SlideShare a Scribd company logo
1 of 85
THUYẾT MINH DỰ ÁN
TRANG TRẠI TRỒNG DƯỢC LIỆU
Tháng 05/2023
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
Địa điểm:
tỉnh Đắk Lắk
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
-----------  -----------
DỰ ÁN
TRANG TRẠI TRỒNG DƯỢC LIỆU
Địa điểm: tỉnh Đắk Lắk
ĐƠN VỊ TƯ VẤN DỰ ÁN CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN
0918755356-0936260633 Giám đốc
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................. 2
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU......................................................................................... 6
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ...................................................................... 6
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN ............................................................ 6
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ ............................................................................. 6
3.1. Tiềm năng phát triển dược liệu tại Việt Nam ................................................ 6
3.2. Đầu tư, hỗ trợ phát triển cây dược liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền
núi.......................................................................................................................... 8
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ............................................................................. 10
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN ................................................................ 11
5.1. Mục tiêu chung............................................................................................. 11
5.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................. 12
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN........................ 13
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ
ÁN ....................................................................................................................... 13
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án..................................................... 13
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.......................................... 15
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG........................................................ 16
2.1. Hiện trạng thị trường dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.................... 16
2.2. Tình hình dược liệu ở Đắk Lắk.................................................................... 17
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN ............................................................................... 19
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án .............................................................. 19
3.2. Bảng chi phí trồng dược liệu (chi phí vốn lưu động) (ĐVT: 1000 đồng) ... 21
3.3. Bảng tính chi phí thiết bị trồng trọt (ĐVT: 1000 đồng)............................... 22
3.4. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT: 1000 đồng).... 24
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ..................................... 27
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
3
4.1. Địa điểm xây dựng....................................................................................... 27
4.2. Hình thức đầu tư........................................................................................... 27
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 27
5.1. Nhu cầu sử dụng đất..................................................................................... 27
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án............. 27
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ.................... 28
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .............. 28
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ ..... 29
2.1. Danh mục cây dược liệu............................................................................... 29
2.2. Danh mục thiết bị......................................................................................... 35
2.3. Hệ thống tưới tiêu......................................................................................... 36
2.4. Kỹ thuật trồng cây dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO........................ 40
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN............................... 46
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG........................................................................ 46
1.1. Chuẩn bị mặt bằng........................................................................................ 46
1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: ................ 46
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật...................................... 46
II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ................... 46
2.1. Các phương án xây dựng công trình ............................................................ 46
2.2. Các phương án kiến trúc .............................................................................. 47
III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN...................................................... 49
3.1. Phương án tổ chức thực hiện........................................................................ 49
3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý...................... 50
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ................................. 51
I. GIỚI THIỆU CHUNG..................................................................................... 51
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
4
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG................. 51
III. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI
VỚI MÔI TRƯỜNG ........................................................................................... 53
3.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình....................................................... 53
3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng................................................. 55
IV. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ,
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ................................................................................ 58
V. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG................................................ 58
5.1. Giai đoạn xây dựng dự án ............................................................................ 58
5.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng................................................. 64
VI. KẾT LUẬN................................................................................................... 67
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .................................................................................. 68
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN. ................................................... 68
II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN........................ 70
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. .......................................................... 70
2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: ......................... 70
2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: .................................................................... 71
2.4. Phương ánvay............................................................................................... 71
2.5. Các thông số tài chính của dự án ................................................................. 72
KẾT LUẬN......................................................................................................... 75
I. KẾT LUẬN...................................................................................................... 75
II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. ......................................................................... 75
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH................................. 76
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án .................................. 76
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm............................................................ 77
Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm. .................................... 78
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
5
Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm........................................................ 79
Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án.............................................. 80
Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn..................................... 81
Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. ............................ 82
Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). .............................. 83
Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). ......................... 84
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
6
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký
đầu tư, gồm:
Họ tên: MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:
“Trang trại trồng dược liệu”
Địa điểm thực hiện dự án:
tỉnh Đắk Lắk.
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 964.916,0 m2 (96,49 ha).
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: 76.548.387.000 đồng.
(Bảy mươi sáu tỷ, năm trăm bốn mươi tám triệu, ba trăm tám mươi bảy nghìn
đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (15%) : 11.482.258.000 đồng.
+ Vốn vay - huy động (85%) : 65.066.129.000 đồng.
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Trồng dược liệu lâu năm (kê huyết đằng, vàng đắng, cốt tái
bổ, bách bệnh, cẩu tích, thổ phục linh, đảng sâm, tràm)
12,9 tấn/năm
Trồng dược liệu hằng năm (giảo cổ lam, chè dây, đương
quy, sinh địa, độc hoạt, xuyên tâm liên, hoài sơn, hoa cúc
vàng, gừng, nghệ, dừa cạn)
1.856,5 tấn/năm
II. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
2.1. Tiềm năng phát triển dược liệu tại Việt Nam
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số ở các nước đang
phát triển sử dụng y học cổ truyền hoặc thuốc từ thảo dược để chăm sóc và bảo
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
7
vệ sức khỏe. Với khoảng 5.117 loài cây dược liệu, Việt Nam có nhiều tiềm
năng, lợi thế để phát triển dược liệu trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật. Dược
liệu được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau cho con người, như: sản xuất
thuốc điều trị bệnh, thực phẩm thực dưỡng, đồ uống, hóa mỹ phẩm…
Ngoài ra, cây dược liệu còn được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thuốc
bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc cho thủy, hải sản.Chính vì vậy, ngoài những
tiềm năng và thế mạnh về nguồn tài nguyên và thuốc từ dược liệu, Việt Nam có
nhiều cơ hội giúp thúc đẩy phát triển ngành dược liệu trong nước.
Thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu của Việt Nam
là rất lớn. Hàng năm, tổng số dược liệu được sử dụng trong ngành Y tế ở nước ta
ước tính 100.000 tấn với tổng giá trị thị trường trên 400 triệu USD/năm. Việc sử
dụng thuốc, các sản phẩm từ dược liệu là một xu hướng của thế giới hiện nay.
Hệ thống khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hiện có 63 bệnh viện y học cổ
truyền công lập; 92,7% bệnh viện đa khoa tỉnh có bộ phận y học cổ truyền;
khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và
gần 7.000 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân sử dụng dược liệu trong
khám chữa bệnh. Như vậy, nhu cầu sử dụng dược liệu rất lớn (khoảng
10%/năm); trong đó, khối bệnh viện y học cổ truyền công lập sử dụng khoảng
300 loại dược liệu khác nhau ở mức khoảng 3.000 tấn mỗi năm.
Bên cạnh đó, trên thế giới cũng đang có xu hướng định hình lại phương
pháp nghiên cứu tìm ra các thuốc mới thay vì chú trọng đến việc tổng hợp hóa
học trong phòng thí nghiệm với nhiều khó khăn, nhiều độc tính cùng chi phí lớn
(khoảng 700.000 triệu USD cho phát triển thuốc mới). Các nhà khoa học dược,
các tập đoàn dược phẩm lớn hiện đang chú trọng vào sàng lọc từ thiên nhiên để
tìm ra các hoạt chất sinh học mới có dược tính mạnh hơn, ít độc hơn và với chi
phí cho nghiên cứu phát triển thấp hơn so với tổng hợp hóa học.
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
8
Những đặc sắc về nguồn gen và tri thức của nước ta chính là những lợi thế
quan trọng để tiếp cận thị trường, giúp hỗ trợ mạnh cho quá trình sàng lọc ban
đầu này. Một thế mạnh nữa của Việt Nam chính là diện tích đất đai rộng lớn và
trù phú với lượng nhân công dồi dào, rất phù hợp cho công tác nuôi trồng, thu
hái dược liệu. Đặc biệt, giá trị kinh tế mang lại từ việc trồng dược liệu cao hơn
hẳn so với các loại cây lương thực khác (cao hơn gấp 5-10 lần trồng lúa). Cụ thể
như: trồng đương quy có thể cho thu nhập từ 90-100 triệu đồng/ha/năm, cây
Actiso thu nhập từ 60-80 triệu đồng/ha/năm; trong khi đó cây lúa chỉ cho thu
nhập từ 20-40 triệu đồng /ha/năm.
Vì vậy, phát triển dược liệu đang và sẽ là một hướng bền vững, ổn định góp
phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều vùng trong cả nước đồng thời, công tác phát
triển dược liệu luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đặc biệt, Luật Dược
2016 vừa được Quốc hội thông qua đã đưa ra rất nhiều chính sách lớn, tạo tiền
đề quan trọng cho công tác phát triển dược liệu Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay.
2.2. Đầu tư, hỗ trợ phát triển cây dược liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
miền núi.
Theo Bộ Y tế, Chính phủ bố trí hơn 137.000 tỉ đồng giai đoạn 2021 -
2025 cho tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội trên những địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi, trong đó lần đầu tiên có dự án về phát triển dược liệu trong nước tại 21
tỉnh, thành. Dự án sẽ đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý; hỗ trợ
phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự
kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi.
Ngày 4/11/2022, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Cục Quản lý
Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị hướng dẫn triển khai nội dung
đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
9
quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
2021 - 2030 (giai đoạn I, năm 2021 - 2025).
Việc phát triển cây dược liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
trong bối cảnh được Nhà nước hỗ trợ về vốn vay, giống, kỹ thuật canh tác… là
điều hết sức thuận lợi, tạo thêm sinh kế cho người dân. Tuy nhiên, trước hết cần
có đánh giá cụ thể về tính thích hợp của từng vùng miền đối với những loại cây
dược liệu cụ thể, từ đó có sự định hướng cho người dân và doanh nghiệp tham
gia trồng cây dược liệu. Bên cạnh đó, việc đảm bảo đầu ra cho các cây dược liệu
cần được quan tâm và mục tiêu phải hướng đến thị trường xuất khẩu để nâng
cao giá trị kinh tế của cây dược liệu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng
đồng bào dân tộc thiểu số.
Tiềm năng phát triển cây dược liệu ở địa phương là rất lớn, nguồn lao
động là bà con dân tộc thiểu số rất dồi dào, diện tích đất canh tác còn nhiều để
phát triển cây dược liệu. Tuy nhiên, bài toán đặt ra là thị trường tiêu thụ ổn định
để thật sự đem lại sinh kế cho người dân. Do đó, các cơ quan, ban ngành được
giao nhiệm vụ triển khai, phát triển trồng cây dược liệu cần nghiên cứu, tính
toán vấn đề phát triển công nghiệp chế biến dược liệu sau thu hoạch và hỗ trợ
tiềm kiếm thị trường tiêu thụ cho người trồng.
Mục tiêu đặt ra về phát triển vùng dược liệu quý là bước đầu hình thành
hệ thống chuỗi giá trị phát triển dược liệu quý; hình thành ý thức nuôi trồng
dược liệu theo chuỗi giá trị và bảo tồn nguồn gen dược liệu, đảm bảo các quy
trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng kết hợp bảo vệ và phát triển rừng bền
vững.
Các dự án phát triển dược liệu quý tại các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, sử dụng tối thiểu 50% lao động là người
dân tộc thiểu số, do các tổ chức kinh tế và cá nhân, hộ gia đình người dân tộc
thiểu số, hộ nghèo sinh sống trong vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp cùng
tham gia thực hiện và được cam kết hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Với tiềm năng và thế mạnh trên, phát triển cây dược liệu quý hứa hẹn sẽ
góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Đây là lần đầu tiên cây dược liệu được ưu tiên hỗ trợ đầu tư thông qua Chương
trình mục tiêu quốc gia dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Đây cũng là sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với việc phát triển
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
10
vùng trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào sinh sống tại vùng dân tộc thiểu số
và miền núi, một quyết sách mang tính chiến lược trong việc thực hiện mục tiêu
phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, gắn phát triển
dược liệu với sinh kế của người dân.
Theo lộ trình Chính phủ đề ra, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 sẽ
đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm thực hiện theo
hình thức dự án liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện, của 21 tỉnh với 18 dự án vùng
trồng dược liệu quý và 4 dự án Trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao.
Trong thời gian tới, Viện Dược liệu (Bộ Y tế) sẽ hướng dẫn, hỗ trợ cho 22 Ủy
ban nhân dân huyện trong toàn quốc triển khai nghiên cứu, khảo sát, đánh giá,
xây dựng, hoàn thiện phương án phát triển vùng trồng dược liệu quý (18 dự án
vùng trồng dược liệu quý) và triển khai trung tâm nhân giống, bảo tồn và phát
triển dược liệu ứng dụng công nghệ cao (4 trung tâm nhân giống) hoàn thành
trước ngày 1/12/2022.
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Trang
trại trồng dược liệu”tại, tỉnh Đắk Lắknhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh
của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ
thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ chongànhnông nghiệpcủatỉnh Đắk Lắk.
III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc
hội;
 Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc
hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18
tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm
2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc
Hộinước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
11
nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
 Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm
2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp;
 Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây
dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch
xây dựng;
 Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây
dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại
Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của
Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;
 Quyết định 610/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 13 tháng 7 năm 2022 về
Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận
kết cấu công trình năm 2021.
IV. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
4.1. Mục tiêu chung
 Phát triển dự án “Trang trại trồng dược liệu” theohướng chuyên nghiệp,
hiện đại, cung cấp sản phẩmchất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm
nâng cao chuỗi giá trị sản phẩmngànhnông nghiệp,đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn
vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu
thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.
 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của
khu vực tỉnh Đắk Lắk.
 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,
đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của
địa phương, của tỉnh Đắk Lắk.
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
12
 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho
nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá
môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
4.2. Mục tiêu cụ thể
 Phát triển mô hìnhtrồng dược liệuchuyên nghiệp, hiện đại,góp phần cung
cấp sản phẩmdược liệu chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vấn đề
vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Cung cấp sản phẩm dược liệu cho thị trường trong nước và xuất khẩu
 Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:
Trồng dược liệu lâu năm (kê huyết đằng, vàng đắng,
cốt tái bổ, bách bệnh, cẩu tích, thổ phục linh, đảng
sâm, tràm)
12,9 tấn/năm
Trồng dược liệu hằng năm (giảo cổ lam, chè dây,
đương quy, sinh địa, độc hoạt, xuyên tâm liên, hoài
sơn, hoa cúc vàng, gừng, nghệ, dừa cạn)
1.856,5 tấn/năm
 Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu
chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng
cao cuộc sống cho người dân.
 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Đắk
Lắknói chung.
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
13
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN
DỰ ÁN
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án
Vị trí địa lý
Tỉnh Đắk Lắk với diện tích 13.125,4 km2 nằm trên địa bàn Tây Nguyên,
trong khoảng tọa độ địa lý từ 107°28'57"- 108°59'37" độ kinh Đông và từ
12°9'45" - 13°25'06" độ vĩ Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh
Lâm Đồng, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp
Vương quốc Cam Pu Chia và tỉnh Đắk Nông.
Bản đồ hành chính tỉnh Đăk Lăk
Đăk Lăk là tỉnh có đường biên giới dài 70 km chung với nước
Campuchia, trên đó có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận
lợi cho việc phát triển kinh tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng.
Địa hình
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
14
Đại bộ phận diện tích của tỉnh nằm ở phía Tây Trường Sơn, có hướng
thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Địa hình đa dạng đồi núi xen kẽ bình
nguyên và thung lũng, khái quát có thể chia thành các dạng địa hình chính sau:
Địa hình vùng núi gồm: vùng núi cao Chư Yang Sin có nhiều dãy núi cao
trên 1.500 m, địa hình hiểm trở và vùng núi thấp, trung bình Chư Dơ Jiu: nằm ở
phía Tây Bắc của tỉnh, độ cao trung bình 600 - 700 m.
Địa hình cao nguyên chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, địa hình
bằng phẳng, đường Quốc lộ 14 gần như là đỉnh phân thuỷ, cao ở giữa và thấp
dần về hai phía, địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, có 2 cao
nguyên lớn là: cao nguyên Buôn Ma Thuột và cao nguyên M'Drăk (cao nguyên
Khánh Dương).
Địa hình bán bình nguyên Ea Súp là vùng đất rộng lớn nằm ở phía Tây
tỉnh, tiếp giáp với các cao nguyên. Bề mặt ở đây bị bóc mòn, có địa hình khá
bằng phẳng, đồi lượn sóng nhẹ, độ cao trung bình 180m
Địa hình vùng bằng trũng Krông Pắk - Lắk nằm ở phía Đông - Nam của
tỉnh, giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và dãy núi cao Chư Yang Sin, độ cao
trung bình 400 - 500 m.
Khí hậu
Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng khí hậu. Vùng phía Tây
Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; Vùng phía Đông có khí hậu
mát mẻ, ôn hòa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24°C, tháng nóng nhất và lạnh
nhất chênh lệch nhau chỉ hơn 5°C.
Nhìn chung đặc điểm khí hậu vừa bị chi phối của khí hậu nhiệt đới gió
mùa, vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên với nhiệt độ ôn hoà gần như quanh
năm, đã tạo ra các vùng sinh thái nông nghiệp thích hợp với nhiều loại cây
trồng, nhất là các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà
phê, tiêu, cao su, điều, bông vải…
Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.312,5 nghìn ha. Đất Đắk Lắk được
chia thành các nhóm đất chính sau: đất xám (Acrisols) 579.309 ha (44,1%) hầu
hết ở các huyện, trên dạng địa hình có độ dốc, đất đỏ (Ferralson) 311.340 ha
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
15
(23,7%) tập trung tại các khối bazan Buôn Ma Thuột, phần lớn có độ dốc thấp,
tầng đất mịn dày khả năng giữ và hấp thu nước tốt. Nhóm đất này thích hợp với
các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, dâu tằm..., Đất nâu
(Lixisols) 146.055 ha (11,1%) ở địa hình ít dốc , ngoài ra còn Đất phù sa
(Fluvisols) 14.708 ha (1,1%); Đất Gley (Gleysols) 29.350 ha( 2,2%), Đất than
bùn (Histosols), Đất đen (Luvisols), Đất nâu thẫm (Phaeozems), Đất có tầng sét
chặt, cơ giới phân dị (Planols) ký hiệu (PL), Đất mới biến đổi (Cambisols) ký
hiệu CM; Đất xói mòn trơ sỏi đá (Leptosols); Đất nứt nẻ (Vertisols).
Chất lượng của một số loại đất như nhóm đất đỏ, phần lớn nằm trên địa
hình tương đối bằng phẳng rất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày
như cà phê, cao su, v.v... cho năng suất cao và chất lượng tốt. Ngoài ra còn có
nhiều loại đất khác như đất xám, đất nâu, đất nâu thẫm, thích nghi với nhiều loại
cây trồng khác nhau như cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và một số cây
lâu năm khác...
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án
Kinh tế
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Đăk Lăk
tiếp tục có bước phát triển ổn định. Nhiều chỉ số phát triển kinh tế - xã hội tăng
so với cùng kỳ.
Cụ thể: Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước thực hiện trên
23.623 tỷ đồng (bằng 41,98% kế hoạch, tăng 7,37% so với cùng kỳ năm 2021);
huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước thực hiện trên 13.605 tỷ đồng (bằng
41,48% kế hoạch, tăng 5,26% so với cùng kỳ năm 2021); tổng kim ngạch xuất
khẩu ước thực hiện 845 triệu USD (bằng 70,4% kế hoạch, tăng 61,7% so cùng
kỳ năm 2021); tổng thu cân đối ngân sách nhà nước đạt trên 4.860 tỷ đồng (bằng
59,28% kế hoạch HĐND tỉnh giao và 72,9% dự toán Trung ương giao, tăng
35,97% so với cùng kỳ năm 2021); tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch
vụ ước thực hiện trên 51.138 tỷ đồng (bằng 56,51% kế hoạch, tăng 16,68% so
cùng kỳ năm 2021).
Công tác cải cách hành chính của tỉnh đạt được kết quả tích cực, các chỉ
số PAR Inder, PAPI, PCI năm 2021 của tỉnh đều tăng hạng so với năm 2020.
Các hoạt động văn hóa – thể thao và du lịch, công tác an sinh xã hội và hỗ trợ
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
16
người nghèo tiếp tục được quan tâm, thực hiện. Tình hình an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội được giữ vững.
Dân cư
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Đắk Lắk đạt
1.869.322 người, mật độ dân số đạt 135 người/km². Trong đó dân số sống tại
thành thị đạt 462.013 người, chiếm 24,7% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông
thôn đạt 1.407.309 người, chiếm 75,3% dân số. Dân số nam đạt 942.578 người,
trong khi đó nữ đạt 926.744 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa
phương tăng 0,75 ‰. Đây cũng là tỉnh đông dân nhất vùng Tây Nguyên với hơn
1,8 triệu dân. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2023 đạt 25,76%.
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
2.1. Hiện trạng thị trường dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu
Thị trường thảo dược và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ thảo dược
đang có xu hướng ngày càng tăng trưởng mạnh trên thế giới, ngay cả ở các nước
phát triển, với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 15% mỗi năm, theo báo cáo
của WHO. An toàn, lành tính, hiệu quả và giá cả phải chăng là các yếu tố cốt lõi
làm người dùng toàn cầu ngày càng rộng rãi và duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh
mẽ. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đang đẩy mạnh việc
nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ cây
thuốc để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh..
Theo Fortune Business Insights, tổng giá trị thị trường sản phẩm từ thảo
dược toàn cầu năm 2021 ước tính khoảng 230 tỷ USD, dự kiến có thể đạt 430 tỷ
USD vào năm 2028.
Global Industry Analyst, Inc. ước lượng ngành thảo dược toàn cầu đã đạt
doanh thu 110 tỉ USD năm 2021 và sẽ có doanh thu khoảng 178,4 tỉ USD vào
cuối năm 2026 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm trên 8% mỗi năm.
Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là những
nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam,
Thái Lan, Bangladesh ... ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi ... ở Châu Mỹ La
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
17
tinh như Brasil, Uruguay ... Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là
những nước thuộc liên minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới.
Trung bình hàng năm các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD
dược liệu và gia vị. Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là
Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Đức.
Về xuất khẩu, nước ta chủ yếu xuất dược liệu thô, ước tính 10.000 tấn/năm
bao gồm các loại như: Sa nhân, Quế, Hồi, Thảo quả, Cúc hoa, Dừa cạn, Hòe,...
và một số loài cây thuốc mọc tự nhiên khác. Bên cạnh đó một số hoạt chất được
chiết xuất từ dược liệu cũng từng được xuất khẩu như Berberin, 16 Palmatin,
Rutin, Artemisinin, tinh dầu và một vài chế phẩm đông dược khác sang Đông
Âu và Liên bang Nga.
Việt Nam hiện có khoảng hơn 4.000 loài cây thuốc, hơn 50 loài tảo biển,
75 loài khoáng vật và gần 410 loài động vật làm thuốc, trong đó có nhiều loại
dược liệu quý được thế giới công nhận như cây hồi, quế, atisô, sâm Ngọc
Linh… Tổng sản lượng dược liệu trồng ở Việt Nam ước tính đạt khoảng trên
100.000 tấn/năm.
2.2. Tình hình dược liệu ở Đắk Lắk
Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk những năm gần đây phát hiện nhiều loại cây
dược liệu quý rất có tiềm năng để phát triển ngành dược liệu. Tại địa bàn huyện
M’Đrắk có những khu rừng núi của những xã Ea M’Đoan, Ea Mlay, Krông Á và
Ea Trang có khá nhiều các loại cây dược liệu quý như: Thạch xương bồ, thổ
phục linh, kim ngân, đỗ trọng nam, hoàng đắng, cốt toái bổ, củ bình vôi, cẩu
tích, thạch lâm, riềng rừng, thiên niên kiện phân bố khá tập trung.
Trên vùng cao dãy núi Chư Yang Sin thuộc địa bàn huyện Krông Bông đã
phát hiện một số loại dược liệu: Kê huyết đằng, nhân trần nam, ngũ gia bì chân
chim, sa nhân và hồng đẳng sâm mọc mật độ dày đặc.
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
18
Đối với một số vùng rừng núi thuộc các xã: Ea M’roh, Ea Kiết (huyện) Ea
Wel, Ea Hoar, Krông Na (Buôn Đôn) đã phát hiện một số loại cây dược liệu quý
phát triển tương đối nhiều. Một số khu rừng, cây dược liệu phát triển tập trung
trên một vùng rộng lớn với địa hình bằng phẳng, rất thuận lợi cho việc thu hái và
vận chuyển. Riêng loại cây nhân trần ở Buôn Đôn là loại thảo mộc phát triển
khá tập trung với trữ lượng rất lớn, đang được nhiều người dân thu hái để sử
dụng và buôn bán, tạo thêm thu nhập.
Vài năm nay, một số hộ dân đã đưa vào trồng thử nghiệm cây hà thủ ô đỏ
và bước đầu cho thấy hiệu quả cao. Đơn cử như bà H’ A Niê (buôn Niêng 1, xã
Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn), năm 2016 đã chuyển hơn 2 ha đất trồng sắn, ngô
sang trồng dược liệu hà thủ ô., năng suất đạt 2,6 tấn/ha, với giá bán 120 triệu
đồng/tấn đã được doanh nghiệp hợp đồng thu mua, Còn ông Nguyễn Xuân Bắc
(thôn Tam Bình, xã Cư Klông, huyện Krông Năng) thì trồng xen hà thủ ô trong
2 ha cà phê, sầu riêng, năng suất cũng đạt gần 1,6 tấn ha
Theo kết quả thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu ứng dụng
tiến bộ khoa học công nghệ trong trồng trọt hà thủ ô đỏ tại vùng đồng bào dân
tộc tỉnh Đắk Lắk” từ năm 2016 đến nay cho thấy, loại cây này sinh trưởng và
phát triển tốt tại nhiều khu vực, năng suất bình quân đạt 2,5 tấn/ha, bên cạnh đó
điều kiện đất đai, khí hậu, tại địa phương cũng có thể sản xuất giống cây này với
số lượng lớn. Cụ thể, Công ty Cổ phần Nicotex đã thu thập 50.000 cây hà thủ ô
từ Viện Dược liệu Trung ương về lưu giữ bảo tồn nguồn gen và nhân giống bằng
phương pháp dâm hom. Nhận thấy triển vọng từ cây dược liệu này, đơn vị sẽ
liên kết với người dân trồng 20 ha tại huyện Krông Năng và liên kết với Viện
Dược liệu Trung ương tiêu để thụ sản phẩm.
Nhiều loại cây dược liệu khác cũng được người dân đưa vào trồng với diện
tích lớn như: đinh lăng, hòe, gừng, đương quy, hoài sơn… để cung cấp làm
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
19
nguyên liệu sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, một số
doanh nghiệp cũng đầu tư, liên kết trồng dược liệu. Cụ thể, tại huyện, Công ty
TNHH MTV Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm trồng 20 ha đinh lăng, hòe, ý dĩ làm
nguyên liệu xuất đi TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, một doanh nghiệp khác tại
Hà Nội liên kết với người dân trồng 250 ha dược liệu các loại. Tại huyện Ea
Súp, Công ty Cổ phần đầu tư Long Thành đang triển khai dự án trồng khoảng
200 ha dược liệu (ngưu tất, đẳng sâm, ích mẫu, đinh lăng, đương quy Nhật Bản)
làm nguyên liệu dược phẩm và xuất khẩu.
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án
Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:
Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 964.916,0 m2
1 Kê huyết đằng 49.000,0 m2
2 Vàng đắng 53.500,0 m2
3 Cốt toái bổ 44.500,0 m2
4 Bách bệnh 50.100,0 m2
5 Cẩu tích 40.000,0 m2
6 Thổ phục linh 36.000,0 m2
7 Giảo cổ lam 56.980,0 m2
8 Chè dây 49.900,0 m2
9 Đương quy 55.052,0 m2
10 Sinh địa 59.100,0 m2
11 Đảng sâm 56.000,0 m2
12 Độc hoạt 49.000,0 m2
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
20
TT Nội dung Diện tích ĐVT
13 Xuyên tâm liên 48.025,0 m2
14 Hoài Sơn 45.000,0 m2
15 Cúc hoa vàng 46.000,0 m2
16 Gừng 25.600,0 m2
17 Nghệ 48.950,0 m2
18 Tràm 100.000,0 m2
19 Dừa cạn 46.820,0 m2
20 Ao chứa nước tưới 5.389,0 m2
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống
- Hệ thống PCCC Hệ thống
II Thiết bị
1 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ
2 Thiết bị vận tải, vận chuyển Trọn Bộ
3 Thiết bị hạ tầng kỹ thuật Trọn Bộ
4 Thiết bị khác Trọn Bộ
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
21
3.2. Bảng chi phí trồng dược liệu (chi phí vốn lưu động) (ĐVT: 1000 đồng)
STT Nội dung Số lượng/Ha
Số Lượng/Diện
tích trồng
Đơn vị tính Đơn giá
Thành tiền
sau VAT
1 Chi phí mua cây giống 87.150 8.362.280 cây 5 41.811.400
2
Chi phí mua phân bón (phân hữu
cơ hoai mục)
5,00 480
Tấn
3.000 1.440.000
3
Thuốc bảo vệ thực vật có nguồn
gốc sinh học, chế phẩm sinh học
15 1.440
kg
500 720.000
4 Chi phí nhân công trồng dược liệu 578 55480 công 250 13.870.000
Xử lý thực bì 30 2880 công 250 720.000
Đào hố trồng 75 7200 công 250 1.800.000
Khuân vác và bón phân 75 7200 công 250 1.800.000
Đảo phân và lấp hố 75 7200 công 250 1.800.000
Khuân vác cây giống và trồng 75 7200 công 250 1.800.000
Khuân vác và cắm choái 23 2210 công 250 552.500
Chăm sóc (phát, nhổ cỏ; xới xáo,
vun gốc; phun thuốc, bón phân...)
225 21590 250 5.397.500
Tổng cộng 57.841.400
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
22
3.3. Bảng tính chi phí thiết bị trồng trọt (ĐVT: 1000 đồng)
STT Nội dung Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền sau VAT
I Bộ thiết bị tưới
1 Ống cấp 1: Ø60 mm m 19.190 24 460.560
2 Ống cấp 2: Ø27 mm m 239.880 9 2.158.920
3 Ống cấp 3: Ø21 mm m 59.970 6 359.820
4 Khóa Ø60 mm cái 190 65 12.350
5 Bít Ø60 mm cái 190 21 3.990
6 T Ø60 mm cái 190 35 6.650
7 T Ø60 → Ø27 mm cái 4.800 24 115.200
8 Nối Ø27 cái 2.400 3 7.200
9 T Ø27 → Ø21 mm cái 59.970 5 287.856
10 Béc phun cái 59.970 9 539.730
11 Khóa Ø27 mm cái 4.800 2 9.600
12
Bộ bịt Ø27 mm ren trong hoặc
ren ngoài
cái 4.800 3 14.400
13 Keo dán kg 100 156 15.600
14 Kẽm 2 mm kg 960 50 48.000
15 Bộ máy bơm bộ 100 500 50.000
16 Bồn ngâm phân cái 100 2.000 200.000
17 Bồn hòa phân cái 100 2.000 200.000
18 Bộ hút phân cái 100 600 60.000
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
23
STT Nội dung Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền sau VAT
II Bộ thiết bị trồng cây
1 Dụng cụ cuốc, xẻng, rựa cái 860 100 86.000
2 Choái (cao 1,2m) nghìn cây 960 100 96.000
Tổng cộng 4.731.876
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
24
3.4. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư(ĐVT: 1000 đồng)
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
I Xây dựng 964.916,0 m2
6.264.689
1 Kê huyết đằng 49.000,0 m2
-
2 Vàng đắng 53.500,0 m2
-
3 Cốt toái bổ 44.500,0 m2
-
4 Bách bệnh 50.100,0 m2
-
5 Cẩu tích 40.000,0 m2
-
6 Thổ phục linh 36.000,0 m2
-
7 Giảo cổ lam 56.980,0 m2
-
8 Chè dây 49.900,0 m2
-
9 Đương quy 55.052,0 m2
-
10 Sinh địa 59.100,0 m2
-
11 Đảng sâm 56.000,0 m2
-
12 Độc hoạt 49.000,0 m2
-
13 Xuyên tâm liên 48.025,0 m2
-
14 Hoài Sơn 45.000,0 m2
-
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
25
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
15 Cúc hoa vàng 46.000,0 m2
-
16 Gừng 25.600,0 m2
-
17 Nghệ 48.950,0 m2
-
18 Tràm 100.000,0 m2
-
19 Dừa cạn 46.820,0 m2
-
20 Ao chứa nước tưới 5.389,0 m2
500 2.694.500
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống 1.736.849 1.736.849
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 1.061.408 1.061.408
- Hệ thống PCCC Hệ thống 771.933 771.933
II Thiết bị 7.841.657
1 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ 4.731.876 4.731.876
2 Thiết bị vận tải, vận chuyển Trọn Bộ 1.900.000 1.900.000
3 Thiết bị hạ tầng kỹ thuật Trọn Bộ 709.781 709.781
4 Thiết bị khác Trọn Bộ 500.000 500.000
III Chi phí quản lý dự án 3,123 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 440.611
IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 514.868
1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,566 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 79.842
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
26
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0,943 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 133.023
3
Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi
0,064 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 9.028
4
Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả
thi
0,182 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 25.674
5 Chi phí thẩm tra dự toán công trình 0,183 GXDtt * ĐMTL% 11.464
6 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,718 GTBtt * ĐMTL% 56.303
7
Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi
trường
TT 199.534
V Chi phí vốn lưu động TT 57.841.400
VI Chi phí dự phòng 5% 3.645.161
Tổng cộng 76.548.387
Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 610/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 13 tháng 7 năm
2022 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2021, Thông tư
số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư
xây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31
tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
27
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
4.1. Địa điểm xây dựng
Dự án“Trang trại trồng dược liệu” được thực hiệntại, tỉnh Đắk Lắk.
Vị trí thực hiện dự án
4.2. Hình thức đầu tư
Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới.
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
5.1. Nhu cầu sử dụng đất
Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa
phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là
tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử
dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho
quá trình thực hiện.
Vị trí thực hiện dự án
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
28
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 964.916,0 m2
1 Kê huyết đằng 49.000,0 m2
2 Vàng đắng 53.500,0 m2
3 Cốt toái bổ 44.500,0 m2
4 Bách bệnh 50.100,0 m2
5 Cẩu tích 40.000,0 m2
6 Thổ phục linh 36.000,0 m2
7 Giảo cổ lam 56.980,0 m2
8 Chè dây 49.900,0 m2
9 Đương quy 55.052,0 m2
10 Sinh địa 59.100,0 m2
11 Đảng sâm 56.000,0 m2
12 Độc hoạt 49.000,0 m2
13 Xuyên tâm liên 48.025,0 m2
14 Hoài Sơn 45.000,0 m2
15 Cúc hoa vàng 46.000,0 m2
16 Gừng 25.600,0 m2
17 Nghệ 48.950,0 m2
18 Tràm 100.000,0 m2
19 Dừa cạn 46.820,0 m2
20 Ao chứa nước tưới 5.389,0 m2
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
29
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ
2.1. Danh mục cây dược liệu
STT Cây dược liệu Hình ảnh minh họa
1 Kê huyết đằng
2 Vàng đắng
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
30
STT Cây dược liệu Hình ảnh minh họa
3 Cốt toái bổ
4 Bách bệnh
5 Cẩu tích
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
31
STT Cây dược liệu Hình ảnh minh họa
6 Thổ phục linh
7 Giảo cổ lam
8 Chè dây
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
32
STT Cây dược liệu Hình ảnh minh họa
9 Đương quy
10 Sinh địa
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
33
STT Cây dược liệu Hình ảnh minh họa
11 Đảng sâm
12 Độc hoạt
13 Xuyên tâm liên
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
34
STT Cây dược liệu Hình ảnh minh họa
14 Hoài Sơn
15 Cúc hoa vàng
16 Gừng
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
35
STT Cây dược liệu Hình ảnh minh họa
17 Nghệ
18 Tràm
19 Dừa cạn
2.2. Danh mục thiết bị
BỘ THIẾT BỊ TƯỚI
STT Nội dung
1 Ống cấp 1: Ø60 mm
2 Ống cấp 2: Ø27 mm
3 Ống cấp 3: Ø21 mm
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
36
4 Khóa Ø60 mm
5 Bít Ø60 mm
6 T Ø60 mm
7 T Ø60 → Ø27 mm
8 Nối Ø27
9 T Ø27 → Ø21 mm
10 Béc phun
11 Khóa Ø27 mm
12 Bộ bịt Ø27 mm ren trong hoặc ren ngoài
13 Keo dán
14 Kẽm 2 mm
15 Bộ máy bơm
16 Bồn ngâm phân
17 Bồn hòa phân
18 Bộ hút phân
BỘ THIẾT BỊ TRỒNG CÂY
1 Dụng cụ cuốc, xẻng, rựa
2 Choái (cao 1,2m)
2.3. Hệ thống tưới tiêu
Hệ thống tưới nhỏ giọt công nghệIsrael
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
37
Hệ thống tưới nhỏ giọt công nghệ Israel
Công nghệ tưới nhỏ giọt Israel đã đáp ứng được tiêu chí tiết kiệm tối đa,
nước được đưa tới từng gốc cây, nhỏ chậm từng giọt thấm vào đất và đi đến rễ
cây cung cấp nước cho cây.
Hệ thống tưới nhỏ giọt công nghệ Israel thông minh này được điều khiển
qua máy tính kết hợp cảm biến tự động đóng mở van tưới khi phát hiện độ ẩm
của rễ cây đạt mức tối đa.
Hệ thống này còn đảm nhận luôn nhiệm vụ bón phân cung cấp dưỡng chất
tới rễ cây bằng cách hòa phân bón vào bể chứa nước rồi vận chuyển tới từng bộ
rễ.
Những mặt lợi khi áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt Israel so với hệ thống
tưới khác:
 Nước được cây trồng hấp thụ tốiđa
 Điện năng tiêu tốn ítnhất
 Bảo trì hệ thống thấpnhất
 Hiệu quả sự dụng phân bón caonhất
 Giảm thiểu nước đọng tại thân lá, hay xung quanh, tránh tạo môi trường
ẩm ướt cho sâu bệnh pháttriển
 Cải thiện năng suất và sản lượng tốthơn
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
38
Thay vì phải tưới 1- 2 lần trong ngày, lượng nước phải dùng rất để đảm bảo
đầy đủ. Tuy nhiên có những thời điểm đất vẫn khô do nước bay hơi rất nhanh
trên bề mặt đất rộng.
Công nghệ tưới nhỏ giọt đã khắc phục được điểm yếu này của công nghệ
tưới truyền thống, lượng nước tiết kiệm đạt tới 60% mà luôn cung cấp đủ lượng
nước cho cây trồng.
Ngoài ra nước đưa đến tận gốc cây sẽ hạn chế lượng nước đọng trên thân,
cành, lá. Giúp hạn chế nấm bệnh hại cây trồng sinh ra từ môi trường ẩm ướt.
Hệ thống tưới phun
Cấu tạo của hệ thống tướiphun:
- Máy bơm để tạoáp
- Động cơ: Có thể dùng động cơ điện hoặc động cơĐiêzen
- Hệ thống đường ống: Nước từ nguồn được dẫn đến khu tưới bằng đường
ống chính và ống nhánh. Trên các ống nhánh người ta lắp các vòi phun nhân tạo
để cung cấp nước cho câytrồng.
- Có 02 loại đường ống thường dùng: Đường ống cố định và bán cố định:
+ Hệ thống tưới phun với đường ống cố định:
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
39
Hệ thống ống dẫn được bố trí cố định dưới đất, vòi phun có thể bố trí cố
định. hoặc di động
+ Hệ thống tưới phun bán cố định:
Ở hệ thống này, trạm bơm hoặc công trình tạo nguồn có đầu nước địa hình
cố định và đường ống chính cố định, còn đường ống nhánh và vòi phun di động.
Trên mỗi ống nhánh có từ 2 - 10 vòi phun việc di dộng đường ống nhánh có thể
bằng thủ công hoặc cơ giới. Hiện nay, phương thức cơ giới được sử dụng nhiều
vì giảm được nhân lực lại có năng suấtcao.
- Vòi phun: (có hai loại)
+ Vòi phun li tâm:
Nước từ lỗ phun ra vòi với một áp lực nhất định vào đỉnh chóp và bật trở
lại thành những giọt mưa phân bố trên một diện tích hình tròn. Do tốc độ li tâm
và tốc độ quay sau khi tia nước tách khỏi miệng vòi sẽ phân tán đều theo các
phía, dưới tác dụng của lực cản không khí, tia nước phân nhỏ thành những hạt
mưa theo bốn phía của đầu phun. Đặc điểm loại này là khi áp lực không lớn;
mức độ phân bố mưa vẫn tốt. Do vậy, loại vòi phun này có thể dùng cho áp lực
thấp và tầm phungần.
+ Vòi phun tia:
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
40
Nguyên lý làm việc của loại vòi phun này là dòng nước áp lực từ miệng vòi
phun bắn ra gặp sức cản của không khí phân tán thành những hạt mưa phân bố
đều trên một diện tích hình tròn.
Để dòng nước phun được xa, trong ống phun lớn thường bố trí thiết bị
chỉnh dòng. ở máy phun áp lực lớn người ta thường bố trí hai loại vòi phun. Vòi
lớn có tác dụng phun xa, vòi nhỏ phun gần. Như vậy đảm bảo được mật độ phun
đồng đều. Loại vòi phun này thường có áp lực lớn và tầm phun xa.
2.4. Kỹ thuật trồng cây dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO
2.4.1. Khái niệm và nội dung chủ yếu của GACP-WHO
- Dự án Trồng và sản xuất dược liệu của chúng tôi đầu tư áp dụng các
nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP-WHO, “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây
thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thếgiới.
- Xuất phát từ tiêu chuẩn của thuốc là phải có chất lượng tốt, an toàn và
hiệu quả, nên nguồn nguyên liệu làm ra thuốc cũng phải đạt các yêu cầu này.
GACP có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra nguồn nguyên liệu làm
thuốcđạt các tiêu chuẩn trên. Nó bao gồm hai nội dung chính: Thực hành tốt
trồng cây thuốc (GAP) và Thực hành tốt thu hái cây thuốc hoang dã (GCP).
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
41
- Mỗi quy trình có nhiều công đoạn, mỗi công đoạn có những tiêu chuẩn
riêng cho từng loài cây thuốc cụ thể. Nó phụ thuộc vào môi trường tự nhiên,
điều kiện sinh thái, nguồn giống, đất trồng, biện pháp canh tác, chăm sóc, phòng
trừ sâu bệnh, thu hái, vận chuyển, xử lý sau thu hoạch đến cách đóng gói và bảo
quản dược liệu trong kho. Qua đó, ta thấy nội dung của GACP rất rộng và khá
phức tạp, nó liên quan đến nhiều ngành khoa học kỹ thuật như sinh học, nông
học, dược học và khoa học quảnlý.
Nguyên tắc chung của GACP đối với câythuốc
Có nguồn gốc rõ ràng và chính xác về mặt phân loại thực vật. Cây thuốc
hay nguyên liệu thu hái làm thuốc phải đúng loài, đôi khi là dưới loài và giống
cây trồng.
Chỉ thu hái khi cây, hoặc bộ phận cây đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy
định, sạch và không lẫn tạp chất.
Không gây tác động xấu đến môi trường, nguồn nước trong khu vực. Hạn
chế tối thiểu ảnh hưởng đến sinh cảnh và hệ thực vật nơi thu hái cây thuốc. Đảm
bảo giữ cho cây, hoặc quần thể loài cây thu hái còn khả năng tái sinh tự nhiên.
Phải tuân thủ pháp luật và các quy định của địa phương về trồng trọt và
khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Quy trình GACP áp dụng trong trồng trọt, thu hái, chế biến, sản xuất, đóng
gói, vận chuyển dược liệu, nhằm bảo đảm cung cấp nguồn nguyên liệu thực vật
làm thuốc có chất lượng tốt nhất và hiệu lực chữa bệnh cao nhất, cố gắng làm
giảm đến mức thấp nhất nguy cơ bị giả mạo và pha trộn. Các tiêu chuẩn của
GACP đối với từng loài cây làm thuốc sẽ định kỳ được xem xét lại và bổ sung,
bởi những yêu cầu về chất lượng dược liệu ngày càng cao và nhờ có sự hỗ trợ
của các phương pháp phân tíchhiệnđạitrongviệckiểmtra
chấtlượngsảnphẩmnênmớithựchiệnđược.
2.4.2. Kỹ thuật trồng cây dược liệu
Làm đất
Đất trồng cây dược liệu phải được cày ải, phơi và cày bừa kĩ nhiều lần. Nếu
đất trồng cây thuốc có rễ ăn sâu thì phải cày sâu 20-20 cm, bừa nhiều lần làm
cho đất tơi xốp. Việc làm đất trồng cây thuốc phải đảm bảo sao cho đất tơi xốp.
Việc làm đất trồng cây thuốc phải đảm bảo sao cho đất giữ được độ ẩm thích
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
42
hợp. Vì vậy sau khi cày cần bừa ngay trong khâu làm đất. Cần phải làm sạch cỏ
rồi đốt thành tro bón cho đất và loại bỏ được các mầm sâu bệnh.
Đối với vườn ươm gieo hạt, phải làm đất thật mịn, nhỏ và chú ý khi dùng
thuốc trừ sâu trộn vào đất phải đảm bảo sự phát triển của cây con còn non.
Sau khi làm đất xong, phải đánh luống để tiện cho việc tưới tiêu và chăm
sóc cây. Luống được đánh cao hay thấp rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào từng loại
cây trồng.
Gieo trồng
Gieo trồng cây thuốc thường có hai cách, đó là:
- Gieo thẳng
- Vừa gieo thẳng vừa ươm cây con
- Sau khi gieo hạt, cần dùng rơm rạ hay cỏ khô phủ kín luống để giữ ẩm.
Các loại cây thảo thì nên trồng mật độ cao; các loại cây có cánh vươn rộng
thì trồng thưa hơn, cần có chế độ tưới nước nhẹ làm cho đất ẩm đều. Khi cây đã
nẩy mầm thì gỡ bỏ rơm rạ đã phủ để cây mọc bình thường.
Các loại mật độ:
+ Mật độ thấp: Dưới 1.000 cây/ha; Đây là mật độ trồng chủ yếu của cây
dược liệu quý hiếm, nguồn giống khó khăn và cho thu hoạch lâu năm.
+ Mật độ trung bình: 1.000 – 2.500 cây/ha; Áp dụng cho cây dược liệu
thân, lá (chè dây, xuyên tâm liên, cúc vàng, dừa cạn,...).
+ Mật độ cao: Trên 2.500 cây/ha (thậm chí trên 5.000 cây/ha như loài:đảng
sâm, nghệ, gừng,...); Áp dụng cho cây dược liệu lấy củ, rễ, thường mọc thành
cụm, khóm.
Xáo xới, làm cỏ
Cần phải xới để phá vỡ các lớp váng sau mỗi trận mưa, làm cho đất trên
mặt luống luôn tơi xốp, thoáng. Cần phải xới, xáo nhẹ nhàng để khỏi ảnh hưởng
đến cây và luôn làm sạch cỏ cho cây.
Đối với những cây lấy củ, rễ như: … cần có chế độ vun gốc ít nhất là 3,4
lần sau mỗi khi bón thúc. Việc xáo xới, vun gốc chỉ kết thuốc khi cây được phủ
kính luống.
Xử lý thực bì và làm đất
- Xử lý thực bì và đào hố cục bộ: Áp dụng cho hầu hết các trường hợp
trồng cây dược liệu. Hố đào kích thước 30x30x30cm (bầu trung bình) hay
40x40x40cm (bầu lớn).
- Xử lý thực bì toàn diện và cây đất: Chỉ áp dụng cho một số trường hợp
trồng cây dược liệu trên quy mô nhỏ như vườn hộ, vườn gia đình.
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
43
Bón lót
Bón đầy đủ: Phân chuồng oai (hoặc Phân hữu cơ sinh học), NPK; nên áp
dụng cho tất cả các loài cây khi điều kiện cho phép.
Lượng phân bón thông thường: 02-05kg phân chuồng hoai (hoặc 0,5kg
phân hữu cơ sinh học) + 30-50g NPK (hoặc 15g Supe lân).
Kỹ thuật trồng cây
- Trồng cây con có bầu:
Các bước trồng cây con có bầu
+ Trộn đều phân và đất trong hố; đặt bầu cây ở vị trí trung tâm sao cho mặt
trên bầu ngang bằng tay hơi cao hơn so với mặt đất mép hố: Rạch và xé
bỏ vỏ bầu.
+ Đặt cây thật ngay ngắn rồi dùng tay gạt và lén đất chặt ít nhất là 1/2 phần
dưới bầu, dùng cuốc cào vun đất và dùng chân dẫm đất xung quanh gần
sát với thành bầu, tiếp tục sửa thế cây và vun đất cao hơn mặt bầu độ 2-
3cm.
+ Nếu có điều kiện có thể tưới nước ngay sau khi trồng, nếu thời tiết khô
hạn hay nắng nóng đột xuất trong thời vụ trồng cần tiếp tục tưới nước
thời gian đầu cho tới khi thời tiết thuận lợi.
- Trồng cây con rễ trần:
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
44
+ Chọn thời tiết trồng cây phù hợp (râm mát, mưa nhỏ, đất đủ ẩm) mới
đem cây ra trồng. Cắt bỏ bớt lá và cành bên và rễ cọc nếu dài. Trộn đất
và phân trong hố, moi một lỗ phù hợp với kích thước của bộ rễ và có
phần sâu hơn.
+ Đặt cây ngay ngắn vào lỗ, một tay giữ cây, tay kia gạt đất và lèn nhẹ cho
đến khi đất lấp đầy miệng hố, dùng tay kéo nhẹ cây lên một chút cho rễ
duỗi thẳng và cổ rễ hơi thấp hơn mép hố, đồng thời dùng chân dẫm chặt
đất sát xung quanh gốc cây, vun đất vừa đủ so với mặt đất. Dùng rơm ra,
cỏ khô hay lá cây che phủ quanh gốc cây rồi tưới đẫm cho cây vừa trồng.
Có thể cắm thêm rào bảo vệ và chống gió lay.
Tỉa cây
Tỉa những chổ dày và giặm vào những chổ thưa, bỏ hay thay thế cây yếu
ớt, có bệnh… và chỉ để lại những cây mầm khoẻ mạnh.
Tưới tiêu
Dược liệu hầu hết là ưa đất ẩm nhưng lại rất sợ úng ngập. Vì vậy, phải có
chế độ tười tiêu hợp lý. Cây dạng ra củ hay ra hoa kết quả thì cần tưới thường
xuyên nhưng phải tránh ẩm ướt quá mức.
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
45
Chăm sóc cây trồng
- Năm thứ 1: Chăm sóc 2-3 lần. Nội dung chăm sóc: Trồng dặm lại những
cây bị chết, phát dọn thực bì cạnh tranh, làm cỏ, xới đất quanh gốc 40-45cm,
vun gốc, sửa thế cây, bón thúc, phòng chống gia súc và sâu bệnh gây hại.
- Năm thứ 2: Chăm sóc 3-4 lần. Nội dung chăm sóc: Phát dọn thực bì, làm
cỏ, xăm xới đất quanh gốc 50-70cm, vun gốc, sửa thế cây, tạo tán, bón thúc, diệt
trừ sâu hại.
- Năm thứ 3: Chăm sóc 3- 4 lần. Nội dung chăm sóc: Phát dọn thực bì cạnh
tranh, làm cỏ, xới đất quanh gốc 70-100cm, vun gốc, diệt trừ sâu hại.
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
46
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
1.1. Chuẩn bị mặt bằng
Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các
thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện
đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định.
1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư:
KhuvựclậpDựánkhôngcódâncưsinhsốngnênkhôngthựchiệnviệctái định cư.
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường
giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực.
II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
2.1. Các phương án xây dựng công trình
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 964.916,0 m2
1 Kê huyết đằng 49.000,0 m2
2 Vàng đắng 53.500,0 m2
3 Cốt toái bổ 44.500,0 m2
4 Bách bệnh 50.100,0 m2
5 Cẩu tích 40.000,0 m2
6 Thổ phục linh 36.000,0 m2
7 Giảo cổ lam 56.980,0 m2
8 Chè dây 49.900,0 m2
9 Đương quy 55.052,0 m2
10 Sinh địa 59.100,0 m2
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
47
TT Nội dung Diện tích ĐVT
11 Đảng sâm 56.000,0 m2
12 Độc hoạt 49.000,0 m2
13 Xuyên tâm liên 48.025,0 m2
14 Hoài Sơn 45.000,0 m2
15 Cúc hoa vàng 46.000,0 m2
16 Gừng 25.600,0 m2
17 Nghệ 48.950,0 m2
18 Tràm 100.000,0 m2
19 Dừa cạn 46.820,0 m2
20 Ao chứa nước tưới 5.389,0 m2
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống
- Hệ thống PCCC Hệ thống
Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy
chuẩn và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn
thiết kế cơ sở xin phép xây dựng.
2.2. Các phương án kiến trúc
Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiết
kế kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. Chi tiết sẽ được thể hiện trong giai
đoạn lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án. Cụ thể các nội dung
như:
1. Phương án tổ chức tổng mặt bằng.
2. Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng.
3. Thiết kế các hạng mục hạ tầng.
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
48
Sơ đồ khu đất của dự án
Trên cơ sở hiện trạng khu vực dự án, thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật
của dự án với các thông số như sau:
 Hệ thống giao thông
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
49
Xác định cấp đường, cấp tải trọng, điểm đấu nối để vạch tuyến và phương
án kết cấu nền và mặt đường.
 Hệ thống cấp nước
Xác định nhu cầu dùng nước của dự án, xác định nguồn cấp nước sạch
(hoặc trạm xử lý nước), chọn loại vật liệu, xác định các vị trí cấp nước để vạch
tuyến cấp nước bên ngoài nhà, xác định phương án đi ống và kết cấu kèm theo.
 Hệ thống thoát nước
Tính toán lưu lượng thoát nước mặt của từng khu vực dự án, chọn tuyến
thoát nước mặt của khu vực, xác định điểm đấu nối. Thiết kế tuyến thu và thoát
nước mặt, chọn vật liệu và các thông số hình học của tuyến.
 Hệ thống xử lý nước thải
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ xử lý hiện đại, tiết
kiệm diện tích, đạt chuẩn trước khi đấu nối vào hệ thống tiếp nhận.
III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.1. Phương án tổ chức thực hiện
Dự ánđược chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng và
khai thác khi đi vào hoạt động.
Dự án chủ yếu sử dụng lao động địa phương. Đối với lao động chuyên
môn nghiệp vụ, chủ đầu tư sẽ tuyển dụng thêm và lên kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ trong quá trình
hoạt động sau này.
Bảng tổng hợp Phương án nhân sự dự kiến (ĐVT: 1000 đồng)
T
T
Chức danh
Số
lượng
Mức thu
nhập bình
quân/tháng
Tổng
lương
năm
Bảo hiểm
21,5%
Tổng/năm
1 Giám đốc 1 25.000 300.000 64.500 364.500
2 Ban quản lý, điều hành 1 15.000 180.000 38.700 218.700
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
50
T
T
Chức danh
Số
lượng
Mức thu
nhập bình
quân/tháng
Tổng
lương
năm
Bảo hiểm
21,5%
Tổng/năm
3
Công nhân viên văn
phòng
20 8.000 1.920.000 412.800 2.332.800
4
Lao động thời vụ (chăm
sóc và thu hoạch)
90 4.000 4.320.000 928.800 5.248.800
Tổng cộng 112 560.000 6.720.000 1.444.800 8.164.800
3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý
Thời gian hoạt động dự án: 50 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương
đầutư.
Tiến độ thực hiện: 4 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư,
trong đó:
STT Nội dung công việc Thời gian
1 Hoàn thành thủ tục pháp lý 2023
2 Thực hiện thủ tục liên quan đến đất 2024
3 Nhận bàn giao và thuê đất 2025
4 Đưa dự án vào khai thác, sử dụng 2026
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
51
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Mục đích của công tác đánh giá tác động môi trường của dự án“Trang
trại trồng dược liệu ”là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh
hưởng đến khu vực thực hiện dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải
pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế
những tác động rủi ro cho môi trường và cho chính dự án khi đi vào hoạt động,
đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG.
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012, có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2013;
- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 đã được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/20013;
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006;
- Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019;
- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của BTNMT Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
52
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:
- TCVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống công trình - Tiêu
chuẩn thiết kế;
- QCVN 01:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây
dựng;
- TCVN 7957:2008 - Tiêu chuẩn Thiết kế thoát nước - Mạng lưới bên
ngoài và công trình;
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh;
- QCVN 40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp;
- QCVN 24/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức
tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;
- QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn giá trị cho phép vi khí hậu nơi làm
việc;
- QCVN 27/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - Giá trị
cho phép tại nơi làm việc;
- QCVN 02:2019/BYT được ban hành kèm Thông tư số 02/2019/TT-BYT
quy định về bụi – giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm
việc;
- QCVN 03:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Giá trị giới hạn
tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc.
- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT
ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động,
05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
53
III. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI
VỚI MÔI TRƯỜNG
3.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình
Tác động đến môi trường không khí:
Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (ximăng, đất,
cát…) từ công việc đào đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu
xây dựng, pha trộn và sử dụng vôi vữa, đất cát... hoạt động của các máy móc thiết bị
cũng như các phương tiện vận tải và thi công cơ giới tại công trường sẽ gây ra tiếng
ồn.Bụi phát sinh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân trên công
trường và người dân lưu thông trên tuyến đường.
Tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công là không thể tránh khỏi. Tiếng ồn
có thể phát sinh khi xe, máy vận chuyển đất đá, vật liệu hoạt động trên công
trường sẽ gây ảnh hưởng đến người dân sống hai bên tuyến đường vận chuyển
và người tham gia giao thông.
Tác động của nước thải:
Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công
nhân xây dựng. Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng cũng cần phải
được kiểm soát chặt chẽ để không làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.
Nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án trong thời gian xây dựng cũng là
một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nếu dòng chảy cuốn theo bụi,
đất đá, xăng dầu và các loại rác thải sinh hoạt. Trong quá trình xây dựng dự án
áp dụng các biện pháp thoát nước mưa thích hợp.
Tác động của chất thải rắn:
Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm 2 loại: Chất thải rắn từ
quá trình xây dựng và rác sinh hoạt của công nhân xây dựng. Các chất thải rắn
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
54
phát sinh trong giai đoạn này nếu không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ có thể
bị cuốn trôi theo nước mưa gây tắc nghẽn đuờng thoát nước và gây ra các vấn đề
vệ sinh khác. Ở đây, phần lớn phế thải xây dựng (xà bần, cát, sỏi…) sẽ được tái
sử dụng làm vật liệu san lấp. Riêng rác sinh hoạt rất ít vì lượng công nhân không
nhiều cũng sẽ được thu gom và giao cho các đơn vị dịch vụ vệ sinh đô thị xử lý
ngay.
Tác động đến hệ sinh thái, cảnh quan khu vực:
Quá trình thi công cần đào đắp, san lấp mặt bằng, bóc hữu cơ và chặt bỏ
lớp thảm thực vật trong phạm vi quy hoạch nên tác động đến hệ sinh thái và
cảnh quan khu vực dự án, cảnh quan tự nhiên được thay thế bằng cảnh quan
nhân tạo.
Tác động đến sức khỏe cộng đồng:
Các chất có trong khí thải giao thông, bụi do quá trình xây dựng sẽ gây
tác động đến sức khỏe công nhân, người dân xung quanh (có phương tiện vận
chuyển chạy qua) và các công trình lân cận. Một số tác động có thể xảy ra như
sau:
– Các chất gây ô nhiễm trong khí thải động cơ (Bụi, SO2, CO, NOx, THC,...),
nếu hấp thụ trong thời gian dài, con người có thể bị những căn bệnh mãn tính
như về mắt, hệ hô hấp, thần kinh và bệnh tim mạch, nhiều loại chất thải có trong
khí thải nếu hấp thụ lâu ngày sẽ có khả năng gây bệnh ung thư;
– Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm,…gây tác
động hệ thần kinh, tim mạch và thính giác của cán bộ công nhân viên và người
dân trong khu vực dự án;
– Các sự cố trong quá trình xây dựng như: tai nạn lao động, tai nạn giao thông,
cháy nổ,… gây thiệt hại về con người, tài sản và môi trường.
– Tuy nhiên, những tác động có hại do hoạt động xây dựng diễn ra có tính chất
tạm thời, mang tính cục bộ.
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
55
3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
Tác động do bụi và khí thải:
Đối với dự án, bụi và khí thải sẽ phát sinh do các nguồn chính:
Từ hoạt động giao thông (các phương tiện vận chuyển ra vào dự án);
Từ quá trình hoạt động:
 Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển, bốc dở, nhập liệu;
Hoạt động của dự án luôn gắn liền với các hoạt động chuyên chở hàng
hóa nhập, xuất kho và nguyên liệu. Đồng nghĩa với việc khi dự án đi vào hoạt
động sẽ phát sinh ô nhiễm không khí từ các phương tiện xe chuyên chở vận tải
chạy bằng dầu DO. Trong dầu DO có các thành phần gây ô nhiễm như Bụi, CO,
SO2, NOx, HC…
Mức độ ô nhiễm này còn tùy thuộc vào từng thời điểm có số lượng xe tập
trung ít hay nhiều, tức là còn phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa nhập, xuất kho.
Đây là nguồn gây ô nhiễm di động nên lượng chất ô nhiễm này sẽ rải đều
trên những đoạn đường mà xe đi qua, chất độc hại phát tán cục bộ. Xét riêng lẻ,
tuy chúng không gây tác động rõ rệt đối với con người nhưng lượng khí thải này
góp phần làm tăng tải lượng ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Cho nên chủ
dự án cũng sẽ áp dụng các biện pháp quản lý nội vi nhằm hạn chế đến mức thấp
nhất ảnh hưởng do ô nhiễm không khí đến chất lượng môi trường tại khu vực dự
án trong giai đoạn này.
Bụi: Tác hại chủ yếu là hít thở không khí có bụi gây tác hại đến phổi.
Ngoài ra bụi còn gây tổn thương lên mắt, da, hệ tiêu hóa. Các hạt bụi có kích
thước < 10µm còn lại sau khi bị giữ phần lớn ở mũi tiếp tục đi sâu vào các ống
khí quản. Đại diện cho nhóm bụi độc dễ tan trong nước là các muối của Pb. Bụi
Pb thâm nhập chủ yếu qua con đường hô hấp. Bụi Pb gây tác hại cho quá trình
tổng hợp
- CO
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
56
CO là khí độc, có tính chất hóa học gần giống nitơ, ít tan trong nước, có tính
khử mạnh. CO có phản ứng rất mạnh với hồng cầu hình thành cacboxyl
hemoglobin (-COHb), làm hạn chế sự trao đổi, vận chuyển oxy của máu đi nuôi
cơ thể. Áp lực của CO đối với hồng cầu cao gấp 200 lần so với oxy. Tuy nhiên
CO không để lại hậu quả bệnh lý lâu dài. Người bị nhiễm CO khi rời khỏi nơi ô
nhiễm thì nồng độ COHb trong máu giảm dần do CO được thải ra ngoài qua
đường hô hấp. CO còn là chất khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao.
- SO2
SO2 là chất khí dễ tan trong nước, được hấp thu rất nhanh khi hít thở ở đoạn
trên của đường hô hấp. Khi hít thở SO2 nồng độ cao, [SO2] = 10 ppm, có thể làm
cho đường hô hấp bị co thắt nghiêm trọng, gây khó thở. SO2 còn gây hiện tượng
ăn mòn hóa học cho vật thể xung quanh, gây ra tình trạng mưa axít.
- NOx
Gồm khí NO, NO2. NO2 là khí độc, có mùi hăng, gây kích thích, có tác động
mãn tính. NO2 hấp thu ánh sáng mặt trời và tạo ra hàng loạt các phản ứng quang
hóa. NOx còn có khả năng gây hiện tượng mưa axít.
Tác động do nước thải
Nước thải phát sinh tại dự án bao gồm:
+ Nước thải sinh hoạt
Trong nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng
(SS), các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi
sinh vật. Theo WHO, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày thải vào
môi trường (nếu không xử lý) được thể hiện ở bảng sau:
Các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
TT Chất ô nhiễm Đơn vị Giá trị
1 BOD5 g/người/ngày 45 – 54
2 COD g/người/ngày 72 – 102
3 SS g/người/ngày 70 – 145
4 Tổng N g/người/ngày 6 – 12
5 Tổng P g/người/ngày 0,8 – 4,0
6 Amoni g/người/ngày 2,4 – 4,8
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
57
TT Chất ô nhiễm Đơn vị Giá trị
7 Dầu mỡ động thực vật g/người/ngày 10 – 30
8 Tổng Coliform* MPN/100ml 106 – 109
Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 1993
*: Nguyễn Xuân Nguyên, Nước thải và công nghệ xử lý nước thải, năm 2003
Nếu nước thải sinh hoạt không được thu gom và xử lý thích hợp thì chúng
sẽ gây ô nhiễm môi trường nước mặt, đất, nước ngầm và là nguy cơ lan truyền
bệnh cho con người và gia súc.
+ Nước mưa chảy tràn
Vào những hôm trời mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực của dự án sẽ
cuốn theo đất, cát, chất cặn bã, dầu mỡ rơi rớt xuống kênh mương của khu vực.
Nếu lượng nước này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực lớn
đến nguồn nước mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu vực. Theo số
liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì nồng độ các chất ô nhiễm
được dự báo như ở bảng sau:
Nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước mưa
TT Thông số Đơn vị Nồng độ
1 COD Mg/l 10-20
2 Chất rắn lơ lửng Mg/l 10-20
3 Tổng Nitơ Mg/l 0,5-1,5
4 Tổng phốt pho Mg/l 0,004 - 0,03
Nguồn: WHO,1993
Tác động do chất thải rắn
Các loại chất thải phát sinh tại dự án bao gồm:
+ Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động của công nhân viên phần
rác thải chủ yếu là thực phẩm thừa, bao bì đựng thức ăn hay đồ uống như hộp
xốp, bao cà phê, ly sinh tố, hộp sữa tươi, đũa tre, ống hút, muỗng nhựa, giấy,…;
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
58
cành, lá cây phát sinh từ hoạt động vệ sinh sân vườn trong khuôn viên của nhà
máy. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1993), thì hệ số phát sinh
chất thải rắn sinh hoạt là 0,5 kg/người/ngày
+ Chất thải nguy hại: Các chất thải rắn nguy hại phát sinh dính hóa chất
trong quá trình hoạt động. Xăng xe, sơn, dầu mỡ tra máy trong quá trình bảo
dưỡng thiết bị, máy móc; vỏ hộp đựng sơn, vecni, dầu mỡ; chất kết dính, chất bịt
kín là các thành phần nguy hại đối với môi trường và con người.
IV. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ,
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
Căn cứ quá trình tham quan, khảo sát công nghệ trên địa bàn cả nước đối
với các phương pháp đã giới thiệu trên, phương án công nghệ áp dụng tại dự án
là công nghệ hiện đại phù hợp với quy mô dự án, đảm bảo các quy chuẩn môi
trường, bên cạnh đó, công nghệ sản xuất, máy móc chủ yếu mua tại trong nước
nên không cần phải chuyển giao công nghệ. Máy móc sản xuất đáp ứng các tiêu
chí yêu cầu sau:
- Phù hợp với tất cả các loại sản phẩm đầu vào
- Sử dụng tiết kiệm quỹ đất.
- Chi phí đầu tư hợp lý.
V. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG
5.1. Giai đoạn xây dựng dự án
a. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí
- Các xe vận chuyển chở đúng trọng tải quy định, được phủ bạt kín thùng
xe để hạn chế gió gây phát tán bụi vào môi trường ảnh hưởng xung quanh.
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
59
- Hạn chế tốc độ lái xe ra vào khu khu vực và khu dự án nhằm đảm bảo an
toàn giao thông khu vực và hạn chế cuốn theo bụi (tốc độ xe ≤ 15-20km/h).
- Thường xuyên kiểm tra các phương tiện thi công nhằm đảm bảo các thiết
bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật, điều này sẽ giúp
hạn chế được sự phát tán các chất ô nhiễm vào môi trường;
- Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại. Các phương tiện đi ra
khỏi công trường được vệ sinh sạch sẽ, che phủ bạt (nếu không có thùng xe) và
làm ướt vật liệu để tránh rơi vãi đất, cát… ra đường, là nguyên nhân gián tiếp
gây ra tai nạn giao thông;
- Công nhân làm việc tại công trường được sử dụng các thiết bị bảo hộ lao
động như khẩu trang, mũ bảo hộ, kính phòng hộ mắt;
- Máy móc, thiết bị thực hiện trên công trường cũng như máy móc thiết bị
phục vụ hoạt động của dự án phải tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn
(ví dụ: TCVN 4726 – 89 Máy cắt kim loại - Yêu cầu đối với trang thiết bị điện;
TCVN 4431-1987 Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng toàn phần: Lan can an toàn -
Điều kiện kĩ thuật, …)
- Hạn chế vận chuyển vào giờ cao điểm: hoạt động vận chuyển đường bộ sẽ
được sắp xếp vào buổi sáng (từ 8h đến 11h00), buổi chiều (từ 13h30 đến 16h30),
buổi tối (từ 18h00 đến 20h) để tránh giờ tan ca của công nhân của các công trình
lân cận;
- Phun nước làm ẩm các khu vực gây bụi như đường đi, đào đất, san ủi mặt
bằng…
- Che chắn các bãi tập kết vật liệu khỏi gió, mưa, nước chảy tràn, bố trí ở
cuối hướng gió và có biện pháp cách ly tránh hiện tượng gió cuốn để không ảnh
hưởng toàn khu vực.
b. Biện pháp giảm thiểu tác động của nước thải
Giảm thiểu tác động nước thải sinh hoạt:
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
60
- Tăng cường tuyển dụng công nhân địa phương, có điều kiện tự túc ăn ở và
tổ chức hợp lý nhân lực trong các giai đoạn thi công nhằm giảm lượng nước thải
sinh hoạt của dự án
- Trong khu vực công trường, sẽ lắp đặt các nhà vệ sinh công cộng di động
phục vụ công trường. Dự kiến chủ dự án sẽ kí hợp đồng thuê 2 nhà vệ sinh lưu
động đồng thời sẽ khoán gọn cho đơn vị lắp đặt nhà vệ sinh chịu trách nhiệm xử
lý nước thải sinh hoạt của công nhân.
- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, không để bùn đất, rác thải xâm nhập vào
đường thoát nước thải. Đường thoát nước thải sinh hoạt tạm thời sẽ được đưa
vào tuyến quy hoạch hay hệ thống thoát nước tuỳ theo từng giai đoạn xây dựng.
Phải đảm bảo nguyên tắc không gây trở ngại, làm mất vệ sinh cho các hoạt động
xây dựng cũng như không ảnh hưởng đến hệ thống kênh mương và các hoạt
động dân sinh bên ngoài khu vực dự án.
Giảm thiểu tác động của nước thải thi công xây dựng
- Xây dựng hệ thống rãnh thu, thoát nước tạm, hố lắng tạm thời khu vực thi
công để thu và thoát nước thải thi công.
- Nước thải thi công xây dựng (nước thải vệ sinh thiết bị, dụng cụ lao động)
chứa thành phần chính là chất rắn lơ lửng, đất cát được dẫn vào các hố lắng để
lắng cặn, sau đó thoát ra nguồn tiếp nhận là hệ thống thoát nước chung của khu
vực.
- Thường xuyên tiến hành nạo vét, khơi thông hệ thống rãnh thu, hố lắng
đảm bảo thoát nước trong quá trình thi công, định kỳ 1 tuần/lần. Lượng bùn nạo
vét sẽ thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và đổ thải theo quy định.
- Không thi công vào ngày có mưa to, bão lũ.
- Dọn sạch mặt bằng thi công vào cuối ngày làm việc.
- Các bãi chứa nguyên vật liệu và phế thải xây dựng phải được che chắn
cẩn thận.
Dự án “Trang trại trồng dược liệu”
ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633
61
c. Chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt
- Phân loại chất thải sinh hoạt thành 2 loại: chất thải hữu cơ và chất thải vô
cơ.
- Bố trí 02 thùng rác dung tích khoảng 200 lít trong khu vực lán trại của
công nhân.
- Tuyển dụng công nhân địa phương để giảm bớt nhu cầu lán trại tạm ngoài
công trường.
- Lập các nội quy về trật tự, vệ sinh và bảo vệ môi trường trong tập thể
công nhân và lán trại, trong đó có chế độ thưởng phạt.
- Tập huấn, tuyên truyền cho công nhân các quy định về bảo vệ môi trường.
Chất thải rắn thông thường
- Các đơn vị thầu xây dựng các hạng mục trên công trường sẽ tiến hành thu
gom, phân loại và lưu giữ các chất thải xây dựng tại các vị trí quy định trên công
trường. Các vị trí lưu giữ phải thuận tiện cho các đơn vị thi công đổ thải. Để
tránh gây thất thoát và rò rỉ chất thải ra ngoài môi trường các vị trí lưu giữ được
thiết kế có vách cứng bao che và có rãnh thoát nước tạm thời…
- Đối với chất thải rắn vô cơ: đất, đá, sỏi, gạch vỡ, bê tông… một phần sử
dụng san nền, phần thừa sẽ được đơn vị thi công hợp đồng với đơn vị thu gom
đổ đúng nơi quy định.
- Các chất thải xây dựng sẽ được vận chuyển đi ngay trong ngày để trả lại
mặt bằng thi công. Phương tiện vận chuyển phải là các phương tiện chuyên dụng
như: có che đậy, thùng chứa không thủng… để tránh rò rỉ chất thải ra ngoài môi
trường trong quá trình vận chuyển.
- Đối với những chất thải có khả năng tái chế như carton, gỗ pallet, ống
nhựa được các nhà thầu thu gom bán cho cơ sở tái chế.
Thuyết minh dự án trang trại trồng dược liệu
Thuyết minh dự án trang trại trồng dược liệu
Thuyết minh dự án trang trại trồng dược liệu
Thuyết minh dự án trang trại trồng dược liệu
Thuyết minh dự án trang trại trồng dược liệu
Thuyết minh dự án trang trại trồng dược liệu
Thuyết minh dự án trang trại trồng dược liệu
Thuyết minh dự án trang trại trồng dược liệu
Thuyết minh dự án trang trại trồng dược liệu
Thuyết minh dự án trang trại trồng dược liệu
Thuyết minh dự án trang trại trồng dược liệu
Thuyết minh dự án trang trại trồng dược liệu
Thuyết minh dự án trang trại trồng dược liệu
Thuyết minh dự án trang trại trồng dược liệu
Thuyết minh dự án trang trại trồng dược liệu
Thuyết minh dự án trang trại trồng dược liệu
Thuyết minh dự án trang trại trồng dược liệu
Thuyết minh dự án trang trại trồng dược liệu
Thuyết minh dự án trang trại trồng dược liệu
Thuyết minh dự án trang trại trồng dược liệu
Thuyết minh dự án trang trại trồng dược liệu
Thuyết minh dự án trang trại trồng dược liệu
Thuyết minh dự án trang trại trồng dược liệu

More Related Content

Similar to Thuyết minh dự án trang trại trồng dược liệu

Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án trồng cây dó bầu xen canh dưới tan rừng
Thuyết minh dự án trồng cây dó bầu xen canh dưới tan rừngThuyết minh dự án trồng cây dó bầu xen canh dưới tan rừng
Thuyết minh dự án trồng cây dó bầu xen canh dưới tan rừngLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại và mua sắm tổng hợp
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại và mua sắm tổng hợpThuyết minh dự án trung tâm thương mại và mua sắm tổng hợp
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại và mua sắm tổng hợpLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ th...
Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ th...Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ th...
Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ th...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DU AN_TRANG TRAI TRONG CHUOI SAU RIENG
DU AN_TRANG TRAI TRONG CHUOI SAU RIENG DU AN_TRANG TRAI TRONG CHUOI SAU RIENG
DU AN_TRANG TRAI TRONG CHUOI SAU RIENG LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngdu lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án sẩn xuất nông nghiệp hữu cơ và du lịch .docx
Dự án sẩn xuất nông nghiệp hữu cơ và du lịch .docxDự án sẩn xuất nông nghiệp hữu cơ và du lịch .docx
Dự án sẩn xuất nông nghiệp hữu cơ và du lịch .docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án du lịch sinh thái dưới tán rừng
Dự án du lịch sinh thái dưới tán rừngDự án du lịch sinh thái dưới tán rừng
Dự án du lịch sinh thái dưới tán rừngLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN NONG NGHIEP CONG NGHE CAO KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM_NINH THUAN
DỰ ÁN NONG NGHIEP CONG NGHE CAO KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM_NINH THUANDỰ ÁN NONG NGHIEP CONG NGHE CAO KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM_NINH THUAN
DỰ ÁN NONG NGHIEP CONG NGHE CAO KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM_NINH THUANLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docxThuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docxThuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Đề án trồng rừng và bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm 0918755356
Đề án trồng rừng và bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm 0918755356Đề án trồng rừng và bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm 0918755356
Đề án trồng rừng và bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệmĐề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệmLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩuThuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩuLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nuôi lợn đen thảo dược
Dự án nuôi lợn đen thảo dượcDự án nuôi lợn đen thảo dược
Dự án nuôi lợn đen thảo dượcLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Similar to Thuyết minh dự án trang trại trồng dược liệu (20)

Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
 
Thuyết minh dự án trồng cây dó bầu xen canh dưới tan rừng
Thuyết minh dự án trồng cây dó bầu xen canh dưới tan rừngThuyết minh dự án trồng cây dó bầu xen canh dưới tan rừng
Thuyết minh dự án trồng cây dó bầu xen canh dưới tan rừng
 
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại và mua sắm tổng hợp
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại và mua sắm tổng hợpThuyết minh dự án trung tâm thương mại và mua sắm tổng hợp
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại và mua sắm tổng hợp
 
Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ th...
Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ th...Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ th...
Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro, xỉ th...
 
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng
 
DU AN_TRANG TRAI TRONG CHUOI SAU RIENG
DU AN_TRANG TRAI TRONG CHUOI SAU RIENG DU AN_TRANG TRAI TRONG CHUOI SAU RIENG
DU AN_TRANG TRAI TRONG CHUOI SAU RIENG
 
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngdu lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
 
DU AN DU LICH SINH THAI
DU AN DU LICH SINH THAI DU AN DU LICH SINH THAI
DU AN DU LICH SINH THAI
 
Dự án sẩn xuất nông nghiệp hữu cơ và du lịch .docx
Dự án sẩn xuất nông nghiệp hữu cơ và du lịch .docxDự án sẩn xuất nông nghiệp hữu cơ và du lịch .docx
Dự án sẩn xuất nông nghiệp hữu cơ và du lịch .docx
 
Dự án du lịch sinh thái dưới tán rừng
Dự án du lịch sinh thái dưới tán rừngDự án du lịch sinh thái dưới tán rừng
Dự án du lịch sinh thái dưới tán rừng
 
DỰ ÁN NONG NGHIEP CONG NGHE CAO KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM_NINH THUAN
DỰ ÁN NONG NGHIEP CONG NGHE CAO KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM_NINH THUANDỰ ÁN NONG NGHIEP CONG NGHE CAO KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM_NINH THUAN
DỰ ÁN NONG NGHIEP CONG NGHE CAO KET HOP DU LICH TRAI NGHIEM_NINH THUAN
 
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docxThuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
 
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docxThuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
 
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356
 
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...
 
Đề án trồng rừng và bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm 0918755356
Đề án trồng rừng và bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm 0918755356Đề án trồng rừng và bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm 0918755356
Đề án trồng rừng và bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm 0918755356
 
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệmĐề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩuThuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu.docx
 
Dự án nuôi lợn đen thảo dược
Dự án nuôi lợn đen thảo dượcDự án nuôi lợn đen thảo dược
Dự án nuôi lợn đen thảo dược
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT

THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxDỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxTHuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxThuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxThuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoThuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docxThuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxThuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxThuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vậtThuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vậtLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxdự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT (20)

THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxDỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxTHuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
 
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxThuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
 
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxThuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoThuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docxThuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
 
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxThuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
 
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxThuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
 
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vậtThuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
 
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxdự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
 

Thuyết minh dự án trang trại trồng dược liệu

  • 1. THUYẾT MINH DỰ ÁN TRANG TRẠI TRỒNG DƯỢC LIỆU Tháng 05/2023 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH Địa điểm: tỉnh Đắk Lắk
  • 2. CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN -----------  ----------- DỰ ÁN TRANG TRẠI TRỒNG DƯỢC LIỆU Địa điểm: tỉnh Đắk Lắk ĐƠN VỊ TƯ VẤN DỰ ÁN CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 0918755356-0936260633 Giám đốc
  • 3. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 2 MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................. 2 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU......................................................................................... 6 I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ...................................................................... 6 II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN ............................................................ 6 III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ ............................................................................. 6 3.1. Tiềm năng phát triển dược liệu tại Việt Nam ................................................ 6 3.2. Đầu tư, hỗ trợ phát triển cây dược liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.......................................................................................................................... 8 IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ............................................................................. 10 V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN ................................................................ 11 5.1. Mục tiêu chung............................................................................................. 11 5.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................. 12 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN........................ 13 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................................................................................... 13 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án..................................................... 13 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.......................................... 15 II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG........................................................ 16 2.1. Hiện trạng thị trường dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.................... 16 2.2. Tình hình dược liệu ở Đắk Lắk.................................................................... 17 III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN ............................................................................... 19 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án .............................................................. 19 3.2. Bảng chi phí trồng dược liệu (chi phí vốn lưu động) (ĐVT: 1000 đồng) ... 21 3.3. Bảng tính chi phí thiết bị trồng trọt (ĐVT: 1000 đồng)............................... 22 3.4. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT: 1000 đồng).... 24 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ..................................... 27
  • 4. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 3 4.1. Địa điểm xây dựng....................................................................................... 27 4.2. Hình thức đầu tư........................................................................................... 27 V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 27 5.1. Nhu cầu sử dụng đất..................................................................................... 27 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án............. 27 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ.................... 28 I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .............. 28 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ ..... 29 2.1. Danh mục cây dược liệu............................................................................... 29 2.2. Danh mục thiết bị......................................................................................... 35 2.3. Hệ thống tưới tiêu......................................................................................... 36 2.4. Kỹ thuật trồng cây dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO........................ 40 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN............................... 46 I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG........................................................................ 46 1.1. Chuẩn bị mặt bằng........................................................................................ 46 1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: ................ 46 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật...................................... 46 II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ................... 46 2.1. Các phương án xây dựng công trình ............................................................ 46 2.2. Các phương án kiến trúc .............................................................................. 47 III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN...................................................... 49 3.1. Phương án tổ chức thực hiện........................................................................ 49 3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý...................... 50 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ................................. 51 I. GIỚI THIỆU CHUNG..................................................................................... 51
  • 5. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 4 II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG................. 51 III. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG ........................................................................................... 53 3.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình....................................................... 53 3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng................................................. 55 IV. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ................................................................................ 58 V. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG................................................ 58 5.1. Giai đoạn xây dựng dự án ............................................................................ 58 5.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng................................................. 64 VI. KẾT LUẬN................................................................................................... 67 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .................................................................................. 68 I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN. ................................................... 68 II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN........................ 70 2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. .......................................................... 70 2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: ......................... 70 2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: .................................................................... 71 2.4. Phương ánvay............................................................................................... 71 2.5. Các thông số tài chính của dự án ................................................................. 72 KẾT LUẬN......................................................................................................... 75 I. KẾT LUẬN...................................................................................................... 75 II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. ......................................................................... 75 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH................................. 76 Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án .................................. 76 Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm............................................................ 77 Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm. .................................... 78
  • 6. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 5 Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm........................................................ 79 Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án.............................................. 80 Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn..................................... 81 Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. ............................ 82 Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). .............................. 83 Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). ......................... 84
  • 7. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 6 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm: Họ tên: MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “Trang trại trồng dược liệu” Địa điểm thực hiện dự án: tỉnh Đắk Lắk. Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 964.916,0 m2 (96,49 ha). Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án: 76.548.387.000 đồng. (Bảy mươi sáu tỷ, năm trăm bốn mươi tám triệu, ba trăm tám mươi bảy nghìn đồng) Trong đó: + Vốn tự có (15%) : 11.482.258.000 đồng. + Vốn vay - huy động (85%) : 65.066.129.000 đồng. Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp: Trồng dược liệu lâu năm (kê huyết đằng, vàng đắng, cốt tái bổ, bách bệnh, cẩu tích, thổ phục linh, đảng sâm, tràm) 12,9 tấn/năm Trồng dược liệu hằng năm (giảo cổ lam, chè dây, đương quy, sinh địa, độc hoạt, xuyên tâm liên, hoài sơn, hoa cúc vàng, gừng, nghệ, dừa cạn) 1.856,5 tấn/năm II. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 2.1. Tiềm năng phát triển dược liệu tại Việt Nam Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển sử dụng y học cổ truyền hoặc thuốc từ thảo dược để chăm sóc và bảo
  • 8. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 7 vệ sức khỏe. Với khoảng 5.117 loài cây dược liệu, Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển dược liệu trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật. Dược liệu được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau cho con người, như: sản xuất thuốc điều trị bệnh, thực phẩm thực dưỡng, đồ uống, hóa mỹ phẩm… Ngoài ra, cây dược liệu còn được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc cho thủy, hải sản.Chính vì vậy, ngoài những tiềm năng và thế mạnh về nguồn tài nguyên và thuốc từ dược liệu, Việt Nam có nhiều cơ hội giúp thúc đẩy phát triển ngành dược liệu trong nước. Thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu của Việt Nam là rất lớn. Hàng năm, tổng số dược liệu được sử dụng trong ngành Y tế ở nước ta ước tính 100.000 tấn với tổng giá trị thị trường trên 400 triệu USD/năm. Việc sử dụng thuốc, các sản phẩm từ dược liệu là một xu hướng của thế giới hiện nay. Hệ thống khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hiện có 63 bệnh viện y học cổ truyền công lập; 92,7% bệnh viện đa khoa tỉnh có bộ phận y học cổ truyền; khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và gần 7.000 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân sử dụng dược liệu trong khám chữa bệnh. Như vậy, nhu cầu sử dụng dược liệu rất lớn (khoảng 10%/năm); trong đó, khối bệnh viện y học cổ truyền công lập sử dụng khoảng 300 loại dược liệu khác nhau ở mức khoảng 3.000 tấn mỗi năm. Bên cạnh đó, trên thế giới cũng đang có xu hướng định hình lại phương pháp nghiên cứu tìm ra các thuốc mới thay vì chú trọng đến việc tổng hợp hóa học trong phòng thí nghiệm với nhiều khó khăn, nhiều độc tính cùng chi phí lớn (khoảng 700.000 triệu USD cho phát triển thuốc mới). Các nhà khoa học dược, các tập đoàn dược phẩm lớn hiện đang chú trọng vào sàng lọc từ thiên nhiên để tìm ra các hoạt chất sinh học mới có dược tính mạnh hơn, ít độc hơn và với chi phí cho nghiên cứu phát triển thấp hơn so với tổng hợp hóa học.
  • 9. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 8 Những đặc sắc về nguồn gen và tri thức của nước ta chính là những lợi thế quan trọng để tiếp cận thị trường, giúp hỗ trợ mạnh cho quá trình sàng lọc ban đầu này. Một thế mạnh nữa của Việt Nam chính là diện tích đất đai rộng lớn và trù phú với lượng nhân công dồi dào, rất phù hợp cho công tác nuôi trồng, thu hái dược liệu. Đặc biệt, giá trị kinh tế mang lại từ việc trồng dược liệu cao hơn hẳn so với các loại cây lương thực khác (cao hơn gấp 5-10 lần trồng lúa). Cụ thể như: trồng đương quy có thể cho thu nhập từ 90-100 triệu đồng/ha/năm, cây Actiso thu nhập từ 60-80 triệu đồng/ha/năm; trong khi đó cây lúa chỉ cho thu nhập từ 20-40 triệu đồng /ha/năm. Vì vậy, phát triển dược liệu đang và sẽ là một hướng bền vững, ổn định góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều vùng trong cả nước đồng thời, công tác phát triển dược liệu luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đặc biệt, Luật Dược 2016 vừa được Quốc hội thông qua đã đưa ra rất nhiều chính sách lớn, tạo tiền đề quan trọng cho công tác phát triển dược liệu Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Đầu tư, hỗ trợ phát triển cây dược liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Theo Bộ Y tế, Chính phủ bố trí hơn 137.000 tỉ đồng giai đoạn 2021 - 2025 cho tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên những địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó lần đầu tiên có dự án về phát triển dược liệu trong nước tại 21 tỉnh, thành. Dự án sẽ đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý; hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ngày 4/11/2022, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị hướng dẫn triển khai nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu
  • 10. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 9 quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021 - 2030 (giai đoạn I, năm 2021 - 2025). Việc phát triển cây dược liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi trong bối cảnh được Nhà nước hỗ trợ về vốn vay, giống, kỹ thuật canh tác… là điều hết sức thuận lợi, tạo thêm sinh kế cho người dân. Tuy nhiên, trước hết cần có đánh giá cụ thể về tính thích hợp của từng vùng miền đối với những loại cây dược liệu cụ thể, từ đó có sự định hướng cho người dân và doanh nghiệp tham gia trồng cây dược liệu. Bên cạnh đó, việc đảm bảo đầu ra cho các cây dược liệu cần được quan tâm và mục tiêu phải hướng đến thị trường xuất khẩu để nâng cao giá trị kinh tế của cây dược liệu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiềm năng phát triển cây dược liệu ở địa phương là rất lớn, nguồn lao động là bà con dân tộc thiểu số rất dồi dào, diện tích đất canh tác còn nhiều để phát triển cây dược liệu. Tuy nhiên, bài toán đặt ra là thị trường tiêu thụ ổn định để thật sự đem lại sinh kế cho người dân. Do đó, các cơ quan, ban ngành được giao nhiệm vụ triển khai, phát triển trồng cây dược liệu cần nghiên cứu, tính toán vấn đề phát triển công nghiệp chế biến dược liệu sau thu hoạch và hỗ trợ tiềm kiếm thị trường tiêu thụ cho người trồng. Mục tiêu đặt ra về phát triển vùng dược liệu quý là bước đầu hình thành hệ thống chuỗi giá trị phát triển dược liệu quý; hình thành ý thức nuôi trồng dược liệu theo chuỗi giá trị và bảo tồn nguồn gen dược liệu, đảm bảo các quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng kết hợp bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Các dự án phát triển dược liệu quý tại các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, sử dụng tối thiểu 50% lao động là người dân tộc thiểu số, do các tổ chức kinh tế và cá nhân, hộ gia đình người dân tộc thiểu số, hộ nghèo sinh sống trong vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp cùng tham gia thực hiện và được cam kết hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Với tiềm năng và thế mạnh trên, phát triển cây dược liệu quý hứa hẹn sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là lần đầu tiên cây dược liệu được ưu tiên hỗ trợ đầu tư thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây cũng là sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với việc phát triển
  • 11. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 10 vùng trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào sinh sống tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, một quyết sách mang tính chiến lược trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, gắn phát triển dược liệu với sinh kế của người dân. Theo lộ trình Chính phủ đề ra, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 sẽ đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm thực hiện theo hình thức dự án liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện, của 21 tỉnh với 18 dự án vùng trồng dược liệu quý và 4 dự án Trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao. Trong thời gian tới, Viện Dược liệu (Bộ Y tế) sẽ hướng dẫn, hỗ trợ cho 22 Ủy ban nhân dân huyện trong toàn quốc triển khai nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, xây dựng, hoàn thiện phương án phát triển vùng trồng dược liệu quý (18 dự án vùng trồng dược liệu quý) và triển khai trung tâm nhân giống, bảo tồn và phát triển dược liệu ứng dụng công nghệ cao (4 trung tâm nhân giống) hoàn thành trước ngày 1/12/2022. Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Trang trại trồng dược liệu”tại, tỉnh Đắk Lắknhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ chongànhnông nghiệpcủatỉnh Đắk Lắk. III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ  Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;  Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;  Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu
  • 12. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 11 nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;  Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;  Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;  Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;  Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;  Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;  Quyết định 610/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 13 tháng 7 năm 2022 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2021. IV. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 4.1. Mục tiêu chung  Phát triển dự án “Trang trại trồng dược liệu” theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩmchất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩmngànhnông nghiệp,đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.  Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Đắk Lắk.  Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Đắk Lắk.
  • 13. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 12  Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án. 4.2. Mục tiêu cụ thể  Phát triển mô hìnhtrồng dược liệuchuyên nghiệp, hiện đại,góp phần cung cấp sản phẩmdược liệu chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.  Cung cấp sản phẩm dược liệu cho thị trường trong nước và xuất khẩu  Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau: Trồng dược liệu lâu năm (kê huyết đằng, vàng đắng, cốt tái bổ, bách bệnh, cẩu tích, thổ phục linh, đảng sâm, tràm) 12,9 tấn/năm Trồng dược liệu hằng năm (giảo cổ lam, chè dây, đương quy, sinh địa, độc hoạt, xuyên tâm liên, hoài sơn, hoa cúc vàng, gừng, nghệ, dừa cạn) 1.856,5 tấn/năm  Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.  Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.  Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Đắk Lắknói chung.
  • 14. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 13 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án Vị trí địa lý Tỉnh Đắk Lắk với diện tích 13.125,4 km2 nằm trên địa bàn Tây Nguyên, trong khoảng tọa độ địa lý từ 107°28'57"- 108°59'37" độ kinh Đông và từ 12°9'45" - 13°25'06" độ vĩ Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp Vương quốc Cam Pu Chia và tỉnh Đắk Nông. Bản đồ hành chính tỉnh Đăk Lăk Đăk Lăk là tỉnh có đường biên giới dài 70 km chung với nước Campuchia, trên đó có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng. Địa hình
  • 15. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 14 Đại bộ phận diện tích của tỉnh nằm ở phía Tây Trường Sơn, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Địa hình đa dạng đồi núi xen kẽ bình nguyên và thung lũng, khái quát có thể chia thành các dạng địa hình chính sau: Địa hình vùng núi gồm: vùng núi cao Chư Yang Sin có nhiều dãy núi cao trên 1.500 m, địa hình hiểm trở và vùng núi thấp, trung bình Chư Dơ Jiu: nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, độ cao trung bình 600 - 700 m. Địa hình cao nguyên chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, địa hình bằng phẳng, đường Quốc lộ 14 gần như là đỉnh phân thuỷ, cao ở giữa và thấp dần về hai phía, địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, có 2 cao nguyên lớn là: cao nguyên Buôn Ma Thuột và cao nguyên M'Drăk (cao nguyên Khánh Dương). Địa hình bán bình nguyên Ea Súp là vùng đất rộng lớn nằm ở phía Tây tỉnh, tiếp giáp với các cao nguyên. Bề mặt ở đây bị bóc mòn, có địa hình khá bằng phẳng, đồi lượn sóng nhẹ, độ cao trung bình 180m Địa hình vùng bằng trũng Krông Pắk - Lắk nằm ở phía Đông - Nam của tỉnh, giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và dãy núi cao Chư Yang Sin, độ cao trung bình 400 - 500 m. Khí hậu Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng khí hậu. Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; Vùng phía Đông có khí hậu mát mẻ, ôn hòa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24°C, tháng nóng nhất và lạnh nhất chênh lệch nhau chỉ hơn 5°C. Nhìn chung đặc điểm khí hậu vừa bị chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên với nhiệt độ ôn hoà gần như quanh năm, đã tạo ra các vùng sinh thái nông nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, tiêu, cao su, điều, bông vải… Tài nguyên đất Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.312,5 nghìn ha. Đất Đắk Lắk được chia thành các nhóm đất chính sau: đất xám (Acrisols) 579.309 ha (44,1%) hầu hết ở các huyện, trên dạng địa hình có độ dốc, đất đỏ (Ferralson) 311.340 ha
  • 16. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 15 (23,7%) tập trung tại các khối bazan Buôn Ma Thuột, phần lớn có độ dốc thấp, tầng đất mịn dày khả năng giữ và hấp thu nước tốt. Nhóm đất này thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, dâu tằm..., Đất nâu (Lixisols) 146.055 ha (11,1%) ở địa hình ít dốc , ngoài ra còn Đất phù sa (Fluvisols) 14.708 ha (1,1%); Đất Gley (Gleysols) 29.350 ha( 2,2%), Đất than bùn (Histosols), Đất đen (Luvisols), Đất nâu thẫm (Phaeozems), Đất có tầng sét chặt, cơ giới phân dị (Planols) ký hiệu (PL), Đất mới biến đổi (Cambisols) ký hiệu CM; Đất xói mòn trơ sỏi đá (Leptosols); Đất nứt nẻ (Vertisols). Chất lượng của một số loại đất như nhóm đất đỏ, phần lớn nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng rất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, v.v... cho năng suất cao và chất lượng tốt. Ngoài ra còn có nhiều loại đất khác như đất xám, đất nâu, đất nâu thẫm, thích nghi với nhiều loại cây trồng khác nhau như cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và một số cây lâu năm khác... 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án Kinh tế Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Đăk Lăk tiếp tục có bước phát triển ổn định. Nhiều chỉ số phát triển kinh tế - xã hội tăng so với cùng kỳ. Cụ thể: Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước thực hiện trên 23.623 tỷ đồng (bằng 41,98% kế hoạch, tăng 7,37% so với cùng kỳ năm 2021); huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước thực hiện trên 13.605 tỷ đồng (bằng 41,48% kế hoạch, tăng 5,26% so với cùng kỳ năm 2021); tổng kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 845 triệu USD (bằng 70,4% kế hoạch, tăng 61,7% so cùng kỳ năm 2021); tổng thu cân đối ngân sách nhà nước đạt trên 4.860 tỷ đồng (bằng 59,28% kế hoạch HĐND tỉnh giao và 72,9% dự toán Trung ương giao, tăng 35,97% so với cùng kỳ năm 2021); tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước thực hiện trên 51.138 tỷ đồng (bằng 56,51% kế hoạch, tăng 16,68% so cùng kỳ năm 2021). Công tác cải cách hành chính của tỉnh đạt được kết quả tích cực, các chỉ số PAR Inder, PAPI, PCI năm 2021 của tỉnh đều tăng hạng so với năm 2020. Các hoạt động văn hóa – thể thao và du lịch, công tác an sinh xã hội và hỗ trợ
  • 17. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 16 người nghèo tiếp tục được quan tâm, thực hiện. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Dân cư Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Đắk Lắk đạt 1.869.322 người, mật độ dân số đạt 135 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 462.013 người, chiếm 24,7% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.407.309 người, chiếm 75,3% dân số. Dân số nam đạt 942.578 người, trong khi đó nữ đạt 926.744 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,75 ‰. Đây cũng là tỉnh đông dân nhất vùng Tây Nguyên với hơn 1,8 triệu dân. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2023 đạt 25,76%. II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 2.1. Hiện trạng thị trường dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu Thị trường thảo dược và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ thảo dược đang có xu hướng ngày càng tăng trưởng mạnh trên thế giới, ngay cả ở các nước phát triển, với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 15% mỗi năm, theo báo cáo của WHO. An toàn, lành tính, hiệu quả và giá cả phải chăng là các yếu tố cốt lõi làm người dùng toàn cầu ngày càng rộng rãi và duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ cây thuốc để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh.. Theo Fortune Business Insights, tổng giá trị thị trường sản phẩm từ thảo dược toàn cầu năm 2021 ước tính khoảng 230 tỷ USD, dự kiến có thể đạt 430 tỷ USD vào năm 2028. Global Industry Analyst, Inc. ước lượng ngành thảo dược toàn cầu đã đạt doanh thu 110 tỉ USD năm 2021 và sẽ có doanh thu khoảng 178,4 tỉ USD vào cuối năm 2026 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm trên 8% mỗi năm. Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là những nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Bangladesh ... ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi ... ở Châu Mỹ La
  • 18. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 17 tinh như Brasil, Uruguay ... Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là những nước thuộc liên minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới. Trung bình hàng năm các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD dược liệu và gia vị. Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Đức. Về xuất khẩu, nước ta chủ yếu xuất dược liệu thô, ước tính 10.000 tấn/năm bao gồm các loại như: Sa nhân, Quế, Hồi, Thảo quả, Cúc hoa, Dừa cạn, Hòe,... và một số loài cây thuốc mọc tự nhiên khác. Bên cạnh đó một số hoạt chất được chiết xuất từ dược liệu cũng từng được xuất khẩu như Berberin, 16 Palmatin, Rutin, Artemisinin, tinh dầu và một vài chế phẩm đông dược khác sang Đông Âu và Liên bang Nga. Việt Nam hiện có khoảng hơn 4.000 loài cây thuốc, hơn 50 loài tảo biển, 75 loài khoáng vật và gần 410 loài động vật làm thuốc, trong đó có nhiều loại dược liệu quý được thế giới công nhận như cây hồi, quế, atisô, sâm Ngọc Linh… Tổng sản lượng dược liệu trồng ở Việt Nam ước tính đạt khoảng trên 100.000 tấn/năm. 2.2. Tình hình dược liệu ở Đắk Lắk Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk những năm gần đây phát hiện nhiều loại cây dược liệu quý rất có tiềm năng để phát triển ngành dược liệu. Tại địa bàn huyện M’Đrắk có những khu rừng núi của những xã Ea M’Đoan, Ea Mlay, Krông Á và Ea Trang có khá nhiều các loại cây dược liệu quý như: Thạch xương bồ, thổ phục linh, kim ngân, đỗ trọng nam, hoàng đắng, cốt toái bổ, củ bình vôi, cẩu tích, thạch lâm, riềng rừng, thiên niên kiện phân bố khá tập trung. Trên vùng cao dãy núi Chư Yang Sin thuộc địa bàn huyện Krông Bông đã phát hiện một số loại dược liệu: Kê huyết đằng, nhân trần nam, ngũ gia bì chân chim, sa nhân và hồng đẳng sâm mọc mật độ dày đặc.
  • 19. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 18 Đối với một số vùng rừng núi thuộc các xã: Ea M’roh, Ea Kiết (huyện) Ea Wel, Ea Hoar, Krông Na (Buôn Đôn) đã phát hiện một số loại cây dược liệu quý phát triển tương đối nhiều. Một số khu rừng, cây dược liệu phát triển tập trung trên một vùng rộng lớn với địa hình bằng phẳng, rất thuận lợi cho việc thu hái và vận chuyển. Riêng loại cây nhân trần ở Buôn Đôn là loại thảo mộc phát triển khá tập trung với trữ lượng rất lớn, đang được nhiều người dân thu hái để sử dụng và buôn bán, tạo thêm thu nhập. Vài năm nay, một số hộ dân đã đưa vào trồng thử nghiệm cây hà thủ ô đỏ và bước đầu cho thấy hiệu quả cao. Đơn cử như bà H’ A Niê (buôn Niêng 1, xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn), năm 2016 đã chuyển hơn 2 ha đất trồng sắn, ngô sang trồng dược liệu hà thủ ô., năng suất đạt 2,6 tấn/ha, với giá bán 120 triệu đồng/tấn đã được doanh nghiệp hợp đồng thu mua, Còn ông Nguyễn Xuân Bắc (thôn Tam Bình, xã Cư Klông, huyện Krông Năng) thì trồng xen hà thủ ô trong 2 ha cà phê, sầu riêng, năng suất cũng đạt gần 1,6 tấn ha Theo kết quả thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong trồng trọt hà thủ ô đỏ tại vùng đồng bào dân tộc tỉnh Đắk Lắk” từ năm 2016 đến nay cho thấy, loại cây này sinh trưởng và phát triển tốt tại nhiều khu vực, năng suất bình quân đạt 2,5 tấn/ha, bên cạnh đó điều kiện đất đai, khí hậu, tại địa phương cũng có thể sản xuất giống cây này với số lượng lớn. Cụ thể, Công ty Cổ phần Nicotex đã thu thập 50.000 cây hà thủ ô từ Viện Dược liệu Trung ương về lưu giữ bảo tồn nguồn gen và nhân giống bằng phương pháp dâm hom. Nhận thấy triển vọng từ cây dược liệu này, đơn vị sẽ liên kết với người dân trồng 20 ha tại huyện Krông Năng và liên kết với Viện Dược liệu Trung ương tiêu để thụ sản phẩm. Nhiều loại cây dược liệu khác cũng được người dân đưa vào trồng với diện tích lớn như: đinh lăng, hòe, gừng, đương quy, hoài sơn… để cung cấp làm
  • 20. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 19 nguyên liệu sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cũng đầu tư, liên kết trồng dược liệu. Cụ thể, tại huyện, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm trồng 20 ha đinh lăng, hòe, ý dĩ làm nguyên liệu xuất đi TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, một doanh nghiệp khác tại Hà Nội liên kết với người dân trồng 250 ha dược liệu các loại. Tại huyện Ea Súp, Công ty Cổ phần đầu tư Long Thành đang triển khai dự án trồng khoảng 200 ha dược liệu (ngưu tất, đẳng sâm, ích mẫu, đinh lăng, đương quy Nhật Bản) làm nguyên liệu dược phẩm và xuất khẩu. III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau: Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 964.916,0 m2 1 Kê huyết đằng 49.000,0 m2 2 Vàng đắng 53.500,0 m2 3 Cốt toái bổ 44.500,0 m2 4 Bách bệnh 50.100,0 m2 5 Cẩu tích 40.000,0 m2 6 Thổ phục linh 36.000,0 m2 7 Giảo cổ lam 56.980,0 m2 8 Chè dây 49.900,0 m2 9 Đương quy 55.052,0 m2 10 Sinh địa 59.100,0 m2 11 Đảng sâm 56.000,0 m2 12 Độc hoạt 49.000,0 m2
  • 21. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 20 TT Nội dung Diện tích ĐVT 13 Xuyên tâm liên 48.025,0 m2 14 Hoài Sơn 45.000,0 m2 15 Cúc hoa vàng 46.000,0 m2 16 Gừng 25.600,0 m2 17 Nghệ 48.950,0 m2 18 Tràm 100.000,0 m2 19 Dừa cạn 46.820,0 m2 20 Ao chứa nước tưới 5.389,0 m2 Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp nước Hệ thống - Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống - Hệ thống PCCC Hệ thống II Thiết bị 1 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ 2 Thiết bị vận tải, vận chuyển Trọn Bộ 3 Thiết bị hạ tầng kỹ thuật Trọn Bộ 4 Thiết bị khác Trọn Bộ
  • 22. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 21 3.2. Bảng chi phí trồng dược liệu (chi phí vốn lưu động) (ĐVT: 1000 đồng) STT Nội dung Số lượng/Ha Số Lượng/Diện tích trồng Đơn vị tính Đơn giá Thành tiền sau VAT 1 Chi phí mua cây giống 87.150 8.362.280 cây 5 41.811.400 2 Chi phí mua phân bón (phân hữu cơ hoai mục) 5,00 480 Tấn 3.000 1.440.000 3 Thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, chế phẩm sinh học 15 1.440 kg 500 720.000 4 Chi phí nhân công trồng dược liệu 578 55480 công 250 13.870.000 Xử lý thực bì 30 2880 công 250 720.000 Đào hố trồng 75 7200 công 250 1.800.000 Khuân vác và bón phân 75 7200 công 250 1.800.000 Đảo phân và lấp hố 75 7200 công 250 1.800.000 Khuân vác cây giống và trồng 75 7200 công 250 1.800.000 Khuân vác và cắm choái 23 2210 công 250 552.500 Chăm sóc (phát, nhổ cỏ; xới xáo, vun gốc; phun thuốc, bón phân...) 225 21590 250 5.397.500 Tổng cộng 57.841.400
  • 23. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 22 3.3. Bảng tính chi phí thiết bị trồng trọt (ĐVT: 1000 đồng) STT Nội dung Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền sau VAT I Bộ thiết bị tưới 1 Ống cấp 1: Ø60 mm m 19.190 24 460.560 2 Ống cấp 2: Ø27 mm m 239.880 9 2.158.920 3 Ống cấp 3: Ø21 mm m 59.970 6 359.820 4 Khóa Ø60 mm cái 190 65 12.350 5 Bít Ø60 mm cái 190 21 3.990 6 T Ø60 mm cái 190 35 6.650 7 T Ø60 → Ø27 mm cái 4.800 24 115.200 8 Nối Ø27 cái 2.400 3 7.200 9 T Ø27 → Ø21 mm cái 59.970 5 287.856 10 Béc phun cái 59.970 9 539.730 11 Khóa Ø27 mm cái 4.800 2 9.600 12 Bộ bịt Ø27 mm ren trong hoặc ren ngoài cái 4.800 3 14.400 13 Keo dán kg 100 156 15.600 14 Kẽm 2 mm kg 960 50 48.000 15 Bộ máy bơm bộ 100 500 50.000 16 Bồn ngâm phân cái 100 2.000 200.000 17 Bồn hòa phân cái 100 2.000 200.000 18 Bộ hút phân cái 100 600 60.000
  • 24. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 23 STT Nội dung Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền sau VAT II Bộ thiết bị trồng cây 1 Dụng cụ cuốc, xẻng, rựa cái 860 100 86.000 2 Choái (cao 1,2m) nghìn cây 960 100 96.000 Tổng cộng 4.731.876
  • 25. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 24 3.4. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư(ĐVT: 1000 đồng) TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT I Xây dựng 964.916,0 m2 6.264.689 1 Kê huyết đằng 49.000,0 m2 - 2 Vàng đắng 53.500,0 m2 - 3 Cốt toái bổ 44.500,0 m2 - 4 Bách bệnh 50.100,0 m2 - 5 Cẩu tích 40.000,0 m2 - 6 Thổ phục linh 36.000,0 m2 - 7 Giảo cổ lam 56.980,0 m2 - 8 Chè dây 49.900,0 m2 - 9 Đương quy 55.052,0 m2 - 10 Sinh địa 59.100,0 m2 - 11 Đảng sâm 56.000,0 m2 - 12 Độc hoạt 49.000,0 m2 - 13 Xuyên tâm liên 48.025,0 m2 - 14 Hoài Sơn 45.000,0 m2 -
  • 26. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 25 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 15 Cúc hoa vàng 46.000,0 m2 - 16 Gừng 25.600,0 m2 - 17 Nghệ 48.950,0 m2 - 18 Tràm 100.000,0 m2 - 19 Dừa cạn 46.820,0 m2 - 20 Ao chứa nước tưới 5.389,0 m2 500 2.694.500 Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp nước Hệ thống 1.736.849 1.736.849 - Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 1.061.408 1.061.408 - Hệ thống PCCC Hệ thống 771.933 771.933 II Thiết bị 7.841.657 1 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ 4.731.876 4.731.876 2 Thiết bị vận tải, vận chuyển Trọn Bộ 1.900.000 1.900.000 3 Thiết bị hạ tầng kỹ thuật Trọn Bộ 709.781 709.781 4 Thiết bị khác Trọn Bộ 500.000 500.000 III Chi phí quản lý dự án 3,123 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 440.611 IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 514.868 1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,566 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 79.842
  • 27. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 26 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0,943 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 133.023 3 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,064 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 9.028 4 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,182 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 25.674 5 Chi phí thẩm tra dự toán công trình 0,183 GXDtt * ĐMTL% 11.464 6 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,718 GTBtt * ĐMTL% 56.303 7 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 199.534 V Chi phí vốn lưu động TT 57.841.400 VI Chi phí dự phòng 5% 3.645.161 Tổng cộng 76.548.387 Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 610/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 13 tháng 7 năm 2022 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2021, Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.
  • 28. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 27 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 4.1. Địa điểm xây dựng Dự án“Trang trại trồng dược liệu” được thực hiệntại, tỉnh Đắk Lắk. Vị trí thực hiện dự án 4.2. Hình thức đầu tư Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới. V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 5.1. Nhu cầu sử dụng đất Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện. Vị trí thực hiện dự án
  • 29. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 28 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 964.916,0 m2 1 Kê huyết đằng 49.000,0 m2 2 Vàng đắng 53.500,0 m2 3 Cốt toái bổ 44.500,0 m2 4 Bách bệnh 50.100,0 m2 5 Cẩu tích 40.000,0 m2 6 Thổ phục linh 36.000,0 m2 7 Giảo cổ lam 56.980,0 m2 8 Chè dây 49.900,0 m2 9 Đương quy 55.052,0 m2 10 Sinh địa 59.100,0 m2 11 Đảng sâm 56.000,0 m2 12 Độc hoạt 49.000,0 m2 13 Xuyên tâm liên 48.025,0 m2 14 Hoài Sơn 45.000,0 m2 15 Cúc hoa vàng 46.000,0 m2 16 Gừng 25.600,0 m2 17 Nghệ 48.950,0 m2 18 Tràm 100.000,0 m2 19 Dừa cạn 46.820,0 m2 20 Ao chứa nước tưới 5.389,0 m2
  • 30. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 29 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 2.1. Danh mục cây dược liệu STT Cây dược liệu Hình ảnh minh họa 1 Kê huyết đằng 2 Vàng đắng
  • 31. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 30 STT Cây dược liệu Hình ảnh minh họa 3 Cốt toái bổ 4 Bách bệnh 5 Cẩu tích
  • 32. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 31 STT Cây dược liệu Hình ảnh minh họa 6 Thổ phục linh 7 Giảo cổ lam 8 Chè dây
  • 33. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 32 STT Cây dược liệu Hình ảnh minh họa 9 Đương quy 10 Sinh địa
  • 34. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 33 STT Cây dược liệu Hình ảnh minh họa 11 Đảng sâm 12 Độc hoạt 13 Xuyên tâm liên
  • 35. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 34 STT Cây dược liệu Hình ảnh minh họa 14 Hoài Sơn 15 Cúc hoa vàng 16 Gừng
  • 36. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 35 STT Cây dược liệu Hình ảnh minh họa 17 Nghệ 18 Tràm 19 Dừa cạn 2.2. Danh mục thiết bị BỘ THIẾT BỊ TƯỚI STT Nội dung 1 Ống cấp 1: Ø60 mm 2 Ống cấp 2: Ø27 mm 3 Ống cấp 3: Ø21 mm
  • 37. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 36 4 Khóa Ø60 mm 5 Bít Ø60 mm 6 T Ø60 mm 7 T Ø60 → Ø27 mm 8 Nối Ø27 9 T Ø27 → Ø21 mm 10 Béc phun 11 Khóa Ø27 mm 12 Bộ bịt Ø27 mm ren trong hoặc ren ngoài 13 Keo dán 14 Kẽm 2 mm 15 Bộ máy bơm 16 Bồn ngâm phân 17 Bồn hòa phân 18 Bộ hút phân BỘ THIẾT BỊ TRỒNG CÂY 1 Dụng cụ cuốc, xẻng, rựa 2 Choái (cao 1,2m) 2.3. Hệ thống tưới tiêu Hệ thống tưới nhỏ giọt công nghệIsrael
  • 38. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 37 Hệ thống tưới nhỏ giọt công nghệ Israel Công nghệ tưới nhỏ giọt Israel đã đáp ứng được tiêu chí tiết kiệm tối đa, nước được đưa tới từng gốc cây, nhỏ chậm từng giọt thấm vào đất và đi đến rễ cây cung cấp nước cho cây. Hệ thống tưới nhỏ giọt công nghệ Israel thông minh này được điều khiển qua máy tính kết hợp cảm biến tự động đóng mở van tưới khi phát hiện độ ẩm của rễ cây đạt mức tối đa. Hệ thống này còn đảm nhận luôn nhiệm vụ bón phân cung cấp dưỡng chất tới rễ cây bằng cách hòa phân bón vào bể chứa nước rồi vận chuyển tới từng bộ rễ. Những mặt lợi khi áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt Israel so với hệ thống tưới khác:  Nước được cây trồng hấp thụ tốiđa  Điện năng tiêu tốn ítnhất  Bảo trì hệ thống thấpnhất  Hiệu quả sự dụng phân bón caonhất  Giảm thiểu nước đọng tại thân lá, hay xung quanh, tránh tạo môi trường ẩm ướt cho sâu bệnh pháttriển  Cải thiện năng suất và sản lượng tốthơn
  • 39. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 38 Thay vì phải tưới 1- 2 lần trong ngày, lượng nước phải dùng rất để đảm bảo đầy đủ. Tuy nhiên có những thời điểm đất vẫn khô do nước bay hơi rất nhanh trên bề mặt đất rộng. Công nghệ tưới nhỏ giọt đã khắc phục được điểm yếu này của công nghệ tưới truyền thống, lượng nước tiết kiệm đạt tới 60% mà luôn cung cấp đủ lượng nước cho cây trồng. Ngoài ra nước đưa đến tận gốc cây sẽ hạn chế lượng nước đọng trên thân, cành, lá. Giúp hạn chế nấm bệnh hại cây trồng sinh ra từ môi trường ẩm ướt. Hệ thống tưới phun Cấu tạo của hệ thống tướiphun: - Máy bơm để tạoáp - Động cơ: Có thể dùng động cơ điện hoặc động cơĐiêzen - Hệ thống đường ống: Nước từ nguồn được dẫn đến khu tưới bằng đường ống chính và ống nhánh. Trên các ống nhánh người ta lắp các vòi phun nhân tạo để cung cấp nước cho câytrồng. - Có 02 loại đường ống thường dùng: Đường ống cố định và bán cố định: + Hệ thống tưới phun với đường ống cố định:
  • 40. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 39 Hệ thống ống dẫn được bố trí cố định dưới đất, vòi phun có thể bố trí cố định. hoặc di động + Hệ thống tưới phun bán cố định: Ở hệ thống này, trạm bơm hoặc công trình tạo nguồn có đầu nước địa hình cố định và đường ống chính cố định, còn đường ống nhánh và vòi phun di động. Trên mỗi ống nhánh có từ 2 - 10 vòi phun việc di dộng đường ống nhánh có thể bằng thủ công hoặc cơ giới. Hiện nay, phương thức cơ giới được sử dụng nhiều vì giảm được nhân lực lại có năng suấtcao. - Vòi phun: (có hai loại) + Vòi phun li tâm: Nước từ lỗ phun ra vòi với một áp lực nhất định vào đỉnh chóp và bật trở lại thành những giọt mưa phân bố trên một diện tích hình tròn. Do tốc độ li tâm và tốc độ quay sau khi tia nước tách khỏi miệng vòi sẽ phân tán đều theo các phía, dưới tác dụng của lực cản không khí, tia nước phân nhỏ thành những hạt mưa theo bốn phía của đầu phun. Đặc điểm loại này là khi áp lực không lớn; mức độ phân bố mưa vẫn tốt. Do vậy, loại vòi phun này có thể dùng cho áp lực thấp và tầm phungần. + Vòi phun tia:
  • 41. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 40 Nguyên lý làm việc của loại vòi phun này là dòng nước áp lực từ miệng vòi phun bắn ra gặp sức cản của không khí phân tán thành những hạt mưa phân bố đều trên một diện tích hình tròn. Để dòng nước phun được xa, trong ống phun lớn thường bố trí thiết bị chỉnh dòng. ở máy phun áp lực lớn người ta thường bố trí hai loại vòi phun. Vòi lớn có tác dụng phun xa, vòi nhỏ phun gần. Như vậy đảm bảo được mật độ phun đồng đều. Loại vòi phun này thường có áp lực lớn và tầm phun xa. 2.4. Kỹ thuật trồng cây dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO 2.4.1. Khái niệm và nội dung chủ yếu của GACP-WHO - Dự án Trồng và sản xuất dược liệu của chúng tôi đầu tư áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP-WHO, “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thếgiới. - Xuất phát từ tiêu chuẩn của thuốc là phải có chất lượng tốt, an toàn và hiệu quả, nên nguồn nguyên liệu làm ra thuốc cũng phải đạt các yêu cầu này. GACP có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra nguồn nguyên liệu làm thuốcđạt các tiêu chuẩn trên. Nó bao gồm hai nội dung chính: Thực hành tốt trồng cây thuốc (GAP) và Thực hành tốt thu hái cây thuốc hoang dã (GCP).
  • 42. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 41 - Mỗi quy trình có nhiều công đoạn, mỗi công đoạn có những tiêu chuẩn riêng cho từng loài cây thuốc cụ thể. Nó phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, điều kiện sinh thái, nguồn giống, đất trồng, biện pháp canh tác, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái, vận chuyển, xử lý sau thu hoạch đến cách đóng gói và bảo quản dược liệu trong kho. Qua đó, ta thấy nội dung của GACP rất rộng và khá phức tạp, nó liên quan đến nhiều ngành khoa học kỹ thuật như sinh học, nông học, dược học và khoa học quảnlý. Nguyên tắc chung của GACP đối với câythuốc Có nguồn gốc rõ ràng và chính xác về mặt phân loại thực vật. Cây thuốc hay nguyên liệu thu hái làm thuốc phải đúng loài, đôi khi là dưới loài và giống cây trồng. Chỉ thu hái khi cây, hoặc bộ phận cây đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, sạch và không lẫn tạp chất. Không gây tác động xấu đến môi trường, nguồn nước trong khu vực. Hạn chế tối thiểu ảnh hưởng đến sinh cảnh và hệ thực vật nơi thu hái cây thuốc. Đảm bảo giữ cho cây, hoặc quần thể loài cây thu hái còn khả năng tái sinh tự nhiên. Phải tuân thủ pháp luật và các quy định của địa phương về trồng trọt và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Quy trình GACP áp dụng trong trồng trọt, thu hái, chế biến, sản xuất, đóng gói, vận chuyển dược liệu, nhằm bảo đảm cung cấp nguồn nguyên liệu thực vật làm thuốc có chất lượng tốt nhất và hiệu lực chữa bệnh cao nhất, cố gắng làm giảm đến mức thấp nhất nguy cơ bị giả mạo và pha trộn. Các tiêu chuẩn của GACP đối với từng loài cây làm thuốc sẽ định kỳ được xem xét lại và bổ sung, bởi những yêu cầu về chất lượng dược liệu ngày càng cao và nhờ có sự hỗ trợ của các phương pháp phân tíchhiệnđạitrongviệckiểmtra chấtlượngsảnphẩmnênmớithựchiệnđược. 2.4.2. Kỹ thuật trồng cây dược liệu Làm đất Đất trồng cây dược liệu phải được cày ải, phơi và cày bừa kĩ nhiều lần. Nếu đất trồng cây thuốc có rễ ăn sâu thì phải cày sâu 20-20 cm, bừa nhiều lần làm cho đất tơi xốp. Việc làm đất trồng cây thuốc phải đảm bảo sao cho đất tơi xốp. Việc làm đất trồng cây thuốc phải đảm bảo sao cho đất giữ được độ ẩm thích
  • 43. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 42 hợp. Vì vậy sau khi cày cần bừa ngay trong khâu làm đất. Cần phải làm sạch cỏ rồi đốt thành tro bón cho đất và loại bỏ được các mầm sâu bệnh. Đối với vườn ươm gieo hạt, phải làm đất thật mịn, nhỏ và chú ý khi dùng thuốc trừ sâu trộn vào đất phải đảm bảo sự phát triển của cây con còn non. Sau khi làm đất xong, phải đánh luống để tiện cho việc tưới tiêu và chăm sóc cây. Luống được đánh cao hay thấp rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào từng loại cây trồng. Gieo trồng Gieo trồng cây thuốc thường có hai cách, đó là: - Gieo thẳng - Vừa gieo thẳng vừa ươm cây con - Sau khi gieo hạt, cần dùng rơm rạ hay cỏ khô phủ kín luống để giữ ẩm. Các loại cây thảo thì nên trồng mật độ cao; các loại cây có cánh vươn rộng thì trồng thưa hơn, cần có chế độ tưới nước nhẹ làm cho đất ẩm đều. Khi cây đã nẩy mầm thì gỡ bỏ rơm rạ đã phủ để cây mọc bình thường. Các loại mật độ: + Mật độ thấp: Dưới 1.000 cây/ha; Đây là mật độ trồng chủ yếu của cây dược liệu quý hiếm, nguồn giống khó khăn và cho thu hoạch lâu năm. + Mật độ trung bình: 1.000 – 2.500 cây/ha; Áp dụng cho cây dược liệu thân, lá (chè dây, xuyên tâm liên, cúc vàng, dừa cạn,...). + Mật độ cao: Trên 2.500 cây/ha (thậm chí trên 5.000 cây/ha như loài:đảng sâm, nghệ, gừng,...); Áp dụng cho cây dược liệu lấy củ, rễ, thường mọc thành cụm, khóm. Xáo xới, làm cỏ Cần phải xới để phá vỡ các lớp váng sau mỗi trận mưa, làm cho đất trên mặt luống luôn tơi xốp, thoáng. Cần phải xới, xáo nhẹ nhàng để khỏi ảnh hưởng đến cây và luôn làm sạch cỏ cho cây. Đối với những cây lấy củ, rễ như: … cần có chế độ vun gốc ít nhất là 3,4 lần sau mỗi khi bón thúc. Việc xáo xới, vun gốc chỉ kết thuốc khi cây được phủ kính luống. Xử lý thực bì và làm đất - Xử lý thực bì và đào hố cục bộ: Áp dụng cho hầu hết các trường hợp trồng cây dược liệu. Hố đào kích thước 30x30x30cm (bầu trung bình) hay 40x40x40cm (bầu lớn). - Xử lý thực bì toàn diện và cây đất: Chỉ áp dụng cho một số trường hợp trồng cây dược liệu trên quy mô nhỏ như vườn hộ, vườn gia đình.
  • 44. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 43 Bón lót Bón đầy đủ: Phân chuồng oai (hoặc Phân hữu cơ sinh học), NPK; nên áp dụng cho tất cả các loài cây khi điều kiện cho phép. Lượng phân bón thông thường: 02-05kg phân chuồng hoai (hoặc 0,5kg phân hữu cơ sinh học) + 30-50g NPK (hoặc 15g Supe lân). Kỹ thuật trồng cây - Trồng cây con có bầu: Các bước trồng cây con có bầu + Trộn đều phân và đất trong hố; đặt bầu cây ở vị trí trung tâm sao cho mặt trên bầu ngang bằng tay hơi cao hơn so với mặt đất mép hố: Rạch và xé bỏ vỏ bầu. + Đặt cây thật ngay ngắn rồi dùng tay gạt và lén đất chặt ít nhất là 1/2 phần dưới bầu, dùng cuốc cào vun đất và dùng chân dẫm đất xung quanh gần sát với thành bầu, tiếp tục sửa thế cây và vun đất cao hơn mặt bầu độ 2- 3cm. + Nếu có điều kiện có thể tưới nước ngay sau khi trồng, nếu thời tiết khô hạn hay nắng nóng đột xuất trong thời vụ trồng cần tiếp tục tưới nước thời gian đầu cho tới khi thời tiết thuận lợi. - Trồng cây con rễ trần:
  • 45. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 44 + Chọn thời tiết trồng cây phù hợp (râm mát, mưa nhỏ, đất đủ ẩm) mới đem cây ra trồng. Cắt bỏ bớt lá và cành bên và rễ cọc nếu dài. Trộn đất và phân trong hố, moi một lỗ phù hợp với kích thước của bộ rễ và có phần sâu hơn. + Đặt cây ngay ngắn vào lỗ, một tay giữ cây, tay kia gạt đất và lèn nhẹ cho đến khi đất lấp đầy miệng hố, dùng tay kéo nhẹ cây lên một chút cho rễ duỗi thẳng và cổ rễ hơi thấp hơn mép hố, đồng thời dùng chân dẫm chặt đất sát xung quanh gốc cây, vun đất vừa đủ so với mặt đất. Dùng rơm ra, cỏ khô hay lá cây che phủ quanh gốc cây rồi tưới đẫm cho cây vừa trồng. Có thể cắm thêm rào bảo vệ và chống gió lay. Tỉa cây Tỉa những chổ dày và giặm vào những chổ thưa, bỏ hay thay thế cây yếu ớt, có bệnh… và chỉ để lại những cây mầm khoẻ mạnh. Tưới tiêu Dược liệu hầu hết là ưa đất ẩm nhưng lại rất sợ úng ngập. Vì vậy, phải có chế độ tười tiêu hợp lý. Cây dạng ra củ hay ra hoa kết quả thì cần tưới thường xuyên nhưng phải tránh ẩm ướt quá mức.
  • 46. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 45 Chăm sóc cây trồng - Năm thứ 1: Chăm sóc 2-3 lần. Nội dung chăm sóc: Trồng dặm lại những cây bị chết, phát dọn thực bì cạnh tranh, làm cỏ, xới đất quanh gốc 40-45cm, vun gốc, sửa thế cây, bón thúc, phòng chống gia súc và sâu bệnh gây hại. - Năm thứ 2: Chăm sóc 3-4 lần. Nội dung chăm sóc: Phát dọn thực bì, làm cỏ, xăm xới đất quanh gốc 50-70cm, vun gốc, sửa thế cây, tạo tán, bón thúc, diệt trừ sâu hại. - Năm thứ 3: Chăm sóc 3- 4 lần. Nội dung chăm sóc: Phát dọn thực bì cạnh tranh, làm cỏ, xới đất quanh gốc 70-100cm, vun gốc, diệt trừ sâu hại.
  • 47. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 46 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 1.1. Chuẩn bị mặt bằng Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định. 1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: KhuvựclậpDựánkhôngcódâncưsinhsốngnênkhôngthựchiệnviệctái định cư. 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực. II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 2.1. Các phương án xây dựng công trình TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 964.916,0 m2 1 Kê huyết đằng 49.000,0 m2 2 Vàng đắng 53.500,0 m2 3 Cốt toái bổ 44.500,0 m2 4 Bách bệnh 50.100,0 m2 5 Cẩu tích 40.000,0 m2 6 Thổ phục linh 36.000,0 m2 7 Giảo cổ lam 56.980,0 m2 8 Chè dây 49.900,0 m2 9 Đương quy 55.052,0 m2 10 Sinh địa 59.100,0 m2
  • 48. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 47 TT Nội dung Diện tích ĐVT 11 Đảng sâm 56.000,0 m2 12 Độc hoạt 49.000,0 m2 13 Xuyên tâm liên 48.025,0 m2 14 Hoài Sơn 45.000,0 m2 15 Cúc hoa vàng 46.000,0 m2 16 Gừng 25.600,0 m2 17 Nghệ 48.950,0 m2 18 Tràm 100.000,0 m2 19 Dừa cạn 46.820,0 m2 20 Ao chứa nước tưới 5.389,0 m2 Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp nước Hệ thống - Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống - Hệ thống PCCC Hệ thống Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn thiết kế cơ sở xin phép xây dựng. 2.2. Các phương án kiến trúc Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiết kế kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. Chi tiết sẽ được thể hiện trong giai đoạn lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án. Cụ thể các nội dung như: 1. Phương án tổ chức tổng mặt bằng. 2. Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. 3. Thiết kế các hạng mục hạ tầng.
  • 49. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 48 Sơ đồ khu đất của dự án Trên cơ sở hiện trạng khu vực dự án, thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án với các thông số như sau:  Hệ thống giao thông
  • 50. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 49 Xác định cấp đường, cấp tải trọng, điểm đấu nối để vạch tuyến và phương án kết cấu nền và mặt đường.  Hệ thống cấp nước Xác định nhu cầu dùng nước của dự án, xác định nguồn cấp nước sạch (hoặc trạm xử lý nước), chọn loại vật liệu, xác định các vị trí cấp nước để vạch tuyến cấp nước bên ngoài nhà, xác định phương án đi ống và kết cấu kèm theo.  Hệ thống thoát nước Tính toán lưu lượng thoát nước mặt của từng khu vực dự án, chọn tuyến thoát nước mặt của khu vực, xác định điểm đấu nối. Thiết kế tuyến thu và thoát nước mặt, chọn vật liệu và các thông số hình học của tuyến.  Hệ thống xử lý nước thải Xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ xử lý hiện đại, tiết kiệm diện tích, đạt chuẩn trước khi đấu nối vào hệ thống tiếp nhận. III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN 3.1. Phương án tổ chức thực hiện Dự ánđược chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng và khai thác khi đi vào hoạt động. Dự án chủ yếu sử dụng lao động địa phương. Đối với lao động chuyên môn nghiệp vụ, chủ đầu tư sẽ tuyển dụng thêm và lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ trong quá trình hoạt động sau này. Bảng tổng hợp Phương án nhân sự dự kiến (ĐVT: 1000 đồng) T T Chức danh Số lượng Mức thu nhập bình quân/tháng Tổng lương năm Bảo hiểm 21,5% Tổng/năm 1 Giám đốc 1 25.000 300.000 64.500 364.500 2 Ban quản lý, điều hành 1 15.000 180.000 38.700 218.700
  • 51. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 50 T T Chức danh Số lượng Mức thu nhập bình quân/tháng Tổng lương năm Bảo hiểm 21,5% Tổng/năm 3 Công nhân viên văn phòng 20 8.000 1.920.000 412.800 2.332.800 4 Lao động thời vụ (chăm sóc và thu hoạch) 90 4.000 4.320.000 928.800 5.248.800 Tổng cộng 112 560.000 6.720.000 1.444.800 8.164.800 3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý Thời gian hoạt động dự án: 50 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầutư. Tiến độ thực hiện: 4 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư, trong đó: STT Nội dung công việc Thời gian 1 Hoàn thành thủ tục pháp lý 2023 2 Thực hiện thủ tục liên quan đến đất 2024 3 Nhận bàn giao và thuê đất 2025 4 Đưa dự án vào khai thác, sử dụng 2026
  • 52. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 51 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG I. GIỚI THIỆU CHUNG Mục đích của công tác đánh giá tác động môi trường của dự án“Trang trại trồng dược liệu ”là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến khu vực thực hiện dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho chính dự án khi đi vào hoạt động, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường. II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. - Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020; - Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013; - Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/20013; - Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006; - Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019; - Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; - Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường; - Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của BTNMT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
  • 53. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 52 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng: - TCVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; - QCVN 01:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng; - TCVN 7957:2008 - Tiêu chuẩn Thiết kế thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình; - QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; - QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; - QCVN 40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; - QCVN 24/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc; - QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn giá trị cho phép vi khí hậu nơi làm việc; - QCVN 27/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc; - QCVN 02:2019/BYT được ban hành kèm Thông tư số 02/2019/TT-BYT quy định về bụi – giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc; - QCVN 03:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc. - Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
  • 54. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 53 III. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 3.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình Tác động đến môi trường không khí: Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (ximăng, đất, cát…) từ công việc đào đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng, pha trộn và sử dụng vôi vữa, đất cát... hoạt động của các máy móc thiết bị cũng như các phương tiện vận tải và thi công cơ giới tại công trường sẽ gây ra tiếng ồn.Bụi phát sinh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân trên công trường và người dân lưu thông trên tuyến đường. Tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công là không thể tránh khỏi. Tiếng ồn có thể phát sinh khi xe, máy vận chuyển đất đá, vật liệu hoạt động trên công trường sẽ gây ảnh hưởng đến người dân sống hai bên tuyến đường vận chuyển và người tham gia giao thông. Tác động của nước thải: Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ để không làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm. Nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án trong thời gian xây dựng cũng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nếu dòng chảy cuốn theo bụi, đất đá, xăng dầu và các loại rác thải sinh hoạt. Trong quá trình xây dựng dự án áp dụng các biện pháp thoát nước mưa thích hợp. Tác động của chất thải rắn: Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm 2 loại: Chất thải rắn từ quá trình xây dựng và rác sinh hoạt của công nhân xây dựng. Các chất thải rắn
  • 55. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 54 phát sinh trong giai đoạn này nếu không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ có thể bị cuốn trôi theo nước mưa gây tắc nghẽn đuờng thoát nước và gây ra các vấn đề vệ sinh khác. Ở đây, phần lớn phế thải xây dựng (xà bần, cát, sỏi…) sẽ được tái sử dụng làm vật liệu san lấp. Riêng rác sinh hoạt rất ít vì lượng công nhân không nhiều cũng sẽ được thu gom và giao cho các đơn vị dịch vụ vệ sinh đô thị xử lý ngay. Tác động đến hệ sinh thái, cảnh quan khu vực: Quá trình thi công cần đào đắp, san lấp mặt bằng, bóc hữu cơ và chặt bỏ lớp thảm thực vật trong phạm vi quy hoạch nên tác động đến hệ sinh thái và cảnh quan khu vực dự án, cảnh quan tự nhiên được thay thế bằng cảnh quan nhân tạo. Tác động đến sức khỏe cộng đồng: Các chất có trong khí thải giao thông, bụi do quá trình xây dựng sẽ gây tác động đến sức khỏe công nhân, người dân xung quanh (có phương tiện vận chuyển chạy qua) và các công trình lân cận. Một số tác động có thể xảy ra như sau: – Các chất gây ô nhiễm trong khí thải động cơ (Bụi, SO2, CO, NOx, THC,...), nếu hấp thụ trong thời gian dài, con người có thể bị những căn bệnh mãn tính như về mắt, hệ hô hấp, thần kinh và bệnh tim mạch, nhiều loại chất thải có trong khí thải nếu hấp thụ lâu ngày sẽ có khả năng gây bệnh ung thư; – Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm,…gây tác động hệ thần kinh, tim mạch và thính giác của cán bộ công nhân viên và người dân trong khu vực dự án; – Các sự cố trong quá trình xây dựng như: tai nạn lao động, tai nạn giao thông, cháy nổ,… gây thiệt hại về con người, tài sản và môi trường. – Tuy nhiên, những tác động có hại do hoạt động xây dựng diễn ra có tính chất tạm thời, mang tính cục bộ.
  • 56. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 55 3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng Tác động do bụi và khí thải: Đối với dự án, bụi và khí thải sẽ phát sinh do các nguồn chính: Từ hoạt động giao thông (các phương tiện vận chuyển ra vào dự án); Từ quá trình hoạt động:  Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển, bốc dở, nhập liệu; Hoạt động của dự án luôn gắn liền với các hoạt động chuyên chở hàng hóa nhập, xuất kho và nguyên liệu. Đồng nghĩa với việc khi dự án đi vào hoạt động sẽ phát sinh ô nhiễm không khí từ các phương tiện xe chuyên chở vận tải chạy bằng dầu DO. Trong dầu DO có các thành phần gây ô nhiễm như Bụi, CO, SO2, NOx, HC… Mức độ ô nhiễm này còn tùy thuộc vào từng thời điểm có số lượng xe tập trung ít hay nhiều, tức là còn phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa nhập, xuất kho. Đây là nguồn gây ô nhiễm di động nên lượng chất ô nhiễm này sẽ rải đều trên những đoạn đường mà xe đi qua, chất độc hại phát tán cục bộ. Xét riêng lẻ, tuy chúng không gây tác động rõ rệt đối với con người nhưng lượng khí thải này góp phần làm tăng tải lượng ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Cho nên chủ dự án cũng sẽ áp dụng các biện pháp quản lý nội vi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do ô nhiễm không khí đến chất lượng môi trường tại khu vực dự án trong giai đoạn này. Bụi: Tác hại chủ yếu là hít thở không khí có bụi gây tác hại đến phổi. Ngoài ra bụi còn gây tổn thương lên mắt, da, hệ tiêu hóa. Các hạt bụi có kích thước < 10µm còn lại sau khi bị giữ phần lớn ở mũi tiếp tục đi sâu vào các ống khí quản. Đại diện cho nhóm bụi độc dễ tan trong nước là các muối của Pb. Bụi Pb thâm nhập chủ yếu qua con đường hô hấp. Bụi Pb gây tác hại cho quá trình tổng hợp - CO
  • 57. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 56 CO là khí độc, có tính chất hóa học gần giống nitơ, ít tan trong nước, có tính khử mạnh. CO có phản ứng rất mạnh với hồng cầu hình thành cacboxyl hemoglobin (-COHb), làm hạn chế sự trao đổi, vận chuyển oxy của máu đi nuôi cơ thể. Áp lực của CO đối với hồng cầu cao gấp 200 lần so với oxy. Tuy nhiên CO không để lại hậu quả bệnh lý lâu dài. Người bị nhiễm CO khi rời khỏi nơi ô nhiễm thì nồng độ COHb trong máu giảm dần do CO được thải ra ngoài qua đường hô hấp. CO còn là chất khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao. - SO2 SO2 là chất khí dễ tan trong nước, được hấp thu rất nhanh khi hít thở ở đoạn trên của đường hô hấp. Khi hít thở SO2 nồng độ cao, [SO2] = 10 ppm, có thể làm cho đường hô hấp bị co thắt nghiêm trọng, gây khó thở. SO2 còn gây hiện tượng ăn mòn hóa học cho vật thể xung quanh, gây ra tình trạng mưa axít. - NOx Gồm khí NO, NO2. NO2 là khí độc, có mùi hăng, gây kích thích, có tác động mãn tính. NO2 hấp thu ánh sáng mặt trời và tạo ra hàng loạt các phản ứng quang hóa. NOx còn có khả năng gây hiện tượng mưa axít. Tác động do nước thải Nước thải phát sinh tại dự án bao gồm: + Nước thải sinh hoạt Trong nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật. Theo WHO, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày thải vào môi trường (nếu không xử lý) được thể hiện ở bảng sau: Các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt TT Chất ô nhiễm Đơn vị Giá trị 1 BOD5 g/người/ngày 45 – 54 2 COD g/người/ngày 72 – 102 3 SS g/người/ngày 70 – 145 4 Tổng N g/người/ngày 6 – 12 5 Tổng P g/người/ngày 0,8 – 4,0 6 Amoni g/người/ngày 2,4 – 4,8
  • 58. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 57 TT Chất ô nhiễm Đơn vị Giá trị 7 Dầu mỡ động thực vật g/người/ngày 10 – 30 8 Tổng Coliform* MPN/100ml 106 – 109 Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 1993 *: Nguyễn Xuân Nguyên, Nước thải và công nghệ xử lý nước thải, năm 2003 Nếu nước thải sinh hoạt không được thu gom và xử lý thích hợp thì chúng sẽ gây ô nhiễm môi trường nước mặt, đất, nước ngầm và là nguy cơ lan truyền bệnh cho con người và gia súc. + Nước mưa chảy tràn Vào những hôm trời mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực của dự án sẽ cuốn theo đất, cát, chất cặn bã, dầu mỡ rơi rớt xuống kênh mương của khu vực. Nếu lượng nước này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực lớn đến nguồn nước mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu vực. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì nồng độ các chất ô nhiễm được dự báo như ở bảng sau: Nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước mưa TT Thông số Đơn vị Nồng độ 1 COD Mg/l 10-20 2 Chất rắn lơ lửng Mg/l 10-20 3 Tổng Nitơ Mg/l 0,5-1,5 4 Tổng phốt pho Mg/l 0,004 - 0,03 Nguồn: WHO,1993 Tác động do chất thải rắn Các loại chất thải phát sinh tại dự án bao gồm: + Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động của công nhân viên phần rác thải chủ yếu là thực phẩm thừa, bao bì đựng thức ăn hay đồ uống như hộp xốp, bao cà phê, ly sinh tố, hộp sữa tươi, đũa tre, ống hút, muỗng nhựa, giấy,…;
  • 59. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 58 cành, lá cây phát sinh từ hoạt động vệ sinh sân vườn trong khuôn viên của nhà máy. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1993), thì hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt là 0,5 kg/người/ngày + Chất thải nguy hại: Các chất thải rắn nguy hại phát sinh dính hóa chất trong quá trình hoạt động. Xăng xe, sơn, dầu mỡ tra máy trong quá trình bảo dưỡng thiết bị, máy móc; vỏ hộp đựng sơn, vecni, dầu mỡ; chất kết dính, chất bịt kín là các thành phần nguy hại đối với môi trường và con người. IV. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT Căn cứ quá trình tham quan, khảo sát công nghệ trên địa bàn cả nước đối với các phương pháp đã giới thiệu trên, phương án công nghệ áp dụng tại dự án là công nghệ hiện đại phù hợp với quy mô dự án, đảm bảo các quy chuẩn môi trường, bên cạnh đó, công nghệ sản xuất, máy móc chủ yếu mua tại trong nước nên không cần phải chuyển giao công nghệ. Máy móc sản xuất đáp ứng các tiêu chí yêu cầu sau: - Phù hợp với tất cả các loại sản phẩm đầu vào - Sử dụng tiết kiệm quỹ đất. - Chi phí đầu tư hợp lý. V. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG 5.1. Giai đoạn xây dựng dự án a. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí - Các xe vận chuyển chở đúng trọng tải quy định, được phủ bạt kín thùng xe để hạn chế gió gây phát tán bụi vào môi trường ảnh hưởng xung quanh.
  • 60. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 59 - Hạn chế tốc độ lái xe ra vào khu khu vực và khu dự án nhằm đảm bảo an toàn giao thông khu vực và hạn chế cuốn theo bụi (tốc độ xe ≤ 15-20km/h). - Thường xuyên kiểm tra các phương tiện thi công nhằm đảm bảo các thiết bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật, điều này sẽ giúp hạn chế được sự phát tán các chất ô nhiễm vào môi trường; - Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại. Các phương tiện đi ra khỏi công trường được vệ sinh sạch sẽ, che phủ bạt (nếu không có thùng xe) và làm ướt vật liệu để tránh rơi vãi đất, cát… ra đường, là nguyên nhân gián tiếp gây ra tai nạn giao thông; - Công nhân làm việc tại công trường được sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động như khẩu trang, mũ bảo hộ, kính phòng hộ mắt; - Máy móc, thiết bị thực hiện trên công trường cũng như máy móc thiết bị phục vụ hoạt động của dự án phải tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn (ví dụ: TCVN 4726 – 89 Máy cắt kim loại - Yêu cầu đối với trang thiết bị điện; TCVN 4431-1987 Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng toàn phần: Lan can an toàn - Điều kiện kĩ thuật, …) - Hạn chế vận chuyển vào giờ cao điểm: hoạt động vận chuyển đường bộ sẽ được sắp xếp vào buổi sáng (từ 8h đến 11h00), buổi chiều (từ 13h30 đến 16h30), buổi tối (từ 18h00 đến 20h) để tránh giờ tan ca của công nhân của các công trình lân cận; - Phun nước làm ẩm các khu vực gây bụi như đường đi, đào đất, san ủi mặt bằng… - Che chắn các bãi tập kết vật liệu khỏi gió, mưa, nước chảy tràn, bố trí ở cuối hướng gió và có biện pháp cách ly tránh hiện tượng gió cuốn để không ảnh hưởng toàn khu vực. b. Biện pháp giảm thiểu tác động của nước thải Giảm thiểu tác động nước thải sinh hoạt:
  • 61. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 60 - Tăng cường tuyển dụng công nhân địa phương, có điều kiện tự túc ăn ở và tổ chức hợp lý nhân lực trong các giai đoạn thi công nhằm giảm lượng nước thải sinh hoạt của dự án - Trong khu vực công trường, sẽ lắp đặt các nhà vệ sinh công cộng di động phục vụ công trường. Dự kiến chủ dự án sẽ kí hợp đồng thuê 2 nhà vệ sinh lưu động đồng thời sẽ khoán gọn cho đơn vị lắp đặt nhà vệ sinh chịu trách nhiệm xử lý nước thải sinh hoạt của công nhân. - Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, không để bùn đất, rác thải xâm nhập vào đường thoát nước thải. Đường thoát nước thải sinh hoạt tạm thời sẽ được đưa vào tuyến quy hoạch hay hệ thống thoát nước tuỳ theo từng giai đoạn xây dựng. Phải đảm bảo nguyên tắc không gây trở ngại, làm mất vệ sinh cho các hoạt động xây dựng cũng như không ảnh hưởng đến hệ thống kênh mương và các hoạt động dân sinh bên ngoài khu vực dự án. Giảm thiểu tác động của nước thải thi công xây dựng - Xây dựng hệ thống rãnh thu, thoát nước tạm, hố lắng tạm thời khu vực thi công để thu và thoát nước thải thi công. - Nước thải thi công xây dựng (nước thải vệ sinh thiết bị, dụng cụ lao động) chứa thành phần chính là chất rắn lơ lửng, đất cát được dẫn vào các hố lắng để lắng cặn, sau đó thoát ra nguồn tiếp nhận là hệ thống thoát nước chung của khu vực. - Thường xuyên tiến hành nạo vét, khơi thông hệ thống rãnh thu, hố lắng đảm bảo thoát nước trong quá trình thi công, định kỳ 1 tuần/lần. Lượng bùn nạo vét sẽ thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và đổ thải theo quy định. - Không thi công vào ngày có mưa to, bão lũ. - Dọn sạch mặt bằng thi công vào cuối ngày làm việc. - Các bãi chứa nguyên vật liệu và phế thải xây dựng phải được che chắn cẩn thận.
  • 62. Dự án “Trang trại trồng dược liệu” ĐƠN VỊ VIẾT DỰ ÁN:0918755356-0936260633 61 c. Chất thải rắn Chất thải rắn sinh hoạt - Phân loại chất thải sinh hoạt thành 2 loại: chất thải hữu cơ và chất thải vô cơ. - Bố trí 02 thùng rác dung tích khoảng 200 lít trong khu vực lán trại của công nhân. - Tuyển dụng công nhân địa phương để giảm bớt nhu cầu lán trại tạm ngoài công trường. - Lập các nội quy về trật tự, vệ sinh và bảo vệ môi trường trong tập thể công nhân và lán trại, trong đó có chế độ thưởng phạt. - Tập huấn, tuyên truyền cho công nhân các quy định về bảo vệ môi trường. Chất thải rắn thông thường - Các đơn vị thầu xây dựng các hạng mục trên công trường sẽ tiến hành thu gom, phân loại và lưu giữ các chất thải xây dựng tại các vị trí quy định trên công trường. Các vị trí lưu giữ phải thuận tiện cho các đơn vị thi công đổ thải. Để tránh gây thất thoát và rò rỉ chất thải ra ngoài môi trường các vị trí lưu giữ được thiết kế có vách cứng bao che và có rãnh thoát nước tạm thời… - Đối với chất thải rắn vô cơ: đất, đá, sỏi, gạch vỡ, bê tông… một phần sử dụng san nền, phần thừa sẽ được đơn vị thi công hợp đồng với đơn vị thu gom đổ đúng nơi quy định. - Các chất thải xây dựng sẽ được vận chuyển đi ngay trong ngày để trả lại mặt bằng thi công. Phương tiện vận chuyển phải là các phương tiện chuyên dụng như: có che đậy, thùng chứa không thủng… để tránh rò rỉ chất thải ra ngoài môi trường trong quá trình vận chuyển. - Đối với những chất thải có khả năng tái chế như carton, gỗ pallet, ống nhựa được các nhà thầu thu gom bán cho cơ sở tái chế.