SlideShare a Scribd company logo
1 of 94
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc xây dựng đất nước, đổi mới và phát triển toàn diện
nền kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, nhà
nước quản lý nền kinh tế bằng nhiều công cụ khác nhau, một trong những
công cụ quan trọng là tài chính nhà nước bao gồm: NSNN, tín dụng nhà nước
và các quỹ tài chính trung gian.
Ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách xã) là một cấp
ngân sách nằm trong hệ thống NSNN, là ngân sách của chính quyền cơ sở có
tầm quan trọng đặc biệt. Ngân sách xã vừa là phương tiện vật chất bằng tiền,
vừa là công cụ tài chính quan trọng để chính quyền cơ sở thực hiện chức
năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Vì
hoạt động thu chi ngân sách xã gồm nhiều nội dung phong phú, đa dạng luôn
biến động không ngừng theo sự phát triển của kinh tế xã hội. Tuỳ theo từng
thời kỳ, xã được phân thêm các khoản thu chi cho phù hợp với tình hình phát
triển kinh tế xã hội ở xã. Ngân sách xã gắn liền với chính quyền cấp xã, là nơi
trực tiếp quan hệ với dân, trực tiếp tổ chức thực hiện các chủ trương, đường
lối chính sách của Đảng đến với dân, bất cứ một việc làm tốt hay không tốt
đều ảnh hưởng trực tiếp đến người dân. Do vậy ngân sách xã phải được quản
lý, điều hành tốt mới xây dựng, củng cố lòng tin của dân, đảm bảo cho chính
quyền xã hoạt động ổn định, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển ngày càng tốt
hơn. Cho nên kinh tế địa phương thì phải có một NSX đủ mạnh và phù hợp là
một đòi hỏi thiết thực, là một mục tiêu phấn đấu đối với cấp xã. Thu và chi là
hai mảng tồn tại song song trong công tác quản lý NSX. Ngoài việc đảm bảo
các nguồn thu NSX thì việc thực hiện tốt các khoản chi NSX cũng là một
2
công việc rất quan trọng. Vì như thế nên hơn bao giờ hết, tăng cường, hoàn
thiện trong công tác quản lý chi NSX là một nhiệm vụ luôn được quan tâm.
Trong những năm qua chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - tỉnh Quảng
Ninh cũng có những bước tiến đáng ghi nhận nhưng bên cạnh những thành
tựu đạt được, việc quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn đang còn nhiều
tồn tại cần được xem xét và giải quyết. Xuất phát từ những trăn trở với vấn đề
ngân sách xã tại huyện Vân Đồn và từ những kiến thức tôi học được tại Học
Viện Tài Chính và sự chỉ bảo tận tình của các cô Hoàng Thị Thúy Nguyệt,
cùng với sự giúp đỡ của lãnh đạo, cán bộ phòng tài chính - kế hoạch huyện.
Tôi đã quyết định chọn đề tài:" Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân
sách xã ở huyện Vân Đồn- Quảng Ninh" làm luận văn tốt nghiệp.
Mục đích nghiên cứu của đề tài: trên cơ sở những kiến thức đã được
học đề tài đi vào đánh giá thực trạng chi ngân sách xã và công tác quản lý chi
tài chính ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Quảng Ninh. Từ đó đề ra các giải
pháp, kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý chi ngân sách xã ở huyện
Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung đề tài này gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chi ngân sách xã và công tác
quản lý chi ngân sách xã.
Chương 2: Thực trạng quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn -
tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008 - 2010.
Chương 3: Phương hướng và những giải pháp tăng cường quản lý chi
ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh.
Đây tuy không phải là đề tài mới, song cùng với quá trình phát triển
kinh tế của đất nước, công tác quản lý NSNN không ngừng thay đổi nhằm tạo
cơ chế hợp lý phù hợp với tiến trình phát triển như hiện nay. Với kiến thức
3
của một sinh viên về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn còn hạn chế nên không
tránh khỏi những sai sót trong quá trình nhìn nhận, đánh giá các vấn đề. Bản
thân tôi mong được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để tôi có
cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thủy Tiên
4
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI NGÂN SÁCH XÃ VÀ
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ.
1.1 Những vấn đề cơ bản về chi ngân sáchxã
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân sách xã
Ở nước ta, làng xã cổ truyền đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử. Để
đảm bảo cho hoạt động của bộ máy quản lý làng xã và một số nhu cầu cụ thể
khác thì xuất hiện "quỹ làng", "chi tiêu của làng", "phụ thu tạm bổ". Đó cũng
chính là tiền thân của ngân sách xã (NSX).
Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, chính quyền cấp xã cũng có ngân
sách. Nguồn thu của NSX lúc đó chủ yếu dựa vào hoa lợi, công điền, công
thổ. Một phần lấy từ phụ thu lạm bổ trong các thứ thuế do phong kiến, đế
quốc đạt ra và các khoản đóng góp của nhân dân theo hương ước của xã.
Việc chi tiêu ngân sách chủ yếu là chi tạp dịch, lễ bái, chi phí cho các việc
khác của xã và trả thù lao cho các chức sắc trong làng xã. Tuy mỗi thời kỳ có
những tên gọi khác nhau như ngân sách xã, quỹ xã... nhưng về chức năng là
đảm bảo điều kiện vật chất cho xã để thực hiện ba nhiệm vụ:
 Giữ vững an ninh làng xã.
 Quản lý hộ khẩu, quản lý ruộng đất để phục vụ cho việc thu tô,
thu thuế, tạp dịch và điều binh lính.
 Phục vụ các lợi íchcông cộng như đê điều, đường xá, cầu cống
và một số khoản cứu tế xã hội.
Từ sau Cách mạng tháng Tám thành công, cùng với việc thiết lập và tổ
chức ngày càng hoàn chỉnh hệ thống chính quyền cấp xã, ngân sách xã đã
5
từng bước được đổi mới và hoàn thiện. Nhưng do điều kiện chiến tranh và sự
yếu kém, lạc hậu của nền kinh tế, ngân sách xã đã có những thời điểm hoạt
động không hiệu quả, chưa thể hiện được là một nguồn lực để đảm bảo cho
hoạt động của chính quyển cấp xã. Mọi hoạt động chi tiêu nguồn kinh phí đều
thông qua các hợp tác xã nông nghiệp. Hợp tác xã nông nghiệp trong điều
kiện đã khó khăn lại phải gánh thêm nhiệm vụ ngân sách nên lại càng khó
khăn thêm. Mặt khác do cơ chế quản lý , phân cấp ngân sách xã không rõ nên
không động viên được nguồn thu bổ sung cho ngân sách xã, hoạt động ngân
sách xã còn rời rạc và chưa có sự thống nhất trong toàn quốc.
Trước tình hình đó, ngày 8/4/1972 điều lệ về quản lý ngân sách xã đã
ra đời, từ đó ngân sách xã mới thực sự được quản lý thống nhất và từng bước
hoàn chỉnh. Điều lệ ngân sách xã đã xác định rõ vai trò quan trọng của ngân
sách xã đối với việc tổ chức hoạt động của chính quyền cơ sở. Sự phân cấp
quản lý thu, chi đã tạo điều kiện cho các vươn lên thể hiện vị trí, vai trò quan
trọng của mình trong việc huy động nhân tài, vật lực phát triển ngân sách xã,
ổn định đời sống, góp phần vào sự nghiệp giải phóng Miền Nam và đưa Miền
Bắc tiến lên xây dựng CNXH.
Để ngân sách xã ngày càng phát triển, phù hợp với xu thế phát triển
của kinh tế đất nước, ngày 19/11/1983 Hội đồng Bộ trưởng đã ra nghị quyết
số 138/HĐBT để khẳng định thêm vai trò, vị trí của ngân sách xã và xác định
rõ ngân sách xã là một cấp ngân sách chưa hoàn chỉnh trong hệ thống NSNN
bốn cấp. Đó là điểm mới để ngân sách xã thực hiện được quản lý thống nhất
trong hệ thống NSNN.
Bước sang thời kỳ đổi mới đất nước, trước yêu cầu phải tổ chức lại hệ
thống tài chính để phù hợp với đòi hỏi của sự phát triển kinh tế xã hội, đặc
biệt là yêu cầu ngày càng cao trong việc củng cố và nâng cao hoạt động của
chính quyền cơ sở, tạo điều kiện cho ngân sách xã ngày càng phát triển. Ngày
6
16/12/2002 Quốc hội 11 đã ban hành Luật NSNN. Theo quy định của Luật
NSNN thì ngân sách xã là cấp ngân sách hoàn chỉnh trong hệ thống NSNN ta
hiện nay. Đó chính là sự khẳng định vai trò, vị trí ngày càng quan trọng của
ngân sách xã đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong điều kiện
chúng ta đang thực hiện đường lối đổi mới đất nước xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN.
1.1.2 Khái niệm, vị trí, vai trò chi ngân sách xã
 Khái niệm chi ngân sách xã
Chi ngân sáchxã là quá trình phân phối và sử dụng nguồn vốn đã tập
trung qua thu ngân sách xã nhằm đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu gắn liền
với thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã.
Bản chất của chi NSNN nói chung, chi ngân sách xã nói riêng là hệ
thống những mối quan hệ kinh tế Nhà nước và xã hội trong quá trình nhà
nước sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức
năng của Nhà nước. Các quan hệ kinh tế này bao gồm:
 Quan hệ kinh tế giữa chính quyền cấp xã và các tổ chức sản xuất, kinh
doanh trên địa bàn xã.
 Quan hệ giữa ngân sách xã với các tổ chức tài chính trung gian với quỹ
tín dụng nhân dân.
 Quan hệ kinh tế giữa ngân sách xã và các tổ chức xã hội cấp xã.
- Quan hệ kinh tế giữa ngân sách xã và các hộ gia đình.
 Vai trò, vị trí của chi ngân sách xã
Theo quy định của Luật NSNN 2002 ngân sách xã là một bộ phận của
NSNN, là ngân sách của chính quyền cấp cơ sở do Uỷ Ban Nhân Dân
(UBND) xã, phường, thị trấn (Gọi chung là xã) xây dựng, tổ chức quản lý và
thực hiện dưới sự giám sát của Hội Đồng Nhân Dân (HĐND) xã. Ngân sách
7
xã được xây dựng từ các nguồn thu, được phân cấp và các nội dung chi để
thực hiện các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã.
Như vậy, vị trí của ngân sách xã là cấp ngân sách thứ tư trong hệ thống
NSNN, là công cụ tài chính quan trọng để chính quyền cấp xã thực hiện tốt
chức năng, nhiệm vụ của mình.
Có thể nói quản lý nhà nước ở Trung ương là quản lý trên mọi mặt, mọi
lĩnh vực trên phạm vi cả nước, trên tầm vĩ mô và quản lý nhà nước của chính
quyền địa phương là quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được quy định và
phân giao theo lãnh thổ. Trong bối cảnh hiện nay, sự thay đổi cơ chế quản lý
nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản
lý của nhà nước đã tạo nên một sự thay đổi cơ bản vai trò của ngân sách nhà
nước do đó vai trò của ngân sách xã cũng có sự thay đổi theo.
Với tư cách là một bộ phận của NSNN, vai trò của chi ngân sách xã
được thể hiện ở các nội dung sau:
Thứ nhất: Ngân sách xã là bộ phận cấu thành của hệ thống NSNN, là
cơ sở kinh tế của chính quyền cấp xã. Ngân sách xã là công cụ huy động các
nguồn lực tài chính để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của chính quyền xã. Vai
trò của ngân sách xã được xác định trên bản chất kinh tế của Nhà nước. Mọi
hoạt động quản lý Nhà nước về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh - quốc
phòng... của xã luôn luôn đòi hỏi phải có nguồn tài chính trang trải, chi tiêu
cho những mục đích đã được xác định. Đó chính là nguồn tài chính để đảm
bảo cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá - xã hội, an ninh -
quốc phòng và là nguồn lực quan trọng để xây dựng cơ sở hạ tầng nông
nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngân sách xã
sẽ giúp cho chính quyền cấp xã thực hiện chức năng nhiệm vụ đạt kết quả cao
nhất trong tất cả các lĩnh vực quản lý trên địa bàn xã.
8
Thứ hai: Ngân sách xã – công cụ đặc biệt quan trọng để chính quyền
xã thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội ở địa phương.
Khi nền kinh tế thị trường phát triển ngày càng mạnh mẽ thì vai trò
của NSNN đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương cũng có
sự thay đổi. Hiện nay NSNN đã trở thành công cụ tài chính quan trọng giúp
nhà nước thực hiện quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế. NSX cũng ngày càng
trở thành công cụ tài chính quan trọng đối với mỗi địa phương. Thông qua
các hoạt động chi NS X, chính quyền địa phương có thể trực tiếp hoặc gián
tiếp theo dõi quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội tại địa phương.
Cụ thể như sau:
 Chúng ta có thể khẳng định rằng: xã là đơn vị hành chính cơ sở ở địa
phương. HĐND xã là cơ quan quyền lực cao nhất xã, chịu trách nhiệm
các quyết định quan trọng có ảnh hưởng đến hoạt động của xã. Chính
quyền xã trực tiếp liên hệ với dân một cách trực tiếp để giải quyết
những mối quan hệ cơ bản về lợi ích giữa nhà nước và nhân dân. Để
làm tốt các nhiệm vụ đó phải nhờ vào nguồn NSX. Nhiệm vụ chi của
NSX gắn trực tiếp với các nhiệm vụ của bộ máy chính quyền và liên
quan trực tiếp tới lợi ích của dân chúng. Cũng có một số khoản chi chỉ
NSX mới đảm bảo chi kịp thời và đúng đối tượng (chi cứu tế, chi thực
hiện chăm sóc sức khỏe, chi duy tu, bảo dưỡng các công trình công
cộng…).
 Thông qua hoạt động chi NS X mà các hoạt động kinh tế, chính trị, văn
hoá, xã hội tại địa phương được duy trì và phát triển ổn định: hoạt động
của Đảng, các tổ chức đoàn thể, việc thực hiện các chính sách xã hội,
xây dựng hệ thống truyền thanh, truyền hình nhằm nâng cao trình độ
9
văn hoá, tầm hiểu biết cho người dân và tăng cường nhận thức về chủ
trương, đường lối của Đảng…
Như vậy rõ ràng ngoài tác dụng giúp quá trình quản lý tốt về mặt hành
chính ở địa phương, NSX cũng đã phần nào đóng góp vào việc ổn định phát
triển kinh tế, văn hoá, xã hội tại địa phương. Trong tình hình hiện nay, công
tác quản lý chi NSX ngày càng được coi trọng để có thể phát huy tốt nhất vai
trò của nó.
 Đặc điểm hoạt động của chi ngân sách xã:
Là một bộ phận trong hệ thống NSNN và là cấp ngân sách của chính
quyền cơ sở, chi ngân sách xã có những đặc điểm sau:
 Hoạt động chi ngân sách xã luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế, chính
trị của chính quyền cấp xã và được tổ chức thực hiện trên cơ sở những
quy định, luật lệ thống nhất được nhà nước ban hành. Biểu hiện của
đặc điểm này là nội dung, mức độ, cơ cấu các khoản chi của ngân sách
xã được Nhà nước quyết định và trở thành chỉ tiêu pháp lý yêu cầu các
chủ thể trên địa bàn xã thực hiện.
 Chi ngân sáchxã gắn chặt với hoạt động của chính quyền cơ sở do vậy
ngân sách xã là một cấp ngân sách đặc biệt trong hệ thống NSNN, bởi
vì:
-Với vị trí là một cấp ngân sách hoàn chỉnh, ngân sách xã là toàn bộ
dự toán thu, chi ngân sách một năm đã được HĐND xã quyết định và giám
sát thực hiện. Mặt khác do cấp xã là cấp cơ sở, dưới đó không còn đơn vị dự
toán, các đơn vị thụ hưởng ngân sách trực thuộc nên ngân sách xã cũng chính
là đơn vị dự toán.
-Với tư cách là một cấp ngân sách, ngân sách xã phải có chức năng
và nhiệm vụ của một cấp ngân sách, đồng thời với tư cách là một đơn vị dự
10
toán ngân sách, ngân sách xã phải có nhiệm vụ chấp hành các chính sách, chế
độ của nhà nước trong quá trình chi ngân sách.
Hai tư cách quản lý lại phải thống nhất trong một bộ máy quản lý, vì
vậy nó ảnh hưởng đến nhiều nội dung quản lý nhân sách xã như tổ chức bộ
máy quản lý, chế độ kế toán ngân sách xã và công khai ngân sách xã.
1.1.3 Nộidung chi của ngân sáchxã
Chi ngân sách xã gồm: Chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên.
HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã. Căn cứ
chế độ phân cấp quản lý kinh tế xã hội của nhà nước, các chính sách chế độ
về hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng cộng sản Việt nam và các tổ
chức chính trị xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của xã khi phân
cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã, HĐND tỉnh xem xét giao cho ngân sách
xã thực hiện các nhiệm vụ chi dưới đây:
Một là : Chi đầu tư phát triển gồm :
Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của cấp tỉnh.
Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của
xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất
định theo quy định của pháp luật, do HĐND xã quyết định đưa vào ngân sách
xã quản lý. Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
Hai là: Các khoản chi thường xuyên :
+ Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã:
- Tiền lương, tiền công cho cán bộ công chức cấp xã.
- Sinh hoạt phí đại biểu HĐND xã.
- Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước.
- Công tác phí.
11
- Cho hoạt động văn phòng như : Chi điện nước, văn phòng phẩm,
phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp khách, khánh tiết...
- Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc.
- Chi khác theo chế độ quy định.
+ Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam của xã.
+ Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (gồm Mặt
trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến bình
Việt Nam, Hội phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt nam) sau khi trừ các
khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có).
+ Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng
khác theo chế độ quy định.
+ Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội.
-Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân
quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của
ngân sách xã theo quy định pháp luật về dân quân tự vệ.
-Chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân
sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của pháp luật.
-Chi tuyên truyền vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật
tự an toàn xã hội trên địa bàn xã.
-Các khoản chi khác theo chế độ quy định.
+ Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể
thao do xã quản lý.
-Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định
(Không kể trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc 1
lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ 01/01/1998 trở vể trước do tổ chức bảo biểm
xã hội chi), chi thăm hỏi các gia đình chính sách, cứu tế xã hội và công tác xã
hội khác.
12
-Cho hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh do
xã quản lý.
+ Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa, trợ cấp nhà
trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do
xã, thị trấn quản lý (Đối với phường do ngân sách cấp trên chi).
+ Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các khoản
trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã.
+ Chi sửa chữa cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu
hạ tầng do xã quản lý như: Nhà văn hoá, thư viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể
dục thể thao, cầu, đường giao thông, công trình cấp và thoát nước công cộng.
Riêng đối với thị trấn còn có nhiệm vụ chi cải tạo vỉa hè, đường phố nội thị,
đèn chiếu sáng, công viên, cây xanh (Đối với phường do cấp trên chi).
Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: Khuyến
nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định
+ Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào định mức, chế độ, tiêu chuẩn của nhà nước, HĐND cấp
tỉnh quy định cụ thể mức chi thường xuyên cho công việc phù hợp với tình
hình đặc điểm và khả năng ngân sách địa phương.
1.2. Chu trình quản lý chi ngân sáchxã
Chu trình ngân sách hay còn gọi là quy trình ngân sách dùng để chỉ toàn bộ
hoạt động của một ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi kết thúc
chuyển sang ngân sách mới. Một chu trình ngân sáchgồm ba khâu nối tiếp
nhau, đó là: lập dự toán ngân sách (bao gồm chuẩn bị và quyết định dự toán
ngân sách); chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách
1.2.1. Lập dự toán chi ngân sáchxã
13
Lập dự toán ngân sách là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định
đến toàn bộ các khâu của chu trình quản lý ngân sách. Lập dự toán ngân sách
thực chất là lập kế hoạch (dự toán) các khoản thu-chi của ngân sách trong
một năm ngân sách. Kết quả của khâu này là dự toán ngân sách được HĐND
xã quyết định.
 Căn cứ lập dự toán chi ngân sách xã:
- Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của xã
- Chính sách, chế độ thu NSNN; Định mức phân bổ; Chế độ, tiêu chuẩn,
định mức chi tiêu
- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi
- Số kiểm tra về dự toán thu, chi NSX do UBND cấp huyện thông báo
- Tình hình thực hiện dự toán NSX năm trước và một số năm liền kề, ước
thực hiện NS năm hiện hành.
- Dự báo những xu hướng và vấn đề có tác động đến ngân sách xã năm kế
hoạch.
 Yêu cầu lập dự toán ngân sách xã
- Lập theo đúng nội dung, mẫu biểu, MLNSNN, thời hạn qui định
- Tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức
- Phải căn cứ vào điều kiện và nguồn kinh phí để lựa chọn các hoạt
động/dự án cần ưu tiên bố trí vốn
- Đảm bảo nguyên tắc cân đối
- Phải có thuyết minh rõ ràng các cơ sở, căn cứ tính toán.
 Trình tự quản lý chi ngân sách xã
14
UBND HUYỆN
(1) (6) (7) (8) (10)
UBND XÃ
(5)
(9)
HĐND XÃ
(2) (3) (4) (10)
BAN NGÀNH, ĐOÀN
THỂ
 Hướng dẫn xây dựng dự toán:
Bước (1): UBND huyện hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán chi
ngân sách cho các xã.
Bước (2): UBND xã tổ chức hội nghị triển khai xây dựng dự toán chi
NSX và giao số kiểm tra cho các ban ngành, đoàn thể.
 Lập và tổng hợp dự toán ngân sách xã
Bước (3): Các ban ngành, đoàn thể, kế toán xã lập dự toán chi ngân
sách xã.
Bước (4): UBND xã làm việc với các ban ngành, đoàn thể về dự toán
chi ngân sách; kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán chi NSX.
Bước (5): UBND xã trình Thường trực HĐND xã xem xét cho ý kiến
15
về dự toán chi NSX.
Bước (6): Căn cứ vào ý kiến của Thường trực HĐND xã, UBND xã
hoàn chỉnh lại dự toán chi ngân sách và gửi Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện.
Bước (7): Phòng Tài chính- kế hoạch huyện tổ chức làm việc về dự
toán chi ngân sách với các xã đối với năm đầu của thời kỳ ổn định hoặc khi
UBND xã có yêu cầu ở những năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách;
tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán chi ngân sách huyện báo cáo UBND huyện.
 Phân bổ và quyết định dự toán ngân sáchxã
Bước (8): UBND huyện giao dự toán chi ngân sách chính thức cho các
xã
Bước (9): UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán chi ngân sách xã gửi đại
biểu HĐND xã trước phiên họp của HĐND xã về dự toán chi ngân sách;
HĐND xã thảo luận và quyết định dự toán chi ngân sách
Bước (10): UBND xã giao dự toán cho ban, ngành, đoàn thể, đồng gửi
Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện, Kho bạc nhà nước huyện; thực hiện công
khai dự toán ngân sách xã trước ngày 31/12.
1.2.2. Chấphành dự toán chi ngân sáchxã
Nhằm đưa dự toán (kế hoạch) Ngân sách xã thành hiện thực, căn cứ vào dự
toán đã được lập với những luận cứ khoa học và thực tiễn, các cơ quan hữu
quan, trọng yếu là tài chính kế toán xã điều hành, kiểm tra chi ngân sách xã
và quản trị cân đối chi Ngân sách xã theo thời gian (thường là tháng). Trong
quá trình chấp hành nếu thấy dự toán chi có sự biến động trên thực tiễn ( chi
vượt dự toán hoặc không đảm bảo dự toán) thì nhà quản lý cần đưa ra các giải
pháp phù hợp đảm bảo chấp hành (thực tế) sát với dự toán đã, đảm bảo được
các nhiệm vụ, chức năng quản lý kinh tế, xã hội mà chính quyền cấp xã phải
đảm nhận.
16
 Phân bổ Ngân sách xã
Căn cứ dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã cả năm đã
được Hội đồng nhân dân xã quyết định, Uỷ ban nhân dân xã phân bổ chi tiết
dự toán chi ngân sách xã theo Mục lục ngân sách nhà nước gửi Kho bạc Nhà
nước nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi.
 Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách xã:
o Tổ chức nhiệm vụ chi đầu tư
+Lập kế hoạch vốn đầu tư:
- Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã, Chủ đầu tư lập kế
hoạch vốn đầu tư, cùng với thời gian lập dự toán ngân sách xã gửi Uỷ ban
nhân dân xã. Căn cứ vào nguồn thu của ngân sách xã, Uỷ ban nhân dân xã
tổng hợp và xem xét trình Hội đồng nhân dân xã thông qua kế hoạch vốn đầu
tư của xã (theo mẫu số 01/BC-KHĐT). Kế hoạch vốn đầu tư phải đảm bảo
các nội dung sau:
 Tổng số vốn đầu tư trong năm, chia theo từng dự án đầu tư và từng
nguồn vốn (nguồn vốn đầu tư từ ngân sách xã; nguồn vốn ngân sách
cấp trên hỗ trợ; nguồn vốn đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong xã;
nguồn vốn đóng góp của các tổ chức, cá nhân khác).
 Các kiến nghị (nếu có).
- Kế hoạch vốn đầu tư của xã sau khi được Hội đồng nhân dân xã thông qua,
được gửi đến phòng Tài chính - Kế hoạch huyện. Phòng Tài chính - Kế hoạch
huyện tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch
và đầu tư (theo mẫu số 02/BC-KHĐT).
+ Thông báo và điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư hàng năm
17
- Căn cứ vào kế hoạch vốn đầu tư năm được Hội đồng nhân dân xã thông
qua; trên cơ sở nguồn thu của ngân sáchxã; nguồn hỗ trợ từ ngân sáchnhà
nước cấp trên; nguồn vốn huy động đóng góp và khối lượng thực hiện của
các dự án đầu tư, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã quyết định thông báo kế
hoạch vốn đầu tư, đồng thời gửi Kho bạc nhà nước (nơi mở tài khoản) để làm
căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn cho dự án đầu tư.
- Định kỳ, Uỷ ban nhân dân xã rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư
của các dự án đầu tư trong năm để điều chỉnh kế hoạch theo thẩm quyền,
chuyển vốn từ các dự án đầu tư không có khả năng thực hiện sang các dự án
đầu tư thực hiện vượt tiến độ, còn nợ khối lượng, các dự án đầu tư có khả
năng hoàn thành vượt kế hoạch trong năm. Việc điều chỉnh kế hoạch phải
đảm bảo cho kế hoạch của dự án đầu tư sau khi điều chỉnh không thấp hơn số
vốn Kho bạc nhà nước đã thanh toán cho dự án đầu tư đó.
- Thời hạn điều chỉnh kế hoạch hàng năm kết thúc chậm nhất là ngày 31
tháng 12 năm kế hoạch.
+ Tạm ứng, và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư
 Mức vốn tạm ứng:
- Đối với hợp đồng thi công xây dựng: mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 20%
giá trị hợp đồng và không vượt kế hoạch vốn năm cho gói thầu.
- Đối với gói thầu mua sắm thiết bị: mức vốn tạm ứng do Chủ đầu tư và nhà
thầu thoả thuận, nhưng nhiều nhất không vượt giá trị hợp đồng và kế hoạch
vốn trong năm ghi cho gói thầu.
- Đối với hợp đồng tư vấn: mức vốn tạm ứng theo thoả thuận trong hợp đồng
giữa Chủ đầu tư với nhà thầu nhưng tối thiểu bằng 25% giá trị hợp đồng.
18
- Đối với công việc giải phóng mặt bằng: mức vốn tạm ứng theo tiến độ thực
hiện trong kế hoạch giải phóng mặt bằng nằm trong phương án được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
 Thu hồi vốn tạm ứng:
- Vốn tạm ứng ở các công việc nêu trên đây được thu hồi qua từng lần thanh
toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng; bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán
đầu tiên và thu hồi hết khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị
hợp đồng. Mức thu hồi từng lần do Chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu. Chủ
đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý, quản
lý chặt chẽ, sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả
và có trách nhiệm đảm bảo hoàn trả đủ số vốn đã tạm ứng khi thanh toán khối
lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng.
- Đối với công việc giải phóng mặt bằng:
+ Đối với công việc bồi thường, hỗ trợ: sau khi chi trả cho người thụ
hưởng, Chủ đầu tư tập hợp chứng từ, làm thủ tục thanh toán và thu hồi
tạm ứng trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày chi trả
cho người thụ hưởng.
+ Đối với các công việc giải phóng mặt bằng khác: vốn tạm ứng được
thu hồi vào từng kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành và thu hồi hết khi
đã thực hiện xong công việc giải phóng mặt bằng
+ Thanh toán vốn đầu tư;
- Đối với các công việc được thực hiện thông qua các hợp đồng xây dựng:
việc thanh toán hợp đồng phù hợp với từng loại hợp đồng, giá hợp đồng và
các điều kiện trong hợp đồng. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán và điều
kiện thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng.
19
- Đối với giá hợp đồng trọn gói: thanh toán theo tỉ lệ phần trăm (%) giá hợp
đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình hoàn thành tương ứng với các
giai đoạn thanh toán được ghi trong hợp đồng. Sau khi hoàn thành hợp đồng
và được nghiệm thu, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu toàn bộ giá
hợp đồng đã ký và các khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có).
- Đối với giá hợp đồng theo đơn giá cố định: thanh toán trên cơ sở khối lượng
các công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh được duyệt theo thẩm
quyền, nếu có)được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá tương
ứng với các công việc đó đã ghi trong hợp đồng hoặc phụ lục bổ sung hợp
đồng. Sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu, bên giao thầu thanh
toán cho bên nhận thầu toàn bộ giá hợp đồng đã ký và các khoản tiền được
điều chỉnh giá (nếu có).
- Đối với giá hợp đồng theo giá điều chỉnh: thanh toán trên cơ sở khối lượng
các công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh được duyệt theo thẩm
quyền, nếu có)được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá đã
điều chỉnh theo quy định của hợp đồng. Trường hợp đến giai đoạn thanh toán
vẫn chưa đủ điều kiện điều chỉnh đơn giá thì sử dụng đơn giá tạm tính khi ký
hợp đồng để thực hiện thanh toán và điều chỉnh giá trị thanh toán khi có đơn
giá điều chỉnh theo đúng quy định của hợp đồng. Sau khi hoàn thành hợp
đồng và được nghiệm thu, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu toàn
bộ giá hợp đồng đã ký và các khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có).
- Đối với giá hợp đồng kết hợp: việc thanh toán được thực hiện tương ứng
theo các quy định thanh toán đốivới từng loại hợp đồng nêu ở trên.
- Đối với khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng:
+ Đối với khối lượng công việc phát sinh từ 20% trở xuống so với khối
lượng công việc tương ứng trong hợp đồng và đã có đơn giá trong hợp
20
đồng thì khối lượng công việc phát sinh được thanh toán theo đơn giá đã
ghi trong hợp đồng.
+ Đối với khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% so với khối lượng
công việc tương ứng trong hợp đồng hoặc khối lượng công việc phát
sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì khối lượng công việc phát sinh
được thanh toán theo đơn giá do Chủ đầu tư phê duyệt theo quy định.
+ Đối với khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc quy
định của hợp đồng áp dụng phương thức giá hợp đồng trọn gói thì giá trị
bổ sung được lập dự toán và bên giao thầu và bên nhận thầu thống nhất
ký hợp đồng bổ sung giá trị phát sinh này.
- Số vốn thanh toán cho từng nội dung công việc, hạng mục công trình không
được vượt dự toán được duyệt hoặc giá gói thầu; tổng số vốn thanh toán cho
dự án đầu tư không vượt tổng mức đầu tư được duyệt.
-Số vốn thanh toán cho dự án đầu tư trong năm (bao gồm cả thanh toán tạm
ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) không vượt kế hoạch vốn cả năm
đã bố trí cho dự án đầu tư.
+ Quyết toán vốn đầu tư;
-Tất cả các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quản lý và quyết định đầu tư của
Uỷ ban nhân dân xã khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng phải lập báo
cáo quyết toán và được thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn
thành theo đúng chế độ quy định về quản lý tài chính hiện hành.Khi dự án
đầu tư xây dựng công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng; chậm nhất
sau 02 tháng, Chủ đầu tư phải lập xong báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án
hoàn thành. Chậm nhất sau 01 tháng, đơn vị chức năng thuộc quyền quản lý
của Người quyết định đầu tư phải thực hiện xong công tác thẩm tra báo cáo
21
quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, trình Người quyết định đầu tư phê
duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
-Trên cơ sở báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán (báo cáo kết quả kiểm toán)
vốn đầu tư dự án hoàn thành của các tổ chức, đơn vị thẩm tra; Chủ đầu tư
kiểm tra, trình Người quyết định đầu tư quyết định phê duyệt quyết toán vốn
đầu tư dự án hoàn thành.
Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành phải được
niêm yết công khai tại Trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã và gửi cho các cơ
quan, đơn vị sau:
- Chủ đầu tư.
22
- Kho bạc nhà nước (nơi mở tài khoản).
- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.
- Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
+ Công tác thanh, kiểm tra, giám sát
 Chế độ báo cáo:
- Định kỳ 6 tháng và một năm, Uỷ ban nhân dân xã lập báo cáo tình hình thực
hiện khối lượng và vốn đầu tư đã thanh toán (theo mẫu số 03/BC-THKH) và
báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành thuộc phạm vi
quản lý (theo biểu mẫu số 03/THQT); gửi Hội đồng nhân dân xã, Ban giám
sát đầu tư của cộng đồng và Phòng Tài chính kế hoạch huyện. Báo cáo 6
tháng gửi trước ngày 10/7, báo cáo năm gửi trước ngày 15/01 năm sau.
Nội dung báo cáo phải phân tích, đánh giá được tình hình thực hiện kế hoạch,
kết quả đầu tư trong kỳ, tình hình sử dụng vốn, các vấn đề tồn tại, kiến nghị
các biện pháp xử lý.
- Căn cứ vào báo cáo tình hiện thực hiện đầu tư của Uỷ ban nhân dân xã,
Phòng Tài chính kế hoạch huyện chịu trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp gửi
Uỷ ban nhân dân cấp huyện và kiến nghị phương án xử lý các vấn đề tồn tại
(theo mẫu số 04/BC-THKH).
 Kiểm tra
Kiểm tra: định kỳ hoặc độtxuất, Phòng Tài chính kế hoạch huyện trực tiếp
tổ chức kiểm tra hoặc đề nghị Ban giám sát đầu tư của cộng đồng kiểm tra,
giám sát, đánh giá các dự án đầu tư do Uỷ ban nhân dân xã quản lý về tình
hình sử dụng vốn, tiến độ thực hiện của dự án đầu tư và việc chấp hành chính
sách, chế độ tài chính đầu tư xây dựng của Nhà nước.
23
o Tổ chức nhiệm vụ chi thường xuyên
+ Trách nhiệm của các cơ quan và tổ chức, cá nhân trong chấp hành chi
thường xuyên Ngân sách xã.
 Các tổ chức, đơn vị thuộc xã: Chi đúng dự toán được giao, đúng chế
độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng mục đích, đốitượng và tiết kiệm, có
hiệu quả. Lập dự toán sử dụng kinh phí hàng quý (có chia tháng) gửi
Kế toán xã. Khi có nhu cầu chi, làm các thủ tục đề nghị Kế toán xã rút
tiền tại Kho bạc hoặc quỹ tại xã để thanh toán. Chấp hành đúng quy
định của pháp luật về kế toán, thống kê và quyết toán sử dụng kinh phí
với Kế toán xã và công khai kết quả thu, chi tài chính của tổ chức, đơn
vị.
 Kế toán xã: Thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các tổ chức đơn vị.
Bố trí nguồn theo dự toán năm và dự toán quý để đáp ứng nhu cầu chi,
trường hợp nhu cầu chi lớn hơn thu trong quý cần có biện pháp đề nghị
cấp trên tăng tiến độ cấp bổ sung hoặc tạm thời sắp xếp lại nhu cầu chi
phù hợp với nguồn thu, theo nguyên tắc đảm bảo chi lương, có tính
chất lương đầy đủ, kịp thời. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân
sách, sử dụng tài sản của các tổ chức đơn vị sử dụng ngân sách, phát
hiện và báo cáo đề xuất kịp thời Chủ tịch UBND xã về những vi phạm
chế độ, tiêu chuẩn, định mức để có biện pháp đảm bảo thực hiện mục
tiêu và tiến độ quy định.
 Chủ tịch UBND xã hoặc người được uỷ quyền quyết định chi: Việc
quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong
phạm vi dự toán được phê duyệt và người ra quyết định chi phải chịu
trách nhiệm về quyết định của mình, nếu chi sai phải bồi hoàn cho công
24
quỹ và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm cònbị xử lý kỷ luật, xử phạt
hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Nội dung chi thường xuyên: ưu tiên chi trả tiền lương, các khoản phụ
cấp cho cán bộ công chức xã, nghiêm cấm việc nợ lương và các khoản phụ
cấp. Các khoản chi thường xuyên khác phải căn cứ vào dự toán năm, khối
lượng thực hiện công việc, khả năng của ngân sách xã tại thời điểm chi để
thực hiện chi cho phù hợp.
1.2.3. Kế toán và quyết toán chi ngân sách xã
 Kế toán ngân sách xã
Tổ chức công tác nghiệp vụ kế toán ngân sách và tài chính xã bao gồm
các nội dung chủ yếu sau:
 Tổ chức hệ thống chứng từ.
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh có liên quan đến ngân sách và hoạt
động tài chính xã đều phải lập chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế
toán đều phải có chứng từ kế toán chứng minh. Chứng từ kế toán còn là căn
cứ quan trọng để thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế
tài chính.
Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng cho kế toán ngân sách và tài chính
xã hiện nay bao gồm:
- Chứng từ kế toán ban hành theo chế độ kế toán ngân sách và tài
chính xã;
- Chứng từ ban hành theo Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp áp
dụng cho kế toán ngân sách và tài chính xã;
- Chứng từ ban hành theo Chế độ kế toán ngân sách và hoạt động
nghiệp vụ Kho bạc và các văn bản khác.
25
Tất cả các chứng từ kế toán đều phải tập trung ở bộ phận kế toán xã. Kế toán
xã phải kiểm tra đầy đủ tính pháp lý của chứng từ dùng để ghi sổ kế toán. Khi
kiểm tra chứng từ nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách chế độ, các
qui định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, kế toán xã phải từ chối
thực hiện (xuất quỹ, thanh toán, xuất kho,...) đồng thời báo ngay cho Chủ tịch
UBND xã biết để xử lý kịp thời đúng pháp luật hiện hành.
Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và
chữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả
lại, làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ kế toán.
 Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán qui định trong Chế độ kế toán
ngân sách và tài chính xã ban hành kèm theo quyết định số 94/2005/QĐ-BTC
ngày 20/12/2005 của Bộ Tài chính, các xã, phường, thị trấn phải dựa vào đặc
điểm hoạt động, yêu cầu quản lý cụ thể của địa phương mình để lựa chọn và
lập danh mục các tài khoản cấp I, cấp II cho phù hợp. Những xã có hoạt động
đặc thù cần mở thêm các tài khoản cấp I, cấp II ngoài danh mục quy định
phải có ý kiến bằng văn bản gửi Sở tài chính để trình Bộ Tài chính xem xét
chấp thuận. Trong các tài khoản cấp II sử dụng các xã có thể mở thêm tài
khoản cấp III.
Khi đã xác định được số lượng tài khoản sử dụng, chủ tài khoản và kế
toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) phải quy định cụ thể phương pháp ghi
chép trên cơ sở vận dụng hợp lý chế độ kế toán hiện hành.
 Tổ chức lập, nộp báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán
Hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán chi ngân sách và chi
các hoạt động tài chính khác của xã nhằm mục đích tổng hợp và trình bày
một cách tổng quát, toàn diện tình hình, cơ cấu chi ngân sách; tình hình hoạt
động tài chính khác của xã; cung cấp thông tin tài chính cần thiết cho việc
26
tổng hợp chi ngân sách xã vào ngân sách nhà nước và đáp ứng việc kiểm tra,
kiểm soát, tổng hợp, phân tích, đánh giá hoạt động tài chính của xã; phục vụ
cho việc công khai tài chính theo qui định của pháp luật; cho phép đánh giá
tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã theo từng kỳ và so sánh tiến độ thực
hiện ngân sách kỳ này so với các kỳ trước và năm trước về tổng số và từng
chỉ tiêu, từng hình thức chi; báo cáo tài chính định kỳ là tài liệu quan trọng để
xây dựng dự toán ngân sách năm sau, là cơ sở phân tích, đánh giá các nhân tố
ảnh hưởng tới chi ngân sách hàng năm.
- Báo cáo tài chính xã được lập theo tháng bao gồm: Bảng cân đối tài
khoản; Báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế.. Thời gian
kế toán xã nộp báo cáo tài chính cho UBND xã và Phòng Tài chính kế hoạch
huyện chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán tháng;
- Báo cáo quyết toán chi ngân sách và chi các hoạt động tài chính khác
được lập theo năm ngân sách. Thời hạn nộp báo cáo quyết toán năm cho
UBND xã để trình HĐND xã và Phòng tài chính huyện do UBND tỉnh quy
định.
Kế toán xã có trách nhiệm lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán
theo chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã và các văn bản pháp quy khác
do Bộ tài chính qui định. Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán lập dựa
trên số liệu của sổ kế toán. Báo cáo phải lập đầy đủ, chính xác, trung thực,
theo đúng nội dung và thời gian qui định.
 Quyết toán chi ngân sách xã
 Khóa sổ kế toán cuối năm và xử lý các nghiêp vụ kinh tế phát sinh
trong thời gian chỉnh lý quyết toán.
Trước khi khoá sổ kế toán cuối năm nguyên tắc đặt ra cho cấp xã là
phải thực hiện xong các nhiệm vụ chi đã được giao trong năm ngân sách theo
27
dự toán được duyệt. Đối với kế toán ngân sách xã phải hoàn tất các công việc
hạch toán, tập hợp chứng từ và vào sổ kế toán đầy đủ. Cụ thể cần phải thực
hiện các công việc sau trước khi thực hiện việc khoá sổ kế toán:
- Ngay trong tháng 12 phải rà soát lại tất cả các khoản chi theo dự toán.
Đối với các khoản chi phải giải quyết, thanh toán dứt điểm các nhu cầu chi
theo dự toán để đảm bảo mọi khoản chi ngân sách phát sinh trong năm được
tính từ ngày 1/1 cho đến hết ngày 31/12. Trường hợp có khả năng hụt thu
phải chủ động có phương án sắp sếp lại các khoản chi để đảm bảo cân đối
ngân sách xã.
- Trước khi thực hiện việc khoá sổ phải xem xét lại các số liệu đã hạch
toán và đối chiếu với KBNN nơi giao dịch tất cả các các khoản chi phát sinh
từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12 đảm bảo các khoản chi đựoc hạch toán đầy
đủ, chính xác, đúng mục lục NSNN áp dụng với cấp xã. Nếu kế toán ngân
sách xã làm sai thì phải có văn bản đề nghị điều chỉnh gửi KBNN và ngược
lại, chỉ sau khi hai bên đã thống nhất một số liệu đúng mới tiến hành việc
khoá sổ kế toán.
- Thanh toán kịp thời các khoản vay (nếu có các khoản vay từ quĩ dự
trữ tài chính tỉnh), các khoản nợ phải trả. Tiến hành tập hợp chứng từ, lập
bảng kê chứng từ thanh toán để thanh toán các khoản chi tạm ứng qua
KBNN.
- Cuối năm trước khi khoá sổ kế toán phải tiến hành kiểm kê , sao kê
đối chiếu toàn bộ tài sản, vật tư, công nợ, tiền mặt, tiền gửi và các loại nguồn
vốn quĩ của xã để xác định số thực có về tài sản, tiền quĩ, công nợ vào thời
điểm cuối ngày 31/12, đảm bảo số liệu trên sổ kế toán phải khớp đúng với
thực tế. Trong quá trình kiểm kê nếu phát hiện thừa thiếu đều phải lập biên
bản để tìm nguyên nhân và sử lý số chênh lệch đó, nếu thiếu vật tư tài sản,
28
tiền quĩ ...thì phải qui trách nhiệm bồi thường vật chất theo qui định. Căn cứ
quyết định xử lý của Hội đồng kiểm kê, kế toán ngân sách xã phải lập chứng
từ phản ánh việc xử lý và điều chỉnh số liệu trên sổ kế toán theo kết quả kiểm
kê thực tế.
Vào cuối năm ngân sách kể từ ngày 31/12 của năm báo cáo cho đến
thời điểm hoàn chỉnh quyết toán ngân sách của năm đó có một khoảng thời
gian được qui định cụ thể cho từng cấp ngân sách để thực hiện việc chỉnh lý
quyết toán ngân sách, khoảng thời gian đó được gọi là thời gian chỉnh lý
quyết toán.
 Chỉnh lý quyết toán xã
Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách xã hết ngày 31 tháng 1 năm sau.
Nhằm đảm bảo cho việc phản ánh chính xác số thực chi ngân sách có liên
quan đến kết quả hoạt động của từng năm ngân sách nhất định, cho nên đòi
hỏi trong thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách xã những nghiệp vụ chi
ngân sách liên quan đến niên độ ngân sách năm nào phải được phản ánh vào
đúng niên độ ngân sách năm đó. Mặt khác, hoạt động của NSNN diễn ra
thường xuyên liên tục, kế tiếp từ năm trước, đến năm nay và sang năm sau.
Chính vì vậy trong khoảng thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách xã, Kế
toán xã phải theo dõi trên cả hai hệ thống sổ kế toán thuộc 2 năm kế tiếp
nhau, đó là các sổ kế toán thuộc năm cũ và hệ thống sổ kế toán thuộc năm
mới, để xử lý các vấn đề sau:
- Hạch toán tiếp các khoản chi ngân sách xã phát sinh từ ngày 31/12
trở về trước nhưng do chứng từ chưa về tới xã hoặc chưa kịp làm thủ tục
phản ánh vào NSNN tại KBNN huyện cuối ngày 31/12, được cấp có thẩm
quyền cho phép hạch toán tiếp vào chi ngân sách xã năm trước.
29
- Hạch toán tiếp các khoản chi thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã
năm trước nếu được UBND xã quyết định cho chi tiếp vào niên độ ngân sách
năm trước. Theo luật NSNN và thông tư thông tư số 60/2003/TT- BTC thì về
nguyên tắc các khoản chi ngân sách được bố trí trong dự toán ngân sách năm
nào, chỉ được cấp phát kinh phí để thực hiện trong năm đó. Tất cả các khoản
chi ngân sách thuộc dự toán năm trước chưa thực hiện không được chuyển
xang năm sau cấp phát tiếp. Trường hợp đặc biệt nếu được chủ tịch UBND xã
quyết định chi vào ngân sách năm trước, thì dùng tồn quĩ ngân sách xã năm
trước để xử lý và hạch toán quyết toán vào chi ngân sách xã năm trước trong
thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách xã. Nếu được quyết định chi vào ngân
sách xã năm sau thì được bố trí vào dự toán và quyết toán vào ngân sách năm
sau.
- Đối chiếu và điều chỉnh những sai sót trong quá trình hạch toán kế
toán. Thời gian điều chỉnh hết ngày 31/ 1 năm sau. Hết năm ngân sách kế
toán xã phải phối hợp với KBNN huyện nơi giao dịch chỉnh lý quyết toán
ngân sách xã, đảm bảo số liệu hạch toán đầy đủ, chính xác, khớp đúng cả
tổng số và chi tiết các khoản chi theo mục lục ngân sách xã đã qui định.
 Xét duyệt, phê chuẩn quyết toán ngân sách xã.
Sau khi hoàn tất việc chỉnh lý quyết toán năm, số liệu trên sổ sách kế
toán phải khớp đúng với số liệu của KBNN, khi đó bộ phận kế toán ngân
sách xã có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán ngân sách xã trình UBND xã
xem xét để gửi cho phòng tài chính huyện, đồng thời UBND xã trình HĐND
xã phê chuẩn. Trong trường hợp báo cáo quyết toán năm của xã do HĐND xã
phê chuẩn có thay đổi so với báo cáo quyết toán năm do UBND xã đã gửi cho
phòng tài chính huyện, thì UBND xã phải báo cáo bổ sung, điều chỉnh gửi
phòng tài chính- kế hoạch huyện.
30
Báo cáo quyết toán ngân sách xã sau khi lập xong kế toán trưởng, phụ
trách kế toán ký vào chỗ qui định trên các bản báo cáo và trình chủ tịch
UBND xã ký tên, đóng dấu và gửi cho KBNN huyện xác nhận trước khi trình
HĐND xã xem xét, phê chuẩn. Báo cáo quyết toán ngân sách xã phải được
HĐND xã phê chuẩn kịp thời để gửi cho phòng tài chính- kế hoạch huyện
theo đúng thời gian quy định của UBND tỉnh. HĐND xã sẽ thảo luận và ra
nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách xã trong kỳ họp của HĐND. Nghị
quyết của HĐND theo luật "Tổ chức HĐND và UBND" phải được quá nửa
tổng số đại biểu HĐND biểu quyết tán thành. Sau khi Hội đồng nhân dân xã
phê chuẩn, báo cáo quyết toán được lập thành 05 bản để gửi cho HĐND xã,
UBND xã, Phòng tài chính – kế hoạch huyện, Kho bạc Nhà nước huyện nơi
xã giao dịch (để làm thủ tục ghi thu kết dư ngân sách), lưu tại bộ phận kế toán
xã và thông báo công khai nơi công cộng cho nhân dân trong xã biết.
1.2.4 Công khai minh bạch trong quản lý ngân sách xã
Bắt đầu từ năm ngân sách 2004, NSNN nói chung và NSX nói riêng
thực hiện công khai tài chính theo quyết định 192/2004/QĐ-TTg của Chính
phủ ngày 16/11/2004 và Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005 .
Công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ
công chức Nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện
quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước;
huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy
định của pháp luật, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế
độ quản lý tài chính; đảm bảo sử dụng có hiệu quả NSNN, thực hành tiết
kiệm chống lãng phí. Nguyên tắc công khai tài chính là phải đảm bảo cung
cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tài chính một cách minh bạch,
các báo cáo quyết toán NSNN được thực hiện theo chế độ báo cáo tài chính
31
và kế toán hiện hành. Đối với NSX việc thực hiện công khai tài chính lại
càng quan trọng bởi lẽ các khoản thu chi NSX ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích
người dân. Theo quy định, NSX phải công khai chi tiết số liệu dự toán, quyết
toán theo các chỉ tiêu đã được HĐND xã phê chuẩn và chi tiết cho từng lĩnh
vực thu, từng lĩnh vực chi. Đối với ngân sách xã, phường việc thực hiện công
khai tài chính thông qua hình thức niêm yết công khai tại trụ sở UBND các
xã, phường vào thời điểm quy định. Đây là hình thức nhằm đảm bảo sự làm
chủ của nhân dân, vừa gắn bó giữa Nhà nước và nhân dân, vừa thực hiện chủ
trương đường lối: Nhà nước và nhân dân cùng làm.
1.3 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý chi ngân sáchxã
NSX đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các
mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện công bằng, văn minh ở các địa
phương. Song thực tế công tác quản lý chi NSX hiện nay còn rất nhiều vấn đề
bất cập đòi hỏi cần thiết phải có những biện pháp để tăng cường công tác
quản lý chi NSX, tạo cho NSX có đầy đủ sức mạnh đáp ứng được yêu cầu đổi
mới, nhiệm vụ mới và những đòi hỏi trong cuộc sống thực tế hiện nay:
 Quản lý chi Ngân sách xã
Sau khi áp dụng Luật NSNN mới sửa đổi các khoản chi tại các xã nhìn
chung ngày càng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Việc cấp phát NSX bằng lệnh
chi tiền, bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản được bổ sung thêm hình thức
thực chi và tạm ứng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý NS và lập báo
cáo thu chi NSX. Tuy nhiên cơ cấu chi chủ yếu là chi thường xuyên, các
khoản chi hội họp, tiếp khách còn lớn gây lãng phí NSNN.
+ Việc áp dụng mục lục NSNN vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, vướng
mắc do hàng năm đều có sự thay đổi mục lục NSNN (mục lục thay đổi mới
nhất là hệ thống Mục lục NSNN ban hành tháng 9 năm 2008)
32
+ Cân đối thu chi: mặc dù đã đẩy mạnh khai thác nguồn thu tại địa
phương để tăng khả năng tự cân đối chi thường xuyên nhưng nhìn chung tỷ lệ
này còn hạn chế. Số bổ sung cân đối từ NS cấp trên vẫn còn lớn làm giảm
tính chủ động và hiệu quả quản lý thu chi NSX.
 Về việc chấp hành chế độ, chính sách ở các xã:
+ Công tác lập, chấp hành và quyết toán thu chi NSX: Sau khi luật
NSNN năm 2002 được thực thi hầu hết các xã đều nhanh chóng thực hiện
quản lý NS theo luật định và đạt được kết quả khả quan. Các khoản thu chi
đều thực hiện theo dự toán, thông qua Kho bạc Nhà nước, theo mục lục
NSNN, đúng chế độ, chính sách và đủ chứng từ…Tuy vậy, việc áp dụng mục
lục NSNN còn nhiều hạn chế, báo cáo NS chậm, phải điều chỉnh nhiều…
+ Trình độ quản lý của cán bộ các xã có trình độ trung cấp trở lên đã
được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ làm tốt công tác quản lý NSX. Do đó
việc chấp hành chính sách, chế độ được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, trình độ
cán bộ còn nhiều hạn chế chưa thực hiện được yêu cầu đặt ra, chế độ đãi ngộ
cán bộ cho cán bộ chưa khuyến khích được cán bộ tâm huyết, biên chế tổ
chức còn chưa hợp lý nhiều về số lượng nhưng chưa đáp ứng được các công
việc đặt ra, khả năng nắm bắt tình hình còn nhiều hạn chế.
+ Công tác lập dự toán NS cònmang tính hình thức, chưa sát với thực tế,
chủ yếu dựa vào số thực hiện năm trước hầu như không dựa vào các căn cứ
khác như: nhiệm vụ phát triển KTXH trên địa bàn, số kiểm tra về dự toán do
UBND huyện thông báo…
Qua những phân tích trên về việc quản lý chi NSX ta thấy việc tăng
cường đổi mới hoàn thiện NSX là một tất yếu để NSX phát huy vai trò là một
cấp ngân sách hoàn chỉnh có chức năng nhiệm vụ cụ thể, tự chủ trong quản lý
NS của mình. Trong quá trình CNH - HĐH hiện nay công tác quản lý chi
NSNN nói chung và NSX trên địa bàn huyện Vân Đồn nói riêng bên cạnh
33
những thuận lợi còn rất nhiều khó khăn cần khắc phục thì việc tăng cường
quản lý chi NSX là vô cùng cần thiết, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế đang
có nhiều biến động lớn như hiện nay.
34
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN VÂN ĐỒN- QUẢNG NINH
2.1 Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Vân Đồn
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Vân Đồn là một quần đảo vòng quanh phía Đông và Đông Bắc Vịnh
Bái Tử Long, nhưng lại nằm ở phía Đông và Đông Nam của tỉnh Quảng
Ninh. Huyện Vân Đồn có các phía Tây Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên
và Đông Bắc giáp vùng biển huyện Đầm Hà, phía Tây giáp thị xã Cẩm Phả,
ranh giới với các huyện thị trên là lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn, phía
đông giáp vùng biển huyện Cô Tô, phía Tây Nam giáp Vịnh Hạ Long, thành
phố Hạ Long, và vùng biển Cát Bà thuộc Thành phố Hải Phòng, phía Nam là
vùng biển ngoài khơi vịnh Bắc Bộ.
Huyện Vân Đồn có diện tích tự nhiên 59.676 ha. Trong tổng số 600 hòn đảo,
thuộc huyện thì có hơn 20 đảo có người ở. Lớn nhất là đảo Cái Bầu rộng
17.212 ha, ở giáp địa phận thị xã Cẩm Phả. Dân số huyện Vân Đồn vào
khoảng 4.480.000 dân, trong đó: người Kinh chiếm 86%, người Sán Dìu
10%, người Hoa 1,5%, người Dao 1,3%, người Sán Chỉ, người Tày,
2.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội
Huyện Vân Đồn có 12 đơn vị hành chính bao gồm 11 xã và 1 thị trấn.
Đảo lớn là đảo Cái Bầu gồm 1 thị trấn và 6 xã đó là: Thị trấn Cái Rồng, xã
Đông xá, xã Hạ Long, xã Đoàn Kết, xã Bình Dân, xã Đài Xuyên và xã Vạn
35
Yên có 5 xã đảo gồm có: Bản Sen, Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng và
Thắng lợi. Cơ cấu kinh tế của huyện là: Ngư nghiệp, nông lâm nghiệp, du
lịch dịch vụ biển, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Sản xuất nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản cho tới nay, vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
của huyện, đặc biệt là sản xuất chế biến thuỷ sản.
Vùng biển của huyện có nhiều chủng loại hải sản quý như: tôm he, cá
mực, sá sùng, cua, ghẹ, bào ngư,...Nghề khai thác hải sản có từ lâu đời, song
chủ yếu là đánh bắt trong lồng bè và ven bờ, chỉ từ năm 1995 tới nay mới
phát triển đánh bắt xa bờ. Việc nuồi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nghề nuôi cấy
ngọc trai, từ năm 1990 mới phát triển mạnh. Sản lượng hải sản đánh bắt và
nuôi trồng vào đầu những năm 1990 tăng từ 2 - 3 nghìn tấn/năm lên 5 - 6
nghìn tấn/năm.
Công nghiệp khai khoáng gồm: Than đá đã được khai thác từ thời Pháp
thuộc, ở mỏ than Kế Bào. Trữ lượng hiện còn khoảng 107 triệu tấn. Mỏ
quặng sắt Cái Bầu có trữ lượng lớn khoảng 154.000 tấn. Mỏ cát trắng Vân
Hải có trữ lượng trên 13 triệu tấn, hiện đang khai thác với sản lượng 20.000
tấn/năm. Vàng sa khoáng và vàng trong đới quặng sắt có ở đảo Cái Bầu.
Huyện đảo Vân Đồn, nằm ôm trọn vùng vịnh Bái Tử Long, có nhiều đảo đá
vôi và những hang động đẹp, lại nối liền với vịnh Hạ Long, di sản thế giới.
Các xã đảo tuyến ngoài giáp vịnh Hạ Long (tuyến đảo Vân Hải) có nhiều bãi
tắm đẹp, nhiều hải sản ngon, khí hậu trong lành và những di tích lịch sử văn
hóa, rất có tiềm năng để phát triển kinh tế dịch vụ du lịch.
Rừng trên nhiều đảo xưa kia có nhiều lâm sản quí, trong đó có nhiều
loại cây gỗ quý như gỗ lim, gỗ táu, gỗ nghiến, gỗ mun... nhưng đang cạn kiệt
do tốc độ khai thác lớn hơn tốc độ tái sinh. Rừng Ba Mùn là một rừng nguyên
sinh từng được quy định là vườn quốc gia, nhưng sau bị khai thác bừa bãi đã
suy giảm chất lượng. Để thay thế và nâng cấp phạm vi bảo vệ nguồn sinh
36
quyển quý hiếm, Chính phủ quy định toàn bộ rừng nguyên sinh trên các đảo
vùng vịnh Bái Tử Long (kể cả các đảo thuộc thị xã Cẩm Phả và thành phố Hạ
Long) mới được gọi là vườn quốc gia, đó là vườn quốc gia Bái Tử Long.
Đất nông nghiệp của toàn huyện rất hẹp (1.242 ha) trong đó: đất trồng
lúa chưa đến 600 ha, và gần 100 ha cây ăn quả. Đất nông nghiệp lại là đất bạc
màu, trên núi đá lại pha cát, thiếu nước tưới vì ít sông hồ nên năng suất thấp.
Tổng sản lượng lương thực hàng năm chưa đến 5.000 tấn quy thóc.
Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện có các nghề đóng thuyền, sản
xuất vật liệu xây dựng, làm đồ mộc, chế biến hải sản.
Giao thông trong huyện chủ yếu là bằng đường thủy giữa các đảo. Xã
Vạn Yên có bến cảng Vạn Hoa, thị trấn Cái Rồng có cảng Cái Rồng, có thể
cho xà lan, tàu thuyền tải trọng hàng trăm tấn ra vào dễ dàng, đồng thời là
đầu mối giao thông qua lại giữa các đảo. Đường bộ dài nhất là đường 31 dài
40 km, xuyên suốt đảo Cái Bầu và chỉ nối mỗi đảo này với đất liền qua Cửa
Ông. Điểm cuối của đường này là cảng Vạn Hoa. Trên các đảo Trà Bản,
Ngọc Vừng, Quan Lạn có những đoạn đường ô tô dùng cho quân sự và lâm
nghiệp, nhưng chỉ là các đoạn đường trong nội bộ các đảo. Còn giữa các đảo
với nhau và với đất liền chủ yếu vẫn dùng phương tiện giao thông đường
thủy
Đời sống xã hội: với các chương trình đầu tư về đường xá đã được chú
trọng như đường 334, Hạ Long - Đài Xuyên, đường bê tông xuyên đảo Bản
Sen, Minh Châu, Quan Lạn, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu, buôn bán,
vận chuyển hàng hoá, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Các xã tuyến trong
huyện đều có điện lưới quốc gia,đáp ứng một phần nhu cầu của nhân dân.
Các xã: Hạ Long, Đông Xá và thị trấn Cái Rồng, được sử dụng nước sạch.
Chương trình xoá thôn, bản trắng về y tế, phòng học tạm được quan tâm; trụ
sở làm việc của các xã, thị trấn được xây dựng lại khang trang, kiên cố. Xây
37
dựng nhà bia tưởng niệm liệt sĩ ở các xã. Đến nay 100% số xã có cơ sở khám
chữa bệnh kiên cố, khang trang, toàn huyện có 16 trường cao tầng tập trung
cho các xã lớn như Hạ Long, Thị trấn Cái Rồng và Đông Xá.
Nhìn chung, tất cả những nỗ lực cố gắng trong phát triển kinh tế - xã
hội của huyện trong thời gian qua đã góp phần nâng cao đời sống, vật chất
tinh thần cho nhân dân, đổi mới bộ mặt huyện đảo. Các điều kiện trên đã có
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác chi ngân sách trên địa bàn.
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Vân Đồn
Trong những năm qua cùng với tiến trình đổi mới đất nước, nhờ đó
tình hình ngân sách xã trong cả nước đã có những bước tiến đáng kể. Cùng
với sự phát triển chung đó, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý NSX ở huyện Vân
Đồn - tỉnh Quảng Ninh cũng có sự thay đổi nhất định. Hiện nay bộ máy được
tổ chức như sau:
 Ở cấp huyện bộ phận quản lý NSX: thông thường có từ 2-4 cán bộ tùy
thuộc vào số lượng các xã trên địa bàn; quản lý ngân sách xã về: đầu tư xây
dựng cơ bản; thu chi ngân sách; kinh phí ủy quyền của cơ quan cấp trên; giá,
công sản…
Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận quản lý ngân sách xã: Chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra các xã, uốn nắn và có những chỉ đạo kịp thời các xã thực
hiện về công tác xây dựng và quản lý NSX, quản lý tình hình thu chi và tình
hình thực hiện các chính sách chế độ tài chính ngân sách của các xã trên địa
bàn huyện quản lý. Đồng thời giúp phòng Tài chính - Kế hoạch huyện hoàn
thành nhiệm vụ do UBND huyện giao.
38
 ở cấp xã có Kế toán ngân sách xã và thủ quỹ: hiện nay không còn Ban
tài chính xã nữa mà tổ chức bộ máy quản lý ngân sách xã chỉ có một kế toán
và một thủ quỹ. Hiện nay tại huyện Vân Đồn, hầu hết các xã kế toán kiêm
luôn vai trò của thủ quỹ thực hiện các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau
đây:
- Thu thập, ghi chép các khoản thu, chi ngân sách, các quỹ chuyên
dùng của xã, các khoản thu đóng góp của dân, tài sản do xã quản lý và sử
dụng.
- Kiểm tra tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách xã; tình hình
chấp hành các tiêu chuẩn định mức; tình hình quản lý và sử dụng các quỹ
công chuyên dùng của xã.
- Lập các báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách xã để trình
Hội đồng nhân dân xã phê duyệt, phục vụ công khai tài chính trước nhân dân
theo quy định của pháp luật và gửi Phòng Tài chính- kế hoạch huyện để tổng
hợp vào NSNN.
- Kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh về tài chính tài vụ của
các tổ chức, đơn vị kinh tế, tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của xã.
Trên cơ sở nắm bắt được tình hình kế hoạch tài vụ, tài chính qua các ngành
trong xã mà Kế toán xã giúp UBND xã đề ra những biện pháp cần thiết cho
các ngành phối hợp với nhau chặt chẽ, thực hiện kế hoạch sản xuất được
thuận lợi.
2.2 Cơ sở pháp lí quản lý chi ngân sách xã
 Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 từ điều
37 đến điều 68.
 Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính Phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách.
39
 Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ
quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách.
 Thông tư số 60/TT-BTC ngày 23/6/2003 quy định về quản lý ngân
sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.
 Thông tư 75/2008/TT-BTC về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn
Ngân sách xã, phường, thị trấn)
 Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 ban hành Qui chế
công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự
toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách hỗ trợ, các dự án đầu tư
xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh
nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ
có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân.
2.3 Thực trạng chi ngân sachxã trên địa bàn huyện Vân Đồn
Hoạt động chi NSX hiện nay có rất nhiều vấn đề đáng phải quan tâm giải
quyết. Nếu như thu NSX có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến các khoản chi
NSX thì chi NSX cũng có vai trò quan trọng không kém ảnh hưởng đến mọi
mặt hoạt động của các đơn vị thụ hưởng. Nếu các khoản chi luôn hợp lý, kịp
thời và đầy đủ, đúng mục đíchthì sẽ giúp bộ máy chính quyền ở địa phương
hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao về quản lý kinh tế, xã hội, văn hoá và
các chính sách xã hội cũng được thực hiện tốt. Nhờ các khoản chi cho hoạt
động phát thanh, thông tin tuyên truyền sẽ giúp nâng cao nhận thức của người
dân, góp phần tích cực tuyên truyền cho các chính sách của, đường lối của
Đảng. Tuy nhiên, do các khoản chi NSX đều mang tính chất chi tiêu công
nên nếu không được quản lý chặt chẽ thì sẽ dẫn đến chi tiêu lãng phí, hay sẽ
40
dẫn đến một số hiện tượng tiêu cực như: tham nhũng, tham ô của cải của nhà
nước… gây mất lòng tin của quần chúng nhân dân vào Đảng và nhà nước,
gây ra những hậu quả không thể lường trước được.
Nâng cao hiệu quả quản lý chi NSX trên địa bàn huyện Vân Đồn đang
là một vấn đề rất cần được quan tâm. Trước khi đánh giá những mặt tốt và
hạn chế của công tác quản lý chi NSX, chúng ta sẽ xem xét tình hình chi và
quản lý chi NSX từ 2008-2010.
2.3.1 Tình hình chi ngân sáchxã
Chi Ngân sách xã tại địa phương hiện nay cũng có nhiều vấn đề cần giải
quyết. Chi NSX là quá trình phân phối và sử dụng nguồn vốn đã tập trung
vào NSNN thông qua thu NSX nhằm đáp ứng các nhu cầu chi gắn với việc
thực hiện các nhiệm vụ của chính quyền xã. Chi ngân sách xã trên địa bàn
huyện Vân Đồn chỉ gồm chi thường xuyên..Chi thường xuyên xét về mặt ý
nghĩa đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại của bộ máy quản lý nhà
nước, đảm bảo cho quá trình hoạt động của bộ máy đó. Do vậy nó có tính
chất tương đối ổn định và là một sự đòi hỏi cần thiết.
41
Đối với tình hình chi tiêu của từng xã trên địa bàn huyện ta xem xét qua bảng 2.1 sau:
(theo báo cáo quyết toán chi ngân sách xã huyện Vân Đồn 2008-2010)
Bảng 2.1: Chi tiết chi ngân sách các xã trên địa bàn huyện Vân Đồn từ 2008-2010
đơn vị tính : triệuđồng
STT ĐƠN VỊ NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
DT QT QT/DT(%) DT QT QT/DT(%) DT QT QT/DT(%)
1
thị trấn Cái
Rồng 2,042.000 3,175.364557 156 1,750.000 5,147.056433 294 2,272.000 4,330.764041 191
2 xã Hạ Long 1,342.000 2,049.718726 153 1,591.000 1,987.118895 125 1,891.000 2,622.866451 139
3 xã Đông Xá 1,400.000 2,879.337541 206 1,780.000 2,606.343486 146 2,016.000 4,152.146947 206
4 xã Đoàn Kết 1,059.000 1,547.370804 146 1,334.000 1,834.113318 137 1,769.000 2,405.569482 136
5 xã Vạn Yên 870.000 1,246.597922 143 1,069.000 1,196.647503 112 1,528.000 2,054.368778 134
6 xã Đài Xuyên 861.000 1,004.874503 117 1.135.000 1,374.149303 121 1,383.000 1,845.490402 133
7 xã Bình Dân 900.000 1,135.534930 126 1,167.000 1,306.065441 112 1,459.000 1,910.181830 131
8 xã Quan Lạn 1,213.000 1,833.856104 151 1,618.000 1,088.600032 129 2,044.000 3,264.585263 159
9 xã Minh Châu 923.000 1,505.741051 163 1,446.000 2,059.730338 142 1,804.000 3,535.257006 196
10 xã Bản Sen 998.000 1,358.504301 136 1,214.000 1,703.330868 140 1,500.000 2,009.622521 134
11 xã NgọcVừng 834.000 1,281.577868 154 1,189.000 1,631.716183 137 1,306.000 2,162.687095 166
12 xã Thắng Lợi 934.000 1,329.395204 141 1,225.000 2,115.882126 169 1,375.000 2,590.995227 188
42
ăm 2008, 3 xã có mức chi cao nhất là : thị trấn Cái Rồng là 3,175.364557
đồng, xã Đông Xá là 2,879.337541đồng, xã Hạ Long là 2,049.718726 đồng. Nhưng
đến năm 2009 đã có sự thay đổi, thị trấn Cái Rồng là 5,147.056433 đồng, xã Đông
Xá là 2,606.343486 đồng , xã Thắng Lợi là 2,115.882126 đồng , xã Minh Châu là
2,059.730338 đồng, có mức chi NS cao nhất. Năm 2010 Thị trấn Cái Rồng vẫn có
mức chi lớn nhất là 4,330.764041đồng, một loạt các xã Đông Xá, Quan
Lạn, Minh Châu, Hạ Long,Thắng Lợi đều có mức chi tăng cao. Trong các xã thi Thị
trấn Cái Rồng là xã có cơ sở hạ tầng và khả năng phát triển kinh tế đã đạt ở mức khá
cao, là một khu vực phát triển vào bậc nhất của huyện Vân Đồn, hiện đang đẩy
nhanh tiến độ triển khai dự án đường 4B kéo dài, ưu tiên bố trí nguồn vốn để khởi
công xây dựng đường 334 giai đoạn 2 và nâng cấp mở rộng Cảng Vân Đồn vào năm
2011 thuộc địa bàn thị trấn. Đặc biệt, tại thị trấn Cái Rồng đang tiến hành xây dựng
khu đô thị Đông Bắc ven biển lớn nhất huyện. Với các dự án lớn như vậy nên thị
trấn Cái Rồng luôn chiếm số tiền chi NSX lớn nhất.Đối xã Hạ Long, Đông Xá tiếp
tục được hỗ trợ kinh phí để tập trung chỉnh trang đô thị, đầu tư cho các công trình
phúc lợi, trường học, trung tâm văn hóa, .....phấn đấu đến năm 2012, Vân Đồn trở
thành đô thị loại IV. Minh Châu, Quan Lạn, Thắng Lợi cũng tăng cường đầu tư cơ
sở hạ tầng để khai thác thế mạnh du lịch của mình.
Với sự phân tích như trên ta thấy nhu cầu chi NS xã trên địa bàn toàn huyện
thực tế luôn đòi hỏi ở mức độ cao dần hơn qua các năm. Mặc dù tốc độ thu cũng đã
tăng đồng thời chi luôn nhỏ hơn thu nhưng tình hình chi NS xã vẫn còn căng thẳng.
Tuy nhiên với 1 mức độ chi như thế đã phần nào đảm bảo nhu cầu chi. Nhưng đó là
xem xét chi NS trên tổng thể, còn để nhận định đánh giá được bản chất, nội dung và
hiệu quả sử dụng NS thì ra phải xem xét cơ cấu chi, nội dung tính chất chi theo lĩnh
vực, từng mục chi.
Chi NS xã huyện Vân Đồn nói riêng và cả nước nói chung đều bao gồm 2 lĩnh
vực chi chủ yếu là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển (đầu tư XDCB) trong
43
đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn và có ý nghĩa là phương tiện vật chất đảm
bảo cho mọi hoạt động quản lý Nhà nước của chính quyền cấp xã.
2.3.1.1 Tình hình chi thường xuyên
Lĩnh vực này bao gồm những khoản chi mang tính chất thường xuyên gắn liền
với thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã. Xét về mặt ý nghĩa thì nó
đóng vai trò khá quan trọng với sự tồn tại của bộ máy quản lý Nhà nước, các hoạt
động của bộ máy do đó nó có tính chất tương đối ổn định và là một sự đòi hỏi nhất
định.
Nhiệm vụ chi thường xuyên củaNS xã là đảmbảo cho sựhoạtđộngbìnhthường
của hệ thống chính trị Đảng, chính quyền, các đoàn thể là thành viên của mặt trận tổ
quốc, chicôngtác dânquân tự vệ, côngtác quốc phòng,côngtác giữ gìnan ninh trật tự,
an toàn xã hội, phát triển các sự nghiệp kinh tế giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội, phát
thanh truyền hình, TDTT và thực hiện chính sách xã hội ở xã.
44
Tình hình chi thường xuyên của NS xã huyện Vân Đồn trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.2 sau:
Bảng 2.2: Tình hình chi thường xuyên ngân sách xã trên địa bàn huyện Vân Đồn trong 2008-2010
đơn vị tính: triệuđồng
stt nội dung năm 2008 năm 2009 năm 2010
DT QT QT/DT(%) DT QT QT/DT(%) DT QT QT/DT(%)
1 an ninh-quốc phòng 2,130.000 2,639.565803 124 2,460.000 2,891.857812 176 2,800.000 3,536.435354 126
2 GDĐT, dạy nghề 89.260 125.888336 141 292.000 248.902000 85 307.000 286.190500 93
3 SN y tế 1.140 2.400000 210 122.000 130.739965 107 150.000 170.000000 113
4 SNKHCN 0.000 0.000000 0 0.000 0 0 0.000 0 0
5 SN văn hóa thông tin 818.000 1,244.270960 152 860.000 930.333826 108 880.000 986.399502 112
6 SN phát thanh truyền hình 110.500 207.879450 188 137.000 159.910820 117 148.000 154.607500 105
7 SN thể dục thể thao 227.000 180.188600 79 253.000 217.915000 86 326.000 291.847000 89
8 chi đảm bảo xã hội 1,470.000 2,126.786036 145 1,743.000 2,139.243108 123 2,150.000 2,307.483698 107
9 chi SN kinh tế 1,047.000 1,445.916170 138 1,340.000 1,933.744201 111 2,250.000 2,428.518100 108
10 chi QLHC đảng,đoàn thể 7,430.000 9,324.910776 125 9,250.000 11,068.366752 120 11,566.000 17,446.639389 151
11
chi trợ giá mặt hàng chính
sách 0.000 0 0 0.000 0 0 0 0 0
12 chi NS khác 62.100 97.417000 157 91.000 109.189600 120 130.000 211.780000 163
tổng chi thường xuyên 13,385.000 17,395.223131 156 16,548.000 19,830.203084 148 20,707.000000 27,819.901043 165
45
(theo báo cáo quyết toán chi ngân sách xã huyện Vân Đồn 2008- 2010)
46
Kết quả chi thường xuyên ở bảng 2.2 cho thấy chi thường xuyên năm 2008
vượt 56% dự toán tương ứng 4,010.223131 triệu đồng, năm 2009 vượt dự
toán 48% cao hơn năm 2008 số tiền là 2,434.979953 triệu đồng, năm 2010
vượt dự toán 65%, cao hơn năm 2009 số tiền là 7,989.697959 triệu đồng .
Như vậy khoản chi thường xuyên có xu hướng tăng qua các năm.Vậy để
thấy được nguyên nhân của vấn đề trên thì cần phải đi sâu phân tích đánh giá
1 số khoản chi cấu thành khoản chi thường xuyên sau đây:
 Chi quốc phòng an ninh:
Đây là khoản chi phục vụ cho công tác huấn luyện dân quân tự vệ,
công tác tuyển quân, tổ chức các cuộc diễn tập, giữ gìn an ninh trật tự thôn
xóm. Nhìn chung thực chi cho khoản chi này không đảm bảo so với dự toán
được duyệt luôn có xu hướng tăng. Năm 2008 số thực hiện vượt dự toán 24%.
Năm 2009 chi vượt dự toán 31.857812 triệu đồng, tương ứng với tăng 76%,
năm 2010 vượt 736.4353540triệu đồng, tương ứng với 26%. Trong chi dân
quân tự vệ, do các đơn vị đã tận thu và quản lý tốt quỹ an ninh, nên kinh phí
hỗ trợ cho hoạt động an ninh giảm hàng năm nhưng chi cho quốc phòng hàng
năm vẫn tăng lên khiến chi dân quân, tự vệ tăng lên hàng năm. Trong mấy
năm gần đây tình hình chính trị tương đối ổn định, riêng trật tự an ninh - tệ
nạn xã hội có diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Một số điểm
nóng đã lợi dụng tự do tín ngưỡng để tuyên truyền hoạt động tôn giáo trái
phép, đặc biệt là từ khi xây xong cầu Vân Đồn thì tệ nạn xã hội ngày càng
tăng như nạn trộm cắp, cướp giật gia tăng, buôn bán hàng cấm, trái phép cũng
gia tăng. Để hạn chế được tình hình này, UBND huyện đã ban hành nhiều chỉ
thị văn bản chỉ đạo về công tác an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tập
trung ưu tiên khoản chi cho công tác an ninh quốc phòng, công tác tuần tra
biên giới. Do đó, khoản chi về an ninh - quốc phòng hàng năm lớn được thể
hiện cụ thể qua bảng 2.2 tổng chi công tác an ninh quốc phòng năm. Mặc dù
47
xã đã cố gắng để đảm bảo công tác an ninh - quốc phòng nhưng hàng năm số
chi này ngày càng tăng lên, chỉ đảm bảo được 90% nhiệm vụ được giao.
 Chi sự nghiệp giáo dục, dạy nghề:
Đây là một khoản chi quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định cho sự phát
triển trình độ văn hóa cho nhân dân địa phương. Trong những năm qua,
khoản chi cho giáo dục chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi thường xuyên. Cụ thể:
Năm 2008 chi 2,639.565803 triệu đồng chiếm 15% trong tổng chi thường
xuyên của NXS trên địa bàn huyện.
Năm 2009 chi 2,891.857812 triệu đồng chiếm 14,5% trong tổng chi thường
xuyên, tăng 9,6% so với 2008
Năm 2010 chi 3,536.435354 triệu đồng chiếm 13% trong tổng chi thường
xuyên, tăng 22% so với 2009.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do phân cấp quản lý và phân
giao nhiệm vụ chi hiện nay đối với sự nghiệp giáo dục chi từ ngân sách xã
chủ yếu cho công tác bổ túc và giáo dục mầm non nên khoản chi này còn
thấp. Trong những năm qua các xã, thị trấn đã tập trung chủ yếu chi hỗ trợ
lương chi giáo viên mầm non và hỗ trợ cho các lớp học bổ túc và chi sửa
chữa cơ sở vật chất trường học cho bậc học mầm non. Hàng năm ngân sách
xã bố trí từ 10 - 20 triệu đồng cho sự nghiệp trên. Tuy nhiên ở những xã vùng
sâu, vùng xa, dân cư thưa thớt, ở các xã này nhà trẻ mẫu giáo không thành lập
được trong cụm dân cư, trường học ở xa không thu hút được các cháu đến
trường. Vì vậy khoản chi này có xã thiếu nguồn kinh phí nhưng có xã lại
không chi hết kế hoạch.
Bên cạnh đó giáo dục, dạy nghề cũng đạt được những kết quả đáng ghi
nhận: toàn ngành giáo dục huyện Vân Đồn cơ bản đã đáp ứng đủ số giáo viên
các bậc học, cấp học. Chất lượng giáo viên đảm bảo, số giáo viên đạt chuẩn
là 100%, đạt trên chuẩn là 45,1%( theo số liệu mới nhất năm học 2010-2011).
48
Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, tiếp tục thực hiện phổ cập
THPT. Trong năm 2010 đã có 8 trường trong toàn ngành giáo dục huyện
được công nhận là trường chuẩn quốc gia : 1 THPT,1 THCS, 4 tiểu học, 2
mầm non; xây dựng mới 72/429 tổng số phòng học hiện có; tỷ lệ phòng học
kiên cố là 50,3%.
 Chi sự nghiệp y tế:
Chiến lược con người luôn được coi là Trung tâm của chiến lược phát
triển kinh tế, xã hội con người là yếu tố quyết định so với các yếu tố tự nhiên
khác trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội cho nên chi cho sự nghiệp y tế
của NS xã nhằm mục đích bảo vệ khai thác phát huy sức khoẻ của con người
là một vấn đề cần được quan tâm và giải quyết thích đáng. Không nằm ngoài
mục đích đó chi NS xã cho sự nghiệp y tế trên địa bàn huyện Vân Đồn được
thể hiện qua các con số:
Năm 2008 dự toán được duyệt là 0,001.140 triệu đồng, đã thực chi là
0,002.400000 triệu đồng, vượt dự toán 110%.
Năm 2009 dự toán duyệt là 0,122.000 triệu đồng, đã thực chi là 0,130.739965
triệu đồng, vượt dự toán 7%, tăng so với 2008 là 0, 128.339965 triệu đồng.
Năm 2010 dự toán duyệt là 0, 150.000000 triệu đồng, thực chi là
0,170.000000 triệu đồng, vượt dự toán 13% tăng so với 2009 là 39.260035
triệu đồng.
Như vậy chi sự nghiệp y tế chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng sô chi thường
xuyên, chủ yếu là chi phụ cấp y tế thôn. Qua đây chứng tỏ chi sự nghiệp y tế
bằng nguồn thu tại xã chưa nhiều và sự nghiệp y tế tại các xã, phường, thị
trấn chưa được coi trọng, chưa được quan tâm đến. Hiện đã có 2 trung tâm
điều trị trên địa bàn huyện, đó là bệnh viện Vân Đồn( có 80 giường bệnh) và
phân viện tại xã Quan Lạn( có 15 giường bệnh) và các trung tâm y tế tại 12
xã và thị trấn trong huyện. Tuy nhiên hiệu suất sư dụng giường bệnh không
49
đều, trong khi bệnh viện trung tâm quá tải thì các trạm y tế xã hiệu suất sử
dụng quá thấp. Đến nay toàn huyện có 15 bác sỹ( tỷ lệ 2000 dân/1 bác sỹ); 27
y sỹ( 1500 dân/1 y sỹ);8/12 trạm y tế có bác sỹ( đạt 66,7 %).
Trong thời gian tới yêu cầu huyện cùng các xã có biện pháp tăng chi
cho y tế thôn bản, y tế xã với nhiệm vụ trước mắt là phải đảm bảo đủ nguồn
vật chất để chi mua sắm trang thiết bị dụng cụ và những phương tiện cần thiết
đảm bảo cho sự hoạt động khám chữa bệnh một cách thường xuyên chi cho
các chương trình tiêm chủng mở rộng đặc biệt là cần phải chú ý hơn nữa đến
công tác kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em.
 Văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình
Đây cũng là khoản chi quan trọng góp phần xây dựng nếp sống mới ở
trong dân cư, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân trên địa
bàn. Các khoản chi của ngân sách xã cho sự nghiệp trên trong những năm qua
đã có sự quan tâm. Do đó khoản chi này tăng lên qua các năm, cụ thể:
Năm 2008 khoản chi này là 1,244.270960 triệu đồng đạt 152% kế hoạch và
chiếm 7,15% so với tổng chi ngân thường xuyờn sách xã.
Năm 2009 khoản chi này là 930.333826 triệu đồng đạt 108% kế hoạch, đạt
74,7 % so với năm 2008 và chiếm 4.7% so với tổng chi thường xuyờn ngõn
sỏch xó.
Năm 2010 khoản chi này là 986.399502 , đạt 112% kế hoạch, vượt 0,06% so
với năm 2009 và chiếm 3,55% so với tổng chi thường xuyờn ngân sách xã.
Khoản chi này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi thường xuyên.Khoản chi
này khá ổn định. Tỷ trọng của khoản chi này trong 3 năm như sau: năm 2008:
7,15%, năm 2009: 4,7%, năm 2010: 3,55%. Như vậy, tỷ trọng cho chi sự
nghiệp văn hoá, thông tin ngày càng giảm trong chi thường xuyên. Đây
50
không phải là khoản chi thật sự quan trọng cần ưu tiên nên duy trì mức chi và
tỷ trọng như trên là vừa phải, hợp lý.
Đối với sự nghiệp phát thanh truyền hình cũng chỉ chiếm một phần nhỏ trong
khoản chi thường xuyên. Tuy nhiên tỷ lệ thực hiện luôn vượt dự toán qua các
năm: 2008 là 88%, năm 2009 là 17%, năm 2010 là 5%. Điều này chúng tỏ
các xã đã dần điều chỉnhcác khoản chi tiêu hợp lý ,bám sát dự toán qua các
năm.
Tuy với mức chi không lớn nhưng chi sự nghiệp văn hóa, thông tin, phát
thanh truyền hình cũng mang lại hiệu quả khá tốt, các xã đã thực hiện rất tốt
việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và mục tiêu,
phương hướng trong quản lý kinh tế, xã hội của xa như: tổ chức các cuộc thi
về luật hôn nhân, gia đình, luật phòng chống ma túy. Hầu hết các xã đều duy
trì được hệ thống truyền thanh, hỗ trợ chi cho các hoạt động văn hoá, lễ hội
trong những dịp tết lễ. Các hoạt động văn hoá diễn ra khá sôi nổi ở các xã
gần trung tâm huyện như Thị trấn Cái Rồng, Hạ Long , Đông Xá.. Ngoài ra,
tại Thị trấn Cái Rồng còn có 1 nhà văn hoá, 1 rạp chiếu phim ngoài trời, 1 thư
viện công cộng. Lễ hội truyền thống hàng năm trên địa bàn huyện và địa
phương lân cận có lễ hội đình Quan lạn và lễ hội đền Cửa Ông tưởng nhớ
công lao của các vị tướng đời Trần chống quân xâm lược Nguyên-Mông.
Trong các năm gần đây, lễ hội đình Quan Lạn đã được UBND huyện Vân
Đồn quan tâm tổ chức long trọng, với ý nghĩa là một lễ hội truyền thống, gắn
việc giáo dục truyền thống với việc phát triển công tác du lịch trên địa bàn
huyện. Đây sẽ là yếu tố quan trọng trong chương trình phát triển Du lịch sinh
thái của Vườn quốc gia Bái Tử Long . Đặc biệt thực hiện chủ trương "Xây
dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư". Hàng năm ngân sách xã bố trí từ 2 - 3
triệu đồng hỗ trợ cho các thôn cho công tác trên. Xét về tổng thể khoản chi
51
này trừ các khoản chi lương cho cán bộ chuyên trách thì bình quân chi hoạt
động sự nghiệp hàng năm cho mỗi xã là từ 10 - 13 triệu đồng. Trên thực tế
khi chi các khoản chi này các xã phải cân nhắc kỹ cái gì thuộc về phong trào,
thuộc về quyền lợi và trách nhiệm của người tham gia , cái gì ngân sách xã
phải quan tâm. Phương châm chi ở đây là kết hợp từ nguồn chi ngân sách xã
với các nguồn tự trang trải, huy động, tài trợ.. Có như vậy mới giảm bớt được
gáng nặng cho ngân sách mà các phong trào vẫn phát triển.
 Chi sự nghiệp thể dục, thể thao
Cũng giống như sự nghiệp văn hoá thông tin, thể dục, thể thao là khoản
chi phục vụ cho nhu cầu tinh thần của người dân.
Đây là khoản chi chiếm tỷ lệ khá thấp trong cơ cấu chi thường xuyên của
các xã. Tỷ trọng khoản chi này trong chi thường xuyên năm 2008 là 1,03%,
năm 2009 là 1,09%, năm 2010 là 1,05%. Việc chấp hành dự toán được đánh
giá là tốt tuy thực chi chưa thật sát với dự toán. Các cấp chính quyền địa
phương đã có sự quan tâm đúng mức tới hoạt động thể dục, thể thao của
huyện như: tổ chức các cuộc thi chạy việt dã truyền thống, hội khỏe phù đổng
toàn huyện, lễ hội chèo bơi ở xã Quan Lạn… Quá trình quản lý chi đảm bảo
tiết kiệm, không xảy ra hiện tượng vì kinh phí trong dự toán vẫn còn mà chi
tiêu lãng phí. Trong quá trình chấp hành không phải điều chỉnh dự toán do dự
toán đã phù hợp.
 Chi đảm bảo xã hội:
Chi sự nghiệp xã hội bao gồm: chi trợ cấp tết; hưu xã, thôi việc và khoản
trợ cấp khác; chi trợ cấp cho người già, cô đơn, trẻ mồ côi; ma tuý, mại
dâm…
Chi sự nghiệp xã hội có thể nói là một mục chi thể hiện không chỉ về
mặt ý nghĩa kinh tế đơn thuần mà còn thể hiện ý nghĩa chính trị, tình Đảng,
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

What's hot (18)

Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
Đề tài: Nghiên cứu công tác kế toán thu - chi ngân sách xã tại UBND xã Hưng T...
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh KhêLuận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
 
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức PhổLuận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
 
180
180180
180
 
Luận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, HOT
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, HOTĐề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, HOT
Đề tài: Tổ chức, hoạt động chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, HOT
 
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAYĐề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
 
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thônLuận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
 
Kiemdiem tam
Kiemdiem tamKiemdiem tam
Kiemdiem tam
 
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà NộiLuận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về chi trả bảo hiểm xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về chi trả bảo hiểm xã hội, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về chi trả bảo hiểm xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về chi trả bảo hiểm xã hội, HOT
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
 
Dự án quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu thanh thủy
Dự án quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu thanh thủyDự án quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu thanh thủy
Dự án quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu thanh thủy
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOTLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
 
Luận án: Quản lí tài chính ở ban tôn giáo chính phủ, HAY
Luận án: Quản lí tài chính ở ban tôn giáo chính phủ, HAYLuận án: Quản lí tài chính ở ban tôn giáo chính phủ, HAY
Luận án: Quản lí tài chính ở ban tôn giáo chính phủ, HAY
 
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí ...Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nayĐề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
 

Similar to Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Similar to Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
 
Cơ sở lý luận về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã.docx
Cơ sở lý luận về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã.docxCơ sở lý luận về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã.docx
Cơ sở lý luận về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã.docx
 
Luận Văn Thực Trạng Về Công Tác Quản Lý Nguồn Thu Ngân Sách Xã
Luận Văn Thực Trạng Về Công Tác Quản Lý Nguồn Thu Ngân Sách XãLuận Văn Thực Trạng Về Công Tác Quản Lý Nguồn Thu Ngân Sách Xã
Luận Văn Thực Trạng Về Công Tác Quản Lý Nguồn Thu Ngân Sách Xã
 
Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian t...
Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian t...Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian t...
Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian t...
 
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đLuận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
 
TIỂU LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.doc
TIỂU LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.docTIỂU LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.doc
TIỂU LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.doc
 
Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docxCơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docx
 
mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc... mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...
mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...
 
Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách phường Nghi Thu, HAY
Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách phường Nghi Thu, HAYĐề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách phường Nghi Thu, HAY
Đề tài: Quản lý chi thường xuyên ngân sách phường Nghi Thu, HAY
 
Cơ sở khoa học về quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh.docx
Cơ sở khoa học về quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh.docxCơ sở khoa học về quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh.docx
Cơ sở khoa học về quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh.docx
 
Bài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAYBài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAY
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn ...
 
Cơ sở lý luận chung về công tác kế toán thu, chi ngân sách phường.docx
Cơ sở lý luận chung về công tác kế toán thu, chi ngân sách phường.docxCơ sở lý luận chung về công tác kế toán thu, chi ngân sách phường.docx
Cơ sở lý luận chung về công tác kế toán thu, chi ngân sách phường.docx
 
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
 
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
Biện pháp tăng cường thu ngân sách địa phương trên địa bàn huyện Tiên Lãng th...
 
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn Huyện Lệ Thủy...
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn Huyện Lệ Thủy...Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn Huyện Lệ Thủy...
Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn Huyện Lệ Thủy...
 
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Phát Triển Kinh Tế Xã...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Phát Triển Kinh Tế Xã...Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Phát Triển Kinh Tế Xã...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Phát Triển Kinh Tế Xã...
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

Đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong công cuộc xây dựng đất nước, đổi mới và phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, nhà nước quản lý nền kinh tế bằng nhiều công cụ khác nhau, một trong những công cụ quan trọng là tài chính nhà nước bao gồm: NSNN, tín dụng nhà nước và các quỹ tài chính trung gian. Ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách xã) là một cấp ngân sách nằm trong hệ thống NSNN, là ngân sách của chính quyền cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt. Ngân sách xã vừa là phương tiện vật chất bằng tiền, vừa là công cụ tài chính quan trọng để chính quyền cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Vì hoạt động thu chi ngân sách xã gồm nhiều nội dung phong phú, đa dạng luôn biến động không ngừng theo sự phát triển của kinh tế xã hội. Tuỳ theo từng thời kỳ, xã được phân thêm các khoản thu chi cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội ở xã. Ngân sách xã gắn liền với chính quyền cấp xã, là nơi trực tiếp quan hệ với dân, trực tiếp tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng đến với dân, bất cứ một việc làm tốt hay không tốt đều ảnh hưởng trực tiếp đến người dân. Do vậy ngân sách xã phải được quản lý, điều hành tốt mới xây dựng, củng cố lòng tin của dân, đảm bảo cho chính quyền xã hoạt động ổn định, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển ngày càng tốt hơn. Cho nên kinh tế địa phương thì phải có một NSX đủ mạnh và phù hợp là một đòi hỏi thiết thực, là một mục tiêu phấn đấu đối với cấp xã. Thu và chi là hai mảng tồn tại song song trong công tác quản lý NSX. Ngoài việc đảm bảo các nguồn thu NSX thì việc thực hiện tốt các khoản chi NSX cũng là một
  • 2. 2 công việc rất quan trọng. Vì như thế nên hơn bao giờ hết, tăng cường, hoàn thiện trong công tác quản lý chi NSX là một nhiệm vụ luôn được quan tâm. Trong những năm qua chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh cũng có những bước tiến đáng ghi nhận nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được, việc quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn đang còn nhiều tồn tại cần được xem xét và giải quyết. Xuất phát từ những trăn trở với vấn đề ngân sách xã tại huyện Vân Đồn và từ những kiến thức tôi học được tại Học Viện Tài Chính và sự chỉ bảo tận tình của các cô Hoàng Thị Thúy Nguyệt, cùng với sự giúp đỡ của lãnh đạo, cán bộ phòng tài chính - kế hoạch huyện. Tôi đã quyết định chọn đề tài:" Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn- Quảng Ninh" làm luận văn tốt nghiệp. Mục đích nghiên cứu của đề tài: trên cơ sở những kiến thức đã được học đề tài đi vào đánh giá thực trạng chi ngân sách xã và công tác quản lý chi tài chính ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - Quảng Ninh. Từ đó đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung đề tài này gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chi ngân sách xã và công tác quản lý chi ngân sách xã. Chương 2: Thực trạng quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008 - 2010. Chương 3: Phương hướng và những giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh. Đây tuy không phải là đề tài mới, song cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, công tác quản lý NSNN không ngừng thay đổi nhằm tạo cơ chế hợp lý phù hợp với tiến trình phát triển như hiện nay. Với kiến thức
  • 3. 3 của một sinh viên về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót trong quá trình nhìn nhận, đánh giá các vấn đề. Bản thân tôi mong được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để tôi có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2011 Sinh viên Nguyễn Thủy Tiên
  • 4. 4 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI NGÂN SÁCH XÃ VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ. 1.1 Những vấn đề cơ bản về chi ngân sáchxã 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân sách xã Ở nước ta, làng xã cổ truyền đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử. Để đảm bảo cho hoạt động của bộ máy quản lý làng xã và một số nhu cầu cụ thể khác thì xuất hiện "quỹ làng", "chi tiêu của làng", "phụ thu tạm bổ". Đó cũng chính là tiền thân của ngân sách xã (NSX). Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, chính quyền cấp xã cũng có ngân sách. Nguồn thu của NSX lúc đó chủ yếu dựa vào hoa lợi, công điền, công thổ. Một phần lấy từ phụ thu lạm bổ trong các thứ thuế do phong kiến, đế quốc đạt ra và các khoản đóng góp của nhân dân theo hương ước của xã. Việc chi tiêu ngân sách chủ yếu là chi tạp dịch, lễ bái, chi phí cho các việc khác của xã và trả thù lao cho các chức sắc trong làng xã. Tuy mỗi thời kỳ có những tên gọi khác nhau như ngân sách xã, quỹ xã... nhưng về chức năng là đảm bảo điều kiện vật chất cho xã để thực hiện ba nhiệm vụ:  Giữ vững an ninh làng xã.  Quản lý hộ khẩu, quản lý ruộng đất để phục vụ cho việc thu tô, thu thuế, tạp dịch và điều binh lính.  Phục vụ các lợi íchcông cộng như đê điều, đường xá, cầu cống và một số khoản cứu tế xã hội. Từ sau Cách mạng tháng Tám thành công, cùng với việc thiết lập và tổ chức ngày càng hoàn chỉnh hệ thống chính quyền cấp xã, ngân sách xã đã
  • 5. 5 từng bước được đổi mới và hoàn thiện. Nhưng do điều kiện chiến tranh và sự yếu kém, lạc hậu của nền kinh tế, ngân sách xã đã có những thời điểm hoạt động không hiệu quả, chưa thể hiện được là một nguồn lực để đảm bảo cho hoạt động của chính quyển cấp xã. Mọi hoạt động chi tiêu nguồn kinh phí đều thông qua các hợp tác xã nông nghiệp. Hợp tác xã nông nghiệp trong điều kiện đã khó khăn lại phải gánh thêm nhiệm vụ ngân sách nên lại càng khó khăn thêm. Mặt khác do cơ chế quản lý , phân cấp ngân sách xã không rõ nên không động viên được nguồn thu bổ sung cho ngân sách xã, hoạt động ngân sách xã còn rời rạc và chưa có sự thống nhất trong toàn quốc. Trước tình hình đó, ngày 8/4/1972 điều lệ về quản lý ngân sách xã đã ra đời, từ đó ngân sách xã mới thực sự được quản lý thống nhất và từng bước hoàn chỉnh. Điều lệ ngân sách xã đã xác định rõ vai trò quan trọng của ngân sách xã đối với việc tổ chức hoạt động của chính quyền cơ sở. Sự phân cấp quản lý thu, chi đã tạo điều kiện cho các vươn lên thể hiện vị trí, vai trò quan trọng của mình trong việc huy động nhân tài, vật lực phát triển ngân sách xã, ổn định đời sống, góp phần vào sự nghiệp giải phóng Miền Nam và đưa Miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH. Để ngân sách xã ngày càng phát triển, phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế đất nước, ngày 19/11/1983 Hội đồng Bộ trưởng đã ra nghị quyết số 138/HĐBT để khẳng định thêm vai trò, vị trí của ngân sách xã và xác định rõ ngân sách xã là một cấp ngân sách chưa hoàn chỉnh trong hệ thống NSNN bốn cấp. Đó là điểm mới để ngân sách xã thực hiện được quản lý thống nhất trong hệ thống NSNN. Bước sang thời kỳ đổi mới đất nước, trước yêu cầu phải tổ chức lại hệ thống tài chính để phù hợp với đòi hỏi của sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là yêu cầu ngày càng cao trong việc củng cố và nâng cao hoạt động của chính quyền cơ sở, tạo điều kiện cho ngân sách xã ngày càng phát triển. Ngày
  • 6. 6 16/12/2002 Quốc hội 11 đã ban hành Luật NSNN. Theo quy định của Luật NSNN thì ngân sách xã là cấp ngân sách hoàn chỉnh trong hệ thống NSNN ta hiện nay. Đó chính là sự khẳng định vai trò, vị trí ngày càng quan trọng của ngân sách xã đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong điều kiện chúng ta đang thực hiện đường lối đổi mới đất nước xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. 1.1.2 Khái niệm, vị trí, vai trò chi ngân sách xã  Khái niệm chi ngân sách xã Chi ngân sáchxã là quá trình phân phối và sử dụng nguồn vốn đã tập trung qua thu ngân sách xã nhằm đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu gắn liền với thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã. Bản chất của chi NSNN nói chung, chi ngân sách xã nói riêng là hệ thống những mối quan hệ kinh tế Nhà nước và xã hội trong quá trình nhà nước sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng của Nhà nước. Các quan hệ kinh tế này bao gồm:  Quan hệ kinh tế giữa chính quyền cấp xã và các tổ chức sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã.  Quan hệ giữa ngân sách xã với các tổ chức tài chính trung gian với quỹ tín dụng nhân dân.  Quan hệ kinh tế giữa ngân sách xã và các tổ chức xã hội cấp xã. - Quan hệ kinh tế giữa ngân sách xã và các hộ gia đình.  Vai trò, vị trí của chi ngân sách xã Theo quy định của Luật NSNN 2002 ngân sách xã là một bộ phận của NSNN, là ngân sách của chính quyền cấp cơ sở do Uỷ Ban Nhân Dân (UBND) xã, phường, thị trấn (Gọi chung là xã) xây dựng, tổ chức quản lý và thực hiện dưới sự giám sát của Hội Đồng Nhân Dân (HĐND) xã. Ngân sách
  • 7. 7 xã được xây dựng từ các nguồn thu, được phân cấp và các nội dung chi để thực hiện các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã. Như vậy, vị trí của ngân sách xã là cấp ngân sách thứ tư trong hệ thống NSNN, là công cụ tài chính quan trọng để chính quyền cấp xã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Có thể nói quản lý nhà nước ở Trung ương là quản lý trên mọi mặt, mọi lĩnh vực trên phạm vi cả nước, trên tầm vĩ mô và quản lý nhà nước của chính quyền địa phương là quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được quy định và phân giao theo lãnh thổ. Trong bối cảnh hiện nay, sự thay đổi cơ chế quản lý nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã tạo nên một sự thay đổi cơ bản vai trò của ngân sách nhà nước do đó vai trò của ngân sách xã cũng có sự thay đổi theo. Với tư cách là một bộ phận của NSNN, vai trò của chi ngân sách xã được thể hiện ở các nội dung sau: Thứ nhất: Ngân sách xã là bộ phận cấu thành của hệ thống NSNN, là cơ sở kinh tế của chính quyền cấp xã. Ngân sách xã là công cụ huy động các nguồn lực tài chính để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của chính quyền xã. Vai trò của ngân sách xã được xác định trên bản chất kinh tế của Nhà nước. Mọi hoạt động quản lý Nhà nước về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh - quốc phòng... của xã luôn luôn đòi hỏi phải có nguồn tài chính trang trải, chi tiêu cho những mục đích đã được xác định. Đó chính là nguồn tài chính để đảm bảo cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng và là nguồn lực quan trọng để xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngân sách xã sẽ giúp cho chính quyền cấp xã thực hiện chức năng nhiệm vụ đạt kết quả cao nhất trong tất cả các lĩnh vực quản lý trên địa bàn xã.
  • 8. 8 Thứ hai: Ngân sách xã – công cụ đặc biệt quan trọng để chính quyền xã thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội ở địa phương. Khi nền kinh tế thị trường phát triển ngày càng mạnh mẽ thì vai trò của NSNN đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương cũng có sự thay đổi. Hiện nay NSNN đã trở thành công cụ tài chính quan trọng giúp nhà nước thực hiện quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế. NSX cũng ngày càng trở thành công cụ tài chính quan trọng đối với mỗi địa phương. Thông qua các hoạt động chi NS X, chính quyền địa phương có thể trực tiếp hoặc gián tiếp theo dõi quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội tại địa phương. Cụ thể như sau:  Chúng ta có thể khẳng định rằng: xã là đơn vị hành chính cơ sở ở địa phương. HĐND xã là cơ quan quyền lực cao nhất xã, chịu trách nhiệm các quyết định quan trọng có ảnh hưởng đến hoạt động của xã. Chính quyền xã trực tiếp liên hệ với dân một cách trực tiếp để giải quyết những mối quan hệ cơ bản về lợi ích giữa nhà nước và nhân dân. Để làm tốt các nhiệm vụ đó phải nhờ vào nguồn NSX. Nhiệm vụ chi của NSX gắn trực tiếp với các nhiệm vụ của bộ máy chính quyền và liên quan trực tiếp tới lợi ích của dân chúng. Cũng có một số khoản chi chỉ NSX mới đảm bảo chi kịp thời và đúng đối tượng (chi cứu tế, chi thực hiện chăm sóc sức khỏe, chi duy tu, bảo dưỡng các công trình công cộng…).  Thông qua hoạt động chi NS X mà các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội tại địa phương được duy trì và phát triển ổn định: hoạt động của Đảng, các tổ chức đoàn thể, việc thực hiện các chính sách xã hội, xây dựng hệ thống truyền thanh, truyền hình nhằm nâng cao trình độ
  • 9. 9 văn hoá, tầm hiểu biết cho người dân và tăng cường nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng… Như vậy rõ ràng ngoài tác dụng giúp quá trình quản lý tốt về mặt hành chính ở địa phương, NSX cũng đã phần nào đóng góp vào việc ổn định phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội tại địa phương. Trong tình hình hiện nay, công tác quản lý chi NSX ngày càng được coi trọng để có thể phát huy tốt nhất vai trò của nó.  Đặc điểm hoạt động của chi ngân sách xã: Là một bộ phận trong hệ thống NSNN và là cấp ngân sách của chính quyền cơ sở, chi ngân sách xã có những đặc điểm sau:  Hoạt động chi ngân sách xã luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế, chính trị của chính quyền cấp xã và được tổ chức thực hiện trên cơ sở những quy định, luật lệ thống nhất được nhà nước ban hành. Biểu hiện của đặc điểm này là nội dung, mức độ, cơ cấu các khoản chi của ngân sách xã được Nhà nước quyết định và trở thành chỉ tiêu pháp lý yêu cầu các chủ thể trên địa bàn xã thực hiện.  Chi ngân sáchxã gắn chặt với hoạt động của chính quyền cơ sở do vậy ngân sách xã là một cấp ngân sách đặc biệt trong hệ thống NSNN, bởi vì: -Với vị trí là một cấp ngân sách hoàn chỉnh, ngân sách xã là toàn bộ dự toán thu, chi ngân sách một năm đã được HĐND xã quyết định và giám sát thực hiện. Mặt khác do cấp xã là cấp cơ sở, dưới đó không còn đơn vị dự toán, các đơn vị thụ hưởng ngân sách trực thuộc nên ngân sách xã cũng chính là đơn vị dự toán. -Với tư cách là một cấp ngân sách, ngân sách xã phải có chức năng và nhiệm vụ của một cấp ngân sách, đồng thời với tư cách là một đơn vị dự
  • 10. 10 toán ngân sách, ngân sách xã phải có nhiệm vụ chấp hành các chính sách, chế độ của nhà nước trong quá trình chi ngân sách. Hai tư cách quản lý lại phải thống nhất trong một bộ máy quản lý, vì vậy nó ảnh hưởng đến nhiều nội dung quản lý nhân sách xã như tổ chức bộ máy quản lý, chế độ kế toán ngân sách xã và công khai ngân sách xã. 1.1.3 Nộidung chi của ngân sáchxã Chi ngân sách xã gồm: Chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã. Căn cứ chế độ phân cấp quản lý kinh tế xã hội của nhà nước, các chính sách chế độ về hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng cộng sản Việt nam và các tổ chức chính trị xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của xã khi phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã, HĐND tỉnh xem xét giao cho ngân sách xã thực hiện các nhiệm vụ chi dưới đây: Một là : Chi đầu tư phát triển gồm : Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của cấp tỉnh. Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định theo quy định của pháp luật, do HĐND xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý. Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật. Hai là: Các khoản chi thường xuyên : + Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã: - Tiền lương, tiền công cho cán bộ công chức cấp xã. - Sinh hoạt phí đại biểu HĐND xã. - Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước. - Công tác phí.
  • 11. 11 - Cho hoạt động văn phòng như : Chi điện nước, văn phòng phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp khách, khánh tiết... - Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc. - Chi khác theo chế độ quy định. + Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam của xã. + Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (gồm Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến bình Việt Nam, Hội phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt nam) sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có). + Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ quy định. + Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội. -Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định pháp luật về dân quân tự vệ. -Chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của pháp luật. -Chi tuyên truyền vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã. -Các khoản chi khác theo chế độ quy định. + Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao do xã quản lý. -Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định (Không kể trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc 1 lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ 01/01/1998 trở vể trước do tổ chức bảo biểm xã hội chi), chi thăm hỏi các gia đình chính sách, cứu tế xã hội và công tác xã hội khác.
  • 12. 12 -Cho hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh do xã quản lý. + Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, thị trấn quản lý (Đối với phường do ngân sách cấp trên chi). + Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các khoản trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã. + Chi sửa chữa cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng do xã quản lý như: Nhà văn hoá, thư viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu, đường giao thông, công trình cấp và thoát nước công cộng. Riêng đối với thị trấn còn có nhiệm vụ chi cải tạo vỉa hè, đường phố nội thị, đèn chiếu sáng, công viên, cây xanh (Đối với phường do cấp trên chi). Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: Khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định + Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào định mức, chế độ, tiêu chuẩn của nhà nước, HĐND cấp tỉnh quy định cụ thể mức chi thường xuyên cho công việc phù hợp với tình hình đặc điểm và khả năng ngân sách địa phương. 1.2. Chu trình quản lý chi ngân sáchxã Chu trình ngân sách hay còn gọi là quy trình ngân sách dùng để chỉ toàn bộ hoạt động của một ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi kết thúc chuyển sang ngân sách mới. Một chu trình ngân sáchgồm ba khâu nối tiếp nhau, đó là: lập dự toán ngân sách (bao gồm chuẩn bị và quyết định dự toán ngân sách); chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách 1.2.1. Lập dự toán chi ngân sáchxã
  • 13. 13 Lập dự toán ngân sách là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của chu trình quản lý ngân sách. Lập dự toán ngân sách thực chất là lập kế hoạch (dự toán) các khoản thu-chi của ngân sách trong một năm ngân sách. Kết quả của khâu này là dự toán ngân sách được HĐND xã quyết định.  Căn cứ lập dự toán chi ngân sách xã: - Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của xã - Chính sách, chế độ thu NSNN; Định mức phân bổ; Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu - Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi - Số kiểm tra về dự toán thu, chi NSX do UBND cấp huyện thông báo - Tình hình thực hiện dự toán NSX năm trước và một số năm liền kề, ước thực hiện NS năm hiện hành. - Dự báo những xu hướng và vấn đề có tác động đến ngân sách xã năm kế hoạch.  Yêu cầu lập dự toán ngân sách xã - Lập theo đúng nội dung, mẫu biểu, MLNSNN, thời hạn qui định - Tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức - Phải căn cứ vào điều kiện và nguồn kinh phí để lựa chọn các hoạt động/dự án cần ưu tiên bố trí vốn - Đảm bảo nguyên tắc cân đối - Phải có thuyết minh rõ ràng các cơ sở, căn cứ tính toán.  Trình tự quản lý chi ngân sách xã
  • 14. 14 UBND HUYỆN (1) (6) (7) (8) (10) UBND XÃ (5) (9) HĐND XÃ (2) (3) (4) (10) BAN NGÀNH, ĐOÀN THỂ  Hướng dẫn xây dựng dự toán: Bước (1): UBND huyện hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán chi ngân sách cho các xã. Bước (2): UBND xã tổ chức hội nghị triển khai xây dựng dự toán chi NSX và giao số kiểm tra cho các ban ngành, đoàn thể.  Lập và tổng hợp dự toán ngân sách xã Bước (3): Các ban ngành, đoàn thể, kế toán xã lập dự toán chi ngân sách xã. Bước (4): UBND xã làm việc với các ban ngành, đoàn thể về dự toán chi ngân sách; kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán chi NSX. Bước (5): UBND xã trình Thường trực HĐND xã xem xét cho ý kiến
  • 15. 15 về dự toán chi NSX. Bước (6): Căn cứ vào ý kiến của Thường trực HĐND xã, UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán chi ngân sách và gửi Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện. Bước (7): Phòng Tài chính- kế hoạch huyện tổ chức làm việc về dự toán chi ngân sách với các xã đối với năm đầu của thời kỳ ổn định hoặc khi UBND xã có yêu cầu ở những năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách; tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán chi ngân sách huyện báo cáo UBND huyện.  Phân bổ và quyết định dự toán ngân sáchxã Bước (8): UBND huyện giao dự toán chi ngân sách chính thức cho các xã Bước (9): UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán chi ngân sách xã gửi đại biểu HĐND xã trước phiên họp của HĐND xã về dự toán chi ngân sách; HĐND xã thảo luận và quyết định dự toán chi ngân sách Bước (10): UBND xã giao dự toán cho ban, ngành, đoàn thể, đồng gửi Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện, Kho bạc nhà nước huyện; thực hiện công khai dự toán ngân sách xã trước ngày 31/12. 1.2.2. Chấphành dự toán chi ngân sáchxã Nhằm đưa dự toán (kế hoạch) Ngân sách xã thành hiện thực, căn cứ vào dự toán đã được lập với những luận cứ khoa học và thực tiễn, các cơ quan hữu quan, trọng yếu là tài chính kế toán xã điều hành, kiểm tra chi ngân sách xã và quản trị cân đối chi Ngân sách xã theo thời gian (thường là tháng). Trong quá trình chấp hành nếu thấy dự toán chi có sự biến động trên thực tiễn ( chi vượt dự toán hoặc không đảm bảo dự toán) thì nhà quản lý cần đưa ra các giải pháp phù hợp đảm bảo chấp hành (thực tế) sát với dự toán đã, đảm bảo được các nhiệm vụ, chức năng quản lý kinh tế, xã hội mà chính quyền cấp xã phải đảm nhận.
  • 16. 16  Phân bổ Ngân sách xã Căn cứ dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã cả năm đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định, Uỷ ban nhân dân xã phân bổ chi tiết dự toán chi ngân sách xã theo Mục lục ngân sách nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi.  Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách xã: o Tổ chức nhiệm vụ chi đầu tư +Lập kế hoạch vốn đầu tư: - Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã, Chủ đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư, cùng với thời gian lập dự toán ngân sách xã gửi Uỷ ban nhân dân xã. Căn cứ vào nguồn thu của ngân sách xã, Uỷ ban nhân dân xã tổng hợp và xem xét trình Hội đồng nhân dân xã thông qua kế hoạch vốn đầu tư của xã (theo mẫu số 01/BC-KHĐT). Kế hoạch vốn đầu tư phải đảm bảo các nội dung sau:  Tổng số vốn đầu tư trong năm, chia theo từng dự án đầu tư và từng nguồn vốn (nguồn vốn đầu tư từ ngân sách xã; nguồn vốn ngân sách cấp trên hỗ trợ; nguồn vốn đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong xã; nguồn vốn đóng góp của các tổ chức, cá nhân khác).  Các kiến nghị (nếu có). - Kế hoạch vốn đầu tư của xã sau khi được Hội đồng nhân dân xã thông qua, được gửi đến phòng Tài chính - Kế hoạch huyện. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư (theo mẫu số 02/BC-KHĐT). + Thông báo và điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư hàng năm
  • 17. 17 - Căn cứ vào kế hoạch vốn đầu tư năm được Hội đồng nhân dân xã thông qua; trên cơ sở nguồn thu của ngân sáchxã; nguồn hỗ trợ từ ngân sáchnhà nước cấp trên; nguồn vốn huy động đóng góp và khối lượng thực hiện của các dự án đầu tư, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã quyết định thông báo kế hoạch vốn đầu tư, đồng thời gửi Kho bạc nhà nước (nơi mở tài khoản) để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn cho dự án đầu tư. - Định kỳ, Uỷ ban nhân dân xã rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư của các dự án đầu tư trong năm để điều chỉnh kế hoạch theo thẩm quyền, chuyển vốn từ các dự án đầu tư không có khả năng thực hiện sang các dự án đầu tư thực hiện vượt tiến độ, còn nợ khối lượng, các dự án đầu tư có khả năng hoàn thành vượt kế hoạch trong năm. Việc điều chỉnh kế hoạch phải đảm bảo cho kế hoạch của dự án đầu tư sau khi điều chỉnh không thấp hơn số vốn Kho bạc nhà nước đã thanh toán cho dự án đầu tư đó. - Thời hạn điều chỉnh kế hoạch hàng năm kết thúc chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch. + Tạm ứng, và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư  Mức vốn tạm ứng: - Đối với hợp đồng thi công xây dựng: mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng và không vượt kế hoạch vốn năm cho gói thầu. - Đối với gói thầu mua sắm thiết bị: mức vốn tạm ứng do Chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận, nhưng nhiều nhất không vượt giá trị hợp đồng và kế hoạch vốn trong năm ghi cho gói thầu. - Đối với hợp đồng tư vấn: mức vốn tạm ứng theo thoả thuận trong hợp đồng giữa Chủ đầu tư với nhà thầu nhưng tối thiểu bằng 25% giá trị hợp đồng.
  • 18. 18 - Đối với công việc giải phóng mặt bằng: mức vốn tạm ứng theo tiến độ thực hiện trong kế hoạch giải phóng mặt bằng nằm trong phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.  Thu hồi vốn tạm ứng: - Vốn tạm ứng ở các công việc nêu trên đây được thu hồi qua từng lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng; bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Mức thu hồi từng lần do Chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý, quản lý chặt chẽ, sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và có trách nhiệm đảm bảo hoàn trả đủ số vốn đã tạm ứng khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. - Đối với công việc giải phóng mặt bằng: + Đối với công việc bồi thường, hỗ trợ: sau khi chi trả cho người thụ hưởng, Chủ đầu tư tập hợp chứng từ, làm thủ tục thanh toán và thu hồi tạm ứng trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày chi trả cho người thụ hưởng. + Đối với các công việc giải phóng mặt bằng khác: vốn tạm ứng được thu hồi vào từng kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành và thu hồi hết khi đã thực hiện xong công việc giải phóng mặt bằng + Thanh toán vốn đầu tư; - Đối với các công việc được thực hiện thông qua các hợp đồng xây dựng: việc thanh toán hợp đồng phù hợp với từng loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán và điều kiện thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng.
  • 19. 19 - Đối với giá hợp đồng trọn gói: thanh toán theo tỉ lệ phần trăm (%) giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình hoàn thành tương ứng với các giai đoạn thanh toán được ghi trong hợp đồng. Sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu toàn bộ giá hợp đồng đã ký và các khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có). - Đối với giá hợp đồng theo đơn giá cố định: thanh toán trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh được duyệt theo thẩm quyền, nếu có)được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá tương ứng với các công việc đó đã ghi trong hợp đồng hoặc phụ lục bổ sung hợp đồng. Sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu toàn bộ giá hợp đồng đã ký và các khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có). - Đối với giá hợp đồng theo giá điều chỉnh: thanh toán trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh được duyệt theo thẩm quyền, nếu có)được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá đã điều chỉnh theo quy định của hợp đồng. Trường hợp đến giai đoạn thanh toán vẫn chưa đủ điều kiện điều chỉnh đơn giá thì sử dụng đơn giá tạm tính khi ký hợp đồng để thực hiện thanh toán và điều chỉnh giá trị thanh toán khi có đơn giá điều chỉnh theo đúng quy định của hợp đồng. Sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu toàn bộ giá hợp đồng đã ký và các khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có). - Đối với giá hợp đồng kết hợp: việc thanh toán được thực hiện tương ứng theo các quy định thanh toán đốivới từng loại hợp đồng nêu ở trên. - Đối với khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng: + Đối với khối lượng công việc phát sinh từ 20% trở xuống so với khối lượng công việc tương ứng trong hợp đồng và đã có đơn giá trong hợp
  • 20. 20 đồng thì khối lượng công việc phát sinh được thanh toán theo đơn giá đã ghi trong hợp đồng. + Đối với khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% so với khối lượng công việc tương ứng trong hợp đồng hoặc khối lượng công việc phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì khối lượng công việc phát sinh được thanh toán theo đơn giá do Chủ đầu tư phê duyệt theo quy định. + Đối với khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc quy định của hợp đồng áp dụng phương thức giá hợp đồng trọn gói thì giá trị bổ sung được lập dự toán và bên giao thầu và bên nhận thầu thống nhất ký hợp đồng bổ sung giá trị phát sinh này. - Số vốn thanh toán cho từng nội dung công việc, hạng mục công trình không được vượt dự toán được duyệt hoặc giá gói thầu; tổng số vốn thanh toán cho dự án đầu tư không vượt tổng mức đầu tư được duyệt. -Số vốn thanh toán cho dự án đầu tư trong năm (bao gồm cả thanh toán tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) không vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho dự án đầu tư. + Quyết toán vốn đầu tư; -Tất cả các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quản lý và quyết định đầu tư của Uỷ ban nhân dân xã khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng phải lập báo cáo quyết toán và được thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo đúng chế độ quy định về quản lý tài chính hiện hành.Khi dự án đầu tư xây dựng công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng; chậm nhất sau 02 tháng, Chủ đầu tư phải lập xong báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. Chậm nhất sau 01 tháng, đơn vị chức năng thuộc quyền quản lý của Người quyết định đầu tư phải thực hiện xong công tác thẩm tra báo cáo
  • 21. 21 quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, trình Người quyết định đầu tư phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. -Trên cơ sở báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán (báo cáo kết quả kiểm toán) vốn đầu tư dự án hoàn thành của các tổ chức, đơn vị thẩm tra; Chủ đầu tư kiểm tra, trình Người quyết định đầu tư quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành phải được niêm yết công khai tại Trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã và gửi cho các cơ quan, đơn vị sau: - Chủ đầu tư.
  • 22. 22 - Kho bạc nhà nước (nơi mở tài khoản). - Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện. - Ban giám sát đầu tư của cộng đồng. + Công tác thanh, kiểm tra, giám sát  Chế độ báo cáo: - Định kỳ 6 tháng và một năm, Uỷ ban nhân dân xã lập báo cáo tình hình thực hiện khối lượng và vốn đầu tư đã thanh toán (theo mẫu số 03/BC-THKH) và báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành thuộc phạm vi quản lý (theo biểu mẫu số 03/THQT); gửi Hội đồng nhân dân xã, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng và Phòng Tài chính kế hoạch huyện. Báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 10/7, báo cáo năm gửi trước ngày 15/01 năm sau. Nội dung báo cáo phải phân tích, đánh giá được tình hình thực hiện kế hoạch, kết quả đầu tư trong kỳ, tình hình sử dụng vốn, các vấn đề tồn tại, kiến nghị các biện pháp xử lý. - Căn cứ vào báo cáo tình hiện thực hiện đầu tư của Uỷ ban nhân dân xã, Phòng Tài chính kế hoạch huyện chịu trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp gửi Uỷ ban nhân dân cấp huyện và kiến nghị phương án xử lý các vấn đề tồn tại (theo mẫu số 04/BC-THKH).  Kiểm tra Kiểm tra: định kỳ hoặc độtxuất, Phòng Tài chính kế hoạch huyện trực tiếp tổ chức kiểm tra hoặc đề nghị Ban giám sát đầu tư của cộng đồng kiểm tra, giám sát, đánh giá các dự án đầu tư do Uỷ ban nhân dân xã quản lý về tình hình sử dụng vốn, tiến độ thực hiện của dự án đầu tư và việc chấp hành chính sách, chế độ tài chính đầu tư xây dựng của Nhà nước.
  • 23. 23 o Tổ chức nhiệm vụ chi thường xuyên + Trách nhiệm của các cơ quan và tổ chức, cá nhân trong chấp hành chi thường xuyên Ngân sách xã.  Các tổ chức, đơn vị thuộc xã: Chi đúng dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng mục đích, đốitượng và tiết kiệm, có hiệu quả. Lập dự toán sử dụng kinh phí hàng quý (có chia tháng) gửi Kế toán xã. Khi có nhu cầu chi, làm các thủ tục đề nghị Kế toán xã rút tiền tại Kho bạc hoặc quỹ tại xã để thanh toán. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và quyết toán sử dụng kinh phí với Kế toán xã và công khai kết quả thu, chi tài chính của tổ chức, đơn vị.  Kế toán xã: Thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các tổ chức đơn vị. Bố trí nguồn theo dự toán năm và dự toán quý để đáp ứng nhu cầu chi, trường hợp nhu cầu chi lớn hơn thu trong quý cần có biện pháp đề nghị cấp trên tăng tiến độ cấp bổ sung hoặc tạm thời sắp xếp lại nhu cầu chi phù hợp với nguồn thu, theo nguyên tắc đảm bảo chi lương, có tính chất lương đầy đủ, kịp thời. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các tổ chức đơn vị sử dụng ngân sách, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời Chủ tịch UBND xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn, định mức để có biện pháp đảm bảo thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định.  Chủ tịch UBND xã hoặc người được uỷ quyền quyết định chi: Việc quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm vi dự toán được phê duyệt và người ra quyết định chi phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, nếu chi sai phải bồi hoàn cho công
  • 24. 24 quỹ và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm cònbị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. + Nội dung chi thường xuyên: ưu tiên chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp cho cán bộ công chức xã, nghiêm cấm việc nợ lương và các khoản phụ cấp. Các khoản chi thường xuyên khác phải căn cứ vào dự toán năm, khối lượng thực hiện công việc, khả năng của ngân sách xã tại thời điểm chi để thực hiện chi cho phù hợp. 1.2.3. Kế toán và quyết toán chi ngân sách xã  Kế toán ngân sách xã Tổ chức công tác nghiệp vụ kế toán ngân sách và tài chính xã bao gồm các nội dung chủ yếu sau:  Tổ chức hệ thống chứng từ. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh có liên quan đến ngân sách và hoạt động tài chính xã đều phải lập chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán đều phải có chứng từ kế toán chứng minh. Chứng từ kế toán còn là căn cứ quan trọng để thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính. Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng cho kế toán ngân sách và tài chính xã hiện nay bao gồm: - Chứng từ kế toán ban hành theo chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã; - Chứng từ ban hành theo Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp áp dụng cho kế toán ngân sách và tài chính xã; - Chứng từ ban hành theo Chế độ kế toán ngân sách và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc và các văn bản khác.
  • 25. 25 Tất cả các chứng từ kế toán đều phải tập trung ở bộ phận kế toán xã. Kế toán xã phải kiểm tra đầy đủ tính pháp lý của chứng từ dùng để ghi sổ kế toán. Khi kiểm tra chứng từ nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách chế độ, các qui định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, kế toán xã phải từ chối thực hiện (xuất quỹ, thanh toán, xuất kho,...) đồng thời báo ngay cho Chủ tịch UBND xã biết để xử lý kịp thời đúng pháp luật hiện hành. Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ kế toán.  Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán qui định trong Chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã ban hành kèm theo quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 20/12/2005 của Bộ Tài chính, các xã, phường, thị trấn phải dựa vào đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý cụ thể của địa phương mình để lựa chọn và lập danh mục các tài khoản cấp I, cấp II cho phù hợp. Những xã có hoạt động đặc thù cần mở thêm các tài khoản cấp I, cấp II ngoài danh mục quy định phải có ý kiến bằng văn bản gửi Sở tài chính để trình Bộ Tài chính xem xét chấp thuận. Trong các tài khoản cấp II sử dụng các xã có thể mở thêm tài khoản cấp III. Khi đã xác định được số lượng tài khoản sử dụng, chủ tài khoản và kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) phải quy định cụ thể phương pháp ghi chép trên cơ sở vận dụng hợp lý chế độ kế toán hiện hành.  Tổ chức lập, nộp báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán Hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán chi ngân sách và chi các hoạt động tài chính khác của xã nhằm mục đích tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình, cơ cấu chi ngân sách; tình hình hoạt động tài chính khác của xã; cung cấp thông tin tài chính cần thiết cho việc
  • 26. 26 tổng hợp chi ngân sách xã vào ngân sách nhà nước và đáp ứng việc kiểm tra, kiểm soát, tổng hợp, phân tích, đánh giá hoạt động tài chính của xã; phục vụ cho việc công khai tài chính theo qui định của pháp luật; cho phép đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã theo từng kỳ và so sánh tiến độ thực hiện ngân sách kỳ này so với các kỳ trước và năm trước về tổng số và từng chỉ tiêu, từng hình thức chi; báo cáo tài chính định kỳ là tài liệu quan trọng để xây dựng dự toán ngân sách năm sau, là cơ sở phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới chi ngân sách hàng năm. - Báo cáo tài chính xã được lập theo tháng bao gồm: Bảng cân đối tài khoản; Báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế.. Thời gian kế toán xã nộp báo cáo tài chính cho UBND xã và Phòng Tài chính kế hoạch huyện chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán tháng; - Báo cáo quyết toán chi ngân sách và chi các hoạt động tài chính khác được lập theo năm ngân sách. Thời hạn nộp báo cáo quyết toán năm cho UBND xã để trình HĐND xã và Phòng tài chính huyện do UBND tỉnh quy định. Kế toán xã có trách nhiệm lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán theo chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã và các văn bản pháp quy khác do Bộ tài chính qui định. Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán lập dựa trên số liệu của sổ kế toán. Báo cáo phải lập đầy đủ, chính xác, trung thực, theo đúng nội dung và thời gian qui định.  Quyết toán chi ngân sách xã  Khóa sổ kế toán cuối năm và xử lý các nghiêp vụ kinh tế phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán. Trước khi khoá sổ kế toán cuối năm nguyên tắc đặt ra cho cấp xã là phải thực hiện xong các nhiệm vụ chi đã được giao trong năm ngân sách theo
  • 27. 27 dự toán được duyệt. Đối với kế toán ngân sách xã phải hoàn tất các công việc hạch toán, tập hợp chứng từ và vào sổ kế toán đầy đủ. Cụ thể cần phải thực hiện các công việc sau trước khi thực hiện việc khoá sổ kế toán: - Ngay trong tháng 12 phải rà soát lại tất cả các khoản chi theo dự toán. Đối với các khoản chi phải giải quyết, thanh toán dứt điểm các nhu cầu chi theo dự toán để đảm bảo mọi khoản chi ngân sách phát sinh trong năm được tính từ ngày 1/1 cho đến hết ngày 31/12. Trường hợp có khả năng hụt thu phải chủ động có phương án sắp sếp lại các khoản chi để đảm bảo cân đối ngân sách xã. - Trước khi thực hiện việc khoá sổ phải xem xét lại các số liệu đã hạch toán và đối chiếu với KBNN nơi giao dịch tất cả các các khoản chi phát sinh từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12 đảm bảo các khoản chi đựoc hạch toán đầy đủ, chính xác, đúng mục lục NSNN áp dụng với cấp xã. Nếu kế toán ngân sách xã làm sai thì phải có văn bản đề nghị điều chỉnh gửi KBNN và ngược lại, chỉ sau khi hai bên đã thống nhất một số liệu đúng mới tiến hành việc khoá sổ kế toán. - Thanh toán kịp thời các khoản vay (nếu có các khoản vay từ quĩ dự trữ tài chính tỉnh), các khoản nợ phải trả. Tiến hành tập hợp chứng từ, lập bảng kê chứng từ thanh toán để thanh toán các khoản chi tạm ứng qua KBNN. - Cuối năm trước khi khoá sổ kế toán phải tiến hành kiểm kê , sao kê đối chiếu toàn bộ tài sản, vật tư, công nợ, tiền mặt, tiền gửi và các loại nguồn vốn quĩ của xã để xác định số thực có về tài sản, tiền quĩ, công nợ vào thời điểm cuối ngày 31/12, đảm bảo số liệu trên sổ kế toán phải khớp đúng với thực tế. Trong quá trình kiểm kê nếu phát hiện thừa thiếu đều phải lập biên bản để tìm nguyên nhân và sử lý số chênh lệch đó, nếu thiếu vật tư tài sản,
  • 28. 28 tiền quĩ ...thì phải qui trách nhiệm bồi thường vật chất theo qui định. Căn cứ quyết định xử lý của Hội đồng kiểm kê, kế toán ngân sách xã phải lập chứng từ phản ánh việc xử lý và điều chỉnh số liệu trên sổ kế toán theo kết quả kiểm kê thực tế. Vào cuối năm ngân sách kể từ ngày 31/12 của năm báo cáo cho đến thời điểm hoàn chỉnh quyết toán ngân sách của năm đó có một khoảng thời gian được qui định cụ thể cho từng cấp ngân sách để thực hiện việc chỉnh lý quyết toán ngân sách, khoảng thời gian đó được gọi là thời gian chỉnh lý quyết toán.  Chỉnh lý quyết toán xã Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách xã hết ngày 31 tháng 1 năm sau. Nhằm đảm bảo cho việc phản ánh chính xác số thực chi ngân sách có liên quan đến kết quả hoạt động của từng năm ngân sách nhất định, cho nên đòi hỏi trong thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách xã những nghiệp vụ chi ngân sách liên quan đến niên độ ngân sách năm nào phải được phản ánh vào đúng niên độ ngân sách năm đó. Mặt khác, hoạt động của NSNN diễn ra thường xuyên liên tục, kế tiếp từ năm trước, đến năm nay và sang năm sau. Chính vì vậy trong khoảng thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách xã, Kế toán xã phải theo dõi trên cả hai hệ thống sổ kế toán thuộc 2 năm kế tiếp nhau, đó là các sổ kế toán thuộc năm cũ và hệ thống sổ kế toán thuộc năm mới, để xử lý các vấn đề sau: - Hạch toán tiếp các khoản chi ngân sách xã phát sinh từ ngày 31/12 trở về trước nhưng do chứng từ chưa về tới xã hoặc chưa kịp làm thủ tục phản ánh vào NSNN tại KBNN huyện cuối ngày 31/12, được cấp có thẩm quyền cho phép hạch toán tiếp vào chi ngân sách xã năm trước.
  • 29. 29 - Hạch toán tiếp các khoản chi thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã năm trước nếu được UBND xã quyết định cho chi tiếp vào niên độ ngân sách năm trước. Theo luật NSNN và thông tư thông tư số 60/2003/TT- BTC thì về nguyên tắc các khoản chi ngân sách được bố trí trong dự toán ngân sách năm nào, chỉ được cấp phát kinh phí để thực hiện trong năm đó. Tất cả các khoản chi ngân sách thuộc dự toán năm trước chưa thực hiện không được chuyển xang năm sau cấp phát tiếp. Trường hợp đặc biệt nếu được chủ tịch UBND xã quyết định chi vào ngân sách năm trước, thì dùng tồn quĩ ngân sách xã năm trước để xử lý và hạch toán quyết toán vào chi ngân sách xã năm trước trong thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách xã. Nếu được quyết định chi vào ngân sách xã năm sau thì được bố trí vào dự toán và quyết toán vào ngân sách năm sau. - Đối chiếu và điều chỉnh những sai sót trong quá trình hạch toán kế toán. Thời gian điều chỉnh hết ngày 31/ 1 năm sau. Hết năm ngân sách kế toán xã phải phối hợp với KBNN huyện nơi giao dịch chỉnh lý quyết toán ngân sách xã, đảm bảo số liệu hạch toán đầy đủ, chính xác, khớp đúng cả tổng số và chi tiết các khoản chi theo mục lục ngân sách xã đã qui định.  Xét duyệt, phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Sau khi hoàn tất việc chỉnh lý quyết toán năm, số liệu trên sổ sách kế toán phải khớp đúng với số liệu của KBNN, khi đó bộ phận kế toán ngân sách xã có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán ngân sách xã trình UBND xã xem xét để gửi cho phòng tài chính huyện, đồng thời UBND xã trình HĐND xã phê chuẩn. Trong trường hợp báo cáo quyết toán năm của xã do HĐND xã phê chuẩn có thay đổi so với báo cáo quyết toán năm do UBND xã đã gửi cho phòng tài chính huyện, thì UBND xã phải báo cáo bổ sung, điều chỉnh gửi phòng tài chính- kế hoạch huyện.
  • 30. 30 Báo cáo quyết toán ngân sách xã sau khi lập xong kế toán trưởng, phụ trách kế toán ký vào chỗ qui định trên các bản báo cáo và trình chủ tịch UBND xã ký tên, đóng dấu và gửi cho KBNN huyện xác nhận trước khi trình HĐND xã xem xét, phê chuẩn. Báo cáo quyết toán ngân sách xã phải được HĐND xã phê chuẩn kịp thời để gửi cho phòng tài chính- kế hoạch huyện theo đúng thời gian quy định của UBND tỉnh. HĐND xã sẽ thảo luận và ra nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách xã trong kỳ họp của HĐND. Nghị quyết của HĐND theo luật "Tổ chức HĐND và UBND" phải được quá nửa tổng số đại biểu HĐND biểu quyết tán thành. Sau khi Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán được lập thành 05 bản để gửi cho HĐND xã, UBND xã, Phòng tài chính – kế hoạch huyện, Kho bạc Nhà nước huyện nơi xã giao dịch (để làm thủ tục ghi thu kết dư ngân sách), lưu tại bộ phận kế toán xã và thông báo công khai nơi công cộng cho nhân dân trong xã biết. 1.2.4 Công khai minh bạch trong quản lý ngân sách xã Bắt đầu từ năm ngân sách 2004, NSNN nói chung và NSX nói riêng thực hiện công khai tài chính theo quyết định 192/2004/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 16/11/2004 và Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005 . Công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ công chức Nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước; huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính; đảm bảo sử dụng có hiệu quả NSNN, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Nguyên tắc công khai tài chính là phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tài chính một cách minh bạch, các báo cáo quyết toán NSNN được thực hiện theo chế độ báo cáo tài chính
  • 31. 31 và kế toán hiện hành. Đối với NSX việc thực hiện công khai tài chính lại càng quan trọng bởi lẽ các khoản thu chi NSX ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích người dân. Theo quy định, NSX phải công khai chi tiết số liệu dự toán, quyết toán theo các chỉ tiêu đã được HĐND xã phê chuẩn và chi tiết cho từng lĩnh vực thu, từng lĩnh vực chi. Đối với ngân sách xã, phường việc thực hiện công khai tài chính thông qua hình thức niêm yết công khai tại trụ sở UBND các xã, phường vào thời điểm quy định. Đây là hình thức nhằm đảm bảo sự làm chủ của nhân dân, vừa gắn bó giữa Nhà nước và nhân dân, vừa thực hiện chủ trương đường lối: Nhà nước và nhân dân cùng làm. 1.3 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý chi ngân sáchxã NSX đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện công bằng, văn minh ở các địa phương. Song thực tế công tác quản lý chi NSX hiện nay còn rất nhiều vấn đề bất cập đòi hỏi cần thiết phải có những biện pháp để tăng cường công tác quản lý chi NSX, tạo cho NSX có đầy đủ sức mạnh đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nhiệm vụ mới và những đòi hỏi trong cuộc sống thực tế hiện nay:  Quản lý chi Ngân sách xã Sau khi áp dụng Luật NSNN mới sửa đổi các khoản chi tại các xã nhìn chung ngày càng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Việc cấp phát NSX bằng lệnh chi tiền, bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản được bổ sung thêm hình thức thực chi và tạm ứng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý NS và lập báo cáo thu chi NSX. Tuy nhiên cơ cấu chi chủ yếu là chi thường xuyên, các khoản chi hội họp, tiếp khách còn lớn gây lãng phí NSNN. + Việc áp dụng mục lục NSNN vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, vướng mắc do hàng năm đều có sự thay đổi mục lục NSNN (mục lục thay đổi mới nhất là hệ thống Mục lục NSNN ban hành tháng 9 năm 2008)
  • 32. 32 + Cân đối thu chi: mặc dù đã đẩy mạnh khai thác nguồn thu tại địa phương để tăng khả năng tự cân đối chi thường xuyên nhưng nhìn chung tỷ lệ này còn hạn chế. Số bổ sung cân đối từ NS cấp trên vẫn còn lớn làm giảm tính chủ động và hiệu quả quản lý thu chi NSX.  Về việc chấp hành chế độ, chính sách ở các xã: + Công tác lập, chấp hành và quyết toán thu chi NSX: Sau khi luật NSNN năm 2002 được thực thi hầu hết các xã đều nhanh chóng thực hiện quản lý NS theo luật định và đạt được kết quả khả quan. Các khoản thu chi đều thực hiện theo dự toán, thông qua Kho bạc Nhà nước, theo mục lục NSNN, đúng chế độ, chính sách và đủ chứng từ…Tuy vậy, việc áp dụng mục lục NSNN còn nhiều hạn chế, báo cáo NS chậm, phải điều chỉnh nhiều… + Trình độ quản lý của cán bộ các xã có trình độ trung cấp trở lên đã được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ làm tốt công tác quản lý NSX. Do đó việc chấp hành chính sách, chế độ được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, trình độ cán bộ còn nhiều hạn chế chưa thực hiện được yêu cầu đặt ra, chế độ đãi ngộ cán bộ cho cán bộ chưa khuyến khích được cán bộ tâm huyết, biên chế tổ chức còn chưa hợp lý nhiều về số lượng nhưng chưa đáp ứng được các công việc đặt ra, khả năng nắm bắt tình hình còn nhiều hạn chế. + Công tác lập dự toán NS cònmang tính hình thức, chưa sát với thực tế, chủ yếu dựa vào số thực hiện năm trước hầu như không dựa vào các căn cứ khác như: nhiệm vụ phát triển KTXH trên địa bàn, số kiểm tra về dự toán do UBND huyện thông báo… Qua những phân tích trên về việc quản lý chi NSX ta thấy việc tăng cường đổi mới hoàn thiện NSX là một tất yếu để NSX phát huy vai trò là một cấp ngân sách hoàn chỉnh có chức năng nhiệm vụ cụ thể, tự chủ trong quản lý NS của mình. Trong quá trình CNH - HĐH hiện nay công tác quản lý chi NSNN nói chung và NSX trên địa bàn huyện Vân Đồn nói riêng bên cạnh
  • 33. 33 những thuận lợi còn rất nhiều khó khăn cần khắc phục thì việc tăng cường quản lý chi NSX là vô cùng cần thiết, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế đang có nhiều biến động lớn như hiện nay.
  • 34. 34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÂN ĐỒN- QUẢNG NINH 2.1 Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Vân Đồn 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên Vân Đồn là một quần đảo vòng quanh phía Đông và Đông Bắc Vịnh Bái Tử Long, nhưng lại nằm ở phía Đông và Đông Nam của tỉnh Quảng Ninh. Huyện Vân Đồn có các phía Tây Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên và Đông Bắc giáp vùng biển huyện Đầm Hà, phía Tây giáp thị xã Cẩm Phả, ranh giới với các huyện thị trên là lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn, phía đông giáp vùng biển huyện Cô Tô, phía Tây Nam giáp Vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long, và vùng biển Cát Bà thuộc Thành phố Hải Phòng, phía Nam là vùng biển ngoài khơi vịnh Bắc Bộ. Huyện Vân Đồn có diện tích tự nhiên 59.676 ha. Trong tổng số 600 hòn đảo, thuộc huyện thì có hơn 20 đảo có người ở. Lớn nhất là đảo Cái Bầu rộng 17.212 ha, ở giáp địa phận thị xã Cẩm Phả. Dân số huyện Vân Đồn vào khoảng 4.480.000 dân, trong đó: người Kinh chiếm 86%, người Sán Dìu 10%, người Hoa 1,5%, người Dao 1,3%, người Sán Chỉ, người Tày, 2.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội Huyện Vân Đồn có 12 đơn vị hành chính bao gồm 11 xã và 1 thị trấn. Đảo lớn là đảo Cái Bầu gồm 1 thị trấn và 6 xã đó là: Thị trấn Cái Rồng, xã Đông xá, xã Hạ Long, xã Đoàn Kết, xã Bình Dân, xã Đài Xuyên và xã Vạn
  • 35. 35 Yên có 5 xã đảo gồm có: Bản Sen, Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng và Thắng lợi. Cơ cấu kinh tế của huyện là: Ngư nghiệp, nông lâm nghiệp, du lịch dịch vụ biển, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cho tới nay, vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện, đặc biệt là sản xuất chế biến thuỷ sản. Vùng biển của huyện có nhiều chủng loại hải sản quý như: tôm he, cá mực, sá sùng, cua, ghẹ, bào ngư,...Nghề khai thác hải sản có từ lâu đời, song chủ yếu là đánh bắt trong lồng bè và ven bờ, chỉ từ năm 1995 tới nay mới phát triển đánh bắt xa bờ. Việc nuồi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nghề nuôi cấy ngọc trai, từ năm 1990 mới phát triển mạnh. Sản lượng hải sản đánh bắt và nuôi trồng vào đầu những năm 1990 tăng từ 2 - 3 nghìn tấn/năm lên 5 - 6 nghìn tấn/năm. Công nghiệp khai khoáng gồm: Than đá đã được khai thác từ thời Pháp thuộc, ở mỏ than Kế Bào. Trữ lượng hiện còn khoảng 107 triệu tấn. Mỏ quặng sắt Cái Bầu có trữ lượng lớn khoảng 154.000 tấn. Mỏ cát trắng Vân Hải có trữ lượng trên 13 triệu tấn, hiện đang khai thác với sản lượng 20.000 tấn/năm. Vàng sa khoáng và vàng trong đới quặng sắt có ở đảo Cái Bầu. Huyện đảo Vân Đồn, nằm ôm trọn vùng vịnh Bái Tử Long, có nhiều đảo đá vôi và những hang động đẹp, lại nối liền với vịnh Hạ Long, di sản thế giới. Các xã đảo tuyến ngoài giáp vịnh Hạ Long (tuyến đảo Vân Hải) có nhiều bãi tắm đẹp, nhiều hải sản ngon, khí hậu trong lành và những di tích lịch sử văn hóa, rất có tiềm năng để phát triển kinh tế dịch vụ du lịch. Rừng trên nhiều đảo xưa kia có nhiều lâm sản quí, trong đó có nhiều loại cây gỗ quý như gỗ lim, gỗ táu, gỗ nghiến, gỗ mun... nhưng đang cạn kiệt do tốc độ khai thác lớn hơn tốc độ tái sinh. Rừng Ba Mùn là một rừng nguyên sinh từng được quy định là vườn quốc gia, nhưng sau bị khai thác bừa bãi đã suy giảm chất lượng. Để thay thế và nâng cấp phạm vi bảo vệ nguồn sinh
  • 36. 36 quyển quý hiếm, Chính phủ quy định toàn bộ rừng nguyên sinh trên các đảo vùng vịnh Bái Tử Long (kể cả các đảo thuộc thị xã Cẩm Phả và thành phố Hạ Long) mới được gọi là vườn quốc gia, đó là vườn quốc gia Bái Tử Long. Đất nông nghiệp của toàn huyện rất hẹp (1.242 ha) trong đó: đất trồng lúa chưa đến 600 ha, và gần 100 ha cây ăn quả. Đất nông nghiệp lại là đất bạc màu, trên núi đá lại pha cát, thiếu nước tưới vì ít sông hồ nên năng suất thấp. Tổng sản lượng lương thực hàng năm chưa đến 5.000 tấn quy thóc. Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện có các nghề đóng thuyền, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ mộc, chế biến hải sản. Giao thông trong huyện chủ yếu là bằng đường thủy giữa các đảo. Xã Vạn Yên có bến cảng Vạn Hoa, thị trấn Cái Rồng có cảng Cái Rồng, có thể cho xà lan, tàu thuyền tải trọng hàng trăm tấn ra vào dễ dàng, đồng thời là đầu mối giao thông qua lại giữa các đảo. Đường bộ dài nhất là đường 31 dài 40 km, xuyên suốt đảo Cái Bầu và chỉ nối mỗi đảo này với đất liền qua Cửa Ông. Điểm cuối của đường này là cảng Vạn Hoa. Trên các đảo Trà Bản, Ngọc Vừng, Quan Lạn có những đoạn đường ô tô dùng cho quân sự và lâm nghiệp, nhưng chỉ là các đoạn đường trong nội bộ các đảo. Còn giữa các đảo với nhau và với đất liền chủ yếu vẫn dùng phương tiện giao thông đường thủy Đời sống xã hội: với các chương trình đầu tư về đường xá đã được chú trọng như đường 334, Hạ Long - Đài Xuyên, đường bê tông xuyên đảo Bản Sen, Minh Châu, Quan Lạn, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu, buôn bán, vận chuyển hàng hoá, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Các xã tuyến trong huyện đều có điện lưới quốc gia,đáp ứng một phần nhu cầu của nhân dân. Các xã: Hạ Long, Đông Xá và thị trấn Cái Rồng, được sử dụng nước sạch. Chương trình xoá thôn, bản trắng về y tế, phòng học tạm được quan tâm; trụ sở làm việc của các xã, thị trấn được xây dựng lại khang trang, kiên cố. Xây
  • 37. 37 dựng nhà bia tưởng niệm liệt sĩ ở các xã. Đến nay 100% số xã có cơ sở khám chữa bệnh kiên cố, khang trang, toàn huyện có 16 trường cao tầng tập trung cho các xã lớn như Hạ Long, Thị trấn Cái Rồng và Đông Xá. Nhìn chung, tất cả những nỗ lực cố gắng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian qua đã góp phần nâng cao đời sống, vật chất tinh thần cho nhân dân, đổi mới bộ mặt huyện đảo. Các điều kiện trên đã có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác chi ngân sách trên địa bàn. 2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Vân Đồn Trong những năm qua cùng với tiến trình đổi mới đất nước, nhờ đó tình hình ngân sách xã trong cả nước đã có những bước tiến đáng kể. Cùng với sự phát triển chung đó, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý NSX ở huyện Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh cũng có sự thay đổi nhất định. Hiện nay bộ máy được tổ chức như sau:  Ở cấp huyện bộ phận quản lý NSX: thông thường có từ 2-4 cán bộ tùy thuộc vào số lượng các xã trên địa bàn; quản lý ngân sách xã về: đầu tư xây dựng cơ bản; thu chi ngân sách; kinh phí ủy quyền của cơ quan cấp trên; giá, công sản… Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận quản lý ngân sách xã: Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các xã, uốn nắn và có những chỉ đạo kịp thời các xã thực hiện về công tác xây dựng và quản lý NSX, quản lý tình hình thu chi và tình hình thực hiện các chính sách chế độ tài chính ngân sách của các xã trên địa bàn huyện quản lý. Đồng thời giúp phòng Tài chính - Kế hoạch huyện hoàn thành nhiệm vụ do UBND huyện giao.
  • 38. 38  ở cấp xã có Kế toán ngân sách xã và thủ quỹ: hiện nay không còn Ban tài chính xã nữa mà tổ chức bộ máy quản lý ngân sách xã chỉ có một kế toán và một thủ quỹ. Hiện nay tại huyện Vân Đồn, hầu hết các xã kế toán kiêm luôn vai trò của thủ quỹ thực hiện các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Thu thập, ghi chép các khoản thu, chi ngân sách, các quỹ chuyên dùng của xã, các khoản thu đóng góp của dân, tài sản do xã quản lý và sử dụng. - Kiểm tra tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách xã; tình hình chấp hành các tiêu chuẩn định mức; tình hình quản lý và sử dụng các quỹ công chuyên dùng của xã. - Lập các báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách xã để trình Hội đồng nhân dân xã phê duyệt, phục vụ công khai tài chính trước nhân dân theo quy định của pháp luật và gửi Phòng Tài chính- kế hoạch huyện để tổng hợp vào NSNN. - Kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh về tài chính tài vụ của các tổ chức, đơn vị kinh tế, tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của xã. Trên cơ sở nắm bắt được tình hình kế hoạch tài vụ, tài chính qua các ngành trong xã mà Kế toán xã giúp UBND xã đề ra những biện pháp cần thiết cho các ngành phối hợp với nhau chặt chẽ, thực hiện kế hoạch sản xuất được thuận lợi. 2.2 Cơ sở pháp lí quản lý chi ngân sách xã  Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 từ điều 37 đến điều 68.  Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách.
  • 39. 39  Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách.  Thông tư số 60/TT-BTC ngày 23/6/2003 quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.  Thông tư 75/2008/TT-BTC về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn Ngân sách xã, phường, thị trấn)  Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 ban hành Qui chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân. 2.3 Thực trạng chi ngân sachxã trên địa bàn huyện Vân Đồn Hoạt động chi NSX hiện nay có rất nhiều vấn đề đáng phải quan tâm giải quyết. Nếu như thu NSX có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến các khoản chi NSX thì chi NSX cũng có vai trò quan trọng không kém ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động của các đơn vị thụ hưởng. Nếu các khoản chi luôn hợp lý, kịp thời và đầy đủ, đúng mục đíchthì sẽ giúp bộ máy chính quyền ở địa phương hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao về quản lý kinh tế, xã hội, văn hoá và các chính sách xã hội cũng được thực hiện tốt. Nhờ các khoản chi cho hoạt động phát thanh, thông tin tuyên truyền sẽ giúp nâng cao nhận thức của người dân, góp phần tích cực tuyên truyền cho các chính sách của, đường lối của Đảng. Tuy nhiên, do các khoản chi NSX đều mang tính chất chi tiêu công nên nếu không được quản lý chặt chẽ thì sẽ dẫn đến chi tiêu lãng phí, hay sẽ
  • 40. 40 dẫn đến một số hiện tượng tiêu cực như: tham nhũng, tham ô của cải của nhà nước… gây mất lòng tin của quần chúng nhân dân vào Đảng và nhà nước, gây ra những hậu quả không thể lường trước được. Nâng cao hiệu quả quản lý chi NSX trên địa bàn huyện Vân Đồn đang là một vấn đề rất cần được quan tâm. Trước khi đánh giá những mặt tốt và hạn chế của công tác quản lý chi NSX, chúng ta sẽ xem xét tình hình chi và quản lý chi NSX từ 2008-2010. 2.3.1 Tình hình chi ngân sáchxã Chi Ngân sách xã tại địa phương hiện nay cũng có nhiều vấn đề cần giải quyết. Chi NSX là quá trình phân phối và sử dụng nguồn vốn đã tập trung vào NSNN thông qua thu NSX nhằm đáp ứng các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ của chính quyền xã. Chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Vân Đồn chỉ gồm chi thường xuyên..Chi thường xuyên xét về mặt ý nghĩa đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại của bộ máy quản lý nhà nước, đảm bảo cho quá trình hoạt động của bộ máy đó. Do vậy nó có tính chất tương đối ổn định và là một sự đòi hỏi cần thiết.
  • 41. 41 Đối với tình hình chi tiêu của từng xã trên địa bàn huyện ta xem xét qua bảng 2.1 sau: (theo báo cáo quyết toán chi ngân sách xã huyện Vân Đồn 2008-2010) Bảng 2.1: Chi tiết chi ngân sách các xã trên địa bàn huyện Vân Đồn từ 2008-2010 đơn vị tính : triệuđồng STT ĐƠN VỊ NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 DT QT QT/DT(%) DT QT QT/DT(%) DT QT QT/DT(%) 1 thị trấn Cái Rồng 2,042.000 3,175.364557 156 1,750.000 5,147.056433 294 2,272.000 4,330.764041 191 2 xã Hạ Long 1,342.000 2,049.718726 153 1,591.000 1,987.118895 125 1,891.000 2,622.866451 139 3 xã Đông Xá 1,400.000 2,879.337541 206 1,780.000 2,606.343486 146 2,016.000 4,152.146947 206 4 xã Đoàn Kết 1,059.000 1,547.370804 146 1,334.000 1,834.113318 137 1,769.000 2,405.569482 136 5 xã Vạn Yên 870.000 1,246.597922 143 1,069.000 1,196.647503 112 1,528.000 2,054.368778 134 6 xã Đài Xuyên 861.000 1,004.874503 117 1.135.000 1,374.149303 121 1,383.000 1,845.490402 133 7 xã Bình Dân 900.000 1,135.534930 126 1,167.000 1,306.065441 112 1,459.000 1,910.181830 131 8 xã Quan Lạn 1,213.000 1,833.856104 151 1,618.000 1,088.600032 129 2,044.000 3,264.585263 159 9 xã Minh Châu 923.000 1,505.741051 163 1,446.000 2,059.730338 142 1,804.000 3,535.257006 196 10 xã Bản Sen 998.000 1,358.504301 136 1,214.000 1,703.330868 140 1,500.000 2,009.622521 134 11 xã NgọcVừng 834.000 1,281.577868 154 1,189.000 1,631.716183 137 1,306.000 2,162.687095 166 12 xã Thắng Lợi 934.000 1,329.395204 141 1,225.000 2,115.882126 169 1,375.000 2,590.995227 188
  • 42. 42 ăm 2008, 3 xã có mức chi cao nhất là : thị trấn Cái Rồng là 3,175.364557 đồng, xã Đông Xá là 2,879.337541đồng, xã Hạ Long là 2,049.718726 đồng. Nhưng đến năm 2009 đã có sự thay đổi, thị trấn Cái Rồng là 5,147.056433 đồng, xã Đông Xá là 2,606.343486 đồng , xã Thắng Lợi là 2,115.882126 đồng , xã Minh Châu là 2,059.730338 đồng, có mức chi NS cao nhất. Năm 2010 Thị trấn Cái Rồng vẫn có mức chi lớn nhất là 4,330.764041đồng, một loạt các xã Đông Xá, Quan Lạn, Minh Châu, Hạ Long,Thắng Lợi đều có mức chi tăng cao. Trong các xã thi Thị trấn Cái Rồng là xã có cơ sở hạ tầng và khả năng phát triển kinh tế đã đạt ở mức khá cao, là một khu vực phát triển vào bậc nhất của huyện Vân Đồn, hiện đang đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đường 4B kéo dài, ưu tiên bố trí nguồn vốn để khởi công xây dựng đường 334 giai đoạn 2 và nâng cấp mở rộng Cảng Vân Đồn vào năm 2011 thuộc địa bàn thị trấn. Đặc biệt, tại thị trấn Cái Rồng đang tiến hành xây dựng khu đô thị Đông Bắc ven biển lớn nhất huyện. Với các dự án lớn như vậy nên thị trấn Cái Rồng luôn chiếm số tiền chi NSX lớn nhất.Đối xã Hạ Long, Đông Xá tiếp tục được hỗ trợ kinh phí để tập trung chỉnh trang đô thị, đầu tư cho các công trình phúc lợi, trường học, trung tâm văn hóa, .....phấn đấu đến năm 2012, Vân Đồn trở thành đô thị loại IV. Minh Châu, Quan Lạn, Thắng Lợi cũng tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng để khai thác thế mạnh du lịch của mình. Với sự phân tích như trên ta thấy nhu cầu chi NS xã trên địa bàn toàn huyện thực tế luôn đòi hỏi ở mức độ cao dần hơn qua các năm. Mặc dù tốc độ thu cũng đã tăng đồng thời chi luôn nhỏ hơn thu nhưng tình hình chi NS xã vẫn còn căng thẳng. Tuy nhiên với 1 mức độ chi như thế đã phần nào đảm bảo nhu cầu chi. Nhưng đó là xem xét chi NS trên tổng thể, còn để nhận định đánh giá được bản chất, nội dung và hiệu quả sử dụng NS thì ra phải xem xét cơ cấu chi, nội dung tính chất chi theo lĩnh vực, từng mục chi. Chi NS xã huyện Vân Đồn nói riêng và cả nước nói chung đều bao gồm 2 lĩnh vực chi chủ yếu là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển (đầu tư XDCB) trong
  • 43. 43 đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn và có ý nghĩa là phương tiện vật chất đảm bảo cho mọi hoạt động quản lý Nhà nước của chính quyền cấp xã. 2.3.1.1 Tình hình chi thường xuyên Lĩnh vực này bao gồm những khoản chi mang tính chất thường xuyên gắn liền với thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã. Xét về mặt ý nghĩa thì nó đóng vai trò khá quan trọng với sự tồn tại của bộ máy quản lý Nhà nước, các hoạt động của bộ máy do đó nó có tính chất tương đối ổn định và là một sự đòi hỏi nhất định. Nhiệm vụ chi thường xuyên củaNS xã là đảmbảo cho sựhoạtđộngbìnhthường của hệ thống chính trị Đảng, chính quyền, các đoàn thể là thành viên của mặt trận tổ quốc, chicôngtác dânquân tự vệ, côngtác quốc phòng,côngtác giữ gìnan ninh trật tự, an toàn xã hội, phát triển các sự nghiệp kinh tế giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội, phát thanh truyền hình, TDTT và thực hiện chính sách xã hội ở xã.
  • 44. 44 Tình hình chi thường xuyên của NS xã huyện Vân Đồn trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.2 sau: Bảng 2.2: Tình hình chi thường xuyên ngân sách xã trên địa bàn huyện Vân Đồn trong 2008-2010 đơn vị tính: triệuđồng stt nội dung năm 2008 năm 2009 năm 2010 DT QT QT/DT(%) DT QT QT/DT(%) DT QT QT/DT(%) 1 an ninh-quốc phòng 2,130.000 2,639.565803 124 2,460.000 2,891.857812 176 2,800.000 3,536.435354 126 2 GDĐT, dạy nghề 89.260 125.888336 141 292.000 248.902000 85 307.000 286.190500 93 3 SN y tế 1.140 2.400000 210 122.000 130.739965 107 150.000 170.000000 113 4 SNKHCN 0.000 0.000000 0 0.000 0 0 0.000 0 0 5 SN văn hóa thông tin 818.000 1,244.270960 152 860.000 930.333826 108 880.000 986.399502 112 6 SN phát thanh truyền hình 110.500 207.879450 188 137.000 159.910820 117 148.000 154.607500 105 7 SN thể dục thể thao 227.000 180.188600 79 253.000 217.915000 86 326.000 291.847000 89 8 chi đảm bảo xã hội 1,470.000 2,126.786036 145 1,743.000 2,139.243108 123 2,150.000 2,307.483698 107 9 chi SN kinh tế 1,047.000 1,445.916170 138 1,340.000 1,933.744201 111 2,250.000 2,428.518100 108 10 chi QLHC đảng,đoàn thể 7,430.000 9,324.910776 125 9,250.000 11,068.366752 120 11,566.000 17,446.639389 151 11 chi trợ giá mặt hàng chính sách 0.000 0 0 0.000 0 0 0 0 0 12 chi NS khác 62.100 97.417000 157 91.000 109.189600 120 130.000 211.780000 163 tổng chi thường xuyên 13,385.000 17,395.223131 156 16,548.000 19,830.203084 148 20,707.000000 27,819.901043 165
  • 45. 45 (theo báo cáo quyết toán chi ngân sách xã huyện Vân Đồn 2008- 2010)
  • 46. 46 Kết quả chi thường xuyên ở bảng 2.2 cho thấy chi thường xuyên năm 2008 vượt 56% dự toán tương ứng 4,010.223131 triệu đồng, năm 2009 vượt dự toán 48% cao hơn năm 2008 số tiền là 2,434.979953 triệu đồng, năm 2010 vượt dự toán 65%, cao hơn năm 2009 số tiền là 7,989.697959 triệu đồng . Như vậy khoản chi thường xuyên có xu hướng tăng qua các năm.Vậy để thấy được nguyên nhân của vấn đề trên thì cần phải đi sâu phân tích đánh giá 1 số khoản chi cấu thành khoản chi thường xuyên sau đây:  Chi quốc phòng an ninh: Đây là khoản chi phục vụ cho công tác huấn luyện dân quân tự vệ, công tác tuyển quân, tổ chức các cuộc diễn tập, giữ gìn an ninh trật tự thôn xóm. Nhìn chung thực chi cho khoản chi này không đảm bảo so với dự toán được duyệt luôn có xu hướng tăng. Năm 2008 số thực hiện vượt dự toán 24%. Năm 2009 chi vượt dự toán 31.857812 triệu đồng, tương ứng với tăng 76%, năm 2010 vượt 736.4353540triệu đồng, tương ứng với 26%. Trong chi dân quân tự vệ, do các đơn vị đã tận thu và quản lý tốt quỹ an ninh, nên kinh phí hỗ trợ cho hoạt động an ninh giảm hàng năm nhưng chi cho quốc phòng hàng năm vẫn tăng lên khiến chi dân quân, tự vệ tăng lên hàng năm. Trong mấy năm gần đây tình hình chính trị tương đối ổn định, riêng trật tự an ninh - tệ nạn xã hội có diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Một số điểm nóng đã lợi dụng tự do tín ngưỡng để tuyên truyền hoạt động tôn giáo trái phép, đặc biệt là từ khi xây xong cầu Vân Đồn thì tệ nạn xã hội ngày càng tăng như nạn trộm cắp, cướp giật gia tăng, buôn bán hàng cấm, trái phép cũng gia tăng. Để hạn chế được tình hình này, UBND huyện đã ban hành nhiều chỉ thị văn bản chỉ đạo về công tác an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tập trung ưu tiên khoản chi cho công tác an ninh quốc phòng, công tác tuần tra biên giới. Do đó, khoản chi về an ninh - quốc phòng hàng năm lớn được thể hiện cụ thể qua bảng 2.2 tổng chi công tác an ninh quốc phòng năm. Mặc dù
  • 47. 47 xã đã cố gắng để đảm bảo công tác an ninh - quốc phòng nhưng hàng năm số chi này ngày càng tăng lên, chỉ đảm bảo được 90% nhiệm vụ được giao.  Chi sự nghiệp giáo dục, dạy nghề: Đây là một khoản chi quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển trình độ văn hóa cho nhân dân địa phương. Trong những năm qua, khoản chi cho giáo dục chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi thường xuyên. Cụ thể: Năm 2008 chi 2,639.565803 triệu đồng chiếm 15% trong tổng chi thường xuyên của NXS trên địa bàn huyện. Năm 2009 chi 2,891.857812 triệu đồng chiếm 14,5% trong tổng chi thường xuyên, tăng 9,6% so với 2008 Năm 2010 chi 3,536.435354 triệu đồng chiếm 13% trong tổng chi thường xuyên, tăng 22% so với 2009. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do phân cấp quản lý và phân giao nhiệm vụ chi hiện nay đối với sự nghiệp giáo dục chi từ ngân sách xã chủ yếu cho công tác bổ túc và giáo dục mầm non nên khoản chi này còn thấp. Trong những năm qua các xã, thị trấn đã tập trung chủ yếu chi hỗ trợ lương chi giáo viên mầm non và hỗ trợ cho các lớp học bổ túc và chi sửa chữa cơ sở vật chất trường học cho bậc học mầm non. Hàng năm ngân sách xã bố trí từ 10 - 20 triệu đồng cho sự nghiệp trên. Tuy nhiên ở những xã vùng sâu, vùng xa, dân cư thưa thớt, ở các xã này nhà trẻ mẫu giáo không thành lập được trong cụm dân cư, trường học ở xa không thu hút được các cháu đến trường. Vì vậy khoản chi này có xã thiếu nguồn kinh phí nhưng có xã lại không chi hết kế hoạch. Bên cạnh đó giáo dục, dạy nghề cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận: toàn ngành giáo dục huyện Vân Đồn cơ bản đã đáp ứng đủ số giáo viên các bậc học, cấp học. Chất lượng giáo viên đảm bảo, số giáo viên đạt chuẩn là 100%, đạt trên chuẩn là 45,1%( theo số liệu mới nhất năm học 2010-2011).
  • 48. 48 Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, tiếp tục thực hiện phổ cập THPT. Trong năm 2010 đã có 8 trường trong toàn ngành giáo dục huyện được công nhận là trường chuẩn quốc gia : 1 THPT,1 THCS, 4 tiểu học, 2 mầm non; xây dựng mới 72/429 tổng số phòng học hiện có; tỷ lệ phòng học kiên cố là 50,3%.  Chi sự nghiệp y tế: Chiến lược con người luôn được coi là Trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế, xã hội con người là yếu tố quyết định so với các yếu tố tự nhiên khác trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội cho nên chi cho sự nghiệp y tế của NS xã nhằm mục đích bảo vệ khai thác phát huy sức khoẻ của con người là một vấn đề cần được quan tâm và giải quyết thích đáng. Không nằm ngoài mục đích đó chi NS xã cho sự nghiệp y tế trên địa bàn huyện Vân Đồn được thể hiện qua các con số: Năm 2008 dự toán được duyệt là 0,001.140 triệu đồng, đã thực chi là 0,002.400000 triệu đồng, vượt dự toán 110%. Năm 2009 dự toán duyệt là 0,122.000 triệu đồng, đã thực chi là 0,130.739965 triệu đồng, vượt dự toán 7%, tăng so với 2008 là 0, 128.339965 triệu đồng. Năm 2010 dự toán duyệt là 0, 150.000000 triệu đồng, thực chi là 0,170.000000 triệu đồng, vượt dự toán 13% tăng so với 2009 là 39.260035 triệu đồng. Như vậy chi sự nghiệp y tế chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng sô chi thường xuyên, chủ yếu là chi phụ cấp y tế thôn. Qua đây chứng tỏ chi sự nghiệp y tế bằng nguồn thu tại xã chưa nhiều và sự nghiệp y tế tại các xã, phường, thị trấn chưa được coi trọng, chưa được quan tâm đến. Hiện đã có 2 trung tâm điều trị trên địa bàn huyện, đó là bệnh viện Vân Đồn( có 80 giường bệnh) và phân viện tại xã Quan Lạn( có 15 giường bệnh) và các trung tâm y tế tại 12 xã và thị trấn trong huyện. Tuy nhiên hiệu suất sư dụng giường bệnh không
  • 49. 49 đều, trong khi bệnh viện trung tâm quá tải thì các trạm y tế xã hiệu suất sử dụng quá thấp. Đến nay toàn huyện có 15 bác sỹ( tỷ lệ 2000 dân/1 bác sỹ); 27 y sỹ( 1500 dân/1 y sỹ);8/12 trạm y tế có bác sỹ( đạt 66,7 %). Trong thời gian tới yêu cầu huyện cùng các xã có biện pháp tăng chi cho y tế thôn bản, y tế xã với nhiệm vụ trước mắt là phải đảm bảo đủ nguồn vật chất để chi mua sắm trang thiết bị dụng cụ và những phương tiện cần thiết đảm bảo cho sự hoạt động khám chữa bệnh một cách thường xuyên chi cho các chương trình tiêm chủng mở rộng đặc biệt là cần phải chú ý hơn nữa đến công tác kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em.  Văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình Đây cũng là khoản chi quan trọng góp phần xây dựng nếp sống mới ở trong dân cư, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân trên địa bàn. Các khoản chi của ngân sách xã cho sự nghiệp trên trong những năm qua đã có sự quan tâm. Do đó khoản chi này tăng lên qua các năm, cụ thể: Năm 2008 khoản chi này là 1,244.270960 triệu đồng đạt 152% kế hoạch và chiếm 7,15% so với tổng chi ngân thường xuyờn sách xã. Năm 2009 khoản chi này là 930.333826 triệu đồng đạt 108% kế hoạch, đạt 74,7 % so với năm 2008 và chiếm 4.7% so với tổng chi thường xuyờn ngõn sỏch xó. Năm 2010 khoản chi này là 986.399502 , đạt 112% kế hoạch, vượt 0,06% so với năm 2009 và chiếm 3,55% so với tổng chi thường xuyờn ngân sách xã. Khoản chi này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi thường xuyên.Khoản chi này khá ổn định. Tỷ trọng của khoản chi này trong 3 năm như sau: năm 2008: 7,15%, năm 2009: 4,7%, năm 2010: 3,55%. Như vậy, tỷ trọng cho chi sự nghiệp văn hoá, thông tin ngày càng giảm trong chi thường xuyên. Đây
  • 50. 50 không phải là khoản chi thật sự quan trọng cần ưu tiên nên duy trì mức chi và tỷ trọng như trên là vừa phải, hợp lý. Đối với sự nghiệp phát thanh truyền hình cũng chỉ chiếm một phần nhỏ trong khoản chi thường xuyên. Tuy nhiên tỷ lệ thực hiện luôn vượt dự toán qua các năm: 2008 là 88%, năm 2009 là 17%, năm 2010 là 5%. Điều này chúng tỏ các xã đã dần điều chỉnhcác khoản chi tiêu hợp lý ,bám sát dự toán qua các năm. Tuy với mức chi không lớn nhưng chi sự nghiệp văn hóa, thông tin, phát thanh truyền hình cũng mang lại hiệu quả khá tốt, các xã đã thực hiện rất tốt việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và mục tiêu, phương hướng trong quản lý kinh tế, xã hội của xa như: tổ chức các cuộc thi về luật hôn nhân, gia đình, luật phòng chống ma túy. Hầu hết các xã đều duy trì được hệ thống truyền thanh, hỗ trợ chi cho các hoạt động văn hoá, lễ hội trong những dịp tết lễ. Các hoạt động văn hoá diễn ra khá sôi nổi ở các xã gần trung tâm huyện như Thị trấn Cái Rồng, Hạ Long , Đông Xá.. Ngoài ra, tại Thị trấn Cái Rồng còn có 1 nhà văn hoá, 1 rạp chiếu phim ngoài trời, 1 thư viện công cộng. Lễ hội truyền thống hàng năm trên địa bàn huyện và địa phương lân cận có lễ hội đình Quan lạn và lễ hội đền Cửa Ông tưởng nhớ công lao của các vị tướng đời Trần chống quân xâm lược Nguyên-Mông. Trong các năm gần đây, lễ hội đình Quan Lạn đã được UBND huyện Vân Đồn quan tâm tổ chức long trọng, với ý nghĩa là một lễ hội truyền thống, gắn việc giáo dục truyền thống với việc phát triển công tác du lịch trên địa bàn huyện. Đây sẽ là yếu tố quan trọng trong chương trình phát triển Du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Bái Tử Long . Đặc biệt thực hiện chủ trương "Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư". Hàng năm ngân sách xã bố trí từ 2 - 3 triệu đồng hỗ trợ cho các thôn cho công tác trên. Xét về tổng thể khoản chi
  • 51. 51 này trừ các khoản chi lương cho cán bộ chuyên trách thì bình quân chi hoạt động sự nghiệp hàng năm cho mỗi xã là từ 10 - 13 triệu đồng. Trên thực tế khi chi các khoản chi này các xã phải cân nhắc kỹ cái gì thuộc về phong trào, thuộc về quyền lợi và trách nhiệm của người tham gia , cái gì ngân sách xã phải quan tâm. Phương châm chi ở đây là kết hợp từ nguồn chi ngân sách xã với các nguồn tự trang trải, huy động, tài trợ.. Có như vậy mới giảm bớt được gáng nặng cho ngân sách mà các phong trào vẫn phát triển.  Chi sự nghiệp thể dục, thể thao Cũng giống như sự nghiệp văn hoá thông tin, thể dục, thể thao là khoản chi phục vụ cho nhu cầu tinh thần của người dân. Đây là khoản chi chiếm tỷ lệ khá thấp trong cơ cấu chi thường xuyên của các xã. Tỷ trọng khoản chi này trong chi thường xuyên năm 2008 là 1,03%, năm 2009 là 1,09%, năm 2010 là 1,05%. Việc chấp hành dự toán được đánh giá là tốt tuy thực chi chưa thật sát với dự toán. Các cấp chính quyền địa phương đã có sự quan tâm đúng mức tới hoạt động thể dục, thể thao của huyện như: tổ chức các cuộc thi chạy việt dã truyền thống, hội khỏe phù đổng toàn huyện, lễ hội chèo bơi ở xã Quan Lạn… Quá trình quản lý chi đảm bảo tiết kiệm, không xảy ra hiện tượng vì kinh phí trong dự toán vẫn còn mà chi tiêu lãng phí. Trong quá trình chấp hành không phải điều chỉnh dự toán do dự toán đã phù hợp.  Chi đảm bảo xã hội: Chi sự nghiệp xã hội bao gồm: chi trợ cấp tết; hưu xã, thôi việc và khoản trợ cấp khác; chi trợ cấp cho người già, cô đơn, trẻ mồ côi; ma tuý, mại dâm… Chi sự nghiệp xã hội có thể nói là một mục chi thể hiện không chỉ về mặt ý nghĩa kinh tế đơn thuần mà còn thể hiện ý nghĩa chính trị, tình Đảng,