SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BÀI THU HOẠCH MÔN:
QUẢN LÝ KINH TẾ
CHỦ ĐỀ:
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝNỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
MÃ TÀI LIỆU: 80331
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
Học viên:
Mã số học viên:
Chức vụ, cơ quan công tác:
Lớp, khóa học:
……..
…………….
…………
…………….
K71
HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2021
1
MỞ ĐẦU
Lịch sử xã hội loài người đã trải qua nhiều mô hình phát triển kinh tế, trong
đó kinh tế thị trường là mô hình chứa đựng nhiều ưu điểm mà các mô hình kinh tế
khác không có được, nhất là về tính năng động, hiệu quả trong huy động và phát
huy nguồn nhân lực trong xã hội phát triển kinh tế, thúc đẩy tiến bộ khoa học, công
nghệ, thúc đẩy sự sáng tạo của các chủ thể kinh tế và người dân… Nhưng thị
trường từ trong bản chất của nó cũng có những hạn chế, khuyết điểm dù có phát
triển ở trình độ rất cao cũng không thể tự khắc phục được. Trong sự tác động qua
lại, thị trường vừa là nhân tố tác động, hình thành mối quan hệ, vừa là kết quả của
mối quan hệ nhà nước – thị trường, đồng thời thị trường phát triển hay không cũng
là kết quả của quản lý nhà nước về kinh tế. Nhà nước tất yếu phải quản lý nền kinh
tế thị trường, một mặt vừa phát huy những ưu điểm của thị trường, hạn chế, khắc
phục những khuyết tật, những thất bại của thị trường, mặt khác nhà nước quản lý
nền kinh tế thị trường còn nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội – chính trị
trong mỗi giai đoạn cụ thể.
Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường nhưng không
có nghĩa là nhà nước làm tất cả và nhà nước cũng không tự làm tất cả. Nhà nước
chủ yếu tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho các chủ thể kinh tế hoạt động
khuyến khích các doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất kinh doanh, định
hướng; kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các chủ thể kinh tế; đảm bảo các cân đối
lớn của nền kinh tế.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản
xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình
thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc
các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường
đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát
triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước
được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường.
Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi
trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các nguồn lực của
Nhà nước và công cụ, chính sách để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy
sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội
2
trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân
trong phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết Đại hội XIII đã nêu định hướng phát
triển đất nước giai đoạn 2021-2030 về kinh tế, đó là: “Hoàn thiện toàn diện, đồng
bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi
trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thúc
đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh…”.
Sau khi được học tập môn Quản lý kinh tế trong chương trình đào tạo Cao cấp
lý luận chính trị tại Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, em lựa chọn Chủ đề
“Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam” làm bài thu hoạch kết thúc môn học.
PHẦN NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
1.1. Khái niệm nền kinh tế thị trường
Theo Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lê nin, chương trình đào tạo cao cấp
lý luận chính trị của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Kinh tế thị trường
là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó, toàn bộ các yếu tố “đầu
vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường.
1.2. Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Theo văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đưa ra
khái niệm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như sau: “Nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ,
đồng bộ theo các quy luật của nền kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định
hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là
nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa; do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
2. Vai trò của Nhà nước
Nhà nước là một thiết chế đặc biệt của xã hội, có vai trò to lớn trong việc duy
trì và phát triển xã hội loài người. Từ thời cổ đại, vai trò kinh tế của Nhà nước đã
được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như chính trị học, triết học, luật học
thể hiện qua các quan điểm của các nhà triết học Hy Lạp, La Mã, Trung Quốc như
3
Aritxtốt, Platôn, Mạnh Tử, Khổng Tử... Khi chủ nghĩa tư bản phát triển đến giai
đoạn cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, nhiều lý thuyết kinh tế học chính
trị đã đi sâu tìm hiểu về cơ chế tác dụng của Nhà nước đối với nền kinh tế, trong
đó tiểu biểu như: A.Smith về nền kinh tế tự do, lý thuyết của Keynes về nền kinh
tế có sự điều tiết của Nhà nước, lý thuyết của A.Samuelson về nền kinh tế hỗn hợp.
Và lịch sử đã chứng minh các nền kinh tế thị trường thành công đều không phát
triển một cách tự phát mà cần có sự can thiệp và hỗ trợ từ phía Nhà nước. Vì vậy
vai trò “bàn tay hữu hình” của Nhà nước ngày càng thể hiện rõ và trở thành yếu tố
không thể thiếu đối với nền kinh tế. Với những quan niệm về vai trò kinh tế của
các Nhà nước trên thế giới có thể thấy việc vận dụng mô hình kinh tế hợp lý cũng
như xác định rõ vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế hiện đại có ý nghĩa
rất quan trọng trong quá trình đổi mới Nhà nước ta, đặc biệt là trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó cũng chính là cơ sở lý luận và thực tiễn
quốc tế cho quá trình nhận thức về chức năng kinh tế của Nhà nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vai trò của Nhà nước Việt Nam trong quản lý nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa có những điểm tương đồng với các nhà nước khác trong
quản lý nền kinh tế thị trường, thể hiện ở việc thực hiện các mục tiêu quản lý kinh
tế vĩ mô cơ bản như: bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế; thực hiện công bằng xã
hội; bảo đảm tăng trưởng nhanh và bền vững của toàn bộ nền kinh tế... Ngoài ra
Nhà nước Việt Nam còn có vai trò cụ thể như:
(1) Khắc phục khuyết tật của thị trường: Nhà nước phải dùng các công cụ,
thực lực kinh tế mạnh để hạn chế, khắc phục những khuyết tật của thị trường như:
tính tự phát và khủng hoảng kinh tế; phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng trong
xã hội; tình trạng tận dụng tối đa nguồn lực và vấn đề phá hoại môi trường sống;
vấn đề tối đa hóa lợi nhuận và việc xâm phạm đến quyền, lợi ích của người tiêu
dùng, cộng đồng và Nhà nước…
(2) Hỗ trợ thị trường: Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đang trong quá
trình hoàn thiện và phát triển; xuất phát điểm từ chuyển từ nền kinh tế kế hoạch,
chỉ huy. Nhà nước cần thực hiện vai trò hỗ trợ thị trường: về thể chế, về môi
trường, tổ chức, hình thành các thị trường sức lao động, vốn, công nghệ, nguyên,
nhiên liệu…; đảm bảo thị trường hoạt động theo đúng quy định; về bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia nền kinh tế thị trường…
4
(3) Định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế thị trường: Nhà nước
phải thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế thị trường là yêu cầu, đặc trưng của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam để thực hiện các
mục tiêu ổn định vĩ mô nền kinh tế; đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định,
công bằng xã hội, giải phóng con người, mang đến tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
(4) Định hướng và thực hiện hội nhập ngày càng sâu, rộng, hiệu quả vào
nền kinh tế thế giới: Trong môi trường toàn cầu hóa dưới tác động của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4; Nhà nước thể hiện vai trò trong mở đường, kết nối,
tạo lập môi trường, ký kết các hiệp định, tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế...;
đồng thời bảo hộ nền kinh tế dưới tác động tiêu cực của toàn cầu hóa.
(5) Thực hiện nhà nước kiến tạo, phụcvụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp:
Nhà nước ta đang chuyển mạnh từ nhà nước điều hành sang nhà nước kiến tạo, lấy
phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp là mục tiêu hàng đầu của Nhà nước.
Để nhận thức đầy đủ hơn vai trò của Nhà nước Việt Nam hiện nay, cần thấy
rõ Nhà nước có vai trò trên hai phương diện, hai tư cách khác nhau trong quản lý
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Một là, với tư cách là bộ máy hành chính, bộ máy kiến tạo, Nhà nước phải
quản lý toàn diện tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hội như: văn hóa, giáo
dục, y tế, chính trị, quân sự, đối ngoại..., trong đó quản lý kinh tế là trọng tâm. Lúc
này, Nhà nước sử dụng pháp luật, chính sách, các công cụ quan trọng khác để quản
lý nền kinh tế. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế kể cả doanh nghiệp
nhà nước hoạt động bình đẳng trước pháp luật. Nếu Nhà nước không hoàn thành
tốt chức năng, nhiệm vụ của mình thì toàn bộ nền kinh tế thị trường sẽ không phát
triển được, thậm chí còn trở thành yếu tố cản trở sự phát triển, càng không thể định
hướng xã hội chủ nghĩa của nền , kinh tế thị trường.
Hai là, Nhà nước Việt Nam đại diện cho toàn dân, thực hiện quyền sở hữu đối
với tài sản công như: tài nguyên, đất đai, vùng trời, vùng biển, nguồn lực dự trữ,
các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước... Lúc này, Nhà
nước đóng vai trò như chủ sở hữu, chủ đầu tư tham gia hoạt động trong nền kinh tế
thị trường như một chủ thể kinh tế lớn. Do đó, Nhà nước quản lý một lượng rất lớn
tài sản quốc gia, nếu quản lý không tốt sẽ gây lãng phí, thất thoát lớn, vừa thiệt hại
về kinh tế, vừa làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, nghiêm
trọng hơn nữa là giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước.
5
II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG
QUẢN LÝ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM
1. Vai trò của Nhà nước trong việc khắc phục khuyết tật của thị trường
1.1. Ưu điểm
- Nhà nước đã xây dựng hệ thống thể chế kinh tế thị trường từng bước hoàn
thiện. Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh: Điều 33 Hiến pháp năm 2013 quy
định “mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật
không cấm”; Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật đấu thầu, các luật kinh doanh
lĩnh vực (bảo hiểm, bất động sản…), luật kế toán, luật thuế, luật lao động… và các
luật liên quan khác đã tạo khung pháp lý để các chủ thể trong nền kinh tế thị
trường hoạt động lành mạnh, đảm bảo lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng,
của cộng đồng và Nhà nước. Số lượng các văn bản luật ra tăng, mức độ bao phủ
toàn diện hơn. Chất lượng xây dựng và ban hành các văn bản luật ngày càng được
nâng cao, phù hợp với tình hình thực tiễn, điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế có
hiệu quả hơn.
- Nhà nước đã ban hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn; kèm theo đó là các chính sách phát triển… là căn cứ để các chủ thể
lựa chọn hình thức, cách thức phát triển sản xuất, kinh doanh theo định hướng. Các
quy hoạch vùng, ngành, địa phương được xây dựng và tổ chức thực hiện nhằm
khắc phục tình trạng tự phát, nơi thừa, nơi thiếu về mặt tổng thể toàn xã hội trong
sản xuất, kinh doanh. Sự định hướng, điều tiết của Nhà nước giúp cho nền kinh tế
thị trường vận hành thông suốt, giúp cho các chủ thể có quyết định đúng đắn hơn
và đảm bảo cơ cấu hài hòa, bền vững của nền kinh tế, hạn chế khủng hoảng xảy ra.
- Nhà nước ta ngày càng sử dụng những chính sách kinh tế vĩ mô: chính
sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thương mại, chính sách đầu tư… rất
linh hoạt, hiệu quả, theo từng giai đoạn vừa đảm bảo kinh tế phát triển, kiềm chế
lạm phát, kiểm soát những bất ổn, giải quyết các nguy cơ khủng hoảng trong bối
cảnh toàn cầu hóa, kinh tế Việt Nam ngày càng có sự ràng buộc và bị ảnh hưởng
lớn bới kinh tế thế giới. Thời gian gần đây, để kích cầu, giảm tốc độ suy thoái kinh
tế, Nhà nước đã đưa ra nhiều gói kích cầu: gói kích cầu mua nhà cho người có thu
nhập thấp (30.000 tỷ); gói kích cầu đầu tư mua sắm máy móc, nông cụ; gói kích
cầu hỗ trợ lãi suất mua nhà, mua hàng hóa tiêu dùng… Việc sử dụng công cụ thuế
để hỗ trợ nền kinh tế cũng rất linh hoạt. Đối với các mặt hàng nhà nước không
6
khuyến khích (rượu, bia, xa xỉ phẩm, những mặt hàng mà nền sản xuất nội địa
đang cần hỗ trợ phát triển..) thường áp dụng mức thuế cao. Trước tình hình đại
dịch Covid-19; Nhà nước gia hạn thời gian nộp thuế doanh nghiệp, thuế giá trị gia
tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế đất...; một số đối tượng, lĩnh vực được miễn,
giảm thuế để góp phần ứng phó với những khó khăn do tác động tiêu cực của đại
dịch, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.
- Nhà nước có thiết chế để thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo
các chủ thể tham gia nền kinh tế tuân thủ các quy định của pháp luật, không xâm
phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên tham gia, đảm bảo nền
kinh tế vận hành trong một trật tự công bằng, bình đẳng, ổn định. Ngành thuế,
ngành công an, quản lý thị trường… đều tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra chuyên
ngành chống buôn lậu, trốn thuế, hàng hóa không nguồn gốc, xuất xứ, kém chất
lượng, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm… Góp phần bảo vệ người tiêu dụng.
Đồng thời, Nhà nước có hệ thống truyền thông mạnh mẽ, thực hiện các giải pháp
tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, xây dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh
nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của những người sản xuất, kinh doanh, góp phần
thay đổi nhận thức và hành động của người sản xuất, kinh doanh để vừa đảm bảo
lợi nhuận của cá nhân hài hòa với lợi ích của cộng đồng.
1.2. Hạn chế
Bên cạnh những mặt tích cực còn có các mặt hạn chế như:
- Thể chế kinh tế tuy đã hoàn thiện hơn những vẫn còn thiếu, một số lĩnh
vực còn yếu (vấn đề quản lý uber, grap, kinh doanh online; thể chế để bảo vệ các
doanh nghiệp nội địa trước sự xâm nhập nhanh chóng của các tập đoàn lớn nước
ngoài; chống độc quyền…). Các chính sách và định hướng của Chính phủ đôi khi
còn chưa phù hợp (ví dụ: quy hoạch vùng còn chồng chéo, quá nhiều quy hoạch,
đối khi thiếu đồng bộ, cản trở lẫn nhau), tính khả thi chưa cao (ví dụ: chính sách
bình ổn giá thịt lợn khi giá thịt lợn tăng cao).
- Việc tổ chức thực hiện thể chế còn kém hiệu quả. Tình trạng suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ; tình trạng tham ô, tham nhũng; cơ chế
xin-cho vẫn còntồn tại, có biểu hiện ngày càng phức tạp; ảnh hưởng không nhỏ đến
việc tổ chức thực hiện thể chế kinh tế ở nước ta, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức,
cá nhân, nhất là các doanh nghiệp. Phong trào khởi nghiệp được phát triển mạnh mẽ,
tuy nhiên các doanh nghiệp khởi nghiệp thường gặp nhiều khó khăn, không có định
hướng phát triển, thường bị thất bại và giải thể trong thời gian ngắn.
7
- Việc tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát đạt hiệu quả chưa cao. Xử lý vi
phạm có lúc chưa kịp thời, mức độ chưa tương xứng với tác hại của hành vi vi
phạm (nhất là trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, các mức phạt thông
thường từ 20 đến 40 triệu đồng). Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng đa
dạng, phong phú, thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát theo cách thức truyền
thống (kiểm tra trực tiếp) không theo kịp sự vận động của nền kinh tế. Tình trạng
buôn lậu, trốn thuế, sản xuất hàng kém chất lượng, vi phạm quy định về vệ sinh an
toàn thực phẩm là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát
triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế ở Việt Nam.
2. Vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ thị trường
2.1. Ưu điểm
Trong những năm gần đây, vai trò hỗ trợ thị trường của Nhà nước được thể
hiện ngày càng tốt hơn. Nhà nước thực hiện nhiều giải pháp tạo lập thị trường (xây
dựng thể chế, thiết chế, kiểm tra, giám sát) để ngày càng hoàn thiện các thị trường
vốn, sức lao động, nguyên, nhiên liệu và khoa học công nghệ. Để đảm bảo nền
kinh tế thị trường Việt Nam ngày càng hoàn thiện, các yếu tố đầu vào, đầu ra đều
thông qua thị trường; Nhà nước không can thiệp cứng nhắc, mang tính hành chính,
mệnh lệnh vào cung, cầu, giá cả của thị trường mà thực hiện các chính sách hỗ trợ
cần thiết. Ví dụ: để phát triển thị trường sức lao động, Nhà nước thực hiện đẩy
mạnh giáo dục, đào tạo trong đó vừa ưu tiên đào tạo chuyên gia, trình độ khoa học,
kỹ thuật cao, vừa tập trung đào tạo nghề, đào tạo lực lượng lao động có tay nghề,
kỹ năng… nâng cao chất lượng nguồn cung của thị trường. Nhà nước phát triển
các khu công nghiệp, phát triển mô hình nông nghiệp hợp tác xã, cánh đồng mẫu
lớn, ứng dụng khoa học, công nghệ; phát triển các khu đô thị lớn, hiện đại… tăng
cầu lao động. Nhà nước tổ chức các hội trợ việc làm; các thiết chế hỗ trợ tìm kiếm
việc làm (các trung tâm giới thiệu việc làm)… để kết nối cung – cầu lao động.
Những giải pháp căn cơ, mang tính dài hạn của Nhà nước, được thực hiện
với bước đi, lộ trình thích hợp đã giúp các loại thị trường ở Việt Nam ngày càng
đồng bộ, toàn diện, vận hành ổn định theo cơ chế thị trường.
2.2.2. Hạn chế
Các loại thị trường ở Việt Nam, nhất là thị trường yếu tố đầu vào đã hình
thành và từng bước phát triển hoàn thiện hơn; tuy nhiên, vẫn cần thiết có sự hỗ trợ
của Nhà nước nhiều hơn nữa, hiệu quả hơn nữa trên các lĩnh vực, nhất là thị trường
vốn, thị trường khoa học, công nghệ. Việc huy động và tiếp cận các nguồn vốn ở
8
Việt Nam hiện nay còn mang tính tự phát. Thị trường tài chính mới ở mức độ sơ
khai. Trình độ quản lý nhà nước và hiểu biết của người sản xuất, kinh doanh về thị
trường tài chính còn nhiều bất cập, bởi vậy, thị trường tài chính ở Việt Nam chưa
phát triển mạnh mẽ, làm hạn chế việc sử dụng tối ưu hóa nguồn lực tài chính, vốn.
Mục tiêu của Chính phủ nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản
xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, thị trường khoa học, công nghệ của Việt Nam chưa
thực sự phát triển, chưa có sự kết nối cung – cầu và các cơ chế phù hợp để khoa
học, công nghệ thực sự trở thành động lực phát triển của nền kinh tế.
3. Vai trò của Nhà nước trong định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền
kinh tế thị trường
3.1. Ưu điểm
Nhà nước thực hiện tốt việc cụ thể hóa, triển khai, đưa nghị quyết, chủ
trương của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vào
cuộc sống. Nhà nước đã thể chế bằng pháp luật, tổ chức thực hiện và kiểm tra,
thanh tra, giám sát đảm bảo chủ trương, đường lối của Đảng được hiện thực hóa
trong đời sống xã hội. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chính sách.
Trong đó, thượng tôn pháp luật theo các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Các chủ thể tham gia
nền kinh tế thị trường được đảm bảo công bằng, bình đẳng trước pháp luật; hoạt
động tuân theo các quy định của pháp luật và bị xử lý nghiêm minh nếu vi phạm
các quy định của pháp luật, bất kể chủ thể đó thuộc thành phần kinh tế nào, nhà
nước, tập thể, tư nhân hay có vốn đầu tư nước ngoài, không có vùng cấm, không
có ngoại lệ. Việc Nhà nước xử lý nghiêm minh các trọng án kinh tế, trong đó có
nhiều trọng án liên quan đến các doanh nghiệp, tập đoàn Nhà nước là minh chứng
cụthể về vai trò củaNhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa trong quản lý nền kinh tế.
Nhà nước thực hiện tăng trưởng kinh tế đi đôivới ổn định, công bằng xã hội.
Các chính sách kinh tế luôn có sự quan tâm đến các đối tượng yếu thế; phát triển
kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa trung
tâm; phát triển kinh tế nông thôn… đảm bảo xã hội phát triển hòa hòa, phát triển
bao trùm với phương châm “không ai bị bỏ lại phía sau”. Nhà nước đã tạo điều
kiện cho mỗi cá nhân được phát huy năng lực, trình độ của mình, có cơ hội thành
công và phát triển. Những kết quả đạt được trong phòng chống đại dịch Covid-19
với phương châm thực hiện nhiệm vụ “kép”: vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa
đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội là minh chứng cụ thể việc thực
9
hiện đồng hành chính sách kinh tế và chính sách xã hội, không vì kinh tế mà hy
sinh các lợi íchkhác của cộng đồng, đặc biệt là sức khỏe, tính mạng của Nhân dân.
3.2. Hạn chế
Việc thể chế hóa, đưa nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế vào cuộc
sống có nội dung còn chậm. Việc ban hành luật, các văn bản hướng dẫn thi hành
nhìn chung chậm, chưa đáp ứng yêu cầu biến đổi nhanh của nền kinh tế. Một số
chủ trương của Đảng, ví dụ: kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của
nền kinh tế, chưa thực sự có cơ chế thông thoáng để thúc đẩy, hỗ trợ các doanh
nghiệp khởi nghiệp (về vốn, lao động, khoa học công nghệ, nguyên, nhiên liệu),
xây dựng, ra tăng số lượng các doanh nghiệp lớn, có sức cạnh tranh trong nền kinh
tế hội nhập. Vẫn còn cơ chế xin-cho, bao cấp đối với doanh nghiệp Nhà nước; thực
hiện cổ phần hóa, tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chậm, có nhiều bất
cập, gây lãng phí, thất thoát tài sản Nhà nước. Các cơ hội tiếp cận nguồn lực của
các chủ thể tham gia nền kinh tế thuộc các thành phần khác nhau chưa thực sự
công bằng, bình đẳng (ưu tiên các doanh nghiệp khu vực Nhà nước; ưu tiên thu hút
vốn FDI…). Nguyên tắc thượng tôn pháp luật trong hoạt động kinh tế còn bị vi
phạm trong quản lý Nhà nước về kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng. Một số chính
sách phát triển kinh tế bao trùm: đô thị vệ tinh; vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
vùng nông thôn chưa có sự đột phá mạnh mẽ, nhiều nội dung kém hiệu quả.
4. Định hướng và thực hiện hội nhập ngày càng sâu, rộng, hiệu quả vào
nền kinh tế thế giới
4.1. Ưu điểm
Cùng với xu thế chung của toàn cầu hóa, Việt Nam thực hiện hội nhập kinh
tế quốc tế ngày càng sâu, rộng; trong đó, Nhà nước đã thực hiện tốt vai trò mở
đường, định hướng, tạo điều kiện để hội nhập.
Trong năm 2020, Việt Nam đã tham gia 3 Hiệp định thương mại lớn, mở ra
thị trường rộng lớn chưa từng có gồm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên
minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực RCEP và
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương Quốc Anh (UKVFTA), nâng tổng số
hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam tham gia lên 15. Mặc dù trong bối cảnh
dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới, công tác đàm phán, ký kết
các Hiệp định thương mại tự do tiếp tục đạt được kết quả quan trọng; tiếp tục góp
phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại của Việt Nam với các nền kinh tế
10
lớn trên thế giới; tận dụng cơ hội, lợi thế của người đi sau, đưa nền kinh tế Việt Nam
phát triển đột phá, mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước phát triển.
Nhà nước cũng thực hiện tốt vai trò trong việc tổ chức nhiều thiết chế thúc
đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập quốc tế như: trung tâm xúc tiến
đầu tư nước ngoài, VCCI…; tổ chức nhiều hội trợ xúc tiến đầu tư ở trong nước và
nước ngoài; quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với đặc trưng của
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và nền kinh tế năng động, sôi động,
sẵn sàng hợp tác, cùng có lợi với các đối tác thiện chí trên khắp thế giới. Đồng
thời, hỗ trợ về pháp lý, có động thái tích cực bảo vệ hàng hóa, doanh nghiệp Việt
Nam trên thị trường thế giới.
Nhà nước cũng đại diện tham gia các tổ chức quốc tế, hiệp ước, công ước, là
thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; ngày càng nâng cao vị thế của
Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi hội nhập kinh tế thế giới.
2.4.2. Hạn chế
Nhà nước đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, sau khi hội nhập ngày càng sâu, rộng, những vấn đề nội tại nền kinh tế
Việt Nam như: sức cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa; vấn đề tiếp thu công nghệ
lạc hậu; vấn đề lợi thế so sánh của Việt Nam; nguy cơ trở thành xưởng gia công
của thế giới… đã được nhận thức nhưng chưa có giải pháp căn cơ, hiệu quả để hạn
chế những tác động tiêu cực này. Về cơ bản, doanh nghiệp Việt Nam sức cạnh
tranh yếu, dễ bị thất bại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ mạnh
từ nước ngoài. Một số vấn đề về an sinh xã hội, chính sách của các doanh nghiệp
nước ngoài đối với người lao động Việt Nam chưa có sự điều chỉnh kịp thời của
Nhà nước. Môi trường đầu tư ở nước ta chưa thực sự lành mạnh, thủ tục hành
chính tuy đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn rườm rà, phức tạp. Một số vấn đề nảy
sinh như: chuyển giá, trốn thuế… của các doanh nghiệp nước ngoài chưa được giải
quyết kịp thời, hiệu quả.
5. Thực hiện Nhà nước kiến tạo, phục vụ nhân dân, phục vụ doanh
nghiệp
5.1. Ưu điểm
Nhà nước ta đang từng bước đổi mới mô hình quản lý kinh tế; thực hiện nhà
nước kiến tạo, phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp. Nhà nước ban hành thể
chế để thị trường hoạt động theo quy luật; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ
sở hạ tầng xã hội, nhất là giao thông, điện... Những năm gần đây, diện mạo đô thị,
11
nông thôn Việt Nam có sự khởi sắc rõ rệt, sáng, xanh, sạch, đẹp hơn, có tác dụng
tích cực nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh. Với vai trò chủ thể tham gia
nền kinh tế; Nhà nước sử dụng nguồn lực của mình như một doanh nghiệp, đóng
vai trò mở đường, định hướng ở những lĩnh vực mới (vật liệu mới, công nghệ mới,
điện gió, xử lý rác thải…), sau khi thị trường đã bắt nhịp và thực hiện tốt; Nhà
nước thoái vốn để đầu tư các lĩnh vực khác mang tính định hướng, dẫn dắt.
5.2. Hạn chế
Quan điểm về Nhà nước kiến tạo đã hình thành những chưa hoàn thiện ở
nước ta. Chưa thực sự xác định rõ: những nội dung nào Nhà nước nắm giữ, thực
hiện; những nội dung nào để thị trường phát triển theo quy luật, hạn chế sự can
thiệp của Nhà nước. Tinh thần, thái độ phục vụ Nhân dân, phục vụ doanh nghiệp
của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, gây cản trở phát triển kinh
tế, bức xúc trong dư luận. Việc minh bạch, công khai trong đầu tư công có lúc, có
nơi còn hình thức.
6. Đánh giá chung
Về cơ bản, Nhà nước ta đã và đang từng bước hoàn thiện, thực hiện tốt vai
trò quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đó là một trong những
nguyên nhân quan trọng để kinh tế Việt Nam phát triển liên tục với tốc độ tương
đối cao trong suốt 35 năm qua với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi
năm. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỉ USD, trở
thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng
khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu
nhập thấp từ năm 2008. Phát triển kinh tế đã giúp đất nước thoát khỏi tình trạng
khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm 80 và cải thiện đáng kể đời sống của nhân
dân. Tỉ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%; giảm từ 58% năm
1993 xuống còn 5,8% năm 2016 theo chuẩn nghèo của Chính phủ và dưới 3% năm
2020 theo chuẩn nghèo đa chiều (tiêu chí cao hơn trước). Đến nay, hơn 60% số xã
đạt chuẩn nông thôn mới. Việt Nam có 95% người lớn biết đọc, biết viết. Người
nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí. Tỉ lệ
suy dinh dưỡng ở trẻ em và tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm gần 3 lần. Tuổi thọ
trung bình của dân cư tăng từ 62 tuổi năm 1990 lên 73,7 tuổi năm 2020. Liên hợp
quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực
hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Năm 2019, chỉ số phát triển con người (HDI) của
12
Việt Nam đạt mức 0,704, thuộc nhóm nước có HDI cao của thế giới, nhất là so với
các nước có cùng trình độ phát triển.
Các hạn chế, khuyết điểm có nhiều nguyên nhân, từ điều kiện khách quan và
xuất phát từ những vấn đề nội tại đã và đang được Đảng, Nhà nước ta nhận thức
ngày càng sâu sắc, đề ra những giải pháp căn cơ để khắc phục nhằm hiện thực hóa
khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tinh thần Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC
TRONG QUẢN LÝ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
3.1. Quan điểm
Nhà nước thực hiện quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam phải xuất phát và phù hợp với điều kiện thực tế khách quan và
yêu cầu phát triển đất nước ở mỗi giai đoạn của thời kỳ quá độ lâu dài lên chủ
nghĩa xã hội; đồng thời, phải phù hợp với những quy luật, nguyên tắc chung của
kinh tế thị trường nói chung; không thể xuất phát từ chủ quan, duy ý chí mà phải
dựa trên những căn cứ khoa học khách quan, vững chắc; phát triển kinh tế thị
trường theo đường lối, chủ trương của Đảng, mục tiêu là chấn hưng đất nước, vì
lợi ích của dân tộc và Nhân dân Việt Nam; xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định và phát
triển đối với cộng đồng thế giới.
3.2. Một số giải pháp
3.2.1. Nghiên cứu, thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN và vai trò của nhà nước trong quản lýnền kinhtế thị trường định
hướng XHCN
- Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết lý luận, thực tiễn để làm rõ hơn sự vận động,
phát triển của các quan hệ sở hữu, các thành phần kinh tế, các quan hệ phân phối
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những biểu hiện của nền
kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ và khi kết thúc thời kỳ quá độ (khi đó, nền
kinh tế có còn là kinh tế thị trường không) để thống nhất về nhận thức, tư tưởng,
định hướng xây dựng luật pháp, cơ chế, chính sách phát triển và quản lý nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Làm rõ những vấn đề về kinh tế thị
trường định hướng XHCN là cơ sở để xác lập vai trò quản lý của Nhà nước.
13
3.2.2. Đổi mới, nângcao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách; nâng cao chất lượng
công tác quy hoạch, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Tăng
cường các yếu tố thị trường, hoàn thiện các loại thị trường; tạo môi trường hấp
dẫn, thuận lợi thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế, môi trường công khai,
minh bạch, cạnh tranh bình đẳng cho nền kinh tế nhiều thành phần; định hướng,
khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa; gắn kết tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội, bảo vệ môi trường... Trọng tâm là: tập trung mọi nguồn lực thực hiện
tốt ba khâu đột phá chiếm lược: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực.
- Nâng cao chất lượng hiệu quả hội nhập quốc tế, đẩy mạnh ứng dụng thành
quả của cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tiếp tục đổi mới, giữ vững và nâng cao
tính độc lập, tự chủ của kinh tế đất nước, đồng thời tích cực, chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế; phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của đất nước, tham gia có
hiệu quả vào hệ thống phân công lao động quốc tế, mạng sản xuất và chuỗi giá trị
kinh tế toàn cầu.
- Đổi mới phương thức hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đẩy
nhanh tiến độ xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số. Đẩy mạnh cải
cách hành chính, đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức để tạo điều kiện phát triển và quản lý có hiệu quả nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;
đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí,
tiêu cực.
3.2.3. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nêu:
- Đổi mới mạnh mẽ hơn phương thức quản lý nhà nước về kinh tế theo
hướng chuyển giao những công việc Nhà nước không nhất thiết phải làm cho các
tổ chức xã hội, chuyển đổi cung cấp trực tiếp dịch vụ công sang phương thức đặt
hàng. Đổi mới mạnh mẽ phân cấp, phân quyền và nâng cao hiệu quả phối hợp
trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Nhà nước quản lý các cân đối lớn, giữ vai trò
định hướng phát triển chung cho cả nước. Chính quyền địa phương tập trung thực
14
hiện chức năng cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản, giảiquyết các vấn đề xã hội, thực thi
pháp luật, cải thiện môi trường kinh doanh và bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn.
- Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị-xã hội,
nghề nghiệp và cộng đồng trong tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát
thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách của Nhà nước. Phát huy sức mạnh khối đại
đoàn két toàn dân tộc, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân để thi đua phát triển kinh
tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và xây dựng chính quyền các cấp.
IV. VẬN DỤNG THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
CỦA TỈNH QUẢNG NINH
4.1. Kết quả đạt được
Vai trò quản lý nhà nước về kinh tế đã được chính quyền Tỉnh Quảng Ninh
triển khai đồng bộ, hiệu quả. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày
càng được hoàn thiện và phát triển; từng bước đổi mới mô hình tăng trưởng gắn
với cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và bền vững
hơn. Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp khởi
nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển mạnh mẽ. Kết quả phát triển kinh tế theo báo
cáo năm 2020 của Tỉnh Quảng Ninh như sau: Trong năm 2020, mặc dù do ảnh
hưởng của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ tới tăng trưởng kinh tế của
Quảng Ninh nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) cả năm ước đạt 10,05%, đạt
mục tiêu kế hoạch đề ra, là mức tăng trưởng cao trong bối cảnh dịch COVID-19,
trong đó: Khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 4,1%; khu vực công nghiệp - xây dựng
tăng 13,5%; khu vực dịch vụ tăng 7,5%; thuế sản phẩm tăng 5,8%. GRDP bình
quân đầu người ước đạt trên 6.700 USD, tăng 8,4% cùng kỳ. Năng suất lao động
xã hội ước đạt 292,9 triệu đồng/người/năm, tăng 10,6% cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư
toàn xã hội ước đạt 85.369 tỷ đồng, tăng 11,3% cùng kỳ, thu ngân sách nhà nước
trên địa bàn ước đạt 49.300 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu Trung ương giao và dự toán đầu
năm, nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước. Cải cách hành chính, môi
trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, tích cực triển khai các giải pháp
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh. An sinh, phúc lợi xã hội được chăm lo, lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo,
văn hóa, thể thao, lao động, việc làm được quan tâm, hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp,
người dân do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Công tác quy hoạch, đất đai, tài
nguyên và môi trường được tăng cường; công tác GPMB, triển khai các dự án
trọng điểm, động lực cả trong và ngoài ngân sách được tập trung đôn đốc, đẩy
15
nhanh tiến. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, quốc phòng
được củng cố, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, không để xảy ra tình huống
đột xuất, bất ngờ.
4.2. Hạn chế, yếu kém
- Vai trò của chính quyền trong kiến tạo, định hướng, hỗ trợ thị trường, dẫn
dắt phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh còn một số hạn chế, nhìn chung đã tạo
được những phát triển mạnh mẽ nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh
của Tỉnh. Khu vực kinh tế tư nhân chưa thực sự là một động lực mạnh mẽ cho tăng
trưởng kinh tế; số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng chậm, phần lớn quy mô nhỏ và
siêu nhỏ; mức tăng vốn thấp; mức tăng doanh thu, lợi nhuận doanh nghiệp còn
thấp. Hoạt động nghiên cứu và phát triển, đổi mới sáng tạo tuy đã có nhiều khởi
sắc nhưng kết quả đạt được chưa tương xứng; trình độ quản lý, sức cạnh tranh và
khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của nhiều doanh nghiệp còn chưa
xứng với tiềm năng. Đặc biệt là về Du lịch và dịch vụ, dù sở hữu những di sản nổi
tiếng của một vùng đất cổ tiềm chứa những địa tầng văn hoá đa dạng và độc đáo,
với nhiều tiềm năng, lợi thế so sánh, song ngành du lịch của Quảng Ninh phát triển
vẫn chưa tương xứng, hằng năm đóng góp chỉ 5% tổng thu ngân sách của tỉnh. Sau
gần 30 năm đổi mới, ngành du lịch và dịch vụ, hai cột trụ của nền kinh tế theo mô
thức mới mà Quảng Ninh đang hướng tới, vẫn tiếp tục phải trăn trở với bài toán
khai thác sao cho đúng hướng và hiệu quả hơn thế mạnh sẵn có của mình. Với điều
kiện về nhân lực, vật lực hiện nay, nếu không có sự đột phá, hai ngành kinh tế trên
chưa thể có những bước phát triển như mong muốn. Ngoài ra Công tác quản lý nhà
nước về đất rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất mặt biển, than, khoáng sản vẫn còn
hạn chế. Công tác lập, quản lý quy hoạch tỉnh, địa phương, khu kinh tế, các phân
khu có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu. Tiến độ giải phóng mặt bằng, thủ tục
chuẩn bị đầu tư một số dự án trọng điểm còn chậm. Hoạt động sản xuất, kinh
doanh, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; số lượng doanh
nghiệp thành lập mới không đạt kế hoạch; số đơn vị giải thể và tạm ngừng hoạt
động tăng so cùng kỳ.
4.3. Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030 của Tỉnh Quảng Ninh.
Căn cứ theo nghị quyết 01-NQ/TU, ngày 16/11/2020 của Ban Chấp hành
Tỉnh ủy Quảng Ninh về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến,
16
chế tạo giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 xác định các mục tiêu cụ
thể như sau:
- Định hướng đến năm 2025: Tỷ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng
trong GRDP đạt 49 - 50%, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiêm tỷ
trọng trên 15% trong GRDP. Giá trị gia tăng ngành công nghiệp tăng bình quân
10%/năm, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng bình quân 170
/o/năm. Thu hút tổng vốn đầu tư ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt trên
50.00 tỷ đồng (bình quân trên 10.000 tỷ đồng/năm). Tạo ra ít nhất 30.000 chỗ làm
việc mới của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
- Định hướng đến năm 2030: Tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng
trong GRDP đạt 49-50%, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ
trọng 20% trong GRDP. Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành công nghiệp bình quân
15%/năm, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng bình quân 20%/năm.
Thu hút tổng vốn đầu tư ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt trên 100.000 tỷ
đồng (bình quân trên 20.000 tỷ đồng/năm). Tạo ra trên 50.000 chỗ làm việc mới
ừong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
4.4. Giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của quản lý nhà nước trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Tỉnh Quảng Ninh
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế; tăng cường xã
hội hóa đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội; tiếp tục tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả đầu tư
công. Quyết liệt thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh,
bãi bỏ các rào cản, tập trung vào việc nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai, vốn đầu
tư,...; tạo môi trường thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp phát triển theo quy định
của pháp luật; hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ,
thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động.
- Tiếp tục phát triển đồng bộ các loại thị trường, nhất là thị trường bất động
sản, đất đai, khoa học và công nghệ, phát triển du lịch, dịch vụ; huy động, phân bổ,
sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên theo cơ chế thị trường để thúc đẩy kinh tế
tăng trưởng nhanh và bền vững. Khai thác, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn tài
chính của Tỉnh hiện có.
- Tích cực phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương trong những vấn đề
liên quan đến cơ chế, chính sách phát triển của Tỉnh. Đẩy mạnh liên kết kinh tế
vùng, thực hiện tốt các nội dung hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội với các
17
tỉnh, thành phố trong nước. Chủ động đẩy mạnh hội nhập quốc tế; tích cực tham
gia hoạt động của các tổ chức quốc tế mà Tỉnh Quảng Ninh là thành viên, tiếp tục
nâng cao vai trò, vị thế của Tỉnh Quảng Ninh trong khu vực và thế giới.
- Tận dụng hiệu quả cơ hội từ hội nhập quốc tế, thành tựu của Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư. Đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh
tế dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với thực hiện
đồng bộ 3 đột phá chiến lược. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; cơ chế, chính sách để khai thác tối đa và sử dụng hiệu quả
mọi nguồn lực phát triển. Đẩy mạnh cải cách hành chính; tạo lập môi trường đầu tư
kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế theo
các chuẩn mực của OECD.
- Phát triển nhanh và bền vững; giải quyết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế
với phát triển văn hoá - xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Quản trị xã hội
hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội, chất
lượng cuộc sống, giảm chênh lệch mức sống giữa khu vực đô thị và nông thôn.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ
động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu; tạo
chuyển biến căn bản đối với các vấn đề dân sinh cấp bách về giảm thiểu ô nhiễm
môi trường... Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào quản lý, khai thác, vận
hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
PHẦN KẾT LUẬN
Trong bài viết về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đồng chí
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “Đưa ra quan niệm phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng
tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối
đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của
thế giới”. Nghiên cứu về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và vai
trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
có ý nghĩa thiết thực đối với mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cương vị, lĩnh vực
công tác khác nhau, vì xét cho cùng, mọi lĩnh vực đều có liên quan trực tiếp hoặc
gián tiếp đến kinh tế. Từ nhận thức thống nhất về bản chất, đặc trưng của nền kinh
18
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và vai trò của Nhà nước, nhất là thực
tiễn thực hiện, những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; cán
bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý có tư duy, phương pháp
tiếp cận để tham mưu hoặc quyết định lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn ở từng địa
phương, đơn vị, đóng góp hiện thực hóa hoàn thành thời kỳ quá độ, tiến tới xây
dựng thành công xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đưa đất nước ta phát triển phồn
vinh, hạnh phúc, “sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác
Hồ vĩ đại./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980, 1992), Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Giáo trình Lý luận chung
về Nhà nước và pháp luật, Nxb Lý luận chính trị.
8. Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình cao cấp lý
luận chính trị, môn Quản lý kinh tế, Nxb Lý luận chính trị Hà Nội.
9. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), Nxb Từ điển, Hà Nội
10. Từ điển Tiếng Việt (2000), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
11. Nghị quyết 01-NQ/TU, ngày 16/11/2020 của Ban Chấp hành Tỉnh ủy
Quảng Ninh về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030
19
MỤC LỤC
Tr
MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 2
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 2
1. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 2
1.1 Khái niệm thị trường 2
1.2. Kháiniệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 2
2. Vai trò của nhà nước 2
II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG
QUẢN LÝ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
5
1. Vai trò củaNhànước trongviệc khắc phục khuyếttậtcủathịtrường 5
2. Vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ thị trường 7
3. Vai trò của Nhà nước trong định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế
thị trường
8
4. Định hướng và thực hiện hội nhập ngày càng sâu, rộng, hiệu quả vào nền
kinh tế thế giới
9
5. Thực hiện Nhà nước kiến tạo, phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp 10
6. Đánh giá chung 11
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC
TRONG QUẢN LÝ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
12
3.1. Quan điểm 12
3.2. Một số giải pháp 12
IV. VẬN DỤNG THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
CỦA TỈNH QUẢNG NINH
14
4.1. Kết quả đạt được 14
4.2. Hạn chế, yếu kém 15
4.3. Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030 của TỉnhQuảng Ninh.
15
4.4. Giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của quản lý nhà nước trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Tỉnh Quảng Ninh
16
KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

More Related Content

Similar to Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
6 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012 (1)
6 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012 (1)6 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012 (1)
6 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012 (1)janbe08
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
6 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012
6 chuyen de kinh te thi truong cvc 20126 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012
6 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012vinagas
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Cat Love
 
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt namNhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt namTrương Ý
 
TS. BÙI QUANG XUÂN TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN  TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN  TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾBùi Quang Xuân
 
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...Thích Hô Hấp
 
5. CHƯƠNG 5.pptx
5. CHƯƠNG 5.pptx5. CHƯƠNG 5.pptx
5. CHƯƠNG 5.pptxVnTrn742279
 
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt namKinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt namVanThang Le
 
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
đề Cương môn đường lối
đề Cương môn đường lốiđề Cương môn đường lối
đề Cương môn đường lốihuyentrangnh3
 
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayPhân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện naySong Ha
 
6 chuyen de kinh te thi truong
6 chuyen de kinh te thi truong6 chuyen de kinh te thi truong
6 chuyen de kinh te thi truongXuantham Nguyen
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (20)

Luận Văn Kinh Tế Chính Trị - Vai Trò Quản Lý Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Việc ...
Luận Văn Kinh Tế Chính Trị - Vai Trò Quản Lý Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Việc ...Luận Văn Kinh Tế Chính Trị - Vai Trò Quản Lý Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Việc ...
Luận Văn Kinh Tế Chính Trị - Vai Trò Quản Lý Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Việc ...
 
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
 
6 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012 (1)
6 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012 (1)6 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012 (1)
6 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012 (1)
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...
 
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
 
6 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012
6 chuyen de kinh te thi truong cvc 20126 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012
6 chuyen de kinh te thi truong cvc 2012
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
 
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt namNhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
 
TS. BÙI QUANG XUÂN TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN  TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN  TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
 
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
 
5. CHƯƠNG 5.pptx
5. CHƯƠNG 5.pptx5. CHƯƠNG 5.pptx
5. CHƯƠNG 5.pptx
 
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt namKinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
 
Chuyen de (6)
Chuyen de (6)Chuyen de (6)
Chuyen de (6)
 
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
 
đề Cương môn đường lối
đề Cương môn đường lốiđề Cương môn đường lối
đề Cương môn đường lối
 
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayPhân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
 
Thảo luận 2 đường lối
Thảo luận 2 đường lốiThảo luận 2 đường lối
Thảo luận 2 đường lối
 
6 chuyen de kinh te thi truong
6 chuyen de kinh te thi truong6 chuyen de kinh te thi truong
6 chuyen de kinh te thi truong
 
Cau 1+2+3
Cau 1+2+3Cau 1+2+3
Cau 1+2+3
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
 

More from luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMluanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửluanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdomluanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viênluanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conandoluanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÀI THU HOẠCH MÔN: QUẢN LÝ KINH TẾ CHỦ ĐỀ: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝNỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM MÃ TÀI LIỆU: 80331 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com Học viên: Mã số học viên: Chức vụ, cơ quan công tác: Lớp, khóa học: …….. ……………. ………… ……………. K71 HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2021
  • 2. 1 MỞ ĐẦU Lịch sử xã hội loài người đã trải qua nhiều mô hình phát triển kinh tế, trong đó kinh tế thị trường là mô hình chứa đựng nhiều ưu điểm mà các mô hình kinh tế khác không có được, nhất là về tính năng động, hiệu quả trong huy động và phát huy nguồn nhân lực trong xã hội phát triển kinh tế, thúc đẩy tiến bộ khoa học, công nghệ, thúc đẩy sự sáng tạo của các chủ thể kinh tế và người dân… Nhưng thị trường từ trong bản chất của nó cũng có những hạn chế, khuyết điểm dù có phát triển ở trình độ rất cao cũng không thể tự khắc phục được. Trong sự tác động qua lại, thị trường vừa là nhân tố tác động, hình thành mối quan hệ, vừa là kết quả của mối quan hệ nhà nước – thị trường, đồng thời thị trường phát triển hay không cũng là kết quả của quản lý nhà nước về kinh tế. Nhà nước tất yếu phải quản lý nền kinh tế thị trường, một mặt vừa phát huy những ưu điểm của thị trường, hạn chế, khắc phục những khuyết tật, những thất bại của thị trường, mặt khác nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường còn nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội – chính trị trong mỗi giai đoạn cụ thể. Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường nhưng không có nghĩa là nhà nước làm tất cả và nhà nước cũng không tự làm tất cả. Nhà nước chủ yếu tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho các chủ thể kinh tế hoạt động khuyến khích các doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất kinh doanh, định hướng; kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các chủ thể kinh tế; đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và công cụ, chính sách để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội
  • 3. 2 trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết Đại hội XIII đã nêu định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 về kinh tế, đó là: “Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh…”. Sau khi được học tập môn Quản lý kinh tế trong chương trình đào tạo Cao cấp lý luận chính trị tại Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, em lựa chọn Chủ đề “Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” làm bài thu hoạch kết thúc môn học. PHẦN NỘI DUNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 1.1. Khái niệm nền kinh tế thị trường Theo Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lê nin, chương trình đào tạo cao cấp lý luận chính trị của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó, toàn bộ các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường. 1.2. Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Theo văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đưa ra khái niệm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như sau: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của nền kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 2. Vai trò của Nhà nước Nhà nước là một thiết chế đặc biệt của xã hội, có vai trò to lớn trong việc duy trì và phát triển xã hội loài người. Từ thời cổ đại, vai trò kinh tế của Nhà nước đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như chính trị học, triết học, luật học thể hiện qua các quan điểm của các nhà triết học Hy Lạp, La Mã, Trung Quốc như
  • 4. 3 Aritxtốt, Platôn, Mạnh Tử, Khổng Tử... Khi chủ nghĩa tư bản phát triển đến giai đoạn cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, nhiều lý thuyết kinh tế học chính trị đã đi sâu tìm hiểu về cơ chế tác dụng của Nhà nước đối với nền kinh tế, trong đó tiểu biểu như: A.Smith về nền kinh tế tự do, lý thuyết của Keynes về nền kinh tế có sự điều tiết của Nhà nước, lý thuyết của A.Samuelson về nền kinh tế hỗn hợp. Và lịch sử đã chứng minh các nền kinh tế thị trường thành công đều không phát triển một cách tự phát mà cần có sự can thiệp và hỗ trợ từ phía Nhà nước. Vì vậy vai trò “bàn tay hữu hình” của Nhà nước ngày càng thể hiện rõ và trở thành yếu tố không thể thiếu đối với nền kinh tế. Với những quan niệm về vai trò kinh tế của các Nhà nước trên thế giới có thể thấy việc vận dụng mô hình kinh tế hợp lý cũng như xác định rõ vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế hiện đại có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình đổi mới Nhà nước ta, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó cũng chính là cơ sở lý luận và thực tiễn quốc tế cho quá trình nhận thức về chức năng kinh tế của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vai trò của Nhà nước Việt Nam trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có những điểm tương đồng với các nhà nước khác trong quản lý nền kinh tế thị trường, thể hiện ở việc thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô cơ bản như: bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế; thực hiện công bằng xã hội; bảo đảm tăng trưởng nhanh và bền vững của toàn bộ nền kinh tế... Ngoài ra Nhà nước Việt Nam còn có vai trò cụ thể như: (1) Khắc phục khuyết tật của thị trường: Nhà nước phải dùng các công cụ, thực lực kinh tế mạnh để hạn chế, khắc phục những khuyết tật của thị trường như: tính tự phát và khủng hoảng kinh tế; phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng trong xã hội; tình trạng tận dụng tối đa nguồn lực và vấn đề phá hoại môi trường sống; vấn đề tối đa hóa lợi nhuận và việc xâm phạm đến quyền, lợi ích của người tiêu dùng, cộng đồng và Nhà nước… (2) Hỗ trợ thị trường: Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển; xuất phát điểm từ chuyển từ nền kinh tế kế hoạch, chỉ huy. Nhà nước cần thực hiện vai trò hỗ trợ thị trường: về thể chế, về môi trường, tổ chức, hình thành các thị trường sức lao động, vốn, công nghệ, nguyên, nhiên liệu…; đảm bảo thị trường hoạt động theo đúng quy định; về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia nền kinh tế thị trường…
  • 5. 4 (3) Định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế thị trường: Nhà nước phải thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế thị trường là yêu cầu, đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam để thực hiện các mục tiêu ổn định vĩ mô nền kinh tế; đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định, công bằng xã hội, giải phóng con người, mang đến tự do, hạnh phúc cho nhân dân. (4) Định hướng và thực hiện hội nhập ngày càng sâu, rộng, hiệu quả vào nền kinh tế thế giới: Trong môi trường toàn cầu hóa dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Nhà nước thể hiện vai trò trong mở đường, kết nối, tạo lập môi trường, ký kết các hiệp định, tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế...; đồng thời bảo hộ nền kinh tế dưới tác động tiêu cực của toàn cầu hóa. (5) Thực hiện nhà nước kiến tạo, phụcvụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp: Nhà nước ta đang chuyển mạnh từ nhà nước điều hành sang nhà nước kiến tạo, lấy phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp là mục tiêu hàng đầu của Nhà nước. Để nhận thức đầy đủ hơn vai trò của Nhà nước Việt Nam hiện nay, cần thấy rõ Nhà nước có vai trò trên hai phương diện, hai tư cách khác nhau trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một là, với tư cách là bộ máy hành chính, bộ máy kiến tạo, Nhà nước phải quản lý toàn diện tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hội như: văn hóa, giáo dục, y tế, chính trị, quân sự, đối ngoại..., trong đó quản lý kinh tế là trọng tâm. Lúc này, Nhà nước sử dụng pháp luật, chính sách, các công cụ quan trọng khác để quản lý nền kinh tế. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế kể cả doanh nghiệp nhà nước hoạt động bình đẳng trước pháp luật. Nếu Nhà nước không hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình thì toàn bộ nền kinh tế thị trường sẽ không phát triển được, thậm chí còn trở thành yếu tố cản trở sự phát triển, càng không thể định hướng xã hội chủ nghĩa của nền , kinh tế thị trường. Hai là, Nhà nước Việt Nam đại diện cho toàn dân, thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản công như: tài nguyên, đất đai, vùng trời, vùng biển, nguồn lực dự trữ, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước... Lúc này, Nhà nước đóng vai trò như chủ sở hữu, chủ đầu tư tham gia hoạt động trong nền kinh tế thị trường như một chủ thể kinh tế lớn. Do đó, Nhà nước quản lý một lượng rất lớn tài sản quốc gia, nếu quản lý không tốt sẽ gây lãng phí, thất thoát lớn, vừa thiệt hại về kinh tế, vừa làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, nghiêm trọng hơn nữa là giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước.
  • 6. 5 II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 1. Vai trò của Nhà nước trong việc khắc phục khuyết tật của thị trường 1.1. Ưu điểm - Nhà nước đã xây dựng hệ thống thể chế kinh tế thị trường từng bước hoàn thiện. Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh: Điều 33 Hiến pháp năm 2013 quy định “mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”; Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật đấu thầu, các luật kinh doanh lĩnh vực (bảo hiểm, bất động sản…), luật kế toán, luật thuế, luật lao động… và các luật liên quan khác đã tạo khung pháp lý để các chủ thể trong nền kinh tế thị trường hoạt động lành mạnh, đảm bảo lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng, của cộng đồng và Nhà nước. Số lượng các văn bản luật ra tăng, mức độ bao phủ toàn diện hơn. Chất lượng xây dựng và ban hành các văn bản luật ngày càng được nâng cao, phù hợp với tình hình thực tiễn, điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế có hiệu quả hơn. - Nhà nước đã ban hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; kèm theo đó là các chính sách phát triển… là căn cứ để các chủ thể lựa chọn hình thức, cách thức phát triển sản xuất, kinh doanh theo định hướng. Các quy hoạch vùng, ngành, địa phương được xây dựng và tổ chức thực hiện nhằm khắc phục tình trạng tự phát, nơi thừa, nơi thiếu về mặt tổng thể toàn xã hội trong sản xuất, kinh doanh. Sự định hướng, điều tiết của Nhà nước giúp cho nền kinh tế thị trường vận hành thông suốt, giúp cho các chủ thể có quyết định đúng đắn hơn và đảm bảo cơ cấu hài hòa, bền vững của nền kinh tế, hạn chế khủng hoảng xảy ra. - Nhà nước ta ngày càng sử dụng những chính sách kinh tế vĩ mô: chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thương mại, chính sách đầu tư… rất linh hoạt, hiệu quả, theo từng giai đoạn vừa đảm bảo kinh tế phát triển, kiềm chế lạm phát, kiểm soát những bất ổn, giải quyết các nguy cơ khủng hoảng trong bối cảnh toàn cầu hóa, kinh tế Việt Nam ngày càng có sự ràng buộc và bị ảnh hưởng lớn bới kinh tế thế giới. Thời gian gần đây, để kích cầu, giảm tốc độ suy thoái kinh tế, Nhà nước đã đưa ra nhiều gói kích cầu: gói kích cầu mua nhà cho người có thu nhập thấp (30.000 tỷ); gói kích cầu đầu tư mua sắm máy móc, nông cụ; gói kích cầu hỗ trợ lãi suất mua nhà, mua hàng hóa tiêu dùng… Việc sử dụng công cụ thuế để hỗ trợ nền kinh tế cũng rất linh hoạt. Đối với các mặt hàng nhà nước không
  • 7. 6 khuyến khích (rượu, bia, xa xỉ phẩm, những mặt hàng mà nền sản xuất nội địa đang cần hỗ trợ phát triển..) thường áp dụng mức thuế cao. Trước tình hình đại dịch Covid-19; Nhà nước gia hạn thời gian nộp thuế doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế đất...; một số đối tượng, lĩnh vực được miễn, giảm thuế để góp phần ứng phó với những khó khăn do tác động tiêu cực của đại dịch, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh. - Nhà nước có thiết chế để thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo các chủ thể tham gia nền kinh tế tuân thủ các quy định của pháp luật, không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên tham gia, đảm bảo nền kinh tế vận hành trong một trật tự công bằng, bình đẳng, ổn định. Ngành thuế, ngành công an, quản lý thị trường… đều tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra chuyên ngành chống buôn lậu, trốn thuế, hàng hóa không nguồn gốc, xuất xứ, kém chất lượng, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm… Góp phần bảo vệ người tiêu dụng. Đồng thời, Nhà nước có hệ thống truyền thông mạnh mẽ, thực hiện các giải pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, xây dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của những người sản xuất, kinh doanh, góp phần thay đổi nhận thức và hành động của người sản xuất, kinh doanh để vừa đảm bảo lợi nhuận của cá nhân hài hòa với lợi ích của cộng đồng. 1.2. Hạn chế Bên cạnh những mặt tích cực còn có các mặt hạn chế như: - Thể chế kinh tế tuy đã hoàn thiện hơn những vẫn còn thiếu, một số lĩnh vực còn yếu (vấn đề quản lý uber, grap, kinh doanh online; thể chế để bảo vệ các doanh nghiệp nội địa trước sự xâm nhập nhanh chóng của các tập đoàn lớn nước ngoài; chống độc quyền…). Các chính sách và định hướng của Chính phủ đôi khi còn chưa phù hợp (ví dụ: quy hoạch vùng còn chồng chéo, quá nhiều quy hoạch, đối khi thiếu đồng bộ, cản trở lẫn nhau), tính khả thi chưa cao (ví dụ: chính sách bình ổn giá thịt lợn khi giá thịt lợn tăng cao). - Việc tổ chức thực hiện thể chế còn kém hiệu quả. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ; tình trạng tham ô, tham nhũng; cơ chế xin-cho vẫn còntồn tại, có biểu hiện ngày càng phức tạp; ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức thực hiện thể chế kinh tế ở nước ta, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, cá nhân, nhất là các doanh nghiệp. Phong trào khởi nghiệp được phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên các doanh nghiệp khởi nghiệp thường gặp nhiều khó khăn, không có định hướng phát triển, thường bị thất bại và giải thể trong thời gian ngắn.
  • 8. 7 - Việc tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát đạt hiệu quả chưa cao. Xử lý vi phạm có lúc chưa kịp thời, mức độ chưa tương xứng với tác hại của hành vi vi phạm (nhất là trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, các mức phạt thông thường từ 20 đến 40 triệu đồng). Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng đa dạng, phong phú, thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát theo cách thức truyền thống (kiểm tra trực tiếp) không theo kịp sự vận động của nền kinh tế. Tình trạng buôn lậu, trốn thuế, sản xuất hàng kém chất lượng, vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế ở Việt Nam. 2. Vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ thị trường 2.1. Ưu điểm Trong những năm gần đây, vai trò hỗ trợ thị trường của Nhà nước được thể hiện ngày càng tốt hơn. Nhà nước thực hiện nhiều giải pháp tạo lập thị trường (xây dựng thể chế, thiết chế, kiểm tra, giám sát) để ngày càng hoàn thiện các thị trường vốn, sức lao động, nguyên, nhiên liệu và khoa học công nghệ. Để đảm bảo nền kinh tế thị trường Việt Nam ngày càng hoàn thiện, các yếu tố đầu vào, đầu ra đều thông qua thị trường; Nhà nước không can thiệp cứng nhắc, mang tính hành chính, mệnh lệnh vào cung, cầu, giá cả của thị trường mà thực hiện các chính sách hỗ trợ cần thiết. Ví dụ: để phát triển thị trường sức lao động, Nhà nước thực hiện đẩy mạnh giáo dục, đào tạo trong đó vừa ưu tiên đào tạo chuyên gia, trình độ khoa học, kỹ thuật cao, vừa tập trung đào tạo nghề, đào tạo lực lượng lao động có tay nghề, kỹ năng… nâng cao chất lượng nguồn cung của thị trường. Nhà nước phát triển các khu công nghiệp, phát triển mô hình nông nghiệp hợp tác xã, cánh đồng mẫu lớn, ứng dụng khoa học, công nghệ; phát triển các khu đô thị lớn, hiện đại… tăng cầu lao động. Nhà nước tổ chức các hội trợ việc làm; các thiết chế hỗ trợ tìm kiếm việc làm (các trung tâm giới thiệu việc làm)… để kết nối cung – cầu lao động. Những giải pháp căn cơ, mang tính dài hạn của Nhà nước, được thực hiện với bước đi, lộ trình thích hợp đã giúp các loại thị trường ở Việt Nam ngày càng đồng bộ, toàn diện, vận hành ổn định theo cơ chế thị trường. 2.2.2. Hạn chế Các loại thị trường ở Việt Nam, nhất là thị trường yếu tố đầu vào đã hình thành và từng bước phát triển hoàn thiện hơn; tuy nhiên, vẫn cần thiết có sự hỗ trợ của Nhà nước nhiều hơn nữa, hiệu quả hơn nữa trên các lĩnh vực, nhất là thị trường vốn, thị trường khoa học, công nghệ. Việc huy động và tiếp cận các nguồn vốn ở
  • 9. 8 Việt Nam hiện nay còn mang tính tự phát. Thị trường tài chính mới ở mức độ sơ khai. Trình độ quản lý nhà nước và hiểu biết của người sản xuất, kinh doanh về thị trường tài chính còn nhiều bất cập, bởi vậy, thị trường tài chính ở Việt Nam chưa phát triển mạnh mẽ, làm hạn chế việc sử dụng tối ưu hóa nguồn lực tài chính, vốn. Mục tiêu của Chính phủ nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, thị trường khoa học, công nghệ của Việt Nam chưa thực sự phát triển, chưa có sự kết nối cung – cầu và các cơ chế phù hợp để khoa học, công nghệ thực sự trở thành động lực phát triển của nền kinh tế. 3. Vai trò của Nhà nước trong định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế thị trường 3.1. Ưu điểm Nhà nước thực hiện tốt việc cụ thể hóa, triển khai, đưa nghị quyết, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vào cuộc sống. Nhà nước đã thể chế bằng pháp luật, tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra, giám sát đảm bảo chủ trương, đường lối của Đảng được hiện thực hóa trong đời sống xã hội. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chính sách. Trong đó, thượng tôn pháp luật theo các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Các chủ thể tham gia nền kinh tế thị trường được đảm bảo công bằng, bình đẳng trước pháp luật; hoạt động tuân theo các quy định của pháp luật và bị xử lý nghiêm minh nếu vi phạm các quy định của pháp luật, bất kể chủ thể đó thuộc thành phần kinh tế nào, nhà nước, tập thể, tư nhân hay có vốn đầu tư nước ngoài, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Việc Nhà nước xử lý nghiêm minh các trọng án kinh tế, trong đó có nhiều trọng án liên quan đến các doanh nghiệp, tập đoàn Nhà nước là minh chứng cụthể về vai trò củaNhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa trong quản lý nền kinh tế. Nhà nước thực hiện tăng trưởng kinh tế đi đôivới ổn định, công bằng xã hội. Các chính sách kinh tế luôn có sự quan tâm đến các đối tượng yếu thế; phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa trung tâm; phát triển kinh tế nông thôn… đảm bảo xã hội phát triển hòa hòa, phát triển bao trùm với phương châm “không ai bị bỏ lại phía sau”. Nhà nước đã tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được phát huy năng lực, trình độ của mình, có cơ hội thành công và phát triển. Những kết quả đạt được trong phòng chống đại dịch Covid-19 với phương châm thực hiện nhiệm vụ “kép”: vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội là minh chứng cụ thể việc thực
  • 10. 9 hiện đồng hành chính sách kinh tế và chính sách xã hội, không vì kinh tế mà hy sinh các lợi íchkhác của cộng đồng, đặc biệt là sức khỏe, tính mạng của Nhân dân. 3.2. Hạn chế Việc thể chế hóa, đưa nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế vào cuộc sống có nội dung còn chậm. Việc ban hành luật, các văn bản hướng dẫn thi hành nhìn chung chậm, chưa đáp ứng yêu cầu biến đổi nhanh của nền kinh tế. Một số chủ trương của Đảng, ví dụ: kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, chưa thực sự có cơ chế thông thoáng để thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp (về vốn, lao động, khoa học công nghệ, nguyên, nhiên liệu), xây dựng, ra tăng số lượng các doanh nghiệp lớn, có sức cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập. Vẫn còn cơ chế xin-cho, bao cấp đối với doanh nghiệp Nhà nước; thực hiện cổ phần hóa, tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chậm, có nhiều bất cập, gây lãng phí, thất thoát tài sản Nhà nước. Các cơ hội tiếp cận nguồn lực của các chủ thể tham gia nền kinh tế thuộc các thành phần khác nhau chưa thực sự công bằng, bình đẳng (ưu tiên các doanh nghiệp khu vực Nhà nước; ưu tiên thu hút vốn FDI…). Nguyên tắc thượng tôn pháp luật trong hoạt động kinh tế còn bị vi phạm trong quản lý Nhà nước về kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng. Một số chính sách phát triển kinh tế bao trùm: đô thị vệ tinh; vùng đồng bào dân tộc thiểu số; vùng nông thôn chưa có sự đột phá mạnh mẽ, nhiều nội dung kém hiệu quả. 4. Định hướng và thực hiện hội nhập ngày càng sâu, rộng, hiệu quả vào nền kinh tế thế giới 4.1. Ưu điểm Cùng với xu thế chung của toàn cầu hóa, Việt Nam thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng; trong đó, Nhà nước đã thực hiện tốt vai trò mở đường, định hướng, tạo điều kiện để hội nhập. Trong năm 2020, Việt Nam đã tham gia 3 Hiệp định thương mại lớn, mở ra thị trường rộng lớn chưa từng có gồm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực RCEP và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương Quốc Anh (UKVFTA), nâng tổng số hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam tham gia lên 15. Mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới, công tác đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do tiếp tục đạt được kết quả quan trọng; tiếp tục góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại của Việt Nam với các nền kinh tế
  • 11. 10 lớn trên thế giới; tận dụng cơ hội, lợi thế của người đi sau, đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển đột phá, mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước phát triển. Nhà nước cũng thực hiện tốt vai trò trong việc tổ chức nhiều thiết chế thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập quốc tế như: trung tâm xúc tiến đầu tư nước ngoài, VCCI…; tổ chức nhiều hội trợ xúc tiến đầu tư ở trong nước và nước ngoài; quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với đặc trưng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và nền kinh tế năng động, sôi động, sẵn sàng hợp tác, cùng có lợi với các đối tác thiện chí trên khắp thế giới. Đồng thời, hỗ trợ về pháp lý, có động thái tích cực bảo vệ hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới. Nhà nước cũng đại diện tham gia các tổ chức quốc tế, hiệp ước, công ước, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; ngày càng nâng cao vị thế của Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi hội nhập kinh tế thế giới. 2.4.2. Hạn chế Nhà nước đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, sau khi hội nhập ngày càng sâu, rộng, những vấn đề nội tại nền kinh tế Việt Nam như: sức cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa; vấn đề tiếp thu công nghệ lạc hậu; vấn đề lợi thế so sánh của Việt Nam; nguy cơ trở thành xưởng gia công của thế giới… đã được nhận thức nhưng chưa có giải pháp căn cơ, hiệu quả để hạn chế những tác động tiêu cực này. Về cơ bản, doanh nghiệp Việt Nam sức cạnh tranh yếu, dễ bị thất bại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ mạnh từ nước ngoài. Một số vấn đề về an sinh xã hội, chính sách của các doanh nghiệp nước ngoài đối với người lao động Việt Nam chưa có sự điều chỉnh kịp thời của Nhà nước. Môi trường đầu tư ở nước ta chưa thực sự lành mạnh, thủ tục hành chính tuy đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn rườm rà, phức tạp. Một số vấn đề nảy sinh như: chuyển giá, trốn thuế… của các doanh nghiệp nước ngoài chưa được giải quyết kịp thời, hiệu quả. 5. Thực hiện Nhà nước kiến tạo, phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp 5.1. Ưu điểm Nhà nước ta đang từng bước đổi mới mô hình quản lý kinh tế; thực hiện nhà nước kiến tạo, phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp. Nhà nước ban hành thể chế để thị trường hoạt động theo quy luật; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội, nhất là giao thông, điện... Những năm gần đây, diện mạo đô thị,
  • 12. 11 nông thôn Việt Nam có sự khởi sắc rõ rệt, sáng, xanh, sạch, đẹp hơn, có tác dụng tích cực nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh. Với vai trò chủ thể tham gia nền kinh tế; Nhà nước sử dụng nguồn lực của mình như một doanh nghiệp, đóng vai trò mở đường, định hướng ở những lĩnh vực mới (vật liệu mới, công nghệ mới, điện gió, xử lý rác thải…), sau khi thị trường đã bắt nhịp và thực hiện tốt; Nhà nước thoái vốn để đầu tư các lĩnh vực khác mang tính định hướng, dẫn dắt. 5.2. Hạn chế Quan điểm về Nhà nước kiến tạo đã hình thành những chưa hoàn thiện ở nước ta. Chưa thực sự xác định rõ: những nội dung nào Nhà nước nắm giữ, thực hiện; những nội dung nào để thị trường phát triển theo quy luật, hạn chế sự can thiệp của Nhà nước. Tinh thần, thái độ phục vụ Nhân dân, phục vụ doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, gây cản trở phát triển kinh tế, bức xúc trong dư luận. Việc minh bạch, công khai trong đầu tư công có lúc, có nơi còn hình thức. 6. Đánh giá chung Về cơ bản, Nhà nước ta đã và đang từng bước hoàn thiện, thực hiện tốt vai trò quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng để kinh tế Việt Nam phát triển liên tục với tốc độ tương đối cao trong suốt 35 năm qua với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỉ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Phát triển kinh tế đã giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm 80 và cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân. Tỉ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%; giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 5,8% năm 2016 theo chuẩn nghèo của Chính phủ và dưới 3% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều (tiêu chí cao hơn trước). Đến nay, hơn 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Việt Nam có 95% người lớn biết đọc, biết viết. Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí. Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm gần 3 lần. Tuổi thọ trung bình của dân cư tăng từ 62 tuổi năm 1990 lên 73,7 tuổi năm 2020. Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Năm 2019, chỉ số phát triển con người (HDI) của
  • 13. 12 Việt Nam đạt mức 0,704, thuộc nhóm nước có HDI cao của thế giới, nhất là so với các nước có cùng trình độ phát triển. Các hạn chế, khuyết điểm có nhiều nguyên nhân, từ điều kiện khách quan và xuất phát từ những vấn đề nội tại đã và đang được Đảng, Nhà nước ta nhận thức ngày càng sâu sắc, đề ra những giải pháp căn cơ để khắc phục nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tinh thần Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 3.1. Quan điểm Nhà nước thực hiện quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải xuất phát và phù hợp với điều kiện thực tế khách quan và yêu cầu phát triển đất nước ở mỗi giai đoạn của thời kỳ quá độ lâu dài lên chủ nghĩa xã hội; đồng thời, phải phù hợp với những quy luật, nguyên tắc chung của kinh tế thị trường nói chung; không thể xuất phát từ chủ quan, duy ý chí mà phải dựa trên những căn cứ khoa học khách quan, vững chắc; phát triển kinh tế thị trường theo đường lối, chủ trương của Đảng, mục tiêu là chấn hưng đất nước, vì lợi ích của dân tộc và Nhân dân Việt Nam; xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định và phát triển đối với cộng đồng thế giới. 3.2. Một số giải pháp 3.2.1. Nghiên cứu, thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và vai trò của nhà nước trong quản lýnền kinhtế thị trường định hướng XHCN - Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết lý luận, thực tiễn để làm rõ hơn sự vận động, phát triển của các quan hệ sở hữu, các thành phần kinh tế, các quan hệ phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những biểu hiện của nền kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ và khi kết thúc thời kỳ quá độ (khi đó, nền kinh tế có còn là kinh tế thị trường không) để thống nhất về nhận thức, tư tưởng, định hướng xây dựng luật pháp, cơ chế, chính sách phát triển và quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Làm rõ những vấn đề về kinh tế thị trường định hướng XHCN là cơ sở để xác lập vai trò quản lý của Nhà nước.
  • 14. 13 3.2.2. Đổi mới, nângcao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Tăng cường các yếu tố thị trường, hoàn thiện các loại thị trường; tạo môi trường hấp dẫn, thuận lợi thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế, môi trường công khai, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng cho nền kinh tế nhiều thành phần; định hướng, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; gắn kết tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường... Trọng tâm là: tập trung mọi nguồn lực thực hiện tốt ba khâu đột phá chiếm lược: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. - Nâng cao chất lượng hiệu quả hội nhập quốc tế, đẩy mạnh ứng dụng thành quả của cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tiếp tục đổi mới, giữ vững và nâng cao tính độc lập, tự chủ của kinh tế đất nước, đồng thời tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của đất nước, tham gia có hiệu quả vào hệ thống phân công lao động quốc tế, mạng sản xuất và chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu. - Đổi mới phương thức hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để tạo điều kiện phát triển và quản lý có hiệu quả nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. 3.2.3. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nêu: - Đổi mới mạnh mẽ hơn phương thức quản lý nhà nước về kinh tế theo hướng chuyển giao những công việc Nhà nước không nhất thiết phải làm cho các tổ chức xã hội, chuyển đổi cung cấp trực tiếp dịch vụ công sang phương thức đặt hàng. Đổi mới mạnh mẽ phân cấp, phân quyền và nâng cao hiệu quả phối hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Nhà nước quản lý các cân đối lớn, giữ vai trò định hướng phát triển chung cho cả nước. Chính quyền địa phương tập trung thực
  • 15. 14 hiện chức năng cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản, giảiquyết các vấn đề xã hội, thực thi pháp luật, cải thiện môi trường kinh doanh và bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn. - Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị-xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng trong tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách của Nhà nước. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn két toàn dân tộc, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân để thi đua phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và xây dựng chính quyền các cấp. IV. VẬN DỤNG THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CỦA TỈNH QUẢNG NINH 4.1. Kết quả đạt được Vai trò quản lý nhà nước về kinh tế đã được chính quyền Tỉnh Quảng Ninh triển khai đồng bộ, hiệu quả. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được hoàn thiện và phát triển; từng bước đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và bền vững hơn. Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển mạnh mẽ. Kết quả phát triển kinh tế theo báo cáo năm 2020 của Tỉnh Quảng Ninh như sau: Trong năm 2020, mặc dù do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ tới tăng trưởng kinh tế của Quảng Ninh nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) cả năm ước đạt 10,05%, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, là mức tăng trưởng cao trong bối cảnh dịch COVID-19, trong đó: Khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 4,1%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 13,5%; khu vực dịch vụ tăng 7,5%; thuế sản phẩm tăng 5,8%. GRDP bình quân đầu người ước đạt trên 6.700 USD, tăng 8,4% cùng kỳ. Năng suất lao động xã hội ước đạt 292,9 triệu đồng/người/năm, tăng 10,6% cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 85.369 tỷ đồng, tăng 11,3% cùng kỳ, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 49.300 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu Trung ương giao và dự toán đầu năm, nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước. Cải cách hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. An sinh, phúc lợi xã hội được chăm lo, lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, lao động, việc làm được quan tâm, hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp, người dân do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Công tác quy hoạch, đất đai, tài nguyên và môi trường được tăng cường; công tác GPMB, triển khai các dự án trọng điểm, động lực cả trong và ngoài ngân sách được tập trung đôn đốc, đẩy
  • 16. 15 nhanh tiến. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, quốc phòng được củng cố, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, không để xảy ra tình huống đột xuất, bất ngờ. 4.2. Hạn chế, yếu kém - Vai trò của chính quyền trong kiến tạo, định hướng, hỗ trợ thị trường, dẫn dắt phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh còn một số hạn chế, nhìn chung đã tạo được những phát triển mạnh mẽ nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh. Khu vực kinh tế tư nhân chưa thực sự là một động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế; số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng chậm, phần lớn quy mô nhỏ và siêu nhỏ; mức tăng vốn thấp; mức tăng doanh thu, lợi nhuận doanh nghiệp còn thấp. Hoạt động nghiên cứu và phát triển, đổi mới sáng tạo tuy đã có nhiều khởi sắc nhưng kết quả đạt được chưa tương xứng; trình độ quản lý, sức cạnh tranh và khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của nhiều doanh nghiệp còn chưa xứng với tiềm năng. Đặc biệt là về Du lịch và dịch vụ, dù sở hữu những di sản nổi tiếng của một vùng đất cổ tiềm chứa những địa tầng văn hoá đa dạng và độc đáo, với nhiều tiềm năng, lợi thế so sánh, song ngành du lịch của Quảng Ninh phát triển vẫn chưa tương xứng, hằng năm đóng góp chỉ 5% tổng thu ngân sách của tỉnh. Sau gần 30 năm đổi mới, ngành du lịch và dịch vụ, hai cột trụ của nền kinh tế theo mô thức mới mà Quảng Ninh đang hướng tới, vẫn tiếp tục phải trăn trở với bài toán khai thác sao cho đúng hướng và hiệu quả hơn thế mạnh sẵn có của mình. Với điều kiện về nhân lực, vật lực hiện nay, nếu không có sự đột phá, hai ngành kinh tế trên chưa thể có những bước phát triển như mong muốn. Ngoài ra Công tác quản lý nhà nước về đất rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất mặt biển, than, khoáng sản vẫn còn hạn chế. Công tác lập, quản lý quy hoạch tỉnh, địa phương, khu kinh tế, các phân khu có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu. Tiến độ giải phóng mặt bằng, thủ tục chuẩn bị đầu tư một số dự án trọng điểm còn chậm. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; số lượng doanh nghiệp thành lập mới không đạt kế hoạch; số đơn vị giải thể và tạm ngừng hoạt động tăng so cùng kỳ. 4.3. Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Tỉnh Quảng Ninh. Căn cứ theo nghị quyết 01-NQ/TU, ngày 16/11/2020 của Ban Chấp hành Tỉnh ủy Quảng Ninh về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến,
  • 17. 16 chế tạo giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 xác định các mục tiêu cụ thể như sau: - Định hướng đến năm 2025: Tỷ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng trong GRDP đạt 49 - 50%, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiêm tỷ trọng trên 15% trong GRDP. Giá trị gia tăng ngành công nghiệp tăng bình quân 10%/năm, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng bình quân 170 /o/năm. Thu hút tổng vốn đầu tư ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt trên 50.00 tỷ đồng (bình quân trên 10.000 tỷ đồng/năm). Tạo ra ít nhất 30.000 chỗ làm việc mới của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. - Định hướng đến năm 2030: Tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng trong GRDP đạt 49-50%, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng 20% trong GRDP. Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành công nghiệp bình quân 15%/năm, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng bình quân 20%/năm. Thu hút tổng vốn đầu tư ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt trên 100.000 tỷ đồng (bình quân trên 20.000 tỷ đồng/năm). Tạo ra trên 50.000 chỗ làm việc mới ừong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. 4.4. Giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Tỉnh Quảng Ninh - Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế; tăng cường xã hội hóa đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội; tiếp tục tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Quyết liệt thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, bãi bỏ các rào cản, tập trung vào việc nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai, vốn đầu tư,...; tạo môi trường thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp phát triển theo quy định của pháp luật; hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động. - Tiếp tục phát triển đồng bộ các loại thị trường, nhất là thị trường bất động sản, đất đai, khoa học và công nghệ, phát triển du lịch, dịch vụ; huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên theo cơ chế thị trường để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững. Khai thác, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính của Tỉnh hiện có. - Tích cực phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương trong những vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách phát triển của Tỉnh. Đẩy mạnh liên kết kinh tế vùng, thực hiện tốt các nội dung hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội với các
  • 18. 17 tỉnh, thành phố trong nước. Chủ động đẩy mạnh hội nhập quốc tế; tích cực tham gia hoạt động của các tổ chức quốc tế mà Tỉnh Quảng Ninh là thành viên, tiếp tục nâng cao vai trò, vị thế của Tỉnh Quảng Ninh trong khu vực và thế giới. - Tận dụng hiệu quả cơ hội từ hội nhập quốc tế, thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với thực hiện đồng bộ 3 đột phá chiến lược. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; cơ chế, chính sách để khai thác tối đa và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực phát triển. Đẩy mạnh cải cách hành chính; tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế theo các chuẩn mực của OECD. - Phát triển nhanh và bền vững; giải quyết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá - xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Quản trị xã hội hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống, giảm chênh lệch mức sống giữa khu vực đô thị và nông thôn. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu; tạo chuyển biến căn bản đối với các vấn đề dân sinh cấp bách về giảm thiểu ô nhiễm môi trường... Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. PHẦN KẾT LUẬN Trong bài viết về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới”. Nghiên cứu về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa thiết thực đối với mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cương vị, lĩnh vực công tác khác nhau, vì xét cho cùng, mọi lĩnh vực đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến kinh tế. Từ nhận thức thống nhất về bản chất, đặc trưng của nền kinh
  • 19. 18 tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và vai trò của Nhà nước, nhất là thực tiễn thực hiện, những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý có tư duy, phương pháp tiếp cận để tham mưu hoặc quyết định lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn ở từng địa phương, đơn vị, đóng góp hiện thực hóa hoàn thành thời kỳ quá độ, tiến tới xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đưa đất nước ta phát triển phồn vinh, hạnh phúc, “sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ vĩ đại./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980, 1992), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Lý luận chính trị. 8. Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình cao cấp lý luận chính trị, môn Quản lý kinh tế, Nxb Lý luận chính trị Hà Nội. 9. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), Nxb Từ điển, Hà Nội 10. Từ điển Tiếng Việt (2000), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 11. Nghị quyết 01-NQ/TU, ngày 16/11/2020 của Ban Chấp hành Tỉnh ủy Quảng Ninh về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030
  • 20. 19 MỤC LỤC Tr MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 2 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 2 1. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 2 1.1 Khái niệm thị trường 2 1.2. Kháiniệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 2 2. Vai trò của nhà nước 2 II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 5 1. Vai trò củaNhànước trongviệc khắc phục khuyếttậtcủathịtrường 5 2. Vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ thị trường 7 3. Vai trò của Nhà nước trong định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế thị trường 8 4. Định hướng và thực hiện hội nhập ngày càng sâu, rộng, hiệu quả vào nền kinh tế thế giới 9 5. Thực hiện Nhà nước kiến tạo, phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp 10 6. Đánh giá chung 11 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 12 3.1. Quan điểm 12 3.2. Một số giải pháp 12 IV. VẬN DỤNG THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CỦA TỈNH QUẢNG NINH 14 4.1. Kết quả đạt được 14 4.2. Hạn chế, yếu kém 15 4.3. Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của TỉnhQuảng Ninh. 15 4.4. Giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Tỉnh Quảng Ninh 16 KẾT LUẬN 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18