt bích. Ở
đầu piston có ren để nắp đầu nút bịt. Khi van ở vị trí đóng thì 2 nút bịt sát khít
vào nhau không cho dung dịch đi qua thân van, khi van ở vị trí mở thì hai
phần tách nhau cho dung dịch đi qua.
3.2.2.4. Bình điều hòa
Bình điều hoà hay còn gọi là bình ổn áp có tác dụng để ổn định áp suất và
dao động thuỷ lực của dung dịch trong quá trình bơm là việc. Thông thường
bình điều hoà được lắp ở cửa ra của máy bơm vì đối với máy bơm piston, dao
động dòng chất lỏng là khá lớn trước khi đưa vào ống cao áp. Bình điều hoà
cũng được lắp trên cửa vào khi chiều cao hút của bơm lớn.
Máy bơm YHБ – 600 được lắp đặt loại bình biều hoà ПK – 70 – 250. Đây là
loại bình biều hoà kín dạng màng hình cầu, có thể tích70 lít và áp suất làm
việc 250 KG/cm2. Ta đi tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý làm việc của loại
bình này.
Để ổn định sự dao động của áp suất cũng như lưu lượng, người ta lắp ở đầu ra
của máy bơm một bìnhđiều hoà.
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5147
Hình 3.14. Sơ đồ lắp đặt cấu tạo bình điều hoà
Bảng 3.3. Các chi tiết trong sơ đồ lắp đặt cấu tạo bình điều hoà:
STT Tên chi tiết STT Tên chi tiết
1 Đồng hồ đo áp suất 12 Vít
2 Gioăng làm kín 13 Chụp bảo vệ đồng hồ
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5148
3 Đầu nối lắp đồng hồ 14 Van nạp, cả khí nén
4 Đế lắp đầu nối 15 Bu lông
5 Nắp bình ổn áp 16 Long đen
6 Ống dẫn dung dịch 17 Tấm lót cao su
7 Đệm làm kín 18 Màng cao su
8 Trạc ba 19 Thân bình ổn áp
9 Bu lông 20 Gioăng làm kín
10 Êcu 21 Đầu nối
11 Long đen 22 Gioăng làm kín
Bình điều hoà ПK – 70 – 250 được cấu thành từ các thành phần chính sau:
thân bình, màng cao su, tấm đế, đồng hồ đo áp lực và van.
Thân bình điều hoà (19) có dạng hình cầu, được chế tạo bằng thép 35П-II nên
có tuổi bền cao, chịu được áp suất lớn hàng trăm at.
Trong thân bình có chứa màng cao su (18) được thiết kế để sử dụng tối đa thể
tích bình điều hoà. Phía trên màng cao su có tấm lót (17) được kẹp chặt bằng
vít (12) và long đen (11), (16). Màng cao su được đúc riêng từng chiếc bằng
vật liệu cao su P-1385 và được thiết kế khít với phần rỗng của thân bình điều
hoà nhằm loại trừ lực căng và độ mỏi đàn hồi. Màng cao su được cố định với
thân bình (19) bằng nắp đậy (5) nhờ bulông (15).
Trên nắp đậy (5) có lắp đầu nối (3) để lắp đồng hồ đo áp suất (1).
Van (14) được dùng để nạp, xả khí nén trong bình và giúp giảm áp suất khi
bình vận hành có áp suất lớn hơn áp suất định mức.
Đồng hồ đo áp suất (1) dùng để kiểm tra áp lực khí ban đầu nén vào trong
bình và tình trạng làm việc của bơm.
Yêu cầu đồng hồ đo áp suất có giá trị cực đại của thang đo không được nhỏ
hơn 400KG/cm2. Các van (14) phải là van cao áp có áp suất làm việc lớn hơn
250KG/cm2. Các gioăng làm kín (7), (20), (22) phải chế tạo bằng đồng hồ đỏ
chịu được áp suất cao.
Bình điều hoà chia làm hai ngăn, ngăn trên được nạp khí nén với áp suất phù
hợp với áp suất bơm.
Khi bơm hoạt động, áp suất và lưu lượng ở đầu ra không ổn định, tức là biên
độ dao động nằm trong một khoảng max đến min nào đó. Nhờ có bình điều
hoà mà khoảng cách này được thu ngắn lại để ổn định áp suất cũng như lưu
lượng ở đầu ra của máy bơm. Để sử dụng đúng bình điều hoà, trên thân bình
có gắn một biểu đồ. Căn cứ vào biểu đồ và áp suất bơm, người ta nạp áp suất
cho bình điều hoà.
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5149
Hình 3.15. Biểu đồ biểu thị quan hệ giữa áp suất nạp cho bình điều hoà với
áp suất máy bơm
3.2.3. Thiết bị làm kín
Thiết bị làm kín của phần thủy lực máy bơm YHБ–600 là một trong những
bộ phận rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cũng như hiệu
quả của toàn bộ hệ thống. Thiết bị làm kín bao gồm bộ làm kín ty piston và bộ
làm kín ty trung gian.
3.2.3.1. Bộ làm kín ty piston (hình 3.16)
c a
b
( Mna )
(Mna)Y
X
7.0
8.0
9.0
10
6.0
5.0
4.0
3.0
2.0
1.0
0.0 252015105.0
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5150
Hình 3.16. Bộ làm kín ty piston
1. Vòng đệm
2. Gioăng
3. Ổ vòng đệm
4. Đai ốc
5. Ống lót
6. Êcu
7. Ống lót
8. Vòng đệm đỡ
9. Vòng gioăng
10.Ống lót
11.Đệm cao su
12.Ty piston
13.Vỏ bọc
Bộ làm kín ty piston có nhiệm vụ cách ly khoang làm việc của phần thủy
lực với hệ thống dẫn động của bơm, để tránh không cho dung dịch tràn và gây
ảnh hưởng xấu đến hệ thống. Đồng thời cũng để tạo áp suất nén trong buồng
làm việc của bơm, tạo điều kiện cho bơm thực hiện quá trình hút và đẩy một
cách dễ dàng.
Bộ làm kín ty piston gồm vỏ bọc 13 và một hệ thống các vòng và gioăng
đệm đỡ. Mặt trong vỏ bọc này có các đệm cao su 11, ống lót 10 và 7, vòng
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5151
gioăng 9 và vòng đệm đỡ 8 làm nhiệm vụ cách ly giữa hệ thống dẫn động và
khoang làm việc. Mặt ngoài vỏ bọc này cũng này cũng có vòng đệm 1, gioăng
2 và ổ vòng đệm 3 để cách ly dung dịch qua bộ làm kín nắp trên xylanh ra
ngoài. Vỏ bọc 13 được cố định chặt trên xylanh tại vị trí di chuyển của ty
piston nhờ đai ốc 4, ống lót 5 và êcu 6.
Khi piston di chuyển thì bộ làm kín ty này lắp trên thân xylanh sẽ ngăn
không cho dòng dung dịch ra hệ thống dẫn động nhờ một hệ thống các đệm
cao su, vòng gioăng và vòng đệm đỡ luôn lấp kín khe hở giữa chúng.
3.2.3.2. Bộ làm kín ty trung gian (hình 3.17)
Bộ làm kín này có nhiệm vụ ngăn không cho dầu bôi trơn thanh nối con
trượt chảy ra ngoài. Ngoài ra, nó còn có tác dụng ngăn không cho dung dịch
rửa của ty piston bám trên ty chảy vào khoang chứa dầu của cụm truyền động,
làm thay đổi tính chất của dầu bôi trơn. Trên thân 2 của bộ làm kín này có lắp
gioăng làm kín 1 để làm kín trục trung gian, ngăn không cho dầu chảy ra
ngoài và dung dịch chảy vào khoang chứa dầu. Ống đỡ 6 và lò xo 5 được gắn
chặt vào thân 2 bởi việc xiết chặt bulông 4 trên vòng đệm 3, trên ống đỡ 6 có
lắp gioăng cao su 7. Ngoài ra, thân 2 còn lắp tấm cách 13 đặt trên mặt bích
14, tấm cách này được gắn chặt nhờ bulông 11.
Hình 3.17. Bộ làm kín ty trung gian
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5152
1. Gioăng làm kín
2. Thân
3. Vòng đệm
4. Bulông
5. Lò xo
6. Ống đỡ
7. Gioăng cao su
8. Vòng đệm
9. Nắp đậy
10.Vòng kẹp
11.Bulông
12.Lò xo
13.Tấm cách
14.Mặt bích
3.2.4. Hệthống bôi trơn, làm mát.
Trong quá trình bơm làm việc thì lực ma sát sinh ra do chuyển động tương đối
của bộ làm kín ty piston và ty piston là rất lớn, thậm chí lực này còn lớn hơn
cả lực ma sát sinh ra do chuyển động của con trượt lên máng trượt và piston
trong xylanh. Nhưng con trượt thì luôn có dầu trong khoang chứa dầu của
phần truyền động bôi trơn làm mát, còn cặp ma sát xylanh- piston thì cũng
luôn được làm mát bằng chính dung dịch khoan, nên hệ thống bôi trơn và làm
mát ở đây chính là hệ thống bôi trơn ty bơm.
Hệ thống bôi trơn ty bơm có nhiệm vụ làm mát các ty bơm, đồng thời làm
giảm lực ma sát giữa các ty bơm với các gioăng cao su làm kín và làm tản
nhiệt ở khu vực tập trung nhiều ma sát.
Việc bôi trơn và làm mát các ty này được thực hiện bằng hệ thống bơm điện
ly tâm nằm ngang có ký hiệu KM 50/32– 125. Hệ thống bơm điện ly tâm này
được đặt trên giá 1 và các tấm hàn 14, ống nạp 4 được lắp vào hệ thống bơm
15 dọc theo biên của bơm nhờ cần ngang gắn vào ống dẫn 11. Ống nạp này
bao gồm: Đồng hồ đo áp suất 3 và van 10 để điều chỉnh dòng chất lỏng làm
mát ty. Thùng 8 được lắp trên giá 1 và được nối với bơm bằng ống hút 13. Ở
phía dưới thùng 8 có một khoảng liên kết với ống 5, ống này có nhiệm vụ dẫn
không khí nóng hoặc hơi nước nóng đến thùng để làm nóng dung dịch bôi
trơn, làm mát trong điều kiện mùa đông hoặc ở nhiệt độ thấp.
15 14 13 12
1
2
3 4
Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5153
16 17
18
19
20
21
A - A
7
5
6
89
10
11
Hình 3.18. Hệ thống bôi trơn ty bơm
1. Giá máy
2. Khung máy
3. Đồng hồ đo áp suất
4. Ống nạp
5. Ống dẫn không khí
6. Nút xả
7. Thước thăm
8.Thùng chứa dung dịch bôi trơn
làm mát
9. Ống xả
10. Van
11. Ống dẫn
12. Ống lọc
13. Ống hút
14. Tấm hàn
15. Bơm
16. Đầu nối đực
17. Ống nối
18. Ống cong
19. Khớp quay
20. Êcu hãm
21. Đệm làm kín
22. Ống nối
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án tốt nghiệp
Sv: La Văn Diệu Lớp: Thiết Bị Dầu Khí_k5154
Dung dịch bôi trơn làm mát được dẫn đến các ty bơm thông qua cơ cấu ống nối
nhờ đầu nối 16, ống nối 17, ống cong 18, khớp quay 19, êcu hãm 20 và đệm làm
kín 21. Để ngăn dung dịch bôi trơn làm mát phun toé thì trên ống 22 có đặt tấm
chắn cao su. Mức độ hao hụt của dung dịch bôi trơn làm mát trong thùng 8 được
kiểm tra bằng thước thăm 7. Phía dưới thùng có nút 6 được dùng để xả dung dịch
đã bị bẩn ra ngoài. Dung dịch bôi trơn làm mát được thu chuyển theo chu kỳ khép
kín. Dầu đã bôi trơn lại dịch chuyển qua ống 9 và đổ vào thùng 8 rồi lại tiếp tục
quá trình bôi trơn.
3.3. Quy trình vận hành, Bảo dưỡng.
3.3.1. Quy trình vận hành
3.3.1.1. Chạy thử bơm
Việc chạy thử bơm sau khi sửa chữa, lắp ráp là một việc hết sức quan trọng và bắt
buộc. Qua việc chạy thử này, ta có thể đánh giá một cách chính xác chất lượng
công việc sửa chữa và lắp ráp, khẳng định độ tin cậy làm việc của bơm trước khi
đưa vào hoạt động.
Trong sửa chữa việc chạy thử máy có những đặc điểm riêng, bởi trong máy có
nhiều loại chi tiết khác nhau: chi tiết mới, chi tiết được gia công sửa chữa lại, chi
tiết đã qua sử dụng vẫn còn dùng được, ... Như vậy có nghĩa là, có những cơ cấu
trong mối ghép máy việc chạy thử là chạy rà, nhằm san phẳng những nhấp nhô ban
đầu, tăng diện tích tiếp xúc bề mặt, giảm áp lực đơn vị trong mối ghép, đảm bảo độ
ổn định làm việc lâu dài của mối ghép, tăng tuổi thọ của bơm. Nhưng cũng có
những mối ghép việc chạy thử chỉ là để kiểm tra hiệu chỉnh lại khe hở và các thông
số kỹ thuật.
Khi tiến hành chạy thử máy bơm ta cần thực hiện những bước sau:
Kiểm tra các bộ phận của bơm một lần cuối, xem xét các mối ghép ren đã xiết
đủ chặt chưa, tra dầu mỡ cho các mối ghép có sự chuyển động tương đối giữa các
bề mặt chi tiết bơm (tại những vị trí có lỗ tra dầu hoặc vú mỡ).
Kiểm tra, dọn dẹp các dụng cụ lắp ráp, các ốc vít, các mảnh vụn sắt thép có
xung quanh máy, không để chúng trên thành máy, trên các vị trí có thể vướng, rơi
vào các bộ phận máy đang chuyển động.
Đóng điện chạy thử và xả trực tiếp chất lỏng ra ngoài, không đưa vào hệ
thống ống dẫn. Kiểm tra áp suất và lưu lượng làm việc của bơm. Lưu ý, tất cả các
chi tiết của hộp thuỷ lực chịu áp suất làm việc 25Mpa (250 KG/cm2) phải chịu áp
suất thử là 37,5 Mpa (375 KG/cm2) trong thời gian 5 phút.
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án tốt nghiệp
Sv: La Văn Diệu Lớp: Thiết Bị Dầu Khí_k5155
Đặt ta lên các thân ổ xem có hiện tượng rung, nóng không. Nếu rung cần vặn
chặt các ốc lắp thân ổ với bệ máy. Nếu nóng cần xem xét chế độ bôi trơn, xem các
vị trí tương quan của ổ có bị sai lệch không, nếu sai lệch đường tâm thì cần phải
điều chỉnh lại.
Lắng nghe xem bơm chạy có xuất hiện tiếng ồn không, nếu có thì cần tìm nơi
phát ra tiếng ồn và xử lý.
Riêng đối với cụm xilanh – piston mới hoặc đã sửa chữa thì khi tiến hành chạy thử
sẽ đạt được hai mục đích:
Làm mòn bề mặt trên các đỉnh độ nhám và ở các phần mà ở đó có sai số công
nghệ ban đầu, các khuyết tật do lắp ghép và biến dạng nhiệt.
Huỷ hoại độ nhám ban đầu của bề mặt và tạo ra độ nhám mới có các thông số
và hướng xác định cho mỗi bề mặt ma sát khi chúng làm việc trong chế độ sử dụng
lâu dài.
3.3.1.2. Lưu ý khi vận hành
Trong quá trình vận hành máy bơm, để bơm hoạt động bình thường ta phải thực
hiện các thông số sau:
Kiểm tra chất lượng dung dịch trong bơm sao cho trong suốt quá trình làm
việc bơm không bị khí xâm thực vào.
Kiểm tra nhớt bôi trơn và các bộ phận của máy xem có đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật không.
Kiểm tra áp suất khí nén trong bình điều hoà không được cao hơn hay thấp
hơn so với áp suất được đánh dấu trên biểu đồ.
Tiến hành kiểm tra định kỳ van an toàn ít nhất một lần sau 10 giờ làm việc để
phòng ngừa các chất lắng đọng trên các bề mặt của van an toàn và trên các đường
ống hút.
Kiểm tra thường xuyên các mối ghép có liên kết ren của bulông, đai ốc. Đặc
biệt, chú ý đến các mối ghép chịu tải trọng của khối thuỷ lực vì các mối ghép này
dù chỉ hơi yếu cũng dẫn đến sự phá hỏng các liên kết ren, làm mài mòn bề mặt lắp
ráp, hư hỏng đệm kín, ...
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án tốt nghiệp
Sv: La Văn Diệu Lớp: Thiết Bị Dầu Khí_k5156
Không cho phép bơm làm việc lâu dài ở áp suất vượt quá chỉ số trong tính
năng kỹ thuật. Nghĩa là, cho phép làm việc tăng công suất nhưng không vượt quá
10% trong thời gian 5 phút.
Hướng quay của trục chủ động phải đúng với hướng quay được chỉ ra trên
khung máy (theo chiều kim đồng hồ).
Phải rửa sạch dung dịch ở hộp thuỷ lực khi bơm ngừng hoạt động trong thời
gian dài, để tránh hiện tượng lắng đọng các hạt sét và các hạt mài trong hộp thuỷ
lực, nhằm ngăn ngừa quá trình ăn mòn kim loại.
Trong khi bơm làm việc, không được tiến hành bất cứ một công việc nào liên
quan đến bơm, ngoại trừ các việc xiết chặt các đệm làm kín hoặc các đai ốc, nắp
van.
Ngoài ra, trong quá trình máy bơm làm việc thường xảy ra một số hiện tượng biểu
hiện sự hỏng hóc. Để đảm bảo quá trình bơm không bị gián đoạn ta cần tìm hiểu kỹ
và xác định rõ nguyên nhân của các hiện tượng đó để có biện pháp khắc phục kịp
thời.
3.3.1.3. Các biểu hiện thường gặp khi vận hành máy bơm. Nguyên nhân và
biện pháp khắc phục
Trong quá trình vận hành, sử dụng máy bơm hay gặp những hiện tượng sau:
Bảng 3.3. Những hỏng hóc trong quá trình sử dụng máy bơm khoan
Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục
Máy bơm hoạt
động nhưng
không có chất
lỏng trong ống
cao áp.
Thiếu hoặc không có chất
lỏng trong bể.
Van ở đường hút chưa mở.
Ống hút không kín để lọt khì
vào.
Van an toàn bị thủng màng.
Kiểm tra bổ sung đủ
chất lỏng.
Mở van hút.
Sưar chữa ống hút
Thay van an toàn.
Lưu lượng bơm
không đủ với tính
toán.
Phin lọc trong bể bị tắc.
Ống cách giữa xilanh với
mặt bích lắp không đúng,
không trùng với lỗ van.
Làm sạch phin lọc.
Lắp lại ống cách.
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án tốt nghiệp
Sv: La Văn Diệu Lớp: Thiết Bị Dầu Khí_k5157
Có tiếng rít trong
khung thuỷ lực.
Mòn, vỡ piston
Mòn xilanh.
Rách vòng làm kín đế van
Thay piston.
Thay xilanh.
Thay vòng làm kín.
Có tiếng gõ trong
buồng xilanh ở
cuối hành trình.
Ốc đầu ty bị hỏng.
Ốc hãm ty với trục trung
gian bị hỏng.
Ốc hãm trục trung gian với
con trượt bị hỏng.
Xiết lại ốc đầu ty.
Xiết lại ốc hãm.
Xiết lại ốc.
Có tiếng gõ trong
van.
Lò xo supáp bị gãy. - Thay lò xo mới.
Chất lỏng phun ra
từ lỗ báo.
Bộ gioăng làm kín giữa thân
hộp thuỷ lực với xilanh bị
hỏng.
Gioăng làm kín nắp van bị
hỏng hoặc lắp không đúng.
Thay bộ làm kín.
Thay gioăng.
Chất lỏng chạy ra
dọc theo ty bơm.
Bộ làm kín ty bươm bị mòn. Xiết lại ốc chèn gioăng.
Hoặc thay mới gioăng
làm kín.
Độ ổn định của
áp suất đầu ra
lớn.
Khí nén trong bình ổn áp
không đủ.
Bình ổn áp bị hỏng.
Kiểm tra và thay màng
cao su, ép áp lực khí
đủ theo yêu cầu.
Bàn trượt nóng
quá mức.
Dầu bôi trơn không đủ hoặc
dầu đã cũ.
Tắc các lỗ dẫn dầu bôi trơn
cho máng trượt, tấm chắn
dầu không còn tác dụng.
Máy bơm lắp đặt không
đúng, bị nghiêng.
Kiểm tra và thay dầu
mới.
Thông lại lỗ dẫn dầu và
kiểm tra lá chắn dầu.
Căn chỉnh lại máy bơm.
Ổ bi nóng quá Ổ bi thiếu mỡ bôi trơn. Bơm mỡ mới.
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án tốt nghiệp
Sv: La Văn Diệu Lớp: Thiết Bị Dầu Khí_k5158
mức. Ổ bi quá cũ, độ sai số lớn.
Dây đai căng quá mức.
Kiểm tra lại vòng bi.
Giảm độ căng dây đai.
Có tiếng gõ mạnh
trong xilanh.
Mặt bích đầu hộp thuỷ lực ốc
xiết không chặt.
Xiết lại ốc.
Có tiếng kêu
trong phần cơ.
Bánh răng truyền động bị
hỏng.
Vòng bi tay biên bị hỏng.
Trục con trượt bị tháo lỏng.
Bạc đầu nhỏ của tay biên bị
mòn quá giới hạn.
Kiểm tra lại bánh răng.
Kiểm tra lại vòng bi tay
biên.
Lắp lại trục con trượt.
Kiểm tra và thay lại bạc.
Bánh đai dẫn
động rung lắc quá
lớn.
Ốc xiết nắp trên của thân
bơm với thân dưới bị tháo
lỏng.
Ốc xiết bánh đai với trục chủ
động máy bơm bị tháo lỏng.
Kiểm tra và xiết lại ốc.
Hao dầu quá lớn. Ốc bắt máng trượt với thân
bơm bị lỏng, dầu theo đó ra
ngoài.
Buồng cácte máy bị nứt.
Xiết lại ốc.
Kiểm tra lại thân dưới
máy bơm.
Từ những hỏng hóc trong quá trình vận hành theo bảng trên, nhận thấy trong
quá trình sử dụng, nếu theo dõi, kiểm tra máy thường xuyên có thể tránh được các
sự cố lớn. Trong thực tế việc bảo dưỡng máy có vai trò hết sức quan trọng. Một số
hỏng hóc như: Lỏng ốc, thiếu dầu mỡ bôi trơn, lắp đặt không chuẩn, ... gây hỏng
có thể tránh được nếu thường xuyên kiểm tra hoặc cẩn thận khi vận hành, lắp đặt.
Để tăng độ an toàn và độ bền cho các thiết bị, cần có quy trình bảo dưỡng hàng
ngày, hàng tháng, hàng quý... tránh những hỏng hóc không đáng có do bất cẩn
trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, cán bộ công nhân viên trực tiếp vận hành máy
móc, thiết bị phải được thường xuyên cập nhật quy trình bảo dưỡng, vận hành thiết
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án tốt nghiệp
Sv: La Văn Diệu Lớp: Thiết Bị Dầu Khí_k5159
bị, được học kiến thức về an toàn và tự mỗi người phải có ý thức thực hiện nghiêm
túc các quy định về vận hành, bảo dưỡng máy mọc, thiết bị tránh những hỏng hóc,
sự cố đáng tiếc xảy ra.
3.3.1.4. An toàn khi vận hành máy bơm
Trong quá trình làm việc có thể xảy ra những sự cố dẫn đến những tai nạn không
lường trước được, gây thiệt hại cả về kinh tế lẫn vật chất, làm chậm tiến độ thi
công công trình... Chính vì vậy, an toàn lao động là một vấn đề rất quan trọng đối
với con người cũng như các thiết bị máy móc. Để bơm làm việc được tốt và đảm
bảo an toàn, nhất thiết phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
1. Trước khi khởi động máy bơm cần kiểm tra:
-Không để các vật không cần thiết ở phần dẫn động của bơm.
-Kiểm tra rào chắn bảo vệ của bơm.
-Kiểm tra đồng hồ áp lực, van an toàn.
-Kiểm tra khí nén và áp suất khí nén trong bình ổn áp.
-Không cho người không liên quan ở gần máy bơm.
2. Khihành trình của máy bơm đạt mức bình thường, phải đóng ngay van khởi
động, đồng thời theo dõi chỉ số trên áp kế và điều chỉnh không cho áp suất tăng
vượt quá mức giới hạn làm việc cho phép.
3. Máy bơm cần được lắp thiết bị bảo hiểm và hệ thống báo động.
4. Khi máy bơm đang làm việc, đặc biệt nghiêm cấm tiến hành các công việc
sửa chữa.
5. Khipháthiện máy bơm có các khuyết tật sau đâythì không cho máybơm tiếp
tục làm việc:
Xuất hiện các vết nứt ở các bộ phận như: bánh đai, bình điều hoà, van, ...
Các rãnh then, vít cấy bị hỏng.
Không có tấm chắn bảo vệ bộ phận dẫn động.
Đệm làm kín xilanh bị hỏng khi dung dịch rò rỉ qua lỗ báo hiệu (A).
Xói mòn đường kính mặt trong của xilanh lớn hơn 1,5 mm so với đường
kính danh nghĩa.
Ty bơm bị cong và có các vết nứt, gãy, sứt.
Có vết nứt, mẻ ở các mối hàn thân máy và các bộ phận khác.
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án tốt nghiệp
Sv: La Văn Diệu Lớp: Thiết Bị Dầu Khí_k5160
6. Khixảy ra cháy nổ, phảibáo ngaycho trung tâm an toàn, cần nhanh chóng
cứu chữa người và các thiết bị liên quan. Đồng thời, ngừng hoạtđộng máybơm
ngay lập tức.
7. Trong quá trình vận hành, cần ghichép những biểu hiện của máybơm vào sổ
trực để theo dõi.
8. Chỉrời máy khi đã bàn giao ca xong. Lưu ý, phảibáocáo cho thợ máyđổi ca
về tình trạng hư hỏng, sai phạm, chế độ làm việc của máy bơm...
3.3.2. Quy trình bảo dưỡng
Máy bơm YHБ – 600 là một tổng thể các chi tiết ghép lại với nhau. Sau một thời
gian làm việc, trong bơm sẽ xuất hiện một số hư hỏng với các thiết bị, bộ phận do
nhiều nguyên nhân như: bôi trơn kém, lắp ráp không đúng kỹ thuật, tải trọng động
sinh ra quá lớn, ... dẫn đến hiệu suất làm việc của toàn bộ hệ thống giảm. Để ngăn
ngừa hiện tượng này, giúp bơm làm việc có hiệu quả cao hơn, chống lại được các
hư hỏng có thể xảy ra cho các chi tiết, bộ phận máy thì chúng ta phải có các biện
pháp bảo dưỡng và chăm sóc toàn bộ hệ thống máy bơm theo một lịch trình nào
đó.
Sự hư hỏng trong hệ thống máy bơm thường là sự hỏng hóc dây chuyền. Nếu một
số thiết bị hư hỏng mà không được sửa chữa thay thế kịp thời thì sẽ phá huỷ và gây
hư hỏng cho các chi tiết, bộ phận khác, làm gián đoạn hoạt động của hệ thống, tăng
khối lượng sửa chữa. Vì vậy, công tác bảo dưỡng và chăm sóc máy bơm làm một
nhiện vụ rất quan trọng và cần thiết, nó quyết định thời gian làm việc và hiệu quả
làm việc của toàn bộ hệ thống.
3.3.2.1. Vấn đề bôi trơn
Bôi trơn có tác dụng giảm lực ma sát, giảm hao mòn, làm mát chi tiết, bảo vệ chi
tiết khỏi han rỉ, liên tục làm sạch chi tiết, làm tăng hiệu suất làm việc và độ bền cho
máy bơm.
Để nâng cao khả năng bôi trơn thì bơm không những cần phải được bôi trơn đầy
đủ, thường xuyên mà còn phải được bôi trơn đúng chủng loại chất bôi trơn quy
định. Có ba loại chất bôi trơn thường sử dụng là: dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn và chất
rắn bôi trơn. Ngoài ra, với một số thiết bị đơn giản người ta còn sử dụng cả không
khí để bôi trơn. Mỗi loại chất bôi trơn đều có tính chất lý,hoá và đặc điểm khác
nhau. Tuỳ vào chế độ làm việc của mối ghép, chi tiết mà ta chọn chất bôi trơn phù
hợp để đảm bảo quá trình bôi trơn được tốt nhất. Lưu ý, nên chọn chất bôi trơn có
độ nhớt bé mà vẫn đảm bảo được màng bôi trơn mỏng trên các bề mặt tiếp xúc,
lớp màng này phải bền vững để cho tất cả các điểm tiếp xúc làm việc êm trong suốt
quá trình chuyển động.
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án tốt nghiệp
Sv: La Văn Diệu Lớp: Thiết Bị Dầu Khí_k5161
Bôi trơn hệ thống máy bơm tức là phải bôi trơn toàn bộ các cụm chi tiết quan
trọng, có chuyển động ma sát tương đối với nhau: như cơ cấu tay quay – thanh
truyền, hộp giảm tốc, bộ gioăng làm kín, cụm xilanh – piston, ... Trong đó cụm
xilanh – piston được bôi trơn bằng chính chất lỏng bơm.
3.3.2.2. Vấn đề bảo dưỡng máy bơm
Bảo dưỡng kỹ thuật là tập hợp các biện pháp nhằm chống lại sự mòn hỏng của các
chi tiết, nhằm đảm bảo khả năng làm việc của máy bơm.
Quá trình bảo dưỡng phải quy định thời gian, nội dung bảo dưỡng và khối lượng
công việc để kịp thời kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết, bộ
phận không còn khả năng làm việc, nhằm tránh gây ảnh hưởng đến các chi tiết, bộ
phận khác cũng như toàn bộ hệ thống máy bơm. Công tác này phải được tiến hành
thường xuyên, có kế hoạch phòng ngừa trước khi các chi tiết hết độ mài mòn giới
hạn cho phép. Nếu các chi tiết được bảo dưỡng đúng kỹ thuật, đúng thời gian thì sẽ
giảm được khối lượng công việc sửa chữa, tăng khả năng làm việc cũng như tuổi
thọ của chúng, đặc biệt, làm giảm bớt các sự cố không tốt xảy ra trong quá trình
làm việc với toàn bộ hệ thống máy bơm.
Để đảm bảo khả năng làm việc của từng chi tiết, bộ phận cũng như của toàn bộ hệ
thống thì ta phải có lịch trình bảo dưỡng hàng ngày, hàng tháng, hàng quý như sau:
1. Công tác bảo dưỡng hàng ngày:
Kiểm tra dầu và nhiệt độ dầu bôi trơn.
Kiểm tra phin lọc.
Kiểm tra áp suất hút.
Kiểm tra áp suất xả.
Bôi trơn các ổ bi trong bộ truyền bánh răng.
Kiểm tra hệ thống làm mát cần piston.
Kiểm tra lại các gioăng làm kín xem có rò rỉ không.
Kiểm tra bộ gioăng phớt của cần piston và thanh nối con trượt.
Kiểm tra, đổ thêm dầu vào hộp bánh răng, hộp xích (nếu cần).
Kiểm tra các mối ghép giữa xilanh với thân, ty piston với ty nối, ty trung gian,
...
Kiểm tra sự làm việc của xilanh – piston, nếu mòn thì thay.
Bơm mỡ vào phớt chắn dầu của ty trung gian.
Đổ thêm nước và rửa sạch bể nước, kiểm tra sự hoạt động của các vòi phun
rửa xilanh.
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án tốt nghiệp
Sv: La Văn Diệu Lớp: Thiết Bị Dầu Khí_k5162
Kiểm tra các bình ổn áp nạp và xả, nếu áp suất chưa đủ thì nạp khí vào.
2. Công tác bảo dưỡng hàng tuần:
Sau hai tuần, tháo toàn bộ các chi tiết của van hút, van xả ra để kiểm tra, làm
sạch. Chi tiết nào hỏng thì thay mới. Khi lắp vào, cần bôi mỡ vào ren của nắp.
Kiểm tra các kẹp ty piston: kẹp, bulông, đai ốc. Các đai ốc kẹp đã dùng ba lần
thì thay đai ốc khác.
3. Công tác bảo dưỡng hàng tháng:
Kiểm tra các mối ghép của các modyl phần thuỷ lực.
Kiển tra độ mài mòn của cần piston.
Kiểm tra độ mài mòn của xilanh – piston.
Kiểm tra cối van, van và lò xo.
Rửa phin lọc cao áp.
Kiểm tra tình trạng phớt chắn dầu của ty trung gian, nếu mòn thì thay.
4. Công tác bảo dưỡng 6 tháng một lần:
Kiểm tra khe hở ở cụm con trượt.
Kiểm tra khe hở ở các ổ bi trong bộ truyền bánh răng.
Kiểm tra trục bánh răng.
Kiểm tra lại khung máy.
Kiểm tra lại các dây đai thang.
Kiểm tra đai ốc của mặt bích hút – xả.
Kiểm tra, rửa mạt kim loại ở nam châm cửa xả và đổ dầu.
Rửa hộp chứa dầu trước khi thay dầu mới.
Thay dầu hộp bánh răng, hộp xích.
5. Công tác bảo dưỡng hàng năm:
Sau 2 hoặc 3 năm, kiểm tra mối liên kết giữa ti trung gian với chạc chữ thập,
các chi tiết chạc chữ thập...
Kiểm tra các bulông kẹp dầm bơm.
Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án tốt nghiệp
Sv: La Văn Diệu Lớp: Thiết Bị Dầu Khí_k5163
3.4. An toàn lao động và bảo vệ môi trường khi vận hành máy bơm khoan:
* An toàn trong vận hành
Trong quá trình làm việc có thể gây ra các sự cố gây nên những tai nạn
không thể lường trước được. Chính vì vậy các biện pháp an toàn là rất quan trọng
đối với con người cũng như máy móc thiết bị. Để máy bơm làm việc tốt và an toàn
nhất thiết phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Trước khi máy bơm khởi động cần phải kiểm tra.
+ Không để các vật không cần thiết ở phần dẫn động của bơm;
+ Kiểm tra rào chắn bảo vệ của bơm;
+ Kiểm tra đồng hồ áp lực, van an toàn;
+ Kiểm tra khí nén và áp suất khí nén trong bình ổn áp;
+ Không cho người không có liên quan ở gần máy bơm.
- Khi hành trình của máy bơm đạt mức bình thường cần thiết phải đóng ngay
van khởi động, đồng thời theo dõi chỉ số áp kế. Không cho phép áp suất tăng vượt
quá giới hạn làm việc;
- Máy bơm cần lắp thiết bị bảo hiểm và hệ thống báo động;
- Khi máy bơm hoạt động không được tiến hành bất cứ công việc sửa chữa
nào;
- Khi phát hiện máy có các khuyết tật sau thì cấm máy bơm tiếp tục làm việc:
+ Vết nứt ở các bộ phận như: Bánh đai, bình điều hòa, van an toàn;
+ Các rãnh then, vít cấy bị hỏng;
+ Không có tấm chắn bảo vệ bộ phận dẫn động;
+ Đệm làm kín của xi lanh bị hỏng khi dung dịch rò rỉ qua lỗ báo
hiệu;
+ Xói mòn mặt trong của xi lanh theo đường kính > 1,5mm so với
đường kính danh nghĩa;
+ Ty bị cong và có vết nứt, xước;
+ Nắp xilanh và bu lông có vết nứt, gãy sứt;
+ Có vết nứt, mẻ ở các bộ phận của máy có mối hàn.
Đề tài: Tính toán các thông số của van bơm piston YHБ – 600, 9đ
Đề tài: Tính toán các thông số của van bơm piston YHБ – 600, 9đ
Đề tài: Tính toán các thông số của van bơm piston YHБ – 600, 9đ
Đề tài: Tính toán các thông số của van bơm piston YHБ – 600, 9đ
Đề tài: Tính toán các thông số của van bơm piston YHБ – 600, 9đ
Đề tài: Tính toán các thông số của van bơm piston YHБ – 600, 9đ
Đề tài: Tính toán các thông số của van bơm piston YHБ – 600, 9đ
Đề tài: Tính toán các thông số của van bơm piston YHБ – 600, 9đ
Đề tài: Tính toán các thông số của van bơm piston YHБ – 600, 9đ
Đề tài: Tính toán các thông số của van bơm piston YHБ – 600, 9đ
Đề tài: Tính toán các thông số của van bơm piston YHБ – 600, 9đ
Đề tài: Tính toán các thông số của van bơm piston YHБ – 600, 9đ
Đề tài: Tính toán các thông số của van bơm piston YHБ – 600, 9đ
Đề tài: Tính toán các thông số của van bơm piston YHБ – 600, 9đ
Đề tài: Tính toán các thông số của van bơm piston YHБ – 600, 9đ
Đề tài: Tính toán các thông số của van bơm piston YHБ – 600, 9đ
Đề tài: Tính toán các thông số của van bơm piston YHБ – 600, 9đ

More Related Content

What's hot

Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giáo trình thiết kế ô tô - Đặng Quý, Đỗ Văn Dũng, Dương Tuấn Tùng.pdf
Giáo trình thiết kế ô tô - Đặng Quý, Đỗ Văn Dũng, Dương Tuấn Tùng.pdfGiáo trình thiết kế ô tô - Đặng Quý, Đỗ Văn Dũng, Dương Tuấn Tùng.pdf
Giáo trình thiết kế ô tô - Đặng Quý, Đỗ Văn Dũng, Dương Tuấn Tùng.pdfMan_Ebook
 
Hợp chuyển động - chuyển động phức tạp
Hợp chuyển động - chuyển động phức tạpHợp chuyển động - chuyển động phức tạp
Hợp chuyển động - chuyển động phức tạpLe Nguyen Truong Giang
 
Giao trinh phuong phap phan tu huu han
Giao trinh phuong phap phan tu huu hanGiao trinh phuong phap phan tu huu han
Giao trinh phuong phap phan tu huu hanCửa Hàng Vật Tư
 
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...Man_Ebook
 
Nghiên cứu hệ thống điện thân xe camry 2007 và nêu các hư hỏng xảy ra cùng bi...
Nghiên cứu hệ thống điện thân xe camry 2007 và nêu các hư hỏng xảy ra cùng bi...Nghiên cứu hệ thống điện thân xe camry 2007 và nêu các hư hỏng xảy ra cùng bi...
Nghiên cứu hệ thống điện thân xe camry 2007 và nêu các hư hỏng xảy ra cùng bi...nataliej4
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhHuynh Loc
 
Trinh bay ban ve chi tiet drawing tren creo
Trinh bay ban ve chi tiet  drawing tren creoTrinh bay ban ve chi tiet  drawing tren creo
Trinh bay ban ve chi tiet drawing tren creoCửa Hàng Vật Tư
 
Sổ tay thiết kế cơ khí tập 1
Sổ tay thiết kế cơ khí   tập 1Sổ tay thiết kế cơ khí   tập 1
Sổ tay thiết kế cơ khí tập 1Jean Okio
 
6 tính toán thiết kế bộ truyền bánh răng trụ
6 tính toán thiết kế bộ truyền bánh răng trụ6 tính toán thiết kế bộ truyền bánh răng trụ
6 tính toán thiết kế bộ truyền bánh răng trụvienlep10cdt2
 
Dung sai: độ hở và độ dôi trong lắp ghép trung gian
Dung sai: độ hở và độ dôi trong lắp ghép trung gianDung sai: độ hở và độ dôi trong lắp ghép trung gian
Dung sai: độ hở và độ dôi trong lắp ghép trung gianKẹo Đắng
 
Khớp nối - chương 14
Khớp nối - chương 14Khớp nối - chương 14
Khớp nối - chương 14Chau Nguyen
 
Đồ án chi tiết máy trục vít bánh vít-BKHN
Đồ án chi tiết máy trục vít bánh vít-BKHNĐồ án chi tiết máy trục vít bánh vít-BKHN
Đồ án chi tiết máy trục vít bánh vít-BKHNCực Mạnh Chung
 
Máy xây dựng
Máy xây dựngMáy xây dựng
Máy xây dựngTtx Love
 
đồ án chi tiết máy 2 cấp phân đôi cấp nhanh
đồ án chi tiết máy 2 cấp phân đôi cấp nhanhđồ án chi tiết máy 2 cấp phân đôi cấp nhanh
đồ án chi tiết máy 2 cấp phân đôi cấp nhanhdongdienkha
 

What's hot (20)

Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
 
Đề cương chi tiết hoá học các hợp chất thiên nhiên - Viết thuê đồ án công ngh...
Đề cương chi tiết hoá học các hợp chất thiên nhiên - Viết thuê đồ án công ngh...Đề cương chi tiết hoá học các hợp chất thiên nhiên - Viết thuê đồ án công ngh...
Đề cương chi tiết hoá học các hợp chất thiên nhiên - Viết thuê đồ án công ngh...
 
Giáo trình thiết kế ô tô - Đặng Quý, Đỗ Văn Dũng, Dương Tuấn Tùng.pdf
Giáo trình thiết kế ô tô - Đặng Quý, Đỗ Văn Dũng, Dương Tuấn Tùng.pdfGiáo trình thiết kế ô tô - Đặng Quý, Đỗ Văn Dũng, Dương Tuấn Tùng.pdf
Giáo trình thiết kế ô tô - Đặng Quý, Đỗ Văn Dũng, Dương Tuấn Tùng.pdf
 
Hợp chuyển động - chuyển động phức tạp
Hợp chuyển động - chuyển động phức tạpHợp chuyển động - chuyển động phức tạp
Hợp chuyển động - chuyển động phức tạp
 
Giao trinh phuong phap phan tu huu han
Giao trinh phuong phap phan tu huu hanGiao trinh phuong phap phan tu huu han
Giao trinh phuong phap phan tu huu han
 
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
 
Đề tài: Hệ thống gạt nước mưa tự động ứng dụng trên ô tô, HAY
Đề tài: Hệ thống gạt nước mưa tự động ứng dụng trên ô tô, HAYĐề tài: Hệ thống gạt nước mưa tự động ứng dụng trên ô tô, HAY
Đề tài: Hệ thống gạt nước mưa tự động ứng dụng trên ô tô, HAY
 
Đề tài: Máy uốn thép tự động, HAY, 9đ
Đề tài: Máy uốn thép tự động, HAY, 9đĐề tài: Máy uốn thép tự động, HAY, 9đ
Đề tài: Máy uốn thép tự động, HAY, 9đ
 
Nghiên cứu hệ thống điện thân xe camry 2007 và nêu các hư hỏng xảy ra cùng bi...
Nghiên cứu hệ thống điện thân xe camry 2007 và nêu các hư hỏng xảy ra cùng bi...Nghiên cứu hệ thống điện thân xe camry 2007 và nêu các hư hỏng xảy ra cùng bi...
Nghiên cứu hệ thống điện thân xe camry 2007 và nêu các hư hỏng xảy ra cùng bi...
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
 
Trinh bay ban ve chi tiet drawing tren creo
Trinh bay ban ve chi tiet  drawing tren creoTrinh bay ban ve chi tiet  drawing tren creo
Trinh bay ban ve chi tiet drawing tren creo
 
Đề tài: Tính Toán –Kết Cấu Động Cơ Đốt Trong, HAY, 9đ
Đề tài: Tính Toán –Kết Cấu Động Cơ Đốt Trong, HAY, 9đĐề tài: Tính Toán –Kết Cấu Động Cơ Đốt Trong, HAY, 9đ
Đề tài: Tính Toán –Kết Cấu Động Cơ Đốt Trong, HAY, 9đ
 
Sổ tay thiết kế cơ khí tập 1
Sổ tay thiết kế cơ khí   tập 1Sổ tay thiết kế cơ khí   tập 1
Sổ tay thiết kế cơ khí tập 1
 
6 tính toán thiết kế bộ truyền bánh răng trụ
6 tính toán thiết kế bộ truyền bánh răng trụ6 tính toán thiết kế bộ truyền bánh răng trụ
6 tính toán thiết kế bộ truyền bánh răng trụ
 
Dung sai: độ hở và độ dôi trong lắp ghép trung gian
Dung sai: độ hở và độ dôi trong lắp ghép trung gianDung sai: độ hở và độ dôi trong lắp ghép trung gian
Dung sai: độ hở và độ dôi trong lắp ghép trung gian
 
Khớp nối - chương 14
Khớp nối - chương 14Khớp nối - chương 14
Khớp nối - chương 14
 
Đề tài: Nghiên cứu chung hệ thống lái trợ lực điện trên Toyota
Đề tài: Nghiên cứu chung hệ thống lái trợ lực điện trên ToyotaĐề tài: Nghiên cứu chung hệ thống lái trợ lực điện trên Toyota
Đề tài: Nghiên cứu chung hệ thống lái trợ lực điện trên Toyota
 
Đồ án chi tiết máy trục vít bánh vít-BKHN
Đồ án chi tiết máy trục vít bánh vít-BKHNĐồ án chi tiết máy trục vít bánh vít-BKHN
Đồ án chi tiết máy trục vít bánh vít-BKHN
 
Máy xây dựng
Máy xây dựngMáy xây dựng
Máy xây dựng
 
đồ án chi tiết máy 2 cấp phân đôi cấp nhanh
đồ án chi tiết máy 2 cấp phân đôi cấp nhanhđồ án chi tiết máy 2 cấp phân đôi cấp nhanh
đồ án chi tiết máy 2 cấp phân đôi cấp nhanh
 

Similar to Đề tài: Tính toán các thông số của van bơm piston YHБ – 600, 9đ

Bai giang thiet bi dau khi
Bai giang thiet bi dau khiBai giang thiet bi dau khi
Bai giang thiet bi dau khiHữu Nguyên
 
Tailieu.vncty.com hệ thống điều khiển tự động của máy xúc
Tailieu.vncty.com   hệ thống điều khiển tự  động của máy xúcTailieu.vncty.com   hệ thống điều khiển tự  động của máy xúc
Tailieu.vncty.com hệ thống điều khiển tự động của máy xúcTrần Đức Anh
 
tailieuxanh_mayxaydung_9577-may xay dung
tailieuxanh_mayxaydung_9577-may xay dungtailieuxanh_mayxaydung_9577-may xay dung
tailieuxanh_mayxaydung_9577-may xay dungHungmanhtran
 
Taisachmoi.com_Thiết kế máy chấn tôn thủy lực.pdf
Taisachmoi.com_Thiết kế máy chấn tôn thủy lực.pdfTaisachmoi.com_Thiết kế máy chấn tôn thủy lực.pdf
Taisachmoi.com_Thiết kế máy chấn tôn thủy lực.pdfNguyninhVit
 
Đồ án máy công cụ -May tien t616
Đồ án máy công cụ -May tien t616Đồ án máy công cụ -May tien t616
Đồ án máy công cụ -May tien t616Cơ Khí Chế Tạo
 
Thiết kế máy lốc ống 4 trục.pdf
Thiết kế máy lốc ống 4 trục.pdfThiết kế máy lốc ống 4 trục.pdf
Thiết kế máy lốc ống 4 trục.pdfMan_Ebook
 
Gian khoan tu nang 90m nuoc dau tien tai vn
Gian khoan tu nang 90m nuoc dau tien tai vnGian khoan tu nang 90m nuoc dau tien tai vn
Gian khoan tu nang 90m nuoc dau tien tai vnrobinking277
 
Bai giang tc2 noi bo
Bai giang tc2 noi boBai giang tc2 noi bo
Bai giang tc2 noi bokhnahphan
 
Thiết kế hệ thống truyền động chính cho máy bào giường
Thiết kế hệ thống truyền động chính cho máy bào giườngThiết kế hệ thống truyền động chính cho máy bào giường
Thiết kế hệ thống truyền động chính cho máy bào giườngssuserae9f96
 
Khảo sát hệ thống truyền động thủy lực trên máy sàng đá RM74BRU
Khảo sát hệ thống truyền động thủy lực trên máy sàng đá RM74BRUKhảo sát hệ thống truyền động thủy lực trên máy sàng đá RM74BRU
Khảo sát hệ thống truyền động thủy lực trên máy sàng đá RM74BRUAntonietta Davis
 
Báo cáo của đại diện chủ tàu
Báo cáo của đại diện chủ tàuBáo cáo của đại diện chủ tàu
Báo cáo của đại diện chủ tàuNam Nguyen
 

Similar to Đề tài: Tính toán các thông số của van bơm piston YHБ – 600, 9đ (20)

Bai giang thiet bi dau khi
Bai giang thiet bi dau khiBai giang thiet bi dau khi
Bai giang thiet bi dau khi
 
Tailieu.vncty.com hệ thống điều khiển tự động của máy xúc
Tailieu.vncty.com   hệ thống điều khiển tự  động của máy xúcTailieu.vncty.com   hệ thống điều khiển tự  động của máy xúc
Tailieu.vncty.com hệ thống điều khiển tự động của máy xúc
 
Đề tài: Nghiên cứu mô phỏng hệ thống điều khiển tự động của máy xúc
Đề tài: Nghiên cứu mô phỏng hệ thống điều khiển tự động của máy xúcĐề tài: Nghiên cứu mô phỏng hệ thống điều khiển tự động của máy xúc
Đề tài: Nghiên cứu mô phỏng hệ thống điều khiển tự động của máy xúc
 
Đề tài: Loại biến tần gián tiếp tiêu biểu điều khiển động cơ KĐB, 9đ
Đề tài: Loại biến tần gián tiếp tiêu biểu điều khiển động cơ KĐB, 9đĐề tài: Loại biến tần gián tiếp tiêu biểu điều khiển động cơ KĐB, 9đ
Đề tài: Loại biến tần gián tiếp tiêu biểu điều khiển động cơ KĐB, 9đ
 
Đề tài: Biến tần gián tiếp tiêu biểu điều khiển động cơ KĐB, HAY
Đề tài: Biến tần gián tiếp tiêu biểu điều khiển động cơ KĐB, HAYĐề tài: Biến tần gián tiếp tiêu biểu điều khiển động cơ KĐB, HAY
Đề tài: Biến tần gián tiếp tiêu biểu điều khiển động cơ KĐB, HAY
 
tailieuxanh_mayxaydung_9577-may xay dung
tailieuxanh_mayxaydung_9577-may xay dungtailieuxanh_mayxaydung_9577-may xay dung
tailieuxanh_mayxaydung_9577-may xay dung
 
Taisachmoi.com_Thiết kế máy chấn tôn thủy lực.pdf
Taisachmoi.com_Thiết kế máy chấn tôn thủy lực.pdfTaisachmoi.com_Thiết kế máy chấn tôn thủy lực.pdf
Taisachmoi.com_Thiết kế máy chấn tôn thủy lực.pdf
 
Đồ án máy công cụ -May tien t616
Đồ án máy công cụ -May tien t616Đồ án máy công cụ -May tien t616
Đồ án máy công cụ -May tien t616
 
Đề tài: Tủ PLC điều khiển mô phỏng quá trình di chuyển của tay may
Đề tài: Tủ PLC điều khiển mô phỏng quá trình di chuyển của tay mayĐề tài: Tủ PLC điều khiển mô phỏng quá trình di chuyển của tay may
Đề tài: Tủ PLC điều khiển mô phỏng quá trình di chuyển của tay may
 
Thiết kế máy lốc ống 4 trục.pdf
Thiết kế máy lốc ống 4 trục.pdfThiết kế máy lốc ống 4 trục.pdf
Thiết kế máy lốc ống 4 trục.pdf
 
Bao cao vien
Bao cao vienBao cao vien
Bao cao vien
 
Gian khoan tu nang 90m nuoc dau tien tai vn
Gian khoan tu nang 90m nuoc dau tien tai vnGian khoan tu nang 90m nuoc dau tien tai vn
Gian khoan tu nang 90m nuoc dau tien tai vn
 
Bai giang tc2 noi bo
Bai giang tc2 noi boBai giang tc2 noi bo
Bai giang tc2 noi bo
 
Chuong 7 truc
Chuong 7 truc Chuong 7 truc
Chuong 7 truc
 
Thiết kế hệ thống truyền động chính cho máy bào giường
Thiết kế hệ thống truyền động chính cho máy bào giườngThiết kế hệ thống truyền động chính cho máy bào giường
Thiết kế hệ thống truyền động chính cho máy bào giường
 
Mxd (1)
Mxd (1)Mxd (1)
Mxd (1)
 
Khảo sát hệ thống truyền động thủy lực trên máy sàng đá RM74BRU
Khảo sát hệ thống truyền động thủy lực trên máy sàng đá RM74BRUKhảo sát hệ thống truyền động thủy lực trên máy sàng đá RM74BRU
Khảo sát hệ thống truyền động thủy lực trên máy sàng đá RM74BRU
 
Báo cáo của đại diện chủ tàu
Báo cáo của đại diện chủ tàuBáo cáo của đại diện chủ tàu
Báo cáo của đại diện chủ tàu
 
Trịnh Đắc Trường_K2KKT_Slides BCTT
Trịnh Đắc Trường_K2KKT_Slides BCTTTrịnh Đắc Trường_K2KKT_Slides BCTT
Trịnh Đắc Trường_K2KKT_Slides BCTT
 
Đề tài: Hệ thống truyền động cho băng tải trong nhà máy bia, HAY
Đề tài: Hệ thống truyền động cho băng tải trong nhà máy bia, HAYĐề tài: Hệ thống truyền động cho băng tải trong nhà máy bia, HAY
Đề tài: Hệ thống truyền động cho băng tải trong nhà máy bia, HAY
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 

Đề tài: Tính toán các thông số của van bơm piston YHБ – 600, 9đ

  • 1. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k511 Lời nói đầu Ngày nay, ngành công nghiệp Dầu khí đang là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không ngừng vững mạnh và ngày càng phát triển không chỉ ở trong nước mà còn vươn xa tới thị trường quốc tế. Trong công nghiệp Dầu khí không thể không nhắc tới thị trường quốc tế trong công tác thăm dò và khai thác Dầu khí. Đề cập đến sự phát triển của ngành công nghiệp Dầu khí không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của các thiết bị phục vụ cho công tác khoan và khai thác. Một trong những vấn đề được quan tâm là tìm hiểu về chuyên ngành thiết bị khoan, cấu tạo, nguyên tắc vận hành và nâng cao tuổi thọ cũng như hiệu suất của các thiết bị. Với mong muốn góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp Dầu khí nước nhà, qua quá trình học tập và nghiên cứu, cộng với sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Văn Bản cũng như sự đồng ý của bộ môn Thiết bị Dầu khí và công trình, Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Hà Nội em viết về đề tài: “Máy bơm piston YHБ – 600 dùng trong công tác khoan dầu khí" từ đó đi dến chuyên đề " Tính toán các thông số của van bơm piston YHБ – 600 ". Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn. Qua đồ án này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Văn Bản, các thầy cô trong bộ môn Thiết bị Dầu khí và công trình, Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05, năm 2011 Sinh viên La văn Diệu
  • 2. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k512 Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔ HỢP THIẾT BỊ KHOAN 1.1. Chức năng và các bộ phận của tổ hợp khoan Tổ hợp thiết bị khoan bao gồm các thiết bị, cơ cấu máy dùng để thực hiện quy trình công nghệ khoan các giếng khoan theo một công nghệ nào đó. Quy trình công nghệ cơ bản của công tác khoan bao gồm: - Quay dụng cụ khoan, truyền mô men quay và tải trọng lên chòong khoan để thực hiện quá trình phá hủy đất đá (khoan thuần túy). - Vận chuyển mùn khoan, rửa hoặc thổi giếng khoan (làm sạch mùn khoan dưới đáy). - Nâng thả bộ dụng cụ khoan để thay thế dụng cụ phá hủy (chòong khoan), thả cột ống chống để gia cố thành giếng khoan. - Gia công và làm sạch dung dịch, điều chế dung dịch. - Ngoài ra còn có các công việc: thử vỉa, đo độ cong của giếng, xây lắp tháo dỡ… Để làm tốt những công tác trên thì cần phải có những bộ phận để thực hiện chức năng này: - Thiết bị nâng thả bộ dụng cụ và cột ống chống: cơ cấu nâng ( tời khoan, bộ hãm tời, hệ ròng rọc, tháp khoan ). Trong quá trình làm việc cơ cấu nâng chịu tải trọng lớn nhất( trục tải chính). - Thiết bị quay bộ dụng cụ khoan: bàn roto, đầu quay di động, các loại động cơ đáy( tua bin, trục vít, động cơ khoan điện…) - Cơ cấu của bộ dụng cụ phục vụ cho công tác nâng thả bao gồm: khóa tháo vặn cần, ống, hệ thống giá đỡ kẹp cần, êlêvatơ, móc nâng… - Thiết bị làm sạch giếng khoan: các máy bơm khoan, bình điều hòa, hệ thống ống hút, ống đẩy, hệ thống máng tuần hoàn dung dịch, máy trộn, sàng rung, thiết bị tách mùn khoan… - Thiết bị để bịt kín miệng giếng, bao gồm: thiết bị đầu ống, thiết bị chống phun( thiết bị đối áp)
  • 3. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k513 - Thiết bị dẫn động : động cơ phát lực, động cơ diezen, động cơ điện, động cơ khí nén, thủy lực, các bộ truyền chuyển động, hộp giảm tốc, hộp tốc độ và các thiết bị điều chỉnh khác… - Dụng cụ và thiết bị đáy: chòong khoan, cần khoan, các chi tiết nối cần, cần nặng, các bộ định tâm, các thiết bị để cứu chữa sự cố. - Thiết bị điều khiển, đo và kiểm tra - Các thiết bị phụ trợ khác phục vụ cho quá trình khoan: các thiết bị phục vụ quá trình xây lắp, cẩu, cần trục, máy bơm phụ trợ, máy nén khí… 1.2. Sơ đồ tổ hợp thiết bị khoan Do trong công tác khoan dầu khí luôn luôn có sự thay đổi về những giải pháp công nghệ cũng như các phương án kỹ thuật nhằm tăng năng suất cho quá trình xây lắp, nên ta cần thiết kế một tổ hợp thiết bị khoan mới. Sau khi lựa chọn các thông số cơ bản thì chúng ta cần thiết kế sơ đồ phối hợp giữa các cơ cấu máy để cho thiết bị làm việc với hiệu quả cao nhất. Sơ đồ bố trí thiết bị là cơ sở để chúng ta thực hiện phương án xây lắp, tháo dỡ và vận chuyển trong quá trình xây dựng. Có nhiều cách bố trí thiết bị khác nhau nhưng chúng ta thường sử dụng cách bố trí chúng trên mặt phẳng như sau: Hình 1.1 - Sơ đồ bố trí tổ hợp thiết bị khoan
  • 4. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k514 1: Bàn rôto 5: Giá để cần khoan 8: Động cơ dẫn động 2: Tời khoan 6: Hộp tốc độ của tời 9: Máy bơm khoan 3: Giá đựng cần 7: Cụm truyền động 10: Khung nền của tháp 4: Sàn chạy cần Các sơ đồ bố trí phải đảm bảo các yếu tố sau: + Khả năng thực hiện chức năng công nghiệp của từng máy với một sơ đồ động học đơn giản nhất. + Sơ đồ bố trí thuận lợi cho công tác tháo dỡ vận chuyển. + Mức độ ổn định cấu trúc và các thông số làm việc máy móc sau nhiều lần di chuyển. + Chi phí cho công tác bố trí, lắp ráp thiết bị phải nhỏ và phù hợp với điều kiện thi công. + Dạng, nguồn năng lượng cho ta sử dụng. + Đặc điểm, yêu cầu của cơ cấu máy về phương diện dẫn động. Sau khi đã thiết kế được sơ đồ bố trí tổ hợp thiết bị khoan, ta phải đi xây dựng sơ đồ truyền động cho tổ hợp thiết bị khoan đó. Sơ đồ truyền động của tổ hợp thiết bị khoan phải thoả mãn một số yêu cầu sau: - Thoả mãn yêu cầu về quy trình công nghệ khoan: đảm bảo tốc độ quay của bộ dụng cụ và khoảng thay đổi tốc độ trong một giới hạn nào đó. - Thời gian thao tác cho công tác nâng thả bộ dụng cụ phải nhỏ. - Sơ đồ truyền động phải có cấu tạo đơn giản. Từ sơ đồ bố trí tổ hợp thiết bị khoan trên, ta có thể xây dựng sơ đồ truyền động cho tổ hợp thiết bị khoan này. Có 3 dạng dẫn động như sau: + Dẫn động riêng: trong đó mỗi một cơ cấu tổ máy được dẫn động bằng một động cơ riêng. + Dẫn động nhóm: cơ cấu máy, tổ hợp máy được dẫn động bằng hai hay nhiều động cơ. + Dẫn động hỗn hợp: ghép nhiều động cơ để chạy cho một thiết bị hoặc một máy công tác (chủ yếu đối với những thiết bị có công suất lớn như trong khoan dầu khí).
  • 5. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k515 1.3.Giới thiệu tổ hợp thiết bị khoan 1.3.1.Hệ thống quay 1.3.1.1. Bàn rô to Tác dụng của bàn rô to: + Làm quay và truyền mô men cho bộ cần khoan. + Giữ và kẹp chặt bộ cần khoan, ống chống trong giếng khoan. + Tháo hoặc vặn ren của bộ cần khoan. + Treo bộ cần trong quá trình nâng hạ. Nguyên lý làm việc của bàn roto: bàn roto nhận chuyển động từ trục roto qua bộ kẹp xích, nhờ có bộ bánh răng hình côn biến chuyển động quay quanh trục ngang thành chuyển động quay theo trục thẳng đứng. Hiện tại xích truyền động của roto là kép, cường độ và công suất cao chịu tải trọng lớn, chịu mài mòn, vì vậy xích roto rất chống mòn và dễ đứt nên ta phải thường xuyên bôi trơn, và phải có hộp bảo vệ xích. Khi truyền chuyển động quay cho roto qua tời, tốc độ roto được thay đổi nhờ hộp số của tời hoặc bằng cách thay đổi đĩa xích. Nhưng trong một số trường hợp để roto làm việc độc lập với tời và điều khiển tốc độ trong một thời gian rộng, nó có thể được truyền động bằng động cơ dẫn động riêng. Bàn roto có từ 3 đến 6 cấp tốc độ truyền và có một tốc độ quay ngược để tháo lắp cần khoan và cứu chữa sự cố. Bảng 1.1 - Đặc tính kỹ thuật của bàn rôto Các thông số Kiểu bàn rôto P 700 P 560 Kích thước lỗ, (mm) 700 560 Tốc độ vòng quay của mâm rôto, (v/ph) 250 250 Mô men quay, (kG.m) 8000 5000 Kích thước: dài, rộng, cao (mm) 2272x1545x620 2315x1545x750 Trọng lượng, (kg) 4850 5850
  • 6. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k516 1.3.1.2. Đầu thủy lực Là thiết bị chuyên dụng để treo và quay bộ khoan cụ, chuyển dung dịch khoan từ vòi cao áp xuống giếng, chịu tải trọng lớn, vòng quay có lúc tới 380v/ph, chịu áp suất thuỷ lực tới 320 atm. Đầu thuỷ lực được chế tạo từ các chi tiết có vật liệu đảm bảo các yêu cầu sau: - Thời gian và độ an toàn của quá trình khoan giếng. - Đảm bảo độ chịu tải và độ bền của các chi tiết khi chịu tải lớn nhất. - Đảm bảo độ kín tuyệt đối giữa vỏ và phần thân giếng. Hình 1.2 - Đầu xanhích 1: Lỗ dẫn hướng 5: Ổ bi 11: Ống cong 2, 8: Bộ gioăng trên và dưới 7: Ổ bi đỡ phụ 12: Nắp 3: Thân 9: Bộ gioăng nối nhanh 13: Quang treo 4, 6: Vòng bi 10: Bộ đầu nối nhanh 14: Cổ ngỗng
  • 7. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k517 1.3.1.3. Động cơ đáy Đặc trưng cơ bản của động cơ đáy là được lắp trực tiếp ngay phía trên choòng khoan. Trong quá trình khoan thì cột cần không quay nên tránh được ma sát giữa cột cần và thành giếng, do đó ít gây ra hiện tượng sập lở do cần, ít gây mòn và giảm hiện tượng đứt gãy trong quá trình làm việc. Ngoài ra động cơ đáy còn có ưu điểm là truyền gần như toàn bộ công suất của động cơ cho dụng cụ phá huỷ. Động cơ đáy sử dụng trong quá trình khoan gồm 3 loại: tua bin khoan, động cơ đáy trục vít và động cơ điện chìm. 1.3.1.4.Tua bin khoan Là loại tua bin thuỷ lực nhiều tầng có cấu tạo giống nhau, mỗi tầng bao gồm Stato được gắn chặt với thân và Roto được gắn với trục. Dòng chất lỏng đi qua cánh stato và cánh roto theo một góc nhất định nào đó, làm cho roto quay và dòng chất lỏng lại tiếp tục đi vào tầng tiếp theo. Cứ như vậy, năng lượng của dòng chất lỏng được các tầng tiếp nhận và biến thành chuyển động quay của choòng. 1.3.1.5. Động cơ đáy trục vít Động cơ đáy trục vít có kích thước không lớn, rất hiệu quả khi khoan các giếng có đường kính bé và chiều sâu lớn, khoan cắt xiên, khoan ngang, khoan các thân giếng cũ. 1.3.1.6. Động cơ điện chìm Đây là thiết bị quay được truyền động bằng điện thông qua dây cáp lắp phía trong cột cần khoan, chiều dài của dây cáp tương ứng với chiều dài của cần khoan. Khoan bằng động cơ điện chìm về mặt lý thuyết tỏ ra có nhiều lợi thế như khi khoan bằng tua bin và trục vít. Tuy nhiên nó có hạn chế về mặt đặc tính cứng của động cơ, số vòng quay cao, yêu cầu kỹ thuật truyền điện và dẫn điện xuống động cơ tuyệt đối an toàn, tuổi thọ động cơ thấp nên phạm vi áp dụng chưa được rộng rãi.
  • 8. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k518 1.3.2: Hệ thống nâng thả 1.3.2.1: Tháp khoan Tháp khoan là một bộ phận của tổ hợp thiết bị khoan, nó có các chức năng: - Nâng thả bộ dụng cụ khoan, ống chống và các thiết bị khác; - Treo một phần trọng lượng cột cần khi khoan giảm tải; - Dùng để dựng cột cần dựng; - Bảo vệ con người và thiết bị. Chiều cao của tháp phụ thuộc vào chiều sâu của giếng khoan (chiều dài cần dựng). Thực tế người ta chế tạo tháp với các chiều cao tiêu chuẩn sau: - Tháp cao 28 m cho các giếng sâu 1200  1300 m - Tháp cao 41  42 cho các giếng sâu 1300  3500 m - Tháp cao 53 m cho các giếng sâu > 3500 m. Tùy theo kết cấu của tháp mà ta phân tháp ra làm ba loại chính: tháp chữ A, tháp 3 chân, tháp 4 chân. 1.3.2.2 .:Tời khoan Tời khoan là một bộ phận trong cơ cấu nâng thả của tổ hợp thiết bị khoan, nó có các chức năng: - Nâng thả bộ dụng cụ khoan và ống chống; - Điều chỉnh tải trọng đáy trong khi khoan; - Sử dụng với một số mục đích kỹ thuật khác. Tùy theo sức nâng, công suất trên trục tời, dạng động cơ dẫn động, nguyên lý cấu tạo,.. mà tời được chia làm nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, với bất kỳ loại tời nào, trong quá trình tính toán và chọn tời, ta cũng phải chú ý các thông số cơ bản như: số tốc độ, sức nâng của tời, cống suất dẫn dộng tời và kích thước của tang tời. Để từ đó chọn được loại tời hợp lý nhằm mạng lại năng suất làm việc cũng như hiệu quả kinh tế là cao nhất. 1.3.2.3. Hệ thống palăng Hệ thống palăng biến chuyển động quay của tang tời thành chuyển động tịnh tiến lên xuống của móc nâng và làm giảm tải cho dây cáp.
  • 9. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k519 Tuỳ theo tải trọng nâng thả và số nhánh dây cáp, hệ thống palăng được phân ra làm nhiều cỡ. Với tải trọng 50  75 tấn sử dụng vỡ 2 x 3 hoặc 3 x 4 Với tải trọng 100  130 tấn sử dụng cỡ 4 x 5 hay 5 x 6 hoặc 6 x 7 . Trong ký hiệu trên: chữ số đầu chỉ số con lăn trên bộ ròng rọc động, chữ số thứ hai sau dấu (x) chỉ số con lăn trên bộ ròng rọc cố định. Dây cáp được mắc vào các con lăn của hệ thống Ròng rọc tĩnh và động theo một trình tự nhất định. Một đầu cáp được giữ cố định (thường ở 1 chân của tháp sao cho kíp trưởng dễ quan sát khi làm việc) gọi là đầu cáp chết còn một đầu mắc vào tời khoan gọi là cáp tời hay là đầu cáp cuốn. - Các bộ phận chính của hệ thống palăng * Bộ ròng rọc tĩnh Gồm một khung kim loại trên đó có lắp một trục, trên trục được gắn các puly để luồn cáp tời đi qua. Toàn bộ bộ ròng rọc tĩnh được lắp lên sàn trên cao của tháp khoan. Tải trọng đặt lên hệ ròng rọc cố định cũng như lên tháp khoan lớn hơn tải trọng ở móc nâng. * Ròng rọc động và móc nâng Ròng rọc động thờng chế tạo liền khối với móc nâng. Móc nâng dùng để treo cột cần khoan, móc vào êlêvatơ khi kéo thả dụng cụ. Ngoài móc nâng ra còn có quang treo, quang treo có 2 loại: loại đơn và loại kép. Quang treo là khâu nối giữa móc nâng và êlêvatơ. Ngoài ra cũng có thể chế tạo bộ ròng rọc động tách rời với móc nâng (Riêng biệt). * Cáp tời C¸p têi gåm 6 mói ®-îc xo¾n quanh lâi (b»ng sîi h÷u c¬ hay kim lo¹i).Mçi mói l¹i cã tõ 19 ®Õn 37 sîi thÐp xo¾n víi nhau t¹o thµnh mói. Th«ng th-êng chiÒu xo¾n cña c¸c sîi thÐp ë c¸c mói ng-îc víi chiÒu xo¾n cña c¸c mói trªn lâi c¸p khoan. ChÝnh ®iÒu nµy lµm cho c¸p cøng h¬n nh-ng còng phÇn nµo gióp chèng xoay.
  • 10. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5110 Cáp khoan thờng được chế tạo theo các kích thớc quy chuẩn: 25 mm, 28 mm, 32 mm, 35 mm 1.3.3. Thiếtbị chống phun Những giếng khoan dầu khí không thể dự đoán được chính xác áp suất trong lòng đất đối với từng giếng, vì trong quá trình thi công giếng khoan có thể gặp hiện tượng phun trào. Đây là sự cố nguy hiểm nhất gây nhiều hậu quả rất nặng nề về tính mạng của con người cũng như về vật chất. Để hạn chế và khắc phục sự cố này người ta dùng hệ thống van đối áp được lắp đặt trên miệng giếng khoan. Hệ thống này có nhiệm vụ bịt kín miệng giếng khoan khi xuất hiện phun trào dầu khí, tuần hoàn dung dịch tách bớt khí khỏi dung dịch qua các bình và máy tách khí, phun được dung dịch nặng để dập giếng khoan. 1.3.3.1. Đối áp vạn năng Người ta gọi nó là đối áp dạng màng hoặc túi. Nó có thể đóng trên bất kỳ thiết bị khoan nào và thậm chí đóng cả giếng khoan trống. Nó cho phép việc thao tác cột cần khoan qua lớp màng trong khi giếng khoan được đóng và dưới tác dụng của áp suất.
  • 11. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5111 Hình 1.3 - Đối áp vạn năng 1: Tấm chống mòn 4: Buồng mở 2: Đệm làm kín 5: Piston 3: Nắp 6: Buồng đóng 1.3.3.2. Đối áp ngàm(hay đối áp má) Khi đóng giếng hoàn toàn, bộ phận để đóng giếng là má đặt nên gọi là đối áp má đặt. Trong khi khoan hoặc chống ống nếu xảy ra hiện tượng dầu khí phun thì van sẽ làm kín bằng cách ôm kín lấy cần hoặc ống chống (đối áp ôm cần). Khi đang khoan nếu dầu và khí phun bất chợt với áp suất cao thì lúc đó để đóng miệng giếng phải cắt đứt bộ dụng cụ hoặc cột ống để bịt kín cả miệng giếng( cắt cần). Đối áp ngàm có thể đóng bằng tay hoặc bằng thuỷ lực nhưng mở thì hoàn toàn bằng thuỷ lực. 1.3.5.3. Đối áp xoay Đối áp xoay cho phép xoay và thao tác cột cần khoan, nó được lắp đặt phía trên các đối áp thông thường. Nó được sử dụng để khoan dưới áp suất mà dung dịch khoan vẫn có tỷ trọng nhỏ và chủ yếu trong trường hợp khoan thổi
  • 12. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5112 khí. Nó cho phép tự động đóng kín miệng giếng ở bất kỳ vị trí nào của cột cần khoan. Khi làm việc nó được lắp cùng một đối áp ngàm hoặc đối áp vạn năng. Hình 1.4 - Đối áp xoay 1: Đệm xoay 5: Mở then lăn 9: Đường hồi dung dịch 2: Thân quay 6: Thân 10: Đệm làm kín 3: Gioăng 7: Đầu vuông dẫn động 11:Lỗ điền đầy 4: Bộ mở then 8: Ổ lăn 1.3.4. Hệ thống tuần hoàn dung dịch Hệ thống tuần hoàn và thiết bị làm sạch dung dịch các các chức năng như: Nâng mùn khoan; Giữ mùn khoan ở trạng thái lơ lửng sau khi ngưng tuần hoàn dung dịch; Làm mát dụng cụ khoan, giảm ma sát cho bộ khoan cụ…. Sơ đồ làm việc của hệ thống tuần hoàn dung dịch được thể hiện trên hình 1.5.
  • 13. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5113 Hình1.5 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống tuần hoàn dung dịch 1,2. Máy bơm dung dịch 3,4. Bể chứa dung dịch sạch 5. Ống cao áp 6. Van một chiều 7. Tuy ô cao áp 8. Máng xả 9. Sàng rung 10. Bể chứa chất thải 11.Bể chứa dung dịch 12. Máng lọc bùn 13. Máng tách khí 14. Manifold hút 15. Đầu xanhích 16. Cần chủ động 17. Cần khoan 18. Cần nặng 19. Thành giếng 20. Chòong khoan 21. Khoảng không vành xuyến giữa ống chống và cột cần khoan Giải thích sơ đồ 1.5: Từ bể chứa (11) dung dịch sẽ đi qua máy lọc bùn (12) khi đó bùn được giữ lại để dung dịch tiếp tục đi qua máy tách khí (13), phần lẫn khí trong dung dịch sẽ được tách khí ra từ máy tách khí, dung dịch đi vào bể chứa (3 và 4) từ bể chứa (3) dung dịch sẽ đi vào máy bơm. Từ (4) dung dịch sẽ đi qua manifold hút sau đó dung dịch tiếp tục đi xuống cần khoan va choòng khoan lúc này dung dịch và tạp chất được đưa ngược lên thành giếng và quay trở về máng xả (8) để tiếp tục qua sàng rung. Cuối cùng chất thải được đưa trở về bể chứa (10) còn dung dịch sẽ trở về bể chứa (11) và tiếp tục vòng tuần hoàn. 1.3.4.1Máybơm dung dịch Trong công tác khoan thăm dò và khai thác dầu khí, máy bơm piston được sử dụng rộng rãi .
  • 14. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5114 Hiện nay người ta sử dụng rất nhiều loại máy bơm như: máy bơm tác dụng đơn, máy bơm tác dụng kép, máy bơm tác dụng ba và máy bơm tác dụng bốn. Tuỳ thuộc vào lưu lượng và cột áp khác nhau cần thiết mà có thể sử dụng các loại máy bơm khoan với chức năng như trên. Nước bị ép từ bơm khoan chảy qua đường ống cao áp, qua tuy ô cao áp vào đầu xa nhíc. Đường ống cao áp gồm:, tuy ô cao áp, ống thẳng đứng. - Bình điều hòa Bình điều hòa có tác dụng làm giảm dao động áp suất nước vào và điều hòa lưu lượng bơm do bơm làm việc không đều. Về cấu tạo bìnhđiều hòa là một bình chứa khí có tác dụng như lò xo để giảm bớt va đập thủy lực và được đặt ngay trên máy bơm. Bình điều hòa có hai loại, dạng hình cầu và dạng hình trụ. Nhìn chung cả hai dạng bình này đều có cấu tạo và nguyên lý làm việc như nhau. - Ống cao áp Để dẫn nước rửa từ bình điều hòa đến tháp khoan. Ống cao áp làm bằng cần khoan, hai đầu có mặt bích để bắt vào bình điều hòa và ống đứng. - Ống thẳng đứng Đặt trong tháp khoan để dẫn nước rửa từ ống cao áp đến vòi của tuy ô cao áp. - Khóa nước Đùng để bảo đảm chế độ không tải khi khởi động bơm và để tăng dần áp suất lên. Khi bơm mới khởi động người ta đóng khóa nước lại để bơm làm việc với chế độ không tải, sau đó mở dần khóa nước để áp suất trong bơm tăng lên từ từ. Đường kích lỗ khóa phải bằng đường kính ống cao áp. -Tuy ô cao áp Dùng để nối giữa đầu thủy lực và ống thẳng đứng. Tuy ô cao áp phải đủ bền và chịu được áp suất cao
  • 15. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5115 CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ BẢN BƠM PISTON: 2.1. Tổng quan về máy bơm khoan trong công nghiệp dầu khí: Máy bơm dung dịch khoan là thiết bị không thể thiếu được trong mỗi tổ hợp thiết bị khoan. Nhiệm vụ của nó là hút chất lỏng ở bể chứa và bơm vào trong cần khoan xuống đáy giếng, làm mát choòng khoan và đưa mùn khoan lên mặt đất. Ngoài ra, máy bơm khoan còn tạo năng lượng chất lỏng để làm quay tuabin khoan trong quá trình khoan bằng tuabin. Trong một số trường hợp, máy bơm khoan còn được dùng để ép chất lỏng vào vỉa để duy trì áp suất vỉa, tăng tuổi thọ khai thác cho vùng mỏ. Để thực hiện được các nhiệm vụ này thì máy bơm khoan thường được sử dụng là máy bơm piston, vì máy bơm loại này có các ưu điểm: - Có thể bơm được các dung dịch có trọng lượng riêng khác nhau; - Có thể tạo được áp suất lớn; - Áp suất và lưu lượng không phụ thuộc vào nhau. Đây là yếu tố quan trọng để đáp ứng yêu cầu về công nghệ khoan; - Cấu tạo đơn giản, dễ thay thế, bảo dưỡng. - Độ bền cao và dể vận chuyển. Ngoài ra, máy bơm piston sử dụng trong công nghiệp dầu khí có nhiệm vụ: - Bơm trám ximăng; - Bơm ép nước hoặc bơm nứt vỉa thuỷ lực; - Bơm vận chuyển sản phẩm khai thác. Đặc tính kỹ thuật của một số loại máy bơm khoan: Bảng 2.1 - Đặc tính kỹ thuật của một số loại máy bơm khoan Các thông số Kiểu bơm 12ГP Y8-6 YHБ-600
  • 16. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5116 Công suất máy bơm, kW Chiều dài hành trình piston, mm Số xy lanh Đường kính xy lanh, mm Đường kính cần piston, mm Lưu lượng, l/s với xy lanh lớn nhất với xy lanh nhỏ nhất Áp suất, kG/cm2, với xy lanh lớn nhất với xy lanh nhỏ nhất Kích thước, mm: dài rộng cao Trọng lượng bơm 316 300 2 130÷160 65 24 15,1 175 200 3950 2250 2300 9510 632 350 2 150÷170 65 32,3 24,4 154 200 4190 2362 3205 14600 600 400 2 130÷200 70 51,1 19,7 100 250 5100 2626 1877 25156 2.2. Phân loại máy bơm piston: - Phân loại theo cách bố trí xi lanh: + Bơm thẳng đứng; + Bơm nằm ngang. - Phân loại theo cấu tạo của piston: + Bơm piston đĩa; + Bơm piston trụ. - Phân loại theo lưu lượng: + Bơm lưu lượng nhỏ: Q < 15 m3/h; + Bơm lưu lượng trung bình: Q = 15  60 m3/h; + Bơm lưu lượng lớn: Q> 60 m3/h. - Phân loại theo số xi lanh: + Bơm 1 xi lanh;
  • 17. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5117 + Bơm 2 xi lanh; + Bơm 3 xi lanh; + Bơm 4 xi lanh. - Phân loại theo áp suất: + Bơm có áp suất thấp: P < 10at; + Bơm có áp suất trung bình: P = 10  20 at; + Bơm có áp suất cao: P > 20 at. - Phân loại theo cách tác dụng: + Bơm tác dụng đơn; + Bơm tác dụng kép: - Bơm 1 xi lanh tác dụng kép; - Bơm 2 xi lanh tác dụng đơn. + Bơm tác dụng 3: ghép 3 xi lanh tác dụng đơn; + Bơm tác dụng 4: - 2 xi lanh tác dụng kép; - 4 xi lanh tác dụng đơn. - Phân loại theo loại dẫn động: dẫn động bằng tay, dẫn động bằng điện, dẫn động bằng khí nén… 2.3. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy bơm piston : Bơm piston là một máy thủy lực, trong đó năng lượng cơ học của động cơ truyền cho chất lỏng nhờ một quả nén (gọi là piston) chuyển động tịnh tiến qua lại trong xi lanh. Ta xét cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm piston tác dụng đơn và bơm piston tác dụng kép.
  • 18. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5118 2.3.1. Bơm piston tác dụng đơn : a) Cấu tạo: Hình 2.1-Sơ đồ cấu tạo của máybơm piston tác dụng đơn 1. Xi lanh 2. Cần piston 3. Piston 4. Hộp van 5. Ống đẩy 6. Van đẩy 7. Van hút 8. Ống hút 9. Bể hút 10. Con trượt 11. Thanh truyền 12. Tay quay 13.Trục khuỷu b) Nguyên lý làm việc : Trong quá trình làm việc, trục khuỷu 13 quay, truyền chuyển động khứ hồi cho piston 3 qua hệ thống con trượt 10, tay quay 12 và thanh truyền 11. Piston chuyển động tịnh tiến qua lại trong xi lanh. Khoảng không gian giữa mặt đầu của piston và các van là khoang làm việc của máy bơm. Thể tích khoang làm việc này thay đổi phụ thuộc vào vị trí của piston. Những điểm tận cùng bên phải và bên trái của piston gọi là điểm chết phải (điểm A) và điểm chết trái (điểm B). Khoảng cách từ điểm chết phải đến điểm chết trái gọi là hành trình của piston, ký hiệu là S; S = 2R, R: bán kính tay quay của trục khuỷu.
  • 19. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5119 Khi piston chuyển động từ A sang B, van hút 7 đóng lại, van đẩy 6 mở ra, chất lỏng bị đẩy ra ngoài. Ngược lại, khi piston chuyển động từ B sang A, áp suất trong ống hút giảm. Lúc này van hút 7 mở, van đẩy 6 đóng, chất lỏng từ bể 9 được hút đầy vào khoang làm việc của máy bơm. Quá trình cứ lặp đi lặp lại như vậy. Sau mỗi vòng quay của trục khuỷu, bơm thực hiện một quá trình hút và một quá trình đẩy. 2.3.2. Bơm piston tác dụng kép : a) Cấu tạo: Hình 2.2 - Sơ đồ cấu tạo máy bơm piston tác dụng kép 1. Cần piston 5. Buồng làm việc 9. Tay quay 2. Xilanh 6. Van hút 10. Trục khuỷu 3. Ống hút 7. Ống xả 11. Con trượt 4. Van xả 8. Bể chứa b) Nguyên lý làm việc: Nhờ có hệ thống tay quay - thanh truyền, chuyển động của động cơ sẽ được biến thành chuyển động tịnh tiến của piston trong xilanh với hành trình S = 2.R (R- bán kính tay quay). Hai điểm B1, B2 ứng với hai vị trí biên của tay quay. Khi piston đi từ B1 đến B2 thì khoang B1 thực hiện quá trình hút, khoang B2 thực hiện quá trình đẩy. Khi đó khoang thể tích B1 tăng lên, áp suất giảm dần và nhỏ hơn áp suất mặt thoáng Pa, do đó chất lỏng từ bể chứa qua van hút
  • 20. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5120 6 vào buồng làm việc B1, trong khi đó van 4 đóng lại. Còn bên khoang B2 thì thể tích buồng làm việc giảm, áp suất tăng lên, van 6 đóng lại và van 4 mở ra, chất lỏng sẽ được đẩy qua van đẩy 4 vào ống xả 7. Khi piston tới B2 thì khoang B1 kết thúc quá trình hút, khoang B2 kết thúc quá trình đẩy. Quá trình ngược lại, khi piston đi từ B2 đến B1 thì khoang B2 thực hiện quá trình hút, khoang B1 thực hiện quá trình đẩy. Như vậy, mỗi vòng quay của trục chính thì bơm thực hiện được hai lần hút và hai lần đẩy (hai chu kỳ hay còn gọi là tác dụng kép). Nếu tay quay tiếp tục quay thì bơm lặp lại quá trình hút và đẩy như cũ. 2.4. Các thông số cơ bản của máy bơm piston: Các thông số cơ bản là các thông số biểu thị khả năng làm việc và đặc tính của bơm, bao gồm: Cột áp (H - m cột nước); Lưu lượng (Q - l/s); Công suất (N - kW); hiệu suất (). 2.4.1. Cột áp (H): Ở đây ta dùng khái niệm “Năng lượng đơn vị”. Năng lượng đơn vị là năng lượng của một đơn vị trọng lượng chất lỏng. Cột áp của máy bơm là năng lượng đơn vị của dòng chảy trao đổi được với bơm, được tính bằng sự chênh lệch năng lượng đơn vị của dòng chảy ở mặt trước và mặt sau của máy bơm: H = eBA = eB - eA (2.1) Ta xét 2 mặt cắt (hình 2.3): mặt trước A-A và mặt sau B-B của bơm: Ta gọi: - eA và eB: Năng lượng đơn vị ở mặt cắt A-A và B-B; - ZA và ZB: Độ cao của 2 mặt cắt đến mặt nước; - PA, VA và PB, PB: Áp suất và tốc độ của dòng chảy ở 2 mặt cắt.
  • 21. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5121 Hình 2.3: Sơ đồ tính toán cột áp của bơm Ta có: g V Z P e AA A A A 2 . 2    (2.2) g V Z P e BB B B B 2 . 2    (2.3) Trong đó: - g: Gia tốc trọng trường; - : Trọng lượng riêng của chất lỏng; - A, B: Hệ số điều chỉnh động năng. Thay công thức (2.2) và (2.3) vào (2.1), ta được:   g VV ZZ PP e AABB AB AB BA 2 2 . 2 .       (2.4) Nhận thấy: - eBA > 0: Máy bơm cung cấp năng lượng cho chất lỏng; - eBA < 0: Chất lỏng cung cấp năng lượng cho máy thủy lực; eBA = H, gọi là cột áp, đơn vị là mét cột nước. Thành phần  AB AB ZZ PP    là thế năng đơn vị, được gọi là cột áp tĩnh, ký hiệu là Ht. B ZA ZB PB, VB PA, VA B B A A
  • 22. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5122 Thành phần g VV AABB 2 2 . 2 .   là động năng đơn vị, được gọi là cột áp động, ký hiệu là Hđ. Như vậy: H = Ht + Hđ (2.5) 2.4.2. Lưu lượng (Q): Lưu lượng là lượng chất lỏng chảy qua máy bơm trong một đơn vị thời gian, tính theo lít/giây (l/s), lít/phút (l/ph), mét khối/giờ (m3/h). Máy bơm tác dụng đơn: 60 ... nSFi Q  (l/s) (2.6) Máy bơm tác dụng kép: 60 .... nSFai Q  (l/s) (2.7) Trong đó: - F: Tiết diện xi lanh; - S: Khoảng dịch chuyển của piston; - i: số xi lanh; -n: số hành trình kép; - a: hệ số kể đến ảnh hưởng của cần piston: F f a 2 1 - f: tiết diện cần piston. Với bơm tác dụng đơn, a = 1. 2.4.3. Công suất (N): Công suất của động cơ (Nđc) chi phí cho quá trình bơm làm việc bao gồm các thành phần sau: - Chi phí công suất để nâng một lưu lượng Q lên độ cao H trong 1 đơn vị thời gian được gọi là công suất thủy lực hay công suất có ích (Ntl); 75 .. HQ Ntl   (2.8) Công suất thủy lực chính là cơ năng mà chất lỏng trao đổi với bơm trong 1 đơn vị thời gian.
  • 23. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5123 - Chi phí công suất để thắng các tổn hao thủy lực, tổn hao thể tích, tổn hao cơ khí, được đánh giá bằng hệ số tl, V và c. + Tổn hao thủy lực tl: bao gồm chi phí để thắng các sức cản thủy lực do ma sát với thành ống và các tổn hao cục bộ do thay đổi tốc độ dòng chảy khi chất lỏng chuyển động từ bể chứa đến ống đẩy. Ngoài ra còn để thắng lực quán tính của van. l t tl H H  (2.9) Ht, Hl: Cột áp thực tế và cột áp lý thuyết. + Tổn hao thể tích V: được xác định bằng hệ số hút đầy: l t V Q Q  (2.10) Qt, Ql: Lưu lượng thực tế và lưu lượng lý thuyết. Như vậy, công suất trên trục của piston là công suất làm việc hay công suất chỉ báo (Nlv): Vtl tl lv N N  .  (2.11) + Tổn hao cơ khí (c): là các tổn hao từ động cơ đến trục của piston. Như vậy, công suất của động cơ sẽ là: Nđc= cVtlcVtl tl HQN    ...75 .. ..  (2.12) 2.4.4. Hiệu suất (): Hiệu suất toàn phần của máy bơm được xác định theo công thức:  dc tl N N  cVtl  .. (2.13) Thông thường,  = 0,67  0,85. 2.5. Đường đặc tính của máy bơm piston: 2.5.1. Đường đặc tính làm việc của máy bơm piston: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ H = f(Q) khi tốc độ quay của tay quay n là hằng số gọi là đường đặc tính của máy bơm piston.
  • 24. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5124 n1 = const < n2 = const QQ2Q1 2' 1' 21 H 0 Hình 2.4 - Đường đặc tính làm việc của bơm piston - Đường 1’ và đường 2’ là đường đặc tính lý thuyết ứng với tốc độ quay là n1 = const (Q1) và n2 = const (Q2). - Đường 1 và đường 2 là đường đặc tính thực tế ứng với n1 và n2, n1 < n2. Qua đồ thị ta thấy : - Về mặt lý thuyết, khi n = const thì việc tăng cột áp H không ảnh hưởng tới lưu lượng Q (H và Q độc lập với nhau). - Có sự sai khác giữa đường lý thuyết và thực tế là do khi cột áp H tăng sẽ tăng các hiện tượng rò rỉ. Sự sai khác này càng lớn khi Q càng lớn, vì lúc này không chỉ có hiện tượng rò rỉ mà các van làm việc cũng không kịp thời, gây tổn thất về lưu lượng. 2.5.2. Đường đặc tính phụ thuộc giữa Q, N và η của máy bơm với H : Hình 2.5 - Đường đặc tính phụ thuộc giữa Q, N và η với H η Q N H Q N η
  • 25. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5125 Từ đồ thị ta thấy : - Khi H tăng thì Q giảm ; - Ở đoạn H1, H2, hiệu suất không thay đổi; - Khi cột áp làm việc ở mức rất thấp hoặc rất cao, hiệu suất làm việc giảm. Khi H thấp, hiệu suất giảm do công suất có ích trên trục máy bơm nhỏ; khi H cao, hiệu suất giảm do hiện tượng rò rỉ. 2.5.3. Đường đặc tính xâm thực của máy bơm: Hiện tượng xâm thực ở máy bơm là hiện tượng xuất hiện bọt khí ở trong chất lỏng được bơm. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng xâm thực là do sự xuất hiện các bọt khí, xảy ra khi: - Chiều cao hút quá lớn làm giảm nhiệt độ sôi. - Nhiệt độ chất lỏng quá cao. - Trong chất lỏng có khí đồng hành. - Đường ống hút quá nhỏ, quá dài làm tăng tổn thất thủy lực. Đường đặc tính xâm thực cho thấy khả năng làm việc bình thường của máy bơm ứng với số vòng quay không đổi và nhiệt độ làm việc nhất định phụ thuộc độ chân không của máy bơm. Hình 2.6 - Đường đặc tính xâm thực của máy bơm K1, K2 là điểm giới hạn phạm vi làm việc an toàn của bơm ứng với trị số áp suất chân không giới hạn. Nếu độ chân không vượt quá các trị số giới hạn thì bơm sẽ làm việc trong tình trạng bị xâm thực. Q Q2 Q1 K2 K1 Kgh n2 n1 n2 >> n1
  • 26. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5126 CHƯƠNG 3: MÁY BƠM YHБ – 600 TRONG CÔNG TÁC KHOAN DẦU KHÍ Máy bơm dung dịch khoan hiện nay có rất nhiều loại. tuy nhi ên tr ên c ác giàn cố định của Việt Nam hiện nay máy bơm YHБ – 600 vẫn được sử dụng rộng rãi do nó có được các ưu điểm: - Công suất khá lớn đảm bảo đủ công suất, lưu lượng, áp suất cho nhu cầu khoan trên các vùng biển Việt Nam. -Làm việc ổn định ít xảy ra hỏng hóc lớn, dễ dàng trong việc bảo dưỡng, sửa chữa khắc phục khi sự cố hỏng hóc máy bơm. - Giá thành thấp, tuổi thọ cao, đảm bảo về yêu cầu kinh tế khi sử dụng loại máy bơm này. 3.1. Đặc tính Kỹ thuật và nguyên lý làm việc của máy bơm YHБ-600 3.1.1. Đặc tính kỹ thuật của máy bơm YHБ-600 Máy bơm YHБ-600 là dạng máy thủy lực thể tích nằm ngang có 2 xylanh tác dụng kép. Nó là máy bơm dùng để bơm dung dịch khoan xuống đáy giếng trong quá trình khoan thông qua cột cần khoan. Ngoài ra, còn dùng để bơm dung dịch khoan xuống đáy giếng làm quay tuabin và choòng khoan đồng thời tạo áp suất để đưa mùn khoan lên trên bề mặt và gia cố thành giếng khoan, làm mát choòng khoan. Đặc tính kỹ thuật của máy như sau : Bảng 3.1.Đặc tính kỹ thuật bơm YHБ-600 : Công suất máy bơm 600 kW Công suất thuỷ lực 475 kW Chiều dài hành trình Piston 400 mm Đường kính ty Piston 70 mm Loại bình ổn áp IIK-70-250 màng cao su Thể tích khí trong bình ổn áp 70 dm3 Áp suất bơm lớn nhất 250 kG/cm2 Đường kính trục chủ động 175 mm Đường kính trục trung gian 120 mm Độ côn lỗ lắp nối van 1:6 Số xylanh 2 Số hành trình kép lớn nhất của piston 65 lần/phút Tốc độ vòng quay của trục chủ động 320 vòng/phút Tỷ số truyền động 123/25 Dạng van Van đĩa Dạng van an toàn Dạng màng Loại dây đai П Số dây đai 16 Kích thước bơm:dài x rộng x cao 5100x2626x1877 mm Nhiệt độ chất lỏng trong bơm < 800C
  • 27. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5127 Đường của bánh đai và trọng lượng máy bơm tương ứng Ф1400mm 22250kg Ф1700mm 25750kg Ф1800mm 26050kg Đặc tính làm việc: Với mỗi cấp đường kính xylanh khác nhau, thì bơm sẽ làm việc với những giá trị lưu lượng và cột áp khác nhau. Đường kính xylanh càng nhỏ thì diện tích buồng làm việc sẽ càng nhỏ, nên lưu lượng bơm sẽ giảm và cột áp bơm (áp suất bơm) sẽ càng tăng. Ngược lại, đường kính xylanh càng lớn thì lưu lượng bơm sẽ càng lớn và áp lực bơm càng nhỏ. Điều này được thể hiện rõ nhất qua bảng đặc tính làm việc của bơm ứng với mỗi cấp xylanh. Bảng 3.2. Các thông số kỹ thuật của xylanh ứng với số hành trình tối đa 65 (l/p) Đường kính xylanh (mm) Lưu lượng (m3/h) Áp suất (KG/cm2) 200 190 180 170 160 150 140 130 184 164 151 130 113 99 84 71 100 115 125 140 165 190 225 250 Đường của bánh đai Ф1400 ; Ф1700 ; Ф1800 mm
  • 28. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5128 3.1.2. Sơ đồ nguyên lý làm việc của máy bơm YHБ-600 1 2 4 5 63 8 97 10 11 12 14 2420 21 1917 22 15 13 23 26 25 18 a e f c dghb Hình 3.1. Sơ đồ động học máy bơm khoan YHБ-600
  • 29. Sv: La Văn Diệu Lớp: Thiết Bị Dầu Khí_k51 29 Bảng 3.3. Các chi tiết sơ đồ động học dẫn động máy bơm khoan YHБ-600 STT Tên chi tiết STT Tên chi tiết 1 Máy Diezel B2-500 15 Con trượt 2 Khớp nối mềm 16 Van hút 3 Hộp giảm tốc 17 Xilanh 4 Côn hơi 500 18 Van xả 5 Puly 19 Đường ống cao áp 6 Đai E 38 x 5600 20 Ty bơm 7 Côn hơi 21 Piston 8 Pulu dẫn động bơm 22 Van an toàn 9 Đai E 38 x 10000 23 ống hút 10 Puly máy bơm 24 Bình ổn áp 11 Bánh răng chủ động 25 Lưới lọc 12 Trục khuỷu 26 Bể dung dịch 13 Bánh răng bị động a, b, c, d Van hút 14 Ty trung gian e, f, g, h Van xả
  • 30. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5130 Hai máy Diezel (1) làm việc với chiều quay cố định như trên hình (3.1), toàn bộ mômen truyền động sẽ được truyền qua hộp giảm tốc, côn hơi và hoà tải vào puly (8). Puly (8) truyền chuyển động cho puly (10) qua bộ truyền đai (9) làm cho trục (25) quay cùng bánh răng chủ động (11). Bánh răng chủ động (11) quay sẽ dẫn động cho bánh răng bị động (13) quay theo qua cặp bánh răng 123/25. Bánh răng (13) quay làm trục khuỷu (12) quay và biến chuyển động quay của trục khuỷu thành chuyển động tịnh tiến của piston để thực hiện quá trình nén hút. Với cách bố trí như vậy nên hoạt động của máy bơm theo hành trình kép, nghĩa là cả hai chiều máy đều thực hiện đồng thời hai chức năng, nén chất lỏng vào ống cao áp để vào giếng khoan và hút chất lỏng từ bể vào xylanh để chuẩn bị cho hành trình nén tiếp theo. Khi piston chuyển động theo hình mũi tên, các van b, e, d, g đóng lại còn các van f, h mở ra để cho dung dịch đi vào đường ống cao áp và xuống giếng, đồng thời các van a, c mở ra để dung dịch từ bể chứa đi vào xylanh chuẩn bị cho hành trình tiếp theo. Quá trình cứ lặp đi lặp lại như vậy, chất lỏng được đẩy vào giếng khoan liên tục. Máy bơm YHБ-600 có 2 xylanh bố trí song song, tay quay lệch pha nhau 90o để chất lỏng đẩy ra đều đặn hơn. Trên đường xả của máy bơm có bố trí bình khí (bình điều hòa) để đảm bảo áp suất cũng như lưu lượng đầu ra ổn định hơn. Trong quá trình khoan có thể xảy ra các hiện tượng rắc rối phức tạp như tắc cần, kẹt mùn, vòng tuần hoàn bị cản trở hoặc bị đình trệ. Trường hợp tắc hoàn toàn có bộ phận van an toàn bật ra để xả chất lỏng ra ngoài. Bình thường theo dõi qua đồng hồ. Trong quá trình làm việc, piston chuyển động tịnh tiến qua lại trong xylanh. Những điểm tận cùng bên phải và bên trái của nó được gọi là điểm chết phải và điểm chết trái của piston. Khoảng cách giữa điểm chết phải đến điểm chết trái gọi là khoảng chạy của piston, ký hiệu là S. Sau cứ mỗi lần chuyển động từ điểm chết phải sang điểm chết trái, thì piston lại đẩy và hút được một thể tích chất lỏng là: F.S và (F-f).S. Ngược lại, khi piston chuyển động từ điểm chết trái sang điểm chết phải, thì nó cũng đẩy và hút được một thể tích chất lỏng tương tự là: (F-f).S và F.S. Trong đó: + F là diện tích piston, dm2; + f là tiết diện cần piston, dm2; + S là khoảng chạy piston, dm. Mỗi lần piston chuyển động từ điểm chết phải sang điểm chết trái và ngược lại được gọi là một bước kép. Như vậy, sau một bước kép của piston thì bơm cung cấp một lượng chất lỏng là Q: Q = F.S + (F-f).S = (2F-f).S (l/s) Gọi n là số bước kép trong một phút (vg/ph) thì: Q =   60 ..2 nSfF  (l/s)
  • 31. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5131 Máy bơm YHБ-600 có 2 xylanh tác dụng kép nên: Q= 2.   60 ..2 nSfF  =   30 ..2 nSfF  (l/s) Trong thực tế, lưu lượng của bơm sẽ nhỏ hơn vì: - Chất lỏng bị tổn hao do độ hở của van và các chỗ nối (được đánh giá bằng số tổn hao). - Trong quá trình hút, luôn có một lượng khí nhỏ chui vào và mặt khác trong chất lỏng cũng có chứa khí hòa tan (được đánh giá bằng hệ số hút đầy). 3.2. Cấu tạo máy bơm máy bơm YHБ-600 1. Nắp máy 2. Trục chủ động 3. Ty bơm 4. Cửa bơm dầu
  • 32. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5132 Hình 3.2. Sơ đồ tổng thể máy bơm piston YHB-600 1. Bình điều hòa 2. Van an toàn 3. Cối supáp 4. Đế máy 5. Hệ thống bôi trơn ổ Máy bơm YHБ-600 cấu tạo gồm hai phần chính là phần cơ khí và phần thủy lực. - Phần cơ khí có nhiệm vụ nhận mômen truyền động từ hệ thống dẫn động và biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến trên con trượt cũng như trục trung gian truyền đến phần thủy lực để máy hút và đẩy chất lỏng vào giếng khoan. - Phần thủy lực của máy bơm là nơi lắp ráp các cụm chi tiết như: xylanh, piston, van hút, van nén, van an toàn và bình điều hoà. Phần thủy lực của máy bơm là nơi tiếp nhận năng lượng từ phần cơ của máy bơm để truyền năng lượng đó tới chất lỏng và di chuyển chất lỏng đó từ bể chứa qua đường ống xả vào giếng khoan. Ngoài ra, nó còn gồm một số bộ phận khác như: thiết bị làm kín, hệ thống bôi trơn và làm mát.
  • 33. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5133 3.2.1. Phần cơ khí 3.2.1.1. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của cụm cơ khí (hình 3.3) Phần cơ khí có nhiệm vụ dẫn động và truyền công suất cho phần thủy lực làm việc. Phần cơ khí có cấu tạo như hình 2.4 gồm: bánh đà, trục chủ động, bộ truyền động bánh răng, hệ thống tay quay-thanh truyền và kết cấu con trượt. Khi trục 27 nhận được chuyển động từ bộ truyền đai và quay theo chiều mũi tên làm bánh răng bị động 11 quay theo. Bánh răng 11 được liên kết chặt với trục 9 nên trục 9 quay theo và biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến trên con trượt cũng như ty trung gian 1 để thực hiện quá trình hút và nén chất lỏng về đường cao áp. Bánh răng trên trục chủ động 27 là bánh răng nghiêng có số răng Z=25, trên trục bị động cũng là bánh răng nghiêng nhưng có số răng Z’=123. Vậy tỉ số truyền của bộ truyền bánh răng là i=123/25. Ổ bi của trục chủ động 27 và trục 9 được lắp giữa hai thân trên 13 và thân dưới 16 và được kẹp bởi ốc 4. Nắp kiểm tra 2 dùng để kiểm tra sự bôi trơn cho cụm con trượt 23 cũng như máng trượt trên 21. Nắp 7 dùng để kiểm tra các chi tiết bên trong của máy bơm cũng như là nơi để bổ xung dầu bôi trơn cho máy. Việc kiểm tra truyền động bánh răng và dầu bôi trơn được thực hiện thông qua một lỗ đặc biệt được mở nhờ nắp thăm dò 6. Lỗ này xả hơi ra ngoài khi bơm làm việc và đổ dầu vào bể khi dầu trong bể cạn hoặc thay dầu mới. Que thăm dầu 14 dùng để kiểm tra mực nhớt trong máy bơm, yêu cầu mực nhớt phải nằm trong khoảng min và max đã được đánh dấu trên que thăm. Máy bơm được bôi trơn bằng dầu công nghiệp 40 của Liên Xô cũ hay tương đương với loại Vietria-100.
  • 34. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5134 Hình 3.3. Sơ đồ cấu tạo phần cơ khí của máy bơm YHБ-600 1. Ty trung gian 2. Nắp kiểm tra 3. Vít cấy 4. Ốc gia cố thân trên-thân dưới 5. Đệm làm kín 6. Nắp thăm dò 7. Nắp mặt kiểm tra 8. Vít nắp đổ dầu 9. Trục biên 10.Tay biên 11.Bánh răng bị động 12.Vòng bi tay biên 13.Thân trên máy bơm 14.Que thăm dầu 15.Đế máy bơm 16.Thân dưới bơm 17.Lỗ tháo dầu 18.Máng trượt dưới 19.Ốc vít máng trượt dưới 20.Ốc hãm 21.Máng trượt trên 22.Ốc hãm 23.Con trượt 24.Chốt con trượt 25.Ốc vít máng trượt trên 26.Tấm chắn dầu 27.Trục chủ động máy bơm 28.Ốc hãm ty trung gian Sự bôi trơn cặp bánh răng ăn khớp bằng cách ngâm dầu tức là dầu được đổ ít nhất ngập chân răng bánh răng lớn. Còn vòng bi tay biên và con trượt máng trượt bằng phương pháp vung té. Cặp bánh răng sẽ quay như hình vẽ, dầu sẽ
  • 35. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5135 văng lên ngăn buồng dưới nắp 2 và chảy qua lỗ dẫn vào con trượt để bôi trơn cho con trượt ở mặt đầu của máng trượt dưới 18 người ta lắp tấm chắn dầu 26 nhờ vậy mà trong lòng máng trượt luôn luôn có một lượng dầu bôi trơn cho cụm con trượt. Các vòng bi còn lại được bôi trơn định kỳ bằng mỡ bôi trơn. 3.2.1.2. Cấu tạo của cụm trục chủ động và bánh đai (hình 3.4) Bánh đai 1 có các đường kính: Φ1400, Φ1700 hoặc Φ1800. Bánh đai gồm 16 rãnh đai, bánh đai được lắp với trục 18 bởi then bằng 5, trục có cấu trúc hai đầu giống nhau nhằm mục đích có thể thay đổi bánh đai lắp ở hai phía mở rộng phạm vi lắp đặt cho máy và bánh đai được kẹp chặt vào trục nhờ hai bulông số 2 cùng với đệm phòng lỏng 3 và êcu 4. Để đảm bảo an toàn người ta dụng chụp 25 để chụp lại đầu trục không lắp puly. Ở hai đầu trục được lắp vòng bi 15, 22, gioăng làm kín 14, 21 cũng như các mặt bích20, 13 như trên hình vẽ. Long đen 7 và ốc 8 được vít chặt vào đầu trục để cố định puly dịch chuyển theo phương dọc trục. * Một số vấn đề cần lưu ý với cụm puly: Cụm bánh đai là chi tiết quan trọng trong cụm máy bơm nên vấn đề thường xuyên kiểm tra trước khi nhận ca của mỗi người cần phải thực hiện một cách nghiêm túc. Đặc biệt chú ý ốc 25 chỉ cần hơi lỏng một chút nếu không kịp thời xiết chặt lại thì then 5 sẽ hỏng ngay vì tải trọng lên trục là rất lớn. Vấn đề bôi trơn cho ổ 22 và 15 cần phải tuân thủ đúng định kỳ quy định. Nếu phải thay thế cụm puly cần chú ý phải treo puly 1 trước khi tháo nắp máy nếu không khi cẩu nắp máy ra puly sẽ đổ về phía bánh đai.
  • 36. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5136 Hình 3.4. Trục chủ động và bánh đai máy bơm 1. Bánh đai 2. Bulông 3. Long đen 4. Êcu 5. Then bằng 6. Ống lót 7. Bích hãm 8. Vít hãm 9. Mặt bích 10.Đệm lót 11.Gioăng làm kín 12.Vú mỡ 13.Mặt bích 14.Gioăng làm kín 15.Ổ bi 16.Ống lót 17.Đệm lót 18.Trục puly 19.Gioăng làm kín 20.Mặt bích 21.Gioăng làm kín 22.Ổ bi 23.Ống lót 24.Đệm lót 25.Ống bảo vệ
  • 37. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5137 3.2.1.3. Kết cấu con trượt (hình 3.5) 1 6 5 2A3 4 Hình 3.5. Cấu tạo con trượt 1. Chốt 2. Bạc lót 3. Tấm lót A. Rãnh thoát dầu bẩn 4. Đai ốc 5. Đầu nhỏ tay biên 6. Con trượt Con trượt được di chuyển nhờ sự quay của tay quay truyền qua thanh truyền. Sự di chuyển của nó trên máng trượt sẽ đảm bảo độ đồng tâm giữa xylanh-piston và cần piston, dẫn tới piston cũng sẽ chuyển động tịnh tiến qua lại trong quá trình hút và đẩy dung dịch tạo nên một chu trình kín. Máng trượt gồm hai máng đỡ, máng đỡ dưới và máng đỡ trên là điểm tựa cho con trượt chạy trên nó, máng đỡ có hình cung tròn phía trong có độ nhẵn lớn để hạn chế tối đa ma sát giữa con trượt và lòng máng. Trong quá trình hoạt động phải luôn đảm bảo đủ lượng dầu bôi trơn trong máng. Khe hở giữa con trượt và máng trượt từ 0,2÷0,5mm.
  • 38. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5138 Cấu tạo của con trượt khá đơn giản, nó di chuyển qua lại trên máng nhờ cơ cấu tay quay-thanh truyền. Con trượt 6 được lắp nối với tay biên nhờ đầu nhỏ tay biên 5, đầu này được gắn trên con trượt 6 và được cố định bởi chốt 1 thông qua bạc lót 2. Ngoài ra, mặt trên và mặt dưới của con trượt 6 có lắp tấm kim loại 3 có dạng hình cong giống như máng trượt, tấm kim loại này trên bề mặt có tráng lớp kim loại chị ma sát và chịu được nhiệt độ cao, chúng được ghép chặt với con trượt nhờ bulông và đai ốc chìm. 3.2.1.4. Tay biên (hình 3.6) Tay biên được chế tạo bằng thép và gồm 3 phần chính: đầu nhỏ, đầu to và thân tay biên. Đầu nhỏ tay biên được nối với con trượt bằng chốt. Đầu to thanh truyền có lắp vòng bi đũa để lắp vào trục biên. Hai tay biên của máy bơm được lắp lệch nhau một góc 900. Bulông đai ốc được chế tạo bằng thép. 1190 1905 1070 297 R355R160 Hình 3.6. Tay biên 3.2.2. Phần thuỷ lực (hình 3.7) Phần thủy lực cấu tạo gồm các bộ phận chính như: hộp thuỷ lực, cụm xylanh-piston, van, ống hút, ống đẩy, bình điều hòa.
  • 39. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5139 Hình 3.7. Sơ đồ cấu tạo phần thủy lực 1. Hộp thuỷ lực phía phải 2. Lồng nối 3. Piston 4. Gioăng cao su 5. Ống lót mỏng 6. Gioăng cao su 7. Ống lót dầy 8. Mặt bích của hộp thuỷ lực 9. Ống lót dạng bậc 10.Gioăng cao su
  • 40. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5140 11.Lồng định vị trong 12.Lồng định vị ngoài 13.Gioăng cao su 14.Ống lót mỏng 15.Ốc hãm 16.Êcu đầu ty bơm 17.Piston 18.Ty bơm 19.Êcu hãm 20.Tấm ngăn chất lỏng 21.Ty trung gian 22.Gioăng làm kín 23.Ống lót 24.Ốc hãm 25.Phớt làm kín ty 26.Phớt làm kín ty 27.Phớt làm kín ty 28.Ống chèn gioăng 29.Ống ép gioăng 30.Cối van 31.Lá van 32.Lò xo 33.Gioăng làm kín 34.Gioăng làm kín 35.Gioăng làm kín 36.Ống định vị 37.Nắp đậy 38.Mặt bích chuyển tiếp 39.Nắp xiết gioăng 40.Thân van an toàn 41.Gioăng cao su 42.Lá van 43.Đĩa van 44.Gioăng làm kín 45.Ống chèn 46.Nắp ép van 47.Vít cấy 48.Ống ép phớt làm kín 49.Ty bơm 50.Khoang piston 51.Thân hộp thuỷ lực 52.Ống hút 53.Vít ép gioăng 54.Vòng gioăng 55.Bulông mặt bích máy bơm 56.Cối van nén 57.Lò xo 58.Lá van 59.Mặt bích 60.Bulông 61.Bulông van an toàn 62.Bulông trạc ba 63.Trạc ba 64.Ống nối 65.Nắp van 66,67.Gioăng làm kín
  • 41. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5141 3.2.2.1. Hộp thuỷ lực (hình 3.8) Hình 3.8. Hộp thuỷ lực Gồm 2 phần đối xứng nhau, phần phía trái và phần phía phải. Mỗi phần có 4 lỗ được đúc sẵn để lắp các van, hai van hút và hai van xả, các van hút nối với cùng một ống hút nhờ trạc ba nắp phía dưới của bơm, các van xả nối chung đến đường xả nhờ trạc ba nắp phía trên của bơm. Từ trạc ba cao áp một đầu được nối với van an toàn một đầu được nối lên phía trên và được chia làm hai nhánh, một nhánh nối với đường ống cao áp dẫn dung dịch xuống giếng khoan, một nhánh nối lên trên và đi vào bình điều hoà. Trên hình 2.7 hộp thuỷ lực là chi tiết có ký hiệu 1. Phía trong hộp thuỷ lực là nơi lắp bộ xylanh 50 và cụm piston 49. Cụm piston gồm có piston được ép vào ty bơm và được vạn chặt vào trục trung gian. Để làm kín phía ngoài của xylanh người ta lắp bộ gioăng cao su làm kín 68. Khi mặt bích 8 áp vào làm phình bộ gioăng 67 ra làm kín phía ngoài giữa 2 phần của xylanh. Trên thân hộp thuỷ lực người ta để một lỗ kiểm tra ở vị trí lắp gioăng làm kín 67. Khi gioăng hỏng chất lỏng sẽ ra ngoài theo lỗ A báo hiệu để ta dừng máy thay gioăng làm kín 67.
  • 42. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5142 3.2.2.2. Cụm xylanh piston (hình 3.9) Hình 3.9. Sơ đồ cấu tạo cụm xylanh-piston 1. Gioăng làm kín 2. Khoang xilanh 3. Đai ốc 4. Piston 5. Cửa hút 6. Cần piston 7. Ống ép phớt làm kín 8. Vít cấy 9. Cửa xả 10.Vòng gioăng 11.Bulông mặt bích bơm 12.Vít ép gioăng Cụm xylanh-piston là bộ phận quan trọng nhất của phần thuỷ lực. Trong quá trình làm việc, chúng tiếp xúc trực tiếp với dung dịch khoan để tạo ra áp suất và lưu lượng yêu cầu, truyền chất lỏng xuống giếng khoan thông qua bộ khoan cụ để làm mát choòng, tạo dòng chảy và áp suất đưa mùn khoan lên trên mặt đất, nhằm làm sạch giếng khoan, tránh sập lở thàng giếng và tránh được hiện tượng phun trào dầu khí trong quá trình khoan. Chính vì tính chất quan trọng của cụm này, trong quá trình lựa chọn máy bơm ta phải xác định được đường kính của xylanh và piston hợp lý để tạo ra được lưu lượng yêu cầu. * Xylanh Xylanh của bơm là loại chi tiết có thể thay thế được, có dạng hình trụ với đường kính ngoài là 230mm, đường kính trong từ 130÷200mm, được chế tạo từ thép thấm cácbon. Bề mặt trong sau khi nhiệt luyện sẽ được tráng một lớp thép Crôm dày từ 0,5÷0,7mm để chống rỉ và mài mòn do dung dịch và piston gây ra.
  • 43. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5143 Xylanh được bắt chặt vào hộp thủy lực bằng bulông và đai ốc. Muốn thay đổi lưu lượng và áp suất ta thay đổi đường kính trong của xylanh. * Piston (hình 3.10) Hình 3.10. Cấu tạo piston Cấu tạo của piston là khối hình trụ bằng kim loại, trên bề mặt ngoài có phủ lớp kim loại cứng (thường mạ đồng) chịu ma sát, chống mài mòn cao, trong có lỗ để nối với cần piston. Mặt ngoài của piston có rãnh để lắp gioăng cao su tổng hợp. Khi bơm làm việc, các gioăng này tỳ sát vào thành xylanh nhằm giữ kín không cho dung dịch lọt qua giữa thành xylanh và piston để bơm làm việc ổn định. Nhờ vậy, trong xylanh sẽ tạo thành những vùng giảm áp và tăng áp để hút và đẩy dung dịch ra ngoài với áp suất lớn. Đường kính ngoài của piston bằng đường kính trong của xylanh, tức là từ 130÷200mm. Cần piston là thanh được làm bằng kim loại cứng trên bề mặt của nó cũng được phủ lớp kim loại chịu ma sát, chống mài mòn. Đầu dưới của cần piston tiện ren để nối vào thanh nối của máng trượt, đầu trên cũng tiện ren để giữ piston. Cần piston có tác dụng truyền chuyển động cho piston chạy trong xylanh.
  • 44. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5144 3.2.2.3. Van Máy bơm dung dịch khoan YHБ – 600 sử dụng hai loại van chính là van thủy lực và van an toàn. * Van thủy lực (hình 3.11) Hình 3.11. Kết cấu van thủy lực 1. Nắp van 2. Gioăng làm kín 3. Trục dẫn hướng 4. Gioăng cao su 5. Lò xo 6. Êcu 7. Đệm kín 8. Đế van Van thủy lực có nhiệm vụ để ngăn cách khoảng không giữa buồng làm việc và các đường ống hút, ống đẩy. Van thủy lực là loại van ngược chỉ cho phép dung dịch đi theo một chiều nhất định, nó có cấu tạo đơn giản với kết cấu như sau: Khi van làm việc thì nắp van 1 sẽ được đóng mở qua sự dịch chuyển của nắp van nhờ bộ phận dẫn hướng 3. Trên bộ phận dẫn hướng 3 có êcu 5 và đệm làm kín 6, đệm này có tác dụng bịt kín khoảng không giữa khoang làm việc và đường ống. Trên êcu 5 có lắp lò xo để đóng van khi áp suất trong buồng làm việc thay đổi.
  • 45. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5145 Van thủy lực của bơm piston thường là loại van ngược, có nghĩa là khi áp suất trong buồng làm việc thay đổi tăng hoặc giảm so với áp suất đường ống hút hoặc ống xả do sự dịch chuyển qua lại của piston trong xylanh, thì nắp van 1 sẽ đóng hoặc mở để điều chỉnh quá trình bơm. Khi nắp van 1 mở thì bộ phận dẫn hướng 3 sẽ hướng dòng chảy đi qua nó để vào khoang làm việc (nếu thực hiện quá trình hút) hoặc đi ra ngoài qua đường xả (nếu thực hiện quá trình đẩy). Một quá trình mới lại được tiếp tục. * Van an toàn (hình 3.12) 1 2 3 4 5 6 7 Hình 3.12. Van an toàn 1.Thân van; 2.Vòng làm kín; 3.Màng van; 4.Nắp van; 5.Gioăng làm kín ; 6.Vít hãm van; 7.Lá van Van an toàn được nối vào ống xả của buồng thủy lực, nó có tác dụng ngăn ngừa, bảo vệ màng cao su của bình điều hòa, cũng như bảo vệ hệ thống đường ống và các thiết bị khác khi áp suất của bơm quá lớn hoặc xảy ra sự cố. Van an toàn là van thường đóng, vì một lý do nào đó, áp suất làm việc của bơm tăng lên một cách đột ngột lớn hơn áp suất giới hạn cho phép của van an toàn, nó sẽ làm rách màng đàn hồi và một phần của dung dịch khoan sẽ được đưa trở lại cửa hút ban đầu, nhằm giảm áp suất làm việc, tránh gây hư hỏng cho các thiết bị khác. * Van xả nhanh Van xả nhanh được nối trạc 3, một đầu được nối vào ống cao áp, một đầu nối vào đường hồi về bể chứa. Trong thời gian bơm làm việc, khi cần xả áp suất trong bơm nhanh hay cần xả khí trong buồng làm việc của bơm thì ta dùng van xả nhanh.
  • 46. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5146 Hình 3.13. Cấu tạo van xả nhanh. 1. Thân van. 2. Gioăng piston. 3. Piston. 4. Cốivan. 5. Đường khí đóng mở van. 6. Đường dung dịch. Van làm việc đóng mở bằng khí nén, ta cho khí đẩy vào piston tạo sự đóng mở van Cấu tạo van gồm 1 xilanh piston, hai đầu mặt bíchcủa van có hai đường khí vào để đóng, mở. Có gioăng làm kín ở phần giữa ty và mặt bích. Ở đầu piston có ren để nắp đầu nút bịt. Khi van ở vị trí đóng thì 2 nút bịt sát khít vào nhau không cho dung dịch đi qua thân van, khi van ở vị trí mở thì hai phần tách nhau cho dung dịch đi qua. 3.2.2.4. Bình điều hòa Bình điều hoà hay còn gọi là bình ổn áp có tác dụng để ổn định áp suất và dao động thuỷ lực của dung dịch trong quá trình bơm là việc. Thông thường bình điều hoà được lắp ở cửa ra của máy bơm vì đối với máy bơm piston, dao động dòng chất lỏng là khá lớn trước khi đưa vào ống cao áp. Bình điều hoà cũng được lắp trên cửa vào khi chiều cao hút của bơm lớn. Máy bơm YHБ – 600 được lắp đặt loại bình biều hoà ПK – 70 – 250. Đây là loại bình biều hoà kín dạng màng hình cầu, có thể tích70 lít và áp suất làm việc 250 KG/cm2. Ta đi tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý làm việc của loại bình này. Để ổn định sự dao động của áp suất cũng như lưu lượng, người ta lắp ở đầu ra của máy bơm một bìnhđiều hoà.
  • 47. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5147 Hình 3.14. Sơ đồ lắp đặt cấu tạo bình điều hoà Bảng 3.3. Các chi tiết trong sơ đồ lắp đặt cấu tạo bình điều hoà: STT Tên chi tiết STT Tên chi tiết 1 Đồng hồ đo áp suất 12 Vít 2 Gioăng làm kín 13 Chụp bảo vệ đồng hồ
  • 48. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5148 3 Đầu nối lắp đồng hồ 14 Van nạp, cả khí nén 4 Đế lắp đầu nối 15 Bu lông 5 Nắp bình ổn áp 16 Long đen 6 Ống dẫn dung dịch 17 Tấm lót cao su 7 Đệm làm kín 18 Màng cao su 8 Trạc ba 19 Thân bình ổn áp 9 Bu lông 20 Gioăng làm kín 10 Êcu 21 Đầu nối 11 Long đen 22 Gioăng làm kín Bình điều hoà ПK – 70 – 250 được cấu thành từ các thành phần chính sau: thân bình, màng cao su, tấm đế, đồng hồ đo áp lực và van. Thân bình điều hoà (19) có dạng hình cầu, được chế tạo bằng thép 35П-II nên có tuổi bền cao, chịu được áp suất lớn hàng trăm at. Trong thân bình có chứa màng cao su (18) được thiết kế để sử dụng tối đa thể tích bình điều hoà. Phía trên màng cao su có tấm lót (17) được kẹp chặt bằng vít (12) và long đen (11), (16). Màng cao su được đúc riêng từng chiếc bằng vật liệu cao su P-1385 và được thiết kế khít với phần rỗng của thân bình điều hoà nhằm loại trừ lực căng và độ mỏi đàn hồi. Màng cao su được cố định với thân bình (19) bằng nắp đậy (5) nhờ bulông (15). Trên nắp đậy (5) có lắp đầu nối (3) để lắp đồng hồ đo áp suất (1). Van (14) được dùng để nạp, xả khí nén trong bình và giúp giảm áp suất khi bình vận hành có áp suất lớn hơn áp suất định mức. Đồng hồ đo áp suất (1) dùng để kiểm tra áp lực khí ban đầu nén vào trong bình và tình trạng làm việc của bơm. Yêu cầu đồng hồ đo áp suất có giá trị cực đại của thang đo không được nhỏ hơn 400KG/cm2. Các van (14) phải là van cao áp có áp suất làm việc lớn hơn 250KG/cm2. Các gioăng làm kín (7), (20), (22) phải chế tạo bằng đồng hồ đỏ chịu được áp suất cao. Bình điều hoà chia làm hai ngăn, ngăn trên được nạp khí nén với áp suất phù hợp với áp suất bơm. Khi bơm hoạt động, áp suất và lưu lượng ở đầu ra không ổn định, tức là biên độ dao động nằm trong một khoảng max đến min nào đó. Nhờ có bình điều hoà mà khoảng cách này được thu ngắn lại để ổn định áp suất cũng như lưu lượng ở đầu ra của máy bơm. Để sử dụng đúng bình điều hoà, trên thân bình có gắn một biểu đồ. Căn cứ vào biểu đồ và áp suất bơm, người ta nạp áp suất cho bình điều hoà.
  • 49. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5149 Hình 3.15. Biểu đồ biểu thị quan hệ giữa áp suất nạp cho bình điều hoà với áp suất máy bơm 3.2.3. Thiết bị làm kín Thiết bị làm kín của phần thủy lực máy bơm YHБ–600 là một trong những bộ phận rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cũng như hiệu quả của toàn bộ hệ thống. Thiết bị làm kín bao gồm bộ làm kín ty piston và bộ làm kín ty trung gian. 3.2.3.1. Bộ làm kín ty piston (hình 3.16) c a b ( Mna ) (Mna)Y X 7.0 8.0 9.0 10 6.0 5.0 4.0 3.0 2.0 1.0 0.0 252015105.0
  • 50. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5150 Hình 3.16. Bộ làm kín ty piston 1. Vòng đệm 2. Gioăng 3. Ổ vòng đệm 4. Đai ốc 5. Ống lót 6. Êcu 7. Ống lót 8. Vòng đệm đỡ 9. Vòng gioăng 10.Ống lót 11.Đệm cao su 12.Ty piston 13.Vỏ bọc Bộ làm kín ty piston có nhiệm vụ cách ly khoang làm việc của phần thủy lực với hệ thống dẫn động của bơm, để tránh không cho dung dịch tràn và gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống. Đồng thời cũng để tạo áp suất nén trong buồng làm việc của bơm, tạo điều kiện cho bơm thực hiện quá trình hút và đẩy một cách dễ dàng. Bộ làm kín ty piston gồm vỏ bọc 13 và một hệ thống các vòng và gioăng đệm đỡ. Mặt trong vỏ bọc này có các đệm cao su 11, ống lót 10 và 7, vòng
  • 51. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5151 gioăng 9 và vòng đệm đỡ 8 làm nhiệm vụ cách ly giữa hệ thống dẫn động và khoang làm việc. Mặt ngoài vỏ bọc này cũng này cũng có vòng đệm 1, gioăng 2 và ổ vòng đệm 3 để cách ly dung dịch qua bộ làm kín nắp trên xylanh ra ngoài. Vỏ bọc 13 được cố định chặt trên xylanh tại vị trí di chuyển của ty piston nhờ đai ốc 4, ống lót 5 và êcu 6. Khi piston di chuyển thì bộ làm kín ty này lắp trên thân xylanh sẽ ngăn không cho dòng dung dịch ra hệ thống dẫn động nhờ một hệ thống các đệm cao su, vòng gioăng và vòng đệm đỡ luôn lấp kín khe hở giữa chúng. 3.2.3.2. Bộ làm kín ty trung gian (hình 3.17) Bộ làm kín này có nhiệm vụ ngăn không cho dầu bôi trơn thanh nối con trượt chảy ra ngoài. Ngoài ra, nó còn có tác dụng ngăn không cho dung dịch rửa của ty piston bám trên ty chảy vào khoang chứa dầu của cụm truyền động, làm thay đổi tính chất của dầu bôi trơn. Trên thân 2 của bộ làm kín này có lắp gioăng làm kín 1 để làm kín trục trung gian, ngăn không cho dầu chảy ra ngoài và dung dịch chảy vào khoang chứa dầu. Ống đỡ 6 và lò xo 5 được gắn chặt vào thân 2 bởi việc xiết chặt bulông 4 trên vòng đệm 3, trên ống đỡ 6 có lắp gioăng cao su 7. Ngoài ra, thân 2 còn lắp tấm cách 13 đặt trên mặt bích 14, tấm cách này được gắn chặt nhờ bulông 11. Hình 3.17. Bộ làm kín ty trung gian
  • 52. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5152 1. Gioăng làm kín 2. Thân 3. Vòng đệm 4. Bulông 5. Lò xo 6. Ống đỡ 7. Gioăng cao su 8. Vòng đệm 9. Nắp đậy 10.Vòng kẹp 11.Bulông 12.Lò xo 13.Tấm cách 14.Mặt bích 3.2.4. Hệthống bôi trơn, làm mát. Trong quá trình bơm làm việc thì lực ma sát sinh ra do chuyển động tương đối của bộ làm kín ty piston và ty piston là rất lớn, thậm chí lực này còn lớn hơn cả lực ma sát sinh ra do chuyển động của con trượt lên máng trượt và piston trong xylanh. Nhưng con trượt thì luôn có dầu trong khoang chứa dầu của phần truyền động bôi trơn làm mát, còn cặp ma sát xylanh- piston thì cũng luôn được làm mát bằng chính dung dịch khoan, nên hệ thống bôi trơn và làm mát ở đây chính là hệ thống bôi trơn ty bơm. Hệ thống bôi trơn ty bơm có nhiệm vụ làm mát các ty bơm, đồng thời làm giảm lực ma sát giữa các ty bơm với các gioăng cao su làm kín và làm tản nhiệt ở khu vực tập trung nhiều ma sát. Việc bôi trơn và làm mát các ty này được thực hiện bằng hệ thống bơm điện ly tâm nằm ngang có ký hiệu KM 50/32– 125. Hệ thống bơm điện ly tâm này được đặt trên giá 1 và các tấm hàn 14, ống nạp 4 được lắp vào hệ thống bơm 15 dọc theo biên của bơm nhờ cần ngang gắn vào ống dẫn 11. Ống nạp này bao gồm: Đồng hồ đo áp suất 3 và van 10 để điều chỉnh dòng chất lỏng làm mát ty. Thùng 8 được lắp trên giá 1 và được nối với bơm bằng ống hút 13. Ở phía dưới thùng 8 có một khoảng liên kết với ống 5, ống này có nhiệm vụ dẫn không khí nóng hoặc hơi nước nóng đến thùng để làm nóng dung dịch bôi trơn, làm mát trong điều kiện mùa đông hoặc ở nhiệt độ thấp. 15 14 13 12 1 2 3 4
  • 53. Sv: La Văn Diệu Lớp:Thiết Bị Dầu Khí_k5153 16 17 18 19 20 21 A - A 7 5 6 89 10 11 Hình 3.18. Hệ thống bôi trơn ty bơm 1. Giá máy 2. Khung máy 3. Đồng hồ đo áp suất 4. Ống nạp 5. Ống dẫn không khí 6. Nút xả 7. Thước thăm 8.Thùng chứa dung dịch bôi trơn làm mát 9. Ống xả 10. Van 11. Ống dẫn 12. Ống lọc 13. Ống hút 14. Tấm hàn 15. Bơm 16. Đầu nối đực 17. Ống nối 18. Ống cong 19. Khớp quay 20. Êcu hãm 21. Đệm làm kín 22. Ống nối
  • 54. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án tốt nghiệp Sv: La Văn Diệu Lớp: Thiết Bị Dầu Khí_k5154 Dung dịch bôi trơn làm mát được dẫn đến các ty bơm thông qua cơ cấu ống nối nhờ đầu nối 16, ống nối 17, ống cong 18, khớp quay 19, êcu hãm 20 và đệm làm kín 21. Để ngăn dung dịch bôi trơn làm mát phun toé thì trên ống 22 có đặt tấm chắn cao su. Mức độ hao hụt của dung dịch bôi trơn làm mát trong thùng 8 được kiểm tra bằng thước thăm 7. Phía dưới thùng có nút 6 được dùng để xả dung dịch đã bị bẩn ra ngoài. Dung dịch bôi trơn làm mát được thu chuyển theo chu kỳ khép kín. Dầu đã bôi trơn lại dịch chuyển qua ống 9 và đổ vào thùng 8 rồi lại tiếp tục quá trình bôi trơn. 3.3. Quy trình vận hành, Bảo dưỡng. 3.3.1. Quy trình vận hành 3.3.1.1. Chạy thử bơm Việc chạy thử bơm sau khi sửa chữa, lắp ráp là một việc hết sức quan trọng và bắt buộc. Qua việc chạy thử này, ta có thể đánh giá một cách chính xác chất lượng công việc sửa chữa và lắp ráp, khẳng định độ tin cậy làm việc của bơm trước khi đưa vào hoạt động. Trong sửa chữa việc chạy thử máy có những đặc điểm riêng, bởi trong máy có nhiều loại chi tiết khác nhau: chi tiết mới, chi tiết được gia công sửa chữa lại, chi tiết đã qua sử dụng vẫn còn dùng được, ... Như vậy có nghĩa là, có những cơ cấu trong mối ghép máy việc chạy thử là chạy rà, nhằm san phẳng những nhấp nhô ban đầu, tăng diện tích tiếp xúc bề mặt, giảm áp lực đơn vị trong mối ghép, đảm bảo độ ổn định làm việc lâu dài của mối ghép, tăng tuổi thọ của bơm. Nhưng cũng có những mối ghép việc chạy thử chỉ là để kiểm tra hiệu chỉnh lại khe hở và các thông số kỹ thuật. Khi tiến hành chạy thử máy bơm ta cần thực hiện những bước sau: Kiểm tra các bộ phận của bơm một lần cuối, xem xét các mối ghép ren đã xiết đủ chặt chưa, tra dầu mỡ cho các mối ghép có sự chuyển động tương đối giữa các bề mặt chi tiết bơm (tại những vị trí có lỗ tra dầu hoặc vú mỡ). Kiểm tra, dọn dẹp các dụng cụ lắp ráp, các ốc vít, các mảnh vụn sắt thép có xung quanh máy, không để chúng trên thành máy, trên các vị trí có thể vướng, rơi vào các bộ phận máy đang chuyển động. Đóng điện chạy thử và xả trực tiếp chất lỏng ra ngoài, không đưa vào hệ thống ống dẫn. Kiểm tra áp suất và lưu lượng làm việc của bơm. Lưu ý, tất cả các chi tiết của hộp thuỷ lực chịu áp suất làm việc 25Mpa (250 KG/cm2) phải chịu áp suất thử là 37,5 Mpa (375 KG/cm2) trong thời gian 5 phút.
  • 55. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án tốt nghiệp Sv: La Văn Diệu Lớp: Thiết Bị Dầu Khí_k5155 Đặt ta lên các thân ổ xem có hiện tượng rung, nóng không. Nếu rung cần vặn chặt các ốc lắp thân ổ với bệ máy. Nếu nóng cần xem xét chế độ bôi trơn, xem các vị trí tương quan của ổ có bị sai lệch không, nếu sai lệch đường tâm thì cần phải điều chỉnh lại. Lắng nghe xem bơm chạy có xuất hiện tiếng ồn không, nếu có thì cần tìm nơi phát ra tiếng ồn và xử lý. Riêng đối với cụm xilanh – piston mới hoặc đã sửa chữa thì khi tiến hành chạy thử sẽ đạt được hai mục đích: Làm mòn bề mặt trên các đỉnh độ nhám và ở các phần mà ở đó có sai số công nghệ ban đầu, các khuyết tật do lắp ghép và biến dạng nhiệt. Huỷ hoại độ nhám ban đầu của bề mặt và tạo ra độ nhám mới có các thông số và hướng xác định cho mỗi bề mặt ma sát khi chúng làm việc trong chế độ sử dụng lâu dài. 3.3.1.2. Lưu ý khi vận hành Trong quá trình vận hành máy bơm, để bơm hoạt động bình thường ta phải thực hiện các thông số sau: Kiểm tra chất lượng dung dịch trong bơm sao cho trong suốt quá trình làm việc bơm không bị khí xâm thực vào. Kiểm tra nhớt bôi trơn và các bộ phận của máy xem có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật không. Kiểm tra áp suất khí nén trong bình điều hoà không được cao hơn hay thấp hơn so với áp suất được đánh dấu trên biểu đồ. Tiến hành kiểm tra định kỳ van an toàn ít nhất một lần sau 10 giờ làm việc để phòng ngừa các chất lắng đọng trên các bề mặt của van an toàn và trên các đường ống hút. Kiểm tra thường xuyên các mối ghép có liên kết ren của bulông, đai ốc. Đặc biệt, chú ý đến các mối ghép chịu tải trọng của khối thuỷ lực vì các mối ghép này dù chỉ hơi yếu cũng dẫn đến sự phá hỏng các liên kết ren, làm mài mòn bề mặt lắp ráp, hư hỏng đệm kín, ...
  • 56. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án tốt nghiệp Sv: La Văn Diệu Lớp: Thiết Bị Dầu Khí_k5156 Không cho phép bơm làm việc lâu dài ở áp suất vượt quá chỉ số trong tính năng kỹ thuật. Nghĩa là, cho phép làm việc tăng công suất nhưng không vượt quá 10% trong thời gian 5 phút. Hướng quay của trục chủ động phải đúng với hướng quay được chỉ ra trên khung máy (theo chiều kim đồng hồ). Phải rửa sạch dung dịch ở hộp thuỷ lực khi bơm ngừng hoạt động trong thời gian dài, để tránh hiện tượng lắng đọng các hạt sét và các hạt mài trong hộp thuỷ lực, nhằm ngăn ngừa quá trình ăn mòn kim loại. Trong khi bơm làm việc, không được tiến hành bất cứ một công việc nào liên quan đến bơm, ngoại trừ các việc xiết chặt các đệm làm kín hoặc các đai ốc, nắp van. Ngoài ra, trong quá trình máy bơm làm việc thường xảy ra một số hiện tượng biểu hiện sự hỏng hóc. Để đảm bảo quá trình bơm không bị gián đoạn ta cần tìm hiểu kỹ và xác định rõ nguyên nhân của các hiện tượng đó để có biện pháp khắc phục kịp thời. 3.3.1.3. Các biểu hiện thường gặp khi vận hành máy bơm. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục Trong quá trình vận hành, sử dụng máy bơm hay gặp những hiện tượng sau: Bảng 3.3. Những hỏng hóc trong quá trình sử dụng máy bơm khoan Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục Máy bơm hoạt động nhưng không có chất lỏng trong ống cao áp. Thiếu hoặc không có chất lỏng trong bể. Van ở đường hút chưa mở. Ống hút không kín để lọt khì vào. Van an toàn bị thủng màng. Kiểm tra bổ sung đủ chất lỏng. Mở van hút. Sưar chữa ống hút Thay van an toàn. Lưu lượng bơm không đủ với tính toán. Phin lọc trong bể bị tắc. Ống cách giữa xilanh với mặt bích lắp không đúng, không trùng với lỗ van. Làm sạch phin lọc. Lắp lại ống cách.
  • 57. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án tốt nghiệp Sv: La Văn Diệu Lớp: Thiết Bị Dầu Khí_k5157 Có tiếng rít trong khung thuỷ lực. Mòn, vỡ piston Mòn xilanh. Rách vòng làm kín đế van Thay piston. Thay xilanh. Thay vòng làm kín. Có tiếng gõ trong buồng xilanh ở cuối hành trình. Ốc đầu ty bị hỏng. Ốc hãm ty với trục trung gian bị hỏng. Ốc hãm trục trung gian với con trượt bị hỏng. Xiết lại ốc đầu ty. Xiết lại ốc hãm. Xiết lại ốc. Có tiếng gõ trong van. Lò xo supáp bị gãy. - Thay lò xo mới. Chất lỏng phun ra từ lỗ báo. Bộ gioăng làm kín giữa thân hộp thuỷ lực với xilanh bị hỏng. Gioăng làm kín nắp van bị hỏng hoặc lắp không đúng. Thay bộ làm kín. Thay gioăng. Chất lỏng chạy ra dọc theo ty bơm. Bộ làm kín ty bươm bị mòn. Xiết lại ốc chèn gioăng. Hoặc thay mới gioăng làm kín. Độ ổn định của áp suất đầu ra lớn. Khí nén trong bình ổn áp không đủ. Bình ổn áp bị hỏng. Kiểm tra và thay màng cao su, ép áp lực khí đủ theo yêu cầu. Bàn trượt nóng quá mức. Dầu bôi trơn không đủ hoặc dầu đã cũ. Tắc các lỗ dẫn dầu bôi trơn cho máng trượt, tấm chắn dầu không còn tác dụng. Máy bơm lắp đặt không đúng, bị nghiêng. Kiểm tra và thay dầu mới. Thông lại lỗ dẫn dầu và kiểm tra lá chắn dầu. Căn chỉnh lại máy bơm. Ổ bi nóng quá Ổ bi thiếu mỡ bôi trơn. Bơm mỡ mới.
  • 58. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án tốt nghiệp Sv: La Văn Diệu Lớp: Thiết Bị Dầu Khí_k5158 mức. Ổ bi quá cũ, độ sai số lớn. Dây đai căng quá mức. Kiểm tra lại vòng bi. Giảm độ căng dây đai. Có tiếng gõ mạnh trong xilanh. Mặt bích đầu hộp thuỷ lực ốc xiết không chặt. Xiết lại ốc. Có tiếng kêu trong phần cơ. Bánh răng truyền động bị hỏng. Vòng bi tay biên bị hỏng. Trục con trượt bị tháo lỏng. Bạc đầu nhỏ của tay biên bị mòn quá giới hạn. Kiểm tra lại bánh răng. Kiểm tra lại vòng bi tay biên. Lắp lại trục con trượt. Kiểm tra và thay lại bạc. Bánh đai dẫn động rung lắc quá lớn. Ốc xiết nắp trên của thân bơm với thân dưới bị tháo lỏng. Ốc xiết bánh đai với trục chủ động máy bơm bị tháo lỏng. Kiểm tra và xiết lại ốc. Hao dầu quá lớn. Ốc bắt máng trượt với thân bơm bị lỏng, dầu theo đó ra ngoài. Buồng cácte máy bị nứt. Xiết lại ốc. Kiểm tra lại thân dưới máy bơm. Từ những hỏng hóc trong quá trình vận hành theo bảng trên, nhận thấy trong quá trình sử dụng, nếu theo dõi, kiểm tra máy thường xuyên có thể tránh được các sự cố lớn. Trong thực tế việc bảo dưỡng máy có vai trò hết sức quan trọng. Một số hỏng hóc như: Lỏng ốc, thiếu dầu mỡ bôi trơn, lắp đặt không chuẩn, ... gây hỏng có thể tránh được nếu thường xuyên kiểm tra hoặc cẩn thận khi vận hành, lắp đặt. Để tăng độ an toàn và độ bền cho các thiết bị, cần có quy trình bảo dưỡng hàng ngày, hàng tháng, hàng quý... tránh những hỏng hóc không đáng có do bất cẩn trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, cán bộ công nhân viên trực tiếp vận hành máy móc, thiết bị phải được thường xuyên cập nhật quy trình bảo dưỡng, vận hành thiết
  • 59. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án tốt nghiệp Sv: La Văn Diệu Lớp: Thiết Bị Dầu Khí_k5159 bị, được học kiến thức về an toàn và tự mỗi người phải có ý thức thực hiện nghiêm túc các quy định về vận hành, bảo dưỡng máy mọc, thiết bị tránh những hỏng hóc, sự cố đáng tiếc xảy ra. 3.3.1.4. An toàn khi vận hành máy bơm Trong quá trình làm việc có thể xảy ra những sự cố dẫn đến những tai nạn không lường trước được, gây thiệt hại cả về kinh tế lẫn vật chất, làm chậm tiến độ thi công công trình... Chính vì vậy, an toàn lao động là một vấn đề rất quan trọng đối với con người cũng như các thiết bị máy móc. Để bơm làm việc được tốt và đảm bảo an toàn, nhất thiết phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: 1. Trước khi khởi động máy bơm cần kiểm tra: -Không để các vật không cần thiết ở phần dẫn động của bơm. -Kiểm tra rào chắn bảo vệ của bơm. -Kiểm tra đồng hồ áp lực, van an toàn. -Kiểm tra khí nén và áp suất khí nén trong bình ổn áp. -Không cho người không liên quan ở gần máy bơm. 2. Khihành trình của máy bơm đạt mức bình thường, phải đóng ngay van khởi động, đồng thời theo dõi chỉ số trên áp kế và điều chỉnh không cho áp suất tăng vượt quá mức giới hạn làm việc cho phép. 3. Máy bơm cần được lắp thiết bị bảo hiểm và hệ thống báo động. 4. Khi máy bơm đang làm việc, đặc biệt nghiêm cấm tiến hành các công việc sửa chữa. 5. Khipháthiện máy bơm có các khuyết tật sau đâythì không cho máybơm tiếp tục làm việc: Xuất hiện các vết nứt ở các bộ phận như: bánh đai, bình điều hoà, van, ... Các rãnh then, vít cấy bị hỏng. Không có tấm chắn bảo vệ bộ phận dẫn động. Đệm làm kín xilanh bị hỏng khi dung dịch rò rỉ qua lỗ báo hiệu (A). Xói mòn đường kính mặt trong của xilanh lớn hơn 1,5 mm so với đường kính danh nghĩa. Ty bơm bị cong và có các vết nứt, gãy, sứt. Có vết nứt, mẻ ở các mối hàn thân máy và các bộ phận khác.
  • 60. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án tốt nghiệp Sv: La Văn Diệu Lớp: Thiết Bị Dầu Khí_k5160 6. Khixảy ra cháy nổ, phảibáo ngaycho trung tâm an toàn, cần nhanh chóng cứu chữa người và các thiết bị liên quan. Đồng thời, ngừng hoạtđộng máybơm ngay lập tức. 7. Trong quá trình vận hành, cần ghichép những biểu hiện của máybơm vào sổ trực để theo dõi. 8. Chỉrời máy khi đã bàn giao ca xong. Lưu ý, phảibáocáo cho thợ máyđổi ca về tình trạng hư hỏng, sai phạm, chế độ làm việc của máy bơm... 3.3.2. Quy trình bảo dưỡng Máy bơm YHБ – 600 là một tổng thể các chi tiết ghép lại với nhau. Sau một thời gian làm việc, trong bơm sẽ xuất hiện một số hư hỏng với các thiết bị, bộ phận do nhiều nguyên nhân như: bôi trơn kém, lắp ráp không đúng kỹ thuật, tải trọng động sinh ra quá lớn, ... dẫn đến hiệu suất làm việc của toàn bộ hệ thống giảm. Để ngăn ngừa hiện tượng này, giúp bơm làm việc có hiệu quả cao hơn, chống lại được các hư hỏng có thể xảy ra cho các chi tiết, bộ phận máy thì chúng ta phải có các biện pháp bảo dưỡng và chăm sóc toàn bộ hệ thống máy bơm theo một lịch trình nào đó. Sự hư hỏng trong hệ thống máy bơm thường là sự hỏng hóc dây chuyền. Nếu một số thiết bị hư hỏng mà không được sửa chữa thay thế kịp thời thì sẽ phá huỷ và gây hư hỏng cho các chi tiết, bộ phận khác, làm gián đoạn hoạt động của hệ thống, tăng khối lượng sửa chữa. Vì vậy, công tác bảo dưỡng và chăm sóc máy bơm làm một nhiện vụ rất quan trọng và cần thiết, nó quyết định thời gian làm việc và hiệu quả làm việc của toàn bộ hệ thống. 3.3.2.1. Vấn đề bôi trơn Bôi trơn có tác dụng giảm lực ma sát, giảm hao mòn, làm mát chi tiết, bảo vệ chi tiết khỏi han rỉ, liên tục làm sạch chi tiết, làm tăng hiệu suất làm việc và độ bền cho máy bơm. Để nâng cao khả năng bôi trơn thì bơm không những cần phải được bôi trơn đầy đủ, thường xuyên mà còn phải được bôi trơn đúng chủng loại chất bôi trơn quy định. Có ba loại chất bôi trơn thường sử dụng là: dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn và chất rắn bôi trơn. Ngoài ra, với một số thiết bị đơn giản người ta còn sử dụng cả không khí để bôi trơn. Mỗi loại chất bôi trơn đều có tính chất lý,hoá và đặc điểm khác nhau. Tuỳ vào chế độ làm việc của mối ghép, chi tiết mà ta chọn chất bôi trơn phù hợp để đảm bảo quá trình bôi trơn được tốt nhất. Lưu ý, nên chọn chất bôi trơn có độ nhớt bé mà vẫn đảm bảo được màng bôi trơn mỏng trên các bề mặt tiếp xúc, lớp màng này phải bền vững để cho tất cả các điểm tiếp xúc làm việc êm trong suốt quá trình chuyển động.
  • 61. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án tốt nghiệp Sv: La Văn Diệu Lớp: Thiết Bị Dầu Khí_k5161 Bôi trơn hệ thống máy bơm tức là phải bôi trơn toàn bộ các cụm chi tiết quan trọng, có chuyển động ma sát tương đối với nhau: như cơ cấu tay quay – thanh truyền, hộp giảm tốc, bộ gioăng làm kín, cụm xilanh – piston, ... Trong đó cụm xilanh – piston được bôi trơn bằng chính chất lỏng bơm. 3.3.2.2. Vấn đề bảo dưỡng máy bơm Bảo dưỡng kỹ thuật là tập hợp các biện pháp nhằm chống lại sự mòn hỏng của các chi tiết, nhằm đảm bảo khả năng làm việc của máy bơm. Quá trình bảo dưỡng phải quy định thời gian, nội dung bảo dưỡng và khối lượng công việc để kịp thời kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết, bộ phận không còn khả năng làm việc, nhằm tránh gây ảnh hưởng đến các chi tiết, bộ phận khác cũng như toàn bộ hệ thống máy bơm. Công tác này phải được tiến hành thường xuyên, có kế hoạch phòng ngừa trước khi các chi tiết hết độ mài mòn giới hạn cho phép. Nếu các chi tiết được bảo dưỡng đúng kỹ thuật, đúng thời gian thì sẽ giảm được khối lượng công việc sửa chữa, tăng khả năng làm việc cũng như tuổi thọ của chúng, đặc biệt, làm giảm bớt các sự cố không tốt xảy ra trong quá trình làm việc với toàn bộ hệ thống máy bơm. Để đảm bảo khả năng làm việc của từng chi tiết, bộ phận cũng như của toàn bộ hệ thống thì ta phải có lịch trình bảo dưỡng hàng ngày, hàng tháng, hàng quý như sau: 1. Công tác bảo dưỡng hàng ngày: Kiểm tra dầu và nhiệt độ dầu bôi trơn. Kiểm tra phin lọc. Kiểm tra áp suất hút. Kiểm tra áp suất xả. Bôi trơn các ổ bi trong bộ truyền bánh răng. Kiểm tra hệ thống làm mát cần piston. Kiểm tra lại các gioăng làm kín xem có rò rỉ không. Kiểm tra bộ gioăng phớt của cần piston và thanh nối con trượt. Kiểm tra, đổ thêm dầu vào hộp bánh răng, hộp xích (nếu cần). Kiểm tra các mối ghép giữa xilanh với thân, ty piston với ty nối, ty trung gian, ... Kiểm tra sự làm việc của xilanh – piston, nếu mòn thì thay. Bơm mỡ vào phớt chắn dầu của ty trung gian. Đổ thêm nước và rửa sạch bể nước, kiểm tra sự hoạt động của các vòi phun rửa xilanh.
  • 62. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án tốt nghiệp Sv: La Văn Diệu Lớp: Thiết Bị Dầu Khí_k5162 Kiểm tra các bình ổn áp nạp và xả, nếu áp suất chưa đủ thì nạp khí vào. 2. Công tác bảo dưỡng hàng tuần: Sau hai tuần, tháo toàn bộ các chi tiết của van hút, van xả ra để kiểm tra, làm sạch. Chi tiết nào hỏng thì thay mới. Khi lắp vào, cần bôi mỡ vào ren của nắp. Kiểm tra các kẹp ty piston: kẹp, bulông, đai ốc. Các đai ốc kẹp đã dùng ba lần thì thay đai ốc khác. 3. Công tác bảo dưỡng hàng tháng: Kiểm tra các mối ghép của các modyl phần thuỷ lực. Kiển tra độ mài mòn của cần piston. Kiểm tra độ mài mòn của xilanh – piston. Kiểm tra cối van, van và lò xo. Rửa phin lọc cao áp. Kiểm tra tình trạng phớt chắn dầu của ty trung gian, nếu mòn thì thay. 4. Công tác bảo dưỡng 6 tháng một lần: Kiểm tra khe hở ở cụm con trượt. Kiểm tra khe hở ở các ổ bi trong bộ truyền bánh răng. Kiểm tra trục bánh răng. Kiểm tra lại khung máy. Kiểm tra lại các dây đai thang. Kiểm tra đai ốc của mặt bích hút – xả. Kiểm tra, rửa mạt kim loại ở nam châm cửa xả và đổ dầu. Rửa hộp chứa dầu trước khi thay dầu mới. Thay dầu hộp bánh răng, hộp xích. 5. Công tác bảo dưỡng hàng năm: Sau 2 hoặc 3 năm, kiểm tra mối liên kết giữa ti trung gian với chạc chữ thập, các chi tiết chạc chữ thập... Kiểm tra các bulông kẹp dầm bơm.
  • 63. Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Đồ Án tốt nghiệp Sv: La Văn Diệu Lớp: Thiết Bị Dầu Khí_k5163 3.4. An toàn lao động và bảo vệ môi trường khi vận hành máy bơm khoan: * An toàn trong vận hành Trong quá trình làm việc có thể gây ra các sự cố gây nên những tai nạn không thể lường trước được. Chính vì vậy các biện pháp an toàn là rất quan trọng đối với con người cũng như máy móc thiết bị. Để máy bơm làm việc tốt và an toàn nhất thiết phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau: - Trước khi máy bơm khởi động cần phải kiểm tra. + Không để các vật không cần thiết ở phần dẫn động của bơm; + Kiểm tra rào chắn bảo vệ của bơm; + Kiểm tra đồng hồ áp lực, van an toàn; + Kiểm tra khí nén và áp suất khí nén trong bình ổn áp; + Không cho người không có liên quan ở gần máy bơm. - Khi hành trình của máy bơm đạt mức bình thường cần thiết phải đóng ngay van khởi động, đồng thời theo dõi chỉ số áp kế. Không cho phép áp suất tăng vượt quá giới hạn làm việc; - Máy bơm cần lắp thiết bị bảo hiểm và hệ thống báo động; - Khi máy bơm hoạt động không được tiến hành bất cứ công việc sửa chữa nào; - Khi phát hiện máy có các khuyết tật sau thì cấm máy bơm tiếp tục làm việc: + Vết nứt ở các bộ phận như: Bánh đai, bình điều hòa, van an toàn; + Các rãnh then, vít cấy bị hỏng; + Không có tấm chắn bảo vệ bộ phận dẫn động; + Đệm làm kín của xi lanh bị hỏng khi dung dịch rò rỉ qua lỗ báo hiệu; + Xói mòn mặt trong của xi lanh theo đường kính > 1,5mm so với đường kính danh nghĩa; + Ty bị cong và có vết nứt, xước; + Nắp xilanh và bu lông có vết nứt, gãy sứt; + Có vết nứt, mẻ ở các bộ phận của máy có mối hàn.