SlideShare a Scribd company logo
1 of 17
Download to read offline
7 
CHƯƠNG 2 - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG 
2.1. Vai trò quản lý nhà nước đối với xây dựng: 
Ngành xây dựng là một ngành kinh tế lớn trong nền kinh tế quốc dân, do đó bắt buộc phải có sự quản lý của nhà nước. 
Hoạt động xây dựng là hoạt động quan trọng của xã hội có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của xã hội và của nền kinh tế. Do đó quản lý nhà nước để đảm bảo phát triển đúng hướng, phát triển cao và hài hoà. 
Vốn đầu tư của nhà nước lấy từ nguồn vốn ngân sách dùng cho xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư xã hội. 
Hoạt động đầu tư xây dựng là hoạt động rất phức tạp, liên quan đến lợi ích của toàn dân, lợi ích của nhiều chủ thể khác nhau nên phải tăng cường sự quản lý của nhà nước. 
Hoạt động đầu tư có liên quan chặt chẽ đến sử dụng đất đai, tài nguyên, môi trường, các di tích lịch sử văn hoá nên đòi hỏi nhà nước phải trực tiếp quản lý. 
Đầu tư xây dựng ở nước ta hiện nay trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trong đó đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên một cách đáng kể, do đó phải tăng cường vai trò quản lý của nhà nước. 
2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với xây dựng: 
(Luật xây dựng 2014) 
 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động xây dựng. 
 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng. 
 Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng. 
 Tổ chức, quản lý thống nhất quy hoạch xây dựng, hoạt động quản lý dự án, thẩm định dự án, thiết kế xây dựng; ban hành, công bố các định mức và giá xây dựng. 
 Hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng, quản lý năng lực hoạt động xây dựng, quản lý công tác đấu thầu, an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình. 
 Cấp và thu hồi các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận trong hoạt động đầu tư xây dựng. 
 Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng. 
 Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng. 
 Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng. 
 Quản lý cung cấp thông tin phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng 
 Quản lý lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng
8 
 Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng. 
2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với xây dựng: 
 Đầu tư xây dựng công trình (ĐTXDCT) phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng. 
 ĐTXDCT phải bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường. 
 ĐTXDCT phải phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan. 
Ngoài những nguyên tắc trên thì tuỳ theo từng nguồn vốn sử dụng cho dự án mà quản lý nhà nước đối với dự án còn phải tuân theo quy định sau: 
Nguồn vốn 
Quy định 
Dự án sử dụng vốn ngân sách 
- Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình ĐTXD từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng. 
- Người quyết định đầu tư có trách nhiệm bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự án, nhưng không quá 3 năm đối với dự án nhóm C, không quá 5 năm đối với dự án nhóm B. 
Dự án sử dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của DN nhà nước 
- Nhà nước quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. 
- Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo các quy định của pháp luật. 
Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân 
- Chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án. 
Dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau 
- Các bên góp vốn thoả thuận về phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ phần trăm (%) lớn nhất trong tổng mức đầu tư. 
2.4. Công cụ quản lý nhà nước về xây dựng: 
 Bộ máy quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương: 
 Quốc hội: 
 Ban hành các luật có liên quan đến quản lý xây dựng, trong đó có luật xây dựng. 
 Phê duyệt dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm trong đó có phần vốn đầu tư xây dựng. 
 Giám sát, thanh tra phân bổ vốn đầu tư cho ngành và địa phương. 
 Chính phủ:
9 
 Ban hành và hướng dẫn áp dụng các văn bản pháp quy về xây dựng. 
 Phê duyệt các dự án đầu tư đặc biệt lớn do quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. 
 Phê duyệt kế hoạch đầu tư của ngành và địa phương để trình quốc hội thông qua. 
 Giao kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm đến các bộ ngành hoặc địa phương. 
 Tổ chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động đầu tư xây dựng, giải quyết các khiếu nại, tranh chấp về xây dựng thuộc thẩm quyền của chính phủ. 
 Bộ xây dựng: 
 Ban hành và hướng dẫn áp dụng các văn bản pháp quy về quản lý xây dựng do chính phủ phân công. 
 Xây dựng và quản lý thống nhất hệ thống định mức, đơn giá xây dựng. 
 Thẩm định dự toán các công trình xây dựng do chính phủ phân công. 
 Thanh tra, kiểm tra hoạt động xây dựng theo sự phân cấp của chính phủ. 
 Các bộ, cơ quan ngang bộ: phối hợp với Bộ xây dựng để quản lý nhà nước về xây dựng đối với các công trình xây dựng chuyên ngành. 
 Uỷ ban nhân dân các cấp: quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của chính phủ. 
 Chiến lược, kế hoạch và các loại quy hoạch. 
 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: 
 Hiến pháp 
 Luật: luật xây dựng 2014, luật đầu tư 2005, luật đấu thầu 2013, luật đất đai 2013, luật doanh nghiệp 2005, luật bảo vệ môi trường 2005, các luật thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp… 
 Nghị định của chính phủ 
 Các thông tư (do các bộ ban hành) 
 Quyết định (do Bộ trưởng, thủ tướng, chủ tịch UBND tỉnh) 
 Công văn hướng dẫn 
 Công cụ thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế sử dụng tài nguyên, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu,… 
 Các doanh nghiệp nhà nước. 
2.5. Một số vấn đề về quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng công trình: 
2.5.1. Khái niệm, phân loại, phân cấp công trình trong DAĐTXD: 
a) Khái niệm: 
Công trình xây dựng là sản phẩm của đầu tư xây dựng được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình được liên kết định vị với đất,
10 
có thể gồm cả phần dưới và phần trên mặt đất, phần dưới và trên mặt nước và được xây dựng theo thiết kế. 
b) Phân loại: 
Nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về các hoạt động xây dựng, người ta phân loại công trình xây dựng căn cứ vào công năng sử dụng: (Điều 6 - Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về Quản lý chất lượng xây dựng công trình xây dựng) 
+ Công trình dân dụng: 
 Nhà ở gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ; 
 Công trình công cộng gồm: công trình giáo dục; công trình y tế; công trình thể thao; công trình văn hóa; công trình thông tin truyền thông, nhà ga; nhà đa năng, khách sạn; trụ sở cơ quan hành chính nhà nước; trụ sở làm việc của các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, các tổ chức hành chính xã hội và tổ chức khác. 
+ Công trình công nghiệp: công trình sản xuất vật liệu xây dựng; công trình khai thác than, quặng; công trình công nghiệp dầu khí; công trình công nghiệp nặng; công trình năng lượng; công trình công nghiệp hóa chất và hóa dầu; công trình công nghiệp nhẹ. 
+ Công trình hạ tầng kỹ thuật: công trình cấp, thoát nước, nhà máy xử lý nước thải, công trình xử lý chất thải, bãi chứa, nhà máy xử lý rác thải, công trình chiếu sáng đô thị. 
+ Công trình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, cầu, hầm, sân bay. 
+ Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: công trình thủy lợi (hồ chứa nước; đập ngăn nước; đê – kè – tường chắn, tràn xã lũ; hệ thống thủy nông); công trình lâm nghiệp diêm nghiệp, thủy sản, chăn nuôi. 
c) Phân cấp: 
Việc phân cấp công trình xây dựng để phục vụ cho công tác quản lý của nhà nước, liên quan đến vấn đề xếp hạng, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng, xác định các bước để thiết kế công trình xây dựng, thời hạn bảo hành công trình xây dựng. 
Bộ xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý công trình chuyên ngành hướng dẫn phân cấp các loại công trình xây dựng. 
2.5.2. Khái niệm, phân loại, nội dung DAĐT XDCT: 
a) Khái niệm: 
Dự án đầu tư (DAĐT) là tập hợp các đề xuất về việc sử dụng, bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ trong thời gian xác định. 
Dự án đầu tư xây dựng (DAĐTXD) là tập hợp các đề xuất về công nghệ và kỹ thuật, về kinh tế và xã hội, và về quản lý cho việc bỏ vốn đầu tư xây dựng công trình và vận hành khai thác công trình nhằm đạt được mục tiêu đầu tư đề ra. 
b) Phân loại: 
 Theo quy mô và tính chất:
11 
 Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư. 
 Dự án nhóm A 
 Dự án nhóm B 
 Dự án nhóm C 
(Phụ lục I – NĐ12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình) 
 Theo nguồn vốn đầu tư: 
 Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước 
 Dự án sử dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư và phát triển của nhà nước. 
 Dự án sử dụng vốn đầu tư và phát triển của doanh nghiệp nhà nước 
 Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, vốn nước ngoài hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn. 
c) Nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình: 
Tuỳ từng dự án đầu tư chủ đầu tư phải lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hoặc dự án đầu tư xây dựng công trình. Nội dung của từng phần được quy định như sau: 
1. Báo cáo đầu tư xây dựng công trình: 
Nội dung Báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm: 
 Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn, chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có. 
 Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng, các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác, dự kiến về địa điểm xây dưng công trình và nhu cầu sử dụng đất. 
 Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật, các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, phương án giải phóng mặt bằng tái định cư nếu có, các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái, phòng chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng. 
 Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳ đầu tư nếu có. 
2. Dự án đầu tư xây dựng công trình: 
* Phần thuyết minh của dự án: 
 Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất kinh doanh; hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác. 
 Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.
12 
 Các giải pháp thực hiện: 
 Giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có. 
 Các phương án thiết kế kiến trúc. 
 Phương án khai thác và sử dụng lao động. 
 Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án. 
 Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng, chống cháy nổ và các yêu cầu về an ninh quốc phòng. 
 Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn; các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án. 
* Phần thiết kế cơ sở của dự án: gồm phần thuyết minh và bản vẽ. 
 Phần thuyết minh thiết kế cơ sở: 
 Đặc điểm tổng mặt bằng, phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; phương án sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ. 
 Kết cấu chịu lực chính của công trình; phòng chống cháy nổ; bảo vệ môi trường; hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật công trình, sự kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào. 
 Mô tả đặc điểm tải trọng và các tác động đối với công trình. 
 Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng. 
 Phần bản vẽ thiết kế cơ sở: 
 Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến. 
 Bản vẽ thể hiện phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc. 
 Sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ. 
 Bản vẽ thể hiện kết cấu chịu lực chính của công trình, bản vẽ hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật công trình. 
2.5.3. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: 
a) Nội dung quản lý DAĐTXD: 
* Nội dung: 
 Quản lý quá trình chuẩn bị dự án ở giai đoạn nghiên cứu lập dự án, tiến hành đạt được thoả thuận ban đầu: địa điểm, môi trường, phòng chống cháy nổ, cấp điện nước… 
 Quản lý quá trình lập dự án: tổ chức soạn thảo dự án, thẩm định, đánh giá, phân tích dự án, thẩm định cơ sở dự án. 
 Quản lý quá trình thực hiện dự án: khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng.
13 
 Quản lý dự án theo công việc: chất lượng, tiến độ, an toàn lao động và môi trường, 
quản lý chi phí, quản lý rủi ro. 
* Quản lý trình tự thủ tục xin phép đầu tư cho dự án: 
Đối với dự án quan trọng quốc gia thì quốc hội phải thông qua chủ trương đầu tư. Chủ 
đầu tư phải tổ chức thực hiện để hoàn thành thủ tục sau: 
 Tổ chức lập báo cáo đầu tư để gửi đến Bộ quản lý ngành. 
 Bộ quản lý ngành sau khi nhận được báo cáo đầu tư sẽ lập văn bản gửi đến Bộ ngành 
hoặc địa phương có liên quan để xin ý kiến về dự án. 
Văn bản xin ý kiến gửi đến gồm: 
 Bộ kế hoạch đầu tư: xin ý kiến về chủ trương đầu tư của dự án có phù hợp với chủ 
trương phát triển kế hoạch không. 
 Bộ tài chính: xin ý kiến về phương án huy động vốn cho dự án. 
 Các bộ ngành khác có liên quan như về vấn đề sử dụng đất đai, tài nguyên, môi 
trường, văn hoá lịch sử, an ninh quốc phòng,… 
 UBND tỉnh, thành phố nơi thực hiện dự án: xin ý kiến về khả năng thu hồi đất, 
đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư, địa điểm xây dựng dự án có ảnh hưởng 
gì đến quy hoạch địa phương không. 
 Các cơ quan được xin ý kiến phải gửi văn bản trả lời đến Bộ quản lý ngành về các 
vấn đề nêu trên. 
 Bộ quản lý ngành tổng hợp các ý kiến và lập văn bản kèm theo toàn bộ văn bản xin ý 
kiến của bộ ngành địa phương bằng văn bản chính để gửi đến thủ tướng chính phủ. 
 Thủ tướng chính phủ tổng hợp để trình quốc hội vào kỳ họp phù hợp. 
 Quốc hội thảo luận và ra nghị quyết, sau đó gửi cho thủ tướng chính phủ xử lý. 
 Thủ tướng chính phủ gửi văn bản trả lời đến Bộ quản lý ngành. 
 Bộ quản lý ngành thông báo đến chủ đầu tư. 
Trình tự trên được biểu diễn qua sơ đồ sau: 
Quốc hội 
Thủ tướng 
chính phủ 
Bộ quản 
lý ngành 
Chủ đầu tư 
Bộ ngành khác có liên 
quan 
Bộ kế hoạch và đầu tư 
Bộ tài chính 
UBND cấp tỉnh, thành 
phố nơi thực hiện dự án 
1 
3 
2 
4 
7 
8 
5 6 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
5 
5 7 
8
14 
b) Các hình thức quản lý DAĐT XDCT: 
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án 
Thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án 
CĐT thành lập ban quản lý dự án của mình, giao nhiệm vụ cho ban quản lý dự án, trách nhiệm, quyền hạn của ban quản lý dự án do CĐT quyết định. 
Được áp dụng khi CĐT không có đủ điều kiện về năng lực theo quy định. Quan hệ giữa CĐT và tư vấn quản lý dự án là quan hệ hợp đồng, trách nhiệm của tư vấn quản lý dự án được quyết định trong hợp đồng kinh tế giữa CĐT và tư vấn quản lý dự án. 
c) Quản lý lập, thẩm định, phê duyệt DAĐT XDCT: 
* Đối tượng công trình phải lập dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật: 
Đối tượng công trình 
Lập dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật (BCKTKT) 
 Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo; 
 Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình. 
Lập BCKTKT 
Loại trừ những công trình được phép không lập dự án mà lập BCKTKT. 
Lập dự án 
* Thẩm định dự án: 
 Phân cấp thẩm định dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật: 
 Dự án quan trọng quốc gia và các dự án do chính phủ yêu cầu: chính phủ quyết định thành lập hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định. 
 Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: 
 Cơ quan cấp Bộ phải tổ chức thẩm định dự án do Bộ trưởng quyết định đầu tư và nơi tổ chức thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư. 
 UBND tỉnh tổ chức thẩm định dự án do tỉnh quyết định đầu tư, nơi tổ chức thẩm định là sở kế hoạch và đầu tư. 
 UBND cấp huyện và xã tổ chức thẩm định dự án do huyện và xã quyết định đầu tư, nơi tổ chức thẩm định là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách trực thuộc người quyết định đầu tư.
15 
 Đối với các dự án khác: người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức thẩm định dự án. 
 Nội dung thẩm định: 
 Sự phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng. 
 Thẩm định nội dung dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật 
 Sự phù hợp của dự án với báo cáo đầu tư đã phê duyệt (nếu có) 
 Sự phù hợp thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công với quy hoạch xây dựng, quy mô xây dựng, cấp hạng công trình, giải pháp công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng; sự phù hợp về số liệu sử dụng trong thiết kế và sự phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của dự án. 
 Sự phù hợp thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công so với phương án kiến trúc đã lựa chọn khi thi tuyển phương án kiến trúc (nếu có). 
 Tính hợp lý của giải pháp thiết kế và sử dụng vật liệu, kết cấu xây dựng. 
 Thẩm định điều kiện năng lực hoạt động và hành nghề của tổ chức hoặc cá nhân lập dự án và thiết kế. 
 Thẩm định thiết kế cơ sở và bản vẽ thi công: 
STT 
Đối tượng cần thẩm định 
Thẩm quyền thẩm định thiết kế 
1 
Dự án quan trọng quốc gia 
Hội đồng thẩm định nhà nước về dự án đầu tư do Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập tuỳ theo tính chất dự án. 
2 
Dự án quy mô nhóm A: 
 DAĐT XDCT công nghiệp 
 DAĐT XDCT thuỷ lợi, đê điều 
 DAĐT XDCT giao thông vận tải 
 Công trình công nghiệp, dân dụng, hạ tầng kỹ thuật đô thị (trừ công trình công nghiệp của Bộ Công nghiệp) 
 Bộ Công nghiệp. 
 Bộ NN & PTNT. 
 Bộ Giao thông vận tải. 
 Bộ Xây dựng. 
3 
Dự án quy mô nhóm B, C do Bộ, ngành, địa phương, thành phần kinh tế khác xây dựng trên địa bàn địa phương 
Do các Sở tương ứng tổ chức thẩm định tương tự như dự án nhóm A. 
4 
Công trình được lập BCKTKT: 
 Công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước có mức vốn > 500 tr.đồng 
 Công trình sử dụng vốn khác và các công trình còn lại 
 Do các Sở tương ứng khi thẩm định thiết kế cơ sở thẩm định. 
 Do chủ đầu tư tự thẩm định.
16 
* Phê duyệt dự án: 
 Đối với dự án quan trọng quốc gia thì do Thủ tướng chính phủ quyết định đầu tư. 
 Đối với dự án nhóm A, B, C sử dụng vốn ngân sách: 
 Bộ trưởng, hoặc thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ, hoặc chủ tịch UBND tỉnh có trách nhiệm ra quyết định đầu tư. 
 Bộ trưởng và chủ tịch UBND tỉnh được phép uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp. 
 Chủ tịch UBND cấp huyện, xã được quyết định đầu tư các dự án thuộc ngân sách địa phương sau khi đã thông qua HĐND cùng cấp. 
 Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà UBND tỉnh quy định cho chủ tịch UBND cấp huyện, xã được quyết định đầu tư các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên. 
 Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác, chủ đầu tư tự quyết định và chịu trách nhiệm. 
 Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng thì tổ chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và trả nợ để chấp thuận cho vay hoặc không cho vay. 
d) Quản lý lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình: 
* Quản lý các bước thiết kế xây dựng công trình: 
Tuỳ theo tính chất và quy mô công trình, người ta có thể phân chia các bước thiết kế như sau: 
- Loại công trình thiết kế 3 bước: Là những công trình thuộc cấp I, cấp đặc biệt, được thực hiện theo trình tự sau: 
+ Thiết kế cơ sở: được lập cùng với dự án đầu tư xây dựng công trình, kèm theo là phải lập tổng mức đầu tư của dự án. 
+ Thiết kế kỹ thuật: lập ở giai đoạn thực hiện đầu tư, sau khi dự án được phê duyệt phải lập dự toán xây dựng công trình. 
+ Thiết kế bản vẽ thi công: thiết kế bản vẽ chi tiết được sử dụng để hướng dẫn thi công trên công trường. 
- Loại công trình thiết kế 2 bước: Là những công trình thuộc cấp II, III, IV, các bước thiết kế gồm: 
+ Thiết kế cơ sở 
+ Thiết kế bản vẽ thi công 
- Loại công trình thiết kế 1 bước: Là những công trình thuộc đối tượng được phép chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật. Bước thiết kế đó là thiết kế bản vẽ thi công, được lập đồng thời với báo cáo kinh tế kỹ thuật của công trình. 
* Quản lý thẩm định, phê duyệt thiết kế: 
Thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán: Chủ đầu tư tự tổ chức việc thẩm định, phê duyệt.
17 
Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực phải thuê tổ chức tư vấn, cá nhân có đủ điều kiện năng lực tổ chức thẩm tra. 
 Nội dung thẩm định thiết kế: 
 Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở; 
 Sự hợp lý của các giải pháp kết cấu công trình; 
 Sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; 
 Đánh giá mức độ an toàn của công trình; 
 Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; 
 Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng chống cháy nổ. 
 Nội dung thẩm định dự toán, tổng dự toán: 
 Xem xét sự phù hợp của khối lượng theo thiết kế và khối lượng dự toán. 
 Thẩm định tính đúng đắn của việc áp dụng và vận dụng các định mức, đơn giá, các chế độ chính sách có liên quan đến dự toán. 
 Xác định lại giá trị dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để so sánh. 
e) Quản lý cấp phép xây dựng (Điều 89 – Luật xây dựng 2013) 
Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình sau đây: 
 Công trình thuộc bí mật Nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, và công trình nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; 
 Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư; 
 Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công công trình chính ; 
 Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt; 
 Nhà ở thuộc dự án phát triển khu đô thị, dự án phát triển nhà có quy mô 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m2 có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; 
 Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình; 
 Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc ; 
 Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo KT-KT ĐTXD và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
18 
 Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt ; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa 
f) Quản lý lựa chọn nhà thầu trong xây dựng: 
* Các yêu cầu lựa chọn nhà thầu xây dựng: 
 Đáp ứng được hiệu quả của DAĐT XDCT. 
 Chọn được nhà thầu có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề phù hợp, có giá dự thầu hợp lý. 
 Phải khách quan, công khai, công bằng, minh bạch. 
* Các hình thức lựa chọn nhà thầu xây dựng: 
 Đấu thầu rộng rãi 
 Đấu thầu hạn chế 
 Chỉ định thầu. 
 Chào hàng cạnh tranh 
 Mua sắm trực tiếp 
 Tự thực hiện 
 Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt 
 Tham gia thực hiện của cộng đồng 
Hình thức 
Đặc điểm 
Đấu thầu rộng rãi 
- Không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. 
Đấu thầu hạn chế 
- Áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu 
Chỉ định thầu 
- Lựa chọn 1 nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu có hạn mức dưới 500 triệu đồng được áp dụng cho gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; dưới 1 tỷ đồng được áp dụng cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công; dưới 100 triệu đồng được áp dụng cho gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên 
- Các trường hợp áp dụng chỉ định thầu: 
+ Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay; 
+ Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; 
+ Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết
19 
Hình thức 
Đặc điểm 
định khi thấy cần thiết; 
+ Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định 
+ Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình 
Chào hàng cạnh tranh 
- Theo quy trình thông thường, áp dụng đối với gói thầu có giá trị dưới 5 tỷ đồng 
- Theo quy trình rút gọn, áp dụng đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn giá trị dưới 500 triệu đồng, gói thầu xây lắp đơn giản có thiết kế bản vẽ thi công được duyệt dưới 1 tỷ, gói thầu mua sắm thường xuyên dưới 200 triệu đồng 
- Các trường hợp áp dụng chào hàng cạnh tranh: 
+ Gói thầu dịch vụ phi tư vấn, thông dụng, đơn giản; 
+ Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, có sẵn trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng; 
+ Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được duyệt 
Mua sắm trực tiếp 
- Áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác 
- Các trường hợp áp dụng: + Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó; + Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó; + Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó; 
+ Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng. 
Tự thực hiện 
- Áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu 
Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt 
- Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu 
Tham gia thực hiện 
- Cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói
20 
Hình thức 
Đặc điểm 
của cộng đồng 
thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu 
- Các trường hợp áp dụng: 
+ Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; 
+ Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm. 
* Các phương thức đấu thầu: 
Phương thức đấu thầu 
Đặc điểm 
Một giai đoạn một túi hồ sơ 
 Các trường hợp áp dụng: 
+ Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ; 
+ Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; 
+ Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp; 
+ Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa; 
+ Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư. 
 Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính. 
 Việc mở thầu được tiến hành một lần. 
Một giai đoạn hai túi hồ sơ 
 Áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp. 
 Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng biệt. 
 Việc mở thầu được tiến hành hai lần: Đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở sau thời điểm đóng thầu. Nếu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu thì đề xuất về tài chính được mở để đánh giá. 
Hai giai đoạn một túi hồ sơ 
 Áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp. 
 Giai đoạn 1: các nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án
21 
tài chính nhưng chưa có giá dự thầu. 
 Giai đoạn 2: các nhà thầu đã tham gia giai đoạn 1 được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn 2 bao gồm: đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính, trong đó có giá dự thầu và bảo đảm dự thầu. 
Hai giai đoạn hai túi hồ sơ 
 Áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù. 
 Giai đoạn 1: các nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật tài chính riêng biệt. Đề xuất kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu, đề xuất tài chính sẽ được mở ở giai đoạn 2 
 Giai đoạn 2: các nhà thầu đáp ứng yêu cầu giai đoạn 1 được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn 2 bao gồm: đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính tương ứng với nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật. Hồ sơ đề xuất tài chính ở cả 2 giai đoạn sẽ được mở 
g) Quản lý hợp đồng trong xây dựng: 
* Khái niệm hợp đồng xây dựng: 
Là các văn bản được ký kết giữa các bên phù hợp với pháp luật được xác lập để thực hiện các hoạt động xây dựng. 
Hợp đồng luôn là căn cứ pháp lý quan trọng nhất để giải quyết quan hệ kinh tế và trách nhiệm giữa các bên tham gia hợp đồng. 
* Nội dung chủ yếu của hợp đồng: 
 Nội dung công việc phải thực hiện: tên công việc, phạm vi công việc. 
 Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật của công việc, quy phạm về chất lượng, tiêu chí đánh giá chất lượng. 
 Thời gian và tiến độ thực hiện công việc. 
 Các điều kiện về nghiệm thu, bàn giao. 
 Giá cả và phương thức thanh toán. 
 Thời hạn bảo hành công trình. 
 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. 
 Các thoả thuận khác. 
 Xác định rõ ngôn ngữ được sử dụng trong hợp đồng. 
* Các phương thức thanh toán hợp đồng xây dựng: 
Việc thanh toán giá hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên tham gia hợp đồng đã ký kết. Số lần thanh toán, giai đoạn
22 
thanh toán, thời điểm thanh toán và điều kiện thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng. (Nghị đinh 48/2010/NĐ-CP về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng, Nghị đinh 207/2013/NĐ-CP về Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị đinh 48/2010/NĐ-CP) 
Loại hợp đồng 
Thực hiện việc thanh toán 
Hợp đồng trọn gói 
- Là loại hợp đồng cơ bản 
- Có giá cố định trong suốt quá trình thực hiện 
- Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói 
- Thanh toán được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng theo tỷ lệ (%) giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc hoàn thành tương ứng với các giai đoạn thanh toán được ghi trong hợp đồng sau khi đã có hồ sơ thanh toán được kiểm tra, xác nhận của bên giao thầu. 
Hợp đồng theo đơn giá cố định 
- Có đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc hợp đồng 
- Nhà thầu được thanh toán theo theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá cố định trong hợp đồng. 
Hợp đồng theo giá điều chỉnh 
- Có đơn giá có thể điều chỉnh căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng đối với nội dung công việc hợp đồng 
- Nhà thầu được thanh toán theo theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá cố định trong hợp đồng. 
- Không điều chỉnh đơn giá cho các khối lượng công việc trong hợp đồng tương ứng với số tiền tạm ứng hợp đồng 
Hợp đồng theo thời gian và tỷ lệ (%) 
- Áp dụng cho gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. 
- Giá hợp đồng được tính trên cơ sở thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ và các khoản chi phí ngoài thù lao. 
- Nhà thầu được thanh toán theo thời gian làm việc thực tế trên cơ sở mức thù lao tương ứng với các chức danh và công việc ghi trong hợp đồng 
h) Quản lý thi công – quản lý bảo hành và sự cố công trình: 
* Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình: 
 Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công. Tiến độ thi công phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt.
23 
 Công trình có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ phải được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm. 
 Nhà thầu thi công có nghĩa vụ lập tiến độ thi công chi tiết. 
 Chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công. 
Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để đưa ra quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án. 
 Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở bảo đảm chất lượng công trình. 
* Quản lý khối lượng thi công xây dựng: 
 Việc thi công phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế được duyệt. 
 Khối lượng thi công được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng. 
 Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý. Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định. 
Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình. 
 Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán. 
* Quản lý bảo hành công trình xây dựng: 
 Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm bảo hành công trình, nhà thầu cung ứng có trách nhiệm bảo hành thiết bị của công trình. 
 Thời hạn bảo hành không ít hơn 24 tháng đối với công trình đặc biệt và cấp I; không ít hơn 12 tháng đối với công trình cấp còn lại. 
 Mức tiền giữ lại để bảo hành (Nghị đinh 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 của Chính Phủ về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng – Khoản 2, điều 45 quy định): 
 3% giá trị hợp đồng đối với công trình cấp đặc biệt và cấp I. 
 5% giá trị hợp đồng đối với công trình cấp còn lại. 
Tiền giữ lại để bảo hành do chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận theo lãi suất của ngân hàng.

More Related Content

What's hot

Những nội dung mới Nghị định 06/2021/NĐ-CP về quản lý chất lượng, thi công xâ...
Những nội dung mới Nghị định 06/2021/NĐ-CP về quản lý chất lượng, thi công xâ...Những nội dung mới Nghị định 06/2021/NĐ-CP về quản lý chất lượng, thi công xâ...
Những nội dung mới Nghị định 06/2021/NĐ-CP về quản lý chất lượng, thi công xâ...XDADutoan
 
Nghi dinh 71 chuyen nhuong bat dong san
Nghi dinh 71 chuyen nhuong bat dong sanNghi dinh 71 chuyen nhuong bat dong san
Nghi dinh 71 chuyen nhuong bat dong sanFAFACO
 
Thong tu-16-huong-dan-thuc-hien-nghi-dinh-71-chuyen-nhuong-bat-dong-san
Thong tu-16-huong-dan-thuc-hien-nghi-dinh-71-chuyen-nhuong-bat-dong-sanThong tu-16-huong-dan-thuc-hien-nghi-dinh-71-chuyen-nhuong-bat-dong-san
Thong tu-16-huong-dan-thuc-hien-nghi-dinh-71-chuyen-nhuong-bat-dong-sanFAFACO
 
Luat xay dung_50_2014_qh13
Luat xay dung_50_2014_qh13Luat xay dung_50_2014_qh13
Luat xay dung_50_2014_qh13Ttx Love
 
Bxd 1161 qd-bxd-15102015_suat von dau tu xdct
Bxd 1161 qd-bxd-15102015_suat von dau tu  xdctBxd 1161 qd-bxd-15102015_suat von dau tu  xdct
Bxd 1161 qd-bxd-15102015_suat von dau tu xdctdatmoi
 
12 2009 nd-cp_85068
12 2009 nd-cp_8506812 2009 nd-cp_85068
12 2009 nd-cp_85068suuvuclc
 
Nghị định 71
Nghị định 71Nghị định 71
Nghị định 71RELand.,Ltd
 
Thong tu 03 2009-bxd quy dinh chi tiet n§12
Thong tu 03 2009-bxd quy dinh chi tiet n§12Thong tu 03 2009-bxd quy dinh chi tiet n§12
Thong tu 03 2009-bxd quy dinh chi tiet n§12Hà Nguyễn
 
Nghi dinh-71
Nghi dinh-71Nghi dinh-71
Nghi dinh-71datnen365
 
Luật Xây dựng năm 2014 của Quốc hội, số 50/2014/QH13
Luật Xây dựng năm 2014 của Quốc hội, số 50/2014/QH13Luật Xây dựng năm 2014 của Quốc hội, số 50/2014/QH13
Luật Xây dựng năm 2014 của Quốc hội, số 50/2014/QH13LuatVietnam
 
Xây dựng cơ sở nghiền sàng, chế biến sạn kết, sỏi kết, làm VLXD tỉnh Quảng Ni...
Xây dựng cơ sở nghiền sàng, chế biến sạn kết, sỏi kết, làm VLXD tỉnh Quảng Ni...Xây dựng cơ sở nghiền sàng, chế biến sạn kết, sỏi kết, làm VLXD tỉnh Quảng Ni...
Xây dựng cơ sở nghiền sàng, chế biến sạn kết, sỏi kết, làm VLXD tỉnh Quảng Ni...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Đăng powerpoint demo đây
Đăng powerpoint demo đâyĐăng powerpoint demo đây
Đăng powerpoint demo đâyBloom Fashḭon
 
Luat quy hoach_do_thi_2009
Luat quy hoach_do_thi_2009Luat quy hoach_do_thi_2009
Luat quy hoach_do_thi_2009Hotland.vn
 
Bxd 977 qd-bxd-30072014.signed
Bxd 977 qd-bxd-30072014.signedBxd 977 qd-bxd-30072014.signed
Bxd 977 qd-bxd-30072014.signedMèo Hoang
 

What's hot (17)

Những nội dung mới Nghị định 06/2021/NĐ-CP về quản lý chất lượng, thi công xâ...
Những nội dung mới Nghị định 06/2021/NĐ-CP về quản lý chất lượng, thi công xâ...Những nội dung mới Nghị định 06/2021/NĐ-CP về quản lý chất lượng, thi công xâ...
Những nội dung mới Nghị định 06/2021/NĐ-CP về quản lý chất lượng, thi công xâ...
 
Nghi dinh 71 chuyen nhuong bat dong san
Nghi dinh 71 chuyen nhuong bat dong sanNghi dinh 71 chuyen nhuong bat dong san
Nghi dinh 71 chuyen nhuong bat dong san
 
Thong tu-16-huong-dan-thuc-hien-nghi-dinh-71-chuyen-nhuong-bat-dong-san
Thong tu-16-huong-dan-thuc-hien-nghi-dinh-71-chuyen-nhuong-bat-dong-sanThong tu-16-huong-dan-thuc-hien-nghi-dinh-71-chuyen-nhuong-bat-dong-san
Thong tu-16-huong-dan-thuc-hien-nghi-dinh-71-chuyen-nhuong-bat-dong-san
 
luật xây dựng 2014
luật xây dựng 2014	luật xây dựng 2014
luật xây dựng 2014
 
Luat xay dung_50_2014_qh13
Luat xay dung_50_2014_qh13Luat xay dung_50_2014_qh13
Luat xay dung_50_2014_qh13
 
Bxd 1161 qd-bxd-15102015_suat von dau tu xdct
Bxd 1161 qd-bxd-15102015_suat von dau tu  xdctBxd 1161 qd-bxd-15102015_suat von dau tu  xdct
Bxd 1161 qd-bxd-15102015_suat von dau tu xdct
 
12 2009 nd-cp_85068
12 2009 nd-cp_8506812 2009 nd-cp_85068
12 2009 nd-cp_85068
 
Nghị định 71
Nghị định 71Nghị định 71
Nghị định 71
 
Thong tu 03 2009-bxd quy dinh chi tiet n§12
Thong tu 03 2009-bxd quy dinh chi tiet n§12Thong tu 03 2009-bxd quy dinh chi tiet n§12
Thong tu 03 2009-bxd quy dinh chi tiet n§12
 
Nghi dinh-71
Nghi dinh-71Nghi dinh-71
Nghi dinh-71
 
Luật Xây dựng năm 2014 của Quốc hội, số 50/2014/QH13
Luật Xây dựng năm 2014 của Quốc hội, số 50/2014/QH13Luật Xây dựng năm 2014 của Quốc hội, số 50/2014/QH13
Luật Xây dựng năm 2014 của Quốc hội, số 50/2014/QH13
 
Đề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M11 –N11 tỉnh Lạng Sơn
Đề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M11 –N11 tỉnh Lạng SơnĐề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M11 –N11 tỉnh Lạng Sơn
Đề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M11 –N11 tỉnh Lạng Sơn
 
Xây dựng cơ sở nghiền sàng, chế biến sạn kết, sỏi kết, làm VLXD tỉnh Quảng Ni...
Xây dựng cơ sở nghiền sàng, chế biến sạn kết, sỏi kết, làm VLXD tỉnh Quảng Ni...Xây dựng cơ sở nghiền sàng, chế biến sạn kết, sỏi kết, làm VLXD tỉnh Quảng Ni...
Xây dựng cơ sở nghiền sàng, chế biến sạn kết, sỏi kết, làm VLXD tỉnh Quảng Ni...
 
411 qd bxd
411 qd bxd411 qd bxd
411 qd bxd
 
Đăng powerpoint demo đây
Đăng powerpoint demo đâyĐăng powerpoint demo đây
Đăng powerpoint demo đây
 
Luat quy hoach_do_thi_2009
Luat quy hoach_do_thi_2009Luat quy hoach_do_thi_2009
Luat quy hoach_do_thi_2009
 
Bxd 977 qd-bxd-30072014.signed
Bxd 977 qd-bxd-30072014.signedBxd 977 qd-bxd-30072014.signed
Bxd 977 qd-bxd-30072014.signed
 

Similar to C2 quan ly nn ve xd

C1 ktxd trong nen ktqd
C1 ktxd trong nen ktqdC1 ktxd trong nen ktqd
C1 ktxd trong nen ktqdQuang Nguyễn
 
Chương 1 - Kiểm toán XDCB và NS (1).pdf
Chương 1 - Kiểm toán XDCB và NS (1).pdfChương 1 - Kiểm toán XDCB và NS (1).pdf
Chương 1 - Kiểm toán XDCB và NS (1).pdfNguyenThuyLinh48
 
Giáo Trình Học Chỉ Huy Trưởng Công Trình
Giáo Trình Học Chỉ Huy Trưởng Công TrìnhGiáo Trình Học Chỉ Huy Trưởng Công Trình
Giáo Trình Học Chỉ Huy Trưởng Công Trìnhvisaolac
 
Nghi dinh 15 2015 ve doi tac dau tu
Nghi dinh 15 2015 ve doi tac dau tuNghi dinh 15 2015 ve doi tac dau tu
Nghi dinh 15 2015 ve doi tac dau tuHung Nguyen
 
Bai giang-nguyen-ly-kinh-te-va-quan-ly-xay-dung-pgs.-luong-duc-long
Bai giang-nguyen-ly-kinh-te-va-quan-ly-xay-dung-pgs.-luong-duc-longBai giang-nguyen-ly-kinh-te-va-quan-ly-xay-dung-pgs.-luong-duc-long
Bai giang-nguyen-ly-kinh-te-va-quan-ly-xay-dung-pgs.-luong-duc-longtinh vo
 
2011 tt btc 19 quyet toan du an von nha nuoc
2011 tt btc 19 quyet toan du an von nha nuoc2011 tt btc 19 quyet toan du an von nha nuoc
2011 tt btc 19 quyet toan du an von nha nuocta_la_ta_157
 
108.2009.nd cp
108.2009.nd cp108.2009.nd cp
108.2009.nd cpHotland.vn
 
Bài thuyết trình Phân tích chính sách_Nghị định đầu tư hợp tác công tư PPP_ed...
Bài thuyết trình Phân tích chính sách_Nghị định đầu tư hợp tác công tư PPP_ed...Bài thuyết trình Phân tích chính sách_Nghị định đầu tư hợp tác công tư PPP_ed...
Bài thuyết trình Phân tích chính sách_Nghị định đầu tư hợp tác công tư PPP_ed...Chinh Tran
 
Thong tu 33 - Bo Tai Chinh
Thong tu 33 -  Bo Tai ChinhThong tu 33 -  Bo Tai Chinh
Thong tu 33 - Bo Tai Chinhghostman6789
 
DA_kinh_te_dau_tu.docx
DA_kinh_te_dau_tu.docxDA_kinh_te_dau_tu.docx
DA_kinh_te_dau_tu.docxNghaKiu
 
Tailieu.vncty.com bao-cao-tong-hop-ve-cong-ty-cp-tu-van-ha
Tailieu.vncty.com   bao-cao-tong-hop-ve-cong-ty-cp-tu-van-haTailieu.vncty.com   bao-cao-tong-hop-ve-cong-ty-cp-tu-van-ha
Tailieu.vncty.com bao-cao-tong-hop-ve-cong-ty-cp-tu-van-haTrần Đức Anh
 

Similar to C2 quan ly nn ve xd (20)

C1 ktxd trong nen ktqd
C1 ktxd trong nen ktqdC1 ktxd trong nen ktqd
C1 ktxd trong nen ktqd
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án...Luận văn: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án...
 
Nghị định số 12
Nghị định số 12Nghị định số 12
Nghị định số 12
 
Chương 1 - Kiểm toán XDCB và NS (1).pdf
Chương 1 - Kiểm toán XDCB và NS (1).pdfChương 1 - Kiểm toán XDCB và NS (1).pdf
Chương 1 - Kiểm toán XDCB và NS (1).pdf
 
Lut_Xay_Dng_2014.doc
Lut_Xay_Dng_2014.docLut_Xay_Dng_2014.doc
Lut_Xay_Dng_2014.doc
 
mẫu tờ trình
mẫu tờ trìnhmẫu tờ trình
mẫu tờ trình
 
Giáo Trình Học Chỉ Huy Trưởng Công Trình
Giáo Trình Học Chỉ Huy Trưởng Công TrìnhGiáo Trình Học Chỉ Huy Trưởng Công Trình
Giáo Trình Học Chỉ Huy Trưởng Công Trình
 
Nghi dinh 15 2015 ve doi tac dau tu
Nghi dinh 15 2015 ve doi tac dau tuNghi dinh 15 2015 ve doi tac dau tu
Nghi dinh 15 2015 ve doi tac dau tu
 
Bai giang-nguyen-ly-kinh-te-va-quan-ly-xay-dung-pgs.-luong-duc-long
Bai giang-nguyen-ly-kinh-te-va-quan-ly-xay-dung-pgs.-luong-duc-longBai giang-nguyen-ly-kinh-te-va-quan-ly-xay-dung-pgs.-luong-duc-long
Bai giang-nguyen-ly-kinh-te-va-quan-ly-xay-dung-pgs.-luong-duc-long
 
Đề tài: Đầu tư xây dựng các công trình tại Hà Tĩnh bằng vốn Ngân sách
Đề tài: Đầu tư xây dựng các công trình tại Hà Tĩnh bằng vốn Ngân sáchĐề tài: Đầu tư xây dựng các công trình tại Hà Tĩnh bằng vốn Ngân sách
Đề tài: Đầu tư xây dựng các công trình tại Hà Tĩnh bằng vốn Ngân sách
 
c1.pdf
c1.pdfc1.pdf
c1.pdf
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, 9 ĐIỂM
 
2011 tt btc 19 quyet toan du an von nha nuoc
2011 tt btc 19 quyet toan du an von nha nuoc2011 tt btc 19 quyet toan du an von nha nuoc
2011 tt btc 19 quyet toan du an von nha nuoc
 
108.2009.nd cp
108.2009.nd cp108.2009.nd cp
108.2009.nd cp
 
Bài thuyết trình Phân tích chính sách_Nghị định đầu tư hợp tác công tư PPP_ed...
Bài thuyết trình Phân tích chính sách_Nghị định đầu tư hợp tác công tư PPP_ed...Bài thuyết trình Phân tích chính sách_Nghị định đầu tư hợp tác công tư PPP_ed...
Bài thuyết trình Phân tích chính sách_Nghị định đầu tư hợp tác công tư PPP_ed...
 
Đề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M10 – N10 tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M10 – N10 tỉnh Hưng YênĐề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M10 – N10 tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M10 – N10 tỉnh Hưng Yên
 
Thong tu 33 - Bo Tai Chinh
Thong tu 33 -  Bo Tai ChinhThong tu 33 -  Bo Tai Chinh
Thong tu 33 - Bo Tai Chinh
 
DA_kinh_te_dau_tu.docx
DA_kinh_te_dau_tu.docxDA_kinh_te_dau_tu.docx
DA_kinh_te_dau_tu.docx
 
Tailieu.vncty.com bao-cao-tong-hop-ve-cong-ty-cp-tu-van-ha
Tailieu.vncty.com   bao-cao-tong-hop-ve-cong-ty-cp-tu-van-haTailieu.vncty.com   bao-cao-tong-hop-ve-cong-ty-cp-tu-van-ha
Tailieu.vncty.com bao-cao-tong-hop-ve-cong-ty-cp-tu-van-ha
 
38.2009.qh12
38.2009.qh1238.2009.qh12
38.2009.qh12
 

More from Quang Nguyễn

C4 van de kinh te trong thiet ke xd
C4 van de kinh te trong thiet ke xdC4 van de kinh te trong thiet ke xd
C4 van de kinh te trong thiet ke xdQuang Nguyễn
 
C3 van de co ban ve kinh te trong dtxd
C3 van de co ban ve kinh te trong dtxdC3 van de co ban ve kinh te trong dtxd
C3 van de co ban ve kinh te trong dtxdQuang Nguyễn
 
Site%20 installation %20final_20070219
Site%20 installation %20final_20070219Site%20 installation %20final_20070219
Site%20 installation %20final_20070219Quang Nguyễn
 
Gioi thieu tam san bubble deck
Gioi thieu tam san bubble deckGioi thieu tam san bubble deck
Gioi thieu tam san bubble deckQuang Nguyễn
 

More from Quang Nguyễn (9)

BG KINH TE XAY DUNG
BG KINH TE XAY DUNGBG KINH TE XAY DUNG
BG KINH TE XAY DUNG
 
C6 dgspxd
C6 dgspxdC6 dgspxd
C6 dgspxd
 
C5 cung ung vtu
C5 cung ung vtuC5 cung ung vtu
C5 cung ung vtu
 
C4 van de kinh te trong thiet ke xd
C4 van de kinh te trong thiet ke xdC4 van de kinh te trong thiet ke xd
C4 van de kinh te trong thiet ke xd
 
C3 van de co ban ve kinh te trong dtxd
C3 van de co ban ve kinh te trong dtxdC3 van de co ban ve kinh te trong dtxd
C3 van de co ban ve kinh te trong dtxd
 
Bai tap c 3
Bai tap c 3Bai tap c 3
Bai tap c 3
 
Site%20 installation %20final_20070219
Site%20 installation %20final_20070219Site%20 installation %20final_20070219
Site%20 installation %20final_20070219
 
Gioi thieu tam san bubble deck
Gioi thieu tam san bubble deckGioi thieu tam san bubble deck
Gioi thieu tam san bubble deck
 
Intro bdv
Intro bdvIntro bdv
Intro bdv
 

C2 quan ly nn ve xd

  • 1. 7 CHƯƠNG 2 - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG 2.1. Vai trò quản lý nhà nước đối với xây dựng: Ngành xây dựng là một ngành kinh tế lớn trong nền kinh tế quốc dân, do đó bắt buộc phải có sự quản lý của nhà nước. Hoạt động xây dựng là hoạt động quan trọng của xã hội có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của xã hội và của nền kinh tế. Do đó quản lý nhà nước để đảm bảo phát triển đúng hướng, phát triển cao và hài hoà. Vốn đầu tư của nhà nước lấy từ nguồn vốn ngân sách dùng cho xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư xã hội. Hoạt động đầu tư xây dựng là hoạt động rất phức tạp, liên quan đến lợi ích của toàn dân, lợi ích của nhiều chủ thể khác nhau nên phải tăng cường sự quản lý của nhà nước. Hoạt động đầu tư có liên quan chặt chẽ đến sử dụng đất đai, tài nguyên, môi trường, các di tích lịch sử văn hoá nên đòi hỏi nhà nước phải trực tiếp quản lý. Đầu tư xây dựng ở nước ta hiện nay trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trong đó đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên một cách đáng kể, do đó phải tăng cường vai trò quản lý của nhà nước. 2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với xây dựng: (Luật xây dựng 2014)  Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động xây dựng.  Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng.  Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.  Tổ chức, quản lý thống nhất quy hoạch xây dựng, hoạt động quản lý dự án, thẩm định dự án, thiết kế xây dựng; ban hành, công bố các định mức và giá xây dựng.  Hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng, quản lý năng lực hoạt động xây dựng, quản lý công tác đấu thầu, an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình.  Cấp và thu hồi các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận trong hoạt động đầu tư xây dựng.  Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng.  Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng.  Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng.  Quản lý cung cấp thông tin phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng  Quản lý lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng
  • 2. 8  Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng. 2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với xây dựng:  Đầu tư xây dựng công trình (ĐTXDCT) phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng.  ĐTXDCT phải bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường.  ĐTXDCT phải phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan. Ngoài những nguyên tắc trên thì tuỳ theo từng nguồn vốn sử dụng cho dự án mà quản lý nhà nước đối với dự án còn phải tuân theo quy định sau: Nguồn vốn Quy định Dự án sử dụng vốn ngân sách - Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình ĐTXD từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng. - Người quyết định đầu tư có trách nhiệm bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự án, nhưng không quá 3 năm đối với dự án nhóm C, không quá 5 năm đối với dự án nhóm B. Dự án sử dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của DN nhà nước - Nhà nước quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. - Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo các quy định của pháp luật. Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân - Chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án. Dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau - Các bên góp vốn thoả thuận về phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ phần trăm (%) lớn nhất trong tổng mức đầu tư. 2.4. Công cụ quản lý nhà nước về xây dựng:  Bộ máy quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương:  Quốc hội:  Ban hành các luật có liên quan đến quản lý xây dựng, trong đó có luật xây dựng.  Phê duyệt dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm trong đó có phần vốn đầu tư xây dựng.  Giám sát, thanh tra phân bổ vốn đầu tư cho ngành và địa phương.  Chính phủ:
  • 3. 9  Ban hành và hướng dẫn áp dụng các văn bản pháp quy về xây dựng.  Phê duyệt các dự án đầu tư đặc biệt lớn do quốc hội thông qua chủ trương đầu tư.  Phê duyệt kế hoạch đầu tư của ngành và địa phương để trình quốc hội thông qua.  Giao kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm đến các bộ ngành hoặc địa phương.  Tổ chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động đầu tư xây dựng, giải quyết các khiếu nại, tranh chấp về xây dựng thuộc thẩm quyền của chính phủ.  Bộ xây dựng:  Ban hành và hướng dẫn áp dụng các văn bản pháp quy về quản lý xây dựng do chính phủ phân công.  Xây dựng và quản lý thống nhất hệ thống định mức, đơn giá xây dựng.  Thẩm định dự toán các công trình xây dựng do chính phủ phân công.  Thanh tra, kiểm tra hoạt động xây dựng theo sự phân cấp của chính phủ.  Các bộ, cơ quan ngang bộ: phối hợp với Bộ xây dựng để quản lý nhà nước về xây dựng đối với các công trình xây dựng chuyên ngành.  Uỷ ban nhân dân các cấp: quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của chính phủ.  Chiến lược, kế hoạch và các loại quy hoạch.  Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật:  Hiến pháp  Luật: luật xây dựng 2014, luật đầu tư 2005, luật đấu thầu 2013, luật đất đai 2013, luật doanh nghiệp 2005, luật bảo vệ môi trường 2005, các luật thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp…  Nghị định của chính phủ  Các thông tư (do các bộ ban hành)  Quyết định (do Bộ trưởng, thủ tướng, chủ tịch UBND tỉnh)  Công văn hướng dẫn  Công cụ thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế sử dụng tài nguyên, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu,…  Các doanh nghiệp nhà nước. 2.5. Một số vấn đề về quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng công trình: 2.5.1. Khái niệm, phân loại, phân cấp công trình trong DAĐTXD: a) Khái niệm: Công trình xây dựng là sản phẩm của đầu tư xây dựng được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình được liên kết định vị với đất,
  • 4. 10 có thể gồm cả phần dưới và phần trên mặt đất, phần dưới và trên mặt nước và được xây dựng theo thiết kế. b) Phân loại: Nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về các hoạt động xây dựng, người ta phân loại công trình xây dựng căn cứ vào công năng sử dụng: (Điều 6 - Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về Quản lý chất lượng xây dựng công trình xây dựng) + Công trình dân dụng:  Nhà ở gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ;  Công trình công cộng gồm: công trình giáo dục; công trình y tế; công trình thể thao; công trình văn hóa; công trình thông tin truyền thông, nhà ga; nhà đa năng, khách sạn; trụ sở cơ quan hành chính nhà nước; trụ sở làm việc của các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, các tổ chức hành chính xã hội và tổ chức khác. + Công trình công nghiệp: công trình sản xuất vật liệu xây dựng; công trình khai thác than, quặng; công trình công nghiệp dầu khí; công trình công nghiệp nặng; công trình năng lượng; công trình công nghiệp hóa chất và hóa dầu; công trình công nghiệp nhẹ. + Công trình hạ tầng kỹ thuật: công trình cấp, thoát nước, nhà máy xử lý nước thải, công trình xử lý chất thải, bãi chứa, nhà máy xử lý rác thải, công trình chiếu sáng đô thị. + Công trình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, cầu, hầm, sân bay. + Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: công trình thủy lợi (hồ chứa nước; đập ngăn nước; đê – kè – tường chắn, tràn xã lũ; hệ thống thủy nông); công trình lâm nghiệp diêm nghiệp, thủy sản, chăn nuôi. c) Phân cấp: Việc phân cấp công trình xây dựng để phục vụ cho công tác quản lý của nhà nước, liên quan đến vấn đề xếp hạng, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng, xác định các bước để thiết kế công trình xây dựng, thời hạn bảo hành công trình xây dựng. Bộ xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý công trình chuyên ngành hướng dẫn phân cấp các loại công trình xây dựng. 2.5.2. Khái niệm, phân loại, nội dung DAĐT XDCT: a) Khái niệm: Dự án đầu tư (DAĐT) là tập hợp các đề xuất về việc sử dụng, bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ trong thời gian xác định. Dự án đầu tư xây dựng (DAĐTXD) là tập hợp các đề xuất về công nghệ và kỹ thuật, về kinh tế và xã hội, và về quản lý cho việc bỏ vốn đầu tư xây dựng công trình và vận hành khai thác công trình nhằm đạt được mục tiêu đầu tư đề ra. b) Phân loại:  Theo quy mô và tính chất:
  • 5. 11  Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư.  Dự án nhóm A  Dự án nhóm B  Dự án nhóm C (Phụ lục I – NĐ12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình)  Theo nguồn vốn đầu tư:  Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước  Dự án sử dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư và phát triển của nhà nước.  Dự án sử dụng vốn đầu tư và phát triển của doanh nghiệp nhà nước  Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, vốn nước ngoài hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn. c) Nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình: Tuỳ từng dự án đầu tư chủ đầu tư phải lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hoặc dự án đầu tư xây dựng công trình. Nội dung của từng phần được quy định như sau: 1. Báo cáo đầu tư xây dựng công trình: Nội dung Báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm:  Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn, chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có.  Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng, các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác, dự kiến về địa điểm xây dưng công trình và nhu cầu sử dụng đất.  Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật, các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, phương án giải phóng mặt bằng tái định cư nếu có, các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái, phòng chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng.  Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳ đầu tư nếu có. 2. Dự án đầu tư xây dựng công trình: * Phần thuyết minh của dự án:  Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất kinh doanh; hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.  Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.
  • 6. 12  Các giải pháp thực hiện:  Giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có.  Các phương án thiết kế kiến trúc.  Phương án khai thác và sử dụng lao động.  Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.  Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng, chống cháy nổ và các yêu cầu về an ninh quốc phòng.  Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn; các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án. * Phần thiết kế cơ sở của dự án: gồm phần thuyết minh và bản vẽ.  Phần thuyết minh thiết kế cơ sở:  Đặc điểm tổng mặt bằng, phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; phương án sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ.  Kết cấu chịu lực chính của công trình; phòng chống cháy nổ; bảo vệ môi trường; hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật công trình, sự kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào.  Mô tả đặc điểm tải trọng và các tác động đối với công trình.  Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng.  Phần bản vẽ thiết kế cơ sở:  Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến.  Bản vẽ thể hiện phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc.  Sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ.  Bản vẽ thể hiện kết cấu chịu lực chính của công trình, bản vẽ hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật công trình. 2.5.3. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: a) Nội dung quản lý DAĐTXD: * Nội dung:  Quản lý quá trình chuẩn bị dự án ở giai đoạn nghiên cứu lập dự án, tiến hành đạt được thoả thuận ban đầu: địa điểm, môi trường, phòng chống cháy nổ, cấp điện nước…  Quản lý quá trình lập dự án: tổ chức soạn thảo dự án, thẩm định, đánh giá, phân tích dự án, thẩm định cơ sở dự án.  Quản lý quá trình thực hiện dự án: khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng.
  • 7. 13  Quản lý dự án theo công việc: chất lượng, tiến độ, an toàn lao động và môi trường, quản lý chi phí, quản lý rủi ro. * Quản lý trình tự thủ tục xin phép đầu tư cho dự án: Đối với dự án quan trọng quốc gia thì quốc hội phải thông qua chủ trương đầu tư. Chủ đầu tư phải tổ chức thực hiện để hoàn thành thủ tục sau:  Tổ chức lập báo cáo đầu tư để gửi đến Bộ quản lý ngành.  Bộ quản lý ngành sau khi nhận được báo cáo đầu tư sẽ lập văn bản gửi đến Bộ ngành hoặc địa phương có liên quan để xin ý kiến về dự án. Văn bản xin ý kiến gửi đến gồm:  Bộ kế hoạch đầu tư: xin ý kiến về chủ trương đầu tư của dự án có phù hợp với chủ trương phát triển kế hoạch không.  Bộ tài chính: xin ý kiến về phương án huy động vốn cho dự án.  Các bộ ngành khác có liên quan như về vấn đề sử dụng đất đai, tài nguyên, môi trường, văn hoá lịch sử, an ninh quốc phòng,…  UBND tỉnh, thành phố nơi thực hiện dự án: xin ý kiến về khả năng thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư, địa điểm xây dựng dự án có ảnh hưởng gì đến quy hoạch địa phương không.  Các cơ quan được xin ý kiến phải gửi văn bản trả lời đến Bộ quản lý ngành về các vấn đề nêu trên.  Bộ quản lý ngành tổng hợp các ý kiến và lập văn bản kèm theo toàn bộ văn bản xin ý kiến của bộ ngành địa phương bằng văn bản chính để gửi đến thủ tướng chính phủ.  Thủ tướng chính phủ tổng hợp để trình quốc hội vào kỳ họp phù hợp.  Quốc hội thảo luận và ra nghị quyết, sau đó gửi cho thủ tướng chính phủ xử lý.  Thủ tướng chính phủ gửi văn bản trả lời đến Bộ quản lý ngành.  Bộ quản lý ngành thông báo đến chủ đầu tư. Trình tự trên được biểu diễn qua sơ đồ sau: Quốc hội Thủ tướng chính phủ Bộ quản lý ngành Chủ đầu tư Bộ ngành khác có liên quan Bộ kế hoạch và đầu tư Bộ tài chính UBND cấp tỉnh, thành phố nơi thực hiện dự án 1 3 2 4 7 8 5 6 1 2 3 4 5 6 5 5 7 8
  • 8. 14 b) Các hình thức quản lý DAĐT XDCT: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án Thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án CĐT thành lập ban quản lý dự án của mình, giao nhiệm vụ cho ban quản lý dự án, trách nhiệm, quyền hạn của ban quản lý dự án do CĐT quyết định. Được áp dụng khi CĐT không có đủ điều kiện về năng lực theo quy định. Quan hệ giữa CĐT và tư vấn quản lý dự án là quan hệ hợp đồng, trách nhiệm của tư vấn quản lý dự án được quyết định trong hợp đồng kinh tế giữa CĐT và tư vấn quản lý dự án. c) Quản lý lập, thẩm định, phê duyệt DAĐT XDCT: * Đối tượng công trình phải lập dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật: Đối tượng công trình Lập dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật (BCKTKT)  Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;  Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Lập BCKTKT Loại trừ những công trình được phép không lập dự án mà lập BCKTKT. Lập dự án * Thẩm định dự án:  Phân cấp thẩm định dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật:  Dự án quan trọng quốc gia và các dự án do chính phủ yêu cầu: chính phủ quyết định thành lập hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định.  Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:  Cơ quan cấp Bộ phải tổ chức thẩm định dự án do Bộ trưởng quyết định đầu tư và nơi tổ chức thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư.  UBND tỉnh tổ chức thẩm định dự án do tỉnh quyết định đầu tư, nơi tổ chức thẩm định là sở kế hoạch và đầu tư.  UBND cấp huyện và xã tổ chức thẩm định dự án do huyện và xã quyết định đầu tư, nơi tổ chức thẩm định là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách trực thuộc người quyết định đầu tư.
  • 9. 15  Đối với các dự án khác: người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức thẩm định dự án.  Nội dung thẩm định:  Sự phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng.  Thẩm định nội dung dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật  Sự phù hợp của dự án với báo cáo đầu tư đã phê duyệt (nếu có)  Sự phù hợp thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công với quy hoạch xây dựng, quy mô xây dựng, cấp hạng công trình, giải pháp công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng; sự phù hợp về số liệu sử dụng trong thiết kế và sự phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của dự án.  Sự phù hợp thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công so với phương án kiến trúc đã lựa chọn khi thi tuyển phương án kiến trúc (nếu có).  Tính hợp lý của giải pháp thiết kế và sử dụng vật liệu, kết cấu xây dựng.  Thẩm định điều kiện năng lực hoạt động và hành nghề của tổ chức hoặc cá nhân lập dự án và thiết kế.  Thẩm định thiết kế cơ sở và bản vẽ thi công: STT Đối tượng cần thẩm định Thẩm quyền thẩm định thiết kế 1 Dự án quan trọng quốc gia Hội đồng thẩm định nhà nước về dự án đầu tư do Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập tuỳ theo tính chất dự án. 2 Dự án quy mô nhóm A:  DAĐT XDCT công nghiệp  DAĐT XDCT thuỷ lợi, đê điều  DAĐT XDCT giao thông vận tải  Công trình công nghiệp, dân dụng, hạ tầng kỹ thuật đô thị (trừ công trình công nghiệp của Bộ Công nghiệp)  Bộ Công nghiệp.  Bộ NN & PTNT.  Bộ Giao thông vận tải.  Bộ Xây dựng. 3 Dự án quy mô nhóm B, C do Bộ, ngành, địa phương, thành phần kinh tế khác xây dựng trên địa bàn địa phương Do các Sở tương ứng tổ chức thẩm định tương tự như dự án nhóm A. 4 Công trình được lập BCKTKT:  Công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước có mức vốn > 500 tr.đồng  Công trình sử dụng vốn khác và các công trình còn lại  Do các Sở tương ứng khi thẩm định thiết kế cơ sở thẩm định.  Do chủ đầu tư tự thẩm định.
  • 10. 16 * Phê duyệt dự án:  Đối với dự án quan trọng quốc gia thì do Thủ tướng chính phủ quyết định đầu tư.  Đối với dự án nhóm A, B, C sử dụng vốn ngân sách:  Bộ trưởng, hoặc thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ, hoặc chủ tịch UBND tỉnh có trách nhiệm ra quyết định đầu tư.  Bộ trưởng và chủ tịch UBND tỉnh được phép uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp.  Chủ tịch UBND cấp huyện, xã được quyết định đầu tư các dự án thuộc ngân sách địa phương sau khi đã thông qua HĐND cùng cấp.  Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà UBND tỉnh quy định cho chủ tịch UBND cấp huyện, xã được quyết định đầu tư các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên.  Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác, chủ đầu tư tự quyết định và chịu trách nhiệm.  Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng thì tổ chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và trả nợ để chấp thuận cho vay hoặc không cho vay. d) Quản lý lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình: * Quản lý các bước thiết kế xây dựng công trình: Tuỳ theo tính chất và quy mô công trình, người ta có thể phân chia các bước thiết kế như sau: - Loại công trình thiết kế 3 bước: Là những công trình thuộc cấp I, cấp đặc biệt, được thực hiện theo trình tự sau: + Thiết kế cơ sở: được lập cùng với dự án đầu tư xây dựng công trình, kèm theo là phải lập tổng mức đầu tư của dự án. + Thiết kế kỹ thuật: lập ở giai đoạn thực hiện đầu tư, sau khi dự án được phê duyệt phải lập dự toán xây dựng công trình. + Thiết kế bản vẽ thi công: thiết kế bản vẽ chi tiết được sử dụng để hướng dẫn thi công trên công trường. - Loại công trình thiết kế 2 bước: Là những công trình thuộc cấp II, III, IV, các bước thiết kế gồm: + Thiết kế cơ sở + Thiết kế bản vẽ thi công - Loại công trình thiết kế 1 bước: Là những công trình thuộc đối tượng được phép chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật. Bước thiết kế đó là thiết kế bản vẽ thi công, được lập đồng thời với báo cáo kinh tế kỹ thuật của công trình. * Quản lý thẩm định, phê duyệt thiết kế: Thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán: Chủ đầu tư tự tổ chức việc thẩm định, phê duyệt.
  • 11. 17 Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực phải thuê tổ chức tư vấn, cá nhân có đủ điều kiện năng lực tổ chức thẩm tra.  Nội dung thẩm định thiết kế:  Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở;  Sự hợp lý của các giải pháp kết cấu công trình;  Sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;  Đánh giá mức độ an toàn của công trình;  Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;  Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng chống cháy nổ.  Nội dung thẩm định dự toán, tổng dự toán:  Xem xét sự phù hợp của khối lượng theo thiết kế và khối lượng dự toán.  Thẩm định tính đúng đắn của việc áp dụng và vận dụng các định mức, đơn giá, các chế độ chính sách có liên quan đến dự toán.  Xác định lại giá trị dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để so sánh. e) Quản lý cấp phép xây dựng (Điều 89 – Luật xây dựng 2013) Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình sau đây:  Công trình thuộc bí mật Nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, và công trình nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;  Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;  Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công công trình chính ;  Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt;  Nhà ở thuộc dự án phát triển khu đô thị, dự án phát triển nhà có quy mô 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m2 có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;  Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình;  Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc ;  Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo KT-KT ĐTXD và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
  • 12. 18  Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt ; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa f) Quản lý lựa chọn nhà thầu trong xây dựng: * Các yêu cầu lựa chọn nhà thầu xây dựng:  Đáp ứng được hiệu quả của DAĐT XDCT.  Chọn được nhà thầu có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề phù hợp, có giá dự thầu hợp lý.  Phải khách quan, công khai, công bằng, minh bạch. * Các hình thức lựa chọn nhà thầu xây dựng:  Đấu thầu rộng rãi  Đấu thầu hạn chế  Chỉ định thầu.  Chào hàng cạnh tranh  Mua sắm trực tiếp  Tự thực hiện  Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt  Tham gia thực hiện của cộng đồng Hình thức Đặc điểm Đấu thầu rộng rãi - Không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Đấu thầu hạn chế - Áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu Chỉ định thầu - Lựa chọn 1 nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu có hạn mức dưới 500 triệu đồng được áp dụng cho gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; dưới 1 tỷ đồng được áp dụng cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công; dưới 100 triệu đồng được áp dụng cho gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên - Các trường hợp áp dụng chỉ định thầu: + Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay; + Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; + Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết
  • 13. 19 Hình thức Đặc điểm định khi thấy cần thiết; + Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định + Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình Chào hàng cạnh tranh - Theo quy trình thông thường, áp dụng đối với gói thầu có giá trị dưới 5 tỷ đồng - Theo quy trình rút gọn, áp dụng đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn giá trị dưới 500 triệu đồng, gói thầu xây lắp đơn giản có thiết kế bản vẽ thi công được duyệt dưới 1 tỷ, gói thầu mua sắm thường xuyên dưới 200 triệu đồng - Các trường hợp áp dụng chào hàng cạnh tranh: + Gói thầu dịch vụ phi tư vấn, thông dụng, đơn giản; + Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, có sẵn trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng; + Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được duyệt Mua sắm trực tiếp - Áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác - Các trường hợp áp dụng: + Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó; + Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó; + Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó; + Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng. Tự thực hiện - Áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt - Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu Tham gia thực hiện - Cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói
  • 14. 20 Hình thức Đặc điểm của cộng đồng thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu - Các trường hợp áp dụng: + Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; + Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm. * Các phương thức đấu thầu: Phương thức đấu thầu Đặc điểm Một giai đoạn một túi hồ sơ  Các trường hợp áp dụng: + Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ; + Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; + Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp; + Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa; + Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.  Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính.  Việc mở thầu được tiến hành một lần. Một giai đoạn hai túi hồ sơ  Áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp.  Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng biệt.  Việc mở thầu được tiến hành hai lần: Đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở sau thời điểm đóng thầu. Nếu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu thì đề xuất về tài chính được mở để đánh giá. Hai giai đoạn một túi hồ sơ  Áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp.  Giai đoạn 1: các nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án
  • 15. 21 tài chính nhưng chưa có giá dự thầu.  Giai đoạn 2: các nhà thầu đã tham gia giai đoạn 1 được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn 2 bao gồm: đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính, trong đó có giá dự thầu và bảo đảm dự thầu. Hai giai đoạn hai túi hồ sơ  Áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù.  Giai đoạn 1: các nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật tài chính riêng biệt. Đề xuất kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu, đề xuất tài chính sẽ được mở ở giai đoạn 2  Giai đoạn 2: các nhà thầu đáp ứng yêu cầu giai đoạn 1 được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn 2 bao gồm: đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính tương ứng với nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật. Hồ sơ đề xuất tài chính ở cả 2 giai đoạn sẽ được mở g) Quản lý hợp đồng trong xây dựng: * Khái niệm hợp đồng xây dựng: Là các văn bản được ký kết giữa các bên phù hợp với pháp luật được xác lập để thực hiện các hoạt động xây dựng. Hợp đồng luôn là căn cứ pháp lý quan trọng nhất để giải quyết quan hệ kinh tế và trách nhiệm giữa các bên tham gia hợp đồng. * Nội dung chủ yếu của hợp đồng:  Nội dung công việc phải thực hiện: tên công việc, phạm vi công việc.  Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật của công việc, quy phạm về chất lượng, tiêu chí đánh giá chất lượng.  Thời gian và tiến độ thực hiện công việc.  Các điều kiện về nghiệm thu, bàn giao.  Giá cả và phương thức thanh toán.  Thời hạn bảo hành công trình.  Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.  Các thoả thuận khác.  Xác định rõ ngôn ngữ được sử dụng trong hợp đồng. * Các phương thức thanh toán hợp đồng xây dựng: Việc thanh toán giá hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên tham gia hợp đồng đã ký kết. Số lần thanh toán, giai đoạn
  • 16. 22 thanh toán, thời điểm thanh toán và điều kiện thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng. (Nghị đinh 48/2010/NĐ-CP về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng, Nghị đinh 207/2013/NĐ-CP về Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị đinh 48/2010/NĐ-CP) Loại hợp đồng Thực hiện việc thanh toán Hợp đồng trọn gói - Là loại hợp đồng cơ bản - Có giá cố định trong suốt quá trình thực hiện - Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói - Thanh toán được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng theo tỷ lệ (%) giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc hoàn thành tương ứng với các giai đoạn thanh toán được ghi trong hợp đồng sau khi đã có hồ sơ thanh toán được kiểm tra, xác nhận của bên giao thầu. Hợp đồng theo đơn giá cố định - Có đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc hợp đồng - Nhà thầu được thanh toán theo theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá cố định trong hợp đồng. Hợp đồng theo giá điều chỉnh - Có đơn giá có thể điều chỉnh căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng đối với nội dung công việc hợp đồng - Nhà thầu được thanh toán theo theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá cố định trong hợp đồng. - Không điều chỉnh đơn giá cho các khối lượng công việc trong hợp đồng tương ứng với số tiền tạm ứng hợp đồng Hợp đồng theo thời gian và tỷ lệ (%) - Áp dụng cho gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. - Giá hợp đồng được tính trên cơ sở thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ và các khoản chi phí ngoài thù lao. - Nhà thầu được thanh toán theo thời gian làm việc thực tế trên cơ sở mức thù lao tương ứng với các chức danh và công việc ghi trong hợp đồng h) Quản lý thi công – quản lý bảo hành và sự cố công trình: * Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình:  Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công. Tiến độ thi công phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt.
  • 17. 23  Công trình có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ phải được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm.  Nhà thầu thi công có nghĩa vụ lập tiến độ thi công chi tiết.  Chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công. Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để đưa ra quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án.  Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở bảo đảm chất lượng công trình. * Quản lý khối lượng thi công xây dựng:  Việc thi công phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế được duyệt.  Khối lượng thi công được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng.  Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý. Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định. Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình.  Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán. * Quản lý bảo hành công trình xây dựng:  Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm bảo hành công trình, nhà thầu cung ứng có trách nhiệm bảo hành thiết bị của công trình.  Thời hạn bảo hành không ít hơn 24 tháng đối với công trình đặc biệt và cấp I; không ít hơn 12 tháng đối với công trình cấp còn lại.  Mức tiền giữ lại để bảo hành (Nghị đinh 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 của Chính Phủ về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng – Khoản 2, điều 45 quy định):  3% giá trị hợp đồng đối với công trình cấp đặc biệt và cấp I.  5% giá trị hợp đồng đối với công trình cấp còn lại. Tiền giữ lại để bảo hành do chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận theo lãi suất của ngân hàng.