SlideShare a Scribd company logo
1 of 8
1. PHONG TRÀO THƠ MỚI 1932 -1945
(Tóm tắt bài giảng của giảng viên Phạm Xuân Thạch - Khoa Văn học - ĐH
KHXH & NV Hà Nội)
I. Khái quát về lịch sử và diễn tiến của phong trào thơ mới :
1. Những tiền đề của thơ mới trong lịch sử văn học dân tộc
- Trong quá khứ, dấu hiệu của một cuộc cách mạng thơ ca đi ra ngoài khuôn khổ
của thơ ca Trung đại bằng chữ Hán. Những dấu hiệu đổi mới được thể hiện trên cả
hai bình diện : nội dung và hình thức.
- Về nội dung, trong suốt hành trình thơ ca Trung đại, ở những nhà thơ xuất sắc
(Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến...) hay những hiện
tượng thơ ca khác thường (Hồ Xuân Hương) bắt đầu xuất hiện những khuynh
hướng đi ra ngoài văn chương đạo lý và duy lý của Nho giáo : biểu đạt những tình
cảm, tâm sự chân thật (một thứ “khát vọng được thành thật”), những nỗi đau và
những khát vọng chân chính của con người (đặc biệt là khát vọng hưởng lạc, tận
hưởng cuộc sống trần thế - điều đậm đặc trong văn chương về nội dung nhân đạo
chủ nghĩa từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX)
- Gắn liền không thể tách rời với nội dung tâm trạng, hình thức thơ cũng đã có
những vận động tương ứng : thơ thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn Trải, sử dụng
ngôn ngữ dân tộc (thơ Nôm), những lối nói ẩn dụ, tượng trưng, đa nghĩa trong thơ
Nôm Hồ Xuân Hương .... và đặc biệt là sự ra đời của các thể thơ thuần túy dân tộc.
- Tuy vậy, do sự duy trì bền vững của thể chế tuyển chọn quan lại bằng thi cử và
đặc biệt, do sự bảo thủ của cơ chế xã hội, văn hóa, do sự thống trị dai dẳng của
Nho giáo và mỹ học Nho giáo nên một cuộc cách mạng trong thi ca chưa thực sự
diễn ra.
2. Những dấu hiệu báo trước Thơ mới trong ba mươi năm đầu thế kỷ XX
- ở những đại diện xuất sắc của Thơ cũ (Tản Đà) khi sáng tác thơ ca đã bắt đầu có
những đổi mới cả về thể loại, ngôn ngữ lẫn về nội dung cảm xúc.
- Một số dịch giả bắt đầu dùng thơ tự do để dịch thơ phương Tây (Nguyễn Văn
Vĩnh dịch thơ ngụ ngôn La Fontaine)
- Một số trí thức (Phạm Quỳnh, Phan Khôi) lên án thơ ca truyền thống vì quá
nghiêm ngặt về niêm luật mà giết chết sự tự nhiên của cảm xúc.
3. Cuộc tranh luận Thơ mới – Thơ cũ :
- Năm 1932, ngày 10/3/1932, Phan Khôi đăng bài thơ Tình già trên Phụ nữ tân
văn, bài thơ mới đầu tiên, tiên phong cho một cuộc cách mạng. Bài thơ đã gây nên
một cơn bão trong dư luận .
- Tiếng nói kêu gọi đổi mới của Phan Khôi được sự hưởng ứng rất mạnh mẽ của
thanh niên trí thức đương thời : 1. Phụ nữ tân văn tiếp theo Tình già còn đăng thơ
mới của Nguyễn Thị Manh Manh (Nguyễn Thị Kiêm) và Hồ Văn Hảo. 2. ở ngoài
Bắc, báo Phong hóa mới được lập cũng hưởng ứng Thơ mới bằng cách công kích
các đại diện của Thơ cũ mà điển hình là Tản Đà. Số Tết năm 1933, Phong hóa
đăng một loạt sáng tác của các cây bút trẻ (Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Nhất Linh, Vũ
Đình Liên, Đoàn Phú Tứ, Huy Thông).3. Tiếp theo Phong hóa, nhiều báo, nhà xuất
bản khắp trong Nam ngoài Bắc đều đua nhau đăng thơ mới. 4. Cùng với hoạt động
sáng tác và xuất bản là các cuộc diễn thuyết của những người ủng hộ thơ mới (Lưu
Trọng Lư, Nguyễn Thị Kiêm tranh luận với Nguyễn Văn Hanh, Vũ Đình Liên,
Trương Tửu). Đáng lưu ý là hai bức thư gửi lên Khê Thượng của LTL. 5. Đến năm
1936, có thể nói thơ mới toàn thắng.
- Đối lập với những người ủng hộ Thơ mới, cũng có những tiếng nói ủng hộ Thơ
cũ (Nguyễn Văn Hanh, Thái PHỉ, Huỳnh Thúc Kháng và đặc biệt là Tản Đà) tuy
nhiên, điều quan trọng là chỉ trong vài năm, trong khi thơ mới kịp xuất hiện một
thế hệ tác giả tài năng (Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp)
thì ngay cả những đại diện xuất sắc nhất của thơ cũ (Tản Đà) cũng bị rơi vào
khủng hoảng sáng tạo.
4. Đôi nét lịch sử và một số khuynh hướng sáng tạo thơ mới
- Có thể tạm chia Thơ mới thành hai thời kỳ trước và sau năm 1939. Thời kỳ thứ
nhất bao gồm các tác giả tiền phong của thơ mới : Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy
Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên, Thái Can... và các tác giả xuất hiện
sau năm 1935 như Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh Tịnh, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên,
Bích Khê, Nguyễn Bính, Anh Thơ.... Có thể chia thời kỳ này thành hai giai đoạn
1930 – 1935 và 1936 – 1939. Thời kỳ thứ hai là giai đoạn thơ mới đi vào những
tìm tòi hình thức hoặc đi sâu vào khuynh hướng triết luận, bắt đầu biểu hiện những
bế tắc, thậm chí một số tác giả, tác phẩm bộc lộ khuynh hướng sa đọa. Đại diện
của thời kỳ này là Vũ Hoàng Chương (Thơ say, Mây), Hàn Mặc Tử (Thượng thanh
khí), Chế Lan Viên (Vàng sao), Huy Cận (Kinh cầu tự, Vũ trụ ca), nhóm Xuân Thu
nhã tập, nhóm Dạ đài.
- Một trong những đặc điểm nổi bật thể hiện trong sự nghiệp sáng tác của các tác
giả thuộc phong trào Thơ mới là tính không thuần nhất. Mỗi tác giả Thơ mới
thường chịu nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau và thường có sự thay đổi trong
phương pháp sáng tác. Xuân Diệu giai đoạn đầu tiên là một tác giả mang màu sắc
lãng mạn chủ nghĩa khá rõ nét nhưng trong nhiều tác phẩm xuất sắc (điển hình là
Nguyệt cầm) bắt đầu biểu hiện những yếu tố của chủ nghĩa tượng trưng. Một
trường hợp khác, Hàn Mặc Tử, với những tập thơ đầu tiên Gái quê (1936) mang
một vẻ đẹp mộc mạc, bình dân, gần gũi với thơ ca dân gian nhưng đến những tập
thơ như Đau thương, Thơ điên lại mang màu sắc siêu thực (ám ảnh, mê sảng,
những hình ảnh tượng trưng, kinh dị) hoặc chịu ảnh hưởng tôn giáo (Xuân như ý).
Chính vì những lý do trên nên việc phân chia các khuynh hướng thơ ca trong
phong trào Thơ mới là hết sức khó khăn. Có tác giả (Hoài Thanh) phân chia theo
nguồn ảnh hưởng : dòng chịu ảnh hưởng Pháp (Thế Lữ, Huy Thông, Xuân Diệu,
Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên...), dòng chịu ảnh hưởng của thơ Đường (Thái Can,
Thâm Tâm, Quách Tấn...) và dòng thuần túy Việt Nam (Lưu Trọng Lư, Nguyễn
Nhược Pháp, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương...) có tác giả phân chia theo
phương thức sáng tác (lãng mạn, tượng trưng, siêu thực...)... Nhìn chung, do tính
chất không thuần nhất nói trên nên việc tuyệt đối hóa bất kỳ một phương thức phân
chia nào cũng đều bất cập.
- Nói như Hoài Thanh, từ 1932 đến 1942 đã có “Một thời đại trong thi ca” với một
cuộc bùng nổ của những phong cách “rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu
Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo
não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên.... và thiết
tha, rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu”
II. Một số đặc điểm chung của Thơ mới.
Trên bình diện khái quát, thơ mới là :
- Một cuộc cách mạng về hình thức nghệ thuật, giải phóng thơ ca khỏi những ràng
buộc nghiêm ngặt đã trở thành lỗi thời của thơ ca trung đại
- Cuộc cách mạng hình thức đó có nguồn gốc từ cuộc cách mạng tư tưởng, gắn liền
với quá trình giải phóng cái tôi cá nhân khỏi những ràng buộc của con người phận
vị, “con người chức năng trong xã hội luân thường” (Trần Đình Hượu). Nói như
Hoài Thanh, Thơ mới là sản phẩm của “khát vọng thành thật”, nó đặt cái tôi cá
nhân và tính chủ quan vào trung tâm của thơ ca, nó cho phép biểu đạt mọi cung
bậc của cảm xúc và suy tưởng của cá nhân.
- Thơ mới là “một bước tổng hợp mới những giá trị văn hóa Đông Tây, truyền
thống và hiện đại” (Phan Cự Đệ) Bước tổng hợp đó diễn ra trên tất cả các cấp độ :
ngôn ngữ, thi liệu, thể loại, tư duy sáng tạo.....
Cụ thể, cuộc cách mạng Thơ mới được biểu hiện ở một số phương diện như sau :
1. Thơ mới nhìn từ góc độ hình thức nghệ thuật.
Như đã trình bày ở trên, Thơ mới là một cuộc tổng hợp những truyền thống thơ ca
phương Đông và phương Tây, truyền thống và hiện đại. Cuộc tổng hợp đó trước
hết thể hiện trên bình diện hình thức nghệ thuật.
1.1. Về thể loại, dù những xung đột giữa Thơ mới và Thơ cũ trước hết diễn ra trên
bình diện thể loại nhưng có thể nói Thơ mới là một bước kế thừa những thể loại đã
ổn định của Thơ ca Việt Nam thời Trung đại.
- So với thơ ca truyền thống, Thơ mới nhìn chung tự do hơn, số câu trong một bài
thơ thường không hạn định, chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây, một bài thơ mới
thường được chia thành khổ, số lượng khổ thơ thường không giới hạn.
- Mặc dù hướng đến sự tự do hình thức nhưng thơ phá thể và thơ tự do không phải
là những hình thức phổ biến của thơ mới. Thơ mới thường hướng đến sự ổn định
về số âm tiết trong câu thơ, có thể từ 2 đến trên 10 âm tiết nhưng phổ biến là thơ 5,
7 và 8 chữ. Nhìn từ góc độ thể loại, Thơ mới không chống thơ Đường luật mà chỉ
chống lại đối ngẫu trong thơ Đường luật. Thơ 5 và 7 chữ của Thơ mới là sự kế
thừa câu thơ Đường luật, thơ song thất lục bát bị giải thể, hát nói trở thành thơ 8
chữ và thơ lục bát được duy trì, có những nhà thơ gần như chuyên sáng tác thơ lục
bát (Nguyễn Bính).
- Các hình thức hiệp vần của Thơ mới khá phong phú, mang dấu vết của những lối
gieo vần của thơ truyền thống : 1. lối vần chéo là lối 4 câu 2 vần ( Em ngồi trong
song cửa / Anh đứng dựa tường hoa / Nhìn nhau và lệ ứa / Một ngày một cách xa )
2. Vần liền với từng cặp đắp đổi bằng trắc thực chất là lối vần liền trong vè, nói lối,
hát nói (Ve kêu ve ve / Suốt cả mùa hè / Kỳ gió bấc thổi / Nguồn cơn bối rối ? Một
miếng chẳng còn / Ruồi bọ một con ; Cùng em chốc nữa / Sáng quá khách ơi / Yến
tiệc trên trời / Em cô độc quá / Cùng em gối lả / Khách ngả đầu say ).
3. Lối vần ôm thường chỉ là lối vần liền Việt Nam pha với vần cách của thơ Trung
Quốc ( Em không nghe mùa thu / Dưới trăng mờ thổn thức / Em không nghe rạo
rực / Hình ảnh kẻ chinh phu / Trong lòng người cô phụ )
- Một nguyên tắc được ổn định trong thơ mới la luật điều hoán âm thanh của câu
văn câu thơ Nôm (Nếu một câu thơ được chia thành ba hay bốn đoạn thì những
chữ cuối mỗi đoạn phải có sự thay đổi bằng trắc – luật đổi thanh, theo Hoài Thanh)
( Hát một mùa hoa lá thuở măng tơ / Đốt muôn nến sánh mặt trời chói lọi / Thà
một phút huy hoàng rồi chợt tối / Còn hơn buồn le lói cả trăm năm )
1.2. Một hiện tượng hình thức đáng lưu ý của Thơ mới, đó là cái mà Hoài
Thanh gọi là “sự xâm nhập của văn xuôi vào địa hạt của thơ”. Hiện tượng này
được thể hiện trên mấy bình diện sau :
- Sự xuất hiện dày đặc của các dạng hư từ, đại từ trong câu thơ ( Li khách! Li
khách ! Con đường nhỏ / Chí nhớn chưa về bàn tay không / Thì nói trở lại / Ba
năm mẹ già cũng đừng trông)
- Sự xuất hiện câu thơ vắt dòng, làm thay đổi hẳn bản chất quan hệ giữa các câu
thơ trong một khổ thơ (điều khác với phép đối của thơ Đường luật) (Ai đem phân
chất một mùi hương/ Hay bản cầm ca ! tôi chỉ thương / Chỉ lặng chuồi theo dòng
cảm xúc / Như thuyền ngư phủ lạc trong sương)
- Sự xuất hiện của những dạng câu có tính suy luận, cầu khiến, .... (Đưa người ta
không đưa qua sông / Sao có tiếng sóng ở trong lòng / Bóng chiều không thắm
không vàng vọt / Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong; Hỡi năm tháng vội đi làm
quá khứ ! / Trở về đây ! và đem trở về đây / Rượu nơi mắt với khi nhìn ướm thử /
Gấm trong lòng và khi đứng chờ ngây)
- Có thể nói đây là sự vận động của ngôn ngữ thơ trở về gần với ngôn ngữ của đời
sống, là sự thể hiện của “khát vọng thành thật” diễn tả mọi cung bậc của cảm xúc,
suy nghĩ diễn ra trong tâm hồn chủ thể trữ tình, đối lập lại với sự cô đọng, hàm
xúc, duy lý của thơ ca cổ điển.
2. Thơ mới một phương thức cảm thụ thế giới mới :
Thơ mới biểu hiện một cuộc cách mạng của tư duy thơ : đặt cái tôi cá nhân ở trung
tâm cảm thụ thế giới. Trong Thơ mới, có một sự giao hòa giữa thế giới nội cảm
(cảm xúc, cảm giác, tâm trạng) của chủ thể trữ tình với thế giới ngoại cảnh, có sự
nới rộng những biên độ của sự cảm thụ thế giới bằng việc kết hợp các giác quan
một cách kỳ lạ. Điều này được thể hiện ở một số bình diện như sau :
- Hiện tượng nhân hóa, nội cảm hóa ngoại cảnh, làm cho ngoại cảnh nhuốm màu
cảm xúc con người (Nắng chia nửa bãi, chiều rồi.../ Vườn hoang trinh nữ khép đôi
lá rầu / Sợi buồn con nhện giăng mau / Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây – Ngậm
ngùi, Huy Cận; Đây thôn Vỹ Dạ, Hàn Mặc Tử). Thiên nhiên trong thơ mới là một
thứ thiên nhiên rạo rực những cảm giác của con người (Vườn cười bằng bướm hót
bằng chim / Dưới nhánh không còn một chút đêm / Những tiếng tung hô bằng ánh
sáng /ca đời hưng phục trẻ trung thêm – Lạc quan, Xuân Diệu; Gió kinh khủng vừa
rên vừa hắt thở / Đem trái tim làm uất cả không gian/ Gợi bóng hình những thân
thể cơ hàn/ Với môi tím cảnh nghèo vạc mặt – Tiếng gió)
- ở phía ngược lại, có hiện tượng ngoại cảnh hóa tâm hồn (Sao ở đâu mọc lên trong
đáy giếng / Lạnh như hòn u tối vạn yêu ma ? / Hồn của ai trú ẩn ở đầu ta? / ý của ai
trào lên trong đáy óc,/ Để bay đi theo tiếng cười điệu khóc – Ta, Chế Lan Viên;
Đây chùm thương nhớ, khóm yêu đương / Đây em cành thẹn lẫn cành thương-
Xuân Diệu)
- Có những ẩn dụ kỳ lạ nối liền thế giới ngoại cảnh, thế giới sự vật với thế giới con
người : Trăng vú mộng của muôn đời thi sĩ / Trong khung xám của mùa đong bằng
sắt / Đôi giếng mắt chứa trời vạn hộc / Mùa xuân chín ửng trên đôi má.. – Xuân
Diệu; những tập hợp từ ngữ hòa trộn các giác quan đến mức kì dị : Nhạc thơm, gió
thơm, hương mến yêu, uống hồn, tháng giêng ngon như một cặp môi gần, mùi
tháng đều rớm vị chia phôi...
- Đặc biệt là hiện tượng hòa trộn giác quan để cảm thụ thế giới (chịu ảnh hưởng
của thơ ca tượng trưng phương Tây). Điển hình xuất sắc là Nguyệt Cầm của Xuân
Diệu.
3. Thơ mới – Bản ghi chân thực hiện thực tinh thần của con người cá nhân
trước cách mạng.
Trong thời điểm khởi đầu của phong trào Thơ mới, Thế Lữ viết tuyên ngôn cho
một cuộc cách mạng thơ ca : Tôi là kẻ bộ hành phiêu lãng / Đường trần gian xuôi
ngược để vui chơi / Tìm cảm giác hay trong tiếng khóc câu cười, / Trong lúc gian
lao trong giờ sung sướng, / Khi phấn đấu cũng như hồi mơ tưởng / Tôi yêu đời
cùng với cảnh lầm than, / Cảnh thương tâm , ghê gớm hay dịu dàng. / Cảnh rực rỡ
ái ân hay dữ dội – Cây đàn muôn điệu, Thế Lữ. Thơ mới là tiếng lòng của một tâm
hồn rộng mở với thế giới, một tâm hồn được cởi bỏ khỏi mọi ràng buộc, chính vì
vậy, từ góc độ loại hình, Thơ mới thuộc loại thơ trữ tình, thường lấy thiên nhiên và
tình yêu làm đề tài phản ánh, nó đối lập với thơ ca tuyên truyền cổ động, thơ ca
mang màu sắc chính luận. Chính vì vậy, yếu tố chi phối sự vận động của một văn
bản thơ là mạch cảm xúc, là đời sống nội tâm của chủ thể trữ tình.
3.1. Nỗi buồn, sắc thái thẩm mỹ chủ đạo của thơ mới :
Xuất phát từ những nguyên nhân có tính lịch sử, văn hóa và xã hội (một thời đại
đau khổ của dân tộc, một giai đoạn tan vỡ của các hệ giá trị, một thế hệ thanh niên
đang kiếm tìm lý tưởng
– bi kịch “thiếu một niềm tin đầy đủ”, nói như Hoài Thanh) mà nỗi buồn trở thành
tâm trạng phổ biến bao trùm lên toàn bộ Thơ mới. Có nhiều sắc thái của nỗi buồn
được biểu hiện trong Thơ mới
- Có cái buồn vô cớ, dịu nhẹ như trong thơ Xuân Diệu (Êm êm chiều ngẩn ngơ
chiều / Lòng không sao cả hiu hiu khẽ buồn .... – Chiều; Không gì buồn bằng
những buổi chiều êm / Mà ánh sáng điều hòa cùng bóng tối.. . Anh một mình nghe
tất cả buổi chiều / Vào chầm chậm ở trong hồn hiu quạnh – Tương tư chiều,)
- Có cái buồn thê thiết, ảo não, cái buồn trở thành một thứ ám ảnh, thấm đẫm trong
thế giới quan, một thứ “sầu vạn kỷ” thuộc về bản chất của thân phận con người
như trong thơ Huy Cận (Buồn đêm mưa, Tràng giang)
- Có cái buồn tuyệt vọng như trong thơ Hàn Mặc Tử (Máu đã khô rồi, thơ cũng
khô / tình tôi chết yểu tự bao giờ / Từ nay trong gió, trong mây gió / Lời thảm
thương rền khắp nẻo mơ.... Ta trút linh hồn giữa lúc đây / Gió sầu vô hạn nuôi
trong cây / - Còn em sao chẳng hay gì cả ? / Xin để tang em đến vạn ngày – Trút
linh hồn, HMT)
- Và cũng có khi cái buồn nhuốm màu bi quan, bế tắc, rã rời suy sụp, nhuốm màu
sắc sa đọa như trong thơ Vũ Hoàng Chương (Chưa cuối xứ mê ly, chưa cùng trời
phóng đãng / Còn chưa say, hồn khát vẫn thèm men / Say đi em, say đi em / Say
cho lơi lả ánh đèn, / Cho cung bậc ngả nghiêng, điên rồ xác thịt/ Rượu rượu nữa và
quên, quên hết – VHC; Hay buông lại gần đây làn tóc rối / Sát gần đây, gần nữa
cặp môi điên / Rồi em sẽ dìu anh trên cánh khói / Đưa hồn say về tận cuối trời
quên – Quên; Nằm say nhựa tỏa cánh xiêu xiêu / Giường thấp nghe trời xuống tịch
liêu/ Sự nghiệp nào đâu trưa nắng xế/ Hòa phai thề ước lá tàn yêu / Ngoài ba mươi
tuổi duyên còn hết / Một ván cờ thua ngã bóng chiều – Ngoài ba mươi tuổi – VHC)
- Đương nhiên, trong Thơ mới cũng có những màu sắc trong sáng, êm nhẹ, những
khoảng sáng vui tươi khi con người cá nhân tìm về với thực tại, với thế giới con
người, với tuổi trẻ, với quê hương đất nước (Thơ duyên, Xuân Diệu; Thơ của Anh
Thơ, Đoàn Văn Cừ, Quê hương của Tế Hanh)
3.2. Gắn liền với nỗi buồn là cảm quan về sự cô độc, sự lạc loài, sự bé nhỏ và cả
cảm giác bất bằng lòng, thậm chí đến mức đối lập gay gắt giữa con người với
thế giới hiện tại
- Cảm giác bao trùm Thơ mới là một sự bất bình sâu xa với thực tại. Có một sắc
thái bi quan ám ảnh cái nhìn về thế giới của nhiều tác giả Thơ mới. Hiện thực hiện
lên trong mắt họ là tầm thường, giả dối, là đau khổ (Trời hỡi trời, hôm nay ta chán
hết/ Những sắc màu hình ảnh của trần gian – Chế Lan Viên; Quanh quẩn mãi với
vài ba dáng điệu / Tới hay lui cũng chừng ấy mặt người –Huy Cận; Ghét những
cảnh không đời nào thay đổi / Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối / Hoa
chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng – Thế Lữ)
- Chính vì vậy, cảm giác cô đơn trở thành một cảm giác ám ảnh trong Thơ mới. Đó
là cảm giác cô đơn, nhỏ nhoi của con người, tâm hồn lạc loài đơn chiếc (Buồn đêm
mưa, Tràng giang – Huy Cận), cô đơn trong cả những giây phút yêu đương (Trăng
sáng trăng xa trăng rộng quá / Hai người sao chẳng bớt cô đơn), cô đơn thăm thẳm
từ tâm hồn lẫn thể xác bệnh tật như trong thơ Hàn Mặc Tử (Họ đã xa rồi không níu
lại / Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa / Người đi một nửa hòn tôi mất / Một
nửa hồn tôi hóa giại khờ / Tôi vẫn còn đây hay ở đâu / Ai đem tôi bỏ dưới trời
sâu ? / Sao bông phượng nở trong màu huyết / Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu
– Những giọt lệ; Ai đi lẳng lặng trên làn nước / Với lại ai ngồi khít cạnh tôi / Mà
sao ngậm kín thơ đầy miệng / Không nói không rằng nín cả hơi / Chao ôi ! ghê quá
trong tư tưởng / Một vũng cô liêu cũ vạn đời – cô liêu) và chính từ cảm giác cô
đơn đó nên môtíp về những cuộc chia tay, tiễn biệt trở thành một môtíp phổ biến
của Thơ mới (Những bóng người trên sân ga – Nguyễn Bính; Vu vơ - Tế Hanh)
3.3. Có thể nói Thơ mới đã biểu lộ một tình thế đối lập giữa tâm hồn con người
cá nhân và thế giới hiện tại và chính từ sự đối lập ấy nên hình thành trong thơ mới
một thứ khát vọng : khát vọng giải thoát (Những sợi tơ lòng – Chế Lan Viên) và
khuynh hướng thoát ly thực tại.
- Có nhiều ngả đường thoát ly khỏi thế giới thực tại : tìm về thế giới quá khứ,
những giấc “mơ xưa” (Thế giới Chàm trong thơ Chế Lan Viên, những giấc “mơ
xưa” trong thơ Thế Lữ, Xuân Diệu....), có cuộc trở về với thiên nhiên đất nước,
những sinh hoạt phong tục êm đềm của cộng đồng (Thơ Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ,
Tế Hanh), có sự tiếc nuối những giá trị đã qua (Ông đồ – Vũ Đình Liên, Nhớ rừng
– Thế Lữ, Con voi già - Huy Thông...) và có cả những ngả đường tìm đến với tôn
giáo (Hàn Mặc Tử) hoặc, tiêu cực hơn cả, tìm đến với truỵ lạc và lãng quên (Vũ
Hoàng Chương)
3.4. Và không thể phủ nhận trong Thơ mới có một tình yêu thiết tha đối với
cuộc sống, một khát vọng thay đổi. Tình cảm đó được biểu hiện dưới hai hình thức
- Nỗi khát khao đam mê tận hưởng tình yêu và hạnh phúc hiện tại (Vội vàng, Giục
giã - Xuân Diệu)
- Hình ảnh người khách chinh phu, khát vọng lên đường (Đi, đi ...đi mãi nơi vô
định / Tìm cái phi thường, cái ước mơ - Hàn Mặc Tử; Tống biệt hành – Thâm
Tâm)

More Related Content

What's hot

Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmXuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmjackjohn45
 
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam luận văn th s. văn học 6793262
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam   luận văn th s. văn học 6793262Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam   luận văn th s. văn học 6793262
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam luận văn th s. văn học 6793262jackjohn45
 
ôn tập lịch sử đảng.pdf
ôn tập lịch sử đảng.pdfôn tập lịch sử đảng.pdf
ôn tập lịch sử đảng.pdfPHNGTRNTHTHY
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...PinkHandmade
 
TS. BÙI QUANG XUÂN I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN               I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAMTS. BÙI QUANG XUÂN               I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAMBùi Quang Xuân
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 
kế quả thực hành môn học thực hành hóa sinh căn bản
kế quả thực hành môn học thực hành hóa sinh căn bảnkế quả thực hành môn học thực hành hóa sinh căn bản
kế quả thực hành môn học thực hành hóa sinh căn bảnhieu anh
 
100 truyện hay cực ngắn
100 truyện hay cực ngắn100 truyện hay cực ngắn
100 truyện hay cực ngắnAlolove Nguyễn
 
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...nataliej4
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC nataliej4
 
Học tiếng khmer những từ giao tiếp thông thường
Học tiếng khmer những từ giao tiếp thông thườngHọc tiếng khmer những từ giao tiếp thông thường
Học tiếng khmer những từ giao tiếp thông thườngVui Lên Bạn Nhé
 
Giới thiệu chương trình ngữ văn 9
Giới thiệu chương trình ngữ văn 9Giới thiệu chương trình ngữ văn 9
Giới thiệu chương trình ngữ văn 9Ngoc Ha Pham
 
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcSlide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcVan Anh Phi
 

What's hot (20)

Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmXuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
 
Luận án: Truyện nôm bác học từ góc nhìn cổ mẫu, HAY
Luận án: Truyện nôm bác học từ góc nhìn cổ mẫu, HAYLuận án: Truyện nôm bác học từ góc nhìn cổ mẫu, HAY
Luận án: Truyện nôm bác học từ góc nhìn cổ mẫu, HAY
 
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam luận văn th s. văn học 6793262
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam   luận văn th s. văn học 6793262Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam   luận văn th s. văn học 6793262
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam luận văn th s. văn học 6793262
 
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOTLuận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
 
ôn tập lịch sử đảng.pdf
ôn tập lịch sử đảng.pdfôn tập lịch sử đảng.pdf
ôn tập lịch sử đảng.pdf
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN               I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAMTS. BÙI QUANG XUÂN               I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
kế quả thực hành môn học thực hành hóa sinh căn bản
kế quả thực hành môn học thực hành hóa sinh căn bảnkế quả thực hành môn học thực hành hóa sinh căn bản
kế quả thực hành môn học thực hành hóa sinh căn bản
 
100 truyện hay cực ngắn
100 truyện hay cực ngắn100 truyện hay cực ngắn
100 truyện hay cực ngắn
 
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
 
đốT nhà
đốT nhàđốT nhà
đốT nhà
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
 
Học tiếng khmer những từ giao tiếp thông thường
Học tiếng khmer những từ giao tiếp thông thườngHọc tiếng khmer những từ giao tiếp thông thường
Học tiếng khmer những từ giao tiếp thông thường
 
Bến bờ yêu thương
Bến bờ yêu thươngBến bờ yêu thương
Bến bờ yêu thương
 
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật ÁnhĐề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
 
Giới thiệu chương trình ngữ văn 9
Giới thiệu chương trình ngữ văn 9Giới thiệu chương trình ngữ văn 9
Giới thiệu chương trình ngữ văn 9
 
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcSlide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
 
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
 

Similar to Phong trao tho moi

PHONG TRÀO THƠ MỚI 30-45 (CÁC NHÀ THƠ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG)
PHONG TRÀO THƠ MỚI 30-45 (CÁC NHÀ THƠ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG)PHONG TRÀO THƠ MỚI 30-45 (CÁC NHÀ THƠ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG)
PHONG TRÀO THƠ MỚI 30-45 (CÁC NHÀ THƠ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG)PhcCtTngNguyn
 
Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...
Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...
Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...jackjohn45
 
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênNghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênnataliej4
 
Nhớ đồng CTST.pptx
Nhớ đồng CTST.pptxNhớ đồng CTST.pptx
Nhớ đồng CTST.pptx9176Puvi
 
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhấtĐề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhấtMaloda
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
pdf_20230226_192247_0000.pdf
pdf_20230226_192247_0000.pdfpdf_20230226_192247_0000.pdf
pdf_20230226_192247_0000.pdf10CNgDng
 
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấnTh s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn BínhCái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn BínhAlolove Nguyễn
 
Mot mang van hoc bi bo quen
Mot mang van hoc bi bo quenMot mang van hoc bi bo quen
Mot mang van hoc bi bo quenKelsi Luist
 
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI nataliej4
 
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdfThi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdfNuioKila
 
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ nataliej4
 
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ nataliej4
 

Similar to Phong trao tho moi (20)

PHONG TRÀO THƠ MỚI 30-45 (CÁC NHÀ THƠ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG)
PHONG TRÀO THƠ MỚI 30-45 (CÁC NHÀ THƠ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG)PHONG TRÀO THƠ MỚI 30-45 (CÁC NHÀ THƠ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG)
PHONG TRÀO THƠ MỚI 30-45 (CÁC NHÀ THƠ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG)
 
Tố hữu
Tố hữuTố hữu
Tố hữu
 
Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...
Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...
Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...
 
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênNghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
 
Nhớ đồng CTST.pptx
Nhớ đồng CTST.pptxNhớ đồng CTST.pptx
Nhớ đồng CTST.pptx
 
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhấtĐề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
Đề cương ôn thi Ngữ Văn 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của ngườiLuận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
 
pdf_20230226_192247_0000.pdf
pdf_20230226_192247_0000.pdfpdf_20230226_192247_0000.pdf
pdf_20230226_192247_0000.pdf
 
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấnTh s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
 
Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn BínhCái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
 
Luận án: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại, HAYLuận án: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại, HAY
 
Luận án: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại, HAYLuận án: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại, HAY
 
Mot mang van hoc bi bo quen
Mot mang van hoc bi bo quenMot mang van hoc bi bo quen
Mot mang van hoc bi bo quen
 
Tư Tưởng Nho – Lão Trong Hát Nói Việt Nam.doc
Tư Tưởng Nho – Lão Trong Hát Nói Việt Nam.docTư Tưởng Nho – Lão Trong Hát Nói Việt Nam.doc
Tư Tưởng Nho – Lão Trong Hát Nói Việt Nam.doc
 
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
 
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
THƠ VÀ MẤY VẤN ĐỀ TRONG THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
 
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdfThi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
 
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
 
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
 

Phong trao tho moi

  • 1. 1. PHONG TRÀO THƠ MỚI 1932 -1945 (Tóm tắt bài giảng của giảng viên Phạm Xuân Thạch - Khoa Văn học - ĐH KHXH & NV Hà Nội) I. Khái quát về lịch sử và diễn tiến của phong trào thơ mới : 1. Những tiền đề của thơ mới trong lịch sử văn học dân tộc - Trong quá khứ, dấu hiệu của một cuộc cách mạng thơ ca đi ra ngoài khuôn khổ của thơ ca Trung đại bằng chữ Hán. Những dấu hiệu đổi mới được thể hiện trên cả hai bình diện : nội dung và hình thức. - Về nội dung, trong suốt hành trình thơ ca Trung đại, ở những nhà thơ xuất sắc (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến...) hay những hiện tượng thơ ca khác thường (Hồ Xuân Hương) bắt đầu xuất hiện những khuynh hướng đi ra ngoài văn chương đạo lý và duy lý của Nho giáo : biểu đạt những tình cảm, tâm sự chân thật (một thứ “khát vọng được thành thật”), những nỗi đau và những khát vọng chân chính của con người (đặc biệt là khát vọng hưởng lạc, tận hưởng cuộc sống trần thế - điều đậm đặc trong văn chương về nội dung nhân đạo chủ nghĩa từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX) - Gắn liền không thể tách rời với nội dung tâm trạng, hình thức thơ cũng đã có những vận động tương ứng : thơ thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn Trải, sử dụng ngôn ngữ dân tộc (thơ Nôm), những lối nói ẩn dụ, tượng trưng, đa nghĩa trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương .... và đặc biệt là sự ra đời của các thể thơ thuần túy dân tộc. - Tuy vậy, do sự duy trì bền vững của thể chế tuyển chọn quan lại bằng thi cử và đặc biệt, do sự bảo thủ của cơ chế xã hội, văn hóa, do sự thống trị dai dẳng của Nho giáo và mỹ học Nho giáo nên một cuộc cách mạng trong thi ca chưa thực sự diễn ra. 2. Những dấu hiệu báo trước Thơ mới trong ba mươi năm đầu thế kỷ XX - ở những đại diện xuất sắc của Thơ cũ (Tản Đà) khi sáng tác thơ ca đã bắt đầu có những đổi mới cả về thể loại, ngôn ngữ lẫn về nội dung cảm xúc. - Một số dịch giả bắt đầu dùng thơ tự do để dịch thơ phương Tây (Nguyễn Văn Vĩnh dịch thơ ngụ ngôn La Fontaine) - Một số trí thức (Phạm Quỳnh, Phan Khôi) lên án thơ ca truyền thống vì quá
  • 2. nghiêm ngặt về niêm luật mà giết chết sự tự nhiên của cảm xúc. 3. Cuộc tranh luận Thơ mới – Thơ cũ : - Năm 1932, ngày 10/3/1932, Phan Khôi đăng bài thơ Tình già trên Phụ nữ tân văn, bài thơ mới đầu tiên, tiên phong cho một cuộc cách mạng. Bài thơ đã gây nên một cơn bão trong dư luận . - Tiếng nói kêu gọi đổi mới của Phan Khôi được sự hưởng ứng rất mạnh mẽ của thanh niên trí thức đương thời : 1. Phụ nữ tân văn tiếp theo Tình già còn đăng thơ mới của Nguyễn Thị Manh Manh (Nguyễn Thị Kiêm) và Hồ Văn Hảo. 2. ở ngoài Bắc, báo Phong hóa mới được lập cũng hưởng ứng Thơ mới bằng cách công kích các đại diện của Thơ cũ mà điển hình là Tản Đà. Số Tết năm 1933, Phong hóa đăng một loạt sáng tác của các cây bút trẻ (Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Nhất Linh, Vũ Đình Liên, Đoàn Phú Tứ, Huy Thông).3. Tiếp theo Phong hóa, nhiều báo, nhà xuất bản khắp trong Nam ngoài Bắc đều đua nhau đăng thơ mới. 4. Cùng với hoạt động sáng tác và xuất bản là các cuộc diễn thuyết của những người ủng hộ thơ mới (Lưu Trọng Lư, Nguyễn Thị Kiêm tranh luận với Nguyễn Văn Hanh, Vũ Đình Liên, Trương Tửu). Đáng lưu ý là hai bức thư gửi lên Khê Thượng của LTL. 5. Đến năm 1936, có thể nói thơ mới toàn thắng. - Đối lập với những người ủng hộ Thơ mới, cũng có những tiếng nói ủng hộ Thơ cũ (Nguyễn Văn Hanh, Thái PHỉ, Huỳnh Thúc Kháng và đặc biệt là Tản Đà) tuy nhiên, điều quan trọng là chỉ trong vài năm, trong khi thơ mới kịp xuất hiện một thế hệ tác giả tài năng (Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp) thì ngay cả những đại diện xuất sắc nhất của thơ cũ (Tản Đà) cũng bị rơi vào khủng hoảng sáng tạo. 4. Đôi nét lịch sử và một số khuynh hướng sáng tạo thơ mới - Có thể tạm chia Thơ mới thành hai thời kỳ trước và sau năm 1939. Thời kỳ thứ nhất bao gồm các tác giả tiền phong của thơ mới : Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên, Thái Can... và các tác giả xuất hiện sau năm 1935 như Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh Tịnh, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Nguyễn Bính, Anh Thơ.... Có thể chia thời kỳ này thành hai giai đoạn 1930 – 1935 và 1936 – 1939. Thời kỳ thứ hai là giai đoạn thơ mới đi vào những tìm tòi hình thức hoặc đi sâu vào khuynh hướng triết luận, bắt đầu biểu hiện những bế tắc, thậm chí một số tác giả, tác phẩm bộc lộ khuynh hướng sa đọa. Đại diện của thời kỳ này là Vũ Hoàng Chương (Thơ say, Mây), Hàn Mặc Tử (Thượng thanh khí), Chế Lan Viên (Vàng sao), Huy Cận (Kinh cầu tự, Vũ trụ ca), nhóm Xuân Thu nhã tập, nhóm Dạ đài. - Một trong những đặc điểm nổi bật thể hiện trong sự nghiệp sáng tác của các tác giả thuộc phong trào Thơ mới là tính không thuần nhất. Mỗi tác giả Thơ mới thường chịu nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau và thường có sự thay đổi trong
  • 3. phương pháp sáng tác. Xuân Diệu giai đoạn đầu tiên là một tác giả mang màu sắc lãng mạn chủ nghĩa khá rõ nét nhưng trong nhiều tác phẩm xuất sắc (điển hình là Nguyệt cầm) bắt đầu biểu hiện những yếu tố của chủ nghĩa tượng trưng. Một trường hợp khác, Hàn Mặc Tử, với những tập thơ đầu tiên Gái quê (1936) mang một vẻ đẹp mộc mạc, bình dân, gần gũi với thơ ca dân gian nhưng đến những tập thơ như Đau thương, Thơ điên lại mang màu sắc siêu thực (ám ảnh, mê sảng, những hình ảnh tượng trưng, kinh dị) hoặc chịu ảnh hưởng tôn giáo (Xuân như ý). Chính vì những lý do trên nên việc phân chia các khuynh hướng thơ ca trong phong trào Thơ mới là hết sức khó khăn. Có tác giả (Hoài Thanh) phân chia theo nguồn ảnh hưởng : dòng chịu ảnh hưởng Pháp (Thế Lữ, Huy Thông, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên...), dòng chịu ảnh hưởng của thơ Đường (Thái Can, Thâm Tâm, Quách Tấn...) và dòng thuần túy Việt Nam (Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương...) có tác giả phân chia theo phương thức sáng tác (lãng mạn, tượng trưng, siêu thực...)... Nhìn chung, do tính chất không thuần nhất nói trên nên việc tuyệt đối hóa bất kỳ một phương thức phân chia nào cũng đều bất cập. - Nói như Hoài Thanh, từ 1932 đến 1942 đã có “Một thời đại trong thi ca” với một cuộc bùng nổ của những phong cách “rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên.... và thiết tha, rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu” II. Một số đặc điểm chung của Thơ mới. Trên bình diện khái quát, thơ mới là : - Một cuộc cách mạng về hình thức nghệ thuật, giải phóng thơ ca khỏi những ràng buộc nghiêm ngặt đã trở thành lỗi thời của thơ ca trung đại - Cuộc cách mạng hình thức đó có nguồn gốc từ cuộc cách mạng tư tưởng, gắn liền với quá trình giải phóng cái tôi cá nhân khỏi những ràng buộc của con người phận vị, “con người chức năng trong xã hội luân thường” (Trần Đình Hượu). Nói như Hoài Thanh, Thơ mới là sản phẩm của “khát vọng thành thật”, nó đặt cái tôi cá nhân và tính chủ quan vào trung tâm của thơ ca, nó cho phép biểu đạt mọi cung bậc của cảm xúc và suy tưởng của cá nhân. - Thơ mới là “một bước tổng hợp mới những giá trị văn hóa Đông Tây, truyền thống và hiện đại” (Phan Cự Đệ) Bước tổng hợp đó diễn ra trên tất cả các cấp độ : ngôn ngữ, thi liệu, thể loại, tư duy sáng tạo..... Cụ thể, cuộc cách mạng Thơ mới được biểu hiện ở một số phương diện như sau : 1. Thơ mới nhìn từ góc độ hình thức nghệ thuật.
  • 4. Như đã trình bày ở trên, Thơ mới là một cuộc tổng hợp những truyền thống thơ ca phương Đông và phương Tây, truyền thống và hiện đại. Cuộc tổng hợp đó trước hết thể hiện trên bình diện hình thức nghệ thuật. 1.1. Về thể loại, dù những xung đột giữa Thơ mới và Thơ cũ trước hết diễn ra trên bình diện thể loại nhưng có thể nói Thơ mới là một bước kế thừa những thể loại đã ổn định của Thơ ca Việt Nam thời Trung đại. - So với thơ ca truyền thống, Thơ mới nhìn chung tự do hơn, số câu trong một bài thơ thường không hạn định, chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây, một bài thơ mới thường được chia thành khổ, số lượng khổ thơ thường không giới hạn. - Mặc dù hướng đến sự tự do hình thức nhưng thơ phá thể và thơ tự do không phải là những hình thức phổ biến của thơ mới. Thơ mới thường hướng đến sự ổn định về số âm tiết trong câu thơ, có thể từ 2 đến trên 10 âm tiết nhưng phổ biến là thơ 5, 7 và 8 chữ. Nhìn từ góc độ thể loại, Thơ mới không chống thơ Đường luật mà chỉ chống lại đối ngẫu trong thơ Đường luật. Thơ 5 và 7 chữ của Thơ mới là sự kế thừa câu thơ Đường luật, thơ song thất lục bát bị giải thể, hát nói trở thành thơ 8 chữ và thơ lục bát được duy trì, có những nhà thơ gần như chuyên sáng tác thơ lục bát (Nguyễn Bính). - Các hình thức hiệp vần của Thơ mới khá phong phú, mang dấu vết của những lối gieo vần của thơ truyền thống : 1. lối vần chéo là lối 4 câu 2 vần ( Em ngồi trong song cửa / Anh đứng dựa tường hoa / Nhìn nhau và lệ ứa / Một ngày một cách xa ) 2. Vần liền với từng cặp đắp đổi bằng trắc thực chất là lối vần liền trong vè, nói lối, hát nói (Ve kêu ve ve / Suốt cả mùa hè / Kỳ gió bấc thổi / Nguồn cơn bối rối ? Một miếng chẳng còn / Ruồi bọ một con ; Cùng em chốc nữa / Sáng quá khách ơi / Yến tiệc trên trời / Em cô độc quá / Cùng em gối lả / Khách ngả đầu say ). 3. Lối vần ôm thường chỉ là lối vần liền Việt Nam pha với vần cách của thơ Trung Quốc ( Em không nghe mùa thu / Dưới trăng mờ thổn thức / Em không nghe rạo rực / Hình ảnh kẻ chinh phu / Trong lòng người cô phụ ) - Một nguyên tắc được ổn định trong thơ mới la luật điều hoán âm thanh của câu văn câu thơ Nôm (Nếu một câu thơ được chia thành ba hay bốn đoạn thì những chữ cuối mỗi đoạn phải có sự thay đổi bằng trắc – luật đổi thanh, theo Hoài Thanh) ( Hát một mùa hoa lá thuở măng tơ / Đốt muôn nến sánh mặt trời chói lọi / Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối / Còn hơn buồn le lói cả trăm năm ) 1.2. Một hiện tượng hình thức đáng lưu ý của Thơ mới, đó là cái mà Hoài Thanh gọi là “sự xâm nhập của văn xuôi vào địa hạt của thơ”. Hiện tượng này được thể hiện trên mấy bình diện sau : - Sự xuất hiện dày đặc của các dạng hư từ, đại từ trong câu thơ ( Li khách! Li
  • 5. khách ! Con đường nhỏ / Chí nhớn chưa về bàn tay không / Thì nói trở lại / Ba năm mẹ già cũng đừng trông) - Sự xuất hiện câu thơ vắt dòng, làm thay đổi hẳn bản chất quan hệ giữa các câu thơ trong một khổ thơ (điều khác với phép đối của thơ Đường luật) (Ai đem phân chất một mùi hương/ Hay bản cầm ca ! tôi chỉ thương / Chỉ lặng chuồi theo dòng cảm xúc / Như thuyền ngư phủ lạc trong sương) - Sự xuất hiện của những dạng câu có tính suy luận, cầu khiến, .... (Đưa người ta không đưa qua sông / Sao có tiếng sóng ở trong lòng / Bóng chiều không thắm không vàng vọt / Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong; Hỡi năm tháng vội đi làm quá khứ ! / Trở về đây ! và đem trở về đây / Rượu nơi mắt với khi nhìn ướm thử / Gấm trong lòng và khi đứng chờ ngây) - Có thể nói đây là sự vận động của ngôn ngữ thơ trở về gần với ngôn ngữ của đời sống, là sự thể hiện của “khát vọng thành thật” diễn tả mọi cung bậc của cảm xúc, suy nghĩ diễn ra trong tâm hồn chủ thể trữ tình, đối lập lại với sự cô đọng, hàm xúc, duy lý của thơ ca cổ điển. 2. Thơ mới một phương thức cảm thụ thế giới mới : Thơ mới biểu hiện một cuộc cách mạng của tư duy thơ : đặt cái tôi cá nhân ở trung tâm cảm thụ thế giới. Trong Thơ mới, có một sự giao hòa giữa thế giới nội cảm (cảm xúc, cảm giác, tâm trạng) của chủ thể trữ tình với thế giới ngoại cảnh, có sự nới rộng những biên độ của sự cảm thụ thế giới bằng việc kết hợp các giác quan một cách kỳ lạ. Điều này được thể hiện ở một số bình diện như sau : - Hiện tượng nhân hóa, nội cảm hóa ngoại cảnh, làm cho ngoại cảnh nhuốm màu cảm xúc con người (Nắng chia nửa bãi, chiều rồi.../ Vườn hoang trinh nữ khép đôi lá rầu / Sợi buồn con nhện giăng mau / Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây – Ngậm ngùi, Huy Cận; Đây thôn Vỹ Dạ, Hàn Mặc Tử). Thiên nhiên trong thơ mới là một thứ thiên nhiên rạo rực những cảm giác của con người (Vườn cười bằng bướm hót bằng chim / Dưới nhánh không còn một chút đêm / Những tiếng tung hô bằng ánh sáng /ca đời hưng phục trẻ trung thêm – Lạc quan, Xuân Diệu; Gió kinh khủng vừa rên vừa hắt thở / Đem trái tim làm uất cả không gian/ Gợi bóng hình những thân thể cơ hàn/ Với môi tím cảnh nghèo vạc mặt – Tiếng gió) - ở phía ngược lại, có hiện tượng ngoại cảnh hóa tâm hồn (Sao ở đâu mọc lên trong đáy giếng / Lạnh như hòn u tối vạn yêu ma ? / Hồn của ai trú ẩn ở đầu ta? / ý của ai trào lên trong đáy óc,/ Để bay đi theo tiếng cười điệu khóc – Ta, Chế Lan Viên; Đây chùm thương nhớ, khóm yêu đương / Đây em cành thẹn lẫn cành thương- Xuân Diệu) - Có những ẩn dụ kỳ lạ nối liền thế giới ngoại cảnh, thế giới sự vật với thế giới con người : Trăng vú mộng của muôn đời thi sĩ / Trong khung xám của mùa đong bằng
  • 6. sắt / Đôi giếng mắt chứa trời vạn hộc / Mùa xuân chín ửng trên đôi má.. – Xuân Diệu; những tập hợp từ ngữ hòa trộn các giác quan đến mức kì dị : Nhạc thơm, gió thơm, hương mến yêu, uống hồn, tháng giêng ngon như một cặp môi gần, mùi tháng đều rớm vị chia phôi... - Đặc biệt là hiện tượng hòa trộn giác quan để cảm thụ thế giới (chịu ảnh hưởng của thơ ca tượng trưng phương Tây). Điển hình xuất sắc là Nguyệt Cầm của Xuân Diệu. 3. Thơ mới – Bản ghi chân thực hiện thực tinh thần của con người cá nhân trước cách mạng. Trong thời điểm khởi đầu của phong trào Thơ mới, Thế Lữ viết tuyên ngôn cho một cuộc cách mạng thơ ca : Tôi là kẻ bộ hành phiêu lãng / Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi / Tìm cảm giác hay trong tiếng khóc câu cười, / Trong lúc gian lao trong giờ sung sướng, / Khi phấn đấu cũng như hồi mơ tưởng / Tôi yêu đời cùng với cảnh lầm than, / Cảnh thương tâm , ghê gớm hay dịu dàng. / Cảnh rực rỡ ái ân hay dữ dội – Cây đàn muôn điệu, Thế Lữ. Thơ mới là tiếng lòng của một tâm hồn rộng mở với thế giới, một tâm hồn được cởi bỏ khỏi mọi ràng buộc, chính vì vậy, từ góc độ loại hình, Thơ mới thuộc loại thơ trữ tình, thường lấy thiên nhiên và tình yêu làm đề tài phản ánh, nó đối lập với thơ ca tuyên truyền cổ động, thơ ca mang màu sắc chính luận. Chính vì vậy, yếu tố chi phối sự vận động của một văn bản thơ là mạch cảm xúc, là đời sống nội tâm của chủ thể trữ tình. 3.1. Nỗi buồn, sắc thái thẩm mỹ chủ đạo của thơ mới : Xuất phát từ những nguyên nhân có tính lịch sử, văn hóa và xã hội (một thời đại đau khổ của dân tộc, một giai đoạn tan vỡ của các hệ giá trị, một thế hệ thanh niên đang kiếm tìm lý tưởng – bi kịch “thiếu một niềm tin đầy đủ”, nói như Hoài Thanh) mà nỗi buồn trở thành tâm trạng phổ biến bao trùm lên toàn bộ Thơ mới. Có nhiều sắc thái của nỗi buồn được biểu hiện trong Thơ mới - Có cái buồn vô cớ, dịu nhẹ như trong thơ Xuân Diệu (Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều / Lòng không sao cả hiu hiu khẽ buồn .... – Chiều; Không gì buồn bằng những buổi chiều êm / Mà ánh sáng điều hòa cùng bóng tối.. . Anh một mình nghe tất cả buổi chiều / Vào chầm chậm ở trong hồn hiu quạnh – Tương tư chiều,) - Có cái buồn thê thiết, ảo não, cái buồn trở thành một thứ ám ảnh, thấm đẫm trong thế giới quan, một thứ “sầu vạn kỷ” thuộc về bản chất của thân phận con người như trong thơ Huy Cận (Buồn đêm mưa, Tràng giang) - Có cái buồn tuyệt vọng như trong thơ Hàn Mặc Tử (Máu đã khô rồi, thơ cũng khô / tình tôi chết yểu tự bao giờ / Từ nay trong gió, trong mây gió / Lời thảm
  • 7. thương rền khắp nẻo mơ.... Ta trút linh hồn giữa lúc đây / Gió sầu vô hạn nuôi trong cây / - Còn em sao chẳng hay gì cả ? / Xin để tang em đến vạn ngày – Trút linh hồn, HMT) - Và cũng có khi cái buồn nhuốm màu bi quan, bế tắc, rã rời suy sụp, nhuốm màu sắc sa đọa như trong thơ Vũ Hoàng Chương (Chưa cuối xứ mê ly, chưa cùng trời phóng đãng / Còn chưa say, hồn khát vẫn thèm men / Say đi em, say đi em / Say cho lơi lả ánh đèn, / Cho cung bậc ngả nghiêng, điên rồ xác thịt/ Rượu rượu nữa và quên, quên hết – VHC; Hay buông lại gần đây làn tóc rối / Sát gần đây, gần nữa cặp môi điên / Rồi em sẽ dìu anh trên cánh khói / Đưa hồn say về tận cuối trời quên – Quên; Nằm say nhựa tỏa cánh xiêu xiêu / Giường thấp nghe trời xuống tịch liêu/ Sự nghiệp nào đâu trưa nắng xế/ Hòa phai thề ước lá tàn yêu / Ngoài ba mươi tuổi duyên còn hết / Một ván cờ thua ngã bóng chiều – Ngoài ba mươi tuổi – VHC) - Đương nhiên, trong Thơ mới cũng có những màu sắc trong sáng, êm nhẹ, những khoảng sáng vui tươi khi con người cá nhân tìm về với thực tại, với thế giới con người, với tuổi trẻ, với quê hương đất nước (Thơ duyên, Xuân Diệu; Thơ của Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Quê hương của Tế Hanh) 3.2. Gắn liền với nỗi buồn là cảm quan về sự cô độc, sự lạc loài, sự bé nhỏ và cả cảm giác bất bằng lòng, thậm chí đến mức đối lập gay gắt giữa con người với thế giới hiện tại - Cảm giác bao trùm Thơ mới là một sự bất bình sâu xa với thực tại. Có một sắc thái bi quan ám ảnh cái nhìn về thế giới của nhiều tác giả Thơ mới. Hiện thực hiện lên trong mắt họ là tầm thường, giả dối, là đau khổ (Trời hỡi trời, hôm nay ta chán hết/ Những sắc màu hình ảnh của trần gian – Chế Lan Viên; Quanh quẩn mãi với vài ba dáng điệu / Tới hay lui cũng chừng ấy mặt người –Huy Cận; Ghét những cảnh không đời nào thay đổi / Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối / Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng – Thế Lữ) - Chính vì vậy, cảm giác cô đơn trở thành một cảm giác ám ảnh trong Thơ mới. Đó là cảm giác cô đơn, nhỏ nhoi của con người, tâm hồn lạc loài đơn chiếc (Buồn đêm mưa, Tràng giang – Huy Cận), cô đơn trong cả những giây phút yêu đương (Trăng sáng trăng xa trăng rộng quá / Hai người sao chẳng bớt cô đơn), cô đơn thăm thẳm từ tâm hồn lẫn thể xác bệnh tật như trong thơ Hàn Mặc Tử (Họ đã xa rồi không níu lại / Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa / Người đi một nửa hòn tôi mất / Một nửa hồn tôi hóa giại khờ / Tôi vẫn còn đây hay ở đâu / Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu ? / Sao bông phượng nở trong màu huyết / Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu – Những giọt lệ; Ai đi lẳng lặng trên làn nước / Với lại ai ngồi khít cạnh tôi / Mà sao ngậm kín thơ đầy miệng / Không nói không rằng nín cả hơi / Chao ôi ! ghê quá trong tư tưởng / Một vũng cô liêu cũ vạn đời – cô liêu) và chính từ cảm giác cô đơn đó nên môtíp về những cuộc chia tay, tiễn biệt trở thành một môtíp phổ biến của Thơ mới (Những bóng người trên sân ga – Nguyễn Bính; Vu vơ - Tế Hanh)
  • 8. 3.3. Có thể nói Thơ mới đã biểu lộ một tình thế đối lập giữa tâm hồn con người cá nhân và thế giới hiện tại và chính từ sự đối lập ấy nên hình thành trong thơ mới một thứ khát vọng : khát vọng giải thoát (Những sợi tơ lòng – Chế Lan Viên) và khuynh hướng thoát ly thực tại. - Có nhiều ngả đường thoát ly khỏi thế giới thực tại : tìm về thế giới quá khứ, những giấc “mơ xưa” (Thế giới Chàm trong thơ Chế Lan Viên, những giấc “mơ xưa” trong thơ Thế Lữ, Xuân Diệu....), có cuộc trở về với thiên nhiên đất nước, những sinh hoạt phong tục êm đềm của cộng đồng (Thơ Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ, Tế Hanh), có sự tiếc nuối những giá trị đã qua (Ông đồ – Vũ Đình Liên, Nhớ rừng – Thế Lữ, Con voi già - Huy Thông...) và có cả những ngả đường tìm đến với tôn giáo (Hàn Mặc Tử) hoặc, tiêu cực hơn cả, tìm đến với truỵ lạc và lãng quên (Vũ Hoàng Chương) 3.4. Và không thể phủ nhận trong Thơ mới có một tình yêu thiết tha đối với cuộc sống, một khát vọng thay đổi. Tình cảm đó được biểu hiện dưới hai hình thức - Nỗi khát khao đam mê tận hưởng tình yêu và hạnh phúc hiện tại (Vội vàng, Giục giã - Xuân Diệu) - Hình ảnh người khách chinh phu, khát vọng lên đường (Đi, đi ...đi mãi nơi vô định / Tìm cái phi thường, cái ước mơ - Hàn Mặc Tử; Tống biệt hành – Thâm Tâm)