SlideShare a Scribd company logo
1 of 77
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ MINH HOÀNG
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
KHOA VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN XUÂN TRỌNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CẤP ỦY ĐẢNG
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ TẠI BẢO HIỂM
XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết luận nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
TRẦN XUÂN TRỌNG
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chương 1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA CẤP
ỦY ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ TẠI BẢO
HIỂM XÃ HỘI BẮC NINH ......................................................................... 6
1.1. Nội dung lãnh đạo của cấp Ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ
tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh.............................................................. 6
1.2. Phương thức lãnh đạo của cấp Ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán
bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh....................................................... 16
Chương 2. THỰC TRẠNG LÃNH ĐẠO CỦA CẤP ỦY ĐẢNG ĐỐI
VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH
BẮC NINH................................................................................................... 20
2.1. Thực trạng sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán
bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh: những kết quả đạt được............... 20
2.2. Sự lãnh đạo của cấp Ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ tại bảo
hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh: những hạn chế và nguyên nhân của những hạn
chế ............................................................................................................. 36
Chương 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỰ LÃNH
ĐẠO CỦA CẤP ỦY ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ
TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH.......................................... 44
3.1. Nhóm giải pháp đổi mới nội dung lãnh đạo của cấp ủy Đảng về công
tác tổ chức cán bộ...................................................................................... 44
3.2. Nhóm giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng về
công tác tổ chức cán bộ............................................................................. 51
KẾT LUẬN.................................................................................................. 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 68
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. BHXH : Bảo hiểm xã hội
2. BHYT : Bảo hiểm y tế
3. HĐND : Hội đồng nhân dân
4. HĐLĐ : Hợp đồng lao động
5. HTCT : Hệ thống chính trị
6. UBND : Uỷ ban nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta
luôn xác định công tác tổ chức cán bộ là khâu then chốt trong công tác xây
dựng Đảng. Nói cách khác, đây là khâu trọng yếu trong hoạt động lãnh đạo
của Đảng, đóng vai trò quyết định sự thành công của cách mạng. Công tác
cán bộ được hợp thành bởi nhiều bước có tính chất liên hoàn, đan xen nhau
như: đánh giá cán bộ, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử
dụng cán bộ. Việc chuẩn bị đường lối chính trị, chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội của Nhà nước ta không thể tách rời chiến lược cán bộ, xây dựng quy
hoạch cán bộ. Đường lối trong công tác quản lý cán bộ có mục đích phù hợp
với đường lối chính trị và phải đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị
của quốc gia.
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng ghi nhận: “Cán bộ là gốc của
mọi công việc… Đặc biệt là trong hoạt động cách mạng, chủ tịch Hồ Chí
Minh lại càng nhấn mạnh đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ đủ sức, đủ tài,
vừa hồng, vừa chuyên đề có thể hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của Đảng.
Tiếp thu tư tưởng đó, trong sự nghiệp cách mạng của mình, Đảng
Cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh tới yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ
nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt nói riêng một cách đồng bộ, toàn diện;
coi đây là một trong những vấn đề mấu chốt, là điều kiện quyết định sự
thành bại của cách mạng. Như vậy, công tác cán bộ có vị trí hết sức quan
trọng trong sự nghiệp cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo.
Công cuộc đổi mới đất nước ngày càng phát triển sâu rộng, đạt được
những thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng, đưa Việt Nam vững bước
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Song thời cơ, nguy
2
cơ, thách thức luôn đan xen nhau trong một thế giới hội nhập phức tạp. Hơn
lúc nào hết, đội ngũ cán bộ chủ chốt trong các cơ quan Nhà nước có vai trò
quan trọng cho sự ổn định, phát triển của đất nước và cả hệ thống chính trị.
Mặc dù Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách và nỗ lực xây
dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhưng còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải
nghiên cứu để có những giải pháp thực hiện có hiệu quả.
Thấm nhuần tư tưởng đó, trong những năm qua, các cấp Ủy Đảng
thuộc Bảo hiểm xã hội Tỉnh Bắc Ninh luôn quan tâm lãnh đạo xây dựng và
phát triển đội ngũ cán bộ. Công tác tổ chức cán bộ của Bảo hiểm xã hội Bắc
Ninh bên cạnh những ưu điểm vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Những hạn
chế này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo và
tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Thực tiễn
trên đòi hỏi các cấp Ủy Đảng cần đổi mới nội dung và phương thức lãnh
đạo, chỉ đạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ để họ thực
sự phát huy vai trò, năng lực, tiên phong trong việc vận dụng chủ trương,
đường lối của Đảng vào thực tiễn công tác, góp phần thúc đẩy nền kinh tế -
xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo
của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh
Bắc Ninh” làm nội dung nghiên cứu của luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Công tác tổ chức cán bộ là một nội dung quan trọng trong công tác
xây dựng Đảng, vì thế nên trong những năm vừa qua đã có không ít các
công trình nghiên cứu có liên quan đến công tác cán bộ cũng như các giải
pháp nhằm đổi mới. Các công trình được thể hiện đa dạng dưới nhiều hình
thức và góc độ tiếp cận. Có thể kể đến một số công trình như: cuốn sách
“Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời
3
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (của Nguyễn Phú
Trọng và Trần Xuân Sầm, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2002); cuốn sách
“Công tác cán bộ trong quân đội, quá trình hình thành và phát triển: Biên
niên sự kiện và tư liệu (1975 - 1990)” (của nhiều tác giả, Nxb Quân đội nhân
dân, năm ...); cuốn sách “Lịch sử công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Việt
Nam (1930 - 2000)” (của Nguyễn Hữu Tri chủ biên, và Nguyễn Thị Phương
Hồng, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2005); cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về cán bộ và công tác cán bộ” (của tác giả Bùi Đình Phong, Nxb Lao
động, năm 2007); cuốn sách “Xây dựng, chỉnh đốn, củng cố tổ chức Đảng
dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới” (của nhiều tác giả,
Nxb Thanh niên, năm 2010); cuốn sách“Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước” (của nhiều tác giả, Nxb Chính trị
Quốc gia, năm 2013); bài viết “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ
góc nhìn chuỗi kết quả và chỉ số đánh giá” (của Đoàn Văn Dũng, Tạp chí lý
luận chính trị, số 4 – 2014); và nhiều công trình khác.
Những công trình trên đã đi sâu phân tích các quan điểm của Đảng và
Nhà nước Việt Nam về công tác cán bộ, về nội dung, phương thức lãnh đạo
của Đảng đối với công tác này. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên
cứu về công tác tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài: trên cơ sở làm sáng tỏ nội dung và
phương thức lãnh đạo của các cấp Ủy đảng Bảo hiểm xã hội Tỉnh Bắc Ninh
về công tác tổ chức cán bộ; thực trạng lãnh đạo của các cấp Ủy đảng Bảo
hiểm xã hội Tỉnh Bắc Ninh về công tác cán bộ (những kết quả đạt được,
những hạn chế, khó khăn); luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
4
lãnh đạo của các cấp Ủy đảng Bảo hiểm xã hội Tỉnh Bắc Ninh về công tác tổ
chức cán bộ.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Làm rõ nội dung và phương thức lãnh đạo của các cấp Ủy đảng Bảo
hiểm xã hội Tỉnh Bắc Ninh về công tác tổ chức cán bộ.
- Phân tích thực trạng lãnh đạo của các cấp Ủy đảng Bảo hiểm xã hội
Tỉnh Bắc Ninh về công tác tổ chức cán bộ (những kết quả đạt được, những
hạn chế, khó khăn).
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các cấp
Ủy đảng Bảo hiểm xã hội Tỉnh Bắc Ninh về công tác tổ chức cán bộ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự lãnh đạo của các cấp Ủy
Đảng Bảo hiểm xã hội Tỉnh Bắc Ninh đối với công tác tổ chức cán bộ.
Phạm vi nghiên cứu chính của luận văn là Bảo hiểm xã hội ở địa bàn
Tỉnh Bắc Ninh trong thời gian từ năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2018.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp khác được vận dụng như: so
sánh, đối chiếu, thống kê... Những phương pháp này sẽ được vận dụng phù
hợp trong từng vấn đề nghiên cứu tại luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Cung cấp thêm những tư liệu về nội dung và phương thức lãnh đạo
của các ấp ủy Đảng đối với công tác cán bộ nói trong Bảo hiểm xã hội tỉnh
Bắc Ninh.
5
- Góp phần chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế trong sự lãnh đạo
của các cấp Ủy Đảng Bảo hiểm xã hội Tỉnh Bắc Ninh đối với công tác tổ
chức cán bộ.
- Đề xuất được những giải pháp phù hợp và có tính ứng dụng cao
nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các cấp Ủy đảng Bảo hiểm xã hội
Tỉnh Bắc Ninh về công tác cán bộ
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn được tác giả chia làm ba chương cụ thể:
Chương 1: Nội dung và phương thức lãnh đạo của cấp Ủy Đảng đối
với công tác tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh.
Chương 2: Thực trạng lãnh đạo của cấp Ủy Đảng đối với công tác tổ
chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo của cấp Ủy Đảng
đối với công tác tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh.
6
Chương 1
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO
CỦA CẤP ỦY ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ
TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮC NINH
1.1. Nội dung lãnh đạo của cấp Ủy Đảng đối với công tác tổ chức
cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh
1.1.1. Khái niệm cán bộ
“Cán bộ” được hiểu bao gồm cả công chức, viên chức, người làm
việc trong các tổ chức của hệ thống chính trị, người làm việc các doanh
nghiệp Nhà nước, người làm việc các đơn vị sự nghiệp công lập.
1.1.2. Đặc điểm của cán bộ
Như vậy từ những khái niệm, quy định trên, cán bộ Việt Nam bao
gồm các đặc điểm như sau.
Thứ nhất, cán bộ là công dân Việt Nam. Ở đây cán bộ là những người
làm việc trong cơ quan Nhà nước Việt Nam, thực hiện các công việc hành
chính công phục vụ công dân Việt Nam và phục vụ đất nước Việt Nam, do
vậy, đặc điểm tiên quyết của cán bộ phải là Công dân có quốc tịch Việt
Nam.
Thứ hai, cán bộ là người được tuyển chọn thông qua chế độ bầu cử,
phê chuẩn, bổ nhiệm cán bộ. Theo đó, Cán bộ phải là những người được
bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ đối với
các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp Trung ương, cấp Tỉnh và cấp Huyện. Cán
bộ phải có đủ tư cách đạo đức, phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn phù
hợp với chức danh, chức vụ được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm. Riêng đối
với cán bộ cấp xã thì chỉ được bầu cử, không có chế độ phê chuẩn hay bổ
7
nhiệm. Bởi vì tại mỗi cấp, việc bầu cử, phê chuẩn hay bổ nhiệm cán bộ chịu
sự tác động của quy định, điều lệ đối với từng cơ quan, đơn vị, tổ chức đó.
Theo đó, đảng viên có quyền ứng cử, đề cử, bầu các chức danh, chức vụ
trong cơ quan lãnh đạo của Đảng như Tổng Bí thư.
Ví dụ: “Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội
do UBTV Quốc hội giới thiệu. Theo đề nghị của Chủ tịch nước, Quốc hội
bầu Phó Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội; phê chuẩn danh sách
thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh” (Điều 81 Luật tổ chức Quốc
hội năm 2001).
Thứ ba, nơi làm việc của cán bộ là tại tổ chức của hệ thống chính trị,
các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, cán bộ là
người giữ các chức vụ, chức danh và hoạt động trong cơ quan của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh.
Thứ tư, cán bộ là người công tác theo nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ là thời hạn
giữ chức danh, chức vụ. Thời hạn đó thường được định ra trước trong các
văn bản chính thức.
Ví dụ: nhiệm kỳ của Tổng kiểm toán Nhà nước là 7 năm, có thể được
bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ (khoản 3 Điều 17 Luật kiểm toán
Nhà nước năm 2005).
Thứ năm, cán bộ là người được sắp xếp theo biên chế và trả lương từ
ngân sách của Nhà nước.
1.1.3. Khái niệm công tác tổ chức cán bộ
“Công tác tổ chức cán bộ” là toàn bộ hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, tổ
chức thực hiện của cấp có thẩm quyền nhằm phát huy cao nhất tiềm năng
8
của cán bộ trong hệ thống chính trị và toàn xã hội, phát triển nguồn nhân lực
và xâu dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của
từng thời kỳ. Cấp có thẩm quyền trong công tác cán bộ ở Việt Nam là Đảng,
Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.
1.1.4. Đặc điểm của công tác tổ chức cán bộ
- Một là, công tác tổ chức cán bộ hoạt động dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ,
đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị; bảo
đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định đôi với thực hiện đầy
đủ trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý cán bộ.
- Hai là, công tác tổ chức cán bộ có nội dung rộng. Nội dung ông tác
tổ chức cán bộ rất rộng, bao gồm: tuyển dụng, bố trí cán bộ, thực hiện việc
quản lý, sử dụng và phân công, phân cấp quản lý cán bộ; quy hoạch, đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ; nhận xét đánh giá hằng năm hoặc theo nhiệm kỳ; bổ
nhiệm, miễn nhiệm cán bộ; khen thưởng, kỷ luật, bãi nhiệm cán bộ; thực
hiện chế độ, chính sách cán bộ, kiểm tra công tác cán bộ; giải quyết khiếu
nại, tố cáo cán bộ…
- Ba là, công tác tổ chức cán bộ đòi hỏi người làm công tác tổ chức
cán bộ phải hộ tụ được nhiều yêu cầu và tiêu chuẩn. Cán bộ làm công tác tổ
chức, trước hết phải là người có tinh thần yêu nước sâu sắc, tôn trọng phục
vụ nhân dân, kiên định lập trường, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, có trình độ chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để
phục vụ đất nước.
- Bốn là, công tác tổ chức cán bộ quyết định đến sự phát triển của tổ
chức. Làm tốt được công tác cán bộ sẽ xây dựng được cơ quan tổ chức, cán
9
bộ vững mạnh, góp phần xây dựng ngày một lớn mạnh hơn của tổ chức cán
bộ tại các cấp ủy Đảng.
1.1.5. Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác cán bộ ở Việt
Nam nói chung và ở Bảo hiểm xã hội Bắc Ninh nói riêng
Với cách hiểu về cán bộ và công tác tổ chức cán bộ như trên, sự lãnh
đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác cán bộ ở Việt Nam nói chung và ở
Bảo hiểm xã hội Bắc Ninh nói riêng gồm những nội dung sau.
Thứ nhất, Đảng phải biết cán bộ, dùng đúng cán bộ, cất nhắc đúng cán
bộ, thương yêu cán bộ, phê bình đúng cán bộ.
“Biết cán bộ” được hiểu là việc biết rõ, đánh giá đúng đắn phẩm chất
và năng lực của cán bộ. Việc “biết cán bộ” có vai trò rất quan trọng. Biết ở
đây là phải biết rõ, đánh giá đúng cán bộ nhằm sử dụng cán bộ có hiệu quả
cũng như là căn cứ cho công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ. Việc đánh giá
cán bộ không chỉ được nhìn dưới góc độ là chỉ tập trung và phát hiện cái
hay, cái tốt của họ để khuyến khích, phát huy, mà còn phải bao hàm của việc
thấy được những thấy cái không hay, các còn tồn tại của họ để tìm cách giúp
đỡ, khắc phục. Hồ Chí Minh cho rằng, cứ mỗi lần xem xét lại cán bộ, “một
mặt sẽ tìm thấy những nhân tài mới, mặt khác thì những người hủ hóa cũng
lòi ra” Để làm tốt việc này, chủ tích Hồ Chì minh đề cao các quan điểm và
lý luận biện. Vì thế, khi xem xét, đánh giá cán bộ, không nên nhìn phiến
diện, mà phải nhìn toàn diện không thể chỉ dựa vào một việc làm của họ, mà
phải tìm hiểu tất cả các công việc mà họ thực hiện; không thể chỉ xem xét
cán bộ trong một thời điểm, mà phải thấy rõ lịch sử của họ; cần có cái nhìn
toàn diện như vậy, thì mới có thể đánh giá cán bộ một cách đúng đắn, khách
quan [50, tr. 278].
10
Trên thực tế có không ít bệnh trong đánh giá cán bộ. Chẳng hạn đó là
bệnh ưa người ta nịnh mình, bệnh đem một cái khuân khổ chật hẹp, nhất
định mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau, v.v.. Đây đều là nhưng biểu
hiện của sự không khách quan, toàn diện trong những người làm công tác
cán bộ. Biết mình là khó, song không biết mình thì không thể biết người.
Đây còn được gọi là quan điểm “tri kỉ để tri nhân” trong triết học chính trị
kết hợp với căn hóa phương Đông đã được kết tinh trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về công tác cán bộ thời đại mới.
Đánh giá đúng cán bộ được coi là động lực thúc đẩy để cán bộ hăng
hái phấn đấu vươn lên, tạo ra sự cạnh tranh trong chính các cán bộ, kích
thích lòng nhiệt huyết, sáng tạo đóng góp cho sự phát triển của tổ chức.
Thông qua đánh giá cán bộ để các cấp lãnh đạo thấy được những chỗ còn
thiếu sót trong chủ trương, đường lối, chính sách; trong công tác lãnh đạo,
quản lý tổ chức, để từ đó có biện pháp điều chỉnh, hoàn thiện các công việc
này ngày một tốt hơn. Khi đánh giá cán bộ thì phải: phát hiện mặt mạnh và
mặt yếu của cán bộ, có biện pháp khuyến khích, thúc đẩy mặt mạnh, khắc
phục mặt yếu, hướng tới nâng cao hiệu quả công tác cán bộ; xác định đúng
căn cứ để thực hiện đúng các công tác khác của công tác cán bộ (như: đề bạt,
bổ nhiệm, miễn nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển); phải
dựa trên những tiêu chí khách quan, hạn chế được những đánh giá theo ý chí
chủ quan, cảm tính, phân biệt được người có thành tích nổi trội với người
yếu kém, đánh đồng người làm tốt với người làm không tốt.
Tiêu chuẩn cán bộ là một cơ sở khoa học để đánh giá cán bộ. Tiêu
chuẩn cán bộ luôn thay đổi linh hoạt phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ chính
trị của cách mạng trong mỗi giai đoạn phát triển.
Ngoài các tiêu chuẩn chung của cán bộ nói trên, cần đáp ứng thêm các
tiêu chuẩn sau:
11
- Có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn,
tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật;
- Có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
- Gương mẫu về đạo đức, lối sống; có tác phong dân chủ, khoa học;
có khả năng tập hợp quần chúng, đoàn kết cán bộ;
- Có kiến thức về khoa học lãnh đạo quản lý; được học tập có hệ
thống ở các trường của Đảng. Đã trải qua hoạt động thực tiễn có hiệu quả.
Ở các ngành, các cấp khác ngoài các tiêu chuẩn chung của cán bộ trên
đây đều có các tiêu chuẩn riêng, cụ thể, sát hợp với từng ngành, cấp.
“Dùng đúng cán bộ” là sử dụng đúng, khéo dùng cán bộ. Việc dùng
cán bộ thì phải tuân thủ nguyên tắc “tùy tài mà dùng người”, công việc giao
cho cán bộ phải phù hợp với năng lực của họ. Nắm bắt được năng lực của
cán bộ mà dùng người thì sẽ phát huy được tài, do đó mà công việc thành
công. Việc này không những tránh lãng phí người tài, mà còn thúc đẩy họ
phát huy năng lực của cán bộ và phát hiện ra được nhiều người có năng lực
hơn nữa. Sử dụng cán bộ đúng năng lực, sở trường thì sẽ phát huy được cái
hay của mỗi người, hạn chế được những điểm yếu kém của họ. Lãnh đạo
khéo, tài nhỏ có thể hóa tài to. Lãnh đạo không khéo, tài to cũng hóa ra tài
nhỏ” [50, tr. 280].
Yêu cầu của việc sử dụng cán bộ tuy rất đơn giản nhưng trên thực tế
có công việc này lại dễ bị chi phối bởi những biểu hiện tiêu cực như ưu ái
người thân quen, thích người nịnh hót… Những biểu hiện này không chỉ gây
hại cho công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước, mà còn gây hại cho chính
những người cán bộ không đủ năng lực, tài đức, bởi khi được dung túng, cái
12
xấu trong họ sẽ càng có điều kiện phát triển và làm lu mờ, hạn chế những
điểm tốt của họ
‘Tùy tài mà dung người”; phải tạo điều kiện để cán bộ phát huy năng
lực của họ; phải tạo môi trường dân chủ để “cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra
ý kiến” [50, tr. 280]. Người lãnh đạo đối với công tác cán bộ không được tự
cao tự đại, mà phải nghe, phải hỏi ý kiến cấp dưới. Việc xây dựng môi
trường làm việc dân chủ sẽ tạo nên động lực tích cực thúc đẩy cán bộ ngày
càng có nhiều sáng kiến và hăng hái hơn trong công việc. Bên cạnh đó,
người lãnh đạo đối với công tác cán bộ phải mạnh dạn trao quyền, giao việc
cho cán bộ. Khi giao việc, ban đầu cần hướng dẫn họ những vấn đề cơ bản
rồi sau đó rồi tạo điều kiện để họ chủ động thực hiện công việc của mình.
Điều này đòi hỏi cũng cần phải có niềm tin đối với cán bộ. Việc đặt lòng tin
vào cán bộ để giao việc vừa là một cách đào tạo cán bộ, vừa là cách tạo động
lực hành động cho chính họ.
“Cất nhắc đúng cán bộ” là bố trí cán bộ là công việc quan trọng hơn.
Theo Hồ Chí Minh, khi cất nhắc cán bộ, phải vì công tác, tài năng, vì cổ
động cho đồng chí khác thêm hăng hái; cất nhắc cán bộ phải xuất phát từ
hiệu quả công tác thực tế của cán bộ, và phải có tác dụng khuyến khích các
cán bộ khác vươn lên; cất nhắc cán bộ phải cho đúng; không nên cất nhắc
cán bộ như “giã gạo”; trước khi cất nhắc thì phải xem xét kỹ; khi đã cất nhắc
thì phải giúp đỡ; khi cán bộ mắc sai lầm thì hạ cấp, chờ lúc họ làm khá, lại
cất nhắc lên [50, tr. 282]. Cũng theo Hồ Chí Minh, đây là hoạt động có tác
động trực tiếp đến “lòng tự tin, tự trọng” của cán bộ. Không nên đợi đến khi
các sai lầm, khuyết điểm của cán bộ trở nên nặng nề thì mới mang ra xử lý
một lần. Như thế là “đập” cán bộ. Cán bộ bị “đập” thì mất đi sự tự tin, từ chỗ
hăng hái cũng hóa thành nản chí, từ nản chí mà trở nên vô dụng.
13
“Yêu thương cán bộ” là tính nhân văn trong công tác cán bộ. Theo
Hồ Chí Minh: thương yêu cán bộ “là giúp họ học tập thêm, tiến bộ thêm”,
“giúp họ giải quyết những vấn đề khó khăn sinh hoạt, ngày thường thì điều
kiện dễ chịu, khi đau ốm được chăm sóc, gia đình họ khỏi khốn quẫn” [50,
tr. 283]. Việc thương yêu cán bộ phải luôn gắn liền với công tác của họ để
khi có khuyết điểm thì giúp họ sửa chữa ngay cũng như động viên, khuyến
khích kịp thời những lúc họ phát huy ưu điểm. Đối với những cán bộ mắc
sai lầm, không nên nhận rằng họ muốn như thế mà công kịch họ.
“Phê bình đúng cán bộ” là chỉ ra sai lầm, khuyết điểm của cán bộ.
Người cán bộ có thể có sai lầm và khuyết điểm. Người lãnh đạo phải là
người chỉ ra cho cán bộ của mình những hạn chế, khuyết điểm và giúp họ
nhìn nhận đúng đắn nhất, biết cách sửa chữa nhất. Cũng theo Hồ Chí Minh,
đối với cán bộ mắc sai lầm, phải tìm cách để họ tự nhận rõ sai lầm đó, làm cho
họ vui lòng tự nguyện sửa đổi; tuyệt đối tránh thái độ qui chụp, công kích.
Thứ hai, Đảng phải quy hoạch đúng cán bộ.
Hoạt động này diễn ra đối với lãnh đạo lãnh đạo, quản lý các ngành,
các cấp, các lĩnh vực của hệ thống chính trị và nhằm mục đích giúp họ hoàn
thành có hiệu quả những nhiệm vụ đảm nhận và chuẩn bị những điều kiện
tốt cho thời kỳ, giai đoạn cách mạng tiếp theo. Việc quy hoạch cán bộ là
quan trọng vì đây là tiền đề để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho
phù hợp, tạo cơ hội cho họ phấn đấu, rèn luyện, không ngừng vươn lên đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước.
Để phát huy cao nhất hiệu quả của công tác quy hoạch cán bộ, Đảng
phải thực sự gắn kết công tác này với tất cả các khâu khác trong công tác
cán bộ như: nhận xét, đánh giá cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; luân
chuyển, sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ. Đảng cần thực hiện quy hoạch
“động” và “mở”. Quy hoạch “mở” là quy hoạch không khép kín trong từng
14
ngành, từng địa phương, từng đơn vị, không hạn chế một số ít người được
định sẵn một cách chủ quan. Trong quy hoạch, mỗi chức danh lãnh đạo cần
có ít nhất từ hai đến ba cán bộ dự bị. Mỗi cán bộ có thể dự kiến đảm nhiệm
từ hai đến ba chức danh. Quy hoạch “động” là quy hoạch được rà soát
thường xuyên, được điều chỉnh theo sát với yêu cầu thực tế của sự phát triển
cán bộ, kịp thời bổ sung những nhân tố mới vào quy hoạch. Đảng cần tạo ra
“dòng chảy” trong công tác quy hoạch cán bộ; hằng năm, phải rà soát lại đội
ngũ cán bộ trong quy hoạch để có sự điều chỉnh, bổ sung.
Khi quy hoạch cán bộ, Đảng phải tiến hành đồng bộ từ trên xuống
dưới; hướng dẫn cấp dưới quy hoạch cán bộ; lấy quy hoạch cán bộ cấp dưới
làm cơ sở cho quy hoạch cán bộ cấp trên; phải dựa trên căn cứ khoa học và
thực tiễn; vừa tạo nguồn cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý,
vừa tạo động lực thúc đẩy, phát huy nhân tố chủ quan, phấn đấu vươn lên
của cán bộ; bảo đảm sự đoàn kết trong phát triển của toàn đội ngũ cán bộ; đề
phòng tư tưởng cơ hội, chạy theo quy hoạch; không cứng nhắc, máy móc
trong xây dựng và thực hiện quy hoạch; phải thực hiện công khai công tác
quy hoạch cán bộ theo đúng thẩm quyền quyết định quy hoạch.
Thứ ba, Đảng phải đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là: trang bị hệ thống thế giới
quan, nhân sinh quan, phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh; trang bị hệ thống tri thức chuyên môn, kiến thức lãnh đạo,
quản lý và kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý đương chức và quy hoạch các cấp có phẩm chất đạo đức, thái
độ, hành vi ứng xử và kỷ luật nghề nghiệp, tận tụy với công vụ và sự nghiệp
đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
giúp cho cán bộ, đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo, quản lý, biết vận dụng linh
15
hoạt phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào
điều hành thực tiễn, có đủ năng lực lý luận, tri thức hiện đại của nhân loại.
Yêu cầu về nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là: phải gắn lý luận
với sự vận động thực tiễn khách quan; phải nâng cao năng lực, trí tuệ cho
đội ngũ đảng viên, cán bộ lãnh đạo trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn một
cách khoa học; hạn chế tới mức có thể tình trạng kinh nghiệm, cảm tính; bảo
đảm cập nhật kiến thức mới và kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, tiêu
chuẩn chức danh đối với từng đối tượng ở từng vị trí công tác, phù hợp tình
hình mới và yêu cầu cụ thể của từng lĩnh vực, địa phương, vùng, miền; cung
cấp cho người học tri thức khoa học, kỹ năng xử lý tình huống chính trị thực
tiễn; bảo đảm cân đối giữa việc bổ sung kiến thức, nâng cao kỹ năng chuyên
môn với giải đáp những vấn đề thực tiễn cụ thể mới đang diễn ra trong
ngành, tại địa phương.
Quá trình đào tạo, bồi dưỡng cần phải: có tính thường xuyên, liên tục
(bởi lẽ tri thức và các tình huống thực tiễn luôn vận động và thay đổi theo
thời gian); không rập khuôn nội dung đào tạo, bồi dưỡng sơ cứng và bất biến
với sự vận động khách quan; gắn học với hành, gắn lý luận với thực tiễn. Để
đạt được những yêu cầu cơ bản này, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng,
Đảng cần phải đổi mới trong từng khâu; phải thiết kế nội dung đào tạo, bồi
dưỡng phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Thứ tư, Đảng phải điều động, luân chuyển cán bộ một cách đúng đắn.
Điều động, luân chuyển cán bộ là sắp xếp cán bộ vào những vị trí
công tác mới. Hoạt động này nhằm thực hiện các mục tiêu chính sau đây:
Thứ năm, Đảng phải quản lý, sử dụng cán bộ một cách đúng đắn.
Để quản lý, sử dụng cán bộ một cách đúng đắn, Đảng cầ phải áp dụng
các nguyên tắc như sau. Đảng trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ, trước hết là
16
cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ngành, các cấp; đồng thời, phát huy trách
nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị; Đảng phân công,
phân cấp quản lý cán bộ cho các cấp uỷ và tổ chức Đảng, đồng thời thường
xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ của các ngành, các cấp.
Thứ sáu, Đảng phải có chính sách cán bộ đúng đắn.
Chính sách cán bộ đúng đắn thể hiện các nội dung sau: có chế độ đãi
ngộ phù hợp với vị trí, vai trò của cán bộ, công chức; có chính sách thu hút
nhân tài hiệu quả; có kế hoạch khích lệ, động viên tính tích cực, sáng tạo,
tinh thần thi đua vươn lên đạt thành tích cao trong công tác của cán bộ.
Chính sách cán bộ đúng đắn phải phát huy được tính tích cực, chủ
động, sáng tạo trong công tác của cán bộ.
Chính sách cán bộ không cố định mà luôn được đổi mới, điều chỉnh
cho phù hợp với yêu cầu, điều kiện của đất nước trong từng hoàn cảnh lịch
sử cụ thể. Trong giai đoạn mới hiện nay, công tác chính sách cán bộ cũng
phải thay đổi cho phù hợp, cập nhật và đáp ứng được những yêu cầu, nhiệm
vụ mới của đất nước.
Chính sách cán bộ đúng đắn phải phải bảo đảm công bằng, công khai.
Chính sách cán bộ công bằng có nghĩa là mọi cán bộ trong diện chính sách
Việc công khai mọi chế độ chính sách đối với cán bộ cũng là một nguyên tắc
tạo nên sự công bằng trong công tác cán bộ.
1.2. Phương thức lãnh đạo của cấp Ủy Đảng đối với công tác tổ
chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh
Các phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ nói
chung và đối với công tác cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh nói
riêng gồm các nội dung như sau.
17
Thứ nhất, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác tổ chức
cán bộ thông qua đường lối, chủ trương, chính sách.
Vai trò lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị nói chung và lãnh
đạo công tác cán bộ nói riêng được thể hiện thông qua việc đề ra các chủ
trương, đường lối, chính sách về cán bộ. Sau đó, Đảng phải đưa ra đường
lối, chủ trương, chính sách đúng, phù hợp với từng thời kì. Khi cuộc sống
yêu cầu về công tác cán bộ thay đổi, thì đường lối, chính sách của Đảng
cũng cần có sự bổ sung và phát triển.
- Tổ chức tốt hệ thống thông tin từ Trung ương đến cơ sở; định kỳ
điều tra nghiên cứu tình hình thực tế; nâng cao chất lượng công tác thu thập,
phân tích, tổng hợp tình hình, bảo đảm phản ánh kịp thời, chính xác những
tình hình cơ bản, những sự kiện quan trọng; kiên quyết chống lối làm việc
quan liêu, xa rời thực tế, xa rời cơ sở, xa rời quần chúng;
- Chống tác phong đại khái, hời hợt, không đi sâu vào thực chất của
vấn đề, của sự việc; tăng cường nghiên cứu lý luận và tổng kết kinh nghiệm;
phải tìm ra những nội dung, phương pháp và bước đi thích hợp; phải giải
quyết các vấn đề mới mẻ nảy sinh từ thực tiễn cách mạng Việt Nam;
- Tổ chức chu đáo việc học tập lý luận Mác - Lênin, học tập những
kiến thức về kinh tế, về khoa học kỹ thuật cho đông đảo cán bộ, Đảng viên;
thường xuyên đi sâu vào thực tiễn để phân tích, tổng kết kinh nghiệm và
khái quát lý luận cần thiết; không ngừng bổ sung, phát triển và cụ thể hóa
hơn nữa đường lối, chính sách của Đảng; phải kiện toàn các cơ quan làm
nhiệm vụ nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn; Phải nắm chắc bản chất
cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, thấu suốt hơn quy luật
phát triển của xã hội; Phải ngày càng trưởng thành trong việc vận dụng
những hiểu biết đó vào thực tiễn để định ra đường lối, chính sách một cách
đúng đắn và sáng tạo.
18
Thứ hai, Đảng lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ thông qua thể chế hóa
cương lĩnh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về công tác cán bộ
thành pháp luật, chính sách của Nhà nước.
Bàn về cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ,
cố Tổng bí thư Lê Duẩn đã từng chỉ rõ: “Đảng lãnh đạo thông qua Nhà
nước, bằng Nhà nước. Đảng lãnh đạo nhân dân chứ không phải Đảng thay
thế nhân dân làm chủ Nhà nước. Như vậy, muốn lãnh đạo công tác cán bộ
thành công, Đảng phải lãnh đạo thông qua chính các chủ trương, chính sách
của Nhà nước về công tác cán bộ.
Thứ ba, Đảng lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ thông qua công tác
chính trị, tư tưởng, thông qua vai trò tiên phong gương mẫu của Đảng viên.
Đảng cần nghiên cứu, đề ra kế hoạch học tập cho các loại cán bộ;
đồng thời, phải có tổ chức, có kiểm tra chặt chẽ; nghiêm khắc phê phán bệnh
chủ quan, bệnh kinh nghiệm, lười học, ngại học lý luận, thái độ coi thường
lý luận, hoặc chỉ lý luận suông, xem nhẹ việc nghiên cứu tình hình thực tế,
tổng kết rút kinh nghiệm.
Thứ tư, Đảng lãnh đạo công cán bộ thông qua công tác kiểm tra.
Việc kiểm tra cần phải được thực hiện có trọng tâm, nắm bắt chính
xác khâu mấu chốt; phải có yêu cầu cụ thể, nếu không thì sẽ kiểm tra chung
chung hoặc miên man không có kết quả.
19
Tiểu kết chương
Hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ là toàn
bộ hoạt động chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp ủy Đảng có thẩm quyền
nhằm phát huy cao nhất tiềm năng của cán bộ trong hệ thống chính trị và
toàn xã hội, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ. Việc lãnh đạo của Đảng đối với công tác
cán bộ được biểu thị qua các khâu cơ bản như sau: đánh giá cán bộ; quy
hoạch cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; điều động và luân chuyển cán bộ;
quản lý và sử dụng cán bộ; đề ra chính sách cán bộ. Các khâu cơ bản này
đều có mối quan hệ mật thiết, không tách rời với nhau, tạo tiền đề cũng như
củng cố, bổ sung cho nhau cũng phát triển. Luân chuyển đúng cán bộ là
khâu đột phá. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch là khâu cơ bản có
tính chiến lược trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ cho tương lai. Phương
thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ là lãnh đạo thông qua đường
lối, chủ trương, chính sách; thông qua công tác chính trị, tư tưởng; thông qua
thực tiễn từ chính công tác cán bộ và vai trò tiên phong gương mẫu của cán
bộ, đảng viên; và thông qua công tác kiểm tra của Đảng. Mà trong các
phương thức trên, Đảng lãnh đạo công tác cán bộ thông qua đảng viên là
phương thức lãnh đạo chủ yếu nhất.
20
Chương 2
THỰC TRẠNG LÃNH ĐẠO CỦA CẤP ỦY ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG
TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH
2.1. Thực trạng sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ
chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh: những kết quả đạt được
2.1.1. Đặc điểm tình hình tổ chức bộ máy của bảo hiểm xã hội tỉnh
Bắc Ninh
- về quá trình thành lập: bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh được thành
lập đi vào hoạt động từ ngày 01/10/1997, theo Quyết định số 1613/bảo hiểm
xã hội/QĐ-TCCB, ngày 16/9/1997 của Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt
Nam. Tổ chức bộ máy khi mới được thành lập có 05 phòng chuyên môn, 06
bảo hiểm xã hội huyện, thị xã trực thuộc, với 68 cán bộ, công chức, viên
chức. Từ tháng 01/2003, bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh tiếp nhận Bảo hiểm
y tế (bảo hiểm y tế) tỉnh Bắc Ninh, hoạt động theo tổ chức mới, với chức
năng, nhiệm vụ mới.
Tổ chức bộ máy hiện nay của bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh gồm 11
phòng chuyên môn, 08 Bảo hiểm xã hội huyện, thị xã, thành phố trực thuộc.
Tổng số công chức, viên chức và người lao động toàn ngành hiện có 265
người. Tổ chức Đảng, đoàn thể trực thuộc gồm: Đảng bộ Bảo hiểm xã hội
tỉnh có 11 Chi bộ đảng trực thuộc với tổng số 89 đảng viên (toàn Ngành là
172 đảng viên); Công đoàn Ngành gồm 10 Công đoàn cơ sở với tổng số 265
đoàn viên; Đoàn thanh niên cơ quan gồm 28 đoàn viên và Hội Cựu chiến
binh Bảo hiểm xã hội tỉnh gồm 11 hội viên.
- Về quyền hạn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh có nhiệm vụ xây
dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh
21
và chương trình công tác hàng năm. tổ chức thực hiện kế hoạch, chương
trình sau khi được phê duyệt về các mặt công tác: quản lý thu, chi trả, giải
quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; cấp
sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia; thực hiện thanh
tra, kiểm tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp; cải cách thủ tục hành chính; quản lý, lưu trữ hồ sơ tài liệu
hành chính, nghiệp vụ và hồ sơ đối tượng tham gia, hưởng các chế độ bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; chủ trì, phối hợp với các
cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, các tổ chức,
cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, để
giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ theo quy
định.
2.1.2. Đặc điểm tình hình hoạt động của Đảng ủy bảo hiểm xã hội
tỉnh Bắc Ninh
Đảng bộ bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh được thành lập ngày
01/10/1997, tiền thân là Chi bộ bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh- Bắc Giang,
gồm tổ chức đảng trực thuộc Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Bắc Ninh. Qua
hơn 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Đảng bộ bảo hiểm xã hội tỉnh
Bắc Ninh đã có tổng số 11 Chi bộ trực thuộc (tương ứng 11 phòng chuyên
môn nghiệp vụ) với 92 đảng viên (trong đó có 86 đảng viên chính thức và 06
đảng viên dự bị). 100% đảng viên có trình đại học trở lên, 38% đảng viên
(tương ứng 36 người) có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên, 73%
đảng viên (tương ứng 70 người) có trình độ quản lý nhà nước chuyên viên
trở lên. Đây là nguồn lực chất lượng cao để làm tốt công tác tham mưu cho
sự lãnh đạo của cấp ủy đảng của ngành trên các lĩnh vực công tác cũng như
góp phần vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao của bảo hiểm
xã hội tỉnh Bắc Ninh. Nhiệm kỳ 2015 – 2020, Ban chấp hành Đảng bộ bảo
hiểm xã hội tỉnh có 09 người hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, trong đó có
22
01 đồng chí Phó Giám đốc là bí thư, đồng chí Giám đốc là phó bí thư và 07
trưởng phòng nghiệp vụ là ủy viên của Ban chấp hành Đảng bộ.
Những năm qua, Đảng ủy bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh luôn chú
trọng công tác xây dựng đảng, góp phần hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ
chính trị được giao, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của tỉnh. Các cấp ủy đảng luôn nắm vững Điều lệ Đảng quy định, các
văn bản hướng dẫn của Trung ương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
lần thứ XVIII, từ đó, xây dựng chương trình hành động triển khai thực hiện
nhiệm vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức. Đảng ủy chú
trọng chỉ đạo việc đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục
chính trị, tư tưởng; thường xuyên quan tâm giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kịp thời nắm bắt tư tưởng cán bộ,
đảng viên, dư luận xã hội, những vấn đề phức tạp nảy sinh để định hướng
công tác và có biện pháp giáo dục chính trị, tư tưởng phù hợp. Công tác bồi
dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trong khối
được cấp ủy các cấp quan tâm chỉ đạo. Đảng bộ luôn chú trọng công tác giáo
dục chính trị cho đội ngũ đảng viên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo dục lý
luận chính trị thường xuyên được đổi mới cả về nội dung và phương thức.
Hằng năm Đảng ủy đã phối hợp cử từ 3 đến 6 cán bộ, đảng viên tham gia
các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho các quần chúng ưu tú, và 4 đến 5
quần chúng học lớp bồi dưỡng đảng viên mới. Đồng thời Đảng ủy, chính
quyền cũng thường xuyên phối hợp với Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ
tỉnh Bắc Ninh cử đảng viên học các lớp cao cấp, trung cấp lý luận chính trị,
nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đảng viên.
Đảng ủy đã tập trung chỉ đạo các cấp ủy cơ sở phối hợp với lãnh đạo
các đơn vị giải quyết các nhóm vấn đề tư tưởng, đạo đức gây bức xúc trong
23
một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh đã lan tỏa trong toàn Đảng bộ và bước đầu có
sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động. Đã có nhiều cách làm
hay, nhiều việc làm tốt, nhiều mô hình được nhân rộng góp phần nâng cao ý
thức tự giác trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, đẩy lùi sự suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, góp
phần xây dựng từng Chi bộ đảng và Đảng ủy bảo hiểm xã hội tỉnh đạt trong
sạch vững mạnh.
2.1.3. Về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ
Những năm qua, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
tổ chức đảng, chất lượng cán bộ, đảng viên, Ban Chấp hành Đảng bộ đã có
nhiều nghị quyết chuyên đề sát với tình hình, nhiệm vụ thực tiễn của Đảng
bộ và nhiệm vụ chính trị của bảo hiểm xã hội tỉnh, qua đó đã tạo được sự
chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng đảng ngay từ cơ sở. Nền nếp
sinh hoạt đảng được duy trì, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân
chủ, chế độ tự phê bình và phê bình, nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật, tính tiên
phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là của cán bộ chủ chốt. Đảng
bộ luôn quan tâm coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ và phát huy vai trò của
các đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội trong công tác xây dựng đảng. Thường
xuyên chăm lo xây dựng và củng cố khối đoàn kết, thống nhất trong toàn
Đảng bộ, trước hết là trong cấp ủy. Đổi mới phương thức lãnh đạo của các
cấp ủy đảng trong việc xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc,
quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị, quy chế phối hợp giữa cấp ủy đảng
với tập thể lãnh đạo cơ quan. Đến nay, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng,
Ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những kết quả đáng ghi
nhận trong xây dựng đội ngũ cán bộ phù hợp với từng chức danh, nhiệm vụ:
Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh hiện nay có 265 người. Trong đó, 213
công chức, viên chức; 30 Hợp đồng lao động tạm tuyển trong chỉ tiêu biên
24
chế khung (làm chuyên môn nghiệp vụ), 22 người hợp đồng lao động theo
Nghị định 68/NĐ-CP (làm lái xe, bảo vệ, tạp vụ). Số lượng cán bộ và Hợp
đồng lao động tại từng phòng ban, đơn vị như sau.
* Khối Văn phòng bảo hiểm xã hội tỉnh có 118 người. Trong đó: -
Ban Giám đốc có 03 người; - Phòng Tổ chức cán bộ có 05 người; - Phòng
Kế hoạch - Tài chính có 9 người; - Phòng Quản lý thu có 12 người; - Phòng
Chế độ Bảo hiểm xã hội có 10 người; - Phòng Thanh tra - Kiểm tra có 9
người; - Phòng Giám định bảo hiểm y tế có 25 người; - Phòng Cấp sổ và thẻ
có 11 người; - Phòng Tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính có 9
người; - Phòng Công nghệ thông tin có 5 người; - Phòng Khai thác và Thu
nợ có 8 người; - Văn phòng có 12 người;
* Khối bảo hiểm xã hội huyện, thị xã, thành phố có 147 người. Trong
đó: - Bảo hiểm xã hội thành phố Bắc Ninh có 26 người; - Bảo hiểm xã hội
thị xã Từ Sơn có 18 người; - Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du có 21 người; -
Bảo hiểm xã hội huyện Yên Phong có 18 người; - Bảo hiểm xã hội huyện
Quế Võ có 19 người; - Bảo hiểm xã hội huyện Thuận Thành có 16 người; -
Bảo hiểm xã hội huyện Gia Bình có 14 người; - Bảo hiểm xã hội huyện
Lương Tài có 15 người.
Trong số 265 người có: 117 nam (gồm khối văn phòng 51 người, bảo
hiểm xã hội cấp huyện 66 người); 148 nữ người (gồm khối Văn phòng 62
người, bảo hiểm xã hội cấp huyện 86 người); 102 người dưới 30 tuổi; 152
người từ 30 - 50 tuổi; 11 người từ 50 - 60 tuổi; 178 đảng viên (gồm khối văn
phòng 91 người, bảo hiểm xã hội cấp huyện 87 người); 31 người ở ngạch
chuyên viên chính (mã số 01002) trở lên; 203 người ở ngạch chuyên viên
(mã số 01003); 09 người ở ngạch cán sự (mã số 01004); 22 người ở ngạch
nhân viên (01005) Hợp đồng lao động theo Nghị định 68/NĐ-CP.
Nếu phân theo chức vụ, chức danh thì có 213 người. Trong đó: - công
chức lãnh đạo có 03 người (gồm: Giám đốc và 02 Phó Giám đốc Bảo hiểm
25
xã hội tỉnh); - viên chức quản lý có 59 người (gồm: 11 Trưởng phòng và
Chánh văn phòng; 21 Phó Trưởng phòng và Phó Chánh Văn phòng; 8 Giám
đốc và 19 Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp huyện); - viên chức không giữ
chức vụ quản lý có 181 người (trong đó có: 08 Kế toán trưởng Bảo hiểm xã
hội cấp huyện; 17 Tổ trưởng và 10 Phó Tổ trưởng tổ nghiệp vụ thuộc Bảo
hiểm xã hội cấp huyện).
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà
nước: 40 người có trình độ thạc sỹ; 203 người có trình độ đại học; 2 người
có trình độ cao đẳng; 9 người có trình độ trung cấp; 11 người có trình độ sơ
cấp; 11 người có trình độ lý luận chính trị cao cấp và đại học; 33 người có
trình độ lý luận chính trị trung cấp; 199 người người có trình độ sơ cấp lý
luận chính trị; 04 người có trình độ quản lý nhà nước chương trình chuyên
viên cao cấp và cử nhân; 65 người có trình độ quản lý nhà nước chương
trình chuyên viên chính; 45 người có trình độ quản lý nhà nước chương trình
chuyên viên.
2.1.4. Về công tác đánh giá cán bộ
Tỉnh Bắc Ninh trong các năm qua đã đẩy mạnh việc phân cấp quản lý
cán bộ và tăng cường trách nhiệm cho các cấp uỷ Đảng, thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị trực thuộc trong việc quản lý cán bộ và đánh giá cán bộ, gắn
với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
thực hiện việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn
đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Vì thế nên công tác nhận xét, đánh
giá cán bộ của bảo hiểm xã hội Tỉnh Bắc Ninh ngày càng đi vào nền nếp,
đúng quy định. Quy trình đánh giá cán bộ được thực hiện nghiêm túc. Việc
triển khai thực hiện Quy định số 165-QĐ/TW, ngày 18/02/2013 của Bộ
Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm hàng năm đối với thành viên lãnh đạo
cấp Ủy và cán bộ lãnh đạo trong các chi ủy, chị bộ được thực hiện khá tốt,
26
đảm bảo mục đích, yêu cầu, nội dung và tiến độ. Về kết quả phân loại cán bộ
năm 2017, khối văn phòng, bảo hiểm xã hội tỉnh có 63,5 % hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ, 33,75% hoàn thành tốt nhiệm vụ, 2,0% hoàn thành nhiệm vụ,
0,75% chưa hoàn thành nhiệm vụ; khối bảo hiểm xã hội cấp huyện có 34,36%
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 63,88% hoàn thành tốt nhiệm vụ, 1,76% hoàn
thành nhiệm vụ, 0% chưa hoàn thành nhiệm vụ.
Trên cơ sở kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, Đảng ủy đã lãnh đạo
các cơ quan, đơn vị chủ động thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, sắp xếp, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ, xử lý đối với
những cán bộ chưa hoàn thành nhiệm vụ, sa sút về phẩm chất chính trị, đạo
đức lối sống. Những đơn vị thực hiện tốt công tác nhận xét, đánh giá cán bộ
như: bảo hiểm xã hội thành phố, bảo hiểm xã hội thị xã Từ Sơn, bảo hiểm xã
hội huyện Tiên Du.
2.1.5. Về công tác quy hoạch cán bộ
Công tác quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020, giai đoạn 2021-
2026 ở cả 2 khối cấp tỉnh và cấp huyện đã được tiến hành một cách đồng bộ,
đúng nguyên tắc, quy trình. Trên cơ sở kết quả quy hoạch cán bộ, việc xây
dựng kế hoạch đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, bố trí, điều động, luân chuyển cán
bộ được thực hiện một cách chủ động hơn, cơ bản khắc phục tính hình thức
trong quy hoạch cán bộ.
Ban cán sự Đảng bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có các hướng dẫn về
công tác quy hoạch cán bộ như: Hướng dẫn số 68/bảo hiểm xã hội-BCS
ngày 15/5/2013 của Ban cán sự Đảng Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc
Hướng dẫn thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý Bảo hiểm
xã hội các tỉnh; Hướng dẫn số 120-HD/BCSĐ ngày 30/8/2017 của Ban cán
sự Đảng Bảo hiểm xã hội Việt Nam về thực hiện quy hoạch các chức danh
lãnh đạo, quản lý Bảo hiểm xã hội Tỉnh, Thành phố giai đoạn 2021- 2026 và
việc rà soát bổ sung quy hoạch hàng năm. Từ đó, bảo hiểm xã hội Tỉnh Bắc
27
Ninh đã thực hiện xong quy hoạch cán bộ quản lý các giai đoạn 2015-2020,
2021- 2026; báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt. Cụ thể:
Kết quả quy hoạch cán bộ giai đoạn 2015 – 2020 như sau.
- Quy hoạch chức danh Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh: 03 người (01
vị trí).
- Quy hoạch chức danh Phó Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh: 10 người
(03 vị trí).
- Quy hoạch chức danh Trưởng phòng: 25 người (11 vị trí).
- Quy hoạch chức danh Phó Trưởng phòng: 24 người (22 vị trí).
- Quy hoạch chức danh Giám đốc bảo hiểm xã hội huyện: 16 người
(08 vị trí).
- Quy hoạch chức danh Phó Giám đốc bảo hiểm xã hội huyện: 22 người
(19 vị trí).
Kết quả quy hoạch cán bộ giai đoạn 2021 – 2026 như sau.
- Quy hoạch chức danh Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh: 03 người (01
vị trí).
- Quy hoạch chức danh Phó Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh: 08 người
(03 vị trí).
- Quy hoạch chức danh Trưởng phòng: 27 người (11 vị trí).
- Quy hoạch chức danh Phó Trưởng phòng: 40 người (22 vị trí).
- Quy hoạch chức danh Giám đốc bảo hiểm xã hội huyện: 21 người
(08 vị trí).
- Quy hoạch chức danh Phó Giám đốc bảo hiểm xã hội huyện: 38 người
(19 vị trí).
2.1.6. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Tỉnh Bắc Ninh trong nhiều năm qua đã ban hành, sửa đổi, bổ sung
đồng bộ các Nghị quyết, các đề án để triển khai thực hiện tốt công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ như: Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày
28
8/6/2012 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Bắc Ninh về việc quy định chế độ,
chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài tỉnh Bắc
Ninh; Quyết định số 198/2013/QĐ-UBND ngày 29/5/2013 sửa đổi, bổ sung
Quyết định số 33; Quyết định số 680/QĐ-UBND ngày 30/11/2017 của
UBND Tỉnh Bắc Ninh Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển nhân lực
Tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số
740/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh ngày 11/6/2012 về việc Phê duyệt
kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành nội vụ Tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2011-2020.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh cũng xác định đây là nhiệm vụ trọng
tâm để có được đội ngũ cán bộ bảo đảm yêu cầu và sức chiến đấu. Các cấp
ủy Đảng các đơn vị đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc cử, giới thiệu cán
bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng theo các khóa, các loại hình đào tạo
(như: cao cấp lý luận chính trị - hành chính, trung cấp lý luận chính trị -
hành chính, kiến thức quản lý nhà nước, đào tạo kỹ năng, ngoại ngữ, tin học,
đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ).
Đặc biệt, Hội nghị sơ kết công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm
2018 và trao Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng ngày 02/8/2018 của Đảng bộ bảo
hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh đã khẳng định rằng, Đảng ủy đã thực hiện tốt
công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên
chức. Đó là: tổ chức phổ biến quán triệt kịp thời các chỉ thị, Nghị quyết của
Đảng theo hướng dẫn của cấp Ủy cấp trên; tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và
làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo các chuyên đề
đã xây dựng trong năm 2018; công tác giáo dục lý luận chính trị được quan
tâm. Hiện nay Đảng bộ có 02 đảng viên đang học lớp cao cấp lý luận chính
trị, 08 đảng viên học lớp Trung cấp lý luận chính trị; đảng viên có tư tưởng
lập trường vững vàng, yên tâm công tác.
29
Công tác phát triển đảng viên được chú trọng. Sáu tháng đầu năm
2018, Đảng bộ kết nạp 02 đảng viên mới, thực hiện chuyển đảng chính thức
cho 02 đảng viên. Công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo kế hoạch.
Đảng ủy lãnh đạo các đoàn thể trong cơ quan hoạt động và hoàn thành
nhiệm vụ được giao, tham gia tốt công tác xây dựng Đảng, bồi dưỡng giới
thiệu quần chúng, đoàn viên ưu tú cho Đảng; Đảng bộ đạt trong sạch vững
mạnh với 11/11 chi bộ trong sạch, vững mạnh.
2.1.7. Về công tác tuyển dụng cán bộ, đề bạt, bổ nhiệm, bố trí cán bộ
Công tác tuyển dụng cán bộ, công chức được thực hiện theo đúng quy
định, đảm bảo nguyên tắc và chủ trương, yêu cầu, đồng thời bảo đảm công
khai, dân chủ và khách quan trong tuyển dụng. Công tác bổ nhiệm cán bộ
tại bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh được thực hiện dựa trên các căn cứ các
quy định của Đảng và Nhà nước như sau: - Quyết định số 67-QĐ/TW ngày
04/7/2007 của Bộ Chính trị ban hành Quy định về phân cấp quản lý cán bộ;
- Quyết định số 68-QĐ/TW ngày 04/7/2007 của Bộ Chính trị ban hành Quy
chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; - Quy định số 260-
QĐ/TW ngày 02/10/2009 của Bộ Chính trị quy định về việc thôi giữ chức
vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ; - Quyết định số 286-QĐ/TW ngày
08/02/2010 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế đánh giá cán bộ; -
Quyết định số 75-QĐ/TW ngày 21/8/2007 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ
luật cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí; - Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày
25/01/2002 của Bộ Chính trị về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản
lý; - Kết luận số 12-KL/TW ngày 22/3/2017 của Bộ Chính trị về sửa đổi, bổ
sung một số quy định về công tác cán bộ; - Quy định số 89-QĐ/TW ngày
04/8/2017 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về khung tiêu chuẩn
đánh giá, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các
cấp; - Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 26/9/2007 của Ban Tổ chức
30
Trung ương thực hiện Quy định về phân cấp quản lý cán bộ, Quy chế bổ
nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; - Nghị định số 51/2002/NĐ-
CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí,
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí; - Quyết định
số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ,
công chức lãnh đạo; - Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của
Chính phủ về việc Quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán áp dụng
trong lĩnh vực kế toán Nhà nước.
Trong nội bộ ngành bảo hiểm xã hội cũng có Quyết định số
1809/QĐ-bảo hiểm xã hội ngày 11/10/2017 của Tổng Giám đốc bảo hiểm
xã HỘI Việt Nam (quy định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân
chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ và công tác đối với công
chức lãnh đạo, viên chức quản lý và quy định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kế
toán trưởng tại các đơn vị thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam), và
Quyết định số 1808/QĐ-bảo hiểm xã hội ngày 11/10/2017 quy định về tiêu
chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, viên chức quản lý thuộc hệ thống bảo
hiểm xã hội Việt Nam.
Hoạt động bổ nhiệm công chức lãnh đạo, viên chức quản lý trong bảo
hiểm xã hội Bắc Ninh được thực hiện trên các nguyên tắc sau.
- Ban Cán sự đảng bảo hiểm xã hội Việt Nam (cấp Trung ương), Đảng
ủy bảo hiểm xã hội tỉnh và Lãnh đạo bảo hiểm xã hội tỉnh trực tiếp lãnh đạo
công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm hoặc từ chức đối
với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý (gồm cấp tỉnh và cấp huyện) theo
đúng thẩm quyền được phân cấp.
- Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trách nhiệm của
người đứng đầu cơ quan, đơn vị; thủ trưởng cơ quan, đơn vị ra quyết định bổ
31
nhiệm hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt hoặc quyết định
bổ nhiệm phải chịu trách nhiệm về quyết định hoặc đề xuất của mình.
- Cán bộ được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại phải đảm bảo các điều kiện,
tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm theo quy định của Đảng, Nhà nước và của
Ngành.
- Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; căn cứ vào
phẩm chất, đạo đức, tiêu chuẩn của chức danh và năng lực, sở trường của
cán bộ.
- Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ công chức
lãnh đạo, viên chức quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của
cơ quan, đơn vị.
- Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm thì cũng có thẩm quyền
quyết định bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm hoặc chấp
nhận đơn từ chức của công chức lãnh đạo, viên chức quản lý.
Quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức, viên chức quản lý trong
bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh được tiến hành như sau.
- Trên cơ sở nhu cầu bổ sung kiện toàn các chức danh lãnh đạo, quản
lý, theo phân cấp của bảo hiểm xã hội Việt Nam, bảo hiểm xã hội tỉnh tổ
chức hội nghị tập thể Đảng ủy và lãnh đạo bảo hiểm xã hội tỉnh (để thảo
luận, thống nhất chủ trương kiện toàn, bổ sung; nguồn nhân sự dự kiến xem
xét kiện toàn; dự kiến phân công nhiệm vụ). Những nội dung đã thảo luận,
thống nhất tại hội nghị được thể hiện thành Nghị quyết liên tịch giữa tập thể
lãnh đạo và cấp ủy bảo hiểm xã hội tỉnh. Trong trường hợp cần thiết, để
nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành, hoặc để thực hiện kế hoạch đào tạo,
luân chuyển bồi dưỡng cán bộ của ngành, thì Đảng ủy và Lãnh đạo sẽ xem
xét, thống nhất cho ý kiến chủ trương kiện toàn. Trên cơ sở chủ trương đã
thống nhất, bảo hiểm xã hội tỉnh triển khai thực hiện. Quy trình này có 4
bước sau.
32
Bước 1: Tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo và cấp Ủy bảo hiểm xã hội
tỉnh (lần 1) để thực hiện. Bước này xem xét, thảo luận, thống nhất chủ
trương kiện toàn bổ sung viên chức quản lý đối với đơn vị còn thiếu; xem
xét số lượng viên chức thực tế hiện có của phòng cần kiện toàn viên chức
quản lý; xem xét cơ cấu viên chức quản lý các đơn vị trực thuộc bảo hiểm xã
hội tỉnh đã được bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt; thảo luận, phân tích,
nhận xét, đánh giá đối với nhân sự trong quy hoạch chức danh bổ nhiệm;
nếu nhân sự trong quy hoạch chức danh bổ nhiệm tại thời điểm xem xét
chưa đáp ứng được điều kiện tiêu chuẩn, thì xem xét nguồn nhân sự từ nơi
khác đủ điều kiện tiêu chuẩn, hoặc xem xét luân chuyển, đào tạo cán bộ theo
kế hoạch (đối với việc bổ nhiệm chức danh Trưởng phòng). Đối với trường
hợp cán bộ được tiếp nhận ngoài bảo hiểm xã hội tỉnh để bổ nhiệm phải hiện
đang giữ chức vụ tương đương chức danh dự kiến bổ nhiệm hoặc chức vụ
hiện giữ chưa tương đương, nhưng đã được quy hoạch chức danh tương
đương chức danh bổ nhiệm, thì sau khi thống nhất nguồn nhân sự để xem
xét, hội nghị tiến hành lấy phiếu phát hiện, giới thiệu nguồn nhân sự bằng
phiếu kín. Người có tỷ lệ phiếu giới thiệu cao nhất trên 50% số phiếu giới
thiệu thì được lựa chọn. Những nội dung đã thảo luận, thống nhất và kết quả
kiểm phiếu phát hiện giới thiệu nguồn nhân sự tại hội nghị tập thể lãnh đạo,
cấp ủy bảo hiểm xã hội tỉnh được thể hiện thành Nghị quyết liên tịch của tập
thể lãnh đạo, cấp ủy bảo hiểm xã hội tỉnh.
Bước 2: Tổ chức hội nghị lấy phiếu tín nhiệm. chủ trì và thành phần
tham gia hội nghị: giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh chủ trì, phối hợp với cấp
ủy bảo hiểm xã hội tỉnh. Thành phần tham gia lấy phiếu: Giám đốc, Phó
Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh; cấp ủy bảo hiểm xã hội tỉnh; Chủ tịch Công
đoàn bảo hiểm xã hội tỉnh; Bí thư Đoàn thanh niên bảo hiểm xã hội tỉnh;
33
toàn thể viên chức của phòng được bổ nhiệm viên chức quản lý. Nội dung
Hội nghị:
- thông báo chủ trương kiện toàn hoặc bổ sung viên chức quản lý;
- quán triệt tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm; - thông báo danh sách
viên chức được tập thể lãnh đạo, cấp ủy bảo hiểm xã hội tỉnh giới thiệu;
- thông báo tóm tắt lý lịch, quá trình học tập công tác;
- nhận xét, đánh giá về ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu,
triển vọng của nhân sự dự kiến bổ nhiệm;
- thành viên tham gia dự họp nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự
kiến bổ nhiệm;
- người được giới thiệu bổ nhiệm phát biểu ý kiến về việc thực hiện
nhiệm vụ nếu được bổ nhiệm và trả lời các vấn đề có liên quan (nếu có);
- thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với viên chức dự kiến bổ nhiệm
theo hình thức bỏ phiếu kín (việc kiểm phiếu do phòng tổ chức cán bộ và đại
diện cấp ủy bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện, ký biên bản). Kết quả kiểm
phiếu không công bố trong Hội nghị, là tài liệu tham khảo để tập thể lãnh
đạo và cấp ủy bảo hiểm xã hội tỉnh xem xét tại bước tiếp theo.
Bước 3: Tổ chức Hội nghị liên tịch giữa tập thể lãnh đạo và cấp ủy
bảo hiểm xã hội tỉnh (lần 2). Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức hội nghị
liên tịch giữa tập thể lãnh đạo và cấp ủy bảo hiểm xã hội tỉnh để triển khai
các công việc (nhận xét, đánh giá về viên chức dự kiến bổ nhiệm; phân tích
kết quả tổng hợp phiếu lấy tín nhiệm; xác định, kết luận các vấn đề mới phát
sinh nếu có; biểu quyết theo phương thức bỏ phiếu kín; kết quả biểu quyết
được công bố tại hội nghị và thể hiện bằng biên bản kiểm phiếu). Viên chức
được đề nghị bổ nhiệm phải được trên 50% tổng số thành viên trong tập thể
34
lãnh đạo và cấp ủy bảo hiểm xã hội tỉnh tham gia dự họp biểu quyết đồng ý
bổ nhiệm.
Bước 4: Quyết định bổ nhiệm. Phòng Tổ chức cán bộ hoàn chỉnh hồ
sơ; ban hành quyết định; công bố quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại theo
quy định. Lưu hồ sơ cán bộ để tổng hợp, theo dõi.
Kết quả công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại năm 2017 và 6 tháng đầu
năm 2018 tại bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh như sau. Năm 2017, bảo hiểm
xã hội Việt Nam giao Phó Giám đốc phụ trách bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc
Ninh bổ nhiệm 01 Phó Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh. Giám đốc bảo hiểm
xã hội tỉnh Bắc Ninh bổ nhiệm 02 Trưởng phòng, 04 Phó Trưởng phòng, 01
Phó Giám đốc bảo hiểm xã hội huyện, 15 Tổ trưởng và 10 Phó Tổ trưởng tổ
nghiệp vụ thuộc bảo hiểm xã hội huyện; bổ nhiệm lại 01 Phó Trưởng phòng,
01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc bảo hiểm xã hội cấp huyện. Trong 6 tháng
đầu năm 2018, Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh bổ nhiệm lại 03 Trưởng
phòng, 01 Giám đốc và 05 Phó Giám đốc bảo hiểm xã hội cấp huyện.
Những việc làm trên đều bảo đảm quy định, không gây mất đoàn kết. Tổ
chức bộ máy của ngành thường xuyên được kiện toàn, đảm bảo tinh gọn,
hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại,
quy hoạch cán bộ quản lý, điều động, tuyển dụng cán bộ đảm bảo đúng quy
trình, quy định. Công tác đào tạo cán bộ, giải quyết chế độ chính sách cho
cán bộ được kịp thời, đúng quy định, tạo được niềm tin đối với lãnh đạo
trong cán bộ, viên chức và người lao động trong toàn ngành.
2.1.8. Về công tác luân chuyển cán bộ và chính sách cán bộ
* Công tác luân chuyển, điều động cán bộ
Trong 5 năm vừa qua năm qua, bảo hiểm xã hội tỉnh đã luân chuyển
08 lượt viên chức lãnh đạo và quản lý.
35
Trong đó:
- Luân chuyển cán bộ thuộc các cơ quan cấp Tỉnh về Huyện, thành
phố 02 đồng chí;
- Luân chuyển cán bộ từ các huyện, thành phố lên các cơ quan cấp
Tỉnh 03 đồng chí;
- Luân chuyển cán bộ giữa các huyện, thị xã, thành phố 03 đồng chí.
Sau thời gian luân chuyển đều được bố trí giữ các chức vụ lãnh đạo,
quản lý theo quy hoạch và hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.
* Công tác giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ
Trong 5 năm qua, bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh đã có những chính
sách bảo đảm cho các cán bộ, công chức theo đúng quy định của Pháp luật,
bảo đảm đời sống, tiền lương cho công chức theo đúng chế độ. Bên cạnh
những chính sách của Trung ương và Tỉnh, bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh
trong phạm vi thẩm quyền đã ban hành thêm một số quy định để bổ sung về
chế độ, chính sách nhằm động viên, khuyến khích đối với cán bộ công chức.
Tính riêng năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, bảo hiểm xã hội tỉnh đã giải
quyết chế độ hưu trí cho 05 người, chuyển xếp ngạch lương chuyên viên
chính cho 28 người đạt kết quả thi thăng hạng, chuyển xếp ngạch lương theo
Thông tư 05/TT-BNV cho 06 người, nâng bậc lương trước thời hạn cho 21
người, nâng bậc lương thường xuyên cho 85 người, giải quyết chế độ ốm
đau, thai sản, dưỡng sức, tai nạn lao động, nghỉ phép đúng quy định. Sở dĩ
đạt được những kết quả nêu trên là do cấp ủy Đảng đã:
- Quán triệt, nâng cao nhận thức trong cán bộ Đảng viên về các quan
điểm, chủ trương và mục tiêu của Đảng về công tác cán bộ được ban hành
đồng bộ, kịp thời;
- Thực hiện các khâu công tác cán bộ nền nếp;
36
- Bảo đảm yêu cầu nên chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có nhiều
chuyển biến;
- Có sự tập trung chỉ đạo trong việc ban hành các văn bản về chế độ
chính sách liên quan công tác cán bộ; - thực hiện tốt quy định về phân cấp
quản lý cán bộ, bảo đảm theo đúng quy định của Trung ương và sát hợp tình
hình địa phương; - hằng năm đều chú trọng đánh giá kết quả thực hiện Nghị
quyết;
- Kịp thời phát huy, nhân rộng những ưu điểm, kinh nghiệm của các
đơn vị làm tốt, chấn chỉnh khắc phục những khuyết điểm, hạn chế và đề ra
giải pháp thực hiện công tác cán bộ đạt hiệu quả; xây dựng được đội ngũ làm
công tác tổ chức cán bộ đầy đủ về số lượng và cao về trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, lý luận chính trị.
2.2. Sự lãnh đạo của cấp Ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ
tại bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh: những hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế
2.2.1. Những hạn chế về nội dung lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ
Thứ nhất, Đảng ủy bảo hiểm xã hội tỉnh là tổ chức đảng hoạt động
không có biên chế chuyên trách công tác Đảng, toàn bộ 09 Ủy viên Ban
chấp hành Đảng bộ là do kiêm nhiệm, trong đó 02 đồng chí Lãnh đạo bảo
hiểm xã hội tỉnh là Bí thư và Phó Bí thư, 05 đồng chí là Trưởng phòng các
phòng nghiệp vụ làm ủy viên và 01 đồng chí Phó Trưởng phòng làm ủy viên
thực hiện công tác văn phòng Đảng ủy. Do vậy, trong công tác lãnh đạo,
điều hành của cấp ủy và bảo hiểm xã hội tỉnh có lúc chưa kịp thời, công tác
kiểm tra, giám sát cơ sở và cán bộ, viên chức cấp dưới còn hạn chế; do vừa
làm nhiệm vụ của cấp ủy, vừa trực tiếp chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn liên quan tới nhiều lĩnh vực nên vị trí và vai trò của
37
hai chức danh này chưa rõ ràng. Thêm vào đó, một số ủy viên cấp ủy còn
phân phối, sắp xếp công việc chưa thật hợp lý, đã nảy sinh những khuyết
điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ chung và nhiệm vụ chuyên môn của
đơn vị, đặc biệt trong công tác bổ nhiệm lại viên chức quản lý có lúc còn
chậm so thời gian quy định.
Bên cạnh đó, ngành bảo hiểm xã hội tỉnh được tổ chức ngành dọc theo
3 cấp từ Trung ương đến cấp tỉnh và cấp huyện, song hiện tại chỉ có tổ chức
chính quyền và tổ chức Công đoàn được quản lý và hoạt theo hệ thống
ngành dọc trực thuộc, còn lại cấp ủy bảo hiểm xã hội tỉnh và cấp ủy bảo
hiểm xã hội huyện, thị xã, thành phố trực thuộc theo chiều ngang (cấp ủy
bảo hiểm xã hội tỉnh do đảng ủy khối các cơ quan tỉnh quản lý, cấp ủy bảo
hiểm xã hội huyện do huyện ủy cùng cấp quản lý). Do vậy, trong triển khai
thực hiện công tác cán bộ nói chung, nhất là công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại
cán bộ nói riêng còn gặp nhiều khó khăn.
Thứ hai, việc nhận xét, đánh giá cán bộ một số nơi còn mang tính hình
thức, thiếu chặt chẽ; chưa phản ảnh đúng thực chất những ưu, khuyết điểm
của cán bộ; thiếu tinh thần tự phê bình và phê bình; còn nể nang, ngại va
chạm. Một số người dù có năng lực yếu, thiếu tinh thần trách nhiệm, thậm
chí vi phạm pháp luật, nhưng vẫn được đánh giá hoàn thành, hoàn thành tốt,
hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Sau khi nhận xét, đánh giá, một số cán
bộ, đảng viên vẫn chưa tích cực sửa chữa khuyết điểm; thiếu tu dưỡng, rèn
luyện; thiếu ý thức chấp hành; thiếu tinh thần trách nhiệm; vi phạm phẩm
chất đạo đức lối sống; vi phạm quy định những điều đảng viên không được
làm; vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước. Nội dung, phương pháp
và biểu mẫu hướng dẫn đánh giá cán bộ vẫn chưa thống nhất nên có sự chồng
chéo, thiếu khoa học. Việc tham khảo ý kiến của cấp dưới còn hạn chế, chưa
tranh thủ được ý kiến góp ý của nhân dân, nhất là đối với cán bộ cơ sở.
38
Thứ ba, chất lượng quy hoạch cán bộ ở một đơn vị chưa cao (hiện cán
bộ trong quy hoạch chủ yếu là cán bộ trẻ, có đủ điều kiện về bằng cấp, tuy
nhiên còn thiếu về năng lực lãnh đạo, quản lý hoặc tín nhiệm chưa cao;
nhiều cán bộ còn thiếu một số điều kiện đạt chuẩn theo quy định). Một số
trường hợp quy hoạch mang tính khả thi không cao; đội ngũ cán bộ một số
huyện vẫn còn hẫng hụt.
Thứ tư, một số trường hợp cử đi đào tạo chưa gắn với quy hoạch cán
bộ; một số địa phương triển khai việc đào tạo trung cấp chuyên môn và
trung cấp chính trị cho cán bộ thiếu quyết liệt nên chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức tăng chậm. Việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao triển khai
thực hiện chậm và còn nhiều lúng túng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng còn
chưa chú trọng vào kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng lãnh đạo, quản lý, thực hành
mà còn tập trung nhiều vào lý luận; việc kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá
chất lượng đào tạo, bồi dưỡng viên chức còn chưa kịp thời.
Thứ năm, một số ít trường hợp đề bạt, bổ nhiệm cán bộ chưa gắn với
quy hoạch cán bộ, còn nặng về chính sách. Công tác quản lý cán bộ đang có
một số bất cập. Một số cấp ủy xây dựng kế hoạch luân chuyển còn chung
chung, chưa có lộ trình cụ thể; việc luân chuyển cán bộ bảo hiểm xã hội tỉnh
về bảo hiểm xã hội huyện để đào tạo thực tiễn thực hiện chưa đồng bộ, kết
quả đạt được còn thấp so với yêu cầu đề ra. Việc tuyển dụng, thu hút những
người có trình độ cao về bảo hiểm xã hội tỉnh công tác còn thiếu, nhất là
người có trình độ Y, Bác sỹ, Công nghệ thông tin. Chế độ chính sách đối với
cán bộ luân chuyển và hỗ trợ đào tạo tuy có triển khai thực hiện nhưng chưa
kịp thời; do điều kiện ngân sách tỉnh còn khó khăn nên mức hỗ trợ chưa đáp
ứng yêu cầu thực tế.
39
2.2.3. Những hạn chế về phương thức lãnh đạo công tác cán bộ
Thứ nhất, tuy trong những năm qua, cấp ủy bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc
Ninh đã quan tâm tương đối thỏa đáng tới việc xây dựng và bổ sung quy chế
làm việc của Đảng ủy và quy chế làm việc của bảo hiểm xã hội tỉnh cho phù
hợp với tình hình mới và đặc điểm của mỗi địa phương và của ngành, nhưng
trong việc tổ chức thực hiện đã nhận thấy một số tồn tại trong việc xây dựng
quy chế làm việc và chương trình làm việc của một số cấp ủy có chỗ còn
chưa thật sự khoa học; việc điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi quy chế làm việc ở
một số cấp ủy chưa thật sự nghiêm túc; việc phân công, phân nhiệm chưa rõ
ràng nên hiệu quả công tác chưa cao. Tình trạng buông lỏng lãnh đạo có lúc,
có việc chưa thực sự được khắc phục triệt để. Các nghị quyết của các cấp ủy
về công tác cán bộ còn chung chung, nên khi lãnh đạo cơ quan chính quyền,
đoàn thể làm công tác cán bộ dẫn đến không cụ thể, rõ ràng, thậm chí khiến
chính quyền, đoàn thể lúng túng, phải trao đổi lại nhiều nội dung. Công tác
cán bộ của chính quyền nhiều đơn vị trong Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh
mang tính hình thức, dựa dẫm, thụ động. Do đặc thù các cơ quan bảo hiểm
xã hội là ngành có cơ cấu tổ chức ngành dọc, trực thuộc cấp trên, quyết định
về công tác cán bộ chủ yếu xuất phát từ ý chí, sự lãnh đạo của cấp trên, nên
cơ chế hiệp y, hiệp quản có lúc, có nơi trở nên hình thức, biến thành một
dạng "hợp thức hóa" cho đúng quy định quản lý cán bộ. Có lúc, có nơi còn
thụ động trong lãnh đạo công tác cán bộ của các đơn vị cấp dưới này.
Thứ hai, công tác lãnh đạo của các cấp ủy trong tuyên truyền, vận
động, thuyết phục tổ chức đảng, Đảng viên bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh
để thực hiện các nghị quyết, chủ trương về công tác cán bộ vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu đề ra. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong việc
chấp hành các Nghị quyết, chủ trương về công tác cán bộ ở một số Đảng bộ
tỉnh chậm được đổi mới. Nhiều cán bộ thực hiện chế độ thông tin, báo cáo
40
chưa nghiêm, chưa phản ánh và đề xuất kịp thời những biện pháp giải quyết
những vấn đề nổi cộm, phát sinh đột xuất trong công tác cán bộ thuộc chức
năng, nhiệm vụ được giao. Vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, người đứng
đầu các tổ chức trong bảo hiểm xã hội tỉnh tuy có nhiều tiến bộ, nhưng sự
lãnh đạo công tác cán bộ của các cấp ủy thông qua phân công, phân cấp
quản lý cán bộ, phát huy vai trò quản lý Nhà nước của chính quyền tỉnh, có
lúc, có nơi vẫn còn nhiều tồn tại. Việc đổi mới phương pháp công tác, thực
hiện quy chế làm việc, chương trình công tác của Ban chấp hành, Ban
Thường vụ tuy đã có cố gắng nhưng nhìn chung vẫn chưa thật sự đổi mới.
Về việc tuân thủ triệt để nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao tinh thần trách
nhiệm, phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân, coi trọng phát huy
trí tuệ tập thể trong thảo luận, quyết định những vấn đề phức tạp, bảo đảm
đoàn kết thống nhất, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương và nguyên tắc trong công
tác cán bộ; về các việc đó có lúc, có nơi còn chưa đáp ứng được yêu cầu đề
ra. Ở một số chi bộ đảng trực thuộc, có việc tuy đã phân công, phân cấp,
nhưng vẫn phải xin ý kiến, xin chỉ đạo; điều đó gây khó khăn cho việc thực
hiện các nội dung của công tác cán bộ.
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác cán bộ đã có nhiều đột
phá, nhưng công tác tổ chức cán bộ nhất là chính sách thu hút, đào tạo cán
bộ, có mặt còn hạn chế. Thực hiện công tác luân chuyển cán bộ chưa thường
xuyên, hiệu quả. Thiếu giải pháp đột phá trong việc phát hiện, đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý; việc quy hoạch cán bộ chưa toàn diện. Việc
trẻ hóa, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ còn chậm. Thực hiện chưa tốt việc thu hút
cán bộ giỏi và thay thế số cán bộ, công chức yếu kém về trách nhiệm và
năng lực. Nhận thức của một số ít cán bộ và lãnh đạo cơ quan tham mưu về
công tác cán bộ chưa quan tâm đúng mức, nên việc soạn thảo nội dung trong
quy chế còn chung chung, chưa cụ thể theo tình hình địa phương. Việc bố trí
41
cán bộ phụ trách nhiệm vụ đôi khi chưa rõ ràng, chồng chéo. Cán bộ, công
chức nào làm tốt nhiệm vụ được phân công, nhanh nhạy thì lại giao phụ
trách nhiều phần việc và ngược lại, người không làm tốt thì giao ít việc, điều
này, gây không ít khó khăn trong việc thực thi nhiệm vụ của các cơ quan
tham mưu về công tác cán bộ.
Thứ ba, sự lãnh đạo của cấp ủy bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh đối với
công tác cán bộ thông qua vai trò của tổ chức Đảng, đảng viên, đoàn viên,
hội viên trong các tổ chức thuộc hệ thống chính trị còn nhiều bất cập. Tinh
thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, tính tiên phong, gương mẫu
của một số cán bộ, đảng viên chưa cao, chưa thường xuyên bám sát cơ sở để
chỉ đạo. Tình trạng thiếu tinh thần trách nhiệm, tiên phong gương mẫu của
cấp ủy viên đã làm hạn chế chất lượng các quyết định lãnh đạo của tập thể
cấp ủy, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công tác cán bộ. Sự lãnh đạo của
cấp ủy đối với công tác cán bộ thông qua công tác kiểm tra, giám sát ở một
số tổ chức đảng còn buông lỏng, mang tính hình thức.
2.2.2. Những nguyên nhân của hạn chế
- Vẫn còn một số cấp ủy cơ sở, thủ trưởng đơn vị chưa thật sự quan
tâm đúng mức đối với công tác cán bộ. Việc quán triệt và tổ chức thực hiện
các chính sách của Trung ương và tỉnh ủy chưa đồng bộ, sâu rộng, nhận thức
đối với lĩnh vực này chưa thật sâu sắc và đồng đều. Trong chỉ đạo thực hiện,
có nơi có lúc thiếu tính kiên trì và quyết liệt. Giải pháp thực hiện có mặt
chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị, thiếu tính khả
thi, chưa đạt yêu cầu đề ra.
- Việc quán triệt, triển khai chiến lược, nghị quyết, chỉ thị về công tác
cán bộ chưa đồng đều, sự chỉ đạo và tổ chức thực hiện còn lúng túng. Nhiều
tồn tại trong công tác cán bộ chậm được khắc phục. Quy trình bổ nhiệm cán
42
bộ kéo dài nhưng vẫn có sơ hở. Việc tạo nguồn cán bộ trẻ từ sinh viên xuất
sắc trong và ngoài nước chưa thành công.
- Trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, chưa quán triệt đầy đủ
quan điểm công tác cán bộ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng,
thiếu kiên trì, thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ, thiếu tầm chiến lược, tư duy
theo nhiệm kỳ.
- Chưa quan tâm đúng mức đến đời sống vật chất và tinh thần của đội
ngũ cán bộ, công chức và người lao động. Nhận thức và thực hiện nguyên
tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ không đầy đủ, không rõ trách
nhiệm cá nhân. Tự phê bình và phê bình trong công tác cán bộ còn yếu; công
tác kiểm tra, giám sát cán bộ và công tác cán bộ chưa thường xuyên, thiếu
kịp thời. Nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh trong cán bộ và công tác cán bộ
chậm được phát hiện và xử lý.
- Việc sắp xếp bố trí cán bộ vào vị trí chức danh được quy hoạch ở
một số đơn vị, địa phương còn lúng túng nên tính khả thi trong quy hoạch
cán bộ còn hạn chế.
43
Tiểu kết chương
Trong những năm qua, sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công
tác tổ chức cán bộ của Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh đã có những chuyển
biến mạnh mẽ.
Tuy nhiên, công tác cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh vẫn còn
bộc lộ một số hạn chế. Những hạn chế, bất cập này xuất phát từ những
nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan là do bước vào thời kỳ đất
nước đổi mới các cấp ủy Đảng chưa dự báo được những tình huống, yêu cầu
đổi mới đối với cán bộ, một số tổ chức đảng trực thuộc chưa chủ động trong
công tác cán bộ; nhiều cơ chế, chính sách chậm đổi mới, còn cào bằng, thậm
chí lạc hậu, thiếu động lực. Điều đó kìm hãm sự phát triển, làm nản lòng cán
bộ, gây tâm lý băn khoăn, lo lắng, làm giảm niềm tin, sự phấn đấu của đội
ngũ cán bộ.
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội

More Related Content

What's hot

Bài 7 đánh giá cán bộ
Bài 7 đánh giá cán bộBài 7 đánh giá cán bộ
Bài 7 đánh giá cán bộ
loi dang
 

What's hot (18)

Chất lượng công tác kiểm tra giá sát của quận huyện ủy thuộc Đảng bộ Thành ph...
Chất lượng công tác kiểm tra giá sát của quận huyện ủy thuộc Đảng bộ Thành ph...Chất lượng công tác kiểm tra giá sát của quận huyện ủy thuộc Đảng bộ Thành ph...
Chất lượng công tác kiểm tra giá sát của quận huyện ủy thuộc Đảng bộ Thành ph...
 
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam GiangĐào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
 
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, HOTLuận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, HOT
 
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện tại TP Đà NẵngLuận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện tại TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOTLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOT
 
Luận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Luận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nayLuận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Luận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay
 
Đề tài: Đánh giá công chức xã ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
Đề tài: Đánh giá công chức xã ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh BìnhĐề tài: Đánh giá công chức xã ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
Đề tài: Đánh giá công chức xã ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
 
Luận văn: Đánh giá công chức cấp xã tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Đánh giá công chức cấp xã tại tỉnh Đắk Nông, HOTLuận văn: Đánh giá công chức cấp xã tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Đánh giá công chức cấp xã tại tỉnh Đắk Nông, HOT
 
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
 xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay  xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
 
Luận văn HAY, HOT: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ quân sự
Luận văn HAY, HOT: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ quân sự Luận văn HAY, HOT: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ quân sự
Luận văn HAY, HOT: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ quân sự
 
Chuyên đề những nội dung cơ bản của nghị quyết về tập trung xây dựng đội ngũ ...
Chuyên đề những nội dung cơ bản của nghị quyết về tập trung xây dựng đội ngũ ...Chuyên đề những nội dung cơ bản của nghị quyết về tập trung xây dựng đội ngũ ...
Chuyên đề những nội dung cơ bản của nghị quyết về tập trung xây dựng đội ngũ ...
 
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nayXây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
 
Luận văn: Tuyển dụng công chức cấp xã Huyện Củ Chi, TPHCM
Luận văn: Tuyển dụng công chức cấp xã Huyện Củ Chi, TPHCMLuận văn: Tuyển dụng công chức cấp xã Huyện Củ Chi, TPHCM
Luận văn: Tuyển dụng công chức cấp xã Huyện Củ Chi, TPHCM
 
Bài 7 đánh giá cán bộ
Bài 7 đánh giá cán bộBài 7 đánh giá cán bộ
Bài 7 đánh giá cán bộ
 
Luận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức tỉnh Quảng Bình, HAYLuận văn: Đánh giá cán bộ, công chức tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức tỉnh Quảng Bình, HAY
 
LV: Công tác phát triển đảng viên của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài n...
LV: Công tác phát triển đảng viên của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài n...LV: Công tác phát triển đảng viên của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài n...
LV: Công tác phát triển đảng viên của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài n...
 

Similar to Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội

Similar to Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội (20)

Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò VấpChất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
 
Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh Quảng Nam, 9đ
Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh Quảng Nam, 9đChính sách phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh Quảng Nam, 9đ
Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
 
Năng lực quản lý của trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quan
Năng lực quản lý của trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quanNăng lực quản lý của trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quan
Năng lực quản lý của trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quan
 
Nâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình Dương
Nâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình DươngNâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình Dương
Nâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình Dương
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOTLuận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
 
Luận văn: Chính sách luân chuyển cán bộ, công chức huyện Sơn Tây
Luận văn: Chính sách luân chuyển cán bộ, công chức huyện Sơn TâyLuận văn: Chính sách luân chuyển cán bộ, công chức huyện Sơn Tây
Luận văn: Chính sách luân chuyển cán bộ, công chức huyện Sơn Tây
 
đáNh giá cán bộ, công chức cấp huyện từ thực tiễn quận liên chiểu, tp đà nẵng...
đáNh giá cán bộ, công chức cấp huyện từ thực tiễn quận liên chiểu, tp đà nẵng...đáNh giá cán bộ, công chức cấp huyện từ thực tiễn quận liên chiểu, tp đà nẵng...
đáNh giá cán bộ, công chức cấp huyện từ thực tiễn quận liên chiểu, tp đà nẵng...
 
LUẬN VĂN LUẬT HỌC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN QUẬN LIÊN...
LUẬN VĂN LUẬT HỌC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN QUẬN LIÊN...LUẬN VĂN LUẬT HỌC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN QUẬN LIÊN...
LUẬN VĂN LUẬT HỌC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN QUẬN LIÊN...
 
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện quận Liên Chiểu
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện quận Liên ChiểuLuận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện quận Liên Chiểu
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện quận Liên Chiểu
 
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng NamLuận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
 
Luận văn:Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư đảng ủy
Luận văn:Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư đảng ủyLuận văn:Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư đảng ủy
Luận văn:Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư đảng ủy
 
Đề tài: Công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư TPHCM, HAY
Đề tài: Công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư TPHCM, HAYĐề tài: Công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư TPHCM, HAY
Đề tài: Công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư TPHCM, HAY
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của Huy...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của Huy...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của Huy...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Của Huy...
 
Luận văn: Chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng tại TPHCM, HAY
Luận văn: Chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng tại TPHCM, HAYLuận văn: Chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng tại TPHCM, HAY
Luận văn: Chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng tại TPHCM, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ quân sự thành phố HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ quân sự thành phố HAYLuận văn: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ quân sự thành phố HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ quân sự thành phố HAY
 
Luận văn: Công tác xây dựng đảng của đội ngũ bí thư đảng ủy xã
Luận văn: Công tác xây dựng đảng của đội ngũ bí thư đảng ủy xãLuận văn: Công tác xây dựng đảng của đội ngũ bí thư đảng ủy xã
Luận văn: Công tác xây dựng đảng của đội ngũ bí thư đảng ủy xã
 
Luận văn: Chính sách đào tạo công chức cấp xã tại thị xã Điện Bàn
Luận văn: Chính sách đào tạo công chức cấp xã tại thị xã Điện BànLuận văn: Chính sách đào tạo công chức cấp xã tại thị xã Điện Bàn
Luận văn: Chính sách đào tạo công chức cấp xã tại thị xã Điện Bàn
 
Tư tưởng về cán bộ trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc của Hồ Chí Minh với vi...
Tư tưởng về cán bộ trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc của Hồ Chí Minh với vi...Tư tưởng về cán bộ trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc của Hồ Chí Minh với vi...
Tư tưởng về cán bộ trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc của Hồ Chí Minh với vi...
 
Luận văn: Chính sách phát triển nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Chính sách phát triển nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Đắk LắkLuận văn: Chính sách phát triển nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Chính sách phát triển nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 

Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ MINH HOÀNG VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM KHOA VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN XUÂN TRỌNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CẤP ỦY ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI, 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết luận nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN TRẦN XUÂN TRỌNG
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 Chương 1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA CẤP ỦY ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮC NINH ......................................................................... 6 1.1. Nội dung lãnh đạo của cấp Ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh.............................................................. 6 1.2. Phương thức lãnh đạo của cấp Ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh....................................................... 16 Chương 2. THỰC TRẠNG LÃNH ĐẠO CỦA CẤP ỦY ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH................................................................................................... 20 2.1. Thực trạng sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh: những kết quả đạt được............... 20 2.2. Sự lãnh đạo của cấp Ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ tại bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh: những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ............................................................................................................. 36 Chương 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CẤP ỦY ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH.......................................... 44 3.1. Nhóm giải pháp đổi mới nội dung lãnh đạo của cấp ủy Đảng về công tác tổ chức cán bộ...................................................................................... 44 3.2. Nhóm giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng về công tác tổ chức cán bộ............................................................................. 51 KẾT LUẬN.................................................................................................. 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 68
  • 4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. BHXH : Bảo hiểm xã hội 2. BHYT : Bảo hiểm y tế 3. HĐND : Hội đồng nhân dân 4. HĐLĐ : Hợp đồng lao động 5. HTCT : Hệ thống chính trị 6. UBND : Uỷ ban nhân dân
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác tổ chức cán bộ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Nói cách khác, đây là khâu trọng yếu trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, đóng vai trò quyết định sự thành công của cách mạng. Công tác cán bộ được hợp thành bởi nhiều bước có tính chất liên hoàn, đan xen nhau như: đánh giá cán bộ, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ. Việc chuẩn bị đường lối chính trị, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ta không thể tách rời chiến lược cán bộ, xây dựng quy hoạch cán bộ. Đường lối trong công tác quản lý cán bộ có mục đích phù hợp với đường lối chính trị và phải đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của quốc gia. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng ghi nhận: “Cán bộ là gốc của mọi công việc… Đặc biệt là trong hoạt động cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh lại càng nhấn mạnh đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ đủ sức, đủ tài, vừa hồng, vừa chuyên đề có thể hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của Đảng. Tiếp thu tư tưởng đó, trong sự nghiệp cách mạng của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh tới yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt nói riêng một cách đồng bộ, toàn diện; coi đây là một trong những vấn đề mấu chốt, là điều kiện quyết định sự thành bại của cách mạng. Như vậy, công tác cán bộ có vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo. Công cuộc đổi mới đất nước ngày càng phát triển sâu rộng, đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng, đưa Việt Nam vững bước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Song thời cơ, nguy
  • 6. 2 cơ, thách thức luôn đan xen nhau trong một thế giới hội nhập phức tạp. Hơn lúc nào hết, đội ngũ cán bộ chủ chốt trong các cơ quan Nhà nước có vai trò quan trọng cho sự ổn định, phát triển của đất nước và cả hệ thống chính trị. Mặc dù Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách và nỗ lực xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhưng còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu để có những giải pháp thực hiện có hiệu quả. Thấm nhuần tư tưởng đó, trong những năm qua, các cấp Ủy Đảng thuộc Bảo hiểm xã hội Tỉnh Bắc Ninh luôn quan tâm lãnh đạo xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ. Công tác tổ chức cán bộ của Bảo hiểm xã hội Bắc Ninh bên cạnh những ưu điểm vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Những hạn chế này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Thực tiễn trên đòi hỏi các cấp Ủy Đảng cần đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo, chỉ đạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ để họ thực sự phát huy vai trò, năng lực, tiên phong trong việc vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn công tác, góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh” làm nội dung nghiên cứu của luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Công tác tổ chức cán bộ là một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, vì thế nên trong những năm vừa qua đã có không ít các công trình nghiên cứu có liên quan đến công tác cán bộ cũng như các giải pháp nhằm đổi mới. Các công trình được thể hiện đa dạng dưới nhiều hình thức và góc độ tiếp cận. Có thể kể đến một số công trình như: cuốn sách “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời
  • 7. 3 kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (của Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2002); cuốn sách “Công tác cán bộ trong quân đội, quá trình hình thành và phát triển: Biên niên sự kiện và tư liệu (1975 - 1990)” (của nhiều tác giả, Nxb Quân đội nhân dân, năm ...); cuốn sách “Lịch sử công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 - 2000)” (của Nguyễn Hữu Tri chủ biên, và Nguyễn Thị Phương Hồng, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2005); cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ” (của tác giả Bùi Đình Phong, Nxb Lao động, năm 2007); cuốn sách “Xây dựng, chỉnh đốn, củng cố tổ chức Đảng dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới” (của nhiều tác giả, Nxb Thanh niên, năm 2010); cuốn sách“Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước” (của nhiều tác giả, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2013); bài viết “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ góc nhìn chuỗi kết quả và chỉ số đánh giá” (của Đoàn Văn Dũng, Tạp chí lý luận chính trị, số 4 – 2014); và nhiều công trình khác. Những công trình trên đã đi sâu phân tích các quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về công tác cán bộ, về nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác này. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về công tác tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài: trên cơ sở làm sáng tỏ nội dung và phương thức lãnh đạo của các cấp Ủy đảng Bảo hiểm xã hội Tỉnh Bắc Ninh về công tác tổ chức cán bộ; thực trạng lãnh đạo của các cấp Ủy đảng Bảo hiểm xã hội Tỉnh Bắc Ninh về công tác cán bộ (những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn); luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
  • 8. 4 lãnh đạo của các cấp Ủy đảng Bảo hiểm xã hội Tỉnh Bắc Ninh về công tác tổ chức cán bộ. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là: - Làm rõ nội dung và phương thức lãnh đạo của các cấp Ủy đảng Bảo hiểm xã hội Tỉnh Bắc Ninh về công tác tổ chức cán bộ. - Phân tích thực trạng lãnh đạo của các cấp Ủy đảng Bảo hiểm xã hội Tỉnh Bắc Ninh về công tác tổ chức cán bộ (những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn). - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các cấp Ủy đảng Bảo hiểm xã hội Tỉnh Bắc Ninh về công tác tổ chức cán bộ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự lãnh đạo của các cấp Ủy Đảng Bảo hiểm xã hội Tỉnh Bắc Ninh đối với công tác tổ chức cán bộ. Phạm vi nghiên cứu chính của luận văn là Bảo hiểm xã hội ở địa bàn Tỉnh Bắc Ninh trong thời gian từ năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2018. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp khác được vận dụng như: so sánh, đối chiếu, thống kê... Những phương pháp này sẽ được vận dụng phù hợp trong từng vấn đề nghiên cứu tại luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Cung cấp thêm những tư liệu về nội dung và phương thức lãnh đạo của các ấp ủy Đảng đối với công tác cán bộ nói trong Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh.
  • 9. 5 - Góp phần chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế trong sự lãnh đạo của các cấp Ủy Đảng Bảo hiểm xã hội Tỉnh Bắc Ninh đối với công tác tổ chức cán bộ. - Đề xuất được những giải pháp phù hợp và có tính ứng dụng cao nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các cấp Ủy đảng Bảo hiểm xã hội Tỉnh Bắc Ninh về công tác cán bộ 7. Kết cấu của luận văn Luận văn được tác giả chia làm ba chương cụ thể: Chương 1: Nội dung và phương thức lãnh đạo của cấp Ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh. Chương 2: Thực trạng lãnh đạo của cấp Ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo của cấp Ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh.
  • 10. 6 Chương 1 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA CẤP ỦY ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮC NINH 1.1. Nội dung lãnh đạo của cấp Ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh 1.1.1. Khái niệm cán bộ “Cán bộ” được hiểu bao gồm cả công chức, viên chức, người làm việc trong các tổ chức của hệ thống chính trị, người làm việc các doanh nghiệp Nhà nước, người làm việc các đơn vị sự nghiệp công lập. 1.1.2. Đặc điểm của cán bộ Như vậy từ những khái niệm, quy định trên, cán bộ Việt Nam bao gồm các đặc điểm như sau. Thứ nhất, cán bộ là công dân Việt Nam. Ở đây cán bộ là những người làm việc trong cơ quan Nhà nước Việt Nam, thực hiện các công việc hành chính công phục vụ công dân Việt Nam và phục vụ đất nước Việt Nam, do vậy, đặc điểm tiên quyết của cán bộ phải là Công dân có quốc tịch Việt Nam. Thứ hai, cán bộ là người được tuyển chọn thông qua chế độ bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm cán bộ. Theo đó, Cán bộ phải là những người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp Trung ương, cấp Tỉnh và cấp Huyện. Cán bộ phải có đủ tư cách đạo đức, phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn phù hợp với chức danh, chức vụ được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm. Riêng đối với cán bộ cấp xã thì chỉ được bầu cử, không có chế độ phê chuẩn hay bổ
  • 11. 7 nhiệm. Bởi vì tại mỗi cấp, việc bầu cử, phê chuẩn hay bổ nhiệm cán bộ chịu sự tác động của quy định, điều lệ đối với từng cơ quan, đơn vị, tổ chức đó. Theo đó, đảng viên có quyền ứng cử, đề cử, bầu các chức danh, chức vụ trong cơ quan lãnh đạo của Đảng như Tổng Bí thư. Ví dụ: “Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội do UBTV Quốc hội giới thiệu. Theo đề nghị của Chủ tịch nước, Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh” (Điều 81 Luật tổ chức Quốc hội năm 2001). Thứ ba, nơi làm việc của cán bộ là tại tổ chức của hệ thống chính trị, các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, cán bộ là người giữ các chức vụ, chức danh và hoạt động trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Thứ tư, cán bộ là người công tác theo nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ là thời hạn giữ chức danh, chức vụ. Thời hạn đó thường được định ra trước trong các văn bản chính thức. Ví dụ: nhiệm kỳ của Tổng kiểm toán Nhà nước là 7 năm, có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ (khoản 3 Điều 17 Luật kiểm toán Nhà nước năm 2005). Thứ năm, cán bộ là người được sắp xếp theo biên chế và trả lương từ ngân sách của Nhà nước. 1.1.3. Khái niệm công tác tổ chức cán bộ “Công tác tổ chức cán bộ” là toàn bộ hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp có thẩm quyền nhằm phát huy cao nhất tiềm năng
  • 12. 8 của cán bộ trong hệ thống chính trị và toàn xã hội, phát triển nguồn nhân lực và xâu dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ. Cấp có thẩm quyền trong công tác cán bộ ở Việt Nam là Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. 1.1.4. Đặc điểm của công tác tổ chức cán bộ - Một là, công tác tổ chức cán bộ hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định đôi với thực hiện đầy đủ trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý cán bộ. - Hai là, công tác tổ chức cán bộ có nội dung rộng. Nội dung ông tác tổ chức cán bộ rất rộng, bao gồm: tuyển dụng, bố trí cán bộ, thực hiện việc quản lý, sử dụng và phân công, phân cấp quản lý cán bộ; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nhận xét đánh giá hằng năm hoặc theo nhiệm kỳ; bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ; khen thưởng, kỷ luật, bãi nhiệm cán bộ; thực hiện chế độ, chính sách cán bộ, kiểm tra công tác cán bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo cán bộ… - Ba là, công tác tổ chức cán bộ đòi hỏi người làm công tác tổ chức cán bộ phải hộ tụ được nhiều yêu cầu và tiêu chuẩn. Cán bộ làm công tác tổ chức, trước hết phải là người có tinh thần yêu nước sâu sắc, tôn trọng phục vụ nhân dân, kiên định lập trường, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có trình độ chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để phục vụ đất nước. - Bốn là, công tác tổ chức cán bộ quyết định đến sự phát triển của tổ chức. Làm tốt được công tác cán bộ sẽ xây dựng được cơ quan tổ chức, cán
  • 13. 9 bộ vững mạnh, góp phần xây dựng ngày một lớn mạnh hơn của tổ chức cán bộ tại các cấp ủy Đảng. 1.1.5. Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác cán bộ ở Việt Nam nói chung và ở Bảo hiểm xã hội Bắc Ninh nói riêng Với cách hiểu về cán bộ và công tác tổ chức cán bộ như trên, sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác cán bộ ở Việt Nam nói chung và ở Bảo hiểm xã hội Bắc Ninh nói riêng gồm những nội dung sau. Thứ nhất, Đảng phải biết cán bộ, dùng đúng cán bộ, cất nhắc đúng cán bộ, thương yêu cán bộ, phê bình đúng cán bộ. “Biết cán bộ” được hiểu là việc biết rõ, đánh giá đúng đắn phẩm chất và năng lực của cán bộ. Việc “biết cán bộ” có vai trò rất quan trọng. Biết ở đây là phải biết rõ, đánh giá đúng cán bộ nhằm sử dụng cán bộ có hiệu quả cũng như là căn cứ cho công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ. Việc đánh giá cán bộ không chỉ được nhìn dưới góc độ là chỉ tập trung và phát hiện cái hay, cái tốt của họ để khuyến khích, phát huy, mà còn phải bao hàm của việc thấy được những thấy cái không hay, các còn tồn tại của họ để tìm cách giúp đỡ, khắc phục. Hồ Chí Minh cho rằng, cứ mỗi lần xem xét lại cán bộ, “một mặt sẽ tìm thấy những nhân tài mới, mặt khác thì những người hủ hóa cũng lòi ra” Để làm tốt việc này, chủ tích Hồ Chì minh đề cao các quan điểm và lý luận biện. Vì thế, khi xem xét, đánh giá cán bộ, không nên nhìn phiến diện, mà phải nhìn toàn diện không thể chỉ dựa vào một việc làm của họ, mà phải tìm hiểu tất cả các công việc mà họ thực hiện; không thể chỉ xem xét cán bộ trong một thời điểm, mà phải thấy rõ lịch sử của họ; cần có cái nhìn toàn diện như vậy, thì mới có thể đánh giá cán bộ một cách đúng đắn, khách quan [50, tr. 278].
  • 14. 10 Trên thực tế có không ít bệnh trong đánh giá cán bộ. Chẳng hạn đó là bệnh ưa người ta nịnh mình, bệnh đem một cái khuân khổ chật hẹp, nhất định mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau, v.v.. Đây đều là nhưng biểu hiện của sự không khách quan, toàn diện trong những người làm công tác cán bộ. Biết mình là khó, song không biết mình thì không thể biết người. Đây còn được gọi là quan điểm “tri kỉ để tri nhân” trong triết học chính trị kết hợp với căn hóa phương Đông đã được kết tinh trong tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ thời đại mới. Đánh giá đúng cán bộ được coi là động lực thúc đẩy để cán bộ hăng hái phấn đấu vươn lên, tạo ra sự cạnh tranh trong chính các cán bộ, kích thích lòng nhiệt huyết, sáng tạo đóng góp cho sự phát triển của tổ chức. Thông qua đánh giá cán bộ để các cấp lãnh đạo thấy được những chỗ còn thiếu sót trong chủ trương, đường lối, chính sách; trong công tác lãnh đạo, quản lý tổ chức, để từ đó có biện pháp điều chỉnh, hoàn thiện các công việc này ngày một tốt hơn. Khi đánh giá cán bộ thì phải: phát hiện mặt mạnh và mặt yếu của cán bộ, có biện pháp khuyến khích, thúc đẩy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu, hướng tới nâng cao hiệu quả công tác cán bộ; xác định đúng căn cứ để thực hiện đúng các công tác khác của công tác cán bộ (như: đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển); phải dựa trên những tiêu chí khách quan, hạn chế được những đánh giá theo ý chí chủ quan, cảm tính, phân biệt được người có thành tích nổi trội với người yếu kém, đánh đồng người làm tốt với người làm không tốt. Tiêu chuẩn cán bộ là một cơ sở khoa học để đánh giá cán bộ. Tiêu chuẩn cán bộ luôn thay đổi linh hoạt phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của cách mạng trong mỗi giai đoạn phát triển. Ngoài các tiêu chuẩn chung của cán bộ nói trên, cần đáp ứng thêm các tiêu chuẩn sau:
  • 15. 11 - Có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật; - Có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; - Gương mẫu về đạo đức, lối sống; có tác phong dân chủ, khoa học; có khả năng tập hợp quần chúng, đoàn kết cán bộ; - Có kiến thức về khoa học lãnh đạo quản lý; được học tập có hệ thống ở các trường của Đảng. Đã trải qua hoạt động thực tiễn có hiệu quả. Ở các ngành, các cấp khác ngoài các tiêu chuẩn chung của cán bộ trên đây đều có các tiêu chuẩn riêng, cụ thể, sát hợp với từng ngành, cấp. “Dùng đúng cán bộ” là sử dụng đúng, khéo dùng cán bộ. Việc dùng cán bộ thì phải tuân thủ nguyên tắc “tùy tài mà dùng người”, công việc giao cho cán bộ phải phù hợp với năng lực của họ. Nắm bắt được năng lực của cán bộ mà dùng người thì sẽ phát huy được tài, do đó mà công việc thành công. Việc này không những tránh lãng phí người tài, mà còn thúc đẩy họ phát huy năng lực của cán bộ và phát hiện ra được nhiều người có năng lực hơn nữa. Sử dụng cán bộ đúng năng lực, sở trường thì sẽ phát huy được cái hay của mỗi người, hạn chế được những điểm yếu kém của họ. Lãnh đạo khéo, tài nhỏ có thể hóa tài to. Lãnh đạo không khéo, tài to cũng hóa ra tài nhỏ” [50, tr. 280]. Yêu cầu của việc sử dụng cán bộ tuy rất đơn giản nhưng trên thực tế có công việc này lại dễ bị chi phối bởi những biểu hiện tiêu cực như ưu ái người thân quen, thích người nịnh hót… Những biểu hiện này không chỉ gây hại cho công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước, mà còn gây hại cho chính những người cán bộ không đủ năng lực, tài đức, bởi khi được dung túng, cái
  • 16. 12 xấu trong họ sẽ càng có điều kiện phát triển và làm lu mờ, hạn chế những điểm tốt của họ ‘Tùy tài mà dung người”; phải tạo điều kiện để cán bộ phát huy năng lực của họ; phải tạo môi trường dân chủ để “cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến” [50, tr. 280]. Người lãnh đạo đối với công tác cán bộ không được tự cao tự đại, mà phải nghe, phải hỏi ý kiến cấp dưới. Việc xây dựng môi trường làm việc dân chủ sẽ tạo nên động lực tích cực thúc đẩy cán bộ ngày càng có nhiều sáng kiến và hăng hái hơn trong công việc. Bên cạnh đó, người lãnh đạo đối với công tác cán bộ phải mạnh dạn trao quyền, giao việc cho cán bộ. Khi giao việc, ban đầu cần hướng dẫn họ những vấn đề cơ bản rồi sau đó rồi tạo điều kiện để họ chủ động thực hiện công việc của mình. Điều này đòi hỏi cũng cần phải có niềm tin đối với cán bộ. Việc đặt lòng tin vào cán bộ để giao việc vừa là một cách đào tạo cán bộ, vừa là cách tạo động lực hành động cho chính họ. “Cất nhắc đúng cán bộ” là bố trí cán bộ là công việc quan trọng hơn. Theo Hồ Chí Minh, khi cất nhắc cán bộ, phải vì công tác, tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái; cất nhắc cán bộ phải xuất phát từ hiệu quả công tác thực tế của cán bộ, và phải có tác dụng khuyến khích các cán bộ khác vươn lên; cất nhắc cán bộ phải cho đúng; không nên cất nhắc cán bộ như “giã gạo”; trước khi cất nhắc thì phải xem xét kỹ; khi đã cất nhắc thì phải giúp đỡ; khi cán bộ mắc sai lầm thì hạ cấp, chờ lúc họ làm khá, lại cất nhắc lên [50, tr. 282]. Cũng theo Hồ Chí Minh, đây là hoạt động có tác động trực tiếp đến “lòng tự tin, tự trọng” của cán bộ. Không nên đợi đến khi các sai lầm, khuyết điểm của cán bộ trở nên nặng nề thì mới mang ra xử lý một lần. Như thế là “đập” cán bộ. Cán bộ bị “đập” thì mất đi sự tự tin, từ chỗ hăng hái cũng hóa thành nản chí, từ nản chí mà trở nên vô dụng.
  • 17. 13 “Yêu thương cán bộ” là tính nhân văn trong công tác cán bộ. Theo Hồ Chí Minh: thương yêu cán bộ “là giúp họ học tập thêm, tiến bộ thêm”, “giúp họ giải quyết những vấn đề khó khăn sinh hoạt, ngày thường thì điều kiện dễ chịu, khi đau ốm được chăm sóc, gia đình họ khỏi khốn quẫn” [50, tr. 283]. Việc thương yêu cán bộ phải luôn gắn liền với công tác của họ để khi có khuyết điểm thì giúp họ sửa chữa ngay cũng như động viên, khuyến khích kịp thời những lúc họ phát huy ưu điểm. Đối với những cán bộ mắc sai lầm, không nên nhận rằng họ muốn như thế mà công kịch họ. “Phê bình đúng cán bộ” là chỉ ra sai lầm, khuyết điểm của cán bộ. Người cán bộ có thể có sai lầm và khuyết điểm. Người lãnh đạo phải là người chỉ ra cho cán bộ của mình những hạn chế, khuyết điểm và giúp họ nhìn nhận đúng đắn nhất, biết cách sửa chữa nhất. Cũng theo Hồ Chí Minh, đối với cán bộ mắc sai lầm, phải tìm cách để họ tự nhận rõ sai lầm đó, làm cho họ vui lòng tự nguyện sửa đổi; tuyệt đối tránh thái độ qui chụp, công kích. Thứ hai, Đảng phải quy hoạch đúng cán bộ. Hoạt động này diễn ra đối với lãnh đạo lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp, các lĩnh vực của hệ thống chính trị và nhằm mục đích giúp họ hoàn thành có hiệu quả những nhiệm vụ đảm nhận và chuẩn bị những điều kiện tốt cho thời kỳ, giai đoạn cách mạng tiếp theo. Việc quy hoạch cán bộ là quan trọng vì đây là tiền đề để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho phù hợp, tạo cơ hội cho họ phấn đấu, rèn luyện, không ngừng vươn lên đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Để phát huy cao nhất hiệu quả của công tác quy hoạch cán bộ, Đảng phải thực sự gắn kết công tác này với tất cả các khâu khác trong công tác cán bộ như: nhận xét, đánh giá cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; luân chuyển, sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ. Đảng cần thực hiện quy hoạch “động” và “mở”. Quy hoạch “mở” là quy hoạch không khép kín trong từng
  • 18. 14 ngành, từng địa phương, từng đơn vị, không hạn chế một số ít người được định sẵn một cách chủ quan. Trong quy hoạch, mỗi chức danh lãnh đạo cần có ít nhất từ hai đến ba cán bộ dự bị. Mỗi cán bộ có thể dự kiến đảm nhiệm từ hai đến ba chức danh. Quy hoạch “động” là quy hoạch được rà soát thường xuyên, được điều chỉnh theo sát với yêu cầu thực tế của sự phát triển cán bộ, kịp thời bổ sung những nhân tố mới vào quy hoạch. Đảng cần tạo ra “dòng chảy” trong công tác quy hoạch cán bộ; hằng năm, phải rà soát lại đội ngũ cán bộ trong quy hoạch để có sự điều chỉnh, bổ sung. Khi quy hoạch cán bộ, Đảng phải tiến hành đồng bộ từ trên xuống dưới; hướng dẫn cấp dưới quy hoạch cán bộ; lấy quy hoạch cán bộ cấp dưới làm cơ sở cho quy hoạch cán bộ cấp trên; phải dựa trên căn cứ khoa học và thực tiễn; vừa tạo nguồn cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, vừa tạo động lực thúc đẩy, phát huy nhân tố chủ quan, phấn đấu vươn lên của cán bộ; bảo đảm sự đoàn kết trong phát triển của toàn đội ngũ cán bộ; đề phòng tư tưởng cơ hội, chạy theo quy hoạch; không cứng nhắc, máy móc trong xây dựng và thực hiện quy hoạch; phải thực hiện công khai công tác quy hoạch cán bộ theo đúng thẩm quyền quyết định quy hoạch. Thứ ba, Đảng phải đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là: trang bị hệ thống thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; trang bị hệ thống tri thức chuyên môn, kiến thức lãnh đạo, quản lý và kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đương chức và quy hoạch các cấp có phẩm chất đạo đức, thái độ, hành vi ứng xử và kỷ luật nghề nghiệp, tận tụy với công vụ và sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giúp cho cán bộ, đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo, quản lý, biết vận dụng linh
  • 19. 15 hoạt phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều hành thực tiễn, có đủ năng lực lý luận, tri thức hiện đại của nhân loại. Yêu cầu về nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là: phải gắn lý luận với sự vận động thực tiễn khách quan; phải nâng cao năng lực, trí tuệ cho đội ngũ đảng viên, cán bộ lãnh đạo trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn một cách khoa học; hạn chế tới mức có thể tình trạng kinh nghiệm, cảm tính; bảo đảm cập nhật kiến thức mới và kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn chức danh đối với từng đối tượng ở từng vị trí công tác, phù hợp tình hình mới và yêu cầu cụ thể của từng lĩnh vực, địa phương, vùng, miền; cung cấp cho người học tri thức khoa học, kỹ năng xử lý tình huống chính trị thực tiễn; bảo đảm cân đối giữa việc bổ sung kiến thức, nâng cao kỹ năng chuyên môn với giải đáp những vấn đề thực tiễn cụ thể mới đang diễn ra trong ngành, tại địa phương. Quá trình đào tạo, bồi dưỡng cần phải: có tính thường xuyên, liên tục (bởi lẽ tri thức và các tình huống thực tiễn luôn vận động và thay đổi theo thời gian); không rập khuôn nội dung đào tạo, bồi dưỡng sơ cứng và bất biến với sự vận động khách quan; gắn học với hành, gắn lý luận với thực tiễn. Để đạt được những yêu cầu cơ bản này, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, Đảng cần phải đổi mới trong từng khâu; phải thiết kế nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Thứ tư, Đảng phải điều động, luân chuyển cán bộ một cách đúng đắn. Điều động, luân chuyển cán bộ là sắp xếp cán bộ vào những vị trí công tác mới. Hoạt động này nhằm thực hiện các mục tiêu chính sau đây: Thứ năm, Đảng phải quản lý, sử dụng cán bộ một cách đúng đắn. Để quản lý, sử dụng cán bộ một cách đúng đắn, Đảng cầ phải áp dụng các nguyên tắc như sau. Đảng trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ, trước hết là
  • 20. 16 cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ngành, các cấp; đồng thời, phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị; Đảng phân công, phân cấp quản lý cán bộ cho các cấp uỷ và tổ chức Đảng, đồng thời thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ của các ngành, các cấp. Thứ sáu, Đảng phải có chính sách cán bộ đúng đắn. Chính sách cán bộ đúng đắn thể hiện các nội dung sau: có chế độ đãi ngộ phù hợp với vị trí, vai trò của cán bộ, công chức; có chính sách thu hút nhân tài hiệu quả; có kế hoạch khích lệ, động viên tính tích cực, sáng tạo, tinh thần thi đua vươn lên đạt thành tích cao trong công tác của cán bộ. Chính sách cán bộ đúng đắn phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong công tác của cán bộ. Chính sách cán bộ không cố định mà luôn được đổi mới, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu, điều kiện của đất nước trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Trong giai đoạn mới hiện nay, công tác chính sách cán bộ cũng phải thay đổi cho phù hợp, cập nhật và đáp ứng được những yêu cầu, nhiệm vụ mới của đất nước. Chính sách cán bộ đúng đắn phải phải bảo đảm công bằng, công khai. Chính sách cán bộ công bằng có nghĩa là mọi cán bộ trong diện chính sách Việc công khai mọi chế độ chính sách đối với cán bộ cũng là một nguyên tắc tạo nên sự công bằng trong công tác cán bộ. 1.2. Phương thức lãnh đạo của cấp Ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh Các phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ nói chung và đối với công tác cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh nói riêng gồm các nội dung như sau.
  • 21. 17 Thứ nhất, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ thông qua đường lối, chủ trương, chính sách. Vai trò lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị nói chung và lãnh đạo công tác cán bộ nói riêng được thể hiện thông qua việc đề ra các chủ trương, đường lối, chính sách về cán bộ. Sau đó, Đảng phải đưa ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng, phù hợp với từng thời kì. Khi cuộc sống yêu cầu về công tác cán bộ thay đổi, thì đường lối, chính sách của Đảng cũng cần có sự bổ sung và phát triển. - Tổ chức tốt hệ thống thông tin từ Trung ương đến cơ sở; định kỳ điều tra nghiên cứu tình hình thực tế; nâng cao chất lượng công tác thu thập, phân tích, tổng hợp tình hình, bảo đảm phản ánh kịp thời, chính xác những tình hình cơ bản, những sự kiện quan trọng; kiên quyết chống lối làm việc quan liêu, xa rời thực tế, xa rời cơ sở, xa rời quần chúng; - Chống tác phong đại khái, hời hợt, không đi sâu vào thực chất của vấn đề, của sự việc; tăng cường nghiên cứu lý luận và tổng kết kinh nghiệm; phải tìm ra những nội dung, phương pháp và bước đi thích hợp; phải giải quyết các vấn đề mới mẻ nảy sinh từ thực tiễn cách mạng Việt Nam; - Tổ chức chu đáo việc học tập lý luận Mác - Lênin, học tập những kiến thức về kinh tế, về khoa học kỹ thuật cho đông đảo cán bộ, Đảng viên; thường xuyên đi sâu vào thực tiễn để phân tích, tổng kết kinh nghiệm và khái quát lý luận cần thiết; không ngừng bổ sung, phát triển và cụ thể hóa hơn nữa đường lối, chính sách của Đảng; phải kiện toàn các cơ quan làm nhiệm vụ nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn; Phải nắm chắc bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, thấu suốt hơn quy luật phát triển của xã hội; Phải ngày càng trưởng thành trong việc vận dụng những hiểu biết đó vào thực tiễn để định ra đường lối, chính sách một cách đúng đắn và sáng tạo.
  • 22. 18 Thứ hai, Đảng lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ thông qua thể chế hóa cương lĩnh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về công tác cán bộ thành pháp luật, chính sách của Nhà nước. Bàn về cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ, cố Tổng bí thư Lê Duẩn đã từng chỉ rõ: “Đảng lãnh đạo thông qua Nhà nước, bằng Nhà nước. Đảng lãnh đạo nhân dân chứ không phải Đảng thay thế nhân dân làm chủ Nhà nước. Như vậy, muốn lãnh đạo công tác cán bộ thành công, Đảng phải lãnh đạo thông qua chính các chủ trương, chính sách của Nhà nước về công tác cán bộ. Thứ ba, Đảng lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ thông qua công tác chính trị, tư tưởng, thông qua vai trò tiên phong gương mẫu của Đảng viên. Đảng cần nghiên cứu, đề ra kế hoạch học tập cho các loại cán bộ; đồng thời, phải có tổ chức, có kiểm tra chặt chẽ; nghiêm khắc phê phán bệnh chủ quan, bệnh kinh nghiệm, lười học, ngại học lý luận, thái độ coi thường lý luận, hoặc chỉ lý luận suông, xem nhẹ việc nghiên cứu tình hình thực tế, tổng kết rút kinh nghiệm. Thứ tư, Đảng lãnh đạo công cán bộ thông qua công tác kiểm tra. Việc kiểm tra cần phải được thực hiện có trọng tâm, nắm bắt chính xác khâu mấu chốt; phải có yêu cầu cụ thể, nếu không thì sẽ kiểm tra chung chung hoặc miên man không có kết quả.
  • 23. 19 Tiểu kết chương Hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ là toàn bộ hoạt động chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp ủy Đảng có thẩm quyền nhằm phát huy cao nhất tiềm năng của cán bộ trong hệ thống chính trị và toàn xã hội, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ. Việc lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ được biểu thị qua các khâu cơ bản như sau: đánh giá cán bộ; quy hoạch cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; điều động và luân chuyển cán bộ; quản lý và sử dụng cán bộ; đề ra chính sách cán bộ. Các khâu cơ bản này đều có mối quan hệ mật thiết, không tách rời với nhau, tạo tiền đề cũng như củng cố, bổ sung cho nhau cũng phát triển. Luân chuyển đúng cán bộ là khâu đột phá. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch là khâu cơ bản có tính chiến lược trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ cho tương lai. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ là lãnh đạo thông qua đường lối, chủ trương, chính sách; thông qua công tác chính trị, tư tưởng; thông qua thực tiễn từ chính công tác cán bộ và vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên; và thông qua công tác kiểm tra của Đảng. Mà trong các phương thức trên, Đảng lãnh đạo công tác cán bộ thông qua đảng viên là phương thức lãnh đạo chủ yếu nhất.
  • 24. 20 Chương 2 THỰC TRẠNG LÃNH ĐẠO CỦA CẤP ỦY ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH 2.1. Thực trạng sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh: những kết quả đạt được 2.1.1. Đặc điểm tình hình tổ chức bộ máy của bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh - về quá trình thành lập: bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh được thành lập đi vào hoạt động từ ngày 01/10/1997, theo Quyết định số 1613/bảo hiểm xã hội/QĐ-TCCB, ngày 16/9/1997 của Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam. Tổ chức bộ máy khi mới được thành lập có 05 phòng chuyên môn, 06 bảo hiểm xã hội huyện, thị xã trực thuộc, với 68 cán bộ, công chức, viên chức. Từ tháng 01/2003, bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh tiếp nhận Bảo hiểm y tế (bảo hiểm y tế) tỉnh Bắc Ninh, hoạt động theo tổ chức mới, với chức năng, nhiệm vụ mới. Tổ chức bộ máy hiện nay của bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh gồm 11 phòng chuyên môn, 08 Bảo hiểm xã hội huyện, thị xã, thành phố trực thuộc. Tổng số công chức, viên chức và người lao động toàn ngành hiện có 265 người. Tổ chức Đảng, đoàn thể trực thuộc gồm: Đảng bộ Bảo hiểm xã hội tỉnh có 11 Chi bộ đảng trực thuộc với tổng số 89 đảng viên (toàn Ngành là 172 đảng viên); Công đoàn Ngành gồm 10 Công đoàn cơ sở với tổng số 265 đoàn viên; Đoàn thanh niên cơ quan gồm 28 đoàn viên và Hội Cựu chiến binh Bảo hiểm xã hội tỉnh gồm 11 hội viên. - Về quyền hạn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh có nhiệm vụ xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh
  • 25. 21 và chương trình công tác hàng năm. tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt về các mặt công tác: quản lý thu, chi trả, giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia; thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; cải cách thủ tục hành chính; quản lý, lưu trữ hồ sơ tài liệu hành chính, nghiệp vụ và hồ sơ đối tượng tham gia, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ theo quy định. 2.1.2. Đặc điểm tình hình hoạt động của Đảng ủy bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh Đảng bộ bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh được thành lập ngày 01/10/1997, tiền thân là Chi bộ bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh- Bắc Giang, gồm tổ chức đảng trực thuộc Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Bắc Ninh. Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Đảng bộ bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh đã có tổng số 11 Chi bộ trực thuộc (tương ứng 11 phòng chuyên môn nghiệp vụ) với 92 đảng viên (trong đó có 86 đảng viên chính thức và 06 đảng viên dự bị). 100% đảng viên có trình đại học trở lên, 38% đảng viên (tương ứng 36 người) có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên, 73% đảng viên (tương ứng 70 người) có trình độ quản lý nhà nước chuyên viên trở lên. Đây là nguồn lực chất lượng cao để làm tốt công tác tham mưu cho sự lãnh đạo của cấp ủy đảng của ngành trên các lĩnh vực công tác cũng như góp phần vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao của bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh. Nhiệm kỳ 2015 – 2020, Ban chấp hành Đảng bộ bảo hiểm xã hội tỉnh có 09 người hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, trong đó có
  • 26. 22 01 đồng chí Phó Giám đốc là bí thư, đồng chí Giám đốc là phó bí thư và 07 trưởng phòng nghiệp vụ là ủy viên của Ban chấp hành Đảng bộ. Những năm qua, Đảng ủy bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh luôn chú trọng công tác xây dựng đảng, góp phần hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Các cấp ủy đảng luôn nắm vững Điều lệ Đảng quy định, các văn bản hướng dẫn của Trung ương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, từ đó, xây dựng chương trình hành động triển khai thực hiện nhiệm vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức. Đảng ủy chú trọng chỉ đạo việc đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; thường xuyên quan tâm giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kịp thời nắm bắt tư tưởng cán bộ, đảng viên, dư luận xã hội, những vấn đề phức tạp nảy sinh để định hướng công tác và có biện pháp giáo dục chính trị, tư tưởng phù hợp. Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trong khối được cấp ủy các cấp quan tâm chỉ đạo. Đảng bộ luôn chú trọng công tác giáo dục chính trị cho đội ngũ đảng viên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo dục lý luận chính trị thường xuyên được đổi mới cả về nội dung và phương thức. Hằng năm Đảng ủy đã phối hợp cử từ 3 đến 6 cán bộ, đảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho các quần chúng ưu tú, và 4 đến 5 quần chúng học lớp bồi dưỡng đảng viên mới. Đồng thời Đảng ủy, chính quyền cũng thường xuyên phối hợp với Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh cử đảng viên học các lớp cao cấp, trung cấp lý luận chính trị, nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đảng viên. Đảng ủy đã tập trung chỉ đạo các cấp ủy cơ sở phối hợp với lãnh đạo các đơn vị giải quyết các nhóm vấn đề tư tưởng, đạo đức gây bức xúc trong
  • 27. 23 một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã lan tỏa trong toàn Đảng bộ và bước đầu có sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động. Đã có nhiều cách làm hay, nhiều việc làm tốt, nhiều mô hình được nhân rộng góp phần nâng cao ý thức tự giác trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng từng Chi bộ đảng và Đảng ủy bảo hiểm xã hội tỉnh đạt trong sạch vững mạnh. 2.1.3. Về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ Những năm qua, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, chất lượng cán bộ, đảng viên, Ban Chấp hành Đảng bộ đã có nhiều nghị quyết chuyên đề sát với tình hình, nhiệm vụ thực tiễn của Đảng bộ và nhiệm vụ chính trị của bảo hiểm xã hội tỉnh, qua đó đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng đảng ngay từ cơ sở. Nền nếp sinh hoạt đảng được duy trì, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình, nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật, tính tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là của cán bộ chủ chốt. Đảng bộ luôn quan tâm coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ và phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội trong công tác xây dựng đảng. Thường xuyên chăm lo xây dựng và củng cố khối đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ, trước hết là trong cấp ủy. Đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong việc xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc, quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị, quy chế phối hợp giữa cấp ủy đảng với tập thể lãnh đạo cơ quan. Đến nay, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, Ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong xây dựng đội ngũ cán bộ phù hợp với từng chức danh, nhiệm vụ: Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh hiện nay có 265 người. Trong đó, 213 công chức, viên chức; 30 Hợp đồng lao động tạm tuyển trong chỉ tiêu biên
  • 28. 24 chế khung (làm chuyên môn nghiệp vụ), 22 người hợp đồng lao động theo Nghị định 68/NĐ-CP (làm lái xe, bảo vệ, tạp vụ). Số lượng cán bộ và Hợp đồng lao động tại từng phòng ban, đơn vị như sau. * Khối Văn phòng bảo hiểm xã hội tỉnh có 118 người. Trong đó: - Ban Giám đốc có 03 người; - Phòng Tổ chức cán bộ có 05 người; - Phòng Kế hoạch - Tài chính có 9 người; - Phòng Quản lý thu có 12 người; - Phòng Chế độ Bảo hiểm xã hội có 10 người; - Phòng Thanh tra - Kiểm tra có 9 người; - Phòng Giám định bảo hiểm y tế có 25 người; - Phòng Cấp sổ và thẻ có 11 người; - Phòng Tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính có 9 người; - Phòng Công nghệ thông tin có 5 người; - Phòng Khai thác và Thu nợ có 8 người; - Văn phòng có 12 người; * Khối bảo hiểm xã hội huyện, thị xã, thành phố có 147 người. Trong đó: - Bảo hiểm xã hội thành phố Bắc Ninh có 26 người; - Bảo hiểm xã hội thị xã Từ Sơn có 18 người; - Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du có 21 người; - Bảo hiểm xã hội huyện Yên Phong có 18 người; - Bảo hiểm xã hội huyện Quế Võ có 19 người; - Bảo hiểm xã hội huyện Thuận Thành có 16 người; - Bảo hiểm xã hội huyện Gia Bình có 14 người; - Bảo hiểm xã hội huyện Lương Tài có 15 người. Trong số 265 người có: 117 nam (gồm khối văn phòng 51 người, bảo hiểm xã hội cấp huyện 66 người); 148 nữ người (gồm khối Văn phòng 62 người, bảo hiểm xã hội cấp huyện 86 người); 102 người dưới 30 tuổi; 152 người từ 30 - 50 tuổi; 11 người từ 50 - 60 tuổi; 178 đảng viên (gồm khối văn phòng 91 người, bảo hiểm xã hội cấp huyện 87 người); 31 người ở ngạch chuyên viên chính (mã số 01002) trở lên; 203 người ở ngạch chuyên viên (mã số 01003); 09 người ở ngạch cán sự (mã số 01004); 22 người ở ngạch nhân viên (01005) Hợp đồng lao động theo Nghị định 68/NĐ-CP. Nếu phân theo chức vụ, chức danh thì có 213 người. Trong đó: - công chức lãnh đạo có 03 người (gồm: Giám đốc và 02 Phó Giám đốc Bảo hiểm
  • 29. 25 xã hội tỉnh); - viên chức quản lý có 59 người (gồm: 11 Trưởng phòng và Chánh văn phòng; 21 Phó Trưởng phòng và Phó Chánh Văn phòng; 8 Giám đốc và 19 Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp huyện); - viên chức không giữ chức vụ quản lý có 181 người (trong đó có: 08 Kế toán trưởng Bảo hiểm xã hội cấp huyện; 17 Tổ trưởng và 10 Phó Tổ trưởng tổ nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội cấp huyện). Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước: 40 người có trình độ thạc sỹ; 203 người có trình độ đại học; 2 người có trình độ cao đẳng; 9 người có trình độ trung cấp; 11 người có trình độ sơ cấp; 11 người có trình độ lý luận chính trị cao cấp và đại học; 33 người có trình độ lý luận chính trị trung cấp; 199 người người có trình độ sơ cấp lý luận chính trị; 04 người có trình độ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên cao cấp và cử nhân; 65 người có trình độ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính; 45 người có trình độ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên. 2.1.4. Về công tác đánh giá cán bộ Tỉnh Bắc Ninh trong các năm qua đã đẩy mạnh việc phân cấp quản lý cán bộ và tăng cường trách nhiệm cho các cấp uỷ Đảng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong việc quản lý cán bộ và đánh giá cán bộ, gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thực hiện việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Vì thế nên công tác nhận xét, đánh giá cán bộ của bảo hiểm xã hội Tỉnh Bắc Ninh ngày càng đi vào nền nếp, đúng quy định. Quy trình đánh giá cán bộ được thực hiện nghiêm túc. Việc triển khai thực hiện Quy định số 165-QĐ/TW, ngày 18/02/2013 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm hàng năm đối với thành viên lãnh đạo cấp Ủy và cán bộ lãnh đạo trong các chi ủy, chị bộ được thực hiện khá tốt,
  • 30. 26 đảm bảo mục đích, yêu cầu, nội dung và tiến độ. Về kết quả phân loại cán bộ năm 2017, khối văn phòng, bảo hiểm xã hội tỉnh có 63,5 % hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 33,75% hoàn thành tốt nhiệm vụ, 2,0% hoàn thành nhiệm vụ, 0,75% chưa hoàn thành nhiệm vụ; khối bảo hiểm xã hội cấp huyện có 34,36% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 63,88% hoàn thành tốt nhiệm vụ, 1,76% hoàn thành nhiệm vụ, 0% chưa hoàn thành nhiệm vụ. Trên cơ sở kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, Đảng ủy đã lãnh đạo các cơ quan, đơn vị chủ động thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ, xử lý đối với những cán bộ chưa hoàn thành nhiệm vụ, sa sút về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. Những đơn vị thực hiện tốt công tác nhận xét, đánh giá cán bộ như: bảo hiểm xã hội thành phố, bảo hiểm xã hội thị xã Từ Sơn, bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du. 2.1.5. Về công tác quy hoạch cán bộ Công tác quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020, giai đoạn 2021- 2026 ở cả 2 khối cấp tỉnh và cấp huyện đã được tiến hành một cách đồng bộ, đúng nguyên tắc, quy trình. Trên cơ sở kết quả quy hoạch cán bộ, việc xây dựng kế hoạch đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, bố trí, điều động, luân chuyển cán bộ được thực hiện một cách chủ động hơn, cơ bản khắc phục tính hình thức trong quy hoạch cán bộ. Ban cán sự Đảng bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có các hướng dẫn về công tác quy hoạch cán bộ như: Hướng dẫn số 68/bảo hiểm xã hội-BCS ngày 15/5/2013 của Ban cán sự Đảng Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc Hướng dẫn thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý Bảo hiểm xã hội các tỉnh; Hướng dẫn số 120-HD/BCSĐ ngày 30/8/2017 của Ban cán sự Đảng Bảo hiểm xã hội Việt Nam về thực hiện quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý Bảo hiểm xã hội Tỉnh, Thành phố giai đoạn 2021- 2026 và việc rà soát bổ sung quy hoạch hàng năm. Từ đó, bảo hiểm xã hội Tỉnh Bắc
  • 31. 27 Ninh đã thực hiện xong quy hoạch cán bộ quản lý các giai đoạn 2015-2020, 2021- 2026; báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt. Cụ thể: Kết quả quy hoạch cán bộ giai đoạn 2015 – 2020 như sau. - Quy hoạch chức danh Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh: 03 người (01 vị trí). - Quy hoạch chức danh Phó Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh: 10 người (03 vị trí). - Quy hoạch chức danh Trưởng phòng: 25 người (11 vị trí). - Quy hoạch chức danh Phó Trưởng phòng: 24 người (22 vị trí). - Quy hoạch chức danh Giám đốc bảo hiểm xã hội huyện: 16 người (08 vị trí). - Quy hoạch chức danh Phó Giám đốc bảo hiểm xã hội huyện: 22 người (19 vị trí). Kết quả quy hoạch cán bộ giai đoạn 2021 – 2026 như sau. - Quy hoạch chức danh Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh: 03 người (01 vị trí). - Quy hoạch chức danh Phó Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh: 08 người (03 vị trí). - Quy hoạch chức danh Trưởng phòng: 27 người (11 vị trí). - Quy hoạch chức danh Phó Trưởng phòng: 40 người (22 vị trí). - Quy hoạch chức danh Giám đốc bảo hiểm xã hội huyện: 21 người (08 vị trí). - Quy hoạch chức danh Phó Giám đốc bảo hiểm xã hội huyện: 38 người (19 vị trí). 2.1.6. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tỉnh Bắc Ninh trong nhiều năm qua đã ban hành, sửa đổi, bổ sung đồng bộ các Nghị quyết, các đề án để triển khai thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ như: Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày
  • 32. 28 8/6/2012 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Bắc Ninh về việc quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài tỉnh Bắc Ninh; Quyết định số 198/2013/QĐ-UBND ngày 29/5/2013 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 33; Quyết định số 680/QĐ-UBND ngày 30/11/2017 của UBND Tỉnh Bắc Ninh Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển nhân lực Tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 740/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh ngày 11/6/2012 về việc Phê duyệt kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành nội vụ Tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2020. Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh cũng xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm để có được đội ngũ cán bộ bảo đảm yêu cầu và sức chiến đấu. Các cấp ủy Đảng các đơn vị đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc cử, giới thiệu cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng theo các khóa, các loại hình đào tạo (như: cao cấp lý luận chính trị - hành chính, trung cấp lý luận chính trị - hành chính, kiến thức quản lý nhà nước, đào tạo kỹ năng, ngoại ngữ, tin học, đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ). Đặc biệt, Hội nghị sơ kết công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm 2018 và trao Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng ngày 02/8/2018 của Đảng bộ bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh đã khẳng định rằng, Đảng ủy đã thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Đó là: tổ chức phổ biến quán triệt kịp thời các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng theo hướng dẫn của cấp Ủy cấp trên; tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo các chuyên đề đã xây dựng trong năm 2018; công tác giáo dục lý luận chính trị được quan tâm. Hiện nay Đảng bộ có 02 đảng viên đang học lớp cao cấp lý luận chính trị, 08 đảng viên học lớp Trung cấp lý luận chính trị; đảng viên có tư tưởng lập trường vững vàng, yên tâm công tác.
  • 33. 29 Công tác phát triển đảng viên được chú trọng. Sáu tháng đầu năm 2018, Đảng bộ kết nạp 02 đảng viên mới, thực hiện chuyển đảng chính thức cho 02 đảng viên. Công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo kế hoạch. Đảng ủy lãnh đạo các đoàn thể trong cơ quan hoạt động và hoàn thành nhiệm vụ được giao, tham gia tốt công tác xây dựng Đảng, bồi dưỡng giới thiệu quần chúng, đoàn viên ưu tú cho Đảng; Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh với 11/11 chi bộ trong sạch, vững mạnh. 2.1.7. Về công tác tuyển dụng cán bộ, đề bạt, bổ nhiệm, bố trí cán bộ Công tác tuyển dụng cán bộ, công chức được thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo nguyên tắc và chủ trương, yêu cầu, đồng thời bảo đảm công khai, dân chủ và khách quan trong tuyển dụng. Công tác bổ nhiệm cán bộ tại bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh được thực hiện dựa trên các căn cứ các quy định của Đảng và Nhà nước như sau: - Quyết định số 67-QĐ/TW ngày 04/7/2007 của Bộ Chính trị ban hành Quy định về phân cấp quản lý cán bộ; - Quyết định số 68-QĐ/TW ngày 04/7/2007 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; - Quy định số 260- QĐ/TW ngày 02/10/2009 của Bộ Chính trị quy định về việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ; - Quyết định số 286-QĐ/TW ngày 08/02/2010 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế đánh giá cán bộ; - Quyết định số 75-QĐ/TW ngày 21/8/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí; - Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý; - Kết luận số 12-KL/TW ngày 22/3/2017 của Bộ Chính trị về sửa đổi, bổ sung một số quy định về công tác cán bộ; - Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về khung tiêu chuẩn đánh giá, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; - Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 26/9/2007 của Ban Tổ chức
  • 34. 30 Trung ương thực hiện Quy định về phân cấp quản lý cán bộ, Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; - Nghị định số 51/2002/NĐ- CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí; - Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo; - Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán Nhà nước. Trong nội bộ ngành bảo hiểm xã hội cũng có Quyết định số 1809/QĐ-bảo hiểm xã hội ngày 11/10/2017 của Tổng Giám đốc bảo hiểm xã HỘI Việt Nam (quy định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ và công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và quy định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kế toán trưởng tại các đơn vị thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam), và Quyết định số 1808/QĐ-bảo hiểm xã hội ngày 11/10/2017 quy định về tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, viên chức quản lý thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam. Hoạt động bổ nhiệm công chức lãnh đạo, viên chức quản lý trong bảo hiểm xã hội Bắc Ninh được thực hiện trên các nguyên tắc sau. - Ban Cán sự đảng bảo hiểm xã hội Việt Nam (cấp Trung ương), Đảng ủy bảo hiểm xã hội tỉnh và Lãnh đạo bảo hiểm xã hội tỉnh trực tiếp lãnh đạo công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm hoặc từ chức đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý (gồm cấp tỉnh và cấp huyện) theo đúng thẩm quyền được phân cấp. - Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; thủ trưởng cơ quan, đơn vị ra quyết định bổ
  • 35. 31 nhiệm hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt hoặc quyết định bổ nhiệm phải chịu trách nhiệm về quyết định hoặc đề xuất của mình. - Cán bộ được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm theo quy định của Đảng, Nhà nước và của Ngành. - Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; căn cứ vào phẩm chất, đạo đức, tiêu chuẩn của chức danh và năng lực, sở trường của cán bộ. - Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị. - Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm thì cũng có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm hoặc chấp nhận đơn từ chức của công chức lãnh đạo, viên chức quản lý. Quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức, viên chức quản lý trong bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh được tiến hành như sau. - Trên cơ sở nhu cầu bổ sung kiện toàn các chức danh lãnh đạo, quản lý, theo phân cấp của bảo hiểm xã hội Việt Nam, bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức hội nghị tập thể Đảng ủy và lãnh đạo bảo hiểm xã hội tỉnh (để thảo luận, thống nhất chủ trương kiện toàn, bổ sung; nguồn nhân sự dự kiến xem xét kiện toàn; dự kiến phân công nhiệm vụ). Những nội dung đã thảo luận, thống nhất tại hội nghị được thể hiện thành Nghị quyết liên tịch giữa tập thể lãnh đạo và cấp ủy bảo hiểm xã hội tỉnh. Trong trường hợp cần thiết, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành, hoặc để thực hiện kế hoạch đào tạo, luân chuyển bồi dưỡng cán bộ của ngành, thì Đảng ủy và Lãnh đạo sẽ xem xét, thống nhất cho ý kiến chủ trương kiện toàn. Trên cơ sở chủ trương đã thống nhất, bảo hiểm xã hội tỉnh triển khai thực hiện. Quy trình này có 4 bước sau.
  • 36. 32 Bước 1: Tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo và cấp Ủy bảo hiểm xã hội tỉnh (lần 1) để thực hiện. Bước này xem xét, thảo luận, thống nhất chủ trương kiện toàn bổ sung viên chức quản lý đối với đơn vị còn thiếu; xem xét số lượng viên chức thực tế hiện có của phòng cần kiện toàn viên chức quản lý; xem xét cơ cấu viên chức quản lý các đơn vị trực thuộc bảo hiểm xã hội tỉnh đã được bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt; thảo luận, phân tích, nhận xét, đánh giá đối với nhân sự trong quy hoạch chức danh bổ nhiệm; nếu nhân sự trong quy hoạch chức danh bổ nhiệm tại thời điểm xem xét chưa đáp ứng được điều kiện tiêu chuẩn, thì xem xét nguồn nhân sự từ nơi khác đủ điều kiện tiêu chuẩn, hoặc xem xét luân chuyển, đào tạo cán bộ theo kế hoạch (đối với việc bổ nhiệm chức danh Trưởng phòng). Đối với trường hợp cán bộ được tiếp nhận ngoài bảo hiểm xã hội tỉnh để bổ nhiệm phải hiện đang giữ chức vụ tương đương chức danh dự kiến bổ nhiệm hoặc chức vụ hiện giữ chưa tương đương, nhưng đã được quy hoạch chức danh tương đương chức danh bổ nhiệm, thì sau khi thống nhất nguồn nhân sự để xem xét, hội nghị tiến hành lấy phiếu phát hiện, giới thiệu nguồn nhân sự bằng phiếu kín. Người có tỷ lệ phiếu giới thiệu cao nhất trên 50% số phiếu giới thiệu thì được lựa chọn. Những nội dung đã thảo luận, thống nhất và kết quả kiểm phiếu phát hiện giới thiệu nguồn nhân sự tại hội nghị tập thể lãnh đạo, cấp ủy bảo hiểm xã hội tỉnh được thể hiện thành Nghị quyết liên tịch của tập thể lãnh đạo, cấp ủy bảo hiểm xã hội tỉnh. Bước 2: Tổ chức hội nghị lấy phiếu tín nhiệm. chủ trì và thành phần tham gia hội nghị: giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh chủ trì, phối hợp với cấp ủy bảo hiểm xã hội tỉnh. Thành phần tham gia lấy phiếu: Giám đốc, Phó Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh; cấp ủy bảo hiểm xã hội tỉnh; Chủ tịch Công đoàn bảo hiểm xã hội tỉnh; Bí thư Đoàn thanh niên bảo hiểm xã hội tỉnh;
  • 37. 33 toàn thể viên chức của phòng được bổ nhiệm viên chức quản lý. Nội dung Hội nghị: - thông báo chủ trương kiện toàn hoặc bổ sung viên chức quản lý; - quán triệt tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm; - thông báo danh sách viên chức được tập thể lãnh đạo, cấp ủy bảo hiểm xã hội tỉnh giới thiệu; - thông báo tóm tắt lý lịch, quá trình học tập công tác; - nhận xét, đánh giá về ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng của nhân sự dự kiến bổ nhiệm; - thành viên tham gia dự họp nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến bổ nhiệm; - người được giới thiệu bổ nhiệm phát biểu ý kiến về việc thực hiện nhiệm vụ nếu được bổ nhiệm và trả lời các vấn đề có liên quan (nếu có); - thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với viên chức dự kiến bổ nhiệm theo hình thức bỏ phiếu kín (việc kiểm phiếu do phòng tổ chức cán bộ và đại diện cấp ủy bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện, ký biên bản). Kết quả kiểm phiếu không công bố trong Hội nghị, là tài liệu tham khảo để tập thể lãnh đạo và cấp ủy bảo hiểm xã hội tỉnh xem xét tại bước tiếp theo. Bước 3: Tổ chức Hội nghị liên tịch giữa tập thể lãnh đạo và cấp ủy bảo hiểm xã hội tỉnh (lần 2). Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch giữa tập thể lãnh đạo và cấp ủy bảo hiểm xã hội tỉnh để triển khai các công việc (nhận xét, đánh giá về viên chức dự kiến bổ nhiệm; phân tích kết quả tổng hợp phiếu lấy tín nhiệm; xác định, kết luận các vấn đề mới phát sinh nếu có; biểu quyết theo phương thức bỏ phiếu kín; kết quả biểu quyết được công bố tại hội nghị và thể hiện bằng biên bản kiểm phiếu). Viên chức được đề nghị bổ nhiệm phải được trên 50% tổng số thành viên trong tập thể
  • 38. 34 lãnh đạo và cấp ủy bảo hiểm xã hội tỉnh tham gia dự họp biểu quyết đồng ý bổ nhiệm. Bước 4: Quyết định bổ nhiệm. Phòng Tổ chức cán bộ hoàn chỉnh hồ sơ; ban hành quyết định; công bố quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại theo quy định. Lưu hồ sơ cán bộ để tổng hợp, theo dõi. Kết quả công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 tại bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh như sau. Năm 2017, bảo hiểm xã hội Việt Nam giao Phó Giám đốc phụ trách bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh bổ nhiệm 01 Phó Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh. Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh bổ nhiệm 02 Trưởng phòng, 04 Phó Trưởng phòng, 01 Phó Giám đốc bảo hiểm xã hội huyện, 15 Tổ trưởng và 10 Phó Tổ trưởng tổ nghiệp vụ thuộc bảo hiểm xã hội huyện; bổ nhiệm lại 01 Phó Trưởng phòng, 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc bảo hiểm xã hội cấp huyện. Trong 6 tháng đầu năm 2018, Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh bổ nhiệm lại 03 Trưởng phòng, 01 Giám đốc và 05 Phó Giám đốc bảo hiểm xã hội cấp huyện. Những việc làm trên đều bảo đảm quy định, không gây mất đoàn kết. Tổ chức bộ máy của ngành thường xuyên được kiện toàn, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch cán bộ quản lý, điều động, tuyển dụng cán bộ đảm bảo đúng quy trình, quy định. Công tác đào tạo cán bộ, giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ được kịp thời, đúng quy định, tạo được niềm tin đối với lãnh đạo trong cán bộ, viên chức và người lao động trong toàn ngành. 2.1.8. Về công tác luân chuyển cán bộ và chính sách cán bộ * Công tác luân chuyển, điều động cán bộ Trong 5 năm vừa qua năm qua, bảo hiểm xã hội tỉnh đã luân chuyển 08 lượt viên chức lãnh đạo và quản lý.
  • 39. 35 Trong đó: - Luân chuyển cán bộ thuộc các cơ quan cấp Tỉnh về Huyện, thành phố 02 đồng chí; - Luân chuyển cán bộ từ các huyện, thành phố lên các cơ quan cấp Tỉnh 03 đồng chí; - Luân chuyển cán bộ giữa các huyện, thị xã, thành phố 03 đồng chí. Sau thời gian luân chuyển đều được bố trí giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy hoạch và hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. * Công tác giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ Trong 5 năm qua, bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh đã có những chính sách bảo đảm cho các cán bộ, công chức theo đúng quy định của Pháp luật, bảo đảm đời sống, tiền lương cho công chức theo đúng chế độ. Bên cạnh những chính sách của Trung ương và Tỉnh, bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh trong phạm vi thẩm quyền đã ban hành thêm một số quy định để bổ sung về chế độ, chính sách nhằm động viên, khuyến khích đối với cán bộ công chức. Tính riêng năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, bảo hiểm xã hội tỉnh đã giải quyết chế độ hưu trí cho 05 người, chuyển xếp ngạch lương chuyên viên chính cho 28 người đạt kết quả thi thăng hạng, chuyển xếp ngạch lương theo Thông tư 05/TT-BNV cho 06 người, nâng bậc lương trước thời hạn cho 21 người, nâng bậc lương thường xuyên cho 85 người, giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, tai nạn lao động, nghỉ phép đúng quy định. Sở dĩ đạt được những kết quả nêu trên là do cấp ủy Đảng đã: - Quán triệt, nâng cao nhận thức trong cán bộ Đảng viên về các quan điểm, chủ trương và mục tiêu của Đảng về công tác cán bộ được ban hành đồng bộ, kịp thời; - Thực hiện các khâu công tác cán bộ nền nếp;
  • 40. 36 - Bảo đảm yêu cầu nên chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có nhiều chuyển biến; - Có sự tập trung chỉ đạo trong việc ban hành các văn bản về chế độ chính sách liên quan công tác cán bộ; - thực hiện tốt quy định về phân cấp quản lý cán bộ, bảo đảm theo đúng quy định của Trung ương và sát hợp tình hình địa phương; - hằng năm đều chú trọng đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết; - Kịp thời phát huy, nhân rộng những ưu điểm, kinh nghiệm của các đơn vị làm tốt, chấn chỉnh khắc phục những khuyết điểm, hạn chế và đề ra giải pháp thực hiện công tác cán bộ đạt hiệu quả; xây dựng được đội ngũ làm công tác tổ chức cán bộ đầy đủ về số lượng và cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị. 2.2. Sự lãnh đạo của cấp Ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ tại bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh: những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 2.2.1. Những hạn chế về nội dung lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ Thứ nhất, Đảng ủy bảo hiểm xã hội tỉnh là tổ chức đảng hoạt động không có biên chế chuyên trách công tác Đảng, toàn bộ 09 Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ là do kiêm nhiệm, trong đó 02 đồng chí Lãnh đạo bảo hiểm xã hội tỉnh là Bí thư và Phó Bí thư, 05 đồng chí là Trưởng phòng các phòng nghiệp vụ làm ủy viên và 01 đồng chí Phó Trưởng phòng làm ủy viên thực hiện công tác văn phòng Đảng ủy. Do vậy, trong công tác lãnh đạo, điều hành của cấp ủy và bảo hiểm xã hội tỉnh có lúc chưa kịp thời, công tác kiểm tra, giám sát cơ sở và cán bộ, viên chức cấp dưới còn hạn chế; do vừa làm nhiệm vụ của cấp ủy, vừa trực tiếp chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn liên quan tới nhiều lĩnh vực nên vị trí và vai trò của
  • 41. 37 hai chức danh này chưa rõ ràng. Thêm vào đó, một số ủy viên cấp ủy còn phân phối, sắp xếp công việc chưa thật hợp lý, đã nảy sinh những khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ chung và nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị, đặc biệt trong công tác bổ nhiệm lại viên chức quản lý có lúc còn chậm so thời gian quy định. Bên cạnh đó, ngành bảo hiểm xã hội tỉnh được tổ chức ngành dọc theo 3 cấp từ Trung ương đến cấp tỉnh và cấp huyện, song hiện tại chỉ có tổ chức chính quyền và tổ chức Công đoàn được quản lý và hoạt theo hệ thống ngành dọc trực thuộc, còn lại cấp ủy bảo hiểm xã hội tỉnh và cấp ủy bảo hiểm xã hội huyện, thị xã, thành phố trực thuộc theo chiều ngang (cấp ủy bảo hiểm xã hội tỉnh do đảng ủy khối các cơ quan tỉnh quản lý, cấp ủy bảo hiểm xã hội huyện do huyện ủy cùng cấp quản lý). Do vậy, trong triển khai thực hiện công tác cán bộ nói chung, nhất là công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Thứ hai, việc nhận xét, đánh giá cán bộ một số nơi còn mang tính hình thức, thiếu chặt chẽ; chưa phản ảnh đúng thực chất những ưu, khuyết điểm của cán bộ; thiếu tinh thần tự phê bình và phê bình; còn nể nang, ngại va chạm. Một số người dù có năng lực yếu, thiếu tinh thần trách nhiệm, thậm chí vi phạm pháp luật, nhưng vẫn được đánh giá hoàn thành, hoàn thành tốt, hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Sau khi nhận xét, đánh giá, một số cán bộ, đảng viên vẫn chưa tích cực sửa chữa khuyết điểm; thiếu tu dưỡng, rèn luyện; thiếu ý thức chấp hành; thiếu tinh thần trách nhiệm; vi phạm phẩm chất đạo đức lối sống; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm; vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước. Nội dung, phương pháp và biểu mẫu hướng dẫn đánh giá cán bộ vẫn chưa thống nhất nên có sự chồng chéo, thiếu khoa học. Việc tham khảo ý kiến của cấp dưới còn hạn chế, chưa tranh thủ được ý kiến góp ý của nhân dân, nhất là đối với cán bộ cơ sở.
  • 42. 38 Thứ ba, chất lượng quy hoạch cán bộ ở một đơn vị chưa cao (hiện cán bộ trong quy hoạch chủ yếu là cán bộ trẻ, có đủ điều kiện về bằng cấp, tuy nhiên còn thiếu về năng lực lãnh đạo, quản lý hoặc tín nhiệm chưa cao; nhiều cán bộ còn thiếu một số điều kiện đạt chuẩn theo quy định). Một số trường hợp quy hoạch mang tính khả thi không cao; đội ngũ cán bộ một số huyện vẫn còn hẫng hụt. Thứ tư, một số trường hợp cử đi đào tạo chưa gắn với quy hoạch cán bộ; một số địa phương triển khai việc đào tạo trung cấp chuyên môn và trung cấp chính trị cho cán bộ thiếu quyết liệt nên chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tăng chậm. Việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao triển khai thực hiện chậm và còn nhiều lúng túng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng còn chưa chú trọng vào kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng lãnh đạo, quản lý, thực hành mà còn tập trung nhiều vào lý luận; việc kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng viên chức còn chưa kịp thời. Thứ năm, một số ít trường hợp đề bạt, bổ nhiệm cán bộ chưa gắn với quy hoạch cán bộ, còn nặng về chính sách. Công tác quản lý cán bộ đang có một số bất cập. Một số cấp ủy xây dựng kế hoạch luân chuyển còn chung chung, chưa có lộ trình cụ thể; việc luân chuyển cán bộ bảo hiểm xã hội tỉnh về bảo hiểm xã hội huyện để đào tạo thực tiễn thực hiện chưa đồng bộ, kết quả đạt được còn thấp so với yêu cầu đề ra. Việc tuyển dụng, thu hút những người có trình độ cao về bảo hiểm xã hội tỉnh công tác còn thiếu, nhất là người có trình độ Y, Bác sỹ, Công nghệ thông tin. Chế độ chính sách đối với cán bộ luân chuyển và hỗ trợ đào tạo tuy có triển khai thực hiện nhưng chưa kịp thời; do điều kiện ngân sách tỉnh còn khó khăn nên mức hỗ trợ chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
  • 43. 39 2.2.3. Những hạn chế về phương thức lãnh đạo công tác cán bộ Thứ nhất, tuy trong những năm qua, cấp ủy bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh đã quan tâm tương đối thỏa đáng tới việc xây dựng và bổ sung quy chế làm việc của Đảng ủy và quy chế làm việc của bảo hiểm xã hội tỉnh cho phù hợp với tình hình mới và đặc điểm của mỗi địa phương và của ngành, nhưng trong việc tổ chức thực hiện đã nhận thấy một số tồn tại trong việc xây dựng quy chế làm việc và chương trình làm việc của một số cấp ủy có chỗ còn chưa thật sự khoa học; việc điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi quy chế làm việc ở một số cấp ủy chưa thật sự nghiêm túc; việc phân công, phân nhiệm chưa rõ ràng nên hiệu quả công tác chưa cao. Tình trạng buông lỏng lãnh đạo có lúc, có việc chưa thực sự được khắc phục triệt để. Các nghị quyết của các cấp ủy về công tác cán bộ còn chung chung, nên khi lãnh đạo cơ quan chính quyền, đoàn thể làm công tác cán bộ dẫn đến không cụ thể, rõ ràng, thậm chí khiến chính quyền, đoàn thể lúng túng, phải trao đổi lại nhiều nội dung. Công tác cán bộ của chính quyền nhiều đơn vị trong Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh mang tính hình thức, dựa dẫm, thụ động. Do đặc thù các cơ quan bảo hiểm xã hội là ngành có cơ cấu tổ chức ngành dọc, trực thuộc cấp trên, quyết định về công tác cán bộ chủ yếu xuất phát từ ý chí, sự lãnh đạo của cấp trên, nên cơ chế hiệp y, hiệp quản có lúc, có nơi trở nên hình thức, biến thành một dạng "hợp thức hóa" cho đúng quy định quản lý cán bộ. Có lúc, có nơi còn thụ động trong lãnh đạo công tác cán bộ của các đơn vị cấp dưới này. Thứ hai, công tác lãnh đạo của các cấp ủy trong tuyên truyền, vận động, thuyết phục tổ chức đảng, Đảng viên bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh để thực hiện các nghị quyết, chủ trương về công tác cán bộ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong việc chấp hành các Nghị quyết, chủ trương về công tác cán bộ ở một số Đảng bộ tỉnh chậm được đổi mới. Nhiều cán bộ thực hiện chế độ thông tin, báo cáo
  • 44. 40 chưa nghiêm, chưa phản ánh và đề xuất kịp thời những biện pháp giải quyết những vấn đề nổi cộm, phát sinh đột xuất trong công tác cán bộ thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao. Vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, người đứng đầu các tổ chức trong bảo hiểm xã hội tỉnh tuy có nhiều tiến bộ, nhưng sự lãnh đạo công tác cán bộ của các cấp ủy thông qua phân công, phân cấp quản lý cán bộ, phát huy vai trò quản lý Nhà nước của chính quyền tỉnh, có lúc, có nơi vẫn còn nhiều tồn tại. Việc đổi mới phương pháp công tác, thực hiện quy chế làm việc, chương trình công tác của Ban chấp hành, Ban Thường vụ tuy đã có cố gắng nhưng nhìn chung vẫn chưa thật sự đổi mới. Về việc tuân thủ triệt để nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân, coi trọng phát huy trí tuệ tập thể trong thảo luận, quyết định những vấn đề phức tạp, bảo đảm đoàn kết thống nhất, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương và nguyên tắc trong công tác cán bộ; về các việc đó có lúc, có nơi còn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Ở một số chi bộ đảng trực thuộc, có việc tuy đã phân công, phân cấp, nhưng vẫn phải xin ý kiến, xin chỉ đạo; điều đó gây khó khăn cho việc thực hiện các nội dung của công tác cán bộ. Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác cán bộ đã có nhiều đột phá, nhưng công tác tổ chức cán bộ nhất là chính sách thu hút, đào tạo cán bộ, có mặt còn hạn chế. Thực hiện công tác luân chuyển cán bộ chưa thường xuyên, hiệu quả. Thiếu giải pháp đột phá trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý; việc quy hoạch cán bộ chưa toàn diện. Việc trẻ hóa, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ còn chậm. Thực hiện chưa tốt việc thu hút cán bộ giỏi và thay thế số cán bộ, công chức yếu kém về trách nhiệm và năng lực. Nhận thức của một số ít cán bộ và lãnh đạo cơ quan tham mưu về công tác cán bộ chưa quan tâm đúng mức, nên việc soạn thảo nội dung trong quy chế còn chung chung, chưa cụ thể theo tình hình địa phương. Việc bố trí
  • 45. 41 cán bộ phụ trách nhiệm vụ đôi khi chưa rõ ràng, chồng chéo. Cán bộ, công chức nào làm tốt nhiệm vụ được phân công, nhanh nhạy thì lại giao phụ trách nhiều phần việc và ngược lại, người không làm tốt thì giao ít việc, điều này, gây không ít khó khăn trong việc thực thi nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu về công tác cán bộ. Thứ ba, sự lãnh đạo của cấp ủy bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh đối với công tác cán bộ thông qua vai trò của tổ chức Đảng, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong các tổ chức thuộc hệ thống chính trị còn nhiều bất cập. Tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, tính tiên phong, gương mẫu của một số cán bộ, đảng viên chưa cao, chưa thường xuyên bám sát cơ sở để chỉ đạo. Tình trạng thiếu tinh thần trách nhiệm, tiên phong gương mẫu của cấp ủy viên đã làm hạn chế chất lượng các quyết định lãnh đạo của tập thể cấp ủy, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công tác cán bộ. Sự lãnh đạo của cấp ủy đối với công tác cán bộ thông qua công tác kiểm tra, giám sát ở một số tổ chức đảng còn buông lỏng, mang tính hình thức. 2.2.2. Những nguyên nhân của hạn chế - Vẫn còn một số cấp ủy cơ sở, thủ trưởng đơn vị chưa thật sự quan tâm đúng mức đối với công tác cán bộ. Việc quán triệt và tổ chức thực hiện các chính sách của Trung ương và tỉnh ủy chưa đồng bộ, sâu rộng, nhận thức đối với lĩnh vực này chưa thật sâu sắc và đồng đều. Trong chỉ đạo thực hiện, có nơi có lúc thiếu tính kiên trì và quyết liệt. Giải pháp thực hiện có mặt chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị, thiếu tính khả thi, chưa đạt yêu cầu đề ra. - Việc quán triệt, triển khai chiến lược, nghị quyết, chỉ thị về công tác cán bộ chưa đồng đều, sự chỉ đạo và tổ chức thực hiện còn lúng túng. Nhiều tồn tại trong công tác cán bộ chậm được khắc phục. Quy trình bổ nhiệm cán
  • 46. 42 bộ kéo dài nhưng vẫn có sơ hở. Việc tạo nguồn cán bộ trẻ từ sinh viên xuất sắc trong và ngoài nước chưa thành công. - Trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, chưa quán triệt đầy đủ quan điểm công tác cán bộ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng, thiếu kiên trì, thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ, thiếu tầm chiến lược, tư duy theo nhiệm kỳ. - Chưa quan tâm đúng mức đến đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động. Nhận thức và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ không đầy đủ, không rõ trách nhiệm cá nhân. Tự phê bình và phê bình trong công tác cán bộ còn yếu; công tác kiểm tra, giám sát cán bộ và công tác cán bộ chưa thường xuyên, thiếu kịp thời. Nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh trong cán bộ và công tác cán bộ chậm được phát hiện và xử lý. - Việc sắp xếp bố trí cán bộ vào vị trí chức danh được quy hoạch ở một số đơn vị, địa phương còn lúng túng nên tính khả thi trong quy hoạch cán bộ còn hạn chế.
  • 47. 43 Tiểu kết chương Trong những năm qua, sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ của Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Tuy nhiên, công tác cán bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. Những hạn chế, bất cập này xuất phát từ những nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan là do bước vào thời kỳ đất nước đổi mới các cấp ủy Đảng chưa dự báo được những tình huống, yêu cầu đổi mới đối với cán bộ, một số tổ chức đảng trực thuộc chưa chủ động trong công tác cán bộ; nhiều cơ chế, chính sách chậm đổi mới, còn cào bằng, thậm chí lạc hậu, thiếu động lực. Điều đó kìm hãm sự phát triển, làm nản lòng cán bộ, gây tâm lý băn khoăn, lo lắng, làm giảm niềm tin, sự phấn đấu của đội ngũ cán bộ.