SlideShare a Scribd company logo
1 of 96
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
  
HOÀNG THỊ PHƯƠNG THẢO
NGUỒN NHÂN LỰC KINH TẾ
DU LỊCH THỦ ĐÔ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2013
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
  
HOÀNG THỊ PHƯƠNG THẢO
NGUỒN NHÂN LỰC KINH TẾ
DU LỊCH THỦ ĐÔ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 60 31 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS PHẠM ĐỨC NHUẤN
HÀ NỘI - 2013
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Doanh nghiệp du lịch DNDL
Giáo dục và Đào tạo GD & ĐT
Hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch VTOS
Hướng dẫn viên HDV
Khoa học - công nghệ KH - CN
Kinh doanh du lịch KDDL
Kinh tế - xã hội KT - XH
Kinh tế du lịch KTDL
Lao động, Thương binh và Xã hội LĐTB & XH
Nguồn nhân lực NNL
Sản phẩm du lịch SPDL
Văn hóa, Thể thao và Du lịch VHTT & DL
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
NGUỒN NHÂN LỰC KINH TẾ DU LỊCH THỦ ĐÔ
HÀ NỘI 11
1.1 Kinh tế du lịch và nguồn nhân lực kinh tế du lịch 11
1.2 Thực trạngnguồnnhânlực kinh tế dulịch Thủ đô Hà Nội 29
Chương 2 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC KINH TẾ DU LỊCH THỦ ĐÔ
HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI 46
2.1 Những quan điểm cơ bản phát triển nguồn nhân lực kinh
tế du lịch Hà Nội 46
2.2 Ba nhóm giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực
kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội thời gian tới 55
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 85
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định trực tiếp tới hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp và sự phát triển bền vững kinh tế du lịch Thủ đô
Hà Nội. Các doanh nghiệp và kinh tế du lịch Thủ đô có phát triển kinh doanh
được hay không phụ thuộc chủ yếu vào số, chất lượng và cơ cấu đội ngũ cán
bộ và nhân viên của mình.
Lực lượng lao động trong ngành kinh tế du lịch của Thủ đô, tuy ngày
càng đông đảo và hùng hậu hơn, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Nhìn
chung, chất lượng đội ngũ lao động du lịch Thủ đô vẫn chưa đáp ứng yêu cầu
phát triển. Số lao động có trình độ qua đào tạo chuyên ngành du lịch, nhất là
lao động có tay nghề chưa đủ về số lượng, thiếu nhiều đội ngũ quản lý kinh
doanh du lịch giỏi. Một số doanh nghiệp du lịch Thủ đô khó tuyển chọn các
nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn
cao. Đội ngũ lao động trực tiếp cung ứng dịch vụ cho du khách đây đó vẫn
thường thấy các nhân viên phục vụ mắc phải sai sót, thái độ, tác phong phục
vụ chưa chuẩn mực. Kỹ năng giới thiệu, chào bán sản phẩm, dịch vụ du lịch
thiếu chuyên nghiệp, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ phục vụ du khách còn hạn
chế. Chưa có sự ổn định cao về đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du lịch, tỷ
lệ lao động thuyên chuyển công tác từ doanh nghiệp du lịch này đến doanh
nghiệp du lịch khác hoặc ra khỏi ngành khá cao. Nguyên nhân của các yếu
kém nêu trên, một mặt là do doanh nghiệp du lịch chưa thực sự có chiến lược
đầu tư, phát triển nguồn nhân lực một cách bài bản, chưa có đội ngũ quản trị
nhân sự có tính chuyên nghiệp cao, quy trình tuyển chọn nhân sự, công tác đào
tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực chưa được chú ý đứng mức cũng như chưa thực
sự quan tâm giải quyết tốt chính sách đãi ngộ, sử dụng và bồi dưỡng người lao
động một cách thỏa đáng. Mặt khác, quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan
chức năng, mà trực tiếp là Sở Thể thao, Văn hóa và Du lịch đối với kinh tế du
lịch còn nhiều bất cập; công tác đào tạo nhân lực kinh tế du lịch tại các cơ sở
đào tạo trên địa bàn Thủ đô còn có khoảng cách khá lớn giữa qui mô, chất
lượng, cơ cấu ngành nghề đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động thực tế tại các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Lý luận về du lịch, kinh tế du lịch và nguồn nhân lực kinh tế du lịch có
bước tiến đáng kể, nhưng trước sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam nói
chung, Hà Nội nói riêng trong quan hệ với du lịch của các nước trên thế giới
thì lý luận đó còn chưa theo kịp. Ngay như giáo trình Kinh tế du lịch do các
trường đào tạo chuyên ngành này ở nước ta biên soạn, chưa thấy khái quát
định nghĩa về kinh tế du lịch. Lý luận kinh tế du lịch, trong đó có nguồn nhân
lực kinh tế du lịch còn nặng tính hàn lâm, chưa gắn chặt với thực tiễn phát
triển du lịch và con người Việt Nam, một nước Á Đông giàu truyền thống văn
hóa, dân tộc ngàn năm văn hiến. Cùng với nội dung chương trình đào tạo còn
bất hợp lý, đây là nguyên nhân hạn chế chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
kinh tế du lịch ở nước ta hiện nay.
Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của nguồn nhân lực kinh tế du lịch
và góp phần phát triển nguồn nhân lực này đáp ứng yêu cầu phát triển mới của
kinh tế du lịch Hà Nội, góp phần bổ sung, hoàn thiện một số vấn đề lý luận và
thực tiễn phát triển kinh tế du lịch, vấn đề “Nguồn nhân lực kinh tế du lịch
Thủ đô Hà Nội” được học viên lựa chọn làm đề tài luận văn Thạc sĩ kinh tế,
chuyên ngành Kinh tế chính trị. Tác giả mong muốn vấn đề nghiên cứu được
hoàn thiện và có tính khả thi cao không những đối với phát triển kinh tế du
lịch Thủ đô Hà Nội, mà còn đối với phát triển kinh tế du lịch các tỉnh, thành
vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh, thành trong cả nước.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
* Các công trình bàn về nguồn nhân lực
Vấn đề nguồn nhân lực luôn cuốn hút đông đảo các nhà khoa học trong
và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Các nhà khoa học trong nước có khá
nhiều các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực, về lý luận và thực tiễn
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực,
tiêu biểu là các công trình sau:
Xung quanh vấn đề nguồn nhân lực và phát triển chất lượng nguồn
nhân lực
- Giáo trình “Kinh tế nguồn nhân lực” (2008), Nxb Đại học Kinh tế
Quốc dân Hà Nội. Nội dung giáo trình đã trình bày các kiến thức cơ bản về
nguồn nhân lực dưới góc độ kinh tế ngành. Luận văn có thể tham khảo khái
niệm nguồn nhân lực, đặc điểm nguồn nhân lực, xu hướng phát triển và hiệu
quả kinh tế mang lại từ sự phát triển nguồn nhân lực.
- Các công trình khác là sách tham khảo, luận văn, luận án gồm có:
+ GS.TS Phạm Minh Hạc (2001): “Về phát triển toàn diện con người
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb CTQG, Hà Nội.
+ Mai Quốc Chánh (1999): “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb CTQG, Hà Nội.
+ Vũ Phương Mai (2004): “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay”,
Luận văn thạc sỹ Triết học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
+ Đoàn Văn Khai (2005): “Nguồn lực con người trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
+ Nguyễn Thanh (2005):“Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb CTQG, Hà Nội.
+ Lê Du Phong (2006): “Nguồn lực và động lực phát triển”, Nxb Lý
luận chính trị, Hà Nội.
Các công trình nêu trên đã bước đầu làm rõ một số vấn đề lý luận chung
về phát triển nguồn nhân lực, nguồn lực con người… phục vụ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Qua đó nhấn mạnh vai trò quyết định của nguồn
nhân lực đối với sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặt ra
phải tìm biện pháp nâng cao vai trò đó. Tác giả Vũ Phương Mai đã bàn sâu về
lý luận, thực tiễn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đã chỉ ra quan
niệm và tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao; đồng thời đề xuất
một số giải pháp chủ yếu về qui hoạch, về các chính sách đào tạo, thu hút, sử
dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao trong một số ngành, địa
phương cụ thể.
Về quản lý và đào tạo nguồn nhân lực
- GS.TS. Bùi Văn Nhơn (2008) chủ biên giáo trình “Quản lý nguồn
nhân lực xã hội”, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Giáo trình này cung cấp
kiến thức cơ bản về nguồn nhân lực xã hội và quản lý nguồn nhân lực xã hội,
làm cơ sở phương pháp luận cho việc tham gia hoạch định và phân tích các
chính sách về nguồn nhân lực xã hội. Trong đó, những vấn đề liên quan trực
tiếp đến đề tài của luận văn gồm: tổng quan về nguồn nhân lực và những đặc
điểm của nguồn nhân lực Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã
hội.
- Nguyễn Đức Tĩnh (2001): “Hoàn thiện quản lý Nhà nước về đào tạo
nghề ở nước ta hiện nay”. Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị, Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Hữu Chí (2003): “Những giải pháp về quản lý nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay”. Luận văn thạc sỹ Kinh
tế, Học viện Chính trị, Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Các công trình nêu trên nhấn mạnh: Công tác đào tạo là một trong
những biện pháp hàng đầu nhằm phát triển nguồn nhân lực có trình độ, kỹ
năng nghề nghiệp, góp phần khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” đang
phổ biến hiện nay. Đi sâu phân tích công tác quản lý chất lượng đào tạo, cụ thể
là quản lý đào tạo nghề cho người lao động trong cả nước và trên một số địa
phương. Đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng quản lý đào
tạo nghề như: Thống nhất nhận thức về vai trò quan trọng của đào tạo nghề;
giải pháp qui hoạch lại các trường dạy nghề; đổi mới nội dung chương trình
dạy nghề; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề; tăng cường đầu tư
trang thiết bị tiên tiến cho các cơ sở dạy nghề…
- Ngoài ra, có nhiều bài nghiên cứu đăng trên các báo và tạp chí trong
nước phản ánh thực trạng và biện pháp phát triển nguồn nhân lực trên phạm vi
cả nước và ở một số tỉnh thành trong nước.
Về thị trường lao động (sức lao động) có các công trình:
- Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Dân (2003): “Một số
vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam”, Nxb Khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Thơm (2006): “Thị trường lao động Việt Nam - Thực
trạng và giải pháp”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Văn Ngọc (2007): “Thị trường sức lao động trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Học viện Chính trị Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh.
Các côngtrìnhnêu trên nghiên cứu các nộidung: Thị trường sức lao động,
chỉ ra mộtsố kinh nghiệm quốc tếvà bàihọc cho Việt Nam trongphát triển thị
trường sức lao động;đánhgiá thực trạng pháttriển thị trường sức lao độngViệt
Nam trongnền kinh tế thị trường nêu bậtmột số thành tựu ban đầuvà những hạn
chế trongpháttriển thị trường sức lao độngở Việt Nam hiện nay; đềxuất mộtsố
giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường sức lao động. Tuynhiên chưa có công
trìnhnghiên cứunhánh thị trường sức lao độngcủakinh tế du lịch.
* Về nguồn nhân lực kinh tế du lịch, có các công trình sau
- Giáo trình “Kinh tế du lịch” (2008). Chủ biên: GS.TS. Nguyễn Văn
Đính; đồng chủ biên PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa, NXB Đại học Kinh tế Quốc
dân Hà Nội. Trong giáo trình, các tác giả đã dành chương 6 để mô tả và phân
tích về “Lao động trong du lịch” (tr.119-166). Công trình đã khái quát bản chất
của nguồn nhân lực kinh tế du lịch; vai trò và đặc trưng của nhóm lao động
chức năng quản lý nhà nước về du lịch, của nhóm lao động chức năng sự
nghiệp kinh tế du lịch và nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch. Những
nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành du
lịch cũng được đề cập như: quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực ngành
du lịch góp phần thực hiện đường lối, chính sách và phát triển con người; thúc
đẩy sẽ phát triển, tạo việc làm, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, đảm
bảo xã hội ổn định và phát triển. Một số nội dung cơ bản của quản lý phát triển
nguồn nhân lực ở doanh nghiệp du lịch như: tuyển chọn và bố trí lao động; tổ
chức hợp tác và phân công lao động trong doanh nghiệp; cải thiện điều kiện
lao động và chế độ nghỉ ngơi cho người lao động; thiết lập kỷ luật lao động;
đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn; nâng cao đạo đức nghề nghiệp; đánh
giá kết quả lao động và trả công… đã được trình bày khá rõ ràng.
- Ngoài công trình nêu trên, có nhiều bài viết về
nguồn nhân lực kinh tế du lịch cả nước và các tỉnh
(thành phố) trong nước như: GS.TS Nguyễn Văn Ðính, Hiệu
trưởng Trường đại học Hà Tĩnh: “Phát triển nguồn nhân
lực du lịch Việt Nam”, đăng trên trang
“http://www.baomoi.com” ngày 10/11/2009. Hoa Quỳnh:
“Nâng cao chất lượng nhân lực cho du lịch thông qua các
chương trình liên hợp, hợp tác đào tạo” đăng trên báo
điện tử Công Thương ngày 7/10/2012: “Hà Nội: Bề bộn nỗi
lo nguồn nhân lực du lịch” đăng trên trang
“http://www.baomoi.com” ngày 22/12/2011. Phùng Lê Dung
- Đỗ Hoàng Điệp: “Phát triển nguồn nhân lực dựa trên
các chiến lược kinh tế” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
Châu Phi và Trung Đông Số 2.2009. PGS.TS Bùi Văn Tiến:
“Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực qua Đại
hội lần thứ XI”, đăng trên Website Trường Đại học Văn
hóa TP Hồ Chí Minh, ngày 28/7/2012. “Nhận thức về đào
tạo trong du lịch” của Trịnh Xuân Dũng đăng trên Báo
Tuần Du lịch, số 25 & 26. “Xây dựng hình ảnh doanh
nghiệp du lịch” của Lưu Kiếm Thanh, Tạp chí Du lịch, số
01/2007. “Kinh nghiệm đào tạo nhân lực cho du lịch Việt
Nam từ các nước liên minh châu Âu” của Nguyễn Văn Đính,
Nguyễn Văn Mạnh, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11/2000.
Trong các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài nêu trên,
chưa có công trình nào nghiên cứu độc lập về nguồn nhân lực kinh tế du lịch
Thủ đô Hà Nội. Vì thế, đề tài “Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội”
của tác giả được nghiên cứu trên góc độ khoa học kinh tế chính trị không trùng
lặp với các công trình khoa học đã được công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích của đề tài
Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về nguồn nhân lực kinh tế
du lịch Thủ đô Hà Nội, đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm phát triển
nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ của đề tài
- Khái quát hóa những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực kinh tế du lịch,
tập trung nghiên cứu vai trò và các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực kinh tế du
lịch Thủ đô Hà Nội.
- Khảo sát thực trạng nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội, chỉ
rõ nguyên nhân của những hạn chế và những mâu thuẫn đặt ra.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển nguồn nhân lực kinh tế du
lịch Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu: nguồn nhân lực kinh tế du lịch.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu nguồn nhân lực trong ngành du
lịch trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển lực kinh tế du
lịch ở thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2000 - 2015, tầm nhìn đến 2020.
- Phạm vi nộidung: Do điều kiện và năng lực nghiên cứu cònhạn chếnên
đềtài chỉ tập trung nghiên cứuquan niệm, đặc điểm, vai trò, tiêu chí đánhgiá, thực
trạng nguồn nhân lực kinh tế dulịch, đưa ra các giải pháp và đềxuất một số kiến
nghị nhằm phát triển nguồn nhân lực kinh tế dulịch ở thủ đô Hà Nội.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam về
phát triển nguồn nhân lực và Nghị quyết của Đảng bộ Thành phố Hà Nội về
phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
* Phương pháp cơ bảnđược sửdụngtrongluận văn là phươngpháp biện
chứngduy vật, phươngpháp trừu tượng hóakhoa học, phươngpháp lôgíc thống
nhất với lịch sửvà sửdụng các phươngpháp khác như tiếp cận hệ thống, điều tra,
thống kê, so sánh, minh họa... đểhoànthành nội dungluận văn.
6. Ý nghĩa của đề tài
Những kết quảcủaluận văn có thểsửdụnglàm tàiliệu tham khảo phục vụ
côngtác giảng dạyvà nghiên cứukhoahọc vềnguồnnhân lực nóichungvà nguồn
nhân lực kinh tếdu lịch nóiriêng, góp phầnhoạchđịnhvàthực thicác chínhsách
pháttriển nguồnnhân lực kinh tế dulịch nhằm hướngtớipháttriển dulịch Thủ đô
thành ngành kinh tếmũi nhọntrongbốicảnhhộinhập kinh tế quốc tế.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo và các bảng phụ lục,
luận văn kết cấu gồm 2 chương 4 tiết.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
NGUỒN NHÂN LỰC KINH TẾ DU LỊCH THỦ ĐÔ HÀ NỘI
1.1. Kinh tế du lịch và nguồn nhân lực kinh tế du lịch
1.1.1. Du lịch và kinhtế du lịch
* Quan niệm về du lịch
- Thuật ngữ Du lịch bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa đi một vòng.
Thuật ngữ này được La tinh hoá thành tornus và sau đó thành tourisme (tiếng
Pháp), tourism (tiếng Anh)... Cho đến nay có rất nhiều ý kiến khác nhau về
khái niệm Du lịch. Chẳng hạn, có tác giả tập trung giải thích du lịch như một
hiện tượng di chuyển, lưu trú ngoài nơi cư trú thường xuyên; nhóm khác lại
tập trung vào bản thân du khách và khía cạnh kinh tế của Du lịch. Ở Việt Nam,
khái niệm được nêu trong Luật Du lịch (2005) như sau: “Du lịch là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định” [13, Khoản 1, Điều 4]. Đây là một định
nghĩa súc tích, mang tính khái quát, bao hàm được cả 2 khía cạnh cơ bản của
du lịch là chuyến đi ngoài nơi cư trú với mục đíchtham quan nghỉ dưỡng và
các hoạt động liên quan đến chuyến đi đó. Do vậy, luận văn chọn cách định
nghĩa này trong Luật Du lịch.
* Kinh tế du lịch và đặc điểm của kinh tế du lịch
Kinh tế du lịch
Cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch là hoạt động kinh doanh du lịch. Kinh
tế du lịch từng bước trở thành một bộ phận hợp thành của hoạt động kinh tế - xã hội, lấy sự
phát triển các loại hình kinh doanh du lịch, biến các tài nguyên du lịch của một quốc gia,
một vùng lãnh thổ thành những hàng hóa và dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu cho du khách.
Để đáp ứng nhu cầu đó, đã xuất hiện các nghề mới trong dân chúng ở các vùng có tài
nguyên du lịch như kinh doanh du lịch, nhà hàng, môi giới, hướng dẫn du lịch... Hàng loạt
các cơ sở chuyên phục vụ du lịch như khách sạn, quán ăn, cửa hàng, tiệm giải khát, dịch vụ
cho thuê, giặt là, mát xa... cùng các tổ chức du lịch và đội ngũ phục vụ du khách lần lượt ra
đời. Từng bước hình thành một ngành nghề mới là ngành kinh doanh du lịch và theo đó
xuất hiện một thị trường mới là thị trường du lịch. Trong cuốn Kinh tế du lịch, Tiến sỹ
Nguyễn Hồng Giáp cho rằng: “Toàn bộ kinh tế du lịch là một hệ thống gồm những phần
nhỏ hay là tiểu hệ thống, nguyên nó có thể chia nhỏ ra thêm nữa và những biến số độc lập
với nhau cho phép biến đầu vào (nguồn nhân lực, nguyên liệu, tư bản, khoa học kỹ thuật)
thành đầu ra (sản phẩm và dịch vụ) [27, tr.44]. Đây là cách tiếp cận kinh tế du lịch dưới góc
độ lý thuyết kinh tế học hiện đại theo hướng quan tâm đến toàn bộ nền kinh tế của một
quốc gia ở tầm vĩ mô như sản lượng quốc gia, thu nhập quốc dân, tiêu dùng các hộ gia đình,
chi tiêu quốc gia, tiết kiệm, đầu tư, thất nghiệp, việc làm, tổng cung và tổng cầu của nền
kinh tế...
Từ điển Bách khoa Việt Nam cho rằng: “Kinh tế du lịch một loại hình kinh tế có
tính đặc thù mang tính dịch vụ và thường được xem như ngành công nghiệp không khói,
gồm có du lịch quốc tế và du lịch trong nước, có chức năng nhiệm vụ tổ chức việc khai thác
các tài nguyên và cảnh quan của đất nước (tài nguyên thiên nhiên, phong cảnh, kinh tế, văn
hóa, lịch sử, v.v..) nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, tổ chức buôn bán, xuất
nhập khẩu tại chỗ hàng hóa và dịch vụ cho khách du lịch...” [55, tr.586].
Từ các cách định nghĩa kinh tế du lịch trên đây cho thấy, để đưa ra khái niệm về
kinh tế du lịch dưới góc độ kinh tế chính trị cần phải có sự thống nhất trong quá trình nhận
thức trên các mặt cơ bản như sau: một là, kinh tế du lịch phản ánh lực lượng sản xuất xã hội
ở một trình độ phát triển trong một giai đoạn lịch sử nhất định, nó luôn luôn gắn liền với
quá trình phát triển của con người, thể hiện rõ nét nhất trong quá trình sản xuất và tiêu dùng
của con người ở một trình độ cao hơn, sản xuất hàng hóa và dịch vụ đa dạng, phong phú
hơn. Hai là, kinh tế du lịch ngày nay đã và đang trở thành ngành kinh tế có thu nhập cao,
tốc độ phát triển nhanh, là ngành kinh tế mũi nhọn, tổng hợp có liên quan mật thiết với
nhiều ngành kinh tế khác trong một quốc gia của nhiều nước trên thế giới. Ba là, kinh tế du
lịch góp phần tăng cường mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và tiêu
dùng hàng hóa và dịch vụ du lịch. Bốn là, quá trình phát triển kinh tế du lịch góp phần nâng
cao đời sống vật chất tinh thần cho con người, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tác động
nhiều chiều, đến nhiều lĩnh vực trong đời sống của một đất nước trong đó bao hàm cả quốc
phòng, an ninh.
Từ những vấn đề cần nhận thức nêu trên, tác giả đưa ra khái niệm kinh
tế du lịch như sau: Kinh tế du lịch là một ngành kinh tế kinh doanh trên lĩnh
vực du lịch dịch vụ, nó là một loại hình kinh tế tổng hợp, là quá trình tổ chức
khai thác các tài nguyên du lịch của đất nước thành sản phẩm du lịch phục vụ
du khách trong và nước ngoài, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
cho con người, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Đặc điểm của kinh tế du lịch
Đặc điểm của kinh tế du lịch là tập hợp các hoạt động về tổ chức, quản
lý kinh doanh du lịch trên một phạm vi rộng, sử dụng nhiều lao động, đồng
thời cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội. Nghiên cứu lý luận và thực
tiễn hoạt động kinh doanh của các cá nhân, tổ chức, các nước trong lĩnh vực
du lịch, các đối tượng tiêu dùng sản phẩm du lịch có thể khái quát những đặc
điểm cơ bản của kinh tế du lịch trên các vấn đề sau:
Một là: Kinh tế du lịch là các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du
lịch. Trong kinh doanh du lịch, các yếu tố đầu vào và đầu ra kết hợp, tác động
lẫn nhau rất năng động, luôn luôn gắn bó với nhau chặt chẽ. Điều đó có nghĩa
là trên cơ sở tài nguyên du lịch, chủ thể kinh doanh du lịch (cá nhân hoặc là tổ
chức) sản xuất ra những sản phẩm vật chất hoặc phi vật chất đáp ứng nhu cầu
thưởng ngoạn của du khách. Sự vận hành của kinh tế du lịch lấy tiền tệ làm
trung gian môi giới, thông qua hoạt động trao đổi sản phẩm du lịch giữa du
khách với người kinh doanh du lịch, lấy vận động mâu thuẫn giữa cung và cầu
sản phẩm du lịch làm đặc trưng chủ yếu.
Hai là: Trong nền kinh tế thị trường, việc thực hiện thông suốt hoạt
động kinh tế du lịch được quyết định bởi sự điều hoà nhịp nhàng giữa cung và
cầu du lịch. Việc cung cấp sản phẩm du lịch không thể tách rời nhân tố kinh tế
- kỹ thuật và kinh tế - xã hội. Vì thế, sự vận hành kinh tế du lịch tất nhiên chịu
ảnh hưởng và chế ước của những điều kiện kinh tế - xã hội. Hoạt động kinh
doanh du lịch có hiệu quả hay không là phụ thuộc rất lớn đến cầu tiêu dùng
của du khách. Chất lượng của một sản phẩm du lịch được xác định dựa vào sự
chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lượng của du
khách. Chất lượng của sản phẩm du lịch được đánh giá đều mang tính chủ
quan, phụ thuộc vào nhu cầu thị hiếu, mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách.
Bởi vì, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm du lịch là nhu cầu mang tính đặc thù, tức
là những nhu cầu của du khách mà nơi họ sinh sống không thể có được chứ
không phải là những thứ cao cấp hoặc quý hiếm. Trên thị trường du lịch, sự
trao đổi sản phẩm du lịch và tiền tệ do hai bên cung, cầu du lịch tiến hành mà
không làm thay đổi quyền sở hữu sản phẩm du lịch, trong quá trình chuyển đổi
cũng không xảy ra sự chuyển dịch sản phẩm, chỉ là du khách có quyền chiếm
hữu tạm thời sản phẩm du lịch tại nơi du khách đến để thực hiện cầu du lịch
của mình. Cùng một sản phẩm du lịch có thể vẫn bán được nhiều lần cho nhiều
du khách khác nhau sử dụng. Tất cả những tài nguyên thiên nhiên và tài
nguyên nhân văn chỉ trở thành sản phẩm du lịch khi nó được con người đầu tư,
tôn tạo để phục vụ cho hoạt động kinh doanh du lịch. Đây chính là một đặc
điểm hết sức cơ bản của kinh tế du lịch.
Ba là: Kinh tế du lịch có môi trường hoạt động rộng rãi, khả năng liên
kết cao với các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân và với các
ngành, các lĩnh vực kinh tế khác của các nước trên thế giới. Kinh tế du lịch là
ngành kinh tế tương đối tổng hợp, bởi hoạt động kinh doanh biểu hiện nhiều
mặt trong lĩnh vực của đời sống con người như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội... cho nên khi được tổ chức khoa học, điều hoà nhịp nhàng, các khâu các
bước luân chuyển hợp lý, cơ chế quản lý đồng bộ, đa dạng về hình thức sở hữu
phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ tạo ra hiệu quả hơn trong
sản xuất kinh doanh và góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển ngày càng
cao hơn.
Bốn là: Kinh tế du lịch mang tính thời vụ là chủ yếu. Các nước có ngành
kinh tế du lịch phát triển sau thì đặc điểm này biểu hiện rất rõ, bởi vì các nước
đi sau thường ứng dụng khoa học - công nghệ chưa được rộng rãi, chưa đủ
điều kiện để khắc phục tác động của thiên nhiên đến quá trình sản xuất kinh
doanh như: mưa, gió, bão, nóng, lạnh, lụt lội, hạn hán... sản phẩm du lịch còn
nghèo nàn, sản xuất không theo kịp thời vụ. Cho nên, chu kỳ kinh doanh hay
bị gián đoạn đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm thu nhập,
tăng chi phí phát sinh, cơ sở vật chất - kỹ thuật kinh doanh du lịch gối vụ
không được sử dụng sẽ bị xuống cấp, hư hỏng; cán bộ, nhân viên trong các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong thời gian gối vụ thiếu việc làm, thu
nhập thấp, nếu sử dụng không hợp lý họ sẽ bị mai một kiến thức và dễ chuyển
công tác sang lĩnh vực khác.
1.1.2. Nguồn nhân lực kinhtế du lịch
* Quan niệm về nguồn nhân lực kinh tế du lịch
Nguồn nhân lực (nguồn lực con người) là thuật ngữ được sử dụng rộng
rãi ở các nước có nền kinh tế phát triển từ những năm 80 của thế kỷ XX. Với ý
nghĩa là nguồn lực con người, phản ánh sự đánh giá lại vai trò yếu tố con
người trong quá trình phát triển. Sự xuất hiện của thuật ngữ “Nguồn nhân lực”
thể hiện sự công nhận của phương thức quản lý mới trong việc sử dụng nguồn
lực con người. Nguồn lực đó được xem xét ở hai khía cạnh: trước hết, với ý
nghĩa là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn lực; thứ hai, nguồn nhân lực
được hiểu là tổng thể nguồn lực của từng cá nhân. Hiện nay có nhiều quan
niệm khác nhau về nguồn nhân lực, song tựu chung đều đề cập đến các đặc
trưng về số lượng, về chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực. Tuy nhiên, cũng
cần xem xét đến nguồn cung cấp nhân lực trong tương lai của mỗi tổ chức,
mỗi địa phương, mỗi quốc gia, khu vực và thế giới.
Từ những phân tích trên, khái niệm nguồn nhân lực được hiểu như sau:
nguồn nhân lực là một phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tiềm ẩn của dân cư, khả
năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho
xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai. Sức mạnh và khả năng đó được
thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số, đủ điều kiện tham
gia vào nền sản xuất xã hội.
Nguồn nhân lực là nguồn lực có tính chất quyết định đến sự thành bại
của tổ chức, của địa phương, của quốc gia, khu vực và thế giới. Bất kể một tổ
chức, một địa phương, các lĩnh vực và ngành kinh tế của một quốc gia, một
khu vực và rộng ra cả thế giới dù mạnh hay yếu thì con người vẫn là yếu tố
đầu tiên và cơ bản nhất. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các thay đổi cần
thiết trong lực lượng lao động của mỗi quốc gia sẽ giúp cho các nhà hoạch
định chính sách, các doanh nhân nhận thức được và định hướng đúng sự phát
triển nguồn nhân lực của mình, từ đó tận dụng các cơ hội và vượt qua thách
thức do hội nhập quốc tế đưa lại.
Nguồn nhân lực kinh tế du lịch.
Nguồn nhân lực nói chung được chú ý phát triển, thu hút và sử dụng ở
tất cả các tổ chức trong xã hội, tất cả các lĩnh vực, các vùng lãnh thổ, các
ngành, các thành phần của quốc gia, của khu vực và thế giới. Xét về các lĩnh
vực hoạt động trong phạm vi quốc gia, thì hoạt động kinh tế theo quan điểm
mác xít - một lĩnh vực có vị trí là cơ sở của đời sống xã hội, thiếu nó xã hội sẽ
không tồn tại được. Để duy trì và phát triển xã hội, hoạt động kinh tế diễn ra
trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và nguồn nhân lực đóng
vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động kinh tế trong các
loại ngành nghề nêu trên. Nguồn nhân lực kinh tế du lịch là một bộ phận của
nguồn nhân lực trong kinh tế dịch vụ.
Từ sự phân tích quan niệm về nguồn nhân lực nói chung được vận dụng
trong lĩnh vực kinh tế du lịch, chúng ta hiểu: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch là
lực lượng lao động hoạt động trong kinh tế du lịch, bao gồm lao động trực tiếp
và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là những người làm việc trong hệ
thống cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các đơn vị sự nghiệp du lịch và các
đơn vị kinh doanh du lịch; lao động gián tiếp là những lao động làm việc trong
các ngành, các quá trình liên quan trực tiếp đến hoạt động du lịch như văn hoá,
bưu chính viễn thông, hải quan, giao thông, thương mại, dịch vụ công cộng,
môi trường…
Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội là một bộ phận của
nguồn nhân lực kinh tế du lịch cả nước, là lực lượng lao động trực tiếp và gián
tiếp tham gia phát triển kinh tế du lịch, hoạt động chủ yếu trên địa bàn Thủ đô
Hà Nội và các điểm du lịch nội địa, ngoài nước trong những khoảng thời gian
nhất định.
Trong luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu về nguồn nhân lực trực
tiếp hoạt động trong kinh tế du lịch.
* Đặc điểm của nguồn nhân lực kinh tế du lịch
Nguồn nhân lực kinh tế du lịch được chia thành ba nhóm lao động với
những đặc điểm khác nhau:
Thứ nhất: Nhóm lao động chức năng quản lý nhà nước về du lịch. Nhóm
này có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của
quốc gia và từng địa phương, tham mưu hoạch định chính sách phát triển du
lịch. Họ đại diện cho Nhà nước để hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp du lịch kinh doanh có hiệu quả; kiểm tra, giám sát các hoạt động
kinh doanh du lịch.
Thứ hai: Nhóm lao động chức năng sự nghiệp kinh tế du lịch. Đây là bộ
phận lao động có trình độ học vấn cao, có kiến thức chuyên sâu về ngành du
lịch, có chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học về du lịch và có vai trò, sự tác
động lớn đến chất lượng và số lượng của nguồn nhân lực kinh tế du lịch hiện
tại và trong tương lai.
Thứ ba: Nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch. Nhóm lao động
này chiếm số lượng đông đảo nhất trong hoạt động của kinh tế du lịch và cần
được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất. Nhóm lao động chức năng kinh doanh có một
số đặc điểm riêng là:
Cơ cấu độ tuổi trẻ, tỷ lệ lao động nữ giới cao hơn so với lao động nam
giới: Xuất phát từ tính đặc thù của kinh tế du lịch đòi hỏi phải có lực lượng lao
động có sức khoẻ, trẻ trung và nhanh nhẹn, nên hình thành lực lượng lao động
có cơ cấu độ tuổi trẻ. Nhiều lĩnh vực phục vụ khách du lịch như lễ tân, bàn,
bar, buồng đòi hỏi có sự duyên dáng, cẩn thận và khéo léo của người phụ nữ,
vì vậy tỷ lệ lao động nữ thường cao hơn lao động nam.
Tính không đồng đều về chất lượng và cơ cấu: Có sự phân bố không
đồng đều theo lãnh thổ và các nghiệp vụ du lịch. Xuất phát từ tính định hướng
tài nguyên rõ nét của kinh tế du lịch, các hoạt động thường diễn ra tại các khu,
điểm du lịch, những nơi có nhiều tài nguyên du lịch và được đầu tư đồng bộ về
hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, vì vậy phần lớn lao động đã qua đào tạo đều
làm việc tại những khu du lịch, trung tâm du lịch lớn, ở những khu vực còn lại
thường thiếu lao động.
Trong kinh tế du lịch có nhiều công việc với yêu cầu lao động giản đơn,
không đòi hỏi phải đào tạo ở trình độ cao mới thể hiện được, dẫn đến tình
trạng tỷ lệ lao động chưa tốt nghiệp phổ thông trung học khá cao. Ngược lại, ở
những bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch, đội ngũ lao động thường
được trang bị đầy đủ các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, giao tiếp và tỷ lệ
thông thạo ngoại ngữ tương đối cao.
Có sự biến động mạnh về số lượng theo thời gian trong năm. Do ảnh
hưởng của tính thời vụ du lịch các hoạt động du lịch thường diễn ra sôi động
trong một thời gian nhất định của năm (còn gọi là mùa cao điểm), vào thời
điểm cao điểm của mùa du lịch, các doanh nghiệp du lịch thường phải tuyển
dụng thêm các lao động thời vụ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, phục vụ
khách của mình. Đến mùa thấp điểm, doanh nghiệp du lịch chấm dứt hợp đồng
lao động với những lao động thời vụ.
Lực lượng lao động làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp du lịch lại
được chia thành bốn nhóm cơ bản với đặc điểm, vai trò khác nhau trong quá
trình hoạt động kinh doanh du lịch:
Nhóm lao động chức năng quản lý chung: Nhóm này gồm những người
đứng đầu các đơn vị kinh tế cơ sở (doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, hãng
lữ hành du lịch, vận chuyển du lịch, là tổng giám đốc, giám đốc, phó giám
đốc hoặc các chức danh tương đương). Lao động của người lãnh đạo trong
lĩnh vực kinh doanh du lịch có những điểm riêng biệt, bởi đối tượng, công cụ
và sản phẩm lao động của họ có tính đặc thù, thể hiện là loại lao động trí óc
đặc biệt: Trong quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định thể
hiện rõ nét nhất đặc điểm lao động trí óc của người lãnh đạo trong lĩnh vực
kinh doanh du lịch. Là loại lao động tổng hợp: Với tư cách là một nhà
chuyên môn, lao động của lãnh đạo là lao động của người tìm kiếm nhân tài,
sử dụng người giỏi, tổ chức và điều hành công việc một cách trôi chảy cho
mục đích kinh doanh có hiệu quả cao. Với tư cách là nhà hoạt động xã hội,
người lãnh đạo trong kinh doanh du lịch còn tham gia các hoạt động kinh tế -
xã hội khác trong đơn vị và theo yêu cầu của địa phương, ngành và đất nước
(các tổ chức đoàn thể quần chúng, các hiệp hội khoa học, kinh tế, kinh doanh,
chính trị, thể thao, văn hoá...). Đặc điểm này đòi hỏi người lãnh đạo phải
được đào tạo chu đáo, bài bản, có bằng cấp về quản lý hoạt động du lịch.
Nhóm lao động chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế: như kế
hoạch đầu tư và phát triển; tài chính - kế toán (hoặc phòng kinh tế); vật tư thiết
bị, phòng tổng hợp; quản lý nhân sự... Nhiệm vụ chính của lao động thuộc các
bộ phận này là tổ chức hạch toán kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý doanh
nghiệp, tổ chức lao động, tổ chức các hoạt động kinh doanh, hoạch định quy
mô và tốc độ phát triển doanh nghiệp. Lao động thuộc nhóm này có khả năng
phân tích, tổng hợp, cung cấp thông tin cho lãnh đạo để xử lý và ra quyết định
quản lý đúng đắn trong kinh doanh. Do đó, lao động quản lý chức năng phải
được đào tạo theo đúng chuyên ngành và có những kiến thức, hiểu biết về các
lĩnh vực kinh doanh du lịch.
Nhóm lao động chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh của doanh
nghiệp du lịch như thường trực bảo vệ; vệ sinh môi trường; sửa chữa điện
nước; cung ứng hàng hoá; nhân viên tạp vụ... trong các công ty, khách sạn
hoặc các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Nhiệm vụ chính của họ là cung
cấp những nhu yếu phẩm, phương tiện làm việc cho những lao động thuộc
các bộ phận khác của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đòi hỏi bộ phận lao động
này phải luôn trong tình trạng sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ; có
những quyết định kịp thời, giải quyết tốt mọi công việc hàng ngày cũng như
những việc đột xuất; năng động và linh hoạt trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ.
Nhóm lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách: Đây là nhóm lao
động đông đảo, thuộc nhiều ngành nghề khác nhau và đòi hỏi phải tinh thông
nghề nghiệp. Trong khách sạn có lao động thuộc nghề lễ tân; nghề buồng;
nghề chế biến món ăn; nghề bàn và pha chế đồ uống; Trong kinh doanh lữ
hành có lao động làm công tác điều hành chương trình du lịch, marketing du
lịch và đặc biệt có lao động thuộc nghề hướng dẫn du lịch... Trong ngành vận
chuyển khách du lịch có lao động thuộc nghề điều khiển phương tiện vận
chuyển... Các nghề trên lại được chi tiết hoá thành từng việc cụ thể, phân công
cho từng chức danh nghề nghiệp khác nhau và số lượng tuỳ theo quy mô của
các doanh nghiệp mà có thể thêm bớt lao động ở các vị trí, hoặc bố trí một
người kiêm nhiều việc.
Kinh doanh du lịch đòi hỏi nhân viên phải có các kỹ năng giao tiếp, sự
thân thiện và hình thức hấp dẫn... và thu hút khá lớn lao động trực tiếp hoặc
gián tiếp, theo đó làm tăng khả năng cung (về số lượng) lao động du lịch trên
thị trường và sự tham gia lao động trong kinh tế du lịch là rất cao. Vấn đề này
có ý nghĩa rất lớn đối với các nước kém phát triển, vì các nước này có nguồn
lao động dồi dào và dân số trong độ tuổi lao động nhưng lại có trình độ chuyên
môn thấp.
* Vai trò của nguồn nhân lực kinh tế du lịch
Nguồn nhân lực là nguồn lực đóng vai trò quan trọng trong sựphát triển kinh tế
- xã hội của nước ta nói chung và đốivới ngành du lịch nói riêng. Vai trò đó
được thể hiện trên những khía cạnh sau:
Thứ nhất:phát triển nguồn nhân lực quyết định đến sự phát triển của các
nguồn lực khác. Nguồn nhân lực có vai trò nổi bật ở chỗ: nó không bị cạn kiệt đi
trong quá trình khai thác và sử dụng. Ngược lại, nguồn nhân lực có khả năng tái
sinh và phát triển nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý. Xét trong
ngành du lịch, có thể thấy rằng: Du lịch là một ngành đòi hỏi nguồn nhân lực lớn
với nhiều loại trình độ khác nhau do tính chất, đặc điểm của ngành có mức độ
cơ giới hoá thấp và đốitượng phục vụ là khách hàng với nhu cầu rất đa dạng.
Chính điều này đã làm nên yếu tố con người trở thành nguồn lực cơ bản cho sự
phát triển nhanh và bền vững của ngành.
Thứ hai:Nguồn nhân lực quyết định lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Trong ngành du lịch, sự đánh giá chất lượng dịch vụ của
khách hàng thường chịu ảnh hưởng rất lớn của quá trình giao tiếp giữa khách
hàng với nhân viên phục vụ. Mỗi cử chỉ, hành động, lời nói của nhân viên tạo ra
cho khách hàng một cảm nhận, một đánh giá về chất lượng phục vụ. Đặc trưng
này chứng tỏ rằng, chất lượng nguồn nhân lực tác động trực tiếp tới hiệu quả
kinh doanh và chất lượng dịch vụ của ngành du lịch. Điều này càng nhấn mạnh
vai trò của việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn lao động trực tiếp
trong ngành du lịch.
Thứ ba:Con người là mục tiêu của sự phát triển, là nguồn lực góp phần
đáng kể vào việc làm tăng tổng GDP của xã hội. Trong ngành du lịch khách
hàng chính là người tiêu dùng sản phẩm du lịch, song nhu cầu tiêu dùng của
khách hàng lại tác động mạnh mẽ tới việc cung ứng sản phẩm đó, định hướng
phát triển thông qua quan hệ cung cầu trên thị trường. Nếu thị trường nhu cầu
của một loại hàng hoá dịch vụ nào đó tăng lên, lập tức thu hút lao động cần thiết
để sản xuất ra hàng hoá dịch vụ đó và ngược lại. Nhu cầu du lịch ngày càng
phát triển đã thu hút một lượng lớn lao động trực tiếp phục vụ trong ngành, tạo
ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời chính lực lượng đó
cũng tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội.
Thứ tư: Nguồn nhân lực tiếp tục đưa ngành du lịch phát triển trong thời
đại khoa học công nghệ và toàn cầu hoá. Quá trình toàn cầu hoá đã tạo điều kiện
thuận lợi và cơ hội cho các nước phát triển được nhiều ngành, trong đó du lịch
được coi là ngành “côngnghiệp không khói” giàu tiềm năng nhất. Một trong
những điểm khác biệt tạo nên đặc điểm riêng của ngành du lịch ở mỗi quốc gia
trong quá trình toàn cầu hoá đó là thái độ phục vụ của nhân viên trong các đơn
vị kinh doanh du lịch, khả năng đáp ứng sự thoả mãn trong việc tiêu dùng các
sản phẩm du lịch của khách hàng. Có thể nói, để đảm bảo khả năng cạnh tranh
hiệu quả trong ngành du lịch và đảm bảo cho sự phát triển bền vững, các nước
phải nhanh chóng giải quyết một cách có hiệu quả cho việc phát triển nguồn
nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tóm lại, việc nhận thức đủ tầm quan trọng của người lao động trong hoạt
động thực tiễn ngành du lịch, sự đầu tư, quan tâm đúng mức tới công tác nhân
sự có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vấn đề đặt ra đốivới ngành du lịch là thu hút
và duy trì được những người lao động có năng lực, trình độ, thái độ làm việc
phù hợp, lựa chọn đúng người đúng việc để thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch nhằm tạo ra những chính sách,
chiến lược kịp thời và phù hợp. Trong bất kỳ một lĩnh vực nào thì yếu tố con
người luôn đóng vai trò quyết định tới sự thành công. Do đó, cách ứng xử có
văn hoá là điều tối cần thiết trong việc phát triển du lịch và văn hoá du lịch,
củng cố và nâng cao giá trị văn hoá và hình ảnh của đất nước, con người Việt
nam.
* Tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực kinh tế du lịch
Một là: Số lượng và cơ cấu NNL kinh tế du lịch
Về số lượng nguồn nhân lực kinh tế du lịch cần có để bảo đảm hoạt
động kinh doanh, thường dựa vào hai nhóm yếu tố. Thứ nhất, nhóm yếu tố bên
trong như nhu cầu thực tế của du lịch đòi hỏi số lượng lao động trực tiếp và
gián tiếp. Thứ hai, nhóm yếu tố bên ngoài như sự gia tăng dân số hay lực
lượng lao động do di dân. Với đặc thù của kinh tế du lịch ở nước ta, một mặt
có đa phần là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch vừa và nhỏ, họ không có
quyền lực trên thị trường lao động và không có khả năng giữ được những nhân
viên có trình độ làm việc lâu dài cho doanh nghiệp. Theo đó, sự biến động về
số lượng nguồn nhân lực thường xuyên diễn ra, khi cần bổ sung số lượng
nguồn nhân lực thì doanh nghiệp thu hút nhân viên có kỹ năng chuyên nghiệp
từ các doanh nghiệp khác bằng chính sách ưu đãi chủ yếu là tiền lương. Đối
với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lớn, thì nguồn cung cấp số lượng
nguồn nhân lực có kỹ năng chuyên nghiệp chủ yếu từ các cơ sở đào tạo và các
Hiệp hội Du lịch. Mặt khác, trong kinh tế du lịch có nhiều công việc không đòi
hỏi khắt khe về kỹ năng chuyên nghiệp hoặc trình độ chuyên môn cao, nên
việc thu hút số lượng nhân lực dễ hơn. Số nhân lực đó chỉ cần chi phí thấp cho
đào tạo ban đầu tại chỗ, họ vẫn có thể thực hiện được một số công việc có
năng suất như những người có trình độ. Kết quả là, doanh nghiệp kinh doanh
du lịch đạt hiệu quả cao hơn do bỏ ra chi phí thấp.
Số lượng nguồn nhân lực kinh tế du lịch thường đi liền với cơ cấu của
nó. Bởi vậy, nghiên cứu số lượng gắn với cơ cấu là thể hiện tính hợp lý, lôgíc.
Cơ cấu nguồn nhân lực kinh tế du lịch thể hiện trên các phương diện như: cơ
cấu trình độ đào tạo, ngành nghề, giới tính, độ tuổi... Cơ cấu nguồn nhân lực
kinh tế du lịch nói chung được quyết định bởi cơ cấu đào tạo và cơ cấu kinh tế
du lịch, theo đó sẽ có một tỷ lệ nhất định về nhân lực. Trong cơ cấu đào tạo
nguồn nhân lực, kinh nghiệm các nước trong Liên minh châu Âu thường đánh
giá theo tỷ lệ 5:10:85, đó là tỷ lệ % các loại lao động quản lý, lao động giám
sát và lao động kỹ thuật [18]. Từ cơ cấu trên, có thể tính toán được nhu cầu số
lượng lao động theo yêu cầu của cơ cấu kinh tế du lịch.
Hai là: Chất lượng nguồn nhân lực kinh tế du lịch
Về thể lực của nguồn nhân lực kinh tế du lịch. Đó là năng lực tinh thần
và năng lực thể chất của nguồn nhân lực kinh tế du lịch, tức là nói tới sức
mạnh và tính hiệu quả của những khả năng ấy, trong đó năng lực thể chất
chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Tình trạng sức khoẻ được phản ánh bằng một
hệ thống các chỉ tiêu cơ bản như: chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, tình hình bệnh
tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện về bảo vệ và chăm sóc sức
khoẻ.
Về trí lực, trình độ chuyên môn, năng lực sáng tạo của nguồn nhân lực
kinh tế du lịch. Đó là khả năng nắm vững những tri thức mới (cập nhật tri
thức). Có kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng chuyên sâu (chuyên môn hóa kỹ
năng). Trình độ áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật phục vụ công việc.
Khả năng phát huy nét riêng biệt của bản thân và hiểu biết sâu sắc về du
khách. Có tính nghệ thuật trong công việc và bản thân.
Thế kỷ mới, hoàn cảnh mới, những yêu cầu du lịch mới, đòi hỏi đội ngũ
lao động làm trong kinh tế du lịch phải bước lên một vũ đài mới. Họ cần phải
nâng cao, cập nhật các tri thức mới, nắm chắc khoa học kỹ thuật có liên quan
đến ngành nghề, vững vàng về kiến thức chuyên môn, bộc lộ và phát huy được
những tố chất tốt đẹp của bản thân để tạo nên được thế cạnh tranh trong môi
trường hoạt động nghề nghiệp hiện nay.
Trên đây là những tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực kinh tế dulịch. Trong các
nội dung trên thì thể lực và trí lực là hai yếu tố có tầm quan trọng bậc nhất.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực kinh tế du lịch
Thứ nhất: Trình độ phát triển kinh tế và phát triển du lịch.
Trình độ phát triển kinh tế tạo nên nền tảng vật chất để giải quyết các
vấn đề về nguồn nhân lực. Ở những quốc gia có trình độ kinh tế phát triển cao,
mặt bằng chung của đời sống nhân dân và các thiết chế xã hội đạt mức cao,
Nhà nước có điều kiện đầu tư giải quyết tốt vấn đề giáo dục, đào tạo nguồn
nhân lực, các chính sách xã hội, do vậy chất lượng nguồn nhân lực cũng được
nâng cao.
Trình độ phát triển kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế
du lịch và đến lượt nó, trình độ phát triển kinh tế du lịch sẽ quyết định đến số
lượng, cơ cấu, chất lượng và xu hướng phát triển của nguồn nhân lực kinh tế
du lịch. Qua mười năm đầu của thế kỷ XXI với nhiều biến động có thể nhận
thấy đây là thế kỷ đầy ắp những cơ hội và thách thức. Thế giới sẽ phải đối mặt
với nền kinh tế toàn cầu hóa, viễn thông hoá, công nghệ thông tin, giao thông
hiện đại, những hoàn cảnh và những nhu cầu mới. Du lịch do đó cũng phát
sinh những biến đổi. Theo sự thay đổi của quan điểm giá trị, sự tăng trưởng
dân số toàn cầu, sự phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống ngày một nâng
cao dẫn đến nhu cầu du lịch của con người ngày càng đa dạng: Một là, những
nhu cầu du lịch truyền thống như du lịch tập thể (theo đoàn), du lịch văn hoá,
du lịch nghỉ ngơi nội dung và phạm vi không ngừng được phát triển và mở
rộng. Hai là, những nhu cầu du lịch mới nổi lên, chủ yếu như du lịch sinh thái,
du lịch sức khoẻ, du lịch chữa bệnh, du lịch triển lãm thương mại, du lịch giải
thưởng… Ba là, nhu cầu du lịch theo chuyên đề như du lịch nông nghiệp, du
lịch thám hiểm, du lịch khoa học, du lịch học tập… các nhu cầu này sẽ ngày
càng chiếm vị thế nhanh chóng của nhu cầu du lịch thế kỷ mới. Để làm hài
lòng những yêu cầu đa dạng đó của du khách, sản phẩm du lịch sẽ phải mang
những màu sắc và nội dung phong phú và chính nguồn nhân lực kinh tế du lịch
sẽ làm ra những sản phẩm đó cũng phải thay đổi theo hướng tiên tiến.
Thứ hai: Trình độ phát triển của giáo dục đào tạo.
Giáo dục đào tạo là yếu tố cấu thành quan trọng của phát triển nguồn nhân lực
kinh tế dulịch; chất lượng của giáo dục đào tạo ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
nguồn nhân lực này và thông qua giáo dục đào tạo, các quốc gia hình thành nguồn
nhân lực kinh tế du lịch của mình với trình độ đào tạo, cơ cấu ngành nghề phù hợp với
yêu cầu phát triển của du lịch. Trình độ phát triển của đào tạo du lịch ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng của nguồn nhân lực kinh tế dulịch.
Thứ ba: Tốc độ gia tăng dân số.
Ở những nước đang phát triển, quy mô dân số lớn, tốc độ gia tăng cao
chính là lực cản đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển nguồn nhân
lực nói chung, nguồn nhân lực kinh tế du lịch nói riêng. Tốc độ gia tăng dân số
cao gây sức ép lên các cơ sở hạ tầng xã hội, ảnh hưởng đến việc hoạch định
các chính sách xã hội của nhà nước, trong đó có chính sách về giáo dục đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần
hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số ở mức hợp lý.
Thứ tư: Các chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô.
Đó là chính sách giáo dục đào tạo; chính sách tuyển dụng, sử dụng lao
động; chính sách lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động... đều
có tác động trực tiếp đến nhà nước.
Chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước không chỉ tạo điều kiện phát
triển nguồn nhân lực mà còn hạn chế các tác động tiêu cực đến sự phát triển
của nguồn nhân lực thông qua những công cụ điều tiết vĩ mô.
Chính sách phát triển du lịch của Nhà nước tác động đến sự phát triển
du lịch, trong đó chính sách đào tạo nguồn nhân lực kinh tế du lịch ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phát triển nguồn nhân lực kinh tế du lịch.
Thứ năm: Các nhân tố tác động từ bên ngoài.
Toàn cầu hoá. Quá trình toàn cầu hoá đã thúc đẩy cuộc chạy đua phát
triển nguồn nhân lực tại các quốc gia, khu vực trên thế giới. Toàn cầu hóa đã
làm cho các nền kinh tế phát triển nhanh chóng hơn và trở thành một thị
trường toàn cầu, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, cạnh tranh gay gắt với nhau.
Khả năng cạnh tranh được quyết định bởi năng lực tạo ra giá trị tăng thêm của
các sản phẩm, dịch vụ và các quá trình hoạt động của mỗi quốc gia và của
từng doanh nghiệp. Đóng góp chủ yếu vào điều này phụ thuộc vào kiến thức
và các kỹ năng của lực lượng lao động. Trên thực tế, giáo dục và đào tạo, các
kỹ năng của lực lượng lao động là vũ khí cạnh tranh quan trọng trong thế kỷ
XXI.
Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và
truyền thông. Tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra những
thay đổi lớn trong các tổ chức và cách thức thực hiện công việc. Nhiều ngành
nghề mới, công nghệ mới và phương thức quản lý mới xuất hiện, đòi hỏi người
lao động phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng mới để đảm nhận các
công việc mới. Những biến đổi trong các tổ chức cũng làm thay đổi vai trò của
người lao động, họ có nhu cầu trong việc ra quyết định và thực sự cần thiết
trong việc mở rộng hơn các kỹ năng làm việc. Người nhân viên cần bổ sung
nhiều hơn các kỹ năng so với trước đây làm việc với cấp bậc tổ chức chậm
thay đổi với một chuỗi mệnh lệnh rõ ràng với người nghĩ ở trên, còn người
làm ở phía dưới. Những điều này làm thay đổi mạnh mẽ về chất đối với nguồn
nhân lực kinh tế du lịch.
Xu thế thay đổi về cách thức đi du lịch và các nhu cầu trong khi đi du
lịch. Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông được cải thiện vượt bậc
cho phép khách du lịch rút ngắn thời gian đi lại, tiếp cận đến nhiều điểm đến
du lịch, tạo nên xu thế khách du lịch rút ngắn thời gian lưu trú tại mỗi điểm
du lịch và thực hiện nhiều chuyến đi du lịch đến các điểm đến du lịch khác
nhau trong thời gian trong năm. Dịch vụ du lịch gồm nhóm dịch vụ chính (ăn
uống và lưu trú) và nhóm dịch vụ bổ sung (nghỉ dưỡng, tham quan, tìm hiểu,
vui chơi giải trí, chăm sóc sức khoẻ, tham gia các hoạt động thể thao, văn hoá
- xã hội...). Cùng với xu thế đi du lịch nhiều lần trong năm thì khách du lịch
ngày càng có nhu cầu nhiều hơn với các dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ bổ sung.
Những thay đổi của “cầu du lịch” đã làm thay đổi “cung du lịch” và qua đó
tác động trực tiếp làm thay đổi sự phát triển của nguồn nhân lực kinh tế du
lịch.
1.2. Thực trạng nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội
1.2.1. Những điều kiện liên quan trực tiếp đến du lịch và nguồn nhân
lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội
* Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp với các tỉnh:
Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía bắc; phía nam giáp Hà Nam và Hoà Bình;
phía đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp tỉnh
Hoà Bình và Phú Thọ. Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông
Hồng, vị trí và địa thế thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá,
khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.
Địa hình: Hà Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi.
Địa hình đồng bằng chủ yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một số huyện phía
đông của Hà Tây (cũ), chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên, nằm bên hữu ngạn
sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các sông. Phần lớn địa hình đồi núi
thuộc địa phận các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức. Một số đỉnh núi
cao như: Ba Vì 1.281m; Gia Dê 707m; Chân Chim 462m; Thanh Lanh 427m;
Thiên Trù 378m; Bà Tượng 334m; Sóc Sơn 308m; Núi Bộc 245m; Dục Linh
294m… (nguồn trích các số liệu tại 1.2.1.) : [19].
Sông hồ: Hà Nội nằm cạnh hai con sông lớn ở miền Bắc: sông Đà và
sông Hồng. Sông Hồng dài 1.183km từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống. Ðoạn
sông Hồng qua Hà Nội dài 163km (chiếm khoảng 1/3 chiều dài trên đất Việt
Nam, khoảng 550km. Ngoài hai con sông lớn, trên địa phận Hà Nội còn có các
sông: sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Đáy, sông Nhuệ, song Tích,
sông Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Bùi.
Hồ đầm ở địa bàn Hà Nội có nhiều. Những hồ nổi tiếng ở nội thành Hà
Nội như hồ Tây, Trúc Bạch, Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Bảy Mẫu. Hàng chục
hồ đầm thuộc địa phận Hà Nội cũ: hồ Kim Liên, hồ Liên Đàm, đầm Vân Trì...
và nhiều hồ lớn thuộc địa phận Hà Tây (cũ): Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai,
Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn...
Khí hậu: Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc điểm
nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Hà
Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt
độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8
kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng nǎm là 23,6ºC. Do chịu ảnh
hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Ðộ ẩm tương đối
trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và
mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và
mưa. Nhiệt độ trung bình mùa này là 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau
là mùa đông thời tiết khô ráo. Nhiệt độ trung bình mùa đông 15,2ºC. Giữa hai
mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên Hà Nội có
đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn mùa thay đổi làm cho thời tiết Hà Nội
mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng. Mùa tham quan du lịch thích hợp nhất ở Hà
Nội là mùa thu. Phần địa hình của Hà Tây (cũ) sáp nhập với Hà Nội, có những
đặc điểm riêng nên hình thành những tiểu vùng khí hậu: vùng núi, vùng gò đồi
và đồng bằng. Nhưng nói chung sự khác biệt thời tiết và chênh lệch về nhiệt
độ giữa các địa phương của Hà Nội hiện nay không lớn.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
Về dân cư: Theo số liệu 1/4/1999 cư dân Hà Nội và Hà Tây (cũ) chủ yếu
là người dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 99,1%; các dân tộc khác: Dao, Mường, Tày
chiếm 0,9%. Năm 2006 cũng trên địa bàn Hà Nội và Hà Tây (cũ) cư dân đô thị
chiếm tỷ lệ 41,1% và cư dân nông thôn là 58,1%; tỷ lệ nữ chiếm 50,7% và
nam là 49,3%. Mật độ dân cư bình quân hiện nay trên toàn thành phố là 1875
người/km2, cư dân sản xuất nông nghiệp khoảng 2,5 triệu người. Lực lượng
lao động: Hà Nội có 3,2 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy,
thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt
nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch
chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế.
Về kết cấu hạ tầng giao thông: Từ thủ đô Hà Nội, có thể đi khắp mọi
miền đất nước bằng các loại phương tiện giao thông đều thuận tiện.
Đường không: sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm Hà Nội chừng
35km. Sân bay Gia Lâm hiện là sân bay trực thăng phục vụ bay dịch vụ, trong
đó có dịch vụ du lịch.
Đường bộ: Xe ô tô khách liên tỉnh xuất phát từ các bến xe Gia Lâm,
Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình toả đi khắp mọi miền trên toàn quốc theo
các quốc lộ 1A xuyên Bắc - Nam; quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên
Quang, Hà Giang; quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao Bằng; quốc lộ 5 đi Hải
Phòng, Quảng Ninh; quốc lộ 6 đi Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu…
Đường sắt: Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt quan
trọng trong nước. Đặc biệt có tuyến đường sắt liên vận sang Bắc Kinh (Trung
Quốc), đi nhiều nước Châu Âu.
Đường thuỷ: Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen
đi các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, thành phố Việt Trì; bến Hàm Tử
Quan đi Phả Lại.
Về tài nguyên văn hóa - du lịch
Hà Nội là một trung tâm du lịch lớn ở Việt Nam với lịch sử lâu đời
1.000 năm tuổi, là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch. Hiện có
trên 4.000 di tích và danh thắng, trong đó được xếp hạng quốc gia trên 900 di
tích, danh thắng (hàng trăm di tích, danh thắng mới được sáp nhập từ Hà Tây
và Mê Linh) với hàng trăm đền, chùa, công trình kiến trúc, danh thắng nổi
tiếng. Du khách có dịp khám phá nhiều công trình kiến trúc văn hóa - nghệ
thuật xây dựng qua nhiều thế hệ, trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước.
Những danh thắng tự nhiên đẹp và quyến rũ; những làng nghề thủ công tồn tại
hàng trăm năm; những lễ hội truyền thống - sản phẩm văn hóa đa dạng và giàu
bản sắc... sẽ là những sản phẩm du lịch hấp dẫn. Trong nội ô, cùng với các
công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc
nhất Việt Nam. Thành phố có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt
Nam với du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian...
1.2.2. Đánh giá điểm mạnh, hạn chế của nguồn nhân lực kinhtế du
lịch Hà Nội
* Những điểm mạnh căn bản của nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô
Hà Nội
Một là: Số lượng nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô ngày càng tăng
lên và cơ cấu có sự chuyển dịch ngày càng hợp lý hơn.
Số lượng nhân lực tăng lên theo thời gian để đáp ứng sự phát triển của
kinh doanh du lịch. Toàn Thành phố hiện nay có 9.069 doanh nghiệp và cơ sở
hoạt động du lịch với tổng số 63.000 lao động. Đây là nguồn nhân lực dồi dào,
chiếm tỷ lệ lớn so với các tỉnh, thành phố khác. [5]. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ,
công chức làm công tác quản lý du lịch tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Hà Nội mặc dù với số lượng theo biên chế có xu hướng giảm, song đã nỗ lực
vượt bậc, hoàn thành được chức năng quản lý nhà nước về du lịch ở cả tầm
chiến lược và những tác nghiệp cụ thể.
Cơ cấu về trình độ đào tạo của nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô có
bước chuyển dịch khá. Đến năm 2010, số lao động có trình độ đại học, cao đẳng
trở lên có tỷ lệ 22%, số lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp có tỷ lệ
28%, số lao động có trình độ sơ cấp có tỷ lệ 11% [3]. Hiện, có đến 55% lượng
nhân viên ngành du lịch đã qua đào tạo cơ bản, 100% nhân viên phục vụ tại các
khách sạn từ 3 sao trở lên được đào tạo tại các trường trung cấp, cao đẳng [2].
Trong quá trình kiểm tra, thẩm định hàng năm của Sở Văn hóa Thể thao và Du
lịch Hà Nội cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn đều đã
chú trọng việc đào tạo nghề cho nhân viên. So với các giai đoạn trước, nguồn
nhân lực chất lượng cao tiến bộ rõ ràng, thể hiện tính chuyên nghiệp, có tay
nghề, góp phần thu hút lượng khách đến Hà Nội.
Số lượng và cơ cấu về ngành nghề của nguồn nhân lực kinh tế du lịch
Thủ đô được đánh giá có sự tiến bộ hơn so với trước.
Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp lữ hành (nội địa và quốc tế),
trong kinh doanh khách sạn, trong kinh doanh vận chuyển khách du lịch, trong
dịch vụ vui chơi giải trí ở Thủ đô Hà Nội đều tăng lên đáng kể cùng với sự gia
tăng số lượng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Trên địa bàn Hà Nội có gần
500 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và gần 500 doanh nghiệp lữ hành nội địa, có
khoảng 50 doanh nghiệp và hộ cá thể kinh doanh vận chuyển khách du lịch
[19], các khách sạn từ 1 - 5 sao , khách sạn gia đình, các doanh nghiệp vận tải
và các khu du lịch đều tăng [Phụ lục 4]. Đây là sự gia tăng vừa mang tính cơ
học, vừa mang tính cơ cấu. Theo quy định tại Điều 46 của Luật du lịch và
Điều 15 Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 1/6/2007 của Chính Phủ về điều
kiện thành lập doanh nghiệp lữ hành quốc tế thì tại Thủ đô Hà Nội, các doanh
nghiệp lữ hành quốc tế đã đáp ứng tiêu chí về nguồn nhân lực là người điều
hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế đã có thời gian ít nhất bốn năm
hoạt động trong lĩnh vực lữ hành; có từ ba hướng dẫn viên trở lên được cấp thẻ
hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
Ở Thủđô Hà Nội, làng nghề với hàng thủ côngtruyền thống được ví như
biểu tượng văn hóa, nghệ thuật của địa phương, là nhân tố quan trọngđểhấp dẫn
du khách. Vì thế, kinh tế dulịch làng nghề pháttriển, góp phầnthu hút hàng trăm
nghìn lao độnggián tiếp. Hiện nay, Thànhphố có 1.350 làng nghề và làng có nghề
chiếm gần 59% tổng số làng, trongđó 244 làng có nghề truyền thống. Số làng có
nghề phânbố không đềuđa số tập trung chủ yếu ở các huyện: Phú Xuyên 124
làng, ThườngTín125 làng, ChươngMỹ 174 làng, Ứng Hoà113 làng, Thanh Oai
101 làng, Ba Vì 91 làng..., trong đó có 198làng nghề truyền thống được côngnhận
[19]. Theo khảo sát củatác giả ở làng nghề Bát Tràngcho thấy có hơn 1.000 hộ
với khoảng 4.000 lao độnglàm gốm;làng nghề lụa Vạn Phúc, làng nghề khảm trai
ChươngMỹ; mây tre đan PhúVinh cũng có hàng nghìnngười gắn bó vớinghề…
Tấtnhiên không phảitất cảlao độnglàng nghề đều sảnxuất sảnphẩm phục vụ du
lịch, nhưng chỉ mộtphần nhỏ trongsố đó nhân với hơn 1.350 làng nghề và làng có
nghề củaHà Nộithì số lao độngtại các làng nghề gián tiếp phục vụ du lịch cũng
lên tới hàng vạn người. Đó là chưakể khi du lịch cộngđồngpháttriển ở làng cổ
ĐườngLâm (SơnTây), làng cổ ĐôngNgạc (TừLiêm), hàng trăm nông dân tại các
địa phương này đã học cáchlàm du lịch và tham gia các côngviệc phục vụ du
khách.
Hai là: Chất lượng nguồn nhân lực kinh tế du lịch có sự nâng lên rõ rệt
về trí lực, trình độ chuyên môn và kỹ năng chuyên nghiệp.
Ủy ban Nhân dân Thành phố, trực tiếp là Sở Văn hóa Thể thao và Du
lịch, Sở lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội và người lao động Thủ đô đã
xây dựng Hà Nội thành điểm đến có thương hiệu hấp dẫn du khách.
Tạp chí Du lịch trực tuyến Samrt Travel bình chọn Hà Nội là điểm du
lịch được yêu thích nhất trong sáu điểm đến tại châu Á. Còn với kết quả bình
chọn của Arabian Business - Trang tin kinh doanh hàng đầu Trung Đông, đã
lựa chọn Hà Nội là một trong hai lăm điểm đến hấp dẫn nhất thế giới năm
2012. Đây được xem là thành quả của việc nỗ lực nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội những năm qua.
Trong báo cáo tổng kết sáu tháng đầu năm 2013 của Sở Văn hóa Thể
thao và Du lịch Hà Nội cho thấy, khách nội địa đến với Hà Nội đạt 7.911.000
lượt khách, tăng 8% so với năm 2012. Tổng số khách (cả nội địa và quốc tế)
đạt 9.095.500, tăng 9% so với năm 2012 [56]. Để phục vụ nhu cầu của du
khách, toàn thành phố có khoảng 63.000 lao động [5] tham gia các hoạt động
kinh doanh du lịch, tập trung ở các lĩnh vực: lữ hành, khách sạn, vận chuyển
khách du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ phục vụ du khách khác
đến du lịch Thủ đô. Trên địa bàn Hà Nội có gần 500 doanh nghiệp Lữ hành
Quốc tế và gần 500 doanh nghiệp lữ hành nội địa, có khoảng 50 doanh nghiệp
và hộ cá thể kinh doanh vận chuyển khách du lịch [19]. Đánh giá một cách
khách quan, so với TP Hồ Chí Minh và một số trung tâm du lịch khác trong cả
nước, chất lượng nguồn nhân lực kinh tế du lịch Hà Nội tương đối tốt. Riêng
về đội ngũ lễ tân khách sạn trên địa bàn Hà Nội chất lượng ngày một nâng cao,
được đánh giá là một trong những lực lượng nòng cốt, có tính chuyên nghiệp.
Nguồn nhân lực này đã được tiếp cận với công nghiệp phục vụ khách sạn
chuyên nghiệp, tiên tiến và cao cấp nhất, như các tập đoàn quản lý khách sạn
Accor, Inter Continental, Hilton, Sheraton..., đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ
cao của các đối tượng khách trong nước và quốc tế đến Thủ đô Hà Nội.
Công tác quản lý chất lượng nguồn nhân lực kinh tế du lịch Hà Nội từng
bước được nâng lên, đạt kết quả rất khả quan. Trong quá trình tuyển chọn, đào
tạo, sử dụng nguồn nhân lực, các đơn vị kinh doanh du lịch ngày càng nâng
cao chất lượng nhằm đạt chuẩn theo hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch
(VTOS) - là hệ thống của các nước châu Âu về tiêu chuẩn và kỹ năng cho 13
ngành nghề du lịch và khách sạn được áp dụng ở Việt Nam, trong đó có Hà
Nội bao gồm điều hành tour, lễ tân, phục vụ buồng...
Thành công nêu trên thể hiện rõ công tác quản lý nhà nước của chính
quyền Thành phố về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã có những cố
gắng rất lớn. Đó là việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường
kiểm tra chuyên ngành và liên ngành đối với các hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng nhân lực kinh tế du lịch. Chính vì thế, mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch
bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, nhiều trung tâm
dạy nghề trên địa bàn Thành phố được kiện toàn và từng bước điều chỉnh hợp
lý. Ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, chính quyền Thành phố đã chỉ
đạo các cơ quan chức năng phối hợp với các nhà trường và doanh nghiệp
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch, bảo đảm số, chất lượng
đội ngũ cán bộ giảng dạy, đào tạo viên và tăng cường trách nhiệm của họ đối
với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nhân lực kinh tế du lịch. Các cơ sở đào tạo
đã từng bước chuẩn hóa chương trình, giáo trình đào tạo và bồi dưỡng, nhờ
đó chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được nâng lên một bước, tạo nguồn nhân
lực có tay nghề cao, đáp ứng về cơ bản một số tiêu chuẩn quốc tế. Ủy ban
Nhân dân Thành phố đã tăng cường đầu tư nguồn lực cho đào tạo, bồi dưỡng
nhân lực kinh tế du lịch. Nguồn lực bên ngoài được thu hút cho đào tạo, bồi
dưỡng ngày một tăng. Những tiến bộ và cố gắng nêu trên của Thành phố Hà
Nội đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng phát triển nguồn
nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô.
Một bộ phận nhân lực kinh tế du lịch mà luận văn nghiên cứu là nhân
lực kinh doanh vận chuyển khách du lịch. Chỉ tiêu năng lực phục vụ hay khả
năng đáp ứng nhu cầu của lao động trong các doanh nghiệp vận chuyển khách
du lịch được du khách đánh giá khá tốt. Đội ngũ lái xe có trình độ chuyên môn
cao, yêu nghề, phong cách giao tiếp hòa nhã và thân thiện. Đa số đã được tập
huấn về du lịch, thông thạo địa hình và am hiểu luật giao thông đường bộ, một
số biết ngoại ngữ. Năng lực con người làm du lịch được phát huy còn phải có
phương tiện vận chuyển tốt. Theo đó, đa số xe ô tô vận chuyển khách du lịch
còn mới, phần lớn có thời gian sử dụng từ 3 - 7 năm. Nhìn chung, hệ thống xe
ô tô vận chuyển khách du lịch trên địa bàn Thủ đô được thường xuyên làm
mới nên có nội ngoại thất tương đối đẹp và khá tiện nghi. Điều đó càng khẳng
định chất lượng cao của nguồn nhân lực đảm nhận nhiệm vụ này trong kinh tế
du lịch.
* Những hạn chế của nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô
Một là: Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực kinh tế du lịch còn bất hợp
lý trước yêu cầu phát triển kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội đến 2020 cơ bản trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Hà Nội tuy số lượng có tăng lên, nhưng
mức tăng chưa theo kịp tốc độ phát triển của kinh tế du lịch Thủ đô.
Theo đánh giá của chính quyền Thành phố, số lượng lao động tăng ở
hầu hết các hoạt động kinh doanh du lịch, tập trung ở các lĩnh vực: kinh
doanh lữ hành, kinh doanh khách sạn, kinh doanh vận chuyển khách du lịch
và kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí, cùng các dịch vụ khác phục vụ du
khách. So với Thủ đô nhiều nước trong khu vực, nguồn nhân lực kinh tế du
lịch Thủ đô Hà Nội thiếu số lượng lớn và khả năng đào tạo chưa đáp ứng kịp.
Đơn cử tại Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội, trong 20 năm (1993-2013)
đã đào tạo 9.889 sinh viên, trong đó hệ chính quy, tập trung là 7.812 sinh viên,
hệ tại chức là 573 học viên, đào tạo và cấp chứng chỉ là 1.504 học viên, tính ra
mỗi năm đào tạo khoảng 500 sinh viên, số này được rải khắp Trung, Nam và
Bắc [57]. Về kinh doanh khách sạn, toàn Thành phố hiện có 1.751 cơ sở lưu trú
với tổng số 25.532 phòng, trong đó có 222 khách sạn đã được xếp hạng 1 - 5
sao với 11.746 phòng... [3], dự báo đến năm 2020 ngành du lịch của Hà Nội cần
có thêm 22.500 lao động nữa [2]. Như vậy, nguồn nhân lực phục vụ cho ngành
du lịch hiện quá mỏng. Đây đang là thách thức lớn đối với phát triển kinh tế
du lịch Thủ đô trong “cuộc chiến” cạnh tranh thị phần. Luận văn lấy số liệu
về hai lực lượng lao động trong các doanh nghiệp lữ hành để chứng minh cho
đánh giá nêu trên. Trong các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở Hà Nội, đội
ngũ hướng dẫn viên du lịch chỉ có 1.859 người được cấp thẻ, đáp ứng được
10% nhu cầu [3], đến năm 2020 cần thêm 15.000 hướng dẫn viên nữa [2] và
cần tiến hành giáo dục, bồi dưỡng cho họ có đủ điều kiện để cấp thẻ. Điều đó
đặt ra cho các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch phải đa dạng hóa các loại hình
đào tạo. Đội ngũ lái xe và phụ xe của các doanh nghiệp kinh doanh vận
chuyển khách du lịch còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ và một số chưa được
tập huấn về nghiệp vụ du lịch. Vấn đề này đặt ra cần phải nâng cao nhận thức
của các cấp lãnh đạo doanh nghiệp và sự cố gắng của chính đội ngũ lái xe và
phụ xe.
Cơ cấu về trình độ, đào tạo, ngành nghề của nguồn nhân lực kinh tế du
lịch Thủ đô còn bất hợp lý là điều dễ nhận thấy. Trong khi các nước tiên tiến
có tỷ lệ giữa 3 cấp đào tạo: Đại học, trung cấp và sơ cấp (dạy nghề) là 1:4:10,
còn ở nước ta (trong đó có Thủ đô Hà Nội) là 1:1,3:1. Riêng cơ cấu đào tạo
nhân lực kinh tế du lịch có tỷ lệ 3:1:6, cho thấy nhân lực trung cấp chuyên
môn kỹ thuật chỉ chiếm 1/10 số đã qua đào tạo [46]. Sự thiếu vắng đội ngũ này
ảnh hưởng trực tiếp công tác bảo đảm kỹ thuật trong quá trình phát triển kinh
tế du lịch. Mặt khác cũng cho thấy, các trường chỉ chú trọng đào tạo đại học
ngành kinh doanh khách sạn, du lịch và hướng dẫn viên du lịch là chủ yếu. Số
liệu minh chứng nêu trên cho ta thấy, cơ cấu số lượng nhân lực qua đào tạo thể
hiện sự bất hợp lý đến mức điển hình, là sự lo ngại sâu sắc trước yêu cầu
khách quan của sự phát triển kinh tế du lịch Thủ đô thành ngành kinh tế mũi
nhọn.
Hai là: Hạn chế về trình độ chuyên môn.
Hà Nội luôn được coi là trung tâm du lịch lớn của cả nước, nhưng hiện
tại chất lượng về trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực kinh tế du lịch vẫn
là một bài toán đang chờ lời giải. Đánh giá hạn chế về trình độ chuyên môn ở
đây xét đến hai nhóm lao động cơ bản. Thứ nhất: Đội ngũ cán bộ, chuyên viên
làm công tác quản lý du lịch còn thiếu và yếu; cán bộ chuyên trách làm du lịch
ở quận, huyện chưa nhiều và chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu. Thứ hai:
Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ du lịch của Hà Nội, nhất là các nhân viên trong
các khách sạn vừa và nhỏ ở trung tâm Thành phố, các điểm ở khu du lịch Ba
Vì, Mỹ Đức… còn thiếu tính chuyên nghiệp, kỹ năng nghề chưa thực sự thuần
thục và đặc biệt yếu về ngoại ngữ. Phần lớn đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tốt
nghiệp từ các chuyên ngành ngoại ngữ, sau đó trải qua khóa đào tạo ngắn hạn
về nghiệp vụ du lịch để được cấp thẻ hướng dẫn viên. Cá biệt có doanh nghiệp
chỉ sử dụng cộng tác viên là sinh viên để hướng dẫn du khách tại các điểm du
lịch Văn miếu Quốc Tử Giám, Viện bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bảo tàng
Dân tộc học, khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh... Do đó, khả năng hướng dẫn
cũng như hiểu biết về các điểm du khách đến thăm quan của hướng dẫn viên
và cộng tác viên rất hạn chế, sơ sài về nội dung, thiếu trau chuốt về ngôn ngữ.
Người được đào tạo đúng chuyên kinh tế du lịch thì lại quá yếu về sử dụng
ngoại ngữ.
Xét về học vấn, nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô có trình độ đại học, cao
đẳng trở lên chỉ chiếm 22%, trung cấp 28%, sơ cấp 11%... [3]. Con số trên là so
với yêu cầu phát triển của kinh tế du lịch Thành phố Hà Nội năm 2010, nếu so
với một số tỉnh thành phố lớn khác trong nước cùng kỳ cho thấy có sự tiến bộ
hơn chút ít. Vấn đề rút ra từ những consố là du lịch Hà Nội đang thiếu nguồn
nhân lực chất lượng cao. Độingũ cán bộ quản lý trong các cơ sở lưu trú chỉ có
30% đáp ứng nhu cầu công việc ở mức cao, 20% ở mức khá, cònlại 50% ở mức
trung bình [6]. Dù đã có cố gắng trong việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho
nhân viên, nhưng vẫn còn không ít doanh nghiệp vẫn chưa ý thức được việc
này. Một số chính sách, quy định của Nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch về
bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cònthiếu chế tài xử phạt. Tồn tại này
khiến công suất sử dụng buồng phòng của một số khách sạn hiện chỉ đạt 55 -
60%, thời gian lưu trú của khách quốc tế chỉ đạt trung bình 2,1 ngày và mức chi
tiêu mới dừng ở mức 92 USD/ngày/khách. [ 2 ]
1.2.3. Nguyên nhân hạn chế và những vấn đề đặt ra về nguồn nhân
lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội
* Nguyên nhân những hạn chế của nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ
đô Hà Nội
Một là: Kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội có đà tăng trưởng nhanh.
Đây là nguyên nhân khiến cho các yếu tố cần thiết cho sựtăng trưởng này,
nhất là nguồn nhân lực không theo kịp và không đáp ứng được. Nguồn nhân lực
kinh tế du lịch là một dạng nhân lực có nhiều yếu tố đặc thù và có yêu cầu cao về
kỹ năng thực hành nghiệp vụ. Những kiến thức lý thuyết, phong cáchphục vụ và
kỹ năng thực hành đòi hỏi phải được kiểm định trong thực tiễn kinh doanh và
phục vụ khách du lịch. Vì vậy, việc đào tạo gần như bắt buộc phải có sự tham gia
của các doanh nghiệp du lịch trong các khâu, nhất là tham vấn về chương trình
đào tạo; cung cấp môi trường thực hành; hướng nghiệp và xây dựng phong cách
phục vụ đặc trưng tại cơ sở nghiệp vụ. Những điều kiện đó đã không theo kịp với
tốc độ phát triển của kinh tế du lịch. Sự tăng trưởng đó, cũng khiến cho nhu cầu
về nguồn nhân lực kinh tế du lịch tăng cao, trong khi thị trường lao động không
có khả năng đáp ứng, ngoài ra do ảnh hưởng của tính mùa vụ du lịch, xu hướng
thuê lao động có tính chất mùa vụ khá phát triển ở nhiều khu, điểm du lịch cũng
là những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng chất lượng nguồn nhân lực kinh
tế du lịch chưa cao và không đồng đều.
Hai là: Đội ngũ lao động đang làm việc trong kinh tế du lịch Thủ đô
chưa được đào tạo lại và cập nhật kiến thức thường xuyên.
Đội ngũ này còn có tâm lý ngại học ngoại ngữ. Thậm chí, có nơi chưa
quan tâm thích đáng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; chưa tạo điều
kiện cho cán bộ quản lý kinh doanh du lịch đi đào tạo hoặc bồi dưỡng kiến
thức toàn diện. Hầu hết các chủ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch đều
chú trọng việc giảm chi phí tới mức thấp nhất. Vì vậy, có nhiều cơ sở đã chấp
nhận tuyển dụng những lao động chưa qua đào tạo, trình độ nghiệp vụ còn hạn
chế để chi trả lương thấp.
Ba là: Đào tạo chuyên ngành du lịch và liên quan đến du lịch chưa được
quan tâm, đầu tư đúng mức.
Hiện nay, cả Thành phố có khoảng 40 cơ sở đào tạo về du lịch từ trình
độ sơ cấp đến đại học. Số lượng tuy không nhỏ nhưng chương trình đào tạo
chưa có sự tham gia tích cực của chuyên gia trong ngành cũng như các cơ sở
kinh doanh du lịch. Điều này khiến kiến thức, kỹ năng mới, những kinh
nghiệm tiên tiến không được truyền đạt kịp thời đến người học và họ thường
bị bỡ ngỡ khi ra làm việc thực tế.
Ở một số cơ sở đào tạo, cơ sở vật chất và trang thiết bị thiếu, không
đồng bộ. Đội ngũ giảng viên đào tạo nhân lực du lịch hạn chế về số lượng,
chất lượng, trình độ và khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ không nhiều.
Phương pháp đào tạo ở các trường còn nặng về lý thuyết, độc thoại và chưa tập
trung cao cho đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thực hành cho người học. Lực lượng
giáo viên cơ hữu còn khá mỏng và rất chênh lệch giữa các trường. Hoạt động
liên kết đào tạo phát triển nguồn nhân lực kinh tế du lịch ở Thủ đô còn rời rạc,
tự phát và chưa bài bản.
Bốn là: Công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực
kinh tế du lịch còn nhiều bất cập.
Tổ chức bộ máy thiếu ổn định, lực lượng mỏng, bộ phận chuyên trách
về công tác phát triển nguồn nhân lực kinh tế du lịch còn hạn chế về năng lực;
xây dựng và thực thi chiến lược, các chính sách phát triển nguồn nhân lực kinh
tế du lịch còn nhiều khiếm khuyết; hệ thống các văn bản về phát triển nguồn
nhân lực kinh tế du lịch thiếu đồng bộ, đôi khi còn phủ nhận nhau hoặc thiếu
thống nhất với các văn bản khác trong kinh doanh du lịch và chưa tạo điêu
kiện tốt nhất để phát triển nguồn nhân lực kinh tế du lịch.
Năm là: Nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch chưa có chiến lược
phát triển nguồn nhân lực, các tiêu chuẩn trong kinh tế du lịch chậm được
ban hành.
Nhiều doanh nghiệp chưa có đội ngũ giám đốc nhân sự có tính chuyên
nghiệp cao, chưa xây dựng được tiêu chuẩn công việc, chưa thực hiện đúng
qui trình tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, chưa quan tâm giải
quyết tốt mối quan hệ giữa sử dụng lao động và bồi dưỡng sức lao động.
Sáu là: Thiếu các chính sách phù hợp để huy động các nguồn tài trợ và
thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng có liên quan để phát triển nguồn
nhân lực kinh tế du lịch.
Gần đây tình trạng nhân dân Đường Lâm và một số địa phương khác
kiến nghị trả lại cho Thành phố Quyết định công nhận di tích làng cổ, cho thấy
chính sách chưa phù hợp của chính quyền Thành phố trong tôn tạo di tích làm
cho nguồn nhân lực du lịch cộng đồng không thỏa mãn, nói chi đến việc
khuyến khích họ tìm kiếm những phương thức mới để thu hút du khách đến
với di tích cổ của làng mình.
Bảy là: Vai trò của các hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp chưa cao trong các
hoạt động kinh tế du lịch nói chung, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực kinh tế du lịch nói riêng. Tính hình thức bộc lộ rất rõ trong hoạt động của
các tổ chức này làm giảm tác dụng tạo động lực cho phát triển nhân lực du lịch
Thủ đô.
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY

More Related Content

What's hot

Tiểu luận quản trị chiến lược của công ty du lịch Viettravel
Tiểu luận quản trị chiến lược của công ty du lịch ViettravelTiểu luận quản trị chiến lược của công ty du lịch Viettravel
Tiểu luận quản trị chiến lược của công ty du lịch ViettravelDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt NamThực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt NamChau Duong
 
Bài Giảng Tổ Chức Sự Kiện
Bài Giảng Tổ Chức Sự KiệnBài Giảng Tổ Chức Sự Kiện
Bài Giảng Tổ Chức Sự KiệnHoàng Mai
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Văn hóa mac việt nam
Văn hóa mac việt namVăn hóa mac việt nam
Văn hóa mac việt nammailinhnguyen
 
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan ThiếtThông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan ThiếtThanh Hải
 
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Xay dung dinh huong cac loai hinh du lich sinh thai tai sapa doi voi khach du...
Xay dung dinh huong cac loai hinh du lich sinh thai tai sapa doi voi khach du...Xay dung dinh huong cac loai hinh du lich sinh thai tai sapa doi voi khach du...
Xay dung dinh huong cac loai hinh du lich sinh thai tai sapa doi voi khach du...Chau Duong
 
Thông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái Đính
Thông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái ĐínhThông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái Đính
Thông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái ĐínhPYS Travel
 

What's hot (20)

Tiểu luận quản trị chiến lược của công ty du lịch Viettravel
Tiểu luận quản trị chiến lược của công ty du lịch ViettravelTiểu luận quản trị chiến lược của công ty du lịch Viettravel
Tiểu luận quản trị chiến lược của công ty du lịch Viettravel
 
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt NamThực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
 
Bài Giảng Tổ Chức Sự Kiện
Bài Giảng Tổ Chức Sự KiệnBài Giảng Tổ Chức Sự Kiện
Bài Giảng Tổ Chức Sự Kiện
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
 
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ LongĐề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
 
Báo cáo thực tập Tour Du lịch thực tế tại Tây Nguyên
Báo cáo thực tập Tour Du lịch thực tế tại Tây NguyênBáo cáo thực tập Tour Du lịch thực tế tại Tây Nguyên
Báo cáo thực tập Tour Du lịch thực tế tại Tây Nguyên
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch biển thành phố Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch biển thành phố Đà NẵngLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch biển thành phố Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch biển thành phố Đà Nẵng
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
 
Văn hóa mac việt nam
Văn hóa mac việt namVăn hóa mac việt nam
Văn hóa mac việt nam
 
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan ThiếtThông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
 
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà NẵngLuận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
 
Xay dung dinh huong cac loai hinh du lich sinh thai tai sapa doi voi khach du...
Xay dung dinh huong cac loai hinh du lich sinh thai tai sapa doi voi khach du...Xay dung dinh huong cac loai hinh du lich sinh thai tai sapa doi voi khach du...
Xay dung dinh huong cac loai hinh du lich sinh thai tai sapa doi voi khach du...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành rất hay điểm 8
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành rất hay điểm 8Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành rất hay điểm 8
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành rất hay điểm 8
 
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh PhúcLuận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
 
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
 
Thông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái Đính
Thông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái ĐínhThông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái Đính
Thông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái Đính
 

Similar to Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY

Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch Trên Địa Bàn Quận Ngũ Hành Sơn, Th...
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch Trên Địa Bàn Quận Ngũ Hành Sơn, Th...Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch Trên Địa Bàn Quận Ngũ Hành Sơn, Th...
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch Trên Địa Bàn Quận Ngũ Hành Sơn, Th...sividocz
 
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hộiLV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hộiDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội
Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội
Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY (20)

Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch Trên Địa Bàn Quận Ngũ Hành Sơn, Th...
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch Trên Địa Bàn Quận Ngũ Hành Sơn, Th...Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch Trên Địa Bàn Quận Ngũ Hành Sơn, Th...
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch Trên Địa Bàn Quận Ngũ Hành Sơn, Th...
 
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
 
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu PhiLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
 
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu PhiLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Châu Phi
 
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAYLuận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
 
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
 
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
 
Luận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOT
Luận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOTLuận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOT
Luận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOT
 
Năng lực quản lý của trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quan
Năng lực quản lý của trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quanNăng lực quản lý của trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quan
Năng lực quản lý của trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quan
 
Nâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình Dương
Nâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình DươngNâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình Dương
Nâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình Dương
 
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại sở công thương Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại sở công thương Tỉnh Kon Tum.docLuận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại sở công thương Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại sở công thương Tỉnh Kon Tum.doc
 
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Tỉnh Quảng Bình.doc
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Tỉnh Quảng Bình.docĐào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Tỉnh Quảng Bình.doc
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Tỉnh Quảng Bình.doc
 
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hộiLV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
 
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội
 
Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực trong các KCN tỉnh Vĩnh PhúcLuận văn: Quản lý nguồn nhân lực trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
 
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOTĐề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
Đề tài: Phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế ở TPHCM, HOT
 
Luận văn: Biện pháp phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở
Luận văn: Biện pháp phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sởLuận văn: Biện pháp phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở
Luận văn: Biện pháp phát triển năng lực cán bộ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở
 
Luận văn: Phát triển nhân lực chất lượng cao ở Viện Khoa học
Luận văn: Phát triển nhân lực chất lượng cao ở Viện Khoa họcLuận văn: Phát triển nhân lực chất lượng cao ở Viện Khoa học
Luận văn: Phát triển nhân lực chất lượng cao ở Viện Khoa học
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội
Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội
Luận văn: Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ ở các trường dạy nghề quân đội
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 

Luận văn: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô tại Hà Nội, HAY

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ    HOÀNG THỊ PHƯƠNG THẢO NGUỒN NHÂN LỰC KINH TẾ DU LỊCH THỦ ĐÔ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2013
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ    HOÀNG THỊ PHƯƠNG THẢO NGUỒN NHÂN LỰC KINH TẾ DU LỊCH THỦ ĐÔ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS PHẠM ĐỨC NHUẤN HÀ NỘI - 2013
  • 3. CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Doanh nghiệp du lịch DNDL Giáo dục và Đào tạo GD & ĐT Hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch VTOS Hướng dẫn viên HDV Khoa học - công nghệ KH - CN Kinh doanh du lịch KDDL Kinh tế - xã hội KT - XH Kinh tế du lịch KTDL Lao động, Thương binh và Xã hội LĐTB & XH Nguồn nhân lực NNL Sản phẩm du lịch SPDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch VHTT & DL MỤC LỤC
  • 4. Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC KINH TẾ DU LỊCH THỦ ĐÔ HÀ NỘI 11 1.1 Kinh tế du lịch và nguồn nhân lực kinh tế du lịch 11 1.2 Thực trạngnguồnnhânlực kinh tế dulịch Thủ đô Hà Nội 29 Chương 2 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KINH TẾ DU LỊCH THỦ ĐÔ HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI 46 2.1 Những quan điểm cơ bản phát triển nguồn nhân lực kinh tế du lịch Hà Nội 46 2.2 Ba nhóm giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội thời gian tới 55 KẾT LUẬN 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC 85 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài
  • 5. Nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và sự phát triển bền vững kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội. Các doanh nghiệp và kinh tế du lịch Thủ đô có phát triển kinh doanh được hay không phụ thuộc chủ yếu vào số, chất lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ và nhân viên của mình. Lực lượng lao động trong ngành kinh tế du lịch của Thủ đô, tuy ngày càng đông đảo và hùng hậu hơn, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Nhìn chung, chất lượng đội ngũ lao động du lịch Thủ đô vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Số lao động có trình độ qua đào tạo chuyên ngành du lịch, nhất là lao động có tay nghề chưa đủ về số lượng, thiếu nhiều đội ngũ quản lý kinh doanh du lịch giỏi. Một số doanh nghiệp du lịch Thủ đô khó tuyển chọn các nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Đội ngũ lao động trực tiếp cung ứng dịch vụ cho du khách đây đó vẫn thường thấy các nhân viên phục vụ mắc phải sai sót, thái độ, tác phong phục vụ chưa chuẩn mực. Kỹ năng giới thiệu, chào bán sản phẩm, dịch vụ du lịch thiếu chuyên nghiệp, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ phục vụ du khách còn hạn chế. Chưa có sự ổn định cao về đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du lịch, tỷ lệ lao động thuyên chuyển công tác từ doanh nghiệp du lịch này đến doanh nghiệp du lịch khác hoặc ra khỏi ngành khá cao. Nguyên nhân của các yếu kém nêu trên, một mặt là do doanh nghiệp du lịch chưa thực sự có chiến lược đầu tư, phát triển nguồn nhân lực một cách bài bản, chưa có đội ngũ quản trị nhân sự có tính chuyên nghiệp cao, quy trình tuyển chọn nhân sự, công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực chưa được chú ý đứng mức cũng như chưa thực sự quan tâm giải quyết tốt chính sách đãi ngộ, sử dụng và bồi dưỡng người lao động một cách thỏa đáng. Mặt khác, quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan chức năng, mà trực tiếp là Sở Thể thao, Văn hóa và Du lịch đối với kinh tế du lịch còn nhiều bất cập; công tác đào tạo nhân lực kinh tế du lịch tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn Thủ đô còn có khoảng cách khá lớn giữa qui mô, chất
  • 6. lượng, cơ cấu ngành nghề đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động thực tế tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Lý luận về du lịch, kinh tế du lịch và nguồn nhân lực kinh tế du lịch có bước tiến đáng kể, nhưng trước sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng trong quan hệ với du lịch của các nước trên thế giới thì lý luận đó còn chưa theo kịp. Ngay như giáo trình Kinh tế du lịch do các trường đào tạo chuyên ngành này ở nước ta biên soạn, chưa thấy khái quát định nghĩa về kinh tế du lịch. Lý luận kinh tế du lịch, trong đó có nguồn nhân lực kinh tế du lịch còn nặng tính hàn lâm, chưa gắn chặt với thực tiễn phát triển du lịch và con người Việt Nam, một nước Á Đông giàu truyền thống văn hóa, dân tộc ngàn năm văn hiến. Cùng với nội dung chương trình đào tạo còn bất hợp lý, đây là nguyên nhân hạn chế chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kinh tế du lịch ở nước ta hiện nay. Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của nguồn nhân lực kinh tế du lịch và góp phần phát triển nguồn nhân lực này đáp ứng yêu cầu phát triển mới của kinh tế du lịch Hà Nội, góp phần bổ sung, hoàn thiện một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế du lịch, vấn đề “Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội” được học viên lựa chọn làm đề tài luận văn Thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị. Tác giả mong muốn vấn đề nghiên cứu được hoàn thiện và có tính khả thi cao không những đối với phát triển kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội, mà còn đối với phát triển kinh tế du lịch các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh, thành trong cả nước. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài * Các công trình bàn về nguồn nhân lực Vấn đề nguồn nhân lực luôn cuốn hút đông đảo các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Các nhà khoa học trong nước có khá nhiều các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực, về lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, tiêu biểu là các công trình sau:
  • 7. Xung quanh vấn đề nguồn nhân lực và phát triển chất lượng nguồn nhân lực - Giáo trình “Kinh tế nguồn nhân lực” (2008), Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Nội dung giáo trình đã trình bày các kiến thức cơ bản về nguồn nhân lực dưới góc độ kinh tế ngành. Luận văn có thể tham khảo khái niệm nguồn nhân lực, đặc điểm nguồn nhân lực, xu hướng phát triển và hiệu quả kinh tế mang lại từ sự phát triển nguồn nhân lực. - Các công trình khác là sách tham khảo, luận văn, luận án gồm có: + GS.TS Phạm Minh Hạc (2001): “Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb CTQG, Hà Nội. + Mai Quốc Chánh (1999): “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb CTQG, Hà Nội. + Vũ Phương Mai (2004): “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay”, Luận văn thạc sỹ Triết học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh. + Đoàn Văn Khai (2005): “Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. + Nguyễn Thanh (2005):“Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb CTQG, Hà Nội. + Lê Du Phong (2006): “Nguồn lực và động lực phát triển”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Các công trình nêu trên đã bước đầu làm rõ một số vấn đề lý luận chung về phát triển nguồn nhân lực, nguồn lực con người… phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Qua đó nhấn mạnh vai trò quyết định của nguồn nhân lực đối với sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặt ra phải tìm biện pháp nâng cao vai trò đó. Tác giả Vũ Phương Mai đã bàn sâu về lý luận, thực tiễn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đã chỉ ra quan niệm và tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao; đồng thời đề xuất
  • 8. một số giải pháp chủ yếu về qui hoạch, về các chính sách đào tạo, thu hút, sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao trong một số ngành, địa phương cụ thể. Về quản lý và đào tạo nguồn nhân lực - GS.TS. Bùi Văn Nhơn (2008) chủ biên giáo trình “Quản lý nguồn nhân lực xã hội”, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Giáo trình này cung cấp kiến thức cơ bản về nguồn nhân lực xã hội và quản lý nguồn nhân lực xã hội, làm cơ sở phương pháp luận cho việc tham gia hoạch định và phân tích các chính sách về nguồn nhân lực xã hội. Trong đó, những vấn đề liên quan trực tiếp đến đề tài của luận văn gồm: tổng quan về nguồn nhân lực và những đặc điểm của nguồn nhân lực Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội. - Nguyễn Đức Tĩnh (2001): “Hoàn thiện quản lý Nhà nước về đào tạo nghề ở nước ta hiện nay”. Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị, Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. - Nguyễn Hữu Chí (2003): “Những giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay”. Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị, Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Các công trình nêu trên nhấn mạnh: Công tác đào tạo là một trong những biện pháp hàng đầu nhằm phát triển nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, góp phần khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” đang phổ biến hiện nay. Đi sâu phân tích công tác quản lý chất lượng đào tạo, cụ thể là quản lý đào tạo nghề cho người lao động trong cả nước và trên một số địa phương. Đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng quản lý đào tạo nghề như: Thống nhất nhận thức về vai trò quan trọng của đào tạo nghề; giải pháp qui hoạch lại các trường dạy nghề; đổi mới nội dung chương trình
  • 9. dạy nghề; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề; tăng cường đầu tư trang thiết bị tiên tiến cho các cơ sở dạy nghề… - Ngoài ra, có nhiều bài nghiên cứu đăng trên các báo và tạp chí trong nước phản ánh thực trạng và biện pháp phát triển nguồn nhân lực trên phạm vi cả nước và ở một số tỉnh thành trong nước. Về thị trường lao động (sức lao động) có các công trình: - Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Dân (2003): “Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam”, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. - Nguyễn Thị Thơm (2006): “Thị trường lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Nguyễn Văn Ngọc (2007): “Thị trường sức lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Các côngtrìnhnêu trên nghiên cứu các nộidung: Thị trường sức lao động, chỉ ra mộtsố kinh nghiệm quốc tếvà bàihọc cho Việt Nam trongphát triển thị trường sức lao động;đánhgiá thực trạng pháttriển thị trường sức lao độngViệt Nam trongnền kinh tế thị trường nêu bậtmột số thành tựu ban đầuvà những hạn chế trongpháttriển thị trường sức lao độngở Việt Nam hiện nay; đềxuất mộtsố giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường sức lao động. Tuynhiên chưa có công trìnhnghiên cứunhánh thị trường sức lao độngcủakinh tế du lịch. * Về nguồn nhân lực kinh tế du lịch, có các công trình sau - Giáo trình “Kinh tế du lịch” (2008). Chủ biên: GS.TS. Nguyễn Văn Đính; đồng chủ biên PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Trong giáo trình, các tác giả đã dành chương 6 để mô tả và phân tích về “Lao động trong du lịch” (tr.119-166). Công trình đã khái quát bản chất của nguồn nhân lực kinh tế du lịch; vai trò và đặc trưng của nhóm lao động chức năng quản lý nhà nước về du lịch, của nhóm lao động chức năng sự
  • 10. nghiệp kinh tế du lịch và nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch. Những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch cũng được đề cập như: quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực ngành du lịch góp phần thực hiện đường lối, chính sách và phát triển con người; thúc đẩy sẽ phát triển, tạo việc làm, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo xã hội ổn định và phát triển. Một số nội dung cơ bản của quản lý phát triển nguồn nhân lực ở doanh nghiệp du lịch như: tuyển chọn và bố trí lao động; tổ chức hợp tác và phân công lao động trong doanh nghiệp; cải thiện điều kiện lao động và chế độ nghỉ ngơi cho người lao động; thiết lập kỷ luật lao động; đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn; nâng cao đạo đức nghề nghiệp; đánh giá kết quả lao động và trả công… đã được trình bày khá rõ ràng. - Ngoài công trình nêu trên, có nhiều bài viết về nguồn nhân lực kinh tế du lịch cả nước và các tỉnh (thành phố) trong nước như: GS.TS Nguyễn Văn Ðính, Hiệu trưởng Trường đại học Hà Tĩnh: “Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam”, đăng trên trang “http://www.baomoi.com” ngày 10/11/2009. Hoa Quỳnh: “Nâng cao chất lượng nhân lực cho du lịch thông qua các chương trình liên hợp, hợp tác đào tạo” đăng trên báo điện tử Công Thương ngày 7/10/2012: “Hà Nội: Bề bộn nỗi lo nguồn nhân lực du lịch” đăng trên trang “http://www.baomoi.com” ngày 22/12/2011. Phùng Lê Dung - Đỗ Hoàng Điệp: “Phát triển nguồn nhân lực dựa trên các chiến lược kinh tế” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông Số 2.2009. PGS.TS Bùi Văn Tiến: “Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực qua Đại hội lần thứ XI”, đăng trên Website Trường Đại học Văn
  • 11. hóa TP Hồ Chí Minh, ngày 28/7/2012. “Nhận thức về đào tạo trong du lịch” của Trịnh Xuân Dũng đăng trên Báo Tuần Du lịch, số 25 & 26. “Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp du lịch” của Lưu Kiếm Thanh, Tạp chí Du lịch, số 01/2007. “Kinh nghiệm đào tạo nhân lực cho du lịch Việt Nam từ các nước liên minh châu Âu” của Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11/2000. Trong các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài nêu trên, chưa có công trình nào nghiên cứu độc lập về nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội. Vì thế, đề tài “Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội” của tác giả được nghiên cứu trên góc độ khoa học kinh tế chính trị không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích của đề tài Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội, đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới. * Nhiệm vụ của đề tài - Khái quát hóa những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực kinh tế du lịch, tập trung nghiên cứu vai trò và các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội. - Khảo sát thực trạng nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội, chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế và những mâu thuẫn đặt ra. - Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu: nguồn nhân lực kinh tế du lịch.
  • 12. * Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu nguồn nhân lực trong ngành du lịch trên địa bàn thủ đô Hà Nội. - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển lực kinh tế du lịch ở thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2000 - 2015, tầm nhìn đến 2020. - Phạm vi nộidung: Do điều kiện và năng lực nghiên cứu cònhạn chếnên đềtài chỉ tập trung nghiên cứuquan niệm, đặc điểm, vai trò, tiêu chí đánhgiá, thực trạng nguồn nhân lực kinh tế dulịch, đưa ra các giải pháp và đềxuất một số kiến nghị nhằm phát triển nguồn nhân lực kinh tế dulịch ở thủ đô Hà Nội. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài * Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực và Nghị quyết của Đảng bộ Thành phố Hà Nội về phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. * Phương pháp cơ bảnđược sửdụngtrongluận văn là phươngpháp biện chứngduy vật, phươngpháp trừu tượng hóakhoa học, phươngpháp lôgíc thống nhất với lịch sửvà sửdụng các phươngpháp khác như tiếp cận hệ thống, điều tra, thống kê, so sánh, minh họa... đểhoànthành nội dungluận văn. 6. Ý nghĩa của đề tài Những kết quảcủaluận văn có thểsửdụnglàm tàiliệu tham khảo phục vụ côngtác giảng dạyvà nghiên cứukhoahọc vềnguồnnhân lực nóichungvà nguồn nhân lực kinh tếdu lịch nóiriêng, góp phầnhoạchđịnhvàthực thicác chínhsách pháttriển nguồnnhân lực kinh tế dulịch nhằm hướngtớipháttriển dulịch Thủ đô thành ngành kinh tếmũi nhọntrongbốicảnhhộinhập kinh tế quốc tế. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo và các bảng phụ lục, luận văn kết cấu gồm 2 chương 4 tiết. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC KINH TẾ DU LỊCH THỦ ĐÔ HÀ NỘI
  • 13. 1.1. Kinh tế du lịch và nguồn nhân lực kinh tế du lịch 1.1.1. Du lịch và kinhtế du lịch * Quan niệm về du lịch - Thuật ngữ Du lịch bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa đi một vòng. Thuật ngữ này được La tinh hoá thành tornus và sau đó thành tourisme (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh)... Cho đến nay có rất nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm Du lịch. Chẳng hạn, có tác giả tập trung giải thích du lịch như một hiện tượng di chuyển, lưu trú ngoài nơi cư trú thường xuyên; nhóm khác lại tập trung vào bản thân du khách và khía cạnh kinh tế của Du lịch. Ở Việt Nam, khái niệm được nêu trong Luật Du lịch (2005) như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [13, Khoản 1, Điều 4]. Đây là một định nghĩa súc tích, mang tính khái quát, bao hàm được cả 2 khía cạnh cơ bản của du lịch là chuyến đi ngoài nơi cư trú với mục đíchtham quan nghỉ dưỡng và các hoạt động liên quan đến chuyến đi đó. Do vậy, luận văn chọn cách định nghĩa này trong Luật Du lịch. * Kinh tế du lịch và đặc điểm của kinh tế du lịch Kinh tế du lịch Cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch là hoạt động kinh doanh du lịch. Kinh tế du lịch từng bước trở thành một bộ phận hợp thành của hoạt động kinh tế - xã hội, lấy sự phát triển các loại hình kinh doanh du lịch, biến các tài nguyên du lịch của một quốc gia, một vùng lãnh thổ thành những hàng hóa và dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu cho du khách. Để đáp ứng nhu cầu đó, đã xuất hiện các nghề mới trong dân chúng ở các vùng có tài nguyên du lịch như kinh doanh du lịch, nhà hàng, môi giới, hướng dẫn du lịch... Hàng loạt các cơ sở chuyên phục vụ du lịch như khách sạn, quán ăn, cửa hàng, tiệm giải khát, dịch vụ cho thuê, giặt là, mát xa... cùng các tổ chức du lịch và đội ngũ phục vụ du khách lần lượt ra đời. Từng bước hình thành một ngành nghề mới là ngành kinh doanh du lịch và theo đó xuất hiện một thị trường mới là thị trường du lịch. Trong cuốn Kinh tế du lịch, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Giáp cho rằng: “Toàn bộ kinh tế du lịch là một hệ thống gồm những phần
  • 14. nhỏ hay là tiểu hệ thống, nguyên nó có thể chia nhỏ ra thêm nữa và những biến số độc lập với nhau cho phép biến đầu vào (nguồn nhân lực, nguyên liệu, tư bản, khoa học kỹ thuật) thành đầu ra (sản phẩm và dịch vụ) [27, tr.44]. Đây là cách tiếp cận kinh tế du lịch dưới góc độ lý thuyết kinh tế học hiện đại theo hướng quan tâm đến toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia ở tầm vĩ mô như sản lượng quốc gia, thu nhập quốc dân, tiêu dùng các hộ gia đình, chi tiêu quốc gia, tiết kiệm, đầu tư, thất nghiệp, việc làm, tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế... Từ điển Bách khoa Việt Nam cho rằng: “Kinh tế du lịch một loại hình kinh tế có tính đặc thù mang tính dịch vụ và thường được xem như ngành công nghiệp không khói, gồm có du lịch quốc tế và du lịch trong nước, có chức năng nhiệm vụ tổ chức việc khai thác các tài nguyên và cảnh quan của đất nước (tài nguyên thiên nhiên, phong cảnh, kinh tế, văn hóa, lịch sử, v.v..) nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, tổ chức buôn bán, xuất nhập khẩu tại chỗ hàng hóa và dịch vụ cho khách du lịch...” [55, tr.586]. Từ các cách định nghĩa kinh tế du lịch trên đây cho thấy, để đưa ra khái niệm về kinh tế du lịch dưới góc độ kinh tế chính trị cần phải có sự thống nhất trong quá trình nhận thức trên các mặt cơ bản như sau: một là, kinh tế du lịch phản ánh lực lượng sản xuất xã hội ở một trình độ phát triển trong một giai đoạn lịch sử nhất định, nó luôn luôn gắn liền với quá trình phát triển của con người, thể hiện rõ nét nhất trong quá trình sản xuất và tiêu dùng của con người ở một trình độ cao hơn, sản xuất hàng hóa và dịch vụ đa dạng, phong phú hơn. Hai là, kinh tế du lịch ngày nay đã và đang trở thành ngành kinh tế có thu nhập cao, tốc độ phát triển nhanh, là ngành kinh tế mũi nhọn, tổng hợp có liên quan mật thiết với nhiều ngành kinh tế khác trong một quốc gia của nhiều nước trên thế giới. Ba là, kinh tế du lịch góp phần tăng cường mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ du lịch. Bốn là, quá trình phát triển kinh tế du lịch góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho con người, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tác động nhiều chiều, đến nhiều lĩnh vực trong đời sống của một đất nước trong đó bao hàm cả quốc phòng, an ninh. Từ những vấn đề cần nhận thức nêu trên, tác giả đưa ra khái niệm kinh tế du lịch như sau: Kinh tế du lịch là một ngành kinh tế kinh doanh trên lĩnh vực du lịch dịch vụ, nó là một loại hình kinh tế tổng hợp, là quá trình tổ chức khai thác các tài nguyên du lịch của đất nước thành sản phẩm du lịch phục vụ
  • 15. du khách trong và nước ngoài, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đặc điểm của kinh tế du lịch Đặc điểm của kinh tế du lịch là tập hợp các hoạt động về tổ chức, quản lý kinh doanh du lịch trên một phạm vi rộng, sử dụng nhiều lao động, đồng thời cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động kinh doanh của các cá nhân, tổ chức, các nước trong lĩnh vực du lịch, các đối tượng tiêu dùng sản phẩm du lịch có thể khái quát những đặc điểm cơ bản của kinh tế du lịch trên các vấn đề sau: Một là: Kinh tế du lịch là các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Trong kinh doanh du lịch, các yếu tố đầu vào và đầu ra kết hợp, tác động lẫn nhau rất năng động, luôn luôn gắn bó với nhau chặt chẽ. Điều đó có nghĩa là trên cơ sở tài nguyên du lịch, chủ thể kinh doanh du lịch (cá nhân hoặc là tổ chức) sản xuất ra những sản phẩm vật chất hoặc phi vật chất đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của du khách. Sự vận hành của kinh tế du lịch lấy tiền tệ làm trung gian môi giới, thông qua hoạt động trao đổi sản phẩm du lịch giữa du khách với người kinh doanh du lịch, lấy vận động mâu thuẫn giữa cung và cầu sản phẩm du lịch làm đặc trưng chủ yếu. Hai là: Trong nền kinh tế thị trường, việc thực hiện thông suốt hoạt động kinh tế du lịch được quyết định bởi sự điều hoà nhịp nhàng giữa cung và cầu du lịch. Việc cung cấp sản phẩm du lịch không thể tách rời nhân tố kinh tế - kỹ thuật và kinh tế - xã hội. Vì thế, sự vận hành kinh tế du lịch tất nhiên chịu ảnh hưởng và chế ước của những điều kiện kinh tế - xã hội. Hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả hay không là phụ thuộc rất lớn đến cầu tiêu dùng của du khách. Chất lượng của một sản phẩm du lịch được xác định dựa vào sự chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lượng của du khách. Chất lượng của sản phẩm du lịch được đánh giá đều mang tính chủ quan, phụ thuộc vào nhu cầu thị hiếu, mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách.
  • 16. Bởi vì, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm du lịch là nhu cầu mang tính đặc thù, tức là những nhu cầu của du khách mà nơi họ sinh sống không thể có được chứ không phải là những thứ cao cấp hoặc quý hiếm. Trên thị trường du lịch, sự trao đổi sản phẩm du lịch và tiền tệ do hai bên cung, cầu du lịch tiến hành mà không làm thay đổi quyền sở hữu sản phẩm du lịch, trong quá trình chuyển đổi cũng không xảy ra sự chuyển dịch sản phẩm, chỉ là du khách có quyền chiếm hữu tạm thời sản phẩm du lịch tại nơi du khách đến để thực hiện cầu du lịch của mình. Cùng một sản phẩm du lịch có thể vẫn bán được nhiều lần cho nhiều du khách khác nhau sử dụng. Tất cả những tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn chỉ trở thành sản phẩm du lịch khi nó được con người đầu tư, tôn tạo để phục vụ cho hoạt động kinh doanh du lịch. Đây chính là một đặc điểm hết sức cơ bản của kinh tế du lịch. Ba là: Kinh tế du lịch có môi trường hoạt động rộng rãi, khả năng liên kết cao với các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân và với các ngành, các lĩnh vực kinh tế khác của các nước trên thế giới. Kinh tế du lịch là ngành kinh tế tương đối tổng hợp, bởi hoạt động kinh doanh biểu hiện nhiều mặt trong lĩnh vực của đời sống con người như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... cho nên khi được tổ chức khoa học, điều hoà nhịp nhàng, các khâu các bước luân chuyển hợp lý, cơ chế quản lý đồng bộ, đa dạng về hình thức sở hữu phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ tạo ra hiệu quả hơn trong sản xuất kinh doanh và góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển ngày càng cao hơn. Bốn là: Kinh tế du lịch mang tính thời vụ là chủ yếu. Các nước có ngành kinh tế du lịch phát triển sau thì đặc điểm này biểu hiện rất rõ, bởi vì các nước đi sau thường ứng dụng khoa học - công nghệ chưa được rộng rãi, chưa đủ điều kiện để khắc phục tác động của thiên nhiên đến quá trình sản xuất kinh doanh như: mưa, gió, bão, nóng, lạnh, lụt lội, hạn hán... sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, sản xuất không theo kịp thời vụ. Cho nên, chu kỳ kinh doanh hay
  • 17. bị gián đoạn đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm thu nhập, tăng chi phí phát sinh, cơ sở vật chất - kỹ thuật kinh doanh du lịch gối vụ không được sử dụng sẽ bị xuống cấp, hư hỏng; cán bộ, nhân viên trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong thời gian gối vụ thiếu việc làm, thu nhập thấp, nếu sử dụng không hợp lý họ sẽ bị mai một kiến thức và dễ chuyển công tác sang lĩnh vực khác. 1.1.2. Nguồn nhân lực kinhtế du lịch * Quan niệm về nguồn nhân lực kinh tế du lịch Nguồn nhân lực (nguồn lực con người) là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi ở các nước có nền kinh tế phát triển từ những năm 80 của thế kỷ XX. Với ý nghĩa là nguồn lực con người, phản ánh sự đánh giá lại vai trò yếu tố con người trong quá trình phát triển. Sự xuất hiện của thuật ngữ “Nguồn nhân lực” thể hiện sự công nhận của phương thức quản lý mới trong việc sử dụng nguồn lực con người. Nguồn lực đó được xem xét ở hai khía cạnh: trước hết, với ý nghĩa là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn lực; thứ hai, nguồn nhân lực được hiểu là tổng thể nguồn lực của từng cá nhân. Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn nhân lực, song tựu chung đều đề cập đến các đặc trưng về số lượng, về chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực. Tuy nhiên, cũng cần xem xét đến nguồn cung cấp nhân lực trong tương lai của mỗi tổ chức, mỗi địa phương, mỗi quốc gia, khu vực và thế giới. Từ những phân tích trên, khái niệm nguồn nhân lực được hiểu như sau: nguồn nhân lực là một phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tiềm ẩn của dân cư, khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai. Sức mạnh và khả năng đó được thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số, đủ điều kiện tham gia vào nền sản xuất xã hội. Nguồn nhân lực là nguồn lực có tính chất quyết định đến sự thành bại của tổ chức, của địa phương, của quốc gia, khu vực và thế giới. Bất kể một tổ
  • 18. chức, một địa phương, các lĩnh vực và ngành kinh tế của một quốc gia, một khu vực và rộng ra cả thế giới dù mạnh hay yếu thì con người vẫn là yếu tố đầu tiên và cơ bản nhất. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các thay đổi cần thiết trong lực lượng lao động của mỗi quốc gia sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nhân nhận thức được và định hướng đúng sự phát triển nguồn nhân lực của mình, từ đó tận dụng các cơ hội và vượt qua thách thức do hội nhập quốc tế đưa lại. Nguồn nhân lực kinh tế du lịch. Nguồn nhân lực nói chung được chú ý phát triển, thu hút và sử dụng ở tất cả các tổ chức trong xã hội, tất cả các lĩnh vực, các vùng lãnh thổ, các ngành, các thành phần của quốc gia, của khu vực và thế giới. Xét về các lĩnh vực hoạt động trong phạm vi quốc gia, thì hoạt động kinh tế theo quan điểm mác xít - một lĩnh vực có vị trí là cơ sở của đời sống xã hội, thiếu nó xã hội sẽ không tồn tại được. Để duy trì và phát triển xã hội, hoạt động kinh tế diễn ra trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động kinh tế trong các loại ngành nghề nêu trên. Nguồn nhân lực kinh tế du lịch là một bộ phận của nguồn nhân lực trong kinh tế dịch vụ. Từ sự phân tích quan niệm về nguồn nhân lực nói chung được vận dụng trong lĩnh vực kinh tế du lịch, chúng ta hiểu: Nguồn nhân lực kinh tế du lịch là lực lượng lao động hoạt động trong kinh tế du lịch, bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là những người làm việc trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các đơn vị sự nghiệp du lịch và các đơn vị kinh doanh du lịch; lao động gián tiếp là những lao động làm việc trong các ngành, các quá trình liên quan trực tiếp đến hoạt động du lịch như văn hoá, bưu chính viễn thông, hải quan, giao thông, thương mại, dịch vụ công cộng, môi trường…
  • 19. Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội là một bộ phận của nguồn nhân lực kinh tế du lịch cả nước, là lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp tham gia phát triển kinh tế du lịch, hoạt động chủ yếu trên địa bàn Thủ đô Hà Nội và các điểm du lịch nội địa, ngoài nước trong những khoảng thời gian nhất định. Trong luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu về nguồn nhân lực trực tiếp hoạt động trong kinh tế du lịch. * Đặc điểm của nguồn nhân lực kinh tế du lịch Nguồn nhân lực kinh tế du lịch được chia thành ba nhóm lao động với những đặc điểm khác nhau: Thứ nhất: Nhóm lao động chức năng quản lý nhà nước về du lịch. Nhóm này có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia và từng địa phương, tham mưu hoạch định chính sách phát triển du lịch. Họ đại diện cho Nhà nước để hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh có hiệu quả; kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh du lịch. Thứ hai: Nhóm lao động chức năng sự nghiệp kinh tế du lịch. Đây là bộ phận lao động có trình độ học vấn cao, có kiến thức chuyên sâu về ngành du lịch, có chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học về du lịch và có vai trò, sự tác động lớn đến chất lượng và số lượng của nguồn nhân lực kinh tế du lịch hiện tại và trong tương lai. Thứ ba: Nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch. Nhóm lao động này chiếm số lượng đông đảo nhất trong hoạt động của kinh tế du lịch và cần được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất. Nhóm lao động chức năng kinh doanh có một số đặc điểm riêng là: Cơ cấu độ tuổi trẻ, tỷ lệ lao động nữ giới cao hơn so với lao động nam giới: Xuất phát từ tính đặc thù của kinh tế du lịch đòi hỏi phải có lực lượng lao động có sức khoẻ, trẻ trung và nhanh nhẹn, nên hình thành lực lượng lao động
  • 20. có cơ cấu độ tuổi trẻ. Nhiều lĩnh vực phục vụ khách du lịch như lễ tân, bàn, bar, buồng đòi hỏi có sự duyên dáng, cẩn thận và khéo léo của người phụ nữ, vì vậy tỷ lệ lao động nữ thường cao hơn lao động nam. Tính không đồng đều về chất lượng và cơ cấu: Có sự phân bố không đồng đều theo lãnh thổ và các nghiệp vụ du lịch. Xuất phát từ tính định hướng tài nguyên rõ nét của kinh tế du lịch, các hoạt động thường diễn ra tại các khu, điểm du lịch, những nơi có nhiều tài nguyên du lịch và được đầu tư đồng bộ về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, vì vậy phần lớn lao động đã qua đào tạo đều làm việc tại những khu du lịch, trung tâm du lịch lớn, ở những khu vực còn lại thường thiếu lao động. Trong kinh tế du lịch có nhiều công việc với yêu cầu lao động giản đơn, không đòi hỏi phải đào tạo ở trình độ cao mới thể hiện được, dẫn đến tình trạng tỷ lệ lao động chưa tốt nghiệp phổ thông trung học khá cao. Ngược lại, ở những bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch, đội ngũ lao động thường được trang bị đầy đủ các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, giao tiếp và tỷ lệ thông thạo ngoại ngữ tương đối cao. Có sự biến động mạnh về số lượng theo thời gian trong năm. Do ảnh hưởng của tính thời vụ du lịch các hoạt động du lịch thường diễn ra sôi động trong một thời gian nhất định của năm (còn gọi là mùa cao điểm), vào thời điểm cao điểm của mùa du lịch, các doanh nghiệp du lịch thường phải tuyển dụng thêm các lao động thời vụ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, phục vụ khách của mình. Đến mùa thấp điểm, doanh nghiệp du lịch chấm dứt hợp đồng lao động với những lao động thời vụ. Lực lượng lao động làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp du lịch lại được chia thành bốn nhóm cơ bản với đặc điểm, vai trò khác nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh du lịch: Nhóm lao động chức năng quản lý chung: Nhóm này gồm những người đứng đầu các đơn vị kinh tế cơ sở (doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, hãng
  • 21. lữ hành du lịch, vận chuyển du lịch, là tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc hoặc các chức danh tương đương). Lao động của người lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh du lịch có những điểm riêng biệt, bởi đối tượng, công cụ và sản phẩm lao động của họ có tính đặc thù, thể hiện là loại lao động trí óc đặc biệt: Trong quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định thể hiện rõ nét nhất đặc điểm lao động trí óc của người lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Là loại lao động tổng hợp: Với tư cách là một nhà chuyên môn, lao động của lãnh đạo là lao động của người tìm kiếm nhân tài, sử dụng người giỏi, tổ chức và điều hành công việc một cách trôi chảy cho mục đích kinh doanh có hiệu quả cao. Với tư cách là nhà hoạt động xã hội, người lãnh đạo trong kinh doanh du lịch còn tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội khác trong đơn vị và theo yêu cầu của địa phương, ngành và đất nước (các tổ chức đoàn thể quần chúng, các hiệp hội khoa học, kinh tế, kinh doanh, chính trị, thể thao, văn hoá...). Đặc điểm này đòi hỏi người lãnh đạo phải được đào tạo chu đáo, bài bản, có bằng cấp về quản lý hoạt động du lịch. Nhóm lao động chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế: như kế hoạch đầu tư và phát triển; tài chính - kế toán (hoặc phòng kinh tế); vật tư thiết bị, phòng tổng hợp; quản lý nhân sự... Nhiệm vụ chính của lao động thuộc các bộ phận này là tổ chức hạch toán kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp, tổ chức lao động, tổ chức các hoạt động kinh doanh, hoạch định quy mô và tốc độ phát triển doanh nghiệp. Lao động thuộc nhóm này có khả năng phân tích, tổng hợp, cung cấp thông tin cho lãnh đạo để xử lý và ra quyết định quản lý đúng đắn trong kinh doanh. Do đó, lao động quản lý chức năng phải được đào tạo theo đúng chuyên ngành và có những kiến thức, hiểu biết về các lĩnh vực kinh doanh du lịch. Nhóm lao động chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp du lịch như thường trực bảo vệ; vệ sinh môi trường; sửa chữa điện nước; cung ứng hàng hoá; nhân viên tạp vụ... trong các công ty, khách sạn
  • 22. hoặc các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Nhiệm vụ chính của họ là cung cấp những nhu yếu phẩm, phương tiện làm việc cho những lao động thuộc các bộ phận khác của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đòi hỏi bộ phận lao động này phải luôn trong tình trạng sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ; có những quyết định kịp thời, giải quyết tốt mọi công việc hàng ngày cũng như những việc đột xuất; năng động và linh hoạt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nhóm lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách: Đây là nhóm lao động đông đảo, thuộc nhiều ngành nghề khác nhau và đòi hỏi phải tinh thông nghề nghiệp. Trong khách sạn có lao động thuộc nghề lễ tân; nghề buồng; nghề chế biến món ăn; nghề bàn và pha chế đồ uống; Trong kinh doanh lữ hành có lao động làm công tác điều hành chương trình du lịch, marketing du lịch và đặc biệt có lao động thuộc nghề hướng dẫn du lịch... Trong ngành vận chuyển khách du lịch có lao động thuộc nghề điều khiển phương tiện vận chuyển... Các nghề trên lại được chi tiết hoá thành từng việc cụ thể, phân công cho từng chức danh nghề nghiệp khác nhau và số lượng tuỳ theo quy mô của các doanh nghiệp mà có thể thêm bớt lao động ở các vị trí, hoặc bố trí một người kiêm nhiều việc. Kinh doanh du lịch đòi hỏi nhân viên phải có các kỹ năng giao tiếp, sự thân thiện và hình thức hấp dẫn... và thu hút khá lớn lao động trực tiếp hoặc gián tiếp, theo đó làm tăng khả năng cung (về số lượng) lao động du lịch trên thị trường và sự tham gia lao động trong kinh tế du lịch là rất cao. Vấn đề này có ý nghĩa rất lớn đối với các nước kém phát triển, vì các nước này có nguồn lao động dồi dào và dân số trong độ tuổi lao động nhưng lại có trình độ chuyên môn thấp. * Vai trò của nguồn nhân lực kinh tế du lịch Nguồn nhân lực là nguồn lực đóng vai trò quan trọng trong sựphát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và đốivới ngành du lịch nói riêng. Vai trò đó được thể hiện trên những khía cạnh sau:
  • 23. Thứ nhất:phát triển nguồn nhân lực quyết định đến sự phát triển của các nguồn lực khác. Nguồn nhân lực có vai trò nổi bật ở chỗ: nó không bị cạn kiệt đi trong quá trình khai thác và sử dụng. Ngược lại, nguồn nhân lực có khả năng tái sinh và phát triển nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý. Xét trong ngành du lịch, có thể thấy rằng: Du lịch là một ngành đòi hỏi nguồn nhân lực lớn với nhiều loại trình độ khác nhau do tính chất, đặc điểm của ngành có mức độ cơ giới hoá thấp và đốitượng phục vụ là khách hàng với nhu cầu rất đa dạng. Chính điều này đã làm nên yếu tố con người trở thành nguồn lực cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của ngành. Thứ hai:Nguồn nhân lực quyết định lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong ngành du lịch, sự đánh giá chất lượng dịch vụ của khách hàng thường chịu ảnh hưởng rất lớn của quá trình giao tiếp giữa khách hàng với nhân viên phục vụ. Mỗi cử chỉ, hành động, lời nói của nhân viên tạo ra cho khách hàng một cảm nhận, một đánh giá về chất lượng phục vụ. Đặc trưng này chứng tỏ rằng, chất lượng nguồn nhân lực tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh và chất lượng dịch vụ của ngành du lịch. Điều này càng nhấn mạnh vai trò của việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn lao động trực tiếp trong ngành du lịch. Thứ ba:Con người là mục tiêu của sự phát triển, là nguồn lực góp phần đáng kể vào việc làm tăng tổng GDP của xã hội. Trong ngành du lịch khách hàng chính là người tiêu dùng sản phẩm du lịch, song nhu cầu tiêu dùng của khách hàng lại tác động mạnh mẽ tới việc cung ứng sản phẩm đó, định hướng phát triển thông qua quan hệ cung cầu trên thị trường. Nếu thị trường nhu cầu của một loại hàng hoá dịch vụ nào đó tăng lên, lập tức thu hút lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá dịch vụ đó và ngược lại. Nhu cầu du lịch ngày càng phát triển đã thu hút một lượng lớn lao động trực tiếp phục vụ trong ngành, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời chính lực lượng đó cũng tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Thứ tư: Nguồn nhân lực tiếp tục đưa ngành du lịch phát triển trong thời đại khoa học công nghệ và toàn cầu hoá. Quá trình toàn cầu hoá đã tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho các nước phát triển được nhiều ngành, trong đó du lịch được coi là ngành “côngnghiệp không khói” giàu tiềm năng nhất. Một trong những điểm khác biệt tạo nên đặc điểm riêng của ngành du lịch ở mỗi quốc gia
  • 24. trong quá trình toàn cầu hoá đó là thái độ phục vụ của nhân viên trong các đơn vị kinh doanh du lịch, khả năng đáp ứng sự thoả mãn trong việc tiêu dùng các sản phẩm du lịch của khách hàng. Có thể nói, để đảm bảo khả năng cạnh tranh hiệu quả trong ngành du lịch và đảm bảo cho sự phát triển bền vững, các nước phải nhanh chóng giải quyết một cách có hiệu quả cho việc phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Tóm lại, việc nhận thức đủ tầm quan trọng của người lao động trong hoạt động thực tiễn ngành du lịch, sự đầu tư, quan tâm đúng mức tới công tác nhân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vấn đề đặt ra đốivới ngành du lịch là thu hút và duy trì được những người lao động có năng lực, trình độ, thái độ làm việc phù hợp, lựa chọn đúng người đúng việc để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch nhằm tạo ra những chính sách, chiến lược kịp thời và phù hợp. Trong bất kỳ một lĩnh vực nào thì yếu tố con người luôn đóng vai trò quyết định tới sự thành công. Do đó, cách ứng xử có văn hoá là điều tối cần thiết trong việc phát triển du lịch và văn hoá du lịch, củng cố và nâng cao giá trị văn hoá và hình ảnh của đất nước, con người Việt nam. * Tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực kinh tế du lịch Một là: Số lượng và cơ cấu NNL kinh tế du lịch Về số lượng nguồn nhân lực kinh tế du lịch cần có để bảo đảm hoạt động kinh doanh, thường dựa vào hai nhóm yếu tố. Thứ nhất, nhóm yếu tố bên trong như nhu cầu thực tế của du lịch đòi hỏi số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp. Thứ hai, nhóm yếu tố bên ngoài như sự gia tăng dân số hay lực lượng lao động do di dân. Với đặc thù của kinh tế du lịch ở nước ta, một mặt có đa phần là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch vừa và nhỏ, họ không có quyền lực trên thị trường lao động và không có khả năng giữ được những nhân viên có trình độ làm việc lâu dài cho doanh nghiệp. Theo đó, sự biến động về số lượng nguồn nhân lực thường xuyên diễn ra, khi cần bổ sung số lượng nguồn nhân lực thì doanh nghiệp thu hút nhân viên có kỹ năng chuyên nghiệp từ các doanh nghiệp khác bằng chính sách ưu đãi chủ yếu là tiền lương. Đối
  • 25. với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lớn, thì nguồn cung cấp số lượng nguồn nhân lực có kỹ năng chuyên nghiệp chủ yếu từ các cơ sở đào tạo và các Hiệp hội Du lịch. Mặt khác, trong kinh tế du lịch có nhiều công việc không đòi hỏi khắt khe về kỹ năng chuyên nghiệp hoặc trình độ chuyên môn cao, nên việc thu hút số lượng nhân lực dễ hơn. Số nhân lực đó chỉ cần chi phí thấp cho đào tạo ban đầu tại chỗ, họ vẫn có thể thực hiện được một số công việc có năng suất như những người có trình độ. Kết quả là, doanh nghiệp kinh doanh du lịch đạt hiệu quả cao hơn do bỏ ra chi phí thấp. Số lượng nguồn nhân lực kinh tế du lịch thường đi liền với cơ cấu của nó. Bởi vậy, nghiên cứu số lượng gắn với cơ cấu là thể hiện tính hợp lý, lôgíc. Cơ cấu nguồn nhân lực kinh tế du lịch thể hiện trên các phương diện như: cơ cấu trình độ đào tạo, ngành nghề, giới tính, độ tuổi... Cơ cấu nguồn nhân lực kinh tế du lịch nói chung được quyết định bởi cơ cấu đào tạo và cơ cấu kinh tế du lịch, theo đó sẽ có một tỷ lệ nhất định về nhân lực. Trong cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực, kinh nghiệm các nước trong Liên minh châu Âu thường đánh giá theo tỷ lệ 5:10:85, đó là tỷ lệ % các loại lao động quản lý, lao động giám sát và lao động kỹ thuật [18]. Từ cơ cấu trên, có thể tính toán được nhu cầu số lượng lao động theo yêu cầu của cơ cấu kinh tế du lịch. Hai là: Chất lượng nguồn nhân lực kinh tế du lịch Về thể lực của nguồn nhân lực kinh tế du lịch. Đó là năng lực tinh thần và năng lực thể chất của nguồn nhân lực kinh tế du lịch, tức là nói tới sức mạnh và tính hiệu quả của những khả năng ấy, trong đó năng lực thể chất chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Tình trạng sức khoẻ được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản như: chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, tình hình bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện về bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ. Về trí lực, trình độ chuyên môn, năng lực sáng tạo của nguồn nhân lực kinh tế du lịch. Đó là khả năng nắm vững những tri thức mới (cập nhật tri
  • 26. thức). Có kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng chuyên sâu (chuyên môn hóa kỹ năng). Trình độ áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật phục vụ công việc. Khả năng phát huy nét riêng biệt của bản thân và hiểu biết sâu sắc về du khách. Có tính nghệ thuật trong công việc và bản thân. Thế kỷ mới, hoàn cảnh mới, những yêu cầu du lịch mới, đòi hỏi đội ngũ lao động làm trong kinh tế du lịch phải bước lên một vũ đài mới. Họ cần phải nâng cao, cập nhật các tri thức mới, nắm chắc khoa học kỹ thuật có liên quan đến ngành nghề, vững vàng về kiến thức chuyên môn, bộc lộ và phát huy được những tố chất tốt đẹp của bản thân để tạo nên được thế cạnh tranh trong môi trường hoạt động nghề nghiệp hiện nay. Trên đây là những tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực kinh tế dulịch. Trong các nội dung trên thì thể lực và trí lực là hai yếu tố có tầm quan trọng bậc nhất. * Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thứ nhất: Trình độ phát triển kinh tế và phát triển du lịch. Trình độ phát triển kinh tế tạo nên nền tảng vật chất để giải quyết các vấn đề về nguồn nhân lực. Ở những quốc gia có trình độ kinh tế phát triển cao, mặt bằng chung của đời sống nhân dân và các thiết chế xã hội đạt mức cao, Nhà nước có điều kiện đầu tư giải quyết tốt vấn đề giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, các chính sách xã hội, do vậy chất lượng nguồn nhân lực cũng được nâng cao. Trình độ phát triển kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế du lịch và đến lượt nó, trình độ phát triển kinh tế du lịch sẽ quyết định đến số lượng, cơ cấu, chất lượng và xu hướng phát triển của nguồn nhân lực kinh tế du lịch. Qua mười năm đầu của thế kỷ XXI với nhiều biến động có thể nhận thấy đây là thế kỷ đầy ắp những cơ hội và thách thức. Thế giới sẽ phải đối mặt với nền kinh tế toàn cầu hóa, viễn thông hoá, công nghệ thông tin, giao thông hiện đại, những hoàn cảnh và những nhu cầu mới. Du lịch do đó cũng phát sinh những biến đổi. Theo sự thay đổi của quan điểm giá trị, sự tăng trưởng
  • 27. dân số toàn cầu, sự phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao dẫn đến nhu cầu du lịch của con người ngày càng đa dạng: Một là, những nhu cầu du lịch truyền thống như du lịch tập thể (theo đoàn), du lịch văn hoá, du lịch nghỉ ngơi nội dung và phạm vi không ngừng được phát triển và mở rộng. Hai là, những nhu cầu du lịch mới nổi lên, chủ yếu như du lịch sinh thái, du lịch sức khoẻ, du lịch chữa bệnh, du lịch triển lãm thương mại, du lịch giải thưởng… Ba là, nhu cầu du lịch theo chuyên đề như du lịch nông nghiệp, du lịch thám hiểm, du lịch khoa học, du lịch học tập… các nhu cầu này sẽ ngày càng chiếm vị thế nhanh chóng của nhu cầu du lịch thế kỷ mới. Để làm hài lòng những yêu cầu đa dạng đó của du khách, sản phẩm du lịch sẽ phải mang những màu sắc và nội dung phong phú và chính nguồn nhân lực kinh tế du lịch sẽ làm ra những sản phẩm đó cũng phải thay đổi theo hướng tiên tiến. Thứ hai: Trình độ phát triển của giáo dục đào tạo. Giáo dục đào tạo là yếu tố cấu thành quan trọng của phát triển nguồn nhân lực kinh tế dulịch; chất lượng của giáo dục đào tạo ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực này và thông qua giáo dục đào tạo, các quốc gia hình thành nguồn nhân lực kinh tế du lịch của mình với trình độ đào tạo, cơ cấu ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát triển của du lịch. Trình độ phát triển của đào tạo du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nguồn nhân lực kinh tế dulịch. Thứ ba: Tốc độ gia tăng dân số. Ở những nước đang phát triển, quy mô dân số lớn, tốc độ gia tăng cao chính là lực cản đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực kinh tế du lịch nói riêng. Tốc độ gia tăng dân số cao gây sức ép lên các cơ sở hạ tầng xã hội, ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách xã hội của nhà nước, trong đó có chính sách về giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số ở mức hợp lý. Thứ tư: Các chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô.
  • 28. Đó là chính sách giáo dục đào tạo; chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động; chính sách lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động... đều có tác động trực tiếp đến nhà nước. Chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước không chỉ tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực mà còn hạn chế các tác động tiêu cực đến sự phát triển của nguồn nhân lực thông qua những công cụ điều tiết vĩ mô. Chính sách phát triển du lịch của Nhà nước tác động đến sự phát triển du lịch, trong đó chính sách đào tạo nguồn nhân lực kinh tế du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nguồn nhân lực kinh tế du lịch. Thứ năm: Các nhân tố tác động từ bên ngoài. Toàn cầu hoá. Quá trình toàn cầu hoá đã thúc đẩy cuộc chạy đua phát triển nguồn nhân lực tại các quốc gia, khu vực trên thế giới. Toàn cầu hóa đã làm cho các nền kinh tế phát triển nhanh chóng hơn và trở thành một thị trường toàn cầu, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, cạnh tranh gay gắt với nhau. Khả năng cạnh tranh được quyết định bởi năng lực tạo ra giá trị tăng thêm của các sản phẩm, dịch vụ và các quá trình hoạt động của mỗi quốc gia và của từng doanh nghiệp. Đóng góp chủ yếu vào điều này phụ thuộc vào kiến thức và các kỹ năng của lực lượng lao động. Trên thực tế, giáo dục và đào tạo, các kỹ năng của lực lượng lao động là vũ khí cạnh tranh quan trọng trong thế kỷ XXI. Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông. Tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra những thay đổi lớn trong các tổ chức và cách thức thực hiện công việc. Nhiều ngành nghề mới, công nghệ mới và phương thức quản lý mới xuất hiện, đòi hỏi người lao động phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng mới để đảm nhận các công việc mới. Những biến đổi trong các tổ chức cũng làm thay đổi vai trò của người lao động, họ có nhu cầu trong việc ra quyết định và thực sự cần thiết trong việc mở rộng hơn các kỹ năng làm việc. Người nhân viên cần bổ sung
  • 29. nhiều hơn các kỹ năng so với trước đây làm việc với cấp bậc tổ chức chậm thay đổi với một chuỗi mệnh lệnh rõ ràng với người nghĩ ở trên, còn người làm ở phía dưới. Những điều này làm thay đổi mạnh mẽ về chất đối với nguồn nhân lực kinh tế du lịch. Xu thế thay đổi về cách thức đi du lịch và các nhu cầu trong khi đi du lịch. Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông được cải thiện vượt bậc cho phép khách du lịch rút ngắn thời gian đi lại, tiếp cận đến nhiều điểm đến du lịch, tạo nên xu thế khách du lịch rút ngắn thời gian lưu trú tại mỗi điểm du lịch và thực hiện nhiều chuyến đi du lịch đến các điểm đến du lịch khác nhau trong thời gian trong năm. Dịch vụ du lịch gồm nhóm dịch vụ chính (ăn uống và lưu trú) và nhóm dịch vụ bổ sung (nghỉ dưỡng, tham quan, tìm hiểu, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khoẻ, tham gia các hoạt động thể thao, văn hoá - xã hội...). Cùng với xu thế đi du lịch nhiều lần trong năm thì khách du lịch ngày càng có nhu cầu nhiều hơn với các dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ bổ sung. Những thay đổi của “cầu du lịch” đã làm thay đổi “cung du lịch” và qua đó tác động trực tiếp làm thay đổi sự phát triển của nguồn nhân lực kinh tế du lịch. 1.2. Thực trạng nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội 1.2.1. Những điều kiện liên quan trực tiếp đến du lịch và nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội * Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía bắc; phía nam giáp Hà Nam và Hoà Bình; phía đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ. Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng, vị trí và địa thế thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.
  • 30. Địa hình: Hà Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Địa hình đồng bằng chủ yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một số huyện phía đông của Hà Tây (cũ), chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên, nằm bên hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các sông. Phần lớn địa hình đồi núi thuộc địa phận các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức. Một số đỉnh núi cao như: Ba Vì 1.281m; Gia Dê 707m; Chân Chim 462m; Thanh Lanh 427m; Thiên Trù 378m; Bà Tượng 334m; Sóc Sơn 308m; Núi Bộc 245m; Dục Linh 294m… (nguồn trích các số liệu tại 1.2.1.) : [19]. Sông hồ: Hà Nội nằm cạnh hai con sông lớn ở miền Bắc: sông Đà và sông Hồng. Sông Hồng dài 1.183km từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống. Ðoạn sông Hồng qua Hà Nội dài 163km (chiếm khoảng 1/3 chiều dài trên đất Việt Nam, khoảng 550km. Ngoài hai con sông lớn, trên địa phận Hà Nội còn có các sông: sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Đáy, sông Nhuệ, song Tích, sông Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Bùi. Hồ đầm ở địa bàn Hà Nội có nhiều. Những hồ nổi tiếng ở nội thành Hà Nội như hồ Tây, Trúc Bạch, Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Bảy Mẫu. Hàng chục hồ đầm thuộc địa phận Hà Nội cũ: hồ Kim Liên, hồ Liên Đàm, đầm Vân Trì... và nhiều hồ lớn thuộc địa phận Hà Tây (cũ): Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn... Khí hậu: Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc điểm nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng nǎm là 23,6ºC. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa. Nhiệt độ trung bình mùa này là 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau
  • 31. là mùa đông thời tiết khô ráo. Nhiệt độ trung bình mùa đông 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn mùa thay đổi làm cho thời tiết Hà Nội mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng. Mùa tham quan du lịch thích hợp nhất ở Hà Nội là mùa thu. Phần địa hình của Hà Tây (cũ) sáp nhập với Hà Nội, có những đặc điểm riêng nên hình thành những tiểu vùng khí hậu: vùng núi, vùng gò đồi và đồng bằng. Nhưng nói chung sự khác biệt thời tiết và chênh lệch về nhiệt độ giữa các địa phương của Hà Nội hiện nay không lớn. * Điều kiện kinh tế - xã hội Về dân cư: Theo số liệu 1/4/1999 cư dân Hà Nội và Hà Tây (cũ) chủ yếu là người dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 99,1%; các dân tộc khác: Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Năm 2006 cũng trên địa bàn Hà Nội và Hà Tây (cũ) cư dân đô thị chiếm tỷ lệ 41,1% và cư dân nông thôn là 58,1%; tỷ lệ nữ chiếm 50,7% và nam là 49,3%. Mật độ dân cư bình quân hiện nay trên toàn thành phố là 1875 người/km2, cư dân sản xuất nông nghiệp khoảng 2,5 triệu người. Lực lượng lao động: Hà Nội có 3,2 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Về kết cấu hạ tầng giao thông: Từ thủ đô Hà Nội, có thể đi khắp mọi miền đất nước bằng các loại phương tiện giao thông đều thuận tiện. Đường không: sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm Hà Nội chừng 35km. Sân bay Gia Lâm hiện là sân bay trực thăng phục vụ bay dịch vụ, trong đó có dịch vụ du lịch. Đường bộ: Xe ô tô khách liên tỉnh xuất phát từ các bến xe Gia Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình toả đi khắp mọi miền trên toàn quốc theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc - Nam; quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên
  • 32. Quang, Hà Giang; quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao Bằng; quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh; quốc lộ 6 đi Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu… Đường sắt: Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt quan trọng trong nước. Đặc biệt có tuyến đường sắt liên vận sang Bắc Kinh (Trung Quốc), đi nhiều nước Châu Âu. Đường thuỷ: Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, thành phố Việt Trì; bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại. Về tài nguyên văn hóa - du lịch Hà Nội là một trung tâm du lịch lớn ở Việt Nam với lịch sử lâu đời 1.000 năm tuổi, là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch. Hiện có trên 4.000 di tích và danh thắng, trong đó được xếp hạng quốc gia trên 900 di tích, danh thắng (hàng trăm di tích, danh thắng mới được sáp nhập từ Hà Tây và Mê Linh) với hàng trăm đền, chùa, công trình kiến trúc, danh thắng nổi tiếng. Du khách có dịp khám phá nhiều công trình kiến trúc văn hóa - nghệ thuật xây dựng qua nhiều thế hệ, trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Những danh thắng tự nhiên đẹp và quyến rũ; những làng nghề thủ công tồn tại hàng trăm năm; những lễ hội truyền thống - sản phẩm văn hóa đa dạng và giàu bản sắc... sẽ là những sản phẩm du lịch hấp dẫn. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành phố có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian... 1.2.2. Đánh giá điểm mạnh, hạn chế của nguồn nhân lực kinhtế du lịch Hà Nội * Những điểm mạnh căn bản của nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội Một là: Số lượng nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô ngày càng tăng lên và cơ cấu có sự chuyển dịch ngày càng hợp lý hơn.
  • 33. Số lượng nhân lực tăng lên theo thời gian để đáp ứng sự phát triển của kinh doanh du lịch. Toàn Thành phố hiện nay có 9.069 doanh nghiệp và cơ sở hoạt động du lịch với tổng số 63.000 lao động. Đây là nguồn nhân lực dồi dào, chiếm tỷ lệ lớn so với các tỉnh, thành phố khác. [5]. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý du lịch tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội mặc dù với số lượng theo biên chế có xu hướng giảm, song đã nỗ lực vượt bậc, hoàn thành được chức năng quản lý nhà nước về du lịch ở cả tầm chiến lược và những tác nghiệp cụ thể. Cơ cấu về trình độ đào tạo của nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô có bước chuyển dịch khá. Đến năm 2010, số lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên có tỷ lệ 22%, số lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp có tỷ lệ 28%, số lao động có trình độ sơ cấp có tỷ lệ 11% [3]. Hiện, có đến 55% lượng nhân viên ngành du lịch đã qua đào tạo cơ bản, 100% nhân viên phục vụ tại các khách sạn từ 3 sao trở lên được đào tạo tại các trường trung cấp, cao đẳng [2]. Trong quá trình kiểm tra, thẩm định hàng năm của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn đều đã chú trọng việc đào tạo nghề cho nhân viên. So với các giai đoạn trước, nguồn nhân lực chất lượng cao tiến bộ rõ ràng, thể hiện tính chuyên nghiệp, có tay nghề, góp phần thu hút lượng khách đến Hà Nội. Số lượng và cơ cấu về ngành nghề của nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô được đánh giá có sự tiến bộ hơn so với trước. Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp lữ hành (nội địa và quốc tế), trong kinh doanh khách sạn, trong kinh doanh vận chuyển khách du lịch, trong dịch vụ vui chơi giải trí ở Thủ đô Hà Nội đều tăng lên đáng kể cùng với sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Trên địa bàn Hà Nội có gần 500 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và gần 500 doanh nghiệp lữ hành nội địa, có khoảng 50 doanh nghiệp và hộ cá thể kinh doanh vận chuyển khách du lịch [19], các khách sạn từ 1 - 5 sao , khách sạn gia đình, các doanh nghiệp vận tải
  • 34. và các khu du lịch đều tăng [Phụ lục 4]. Đây là sự gia tăng vừa mang tính cơ học, vừa mang tính cơ cấu. Theo quy định tại Điều 46 của Luật du lịch và Điều 15 Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 1/6/2007 của Chính Phủ về điều kiện thành lập doanh nghiệp lữ hành quốc tế thì tại Thủ đô Hà Nội, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã đáp ứng tiêu chí về nguồn nhân lực là người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế đã có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành; có từ ba hướng dẫn viên trở lên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Ở Thủđô Hà Nội, làng nghề với hàng thủ côngtruyền thống được ví như biểu tượng văn hóa, nghệ thuật của địa phương, là nhân tố quan trọngđểhấp dẫn du khách. Vì thế, kinh tế dulịch làng nghề pháttriển, góp phầnthu hút hàng trăm nghìn lao độnggián tiếp. Hiện nay, Thànhphố có 1.350 làng nghề và làng có nghề chiếm gần 59% tổng số làng, trongđó 244 làng có nghề truyền thống. Số làng có nghề phânbố không đềuđa số tập trung chủ yếu ở các huyện: Phú Xuyên 124 làng, ThườngTín125 làng, ChươngMỹ 174 làng, Ứng Hoà113 làng, Thanh Oai 101 làng, Ba Vì 91 làng..., trong đó có 198làng nghề truyền thống được côngnhận [19]. Theo khảo sát củatác giả ở làng nghề Bát Tràngcho thấy có hơn 1.000 hộ với khoảng 4.000 lao độnglàm gốm;làng nghề lụa Vạn Phúc, làng nghề khảm trai ChươngMỹ; mây tre đan PhúVinh cũng có hàng nghìnngười gắn bó vớinghề… Tấtnhiên không phảitất cảlao độnglàng nghề đều sảnxuất sảnphẩm phục vụ du lịch, nhưng chỉ mộtphần nhỏ trongsố đó nhân với hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề củaHà Nộithì số lao độngtại các làng nghề gián tiếp phục vụ du lịch cũng lên tới hàng vạn người. Đó là chưakể khi du lịch cộngđồngpháttriển ở làng cổ ĐườngLâm (SơnTây), làng cổ ĐôngNgạc (TừLiêm), hàng trăm nông dân tại các địa phương này đã học cáchlàm du lịch và tham gia các côngviệc phục vụ du khách. Hai là: Chất lượng nguồn nhân lực kinh tế du lịch có sự nâng lên rõ rệt về trí lực, trình độ chuyên môn và kỹ năng chuyên nghiệp.
  • 35. Ủy ban Nhân dân Thành phố, trực tiếp là Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội và người lao động Thủ đô đã xây dựng Hà Nội thành điểm đến có thương hiệu hấp dẫn du khách. Tạp chí Du lịch trực tuyến Samrt Travel bình chọn Hà Nội là điểm du lịch được yêu thích nhất trong sáu điểm đến tại châu Á. Còn với kết quả bình chọn của Arabian Business - Trang tin kinh doanh hàng đầu Trung Đông, đã lựa chọn Hà Nội là một trong hai lăm điểm đến hấp dẫn nhất thế giới năm 2012. Đây được xem là thành quả của việc nỗ lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội những năm qua. Trong báo cáo tổng kết sáu tháng đầu năm 2013 của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cho thấy, khách nội địa đến với Hà Nội đạt 7.911.000 lượt khách, tăng 8% so với năm 2012. Tổng số khách (cả nội địa và quốc tế) đạt 9.095.500, tăng 9% so với năm 2012 [56]. Để phục vụ nhu cầu của du khách, toàn thành phố có khoảng 63.000 lao động [5] tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch, tập trung ở các lĩnh vực: lữ hành, khách sạn, vận chuyển khách du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ phục vụ du khách khác đến du lịch Thủ đô. Trên địa bàn Hà Nội có gần 500 doanh nghiệp Lữ hành Quốc tế và gần 500 doanh nghiệp lữ hành nội địa, có khoảng 50 doanh nghiệp và hộ cá thể kinh doanh vận chuyển khách du lịch [19]. Đánh giá một cách khách quan, so với TP Hồ Chí Minh và một số trung tâm du lịch khác trong cả nước, chất lượng nguồn nhân lực kinh tế du lịch Hà Nội tương đối tốt. Riêng về đội ngũ lễ tân khách sạn trên địa bàn Hà Nội chất lượng ngày một nâng cao, được đánh giá là một trong những lực lượng nòng cốt, có tính chuyên nghiệp. Nguồn nhân lực này đã được tiếp cận với công nghiệp phục vụ khách sạn chuyên nghiệp, tiên tiến và cao cấp nhất, như các tập đoàn quản lý khách sạn Accor, Inter Continental, Hilton, Sheraton..., đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ cao của các đối tượng khách trong nước và quốc tế đến Thủ đô Hà Nội.
  • 36. Công tác quản lý chất lượng nguồn nhân lực kinh tế du lịch Hà Nội từng bước được nâng lên, đạt kết quả rất khả quan. Trong quá trình tuyển chọn, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực, các đơn vị kinh doanh du lịch ngày càng nâng cao chất lượng nhằm đạt chuẩn theo hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch (VTOS) - là hệ thống của các nước châu Âu về tiêu chuẩn và kỹ năng cho 13 ngành nghề du lịch và khách sạn được áp dụng ở Việt Nam, trong đó có Hà Nội bao gồm điều hành tour, lễ tân, phục vụ buồng... Thành công nêu trên thể hiện rõ công tác quản lý nhà nước của chính quyền Thành phố về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã có những cố gắng rất lớn. Đó là việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường kiểm tra chuyên ngành và liên ngành đối với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực kinh tế du lịch. Chính vì thế, mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, nhiều trung tâm dạy nghề trên địa bàn Thành phố được kiện toàn và từng bước điều chỉnh hợp lý. Ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, chính quyền Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với các nhà trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch, bảo đảm số, chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, đào tạo viên và tăng cường trách nhiệm của họ đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nhân lực kinh tế du lịch. Các cơ sở đào tạo đã từng bước chuẩn hóa chương trình, giáo trình đào tạo và bồi dưỡng, nhờ đó chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được nâng lên một bước, tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, đáp ứng về cơ bản một số tiêu chuẩn quốc tế. Ủy ban Nhân dân Thành phố đã tăng cường đầu tư nguồn lực cho đào tạo, bồi dưỡng nhân lực kinh tế du lịch. Nguồn lực bên ngoài được thu hút cho đào tạo, bồi dưỡng ngày một tăng. Những tiến bộ và cố gắng nêu trên của Thành phố Hà Nội đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng phát triển nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô.
  • 37. Một bộ phận nhân lực kinh tế du lịch mà luận văn nghiên cứu là nhân lực kinh doanh vận chuyển khách du lịch. Chỉ tiêu năng lực phục vụ hay khả năng đáp ứng nhu cầu của lao động trong các doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch được du khách đánh giá khá tốt. Đội ngũ lái xe có trình độ chuyên môn cao, yêu nghề, phong cách giao tiếp hòa nhã và thân thiện. Đa số đã được tập huấn về du lịch, thông thạo địa hình và am hiểu luật giao thông đường bộ, một số biết ngoại ngữ. Năng lực con người làm du lịch được phát huy còn phải có phương tiện vận chuyển tốt. Theo đó, đa số xe ô tô vận chuyển khách du lịch còn mới, phần lớn có thời gian sử dụng từ 3 - 7 năm. Nhìn chung, hệ thống xe ô tô vận chuyển khách du lịch trên địa bàn Thủ đô được thường xuyên làm mới nên có nội ngoại thất tương đối đẹp và khá tiện nghi. Điều đó càng khẳng định chất lượng cao của nguồn nhân lực đảm nhận nhiệm vụ này trong kinh tế du lịch. * Những hạn chế của nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Một là: Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực kinh tế du lịch còn bất hợp lý trước yêu cầu phát triển kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội đến 2020 cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nguồn nhân lực kinh tế du lịch Hà Nội tuy số lượng có tăng lên, nhưng mức tăng chưa theo kịp tốc độ phát triển của kinh tế du lịch Thủ đô. Theo đánh giá của chính quyền Thành phố, số lượng lao động tăng ở hầu hết các hoạt động kinh doanh du lịch, tập trung ở các lĩnh vực: kinh doanh lữ hành, kinh doanh khách sạn, kinh doanh vận chuyển khách du lịch và kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí, cùng các dịch vụ khác phục vụ du khách. So với Thủ đô nhiều nước trong khu vực, nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội thiếu số lượng lớn và khả năng đào tạo chưa đáp ứng kịp. Đơn cử tại Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội, trong 20 năm (1993-2013) đã đào tạo 9.889 sinh viên, trong đó hệ chính quy, tập trung là 7.812 sinh viên, hệ tại chức là 573 học viên, đào tạo và cấp chứng chỉ là 1.504 học viên, tính ra
  • 38. mỗi năm đào tạo khoảng 500 sinh viên, số này được rải khắp Trung, Nam và Bắc [57]. Về kinh doanh khách sạn, toàn Thành phố hiện có 1.751 cơ sở lưu trú với tổng số 25.532 phòng, trong đó có 222 khách sạn đã được xếp hạng 1 - 5 sao với 11.746 phòng... [3], dự báo đến năm 2020 ngành du lịch của Hà Nội cần có thêm 22.500 lao động nữa [2]. Như vậy, nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch hiện quá mỏng. Đây đang là thách thức lớn đối với phát triển kinh tế du lịch Thủ đô trong “cuộc chiến” cạnh tranh thị phần. Luận văn lấy số liệu về hai lực lượng lao động trong các doanh nghiệp lữ hành để chứng minh cho đánh giá nêu trên. Trong các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở Hà Nội, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chỉ có 1.859 người được cấp thẻ, đáp ứng được 10% nhu cầu [3], đến năm 2020 cần thêm 15.000 hướng dẫn viên nữa [2] và cần tiến hành giáo dục, bồi dưỡng cho họ có đủ điều kiện để cấp thẻ. Điều đó đặt ra cho các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch phải đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Đội ngũ lái xe và phụ xe của các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ và một số chưa được tập huấn về nghiệp vụ du lịch. Vấn đề này đặt ra cần phải nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo doanh nghiệp và sự cố gắng của chính đội ngũ lái xe và phụ xe. Cơ cấu về trình độ, đào tạo, ngành nghề của nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô còn bất hợp lý là điều dễ nhận thấy. Trong khi các nước tiên tiến có tỷ lệ giữa 3 cấp đào tạo: Đại học, trung cấp và sơ cấp (dạy nghề) là 1:4:10, còn ở nước ta (trong đó có Thủ đô Hà Nội) là 1:1,3:1. Riêng cơ cấu đào tạo nhân lực kinh tế du lịch có tỷ lệ 3:1:6, cho thấy nhân lực trung cấp chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 1/10 số đã qua đào tạo [46]. Sự thiếu vắng đội ngũ này ảnh hưởng trực tiếp công tác bảo đảm kỹ thuật trong quá trình phát triển kinh tế du lịch. Mặt khác cũng cho thấy, các trường chỉ chú trọng đào tạo đại học ngành kinh doanh khách sạn, du lịch và hướng dẫn viên du lịch là chủ yếu. Số liệu minh chứng nêu trên cho ta thấy, cơ cấu số lượng nhân lực qua đào tạo thể
  • 39. hiện sự bất hợp lý đến mức điển hình, là sự lo ngại sâu sắc trước yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế du lịch Thủ đô thành ngành kinh tế mũi nhọn. Hai là: Hạn chế về trình độ chuyên môn. Hà Nội luôn được coi là trung tâm du lịch lớn của cả nước, nhưng hiện tại chất lượng về trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực kinh tế du lịch vẫn là một bài toán đang chờ lời giải. Đánh giá hạn chế về trình độ chuyên môn ở đây xét đến hai nhóm lao động cơ bản. Thứ nhất: Đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác quản lý du lịch còn thiếu và yếu; cán bộ chuyên trách làm du lịch ở quận, huyện chưa nhiều và chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu. Thứ hai: Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ du lịch của Hà Nội, nhất là các nhân viên trong các khách sạn vừa và nhỏ ở trung tâm Thành phố, các điểm ở khu du lịch Ba Vì, Mỹ Đức… còn thiếu tính chuyên nghiệp, kỹ năng nghề chưa thực sự thuần thục và đặc biệt yếu về ngoại ngữ. Phần lớn đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tốt nghiệp từ các chuyên ngành ngoại ngữ, sau đó trải qua khóa đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ du lịch để được cấp thẻ hướng dẫn viên. Cá biệt có doanh nghiệp chỉ sử dụng cộng tác viên là sinh viên để hướng dẫn du khách tại các điểm du lịch Văn miếu Quốc Tử Giám, Viện bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bảo tàng Dân tộc học, khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh... Do đó, khả năng hướng dẫn cũng như hiểu biết về các điểm du khách đến thăm quan của hướng dẫn viên và cộng tác viên rất hạn chế, sơ sài về nội dung, thiếu trau chuốt về ngôn ngữ. Người được đào tạo đúng chuyên kinh tế du lịch thì lại quá yếu về sử dụng ngoại ngữ. Xét về học vấn, nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô có trình độ đại học, cao đẳng trở lên chỉ chiếm 22%, trung cấp 28%, sơ cấp 11%... [3]. Con số trên là so với yêu cầu phát triển của kinh tế du lịch Thành phố Hà Nội năm 2010, nếu so với một số tỉnh thành phố lớn khác trong nước cùng kỳ cho thấy có sự tiến bộ hơn chút ít. Vấn đề rút ra từ những consố là du lịch Hà Nội đang thiếu nguồn
  • 40. nhân lực chất lượng cao. Độingũ cán bộ quản lý trong các cơ sở lưu trú chỉ có 30% đáp ứng nhu cầu công việc ở mức cao, 20% ở mức khá, cònlại 50% ở mức trung bình [6]. Dù đã có cố gắng trong việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên, nhưng vẫn còn không ít doanh nghiệp vẫn chưa ý thức được việc này. Một số chính sách, quy định của Nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch về bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cònthiếu chế tài xử phạt. Tồn tại này khiến công suất sử dụng buồng phòng của một số khách sạn hiện chỉ đạt 55 - 60%, thời gian lưu trú của khách quốc tế chỉ đạt trung bình 2,1 ngày và mức chi tiêu mới dừng ở mức 92 USD/ngày/khách. [ 2 ] 1.2.3. Nguyên nhân hạn chế và những vấn đề đặt ra về nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội * Nguyên nhân những hạn chế của nguồn nhân lực kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội Một là: Kinh tế du lịch Thủ đô Hà Nội có đà tăng trưởng nhanh. Đây là nguyên nhân khiến cho các yếu tố cần thiết cho sựtăng trưởng này, nhất là nguồn nhân lực không theo kịp và không đáp ứng được. Nguồn nhân lực kinh tế du lịch là một dạng nhân lực có nhiều yếu tố đặc thù và có yêu cầu cao về kỹ năng thực hành nghiệp vụ. Những kiến thức lý thuyết, phong cáchphục vụ và kỹ năng thực hành đòi hỏi phải được kiểm định trong thực tiễn kinh doanh và phục vụ khách du lịch. Vì vậy, việc đào tạo gần như bắt buộc phải có sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch trong các khâu, nhất là tham vấn về chương trình đào tạo; cung cấp môi trường thực hành; hướng nghiệp và xây dựng phong cách phục vụ đặc trưng tại cơ sở nghiệp vụ. Những điều kiện đó đã không theo kịp với tốc độ phát triển của kinh tế du lịch. Sự tăng trưởng đó, cũng khiến cho nhu cầu về nguồn nhân lực kinh tế du lịch tăng cao, trong khi thị trường lao động không có khả năng đáp ứng, ngoài ra do ảnh hưởng của tính mùa vụ du lịch, xu hướng thuê lao động có tính chất mùa vụ khá phát triển ở nhiều khu, điểm du lịch cũng là những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng chất lượng nguồn nhân lực kinh
  • 41. tế du lịch chưa cao và không đồng đều. Hai là: Đội ngũ lao động đang làm việc trong kinh tế du lịch Thủ đô chưa được đào tạo lại và cập nhật kiến thức thường xuyên. Đội ngũ này còn có tâm lý ngại học ngoại ngữ. Thậm chí, có nơi chưa quan tâm thích đáng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; chưa tạo điều kiện cho cán bộ quản lý kinh doanh du lịch đi đào tạo hoặc bồi dưỡng kiến thức toàn diện. Hầu hết các chủ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch đều chú trọng việc giảm chi phí tới mức thấp nhất. Vì vậy, có nhiều cơ sở đã chấp nhận tuyển dụng những lao động chưa qua đào tạo, trình độ nghiệp vụ còn hạn chế để chi trả lương thấp. Ba là: Đào tạo chuyên ngành du lịch và liên quan đến du lịch chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Hiện nay, cả Thành phố có khoảng 40 cơ sở đào tạo về du lịch từ trình độ sơ cấp đến đại học. Số lượng tuy không nhỏ nhưng chương trình đào tạo chưa có sự tham gia tích cực của chuyên gia trong ngành cũng như các cơ sở kinh doanh du lịch. Điều này khiến kiến thức, kỹ năng mới, những kinh nghiệm tiên tiến không được truyền đạt kịp thời đến người học và họ thường bị bỡ ngỡ khi ra làm việc thực tế. Ở một số cơ sở đào tạo, cơ sở vật chất và trang thiết bị thiếu, không đồng bộ. Đội ngũ giảng viên đào tạo nhân lực du lịch hạn chế về số lượng, chất lượng, trình độ và khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ không nhiều. Phương pháp đào tạo ở các trường còn nặng về lý thuyết, độc thoại và chưa tập trung cao cho đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thực hành cho người học. Lực lượng giáo viên cơ hữu còn khá mỏng và rất chênh lệch giữa các trường. Hoạt động liên kết đào tạo phát triển nguồn nhân lực kinh tế du lịch ở Thủ đô còn rời rạc, tự phát và chưa bài bản. Bốn là: Công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực kinh tế du lịch còn nhiều bất cập.
  • 42. Tổ chức bộ máy thiếu ổn định, lực lượng mỏng, bộ phận chuyên trách về công tác phát triển nguồn nhân lực kinh tế du lịch còn hạn chế về năng lực; xây dựng và thực thi chiến lược, các chính sách phát triển nguồn nhân lực kinh tế du lịch còn nhiều khiếm khuyết; hệ thống các văn bản về phát triển nguồn nhân lực kinh tế du lịch thiếu đồng bộ, đôi khi còn phủ nhận nhau hoặc thiếu thống nhất với các văn bản khác trong kinh doanh du lịch và chưa tạo điêu kiện tốt nhất để phát triển nguồn nhân lực kinh tế du lịch. Năm là: Nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch chưa có chiến lược phát triển nguồn nhân lực, các tiêu chuẩn trong kinh tế du lịch chậm được ban hành. Nhiều doanh nghiệp chưa có đội ngũ giám đốc nhân sự có tính chuyên nghiệp cao, chưa xây dựng được tiêu chuẩn công việc, chưa thực hiện đúng qui trình tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, chưa quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa sử dụng lao động và bồi dưỡng sức lao động. Sáu là: Thiếu các chính sách phù hợp để huy động các nguồn tài trợ và thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng có liên quan để phát triển nguồn nhân lực kinh tế du lịch. Gần đây tình trạng nhân dân Đường Lâm và một số địa phương khác kiến nghị trả lại cho Thành phố Quyết định công nhận di tích làng cổ, cho thấy chính sách chưa phù hợp của chính quyền Thành phố trong tôn tạo di tích làm cho nguồn nhân lực du lịch cộng đồng không thỏa mãn, nói chi đến việc khuyến khích họ tìm kiếm những phương thức mới để thu hút du khách đến với di tích cổ của làng mình. Bảy là: Vai trò của các hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp chưa cao trong các hoạt động kinh tế du lịch nói chung, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực kinh tế du lịch nói riêng. Tính hình thức bộc lộ rất rõ trong hoạt động của các tổ chức này làm giảm tác dụng tạo động lực cho phát triển nhân lực du lịch Thủ đô.