SlideShare a Scribd company logo
1 of 67
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.011
LUẬN VĂN CUỐI KHOÁ
Từ sau khi xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế
nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà
nước định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước
phát triển mạnh mẽ. Cùng với việc mở cửa nền kinh tế, Việt Nam nhanh
chóng hoà nhập với nền kinh tế thế giới đang tiến theo hướng toàn cầu hoá ở
mức độ cao, các quan hệ thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng. Do đó,
hoạt động xuất nhập khảu ngày một gia tăng. Với ý nghĩa bảo hiểm là “tấm lá
chắn của nền kinh tế” thì bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu không chỉ là nhu
cầu mà đã trở thành một tập quán trong hoạt động ngoại thương. Mặt khác,
việc trao đổi buôn bán hàng hoá giữa các quốc gia hiện nay vẫn được vận
chuyển chủ yếu băng đường biển do những ưu thế của nó mang lại. Vì vậy,
việc phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển là một yêu cầu quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh
nghiệp bảo hiểm nói riêng và trong toàn ngành bảo hiểm nói chung. Tuy nhiên
việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này trên thực tế ở các công ty bảo hiểm
Việt Nam còn hạn chế. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để triển khai nghiệp vụ
này một cách có hiểu quả, nâng cao được thị phần của nó trên thị trường bảo
hiểm? Mà một trong những khâu quan trọng, làm tiền đề cho các khâu còn lại
trong quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm và cũng là khâu quyết định đến
doanh thu bảo hiểm, đó chính là công tác khai thác bảo hiểm.
Nhận thức được vấn đề đó nên sau một thời gian thực tập tại PVI Hà Nội,
em đã quyết định chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác
khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.012
đường biển tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội ” làm đề tài luận văn cuối
khoá.
Luận văn được kết cấu theo 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu và công
tác khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Chương 2: Tình hình khai thác nghiệp cụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh công tác khai thác nghiệpvụ bảo
hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại PVI Hà Nội.
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.013
NỘI DUNG
Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm hàng hoá xuất
nhập khẩu và công tác khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất
nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
1.1. Những lý luận cơ bản về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển
1.1.1.1. Trên thế giới
Bảo hiểm hàng hải đã có lịch sử từ lâu đời. Nó ra đời và phát triển
cùng với sự phát triển của hàng hoá và ngoai thương. Khoảng thế kỷ V trước
công nguyên, vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đã ra đời và phát triển.
Người ta biết tránh tổn thất toàn bộ một lô hàng bằng cách chia nhỏ, phân tán
chuyên chở trên nhiều thuyền khác nhau. Đây có thể là hình thức sơ khai của
bản hiểm hàng hoá. Đến thế kỷ VII thương mại và giao lưu hàng hoá bằng
đường biển giữa các nước phát triển. Nhiều tổn thất lớn xảy ra trên biển vì
khối lượng và giá trị hàng hoá ngày càng gia tăng, cùng với những thiên tai,
tai nạn bất ngờ, cướp biển…đã làm cho giới thương nhân lo lắng. Để khắc
phục những tổn thất có thể xảy ra trong hành trình vận chuyển họ đã đi vay
vốn để buôn bán kinh doanh. Nếu hành trình gặp phải rủi ro gây tổn thất toàn
bộ thì các thương nhân được xoá nợ, cònnếu hành trình may mắn thành công
thì ngoài vốn vay họ còn phải trả cho chủ nợ một khoản tiền lãi với lãi suất rất
cao. Số tiền lãi suất này có thể được coi là hình thức ban dầu cảu phí bảo
hiểm. Năm 1182, ở Lomborde – Bắc Ý, hợp đồng bảo hiểm hàng hoá đã ra
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.014
đời, trong đó người bán đơn này cam kết với khách hàng sẽ thực hiện nội
dung đã ghi trong đơn. T ừ đó, hợp đòng bảo hiểm, người bảo hiểm ra dời và
tồn tại với tư cách như một nghề riêng độc lập.
Năm 1468 tại Venise nước Ý, đạo luật đầu tiên về bảo hiểm hàng hải
đã ra đời. Sự phát triển của thương mại hàng hải đã dẫn đến sự ra đời và phát
triển mạnh mẽ của bảo hiểm hàng hải và hàng loạt các thể lệ, công ước, hiệp
ước quốc tế liên quan đến thương mại và hàng hải đã lần lượt ra đời như: Mẫu
hợp đòng bảo hiểm của Lloyd’s 1776 và Luật bảo hiểm Anh năm 1906, công
ước Bruxelle 1924, quy tắc Hague Visby 1968, công ước Ham burg 1978,
Incoterms 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000…
Nói về bảo hiểm hàng hải không thể không nói tới nước Anh và
Lloyd’s. Nước Anh là một trong những nước có sự phát triển hiện đại về
thương mại và hàng hải lớn nhất thế giới. Có thể nói lịch sử phát triển của
ngành hàng hải và thương mịa thế giới gắn liền với sự phát triển của nước
Anh, thế kỷ XVII nước Anh đã có nền ngoại thương phát triển với độitàu
buôn mạnh nhất thế giới và đã trở thành trung tâm thương mại và hàng hải của
thế giới. Do đó, nước Anh cũng là nước sớm có những nguyên tắc, thể lệ hàng
hải và bảo hiểm hàng hải. Năm 1779,các hội viên của Lloyd’s đã thu thập tất
cả các nguyên tắc bảo hiểm hàng hải và quy thành một hợp đồng chung goi là
hợp đồng Lloyd’s. Hợp đồng này đã được Quốc hội Anh thông qua và đươc
sử dụng ở nhiều nước cho đên 1982. Từ ngày 1/1/1982, đơn bảo hiểm hàng
hải mẫu mới đã được hiệp hội bảo hiểm London thông qua và được sử dụng ở
hầu hết các nước trên thế giới hiện nay.
Hiện nay với xu thế toàn cầu hoá, hoạt động ngoại thương phát triển
mạnh mẽ giữa các quôc gia. Vì vậy, bảo hiêm hàng hoá xuất nhập khẩu không
những cần thiết đốivới tất cả doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu mà đã
trở thành tập quán thương mại giữa các nước.
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.015
1.1.1.2. Ở Việt Nam
Thời kỳ đầu, nhà nước giao cho một công ty chuyên môn trực thuộc
Bộ Tài chính kinh doanh bảo hiểm đó là công ty bảo hiểm Việt Nam Nay là
Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam.
Trước năm 1964 Bảo Việt chỉ làm đại lý bảo hiểm hàng hoá xuất
nhập khẩu cho công ty bảo hiểm nhân dân Trung Quổctong ttrường hợp mua
theo giá FOB, CF và bán theo giá CIF với mục đíchlà học hỏi kinh nghiêm.
Từ năm 1965 – 1975 Bảo Việt mới triển khai ba nghiệp vụ bảo hiểm
đối ngoại trong đó có bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Từ sau 1970 Bảo
Việt có quan hệ tái bảo hiểm với Liên Xô, Ba Lan, Triều Tiên.
Năm 1965, khi bảo hiểm đi vào hoạt động, Bộ tài chính đã ban hành quy
tắc chung về bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. Và sau đó, để
phù hợp với sự phát triển thương mại và ngành hàng hải của đất nước, Bộ tài
chính đã ban hành quy tắc chung mới – Quy tắc chung 1990 ( QTC 1990)
cùng với Luật hàng hải Việt Nam. Quy tắc chung này là cơ sở pháp lý chủ yếu
điều chỉnh các vấn đề về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển.
Hiện nay với sự góp mặt của hơn 50 công ty bảo hiêm trong đó 28 công
ty bảo hiểm phi nhân thọ, 11 công ty bảo hiểm nhân thọ, 1 công ty tái bảo
hiểm, 10 công ty môi giới, thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển với sự
cạnh tranh gat gắt giữa các công ty không chỉ trong nước mà còn với cả công
ty nước ngoài. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vẫn là một
nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống nhưng còn nhiều tiềm năng đang chờ các
nhà bảo hiểm khai thác.
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.016
1.1.2. Sự cầnthiết và vai trò của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu
vận chuyển bằng đường biển
1.1.2.1. Khái niệm
Bảo hiểm là phương pháp chuyển giao rủi ro được thực hiện qua hợp
đồng bảo hiểm trong đó bên mua bảo hiểm chấp nhận trả phí bảo hiểm và
doanh nghiệp bảo hiểm và cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy
ra sự kiện bảo hiểm. Trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu thì
bên mua bảo hiểm có thể là người mua hoặc người bán tuỳ theo điều kiện
thương mại và điều kiện cơ sở giao hàng quy định trong hợp đồng mua bán
mà hai bên đã thoả thuận.
1.1.2.2. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu
vận chuyển bằng đường biển.
Ngành bảo hiểm ra đời do xó sự tồn tại khách quan của các rủi ro mà con
người không thể khống chế được. Nếu có những rủi ro xảy ra mà không có
các khoản bù đắp thiệt hại kịp thời cảu các nhà bảo hiểm, đặc biệt là những rủi
ro mang tính thảm họa gây ra tổn thất rất lớn thì chủ tàu và chủ hàng gặp rất
nhiều khó khăn về tài chính trong việc khắc phục hạu quả do các rủi ro đó gây
ra. Vì vậy, sự ra đời và việc tham gia bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu
vận chuyển bằng đường biển trở thành một nhu cầu rất cần thiết và nó có
những tác dụng sau:
Thứ nhất: Giảm bớt rủi roc ho hàng hóa do hạn chế tổn thất nhờ tăng
cường bảo quản kiểm tra đồng thời kết hợp các biện pháp đề phòng và hạn
chế tổn thất.
Thứ hai: bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cũng đem lại lợi ích cho nền
kinh tế quốc dân, góp phần tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ cho nhà nước. Khi
các đơn vị kinh doanh nhập khẩu hàng hóa theo giá FOB,CF và xuất khẩu
theo giá CIF, CIP sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh của bảo hiểm trong nứớc và
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.017
nước ngoài. Nhờ có hoạt động bảo hiểm trong nước mà các chủ hàng không
phải mua bảo hiểm ở nứớc ngoài, nói cách khác là không phải xuất khẩu vô
hình.
Thứ ba: khi các công ty có tổn thất hàng hóa xảy ra sẽ được bồithương
một số tiền nhất định giúp họ bảo toàn được tài chính trong kinh doanh.
Thứ tư: nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên tham gia bảo hiểm đã trở
thành nguyên tắc, thể lệ và tập quán trong thương mại quốc tế. Nên khi hàng
hóa xuất nhập khẩu gặp rủi ro gây ra tổn thất cho các bên tham gia thì sẽ được
công ty bảo hiểm giúp đỡ về mặt pháp lý khi xảy ra tranh chấp với tàu hoặc
các đốitượng có liên quan.
1.1.2.3. Vai trò của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển.
Do đặc điểm của vận tải biển tác động đến sự an toàn ch hàng hóa được
chuyên chơ là rất lớn. Vì vậy vao trò của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
vận chuyển bằng đường biển càng được khẳng định rõ nét:
Thứ nhât: hàng hóa xuất nhập khẩu phải vượt qua biên giới của một hay
nhiều quốc gia, người xuất khẩu và nhập khẩu lại ở xa nhau và thường không
trực tiếp áp tải được hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Do đó các doanh
nghiệp phải tham gia bảo hiểm cho hàng hóa của mình. Ở đây, vai trò của bảo
hiểm là người bạn đồng hành với người được bảo hiểm.
Thứ hai: vận tải đường biển thường gặp nhiều rủi ro tổn thất đói với hàng
hóa do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên như: mắc cạn, đâm va, đắm chìm,
cháy nổ, mất cắp, cướp biển, bão, lốc, song thần… vượt quá sự kiểm soát của
con người. Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu lại được vận chuyển bằng
đường biển, đặc biệt là ở những nước quần đảo như: Anh, Singapore, Nhật,
Hồng Kông… Do đó phải tham gia bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.018
Thứ ba: Theo hợp đồng vận tải người chuyên chở chỉ chịu trách nhiệm về
tổn thất của hàng hóa trong phạm vi và giới hạn nhất định. Trên vận đơn
đường biển, rất nhiều rủi ro các hang tàu loại trừ không chịu trách nhiệm,
ngay cả các công ước quốc tế cũng quy ước mức trách nhiệm rất nhiều cho
người chuyên chở ( Hague, Hague Visby, Hanburg…). Vì vậy, các nhà kinh
doanh phải tham gia bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.
Thư tư: hàng hóa xuất nhập khẩu thường là những hàng hóa có giá trị
cao, những vật tư rất quan trọng với khối lượng rất lớn nên để có thể giảm bớt
thiệt hại do các rủi ro có thể xảy ra thì việc tham gia bảo hiểm hàng hóa xuất
nhập khẩu trở thành một nhu cầu cần thiết.
Thứ năm: bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đã có lịch sử rất lâu đời. Do
đó, việc tham gia bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vạn chuyển bằng đường
biển đã trỏ thành một tập quán, thông lệ quốc tế trong hoạt động ngoại
thương.
Như vậy, việc tham gia bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển là rất quan trọng và ngày càng khẳng định vai trò to
lớn trong thương mại quốc tế.
1.1.3. Nộidung chủ yếu của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận
chuyển bằng đường biển
1.1.3.1. Đặc điểm và trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình
xuất nhập khẩu hàng hoá vận chuyển bằng đường biển.
a. Đặc điểm quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá vận chuyên bằng đường
biển
- Việc xuất nhập khẩu hàng hoá thưòng được thực hiện thông qua hợp
đồng giữa người mua và người bán với nội dung về: số lượng, phẩm chất, ký
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.019
mã hiệu, quy cách đóng gói, giá cả hàng hoá, trách nhiệm thuê tàu và trả cước
phí, phí bao hiểm, thủ tục và đồng tiền thanh toán…
- Trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá có sự chuyển giao quyền sở
hữu hàng hoá từ người bán sang người mua.
- Hàng hoá xuất nhập khẩu thường được vận chuyển qua biên giới quốc
gia, phải chịu sự kiểm soát của hải quan, kiểm dịch…tuỳ theo quy định và
thông lệ của mỗi nước. Đồng thời để vận chuyển ra hoặc vào qua biên giới
phải mua bảo hiểm theo tập quán thương mại quốc tế. Người tham gia bảo
hiểm có thể là người mua hàng (người nhập khẩu) hay người bán hàng (người
xuất khẩu) phụ thuộc vào điieù kiện giao hàng như thế nào. Hợp đồng bảo
hiểm thể hiện quan hệ giữa người bảo hiểm và người mua bảo hiểm đốivới
hàng hoá được bảo hiểm. Nếu người bán hàng mua bảo hiểm thì phải chuyển
nhượng lại cho người mua hàng, để khi hàng về đến nước nhập, nếu bị tổn
thất có thể khiếu nại đòi người bảo hiểm bồithường.
- Hàng hoá xuất nhập khẩu thường được vận chuyển bằng các phương
tiện khác nhau theo phương thức vận chuyển đa phương tiện, trong đó có tàu
biển. Người vận chuyển hàng hoá đồng thời cũng là người trực tiếp giao hàng
cho người mua. Vì vậy, người chuyên chở là bên trung gian phải có trách
nhiệm bảo vệ, chăm soc hàng hoá đúng quy cách, phẩm chất, số lượng khi
nhân của người bán cho đến khi giao cho người mua hàng.
Qúa trình xuất nhập khẩu hàng hoá có liên quan đến nhiều bên, trong đó
có bốn bên chủ yếu là: người bán (bên xuát khẩu), người mua (bên nhập
khẩu), người vận chuyển và người bảo hiểm. Vì vậy, cần phải phân định rõ
ràng trách nhiệm của các bên liên quan và khi tiến hành xuất nhập khẩu hàng
hoá các bên liên quan phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình.
b. Trách nhiệm của các bên liên quan.
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0110
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá thường được thực hiện thông qua ba
loại hợp đồng:
- Hợp đồng mua bán
- Hợp đồng vận chuyển
- Hợp đồng bảo hiểm
Ba loại hợp đồng này là cơ sở pháp lý để phân định trách nhiệm của các
bên liên quan và trách nhiệm này phụ thuộc vào điều kiện giao hàng của hợp
đồng mua bán. Theo các điều kiện thương mại quốc tế “INCOTERMS 2000”
(International Commercial Tearms) có 13 điều kiện giao hàng được phân chia
thành bốn nhóm E, F, C, D có sự khác nhau như sau: thứ nhất là nhóm E- quy
ước người bán đặt hàng hoá dưới quyền định đoạtcủa người mua ngay tại
xưởng của người bán (điều kiện E – giao tại xưởng); thứ hai là nhóm F – quy
ước người bán được yêu cầu giao hàng hoá cho một người chuyên chở do
người mua chỉ định ( nhóm điieù kiên: FCA, FAS, FOB); thứ ba là nhóm C –
quy ước người bán phải có trách nhiệm thuê phương tiện vận tải nhưng không
chịu rủi ro về mất mát hoặc hư hại đốivới hàng hoá hoặc các phí tổn phát
dinh thêm do các tình huống xảy ra sau khi đã gửi hàng hoá và bốc hàng lên
tàu ( nhóm điều kiện: CFR, CIF, CPT, CIP); thứ tư là nhóm D – quy ước
người bán phải chịu mọi phí tổn và rủi ro cần thiết để đưa hàng hoá tới địa
điểm quy định ( nhóm điều kiện: DAF, DES, DEQ, DDU, DDP). Trong đó
thông dụng hơn cả là điều kiện FOB, CFR và CIF.
Trong các điều kiện giao hàng, ngoài phần giá hàng, tuỳ theo từng điều
kiện cụ thể mà có thêm cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm. Có những điều
kiện giao hàng mà người bán không có trách nhiệm thuê tàu vận chuyển và
mua bảo hiểm cho hàng hoá. Như vậy, tuy bán được hàng nhưng nhưng dịch
vụ vận chuyển và bảo hiểm sẽ do người mua đảm nhận (điều kiện FOB). Có
trường hợp giao hàng theo điều kiện mà ngoài việc xuất khẩu được hàng hoá,
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0111
người bán còn có trách nhiệm thuê tàu vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng
hoá (điều kiện CIF). Thực tế, các tập đoàn kinh tế hoạt động trên nhiều lĩnh
vực sản xuất, vận chuyển, bảo hiểm… khi giao hàng theo điều kiện nhóm C
và D, bên cạnh việc bán hàng còn dành cho họ dịch vụ vân chuyển và bảo
hiểm cho số hàng đó. Vì vậy, nếu nhập khẩu hàng theo điều kiện FOB hay
điều kiện CFR thì sẽ giữ được dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm hay chỉ dịch
vụ bảo hiểm. Ngược lại, nếu bán hàng theo điieù kiện CIF thì người bán là
người giành được dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm. Điều đó có vai trò to lớn
trong việc góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành vận tải đường biển và
bảo hiểm của quốc gia đó. Nói chung, trách nhiệm của các bên liên quan được
phân định như sau:
- Trách nhiệm của người bán (bên xuất khẩu): phải chuẩn bị hàng hoá
theo đúng hợp đồng trong mua bán ngoại thương về số lượng, chất lương, quy
cách, loại hàng, bao bì đóng gói… và tập kết hàng đến cảng tới ngày nhận,
thông báo tàu đến nhận chuyên chở, giao hàng cho tàu khi qua lan can an toàn
mới hết trách nhiệm về những rủi ro tai nạn đối với hàng hoá. Ngoài ra, người
bán phải làm các thủ tục hải quan, kiểm dịch, lấy giấy chứng nhận kiểm định
phẩm chất, đóng gói bao bì phải chịu được điều kiện vận chuyển bốc dỡ thông
thường. Cuối cùng, người bán phải lấy được vận tải đơn sạch. Nếu bán hàng
theo điều kiện CIF người bán còn có trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng
hoá sau đó ký hậu vào đơn bảo hiểm để chuyển nhượng quyền lợi bảo hiểm
cho người mua.
- Trách nhiệm của người mua ( bên nhập khẩu): nhận hàng của người
chuyên chở theo đúng số lượng, chất lượng…đã ghi trong hợp đồng vận
chuyển và hợp đồng mua bán ngọi thương, lấy giấy chứng nhận kiểm đếm,
biên bản kết toán giao nhận hàng với chủ tàu, biên bản hàng hoá hư hỏng đổ
vỡ do tàu gây nên ( nếu có), nếu có sai lệch về số lượng hàng nhận được khác
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0112
với hợp đồng mua bán nhưng đúng với hợp đống vận chuyển thì người mua
bảo lưu quyển khiếu nại đốivới người bán, nếu phẩm chất hay số lượng hàng
hoá nhận được có sai lệch với vận tải đơn thì người mua căn cứ vào biên bản
trên bảo lưu quyền khiếu nại với chủ phương tiện chuyên chở. Ngoài ra, người
mua còncó trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hoá nếu mua hàng theo giá
CF và mua bảo hiểm và thuê tàu trả cước phí vận chuyển nếu mua hàng theo
giá FOB hay nhận lại chứng từ bảo hiểm do người bán chuyển nhượng nếu
mua hàng theo giá CIF.
- Trách nhiệm của người vận chuyển: chuẩn bị phương tiện chuyên chở
theo yêu cầu kỹ thuật thương mại và kỹ thuật hàng hải, giao nhận hàng đúng
quy định theo hợp đồng vận chuyển. Theo tập quán thương mại quốc tế thì tàu
chở hàng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm than tàu và P and I. Người vận
chuyển còncó trách nhiệm cấp vận đơn cho người hửi hàng. Vận đơn (Bill of
Loading) là một chứng từ vận chuyển hàng hoá trên biển do người vận chuyển
cấp cho người gửi hàng nhằm nói lên mối quan hệ pháp lý giữa người vận
chuyển, người gửi hàng và người nhận hàng. Có nhiều loại vận đơn, nhưng ở
đâychỉ quan tâm đến hai loại cơ bản là vận đơn hoàn hảo (Clean B/L) hay còn
gọi là vận đơn sạchvà vận đơn không ho0àn hảo (Unclean B/L). Người vận
chuyển phải chịu trách nhiệm với những rủi ro xảy ra đối với hàng hoá theo
quy định và phải có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc cho lô hàng chuyên chở
trong hành trình từ cảng đi đến cảng đích.
- Trách nhiệm của người bảo hiểm: có trách nhiệm với những rủi ro
được bảo hiểm gây ra cho lô hàng hoá tham gia bảo hiểm, người bảo hiểm
cũng có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ liên quan đến hàng hoá, hành trình
vận chuyển và bản than tàu chuyên chở. Khi xảy ra tổn thất thuộc phạm vi
trách nhiệm của bảo hiểm, người bảo hiểm có trách nhiệm tiến hành giám
định, bồithường tổn thất và đòi người thứ ba nếu họ gây ra tổn thất này.
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0113
1.1.3.2. Các loại rủi ro và tổn thất trong quá trình vận chuyển hàng hoá
bằng đường biển.
a. Các loại rủi ro
Do đặc điểm của quá trình vận chuyển mà hàng hoá xuất nhập khẩu
thường bị đe doạ bởi rất nhiều rủi ro. Trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá
xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển người ta chia rủi ro thành 4 loại:
rủi ro thông thường, rủi ro phụ, rủi ro riêng, rủi ro loại trừ.
 Rủi ro thông thường: là nguồn đe doạ chủ yếu và lớn nhất đối với hành
trình hàng hải, nó bao gồm hai nhóm rủi ro:
- Nhóm các rủi ro chính gồm các rủi ro cơ bản nhất: mắc cạn, chìm
đắm, cháy nổ, đâm va.
- Nhóm rủi ro thông thường khác gồm các rủi ro: tàu mất tích; ném
hàng xuống biển; nước biển, nước sông, nước hồ chảy vào tàu, sà lan,
container hoặc nơi chứa hàng.
 Rủi ro phụ: là những rủi ro không phải là những rủi ro của biên hay rủi
ro trên biển và người muabảo hiểm muốn được bảo hiểm rủi ro phải mua bảo
hiểm có phạm vi rộng nhất (điều kiện bảo hiểm A hoặc điều kiện bảo hiểm
mọi rủi ro trong ICC 1963), bao gồm một số rủi ro đối với hàng hoá như:
cướp biển; trộm cắp, giao thiếu hàng, không giao hàng; nước mưa, nước ngọt,
đọng hơi nước, hấp hơi nóng; va đập vào hàng hoá khác; vỡ, cong, bẹp; rỉ; lây
hại, lây bẩn, hư hại do móc cẩu, chuột bọ và côntrùng, các rủi ro phụ khác.
 Rủi ro riêng: là rủi ro chỉ được bảo hiểm khi có thoả thuận giữa người
bảo hiểm và người được bảo hiểm theo những điều kiện riêng khi người được
bảo hiểm có yêu cầu. Rủi ro riêng bao gồm rủi ro chiến tranh và rủi ro đình
công.
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0114
 Rủi ro loại trừ: là những loại rủi ro không được bảo hiểm trong bất cứ
trường hợp nào. Rủi ro loại trừ trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường bao gồm:
- Hành động xấu, cố ý của người được bảo hiểm
- Chậm trễ hành trình và những hậu quả trực tiếp của việc chậm trễ (kể
cả việc chậm trễ là do một rủi ro được bảo hiểm gây nên).
- Tàu, sà lan không đủ khả năng đi biển hoặc không thích hợp với việc
vận chuyển hàng hoá
- Bao bì không đảm bảo, đóng gói sai quy cách
- Chuẩn bị hàng hoá không đầy đủ hoặc do việc xếp hàng hoá hỏng lên
tàu.
- Rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng, giảm thể tích thông
thường, hao mòn tự nhiên
- Chủ tàu không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính.
b. Tổnthất và các chi phí
Trong bảo hiểm hàng hoá vận chuyển, tổn thất là một thuật ngữ dùng để
chỉ tình trạng mất mát, hư hại hay giảm giá trị, giá trị sử dụng của hàng hoá
được bảo hiểm do sự tác động của rủi ro.
 Nếu căn cứ vào quy mô, mức độ của tổn thất người ta chia tổn thất
thành tổn thất toàn bộ và tổn thất bộ phận.
- Tổn thất toàn bộ là sự mất mát, hư hỏng hoàn toàn hàng hoá được bảo
hiểm. Tổnthất toàn bộ được chia thành 2 loại là tổn thất toàn bộ thực tế và tổn
thất toàn bộ ước tính.
- Tổnthất bộ phận là sự mất mát, hư hỏng, giảm giá trị một phần hàng
hoá được bảo hiểm.
 Nếu căn cứ vào tính chất liên quan về quyển lợi và trách nhiệm của các
bên với tổn thất thì tổn thất được chia thành tổn thất riêng và tổn thất chung.
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0115
- Tổn thất riêng là tổn thất chỉ gây thiệt hại cho riêng quyền lợi của một
hoặc một số chủ hàng trên tàu và chỉ liên quan đến quyền lợi của những chủ
hàng, những người bảo hiểm cho chủ hàng đó mà thôi. Tổn thất riêng có thể là
tổn thất bộ phận hoặc tổn thất toàn bộ của chủ hàng riêng biệt. Người bảo
hiểm không những bồithường giá trị thiệt hại vật chất của tổn thất riêng mà
còn cả những chi phí liên quan đến tổn thất riêng nhằm hạn chế tổn thất gọi là
chi phí tổn thất riêng. Chi phí tổn thất riêng là những chi phí phát sinh tại cảng
đi và cảng dọc đường sau khi hàng hoá đã bị tổn thất nhằm giảm thiểu mức độ
tổn thất, nó bao gồm các chi phí phân loại, đóng gói lại hàng hoá, chi phí thay
lại bao bì, chi phí sấy khô hàng hoá ướt…
- Tổn thất chung: tổn thất chung gây ra bởi hoặc do hậu quả của hành
động tổn thất chung, đó là sự hi sinh một số ít quyền lợi của chủ hàng và chủ
tàu nhằm cứu vãn an toàn cho tất cả các quyền lợi chung trên hành trình khi
có nguy cơ đe doạ. Hành động tổn thất chung là hành động tự nguyện, có chủ
ý của conngười nhằm đem lại an toàn chung cho toàn bộ hành trình. Hành
động tổn thất chung thường xảy ra trong các tình huống: tàu có nguy cơ bị
đắm, gặp hoả hoạn trên tàu, tàu mắc cạn, tàu bị cướp…
Trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển,
tổn thất và rủi ro có mối quan hệ chặt chẽ trong đó rủi ro là nguyên nhân còn
tổn thất là hậu quả. Còn chi phí là các khoản tiển mà người bảo hiểm đã chi ra
hoặc phải đóng góp liên quan đến việc đề phòng hạn chế tổn thất cho hàng
hoá, bốc dỡ lưu kho tại cảng lãnh nạn, khiếu nại người thứ ba, cứu hộ, giám
định tổn thất… Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về những tổn thất và
những chi phí phát sinh do hậu quả của những rủi ro được bảo hiểm gây ra.
1.1.3.3. Các điều kiện bảo hiểm
Điều kiện bảo hiểm hàng hoá là những quy định phạm vi trách nhiệm
của người bảo hiểm trước rủi ro, tổn thất của hàng hoá được bảo hiểm. Hàng
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0116
hoá mua bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm nào thì chỉ những rủi ro tổn thất
xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm của điều kiện đó thì mới phát sinh trách nhiệm
bồi thường của người bảo hiểm.
Trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hoá xuất
nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển nói riêng, hầu hết các nước trên thế
giới đều vận dụng những bộ điều khoản do Uỷ ban kỹ thuật và điều khoản –
Học hội bảo hiểm London soạn thảo. Hiện nay, hai bộ điều khoản đang được
áp dụng rộng rãi trên thế giới là bộ điều khoản ban hành vào các năm 1963
(ICC1963) và năm 1982 (ICC1982).
Để phù hợp với điều kiện thực tế, tổ chức này đã soạn thảo và ban hành
bộ điều khoản mới là ICC 2009. Tuy nhiên, trên thực tế bộ điều khoản này chỉ
phát triển và cụ thể hóa một số điều kiện còn về cơ bản nội dung các điều
khoản vẫn như trong ICC 1982. Vì vậy cho đến nay thì bộ điều khoản được sử
dụng rộng rãi nhất vẫn là ICC 1982.
Điều kiện bảo hiểm ICC 1982
Bộ điều khoản này được áp dụng từ ngày 01/01/1982, bao gồm 5 điều
kiện bảo hiểm là: Điều kiện bảo hiểm A, điều kiện bảo hiểm B, điều kiện bảo
hiểm C, điều kiện bảo hiểm chiến tranh và điều kiện bảo hiểm đình công.
 Điều kiện bảo hiểm A
Theo điều kiện bảo hiểm này, người bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi
rủi ro gây ra mất mát hư hỏng cho hàng hoá được bảo hiểm trừ khi do những
rủi ro loại trừ gây ra. Những rủi ro loại trừ trong điều kiện bảo hiểm A bao
gồm loại trừ chung và loại trừ riêng bao gồm hai rủi ro chiến tranh và đình
công.
 Loại trừ chung bao gồm:
- Hành động xấu, cố ý của người được bảo hiểm.
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0117
- Chậm trễ hành trình và những hậu quả trực tiếp của việc chậm trễ (kể
cả việc chậm trễ là do một rủi ro được bảo hiểm gây nên).
- Tàu, sà lan không đủ khả năng đi biển hoặc không thích hợp với việc
vận chuyển hàng hoá.
- Bao bì không đảm bảo, đóng gói sai quy cách.
- Chuẩn bị hàng hoá không đầy đủ hoặc do việc xếp hàng hoá hỏng lên
tàu.
- Rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng, giảm thể tích thông
thường, hao mòn tự nhiên.
- Chủ tàu không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính.
 Loại trừ riêng bao gồm:
- Chiến tranh
- Đình công.
 Điều kiện bảo hiểm B
Với điều kiện này, loại trừ bảo hiểm như điều kiện bảo hiểm A, người
bảo hiểm chịu trách nhiệm đốivới:
 Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho đốitượng bảo hiểm có thể quy
hợp lý cho các nguyên nhân:
- Cháy hoặc nổ;
- Tàu, sà lan bị mắc cạn, chìm đắm hoặc lật úp;
- Đâm va vào bất kỳ vật thể gì trừ nước
- Phương tiện vận chuyển trên bộ bị đổ hoặc trật bánh;
- Dỡ hàng tại cảng có nguy hiểm;
- Động đất, núi lửa phun, sét đánh.
 Những mất mát, hư hại xảy ra cho đốitượng bảo hiểm do nguyên
nhân:
-Hy sinh tổn thất chung;
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0118
-Ném hàng xuống biển hoặc nước cuốn trôi khỏi tàu;
-Nước biển, nước song, nước hồ xâm nhập vào tàu, sà lan, hầm hàng,
phương tiện vận chuyển, container hoặc nơi chứa hàng.
 Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi ra khỏi tàu hoặc rơi ra
trong quá trình đang xếp hàng lên tàu, dỡ hàng ra khỏi tàu hoặc sà lan.
 Điều kiện bảo hiểm C
Đây là điều kiện bảo hiểm có phạm vi trách nhiệm hẹp nhất. Theo điều
kiện bảo hiểm này người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm đốivới:
 Những mất mát hư hỏng xảy ra cho đối tượng bảo hiểm có thể quy hợp
lý cho các nguyên nhân:
-Cháy hoặc nổ;
-Tàu hay sà lan bị mắc cạn, chìm đắm hoặc lật úp;
-Đâm va vào bất kỳ vật thể gì trừ nước;
-Phương tiện vận chuyển trên bộ bị lật đổ hoặc trật bánh;
-Dỡ hàng tại cảng có nguy hiểm.
 Những mất mát hư hại xảy ra cho đốitượng bảo hiểm do các nguyên
nhân:
-Hy sinh tổn thất chung;
-Ném hàng xuống biển.
Ngoài ba điều kiện bảo hiểm A, B, C còncó thêm điều kiện chiến tranh
và điều kiện đình công. Tuy nhiên, hai điều kiện này ít được người tham gia
bảo hiểm mua, một phần vì phí bảo hiểm cao, một phần vì khả năng, xác suất
xảy ra rủi ro thấp hơn các điều kiện bảo hiểm khác.
1.1.3.4. Đốitượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm
a. Đốitượng bảo hiểm
Cũng như các nghiệp vụ khác, việc xác định đúng đốitượng bảo hiểm sẽ
cho phép giải quyết bồi thường một cáchthuận lợi, nhanh chóng. Trong hoạt
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0119
động xuất nhập khẩu thì hàng hoá có nhiều khả năng gặp rủi ro cho nên các
thương gia phải mua bảo hiểm cho hàng hoá vận chuyển bằng đường biển.
Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển có
đối tượng bảo hiểm là hàng hoá được vận chuyển bằng tàu biển hoặc kết hợp
cả các phương tiện vận chuyển khác trong liên hiệp vận chuyển (vận chuyển
đa phương thức).
b. Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm là giới hạn rủi ro được bảo hiểm và cũng là giới hạn
trách nhiệm của người bảo hiểm. Hàng hoá được bảo hiểm theo điều kiện nào
thì chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong điều kiện đó mới được bồi thường.
Phạm vi trách nhiệm càng rộng thì những rủi ro được bảo hiểm càng nhiều và
kéo theo mức phí lớn.
Căn cứ vào các điều khoản bảo hiểm ICC 1982, để phù hợp với tình
hình thực tế tại Việt Nam đốivới quá trình bốc dỡ vận chuyển hàng hoá ở các
cảng Việt Nam, Bộ Tài chính đã ban hành quy tắc chung về bảo hiểm hàng
hoá vận chuyển bằng đường biển gọi tắt là QTC 1990. Quy tắc này được xây
dựng trên cơ sở điều khoản ICC 1982. Theo quy tắc này người mua bảo hiểm
có thể lựa chọn một trong ba điều kiện bảo hiểm A, B, C để bảo hiểm cho
hàng hoá của mình. Phạm vi bảo hiểm của điều kiện bảo hiểm A tương tự như
ICC 1982, riêng điều kiện bảo hiểm B, C trách nhiệm của người bảo hiểm
cộng thêm trách nhiệm đối với hàng hoá chở trên tàu bị mất tích.
1.1.3.5. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
a. Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm là giá tri thực tế của lô hàng, giá này có thể là chỉ giá
hàng hoá (FOB); cũng có thể gồm cả giá hàng hoá, cước phí vận chuyển, phí
bảo hiểm và các chi phí liên quan khác (CIF). Ở Việt Nam hiện nay, giá trị
bảo hiểm thường áp dụng điều kiện giá CIF tức là giá trị bảo hiểm của hàng
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0120
hoá được bảo hiểm bao gồm giá tiền hàng ghi trên hoá đơn bán hàng (hoặc giá
hàng thực tế tại nơi gửi hàng nếu không có hoá đơn), cộng chi phí vận chuyển
và phí bảo hiểm.
b. Số tiền bảo hiểm
Việc xác định số tiền bảo hiểm là rất quan trọng bởi dựa vào số tiền bảo
hiểm mà người bảo hiểm có trách nhiêm tương ứng đối với những rủi ro, tổn
thất xảy ra trong quá trình chuyên chở và hơn nữa là phí bảo hiểm được tính
trên số tiền này.
Số tiền bảo hiểm được xác định dựa trên cơ sở thoả thuận căn cứ vào giá
trị hàng hoá và ghi vào trong hợp đồng bảo hiểm.
Trên thực tế, số tiền bảo hiểm thường được ấn định bằng với giá trị bảo
hiểm và như thế gọi là “bảo hiểm ngang giá trị”. Nếu số tiền bảo hiểm của
hàng hoá thấp hơn giá trị bảo hiểm thì người bảo hiểm sẽ bồi thường những
mất mát, hư hỏng và các chi phí trong phạm vi bảo hiểm theo tỷ lệ giữa số tiền
bảo hiểm và giá trị bảo hiểm. Nếu số tiền bảo hiểm của hàng hoá cao hơn giá
trị bảo hiểm thì phần cao hơn đó không được thừa nhận.
Trừ khi có thỏa thuận khác, trong số tiền bảo hiểm khai báo, người được
bảo hiểm có thể tính gộp cả tiền lãi ước tính. Tuy nhiên tiền lãi này không
được vượt quá 10% giá trị bảo hiểm. Thông thường số tiền bảo hiểm được
tính bằng 110% giá CIF.
c. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà người tham gia bảo hiểm phải trả cho
nhà bảo hiểm để nhận được bồithường khi có các tổn thất xảy ra do các rủi ro
được bảo hiểm gây nên. Thực chất phí bảo hiểm chính là giá cả của sản phẩm
bảo hiểm.
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0121
Phí bảo hiểm thường được tính trên cơ sở xác suất rủi ro gây ra tổn thất
hoặc trên cơ sở thống kê tổn thất nhằm đảm bảo trang trải bồi thường và có
lãi. Để đơn giản, phí bảo hiểm được xác định trên cơ sở số tiền bảo hiểm và tỷ
lệ phí bảo hiểm.
1.1.3.6. Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển
Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường
biển là sự thoả thuận bằng văn bản giữa người mua bảo hiểm và người bảo
hiểm, theo đó người mua bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm còn người bảo hiểm
phải bồithường cho người được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra
trong suốt cuộc hành trình. Có hai loại hợp đồng bảo hiểm hàng hoá được áp
dụng trong thực tế là: hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao.
a. Hợp đồng bảo hiểm chuyến ( Insurance certificate)
Hợp đồng bảo hiểm chuyến là loại hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến
hàng vận chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác. Hợp đồng bảo hiểm
chuyến là hợp đồng bảo hiểm giành cho khách hàng có nhu cầu bảo hiểm
hàng hoá không thưòng xuyên. Với loại hình hợp đồng bảo hiểm này, người
bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm đối với tổn thất cảu hàng hoá trong phạm vi
một chyến hàng theo các điều khoản lựa chọn hoặc tuỳ theo quy định trong
hợp đồng vận chuyển. Đây là loại hợp đồng “tường minh” nhất bởi lẽ những
thông tin về đốitượng bảo hiểm như: tên hàng, số lượng, đặc điểm nhận biết,
giá trị bảo hiểm, phí bảo hiểm … cũng như những thông tin về phương tiện
vận chuyển, hành trình như: tên tàu, chủ tàu, cảng xếp hàng, ngày xếp
hàng…đều được thể hiện rõ trong hợp đồng bảo hiểm.
b. Hợp đồng bảo hiểm bao ( Open policy)
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0122
Hợp đồng bảo hiểm bao là hợp đồng bảo hiểm cho nhiều chuyến hàng
của cùng một chủ hàng trong một thời gian nhất định (thường là một năm).
Hợp đồng bảo hiểm bao thường được áp dụng cho những chủ hàng có lượng
hàng hoá nhập (xuất) lớn, chở bằng nhiều chuyến trong năm. Khác với hợp
đồng bảo hiểm chuyến, khi giao kết hợp đồng bảo hiểm bao có nhiều thông tin
liên quan đến hợp đồng mà người bảo hiểm chưa được biết trước. Vì vậy hợp
đồng bảo hiểm bao được coilà một dạng hợp đồng “nguyên tắc” trong đó các
bên thoả thuận các điều khoản làm cơ sở cho việc tính giá trị bảo hiểm, phí
bảo hiểm tương ững với những điều kiện bảo hiểm, phương thức thanh toán
phí, cam kết về phương tiện vận chuyển… Với mỗi chuyến hàng bên mua bảo
hiểm phải có nghĩa vụ cung cấp những thông tin mà bên bảo hiểm yêu cầu và
theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm, bên bảo hiểm phải cấp giấy chứng nhận
bảo hiểm cho từng lô hàng mà bên mua bảo hiểm nhập (xuất). Hợp đồng bảo
hiểm bao phù hợp với những đốitượng khách hàng có khối lượng hàng hoá
nhập, xuất lớn trong năm. Hợp đồng bảo hiểm bao được ký kết và thực hiện
trên tinh thần thiện chí.
Hợp đồng bảo hiểm bao có lợi cho cả người bảo hiểm và người được bảo
hiểm. Người bảo hiểm đảm bảo thu được khoản phí bảo hiểm trong thời hạn
bảo hiểm. Người được bảo hiểm nhờ tiết kiệm chi phí giao kết hợp đồng nên
có thể giảm chi phí, đồng thời hàng hoá vẫn được nhà bảo hiểm chấp nhận
bảo hiểm ngay cả khi đã xếp lên tàu vận chuyển rồi mà chưa kịp thông báo
bảo hiểm. Trên thực tế kinh doanh, do mạng lại nhiều lợi íchvà ưu thế hơn so
với hợp đồng bảo hiểm chuyến nên hợp đồng bảo hiểm bao luôn được các
doanh nghiệp bảo hiểm khuyến khích áp dụng.
c. Tính hiệu lực của hợp đồng.
Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường
biển bắt đầu có hiệu lực từ khi hàng rời kho hay nơi chứa hàng taị địa điểm
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0123
ghi trong hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển, tiếp tục có hiệu lực trong
suốt quá trình vận chuyển bìnhthường và kết thúc tại một trong các thời điểm
sau tuỳ vào thời điểm nào đến trước:
-Khi giao hàng vào kho hay nơi chứa hàng cuối cùng đã thoả thuận trong
hợp đồng bảo hiểm.
-Khi giao hàng vào kho hay bất kỳ nơi chứa hàng nào khác mà người
được bảo hiểm chọn dùng làm nơi chia hay phân phối hàng hoặc nơi chứa
hàng ngoài quá trình vận chuyển bình thường.
-Khi hết hạn 60 ngày kể từ ngày hoàn thành việc dỡ hàng tại cảng đến.
-Khi hàng được giao vào bất kỳ kho hay nơi chứa hàng nào khác với nơi
nhận do nhầm lẫn.
1.1.2.7. Công tác giám định – bồithường tổn thất
a. Giám định tổn thất
Giám định tổn thất là việc làm của các chuyên viên giám định của các
công ty bảo hiểm hoặc của các công ty giám định được người bảo hiểm uỷ
quyền, nhằm xác định mức độ và nguyên nhân của tổn thất làm cơ sỏ cho việc
bồi thường. Giám định tổn thất được tiến hành khi hàng hoá bị tổn thất, hư
hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm phẩm chất ở cảng đến hoặc trên đường hành trình
và do người được bảo hiểm yêu cầu. Những tổn thất do mất hàng, giao thiếu
hàng hoặc không giao hàng thì không phải giám định và cũng không thể giám
định được. Do đó, người được bảo hiểm phải có nghĩa vụ đưa ra những bằng
chứng chứng minh về nguyên nhân và mức độ của những tổn thất này. Sau khi
giám định, người giám định sẽ cấp chứng thư giám định. Chứng thư giám
định gồm hai loại: biên bản giám định và giấy chứng nhận giám định được gửi
cho người được bảo hiểm trong vòng 30 ngày.
Người được bảo hiểm có thể tham gia ý kiến với giám định viên để
thống nhất về tỷ lệ tổn thất hàng hoá. Trong trường hợp đôi bên không nhất trí
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0124
được thì có thể mời một bên trung gian làm giám định viên độc lập. Biên bản
giám định là hcứng thư quan trọng trong việc đòi bồithường, vì vậy khi hàng
đến cảng có tổn thất phải yêu cầu giám định ngay (không muộn hơn 60 ngày
kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu). Cơ quan giám định phải là cơ quan được chỉ
định trong hợp đồng hoặc được người bảo hiểm uỷ quyền.
b. Bồi thường tổn thất
Các công ty bảo hiểm Việt Nam tính toán và bồi thưòng tổn thất trên cơ
sở các nguyên tắc sau:
-Bồi thường bằng tiền chứ không phải hiện vật, đồng tiền bồi thường là
đồng tiền đã được thoả thuận trong hợp đồng, nếu không có thoả thuận thì nộp
phí đồng tiền nào thì bồi thường bằng đồng tiền đó.
-Khi hàng hoá được bảo hiểm bị tổn thất bộ phận, thì số tiền bồithường
được xác định bằng tổng giá trị hàng hoá khi còn nguyên vẹn trừ đi tổng giá
trị hàng hoá còn lại sau khi đã bị tổn thất tại nơi nhận hàng trên cơ sở tỷ lệ
giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.
-Trên nguyên tắc thì trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ giới hạn trong
phạm vi số tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, khi cộng tiền tổn thất các chi phí:cứu
hộ, giám định, đánh giá và bán lại hàng hoá bị tổn thất, chi phí đòi người thứ
ba, tiền đóng góp vào tổn thất chung thì dù có vượt quá số tiến bảo hiểm thì
người bảo hiểm vẫn bồithường dựa trên quy định trong điều khoản đã thoả
thuận của hợp đồng bảo hiểm ( đây là điểm khác biệt của bảo hiểm hàng hoá
vận chuyển bằng đường biển với các loại bảo hiểm khác).
- Khi thanh toán tiền bồi thường, người được bảo hiểm có thể khấu trừ
những khoản thu nhập của người được bảo hiểm trong việc bán hàng và đòi
người thứ ba.
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0125
1.2. Lý luận về công tác khai thác trong bảo hiểm hàng hoá
xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
1.2.1. Vaitrò của công tác khai thác trong bảo hiểm hàng hoá xuất
nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Khai thác là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai mọi nghiệp vụ bảo
hiểm, nó có vai trò vô cùng quan trọng, là tiền đề cho các khâu còn lại trong
quy trình khai thác nghiệp vụ ấy. Hơn nữa bảo hiểm là loại sản phẩm vô hình,
do đó khai thác càng có ý nghĩa quan trọng bởi đây là bước để sản phẩm tiếp
cận với khách hàng, tạo cảm nhận ban đầu về chất lượng sản phẩm từ đó mà
ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của khách hàng xem có mua hay không
mua sản phẩm. Khai thác không chỉ có ý nghĩa đối với người bán bảo hiểm
mà còn có ý nghĩa đối với người mua và đối với nền kinh tế. Cụ thể đối với
nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển,
công tác khai thác có ý nghĩa như sau:
Đứng trên góc độ của nhà bảo hiểm thì khâu khai thác là khâu quan
trọng vì nó mạng lại doanh thu cho công ty. Mặc dù chưa phải là lợi nhuận và
chưa phản ánh toàn diện hiệu quả kinh doanh nhưng đó là một yếu tố quan
trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh trong mọi thời kỳ. Đồng
thời qua đó có thể đánh giá về khả năng thu hút khách hàng, hiệu quả hoạt
động của bộ phận khai thác để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp kịp thời.
Bên cạnh đó, về cơ bản hoạt động bảo hiểm luôn phải dựa trên nguyên tắc số
đông bù số ít trong đó doanh thu đủ lớn là yêu cầu quan trọng để có thể thực
hiện theo nguyên tắc này. Doanh thu càng lớn thì càng có thể giúp doanh
nghiệp bảo hiểm hạn chế những rủi ro về khả năng thanh toán. Đặc biệt là đối
với bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, hầu hết các hợp đồng đều có giá trị
bảo hiểm lớn, nếu không thận trọng thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0126
đến tình hình tài chính của công ty. Như vậy, trên góc độ của nhà bảo hiểm thì
khai thác có ý nghĩa vô cùng quan trọng, có thực hiện công tác này tốt thì các
khâu còn lại mới có thể thực hiện tốt được và từ đó mới đảm bảo cho sự thành
công của nghiệp vụ.
Đứng trên góc độ của khách hàng, khai thác cũng có những ý nghĩa nhất
định. Theo thông lệ quốc tế hiện nay tất cả các hàng hoá xuất nhập khẩu bằng
đường biển đều phải tham gia bảo hiểm, điều này buộc các nhà kinh doanh
hàng hoá xuất nhập khẩu phải lựa chọn cho mình một nhà bảo hiểm phù hợp
nhất. qua giới thiệu và tư vấn của cán bộ khai thác bảo hiểm, người mua bảo
hiểm sẽ nắm được những kiến thức cơ bản về bảo hiểm nói chung và bảo
hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu nói riêng, đồng thời khách hàng có thể so sánh
dựa trên biểu phí bảo hiểm mà các công ty cung cấp để lựa chọn tham gia bảo
hiểm tại công ty nào có lợi nhất cho mình.
Còn đối với nền kinh tế, việc tiến hành khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất
nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển góp phần phát triển các công ty bảo
hiểm trong nước thông qua việc tăng doanh thu phí bảo hiểm, từ đó làm tăng
một lượng đáng kể nguồn vốn đầu tư cho phát triển nền kinh tế bởi hàng hoá
xuất nhập khẩu thường có giá trị lớn nên lượng phí bảo hiểm thu được tương
đối nhiều.
Như vậy, khai thác bảo hiểm nói chung và khai thác bảo hiểm hàng hoá
vận chuyển bằng đường biển có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho doanh
nghiệp bảo hiểm thu hút được khách hàng, giúp người mua bảo hiểm tăng
thêm hiểu biết và có sự lựa chọn tốt nhất đồng thời góp phần phát triển nền
kinh tế.
1.2.2. Quy trình khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0127
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế nói chung, ngành bảo hiểm cũng không ngừng phát triển mạnh mẽ. Thị
trường bảo hiểm ngày càng trở nên sôiđộng, các doanh nghiệp lần lượt ra đời
và cạnh tranh nhau một cách gay gắt để dành thị phần cho mình. Trong kinh
doanh bảo hiểm khai thác luôn là khâu quan trọng và quyết định đến sự tồn tại
của các bước tiếp theo.
Do vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo
hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu nói riêng, các doanh nghiệp bảo hiểm không
ngừng bổ sung sửa đổiquy trình và chiến lược khai thác nhằm mang lại kết
quả tốt nhất. Tuy nhiên về cơ bản thì quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm
hàng hoá xuất nhập khẩu bao gồm trình tự các bước sau:
- Thu thập thông tin và tìm hiều nhu cầu bảo hiểm của khách hàng
- Phân tíchthông tin, đánh giá rủi ro
- Xem xét đề nghị bảo hiểm của khách hàng và chấp nhận chào phí
- Đàm phán và gửi bản chào phí tới khách hàng
- Chấp nhận, từ chối bảo hiểm
- Cấp đơn bảo hiểm
- Thu phí và theo dõisau khi cấp đơn
- Các dịch vụ đi kèm
1.2.2.1. Thu thập thông tin và tìm hiều nhu cầu bảo hiểm của khách hàng
Đây là bước đầu tiên của quá trình khai thác, để làm tốt được bước này
vai trò của người khai thác hết sức quan trọng.
Để tiến hành khai thác, các khai thác viên sử dụng các mối quan hệ của
mình và thực hiện tốt các nhiệm vụ:
- Thường xuyên tiếp xúc với khách hàng (các công ty xuất nhập khẩu,
các chủ đầu tư) nhằm kịp thời nắm băt nhu cầu của khách hàng và giới thiệu
sản phẩm bảo hiểm phù hợp.
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0128
- Khai thác viên phải chủ động để khai thác được thông tin từ tấtcả các
nguồn: khách hàng, cơ quan quản lý, đại lý, cộng tác viên, môi giới, cơ quan
thông tin đại chúng…
- Khai thác viên cần tìm hiểu thêm thông tin về tình hình tài chính và khả
năng tham gia bảo hiểm, đồng thời tìm hiểu các thông tin liên quan đến đối
tượng hàng hoá có nhu cầu bảo hiểm.
1.2.2.2. Phân tíchthông tin, đánh giá rủi ro
Từ các thông tin thu thập được, cán bộ khai thác tiến hành phân tíchvà
đánh giá về khả năng xảy rủi ro, mức đọ xảy ra rủi ro đốivới đối tượng bảo
hiểm. Thông qua số liệu thông kê về khách hàng, tư vấn cho lãnh đạo về chính
sách khách hàng. Kết hợp với bộ phận bồi thường, tính hiệu quả bảo hiểm các
nămđể từ đó đề xuất ý kiến đưa các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, tương
ứng với đó là đưa ra mức phí bao nhiêu là hợp lý với tình hình hiện tại để đạt
được mục đíchkinh doanh. Đây là công việc hết sưca quan trọng đòihỏi phải
được tiến hành một cách cẩn thận, kỹ lưỡng nhằm ngăn chặn các hậu quả về
sau mà quan trọng hơn là vấn đề về trục lợi bảo hiểm.
Trong những trường hợp đặc biệt (yêu cầu kỹ thuật chuyên môn cao, khả
năng ruiro lớn, giá trị bảo hiểm lớn) vượt quấ khả năng của cán bộ khai thác
của công ty thì có thể yều cầu trợ giúp của các cơ quan chuyên môn hoặc tổ
chức nước ngoài.
1.1.2.3. Xem xét đề nghị bảo hiểm của khách hàng
Trên cơ sở thông tin khách hàng, báo cáo đánh giá rui ro, kết hợp chính
sách khách hàng, người bảo hiểm đưa ra tỷ lệ phí bảo hiểm phù hợp. Sau khi
đã dưa ra được tỷ lệ phí phù hợp, khai thác viên phải kiểm tra tính phù hợp
giữa tính chất bao bì, phương thức xếp hàng với điều kiện bảo hiểm mà khách
hàng lựa chọn để điều chỉnh. Công việc tiếp theo của khai thác viên là phải
kiểm tra tính hợp lệ của giấy yêu cầu bảo hiểm, đánh giá lại các thông tin mà
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0129
khách hàng ghi trong giấy yêu cầu bảo hiểm (tên, dấu, chữ ký) đã đầy đủ và
chính xác hay chưa.
Một số trường hợp đặc biệt mà khai thác viên cần chú ý trong việc xem
xét đề nghị bảo hiểm, xác định tỷ lệ phí và việc hướng dẫn kê khai giấy yêu
cầubảo hiểm như:
-Nếu tàu vận chuyển nguyên chuyến, yêu cầu khách hàng kê khai quốc
tịch tàu, năm sử dụng để có thể biết thêm thông tin và xem xét tàu vận chuyển
có thuộc đối tượng thu thêm phụ phí tàu già hay không.
-Đối với những lô hàng có giá trị lớn (trên 1 triệu USD), cần phải thông
qua Văn phòng Hàng hải (IBM) để tìm hiểu thông tin về chủ tàu.
-Tàu chở hàng được bảo hiểm trách nhiệm P&I đầy đủ với một hôi P&I
có uy tín.
-Nếu khách hàng đã tham gia bảo hiểm tại một côngty ( chi nhánh) cùng
thuộc một hệ thống thì cần có sự phối hợp để quyết định đúng đắn, tránh để
khách hàng lợi dụng.
-Trường hợp khách hàng của DNBH khác có yêu cầu bảo hiểm, cần
kiểm tra thông tin kỹ lưỡng về tình hình tài chính, tổn thất, vấn đề nợ phí…
Trong quá trình xem xét này, khai thác viên có thể từ chối bảo hiểm
khi thấy có những dấu hiệu bất thường.
Trường hợp những dịch vụ đặc biệt có giá trị lớn, tính kỹ thuật phức tạp
hoặc trên phân cấp, khai thác viên cần đề xuất với lãnh đạo phòng, lãnh đạo
công ty để có được phương án đàm phán tối ưu.
1.2.2.4. Đàm phán và gửi bản chào phí tới khách hàng
Sau khi đưa ra được mức phí dự kiến, khai thác viên lập nột bản chào
phí với lời lẽ thuyết phục và gửi cho khách hàng. Nếu trường hợp phải khảo
phí bảo hiểm của thị trường tái bảo hiểm thì chỉ chào phí cho khách hàng sau
khi đã nhận được thông báo phí cảu thị trường tái cỏ hiểm.
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0130
Trong quá trình đàm phán, các yếu tố liên quan như: quy tắc bảo
hiểm, biểu phí, hò sơ số liệu, thông tin về khách hàng, phí của nhà tái bảo
hiểm là những yếu tố hàng đầu cần được xem xét để đưa ra được mứ phí phù
hợp. Mức phí là một tiêu chuẩn mà khách hàng hay so sánh trong quá trình
lựa chọn nơi mua bảo hiểm vì nó chính là giá cả của sản phẩm bảo hiểm.
Thông thường thì khách hàng sẽ thích những nơi đưa ra mức phí thấp nên phí
bảo hiểm đã chào mà khách hang chưa chấp nhận thì lãnh đạo phòng và lãnh
đạo công ty có thể tổ chức gặp gỡ trao đổi, đàm phán lại.
Kết thúc quá trình, người bảo hiểm cần để khách hàng nhận thấy rằng
mức phí mà công ty đưa ra là hợp lý với mức giá chung trên thị trường, đồng
thời lợi ích của họ được đảm bảo ở mức giá phải chăng.
1.2.2.5. Chấp nhận bảo hiểm
Khi khách hàng chấp nhận bản chào phí, đề nghị khách hàng gửi giấy
yếu cầu bảo hiểm hoàn chỉnh, chính thức bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo
hiểm, các bên đã thống nhất với nhau về tất cả các điều khoản thì tiến hành
cấp đơn bảo hiểm.
Trong trường hợp đâc biệt (yêu cầu khan thiết, không liên lạc được
bằng fax…) khai thác viên có thể liên lạc qua điện thoại để cấp đơn. Tuy
nhiên, khi giao đơn cho khách hàng, nhất thiết phải yêu càu khách hàng ký
giấy yêu cầu bảo hiểm theo các thông tin đã khai báo quan điện thoại.
Khai thác viên phải đề nghị khách hàng kê khai rõ tất cả các mục
trong giấy yêu cầu bảo hiểm. Trường hợp khai thiếu về: số B/L, ký mã hiệu,
trọng lượng, số kiện (do chưa được thông báo đầy đủ) thì vẫn chấp nhận cấp
đơnnhwng phải yêu cầu khách hàng bổ sung khi nhận được thông báo. Nếu
thiếu một trong các thông tin cơ bản như: tên hàng, số hợp đồng (hoặc L/C),
điều kiện bảo hiểm thì chỉ nên cấp đơn bảo hiểm sau khi khách hàng đã cung
cấp bổ sung thông tin đầy đủ.
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0131
1.2.2.6. Cấp đơn bảo hiểm
Trước khi cấp đơn bảo hiểm phải tiến hành lấy số đơn bảo hiểm theo quy
định và phân loại nhóm, mã nghiệp vụ. Quy trình cấp đơn gồm các bước sau:
 Bước 1: Kiểm tra chứng từ
-Kiểm tra nội dung của giấy yêu cầu bảo hiểm có phù hợp với các tài
liệu kèm theo như: B/L, hoá đơn, L/C, hợp đồng vận chuyển…hay không.
- Kiểm tra bản đánh giá rủi ro( nếu có) và những khuyến nghị trong đó.
 Bước 2: Vào sổ cấp đơn, lấy số đơn
- Lấy số đơn bảo hiểm theo thứ tự trong sổ cấp đơn
- Kiểm tra đơn và sổ cấp đơn theo từng danh mục
- Trình lãnh đạo phòng ký đơn và sổ cấp đơn
 Bước 3: Tính phí bảo hiểm
- Xác định số tiền bảo hiểm: Tuỳ theo từng doanh nghiệp mà áp
dụng công thức tính phí khác nhau, nhưng thông thưòng ở Việt Nam là tính
theo giá CIF.
- Xác định tỷ lệ phí áp dụng và các trường hợp tính thêm phụ phí
bảo hiểm
 Bước 4: Sửa đổi hoặc huỷ đơn bảo hiểm
- Trường hợp khách hàng đề nghị điều chỉnh trị giá bảo hiểm
(FOB, CIF), cước phí vận chuyển thì khi đó nhà bảo hiểm phải tính toán lại số
tiền bảo hiểm, điều chỉnh phí và cấp giấy sửa đổibố sung.
- Trường hợp khách hàng yêu cầu huỷ đơn phải xem xét rõ lý do
huỷ đơn, đề nghị khách hàng cung cấp thư từ trao đổivề việc không giao
hàng, bằng chứng huỷ L/C của ngân hàng ( nếu lô hàng thanh toán bằng L/C).
Sau khi cấp đơn, gửi đơn cho khách hàng xong, các khai thác viên
còn phải lưu trữ vào hồ sơ nghiệp vụ một bản phụ của đơn bảo hiểm. Đồng
thời họ cònphải vào sổ theo dõikhai thác thống kê, theo dõiđối tượng bao
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0132
hiểm, sửa đổi bổ sung các điều kiện bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm…theo yêu
cầu của khách hàng và theo phát sinh thực tế. Đi đôivới quá trình đó là làm
công tác tuyên truyền, đề phòng hạn chế tổn thất… nhằm phục vụ khách hàng
sau khi bán hàng và chuẩn bị nắm thông tin phục vụ cho cácnhu cầu bảo hiểm
tiếp theo của khách hàng.
1.2.2.7. Thu phí và theo dõi sau khi cấp đơn bảo hiểm
Đây có thể coilà khâu quan trọng nhất của quy trình khai thác có tác
động trực tiếp đến việc hoàn thành kế hoạch thu phí và tiến độ thu phí, doanh
số thu. Đồng thời nó cũng phụ thuộc nhiều vào khả năng tài chính của khách
hàng cũng như mức độ khéo léo của cán bộ bảo hiểm khi giao kết hợp đồng
và trong quá trình thu phí. Hình thức thu phí rất linh hoạt, có thể thu trực tiếp
bằng hoá đơn hoặc thu qua chuyển khoản bằng giấy báo nợ. Tuỳ vào từng
trường hợp cụ thể mà quy định thời hạn thu phí sao cho phù hợp cả hai bên.
Trong trường hợp khách hàng còn thiếu các chi tiết hoặc cần sửa đổi
các số liệu trong đơn thì lúc này cán bộ bảo hiểm yêu cầu khách hàng cung
cấp các số liệu còn thiếu để lập giấy sửa đổibổ sung.
1.2.2.8. Các dịch vụ đi kèm với hoạt động khai thác bảo hiểm
Để nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như nâng cao hiệu quả khai
thác, một trong những điều không thể thiếu của nhà kinh doanh là các dịch vụ
đi kèm với quá trình bán hàng. Do đó, đi cùng với hoạt động khai thác, phải
tiến hành các dịch vụ đi kèm: hội nghị công tác khách hàng hàng năm để tiếp
thu ý kiến phản hồi của khách hàng, thiết lập những mối quan hệ với khách
hàng truyền thống và tạo lập mối quan hệ mới. Vào ngày lễ tết phải gửi thư
chúc mừng và tặng quà cho khách hàng, tiến hành công tác đề phòng hạn chế
tổn thất, tư vấn cho khách hàng các biện pháp hạn chế rủi ro như phương thứ
xếp hàng, cách thức đóng bao bì…
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0133
Chương 2: Tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm
hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội
2.1. Những nét chung về Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội
2.1.1. Vài nét giới thiệu về Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội
Công ty Bảo hiểm Dầu khí được thành lập theo quyết định số 12/BT ngày
23/01/1996 của Bộ trưởng – chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, giấy phép đăng
ký kinh doanh số 110356 ngày 26/01/1996. Là doanh nghiệp 100% vốn nhà
nước trực thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, nay là Tập đoàn Dầu khí
Quốc gia Việt Nam – PVN. Đến năm 2006 thì công ty tiến hành cổ phần hoá
thành Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam.
Tên công ty : Tổng Công ty CP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam
Tên tiếng anh : PetroVietNam Insurance Joint Stock Corporation
Tên viết tắt : PVI
Trụ sở chính : 154 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội
Tổng công ty CP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) là thành viên của
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay PVI đã có
những bước phất triển vượt bậc. Bắt đầu từ tháng 9/2006, theo quyết định của
bộ công nghiệp và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, PVI đã tiến hành cổ
phàn hoá với mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh và xây dựng PVI trở
thành một Tổng công ty cổ phần mạnh trong định chế Bảo hiểm – Tài chính
của Tập đoàn. Ngày 12/04/2007 là ngày Tổng công ty CP Bảo hiểm Dàu khí
Việt Nam chính thức ra mắt đánh dấu sự chuyển mình cho những thành công
rực rỡ tiếp theo. Năm 2006 với vốn điều lệ mới chỉ có 851 tỷ đồng, doanh thu
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0134
chỉ đạt 1.300 tỷ đồng, đến cuối năm 2008 vốn điều lệ đã lên đến hơn 1.035 tỷ
đồng và doanh thu đạt được là hơn 2.600 tỷ đồng. Sau hơn 13 năm hoạt động,
tổng doanh thu năm 2009 đạt 3.566 tỷ đồng, trong đó doanh thu phí bảo hiểm
gốc đạt hơn 2.770 tỷ đồng, đứng thứ hai về thị phần trên thị trường bảo hiểm
phi nhân thọ Việt Nam và tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu lĩnh vực bảo hiểm
công nghiệp trong nước.
Năm 2008, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn thế giới, tuy nhiên bằng nhiệt huyết và sự
sáng tạo, PVI đã vượt qua khó khăn với mức doanh thu đạt 2.732 tỷ đồng, làm
tiền đề cho mốc ấn tượng 3.000 tỷ đồng vào tháng 12/2009. Kết thúc năm
2009, vượt qua mọi khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh tế, PVI vẫn đạt được
mức doanh thu ấn tượng là 3.566 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 220 tỷ đồng, đóng
góp cho ngân sách nhà nước 240 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng doanh thu là
30,5% so với năm 2008, hoàn thành vượt mức kế hoạch Tập đoàn giao là
118,6%. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bảo hiểm gốc cũng đạt tận 37,1%, là
doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Tính đến hết năm 2009, PVI có vốn chủ sở hữu đạt gần 2.500 tỷ đồng, tổng tài
sản đạt gần 6.000 tỷ đồng tăng tương ứng 120 lần và 260 lần sau 13 năm,
đóng góp cho ngân sách nhà nước hơn 950 tỷ đồng. PVI đang có một hệ thống
bán lẻ vững mạnh, với 25 chi nhánh, 90 văn phòng khu vực và trên 600 đại lý
chuyên nghiệp trải dài khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Bằng sức trẻ và sự vươn lên mạnh mẽ, với những thành quả đã đạt được,
PVI quyết tâm giữ vững vị trí đứng đầu thị trường bảo hiểm trong các lĩnh
vực quan trọng và phấn đấu trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, duy
trì tốc độ tăng trưởng, nâng cao năng lực tái bảo hiểm, phát triển nhận tái bảo
hiểm, tăng cường các Quỹ dự phòng, tập trung hơn nữa vào lĩnh vực đầu tư tài
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0135
chính để kinh doanh bảo hiểm ngày càng hiệu quả và đáp ứng nhu cầu bảo
hiểm ngày càng tăng theo sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
PVI sẽ tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng vào năm 2010 và xây dựng Tổng
công ty CP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - con.
Chiến lược phát triển PVI đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025 trở thành
Tổng công ty Tài chính – Bảo hiểm hàng đầu thông qua việc chiếm lĩnh thị
trưòng trong nước, phát triển ra thị trường quốc tế.
2.1.2. Giớithiệu về Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội
Tên giao dich: Công ty Bảo hiểm dầu khí Hà Nội (PVI Hà Nội)
Tên giao dich tiếng anh: Petro Viet Nam Insurance Ha Noi
Trụ sở: Tầng 4, Khu A, Số 22 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: (84 - 04)7 76 22 22 * Fax (84 - 04) 7 76 42 22
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Ban lãnh đạo
Kế
toán
Giám
định -
Bồi
thường
Phòng
Hàng
hải
Phòng
XCG
Phòng
Tài sản -
Kỹ thuật
Khối quản lý Khối KD tại CT VPKDKV
Hành
chính
- VPKV Hoàn Kiếm
- VPKV Từ Liêm
- VPKV Tây Hồ
-VPKV Cầu Giấy
- VPKV Hoàng Mai
- VPKV Ba Đình
- VPKV Gia Lâm
Mai
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0136
2.1.2.2. Các loại hình bảo hiểm công ty cung cấp
Cũng giống như hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khác,
PVI Hà Nội tiền hành triển khai các nghiệp vụ: Bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm
con người, bảo hiểm tài sản – kỹ thuật, bảo hiểm xe cơ giới…Dựa trên những
đánh giá về thế mạnh, PVI Hà Nội chủ trương phát triển toàn diện, đồng đều
các nghiệp vụ bảo hiểm, chú trọng bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm hàng hải đồng
thời tạp trung vào mục tiêu phát triển bảo hiểm xe cơ giới, con người, cháy nổ,
tài sản theo định hướng của công ty.
2.1.2.3. Tình hình chung về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của
công ty
Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động
kinh doanhtừtháng 7/2006. Tuy thời gian hoạt độngchưa lâu, song từ khi thành
lập đến nay công ty đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Trong quá trình
kinh doanhtuy gặp không ítkhó khăn nhưng nhờ sự giúp đỡ từ phía Tổng công
ty và sựquyết tâm của banlãnh đạo cho đếnnay PVI Hà Nội đang từng bước tạo
cho mình chỗ đứng nhất định trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.
PVI Hà Nội là một trongnhững chinhánh được thành lập sớmhơn so với các chi
nhánh khác của Tổngcôngty với độingũ cánbộ nhân viên đầy lòng nhiệt huyết,
làm vịêc hết mình cống hiến cho công ty nên trong thời gian ngắn hoạt động
côngty đã tạo được thươnghiệu cho mình và đạt thành quả đáng kể, hoàn thành
xuất săc nhiệm vụ của Tổngcôngty giao phó. Trong thời gian tới, toàn thể công
ty cùng nhau nỗ lực hết mình để đưa công ty ngày một phát triển lớn mạnh, đáp
ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng bảo hiểm.
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0137
2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình khai thác
nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội
2.2.1. Thuậnlợi
Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây đang có mức tăng trưởng
khá cao và ổn định. Trong xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá hiện nay, hoạt
động ngoại thương phát triẻn mạnh. Do đó kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt
Nam phát triển không ngừng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong quá trình
công nghiệp hoá – hiện đại hoá, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chiến lược
hàng đầu là xuất khẩu đặc biệt là cần phải xuất khẩu những mặt hàng đã qua
chế biến có giá trị cao. Đồng thời cũng nhập thêm máy móc thiết bị hiện đại
phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam, điều này sẽ góp một phần không nhỏ trong việc tạo điều
kiện cho thị trường bảo hiểm hàng hoá xuát nhập khẩu phát triển. Hơn nữa
nước ta là nước có dường bờ biển dài, với vị trí địa lý thuận lợi là trung tam
giao lưu của nhiều khu vực kinh tế và có một vùng biển rộng lớn. Với nhiều
lợi thế đó việc xuất nhập khẩu hàng hoá ở nước ta chủ yếu dựa trên phương
tiện vận chuyển bằng đường biển. Vì vậy, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu
vận chuyển bằng đường biển sẽ có nhiều cơ hội để phát triển trong tương lai.
Xuất phát từ tính thương phẩm của các loại hàng hoá nhập khẩu vào Việt
Nam chủ yếu là vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất (phân bón, sắt thép,
xăng dầu) có giá trị lớn, lại dễ bị hư hỏng, cháy nổ…trong quá trình vận
chuyển. Do vậy hầu hết các nhà nhập khẩu đều tham gia bảo hiểm để hạn chế
rủi ro. Điều này mở cơ hội cho các côngty bảo hiểm nói chung và PTI Hà Nội
nói riêng có thêm điều kiện để khai thác khách hàng.
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0138
Mặt khác, thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển ở Việt Nam tuy còn hẹp về mặt số lượng khách hàng tham gia,
nhưng do tính chất của nghiệp vụ này là có thời hạn bảo hiểm ngắn nên trong
một năm các nhà bảo hiểm có thể quay vòng liên tục số khách hàng tham gia
bảo hiểm. Khi nhà bảo hiểm làm việc có uy tín họ sẽ khai thác được nhiều hợp
đồng bảo hiểm hơn, điểm này thì PVI Hà Nội đang tiếp tục phát huy.
Ngoài ra, PVI Hà Nội là công ty thành viên của Tổng công ty Bảo hiểm
Dầu khí Việt Nam, là tổng công ty có tiềm lực tài chính mạnh và uy tín cao
trên thị trường, điều này đã tạo điều kiện để công ty xây dựng được lòng tin
đối với khách hàng.
Trên đây chỉ là những nhân tố khách quan có tác động thuận lợi đến việc
triển khai nghiệp vụ. Còn việc triển khai nghiệp vụ này như thế nào, có hiệu
quả hay không, còn phụ thuộc vào thực lực của công ty, công ty có nắm bắt
kịp thời cơ để lựa chọn được phương án kinh doanh hợp lý, nâng cao được
trình đọ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc của cán bộ trong công ty…hay
không.
2.2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, PVI Hà Nội cũng gặp không ít những khó
khăn cần phải vượt qua. Đó là trên thị trường quốc tế, vị thế ngoại thương
Vịêt Nam tuy đã phát triển nhưng còn yếu so với các nước. Lịch sử bảo hiểm
hàng hóa XNK của Việt Nam đã có từ lâu. Ngay từ khi thành lập, ngày
15/1/1965, Công ty bảo hiểm Việt Nam nay là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt
Nam đã được giao nhiệm vụ bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu của nước
ta với các nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên cho đến nay, hoạt động bảo hiểm
cho hàng hóa XNK do các công ty bảo hiểm Việt Nam tiến hành vẫn còn ở
mức rất hạn chế, tốc độ tăng trưởng không cao, có giai đoạn theo chiều hướng
giảm xuống.Thực trạng trên là do một số nguyên nhân sau:
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0139
Thứ nhất: Hoạt động XNK của nước ta chủ yếu áp dụng phương thức
xuất khẩu theo điều kiện giao hàng FOB và nhập khẩu theo điều kiện giao
hàng CIF. Với các phương thức XNK trên đã hạn chế khả năng ký kết của các
công ty bảo hiểm Việt Nam.
Hai là: Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam
còn hạn chế, chưa mang tầm quốc tế. Thêm vào đó, trình độ cán bộ làm công
tác bảo hiểm nói chung còn bất cập so với đòi hỏi của thị trường mà còn non
yếu so với mặt bằng thế giới. Theo đánh giá khách quan, các nhà XNK nước
ngoài chưa thực sự yên tâm khi mua bảo hiểm của Việt Nam và điều này làm
giảm sức thuyết phục khi các nhà đàm phán ngoại thương yêu cầu đối tác
nước ngoài trao cho ta quyền mua bảo hiểm.
Ba là: Các nhà XNK Việt Nam đã quen với tập quán thương mại xuất
khẩu theo điều kiện FOB, nhập khẩu theo điều kiện CIF. Việc thay đổitập
quán cũ này khó thực hiện trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, ở một chừng
mực nhất định với phương thức giao hàng như trên, phíaViệt Nam sẽ tránh
được nghĩa vụ thuê tàu và mua bảo hiểm, đôikhi công việc này khó thực hiện
do phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của đối tác nước ngoài trong bốicảnh năng
lực hoạt động của các công ty bảo hiểm và đội tàu biển Việt Nam còn hạn chế.
Thêm vào đó, các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam còn chưa có thói quen
mua bảo hiểm trong nước nên gây khó khăn rất lớn đối với các doanh nghiệp
bảo hiểm trong nước trong việc khai thác khách hàng.
Bên cạnh đó, thì trường bảo hiểm ngày càng cạnh tranh khôc liệt. Các
công ty bảo hiểm như: Bảo Việt, PJICO, Bảo Minh…cũng đang tíchcực mở
rộng hoạt động của mình trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hoá xuất nhâp khẩu,
rồi không kể đến nhiều công ty mới ra đòi. Không chỉ có các công ty bảo hiểm
Việt Nam trên thị trường còncó sự tham gia của các công ty bảo hiểm nước
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0140
ngoài với tiềm lực kinh tế mạnh, chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm. Đây
sẽ là những trở ngại lớn đối với PVI Hà Nội trong việc khẳng định vị trí của
mình trên thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu nói riêng.
Mặt khác, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển là nghiệp vụ liên quan tới hoạt động đốingoại, có bề dày truyền
thống nên đòihỏi các bộ bảo hiểm phải có trình độ nghiệp vụ giỏi, giàu kinh
nghiệm và không chỉ giỏi về nghiệp vụ bảo hiểm mà cònphải có sựhiểu biết
về nhiều lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực ngoại thương.
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0141
2.3. Thực trạng việc khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Bảo hiểm Dầu
khí Hà Nội
2.3.1. Sơ đồ quy trình khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu
vận chuyển bằng đường biển của Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội.
Dịch vụ trong phân cấp:
,
Phân tích thông tin và đánh giá
rủi ro
Xem xét đề nghị
bảo hiểm của khách
hàng và chấp nhận
chào phí
Đàm phán và gửi bản chào phí tới
khách hàng
Chấp nhận bảo hiểm
Chuẩn bị hợp đồng và cấp đơn
Thu nhận thông tin và tìm
hiểu nhu cầu của khách hàng
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0142
2.3.2. Cụthể triển khai quy trình khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội
2.3.2.1. Thu thập thông tin và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng
Để có được hợp đồng bảo hiểm thì cán bộ khai thác phải nằm được các
thông tin về nhu cầu bảo hiểm của khách hàng: thời gian phát sinh nhu cầu
bảo hiểm, tên hàng hoá, tính chất của hàng hoá, phương tiện vận chuyển gì, họ
muốn tham gia theo điều kiện gì…Để thu nhận được các thông tin này đòi hỏi
cán bộ khai thác phải có một quá trình tiếp cận và tìm hiểu khách hàng.
Cán bộ khai thác có nhiệm vụ thường xuyên tiếp xúc với khách
hàng, gửi hoặc trao đổicác thông tin về các sản phẩm của PVI Hà Nội, nhằm
giới thiệu các nghiệp vụ bảo hiểm và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
Kịp thời nắm bắt những thay đổi và biến động trong hoạt động kinh doanh của
khách hàng để tư vấn, giới thiệu sản phẩm bảo hiểm hoặc có thay đổi phù hợp.
Ngoài ra, thông qua các cơ quan quản lý và kinh doanh như: Bộ thương
mại, Tổng công ty xuất nhập khẩu, công ty vận chuyển biển…và lực lượng đại
lý, cộng tác viên, môi giới, qua các mối quan hệ giới thiệu khác mà cán bộ
khai thác có được thông tin liên quan đến đối tượng hàng hoá cần được bảo
hiểm. Đây là cáchtiếp cận truyền thống mà PVI Hà Nội đang áp dụng một
cách có hiệu quả.
Khai thác viên cònphải tiếp cận thông tin qua các phương tiện thông tin
đại chúng như phát thanh, truyền hình, các thông báo của Chính phủ về hạn
ngạch xuất nhập khẩu. Dưới thời đại công nghệ thông tin hiện đại, các cán bộ
khai thác của PVI Hà Nội sử dụng Internet để phục vụ cho việc tìm kiếm, trao
đổi thông tin một cách nhanh chóng, giới thiệu hoạt động bảo hiểm của mình
trên mạng để các khách hàng có nhu cầu có thể cập nhật được ngay qua trang
web của công ty, các trang thông tin khác.
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0143
Xử lý ban đầu của cán bộ khai thác khi nhận được thông tin từ khách
hàng là phải tìm hiểu thêm các thông tin về nguồn vốn, khả năng tài chính,
khả năng tham gia bảo hiểm của khách hàng…và có trách nhiệm kê khai chi
tiết các thông tin cần thiết theo đúng mẫu của công ty.
Sau khi nắm được các thông tin và tìm hiểu nhu cầu khách hàng thì công
việc quan trọng hơn tiếp theo là cán bộ khai thác phải tiến hành tiếp cận khách
hàng và thực hiện các biện pháp tuyên truyển, thuyết phục khách hàng đồng ý
tham gia bao hiểm tại PVI Hà Nội. Đây là công việc khó khăn nhất đối với
mỗi cán bộ khai thác, đòihỏi mỗi cán bộ không chỉ nắm rõ về nghiệp vụ bảo
hiểm mà còn đòi hỏi nhiều kỹ năng, sự mềm mỏng khôn khéo, biết cách nắm
bắt tâm lý khách hàng. Bởi tính chất của sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vô
hình, dễ bắt chước nên bất kỳ một sản phẩm nào ra đời thì các công ty khác
đều có thể triển khai và lôi kéo khách hàng về phái mình. Do đó để thuyết
phuc cho khách hàng tham gia bảo hiểm thì cán bộ khai thác phải làm cho
khách hàng hiểu về sản phẩm, tin tưởng vào bản thân mình và vào công ty.
Đây là một điều không dễ gì, đặc biệt là đối với khách hàng là lần đầu tham
gia bảo hiểm tại công ty. Hiểu được điều này mà cán bộ PVI Hà Nội luôn phải
kiên trì tạo dựng mối quan hệ với khách hàng một cách lâu dài và bằng cả sự
nỗ lực, nhiệt tình, khôn khéo cảu bản thân.
Trong hoạt động khai thác, để mạng lại hiểu quả cao, PVI Hà Nội đã tiến
hành phân tích và phân loại khách hàng một cáchcụ thể. Mỗi đốitượng khách
hàng khác nhau sẽ có những cáchthức, chiến lược phù hợp nhất để thu hút họ
tham gia bảo hiểm tai công ty. Các khách hàng của công ty được chia làm 4
loại đốitượng sau:
-Đối với khách hàng truyển thống: công ty luôn duy trì mối quan hệ tốt
đẹp lâu dài. Thường thì mỗi cán bộ khai thác đều chuyên trách một số khách
hàng để tiện việc liên hệ, trao đổi các thông tin cần thiết giữa hai bên, hướng
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0144
dẫn họ mua bảo hiểm hàng nhập theo giá FOB, hàng xuất theo giá CIF, đôn
đốc và khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm kịp thời. Với khách hàng
thường xuyên có hàng hoá xuất nhập khẩu thì công ty vận động họ mua hợp
đồng bao, vừa tiện lợi cho công ty trong việc quản lý vừa khai thác triệt để
kim ngạch xuất nhập khẩu của họ. Đồng thời PVI Hà Nội dành nhiều chính
sách ưu đãi: điều chỉnh ha thấp phí đối với khách hàng tham gia bao hiểm
nhiều nhưng ít tổn thất xảy ra, quá trình cấp đơn và giả quyết bồi thường
nhanh hơn, tặng quà và gửi thư chúc mừng nhân dịp lễ tết…Hơn nữa, để hiểu
và phục vụ khách hàng tốt hơn hàng năm công ty đều tổ chức hội nghị khách
hàng với sự tham gia cảu các bên liên quan, để khách hàng có thể góp ý giúp
công tyhoan thien hơn nữa chất lượng phuc vụ khách hàng và giúp cho mối
quan hệ ngày càng bền chặt hơn.
-Khách hàng là người đang tham gia bảo hiểm ở các công ty khác trong
nước nhưng chưa tham gia bảo hiểm tại PVI Hà Nội: đốivới khách hàng này
thì cán bộ khai thác của PVI Hà Nội bằng sự khôn khéo của mình sữ giới
thiệu về các dịch vụ bảo hiểm, sự phục vụ hoàn hảo, khả năng đảm bảo chi trả
bồi thường khi có tổn thất xảy ra và có thể dựa vào uy tín trên thị trường của
Tổng công ty. Điều này khá khó vì cán bộ khai thác của công ty nào cũng luôn
nói tốt và ca ngợi về sản phẩm và công ty mình. Song PVI Hà Nội cần biết
khai thác điểm mạnh của mình qua sức mạnh uy tín và tài chính khi trực thuộc
Tập đoàn Tài chính Quốc gia Việt Nam, để từ đó chứng minh cho khách hàng
thấy ưu thế trội hơn hẳn của PVI Hà Nội so với các công ty khác. Như vậy, sẽ
thuyết phục được khách hàng về phía mình và mua sản phẩm của công ty.
-Khách hàng chưa bao giờ tham gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu ở
trong nước (chỉ tham gia ở công ty nước ngoài): Các khách hàng này thường
có tâm lý là ngại nhiều giấy tờ, thủ tục rườm rà, phạm vi bảo hiểm không đầy
đủ, không tin tưởng vào năng lực của các công ty bảo hiểm trong nước. Nắm
Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0145
bắt được tâm lý này, cán bộ khai thác của PVI Hà Nội chủ động giới thiệu với
khách hàng về điều kiện bảo hiểm, các lợi thế khi tham gia bảo hiểm trong
nước như: hạ phí hơn so với bảo hiểm ở nước ngoài, khi xảy ra tổn thất thì
việc bồithường giữa hai công ty trong nước sẽ tiện lợi hơn, nhanh hơn, đồng
thời góp phần giảm chi ngoại tệ, tăng nguồn thu cho đất nước, tạo điều kiện
cho thi trường bảo hiểm Việt Nam phát triển.
-Khách hàng là người chưa bao giờ mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất
nhập khẩu: Với đối tượng này, cán bộ khai thác của PVI Hà Nội áp dụng biện
pháp thu hút là đến tận nơi trao đổi, giải thích cho khách hàng biết về vai trò,
tác dụng của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, còn tặng khách
hàng tài liệu in sẵn của công ty về những tờ quảng cáo, những điều khoản, quy
tắc bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển để khách
hàng tham khảo. Mục đíchlà làm sao để khách hàng hiểu và tin tưởng vào lợi
íchcủa bảo hiểm, tin vào việc PVI Hà Nội là người bạn đồng hành trong hoạt
động kinh doanh, sẵn sang chia sẻ và giúp đỡ khắc phục tình hình tài chính
khó khăn khi co rủi ro xảy ra.
2.3.2.2. Phântích đánh giá rủi ro
Thông qua các số liệu thống kê và thực tiễn hoạt động của khách
hàng, cán bộ khai thác tham mưu cho lãnh đạo về chính sách khách hàng, về
công tác quản lý rủi ro và khả năng triển khai dịch vụ, đề xuất ý kiến diều
chỉnh tỷ lệ phí và các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho phù hợp.
Căn cứ vào các thông tin được cung cấp, cán bộ khai thác tự đánh giá
rủi ro hoặc tư vấn kịp thời về quản lý rủi ro cho khách hàng. Điền vào bản câu
hỏi đánh giá rủi ro theo mẫu của Bảo hiểm dầu khí, nêu rõ kết luận của cán bộ
đánh giá rủi ro. Phải điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu, mục nào không biết
phải ghi rõ là: “không biết” hoặc “sẽ thông báo sau”.
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, 9đ
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, 9đ
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, 9đ
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, 9đ
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, 9đ
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, 9đ
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, 9đ
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, 9đ
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, 9đ
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, 9đ
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, 9đ
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, 9đ
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, 9đ
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, 9đ
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, 9đ
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, 9đ
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, 9đ
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, 9đ
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, 9đ
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, 9đ
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, 9đ
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, 9đ

More Related Content

What's hot

Slide chương 1 cac phuong thuc giao dich trong tmqt
Slide chương 1 cac phuong thuc giao dich trong tmqtSlide chương 1 cac phuong thuc giao dich trong tmqt
Slide chương 1 cac phuong thuc giao dich trong tmqtThu Hien Tran
 
Chương 2 p2 - cac dieu kien tmqt
Chương 2  p2 - cac dieu kien tmqtChương 2  p2 - cac dieu kien tmqt
Chương 2 p2 - cac dieu kien tmqtThu Hien Tran
 
Bộ vấn đáp bảo hiểm
Bộ vấn đáp bảo hiểmBộ vấn đáp bảo hiểm
Bộ vấn đáp bảo hiểmquynhtrangpy
 
Chương 2 p1 - incoterms 2010
Chương 2 p1 - incoterms 2010Chương 2 p1 - incoterms 2010
Chương 2 p1 - incoterms 2010Thu Hien Tran
 
Thị trường tài chính
Thị trường tài chínhThị trường tài chính
Thị trường tài chínhDigiword Ha Noi
 
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!Vũ Phong Nguyễn
 
sự khác nhau giữa Incoterms 2000 và Incoterms 2010
sự khác nhau giữa Incoterms 2000 và Incoterms 2010sự khác nhau giữa Incoterms 2000 và Incoterms 2010
sự khác nhau giữa Incoterms 2000 và Incoterms 2010Man Dem Iupac
 
Civ to chuc thuc hien hop dong tmqt
Civ   to chuc thuc hien hop dong tmqtCiv   to chuc thuc hien hop dong tmqt
Civ to chuc thuc hien hop dong tmqtThu Hien Tran
 
Giao trinh thi truong tai chinh
Giao trinh thi truong tai chinhGiao trinh thi truong tai chinh
Giao trinh thi truong tai chinhBichtram Nguyen
 
Sự khác biệt giữa incoterms 2000 và incoterms 2010 tính cấp thiết của incoter...
Sự khác biệt giữa incoterms 2000 và incoterms 2010 tính cấp thiết của incoter...Sự khác biệt giữa incoterms 2000 và incoterms 2010 tính cấp thiết của incoter...
Sự khác biệt giữa incoterms 2000 và incoterms 2010 tính cấp thiết của incoter...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (14)

Đề tài: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại BIC
Đề tài: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại BICĐề tài: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại BIC
Đề tài: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại BIC
 
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biểnĐề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
 
Slide chương 1 cac phuong thuc giao dich trong tmqt
Slide chương 1 cac phuong thuc giao dich trong tmqtSlide chương 1 cac phuong thuc giao dich trong tmqt
Slide chương 1 cac phuong thuc giao dich trong tmqt
 
Chương 2 p2 - cac dieu kien tmqt
Chương 2  p2 - cac dieu kien tmqtChương 2  p2 - cac dieu kien tmqt
Chương 2 p2 - cac dieu kien tmqt
 
Bộ vấn đáp bảo hiểm
Bộ vấn đáp bảo hiểmBộ vấn đáp bảo hiểm
Bộ vấn đáp bảo hiểm
 
Chương 2 p1 - incoterms 2010
Chương 2 p1 - incoterms 2010Chương 2 p1 - incoterms 2010
Chương 2 p1 - incoterms 2010
 
Booklet: Các cam kết trong EVFTA và tác động đến ngành Logistics Việt Nam
Booklet: Các cam kết trong EVFTA và tác động đến ngành Logistics Việt NamBooklet: Các cam kết trong EVFTA và tác động đến ngành Logistics Việt Nam
Booklet: Các cam kết trong EVFTA và tác động đến ngành Logistics Việt Nam
 
Thị trường tài chính
Thị trường tài chínhThị trường tài chính
Thị trường tài chính
 
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
 
sự khác nhau giữa Incoterms 2000 và Incoterms 2010
sự khác nhau giữa Incoterms 2000 và Incoterms 2010sự khác nhau giữa Incoterms 2000 và Incoterms 2010
sự khác nhau giữa Incoterms 2000 và Incoterms 2010
 
Civ to chuc thuc hien hop dong tmqt
Civ   to chuc thuc hien hop dong tmqtCiv   to chuc thuc hien hop dong tmqt
Civ to chuc thuc hien hop dong tmqt
 
Giao trinh thi truong tai chinh
Giao trinh thi truong tai chinhGiao trinh thi truong tai chinh
Giao trinh thi truong tai chinh
 
30 thuật ngữ tiếng anh thường dùng trong xuất nhập khẩu
30 thuật ngữ tiếng anh thường dùng trong xuất nhập khẩu30 thuật ngữ tiếng anh thường dùng trong xuất nhập khẩu
30 thuật ngữ tiếng anh thường dùng trong xuất nhập khẩu
 
Sự khác biệt giữa incoterms 2000 và incoterms 2010 tính cấp thiết của incoter...
Sự khác biệt giữa incoterms 2000 và incoterms 2010 tính cấp thiết của incoter...Sự khác biệt giữa incoterms 2000 và incoterms 2010 tính cấp thiết của incoter...
Sự khác biệt giữa incoterms 2000 và incoterms 2010 tính cấp thiết của incoter...
 

Similar to Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, 9đ

Luận văn bảo hiểm việt nam
Luận văn bảo hiểm việt namLuận văn bảo hiểm việt nam
Luận văn bảo hiểm việt namRoyal Scent
 
Đề tài khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển rất hay, nên th...
Đề tài  khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển rất hay, nên th...Đề tài  khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển rất hay, nên th...
Đề tài khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển rất hay, nên th...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khai thác sản phẩm bảo hiểm An Khang Trường Thọ của Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội
Khai thác sản phẩm bảo hiểm An Khang Trường Thọ của Bảo Việt Nhân Thọ Hà NộiKhai thác sản phẩm bảo hiểm An Khang Trường Thọ của Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội
Khai thác sản phẩm bảo hiểm An Khang Trường Thọ của Bảo Việt Nhân Thọ Hà NộiLuanvan84
 
nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển
nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biểnnghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển
nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biểnLuanvan84
 
Tổng quan về bảo hiểm nhân thọ
Tổng quan về bảo hiểm nhân thọTổng quan về bảo hiểm nhân thọ
Tổng quan về bảo hiểm nhân thọLuanvan84
 
Đề Tài Thực Tập Tốt Nghiệp Bảo Hiểm Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả K...
Đề Tài Thực Tập Tốt Nghiệp Bảo Hiểm Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả K...Đề Tài Thực Tập Tốt Nghiệp Bảo Hiểm Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả K...
Đề Tài Thực Tập Tốt Nghiệp Bảo Hiểm Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả K...nataliej4
 
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bảo Hiểm Quảng Ninh
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bảo Hiểm Quảng NinhPhân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bảo Hiểm Quảng Ninh
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bảo Hiểm Quảng NinhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Marketing Của Công Ty Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội
Marketing Của Công Ty Bảo Việt Nhân Thọ Hà NộiMarketing Của Công Ty Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội
Marketing Của Công Ty Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nộiluanvantrust
 
Luận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAY
Luận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAYLuận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAY
Luận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài Tổ chức và quản lý mạng lưới đại lý khai thác bảo hiểm nhân thọ điểm c...
Đề tài Tổ chức và quản lý mạng lưới đại lý khai thác bảo hiểm nhân thọ điểm c...Đề tài Tổ chức và quản lý mạng lưới đại lý khai thác bảo hiểm nhân thọ điểm c...
Đề tài Tổ chức và quản lý mạng lưới đại lý khai thác bảo hiểm nhân thọ điểm c...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, 9đ (20)

Luận văn bảo hiểm việt nam
Luận văn bảo hiểm việt namLuận văn bảo hiểm việt nam
Luận văn bảo hiểm việt nam
 
Đề tài khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển rất hay, nên th...
Đề tài  khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển rất hay, nên th...Đề tài  khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển rất hay, nên th...
Đề tài khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển rất hay, nên th...
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Cơ Sở Lí Luận Chung Về Bảo Hiểm Hàng Hóa Xnk Vận Chuyển Bằng Đường Biển.
Cơ Sở Lí Luận Chung Về Bảo Hiểm Hàng Hóa Xnk Vận Chuyển Bằng Đường Biển.Cơ Sở Lí Luận Chung Về Bảo Hiểm Hàng Hóa Xnk Vận Chuyển Bằng Đường Biển.
Cơ Sở Lí Luận Chung Về Bảo Hiểm Hàng Hóa Xnk Vận Chuyển Bằng Đường Biển.
 
Đề tài Công tác đào tạo và tuyển dụng đại lý rất hay
Đề tài Công tác đào tạo và tuyển dụng đại lý  rất hayĐề tài Công tác đào tạo và tuyển dụng đại lý  rất hay
Đề tài Công tác đào tạo và tuyển dụng đại lý rất hay
 
Khai thác sản phẩm bảo hiểm An Khang Trường Thọ của Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội
Khai thác sản phẩm bảo hiểm An Khang Trường Thọ của Bảo Việt Nhân Thọ Hà NộiKhai thác sản phẩm bảo hiểm An Khang Trường Thọ của Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội
Khai thác sản phẩm bảo hiểm An Khang Trường Thọ của Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội
 
Luan van bao hiem hang hoa xuat khau bang duong bien viet nam
Luan van bao hiem hang hoa xuat khau bang duong bien viet namLuan van bao hiem hang hoa xuat khau bang duong bien viet nam
Luan van bao hiem hang hoa xuat khau bang duong bien viet nam
 
Luận văn: Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập bằng đường biển Việt Nam
Luận văn: Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập bằng đường biển Việt NamLuận văn: Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập bằng đường biển Việt Nam
Luận văn: Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập bằng đường biển Việt Nam
 
Bh09
Bh09Bh09
Bh09
 
nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển
nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biểnnghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển
nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển
 
Đề tài bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không điểm cao
Đề tài  bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không điểm caoĐề tài  bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không điểm cao
Đề tài bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không điểm cao
 
Tổng quan về bảo hiểm nhân thọ
Tổng quan về bảo hiểm nhân thọTổng quan về bảo hiểm nhân thọ
Tổng quan về bảo hiểm nhân thọ
 
Đề Tài Thực Tập Tốt Nghiệp Bảo Hiểm Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả K...
Đề Tài Thực Tập Tốt Nghiệp Bảo Hiểm Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả K...Đề Tài Thực Tập Tốt Nghiệp Bảo Hiểm Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả K...
Đề Tài Thực Tập Tốt Nghiệp Bảo Hiểm Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả K...
 
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bảo Hiểm Quảng Ninh
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bảo Hiểm Quảng NinhPhân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bảo Hiểm Quảng Ninh
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bảo Hiểm Quảng Ninh
 
Marketing Của Công Ty Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội
Marketing Của Công Ty Bảo Việt Nhân Thọ Hà NộiMarketing Của Công Ty Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội
Marketing Của Công Ty Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội
 
Quản lý mạng lưới đại lý bảo hiểm tại Công ty Bảo Việt Nhân Thọ
Quản lý mạng lưới đại lý bảo hiểm tại Công ty Bảo Việt Nhân ThọQuản lý mạng lưới đại lý bảo hiểm tại Công ty Bảo Việt Nhân Thọ
Quản lý mạng lưới đại lý bảo hiểm tại Công ty Bảo Việt Nhân Thọ
 
Luận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAY
Luận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAYLuận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAY
Luận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAY
 
Đề tài Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
Đề tài  Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm caoĐề tài  Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
Đề tài Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
 
Khóa luận: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam, HAY
Khóa luận: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam, HAYKhóa luận: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam, HAY
Khóa luận: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài Tổ chức và quản lý mạng lưới đại lý khai thác bảo hiểm nhân thọ điểm c...
Đề tài Tổ chức và quản lý mạng lưới đại lý khai thác bảo hiểm nhân thọ điểm c...Đề tài Tổ chức và quản lý mạng lưới đại lý khai thác bảo hiểm nhân thọ điểm c...
Đề tài Tổ chức và quản lý mạng lưới đại lý khai thác bảo hiểm nhân thọ điểm c...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, 9đ

  • 1. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.011 LUẬN VĂN CUỐI KHOÁ Từ sau khi xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Cùng với việc mở cửa nền kinh tế, Việt Nam nhanh chóng hoà nhập với nền kinh tế thế giới đang tiến theo hướng toàn cầu hoá ở mức độ cao, các quan hệ thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng. Do đó, hoạt động xuất nhập khảu ngày một gia tăng. Với ý nghĩa bảo hiểm là “tấm lá chắn của nền kinh tế” thì bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu không chỉ là nhu cầu mà đã trở thành một tập quán trong hoạt động ngoại thương. Mặt khác, việc trao đổi buôn bán hàng hoá giữa các quốc gia hiện nay vẫn được vận chuyển chủ yếu băng đường biển do những ưu thế của nó mang lại. Vì vậy, việc phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là một yêu cầu quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng và trong toàn ngành bảo hiểm nói chung. Tuy nhiên việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này trên thực tế ở các công ty bảo hiểm Việt Nam còn hạn chế. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để triển khai nghiệp vụ này một cách có hiểu quả, nâng cao được thị phần của nó trên thị trường bảo hiểm? Mà một trong những khâu quan trọng, làm tiền đề cho các khâu còn lại trong quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm và cũng là khâu quyết định đến doanh thu bảo hiểm, đó chính là công tác khai thác bảo hiểm. Nhận thức được vấn đề đó nên sau một thời gian thực tập tại PVI Hà Nội, em đã quyết định chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
  • 2. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.012 đường biển tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội ” làm đề tài luận văn cuối khoá. Luận văn được kết cấu theo 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu và công tác khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển Chương 2: Tình hình khai thác nghiệp cụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh công tác khai thác nghiệpvụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại PVI Hà Nội.
  • 3. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.013 NỘI DUNG Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu và công tác khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 1.1. Những lý luận cơ bản về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 1.1.1. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 1.1.1.1. Trên thế giới Bảo hiểm hàng hải đã có lịch sử từ lâu đời. Nó ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của hàng hoá và ngoai thương. Khoảng thế kỷ V trước công nguyên, vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đã ra đời và phát triển. Người ta biết tránh tổn thất toàn bộ một lô hàng bằng cách chia nhỏ, phân tán chuyên chở trên nhiều thuyền khác nhau. Đây có thể là hình thức sơ khai của bản hiểm hàng hoá. Đến thế kỷ VII thương mại và giao lưu hàng hoá bằng đường biển giữa các nước phát triển. Nhiều tổn thất lớn xảy ra trên biển vì khối lượng và giá trị hàng hoá ngày càng gia tăng, cùng với những thiên tai, tai nạn bất ngờ, cướp biển…đã làm cho giới thương nhân lo lắng. Để khắc phục những tổn thất có thể xảy ra trong hành trình vận chuyển họ đã đi vay vốn để buôn bán kinh doanh. Nếu hành trình gặp phải rủi ro gây tổn thất toàn bộ thì các thương nhân được xoá nợ, cònnếu hành trình may mắn thành công thì ngoài vốn vay họ còn phải trả cho chủ nợ một khoản tiền lãi với lãi suất rất cao. Số tiền lãi suất này có thể được coi là hình thức ban dầu cảu phí bảo hiểm. Năm 1182, ở Lomborde – Bắc Ý, hợp đồng bảo hiểm hàng hoá đã ra
  • 4. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.014 đời, trong đó người bán đơn này cam kết với khách hàng sẽ thực hiện nội dung đã ghi trong đơn. T ừ đó, hợp đòng bảo hiểm, người bảo hiểm ra dời và tồn tại với tư cách như một nghề riêng độc lập. Năm 1468 tại Venise nước Ý, đạo luật đầu tiên về bảo hiểm hàng hải đã ra đời. Sự phát triển của thương mại hàng hải đã dẫn đến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của bảo hiểm hàng hải và hàng loạt các thể lệ, công ước, hiệp ước quốc tế liên quan đến thương mại và hàng hải đã lần lượt ra đời như: Mẫu hợp đòng bảo hiểm của Lloyd’s 1776 và Luật bảo hiểm Anh năm 1906, công ước Bruxelle 1924, quy tắc Hague Visby 1968, công ước Ham burg 1978, Incoterms 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000… Nói về bảo hiểm hàng hải không thể không nói tới nước Anh và Lloyd’s. Nước Anh là một trong những nước có sự phát triển hiện đại về thương mại và hàng hải lớn nhất thế giới. Có thể nói lịch sử phát triển của ngành hàng hải và thương mịa thế giới gắn liền với sự phát triển của nước Anh, thế kỷ XVII nước Anh đã có nền ngoại thương phát triển với độitàu buôn mạnh nhất thế giới và đã trở thành trung tâm thương mại và hàng hải của thế giới. Do đó, nước Anh cũng là nước sớm có những nguyên tắc, thể lệ hàng hải và bảo hiểm hàng hải. Năm 1779,các hội viên của Lloyd’s đã thu thập tất cả các nguyên tắc bảo hiểm hàng hải và quy thành một hợp đồng chung goi là hợp đồng Lloyd’s. Hợp đồng này đã được Quốc hội Anh thông qua và đươc sử dụng ở nhiều nước cho đên 1982. Từ ngày 1/1/1982, đơn bảo hiểm hàng hải mẫu mới đã được hiệp hội bảo hiểm London thông qua và được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay. Hiện nay với xu thế toàn cầu hoá, hoạt động ngoại thương phát triển mạnh mẽ giữa các quôc gia. Vì vậy, bảo hiêm hàng hoá xuất nhập khẩu không những cần thiết đốivới tất cả doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu mà đã trở thành tập quán thương mại giữa các nước.
  • 5. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.015 1.1.1.2. Ở Việt Nam Thời kỳ đầu, nhà nước giao cho một công ty chuyên môn trực thuộc Bộ Tài chính kinh doanh bảo hiểm đó là công ty bảo hiểm Việt Nam Nay là Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam. Trước năm 1964 Bảo Việt chỉ làm đại lý bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu cho công ty bảo hiểm nhân dân Trung Quổctong ttrường hợp mua theo giá FOB, CF và bán theo giá CIF với mục đíchlà học hỏi kinh nghiêm. Từ năm 1965 – 1975 Bảo Việt mới triển khai ba nghiệp vụ bảo hiểm đối ngoại trong đó có bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Từ sau 1970 Bảo Việt có quan hệ tái bảo hiểm với Liên Xô, Ba Lan, Triều Tiên. Năm 1965, khi bảo hiểm đi vào hoạt động, Bộ tài chính đã ban hành quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. Và sau đó, để phù hợp với sự phát triển thương mại và ngành hàng hải của đất nước, Bộ tài chính đã ban hành quy tắc chung mới – Quy tắc chung 1990 ( QTC 1990) cùng với Luật hàng hải Việt Nam. Quy tắc chung này là cơ sở pháp lý chủ yếu điều chỉnh các vấn đề về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Hiện nay với sự góp mặt của hơn 50 công ty bảo hiêm trong đó 28 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, 11 công ty bảo hiểm nhân thọ, 1 công ty tái bảo hiểm, 10 công ty môi giới, thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển với sự cạnh tranh gat gắt giữa các công ty không chỉ trong nước mà còn với cả công ty nước ngoài. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vẫn là một nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống nhưng còn nhiều tiềm năng đang chờ các nhà bảo hiểm khai thác.
  • 6. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.016 1.1.2. Sự cầnthiết và vai trò của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 1.1.2.1. Khái niệm Bảo hiểm là phương pháp chuyển giao rủi ro được thực hiện qua hợp đồng bảo hiểm trong đó bên mua bảo hiểm chấp nhận trả phí bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm và cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu thì bên mua bảo hiểm có thể là người mua hoặc người bán tuỳ theo điều kiện thương mại và điều kiện cơ sở giao hàng quy định trong hợp đồng mua bán mà hai bên đã thoả thuận. 1.1.2.2. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Ngành bảo hiểm ra đời do xó sự tồn tại khách quan của các rủi ro mà con người không thể khống chế được. Nếu có những rủi ro xảy ra mà không có các khoản bù đắp thiệt hại kịp thời cảu các nhà bảo hiểm, đặc biệt là những rủi ro mang tính thảm họa gây ra tổn thất rất lớn thì chủ tàu và chủ hàng gặp rất nhiều khó khăn về tài chính trong việc khắc phục hạu quả do các rủi ro đó gây ra. Vì vậy, sự ra đời và việc tham gia bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển trở thành một nhu cầu rất cần thiết và nó có những tác dụng sau: Thứ nhất: Giảm bớt rủi roc ho hàng hóa do hạn chế tổn thất nhờ tăng cường bảo quản kiểm tra đồng thời kết hợp các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất. Thứ hai: bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cũng đem lại lợi ích cho nền kinh tế quốc dân, góp phần tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ cho nhà nước. Khi các đơn vị kinh doanh nhập khẩu hàng hóa theo giá FOB,CF và xuất khẩu theo giá CIF, CIP sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh của bảo hiểm trong nứớc và
  • 7. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.017 nước ngoài. Nhờ có hoạt động bảo hiểm trong nước mà các chủ hàng không phải mua bảo hiểm ở nứớc ngoài, nói cách khác là không phải xuất khẩu vô hình. Thứ ba: khi các công ty có tổn thất hàng hóa xảy ra sẽ được bồithương một số tiền nhất định giúp họ bảo toàn được tài chính trong kinh doanh. Thứ tư: nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên tham gia bảo hiểm đã trở thành nguyên tắc, thể lệ và tập quán trong thương mại quốc tế. Nên khi hàng hóa xuất nhập khẩu gặp rủi ro gây ra tổn thất cho các bên tham gia thì sẽ được công ty bảo hiểm giúp đỡ về mặt pháp lý khi xảy ra tranh chấp với tàu hoặc các đốitượng có liên quan. 1.1.2.3. Vai trò của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Do đặc điểm của vận tải biển tác động đến sự an toàn ch hàng hóa được chuyên chơ là rất lớn. Vì vậy vao trò của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển càng được khẳng định rõ nét: Thứ nhât: hàng hóa xuất nhập khẩu phải vượt qua biên giới của một hay nhiều quốc gia, người xuất khẩu và nhập khẩu lại ở xa nhau và thường không trực tiếp áp tải được hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Do đó các doanh nghiệp phải tham gia bảo hiểm cho hàng hóa của mình. Ở đây, vai trò của bảo hiểm là người bạn đồng hành với người được bảo hiểm. Thứ hai: vận tải đường biển thường gặp nhiều rủi ro tổn thất đói với hàng hóa do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên như: mắc cạn, đâm va, đắm chìm, cháy nổ, mất cắp, cướp biển, bão, lốc, song thần… vượt quá sự kiểm soát của con người. Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu lại được vận chuyển bằng đường biển, đặc biệt là ở những nước quần đảo như: Anh, Singapore, Nhật, Hồng Kông… Do đó phải tham gia bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.
  • 8. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.018 Thứ ba: Theo hợp đồng vận tải người chuyên chở chỉ chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hóa trong phạm vi và giới hạn nhất định. Trên vận đơn đường biển, rất nhiều rủi ro các hang tàu loại trừ không chịu trách nhiệm, ngay cả các công ước quốc tế cũng quy ước mức trách nhiệm rất nhiều cho người chuyên chở ( Hague, Hague Visby, Hanburg…). Vì vậy, các nhà kinh doanh phải tham gia bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Thư tư: hàng hóa xuất nhập khẩu thường là những hàng hóa có giá trị cao, những vật tư rất quan trọng với khối lượng rất lớn nên để có thể giảm bớt thiệt hại do các rủi ro có thể xảy ra thì việc tham gia bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu trở thành một nhu cầu cần thiết. Thứ năm: bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đã có lịch sử rất lâu đời. Do đó, việc tham gia bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vạn chuyển bằng đường biển đã trỏ thành một tập quán, thông lệ quốc tế trong hoạt động ngoại thương. Như vậy, việc tham gia bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là rất quan trọng và ngày càng khẳng định vai trò to lớn trong thương mại quốc tế. 1.1.3. Nộidung chủ yếu của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển 1.1.3.1. Đặc điểm và trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. a. Đặc điểm quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá vận chuyên bằng đường biển - Việc xuất nhập khẩu hàng hoá thưòng được thực hiện thông qua hợp đồng giữa người mua và người bán với nội dung về: số lượng, phẩm chất, ký
  • 9. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.019 mã hiệu, quy cách đóng gói, giá cả hàng hoá, trách nhiệm thuê tàu và trả cước phí, phí bao hiểm, thủ tục và đồng tiền thanh toán… - Trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá có sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua. - Hàng hoá xuất nhập khẩu thường được vận chuyển qua biên giới quốc gia, phải chịu sự kiểm soát của hải quan, kiểm dịch…tuỳ theo quy định và thông lệ của mỗi nước. Đồng thời để vận chuyển ra hoặc vào qua biên giới phải mua bảo hiểm theo tập quán thương mại quốc tế. Người tham gia bảo hiểm có thể là người mua hàng (người nhập khẩu) hay người bán hàng (người xuất khẩu) phụ thuộc vào điieù kiện giao hàng như thế nào. Hợp đồng bảo hiểm thể hiện quan hệ giữa người bảo hiểm và người mua bảo hiểm đốivới hàng hoá được bảo hiểm. Nếu người bán hàng mua bảo hiểm thì phải chuyển nhượng lại cho người mua hàng, để khi hàng về đến nước nhập, nếu bị tổn thất có thể khiếu nại đòi người bảo hiểm bồithường. - Hàng hoá xuất nhập khẩu thường được vận chuyển bằng các phương tiện khác nhau theo phương thức vận chuyển đa phương tiện, trong đó có tàu biển. Người vận chuyển hàng hoá đồng thời cũng là người trực tiếp giao hàng cho người mua. Vì vậy, người chuyên chở là bên trung gian phải có trách nhiệm bảo vệ, chăm soc hàng hoá đúng quy cách, phẩm chất, số lượng khi nhân của người bán cho đến khi giao cho người mua hàng. Qúa trình xuất nhập khẩu hàng hoá có liên quan đến nhiều bên, trong đó có bốn bên chủ yếu là: người bán (bên xuát khẩu), người mua (bên nhập khẩu), người vận chuyển và người bảo hiểm. Vì vậy, cần phải phân định rõ ràng trách nhiệm của các bên liên quan và khi tiến hành xuất nhập khẩu hàng hoá các bên liên quan phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình. b. Trách nhiệm của các bên liên quan.
  • 10. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0110 Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá thường được thực hiện thông qua ba loại hợp đồng: - Hợp đồng mua bán - Hợp đồng vận chuyển - Hợp đồng bảo hiểm Ba loại hợp đồng này là cơ sở pháp lý để phân định trách nhiệm của các bên liên quan và trách nhiệm này phụ thuộc vào điều kiện giao hàng của hợp đồng mua bán. Theo các điều kiện thương mại quốc tế “INCOTERMS 2000” (International Commercial Tearms) có 13 điều kiện giao hàng được phân chia thành bốn nhóm E, F, C, D có sự khác nhau như sau: thứ nhất là nhóm E- quy ước người bán đặt hàng hoá dưới quyền định đoạtcủa người mua ngay tại xưởng của người bán (điều kiện E – giao tại xưởng); thứ hai là nhóm F – quy ước người bán được yêu cầu giao hàng hoá cho một người chuyên chở do người mua chỉ định ( nhóm điieù kiên: FCA, FAS, FOB); thứ ba là nhóm C – quy ước người bán phải có trách nhiệm thuê phương tiện vận tải nhưng không chịu rủi ro về mất mát hoặc hư hại đốivới hàng hoá hoặc các phí tổn phát dinh thêm do các tình huống xảy ra sau khi đã gửi hàng hoá và bốc hàng lên tàu ( nhóm điều kiện: CFR, CIF, CPT, CIP); thứ tư là nhóm D – quy ước người bán phải chịu mọi phí tổn và rủi ro cần thiết để đưa hàng hoá tới địa điểm quy định ( nhóm điều kiện: DAF, DES, DEQ, DDU, DDP). Trong đó thông dụng hơn cả là điều kiện FOB, CFR và CIF. Trong các điều kiện giao hàng, ngoài phần giá hàng, tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà có thêm cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm. Có những điều kiện giao hàng mà người bán không có trách nhiệm thuê tàu vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hoá. Như vậy, tuy bán được hàng nhưng nhưng dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm sẽ do người mua đảm nhận (điều kiện FOB). Có trường hợp giao hàng theo điều kiện mà ngoài việc xuất khẩu được hàng hoá,
  • 11. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0111 người bán còn có trách nhiệm thuê tàu vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hoá (điều kiện CIF). Thực tế, các tập đoàn kinh tế hoạt động trên nhiều lĩnh vực sản xuất, vận chuyển, bảo hiểm… khi giao hàng theo điều kiện nhóm C và D, bên cạnh việc bán hàng còn dành cho họ dịch vụ vân chuyển và bảo hiểm cho số hàng đó. Vì vậy, nếu nhập khẩu hàng theo điều kiện FOB hay điều kiện CFR thì sẽ giữ được dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm hay chỉ dịch vụ bảo hiểm. Ngược lại, nếu bán hàng theo điieù kiện CIF thì người bán là người giành được dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm. Điều đó có vai trò to lớn trong việc góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành vận tải đường biển và bảo hiểm của quốc gia đó. Nói chung, trách nhiệm của các bên liên quan được phân định như sau: - Trách nhiệm của người bán (bên xuất khẩu): phải chuẩn bị hàng hoá theo đúng hợp đồng trong mua bán ngoại thương về số lượng, chất lương, quy cách, loại hàng, bao bì đóng gói… và tập kết hàng đến cảng tới ngày nhận, thông báo tàu đến nhận chuyên chở, giao hàng cho tàu khi qua lan can an toàn mới hết trách nhiệm về những rủi ro tai nạn đối với hàng hoá. Ngoài ra, người bán phải làm các thủ tục hải quan, kiểm dịch, lấy giấy chứng nhận kiểm định phẩm chất, đóng gói bao bì phải chịu được điều kiện vận chuyển bốc dỡ thông thường. Cuối cùng, người bán phải lấy được vận tải đơn sạch. Nếu bán hàng theo điều kiện CIF người bán còn có trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng hoá sau đó ký hậu vào đơn bảo hiểm để chuyển nhượng quyền lợi bảo hiểm cho người mua. - Trách nhiệm của người mua ( bên nhập khẩu): nhận hàng của người chuyên chở theo đúng số lượng, chất lượng…đã ghi trong hợp đồng vận chuyển và hợp đồng mua bán ngọi thương, lấy giấy chứng nhận kiểm đếm, biên bản kết toán giao nhận hàng với chủ tàu, biên bản hàng hoá hư hỏng đổ vỡ do tàu gây nên ( nếu có), nếu có sai lệch về số lượng hàng nhận được khác
  • 12. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0112 với hợp đồng mua bán nhưng đúng với hợp đống vận chuyển thì người mua bảo lưu quyển khiếu nại đốivới người bán, nếu phẩm chất hay số lượng hàng hoá nhận được có sai lệch với vận tải đơn thì người mua căn cứ vào biên bản trên bảo lưu quyền khiếu nại với chủ phương tiện chuyên chở. Ngoài ra, người mua còncó trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hoá nếu mua hàng theo giá CF và mua bảo hiểm và thuê tàu trả cước phí vận chuyển nếu mua hàng theo giá FOB hay nhận lại chứng từ bảo hiểm do người bán chuyển nhượng nếu mua hàng theo giá CIF. - Trách nhiệm của người vận chuyển: chuẩn bị phương tiện chuyên chở theo yêu cầu kỹ thuật thương mại và kỹ thuật hàng hải, giao nhận hàng đúng quy định theo hợp đồng vận chuyển. Theo tập quán thương mại quốc tế thì tàu chở hàng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm than tàu và P and I. Người vận chuyển còncó trách nhiệm cấp vận đơn cho người hửi hàng. Vận đơn (Bill of Loading) là một chứng từ vận chuyển hàng hoá trên biển do người vận chuyển cấp cho người gửi hàng nhằm nói lên mối quan hệ pháp lý giữa người vận chuyển, người gửi hàng và người nhận hàng. Có nhiều loại vận đơn, nhưng ở đâychỉ quan tâm đến hai loại cơ bản là vận đơn hoàn hảo (Clean B/L) hay còn gọi là vận đơn sạchvà vận đơn không ho0àn hảo (Unclean B/L). Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm với những rủi ro xảy ra đối với hàng hoá theo quy định và phải có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc cho lô hàng chuyên chở trong hành trình từ cảng đi đến cảng đích. - Trách nhiệm của người bảo hiểm: có trách nhiệm với những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho lô hàng hoá tham gia bảo hiểm, người bảo hiểm cũng có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ liên quan đến hàng hoá, hành trình vận chuyển và bản than tàu chuyên chở. Khi xảy ra tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm, người bảo hiểm có trách nhiệm tiến hành giám định, bồithường tổn thất và đòi người thứ ba nếu họ gây ra tổn thất này.
  • 13. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0113 1.1.3.2. Các loại rủi ro và tổn thất trong quá trình vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. a. Các loại rủi ro Do đặc điểm của quá trình vận chuyển mà hàng hoá xuất nhập khẩu thường bị đe doạ bởi rất nhiều rủi ro. Trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển người ta chia rủi ro thành 4 loại: rủi ro thông thường, rủi ro phụ, rủi ro riêng, rủi ro loại trừ.  Rủi ro thông thường: là nguồn đe doạ chủ yếu và lớn nhất đối với hành trình hàng hải, nó bao gồm hai nhóm rủi ro: - Nhóm các rủi ro chính gồm các rủi ro cơ bản nhất: mắc cạn, chìm đắm, cháy nổ, đâm va. - Nhóm rủi ro thông thường khác gồm các rủi ro: tàu mất tích; ném hàng xuống biển; nước biển, nước sông, nước hồ chảy vào tàu, sà lan, container hoặc nơi chứa hàng.  Rủi ro phụ: là những rủi ro không phải là những rủi ro của biên hay rủi ro trên biển và người muabảo hiểm muốn được bảo hiểm rủi ro phải mua bảo hiểm có phạm vi rộng nhất (điều kiện bảo hiểm A hoặc điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro trong ICC 1963), bao gồm một số rủi ro đối với hàng hoá như: cướp biển; trộm cắp, giao thiếu hàng, không giao hàng; nước mưa, nước ngọt, đọng hơi nước, hấp hơi nóng; va đập vào hàng hoá khác; vỡ, cong, bẹp; rỉ; lây hại, lây bẩn, hư hại do móc cẩu, chuột bọ và côntrùng, các rủi ro phụ khác.  Rủi ro riêng: là rủi ro chỉ được bảo hiểm khi có thoả thuận giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm theo những điều kiện riêng khi người được bảo hiểm có yêu cầu. Rủi ro riêng bao gồm rủi ro chiến tranh và rủi ro đình công.
  • 14. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0114  Rủi ro loại trừ: là những loại rủi ro không được bảo hiểm trong bất cứ trường hợp nào. Rủi ro loại trừ trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường bao gồm: - Hành động xấu, cố ý của người được bảo hiểm - Chậm trễ hành trình và những hậu quả trực tiếp của việc chậm trễ (kể cả việc chậm trễ là do một rủi ro được bảo hiểm gây nên). - Tàu, sà lan không đủ khả năng đi biển hoặc không thích hợp với việc vận chuyển hàng hoá - Bao bì không đảm bảo, đóng gói sai quy cách - Chuẩn bị hàng hoá không đầy đủ hoặc do việc xếp hàng hoá hỏng lên tàu. - Rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng, giảm thể tích thông thường, hao mòn tự nhiên - Chủ tàu không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính. b. Tổnthất và các chi phí Trong bảo hiểm hàng hoá vận chuyển, tổn thất là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng mất mát, hư hại hay giảm giá trị, giá trị sử dụng của hàng hoá được bảo hiểm do sự tác động của rủi ro.  Nếu căn cứ vào quy mô, mức độ của tổn thất người ta chia tổn thất thành tổn thất toàn bộ và tổn thất bộ phận. - Tổn thất toàn bộ là sự mất mát, hư hỏng hoàn toàn hàng hoá được bảo hiểm. Tổnthất toàn bộ được chia thành 2 loại là tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất toàn bộ ước tính. - Tổnthất bộ phận là sự mất mát, hư hỏng, giảm giá trị một phần hàng hoá được bảo hiểm.  Nếu căn cứ vào tính chất liên quan về quyển lợi và trách nhiệm của các bên với tổn thất thì tổn thất được chia thành tổn thất riêng và tổn thất chung.
  • 15. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0115 - Tổn thất riêng là tổn thất chỉ gây thiệt hại cho riêng quyền lợi của một hoặc một số chủ hàng trên tàu và chỉ liên quan đến quyền lợi của những chủ hàng, những người bảo hiểm cho chủ hàng đó mà thôi. Tổn thất riêng có thể là tổn thất bộ phận hoặc tổn thất toàn bộ của chủ hàng riêng biệt. Người bảo hiểm không những bồithường giá trị thiệt hại vật chất của tổn thất riêng mà còn cả những chi phí liên quan đến tổn thất riêng nhằm hạn chế tổn thất gọi là chi phí tổn thất riêng. Chi phí tổn thất riêng là những chi phí phát sinh tại cảng đi và cảng dọc đường sau khi hàng hoá đã bị tổn thất nhằm giảm thiểu mức độ tổn thất, nó bao gồm các chi phí phân loại, đóng gói lại hàng hoá, chi phí thay lại bao bì, chi phí sấy khô hàng hoá ướt… - Tổn thất chung: tổn thất chung gây ra bởi hoặc do hậu quả của hành động tổn thất chung, đó là sự hi sinh một số ít quyền lợi của chủ hàng và chủ tàu nhằm cứu vãn an toàn cho tất cả các quyền lợi chung trên hành trình khi có nguy cơ đe doạ. Hành động tổn thất chung là hành động tự nguyện, có chủ ý của conngười nhằm đem lại an toàn chung cho toàn bộ hành trình. Hành động tổn thất chung thường xảy ra trong các tình huống: tàu có nguy cơ bị đắm, gặp hoả hoạn trên tàu, tàu mắc cạn, tàu bị cướp… Trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, tổn thất và rủi ro có mối quan hệ chặt chẽ trong đó rủi ro là nguyên nhân còn tổn thất là hậu quả. Còn chi phí là các khoản tiển mà người bảo hiểm đã chi ra hoặc phải đóng góp liên quan đến việc đề phòng hạn chế tổn thất cho hàng hoá, bốc dỡ lưu kho tại cảng lãnh nạn, khiếu nại người thứ ba, cứu hộ, giám định tổn thất… Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về những tổn thất và những chi phí phát sinh do hậu quả của những rủi ro được bảo hiểm gây ra. 1.1.3.3. Các điều kiện bảo hiểm Điều kiện bảo hiểm hàng hoá là những quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm trước rủi ro, tổn thất của hàng hoá được bảo hiểm. Hàng
  • 16. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0116 hoá mua bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm nào thì chỉ những rủi ro tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm của điều kiện đó thì mới phát sinh trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm. Trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển nói riêng, hầu hết các nước trên thế giới đều vận dụng những bộ điều khoản do Uỷ ban kỹ thuật và điều khoản – Học hội bảo hiểm London soạn thảo. Hiện nay, hai bộ điều khoản đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới là bộ điều khoản ban hành vào các năm 1963 (ICC1963) và năm 1982 (ICC1982). Để phù hợp với điều kiện thực tế, tổ chức này đã soạn thảo và ban hành bộ điều khoản mới là ICC 2009. Tuy nhiên, trên thực tế bộ điều khoản này chỉ phát triển và cụ thể hóa một số điều kiện còn về cơ bản nội dung các điều khoản vẫn như trong ICC 1982. Vì vậy cho đến nay thì bộ điều khoản được sử dụng rộng rãi nhất vẫn là ICC 1982. Điều kiện bảo hiểm ICC 1982 Bộ điều khoản này được áp dụng từ ngày 01/01/1982, bao gồm 5 điều kiện bảo hiểm là: Điều kiện bảo hiểm A, điều kiện bảo hiểm B, điều kiện bảo hiểm C, điều kiện bảo hiểm chiến tranh và điều kiện bảo hiểm đình công.  Điều kiện bảo hiểm A Theo điều kiện bảo hiểm này, người bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát hư hỏng cho hàng hoá được bảo hiểm trừ khi do những rủi ro loại trừ gây ra. Những rủi ro loại trừ trong điều kiện bảo hiểm A bao gồm loại trừ chung và loại trừ riêng bao gồm hai rủi ro chiến tranh và đình công.  Loại trừ chung bao gồm: - Hành động xấu, cố ý của người được bảo hiểm.
  • 17. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0117 - Chậm trễ hành trình và những hậu quả trực tiếp của việc chậm trễ (kể cả việc chậm trễ là do một rủi ro được bảo hiểm gây nên). - Tàu, sà lan không đủ khả năng đi biển hoặc không thích hợp với việc vận chuyển hàng hoá. - Bao bì không đảm bảo, đóng gói sai quy cách. - Chuẩn bị hàng hoá không đầy đủ hoặc do việc xếp hàng hoá hỏng lên tàu. - Rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng, giảm thể tích thông thường, hao mòn tự nhiên. - Chủ tàu không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính.  Loại trừ riêng bao gồm: - Chiến tranh - Đình công.  Điều kiện bảo hiểm B Với điều kiện này, loại trừ bảo hiểm như điều kiện bảo hiểm A, người bảo hiểm chịu trách nhiệm đốivới:  Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho đốitượng bảo hiểm có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân: - Cháy hoặc nổ; - Tàu, sà lan bị mắc cạn, chìm đắm hoặc lật úp; - Đâm va vào bất kỳ vật thể gì trừ nước - Phương tiện vận chuyển trên bộ bị đổ hoặc trật bánh; - Dỡ hàng tại cảng có nguy hiểm; - Động đất, núi lửa phun, sét đánh.  Những mất mát, hư hại xảy ra cho đốitượng bảo hiểm do nguyên nhân: -Hy sinh tổn thất chung;
  • 18. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0118 -Ném hàng xuống biển hoặc nước cuốn trôi khỏi tàu; -Nước biển, nước song, nước hồ xâm nhập vào tàu, sà lan, hầm hàng, phương tiện vận chuyển, container hoặc nơi chứa hàng.  Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi ra khỏi tàu hoặc rơi ra trong quá trình đang xếp hàng lên tàu, dỡ hàng ra khỏi tàu hoặc sà lan.  Điều kiện bảo hiểm C Đây là điều kiện bảo hiểm có phạm vi trách nhiệm hẹp nhất. Theo điều kiện bảo hiểm này người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm đốivới:  Những mất mát hư hỏng xảy ra cho đối tượng bảo hiểm có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân: -Cháy hoặc nổ; -Tàu hay sà lan bị mắc cạn, chìm đắm hoặc lật úp; -Đâm va vào bất kỳ vật thể gì trừ nước; -Phương tiện vận chuyển trên bộ bị lật đổ hoặc trật bánh; -Dỡ hàng tại cảng có nguy hiểm.  Những mất mát hư hại xảy ra cho đốitượng bảo hiểm do các nguyên nhân: -Hy sinh tổn thất chung; -Ném hàng xuống biển. Ngoài ba điều kiện bảo hiểm A, B, C còncó thêm điều kiện chiến tranh và điều kiện đình công. Tuy nhiên, hai điều kiện này ít được người tham gia bảo hiểm mua, một phần vì phí bảo hiểm cao, một phần vì khả năng, xác suất xảy ra rủi ro thấp hơn các điều kiện bảo hiểm khác. 1.1.3.4. Đốitượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm a. Đốitượng bảo hiểm Cũng như các nghiệp vụ khác, việc xác định đúng đốitượng bảo hiểm sẽ cho phép giải quyết bồi thường một cáchthuận lợi, nhanh chóng. Trong hoạt
  • 19. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0119 động xuất nhập khẩu thì hàng hoá có nhiều khả năng gặp rủi ro cho nên các thương gia phải mua bảo hiểm cho hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển có đối tượng bảo hiểm là hàng hoá được vận chuyển bằng tàu biển hoặc kết hợp cả các phương tiện vận chuyển khác trong liên hiệp vận chuyển (vận chuyển đa phương thức). b. Phạm vi bảo hiểm Phạm vi bảo hiểm là giới hạn rủi ro được bảo hiểm và cũng là giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm. Hàng hoá được bảo hiểm theo điều kiện nào thì chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong điều kiện đó mới được bồi thường. Phạm vi trách nhiệm càng rộng thì những rủi ro được bảo hiểm càng nhiều và kéo theo mức phí lớn. Căn cứ vào các điều khoản bảo hiểm ICC 1982, để phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam đốivới quá trình bốc dỡ vận chuyển hàng hoá ở các cảng Việt Nam, Bộ Tài chính đã ban hành quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển gọi tắt là QTC 1990. Quy tắc này được xây dựng trên cơ sở điều khoản ICC 1982. Theo quy tắc này người mua bảo hiểm có thể lựa chọn một trong ba điều kiện bảo hiểm A, B, C để bảo hiểm cho hàng hoá của mình. Phạm vi bảo hiểm của điều kiện bảo hiểm A tương tự như ICC 1982, riêng điều kiện bảo hiểm B, C trách nhiệm của người bảo hiểm cộng thêm trách nhiệm đối với hàng hoá chở trên tàu bị mất tích. 1.1.3.5. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm a. Giá trị bảo hiểm Giá trị bảo hiểm là giá tri thực tế của lô hàng, giá này có thể là chỉ giá hàng hoá (FOB); cũng có thể gồm cả giá hàng hoá, cước phí vận chuyển, phí bảo hiểm và các chi phí liên quan khác (CIF). Ở Việt Nam hiện nay, giá trị bảo hiểm thường áp dụng điều kiện giá CIF tức là giá trị bảo hiểm của hàng
  • 20. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0120 hoá được bảo hiểm bao gồm giá tiền hàng ghi trên hoá đơn bán hàng (hoặc giá hàng thực tế tại nơi gửi hàng nếu không có hoá đơn), cộng chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm. b. Số tiền bảo hiểm Việc xác định số tiền bảo hiểm là rất quan trọng bởi dựa vào số tiền bảo hiểm mà người bảo hiểm có trách nhiêm tương ứng đối với những rủi ro, tổn thất xảy ra trong quá trình chuyên chở và hơn nữa là phí bảo hiểm được tính trên số tiền này. Số tiền bảo hiểm được xác định dựa trên cơ sở thoả thuận căn cứ vào giá trị hàng hoá và ghi vào trong hợp đồng bảo hiểm. Trên thực tế, số tiền bảo hiểm thường được ấn định bằng với giá trị bảo hiểm và như thế gọi là “bảo hiểm ngang giá trị”. Nếu số tiền bảo hiểm của hàng hoá thấp hơn giá trị bảo hiểm thì người bảo hiểm sẽ bồi thường những mất mát, hư hỏng và các chi phí trong phạm vi bảo hiểm theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm. Nếu số tiền bảo hiểm của hàng hoá cao hơn giá trị bảo hiểm thì phần cao hơn đó không được thừa nhận. Trừ khi có thỏa thuận khác, trong số tiền bảo hiểm khai báo, người được bảo hiểm có thể tính gộp cả tiền lãi ước tính. Tuy nhiên tiền lãi này không được vượt quá 10% giá trị bảo hiểm. Thông thường số tiền bảo hiểm được tính bằng 110% giá CIF. c. Phí bảo hiểm Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà người tham gia bảo hiểm phải trả cho nhà bảo hiểm để nhận được bồithường khi có các tổn thất xảy ra do các rủi ro được bảo hiểm gây nên. Thực chất phí bảo hiểm chính là giá cả của sản phẩm bảo hiểm.
  • 21. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0121 Phí bảo hiểm thường được tính trên cơ sở xác suất rủi ro gây ra tổn thất hoặc trên cơ sở thống kê tổn thất nhằm đảm bảo trang trải bồi thường và có lãi. Để đơn giản, phí bảo hiểm được xác định trên cơ sở số tiền bảo hiểm và tỷ lệ phí bảo hiểm. 1.1.3.6. Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là sự thoả thuận bằng văn bản giữa người mua bảo hiểm và người bảo hiểm, theo đó người mua bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm còn người bảo hiểm phải bồithường cho người được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra trong suốt cuộc hành trình. Có hai loại hợp đồng bảo hiểm hàng hoá được áp dụng trong thực tế là: hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao. a. Hợp đồng bảo hiểm chuyến ( Insurance certificate) Hợp đồng bảo hiểm chuyến là loại hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng vận chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác. Hợp đồng bảo hiểm chuyến là hợp đồng bảo hiểm giành cho khách hàng có nhu cầu bảo hiểm hàng hoá không thưòng xuyên. Với loại hình hợp đồng bảo hiểm này, người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm đối với tổn thất cảu hàng hoá trong phạm vi một chyến hàng theo các điều khoản lựa chọn hoặc tuỳ theo quy định trong hợp đồng vận chuyển. Đây là loại hợp đồng “tường minh” nhất bởi lẽ những thông tin về đốitượng bảo hiểm như: tên hàng, số lượng, đặc điểm nhận biết, giá trị bảo hiểm, phí bảo hiểm … cũng như những thông tin về phương tiện vận chuyển, hành trình như: tên tàu, chủ tàu, cảng xếp hàng, ngày xếp hàng…đều được thể hiện rõ trong hợp đồng bảo hiểm. b. Hợp đồng bảo hiểm bao ( Open policy)
  • 22. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0122 Hợp đồng bảo hiểm bao là hợp đồng bảo hiểm cho nhiều chuyến hàng của cùng một chủ hàng trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Hợp đồng bảo hiểm bao thường được áp dụng cho những chủ hàng có lượng hàng hoá nhập (xuất) lớn, chở bằng nhiều chuyến trong năm. Khác với hợp đồng bảo hiểm chuyến, khi giao kết hợp đồng bảo hiểm bao có nhiều thông tin liên quan đến hợp đồng mà người bảo hiểm chưa được biết trước. Vì vậy hợp đồng bảo hiểm bao được coilà một dạng hợp đồng “nguyên tắc” trong đó các bên thoả thuận các điều khoản làm cơ sở cho việc tính giá trị bảo hiểm, phí bảo hiểm tương ững với những điều kiện bảo hiểm, phương thức thanh toán phí, cam kết về phương tiện vận chuyển… Với mỗi chuyến hàng bên mua bảo hiểm phải có nghĩa vụ cung cấp những thông tin mà bên bảo hiểm yêu cầu và theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm, bên bảo hiểm phải cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho từng lô hàng mà bên mua bảo hiểm nhập (xuất). Hợp đồng bảo hiểm bao phù hợp với những đốitượng khách hàng có khối lượng hàng hoá nhập, xuất lớn trong năm. Hợp đồng bảo hiểm bao được ký kết và thực hiện trên tinh thần thiện chí. Hợp đồng bảo hiểm bao có lợi cho cả người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Người bảo hiểm đảm bảo thu được khoản phí bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm. Người được bảo hiểm nhờ tiết kiệm chi phí giao kết hợp đồng nên có thể giảm chi phí, đồng thời hàng hoá vẫn được nhà bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm ngay cả khi đã xếp lên tàu vận chuyển rồi mà chưa kịp thông báo bảo hiểm. Trên thực tế kinh doanh, do mạng lại nhiều lợi íchvà ưu thế hơn so với hợp đồng bảo hiểm chuyến nên hợp đồng bảo hiểm bao luôn được các doanh nghiệp bảo hiểm khuyến khích áp dụng. c. Tính hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển bắt đầu có hiệu lực từ khi hàng rời kho hay nơi chứa hàng taị địa điểm
  • 23. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0123 ghi trong hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển, tiếp tục có hiệu lực trong suốt quá trình vận chuyển bìnhthường và kết thúc tại một trong các thời điểm sau tuỳ vào thời điểm nào đến trước: -Khi giao hàng vào kho hay nơi chứa hàng cuối cùng đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. -Khi giao hàng vào kho hay bất kỳ nơi chứa hàng nào khác mà người được bảo hiểm chọn dùng làm nơi chia hay phân phối hàng hoặc nơi chứa hàng ngoài quá trình vận chuyển bình thường. -Khi hết hạn 60 ngày kể từ ngày hoàn thành việc dỡ hàng tại cảng đến. -Khi hàng được giao vào bất kỳ kho hay nơi chứa hàng nào khác với nơi nhận do nhầm lẫn. 1.1.2.7. Công tác giám định – bồithường tổn thất a. Giám định tổn thất Giám định tổn thất là việc làm của các chuyên viên giám định của các công ty bảo hiểm hoặc của các công ty giám định được người bảo hiểm uỷ quyền, nhằm xác định mức độ và nguyên nhân của tổn thất làm cơ sỏ cho việc bồi thường. Giám định tổn thất được tiến hành khi hàng hoá bị tổn thất, hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm phẩm chất ở cảng đến hoặc trên đường hành trình và do người được bảo hiểm yêu cầu. Những tổn thất do mất hàng, giao thiếu hàng hoặc không giao hàng thì không phải giám định và cũng không thể giám định được. Do đó, người được bảo hiểm phải có nghĩa vụ đưa ra những bằng chứng chứng minh về nguyên nhân và mức độ của những tổn thất này. Sau khi giám định, người giám định sẽ cấp chứng thư giám định. Chứng thư giám định gồm hai loại: biên bản giám định và giấy chứng nhận giám định được gửi cho người được bảo hiểm trong vòng 30 ngày. Người được bảo hiểm có thể tham gia ý kiến với giám định viên để thống nhất về tỷ lệ tổn thất hàng hoá. Trong trường hợp đôi bên không nhất trí
  • 24. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0124 được thì có thể mời một bên trung gian làm giám định viên độc lập. Biên bản giám định là hcứng thư quan trọng trong việc đòi bồithường, vì vậy khi hàng đến cảng có tổn thất phải yêu cầu giám định ngay (không muộn hơn 60 ngày kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu). Cơ quan giám định phải là cơ quan được chỉ định trong hợp đồng hoặc được người bảo hiểm uỷ quyền. b. Bồi thường tổn thất Các công ty bảo hiểm Việt Nam tính toán và bồi thưòng tổn thất trên cơ sở các nguyên tắc sau: -Bồi thường bằng tiền chứ không phải hiện vật, đồng tiền bồi thường là đồng tiền đã được thoả thuận trong hợp đồng, nếu không có thoả thuận thì nộp phí đồng tiền nào thì bồi thường bằng đồng tiền đó. -Khi hàng hoá được bảo hiểm bị tổn thất bộ phận, thì số tiền bồithường được xác định bằng tổng giá trị hàng hoá khi còn nguyên vẹn trừ đi tổng giá trị hàng hoá còn lại sau khi đã bị tổn thất tại nơi nhận hàng trên cơ sở tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm. -Trên nguyên tắc thì trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ giới hạn trong phạm vi số tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, khi cộng tiền tổn thất các chi phí:cứu hộ, giám định, đánh giá và bán lại hàng hoá bị tổn thất, chi phí đòi người thứ ba, tiền đóng góp vào tổn thất chung thì dù có vượt quá số tiến bảo hiểm thì người bảo hiểm vẫn bồithường dựa trên quy định trong điều khoản đã thoả thuận của hợp đồng bảo hiểm ( đây là điểm khác biệt của bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển với các loại bảo hiểm khác). - Khi thanh toán tiền bồi thường, người được bảo hiểm có thể khấu trừ những khoản thu nhập của người được bảo hiểm trong việc bán hàng và đòi người thứ ba.
  • 25. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0125 1.2. Lý luận về công tác khai thác trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 1.2.1. Vaitrò của công tác khai thác trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển Khai thác là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai mọi nghiệp vụ bảo hiểm, nó có vai trò vô cùng quan trọng, là tiền đề cho các khâu còn lại trong quy trình khai thác nghiệp vụ ấy. Hơn nữa bảo hiểm là loại sản phẩm vô hình, do đó khai thác càng có ý nghĩa quan trọng bởi đây là bước để sản phẩm tiếp cận với khách hàng, tạo cảm nhận ban đầu về chất lượng sản phẩm từ đó mà ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của khách hàng xem có mua hay không mua sản phẩm. Khai thác không chỉ có ý nghĩa đối với người bán bảo hiểm mà còn có ý nghĩa đối với người mua và đối với nền kinh tế. Cụ thể đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, công tác khai thác có ý nghĩa như sau: Đứng trên góc độ của nhà bảo hiểm thì khâu khai thác là khâu quan trọng vì nó mạng lại doanh thu cho công ty. Mặc dù chưa phải là lợi nhuận và chưa phản ánh toàn diện hiệu quả kinh doanh nhưng đó là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh trong mọi thời kỳ. Đồng thời qua đó có thể đánh giá về khả năng thu hút khách hàng, hiệu quả hoạt động của bộ phận khai thác để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp kịp thời. Bên cạnh đó, về cơ bản hoạt động bảo hiểm luôn phải dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít trong đó doanh thu đủ lớn là yêu cầu quan trọng để có thể thực hiện theo nguyên tắc này. Doanh thu càng lớn thì càng có thể giúp doanh nghiệp bảo hiểm hạn chế những rủi ro về khả năng thanh toán. Đặc biệt là đối với bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, hầu hết các hợp đồng đều có giá trị bảo hiểm lớn, nếu không thận trọng thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng
  • 26. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0126 đến tình hình tài chính của công ty. Như vậy, trên góc độ của nhà bảo hiểm thì khai thác có ý nghĩa vô cùng quan trọng, có thực hiện công tác này tốt thì các khâu còn lại mới có thể thực hiện tốt được và từ đó mới đảm bảo cho sự thành công của nghiệp vụ. Đứng trên góc độ của khách hàng, khai thác cũng có những ý nghĩa nhất định. Theo thông lệ quốc tế hiện nay tất cả các hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển đều phải tham gia bảo hiểm, điều này buộc các nhà kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu phải lựa chọn cho mình một nhà bảo hiểm phù hợp nhất. qua giới thiệu và tư vấn của cán bộ khai thác bảo hiểm, người mua bảo hiểm sẽ nắm được những kiến thức cơ bản về bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu nói riêng, đồng thời khách hàng có thể so sánh dựa trên biểu phí bảo hiểm mà các công ty cung cấp để lựa chọn tham gia bảo hiểm tại công ty nào có lợi nhất cho mình. Còn đối với nền kinh tế, việc tiến hành khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển góp phần phát triển các công ty bảo hiểm trong nước thông qua việc tăng doanh thu phí bảo hiểm, từ đó làm tăng một lượng đáng kể nguồn vốn đầu tư cho phát triển nền kinh tế bởi hàng hoá xuất nhập khẩu thường có giá trị lớn nên lượng phí bảo hiểm thu được tương đối nhiều. Như vậy, khai thác bảo hiểm nói chung và khai thác bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho doanh nghiệp bảo hiểm thu hút được khách hàng, giúp người mua bảo hiểm tăng thêm hiểu biết và có sự lựa chọn tốt nhất đồng thời góp phần phát triển nền kinh tế. 1.2.2. Quy trình khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
  • 27. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0127 Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nói chung, ngành bảo hiểm cũng không ngừng phát triển mạnh mẽ. Thị trường bảo hiểm ngày càng trở nên sôiđộng, các doanh nghiệp lần lượt ra đời và cạnh tranh nhau một cách gay gắt để dành thị phần cho mình. Trong kinh doanh bảo hiểm khai thác luôn là khâu quan trọng và quyết định đến sự tồn tại của các bước tiếp theo. Do vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu nói riêng, các doanh nghiệp bảo hiểm không ngừng bổ sung sửa đổiquy trình và chiến lược khai thác nhằm mang lại kết quả tốt nhất. Tuy nhiên về cơ bản thì quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bao gồm trình tự các bước sau: - Thu thập thông tin và tìm hiều nhu cầu bảo hiểm của khách hàng - Phân tíchthông tin, đánh giá rủi ro - Xem xét đề nghị bảo hiểm của khách hàng và chấp nhận chào phí - Đàm phán và gửi bản chào phí tới khách hàng - Chấp nhận, từ chối bảo hiểm - Cấp đơn bảo hiểm - Thu phí và theo dõisau khi cấp đơn - Các dịch vụ đi kèm 1.2.2.1. Thu thập thông tin và tìm hiều nhu cầu bảo hiểm của khách hàng Đây là bước đầu tiên của quá trình khai thác, để làm tốt được bước này vai trò của người khai thác hết sức quan trọng. Để tiến hành khai thác, các khai thác viên sử dụng các mối quan hệ của mình và thực hiện tốt các nhiệm vụ: - Thường xuyên tiếp xúc với khách hàng (các công ty xuất nhập khẩu, các chủ đầu tư) nhằm kịp thời nắm băt nhu cầu của khách hàng và giới thiệu sản phẩm bảo hiểm phù hợp.
  • 28. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0128 - Khai thác viên phải chủ động để khai thác được thông tin từ tấtcả các nguồn: khách hàng, cơ quan quản lý, đại lý, cộng tác viên, môi giới, cơ quan thông tin đại chúng… - Khai thác viên cần tìm hiểu thêm thông tin về tình hình tài chính và khả năng tham gia bảo hiểm, đồng thời tìm hiểu các thông tin liên quan đến đối tượng hàng hoá có nhu cầu bảo hiểm. 1.2.2.2. Phân tíchthông tin, đánh giá rủi ro Từ các thông tin thu thập được, cán bộ khai thác tiến hành phân tíchvà đánh giá về khả năng xảy rủi ro, mức đọ xảy ra rủi ro đốivới đối tượng bảo hiểm. Thông qua số liệu thông kê về khách hàng, tư vấn cho lãnh đạo về chính sách khách hàng. Kết hợp với bộ phận bồi thường, tính hiệu quả bảo hiểm các nămđể từ đó đề xuất ý kiến đưa các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, tương ứng với đó là đưa ra mức phí bao nhiêu là hợp lý với tình hình hiện tại để đạt được mục đíchkinh doanh. Đây là công việc hết sưca quan trọng đòihỏi phải được tiến hành một cách cẩn thận, kỹ lưỡng nhằm ngăn chặn các hậu quả về sau mà quan trọng hơn là vấn đề về trục lợi bảo hiểm. Trong những trường hợp đặc biệt (yêu cầu kỹ thuật chuyên môn cao, khả năng ruiro lớn, giá trị bảo hiểm lớn) vượt quấ khả năng của cán bộ khai thác của công ty thì có thể yều cầu trợ giúp của các cơ quan chuyên môn hoặc tổ chức nước ngoài. 1.1.2.3. Xem xét đề nghị bảo hiểm của khách hàng Trên cơ sở thông tin khách hàng, báo cáo đánh giá rui ro, kết hợp chính sách khách hàng, người bảo hiểm đưa ra tỷ lệ phí bảo hiểm phù hợp. Sau khi đã dưa ra được tỷ lệ phí phù hợp, khai thác viên phải kiểm tra tính phù hợp giữa tính chất bao bì, phương thức xếp hàng với điều kiện bảo hiểm mà khách hàng lựa chọn để điều chỉnh. Công việc tiếp theo của khai thác viên là phải kiểm tra tính hợp lệ của giấy yêu cầu bảo hiểm, đánh giá lại các thông tin mà
  • 29. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0129 khách hàng ghi trong giấy yêu cầu bảo hiểm (tên, dấu, chữ ký) đã đầy đủ và chính xác hay chưa. Một số trường hợp đặc biệt mà khai thác viên cần chú ý trong việc xem xét đề nghị bảo hiểm, xác định tỷ lệ phí và việc hướng dẫn kê khai giấy yêu cầubảo hiểm như: -Nếu tàu vận chuyển nguyên chuyến, yêu cầu khách hàng kê khai quốc tịch tàu, năm sử dụng để có thể biết thêm thông tin và xem xét tàu vận chuyển có thuộc đối tượng thu thêm phụ phí tàu già hay không. -Đối với những lô hàng có giá trị lớn (trên 1 triệu USD), cần phải thông qua Văn phòng Hàng hải (IBM) để tìm hiểu thông tin về chủ tàu. -Tàu chở hàng được bảo hiểm trách nhiệm P&I đầy đủ với một hôi P&I có uy tín. -Nếu khách hàng đã tham gia bảo hiểm tại một côngty ( chi nhánh) cùng thuộc một hệ thống thì cần có sự phối hợp để quyết định đúng đắn, tránh để khách hàng lợi dụng. -Trường hợp khách hàng của DNBH khác có yêu cầu bảo hiểm, cần kiểm tra thông tin kỹ lưỡng về tình hình tài chính, tổn thất, vấn đề nợ phí… Trong quá trình xem xét này, khai thác viên có thể từ chối bảo hiểm khi thấy có những dấu hiệu bất thường. Trường hợp những dịch vụ đặc biệt có giá trị lớn, tính kỹ thuật phức tạp hoặc trên phân cấp, khai thác viên cần đề xuất với lãnh đạo phòng, lãnh đạo công ty để có được phương án đàm phán tối ưu. 1.2.2.4. Đàm phán và gửi bản chào phí tới khách hàng Sau khi đưa ra được mức phí dự kiến, khai thác viên lập nột bản chào phí với lời lẽ thuyết phục và gửi cho khách hàng. Nếu trường hợp phải khảo phí bảo hiểm của thị trường tái bảo hiểm thì chỉ chào phí cho khách hàng sau khi đã nhận được thông báo phí cảu thị trường tái cỏ hiểm.
  • 30. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0130 Trong quá trình đàm phán, các yếu tố liên quan như: quy tắc bảo hiểm, biểu phí, hò sơ số liệu, thông tin về khách hàng, phí của nhà tái bảo hiểm là những yếu tố hàng đầu cần được xem xét để đưa ra được mứ phí phù hợp. Mức phí là một tiêu chuẩn mà khách hàng hay so sánh trong quá trình lựa chọn nơi mua bảo hiểm vì nó chính là giá cả của sản phẩm bảo hiểm. Thông thường thì khách hàng sẽ thích những nơi đưa ra mức phí thấp nên phí bảo hiểm đã chào mà khách hang chưa chấp nhận thì lãnh đạo phòng và lãnh đạo công ty có thể tổ chức gặp gỡ trao đổi, đàm phán lại. Kết thúc quá trình, người bảo hiểm cần để khách hàng nhận thấy rằng mức phí mà công ty đưa ra là hợp lý với mức giá chung trên thị trường, đồng thời lợi ích của họ được đảm bảo ở mức giá phải chăng. 1.2.2.5. Chấp nhận bảo hiểm Khi khách hàng chấp nhận bản chào phí, đề nghị khách hàng gửi giấy yếu cầu bảo hiểm hoàn chỉnh, chính thức bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm, các bên đã thống nhất với nhau về tất cả các điều khoản thì tiến hành cấp đơn bảo hiểm. Trong trường hợp đâc biệt (yêu cầu khan thiết, không liên lạc được bằng fax…) khai thác viên có thể liên lạc qua điện thoại để cấp đơn. Tuy nhiên, khi giao đơn cho khách hàng, nhất thiết phải yêu càu khách hàng ký giấy yêu cầu bảo hiểm theo các thông tin đã khai báo quan điện thoại. Khai thác viên phải đề nghị khách hàng kê khai rõ tất cả các mục trong giấy yêu cầu bảo hiểm. Trường hợp khai thiếu về: số B/L, ký mã hiệu, trọng lượng, số kiện (do chưa được thông báo đầy đủ) thì vẫn chấp nhận cấp đơnnhwng phải yêu cầu khách hàng bổ sung khi nhận được thông báo. Nếu thiếu một trong các thông tin cơ bản như: tên hàng, số hợp đồng (hoặc L/C), điều kiện bảo hiểm thì chỉ nên cấp đơn bảo hiểm sau khi khách hàng đã cung cấp bổ sung thông tin đầy đủ.
  • 31. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0131 1.2.2.6. Cấp đơn bảo hiểm Trước khi cấp đơn bảo hiểm phải tiến hành lấy số đơn bảo hiểm theo quy định và phân loại nhóm, mã nghiệp vụ. Quy trình cấp đơn gồm các bước sau:  Bước 1: Kiểm tra chứng từ -Kiểm tra nội dung của giấy yêu cầu bảo hiểm có phù hợp với các tài liệu kèm theo như: B/L, hoá đơn, L/C, hợp đồng vận chuyển…hay không. - Kiểm tra bản đánh giá rủi ro( nếu có) và những khuyến nghị trong đó.  Bước 2: Vào sổ cấp đơn, lấy số đơn - Lấy số đơn bảo hiểm theo thứ tự trong sổ cấp đơn - Kiểm tra đơn và sổ cấp đơn theo từng danh mục - Trình lãnh đạo phòng ký đơn và sổ cấp đơn  Bước 3: Tính phí bảo hiểm - Xác định số tiền bảo hiểm: Tuỳ theo từng doanh nghiệp mà áp dụng công thức tính phí khác nhau, nhưng thông thưòng ở Việt Nam là tính theo giá CIF. - Xác định tỷ lệ phí áp dụng và các trường hợp tính thêm phụ phí bảo hiểm  Bước 4: Sửa đổi hoặc huỷ đơn bảo hiểm - Trường hợp khách hàng đề nghị điều chỉnh trị giá bảo hiểm (FOB, CIF), cước phí vận chuyển thì khi đó nhà bảo hiểm phải tính toán lại số tiền bảo hiểm, điều chỉnh phí và cấp giấy sửa đổibố sung. - Trường hợp khách hàng yêu cầu huỷ đơn phải xem xét rõ lý do huỷ đơn, đề nghị khách hàng cung cấp thư từ trao đổivề việc không giao hàng, bằng chứng huỷ L/C của ngân hàng ( nếu lô hàng thanh toán bằng L/C). Sau khi cấp đơn, gửi đơn cho khách hàng xong, các khai thác viên còn phải lưu trữ vào hồ sơ nghiệp vụ một bản phụ của đơn bảo hiểm. Đồng thời họ cònphải vào sổ theo dõikhai thác thống kê, theo dõiđối tượng bao
  • 32. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0132 hiểm, sửa đổi bổ sung các điều kiện bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm…theo yêu cầu của khách hàng và theo phát sinh thực tế. Đi đôivới quá trình đó là làm công tác tuyên truyền, đề phòng hạn chế tổn thất… nhằm phục vụ khách hàng sau khi bán hàng và chuẩn bị nắm thông tin phục vụ cho cácnhu cầu bảo hiểm tiếp theo của khách hàng. 1.2.2.7. Thu phí và theo dõi sau khi cấp đơn bảo hiểm Đây có thể coilà khâu quan trọng nhất của quy trình khai thác có tác động trực tiếp đến việc hoàn thành kế hoạch thu phí và tiến độ thu phí, doanh số thu. Đồng thời nó cũng phụ thuộc nhiều vào khả năng tài chính của khách hàng cũng như mức độ khéo léo của cán bộ bảo hiểm khi giao kết hợp đồng và trong quá trình thu phí. Hình thức thu phí rất linh hoạt, có thể thu trực tiếp bằng hoá đơn hoặc thu qua chuyển khoản bằng giấy báo nợ. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà quy định thời hạn thu phí sao cho phù hợp cả hai bên. Trong trường hợp khách hàng còn thiếu các chi tiết hoặc cần sửa đổi các số liệu trong đơn thì lúc này cán bộ bảo hiểm yêu cầu khách hàng cung cấp các số liệu còn thiếu để lập giấy sửa đổibổ sung. 1.2.2.8. Các dịch vụ đi kèm với hoạt động khai thác bảo hiểm Để nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như nâng cao hiệu quả khai thác, một trong những điều không thể thiếu của nhà kinh doanh là các dịch vụ đi kèm với quá trình bán hàng. Do đó, đi cùng với hoạt động khai thác, phải tiến hành các dịch vụ đi kèm: hội nghị công tác khách hàng hàng năm để tiếp thu ý kiến phản hồi của khách hàng, thiết lập những mối quan hệ với khách hàng truyền thống và tạo lập mối quan hệ mới. Vào ngày lễ tết phải gửi thư chúc mừng và tặng quà cho khách hàng, tiến hành công tác đề phòng hạn chế tổn thất, tư vấn cho khách hàng các biện pháp hạn chế rủi ro như phương thứ xếp hàng, cách thức đóng bao bì…
  • 33. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0133 Chương 2: Tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội 2.1. Những nét chung về Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội 2.1.1. Vài nét giới thiệu về Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội Công ty Bảo hiểm Dầu khí được thành lập theo quyết định số 12/BT ngày 23/01/1996 của Bộ trưởng – chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, giấy phép đăng ký kinh doanh số 110356 ngày 26/01/1996. Là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam – PVN. Đến năm 2006 thì công ty tiến hành cổ phần hoá thành Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam. Tên công ty : Tổng Công ty CP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam Tên tiếng anh : PetroVietNam Insurance Joint Stock Corporation Tên viết tắt : PVI Trụ sở chính : 154 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội Tổng công ty CP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay PVI đã có những bước phất triển vượt bậc. Bắt đầu từ tháng 9/2006, theo quyết định của bộ công nghiệp và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, PVI đã tiến hành cổ phàn hoá với mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh và xây dựng PVI trở thành một Tổng công ty cổ phần mạnh trong định chế Bảo hiểm – Tài chính của Tập đoàn. Ngày 12/04/2007 là ngày Tổng công ty CP Bảo hiểm Dàu khí Việt Nam chính thức ra mắt đánh dấu sự chuyển mình cho những thành công rực rỡ tiếp theo. Năm 2006 với vốn điều lệ mới chỉ có 851 tỷ đồng, doanh thu
  • 34. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0134 chỉ đạt 1.300 tỷ đồng, đến cuối năm 2008 vốn điều lệ đã lên đến hơn 1.035 tỷ đồng và doanh thu đạt được là hơn 2.600 tỷ đồng. Sau hơn 13 năm hoạt động, tổng doanh thu năm 2009 đạt 3.566 tỷ đồng, trong đó doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt hơn 2.770 tỷ đồng, đứng thứ hai về thị phần trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam và tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu lĩnh vực bảo hiểm công nghiệp trong nước. Năm 2008, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn thế giới, tuy nhiên bằng nhiệt huyết và sự sáng tạo, PVI đã vượt qua khó khăn với mức doanh thu đạt 2.732 tỷ đồng, làm tiền đề cho mốc ấn tượng 3.000 tỷ đồng vào tháng 12/2009. Kết thúc năm 2009, vượt qua mọi khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh tế, PVI vẫn đạt được mức doanh thu ấn tượng là 3.566 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 220 tỷ đồng, đóng góp cho ngân sách nhà nước 240 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng doanh thu là 30,5% so với năm 2008, hoàn thành vượt mức kế hoạch Tập đoàn giao là 118,6%. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bảo hiểm gốc cũng đạt tận 37,1%, là doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất thị trường bảo hiểm Việt Nam. Tính đến hết năm 2009, PVI có vốn chủ sở hữu đạt gần 2.500 tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 6.000 tỷ đồng tăng tương ứng 120 lần và 260 lần sau 13 năm, đóng góp cho ngân sách nhà nước hơn 950 tỷ đồng. PVI đang có một hệ thống bán lẻ vững mạnh, với 25 chi nhánh, 90 văn phòng khu vực và trên 600 đại lý chuyên nghiệp trải dài khắp các tỉnh thành trên cả nước. Bằng sức trẻ và sự vươn lên mạnh mẽ, với những thành quả đã đạt được, PVI quyết tâm giữ vững vị trí đứng đầu thị trường bảo hiểm trong các lĩnh vực quan trọng và phấn đấu trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, duy trì tốc độ tăng trưởng, nâng cao năng lực tái bảo hiểm, phát triển nhận tái bảo hiểm, tăng cường các Quỹ dự phòng, tập trung hơn nữa vào lĩnh vực đầu tư tài
  • 35. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0135 chính để kinh doanh bảo hiểm ngày càng hiệu quả và đáp ứng nhu cầu bảo hiểm ngày càng tăng theo sự phát triển của nền kinh tế đất nước. PVI sẽ tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng vào năm 2010 và xây dựng Tổng công ty CP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - con. Chiến lược phát triển PVI đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025 trở thành Tổng công ty Tài chính – Bảo hiểm hàng đầu thông qua việc chiếm lĩnh thị trưòng trong nước, phát triển ra thị trường quốc tế. 2.1.2. Giớithiệu về Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội Tên giao dich: Công ty Bảo hiểm dầu khí Hà Nội (PVI Hà Nội) Tên giao dich tiếng anh: Petro Viet Nam Insurance Ha Noi Trụ sở: Tầng 4, Khu A, Số 22 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội Tel: (84 - 04)7 76 22 22 * Fax (84 - 04) 7 76 42 22 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức Ban lãnh đạo Kế toán Giám định - Bồi thường Phòng Hàng hải Phòng XCG Phòng Tài sản - Kỹ thuật Khối quản lý Khối KD tại CT VPKDKV Hành chính - VPKV Hoàn Kiếm - VPKV Từ Liêm - VPKV Tây Hồ -VPKV Cầu Giấy - VPKV Hoàng Mai - VPKV Ba Đình - VPKV Gia Lâm Mai
  • 36. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0136 2.1.2.2. Các loại hình bảo hiểm công ty cung cấp Cũng giống như hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khác, PVI Hà Nội tiền hành triển khai các nghiệp vụ: Bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản – kỹ thuật, bảo hiểm xe cơ giới…Dựa trên những đánh giá về thế mạnh, PVI Hà Nội chủ trương phát triển toàn diện, đồng đều các nghiệp vụ bảo hiểm, chú trọng bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm hàng hải đồng thời tạp trung vào mục tiêu phát triển bảo hiểm xe cơ giới, con người, cháy nổ, tài sản theo định hướng của công ty. 2.1.2.3. Tình hình chung về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanhtừtháng 7/2006. Tuy thời gian hoạt độngchưa lâu, song từ khi thành lập đến nay công ty đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Trong quá trình kinh doanhtuy gặp không ítkhó khăn nhưng nhờ sự giúp đỡ từ phía Tổng công ty và sựquyết tâm của banlãnh đạo cho đếnnay PVI Hà Nội đang từng bước tạo cho mình chỗ đứng nhất định trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. PVI Hà Nội là một trongnhững chinhánh được thành lập sớmhơn so với các chi nhánh khác của Tổngcôngty với độingũ cánbộ nhân viên đầy lòng nhiệt huyết, làm vịêc hết mình cống hiến cho công ty nên trong thời gian ngắn hoạt động côngty đã tạo được thươnghiệu cho mình và đạt thành quả đáng kể, hoàn thành xuất săc nhiệm vụ của Tổngcôngty giao phó. Trong thời gian tới, toàn thể công ty cùng nhau nỗ lực hết mình để đưa công ty ngày một phát triển lớn mạnh, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng bảo hiểm.
  • 37. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0137 2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội 2.2.1. Thuậnlợi Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây đang có mức tăng trưởng khá cao và ổn định. Trong xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá hiện nay, hoạt động ngoại thương phát triẻn mạnh. Do đó kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam phát triển không ngừng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chiến lược hàng đầu là xuất khẩu đặc biệt là cần phải xuất khẩu những mặt hàng đã qua chế biến có giá trị cao. Đồng thời cũng nhập thêm máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, điều này sẽ góp một phần không nhỏ trong việc tạo điều kiện cho thị trường bảo hiểm hàng hoá xuát nhập khẩu phát triển. Hơn nữa nước ta là nước có dường bờ biển dài, với vị trí địa lý thuận lợi là trung tam giao lưu của nhiều khu vực kinh tế và có một vùng biển rộng lớn. Với nhiều lợi thế đó việc xuất nhập khẩu hàng hoá ở nước ta chủ yếu dựa trên phương tiện vận chuyển bằng đường biển. Vì vậy, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển sẽ có nhiều cơ hội để phát triển trong tương lai. Xuất phát từ tính thương phẩm của các loại hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu là vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất (phân bón, sắt thép, xăng dầu) có giá trị lớn, lại dễ bị hư hỏng, cháy nổ…trong quá trình vận chuyển. Do vậy hầu hết các nhà nhập khẩu đều tham gia bảo hiểm để hạn chế rủi ro. Điều này mở cơ hội cho các côngty bảo hiểm nói chung và PTI Hà Nội nói riêng có thêm điều kiện để khai thác khách hàng.
  • 38. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0138 Mặt khác, thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam tuy còn hẹp về mặt số lượng khách hàng tham gia, nhưng do tính chất của nghiệp vụ này là có thời hạn bảo hiểm ngắn nên trong một năm các nhà bảo hiểm có thể quay vòng liên tục số khách hàng tham gia bảo hiểm. Khi nhà bảo hiểm làm việc có uy tín họ sẽ khai thác được nhiều hợp đồng bảo hiểm hơn, điểm này thì PVI Hà Nội đang tiếp tục phát huy. Ngoài ra, PVI Hà Nội là công ty thành viên của Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam, là tổng công ty có tiềm lực tài chính mạnh và uy tín cao trên thị trường, điều này đã tạo điều kiện để công ty xây dựng được lòng tin đối với khách hàng. Trên đây chỉ là những nhân tố khách quan có tác động thuận lợi đến việc triển khai nghiệp vụ. Còn việc triển khai nghiệp vụ này như thế nào, có hiệu quả hay không, còn phụ thuộc vào thực lực của công ty, công ty có nắm bắt kịp thời cơ để lựa chọn được phương án kinh doanh hợp lý, nâng cao được trình đọ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc của cán bộ trong công ty…hay không. 2.2.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi, PVI Hà Nội cũng gặp không ít những khó khăn cần phải vượt qua. Đó là trên thị trường quốc tế, vị thế ngoại thương Vịêt Nam tuy đã phát triển nhưng còn yếu so với các nước. Lịch sử bảo hiểm hàng hóa XNK của Việt Nam đã có từ lâu. Ngay từ khi thành lập, ngày 15/1/1965, Công ty bảo hiểm Việt Nam nay là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam đã được giao nhiệm vụ bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên cho đến nay, hoạt động bảo hiểm cho hàng hóa XNK do các công ty bảo hiểm Việt Nam tiến hành vẫn còn ở mức rất hạn chế, tốc độ tăng trưởng không cao, có giai đoạn theo chiều hướng giảm xuống.Thực trạng trên là do một số nguyên nhân sau:
  • 39. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0139 Thứ nhất: Hoạt động XNK của nước ta chủ yếu áp dụng phương thức xuất khẩu theo điều kiện giao hàng FOB và nhập khẩu theo điều kiện giao hàng CIF. Với các phương thức XNK trên đã hạn chế khả năng ký kết của các công ty bảo hiểm Việt Nam. Hai là: Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam còn hạn chế, chưa mang tầm quốc tế. Thêm vào đó, trình độ cán bộ làm công tác bảo hiểm nói chung còn bất cập so với đòi hỏi của thị trường mà còn non yếu so với mặt bằng thế giới. Theo đánh giá khách quan, các nhà XNK nước ngoài chưa thực sự yên tâm khi mua bảo hiểm của Việt Nam và điều này làm giảm sức thuyết phục khi các nhà đàm phán ngoại thương yêu cầu đối tác nước ngoài trao cho ta quyền mua bảo hiểm. Ba là: Các nhà XNK Việt Nam đã quen với tập quán thương mại xuất khẩu theo điều kiện FOB, nhập khẩu theo điều kiện CIF. Việc thay đổitập quán cũ này khó thực hiện trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, ở một chừng mực nhất định với phương thức giao hàng như trên, phíaViệt Nam sẽ tránh được nghĩa vụ thuê tàu và mua bảo hiểm, đôikhi công việc này khó thực hiện do phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của đối tác nước ngoài trong bốicảnh năng lực hoạt động của các công ty bảo hiểm và đội tàu biển Việt Nam còn hạn chế. Thêm vào đó, các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam còn chưa có thói quen mua bảo hiểm trong nước nên gây khó khăn rất lớn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước trong việc khai thác khách hàng. Bên cạnh đó, thì trường bảo hiểm ngày càng cạnh tranh khôc liệt. Các công ty bảo hiểm như: Bảo Việt, PJICO, Bảo Minh…cũng đang tíchcực mở rộng hoạt động của mình trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hoá xuất nhâp khẩu, rồi không kể đến nhiều công ty mới ra đòi. Không chỉ có các công ty bảo hiểm Việt Nam trên thị trường còncó sự tham gia của các công ty bảo hiểm nước
  • 40. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0140 ngoài với tiềm lực kinh tế mạnh, chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm. Đây sẽ là những trở ngại lớn đối với PVI Hà Nội trong việc khẳng định vị trí của mình trên thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu nói riêng. Mặt khác, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là nghiệp vụ liên quan tới hoạt động đốingoại, có bề dày truyền thống nên đòihỏi các bộ bảo hiểm phải có trình độ nghiệp vụ giỏi, giàu kinh nghiệm và không chỉ giỏi về nghiệp vụ bảo hiểm mà cònphải có sựhiểu biết về nhiều lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực ngoại thương.
  • 41. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0141 2.3. Thực trạng việc khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội 2.3.1. Sơ đồ quy trình khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội. Dịch vụ trong phân cấp: , Phân tích thông tin và đánh giá rủi ro Xem xét đề nghị bảo hiểm của khách hàng và chấp nhận chào phí Đàm phán và gửi bản chào phí tới khách hàng Chấp nhận bảo hiểm Chuẩn bị hợp đồng và cấp đơn Thu nhận thông tin và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng
  • 42. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0142 2.3.2. Cụthể triển khai quy trình khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội 2.3.2.1. Thu thập thông tin và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng Để có được hợp đồng bảo hiểm thì cán bộ khai thác phải nằm được các thông tin về nhu cầu bảo hiểm của khách hàng: thời gian phát sinh nhu cầu bảo hiểm, tên hàng hoá, tính chất của hàng hoá, phương tiện vận chuyển gì, họ muốn tham gia theo điều kiện gì…Để thu nhận được các thông tin này đòi hỏi cán bộ khai thác phải có một quá trình tiếp cận và tìm hiểu khách hàng. Cán bộ khai thác có nhiệm vụ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, gửi hoặc trao đổicác thông tin về các sản phẩm của PVI Hà Nội, nhằm giới thiệu các nghiệp vụ bảo hiểm và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Kịp thời nắm bắt những thay đổi và biến động trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để tư vấn, giới thiệu sản phẩm bảo hiểm hoặc có thay đổi phù hợp. Ngoài ra, thông qua các cơ quan quản lý và kinh doanh như: Bộ thương mại, Tổng công ty xuất nhập khẩu, công ty vận chuyển biển…và lực lượng đại lý, cộng tác viên, môi giới, qua các mối quan hệ giới thiệu khác mà cán bộ khai thác có được thông tin liên quan đến đối tượng hàng hoá cần được bảo hiểm. Đây là cáchtiếp cận truyền thống mà PVI Hà Nội đang áp dụng một cách có hiệu quả. Khai thác viên cònphải tiếp cận thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, các thông báo của Chính phủ về hạn ngạch xuất nhập khẩu. Dưới thời đại công nghệ thông tin hiện đại, các cán bộ khai thác của PVI Hà Nội sử dụng Internet để phục vụ cho việc tìm kiếm, trao đổi thông tin một cách nhanh chóng, giới thiệu hoạt động bảo hiểm của mình trên mạng để các khách hàng có nhu cầu có thể cập nhật được ngay qua trang web của công ty, các trang thông tin khác.
  • 43. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0143 Xử lý ban đầu của cán bộ khai thác khi nhận được thông tin từ khách hàng là phải tìm hiểu thêm các thông tin về nguồn vốn, khả năng tài chính, khả năng tham gia bảo hiểm của khách hàng…và có trách nhiệm kê khai chi tiết các thông tin cần thiết theo đúng mẫu của công ty. Sau khi nắm được các thông tin và tìm hiểu nhu cầu khách hàng thì công việc quan trọng hơn tiếp theo là cán bộ khai thác phải tiến hành tiếp cận khách hàng và thực hiện các biện pháp tuyên truyển, thuyết phục khách hàng đồng ý tham gia bao hiểm tại PVI Hà Nội. Đây là công việc khó khăn nhất đối với mỗi cán bộ khai thác, đòihỏi mỗi cán bộ không chỉ nắm rõ về nghiệp vụ bảo hiểm mà còn đòi hỏi nhiều kỹ năng, sự mềm mỏng khôn khéo, biết cách nắm bắt tâm lý khách hàng. Bởi tính chất của sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vô hình, dễ bắt chước nên bất kỳ một sản phẩm nào ra đời thì các công ty khác đều có thể triển khai và lôi kéo khách hàng về phái mình. Do đó để thuyết phuc cho khách hàng tham gia bảo hiểm thì cán bộ khai thác phải làm cho khách hàng hiểu về sản phẩm, tin tưởng vào bản thân mình và vào công ty. Đây là một điều không dễ gì, đặc biệt là đối với khách hàng là lần đầu tham gia bảo hiểm tại công ty. Hiểu được điều này mà cán bộ PVI Hà Nội luôn phải kiên trì tạo dựng mối quan hệ với khách hàng một cách lâu dài và bằng cả sự nỗ lực, nhiệt tình, khôn khéo cảu bản thân. Trong hoạt động khai thác, để mạng lại hiểu quả cao, PVI Hà Nội đã tiến hành phân tích và phân loại khách hàng một cáchcụ thể. Mỗi đốitượng khách hàng khác nhau sẽ có những cáchthức, chiến lược phù hợp nhất để thu hút họ tham gia bảo hiểm tai công ty. Các khách hàng của công ty được chia làm 4 loại đốitượng sau: -Đối với khách hàng truyển thống: công ty luôn duy trì mối quan hệ tốt đẹp lâu dài. Thường thì mỗi cán bộ khai thác đều chuyên trách một số khách hàng để tiện việc liên hệ, trao đổi các thông tin cần thiết giữa hai bên, hướng
  • 44. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0144 dẫn họ mua bảo hiểm hàng nhập theo giá FOB, hàng xuất theo giá CIF, đôn đốc và khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm kịp thời. Với khách hàng thường xuyên có hàng hoá xuất nhập khẩu thì công ty vận động họ mua hợp đồng bao, vừa tiện lợi cho công ty trong việc quản lý vừa khai thác triệt để kim ngạch xuất nhập khẩu của họ. Đồng thời PVI Hà Nội dành nhiều chính sách ưu đãi: điều chỉnh ha thấp phí đối với khách hàng tham gia bao hiểm nhiều nhưng ít tổn thất xảy ra, quá trình cấp đơn và giả quyết bồi thường nhanh hơn, tặng quà và gửi thư chúc mừng nhân dịp lễ tết…Hơn nữa, để hiểu và phục vụ khách hàng tốt hơn hàng năm công ty đều tổ chức hội nghị khách hàng với sự tham gia cảu các bên liên quan, để khách hàng có thể góp ý giúp công tyhoan thien hơn nữa chất lượng phuc vụ khách hàng và giúp cho mối quan hệ ngày càng bền chặt hơn. -Khách hàng là người đang tham gia bảo hiểm ở các công ty khác trong nước nhưng chưa tham gia bảo hiểm tại PVI Hà Nội: đốivới khách hàng này thì cán bộ khai thác của PVI Hà Nội bằng sự khôn khéo của mình sữ giới thiệu về các dịch vụ bảo hiểm, sự phục vụ hoàn hảo, khả năng đảm bảo chi trả bồi thường khi có tổn thất xảy ra và có thể dựa vào uy tín trên thị trường của Tổng công ty. Điều này khá khó vì cán bộ khai thác của công ty nào cũng luôn nói tốt và ca ngợi về sản phẩm và công ty mình. Song PVI Hà Nội cần biết khai thác điểm mạnh của mình qua sức mạnh uy tín và tài chính khi trực thuộc Tập đoàn Tài chính Quốc gia Việt Nam, để từ đó chứng minh cho khách hàng thấy ưu thế trội hơn hẳn của PVI Hà Nội so với các công ty khác. Như vậy, sẽ thuyết phục được khách hàng về phía mình và mua sản phẩm của công ty. -Khách hàng chưa bao giờ tham gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu ở trong nước (chỉ tham gia ở công ty nước ngoài): Các khách hàng này thường có tâm lý là ngại nhiều giấy tờ, thủ tục rườm rà, phạm vi bảo hiểm không đầy đủ, không tin tưởng vào năng lực của các công ty bảo hiểm trong nước. Nắm
  • 45. Luận văn tôt nghiệp Học viện Tài chính Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp CQ44/03.0145 bắt được tâm lý này, cán bộ khai thác của PVI Hà Nội chủ động giới thiệu với khách hàng về điều kiện bảo hiểm, các lợi thế khi tham gia bảo hiểm trong nước như: hạ phí hơn so với bảo hiểm ở nước ngoài, khi xảy ra tổn thất thì việc bồithường giữa hai công ty trong nước sẽ tiện lợi hơn, nhanh hơn, đồng thời góp phần giảm chi ngoại tệ, tăng nguồn thu cho đất nước, tạo điều kiện cho thi trường bảo hiểm Việt Nam phát triển. -Khách hàng là người chưa bao giờ mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu: Với đối tượng này, cán bộ khai thác của PVI Hà Nội áp dụng biện pháp thu hút là đến tận nơi trao đổi, giải thích cho khách hàng biết về vai trò, tác dụng của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, còn tặng khách hàng tài liệu in sẵn của công ty về những tờ quảng cáo, những điều khoản, quy tắc bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển để khách hàng tham khảo. Mục đíchlà làm sao để khách hàng hiểu và tin tưởng vào lợi íchcủa bảo hiểm, tin vào việc PVI Hà Nội là người bạn đồng hành trong hoạt động kinh doanh, sẵn sang chia sẻ và giúp đỡ khắc phục tình hình tài chính khó khăn khi co rủi ro xảy ra. 2.3.2.2. Phântích đánh giá rủi ro Thông qua các số liệu thống kê và thực tiễn hoạt động của khách hàng, cán bộ khai thác tham mưu cho lãnh đạo về chính sách khách hàng, về công tác quản lý rủi ro và khả năng triển khai dịch vụ, đề xuất ý kiến diều chỉnh tỷ lệ phí và các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho phù hợp. Căn cứ vào các thông tin được cung cấp, cán bộ khai thác tự đánh giá rủi ro hoặc tư vấn kịp thời về quản lý rủi ro cho khách hàng. Điền vào bản câu hỏi đánh giá rủi ro theo mẫu của Bảo hiểm dầu khí, nêu rõ kết luận của cán bộ đánh giá rủi ro. Phải điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu, mục nào không biết phải ghi rõ là: “không biết” hoặc “sẽ thông báo sau”.