SlideShare a Scribd company logo
1 of 118
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NNGGUUYYỄỄNN TTHHỌỌ HHẢẢII
ĐĐÁÁNNHH GGIIÁÁ TTÍÍNNHH DDỄỄ BBỊỊ TTỔỔNN TTHHƯƯƠƠNNGG
DDOO BBIIẾẾNN ĐĐỔỔII KKHHÍÍ HHẬẬUU
ĐĐỐỐII VVỚỚII SSẢẢNN XXUUẤẤTT NNÔÔNNGG NNGGHHIIỆỆPP
ỞỞ HHUUYYỆỆNN NNIINNHH HHẢẢII,, TTỈỈNNHH NNIINNHH TTHHUUẬẬNN
Chuyên ngành: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Mã số: 8440217
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ
Thừa Thiên Huế, năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả
nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử dụng và chƣa
từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Họ tên tác giả
Nguyễn Thọ Hải
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Ban giám hiệu trƣờng Đại học
Sƣ phạm Huế, phòng đào tạo sau đại học, đặc biệt là TS Nguyễn Đăng Độ đã trực tiếp
hƣớng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình
triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giáo - Các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy
truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Địa lý cho bản thân tác giả trong những
năm tháng qua.
Xin gửi tới Sở Tài nguyên và môi trƣờng tỉnh Ninh Thuận, phòng thống kê huyện Ninh
Hải, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ninh Hải tỉnh Ninh Thuận lời cảm ơn
sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu, điều tra khảo sát cũng
nhƣ cung cấp những tài liệu nghiên cứu cần thiết cho đề tài.
Xin cảm ơn các bạn học viên lớp cao học Địa lý tự nhiên K24 đã đóng góp ý kiến và giúp
đở tác giả triển khai, điều tra thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp. Đặc biệt là sự quan tâm, động
viên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cũng nhƣ những thông cảm sâu sắc của gia đình,
ban giám hiệu trƣờng THPT..... và các đồng nghiệp.
Mặc dầu đã rất cố gắng trong học tập và nghiên cứu để hoàn thành tốt nhất luận văn
nhƣng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của quý Thầy
Cô giáo, các nhà khoa học, đọc giả và các bạn đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
1
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
DANH MỤC HÌNH 6
MỞ ĐẦU 7
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................7
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU......................................................8
2.1. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................8
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................8
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................9
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................9
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ...........................................................................9
3.2.1. Phạm vi thời gian ............................................................................................9
3.2.2. Phạm vi không gian.........................................................................................9
3.2.3. Phạm vi nội dung ............................................................................................9
4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................9
4.1. Quan điểm nghiên cứu .......................................................................................9
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................11
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................13
5.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................13
5.2. Ý nghĩa thực tiễn..............................................................................................13
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN .........................................................................13
NỘI DUNG 14
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU 14
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI ........................14
1.1.1. Tính dễ bị tổn thƣơng....................................................................................14
1.1.2. Biến đổi khí hậu ............................................................................................17
1.1.3. Thích ứng và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu .................................18
1.1.4. Kịch bản biến đổi khí hậu .............................................................................20
1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU........................................................................................................20
1.2.1. Trên thế giới..................................................................................................20
1.2.2. Ở Việt Nam 25
1.3. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM ..............................................................32
1.3.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam..................................................32
1.3.1.1. Biến đổi của yếu tố nhiệt độ.......................................................................32
1.3.1.2. Các hiện tƣợng cực đoan liên quan đến nhiệt độ.......................................33
1.3.1.3. Biến đổi của yếu tố lƣợng mƣa 34
2
1.3.1.4. Các hiện tƣợng cực đoan liên quan đến sự thay đổi lƣợng mƣa 35
1.3.1.5. Bão và áp thấp nhiệt đới.............................................................................35
1.3.1.6. Biến đổi mực nƣớc biển theo số liệu quan trắc tại các trạm hải văn 37
1.3.2. Kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam......................................................38
1.3.2.1. Kịch bản biến đổi nhiệt độ .........................................................................38
1.3.2.2. Kịch bản biến đổi lƣợng mƣa.....................................................................38
1.3.2.3. Kịch bản biến đổi của gió mùa và một số hiện tƣợng khí hậu cực đoan ...39
1.3.2.4. Kịch bản nƣớc biển dâng ...........................................................................40
Chƣơng 2. BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HUYỆN NINH
HẢI, TỈNH NINH THUẬN 41
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở
HUYỆN NINH HẢI................................................................................................41
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên ....................................................................41
2.1.1.1.Vị trí địa lý ..................................................................................................41
2.1.1.2. Đặc điểm địa chất.......................................................................................42
2.1.1.3. Đặc điểm địa hình ......................................................................................42
2.1.1.4. Đặc điểm khí hậu .......................................................................................43
2.1.1.5. Đặc điểm thổ nhƣỡng 45
2.1.1.6. Đặc điểm thủy văn .....................................................................................46
2.1.1.7. Đặc điểm sinh vật.......................................................................................47
2.1.2. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội..............................................................48
2.1.2.1. Dân cƣ và nguồn lao động .........................................................................48
a. Dân cƣ .................................................................................................................48
b. Nguồn lao động...................................................................................................49
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ trồng trọt................................................................49
2.1.2.3. Tình hình phát triển các ngành kinh tế.......................................................50
2.1.2.4. Thực trạng phát triển ngành trồng trọt ở huyện Ninh Hải .........................52
2.2. BIỂU HIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HUYỆN NINH HẢI ...........................53
2.2.1. Sự thay đổi nhiệt độ, số giờ nắng, bốc hơi trong quá khứ và hiện tại ..........53
2.2.1.1. Sự thay đổi của nhiệt độ.............................................................................53
2.2.1.2. Số giờ nắng.................................................................................................54
2.2.1.3. Bốc hơi .......................................................................................................54
2.2.2. Sự thay đổi của lƣợng mƣa, độ ẩm trong quá khứ và hiện tại ......................54
2.2.2.1 Sự thay đổi của lƣợng mƣa .........................................................................54
2.2.2.2. Xu thế và mức độ biến đổi độ ẩm ..............................................................56
2.2.3. Các thiên tai liên quan đến BĐKH tác động đến huyện Ninh Hải....................57
2.2.3.1. Bão và áp thấp nhiệt đới.............................................................................57
2.2.3.2. Lũ lụt, hoang mạc hóa, hạn hán .................................................................59
2.2.3.2.1: Lũ lụt và lũ quét: .....................................................................................59
2.2.3.2.2 Về hoang mạc hóa....................................................................................60
2.2.3.2.3: Về hạn hán: .............................................................................................61
2.2.3.3. Nƣớc biển dâng và xâm nhập mặn.............................................................63
2.3. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HUYỆN NINH HẢI ............................64
2.3.1. Lựa chọn kịch bản BĐKH cho huyện Ninh Hải:..........................................64
2.3.1.1. Kịch bản thay đổi nhiệt độ .........................................................................64
3
2.3.1.2. Kịch bản thay đổi lƣợng mƣa.....................................................................64
2.3.1.3. Kịch bản nƣớc biển dâng ...........................................................................65
Chƣơng 3. TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG CHO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN NINH HẢI, TỈNH NINH THUẬN 67
3.1. ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI NGÀNH TRỒNG TRỌT........................................................................67
3.1.1. Phƣơng pháp đánh giá ...................................................................................67
3.1.1.1. Xác định các biến của hàm đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng.......................67
3.1.1.2. Sắp xếp dữ liệu...........................................................................................69
3.1.1.3. Chuẩn hóa các biến của hàm số đánh giá...................................................70
3.1.1.4. Xác định trọng số cho các biến của hàm tính dễ bị tổn thƣơng.................71
3.1.1.5. Xác định chỉ số dễ bị tổn thƣơng ...............................................................72
3.1.1.6. Phân cấp mức độ dễ bị tổn thƣơng.............................................................72
3.1.2. Kết quả xây dựng các biến của hàm số đánh giá tính tổn thƣơng ................72
3.1.3. Kết quả xác định trọng số các biến của hàm số đánh giá .............................76
3.1.3.1. Kết quả xác định trọng số biến mức độ phơi nhiễm (E - Exposure)..........76
3.1.3.2. Kết quả xác định trọng số biến mức độ nhạy cảm (S - Sensitivity)...........78
3.1.3.3. Kết quả xác định trọng số biến khả năng thích ứng........................................81
3.1.4. Kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu đối với
hoạt động trồng trọt.................................................................................................83
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN NINH
HẢI..........................................................................................................................86
3.2.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất giải pháp...................................................86
3.2.1.1. Cách tiếp cận với thích ứng........................................................................86
3.2.1.2. Nguyên nhân của tính dễ bị tổn thƣơng hiện tại ........................................87
2.3.1.3. Những nỗ lực của cộng đồng trong công tác thích ứng với BĐKH 87
3.2.2. Một số giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong hoạt động sản
suất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận ...........................................89
3.2.2.1 Nhóm giải pháp thích ứng 89
3.2.2.2 Nhóm biện pháp truyền thống dân gian có cải tiến 90
3.2.2.3. Nhóm giải pháp công trình.........................................................................91
3.2.2.4. Nhóm giải pháp phi công trình ..................................................................92
KẾT LUẬN............................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC
4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AC : Chỉ số khả năng thích ứng (Adaptive Capacity)
ATNĐ : Áp thấp nhiệt đới
BĐKH : Biến đổi khí hậu
DTTS : Dân tộc thiểu số
ĐB : Đồng bằng
ĐN : Đông Nam
E : Chỉ số mức độ phơi nhiễm (Exposure)
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội hay tổng sản phẩm nội địa
HDI : Chỉ số phát triển con ngƣời
HM : Hoang mạc
HMH : Hoang mạc hóa
IMHEN
: Viện khoa học khí tƣợng thủy văn và môi trƣờng
(Institute of Meteorology, Hydrolody and Environment)
IPCC
: Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
(Intergovernmental Panel on Climate Change)
KT – XH : Kinh tế - xã hội
KTTV : Khí tƣợng thủy văn
LRTX : Loại rừng thƣờng xanh
LVS : Lƣu vực sông
NBD : Nƣớc biển dâng
NTTS : Nuôi trồng thủy sản
S : Chỉ số mức độ nhạy cảm (Sensitivity)
SDĐ : Sử dụng đất
SXNN : Sản xuất nông nghiệp
TB : Tây Bắc
TBNN : Trung bình nhiều năm
TDBTT : Tính dễ bị tổn thƣơng
TN &MT : Tài nguyên & môi trƣờng
Tp : Thành phố
TT : Trồng trọt
UBND : Ủy ban nhân dân
UNDP
: Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc
(United Nations Development Programme)
V : Chỉ số tổn thƣơng (Vulnerability)
XNM : Xâm nhập mặn
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1Thay đổi lƣợng mƣa (%) trong 57 năm qua (1958 - 2014) 34
Bảng 1.2 Đánh giá và kiểm nghiệm thống kê xu thế biến đổi mực nƣớc biển
trung bình tại các trạm 37
Bảng 2.1 Phân bố nhiệt độ theo các tháng: 43
Bảng 2.2 Phân bố lƣợng mƣa trong năm 44
Bảng 2.3 Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành 51
Bảng 2.4 Sự thay đổi diện tích cây hàng năm của huyện Ninh Hải 52
Bảng 2.5Một số cây trồng hàng năm của huyện Ninh Hải năm 2016 52
Bảng 2.6 Sự thay đổi diện tích cây lâu năm của huyện Ninh Hải 52
Bảng 2.7 Một số cây trồng lâu năm của huyện Ninh Hải, năm 2016 53
Bảng 2.8 Tổng số giờ nắng các tháng, năm Trạm Phan Rang (h), 54
Bảng 2.9 Số giờ nắng trung bình ngày các tháng Trạm Phan Rang ( h ), 54
Bảng 2.10 Tổng lƣợng bốc hơi khả năng tháng và năm ở Phan Rang 54
Bảng 2.11Trị số phổ biến của độ lệch tiêu chuẩn S(%) và biến suất Sr(%) độ
ẩm tƣơng đối tại trạm Phan Rang 57
Bảng 2.12 Bão, ATNĐ ảnh hƣởng đến tỉnh Ninh Thuận từ năm 1977 – 2010 58
Bảng 2.13 Các nhóm thiên tai liên quan đến tài nguyên nƣớc Ninh Hải 59
Bảng 2.14 Một số trận lũ quét điển hình ở Ninh Hải 59
Bảng 2.15 Tỷ lệ của số tháng hạn theo mùa và năm (%) ở Phan Rang 62
Bảng 2.16 Xu thế biến đổi mức độ hạn ở khu vực Phan Rang 63
Bảng 2.17 Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (0
C) ở Ninh Thuận 64
Bảng 2.18 Biến đổi của lƣợng mƣa năm (%) ở Ninh Thuận so với thời kỳ cơ
sở (1986 -2005) Theo kịch bản RCP4.5 65
Bảng 2.19 Mực nƣớc biển dâng (cm) của khu vực từ Mũi Đại Lãnh đến Mũi
Kê Gà so với thời kỳ cơ sở (1986 -2005) Theo kịch bản RCP4.5 65
Bảng 2.20 Nguy cơ ngập đối với tỉnh Ninh Thuận 65
Bảng 3.1 Các biến của hàm số tình trạng dễ bị tổn thƣơng 68
Bảng 3.2 Bảng sắp xếp dữ liệu các biến theo vùng 70
Bảng 3.3 Số liệu điều tra các biến của hàm số tổn thƣơng 72
Bảng 3.4 Kết quả chuẩn hóa các biến của chỉ số độ phơi nhiễm 76
Bảng 3.5 Kết quả xác định trọng số của các biến thành phần và biến chính độ
phơi nhiễm (E) 78
Bảng 3.6 Kết quả chuẩn hóa các biến của chỉ số độ nhạy cảm 78
Bảng 3.7 Kết quả xác định trọng số cho các biến thành phần và biến chính độ
nhạy cảm (S) 80
Bảng 3.8 Kết quả chuẩn hóa các biến của chỉ số khả năng thích ứng 81
Bảng 3.9 Kết quả xác định trọng số cho các biến thành phần và biến chính khả
năng thích ứng (AC) 82
Bảng 3.10 Kết quả tính toán chỉ số dễ bị tổn thƣơng (V) 84
Bảng 3.11 Bảng phân cấp mức độ tổn thƣơng do BĐKH đến TT ở huyện Ninh
Hải 84
6
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm (0
C) trên quy mô cả nƣớc………… 32
Hình 1.2 Chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm (0
C) đối với các trạm ven biển và hải
đảo …………………………………………………………………………………32
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Ninh Hải...........................................................41
Hình 2.2 Bản đồ địa hình huyện Ninh Hải................................................................42
Hình 2.3 Bản đồ nhiệt độ trung bình năm huyện Ninh Hải ......................................43
Hình 2.4 Bản đồ Lƣợng mƣa huyện Ninh Hải.........................................................44
Hình 2.5 Bản đồ thổ nhƣỡng huyện Ninh Hải ..........................................................45
Hình 2.6 Bản đồ hiện trạng rừng huyện Ninh Hải....................................................47
Hình 2.7 Biến trình nhiệt độ trung bình năm trạm Phan Rang, ................................53
Hình 2.8 Biểu đồ thể hiện biến trình mƣa tại trạm Phan Rang.................................55
Hình 2.9 Biểu đồ thể hiện phân bố lƣợng mƣa các tháng trong năm ở Ninh Thuận 55
Hình 2.10 Phân bố lƣợng mƣa năm 2000 ................................................................56
Hình 2.11...................................................................................................................56
Hình 2.12 Phân bố chênh lệch lƣợng mƣa năm 2010 so với năm 2000. .................56
Hình 2.13 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi độ ẩm trung bình ở Ninh Thuận giai đoạn
1993-2008 ...............................................................................................................57
Hình 2.14Ảnh và đƣờng đi của bão số 11 (Marinae). ...................................58
Hình 2.15 Bản đồ chỉ số khô hạn Ninh Thuận tháng 9/2015 từ ảnh vệ tinh Landsat8
...................................................................................................................................63
Hình 2.16 Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực NBD 100 cm, tỉnh Ninh Thuận ......65
Hình 3.1 Biểu đồ so sánh các chỉ số E, S, AC ở các xã nghiên cứu……………. 83
7
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, biến đổi khí hậu (BĐKH) không còn là nguy cơ mà đã trở thành hiện
thực. BĐKH đã tác động đa chiều đối với nhân loại ở trên nhiều nhiều lĩnh vực kinh
tế, xã hội, môi trƣờng, tài nguyên…và trở thành rào cản cho sự phát triển của các
quốc gia trên thế giới. Do đó, việc xác định mức độ tổn thƣơng do BĐKH đang là
vấn đề đƣợc nhiều tổ chức chính trị và nhiều quốc gia rất quan tâm.
Theo báo cáo của IPCC (2007) và đánh giá tác động kinh tế do biến đổi khí
hậu, báo cáo phát triển thế giới năm 2010 của tổ chức Ngân hàng thế giới (WB,
2010, WB, 2010a) cho thấy: BĐKH đang gây ra những thảm họa mang tính toàn
cầu về thiên nhiên, môi trƣờng, đe dọa cuộc sống hàng triệu ngƣời trên khắp hành
tinh, có thể làm bùng nổ các làn sóng di cƣ, thậm chí đe dọa sự tồn tại của nhiều
quốc gia ở vị trí thấp so với mực nƣớc biển. Kết quả đánh giá từ các nghiên cứu này
dự báo rằng đến năm 2050, khoảng 150 triệu ngƣời có thể phải rời khỏi những khu
vực duyên hải do nƣớc biển dâng làm ngập lụt, sạt lở đất và xâm nhập mặn. Đến
năm 2080, sản lƣợng ngũ cốc sẽ giảm 2 - 4% trong khi giá ngũ cốc có thể tăng 13 -
45%, và nạn đói có thể tác động đến 35 - 60% dân số thế giới [34],[38]. Nếu dự báo
này xảy ra, biến đổi khí hậu sẽ gây ra những thay đổi lớn ở một số khu vực trên thế
giới, tình trạng đói nghèo do thiên tai, hạn hán sẽ gia tăng…
Ninh Hải là một huyện ven biển, thuộc vùng Nam Trung Bộ. Đây là một trong
những địa phƣơng chịu ảnh hƣởng của nhiều hiện tƣợng thời tiết khí hậu cực đoan
nhƣ sự gia tăng về nhiệt độ, suy giảm về lƣợng mƣa và độ ẩm… đã gây nên tình
trạng hạn hán và hoang mạc hóa trên diện rộng, đã ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát
triển KT - XH, đặc biệt là hoạt động SXNN. Ninh Hải đƣợc xem là một trong
những huyện khô hạn nhất cả nƣớc, có lƣợng mƣa bình quân năm thấp nhất trong cả
nƣớc. Phân bố mƣa theo không gian và thời gian hết sức bất lợi cho cây trồng. Đặc
biệt trong hai năm vừa qua 2015 – 2016 Ninh Hải công bố thiên tai hạn hán.
Năm 2016, do ảnh hƣởng chung của BĐKH, hạn hán kéo dài đã ảnh hƣởng
nặng nề đến SXNN và đời sống ngƣời dân địa phƣơng. Toàn huyện có 507,96 ha
cây trồng bị thiệt hại; 655 gia súc chết do bị suy dinh dƣỡng. Từ trƣớc đến nay
8
ngƣời dân chỉ trông chờ vào nguồn nƣớc từ các hồ chứa nhƣ hồ Thành Sơn, Nƣớc
Ngọt, Ông Kinh để sản xuất. Tuy nhiên, đến năm 2016, nhiều hồ chứa cũng đã cạn
nƣớc, riêng hồ Ông Kinh đã cạn trơ đáy. Tình trạng hạn hán diễn ra gay gắt, gây
nhiều khó khăn cho đời sống của ngƣời dân, nhất là về nƣớc sinh hoạt và sản xuất.
Ninh Hải thƣờng xuyên phải hứng chịu những diễn biến bất thƣờng của thời
tiết, thiên tai gây ra do BĐKH và nƣớc biển dâng. Những biểu hiện ảnh hƣởng ngày
càng rõ nét nhƣ: áp thấp nhiệt đới, bão lụt, lũ quét, lốc xoáy,… Mƣa lớn bất thƣờng
xảy ra nhiều gây úng lụt không những ảnh hƣởng nghiêm trọng đến SXNN trong
nội đồng mà khi tiêu thoát ra biển làm cho nồng độ muối vùng nƣớc ven bờ giảm
đột ngột dẫn đến các loài thuỷ sản nhất là loài nhuyễn thể nhƣ ngao bị chết hàng
loạt do bị sốc nƣớc. Đặc biệt, là hiện tƣợng nƣớc biển dâng, độ xâm nhập mặn tiến
sâu vào nội địa gây nhiễm mặn, nhiễm phèn nguồn nƣớc, ảnh hƣởng lớn đến nguồn
nƣớc tƣới gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.
Tác động tổng hợp của BĐKH đã làm thay đổi một số quy luật tự nhiên, môi
sinh, môi trƣờng, tác động tiêu cực lên hệ sinh thái nhất là hệ sinh thái Vƣờn quốc
gia Núi Chúa, vùng đất ven biển, vùng vịnh Vĩnh Hy… sẽ chịu nhiều thiệt hại.
Trƣớc những tác động bất lợi của BĐKH ngày càng hiện hữu đối với tất cả các
lĩnh vực sản xuất và đời sống. Để phát triển kinh tế, xã hội bền vững Ninh Hải phải
thay đổi chiến lƣợc để có tầm nhìn bao quát hơn trong việc lập kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội của địa phƣơng, xem xét tổng thể và lƣờng trƣớc những tác động của
biến đổi khí hậu tới các hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân.
Xuất phát từ thực tiễn nói trên, tác giả chọn đề tài “Đánh giá tính dễ bị tổn
thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh
Ninh Thuận” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu của đề tài nhằm xác định xu hƣớng và đánh giá TDBTT do
BĐKH gây ra đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh
Thuận, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp thích ứng cho cộng đồng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH
- Biểu hiện của BĐKH ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
9
- Đánh giá TDBTT do BĐKH đối với hoạt động ngành TT ở huyện Ninh Hải.
- Đề xuất một số giải pháp thích ứng với BĐKH cho cộng đồng địa phƣơng
trong sản xuất nông nghiệp.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tƣợng gây tổn thƣơng: Sự thay đổi nhiệt độ, lƣợng mƣa, nƣớc biển dâng
theo các kịch bản BĐKH đến năm 2100 và tình trạng hạn hán ở huyện Ninh Hải.
- Đối tƣợng bị tổn thƣơng: Đối tƣợng sản xuất của ngành TT ở huyện Ninh Hải.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.2.1. Phạm vi thời gian
- Đề tài tập trung phân tích những biểu hiện BĐKH trên địa bàn theo chuỗi số
liệu thu thập trong vòng hơn 30 năm qua và các kịch BĐKH đến năm 2100.
- Đánh giá TDBTT cho hiện tại và đề xuất những định hƣớng tƣơng lai theo
các kịch bản về BĐKH của huyện Ninh Hải.
3.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trên toàn bộ phạm vi không gian của huyện Ninh Hải,
đƣợc xác định theo ranh giới bản đồ hành chính của huyện.
3.2.3. Phạm vi nội dung
- Đánh giá TDBTT hiện nay có nhiều phƣơng pháp và cách tiếp cận khác
nhau. Đề tài áp dụng phƣơng pháp đánh giá theo chỉ số của IPCC (2007) đề xuất để
đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng.
- Do hạn chế về thời gian và nguồn số liệu, đề tài chỉ tập trung đánh giá tính
dễ bị tổn thƣơng của BĐKH đến hoạt động sản xuất của ngành trồng trọt.
4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Tiếp cận hệ thống theo quan điểm cấu trúc trong địa lý học đó là việc nghiên
cứu cấu trúc thẳng đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc chức năng của hệ thống tự nhiên.
Cấu trúc thẳng đứng là các thành phần cấu tạo nhƣ: Địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ
nhƣỡng, sinh vật và mối quan hệ giữa chúng. Đối với việc nghiên cứu tính dễ tổn
10
thƣơng do BĐKH ta phải đặt trong mối quan hệ có tính hệ thống với các tai biến
thiên nhiên do quá trình nội lực, ngoại lực, tai biến nhân sinh. Mặt khác cần xem xét
mối quan hệ giữa các tai biến thiên nhiên với nhau, cũng nhƣ mối quan hệ giữa các
tai biến thiên nhiên với hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ninh Hải,
để từ đó có nhận định đúng, toàn diện, tìm ra nguyên nhân, mối quan hệ, đánh giá
mức độ tác động, đề xuất giải pháp thích ứng hợp lí.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm này xem các yếu tố và hiện tƣợng của môi trƣờng tự nhiên là một
tổ hợp có tổ chức, giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau. Sự tác động của con
ngƣời vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào đó có thể gây ra những biến đổi
lớn trong hoạt động của cả tổng thể. Tuy nhiên, quan điểm này không yêu cầu nhất
thiết phải nghiên cứu tất cả các thành phần mà có thể lựa chọn một số đại diện có
vai trò chủ đạo, là những nhân tố có vai trò quyết định đến các thuộc tính cơ bản
nhất của tổng thể. Áp dụng quan điểm này, đề tài chỉ đánh giá tính tổn thƣơng do
BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trong đó tập trung vào ngành trồng trọt
ở huyện Ninh Hải.
4.1.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Mọi sự vật, hiện tƣợng đều có quá trình phát sinh, vận động và biến đổi. Do
đó, khi đánh giá chúng chỉ đúng ở một thời điểm nhất định. Đứng trên quan điểm
lịch sử, phân tích nguồn gốc phát sinh, đánh giá đúng đắn hiện tại sẽ là cơ sở để đƣa
ra các dự báo xác thực về xu hƣớng hát triển trong giai đoạn sắp tới. Vận dụng quan
điểm này, đề tài phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng biến đổi
khí hậu trên địa bàn huyện Ninh Hải, với chuỗi số liệu nhiều năm nhằm phản ánh cơ
bản nhất đặc điểm của đối tƣợng, từ đó tính toán chỉ số tổn thƣơng.
4.1.4. Quan điểm lãnh thổ
Mỗi một công trình nghiên cứu địa lí tự nhiên nói riêng cũng nhƣ địa lý nói
chung đều đƣợc gắn với một lãnh thổ cụ thể. Các thành phần tự nhiên luôn có sự
thay đổi theo thời gian và phân hoá theo không gian. Vì vậy, khi nghiên cứu một
khu vực cần xác định sự phân hoá không gian theo lãnh thổ và việc đánh giá cần
gắn liền trên một lãnh thổ cụ thể đƣợc phân chia. Với quan điểm này, đề tài xác
11
định rõ những yếu tố gây nên và biểu hiện của các tai biến thiên nhiên trên phạm vi
toàn huyện Ninh Hải cũng nhƣ xem xét, đánh giá mức độ tổn thƣơng đối với hoạt
động sản xuất nông nghiệp ở địa bàn các xã của huyện Ninh Hải.
4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại nhƣng
không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tƣơng lai trong việc đáp ứng nhu cầu
của chính họ. Đây vừa là xu thế, vừa là yêu cầu bắt buộc trong bất kì hoạt động kinh
tế - xã hội nào. Quan điểm này đƣợc tác giả vận dụng xuyên suốt quá trình đánh giá
phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp trong hoạt động động sản xuất nông
nghiệp ở địa bàn nghiên cứu.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1.Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, số liệu
Các dữ liệu, số liệu liên quan đến BĐKH, ảnh hƣởng của các yếu tố khí hậu
đến ngành trồng trọt đƣợc thu thập chọn lọc, xử lý và sử dụng cho quá trình tính
toán, lập bảng biểu, đánh giá tác động của BĐKH đến ngành trồng trọt thông qua
việc đánh giá sự thay đổi của diện tích, năng suất, sản lƣợng thu hoạch thực tế trong
giai đoạn 2005 - 2016.
4.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa vùng nghiên cứu giúp thu thập thông tin, số liệu về sản xuất
nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu và nhằm kiểm tra tính xác thực những thông tin.
Đề tài tiến hành lựa chọn địa điểm và tuyến khảo sát theo các tiêu chí sau: Địa bàn
chịu tác động mạnh mẽ bởi BĐKH đối với ngành trồng trọt, Các khu vực đƣợc lựa
chọn khảo sát phải đóng vai trò đại diện, tiêu biểu cho hoạt động sản xuất của ngành
trồng trọt ở địa phƣơng.
Trên cơ sở các địa phƣơng, các tuyến khảo sát đƣợc lựa chọn, đề tài tiến hành
khảo sát để thu thập các thông tin, bổ sung các số liệu còn thiếu và kiểm chứng kết
quả nghiên cứu của luận văn. Các tuyến khảo sát của đề tài là: Tuyến phía Bắc: xã
Tân Hải, Phƣơng Hải; Tuyến phía Nam: Thị trấn Khánh Hải; Tuyến phía Tây: Xã
Xuân Hải, Hộ Hải; Tuyến phía Đông: Xã Tri Hải, Nhơn Hải, Thanh Hải, Vĩnh Hải.
4.2.3. Phương pháp bản đồ và GIS
12
Bản đồ đƣợc xem là "ngôn ngữ" của khoa học Địa lý vì chúng có khả năng
chứa đựng những tri thức cũng nhƣ thể hiện rõ nhất, trực quan nhất các đặc trƣng
không gian của các đối tƣợng nghiên cứu. Để đáp ứng mục tiêu của đề tài, phƣơng
pháp bản đồ đƣợc vận dụng vào việc xây dựng các bản đồ chuyên đề của lãnh thổ
nghiên cứu nhƣ: bản đồ địa hình, thủy văn, thổ nhƣỡng,... của huyện Ninh Hải.
4.2.4. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Phƣơng pháp này tập hợp các ý kiến đánh giá của các chuyên gia về tác động
của BĐKH lên ngành trồng trọt. Các ý kiến và đánh giá của các chuyên gia đƣợc
tập hợp thông qua các cuộc trao đổi, tham khảo ý kiến của những chuyên gia có uy
tín, có học hàm, học vị ở các trƣờng đại học, viện nghiên cứu, các nhà quản lý ở các
sở ban nghành của địa phƣơng về lĩnh vực BĐKH, sản xuất nông nghiệp, đặc biệt
là trong hoạt động của ngành trồng trọt.
4.2.5. Phương pháp chỉ số trong đánh giá tính dễ bị tổn thương.
Đƣa ra các chỉ số thứ tự mà thông qua đó các khu vực sẽ đƣợc xếp hạng, phân
nhóm theo các mức dễ bị tổn thƣơng. Chỉ số đƣợc xây dựng sao cho nằm trong
khoảng từ 0 đến 1 để dễ tiến hành so sánh giữa các vùng.
Chỉ số dễ bị tổn thƣơng đƣợc xây dựng qua nhiều bƣớc. Đầu tiên là chọn khu
vực nghiên cứu gồm nhiều vùng khác nhau. Ở mỗi vùng, một bộ chỉ thị đƣợc lựa
chọn cho từng thành phần của khả năng dễ bị tổn thƣơng. Các chỉ thị đƣợc chọn dựa
vào độ sẵn có của dữ liệu, đánh giá cá nhân hoặc nghiên cứu trƣớc đó. Vì tình trạng
dễ bị tổn thƣơng thay đổi theo thời gian nên cần lƣu ý rằng tất cả các chỉ thị cần liên
quan tới năm đƣợc chọn. Nếu tình trạng dễ bị tổn thƣơng cần đƣợc đánh giá qua
nhiều năm thì cần thu thập dữ liệu về các chỉ thị ở từng vùng trong năm.
4.2.6. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA)
Trong quá trình thực hiện, đề tài tiến hành tham vấn ý kiến của ngƣời dân
thông qua hệ thống bảng hỏi đƣợc thiết kế sẵn gồm cac câu hỏi liên quan đến thông
tin chung về chủ hộ, sinh kế, hoạt động SXNN, biểu hiện của BĐKH và ảnh hƣởng
của BĐKH đến SXNN. Việc tham vấn đƣợc tiến hành qua các cấp quản lý: từ cấp
tỉnh, huyện, xã, thôn; đồng thời khảo sát trực tiếp với những ngƣời dân có tham gia
hoạt động SXNN tại các địa bàn trọng điểm đƣợc lựa chọn về các nội dung nhƣ
13
mức độ tổn thất do BĐKH gây ra đối với SXNN, các loại thiên tai tác động mạnh
nhất, tình hình sản xuất, sinh kế, thu nhập của ngƣời SXNN... Kết quả, đề tài đã tiến
hành tham vấn và điều tra đƣợc 450 phiếu. Mỗi thị trấn và xã có số phiếu điều tra
bằng nhau (50 phiếu). Các xã/thị trấn đƣợc điều tra: 01 thị trấn: Khánh Hải, 08 xã:
Hộ Hải, Nhơn Hải, Phƣơng Hải, Tân Hải, Thanh Hải, Tri Hải, Vĩnh Hải, Xuân Hải.
4.2.7. Phương pháp phân tích chuỗi
Cách tiếp cận cơ bản nhất trong nghiên cứu tình trạng dễ bị tổn thƣơng đối với
hoạt động SXNN là phân tích chuỗi số liệu nhiều năm theo nguyên lý nguyên nhân
- kết quả. Từ đó, tìm ra sự vận động và phát triển của đối tƣợng nghiên cứu trong
tƣơng lai, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp ứng phó và thích ứng
cho cộng đồng SXNN ở địa bàn nghiên cứu.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện phƣơng pháp đánh giá tính
dễ bị tổn thƣơng cho một hoạt động kinh tế cụ thể trƣớc những tác động của biến
đổi khí hậu, trên cơ sở đó xác lập các luận chứng khoa học cho việc đề xuất các giải
pháp thích ứng trong hoạt động SXNN đối với BĐKH.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tƣ liệu tham khảo cho ngƣời dân địa
phƣơng và các cấp quản lý nhằm lựa chọn các giải pháp thích ứng với BĐKH trong
hoạt động sản xuất nông nghiệp, góp phần giảm thiểu những rủi ro và thiệt hại cho
ngƣời dân ở huyện Ninh Hải.
- Đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên cao học chuyên
ngành Địa lý tự nhiên.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
- Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn bao gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
Chƣơng 2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Chƣơng 3. Tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp
thích ứng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
14
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
1.1.1. Tính dễ bị tổn thƣơng
Tính dễ bị tổn thƣơng (Vulnerability) là một khái niệm khá trừu tƣợng, đƣợc
đề cập trong rất nhiều tài liệu và chƣa có sự thống nhất. TDBTT bao hàm nhiều
vấn đề, từ các biểu hiện vật lý (Mitchell, 1989; Schneider và Chen, 1980; Barth và
Titus, 1984), kinh tế, xã hội và tài nguyên (Susman, O’Keefe, và Wisner 1983;
Timmerman, 1981; Cannon, 1994); mối quan hệ của nơi xảy ra tai biến với hệ
thống xã hội (Dow 1992; Cutter 1996, 2003),... Một số định nghĩa về TDBTT sau:
- TDBTT là một đe dọa đến cộng đồng, bao gồm không chỉ cơ sở vật chất
của cộng đồng đó mà còn cả đặc tính sinh thái, khả năng ứng phó với các tác động
của cộng đồng vào mọi thời điểm (Gabor, 1979).
- TDBTT là mức độ ứng phó với tai biến của một hệ thống (tự nhiên - xã hội,
môi trƣờng...). Mức độ ứng phó của hệ thống đối với tai biến đƣợc coi là khả năng
phục hồi (Resilience) của hệ thống (Timmerman, 1981).
- TDBTT là khả năng nguy hiểm hay hứng chịu những bất lợi của cá nhân
hay một nhóm ngƣời do tác động của tai biến. Tính tổn thƣơng phụ thuộc vào độ rủi
ro và khả năng giảm thiểu tai biến của cộng đồng (Cutter, 1993).
- TDBTT là sự mất an toàn của cá nhân hay cộng đồng khi phải đối mặt với
sự thay đổi của môi trƣờng (Moser, 1996).
- TDBTT là một hàm của 2 biến của mức độ tổn thất (do tai biến) và khả
năng chống chịu (Coping ability) và phục hồi (Clark, 1998).
- TDBTT là tính nhạy cảm của tài nguyên (tài nguyên tự nhiên, tài nguyên
xã hội) trƣớc những tác động tiêu cực của tai biến (NOAA, 1999).
- TDBTT là khả năng bị tổn thƣơng của hệ thống tự nhiên – xã hội, là những
đặc tính của hệ thống cho phép nó cảm nhận, ứng phó, chống đỡ và phục hồi từ
những thay đổi bên ngoài tác động vào hệ thống (Kasperson, 2001).
15
Theo quan niê ̣m thông thƣ ờng, TDBTT thƣờng đƣợc biểu thị thông qua cấu
trúc của một hệ thống kinh tế - chính trị - xã hội hay môi trƣờng và đƣợc tạo ra bởi
2 nhóm yếu tố là mức độ tổn thất và khả năng chống chịu. Đối với các tổ chức quốc
tế, đặc biệt là các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến tài nguyên - môi
trƣờng thì có những định nghĩa riêng về tính tổn thƣơng tùy thu ộc vào tƣ̀ ng m ục
đích nghiên cứu và hoạt động:
- Chƣơng trình lƣơng thực thế giới (WFP) và Tổ chức Nông lƣơng Thế giới
(FAO) quan tâm đến tính tổn thƣơng ở khía cạnh khủng hoảng lƣơng thực. Do đó
các tổ chức này đã đƣa ra định nghĩa tính tổn thƣơng là toàn bộ những yếu tố tác
động đến con ngƣời làm cho họ mất lƣơng thực hoặc mất an toàn thực phẩm.
- Cơ quan phát triển quốc tế của Hoa Kỳ (USAID, 1999) thì coi tính tổn
thƣơng nhƣ là một công cụ đánh giá trong Hệ thống cảnh báo sớm nạn đói nghèo
(Famine Early Warning System - FEWS). Họ cho rằng mọi ngƣời đều bị tổn thƣơng
nhƣng ở mức độ khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân, diễn thế và điều kiện.
- Liên hợp quốc (UN, 1982) phân biệt 2 khái niệm quan trọng trong định
nghĩa TDBTT. Trƣớc tiên, phân biệt TDBTT kinh tế và tính nhạy
cảm (Sensitivity) sinh thái và cho rằng tổn thƣơng kinh tế bao gồm cả các yếu tố
sinh thái. Do vậy, TDBTT phản ánh tính nhạy cảm kinh tế và sinh thái đối với
những sự cố hay biến động từ bên ngoài. Tiếp theo là phân biệt giữa TDBTT cấu
trúc bắt nguồn từ tình hình chính trị và TBDTT bắt nguồn từ các chính sách kinh tế.
Theo đó, TDBTT đƣợc coi là sự mất mát/tổn thất do các hiện tƣợng tự nhiên có
cƣờng độ khác nhau.
- Theo quan niệm của Cục Bảo vệ Môi trƣờng Hoa kỳ (USEPA, 2006) trong
Chƣơng trình đánh giá TDBTT vùng (Regional Vulnerability Assessment
Programme) thì TDBTT của một hệ thống là mức độ tổn thất của hệ đó dƣới tác
động của một áp lực nào đó từ bên ngoài hay bên trong hệ thống. Ví dụ, suy thoái
chất lƣợng nƣớc mặt và ô nhiễm môi trƣờng khí là căn cứ để nhận biết TDBTT của
hệ môi trƣờng.
- Uỷ ban Địa học ứng dụng Nam Thái Bình Dƣơng (The South Pacific
Applied Geo-science Commission - SOPAC, 1999) thì cho rằng tính tổn thƣơng là
16
khả năng ứng phó và phục hồi của hệ thống đối với các tác động của tai biến.
- Trong các báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC),
khái niệm này vẫn đƣợc sử dụng khác nhau qua các thời kỳ. Trên thực tế, IPCC đã
đƣa ra các khái niệm khác nhau về TDBTT đối với BĐKH qua các năm. Năm 1992,
TDBTT đƣợc định nghĩa nhƣ mức độ mà một hệ thống không có khả năng đối phó
với những hậu quả của BĐKH và NBD. Năm 1996, báo cáo lần thứ 2 (SAR) của
IPCC đã định nghĩa TDBTT là mức độ mà BĐKH có thể gây tổn hại hay bất lợi
cho hệ thống, không chỉ phụ thuộc vào độ nhạy cảm của hệ thống mà còn phụ thuộc
vào năng lực thích ứng của cộng đồng với điều kiện khí hậu mới. Định nghĩa này
bao gồm sự phơi lộ, mức độ nhạy cảm, khả năng phục hồi của hệ thống để chống lại
các mối nguy hiểm do ảnh hƣởng của BĐKH. Năm 2001, báo cáo lần thứ 3 (TAR)
của IPCC đã định nghĩa TDBTT là mức độ một hệ thống tự nhiên hoặc xã hội bị
nhạy cảm với các thiệt hại do BĐKH gây ra. TDBTT là một hàm của mức độ nhạy
cảm của một hệ thống đối với những thay đổi của khí hậu (mức độ mà một hệ thống
sẽ ứng phó với một sự thay đổi của khí hậu, bao gồm những tác động có lợi và có
hại), năng lực thích ứng (mức độ mà sự điều chỉnh trong thực tiễn, quá trình thực
hiện, hoặc cơ cấu có thể giảm nhẹ hoặc bù lại đƣợc những thiệt hại tiềm ẩn hoặc tận
dụng đƣợc những cơ hội tạo ra từ sự thay đổi khí hậu đó) và mức độ phơi lộ của hệ
thống với các nguy cơ khí hậu. Năm 2007, báo cáo lần thứ 4 (AR4) của IPCC đã
định nghĩa tính dễ bị tổn thƣơng do tác động của BĐKH là mức độ một hệ thống bị
nhạy cảm hoặc không thể chống chịu trƣớc các tác động có hại của BĐKH, bao
gồm dao động khí hậu và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan. TDBTT là một hàm của
các đặc tính, cƣờng độ và mức độ (phạm vi) của các biến đổi và dao dộng khí hậu
mà hệ thống đó bị phơi lộ, mức độ nhạy cảm và năng lực thích ứng của hệ thống đó.
Theo định nghĩa mới nhất này, khi các biện pháp thích ứng đƣợc tăng cƣờng thì
TDBTT theo đó sẽ giảm đi.
Liên quan đến khía cạnh BĐKH, nghiên cứu và đánh giá TDBTT đã đƣợc đề
cập, thực hiện với nhiều công trình của các giả và tổ chức trên thế giới. Một số khái
niệm TDBTT do BĐKH điển hình có thể kể đến nhƣ:
- TDBTT là khả năng tiềm tàng và sự ảnh hƣởng của các tai biến trong từng
17
bối cảnh cụ thể của xã hội, môi trƣờng sống, BĐKH (RonBenioff, 1996).
- TDBTT là sự nhạy cảm của hệ thống tự nhiên hay xã hội do những thiệt hại
lâu dài từ BĐKH (IPCC, 1997).
- TDBTT do BĐKH là mức độ mà hệ thống dễ bị tác động và không có khả
năng chống chịu trƣớc những tác động bất lợi (IPCC, 2007).
Từ những trình bày trên có thể coi TDBTT là mức độ tổn thất, suy thoái của
hệ thống, mức độ chống chịu, phục hồi, ứng phó của nó trước các tác động từ
bên ngoài (tai biến và các hoạt động nhân sinh).
1.1.2. Biến đổi khí hậu
- Theo Hiệp hội Khí tƣợng Mỹ (American Meteorological Society-AMS): Bất
kỳ sự thay đổi có hệ thống của các nhân tố khí hậu trong một thời gian dài (nhiệt độ,
áp suất hoặc gió) qua hàng chục năm hoặc lâu hơn. BĐKH có thể do các quá trình
tự nhiên, nhƣ các thay đổi trong quá trình phát năng lƣợng của Mặt Trời, hoặc các
thay đổi chậm chạp trục quay Trái Đất, hoặc do các quá trình tự nhiên nội tại của hệ
thống khí hậu; hoặc do các tác động từ các hoạt động của con ngƣời.
- Định nghĩa BĐKH của Bộ TN - MT Việt Nam: Là sự thay đổi của khí hậu
trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động
của con ngƣời. Biến đổi khí hậu hiện nay biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực
nƣớc biển dâng và gia tăng các hiện tƣợng khí tƣợng thủy văn cực đoan. [3]
- Theo báo cáo lần thứ 4 của tổ chức Liên chính phủ về BĐKH – IPCC:
“BĐKH là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, đƣợc nhận biết qua sự
biến đổi về trung bình và/hoặc sự biến động của các thuộc tính của nó, duy trì trong
một thời kì dài, điển hình là hàng ngàn thập kỷ hoặc dài hơn”.
- “BĐKH Trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy
quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tƣơng lai bởi các nguyên nhân tự
nhiên và nhân tạo”.[10]
- Theo công ƣớc chung của Liên Hợp Quốc về BĐKH - UNFCCC năm 2003:
“BĐKH là những biến đổi trong môi trƣờng vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh
hƣởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ
sinh thái tự nhiên và đƣợc quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã
18
hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con ngƣời”.
Tóm lại, BĐKH là sự thay đổi trạng thái khí hậu so với trung bình nhiều năm
và nguyên nhân của BĐKH đƣợc quyết định chủ yếu bởi con ngƣời.
1.1.3. Thích ứng và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu
Thích ứng là khái niệm rất rộng, trong bối cảnh BĐKH, thích ứng đƣợc áp
dụng cho nhiều lĩnh vực/đối tƣợng liên quan bị tác động của BĐKH. Về bản chất,
sự thích ứng là quá trình dẫn tới tiến bộ hoặc tiến hóa. Mọi thực thể của hệ thống tự
nhiên – xã hội đều có khả năng thích ứng BĐKH. Một số khái niệm thích ứng với
BĐKH điển hình có thể kể đến nhƣ:
- Là một quá trình mà qua đó con ngƣời làm giảm những tác động bất lợi của
khí hậu đến sức khoẻ, đời sống và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trƣờng
khí hậu mang lại (Burton, 1992);
- Là sự điều chỉnh một cách chủ động, chống lại nhằm làm giảm thiểu những
hậu quả tiêu cực do BĐKH (Stakhiv, 1993);
- Là sự điều chỉnh của cá nhân, tập thể và các thể chế để giảm mức độ tổn
thƣơng do khí hậu (Pielke, 1998).
- Là sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời để ứng phó những
tác động thực tại hoặc tƣơng lai của khí hậu do đó làm giảm tác hại hoặc tận dụng
những lợi ích mang lại (IPCC, 2001). Trong đó, tăng cƣờng khả năng thích ứng là
một phƣơng thức giảm mức độ tổn thƣơng và định hƣớng phát triển bền vững.
- Là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời đối với hoàn cảnh hoặc
môi trƣờng thay đổi, nhằm giảm khả năng bị tổn thƣơng do BĐKH và tận dụng các
cơ hội do nó mang lại (Viện Khoa học KTTV và Môi trƣờng, 2011).
- “Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời
đối với hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn
thƣơng do dao động và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng cơ hội
nó mang lại”. [2]
Mỗi lĩnh vực đều phải thích ứng theo mức độ tác động khác nhau và phù hợp
với các điều kiện mới của BĐKH. Hơn nữa, thích ứng trong từng lĩnh vực đồng thời
phải có sự thích ứng tổng hợp liên kết với các lĩnh vực khác trong hệ thống tự nhiên
19
- xã hội hay phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh BĐKH. Do đó, thích ứng cần
yêu cầu các đặc điểm sau:
- Thích ứng đòi hỏi sự tham gia của nhiều đối tƣợng, nhiều thành phần và
đƣợc thực hiện ở các quy mô khác nhau theo một qui trình thống nhất và lâu dài.
Thích ứng cần đƣợc thực hiện có hiệu quả nhất và phù hợp nhất, không ảnh hƣởng,
thay đổi sinh kế ngƣời dân cũng nhƣ các hoạt động phát triển KT-XH của khu vực.
- Thích ứng mang tính chủ động theo ý chí con ngƣời nhằm giảm thiểu mức
độ tổn thƣơng và hƣớng tới sự phát triển bền vững.
- Thích ứng là một quá trình mang tính liên ngành và tính liên vùng rất cao.
Không một ngành nào, một quốc gia nào hoặc một nhóm quốc gia nào có thể hành
động đơn phƣơng trong thích ứng.
Ngoài ra, thích ứng còn yêu cầu đánh giá về các công nghệ và biện pháp
khác nhau nhằm phòng tránh những hậu quả bất lợi của BĐKH bằng cách ngăn
chặn hoặc hạn chế; tạo ra sự thích ứng nhanh với BĐKH; phục hồi có hiệu quả sau
những tác động, hay là bằng cách lợi dụng những tác động tích cực. Thích ứng với
BĐKH có thể đƣợc nâng cao bằng cách đầu tƣ vào thích ứng với khí hậu hiện tại
cũng nhƣ thay đổi và biến đổi khí hậu trong tƣơng lai.
Có thể nói, hiện nay BĐKH đang xảy ra một cách khách quan, ngoài tầm
kiểm soát của con ngƣời, tác động lên mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội trên quy
mô toàn cầu và biện pháp để giảm nhẹ tác động của BĐKH phổ biến nhất hiện nay
là “sống chung”, hay còn gọi là thích ứng với BĐKH.
Ngoài ra, thích ứng còn đòi hỏi sự đánh giá về công nghệ và biện pháp khác
nhau nhằm phòng tránh những hậu quả bất lợi của BĐKH bằng cách ngăn chặn
hoặc hạn chế chúng, nhanh chóng tạo ra sự thích ứng với BĐKH và phục hồi một
cách có hiệu quả sau những tác động của chúng hay bằng cách lợi dụng những tác
động tích cực.
Thích ứng với BĐKH có 2 mặt: giảm nhẹ sự mất mát và tổn thất, nhanh chóng
phục hồi sự hoạt động bình thƣờng của hệ thống; khai thác những cơ hội có lợi do
tác động của các yếu tố khí hậu mang lại.Vì vậy, hai chiến lƣợc cần thiết để đối phó
với BĐKH là: Giảm nhẹ: Giải quyết những nguyên nhân gây ra BĐKH bằng cách
20
giảm phát thải khí nhà kính (GHG) “…. tránh những vấn đề không quản lý được…”
Thích ứng: Tác động tiêu cực của các yếu tố khí hậu đƣợc giảm xuống bằng các
biện pháp giảm thiểu những mặt trái của chúng “… quản lý những gì không thể
tránh được…”.
Năng lực thích ứng là tiềm tàng hoặc khả năng của hệ thống, của khu vực hoặc
cộng đồng có thể điều chỉnh để sống chung với sự tác động của BĐKH nhằm làm
giảm sự thiệt hại hoặc tận dụng lợi thế do BĐKH đem lại.
Năng lực thích ứng về ý nghĩa thực tế đƣợc thể hiện qua khả năng chống đỡ
với sự biến đổi không chắc chắn của khí hậu, bao gồm cả hiện tƣợng dao động và
hiện tƣợng khí hậu cực đoan. Nhƣ vậy, tăng khả năng thích ứng chính có thể giảm
nhẹ sự tổn thƣơng và hỗ trợ cho phát triển bền vững.
Không có công thức chung nào cho sự thành công của quá trình thích ứng. Các
quốc gia đối mặt với các loại hình và mức độ rủi ro khác nhau, xuất phát điểm khác
nhau về trình độ phát triển con ngƣời và tiềm năng công nghệ và tài chính. Về lý
thuyết, mọi quốc gia và mọi ngƣời đều có khả năng thích ứng. Thích ứng diễn ra ở
cả trong tự nhiên và hệ thống kinh tế xã hội. Tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội đều
phải thích ứng với mức độ nhất định với BĐKH và ngay cả sự thích ứng này cũng
thay đổi để phù hợp với các điều kiện mới của BĐKH.
1.1.4. Kịch bản biến đổi khí hậu
Là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến triển trong tƣơng lai của
các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, GDP, phát thải khí nhà kính, BĐKH và mực nƣớc
biển dâng. Cần phải lƣu ý rằng, kịch bản BĐKH khác với dự báo thời tiết và dự báo khí
hậu là nó đƣa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển và hành động. [21]
1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU
1.2.1. Trên thế giới
Lịch sử nghiên cứu tình trạng dễ bị tổn thƣơng (TTDBTT) đƣợc ghi nhận từ
hơn 20 năm qua và đặc biệt đƣợc quan tâm nhiều từ những năm 90 của thế kỷ XX.
Trên thế giới, TTDBTT đã đƣợc nghiên cứu ở rất nhiều quy mô khác nhau nhƣ đối
với một vùng lãnh thổ/khu vực (đới ven biển, hệ thống đảo...), một hệ sinh thái, một
21
hệ thống tự nhiên hay một cộng đồng ngƣời vv... trên nhiều lĩnh vực nhƣ KT-XH,
môi trƣờng, tự nhiên, thiên tai và đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực BĐKH. Tình trạng
dễ bị tổn thƣơng trong các nghiên cứu cụ thể đƣợc xem xét trong những hoàn cảnh
và nguyên nhân rất đa dạng nhƣ sự BĐKH toàn cầu, sự biến động giá cả hàng hóa
trên thị trƣờng, sự khan hiếm lƣơng thực, sự thay đổi tổ chức và thể chế, chiến
tranh, khủng bố, những tai biến thiên nhiên, suy thoái môi trƣờng vv....
Trong lĩnh vực thủy sản đã có các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác
giả nhƣ: Hargreaves and Tucker (2003), nghiên cứu về đặc tính sinh học của con
tôm, nghiên cứu chỉ ra rằng nhiệt độ tăng trung bình theo kịch bản BĐKH có thể
nằm trong phạm vi chịu đựng của con tôm nuôi, nhƣng nó lại tác động lên quá trình
trao đổi chất của đối tƣợng nuôi, ảnh hƣởng đến hệ số chuyển hóa thức ăn, ảnh
hƣởng đến tốc độ sinh trƣởng, làm suy giảm hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ
dịch bệnh đối với tôm nuôi [35].
Nghiên cứu của tổ chức Worldfish Center (2006) đã chỉ ra các yếu tố BĐKH
tác động đến nghề nuôi trồng thủy sản nhƣ: Nhiệt độ tăng, NBD, lƣợng mƣa thay
đổi, bão tố và hạn hán bất thƣờng. Tƣơng tự với nghiên cứu này tác giả De Silva và
đồng tác giả (2009) cũng chỉ ra các yếu tố chính của BĐKH tác động đến đến nghề
nuôi trồng thủy sản gồm: NBD, nhiệt độ tăng, mƣa bất thƣờng và các yếu tố cực
đoan nhƣ bão tố …[39].
Một nghiên cứu điển hình về đánh giá tác động của BĐKH đến nuôi trồng
thủy sản đó là nghiên cứu của Heather Cornell (2012) về việc xây dựng mô hình
đánh giá tác động của BĐKH đó là mô hình DPSIR (Động lực - Driver; Áp lực –
Pressure; Hiện trạng – Status; Tác động – Impact; Ứng phó – Response) mô hình đã
đƣa ra cái nhìn tổng quát về BĐKH và các hoạt động ứng phó với BĐKH của nghề
nuôi trồng thủy sản tại biển Salish Canada.
Nghiên cứu tổng quan của De silva và Soto (2009), De silva, Cochrane và
đồng tác giả (2009), Badject và đồng tác giả (2009) về tác động tiềm tàng của
BĐKH lên ngành thủy sản cho thấy các nghiên cứu tác động của BĐKH lên ngành
thủy sản đều chứa đựng các yếu tố không chắc chắn, dựa trên các tính chất đặc thù
của giống loài, mối tƣơng quan với môi trƣờng tự nhiên để phán đoán [31]
22
Về hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp đánh giá TTDBTT đƣợc thể hiện trong
công trình của các tác giả nhƣ: Preston, B.L, D. Abbs et al, Spatial Approaches for
Assessing Vulnerability and Consequences in Climate Change Assessments. Tác giả
tập trung vào các vấn đề đánh giá tổn thƣơng của 3 yếu tố chính: hạn hán, lũ lụt và
giông bão. Trong đó, mô hình khái niệm của tính tổn thƣơng đƣợc nhóm nghiên cứu
áp dụng theo báo cáo đánh giá của IPCC. Thuật toán tập hợp mờ đƣợc áp dụng để
lƣợng hóa các đại lƣợng mang tính định tính để đánh giá mức độ tổn thƣơng theo
các cấp nhƣ thấp, trung bình, cao. Để tính toán các chỉ số tổn thƣơng, các tham số
đƣợc chuyển về hệ quy chiếu 3 chiều với 3 trục số chính là mức độ tổn thƣơng, độ
nhạy cảm và khả năng thích ứng. Mô hình toán tập mờ đƣợc đƣợc sử dụng để
chuyển đổi từ giá trị định tính sang khái niệm hàm thành viên.
Trong quá trình xử lý bằng phƣơng pháp tập mờ, nhóm nghiên cứu cũng đã
kết luận rằng việc lƣợng hóa tính tổn thƣơng là rất khó bởi các nguyên nhân:
- Có rất nhiều các yếu tố (các biến) ảnh hƣởng đến sự tổn thƣơng;
- Sự xác định rõ chỉ số tổn thƣơng thì vẫn còn mơ hồ - không chắc chắn;
- Thiếu việc xác định trọng số của các biến số;
- Ứng dụng lý thuyết của phƣơng pháp tập mờ trong việc chuyển đổi từ cách thể
hiện bằng ngữ nghĩa sang vấn đề lƣợng hóa làm giảm độ chính xác trong quá trình
phân tích.
Trong nghiên cứu khả năng bị tổn thƣơng ở các quốc gia trƣớc những tác động
do BĐKH lên ngành thủy sản của Allison và các cộng sự (2009). Trong nghiên cứu
này, các tác giả đã sử dụng phƣơng pháp đánh giá dựa vào chỉ số xuất phát từ khái
niệm của IPCC (2001): V = f(E,S,AC) và đề xuất hàm tác động tiềm tàng là PI =
(E,S), Allison và cộng sự đã tính toán khả năng tổn thƣơng bằng hàm V = [PI
(E,S) – AC] kết quả cho thấy, ngành thủy sản của các quốc gia miền Trung và Tây
Phi (Maliwi, Guinea, Senegal và Uganda), Peru, Colombia và 4 quốc gia vùng
nhiệt đới Châu Á là Bangladesh, Campuchia, Pakistan và Yemen đƣợc nhận diện là
dễ bị tổn thƣơng nhất trƣớc BĐKH [32]
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới về sự thích ứng của kinh tế với BĐKH
trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam [36] đã tập trung vào vấn đề đánh giá
23
tình trạng dễ bị tổn thƣơng của lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam trƣớc biến
đổi khí hậu. Chỉ số tổn thƣơng đƣợc xây dựng dựa trên 4 tham số theo mô hình của
Allison [27]: 1. Mức độ phơi nhiễm (E); 2. Mức độ nhạy cảm (S); 3. Những tác
động tiềm năng (PI); 4. Khả năng thích ứng (AC). Trong đó những tác động tiềm
năng đƣợc tổng hợp từ 2 nhân tố nhạy cảm và phơi nhiễm.
Các tham số đƣợc hình thành và tính toán từ các chỉ số phụ:
- Phơi nhiễm (E) đƣợc tổng hợp từ 6 biến bao gồm: 1. Mức nƣớc biển dâng;
2. Thay đổi nhiệt độ trung bình; 3. Thay đổi lƣợng mƣa; 4. Hiện tƣợng cực đoan; 5.
Tần suất xảy ra các hiện tƣợng cực đoan; 6. Lụt (diện tích NTTS bị lụt).
- Mức độ nhạy cảm (S): 1. Sinh kế trực tiếp - % số hộ tham gia NTTS; 2. Lao
động trực tiếp - % lao động NTTS/ tổng lao động; 3. Kinh tế vĩ mô – tỷ lệ phần
trăm thu đƣợc từ nghề cá/GDP; 4. An ninh lƣơng thực – tiêu thụ bình quân thủy
sản/ đầu ngƣời
- Khả năng thích ứng (AC): 1. Đói nghèo (gồm 2 chỉ số phụ– Tỷ lệ % dân số
dƣới ngƣỡng đói nghèo và % hộ chi tiêu hàng tháng cho thủy sản); 2. Cơ sở hạ tầng
(gồm 2 chỉ số phụ– tỷ lệ điện thoại/100 ngƣời và tổng số giƣờng bệnh của bệnh
viện/100 ngƣời); 3. Giáo dục (Tỷ lệ % đỗ tốt nghiệp phổ thông); 4. Khả năng đáp
ứng trong trƣờng hợp thiên tai – (Các chƣơng trình quản lý rủi ro); 5. Vốn xã hội; 6.
Giáo dục (% của lao động nghề cá đƣợc đào tạo).
Công thức tổng hợp tính chỉ số tổn thƣơng:
V=1/3(E+S+100-AC)
Trong đó: V: là chỉ số tổn thƣơng, E: chỉ số phơi nhiễm, S: chỉ số nhạy cảm,
AC: Chỉ số thích ứng
Nhóm nghiên cứu cũng đã chỉ ra đƣợc những nhƣợc điểm là có nhiều các biến
không lƣợng hóa đƣợc. Các khái niệm về độ nhạy cảm, khả năng thích ứng không
đồng nhất. Sự khó khăn về dữ liệu thu thập là một trong những trở ngại lớn của
nghiên cứu.
Trong công trình ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản
đƣợc nghiên cứu thí điểm ở Bangladesh [33]. Nhóm nghiên cứu đã tiếp cận các khái
niệm của IPCC về đánh giá tình trạng dễ tổn thƣơng từ hàm:
24
V= f(E,S,AC).
Trong đó: E là chỉ số phơi nhiễm, S là chỉ số nhạy cảm, AC là chỉ số thích ứng.
Về phƣơng pháp tiếp cận này, các định nghĩa, mô hình rất phù hợp với các
ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý GIS. Trong đó chỉ số tổn thƣơng bị ảnh
hƣởng bởi rất nhiều yếu tố của kinh tế xã hội.
Các lớp của chỉ số chính đƣợc tổng hợp từ các chỉ số phụ theo mô hình MCE
(multi criteria evaluation) trong trợ giúp ra quyết định và có sử dụng trọng số cho
các lớp phụ. Trọng số của các thành phần đƣợc tác giả sử dụng bằng phƣơng pháp
AHP (Analytic hierarchy process) của satty, 1977 [38]. Mô hình trọng số đƣợc tính
toán dựa trên việc thiết lập ma trận nghịch đảo bằng việc thống kê lấy ý kiến chuyên
gia bằng bản câu hỏi về mức độ quan trọng của các chỉ số thành phần.
Trong công trình xây dựng chỉ số khả năng thích ứng đối với biến đổi khí hậu
trong nông nghiệp vùng Prairie của Canada [30], lý thuyết và khái niệm đƣợc định
nghĩa sự tổn thƣơng của hệ thống môi trƣờng và kinh tế xã hội bằng hàm theo cách
tiếp cận của Smit and Pilifosova (2003). ( , )S S S
it it itV f E A
Trong đó:Vits : Chỉ số tổn thƣơng của hệ thống i đối với tác nhân s trong thời
gian t, Eits: Sự phơi nhiễm của hệ thống i với tác nhân s trong thời gian t,
Aits: khả năng thích ứng của hệ thống i với tác nhân s trong thời gian t.
Các biến đƣợc sử dụng từ 24 loại thông tin thu đƣợc từ số liệu thống kê. Các
biến đƣợc tổng hợp thành 6 yếu tố chính bao gồm (nguồn kinh tế; công nghệ; thông
tin, kỹ năng và quản lý; cơ sở hạ tầng; thể chế và mạng lƣới; quyền lợi).
Công trình nghiên cứu của Arief Anshory Yusuf & Herminia Francisco về xây
dựng bản đồ tổn thƣơng do biến đổi khí hậu cho khu vực Đông Nam Á [28]. Lý
thuyết và mô hình đƣợc tiếp cận theo phƣơng pháp luận của IPCC. Trong đó tính
tổn thƣơng đƣợc định nghĩa qua hàm: V= f(E, S,AC)
Theo định nghĩa của IPCC thì E đƣợc định nghĩa mức độ mà biến đổi khí hậu tác
động lên hệ thống; S là mức độ mà hệ thống bị ảnh hƣởng; AC là khả năng của hệ
thống có thể điều chỉnh.
Đề tài đã xây dựng đƣợc các bản đồ rủi ro do bão, bản đồ rủi ro do hạn hán,
bản đồ rủi ro do trƣợt lở đất, bản đồ rủi ro do nƣớc biển dâng. Trên cơ sở đó chồng
25
xếp để xây dựng bản đồ tổng hợp thảm họa do biến đổi khí hậu, cùng với bản đồ
mật độ dân số, khả năng thích ứng để tính toán chỉ số tổn thƣơng do biến đổi khí
hậu. Trọng số của các chỉ số phụ trong biến chính đƣợc tác giả xác định thông qua ý
kiến của các chuyên gia.
Nhƣ vậy, trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều tác giả tập trung nghiên cứu về
tình trạng tổn thƣơng do biến đổi khí hậu cho các đối tƣợng và phạm vi khác nhau.
Các nghiên cứu vấn đề BĐKH trong nuôi trồng thủy sản chủ yếu tập trung ở hai khía
cạnh chính: Một là, tìm ra các mối tác động đến quá trình sinh trƣởng của con nuôi
liên quan đến khí tƣợng, khí hậu; Hai là đánh giá định lƣợng đƣợc mức độ tổn thƣơng
dựa trên các phƣơng pháp mang tính chính thống của IPCC áp dụng trong lĩnh vực
thủy sản. Hƣớng tiếp cận này có nhiều ƣu điểm nổi trội, góp phần lƣợng hóa kết quả
nghiên cứu, đồng thời kết hợp đƣợc kết quả nghiên cứu với GIS sẽ cho hiệu quả tốt
hơn nên đƣợc đề tài vận dụng.
1.2.2. Ở Việt Nam
Hƣớng nghiên cứu về TTDBTT ở Việt Nam đƣợc thực hiện trong những năm
cuối của thế kỷ XX. Vào các năm 1994 - 1996, lần đầu tiên Tom. G và cộng sự đã
nghiên cứu về TTDBTT của đới bờ Việt Nam do sự gia tăng mực nƣớc biển và
BĐKH, đã chỉ ra đƣợc khả năng rủi ro cao cho khoảng 17 triệu ngƣời dân ở các
đồng bằng ven biển.
Năm 2005, nghiên cứu về TTDBTT tại đới ven biển Hải Phòng do Lê Thị Thu
Hiền thực hiện đã thành lập đƣợc bản đồ TTDBTT. Trong công trình nghiên cứu
này, khu vực có TTDBTT cao tập trung ở khu vực khu nội thành cũ, khu vực nuôi
trồng thuỷ hải sản, rừng phòng hộ ven biển và khu bảo tồn san hô. Kết quả của
nghiên cứu này đã góp phần vào việc quản lý tổng hợp và phát triển bền vững đới
ven biển Hải Phòng.
Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tính dễ bị tổn thương của đới duyên hải Nam
Trung Bộ làm cơ sở khoa học để giảm nhẹ tai biến, quy hoạch sử dụng đất bền
vững” đã đƣợc Mai Trọng Nhuận và nhóm nghiên cứu thực hiện trong giai đoạn
2001- 2002. Trong công trình này, lần đầu tiên các tác giả đã xây dựng đƣợc
phƣơng pháp luận và quy trình đánh giá TTDBTT cho đới duyên hải. Qua đó, bƣớc
26
đầu thiết lập đƣợc quy trình công nghệ thành lập bản đồ TTDBTT của tài nguyên và
môi trƣờng đới duyên hải Nam Trung Bộ. Các nghiên cứu này đã góp phần quan
trọng trong công tác giảm thiểu thiệt hại do tai biến, bảo vệ tài nguyên và môi
trƣờng, quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ, lãnh hải ven bờ miền Trung, Nam
Trung Bộ nói riêng và ven bờ Việt Nam nói chung.
Cùng với đó, trong bối cảnh BĐKH đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội,
Mai Trọng Nhuận đã cùng các cộng sự có những nghiên cứu tổn thƣơng do BĐKH
(áp dụng cho thành phố Hạ Long, cửa sông Hồng, Chân Mây - Lăng Cô,…). Trên
cơ sở đó, tập thể tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng bền vững tài
nguyên, bảo vệ môi trƣờng, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với BĐKH
vùng nhƣ quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên môi trƣờng (với các mô hình phát
triển kinh tế bền vững nhƣ nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái,
khai thác khoáng sản sạch,…), giải pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng,
giải pháp giảm thiểu thiệt hại tai biến do BĐKH và giải pháp giáo dục nâng cao
nhận thức cộng đồng [14], [15].
Công trình nghiên cứu của Ngô Thị Vân Anh và các cộng sự: “Đánh giá tính
dễ bị tổn thương đối với BĐKH của thành phố Cần Thơ” do quỹ Rokefeller tài trợ
năm 2009. Cách tiếp cận dùng trong nghiên cứu này dựa trên khung tiếp cận chung
của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) để đánh giá tác động của BĐKH đến hệ
thống tự nhiên và xã hội. Nghiên cứu đánh giá tổn thƣơng cho 5 lĩnh vực: Dân cƣ,
nông nghiệp, công nghiệp- dịch vụ, cơ sở hạ tầng và vệ sinh môi trƣờng, trong đó
đánh giá cụ thể về mức độ phơi lộ, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của
từng lĩnh vực đối với ngập lụt do BĐKH.
Năm 2010, Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng đã thực hiện và
xuất bản “Các kịch bản nước biển dâng và khả năng giảm thiểu rủi ro do thiên tai
tại Việt Nam”. Những phát hiện chính của nghiên cứu này đó là việc xây dựng đƣợc
cơ sở dữ liệu về các kịch bản nƣớc biển dâng, tác động của nƣớc biển dâng và xác
định tính dễ bị tổn thƣơng do nƣớc biển dâng.
Năm 2011, Cục Quản lý Chất thải và Cải thiện Môi trƣờng thuộc Tổng cục
Môi trƣờng đã thực hiện dự án “Điều tra, đánh giá tổng hợp mức độ tổn thương tài
27
nguyên - môi trường vùng biển và đới ven biển Việt Nam, đề xuất các giải pháp
quản lý phát triển bền vững”. Dự án đã tiến hành đánh giá hiện trạng tổn thƣơng tài
nguyên - môi trƣờng các vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ, Tây Nam Bộ và
vịnh Thái Lan, quần đảo Trƣờng Sa, vịnh Tiên Yên, vịnh Hạ Long, cửa sông Hồng,
Vũng Áng, vịnh Chân Mây - Lăng Cô… Đồng thời dự báo mức độ tổn thƣơng, đƣa
ra dự thảo quy hoạch quy hoạch tổng thể sử dụng bền vững TN - MT và đề xuất giải
pháp quản lý tổng hợp, sử dụng, bảo tồn, bảo vệ tài nguyên - môi trƣờng biển và đới
ven biển Việt Nam theo hƣớng bền vững. [7]
Năm 2011, với sự tài trợ của Tổ chức quốc tế UNDP, Viện Khoa học Khí
tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng đã triển khai dự án “Tăng cường năng lực quốc gia
ứng phó với BĐKH ở Việt Nam nhằm giảm nhẹ tác động và kiểm soát phát thải khí
nhà kính” trên địa bàn các tỉnh Bình Định, Bình Thuận và Cần Thơ, trong đó nhiệm
vụ đánh giá tác động, TTDBTT do BĐKH ở huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định, từ đó
đề xuất biện pháp thích ứng là một hợp phần của dự án trên.
Năm 2011, AECOM Asia đã thực hiện đề tài “Đánh giá tính dễ bị tổn thương
đối với lĩnh vực nước và vệ sinh môi trường tại tỉnh Bến Tre”. Kết quả nghiên cứu
này đã tổng quan về TTDBTT do BĐKH tại tỉnh Bến Tre và xác định những huyện
dễ bị tổn thƣơng nhất đối với các lĩnh vực nhƣ tài nguyên nƣớc, nghèo đói, các hệ
thống sinh kế và cơ sở hạ tầng và dịch vụ cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng.
Dự án “Nghiên cứu thủy tai do biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống thông
tin nhiều bên tham gia nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương ở Bắc Trung Bộ Việt
Nam (CPIS)” do DANIDA, Bộ Ngoại Giao Đan Mạch tài trợ với thời gian thực hiện
36 tháng từ 2012 đến 2015. Một trong những vấn đề đặt ra của dự án là Nghiên cứu
đánh giá TDBTT nhằm nâng cao khả năng chống chịu của cộng đồng cƣ dân vùng
đồng bằng và ven biển các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
Đề tài “Đánh giá tính dễ bị tổn thương kinh tế - xã hội do biến đổi khí hậu ở
tỉnh Thừa Thiên Huế” của Trần Thị Diệu Hằng và các cộng sự. Cách tiếp cận của đề
tài tập trung vào phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng của IPCC (2007) kết
hợp phƣơng pháp tính trọng số bất cân bằng của Iyengar và Sudarshan (1982): Tính
dễ bị tổn thƣơng V (Vulnerability) đƣợc biểu thị là hàm của mức độ phơi lộ E
28
(Exposure), mức độ nhạy cảm S (Sensitivity) và khả năng thích ứng AC (Adaptative
Capacity): V = f(E, S, AC)
Trong phạm vi nghiên cứu này, nhóm tác giả chỉ tập trung vào đánh giá tính dễ bị
tổn thƣơng trƣớc tác động ngập lụt do BĐKH và NBD nên kết quả nghiên cứu còn
chung chung và chƣa phản ánh toàn bộ tác động của BĐKH đến KT-XH của tỉnh.
Năm 2014, dự án Mekong - Xây dựng các Thành phố Châu Á Thích ứng với
BĐKH (M-BRACE) tại Huế đã triển khai dự án “Kế hoạch hành động thành phố
Huế thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2014 - 2020”. Trong dự án này đã có
đánh giá TTDBTT ở hiện tại và tƣơng lai cho các đối tƣợng: hệ thống hạ tầng đô thị;
ngành du lịch, dịch vụ và văn hóa; nông nghiệp, công nghiệp và tác động đến các
nhóm cộng đồng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu còn mang tính định tính, thiếu công
cụ đánh giá nhằm lƣợng hóa kết quả điều tra.
Năm 2016, Phan Văn Tân cùng các cộng sự đã thực hiện dự án thí điểm
“Nghiên cứu thủy tai do BĐKH và xây dựng hệ thống thông tin nhiều bên tham gia
nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương ở Bắc Trung Bộ Việt Nam (CPIS). Dự án đi
sâu đánh giá tác động và đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH đối với nông
nghiệp và thủy sản ở vùng dự án, trong đó đã áp dụng phƣơng pháp chỉ số để đánh
giá tính dễ bị tổn thƣơng theo đề xuất của IPCC (2007).[18]
Công trình “Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp” của tác giả Lê Đức Ngoan, Lê
Thị Hoa Sen đã phân tích thực trạng BĐKH trên thế giới và ở Việt Nam, đánh giá
những tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, đồng thời đƣa ra
các giải pháp thích ứng với BĐKH trong ngành trồng trọt và chăn nuôi.[13]
Đối với ngành thủy sản, đây là ngành ít đóng góp nhất vào sự thúc đẩy biến đổi
khí hậu toàn cầu nhƣng lại là một trong những ngành chịu tác động nhiều nhất và
nhạy cảm nhất trƣớc những biến đổi khí hậu. Cùng với những khó khăn ngày càng
lớn của ngành thủy sản nhƣ suy giảm nguồn lợi, ô nhiễm môi trƣờng sinh thái, thiếu
nguồn nƣớc ngọt cho nuôi trồng thủy sản nội địa và ven biển, nhu cầu ngày càng tăng
của cộng đồng ngƣ dân trong sử dụng nguồn lợi thủy sản và áp lực sử dụng tổng hợp
tài nguyên mặt nƣớc…, BĐKH đang đặt thêm một gánh nặng phải giải quyết nhằm
thực hiện mục tiêu phát triển thủy sản bền vững. Tiêu biểu có các công trình sau:
29
Theo báo cáo “Đánh giá tác động, tổn hại của BĐKH đến lĩnh vực thủy sản và
nghiên cứu, đề xuất các biện pháp thích ứng với BĐKH trong ngành thủy sản Việt
nam” (2009) của Nguyễn Quang Hùng và Hoàng Đình Chiểu, các tác giả đã phân
tích rõ các tác động của BĐKH đối với nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam nhƣ sau:
- Nhiệt độ tăng: Thay đổi về nhiệt độ môi trƣờng sống sẽ ảnh hƣởng đáng kể tới
sự trao đổi chất, tốc độ phát triển, sự sinh sản và tái sản xuất theo mùa vụ của các sinh
vật sống trong môi trƣờng nƣớc, đồng thời chúng sẽ dễ bị nhiễm bệnh và các loại độc
tố. Khi nhiệt độ tăng lên làm cho hàm lƣợng ôxi trong nƣớc trong giảm mạnh, ảnh
hƣởng đến sự sinh trƣởng và phát triển của loài nuôi, tôm cá có thể bị chết hoặc chậm
lớn. Điều này dễ nhận thấy qua hiện tƣợng phù dƣỡng các ao nuôi; cá nổi đầu vào
buổi sáng trong các ao nuôi; thủy triều đỏ và tảo chết hàng hoạt ở các vùng ven biển.
- Lũ lụt: Đối với nghề nuôi thủy sản nƣớc mặn, nƣớc lợ, độ mặn lại là yếu tố
ảnh hƣởng rất lớn đến sinh trƣởng và phát triển của loài nuôi. Khi xảy ra mƣa lớn, độ
mặn trong các ao nuôi giảm xuống đột ngột vƣợt ra khỏi ngƣỡng chịu đựng làm cho
tôm cá bị sốc, chết hoặc chậm lớn.
- Bão và ATNĐ đới gây ra mƣa to, gió lớn, sóng dữ dội có thể tàn phá hệ thống
đê bao của các ao nuôi, lồng bè trên biển, sông và đầm phá. Vì vậy tổn thất là điều
khó tránh khỏi. Sự tàn phá của bão và ATNĐ đới còn ảnh hƣởng đến hệ sinh thái của
vùng nuôi – cần thời gian dài mới có thể phục hồi. So với sự thay đổi nhiệt độ, bão
và áp thấp nhiệt đới thƣờng khó có thể dự đoán, ngƣợc lại mức độ ảnh hƣởng của nó
ảnh hƣởng nghiêm trọng hơn rất nhiều.
- Nƣớc biển dâng: Có những ảnh hƣởng khá lớn đến nuôi trồng thủy sản nhƣng
chủ yếu là nuôi trồng thủy sản ven biển và vùng cửa sông. Khi mực NBD sẽ làm
biến đổi cấu trúc hệ sinh thái, các vùng nuôi tôm, cua ven rừng ngập mặn; khu vực
nuôi ngao trên bãi triều sẽ bị thu hẹp; khu vực nuôi lồng bè, nuôi hầu ở khu vực cửa
sông bị thu hẹp hoặc ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của loài nuôi [11]
Theo đánh giá mới nhất của Tổ chức DARA quốc tế phối hợp với diễn đàn các
nƣớc DBTT do BĐKH (CVF) thực hiện trong khuôn khổ Chƣơng trình Sáng kiến về
TDBTT năm 2012, Việt Nam đứng đầu trong danh sách các nƣớc có mức thiệt hại
ngành thủy sản do BĐKH ở mức nguy cấp, tức là mức báo động đỏ, khoảng 1,5 tỷ
30
USD năm 2010 và mức thiệt hại này sẽ tăng tới 25 tỷ USD vào năm 2030 [29].
Nghiên cứu “Ảnh hƣởng của BĐKH đến nghề nuôi cá tra ở Đồng bằng sông
Cửu Long” của tác giả Trƣơng Hoàng Minh và các cộng sự đã xác định đƣợc các tác
động đặc thù của BĐKH nhƣ gia tăng các kiểu thời tiết cực đoan, mực nƣớc tăng lên
ở các kênh rạch, gia tăng số ngày nóng và mùa nóng kéo dài, XNM, tăng tần suất lũ
và mùa mƣa đến sớm hơn, tăng cƣờng độ mƣa lớn… đến hoạt động nuôi cá tra của
các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng [12].
Kết quả nghiên cứu của công trình “Nhận thức về tác động của BĐKH và biện
pháp thích ứng đối với nghề nuôi tôm vùng Đồng bằng sông Cửu Long” do nhóm tác
giả Vũ Vi An và các cộng sự đã xác định đƣợc 5 yếu tố liên quan đến BĐKH có tác
động đến nghề nuôi tôm ở ĐBSCL, bao gồm: Nhiệt độ tăng, nƣớc biển dâng, mƣa
lớn và mƣa trái mùa, bão tố. Đối với ngƣời nuôi tôm nhiệt độ tăng đƣợc xem là yếu tố
tác động mạnh đến nghề nuôi tôm (32.2%), trong khi đó nghiên cứu chỉ ra là mƣa
lớn và mƣa trái mùa mới là yếu tố tác động mạnh nhất (48.4%) [1].
Nghiên cứu “Xây dựng khung đánh giá và công cụ tính toán chỉ số tình trạng dễ
bị tổn thƣơng do BĐKH: Nghiên cứu thí điểm cho sản xuất nông nghiệp tại một số
tỉnh đồng bằng sông Hồng, Việt Nam” của Hà Hải Dƣơng đã xây dựng một phƣơng
pháp thống nhất đƣợc sử dụng để đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng nói chung và
và đối với sản xuất nông nghiệp nói riêng ở Việt Nam. Điểm nổi bật là toàn bộ các
công thức tính toán đã đƣợc tích hợp thành phần mềm và chiết suất ra đƣợc bản đồ
tổn thƣơng trong quá trình tính toán. Phần mềm đã đƣợc sử dụng thử nghiệm cho các
tỉnh đồng bằng sông Hồng, kết quả cho thấy các tỉnh ven biển nhƣ Nam Định, Hải
Phòng sẽ chịu tác động nặng nề hơn các tỉnh nội địa nhƣ Hà Nam, Hải Dƣơng [8].
Trong công trình “ Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến nuôi trồng thủy sản
tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất giải pháp thích ứng” của nhóm
tác giả Tôn Thất Chất và Nguyễn Văn Đƣợc đã phân tích diễn biến BĐKH; Xem xét
ảnh hƣởng của BĐKH đến các hoạt động NTTS; Dự báo nguy cơ ngập theo 3 kịch
bản của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đến cuối thế kỷ XXI; Đề xuất đƣợc các giải
pháp thích ứng phù hợp cho địa phƣơng [4].
Đề tài cấp Nhà nƣớc của Lê Văn Thăng và các cộng sự: “Luận cứ khoa học cho
31
việc lựa chọn và hoàn thiện các mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ở
miền Trung và đề xuất nhân rộng” đã tiến hành nghiên cứu tổng hợp và khái quát
đƣợc một bức tranh tổng thể về các mô hình theo hƣớng thích ứng với BĐKH ở các
tỉnh/thành miền Trung; Đánh giá đƣợc 40 mô hình thích ứng với BĐKH; Xây dựng
thành công 4 mô hình thích ứng với BĐKH, trong đó, 2 mô hình đại diện cho vùng
Bắc Trung Bộ và 2 mô hình đaih diện cho vùng Nam Trung Bộ; Đề xuất các giải
pháp và phƣơng án nhân rộng mô hình thích ứng với BĐKH ở các địa phƣơng có
điều kiện tƣơng tự khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần định
hƣớng lựa chọn mô hình NTTS thích ứng với BĐKH và vận dụng cụ thể vào điều
kiện của vùng đầm phá TG - CH. [20]
Công trình “Mô hình thích ứng với BĐKH cấp cộng đồng tại vùng trũng thấp ở
tỉnh Thừa Thiên Huế” của Lê Văn Thăng và các cộng sự đã xây dựng cơ sở lý luận
nghiên cứu mô hình thích ứng BĐKH cấp cộng đồng và xây dựng đƣợc các mô hình
thí điểm, triển khai thực nghiệm mô hình: Mô hình trồng rau thích ứng với BĐKH,
mô hình nhà sinh hoạt cộng đồng thích ứng với bão lũ, mô hình canh tác lúa nƣớc
thích ứng với mƣa lũ, đặc biệt là đã xâu dựng và triển khai thực nghiệm mô hình
NTTS thích ứng với BĐKH ở vùng ven phá Tam Giang với mức độ phù hợp và tính
hiệu quả cao. Kết quả nghiên cứu của công trình sẽ góp phần cung cấp những thông
tin về cơ sở lỹ luận và thực tiễn trong việc lựa chọn, xây dựng và nhân rộng các mô
hình NTTS ở những địa phƣơng ven đầm phá TG - CH có điều kiện tƣơng tự. [19]
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để đánh giá TTDBTT của một hệ thống kinh
tế - xã hội - môi trƣờng do BĐKH và khả năng chống chịu, thích ứng của nó đƣợc áp
dụng vào Việt Nam. Dù với những cách tiếp cận khác nhau nhƣng cũng đều xem xét
tới cả những yếu tố bên trong và bên ngoài hệ thống trong việc đánh giá TTDBTT do
BĐKH. Nhìn chung hiện nay, đã có khá nhiều nghiên cứu về đánh giá TTDBTT do
BĐKH của các tác giả trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, chúng ta cần thêm những
nghiên cứu chuyên sâu, đánh giá toàn diện tác động của BĐKH đến từng lĩnh vực,
từng ngành cụ thể cho từng khu vực, địa phƣơng. Vì vậy, hƣớng nghiên cứu đánh giá
TTDBTT do BĐKH đối với hoạt động NTTS ở vùng đầm phá TG - CH là một cách
tiếp cận mới và không trùng lặp với các công trình đã có.
32
1.3. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
1.3.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam
1.3.1.1. Biến đổi của yếu tố nhiệt độ
Nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc trên toàn quốc, tăng
nhanh trong những thập kỷ gần đây. Trung bình cả nƣớc, nhiệt độ trung bình
nămthời kỳ 1958-2014 tăng khoảng 0,620
C, riêng giai đoạn (1985-2014) nhiệt độ
tăng khoảng 0,420
C (Hình 1.1). Tốc độ tăng trung bình mỗi thập kỷ khoảng 0,100
C,
thấp hơn giá trị trung bình toàn cầu (0,120
C/thập kỷ, IPCC 2013). [3].
Hình 1.1 Chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm (0
C) trên quy mô cả nước. Nguồn [3].
Hình 1.2 Chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm (0
C) đối với các trạm ven biển và hải đảo
Nguồn [3]
Nhiệt độ tại các trạm ven biển và hải đảo có xu thế tăng ít hơn so với các trạm
ở sâu trong đất liền (Hình 1.2). Có sự khác nhau về mức tăng nhiệt độ giữa các
vùng và các mùa trong năm. Nhiệt độ tăng cao nhất vào mùa đông, thấp nhất vào
mùa xuân.Trong 7 vùng khí hậu, khu vực Tây Nguyên có mức tăng nhiệt độ lớn
nhất, khu vực Nam Trung Bộ có mức tăng thấp nhất (Hình 1.3).
33
Hình 1.3 Thay đổi nhiệt độ trung bình năm (0
C) thời kỳ 1958 – 2014. Nguồn [3]
1.3.1.2. Các hiện tượng cực đoan liên quan đến nhiệt độ
Theo số liệu quan trắc thời kỳ 1961-2014, nhiệt độ ngày cao nhất (Tx) và thấp
nhất (Tm) có xu thế tăng rõ rệt, với mức tăng cao nhất lên tới 10
C/10 năm. Số ngày
nóng (số ngày có Tx ≥ 350
C) có xu thế tăng ở hầu hết các khu vực trong cả nƣớc,
đặc biệt là ở Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Tây Nguyên với mức tăng phổ biến
2÷3 ngày/10 năm, nhƣng giảm ở một số trạm thuộc Tây Bắc, Nam Trung Bộ và khu
vực phía Nam. Các kỷ lục về nhiệt độ trung bình cũng nhƣ nhiệt độ tối cao liên tục
đƣợc ghi nhận từ năm này qua năm khác. Một ví dụ điển hình nhƣ tại trạm Con
Cuông (Nghệ An), nhiệt độ cao nhất quan trắc đƣợc trong đợt nắng nóng năm 1980
là 420
C, năm 2010 là 42,20
C và năm 2015 là 42,70
C [3].
Số lƣợng các đợt hạn hán, đặc biệt là hạn khắc nghiệt gia tăng trên phạm vi
toàn quốc. Các giá trị kỷ lục liên tiếp đƣợc ghi nhận trong vài năm trở lại đây. Từ
năm 2000 đến nay, khô hạn gay gắt hầu nhƣ năm nào cũng xảy ra. Vào năm 2010
mức độ thiếu hụt dòng chảy trên hệ thống sông, suối cả nƣớc so với trung bình
nhiều năm từ 60÷90%, mực nƣớc ở nhiều nơi rất thấp, tƣơng ứng với tần suất lặp lại
40÷100 năm. Năm 2015 mùa mƣa kết thúc sớm, dẫn đến tổng lƣợng mƣa thiếu hụt
nhiều so với trung bình nhiều năm trên phạm vi cả nƣớc, đặc biệt là ở Nam Bộ,
34
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Số ngày rét đậm, rét hại ở miền Bắc có xu thế giảm, đặc biệt là trong hai thập
kỷ gần đây, tuy nhiên có sự biến động mạnh từ năm này qua năm khác, xuất hiện
những đợt rét đậm kéo dài kỷ lục, những đợt rét hại có nhiệt độ khá thấp. Năm
2008 miền Bắc trải qua đợt rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày (từ 13/1 đến 20/2), băng
tuyết xuất hiện trên đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), nhiệt
độ có giá trị -2 và -30
C. Mùa đông 2015-2016, rét đậm, rét hại diện rộng ở miền
Bắc, tuy không kéo dài nhƣng nhiệt độ đạt giá trị thấp nhất trong 40 năm gần đây;
tại các vùng núi cao nhƣ Pha Đin, Sa Pa hay Mẫu Sơn, nhiệt độ thấp nhất dao động
từ -5 đến -40
C; băng tuyết xuất hiện nhiều nơi, đặc biệt là ở một số nơi nhƣ Ba Vì
(Hà Nội) và Kỳ Sơn (Nghệ An) có mƣa tuyết lần đầu tiên trong lịch sử [3].
1.3.1.3. Biến đổi của yếu tố lượng mưa
Trong thời kỳ 1958-2014, lƣợng mƣa năm tính trung bình cả nƣớc có xu thế
tăng nhẹ. Trong đó, tăng nhiều nhất vào các tháng mùa đông và mùa xuân; giảm
vào các tháng mùa thu. Nhìn chung, lƣợng mƣa năm ở các khu vực phía Bắc có xu
thế giảm (từ 5,8% ÷ 12,5%/57 năm); các khu vực phía Nam có xu thế tăng (từ 6,9%
÷ 19,8%/57 năm). Khu vực Nam Trung Bộ có mức tăng lớn nhất (19,8%/57 năm);
khu vực đồng bằng Bắc Bộ có mức giảm lớn nhất (12,5%/57 năm). [3].
Bảng 1.1 Thay đổi lượng mưa (%) trong 57 năm qua (1958 - 2014) ở các vùng khí
hậu
Nguồn [3]
Đối với các khu vực phía Bắc, lƣợng mƣa chủ yếu giảm rõ nhất vào các tháng
mùa thu và tăng nhẹ vào các tháng mùa xuân. Đối với các khu vực phía Nam, lƣợng
mƣa các mùa ở các vùng khí hậu đều có xu thế tăng; tăng nhiều nhất vào các tháng
mùa đông (từ 35,3% ÷ 80,5%/57 năm) và mùa xuân (từ 9,2% ÷ 37,6%/57 năm)
(Bảng 1.1, Hình 1.4 ).
35
Hình 1.4 Thay đổi lượng mưa trung bình năm (%) thời kỳ 1958 – 2014. Nguồn [3]
1.3.1.4. Các hiện tượng cực đoan liên quan đến sự thay đổi lượng mưa
Mƣa cực đoan có xu thế biến đổi khác nhau giữa các vùng khí hậu: giảm ở hầu
hết các trạm thuộc Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và tăng ở phần lớn các
trạm thuộc các vùng khí hậu khác. Số liệu quan trắc cho thấy mƣa trái mùa và mƣa
lớn dị thƣờng xảy ra nhiều hơn. Trong những năm gần đây, mƣa lớn xảy ra bất
thƣờng hơn cả về thời gian, địa điểm, tần suất và cƣờng độ. Ví dụ, mƣa lớn kỷ lục
năm 2008 ở Hà Nội và lân cận, với lƣợng mƣa quan trắc đƣợc từ 19 giờ ngày
30/10/2008 đến 01 giờ ngày 1/11/2008 lên tới 408mm tại trạm Hà Nội. Mƣa lớn vào
tháng 10/2010 ở khu vực từ Nghệ An đến Quảng Bình với tổng lƣợng mƣa 10 ngày
dao động từ 700 ÷ 1600mm, chiếm trên 50% tổng lƣợng mƣa năm. Trận mƣa lớn ở
Quảng Ninh vào cuối tháng 7 đầu tháng 8/2015 đã lập kỷ lục cƣờng độmƣa tập
trung trên phạm vi hẹp; cụ thể, trong cả đợt mƣa từ 23/07 đến 04/08, tổng lƣợng
mƣa đo đƣợc dao động từ 1000 ÷ 1300mm, riêng tại Cửa Ông lƣợng mƣa đo đƣợc
gần 1600mm. Mƣa lớn không chỉ xảy ra trong mùa mƣa mà ngay cả trong mùa khô,
đợt mƣa trái mùa từ ngày 24 đến 27/3/2015 ở Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi
có lƣợng mƣa phổ biến từ 200 ÷ 500mm [3].
1.3.1.5. Bão và áp thấp nhiệt đới
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận

More Related Content

What's hot

Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạ...
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạ...Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạ...
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộṇg đồng cư dân ven đầm Cầu Hai
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộṇg đồng cư dân ven đầm Cầu HaiẢnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộṇg đồng cư dân ven đầm Cầu Hai
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộṇg đồng cư dân ven đầm Cầu HaiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (10)

Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua bài tập tình huống
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua bài tập tình huốngLuận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua bài tập tình huống
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua bài tập tình huống
 
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạ...
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạ...Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạ...
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạ...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật lí
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật líLuận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật lí
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật lí
 
Luận văn: Đánh giá hiểu biết của học sinh lớp 10 về thống kê cơ bản
Luận văn: Đánh giá hiểu biết của học sinh lớp 10 về thống kê cơ bảnLuận văn: Đánh giá hiểu biết của học sinh lớp 10 về thống kê cơ bản
Luận văn: Đánh giá hiểu biết của học sinh lớp 10 về thống kê cơ bản
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9
 
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộṇg đồng cư dân ven đầm Cầu Hai
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộṇg đồng cư dân ven đầm Cầu HaiẢnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộṇg đồng cư dân ven đầm Cầu Hai
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộṇg đồng cư dân ven đầm Cầu Hai
 
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà Giang
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà GiangLuận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà Giang
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà Giang
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đLuận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
 
Luận án: Lịch sử tiến hóa địa chất Holocen đới bờ Huế - Đà Nẵng
Luận án: Lịch sử tiến hóa địa chất Holocen đới bờ Huế - Đà NẵngLuận án: Lịch sử tiến hóa địa chất Holocen đới bờ Huế - Đà Nẵng
Luận án: Lịch sử tiến hóa địa chất Holocen đới bờ Huế - Đà Nẵng
 

Similar to Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận

Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc tổ chức...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc tổ chức...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc tổ chức...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc tổ chức...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sửLuận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sửDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên các trường THPT...
Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên các trường THPT...Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên các trường THPT...
Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên các trường THPT...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận (20)

Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPTLuận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai quy hoạch cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai quy hoạch cây công nghiệp dài ngàyLuận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai quy hoạch cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai quy hoạch cây công nghiệp dài ngày
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch cây công nghiệp dài n...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch cây công nghiệp dài n...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch cây công nghiệp dài n...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch cây công nghiệp dài n...
 
luan an anh huong cua chat kich khang len mot so gen o te bao nghe den
luan an anh huong cua chat kich khang len mot so gen o te bao nghe denluan an anh huong cua chat kich khang len mot so gen o te bao nghe den
luan an anh huong cua chat kich khang len mot so gen o te bao nghe den
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
 
Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm
Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu nămĐánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm
Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc tổ chức...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc tổ chức...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc tổ chức...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc tổ chức...
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
 
Luận văn: Sử dụng phương pháp dự án trong dạy học Địa lí 11 THPT
Luận văn: Sử dụng phương pháp dự án trong dạy học Địa lí 11 THPTLuận văn: Sử dụng phương pháp dự án trong dạy học Địa lí 11 THPT
Luận văn: Sử dụng phương pháp dự án trong dạy học Địa lí 11 THPT
 
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sửLuận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử
 
Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên THPTLuận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên THPT
 
Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên các trường THPT...
Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên các trường THPT...Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên các trường THPT...
Luận văn: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên các trường THPT...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
 
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo qua việc sử dụng bài tập sáng tạo
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo qua việc sử dụng bài tập sáng tạoLuận văn: Phát triển tư duy sáng tạo qua việc sử dụng bài tập sáng tạo
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo qua việc sử dụng bài tập sáng tạo
 
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua việc sử dụng bài ...
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua việc sử dụng bài ...Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua việc sử dụng bài ...
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua việc sử dụng bài ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NNGGUUYYỄỄNN TTHHỌỌ HHẢẢII ĐĐÁÁNNHH GGIIÁÁ TTÍÍNNHH DDỄỄ BBỊỊ TTỔỔNN TTHHƯƯƠƠNNGG DDOO BBIIẾẾNN ĐĐỔỔII KKHHÍÍ HHẬẬUU ĐĐỐỐII VVỚỚII SSẢẢNN XXUUẤẤTT NNÔÔNNGG NNGGHHIIỆỆPP ỞỞ HHUUYYỆỆNN NNIINNHH HHẢẢII,, TTỈỈNNHH NNIINNHH TTHHUUẬẬNN Chuyên ngành: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN Mã số: 8440217 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ Thừa Thiên Huế, năm 2017
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Họ tên tác giả Nguyễn Thọ Hải
  • 3. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Ban giám hiệu trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế, phòng đào tạo sau đại học, đặc biệt là TS Nguyễn Đăng Độ đã trực tiếp hƣớng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giáo - Các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Địa lý cho bản thân tác giả trong những năm tháng qua. Xin gửi tới Sở Tài nguyên và môi trƣờng tỉnh Ninh Thuận, phòng thống kê huyện Ninh Hải, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ninh Hải tỉnh Ninh Thuận lời cảm ơn sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu, điều tra khảo sát cũng nhƣ cung cấp những tài liệu nghiên cứu cần thiết cho đề tài. Xin cảm ơn các bạn học viên lớp cao học Địa lý tự nhiên K24 đã đóng góp ý kiến và giúp đở tác giả triển khai, điều tra thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp. Đặc biệt là sự quan tâm, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cũng nhƣ những thông cảm sâu sắc của gia đình, ban giám hiệu trƣờng THPT..... và các đồng nghiệp. Mặc dầu đã rất cố gắng trong học tập và nghiên cứu để hoàn thành tốt nhất luận văn nhƣng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của quý Thầy Cô giáo, các nhà khoa học, đọc giả và các bạn đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
  • 4. 1 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA i LỜI CAM ĐOAN ii LỜI CẢM ƠN iii MỤC LỤC 1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4 DANH MỤC CÁC BẢNG 5 DANH MỤC HÌNH 6 MỞ ĐẦU 7 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................7 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU......................................................8 2.1. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................8 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................8 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................9 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................9 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ...........................................................................9 3.2.1. Phạm vi thời gian ............................................................................................9 3.2.2. Phạm vi không gian.........................................................................................9 3.2.3. Phạm vi nội dung ............................................................................................9 4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................9 4.1. Quan điểm nghiên cứu .......................................................................................9 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................11 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................13 5.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................13 5.2. Ý nghĩa thực tiễn..............................................................................................13 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN .........................................................................13 NỘI DUNG 14 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 14 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI ........................14 1.1.1. Tính dễ bị tổn thƣơng....................................................................................14 1.1.2. Biến đổi khí hậu ............................................................................................17 1.1.3. Thích ứng và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu .................................18 1.1.4. Kịch bản biến đổi khí hậu .............................................................................20 1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................................................................................20 1.2.1. Trên thế giới..................................................................................................20 1.2.2. Ở Việt Nam 25 1.3. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM ..............................................................32 1.3.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam..................................................32 1.3.1.1. Biến đổi của yếu tố nhiệt độ.......................................................................32 1.3.1.2. Các hiện tƣợng cực đoan liên quan đến nhiệt độ.......................................33 1.3.1.3. Biến đổi của yếu tố lƣợng mƣa 34
  • 5. 2 1.3.1.4. Các hiện tƣợng cực đoan liên quan đến sự thay đổi lƣợng mƣa 35 1.3.1.5. Bão và áp thấp nhiệt đới.............................................................................35 1.3.1.6. Biến đổi mực nƣớc biển theo số liệu quan trắc tại các trạm hải văn 37 1.3.2. Kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam......................................................38 1.3.2.1. Kịch bản biến đổi nhiệt độ .........................................................................38 1.3.2.2. Kịch bản biến đổi lƣợng mƣa.....................................................................38 1.3.2.3. Kịch bản biến đổi của gió mùa và một số hiện tƣợng khí hậu cực đoan ...39 1.3.2.4. Kịch bản nƣớc biển dâng ...........................................................................40 Chƣơng 2. BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HUYỆN NINH HẢI, TỈNH NINH THUẬN 41 2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN NINH HẢI................................................................................................41 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên ....................................................................41 2.1.1.1.Vị trí địa lý ..................................................................................................41 2.1.1.2. Đặc điểm địa chất.......................................................................................42 2.1.1.3. Đặc điểm địa hình ......................................................................................42 2.1.1.4. Đặc điểm khí hậu .......................................................................................43 2.1.1.5. Đặc điểm thổ nhƣỡng 45 2.1.1.6. Đặc điểm thủy văn .....................................................................................46 2.1.1.7. Đặc điểm sinh vật.......................................................................................47 2.1.2. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội..............................................................48 2.1.2.1. Dân cƣ và nguồn lao động .........................................................................48 a. Dân cƣ .................................................................................................................48 b. Nguồn lao động...................................................................................................49 2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ trồng trọt................................................................49 2.1.2.3. Tình hình phát triển các ngành kinh tế.......................................................50 2.1.2.4. Thực trạng phát triển ngành trồng trọt ở huyện Ninh Hải .........................52 2.2. BIỂU HIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HUYỆN NINH HẢI ...........................53 2.2.1. Sự thay đổi nhiệt độ, số giờ nắng, bốc hơi trong quá khứ và hiện tại ..........53 2.2.1.1. Sự thay đổi của nhiệt độ.............................................................................53 2.2.1.2. Số giờ nắng.................................................................................................54 2.2.1.3. Bốc hơi .......................................................................................................54 2.2.2. Sự thay đổi của lƣợng mƣa, độ ẩm trong quá khứ và hiện tại ......................54 2.2.2.1 Sự thay đổi của lƣợng mƣa .........................................................................54 2.2.2.2. Xu thế và mức độ biến đổi độ ẩm ..............................................................56 2.2.3. Các thiên tai liên quan đến BĐKH tác động đến huyện Ninh Hải....................57 2.2.3.1. Bão và áp thấp nhiệt đới.............................................................................57 2.2.3.2. Lũ lụt, hoang mạc hóa, hạn hán .................................................................59 2.2.3.2.1: Lũ lụt và lũ quét: .....................................................................................59 2.2.3.2.2 Về hoang mạc hóa....................................................................................60 2.2.3.2.3: Về hạn hán: .............................................................................................61 2.2.3.3. Nƣớc biển dâng và xâm nhập mặn.............................................................63 2.3. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HUYỆN NINH HẢI ............................64 2.3.1. Lựa chọn kịch bản BĐKH cho huyện Ninh Hải:..........................................64 2.3.1.1. Kịch bản thay đổi nhiệt độ .........................................................................64
  • 6. 3 2.3.1.2. Kịch bản thay đổi lƣợng mƣa.....................................................................64 2.3.1.3. Kịch bản nƣớc biển dâng ...........................................................................65 Chƣơng 3. TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG CHO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN NINH HẢI, TỈNH NINH THUẬN 67 3.1. ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI NGÀNH TRỒNG TRỌT........................................................................67 3.1.1. Phƣơng pháp đánh giá ...................................................................................67 3.1.1.1. Xác định các biến của hàm đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng.......................67 3.1.1.2. Sắp xếp dữ liệu...........................................................................................69 3.1.1.3. Chuẩn hóa các biến của hàm số đánh giá...................................................70 3.1.1.4. Xác định trọng số cho các biến của hàm tính dễ bị tổn thƣơng.................71 3.1.1.5. Xác định chỉ số dễ bị tổn thƣơng ...............................................................72 3.1.1.6. Phân cấp mức độ dễ bị tổn thƣơng.............................................................72 3.1.2. Kết quả xây dựng các biến của hàm số đánh giá tính tổn thƣơng ................72 3.1.3. Kết quả xác định trọng số các biến của hàm số đánh giá .............................76 3.1.3.1. Kết quả xác định trọng số biến mức độ phơi nhiễm (E - Exposure)..........76 3.1.3.2. Kết quả xác định trọng số biến mức độ nhạy cảm (S - Sensitivity)...........78 3.1.3.3. Kết quả xác định trọng số biến khả năng thích ứng........................................81 3.1.4. Kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu đối với hoạt động trồng trọt.................................................................................................83 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN NINH HẢI..........................................................................................................................86 3.2.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất giải pháp...................................................86 3.2.1.1. Cách tiếp cận với thích ứng........................................................................86 3.2.1.2. Nguyên nhân của tính dễ bị tổn thƣơng hiện tại ........................................87 2.3.1.3. Những nỗ lực của cộng đồng trong công tác thích ứng với BĐKH 87 3.2.2. Một số giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong hoạt động sản suất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận ...........................................89 3.2.2.1 Nhóm giải pháp thích ứng 89 3.2.2.2 Nhóm biện pháp truyền thống dân gian có cải tiến 90 3.2.2.3. Nhóm giải pháp công trình.........................................................................91 3.2.2.4. Nhóm giải pháp phi công trình ..................................................................92 KẾT LUẬN............................................................................................................96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC
  • 7. 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AC : Chỉ số khả năng thích ứng (Adaptive Capacity) ATNĐ : Áp thấp nhiệt đới BĐKH : Biến đổi khí hậu DTTS : Dân tộc thiểu số ĐB : Đồng bằng ĐN : Đông Nam E : Chỉ số mức độ phơi nhiễm (Exposure) GDP : Tổng sản phẩm quốc nội hay tổng sản phẩm nội địa HDI : Chỉ số phát triển con ngƣời HM : Hoang mạc HMH : Hoang mạc hóa IMHEN : Viện khoa học khí tƣợng thủy văn và môi trƣờng (Institute of Meteorology, Hydrolody and Environment) IPCC : Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change) KT – XH : Kinh tế - xã hội KTTV : Khí tƣợng thủy văn LRTX : Loại rừng thƣờng xanh LVS : Lƣu vực sông NBD : Nƣớc biển dâng NTTS : Nuôi trồng thủy sản S : Chỉ số mức độ nhạy cảm (Sensitivity) SDĐ : Sử dụng đất SXNN : Sản xuất nông nghiệp TB : Tây Bắc TBNN : Trung bình nhiều năm TDBTT : Tính dễ bị tổn thƣơng TN &MT : Tài nguyên & môi trƣờng Tp : Thành phố TT : Trồng trọt UBND : Ủy ban nhân dân UNDP : Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc (United Nations Development Programme) V : Chỉ số tổn thƣơng (Vulnerability) XNM : Xâm nhập mặn
  • 8. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1Thay đổi lƣợng mƣa (%) trong 57 năm qua (1958 - 2014) 34 Bảng 1.2 Đánh giá và kiểm nghiệm thống kê xu thế biến đổi mực nƣớc biển trung bình tại các trạm 37 Bảng 2.1 Phân bố nhiệt độ theo các tháng: 43 Bảng 2.2 Phân bố lƣợng mƣa trong năm 44 Bảng 2.3 Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành 51 Bảng 2.4 Sự thay đổi diện tích cây hàng năm của huyện Ninh Hải 52 Bảng 2.5Một số cây trồng hàng năm của huyện Ninh Hải năm 2016 52 Bảng 2.6 Sự thay đổi diện tích cây lâu năm của huyện Ninh Hải 52 Bảng 2.7 Một số cây trồng lâu năm của huyện Ninh Hải, năm 2016 53 Bảng 2.8 Tổng số giờ nắng các tháng, năm Trạm Phan Rang (h), 54 Bảng 2.9 Số giờ nắng trung bình ngày các tháng Trạm Phan Rang ( h ), 54 Bảng 2.10 Tổng lƣợng bốc hơi khả năng tháng và năm ở Phan Rang 54 Bảng 2.11Trị số phổ biến của độ lệch tiêu chuẩn S(%) và biến suất Sr(%) độ ẩm tƣơng đối tại trạm Phan Rang 57 Bảng 2.12 Bão, ATNĐ ảnh hƣởng đến tỉnh Ninh Thuận từ năm 1977 – 2010 58 Bảng 2.13 Các nhóm thiên tai liên quan đến tài nguyên nƣớc Ninh Hải 59 Bảng 2.14 Một số trận lũ quét điển hình ở Ninh Hải 59 Bảng 2.15 Tỷ lệ của số tháng hạn theo mùa và năm (%) ở Phan Rang 62 Bảng 2.16 Xu thế biến đổi mức độ hạn ở khu vực Phan Rang 63 Bảng 2.17 Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (0 C) ở Ninh Thuận 64 Bảng 2.18 Biến đổi của lƣợng mƣa năm (%) ở Ninh Thuận so với thời kỳ cơ sở (1986 -2005) Theo kịch bản RCP4.5 65 Bảng 2.19 Mực nƣớc biển dâng (cm) của khu vực từ Mũi Đại Lãnh đến Mũi Kê Gà so với thời kỳ cơ sở (1986 -2005) Theo kịch bản RCP4.5 65 Bảng 2.20 Nguy cơ ngập đối với tỉnh Ninh Thuận 65 Bảng 3.1 Các biến của hàm số tình trạng dễ bị tổn thƣơng 68 Bảng 3.2 Bảng sắp xếp dữ liệu các biến theo vùng 70 Bảng 3.3 Số liệu điều tra các biến của hàm số tổn thƣơng 72 Bảng 3.4 Kết quả chuẩn hóa các biến của chỉ số độ phơi nhiễm 76 Bảng 3.5 Kết quả xác định trọng số của các biến thành phần và biến chính độ phơi nhiễm (E) 78 Bảng 3.6 Kết quả chuẩn hóa các biến của chỉ số độ nhạy cảm 78 Bảng 3.7 Kết quả xác định trọng số cho các biến thành phần và biến chính độ nhạy cảm (S) 80 Bảng 3.8 Kết quả chuẩn hóa các biến của chỉ số khả năng thích ứng 81 Bảng 3.9 Kết quả xác định trọng số cho các biến thành phần và biến chính khả năng thích ứng (AC) 82 Bảng 3.10 Kết quả tính toán chỉ số dễ bị tổn thƣơng (V) 84 Bảng 3.11 Bảng phân cấp mức độ tổn thƣơng do BĐKH đến TT ở huyện Ninh Hải 84
  • 9. 6 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm (0 C) trên quy mô cả nƣớc………… 32 Hình 1.2 Chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm (0 C) đối với các trạm ven biển và hải đảo …………………………………………………………………………………32 Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Ninh Hải...........................................................41 Hình 2.2 Bản đồ địa hình huyện Ninh Hải................................................................42 Hình 2.3 Bản đồ nhiệt độ trung bình năm huyện Ninh Hải ......................................43 Hình 2.4 Bản đồ Lƣợng mƣa huyện Ninh Hải.........................................................44 Hình 2.5 Bản đồ thổ nhƣỡng huyện Ninh Hải ..........................................................45 Hình 2.6 Bản đồ hiện trạng rừng huyện Ninh Hải....................................................47 Hình 2.7 Biến trình nhiệt độ trung bình năm trạm Phan Rang, ................................53 Hình 2.8 Biểu đồ thể hiện biến trình mƣa tại trạm Phan Rang.................................55 Hình 2.9 Biểu đồ thể hiện phân bố lƣợng mƣa các tháng trong năm ở Ninh Thuận 55 Hình 2.10 Phân bố lƣợng mƣa năm 2000 ................................................................56 Hình 2.11...................................................................................................................56 Hình 2.12 Phân bố chênh lệch lƣợng mƣa năm 2010 so với năm 2000. .................56 Hình 2.13 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi độ ẩm trung bình ở Ninh Thuận giai đoạn 1993-2008 ...............................................................................................................57 Hình 2.14Ảnh và đƣờng đi của bão số 11 (Marinae). ...................................58 Hình 2.15 Bản đồ chỉ số khô hạn Ninh Thuận tháng 9/2015 từ ảnh vệ tinh Landsat8 ...................................................................................................................................63 Hình 2.16 Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực NBD 100 cm, tỉnh Ninh Thuận ......65 Hình 3.1 Biểu đồ so sánh các chỉ số E, S, AC ở các xã nghiên cứu……………. 83
  • 10. 7 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay, biến đổi khí hậu (BĐKH) không còn là nguy cơ mà đã trở thành hiện thực. BĐKH đã tác động đa chiều đối với nhân loại ở trên nhiều nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trƣờng, tài nguyên…và trở thành rào cản cho sự phát triển của các quốc gia trên thế giới. Do đó, việc xác định mức độ tổn thƣơng do BĐKH đang là vấn đề đƣợc nhiều tổ chức chính trị và nhiều quốc gia rất quan tâm. Theo báo cáo của IPCC (2007) và đánh giá tác động kinh tế do biến đổi khí hậu, báo cáo phát triển thế giới năm 2010 của tổ chức Ngân hàng thế giới (WB, 2010, WB, 2010a) cho thấy: BĐKH đang gây ra những thảm họa mang tính toàn cầu về thiên nhiên, môi trƣờng, đe dọa cuộc sống hàng triệu ngƣời trên khắp hành tinh, có thể làm bùng nổ các làn sóng di cƣ, thậm chí đe dọa sự tồn tại của nhiều quốc gia ở vị trí thấp so với mực nƣớc biển. Kết quả đánh giá từ các nghiên cứu này dự báo rằng đến năm 2050, khoảng 150 triệu ngƣời có thể phải rời khỏi những khu vực duyên hải do nƣớc biển dâng làm ngập lụt, sạt lở đất và xâm nhập mặn. Đến năm 2080, sản lƣợng ngũ cốc sẽ giảm 2 - 4% trong khi giá ngũ cốc có thể tăng 13 - 45%, và nạn đói có thể tác động đến 35 - 60% dân số thế giới [34],[38]. Nếu dự báo này xảy ra, biến đổi khí hậu sẽ gây ra những thay đổi lớn ở một số khu vực trên thế giới, tình trạng đói nghèo do thiên tai, hạn hán sẽ gia tăng… Ninh Hải là một huyện ven biển, thuộc vùng Nam Trung Bộ. Đây là một trong những địa phƣơng chịu ảnh hƣởng của nhiều hiện tƣợng thời tiết khí hậu cực đoan nhƣ sự gia tăng về nhiệt độ, suy giảm về lƣợng mƣa và độ ẩm… đã gây nên tình trạng hạn hán và hoang mạc hóa trên diện rộng, đã ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển KT - XH, đặc biệt là hoạt động SXNN. Ninh Hải đƣợc xem là một trong những huyện khô hạn nhất cả nƣớc, có lƣợng mƣa bình quân năm thấp nhất trong cả nƣớc. Phân bố mƣa theo không gian và thời gian hết sức bất lợi cho cây trồng. Đặc biệt trong hai năm vừa qua 2015 – 2016 Ninh Hải công bố thiên tai hạn hán. Năm 2016, do ảnh hƣởng chung của BĐKH, hạn hán kéo dài đã ảnh hƣởng nặng nề đến SXNN và đời sống ngƣời dân địa phƣơng. Toàn huyện có 507,96 ha cây trồng bị thiệt hại; 655 gia súc chết do bị suy dinh dƣỡng. Từ trƣớc đến nay
  • 11. 8 ngƣời dân chỉ trông chờ vào nguồn nƣớc từ các hồ chứa nhƣ hồ Thành Sơn, Nƣớc Ngọt, Ông Kinh để sản xuất. Tuy nhiên, đến năm 2016, nhiều hồ chứa cũng đã cạn nƣớc, riêng hồ Ông Kinh đã cạn trơ đáy. Tình trạng hạn hán diễn ra gay gắt, gây nhiều khó khăn cho đời sống của ngƣời dân, nhất là về nƣớc sinh hoạt và sản xuất. Ninh Hải thƣờng xuyên phải hứng chịu những diễn biến bất thƣờng của thời tiết, thiên tai gây ra do BĐKH và nƣớc biển dâng. Những biểu hiện ảnh hƣởng ngày càng rõ nét nhƣ: áp thấp nhiệt đới, bão lụt, lũ quét, lốc xoáy,… Mƣa lớn bất thƣờng xảy ra nhiều gây úng lụt không những ảnh hƣởng nghiêm trọng đến SXNN trong nội đồng mà khi tiêu thoát ra biển làm cho nồng độ muối vùng nƣớc ven bờ giảm đột ngột dẫn đến các loài thuỷ sản nhất là loài nhuyễn thể nhƣ ngao bị chết hàng loạt do bị sốc nƣớc. Đặc biệt, là hiện tƣợng nƣớc biển dâng, độ xâm nhập mặn tiến sâu vào nội địa gây nhiễm mặn, nhiễm phèn nguồn nƣớc, ảnh hƣởng lớn đến nguồn nƣớc tƣới gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. Tác động tổng hợp của BĐKH đã làm thay đổi một số quy luật tự nhiên, môi sinh, môi trƣờng, tác động tiêu cực lên hệ sinh thái nhất là hệ sinh thái Vƣờn quốc gia Núi Chúa, vùng đất ven biển, vùng vịnh Vĩnh Hy… sẽ chịu nhiều thiệt hại. Trƣớc những tác động bất lợi của BĐKH ngày càng hiện hữu đối với tất cả các lĩnh vực sản xuất và đời sống. Để phát triển kinh tế, xã hội bền vững Ninh Hải phải thay đổi chiến lƣợc để có tầm nhìn bao quát hơn trong việc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, xem xét tổng thể và lƣờng trƣớc những tác động của biến đổi khí hậu tới các hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân. Xuất phát từ thực tiễn nói trên, tác giả chọn đề tài “Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Việc nghiên cứu của đề tài nhằm xác định xu hƣớng và đánh giá TDBTT do BĐKH gây ra đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp thích ứng cho cộng đồng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận về đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH - Biểu hiện của BĐKH ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
  • 12. 9 - Đánh giá TDBTT do BĐKH đối với hoạt động ngành TT ở huyện Ninh Hải. - Đề xuất một số giải pháp thích ứng với BĐKH cho cộng đồng địa phƣơng trong sản xuất nông nghiệp. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Đối tƣợng gây tổn thƣơng: Sự thay đổi nhiệt độ, lƣợng mƣa, nƣớc biển dâng theo các kịch bản BĐKH đến năm 2100 và tình trạng hạn hán ở huyện Ninh Hải. - Đối tƣợng bị tổn thƣơng: Đối tƣợng sản xuất của ngành TT ở huyện Ninh Hải. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.2.1. Phạm vi thời gian - Đề tài tập trung phân tích những biểu hiện BĐKH trên địa bàn theo chuỗi số liệu thu thập trong vòng hơn 30 năm qua và các kịch BĐKH đến năm 2100. - Đánh giá TDBTT cho hiện tại và đề xuất những định hƣớng tƣơng lai theo các kịch bản về BĐKH của huyện Ninh Hải. 3.2.2. Phạm vi không gian Đề tài nghiên cứu trên toàn bộ phạm vi không gian của huyện Ninh Hải, đƣợc xác định theo ranh giới bản đồ hành chính của huyện. 3.2.3. Phạm vi nội dung - Đánh giá TDBTT hiện nay có nhiều phƣơng pháp và cách tiếp cận khác nhau. Đề tài áp dụng phƣơng pháp đánh giá theo chỉ số của IPCC (2007) đề xuất để đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng. - Do hạn chế về thời gian và nguồn số liệu, đề tài chỉ tập trung đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng của BĐKH đến hoạt động sản xuất của ngành trồng trọt. 4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm hệ thống Tiếp cận hệ thống theo quan điểm cấu trúc trong địa lý học đó là việc nghiên cứu cấu trúc thẳng đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc chức năng của hệ thống tự nhiên. Cấu trúc thẳng đứng là các thành phần cấu tạo nhƣ: Địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhƣỡng, sinh vật và mối quan hệ giữa chúng. Đối với việc nghiên cứu tính dễ tổn
  • 13. 10 thƣơng do BĐKH ta phải đặt trong mối quan hệ có tính hệ thống với các tai biến thiên nhiên do quá trình nội lực, ngoại lực, tai biến nhân sinh. Mặt khác cần xem xét mối quan hệ giữa các tai biến thiên nhiên với nhau, cũng nhƣ mối quan hệ giữa các tai biến thiên nhiên với hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ninh Hải, để từ đó có nhận định đúng, toàn diện, tìm ra nguyên nhân, mối quan hệ, đánh giá mức độ tác động, đề xuất giải pháp thích ứng hợp lí. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp Quan điểm này xem các yếu tố và hiện tƣợng của môi trƣờng tự nhiên là một tổ hợp có tổ chức, giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau. Sự tác động của con ngƣời vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào đó có thể gây ra những biến đổi lớn trong hoạt động của cả tổng thể. Tuy nhiên, quan điểm này không yêu cầu nhất thiết phải nghiên cứu tất cả các thành phần mà có thể lựa chọn một số đại diện có vai trò chủ đạo, là những nhân tố có vai trò quyết định đến các thuộc tính cơ bản nhất của tổng thể. Áp dụng quan điểm này, đề tài chỉ đánh giá tính tổn thƣơng do BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trong đó tập trung vào ngành trồng trọt ở huyện Ninh Hải. 4.1.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh Mọi sự vật, hiện tƣợng đều có quá trình phát sinh, vận động và biến đổi. Do đó, khi đánh giá chúng chỉ đúng ở một thời điểm nhất định. Đứng trên quan điểm lịch sử, phân tích nguồn gốc phát sinh, đánh giá đúng đắn hiện tại sẽ là cơ sở để đƣa ra các dự báo xác thực về xu hƣớng hát triển trong giai đoạn sắp tới. Vận dụng quan điểm này, đề tài phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Ninh Hải, với chuỗi số liệu nhiều năm nhằm phản ánh cơ bản nhất đặc điểm của đối tƣợng, từ đó tính toán chỉ số tổn thƣơng. 4.1.4. Quan điểm lãnh thổ Mỗi một công trình nghiên cứu địa lí tự nhiên nói riêng cũng nhƣ địa lý nói chung đều đƣợc gắn với một lãnh thổ cụ thể. Các thành phần tự nhiên luôn có sự thay đổi theo thời gian và phân hoá theo không gian. Vì vậy, khi nghiên cứu một khu vực cần xác định sự phân hoá không gian theo lãnh thổ và việc đánh giá cần gắn liền trên một lãnh thổ cụ thể đƣợc phân chia. Với quan điểm này, đề tài xác
  • 14. 11 định rõ những yếu tố gây nên và biểu hiện của các tai biến thiên nhiên trên phạm vi toàn huyện Ninh Hải cũng nhƣ xem xét, đánh giá mức độ tổn thƣơng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa bàn các xã của huyện Ninh Hải. 4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại nhƣng không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tƣơng lai trong việc đáp ứng nhu cầu của chính họ. Đây vừa là xu thế, vừa là yêu cầu bắt buộc trong bất kì hoạt động kinh tế - xã hội nào. Quan điểm này đƣợc tác giả vận dụng xuyên suốt quá trình đánh giá phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp trong hoạt động động sản xuất nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.2.1.Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, số liệu Các dữ liệu, số liệu liên quan đến BĐKH, ảnh hƣởng của các yếu tố khí hậu đến ngành trồng trọt đƣợc thu thập chọn lọc, xử lý và sử dụng cho quá trình tính toán, lập bảng biểu, đánh giá tác động của BĐKH đến ngành trồng trọt thông qua việc đánh giá sự thay đổi của diện tích, năng suất, sản lƣợng thu hoạch thực tế trong giai đoạn 2005 - 2016. 4.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa Khảo sát thực địa vùng nghiên cứu giúp thu thập thông tin, số liệu về sản xuất nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu và nhằm kiểm tra tính xác thực những thông tin. Đề tài tiến hành lựa chọn địa điểm và tuyến khảo sát theo các tiêu chí sau: Địa bàn chịu tác động mạnh mẽ bởi BĐKH đối với ngành trồng trọt, Các khu vực đƣợc lựa chọn khảo sát phải đóng vai trò đại diện, tiêu biểu cho hoạt động sản xuất của ngành trồng trọt ở địa phƣơng. Trên cơ sở các địa phƣơng, các tuyến khảo sát đƣợc lựa chọn, đề tài tiến hành khảo sát để thu thập các thông tin, bổ sung các số liệu còn thiếu và kiểm chứng kết quả nghiên cứu của luận văn. Các tuyến khảo sát của đề tài là: Tuyến phía Bắc: xã Tân Hải, Phƣơng Hải; Tuyến phía Nam: Thị trấn Khánh Hải; Tuyến phía Tây: Xã Xuân Hải, Hộ Hải; Tuyến phía Đông: Xã Tri Hải, Nhơn Hải, Thanh Hải, Vĩnh Hải. 4.2.3. Phương pháp bản đồ và GIS
  • 15. 12 Bản đồ đƣợc xem là "ngôn ngữ" của khoa học Địa lý vì chúng có khả năng chứa đựng những tri thức cũng nhƣ thể hiện rõ nhất, trực quan nhất các đặc trƣng không gian của các đối tƣợng nghiên cứu. Để đáp ứng mục tiêu của đề tài, phƣơng pháp bản đồ đƣợc vận dụng vào việc xây dựng các bản đồ chuyên đề của lãnh thổ nghiên cứu nhƣ: bản đồ địa hình, thủy văn, thổ nhƣỡng,... của huyện Ninh Hải. 4.2.4. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia Phƣơng pháp này tập hợp các ý kiến đánh giá của các chuyên gia về tác động của BĐKH lên ngành trồng trọt. Các ý kiến và đánh giá của các chuyên gia đƣợc tập hợp thông qua các cuộc trao đổi, tham khảo ý kiến của những chuyên gia có uy tín, có học hàm, học vị ở các trƣờng đại học, viện nghiên cứu, các nhà quản lý ở các sở ban nghành của địa phƣơng về lĩnh vực BĐKH, sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong hoạt động của ngành trồng trọt. 4.2.5. Phương pháp chỉ số trong đánh giá tính dễ bị tổn thương. Đƣa ra các chỉ số thứ tự mà thông qua đó các khu vực sẽ đƣợc xếp hạng, phân nhóm theo các mức dễ bị tổn thƣơng. Chỉ số đƣợc xây dựng sao cho nằm trong khoảng từ 0 đến 1 để dễ tiến hành so sánh giữa các vùng. Chỉ số dễ bị tổn thƣơng đƣợc xây dựng qua nhiều bƣớc. Đầu tiên là chọn khu vực nghiên cứu gồm nhiều vùng khác nhau. Ở mỗi vùng, một bộ chỉ thị đƣợc lựa chọn cho từng thành phần của khả năng dễ bị tổn thƣơng. Các chỉ thị đƣợc chọn dựa vào độ sẵn có của dữ liệu, đánh giá cá nhân hoặc nghiên cứu trƣớc đó. Vì tình trạng dễ bị tổn thƣơng thay đổi theo thời gian nên cần lƣu ý rằng tất cả các chỉ thị cần liên quan tới năm đƣợc chọn. Nếu tình trạng dễ bị tổn thƣơng cần đƣợc đánh giá qua nhiều năm thì cần thu thập dữ liệu về các chỉ thị ở từng vùng trong năm. 4.2.6. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA) Trong quá trình thực hiện, đề tài tiến hành tham vấn ý kiến của ngƣời dân thông qua hệ thống bảng hỏi đƣợc thiết kế sẵn gồm cac câu hỏi liên quan đến thông tin chung về chủ hộ, sinh kế, hoạt động SXNN, biểu hiện của BĐKH và ảnh hƣởng của BĐKH đến SXNN. Việc tham vấn đƣợc tiến hành qua các cấp quản lý: từ cấp tỉnh, huyện, xã, thôn; đồng thời khảo sát trực tiếp với những ngƣời dân có tham gia hoạt động SXNN tại các địa bàn trọng điểm đƣợc lựa chọn về các nội dung nhƣ
  • 16. 13 mức độ tổn thất do BĐKH gây ra đối với SXNN, các loại thiên tai tác động mạnh nhất, tình hình sản xuất, sinh kế, thu nhập của ngƣời SXNN... Kết quả, đề tài đã tiến hành tham vấn và điều tra đƣợc 450 phiếu. Mỗi thị trấn và xã có số phiếu điều tra bằng nhau (50 phiếu). Các xã/thị trấn đƣợc điều tra: 01 thị trấn: Khánh Hải, 08 xã: Hộ Hải, Nhơn Hải, Phƣơng Hải, Tân Hải, Thanh Hải, Tri Hải, Vĩnh Hải, Xuân Hải. 4.2.7. Phương pháp phân tích chuỗi Cách tiếp cận cơ bản nhất trong nghiên cứu tình trạng dễ bị tổn thƣơng đối với hoạt động SXNN là phân tích chuỗi số liệu nhiều năm theo nguyên lý nguyên nhân - kết quả. Từ đó, tìm ra sự vận động và phát triển của đối tƣợng nghiên cứu trong tƣơng lai, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp ứng phó và thích ứng cho cộng đồng SXNN ở địa bàn nghiên cứu. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng cho một hoạt động kinh tế cụ thể trƣớc những tác động của biến đổi khí hậu, trên cơ sở đó xác lập các luận chứng khoa học cho việc đề xuất các giải pháp thích ứng trong hoạt động SXNN đối với BĐKH. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tƣ liệu tham khảo cho ngƣời dân địa phƣơng và các cấp quản lý nhằm lựa chọn các giải pháp thích ứng với BĐKH trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, góp phần giảm thiểu những rủi ro và thiệt hại cho ngƣời dân ở huyện Ninh Hải. - Đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên cao học chuyên ngành Địa lý tự nhiên. 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN - Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn bao gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Chƣơng 2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận Chƣơng 3. Tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp thích ứng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
  • 17. 14 NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI 1.1.1. Tính dễ bị tổn thƣơng Tính dễ bị tổn thƣơng (Vulnerability) là một khái niệm khá trừu tƣợng, đƣợc đề cập trong rất nhiều tài liệu và chƣa có sự thống nhất. TDBTT bao hàm nhiều vấn đề, từ các biểu hiện vật lý (Mitchell, 1989; Schneider và Chen, 1980; Barth và Titus, 1984), kinh tế, xã hội và tài nguyên (Susman, O’Keefe, và Wisner 1983; Timmerman, 1981; Cannon, 1994); mối quan hệ của nơi xảy ra tai biến với hệ thống xã hội (Dow 1992; Cutter 1996, 2003),... Một số định nghĩa về TDBTT sau: - TDBTT là một đe dọa đến cộng đồng, bao gồm không chỉ cơ sở vật chất của cộng đồng đó mà còn cả đặc tính sinh thái, khả năng ứng phó với các tác động của cộng đồng vào mọi thời điểm (Gabor, 1979). - TDBTT là mức độ ứng phó với tai biến của một hệ thống (tự nhiên - xã hội, môi trƣờng...). Mức độ ứng phó của hệ thống đối với tai biến đƣợc coi là khả năng phục hồi (Resilience) của hệ thống (Timmerman, 1981). - TDBTT là khả năng nguy hiểm hay hứng chịu những bất lợi của cá nhân hay một nhóm ngƣời do tác động của tai biến. Tính tổn thƣơng phụ thuộc vào độ rủi ro và khả năng giảm thiểu tai biến của cộng đồng (Cutter, 1993). - TDBTT là sự mất an toàn của cá nhân hay cộng đồng khi phải đối mặt với sự thay đổi của môi trƣờng (Moser, 1996). - TDBTT là một hàm của 2 biến của mức độ tổn thất (do tai biến) và khả năng chống chịu (Coping ability) và phục hồi (Clark, 1998). - TDBTT là tính nhạy cảm của tài nguyên (tài nguyên tự nhiên, tài nguyên xã hội) trƣớc những tác động tiêu cực của tai biến (NOAA, 1999). - TDBTT là khả năng bị tổn thƣơng của hệ thống tự nhiên – xã hội, là những đặc tính của hệ thống cho phép nó cảm nhận, ứng phó, chống đỡ và phục hồi từ những thay đổi bên ngoài tác động vào hệ thống (Kasperson, 2001).
  • 18. 15 Theo quan niê ̣m thông thƣ ờng, TDBTT thƣờng đƣợc biểu thị thông qua cấu trúc của một hệ thống kinh tế - chính trị - xã hội hay môi trƣờng và đƣợc tạo ra bởi 2 nhóm yếu tố là mức độ tổn thất và khả năng chống chịu. Đối với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến tài nguyên - môi trƣờng thì có những định nghĩa riêng về tính tổn thƣơng tùy thu ộc vào tƣ̀ ng m ục đích nghiên cứu và hoạt động: - Chƣơng trình lƣơng thực thế giới (WFP) và Tổ chức Nông lƣơng Thế giới (FAO) quan tâm đến tính tổn thƣơng ở khía cạnh khủng hoảng lƣơng thực. Do đó các tổ chức này đã đƣa ra định nghĩa tính tổn thƣơng là toàn bộ những yếu tố tác động đến con ngƣời làm cho họ mất lƣơng thực hoặc mất an toàn thực phẩm. - Cơ quan phát triển quốc tế của Hoa Kỳ (USAID, 1999) thì coi tính tổn thƣơng nhƣ là một công cụ đánh giá trong Hệ thống cảnh báo sớm nạn đói nghèo (Famine Early Warning System - FEWS). Họ cho rằng mọi ngƣời đều bị tổn thƣơng nhƣng ở mức độ khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân, diễn thế và điều kiện. - Liên hợp quốc (UN, 1982) phân biệt 2 khái niệm quan trọng trong định nghĩa TDBTT. Trƣớc tiên, phân biệt TDBTT kinh tế và tính nhạy cảm (Sensitivity) sinh thái và cho rằng tổn thƣơng kinh tế bao gồm cả các yếu tố sinh thái. Do vậy, TDBTT phản ánh tính nhạy cảm kinh tế và sinh thái đối với những sự cố hay biến động từ bên ngoài. Tiếp theo là phân biệt giữa TDBTT cấu trúc bắt nguồn từ tình hình chính trị và TBDTT bắt nguồn từ các chính sách kinh tế. Theo đó, TDBTT đƣợc coi là sự mất mát/tổn thất do các hiện tƣợng tự nhiên có cƣờng độ khác nhau. - Theo quan niệm của Cục Bảo vệ Môi trƣờng Hoa kỳ (USEPA, 2006) trong Chƣơng trình đánh giá TDBTT vùng (Regional Vulnerability Assessment Programme) thì TDBTT của một hệ thống là mức độ tổn thất của hệ đó dƣới tác động của một áp lực nào đó từ bên ngoài hay bên trong hệ thống. Ví dụ, suy thoái chất lƣợng nƣớc mặt và ô nhiễm môi trƣờng khí là căn cứ để nhận biết TDBTT của hệ môi trƣờng. - Uỷ ban Địa học ứng dụng Nam Thái Bình Dƣơng (The South Pacific Applied Geo-science Commission - SOPAC, 1999) thì cho rằng tính tổn thƣơng là
  • 19. 16 khả năng ứng phó và phục hồi của hệ thống đối với các tác động của tai biến. - Trong các báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), khái niệm này vẫn đƣợc sử dụng khác nhau qua các thời kỳ. Trên thực tế, IPCC đã đƣa ra các khái niệm khác nhau về TDBTT đối với BĐKH qua các năm. Năm 1992, TDBTT đƣợc định nghĩa nhƣ mức độ mà một hệ thống không có khả năng đối phó với những hậu quả của BĐKH và NBD. Năm 1996, báo cáo lần thứ 2 (SAR) của IPCC đã định nghĩa TDBTT là mức độ mà BĐKH có thể gây tổn hại hay bất lợi cho hệ thống, không chỉ phụ thuộc vào độ nhạy cảm của hệ thống mà còn phụ thuộc vào năng lực thích ứng của cộng đồng với điều kiện khí hậu mới. Định nghĩa này bao gồm sự phơi lộ, mức độ nhạy cảm, khả năng phục hồi của hệ thống để chống lại các mối nguy hiểm do ảnh hƣởng của BĐKH. Năm 2001, báo cáo lần thứ 3 (TAR) của IPCC đã định nghĩa TDBTT là mức độ một hệ thống tự nhiên hoặc xã hội bị nhạy cảm với các thiệt hại do BĐKH gây ra. TDBTT là một hàm của mức độ nhạy cảm của một hệ thống đối với những thay đổi của khí hậu (mức độ mà một hệ thống sẽ ứng phó với một sự thay đổi của khí hậu, bao gồm những tác động có lợi và có hại), năng lực thích ứng (mức độ mà sự điều chỉnh trong thực tiễn, quá trình thực hiện, hoặc cơ cấu có thể giảm nhẹ hoặc bù lại đƣợc những thiệt hại tiềm ẩn hoặc tận dụng đƣợc những cơ hội tạo ra từ sự thay đổi khí hậu đó) và mức độ phơi lộ của hệ thống với các nguy cơ khí hậu. Năm 2007, báo cáo lần thứ 4 (AR4) của IPCC đã định nghĩa tính dễ bị tổn thƣơng do tác động của BĐKH là mức độ một hệ thống bị nhạy cảm hoặc không thể chống chịu trƣớc các tác động có hại của BĐKH, bao gồm dao động khí hậu và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan. TDBTT là một hàm của các đặc tính, cƣờng độ và mức độ (phạm vi) của các biến đổi và dao dộng khí hậu mà hệ thống đó bị phơi lộ, mức độ nhạy cảm và năng lực thích ứng của hệ thống đó. Theo định nghĩa mới nhất này, khi các biện pháp thích ứng đƣợc tăng cƣờng thì TDBTT theo đó sẽ giảm đi. Liên quan đến khía cạnh BĐKH, nghiên cứu và đánh giá TDBTT đã đƣợc đề cập, thực hiện với nhiều công trình của các giả và tổ chức trên thế giới. Một số khái niệm TDBTT do BĐKH điển hình có thể kể đến nhƣ: - TDBTT là khả năng tiềm tàng và sự ảnh hƣởng của các tai biến trong từng
  • 20. 17 bối cảnh cụ thể của xã hội, môi trƣờng sống, BĐKH (RonBenioff, 1996). - TDBTT là sự nhạy cảm của hệ thống tự nhiên hay xã hội do những thiệt hại lâu dài từ BĐKH (IPCC, 1997). - TDBTT do BĐKH là mức độ mà hệ thống dễ bị tác động và không có khả năng chống chịu trƣớc những tác động bất lợi (IPCC, 2007). Từ những trình bày trên có thể coi TDBTT là mức độ tổn thất, suy thoái của hệ thống, mức độ chống chịu, phục hồi, ứng phó của nó trước các tác động từ bên ngoài (tai biến và các hoạt động nhân sinh). 1.1.2. Biến đổi khí hậu - Theo Hiệp hội Khí tƣợng Mỹ (American Meteorological Society-AMS): Bất kỳ sự thay đổi có hệ thống của các nhân tố khí hậu trong một thời gian dài (nhiệt độ, áp suất hoặc gió) qua hàng chục năm hoặc lâu hơn. BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên, nhƣ các thay đổi trong quá trình phát năng lƣợng của Mặt Trời, hoặc các thay đổi chậm chạp trục quay Trái Đất, hoặc do các quá trình tự nhiên nội tại của hệ thống khí hậu; hoặc do các tác động từ các hoạt động của con ngƣời. - Định nghĩa BĐKH của Bộ TN - MT Việt Nam: Là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con ngƣời. Biến đổi khí hậu hiện nay biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nƣớc biển dâng và gia tăng các hiện tƣợng khí tƣợng thủy văn cực đoan. [3] - Theo báo cáo lần thứ 4 của tổ chức Liên chính phủ về BĐKH – IPCC: “BĐKH là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, đƣợc nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và/hoặc sự biến động của các thuộc tính của nó, duy trì trong một thời kì dài, điển hình là hàng ngàn thập kỷ hoặc dài hơn”. - “BĐKH Trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tƣơng lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo”.[10] - Theo công ƣớc chung của Liên Hợp Quốc về BĐKH - UNFCCC năm 2003: “BĐKH là những biến đổi trong môi trƣờng vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hƣởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và đƣợc quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã
  • 21. 18 hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con ngƣời”. Tóm lại, BĐKH là sự thay đổi trạng thái khí hậu so với trung bình nhiều năm và nguyên nhân của BĐKH đƣợc quyết định chủ yếu bởi con ngƣời. 1.1.3. Thích ứng và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu Thích ứng là khái niệm rất rộng, trong bối cảnh BĐKH, thích ứng đƣợc áp dụng cho nhiều lĩnh vực/đối tƣợng liên quan bị tác động của BĐKH. Về bản chất, sự thích ứng là quá trình dẫn tới tiến bộ hoặc tiến hóa. Mọi thực thể của hệ thống tự nhiên – xã hội đều có khả năng thích ứng BĐKH. Một số khái niệm thích ứng với BĐKH điển hình có thể kể đến nhƣ: - Là một quá trình mà qua đó con ngƣời làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu đến sức khoẻ, đời sống và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trƣờng khí hậu mang lại (Burton, 1992); - Là sự điều chỉnh một cách chủ động, chống lại nhằm làm giảm thiểu những hậu quả tiêu cực do BĐKH (Stakhiv, 1993); - Là sự điều chỉnh của cá nhân, tập thể và các thể chế để giảm mức độ tổn thƣơng do khí hậu (Pielke, 1998). - Là sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời để ứng phó những tác động thực tại hoặc tƣơng lai của khí hậu do đó làm giảm tác hại hoặc tận dụng những lợi ích mang lại (IPCC, 2001). Trong đó, tăng cƣờng khả năng thích ứng là một phƣơng thức giảm mức độ tổn thƣơng và định hƣớng phát triển bền vững. - Là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời đối với hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay đổi, nhằm giảm khả năng bị tổn thƣơng do BĐKH và tận dụng các cơ hội do nó mang lại (Viện Khoa học KTTV và Môi trƣờng, 2011). - “Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời đối với hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thƣơng do dao động và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng cơ hội nó mang lại”. [2] Mỗi lĩnh vực đều phải thích ứng theo mức độ tác động khác nhau và phù hợp với các điều kiện mới của BĐKH. Hơn nữa, thích ứng trong từng lĩnh vực đồng thời phải có sự thích ứng tổng hợp liên kết với các lĩnh vực khác trong hệ thống tự nhiên
  • 22. 19 - xã hội hay phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh BĐKH. Do đó, thích ứng cần yêu cầu các đặc điểm sau: - Thích ứng đòi hỏi sự tham gia của nhiều đối tƣợng, nhiều thành phần và đƣợc thực hiện ở các quy mô khác nhau theo một qui trình thống nhất và lâu dài. Thích ứng cần đƣợc thực hiện có hiệu quả nhất và phù hợp nhất, không ảnh hƣởng, thay đổi sinh kế ngƣời dân cũng nhƣ các hoạt động phát triển KT-XH của khu vực. - Thích ứng mang tính chủ động theo ý chí con ngƣời nhằm giảm thiểu mức độ tổn thƣơng và hƣớng tới sự phát triển bền vững. - Thích ứng là một quá trình mang tính liên ngành và tính liên vùng rất cao. Không một ngành nào, một quốc gia nào hoặc một nhóm quốc gia nào có thể hành động đơn phƣơng trong thích ứng. Ngoài ra, thích ứng còn yêu cầu đánh giá về các công nghệ và biện pháp khác nhau nhằm phòng tránh những hậu quả bất lợi của BĐKH bằng cách ngăn chặn hoặc hạn chế; tạo ra sự thích ứng nhanh với BĐKH; phục hồi có hiệu quả sau những tác động, hay là bằng cách lợi dụng những tác động tích cực. Thích ứng với BĐKH có thể đƣợc nâng cao bằng cách đầu tƣ vào thích ứng với khí hậu hiện tại cũng nhƣ thay đổi và biến đổi khí hậu trong tƣơng lai. Có thể nói, hiện nay BĐKH đang xảy ra một cách khách quan, ngoài tầm kiểm soát của con ngƣời, tác động lên mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội trên quy mô toàn cầu và biện pháp để giảm nhẹ tác động của BĐKH phổ biến nhất hiện nay là “sống chung”, hay còn gọi là thích ứng với BĐKH. Ngoài ra, thích ứng còn đòi hỏi sự đánh giá về công nghệ và biện pháp khác nhau nhằm phòng tránh những hậu quả bất lợi của BĐKH bằng cách ngăn chặn hoặc hạn chế chúng, nhanh chóng tạo ra sự thích ứng với BĐKH và phục hồi một cách có hiệu quả sau những tác động của chúng hay bằng cách lợi dụng những tác động tích cực. Thích ứng với BĐKH có 2 mặt: giảm nhẹ sự mất mát và tổn thất, nhanh chóng phục hồi sự hoạt động bình thƣờng của hệ thống; khai thác những cơ hội có lợi do tác động của các yếu tố khí hậu mang lại.Vì vậy, hai chiến lƣợc cần thiết để đối phó với BĐKH là: Giảm nhẹ: Giải quyết những nguyên nhân gây ra BĐKH bằng cách
  • 23. 20 giảm phát thải khí nhà kính (GHG) “…. tránh những vấn đề không quản lý được…” Thích ứng: Tác động tiêu cực của các yếu tố khí hậu đƣợc giảm xuống bằng các biện pháp giảm thiểu những mặt trái của chúng “… quản lý những gì không thể tránh được…”. Năng lực thích ứng là tiềm tàng hoặc khả năng của hệ thống, của khu vực hoặc cộng đồng có thể điều chỉnh để sống chung với sự tác động của BĐKH nhằm làm giảm sự thiệt hại hoặc tận dụng lợi thế do BĐKH đem lại. Năng lực thích ứng về ý nghĩa thực tế đƣợc thể hiện qua khả năng chống đỡ với sự biến đổi không chắc chắn của khí hậu, bao gồm cả hiện tƣợng dao động và hiện tƣợng khí hậu cực đoan. Nhƣ vậy, tăng khả năng thích ứng chính có thể giảm nhẹ sự tổn thƣơng và hỗ trợ cho phát triển bền vững. Không có công thức chung nào cho sự thành công của quá trình thích ứng. Các quốc gia đối mặt với các loại hình và mức độ rủi ro khác nhau, xuất phát điểm khác nhau về trình độ phát triển con ngƣời và tiềm năng công nghệ và tài chính. Về lý thuyết, mọi quốc gia và mọi ngƣời đều có khả năng thích ứng. Thích ứng diễn ra ở cả trong tự nhiên và hệ thống kinh tế xã hội. Tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội đều phải thích ứng với mức độ nhất định với BĐKH và ngay cả sự thích ứng này cũng thay đổi để phù hợp với các điều kiện mới của BĐKH. 1.1.4. Kịch bản biến đổi khí hậu Là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến triển trong tƣơng lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, GDP, phát thải khí nhà kính, BĐKH và mực nƣớc biển dâng. Cần phải lƣu ý rằng, kịch bản BĐKH khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó đƣa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển và hành động. [21] 1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.2.1. Trên thế giới Lịch sử nghiên cứu tình trạng dễ bị tổn thƣơng (TTDBTT) đƣợc ghi nhận từ hơn 20 năm qua và đặc biệt đƣợc quan tâm nhiều từ những năm 90 của thế kỷ XX. Trên thế giới, TTDBTT đã đƣợc nghiên cứu ở rất nhiều quy mô khác nhau nhƣ đối với một vùng lãnh thổ/khu vực (đới ven biển, hệ thống đảo...), một hệ sinh thái, một
  • 24. 21 hệ thống tự nhiên hay một cộng đồng ngƣời vv... trên nhiều lĩnh vực nhƣ KT-XH, môi trƣờng, tự nhiên, thiên tai và đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực BĐKH. Tình trạng dễ bị tổn thƣơng trong các nghiên cứu cụ thể đƣợc xem xét trong những hoàn cảnh và nguyên nhân rất đa dạng nhƣ sự BĐKH toàn cầu, sự biến động giá cả hàng hóa trên thị trƣờng, sự khan hiếm lƣơng thực, sự thay đổi tổ chức và thể chế, chiến tranh, khủng bố, những tai biến thiên nhiên, suy thoái môi trƣờng vv.... Trong lĩnh vực thủy sản đã có các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả nhƣ: Hargreaves and Tucker (2003), nghiên cứu về đặc tính sinh học của con tôm, nghiên cứu chỉ ra rằng nhiệt độ tăng trung bình theo kịch bản BĐKH có thể nằm trong phạm vi chịu đựng của con tôm nuôi, nhƣng nó lại tác động lên quá trình trao đổi chất của đối tƣợng nuôi, ảnh hƣởng đến hệ số chuyển hóa thức ăn, ảnh hƣởng đến tốc độ sinh trƣởng, làm suy giảm hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ dịch bệnh đối với tôm nuôi [35]. Nghiên cứu của tổ chức Worldfish Center (2006) đã chỉ ra các yếu tố BĐKH tác động đến nghề nuôi trồng thủy sản nhƣ: Nhiệt độ tăng, NBD, lƣợng mƣa thay đổi, bão tố và hạn hán bất thƣờng. Tƣơng tự với nghiên cứu này tác giả De Silva và đồng tác giả (2009) cũng chỉ ra các yếu tố chính của BĐKH tác động đến đến nghề nuôi trồng thủy sản gồm: NBD, nhiệt độ tăng, mƣa bất thƣờng và các yếu tố cực đoan nhƣ bão tố …[39]. Một nghiên cứu điển hình về đánh giá tác động của BĐKH đến nuôi trồng thủy sản đó là nghiên cứu của Heather Cornell (2012) về việc xây dựng mô hình đánh giá tác động của BĐKH đó là mô hình DPSIR (Động lực - Driver; Áp lực – Pressure; Hiện trạng – Status; Tác động – Impact; Ứng phó – Response) mô hình đã đƣa ra cái nhìn tổng quát về BĐKH và các hoạt động ứng phó với BĐKH của nghề nuôi trồng thủy sản tại biển Salish Canada. Nghiên cứu tổng quan của De silva và Soto (2009), De silva, Cochrane và đồng tác giả (2009), Badject và đồng tác giả (2009) về tác động tiềm tàng của BĐKH lên ngành thủy sản cho thấy các nghiên cứu tác động của BĐKH lên ngành thủy sản đều chứa đựng các yếu tố không chắc chắn, dựa trên các tính chất đặc thù của giống loài, mối tƣơng quan với môi trƣờng tự nhiên để phán đoán [31]
  • 25. 22 Về hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp đánh giá TTDBTT đƣợc thể hiện trong công trình của các tác giả nhƣ: Preston, B.L, D. Abbs et al, Spatial Approaches for Assessing Vulnerability and Consequences in Climate Change Assessments. Tác giả tập trung vào các vấn đề đánh giá tổn thƣơng của 3 yếu tố chính: hạn hán, lũ lụt và giông bão. Trong đó, mô hình khái niệm của tính tổn thƣơng đƣợc nhóm nghiên cứu áp dụng theo báo cáo đánh giá của IPCC. Thuật toán tập hợp mờ đƣợc áp dụng để lƣợng hóa các đại lƣợng mang tính định tính để đánh giá mức độ tổn thƣơng theo các cấp nhƣ thấp, trung bình, cao. Để tính toán các chỉ số tổn thƣơng, các tham số đƣợc chuyển về hệ quy chiếu 3 chiều với 3 trục số chính là mức độ tổn thƣơng, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng. Mô hình toán tập mờ đƣợc đƣợc sử dụng để chuyển đổi từ giá trị định tính sang khái niệm hàm thành viên. Trong quá trình xử lý bằng phƣơng pháp tập mờ, nhóm nghiên cứu cũng đã kết luận rằng việc lƣợng hóa tính tổn thƣơng là rất khó bởi các nguyên nhân: - Có rất nhiều các yếu tố (các biến) ảnh hƣởng đến sự tổn thƣơng; - Sự xác định rõ chỉ số tổn thƣơng thì vẫn còn mơ hồ - không chắc chắn; - Thiếu việc xác định trọng số của các biến số; - Ứng dụng lý thuyết của phƣơng pháp tập mờ trong việc chuyển đổi từ cách thể hiện bằng ngữ nghĩa sang vấn đề lƣợng hóa làm giảm độ chính xác trong quá trình phân tích. Trong nghiên cứu khả năng bị tổn thƣơng ở các quốc gia trƣớc những tác động do BĐKH lên ngành thủy sản của Allison và các cộng sự (2009). Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng phƣơng pháp đánh giá dựa vào chỉ số xuất phát từ khái niệm của IPCC (2001): V = f(E,S,AC) và đề xuất hàm tác động tiềm tàng là PI = (E,S), Allison và cộng sự đã tính toán khả năng tổn thƣơng bằng hàm V = [PI (E,S) – AC] kết quả cho thấy, ngành thủy sản của các quốc gia miền Trung và Tây Phi (Maliwi, Guinea, Senegal và Uganda), Peru, Colombia và 4 quốc gia vùng nhiệt đới Châu Á là Bangladesh, Campuchia, Pakistan và Yemen đƣợc nhận diện là dễ bị tổn thƣơng nhất trƣớc BĐKH [32] Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới về sự thích ứng của kinh tế với BĐKH trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam [36] đã tập trung vào vấn đề đánh giá
  • 26. 23 tình trạng dễ bị tổn thƣơng của lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam trƣớc biến đổi khí hậu. Chỉ số tổn thƣơng đƣợc xây dựng dựa trên 4 tham số theo mô hình của Allison [27]: 1. Mức độ phơi nhiễm (E); 2. Mức độ nhạy cảm (S); 3. Những tác động tiềm năng (PI); 4. Khả năng thích ứng (AC). Trong đó những tác động tiềm năng đƣợc tổng hợp từ 2 nhân tố nhạy cảm và phơi nhiễm. Các tham số đƣợc hình thành và tính toán từ các chỉ số phụ: - Phơi nhiễm (E) đƣợc tổng hợp từ 6 biến bao gồm: 1. Mức nƣớc biển dâng; 2. Thay đổi nhiệt độ trung bình; 3. Thay đổi lƣợng mƣa; 4. Hiện tƣợng cực đoan; 5. Tần suất xảy ra các hiện tƣợng cực đoan; 6. Lụt (diện tích NTTS bị lụt). - Mức độ nhạy cảm (S): 1. Sinh kế trực tiếp - % số hộ tham gia NTTS; 2. Lao động trực tiếp - % lao động NTTS/ tổng lao động; 3. Kinh tế vĩ mô – tỷ lệ phần trăm thu đƣợc từ nghề cá/GDP; 4. An ninh lƣơng thực – tiêu thụ bình quân thủy sản/ đầu ngƣời - Khả năng thích ứng (AC): 1. Đói nghèo (gồm 2 chỉ số phụ– Tỷ lệ % dân số dƣới ngƣỡng đói nghèo và % hộ chi tiêu hàng tháng cho thủy sản); 2. Cơ sở hạ tầng (gồm 2 chỉ số phụ– tỷ lệ điện thoại/100 ngƣời và tổng số giƣờng bệnh của bệnh viện/100 ngƣời); 3. Giáo dục (Tỷ lệ % đỗ tốt nghiệp phổ thông); 4. Khả năng đáp ứng trong trƣờng hợp thiên tai – (Các chƣơng trình quản lý rủi ro); 5. Vốn xã hội; 6. Giáo dục (% của lao động nghề cá đƣợc đào tạo). Công thức tổng hợp tính chỉ số tổn thƣơng: V=1/3(E+S+100-AC) Trong đó: V: là chỉ số tổn thƣơng, E: chỉ số phơi nhiễm, S: chỉ số nhạy cảm, AC: Chỉ số thích ứng Nhóm nghiên cứu cũng đã chỉ ra đƣợc những nhƣợc điểm là có nhiều các biến không lƣợng hóa đƣợc. Các khái niệm về độ nhạy cảm, khả năng thích ứng không đồng nhất. Sự khó khăn về dữ liệu thu thập là một trong những trở ngại lớn của nghiên cứu. Trong công trình ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản đƣợc nghiên cứu thí điểm ở Bangladesh [33]. Nhóm nghiên cứu đã tiếp cận các khái niệm của IPCC về đánh giá tình trạng dễ tổn thƣơng từ hàm:
  • 27. 24 V= f(E,S,AC). Trong đó: E là chỉ số phơi nhiễm, S là chỉ số nhạy cảm, AC là chỉ số thích ứng. Về phƣơng pháp tiếp cận này, các định nghĩa, mô hình rất phù hợp với các ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý GIS. Trong đó chỉ số tổn thƣơng bị ảnh hƣởng bởi rất nhiều yếu tố của kinh tế xã hội. Các lớp của chỉ số chính đƣợc tổng hợp từ các chỉ số phụ theo mô hình MCE (multi criteria evaluation) trong trợ giúp ra quyết định và có sử dụng trọng số cho các lớp phụ. Trọng số của các thành phần đƣợc tác giả sử dụng bằng phƣơng pháp AHP (Analytic hierarchy process) của satty, 1977 [38]. Mô hình trọng số đƣợc tính toán dựa trên việc thiết lập ma trận nghịch đảo bằng việc thống kê lấy ý kiến chuyên gia bằng bản câu hỏi về mức độ quan trọng của các chỉ số thành phần. Trong công trình xây dựng chỉ số khả năng thích ứng đối với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp vùng Prairie của Canada [30], lý thuyết và khái niệm đƣợc định nghĩa sự tổn thƣơng của hệ thống môi trƣờng và kinh tế xã hội bằng hàm theo cách tiếp cận của Smit and Pilifosova (2003). ( , )S S S it it itV f E A Trong đó:Vits : Chỉ số tổn thƣơng của hệ thống i đối với tác nhân s trong thời gian t, Eits: Sự phơi nhiễm của hệ thống i với tác nhân s trong thời gian t, Aits: khả năng thích ứng của hệ thống i với tác nhân s trong thời gian t. Các biến đƣợc sử dụng từ 24 loại thông tin thu đƣợc từ số liệu thống kê. Các biến đƣợc tổng hợp thành 6 yếu tố chính bao gồm (nguồn kinh tế; công nghệ; thông tin, kỹ năng và quản lý; cơ sở hạ tầng; thể chế và mạng lƣới; quyền lợi). Công trình nghiên cứu của Arief Anshory Yusuf & Herminia Francisco về xây dựng bản đồ tổn thƣơng do biến đổi khí hậu cho khu vực Đông Nam Á [28]. Lý thuyết và mô hình đƣợc tiếp cận theo phƣơng pháp luận của IPCC. Trong đó tính tổn thƣơng đƣợc định nghĩa qua hàm: V= f(E, S,AC) Theo định nghĩa của IPCC thì E đƣợc định nghĩa mức độ mà biến đổi khí hậu tác động lên hệ thống; S là mức độ mà hệ thống bị ảnh hƣởng; AC là khả năng của hệ thống có thể điều chỉnh. Đề tài đã xây dựng đƣợc các bản đồ rủi ro do bão, bản đồ rủi ro do hạn hán, bản đồ rủi ro do trƣợt lở đất, bản đồ rủi ro do nƣớc biển dâng. Trên cơ sở đó chồng
  • 28. 25 xếp để xây dựng bản đồ tổng hợp thảm họa do biến đổi khí hậu, cùng với bản đồ mật độ dân số, khả năng thích ứng để tính toán chỉ số tổn thƣơng do biến đổi khí hậu. Trọng số của các chỉ số phụ trong biến chính đƣợc tác giả xác định thông qua ý kiến của các chuyên gia. Nhƣ vậy, trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều tác giả tập trung nghiên cứu về tình trạng tổn thƣơng do biến đổi khí hậu cho các đối tƣợng và phạm vi khác nhau. Các nghiên cứu vấn đề BĐKH trong nuôi trồng thủy sản chủ yếu tập trung ở hai khía cạnh chính: Một là, tìm ra các mối tác động đến quá trình sinh trƣởng của con nuôi liên quan đến khí tƣợng, khí hậu; Hai là đánh giá định lƣợng đƣợc mức độ tổn thƣơng dựa trên các phƣơng pháp mang tính chính thống của IPCC áp dụng trong lĩnh vực thủy sản. Hƣớng tiếp cận này có nhiều ƣu điểm nổi trội, góp phần lƣợng hóa kết quả nghiên cứu, đồng thời kết hợp đƣợc kết quả nghiên cứu với GIS sẽ cho hiệu quả tốt hơn nên đƣợc đề tài vận dụng. 1.2.2. Ở Việt Nam Hƣớng nghiên cứu về TTDBTT ở Việt Nam đƣợc thực hiện trong những năm cuối của thế kỷ XX. Vào các năm 1994 - 1996, lần đầu tiên Tom. G và cộng sự đã nghiên cứu về TTDBTT của đới bờ Việt Nam do sự gia tăng mực nƣớc biển và BĐKH, đã chỉ ra đƣợc khả năng rủi ro cao cho khoảng 17 triệu ngƣời dân ở các đồng bằng ven biển. Năm 2005, nghiên cứu về TTDBTT tại đới ven biển Hải Phòng do Lê Thị Thu Hiền thực hiện đã thành lập đƣợc bản đồ TTDBTT. Trong công trình nghiên cứu này, khu vực có TTDBTT cao tập trung ở khu vực khu nội thành cũ, khu vực nuôi trồng thuỷ hải sản, rừng phòng hộ ven biển và khu bảo tồn san hô. Kết quả của nghiên cứu này đã góp phần vào việc quản lý tổng hợp và phát triển bền vững đới ven biển Hải Phòng. Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tính dễ bị tổn thương của đới duyên hải Nam Trung Bộ làm cơ sở khoa học để giảm nhẹ tai biến, quy hoạch sử dụng đất bền vững” đã đƣợc Mai Trọng Nhuận và nhóm nghiên cứu thực hiện trong giai đoạn 2001- 2002. Trong công trình này, lần đầu tiên các tác giả đã xây dựng đƣợc phƣơng pháp luận và quy trình đánh giá TTDBTT cho đới duyên hải. Qua đó, bƣớc
  • 29. 26 đầu thiết lập đƣợc quy trình công nghệ thành lập bản đồ TTDBTT của tài nguyên và môi trƣờng đới duyên hải Nam Trung Bộ. Các nghiên cứu này đã góp phần quan trọng trong công tác giảm thiểu thiệt hại do tai biến, bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng, quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ, lãnh hải ven bờ miền Trung, Nam Trung Bộ nói riêng và ven bờ Việt Nam nói chung. Cùng với đó, trong bối cảnh BĐKH đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội, Mai Trọng Nhuận đã cùng các cộng sự có những nghiên cứu tổn thƣơng do BĐKH (áp dụng cho thành phố Hạ Long, cửa sông Hồng, Chân Mây - Lăng Cô,…). Trên cơ sở đó, tập thể tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với BĐKH vùng nhƣ quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên môi trƣờng (với các mô hình phát triển kinh tế bền vững nhƣ nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái, khai thác khoáng sản sạch,…), giải pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng, giải pháp giảm thiểu thiệt hại tai biến do BĐKH và giải pháp giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng [14], [15]. Công trình nghiên cứu của Ngô Thị Vân Anh và các cộng sự: “Đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với BĐKH của thành phố Cần Thơ” do quỹ Rokefeller tài trợ năm 2009. Cách tiếp cận dùng trong nghiên cứu này dựa trên khung tiếp cận chung của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) để đánh giá tác động của BĐKH đến hệ thống tự nhiên và xã hội. Nghiên cứu đánh giá tổn thƣơng cho 5 lĩnh vực: Dân cƣ, nông nghiệp, công nghiệp- dịch vụ, cơ sở hạ tầng và vệ sinh môi trƣờng, trong đó đánh giá cụ thể về mức độ phơi lộ, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của từng lĩnh vực đối với ngập lụt do BĐKH. Năm 2010, Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng đã thực hiện và xuất bản “Các kịch bản nước biển dâng và khả năng giảm thiểu rủi ro do thiên tai tại Việt Nam”. Những phát hiện chính của nghiên cứu này đó là việc xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu về các kịch bản nƣớc biển dâng, tác động của nƣớc biển dâng và xác định tính dễ bị tổn thƣơng do nƣớc biển dâng. Năm 2011, Cục Quản lý Chất thải và Cải thiện Môi trƣờng thuộc Tổng cục Môi trƣờng đã thực hiện dự án “Điều tra, đánh giá tổng hợp mức độ tổn thương tài
  • 30. 27 nguyên - môi trường vùng biển và đới ven biển Việt Nam, đề xuất các giải pháp quản lý phát triển bền vững”. Dự án đã tiến hành đánh giá hiện trạng tổn thƣơng tài nguyên - môi trƣờng các vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ, Tây Nam Bộ và vịnh Thái Lan, quần đảo Trƣờng Sa, vịnh Tiên Yên, vịnh Hạ Long, cửa sông Hồng, Vũng Áng, vịnh Chân Mây - Lăng Cô… Đồng thời dự báo mức độ tổn thƣơng, đƣa ra dự thảo quy hoạch quy hoạch tổng thể sử dụng bền vững TN - MT và đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp, sử dụng, bảo tồn, bảo vệ tài nguyên - môi trƣờng biển và đới ven biển Việt Nam theo hƣớng bền vững. [7] Năm 2011, với sự tài trợ của Tổ chức quốc tế UNDP, Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng đã triển khai dự án “Tăng cường năng lực quốc gia ứng phó với BĐKH ở Việt Nam nhằm giảm nhẹ tác động và kiểm soát phát thải khí nhà kính” trên địa bàn các tỉnh Bình Định, Bình Thuận và Cần Thơ, trong đó nhiệm vụ đánh giá tác động, TTDBTT do BĐKH ở huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định, từ đó đề xuất biện pháp thích ứng là một hợp phần của dự án trên. Năm 2011, AECOM Asia đã thực hiện đề tài “Đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với lĩnh vực nước và vệ sinh môi trường tại tỉnh Bến Tre”. Kết quả nghiên cứu này đã tổng quan về TTDBTT do BĐKH tại tỉnh Bến Tre và xác định những huyện dễ bị tổn thƣơng nhất đối với các lĩnh vực nhƣ tài nguyên nƣớc, nghèo đói, các hệ thống sinh kế và cơ sở hạ tầng và dịch vụ cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng. Dự án “Nghiên cứu thủy tai do biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống thông tin nhiều bên tham gia nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương ở Bắc Trung Bộ Việt Nam (CPIS)” do DANIDA, Bộ Ngoại Giao Đan Mạch tài trợ với thời gian thực hiện 36 tháng từ 2012 đến 2015. Một trong những vấn đề đặt ra của dự án là Nghiên cứu đánh giá TDBTT nhằm nâng cao khả năng chống chịu của cộng đồng cƣ dân vùng đồng bằng và ven biển các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình Đề tài “Đánh giá tính dễ bị tổn thương kinh tế - xã hội do biến đổi khí hậu ở tỉnh Thừa Thiên Huế” của Trần Thị Diệu Hằng và các cộng sự. Cách tiếp cận của đề tài tập trung vào phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng của IPCC (2007) kết hợp phƣơng pháp tính trọng số bất cân bằng của Iyengar và Sudarshan (1982): Tính dễ bị tổn thƣơng V (Vulnerability) đƣợc biểu thị là hàm của mức độ phơi lộ E
  • 31. 28 (Exposure), mức độ nhạy cảm S (Sensitivity) và khả năng thích ứng AC (Adaptative Capacity): V = f(E, S, AC) Trong phạm vi nghiên cứu này, nhóm tác giả chỉ tập trung vào đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng trƣớc tác động ngập lụt do BĐKH và NBD nên kết quả nghiên cứu còn chung chung và chƣa phản ánh toàn bộ tác động của BĐKH đến KT-XH của tỉnh. Năm 2014, dự án Mekong - Xây dựng các Thành phố Châu Á Thích ứng với BĐKH (M-BRACE) tại Huế đã triển khai dự án “Kế hoạch hành động thành phố Huế thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2014 - 2020”. Trong dự án này đã có đánh giá TTDBTT ở hiện tại và tƣơng lai cho các đối tƣợng: hệ thống hạ tầng đô thị; ngành du lịch, dịch vụ và văn hóa; nông nghiệp, công nghiệp và tác động đến các nhóm cộng đồng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu còn mang tính định tính, thiếu công cụ đánh giá nhằm lƣợng hóa kết quả điều tra. Năm 2016, Phan Văn Tân cùng các cộng sự đã thực hiện dự án thí điểm “Nghiên cứu thủy tai do BĐKH và xây dựng hệ thống thông tin nhiều bên tham gia nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương ở Bắc Trung Bộ Việt Nam (CPIS). Dự án đi sâu đánh giá tác động và đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH đối với nông nghiệp và thủy sản ở vùng dự án, trong đó đã áp dụng phƣơng pháp chỉ số để đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng theo đề xuất của IPCC (2007).[18] Công trình “Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp” của tác giả Lê Đức Ngoan, Lê Thị Hoa Sen đã phân tích thực trạng BĐKH trên thế giới và ở Việt Nam, đánh giá những tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, đồng thời đƣa ra các giải pháp thích ứng với BĐKH trong ngành trồng trọt và chăn nuôi.[13] Đối với ngành thủy sản, đây là ngành ít đóng góp nhất vào sự thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu nhƣng lại là một trong những ngành chịu tác động nhiều nhất và nhạy cảm nhất trƣớc những biến đổi khí hậu. Cùng với những khó khăn ngày càng lớn của ngành thủy sản nhƣ suy giảm nguồn lợi, ô nhiễm môi trƣờng sinh thái, thiếu nguồn nƣớc ngọt cho nuôi trồng thủy sản nội địa và ven biển, nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng ngƣ dân trong sử dụng nguồn lợi thủy sản và áp lực sử dụng tổng hợp tài nguyên mặt nƣớc…, BĐKH đang đặt thêm một gánh nặng phải giải quyết nhằm thực hiện mục tiêu phát triển thủy sản bền vững. Tiêu biểu có các công trình sau:
  • 32. 29 Theo báo cáo “Đánh giá tác động, tổn hại của BĐKH đến lĩnh vực thủy sản và nghiên cứu, đề xuất các biện pháp thích ứng với BĐKH trong ngành thủy sản Việt nam” (2009) của Nguyễn Quang Hùng và Hoàng Đình Chiểu, các tác giả đã phân tích rõ các tác động của BĐKH đối với nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam nhƣ sau: - Nhiệt độ tăng: Thay đổi về nhiệt độ môi trƣờng sống sẽ ảnh hƣởng đáng kể tới sự trao đổi chất, tốc độ phát triển, sự sinh sản và tái sản xuất theo mùa vụ của các sinh vật sống trong môi trƣờng nƣớc, đồng thời chúng sẽ dễ bị nhiễm bệnh và các loại độc tố. Khi nhiệt độ tăng lên làm cho hàm lƣợng ôxi trong nƣớc trong giảm mạnh, ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và phát triển của loài nuôi, tôm cá có thể bị chết hoặc chậm lớn. Điều này dễ nhận thấy qua hiện tƣợng phù dƣỡng các ao nuôi; cá nổi đầu vào buổi sáng trong các ao nuôi; thủy triều đỏ và tảo chết hàng hoạt ở các vùng ven biển. - Lũ lụt: Đối với nghề nuôi thủy sản nƣớc mặn, nƣớc lợ, độ mặn lại là yếu tố ảnh hƣởng rất lớn đến sinh trƣởng và phát triển của loài nuôi. Khi xảy ra mƣa lớn, độ mặn trong các ao nuôi giảm xuống đột ngột vƣợt ra khỏi ngƣỡng chịu đựng làm cho tôm cá bị sốc, chết hoặc chậm lớn. - Bão và ATNĐ đới gây ra mƣa to, gió lớn, sóng dữ dội có thể tàn phá hệ thống đê bao của các ao nuôi, lồng bè trên biển, sông và đầm phá. Vì vậy tổn thất là điều khó tránh khỏi. Sự tàn phá của bão và ATNĐ đới còn ảnh hƣởng đến hệ sinh thái của vùng nuôi – cần thời gian dài mới có thể phục hồi. So với sự thay đổi nhiệt độ, bão và áp thấp nhiệt đới thƣờng khó có thể dự đoán, ngƣợc lại mức độ ảnh hƣởng của nó ảnh hƣởng nghiêm trọng hơn rất nhiều. - Nƣớc biển dâng: Có những ảnh hƣởng khá lớn đến nuôi trồng thủy sản nhƣng chủ yếu là nuôi trồng thủy sản ven biển và vùng cửa sông. Khi mực NBD sẽ làm biến đổi cấu trúc hệ sinh thái, các vùng nuôi tôm, cua ven rừng ngập mặn; khu vực nuôi ngao trên bãi triều sẽ bị thu hẹp; khu vực nuôi lồng bè, nuôi hầu ở khu vực cửa sông bị thu hẹp hoặc ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của loài nuôi [11] Theo đánh giá mới nhất của Tổ chức DARA quốc tế phối hợp với diễn đàn các nƣớc DBTT do BĐKH (CVF) thực hiện trong khuôn khổ Chƣơng trình Sáng kiến về TDBTT năm 2012, Việt Nam đứng đầu trong danh sách các nƣớc có mức thiệt hại ngành thủy sản do BĐKH ở mức nguy cấp, tức là mức báo động đỏ, khoảng 1,5 tỷ
  • 33. 30 USD năm 2010 và mức thiệt hại này sẽ tăng tới 25 tỷ USD vào năm 2030 [29]. Nghiên cứu “Ảnh hƣởng của BĐKH đến nghề nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Trƣơng Hoàng Minh và các cộng sự đã xác định đƣợc các tác động đặc thù của BĐKH nhƣ gia tăng các kiểu thời tiết cực đoan, mực nƣớc tăng lên ở các kênh rạch, gia tăng số ngày nóng và mùa nóng kéo dài, XNM, tăng tần suất lũ và mùa mƣa đến sớm hơn, tăng cƣờng độ mƣa lớn… đến hoạt động nuôi cá tra của các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng [12]. Kết quả nghiên cứu của công trình “Nhận thức về tác động của BĐKH và biện pháp thích ứng đối với nghề nuôi tôm vùng Đồng bằng sông Cửu Long” do nhóm tác giả Vũ Vi An và các cộng sự đã xác định đƣợc 5 yếu tố liên quan đến BĐKH có tác động đến nghề nuôi tôm ở ĐBSCL, bao gồm: Nhiệt độ tăng, nƣớc biển dâng, mƣa lớn và mƣa trái mùa, bão tố. Đối với ngƣời nuôi tôm nhiệt độ tăng đƣợc xem là yếu tố tác động mạnh đến nghề nuôi tôm (32.2%), trong khi đó nghiên cứu chỉ ra là mƣa lớn và mƣa trái mùa mới là yếu tố tác động mạnh nhất (48.4%) [1]. Nghiên cứu “Xây dựng khung đánh giá và công cụ tính toán chỉ số tình trạng dễ bị tổn thƣơng do BĐKH: Nghiên cứu thí điểm cho sản xuất nông nghiệp tại một số tỉnh đồng bằng sông Hồng, Việt Nam” của Hà Hải Dƣơng đã xây dựng một phƣơng pháp thống nhất đƣợc sử dụng để đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng nói chung và và đối với sản xuất nông nghiệp nói riêng ở Việt Nam. Điểm nổi bật là toàn bộ các công thức tính toán đã đƣợc tích hợp thành phần mềm và chiết suất ra đƣợc bản đồ tổn thƣơng trong quá trình tính toán. Phần mềm đã đƣợc sử dụng thử nghiệm cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng, kết quả cho thấy các tỉnh ven biển nhƣ Nam Định, Hải Phòng sẽ chịu tác động nặng nề hơn các tỉnh nội địa nhƣ Hà Nam, Hải Dƣơng [8]. Trong công trình “ Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến nuôi trồng thủy sản tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất giải pháp thích ứng” của nhóm tác giả Tôn Thất Chất và Nguyễn Văn Đƣợc đã phân tích diễn biến BĐKH; Xem xét ảnh hƣởng của BĐKH đến các hoạt động NTTS; Dự báo nguy cơ ngập theo 3 kịch bản của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đến cuối thế kỷ XXI; Đề xuất đƣợc các giải pháp thích ứng phù hợp cho địa phƣơng [4]. Đề tài cấp Nhà nƣớc của Lê Văn Thăng và các cộng sự: “Luận cứ khoa học cho
  • 34. 31 việc lựa chọn và hoàn thiện các mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ở miền Trung và đề xuất nhân rộng” đã tiến hành nghiên cứu tổng hợp và khái quát đƣợc một bức tranh tổng thể về các mô hình theo hƣớng thích ứng với BĐKH ở các tỉnh/thành miền Trung; Đánh giá đƣợc 40 mô hình thích ứng với BĐKH; Xây dựng thành công 4 mô hình thích ứng với BĐKH, trong đó, 2 mô hình đại diện cho vùng Bắc Trung Bộ và 2 mô hình đaih diện cho vùng Nam Trung Bộ; Đề xuất các giải pháp và phƣơng án nhân rộng mô hình thích ứng với BĐKH ở các địa phƣơng có điều kiện tƣơng tự khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần định hƣớng lựa chọn mô hình NTTS thích ứng với BĐKH và vận dụng cụ thể vào điều kiện của vùng đầm phá TG - CH. [20] Công trình “Mô hình thích ứng với BĐKH cấp cộng đồng tại vùng trũng thấp ở tỉnh Thừa Thiên Huế” của Lê Văn Thăng và các cộng sự đã xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu mô hình thích ứng BĐKH cấp cộng đồng và xây dựng đƣợc các mô hình thí điểm, triển khai thực nghiệm mô hình: Mô hình trồng rau thích ứng với BĐKH, mô hình nhà sinh hoạt cộng đồng thích ứng với bão lũ, mô hình canh tác lúa nƣớc thích ứng với mƣa lũ, đặc biệt là đã xâu dựng và triển khai thực nghiệm mô hình NTTS thích ứng với BĐKH ở vùng ven phá Tam Giang với mức độ phù hợp và tính hiệu quả cao. Kết quả nghiên cứu của công trình sẽ góp phần cung cấp những thông tin về cơ sở lỹ luận và thực tiễn trong việc lựa chọn, xây dựng và nhân rộng các mô hình NTTS ở những địa phƣơng ven đầm phá TG - CH có điều kiện tƣơng tự. [19] Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để đánh giá TTDBTT của một hệ thống kinh tế - xã hội - môi trƣờng do BĐKH và khả năng chống chịu, thích ứng của nó đƣợc áp dụng vào Việt Nam. Dù với những cách tiếp cận khác nhau nhƣng cũng đều xem xét tới cả những yếu tố bên trong và bên ngoài hệ thống trong việc đánh giá TTDBTT do BĐKH. Nhìn chung hiện nay, đã có khá nhiều nghiên cứu về đánh giá TTDBTT do BĐKH của các tác giả trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, chúng ta cần thêm những nghiên cứu chuyên sâu, đánh giá toàn diện tác động của BĐKH đến từng lĩnh vực, từng ngành cụ thể cho từng khu vực, địa phƣơng. Vì vậy, hƣớng nghiên cứu đánh giá TTDBTT do BĐKH đối với hoạt động NTTS ở vùng đầm phá TG - CH là một cách tiếp cận mới và không trùng lặp với các công trình đã có.
  • 35. 32 1.3. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 1.3.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam 1.3.1.1. Biến đổi của yếu tố nhiệt độ Nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc trên toàn quốc, tăng nhanh trong những thập kỷ gần đây. Trung bình cả nƣớc, nhiệt độ trung bình nămthời kỳ 1958-2014 tăng khoảng 0,620 C, riêng giai đoạn (1985-2014) nhiệt độ tăng khoảng 0,420 C (Hình 1.1). Tốc độ tăng trung bình mỗi thập kỷ khoảng 0,100 C, thấp hơn giá trị trung bình toàn cầu (0,120 C/thập kỷ, IPCC 2013). [3]. Hình 1.1 Chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm (0 C) trên quy mô cả nước. Nguồn [3]. Hình 1.2 Chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm (0 C) đối với các trạm ven biển và hải đảo Nguồn [3] Nhiệt độ tại các trạm ven biển và hải đảo có xu thế tăng ít hơn so với các trạm ở sâu trong đất liền (Hình 1.2). Có sự khác nhau về mức tăng nhiệt độ giữa các vùng và các mùa trong năm. Nhiệt độ tăng cao nhất vào mùa đông, thấp nhất vào mùa xuân.Trong 7 vùng khí hậu, khu vực Tây Nguyên có mức tăng nhiệt độ lớn nhất, khu vực Nam Trung Bộ có mức tăng thấp nhất (Hình 1.3).
  • 36. 33 Hình 1.3 Thay đổi nhiệt độ trung bình năm (0 C) thời kỳ 1958 – 2014. Nguồn [3] 1.3.1.2. Các hiện tượng cực đoan liên quan đến nhiệt độ Theo số liệu quan trắc thời kỳ 1961-2014, nhiệt độ ngày cao nhất (Tx) và thấp nhất (Tm) có xu thế tăng rõ rệt, với mức tăng cao nhất lên tới 10 C/10 năm. Số ngày nóng (số ngày có Tx ≥ 350 C) có xu thế tăng ở hầu hết các khu vực trong cả nƣớc, đặc biệt là ở Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Tây Nguyên với mức tăng phổ biến 2÷3 ngày/10 năm, nhƣng giảm ở một số trạm thuộc Tây Bắc, Nam Trung Bộ và khu vực phía Nam. Các kỷ lục về nhiệt độ trung bình cũng nhƣ nhiệt độ tối cao liên tục đƣợc ghi nhận từ năm này qua năm khác. Một ví dụ điển hình nhƣ tại trạm Con Cuông (Nghệ An), nhiệt độ cao nhất quan trắc đƣợc trong đợt nắng nóng năm 1980 là 420 C, năm 2010 là 42,20 C và năm 2015 là 42,70 C [3]. Số lƣợng các đợt hạn hán, đặc biệt là hạn khắc nghiệt gia tăng trên phạm vi toàn quốc. Các giá trị kỷ lục liên tiếp đƣợc ghi nhận trong vài năm trở lại đây. Từ năm 2000 đến nay, khô hạn gay gắt hầu nhƣ năm nào cũng xảy ra. Vào năm 2010 mức độ thiếu hụt dòng chảy trên hệ thống sông, suối cả nƣớc so với trung bình nhiều năm từ 60÷90%, mực nƣớc ở nhiều nơi rất thấp, tƣơng ứng với tần suất lặp lại 40÷100 năm. Năm 2015 mùa mƣa kết thúc sớm, dẫn đến tổng lƣợng mƣa thiếu hụt nhiều so với trung bình nhiều năm trên phạm vi cả nƣớc, đặc biệt là ở Nam Bộ,
  • 37. 34 Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Số ngày rét đậm, rét hại ở miền Bắc có xu thế giảm, đặc biệt là trong hai thập kỷ gần đây, tuy nhiên có sự biến động mạnh từ năm này qua năm khác, xuất hiện những đợt rét đậm kéo dài kỷ lục, những đợt rét hại có nhiệt độ khá thấp. Năm 2008 miền Bắc trải qua đợt rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày (từ 13/1 đến 20/2), băng tuyết xuất hiện trên đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), nhiệt độ có giá trị -2 và -30 C. Mùa đông 2015-2016, rét đậm, rét hại diện rộng ở miền Bắc, tuy không kéo dài nhƣng nhiệt độ đạt giá trị thấp nhất trong 40 năm gần đây; tại các vùng núi cao nhƣ Pha Đin, Sa Pa hay Mẫu Sơn, nhiệt độ thấp nhất dao động từ -5 đến -40 C; băng tuyết xuất hiện nhiều nơi, đặc biệt là ở một số nơi nhƣ Ba Vì (Hà Nội) và Kỳ Sơn (Nghệ An) có mƣa tuyết lần đầu tiên trong lịch sử [3]. 1.3.1.3. Biến đổi của yếu tố lượng mưa Trong thời kỳ 1958-2014, lƣợng mƣa năm tính trung bình cả nƣớc có xu thế tăng nhẹ. Trong đó, tăng nhiều nhất vào các tháng mùa đông và mùa xuân; giảm vào các tháng mùa thu. Nhìn chung, lƣợng mƣa năm ở các khu vực phía Bắc có xu thế giảm (từ 5,8% ÷ 12,5%/57 năm); các khu vực phía Nam có xu thế tăng (từ 6,9% ÷ 19,8%/57 năm). Khu vực Nam Trung Bộ có mức tăng lớn nhất (19,8%/57 năm); khu vực đồng bằng Bắc Bộ có mức giảm lớn nhất (12,5%/57 năm). [3]. Bảng 1.1 Thay đổi lượng mưa (%) trong 57 năm qua (1958 - 2014) ở các vùng khí hậu Nguồn [3] Đối với các khu vực phía Bắc, lƣợng mƣa chủ yếu giảm rõ nhất vào các tháng mùa thu và tăng nhẹ vào các tháng mùa xuân. Đối với các khu vực phía Nam, lƣợng mƣa các mùa ở các vùng khí hậu đều có xu thế tăng; tăng nhiều nhất vào các tháng mùa đông (từ 35,3% ÷ 80,5%/57 năm) và mùa xuân (từ 9,2% ÷ 37,6%/57 năm) (Bảng 1.1, Hình 1.4 ).
  • 38. 35 Hình 1.4 Thay đổi lượng mưa trung bình năm (%) thời kỳ 1958 – 2014. Nguồn [3] 1.3.1.4. Các hiện tượng cực đoan liên quan đến sự thay đổi lượng mưa Mƣa cực đoan có xu thế biến đổi khác nhau giữa các vùng khí hậu: giảm ở hầu hết các trạm thuộc Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và tăng ở phần lớn các trạm thuộc các vùng khí hậu khác. Số liệu quan trắc cho thấy mƣa trái mùa và mƣa lớn dị thƣờng xảy ra nhiều hơn. Trong những năm gần đây, mƣa lớn xảy ra bất thƣờng hơn cả về thời gian, địa điểm, tần suất và cƣờng độ. Ví dụ, mƣa lớn kỷ lục năm 2008 ở Hà Nội và lân cận, với lƣợng mƣa quan trắc đƣợc từ 19 giờ ngày 30/10/2008 đến 01 giờ ngày 1/11/2008 lên tới 408mm tại trạm Hà Nội. Mƣa lớn vào tháng 10/2010 ở khu vực từ Nghệ An đến Quảng Bình với tổng lƣợng mƣa 10 ngày dao động từ 700 ÷ 1600mm, chiếm trên 50% tổng lƣợng mƣa năm. Trận mƣa lớn ở Quảng Ninh vào cuối tháng 7 đầu tháng 8/2015 đã lập kỷ lục cƣờng độmƣa tập trung trên phạm vi hẹp; cụ thể, trong cả đợt mƣa từ 23/07 đến 04/08, tổng lƣợng mƣa đo đƣợc dao động từ 1000 ÷ 1300mm, riêng tại Cửa Ông lƣợng mƣa đo đƣợc gần 1600mm. Mƣa lớn không chỉ xảy ra trong mùa mƣa mà ngay cả trong mùa khô, đợt mƣa trái mùa từ ngày 24 đến 27/3/2015 ở Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi có lƣợng mƣa phổ biến từ 200 ÷ 500mm [3]. 1.3.1.5. Bão và áp thấp nhiệt đới