SlideShare a Scribd company logo
1 of 54
Mục lục
1 Kiến thức chuẩn bị 1
1.1 Không gian các hàm nhận giá trị trong một không gian Banach . . . . 1
1.1.1 Không gian các hàm khả vi liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . 1
1.1.2 Không gian các hàm liên tục Holder . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.1.3 Không gian các hàm liên tục Holder có trọng . . . . . . . . . . . 3
1.1.4 Không gian các hàm giải tích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.2 Toán tử tuyến tính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.2.1 Hạn chế của toán tử tuyến tính . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.2.2 Tập giải thức, tập phổ và Tích phân Dunford . . . . . . . . . . 5
1.2.3 Nửa nhóm liên tục mạnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.2.4 Nửa nhóm giải tích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.3 Nội suy không gian Banach . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.4 Không gian và các toán tử liên hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.4.1 Không gian đối ngẫu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.4.2 Không gian liên hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.4.3 Toán tử liên hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1.5 Ngoại suy không gian Banach . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.6 Toán tử tuyến tính liên kết với dạng tựa tuyến tính . . . . . . . . . . . 12
1.6.1 Dạng tựa tuyến tính và toán tử liên kết . . . . . . . . . . . . . . 12
1.6.2 Dạng liên hợp và toán tử liên hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.7 Không gian Sobolev-Lebesgue . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
1.7.1 Biên của miền . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
1.7.2 Không gian Sobolev với cấp nguyên . . . . . . . . . . . . . . . . 15
1.7.3 Không gian Sobolev-Lebesgue trong Rn
. . . . . . . . . . . . . . 15
1.7.4 Không gian Sobolev-Lebesgue trong Rn
+ hoặc trong một miền bị
chặn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
1.7.5 Các định lí nhúng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
i
1.7.6 Vết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
1.7.7 Không gian ˚Hs
p(Ω) và H−s
p (Ω) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
1.7.8 Không gian tích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
2 Toán tử quạt, hàm mũ và toán tử lũy thừa 20
2.1 Toán tử quạt và vài tính chất cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
2.1.1 Định nghĩa toán tử quạt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
2.1.2 Toán tử quạt liên kết với một dạng tựa tuyến tính . . . . . . . . 21
2.1.3 Toán tử quạt trong không gian L2 . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
2.1.4 Tính chất chuyển trong L2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
2.2 Hàm mũ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
2.2.1 Nửa nhóm giải tích sinh bởi một toán tử quạt . . . . . . . . . . 26
2.2.2 Bài toán Cauchy đối với phương trình tiến hóa tuyến tính . . . 29
2.3 Toán tử lũy thừa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
2.3.1 Toán tử lũy thừa và nửa nhóm giải tích . . . . . . . . . . . . . . 31
2.3.2 Miền của một toán tử elliptic lũy thừa trong L2 . . . . . . . . . 32
2.3.3 Nghiệm của phương trình tiến hóa nửa tuyến tính . . . . . . . . 33
3 Sự tồn tại nghiệm của một hệ phản ứng các chất Xúc tác-Ức chế 36
3.1 Đặt bài toán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37
3.2 Nghiệm địa phương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
3.3 Nghiệm địa phương không âm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
3.4 Nghiệm toàn cục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
3.4.1 Uớc lượng dưới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
3.4.2 Đánh giá tiên nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
3.4.3 Nghiệm toàn cục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
3.4.4 Ước lượng toàn cục. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
Tài liệu tham khảo 48
ii
Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Lê Huy Chuẩn. Thầy đã nhiệt
tình chỉ dẫn để tôi có thể hoàn thành được luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới tất cả các thầy, các cô đã tham gia giảng dạy cho tôi trong quá trình
học cao học.
Tôi xin cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Toán-Cơ-Tin học, phòng Sau Đại Học trường
Đại học Khoa học Tự nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thiện các thủ tục
bảo vệ luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn cha mẹ tôi. Những người luôn yêu thương và ủng hộ tôi
vô điều kiện.
iii
Lời mở đầu
Một trong những cách tiếp cận hệ thống để nghiên cứu các phương trình, hệ phương
trình vi phân với biến thời gian là lý thuyết nửa nhóm. Lý thuyết này dựa trên những
kết quả về nửa nhóm giải tích được phát triển vào những năm 50 của thế kỉ trước. Điểm
nổi bật trong cách tiếp cận này là cho công thức tổng quát biểu diễn nghiệm. Chẳng
hạn, nửa nhóm giải tích e−tA
sinh bởi toán tử tuyến tính −A là một nghiệm cơ bản
của Bài toán Cauchy đối với phương trình tiến hóa tuyến tính ô-tô-nôm,
dU
dt
+ AU =
F(t), 0 < t ≤ T; U(0) = U0 và nghiệm tổng quát của nó được cho bởi công thức
U(t) = e−tA
U0 +
t
0
e−(t−s)A
F(s)ds. Không chỉ vậy, mỗi nghiệm của Bài toán Cauchy
đối với phương trình tiến hóa nửa tuyến tính,
dU
dt
+AU = F(U), 0 < t ≤ T; U(0) = U0
cũng là một nghiệm của phương trình tích phân U(t) = e−tA
U0 +
t
0
e−(t−s)A
F(U(s))ds.
Những công thức nghiệm như thế cung cấp cho ta nhiều thông tin quan trọng về các
nghiệm như tính duy nhất, tính chính quy tối đại, tính trơn ...v.v. Đặc biệt đối với
các bài toán phi tuyến, ta có thể suy ra tính liên tục Lipchitz hoặc thậm trí đạo hàm
Frechet của nghiệm theo giá trị ban đầu. Từ đó xây dựng được hệ động lực xác định
bởi Bài toán Cauchy; nghiên cứu được dáng điệu tiệm cận của nghiệm; chỉ ra sự tồn
tại của tập hút; nghiên cứu được tính ổn định hoặc không ổn định của nghiệm dừng;
xây dựng được đa tạp trơn ổn định hoặc không ổn định ...v.v. thậm trí bằng phương
pháp giải gần đúng ta có thể thu được lời giải số của nghiệm.
Luận văn này sử dụng lý thuyết nửa nhóm giải tích để chứng minh tính tồn tại
nghiệm của một hệ phản ứng các chất Xúc tác-Ức chế. Chúng tôi chia luận văn ra làm
ba chương.
Chương 1 nói về một số không gian hàm nhận giá trị trong một không gian Banach,
những nét khái quát nhất về các không gian Sobolev, về toán tử tuyến tính, không
gian liên hợp và toán tử liên hợp. Chúng tôi cũng giới thiệu ở đây khái niệm và một
số tính chất nội suy, ngoại suy của một không gian Banach.
Chương 2 giành để nói về toán tử quạt, hàm mũ và toán tử lũy thừa. Chúng tôi đề
cập đến ở đây khái niệm toán tử quạt liên kết với một dạng tựa tuyến tính và nghiên
cứu tính chất chuyển của toán tử này trong L2. Ngoài ra sự tồn tại nghiệm của Bài
toán Cauchy đối với phương trình tiến hóa tuyến tính, nửa tuyến tính cũng được phát
biểu.
Chương 3 trình bày những kết quả nghiên cứu mới về sự tồn tại nghiệm toàn cục
của một hệ phản ứng các chất Xúc tác-Ức chế. Bằng cách sử dụng lý thuyết nửa nhóm
giải tích, chúng tôi đã chứng minh được sự tồn tại nghiệm toàn cục của hệ phản ứng
iv
các chất Xúc tác-Ức chế trong một trường hợp riêng.
Do thời gian và năng lực có hạn, một số điểm trình bày trong luận văn có thể còn
thiếu xót. Tác giả mong muốn nhận được sự góp ý của các thầy, các cô cũng như của
các bạn đồng nghiệp.
Hà nội, tháng 04 năm 2011
Hoàng Thế Tuấn
v
Chương 1
Kiến thức chuẩn bị
1.1 Không gian các hàm nhận giá trị trong một
không gian Banach
Cho X là một không gian Banach với chuẩn || . ||. Ta sẽ giới thiệu một số không
gian các hàm nhận giá trị trong X, xác định trên một khoảng của R hoặc một miền
của C.
Không gian các hàm bị chặn đều
Cho [a, b] là một đoạn trong R. Xét không gian các hàm bị chặn đều trên [a, b], kí
hiệu là B([a, b]; X). Trên B([a, b]; X) ta đưa vào chuẩn supremum
F = sup
a≤t≤b
F(t) .
Với chuẩn này B([a, b]; X) là một không gian Banach.
1.1.1 Không gian các hàm khả vi liên tục
Cho [a, b] là một đoạn trong R và m = 0, 1, 2, ... là số nguyên không âm. Kí hiệu
Cm
([a, b]; X) là không gian các hàm khả vi liên tục đến cấp m trên [a, b]. Khi m = 0,
C0
([a, b]; X) là không gian các hàm liên tục và thường được kí hiệu một cách đơn giản
là C([a, b]; X). Trên Cm
([a, b]; X) ta sử dụng chuẩn sau
F Cm =
m
i=0
max
a≤t≤b
||F(i)
(t)||.
Với chuẩn này Cm
([a, b]; X) là một không gian Banach (xem [1, Tr. 10]). Sau đây là
hai kết quả cơ bản.
1
Định lý 1.1.1. Cho A là một toán tử tuyến tính đóng trong X. Nếu F ∈ C([a, b]; X)
và AF ∈ C([a, b]; X), thì
A
b
a
F(t)dt =
b
a
AF(t)dt.
Chứng minh. Xét một phân hoạch đoạn [a, b] bởi các điểm mốc a = t0 < t1 < ... <
tN = b và lấy tổng
N
n=1
(tn − tn−1)F(τn) với tn−1 ≤ τn ≤ tn.
Rõ ràng
A(
N
n=1
(tn − tn−1)F(τn)) =
N
n=1
(tn − tn−1)AF(τn).
Cho N → ∞ với điều kiện max1≤n≤N (tn − tn−1) → 0, ta được
b
a
F(t)dt ∈ D(A) và
A
b
a
F(t)dt =
b
a
AF(t)dt.
Định lý 1.1.2. Cho a ∈ C([0, T], R) và f ∈ C([0, T], R). Nếu u ∈ C([0, T], R) ∩
C1
((0, T], R) và thỏa mãn bất đẳng thức vi phân
du
dt
+ a(t)u ≤ f(t), 0 < t ≤ T, (1.1)
thì
u(t) ≤ e− t
0 a(τ)dτ
u(0) +
t
0
e− t
s a(τ)dτ
f(s)ds, 0 < t ≤ T.
Nói riêng, nếu a(t) ≡ δ > 0 và f(t) ≡ f > 0 thì
u(t) ≤ e−δt
u(0) + fδ−1
, 0 < t ≤ T.
Chứng minh. Với mỗi t cố định, ta có
d
ds
u(s)e− t
s a(τ)dτ
= [u (s) + a(s)u(s)]e− t
s a(τ)dτ
≤ f(s)e− t
s a(τ)dτ
.
Lấy tích phân hai vế của bất đẳng thức này theo s trên đoạn [0, t], ta thu được
u(t) − u(0)e− t
s a(τ)dτ
≤
t
0
f(s)e− t
s a(τ)dτ
ds.
Từ (1.1) chúng ta có
u(t) ≤ e− t
0 a(τ)dτ
u(0) +
t
0
e− t
s a(τ)dτ
f(s)ds, 0 < t ≤ T.
Nói riêng, nếu a(t) ≡ δ > 0 thì
u(t) ≤ e−δt
u(0) +
t
0
e−δ(t−s)
f(s)ds, 0 < t ≤ T.
Thêm vào đó, nếu f(t) ≡ f > 0 thì
u(t) ≤ e−δt
u(0) + fδ−1
, 0 < t ≤ T.
2
1.1.2 Không gian các hàm liên tục Holder
Với m = 0, 1, 2, ... và một số mũ σ ∈ (0, 1), kí hiệu Cm+σ
([a, b]; X) là không gian
các hàm khả vi liên tục m lần, có đạo hàm cấp m liên tục Holder trên [a, b] với số mũ
σ. Trên Cm+σ
([a, b]; X) ta đưa vào chuẩn
F Cm+σ = F Cm + sup
a≤s<t≤b
F(m)
(t) − F(m)
(s)
|t − s|σ
.
Với chuẩn này, Cm+σ
([a, b]; X) là một không gian Banach (xem [3, Tr. 241]).
Khi σ = 1, gọi Cm,1
([a, b]; X) là tập tất cả các hàm khả vi liên tục tới cấp m, có
đạo hàm cấp m liên tục Lipchitz trên [a, b]. Trên lớp hàm này ta đưa vào chuẩn sau
F Cm,1 = F Cm + sup
a≤t<s≤b
F(m)
(t) − F(m)
(s)
|t − s|
.
Tương tự như trong trường hợp trên, với chuẩn vừa chỉ ra Cm,1
([a, b]; X) là một không
gian Banach (xem [1, Tr. 10]).
1.1.3 Không gian các hàm liên tục Holder có trọng
Cho hai số mũ 0 < σ < β ≤ 1, kí hiệu Fβ, σ
((a, b]; X) là không gian các hàm liên
tục trên (a, b] (tương ứng trên [a, b]) khi 0 < β < 1 (tương ứng khi β = 1) với các tính
chất sau
1. Khi β < 1, (t − a)1−β
F(t) có giới hạn khi t → a;
2. F liên tục Holder với số mũ σ và với trọng (s − a)1−β+σ
, tức là:
sup
a≤s<t≤b
(s − a)1−β+σ F(t) − F(s)
(t − s)σ
= sup
a≤t≤b
sup
a≤s<t
(s − a)1−β+σ F(t) − F(s)
(t − s)σ
< ∞;
3. Khi t → a,
ωF (t) = sup
a≤s<t
(s − a)1−β+σ ||F(t) − F(s)||
(t − s)σ
→ 0.
Trên Fβ, σ
((a, b]; X) ta đưa vào chuẩn
F Fβ, σ = sup
a≤t≤b
(t − a)1−β
F(t) + sup
a≤s<t≤b
(s − a)1−β+σ F(t) − F(s)
(t − s)σ
.
Khi đó Fβ,σ
((a, b]; X) trở thành một không gian Banach (xem [14, Tr. 5]).
3
1.1.4 Không gian các hàm giải tích
Cho D là một miền trong mặt phẳng phức C. Một hàm f(λ) xác định trên D, nhận
giá trị trong X được gọi là giải tích trong D nếu f khai triển được thành chuỗi Taylor
tại mọi điểm trong D. Tất cả các tính chất của các hàm giải tích phức thông thường
đều có thể được mở rộng cho hàm giải tích nhận giá trị trong X. Chẳng hạn ta có công
thức Tích phân Cauchy
f(λ) =
1
2πi C
f(µ)
µ − λ
dµ
đúng cho mọi đường cong Jordan C trơn, hoặc trơn từng khúc bao quanh λ trong D.
1.2 Toán tử tuyến tính
Toán tử tuyến tính bị chặn
Cho X, Y là các không gian Banach với các chuẩn tương ứng là || . ||X, || . ||Y . Không
gian các toán tử tuyến tính từ X vào Y được kí hiệu bởi L(X, Y ). Không gian L(X, Y )
được trang bị chuẩn
A L(X,Y ) = sup
U X ≤1
AU Y .
Với chuẩn này, L(X, Y ) là một không gian Banach. Khi X = Y, L(X, Y ) được viết gọn
là L(X). Kết quả sau đây được gọi là Định lý bị chặn đều.
Định lý 1.2.1 ([15], Tr. 69). Giả sử X và Y là các không gian Banach. Cho {Aα}α∈I
là một họ các toán tử bị chặn từ X vào Y với tập chỉ số I. Nếu supα∈I Aα U Y < ∞
với mọi U ∈ X, thì supα∈I Aα L(X, Y ) < ∞.
Dễ thấy rằng với mỗi U ∈ X, phiếm hàm pU (.) xác định bởi pU (A) = AU Y ,
A ∈ L(X, Y ) là một nửa chuẩn trên L(X, Y ). Rõ ràng họ các nửa chuẩn pU (.), U ∈ X
thỏa mãn tính chất tách, tức là pU (A) = 0 với mọi pU kéo theo A = 0. Cho trước một
số tự nhiên n khác 0, xét n phần tử bất kì trong X mà ta kí hiệu là U1, ..., Un và một
bộ n số thực dương nhỏ tùy ý 1, ..., n. Ta định nghĩa một lân cận của toán tử 0 trong
L(X, Y ) là tập U có dạng
U = {A ∈ L(X, Y ) : pUi
(A) < i, i = 1, ..., n}.
Trường hợp A ∈ L(X, Y ) là toán tử bất kì, lân cận của A là tập có dạng A + U. Trên
L(X, Y ) ta định nghĩa một tô-pô như sau. Một tập được gọi là mở trong L(X, Y ) khi
và chỉ khi nó chứa lân cận của mọi điểm nằm trong nó. Với tô-pô này, L(X, Y ) trở
thành một không gian tô-pô tuyến tính, lồi địa phương (xem [15, Tr. 26]). Không gian
4
tô-pô này được kí hiệu là Ls(X, Y ). Đây là tô-pô mạnh trên L(X, Y ). Trong khi đó,
tô-pô xác định bởi chuẩn toán tử được gọi là tô-pô đều trên L(X, Y ). Chú ý, theo Định
lý 1.2.1 vừa phát biểu Ls(X, Y ) là không gian đủ.
Xét một dãy {An} trong L(X, Y ). Ta nói rằng {An} hội tụ mạnh tới một toán tử
bị chặn A nếu An hội tụ tới A theo tô-pô mạnh, tức là AnU → AU trong Y với mọi
U ∈ X. Một cách tương tự, xét hàm A(ω) xác định trên tập Ω ⊂ Rd
(d là một số
nguyên dương) và nhận giá trị trong L(X, Y ). Ta nói A(ω) liên tục mạnh tại ω0 ∈ Ω
nếu A(ω) liên tục tại ω0 theo tô-pô mạnh, nói cách khác A(ω) liên tục mạnh tại ω0 khi
chỉ khi A(ω)U → A(ω0)U trong Y khi ω → ω0 với mọi U ∈ X.
1.2.1 Hạn chế của toán tử tuyến tính
Cho X là một không gian Banach và cho A là một toán tử tuyến tính từ X vào
chính nó. Miền xác định của A sẽ được kí hiệu là D(A) còn miền giá trị của nó được
kí hiệu bởi R(A). Cho Y là một không gian con của X. Toán tử A|Y xác định trên
D(A|Y ) = {U ∈ D(A) ∩ Y : AU ∈ Y } bằng công thức A|Y U = AU được gọi là Hạn
chế của A trong Y . Dễ dàng kiểm tra rằng A|Y là một toán tử tuyến tính từ Y vào Y .
Khi D(A) ⊂ Y, D(A|Y ) = {U ∈ D(A) : AU ∈ Y }.
1.2.2 Tập giải thức, tập phổ và Tích phân Dunford
Cho A là một toán tử tuyến tính đóng, xác định trù mật trong không gian Banach
X. Tập ρ(A) chứa các số phức λ sao cho (λ − A) có toán tử ngược (λ − A)−1
∈ L(X)
được gọi là tập giải thức của A. Ta biết rằng ρ(A) là tập mở trong C còn (λ − A)−1
là
một hàm giải tích xác định trên ρ(A), nhận giá trị trong L(X) (xem [2, Tr. 158]). Vì
vậy với mỗi λ0 ∈ ρ(A) ta có
(λ − A)−1
=
∞
n=0
(−1)n
(λ − λ0)n
(λ0 − A)−(n+1)
, |λ − λ0| < (λ0 − A)−1 −1
. (1.2)
Phần bù của ρ(A) trong C, kí hiệu là σ(A), được gọi là phổ của A. Chú ý phổ của A
độc lập với cách chọn chuẩn trên X (xem [14, Tr. 10]). Ngoài ra, dễ thấy rằng
(λ − A)−1
− (µ − A)−1
= −(λ − µ)(λ − A)−1
(µ − A)−1
, λ, µ ∈ ρ(A). (1.3)
Giả sử A là một toán tử tuyến tính bị chặn trong X và σ(A) là phổ của nó. Lấy
f(λ) là một hàm giải tích trong miền đơn liên D chứa σ(A) và đặt
f(A) =
1
2πi C
f(λ) (λ − A)−1
dλ,
5
ở đây C là đường cong Jordan trơn, hoặc trơn từng khúc nằm trong D bao quanh
σ(A). Tích phân này xác định trong L(X), không phụ thuộc vào cách chọn đường cong
Jordan C. Người ta gọi nó là Tích phân Dunford. Trong khi đó toán tử f(A) được gọi
là Tích phân hàm liên kết với f(λ).
1.2.3 Nửa nhóm liên tục mạnh
Định nghĩa 1.2.1. Cho X là một không gian Banach. Một họ {T(t)}t≥0 các toán tử
bị chặn trong X được gọi là một nửa nhóm liên tục mạnh hoặc C0-nửa nhóm nếu các
tính chất sau được thỏa mãn
1. T(t + s) = T(t)T(s);
2. T(0) = I;
3. Với mỗi x ∈ X, ánh xạ: [0, ∞) t → T(t)x ∈ X liên tục theo t.
Định nghĩa 1.2.2. Cho {T(t)}t≥0 là một nửa nhóm liên tục mạnh các toán tử bị chặn
trên không gian Banach X. Toán tử A định nghĩa bởi
Ax = lim
h→0+
T(h)x − x
h
được gọi là toán tử sinh của nửa nhóm {T(t)}t≥0. Miền xác định D(A) của A là tập
tất cả các x ∈ X sao cho giới hạn trong vế phải của đẳng thức vừa nêu tồn tại.
Sau đây ta phát biểu một định lý quan trọng trong lý thuyết toán tử tuyến tính.
Định lý 1.2.2. (Lumer-Phillips) Giả sử H là một không gian Hilbert với tích trong
., . . Cho A là một toán tử tuyến tính trong H thỏa mãn các điều kiện sau
1. D(A) trù mật trong X;
2. Tồn tại một số thực ω sao cho Re x, Ax ≤ ω x, x với mọi x ∈ D(A);
3. Tồn tại số thực λ0 > ω sao cho A − λ0I là toán ánh.
Khi đó A sinh ra nửa nhóm liên tục mạnh {etA
}t≥0 và etA
≤ eωt
.
Chứng minh. Xem chứng minh trong [10, Tr. 407].
6
1.2.4 Nửa nhóm giải tích
Cho X là không gian Banach. Một hàm U(z) nhận giá trị trong L(X), xác định
trên miền quạt
Σφ = {z ∈ C : | arg z| < φ}, 0 < φ <
π
2
được gọi là một nửa nhóm giải tích trên X nếu nó thỏa mãn
1. U(z) là một hàm giải tích trong Σφ;
2. U(z) thỏa mãn tính chất nửa nhóm U(z + z ) = U(z)U(z ) với mọi z, z ∈ Σφ;
3. Với bất kì φ sao cho 0 < φ < φ, U(z) hội tụ mạnh tới toán tử 1 trong X khi
Σφ  {0} z → 0.
Do tính chất thứ ba ở trên, ta định nghĩa được U(0) = 1. Vì nửa nhóm giải tích U(z)
trong Σφ có thể mở rộng được lên một miền quạt rộng hơn (có góc φ lớn hơn), nên
một cách tự nhiên ta xét supremum tập tất cả các góc của những hình quạt mà U(z)
có thể mở rộng lên được. Ta gọi giá trị này là góc của nửa nhóm U(z) và kí hiệu nó là
φU .
Xét toán tử tuyến tính A đóng, xác định trù mật trong X, có phổ σ(A) thỏa mãn
σ(A) ⊂ β + Σω, −∞ < β < ∞, 0 < ω <
π
2
. (1.4)
Ngoài ra, giả sử thêm rằng tồn tại hằng số Mω ≥ 1 sao cho
(λ − A)−1
≤
Mω
|λ − β|
, λ /∈ β + Σω. (1.5)
Ta có định lý sau.
Định lý 1.2.3. Cho A là toán tử đóng, xác định trù mật trong X, thỏa mãn (1.4)
và (1.5). Khi đó, e−zA
là một nửa nhóm giải tích xác định trong Σπ
2
−ω, thỏa mãn ước
lượng
e−zA
≤ Cφe−(β+δφ)|z|
, z ∈ Σφ, 0 < φ <
π
2
− ω, (1.6)
với các hằng số δφ > 0 và Cφ ≥ 1 chỉ phụ thuộc vào φ.
Chứng minh. Xem trong [14, Tr. 119].
7
1.3 Nội suy không gian Banach
Với X0, X1 là hai không gian Banach với các chuẩn tương ứng là . X0 , . X1 .
Giả sử X1 được nhúng trù mật và liên tục vào X0. Cho S là dải
S = {z : 0 < Rez < 1}
trong mặt phẳng phức C. Ta kí hiệu H(X0, X1) là không gian tất cả các hàm giải tích
như sau
1. F(z) là một hàm giải tích trong S, nhận giá trị trong X0;
2. F(z) là một hàm bị chặn, liên tục trong ¯S, nhận giá trị trong X0;
3. F(z) là một hàm bị chặn, liên tục theo biến z = 1 + iy, nhận giá trị trong X1.
Trên H(X0, X1) ta đưa vào chuẩn
F H = max sup
−∞<y<∞
F(iy) X0 , sup
−∞<y<∞
F(1 + iy) X1 .
Với chuẩn này H(X0, X1) là một không gian Banach (xem [13, Định lý 1.9.1]).
Cho θ là một số không âm thỏa mãn 0 ≤ θ ≤ 1, ta định nghĩa không gian [X0, X1]θ
như sau
[X0, X1]θ = {U ∈ X0 : tồn tại hàm F ∈ H(X0, X1) sao cho U = F(θ)}.
Trên [X0, X1]θ ta đưa vào chuẩn
U θ = inf
F∈H,F(θ)=U
F H.
Khi đó [X0, X1]θ là một không gian Banach và được gọi là Không gian nội suy từ X1,
X0 (xem [13, Định lý 1.9.2]). Sau đây là vài tính chất cơ bản của các Không gian nội
suy, chứng minh chi tiết xem [13, Định lý 1.9.3].
1. [X0, X1]0 = X0 và [X0, X1]1 = X1;
2. Với 0 < θ < 1, X1 ⊂ [X0, X1]θ ⊂ X0, các phép nhúng ở đây là liên tục, trù mật;
3. Với 0 < θ < 1, bất đẳng thức ||U||θ ≤ ||U||1−θ
X0
||U||θ
X1
đúng cho mọi U ∈ X1;
4. Với 0 ≤ θ < θ ≤ 1, [X0, X1]θ ⊂ [X0, X1]θ, phép nhúng ở đây là liên tục.
8
1.4 Không gian và các toán tử liên hợp
1.4.1 Không gian đối ngẫu
Cho X là một không gian Banach với chuẩn . . Coi C như một không gian Banach
với chuẩn thông thường, xét không gian Banach L(X, C) với chuẩn
||Φ|| = sup
F ≤1
|Φ(F)|, Φ ∈ L(X, C).
Ta thường kí hiệu không gian này là X và gọi nó là không gian đối ngẫu của X. Mỗi
toán tử tuyến tính trong X được gọi là một phiếm hàm tuyến tính trên X. Tuy nhiên
để thuận tiện thay vì xét phép nhân vô hướng thông thường, trên X ta sẽ xét phép
nhân vô hướng sau
(αΦ)(F) = ¯αΦ(F) với mọi α ∈ C, Φ ∈ X , F ∈ X.
Vì X là một không gian Banach, ta có thể xét không gian đối ngẫu X của X . Khi
đó toán tử ι từ X vào X xác định bởi
(ι F)(Φ) = Φ(F), F ∈ X, Φ ∈ X .
là một ánh xạ tuyến tính bảo toàn chuẩn từ X vào X . Khi ι là toàn ánh, tức là
ι(X) = X , X được gọi là không gian Banach phản xạ. Kết quả sau đây là một hệ quả
của Định lý Hahn-Banach mở rộng. Nó được sử dụng để xây dựng không gian liên hợp
của X. Chứng minh chi tiết có trong [15, Tr 108].
Định lý 1.4.1. Giả sử X là một không gian Banach. Khi đó với mọi F ∈ X, F = 0
tồn tại một phiếm hàm Φ ∈ X sao cho Φ(F) = F và ||Φ|| = 1.
1.4.2 Không gian liên hợp
Giả sử X và Y là các không gian Banach với các chuẩn tương ứng là . X, . Y .
Một hàm nhận giá trị phức ., . X×Y xác định trên không gian tích X × Y được gọi là
một dạng tựa tuyến tính nếu nó thỏa mãn
αF + βF, G X×Y = α F, G X×Y + β F, G X×Y , α, β ∈ C, F, F ∈ X, G ∈ Y,
F, αG + βG X×Y = ¯α F, G X×Y + ¯β F, G X×Y , α, β ∈ C, F ∈ X, G, G ∈ Y.
Dạng tựa tuyến tính ., . X×Y này được gọi là một tích đối ngẫu nếu nó thỏa mãn
1. | F, G X×Y | ≤ F X G Y , F ∈ X, G ∈ Y ;
9
2. F X = sup G Y ≤1 | F, G X×Y |, F ∈ X;
3. G Y = sup F X ≤1 | F, G X×Y |, G ∈ Y.
Khi có tích đối ngẫu ., . X×Y giữa X và Y, thì Y được gọi là không gian liên hợp của
X với tích đối ngẫu ., . X×Y và được ký hiệu là X∗
. Dễ thấy nếu Y là không gian liên
hợp của X với tích đối ngẫu ., . X×Y thì X cũng là không gian liên hợp của Y với tích
đối ngẫu ., . Y ×X.
1.4.3 Toán tử liên hợp
Cho {X, X∗
} (tương ứng {Y, Y ∗
}) là một cặp không gian Banach liên hợp với tích
đối ngẫu ., . X×X∗ (tương ứng ., . Y ×Y ∗ ). Giả sử A là một toán tử tuyến tính xác định
trù mật từ không gian con D(A) ⊂ X vào Y . Lấy một toán tử A∗
xác định trong
D(A∗
) ⊂ Y ∗
và nhận giá trị trong X∗
như sau. Một véctơ Ψ ∈ Y ∗
nằm trong D(A∗
)
khi và chỉ khi tồn tại một véctơ Φ ∈ X∗
sao cho AU, Ψ Y ×Y ∗ = U, Φ X×X∗ với mọi
U ∈ D(A). Vì D(A) trù mật trong X nên Φ như vậy được chọn một cách duy nhất.
Với mỗi Ψ ∈ D(A∗
), chúng ta đặt A∗
Ψ = Φ. Từ đây,
U, A∗
Ψ X×X∗ = AU, Ψ Y ×Y ∗ với mọi U ∈ D(A), Ψ ∈ D(A∗
).
Dễ dàng kiểm tra được rằng D(A∗
) là một không gian con tuyến tính của Y ∗
và A∗
là
một toán tử tuyến tính. Toán tử A∗
này được gọi là liên hợp của A đối với các cặp liên
hợp {X, X∗
} và {Y, Y ∗
}. Nếu A bị chặn thì A∗
cũng bị chặn, hơn nữa A = A∗
.
Ngoài ra nếu X và Y là các không gian Banach phản xạ, ta có định lý sau.
Định lý 1.4.2 ([14], Tr. 21). Giả sử X, Y là các không gian Banach phản xạ và các
cặp liên hợp {X, X∗
}, {Y, Y ∗
}. Nếu A là một toán tử tuyến tính liên tục từ X vào
Y , thì A∗
là một toán tử tuyến tính liên tục từ Y ∗
vào X∗
. Hơn nữa A∗
= A và
A∗∗
= A.
Trong trường hợp X = Y , X∗
= Y ∗
và cặp liên hợp là {X, X∗
} với tích đối ngẫu
., . , ta có kết quả sau.
Định lý 1.4.3 ([14], Tr. 21-22). Cho X là một không gian Banach phản xạ và {X, X∗
}
là một cặp liên hợp. Nếu A là một toán tử tuyến tính đóng, xác định trù mật trên X,
thì A∗
cũng là một toán tử tuyến tính đóng, xác định trù mật trên X∗
. Hơn nữa A và
A∗
thỏa mãn các tính chất sau
1. A∗∗
= A;
10
2. λ ∈ ρ(A∗
) khi và chỉ khi ¯λ ∈ ρ(A);
3. Nếu λ ∈ ρ(A∗
), thì (λ − A∗
)−1
= [(¯λ − A)−1
]∗
.
Chú ý khi A∗
= A, A được gọi là toán tử tự liên hợp.
1.5 Ngoại suy không gian Banach
Xét hai không gian Hilbert Z và X với các tích trong ((., .)), (., .) và các chuẩn
tương ứng . , | . |. Giả sử rằng Z được nhúng trù mật, liên tục vào X. Kết quả trong
[14, Tr. 23] chỉ ra sự tồn tại duy nhất của một không gian Banach, kí hiệu là Z∗
, thỏa
mãn các điều kiện sau
1. Z ⊂ X ⊂ Z∗
với các phép nhúng trù mật và liên tục;
2. {Z, Z∗
} tạo thành một cặp liên hợp với tích đối ngẫu ., . ;
3. Tích đối ngẫu ., . thỏa mãn
U, F = (U, F) với mọi U ∈ Z, F ∈ X.
Ta gọi không gian Z∗
này là Không gian ngoại suy từ Z ⊂ X và bộ ba không gian
Z ⊂ X ⊂ Z∗
là một Bộ ba. Theo định nghĩa của tích đối ngẫu, tích trong ., . phải
thỏa mãn
| U, Φ | ≤ U Φ ∗, U ∈ Z, Φ ∈ Z∗
,
U = sup
Φ ∗≤1
| U, Φ |, U ∈ Z,
Φ ∗ = sup
U ≤1
| U, Φ |, Φ ∈ Z∗
,
ở đây . ∗ là chuẩn trên Z∗
. Ngoài ra, ta cũng thấy rằng với U, V ∈ Z
U, V Z∗×Z = V, U Z×Z∗ = (V, U) = (U, V ) = U, V Z×Z∗ ,
tức là
U, V Z×Z∗ = (U, V ) = U, V Z∗×Z, U, V ∈ Z. (1.7)
Liên quan đến tính chất ngoại suy của không gian Hilbert, ta có định lý sau.
Định lý 1.5.1. Cho Z ⊂ X ⊂ Z∗
là một Bộ ba không gian. Nếu A là một toán tử tự
liên hợp bị chặn trên X và là một toán tử tuyến tính bị chặn trên Z, thì A mở rộng
được trên Z∗
thành một toán tử tuyến tính bị chặn với ước lượng A L(Z∗) ≤ A L(Z).
11
Chứng minh. Với F ∈ X bất kì, ta có
AF ∗ = sup
U ≤1
| U, AF | = sup
U ≤1
|(U, AF)| = sup
U ≤1
|(AU, F)| ≤ A L(Z) F ∗.
Vì X trù mật trong Z∗
, A được mở rộng một cách duy nhất lên Z∗
thành một toán
tử bị chặn.
1.6 Toán tử tuyến tính liên kết với dạng tựa tuyến
tính
1.6.1 Dạng tựa tuyến tính và toán tử liên kết
Cho Z ⊂ X ⊂ Z∗
là một Bộ ba. Theo định nghĩa {Z, Z∗
} là một cặp liên hợp. Trong
mục này ta sử dụng tích đối ngẫu ., . Z∗×Z thay vì ., . Z×Z∗ , tất nhiên ., . Z∗×Z =
., . Z×Z∗ . Xét dạng tựa tuyến tính a(U, V ) trên Z × Z.
Nếu với mọi U, V ∈ Z, tồn tại hằng số dương M sao cho
|a(U, V )| ≤ M U V , (1.8)
thì a(U, V ) được gọi là một dạng liên tục. Rõ ràng (1.8) suy ra a(Un, Vn) → a(U, V )
nếu Un → U và Vn → V đồng thời trong Z. Giả sử a(U, V ) là một dạng liên tục trên
Z. Với mỗi U ∈ Z, a(U, .) là phiếm hàm liên tục trong Z. Theo Định lý 1.17 trong [14]
ta tìm được duy nhất Φ ∈ Z∗
sao cho a(U, V ) = V, Φ Z×Z∗ , tức là tìm được duy nhất
Φ ∈ Z∗
để a(U, V ) = Φ, V với mọi V ∈ Z. Như vậy tương ứng A : U → Φ là một
toán tử tuyến tính từ Z vào Z∗
. Tương ứng này được gọi là toán tử liên kết với dạng
a(U, V ). Nó thỏa mãn
a(U, V ) = AU, V , U, V ∈ Z. (1.9)
Dễ thấy A là một toán tử tuyến tính bị chặn thỏa mãn ước lượng
AU ∗ = sup
V ≤1
| AU, V | ≤ M U , U ∈ Z.
Nếu với mọi U ∈ Z, tồn tại hằng số dương δ sao cho
Re a(U, U) ≥ δ U 2
, (1.10)
thì a(U, V ) được gọi là một dạng bức. Hiển nhiên từ (1.10) suy ra rằng nếu a(U, U) = 0
thì U = 0.
Sau đây ta phát biểu Định lý Lax-Milgram. Chứng minh chi tiết định lý này có
trong [15, Tr. 92].
12
Định lý 1.6.1. Cho a(U, V ) là một dạng liên tục và bức trên Z. Khi đó với bất kì
Ψ ∈ Z , tồn tại duy nhất phần tử V ∈ Z sao cho Ψ(U) = a(U, V ) với mọi U ∈ Z.
Sử dụng Định lý Lax-Milgram ta chứng minh được rằng toán tử liên kết A là một
đẳng cấu từ Z tới Z∗
.
Định lý 1.6.2 ([14], Tr. 26). Cho a(U, V ) là một dạng tựa tuyến tính thỏa mãn (1.8),
(1.10). Gọi A là toán tử liên kết với dạng này. Khi đó A là một đẳng cấu từ Z tới Z∗
với đánh giá δ U ≤ AU ∗ ≤ M U . Ngoài ra, A là toán tử tuyến tính đóng và xác
định trù mật trong Z∗
.
Cuối cùng ta nói về Hạn chế của A lần lượt trên X và Z. Theo định nghĩa, do
D(A) ⊂ X, Hạn chế của toán tử A trong X được cho bởi
D(A|X) = {U ∈ Z, AU ∈ X},
A|XU = AU.
Từ định nghĩa của Không gian ngoại suy, ta thấy rằng nếu U ∈ D(A|X) thì a(U, V ) liên
tục theo V đối với chuẩn trong X. Hơn nữa, nếu U ∈ D(A|X) thì a(U, V ) = (A|XU, V )
với mọi V ∈ Z. Một cách tương tự, vì Z = D(A), Hạn chế của A trong Z được cho bởi
D(A|Z) = {U ∈ Z, AU ∈ Z},
A|ZU = AU.
Từ (1.7), ta thấy rằng nếu U ∈ D(A|Z) thì a(U, V ) liên tục theo V đối với chuẩn trong
Z∗
. Hơn nữa khi U ∈ D(A|Z), ta có a(U, V ) = U, V Z×Z∗ với mọi V ∈ Z.
1.6.2 Dạng liên hợp và toán tử liên hợp
Khi a(U, V ) là một dạng tựa tuyến tính liên tục và bức, các Hạn chế A|X và A|Z
của toán tử liên kết A đối với dạng này là các toán tử đóng, xác định trù mật tương
ứng trong X và Z. Thật vậy, xét dạng tựa tuyến tính a∗
(U, V ) như sau
a∗
(U, V ) = a(V, U), (U, V ) ∈ Z × Z.
Ta gọi a∗
(U, V ) là dạng liên hợp của a(U, V ). Rõ ràng a∗
(U, V ) cũng liên tục và bức
trên Z. Gỉa sử B là toán tử liên kết với a∗
(U, V ). Như đã chỉ ra trong mục trước,
dưới các Giả thiết (1.8) và (1.10), B là toán tử tuyến tính đóng, xác định trù mật
trong Z∗
và thỏa mãn a(U, V ) = a∗
(V, U) = BV, U với mọi U, V ∈ Z. Hơn nữa,
AU, V = a(U, V ) = U, BV với mọi U, V ∈ Z. Theo (1.7), rõ ràng A|Z là toán tử
liên hợp B∗
của B ứng với cặp đối ngẫu {Z, Z∗
}. Thật vậy, U = B∗
U khi và chỉ khi
13
U, V Z×Z∗ = U, BV với mọi V ∈ Z; tuy nhiên theo tính chất của toán tử B vừa
định nghĩa ở trên, U = B∗
U khi và chỉ khi U, V Z∗×Z = AU, V với mọi V ∈ Z; tóm
lại, U = B∗
U khi và chỉ khi U = AU ∈ Z và ta có điều phải chứng minh.
Định lý 1.6.3. Cho A là toán tử tuyến tính liên kết với a(U, V ). Giả sử các Điều
kiện (1.8) và (1.10) được thỏa mãn. Khi đó A|X, A|Z là các toán tử đóng, xác định
trù mật tương ứng trong X và Z. Ngoài ra các toán tử liên hợp A∗
và (A|Z)∗
ứng với
cặp {Z, Z∗
} tương ứng là B|Z và B. Trong khi đó, toán tử liên hợp (A|X)∗
ứng với cặp
{X, X} là B|X.
Chứng minh. Vì A|Z = B∗
, tính trù mật của D(A|Z) trong Z thu được trực tiếp từ
Định lý 1.4.3. Mặt khác, D(A|Z) ⊂ D(A|X) và Z trù mật trong X nên D(A|X) trù mật
trong X.
Lập luận tương tự như đối với A|Z = B∗
, ta thấy A|X là toán tử liên hợp (B|X)∗
của B|X đối với cặp liên hợp {X, X}. Khẳng định còn lại suy ra trực tiếp từ (1) trong
Định lý 1.4.3.
1.7 Không gian Sobolev-Lebesgue
1.7.1 Biên của miền
Cho Ω là một tập mở trong Rn
. Ta nói rằng Ω có biên ∂Ω liên tục (tương ứng
Lipschitz, thuộc lớp Cm
(m = 1, 2, 3, . . .)) nếu với mọi x ∈ ∂Ω, tồn tại một lân cận V
của x trong Rn
và một hệ tọa độ trực giao mới (y1, . . . , yn) sao cho
1. V là một hình hộp trong hệ tọa độ mới:
V = {(y1, . . . , yn); −ai < yi < ai, i = 1, . . . , n};
2. Tồn tại một hàm ϕ liên tục (tương ứng Lipschitz, thuộc lớp Cm
) xác định trong
V = {(y1, . . . , yn−1); −ai < yi < ai, i = 1, . . . , n − 1}
thỏa mãn
|ϕ(y )| ≤ an/2 với mọi y = (y1, . . . , yn−1) ∈ V ,
Ω ∩ V = {y = (y , yn) ∈ V ; yn > ϕ(y )},
∂Ω ∩ V = {y = (y , yn) ∈ V ; yn = ϕ(y )};
3. ϕ C(V ) ≤ c (tương ứng ϕ Lip(V ) ≤ c, hoặc ϕ Cm(V ) ≤ c) với một hằng số
c > 0 nào đó.
14
1.7.2 Không gian Sobolev với cấp nguyên
Cho Ω là một tập mở trong Rn
. Với 1 ≤ p ≤ ∞ và k = 0, 1, 2, . . ., kí hiệu Hk
p (Ω) là
không gian các hàm u thuộc lớp Lp(Ω) sao cho các đạo hàm riêng Dα
u đến cấp k đều
thuộc Lp(Ω) theo nghĩa phân bố, ở đây α = (α1, α2, . . . , αn) là một đa chỉ số và cấp
của đạo hàm riêng Dα
u là số |α| = α1 + α2 + . . . + αn. Ta trang bị cho Hk
p (Ω) chuẩn
u Hk
p
=
|α|≤k
Dα
u p
Lp
1
p
, u ∈ Hk
p (Ω).
Với chuẩn này Hk
p (Ω) là một không gian Banach. Đặc biệt khi p = 2, Hk
2 (Ω) là một
không gian Hilbert với tích trong
u, v Hk
2
=
|α|≤k
Dα
u, Dα
v L2 , u, v ∈ Hk
2 (Ω).
Trong trường hợp Ω là tập Rn
+ = x = (x , xn) : x ∈ Rn−1
, xn > 0 hoặc là một
miền bị chặn trong Rn
với biên Lipchitz, theo các Định lý 5 và 5’ trong [12], ta có thể
xây dựng một toán tử mở rộng biến các hàm trong Ω thành các hàm trong Rn
.
Định lý 1.7.1. Giả sử Ω là Rn
+ hoặc là một miền bị chặn trong Rn
với biên Lipschitz.
Khi đó tồn tại một toán tử tuyến tính C biến các hàm trong Ω thành các hàm trong Rn
với các tính chất sau
1. (Cu)|Ω = u;
2. C là một toán tử liên tục từ Hk
p (Ω) vào Hk
p (Rn
) (1 ≤ p ≤ ∞, k = 0, 1, 2, . . .) thỏa
mãn
Cu Hk
p (Rn) ≤ Ap,k u Hk
p (Ω),
ở đây Ap,k > 0 là hằng số chỉ phụ thuộc vào p và k.
1.7.3 Không gian Sobolev-Lebesgue trong Rn
Khi 1 < p < ∞, không gian Sobolev Hk
p (Ω) có thể được mở rộng cho trường hợp
các cấp k không nguyên. Trong mục này, chúng ta xét Ω = Rn
. Giả sử s ≥ 0, kí hiệu
Hs
p(Rn
) là không gian các hàm có tính chất như sau
Hs
p(Rn
) = {u ∈ S(Rn
) : F −1
[(1 + |ξ|2
)
s
2 Fu] ∈ Lp(Rn
)},
ở đây S(Rn
) là không gian các hàm suy rộng tăng chậm, F, F −1
tương ứng là phép
biến đổi Fourier, phép biến đổi Fourier ngược trên S(Rn
) . Hs
p(Rn
) là một không gian
Banach với chuẩn
u Hs
p
= F −1
[(1 + |ξ|2
)
s
2 Fu] Lp , u ∈ Hs
p(Rn
).
15
Khi s nguyên, không âm, người ta chứng minh được rằng hai định nghĩa của Hk
p (Rn
)
và Hs
p(Rn
) thật ra là tương đương.
Khi p = 2, Hs
2(Rn
) là không gian Hilbert với tích trong
(u, v)Hs
2
= (1 + |ξ|2
)
s
2 Fu, (1 + |ξ|2
)
s
2 Fv L2
, u, v ∈ Hs
2(Rn
).
Hơn nữa, với s = k + σ, k = [s] là phần nguyên của s và 0 < σ < 1, chuẩn của Hs
2(Rn
)
tương đương với
u Hs
2
= u L2 +
|α|≤k Rn×Rn
|Dα
u(x) − Dα
u(y)|2
|x − y|n+2σ
dx dy
1
2
, u ∈ Hs
2(Rn
)
(xem [13, Tr. 15]).
1.7.4 Không gian Sobolev-Lebesgue trong Rn
+ hoặc trong một
miền bị chặn
Giả sử Ω là Rn
+ hoặc là một miền bị chặn trong Rn
với biên Lipschitz. Với 1 < p < ∞
và s ≥ 0, Hs
p(Ω) được định nghĩa là tập tất cả các hạn chế u của các hàm trong Hs
p(Rn
)
trên Ω, tức là một hàm u ∈ Lp(Ω) nằm trong Hs
p(Ω) nếu và chỉ nếu tồn tại một hàm
U ∈ Hs
p(Rn
) sao cho U|Ω = u hầu khắp nơi trong Ω. Với u ∈ Hs
p(Ω), chuẩn trong Hs
p
của nó được định nghĩa là
u Hs
p(Ω) = inf
U∈Hs
p(Rn), U|Ω=u
U Hs
p(Rn).
Theo chuẩn này Hs
p(Ω) là một không gian Banach. Thật vậy, vì K = U ∈ Hs
p(Rn
) :
U = 0 trong Ω là một không gian con đóng của Hs
p(Rn
), nên Hs
p(Ω) thực chất là
không gian thương Hs
p(Rn
)/K. Theo Định lý 1.7.1, ta thấy định nghĩa này là phù hợp
với định nghĩa của chuẩn ở phần trước khi s là một số nguyên.
Khi p = 2 và s = k + σ, trong đó k = [s] là phần nguyên của s và 0 < σ < 1, chuẩn
của Hs
2(Ω) tương đương với
||u||Hs
2
= ||u||L2 +
|α|≤k Ω×Ω
|Dα
u(x) − Dα
u(y)|2
|x − y|n+2σ
dxdy
1
2
, u ∈ Hs
2(Ω) (1.11)
(xem trong [13, Chú ý 4.4.2/2]). Ta cũng thấy rằng với 0 < s0 < s1 < ∞
Hs1
p (Ω) ⊂ Hs0
p (Ω) ⊂ Lp(Ω), ở đây các phép nhúng là liên tục.
Các không gian Hs
p(Ω) này được gọi bằng các tên khác nhau. Khi bậc k nguyên,
Hk
p (Ω) được gọi là không gian Sobolev. Khi p = 2, Hs
2(Ω) thường được viết gọn là
Hs
(Ω) và cũng được gọi là không gian Sobolev. Khi 1 < p < ∞, p = 2, Hs
p(Ω) được
gọi là không gian Lebesgue.
16
1.7.5 Các định lí nhúng
Theo Định lý 2.8.1/Chú ý 2 và Định lý 4.6.1 trong [13] ta thu được kết quả sau.
Định lý 1.7.2. Cho Ω là Rn
, Rn
+ hoặc là một miền bị chặn với biên Lipschitz. Giả sử
1 < p < ∞ và 0 ≤ s < ∞. Ta có các khẳng định sau
1. Nếu 0 ≤ s <
n
p
và p ≤ r ≤
pn
n − ps
thì
Hs
p(Ω) ⊂ Lr(Ω) với phép nhúng liên tục. (1.12)
2. Nếu s =
n
p
và p ≤ r < ∞ thì
H
n
p
p (Ω) ⊂ Lr(Ω) với phép nhúng liên tục. (1.13)
3. Nếu s >
n
p
, thì
Hs
p(Ω) ⊂
C(Rn
) (tương ứng C(Rn
+)), khi Ω = Rn
(tương ứng Rn
+),
C(Ω), khi Ω bị chặn.
(1.14)
Đặc biệt khi Ω bị chặn, phép nhúng ở đây là liên tục.
1.7.6 Vết
Trước hết xét trường hợp Ω = Rn
+. Nếu 1 < p < ∞ và s >
n
p
, từ (1.14) ta thấy rằng
Hs
(Rn
+) ⊂ C(Rn
+). Do đó, toán tử vết γ : f → f|∂Rn
+
xác định từ Hs
(Rn
+) đến C(∂Rn
+),
ở đây ∂Rn
+ = {x = (x , 0); x ∈ Rn−1
}. Nếu s > 1
p
, γ mở rộng được thành một toán tử
bị chặn từ Hs
p(Rn
+) đến Lp(∂Rn
+) (xem [13, Định lý 2.9.3]).
Trong mục này ta sẽ giới thiệu một số mở rộng của những kết quả trên khi Ω là
Rn
+ hoặc là một miền bị chặn với biên Lipschitz. Chứng minh những kết quả có trong
[14, Tr. 46]. Nhắc lại rằng D(Ω) là không gian các hàm khả vi vô hạn có giá compact
trong Ω.
Định lý 1.7.3. Cho Ω là Rn
+ hoặc một miền bị chặn với biên Lipschitz. Giả sử 1 <
p < ∞. Nếu s >
1
p
, thì vết γ : f → f|∂Ω là một toán tử bị chặn từ Hs
p(Ω) lên Lp(∂Ω).
Định lý 1.7.4. Cho Ω là Rn
+ hoặc là một miền bị chặn với biên Lipchitz và 1 < p < ∞.
Nếu 0 ≤ s ≤
1
p
, không gian D(Ω) trù mật trong Hs
p(Ω).
Định lý 1.7.5. Cho Ω là miền như trong Định lý 1.7.4 và 1 < p < ∞. Với 0 ≤ s <
1
p
,
tương ứng f → f, ở đây f = f trong Ω và f = 0 trong Rn
− Ω, là một toán tử bị chặn
từ Hs
p(Ω) vào Hs
p(Rn
).
17
Khi
1
p
< s ≤ 1, theo Định lý 1.42 trong [14], ta có kết quả sau.
Định lý 1.7.6. Cho Ω là miền như trong hai định lý trên và 1 < p < ∞. Nếu
1
p
< s ≤ 1, một hàm u ∈ Hs
p(Ω) thuộc bao đóng của D(Ω) trong Hs
p(Ω) khi và chỉ khi
u|∂Ω = 0.
1.7.7 Không gian ˚Hs
p(Ω) và H−s
p (Ω)
Với 1 < p < ∞ và s ≥ 0, kí hiệu ˚Hs
p(Ω) là bao đóng của tập D(Ω) trong không gian
Hs
p(Ω). Ta thấy u ∈ ˚Hs
p(Ω) khi và chi khi có một dãy {un} ⊂ D(Ω) sao cho un → u
trong Hs
p(Ω). Khi Ω = Rn
, ˚Hs
p(Rn
) = Hs
p(Rn
) với mọi 0 ≤ s < ∞. Khi Ω là Rn
+ hoặc
là một miền bị chặn với biên Lipchitz thì theo Định lý 1.7.4
˚Hs
p(Ω) = Hs
p(Ω) nếu 0 ≤ s ≤
1
p
, (1.15)
nhưng
˚Hs
p(Ω) = Hs
p(Ω) nếu
1
p
< s < ∞.
Định lý 1.7.6 dẫn đến
˚Hs
p(Ω) = u ∈ Hs
p(Ω); u|∂Ω = 0 nếu
1
p
< s ≤ 1. (1.16)
Khi p = 2, không gian ˚Hs
2(Ω) được viết gọn là ˚Hs
(Ω). Khi s ≥ 0, không gian đối
ngẫu của ˚Hs
p (Ω) là H−s
p (Ω), ở đây 1 < p < ∞,
1
p
+
1
p
= 1. Vì vậy {˚Hs
p (Ω), H−s
p (Ω)}
lập thành một cặp liên hợp với tích đối ngẫu ., . ˚Hs
p
×H−s
p
trên ˚Hs
p (Ω) × H−s
p (Ω). Mặt
khác do D(Ω) được nhúng trù mật trong ˚Hs
p (Ω) nên H−s
p (Ω) = ˚Hs
p (Ω) ⊂ D(Ω) . Như
vậy ta có Lp(Ω) ⊂ H−s
p (Ω) theo quan hệ
u, f ˚Hs
p
×H−s
p
= u, f Lp ×Lp , u ∈ ˚Hs
p (Ω), f ∈ Lp(Ω). (1.17)
Khi p = p = 2, H−s
2 (Ω) được viết gọn là H−s
(Ω). Chú ý rằng ba không gian
˚Hs
(Ω) ⊂ L2(Ω) ⊂ H−s
(Ω), 0 < s < ∞ (1.18)
lập thành một Bộ ba.
Khi Ω = Rn
, H−s
p (Ω) được cho bởi
H−s
p (Rn
) = {f ∈ S(Rn
) : F −1
[(1 + |ξ|2
)− s
2 Ff] ∈ Lp(Rn
)},
Theo [13, Định lý 2.6.1], với bất kì −∞ < s < ∞,
(Hs
p(Rn
)) = H−s
p (Rn
)
1
p
+
1
p
= 1 .
18
1.7.8 Không gian tích
Cho Ω là Rn
, Rn
+ hoặc là một miền bị chặn với biên Lipschitz. Với 1 ≤ p ≤ ∞,
không gian tích Lp(Ω) được định nghĩa như sau
Lp(Ω) = F =



f1
...
fl


 ; fj ∈ Lp(Ω) với j = 1, . . . , l . (1.19)
Trên không gian này lấy chuẩn tích ||F||Lp = max{||f1||Lp , . . . , ||fl||Lp } nếu 1 ≤ p < ∞
và ||F||L∞ = max{||f1||L∞ , . . . , ||fl||L∞ } nếu p = ∞.
Tương tự với 1 < p < ∞ và s ≥ 0, không gian tích Hs
p(Ω) được định nghĩa bởi
Hs
p(Ω) = U =



u1
...
ul


 ; uj ∈ Hs
p(Ω) với j = 1, . . . , l (1.20)
với chuẩn tích ||U||Hs
p
= max{||u1||Hs
p
, ..., ||ul||Hs
p
}.
Những kết quả liên quan đến Lp(Ω) và Hs
p(Ω) một cách tự nhiên cũng đúng cho
Lp(Ω) và Hs
p(Ω). Ví dụ khi p = 2, L2(Ω) và Hs
(Ω) = Hs
2(Ω) là các không gian Hilbert.
19
Chương 2
Toán tử quạt, hàm mũ và toán tử
lũy thừa
2.1 Toán tử quạt và vài tính chất cơ bản
2.1.1 Định nghĩa toán tử quạt
Cho X là không gian Banach với chuẩn . , A là toán tử tuyến tính đóng, xác
định trù mật trong X. Giả sử rằng tập phổ của A được chứa trong miền quạt mở
σ(A) ⊂ Σω = {λ ∈ C : |argλ| < ω}, 0 < ω ≤ π, (2.1)
và giải thức của nó thỏa mãn ước lượng
(λ − A)−1
≤
M
|λ|
, λ /∈ Σω (2.2)
với hằng số M ≥ 1. Khi đó A được gọi là toán tử quạt trong X. Điều kiện (2.1) suy
ra 0 /∈ σ(A), hay nói cách khác A có nghịch đảo bị chặn trong X. Theo (1.2), ta có
λ ∈ ρ(A) và
(λ − A)−1
≤
A−1
1 − A−1 |λ|
, miễn là |λ| < A−1 −1
. (2.3)
Tương tự đối với λ0 = r0e±iω
, r0 > 0, ta thấy
λ ∈ C : |λ − λ0| <
r0
M
⊂ ρ(A)
và
(λ − A)−1
≤
M
r0 − M|λ − λ0|
, với mọi λ miễn là |λ − λ0| <
r0
M
.
Vì inf argλ : |λ − λ0| < r0
M
= sin−1 1
M
, nên với ω thỏa mãn ω − sin−1 1
M
< ω < ω, ta
có
σ(A) ⊂ Σω = λ ∈ C; |argλ| < ω , (2.4)
20
(λ − A)−1
≤
Mω
|λ|
, λ /∈ Σω , Mω > M. (2.5)
Chẳng hạn có thể lấy Mω =
M cos(ω − ω )
1 − M sin(ω − ω )
. Làm theo cách này chúng ta thấy
rằng các Điều kiện (2.1), (2.2) cũng đúng đối với các góc ω nhỏ hơn ω. Một cách tự
nhiên ta đi xét infimum của tập tất cả các góc ω như vậy và gọi giá trị này là góc của
A, kí hiệu là ωA.
2.1.2 Toán tử quạt liên kết với một dạng tựa tuyến tính
Cho Z ⊂ X ⊂ Z∗
là một Bộ ba các không gian với các chuẩn tương ứng . , | . |
và . ∗. Giả sử (., .) là tích trong trên X và ., . là tích đối ngẫu trên Z∗
× Z. Xét
một dạng tựa tuyến tính liên tục và bức a(U, V ) trên Z × Z, tức là
|a(U, V )| ≤ M U V , U, V ∈ Z (2.6)
Re a(U, U) ≥ δ U 2
, U ∈ Z (2.7)
với các hằng số M > δ > 0. Gọi A là toán tử tuyến tính liên kết với dạng tựa tuyến
tính này và A|X, A|Z là các Hạn chế của nó tương ứng trên các không gian X và Z.
Như đã biết (xem Mục 1.6), A, A|X và A|Z là các toán tử tuyến tính đóng, xác định
trù mật tương ứng trong Z∗
, X và Z .
Với mỗi Re λ ≤ 0, xét dạng tựa tuyến tính
a(U, V ) − λ(U, V ), U, V ∈ Z.
Hiển nhiên dạng này cũng liên tục và bức trên Z. Theo Định lý 1.6.2, toán tử liên kết
với nó là A − λ, là một đẳng cấu từ Z vào Z∗
. Nói riêng, λ ∈ ρ(A) nếu A được coi như
một toán tử xác định trên Z∗
.
Tiếp theo, ta sẽ thiết lập vài ước lượng của giải thức (λ − A)−1
ứng với Re λ ≤ 0.
Giả sử U ∈ Z, ta có
δ U 2
≤ Re a(U, U) − Re λ|U|2
= Re (A − λ)U, U ≤ U (A − λ)U ∗.
Đặt Φ = (λ − A)U, khi đó
(λ − A)−1
Φ ≤ δ−1
Φ ∗. (2.8)
Vì
λ(λ − A)−1
Φ = A(λ − A)−1
Φ + Φ,
21
ta có
|λ| (λ − A)−1
Φ ∗ ≤ A L(Z, Z∗) (λ − A)−1
Φ + Φ ∗ ≤ (Mδ−1
+ 1) Φ ∗.
Do đó,
|λ| (λ − A)−1
Φ ∗ ≤ (Mδ−1
+ 1) Φ ∗, Φ ∈ Z∗
.
Bây giờ giả sử U ∈ D(A|X). Với Re λ ≤ 0,
δ U 2
≤ Re a(U, U) − Re λ|U|2
= Re ((A − λ)U, U) ≤ |(A − λ)U||U|.
Từ
λ|U|2
= a (U, U) + ((λ − A)U, U),
ta suy ra
|λ||U|2
≤ M||U||2
+ |(λ − A)U||U| ≤ (Mδ−1
+ 1)|(λ − A)U| |U|.
Đặt F = (λ − A)U, ta được
|λ||(λ − A)−1
F| ≤ (Mδ−1
+ 1)|F|, F ∈ X.
Cuối cùng xét U ∈ Z. Vì
λ(λ − A)−1
U − (λ − A)−1
AU = U,
nên
|λ| (λ − A)−1
U ≤ (λ − A)−1
L(Z∗, Z) A L(Z∗, Z) U + U .
Từ đây theo (2.8),
|λ| (λ − A)−1
U ≤ (Mδ−1
+ 1) U , U ∈ Z.
Tóm lại, ta đã chỉ ra với Re λ ≤ 0, các ước lượng sau luôn đúng
|λ| (λ − A)−1
Φ ∗ ≤ (Mδ−1
+ 1) Φ ∗, Φ ∈ Z∗
,
|λ||(λ − A)−1
F| ≤ (Mδ−1
+ 1)|F|, F ∈ X,
|λ| (λ − A)−1
U ≤ (Mδ−1
+ 1) U , U ∈ Z.
Những điều này có nghĩa tất cả các toán tử A, A|X và A|Z đều thoả mãn các Điều
kiện (2.1), (2.2) với góc ω =
π
2
và hằng số Mδ−1
+ 1 trong các không gian Z∗
, X và Z
tương ứng.
Tổng kết những điều trên ta có định lý sau.
Định lý 2.1.1. Giả sử A là toán tử liên kết với một dạng tựa tuyến tính a (U, V ) thỏa
mãn (2.6) và (2.7). Khi đó A, A|X và A|Z là các toán tử quạt với các góc nhỏ hơn
π
2
trong các không gian tương ứng là Z∗
, X và Z. Cụ thể hơn, chúng thoả mãn (2.1) và
(2.2) với góc ω =
π
2
và hằng số
M + δ
δ
.
22
2.1.3 Toán tử quạt trong không gian L2
Giả sử Ω là một miền bất kì trong Rn
, Z là một không gian con đóng của H1
(Ω)
sao cho ˚H1
(Ω) ⊂ Z ⊂ H1
(Ω). Xét dạng tựa tuyến tính a(u, v) trên Z × Z
a(u, v) =
n
i,j=1 Ω
aij(x)DiuDj ¯v dx +
Ω
c(x)u¯v dx, u, v ∈ Z. (2.9)
Ở đây các hàm hệ số aij(x), 1 ≤ i, j ≤ n, nhận giá trị thực trong Ω thỏa mãn
aij ∈ L∞(Ω), 1 ≤ i, j ≤ n. (2.10)
Ngoài ra, giả sử rằng với một hằng số dương δ nào đó
n
i,j=1
aij(x)ξiξj ≥ δ|ξ|2
, ξ = (ξ1, ..., ξn) ∈ Rn
, x ∈ Ω hầu khắp nơi. (2.11)
Cuối cùng giả sử c(x) là một hàm thực trong Ω thỏa mãn
c ∈ L∞(Ω) và c(x) ≥ c0 > 0, x ∈ Ω hầu khắp nơi. (2.12)
Các điều kiện này đảm bảo a(u, v) thỏa mãn (2.6) và (2.7) trên Z. Vì vậy nếu xét Bộ
ba Z ⊂ L2(Ω) ⊂ Z∗
chú ý rằng do D(Ω) ⊂ ˚H1
(Ω) ⊂ Z, Z trù mật trong L2(Ω) , thì
toán tử liên kết A của dạng tựa tuyến tính này và các Hạn chế của nó là các toán tử
quạt tương ứng trong Z∗
, L2(Ω) và Z với các góc nhỏ hơn
π
2
. Ta quan tâm tới hai
trường hợp sau.
Trường hợp Z = ˚H1
(Ω) : Trong trường hợp này, Z∗
đồng nhất với H−1
(Ω). Vì
D(Ω) trù mật trong ˚H1
(Ω) nên H−1
(Ω) được chứa trong không gian D(Ω) . Do đó, ta
có thể biểu diễn A theo nghĩa phân bố như sau
Au = −
n
i,j=1
Dj[aij(x)Diu] + c(x)u. (2.13)
Điều này chỉ ra rằng A và các Hạn chế của nó là các biểu diễn của Toán tử vi phân
(2.13) tương ứng trong H−1
(Ω), L2(Ω) và ˚H1
(Ω). Nếu Ω là một miền bị chặn với biên
Lipchitz thì D(A) = ˚H1
(Ω), tức là nếu u ∈ D(A) thì
γu = 0 trên ∂Ω. (2.14)
Định lý 2.1.2 ([14], Tr. 60). Cho Ω là một miền trong Rn
. Giả sử (2.10), (2.11) và
(2.12) được thỏa mãn. Khi đó toán tử A liên kết với Dạng (2.9) trên Z = ˚H1
(Ω) và
các Hạn chế của nó là những toán tử quạt tương ứng trên H−1
(Ω), L2(Ω) và H1
(Ω) với
các góc nhỏ hơn
π
2
. Chính xác hơn, chúng thỏa mãn (2.1), (2.2) với ω =
π
2
và với hằng
số M được xác định bởi aij L∞ , c L∞ , δ và c0. Ngoài ra, nếu Ω là miền bị chặn có
biên ∂Ω Lipschitz thì u ∈ D(A) thỏa mãn Điều kiện Dirichlet (2.14) trên ∂Ω.
23
Trường hợp Z = H1
(Ω) : Trong trường hợp này, Z∗
không đồng nhất với bất
kì không gian con nào của D(Ω) . Vì vậy, toán tử liên kết A không thể biểu diễn được
dưới dạng một toán tử vi phân thông thường. Tuy nhiên nếu Au ∈ L2(Ω) và thêm
vào những điều kiện làm cho các lập luận sau đây thực hiện được, chẳng hạn ∂Ω là
Lipschitz, u ∈ D(A|L2 ) và aij(x)Diu ∈ H1
(Ω) với mọi 1 ≤ i, j ≤ n, thì theo Công thức
Green
(Au, v)L2 = a(u, v) = −
n
i,j=1 Ω
Dj[aij(x)Diu]¯v dx
+
n
i,j=1 ∂Ω
[νj(x)aij(x)Diu]¯v dS +
Ω
c(x)u¯v dx, v ∈ H1
(Ω),
ở đây ν(x) = (ν1(x), ..., νn(x)) là véc tơ pháp tuyến chuẩn tắc ngoài tại điểm x trên
biên ∂Ω. Mặt khác do a(u, v) liên tục theo v đối với tô-pô trong L2(Ω), tích phân trên
∂Ω phải bị triệt tiêu. Nói cách khác, u phải thỏa mãn điều kiện biên
∂u
∂ν
≡
n
i,j=1
νj(x)aij(x)Diu = 0 trên ∂Ω. (2.15)
Điều kiện này được gọi là Điều kiện biên Neumann trên ∂Ω. Đến đây ta có
(Au, v)L2 = −
n
i,j=1
Dj[aij(x)Diu] + c(x)u, v
L2
, v ∈ H1
(Ω)
và vì vậy với mọi u ∈ L2(Ω)
Au = −
n
i,j=1
Dj[aij(x)Diu] + c(x)u. (2.16)
Theo những lập luận này, u thỏa mãn Điều kiện biên (2.15) và Au được cho bởi (2.16).
Ta cũng chú ý rằng nếu Au = ϕ với u ∈ H1
(Ω), ϕ ∈ H1
(Ω)∗
, thì tồn tại dãy
uk ∈ D(A|L2 ) và fk ∈ L2(Ω) sao cho A|L2 uk = fk, uk → u trong H1
(Ω) và fk → ϕ
trong H1
(Ω)∗
. Thật vậy, ta có thể chọn dãy bất kỳ fk → ϕ trong H1
(Ω)∗
với fk ∈ L2(Ω)
và đặt uk = (A|L2 )−1
fk. Theo nghĩa này, ta có thể coi A và các Hạn chế của nó là những
biểu diễn của Toán tử vi phân (2.13) dưới Điều kiện biên Neumann (2.15) tương ứng
trong H1
(Ω)∗
, L2(Ω) và H1
(Ω).
Định lý 2.1.3. Cho Ω là một miền bất kì trong Rn
. Giả sử (2.10), (2.11) và (2.12)
được thỏa mãn. Khi đó toán tử A liên kết với Dạng (2.9) và các Hạn chế của nó là
những toán tử quạt tương ứng trong H1
(Ω)∗
, L2(Ω) và H1
(Ω) với các góc nhỏ hơn
π
2
.
Chính xác hơn, chúng thỏa mãn (2.1), (2.2) với góc ω =
π
2
và hằng số M được xác
định bởi ||aij||L∞ , ||c||L∞ , δ và c0.
Chứng minh. Xem trong [14, Tr. 60].
24
2.1.4 Tính chất chuyển trong L2
Khi Điều kiện (2.11) được thỏa mãn, toán tử vi phân
A(D)u = −
n
i,j=1
Dj[aij(x)Diu] + c(x)u (2.17)
được gọi là elliptic mạnh. Nói chung, toán tử elliptic mạnh được mong đợi thỏa mãn
tính chất sau: A(D)u ∈ L2(Ω) kéo theo u ∈ H2
(Ω). Tính chất này được gọi là tính
chất chuyển. Tuy nhiên các toán tử được giới thiệu trong mục trước không thỏa mãn
tính chất này vì các hàm hệ số aij(x) đơn thuần chỉ là các hàm đo được. Để có được
tính chất chuyển, chúng ta phải giả sử thêm một vài điều, chẳng hạn, Ω là một miền
bị chặn trong Rn
với biên thuộc lớp C2
còn aij(x) thỏa mãn
aij ∈ C1
(Ω), 1 ≤ i, j ≤ n. (2.18)
Xét trường hợp A(D) được trang bị điều kiện biên Neumann. Theo lý thuyết
của toán tử elliptic (xem Định lý 2.2.2.5 và Hệ quả 2.2.2.6 trong [5]), ánh xạ u →
(A(D) + k)u là một đẳng cấu từ không gian u ∈ H2
(Ω);
∂u
∂ν
= 0 trên ∂Ω vào L2(Ω)
nếu k đủ lớn. Hơn nữa, với C là một hằng số dương nào đó
u H2 ≤ C [A(D) + k]u L2 , u ∈ H2
(Ω),
∂u
∂ν
= 0.
Gọi A là toán tử liên kết với Dạng 2.9 trên H1
(Ω) và A|L2 là Hạn chế của A trong
L2(Ω). Nếu A|L2 u = f ∈ L2(Ω) thì tồn tại duy nhất một hàm u ∈ H2
(Ω) sao cho
[A(D) + k]u = f + ku và
∂u
∂ν
= 0 trên ∂Ω. Dễ thấy rằng u = u. Do đó, u ∈ D(A|L2 )
kéo theo u ∈ H2
(Ω). Từ đây ta được
D(A|L2 ) = {u ∈ H2
(Ω);
∂u
∂ν
= 0 trên ∂Ω},
A|L2 u = A(D)u,
(2.19)
và
u H2 ≤ C( A|L2 u L2 + u L2 ), u ∈ D(A|L2 ). (2.20)
Kí hiệu
H2
N (Ω) = {u ∈ H2
(Ω);
∂u
∂ν
= 0 trên ∂Ω}. (2.21)
Theo Định lý 3.2.1.3 trong [5], ta có kết quả sau.
Định lý 2.1.4. Cho Ω là một miền bị chặn với biên thuộc lớp C2
. Giả sử rằng các
Điều kiện (2.11), (2.12) và (2.18) đều được thỏa mãn. Khi đó, Hạn chế A|L2 của toán
tử A liên kết với Dạng (2.9) trên H1
(Ω) được đặc trưng bởi (2.19) và thỏa mãn đánh
giá (2.20).
25
Trong trường hợp Ω là một miền lồi, bị chặn trong Rn
và aij(x) đối xứng, tức là
aij(x) = aj i(x), với mọi 1 ≤ i, j ≤ n, x ∈ Ω hầu khắp nơi. (2.22)
Theo Định lý 3.1.3.3 trong [5], hằng số C xuất hiện trong (2.20) chỉ phụ thuộc vào
phần biên của Ω có độ cong âm và độc lập với các phần còn lại. Tính chất chuyển
tương tự được xây dựng cho miền lồi bị chặn. Chú ý rằng miền lồi bị chặn bất kì có
biên Lipschitz.
Định lý 2.1.5. Cho Ω là một miền lồi bị chặn trong Rn
. Giả sử các Điều kiện (2.11),
(2.12), (2.18) và (2.22) được thỏa mãn. Khi đó, Hạn chế A|L2 của toán tử liên kết với
Dạng (2.9) trên H1
(Ω) được đặc trưng bởi (2.19) và thỏa mãn Đánh giá (2.20).
Chứng minh. Xem chứng minh trong [5, Định lý 3.2.1.3].
2.2 Hàm mũ
Xét toán tử quạt A trong không gian Banach X với góc 0 ≤ ωA <
π
2
. Cho ω là góc
thỏa mãn ωA < ω <
π
2
. Từ định nghĩa ta có
σ(A) ⊂ Σω = {λ ∈ C : |arg λ| < ω}, (2.23)
và một hằng số Mω không nhỏ hơn 1 sao cho
||(λ − A)−1
|| ≤
Mω
|λ|
, với mọi λ /∈ Σω. (2.24)
2.2.1 Nửa nhóm giải tích sinh bởi một toán tử quạt
Trong mục này ta định nghĩa một họ các toán tử tuyến tính bị chặn e−tA
trên X
theo Tính phân Dunford trong không gian L(X)
e−tA
=
1
2πi Γ
e−tλ
(λ − A)−1
dλ, 0 < t < ∞. (2.25)
Ở đây Γ là một đường cong vô hạn nằm trong ρ(A), bao quanh σ(A) và được định
hướng ngược chiều quay của kim đồng hồ. Chẳng hạn, chúng ta có thể lấy Γ = Γ− ∪Γ+,
trong đó Γ± : λ = re±iω
, 0 ≤ r < ∞ với hướng từ ∞eiω
đến 0 rồi từ 0 đến ∞e−iω
(lưu
ý rằng 0 ∈ ρ(A)). Vì
|e−tλ
| = e−t Reλ
= e−t|λ| cos ω
, λ ∈ Γ±,
26
tích phân trên Γ hội tụ trong L(X). Cho 0 < t, t < ∞, ta có
e−tA
e−t A
=
1
2πi
2
Γ Γ
e−tλ
e−t λ
(λ − A)−1
(λ − A)−1
dλ dλ,
với Γ = Γ − 1 là đường cong thu được từ Γ bằng cách dịch chuyển Γ về bên trái một
đơn vị. Theo Phương trình giải thức (1.3):
e−tA
e−t A
=
1
2πi
2
Γ Γ
e−tλ
e−t λ
λ − λ
[(λ − A)−1
− (λ − A)−1
]dλ dλ.
Mặt khác từ Công thức tích phân Cauchy
1
2πi Γ
e−t λ
λ − λ
dλ =
1
2πi |λ −λ|=1
e−t λ
λ − λ
dλ = e−t λ
,
1
2πi Γ
e−tλ
λ − λ
dλ = 0.
Ta có
e−tA
e−t A
=
1
2πi Γ
e−(t+t )λ
(λ − A)−1
dλ = e−(t+t )A
.
Điều này có nghĩa ta đã chứng minh được luật mũ
e−tA
e−t A
= e−t A
e−tA
= e−(t+t )A
, 0 < t, t < ∞.
Theo nghĩa này họ các toán tử e−tA
được gọi là hàm mũ sinh bởi −A.
Ta cũng thấy rằng e−tA
mở rộng được thành một hàm giải tích xác định trên một
miền quạt nào đó chứa nửa trục thực (0, ∞), nhận giá trị trong L(X). Thật vậy, nếu
| arg z| <
π
2
− ω, thì
|e−zλ
| = e−Re (zλ)
≤ e−|z||λ| cos(| arg z|+ω)
, λ ∈ Γ±,
trong đó Γ± là các thành phần của đường cong đã giới thiệu ở trên. Do đó, tích phân
e−zA
=
1
2πi Γ
e−zλ
(λ − A)−1
dλ, z ∈ Σπ
2
−ω (2.26)
hội tụ trong L(X) và như vậy e−tA
được mở rộng thành hàm e−zA
trong miền quạt
Σπ
2
−ω. Ngoài ra, ta có thể kiểm tra được rằng e−zA
khả vi.
Mệnh đề 2.2.1. Với ωA < ω <
π
2
, e−zA
là một hàm nhận giá trị trong L(X), giải
tích trên Σπ
2
−ω. Ngoài ra, các đạo hàm của nó trong Σπ
2
−ω là
dk
e−zA
dzk
= (−A)k
e−zA
=
1
2πi Γ
(−λ)k
e−zλ
(λ − A)−1
dλ, k = 0, 1, . . . (2.27)
27
Chứng minh. Ta chứng minh (2.27) bằng quy nạp. Khi k = 0, (2.27) hiển nhiên đúng.
Giả sử (2.27) đúng với k. Tính toán trực tiếp, ta thấy dk
dzk e−zA
khả vi theo z và đạo
hàm của nó là
dk+1
e−zA
dzk+1
=
1
2πi Γ
(−λ)k+1
e−zA
(λ − A)−1
dλ.
Xét tích
(−A)−1 dk+1
e−zA
dzk+1
=−
1
2πi Γ
(−λ)k+1
e−zA
A−1
(λ − A)−1
dλ.
Từ (1.3) suy ra
(−A)−1 dk+1
e−zA
dzk+1
=
1
2πi Γ
(−λ)k
e−zλ
[(λ − A)−1
+ A−1
] dλ =
dk
e−zA
dzk
(vì 1
2πi Γ
(−λ)k
e−zλ
dλ = 0 theo Định lý tích phân Cauchy). Điều này chỉ ra rằng
R( dk
dzk e−zA
) ⊂ D(A) và −A dk
dzk e−zA
= dk+1
dzk+1 e−zA
. Nói cách khác, (2.27) cũng đúng với
k + 1.
Sau đây là một ước lượng cho chuẩn của e−zA
. Chứng minh chi tiết xem trong [14,
Tr. 86].
Mệnh đề 2.2.2. Với φ bất kì thỏa mãn 0 < φ <
π
2
− ω, tồn tại một số mũ dương
δφ > 0 và một hằng số Cφ > 0 sao cho
||e−zA
|| ≤ Cφe−δφ|z|
, z ∈ Σφ − {0}. (2.28)
Mệnh đề 2.2.3. Với φ bất kì thỏa mãn 0 < φ <
π
2
− ω, e−zA
hội tụ mạnh về toán tử
1 trong X khi z → 0 với z ∈ Σφ − {0}.
Chứng minh. Trước tiên, giả sử U ∈ D(A). Theo chứng minh của Định lý 2.2.1
e−zA
U =
1
2πi Γ
e−zλ
(λ − A)−1
(1 + A)−1
dλ (1 + A)U
=
1
2πi Γ
e−zλ
λ + 1
[(λ − A)−1
+ (1 + A)−1
] dλ (1 + A)U
=
1
2πi Γ
e−zλ
λ + 1
(λ − A)−1
dλ (1 + A)U.
Theo Định lý hội tụ bị chặn Lebesgue, khi z → 0
e−zA
U →
1
2πi Γ
1
λ + 1
(λ − A)−1
dλ (1 + A)U
=−
1
2πi |λ+1|=1
1
λ + 1
(λ − A)−1
dλ (1 + A)U = U trong X.
Tiếp theo, cho F ∈ X là một véc tơ bất kì. Do (2.28) nên D(A) trù mật trong X và
các chuẩn e−zA
bị chặn đều. Điều này suy ra e−zA
F → F trong X.
28
Từ sự hội tụ này, ta định nghĩa được giá trị của e−zA
tại z = 0 là e−0A
= 1. Sau
cùng, ta chứng minh tính khả vi của e−zA
U tại z = 0 với U ∈ D(A).
Mệnh đề 2.2.4. Cho U ∈ D(A). Với φ bất kì thỏa mãn 0 < φ <
π
2
−ω, z−1
[e−zA
−1]U
hội tụ đến −AU trong X khi Σφ − {0} z → 0.
Chứng minh. Cho z ∈ Σφ − {0} và ε > 0. Ta có
[e−zA
− e−εA
]U = (ε − z)
1
0
e−[θz+(1−θ)ε]A
AUdθ.
Khi ε → 0, thì [e−zA
−1]U = −z
1
0
e−θzA
AUdθ. Do đó, khi z → 0, thì z−1
[e−zA
−1]U →
−AU.
Tóm lại, ta đã chứng minh rằng một toán tử quạt A thỏa mãn (2.23) và (2.24) có
hàm mũ e−zA
giải tích trong Σπ
2
−ω, đồng thời thỏa mãn các tính chất được mô tả trong
các Mệnh đề 2.2.1, 2.2.2, 2.2.3 và 2.2.4. Ta cũng kiểm tra được rằng e−zA
thỏa mãn
tính chất nửa nhóm
e−zA
e−z A
= e−(z+z )A
, z, z ∈ Σπ
2
−ω. (2.29)
Theo định nghĩa trong Mục 1.2.5, e−zA
là một nửa nhóm giải tích trên X sinh bởi −A.
2.2.2 Bài toán Cauchy đối với phương trình tiến hóa tuyến
tính
Cho X là một không gian Banach với chuẩn . . Xét bài toán Cauchy đối với
phương trình tiến hóa tuyến tính



dU
dt
+ AU = F(t), 0 < t ≤ T,
U(0) = U0, U0 ∈ X.
(2.30)
Ở đây A là toán tử quạt trong X với góc ωA <
π
2
, cụ thể, A thỏa mãn (2.23) và (2.24),
F ∈ Fβ,σ
((0, T]; X), 0 < σ < β ≤ 1.
Định lý 2.2.1. Cho A thỏa mãn (2.23) và (2.24). Với một hàm F bất kì trong
Fβ,σ
((0, T]; X), 0 < σ < β ≤ 1, tồn tại duy nhất nghiệm U của (2.30) trong không
gian hàm:
U ∈ C([0, T]; X) ∩ C((0, T]; D(A)) ∩ C1
((0, T]; X)
với ước lượng
U(t) + t
dU
dt
+ t AU(t) ≤ C( U0 + F Fβ,σ ), 0 < t ≤ T.
29
Hơn nữa, U được biểu diễn bằng công thức
U(t) = e−tA
U0 +
t
0
e−(t−τ)A
F(τ) dτ, 0 ≤ t ≤ T. (2.31)
Chứng minh. Xem chứng minh trong [14, Tr. 124-126].
2.3 Toán tử lũy thừa
Cho X là một không gian Banach với chuẩn · . Giả sử A là toán tử quạt trong
X với góc 0 ≤ ωA < π. Chúng ta biết rằng với bất kì số nguyên n ∈ Z, toán tử An
được xác định:
Khi n > 0, An
là toán tử đóng, xác định trù mật (xem trong [14, Tr. 84]);
Khi n < 0, An
= (A−n
)−1
là một toán tử bị chặn trong X;
Khi n = 0, A0
= 1.
Ta sẽ mở rộng định nghĩa này cho số mũ thực bất kì. Gọi ω là một góc sao cho
ωA < ω < π. Từ định nghĩa của A, ta có
σ(A) ⊂ Σω = {λ ∈ C : | arg λ| < ω}, (2.32)
và
(λ − A)−1
≤
Mω
|λ|
, λ /∈ Σω, (2.33)
với Mω ≥ 1 là một hằng số nào đó. Chú ý rằng
{λ ∈ C; |λ| ≤ δ} ⊂ ρ(A), miễn là 0 < δ < A−1 −1
. (2.34)
Với mỗi số phức z có phần thực Rez > 0, xây dựng một toán tử tuyến tính bị chặn
bằng Tích phân Dunford
A−z
=
1
2πi Γ
λ−z
(λ − A)−1
dλ. (2.35)
Ở đây Γ là chu tuyến bao quanh σ(A) theo chiều ngược chiều kim đồng hồ trong
C  (−∞, 0] ∩ ρ(A), cụ thể ta lấy Γ = Γ− ∪ Γ0 ∪ Γ+ trong đó
Γ± : λ = ρe±iω
, δ ≤ ρ < ∞ và Γ0 : λ = δeiϕ
, −ω ≤ ϕ ≤ ω, (2.36)
(các số ω và δ được đề cập trong (2.32), (2.33) và (2.34)) với hướng từ ∞eiω
tới δeiω
,
từ δeiω
tới δe−iω
và từ δe−iω
tới ∞eiω
. Bằng tính toán trực tiếp, chúng ta thấy rằng
A−z
là một hàm giải tích trong miền Re z > 0, nhận giá trị trong L(X) (xem chi tiết
trong [14, Tr. 93-94]). Vì vậy ta có kết quả sau.
30
Định lý 2.3.1. Với bất kì 0 < φ <
π
2
,
1. A−z
A−z
= A−(z+z )
, Rez > 0, Rez > 0.
2. Khi Σφ  {0} z → 0, A−z
hội tụ mạnh đến 1 trên X.
Từ đây ta thấy rằng A−z
khả nghịch với mọi Rez > 0. Thật vậy, nếu A−z0
F = 0
với z0 nào đó thì với bất kì x > 0, A−(z0+x)
F = A−x
A−z0
F = 0. Do A−z
F là giải tích,
A−z
F phải đồng nhất 0. Theo Định lý 2.3.1, F phải bằng 0. Do đó, với Re z > 0, A−z
là ánh xạ 1-1 và nghịch ảnh của nó Az
là toán tử tuyến tính đơn trị trong X. Điều này
cho phép ta định nghĩa
Az
= (A−z
)−1
.
Ngoài ra, nếu 0 < Re z1 < Re z2, thì A−z2
= A−z1
A−(z2−z1)
; do đó R(A−z2
) ⊂ R(A−z1
);
vì vậy D(Az2
) ⊂ D(Az1
). Đặc biệt, nếu 0 < Re z < k (k là một số nguyên), thì
D(Ak
) ⊂ D(Az
). Theo (2.91) trong [14], D(Az
) trù mật trong X. Tóm lại, Az
là toán
tử tuyến tính đóng, xác định trù mật trong X.
Từ Định lý 2.3.1, A0
= 1. Như vậy với mọi số thực −∞ < x < ∞, lũy thừa Ax
của
A đã được định nghĩa và có những tính chất sau
1. Ax
là toán tử liên tục trên X khi −∞ < x < 0, A0
= 1 và Ax
là toán tử đóng,
xác định trù mật trong X khi 0 < x < ∞;
2. D(Ax2
) ⊂ D(Ax1
) với 0 ≤ x1 < x2 < ∞;
3. Ax
Ax
= Ax
Ax
= Ax+x
với bất kì −∞ < x, x < ∞.
2.3.1 Toán tử lũy thừa và nửa nhóm giải tích
Cho A là một toán tử quạt thỏa mãn (2.32) và (2.33). Ta biết rằng −A sinh ra
nửa nhóm giải tích e−zA
trên X. Theo Mệnh đề 2.2.1, R(e−tA
) ⊂ D(Aθ
) với t > 0 và
0 < θ < ∞ bất kì. Trong mục này chúng ta sẽ cho một ước lượng của Aθ
e−tA
. Xét toán
tử được xác định như sau
Eθ
(t) =
1
2πi Γ
λθ
e−tλ
(λ − A)−1
dλ, 0 < t < ∞, 0 < θ < ∞,
ở đây Γ là chu tuyến được lấy như trong (2.36) nhưng với ωA < ω <
π
2
. Theo Định lý
2.3.1, dễ dàng thấy Eθ
(t)A−θ
= A−θ
Eθ
(t) = e−tA
. Vì vậy, Eθ
(t) = Aθ
e−tA
= e−tA
Aθ
.
Thay Γ bởi Γω : λ = ρe±iω
, 0 ≤ ρ < ∞ (tức là, δ → 0), ta thu được
Aθ
e−tA
≤ Mω
Γ
|λ|θ−1
e−tReλ
|dλ| = Mω
∞
0
ρθ−1
e−tρ cos ω
dρ
= Mω(cos ω)−θ
Γ(θ)t−θ
, 0 < t < ∞, 0 < θ < ∞, (2.37)
31
ở đây Γ(.) là kí hiệu của hàm gamma.
2.3.2 Miền của một toán tử elliptic lũy thừa trong L2
Cho Ω là một miền bị chặn trong Rn
với biên Lipchitz. Xét dạng tựa tuyến tính
a(u, v) =
n
i,j=1 Ω
aij(x)DiuDj ¯v dx +
Ω
c(x)u¯v dx, u, v ∈ H1
(Ω). (2.38)
Ở đây aij(x), 1 ≤ i, j ≤ n, là các hàm xác định trong Ω thỏa mãn điều kiện
aij ∈ L∞(Ω). (2.39)
Ngoài ra giả sử tồn tại hằng số dương δ sao cho
n
i,j=1
aij(x)ξiξj ≥ δ|ξ|2
, ξ = (ξ1, ..., ξn) ∈ Rn
, x ∈ Ω hầu khắp nơi. (2.40)
Cuối cùng giả sử rằng c(x) là hàm nhận giá trị thực trong Ω thỏa mãn
c ∈ L∞(Ω) và c(x) ≥ c0 > 0, x ∈ Ω hầu khắp nơi. (2.41)
Những điều kiện này đảm bảo a(., .) thỏa mãn (2.6), (2.7) trên H1
(Ω).
Xét Bộ ba không gian H1
(Ω) ⊂ L2(Ω) ⊂ H1
(Ω)∗
. Toán tử liên kết với a(., .) và
hạn chế của nó trong L2(Ω) được kí hiệu lần lượt bằng A và A = A|L2 . Khi đó A
(tương ứng A) là toán tử quạt trong H1
(Ω)∗
(tương ứng trong L2(Ω)) với góc nhỏ
hơn
π
2
. Toán tử A (tương ứng A) được coi như liên kết của toán tử elliptic mạnh
− n
i,j=1 Dj[aij(x)Di] + c(x) trong H1
(Ω)∗
(tương ứng trong L2(Ω)) dưới Điều kiện
biên Neumann
∂u
∂ν
≡
n
i,j=1
νj(x)aij(x)Diu = 0 trên ∂Ω. (2.42)
Trường hợp 1: Ω là một miền bị chặn trong Rn
và có biên thuộc lớp C2
. Giả sử
thêm rằng các hàm aij(x) thỏa mãn điều kiện
aij(x) ∈ C1
(Ω), 1 ≤ i, j ≤ n. (2.43)
Định lý 2.3.2. Cho Ω là một miền bị chặn trong Rn
với biên thuộc lớp C2
và giả sử
các Điều kiện (2.40), (2.41), (2.43) đều được thỏa mãn. Khi đó
D(Aθ
) = [L2(Ω), H2
N (Ω)]θ =



H2θ
(Ω) nếu 0 ≤ θ <
3
4
,
H2θ
N (Ω) nếu
3
4
< θ ≤ 1
32
với tương đương chuẩn
C−1
u H2θ ≤ Aθ
u L2 ≤ C u H2θ , u ∈ D(Aθ
).
Ở đây C là hằng số nào đó.
Chứng minh. Xem trong [14, Tr. 442-445].
Trường hợp 2: Ω là một miền lồi, bị chặn trong Rn
. Giả sử các hàm hệ số aij(x)
trong biểu thức của Dạng (2.38) đối xứng, tức là
aij(x) = aji(x), 1 ≤ i, j ≤ n, x ∈ Ω hầu khắp nơi. (2.44)
Định lý 2.3.3. Cho Ω là một miền lồi và bị chặn trong Rn
. Giả sử các Điều kiện
(2.40), (2.41), (2.43) và (2.44) đều được thỏa mãn. Khi đó
D(Aθ
) = [L2(Ω), H2
N (Ω)]θ =



H2θ
(Ω) nếu 0 ≤ θ <
3
4
,
H2θ
N (Ω) nếu
3
4
< θ ≤ 1
với tương đương chuẩn
C−1
u H2θ ≤ Aθ
u L2 ≤ C u H2θ , u ∈ D(Aθ
).
Ở đây C là hằng số nào đó.
Chứng minh. Chứng minh tương tự như đối với Định lý 2.3.2.
2.3.3 Nghiệm của phương trình tiến hóa nửa tuyến tính
Cho X là không gian Banach với chuẩn . . Trong X xét bài toán Cauchy cho
phương trình tiến hóa trừu tượng nửa tuyến tính



dU
dt
+ AU = F(U) + G(t), 0 < t ≤ T,
U(0) = U0.
(2.45)
Ở đây, A là một toán tử quạt trong X thỏa mãn (2.23) và (2.24), F là một toán tử
phi tuyến từ D(Aη
) vào X thỏa mãn điều kiện dạng Lipchitz
F(U) − F(V ) ≤ φ( Aβ
U + Aβ
V ) × [ Aη
(U − V ) + ( Aη
U + Aη
V )
Aβ
(U − V ) ] (2.46)
( η và β là các số thực dương tuân theo đánh giá
0 < β ≤ η < 1, (2.47)
33
φ(.) là một hàm liên tục tăng). Nói riêng, (2.46) kéo theo ước lượng sau
F(U) ≤ ψ( Aβ
U )( Aη
U + 1), U ∈ D(Aη
), (2.48)
trong đó ψ(ξ) = F(0) + φ(ξ)(ξ + 1). Ngoài ra, giả sử thêm rằng G ∈ Fβ,σ
((0, T]; X),
0 < σ < β và giá trị ban đầu U0 ∈ D(Aβ
).
Ta có định lý sau.
Định lý 2.3.4. Giả sử (2.23), (2.24), (2.46) và (2.47) được thỏa mãn. Khi đó, với bất
kì G ∈ Fβ,σ
((0, T]; X), 0 < σ < 1−η và bất kì U0 ∈ D(Aβ
), Bài toán (2.45) có nghiệm
địa phương duy nhất U trong không gian hàm:



U ∈ C((0, TG,U0 ]; D(A)) ∩ C([0, TG,U0 ]; D(Aβ
)) ∩ C1
((0, TG,U0 ]; X),
dU
dt
, AU ∈ Fβ,σ
((0, TG,U0 ]; X),
(2.49)
ở đây TG,U0 > 0 chỉ phụ thuộc vào G Fβ,σ và Aβ
U0 . Ngoài ra, U thỏa mãn ước lượng
Aβ
U C +
dU
dt Fβ,σ + AU Fβ,σ ≤ CG,U0 (2.50)
với hằng số CG,U0 > 0 chỉ phụ thuộc vào G Fβ,σ và Aβ
U0 .
Chứng minh. Xem trong [14, Tr. 177-183].
Từ định lý này, ta chứng minh ngay được sự tồn tại nghiệm toàn cục của (2.45).
Hệ quả 2.3.1. Với những điều kiện của Định lý 2.3.4 và giả sử nghiệm địa phương
bất kì U của (2.45) trong không gian hàm:
C((0, TU ]; D(A)) ∩ C([0, TU ]; D(Aβ
)) ∩ C1
((0, TU ]; X)
thỏa mãn ước lượng
Aβ
U(t) ≤ CG,U0 , 0 ≤ t ≤ TU (2.51)
với hằng số CG,U0 > 0 không phụ thuộc vào TU . Khi đó, (2.45) có duy nhất nghiệm toàn
cục trên đoạn [0, T].
Chứng minh. Chúng ta có thể thác triển hàm G thành hàm G xác định trên nửa
khoảng [0, ∞) bằng cách đặt G(t) ≡ G(T) với T < t < ∞. Rõ ràng, G Fβ,σ((a,b];X) ≤
G Fβ,σ((0,T];X) trên mọi nửa khoảng (a, b] bất kì. Cho U1 là một véc tơ bất kì trong
D(Aβ
) thỏa mãn Aβ
U1 ≤ CG,U0 . Xét bài toán Cauchy sau



dV
dt
+ AV = F(V ) + G(t), t1 < t < ∞,
V (t1) = U1
(2.52)
34
với thời điểm ban đầu t1 ∈ [0, ∞). Theo Định lý 2.3.4, tồn tại một số τ > 0 chỉ
phụ thuộc vào G Fβ,σ và CG,U0 sao cho (2.52) luôn có một nghiệm địa phương trên
[t1, t1 + τ].
Xét một nghiệm địa phương U của (2.45) trên [0, TG,U0 ] thu được từ Định lý 2.3.4.
Rõ ràng TG,U0 ≥ τ. Lấy t1 = TG,U0 −
τ
2
và đặt U1 = U(t1). Mặt khác cũng theo Định
lý 2.3.4, Bài toán (2.52) cũng có một nghiệm địa phương V trên đoạn [t1, t1 + τ]. Tuy
nhiên do tính duy nhất nghiệm, U(t) ≡ V (t) trên đoạn [t1, TG,U0 ]; điều này có nghĩa
rằng chúng ta có thể xây dựng được một nghiệm địa phương của (2.45) trên đoạn
[0, TG,U0 +
τ
2
]. Ước lượng (2.51) cho phép ta tiếp tục quá trình này vô hạn bước và sau
mỗi bước nghiệm địa phương được mở rộng trên một khoảng có độ dài cố định
τ
2
. Vì
vậy, sau hữu hạn bước khoảng nghiệm mở rộng có thể phủ đoạn [0, T] đã cho.
35
Chương 3
Sự tồn tại nghiệm của một hệ phản
ứng các chất Xúc tác-Ức chế
Trong chương này, chúng tôi nghiên cứu sự tồn tại nghiệm của một hệ phản ứng
các chất Xúc tác-Ức chế. Mô hình tổng quát của hệ này được viết dưới dạng như sau:



∂A
∂t
= k1 − k2A + k3
Ap
Bq
+ DA∆A, trong (0, ∞) × Ω,
∂B
∂t
= k4
Ar
Bs
− k5B + DB∆B trong (0, ∞) × Ω,
(3.1)
Ở đây A là mật độ của chất xúc tác, B là mật độ của chất ức chế; các hệ số DA, DB
tương ứng là tốc độ khuếch tán của chất xúc tác và ức chế; k1, k2, k3, k4, k5 là các
hằng số dương nào đó; p, q, r, s là các số thực không âm, riêng p > 1; Ω là một miền
bị chặn trong Rn
.
Đã có nhiều bài báo nghiên cứu về hệ này. Rothe [11] chứng minh được sự tồn
tại nghiệm toàn cục cho trường hợp p = 2, q = 1, r = 2, s = 0. Masuda-Takahashi
[6] đã chứng minh sự tồn tại nghiệm trong trường hợp tương đối tổng quát khi 0 <
p − 1
r
<
q
s + 1
, tuy nhiên họ đã phải đưa thêm một hạn chế lên các hệ số p, q, r, s mà
trong đó loại trừ đi trường hợp Rothe đã chứng minh, cụ thể họ giả thiết thêm rằng
0 <
p − 1
r
<
2
n + 2
. Gần đây, Li-Chen-Quin [8] và Jiang [9] đã loại bỏ được hạn chế
này và chứng minh sự tồn tại nghiệm khi 0 < p − 1 < r,
p − 1
r
<
q
s + 1
. Họ cũng chỉ
ra rằng khi
p − 1
r
>
q
s + 1
và 0 < p − 1 < r hoặc khi r < p − 1, thì với điều kiện ban
đầu xác định nghiệm của Hệ (3.1) bị nổ trong một khoảng thời gian hữu hạn.
Tuy nhiên cho đến nay dường như vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về sự
tồn tại nghiệm của Hệ (3.1) khi 0 < r = p − 1 hoặc
p − 1
r
=
q
s + 1
. Theo hướng này,
chúng tôi nghiên cứu sự tồn tại nghiệm toàn cục của hệ các chất Xúc tác-Ức chế khi
p = r = 2, q = s = 1.
36
3.1 Đặt bài toán
Bằng cách đổi biến A = λu, B = λ
k4
k3
v với λ là một hằng số dương tùy ý, Hệ (3.1)
bây giờ chuyển được về dạng



∂u
∂t
= a∆u + γ(d − cu +
u2
v
),
∂v
∂t
= b∆v + γ(
u2
v
− σv).
Ở đây a = DA, b = DB, c =
k2k4
k2
3
, d =
k1k4
λk2
3
, σ =
k4k5
k2
3
, γ =
k2
3
k4
. Chúng tôi không làm
việc với Hệ (3.1) mà sẽ nghiên cứu sự tồn tại nghiệm của bài toán giá trị ban đầu sau



∂u
∂t
= a∆u + γ(d − cu +
u2
v
) trong (0, ∞) × Ω,
∂v
∂t
= b∆v + γ(
u2
v
− σv) trong (0, ∞) × Ω,
∂u
∂ν
=
∂v
∂ν
= 0 trên (0, ∞) × ∂Ω,
u(0, x) = u0(x), v(0, x) = v0(x) trong Ω.
(3.2)
Trong đó a, b, c, d, γ, σ là các hằng số dương cho trước; Ω là một miền bị chặn với
biên thuộc lớp C2
hoặc là một miền lồi, bị chặn trong không gian R3
; u0(x), v0(x) là
các hàm thực không âm trên Ω.
Cho X = L2(Ω) × L2(Ω), gọi A1, A2 tương ứng là biểu diễn của các toán tử
−a∆ + γc, −b∆ + γσ trong L2(Ω) dưới các Điều kiện biên Neumann thuần nhất trên
biên ∂Ω. Theo các Định lý 2.1.1, 2.1.3, 2.1.4 và 2.1.5, A1, A2 là các toán tử quạt với
miền xác định là H2
N (Ω). Đặt A = diag{A1, A2} là toán tử đường chéo trong X. Dễ
thấy A cũng là toán tử quạt với miền xác định H2
N (Ω), ở đây H2
N (Ω) = H2
N (Ω)×H2
N (Ω).
Ngoài ra, theo Định lý 2.3.2 và Định lý 2.3.3 ta có
D(Aθ
) = H2θ
(Ω) nếu 0 ≤ θ <
3
4
,
D(Aθ
) = H2θ
N (Ω) nếu
3
4
< θ ≤ 1.
Xét Bài toán (3.2) với không gian giá trị ban đầu
K =
u0
v0
: 0 ≤ u0 ∈ H
3
4 (Ω), 0 < v0 ∈ H
3
4 (Ω), ess.infΩ v0 > 0 .
Đặt
U =
u
v
, F(U) =
γd + γu2
/v
γu2
/v
, U0 =
u0
v0
.
37
Bài toán (3.2) được viết dưới dạng toán tử như sau



dU
dt
+ AU = F(U),
U(0) = U0.
(3.3)
Từ đây trở đi ta luôn giả sử Hệ (3.2) có các hằng số a, b, c, σ thỏa mãn các điều kiện
c >
1 + σ
2
,
2c − 2
√
c2 − σ
σ
<
3ab
a2 + b2 − ab
. (3.4)
3.2 Nghiệm địa phương
Khó khăn lớn nhất khi làm việc với Hệ (3.2) là nó có kì dị tại v = 0. Để vượt qua
trở ngại này ta sẽ dùng hàm "chặt cụt" dưới đây để loại đi điểm kì dị . Cho ε là một
số dương cố định cho trước, gọi χε(ξ) là hàm "chặt cụt" xác định bởi công thức
χε(ξ) =
ξ nếu ξ ε,
nếu ξ < ε.
Đặt Fε là toán tử phi tuyến được định nghĩa như sau: với η là một số cố định sao cho
3
4
< η < 1, lấy Fε : D(Aη
) → X xác định bởi
Fε(U) =
γd + γu2
/χε(Re v)
γu2
/χε(Re v)
, U =
u
v
∈ D(Aη
).
Trước hết ta nghiên cứu bài toán sau trong X với giá trị ban đầu trong K



dU
dt
+ AU = Fε(U),
U(0) = U0.
(3.5)
Chúng ta sẽ sử dụng Định lý 2.3.4 để chỉ ra sự tồn tại duy nhất nghiệm địa phương
của bài toán này.
Với mọi U =
u
v
, U =
˜u
˜v
ta có
γu2
χε(Re v)
−
γ˜u2
χε(Re ˜v)
=
γ u2
χε(Re ˜v) − χε(Re v) + (u2
− ˜u2
)χε(Re v)
χε(Re v)χε(Re ˜v)
≤
γ
χε(Re v)χε(Re ˜v)
u2
(χε(Re v) − χε(Re ˜v)) +
γ
χε(Re ˜v)
u2
− ˜u2
≤
γ
ε2
|u|2
+ |˜u|2
+ 1 |v − ˜v| +
γ
ε
|u − ˜u| |u|2
+ |˜u|2
+ 1
≤ Cε |u|2
+ |˜u|2
+ 1 |u − ˜u| + |v − ˜v| .
38
Vậy với mọi U, U trong D(Aη
)
Fε(U) − Fε(U) X =
γu2
χε(Re v)
−
γ˜u2
χε(Re ˜v) L2
≤
Ω
C2
ε |u|2 + |˜u|2 + 1
2
|u − ˜u| + |v − ˜v|
2
dx
≤ Cε u − ˜u L∞ + v − ˜v L∞ u2
L2 + ˜u2
L2 + 1
≤ Cε U − U L∞ U 2
L4
+ U 2
L4
+ 1
≤ Cε Aη
(U − U) X A
3
8 U 2
X + A
3
8 U 2
X + 1 .
Như vậy các điều kiện trong Định lý 2.3.4 đều được thỏa mãn với hàm Fε, hệ số β = 3
8
,
hệ số η chọn như chỉ ra ở trên. Do đó Bài toán (3.5) có nghiệm duy nhất trong không
gian hàm
C((0, TU0 ]; D(A)) ∩ C([0, TU0 ]; D(A
3
8 )) ∩ C1
((0, TU0 ]; X),
ở đây TU0 > 0 chỉ phụ thuộc vào ||A
3
8 U0||X.
3.3 Nghiệm địa phương không âm
Cho U0 = (u0, v0)t
∈ K với ε0 = ess. infΩ v0 > 0. Giả sử U(t) = (u(t), v(t))t
là một
nghiệm địa phương của Bài toán (3.5) được xây dựng như trên. Ta thấy liên hợp phức
U(t) của U(t) cũng là một nghiệm địa phương của bài toán này với cùng giá trị ban
đầu U0. Do tính duy nhất nghiệm nên U(t) = U(t) với mọi t ∈ (0, TU0 ]. Vì vậy U(t)
chỉ nhận giá trị thực trên (0, TU0 ].
Để chứng minh tính không âm của nghiệm, lấy H(u) là hàm được cho bởi công
thức
H(u) =



u2
2
nếu u < 0,
0 nếu u ≥ 0.
Rõ ràng H(u) ∈ C1,1
. Đặt Ψ(t) =
Ω
H(u(t))dx, ta có
Ψ (t) =
Ω
H (u(t))
∂u
∂t
dx = a
Ω
H (u)∆udx + γ
Ω
H (u) d − cu +
u2
χε(v)
dx.
Theo Công thức Green thứ nhất
Ω
H (u)∆udx = −
Ω
H (u) udx +
∂Ω
H (u)
∂u
∂ν
dx.
Mặt khác
∂u
∂ν
= 0 trên ∂Ω, nên
Ω
H (u)∆udx = −
Ω
H (u) udx = −
Ω
| H (u)|2
dx ≤ 0.
39
Thêm vào đó H (u) ≤ 0, H (u)u ≥ 0, nên
Ω
H (u) d − cu +
u2
χε(v)
dx ≤ 0.
Từ đây suy ra Ψ (t) ≤ 0 với mọi t ∈ (0, TU0 ]. Vậy Ψ(t) ≤ Ψ(0) = 0, t ∈ (0, TU0 ]. Nhưng
Ψ(t) ≥ 0 với mọi t ∈ (0, TU0 ], ta có Ψ(t) = 0 với mọi t ∈ (0, TU0 ]. Tóm lại, u(t) ≥ 0
với mọi t ∈ (0, TU0 ].
Một cách tương tự đặt Φ(t) =
Ω
H(v(t) − ε0e−γσt
)dx. Ta có
Φ (t) = b
Ω
H (v − ε0e−γσt
)∆vdx − γσ
Ω
H (v − ε0e−γσt
)[v − ε0e−γσt
]dx
+ γ
Ω
H (v − ε0e−γσt
)
u2
χε(v)
dx.
Dễ thấy Φ (t) ≤ 0 với mọi t ∈ (0, TU0 ]; do đó 0 ≤ Φ(t) ≤ Φ(0) = 0 với mọi t ∈ (0, TU0 ].
Bởi vậy
v(t) ≥ ε0e−γσt
với mọi t ∈ (0, TU0 ].
3.4 Nghiệm toàn cục
3.4.1 Uớc lượng dưới
Cho U0 = (u0, v0)t
∈ K là một giá trị đầu thỏa mãn ess. infΩ v0 = ε0 > 0. Giả sử
U(t) = (u(t), v(t))t
là một nghiệm địa phương của (3.5) trên [0, TU ] trong không gian
hàm
0 ≤ u ∈ C((0, TU ]); H2
N (Ω)) ∩ C([0, TU ]; H
3
4 (Ω)) ∩ C1
((0, TU ]; L2(Ω)),
0 < v ∈ C((0, TU ]); H2
N (Ω)) ∩ C([0, TU ]; H
3
4 (Ω)) ∩ C1
((0, TU ]; L2(Ω)).
(3.6)
Đặt u1(t) = u(t) −
d
c
(1 − e−γct
), 0 ≤ t ≤ TU . Như đã làm ở trên, hàm Ψ1(t) =
Ω
H(u1(t))dx khả vi liên tục và có đạo hàm
Ψ1(t) =
Ω
H (u1)
∂u1
∂t
dx =
Ω
H (u1) a∆u + γ(d − cu) +
γu2
χε(v)
− γde−γct
dx.
Chú ý ∆u1 = ∆u, nên ta có
Ψ1(t) = a
Ω
H (u1)∆u1dx − γc
Ω
H (u1) u −
d
c
(1 − e−γct
) dx +
Ω
H (u1)
γu2
χε(v)
dx.
40
Do đó Ψ1(t) ≤ 0, 0 ≤ t ≤ TU . Vậy với mọi 0 ≤ t ≤ TU ,
0 ≤ Ψ1(t) ≤ Ψ1(0) =
Ω
H(u1(0))dx =
Ω
H(u(0))dx = 0.
Điều này suy ra u1(t) ≥ 0, 0 ≤ t ≤ TU , tức là
u(t) ≥
d
c
(1 − e−γct
), 0 ≤ t ≤ TU . (3.7)
Một cách tương tự, đặt v1(t) = v(t) − ε0e−2γσt
+ e(t) −
ε
2
, 0 ≤ t ≤ TU .
Ở đây,
e(t) = γ(
d
c
)
√
σe−2γσt
t
0
e2γσs
(1 − e−γcs
)ds.
Chú ý rằng
e(t) ≥ 0, lim
t→∞
e(t) =
1
2
(
d
c
√
σ
)
và e (t) = −2γσe(t) + γ(
d
c
)
√
σ(1 − e−γct
). Từ đây
Φ1(t) =
Ω
H (v1(t))
∂v1
∂t
dx
=
Ω
H (v1) v (t) + 2ε0γσe−2γσt
− e (t) dx
= b
Ω
H (v1)∆vdx − 2γσ
Ω
v−(ε0e−2γσt
+ e(t) −
ε
2
) H (v1)dx
+ γ
Ω
u2
χε(v)
+ σv + σε − (
d
c
)
√
σ(1 − e−γct
) H (v1)dx
= b
Ω
H (v1)∆vdx − 2γσ
Ω
v1 H (v1)dx
+ γ
Ω
u2
χε(v)
+ σv + σε − (
d
c
)
√
σ(1 − e−γct
) H (v1)dx.
Vì
u2
χε(v)
+ σv + σε ≥
√
σu, lập luận tương tự như phần trước ta có Φ1(t) ≤ 0
với mọi t ∈ (0, TU ] và
0 ≤ Φ1(t) ≤ Φ1(0) =
Ω
H(v(0) − ε0 +
ε
2
)dx = 0 (do v(0) ≥ ε0).
Điều này dẫn đến
v(t) ≥ ε0e−2γσt
+ e(t) −
ε
2
với 0 ≤ t ≤ TU . (3.8)
41
3.4.2 Đánh giá tiên nghiệm
Cho U0 = (u0, v0)t
∈ K là một giá trị đầu sao cho ess.infΩ v0 = ε0 > 0. Lấy ε là số
dương thỏa mãn
0 <
3
2
ε ≤ inf
0≤t<∞
{e−2γσt
ε0 + e(t)}.
Giả sử U(t) = (u(t), v(t))t
là nghiệm địa phương bất kì của (3.5) trên [0, TU ] trong
Không gian hàm (3.6) thỏa mãn (3.8), tức là có
v(t) ≥ ε0e−2γσt
+ e(t) −
ε
2
≥ ε với 0 < t ≤ TU .
Ta có bổ đề sau.
Bổ đề 3.4.1. Cho U là một nghiệm địa phương bất kì của Hệ (3.5) trong Không gian
hàm (3.6) với giá trị ban đầu như ở trên. Khi đó,
u(t)2
v(t) L2
≤ Cε e−γαt
2 u2
(0) L2 + 1 , (3.9)
ở đây Cε và α là các hằng số độc lập với U0 và TU .
Chứng minh. Cho 2 < p < ∞, 0 < q < ∞ là các hằng số được lựa chọn sau.
Đặt w(t) =
u(t)p
v(t)q
. Khi đó
d
dt
Ω
wdx =
Ω
pup−1
vq
∂u
∂t
−
qup
vq+1
∂v
∂t
dx =
Ω
pup−1
vq
a∆u −
qup
vq+1
b∆v dx
+ γ
Ω
pup−1
vq
d − cu +
u2
v
−
qup
vq+1
u2
v
− σv dx = I + II.
Theo Công thức Green thứ nhất
I = −
Ω
a
p(p − 1)up−2
vq
| u|2
− a
pqup−1
vq+1
u. v − b
qpup−1
vq+1
u. v
+ b
q(q + 1)up
vq+2
| v|2
dx
= −
Ω
a
p(p − 1)up−2
vq
| u|2
−
pq(a + b)up−1
vq+1
u. v + b
q(q + 1)up
vq+2
| v|2
dx.
Nếu chọn p, q sao cho
2
√
ab
a + b
≥
√
pq
(p − 1)(q + 1)
(3.10)
thì I ≤ 0. Mặt khác
II = γ
Ω
v−q
[pdup−1
− (pc − σq)up
] + p
up+1
vq+1
− q
up+2
vq+2
dx.
42
Vì với ξ > 0 tùy ý, ta có thể chọn các hằng số Cp,ξ dương để cho
p dup−1
≤ ξup
+ Cp,ξ với mọi u không âm (chẳng hạn có thể lấy Cp,ξ ≥
dp
(p − 1)p−1
ξp−1
).
Do đó
II ≤ −γ
Ω
q
u2
v2
− p
u
v
+ (pc − σq) − ξ
up
vq
dx + Cp,q,ξ,ε, ở đây Cp,q,ξ,ε =
γ |Ω| Cp,ξ
εq
.
Chọn p = 4, Điều kiện (3.10) tương đương với
q ≤
3ab
a2 + b2 − ab
.
Ngoài ra, nếu q là số không âm thỏa mãn
2c − 2
√
c2 − σ
σ
< q ≤ min 2,
3ab
a2 + b2 − ab
, (3.11)
thì tam thức bậc hai qX2
− 4X + (4c − σq) > 0 với mọi X. Với p, q thỏa mãn (3.10),
(3.11) chọn ξ dương, đủ nhỏ thỏa mãn
minX qX2
− 4X + (4c − σq) − ξ > 0.
Gọi α là một số dương nào đó thỏa mãn
minX qX2
− 4X + (4c − σq) − ξ ≥ α > 0.
Khi đó
II ≤ −γα
Ω
u4
vq
dx + Cq,ε ,
ở đây Cq,ε =
γ |Ω| C
εq
. Theo Mệnh đề 1.1.2,
w(t) ≤ e−αγt
w(0) +
Cq,ε
γα
.
Điều này suy ra
||w(t)||L1 ≤ e−γαt
||w(0)||L1 + Cq,ε ≤
e−αγt
εq
||u4
0||L1 + Cq,ε .
Vì thế
u2
(t)
v(t) L2
=
u4
(t)
v2(t)
1
2
L1
=
Ω
u4
(t)
vq(t)
vq
(t)
v2(t)
dx
1
2
≤
1
ε2−q
Ω
u4
(t)
vq(t)
dx
1
2
=
1
ε2−q
w(t) L1
1
2
≤
1
ε2−q
e
−αγt
εq
u4
0 L1 + Cq,ε
1
2
=
e−γct
ε2
u4
0 L1 +
C
ε2
1
2
=
e−αγt
ε2
u2
0
2
L2 +
C
ε2
1
2
≤ Cε e−γαt
2 u2
0 L2 + 1 .
Chú ý Cε và α không phụ thuộc vào U0 và TU .
43
Phương trình với u được viết dưới dạng toán tử trong L2 như sau
du
dt
+ A1u = γ d +
u2
v
, 0 < t ≤ TU .
Theo chứng minh của Định lý 2.3.4
u(t) = e−tA1
u0 + γ
t
0
e−(t−s)A1
d +
u2
(s)
v(s)
ds
(e−tA1
là nửa nhóm giải tích trên L2 sinh bởi toán tử −A1 ). Như vậy
A
3
8
1 u(t) = e−tA1
A
3
8
1 u0 + γ
t
0
A
3
8
1 e−(t−s)A1
d +
u2
(s)
v(s)
ds.
Do đó
A
3
8
1 u(t) L2 ≤ e−tA1
L2 A
3
8
1 u0 L2 + γ
t
0
A
3
8
1 e−(t−s)A1
d +
u2
(s)
v(s)
L2 ds
≤ e−γct
A
3
8
1 u0 L2 + γ
t
0
A
3
8
1 e−(t−s)A1
d L2 ds + γ
t
0
A1e−(t−s)A1
u2
(s)
v(s)
L2 ds
≤ e−γct
A
3
8
1 u0 L2 + γ
t
0
A
3
8
1 e−
(t−s)
2
A1
L2 e−
(t−s)
2
A1
L2 d L2 ds
+ γ
t
0
A
3
8
1 e−(t−s)A1
L2 Cε e−αγs
2 u2
0 L2 + 1 ds
≤ e−γct
A
3
8
1 u0 L2 + Cε
t
0
(
t − s
2
)−3
8 e−
(t−s)γc
2 ds
+ Cε u2
0 L2
t
0
A
3
8
1 e−(t−s)A1
L2 e−αγs
2 ds.
do e−tA1
L2 ≤ e−γct
(theo Định lý Lumer-Phillips) và Bất đẳng thức (2.37) .
44
Từ đó
A
3
8
1 u(t) L2 ≤ e−γct
A
3
8
1 u0 L2 + Cε
t
0
(
t − s
2
)−3
8 e−
γc(t−s)
2 ds
+ Cε u2
0 L2
t
0
(1 −
1
β1
)−3
8 (t − s)−3
8 e
−
γc(t−s)
β1 e−αγs
2 ds
≤ e−γct
A
3
8
1 u0 L2 + Cε
t
0
(
t − s
2
)−3
8 e−
γc(t−s)
2 ds
+ Cεe−γct
2
β1
u2
0 L2
t
0
(t − s)−3
8 e
−
γc(t−s)
2β1 ds,
ở đây hằng số β1 thỏa mãn β1 > max{1,
c
α
}. Vì với mọi δ, ζ dương, bằng cách đổi biến
u = ζ(t − s)
t
0
(δ(t − s))−3
8 e−ζ(t−s)
ds =
1
ζ
(
δ
ζ
)−3
8
ζt
0
u−3
8 e−u
du ≤
1
ζ
(
δ
α
)−3
8 Γ(
5
8
) .
Nên ta có ước lượng
A
3
8
1 u(t) L2 ≤ Cε e−γct
2
β1
A
3
8
1 u0 L2 + u2
0 L2 + 1 . (3.12)
Một cách tương tự, phương trình đối với v được viết dưới dạng toán tử trong L2
như sau
dv
dt
+ A2v = γ
u2
v
, 0 < t ≤ TU .
Do đó
v(t) = e−tA2
v0 + γ
t
0
e−(t−s)A2
u2
(s)
v(s)
ds,
A
3
8
2 v(t) = A
3
8
2 e−tA2
v0 + γ
t
0
A
3
8
2 e−(t−s)A2
u2
(s)
v(s)
ds,
A
3
8
2 v(t) L2 ≤ A
3
8
2 e−tA2
v0 L2 + γ
t
0
A
3
8
2 e−(t−s)A2
L2
u2
(s)
v(s)
L2 ds.
Vì e−tA2
L2 ≤ e−γσt
(theo Định lý Lumer-Phillips) và do những kết quả ở trên, lấy β2
là số dương thỏa mãn β2 > max{1,
σ
α
}, ta có
A
3
8
2 v(t) L2 ≤ Cε e
− γσt
2β2 A
3
8
2 v0 L2 + u2
0 L2 + 1 . (3.13)
45
3.4.3 Nghiệm toàn cục
Cho U0 ∈ K là giá trị đầu thỏa mãn ess.infΩv0(x) = ε0 > 0. Lấy ε > 0 đủ nhỏ sao
cho
inf
0≤t<∞
ε0e−2γσt
+ e(t) ≥
3
2
ε.
Xét Bài toán (3.5) với giá trị đầu U0 như trên. Như đã chỉ ra trong phần trước, bài
toán này có một nghiệm địa phương thỏa mãn (3.8), tức là có v(t) ≥ ε. Trong khi đó
do các Ước lượng (3.12) và (3.13), ta có thể thác triển nghiệm địa phương này của
(3.5) lên trên một khoảng thời gian chỉ phụ thuộc vào chuẩn A
3
8 U0 X (xem Hệ quả
2.3.1 trong Chương 2). Vì vậy Bài toán (3.5) có duy nhất nghiệm toàn cục trên [0, ∞)
trong không gian hàm
0 ≤ u ∈ C((0, ∞); H2
N (Ω)) ∩ C([0, ∞); H
3
4 (Ω)) ∩ C1
((0, ∞); L2(Ω)),
0 < v ∈ C((0, ∞); H2
N (Ω)) ∩ C([0, ∞); H
3
4 (Ω)) ∩ C1
((0, ∞); L2(Ω)).
(3.14)
Vì v thỏa mãn (3.8) với mọi t ≥ 0, hàm U không chỉ là nghiệm của (3.5) mà còn là
nghiệm của (3.2). Ta sẽ chứng minh Bài toán (3.2) với các giá trị đầu trong K cũng
có duy nhất nghiệm trong Không gian hàm (3.14). Thật vậy, giả sử U = (u, v)t
, ˜U =
(˜u, ˜v)t
là các nghiệm toàn cục của Bài toán (3.2) với giá trị đầu U0 ∈ K. Xét tại t
dương bất kì, lấy ε là số dương thỏa mãn
0 < ε ≤ min
0≤s≤t
{min{v(s), ˜v(s)}}.
Ta thấy U = (u, v)t
, ˜U = (˜u, ˜v)t
là các nghiệm của Bài toán (3.5) trên đoạn [0, t].
Nhưng Bài toán (3.5) có nghiệm duy nhất trên [0, t], nên U ≡ ˜U trên [0, t]. Nói riêng
U(t) ≡ ˜U(t).
3.4.4 Ước lượng toàn cục.
Với U0 ∈ K, cho U(t) = U(t, U0) là nghiệm toàn cục của Bài toán (3.5) trong Không
gian hàm (3.14) với giá trị ban đầu U0. Khi đó các Ước lượng (3.12), (3.13) cũng đúng
cho nghiệm toàn cục.
46
Kết Luận
Sử dụng phương pháp nửa nhóm, chúng tôi đã chứng minh được sự tồn tại nghiệm
của Hệ (3.2) trong trường hợp Ω là miền bị chặn với biên thuộc lớp C2
hoặc là một
miền lồi, bị chặn trong R3
, không gian giá trị ban đầu là
K =
u0
v0
: 0 ≤ u0 ∈ H
3
4 (Ω), 0 < v0 ∈ H
3
4 (Ω), ess.infΩv0 > 0 .
Các hệ số a, b, c, σ của hệ được giả định thỏa mãn các điều kiện
c >
1 + σ
2
,
2c − 2
√
c2 − σ
σ
<
3ab
a2 + b2 − ab
.
Đây là một kết quả mới. Tuy nhiên do năng lực và thời gian có hạn, nhiều vấn đề
lý thú như xây dựng hệ động lực, nghiên cứu tính ổn định của nghiệm dừng thuần
nhất,...v.v. chưa được đề cập tới trong luận văn này.
47
Tài liệu tham khảo
[1] R. A. Adams and J. F. Fourier, Sobolev Spaces, Academic Press, 2003.
[2] K. Engel and R. Nagel, A Short Course on Operator Semigroup, Springer-Verlag,
Berlin, 2006.
[3] L. C. Evans, Partial Differential Equations, American Mathematical Society, 1998.
[4] A. Gierer and H. Meinhardt, A theory of biological pattern formation, Kybernetik
12(1972), 30-39.
[5] P. Grisvard, Elliptic Problems in Nonsmooth Domains, Pitman, London, 1985.
[6] K. Masuda and K. Takahashi, Reaction-diffusion systems in the Gierer-Meinhardt
theory of biological pattern formation, Japan J. Appl. Math. 4(1987), 47-58.
[7] H. Meinhardt, Models of Biogical Pattern Formation, Academic Press, 1982.
[8] M. D. Li, S. H. Hua and Y. C. Qin, Boundedness and blow up for the general
activator-inhibitor model, Acta Math. Appl. Sinica. 11(1995), 59-68.
[9] H. Jiang, Global existence of solutions of an activator-inhibitor system, Discrete
contin. Dyn. Syst. 14(2006), 681-732.
[10] M. Renardy and R. C. Rogers, An Introduction to Partial Differential Equations,
Springer-Verlag, New York, 2004.
[11] F. Rothe, Global existence of Reaction-Diffusion Systems, Lecture Notes in Math
1072, Springer-Verlag, Beclin, 1984.
[12] E.M. Stein, Singular Integrals and Differentiability, Princeton University Press,
Princeton, 1970.
[13] H. Triebel, Interpolation Theory, Fuction Spaces, Differential Operators, North-
Holland, Amsterdam, 1978.
48
[14] Atsushi Yagi, Abstract Parabolic Evolution Equations and their Applications,
Springer-Verlag, Beclin, 2010
[15] K. Yoshida, Functional Analysis, Springer-Verlag, Beclin, 1980.
49

More Related Content

What's hot

Luận văn: Một số phương pháp giải xấp xỉ phương trình tích phân phi tuyến Vol...
Luận văn: Một số phương pháp giải xấp xỉ phương trình tích phân phi tuyến Vol...Luận văn: Một số phương pháp giải xấp xỉ phương trình tích phân phi tuyến Vol...
Luận văn: Một số phương pháp giải xấp xỉ phương trình tích phân phi tuyến Vol...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bản dịch sách 'group theory' của tác giả w. r. scott (mục 1.1 7.3) (phiên b...
Bản dịch sách 'group theory' của tác giả w. r. scott (mục 1.1   7.3) (phiên b...Bản dịch sách 'group theory' của tác giả w. r. scott (mục 1.1   7.3) (phiên b...
Bản dịch sách 'group theory' của tác giả w. r. scott (mục 1.1 7.3) (phiên b...Man_Ebook
 
Phương pháp runge kutta giải gần đúng hệ phương trình vi phân đại số
Phương pháp runge kutta giải gần đúng hệ phương trình vi phân đại sốPhương pháp runge kutta giải gần đúng hệ phương trình vi phân đại số
Phương pháp runge kutta giải gần đúng hệ phương trình vi phân đại sốKhu Tiến
 
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Garment Space Blog0
 
Luận văn: Tình ổn định của lỹ thừa của họ tiến hóa các toán tử tuyến tính bị ...
Luận văn: Tình ổn định của lỹ thừa của họ tiến hóa các toán tử tuyến tính bị ...Luận văn: Tình ổn định của lỹ thừa của họ tiến hóa các toán tử tuyến tính bị ...
Luận văn: Tình ổn định của lỹ thừa của họ tiến hóa các toán tử tuyến tính bị ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (17)

Luận văn: Sự ổn định của phương trình vi phân tuyến tính, HAY
Luận văn: Sự ổn định của phương trình vi phân tuyến tính, HAYLuận văn: Sự ổn định của phương trình vi phân tuyến tính, HAY
Luận văn: Sự ổn định của phương trình vi phân tuyến tính, HAY
 
Luận văn: Một số phương pháp giải xấp xỉ phương trình tích phân phi tuyến Vol...
Luận văn: Một số phương pháp giải xấp xỉ phương trình tích phân phi tuyến Vol...Luận văn: Một số phương pháp giải xấp xỉ phương trình tích phân phi tuyến Vol...
Luận văn: Một số phương pháp giải xấp xỉ phương trình tích phân phi tuyến Vol...
 
Bản dịch sách 'group theory' của tác giả w. r. scott (mục 1.1 7.3) (phiên b...
Bản dịch sách 'group theory' của tác giả w. r. scott (mục 1.1   7.3) (phiên b...Bản dịch sách 'group theory' của tác giả w. r. scott (mục 1.1   7.3) (phiên b...
Bản dịch sách 'group theory' của tác giả w. r. scott (mục 1.1 7.3) (phiên b...
 
Tuyến tính hóa của phương trình động lực trên thang thời gian, 9đ
Tuyến tính hóa của phương trình động lực trên thang thời gian, 9đTuyến tính hóa của phương trình động lực trên thang thời gian, 9đ
Tuyến tính hóa của phương trình động lực trên thang thời gian, 9đ
 
Phương pháp runge kutta giải gần đúng hệ phương trình vi phân đại số
Phương pháp runge kutta giải gần đúng hệ phương trình vi phân đại sốPhương pháp runge kutta giải gần đúng hệ phương trình vi phân đại số
Phương pháp runge kutta giải gần đúng hệ phương trình vi phân đại số
 
Luận văn: Các dạng phương trình lượng giác, HAY, 9đ
Luận văn: Các dạng phương trình lượng giác, HAY, 9đLuận văn: Các dạng phương trình lượng giác, HAY, 9đ
Luận văn: Các dạng phương trình lượng giác, HAY, 9đ
 
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
 
Luận văn: Giải phương trình tích phân tuyến tính và áp dụng, HAY
Luận văn: Giải phương trình tích phân tuyến tính và áp dụng, HAYLuận văn: Giải phương trình tích phân tuyến tính và áp dụng, HAY
Luận văn: Giải phương trình tích phân tuyến tính và áp dụng, HAY
 
Luận văn: Tính chất nghiệm của phương trình vi phân tuyến tính
Luận văn: Tính chất nghiệm của phương trình vi phân tuyến tínhLuận văn: Tính chất nghiệm của phương trình vi phân tuyến tính
Luận văn: Tính chất nghiệm của phương trình vi phân tuyến tính
 
Luận văn: Xác định nguồn nhiệt bên trong của thanh bị chôn, 9đ
Luận văn: Xác định nguồn nhiệt bên trong của thanh bị chôn, 9đLuận văn: Xác định nguồn nhiệt bên trong của thanh bị chôn, 9đ
Luận văn: Xác định nguồn nhiệt bên trong của thanh bị chôn, 9đ
 
Khảo Sát Các Tính Chất Phi Cổ Điển Của Trạng Thái Hai Mode Kết Hợp Thêm Hai P...
Khảo Sát Các Tính Chất Phi Cổ Điển Của Trạng Thái Hai Mode Kết Hợp Thêm Hai P...Khảo Sát Các Tính Chất Phi Cổ Điển Của Trạng Thái Hai Mode Kết Hợp Thêm Hai P...
Khảo Sát Các Tính Chất Phi Cổ Điển Của Trạng Thái Hai Mode Kết Hợp Thêm Hai P...
 
Luận văn: Phương trình tích phân ngẫu nhiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phương trình tích phân ngẫu nhiên, HOT, 9đLuận văn: Phương trình tích phân ngẫu nhiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phương trình tích phân ngẫu nhiên, HOT, 9đ
 
Luận văn: Phương pháp xây dựng độ đo và tích phân, HOT, 9đ
Luận văn: Phương pháp xây dựng độ đo và tích phân, HOT, 9đLuận văn: Phương pháp xây dựng độ đo và tích phân, HOT, 9đ
Luận văn: Phương pháp xây dựng độ đo và tích phân, HOT, 9đ
 
Luận văn: Tính chất của môđun đối đồng điều địa phương, HOT
Luận văn: Tính chất của môđun đối đồng điều địa phương, HOTLuận văn: Tính chất của môđun đối đồng điều địa phương, HOT
Luận văn: Tính chất của môđun đối đồng điều địa phương, HOT
 
Luận văn: Phương trình sóng phi tuyến chứa số hạng KIRCHHOFF có nguồn phi tuyến
Luận văn: Phương trình sóng phi tuyến chứa số hạng KIRCHHOFF có nguồn phi tuyếnLuận văn: Phương trình sóng phi tuyến chứa số hạng KIRCHHOFF có nguồn phi tuyến
Luận văn: Phương trình sóng phi tuyến chứa số hạng KIRCHHOFF có nguồn phi tuyến
 
Luận văn: Tình ổn định của lỹ thừa của họ tiến hóa các toán tử tuyến tính bị ...
Luận văn: Tình ổn định của lỹ thừa của họ tiến hóa các toán tử tuyến tính bị ...Luận văn: Tình ổn định của lỹ thừa của họ tiến hóa các toán tử tuyến tính bị ...
Luận văn: Tình ổn định của lỹ thừa của họ tiến hóa các toán tử tuyến tính bị ...
 
Luận văn: Quá trình tán xạ siêu hạt, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quá trình tán xạ siêu hạt, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620Luận văn: Quá trình tán xạ siêu hạt, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quá trình tán xạ siêu hạt, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
 

Similar to Đề tài: Tính tồn tại nghiệm của hệ phản ứng các chất Xúc tác-Ức chế

Luận văn: Một số lớp bài toán về loại phương trình hàm, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Một số lớp bài toán về loại phương trình hàm, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Một số lớp bài toán về loại phương trình hàm, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Một số lớp bài toán về loại phương trình hàm, HAY - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án tiến sĩ toán học tính hyperbolic của không gian phức và nhóm các cr t...
Luận án tiến sĩ toán học tính hyperbolic của không gian phức và nhóm các cr t...Luận án tiến sĩ toán học tính hyperbolic của không gian phức và nhóm các cr t...
Luận án tiến sĩ toán học tính hyperbolic của không gian phức và nhóm các cr t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Điều khiển phân quyền trong thời gian hữu hạn cho hệ tuyến tính quy mô lớn vớ...
Điều khiển phân quyền trong thời gian hữu hạn cho hệ tuyến tính quy mô lớn vớ...Điều khiển phân quyền trong thời gian hữu hạn cho hệ tuyến tính quy mô lớn vớ...
Điều khiển phân quyền trong thời gian hữu hạn cho hệ tuyến tính quy mô lớn vớ...Man_Ebook
 
Do do tich-phan-thai_thuan_quang mearsure and intergral
Do do tich-phan-thai_thuan_quang mearsure and intergralDo do tich-phan-thai_thuan_quang mearsure and intergral
Do do tich-phan-thai_thuan_quang mearsure and intergralBui Loi
 
Luận văn: Phương trình liên hợp và ứng dụng của nó, HOT - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Phương trình liên hợp và ứng dụng của nó, HOT - Gửi miễn phí qua za...Luận văn: Phương trình liên hợp và ứng dụng của nó, HOT - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Phương trình liên hợp và ứng dụng của nó, HOT - Gửi miễn phí qua za...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án tiến sĩ toán học ngưỡng chính tắc của hàm chỉnh hình và hàm đa điều h...
Luận án tiến sĩ toán học ngưỡng chính tắc của hàm chỉnh hình và hàm đa điều h...Luận án tiến sĩ toán học ngưỡng chính tắc của hàm chỉnh hình và hàm đa điều h...
Luận án tiến sĩ toán học ngưỡng chính tắc của hàm chỉnh hình và hàm đa điều h...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài: Tính tồn tại nghiệm của hệ phản ứng các chất Xúc tác-Ức chế (20)

Luận văn: Một số lớp bài toán về loại phương trình hàm, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Một số lớp bài toán về loại phương trình hàm, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Một số lớp bài toán về loại phương trình hàm, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Một số lớp bài toán về loại phương trình hàm, HAY - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Một số phương pháp giải phương trình hàm, HOT, 9đ
Luận văn: Một số phương pháp giải phương trình hàm, HOT, 9đLuận văn: Một số phương pháp giải phương trình hàm, HOT, 9đ
Luận văn: Một số phương pháp giải phương trình hàm, HOT, 9đ
 
Luận văn: Giải số phương trình vi phân đại số bằng đa bước, 9đ
Luận văn: Giải số phương trình vi phân đại số bằng đa bước, 9đLuận văn: Giải số phương trình vi phân đại số bằng đa bước, 9đ
Luận văn: Giải số phương trình vi phân đại số bằng đa bước, 9đ
 
Đề tài: Bài toán phương trình đạo hàm riêng dạng elliptic, HAY
Đề tài: Bài toán phương trình đạo hàm riêng dạng elliptic, HAYĐề tài: Bài toán phương trình đạo hàm riêng dạng elliptic, HAY
Đề tài: Bài toán phương trình đạo hàm riêng dạng elliptic, HAY
 
Luận án tiến sĩ toán học tính hyperbolic của không gian phức và nhóm các cr t...
Luận án tiến sĩ toán học tính hyperbolic của không gian phức và nhóm các cr t...Luận án tiến sĩ toán học tính hyperbolic của không gian phức và nhóm các cr t...
Luận án tiến sĩ toán học tính hyperbolic của không gian phức và nhóm các cr t...
 
Luận văn: Phép biến đổi phân tuyến tính, HAY, 9đ
Luận văn: Phép biến đổi phân tuyến tính, HAY, 9đLuận văn: Phép biến đổi phân tuyến tính, HAY, 9đ
Luận văn: Phép biến đổi phân tuyến tính, HAY, 9đ
 
Điều khiển phân quyền trong thời gian hữu hạn cho hệ tuyến tính quy mô lớn vớ...
Điều khiển phân quyền trong thời gian hữu hạn cho hệ tuyến tính quy mô lớn vớ...Điều khiển phân quyền trong thời gian hữu hạn cho hệ tuyến tính quy mô lớn vớ...
Điều khiển phân quyền trong thời gian hữu hạn cho hệ tuyến tính quy mô lớn vớ...
 
Luận án: Giải bất đẳng thức biến phân trên tập điểm bất động, HAY
Luận án: Giải bất đẳng thức biến phân trên tập điểm bất động, HAYLuận án: Giải bất đẳng thức biến phân trên tập điểm bất động, HAY
Luận án: Giải bất đẳng thức biến phân trên tập điểm bất động, HAY
 
Luận văn: Đa tạp tâm của hệ tam phân mũ không đều, HOT
Luận văn: Đa tạp tâm của hệ tam phân mũ không đều, HOTLuận văn: Đa tạp tâm của hệ tam phân mũ không đều, HOT
Luận văn: Đa tạp tâm của hệ tam phân mũ không đều, HOT
 
Luận văn: Sự hội tụ của các độ đo xác suất và ứng dụng, HOT, 9đ
Luận văn: Sự hội tụ của các độ đo xác suất và ứng dụng, HOT, 9đLuận văn: Sự hội tụ của các độ đo xác suất và ứng dụng, HOT, 9đ
Luận văn: Sự hội tụ của các độ đo xác suất và ứng dụng, HOT, 9đ
 
Do do tich-phan-thai_thuan_quang mearsure and intergral
Do do tich-phan-thai_thuan_quang mearsure and intergralDo do tich-phan-thai_thuan_quang mearsure and intergral
Do do tich-phan-thai_thuan_quang mearsure and intergral
 
Tính toán nội lực và chuyển vị của dầm bằng sai phân hữu hạn, HAY
Tính toán nội lực và chuyển vị của dầm bằng sai phân hữu hạn, HAYTính toán nội lực và chuyển vị của dầm bằng sai phân hữu hạn, HAY
Tính toán nội lực và chuyển vị của dầm bằng sai phân hữu hạn, HAY
 
Luận văn: Giải bài toán Dirichlet đối với phương trình Elliptic, 9đ
Luận văn: Giải bài toán Dirichlet đối với phương trình Elliptic, 9đLuận văn: Giải bài toán Dirichlet đối với phương trình Elliptic, 9đ
Luận văn: Giải bài toán Dirichlet đối với phương trình Elliptic, 9đ
 
Luận văn: Giải bài toán bất đẳng thức biến phân giả đơn điệu, 9đ
Luận văn: Giải bài toán bất đẳng thức biến phân giả đơn điệu, 9đLuận văn: Giải bài toán bất đẳng thức biến phân giả đơn điệu, 9đ
Luận văn: Giải bài toán bất đẳng thức biến phân giả đơn điệu, 9đ
 
Luận văn: Phương trình liên hợp và ứng dụng, HAY, 9đ
Luận văn: Phương trình liên hợp và ứng dụng, HAY, 9đLuận văn: Phương trình liên hợp và ứng dụng, HAY, 9đ
Luận văn: Phương trình liên hợp và ứng dụng, HAY, 9đ
 
Luận văn: Phương trình liên hợp và ứng dụng của nó, HOT - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Phương trình liên hợp và ứng dụng của nó, HOT - Gửi miễn phí qua za...Luận văn: Phương trình liên hợp và ứng dụng của nó, HOT - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Phương trình liên hợp và ứng dụng của nó, HOT - Gửi miễn phí qua za...
 
Đề tài: Tính ổn định của lớp phương trình hàm với cặp biến tự do
Đề tài: Tính ổn định của lớp phương trình hàm với cặp biến tự doĐề tài: Tính ổn định của lớp phương trình hàm với cặp biến tự do
Đề tài: Tính ổn định của lớp phương trình hàm với cặp biến tự do
 
Luận án: Động lực học của hạt tải có cấu trúc nano, HAY
Luận án: Động lực học của hạt tải có cấu trúc nano, HAYLuận án: Động lực học của hạt tải có cấu trúc nano, HAY
Luận án: Động lực học của hạt tải có cấu trúc nano, HAY
 
Đề tài: Giải tích trên thang thời gian của mô hình ngẫu nhiên, HOT
Đề tài: Giải tích trên thang thời gian của mô hình ngẫu nhiên, HOTĐề tài: Giải tích trên thang thời gian của mô hình ngẫu nhiên, HOT
Đề tài: Giải tích trên thang thời gian của mô hình ngẫu nhiên, HOT
 
Luận án tiến sĩ toán học ngưỡng chính tắc của hàm chỉnh hình và hàm đa điều h...
Luận án tiến sĩ toán học ngưỡng chính tắc của hàm chỉnh hình và hàm đa điều h...Luận án tiến sĩ toán học ngưỡng chính tắc của hàm chỉnh hình và hàm đa điều h...
Luận án tiến sĩ toán học ngưỡng chính tắc của hàm chỉnh hình và hàm đa điều h...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Đề tài: Tính tồn tại nghiệm của hệ phản ứng các chất Xúc tác-Ức chế

  • 1. Mục lục 1 Kiến thức chuẩn bị 1 1.1 Không gian các hàm nhận giá trị trong một không gian Banach . . . . 1 1.1.1 Không gian các hàm khả vi liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . 1 1.1.2 Không gian các hàm liên tục Holder . . . . . . . . . . . . . . . . 3 1.1.3 Không gian các hàm liên tục Holder có trọng . . . . . . . . . . . 3 1.1.4 Không gian các hàm giải tích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4 1.2 Toán tử tuyến tính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4 1.2.1 Hạn chế của toán tử tuyến tính . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5 1.2.2 Tập giải thức, tập phổ và Tích phân Dunford . . . . . . . . . . 5 1.2.3 Nửa nhóm liên tục mạnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6 1.2.4 Nửa nhóm giải tích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7 1.3 Nội suy không gian Banach . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8 1.4 Không gian và các toán tử liên hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9 1.4.1 Không gian đối ngẫu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9 1.4.2 Không gian liên hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9 1.4.3 Toán tử liên hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10 1.5 Ngoại suy không gian Banach . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11 1.6 Toán tử tuyến tính liên kết với dạng tựa tuyến tính . . . . . . . . . . . 12 1.6.1 Dạng tựa tuyến tính và toán tử liên kết . . . . . . . . . . . . . . 12 1.6.2 Dạng liên hợp và toán tử liên hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . 13 1.7 Không gian Sobolev-Lebesgue . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14 1.7.1 Biên của miền . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14 1.7.2 Không gian Sobolev với cấp nguyên . . . . . . . . . . . . . . . . 15 1.7.3 Không gian Sobolev-Lebesgue trong Rn . . . . . . . . . . . . . . 15 1.7.4 Không gian Sobolev-Lebesgue trong Rn + hoặc trong một miền bị chặn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16 1.7.5 Các định lí nhúng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17 i
  • 2. 1.7.6 Vết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17 1.7.7 Không gian ˚Hs p(Ω) và H−s p (Ω) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18 1.7.8 Không gian tích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19 2 Toán tử quạt, hàm mũ và toán tử lũy thừa 20 2.1 Toán tử quạt và vài tính chất cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20 2.1.1 Định nghĩa toán tử quạt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20 2.1.2 Toán tử quạt liên kết với một dạng tựa tuyến tính . . . . . . . . 21 2.1.3 Toán tử quạt trong không gian L2 . . . . . . . . . . . . . . . . . 23 2.1.4 Tính chất chuyển trong L2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25 2.2 Hàm mũ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26 2.2.1 Nửa nhóm giải tích sinh bởi một toán tử quạt . . . . . . . . . . 26 2.2.2 Bài toán Cauchy đối với phương trình tiến hóa tuyến tính . . . 29 2.3 Toán tử lũy thừa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30 2.3.1 Toán tử lũy thừa và nửa nhóm giải tích . . . . . . . . . . . . . . 31 2.3.2 Miền của một toán tử elliptic lũy thừa trong L2 . . . . . . . . . 32 2.3.3 Nghiệm của phương trình tiến hóa nửa tuyến tính . . . . . . . . 33 3 Sự tồn tại nghiệm của một hệ phản ứng các chất Xúc tác-Ức chế 36 3.1 Đặt bài toán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37 3.2 Nghiệm địa phương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38 3.3 Nghiệm địa phương không âm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39 3.4 Nghiệm toàn cục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40 3.4.1 Uớc lượng dưới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40 3.4.2 Đánh giá tiên nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42 3.4.3 Nghiệm toàn cục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46 3.4.4 Ước lượng toàn cục. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46 Tài liệu tham khảo 48 ii
  • 3. Lời cảm ơn Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Lê Huy Chuẩn. Thầy đã nhiệt tình chỉ dẫn để tôi có thể hoàn thành được luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy, các cô đã tham gia giảng dạy cho tôi trong quá trình học cao học. Tôi xin cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Toán-Cơ-Tin học, phòng Sau Đại Học trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thiện các thủ tục bảo vệ luận văn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn cha mẹ tôi. Những người luôn yêu thương và ủng hộ tôi vô điều kiện. iii
  • 4. Lời mở đầu Một trong những cách tiếp cận hệ thống để nghiên cứu các phương trình, hệ phương trình vi phân với biến thời gian là lý thuyết nửa nhóm. Lý thuyết này dựa trên những kết quả về nửa nhóm giải tích được phát triển vào những năm 50 của thế kỉ trước. Điểm nổi bật trong cách tiếp cận này là cho công thức tổng quát biểu diễn nghiệm. Chẳng hạn, nửa nhóm giải tích e−tA sinh bởi toán tử tuyến tính −A là một nghiệm cơ bản của Bài toán Cauchy đối với phương trình tiến hóa tuyến tính ô-tô-nôm, dU dt + AU = F(t), 0 < t ≤ T; U(0) = U0 và nghiệm tổng quát của nó được cho bởi công thức U(t) = e−tA U0 + t 0 e−(t−s)A F(s)ds. Không chỉ vậy, mỗi nghiệm của Bài toán Cauchy đối với phương trình tiến hóa nửa tuyến tính, dU dt +AU = F(U), 0 < t ≤ T; U(0) = U0 cũng là một nghiệm của phương trình tích phân U(t) = e−tA U0 + t 0 e−(t−s)A F(U(s))ds. Những công thức nghiệm như thế cung cấp cho ta nhiều thông tin quan trọng về các nghiệm như tính duy nhất, tính chính quy tối đại, tính trơn ...v.v. Đặc biệt đối với các bài toán phi tuyến, ta có thể suy ra tính liên tục Lipchitz hoặc thậm trí đạo hàm Frechet của nghiệm theo giá trị ban đầu. Từ đó xây dựng được hệ động lực xác định bởi Bài toán Cauchy; nghiên cứu được dáng điệu tiệm cận của nghiệm; chỉ ra sự tồn tại của tập hút; nghiên cứu được tính ổn định hoặc không ổn định của nghiệm dừng; xây dựng được đa tạp trơn ổn định hoặc không ổn định ...v.v. thậm trí bằng phương pháp giải gần đúng ta có thể thu được lời giải số của nghiệm. Luận văn này sử dụng lý thuyết nửa nhóm giải tích để chứng minh tính tồn tại nghiệm của một hệ phản ứng các chất Xúc tác-Ức chế. Chúng tôi chia luận văn ra làm ba chương. Chương 1 nói về một số không gian hàm nhận giá trị trong một không gian Banach, những nét khái quát nhất về các không gian Sobolev, về toán tử tuyến tính, không gian liên hợp và toán tử liên hợp. Chúng tôi cũng giới thiệu ở đây khái niệm và một số tính chất nội suy, ngoại suy của một không gian Banach. Chương 2 giành để nói về toán tử quạt, hàm mũ và toán tử lũy thừa. Chúng tôi đề cập đến ở đây khái niệm toán tử quạt liên kết với một dạng tựa tuyến tính và nghiên cứu tính chất chuyển của toán tử này trong L2. Ngoài ra sự tồn tại nghiệm của Bài toán Cauchy đối với phương trình tiến hóa tuyến tính, nửa tuyến tính cũng được phát biểu. Chương 3 trình bày những kết quả nghiên cứu mới về sự tồn tại nghiệm toàn cục của một hệ phản ứng các chất Xúc tác-Ức chế. Bằng cách sử dụng lý thuyết nửa nhóm giải tích, chúng tôi đã chứng minh được sự tồn tại nghiệm toàn cục của hệ phản ứng iv
  • 5. các chất Xúc tác-Ức chế trong một trường hợp riêng. Do thời gian và năng lực có hạn, một số điểm trình bày trong luận văn có thể còn thiếu xót. Tác giả mong muốn nhận được sự góp ý của các thầy, các cô cũng như của các bạn đồng nghiệp. Hà nội, tháng 04 năm 2011 Hoàng Thế Tuấn v
  • 6. Chương 1 Kiến thức chuẩn bị 1.1 Không gian các hàm nhận giá trị trong một không gian Banach Cho X là một không gian Banach với chuẩn || . ||. Ta sẽ giới thiệu một số không gian các hàm nhận giá trị trong X, xác định trên một khoảng của R hoặc một miền của C. Không gian các hàm bị chặn đều Cho [a, b] là một đoạn trong R. Xét không gian các hàm bị chặn đều trên [a, b], kí hiệu là B([a, b]; X). Trên B([a, b]; X) ta đưa vào chuẩn supremum F = sup a≤t≤b F(t) . Với chuẩn này B([a, b]; X) là một không gian Banach. 1.1.1 Không gian các hàm khả vi liên tục Cho [a, b] là một đoạn trong R và m = 0, 1, 2, ... là số nguyên không âm. Kí hiệu Cm ([a, b]; X) là không gian các hàm khả vi liên tục đến cấp m trên [a, b]. Khi m = 0, C0 ([a, b]; X) là không gian các hàm liên tục và thường được kí hiệu một cách đơn giản là C([a, b]; X). Trên Cm ([a, b]; X) ta sử dụng chuẩn sau F Cm = m i=0 max a≤t≤b ||F(i) (t)||. Với chuẩn này Cm ([a, b]; X) là một không gian Banach (xem [1, Tr. 10]). Sau đây là hai kết quả cơ bản. 1
  • 7. Định lý 1.1.1. Cho A là một toán tử tuyến tính đóng trong X. Nếu F ∈ C([a, b]; X) và AF ∈ C([a, b]; X), thì A b a F(t)dt = b a AF(t)dt. Chứng minh. Xét một phân hoạch đoạn [a, b] bởi các điểm mốc a = t0 < t1 < ... < tN = b và lấy tổng N n=1 (tn − tn−1)F(τn) với tn−1 ≤ τn ≤ tn. Rõ ràng A( N n=1 (tn − tn−1)F(τn)) = N n=1 (tn − tn−1)AF(τn). Cho N → ∞ với điều kiện max1≤n≤N (tn − tn−1) → 0, ta được b a F(t)dt ∈ D(A) và A b a F(t)dt = b a AF(t)dt. Định lý 1.1.2. Cho a ∈ C([0, T], R) và f ∈ C([0, T], R). Nếu u ∈ C([0, T], R) ∩ C1 ((0, T], R) và thỏa mãn bất đẳng thức vi phân du dt + a(t)u ≤ f(t), 0 < t ≤ T, (1.1) thì u(t) ≤ e− t 0 a(τ)dτ u(0) + t 0 e− t s a(τ)dτ f(s)ds, 0 < t ≤ T. Nói riêng, nếu a(t) ≡ δ > 0 và f(t) ≡ f > 0 thì u(t) ≤ e−δt u(0) + fδ−1 , 0 < t ≤ T. Chứng minh. Với mỗi t cố định, ta có d ds u(s)e− t s a(τ)dτ = [u (s) + a(s)u(s)]e− t s a(τ)dτ ≤ f(s)e− t s a(τ)dτ . Lấy tích phân hai vế của bất đẳng thức này theo s trên đoạn [0, t], ta thu được u(t) − u(0)e− t s a(τ)dτ ≤ t 0 f(s)e− t s a(τ)dτ ds. Từ (1.1) chúng ta có u(t) ≤ e− t 0 a(τ)dτ u(0) + t 0 e− t s a(τ)dτ f(s)ds, 0 < t ≤ T. Nói riêng, nếu a(t) ≡ δ > 0 thì u(t) ≤ e−δt u(0) + t 0 e−δ(t−s) f(s)ds, 0 < t ≤ T. Thêm vào đó, nếu f(t) ≡ f > 0 thì u(t) ≤ e−δt u(0) + fδ−1 , 0 < t ≤ T. 2
  • 8. 1.1.2 Không gian các hàm liên tục Holder Với m = 0, 1, 2, ... và một số mũ σ ∈ (0, 1), kí hiệu Cm+σ ([a, b]; X) là không gian các hàm khả vi liên tục m lần, có đạo hàm cấp m liên tục Holder trên [a, b] với số mũ σ. Trên Cm+σ ([a, b]; X) ta đưa vào chuẩn F Cm+σ = F Cm + sup a≤s<t≤b F(m) (t) − F(m) (s) |t − s|σ . Với chuẩn này, Cm+σ ([a, b]; X) là một không gian Banach (xem [3, Tr. 241]). Khi σ = 1, gọi Cm,1 ([a, b]; X) là tập tất cả các hàm khả vi liên tục tới cấp m, có đạo hàm cấp m liên tục Lipchitz trên [a, b]. Trên lớp hàm này ta đưa vào chuẩn sau F Cm,1 = F Cm + sup a≤t<s≤b F(m) (t) − F(m) (s) |t − s| . Tương tự như trong trường hợp trên, với chuẩn vừa chỉ ra Cm,1 ([a, b]; X) là một không gian Banach (xem [1, Tr. 10]). 1.1.3 Không gian các hàm liên tục Holder có trọng Cho hai số mũ 0 < σ < β ≤ 1, kí hiệu Fβ, σ ((a, b]; X) là không gian các hàm liên tục trên (a, b] (tương ứng trên [a, b]) khi 0 < β < 1 (tương ứng khi β = 1) với các tính chất sau 1. Khi β < 1, (t − a)1−β F(t) có giới hạn khi t → a; 2. F liên tục Holder với số mũ σ và với trọng (s − a)1−β+σ , tức là: sup a≤s<t≤b (s − a)1−β+σ F(t) − F(s) (t − s)σ = sup a≤t≤b sup a≤s<t (s − a)1−β+σ F(t) − F(s) (t − s)σ < ∞; 3. Khi t → a, ωF (t) = sup a≤s<t (s − a)1−β+σ ||F(t) − F(s)|| (t − s)σ → 0. Trên Fβ, σ ((a, b]; X) ta đưa vào chuẩn F Fβ, σ = sup a≤t≤b (t − a)1−β F(t) + sup a≤s<t≤b (s − a)1−β+σ F(t) − F(s) (t − s)σ . Khi đó Fβ,σ ((a, b]; X) trở thành một không gian Banach (xem [14, Tr. 5]). 3
  • 9. 1.1.4 Không gian các hàm giải tích Cho D là một miền trong mặt phẳng phức C. Một hàm f(λ) xác định trên D, nhận giá trị trong X được gọi là giải tích trong D nếu f khai triển được thành chuỗi Taylor tại mọi điểm trong D. Tất cả các tính chất của các hàm giải tích phức thông thường đều có thể được mở rộng cho hàm giải tích nhận giá trị trong X. Chẳng hạn ta có công thức Tích phân Cauchy f(λ) = 1 2πi C f(µ) µ − λ dµ đúng cho mọi đường cong Jordan C trơn, hoặc trơn từng khúc bao quanh λ trong D. 1.2 Toán tử tuyến tính Toán tử tuyến tính bị chặn Cho X, Y là các không gian Banach với các chuẩn tương ứng là || . ||X, || . ||Y . Không gian các toán tử tuyến tính từ X vào Y được kí hiệu bởi L(X, Y ). Không gian L(X, Y ) được trang bị chuẩn A L(X,Y ) = sup U X ≤1 AU Y . Với chuẩn này, L(X, Y ) là một không gian Banach. Khi X = Y, L(X, Y ) được viết gọn là L(X). Kết quả sau đây được gọi là Định lý bị chặn đều. Định lý 1.2.1 ([15], Tr. 69). Giả sử X và Y là các không gian Banach. Cho {Aα}α∈I là một họ các toán tử bị chặn từ X vào Y với tập chỉ số I. Nếu supα∈I Aα U Y < ∞ với mọi U ∈ X, thì supα∈I Aα L(X, Y ) < ∞. Dễ thấy rằng với mỗi U ∈ X, phiếm hàm pU (.) xác định bởi pU (A) = AU Y , A ∈ L(X, Y ) là một nửa chuẩn trên L(X, Y ). Rõ ràng họ các nửa chuẩn pU (.), U ∈ X thỏa mãn tính chất tách, tức là pU (A) = 0 với mọi pU kéo theo A = 0. Cho trước một số tự nhiên n khác 0, xét n phần tử bất kì trong X mà ta kí hiệu là U1, ..., Un và một bộ n số thực dương nhỏ tùy ý 1, ..., n. Ta định nghĩa một lân cận của toán tử 0 trong L(X, Y ) là tập U có dạng U = {A ∈ L(X, Y ) : pUi (A) < i, i = 1, ..., n}. Trường hợp A ∈ L(X, Y ) là toán tử bất kì, lân cận của A là tập có dạng A + U. Trên L(X, Y ) ta định nghĩa một tô-pô như sau. Một tập được gọi là mở trong L(X, Y ) khi và chỉ khi nó chứa lân cận của mọi điểm nằm trong nó. Với tô-pô này, L(X, Y ) trở thành một không gian tô-pô tuyến tính, lồi địa phương (xem [15, Tr. 26]). Không gian 4
  • 10. tô-pô này được kí hiệu là Ls(X, Y ). Đây là tô-pô mạnh trên L(X, Y ). Trong khi đó, tô-pô xác định bởi chuẩn toán tử được gọi là tô-pô đều trên L(X, Y ). Chú ý, theo Định lý 1.2.1 vừa phát biểu Ls(X, Y ) là không gian đủ. Xét một dãy {An} trong L(X, Y ). Ta nói rằng {An} hội tụ mạnh tới một toán tử bị chặn A nếu An hội tụ tới A theo tô-pô mạnh, tức là AnU → AU trong Y với mọi U ∈ X. Một cách tương tự, xét hàm A(ω) xác định trên tập Ω ⊂ Rd (d là một số nguyên dương) và nhận giá trị trong L(X, Y ). Ta nói A(ω) liên tục mạnh tại ω0 ∈ Ω nếu A(ω) liên tục tại ω0 theo tô-pô mạnh, nói cách khác A(ω) liên tục mạnh tại ω0 khi chỉ khi A(ω)U → A(ω0)U trong Y khi ω → ω0 với mọi U ∈ X. 1.2.1 Hạn chế của toán tử tuyến tính Cho X là một không gian Banach và cho A là một toán tử tuyến tính từ X vào chính nó. Miền xác định của A sẽ được kí hiệu là D(A) còn miền giá trị của nó được kí hiệu bởi R(A). Cho Y là một không gian con của X. Toán tử A|Y xác định trên D(A|Y ) = {U ∈ D(A) ∩ Y : AU ∈ Y } bằng công thức A|Y U = AU được gọi là Hạn chế của A trong Y . Dễ dàng kiểm tra rằng A|Y là một toán tử tuyến tính từ Y vào Y . Khi D(A) ⊂ Y, D(A|Y ) = {U ∈ D(A) : AU ∈ Y }. 1.2.2 Tập giải thức, tập phổ và Tích phân Dunford Cho A là một toán tử tuyến tính đóng, xác định trù mật trong không gian Banach X. Tập ρ(A) chứa các số phức λ sao cho (λ − A) có toán tử ngược (λ − A)−1 ∈ L(X) được gọi là tập giải thức của A. Ta biết rằng ρ(A) là tập mở trong C còn (λ − A)−1 là một hàm giải tích xác định trên ρ(A), nhận giá trị trong L(X) (xem [2, Tr. 158]). Vì vậy với mỗi λ0 ∈ ρ(A) ta có (λ − A)−1 = ∞ n=0 (−1)n (λ − λ0)n (λ0 − A)−(n+1) , |λ − λ0| < (λ0 − A)−1 −1 . (1.2) Phần bù của ρ(A) trong C, kí hiệu là σ(A), được gọi là phổ của A. Chú ý phổ của A độc lập với cách chọn chuẩn trên X (xem [14, Tr. 10]). Ngoài ra, dễ thấy rằng (λ − A)−1 − (µ − A)−1 = −(λ − µ)(λ − A)−1 (µ − A)−1 , λ, µ ∈ ρ(A). (1.3) Giả sử A là một toán tử tuyến tính bị chặn trong X và σ(A) là phổ của nó. Lấy f(λ) là một hàm giải tích trong miền đơn liên D chứa σ(A) và đặt f(A) = 1 2πi C f(λ) (λ − A)−1 dλ, 5
  • 11. ở đây C là đường cong Jordan trơn, hoặc trơn từng khúc nằm trong D bao quanh σ(A). Tích phân này xác định trong L(X), không phụ thuộc vào cách chọn đường cong Jordan C. Người ta gọi nó là Tích phân Dunford. Trong khi đó toán tử f(A) được gọi là Tích phân hàm liên kết với f(λ). 1.2.3 Nửa nhóm liên tục mạnh Định nghĩa 1.2.1. Cho X là một không gian Banach. Một họ {T(t)}t≥0 các toán tử bị chặn trong X được gọi là một nửa nhóm liên tục mạnh hoặc C0-nửa nhóm nếu các tính chất sau được thỏa mãn 1. T(t + s) = T(t)T(s); 2. T(0) = I; 3. Với mỗi x ∈ X, ánh xạ: [0, ∞) t → T(t)x ∈ X liên tục theo t. Định nghĩa 1.2.2. Cho {T(t)}t≥0 là một nửa nhóm liên tục mạnh các toán tử bị chặn trên không gian Banach X. Toán tử A định nghĩa bởi Ax = lim h→0+ T(h)x − x h được gọi là toán tử sinh của nửa nhóm {T(t)}t≥0. Miền xác định D(A) của A là tập tất cả các x ∈ X sao cho giới hạn trong vế phải của đẳng thức vừa nêu tồn tại. Sau đây ta phát biểu một định lý quan trọng trong lý thuyết toán tử tuyến tính. Định lý 1.2.2. (Lumer-Phillips) Giả sử H là một không gian Hilbert với tích trong ., . . Cho A là một toán tử tuyến tính trong H thỏa mãn các điều kiện sau 1. D(A) trù mật trong X; 2. Tồn tại một số thực ω sao cho Re x, Ax ≤ ω x, x với mọi x ∈ D(A); 3. Tồn tại số thực λ0 > ω sao cho A − λ0I là toán ánh. Khi đó A sinh ra nửa nhóm liên tục mạnh {etA }t≥0 và etA ≤ eωt . Chứng minh. Xem chứng minh trong [10, Tr. 407]. 6
  • 12. 1.2.4 Nửa nhóm giải tích Cho X là không gian Banach. Một hàm U(z) nhận giá trị trong L(X), xác định trên miền quạt Σφ = {z ∈ C : | arg z| < φ}, 0 < φ < π 2 được gọi là một nửa nhóm giải tích trên X nếu nó thỏa mãn 1. U(z) là một hàm giải tích trong Σφ; 2. U(z) thỏa mãn tính chất nửa nhóm U(z + z ) = U(z)U(z ) với mọi z, z ∈ Σφ; 3. Với bất kì φ sao cho 0 < φ < φ, U(z) hội tụ mạnh tới toán tử 1 trong X khi Σφ {0} z → 0. Do tính chất thứ ba ở trên, ta định nghĩa được U(0) = 1. Vì nửa nhóm giải tích U(z) trong Σφ có thể mở rộng được lên một miền quạt rộng hơn (có góc φ lớn hơn), nên một cách tự nhiên ta xét supremum tập tất cả các góc của những hình quạt mà U(z) có thể mở rộng lên được. Ta gọi giá trị này là góc của nửa nhóm U(z) và kí hiệu nó là φU . Xét toán tử tuyến tính A đóng, xác định trù mật trong X, có phổ σ(A) thỏa mãn σ(A) ⊂ β + Σω, −∞ < β < ∞, 0 < ω < π 2 . (1.4) Ngoài ra, giả sử thêm rằng tồn tại hằng số Mω ≥ 1 sao cho (λ − A)−1 ≤ Mω |λ − β| , λ /∈ β + Σω. (1.5) Ta có định lý sau. Định lý 1.2.3. Cho A là toán tử đóng, xác định trù mật trong X, thỏa mãn (1.4) và (1.5). Khi đó, e−zA là một nửa nhóm giải tích xác định trong Σπ 2 −ω, thỏa mãn ước lượng e−zA ≤ Cφe−(β+δφ)|z| , z ∈ Σφ, 0 < φ < π 2 − ω, (1.6) với các hằng số δφ > 0 và Cφ ≥ 1 chỉ phụ thuộc vào φ. Chứng minh. Xem trong [14, Tr. 119]. 7
  • 13. 1.3 Nội suy không gian Banach Với X0, X1 là hai không gian Banach với các chuẩn tương ứng là . X0 , . X1 . Giả sử X1 được nhúng trù mật và liên tục vào X0. Cho S là dải S = {z : 0 < Rez < 1} trong mặt phẳng phức C. Ta kí hiệu H(X0, X1) là không gian tất cả các hàm giải tích như sau 1. F(z) là một hàm giải tích trong S, nhận giá trị trong X0; 2. F(z) là một hàm bị chặn, liên tục trong ¯S, nhận giá trị trong X0; 3. F(z) là một hàm bị chặn, liên tục theo biến z = 1 + iy, nhận giá trị trong X1. Trên H(X0, X1) ta đưa vào chuẩn F H = max sup −∞<y<∞ F(iy) X0 , sup −∞<y<∞ F(1 + iy) X1 . Với chuẩn này H(X0, X1) là một không gian Banach (xem [13, Định lý 1.9.1]). Cho θ là một số không âm thỏa mãn 0 ≤ θ ≤ 1, ta định nghĩa không gian [X0, X1]θ như sau [X0, X1]θ = {U ∈ X0 : tồn tại hàm F ∈ H(X0, X1) sao cho U = F(θ)}. Trên [X0, X1]θ ta đưa vào chuẩn U θ = inf F∈H,F(θ)=U F H. Khi đó [X0, X1]θ là một không gian Banach và được gọi là Không gian nội suy từ X1, X0 (xem [13, Định lý 1.9.2]). Sau đây là vài tính chất cơ bản của các Không gian nội suy, chứng minh chi tiết xem [13, Định lý 1.9.3]. 1. [X0, X1]0 = X0 và [X0, X1]1 = X1; 2. Với 0 < θ < 1, X1 ⊂ [X0, X1]θ ⊂ X0, các phép nhúng ở đây là liên tục, trù mật; 3. Với 0 < θ < 1, bất đẳng thức ||U||θ ≤ ||U||1−θ X0 ||U||θ X1 đúng cho mọi U ∈ X1; 4. Với 0 ≤ θ < θ ≤ 1, [X0, X1]θ ⊂ [X0, X1]θ, phép nhúng ở đây là liên tục. 8
  • 14. 1.4 Không gian và các toán tử liên hợp 1.4.1 Không gian đối ngẫu Cho X là một không gian Banach với chuẩn . . Coi C như một không gian Banach với chuẩn thông thường, xét không gian Banach L(X, C) với chuẩn ||Φ|| = sup F ≤1 |Φ(F)|, Φ ∈ L(X, C). Ta thường kí hiệu không gian này là X và gọi nó là không gian đối ngẫu của X. Mỗi toán tử tuyến tính trong X được gọi là một phiếm hàm tuyến tính trên X. Tuy nhiên để thuận tiện thay vì xét phép nhân vô hướng thông thường, trên X ta sẽ xét phép nhân vô hướng sau (αΦ)(F) = ¯αΦ(F) với mọi α ∈ C, Φ ∈ X , F ∈ X. Vì X là một không gian Banach, ta có thể xét không gian đối ngẫu X của X . Khi đó toán tử ι từ X vào X xác định bởi (ι F)(Φ) = Φ(F), F ∈ X, Φ ∈ X . là một ánh xạ tuyến tính bảo toàn chuẩn từ X vào X . Khi ι là toàn ánh, tức là ι(X) = X , X được gọi là không gian Banach phản xạ. Kết quả sau đây là một hệ quả của Định lý Hahn-Banach mở rộng. Nó được sử dụng để xây dựng không gian liên hợp của X. Chứng minh chi tiết có trong [15, Tr 108]. Định lý 1.4.1. Giả sử X là một không gian Banach. Khi đó với mọi F ∈ X, F = 0 tồn tại một phiếm hàm Φ ∈ X sao cho Φ(F) = F và ||Φ|| = 1. 1.4.2 Không gian liên hợp Giả sử X và Y là các không gian Banach với các chuẩn tương ứng là . X, . Y . Một hàm nhận giá trị phức ., . X×Y xác định trên không gian tích X × Y được gọi là một dạng tựa tuyến tính nếu nó thỏa mãn αF + βF, G X×Y = α F, G X×Y + β F, G X×Y , α, β ∈ C, F, F ∈ X, G ∈ Y, F, αG + βG X×Y = ¯α F, G X×Y + ¯β F, G X×Y , α, β ∈ C, F ∈ X, G, G ∈ Y. Dạng tựa tuyến tính ., . X×Y này được gọi là một tích đối ngẫu nếu nó thỏa mãn 1. | F, G X×Y | ≤ F X G Y , F ∈ X, G ∈ Y ; 9
  • 15. 2. F X = sup G Y ≤1 | F, G X×Y |, F ∈ X; 3. G Y = sup F X ≤1 | F, G X×Y |, G ∈ Y. Khi có tích đối ngẫu ., . X×Y giữa X và Y, thì Y được gọi là không gian liên hợp của X với tích đối ngẫu ., . X×Y và được ký hiệu là X∗ . Dễ thấy nếu Y là không gian liên hợp của X với tích đối ngẫu ., . X×Y thì X cũng là không gian liên hợp của Y với tích đối ngẫu ., . Y ×X. 1.4.3 Toán tử liên hợp Cho {X, X∗ } (tương ứng {Y, Y ∗ }) là một cặp không gian Banach liên hợp với tích đối ngẫu ., . X×X∗ (tương ứng ., . Y ×Y ∗ ). Giả sử A là một toán tử tuyến tính xác định trù mật từ không gian con D(A) ⊂ X vào Y . Lấy một toán tử A∗ xác định trong D(A∗ ) ⊂ Y ∗ và nhận giá trị trong X∗ như sau. Một véctơ Ψ ∈ Y ∗ nằm trong D(A∗ ) khi và chỉ khi tồn tại một véctơ Φ ∈ X∗ sao cho AU, Ψ Y ×Y ∗ = U, Φ X×X∗ với mọi U ∈ D(A). Vì D(A) trù mật trong X nên Φ như vậy được chọn một cách duy nhất. Với mỗi Ψ ∈ D(A∗ ), chúng ta đặt A∗ Ψ = Φ. Từ đây, U, A∗ Ψ X×X∗ = AU, Ψ Y ×Y ∗ với mọi U ∈ D(A), Ψ ∈ D(A∗ ). Dễ dàng kiểm tra được rằng D(A∗ ) là một không gian con tuyến tính của Y ∗ và A∗ là một toán tử tuyến tính. Toán tử A∗ này được gọi là liên hợp của A đối với các cặp liên hợp {X, X∗ } và {Y, Y ∗ }. Nếu A bị chặn thì A∗ cũng bị chặn, hơn nữa A = A∗ . Ngoài ra nếu X và Y là các không gian Banach phản xạ, ta có định lý sau. Định lý 1.4.2 ([14], Tr. 21). Giả sử X, Y là các không gian Banach phản xạ và các cặp liên hợp {X, X∗ }, {Y, Y ∗ }. Nếu A là một toán tử tuyến tính liên tục từ X vào Y , thì A∗ là một toán tử tuyến tính liên tục từ Y ∗ vào X∗ . Hơn nữa A∗ = A và A∗∗ = A. Trong trường hợp X = Y , X∗ = Y ∗ và cặp liên hợp là {X, X∗ } với tích đối ngẫu ., . , ta có kết quả sau. Định lý 1.4.3 ([14], Tr. 21-22). Cho X là một không gian Banach phản xạ và {X, X∗ } là một cặp liên hợp. Nếu A là một toán tử tuyến tính đóng, xác định trù mật trên X, thì A∗ cũng là một toán tử tuyến tính đóng, xác định trù mật trên X∗ . Hơn nữa A và A∗ thỏa mãn các tính chất sau 1. A∗∗ = A; 10
  • 16. 2. λ ∈ ρ(A∗ ) khi và chỉ khi ¯λ ∈ ρ(A); 3. Nếu λ ∈ ρ(A∗ ), thì (λ − A∗ )−1 = [(¯λ − A)−1 ]∗ . Chú ý khi A∗ = A, A được gọi là toán tử tự liên hợp. 1.5 Ngoại suy không gian Banach Xét hai không gian Hilbert Z và X với các tích trong ((., .)), (., .) và các chuẩn tương ứng . , | . |. Giả sử rằng Z được nhúng trù mật, liên tục vào X. Kết quả trong [14, Tr. 23] chỉ ra sự tồn tại duy nhất của một không gian Banach, kí hiệu là Z∗ , thỏa mãn các điều kiện sau 1. Z ⊂ X ⊂ Z∗ với các phép nhúng trù mật và liên tục; 2. {Z, Z∗ } tạo thành một cặp liên hợp với tích đối ngẫu ., . ; 3. Tích đối ngẫu ., . thỏa mãn U, F = (U, F) với mọi U ∈ Z, F ∈ X. Ta gọi không gian Z∗ này là Không gian ngoại suy từ Z ⊂ X và bộ ba không gian Z ⊂ X ⊂ Z∗ là một Bộ ba. Theo định nghĩa của tích đối ngẫu, tích trong ., . phải thỏa mãn | U, Φ | ≤ U Φ ∗, U ∈ Z, Φ ∈ Z∗ , U = sup Φ ∗≤1 | U, Φ |, U ∈ Z, Φ ∗ = sup U ≤1 | U, Φ |, Φ ∈ Z∗ , ở đây . ∗ là chuẩn trên Z∗ . Ngoài ra, ta cũng thấy rằng với U, V ∈ Z U, V Z∗×Z = V, U Z×Z∗ = (V, U) = (U, V ) = U, V Z×Z∗ , tức là U, V Z×Z∗ = (U, V ) = U, V Z∗×Z, U, V ∈ Z. (1.7) Liên quan đến tính chất ngoại suy của không gian Hilbert, ta có định lý sau. Định lý 1.5.1. Cho Z ⊂ X ⊂ Z∗ là một Bộ ba không gian. Nếu A là một toán tử tự liên hợp bị chặn trên X và là một toán tử tuyến tính bị chặn trên Z, thì A mở rộng được trên Z∗ thành một toán tử tuyến tính bị chặn với ước lượng A L(Z∗) ≤ A L(Z). 11
  • 17. Chứng minh. Với F ∈ X bất kì, ta có AF ∗ = sup U ≤1 | U, AF | = sup U ≤1 |(U, AF)| = sup U ≤1 |(AU, F)| ≤ A L(Z) F ∗. Vì X trù mật trong Z∗ , A được mở rộng một cách duy nhất lên Z∗ thành một toán tử bị chặn. 1.6 Toán tử tuyến tính liên kết với dạng tựa tuyến tính 1.6.1 Dạng tựa tuyến tính và toán tử liên kết Cho Z ⊂ X ⊂ Z∗ là một Bộ ba. Theo định nghĩa {Z, Z∗ } là một cặp liên hợp. Trong mục này ta sử dụng tích đối ngẫu ., . Z∗×Z thay vì ., . Z×Z∗ , tất nhiên ., . Z∗×Z = ., . Z×Z∗ . Xét dạng tựa tuyến tính a(U, V ) trên Z × Z. Nếu với mọi U, V ∈ Z, tồn tại hằng số dương M sao cho |a(U, V )| ≤ M U V , (1.8) thì a(U, V ) được gọi là một dạng liên tục. Rõ ràng (1.8) suy ra a(Un, Vn) → a(U, V ) nếu Un → U và Vn → V đồng thời trong Z. Giả sử a(U, V ) là một dạng liên tục trên Z. Với mỗi U ∈ Z, a(U, .) là phiếm hàm liên tục trong Z. Theo Định lý 1.17 trong [14] ta tìm được duy nhất Φ ∈ Z∗ sao cho a(U, V ) = V, Φ Z×Z∗ , tức là tìm được duy nhất Φ ∈ Z∗ để a(U, V ) = Φ, V với mọi V ∈ Z. Như vậy tương ứng A : U → Φ là một toán tử tuyến tính từ Z vào Z∗ . Tương ứng này được gọi là toán tử liên kết với dạng a(U, V ). Nó thỏa mãn a(U, V ) = AU, V , U, V ∈ Z. (1.9) Dễ thấy A là một toán tử tuyến tính bị chặn thỏa mãn ước lượng AU ∗ = sup V ≤1 | AU, V | ≤ M U , U ∈ Z. Nếu với mọi U ∈ Z, tồn tại hằng số dương δ sao cho Re a(U, U) ≥ δ U 2 , (1.10) thì a(U, V ) được gọi là một dạng bức. Hiển nhiên từ (1.10) suy ra rằng nếu a(U, U) = 0 thì U = 0. Sau đây ta phát biểu Định lý Lax-Milgram. Chứng minh chi tiết định lý này có trong [15, Tr. 92]. 12
  • 18. Định lý 1.6.1. Cho a(U, V ) là một dạng liên tục và bức trên Z. Khi đó với bất kì Ψ ∈ Z , tồn tại duy nhất phần tử V ∈ Z sao cho Ψ(U) = a(U, V ) với mọi U ∈ Z. Sử dụng Định lý Lax-Milgram ta chứng minh được rằng toán tử liên kết A là một đẳng cấu từ Z tới Z∗ . Định lý 1.6.2 ([14], Tr. 26). Cho a(U, V ) là một dạng tựa tuyến tính thỏa mãn (1.8), (1.10). Gọi A là toán tử liên kết với dạng này. Khi đó A là một đẳng cấu từ Z tới Z∗ với đánh giá δ U ≤ AU ∗ ≤ M U . Ngoài ra, A là toán tử tuyến tính đóng và xác định trù mật trong Z∗ . Cuối cùng ta nói về Hạn chế của A lần lượt trên X và Z. Theo định nghĩa, do D(A) ⊂ X, Hạn chế của toán tử A trong X được cho bởi D(A|X) = {U ∈ Z, AU ∈ X}, A|XU = AU. Từ định nghĩa của Không gian ngoại suy, ta thấy rằng nếu U ∈ D(A|X) thì a(U, V ) liên tục theo V đối với chuẩn trong X. Hơn nữa, nếu U ∈ D(A|X) thì a(U, V ) = (A|XU, V ) với mọi V ∈ Z. Một cách tương tự, vì Z = D(A), Hạn chế của A trong Z được cho bởi D(A|Z) = {U ∈ Z, AU ∈ Z}, A|ZU = AU. Từ (1.7), ta thấy rằng nếu U ∈ D(A|Z) thì a(U, V ) liên tục theo V đối với chuẩn trong Z∗ . Hơn nữa khi U ∈ D(A|Z), ta có a(U, V ) = U, V Z×Z∗ với mọi V ∈ Z. 1.6.2 Dạng liên hợp và toán tử liên hợp Khi a(U, V ) là một dạng tựa tuyến tính liên tục và bức, các Hạn chế A|X và A|Z của toán tử liên kết A đối với dạng này là các toán tử đóng, xác định trù mật tương ứng trong X và Z. Thật vậy, xét dạng tựa tuyến tính a∗ (U, V ) như sau a∗ (U, V ) = a(V, U), (U, V ) ∈ Z × Z. Ta gọi a∗ (U, V ) là dạng liên hợp của a(U, V ). Rõ ràng a∗ (U, V ) cũng liên tục và bức trên Z. Gỉa sử B là toán tử liên kết với a∗ (U, V ). Như đã chỉ ra trong mục trước, dưới các Giả thiết (1.8) và (1.10), B là toán tử tuyến tính đóng, xác định trù mật trong Z∗ và thỏa mãn a(U, V ) = a∗ (V, U) = BV, U với mọi U, V ∈ Z. Hơn nữa, AU, V = a(U, V ) = U, BV với mọi U, V ∈ Z. Theo (1.7), rõ ràng A|Z là toán tử liên hợp B∗ của B ứng với cặp đối ngẫu {Z, Z∗ }. Thật vậy, U = B∗ U khi và chỉ khi 13
  • 19. U, V Z×Z∗ = U, BV với mọi V ∈ Z; tuy nhiên theo tính chất của toán tử B vừa định nghĩa ở trên, U = B∗ U khi và chỉ khi U, V Z∗×Z = AU, V với mọi V ∈ Z; tóm lại, U = B∗ U khi và chỉ khi U = AU ∈ Z và ta có điều phải chứng minh. Định lý 1.6.3. Cho A là toán tử tuyến tính liên kết với a(U, V ). Giả sử các Điều kiện (1.8) và (1.10) được thỏa mãn. Khi đó A|X, A|Z là các toán tử đóng, xác định trù mật tương ứng trong X và Z. Ngoài ra các toán tử liên hợp A∗ và (A|Z)∗ ứng với cặp {Z, Z∗ } tương ứng là B|Z và B. Trong khi đó, toán tử liên hợp (A|X)∗ ứng với cặp {X, X} là B|X. Chứng minh. Vì A|Z = B∗ , tính trù mật của D(A|Z) trong Z thu được trực tiếp từ Định lý 1.4.3. Mặt khác, D(A|Z) ⊂ D(A|X) và Z trù mật trong X nên D(A|X) trù mật trong X. Lập luận tương tự như đối với A|Z = B∗ , ta thấy A|X là toán tử liên hợp (B|X)∗ của B|X đối với cặp liên hợp {X, X}. Khẳng định còn lại suy ra trực tiếp từ (1) trong Định lý 1.4.3. 1.7 Không gian Sobolev-Lebesgue 1.7.1 Biên của miền Cho Ω là một tập mở trong Rn . Ta nói rằng Ω có biên ∂Ω liên tục (tương ứng Lipschitz, thuộc lớp Cm (m = 1, 2, 3, . . .)) nếu với mọi x ∈ ∂Ω, tồn tại một lân cận V của x trong Rn và một hệ tọa độ trực giao mới (y1, . . . , yn) sao cho 1. V là một hình hộp trong hệ tọa độ mới: V = {(y1, . . . , yn); −ai < yi < ai, i = 1, . . . , n}; 2. Tồn tại một hàm ϕ liên tục (tương ứng Lipschitz, thuộc lớp Cm ) xác định trong V = {(y1, . . . , yn−1); −ai < yi < ai, i = 1, . . . , n − 1} thỏa mãn |ϕ(y )| ≤ an/2 với mọi y = (y1, . . . , yn−1) ∈ V , Ω ∩ V = {y = (y , yn) ∈ V ; yn > ϕ(y )}, ∂Ω ∩ V = {y = (y , yn) ∈ V ; yn = ϕ(y )}; 3. ϕ C(V ) ≤ c (tương ứng ϕ Lip(V ) ≤ c, hoặc ϕ Cm(V ) ≤ c) với một hằng số c > 0 nào đó. 14
  • 20. 1.7.2 Không gian Sobolev với cấp nguyên Cho Ω là một tập mở trong Rn . Với 1 ≤ p ≤ ∞ và k = 0, 1, 2, . . ., kí hiệu Hk p (Ω) là không gian các hàm u thuộc lớp Lp(Ω) sao cho các đạo hàm riêng Dα u đến cấp k đều thuộc Lp(Ω) theo nghĩa phân bố, ở đây α = (α1, α2, . . . , αn) là một đa chỉ số và cấp của đạo hàm riêng Dα u là số |α| = α1 + α2 + . . . + αn. Ta trang bị cho Hk p (Ω) chuẩn u Hk p = |α|≤k Dα u p Lp 1 p , u ∈ Hk p (Ω). Với chuẩn này Hk p (Ω) là một không gian Banach. Đặc biệt khi p = 2, Hk 2 (Ω) là một không gian Hilbert với tích trong u, v Hk 2 = |α|≤k Dα u, Dα v L2 , u, v ∈ Hk 2 (Ω). Trong trường hợp Ω là tập Rn + = x = (x , xn) : x ∈ Rn−1 , xn > 0 hoặc là một miền bị chặn trong Rn với biên Lipchitz, theo các Định lý 5 và 5’ trong [12], ta có thể xây dựng một toán tử mở rộng biến các hàm trong Ω thành các hàm trong Rn . Định lý 1.7.1. Giả sử Ω là Rn + hoặc là một miền bị chặn trong Rn với biên Lipschitz. Khi đó tồn tại một toán tử tuyến tính C biến các hàm trong Ω thành các hàm trong Rn với các tính chất sau 1. (Cu)|Ω = u; 2. C là một toán tử liên tục từ Hk p (Ω) vào Hk p (Rn ) (1 ≤ p ≤ ∞, k = 0, 1, 2, . . .) thỏa mãn Cu Hk p (Rn) ≤ Ap,k u Hk p (Ω), ở đây Ap,k > 0 là hằng số chỉ phụ thuộc vào p và k. 1.7.3 Không gian Sobolev-Lebesgue trong Rn Khi 1 < p < ∞, không gian Sobolev Hk p (Ω) có thể được mở rộng cho trường hợp các cấp k không nguyên. Trong mục này, chúng ta xét Ω = Rn . Giả sử s ≥ 0, kí hiệu Hs p(Rn ) là không gian các hàm có tính chất như sau Hs p(Rn ) = {u ∈ S(Rn ) : F −1 [(1 + |ξ|2 ) s 2 Fu] ∈ Lp(Rn )}, ở đây S(Rn ) là không gian các hàm suy rộng tăng chậm, F, F −1 tương ứng là phép biến đổi Fourier, phép biến đổi Fourier ngược trên S(Rn ) . Hs p(Rn ) là một không gian Banach với chuẩn u Hs p = F −1 [(1 + |ξ|2 ) s 2 Fu] Lp , u ∈ Hs p(Rn ). 15
  • 21. Khi s nguyên, không âm, người ta chứng minh được rằng hai định nghĩa của Hk p (Rn ) và Hs p(Rn ) thật ra là tương đương. Khi p = 2, Hs 2(Rn ) là không gian Hilbert với tích trong (u, v)Hs 2 = (1 + |ξ|2 ) s 2 Fu, (1 + |ξ|2 ) s 2 Fv L2 , u, v ∈ Hs 2(Rn ). Hơn nữa, với s = k + σ, k = [s] là phần nguyên của s và 0 < σ < 1, chuẩn của Hs 2(Rn ) tương đương với u Hs 2 = u L2 + |α|≤k Rn×Rn |Dα u(x) − Dα u(y)|2 |x − y|n+2σ dx dy 1 2 , u ∈ Hs 2(Rn ) (xem [13, Tr. 15]). 1.7.4 Không gian Sobolev-Lebesgue trong Rn + hoặc trong một miền bị chặn Giả sử Ω là Rn + hoặc là một miền bị chặn trong Rn với biên Lipschitz. Với 1 < p < ∞ và s ≥ 0, Hs p(Ω) được định nghĩa là tập tất cả các hạn chế u của các hàm trong Hs p(Rn ) trên Ω, tức là một hàm u ∈ Lp(Ω) nằm trong Hs p(Ω) nếu và chỉ nếu tồn tại một hàm U ∈ Hs p(Rn ) sao cho U|Ω = u hầu khắp nơi trong Ω. Với u ∈ Hs p(Ω), chuẩn trong Hs p của nó được định nghĩa là u Hs p(Ω) = inf U∈Hs p(Rn), U|Ω=u U Hs p(Rn). Theo chuẩn này Hs p(Ω) là một không gian Banach. Thật vậy, vì K = U ∈ Hs p(Rn ) : U = 0 trong Ω là một không gian con đóng của Hs p(Rn ), nên Hs p(Ω) thực chất là không gian thương Hs p(Rn )/K. Theo Định lý 1.7.1, ta thấy định nghĩa này là phù hợp với định nghĩa của chuẩn ở phần trước khi s là một số nguyên. Khi p = 2 và s = k + σ, trong đó k = [s] là phần nguyên của s và 0 < σ < 1, chuẩn của Hs 2(Ω) tương đương với ||u||Hs 2 = ||u||L2 + |α|≤k Ω×Ω |Dα u(x) − Dα u(y)|2 |x − y|n+2σ dxdy 1 2 , u ∈ Hs 2(Ω) (1.11) (xem trong [13, Chú ý 4.4.2/2]). Ta cũng thấy rằng với 0 < s0 < s1 < ∞ Hs1 p (Ω) ⊂ Hs0 p (Ω) ⊂ Lp(Ω), ở đây các phép nhúng là liên tục. Các không gian Hs p(Ω) này được gọi bằng các tên khác nhau. Khi bậc k nguyên, Hk p (Ω) được gọi là không gian Sobolev. Khi p = 2, Hs 2(Ω) thường được viết gọn là Hs (Ω) và cũng được gọi là không gian Sobolev. Khi 1 < p < ∞, p = 2, Hs p(Ω) được gọi là không gian Lebesgue. 16
  • 22. 1.7.5 Các định lí nhúng Theo Định lý 2.8.1/Chú ý 2 và Định lý 4.6.1 trong [13] ta thu được kết quả sau. Định lý 1.7.2. Cho Ω là Rn , Rn + hoặc là một miền bị chặn với biên Lipschitz. Giả sử 1 < p < ∞ và 0 ≤ s < ∞. Ta có các khẳng định sau 1. Nếu 0 ≤ s < n p và p ≤ r ≤ pn n − ps thì Hs p(Ω) ⊂ Lr(Ω) với phép nhúng liên tục. (1.12) 2. Nếu s = n p và p ≤ r < ∞ thì H n p p (Ω) ⊂ Lr(Ω) với phép nhúng liên tục. (1.13) 3. Nếu s > n p , thì Hs p(Ω) ⊂ C(Rn ) (tương ứng C(Rn +)), khi Ω = Rn (tương ứng Rn +), C(Ω), khi Ω bị chặn. (1.14) Đặc biệt khi Ω bị chặn, phép nhúng ở đây là liên tục. 1.7.6 Vết Trước hết xét trường hợp Ω = Rn +. Nếu 1 < p < ∞ và s > n p , từ (1.14) ta thấy rằng Hs (Rn +) ⊂ C(Rn +). Do đó, toán tử vết γ : f → f|∂Rn + xác định từ Hs (Rn +) đến C(∂Rn +), ở đây ∂Rn + = {x = (x , 0); x ∈ Rn−1 }. Nếu s > 1 p , γ mở rộng được thành một toán tử bị chặn từ Hs p(Rn +) đến Lp(∂Rn +) (xem [13, Định lý 2.9.3]). Trong mục này ta sẽ giới thiệu một số mở rộng của những kết quả trên khi Ω là Rn + hoặc là một miền bị chặn với biên Lipschitz. Chứng minh những kết quả có trong [14, Tr. 46]. Nhắc lại rằng D(Ω) là không gian các hàm khả vi vô hạn có giá compact trong Ω. Định lý 1.7.3. Cho Ω là Rn + hoặc một miền bị chặn với biên Lipschitz. Giả sử 1 < p < ∞. Nếu s > 1 p , thì vết γ : f → f|∂Ω là một toán tử bị chặn từ Hs p(Ω) lên Lp(∂Ω). Định lý 1.7.4. Cho Ω là Rn + hoặc là một miền bị chặn với biên Lipchitz và 1 < p < ∞. Nếu 0 ≤ s ≤ 1 p , không gian D(Ω) trù mật trong Hs p(Ω). Định lý 1.7.5. Cho Ω là miền như trong Định lý 1.7.4 và 1 < p < ∞. Với 0 ≤ s < 1 p , tương ứng f → f, ở đây f = f trong Ω và f = 0 trong Rn − Ω, là một toán tử bị chặn từ Hs p(Ω) vào Hs p(Rn ). 17
  • 23. Khi 1 p < s ≤ 1, theo Định lý 1.42 trong [14], ta có kết quả sau. Định lý 1.7.6. Cho Ω là miền như trong hai định lý trên và 1 < p < ∞. Nếu 1 p < s ≤ 1, một hàm u ∈ Hs p(Ω) thuộc bao đóng của D(Ω) trong Hs p(Ω) khi và chỉ khi u|∂Ω = 0. 1.7.7 Không gian ˚Hs p(Ω) và H−s p (Ω) Với 1 < p < ∞ và s ≥ 0, kí hiệu ˚Hs p(Ω) là bao đóng của tập D(Ω) trong không gian Hs p(Ω). Ta thấy u ∈ ˚Hs p(Ω) khi và chi khi có một dãy {un} ⊂ D(Ω) sao cho un → u trong Hs p(Ω). Khi Ω = Rn , ˚Hs p(Rn ) = Hs p(Rn ) với mọi 0 ≤ s < ∞. Khi Ω là Rn + hoặc là một miền bị chặn với biên Lipchitz thì theo Định lý 1.7.4 ˚Hs p(Ω) = Hs p(Ω) nếu 0 ≤ s ≤ 1 p , (1.15) nhưng ˚Hs p(Ω) = Hs p(Ω) nếu 1 p < s < ∞. Định lý 1.7.6 dẫn đến ˚Hs p(Ω) = u ∈ Hs p(Ω); u|∂Ω = 0 nếu 1 p < s ≤ 1. (1.16) Khi p = 2, không gian ˚Hs 2(Ω) được viết gọn là ˚Hs (Ω). Khi s ≥ 0, không gian đối ngẫu của ˚Hs p (Ω) là H−s p (Ω), ở đây 1 < p < ∞, 1 p + 1 p = 1. Vì vậy {˚Hs p (Ω), H−s p (Ω)} lập thành một cặp liên hợp với tích đối ngẫu ., . ˚Hs p ×H−s p trên ˚Hs p (Ω) × H−s p (Ω). Mặt khác do D(Ω) được nhúng trù mật trong ˚Hs p (Ω) nên H−s p (Ω) = ˚Hs p (Ω) ⊂ D(Ω) . Như vậy ta có Lp(Ω) ⊂ H−s p (Ω) theo quan hệ u, f ˚Hs p ×H−s p = u, f Lp ×Lp , u ∈ ˚Hs p (Ω), f ∈ Lp(Ω). (1.17) Khi p = p = 2, H−s 2 (Ω) được viết gọn là H−s (Ω). Chú ý rằng ba không gian ˚Hs (Ω) ⊂ L2(Ω) ⊂ H−s (Ω), 0 < s < ∞ (1.18) lập thành một Bộ ba. Khi Ω = Rn , H−s p (Ω) được cho bởi H−s p (Rn ) = {f ∈ S(Rn ) : F −1 [(1 + |ξ|2 )− s 2 Ff] ∈ Lp(Rn )}, Theo [13, Định lý 2.6.1], với bất kì −∞ < s < ∞, (Hs p(Rn )) = H−s p (Rn ) 1 p + 1 p = 1 . 18
  • 24. 1.7.8 Không gian tích Cho Ω là Rn , Rn + hoặc là một miền bị chặn với biên Lipschitz. Với 1 ≤ p ≤ ∞, không gian tích Lp(Ω) được định nghĩa như sau Lp(Ω) = F =    f1 ... fl    ; fj ∈ Lp(Ω) với j = 1, . . . , l . (1.19) Trên không gian này lấy chuẩn tích ||F||Lp = max{||f1||Lp , . . . , ||fl||Lp } nếu 1 ≤ p < ∞ và ||F||L∞ = max{||f1||L∞ , . . . , ||fl||L∞ } nếu p = ∞. Tương tự với 1 < p < ∞ và s ≥ 0, không gian tích Hs p(Ω) được định nghĩa bởi Hs p(Ω) = U =    u1 ... ul    ; uj ∈ Hs p(Ω) với j = 1, . . . , l (1.20) với chuẩn tích ||U||Hs p = max{||u1||Hs p , ..., ||ul||Hs p }. Những kết quả liên quan đến Lp(Ω) và Hs p(Ω) một cách tự nhiên cũng đúng cho Lp(Ω) và Hs p(Ω). Ví dụ khi p = 2, L2(Ω) và Hs (Ω) = Hs 2(Ω) là các không gian Hilbert. 19
  • 25. Chương 2 Toán tử quạt, hàm mũ và toán tử lũy thừa 2.1 Toán tử quạt và vài tính chất cơ bản 2.1.1 Định nghĩa toán tử quạt Cho X là không gian Banach với chuẩn . , A là toán tử tuyến tính đóng, xác định trù mật trong X. Giả sử rằng tập phổ của A được chứa trong miền quạt mở σ(A) ⊂ Σω = {λ ∈ C : |argλ| < ω}, 0 < ω ≤ π, (2.1) và giải thức của nó thỏa mãn ước lượng (λ − A)−1 ≤ M |λ| , λ /∈ Σω (2.2) với hằng số M ≥ 1. Khi đó A được gọi là toán tử quạt trong X. Điều kiện (2.1) suy ra 0 /∈ σ(A), hay nói cách khác A có nghịch đảo bị chặn trong X. Theo (1.2), ta có λ ∈ ρ(A) và (λ − A)−1 ≤ A−1 1 − A−1 |λ| , miễn là |λ| < A−1 −1 . (2.3) Tương tự đối với λ0 = r0e±iω , r0 > 0, ta thấy λ ∈ C : |λ − λ0| < r0 M ⊂ ρ(A) và (λ − A)−1 ≤ M r0 − M|λ − λ0| , với mọi λ miễn là |λ − λ0| < r0 M . Vì inf argλ : |λ − λ0| < r0 M = sin−1 1 M , nên với ω thỏa mãn ω − sin−1 1 M < ω < ω, ta có σ(A) ⊂ Σω = λ ∈ C; |argλ| < ω , (2.4) 20
  • 26. (λ − A)−1 ≤ Mω |λ| , λ /∈ Σω , Mω > M. (2.5) Chẳng hạn có thể lấy Mω = M cos(ω − ω ) 1 − M sin(ω − ω ) . Làm theo cách này chúng ta thấy rằng các Điều kiện (2.1), (2.2) cũng đúng đối với các góc ω nhỏ hơn ω. Một cách tự nhiên ta đi xét infimum của tập tất cả các góc ω như vậy và gọi giá trị này là góc của A, kí hiệu là ωA. 2.1.2 Toán tử quạt liên kết với một dạng tựa tuyến tính Cho Z ⊂ X ⊂ Z∗ là một Bộ ba các không gian với các chuẩn tương ứng . , | . | và . ∗. Giả sử (., .) là tích trong trên X và ., . là tích đối ngẫu trên Z∗ × Z. Xét một dạng tựa tuyến tính liên tục và bức a(U, V ) trên Z × Z, tức là |a(U, V )| ≤ M U V , U, V ∈ Z (2.6) Re a(U, U) ≥ δ U 2 , U ∈ Z (2.7) với các hằng số M > δ > 0. Gọi A là toán tử tuyến tính liên kết với dạng tựa tuyến tính này và A|X, A|Z là các Hạn chế của nó tương ứng trên các không gian X và Z. Như đã biết (xem Mục 1.6), A, A|X và A|Z là các toán tử tuyến tính đóng, xác định trù mật tương ứng trong Z∗ , X và Z . Với mỗi Re λ ≤ 0, xét dạng tựa tuyến tính a(U, V ) − λ(U, V ), U, V ∈ Z. Hiển nhiên dạng này cũng liên tục và bức trên Z. Theo Định lý 1.6.2, toán tử liên kết với nó là A − λ, là một đẳng cấu từ Z vào Z∗ . Nói riêng, λ ∈ ρ(A) nếu A được coi như một toán tử xác định trên Z∗ . Tiếp theo, ta sẽ thiết lập vài ước lượng của giải thức (λ − A)−1 ứng với Re λ ≤ 0. Giả sử U ∈ Z, ta có δ U 2 ≤ Re a(U, U) − Re λ|U|2 = Re (A − λ)U, U ≤ U (A − λ)U ∗. Đặt Φ = (λ − A)U, khi đó (λ − A)−1 Φ ≤ δ−1 Φ ∗. (2.8) Vì λ(λ − A)−1 Φ = A(λ − A)−1 Φ + Φ, 21
  • 27. ta có |λ| (λ − A)−1 Φ ∗ ≤ A L(Z, Z∗) (λ − A)−1 Φ + Φ ∗ ≤ (Mδ−1 + 1) Φ ∗. Do đó, |λ| (λ − A)−1 Φ ∗ ≤ (Mδ−1 + 1) Φ ∗, Φ ∈ Z∗ . Bây giờ giả sử U ∈ D(A|X). Với Re λ ≤ 0, δ U 2 ≤ Re a(U, U) − Re λ|U|2 = Re ((A − λ)U, U) ≤ |(A − λ)U||U|. Từ λ|U|2 = a (U, U) + ((λ − A)U, U), ta suy ra |λ||U|2 ≤ M||U||2 + |(λ − A)U||U| ≤ (Mδ−1 + 1)|(λ − A)U| |U|. Đặt F = (λ − A)U, ta được |λ||(λ − A)−1 F| ≤ (Mδ−1 + 1)|F|, F ∈ X. Cuối cùng xét U ∈ Z. Vì λ(λ − A)−1 U − (λ − A)−1 AU = U, nên |λ| (λ − A)−1 U ≤ (λ − A)−1 L(Z∗, Z) A L(Z∗, Z) U + U . Từ đây theo (2.8), |λ| (λ − A)−1 U ≤ (Mδ−1 + 1) U , U ∈ Z. Tóm lại, ta đã chỉ ra với Re λ ≤ 0, các ước lượng sau luôn đúng |λ| (λ − A)−1 Φ ∗ ≤ (Mδ−1 + 1) Φ ∗, Φ ∈ Z∗ , |λ||(λ − A)−1 F| ≤ (Mδ−1 + 1)|F|, F ∈ X, |λ| (λ − A)−1 U ≤ (Mδ−1 + 1) U , U ∈ Z. Những điều này có nghĩa tất cả các toán tử A, A|X và A|Z đều thoả mãn các Điều kiện (2.1), (2.2) với góc ω = π 2 và hằng số Mδ−1 + 1 trong các không gian Z∗ , X và Z tương ứng. Tổng kết những điều trên ta có định lý sau. Định lý 2.1.1. Giả sử A là toán tử liên kết với một dạng tựa tuyến tính a (U, V ) thỏa mãn (2.6) và (2.7). Khi đó A, A|X và A|Z là các toán tử quạt với các góc nhỏ hơn π 2 trong các không gian tương ứng là Z∗ , X và Z. Cụ thể hơn, chúng thoả mãn (2.1) và (2.2) với góc ω = π 2 và hằng số M + δ δ . 22
  • 28. 2.1.3 Toán tử quạt trong không gian L2 Giả sử Ω là một miền bất kì trong Rn , Z là một không gian con đóng của H1 (Ω) sao cho ˚H1 (Ω) ⊂ Z ⊂ H1 (Ω). Xét dạng tựa tuyến tính a(u, v) trên Z × Z a(u, v) = n i,j=1 Ω aij(x)DiuDj ¯v dx + Ω c(x)u¯v dx, u, v ∈ Z. (2.9) Ở đây các hàm hệ số aij(x), 1 ≤ i, j ≤ n, nhận giá trị thực trong Ω thỏa mãn aij ∈ L∞(Ω), 1 ≤ i, j ≤ n. (2.10) Ngoài ra, giả sử rằng với một hằng số dương δ nào đó n i,j=1 aij(x)ξiξj ≥ δ|ξ|2 , ξ = (ξ1, ..., ξn) ∈ Rn , x ∈ Ω hầu khắp nơi. (2.11) Cuối cùng giả sử c(x) là một hàm thực trong Ω thỏa mãn c ∈ L∞(Ω) và c(x) ≥ c0 > 0, x ∈ Ω hầu khắp nơi. (2.12) Các điều kiện này đảm bảo a(u, v) thỏa mãn (2.6) và (2.7) trên Z. Vì vậy nếu xét Bộ ba Z ⊂ L2(Ω) ⊂ Z∗ chú ý rằng do D(Ω) ⊂ ˚H1 (Ω) ⊂ Z, Z trù mật trong L2(Ω) , thì toán tử liên kết A của dạng tựa tuyến tính này và các Hạn chế của nó là các toán tử quạt tương ứng trong Z∗ , L2(Ω) và Z với các góc nhỏ hơn π 2 . Ta quan tâm tới hai trường hợp sau. Trường hợp Z = ˚H1 (Ω) : Trong trường hợp này, Z∗ đồng nhất với H−1 (Ω). Vì D(Ω) trù mật trong ˚H1 (Ω) nên H−1 (Ω) được chứa trong không gian D(Ω) . Do đó, ta có thể biểu diễn A theo nghĩa phân bố như sau Au = − n i,j=1 Dj[aij(x)Diu] + c(x)u. (2.13) Điều này chỉ ra rằng A và các Hạn chế của nó là các biểu diễn của Toán tử vi phân (2.13) tương ứng trong H−1 (Ω), L2(Ω) và ˚H1 (Ω). Nếu Ω là một miền bị chặn với biên Lipchitz thì D(A) = ˚H1 (Ω), tức là nếu u ∈ D(A) thì γu = 0 trên ∂Ω. (2.14) Định lý 2.1.2 ([14], Tr. 60). Cho Ω là một miền trong Rn . Giả sử (2.10), (2.11) và (2.12) được thỏa mãn. Khi đó toán tử A liên kết với Dạng (2.9) trên Z = ˚H1 (Ω) và các Hạn chế của nó là những toán tử quạt tương ứng trên H−1 (Ω), L2(Ω) và H1 (Ω) với các góc nhỏ hơn π 2 . Chính xác hơn, chúng thỏa mãn (2.1), (2.2) với ω = π 2 và với hằng số M được xác định bởi aij L∞ , c L∞ , δ và c0. Ngoài ra, nếu Ω là miền bị chặn có biên ∂Ω Lipschitz thì u ∈ D(A) thỏa mãn Điều kiện Dirichlet (2.14) trên ∂Ω. 23
  • 29. Trường hợp Z = H1 (Ω) : Trong trường hợp này, Z∗ không đồng nhất với bất kì không gian con nào của D(Ω) . Vì vậy, toán tử liên kết A không thể biểu diễn được dưới dạng một toán tử vi phân thông thường. Tuy nhiên nếu Au ∈ L2(Ω) và thêm vào những điều kiện làm cho các lập luận sau đây thực hiện được, chẳng hạn ∂Ω là Lipschitz, u ∈ D(A|L2 ) và aij(x)Diu ∈ H1 (Ω) với mọi 1 ≤ i, j ≤ n, thì theo Công thức Green (Au, v)L2 = a(u, v) = − n i,j=1 Ω Dj[aij(x)Diu]¯v dx + n i,j=1 ∂Ω [νj(x)aij(x)Diu]¯v dS + Ω c(x)u¯v dx, v ∈ H1 (Ω), ở đây ν(x) = (ν1(x), ..., νn(x)) là véc tơ pháp tuyến chuẩn tắc ngoài tại điểm x trên biên ∂Ω. Mặt khác do a(u, v) liên tục theo v đối với tô-pô trong L2(Ω), tích phân trên ∂Ω phải bị triệt tiêu. Nói cách khác, u phải thỏa mãn điều kiện biên ∂u ∂ν ≡ n i,j=1 νj(x)aij(x)Diu = 0 trên ∂Ω. (2.15) Điều kiện này được gọi là Điều kiện biên Neumann trên ∂Ω. Đến đây ta có (Au, v)L2 = − n i,j=1 Dj[aij(x)Diu] + c(x)u, v L2 , v ∈ H1 (Ω) và vì vậy với mọi u ∈ L2(Ω) Au = − n i,j=1 Dj[aij(x)Diu] + c(x)u. (2.16) Theo những lập luận này, u thỏa mãn Điều kiện biên (2.15) và Au được cho bởi (2.16). Ta cũng chú ý rằng nếu Au = ϕ với u ∈ H1 (Ω), ϕ ∈ H1 (Ω)∗ , thì tồn tại dãy uk ∈ D(A|L2 ) và fk ∈ L2(Ω) sao cho A|L2 uk = fk, uk → u trong H1 (Ω) và fk → ϕ trong H1 (Ω)∗ . Thật vậy, ta có thể chọn dãy bất kỳ fk → ϕ trong H1 (Ω)∗ với fk ∈ L2(Ω) và đặt uk = (A|L2 )−1 fk. Theo nghĩa này, ta có thể coi A và các Hạn chế của nó là những biểu diễn của Toán tử vi phân (2.13) dưới Điều kiện biên Neumann (2.15) tương ứng trong H1 (Ω)∗ , L2(Ω) và H1 (Ω). Định lý 2.1.3. Cho Ω là một miền bất kì trong Rn . Giả sử (2.10), (2.11) và (2.12) được thỏa mãn. Khi đó toán tử A liên kết với Dạng (2.9) và các Hạn chế của nó là những toán tử quạt tương ứng trong H1 (Ω)∗ , L2(Ω) và H1 (Ω) với các góc nhỏ hơn π 2 . Chính xác hơn, chúng thỏa mãn (2.1), (2.2) với góc ω = π 2 và hằng số M được xác định bởi ||aij||L∞ , ||c||L∞ , δ và c0. Chứng minh. Xem trong [14, Tr. 60]. 24
  • 30. 2.1.4 Tính chất chuyển trong L2 Khi Điều kiện (2.11) được thỏa mãn, toán tử vi phân A(D)u = − n i,j=1 Dj[aij(x)Diu] + c(x)u (2.17) được gọi là elliptic mạnh. Nói chung, toán tử elliptic mạnh được mong đợi thỏa mãn tính chất sau: A(D)u ∈ L2(Ω) kéo theo u ∈ H2 (Ω). Tính chất này được gọi là tính chất chuyển. Tuy nhiên các toán tử được giới thiệu trong mục trước không thỏa mãn tính chất này vì các hàm hệ số aij(x) đơn thuần chỉ là các hàm đo được. Để có được tính chất chuyển, chúng ta phải giả sử thêm một vài điều, chẳng hạn, Ω là một miền bị chặn trong Rn với biên thuộc lớp C2 còn aij(x) thỏa mãn aij ∈ C1 (Ω), 1 ≤ i, j ≤ n. (2.18) Xét trường hợp A(D) được trang bị điều kiện biên Neumann. Theo lý thuyết của toán tử elliptic (xem Định lý 2.2.2.5 và Hệ quả 2.2.2.6 trong [5]), ánh xạ u → (A(D) + k)u là một đẳng cấu từ không gian u ∈ H2 (Ω); ∂u ∂ν = 0 trên ∂Ω vào L2(Ω) nếu k đủ lớn. Hơn nữa, với C là một hằng số dương nào đó u H2 ≤ C [A(D) + k]u L2 , u ∈ H2 (Ω), ∂u ∂ν = 0. Gọi A là toán tử liên kết với Dạng 2.9 trên H1 (Ω) và A|L2 là Hạn chế của A trong L2(Ω). Nếu A|L2 u = f ∈ L2(Ω) thì tồn tại duy nhất một hàm u ∈ H2 (Ω) sao cho [A(D) + k]u = f + ku và ∂u ∂ν = 0 trên ∂Ω. Dễ thấy rằng u = u. Do đó, u ∈ D(A|L2 ) kéo theo u ∈ H2 (Ω). Từ đây ta được D(A|L2 ) = {u ∈ H2 (Ω); ∂u ∂ν = 0 trên ∂Ω}, A|L2 u = A(D)u, (2.19) và u H2 ≤ C( A|L2 u L2 + u L2 ), u ∈ D(A|L2 ). (2.20) Kí hiệu H2 N (Ω) = {u ∈ H2 (Ω); ∂u ∂ν = 0 trên ∂Ω}. (2.21) Theo Định lý 3.2.1.3 trong [5], ta có kết quả sau. Định lý 2.1.4. Cho Ω là một miền bị chặn với biên thuộc lớp C2 . Giả sử rằng các Điều kiện (2.11), (2.12) và (2.18) đều được thỏa mãn. Khi đó, Hạn chế A|L2 của toán tử A liên kết với Dạng (2.9) trên H1 (Ω) được đặc trưng bởi (2.19) và thỏa mãn đánh giá (2.20). 25
  • 31. Trong trường hợp Ω là một miền lồi, bị chặn trong Rn và aij(x) đối xứng, tức là aij(x) = aj i(x), với mọi 1 ≤ i, j ≤ n, x ∈ Ω hầu khắp nơi. (2.22) Theo Định lý 3.1.3.3 trong [5], hằng số C xuất hiện trong (2.20) chỉ phụ thuộc vào phần biên của Ω có độ cong âm và độc lập với các phần còn lại. Tính chất chuyển tương tự được xây dựng cho miền lồi bị chặn. Chú ý rằng miền lồi bị chặn bất kì có biên Lipschitz. Định lý 2.1.5. Cho Ω là một miền lồi bị chặn trong Rn . Giả sử các Điều kiện (2.11), (2.12), (2.18) và (2.22) được thỏa mãn. Khi đó, Hạn chế A|L2 của toán tử liên kết với Dạng (2.9) trên H1 (Ω) được đặc trưng bởi (2.19) và thỏa mãn Đánh giá (2.20). Chứng minh. Xem chứng minh trong [5, Định lý 3.2.1.3]. 2.2 Hàm mũ Xét toán tử quạt A trong không gian Banach X với góc 0 ≤ ωA < π 2 . Cho ω là góc thỏa mãn ωA < ω < π 2 . Từ định nghĩa ta có σ(A) ⊂ Σω = {λ ∈ C : |arg λ| < ω}, (2.23) và một hằng số Mω không nhỏ hơn 1 sao cho ||(λ − A)−1 || ≤ Mω |λ| , với mọi λ /∈ Σω. (2.24) 2.2.1 Nửa nhóm giải tích sinh bởi một toán tử quạt Trong mục này ta định nghĩa một họ các toán tử tuyến tính bị chặn e−tA trên X theo Tính phân Dunford trong không gian L(X) e−tA = 1 2πi Γ e−tλ (λ − A)−1 dλ, 0 < t < ∞. (2.25) Ở đây Γ là một đường cong vô hạn nằm trong ρ(A), bao quanh σ(A) và được định hướng ngược chiều quay của kim đồng hồ. Chẳng hạn, chúng ta có thể lấy Γ = Γ− ∪Γ+, trong đó Γ± : λ = re±iω , 0 ≤ r < ∞ với hướng từ ∞eiω đến 0 rồi từ 0 đến ∞e−iω (lưu ý rằng 0 ∈ ρ(A)). Vì |e−tλ | = e−t Reλ = e−t|λ| cos ω , λ ∈ Γ±, 26
  • 32. tích phân trên Γ hội tụ trong L(X). Cho 0 < t, t < ∞, ta có e−tA e−t A = 1 2πi 2 Γ Γ e−tλ e−t λ (λ − A)−1 (λ − A)−1 dλ dλ, với Γ = Γ − 1 là đường cong thu được từ Γ bằng cách dịch chuyển Γ về bên trái một đơn vị. Theo Phương trình giải thức (1.3): e−tA e−t A = 1 2πi 2 Γ Γ e−tλ e−t λ λ − λ [(λ − A)−1 − (λ − A)−1 ]dλ dλ. Mặt khác từ Công thức tích phân Cauchy 1 2πi Γ e−t λ λ − λ dλ = 1 2πi |λ −λ|=1 e−t λ λ − λ dλ = e−t λ , 1 2πi Γ e−tλ λ − λ dλ = 0. Ta có e−tA e−t A = 1 2πi Γ e−(t+t )λ (λ − A)−1 dλ = e−(t+t )A . Điều này có nghĩa ta đã chứng minh được luật mũ e−tA e−t A = e−t A e−tA = e−(t+t )A , 0 < t, t < ∞. Theo nghĩa này họ các toán tử e−tA được gọi là hàm mũ sinh bởi −A. Ta cũng thấy rằng e−tA mở rộng được thành một hàm giải tích xác định trên một miền quạt nào đó chứa nửa trục thực (0, ∞), nhận giá trị trong L(X). Thật vậy, nếu | arg z| < π 2 − ω, thì |e−zλ | = e−Re (zλ) ≤ e−|z||λ| cos(| arg z|+ω) , λ ∈ Γ±, trong đó Γ± là các thành phần của đường cong đã giới thiệu ở trên. Do đó, tích phân e−zA = 1 2πi Γ e−zλ (λ − A)−1 dλ, z ∈ Σπ 2 −ω (2.26) hội tụ trong L(X) và như vậy e−tA được mở rộng thành hàm e−zA trong miền quạt Σπ 2 −ω. Ngoài ra, ta có thể kiểm tra được rằng e−zA khả vi. Mệnh đề 2.2.1. Với ωA < ω < π 2 , e−zA là một hàm nhận giá trị trong L(X), giải tích trên Σπ 2 −ω. Ngoài ra, các đạo hàm của nó trong Σπ 2 −ω là dk e−zA dzk = (−A)k e−zA = 1 2πi Γ (−λ)k e−zλ (λ − A)−1 dλ, k = 0, 1, . . . (2.27) 27
  • 33. Chứng minh. Ta chứng minh (2.27) bằng quy nạp. Khi k = 0, (2.27) hiển nhiên đúng. Giả sử (2.27) đúng với k. Tính toán trực tiếp, ta thấy dk dzk e−zA khả vi theo z và đạo hàm của nó là dk+1 e−zA dzk+1 = 1 2πi Γ (−λ)k+1 e−zA (λ − A)−1 dλ. Xét tích (−A)−1 dk+1 e−zA dzk+1 =− 1 2πi Γ (−λ)k+1 e−zA A−1 (λ − A)−1 dλ. Từ (1.3) suy ra (−A)−1 dk+1 e−zA dzk+1 = 1 2πi Γ (−λ)k e−zλ [(λ − A)−1 + A−1 ] dλ = dk e−zA dzk (vì 1 2πi Γ (−λ)k e−zλ dλ = 0 theo Định lý tích phân Cauchy). Điều này chỉ ra rằng R( dk dzk e−zA ) ⊂ D(A) và −A dk dzk e−zA = dk+1 dzk+1 e−zA . Nói cách khác, (2.27) cũng đúng với k + 1. Sau đây là một ước lượng cho chuẩn của e−zA . Chứng minh chi tiết xem trong [14, Tr. 86]. Mệnh đề 2.2.2. Với φ bất kì thỏa mãn 0 < φ < π 2 − ω, tồn tại một số mũ dương δφ > 0 và một hằng số Cφ > 0 sao cho ||e−zA || ≤ Cφe−δφ|z| , z ∈ Σφ − {0}. (2.28) Mệnh đề 2.2.3. Với φ bất kì thỏa mãn 0 < φ < π 2 − ω, e−zA hội tụ mạnh về toán tử 1 trong X khi z → 0 với z ∈ Σφ − {0}. Chứng minh. Trước tiên, giả sử U ∈ D(A). Theo chứng minh của Định lý 2.2.1 e−zA U = 1 2πi Γ e−zλ (λ − A)−1 (1 + A)−1 dλ (1 + A)U = 1 2πi Γ e−zλ λ + 1 [(λ − A)−1 + (1 + A)−1 ] dλ (1 + A)U = 1 2πi Γ e−zλ λ + 1 (λ − A)−1 dλ (1 + A)U. Theo Định lý hội tụ bị chặn Lebesgue, khi z → 0 e−zA U → 1 2πi Γ 1 λ + 1 (λ − A)−1 dλ (1 + A)U =− 1 2πi |λ+1|=1 1 λ + 1 (λ − A)−1 dλ (1 + A)U = U trong X. Tiếp theo, cho F ∈ X là một véc tơ bất kì. Do (2.28) nên D(A) trù mật trong X và các chuẩn e−zA bị chặn đều. Điều này suy ra e−zA F → F trong X. 28
  • 34. Từ sự hội tụ này, ta định nghĩa được giá trị của e−zA tại z = 0 là e−0A = 1. Sau cùng, ta chứng minh tính khả vi của e−zA U tại z = 0 với U ∈ D(A). Mệnh đề 2.2.4. Cho U ∈ D(A). Với φ bất kì thỏa mãn 0 < φ < π 2 −ω, z−1 [e−zA −1]U hội tụ đến −AU trong X khi Σφ − {0} z → 0. Chứng minh. Cho z ∈ Σφ − {0} và ε > 0. Ta có [e−zA − e−εA ]U = (ε − z) 1 0 e−[θz+(1−θ)ε]A AUdθ. Khi ε → 0, thì [e−zA −1]U = −z 1 0 e−θzA AUdθ. Do đó, khi z → 0, thì z−1 [e−zA −1]U → −AU. Tóm lại, ta đã chứng minh rằng một toán tử quạt A thỏa mãn (2.23) và (2.24) có hàm mũ e−zA giải tích trong Σπ 2 −ω, đồng thời thỏa mãn các tính chất được mô tả trong các Mệnh đề 2.2.1, 2.2.2, 2.2.3 và 2.2.4. Ta cũng kiểm tra được rằng e−zA thỏa mãn tính chất nửa nhóm e−zA e−z A = e−(z+z )A , z, z ∈ Σπ 2 −ω. (2.29) Theo định nghĩa trong Mục 1.2.5, e−zA là một nửa nhóm giải tích trên X sinh bởi −A. 2.2.2 Bài toán Cauchy đối với phương trình tiến hóa tuyến tính Cho X là một không gian Banach với chuẩn . . Xét bài toán Cauchy đối với phương trình tiến hóa tuyến tính    dU dt + AU = F(t), 0 < t ≤ T, U(0) = U0, U0 ∈ X. (2.30) Ở đây A là toán tử quạt trong X với góc ωA < π 2 , cụ thể, A thỏa mãn (2.23) và (2.24), F ∈ Fβ,σ ((0, T]; X), 0 < σ < β ≤ 1. Định lý 2.2.1. Cho A thỏa mãn (2.23) và (2.24). Với một hàm F bất kì trong Fβ,σ ((0, T]; X), 0 < σ < β ≤ 1, tồn tại duy nhất nghiệm U của (2.30) trong không gian hàm: U ∈ C([0, T]; X) ∩ C((0, T]; D(A)) ∩ C1 ((0, T]; X) với ước lượng U(t) + t dU dt + t AU(t) ≤ C( U0 + F Fβ,σ ), 0 < t ≤ T. 29
  • 35. Hơn nữa, U được biểu diễn bằng công thức U(t) = e−tA U0 + t 0 e−(t−τ)A F(τ) dτ, 0 ≤ t ≤ T. (2.31) Chứng minh. Xem chứng minh trong [14, Tr. 124-126]. 2.3 Toán tử lũy thừa Cho X là một không gian Banach với chuẩn · . Giả sử A là toán tử quạt trong X với góc 0 ≤ ωA < π. Chúng ta biết rằng với bất kì số nguyên n ∈ Z, toán tử An được xác định: Khi n > 0, An là toán tử đóng, xác định trù mật (xem trong [14, Tr. 84]); Khi n < 0, An = (A−n )−1 là một toán tử bị chặn trong X; Khi n = 0, A0 = 1. Ta sẽ mở rộng định nghĩa này cho số mũ thực bất kì. Gọi ω là một góc sao cho ωA < ω < π. Từ định nghĩa của A, ta có σ(A) ⊂ Σω = {λ ∈ C : | arg λ| < ω}, (2.32) và (λ − A)−1 ≤ Mω |λ| , λ /∈ Σω, (2.33) với Mω ≥ 1 là một hằng số nào đó. Chú ý rằng {λ ∈ C; |λ| ≤ δ} ⊂ ρ(A), miễn là 0 < δ < A−1 −1 . (2.34) Với mỗi số phức z có phần thực Rez > 0, xây dựng một toán tử tuyến tính bị chặn bằng Tích phân Dunford A−z = 1 2πi Γ λ−z (λ − A)−1 dλ. (2.35) Ở đây Γ là chu tuyến bao quanh σ(A) theo chiều ngược chiều kim đồng hồ trong C (−∞, 0] ∩ ρ(A), cụ thể ta lấy Γ = Γ− ∪ Γ0 ∪ Γ+ trong đó Γ± : λ = ρe±iω , δ ≤ ρ < ∞ và Γ0 : λ = δeiϕ , −ω ≤ ϕ ≤ ω, (2.36) (các số ω và δ được đề cập trong (2.32), (2.33) và (2.34)) với hướng từ ∞eiω tới δeiω , từ δeiω tới δe−iω và từ δe−iω tới ∞eiω . Bằng tính toán trực tiếp, chúng ta thấy rằng A−z là một hàm giải tích trong miền Re z > 0, nhận giá trị trong L(X) (xem chi tiết trong [14, Tr. 93-94]). Vì vậy ta có kết quả sau. 30
  • 36. Định lý 2.3.1. Với bất kì 0 < φ < π 2 , 1. A−z A−z = A−(z+z ) , Rez > 0, Rez > 0. 2. Khi Σφ {0} z → 0, A−z hội tụ mạnh đến 1 trên X. Từ đây ta thấy rằng A−z khả nghịch với mọi Rez > 0. Thật vậy, nếu A−z0 F = 0 với z0 nào đó thì với bất kì x > 0, A−(z0+x) F = A−x A−z0 F = 0. Do A−z F là giải tích, A−z F phải đồng nhất 0. Theo Định lý 2.3.1, F phải bằng 0. Do đó, với Re z > 0, A−z là ánh xạ 1-1 và nghịch ảnh của nó Az là toán tử tuyến tính đơn trị trong X. Điều này cho phép ta định nghĩa Az = (A−z )−1 . Ngoài ra, nếu 0 < Re z1 < Re z2, thì A−z2 = A−z1 A−(z2−z1) ; do đó R(A−z2 ) ⊂ R(A−z1 ); vì vậy D(Az2 ) ⊂ D(Az1 ). Đặc biệt, nếu 0 < Re z < k (k là một số nguyên), thì D(Ak ) ⊂ D(Az ). Theo (2.91) trong [14], D(Az ) trù mật trong X. Tóm lại, Az là toán tử tuyến tính đóng, xác định trù mật trong X. Từ Định lý 2.3.1, A0 = 1. Như vậy với mọi số thực −∞ < x < ∞, lũy thừa Ax của A đã được định nghĩa và có những tính chất sau 1. Ax là toán tử liên tục trên X khi −∞ < x < 0, A0 = 1 và Ax là toán tử đóng, xác định trù mật trong X khi 0 < x < ∞; 2. D(Ax2 ) ⊂ D(Ax1 ) với 0 ≤ x1 < x2 < ∞; 3. Ax Ax = Ax Ax = Ax+x với bất kì −∞ < x, x < ∞. 2.3.1 Toán tử lũy thừa và nửa nhóm giải tích Cho A là một toán tử quạt thỏa mãn (2.32) và (2.33). Ta biết rằng −A sinh ra nửa nhóm giải tích e−zA trên X. Theo Mệnh đề 2.2.1, R(e−tA ) ⊂ D(Aθ ) với t > 0 và 0 < θ < ∞ bất kì. Trong mục này chúng ta sẽ cho một ước lượng của Aθ e−tA . Xét toán tử được xác định như sau Eθ (t) = 1 2πi Γ λθ e−tλ (λ − A)−1 dλ, 0 < t < ∞, 0 < θ < ∞, ở đây Γ là chu tuyến được lấy như trong (2.36) nhưng với ωA < ω < π 2 . Theo Định lý 2.3.1, dễ dàng thấy Eθ (t)A−θ = A−θ Eθ (t) = e−tA . Vì vậy, Eθ (t) = Aθ e−tA = e−tA Aθ . Thay Γ bởi Γω : λ = ρe±iω , 0 ≤ ρ < ∞ (tức là, δ → 0), ta thu được Aθ e−tA ≤ Mω Γ |λ|θ−1 e−tReλ |dλ| = Mω ∞ 0 ρθ−1 e−tρ cos ω dρ = Mω(cos ω)−θ Γ(θ)t−θ , 0 < t < ∞, 0 < θ < ∞, (2.37) 31
  • 37. ở đây Γ(.) là kí hiệu của hàm gamma. 2.3.2 Miền của một toán tử elliptic lũy thừa trong L2 Cho Ω là một miền bị chặn trong Rn với biên Lipchitz. Xét dạng tựa tuyến tính a(u, v) = n i,j=1 Ω aij(x)DiuDj ¯v dx + Ω c(x)u¯v dx, u, v ∈ H1 (Ω). (2.38) Ở đây aij(x), 1 ≤ i, j ≤ n, là các hàm xác định trong Ω thỏa mãn điều kiện aij ∈ L∞(Ω). (2.39) Ngoài ra giả sử tồn tại hằng số dương δ sao cho n i,j=1 aij(x)ξiξj ≥ δ|ξ|2 , ξ = (ξ1, ..., ξn) ∈ Rn , x ∈ Ω hầu khắp nơi. (2.40) Cuối cùng giả sử rằng c(x) là hàm nhận giá trị thực trong Ω thỏa mãn c ∈ L∞(Ω) và c(x) ≥ c0 > 0, x ∈ Ω hầu khắp nơi. (2.41) Những điều kiện này đảm bảo a(., .) thỏa mãn (2.6), (2.7) trên H1 (Ω). Xét Bộ ba không gian H1 (Ω) ⊂ L2(Ω) ⊂ H1 (Ω)∗ . Toán tử liên kết với a(., .) và hạn chế của nó trong L2(Ω) được kí hiệu lần lượt bằng A và A = A|L2 . Khi đó A (tương ứng A) là toán tử quạt trong H1 (Ω)∗ (tương ứng trong L2(Ω)) với góc nhỏ hơn π 2 . Toán tử A (tương ứng A) được coi như liên kết của toán tử elliptic mạnh − n i,j=1 Dj[aij(x)Di] + c(x) trong H1 (Ω)∗ (tương ứng trong L2(Ω)) dưới Điều kiện biên Neumann ∂u ∂ν ≡ n i,j=1 νj(x)aij(x)Diu = 0 trên ∂Ω. (2.42) Trường hợp 1: Ω là một miền bị chặn trong Rn và có biên thuộc lớp C2 . Giả sử thêm rằng các hàm aij(x) thỏa mãn điều kiện aij(x) ∈ C1 (Ω), 1 ≤ i, j ≤ n. (2.43) Định lý 2.3.2. Cho Ω là một miền bị chặn trong Rn với biên thuộc lớp C2 và giả sử các Điều kiện (2.40), (2.41), (2.43) đều được thỏa mãn. Khi đó D(Aθ ) = [L2(Ω), H2 N (Ω)]θ =    H2θ (Ω) nếu 0 ≤ θ < 3 4 , H2θ N (Ω) nếu 3 4 < θ ≤ 1 32
  • 38. với tương đương chuẩn C−1 u H2θ ≤ Aθ u L2 ≤ C u H2θ , u ∈ D(Aθ ). Ở đây C là hằng số nào đó. Chứng minh. Xem trong [14, Tr. 442-445]. Trường hợp 2: Ω là một miền lồi, bị chặn trong Rn . Giả sử các hàm hệ số aij(x) trong biểu thức của Dạng (2.38) đối xứng, tức là aij(x) = aji(x), 1 ≤ i, j ≤ n, x ∈ Ω hầu khắp nơi. (2.44) Định lý 2.3.3. Cho Ω là một miền lồi và bị chặn trong Rn . Giả sử các Điều kiện (2.40), (2.41), (2.43) và (2.44) đều được thỏa mãn. Khi đó D(Aθ ) = [L2(Ω), H2 N (Ω)]θ =    H2θ (Ω) nếu 0 ≤ θ < 3 4 , H2θ N (Ω) nếu 3 4 < θ ≤ 1 với tương đương chuẩn C−1 u H2θ ≤ Aθ u L2 ≤ C u H2θ , u ∈ D(Aθ ). Ở đây C là hằng số nào đó. Chứng minh. Chứng minh tương tự như đối với Định lý 2.3.2. 2.3.3 Nghiệm của phương trình tiến hóa nửa tuyến tính Cho X là không gian Banach với chuẩn . . Trong X xét bài toán Cauchy cho phương trình tiến hóa trừu tượng nửa tuyến tính    dU dt + AU = F(U) + G(t), 0 < t ≤ T, U(0) = U0. (2.45) Ở đây, A là một toán tử quạt trong X thỏa mãn (2.23) và (2.24), F là một toán tử phi tuyến từ D(Aη ) vào X thỏa mãn điều kiện dạng Lipchitz F(U) − F(V ) ≤ φ( Aβ U + Aβ V ) × [ Aη (U − V ) + ( Aη U + Aη V ) Aβ (U − V ) ] (2.46) ( η và β là các số thực dương tuân theo đánh giá 0 < β ≤ η < 1, (2.47) 33
  • 39. φ(.) là một hàm liên tục tăng). Nói riêng, (2.46) kéo theo ước lượng sau F(U) ≤ ψ( Aβ U )( Aη U + 1), U ∈ D(Aη ), (2.48) trong đó ψ(ξ) = F(0) + φ(ξ)(ξ + 1). Ngoài ra, giả sử thêm rằng G ∈ Fβ,σ ((0, T]; X), 0 < σ < β và giá trị ban đầu U0 ∈ D(Aβ ). Ta có định lý sau. Định lý 2.3.4. Giả sử (2.23), (2.24), (2.46) và (2.47) được thỏa mãn. Khi đó, với bất kì G ∈ Fβ,σ ((0, T]; X), 0 < σ < 1−η và bất kì U0 ∈ D(Aβ ), Bài toán (2.45) có nghiệm địa phương duy nhất U trong không gian hàm:    U ∈ C((0, TG,U0 ]; D(A)) ∩ C([0, TG,U0 ]; D(Aβ )) ∩ C1 ((0, TG,U0 ]; X), dU dt , AU ∈ Fβ,σ ((0, TG,U0 ]; X), (2.49) ở đây TG,U0 > 0 chỉ phụ thuộc vào G Fβ,σ và Aβ U0 . Ngoài ra, U thỏa mãn ước lượng Aβ U C + dU dt Fβ,σ + AU Fβ,σ ≤ CG,U0 (2.50) với hằng số CG,U0 > 0 chỉ phụ thuộc vào G Fβ,σ và Aβ U0 . Chứng minh. Xem trong [14, Tr. 177-183]. Từ định lý này, ta chứng minh ngay được sự tồn tại nghiệm toàn cục của (2.45). Hệ quả 2.3.1. Với những điều kiện của Định lý 2.3.4 và giả sử nghiệm địa phương bất kì U của (2.45) trong không gian hàm: C((0, TU ]; D(A)) ∩ C([0, TU ]; D(Aβ )) ∩ C1 ((0, TU ]; X) thỏa mãn ước lượng Aβ U(t) ≤ CG,U0 , 0 ≤ t ≤ TU (2.51) với hằng số CG,U0 > 0 không phụ thuộc vào TU . Khi đó, (2.45) có duy nhất nghiệm toàn cục trên đoạn [0, T]. Chứng minh. Chúng ta có thể thác triển hàm G thành hàm G xác định trên nửa khoảng [0, ∞) bằng cách đặt G(t) ≡ G(T) với T < t < ∞. Rõ ràng, G Fβ,σ((a,b];X) ≤ G Fβ,σ((0,T];X) trên mọi nửa khoảng (a, b] bất kì. Cho U1 là một véc tơ bất kì trong D(Aβ ) thỏa mãn Aβ U1 ≤ CG,U0 . Xét bài toán Cauchy sau    dV dt + AV = F(V ) + G(t), t1 < t < ∞, V (t1) = U1 (2.52) 34
  • 40. với thời điểm ban đầu t1 ∈ [0, ∞). Theo Định lý 2.3.4, tồn tại một số τ > 0 chỉ phụ thuộc vào G Fβ,σ và CG,U0 sao cho (2.52) luôn có một nghiệm địa phương trên [t1, t1 + τ]. Xét một nghiệm địa phương U của (2.45) trên [0, TG,U0 ] thu được từ Định lý 2.3.4. Rõ ràng TG,U0 ≥ τ. Lấy t1 = TG,U0 − τ 2 và đặt U1 = U(t1). Mặt khác cũng theo Định lý 2.3.4, Bài toán (2.52) cũng có một nghiệm địa phương V trên đoạn [t1, t1 + τ]. Tuy nhiên do tính duy nhất nghiệm, U(t) ≡ V (t) trên đoạn [t1, TG,U0 ]; điều này có nghĩa rằng chúng ta có thể xây dựng được một nghiệm địa phương của (2.45) trên đoạn [0, TG,U0 + τ 2 ]. Ước lượng (2.51) cho phép ta tiếp tục quá trình này vô hạn bước và sau mỗi bước nghiệm địa phương được mở rộng trên một khoảng có độ dài cố định τ 2 . Vì vậy, sau hữu hạn bước khoảng nghiệm mở rộng có thể phủ đoạn [0, T] đã cho. 35
  • 41. Chương 3 Sự tồn tại nghiệm của một hệ phản ứng các chất Xúc tác-Ức chế Trong chương này, chúng tôi nghiên cứu sự tồn tại nghiệm của một hệ phản ứng các chất Xúc tác-Ức chế. Mô hình tổng quát của hệ này được viết dưới dạng như sau:    ∂A ∂t = k1 − k2A + k3 Ap Bq + DA∆A, trong (0, ∞) × Ω, ∂B ∂t = k4 Ar Bs − k5B + DB∆B trong (0, ∞) × Ω, (3.1) Ở đây A là mật độ của chất xúc tác, B là mật độ của chất ức chế; các hệ số DA, DB tương ứng là tốc độ khuếch tán của chất xúc tác và ức chế; k1, k2, k3, k4, k5 là các hằng số dương nào đó; p, q, r, s là các số thực không âm, riêng p > 1; Ω là một miền bị chặn trong Rn . Đã có nhiều bài báo nghiên cứu về hệ này. Rothe [11] chứng minh được sự tồn tại nghiệm toàn cục cho trường hợp p = 2, q = 1, r = 2, s = 0. Masuda-Takahashi [6] đã chứng minh sự tồn tại nghiệm trong trường hợp tương đối tổng quát khi 0 < p − 1 r < q s + 1 , tuy nhiên họ đã phải đưa thêm một hạn chế lên các hệ số p, q, r, s mà trong đó loại trừ đi trường hợp Rothe đã chứng minh, cụ thể họ giả thiết thêm rằng 0 < p − 1 r < 2 n + 2 . Gần đây, Li-Chen-Quin [8] và Jiang [9] đã loại bỏ được hạn chế này và chứng minh sự tồn tại nghiệm khi 0 < p − 1 < r, p − 1 r < q s + 1 . Họ cũng chỉ ra rằng khi p − 1 r > q s + 1 và 0 < p − 1 < r hoặc khi r < p − 1, thì với điều kiện ban đầu xác định nghiệm của Hệ (3.1) bị nổ trong một khoảng thời gian hữu hạn. Tuy nhiên cho đến nay dường như vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về sự tồn tại nghiệm của Hệ (3.1) khi 0 < r = p − 1 hoặc p − 1 r = q s + 1 . Theo hướng này, chúng tôi nghiên cứu sự tồn tại nghiệm toàn cục của hệ các chất Xúc tác-Ức chế khi p = r = 2, q = s = 1. 36
  • 42. 3.1 Đặt bài toán Bằng cách đổi biến A = λu, B = λ k4 k3 v với λ là một hằng số dương tùy ý, Hệ (3.1) bây giờ chuyển được về dạng    ∂u ∂t = a∆u + γ(d − cu + u2 v ), ∂v ∂t = b∆v + γ( u2 v − σv). Ở đây a = DA, b = DB, c = k2k4 k2 3 , d = k1k4 λk2 3 , σ = k4k5 k2 3 , γ = k2 3 k4 . Chúng tôi không làm việc với Hệ (3.1) mà sẽ nghiên cứu sự tồn tại nghiệm của bài toán giá trị ban đầu sau    ∂u ∂t = a∆u + γ(d − cu + u2 v ) trong (0, ∞) × Ω, ∂v ∂t = b∆v + γ( u2 v − σv) trong (0, ∞) × Ω, ∂u ∂ν = ∂v ∂ν = 0 trên (0, ∞) × ∂Ω, u(0, x) = u0(x), v(0, x) = v0(x) trong Ω. (3.2) Trong đó a, b, c, d, γ, σ là các hằng số dương cho trước; Ω là một miền bị chặn với biên thuộc lớp C2 hoặc là một miền lồi, bị chặn trong không gian R3 ; u0(x), v0(x) là các hàm thực không âm trên Ω. Cho X = L2(Ω) × L2(Ω), gọi A1, A2 tương ứng là biểu diễn của các toán tử −a∆ + γc, −b∆ + γσ trong L2(Ω) dưới các Điều kiện biên Neumann thuần nhất trên biên ∂Ω. Theo các Định lý 2.1.1, 2.1.3, 2.1.4 và 2.1.5, A1, A2 là các toán tử quạt với miền xác định là H2 N (Ω). Đặt A = diag{A1, A2} là toán tử đường chéo trong X. Dễ thấy A cũng là toán tử quạt với miền xác định H2 N (Ω), ở đây H2 N (Ω) = H2 N (Ω)×H2 N (Ω). Ngoài ra, theo Định lý 2.3.2 và Định lý 2.3.3 ta có D(Aθ ) = H2θ (Ω) nếu 0 ≤ θ < 3 4 , D(Aθ ) = H2θ N (Ω) nếu 3 4 < θ ≤ 1. Xét Bài toán (3.2) với không gian giá trị ban đầu K = u0 v0 : 0 ≤ u0 ∈ H 3 4 (Ω), 0 < v0 ∈ H 3 4 (Ω), ess.infΩ v0 > 0 . Đặt U = u v , F(U) = γd + γu2 /v γu2 /v , U0 = u0 v0 . 37
  • 43. Bài toán (3.2) được viết dưới dạng toán tử như sau    dU dt + AU = F(U), U(0) = U0. (3.3) Từ đây trở đi ta luôn giả sử Hệ (3.2) có các hằng số a, b, c, σ thỏa mãn các điều kiện c > 1 + σ 2 , 2c − 2 √ c2 − σ σ < 3ab a2 + b2 − ab . (3.4) 3.2 Nghiệm địa phương Khó khăn lớn nhất khi làm việc với Hệ (3.2) là nó có kì dị tại v = 0. Để vượt qua trở ngại này ta sẽ dùng hàm "chặt cụt" dưới đây để loại đi điểm kì dị . Cho ε là một số dương cố định cho trước, gọi χε(ξ) là hàm "chặt cụt" xác định bởi công thức χε(ξ) = ξ nếu ξ ε, nếu ξ < ε. Đặt Fε là toán tử phi tuyến được định nghĩa như sau: với η là một số cố định sao cho 3 4 < η < 1, lấy Fε : D(Aη ) → X xác định bởi Fε(U) = γd + γu2 /χε(Re v) γu2 /χε(Re v) , U = u v ∈ D(Aη ). Trước hết ta nghiên cứu bài toán sau trong X với giá trị ban đầu trong K    dU dt + AU = Fε(U), U(0) = U0. (3.5) Chúng ta sẽ sử dụng Định lý 2.3.4 để chỉ ra sự tồn tại duy nhất nghiệm địa phương của bài toán này. Với mọi U = u v , U = ˜u ˜v ta có γu2 χε(Re v) − γ˜u2 χε(Re ˜v) = γ u2 χε(Re ˜v) − χε(Re v) + (u2 − ˜u2 )χε(Re v) χε(Re v)χε(Re ˜v) ≤ γ χε(Re v)χε(Re ˜v) u2 (χε(Re v) − χε(Re ˜v)) + γ χε(Re ˜v) u2 − ˜u2 ≤ γ ε2 |u|2 + |˜u|2 + 1 |v − ˜v| + γ ε |u − ˜u| |u|2 + |˜u|2 + 1 ≤ Cε |u|2 + |˜u|2 + 1 |u − ˜u| + |v − ˜v| . 38
  • 44. Vậy với mọi U, U trong D(Aη ) Fε(U) − Fε(U) X = γu2 χε(Re v) − γ˜u2 χε(Re ˜v) L2 ≤ Ω C2 ε |u|2 + |˜u|2 + 1 2 |u − ˜u| + |v − ˜v| 2 dx ≤ Cε u − ˜u L∞ + v − ˜v L∞ u2 L2 + ˜u2 L2 + 1 ≤ Cε U − U L∞ U 2 L4 + U 2 L4 + 1 ≤ Cε Aη (U − U) X A 3 8 U 2 X + A 3 8 U 2 X + 1 . Như vậy các điều kiện trong Định lý 2.3.4 đều được thỏa mãn với hàm Fε, hệ số β = 3 8 , hệ số η chọn như chỉ ra ở trên. Do đó Bài toán (3.5) có nghiệm duy nhất trong không gian hàm C((0, TU0 ]; D(A)) ∩ C([0, TU0 ]; D(A 3 8 )) ∩ C1 ((0, TU0 ]; X), ở đây TU0 > 0 chỉ phụ thuộc vào ||A 3 8 U0||X. 3.3 Nghiệm địa phương không âm Cho U0 = (u0, v0)t ∈ K với ε0 = ess. infΩ v0 > 0. Giả sử U(t) = (u(t), v(t))t là một nghiệm địa phương của Bài toán (3.5) được xây dựng như trên. Ta thấy liên hợp phức U(t) của U(t) cũng là một nghiệm địa phương của bài toán này với cùng giá trị ban đầu U0. Do tính duy nhất nghiệm nên U(t) = U(t) với mọi t ∈ (0, TU0 ]. Vì vậy U(t) chỉ nhận giá trị thực trên (0, TU0 ]. Để chứng minh tính không âm của nghiệm, lấy H(u) là hàm được cho bởi công thức H(u) =    u2 2 nếu u < 0, 0 nếu u ≥ 0. Rõ ràng H(u) ∈ C1,1 . Đặt Ψ(t) = Ω H(u(t))dx, ta có Ψ (t) = Ω H (u(t)) ∂u ∂t dx = a Ω H (u)∆udx + γ Ω H (u) d − cu + u2 χε(v) dx. Theo Công thức Green thứ nhất Ω H (u)∆udx = − Ω H (u) udx + ∂Ω H (u) ∂u ∂ν dx. Mặt khác ∂u ∂ν = 0 trên ∂Ω, nên Ω H (u)∆udx = − Ω H (u) udx = − Ω | H (u)|2 dx ≤ 0. 39
  • 45. Thêm vào đó H (u) ≤ 0, H (u)u ≥ 0, nên Ω H (u) d − cu + u2 χε(v) dx ≤ 0. Từ đây suy ra Ψ (t) ≤ 0 với mọi t ∈ (0, TU0 ]. Vậy Ψ(t) ≤ Ψ(0) = 0, t ∈ (0, TU0 ]. Nhưng Ψ(t) ≥ 0 với mọi t ∈ (0, TU0 ], ta có Ψ(t) = 0 với mọi t ∈ (0, TU0 ]. Tóm lại, u(t) ≥ 0 với mọi t ∈ (0, TU0 ]. Một cách tương tự đặt Φ(t) = Ω H(v(t) − ε0e−γσt )dx. Ta có Φ (t) = b Ω H (v − ε0e−γσt )∆vdx − γσ Ω H (v − ε0e−γσt )[v − ε0e−γσt ]dx + γ Ω H (v − ε0e−γσt ) u2 χε(v) dx. Dễ thấy Φ (t) ≤ 0 với mọi t ∈ (0, TU0 ]; do đó 0 ≤ Φ(t) ≤ Φ(0) = 0 với mọi t ∈ (0, TU0 ]. Bởi vậy v(t) ≥ ε0e−γσt với mọi t ∈ (0, TU0 ]. 3.4 Nghiệm toàn cục 3.4.1 Uớc lượng dưới Cho U0 = (u0, v0)t ∈ K là một giá trị đầu thỏa mãn ess. infΩ v0 = ε0 > 0. Giả sử U(t) = (u(t), v(t))t là một nghiệm địa phương của (3.5) trên [0, TU ] trong không gian hàm 0 ≤ u ∈ C((0, TU ]); H2 N (Ω)) ∩ C([0, TU ]; H 3 4 (Ω)) ∩ C1 ((0, TU ]; L2(Ω)), 0 < v ∈ C((0, TU ]); H2 N (Ω)) ∩ C([0, TU ]; H 3 4 (Ω)) ∩ C1 ((0, TU ]; L2(Ω)). (3.6) Đặt u1(t) = u(t) − d c (1 − e−γct ), 0 ≤ t ≤ TU . Như đã làm ở trên, hàm Ψ1(t) = Ω H(u1(t))dx khả vi liên tục và có đạo hàm Ψ1(t) = Ω H (u1) ∂u1 ∂t dx = Ω H (u1) a∆u + γ(d − cu) + γu2 χε(v) − γde−γct dx. Chú ý ∆u1 = ∆u, nên ta có Ψ1(t) = a Ω H (u1)∆u1dx − γc Ω H (u1) u − d c (1 − e−γct ) dx + Ω H (u1) γu2 χε(v) dx. 40
  • 46. Do đó Ψ1(t) ≤ 0, 0 ≤ t ≤ TU . Vậy với mọi 0 ≤ t ≤ TU , 0 ≤ Ψ1(t) ≤ Ψ1(0) = Ω H(u1(0))dx = Ω H(u(0))dx = 0. Điều này suy ra u1(t) ≥ 0, 0 ≤ t ≤ TU , tức là u(t) ≥ d c (1 − e−γct ), 0 ≤ t ≤ TU . (3.7) Một cách tương tự, đặt v1(t) = v(t) − ε0e−2γσt + e(t) − ε 2 , 0 ≤ t ≤ TU . Ở đây, e(t) = γ( d c ) √ σe−2γσt t 0 e2γσs (1 − e−γcs )ds. Chú ý rằng e(t) ≥ 0, lim t→∞ e(t) = 1 2 ( d c √ σ ) và e (t) = −2γσe(t) + γ( d c ) √ σ(1 − e−γct ). Từ đây Φ1(t) = Ω H (v1(t)) ∂v1 ∂t dx = Ω H (v1) v (t) + 2ε0γσe−2γσt − e (t) dx = b Ω H (v1)∆vdx − 2γσ Ω v−(ε0e−2γσt + e(t) − ε 2 ) H (v1)dx + γ Ω u2 χε(v) + σv + σε − ( d c ) √ σ(1 − e−γct ) H (v1)dx = b Ω H (v1)∆vdx − 2γσ Ω v1 H (v1)dx + γ Ω u2 χε(v) + σv + σε − ( d c ) √ σ(1 − e−γct ) H (v1)dx. Vì u2 χε(v) + σv + σε ≥ √ σu, lập luận tương tự như phần trước ta có Φ1(t) ≤ 0 với mọi t ∈ (0, TU ] và 0 ≤ Φ1(t) ≤ Φ1(0) = Ω H(v(0) − ε0 + ε 2 )dx = 0 (do v(0) ≥ ε0). Điều này dẫn đến v(t) ≥ ε0e−2γσt + e(t) − ε 2 với 0 ≤ t ≤ TU . (3.8) 41
  • 47. 3.4.2 Đánh giá tiên nghiệm Cho U0 = (u0, v0)t ∈ K là một giá trị đầu sao cho ess.infΩ v0 = ε0 > 0. Lấy ε là số dương thỏa mãn 0 < 3 2 ε ≤ inf 0≤t<∞ {e−2γσt ε0 + e(t)}. Giả sử U(t) = (u(t), v(t))t là nghiệm địa phương bất kì của (3.5) trên [0, TU ] trong Không gian hàm (3.6) thỏa mãn (3.8), tức là có v(t) ≥ ε0e−2γσt + e(t) − ε 2 ≥ ε với 0 < t ≤ TU . Ta có bổ đề sau. Bổ đề 3.4.1. Cho U là một nghiệm địa phương bất kì của Hệ (3.5) trong Không gian hàm (3.6) với giá trị ban đầu như ở trên. Khi đó, u(t)2 v(t) L2 ≤ Cε e−γαt 2 u2 (0) L2 + 1 , (3.9) ở đây Cε và α là các hằng số độc lập với U0 và TU . Chứng minh. Cho 2 < p < ∞, 0 < q < ∞ là các hằng số được lựa chọn sau. Đặt w(t) = u(t)p v(t)q . Khi đó d dt Ω wdx = Ω pup−1 vq ∂u ∂t − qup vq+1 ∂v ∂t dx = Ω pup−1 vq a∆u − qup vq+1 b∆v dx + γ Ω pup−1 vq d − cu + u2 v − qup vq+1 u2 v − σv dx = I + II. Theo Công thức Green thứ nhất I = − Ω a p(p − 1)up−2 vq | u|2 − a pqup−1 vq+1 u. v − b qpup−1 vq+1 u. v + b q(q + 1)up vq+2 | v|2 dx = − Ω a p(p − 1)up−2 vq | u|2 − pq(a + b)up−1 vq+1 u. v + b q(q + 1)up vq+2 | v|2 dx. Nếu chọn p, q sao cho 2 √ ab a + b ≥ √ pq (p − 1)(q + 1) (3.10) thì I ≤ 0. Mặt khác II = γ Ω v−q [pdup−1 − (pc − σq)up ] + p up+1 vq+1 − q up+2 vq+2 dx. 42
  • 48. Vì với ξ > 0 tùy ý, ta có thể chọn các hằng số Cp,ξ dương để cho p dup−1 ≤ ξup + Cp,ξ với mọi u không âm (chẳng hạn có thể lấy Cp,ξ ≥ dp (p − 1)p−1 ξp−1 ). Do đó II ≤ −γ Ω q u2 v2 − p u v + (pc − σq) − ξ up vq dx + Cp,q,ξ,ε, ở đây Cp,q,ξ,ε = γ |Ω| Cp,ξ εq . Chọn p = 4, Điều kiện (3.10) tương đương với q ≤ 3ab a2 + b2 − ab . Ngoài ra, nếu q là số không âm thỏa mãn 2c − 2 √ c2 − σ σ < q ≤ min 2, 3ab a2 + b2 − ab , (3.11) thì tam thức bậc hai qX2 − 4X + (4c − σq) > 0 với mọi X. Với p, q thỏa mãn (3.10), (3.11) chọn ξ dương, đủ nhỏ thỏa mãn minX qX2 − 4X + (4c − σq) − ξ > 0. Gọi α là một số dương nào đó thỏa mãn minX qX2 − 4X + (4c − σq) − ξ ≥ α > 0. Khi đó II ≤ −γα Ω u4 vq dx + Cq,ε , ở đây Cq,ε = γ |Ω| C εq . Theo Mệnh đề 1.1.2, w(t) ≤ e−αγt w(0) + Cq,ε γα . Điều này suy ra ||w(t)||L1 ≤ e−γαt ||w(0)||L1 + Cq,ε ≤ e−αγt εq ||u4 0||L1 + Cq,ε . Vì thế u2 (t) v(t) L2 = u4 (t) v2(t) 1 2 L1 = Ω u4 (t) vq(t) vq (t) v2(t) dx 1 2 ≤ 1 ε2−q Ω u4 (t) vq(t) dx 1 2 = 1 ε2−q w(t) L1 1 2 ≤ 1 ε2−q e −αγt εq u4 0 L1 + Cq,ε 1 2 = e−γct ε2 u4 0 L1 + C ε2 1 2 = e−αγt ε2 u2 0 2 L2 + C ε2 1 2 ≤ Cε e−γαt 2 u2 0 L2 + 1 . Chú ý Cε và α không phụ thuộc vào U0 và TU . 43
  • 49. Phương trình với u được viết dưới dạng toán tử trong L2 như sau du dt + A1u = γ d + u2 v , 0 < t ≤ TU . Theo chứng minh của Định lý 2.3.4 u(t) = e−tA1 u0 + γ t 0 e−(t−s)A1 d + u2 (s) v(s) ds (e−tA1 là nửa nhóm giải tích trên L2 sinh bởi toán tử −A1 ). Như vậy A 3 8 1 u(t) = e−tA1 A 3 8 1 u0 + γ t 0 A 3 8 1 e−(t−s)A1 d + u2 (s) v(s) ds. Do đó A 3 8 1 u(t) L2 ≤ e−tA1 L2 A 3 8 1 u0 L2 + γ t 0 A 3 8 1 e−(t−s)A1 d + u2 (s) v(s) L2 ds ≤ e−γct A 3 8 1 u0 L2 + γ t 0 A 3 8 1 e−(t−s)A1 d L2 ds + γ t 0 A1e−(t−s)A1 u2 (s) v(s) L2 ds ≤ e−γct A 3 8 1 u0 L2 + γ t 0 A 3 8 1 e− (t−s) 2 A1 L2 e− (t−s) 2 A1 L2 d L2 ds + γ t 0 A 3 8 1 e−(t−s)A1 L2 Cε e−αγs 2 u2 0 L2 + 1 ds ≤ e−γct A 3 8 1 u0 L2 + Cε t 0 ( t − s 2 )−3 8 e− (t−s)γc 2 ds + Cε u2 0 L2 t 0 A 3 8 1 e−(t−s)A1 L2 e−αγs 2 ds. do e−tA1 L2 ≤ e−γct (theo Định lý Lumer-Phillips) và Bất đẳng thức (2.37) . 44
  • 50. Từ đó A 3 8 1 u(t) L2 ≤ e−γct A 3 8 1 u0 L2 + Cε t 0 ( t − s 2 )−3 8 e− γc(t−s) 2 ds + Cε u2 0 L2 t 0 (1 − 1 β1 )−3 8 (t − s)−3 8 e − γc(t−s) β1 e−αγs 2 ds ≤ e−γct A 3 8 1 u0 L2 + Cε t 0 ( t − s 2 )−3 8 e− γc(t−s) 2 ds + Cεe−γct 2 β1 u2 0 L2 t 0 (t − s)−3 8 e − γc(t−s) 2β1 ds, ở đây hằng số β1 thỏa mãn β1 > max{1, c α }. Vì với mọi δ, ζ dương, bằng cách đổi biến u = ζ(t − s) t 0 (δ(t − s))−3 8 e−ζ(t−s) ds = 1 ζ ( δ ζ )−3 8 ζt 0 u−3 8 e−u du ≤ 1 ζ ( δ α )−3 8 Γ( 5 8 ) . Nên ta có ước lượng A 3 8 1 u(t) L2 ≤ Cε e−γct 2 β1 A 3 8 1 u0 L2 + u2 0 L2 + 1 . (3.12) Một cách tương tự, phương trình đối với v được viết dưới dạng toán tử trong L2 như sau dv dt + A2v = γ u2 v , 0 < t ≤ TU . Do đó v(t) = e−tA2 v0 + γ t 0 e−(t−s)A2 u2 (s) v(s) ds, A 3 8 2 v(t) = A 3 8 2 e−tA2 v0 + γ t 0 A 3 8 2 e−(t−s)A2 u2 (s) v(s) ds, A 3 8 2 v(t) L2 ≤ A 3 8 2 e−tA2 v0 L2 + γ t 0 A 3 8 2 e−(t−s)A2 L2 u2 (s) v(s) L2 ds. Vì e−tA2 L2 ≤ e−γσt (theo Định lý Lumer-Phillips) và do những kết quả ở trên, lấy β2 là số dương thỏa mãn β2 > max{1, σ α }, ta có A 3 8 2 v(t) L2 ≤ Cε e − γσt 2β2 A 3 8 2 v0 L2 + u2 0 L2 + 1 . (3.13) 45
  • 51. 3.4.3 Nghiệm toàn cục Cho U0 ∈ K là giá trị đầu thỏa mãn ess.infΩv0(x) = ε0 > 0. Lấy ε > 0 đủ nhỏ sao cho inf 0≤t<∞ ε0e−2γσt + e(t) ≥ 3 2 ε. Xét Bài toán (3.5) với giá trị đầu U0 như trên. Như đã chỉ ra trong phần trước, bài toán này có một nghiệm địa phương thỏa mãn (3.8), tức là có v(t) ≥ ε. Trong khi đó do các Ước lượng (3.12) và (3.13), ta có thể thác triển nghiệm địa phương này của (3.5) lên trên một khoảng thời gian chỉ phụ thuộc vào chuẩn A 3 8 U0 X (xem Hệ quả 2.3.1 trong Chương 2). Vì vậy Bài toán (3.5) có duy nhất nghiệm toàn cục trên [0, ∞) trong không gian hàm 0 ≤ u ∈ C((0, ∞); H2 N (Ω)) ∩ C([0, ∞); H 3 4 (Ω)) ∩ C1 ((0, ∞); L2(Ω)), 0 < v ∈ C((0, ∞); H2 N (Ω)) ∩ C([0, ∞); H 3 4 (Ω)) ∩ C1 ((0, ∞); L2(Ω)). (3.14) Vì v thỏa mãn (3.8) với mọi t ≥ 0, hàm U không chỉ là nghiệm của (3.5) mà còn là nghiệm của (3.2). Ta sẽ chứng minh Bài toán (3.2) với các giá trị đầu trong K cũng có duy nhất nghiệm trong Không gian hàm (3.14). Thật vậy, giả sử U = (u, v)t , ˜U = (˜u, ˜v)t là các nghiệm toàn cục của Bài toán (3.2) với giá trị đầu U0 ∈ K. Xét tại t dương bất kì, lấy ε là số dương thỏa mãn 0 < ε ≤ min 0≤s≤t {min{v(s), ˜v(s)}}. Ta thấy U = (u, v)t , ˜U = (˜u, ˜v)t là các nghiệm của Bài toán (3.5) trên đoạn [0, t]. Nhưng Bài toán (3.5) có nghiệm duy nhất trên [0, t], nên U ≡ ˜U trên [0, t]. Nói riêng U(t) ≡ ˜U(t). 3.4.4 Ước lượng toàn cục. Với U0 ∈ K, cho U(t) = U(t, U0) là nghiệm toàn cục của Bài toán (3.5) trong Không gian hàm (3.14) với giá trị ban đầu U0. Khi đó các Ước lượng (3.12), (3.13) cũng đúng cho nghiệm toàn cục. 46
  • 52. Kết Luận Sử dụng phương pháp nửa nhóm, chúng tôi đã chứng minh được sự tồn tại nghiệm của Hệ (3.2) trong trường hợp Ω là miền bị chặn với biên thuộc lớp C2 hoặc là một miền lồi, bị chặn trong R3 , không gian giá trị ban đầu là K = u0 v0 : 0 ≤ u0 ∈ H 3 4 (Ω), 0 < v0 ∈ H 3 4 (Ω), ess.infΩv0 > 0 . Các hệ số a, b, c, σ của hệ được giả định thỏa mãn các điều kiện c > 1 + σ 2 , 2c − 2 √ c2 − σ σ < 3ab a2 + b2 − ab . Đây là một kết quả mới. Tuy nhiên do năng lực và thời gian có hạn, nhiều vấn đề lý thú như xây dựng hệ động lực, nghiên cứu tính ổn định của nghiệm dừng thuần nhất,...v.v. chưa được đề cập tới trong luận văn này. 47
  • 53. Tài liệu tham khảo [1] R. A. Adams and J. F. Fourier, Sobolev Spaces, Academic Press, 2003. [2] K. Engel and R. Nagel, A Short Course on Operator Semigroup, Springer-Verlag, Berlin, 2006. [3] L. C. Evans, Partial Differential Equations, American Mathematical Society, 1998. [4] A. Gierer and H. Meinhardt, A theory of biological pattern formation, Kybernetik 12(1972), 30-39. [5] P. Grisvard, Elliptic Problems in Nonsmooth Domains, Pitman, London, 1985. [6] K. Masuda and K. Takahashi, Reaction-diffusion systems in the Gierer-Meinhardt theory of biological pattern formation, Japan J. Appl. Math. 4(1987), 47-58. [7] H. Meinhardt, Models of Biogical Pattern Formation, Academic Press, 1982. [8] M. D. Li, S. H. Hua and Y. C. Qin, Boundedness and blow up for the general activator-inhibitor model, Acta Math. Appl. Sinica. 11(1995), 59-68. [9] H. Jiang, Global existence of solutions of an activator-inhibitor system, Discrete contin. Dyn. Syst. 14(2006), 681-732. [10] M. Renardy and R. C. Rogers, An Introduction to Partial Differential Equations, Springer-Verlag, New York, 2004. [11] F. Rothe, Global existence of Reaction-Diffusion Systems, Lecture Notes in Math 1072, Springer-Verlag, Beclin, 1984. [12] E.M. Stein, Singular Integrals and Differentiability, Princeton University Press, Princeton, 1970. [13] H. Triebel, Interpolation Theory, Fuction Spaces, Differential Operators, North- Holland, Amsterdam, 1978. 48
  • 54. [14] Atsushi Yagi, Abstract Parabolic Evolution Equations and their Applications, Springer-Verlag, Beclin, 2010 [15] K. Yoshida, Functional Analysis, Springer-Verlag, Beclin, 1980. 49