SlideShare a Scribd company logo
1 of 2
Download to read offline
Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-12: Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
Bài giảng trực tuyến Nuôi con bằng sữa mẹ trong trường hợp mẹ có viêm gan siêu vi B. Nuôi con bằng sữa mẹ trong trường hợp mẹ có nhiễm HIV
© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền
Bài Team-Based Learning 4-12: Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ trong trường hợp mẹ có viêm gan siêu vi B.
Nuôi con bằng sữa mẹ trong trường hợp mẹ có nhiễm HIV.
Âu Nhựt Luân 1
Mục tiêu bài giảng
Sau khi học xong bài, sinh viên có khả năng:
1. Phân tích được nguyên lý của việc thực hành nuôi con bằng sữa mẹ ở người mẹ có virus viêm gan siêu vi B
2. Phân tích được nguyên lý của việc thực hành nuôi con bằng sữa mẹ ở người mẹ có nhiễm HIV
NGUYÊN LÝ CỦA VIỆC THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ Ở NGƯỜI MẸ CÓ NHIỄM HBV
Nếu không can thiệp, thì việc nuôi con bằng sữa mẹ ở người nhiễm virus viêm gan B có liên quan đến nguy cơ lây truyền dọc.
Tầm soát trong thai kỳ tình trạng nhiễm HBV được khuyến cáo thực hiện cho mọi thai phụ. Người mẹ có virus HBV lưu hành trong
máu có thể là người lành mang trùng hay người bệnh viêm gan đang tiến triển. Việc phân định được thực hiện nhờ khảo sát HBsAg
và HBeAg. Khi người mẹ có huyết thanh HBsAg (+), cần thực hiện khảo sát HbeAg. Nếu HBeAg cũng dương tính, khảo sát HBV
DNA sẽ được thực hiện nhằm xác định tải lượng virus máu (viral load) và quyết định điều trị kháng virus dựa trên tải lượng này.
Virus viêm gan B có thể được lây truyền dọc từ mẹ sang con (Mother-To-Child Transmission - MTCT) trong thai kỳ, trong chuyển
dạ, và trong thời gian hậu sản. Sơ sinh với viêm gan B có nguy cơ cao sẽ phát triển thành ung thư gan sau này. Vì vậy, vấn đề phòng
tránh MTCT là mục tiêu quan trọng của quản lý viêm gan B trong thai kỳ, trong chuyển dạ và trong thời kỳ hậu sản.
Nếu áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng tránh cần thiết thì bà mẹ vẫn có thể thực hiện được việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Trong thời kỳ hậu sản, cũng như nhiều loại virus khác, virus viêm gan B hiện diện trong sữa mẹ. Điều này gây ra mối quan ngại
rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ gây MTCT HBV. Tuy nhiên, việc nuôi con bằng sữa công thức có liên quan đến nhiều yếu tố bất
lợi cho trẻ. Quyết định lựa chọn nuôi con bằng sữa công thức hay nuôi con bằng sữa mẹ tuỳ thuộc vào cân bằng giữa lọi ích và nguy
cơ, cũng như tính hiệu quả và tính sẵn có của các biện pháp phòng chống MTCT. Nếu như có thể ngăn cản được một cách có hiệu
quả MTCT, thì vẫn có thể thực hiện được nuôi con bằng sữa mẹ, nhằm tranh thủ tất cả lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ mà không
sợ bị MTCT. Các bằng chứng y học chứng cứ (Evidence-Based Medicine - EBM) xác nhận rằng nếu áp dụng đủ các biện pháp dự
phòng cần thiết thì mẹ vẫn có thể thực hiện được nuôi con bằng sữa mẹ, và trẻ cũng hoàn toàn được bảo vệ khỏi MTCT qua sữa mẹ.
Biện pháp phòng tránh MTCT gồm kiểm soát tải lượng virus trong thai kỳ, tiêm phòng sau sanh cho sơ sinh.
Phòng tránh MTCT trong thai kỳ được thực hiện bằng điều trị kháng virus khi tải lượng virus vượt quá mức cho phép (xem bài
Team-Based Learning 4-2: Các vấn đề thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ: Thai kỳ với viêm gan siêu vi B). Kiểm soát tải lượng
virus cho phép hạn chế tối đa lây truyền dọc trong thai kỳ.
Tuy nhiên, phần lớn các MTCT HBV từ mẹ sang con xảy ra sau sanh. Tuy nhiên cần nhớ rằng MTCT sau sanh có thể thực hiện qua
rất nhiều đường chứ không phải duy nhất là qua đường sữa mẹ. Dù trẻ có được nuôi bằng sữa mẹ hay không thì vẫn phải thực hiện
hai biện pháp để bảo vệ cho trẻ: (1) tiêm globulin sớm trong những giờ đầu sau sanh và (2) tiêm vaccin dự phòng viêm gan cho trẻ.
Cơ sở dữ liệu EBM cho thấy, trong trường hợp thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng tránh, không có sự khác biệt về MTCT giữa
nhóm có nuôi con bằng sữa mẹ và bằng sữa công thức, với Odds ratio là 0.86 (95% CI, 0.51-1.45) (từ 8 RCTs, P=0.56; P=0.99).
Cũng không có sự khác biệt về tỉ lệ trẻ có HBsAg dương 6-12 tháng sau sanh giữa 2 nhóm trẻ bú sữa công thức và nhóm trẻ bú mẹ,
với Odds ratio là 0.98 (95% CI, 0.69-1.40) (từ 8 RCTs, P=0.93; P=0.99).
Không có bất cứ sự kiện hay biến chứng nào xảy ra ở nhóm trẻ được nuôi con bằng sữa mẹ.
NGUYÊN LÝ CỦA VIỆC THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ Ở NGƯỜI MẸ CÓ NHIỄM HIV
Nếu không can thiệp thì sơ sinh từ mẹ nhiễm HIV sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm HIV thông qua nuôi con bằng sữa mẹ.
Trên toàn thế giới, nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm HIV ở trẻ là MTCT HIV từ mẹ sang con. MTCT HIV có thể xảy ra trong thai
kỳ, quanh chuyển dạ, hay qua nuôi con bằng sữa mẹ.
Rất nhiều nỗ lực đã được thực hiện để làm giảm một cách hiệu quả MTCT HIV.
Trong thai kỳ, phòng tránh MTCT được thực hiện bằng cách thực hiện đa trị liệu với các kháng retrovirus (Anti-RetroVirus - ARVs).
Trong chuyển dạ, phòng tránh MTCT được thực hiện bằng cách mổ sanh chủ động khi chưa có cơn co và khi các màng ối chưa vỡ.
																																								 																					
1
Giảng viên, bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: aunhutluan@gmail.com
Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-12: Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
Bài giảng trực tuyến Nuôi con bằng sữa mẹ trong trường hợp mẹ có viêm gan siêu vi B. Nuôi con bằng sữa mẹ trong trường hợp mẹ có nhiễm HIV
© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền
Tuy nhiên, nếu không thực hiện các can thiệp cần thiết thì một tỉ lệ quan trọng trẻ sơ sinh sanh ra từ người mẹ có nhiễm HIV sẽ bị
nhiễm HIV thông qua nuôi con bằng sữa mẹ.
Nếu có đủ điều kiện thực hiện giải pháp thay thế sữa mẹ (AFASS), thì mẹ nhiễm HIV không nên nuôi con bằng sữa mẹ.
Ở những nơi có điều kiện thực hiện các giải pháp thay thế cho nuôi con bằng sữa mẹ một cách kinh tế (Affordable), khả thi (Feasible),
được chấp nhận bởi cộng đồng (Acceptable), một cách đầy đủ và thích hợp (Sustainable), và an toàn (Safe) (AFASS), thì khuyến
cáo rằng các bà mẹ với HIV dương tính không nên thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, bất kể tải lượng virus và kết quả đếm CD4.
Nếu không thể loại trừ bú mẹ một cách AFASS, thì mẹ nhiễm HIV phải cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, tuyệt đối và cho trẻ ARV.
Tuy nhiên, trên một phần lớn các quốc gia đang phát triển, việc khuyến cáo các bà mẹ có nhiễm HIV loại trừ hoàn toàn việc thực
hiện nuôi còn bằng sữa mẹ thường không thoả AFASS. Trong trường hợp mẹ không thể loại trừ việc thực hiện nuôi con bằng sữa
mẹ một cách AFASS, thì bà ta sẽ được khuyên thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ tuyệt đối hoàn toàn, có nghĩa là trẻ chỉ nhận sữa mẹ,
và hoàn toàn không có gì khác ngoài sữa mẹ, kể cả thực phẩm, nước hay các dịch khác. Đồng thời với việc thực hiện nuôi con bằng
sữa mẹ hoàn toàn, phải tiến hành cung cấp điều trị ARVs cả cho mẹ và sơ sinh trong thời gian thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ. Can
thiệp ARVs cho mẹ và cho trẻ có thể hạn chế được khả năng xảy ra MTCT cho trẻ bú mẹ hoàn toàn và tuyệt đối.
Chi tiết can thiệp ARVs cho mẹ và cho trẻ được trình bày trong phần sau.
Cần phân biệt 2 đối tượng thai phụ có nhiễm HIV
1. Nhóm thai phụ thứ nhất là nhóm thai phụ cần ARVs điều trị và đồng thời dự phòng MCTC.
2. Nhóm thai phụ thứ nhì là nhóm thai phụ cần ARVs dự phòng MCTC.
Nhóm thai phụ thứ nhất là nhóm thai phụ cần ARVs điều trị và đồng thời dự phòng MCTC.
• Vì lợi ích của bản thân thai phụ, và để dự phòng MTCT, điều trị ARVs được thực hiện cho mọi thai phụ có HIV dương tính với
đếm CD4 ≤ 350 tế bào/mm3
bất chấp giai đoạn lâm sàng WHO; hoặc giai đoạn lâm sàng WHO là 3 hay 4, bất chấp kết quả đếm
CD4. Mức độ khuyến cáo mạnh. Mức độ chứng cứ trung bình.
• Việc bắt đầu điều trị ARVs với 3 ARVs phải được thực hiện sớm nhất có thể được, bất chấp tuổi thai. Việc điều trị phải kéo dài
trong suốt thai kỳ, chuyển dạ và sau đó (xem thêm phần điều trị ARVs cho thai phụ trong tài liệu chuyên khảo). Mức độ khuyến
cáo mạnh. Mức độ chứng cứ trung bình.
• Vì lợi ích của bản thân trẻ sơ sinh, các sơ sinh sinh ra từ mẹ có nhiễm HIV cần nhận liều hàng ngày nevirapine (NVP), hay hai
lần mỗi ngày zidovudin (AZT). Việc điều trị dự phòng này cần được thực hiện sớm nhất có thể được sau sanh và kéo dài đến
4-6 tuần tuổi đời. Mức độ khuyến cáo mạnh. Mức độ chứng cứ trung bình.
• Vì lợi ích của bản thân trẻ sơ sinh, các sơ sinh sinh ra từ mẹ có nhiễm HIV và được nuôi bằng sữa công thức thoả AFASS, cần
nhận liều hàng ngày nevirapine (NVP), hay hai lần mỗi ngày zidovudin (AZT). Việc điều trị dự phòng này cần được thực hiện
sớm nhất có thể được sau sanh và kéo dài đến 4-6 tuần tuổi đời. Mức độ khuyến cáo theo kinh nghiệm. Mức độ chứng cứ thấp.
Nhóm thai phụ thứ nhì là nhóm thai phụ cần ARVs dự phòng MTCT (CD4 > 350 và giai đoạn WHO không phải là 3 hay 4)
• Với các thai phụ không cần ARVs điều trị, vì lợi ích của bản thân thai phụ, và để dự phòng cho trẻ cần một dự phòng hiệu quả
MCTC, cần thực hiện điều trị dự phòng với ARV. ARV dự phòng cần được bắt đầu sớm, khoảng tuần thứ 14 tuổi thai, hay sớm
nhất có thể được sau đó, kéo dài trong suốt thai kỳ, chuyển dạ và sau sanh, nhằm dự phòng MTCT. Mức độ khuyến cáo mạnh.
Mức độ chứng cứ yếu. Cụ thể có thể theo một trong hai phương án tương đương nhau.
Phương án A:
• Với các thai phụ không cần ARVs điều trị, vì lợi ích của bản thân thai phụ, điều trị dự phòng cho mẹ theo phương án A gồm (1)
AZT hai lần mỗi ngày; (2) AZT phối hợp với NVP liều duy nhất (sd-NVP) khi bắt đầu có chuyển dạ; và (3) AZT hai lần mỗi
ngày phối hợp với lamivudine (3TC) trong cuộc sanh, kéo dài đến 7 ngày sau sanh.
• Với trẻ sơ sinh bú mẹ, cần cho trẻ NVP hàng ngày, kể từ khi sanh cho đến một tuần sau khi dứt hoàn toàn sữa mẹ. Trong trường
hợp ngưng bú mẹ sớm, thì việc dự phòng với NVP phải được kéo dài đến ít nhất 4-6 tuần sau đó. Mức độ khuyến cáo mạnh.
Mức độ chứng cứ trung bình.
• Với trẻ sơ sinh không bú mẹ và thoả AFASS, cần cho trẻ NVP hàng ngày hay sd-NVP phối hợp với NVP hai lần mỗi ngày từ
khi sanh cho đến khi trẻ được 4-6 tuần tuổi. Mức độ khuyến cáo theo kinh nghiệm. Mức độ chứng cứ yếu.
Phương án B:
• Với các thai phụ không cần ARVs điều trị, vì lợi ích của bản thân thai phụ, điều trị dự phòng cho mẹ theo phương án B gồm 3
ARVs phối hợp mỗi ngày cho đến khi sanh (xem thêm tài liệu chuyên khảo), hoặc, trong trường hợp có cho bú mẹ, thì kéo dài
cho đến 1 tuần sau khi dứt hẳn bú mẹ. Mức độ khuyến cáo mạnh. Mức độ chứng cứ trung bình.
• Với trẻ sơ sinh bú mẹ, cùng với dự phòng 3 ARVs ở mẹ, cần cho trẻ NVP hàng ngày, hay AZT hai lần mỗi ngày kể từ khi sanh
cho đến khi trẻ được 4-6 tuần tuổi. Mức độ khuyến cáo mạnh. Mức độ chứng cứ yếu.
• Với trẻ sơ sinh không bú mẹ và thoả AFASS, cùng với dự phòng 3 ARVs ở mẹ, cần cho trẻ NVP hàng ngày hay AZT hai lần mỗi
ngày từ khi sanh cho đến khi trẻ được 4-6 tuần tuổi. Mức độ khuyến cáo theo kinh nghiệm. Mức độ chứng cứ yếu.

More Related Content

What's hot

ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓCĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
SoM
 
SA DÂY RỐN
SA DÂY RỐNSA DÂY RỐN
SA DÂY RỐN
SoM
 
XỬ TRÍ TÍCH CỰC GIAI ĐOẠN 3 CHUYỂN DẠ
XỬ TRÍ TÍCH CỰC GIAI ĐOẠN 3 CHUYỂN DẠXỬ TRÍ TÍCH CỰC GIAI ĐOẠN 3 CHUYỂN DẠ
XỬ TRÍ TÍCH CỰC GIAI ĐOẠN 3 CHUYỂN DẠ
SoM
 
SUY THAI TRONG CHUYỂN DẠ
SUY THAI TRONG CHUYỂN DẠSUY THAI TRONG CHUYỂN DẠ
SUY THAI TRONG CHUYỂN DẠ
SoM
 
ỐI VỠ NON - NHIỄM TRÙNG ỐI
ỐI VỠ NON - NHIỄM TRÙNG ỐIỐI VỠ NON - NHIỄM TRÙNG ỐI
ỐI VỠ NON - NHIỄM TRÙNG ỐI
SoM
 
THAI NGHÉN THẤT BẠI SỚM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
THAI NGHÉN THẤT BẠI SỚM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUANTHAI NGHÉN THẤT BẠI SỚM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
THAI NGHÉN THẤT BẠI SỚM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
SoM
 

What's hot (20)

SUY THAI CẤP
SUY THAI CẤPSUY THAI CẤP
SUY THAI CẤP
 
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓCĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
 
Các bất thường thóp ở trẻ em.pdf
Các bất thường thóp ở trẻ em.pdfCác bất thường thóp ở trẻ em.pdf
Các bất thường thóp ở trẻ em.pdf
 
SA DÂY RỐN
SA DÂY RỐNSA DÂY RỐN
SA DÂY RỐN
 
U NANG BUỒNG TRỨNG
U NANG BUỒNG TRỨNGU NANG BUỒNG TRỨNG
U NANG BUỒNG TRỨNG
 
Dấu hiệu chuyển dạ
Dấu hiệu chuyển dạDấu hiệu chuyển dạ
Dấu hiệu chuyển dạ
 
SỬ DỤNG CORTICOID TRONG SẢN KHOA
SỬ DỤNG CORTICOID TRONG SẢN KHOASỬ DỤNG CORTICOID TRONG SẢN KHOA
SỬ DỤNG CORTICOID TRONG SẢN KHOA
 
PHÁ THAI NỘI KHOA
PHÁ THAI NỘI KHOAPHÁ THAI NỘI KHOA
PHÁ THAI NỘI KHOA
 
Cham soc tre so sinh sau sanh
Cham soc tre so sinh sau sanhCham soc tre so sinh sau sanh
Cham soc tre so sinh sau sanh
 
RỐI LOẠN CƠN CO TỬ CUNG
RỐI LOẠN CƠN CO TỬ CUNGRỐI LOẠN CƠN CO TỬ CUNG
RỐI LOẠN CƠN CO TỬ CUNG
 
XỬ TRÍ TÍCH CỰC GIAI ĐOẠN 3 CHUYỂN DẠ
XỬ TRÍ TÍCH CỰC GIAI ĐOẠN 3 CHUYỂN DẠXỬ TRÍ TÍCH CỰC GIAI ĐOẠN 3 CHUYỂN DẠ
XỬ TRÍ TÍCH CỰC GIAI ĐOẠN 3 CHUYỂN DẠ
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TIẾT NIỆU TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TIẾT NIỆU TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ TIẾT NIỆU TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TIẾT NIỆU TRẺ EM
 
SUY THAI TRONG CHUYỂN DẠ
SUY THAI TRONG CHUYỂN DẠSUY THAI TRONG CHUYỂN DẠ
SUY THAI TRONG CHUYỂN DẠ
 
Dọa sinh non
Dọa sinh nonDọa sinh non
Dọa sinh non
 
Sinh lý nước ối
Sinh lý nước ốiSinh lý nước ối
Sinh lý nước ối
 
ỐI VỠ NON - NHIỄM TRÙNG ỐI
ỐI VỠ NON - NHIỄM TRÙNG ỐIỐI VỠ NON - NHIỄM TRÙNG ỐI
ỐI VỠ NON - NHIỄM TRÙNG ỐI
 
THAI NGHÉN THẤT BẠI SỚM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
THAI NGHÉN THẤT BẠI SỚM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUANTHAI NGHÉN THẤT BẠI SỚM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
THAI NGHÉN THẤT BẠI SỚM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
 
Vì sao cho con bú lại gây vô kinh ?
Vì sao cho con bú lại gây vô kinh ?Vì sao cho con bú lại gây vô kinh ?
Vì sao cho con bú lại gây vô kinh ?
 
Xử trí thai quá ngày
Xử trí thai quá ngàyXử trí thai quá ngày
Xử trí thai quá ngày
 
BĂNG HUYẾT SAU SINH
BĂNG HUYẾT SAU SINHBĂNG HUYẾT SAU SINH
BĂNG HUYẾT SAU SINH
 

Similar to NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ TRONG TRƯỜNG HỢP MẸ BỊ VIÊM GAN SIÊU VI B, HIV

TRẮC NGHIỆM THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ 1
TRẮC NGHIỆM THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ 1TRẮC NGHIỆM THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ 1
TRẮC NGHIỆM THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ 1
SoM
 
TẦM SOÁT NHIỄM TRÙNG Ở THAI PHỤ
TẦM SOÁT NHIỄM TRÙNG Ở THAI PHỤTẦM SOÁT NHIỄM TRÙNG Ở THAI PHỤ
TẦM SOÁT NHIỄM TRÙNG Ở THAI PHỤ
SoM
 
THAI KỲ VÀ NHIỄM SIÊU VI (HIV, VIÊM GAN SIÊU VI, RUBELLA, CYTOMEGALOVIRUS)
THAI KỲ VÀ NHIỄM SIÊU VI (HIV, VIÊM GAN SIÊU VI, RUBELLA, CYTOMEGALOVIRUS)THAI KỲ VÀ NHIỄM SIÊU VI (HIV, VIÊM GAN SIÊU VI, RUBELLA, CYTOMEGALOVIRUS)
THAI KỲ VÀ NHIỄM SIÊU VI (HIV, VIÊM GAN SIÊU VI, RUBELLA, CYTOMEGALOVIRUS)
SoM
 
Ly thuyet tiem chung tre em cap nhat 2017
Ly thuyet tiem chung tre em cap  nhat 2017Ly thuyet tiem chung tre em cap  nhat 2017
Ly thuyet tiem chung tre em cap nhat 2017
SoM
 
Bai 318 Xử trí lồng ghép các bệnh trẻ em IMCI
Bai 318 Xử trí lồng ghép các bệnh trẻ em IMCIBai 318 Xử trí lồng ghép các bệnh trẻ em IMCI
Bai 318 Xử trí lồng ghép các bệnh trẻ em IMCI
Thanh Liem Vo
 
6. p. 229 to 278 lab work module vietnamese
6. p. 229 to 278 lab work module vietnamese6. p. 229 to 278 lab work module vietnamese
6. p. 229 to 278 lab work module vietnamese
Nguyen Phong Trung
 

Similar to NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ TRONG TRƯỜNG HỢP MẸ BỊ VIÊM GAN SIÊU VI B, HIV (20)

CHĂM SÓC HẬU SẢN
CHĂM SÓC HẬU SẢNCHĂM SÓC HẬU SẢN
CHĂM SÓC HẬU SẢN
 
TRẮC NGHIỆM THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ 1
TRẮC NGHIỆM THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ 1TRẮC NGHIỆM THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ 1
TRẮC NGHIỆM THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ 1
 
TẦM SOÁT NHIỄM TRÙNG Ở THAI PHỤ
TẦM SOÁT NHIỄM TRÙNG Ở THAI PHỤTẦM SOÁT NHIỄM TRÙNG Ở THAI PHỤ
TẦM SOÁT NHIỄM TRÙNG Ở THAI PHỤ
 
Mẹ bị F0 có tiếp tục cho con bú được không?
Mẹ bị F0 có tiếp tục cho con bú được không?Mẹ bị F0 có tiếp tục cho con bú được không?
Mẹ bị F0 có tiếp tục cho con bú được không?
 
TIÊM CHỦNG Ở TRẺ EM.pdf
TIÊM CHỦNG Ở TRẺ EM.pdfTIÊM CHỦNG Ở TRẺ EM.pdf
TIÊM CHỦNG Ở TRẺ EM.pdf
 
THAI KỲ VÀ NHIỄM SIÊU VI (HIV, VIÊM GAN SIÊU VI, RUBELLA, CYTOMEGALOVIRUS)
THAI KỲ VÀ NHIỄM SIÊU VI (HIV, VIÊM GAN SIÊU VI, RUBELLA, CYTOMEGALOVIRUS)THAI KỲ VÀ NHIỄM SIÊU VI (HIV, VIÊM GAN SIÊU VI, RUBELLA, CYTOMEGALOVIRUS)
THAI KỲ VÀ NHIỄM SIÊU VI (HIV, VIÊM GAN SIÊU VI, RUBELLA, CYTOMEGALOVIRUS)
 
Không gì có thể thay thế sữa mẹ
Không gì có thể thay thế sữa mẹKhông gì có thể thay thế sữa mẹ
Không gì có thể thay thế sữa mẹ
 
Lợi ích của sữa mẹ và Nuôi con bằng sữa mẹ
Lợi ích của sữa mẹ và Nuôi con bằng sữa mẹLợi ích của sữa mẹ và Nuôi con bằng sữa mẹ
Lợi ích của sữa mẹ và Nuôi con bằng sữa mẹ
 
SỮA MẸ Ở LOÀI NGƯỜI
SỮA MẸ Ở LOÀI NGƯỜI SỮA MẸ Ở LOÀI NGƯỜI
SỮA MẸ Ở LOÀI NGƯỜI
 
Ly thuyet tiem chung tre em cap nhat 2017
Ly thuyet tiem chung tre em cap  nhat 2017Ly thuyet tiem chung tre em cap  nhat 2017
Ly thuyet tiem chung tre em cap nhat 2017
 
Bai 318 Xử trí lồng ghép các bệnh trẻ em IMCI
Bai 318 Xử trí lồng ghép các bệnh trẻ em IMCIBai 318 Xử trí lồng ghép các bệnh trẻ em IMCI
Bai 318 Xử trí lồng ghép các bệnh trẻ em IMCI
 
địA chỉ hy vọng cho trẻ em mắc rối loạn chuyển hóa bẩm sinh
địA chỉ hy vọng cho trẻ em mắc rối loạn chuyển hóa bẩm sinhđịA chỉ hy vọng cho trẻ em mắc rối loạn chuyển hóa bẩm sinh
địA chỉ hy vọng cho trẻ em mắc rối loạn chuyển hóa bẩm sinh
 
địA chỉ hy vọng cho trẻ em mắc rối loạn chuyển hóa bẩm sinh
địA chỉ hy vọng cho trẻ em mắc rối loạn chuyển hóa bẩm sinhđịA chỉ hy vọng cho trẻ em mắc rối loạn chuyển hóa bẩm sinh
địA chỉ hy vọng cho trẻ em mắc rối loạn chuyển hóa bẩm sinh
 
6. p. 229 to 278 lab work module vietnamese
6. p. 229 to 278 lab work module vietnamese6. p. 229 to 278 lab work module vietnamese
6. p. 229 to 278 lab work module vietnamese
 
LÀM MẸ AN TOÀN
LÀM MẸ AN TOÀNLÀM MẸ AN TOÀN
LÀM MẸ AN TOÀN
 
Quản lý thai nghén - Chăm sóc tiền sản
Quản lý thai nghén - Chăm sóc tiền sảnQuản lý thai nghén - Chăm sóc tiền sản
Quản lý thai nghén - Chăm sóc tiền sản
 
Luận án: Kết quả sản khoa ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ, HOT
Luận án: Kết quả sản khoa ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ, HOTLuận án: Kết quả sản khoa ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ, HOT
Luận án: Kết quả sản khoa ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ, HOT
 
Đề tài: Nghiên cứu phân bố - một số yếu tố liên quan và kết quả sản khoa ở th...
Đề tài: Nghiên cứu phân bố - một số yếu tố liên quan và kết quả sản khoa ở th...Đề tài: Nghiên cứu phân bố - một số yếu tố liên quan và kết quả sản khoa ở th...
Đề tài: Nghiên cứu phân bố - một số yếu tố liên quan và kết quả sản khoa ở th...
 
Thuc trang cho con bu som va mot so yeu to anh huong cua cac ba me
Thuc trang cho con bu som va mot so yeu to anh huong cua cac ba meThuc trang cho con bu som va mot so yeu to anh huong cua cac ba me
Thuc trang cho con bu som va mot so yeu to anh huong cua cac ba me
 
Đề tài: Nghiên cứu hội chứng kháng phospholipid ở thai phụ có tiền sử sảy tha...
Đề tài: Nghiên cứu hội chứng kháng phospholipid ở thai phụ có tiền sử sảy tha...Đề tài: Nghiên cứu hội chứng kháng phospholipid ở thai phụ có tiền sử sảy tha...
Đề tài: Nghiên cứu hội chứng kháng phospholipid ở thai phụ có tiền sử sảy tha...
 

More from SoM

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Recently uploaded

SGK cũ Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu.pdf
SGK cũ Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu.pdfSGK cũ Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu.pdf
SGK cũ Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu.pdf
HongBiThi1
 
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩCÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
HongBiThi1
 
Thận-VCTC gui SV.ppt rất hay các bạn ạ cần học
Thận-VCTC gui SV.ppt rất hay các bạn ạ cần họcThận-VCTC gui SV.ppt rất hay các bạn ạ cần học
Thận-VCTC gui SV.ppt rất hay các bạn ạ cần học
HongBiThi1
 
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nhaSGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
HongBiThi1
 
Đặc điểm giải phẫu và sinh lý thận tiết niệu.pptx
Đặc điểm giải phẫu và sinh lý thận tiết niệu.pptxĐặc điểm giải phẫu và sinh lý thận tiết niệu.pptx
Đặc điểm giải phẫu và sinh lý thận tiết niệu.pptx
HongBiThi1
 
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
HongBiThi1
 
SGK cũ nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em.pdf
SGK cũ nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em.pdfSGK cũ nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em.pdf
SGK cũ nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK YDS mới chửa ngoài tử cung.pdf hay nha
SGK YDS mới chửa ngoài tử cung.pdf hay nhaSGK YDS mới chửa ngoài tử cung.pdf hay nha
SGK YDS mới chửa ngoài tử cung.pdf hay nha
HongBiThi1
 
Nội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nha
Nội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nhaNội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nha
Nội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nha
HongBiThi1
 
Slide nhi thận tiết niệu đã ghi chú năm 2023 Hoàng.pdf
Slide nhi thận tiết niệu đã ghi chú năm 2023 Hoàng.pdfSlide nhi thận tiết niệu đã ghi chú năm 2023 Hoàng.pdf
Slide nhi thận tiết niệu đã ghi chú năm 2023 Hoàng.pdf
HongBiThi1
 
SGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ hay
SGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ haySGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ hay
SGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ hay
HongBiThi1
 
SGK cũ hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiết các bác sĩ ạ
SGK cũ hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiết các bác sĩ ạSGK cũ hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiết các bác sĩ ạ
SGK cũ hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiết các bác sĩ ạ
HongBiThi1
 
Slide Nhi Thận các bài đã ghi chú năm 2023.pdf
Slide Nhi Thận  các bài đã ghi chú năm 2023.pdfSlide Nhi Thận  các bài đã ghi chú năm 2023.pdf
Slide Nhi Thận các bài đã ghi chú năm 2023.pdf
HongBiThi1
 
hội chứng thận hư- 2020.pptx rất hay các bạn ạ
hội chứng thận hư- 2020.pptx rất hay các bạn ạhội chứng thận hư- 2020.pptx rất hay các bạn ạ
hội chứng thận hư- 2020.pptx rất hay các bạn ạ
HongBiThi1
 
Nội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạ
Nội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạNội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạ
Nội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạ
HongBiThi1
 
SGK mới nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em.pdf
SGK mới nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em.pdfSGK mới nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em.pdf
SGK mới nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdfSGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
SGK Bệnh phình giãn thực quản.pdf rất hay nha
SGK Bệnh phình giãn thực quản.pdf rất hay nhaSGK Bệnh phình giãn thực quản.pdf rất hay nha
SGK Bệnh phình giãn thực quản.pdf rất hay nha
HongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

Bài tiểu luận Công nghệ thực phẩm Các phương pháp bảo quản lương thực ở trạng...
Bài tiểu luận Công nghệ thực phẩm Các phương pháp bảo quản lương thực ở trạng...Bài tiểu luận Công nghệ thực phẩm Các phương pháp bảo quản lương thực ở trạng...
Bài tiểu luận Công nghệ thực phẩm Các phương pháp bảo quản lương thực ở trạng...
 
SGK cũ Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu.pdf
SGK cũ Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu.pdfSGK cũ Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu.pdf
SGK cũ Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu.pdf
 
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩCÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
 
Thận-VCTC gui SV.ppt rất hay các bạn ạ cần học
Thận-VCTC gui SV.ppt rất hay các bạn ạ cần họcThận-VCTC gui SV.ppt rất hay các bạn ạ cần học
Thận-VCTC gui SV.ppt rất hay các bạn ạ cần học
 
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nhaSGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
 
Đặc điểm giải phẫu và sinh lý thận tiết niệu.pptx
Đặc điểm giải phẫu và sinh lý thận tiết niệu.pptxĐặc điểm giải phẫu và sinh lý thận tiết niệu.pptx
Đặc điểm giải phẫu và sinh lý thận tiết niệu.pptx
 
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
 
SGK cũ nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em.pdf
SGK cũ nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em.pdfSGK cũ nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em.pdf
SGK cũ nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em.pdf
 
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK YDS mới chửa ngoài tử cung.pdf hay nha
SGK YDS mới chửa ngoài tử cung.pdf hay nhaSGK YDS mới chửa ngoài tử cung.pdf hay nha
SGK YDS mới chửa ngoài tử cung.pdf hay nha
 
Nội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nha
Nội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nhaNội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nha
Nội tiết - Suy giáp_PGS.Đạt.ppt rất hay nha
 
Slide nhi thận tiết niệu đã ghi chú năm 2023 Hoàng.pdf
Slide nhi thận tiết niệu đã ghi chú năm 2023 Hoàng.pdfSlide nhi thận tiết niệu đã ghi chú năm 2023 Hoàng.pdf
Slide nhi thận tiết niệu đã ghi chú năm 2023 Hoàng.pdf
 
SGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ hay
SGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ haySGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ hay
SGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ hay
 
SGK cũ hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiết các bác sĩ ạ
SGK cũ hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiết các bác sĩ ạSGK cũ hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiết các bác sĩ ạ
SGK cũ hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiết các bác sĩ ạ
 
Slide Nhi Thận các bài đã ghi chú năm 2023.pdf
Slide Nhi Thận  các bài đã ghi chú năm 2023.pdfSlide Nhi Thận  các bài đã ghi chú năm 2023.pdf
Slide Nhi Thận các bài đã ghi chú năm 2023.pdf
 
hội chứng thận hư- 2020.pptx rất hay các bạn ạ
hội chứng thận hư- 2020.pptx rất hay các bạn ạhội chứng thận hư- 2020.pptx rất hay các bạn ạ
hội chứng thận hư- 2020.pptx rất hay các bạn ạ
 
Nội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạ
Nội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạNội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạ
Nội tiết - Tăng sản thượng thận BS.pdf rất hay các bạn ạ
 
SGK mới nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em.pdf
SGK mới nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em.pdfSGK mới nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em.pdf
SGK mới nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em.pdf
 
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdfSGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
 
SGK Bệnh phình giãn thực quản.pdf rất hay nha
SGK Bệnh phình giãn thực quản.pdf rất hay nhaSGK Bệnh phình giãn thực quản.pdf rất hay nha
SGK Bệnh phình giãn thực quản.pdf rất hay nha
 

NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ TRONG TRƯỜNG HỢP MẸ BỊ VIÊM GAN SIÊU VI B, HIV

  • 1. Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-12: Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ Bài giảng trực tuyến Nuôi con bằng sữa mẹ trong trường hợp mẹ có viêm gan siêu vi B. Nuôi con bằng sữa mẹ trong trường hợp mẹ có nhiễm HIV © Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền Bài Team-Based Learning 4-12: Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ Nuôi con bằng sữa mẹ trong trường hợp mẹ có viêm gan siêu vi B. Nuôi con bằng sữa mẹ trong trường hợp mẹ có nhiễm HIV. Âu Nhựt Luân 1 Mục tiêu bài giảng Sau khi học xong bài, sinh viên có khả năng: 1. Phân tích được nguyên lý của việc thực hành nuôi con bằng sữa mẹ ở người mẹ có virus viêm gan siêu vi B 2. Phân tích được nguyên lý của việc thực hành nuôi con bằng sữa mẹ ở người mẹ có nhiễm HIV NGUYÊN LÝ CỦA VIỆC THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ Ở NGƯỜI MẸ CÓ NHIỄM HBV Nếu không can thiệp, thì việc nuôi con bằng sữa mẹ ở người nhiễm virus viêm gan B có liên quan đến nguy cơ lây truyền dọc. Tầm soát trong thai kỳ tình trạng nhiễm HBV được khuyến cáo thực hiện cho mọi thai phụ. Người mẹ có virus HBV lưu hành trong máu có thể là người lành mang trùng hay người bệnh viêm gan đang tiến triển. Việc phân định được thực hiện nhờ khảo sát HBsAg và HBeAg. Khi người mẹ có huyết thanh HBsAg (+), cần thực hiện khảo sát HbeAg. Nếu HBeAg cũng dương tính, khảo sát HBV DNA sẽ được thực hiện nhằm xác định tải lượng virus máu (viral load) và quyết định điều trị kháng virus dựa trên tải lượng này. Virus viêm gan B có thể được lây truyền dọc từ mẹ sang con (Mother-To-Child Transmission - MTCT) trong thai kỳ, trong chuyển dạ, và trong thời gian hậu sản. Sơ sinh với viêm gan B có nguy cơ cao sẽ phát triển thành ung thư gan sau này. Vì vậy, vấn đề phòng tránh MTCT là mục tiêu quan trọng của quản lý viêm gan B trong thai kỳ, trong chuyển dạ và trong thời kỳ hậu sản. Nếu áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng tránh cần thiết thì bà mẹ vẫn có thể thực hiện được việc nuôi con bằng sữa mẹ. Trong thời kỳ hậu sản, cũng như nhiều loại virus khác, virus viêm gan B hiện diện trong sữa mẹ. Điều này gây ra mối quan ngại rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ gây MTCT HBV. Tuy nhiên, việc nuôi con bằng sữa công thức có liên quan đến nhiều yếu tố bất lợi cho trẻ. Quyết định lựa chọn nuôi con bằng sữa công thức hay nuôi con bằng sữa mẹ tuỳ thuộc vào cân bằng giữa lọi ích và nguy cơ, cũng như tính hiệu quả và tính sẵn có của các biện pháp phòng chống MTCT. Nếu như có thể ngăn cản được một cách có hiệu quả MTCT, thì vẫn có thể thực hiện được nuôi con bằng sữa mẹ, nhằm tranh thủ tất cả lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ mà không sợ bị MTCT. Các bằng chứng y học chứng cứ (Evidence-Based Medicine - EBM) xác nhận rằng nếu áp dụng đủ các biện pháp dự phòng cần thiết thì mẹ vẫn có thể thực hiện được nuôi con bằng sữa mẹ, và trẻ cũng hoàn toàn được bảo vệ khỏi MTCT qua sữa mẹ. Biện pháp phòng tránh MTCT gồm kiểm soát tải lượng virus trong thai kỳ, tiêm phòng sau sanh cho sơ sinh. Phòng tránh MTCT trong thai kỳ được thực hiện bằng điều trị kháng virus khi tải lượng virus vượt quá mức cho phép (xem bài Team-Based Learning 4-2: Các vấn đề thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ: Thai kỳ với viêm gan siêu vi B). Kiểm soát tải lượng virus cho phép hạn chế tối đa lây truyền dọc trong thai kỳ. Tuy nhiên, phần lớn các MTCT HBV từ mẹ sang con xảy ra sau sanh. Tuy nhiên cần nhớ rằng MTCT sau sanh có thể thực hiện qua rất nhiều đường chứ không phải duy nhất là qua đường sữa mẹ. Dù trẻ có được nuôi bằng sữa mẹ hay không thì vẫn phải thực hiện hai biện pháp để bảo vệ cho trẻ: (1) tiêm globulin sớm trong những giờ đầu sau sanh và (2) tiêm vaccin dự phòng viêm gan cho trẻ. Cơ sở dữ liệu EBM cho thấy, trong trường hợp thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng tránh, không có sự khác biệt về MTCT giữa nhóm có nuôi con bằng sữa mẹ và bằng sữa công thức, với Odds ratio là 0.86 (95% CI, 0.51-1.45) (từ 8 RCTs, P=0.56; P=0.99). Cũng không có sự khác biệt về tỉ lệ trẻ có HBsAg dương 6-12 tháng sau sanh giữa 2 nhóm trẻ bú sữa công thức và nhóm trẻ bú mẹ, với Odds ratio là 0.98 (95% CI, 0.69-1.40) (từ 8 RCTs, P=0.93; P=0.99). Không có bất cứ sự kiện hay biến chứng nào xảy ra ở nhóm trẻ được nuôi con bằng sữa mẹ. NGUYÊN LÝ CỦA VIỆC THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ Ở NGƯỜI MẸ CÓ NHIỄM HIV Nếu không can thiệp thì sơ sinh từ mẹ nhiễm HIV sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm HIV thông qua nuôi con bằng sữa mẹ. Trên toàn thế giới, nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm HIV ở trẻ là MTCT HIV từ mẹ sang con. MTCT HIV có thể xảy ra trong thai kỳ, quanh chuyển dạ, hay qua nuôi con bằng sữa mẹ. Rất nhiều nỗ lực đã được thực hiện để làm giảm một cách hiệu quả MTCT HIV. Trong thai kỳ, phòng tránh MTCT được thực hiện bằng cách thực hiện đa trị liệu với các kháng retrovirus (Anti-RetroVirus - ARVs). Trong chuyển dạ, phòng tránh MTCT được thực hiện bằng cách mổ sanh chủ động khi chưa có cơn co và khi các màng ối chưa vỡ. 1 Giảng viên, bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: aunhutluan@gmail.com
  • 2. Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-12: Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ Bài giảng trực tuyến Nuôi con bằng sữa mẹ trong trường hợp mẹ có viêm gan siêu vi B. Nuôi con bằng sữa mẹ trong trường hợp mẹ có nhiễm HIV © Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền Tuy nhiên, nếu không thực hiện các can thiệp cần thiết thì một tỉ lệ quan trọng trẻ sơ sinh sanh ra từ người mẹ có nhiễm HIV sẽ bị nhiễm HIV thông qua nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu có đủ điều kiện thực hiện giải pháp thay thế sữa mẹ (AFASS), thì mẹ nhiễm HIV không nên nuôi con bằng sữa mẹ. Ở những nơi có điều kiện thực hiện các giải pháp thay thế cho nuôi con bằng sữa mẹ một cách kinh tế (Affordable), khả thi (Feasible), được chấp nhận bởi cộng đồng (Acceptable), một cách đầy đủ và thích hợp (Sustainable), và an toàn (Safe) (AFASS), thì khuyến cáo rằng các bà mẹ với HIV dương tính không nên thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, bất kể tải lượng virus và kết quả đếm CD4. Nếu không thể loại trừ bú mẹ một cách AFASS, thì mẹ nhiễm HIV phải cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, tuyệt đối và cho trẻ ARV. Tuy nhiên, trên một phần lớn các quốc gia đang phát triển, việc khuyến cáo các bà mẹ có nhiễm HIV loại trừ hoàn toàn việc thực hiện nuôi còn bằng sữa mẹ thường không thoả AFASS. Trong trường hợp mẹ không thể loại trừ việc thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ một cách AFASS, thì bà ta sẽ được khuyên thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ tuyệt đối hoàn toàn, có nghĩa là trẻ chỉ nhận sữa mẹ, và hoàn toàn không có gì khác ngoài sữa mẹ, kể cả thực phẩm, nước hay các dịch khác. Đồng thời với việc thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, phải tiến hành cung cấp điều trị ARVs cả cho mẹ và sơ sinh trong thời gian thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ. Can thiệp ARVs cho mẹ và cho trẻ có thể hạn chế được khả năng xảy ra MTCT cho trẻ bú mẹ hoàn toàn và tuyệt đối. Chi tiết can thiệp ARVs cho mẹ và cho trẻ được trình bày trong phần sau. Cần phân biệt 2 đối tượng thai phụ có nhiễm HIV 1. Nhóm thai phụ thứ nhất là nhóm thai phụ cần ARVs điều trị và đồng thời dự phòng MCTC. 2. Nhóm thai phụ thứ nhì là nhóm thai phụ cần ARVs dự phòng MCTC. Nhóm thai phụ thứ nhất là nhóm thai phụ cần ARVs điều trị và đồng thời dự phòng MCTC. • Vì lợi ích của bản thân thai phụ, và để dự phòng MTCT, điều trị ARVs được thực hiện cho mọi thai phụ có HIV dương tính với đếm CD4 ≤ 350 tế bào/mm3 bất chấp giai đoạn lâm sàng WHO; hoặc giai đoạn lâm sàng WHO là 3 hay 4, bất chấp kết quả đếm CD4. Mức độ khuyến cáo mạnh. Mức độ chứng cứ trung bình. • Việc bắt đầu điều trị ARVs với 3 ARVs phải được thực hiện sớm nhất có thể được, bất chấp tuổi thai. Việc điều trị phải kéo dài trong suốt thai kỳ, chuyển dạ và sau đó (xem thêm phần điều trị ARVs cho thai phụ trong tài liệu chuyên khảo). Mức độ khuyến cáo mạnh. Mức độ chứng cứ trung bình. • Vì lợi ích của bản thân trẻ sơ sinh, các sơ sinh sinh ra từ mẹ có nhiễm HIV cần nhận liều hàng ngày nevirapine (NVP), hay hai lần mỗi ngày zidovudin (AZT). Việc điều trị dự phòng này cần được thực hiện sớm nhất có thể được sau sanh và kéo dài đến 4-6 tuần tuổi đời. Mức độ khuyến cáo mạnh. Mức độ chứng cứ trung bình. • Vì lợi ích của bản thân trẻ sơ sinh, các sơ sinh sinh ra từ mẹ có nhiễm HIV và được nuôi bằng sữa công thức thoả AFASS, cần nhận liều hàng ngày nevirapine (NVP), hay hai lần mỗi ngày zidovudin (AZT). Việc điều trị dự phòng này cần được thực hiện sớm nhất có thể được sau sanh và kéo dài đến 4-6 tuần tuổi đời. Mức độ khuyến cáo theo kinh nghiệm. Mức độ chứng cứ thấp. Nhóm thai phụ thứ nhì là nhóm thai phụ cần ARVs dự phòng MTCT (CD4 > 350 và giai đoạn WHO không phải là 3 hay 4) • Với các thai phụ không cần ARVs điều trị, vì lợi ích của bản thân thai phụ, và để dự phòng cho trẻ cần một dự phòng hiệu quả MCTC, cần thực hiện điều trị dự phòng với ARV. ARV dự phòng cần được bắt đầu sớm, khoảng tuần thứ 14 tuổi thai, hay sớm nhất có thể được sau đó, kéo dài trong suốt thai kỳ, chuyển dạ và sau sanh, nhằm dự phòng MTCT. Mức độ khuyến cáo mạnh. Mức độ chứng cứ yếu. Cụ thể có thể theo một trong hai phương án tương đương nhau. Phương án A: • Với các thai phụ không cần ARVs điều trị, vì lợi ích của bản thân thai phụ, điều trị dự phòng cho mẹ theo phương án A gồm (1) AZT hai lần mỗi ngày; (2) AZT phối hợp với NVP liều duy nhất (sd-NVP) khi bắt đầu có chuyển dạ; và (3) AZT hai lần mỗi ngày phối hợp với lamivudine (3TC) trong cuộc sanh, kéo dài đến 7 ngày sau sanh. • Với trẻ sơ sinh bú mẹ, cần cho trẻ NVP hàng ngày, kể từ khi sanh cho đến một tuần sau khi dứt hoàn toàn sữa mẹ. Trong trường hợp ngưng bú mẹ sớm, thì việc dự phòng với NVP phải được kéo dài đến ít nhất 4-6 tuần sau đó. Mức độ khuyến cáo mạnh. Mức độ chứng cứ trung bình. • Với trẻ sơ sinh không bú mẹ và thoả AFASS, cần cho trẻ NVP hàng ngày hay sd-NVP phối hợp với NVP hai lần mỗi ngày từ khi sanh cho đến khi trẻ được 4-6 tuần tuổi. Mức độ khuyến cáo theo kinh nghiệm. Mức độ chứng cứ yếu. Phương án B: • Với các thai phụ không cần ARVs điều trị, vì lợi ích của bản thân thai phụ, điều trị dự phòng cho mẹ theo phương án B gồm 3 ARVs phối hợp mỗi ngày cho đến khi sanh (xem thêm tài liệu chuyên khảo), hoặc, trong trường hợp có cho bú mẹ, thì kéo dài cho đến 1 tuần sau khi dứt hẳn bú mẹ. Mức độ khuyến cáo mạnh. Mức độ chứng cứ trung bình. • Với trẻ sơ sinh bú mẹ, cùng với dự phòng 3 ARVs ở mẹ, cần cho trẻ NVP hàng ngày, hay AZT hai lần mỗi ngày kể từ khi sanh cho đến khi trẻ được 4-6 tuần tuổi. Mức độ khuyến cáo mạnh. Mức độ chứng cứ yếu. • Với trẻ sơ sinh không bú mẹ và thoả AFASS, cùng với dự phòng 3 ARVs ở mẹ, cần cho trẻ NVP hàng ngày hay AZT hai lần mỗi ngày từ khi sanh cho đến khi trẻ được 4-6 tuần tuổi. Mức độ khuyến cáo theo kinh nghiệm. Mức độ chứng cứ yếu.