SlideShare a Scribd company logo
1 of 9
Download to read offline
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Lý luận chung về cạnh tranh và độc quyền. Vì sao phải bảo
vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền? Thử đề xuất
biện pháp bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc
quyền?
Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (Đại học Kinh tế Quốc dân)
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Lý luận chung về cạnh tranh và độc quyền. Vì sao phải bảo
vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền? Thử đề xuất
biện pháp bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc
quyền?
Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (Đại học Kinh tế Quốc dân)
Downloaded by Thúy ?àm Th? Thanh (damthuylvt1203@gmail.com)
lOMoARcPSD|18887243
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI: Lý luận chung về cạnh tranh và độc quyền. Vì sao phải bảo vệ cạnh
tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền? Thử đề xuất biện pháp bảo vệ cạnh tranh
lành mạnh và hạn chế độc quyền?
Họ và tên sinh viên:
Khoá:
Lớp:
Mã sinh viên:
Downloaded by Thúy ?àm Th? Thanh (damthuylvt1203@gmail.com)
lOMoARcPSD|18887243
2
I. MỞ ĐẦU
Cạnh tranh là một trong những quy luật vận động của nền kinh tế thị trường. Qua hơn 36 năm
thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam đang chuyển đổi từ nền
kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đó, nước ta
phải chấp nhận ảnh hưởng từ những quy luật kinh tế và trong đó bao gồm quy luật cạnh tranh. Có
thể nói, đây vừa là cơ hội nhưng cũng tiềm tàng vô vàn những thách thức đối với nền kinh tế nước
ta.
Và với sự phát triển vô cùng sâu rộng của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa (trở thành thành
viên của các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, APEC…) quy luật cạnh tranh diễn ra càng gay
gắt, không chỉ giữa những chủ thể trong nước mà còn vươn ra quốc tế. Từ đó, yêu cầu nước ta
phải có những chuẩn bị kĩ càng về mặt nhận thức lí luận, cũng như đưa ra những chiến lược để
phát huy những mặt lợi của cạnh tranh và khắc phục những rủi ro mà nó có thể đem lại. Chính vì
vậy, ở đề tài: “Lý luận chung về cạnh tranh và độc quyền. Vì sao phải bảo vệ cạnh tranh lành
mạnh và hạn chế độc quyền? Thử đề xuất biện pháp bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn
chế độc quyền?”, em sẽ đưa ra những lí luận về cạnh tranh và độc quyền, vai trò của chúng cũng
như đưa ra một vài biện pháp để bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền.
Downloaded by Thúy ?àm Th? Thanh (damthuylvt1203@gmail.com)
lOMoARcPSD|18887243
3
II. NỘI DUNG
1. Một số vấn đề lí luận về cạnh tranh và độc quyền
1.1. Cạnh tranh và tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là quá trình kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp -
cả kinh tế và chính trị để đạt được mục tiêu kinh tế, thông thường là nhằm chiếm lĩnh thị trường,
giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, tiêu thụ hàng hóa có lợi nhất
1.1.2. Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
- Thứ nhất, cạnh tranh giúp phân bổ lại các nguồn lực một cách hiệu quả.
Do hướng tới mục đích tối đa hóa lợi nhuận, các chủ thể kinh doanh khi tham gia vào thị trường
mang tính cạnh tranh không thể không cân nhắc về cách phân bổ và sử dụng nguồn lực vật chất
và nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Các doanh nghiệp cùng ngành, sản xuất một hay một số
loại sản phẩm giống nhau cạnh tranh về giá bán, khách hàng, chất lượng sản phẩm…Vì vậy, các
doanh nghiệp trong quá trình sản xuất cần tối thiểu chi phí sản xuất và đồng thời đảm bảo chất
lượng sản phẩm để có thể tối đa hóa lợi nhuận. Chính từ đặc điểm này, các nguồn tài nguyên,
trong quá trình sản xuất, sẽ được sử dụng một cách có tính toán, phát huy hết khả năng đem lại lợi
ích cho doanh nghiệp cũng như đảm bảo lợi ích cho xã hội.
- Thứ hai, cạnh tranh điều tiết cung, cầu hàng hóa trên thị trường, kích thích việc ứng dụng khoa
học công nghệ vào quá trình sản xuất.
Trên thị trường hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa sẽ giảm xuống, khiến cho
doanh thu của các doanh nghiệp giảm, dẫn đến sự giảm sút trong lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp
giảm quá ít hay quá nhiều so với giá cả thị trường, doanh nghiệp đó sẽ dần mất khả năng cạnh
tranh và dẫn tới phá sản. Từ đó, yêu cầu các doanh nghiệp tìm cách tối thiểu chi phí sản xuất và
nâng cao năng suất lao động thông qua ứng dụng của khoa học công nghệ.
- Thứ ba, cạnh tranh giúp đảm bảo chất lượng giá trị của các mặt hàng và đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng.
Cạnh tranh có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào người tiêu dùng. Sự lựa chọn mặt hàng
của họ quyết định rất lớn tới doanh thu của danh nghiệp. Nếu mặt hàng không đủ chất lượng hay
phù hợp với nhu cầu, sức mua của khách hàng, doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ không có chỗ đứng
Downloaded by Thúy ?àm Th? Thanh (damthuylvt1203@gmail.com)
lOMoARcPSD|18887243
4
trong nền thị trường. Như vậy, cạnh tranh gây tác động liên tục lên giá cả, buộc doanh nghiệp phải
đưa ra giải pháp phù hợp sao cho chi phí thấp, năng suất cao nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng
và nhu cầu của người tiêu dùng. Như vậy, cạnh tranh lành mạnh trao quyền quyết định sự sống
của sản phẩm vào tay người tiêu dùng, giúp đảm bảo mong muốn của họ và đồng thời đảm bảo
chất lượng của hàng hóa trên thị trường.
1.2. Mối quan hệ qua lại giữa cạnh tranh và độc quyền
1.2.1. Độc quyền là tất yếu của cạnh tranh tự do
Cạnh tranh là động lực quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa; tuy nhiên, cạnh tranh cao
độ sẽ làm xuất hiện tình trạng độc quyền. Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C.Mác
và Ph.Ăngghen đã dự báo rằng: Tự do cạnh tranh sẽ dẫn đến tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ
và tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền. Bởi lẽ, khi quá
trình cạnh tranh diễn ra, các doanh nghiệp phải tìm cách phát triển tiềm lực cạnh tranh của bản
thân hoặc liên kết với các doanh nghiệp đối thủ nhằm chiếm lĩnh thị trường, tạo ưu thế cạnh tranh,
thu lợi nhuận… Như vậy, cạnh tranh tất yếu sẽ dẫn đến độc quyền.
1.2.2. Độc quyền đối lập với cạnh tranh tự do nhưng sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu
được cạnh tranh, trái lại còn làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt
Quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền từ rất sớm đã được C.Mác nghiên cứu và phân tích. C.Mác
cho rằng: Nếu những người độc quyền hạn chế cạnh tranh với nhau bằng sự liên hiệp thì cạnh
tranh trở nên gay gắt giữa những nước khác nhau. Những chủ thể kinh tế cạnh tranh với mong
muốn độc quyền nhưng khi trở thành độc quyền của một loại hàng hóa, trong một khu vực thì sự
cạnh tranh lại mang quy mô lớn hơn. Với mong muốn chiếm lĩnh thị trường, chi phối các quan hệ
xã hội, các chủ thể luôn tìm cách để trở nên độc quyền nhằm áp đặt giá cả, thu về lợi nhuận cho
bản thân bất chấp những hậu quả đem lại cho người tiêu dùng và xã hội. Chính vì vậy, họ lại không
ngừng cạnh tranh để khẳng định vị thế của mình.
==> Như vậy, độc quyền sinh ra từ cạnh tranh, là mặt đối lập của cạnh tranh nhưng không thể triệt
tiêu được cạnh tranh.
2. Thực trạng cạnh tranh và chống độc quyền tại Việt Nam
2.1. Sự chuyển biến nhận thức về vấn đề cạnh tranh
Downloaded by Thúy ?àm Th? Thanh (damthuylvt1203@gmail.com)
lOMoARcPSD|18887243
5
Sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nước ta bước vào thời kì – thời kì hoà bình, độc lập dân tộc và
cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên trong kế hoạch kinh tế - xã hội 1976 - 1980 đề ra một
số chỉ tiêu quá lớn về quy mô, quá cao về tốc độ xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất, đôi khi
lạc hậu, không phù hợp với tính hình bấy giờ. Hậu quả là cơ chế quản lí quan liêu bao cấp, chậm
đổi mới; nền kinh tế suy thoái sâu, đồng tiền mất giá, năng lực sản xuất trong nước thấp. Bên cạnh
đó tình hình quốc tế hết sức phức tạp đã tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nền
kinh tế đến khủng hoảng.
Đến Đại hội VII (6-1991), Đảng đã nêu rõ cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác. Chính từ đây,
những quan điểm về tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh đi vào hiện thực, đất nước đã có những
khởi sắc về kinh tế. Như vậy, vai trò của những quy luật kinh tế nói chung và quy luật cạnh tranh
nói riêng ngày càng được chú trọng, là động lực thúc đẩy hiệu quả kinh tế và tiến bộ xã hội, song,
vẫn cần có sự điều tiết của Nhà nước.
2.2. Thực trạng cạnh tranh và độc quyền tại Việt Nam
2.2.1. Tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng
Cạnh tranh bất bình đẳng được thể hiện thông qua những ưu đãi mà doanh nghiệp Nhà nước nhận
được so với doanh nghiệp tư nhân, hay doanh nghiệp trong nước so với doanh nghiệp nước ngoài.
Các doanh nghiệp Nhà nước được hưởng ưu đãi về: vốn, vị trí địa lí, vị thế trên thị trường…
Petrolimex là một ví dụ điển hình cho tình trạng độc quyền hiện nay. Là một doanh nghiệp nhà
nước với nhiều ưu đãi từ Chính phủ, Petrolimex chiếm tới 50% tổng thị phần xăng dầu trên thị
trường nội địa, gấp 3 lần so với những doanh nghiệp khác. Dễ dàng thấy Petrolimex có vị thế
thống lĩnh, chi phối trên thị trường. Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân lại không được coi
trọng. Doanh nghiệp nước ngoài muốn tham gia vào thị trường Việt Nam nhưng lại chịu những
rào cản thương mại. Hậu quả là một thị trường bất bình đẳng và tình trạng độc quyền của các
doanh nghiệp có sự chống đỡ của Nhà nước.
2.2.2. Hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp
Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, các công ty quyết định hợp tác với nhau thông qua các hiệp
hội để tăng vị thế của bản thân. Từ đó ngăn cấm các công ty khác tham gia vào thị trường, mở
rộng kinh doanh và tẩy chay hàng hóa của các công ty đó. Như vậy, các công ty chỉ có thể tham
gia vào hiệp hội hoặc chấp nhận bị phá sản.
Downloaded by Thúy ?àm Th? Thanh (damthuylvt1203@gmail.com)
lOMoARcPSD|18887243
6
Ngoài ra, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh cũng xuất hiện rất nhiều trên thị trường. Với
mong muốn tối đa hóa lợi nhuận, các công ty sẵn sàng giảm chi phí một cách tiêu cực như nhập
hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc hay quảng cáo sai sự thật, cung cấp thông tin không
chính xác cho khách hàng… Từ đó gây hại cho người tiêu dùng và sản xuất chân chính.
2.2.3. Thực trạng độc quyền ở một số doanh nghiệp
Một số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, được hưởng các chính sách bảo hộ, trợ
cấp, ưu đãi lãi suất, từ đó có thể duy trì tình trạng độc quyền trên thị trường. Nhiều công ty độc
quyền còn tự định đoạt sản phẩm do họ sản xuất, áp đặt giá cả, tạo ra sự bất bình đẳng giữa các
thương nhân. Cạnh tranh nội bộ của các công ty còn hạn chế. Với sự bảo hộ của nhà nước, các
công ty hoạt động kém hiệu quả, lãng phí các nguồn lực kinh tế và trở thành cản trở đối với thị
trường cạnh tranh.
==> Yêu cầu Nhà nước phải có các biện pháp khắc phục những vấn đề độc quyền còn tồn tại trên
thị trường.
3. Các biện pháp bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền
3.1. Về phía Nhà nước
- Thứ nhất, hoàn thiện các quy định pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh
Hiện nay các hành vi cạnh tranh không lành mạnh diễn ra ở nước ta khá phổ biến và ngày càng
gia tăng nhưng sự điều chỉnh và chế tài của pháp luật trong lĩnh vực này dường như còn nhiều hạn
chế. Chính vì vậy, để Luật kinh doanh được thực hiện có hiệu quả hơn cần có những biện pháp
như ban hành các văn bản dưới luật, các văn bản hướng dẫn cụ thể, có hệ thống, sửa đổi luật cho
phù hợp với tình hình hiện nay và đồng thời phải thiết lập những hệ thống quản lí công bằng,
nghiêm minh.
- Thứ hai, phối hợp các chính sách kinh tế nhằm quản lí cạnh tranh và hạn chế tình trạng độc quyền
Cạnh tranh và độc quyền, dù mang lại những ưu điểm nhất định trong nền kinh tế, nếu không
được kiểm soát sẽ gây ra sự trì trệ kinh tế và ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng. Chính vì
vậy, Nhà nước cần kết hợp những chính sách kinh tế như: Chính sách thương mại công bằng, quy
định về mức giá tối thiểu, kiểm soát chi phí và áp dụng thuế thu nhập… Để tạo ra môi trường kinh
doanh công bằng và giảm thiểu các hành vi gian lận về giá của các doanh nghiệp.
Downloaded by Thúy ?àm Th? Thanh (damthuylvt1203@gmail.com)
lOMoARcPSD|18887243
7
- Thứ ba, tháo bỏ các rào cản nhập ngành, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào kinh
doanh
Đồng thời với việc hoàn thiện các quy định pháp luật và áp dụng chính sách kinh tế, việc tháo bỏ
rào cản ra nhập ngành, khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài có uy tín và nguồn lực tài chính
đầu tư vào nước ta có ý nghĩa rất lớn trong việc đẩy lùi tình trạng độc quyền. Những doanh nghiệp
này có thể nhanh chóng mở rộng thị phần, tạo áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp hiện tại.
Từ đó, tình trạng độc quyền sẽ được đẩy lùi, góp phần hình thành nên thị trường cạnh tranh.
- Thứ tư, hợp tác quốc tế về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh
Vấn đề cạnh tranh và độc quyền hiện nay tuy còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã được chú
trọng ở các quốc gia khác trên thế giới. Vì vậy, cần có các chương trình hợp tác nghiên cứu, trao
đổi học tập nhằm nâng cao trình độ của các cán bộ quản lí, hỗ trợ nhà nước trong công cuộc hạn
chế cạnh tranh không lành mạnh và tình trạng độc quyền.
3.2. Về phía các doanh nghiệp
Cần tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh nói chung, các chính sách về cạnh tranh.
Trong xu thế mới, việc tuân thủ pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, đây cũng là một cách để xây
dựng thương hiệu trên thị trường. Đẩy mạnh quan tâm, xúc tiến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về các nội dung thuộc chỉ
dẫn hàng hóa. Mặt khác, tự xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh chuyên nghiệp và dài
hạn như xây dựng và quảng bá thương hiệu; xây dựng những kênh phân phối mới, các sản phẩm
mới; khai thác lợi thế cạnh tranh của riêng mình.
3.3. Về phía người tiêu dùng
Trên cương vị khách hàng, mỗi người cần có cái nhìn đúng đắn về cạnh tranh, chi tiêu hợp lí,
tránh sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, vi phạm pháp luật hay có dấu hiệu cạnh tranh
không lành mạnh. Nếu phát hiện ra những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có hành vi trên, cần báo
với cơ quan có thẩm quyền.
==> Để quản lí tốt vấn đề cạnh tranh, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp
và người tiêu dùng. Mỗi chủ thể cần hoàn thành tốt trách nhiệm của bản thân, đồng thời hợp tác
với nhau nhằm xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, văn minh.
Downloaded by Thúy ?àm Th? Thanh (damthuylvt1203@gmail.com)
lOMoARcPSD|18887243
8
III. Kết luận
Trải qua quá trình đổi mới từ nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, vai trò của Nhà nước và thị trường dần thay đổi. Cùng với đó là tầm quan trọng của các quy
luật kinh tế tranh trong việc tạo động lực phát triển kinh tế và định hướng thị trường của Việt Nam,
bao gồm quy luật cạnh tranh.
Trong những năm vừa qua, cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ, góp phần giúp đẩy lùi độc
quyền, dù độc quyền vẫn còn tồn tại trong một số lĩnh vực kinh tế. Mặt khác, luận chỉ ra rằng cạnh
tranh đến một mức độ nhất định tất yếu sẽ xảy ra độc quyền. Như vậy, cạnh tranh và độc quyền
có mỗi quan hệ biện chứng, mẫu thuẫn với nhau nhưng không thể triệt tiêu lẫn nhau.
Xét tình hình nước ta hiện nay, nền kinh tế nước ta dần chuyển đổi nhưng với tốc độ chậm, nền
kinh tế còn trì trệ, chịu ảnh hưởng bởi nền kinh tế cũ. Đồng thời vẫn còn tồn tại thực trạng bất
công trong kinh doanh và cạnh tranh không lành mạnh. Từ đó, Nhà nước cần có những biện pháp
phù hợp nhằm giải quyết những vẫn đề về cạnh tranh nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh
bình đẳng, công bằng, văn minh.
Downloaded by Thúy ?àm Th? Thanh (damthuylvt1203@gmail.com)
lOMoARcPSD|18887243

More Related Content

Similar to BTL kinh tế chinh trị.pdf

Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teTran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teNguyên Tùy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).docNguyễn Công Huy
 
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnkGiai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnktupmo
 
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Chuong IV. KTCT.ppt
Chuong IV. KTCT.pptChuong IV. KTCT.ppt
Chuong IV. KTCT.pptBinThuPhng
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to BTL kinh tế chinh trị.pdf (20)

Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teTran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
 
Tiểu Luận Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh, 10 điểm.docx
Tiểu Luận Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh, 10 điểm.docxTiểu Luận Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh, 10 điểm.docx
Tiểu Luận Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh, 10 điểm.docx
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (25).doc
 
Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Luật .docx
Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Luật .docxĐộc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Luật .docx
Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Luật .docx
 
Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
 
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnkGiai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
 
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
 
Chuong IV. KTCT.ppt
Chuong IV. KTCT.pptChuong IV. KTCT.ppt
Chuong IV. KTCT.ppt
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
 
KTCT.pptx
KTCT.pptxKTCT.pptx
KTCT.pptx
 
Luận Văn Vị Trí Kinh Tế Của Chính Phủ Ở Nước Cộng Hoà Xhcn Việt Nam Trong Gia...
Luận Văn Vị Trí Kinh Tế Của Chính Phủ Ở Nước Cộng Hoà Xhcn Việt Nam Trong Gia...Luận Văn Vị Trí Kinh Tế Của Chính Phủ Ở Nước Cộng Hoà Xhcn Việt Nam Trong Gia...
Luận Văn Vị Trí Kinh Tế Của Chính Phủ Ở Nước Cộng Hoà Xhcn Việt Nam Trong Gia...
 
Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tại Công Ty Nước Sạch.
Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tại Công Ty Nước Sạch.Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tại Công Ty Nước Sạch.
Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tại Công Ty Nước Sạch.
 
Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tại Công Ty Nước Sạch.
Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tại Công Ty Nước Sạch.Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tại Công Ty Nước Sạch.
Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tại Công Ty Nước Sạch.
 
Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh tại Công Ty Khí Hóa Lỏng V...
Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh tại Công Ty Khí Hóa Lỏng V...Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh tại Công Ty Khí Hóa Lỏng V...
Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh tại Công Ty Khí Hóa Lỏng V...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thăng Long.
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thăng Long.Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thăng Long.
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Trường Đại Học Thăng Long.
 
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩm
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩmĐề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩm
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên hợp thực phẩm
 
QT093.Doc
QT093.DocQT093.Doc
QT093.Doc
 
VẤN ĐỀ ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
VẤN ĐỀ ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)VẤN ĐỀ ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
VẤN ĐỀ ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
 
Kế toán bán hàng nội địa ở công ty xuất nhập khẩu nông sản, HAY
Kế toán bán hàng nội địa ở công ty xuất nhập khẩu nông sản, HAYKế toán bán hàng nội địa ở công ty xuất nhập khẩu nông sản, HAY
Kế toán bán hàng nội địa ở công ty xuất nhập khẩu nông sản, HAY
 

BTL kinh tế chinh trị.pdf

  • 1. Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university Lý luận chung về cạnh tranh và độc quyền. Vì sao phải bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền? Thử đề xuất biện pháp bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền? Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (Đại học Kinh tế Quốc dân) Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university Lý luận chung về cạnh tranh và độc quyền. Vì sao phải bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền? Thử đề xuất biện pháp bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền? Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (Đại học Kinh tế Quốc dân) Downloaded by Thúy ?àm Th? Thanh (damthuylvt1203@gmail.com) lOMoARcPSD|18887243
  • 2. 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ ĐỀ TÀI: Lý luận chung về cạnh tranh và độc quyền. Vì sao phải bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền? Thử đề xuất biện pháp bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền? Họ và tên sinh viên: Khoá: Lớp: Mã sinh viên: Downloaded by Thúy ?àm Th? Thanh (damthuylvt1203@gmail.com) lOMoARcPSD|18887243
  • 3. 2 I. MỞ ĐẦU Cạnh tranh là một trong những quy luật vận động của nền kinh tế thị trường. Qua hơn 36 năm thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam đang chuyển đổi từ nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đó, nước ta phải chấp nhận ảnh hưởng từ những quy luật kinh tế và trong đó bao gồm quy luật cạnh tranh. Có thể nói, đây vừa là cơ hội nhưng cũng tiềm tàng vô vàn những thách thức đối với nền kinh tế nước ta. Và với sự phát triển vô cùng sâu rộng của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa (trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, APEC…) quy luật cạnh tranh diễn ra càng gay gắt, không chỉ giữa những chủ thể trong nước mà còn vươn ra quốc tế. Từ đó, yêu cầu nước ta phải có những chuẩn bị kĩ càng về mặt nhận thức lí luận, cũng như đưa ra những chiến lược để phát huy những mặt lợi của cạnh tranh và khắc phục những rủi ro mà nó có thể đem lại. Chính vì vậy, ở đề tài: “Lý luận chung về cạnh tranh và độc quyền. Vì sao phải bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền? Thử đề xuất biện pháp bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền?”, em sẽ đưa ra những lí luận về cạnh tranh và độc quyền, vai trò của chúng cũng như đưa ra một vài biện pháp để bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền. Downloaded by Thúy ?àm Th? Thanh (damthuylvt1203@gmail.com) lOMoARcPSD|18887243
  • 4. 3 II. NỘI DUNG 1. Một số vấn đề lí luận về cạnh tranh và độc quyền 1.1. Cạnh tranh và tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh là quá trình kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp - cả kinh tế và chính trị để đạt được mục tiêu kinh tế, thông thường là nhằm chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, tiêu thụ hàng hóa có lợi nhất 1.1.2. Tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường - Thứ nhất, cạnh tranh giúp phân bổ lại các nguồn lực một cách hiệu quả. Do hướng tới mục đích tối đa hóa lợi nhuận, các chủ thể kinh doanh khi tham gia vào thị trường mang tính cạnh tranh không thể không cân nhắc về cách phân bổ và sử dụng nguồn lực vật chất và nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Các doanh nghiệp cùng ngành, sản xuất một hay một số loại sản phẩm giống nhau cạnh tranh về giá bán, khách hàng, chất lượng sản phẩm…Vì vậy, các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất cần tối thiểu chi phí sản xuất và đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm để có thể tối đa hóa lợi nhuận. Chính từ đặc điểm này, các nguồn tài nguyên, trong quá trình sản xuất, sẽ được sử dụng một cách có tính toán, phát huy hết khả năng đem lại lợi ích cho doanh nghiệp cũng như đảm bảo lợi ích cho xã hội. - Thứ hai, cạnh tranh điều tiết cung, cầu hàng hóa trên thị trường, kích thích việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất. Trên thị trường hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa sẽ giảm xuống, khiến cho doanh thu của các doanh nghiệp giảm, dẫn đến sự giảm sút trong lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp giảm quá ít hay quá nhiều so với giá cả thị trường, doanh nghiệp đó sẽ dần mất khả năng cạnh tranh và dẫn tới phá sản. Từ đó, yêu cầu các doanh nghiệp tìm cách tối thiểu chi phí sản xuất và nâng cao năng suất lao động thông qua ứng dụng của khoa học công nghệ. - Thứ ba, cạnh tranh giúp đảm bảo chất lượng giá trị của các mặt hàng và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Cạnh tranh có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào người tiêu dùng. Sự lựa chọn mặt hàng của họ quyết định rất lớn tới doanh thu của danh nghiệp. Nếu mặt hàng không đủ chất lượng hay phù hợp với nhu cầu, sức mua của khách hàng, doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ không có chỗ đứng Downloaded by Thúy ?àm Th? Thanh (damthuylvt1203@gmail.com) lOMoARcPSD|18887243
  • 5. 4 trong nền thị trường. Như vậy, cạnh tranh gây tác động liên tục lên giá cả, buộc doanh nghiệp phải đưa ra giải pháp phù hợp sao cho chi phí thấp, năng suất cao nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng và nhu cầu của người tiêu dùng. Như vậy, cạnh tranh lành mạnh trao quyền quyết định sự sống của sản phẩm vào tay người tiêu dùng, giúp đảm bảo mong muốn của họ và đồng thời đảm bảo chất lượng của hàng hóa trên thị trường. 1.2. Mối quan hệ qua lại giữa cạnh tranh và độc quyền 1.2.1. Độc quyền là tất yếu của cạnh tranh tự do Cạnh tranh là động lực quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa; tuy nhiên, cạnh tranh cao độ sẽ làm xuất hiện tình trạng độc quyền. Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báo rằng: Tự do cạnh tranh sẽ dẫn đến tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền. Bởi lẽ, khi quá trình cạnh tranh diễn ra, các doanh nghiệp phải tìm cách phát triển tiềm lực cạnh tranh của bản thân hoặc liên kết với các doanh nghiệp đối thủ nhằm chiếm lĩnh thị trường, tạo ưu thế cạnh tranh, thu lợi nhuận… Như vậy, cạnh tranh tất yếu sẽ dẫn đến độc quyền. 1.2.2. Độc quyền đối lập với cạnh tranh tự do nhưng sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu được cạnh tranh, trái lại còn làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt Quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền từ rất sớm đã được C.Mác nghiên cứu và phân tích. C.Mác cho rằng: Nếu những người độc quyền hạn chế cạnh tranh với nhau bằng sự liên hiệp thì cạnh tranh trở nên gay gắt giữa những nước khác nhau. Những chủ thể kinh tế cạnh tranh với mong muốn độc quyền nhưng khi trở thành độc quyền của một loại hàng hóa, trong một khu vực thì sự cạnh tranh lại mang quy mô lớn hơn. Với mong muốn chiếm lĩnh thị trường, chi phối các quan hệ xã hội, các chủ thể luôn tìm cách để trở nên độc quyền nhằm áp đặt giá cả, thu về lợi nhuận cho bản thân bất chấp những hậu quả đem lại cho người tiêu dùng và xã hội. Chính vì vậy, họ lại không ngừng cạnh tranh để khẳng định vị thế của mình. ==> Như vậy, độc quyền sinh ra từ cạnh tranh, là mặt đối lập của cạnh tranh nhưng không thể triệt tiêu được cạnh tranh. 2. Thực trạng cạnh tranh và chống độc quyền tại Việt Nam 2.1. Sự chuyển biến nhận thức về vấn đề cạnh tranh Downloaded by Thúy ?àm Th? Thanh (damthuylvt1203@gmail.com) lOMoARcPSD|18887243
  • 6. 5 Sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nước ta bước vào thời kì – thời kì hoà bình, độc lập dân tộc và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên trong kế hoạch kinh tế - xã hội 1976 - 1980 đề ra một số chỉ tiêu quá lớn về quy mô, quá cao về tốc độ xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất, đôi khi lạc hậu, không phù hợp với tính hình bấy giờ. Hậu quả là cơ chế quản lí quan liêu bao cấp, chậm đổi mới; nền kinh tế suy thoái sâu, đồng tiền mất giá, năng lực sản xuất trong nước thấp. Bên cạnh đó tình hình quốc tế hết sức phức tạp đã tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nền kinh tế đến khủng hoảng. Đến Đại hội VII (6-1991), Đảng đã nêu rõ cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác. Chính từ đây, những quan điểm về tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh đi vào hiện thực, đất nước đã có những khởi sắc về kinh tế. Như vậy, vai trò của những quy luật kinh tế nói chung và quy luật cạnh tranh nói riêng ngày càng được chú trọng, là động lực thúc đẩy hiệu quả kinh tế và tiến bộ xã hội, song, vẫn cần có sự điều tiết của Nhà nước. 2.2. Thực trạng cạnh tranh và độc quyền tại Việt Nam 2.2.1. Tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng Cạnh tranh bất bình đẳng được thể hiện thông qua những ưu đãi mà doanh nghiệp Nhà nước nhận được so với doanh nghiệp tư nhân, hay doanh nghiệp trong nước so với doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp Nhà nước được hưởng ưu đãi về: vốn, vị trí địa lí, vị thế trên thị trường… Petrolimex là một ví dụ điển hình cho tình trạng độc quyền hiện nay. Là một doanh nghiệp nhà nước với nhiều ưu đãi từ Chính phủ, Petrolimex chiếm tới 50% tổng thị phần xăng dầu trên thị trường nội địa, gấp 3 lần so với những doanh nghiệp khác. Dễ dàng thấy Petrolimex có vị thế thống lĩnh, chi phối trên thị trường. Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân lại không được coi trọng. Doanh nghiệp nước ngoài muốn tham gia vào thị trường Việt Nam nhưng lại chịu những rào cản thương mại. Hậu quả là một thị trường bất bình đẳng và tình trạng độc quyền của các doanh nghiệp có sự chống đỡ của Nhà nước. 2.2.2. Hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, các công ty quyết định hợp tác với nhau thông qua các hiệp hội để tăng vị thế của bản thân. Từ đó ngăn cấm các công ty khác tham gia vào thị trường, mở rộng kinh doanh và tẩy chay hàng hóa của các công ty đó. Như vậy, các công ty chỉ có thể tham gia vào hiệp hội hoặc chấp nhận bị phá sản. Downloaded by Thúy ?àm Th? Thanh (damthuylvt1203@gmail.com) lOMoARcPSD|18887243
  • 7. 6 Ngoài ra, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh cũng xuất hiện rất nhiều trên thị trường. Với mong muốn tối đa hóa lợi nhuận, các công ty sẵn sàng giảm chi phí một cách tiêu cực như nhập hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc hay quảng cáo sai sự thật, cung cấp thông tin không chính xác cho khách hàng… Từ đó gây hại cho người tiêu dùng và sản xuất chân chính. 2.2.3. Thực trạng độc quyền ở một số doanh nghiệp Một số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, được hưởng các chính sách bảo hộ, trợ cấp, ưu đãi lãi suất, từ đó có thể duy trì tình trạng độc quyền trên thị trường. Nhiều công ty độc quyền còn tự định đoạt sản phẩm do họ sản xuất, áp đặt giá cả, tạo ra sự bất bình đẳng giữa các thương nhân. Cạnh tranh nội bộ của các công ty còn hạn chế. Với sự bảo hộ của nhà nước, các công ty hoạt động kém hiệu quả, lãng phí các nguồn lực kinh tế và trở thành cản trở đối với thị trường cạnh tranh. ==> Yêu cầu Nhà nước phải có các biện pháp khắc phục những vấn đề độc quyền còn tồn tại trên thị trường. 3. Các biện pháp bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền 3.1. Về phía Nhà nước - Thứ nhất, hoàn thiện các quy định pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh Hiện nay các hành vi cạnh tranh không lành mạnh diễn ra ở nước ta khá phổ biến và ngày càng gia tăng nhưng sự điều chỉnh và chế tài của pháp luật trong lĩnh vực này dường như còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, để Luật kinh doanh được thực hiện có hiệu quả hơn cần có những biện pháp như ban hành các văn bản dưới luật, các văn bản hướng dẫn cụ thể, có hệ thống, sửa đổi luật cho phù hợp với tình hình hiện nay và đồng thời phải thiết lập những hệ thống quản lí công bằng, nghiêm minh. - Thứ hai, phối hợp các chính sách kinh tế nhằm quản lí cạnh tranh và hạn chế tình trạng độc quyền Cạnh tranh và độc quyền, dù mang lại những ưu điểm nhất định trong nền kinh tế, nếu không được kiểm soát sẽ gây ra sự trì trệ kinh tế và ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng. Chính vì vậy, Nhà nước cần kết hợp những chính sách kinh tế như: Chính sách thương mại công bằng, quy định về mức giá tối thiểu, kiểm soát chi phí và áp dụng thuế thu nhập… Để tạo ra môi trường kinh doanh công bằng và giảm thiểu các hành vi gian lận về giá của các doanh nghiệp. Downloaded by Thúy ?àm Th? Thanh (damthuylvt1203@gmail.com) lOMoARcPSD|18887243
  • 8. 7 - Thứ ba, tháo bỏ các rào cản nhập ngành, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào kinh doanh Đồng thời với việc hoàn thiện các quy định pháp luật và áp dụng chính sách kinh tế, việc tháo bỏ rào cản ra nhập ngành, khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài có uy tín và nguồn lực tài chính đầu tư vào nước ta có ý nghĩa rất lớn trong việc đẩy lùi tình trạng độc quyền. Những doanh nghiệp này có thể nhanh chóng mở rộng thị phần, tạo áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp hiện tại. Từ đó, tình trạng độc quyền sẽ được đẩy lùi, góp phần hình thành nên thị trường cạnh tranh. - Thứ tư, hợp tác quốc tế về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh Vấn đề cạnh tranh và độc quyền hiện nay tuy còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã được chú trọng ở các quốc gia khác trên thế giới. Vì vậy, cần có các chương trình hợp tác nghiên cứu, trao đổi học tập nhằm nâng cao trình độ của các cán bộ quản lí, hỗ trợ nhà nước trong công cuộc hạn chế cạnh tranh không lành mạnh và tình trạng độc quyền. 3.2. Về phía các doanh nghiệp Cần tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh nói chung, các chính sách về cạnh tranh. Trong xu thế mới, việc tuân thủ pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, đây cũng là một cách để xây dựng thương hiệu trên thị trường. Đẩy mạnh quan tâm, xúc tiến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về các nội dung thuộc chỉ dẫn hàng hóa. Mặt khác, tự xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh chuyên nghiệp và dài hạn như xây dựng và quảng bá thương hiệu; xây dựng những kênh phân phối mới, các sản phẩm mới; khai thác lợi thế cạnh tranh của riêng mình. 3.3. Về phía người tiêu dùng Trên cương vị khách hàng, mỗi người cần có cái nhìn đúng đắn về cạnh tranh, chi tiêu hợp lí, tránh sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, vi phạm pháp luật hay có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh. Nếu phát hiện ra những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có hành vi trên, cần báo với cơ quan có thẩm quyền. ==> Để quản lí tốt vấn đề cạnh tranh, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Mỗi chủ thể cần hoàn thành tốt trách nhiệm của bản thân, đồng thời hợp tác với nhau nhằm xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, văn minh. Downloaded by Thúy ?àm Th? Thanh (damthuylvt1203@gmail.com) lOMoARcPSD|18887243
  • 9. 8 III. Kết luận Trải qua quá trình đổi mới từ nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của Nhà nước và thị trường dần thay đổi. Cùng với đó là tầm quan trọng của các quy luật kinh tế tranh trong việc tạo động lực phát triển kinh tế và định hướng thị trường của Việt Nam, bao gồm quy luật cạnh tranh. Trong những năm vừa qua, cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ, góp phần giúp đẩy lùi độc quyền, dù độc quyền vẫn còn tồn tại trong một số lĩnh vực kinh tế. Mặt khác, luận chỉ ra rằng cạnh tranh đến một mức độ nhất định tất yếu sẽ xảy ra độc quyền. Như vậy, cạnh tranh và độc quyền có mỗi quan hệ biện chứng, mẫu thuẫn với nhau nhưng không thể triệt tiêu lẫn nhau. Xét tình hình nước ta hiện nay, nền kinh tế nước ta dần chuyển đổi nhưng với tốc độ chậm, nền kinh tế còn trì trệ, chịu ảnh hưởng bởi nền kinh tế cũ. Đồng thời vẫn còn tồn tại thực trạng bất công trong kinh doanh và cạnh tranh không lành mạnh. Từ đó, Nhà nước cần có những biện pháp phù hợp nhằm giải quyết những vẫn đề về cạnh tranh nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh bình đẳng, công bằng, văn minh. Downloaded by Thúy ?àm Th? Thanh (damthuylvt1203@gmail.com) lOMoARcPSD|18887243