SlideShare a Scribd company logo
1 of 115
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THÙY GIAO
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN
CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thừa Thiên Huế, năm 2016
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THÙY GIAO
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN
CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN VĂN BẮC
Thừa Thiên Huế, năm 2016
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chƣa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thùy Giao
iii
LỜI CẢM ƠN
Được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của quý thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp, bạn
bè, gia đình, người thân, tôi đã tham gia học tập và hoàn thành luận văn Thạc sĩ chuyên
ngành Quản lý giáo dục. Bằng tấm lòng thành kính và tình cảm chân thành, cho phép tôi trân
trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Ban Giám hiệu trường ĐHSP - Đại học Huế, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Tâm
lý Giáo dục cùng các nhà khoa học, quý thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy đã giúp đỡ,
truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Các đồng chí Lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT Quảng Trị, cán bộ quản lý, quý
thầy cô giáo, học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Hướng Hóa và các bạn
đồng nghiệp đã tạo điều kiện trong quá trình cung cấp thông tin, tư liệu để giúp tôi
hoàn chỉnh luận văn này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS.
Nguyễn Văn Bắc - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, động viên tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Quảng Trị đã tư vấn, giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Những người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè thường xuyên động
viên, khích lệ tôi học tập, nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn chắc chắn vẫn không thể tránh
khỏi thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô
giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thừa Thiên Huế , ngày 26 tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn
NguyễnThùyGiao
1
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ...............................................................................................................i
Lời cam đoan...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC...................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................6
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................7
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................9
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu..............................................................................9
4. Giả thuyết khoa học........................................................................................................9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................................10
6. Phƣơng pháp nghiên cứu..............................................................................................10
7. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................11
8. Cấu trúc luận văn ..........................................................................................................11
NỘI DUNG ..............................................................................................................12
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.............12
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................12
1.1.1.Nghiên cứu về hoạt động giáo dục SKSS ở trên thế giới ................................12
1.1.2. Nghiên cứu về hoạt động giáo dục SKSS ở Việt Nam ...................................13
1.2. Các khái niệm và thuật ngữ có liên quan................................................................14
1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục............................................................................14
1.2.2. Sức khỏe sinh sản và giáo dục sức khỏe sinh sản...........................................17
1.3. Lý luận về giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông.........18
1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông ................................18
1.3.2. Mục tiêu giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh .........................................20
1.3.3. Nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh ........................................20
1.3.4. Các phƣơng pháp giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh ...........................23
2
1.3.5. Các hình thức giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh.................................24
1.4. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho HS THPT..........25
1.4.1. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho HS THPT ......25
1.4.2. Vai trò quản lý trong hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THPT.............26
1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THPT ..................26
1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình giáo dục SKSS và quản lý hoạt động
giáo dục SKSS cho học sinh THPT ................................................................................30
1.5.1. Yếu tố chủ quan ..............................................................................................30
1.5.2. Yếu tố khách quan...........................................................................................31
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................32
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
SINH SẢN CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN HƢỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ .....................................................33
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu..............................................................................33
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội...............................................33
2.1.2. Khái quát tình hình phát triển giáo dục...........................................................34
2.2. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng ..................................................................35
2.2.1. Mục đích khảo sát ...........................................................................................35
2.2.2. Nội dung khảo sát............................................................................................35
2.2.3. Đối tƣợng khảo sát ..........................................................................................35
2.2.4. Phƣơng pháp khảo sát .....................................................................................36
2.3. Thực trạng nhận thức về SKSS của học sinh các trƣờng THPT huyện Hƣớng
Hóa, tỉnh Quảng Trị ..........................................................................................................37
2.3.1. Nhận thức về SKSS của học sinh....................................................................37
2.3.2. Hiểu biết về nội dung sức khỏe sinh sản của học sinh....................................41
2.4. Thực trạng hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh các trƣờng THPT huyện
Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị.............................................................................................48
2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động giáo dục SKSS .........48
2.4.2. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về nội dung giáo dục SKSS cho học sinh.49
2.4.3. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về hình thức, phƣơng pháp giáo dục
SKSS cho học sinh....................................................................................................50
3
2.4.4. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về kết quả hoạt động giáo
dục SKSS ..................................................................................................................52
2.4.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh ..........52
2.5. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các
trƣờng THPT huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị.........................................................53
2.5.1. Quản lý việc xây dựng kế hoạch nội dung, chƣơng trình giáo dục SKSS cho
học sinh .....................................................................................................................53
2.5.2. Quản lý việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản ..........54
2.5.3. Công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản.................................55
2.5.4. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản ...............57
2.5.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản. .............58
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho
học sinh các trƣờng THPT huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị. .................................59
2.6.1. Ƣu điểm...........................................................................................................59
2.6.2. Hạn chế............................................................................................................60
2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế ...............................................................................61
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................................62
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
SINH SẢN CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN HƢỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ .....................................................63
3.1. Cơ sở xác lập các biện pháp .....................................................................................63
3.1.1. Các căn cứ pháp lý định hƣớng cho việc đề xuất các biện pháp ....................63
3.1.2. Định hƣớng của cơ quan quản lý giáo dục các cấp.........................................66
3.2. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh
sản cho học sinh các trƣờng THPT .................................................................................66
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ..................................................................66
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa....................................................................67
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .................................................................67
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả..................................................................67
3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các
trƣờng THPT huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị.........................................................67
4
3.3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về sự cần thiết
của hoạt động giáo dục SKSS. ..................................................................................67
3.3.2. Thực hiện có hiệu quả các chức năng quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho
học sinh .....................................................................................................................69
3.3.3. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh
THPT.........................................................................................................................72
3.3.4. Tổ chức tốt các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh các
trƣờng THPT. ............................................................................................................75
3.3.5. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lƣợng tham gia hoạt động giáo dục
SKSS .........................................................................................................................76
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ..............................................................................78
3.5. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề
xuất......................................................................................................................................80
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................................................................84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................85
1. Kết luận ..........................................................................................................................85
2. Khuyến nghị...................................................................................................................87
TÀI LIỆU TAM KHẢO .........................................................................................89
PHỤ LỤC
5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
AIDS : Acquired Immune Deficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)
BP : Biện pháp
CBQL : Cán bộ quản lý
CLB : Câu lạc bộ
DS : Dân số
GD : Giáo dục
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
HIV : Human Immunodeficiency Virus
(Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở ngƣời)
ICDP : Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển
KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình
LHQ : Liên hợp quốc
LTQĐTD : Lây truyền qua đƣờng tình dục
NGLL : Ngoài giờ lên lớp
NXB : Nhà xuất bản
SKSS : Sức khỏe sinh sản
SL : Số lƣợng
TDTT : Thể dục thể thao
THPT : Trung học phổ thông
TNCS : Thanh niên cộng sản
UNEF : Quỹ môi trƣờng Liên hợp quốc
UNFPA : Quỹ dân số Liên hợp quốc
UNICEF : Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
VTN : Vị thành niên
WHO : Tổ chức y tế thế giới
6
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1.a . Nhận thức của học sinh về khái niệm sức khỏe sinh sản......................37
Bảng 2.2.a. Nhận thức của học sinh về đối tƣợng chăm sóc SKSS..........................38
Bảng 2.3.a. Đánh giá của HS về nguồn thông tin sức khỏe sinh sản........................39
Bảng 2.4. Nhận thức của học sinh về các chủ đề giáo dục sức khỏe sinh sản..........40
Bảng 2.5. Mức độ hiểu biết của học sinh về các biện pháp tránh thai......................41
Bảng 2.6. Đánh giá của HS về mức độ thảo luận các vấn đề tình dục và cách tránh thai..42
Bảng 2.7.a. Hiểu biết của học sinh về hậu quả của việc phá thai .............................43
Bảng 2.8. Hiểu biết của học sinh về các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục .........44
Bảng 2.9. Hiểu biết của HS về BP phòng tránh bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục..45
Bảng 2.10. Hiểu biết của học sinh về các con đƣờng lây truyền HIV/AIDS. ..........46
Bảng 2.11. Hiểu biết của học sinh về cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS........46
Bảng 2.12. Nhận thức của học sinh về sự cần thiết của vấn đề giáo dục SKSS.......47
Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL,GV về sự cần thiết hoạt động giáo dục SKSS ......48
Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ quan trọng của các nội dung giáo
dục SKSS cho HS......................................................................................................49
Bảng 2.15. Đánh giá của CBQL, GV về các hình thức giáo dục SKSS ...................50
Bảng 2.16. Đánh giá của CBQL,GV về các phƣơng pháp giáo dục SKSS cho HS .51
Bảng 2.17. Đánh giá của CBQL,GV và HS về kết quả hoạt động giáo dục SKSS ..52
Bảng 2.18. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh..52
Bảng 2.19. Quản lý việc xây dựng kế hoạch nội dung, chƣơng trình giáo dục SKSS
cho học sinh...............................................................................................................53
Bảng 2.20. Hình thức tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh....54
Bảng 2.21. Các lực lƣợng tham gia giáo dục SKSS cho học sinh ............................55
Bảng 2.22. Sự chỉ đạo phối hợp các lực lƣợng tham gia giáo dục SKSS cho HS....56
Bảng 2.23. Công tác kiểm tra hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản.......................57
Bảng 2.24. Công tác đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản ......................57
Bảng 2.25. Đánh giá về các tổ chức theo dõi, kiểm tra hoạt động giáo dục SKSS ...58
Bảng 2.26. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh..........58
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp........................80
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp ..........................82
Bảng 3.3: Khảo nghiệm nhận thức tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của
các biện pháp.............................................................................................................83
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và giao lƣu văn hóa Đông -
Tây tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ đối với các nƣớc trên thế giới. Những thay đổi này
đã ảnh hƣởng không nhỏ đến con ngƣời trong đó có các em học sinh - những chủ
nhân tƣơng lai của đất nƣớc. Bên cạnh việc thừa hƣởng những thời cơ thuận lợi, các
em cần phải đƣợc trang bị cho mình vốn kiến thức và kỹ năng để đối mặt với những
thách thức đặt ra nhƣ: ô nhiễm môi trƣờng, tệ nạn xã hội, phân hóa mức sống giàu
nghèo... đặc biệt là vấn đề tình dục, tình yêu, sức khỏe sinh sản.
Thực tế hiện nay ở Việt Nam, thanh niên nói chung và các em học sinh (HS)
nói riêng đang cảm thấy còn rất e ngại và lúng túng khi nói đến vấn đề sức khỏe
sinh sản (SKSS). Nhiều em bắt đầu quan hệ tình dục trong khi chƣa có những hiểu
biết đúng đắn về sức khỏe sinh sản. Sự thiếu hiểu biết này có thể dẫn các em gái vào
nguy cơ có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, sinh con khi tuổi đời còn quá trẻ, chƣa
đủ khả năng làm mẹ, sinh con bệnh tật, dị dạng hoặc mắc các bệnh nhiễm khuẩn lây
truyền qua đƣờng tình dục nhƣ giang mai, HIV/AIDS... ảnh hƣởng lớn đến tâm lý,
sức khỏe, tính mạng bản thân, gia đình cũng nhƣ nền kinh tế - chính trị xã hội.
Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình(KHHGĐ) Việt Nam, bình
quân mỗi năm ở nƣớc ta có khoảng 300.000 ca nạo phá thai ở độ tuổi 15-19 trong
đó 60-70% là học sinh, sinh viên. Tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam cao nhất so với các
nƣớc Đông Nam Á và xếp thứ 5 thế giới. Nếu nhƣ những năm trƣớc, tỷ lệ nạo phá
thai ở tuổi vị thành niên nƣớc ta chiếm 5%-7% tổng số ca nạo phá thai thì vài năm
gần đây tỷ lệ này tăng lên 10% [14, tr.8]. Nguyên nhân của hiện tƣợng này là do
học sinh ít đƣợc giáo dục và tƣ vấn về vấn đề sức khỏe sinh sản, thiếu hiểu biết về
giới tính, về hoạt động tình dục, về các biện pháp tránh thai...
Tình hình giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh ở các trƣờng Trung học
phổ thông (THPT) Việt Nam hiện nay là một bài toán rất lớn mà chúng ta vẫn đang
thiếu lời giải. Có thể khẳng định rằng giáo dục sức khỏe sinh sản là kiến thức không
mới trong đời sống nhƣng lại khá mới đối với văn hóa và giáo dục của Việt Nam.
Hiện nay có nhiều trƣờng hợp nữ sinh trở thành mẹ hay những cái chết thƣơng tâm
bởi bản thân vƣớng vào con đƣờng tình yêu, tình dục quá sớm… không còn xa lạ. Đó
8
là hệ quả tất yếu từ việc “xem nhẹ” chƣơng trình giáo dục sức khỏe sinh sản trong
trƣờng học. Các bậc phụ huynh thƣờng không quan tâm chƣơng trình giáo dục sức
khỏe sinh sản và cho rằng đó là việc của nhà trƣờng. Tuy nhiên một thực tế đang diễn
ra là hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản ở nhà trƣờng đang có những lúng túng, bất
cập nhất định. Chúng ta chƣa có giải pháp giáo dục đồng bộ, chƣa xây dựng đƣợc
một hệ thống kiến thức về sức khỏe khỏe sinh sản cho học sinh mà mới chỉ ở mức độ
tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản qua các môn Giáo dục công
dân, Văn học, Địa lý, Sinh học. Việc giáo dục sức khỏe sinh sản vẫn chủ yếu là do kế
hoạch hoạt động của từng nhà trƣờng và đƣợc thực hiện trong những phạm vi rất nhỏ
hẹp. Bên cạnh đó nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản còn mang tính hàn lâm, không
thiết thực, gây ra nhàm chán không thu hút đƣợc sự quan tâm và hứng thú đối với các
em. Vì thế học sinh đang phải tiếp cận kiến thức một cách “nửa vời”, hầu nhƣ các em
chƣa có những hiểu biết đầy đủ, khoa học về sự phát triển của cơ thể mình. Do vậy
vấn đề hết sức quan trọng là học sinh cần đƣợc quan tâm và giáo dục sức khỏe sinh
sản ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng.
Với ý nghĩa đó nên trong Chiến lƣợc dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam
giai đoạn 2011-2020, Đảng và Nhà nƣớc ta đã khẳng định:
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ
chức triển khai Chiến lƣợc phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 sau khi đƣợc
phê duyệt; thực hiện các nội dung giáo dục về giới, giới tính, dân số, sức khỏe sinh
sản, bình đẳng giới cho học sinh, sinh viên; bồi dƣỡng cho giáo viên, giảng viên,
cán bộ y tế trong trƣờng học về giới, giới tính, dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng
giới, phòng chống HIV; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về dân số vào quy hoạch,
kế hoạch phát triển ngành [29, tr.9].
Giáo dục sức khỏe sinh sản nhằm trang bị kiến thức và sự hiểu biết về các
vấn đề dân số, sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản để giúp các em chuẩn bị hành
trang bƣớc vào cuộc sống tƣơng lai lành mạnh, hạnh phúc.
Hƣớng Hóa là địa bàn miền núi của tỉnh Quảng Trị, học sinh THPT của
huyện có gần ¼ là con em đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Cô. Đời sống
kinh tế của ngƣời dân còn nhiều khó khăn, phong tục tập quán còn nhiều hủ tục lạc
hậu: tệ nạn tảo hôn, kết hôn cận huyết thống… Số học sinh còn lại chủ yếu ở tuyến
9
đƣờng 9 Nam Lào có điều kiện sống khả giả hơn. Một số gia đình chỉ lo làm ăn
kinh tế đầu tƣ cho con đi học nhƣng lại ít quan tâm đến đời sống tinh thần của các
em nên học sinh dễ sa ngã vào con đƣờng yêu đƣơng trƣớc tuổi, quan hệ tình dục
trƣớc hôn nhân cùng với những hệ lụy của nó là điều tất yếu xảy ra.
Thực trạng nhức nhối ấy đã khiến cho hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản
trở nên cấp bách hơn, thức tỉnh ý thức trách nhiệm của các cấp ban ngành, của nhà
trƣờng, gia đình và toàn xã hội.
Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản đã đƣợc nhiều ngƣời nghiên
cứu, đề cập đến trên nhiều phƣơng diện khác nhau. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị đặc biệt là huyện Hƣớng Hóa vấn đề này vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu và
vận dụng một cách hợp lý.
Xuất phát từ những lý do trên, cùng với hứng thú của bản thân về vấn đề
thuộc lĩnh vực công tác, tác giả chọn đề tài: "Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục
sức khỏe sinh sản cho học sinh các trường THPT huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng
Trị” làm luận văn nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt
động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trƣờng THPT huyện Hƣớng Hóa,
tỉnh Quảng Trị, luận văn đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản
lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trƣờng THPT huyện
Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT ở huyện
Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị bƣớc đầu đã đạt đƣợc kết quả nhất định tuy nhiên do
nhiều yếu tố tác động nên quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe cho học sinh THPT
10
còn nhiều hạn chế. Nếu xác định đƣợc thực trạng, nguyên nhân và đề xuất các biện
pháp quản lý khoa học, phù hợp với thực tế từng nhà trƣờng và địa phƣơng thì công
tác quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trƣờng THPT
cũng nhƣ chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng sẽ đƣợc nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học
sinh ở trƣờng THPT.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học
sinh ở các trƣờng THPT huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh các
trƣờng THPT huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phƣơng pháp này bao gồm các giai đoạn đọc, phân tích - tổng hợp tài
liệu, phân loại các tài liệu nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Để đạt kết quả chính xác, khách quan luận văn sử dụng hệ thống các phƣơng
pháp nghiên cứu sau:
6.2.1. Phương pháp quan sát
Luận văn sử dụng phƣơng pháp quan sát nhằm tìm hiểu các hoạt động bên
ngoài của hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh nhƣ số lƣợng, hình thức tổ chức
và tính tích cực của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tham gia hoạt động giáo
dục SKSS. Qua đó nghiên cứu có những thông tin, cơ sở thực tiễn để xác định chính
xác về hoạt động quản lý giáo dục SKSS cho học sinh
6.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Luận văn sử dụng hệ thống phiếu điều tra bằng bảng hỏi đƣợc thiết kế theo
mục đích của nghiên cứu nhằm tìm hiểu về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên,
học sinh về hoạt động giáo dục SKSS, các nội dung, hình thức và hoạt động quản lý
hoạt động giáo dục SKSS ở các trƣờng phổ thông.
6.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Luận văn tiến hành các cuộc phỏng vấn với các nhà quản lý, các giáo viên và
11
học sinh tham gia hoạt động giáo dục SKSS nhằm làm rõ các thông tin mà dữ liệu
thu thập qua phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi còn thiếu hay chƣa rõ.
6.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Luận văn sử dụng phƣơng pháp xin ý kiến chuyên gia là những nhà khoa
học, các cán bộ chuyên trách có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực giáo dục SKSS để
xin ý kiến đóng góp về hoạt động giáo dục SKSS và các định hƣớng về nâng cao
hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh.
6.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng hợp các kinh nghiệm, sáng kiến về quản lý hoạt động giáo dục SKSS
qua sách, tạp chí của các nhà giáo dục và tìm hiểu thêm các kinh nghiệm từ các
đồng nghiệp đã tham gia công tác quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Nhằm xử lý số liệu để phân tích kết quả nghiên cứu.
7. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu và khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo
dục SKSS ở 04 trƣờng THPT trên địa bàn huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn đƣợc cấu trúc gồm 3 phần:
Phần A. Mở đầu: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu.
Phần B. Nội dung: Gồm có 3 chƣơng
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản
cho học sinh THPT.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho
học sinh các trƣờng THPT huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học
sinh các trƣờng THPT huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Phần C. Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
12
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về hoạt động giáo dục SKSS ở trên thế giới
Giáo dục SKSS đã và đang là vấn đề đƣợc quan tâm đặc biệt ở trong nƣớc
cũng nhƣ trên toàn thế giới nhất là sau Hội nghị Quốc tế về Dân số và phát triển
ICPD (International Conference on Population Development) tại Cairo (Ai Cập)
năm 1994. Hội nghị này đã tạo bƣớc ngoặt quan trọng trong sự thay đổi chính sách
dân số của các quốc gia đồng thời kêu gọi các nƣớc dành sự quan tâm hàng đầu cho
vấn đề chất lƣợng dân số trong đó có sức khỏe sinh sản.
Sau hội nghị này, hàng loạt các quốc gia trên thế giới lần lƣợt tổ chức nhiều hội
nghị bàn về vấn đề SKSS vị thành niên nhƣ: Bắc Kinh(1995), The Hague, Hà Lan
(1999), Hội nghị dân số cấp cao Uỷ ban kinh tế và xã hội Châu Á Thái Bình Dƣơng
(ESCAP) và Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFNPA) tại Băng Cốc... [18, tr.10]
Trong kế hoạch hành động của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA), các
nội dung của SKSS có liên quan chặt chẽ với nhau. Tuy vậy tùy vào điều kiện của
mỗi quốc gia, mỗi khu vực mà các nội dung đó có sự bổ sung, ƣu tiên một cách phù
hợp. Một trong những mục tiêu đƣợc chính phủ các nƣớc khẳng định lại tại Hội
nghị lần thứ tƣ ở Bắc Kinh (1995) đó là: “Tất cả các nƣớc cần hết sức cố gắng thông
qua hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, làm cho mọi ngƣời, ở mọi lứa tuổi thích
hợp, đƣợc tiếp cận khái niệm SKSS càng sớm càng tốt...”[25, tr.1].
Tại Hội nghị thƣợng đỉnh thế giới năm 2005, các nhà lãnh đạo thế giới đã
cam kết đƣa ra giải pháp nhằm đạt đƣợc phổ cập SKSS vào năm 2015. Theo thoả
thuận, các nhà lãnh đạo sẽ đƣa mục tiêu phổ cập sức khoẻ sinh sản vào các chiến
lƣợc quốc gia nhằm đạt đƣợc các mục tiêu phát triển Thiên niên kỉ chấm dứt nghèo
đói, giảm tử vong mẹ, nâng cao bình đẳng giới và đấu tranh chống lại HIV/AIDS
[26, tr.11].
Nhƣ vậy có thể thấy, SKSS thực sự đƣợc nhiều nƣớc coi là vấn đề đặc biệt
13
quan trọng, nó là một bộ phận gắn bó mật thiết không thể tách rời trong chính sách,
chiến lƣợc phát triển của mỗi quốc gia.
1.1.2. Nghiên cứu về hoạt động giáo dục SKSS ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản đƣợc Đảng và Nhà
nƣớc ta quan tâm từ rất sớm. Nhiều hoạt động nhằm tăng cƣờng giáo dục SKSS vị
thành niên (VTN) đã đƣợc tiến hành nhƣ: Luật hôn nhân gia đình đã đƣợc sửa đổi
và công bố; Công ƣớc Quốc tế về Quyền trẻ em đã đƣợc Việt Nam ký kết, nhiều
chƣơng trình, hội thảo phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ trẻ em đã đƣợc tổ chức.
Với ý nghĩa đó từ năm 1982 - 1992, đƣợc sự tài trợ của Quỹ dân số của Liên
hiệp quốc (UNFPA), ngành giáo dục cũng đã tiến hành ba dự án: Dự án giáo dục
dân số trong nhà trƣờng phổ thông; Dự án giáo dục giới tính và đời sống gia đình;
Dự án giáo dục các bậc cha mẹ có con dƣới 6 tuổi tại 17 tỉnh, thành phố trên toàn
quốc [24, tr12]. Từ năm 1994, các chƣơng trình, nội dung giáo dục dân số và SKSS
tiếp tục đƣợc giới thiệu trong các trƣờng THPT bằng cách lồng ghép tích hợp vào
một số môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Năm 1998, Trung ƣơng Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã chủ trì
triển khai dự án: “Hỗ trợ tăng cƣờng SKSS VTN”. Các đợt truyền thông đã tuyên
truyền cho giới trẻ về SKSS, các biện pháp tránh thai, quan hệ tình dục an toàn, lành
mạnh, phòng tránh các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục… giúp cho thanh thiếu
niên có nhận thức đúng và tự điều chỉnh hành vi của mình góp phần giảm tỉ lệ nạo
phá thai và sinh con ngoài ý muốn [24, tr12].
Năm 2005, Luật Thanh niên đã đƣợc Quốc hội thông qua, đây là văn bản
chính thức giúp hoàn thiện môi trƣờng pháp lý cho các can thiệp SKSS VTN Việt
Nam giai đoạn 2006 -2010 và định hƣớng 2020.
Bên cạnh đó có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề SKSS và
giáo dục SKSS VTN nhƣ:
- Dự án “Hỗ trợ chƣơng trình Giáo dục - Đào tạo về SKSS, dân số và phát
triển” do UNFPA tài trợ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo xây dựng tài liệu bồi
dƣỡng giáo viên các trƣờng THCS và THPT về “Giáo dục sức khỏe sinh sản VTN”,
“Phƣơng pháp giảng dạy các chủ đề nhạy cảm về SKSS VTN”.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiên cứu biên soạn bộ chƣơng trình đào tạo
14
truyền thông về dân số - SKSS do Quỹ dân số LHQ, Ủy ban dân số, gia đình và trẻ
em hỗ trợ.
- Ủy ban Quốc gia về dân số đã phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh biên
soạn “Sổ tay hƣớng dẫn tuyên truyền thảo luận nhóm về SKSS VTN dành cho
tuyên truyền viên và cán bộ đoàn cơ sở”.
- Đặc biệt Chiến lƣợc quốc gia về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản giai
đoạn 2011 - 2020 là sự phát huy những kết quả đạt đƣợc của Chiến lƣợc quốc gia về
dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2001 - 2010. Chiến lƣợc cũng đã
khẳng định:
Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục về DS và SKSS, dân số và phát triển, giới và
giới tính đã đƣợc đƣa vào các chƣơng trình giảng dạy chính thức trong nhà trƣờng,
bổ sung thêm kiến thức và kỹ năng sống liên quan đến giới tính, tình dục an toàn,
giới và bình đẳng giới vào nội dung giảng dạy phù hợp với các cấp học: trung học
cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học và các trƣờng dạy nghề [29, tr.20].
Ngoài ra, còn có các công trình khác về quản lý giáo dục SKSS nhƣ tác giả
Nguyễn Thị Thu Hà, Phạm Thị Hồng Nhi nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục sức khỏe sinh sản dành cho sinh viên, tác giả Nguyễn Thị Bích Hằng,
Trịnh Việt Dũng, Lê Minh Sơn… nghiên cứu các biện pháp quản lý công tác giáo
dục sức khỏe sinh sản cho học sinh ở các trƣờng THPT…
1.2. Các khái niệm và thuật ngữ có liên quan
1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục
a. Quản lý:
Quản lý là một khái niệm rất chung, tổng quát, dùng chung cho cả quá trình
quản lý xã hội (xí nghiệp, trƣờng học, đoàn thể…). Hiện có nhiều quan niệm khác
nhau về khái niệm quản lý. Sau đây là một số quan niệm chủ yếu.
Các Mác đã xem quản lý là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lao động
xã hội, ông cho rằng:
Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên
quy mô tƣơng đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hành
những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận
động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập
15
của nó. Một ngƣời độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần
phải có một nhạc trƣởng [19, tr.5].
Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: Quản lý là: “
Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những nhu cầu nhất định” [36, tr.772].
Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý
trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn
lực(nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách
tối ƣu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [19,tr.8].
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì: “Quản lý là sự tác
động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tƣợng quản lý nhằm đạt đƣợc mục
tiêu của tổ chức”[10, tr.1].
Các khái niệm trên tuy khác nhau, song chúng có chung các dấu hiệu chủ
yếu sau đây:
- Hoạt động quản lý đƣợc tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội.
- Hoạt động quản lý là những tác động có hƣớng đích.
- Hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm
thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Từ những định nghĩa của các nhà khoa học và các dấu hiệu trên, trong luận
văn này khái niệm quản lý đƣợc hiểu: Quản lý là một quá trình tác động có mục
đích, có tổ chức của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các
chức năng và phương tiện quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng
và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra.
b. Quản lý giáo dục
Về thuật ngữ quản lý giáo dục cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Nếu xét
theo khía cạnh phạm vi quản lý sẽ có các loại quản lý nhƣ quản lý nhà nƣớc của các
cấp: Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và quản lý trong các trƣờng học,
bậc học, cấp học, quản lý ở các lĩnh vực giáo dục khác nhau. Sau đây là một số định
nghĩa về quản lý giáo dục.
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì: “Quản lý giáo dục là quá trình thực
hiện có định hƣớng và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và
kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra ” [21, tr.15].
16
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trƣờng hay nói rộng ra là quản
lý giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đƣa nhà trƣờng từ trạng thái này
sang trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu đã xác định”[21, tr.16].
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: "Quản lý giáo dục là hệ thống những
tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho
hệ vận hành theo đƣờng lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện đƣợc các
tính chất của nhà trƣờng Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá
trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đƣa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng
thái mới về chất” [21, tr.16].
Một số tác giả khác phân chia quản lý giáo dục theo hai cấp độ chủ yếu đó là
cấp độ vĩ mô và cấp độ vi mô. Theo tác giả Trần Kiểm, quản lý giáo dục cấp vĩ mô
là quản lý một nền/hệ thống giáo dục; còn quản lý giáo dục cấp vi mô xem nhƣ
quản lý trƣờng học/tổ chức giáo dục cơ sở. Ông cho rằng:
Ở cấp độ vĩ mô, quản lý giáo dục đƣợc hiểu là những tác động tự giác (có ý
thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến
tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà
trƣờng) nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào
tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội.
Ở cấp độ vi mô, quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có hƣớng đích
của hiệu trƣởng đến các hoạt động giáo dục, đến con ngƣời (giáo viên, cán bộ nhân
viên và học sinh), đến các nguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, thông tin, v.v...) đến
các ảnh hƣởng ngoài nhà trƣờng một cách hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật
giáo dục, quy luật tâm lý...) nhằm đạt mục tiêu giáo dục [20, tr.241].
Các khái niệm trên đều chỉ ra: quá trình quản lý giáo dục đƣợc hiểu nhƣ một
quá trình vận động của các thành tố có mối quan hệ tƣơng tác lẫn nhau trong hệ
thống tổ chức của nhà trƣờng. Hệ thống đó bao gồm các thành tố cơ bản là: chủ thể
quản lý, đối tƣợng quản lý, nội dung, phƣơng pháp quản lý, mục tiêu quản lý.
Các định nghĩa của các tác giả trên tuy không giống nhau nhƣng đều cơ bản
có sự thống nhất một số mặt sau:
- Quản lý giáo dục đƣợc diễn ra trong một tổ chức, có kế hoạch.
- Quản lý giáo dục là hoạt động có hƣớng đích làm cho hệ giáo dục vận hành
có hiệu quả.
17
- Quản lý giáo dục là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm
thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Từ những định nghĩa trên và đặc điểm của quản lý giáo dục, trong luận văn
này khái niệm quản lý giáo dục đƣợc hiểu: Quản lý giáo dục là quá trình tác động
có kế hoạch, có tổ chức của các cơ quan quản lý giáo dục tới các thành tố của quá
trình dạy học - giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới
mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra.
1.2.2. Sức khỏe sinh sản và giáo dục sức khỏe sinh sản
a. Sức khỏe sinh sản
Khái niệm sức khỏe sinh sản đƣợc Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển
họp tại Cairô (Ai Cập) năm 1994 thừa nhận và khẳng định:
Sức khỏe sinh sản là một trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần
và xã hội không chỉ là không bệnh tật hoặc tàn phế của hệ thống sinh sản. Điều này
cũng hàm ý là mọi ngƣời kể cả nam và nữ đều có quyền đƣợc nhận thông tin và tiếp
cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các biện pháp KHHGĐ an toàn, có hiệu quả và
chấp nhận đƣợc theo sự lựa chọn của mình, đảm bảo cho ngƣời phụ nữ trải qua quá
trình thai nghén và sinh đẻ an toàn tạo cho các cặp vợ chồng có cơ may tốt nhất để
sinh đƣợc đứa con lành mạnh [34, tr.3].
SKSS là tình trạng hài hoà về thể lực, tinh thần, xã hội trong tất cả các vấn
đề có liên quan đến tình dục và hệ thống sinh sản của con ngƣời, chức năng và quá
trình của nó. SKSS đƣợc hiểu là con ngƣời có nhu cầu và có khả năng về một cuộc
sống thoải mái, khoẻ mạnh, tình dục đƣợc thoả mãn và an toàn.
Nhƣ vậy, SKSS có nghĩa là nói đến điều kiện mà một cá nhân có thể hoàn
toàn không bị ốm yếu, bệnh tật cả về cơ thể lẫn tinh thần; SKSS còn quan tâm đến
những khía cạnh xã hội khác của cuộc sống nhƣ trạng thái của cá nhân, tinh thần,
chính trị, kinh tế cũng nhƣ văn hoá; SKSS bao gồm cả thời gian trƣớc, trong, sau
khi sinh và tất cả vòng đời của con ngƣời.
b. Giáo dục sức khỏe sinh sản
Giáo dục SKSS là quá trình cung cấp các thông tin thích hợp bằng tất cả
phƣơng tiện, nhằm mục đích chính là nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của mọi
ngƣời kể cả nam và nữ đối với một số vấn đề về sức khỏe sinh sản, các dịch vụ
18
chăm sóc sức khỏe sinh sản, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn nhằm
động viên họ chấp nhận các hành vi lành mạnh để ngăn chặn các nguy cơ nhƣ: có
thai ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục, bảo đảm cho ngƣời mẹ
đƣợc chăm sóc tốt khi mang thai, khi đƣợc sinh đẻ an toàn, đƣợc chăm sóc tốt trong
và sau khi sinh nở, tạo cho các cặp vợ chồng cơ may tốt nhất để sinh đƣợc đứa con
lành mạnh [16, tr.17].
Giáo dục SKSS trong nhà trƣờng là một bộ phận quan trọng của giáo dục
nhân cách nhằm phát triển cân đối và toàn diện ở học sinh; nhằm trang bị cho các
em kiến thức về giới, về hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản, về đời sống
tình dục lành mạnh, an toàn, giúp các em hình thành thái độ, hành vi đúng đắn trong
các mối quan hệ khác giới, biết cách giải quyết các vấn đề liên quan đến tình bạn,
tình yêu, hôn nhân, biết chăm sóc SKSS, sức khỏe tình dục và kiểm soát tốt hơn đời
sống của bản thân.
1.3. Lý luận về giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông
1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông
* Sự phát triển về thể chất:
Học sinh trung học phổ thông bao gồm những em đang ở độ tuổi từ 15 đến
18, là thời kỳ đạt đƣợc sự trƣởng thành về mặt cơ thể. Sự phát triển thể chất đã bƣớc
vào thời kỳ phát triển bình thƣờng, hài hòa, cân đối. Ở tuổi đầu thanh niên, học sinh
THPT vẫn còn tính dễ bị kích thích và sự biểu hiện giống nhƣ lứa tuổi thiếu niên.
Tuy nhiên tính dễ bị kích thích ở tuổi thanh niên không phải chỉ do nguyên nhân
sinh lý nhƣ lứa tuổi thiếu niên mà nó còn do cách sống của cá nhân ở độ tuổi này
nhƣ (hút thuốc lá, không giữ điều độ trong học tập, lao động, vui chơi...). Cả nam và
nữ trong độ tuổi này đều lớn rất nhanh. Ở các em gái, những đặc điểm của vóc dáng
thiếu nữ phát triển mạnh. Các em trai cũng dần mang vóc dáng ngƣời trƣởng thành
với cơ bắp to ra ở vai, chân và ngực. Sự thay đổi vóc dáng ở nữ thƣờng khoảng 3
năm, nhƣng ở nam giới lâu hơn, có thể kéo dài đến 19 - 20 tuổi. Những thay đổi về
vóc dáng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các cơ quan liên quan đến chức năng
sinh sản làm cho các em trở nên hấp dẫn hơn trong mắt ngƣời khác giới.
Những đặc điểm của tuổi dậy thì xuất hiện và thể hiện ngày càng rõ. Ở nữ
giới, tuổi dậy thì có thể đến sớm hơn, biểu hiện quan trọng của giai đoạn này là các
19
em bắt đầu có kinh nguyệt, nếu quan hệ tình dục có thể mang thai và sinh con. Ở
nam giới bắt đầu có dấu hiệu xuất tinh, nếu quan hệ tình dục cũng có thể làm cho nữ
giới mang thai, sinh con.
Nhìn chung lứa tuổi THPT có sức khỏe và sức chịu đựng tốt hơn tuổi thiếu
niên. Sự phát triển của thể chất lứa tuổi này sẽ có ảnh hƣởng nhất định đến tâm lý
và nhân cách cũng nhƣ ảnh hƣởng tới những lựa chọn trong cuộc sống.
* Những biến đổi về tâm sinh lý:
Ở tuổi dậy thì, dƣới tác động của các hoóc môn giới tính, vị thành niên có
nhiều thay đổi về tâm lý và tình cảm.
Những thay đổi về cảm xúc ở lứa tuổi này thƣờng gặp nhƣ vui vẻ, tự hào, lo
lắng, thẹn thùng, xấu hỗ… Các em cũng bắt đầu có cảm xúc khác giới, quan tâm hơn
tới các bạn khác giới, đôi khi thƣờng tƣởng tƣợng vu vơ đến một chuyện nào đó hoặc
một ai đó. Hành vi ứng xử của các em cũng có nhiều thay đổi và khó hiểu, lúc thì gay
gắt, lúc thì nhẹ nhàng, lúc thì mâu thuẫn, có lúc lại tự cảm thấy vui, buồn lẫn lộn. Các
em rất dễ bị xúc động, rất dễ mất tự tin khi gặp phải những vấn đề rắc rối.
- Ý thức tự trọng, có tính độc lập trong suy nghĩ và hành động: Ở tuổi VTN,
các em thƣờng có xu hƣớng muốn tự lập, tự khẳng định mình, muốn tách dần ra
khỏi sự quản lý của cha mẹ và ít phụ thuộc vào cha mẹ để làm “ngƣời lớn”. Các em
muốn đƣa ra những quyết định riêng cho bản thân nhƣng thƣờng không suy nghĩ kỹ
trƣớc khi quyết định, điều này có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
- Sự mất cân bằng tạm thời trong tâm lý và tình cảm: Sự phát triển về cơ thể
đã tạo ra sự mất cân bằng trong tâm lý và tình cảm của các em. Quá trình hƣng phấn
của võ não mạnh chiếm ƣu thế, các quá trình ức chế có điều kiện bị suy giảm do đó,
có nhiều em không làm chủ đƣợc cảm xúc của mình, không kiềm chế đƣợc các xúc
động mạnh. Hƣng phấn của võ não lại mang tính chất lan tỏa nhiều hơn, nên các em
thƣờng có những cử chỉ, động tác phụ của tay, chân, đầu, mình mỗi khi có một phản
ứng nào đó, nhất là các em trai [4, tr.41].
- Tự ý thức và đánh giá về bản thân: Do nhu cầu muốn làm ngƣời lớn, trở
thành ngƣời lớn và đƣợc đối xử nhƣ ngƣời lớn nên các em thƣờng có những hành
động bắt chƣớc ngƣời lớn. Các em thƣờng có khuynh hƣớng đi sâu vào bản thân
mình đồng thời lại muốn tỏa ra ngoài xã hội. Các em thƣờng đặt ra câu hỏi: Ta là
20
ai? Ta có thể làm đƣợc cái gì? Các em bắt đầu chú ý đến vẻ hình thức bên ngoài.
Lòng tự ái không chỉ giới hạn việc tự tôn sùng bản thân mà còn thể hiện ở tính ganh
đua, hiếu thắng, bộc lộ cái tôi của bản thân trong giao tiếp. Các em thƣờng hay bận
tâm đến chuyện làm sao đề mọi ngƣời có thể chú ý đến mình, do vậy nếu là nữ sẽ có
biểu hiện rất thích làm dáng, trang điểm, là con trai thƣờng tỏ ra dáng “mày râu”
hay khoe khoang, ăn nói kiểu khác đời [4, tr.42].
1.3.2. Mục tiêu giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh
Giáo dục SKSS cho học sinh trong nhà trƣờng là trang bị cho các em hệ
thống kiến thức về SKSS phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý của lứa tuổi, nhằm
hình thành thái độ, hành vi đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Trong đó, tập
trung vào một số mục tiêu cơ bản sau:
Tạo sự thống nhất trong toàn xã hội về mục tiêu giáo dục SKSS cho học sinh các
trƣờng THPT. Góp phần hình thành cho học sinh những hành vi văn hoá ứng xử tốt đẹp;
hiểu biết những đặc điểm tâm sinh lý của ngƣời khác giới để có cách ứng xử thích hợp.
Tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho học sinh THPT nâng cao nhận thức về
SKSS để phát triển toàn diện nhân cách phù hợp với chuẩn mực xã hội, đáp ứng
những quy luật phát triển về tâm sinh lý của con ngƣời nói chung và học sinh
THPT nói riêng.
Phát huy đƣợc thế mạnh, huy động tối đa nguồn lực của từng lực lƣợng giáo
dục nhằm đạt mục tiêu giáo dục SKSS một cách hiệu quả nhất. Góp phần ngăn ngừa
hiện tƣợng có thai ngoài ý muốn. Quan hệ tình dục truớc hôn nhân, quan hệ tình dục
không an toàn đang tiềm ẩn nhiều rủi ro nhƣ có thai ngoài ý muốn, phá thai không
an toàn, lây nhiễm các bệnh tình dục...
Nâng cao trách nhiệm của các lực lƣợng giáo dục trong việc giáo dục SKSS, phát
triển nhân cách học sinh và góp phần xây dựng xã hội công bằng dân chủ, văn minh.
1.3.3. Nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh
Nội dung giáo dục SKSS cho học sinh rất phong phú có thể nêu một số nội
dung cơ bản sau:
Làm mẹ an toàn: Bao gồm chăm sóc sức khoẻ bà mẹ truớc sinh, trong sinh
và sau sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đảm bảo "mẹ khoẻ, con khoẻ" sau mỗi
lần sinh, phòng tránh lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con.
21
Quyền sinh sản: Quyền quyết định số con, số lần, khoảng cách sinh. Học
sinh có quyền đƣợc biết đầy đủ thông tin về SKSS, sức khỏe tình dục một cách
thuờng xuyên, liên tục dƣới mọi hình thức, trƣớc khi trở thành ngƣời lớn; đƣợc tiếp
cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS thuận tiện, phù hợp.
Kế hoạch hóa gia đình: Là sự cố gắng có ý thức của một cặp (hoặc cá nhân)
nhằm điều chỉnh số con và khoảng cách sinh con, không chỉ bao hàm việc lựa chọn
sử dụng các biện pháp tránh thai mà còn là những cố gắng của các cặp vợ chồng để
tránh có thai. Thực hiện tốt công tác KHHGĐ sẽ giảm đƣợc tỷ lệ tử vong cho cả mẹ
lẫn con, mang lại lợi ích sức khỏe, kinh tế, trình độ bản thân cha, mẹ và con cái.
Phòng tránh có thai, phá thai ở tuổi vị thành niên: Việt Nam là 1 trong 5
nƣớc có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất trên thế giới. Hàng năm, có từ 1,2 đến 1,4 triệu
trƣờng hợp nạo phá thai, trong đó số ca phá thai ở tuổi vị thành niên (VTN) khoảng
120.000 trƣờng hợp (chiếm 10% tổng số ngƣời phá thai).
Quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân trong VTN có xu hƣớng gia tăng, trong khi
đó tỉ lệ sử dụng biện pháp tránh thai lại rất thấp. Điều này cảnh báo việc có thai ở
tuổi VTN hoặc có thai ngoài ý muốn đang là vấn đề cấp bách cần đƣợc giải quyết.
Khi không đƣợc trang bị đầy đủ những thông tin đúng đắn về tình dục, các em sẽ có
những hiểu biết sai lệch, gây ra những hậu quả đáng tiếc, đặc biệt là vấn đề mang
thai ngoài ý muốn.
Mang thai và có con ở tuổi VTN thƣờng để lại nhiều hậu quả về tâm lý, kinh
tế, xã hội... ảnh hƣởng mạnh mẽ đến cuộc sống hiện tại và tƣơng lai của các em.
Phá thai không an toàn lại là rủi ro lớn, có thể để lại những biến chứng nghiêm
trọng nhƣ vô sinh, thậm chí tử vong.
Muốn giải quyết tốt vấn đề này, cần thiết phải nâng cao nhận thức về SKSS
và tình dục cho VTN. Chỉ khuyên VTN không đƣợc quan hệ tình dục là chƣa thật
sự hiệu quả mà tốt nhất là phải trang bị cho các em những thông tin chính xác về
tình dục, SKSS, tránh thai... và tạo điều kiện cho các em đƣợc tiếp cận những dịch
vụ tƣ vấn và chăm sóc y tế liên quan đến SKSS khi cần thiết.
Phòng ngừa và điều trị vô sinh : Vô sinh là trƣờng hợp hai ngƣời chung sống
với nhau, đời sống tình dục diễn ra bình thƣờng và thƣờng xuyên sau một đến hai
năm không sử dụng các biện pháp tránh thai mà không thụ thai. Vô sinh có thể là
22
nguyên phát (tức là từ trƣớc đến giờ ngƣời phụ nữ hay ngƣời đàn ông chƣa bao giờ
có con), có thể là thứ phát (tức là đã từng có con nhƣng về sau mất khả năng đó).
Muốn điều trị vô sinh, cả hai vợ chồng cùng đến các cơ sở y tế chuyên sâu để
đƣợc khám phát hiện nguyên nhân mà điều trị.
Phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục: Quan hệ tình dục
không an toàn bên cạnh việc làm cho VTN mang thai ngoài ý muốn còn dễ dẫn đến
các nguy cơ gây ra các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục.
Khi có quan hệ tình dục, các em gái hầu nhƣ không thể biết bạn trai của
mình có bệnh hay không. Việc quan hệ tình dục đối với các em lúc này vì không
hợp pháp nên thƣờng “vụng trộm”, chọn những nơi kín đáo, vắng vẻ; Các em không
đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản lại thiếu điền kiện vệ sinh an toàn nên rất dễ
mang theo các mầm bệnh đi sâu vào trong. Ở các em nữ thƣờng dễ dàng nhiễm
bệnh hơn là ở các em nam. Khi đã mắc bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục các em
thƣờng xấu hỗ không dám đi khám để chữa bệnh kịp thời nên ảnh hƣởng rất lớn đến
sức khỏe và có thể gây biến chứng tại đƣờng sinh sản, tác động xấu đến khả năng
sinh sản sau này.
Các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục hiện nay khoảng trên 24 loại nhƣng
phổ biến là các bệnh lậu, giang mai, HIV/AIDS, sùi mào gà, viêm gan virut và viêm
âm đạo do trùng roi. Trong đó đặc biệt rất nguy hiểm hiện nay là HIV/AIDS, một
bệnh sớm muộn sẽ đƣa đến tử vong vì chƣa có thuốc điều trị và phòng ngừa. Do đó,
học sinh cần đƣợc cung cấp đầy đủ những thông tin về căn bệnh này với những nội
dung cơ bản: triệu chứng, con đƣờng lây nhiễm, thời gian ủ bệnh, các biện pháp
phòng tránh lây nhiễm
Giáo dục về tình dục, sức khỏe tình dục: Giáo dục về tình dục, sức khỏe tình
dục nhằm nâng cao kiến thức, hiểu biết về phát triển tình dục và hệ thống sinh sản ở
ngƣời, hành vi tình dục lành mạnh. Mục đích là giúp cho ngƣời ít tuổi thực hiện các
hành vi tình dục có trách nhiệm, đúng chỗ và trì hoãn hoạt động tình dục cho đến
khi hội đủ điều kiện về kinh tế, thể chất, xã hội, gia đình. Đây là nhu cầu cần thiết,
cấp bách để xây dựng nhân cách và hành vi tình dục của con ngƣời, có đủ kiến thức
về giới tính, tình dục thì học sinh sẽ không tò mò hay bị kích động bởi những kích
thích tầm thƣờng, biết kiềm chế bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình.
23
Thông tin, giáo dục, truyền thông, tư vấn về SKSS: Thông tin, giáo dục,
truyền thông, tƣ vấn dịch vụ SKSS giúp cho mọi ngƣời nâng cao trình độ hiểu biết,
thay đổi nhận thức, hành vi để thực hiện tốt những yêu cầu về chăm sóc SKSS.
Thông tin, giáo dục, truyền thông, tƣ vấn dịch vụ SKSS đầy đủ để mọi ngƣời cùng
thực hiện là nhiệm vụ chính của Đảng và Nhà nƣớc ta, là đạo lý mang tính nhân văn
cho thế hệ mai sau.
1.3.4. Các phương pháp giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh
Phƣơng pháp giáo dục SKSS cho học sinh là những hình thức hoạt động
đƣợc nhà giáo dục lựa chọn, thực hiện một cách thống nhất để chuyển tải nội dung
giáo dục SKSS đến cho học sinh nhằm đạt đƣợc mục đích đề ra.
Các phƣơng pháp giáo dục SKSS cho học sinh có thể chia thành 3 nhóm:
- Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân. Bao gồm:
Phương pháp đàm thoại: Sử dụng các đề tài, chủ đề có liên quan đến nội
dung SKSS để giúp học sinh có cơ hội trao đổi, thảo luận trình bày ý kiến của bản
thân nhằm nâng cao kiến thức, hình thành thái độ, có hành vi đúng đắn trong lĩnh
vực chăm sóc SKSS.
Phương pháp giảng giải và khuyên răn: Là phƣơng pháp mà nhà giáo dục
dùng lời nói đề giải thích, chứng minh các chuẩn mực xã hội nhằm giúp cho ngƣời
đƣợc giáo dục nắm vững nội dung, ý nghĩa các chuẩn mực từ đó hình thành tình
cảm, niềm tin và có thể tự giác thực hiện các chuẩn mực này.
Phương pháp kể chuyện: Là phƣơng pháp nhà giáo dục dùng lời nói, cử chỉ,
điệu bộ để kể lại một câu chuyện nào đó, qua nội dung câu chuyện có thể hình thành
cho học sinh những kinh nghiệm, niềm tin và hành vi đúng đắn. Những câu chuyện
trong giáo dục SKSS có thể là những vấn đề xảy ra trong thực tiễn để từ đó, VTN
có thể rút ra những kinh nghiệm hữu ích cho mình.
- Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động xã hội và hình thành kinh
nghiệm xã hội. Bao gồm:
Phương pháp giao việc: Đây là phƣơng pháp chú trọng việc tổ chức các hoạt
động nhằm lôi cuốn học sinh vào các hoạt động đa dạng và phong phú của tập thể,
qua đó giúp học sinh ý thức đầy đủ ý nghĩa công việc mình làm và tích cực tham gia
hoạt động tuyên truyền giáo dục SKSS.
24
Phương pháp tập luyện: Là phƣơng pháp tổ chức cho học sinh thể hiện ý
thức tình cảm của mình qua đó có thể hình thành và củng cố cho học sinh các hành
vi phù hợp trong lĩnh vực SKSS.
Phương pháp tập thói quen: Đây là phƣơng pháp tổ chức cho học sinh thực
hiện đều đặn và có kế hoạch các hành động đúng đắn nhất định, nhằm biến những
hành động đó thành thói quen ứng xử, thành kỹ năng và kỹ xảo.
- Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng
xử của học sinh. Bao gồm:
Phương pháp nêu gương: Sử dụng những tấm gƣơng sáng (hoặc xấu) của cá
nhân, tập thể kích thích học sinh, khiến họ đƣợc giáo dục, học tập và làm theo
những cái đúng, cái tốt (hoặc tránh những hành vi xấu tƣơng tự).
Phương pháp trách phạt: Đây là phƣơng pháp biểu thị thái độ phản đối, phê
phán những hành vi sai trái trong vấn đề SKSS của học sinh so với các chuẩn mực
mà xã hội quy định.
Phương pháp thi đua: Là phƣơng pháp kích thích khuynh hƣớng tự
khẳng định mình của ngƣời đƣợc giáo dục, thúc đẩy các em cố gắng hăng hái
vƣơn lên và lôi cuốn ngƣời khác để giành đƣợc những thành tích xuất sắc cho
cá nhân và tập thể.
Tùy vào từng tình huống, hoàn cảnh cụ thể mà nhà giáo dục có thể lựa chọn
và sử dụng linh hoạt các phƣơng pháp để đạt đƣợc mục đích đề ra.
1.3.5. Các hình thức giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh
Hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh có thể đƣợc tiến hành bằng nhiều
hình thức khác nhau. Ở trƣờng THPT giáo dục SKSS cho học sinh đƣợc thực hiện
thông qua một số hình thức cơ bản sau:
- Tích hợp qua các môn học chính khóa của trƣờng: Giáo dục SKSS có thể
đƣợc lồng ghép tích hợp qua các môn học nhƣ: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục
công dân, Sinh học… Đây là con đƣờng thuận lợi nhất giúp học sinh nắm bắt kiến
thức về SKSS một cách đầy đủ và có hệ thống. Hình thức này yêu cầu phải thực
hiện đúng phân phối chƣơng trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thông qua các hoạt động ngoại khóa: Hoạt động giáo dục SKSS không chỉ
thực hiện trong các giờ dạy chính khóa mà còn phải thực hiện thông qua các hoạt
25
động ngoại khóa và các phong trào của nhà trƣờng. Thông qua các hoạt động ngoại
khóa, học sinh có cơ hội để của cố kiến thức và rèn luyện các kỹ năng thực hành.
Hình thức này nhằm thu hút đông đảo các lực lƣợng xã hội khác tham gia cùng học
sinh. Hình thức này gồm các hoạt động sau:
Tổ chức thi viết, sáng tác thơ văn, vẽ tranh biếm họa, các hoạt động văn
nghệ, thể dục thể thao có nội dung về SKSS.
Tổ chức câu lạc bộ, chiếu phim về giới tính, tình bạn, tình yêu
Tổ chức các buổi tọa đàm, diễn đàn để các chuyên gia về SKSS nói chuyện,
trao đổi với học sinh nhằm giúp các em tháo gỡ thắc mắc và chia sẻ những suy nghĩ
của mình, tổ chức giao lƣu với những ngƣời bị nhiễm HIV/AIDS,  để tạo ra cho
học sinh thái độ đối xử thân thiện với những ngƣời này. Từ đó giúp các em rút ra
bài học cho chính bản thân.
- Thông qua các hoạt động xã hội, các hoạt động tập thể: Sinh hoạt lớp, sinh
hoạt đoàn thể, tham gia văn nghệhọc sinh sẽ có nhiều cơ hội giao lƣu, trao đổi
nhằm nâng cao kiến thức về SKSS.
- Thông qua các buổi sinh hoạt văn hóa gia đình: Học sinh đuợc tiếp thu
những chuẩn mực về đạo đức, hành vi ứng xử đúng đắn về những vấn đề có liên
quan đến SKSS.
- Thông qua hình thức tự giáo dục của cá nhân học sinh: Các em phải tích
cực, chủ động, có ý thức tự giáo dục thì mới đạt đƣợc hiệu quả cao.
1.4. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho HS THPT
1.4.1. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho HS THPT
Trên cơ sở phân tích khái niệm về quản lý, sức khỏe sinh sản và hoạt động
giáo dục, trong luận văn này khái niệm quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh
sản đƣợc hiểu:
Quản lý giáo dục SKSS là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ chức, có
mục đích của các nhà quản lý giáo dục tới đối tượng quản lý nhằm đẩy mạnh hoạt
động giáo dục SKSS đạt kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất. Đó là quá
trình tác động có chủ định vào các thành tố tham gia trong quá trình giáo dục SKSS
để trang bị, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức SKSS, hình thành, xây dựng kỹ năng
chăm sóc SKSS, kỹ năng sống lành mạnh ở học sinh THPT.
26
1.4.2. Vai trò quản lý trong hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THPT
Quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục SKSS ở trƣờng THPT.
Với các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, nhà quản lý có thể tác
động đến tất cả các thành tố của giáo dục SKSS, tác động mạnh mẽ đến các điều kiện
hỗ trợ, các yếu tố phối hợp thực hiện hoạt động giáo dục SKSS trong nhà trƣờng.
Trọng tâm của quản lý hoạt động giáo dục SKSS là quản lý con ngƣời. Vì
vậy, nhà quản lý cần thiết phải làm sao để mọi thành viên tùy theo chức năng,
nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của mình đều phải làm việc một cách tích cực, có
trách nhiệm để đạt đƣợc mục tiêu giáo dục đề ra.
1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THPT
1.4.3.1. Quản lý mục tiêu giáo dục SKSS
SKSS vị thành niên là một trong những vấn đề ƣu tiên, chính yếu trong giai
đoạn hiện nay. Quan tâm đến giáo dục SKSS tức là đặt vấn đề bền vững cho sự
nghiệp dân số, nâng cao chất lƣợng dân số, đảm bảo xây dựng nguồn lực con ngƣời
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Để đạt đƣợc những mong
muốn đó, giáo dục SKSS VTN phải trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản
nhằm giúp các em hiểu mình, có khả năng tự chăm sóc và bảo vệ mình, có nhận
thức đúng đắn về tình bạn, tình yêu và tình dục để từ đó hình thành lối sống lành
mạnh, có văn hóa, đảm bảo cho tƣơng lai của bản thân và sự phát triển của xã hội.
Quản lý mục tiêu giáo dục SKSS cho học sinh là quản lý kết quả mà chủ thể
mong muốn trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục SKSS. Đây
cũng là mục tiêu bộ phận của mục tiêu nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện của
nhà trƣờng.
1.4.3.2. Quản lý nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục SKSS
Nội dung là một thành tố quan trọng trong quá trình giáo dục. Việc xây dựng
nội dung, chƣơng trình giáo dục SKSS cần thiết phải phù hợp với các đặc điểm tâm
sinh lý học sinh gắn với những vấn đề thực tiễn của đời sống xã hội. Vì vậy, nhà
quản lý phải nắm vững các cơ sở lý luận cần thiết, trọng tâm là các quan điểm chỉ
đạo của Đảng và Nhà nƣớc thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật nhƣ pháp
lệnh dân số, chiến lƣợc Dân số - Sức khỏe sinh sản Việt Nam qua các giai đoạn, các
văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn của các bộ, ban, ngành...
27
Đối với hoạt động giáo dục SKSS vị thành niên, những nội dung đƣợc học sinh
quan tâm và đƣa vào chƣơng trình giáo dục trong nhà trƣờng đó là: quan hệ khác giới,
tình bạn, tình yêu, bình đẳng nam nữ và trách nhiệm của nam giới; các bệnh lây truyền
qua đƣờng tình dục và HIV/AIDS; sinh sản; tránh thai; nạo phá thai
Quản lý kế hoạch giáo dục SKSS cho học sinh THPT là việc xây dựng kế
hoạch hành động về giáo dục SKSS. Đó là việc nhà quản lý đƣa ra những nội dung
chƣơng trình cụ thể cho các tổ chức, đoàn thể trong nhà trƣờng triển khai hoạt động,
trong đó phải xác định đƣợc các mục tiêu cần đạt và biện pháp cụ thể để thực hiện.
Quản lý tốt kế hoạch là cơ sở quyết định để thực hiện thành công mục tiêu
giáo dục SKSS trong nhà trƣờng.
1.4.3.3. Quản lý việc thực hiện phương pháp giáo dục SKSS
Quản lý việc thực hiện phƣơng pháp giáo dục SKSS là quản lý việc tổ chức
thực hiện các phƣơng pháp trong quá trình giáo dục SKSS cho HS nhằm đạt đƣợc
mục đích giáo dục đề ra. Việc sử dụng các phƣơng pháp quản lý cần phải phù hợp
với mục đích và nguyên tắc quản lý.
Quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THPT huyện Hƣớng Hóa
gồm 3 phƣơng pháp chủ yếu sau:
Phương pháp hành chính - pháp luật
Phƣơng pháp hành chính pháp luật là các tác động của chủ thể quản lý dựa
trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực nhà nƣớc. Đặc trƣng cơ bản của phƣơng
pháp này là sự yêu cầu đơn phƣơng của chủ thể quản lý với đối tƣợng quản lý.
Quan hệ thể hiện ở đây chính là quan hệ quyền uy, phục tùng giữa cấp trên và cấp
dƣới, giữa cá nhân với tổ chức. Cấp trên ra mệnh lệnh, cấp dƣới buộc phải thi hành.
Phƣơng pháp này nhằm mục đích là chủ thể quản lý ban hành các văn bản pháp quy
quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức giáo dục. Bên cạnh đó nó còn có mục
đích thông qua các chỉ thị, mệnh lệnh hành chính, nhà quản lý bắt buộc cấp dƣới
thực hiện những nhiệm vụ theo kế hoạch nhất định, đảm bảo sự đúng hƣớng, phối
hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận.
Phương pháp kích thích
Phƣơng pháp kích thích là sự tổng thể những tác động đến con ngƣời thông
qua lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần nhằm phát huy ở họ tiềm năng trí tuệ, tình cảm,
ý chí và quyết tâm hành động vì lợi ích chung của tổ chức. Tuy nhiên cần có sự kết
28
hợp giữa kích thích bằng vật chất và tinh thần trong quá trình quản lý. Nếu nhƣ quá
coi trọng kích thích bằng vật chất sẽ tầm thƣờng hóa con ngƣời và không phù hợp
với môi trƣờng giáo dục. Ngƣợc lại, nếu quá đề cao kích thích tinh thần chúng ta sẽ
rơi vào chủ nghĩa duy ý chí.
Phương pháp giáo dục tâm lý
Phƣơng pháp giáo dục tâm lý là tổng thể những tác động lên trí tuệ, tình cảm,
ý thức và nhân cách con ngƣời. Mục đích của phƣơng pháp này là thông qua những
mối quan hệ liên nhân cách tác động lên con ngƣời nhằm cung cấp thêm những hiểu
biết, hình thành những quan điểm đúng đắn, nâng cao trình độ, khả năng thực hiện
nhiệm vụ của họ. Bên cạnh đó nó còn khơi dậy lòng tự trọng và lƣơng tâm nghề
nghiệp, nhằm khai thác tiềm năng trí tuệ, kích thích sự say mê sáng tạo trong hoạt
động mỗi ngƣời. Đặc trƣng của phƣơng pháp này chính là tính thuyết phục, làm cho
con ngƣời hiểu rõ đúng - sai, tốt - xấu, thiện - ác…để nâng cao tính tự giác làm
việc, gắn bó với tổ chức.
Với những nội dung giáo dục SKSS đã đƣợc xác định, nhà giáo dục cần phải
sử dụng những phƣơng pháp giáo dục phù hợp để giúp ngƣời học tiếp thu đƣợc các
nội dung giáo dục SKSS một cách tốt nhất.
Thực tiễn quản lý giáo dục cho chúng ta thấy, không có một phƣơng pháp
nào là vạn năng, là quyết định mà mỗi phƣơng pháp đều có những ƣu điểm và
nhƣợc điểm nhất định. Vì thế tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và kinh nghiệm
quản lý nhà giáo dục cần vận dụng kết hợp linh hoạt và có hiệu quả các phƣơng
pháp quản lý giáo dục.
1.4.3.4. Quản lý hình thức tổ chức giáo dục SKSS
Quản lý hình thức tổ chức giáo dục SKSS là quản lý việc tổ chức các hình
thức giáo dục SKSS cho học sinh nhằm đạt đƣợc mục đích giáo dục SKSS đề ra .
Hình thức tổ chức giáo dục là để chuyển tải nội dung giáo dục đến học sinh
một cách có hiệu quả nhất, việc lựa chọn hình thức nào cho phù hợp tùy thuộc vào
từng đối tƣợng học sinh, quy mô và phạm vi tổ chức. Có một số hoạt động cần phải
đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên liên tục trong suốt năm học nhƣng cũng có
những hoạt động chỉ tiến hành vào các thời điểm thích hợp. Đối với công tác giáo
dục SKSS, tổ chức hoạt động ngoại khóa là hình thức đƣợc sử dụng trong thƣờng
xuyên và hiệu quả nhất. Hình thức ngoại khóa đƣợc biểu hiện cụ thể:
29
Sử dụng phòng truyền thông: Đây chính là nơi cung cấp và lƣu giữ các thông
tin, lài liệu liên quan đến công tác giáo dục SKSS. Cố vấn về tổ chức và quản lý hoạt
động của phòng truyền thông là đại diện Ban giám hiệu, Ban chấp hành Đoàn trƣờng,
cùng các thầy cô giáo chủ nhiệm, các thầy cô có am hiểu về lĩnh vực giáo dục SKSS.
Chủ trì phòng truyền thông là cán bộ Đoàn với sự tham gia của đại diện các lớp.
Sử dụng hộp thư: Nếu học sinh có những thắc mắc về các vấn đề nhạy cảm
cần đƣợc giải đáp nhƣng lại rụt rè, e ngại không dám hỏi trực tiếp thì các em có thể
gửi câu hỏi vào hộp thƣ để đƣợc trả lời trực tiếp.
Giao lưu với các chuyên gia, nhà tư vấn về SKSS
Nhà truờng có thể mời các chuyên gia, các nhà tƣ vấn trực tiếp làm việc để
học sinh giao lƣu, tìm hiểu. Qua hoạt động này, học sinh đuợc truyền đạt những
kiến thức cơ bản về giới, sức khỏe sinh sản..
Tổ chức thi tìm hiểu, sáng tạo về SKSS.
Tổ chức văn nghệ, sáng tác, vẽ tranh biếm họa có nội dung về giáo dục SKSS…
Dù ở hình thức nào, chúng ta cũng cần chú trọng đến việc kích thích tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh để các em tham gia một cách hiệu quả.
1.4.3.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục SKSS
Ngoài các yếu tố nhƣ quản lý mục tiêu, nội dung, kế hoạch, hình thức thì
việc quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục SKSS cũng rất quan trọng.
Bởi vì các điều hiện hỗ trợ hoạt động giáo dục có ý nghĩa to lớn trong việc thực
hiện mục tiêu giáo dục, thay đổi nội dung, cải tiến phƣơng pháp giáo dục, nâng cao
hiệu quả của quá trình nhận thức và rèn luyện kỹ năng thực hành của học sinh.
Quản lý và sử dụng tốt các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục nhằm nâng
cao chất lƣợng giáo dục có nghĩa là:
Quản lý và sử dụng nguồn kinh phí để trang bị cơ sở vật chất, tài liệu, trang
thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục.
Quản lý việc sử dụng có hiệu quả việc mua sắm bảo đảm chất lƣợng và bảo
trì tốt các điều kiện phục vụ công tác giáo dục.
1.4.3.6. Quản lý sự phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục SKSS
Giáo dục học sinh không chỉ là trách nhiệm của nhà trƣờng, mà còn là trách
nhiệm chung của gia đình và cộng đồng xã hội.
Vì thế, bên cạnh đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà
30
trƣờng chuyên trách làm công tác tuyên truyền, giáo dục SKSS, nhà trƣờng phải
có kế hoạch phối hợp cụ thể với các đơn vị nhƣ: Hội KHHGĐ, Ủy ban Dân số gia
đình và Trẻ em, Trung tâm bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em. Thông qua đó nhà
trƣờng có thể mời cán bộ, chuyên gia tƣ vấn để tham gia vào hoạt động giáo dục
SKSS cùng với nhà trƣờng.
1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình giáo dục SKSS và quản lý hoạt
động giáo dục SKSS cho học sinh THPT
1.5.1. Yếu tố chủ quan
* Nhận thức của thầy cô giáo, gia đình
Xã hội phát triển đòi hỏi giáo dục phải tạo ra cho xã hội những công dân có
phẩm chất, đạo đức, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, có khả năng thích ứng
với những thay đổi nhanh chóng nhƣ vũ bão của công nghệ thông tin. Muốn làm
đƣợc điều đó phải có sự hợp tác thống nhất, phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa
các lực lƣợng giáo dục (LLGD), trong đó nhà trƣờng luôn giữ vai trò chủ đạo. Do
đó trình độ nhận thức của chủ thể phối hợp giáo dục (thầy cô giáo, gia đình ) là
rất quan trọng. Chỉ khi có nhận thức đầy đủ, đúng đắn thì sự phối hợp mới đạt hiệu
quả cao trong giáo dục nói chung và giáo dục SKSS nói riêng.
Nhà giáo dục cần có nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của công tác giáo dục
SKSS; Có hiểu biết sâu rộng về kiến thức, về kinh nghiệm sống thực tiễn và có
năng lực truyền đạt kiến thức đó đến đối tƣợng; Có nhân cách tốt đẹp, có lối sống
lành mạnh, gƣơng mẫu để làm hình mẫu cho các em học tập, khách quan, công
bằng, tôn trọng những quan điểm bất đồng, những giá trị và niềm tin của ngƣời
khác. Bên cạnh đó, chủ thể giáo dục cần có quan hệ tốt với đối tƣợng giáo dục,
nhiệt tình, cởi mở, tạo niềm tin với đối tƣợng giáo dục.
* Nhận thức của học sinh
Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi có nhiều mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu,
hứng thú, ý thức cá nhân với khả năng vốn có và chuẩn mực xã hội.
Nhu cầu nhận thức của học sinh là yếu tố quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến
quá trình nhận thức các kiến thức về SKSS. Học sinh có nhu cầu sẽ chủ động tìm hiểu
bằng nhiều con đƣờng khác nhau. Việc tổ chức giáo dục SKSS cho học sinh THPT là
phù hợp với nhu cầu nhận thức của các em. Tuy nhiên, việc xác định nội dung, phƣơng
31
pháp giáo dục cho phù hợp với nhu cầu thì không phải dễ thực hiện.
Mặt khác, trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, học sinh THPT
có đầy đủ điều kiện cơ bản để nhận thức về tình cảm, ý chí, hoạt động để biến
quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, quyết định kết quả phát triển nhân cách.
Do đó, nếu giáo viên áp đặt, mắng mỏ, dọa nạt học sinhthì chắc chắc sẽ
không đạt đƣợc kết quả.
1.5.2. Yếu tố khách quan
* Quy định của Nhà nước trong việc giáo dục SKSS cho học sinh THPT.
Có thể nói chính sách giáo dục tác động không những đến toàn ngành giáo
dục mà còn tác động đến toàn xã hội. Chính sách giáo dục đóng vai trò hết sức quan
trọng trong quản lý giáo dục đồng thời dự báo những cơ hội và tập trung nguồn lực
để tận dụng tốt nhất những cơ hội đó.
Việc phối hợp giáo dục nhà trƣờng với gia đình, xã hội đƣợc đề cập đến
trong một số văn bản Luật nhƣ: Điều 3, Luật Giáo dục 2005 quy định "...Giáo dục
Nhà trƣờng kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội"; Điều 5 Luật bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định "Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách
nhiệm của gia đình, Nhà trƣờng, nhà nƣớc, xã hội và cộng đồng"
Chính sách về giáo dục SKSS và quy định trách nhiệm của các lực lƣợng giáo
dục trong quá trình giáo dục SKSS cho ngƣời dân nói chung và cho học sinh THPT
nói riêng có tác động tích cực đến chất lƣợng giáo dục SKSS cho học sinh THPT. Do
đó, việc đề xuất chính sách, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện chính
sách về giáo dục SKSS cho học sinh THPT là công việc hết sức cần thiết.
* Điều kiện kinh tế - văn hoá của địa phương, gia đình
Điều kiện kinh tế - văn hóa của địa phƣơng và gia đình có ảnh hƣởng sâu sắc
và trực tiếp tới việc tổ chức phối hợp giữa nhà trƣờng với các lực lƣợng ngoài xã
hội trong việc giáo dục SKSS cho học sinh. Sự phát triển kinh tế của địa phƣơng và
gia đình sẽ góp phần xây dựng môi trƣờng sƣ phạm lành mạnh, tạo điều kiện thuận
lợi trong việc giáo dục SKSS cho học sinh.
* Cơ sở vật chất của nhà trường
Cơ sở vật chất là một bộ phận, một thành tố không thể thiếu trong quá trình
giáo dục, đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lƣợng giáo dục nói
chung và giáo dục SKSS nói riêng. Cơ sở vật chất của nhà trƣờng đầy đủ, đảm bảo
32
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục
trong đó có hoạt động SKSS cho học sinh.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh ở các trƣờng phổ thông hiện nay rất
đƣợc nhiều nhà giáo dục quan tâm bởi lẽ hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho
học sinh ở nhà trƣờng đang có những lúng túng, bất cập. Hiện chƣa có giải pháp
giáo dục đồng bộ, chƣa xây dựng đƣợc một hệ thống kiến thức về sức khỏe sinh sản
cho học sinh mà mới chỉ ở mức độ tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục sức khỏe
sinh sản qua các môn học. Việc giáo sức khỏe sinh sản vẫn chủ yếu là do kế hoạch
hoạt động của từng nhà trƣờng và đƣợc thực hiện trong những phạm vi rất nhỏ hẹp,
chƣa có sự quản lý tổ chức khoa học. Bên cạnh đó nội dung giáo dục sức khỏe sinh
sản còn mang tính hàn lâm, không thiết thực, gây ra nhàm chán không thu hút đƣợc
sự quan tâm và hứng thú đối với các em. Do vậy, việc quản lý hoạt động giáo dục
sức khỏe sinh sản cho học sinh là hết sức cần thiết.
Chƣơng 1 bao gồm những nội dung cơ bản liên quan đến giáo dục SKSS
nhƣ: khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, giáo dục SKSS và quản lý giáo dục
SKSS, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT (sự phát triển về thể chất, những
biến đổi về tâm lý). Đề tài cũng đã khái quát lý luận về giáo dục SKSS và quản lý
hoạt động giáo dục SKSS trên cơ sở xác định mục tiêu, kế hoạch, nội dung, hình
thức, phƣơng pháp, các điều kiện hỗ trợ, sự phối hợp các lực lƣợng tham gia vào
quá trình quản lý hoạt động giáo dục SKSS…cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến
quá trình quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THPT.
Việc xác định đƣợc mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức giáo dục và
sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức đoàn thể, thông qua sự chỉ đạo của Ban giám
hiệu chính là nhân tố quyết định hiệu quả của công tác giáo dục, rèn luyện học sinh
nói chung và giáo dục SKSS nói riêng.
Nắm vững các khái niệm, phạm trù lý luận về quản lý hoạt động giáo dục
SKSS sẽ góp phần giúp chúng ta xây dựng đƣợc môi trƣờng giáo dục thực sự lành
mạnh, nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
33
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN HƢỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội
Hƣớng Hoá là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía Tây của tỉnh
Quảng Trị, là một trong 10 đơn vị hành chính của tỉnh. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng
Bình, phía Nam và Tây giáp nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, phía Đông giáp
với huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Đakrông. Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính
với 20 xã và 02 thị trấn (Khe Sanh và Lao Bảo), trong đó có 13 xã đặc biệt khó
khăn; 11 xã giáp biên với Lào, có cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo nằm trên trục đƣờng
Quốc lộ 9 nối liền với các nƣớc trong khu vực: Lào, Thái Lan, Mianma và Khu vực
miền Trung Việt Nam. Hƣớng Hóa có đƣờng biên giới dài 156km tiếp giáp với 3
huyện của nƣớc bạn Lào: Tù Muồi (tỉnh Salavan), Mƣờng Noòng và SêPôn (tỉnh
Savannakhet) Diện tích tự nhiên toàn huyện là:1151 km2
, dân số đến cuối năm 2015
là: 81.845 ngƣời, với 03 dân tộc sinh sống chủ yếu là: Kinh, Pa Kô, Vân Kiều.
Địa thế núi rừng Hƣớng Hoá rất đa dạng. Núi và sông xen kẽ nhau, tạo thành
địa hình chia cắt, sông suối đều bắt nguồn từ núi cao. Khí hậu mang những nét điển
hình của khí hậu nhiệt đới - gió mùa, quanh năm nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm
220
C, lƣợng mƣa bình quân 2.262 mm/năm.
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tƣơng đối thuận lợi cộng với tiềm năng từ cửa
khẩu và khu vực khuyến khích phát triển kinh tế thƣơng mại Đặc biệt Lao Bảo (gọi
tắt là Khu thƣơng mại Đặc biệt Lao Bảo), là đầu mối thông thƣơng với các nƣớc
nằm trên tuyến đƣờng xuyên Á và khu vực miền Trung của Việt Nam. Hƣớng Hoá
đã và đang là một trong những địa phƣơng có vị thế đặc biệt quan trọng trong chiến
lƣợc phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Trị.
Sản xuất nông nghiệp đạt những kết quả quan trọng. Tích cực chuyển đổi cây
trồng, vật nuôi gắn với các chính sách phát triển kinh tế và ứng dụng khoa học- kỹ
thuật, công nghệ mới vào sản xuất. Hình thành các vùng chuyên canh theo hƣớng
sản xuất hàng hóa. Nhiều mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô lớn.
34
Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, phong phú, đáp ứng ngày càng cao
nhu cầu của nhân dân.
Xây dựng cơ sở hạ tầng đạt đƣợc những kết quả đáng kể. Nhiều công trình
thiết yếu đã đƣợc đầu tƣ xây dựng. Hệ thống giao thông đƣợc nâng cấp và mở rộng.
Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện. Sự
nghiệp GD&ĐT đƣợc quan tâm đúng mức, cơ sở vật chất, trang thiết bị đƣợc đầu tƣ
xây dựng, chất lƣợng dạy và học đƣợc nâng cao. Công tác xã hội hóa giáo dục và
khuyến học ngày càng phát triển.
Công tác khám chữa bệnh cho nhân dân cũng đƣợc chú trọng. Công tác bảo
vệ môi trƣờng đƣợc quan tâm. Hoạt động văn hóa - thông tin, thể thao và du lịch có
những chuyển biến tích cực.
Quốc phòng - an ninh đƣợc tăng cƣờng, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã
hội đƣợc đảm bảo, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phƣơng.
Tất cả những điều kiện về tự nhiên, sự phát triển về kinh tế-xã hội, sự ổn
định về chính trị, quốc phòng-an ninh, cùng với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nƣớc và
sự quan tâm của toàn dân đối với sự nghiệp giáo dục là điều kiện thuận lợi để ngành
giáo dục huyện Hƣớng Hóa phát triển, đào tạo đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao
phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.
2.1.2. Khái quát tình hình phát triển giáo dục
Sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo huyện Hƣớng Hóa trong những năm
gần đây luôn nhận đƣợc sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các các cấp ban
ngành. Huyện Hƣớng Hóa có 04 trƣờng THPT: THPT Hƣớng Hóa, THPT Hƣớng
Phùng, THPT Lao Bảo, THPT A Túc. Do đặc thù vùng miền nên bên cạnh việc giáo
dục tri thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức, giáo dục đào tạo của huyện Hƣớng Hóa
còn chú trọng đến việc rèn luyện những kỹ năng sống cho học sinh nhƣ kỹ năng
phòng chống HIV/AIDS, nghiện hút, ma túy, cờ bạc… đặc biệt là giáo dục sức khỏe
sinh sản cho học sinh THPT.
Trong những năm qua, cùng với giáo dục của cả nƣớc, giáo dục huyện
Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng trị đã nỗ lực thực hiện đổi mới chƣơng trình, nội dung và
phƣơng pháp giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 40 của Quốc hội khóa X, tăng
cƣờng đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học, phát triển về đội ngũ cán
bộ, giáo viên ở các bậc học, cấp học; quy mô trƣờng lớp ngày càng đƣợc mở rộng.
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bậc mầm non
Luận văn: Quản lý công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bậc mầm nonLuận văn: Quản lý công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bậc mầm non
Luận văn: Quản lý công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bậc mầm non
 
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
 
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhanbao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần người có...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần người có...Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần người có...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần người có...
 
Công tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tậtCông tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tật
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tậtVai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Nghề Công Tác Xã Hội.doc
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Nghề Công Tác Xã Hội.docBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Nghề Công Tác Xã Hội.doc
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Nghề Công Tác Xã Hội.doc
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
 
Đề tài: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh
Đề tài: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinhĐề tài: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh
Đề tài: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh
 
Tham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học ĐườngTham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học Đường
 
Đề tài tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
Đề tài  tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAYĐề tài  tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
Đề tài tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
 
Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại tại ...
Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại tại ...Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại tại ...
Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại tại ...
 
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
 
Luận văn: Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động
Luận văn: Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao độngLuận văn: Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động
Luận văn: Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
 
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
 
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhCông tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
 
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhânChương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
 
Phương Pháp Tiếp Cận Phát Triển Cộng Đồng Dựa Vào Nội Lực Và Do Người Dân Làm...
Phương Pháp Tiếp Cận Phát Triển Cộng Đồng Dựa Vào Nội Lực Và Do Người Dân Làm...Phương Pháp Tiếp Cận Phát Triển Cộng Đồng Dựa Vào Nội Lực Và Do Người Dân Làm...
Phương Pháp Tiếp Cận Phát Triển Cộng Đồng Dựa Vào Nội Lực Và Do Người Dân Làm...
 

Similar to Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT

Similar to Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT (20)

Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên Phâ...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho sinh viên, 9đ
 
Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ
Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻQuản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ
Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ
 
Luận văn: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm...
Luận văn: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm...Luận văn: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm...
Luận văn: Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy họcTiếng Việt cho sinh viên ĐH
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy họcTiếng Việt cho sinh viên ĐHLuận văn: Quản lý hoạt động dạy họcTiếng Việt cho sinh viên ĐH
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy họcTiếng Việt cho sinh viên ĐH
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt cho sinh viên ở Trường Đại học...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt cho sinh viên ở Trường Đại học...Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt cho sinh viên ở Trường Đại học...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt cho sinh viên ở Trường Đại học...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường t...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện VapiLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
 
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ...
 
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCS
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCSLuận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCS
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCS
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THCSLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THCS
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học...
 
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường tiểu học thị ...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh huyện Hướng Hóa
Luận văn: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh huyện Hướng HóaLuận văn: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh huyện Hướng Hóa
Luận văn: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh huyện Hướng Hóa
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tr...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tr...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tr...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tr...
 
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông HàLuận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
 
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
 
Phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan Phượng
Phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan PhượngPhát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan Phượng
Phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan Phượng
 
Quản lý về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng - Gửi miễn...
Quản lý về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng  - Gửi miễn...Quản lý về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng  - Gửi miễn...
Quản lý về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng - Gửi miễn...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 

Luận văn: Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THÙY GIAO BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thừa Thiên Huế, năm 2016
  • 2. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THÙY GIAO BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN VĂN BẮC Thừa Thiên Huế, năm 2016
  • 3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử dụng và chƣa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thùy Giao
  • 4. iii LỜI CẢM ƠN Được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của quý thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè, gia đình, người thân, tôi đã tham gia học tập và hoàn thành luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục. Bằng tấm lòng thành kính và tình cảm chân thành, cho phép tôi trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Ban Giám hiệu trường ĐHSP - Đại học Huế, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Tâm lý Giáo dục cùng các nhà khoa học, quý thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy đã giúp đỡ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Các đồng chí Lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT Quảng Trị, cán bộ quản lý, quý thầy cô giáo, học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Hướng Hóa và các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện trong quá trình cung cấp thông tin, tư liệu để giúp tôi hoàn chỉnh luận văn này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Nguyễn Văn Bắc - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Quảng Trị đã tư vấn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Những người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè thường xuyên động viên, khích lệ tôi học tập, nghiên cứu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn chắc chắn vẫn không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Thừa Thiên Huế , ngày 26 tháng 9 năm 2016 Tác giả luận văn NguyễnThùyGiao
  • 5. 1 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ...............................................................................................................i Lời cam đoan...............................................................................................................ii Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii MỤC LỤC...................................................................................................................1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................5 DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................6 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7 1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................7 2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................9 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu..............................................................................9 4. Giả thuyết khoa học........................................................................................................9 5. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................................10 6. Phƣơng pháp nghiên cứu..............................................................................................10 7. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................11 8. Cấu trúc luận văn ..........................................................................................................11 NỘI DUNG ..............................................................................................................12 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.............12 1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................12 1.1.1.Nghiên cứu về hoạt động giáo dục SKSS ở trên thế giới ................................12 1.1.2. Nghiên cứu về hoạt động giáo dục SKSS ở Việt Nam ...................................13 1.2. Các khái niệm và thuật ngữ có liên quan................................................................14 1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục............................................................................14 1.2.2. Sức khỏe sinh sản và giáo dục sức khỏe sinh sản...........................................17 1.3. Lý luận về giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông.........18 1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông ................................18 1.3.2. Mục tiêu giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh .........................................20 1.3.3. Nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh ........................................20 1.3.4. Các phƣơng pháp giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh ...........................23
  • 6. 2 1.3.5. Các hình thức giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh.................................24 1.4. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho HS THPT..........25 1.4.1. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho HS THPT ......25 1.4.2. Vai trò quản lý trong hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THPT.............26 1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THPT ..................26 1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình giáo dục SKSS và quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THPT ................................................................................30 1.5.1. Yếu tố chủ quan ..............................................................................................30 1.5.2. Yếu tố khách quan...........................................................................................31 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................32 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN HƢỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ .....................................................33 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu..............................................................................33 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội...............................................33 2.1.2. Khái quát tình hình phát triển giáo dục...........................................................34 2.2. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng ..................................................................35 2.2.1. Mục đích khảo sát ...........................................................................................35 2.2.2. Nội dung khảo sát............................................................................................35 2.2.3. Đối tƣợng khảo sát ..........................................................................................35 2.2.4. Phƣơng pháp khảo sát .....................................................................................36 2.3. Thực trạng nhận thức về SKSS của học sinh các trƣờng THPT huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị ..........................................................................................................37 2.3.1. Nhận thức về SKSS của học sinh....................................................................37 2.3.2. Hiểu biết về nội dung sức khỏe sinh sản của học sinh....................................41 2.4. Thực trạng hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh các trƣờng THPT huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị.............................................................................................48 2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động giáo dục SKSS .........48 2.4.2. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về nội dung giáo dục SKSS cho học sinh.49 2.4.3. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về hình thức, phƣơng pháp giáo dục SKSS cho học sinh....................................................................................................50
  • 7. 3 2.4.4. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về kết quả hoạt động giáo dục SKSS ..................................................................................................................52 2.4.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh ..........52 2.5. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trƣờng THPT huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị.........................................................53 2.5.1. Quản lý việc xây dựng kế hoạch nội dung, chƣơng trình giáo dục SKSS cho học sinh .....................................................................................................................53 2.5.2. Quản lý việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản ..........54 2.5.3. Công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản.................................55 2.5.4. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản ...............57 2.5.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản. .............58 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trƣờng THPT huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị. .................................59 2.6.1. Ƣu điểm...........................................................................................................59 2.6.2. Hạn chế............................................................................................................60 2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế ...............................................................................61 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................................62 CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN HƢỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ .....................................................63 3.1. Cơ sở xác lập các biện pháp .....................................................................................63 3.1.1. Các căn cứ pháp lý định hƣớng cho việc đề xuất các biện pháp ....................63 3.1.2. Định hƣớng của cơ quan quản lý giáo dục các cấp.........................................66 3.2. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trƣờng THPT .................................................................................66 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ..................................................................66 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa....................................................................67 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .................................................................67 3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả..................................................................67 3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trƣờng THPT huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị.........................................................67
  • 8. 4 3.3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về sự cần thiết của hoạt động giáo dục SKSS. ..................................................................................67 3.3.2. Thực hiện có hiệu quả các chức năng quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh .....................................................................................................................69 3.3.3. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THPT.........................................................................................................................72 3.3.4. Tổ chức tốt các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh các trƣờng THPT. ............................................................................................................75 3.3.5. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lƣợng tham gia hoạt động giáo dục SKSS .........................................................................................................................76 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ..............................................................................78 3.5. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất......................................................................................................................................80 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................................................................84 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................85 1. Kết luận ..........................................................................................................................85 2. Khuyến nghị...................................................................................................................87 TÀI LIỆU TAM KHẢO .........................................................................................89 PHỤ LỤC
  • 9. 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ AIDS : Acquired Immune Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) BP : Biện pháp CBQL : Cán bộ quản lý CLB : Câu lạc bộ DS : Dân số GD : Giáo dục GV : Giáo viên HS : Học sinh HIV : Human Immunodeficiency Virus (Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở ngƣời) ICDP : Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình LHQ : Liên hợp quốc LTQĐTD : Lây truyền qua đƣờng tình dục NGLL : Ngoài giờ lên lớp NXB : Nhà xuất bản SKSS : Sức khỏe sinh sản SL : Số lƣợng TDTT : Thể dục thể thao THPT : Trung học phổ thông TNCS : Thanh niên cộng sản UNEF : Quỹ môi trƣờng Liên hợp quốc UNFPA : Quỹ dân số Liên hợp quốc UNICEF : Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc VTN : Vị thành niên WHO : Tổ chức y tế thế giới
  • 10. 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1.a . Nhận thức của học sinh về khái niệm sức khỏe sinh sản......................37 Bảng 2.2.a. Nhận thức của học sinh về đối tƣợng chăm sóc SKSS..........................38 Bảng 2.3.a. Đánh giá của HS về nguồn thông tin sức khỏe sinh sản........................39 Bảng 2.4. Nhận thức của học sinh về các chủ đề giáo dục sức khỏe sinh sản..........40 Bảng 2.5. Mức độ hiểu biết của học sinh về các biện pháp tránh thai......................41 Bảng 2.6. Đánh giá của HS về mức độ thảo luận các vấn đề tình dục và cách tránh thai..42 Bảng 2.7.a. Hiểu biết của học sinh về hậu quả của việc phá thai .............................43 Bảng 2.8. Hiểu biết của học sinh về các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục .........44 Bảng 2.9. Hiểu biết của HS về BP phòng tránh bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục..45 Bảng 2.10. Hiểu biết của học sinh về các con đƣờng lây truyền HIV/AIDS. ..........46 Bảng 2.11. Hiểu biết của học sinh về cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS........46 Bảng 2.12. Nhận thức của học sinh về sự cần thiết của vấn đề giáo dục SKSS.......47 Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL,GV về sự cần thiết hoạt động giáo dục SKSS ......48 Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ quan trọng của các nội dung giáo dục SKSS cho HS......................................................................................................49 Bảng 2.15. Đánh giá của CBQL, GV về các hình thức giáo dục SKSS ...................50 Bảng 2.16. Đánh giá của CBQL,GV về các phƣơng pháp giáo dục SKSS cho HS .51 Bảng 2.17. Đánh giá của CBQL,GV và HS về kết quả hoạt động giáo dục SKSS ..52 Bảng 2.18. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh..52 Bảng 2.19. Quản lý việc xây dựng kế hoạch nội dung, chƣơng trình giáo dục SKSS cho học sinh...............................................................................................................53 Bảng 2.20. Hình thức tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh....54 Bảng 2.21. Các lực lƣợng tham gia giáo dục SKSS cho học sinh ............................55 Bảng 2.22. Sự chỉ đạo phối hợp các lực lƣợng tham gia giáo dục SKSS cho HS....56 Bảng 2.23. Công tác kiểm tra hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản.......................57 Bảng 2.24. Công tác đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản ......................57 Bảng 2.25. Đánh giá về các tổ chức theo dõi, kiểm tra hoạt động giáo dục SKSS ...58 Bảng 2.26. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh..........58 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp........................80 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp ..........................82 Bảng 3.3: Khảo nghiệm nhận thức tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.............................................................................................................83
  • 11. 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và giao lƣu văn hóa Đông - Tây tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ đối với các nƣớc trên thế giới. Những thay đổi này đã ảnh hƣởng không nhỏ đến con ngƣời trong đó có các em học sinh - những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc. Bên cạnh việc thừa hƣởng những thời cơ thuận lợi, các em cần phải đƣợc trang bị cho mình vốn kiến thức và kỹ năng để đối mặt với những thách thức đặt ra nhƣ: ô nhiễm môi trƣờng, tệ nạn xã hội, phân hóa mức sống giàu nghèo... đặc biệt là vấn đề tình dục, tình yêu, sức khỏe sinh sản. Thực tế hiện nay ở Việt Nam, thanh niên nói chung và các em học sinh (HS) nói riêng đang cảm thấy còn rất e ngại và lúng túng khi nói đến vấn đề sức khỏe sinh sản (SKSS). Nhiều em bắt đầu quan hệ tình dục trong khi chƣa có những hiểu biết đúng đắn về sức khỏe sinh sản. Sự thiếu hiểu biết này có thể dẫn các em gái vào nguy cơ có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, sinh con khi tuổi đời còn quá trẻ, chƣa đủ khả năng làm mẹ, sinh con bệnh tật, dị dạng hoặc mắc các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đƣờng tình dục nhƣ giang mai, HIV/AIDS... ảnh hƣởng lớn đến tâm lý, sức khỏe, tính mạng bản thân, gia đình cũng nhƣ nền kinh tế - chính trị xã hội. Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình(KHHGĐ) Việt Nam, bình quân mỗi năm ở nƣớc ta có khoảng 300.000 ca nạo phá thai ở độ tuổi 15-19 trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên. Tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam cao nhất so với các nƣớc Đông Nam Á và xếp thứ 5 thế giới. Nếu nhƣ những năm trƣớc, tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên nƣớc ta chiếm 5%-7% tổng số ca nạo phá thai thì vài năm gần đây tỷ lệ này tăng lên 10% [14, tr.8]. Nguyên nhân của hiện tƣợng này là do học sinh ít đƣợc giáo dục và tƣ vấn về vấn đề sức khỏe sinh sản, thiếu hiểu biết về giới tính, về hoạt động tình dục, về các biện pháp tránh thai... Tình hình giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh ở các trƣờng Trung học phổ thông (THPT) Việt Nam hiện nay là một bài toán rất lớn mà chúng ta vẫn đang thiếu lời giải. Có thể khẳng định rằng giáo dục sức khỏe sinh sản là kiến thức không mới trong đời sống nhƣng lại khá mới đối với văn hóa và giáo dục của Việt Nam. Hiện nay có nhiều trƣờng hợp nữ sinh trở thành mẹ hay những cái chết thƣơng tâm bởi bản thân vƣớng vào con đƣờng tình yêu, tình dục quá sớm… không còn xa lạ. Đó
  • 12. 8 là hệ quả tất yếu từ việc “xem nhẹ” chƣơng trình giáo dục sức khỏe sinh sản trong trƣờng học. Các bậc phụ huynh thƣờng không quan tâm chƣơng trình giáo dục sức khỏe sinh sản và cho rằng đó là việc của nhà trƣờng. Tuy nhiên một thực tế đang diễn ra là hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản ở nhà trƣờng đang có những lúng túng, bất cập nhất định. Chúng ta chƣa có giải pháp giáo dục đồng bộ, chƣa xây dựng đƣợc một hệ thống kiến thức về sức khỏe khỏe sinh sản cho học sinh mà mới chỉ ở mức độ tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản qua các môn Giáo dục công dân, Văn học, Địa lý, Sinh học. Việc giáo dục sức khỏe sinh sản vẫn chủ yếu là do kế hoạch hoạt động của từng nhà trƣờng và đƣợc thực hiện trong những phạm vi rất nhỏ hẹp. Bên cạnh đó nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản còn mang tính hàn lâm, không thiết thực, gây ra nhàm chán không thu hút đƣợc sự quan tâm và hứng thú đối với các em. Vì thế học sinh đang phải tiếp cận kiến thức một cách “nửa vời”, hầu nhƣ các em chƣa có những hiểu biết đầy đủ, khoa học về sự phát triển của cơ thể mình. Do vậy vấn đề hết sức quan trọng là học sinh cần đƣợc quan tâm và giáo dục sức khỏe sinh sản ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng. Với ý nghĩa đó nên trong Chiến lƣợc dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Đảng và Nhà nƣớc ta đã khẳng định: Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai Chiến lƣợc phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 sau khi đƣợc phê duyệt; thực hiện các nội dung giáo dục về giới, giới tính, dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới cho học sinh, sinh viên; bồi dƣỡng cho giáo viên, giảng viên, cán bộ y tế trong trƣờng học về giới, giới tính, dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới, phòng chống HIV; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về dân số vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành [29, tr.9]. Giáo dục sức khỏe sinh sản nhằm trang bị kiến thức và sự hiểu biết về các vấn đề dân số, sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản để giúp các em chuẩn bị hành trang bƣớc vào cuộc sống tƣơng lai lành mạnh, hạnh phúc. Hƣớng Hóa là địa bàn miền núi của tỉnh Quảng Trị, học sinh THPT của huyện có gần ¼ là con em đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Cô. Đời sống kinh tế của ngƣời dân còn nhiều khó khăn, phong tục tập quán còn nhiều hủ tục lạc hậu: tệ nạn tảo hôn, kết hôn cận huyết thống… Số học sinh còn lại chủ yếu ở tuyến
  • 13. 9 đƣờng 9 Nam Lào có điều kiện sống khả giả hơn. Một số gia đình chỉ lo làm ăn kinh tế đầu tƣ cho con đi học nhƣng lại ít quan tâm đến đời sống tinh thần của các em nên học sinh dễ sa ngã vào con đƣờng yêu đƣơng trƣớc tuổi, quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân cùng với những hệ lụy của nó là điều tất yếu xảy ra. Thực trạng nhức nhối ấy đã khiến cho hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản trở nên cấp bách hơn, thức tỉnh ý thức trách nhiệm của các cấp ban ngành, của nhà trƣờng, gia đình và toàn xã hội. Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản đã đƣợc nhiều ngƣời nghiên cứu, đề cập đến trên nhiều phƣơng diện khác nhau. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đặc biệt là huyện Hƣớng Hóa vấn đề này vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu và vận dụng một cách hợp lý. Xuất phát từ những lý do trên, cùng với hứng thú của bản thân về vấn đề thuộc lĩnh vực công tác, tác giả chọn đề tài: "Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trường THPT huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị” làm luận văn nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trƣờng THPT huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị, luận văn đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trƣờng THPT huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị. 4. Giả thuyết khoa học Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT ở huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị bƣớc đầu đã đạt đƣợc kết quả nhất định tuy nhiên do nhiều yếu tố tác động nên quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe cho học sinh THPT
  • 14. 10 còn nhiều hạn chế. Nếu xác định đƣợc thực trạng, nguyên nhân và đề xuất các biện pháp quản lý khoa học, phù hợp với thực tế từng nhà trƣờng và địa phƣơng thì công tác quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trƣờng THPT cũng nhƣ chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng sẽ đƣợc nâng cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh ở trƣờng THPT. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh ở các trƣờng THPT huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị. 5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh các trƣờng THPT huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nhóm phƣơng pháp này bao gồm các giai đoạn đọc, phân tích - tổng hợp tài liệu, phân loại các tài liệu nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Để đạt kết quả chính xác, khách quan luận văn sử dụng hệ thống các phƣơng pháp nghiên cứu sau: 6.2.1. Phương pháp quan sát Luận văn sử dụng phƣơng pháp quan sát nhằm tìm hiểu các hoạt động bên ngoài của hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh nhƣ số lƣợng, hình thức tổ chức và tính tích cực của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tham gia hoạt động giáo dục SKSS. Qua đó nghiên cứu có những thông tin, cơ sở thực tiễn để xác định chính xác về hoạt động quản lý giáo dục SKSS cho học sinh 6.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Luận văn sử dụng hệ thống phiếu điều tra bằng bảng hỏi đƣợc thiết kế theo mục đích của nghiên cứu nhằm tìm hiểu về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về hoạt động giáo dục SKSS, các nội dung, hình thức và hoạt động quản lý hoạt động giáo dục SKSS ở các trƣờng phổ thông. 6.2.3. Phương pháp phỏng vấn Luận văn tiến hành các cuộc phỏng vấn với các nhà quản lý, các giáo viên và
  • 15. 11 học sinh tham gia hoạt động giáo dục SKSS nhằm làm rõ các thông tin mà dữ liệu thu thập qua phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi còn thiếu hay chƣa rõ. 6.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Luận văn sử dụng phƣơng pháp xin ý kiến chuyên gia là những nhà khoa học, các cán bộ chuyên trách có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực giáo dục SKSS để xin ý kiến đóng góp về hoạt động giáo dục SKSS và các định hƣớng về nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh. 6.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Tổng hợp các kinh nghiệm, sáng kiến về quản lý hoạt động giáo dục SKSS qua sách, tạp chí của các nhà giáo dục và tìm hiểu thêm các kinh nghiệm từ các đồng nghiệp đã tham gia công tác quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh. 6.3. Phương pháp thống kê toán học Nhằm xử lý số liệu để phân tích kết quả nghiên cứu. 7. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu và khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục SKSS ở 04 trƣờng THPT trên địa bàn huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị. 8. Cấu trúc luận văn Luận văn đƣợc cấu trúc gồm 3 phần: Phần A. Mở đầu: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu. Phần B. Nội dung: Gồm có 3 chƣơng Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trƣờng THPT huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trƣờng THPT huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Phần C. Kết luận và khuyến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục
  • 16. 12 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu về hoạt động giáo dục SKSS ở trên thế giới Giáo dục SKSS đã và đang là vấn đề đƣợc quan tâm đặc biệt ở trong nƣớc cũng nhƣ trên toàn thế giới nhất là sau Hội nghị Quốc tế về Dân số và phát triển ICPD (International Conference on Population Development) tại Cairo (Ai Cập) năm 1994. Hội nghị này đã tạo bƣớc ngoặt quan trọng trong sự thay đổi chính sách dân số của các quốc gia đồng thời kêu gọi các nƣớc dành sự quan tâm hàng đầu cho vấn đề chất lƣợng dân số trong đó có sức khỏe sinh sản. Sau hội nghị này, hàng loạt các quốc gia trên thế giới lần lƣợt tổ chức nhiều hội nghị bàn về vấn đề SKSS vị thành niên nhƣ: Bắc Kinh(1995), The Hague, Hà Lan (1999), Hội nghị dân số cấp cao Uỷ ban kinh tế và xã hội Châu Á Thái Bình Dƣơng (ESCAP) và Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFNPA) tại Băng Cốc... [18, tr.10] Trong kế hoạch hành động của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA), các nội dung của SKSS có liên quan chặt chẽ với nhau. Tuy vậy tùy vào điều kiện của mỗi quốc gia, mỗi khu vực mà các nội dung đó có sự bổ sung, ƣu tiên một cách phù hợp. Một trong những mục tiêu đƣợc chính phủ các nƣớc khẳng định lại tại Hội nghị lần thứ tƣ ở Bắc Kinh (1995) đó là: “Tất cả các nƣớc cần hết sức cố gắng thông qua hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, làm cho mọi ngƣời, ở mọi lứa tuổi thích hợp, đƣợc tiếp cận khái niệm SKSS càng sớm càng tốt...”[25, tr.1]. Tại Hội nghị thƣợng đỉnh thế giới năm 2005, các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết đƣa ra giải pháp nhằm đạt đƣợc phổ cập SKSS vào năm 2015. Theo thoả thuận, các nhà lãnh đạo sẽ đƣa mục tiêu phổ cập sức khoẻ sinh sản vào các chiến lƣợc quốc gia nhằm đạt đƣợc các mục tiêu phát triển Thiên niên kỉ chấm dứt nghèo đói, giảm tử vong mẹ, nâng cao bình đẳng giới và đấu tranh chống lại HIV/AIDS [26, tr.11]. Nhƣ vậy có thể thấy, SKSS thực sự đƣợc nhiều nƣớc coi là vấn đề đặc biệt
  • 17. 13 quan trọng, nó là một bộ phận gắn bó mật thiết không thể tách rời trong chính sách, chiến lƣợc phát triển của mỗi quốc gia. 1.1.2. Nghiên cứu về hoạt động giáo dục SKSS ở Việt Nam Ở Việt Nam, vấn đề giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta quan tâm từ rất sớm. Nhiều hoạt động nhằm tăng cƣờng giáo dục SKSS vị thành niên (VTN) đã đƣợc tiến hành nhƣ: Luật hôn nhân gia đình đã đƣợc sửa đổi và công bố; Công ƣớc Quốc tế về Quyền trẻ em đã đƣợc Việt Nam ký kết, nhiều chƣơng trình, hội thảo phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ trẻ em đã đƣợc tổ chức. Với ý nghĩa đó từ năm 1982 - 1992, đƣợc sự tài trợ của Quỹ dân số của Liên hiệp quốc (UNFPA), ngành giáo dục cũng đã tiến hành ba dự án: Dự án giáo dục dân số trong nhà trƣờng phổ thông; Dự án giáo dục giới tính và đời sống gia đình; Dự án giáo dục các bậc cha mẹ có con dƣới 6 tuổi tại 17 tỉnh, thành phố trên toàn quốc [24, tr12]. Từ năm 1994, các chƣơng trình, nội dung giáo dục dân số và SKSS tiếp tục đƣợc giới thiệu trong các trƣờng THPT bằng cách lồng ghép tích hợp vào một số môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Năm 1998, Trung ƣơng Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã chủ trì triển khai dự án: “Hỗ trợ tăng cƣờng SKSS VTN”. Các đợt truyền thông đã tuyên truyền cho giới trẻ về SKSS, các biện pháp tránh thai, quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, phòng tránh các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục… giúp cho thanh thiếu niên có nhận thức đúng và tự điều chỉnh hành vi của mình góp phần giảm tỉ lệ nạo phá thai và sinh con ngoài ý muốn [24, tr12]. Năm 2005, Luật Thanh niên đã đƣợc Quốc hội thông qua, đây là văn bản chính thức giúp hoàn thiện môi trƣờng pháp lý cho các can thiệp SKSS VTN Việt Nam giai đoạn 2006 -2010 và định hƣớng 2020. Bên cạnh đó có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề SKSS và giáo dục SKSS VTN nhƣ: - Dự án “Hỗ trợ chƣơng trình Giáo dục - Đào tạo về SKSS, dân số và phát triển” do UNFPA tài trợ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo xây dựng tài liệu bồi dƣỡng giáo viên các trƣờng THCS và THPT về “Giáo dục sức khỏe sinh sản VTN”, “Phƣơng pháp giảng dạy các chủ đề nhạy cảm về SKSS VTN”. - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiên cứu biên soạn bộ chƣơng trình đào tạo
  • 18. 14 truyền thông về dân số - SKSS do Quỹ dân số LHQ, Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em hỗ trợ. - Ủy ban Quốc gia về dân số đã phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh biên soạn “Sổ tay hƣớng dẫn tuyên truyền thảo luận nhóm về SKSS VTN dành cho tuyên truyền viên và cán bộ đoàn cơ sở”. - Đặc biệt Chiến lƣợc quốc gia về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2011 - 2020 là sự phát huy những kết quả đạt đƣợc của Chiến lƣợc quốc gia về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2001 - 2010. Chiến lƣợc cũng đã khẳng định: Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục về DS và SKSS, dân số và phát triển, giới và giới tính đã đƣợc đƣa vào các chƣơng trình giảng dạy chính thức trong nhà trƣờng, bổ sung thêm kiến thức và kỹ năng sống liên quan đến giới tính, tình dục an toàn, giới và bình đẳng giới vào nội dung giảng dạy phù hợp với các cấp học: trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học và các trƣờng dạy nghề [29, tr.20]. Ngoài ra, còn có các công trình khác về quản lý giáo dục SKSS nhƣ tác giả Nguyễn Thị Thu Hà, Phạm Thị Hồng Nhi nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản dành cho sinh viên, tác giả Nguyễn Thị Bích Hằng, Trịnh Việt Dũng, Lê Minh Sơn… nghiên cứu các biện pháp quản lý công tác giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh ở các trƣờng THPT… 1.2. Các khái niệm và thuật ngữ có liên quan 1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục a. Quản lý: Quản lý là một khái niệm rất chung, tổng quát, dùng chung cho cả quá trình quản lý xã hội (xí nghiệp, trƣờng học, đoàn thể…). Hiện có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý. Sau đây là một số quan niệm chủ yếu. Các Mác đã xem quản lý là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lao động xã hội, ông cho rằng: Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tƣơng đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hành những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập
  • 19. 15 của nó. Một ngƣời độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trƣởng [19, tr.5]. Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: Quản lý là: “ Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những nhu cầu nhất định” [36, tr.772]. Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực(nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ƣu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [19,tr.8]. Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì: “Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tƣợng quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức”[10, tr.1]. Các khái niệm trên tuy khác nhau, song chúng có chung các dấu hiệu chủ yếu sau đây: - Hoạt động quản lý đƣợc tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội. - Hoạt động quản lý là những tác động có hƣớng đích. - Hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. Từ những định nghĩa của các nhà khoa học và các dấu hiệu trên, trong luận văn này khái niệm quản lý đƣợc hiểu: Quản lý là một quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra. b. Quản lý giáo dục Về thuật ngữ quản lý giáo dục cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Nếu xét theo khía cạnh phạm vi quản lý sẽ có các loại quản lý nhƣ quản lý nhà nƣớc của các cấp: Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và quản lý trong các trƣờng học, bậc học, cấp học, quản lý ở các lĩnh vực giáo dục khác nhau. Sau đây là một số định nghĩa về quản lý giáo dục. Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì: “Quản lý giáo dục là quá trình thực hiện có định hƣớng và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra ” [21, tr.15].
  • 20. 16 Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trƣờng hay nói rộng ra là quản lý giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đƣa nhà trƣờng từ trạng thái này sang trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu đã xác định”[21, tr.16]. Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: "Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đƣờng lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện đƣợc các tính chất của nhà trƣờng Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đƣa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [21, tr.16]. Một số tác giả khác phân chia quản lý giáo dục theo hai cấp độ chủ yếu đó là cấp độ vĩ mô và cấp độ vi mô. Theo tác giả Trần Kiểm, quản lý giáo dục cấp vĩ mô là quản lý một nền/hệ thống giáo dục; còn quản lý giáo dục cấp vi mô xem nhƣ quản lý trƣờng học/tổ chức giáo dục cơ sở. Ông cho rằng: Ở cấp độ vĩ mô, quản lý giáo dục đƣợc hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trƣờng) nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội. Ở cấp độ vi mô, quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có hƣớng đích của hiệu trƣởng đến các hoạt động giáo dục, đến con ngƣời (giáo viên, cán bộ nhân viên và học sinh), đến các nguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, thông tin, v.v...) đến các ảnh hƣởng ngoài nhà trƣờng một cách hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật giáo dục, quy luật tâm lý...) nhằm đạt mục tiêu giáo dục [20, tr.241]. Các khái niệm trên đều chỉ ra: quá trình quản lý giáo dục đƣợc hiểu nhƣ một quá trình vận động của các thành tố có mối quan hệ tƣơng tác lẫn nhau trong hệ thống tổ chức của nhà trƣờng. Hệ thống đó bao gồm các thành tố cơ bản là: chủ thể quản lý, đối tƣợng quản lý, nội dung, phƣơng pháp quản lý, mục tiêu quản lý. Các định nghĩa của các tác giả trên tuy không giống nhau nhƣng đều cơ bản có sự thống nhất một số mặt sau: - Quản lý giáo dục đƣợc diễn ra trong một tổ chức, có kế hoạch. - Quản lý giáo dục là hoạt động có hƣớng đích làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả.
  • 21. 17 - Quản lý giáo dục là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. Từ những định nghĩa trên và đặc điểm của quản lý giáo dục, trong luận văn này khái niệm quản lý giáo dục đƣợc hiểu: Quản lý giáo dục là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của các cơ quan quản lý giáo dục tới các thành tố của quá trình dạy học - giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra. 1.2.2. Sức khỏe sinh sản và giáo dục sức khỏe sinh sản a. Sức khỏe sinh sản Khái niệm sức khỏe sinh sản đƣợc Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển họp tại Cairô (Ai Cập) năm 1994 thừa nhận và khẳng định: Sức khỏe sinh sản là một trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội không chỉ là không bệnh tật hoặc tàn phế của hệ thống sinh sản. Điều này cũng hàm ý là mọi ngƣời kể cả nam và nữ đều có quyền đƣợc nhận thông tin và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các biện pháp KHHGĐ an toàn, có hiệu quả và chấp nhận đƣợc theo sự lựa chọn của mình, đảm bảo cho ngƣời phụ nữ trải qua quá trình thai nghén và sinh đẻ an toàn tạo cho các cặp vợ chồng có cơ may tốt nhất để sinh đƣợc đứa con lành mạnh [34, tr.3]. SKSS là tình trạng hài hoà về thể lực, tinh thần, xã hội trong tất cả các vấn đề có liên quan đến tình dục và hệ thống sinh sản của con ngƣời, chức năng và quá trình của nó. SKSS đƣợc hiểu là con ngƣời có nhu cầu và có khả năng về một cuộc sống thoải mái, khoẻ mạnh, tình dục đƣợc thoả mãn và an toàn. Nhƣ vậy, SKSS có nghĩa là nói đến điều kiện mà một cá nhân có thể hoàn toàn không bị ốm yếu, bệnh tật cả về cơ thể lẫn tinh thần; SKSS còn quan tâm đến những khía cạnh xã hội khác của cuộc sống nhƣ trạng thái của cá nhân, tinh thần, chính trị, kinh tế cũng nhƣ văn hoá; SKSS bao gồm cả thời gian trƣớc, trong, sau khi sinh và tất cả vòng đời của con ngƣời. b. Giáo dục sức khỏe sinh sản Giáo dục SKSS là quá trình cung cấp các thông tin thích hợp bằng tất cả phƣơng tiện, nhằm mục đích chính là nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của mọi ngƣời kể cả nam và nữ đối với một số vấn đề về sức khỏe sinh sản, các dịch vụ
  • 22. 18 chăm sóc sức khỏe sinh sản, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn nhằm động viên họ chấp nhận các hành vi lành mạnh để ngăn chặn các nguy cơ nhƣ: có thai ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục, bảo đảm cho ngƣời mẹ đƣợc chăm sóc tốt khi mang thai, khi đƣợc sinh đẻ an toàn, đƣợc chăm sóc tốt trong và sau khi sinh nở, tạo cho các cặp vợ chồng cơ may tốt nhất để sinh đƣợc đứa con lành mạnh [16, tr.17]. Giáo dục SKSS trong nhà trƣờng là một bộ phận quan trọng của giáo dục nhân cách nhằm phát triển cân đối và toàn diện ở học sinh; nhằm trang bị cho các em kiến thức về giới, về hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản, về đời sống tình dục lành mạnh, an toàn, giúp các em hình thành thái độ, hành vi đúng đắn trong các mối quan hệ khác giới, biết cách giải quyết các vấn đề liên quan đến tình bạn, tình yêu, hôn nhân, biết chăm sóc SKSS, sức khỏe tình dục và kiểm soát tốt hơn đời sống của bản thân. 1.3. Lý luận về giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông 1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông * Sự phát triển về thể chất: Học sinh trung học phổ thông bao gồm những em đang ở độ tuổi từ 15 đến 18, là thời kỳ đạt đƣợc sự trƣởng thành về mặt cơ thể. Sự phát triển thể chất đã bƣớc vào thời kỳ phát triển bình thƣờng, hài hòa, cân đối. Ở tuổi đầu thanh niên, học sinh THPT vẫn còn tính dễ bị kích thích và sự biểu hiện giống nhƣ lứa tuổi thiếu niên. Tuy nhiên tính dễ bị kích thích ở tuổi thanh niên không phải chỉ do nguyên nhân sinh lý nhƣ lứa tuổi thiếu niên mà nó còn do cách sống của cá nhân ở độ tuổi này nhƣ (hút thuốc lá, không giữ điều độ trong học tập, lao động, vui chơi...). Cả nam và nữ trong độ tuổi này đều lớn rất nhanh. Ở các em gái, những đặc điểm của vóc dáng thiếu nữ phát triển mạnh. Các em trai cũng dần mang vóc dáng ngƣời trƣởng thành với cơ bắp to ra ở vai, chân và ngực. Sự thay đổi vóc dáng ở nữ thƣờng khoảng 3 năm, nhƣng ở nam giới lâu hơn, có thể kéo dài đến 19 - 20 tuổi. Những thay đổi về vóc dáng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các cơ quan liên quan đến chức năng sinh sản làm cho các em trở nên hấp dẫn hơn trong mắt ngƣời khác giới. Những đặc điểm của tuổi dậy thì xuất hiện và thể hiện ngày càng rõ. Ở nữ giới, tuổi dậy thì có thể đến sớm hơn, biểu hiện quan trọng của giai đoạn này là các
  • 23. 19 em bắt đầu có kinh nguyệt, nếu quan hệ tình dục có thể mang thai và sinh con. Ở nam giới bắt đầu có dấu hiệu xuất tinh, nếu quan hệ tình dục cũng có thể làm cho nữ giới mang thai, sinh con. Nhìn chung lứa tuổi THPT có sức khỏe và sức chịu đựng tốt hơn tuổi thiếu niên. Sự phát triển của thể chất lứa tuổi này sẽ có ảnh hƣởng nhất định đến tâm lý và nhân cách cũng nhƣ ảnh hƣởng tới những lựa chọn trong cuộc sống. * Những biến đổi về tâm sinh lý: Ở tuổi dậy thì, dƣới tác động của các hoóc môn giới tính, vị thành niên có nhiều thay đổi về tâm lý và tình cảm. Những thay đổi về cảm xúc ở lứa tuổi này thƣờng gặp nhƣ vui vẻ, tự hào, lo lắng, thẹn thùng, xấu hỗ… Các em cũng bắt đầu có cảm xúc khác giới, quan tâm hơn tới các bạn khác giới, đôi khi thƣờng tƣởng tƣợng vu vơ đến một chuyện nào đó hoặc một ai đó. Hành vi ứng xử của các em cũng có nhiều thay đổi và khó hiểu, lúc thì gay gắt, lúc thì nhẹ nhàng, lúc thì mâu thuẫn, có lúc lại tự cảm thấy vui, buồn lẫn lộn. Các em rất dễ bị xúc động, rất dễ mất tự tin khi gặp phải những vấn đề rắc rối. - Ý thức tự trọng, có tính độc lập trong suy nghĩ và hành động: Ở tuổi VTN, các em thƣờng có xu hƣớng muốn tự lập, tự khẳng định mình, muốn tách dần ra khỏi sự quản lý của cha mẹ và ít phụ thuộc vào cha mẹ để làm “ngƣời lớn”. Các em muốn đƣa ra những quyết định riêng cho bản thân nhƣng thƣờng không suy nghĩ kỹ trƣớc khi quyết định, điều này có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn. - Sự mất cân bằng tạm thời trong tâm lý và tình cảm: Sự phát triển về cơ thể đã tạo ra sự mất cân bằng trong tâm lý và tình cảm của các em. Quá trình hƣng phấn của võ não mạnh chiếm ƣu thế, các quá trình ức chế có điều kiện bị suy giảm do đó, có nhiều em không làm chủ đƣợc cảm xúc của mình, không kiềm chế đƣợc các xúc động mạnh. Hƣng phấn của võ não lại mang tính chất lan tỏa nhiều hơn, nên các em thƣờng có những cử chỉ, động tác phụ của tay, chân, đầu, mình mỗi khi có một phản ứng nào đó, nhất là các em trai [4, tr.41]. - Tự ý thức và đánh giá về bản thân: Do nhu cầu muốn làm ngƣời lớn, trở thành ngƣời lớn và đƣợc đối xử nhƣ ngƣời lớn nên các em thƣờng có những hành động bắt chƣớc ngƣời lớn. Các em thƣờng có khuynh hƣớng đi sâu vào bản thân mình đồng thời lại muốn tỏa ra ngoài xã hội. Các em thƣờng đặt ra câu hỏi: Ta là
  • 24. 20 ai? Ta có thể làm đƣợc cái gì? Các em bắt đầu chú ý đến vẻ hình thức bên ngoài. Lòng tự ái không chỉ giới hạn việc tự tôn sùng bản thân mà còn thể hiện ở tính ganh đua, hiếu thắng, bộc lộ cái tôi của bản thân trong giao tiếp. Các em thƣờng hay bận tâm đến chuyện làm sao đề mọi ngƣời có thể chú ý đến mình, do vậy nếu là nữ sẽ có biểu hiện rất thích làm dáng, trang điểm, là con trai thƣờng tỏ ra dáng “mày râu” hay khoe khoang, ăn nói kiểu khác đời [4, tr.42]. 1.3.2. Mục tiêu giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh Giáo dục SKSS cho học sinh trong nhà trƣờng là trang bị cho các em hệ thống kiến thức về SKSS phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý của lứa tuổi, nhằm hình thành thái độ, hành vi đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Trong đó, tập trung vào một số mục tiêu cơ bản sau: Tạo sự thống nhất trong toàn xã hội về mục tiêu giáo dục SKSS cho học sinh các trƣờng THPT. Góp phần hình thành cho học sinh những hành vi văn hoá ứng xử tốt đẹp; hiểu biết những đặc điểm tâm sinh lý của ngƣời khác giới để có cách ứng xử thích hợp. Tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho học sinh THPT nâng cao nhận thức về SKSS để phát triển toàn diện nhân cách phù hợp với chuẩn mực xã hội, đáp ứng những quy luật phát triển về tâm sinh lý của con ngƣời nói chung và học sinh THPT nói riêng. Phát huy đƣợc thế mạnh, huy động tối đa nguồn lực của từng lực lƣợng giáo dục nhằm đạt mục tiêu giáo dục SKSS một cách hiệu quả nhất. Góp phần ngăn ngừa hiện tƣợng có thai ngoài ý muốn. Quan hệ tình dục truớc hôn nhân, quan hệ tình dục không an toàn đang tiềm ẩn nhiều rủi ro nhƣ có thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn, lây nhiễm các bệnh tình dục... Nâng cao trách nhiệm của các lực lƣợng giáo dục trong việc giáo dục SKSS, phát triển nhân cách học sinh và góp phần xây dựng xã hội công bằng dân chủ, văn minh. 1.3.3. Nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh Nội dung giáo dục SKSS cho học sinh rất phong phú có thể nêu một số nội dung cơ bản sau: Làm mẹ an toàn: Bao gồm chăm sóc sức khoẻ bà mẹ truớc sinh, trong sinh và sau sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đảm bảo "mẹ khoẻ, con khoẻ" sau mỗi lần sinh, phòng tránh lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con.
  • 25. 21 Quyền sinh sản: Quyền quyết định số con, số lần, khoảng cách sinh. Học sinh có quyền đƣợc biết đầy đủ thông tin về SKSS, sức khỏe tình dục một cách thuờng xuyên, liên tục dƣới mọi hình thức, trƣớc khi trở thành ngƣời lớn; đƣợc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS thuận tiện, phù hợp. Kế hoạch hóa gia đình: Là sự cố gắng có ý thức của một cặp (hoặc cá nhân) nhằm điều chỉnh số con và khoảng cách sinh con, không chỉ bao hàm việc lựa chọn sử dụng các biện pháp tránh thai mà còn là những cố gắng của các cặp vợ chồng để tránh có thai. Thực hiện tốt công tác KHHGĐ sẽ giảm đƣợc tỷ lệ tử vong cho cả mẹ lẫn con, mang lại lợi ích sức khỏe, kinh tế, trình độ bản thân cha, mẹ và con cái. Phòng tránh có thai, phá thai ở tuổi vị thành niên: Việt Nam là 1 trong 5 nƣớc có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất trên thế giới. Hàng năm, có từ 1,2 đến 1,4 triệu trƣờng hợp nạo phá thai, trong đó số ca phá thai ở tuổi vị thành niên (VTN) khoảng 120.000 trƣờng hợp (chiếm 10% tổng số ngƣời phá thai). Quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân trong VTN có xu hƣớng gia tăng, trong khi đó tỉ lệ sử dụng biện pháp tránh thai lại rất thấp. Điều này cảnh báo việc có thai ở tuổi VTN hoặc có thai ngoài ý muốn đang là vấn đề cấp bách cần đƣợc giải quyết. Khi không đƣợc trang bị đầy đủ những thông tin đúng đắn về tình dục, các em sẽ có những hiểu biết sai lệch, gây ra những hậu quả đáng tiếc, đặc biệt là vấn đề mang thai ngoài ý muốn. Mang thai và có con ở tuổi VTN thƣờng để lại nhiều hậu quả về tâm lý, kinh tế, xã hội... ảnh hƣởng mạnh mẽ đến cuộc sống hiện tại và tƣơng lai của các em. Phá thai không an toàn lại là rủi ro lớn, có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng nhƣ vô sinh, thậm chí tử vong. Muốn giải quyết tốt vấn đề này, cần thiết phải nâng cao nhận thức về SKSS và tình dục cho VTN. Chỉ khuyên VTN không đƣợc quan hệ tình dục là chƣa thật sự hiệu quả mà tốt nhất là phải trang bị cho các em những thông tin chính xác về tình dục, SKSS, tránh thai... và tạo điều kiện cho các em đƣợc tiếp cận những dịch vụ tƣ vấn và chăm sóc y tế liên quan đến SKSS khi cần thiết. Phòng ngừa và điều trị vô sinh : Vô sinh là trƣờng hợp hai ngƣời chung sống với nhau, đời sống tình dục diễn ra bình thƣờng và thƣờng xuyên sau một đến hai năm không sử dụng các biện pháp tránh thai mà không thụ thai. Vô sinh có thể là
  • 26. 22 nguyên phát (tức là từ trƣớc đến giờ ngƣời phụ nữ hay ngƣời đàn ông chƣa bao giờ có con), có thể là thứ phát (tức là đã từng có con nhƣng về sau mất khả năng đó). Muốn điều trị vô sinh, cả hai vợ chồng cùng đến các cơ sở y tế chuyên sâu để đƣợc khám phát hiện nguyên nhân mà điều trị. Phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn bên cạnh việc làm cho VTN mang thai ngoài ý muốn còn dễ dẫn đến các nguy cơ gây ra các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục. Khi có quan hệ tình dục, các em gái hầu nhƣ không thể biết bạn trai của mình có bệnh hay không. Việc quan hệ tình dục đối với các em lúc này vì không hợp pháp nên thƣờng “vụng trộm”, chọn những nơi kín đáo, vắng vẻ; Các em không đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản lại thiếu điền kiện vệ sinh an toàn nên rất dễ mang theo các mầm bệnh đi sâu vào trong. Ở các em nữ thƣờng dễ dàng nhiễm bệnh hơn là ở các em nam. Khi đã mắc bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục các em thƣờng xấu hỗ không dám đi khám để chữa bệnh kịp thời nên ảnh hƣởng rất lớn đến sức khỏe và có thể gây biến chứng tại đƣờng sinh sản, tác động xấu đến khả năng sinh sản sau này. Các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục hiện nay khoảng trên 24 loại nhƣng phổ biến là các bệnh lậu, giang mai, HIV/AIDS, sùi mào gà, viêm gan virut và viêm âm đạo do trùng roi. Trong đó đặc biệt rất nguy hiểm hiện nay là HIV/AIDS, một bệnh sớm muộn sẽ đƣa đến tử vong vì chƣa có thuốc điều trị và phòng ngừa. Do đó, học sinh cần đƣợc cung cấp đầy đủ những thông tin về căn bệnh này với những nội dung cơ bản: triệu chứng, con đƣờng lây nhiễm, thời gian ủ bệnh, các biện pháp phòng tránh lây nhiễm Giáo dục về tình dục, sức khỏe tình dục: Giáo dục về tình dục, sức khỏe tình dục nhằm nâng cao kiến thức, hiểu biết về phát triển tình dục và hệ thống sinh sản ở ngƣời, hành vi tình dục lành mạnh. Mục đích là giúp cho ngƣời ít tuổi thực hiện các hành vi tình dục có trách nhiệm, đúng chỗ và trì hoãn hoạt động tình dục cho đến khi hội đủ điều kiện về kinh tế, thể chất, xã hội, gia đình. Đây là nhu cầu cần thiết, cấp bách để xây dựng nhân cách và hành vi tình dục của con ngƣời, có đủ kiến thức về giới tính, tình dục thì học sinh sẽ không tò mò hay bị kích động bởi những kích thích tầm thƣờng, biết kiềm chế bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình.
  • 27. 23 Thông tin, giáo dục, truyền thông, tư vấn về SKSS: Thông tin, giáo dục, truyền thông, tƣ vấn dịch vụ SKSS giúp cho mọi ngƣời nâng cao trình độ hiểu biết, thay đổi nhận thức, hành vi để thực hiện tốt những yêu cầu về chăm sóc SKSS. Thông tin, giáo dục, truyền thông, tƣ vấn dịch vụ SKSS đầy đủ để mọi ngƣời cùng thực hiện là nhiệm vụ chính của Đảng và Nhà nƣớc ta, là đạo lý mang tính nhân văn cho thế hệ mai sau. 1.3.4. Các phương pháp giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh Phƣơng pháp giáo dục SKSS cho học sinh là những hình thức hoạt động đƣợc nhà giáo dục lựa chọn, thực hiện một cách thống nhất để chuyển tải nội dung giáo dục SKSS đến cho học sinh nhằm đạt đƣợc mục đích đề ra. Các phƣơng pháp giáo dục SKSS cho học sinh có thể chia thành 3 nhóm: - Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân. Bao gồm: Phương pháp đàm thoại: Sử dụng các đề tài, chủ đề có liên quan đến nội dung SKSS để giúp học sinh có cơ hội trao đổi, thảo luận trình bày ý kiến của bản thân nhằm nâng cao kiến thức, hình thành thái độ, có hành vi đúng đắn trong lĩnh vực chăm sóc SKSS. Phương pháp giảng giải và khuyên răn: Là phƣơng pháp mà nhà giáo dục dùng lời nói đề giải thích, chứng minh các chuẩn mực xã hội nhằm giúp cho ngƣời đƣợc giáo dục nắm vững nội dung, ý nghĩa các chuẩn mực từ đó hình thành tình cảm, niềm tin và có thể tự giác thực hiện các chuẩn mực này. Phương pháp kể chuyện: Là phƣơng pháp nhà giáo dục dùng lời nói, cử chỉ, điệu bộ để kể lại một câu chuyện nào đó, qua nội dung câu chuyện có thể hình thành cho học sinh những kinh nghiệm, niềm tin và hành vi đúng đắn. Những câu chuyện trong giáo dục SKSS có thể là những vấn đề xảy ra trong thực tiễn để từ đó, VTN có thể rút ra những kinh nghiệm hữu ích cho mình. - Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động xã hội và hình thành kinh nghiệm xã hội. Bao gồm: Phương pháp giao việc: Đây là phƣơng pháp chú trọng việc tổ chức các hoạt động nhằm lôi cuốn học sinh vào các hoạt động đa dạng và phong phú của tập thể, qua đó giúp học sinh ý thức đầy đủ ý nghĩa công việc mình làm và tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền giáo dục SKSS.
  • 28. 24 Phương pháp tập luyện: Là phƣơng pháp tổ chức cho học sinh thể hiện ý thức tình cảm của mình qua đó có thể hình thành và củng cố cho học sinh các hành vi phù hợp trong lĩnh vực SKSS. Phương pháp tập thói quen: Đây là phƣơng pháp tổ chức cho học sinh thực hiện đều đặn và có kế hoạch các hành động đúng đắn nhất định, nhằm biến những hành động đó thành thói quen ứng xử, thành kỹ năng và kỹ xảo. - Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của học sinh. Bao gồm: Phương pháp nêu gương: Sử dụng những tấm gƣơng sáng (hoặc xấu) của cá nhân, tập thể kích thích học sinh, khiến họ đƣợc giáo dục, học tập và làm theo những cái đúng, cái tốt (hoặc tránh những hành vi xấu tƣơng tự). Phương pháp trách phạt: Đây là phƣơng pháp biểu thị thái độ phản đối, phê phán những hành vi sai trái trong vấn đề SKSS của học sinh so với các chuẩn mực mà xã hội quy định. Phương pháp thi đua: Là phƣơng pháp kích thích khuynh hƣớng tự khẳng định mình của ngƣời đƣợc giáo dục, thúc đẩy các em cố gắng hăng hái vƣơn lên và lôi cuốn ngƣời khác để giành đƣợc những thành tích xuất sắc cho cá nhân và tập thể. Tùy vào từng tình huống, hoàn cảnh cụ thể mà nhà giáo dục có thể lựa chọn và sử dụng linh hoạt các phƣơng pháp để đạt đƣợc mục đích đề ra. 1.3.5. Các hình thức giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh Hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh có thể đƣợc tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau. Ở trƣờng THPT giáo dục SKSS cho học sinh đƣợc thực hiện thông qua một số hình thức cơ bản sau: - Tích hợp qua các môn học chính khóa của trƣờng: Giáo dục SKSS có thể đƣợc lồng ghép tích hợp qua các môn học nhƣ: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Sinh học… Đây là con đƣờng thuận lợi nhất giúp học sinh nắm bắt kiến thức về SKSS một cách đầy đủ và có hệ thống. Hình thức này yêu cầu phải thực hiện đúng phân phối chƣơng trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Thông qua các hoạt động ngoại khóa: Hoạt động giáo dục SKSS không chỉ thực hiện trong các giờ dạy chính khóa mà còn phải thực hiện thông qua các hoạt
  • 29. 25 động ngoại khóa và các phong trào của nhà trƣờng. Thông qua các hoạt động ngoại khóa, học sinh có cơ hội để của cố kiến thức và rèn luyện các kỹ năng thực hành. Hình thức này nhằm thu hút đông đảo các lực lƣợng xã hội khác tham gia cùng học sinh. Hình thức này gồm các hoạt động sau: Tổ chức thi viết, sáng tác thơ văn, vẽ tranh biếm họa, các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao có nội dung về SKSS. Tổ chức câu lạc bộ, chiếu phim về giới tính, tình bạn, tình yêu Tổ chức các buổi tọa đàm, diễn đàn để các chuyên gia về SKSS nói chuyện, trao đổi với học sinh nhằm giúp các em tháo gỡ thắc mắc và chia sẻ những suy nghĩ của mình, tổ chức giao lƣu với những ngƣời bị nhiễm HIV/AIDS,  để tạo ra cho học sinh thái độ đối xử thân thiện với những ngƣời này. Từ đó giúp các em rút ra bài học cho chính bản thân. - Thông qua các hoạt động xã hội, các hoạt động tập thể: Sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn thể, tham gia văn nghệhọc sinh sẽ có nhiều cơ hội giao lƣu, trao đổi nhằm nâng cao kiến thức về SKSS. - Thông qua các buổi sinh hoạt văn hóa gia đình: Học sinh đuợc tiếp thu những chuẩn mực về đạo đức, hành vi ứng xử đúng đắn về những vấn đề có liên quan đến SKSS. - Thông qua hình thức tự giáo dục của cá nhân học sinh: Các em phải tích cực, chủ động, có ý thức tự giáo dục thì mới đạt đƣợc hiệu quả cao. 1.4. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho HS THPT 1.4.1. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho HS THPT Trên cơ sở phân tích khái niệm về quản lý, sức khỏe sinh sản và hoạt động giáo dục, trong luận văn này khái niệm quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản đƣợc hiểu: Quản lý giáo dục SKSS là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ chức, có mục đích của các nhà quản lý giáo dục tới đối tượng quản lý nhằm đẩy mạnh hoạt động giáo dục SKSS đạt kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất. Đó là quá trình tác động có chủ định vào các thành tố tham gia trong quá trình giáo dục SKSS để trang bị, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức SKSS, hình thành, xây dựng kỹ năng chăm sóc SKSS, kỹ năng sống lành mạnh ở học sinh THPT.
  • 30. 26 1.4.2. Vai trò quản lý trong hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THPT Quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục SKSS ở trƣờng THPT. Với các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, nhà quản lý có thể tác động đến tất cả các thành tố của giáo dục SKSS, tác động mạnh mẽ đến các điều kiện hỗ trợ, các yếu tố phối hợp thực hiện hoạt động giáo dục SKSS trong nhà trƣờng. Trọng tâm của quản lý hoạt động giáo dục SKSS là quản lý con ngƣời. Vì vậy, nhà quản lý cần thiết phải làm sao để mọi thành viên tùy theo chức năng, nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của mình đều phải làm việc một cách tích cực, có trách nhiệm để đạt đƣợc mục tiêu giáo dục đề ra. 1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THPT 1.4.3.1. Quản lý mục tiêu giáo dục SKSS SKSS vị thành niên là một trong những vấn đề ƣu tiên, chính yếu trong giai đoạn hiện nay. Quan tâm đến giáo dục SKSS tức là đặt vấn đề bền vững cho sự nghiệp dân số, nâng cao chất lƣợng dân số, đảm bảo xây dựng nguồn lực con ngƣời đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Để đạt đƣợc những mong muốn đó, giáo dục SKSS VTN phải trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản nhằm giúp các em hiểu mình, có khả năng tự chăm sóc và bảo vệ mình, có nhận thức đúng đắn về tình bạn, tình yêu và tình dục để từ đó hình thành lối sống lành mạnh, có văn hóa, đảm bảo cho tƣơng lai của bản thân và sự phát triển của xã hội. Quản lý mục tiêu giáo dục SKSS cho học sinh là quản lý kết quả mà chủ thể mong muốn trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục SKSS. Đây cũng là mục tiêu bộ phận của mục tiêu nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện của nhà trƣờng. 1.4.3.2. Quản lý nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục SKSS Nội dung là một thành tố quan trọng trong quá trình giáo dục. Việc xây dựng nội dung, chƣơng trình giáo dục SKSS cần thiết phải phù hợp với các đặc điểm tâm sinh lý học sinh gắn với những vấn đề thực tiễn của đời sống xã hội. Vì vậy, nhà quản lý phải nắm vững các cơ sở lý luận cần thiết, trọng tâm là các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật nhƣ pháp lệnh dân số, chiến lƣợc Dân số - Sức khỏe sinh sản Việt Nam qua các giai đoạn, các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn của các bộ, ban, ngành...
  • 31. 27 Đối với hoạt động giáo dục SKSS vị thành niên, những nội dung đƣợc học sinh quan tâm và đƣa vào chƣơng trình giáo dục trong nhà trƣờng đó là: quan hệ khác giới, tình bạn, tình yêu, bình đẳng nam nữ và trách nhiệm của nam giới; các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục và HIV/AIDS; sinh sản; tránh thai; nạo phá thai Quản lý kế hoạch giáo dục SKSS cho học sinh THPT là việc xây dựng kế hoạch hành động về giáo dục SKSS. Đó là việc nhà quản lý đƣa ra những nội dung chƣơng trình cụ thể cho các tổ chức, đoàn thể trong nhà trƣờng triển khai hoạt động, trong đó phải xác định đƣợc các mục tiêu cần đạt và biện pháp cụ thể để thực hiện. Quản lý tốt kế hoạch là cơ sở quyết định để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục SKSS trong nhà trƣờng. 1.4.3.3. Quản lý việc thực hiện phương pháp giáo dục SKSS Quản lý việc thực hiện phƣơng pháp giáo dục SKSS là quản lý việc tổ chức thực hiện các phƣơng pháp trong quá trình giáo dục SKSS cho HS nhằm đạt đƣợc mục đích giáo dục đề ra. Việc sử dụng các phƣơng pháp quản lý cần phải phù hợp với mục đích và nguyên tắc quản lý. Quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THPT huyện Hƣớng Hóa gồm 3 phƣơng pháp chủ yếu sau: Phương pháp hành chính - pháp luật Phƣơng pháp hành chính pháp luật là các tác động của chủ thể quản lý dựa trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực nhà nƣớc. Đặc trƣng cơ bản của phƣơng pháp này là sự yêu cầu đơn phƣơng của chủ thể quản lý với đối tƣợng quản lý. Quan hệ thể hiện ở đây chính là quan hệ quyền uy, phục tùng giữa cấp trên và cấp dƣới, giữa cá nhân với tổ chức. Cấp trên ra mệnh lệnh, cấp dƣới buộc phải thi hành. Phƣơng pháp này nhằm mục đích là chủ thể quản lý ban hành các văn bản pháp quy quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức giáo dục. Bên cạnh đó nó còn có mục đích thông qua các chỉ thị, mệnh lệnh hành chính, nhà quản lý bắt buộc cấp dƣới thực hiện những nhiệm vụ theo kế hoạch nhất định, đảm bảo sự đúng hƣớng, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận. Phương pháp kích thích Phƣơng pháp kích thích là sự tổng thể những tác động đến con ngƣời thông qua lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần nhằm phát huy ở họ tiềm năng trí tuệ, tình cảm, ý chí và quyết tâm hành động vì lợi ích chung của tổ chức. Tuy nhiên cần có sự kết
  • 32. 28 hợp giữa kích thích bằng vật chất và tinh thần trong quá trình quản lý. Nếu nhƣ quá coi trọng kích thích bằng vật chất sẽ tầm thƣờng hóa con ngƣời và không phù hợp với môi trƣờng giáo dục. Ngƣợc lại, nếu quá đề cao kích thích tinh thần chúng ta sẽ rơi vào chủ nghĩa duy ý chí. Phương pháp giáo dục tâm lý Phƣơng pháp giáo dục tâm lý là tổng thể những tác động lên trí tuệ, tình cảm, ý thức và nhân cách con ngƣời. Mục đích của phƣơng pháp này là thông qua những mối quan hệ liên nhân cách tác động lên con ngƣời nhằm cung cấp thêm những hiểu biết, hình thành những quan điểm đúng đắn, nâng cao trình độ, khả năng thực hiện nhiệm vụ của họ. Bên cạnh đó nó còn khơi dậy lòng tự trọng và lƣơng tâm nghề nghiệp, nhằm khai thác tiềm năng trí tuệ, kích thích sự say mê sáng tạo trong hoạt động mỗi ngƣời. Đặc trƣng của phƣơng pháp này chính là tính thuyết phục, làm cho con ngƣời hiểu rõ đúng - sai, tốt - xấu, thiện - ác…để nâng cao tính tự giác làm việc, gắn bó với tổ chức. Với những nội dung giáo dục SKSS đã đƣợc xác định, nhà giáo dục cần phải sử dụng những phƣơng pháp giáo dục phù hợp để giúp ngƣời học tiếp thu đƣợc các nội dung giáo dục SKSS một cách tốt nhất. Thực tiễn quản lý giáo dục cho chúng ta thấy, không có một phƣơng pháp nào là vạn năng, là quyết định mà mỗi phƣơng pháp đều có những ƣu điểm và nhƣợc điểm nhất định. Vì thế tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và kinh nghiệm quản lý nhà giáo dục cần vận dụng kết hợp linh hoạt và có hiệu quả các phƣơng pháp quản lý giáo dục. 1.4.3.4. Quản lý hình thức tổ chức giáo dục SKSS Quản lý hình thức tổ chức giáo dục SKSS là quản lý việc tổ chức các hình thức giáo dục SKSS cho học sinh nhằm đạt đƣợc mục đích giáo dục SKSS đề ra . Hình thức tổ chức giáo dục là để chuyển tải nội dung giáo dục đến học sinh một cách có hiệu quả nhất, việc lựa chọn hình thức nào cho phù hợp tùy thuộc vào từng đối tƣợng học sinh, quy mô và phạm vi tổ chức. Có một số hoạt động cần phải đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên liên tục trong suốt năm học nhƣng cũng có những hoạt động chỉ tiến hành vào các thời điểm thích hợp. Đối với công tác giáo dục SKSS, tổ chức hoạt động ngoại khóa là hình thức đƣợc sử dụng trong thƣờng xuyên và hiệu quả nhất. Hình thức ngoại khóa đƣợc biểu hiện cụ thể:
  • 33. 29 Sử dụng phòng truyền thông: Đây chính là nơi cung cấp và lƣu giữ các thông tin, lài liệu liên quan đến công tác giáo dục SKSS. Cố vấn về tổ chức và quản lý hoạt động của phòng truyền thông là đại diện Ban giám hiệu, Ban chấp hành Đoàn trƣờng, cùng các thầy cô giáo chủ nhiệm, các thầy cô có am hiểu về lĩnh vực giáo dục SKSS. Chủ trì phòng truyền thông là cán bộ Đoàn với sự tham gia của đại diện các lớp. Sử dụng hộp thư: Nếu học sinh có những thắc mắc về các vấn đề nhạy cảm cần đƣợc giải đáp nhƣng lại rụt rè, e ngại không dám hỏi trực tiếp thì các em có thể gửi câu hỏi vào hộp thƣ để đƣợc trả lời trực tiếp. Giao lưu với các chuyên gia, nhà tư vấn về SKSS Nhà truờng có thể mời các chuyên gia, các nhà tƣ vấn trực tiếp làm việc để học sinh giao lƣu, tìm hiểu. Qua hoạt động này, học sinh đuợc truyền đạt những kiến thức cơ bản về giới, sức khỏe sinh sản.. Tổ chức thi tìm hiểu, sáng tạo về SKSS. Tổ chức văn nghệ, sáng tác, vẽ tranh biếm họa có nội dung về giáo dục SKSS… Dù ở hình thức nào, chúng ta cũng cần chú trọng đến việc kích thích tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh để các em tham gia một cách hiệu quả. 1.4.3.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục SKSS Ngoài các yếu tố nhƣ quản lý mục tiêu, nội dung, kế hoạch, hình thức thì việc quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục SKSS cũng rất quan trọng. Bởi vì các điều hiện hỗ trợ hoạt động giáo dục có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục, thay đổi nội dung, cải tiến phƣơng pháp giáo dục, nâng cao hiệu quả của quá trình nhận thức và rèn luyện kỹ năng thực hành của học sinh. Quản lý và sử dụng tốt các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục có nghĩa là: Quản lý và sử dụng nguồn kinh phí để trang bị cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục. Quản lý việc sử dụng có hiệu quả việc mua sắm bảo đảm chất lƣợng và bảo trì tốt các điều kiện phục vụ công tác giáo dục. 1.4.3.6. Quản lý sự phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục SKSS Giáo dục học sinh không chỉ là trách nhiệm của nhà trƣờng, mà còn là trách nhiệm chung của gia đình và cộng đồng xã hội. Vì thế, bên cạnh đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà
  • 34. 30 trƣờng chuyên trách làm công tác tuyên truyền, giáo dục SKSS, nhà trƣờng phải có kế hoạch phối hợp cụ thể với các đơn vị nhƣ: Hội KHHGĐ, Ủy ban Dân số gia đình và Trẻ em, Trung tâm bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em. Thông qua đó nhà trƣờng có thể mời cán bộ, chuyên gia tƣ vấn để tham gia vào hoạt động giáo dục SKSS cùng với nhà trƣờng. 1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình giáo dục SKSS và quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THPT 1.5.1. Yếu tố chủ quan * Nhận thức của thầy cô giáo, gia đình Xã hội phát triển đòi hỏi giáo dục phải tạo ra cho xã hội những công dân có phẩm chất, đạo đức, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, có khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng nhƣ vũ bão của công nghệ thông tin. Muốn làm đƣợc điều đó phải có sự hợp tác thống nhất, phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa các lực lƣợng giáo dục (LLGD), trong đó nhà trƣờng luôn giữ vai trò chủ đạo. Do đó trình độ nhận thức của chủ thể phối hợp giáo dục (thầy cô giáo, gia đình ) là rất quan trọng. Chỉ khi có nhận thức đầy đủ, đúng đắn thì sự phối hợp mới đạt hiệu quả cao trong giáo dục nói chung và giáo dục SKSS nói riêng. Nhà giáo dục cần có nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của công tác giáo dục SKSS; Có hiểu biết sâu rộng về kiến thức, về kinh nghiệm sống thực tiễn và có năng lực truyền đạt kiến thức đó đến đối tƣợng; Có nhân cách tốt đẹp, có lối sống lành mạnh, gƣơng mẫu để làm hình mẫu cho các em học tập, khách quan, công bằng, tôn trọng những quan điểm bất đồng, những giá trị và niềm tin của ngƣời khác. Bên cạnh đó, chủ thể giáo dục cần có quan hệ tốt với đối tƣợng giáo dục, nhiệt tình, cởi mở, tạo niềm tin với đối tƣợng giáo dục. * Nhận thức của học sinh Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi có nhiều mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu, hứng thú, ý thức cá nhân với khả năng vốn có và chuẩn mực xã hội. Nhu cầu nhận thức của học sinh là yếu tố quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình nhận thức các kiến thức về SKSS. Học sinh có nhu cầu sẽ chủ động tìm hiểu bằng nhiều con đƣờng khác nhau. Việc tổ chức giáo dục SKSS cho học sinh THPT là phù hợp với nhu cầu nhận thức của các em. Tuy nhiên, việc xác định nội dung, phƣơng
  • 35. 31 pháp giáo dục cho phù hợp với nhu cầu thì không phải dễ thực hiện. Mặt khác, trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, học sinh THPT có đầy đủ điều kiện cơ bản để nhận thức về tình cảm, ý chí, hoạt động để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, quyết định kết quả phát triển nhân cách. Do đó, nếu giáo viên áp đặt, mắng mỏ, dọa nạt học sinhthì chắc chắc sẽ không đạt đƣợc kết quả. 1.5.2. Yếu tố khách quan * Quy định của Nhà nước trong việc giáo dục SKSS cho học sinh THPT. Có thể nói chính sách giáo dục tác động không những đến toàn ngành giáo dục mà còn tác động đến toàn xã hội. Chính sách giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng trong quản lý giáo dục đồng thời dự báo những cơ hội và tập trung nguồn lực để tận dụng tốt nhất những cơ hội đó. Việc phối hợp giáo dục nhà trƣờng với gia đình, xã hội đƣợc đề cập đến trong một số văn bản Luật nhƣ: Điều 3, Luật Giáo dục 2005 quy định "...Giáo dục Nhà trƣờng kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội"; Điều 5 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định "Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, Nhà trƣờng, nhà nƣớc, xã hội và cộng đồng" Chính sách về giáo dục SKSS và quy định trách nhiệm của các lực lƣợng giáo dục trong quá trình giáo dục SKSS cho ngƣời dân nói chung và cho học sinh THPT nói riêng có tác động tích cực đến chất lƣợng giáo dục SKSS cho học sinh THPT. Do đó, việc đề xuất chính sách, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện chính sách về giáo dục SKSS cho học sinh THPT là công việc hết sức cần thiết. * Điều kiện kinh tế - văn hoá của địa phương, gia đình Điều kiện kinh tế - văn hóa của địa phƣơng và gia đình có ảnh hƣởng sâu sắc và trực tiếp tới việc tổ chức phối hợp giữa nhà trƣờng với các lực lƣợng ngoài xã hội trong việc giáo dục SKSS cho học sinh. Sự phát triển kinh tế của địa phƣơng và gia đình sẽ góp phần xây dựng môi trƣờng sƣ phạm lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giáo dục SKSS cho học sinh. * Cơ sở vật chất của nhà trường Cơ sở vật chất là một bộ phận, một thành tố không thể thiếu trong quá trình giáo dục, đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lƣợng giáo dục nói chung và giáo dục SKSS nói riêng. Cơ sở vật chất của nhà trƣờng đầy đủ, đảm bảo
  • 36. 32 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động SKSS cho học sinh. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh ở các trƣờng phổ thông hiện nay rất đƣợc nhiều nhà giáo dục quan tâm bởi lẽ hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh ở nhà trƣờng đang có những lúng túng, bất cập. Hiện chƣa có giải pháp giáo dục đồng bộ, chƣa xây dựng đƣợc một hệ thống kiến thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh mà mới chỉ ở mức độ tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản qua các môn học. Việc giáo sức khỏe sinh sản vẫn chủ yếu là do kế hoạch hoạt động của từng nhà trƣờng và đƣợc thực hiện trong những phạm vi rất nhỏ hẹp, chƣa có sự quản lý tổ chức khoa học. Bên cạnh đó nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản còn mang tính hàn lâm, không thiết thực, gây ra nhàm chán không thu hút đƣợc sự quan tâm và hứng thú đối với các em. Do vậy, việc quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh là hết sức cần thiết. Chƣơng 1 bao gồm những nội dung cơ bản liên quan đến giáo dục SKSS nhƣ: khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, giáo dục SKSS và quản lý giáo dục SKSS, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT (sự phát triển về thể chất, những biến đổi về tâm lý). Đề tài cũng đã khái quát lý luận về giáo dục SKSS và quản lý hoạt động giáo dục SKSS trên cơ sở xác định mục tiêu, kế hoạch, nội dung, hình thức, phƣơng pháp, các điều kiện hỗ trợ, sự phối hợp các lực lƣợng tham gia vào quá trình quản lý hoạt động giáo dục SKSS…cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THPT. Việc xác định đƣợc mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức giáo dục và sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức đoàn thể, thông qua sự chỉ đạo của Ban giám hiệu chính là nhân tố quyết định hiệu quả của công tác giáo dục, rèn luyện học sinh nói chung và giáo dục SKSS nói riêng. Nắm vững các khái niệm, phạm trù lý luận về quản lý hoạt động giáo dục SKSS sẽ góp phần giúp chúng ta xây dựng đƣợc môi trƣờng giáo dục thực sự lành mạnh, nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
  • 37. 33 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN HƢỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội Hƣớng Hoá là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị, là một trong 10 đơn vị hành chính của tỉnh. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam và Tây giáp nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, phía Đông giáp với huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Đakrông. Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính với 20 xã và 02 thị trấn (Khe Sanh và Lao Bảo), trong đó có 13 xã đặc biệt khó khăn; 11 xã giáp biên với Lào, có cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo nằm trên trục đƣờng Quốc lộ 9 nối liền với các nƣớc trong khu vực: Lào, Thái Lan, Mianma và Khu vực miền Trung Việt Nam. Hƣớng Hóa có đƣờng biên giới dài 156km tiếp giáp với 3 huyện của nƣớc bạn Lào: Tù Muồi (tỉnh Salavan), Mƣờng Noòng và SêPôn (tỉnh Savannakhet) Diện tích tự nhiên toàn huyện là:1151 km2 , dân số đến cuối năm 2015 là: 81.845 ngƣời, với 03 dân tộc sinh sống chủ yếu là: Kinh, Pa Kô, Vân Kiều. Địa thế núi rừng Hƣớng Hoá rất đa dạng. Núi và sông xen kẽ nhau, tạo thành địa hình chia cắt, sông suối đều bắt nguồn từ núi cao. Khí hậu mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt đới - gió mùa, quanh năm nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm 220 C, lƣợng mƣa bình quân 2.262 mm/năm. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tƣơng đối thuận lợi cộng với tiềm năng từ cửa khẩu và khu vực khuyến khích phát triển kinh tế thƣơng mại Đặc biệt Lao Bảo (gọi tắt là Khu thƣơng mại Đặc biệt Lao Bảo), là đầu mối thông thƣơng với các nƣớc nằm trên tuyến đƣờng xuyên Á và khu vực miền Trung của Việt Nam. Hƣớng Hoá đã và đang là một trong những địa phƣơng có vị thế đặc biệt quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Trị. Sản xuất nông nghiệp đạt những kết quả quan trọng. Tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi gắn với các chính sách phát triển kinh tế và ứng dụng khoa học- kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất. Hình thành các vùng chuyên canh theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Nhiều mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô lớn.
  • 38. 34 Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, phong phú, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của nhân dân. Xây dựng cơ sở hạ tầng đạt đƣợc những kết quả đáng kể. Nhiều công trình thiết yếu đã đƣợc đầu tƣ xây dựng. Hệ thống giao thông đƣợc nâng cấp và mở rộng. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện. Sự nghiệp GD&ĐT đƣợc quan tâm đúng mức, cơ sở vật chất, trang thiết bị đƣợc đầu tƣ xây dựng, chất lƣợng dạy và học đƣợc nâng cao. Công tác xã hội hóa giáo dục và khuyến học ngày càng phát triển. Công tác khám chữa bệnh cho nhân dân cũng đƣợc chú trọng. Công tác bảo vệ môi trƣờng đƣợc quan tâm. Hoạt động văn hóa - thông tin, thể thao và du lịch có những chuyển biến tích cực. Quốc phòng - an ninh đƣợc tăng cƣờng, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phƣơng. Tất cả những điều kiện về tự nhiên, sự phát triển về kinh tế-xã hội, sự ổn định về chính trị, quốc phòng-an ninh, cùng với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nƣớc và sự quan tâm của toàn dân đối với sự nghiệp giáo dục là điều kiện thuận lợi để ngành giáo dục huyện Hƣớng Hóa phát triển, đào tạo đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. 2.1.2. Khái quát tình hình phát triển giáo dục Sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo huyện Hƣớng Hóa trong những năm gần đây luôn nhận đƣợc sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các các cấp ban ngành. Huyện Hƣớng Hóa có 04 trƣờng THPT: THPT Hƣớng Hóa, THPT Hƣớng Phùng, THPT Lao Bảo, THPT A Túc. Do đặc thù vùng miền nên bên cạnh việc giáo dục tri thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức, giáo dục đào tạo của huyện Hƣớng Hóa còn chú trọng đến việc rèn luyện những kỹ năng sống cho học sinh nhƣ kỹ năng phòng chống HIV/AIDS, nghiện hút, ma túy, cờ bạc… đặc biệt là giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT. Trong những năm qua, cùng với giáo dục của cả nƣớc, giáo dục huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng trị đã nỗ lực thực hiện đổi mới chƣơng trình, nội dung và phƣơng pháp giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 40 của Quốc hội khóa X, tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học, phát triển về đội ngũ cán bộ, giáo viên ở các bậc học, cấp học; quy mô trƣờng lớp ngày càng đƣợc mở rộng.