SlideShare a Scribd company logo
1 of 94
THUYẾT MINH DỰ ÁN
TRỒNG RỪNG GỖ LỚN
CÔNG TY
Địa điểm:
DỰ ÁN
TRỒNG RỪNG GỖ LỚN
Địa điểm:
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................... 2
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 6
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 6
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 6
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 6
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ........................................................................11
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................12
5.1. Mục tiêu chung.......................................................................................12
5.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................12
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN.......................14
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ
ÁN................................................................................................................14
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án..................................................14
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án.......................................................18
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................20
2.1. Thị trường gỗ..........................................................................................20
2.2. Nhu cầu thị trường dược liệu...................................................................25
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................28
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................28
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................30
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................33
4.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................33
4.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................33
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.33
5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................33
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............34
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
3
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ...................35
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............35
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG....35
2.1. Kỹ thuật trồng cây gỗ tếch.......................................................................35
2.2. Kỹ thuật trồng cây gỗ dầu........................................................................41
2.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xà cừ......................................................47
2.4. Phương án trồng lại rừng sau khai thác.....................................................51
2.5. Quản lý bảo vệ rừng (QLBVR)................................................................53
III. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TRỒNG TRỌT DƯỢC LIỆU
DƯỚI TÁN RỪNG.......................................................................................55
3.1. Kỹ thuật trồng cây Sâm bố chính.............................................................55
3.2. Kỹ thuật trồng cây Đinh Lăng..................................................................58
3.3. Kỹ thuật trồng một số cây dược liệu khác.................................................60
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................71
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG....................................................................71
1.1. Chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................71
1.2. Phương án tổng thểbồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư:................71
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................71
II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH...................71
2.1. Các phương án xây dựng công trình.........................................................71
2.2. Các phương án kiến trúc..........................................................................72
III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN...................................................73
3.1. Phương án tổ chức thực hiện ...................................................................73
3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý .....................74
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................................75
I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................75
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
4
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. ...............75
III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN......................................76
IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI
VỚI MÔI TRƯỜNG .....................................................................................76
4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình....................................................76
4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................78
V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ,
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ...........................................................................80
VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG............................................81
6.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................81
6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................82
VII. KẾT LUẬN ...........................................................................................83
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .............................................................................85
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN..................................................85
II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN.......................87
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án........................................................87
2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:........................87
2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ................................................................87
2.4. Phương ánvay. ........................................................................................88
2.5. Các thông số tài chính của dự án..............................................................88
KẾT LUẬN ..................................................................................................91
I. KẾT LUẬN. ..............................................................................................91
II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. .....................................................................91
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ...............................92
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án.................................92
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .......................................................92
Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm....................................92
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
5
Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm.....................................................92
Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án............................................92
Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn...................................92
Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. ...........................92
Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). .............................92
Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).........................93
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
6
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
...........................................
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:
“Trồng rừng gỗ lớn”
Địa điểm thực hiện dự án:…………………
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng………………… ha).
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: ………………………..000 đồng.
(Tám mươi haitỷ, tám trăm tám mươi haitriệu, chín trăm mười bảy nghìn đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (15%) ………………..000 đồng.
+ Vốn vay - huy động (85%) : …………………….000 đồng.
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Sản lượng trồng gỗ tếch 2.536,1 m3/năm
Sản lượng trồng gỗ dầu 3.804,2 m3/năm
Sản lượng trồng gỗ xà cừ 1.342,1 m3/năm
Sản lượng trồng dược liệu dưới tán rừng 3.833,7 tấn/năm
Sản lượng thu nhặtphụ phẩm dướitán rừng 268,4 tấn/năm
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Quản lý bảo vệ rừng và tiềm năng phát triển trồng rừng
Rừng vốn được mệnh danh là “lá phổi xanh” của Trái đất, đóng vai trò vô
cùng quan trọng đối với cuộc sống con người và môi trường. Hiện nay, chống
biến đổi khí hậu toàn cầu là vấn đề được chính phủ nhiều nước quan tâm. Trồng
rừng là một trong những biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường, chống xói
mòn, rửa trôi, thoái hóa đất, từng bước làm giàu đất và làm giàu rừng.
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
7
Tuy nhiên trong những năm gần đây rừng đang bị tàn phá và khai thác
kiệt quệ. Việc tổ chức sản xuất ngành lâm nghiệp gắn với quản lý bảo vệ tài
nguyên rừng vẫn còn hạn chế, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của địa
phương chưa tương xứng với tiềm năng hiện có; tình trạng phá rừng, lấn chiếm
đất rừng, khai thác lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra; tốc độ phát triển rừng còn
chậm và hiệu quả kinh doanh rừng trồng còn thấp...
Trong thời gian tới, các hoạt động, tổ chức sản xuất lâm nghiệp cần được
củng cố toàn diện và đồng bộ, trong đó trọng tâm là quản lý rừng bền vững, đẩy
mạnh phát triển rừng và phát triển dược liệu dưới tán rừng, thu hút người dân
tham gia phát triển kinh tế rừng, cải thiện sinh kế từ rừng.
Để đạt được mục tiêu này, ngành nông nghiệp đã và đang triển khai quyết
liệt và đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, trọng tâm là tiếp tục đổi mới nội dung
và hình thức tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chủ trương phát triển
lâm nghiệp bền vững, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách
nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và mọi người dân
đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng; thấy rõ được vai trò đặc biệt quan
trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái,
là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lâm nghiệp, thực hiện nghiêm
các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh trong công tác quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng. Khắc phục sự chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, khả
thi của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lâm nghiệp; tiếp tục củng cố,
kiện toàn, đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các Công ty lâm
nghiệp và Ban quản lý rừng; kiện toàn lực lượng kiểm lâm để thực thi công vụ
hiệu quả.
Ban hành chính sách hỗ trợ bảo vệ phát triển gắn với cải thiện đời sống,
nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, cải thiện sinh kế cho người dân
sống gần rừng tích cực tham gia làm nghề rừng và hưởng lợi từ rừng. Đẩy mạnh
xã hội hóa các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, tạo thuận lợi cho người dân và
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
8
các thành phần kinh tế cùng tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện các chương
trình, dự án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Chú trọng việc đầu tư phát triển rừng và trồng dược liệu dưới tán rừng.
Theo đó, đẩy mạnh việc giao đất đối với diện tích do UBND cấp xã tạm quản lý,
đảm bảo đất lâm nghiệp có chủ thực sự, từ đó người dân yên tâm đầu tư phát
triển rừng. Để khuyến khích người dân và các tổ chức kinh tế đầu tư phát triển
rừng trồng sản xuất, cần có cơ chế thu hút đầu tư nhà máy chế biến gỗ, tạo đầu
ra ổn định cho sản phẩm, làm đòn bẩy để mở rộng diện tích rừng trồng sản xuất
và cây phân tán của địa phương, khai thác sử dụng diện tích đất dốc, đất nương
rẫy bạc màu hiện còn rất nhiều trên địa bàn tỉnh.
Sử dụng có hiệu quả môi trường rừng tự nhiên đầu tư phát triển dược liệu
dưới tán rừng, khai thác các dịch vụ du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tạo ra giá trị
kinh tế mới, trong đó chú trọng phát triển những loài có giá trị cao dưới tán rừng
tự nhiên như: Sâm Ngọc Linh, Lan Kim Tuyến, mật ong rừng và các loại dược
liệu khác gắn với công tác quản lý bảo vệ rừng tự nhiên.
Đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước, tiền trồng rừng thay thế để phát
triển rừng phòng hộ, đặc dụng bằng những loài cây bản địa, đặc hữu góp phần
nâng cao độ che phủ, bảo tồn đa dạng sinh học, cải thiện môi trường sinh thái,
chủ động ứng phó tác động của biến đổi khí hậu.
Ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản
xuất lâm nghiệp từ khâu chọn tạo giống, trồng, chăm sóc bảo vệ rừng đến chế
biến gỗ, trong đó khâu chọn tạo giống là khâu đột phá. Thực tiễn cho thấy, cây
lâm nghiệp có chu kỳ sinh trưởng rất dài, 5-7 năm sau mới thấy được hiệu quả,
nếu bộ giống trồng rừng không đảm bảo chất lượng sẽ gây thiệt hại kinh tế và
môi trường rất lớn. Do đó, cần phải tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật để xác định các giống cây lâm nghiệp năng suất, chất lượng, giá trị cao,
phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái của tỉnh.
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
9
Cùng với đó là sử dụng có hiệu quả, bền vững tài nguyên rừng, trọng tâm
là thúc đẩy việc cấp chứng chỉ rừng đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước
và quốc tế, nâng cao giá trị gia tăng ngành lâm nghiệp.
Nhân rộng mô hình quản lý rừng cộng đồng cùng chia sẻ lợi ích, thực
hiện chính sách đồng quản lý rừng trên cơ sở tự nguyện và đồng thuận giữa chủ
rừng và các đối tượng tham gia quản lý. Đẩy mạnh công tác cho thuê rừng để
quản lý bảo vệ rừng kết hợp phát triển dược liệu, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ
môi trường rừng. Tích tụ đất đai để phát triển vùng rừng trồng nguyên liệu tập
trung phục vụ công nghiệp chế biến gỗ lớn.
Thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; sử dụng hiệu
quả tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng ở các đối tượng được thụ hưởng, theo
hướng sử dụng nguồn này để hỗ trợ đầu tư phát triển rừng trồng cho hộ gia đình,
cá nhân và cộng đồng thôn khu vực gần rừng, góp phần sử dụng hiẹu quả quỹ
đất trống của địa phương.
Đẩy mạnh kêu gọi thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực để đầu tư, phát
triển công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng với công nghệ hiện đại nhằm tạo ra các
mặt hàng đa dạng, chất lượng cao, có thương hiệu, đủ khả năng cạnh tranh trên
thị trường trong nước và quốc tế. Đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên
địa bàn các huyện đảm bảo quản lý tập trung các cơ sở chế biến lâm sản.
Huy động tối đa các nguồn lực tài chính và lồng ghép các nguồn vốn,
chương trình phát triển kinh tế-xã hội trên cùng địa bàn để thực hiện nhiệm vụ
quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành
phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp. Tạo điều kiện cho
các nhà đầu tư, hộ gia đình, cá nhân tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ưu đãi để
để thực hiện các dự án trồng rừng, liên doanh, liên kết đầu tư trồng rừng sản
xuất, xây dựng nhà máy chế biến lâm sản tạo động lực đầu ra cho sản phẩm gỗ
nguyên liệu rừng trồng.
Tiềm năng phát triển dược liệu
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
10
Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về
thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng
gia tăng bởi nó ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của
cơ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số hiện nay trên
thế giới vẫn dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe cộng
đồng. Trong tuyên ngôn Alma Alta năm 1978 và “Hướng dẫn đánh giá y học cổ
truyền” năm 1991, WHO luôn khuyến nghị dùng các thuốc cổ truyền vào chăm
sóc sức khỏe ban đầu, đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả cũng như bảo đảm
nguồn cung cấp những thuốc này.
Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế có thể cao hơn
trồng cây lương thực, thực phẩm. Trong mấy thập niên qua, hàng chục ngàn tấn
dược liệu đã được khai thác tự nhiên và trồng trọt hàng năm, đem lại lợi nhuận
lớn. Cây thuốc được phát triển có thể giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi
xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi
trường.
Hiện nay, trước xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ thì
dược liệu chính là nguồn nguyên liệu của nền công nghiệp tân dược trong tương
lai, không phải là nguồn nguyên liệu hóa dược mà con người mất nhiều thời gian
và công sức theo đuổi trong nhiều năm qua. Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe bằng
y dược cổ truyền kết hợp với y học hiện đại cũng dần trở thành lựa chọn ưu tiên
của nhiều người, nhất là những người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính, bệnh
mới nổi và bệnh khó chữa.
Cũng theo đánh giá của Cục Quản lý Dược, không chỉ là những bài thuốc,
cây thuốc đơn thuần mà y học cổ truyền còn là di sản văn hóa dân tộc cần được
bảo vệ, phát huy, phát triển. Do đó, việc triển khai mạnh mẽ nghiên cứu ứng
dụng và hiện đại hóa y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại nhưng không
làm mất đi bản chất của y học cổ truyền Việt Nam là yêu cầu tất yếu được đặt ra
trong tình hình hiện nay.
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
11
Điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng của tỉnh được đánh giá là phù hợp với
trồng cây dược liệu cho chất lượng tốt, mặt khác, với diện tíchcanh tác cây công
nghiệp và cây ăn quả lớn của tỉnh được xem là quỹ đất để trồng cây dược liệu
dưới tán, hiện chưa được khai thác một cách hiệu quả, đây được xem là trung
tâm nguồn nguyên liệu phục vụ cho chiết xuất của nhà máy hoạt động sau này.
Cho thấy việc đầu tư trồng cây dược liệu công nghệ cao và xây dựng nhà máy
chiết xuất tại tỉnh là tương đối thuận lợi cho quá trình hoạt động sản xuất sau
này.
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Trồng
rừng gỗ lớn .”tại xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk nhằm phát huy
được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ
tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhlâm
nghiệpcủa tỉnh Đắk Lắk .
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
 Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc
hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18
tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm
2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc
Hộinước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
 Nghị định số148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm
2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp;
 Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
12
Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
 Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn
xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
 Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn
đầu tư xây dựng công trình và giá xât dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình
năm 2020;
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
5.1. Mục tiêu chung
 Phát triển dự án “Trồng rừng gỗ lớn .” theohướng chuyên nghiệp, cung
cấp sản phẩm lâm nghiệp chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao phục vụ
nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu
quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.
 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của
khu vực tỉnh Đắk Lắk .
 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,
đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của
địa phương, của tỉnh Đắk Lắk .
 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho
nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá
môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
5.2. Mục tiêu cụ thể
 Phát triển mô hình lâm nghiệp chuyên nghiệp, cung cấp các sản phẩm gỗ
có giá trị kinh tế cao như gỗ tếch, gỗ dầu, gỗ xà cừ,... chất lượng cho thị trường
trong nước và cho xuất khẩu. Kết hợp trồng dược liệu dưới tán rừng gia tăng
hiệu quả kinh tế rừng góp phần cung cấp sản phẩm nông lâm nghiệp chất lượng,
giá trị, hiệu quả kinh tế cao.
 Nhằm đưa đất canh tác sử dụng một cách có hiệu quả vừa phủ xanh đất
trống đồi trọc, ngăn không để đất bị sói mòn, tạo công ăn việc làm cho người lao
động.
 Áp dụng công nghệ kỹ thuật trong nông nghiệp vào sản xuất, quản lý khai
thác rừng và vườn cây gỗ lớn một cách có hiệu quả.
 Kỹ thuật chuyên nghiệp, tiến bộ và tư duy quản lý chặt chẽ.
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
13
 Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:
Sản lượng trồng gỗ tếch 2.536,1 m3/năm
Sản lượng trồng gỗ dầu 3.804,2 m3/năm
Sản lượng trồng gỗ xà cừ 1.342,1 m3/năm
Sản lượng trồng dược liệu dưới tán rừng 3.833,7 tấn/năm
Sản lượng thu nhặtphụ phẩm dướitán rừng 268,4 tấn/năm
 Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu
chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng
cao cuộc sống cho người dân.
 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Đắk
Lắknói chung.
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
14
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN
DỰ ÁN
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án
1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Đắk Lắk có diện tích 13.125,37 km² nằm ở trung tâm vùng Tây
Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm
trong khoảng tọa độ địa lý từ 107º28'57" đến 108º59'37" độ kinh Đông và từ
12º9'45"đến 13º25'06" độ vĩ Bắc, có độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt
nước biển, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh
350 km.
- Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai
- Phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
15
- Phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông
- Phía Tây giáp Campuchia.
1.1.2. Địa hình
Địa hình của tỉnh rất đa dạng: nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, là
một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ
với các đồng bằng thấp ven theo các sông chính. Địa hình của tỉnh có hướng
thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc.
1.1.3. Khí hậu
Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía Tây Bắc có
khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; vùng phía Đông và phía Nam có khí
hậu mát mẻ, ôn hoà. Khí hậu sinh thái nông nghiệp của tỉnh được chia ra thành 6
tiểu vùng:
- Tiểu vùng bình nguyên Ea Súp chiếm 28,43% diện tích tự nhiên
- Tiểu vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột – Ea H’Leo chiếm 16,17% diện tích tự
nhiên.
- Tiểu vùng đồi núi và cao nguyên M’Đrắk chiếm 15,82% diện tích tự nhiên.
- Tiểu vùng đất ven sông Krông Ana – Sêrêpôk chiếm 14,51% diện tích tự
nhiên.
- Tiểu vùng núi cao Chư Yang Sin chiếm 3,98% diện tích tự nhiên.
- Tiểu vùng núi Rlang Dja chiếm 3,88% diện tích tự nhiên.
Nhìn chung khí hậu khác nhau giữa các dạng địa hình và giảm dần theo
độ cao: vùng dưới 300m quanh năm nắng nóng, từ 400 – 800m khí hậu nóng ẩm
và trên 800m khí hậu mát. Tuy nhiên, chế độ mưa theo mùa là một hạn chế đối
với phát triển sản xuất nông sản hàng hoá.
Khí hậu có 02 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ
tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm. Mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể.
1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên đất
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
16
Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Đắk Lắk đó
là tài nguyên đất. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 13.085 km2, trong đó chủ
yếu là nhóm đất xám, đất đỏ bazan và một số nhóm khác như: đất phù sa, đất
gley, đất đen.
Các đất hình thành từ đá bazan có độ phì khá cao (pH/H2O từ trung tính
đến chua, đạm và lân tổng số khá). Sự đồng nhất cao giữa độ phì nhiêu tự nhiên
và độ phì nhiêu thực tế của các nhóm đất và loại đất, được phân bố trên cao
nguyên Buôn Ma Thuột trải dài khoảng 90km theo hướng đông bắc - tây nam và
rộng khoảng 70km. Phía bắc cao nguyên này (Ea H’Leo) cao gần 800m, phía
nam cao 400m, càng về phía tây chỉ còn 300m, bề mặt cao nguyên rất bằng
phẳng chỉ còn điểm một vài đồi núi.
- Nhóm đất phù sa (Fuvisols): Được hình thành và phân bố tập trung ven các
sông suối trong tỉnh. Tính chất của loại đất này phụ thuộc vào sản phẩm phong
hoá của mẫu chất.
- Nhóm đất Gley (Gleysols):
Phân bố tập trung ở các khu vực thấp trũng thuộc các huyện Lắk, Krông
Ana và Krông Bông.
- Nhóm đất xám (Acrisols):
Là nhóm lớn nhất trong số các nhóm đất có mặt tại Đắk Lắk, phân bố ở
hầu hết các huyện.
- Nhóm đất đỏ (Ferrasol, trong đó chủ yếu là đất đỏ bazan).
Là nhóm đất chiếm diện tích lớn thứ hai (sau đất xám) chiếm tới 55,6%
diện tíchđất đỏ bazan toàn Tây Nguyên. Đất đỏ bazan còn có tính chất cơ lý tốt,
kết cấu viên cục độ xốp bình quân 62 - 65%, khả năng giữ nước và hấp thu dinh
dưỡng cao... rất thích hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế như cà
phê, cao su, chè, hồ tiêu... và nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày
khác. Đây là một lợi thế rất quan trọng về điều kiện phát triển nông nghiệp của
tỉnh Đắk Lắk.
b) Tài nguyên nước
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
17
Nguồn nước mặt
Với những đặc điểm về khí hậu-thủy văn và với 3 hệ thống sông ngòi
phân bố tương đối đều trên lãnh thổ (hệ thống sông Srepok; hệ thống sông Ba,
hệ thống sông Đồng Nai) cùng với hàng trăm hồ chứa và 833 con suối có độ dài
trên 10 km, đã tạo cho Đắk Lắk một mạng lưới sông hồ khá dày đặc.
Nguồn nước ngầm
Tập trung chủ yếu trong các thành tạo Bazan & Trầm tích Neogen đệ tứ,
tồn tại chủ yếu dưới 2 dạng: Nước lỗ hổng và nước khe nứt. Tổng trữ lượng ước
tính: Chất lượng nước thuộc loại nước siêu nhạt, độ khoáng hoá M= 0,1 - 0,5,
pH = 7-9. Loại hình hoá học thường là Bicacbonat Clorua Magie, Can xi hay
Natri.
c) Tài nguyên rừng
Sau khi chia tách tỉnh, diện tích đất có rừng của Đắk Lắk là 608.886,2 ha,
trong đó rừng tự nhiên là 594.488,9 ha, rừng trồng là 14.397,3 ha. Rừng Đắk
Lắk được phân bố đều khắp ở các huyện trong tỉnh, đặc biệt là hành lang biên
giới của tỉnh giáp Campuchia. Rừng Đắk Lắk phong phú và đa dạng, thường có
kết cấu 3 tầng: cây gỗ, có tác dụng phòng hộ cao; có nhiều loại cây đặc sản vừa
có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học; phân bố trong điều kiện lập địa thuận
lợi, nên rừng tái sinh có mật độ khá lớn. Do đó rừng có vai trò quan trọng trong
phòng chống xói mòn đất, điều tiết nguồn nước và hạn chế thiên tai. Rừng Đắk
Lắk có nhiều loại động vật quý hiếm phân bổ chủ yếu ở vườn Quốc gia Yok
Đôn và các khu bảo tồn Nam Kar, Chư Yangsin... có nhiều loại động vật quý
hiếm ghi trong sách đỏ nước ta và có loại được ghi trong sách đỏ thế giới. Rừng
và đất lâm nghiệp có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH của tỉnh.
d) Tài nguyên khoáng sản
Đắk Lắk không những được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên đất, rừng mà
còn rất phong phú và đa dạng về các loại hình khoáng sản. Trên địa bàn tỉnh có
nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng khác nhau, nhiều loại quý hiếm. Như sét cao
lanh (ở M’Drắk, Buôn Ma Thuột - trên 60 triệu tấn), sét gạch ngói (Krông Ana,
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
18
M’Drắk, Buôn Ma Thuột - trên 50 triệu tấn), vàng (Ea Kar), chì (Ea H’Leo),
phốt pho (Buôn Đôn), Than Bùn (Cư M’Gar), đá quý (Opan, Jectit), đá ốp lát,
đá xây dựng, cát xây dựng... phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án
1.2.1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, giữ vai trò quan trọng trong ổn
định kinh tế và đời sống nông thôn, góp phần chủ yếu trong việc duy trì tốc độ
tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất ngày càng
được mở rộng, nhất là ở các khâu làm đất, gieo trồng và thu hoạch làm tăng
năng suất lao động. Nhiều tiến bộ khoa học - công nghệ được áp dụng vào sản
xuất, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi; bước đầu
hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh,
chăn nuôi có kiểm soát; chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ, gia trại sang chăn
nuôi công nghiệp trang trại quy mô lớn - công nghệ cao; khuyến khích các đơn
vị, doanh nghiệp nhập khẩu giống tốt, chất lượng cao phục vụ sản xuất.
1.2.2. Công nghiệp
Công nghiệp cơ khí, luyện kim chủ yếu sản xuất các sản phẩm phục vụ sản
xuất nông nghiệp, nông thôn như: bơm ly tâm, máy chế biến nông sản, máy bơm
nước, có mức tăng trưởng khá do nhu cầu của người dân tăng cao. Lĩnh vực
công nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng do một số sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn
như chế biến tinh bột sắn tăng cao nên giá trị sản xuất của ngành cả năm vẫn đạt
và vượt kế hoạch.
1.2.3. Du lịch
Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giai đoạn 2016-2020,
hoạt động du lịch của tỉnh có chiều hướng phát triển mạnh, đã thu hút được
khoảng 4.220.000 lượt khách, đạt 97,53 % kế hoạch, trong đó khách quốc tế ước
đạt 389.000 lượt khách, đạt 97,98% kế hoạch; khách trong nước ước đạt
3.831.000 lượt khách, đạt 97,48% kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng
năm khoảng 15,05%. Doanh thu du lịch ước đạt khoảng 4.232 tỷ đồng, bằng
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
19
98,42% so với kế hoạch; tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 25,93%. Trên địa
bàn tỉnh có 14 dự án đầu tư về du lịch đi vào hoạt động; 10 dự án đầu tư du lịch
đang trong quá trình triển khai và có 03 nhà đầu tư đang tiến hành khảo sát, lập
hồ sơ đề xuất 05 dự án thuộc lĩnh vực du lịch...
Tính đến tháng 5/2020, trên địa bàn tỉnh có 212 cơ sở lưu trú du lịch với 82
khách sạn, 130 nhà khách, nhà nghỉ với hơn 4.550 buồng, có thể phục vụ
khoảng 9.000 lượt khách lưu trú cùng một thời điểm; 21 đơn vị kinh doanh lữ
hành du lịch; 10 cơ sở dịch vụ đạt chuẩn phục vụ; 99 hướng dẫn viên đang hoạt
động trên địa bàn...
1.2.4. Tình hình đầu tư
Các dự án đầu tư đã góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, tăng thu ngân sách
của tỉnh.
1.2.5. Xã hội
Dân số toàn tỉnh đạt 1.796.666 người, mật độ dân số đạt hơn 137 người/
km². Trong đó, dân số sống tại thành thị đạt 432.458 người, dân số sống tại nông
thôn đạt 1.364.208 người. Dân số nam đạt 906.619 người, dân số nữ đạt 890.047
người. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 49 dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm
trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng... chiếm gần
30% dân số toàn tỉnh. Dân số tỉnh phân bố không đều trên địa bàn các huyện,
tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, huyện lỵ, ven các trục
Quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana.
Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea
Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk, Ea Hleo v.v…
Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác
dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp.
Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học,
chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
20
đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường
sinh thái.
Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét
đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê,
M'Nông, Gia Rai… với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân;
kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng
chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản trường ca Tây Nguyên... là những sản phẩm
văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó “Không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên” đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền
khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tất cả các truyền thống văn
hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk
Lắk.
Dân tộc Ê Đê thuộc ngữ hệ Malayô - Pôlinêdiêng, địa bàn cư trú chủ yếu
là các huyện phía Bắc và phía Nam: từ Ea Hleo, Buôn Hồ xuống M’Đrắk và kéo
dài lên Buôn Ma Thuột. Dân tộc M'nông thuộc ngữ hệ Môn-Khơme, địa bàn cư
trú chủ yếu là các huyện phía Nam và dọc biên giới Tây Nam
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
2.1. Thị trường gỗ
Sản lượng các loại gỗ được sử dụng chính trên toàn cầu đã tăng mạnh từ
năm 2016 cho đến nay với tốc độ tăng trưởng từ 3% đến 6% mỗi năm. Các loại
gỗ chính được sử dụng rộng rãi trên thế giới phải kể đến các loại gỗ như gỗ tròn,
gỗ xẻ, gỗ tấm và các loại viên gỗ nén. Những khu vực phát triển ngành công
nghiệp gỗ là những quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và châu Âu,
đặc biệt là khu vực Đông Âu với tốc độ tăng trưởng kinh tế tích cực và năng lực
sản xuất vượt trội trong lĩnh vực sản xuất năng lượng sinh học.
Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), năng
lực sản xuất trong ngành công nghiệp gỗ đã dần hồi phục trong giai đoạn năm
2010 - 2016 sau khi chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm
2008. Tốc độ tăng trưởng của ngành gỗ bắt đầu xu hướng tăng trưởng bền vững
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
21
kể từ sau năm 2016 và xu hướng tích cực này vẫn tiếp tục được duy trì do sự
phát triển của kinh tế toàn cầu nói chung cũng như nhu cầu về năng lượng tái tạo
gia tăng.
Các loại sản phẩm gỗ rất đa dạng và được tận dụng để sử dụng rộng rãi
trong rất nhiều lĩnh vực. Có thể phân loại các sản phẩm từ gỗ như sau:
- Gỗ tròn công nghiệp (industrial roundwood): là tất cả các loại gỗ được
lấy từ cây không sử dụng cho mục đích lấy năng lượng. Loại gỗ này có thể kể
đến như gỗ để làm giấy, gỗ xẻ và gỗ dán veneer, và các loại gỗ lấy từ cây khác.
Loại gỗ này cũng có thể phân loại thành hai loại gỗ riêng biệt là cây gỗ tròn họ
lá kim và cây gỗ tròn không phải họ lá kim.
- Gỗ xẻ (sawnwood): là các loại gỗ bao gồm các tấm ván gỗ, gỗ dầm…có
độ dày hơn 5mm nhưng không bao gồm các miếng gỗ để lót sàn. Gỗ xẻ cũng có
thể được phân loại dựa trên hai loại riêng biệt là gỗ xẻ họ lá kim và gỗ xẻ không
thuộc họ lá kim.
- Gỗ tấm (wood-based pannels): là các loại gỗ bao gồm gỗ veneer, gỗ ván
ép, gỗ ván dăm, gỗ ván sợi.
- Sợi gỗ (fibre furnish): là loại sợi được sử dụng để sản xuất giấy, bao
gồm các loại sợi gỗ lấy từ giấy thải, bột gỗ để làm giấy.
- Gỗ nhiên liệu (wood fuel, charcoal and pellets): Gỗ nhiên liệu là loại gỗ
tròn được sử dụng làm nhiên liệu để nấu ăn, sưởi ấm hoặc sản xuất điện, làm
thành viên than hoặc viên nén.
Các loại gỗ công nghiệp, đặc biệt là gỗ ván dăm và gỗ ván công nghiệp,
các loại gỗ thường được sử dụng trong hoạt động sản xuất và thiết kế đồ nội
thất, đã và đang tiếp tục có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong số tất cả các loại
gỗ do tính chất tiện dụng và dễ dàng tạo hình, sử dụng. Loại hỗ này được sản
xuất với tỷ trọng rất lớn tại các nhà máy ở Đông Âu, Liên bang Nga, Bắc Mỹ và
Trung Quốc. Trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, Nga đã vượt qua Canada
và Đức để trở thành nhà sản xuất và tiêu thụ các loại gỗ tấm lớn thứ ba trên thế
giới chỉ sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. Canada chứng kiến mức tăng trưởng hai
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
22
con số trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gỗ tấm trong khoảng thời gian từ
2014 - 2016 nhờ doanh số xuất khẩu sang thị trường Mỹ lớn kỷ lục phục vụ nhu
cầu nhà đất có xu hướng phục hồi tại Mỹ trong giai đoạn này. Trung Quốc cũng
khẳng định vị thế là nhà sản xuất lớn khi cũng minh chứng bằng mức tăng lên
đến 42% trong sản xuất gỗ tấm tính trong giai đoạn 2012 - 2016 và vẫn tiếp tục
giữ vững vị thế cho đến nay.
Sản phẩm gỗ viên nén trở thành loại gỗ được sử dụng rộng rãi trong
những năm gần đây đáp ứng các mục tiêu năng lượng sinh học do liên minh
châu Âu đặt ra cũng như yêu cầu về các loại nhiên liệu giảm tác hại khí thải của
các loại nguyên liệu khác ra môi trường. Châu Âu và Bắc Mỹ là hai khu vực
chiếm gần như toàn bộ sản lượng gỗ viên nén toàn cầu với sản lượng 58% tại
châu Âu và 32% tại Bắc Mỹ, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng loại gỗ này là 81%
và 8% tương ứng.
Châu Á đang gia tăng nhu cầu sử dụng viên gỗ nén trong những năm gần
đây với tốc độ tăng lên đến 17% mỗi năm. Hàn Quốc là quốc gia nhập khẩu viên
gỗ nén lớn thứ ba thế giới chỉ sau Anh và Đan Mạch. Điều này đã thúc đẩy các
quốc gia có năng lực sản xuất tiềm năng như Việt Nam, Malaysia, Indonesia và
Thái Lan đẩy mạnh khả năng sản xuất của mình.
Xuất khẩu gỗ
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2018, giá
trị xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam đạt 9,38 tỷ USD, chiếm hơn 23% kim
ngạch xuất khẩu của cả ngành nông nghiệp. Ngành gỗ ghi nhận mức thặng dư
thương mại lên tới 7 tỷ USD. Hoạt động chế biến gỗ và xuất khẩu lâm sản của
nước ta đã được cải thiện về quy mô, số lượng và chất lượng sản xuất trong
những năm gần đây. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 4.500 doanh nghiệp chế
biến gỗ và lâm sản, trong đó doanh nghiệp tư nhân chiếm tới 95%. Các loại gỗ
và hàng lâm sản khai thác và chế biến tại Việt Nam được xuất khẩu sang hơn
120 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 4 trong các mặt hàng xuất khẩu lớn chỉ
sau cà phê, thủy sản và máy móc, thuộc top 10 các quốc gia xuất khẩu sản phẩm
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
23
gỗ trên thế giới và giữ vững vị trí thứ nhất ở khu vực Đông Nam Á. Với nguồn
tài nguyên rừng phong phú, việc phấn đấu để đạt được thị phần cao hơn trên các
lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ của nước ta là hoàn toàn có khả
năng cao trong thời gian tới. Trong năm 2019 tới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn cũng đề ra định hướng đưa năng lực xuất khẩu gỗ vượt qua mức
11 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2018 và đến năm 2030 sẽ đạt kỳ vọng chiếm
thị phần từ 30% đến 50% thị trường gỗ toàn cầu. Đây được coi là một tham
vọng lớn đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu gỗ của Việt Nam và cả khu
vực Đông Nam Á.
Các thị trường xuất khẩu gỗ chủ lực của Việt Nam phải kể đến Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Anh. Đây cũng là những quốc gia có nhu
cầu nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm gỗ hàng đầu thế giới, do đó, dư địa cho
ngành gỗ Việt Nam phát triển vẫn còn rất lớn. Chúng ta có những điểm mạnh
nổi trội đưa sản phẩm gỗ và lâm sản của Việt Nam vương lên trên thị trường
quốc tế như nguồn tài nguyên xanh và sạch phong phú, các chính sách của Nhà
nước hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển, có định hướng về sự
liên kết hợp tác giữa công ty chế biến và người trồng rừng, cũng như những phát
triển về tính thẩm mỹ trong sản phẩm, đặc biệt trong các sản phẩm thủ công mỹ
nghệ. Những điểm mạnh này giúp gỗ Việt Nam có được chỗ đứng vững chắc tại
các thị trường xuất khẩu trên thế giới. Hiện kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm
sản của Việt Nam mới chiếm khoảng 6% thị phần toàn cầu và phấn đấu đặt mục
tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt trên 11 tỷ USD trong năm nay.
Tuy nhiên, những khó khăn mà ngành gỗ Việt Nam còn phải đối mặt, điển
hình là tình trạng nguồn gỗ nguyên liệu không “sạch”, hay còn gọi là gỗ lậu, gỗ
nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam bất hợp pháp. Điều này khiến cho gỗ Việt
Nam sẽ gặp phải những rào cản thương mại và tự vệ khi nước ta tham gia ký kết
các hiệp định thương mại tư do với các quốc gia và khu vực khác trên thế giới.
Những hiệp định thương mại tự do nổi bật như CPTPP và EVFTA, trong đó đã
đưa các mức thuế nhập khẩu gỗ từ Việt Nam vào thị trường các nước CPTPP và
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
24
châu Âu xuống mức 0%, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp xuất
khẩu gỗ tiếp cận các thị trường có nhu cầu gỗ cao nhưng khó tính trong khâu
kiểm duyệt. Vì vậy, để tận dụng được những cơ hội này, doanh nghiệp gỗ Việt
Nam hơn ai hết phải hiểu rõ các quy định về nguồn cung nguyên liệu, chế biến,
sản xuất và đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ trước khi đưa sản phẩm gỗ Việt
Nam ra thị trường toàn cầu.
Không chỉ tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, chiến tranh
thương mại bùng nổ hiện nay cũng đang trở thành một cơ hội hiếm có cho cả
ngành xuất khẩu của Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp gỗ nói riêng.
Theo Hiệp hội Gỗ cứng Trang trí Hoa Kỳ, hoạt động nhập khẩu gỗ ván ép công
nghiệp từ Việt Nam và Indonesia đã tăng nhanh trong khi nhập khẩu loại gỗ này
từ Trung Quốc đã giảm 50.000 đến 100.000 mét khối mỗi tháng từ khi chiến
tranh thương mại nổ ra. Khối lượng gỗ ván ép nhập khẩu từ Trung Quốc đã
giảm 55,1% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống chỉ còn 129,3 triệu USD. Khối
lượng xuất khẩu gỗ ván ép công nghiệp của Việt Nam đã tăng thêm đến 25.000
mét khối mỗi tháng, tăng 199% lên mức 113.000 mét khối với giá trị nhập khẩu
tăng vọt lên mức 70,4 triệu USD, tuy nhiên giá thành sản phẩm lại giảm xuống
mức thấp nhất tại thị trường nhập khẩu này. Hiện nay có khoảng 867 công ty có
đầu tư nước ngoài trực tiếp hoạt động trong ngành gỗ tại Việt Nam, với tổng số
vốn khoảng 5,5 tỷ USD, và hơn 63% trong số các doanh nghiệp này nhận hỗ trợ
bởi các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong khi căng
thẳng Mỹ - Trung vẫn chưa có hồi kết, các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam
vẫn đang tận dụng hết nguồn lực để gia tăng sản xuất và xuất khẩu nhằm bù đắp
sự thiếu hụt nguồn cung trên thị trường gỗ toàn cầu.
Ngày 23/5, Tổng cục Hải quan cho biết 4 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu
gỗ và sản phẩm đạt gần 3,12 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, sản phẩm gỗ chiếm 71,2%, đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng 19,6%.
Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 4 tháng đầu
năm nay so với 4 tháng đầu năm 2018, đa số các thị trường đều tăng kim ngạch.
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
25
Đặc biệt, Hoa Kỳ vẫn là nước dẫn đầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của
Việt Nam, chiếm 45,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả
nước, đạt 1,42 tỷ USD, tăng 34,7% so với 4 tháng đầu năm 2018.
Đứng sau thị trường Hoa Kỳ là Nhật Bản, đạt 414,15 triệu USD, chiếm
13,3%, tăng 18,1%; Trung Quốc đạt 364,8 triệu USD, chiếm 11,7%, giảm 0,7%;
EU chiếm 10%, đạt 313,46 triệu USD, tăng 10,4%; Hàn Quốc đạt 268,81 triệu
USD, chiếm 8,6%, giảm 6,9%; Anh đạt 108,03 triệu USD, chiếm 3,5%, tăng
9,5%.
2.2. Nhu cầu thị trường dược liệu
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển việc
chăm sóc sức khỏe ít nhiều vẫn còn liên quan đến Y học cổ truyền hoặc thuốc từ
dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước
trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm
có nguồn gốc thiên nhiên từ cây thuốc để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh..
Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là những
nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam,
Thái Lan, Bangladesh ... ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi ... ở Châu Mỹ La
tinh như Brasil, Uruguay ... Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là
những nước thuộc liên minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới.
Trung bình hàng năm các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD
dược liệu và gia vị. Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là
Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Đức.
Về xuất khẩu, nước ta chủ yếu xuất dược liệu thô, ước tính 10.000 tấn/năm
bao gồm các loại như: Sa nhân, Quế, Hồi, Thảo quả, Cúc hoa, Dừa cạn, Hòe,...
và một số loài cây thuốc mọc tự nhiên khác. Bên cạnh đó một số hoạt chất được
chiết xuất từ dược liệu cũng từng được xuất khẩu như Berberin, 16 Palmatin,
Rutin, Artemisinin, tinh dầu và một vài chế phẩm đông dược khác sang Đông
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
26
Âu và Liên bang Nga. 2. Nhu cầu sử dụng dược liệu, thuốc từ dược liệu trên thế
giới.
Năm 2019 xuất khẩu dược phẩm của nước ta đạt gần 200 triệu USD, chiếm
tỷ lệ rất thấp, chỉ với 5,7 % so với giá trị nhập khẩu. Các mặt hàng là thế mạnh
của Việt Nam xuất khẩu như: Panadol Extra; Thuốc tiêm tĩnh mạch dùng cho
lọc máu Parsabiv 5mg đựng trong lọ vial dung tích 3ml; Cao dán Salonpas và
các loại thuốc nhỏ mắt, nước muối sinh lý...
Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu Dược phẩm sang Nhật bản đang rất ổn
định và thường chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất khẩu dược phẩm của cả
nước. Thị trường Nhật Bản là quốc gia tiêu thụ dược phẩm lớn thứ hai thế giới,
mặc dù năng lực sản xuất lớn, song quốc gia này vẫn đang nhập khẩu hơn 30%
tổng thị trường để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, hệ thống quản lý
dược phẩm của Nhật Bản tương đối khắt khe. Bất cứ loại thuốc nào muốn vào
Nhật Bản đều phải vượt qua hàng rào kỹ thuật của Cục Dược phẩm và Thiết bị
Y tế (PMDA). Bên cạnh đó, nước ta còn xuất khẩu dược phẩm sang một số thị
trường khác đạt kim ngạch cao như: Singapore; Sip, Campuchia, Hồng Kông
(Trung Quốc), Hàn Quốc... vv.
Nhu cầu về dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu (thuốc được sản xuất từ
nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất) có
xu hướng ngày càng tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Xu thế trên thế
giới con người bắt đầu sử dụng nhiều các loại thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức
khỏe có nguồn gốc từ thảo dược hơn là sử dụng thuốc tân dược vì nó ít độc hại
hơn và ít tác dụng phụ hơn. Theo thống kê hiện nay tỷ lệ số người sử dụng Y
học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh ngày càng tăng như
Trung Quốc, Hàn Quốc, Các nước Châu phi, ...Ở Trung Quốc chi phí cho sử
dụng Y học cổ truyền khoảng 10 tỷ USD, chiếm 40% tổng chi phí cho y tế, Nhật
Bản khoảng 1,5 tỷ USD, Hàn Quốc khoảng trên 500 triệu USD. Theo thống kê
của WHO, những năm gần đây, nhiều nhà sản xuất đã có hướng đi mới là sản
xuất các thuốc bổ trợ, các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hương liệu… Chính
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
27
vì vậy, sản xuất dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế
ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc.
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về cây thuốc đã được tiến hành từ rất
sớm, gắn liền với tên tuổi của nhiều danh y nổi tiếng như: Thiền sư Tuệ Tĩnh với
bộ “Nam Dược Thần Hiệu” viết về 499 vị thuốc Nam, trong đó có 241 vị thuốc
có nguồn gốc từ thực vật. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với bộ “Lĩnh Nam
Bản Thảo” gồm 2 quyển: quyển thượng chép 496 kế thừa của Tuệ Tĩnh, quyển
hạ ghi 305 vị bổ sung về công dụng hoặc mới phát hiện thêm. Nền y dược đó có
tiềm năng và vai trò to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân. Tuy nhiên để kế thừa, bảo tồn và phát triển, không những chúng ta cần có
một đội ngũ thầy thuốc giỏi mà còn phải có nguồn dược liệu đảm bảo về chất
lượng và đa dạng về chủng loại.
Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về
thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng
gia tăng bởi nó ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của
cơ thể.
Theo báo cáo của Cục Quản lý Dược-Bộ Y tế, mỗi năm nước ta tiêu thụ
khoảng 50-60 nghìn tấn các loại dược liệu khác nhau, sử dụng vào việc chế biến
vị thuốc y học cổ truyền, nguyên liệu ngành công nghiệp dược hoặc xuất khẩu.
Theo đó, thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu của Việt
Nam là rất lớn. Hệ thống khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hiện có hơn 60
bệnh viện y học cổ truyền công lập; hơn 90% bệnh viện đa khoa tỉnh có bộ phận
y học cổ truyền; khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y
học cổ truyền và gần 7.000 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân sử dụng
dược liệu trong khám chữa bệnh.
Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế có thể cao hơn
trồng cây lương thực, thực phẩm. Trong mấy thập niên qua, hàng chục ngàn tấn
dược liệu đã được khai thác tự nhiên và trồng trọt hàng năm, đem lại lợi nhuận
lớn. Cây thuốc được phát triển có thể giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
28
xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi
trường.
Mặc dù có tiềm năng thế mạnh lớn, nhưng hiện nay Việt Nam mới chỉ tự
cung cấp được 25% nguyên liệu để phục vụ việc sản xuất thuốc trong nước, còn
lại 75% vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Việt Nam cũng chưa đưa
được các bài thuốc quý trong cộng đồng ra sử dụng rộng rãi; thậm chí nhiều bài
thuốc quý đã bị mai một, thất truyền hoặc bị đánh cắp, giả mạo. Đồng thời, sản
phẩm từ dược liệu quý của nước ta chưa trở thành hàng hóa có giá trị cao và
chưa được sử dụng rộng rãi.
Để chủ động trong lĩnh vực phát triển y dược cổ truyền và đảm bảo y
dược cổ truyền giữ được thế mạnh của y học Việt Nam so với các nước trong
khu vực và trên thế giới thì chúng ta phải chủ động được nguồn dược liệu. Hơn
bao giờ hết, lúc này phát triển dược liệu nên được coi là an ninh quốc gia.
Phát triển nuôi trồng dược liệu còn là giải pháp quan trọng hạn chế tối đa
việc khai thác tự nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ động, thực
vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng.
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án
Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:
Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 9.830.000,0 m2
1 Khu nhà văn phòng 200,0 m2
2 Khu nhà kho 300,0 m2
3 Khu nhà ở công nhân 200,0 m2
4 Đường lâm nghiệp (10km) 100.000,0 m2
5 Hệ thống PCCC (Băng cản lửa) 120.000,0 m2
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
29
TT Nội dung Diện tích ĐVT
6 Khu trồng gỗ tếch 2.949.000,0 m2
7 Khu trồng cây gỗ dầu 4.423.500,0 m2
8 Khu trồng cây gỗ xà cừ 2.236.800,0 m2
Hệ thống tổng thể
-
Hệ thống cấp nước (sử dụng nước tự
chảy) Hệ thống
-
Hệ thống cấp điện tổng thể (sử dụng máy
phát điện) Hệ thống
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống
- Hệ thống PCCC Hệ thống
II Thiết bị
1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ
2 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ
3 Thiết bị khác Trọn Bộ
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
30
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư
(ĐVT:1000 đồng)
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền
sau VAT
I Xây dựng 9.830.000,0 m2
20.272.100
1 Khu nhà văn phòng 200,0 m2 2.600 520.000
2 Khu nhà kho 300,0 m2 1.000 300.000
3 Khu nhà ở công nhân 200,0 m2 1.500 300.000
4 Đường lâm nghiệp (10km) 100.000,0 m2 100 10.000.000
5 Hệ thống PCCC (Băng cản lửa) 120.000,0 m2 5 600.000
6 Khu trồng gỗ tếch 2.949.000,0 m2 -
7 Khu trồng cây gỗ dầu 4.423.500,0 m2 -
8 Khu trồng cây gỗ xà cừ 2.236.800,0 m2 -
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước (sử dụng nước tự chảy) Hệ thống 1.179.600 1.179.600
- Hệ thống cấp điện tổng thể (sử dụng máy phát điện) Hệ thống 2.457.500 2.457.500
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 2.949.000 2.949.000
- Hệ thống PCCC Hệ thống 1.966.000 1.966.000
II Thiết bị 2.264.300
1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 200.000 200.000
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
31
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền
sau VAT
2 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ 1.966.000 1.966.000
3 Thiết bị khác Trọn Bộ 98.300 98.300
III Chi phí quản lý dự án 2,632 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 593.252
IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 1.807.419
1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,470 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 105.899
2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0,855 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 192.729
3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 1,947 GXDtt * ĐMTL% 394.723
4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 1,071 GXDtt * ĐMTL% 217.098
5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,058 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 13.031
6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,166 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 37.511
7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,167 GXDtt * ĐMTL% 33.871
8 Chi phí thẩm tra dự toán côngtrình 0,162 GXDtt * ĐMTL% 32.826
9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 2,340 GXDtt * ĐMTL% 474.381
10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,718 GTBtt * ĐMTL% 16.258
11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 289.093
VI Chi phí vốn lưu động TT 53.999.041
1 Chi phí trồng rừng năm 1 983,0 TT 49.939 49.090.037
4 Chi phí khác TT 4.909.004
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
32
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền
sau VAT
VIII Chi phí dự phòng 5% 3.946.806
Tổng cộng 82.882.917
Ghi chú: Dự toán tổng mức theo Quyết định 65/QĐ-BXD của Bộxây dựng ngày20 tháng 01 năm 2021về Ban hành suấtvốn đầu
tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
4.1. Địa điểm xây dựng
Dự án“Trồng rừng gỗ lớn Ya Tờ-Mốt” được thực hiệntại xã Ya Tờ Mốt,
huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.
Vị trí thực hiện dự án
4.2. Hình thức đầu tư
Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới.
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
5.1. Nhu cầu sử dụng đất
Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất
TT Nội dung Diện tích (m2
) Tỷ lệ (%)
1 Khu nhà văn phòng 200,0 0,00%
2 Khu nhà kho 300,0 0,00%
3 Khu nhà ở công nhân 200,0 0,00%
4 Đường lâm nghiệp (10km) 100.000,0 1,02%
5 Hệ thống PCCC (Băng cản lửa) 120.000,0 1,22%
6 Khu trồng gỗ tếch 2.949.000,0 30,00%
7 Khu trồng cây gỗ dầu 4.423.500,0 45,00%
8 Khu trồng cây gỗ xà cừ 2.236.800,0 22,75%
Vị trí thực hiện dự
án
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
34
TT Nội dung Diện tích (m2
) Tỷ lệ (%)
Tổng cộng 9.830.000,0 100%
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa
phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là
tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử
dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho
quá trình thực hiện.
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
35
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 9.830.000,0 m2
1 Khu nhà văn phòng 200,0 m2
2 Khu nhà kho 300,0 m2
3 Khu nhà ở công nhân 200,0 m2
4 Đường lâm nghiệp (10km) 100.000,0 m2
5 Hệ thống PCCC (Băng cản lửa) 120.000,0 m2
6 Khu trồng gỗ tếch 2.949.000,0 m2
7 Khu trồng cây gỗ dầu 4.423.500,0 m2
8 Khu trồng cây gỗ xà cừ 2.236.800,0 m2
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG
2.1. Kỹ thuật trồng cây gỗ tếch
Cây gỗ lớn, sống lâu năm, thân thẳng, cao 20-25m, đường kính trung bình
40-50cm ở tuổi 40-50 năm, cây trưởng thành có thể tới 1m.
Tên khác: Giá tỵ
Tên khoa học: Tectona grandis Lin.f
Họ thực vật: Tếch (Verbenaceae)
1. Đặc điểm hình thái
Cây gỗ lớn, sống lâu năm, thân thẳng, cao 20-25m, đường kính trung bình
40-50cm ở tuổi 40-50 năm, cây trưởng thành có thể tới 1m. Vỏ màu xám trắng,
gốc có bạnh vè ở chiều cao gần sát đất. Cành non vuông, cạnh có phủ lớp lông
màu rỉ sắt. Lá đơn mọc đối, phiến lá rộng 15-20cm, dài 20-25cm, lá thường rụng
vào mùa khô để lại cành nhánh trơ trụi.
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
36
Tếch ra hoa tháng 5-6, hoa tự hình viên truỳ, hoa màu trắng, quả chín vào
tháng 12-1 năm sau. Quả hạch cứng, bên ngoài có vỏ lụa bao bọc. 1 kg quả có
1500-2000 hạt, là loại hạt trung bình.
2. Đặc tính sinh thái
Cây Tếch phân bố ở Ấn Độ, Myanma, Lào, Thái Lan, được nhập giống
trồng ở Việt Nam từ những năm 1950. Tếch được trồng ở các tỉnh Đồng Nai,
Bình Dương, Tây Ninh, Đắc Lắc, Sơn La, Lai Châu, Phú Thọ, Tuyên Quang,
Bắc Cạn.
Tếch là loài cây ưa sáng, có khả năng chịu được rét và nhiệt độ cao, lượng
mưa từ 1200-2500mm, độ ẩm không khí bình quân năm 80%, có mùa khô và
mùa mưa rõ rệt. Tếch mọc tốt ở đất có tầng dầy phát triển trên đá mẹ bazan,
granít, phù sa sông, phù sa cổ, có thành phần cơ giới nhẹ, đất ít chua đến trung
tính hoặc hơi kiềm, đủ ẩm nhưng thoát nước.
Tái sinh hạt và chồi tốt, có khả năng chịu lửa nên khi bị cháy chồi gốc vẫn
phát triển mạnh.
3. Giống và tạo cây con
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
37
Áp dụng tiêu chuẩn ngành 04TCN-25-2001 – quy phạm kỹ thuật trồng
rừng Tếch của Bộ NN&PTNT.
Chọn cây 25-45 tuổi ở rừng giống chuyển hóa hay rừng giống đã được
công nhận để lấy hạt giống. Cây mẹ là cây cao to, thẳng đẹp, tán đều không sâu
bệnh, ít u bướu. Lấy giống vào tháng 2-3 khi quả chín, vỏ quả màu hơi vàng,
nâu, xám nhạt. Quả thu hái về sát sạch vỏ, quạt sạch, phơi thật khô, loại bỏ hạt
nhỏ, hạt sâu. Lấy những hạt to đường kính 0,8-1cm. Hạt bảo quản khô thông
thường. Nếu gieo ngay tỷ lệ nảy mầm cao hơn. 1kg có khoảng 2000 hạt.
Chọn nơi đất tốt, bằng, thoát nước, gần đường giao thông, có hàng rào
bảo vệ làm vườn ươm. Đất vườn ươm phải được cày bừa 3 lần cho đất nhỏ, tơi
xốp. Lên luống rộng 1m, dài 10m. Đất luống gieo phải đập nhỏ, nhặt sạch cỏ;
đất chua phải khử chua bằng vôi. Đất luống gieo được bón lót bằng phân chuồng
hoai 4-5kg/m2. Trước khi gieo 1-2 tuần đất gieo phải được khử trùng bằng
Benlat hoặc Bi58 đều có nồng độ 1% tưới 1 lít dung dịch/m2.
Cho hạt vào túi, bao, rồi ngâm trong nước nóng 80-100°C trong 14-15
giờ, vớt ra rửa chua, phơi nắng. Ngâm – phơi như vậy 4 ngày liền rồi đem gieo.
Gieo hạt vào đầu mùa xuân hay đầu mùa mưa.
Gieo theo rạch, cách nhau 20cm. Hạt cách hạt 4-5cm. Gieo xong lấp đất
vừa kín hạt. Cũng có thể gieo vãi, tốn hạt hơn và khi ấy phải tỉa dặm để điều
chỉnh mật độ. Tuỳ vùng có thể gieo xong cần che phủ bằng rơm, cỏ khô để giữ
ẩm hoặc không che phủ (khi ấy phải tưới nước ngày 2 lần).
Gieo xong tưới đẫm nước, đảm bảo đất luôn đủ ẩm. Sau khoảng 1 tháng
hạt nảy mầm. Thông thường tỷ lệ nảy mầm đạt 30-35%. Tưới nước hàng ngày
đủ ẩm, liên tục 1,5 tháng đầu. Sau đó 2-3 ngày tưới 1 lần.
Định kỳ làm cỏ phá váng 2 lần/tháng, kết hợp tỉa cây mạ nơi dày cấy sang
chỗ thưa. Từ tháng 6 đến tháng thứ 10 mỗi tháng 1 lần tưới đủ ẩm. Ngừng chăm
sóc 2 tháng trước khi trồng.
Cây con ít bị sâu bệnh. Nếu có sâu bệnh hại thì dùng các loại thuốc thích
hợp có bán trên thị trường theo hướng dẫn ghi trên nhãn để tưới.
Tiêu chuẩn cây con để tạo cây thân cụt: Cây con 1 tuổi, có đường kinh cổ
rễ >1cm, cao khoảng 0,5m, khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh.
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
38
Kỹ thuật tạo thân cụt: Tưới đẫm nước, rồi dùng bay, xẻng bứng cây nhẹ
nhàng, không làm dập cây, bong vỏ. Dùng dao sắc, mỏng lưỡi, đòn kê phẳng để
chặt. Chặt vát một góc nghiêng 30-45° theo phương thẳng đứng, cách cổ rễ 3-
4cm và không được dập cây. Thân cụt nên trồng hết trong ngày. Nếu không hết
phải để nơi dâm mát, tưới đủ ẩm và không để quá 3 ngày. Nếu địa bàn trồng
rừng cách xa vườn ươm, nơi tạo thân cụt, phải tiền hành hồ rễ phân cho bộ rễ
giữ ẩm và gói bọc bằng bao tải, nilon, trước khi vận chuyển tới nơi trồng. Vận
chuyển không làm dập thân và rễ cây, không để lộ cây ngoài nắng.
4. Trồng và chăm sóc rừng
Tếch thích hợp ở nơi có khí hậu nóng ẩm, có hai màu mưa và khô rõ.
Nhiệt độ bình quân năm 21-27°C. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối không dưới 1,7°C,
nhiệt độ bình quân tối đa tháng nóng nhất là 40°C, nhiệt độ bình quân tối thiểu
tháng lạnh nhất là 13°C. Độ ẩm không khí bình quân năm 80-90%. Lượng mưa
1200-2500 mm/năm. Một năm có 3-5 tháng khô (lượng mưa <50mm/tháng).
Tếch thích hợp phát triển trên đất tương đối bằng có độ dốc <25°, phát
triển trên các loại đá mẹ bazan, grannit, phù sa ven sông, phù sa cổ, thành phần
cơ giới nhẹ, thoát nước, tầng dày >50cm, có tỷ lệ mùn khá, ít chua đến kiềm
nhẹ, độ pH=6,5-7,5. Tếch không thích hợp trồng trên đất mỏng bị kết von, đá
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
39
ong, đất cát, đất xói mòn trơ sỏi đá, đất quá chua hoặc quá kiềm pHKCl dưới 4
hoặc trên 8, đất bị úng, sét nặng và glây.
Trồng vụ Xuân Hè vào đầu mùa mưa sau khi có 1 trận mưa rào hoặc trồng
vụ Hè Thu. Tuỳ vùng mà định tháng trồng phù hợp.
Vào cuối năm, trước khi cuốc hố thực bì được phát toàn diện, chất thành
nhiều đóng nhỏ cách xa nhau để đốt theo quy định phòng chống cháy, không để
cháy lan.
Cuốc hố với kích thước 40x40x40cm; lớp đất mặt vun riêng 1 bên hố để
khi lấp đưa xuống dưới hố. Lấp hố tiến hành trước khi trồng 1 tháng, đất lấp cao
hơn miệng hố.
Phương pháp đảm bảo hiệu quả nhất là phương pháp trồng bằng cây thân
cụt.
Trồng thuần loại hay trồng xen cây nông nghiệp. Trồng xen cây nông
nghiệp theo phương thức nông lâm kết hợp. Mật độ trồng Tếch 1100 cây/ha
(3x3m). Loài cây trồng xen có thể là một trong các loài: Đậu tương, Lạc, Ngô,
Lúa nương, Đu đủ, Thuốc lá, Điều, Đậu tràm. Thời gian trồng xen là 2 năm.
Trồng thuần loại với mật độ 1660 cây/ha hoặc 2200 cây/ha (3x2m; 3×1,5m)
Dùng cuốc trộn đều đất trong hố, lấp thêm đất, sau đó đào hố nhỏ sâu hơn
20cm, đặt stump vào cho đứng thẳng, dùng tay vun đất, nén chặt xung quanh,
thân cụt nhô cao 2cm trên mặt đất.
Chăm sóc liên tục trong 3 năm đầu:
Năm thứ nhất: Sau khi trồng chậm nhất 3 tháng phải tiến hành chăm sóc.
Nhiệm vụ chăm sóc là phát dọn thực bì, rẫy cỏ xới vun quanh gốc 1m. Nếu
trồng vụ Xuân Hè thì phải chăm sóc 2 lần vào quý 3 và quý 4. Nếu trồng vụ Hè
Thu thì chăm sóc 1 lần. Cần trồng dặm để đảm bảo mật độ ban đầu.
Năm thứ hai: Chăm sóc hai lần như năm thứ nhất.
Năm thứ ba: Cũng chăm sóc hai lần như năm thứ hai.
5. Khai thác, sử dụng
Gỗ tếch có màu vàng nhạt, giác và lõi phân biệt, thớ gỗ thẳng, mịn có
chứa dầu. Tỷ trọng gỗ 0,7, gỗ bền, ít co dãn, không bị cong vênh, nứt nẻ. Gỗ
tếch không bị mối mọt và hà ăn. Gỗ tếch chịu lực cao nhưng lại dễ uốn vì thế có
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
40
thể dùng đóng tầu, thuyền, toa xe, ô tô, làm nhà, cầu cống, chế biến gỗ dán,
lạng.
Nhiều vùng ở nước ta có điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp để trồng
Tếch. Có thể trồng rừng tập trung hoặc phân tán, thuần loại hoặc nông lâm kết
hợp ở những nơi đất tốt như các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, trồng
kết hợp với Cà phê, Ca cao, Đào lộn hột và các loại cây nông nghiệp khác trong
3-5 năm đầu.
Tỉa thưa 3-4 lần theo cấp tuổi, có số cây để lại tuỳ theo cấp đất và điều
kiện sử dụng.
Lần tỉa Tuổi
Số cây chừa lại theo cấp đất
Phương pháp tỉa
Tốt Trung bình Xấu
1 5-10 800 1200 1400 Cơ giới
2 10-15 400 600 800 Cơ giới
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
41
3 15-20 200 300 400 Chọn lọc
4 20-25 150 200 300 Chọn lọc
Nơi trồng mật độ 1000-1250 cây/ha tỉa thưa 2-3 lần vào cấp tuổi 10-15;
15-20 và 20-25.
2.2. Kỹ thuật trồng cây gỗ dầu
Cây Dầu là cây gỗ lớn, thân tròn, thẳng, cao 40 – 50 m, có thể đạt đến 70
m. Gỗ màu nâu đỏ nhạt, thớ thô, bền. Dầu là cây nguyên liệu chế biến sơn,
vecni.
Đặc điểm hình thái của cây dầu rái
Cây dầu hay còn được biết đến là cây dầu rái, cây dầu con rái, có tên khoa
học là Dipterocarpus alatus. Loại cây này có xuất xứ từ các nước ở khu vực
Đông Nam Á.
Cây dầu là loại cây thuộc thân gỗ lớn, thân tròn, phân cành cao. Cây
thường cao từ 40 – 50m, thậm chí có nhiều cây có thể cao đến 70m. Chiều cao
dưới cành thường là 25 – 30m, với đường kính từ 70-80m.
Cây dầu có vỏ màu xám nâu. Vỏ cây lúc còn non thường dày, đến khi cây
lớn thì vỏ chuyển sang màu xám vàng và mỏng dần, bong ra thành những mảng
nhỏ.
Tán lá hình nón, tương đối dày. Lá là loại lá đơn mọc cánh hình trái xoan
hoặc hình trứng. Lá thuôn dài từ 25 – 30cm, rộng từ 8 – 15cm. Mặt dưới của lá
phủ đầy lông hình sao. Lá kèm lớn tạo thành lớp búp màu đỏ trung bình dài tù 5
– 6cm, cuống thường dài 3 – 4cm.
Hoa cây dầu gần như là không có cuống, cụm hoa dài tầm 12cm. Ống đài
có 5 cánh, trong đó có 2 cánh đài to hơn các cánh đài khác. Nhị hoa đều dính
thành 2 hàng. Hoa thường nở vào tháng 11, tháng 12.
Quả cây dầu thường chín vào khoảng tháng 4. Kích thước quả lớn, đường
kính lên đến 24cm. Bao gồm 5 gờ phát triển, có 2 cánh đài phát triển dài khoảng
11 – 15cm, rộng 2 – 4cm, có 3-5 gân, trong đó có 3 gân dài tới đỉnh. Khi chín,
quả rụng xuống cánh quay theo chiều gió trong vô cùng đẹp mắt.
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
42
Phân bố cây dầu
Cây dầu mọc hoang và được trồng nhiều ở Việt Nam, nhưng nhiều nhất ở
miền Trung. miền nam Trung bộ, có mọc cả ở Nam bộ, từ ven biển đến núi cao,
sự phân bố lên tới những nơi cao 500-600m.
Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Dầu Rái đã được xếp vào
NHÓM V – Nhóm gỗ có tỷ trọng trung bình; được dùng phổ biến trong xây
dựng hay sản xuất đồ gỗ nội thất; được xếp cùng với các cây gỗ quý khác nhau
như: Cồng chìm; Chò lông; Bản xe; Dầu; Dải ngựa; Bời lời giấy, Ca bu;….
Ưu điểm của Gỗ Dầu
Dầu sở hữu khá nhiều ưu điểm nổi bật; mà chúng ta có thể kể đến như:
Cây có độ bền tương đối cao; sau một khoảng thời gian dài sử dụng
không lo mục; hay là mối mọt. Ngoài ra; sau khi được tẩm sấy hay gia cố kỹ
thuật; gỗ khá bền khi tiếp xúc với nước;
Gỗ phù hợp cho người dùng yêu thích phong cách giản dị; mộc mạc của
những kí ức xưa cũ.
Gỗ có nhiều kích thước khác nhau; tạo sự phong phú. Vì thế, người thợ có
thể chế tạo ra họa tiết.
Gỗ dễ làm; dễ gia công tạo nên nhiều sản phẩm phong phú.
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
43
Giá thành vô cùng phải chăng; phù hợp với điều kiện kinh tế nhiều gia
đình.
Ứng dụng của cây dầu rái
Những công dụng của Cây Dầu Rái góp phần đưa loài cây này trở nên gắn
bó hơn trong cuộc sống của chúng ta.
Cây có dáng cây luôn mọc thẳng và có tán tròn đẹp. Vì thế, cây được sử
dụng như là một loại Cây Công Trình; trồng làm cảnh và tạo bóng mát cho
nhiều không gian như: đường phố; công viên, trường học, khu công nghiệp, …
Gỗ Dầu còn được sử dụng ưu tiên trong các công trình xây dựng; và đóng
đồ mộc… bởi gỗ loài cây này có tính thẩm mỹ tương đối cao. Nhờ đó, góp phần
mang tới nguồn lợi kinh tế cao.
Nhựa Dầu có thể dùng trong công nghệ hóa mỹ phẩm; làm sơn; dầu bóng,
…Ngoài ra, nó còn có tác dụng chữa trị viêm niệu đạo; bệnh lậu và viêm cuống
phổi… Tuy nhiên; nó chủ yếu được dùng băng bó các vết thương; vết loét.
Từ lâu, loài cây này đã trở thành giống cây được sử dụng để phủ xanh đất
trống đồi trọc. Nhờ đó, Dầu giúp giảm xói mòn; thấm hút nước.
Chính vì những công dụng trên, chúng ta cần phải phát triển và bảo vệ
loài cây này; cũng là có phương pháp chăm đúng cách, giúp cây có thể phát huy
hết được giá trị của nó.
Điều kiện tự nhiên để trồng
Khi trồng Cây Dầu, nên chọn các vùng có đất đỏ nâu trên đá bazan, đất
xám, đất granit và phù sa cổ dưới rừng thứ sinh nghèo kiệt để trồng rừng là thích
hợp.
Khi tiến hành làm đất, bà con chú ý:
Hố có kích thước 30x30x30cm để trồng cây con 3 tháng tuổi. Còn hố
40x40x40cm để trồng cây con 1 năm tuổi.
Mật độ trồng
Lấp hố trồng cây
Sau khi cuốc hố phải để ải ít nhất 1/2 tháng. Sau đó mới tiến hành lấp đất
xuống hố, lấp lớp đất mặt xuống 1/2 hố.
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
44
Với cự ly 6,0mx3,0m thì trung bình mật độ sẽ là 550 cây/ha. Mật độ này
chỉ áp dụng cho rừng Dầu. Nếu kết hợp với những cây khác thì phải xem tầng
cao và kích cỡ của cây trồng xen.
Đối với các loài cây bụi như: Đậu Tràm (cụ ly: 6×1,5m) thì tổng trồng
xem có thể là 1100 cây/ha.
Đối với các loại cây gỗ nhỏ hoặc cây gỗ lớn như Keo Lá Rràm, Keo Lai,
Muồng Đen (cự ly 6×2,0m) tổng 830 cây/ha.
Còn các cây có tán cao ngang ngữa Dầu Rái như Đào Lộn Hột (cự ly:
6x3m) tỉ lệ là 50% – 50% túc tổng cả hai chỉ 550 cây/ha.
Thời vụ trồng dầu
Thông thường, việc trồng cây giống tiến hành vào mùa mưa. Nên ở nước
ta, trồng Cây Dầu thích hợp nhất là từ tháng 5-7 hàng năm chậm nhất là 30/7.
Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền có sự khác nhau chút ít. Mùa mưa ở Duyên hải
Miền trung muộn từ tháng 09 – 10 dương kéo dài ra tháng 01 (trùng với thời
gian gió mùa đông bắc lạnh) Vì thế, mùa mưa của Duyên hải còn kéo theo thời
tiết giá lạnh. Trồng cây vào lúc mưa là tốt. Nhưng giá lạnh thì cây cũng khó phát
triển. Nên các tỉnh Duyên Hải có thể chọn trồng cây đầu mùa mưa. Lúc đó, thời
tiết chưa lạnh lắm để cây phát triển. và 03 tháng đầu màu mưa, đủ để cây bén rễ
và sống, trước khi mưa lạnh tới. nên, thời gian trông cây ở Miền duyên hải Nam
Trung Bộ có thể kéo dài tháng 8, 9, 10 và thậm chí tháng 11 dương lịch.
Kỹ thuật trồng Cây Dầu
Trước tiên, dùng cuốc trộn lại đất trong hố để làm tơi đất. Sau đó lấp thêm
đất cho đầy hố và đào một lỗ sâu khoảng 25cm.
rồng Cây Dầu cơ bản
Khi trồng, một tay đỡ bầu, một tay dùng dao rạch dọc vỏ bầu, nhẹ nhàng
đặt bầu cây vào hố tránh làm vỡ bầu. Sau đó, điều chỉnh cây cho ngay ngắn rồi
lột vỏ bầu ra ngoài. Giữ cây thẳng đứng, dùng tay vun lớp đất mịn ở xung quanh
vào gốc cây, lấp dần đất bột xung quanh bầu, lấp đến đâu ấn nhẹ đến đó từ phía
ngoài vào, không ấn vào bầu đất của cây. Lấp đất đầy lên trên mặt đất cũ của
bầu từ 1-2cm, tạo thành hình mâm xôi, hình mu rùa xung quanh gốc cây đường
kính khoảng 0,6-0,8m.
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
45
Đối với cây con 3 tháng tuổi
Nên áp dụng phương thức nông lâm kết hợp. Trước tiên, phải phát dọn
hoặc đốt toàn diện thực bì trước tháng 4. Sau đó, cày hoặc cuốc toàn diện để ải
đất tránh sâu bệnh. Hố đào kích thước 30x30x30cm, cự ly 3x4m; mật độ 550
cây/ha.
Khi cây còn nhỏ, giữa 2 hàng Dầu trồng xen Đậu Xanh, Đậu Phộng hoặc
Mỳ. Ở các vùng Tây Nguyên, Bình Phước, Bình Dương .. người dân có điều
kiện thì trồng Đậu Xanh để thu hoạch. Còn nếu không có điều kiện thì trồng Cây
Đậu Dại giữa khoảng. Trồng các Cây Họ Đậu có nhiều tác dụng. Thứ nhất, có
thể kết hợp mang lại thu nhập cũng khá tốt theo mùa cho bà con nông dân. Đay
là nguồn thu quay vòng cho 03 năm đầu, trước khi cây lớn. Và bà con cũng có
nguồn thu để chờ được khi cây lớn. Thứ 02, các Cây Họ Đậu có rễ giữ và cố
định đạm cho đất. Trồng 2 -3 năm để Cây Dầu Rái có thêm nguồn sinh dưỡng.
Lá cây, mùn cây cũng giúp cho đất ẩm. Thứ 03, là trồng Cây Đậu thì cỏ dại đỡ
mọc, đỡ phải mất công làm cỏ ăn mất phần của Cây Dầu Rái.
Đối với cây giống 14 tháng tuổi
Lúc này, cây đủ lớn để thoát khỏi lớp thực bì. Bà con ta có thể trồng theo
rạch. Chặt bỏ tầng cây phía trên, tận dụng củi và dọn thực bì theo băng, giữ lại
lớp thảm tươi cao không quá 4-5m. Mở rạch có chiều rộng bằng chiều cao của
lớp thảm tươi. Kích thước hố 40x40x40cm. Mật độ trồng 500-800 cây/ha.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây dầu
Mỗi người có 1 sở thích, nhu cầu khác nhau. Với cây cối cũng vậy. Có
loại ưa sáng, ưa đất khô, có loại lại cần nhiều nước. Tùy theo nhu cầu cụ thể mà
chúng ta cần phải có cách chăm sóc riêng biệt.
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
46
Đối với cây dầu, đây là loại cây có tốc độ sinh trưởng nhanh và ưa môi
trường ẩm ướt. Chính vì vậy, trong quá trình chăm sóc thì cần phải lưu ý những
điều sau:
Chế độ nước
Vì là loại cây ưa nước, ưa ẩm nên cần tưới nước thường xuyên. Tuy nhiên
trong quá trình tưới nước cần phải tránh sự ngập úng khiến cây bị ngạt nước,
khó phát triển. Tốt nhất, nếu trồng với quy mô lớn bạn nên thiết kế hệ thống tưới
tiêu đạt chuẩn.
Đất trồng
Đất trồng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến
sự sinh trưởng của cây dầu. Theo các chuyên gia, đất trồng tốt nhất là loại đất có
thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến đất sét trung bình.
Khí hậu
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
47
Loại cây này ưa sáng, có tốc độ sinh trưởng nhanh và thích hợp trồng ở
những nơi có khí hậu nóng ẩm. Việt Nam là nước có khí hậu nóng ẩm gió mùa.
Do vậy, loại cây này có thể trồng ở khắp cả nước ta.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý. Dù cây ưa sáng nhưng ở giai đoạn dưới 1
năm tuổi thì cây cần che bóng khoảng 50%.
2.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xà cừ
Cây xà cừ là loại cây lấy gỗ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc trồng và
chăm sóc cây xà cừ như thế nào để cây sinh trưởng và phát triển tốt là yếu tố
quan trọng hàng đầu để có được cây xà cừ chất lượng tốt nhất là điều cần lưu ý.
1. Đặc điểm hình thái
– Là cây gỗ lớn, cao 25 – 30m, phân cành sớm, cành nhánh to, tán rộng.
– Lá kép lông chim 1 lần chẵn, mọc cách.
– Hoa màu vàng xếp thành chùm ở nách lá phía đầu cành.
– Quả nang hình cầu, vỏ hóa gỗ. Khi chín nứt thành 4 mảnh.
– Cây có nguồn gốc từ châu Phi, nay được trồng phổ biến ở Việt Nam.
Cây ưa sáng, mọc nhanh, dễ trồng, hạt nẩy mầm khỏe, cây tái sinh chồi mạnh.
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
48
– Có thể gây trồng ở những nơi có lượng mưa từ 750 mm/năm trở lên,
nhiệt độ trung bình tháng lạnh 15°C, tháng nóng nhất 26 – 29°C, chịu được khô
hạn, kém chịu rét, thích hợp với nhiều loại đất, tốt nhất là đất phù sa.
2. Giá trị kinh tế
– Gỗ có lõi màu đỏ nhạt, dác màu nâu đỏ nhạt, gỗ rắn, thớ xoắn, dễ nứt
nẻ, cong vênh, dùng trong xây dựng đóng tàu thuyền và các đồ mộc thô dày.
– Được trồng làm cây cảnh quang, tạo bóng mát ở các nơi công cộng và
đường phố.
– Phương thức bảo quản:
+ Điều kiện thông thường, khô, thoáng mát, ở nhiệt độ 25 – 30°C độ ẩm
của hạt đưa đi bảo quản 8 – 9%, phương thức bảo quản này có thể duy trì sức
sống của hạt không quá 6 tháng.
+ Bảo quản khô mát ở nhiệt độ 5 – 10°C, hạt giữ được 1-2 năm.
Không để hạt nơi ẩm, thấp, dễ thấm nước.
– Trọng lượng 1.000 hạt (gr)= 172 g
– Số hạt/1 kg = 5.800 hạt
3. Kỹ thuật thu hái, bảo quản và gieo ươm
* Thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống
– Thu hái hạt giống trên những cây mẹ từ 15 tuổi trở lên. Cây mẹ được
chọn phải có hình dáng đẹp, thân thẳng, tán lá đều, không sâu bệnh, cụt ngọn,
cây có sức sinh trưởng khá, chỉ thu hái những quả đã chín. Dấu hiệu nhận biết
quả đã chín: vỏ thường có màu mốc trắng, hạt màu nâu nhạt, chắc, nhân trắng.
– Quả sau khi thu hái đem về phải chế biến ngay.
Tiến hành phân loại quả, những quả chưa chín được ủ lại thành từng đống
từ 2 – 3 ngày cho quả chín đều, đống ủ không cao quá 50 cm và phải thông gió,
mỗi ngày đảo lại 1 lần. Quả chín thì rải đều phơi dưới nắng nhẹ 3-5 nắng để tách
hạt ra khỏi quả. Sau khi hạt tách ra khỏi quả phải thu ngay để tránh ảnh hướng
của nhiệt độ cao, loại bỏ tạp chất, hạt lép. Khi phơi phải đảo trộn nhiều lần trong
ngày. Không phơi quả trên nền xi măng; chỉ phơi trên vải, cót, nong, nia,… Hạt
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
49
sau khi thu tiếp tục hong khô ở nơi râm mát 2-3 ngày, khi hạt đã khô thì sàng
sảy hết tạp vật, thu hạt tốt cho vào bảo quản.
* Tạo cây con
– Xử lý hạt giống
Hạt giống trước khi gieo được ngâm trong thuốc tím (KMn04) nồng độ
0,05% trong 10 phút, sau đó vớt ra rửa sạch và ngâm hạt trong nước ấm 45°C để
nguội dần sau 10 -12 giờ, vớt ra và ủ trong túi vải (những hạt chưa trương tiếp
tục xử lý trong nước ấm). Hằng ngày rửa chua bằng nước ấm (nước sạch), túi
vải ủ hạt phải luôn luôn ẩm, sau 3-4 ngày hạt nẩy mầm có thể đem đi gieo
(những hạt chưa nẩy mầm tiếp tục ủ để hạt nẩy mầm).
* Chuẩn bị bầu đất
Dùng túi bầu PE 10 X 15 cm đựng hỗn hợp ruột bầu. Thành phần ruột bầu
gồm 80% đất tầng AB + 20% phân hữu cơ đã hoai (phân chuồng, phân xanh,
phân rác).
Đất làm ruột bầu được đập sàn nhỏ trộn đều với phân và đổ vào bầu thật
đầy, sau đó xếp thành luống có chiều ngang 0,8-1m, chiều dài tùy ý, khoảng
cách giữa 2 luống 0,4 m.
* Gieo hạt
Trước khi gieo hạt bầu đất phải được tưới nước đủ ẩm trước đó 1 ngày.
Chọn những hạt nhú mầm, dùng que bằng đầu đũa được vót nhọn một đầu tạo lổ
giữa bầu sâu 1 – 1,5 cm rồi gieo hạt vào, phủ một lớp đất mịn vừa lắp kín hạt,
dùng rơm (hoặc cỏ khô, lá khô) đã qua khử trùng bằng nước vôi trong để che
phủ mặt luống, bên trên dùng dàn che nắng 50 – 70%. Hằng ngày tưới nước đều
(sáng sớm và chiều tối), đủ ẩm. Sau 6-7 ngày, cây mạ mọc đều thì bỏ lớp vật
liệu che phủ (rơm, rạ, cỏ, lá khô) và chăm sóc luống bầu, bầu nào cây chết phải
được cây dặm ngay. Chú ý đề phòng nấm bệnh và côn trùng phá hoại cây mầm.
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
50
* Chăm sóc cây con
Hàng ngày tưới nước đủ ẩm vào sáng sớm và chiều tối. Khi cây còn nhỏ,
mỗi ngày tưới 2 lần, 2-3 lít/m2/l lần. Khi cây đã lớn, 1 lần/ngày hoặc 2 ngày/1
lần, 4-5 lít/m2/l lần. Cách 15 ngày làm cỏ phá váng 1 lần.
Cây con trong giai đoạn vườn ươm có sự cạnh tranh mạnh mẽ về không
gian dinh dưỡng (đặc biệt là nhu cầu ánh sáng) hoặc do nhiều lý do khác, những
cây không có khả năng cạnh tranh sẽ sinh trưởng kém vì vậy cần bố trí cây con
một cách hợp lý, đồng thời cần tạo dàn che bóng cho cây với tỷ lệ che phủ khác
nhau từ 30 – 50 %. Khi cây con bén rễ thì tháo dỡ dẩn dàn che ra.
Khi cây con đạt chiều cao 10 – 15 cm thì tiến hành đảo bầu nhằm tránh
trường hợp rễ cây phát triển xuyên qua túi bầu, xếp các cây có cùng chiều cao
với nhau để tiếp tục chăm sóc hoặc bón thúc. Cần bón thúc cho những cây có
sức sinh trưởng kém bằng phân Urê hoặc Sunfát đạm với liều lượng là 0,25
gram hoặc NPK 16-16-8 pha loãng 1%, sau khi bón thúc phải tưới lại bằng
nước.
Trước khi xuất vườn từ 2 – 4 tuần, ngừng hẳn việc tưới phân, giảm lượng
nước tưới để hãm cây nhằm giúp cây con cứng cáp, làm quen dần với điều kiện
khó khăn khi đem trồng rừng.
Dự án “Trồng rừng gỗ lớn”
51
Thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 6 – 8 tháng, cây có chiều cao tối
thiểu 35cm, đường kính cổ rễ 3 – 4mm thì có thể đem xuất vườn. Nếu tạo cây
trồng ven đường hoặc cây cảnh thì phải ươm trong bầu có kích thước lớn hơn và
thời gian nuôi dưỡng trong vườn ươm trên 12 tháng.
* Phòng trừ sâu bệnh
Cây con ở giai đoạn vườn ươm phải được thường xuyên chăm sóc, làm
sạch cỏ để tránh sâu, bệnh gây hại. Để ngăn ngừa nấm hại, dùng Booc đo nồng
độ 1% phun đều lên trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/m2, 2 tuần/1 lần.
2.4. Phương án trồng lại rừng sau khai thác.
Sau khai thác trắng rừng trồng, chúng tôi chủ động lập phương án - Kế
hoạch, tổ chức trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng, hoặc năm kế tiếp, thực
hiện theo Giải pháp kỹ thuật trồng rừng
Đối tượng
Đối tượng trồng mới rừng ở đây là đất trống, trảng cỏ, cây bụi, đất không
có khả năng tái sinh và diễn thế tự nhiên thành rừng; đồng thời thuận lợi cho
việc đầu tư phát triển trồng rừng sản xuất tập trung như diện tích tập trung, giao
thông, địa hình thuận lợi
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu ứng dụng mod security để bảo vệ web server
Nghiên cứu ứng dụng mod security để bảo vệ web serverNghiên cứu ứng dụng mod security để bảo vệ web server
Nghiên cứu ứng dụng mod security để bảo vệ web server
Quan Tâm
 

What's hot (20)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
 
Nghiên cứu ứng dụng mod security để bảo vệ web server
Nghiên cứu ứng dụng mod security để bảo vệ web serverNghiên cứu ứng dụng mod security để bảo vệ web server
Nghiên cứu ứng dụng mod security để bảo vệ web server
 
Cam kết bảo vệ môi trường
Cam kết bảo vệ môi trườngCam kết bảo vệ môi trường
Cam kết bảo vệ môi trường
 
Đề tài: Ứng dụng Mod Security để bảo vệ web server, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Ứng dụng Mod Security để bảo vệ web server, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Ứng dụng Mod Security để bảo vệ web server, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Ứng dụng Mod Security để bảo vệ web server, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qu...
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM 0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM  0918755356DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM  0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu dân cư Hà Đô" Quận 12, TPHCM 0918755356
 
Cam kết bảo vệ môi trường
Cam kết bảo vệ môi trườngCam kết bảo vệ môi trường
Cam kết bảo vệ môi trường
 
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
 
KHẢO SÁT CHUẨN BỊ DỰ ÁN XÂY DỰNG BỆNH VIỆN CHỢ RẪY CƠ SỞ 2 TÓM TẮT BÁO CÁ...
KHẢO SÁT CHUẨN BỊ DỰ ÁN XÂY DỰNG BỆNH VIỆN CHỢ RẪY CƠ SỞ 2 TÓM TẮT BÁO CÁ...KHẢO SÁT CHUẨN BỊ DỰ ÁN XÂY DỰNG BỆNH VIỆN CHỢ RẪY CƠ SỞ 2 TÓM TẮT BÁO CÁ...
KHẢO SÁT CHUẨN BỊ DỰ ÁN XÂY DỰNG BỆNH VIỆN CHỢ RẪY CƠ SỞ 2 TÓM TẮT BÁO CÁ...
 
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
 
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng TàuĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
 
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu dân cư Hà Đô" quận 12, TPHCM 0918755356
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu dân cư Hà Đô" quận 12, TPHCM 0918755356DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu dân cư Hà Đô" quận 12, TPHCM 0918755356
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu dân cư Hà Đô" quận 12, TPHCM 0918755356
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng lấn biển Phú Hài" tỉnh...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng lấn biển Phú Hài" tỉnh...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng lấn biển Phú Hài" tỉnh...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng lấn biển Phú Hài" tỉnh...
 
Đánh giá tác động môi trường Khách sạn đường Tôn Thất Đạm Quận 1, TPHCM 09187...
Đánh giá tác động môi trường Khách sạn đường Tôn Thất Đạm Quận 1, TPHCM 09187...Đánh giá tác động môi trường Khách sạn đường Tôn Thất Đạm Quận 1, TPHCM 09187...
Đánh giá tác động môi trường Khách sạn đường Tôn Thất Đạm Quận 1, TPHCM 09187...
 
Đề tài: Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên P...
Đề tài: Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên P...Đề tài: Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên P...
Đề tài: Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên P...
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
 
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu phức hợp Lấn biển Phú Hài" Bình Thuận - 0...
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu phức hợp Lấn biển Phú Hài" Bình Thuận - 0...DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu phức hợp Lấn biển Phú Hài" Bình Thuận - 0...
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu phức hợp Lấn biển Phú Hài" Bình Thuận - 0...
 
Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉn...
Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉn...Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉn...
Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉn...
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Mở rộng gia công sản xuất Phân bón, Thuốc BVT...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Mở rộng gia công sản xuất Phân bón, Thuốc BVT...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Mở rộng gia công sản xuất Phân bón, Thuốc BVT...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Mở rộng gia công sản xuất Phân bón, Thuốc BVT...
 
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.co...
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.co...Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.co...
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.co...
 
Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dư...
Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dư...Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dư...
Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dư...
 

Similar to DU AN TRONG RUNG GO LON.docx

Similar to DU AN TRONG RUNG GO LON.docx (20)

DU AN TRONG RUNG GO LON
DU AN TRONG RUNG GO LONDU AN TRONG RUNG GO LON
DU AN TRONG RUNG GO LON
 
Dự án “Trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, phát triển dịch vụ dã ngoại dưới tán ...
Dự án “Trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, phát triển dịch vụ dã ngoại dưới tán ...Dự án “Trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, phát triển dịch vụ dã ngoại dưới tán ...
Dự án “Trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, phát triển dịch vụ dã ngoại dưới tán ...
 
Thuyết minh dự án khu tâm linh và trung tâm bảo trợ xã hội
Thuyết minh dự án khu tâm linh và trung tâm bảo trợ xã hộiThuyết minh dự án khu tâm linh và trung tâm bảo trợ xã hội
Thuyết minh dự án khu tâm linh và trung tâm bảo trợ xã hội
 
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
 
Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...
Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...
Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...
 
Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...
Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...
Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...
 
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải 0918755356
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải 0918755356Nhà máy tái chế và xử lý chất thải 0918755356
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải 0918755356
 
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh tháiDự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
 
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
 
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”.docx
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”.docxDự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”.docx
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”.docx
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢIDỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI
DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI
 
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thảiThuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
 
DỰ ÁN RÁC THẢI GIA LAI
DỰ ÁN RÁC THẢI GIA LAIDỰ ÁN RÁC THẢI GIA LAI
DỰ ÁN RÁC THẢI GIA LAI
 
NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAI
NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAINHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAI
NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAI
 
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
 
Du an cong nghe cao yu na
Du an cong nghe cao yu na Du an cong nghe cao yu na
Du an cong nghe cao yu na
 
Dự án Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp
Dự án Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợpDự án Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp
Dự án Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp
 
Du an dau tu nha may cua xe say go san xuat van ep va vien nen go dich vu l...
Du an dau tu nha may cua xe say go san xuat van ep va vien nen go   dich vu l...Du an dau tu nha may cua xe say go san xuat van ep va vien nen go   dich vu l...
Du an dau tu nha may cua xe say go san xuat van ep va vien nen go dich vu l...
 
Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ | Dịch vụ ...
Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ | Dịch vụ ...Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ | Dịch vụ ...
Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ | Dịch vụ ...
 
DU AN NUOI TOM THE VA NONG SAN
DU AN NUOI TOM THE VA NONG SANDU AN NUOI TOM THE VA NONG SAN
DU AN NUOI TOM THE VA NONG SAN
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT (20)

Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docxThuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
 
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docxdự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
 
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docxThuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
 
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
 
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
 
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxDỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxTHuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
 
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxThuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
 
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxThuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoThuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docxThuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
 
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxThuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
 

DU AN TRONG RUNG GO LON.docx

  • 1. THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG RỪNG GỖ LỚN CÔNG TY Địa điểm:
  • 2. DỰ ÁN TRỒNG RỪNG GỖ LỚN Địa điểm:
  • 3. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 2 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................... 2 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 6 I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 6 II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 6 III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 6 IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ........................................................................11 V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................12 5.1. Mục tiêu chung.......................................................................................12 5.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................12 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN.......................14 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN................................................................................................................14 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án..................................................14 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án.......................................................18 II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................20 2.1. Thị trường gỗ..........................................................................................20 2.2. Nhu cầu thị trường dược liệu...................................................................25 III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................28 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................28 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................30 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................33 4.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................33 4.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................33 V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.33 5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................33 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............34
  • 4. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 3 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ...................35 I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............35 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG....35 2.1. Kỹ thuật trồng cây gỗ tếch.......................................................................35 2.2. Kỹ thuật trồng cây gỗ dầu........................................................................41 2.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xà cừ......................................................47 2.4. Phương án trồng lại rừng sau khai thác.....................................................51 2.5. Quản lý bảo vệ rừng (QLBVR)................................................................53 III. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TRỒNG TRỌT DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG.......................................................................................55 3.1. Kỹ thuật trồng cây Sâm bố chính.............................................................55 3.2. Kỹ thuật trồng cây Đinh Lăng..................................................................58 3.3. Kỹ thuật trồng một số cây dược liệu khác.................................................60 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................71 I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG....................................................................71 1.1. Chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................71 1.2. Phương án tổng thểbồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư:................71 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................71 II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH...................71 2.1. Các phương án xây dựng công trình.........................................................71 2.2. Các phương án kiến trúc..........................................................................72 III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN...................................................73 3.1. Phương án tổ chức thực hiện ...................................................................73 3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý .....................74 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................................75 I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................75
  • 5. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 4 II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. ...............75 III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN......................................76 IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG .....................................................................................76 4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình....................................................76 4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................78 V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ...........................................................................80 VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG............................................81 6.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................81 6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................82 VII. KẾT LUẬN ...........................................................................................83 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .............................................................................85 I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN..................................................85 II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN.......................87 2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án........................................................87 2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:........................87 2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ................................................................87 2.4. Phương ánvay. ........................................................................................88 2.5. Các thông số tài chính của dự án..............................................................88 KẾT LUẬN ..................................................................................................91 I. KẾT LUẬN. ..............................................................................................91 II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. .....................................................................91 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ...............................92 Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án.................................92 Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .......................................................92 Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm....................................92
  • 6. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 5 Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm.....................................................92 Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án............................................92 Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn...................................92 Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. ...........................92 Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). .............................92 Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).........................93
  • 7. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 6 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ ........................................... II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “Trồng rừng gỗ lớn” Địa điểm thực hiện dự án:………………… Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng………………… ha). Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án: ………………………..000 đồng. (Tám mươi haitỷ, tám trăm tám mươi haitriệu, chín trăm mười bảy nghìn đồng) Trong đó: + Vốn tự có (15%) ………………..000 đồng. + Vốn vay - huy động (85%) : …………………….000 đồng. Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp: Sản lượng trồng gỗ tếch 2.536,1 m3/năm Sản lượng trồng gỗ dầu 3.804,2 m3/năm Sản lượng trồng gỗ xà cừ 1.342,1 m3/năm Sản lượng trồng dược liệu dưới tán rừng 3.833,7 tấn/năm Sản lượng thu nhặtphụ phẩm dướitán rừng 268,4 tấn/năm III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ Quản lý bảo vệ rừng và tiềm năng phát triển trồng rừng Rừng vốn được mệnh danh là “lá phổi xanh” của Trái đất, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người và môi trường. Hiện nay, chống biến đổi khí hậu toàn cầu là vấn đề được chính phủ nhiều nước quan tâm. Trồng rừng là một trong những biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường, chống xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất, từng bước làm giàu đất và làm giàu rừng.
  • 8. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 7 Tuy nhiên trong những năm gần đây rừng đang bị tàn phá và khai thác kiệt quệ. Việc tổ chức sản xuất ngành lâm nghiệp gắn với quản lý bảo vệ tài nguyên rừng vẫn còn hạn chế, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương chưa tương xứng với tiềm năng hiện có; tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra; tốc độ phát triển rừng còn chậm và hiệu quả kinh doanh rừng trồng còn thấp... Trong thời gian tới, các hoạt động, tổ chức sản xuất lâm nghiệp cần được củng cố toàn diện và đồng bộ, trong đó trọng tâm là quản lý rừng bền vững, đẩy mạnh phát triển rừng và phát triển dược liệu dưới tán rừng, thu hút người dân tham gia phát triển kinh tế rừng, cải thiện sinh kế từ rừng. Để đạt được mục tiêu này, ngành nông nghiệp đã và đang triển khai quyết liệt và đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, trọng tâm là tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chủ trương phát triển lâm nghiệp bền vững, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng; thấy rõ được vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lâm nghiệp, thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Khắc phục sự chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, khả thi của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lâm nghiệp; tiếp tục củng cố, kiện toàn, đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các Công ty lâm nghiệp và Ban quản lý rừng; kiện toàn lực lượng kiểm lâm để thực thi công vụ hiệu quả. Ban hành chính sách hỗ trợ bảo vệ phát triển gắn với cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, cải thiện sinh kế cho người dân sống gần rừng tích cực tham gia làm nghề rừng và hưởng lợi từ rừng. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, tạo thuận lợi cho người dân và
  • 9. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 8 các thành phần kinh tế cùng tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Chú trọng việc đầu tư phát triển rừng và trồng dược liệu dưới tán rừng. Theo đó, đẩy mạnh việc giao đất đối với diện tích do UBND cấp xã tạm quản lý, đảm bảo đất lâm nghiệp có chủ thực sự, từ đó người dân yên tâm đầu tư phát triển rừng. Để khuyến khích người dân và các tổ chức kinh tế đầu tư phát triển rừng trồng sản xuất, cần có cơ chế thu hút đầu tư nhà máy chế biến gỗ, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm, làm đòn bẩy để mở rộng diện tích rừng trồng sản xuất và cây phân tán của địa phương, khai thác sử dụng diện tích đất dốc, đất nương rẫy bạc màu hiện còn rất nhiều trên địa bàn tỉnh. Sử dụng có hiệu quả môi trường rừng tự nhiên đầu tư phát triển dược liệu dưới tán rừng, khai thác các dịch vụ du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tạo ra giá trị kinh tế mới, trong đó chú trọng phát triển những loài có giá trị cao dưới tán rừng tự nhiên như: Sâm Ngọc Linh, Lan Kim Tuyến, mật ong rừng và các loại dược liệu khác gắn với công tác quản lý bảo vệ rừng tự nhiên. Đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước, tiền trồng rừng thay thế để phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng bằng những loài cây bản địa, đặc hữu góp phần nâng cao độ che phủ, bảo tồn đa dạng sinh học, cải thiện môi trường sinh thái, chủ động ứng phó tác động của biến đổi khí hậu. Ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất lâm nghiệp từ khâu chọn tạo giống, trồng, chăm sóc bảo vệ rừng đến chế biến gỗ, trong đó khâu chọn tạo giống là khâu đột phá. Thực tiễn cho thấy, cây lâm nghiệp có chu kỳ sinh trưởng rất dài, 5-7 năm sau mới thấy được hiệu quả, nếu bộ giống trồng rừng không đảm bảo chất lượng sẽ gây thiệt hại kinh tế và môi trường rất lớn. Do đó, cần phải tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để xác định các giống cây lâm nghiệp năng suất, chất lượng, giá trị cao, phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái của tỉnh.
  • 10. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 9 Cùng với đó là sử dụng có hiệu quả, bền vững tài nguyên rừng, trọng tâm là thúc đẩy việc cấp chứng chỉ rừng đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, nâng cao giá trị gia tăng ngành lâm nghiệp. Nhân rộng mô hình quản lý rừng cộng đồng cùng chia sẻ lợi ích, thực hiện chính sách đồng quản lý rừng trên cơ sở tự nguyện và đồng thuận giữa chủ rừng và các đối tượng tham gia quản lý. Đẩy mạnh công tác cho thuê rừng để quản lý bảo vệ rừng kết hợp phát triển dược liệu, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ môi trường rừng. Tích tụ đất đai để phát triển vùng rừng trồng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến gỗ lớn. Thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; sử dụng hiệu quả tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng ở các đối tượng được thụ hưởng, theo hướng sử dụng nguồn này để hỗ trợ đầu tư phát triển rừng trồng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng thôn khu vực gần rừng, góp phần sử dụng hiẹu quả quỹ đất trống của địa phương. Đẩy mạnh kêu gọi thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực để đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng với công nghệ hiện đại nhằm tạo ra các mặt hàng đa dạng, chất lượng cao, có thương hiệu, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện đảm bảo quản lý tập trung các cơ sở chế biến lâm sản. Huy động tối đa các nguồn lực tài chính và lồng ghép các nguồn vốn, chương trình phát triển kinh tế-xã hội trên cùng địa bàn để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, hộ gia đình, cá nhân tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ưu đãi để để thực hiện các dự án trồng rừng, liên doanh, liên kết đầu tư trồng rừng sản xuất, xây dựng nhà máy chế biến lâm sản tạo động lực đầu ra cho sản phẩm gỗ nguyên liệu rừng trồng. Tiềm năng phát triển dược liệu
  • 11. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 10 Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng gia tăng bởi nó ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của cơ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số hiện nay trên thế giới vẫn dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trong tuyên ngôn Alma Alta năm 1978 và “Hướng dẫn đánh giá y học cổ truyền” năm 1991, WHO luôn khuyến nghị dùng các thuốc cổ truyền vào chăm sóc sức khỏe ban đầu, đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả cũng như bảo đảm nguồn cung cấp những thuốc này. Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế có thể cao hơn trồng cây lương thực, thực phẩm. Trong mấy thập niên qua, hàng chục ngàn tấn dược liệu đã được khai thác tự nhiên và trồng trọt hàng năm, đem lại lợi nhuận lớn. Cây thuốc được phát triển có thể giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Hiện nay, trước xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ thì dược liệu chính là nguồn nguyên liệu của nền công nghiệp tân dược trong tương lai, không phải là nguồn nguyên liệu hóa dược mà con người mất nhiều thời gian và công sức theo đuổi trong nhiều năm qua. Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe bằng y dược cổ truyền kết hợp với y học hiện đại cũng dần trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều người, nhất là những người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính, bệnh mới nổi và bệnh khó chữa. Cũng theo đánh giá của Cục Quản lý Dược, không chỉ là những bài thuốc, cây thuốc đơn thuần mà y học cổ truyền còn là di sản văn hóa dân tộc cần được bảo vệ, phát huy, phát triển. Do đó, việc triển khai mạnh mẽ nghiên cứu ứng dụng và hiện đại hóa y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại nhưng không làm mất đi bản chất của y học cổ truyền Việt Nam là yêu cầu tất yếu được đặt ra trong tình hình hiện nay.
  • 12. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 11 Điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng của tỉnh được đánh giá là phù hợp với trồng cây dược liệu cho chất lượng tốt, mặt khác, với diện tíchcanh tác cây công nghiệp và cây ăn quả lớn của tỉnh được xem là quỹ đất để trồng cây dược liệu dưới tán, hiện chưa được khai thác một cách hiệu quả, đây được xem là trung tâm nguồn nguyên liệu phục vụ cho chiết xuất của nhà máy hoạt động sau này. Cho thấy việc đầu tư trồng cây dược liệu công nghệ cao và xây dựng nhà máy chiết xuất tại tỉnh là tương đối thuận lợi cho quá trình hoạt động sản xuất sau này. Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Trồng rừng gỗ lớn .”tại xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhlâm nghiệpcủa tỉnh Đắk Lắk . IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ  Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;  Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;  Nghị định số148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;  Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;  Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của
  • 13. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 12 Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;  Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xât dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020; V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 5.1. Mục tiêu chung  Phát triển dự án “Trồng rừng gỗ lớn .” theohướng chuyên nghiệp, cung cấp sản phẩm lâm nghiệp chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.  Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Đắk Lắk .  Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Đắk Lắk .  Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án. 5.2. Mục tiêu cụ thể  Phát triển mô hình lâm nghiệp chuyên nghiệp, cung cấp các sản phẩm gỗ có giá trị kinh tế cao như gỗ tếch, gỗ dầu, gỗ xà cừ,... chất lượng cho thị trường trong nước và cho xuất khẩu. Kết hợp trồng dược liệu dưới tán rừng gia tăng hiệu quả kinh tế rừng góp phần cung cấp sản phẩm nông lâm nghiệp chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao.  Nhằm đưa đất canh tác sử dụng một cách có hiệu quả vừa phủ xanh đất trống đồi trọc, ngăn không để đất bị sói mòn, tạo công ăn việc làm cho người lao động.  Áp dụng công nghệ kỹ thuật trong nông nghiệp vào sản xuất, quản lý khai thác rừng và vườn cây gỗ lớn một cách có hiệu quả.  Kỹ thuật chuyên nghiệp, tiến bộ và tư duy quản lý chặt chẽ.
  • 14. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 13  Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau: Sản lượng trồng gỗ tếch 2.536,1 m3/năm Sản lượng trồng gỗ dầu 3.804,2 m3/năm Sản lượng trồng gỗ xà cừ 1.342,1 m3/năm Sản lượng trồng dược liệu dưới tán rừng 3.833,7 tấn/năm Sản lượng thu nhặtphụ phẩm dướitán rừng 268,4 tấn/năm  Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.  Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.  Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Đắk Lắknói chung.
  • 15. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 14 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án 1.1.1. Vị trí địa lý Tỉnh Đắk Lắk có diện tích 13.125,37 km² nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107º28'57" đến 108º59'37" độ kinh Đông và từ 12º9'45"đến 13º25'06" độ vĩ Bắc, có độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. - Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai - Phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà
  • 16. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 15 - Phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông - Phía Tây giáp Campuchia. 1.1.2. Địa hình Địa hình của tỉnh rất đa dạng: nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven theo các sông chính. Địa hình của tỉnh có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. 1.1.3. Khí hậu Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; vùng phía Đông và phía Nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. Khí hậu sinh thái nông nghiệp của tỉnh được chia ra thành 6 tiểu vùng: - Tiểu vùng bình nguyên Ea Súp chiếm 28,43% diện tích tự nhiên - Tiểu vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột – Ea H’Leo chiếm 16,17% diện tích tự nhiên. - Tiểu vùng đồi núi và cao nguyên M’Đrắk chiếm 15,82% diện tích tự nhiên. - Tiểu vùng đất ven sông Krông Ana – Sêrêpôk chiếm 14,51% diện tích tự nhiên. - Tiểu vùng núi cao Chư Yang Sin chiếm 3,98% diện tích tự nhiên. - Tiểu vùng núi Rlang Dja chiếm 3,88% diện tích tự nhiên. Nhìn chung khí hậu khác nhau giữa các dạng địa hình và giảm dần theo độ cao: vùng dưới 300m quanh năm nắng nóng, từ 400 – 800m khí hậu nóng ẩm và trên 800m khí hậu mát. Tuy nhiên, chế độ mưa theo mùa là một hạn chế đối với phát triển sản xuất nông sản hàng hoá. Khí hậu có 02 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể. 1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên a) Tài nguyên đất
  • 17. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 16 Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Đắk Lắk đó là tài nguyên đất. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 13.085 km2, trong đó chủ yếu là nhóm đất xám, đất đỏ bazan và một số nhóm khác như: đất phù sa, đất gley, đất đen. Các đất hình thành từ đá bazan có độ phì khá cao (pH/H2O từ trung tính đến chua, đạm và lân tổng số khá). Sự đồng nhất cao giữa độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu thực tế của các nhóm đất và loại đất, được phân bố trên cao nguyên Buôn Ma Thuột trải dài khoảng 90km theo hướng đông bắc - tây nam và rộng khoảng 70km. Phía bắc cao nguyên này (Ea H’Leo) cao gần 800m, phía nam cao 400m, càng về phía tây chỉ còn 300m, bề mặt cao nguyên rất bằng phẳng chỉ còn điểm một vài đồi núi. - Nhóm đất phù sa (Fuvisols): Được hình thành và phân bố tập trung ven các sông suối trong tỉnh. Tính chất của loại đất này phụ thuộc vào sản phẩm phong hoá của mẫu chất. - Nhóm đất Gley (Gleysols): Phân bố tập trung ở các khu vực thấp trũng thuộc các huyện Lắk, Krông Ana và Krông Bông. - Nhóm đất xám (Acrisols): Là nhóm lớn nhất trong số các nhóm đất có mặt tại Đắk Lắk, phân bố ở hầu hết các huyện. - Nhóm đất đỏ (Ferrasol, trong đó chủ yếu là đất đỏ bazan). Là nhóm đất chiếm diện tích lớn thứ hai (sau đất xám) chiếm tới 55,6% diện tíchđất đỏ bazan toàn Tây Nguyên. Đất đỏ bazan còn có tính chất cơ lý tốt, kết cấu viên cục độ xốp bình quân 62 - 65%, khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao... rất thích hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu... và nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày khác. Đây là một lợi thế rất quan trọng về điều kiện phát triển nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk. b) Tài nguyên nước
  • 18. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 17 Nguồn nước mặt Với những đặc điểm về khí hậu-thủy văn và với 3 hệ thống sông ngòi phân bố tương đối đều trên lãnh thổ (hệ thống sông Srepok; hệ thống sông Ba, hệ thống sông Đồng Nai) cùng với hàng trăm hồ chứa và 833 con suối có độ dài trên 10 km, đã tạo cho Đắk Lắk một mạng lưới sông hồ khá dày đặc. Nguồn nước ngầm Tập trung chủ yếu trong các thành tạo Bazan & Trầm tích Neogen đệ tứ, tồn tại chủ yếu dưới 2 dạng: Nước lỗ hổng và nước khe nứt. Tổng trữ lượng ước tính: Chất lượng nước thuộc loại nước siêu nhạt, độ khoáng hoá M= 0,1 - 0,5, pH = 7-9. Loại hình hoá học thường là Bicacbonat Clorua Magie, Can xi hay Natri. c) Tài nguyên rừng Sau khi chia tách tỉnh, diện tích đất có rừng của Đắk Lắk là 608.886,2 ha, trong đó rừng tự nhiên là 594.488,9 ha, rừng trồng là 14.397,3 ha. Rừng Đắk Lắk được phân bố đều khắp ở các huyện trong tỉnh, đặc biệt là hành lang biên giới của tỉnh giáp Campuchia. Rừng Đắk Lắk phong phú và đa dạng, thường có kết cấu 3 tầng: cây gỗ, có tác dụng phòng hộ cao; có nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học; phân bố trong điều kiện lập địa thuận lợi, nên rừng tái sinh có mật độ khá lớn. Do đó rừng có vai trò quan trọng trong phòng chống xói mòn đất, điều tiết nguồn nước và hạn chế thiên tai. Rừng Đắk Lắk có nhiều loại động vật quý hiếm phân bổ chủ yếu ở vườn Quốc gia Yok Đôn và các khu bảo tồn Nam Kar, Chư Yangsin... có nhiều loại động vật quý hiếm ghi trong sách đỏ nước ta và có loại được ghi trong sách đỏ thế giới. Rừng và đất lâm nghiệp có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH của tỉnh. d) Tài nguyên khoáng sản Đắk Lắk không những được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên đất, rừng mà còn rất phong phú và đa dạng về các loại hình khoáng sản. Trên địa bàn tỉnh có nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng khác nhau, nhiều loại quý hiếm. Như sét cao lanh (ở M’Drắk, Buôn Ma Thuột - trên 60 triệu tấn), sét gạch ngói (Krông Ana,
  • 19. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 18 M’Drắk, Buôn Ma Thuột - trên 50 triệu tấn), vàng (Ea Kar), chì (Ea H’Leo), phốt pho (Buôn Đôn), Than Bùn (Cư M’Gar), đá quý (Opan, Jectit), đá ốp lát, đá xây dựng, cát xây dựng... phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh. 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án 1.2.1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, giữ vai trò quan trọng trong ổn định kinh tế và đời sống nông thôn, góp phần chủ yếu trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất ngày càng được mở rộng, nhất là ở các khâu làm đất, gieo trồng và thu hoạch làm tăng năng suất lao động. Nhiều tiến bộ khoa học - công nghệ được áp dụng vào sản xuất, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi; bước đầu hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, chăn nuôi có kiểm soát; chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ, gia trại sang chăn nuôi công nghiệp trang trại quy mô lớn - công nghệ cao; khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp nhập khẩu giống tốt, chất lượng cao phục vụ sản xuất. 1.2.2. Công nghiệp Công nghiệp cơ khí, luyện kim chủ yếu sản xuất các sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn như: bơm ly tâm, máy chế biến nông sản, máy bơm nước, có mức tăng trưởng khá do nhu cầu của người dân tăng cao. Lĩnh vực công nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng do một số sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn như chế biến tinh bột sắn tăng cao nên giá trị sản xuất của ngành cả năm vẫn đạt và vượt kế hoạch. 1.2.3. Du lịch Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giai đoạn 2016-2020, hoạt động du lịch của tỉnh có chiều hướng phát triển mạnh, đã thu hút được khoảng 4.220.000 lượt khách, đạt 97,53 % kế hoạch, trong đó khách quốc tế ước đạt 389.000 lượt khách, đạt 97,98% kế hoạch; khách trong nước ước đạt 3.831.000 lượt khách, đạt 97,48% kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 15,05%. Doanh thu du lịch ước đạt khoảng 4.232 tỷ đồng, bằng
  • 20. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 19 98,42% so với kế hoạch; tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 25,93%. Trên địa bàn tỉnh có 14 dự án đầu tư về du lịch đi vào hoạt động; 10 dự án đầu tư du lịch đang trong quá trình triển khai và có 03 nhà đầu tư đang tiến hành khảo sát, lập hồ sơ đề xuất 05 dự án thuộc lĩnh vực du lịch... Tính đến tháng 5/2020, trên địa bàn tỉnh có 212 cơ sở lưu trú du lịch với 82 khách sạn, 130 nhà khách, nhà nghỉ với hơn 4.550 buồng, có thể phục vụ khoảng 9.000 lượt khách lưu trú cùng một thời điểm; 21 đơn vị kinh doanh lữ hành du lịch; 10 cơ sở dịch vụ đạt chuẩn phục vụ; 99 hướng dẫn viên đang hoạt động trên địa bàn... 1.2.4. Tình hình đầu tư Các dự án đầu tư đã góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, tăng thu ngân sách của tỉnh. 1.2.5. Xã hội Dân số toàn tỉnh đạt 1.796.666 người, mật độ dân số đạt hơn 137 người/ km². Trong đó, dân số sống tại thành thị đạt 432.458 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.364.208 người. Dân số nam đạt 906.619 người, dân số nữ đạt 890.047 người. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 49 dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Dân số tỉnh phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, huyện lỵ, ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk, Ea Hleo v.v… Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp. Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết
  • 21. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 20 đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái. Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M'Nông, Gia Rai… với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản trường ca Tây Nguyên... là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk. Dân tộc Ê Đê thuộc ngữ hệ Malayô - Pôlinêdiêng, địa bàn cư trú chủ yếu là các huyện phía Bắc và phía Nam: từ Ea Hleo, Buôn Hồ xuống M’Đrắk và kéo dài lên Buôn Ma Thuột. Dân tộc M'nông thuộc ngữ hệ Môn-Khơme, địa bàn cư trú chủ yếu là các huyện phía Nam và dọc biên giới Tây Nam II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 2.1. Thị trường gỗ Sản lượng các loại gỗ được sử dụng chính trên toàn cầu đã tăng mạnh từ năm 2016 cho đến nay với tốc độ tăng trưởng từ 3% đến 6% mỗi năm. Các loại gỗ chính được sử dụng rộng rãi trên thế giới phải kể đến các loại gỗ như gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ tấm và các loại viên gỗ nén. Những khu vực phát triển ngành công nghiệp gỗ là những quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và châu Âu, đặc biệt là khu vực Đông Âu với tốc độ tăng trưởng kinh tế tích cực và năng lực sản xuất vượt trội trong lĩnh vực sản xuất năng lượng sinh học. Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), năng lực sản xuất trong ngành công nghiệp gỗ đã dần hồi phục trong giai đoạn năm 2010 - 2016 sau khi chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008. Tốc độ tăng trưởng của ngành gỗ bắt đầu xu hướng tăng trưởng bền vững
  • 22. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 21 kể từ sau năm 2016 và xu hướng tích cực này vẫn tiếp tục được duy trì do sự phát triển của kinh tế toàn cầu nói chung cũng như nhu cầu về năng lượng tái tạo gia tăng. Các loại sản phẩm gỗ rất đa dạng và được tận dụng để sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực. Có thể phân loại các sản phẩm từ gỗ như sau: - Gỗ tròn công nghiệp (industrial roundwood): là tất cả các loại gỗ được lấy từ cây không sử dụng cho mục đích lấy năng lượng. Loại gỗ này có thể kể đến như gỗ để làm giấy, gỗ xẻ và gỗ dán veneer, và các loại gỗ lấy từ cây khác. Loại gỗ này cũng có thể phân loại thành hai loại gỗ riêng biệt là cây gỗ tròn họ lá kim và cây gỗ tròn không phải họ lá kim. - Gỗ xẻ (sawnwood): là các loại gỗ bao gồm các tấm ván gỗ, gỗ dầm…có độ dày hơn 5mm nhưng không bao gồm các miếng gỗ để lót sàn. Gỗ xẻ cũng có thể được phân loại dựa trên hai loại riêng biệt là gỗ xẻ họ lá kim và gỗ xẻ không thuộc họ lá kim. - Gỗ tấm (wood-based pannels): là các loại gỗ bao gồm gỗ veneer, gỗ ván ép, gỗ ván dăm, gỗ ván sợi. - Sợi gỗ (fibre furnish): là loại sợi được sử dụng để sản xuất giấy, bao gồm các loại sợi gỗ lấy từ giấy thải, bột gỗ để làm giấy. - Gỗ nhiên liệu (wood fuel, charcoal and pellets): Gỗ nhiên liệu là loại gỗ tròn được sử dụng làm nhiên liệu để nấu ăn, sưởi ấm hoặc sản xuất điện, làm thành viên than hoặc viên nén. Các loại gỗ công nghiệp, đặc biệt là gỗ ván dăm và gỗ ván công nghiệp, các loại gỗ thường được sử dụng trong hoạt động sản xuất và thiết kế đồ nội thất, đã và đang tiếp tục có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong số tất cả các loại gỗ do tính chất tiện dụng và dễ dàng tạo hình, sử dụng. Loại hỗ này được sản xuất với tỷ trọng rất lớn tại các nhà máy ở Đông Âu, Liên bang Nga, Bắc Mỹ và Trung Quốc. Trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, Nga đã vượt qua Canada và Đức để trở thành nhà sản xuất và tiêu thụ các loại gỗ tấm lớn thứ ba trên thế giới chỉ sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. Canada chứng kiến mức tăng trưởng hai
  • 23. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 22 con số trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gỗ tấm trong khoảng thời gian từ 2014 - 2016 nhờ doanh số xuất khẩu sang thị trường Mỹ lớn kỷ lục phục vụ nhu cầu nhà đất có xu hướng phục hồi tại Mỹ trong giai đoạn này. Trung Quốc cũng khẳng định vị thế là nhà sản xuất lớn khi cũng minh chứng bằng mức tăng lên đến 42% trong sản xuất gỗ tấm tính trong giai đoạn 2012 - 2016 và vẫn tiếp tục giữ vững vị thế cho đến nay. Sản phẩm gỗ viên nén trở thành loại gỗ được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây đáp ứng các mục tiêu năng lượng sinh học do liên minh châu Âu đặt ra cũng như yêu cầu về các loại nhiên liệu giảm tác hại khí thải của các loại nguyên liệu khác ra môi trường. Châu Âu và Bắc Mỹ là hai khu vực chiếm gần như toàn bộ sản lượng gỗ viên nén toàn cầu với sản lượng 58% tại châu Âu và 32% tại Bắc Mỹ, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng loại gỗ này là 81% và 8% tương ứng. Châu Á đang gia tăng nhu cầu sử dụng viên gỗ nén trong những năm gần đây với tốc độ tăng lên đến 17% mỗi năm. Hàn Quốc là quốc gia nhập khẩu viên gỗ nén lớn thứ ba thế giới chỉ sau Anh và Đan Mạch. Điều này đã thúc đẩy các quốc gia có năng lực sản xuất tiềm năng như Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Thái Lan đẩy mạnh khả năng sản xuất của mình. Xuất khẩu gỗ Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2018, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam đạt 9,38 tỷ USD, chiếm hơn 23% kim ngạch xuất khẩu của cả ngành nông nghiệp. Ngành gỗ ghi nhận mức thặng dư thương mại lên tới 7 tỷ USD. Hoạt động chế biến gỗ và xuất khẩu lâm sản của nước ta đã được cải thiện về quy mô, số lượng và chất lượng sản xuất trong những năm gần đây. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 4.500 doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, trong đó doanh nghiệp tư nhân chiếm tới 95%. Các loại gỗ và hàng lâm sản khai thác và chế biến tại Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 4 trong các mặt hàng xuất khẩu lớn chỉ sau cà phê, thủy sản và máy móc, thuộc top 10 các quốc gia xuất khẩu sản phẩm
  • 24. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 23 gỗ trên thế giới và giữ vững vị trí thứ nhất ở khu vực Đông Nam Á. Với nguồn tài nguyên rừng phong phú, việc phấn đấu để đạt được thị phần cao hơn trên các lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ của nước ta là hoàn toàn có khả năng cao trong thời gian tới. Trong năm 2019 tới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đề ra định hướng đưa năng lực xuất khẩu gỗ vượt qua mức 11 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2018 và đến năm 2030 sẽ đạt kỳ vọng chiếm thị phần từ 30% đến 50% thị trường gỗ toàn cầu. Đây được coi là một tham vọng lớn đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu gỗ của Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á. Các thị trường xuất khẩu gỗ chủ lực của Việt Nam phải kể đến Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Anh. Đây cũng là những quốc gia có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm gỗ hàng đầu thế giới, do đó, dư địa cho ngành gỗ Việt Nam phát triển vẫn còn rất lớn. Chúng ta có những điểm mạnh nổi trội đưa sản phẩm gỗ và lâm sản của Việt Nam vương lên trên thị trường quốc tế như nguồn tài nguyên xanh và sạch phong phú, các chính sách của Nhà nước hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển, có định hướng về sự liên kết hợp tác giữa công ty chế biến và người trồng rừng, cũng như những phát triển về tính thẩm mỹ trong sản phẩm, đặc biệt trong các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Những điểm mạnh này giúp gỗ Việt Nam có được chỗ đứng vững chắc tại các thị trường xuất khẩu trên thế giới. Hiện kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản của Việt Nam mới chiếm khoảng 6% thị phần toàn cầu và phấn đấu đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt trên 11 tỷ USD trong năm nay. Tuy nhiên, những khó khăn mà ngành gỗ Việt Nam còn phải đối mặt, điển hình là tình trạng nguồn gỗ nguyên liệu không “sạch”, hay còn gọi là gỗ lậu, gỗ nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam bất hợp pháp. Điều này khiến cho gỗ Việt Nam sẽ gặp phải những rào cản thương mại và tự vệ khi nước ta tham gia ký kết các hiệp định thương mại tư do với các quốc gia và khu vực khác trên thế giới. Những hiệp định thương mại tự do nổi bật như CPTPP và EVFTA, trong đó đã đưa các mức thuế nhập khẩu gỗ từ Việt Nam vào thị trường các nước CPTPP và
  • 25. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 24 châu Âu xuống mức 0%, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ tiếp cận các thị trường có nhu cầu gỗ cao nhưng khó tính trong khâu kiểm duyệt. Vì vậy, để tận dụng được những cơ hội này, doanh nghiệp gỗ Việt Nam hơn ai hết phải hiểu rõ các quy định về nguồn cung nguyên liệu, chế biến, sản xuất và đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ trước khi đưa sản phẩm gỗ Việt Nam ra thị trường toàn cầu. Không chỉ tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, chiến tranh thương mại bùng nổ hiện nay cũng đang trở thành một cơ hội hiếm có cho cả ngành xuất khẩu của Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp gỗ nói riêng. Theo Hiệp hội Gỗ cứng Trang trí Hoa Kỳ, hoạt động nhập khẩu gỗ ván ép công nghiệp từ Việt Nam và Indonesia đã tăng nhanh trong khi nhập khẩu loại gỗ này từ Trung Quốc đã giảm 50.000 đến 100.000 mét khối mỗi tháng từ khi chiến tranh thương mại nổ ra. Khối lượng gỗ ván ép nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm 55,1% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống chỉ còn 129,3 triệu USD. Khối lượng xuất khẩu gỗ ván ép công nghiệp của Việt Nam đã tăng thêm đến 25.000 mét khối mỗi tháng, tăng 199% lên mức 113.000 mét khối với giá trị nhập khẩu tăng vọt lên mức 70,4 triệu USD, tuy nhiên giá thành sản phẩm lại giảm xuống mức thấp nhất tại thị trường nhập khẩu này. Hiện nay có khoảng 867 công ty có đầu tư nước ngoài trực tiếp hoạt động trong ngành gỗ tại Việt Nam, với tổng số vốn khoảng 5,5 tỷ USD, và hơn 63% trong số các doanh nghiệp này nhận hỗ trợ bởi các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong khi căng thẳng Mỹ - Trung vẫn chưa có hồi kết, các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam vẫn đang tận dụng hết nguồn lực để gia tăng sản xuất và xuất khẩu nhằm bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung trên thị trường gỗ toàn cầu. Ngày 23/5, Tổng cục Hải quan cho biết 4 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt gần 3,12 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, sản phẩm gỗ chiếm 71,2%, đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng 19,6%. Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 4 tháng đầu năm nay so với 4 tháng đầu năm 2018, đa số các thị trường đều tăng kim ngạch.
  • 26. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 25 Đặc biệt, Hoa Kỳ vẫn là nước dẫn đầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, chiếm 45,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 1,42 tỷ USD, tăng 34,7% so với 4 tháng đầu năm 2018. Đứng sau thị trường Hoa Kỳ là Nhật Bản, đạt 414,15 triệu USD, chiếm 13,3%, tăng 18,1%; Trung Quốc đạt 364,8 triệu USD, chiếm 11,7%, giảm 0,7%; EU chiếm 10%, đạt 313,46 triệu USD, tăng 10,4%; Hàn Quốc đạt 268,81 triệu USD, chiếm 8,6%, giảm 6,9%; Anh đạt 108,03 triệu USD, chiếm 3,5%, tăng 9,5%. 2.2. Nhu cầu thị trường dược liệu Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển việc chăm sóc sức khỏe ít nhiều vẫn còn liên quan đến Y học cổ truyền hoặc thuốc từ dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ cây thuốc để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh.. Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là những nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Bangladesh ... ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi ... ở Châu Mỹ La tinh như Brasil, Uruguay ... Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là những nước thuộc liên minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới. Trung bình hàng năm các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD dược liệu và gia vị. Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Đức. Về xuất khẩu, nước ta chủ yếu xuất dược liệu thô, ước tính 10.000 tấn/năm bao gồm các loại như: Sa nhân, Quế, Hồi, Thảo quả, Cúc hoa, Dừa cạn, Hòe,... và một số loài cây thuốc mọc tự nhiên khác. Bên cạnh đó một số hoạt chất được chiết xuất từ dược liệu cũng từng được xuất khẩu như Berberin, 16 Palmatin, Rutin, Artemisinin, tinh dầu và một vài chế phẩm đông dược khác sang Đông
  • 27. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 26 Âu và Liên bang Nga. 2. Nhu cầu sử dụng dược liệu, thuốc từ dược liệu trên thế giới. Năm 2019 xuất khẩu dược phẩm của nước ta đạt gần 200 triệu USD, chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ với 5,7 % so với giá trị nhập khẩu. Các mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu như: Panadol Extra; Thuốc tiêm tĩnh mạch dùng cho lọc máu Parsabiv 5mg đựng trong lọ vial dung tích 3ml; Cao dán Salonpas và các loại thuốc nhỏ mắt, nước muối sinh lý... Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu Dược phẩm sang Nhật bản đang rất ổn định và thường chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất khẩu dược phẩm của cả nước. Thị trường Nhật Bản là quốc gia tiêu thụ dược phẩm lớn thứ hai thế giới, mặc dù năng lực sản xuất lớn, song quốc gia này vẫn đang nhập khẩu hơn 30% tổng thị trường để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, hệ thống quản lý dược phẩm của Nhật Bản tương đối khắt khe. Bất cứ loại thuốc nào muốn vào Nhật Bản đều phải vượt qua hàng rào kỹ thuật của Cục Dược phẩm và Thiết bị Y tế (PMDA). Bên cạnh đó, nước ta còn xuất khẩu dược phẩm sang một số thị trường khác đạt kim ngạch cao như: Singapore; Sip, Campuchia, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc... vv. Nhu cầu về dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu (thuốc được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất) có xu hướng ngày càng tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Xu thế trên thế giới con người bắt đầu sử dụng nhiều các loại thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược hơn là sử dụng thuốc tân dược vì nó ít độc hại hơn và ít tác dụng phụ hơn. Theo thống kê hiện nay tỷ lệ số người sử dụng Y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh ngày càng tăng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Các nước Châu phi, ...Ở Trung Quốc chi phí cho sử dụng Y học cổ truyền khoảng 10 tỷ USD, chiếm 40% tổng chi phí cho y tế, Nhật Bản khoảng 1,5 tỷ USD, Hàn Quốc khoảng trên 500 triệu USD. Theo thống kê của WHO, những năm gần đây, nhiều nhà sản xuất đã có hướng đi mới là sản xuất các thuốc bổ trợ, các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hương liệu… Chính
  • 28. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 27 vì vậy, sản xuất dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về cây thuốc đã được tiến hành từ rất sớm, gắn liền với tên tuổi của nhiều danh y nổi tiếng như: Thiền sư Tuệ Tĩnh với bộ “Nam Dược Thần Hiệu” viết về 499 vị thuốc Nam, trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc từ thực vật. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với bộ “Lĩnh Nam Bản Thảo” gồm 2 quyển: quyển thượng chép 496 kế thừa của Tuệ Tĩnh, quyển hạ ghi 305 vị bổ sung về công dụng hoặc mới phát hiện thêm. Nền y dược đó có tiềm năng và vai trò to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên để kế thừa, bảo tồn và phát triển, không những chúng ta cần có một đội ngũ thầy thuốc giỏi mà còn phải có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại. Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng gia tăng bởi nó ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của cơ thể. Theo báo cáo của Cục Quản lý Dược-Bộ Y tế, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 50-60 nghìn tấn các loại dược liệu khác nhau, sử dụng vào việc chế biến vị thuốc y học cổ truyền, nguyên liệu ngành công nghiệp dược hoặc xuất khẩu. Theo đó, thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu của Việt Nam là rất lớn. Hệ thống khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hiện có hơn 60 bệnh viện y học cổ truyền công lập; hơn 90% bệnh viện đa khoa tỉnh có bộ phận y học cổ truyền; khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và gần 7.000 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân sử dụng dược liệu trong khám chữa bệnh. Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế có thể cao hơn trồng cây lương thực, thực phẩm. Trong mấy thập niên qua, hàng chục ngàn tấn dược liệu đã được khai thác tự nhiên và trồng trọt hàng năm, đem lại lợi nhuận lớn. Cây thuốc được phát triển có thể giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi
  • 29. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 28 xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Mặc dù có tiềm năng thế mạnh lớn, nhưng hiện nay Việt Nam mới chỉ tự cung cấp được 25% nguyên liệu để phục vụ việc sản xuất thuốc trong nước, còn lại 75% vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Việt Nam cũng chưa đưa được các bài thuốc quý trong cộng đồng ra sử dụng rộng rãi; thậm chí nhiều bài thuốc quý đã bị mai một, thất truyền hoặc bị đánh cắp, giả mạo. Đồng thời, sản phẩm từ dược liệu quý của nước ta chưa trở thành hàng hóa có giá trị cao và chưa được sử dụng rộng rãi. Để chủ động trong lĩnh vực phát triển y dược cổ truyền và đảm bảo y dược cổ truyền giữ được thế mạnh của y học Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta phải chủ động được nguồn dược liệu. Hơn bao giờ hết, lúc này phát triển dược liệu nên được coi là an ninh quốc gia. Phát triển nuôi trồng dược liệu còn là giải pháp quan trọng hạn chế tối đa việc khai thác tự nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ động, thực vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng. III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau: Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 9.830.000,0 m2 1 Khu nhà văn phòng 200,0 m2 2 Khu nhà kho 300,0 m2 3 Khu nhà ở công nhân 200,0 m2 4 Đường lâm nghiệp (10km) 100.000,0 m2 5 Hệ thống PCCC (Băng cản lửa) 120.000,0 m2
  • 30. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 29 TT Nội dung Diện tích ĐVT 6 Khu trồng gỗ tếch 2.949.000,0 m2 7 Khu trồng cây gỗ dầu 4.423.500,0 m2 8 Khu trồng cây gỗ xà cừ 2.236.800,0 m2 Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp nước (sử dụng nước tự chảy) Hệ thống - Hệ thống cấp điện tổng thể (sử dụng máy phát điện) Hệ thống - Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống - Hệ thống PCCC Hệ thống II Thiết bị 1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 2 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ 3 Thiết bị khác Trọn Bộ
  • 31. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 30 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT:1000 đồng) TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT I Xây dựng 9.830.000,0 m2 20.272.100 1 Khu nhà văn phòng 200,0 m2 2.600 520.000 2 Khu nhà kho 300,0 m2 1.000 300.000 3 Khu nhà ở công nhân 200,0 m2 1.500 300.000 4 Đường lâm nghiệp (10km) 100.000,0 m2 100 10.000.000 5 Hệ thống PCCC (Băng cản lửa) 120.000,0 m2 5 600.000 6 Khu trồng gỗ tếch 2.949.000,0 m2 - 7 Khu trồng cây gỗ dầu 4.423.500,0 m2 - 8 Khu trồng cây gỗ xà cừ 2.236.800,0 m2 - Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp nước (sử dụng nước tự chảy) Hệ thống 1.179.600 1.179.600 - Hệ thống cấp điện tổng thể (sử dụng máy phát điện) Hệ thống 2.457.500 2.457.500 - Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 2.949.000 2.949.000 - Hệ thống PCCC Hệ thống 1.966.000 1.966.000 II Thiết bị 2.264.300 1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 200.000 200.000
  • 32. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 31 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 2 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ 1.966.000 1.966.000 3 Thiết bị khác Trọn Bộ 98.300 98.300 III Chi phí quản lý dự án 2,632 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 593.252 IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 1.807.419 1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,470 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 105.899 2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0,855 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 192.729 3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 1,947 GXDtt * ĐMTL% 394.723 4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 1,071 GXDtt * ĐMTL% 217.098 5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,058 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 13.031 6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,166 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 37.511 7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,167 GXDtt * ĐMTL% 33.871 8 Chi phí thẩm tra dự toán côngtrình 0,162 GXDtt * ĐMTL% 32.826 9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 2,340 GXDtt * ĐMTL% 474.381 10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,718 GTBtt * ĐMTL% 16.258 11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 289.093 VI Chi phí vốn lưu động TT 53.999.041 1 Chi phí trồng rừng năm 1 983,0 TT 49.939 49.090.037 4 Chi phí khác TT 4.909.004
  • 33. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 32 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT VIII Chi phí dự phòng 5% 3.946.806 Tổng cộng 82.882.917 Ghi chú: Dự toán tổng mức theo Quyết định 65/QĐ-BXD của Bộxây dựng ngày20 tháng 01 năm 2021về Ban hành suấtvốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020
  • 34. IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 4.1. Địa điểm xây dựng Dự án“Trồng rừng gỗ lớn Ya Tờ-Mốt” được thực hiệntại xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Vị trí thực hiện dự án 4.2. Hình thức đầu tư Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới. V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 5.1. Nhu cầu sử dụng đất Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất TT Nội dung Diện tích (m2 ) Tỷ lệ (%) 1 Khu nhà văn phòng 200,0 0,00% 2 Khu nhà kho 300,0 0,00% 3 Khu nhà ở công nhân 200,0 0,00% 4 Đường lâm nghiệp (10km) 100.000,0 1,02% 5 Hệ thống PCCC (Băng cản lửa) 120.000,0 1,22% 6 Khu trồng gỗ tếch 2.949.000,0 30,00% 7 Khu trồng cây gỗ dầu 4.423.500,0 45,00% 8 Khu trồng cây gỗ xà cừ 2.236.800,0 22,75% Vị trí thực hiện dự án
  • 35. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 34 TT Nội dung Diện tích (m2 ) Tỷ lệ (%) Tổng cộng 9.830.000,0 100% 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện.
  • 36. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 35 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 9.830.000,0 m2 1 Khu nhà văn phòng 200,0 m2 2 Khu nhà kho 300,0 m2 3 Khu nhà ở công nhân 200,0 m2 4 Đường lâm nghiệp (10km) 100.000,0 m2 5 Hệ thống PCCC (Băng cản lửa) 120.000,0 m2 6 Khu trồng gỗ tếch 2.949.000,0 m2 7 Khu trồng cây gỗ dầu 4.423.500,0 m2 8 Khu trồng cây gỗ xà cừ 2.236.800,0 m2 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG 2.1. Kỹ thuật trồng cây gỗ tếch Cây gỗ lớn, sống lâu năm, thân thẳng, cao 20-25m, đường kính trung bình 40-50cm ở tuổi 40-50 năm, cây trưởng thành có thể tới 1m. Tên khác: Giá tỵ Tên khoa học: Tectona grandis Lin.f Họ thực vật: Tếch (Verbenaceae) 1. Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn, sống lâu năm, thân thẳng, cao 20-25m, đường kính trung bình 40-50cm ở tuổi 40-50 năm, cây trưởng thành có thể tới 1m. Vỏ màu xám trắng, gốc có bạnh vè ở chiều cao gần sát đất. Cành non vuông, cạnh có phủ lớp lông màu rỉ sắt. Lá đơn mọc đối, phiến lá rộng 15-20cm, dài 20-25cm, lá thường rụng vào mùa khô để lại cành nhánh trơ trụi.
  • 37. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 36 Tếch ra hoa tháng 5-6, hoa tự hình viên truỳ, hoa màu trắng, quả chín vào tháng 12-1 năm sau. Quả hạch cứng, bên ngoài có vỏ lụa bao bọc. 1 kg quả có 1500-2000 hạt, là loại hạt trung bình. 2. Đặc tính sinh thái Cây Tếch phân bố ở Ấn Độ, Myanma, Lào, Thái Lan, được nhập giống trồng ở Việt Nam từ những năm 1950. Tếch được trồng ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Đắc Lắc, Sơn La, Lai Châu, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Cạn. Tếch là loài cây ưa sáng, có khả năng chịu được rét và nhiệt độ cao, lượng mưa từ 1200-2500mm, độ ẩm không khí bình quân năm 80%, có mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Tếch mọc tốt ở đất có tầng dầy phát triển trên đá mẹ bazan, granít, phù sa sông, phù sa cổ, có thành phần cơ giới nhẹ, đất ít chua đến trung tính hoặc hơi kiềm, đủ ẩm nhưng thoát nước. Tái sinh hạt và chồi tốt, có khả năng chịu lửa nên khi bị cháy chồi gốc vẫn phát triển mạnh. 3. Giống và tạo cây con
  • 38. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 37 Áp dụng tiêu chuẩn ngành 04TCN-25-2001 – quy phạm kỹ thuật trồng rừng Tếch của Bộ NN&PTNT. Chọn cây 25-45 tuổi ở rừng giống chuyển hóa hay rừng giống đã được công nhận để lấy hạt giống. Cây mẹ là cây cao to, thẳng đẹp, tán đều không sâu bệnh, ít u bướu. Lấy giống vào tháng 2-3 khi quả chín, vỏ quả màu hơi vàng, nâu, xám nhạt. Quả thu hái về sát sạch vỏ, quạt sạch, phơi thật khô, loại bỏ hạt nhỏ, hạt sâu. Lấy những hạt to đường kính 0,8-1cm. Hạt bảo quản khô thông thường. Nếu gieo ngay tỷ lệ nảy mầm cao hơn. 1kg có khoảng 2000 hạt. Chọn nơi đất tốt, bằng, thoát nước, gần đường giao thông, có hàng rào bảo vệ làm vườn ươm. Đất vườn ươm phải được cày bừa 3 lần cho đất nhỏ, tơi xốp. Lên luống rộng 1m, dài 10m. Đất luống gieo phải đập nhỏ, nhặt sạch cỏ; đất chua phải khử chua bằng vôi. Đất luống gieo được bón lót bằng phân chuồng hoai 4-5kg/m2. Trước khi gieo 1-2 tuần đất gieo phải được khử trùng bằng Benlat hoặc Bi58 đều có nồng độ 1% tưới 1 lít dung dịch/m2. Cho hạt vào túi, bao, rồi ngâm trong nước nóng 80-100°C trong 14-15 giờ, vớt ra rửa chua, phơi nắng. Ngâm – phơi như vậy 4 ngày liền rồi đem gieo. Gieo hạt vào đầu mùa xuân hay đầu mùa mưa. Gieo theo rạch, cách nhau 20cm. Hạt cách hạt 4-5cm. Gieo xong lấp đất vừa kín hạt. Cũng có thể gieo vãi, tốn hạt hơn và khi ấy phải tỉa dặm để điều chỉnh mật độ. Tuỳ vùng có thể gieo xong cần che phủ bằng rơm, cỏ khô để giữ ẩm hoặc không che phủ (khi ấy phải tưới nước ngày 2 lần). Gieo xong tưới đẫm nước, đảm bảo đất luôn đủ ẩm. Sau khoảng 1 tháng hạt nảy mầm. Thông thường tỷ lệ nảy mầm đạt 30-35%. Tưới nước hàng ngày đủ ẩm, liên tục 1,5 tháng đầu. Sau đó 2-3 ngày tưới 1 lần. Định kỳ làm cỏ phá váng 2 lần/tháng, kết hợp tỉa cây mạ nơi dày cấy sang chỗ thưa. Từ tháng 6 đến tháng thứ 10 mỗi tháng 1 lần tưới đủ ẩm. Ngừng chăm sóc 2 tháng trước khi trồng. Cây con ít bị sâu bệnh. Nếu có sâu bệnh hại thì dùng các loại thuốc thích hợp có bán trên thị trường theo hướng dẫn ghi trên nhãn để tưới. Tiêu chuẩn cây con để tạo cây thân cụt: Cây con 1 tuổi, có đường kinh cổ rễ >1cm, cao khoảng 0,5m, khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh.
  • 39. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 38 Kỹ thuật tạo thân cụt: Tưới đẫm nước, rồi dùng bay, xẻng bứng cây nhẹ nhàng, không làm dập cây, bong vỏ. Dùng dao sắc, mỏng lưỡi, đòn kê phẳng để chặt. Chặt vát một góc nghiêng 30-45° theo phương thẳng đứng, cách cổ rễ 3- 4cm và không được dập cây. Thân cụt nên trồng hết trong ngày. Nếu không hết phải để nơi dâm mát, tưới đủ ẩm và không để quá 3 ngày. Nếu địa bàn trồng rừng cách xa vườn ươm, nơi tạo thân cụt, phải tiền hành hồ rễ phân cho bộ rễ giữ ẩm và gói bọc bằng bao tải, nilon, trước khi vận chuyển tới nơi trồng. Vận chuyển không làm dập thân và rễ cây, không để lộ cây ngoài nắng. 4. Trồng và chăm sóc rừng Tếch thích hợp ở nơi có khí hậu nóng ẩm, có hai màu mưa và khô rõ. Nhiệt độ bình quân năm 21-27°C. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối không dưới 1,7°C, nhiệt độ bình quân tối đa tháng nóng nhất là 40°C, nhiệt độ bình quân tối thiểu tháng lạnh nhất là 13°C. Độ ẩm không khí bình quân năm 80-90%. Lượng mưa 1200-2500 mm/năm. Một năm có 3-5 tháng khô (lượng mưa <50mm/tháng). Tếch thích hợp phát triển trên đất tương đối bằng có độ dốc <25°, phát triển trên các loại đá mẹ bazan, grannit, phù sa ven sông, phù sa cổ, thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước, tầng dày >50cm, có tỷ lệ mùn khá, ít chua đến kiềm nhẹ, độ pH=6,5-7,5. Tếch không thích hợp trồng trên đất mỏng bị kết von, đá
  • 40. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 39 ong, đất cát, đất xói mòn trơ sỏi đá, đất quá chua hoặc quá kiềm pHKCl dưới 4 hoặc trên 8, đất bị úng, sét nặng và glây. Trồng vụ Xuân Hè vào đầu mùa mưa sau khi có 1 trận mưa rào hoặc trồng vụ Hè Thu. Tuỳ vùng mà định tháng trồng phù hợp. Vào cuối năm, trước khi cuốc hố thực bì được phát toàn diện, chất thành nhiều đóng nhỏ cách xa nhau để đốt theo quy định phòng chống cháy, không để cháy lan. Cuốc hố với kích thước 40x40x40cm; lớp đất mặt vun riêng 1 bên hố để khi lấp đưa xuống dưới hố. Lấp hố tiến hành trước khi trồng 1 tháng, đất lấp cao hơn miệng hố. Phương pháp đảm bảo hiệu quả nhất là phương pháp trồng bằng cây thân cụt. Trồng thuần loại hay trồng xen cây nông nghiệp. Trồng xen cây nông nghiệp theo phương thức nông lâm kết hợp. Mật độ trồng Tếch 1100 cây/ha (3x3m). Loài cây trồng xen có thể là một trong các loài: Đậu tương, Lạc, Ngô, Lúa nương, Đu đủ, Thuốc lá, Điều, Đậu tràm. Thời gian trồng xen là 2 năm. Trồng thuần loại với mật độ 1660 cây/ha hoặc 2200 cây/ha (3x2m; 3×1,5m) Dùng cuốc trộn đều đất trong hố, lấp thêm đất, sau đó đào hố nhỏ sâu hơn 20cm, đặt stump vào cho đứng thẳng, dùng tay vun đất, nén chặt xung quanh, thân cụt nhô cao 2cm trên mặt đất. Chăm sóc liên tục trong 3 năm đầu: Năm thứ nhất: Sau khi trồng chậm nhất 3 tháng phải tiến hành chăm sóc. Nhiệm vụ chăm sóc là phát dọn thực bì, rẫy cỏ xới vun quanh gốc 1m. Nếu trồng vụ Xuân Hè thì phải chăm sóc 2 lần vào quý 3 và quý 4. Nếu trồng vụ Hè Thu thì chăm sóc 1 lần. Cần trồng dặm để đảm bảo mật độ ban đầu. Năm thứ hai: Chăm sóc hai lần như năm thứ nhất. Năm thứ ba: Cũng chăm sóc hai lần như năm thứ hai. 5. Khai thác, sử dụng Gỗ tếch có màu vàng nhạt, giác và lõi phân biệt, thớ gỗ thẳng, mịn có chứa dầu. Tỷ trọng gỗ 0,7, gỗ bền, ít co dãn, không bị cong vênh, nứt nẻ. Gỗ tếch không bị mối mọt và hà ăn. Gỗ tếch chịu lực cao nhưng lại dễ uốn vì thế có
  • 41. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 40 thể dùng đóng tầu, thuyền, toa xe, ô tô, làm nhà, cầu cống, chế biến gỗ dán, lạng. Nhiều vùng ở nước ta có điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp để trồng Tếch. Có thể trồng rừng tập trung hoặc phân tán, thuần loại hoặc nông lâm kết hợp ở những nơi đất tốt như các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, trồng kết hợp với Cà phê, Ca cao, Đào lộn hột và các loại cây nông nghiệp khác trong 3-5 năm đầu. Tỉa thưa 3-4 lần theo cấp tuổi, có số cây để lại tuỳ theo cấp đất và điều kiện sử dụng. Lần tỉa Tuổi Số cây chừa lại theo cấp đất Phương pháp tỉa Tốt Trung bình Xấu 1 5-10 800 1200 1400 Cơ giới 2 10-15 400 600 800 Cơ giới
  • 42. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 41 3 15-20 200 300 400 Chọn lọc 4 20-25 150 200 300 Chọn lọc Nơi trồng mật độ 1000-1250 cây/ha tỉa thưa 2-3 lần vào cấp tuổi 10-15; 15-20 và 20-25. 2.2. Kỹ thuật trồng cây gỗ dầu Cây Dầu là cây gỗ lớn, thân tròn, thẳng, cao 40 – 50 m, có thể đạt đến 70 m. Gỗ màu nâu đỏ nhạt, thớ thô, bền. Dầu là cây nguyên liệu chế biến sơn, vecni. Đặc điểm hình thái của cây dầu rái Cây dầu hay còn được biết đến là cây dầu rái, cây dầu con rái, có tên khoa học là Dipterocarpus alatus. Loại cây này có xuất xứ từ các nước ở khu vực Đông Nam Á. Cây dầu là loại cây thuộc thân gỗ lớn, thân tròn, phân cành cao. Cây thường cao từ 40 – 50m, thậm chí có nhiều cây có thể cao đến 70m. Chiều cao dưới cành thường là 25 – 30m, với đường kính từ 70-80m. Cây dầu có vỏ màu xám nâu. Vỏ cây lúc còn non thường dày, đến khi cây lớn thì vỏ chuyển sang màu xám vàng và mỏng dần, bong ra thành những mảng nhỏ. Tán lá hình nón, tương đối dày. Lá là loại lá đơn mọc cánh hình trái xoan hoặc hình trứng. Lá thuôn dài từ 25 – 30cm, rộng từ 8 – 15cm. Mặt dưới của lá phủ đầy lông hình sao. Lá kèm lớn tạo thành lớp búp màu đỏ trung bình dài tù 5 – 6cm, cuống thường dài 3 – 4cm. Hoa cây dầu gần như là không có cuống, cụm hoa dài tầm 12cm. Ống đài có 5 cánh, trong đó có 2 cánh đài to hơn các cánh đài khác. Nhị hoa đều dính thành 2 hàng. Hoa thường nở vào tháng 11, tháng 12. Quả cây dầu thường chín vào khoảng tháng 4. Kích thước quả lớn, đường kính lên đến 24cm. Bao gồm 5 gờ phát triển, có 2 cánh đài phát triển dài khoảng 11 – 15cm, rộng 2 – 4cm, có 3-5 gân, trong đó có 3 gân dài tới đỉnh. Khi chín, quả rụng xuống cánh quay theo chiều gió trong vô cùng đẹp mắt.
  • 43. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 42 Phân bố cây dầu Cây dầu mọc hoang và được trồng nhiều ở Việt Nam, nhưng nhiều nhất ở miền Trung. miền nam Trung bộ, có mọc cả ở Nam bộ, từ ven biển đến núi cao, sự phân bố lên tới những nơi cao 500-600m. Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Dầu Rái đã được xếp vào NHÓM V – Nhóm gỗ có tỷ trọng trung bình; được dùng phổ biến trong xây dựng hay sản xuất đồ gỗ nội thất; được xếp cùng với các cây gỗ quý khác nhau như: Cồng chìm; Chò lông; Bản xe; Dầu; Dải ngựa; Bời lời giấy, Ca bu;…. Ưu điểm của Gỗ Dầu Dầu sở hữu khá nhiều ưu điểm nổi bật; mà chúng ta có thể kể đến như: Cây có độ bền tương đối cao; sau một khoảng thời gian dài sử dụng không lo mục; hay là mối mọt. Ngoài ra; sau khi được tẩm sấy hay gia cố kỹ thuật; gỗ khá bền khi tiếp xúc với nước; Gỗ phù hợp cho người dùng yêu thích phong cách giản dị; mộc mạc của những kí ức xưa cũ. Gỗ có nhiều kích thước khác nhau; tạo sự phong phú. Vì thế, người thợ có thể chế tạo ra họa tiết. Gỗ dễ làm; dễ gia công tạo nên nhiều sản phẩm phong phú.
  • 44. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 43 Giá thành vô cùng phải chăng; phù hợp với điều kiện kinh tế nhiều gia đình. Ứng dụng của cây dầu rái Những công dụng của Cây Dầu Rái góp phần đưa loài cây này trở nên gắn bó hơn trong cuộc sống của chúng ta. Cây có dáng cây luôn mọc thẳng và có tán tròn đẹp. Vì thế, cây được sử dụng như là một loại Cây Công Trình; trồng làm cảnh và tạo bóng mát cho nhiều không gian như: đường phố; công viên, trường học, khu công nghiệp, … Gỗ Dầu còn được sử dụng ưu tiên trong các công trình xây dựng; và đóng đồ mộc… bởi gỗ loài cây này có tính thẩm mỹ tương đối cao. Nhờ đó, góp phần mang tới nguồn lợi kinh tế cao. Nhựa Dầu có thể dùng trong công nghệ hóa mỹ phẩm; làm sơn; dầu bóng, …Ngoài ra, nó còn có tác dụng chữa trị viêm niệu đạo; bệnh lậu và viêm cuống phổi… Tuy nhiên; nó chủ yếu được dùng băng bó các vết thương; vết loét. Từ lâu, loài cây này đã trở thành giống cây được sử dụng để phủ xanh đất trống đồi trọc. Nhờ đó, Dầu giúp giảm xói mòn; thấm hút nước. Chính vì những công dụng trên, chúng ta cần phải phát triển và bảo vệ loài cây này; cũng là có phương pháp chăm đúng cách, giúp cây có thể phát huy hết được giá trị của nó. Điều kiện tự nhiên để trồng Khi trồng Cây Dầu, nên chọn các vùng có đất đỏ nâu trên đá bazan, đất xám, đất granit và phù sa cổ dưới rừng thứ sinh nghèo kiệt để trồng rừng là thích hợp. Khi tiến hành làm đất, bà con chú ý: Hố có kích thước 30x30x30cm để trồng cây con 3 tháng tuổi. Còn hố 40x40x40cm để trồng cây con 1 năm tuổi. Mật độ trồng Lấp hố trồng cây Sau khi cuốc hố phải để ải ít nhất 1/2 tháng. Sau đó mới tiến hành lấp đất xuống hố, lấp lớp đất mặt xuống 1/2 hố.
  • 45. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 44 Với cự ly 6,0mx3,0m thì trung bình mật độ sẽ là 550 cây/ha. Mật độ này chỉ áp dụng cho rừng Dầu. Nếu kết hợp với những cây khác thì phải xem tầng cao và kích cỡ của cây trồng xen. Đối với các loài cây bụi như: Đậu Tràm (cụ ly: 6×1,5m) thì tổng trồng xem có thể là 1100 cây/ha. Đối với các loại cây gỗ nhỏ hoặc cây gỗ lớn như Keo Lá Rràm, Keo Lai, Muồng Đen (cự ly 6×2,0m) tổng 830 cây/ha. Còn các cây có tán cao ngang ngữa Dầu Rái như Đào Lộn Hột (cự ly: 6x3m) tỉ lệ là 50% – 50% túc tổng cả hai chỉ 550 cây/ha. Thời vụ trồng dầu Thông thường, việc trồng cây giống tiến hành vào mùa mưa. Nên ở nước ta, trồng Cây Dầu thích hợp nhất là từ tháng 5-7 hàng năm chậm nhất là 30/7. Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền có sự khác nhau chút ít. Mùa mưa ở Duyên hải Miền trung muộn từ tháng 09 – 10 dương kéo dài ra tháng 01 (trùng với thời gian gió mùa đông bắc lạnh) Vì thế, mùa mưa của Duyên hải còn kéo theo thời tiết giá lạnh. Trồng cây vào lúc mưa là tốt. Nhưng giá lạnh thì cây cũng khó phát triển. Nên các tỉnh Duyên Hải có thể chọn trồng cây đầu mùa mưa. Lúc đó, thời tiết chưa lạnh lắm để cây phát triển. và 03 tháng đầu màu mưa, đủ để cây bén rễ và sống, trước khi mưa lạnh tới. nên, thời gian trông cây ở Miền duyên hải Nam Trung Bộ có thể kéo dài tháng 8, 9, 10 và thậm chí tháng 11 dương lịch. Kỹ thuật trồng Cây Dầu Trước tiên, dùng cuốc trộn lại đất trong hố để làm tơi đất. Sau đó lấp thêm đất cho đầy hố và đào một lỗ sâu khoảng 25cm. rồng Cây Dầu cơ bản Khi trồng, một tay đỡ bầu, một tay dùng dao rạch dọc vỏ bầu, nhẹ nhàng đặt bầu cây vào hố tránh làm vỡ bầu. Sau đó, điều chỉnh cây cho ngay ngắn rồi lột vỏ bầu ra ngoài. Giữ cây thẳng đứng, dùng tay vun lớp đất mịn ở xung quanh vào gốc cây, lấp dần đất bột xung quanh bầu, lấp đến đâu ấn nhẹ đến đó từ phía ngoài vào, không ấn vào bầu đất của cây. Lấp đất đầy lên trên mặt đất cũ của bầu từ 1-2cm, tạo thành hình mâm xôi, hình mu rùa xung quanh gốc cây đường kính khoảng 0,6-0,8m.
  • 46. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 45 Đối với cây con 3 tháng tuổi Nên áp dụng phương thức nông lâm kết hợp. Trước tiên, phải phát dọn hoặc đốt toàn diện thực bì trước tháng 4. Sau đó, cày hoặc cuốc toàn diện để ải đất tránh sâu bệnh. Hố đào kích thước 30x30x30cm, cự ly 3x4m; mật độ 550 cây/ha. Khi cây còn nhỏ, giữa 2 hàng Dầu trồng xen Đậu Xanh, Đậu Phộng hoặc Mỳ. Ở các vùng Tây Nguyên, Bình Phước, Bình Dương .. người dân có điều kiện thì trồng Đậu Xanh để thu hoạch. Còn nếu không có điều kiện thì trồng Cây Đậu Dại giữa khoảng. Trồng các Cây Họ Đậu có nhiều tác dụng. Thứ nhất, có thể kết hợp mang lại thu nhập cũng khá tốt theo mùa cho bà con nông dân. Đay là nguồn thu quay vòng cho 03 năm đầu, trước khi cây lớn. Và bà con cũng có nguồn thu để chờ được khi cây lớn. Thứ 02, các Cây Họ Đậu có rễ giữ và cố định đạm cho đất. Trồng 2 -3 năm để Cây Dầu Rái có thêm nguồn sinh dưỡng. Lá cây, mùn cây cũng giúp cho đất ẩm. Thứ 03, là trồng Cây Đậu thì cỏ dại đỡ mọc, đỡ phải mất công làm cỏ ăn mất phần của Cây Dầu Rái. Đối với cây giống 14 tháng tuổi Lúc này, cây đủ lớn để thoát khỏi lớp thực bì. Bà con ta có thể trồng theo rạch. Chặt bỏ tầng cây phía trên, tận dụng củi và dọn thực bì theo băng, giữ lại lớp thảm tươi cao không quá 4-5m. Mở rạch có chiều rộng bằng chiều cao của lớp thảm tươi. Kích thước hố 40x40x40cm. Mật độ trồng 500-800 cây/ha. Hướng dẫn cách chăm sóc cây dầu Mỗi người có 1 sở thích, nhu cầu khác nhau. Với cây cối cũng vậy. Có loại ưa sáng, ưa đất khô, có loại lại cần nhiều nước. Tùy theo nhu cầu cụ thể mà chúng ta cần phải có cách chăm sóc riêng biệt.
  • 47. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 46 Đối với cây dầu, đây là loại cây có tốc độ sinh trưởng nhanh và ưa môi trường ẩm ướt. Chính vì vậy, trong quá trình chăm sóc thì cần phải lưu ý những điều sau: Chế độ nước Vì là loại cây ưa nước, ưa ẩm nên cần tưới nước thường xuyên. Tuy nhiên trong quá trình tưới nước cần phải tránh sự ngập úng khiến cây bị ngạt nước, khó phát triển. Tốt nhất, nếu trồng với quy mô lớn bạn nên thiết kế hệ thống tưới tiêu đạt chuẩn. Đất trồng Đất trồng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của cây dầu. Theo các chuyên gia, đất trồng tốt nhất là loại đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến đất sét trung bình. Khí hậu
  • 48. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 47 Loại cây này ưa sáng, có tốc độ sinh trưởng nhanh và thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu nóng ẩm. Việt Nam là nước có khí hậu nóng ẩm gió mùa. Do vậy, loại cây này có thể trồng ở khắp cả nước ta. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý. Dù cây ưa sáng nhưng ở giai đoạn dưới 1 năm tuổi thì cây cần che bóng khoảng 50%. 2.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xà cừ Cây xà cừ là loại cây lấy gỗ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc trồng và chăm sóc cây xà cừ như thế nào để cây sinh trưởng và phát triển tốt là yếu tố quan trọng hàng đầu để có được cây xà cừ chất lượng tốt nhất là điều cần lưu ý. 1. Đặc điểm hình thái – Là cây gỗ lớn, cao 25 – 30m, phân cành sớm, cành nhánh to, tán rộng. – Lá kép lông chim 1 lần chẵn, mọc cách. – Hoa màu vàng xếp thành chùm ở nách lá phía đầu cành. – Quả nang hình cầu, vỏ hóa gỗ. Khi chín nứt thành 4 mảnh. – Cây có nguồn gốc từ châu Phi, nay được trồng phổ biến ở Việt Nam. Cây ưa sáng, mọc nhanh, dễ trồng, hạt nẩy mầm khỏe, cây tái sinh chồi mạnh.
  • 49. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 48 – Có thể gây trồng ở những nơi có lượng mưa từ 750 mm/năm trở lên, nhiệt độ trung bình tháng lạnh 15°C, tháng nóng nhất 26 – 29°C, chịu được khô hạn, kém chịu rét, thích hợp với nhiều loại đất, tốt nhất là đất phù sa. 2. Giá trị kinh tế – Gỗ có lõi màu đỏ nhạt, dác màu nâu đỏ nhạt, gỗ rắn, thớ xoắn, dễ nứt nẻ, cong vênh, dùng trong xây dựng đóng tàu thuyền và các đồ mộc thô dày. – Được trồng làm cây cảnh quang, tạo bóng mát ở các nơi công cộng và đường phố. – Phương thức bảo quản: + Điều kiện thông thường, khô, thoáng mát, ở nhiệt độ 25 – 30°C độ ẩm của hạt đưa đi bảo quản 8 – 9%, phương thức bảo quản này có thể duy trì sức sống của hạt không quá 6 tháng. + Bảo quản khô mát ở nhiệt độ 5 – 10°C, hạt giữ được 1-2 năm. Không để hạt nơi ẩm, thấp, dễ thấm nước. – Trọng lượng 1.000 hạt (gr)= 172 g – Số hạt/1 kg = 5.800 hạt 3. Kỹ thuật thu hái, bảo quản và gieo ươm * Thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống – Thu hái hạt giống trên những cây mẹ từ 15 tuổi trở lên. Cây mẹ được chọn phải có hình dáng đẹp, thân thẳng, tán lá đều, không sâu bệnh, cụt ngọn, cây có sức sinh trưởng khá, chỉ thu hái những quả đã chín. Dấu hiệu nhận biết quả đã chín: vỏ thường có màu mốc trắng, hạt màu nâu nhạt, chắc, nhân trắng. – Quả sau khi thu hái đem về phải chế biến ngay. Tiến hành phân loại quả, những quả chưa chín được ủ lại thành từng đống từ 2 – 3 ngày cho quả chín đều, đống ủ không cao quá 50 cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo lại 1 lần. Quả chín thì rải đều phơi dưới nắng nhẹ 3-5 nắng để tách hạt ra khỏi quả. Sau khi hạt tách ra khỏi quả phải thu ngay để tránh ảnh hướng của nhiệt độ cao, loại bỏ tạp chất, hạt lép. Khi phơi phải đảo trộn nhiều lần trong ngày. Không phơi quả trên nền xi măng; chỉ phơi trên vải, cót, nong, nia,… Hạt
  • 50. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 49 sau khi thu tiếp tục hong khô ở nơi râm mát 2-3 ngày, khi hạt đã khô thì sàng sảy hết tạp vật, thu hạt tốt cho vào bảo quản. * Tạo cây con – Xử lý hạt giống Hạt giống trước khi gieo được ngâm trong thuốc tím (KMn04) nồng độ 0,05% trong 10 phút, sau đó vớt ra rửa sạch và ngâm hạt trong nước ấm 45°C để nguội dần sau 10 -12 giờ, vớt ra và ủ trong túi vải (những hạt chưa trương tiếp tục xử lý trong nước ấm). Hằng ngày rửa chua bằng nước ấm (nước sạch), túi vải ủ hạt phải luôn luôn ẩm, sau 3-4 ngày hạt nẩy mầm có thể đem đi gieo (những hạt chưa nẩy mầm tiếp tục ủ để hạt nẩy mầm). * Chuẩn bị bầu đất Dùng túi bầu PE 10 X 15 cm đựng hỗn hợp ruột bầu. Thành phần ruột bầu gồm 80% đất tầng AB + 20% phân hữu cơ đã hoai (phân chuồng, phân xanh, phân rác). Đất làm ruột bầu được đập sàn nhỏ trộn đều với phân và đổ vào bầu thật đầy, sau đó xếp thành luống có chiều ngang 0,8-1m, chiều dài tùy ý, khoảng cách giữa 2 luống 0,4 m. * Gieo hạt Trước khi gieo hạt bầu đất phải được tưới nước đủ ẩm trước đó 1 ngày. Chọn những hạt nhú mầm, dùng que bằng đầu đũa được vót nhọn một đầu tạo lổ giữa bầu sâu 1 – 1,5 cm rồi gieo hạt vào, phủ một lớp đất mịn vừa lắp kín hạt, dùng rơm (hoặc cỏ khô, lá khô) đã qua khử trùng bằng nước vôi trong để che phủ mặt luống, bên trên dùng dàn che nắng 50 – 70%. Hằng ngày tưới nước đều (sáng sớm và chiều tối), đủ ẩm. Sau 6-7 ngày, cây mạ mọc đều thì bỏ lớp vật liệu che phủ (rơm, rạ, cỏ, lá khô) và chăm sóc luống bầu, bầu nào cây chết phải được cây dặm ngay. Chú ý đề phòng nấm bệnh và côn trùng phá hoại cây mầm.
  • 51. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 50 * Chăm sóc cây con Hàng ngày tưới nước đủ ẩm vào sáng sớm và chiều tối. Khi cây còn nhỏ, mỗi ngày tưới 2 lần, 2-3 lít/m2/l lần. Khi cây đã lớn, 1 lần/ngày hoặc 2 ngày/1 lần, 4-5 lít/m2/l lần. Cách 15 ngày làm cỏ phá váng 1 lần. Cây con trong giai đoạn vườn ươm có sự cạnh tranh mạnh mẽ về không gian dinh dưỡng (đặc biệt là nhu cầu ánh sáng) hoặc do nhiều lý do khác, những cây không có khả năng cạnh tranh sẽ sinh trưởng kém vì vậy cần bố trí cây con một cách hợp lý, đồng thời cần tạo dàn che bóng cho cây với tỷ lệ che phủ khác nhau từ 30 – 50 %. Khi cây con bén rễ thì tháo dỡ dẩn dàn che ra. Khi cây con đạt chiều cao 10 – 15 cm thì tiến hành đảo bầu nhằm tránh trường hợp rễ cây phát triển xuyên qua túi bầu, xếp các cây có cùng chiều cao với nhau để tiếp tục chăm sóc hoặc bón thúc. Cần bón thúc cho những cây có sức sinh trưởng kém bằng phân Urê hoặc Sunfát đạm với liều lượng là 0,25 gram hoặc NPK 16-16-8 pha loãng 1%, sau khi bón thúc phải tưới lại bằng nước. Trước khi xuất vườn từ 2 – 4 tuần, ngừng hẳn việc tưới phân, giảm lượng nước tưới để hãm cây nhằm giúp cây con cứng cáp, làm quen dần với điều kiện khó khăn khi đem trồng rừng.
  • 52. Dự án “Trồng rừng gỗ lớn” 51 Thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 6 – 8 tháng, cây có chiều cao tối thiểu 35cm, đường kính cổ rễ 3 – 4mm thì có thể đem xuất vườn. Nếu tạo cây trồng ven đường hoặc cây cảnh thì phải ươm trong bầu có kích thước lớn hơn và thời gian nuôi dưỡng trong vườn ươm trên 12 tháng. * Phòng trừ sâu bệnh Cây con ở giai đoạn vườn ươm phải được thường xuyên chăm sóc, làm sạch cỏ để tránh sâu, bệnh gây hại. Để ngăn ngừa nấm hại, dùng Booc đo nồng độ 1% phun đều lên trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/m2, 2 tuần/1 lần. 2.4. Phương án trồng lại rừng sau khai thác. Sau khai thác trắng rừng trồng, chúng tôi chủ động lập phương án - Kế hoạch, tổ chức trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng, hoặc năm kế tiếp, thực hiện theo Giải pháp kỹ thuật trồng rừng Đối tượng Đối tượng trồng mới rừng ở đây là đất trống, trảng cỏ, cây bụi, đất không có khả năng tái sinh và diễn thế tự nhiên thành rừng; đồng thời thuận lợi cho việc đầu tư phát triển trồng rừng sản xuất tập trung như diện tích tập trung, giao thông, địa hình thuận lợi