SlideShare a Scribd company logo
1 of 71
THUYẾT MINH DỰ ÁN
CHUYỂN ĐỔI RỪNG TỰ NHIÊN NGHÈO
KIỆT SANG TRỒNG RỪNG PHỤC HỒI
CÔNG TY
Địa điểm:
-----------  -----------
DỰ ÁN
CHUYỂN ĐỔI RỪNG TỰ NHIÊN NGHÈO
KIỆT SANG TRỒNG RỪNG PHỤC HỒI
Địa điểm:
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................... 2
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 6
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 6
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 6
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 6
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ......................................................................... 8
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................. 9
5.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 9
5.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................10
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN.......................12
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ
ÁN................................................................................................................12
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án..................................................12
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án........................................13
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................15
2.1. Thị trường gỗ..........................................................................................15
2.2. Nhu cầu thị trường dược liệu...................................................................20
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................23
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................23
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................25
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................26
4.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................26
4.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................26
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.26
5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................26
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............26
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
3
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ...................27
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............27
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ......27
2.1. Kỹ thuật trồng Gáo vàng .........................................................................27
2.2. Cây trồng chủ yếu của dự án là loại cây hông...........................................29
2.3. Quản lý bảo vệ rừng (QLBVR)................................................................34
2.4. Kỹ thuật trồng các loại cây dược liệu khác ...............................................36
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................41
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG....................................................................41
1.1. Chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................41
1.2. Phương án tổng thểbồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư:................41
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................41
II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH...................41
2.1. Các phương án xây dựng công trình.........................................................41
2.2. Các phương án kiến trúc..........................................................................42
III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN...................................................43
3.1. Phương án tổ chức thực hiện ...................................................................43
3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý .....................44
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................................45
I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................45
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. ...............45
III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN......................................46
IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI
VỚI MÔI TRƯỜNG .....................................................................................46
4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình....................................................46
4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................48
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
4
V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ,
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ...........................................................................50
VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG............................................51
6.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................51
6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................52
VII. KẾT LUẬN ...........................................................................................53
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .............................................................................55
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN..................................................55
II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN.......................57
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án........................................................57
2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:........................57
2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ................................................................57
2.4. Phương ánvay. ........................................................................................58
2.5. Các thông số tài chính của dự án..............................................................58
KẾT LUẬN ..................................................................................................61
I. KẾT LUẬN. ..............................................................................................61
II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. .....................................................................61
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ...............................62
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án.................................62
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .......................................................63
Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm....................................64
Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm.....................................................65
Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án............................................66
Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn...................................67
Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. ...........................68
Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). .............................69
Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).........................70
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
5
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
6
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:
“Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
Địa điểm thực hiện dự án:.
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: Hình thức quản lý: Chủ đầu
tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: đồng.
(Hai nghìn, năm trăm sáu mươi tám tỷ, năm trăm haimươi ba triệu, ba trăm sáu
mươi mốt nghìn đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (15%) :.000 đồng.
+ Vốn vay - huy động (85%) : 000 đồng.
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Trồng gáo vàng 687.500,0 m3/năm
Trồng cây hông 516.964,6 m3/năm
Thu phụ phẩm dướitán rừng 60.223,2 tấn/năm
Trồng cây dược liệu khác 16.500,0 tấn/năm
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Rừng vốn được mệnh danh là “lá phổi xanh” của Trái đất, đóng vai trò vô
cùng quan trọng đối với cuộc sống con người và môi trường.Tuy nhiên, công tác
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều hạn chế, yếu kém. Tình trạng phá
rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật, nhất là đối với rừng tự
nhiên vẫn tiếp tục diễn ra phức tạp; diện tích rừng phòng hộ liên tục giảm qua
các năm. Công tác quy hoạch, bảo vệ, phát triển rừng thiếu đồng bộ với quy
hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Nhiều dự án phát
triển kinh tế như thuỷ điện, khai thác khoáng sản, dịch vụ du lịch… chưa chú
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
7
trọng đến bảo vệ, phát triển rừng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh
thái, làm suy giảm chất lượng rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên.
Phát triển du lịch sinh thái rừng theo hướng bền vững
Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu du lịch ngày càng trở nên
không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người, đặc biệt là ở các nước
phát triển. Trong bối cảnh chung của thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang có xu
hướng chuyển dịch cơ cấu từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh
tế phát triển Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp. Vì vậy, việc phát triển du
lịch rừng theo hướng bền vững tại Việt Nam rất cần thiết.
Để phát triển bền vững thì phải cùng đồng thời thực hiện 3 mục tiêu (1)
Phát triển có hiệu quả về kinh tế; (2) Phát triển hài hòa các mặt xã hội; nâng cao
mức sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cư; (3) Cải thiện môi trường môi
sinh, bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau. Để
đảm bảo phát triển bền vững cần phải thực hiện những nguyên tắc đảm bảo phát
triển du lịch bền vững đó là: Khai thác, sử dụng các tài nguyên một cách hợp lý;
hạn chế sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải; phát triển du lịch
phải gắn với bảo tồn tính đa dạng; phát triển phải phù hợp với tổng thể kinh tế –
xã hội; chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương; khuyến khích sự tham gia của
cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch; thường xuyên trao đổi, tham
khảo ý kiến với cộng đồng địa phương và các đối tượng liên quan; chú trọng đào
tạo, nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường.
Phát triển bền vững là một trong những mục tiêu thiên niên kỷ của thế
giới và cũng là mục tiêu hàng đầu cho phát triển của Việt Nam. Ở nước ta, khái
niệm phát triển bền vững được khẳng định trong quá trình phát triển kinh tế-xã
hội của đất nước bằng công tác tăng cường bảo vệ môi trường trong thời kỳ
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, cũng được khẳng định
thông qua các chủ trương qua các kỳ đại hội, trở thành những định hướng quan
trọng cho các ngành, trong đó có ngành Du lịch. Việc xác định nguyên tắc phát
triển bền vững và du lịch bền vững là cơ sở quan trọng cho những bước tiếp theo
của ngành Du lịch.
Các yêu cầu để phát triển du lịch bền vững
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
8
Bảo tồn hệ sinh thái: Hệ sinh thái đề cập đến việc duy trì các hệ thống trợ
giúp cuộc sống (đất, nước, không khí, cây xanh), bảo vệ sự đa dạng và ổn định
của các loài và hệ sinh thái. Tiêu chuẩn này đòi hỏi các hoạt động du lịch và cơ
sở hạ tầng phải phù hợp với điều kiện của môi trường.
Hiệu quả: Đánh giá các phương thức và biện pháp phát triển về mặt đo
lường chi phí, thời gian, tiền và lợi ích của xã hội và cá nhân. Trong phát triển
du lịch phải đạt được hiệu quả về lượng vốn và lao động bỏ ra trong hoạt động
kinh doanh.
Cân bằng: Đảm bảo sự phát triển bình đẳng và thừa nhận các nhu cầu giữa
cá nhân và hộ gia đình, các nhóm xã hội, giữa thế hệ hiện tại và tương lai, giữa
con người và thiên nhiên.
Giữ gìn bản sắc văn hóa: Đề cập đến việc bảo vệ và duy trì chất lượng
cuộc sống, các truyền thống văn hóa đặc sắc như tôn giáo, nghệ thuật. Du lịch
phải tăng cường bảo vệ văn hóa thông qua chính sách du lịch văn hóa.
Cộng đồng: Du lịch phải tạo cơ hội cho cộng đồng địa phương tham gia
vào các hoạt động du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường thông qua đầu tư vào các
hoạt động kinh doanh du lịch, thúc đẩy sự phát triển của các ngành có liên quan
như công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp…
Công bằng và phát triển: Đề cập đến việc hòa nhập, cân bằng và hài hòa
giữa các yếu tố giữa kinh tế và môi trường, giữa nông nghiệp và du lịch, giữa
các loại hình du lịch…
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án
“Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”tại huyện Bù
Đăng, Tỉnh Bình Phướcnhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng
thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để
đảm bảo phục vụ cho ngànhnông lâm nghiệpcủa tỉnh Bình Phước.
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc
hội;
 Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc
hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18
tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
9
2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc
Hộinước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
 Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
 Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2021quy định về đánh
giá sơ bộ tác động môi trường;
 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm
2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp;
 Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây
dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch
xây dựng;
 Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây
dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại
Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của
Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;
 Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn
đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình
năm 2020.
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
5.1. Mục tiêu chung
 Phát triển dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng
phục hồi” theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
10
lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm
ngành nông lâm nghiệp, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu đáp ứng nhu
cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.
 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của
khu vực tỉnh Bình Phước.
 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,
đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của
địa phương, của tỉnh Bình Phước.
 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho
nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá
môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
5.2. Mục tiêu cụ thể
 Phát triển mô hình lâm nghiệp sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, tài
nguyên rừng đảm bảo hiệu quả về kinh tế xã hội đi kèm với mục tiêu bảo vệ và
phát triển rừng.
 Phát triển mô hình lâm nghiệp chuyên nghiệp, cung cấp các sản phẩm gỗ
có giá trị kinh tế cao như gỗ giổi, gỗ ,... chất lượng cho thị trường trong nước và
cho xuất khẩu. Kết hợp trồng dược liệu dưới tán rừng gia tăng hiệu quả kinh tế
rừng góp phần cung cấp sản phẩm nông lâm nghiệp chất lượng, giá trị, hiệu quả
kinh tế cao.
 Tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho người dân; góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ rừng, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, giá trị đa dạng sinh học và văn hóa truyền thống của khu
vực.
 Nhằm đưa đất canh tác sử dụng một cách có hiệu quả vừa phủ xanh đất
trống đồi trọc, ngăn không để đất bị sói mòn, tạo công ăn việc làm cho người lao
động.
 Áp dụng công nghệ kỹ thuật trong nông nghiệp vào sản xuất, quản lý khai
thác rừng và vườn cây gỗ lớn một cách có hiệu quả.
 Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:
Trồng gáo vàng 687.500,0 m3/năm
Trồng cây hông 516.964,6 m3/năm
Thu phụ phẩm dướitán rừng 60.223,2 tấn/năm
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
11
Trồng cây dược liệu khác 16.500,0 tấn/năm
 Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu
chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng
cao cuộc sống cho người dân.
 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Bình
Phướcnói chung.
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
12
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN
DỰ ÁN
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án
Vị trí địa lý
Bình Phước là một tỉnh thành thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam.
Bình Phước là một tỉnh nằm ở phía bắc của vùng Đông Nam Bộ[7], có vị
trí địa lý:
Phía đông giáp các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
13
Phía tây giáp tỉnh Tbong Khmum của Campuchia và tỉnh Tây Ninh
Phía nam giáp tỉnh Bình Dương
Phía bắc giáp các tỉnh Mondulkiri và Kratié của Campuchia và tỉnh Đắk
Nông.
Địa hình
Bình Phước là vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung bộ xuống
đồng bằng Tây Nam bộ, nhìn chung địa hình Bình Phước tương đối bằng phẳng
ở phía nam và tây nam, phía bắc và đông bắc có địa hình dốc hơn. Bình Phước
là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình khá thấp và không phức tạp khi so
với các tỉnh trung du miền núi khác, phía nam và tây nam tỉnh là nền đất hình
thành trên phù sa cổ với địa hình tương đối bằng phẳng, tiếp đến là vùng đồi
thấp chủ yếu hình thành trên nền Bazan có địa hình lượn sóng nối tiếp nhau,
phía bắc và tây bắc là vùng đất tiếp giáp Tây Nguyên có độ cao và dốc mạnh
hơn. Núi cao nhất tỉnh Bình Phước và cũng là núi cao thứ 3 ở Nam Bộ là núi Bà
Rá với độ cao 736m.
Khí hậu
Nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa là
mùa mưa và mùa khô, Vào mùa mưa, thời tiết thường mát mẻ, lượng mưa lớn,
ngược lại vào mùa khô, lượng mưa ít, độ ẩm không khí giảm, thời tiết thường se
lạnh vào đầu mùa khô đến giữa mùa khô đến cuối mùa khô thời tiết khô nóng rất
khó chịu, Nhiệt độ bình quân trong năm khá cao đều và ổn định từ 25,8⁰C -
26,2°C. Và thấp kỷ lục là 10⁰C cao kỷ lục là 38⁰C
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án
Kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2021 ước thực hiện được
46.196,08 tỷ đồng, tăng 6,32% so cùng kỳ năm trước, là tỉnh có mức tăng
trưởng cao, đứng thứ nhất vùng và đứng thứ 20 của cả nước.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 13.962,94 tỷ đồng, tăng 3,81%,
đóng góp 1,18 điểm phần trăm, thấp hơn 6,75% so với cùng kỳ năm trước (năm
2020 tăng 10,56%), trong đó: ngành nông nghiệp tăng 3,83% so với cùng kỳ.
Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 15.393,72 tỷ đồng, tăng 17,68%, đóng
góp 5,33 điểm phần trăm, tăng 6,73% so với cùng kỳ năm trước (năm 2020 tăng
10,95%). Tính riêng ngành công nghiệp tăng 20,63%, trong đó: ngành công
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
14
nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng cao nhất 17,43% giữ vai trò là động lực
chính trong khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp phần tăng trưởng
GRDP của tỉnh.
Khu vực dịch vụ đạt 14.978,50 tỷ đồng, giảm 0,33%, làm giảm 0,11 điểm
phần trăm, thấp hơn 2,58% so với cùng kỳ năm trước (năm 2020 tăng 2,25%),
đây là khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét nhất trong bối cảnh dịch bệnh
lây lan, bởi đại dịch Covid-19.
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 1.860,91 tỷ đồng, giảm 1,70%,
làm giảm 0,07 điểm phần trăm, thấp hơn 8,88% so với cùng kỳ (năm 2020 tăng
7,18%).
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm tỷ trọng 23,33%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 42,27%; khu
vực dịch vụ chiếm 30,44%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,97%.
GRDP bình quân đầu người ước đạt 75,99 triệu đồng/người/năm, tăng
9,51% so với cùng kỳ năm 2020.
Dân cư
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
15
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Bình Phước đạt
994.679 người, mật độ dân số đạt 132 người/km² Trong đó dân số sống tại thành
thị đạt gần 235.405 người, chiếm 23,7% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông
thôn đạt 759,274 người, chiếm 76,3% dân số. Dân số nam đạt 501.473 người,
trong khi đó nữ đạt 493.206 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa
phương tăng 1,3 ‰ Đây cũng là tỉnh ít dân nhất vùng Đông Nam Bộ với khoảng
1 triệu dân.
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
2.1. Thị trường gỗ
Sản lượng các loại gỗ được sử dụng chính trên toàn cầu đã tăng mạnh từ
năm 2016 cho đến nay với tốc độ tăng trưởng từ 3% đến 6% mỗi năm. Các loại
gỗ chính được sử dụng rộng rãi trên thế giới phải kể đến các loại gỗ như gỗ tròn,
gỗ xẻ, gỗ tấm và các loại viên gỗ nén. Những khu vực phát triển ngành công
nghiệp gỗ là những quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và châu Âu,
đặc biệt là khu vực Đông Âu với tốc độ tăng trưởng kinh tế tích cực và năng lực
sản xuất vượt trội trong lĩnh vực sản xuất năng lượng sinh học.
Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), năng
lực sản xuất trong ngành công nghiệp gỗ đã dần hồi phục trong giai đoạn năm
2010 - 2016 sau khi chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm
2008. Tốc độ tăng trưởng của ngành gỗ bắt đầu xu hướng tăng trưởng bền vững
kể từ sau năm 2016 và xu hướng tích cực này vẫn tiếp tục được duy trì do sự
phát triển của kinh tế toàn cầu nói chung cũng như nhu cầu về năng lượng tái tạo
gia tăng.
Các loại sản phẩm gỗ rất đa dạng và được tận dụng để sử dụng rộng rãi
trong rất nhiều lĩnh vực. Có thể phân loại các sản phẩm từ gỗ như sau:
- Gỗ tròn công nghiệp (industrial roundwood): là tất cả các loại gỗ được
lấy từ cây không sử dụng cho mục đích lấy năng lượng. Loại gỗ này có thể kể
đến như gỗ để làm giấy, gỗ xẻ và gỗ dán veneer, và các loại gỗ lấy từ cây khác.
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
16
Loại gỗ này cũng có thể phân loại thành hai loại gỗ riêng biệt là cây gỗ tròn họ
lá kim và cây gỗ tròn không phải họ lá kim.
- Gỗ xẻ (sawnwood): là các loại gỗ bao gồm các tấm ván gỗ, gỗ dầm…có
độ dày hơn 5mm nhưng không bao gồm các miếng gỗ để lót sàn. Gỗ xẻ cũng có
thể được phân loại dựa trên hai loại riêng biệt là gỗ xẻ họ lá kim và gỗ xẻ không
thuộc họ lá kim.
- Gỗ tấm (wood-based pannels): là các loại gỗ bao gồm gỗ veneer, gỗ ván
ép, gỗ ván dăm, gỗ ván sợi.
- Sợi gỗ (fibre furnish): là loại sợi được sử dụng để sản xuất giấy, bao
gồm các loại sợi gỗ lấy từ giấy thải, bột gỗ để làm giấy.
- Gỗ nhiên liệu (wood fuel, charcoal and pellets): Gỗ nhiên liệu là loại gỗ
tròn được sử dụng làm nhiên liệu để nấu ăn, sưởi ấm hoặc sản xuất điện, làm
thành viên than hoặc viên nén.
Các loại gỗ công nghiệp, đặc biệt là gỗ ván dăm và gỗ ván công nghiệp,
các loại gỗ thường được sử dụng trong hoạt động sản xuất và thiết kế đồ nội
thất, đã và đang tiếp tục có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong số tất cả các loại
gỗ do tính chất tiện dụng và dễ dàng tạo hình, sử dụng. Loại hỗ này được sản
xuất với tỷ trọng rất lớn tại các nhà máy ở Đông Âu, Liên bang Nga, Bắc Mỹ và
Trung Quốc. Trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, Nga đã vượt qua Canada
và Đức để trở thành nhà sản xuất và tiêu thụ các loại gỗ tấm lớn thứ ba trên thế
giới chỉ sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. Canada chứng kiến mức tăng trưởng hai
con số trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gỗ tấm trong khoảng thời gian từ
2014 - 2016 nhờ doanh số xuất khẩu sang thị trường Mỹ lớn kỷ lục phục vụ nhu
cầu nhà đất có xu hướng phục hồi tại Mỹ trong giai đoạn này. Trung Quốc cũng
khẳng định vị thế là nhà sản xuất lớn khi cũng minh chứng bằng mức tăng lên
đến 42% trong sản xuất gỗ tấm tính trong giai đoạn 2012 - 2016 và vẫn tiếp tục
giữ vững vị thế cho đến nay.
Sản phẩm gỗ viên nén trở thành loại gỗ được sử dụng rộng rãi trong
những năm gần đây đáp ứng các mục tiêu năng lượng sinh học do liên minh
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
17
châu Âu đặt ra cũng như yêu cầu về các loại nhiên liệu giảm tác hại khí thải của
các loại nguyên liệu khác ra môi trường. Châu Âu và Bắc Mỹ là hai khu vực
chiếm gần như toàn bộ sản lượng gỗ viên nén toàn cầu với sản lượng 58% tại
châu Âu và 32% tại Bắc Mỹ, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng loại gỗ này là 81%
và 8% tương ứng.
Châu Á đang gia tăng nhu cầu sử dụng viên gỗ nén trong những năm gần
đây với tốc độ tăng lên đến 17% mỗi năm. Hàn Quốc là quốc gia nhập khẩu viên
gỗ nén lớn thứ ba thế giới chỉ sau Anh và Đan Mạch. Điều này đã thúc đẩy các
quốc gia có năng lực sản xuất tiềm năng như Việt Nam, Malaysia, Indonesia và
Thái Lan đẩy mạnh khả năng sản xuất của mình.
Xuất khẩu gỗ
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2018, giá
trị xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam đạt 9,38 tỷ USD, chiếm hơn 23% kim
ngạch xuất khẩu của cả ngành nông nghiệp. Ngành gỗ ghi nhận mức thặng dư
thương mại lên tới 7 tỷ USD. Hoạt động chế biến gỗ và xuất khẩu lâm sản của
nước ta đã được cải thiện về quy mô, số lượng và chất lượng sản xuất trong
những năm gần đây. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 4.500 doanh nghiệp chế
biến gỗ và lâm sản, trong đó doanh nghiệp tư nhân chiếm tới 95%. Các loại gỗ
và hàng lâm sản khai thác và chế biến tại Việt Nam được xuất khẩu sang hơn
120 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 4 trong các mặt hàng xuất khẩu lớn chỉ
sau cà phê, thủy sản và máy móc, thuộc top 10 các quốc gia xuất khẩu sản phẩm
gỗ trên thế giới và giữ vững vị trí thứ nhất ở khu vực Đông Nam Á. Với nguồn
tài nguyên rừng phong phú, việc phấn đấu để đạt được thị phần cao hơn trên các
lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ của nước ta là hoàn toàn có khả
năng cao trong thời gian tới. Trong năm 2019 tới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn cũng đề ra định hướng đưa năng lực xuất khẩu gỗ vượt qua mức
11 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2018 và đến năm 2030 sẽ đạt kỳ vọng chiếm
thị phần từ 30% đến 50% thị trường gỗ toàn cầu. Đây được coi là một tham
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
18
vọng lớn đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu gỗ của Việt Nam và cả khu
vực Đông Nam Á.
Các thị trường xuất khẩu gỗ chủ lực của Việt Nam phải kể đến Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Anh. Đây cũng là những quốc gia có nhu
cầu nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm gỗ hàng đầu thế giới, do đó, dư địa cho
ngành gỗ Việt Nam phát triển vẫn còn rất lớn. Chúng ta có những điểm mạnh
nổi trội đưa sản phẩm gỗ và lâm sản của Việt Nam vương lên trên thị trường
quốc tế như nguồn tài nguyên xanh và sạch phong phú, các chính sách của Nhà
nước hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển, có định hướng về sự
liên kết hợp tác giữa công ty chế biến và người trồng rừng, cũng như những phát
triển về tính thẩm mỹ trong sản phẩm, đặc biệt trong các sản phẩm thủ công mỹ
nghệ. Những điểm mạnh này giúp gỗ Việt Nam có được chỗ đứng vững chắc tại
các thị trường xuất khẩu trên thế giới. Hiện kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm
sản của Việt Nam mới chiếm khoảng 6% thị phần toàn cầu và phấn đấu đặt mục
tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt trên 11 tỷ USD trong năm nay.
Tuy nhiên, những khó khăn mà ngành gỗ Việt Nam còn phải đối mặt, điển
hình là tình trạng nguồn gỗ nguyên liệu không “sạch”, hay còn gọi là gỗ lậu, gỗ
nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam bất hợp pháp. Điều này khiến cho gỗ Việt
Nam sẽ gặp phải những rào cản thương mại và tự vệ khi nước ta tham gia ký kết
các hiệp định thương mại tư do với các quốc gia và khu vực khác trên thế giới.
Những hiệp định thương mại tự do nổi bật như CPTPP và EVFTA, trong đó đã
đưa các mức thuế nhập khẩu gỗ từ Việt Nam vào thị trường các nước CPTPP và
châu Âu xuống mức 0%, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp xuất
khẩu gỗ tiếp cận các thị trường có nhu cầu gỗ cao nhưng khó tính trong khâu
kiểm duyệt. Vì vậy, để tận dụng được những cơ hội này, doanh nghiệp gỗ Việt
Nam hơn ai hết phải hiểu rõ các quy định về nguồn cung nguyên liệu, chế biến,
sản xuất và đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ trước khi đưa sản phẩm gỗ Việt
Nam ra thị trường toàn cầu.
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
19
Không chỉ tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, chiến tranh
thương mại bùng nổ hiện nay cũng đang trở thành một cơ hội hiếm có cho cả
ngành xuất khẩu của Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp gỗ nói riêng.
Theo Hiệp hội Gỗ cứng Trang trí Hoa Kỳ, hoạt động nhập khẩu gỗ ván ép công
nghiệp từ Việt Nam và Indonesia đã tăng nhanh trong khi nhập khẩu loại gỗ này
từ Trung Quốc đã giảm 50.000 đến 100.000 mét khối mỗi tháng từ khi chiến
tranh thương mại nổ ra. Khối lượng gỗ ván ép nhập khẩu từ Trung Quốc đã
giảm 55,1% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống chỉ còn 129,3 triệu USD. Khối
lượng xuất khẩu gỗ ván ép công nghiệp của Việt Nam đã tăng thêm đến 25.000
mét khối mỗi tháng, tăng 199% lên mức 113.000 mét khối với giá trị nhập khẩu
tăng vọt lên mức 70,4 triệu USD, tuy nhiên giá thành sản phẩm lại giảm xuống
mức thấp nhất tại thị trường nhập khẩu này. Hiện nay có khoảng 867 công ty có
đầu tư nước ngoài trực tiếp hoạt động trong ngành gỗ tại Việt Nam, với tổng số
vốn khoảng 5,5 tỷ USD, và hơn 63% trong số các doanh nghiệp này nhận hỗ trợ
bởi các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong khi căng
thẳng Mỹ - Trung vẫn chưa có hồi kết, các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam
vẫn đang tận dụng hết nguồn lực để gia tăng sản xuất và xuất khẩu nhằm bù đắp
sự thiếu hụt nguồn cung trên thị trường gỗ toàn cầu.
Ngày 23/5, Tổng cục Hải quan cho biết 4 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu
gỗ và sản phẩm đạt gần 3,12 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, sản phẩm gỗ chiếm 71,2%, đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng 19,6%.
Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 4 tháng đầu
năm nay so với 4 tháng đầu năm 2018, đa số các thị trường đều tăng kim ngạch.
Đặc biệt, Hoa Kỳ vẫn là nước dẫn đầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của
Việt Nam, chiếm 45,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả
nước, đạt 1,42 tỷ USD, tăng 34,7% so với 4 tháng đầu năm 2018.
Đứng sau thị trường Hoa Kỳ là Nhật Bản, đạt 414,15 triệu USD, chiếm
13,3%, tăng 18,1%; Trung Quốc đạt 364,8 triệu USD, chiếm 11,7%, giảm 0,7%;
EU chiếm 10%, đạt 313,46 triệu USD, tăng 10,4%; Hàn Quốc đạt 268,81 triệu
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
20
USD, chiếm 8,6%, giảm 6,9%; Anh đạt 108,03 triệu USD, chiếm 3,5%, tăng
9,5%.
2.2. Nhu cầu thị trường dược liệu
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển việc
chăm sóc sức khỏe ít nhiều vẫn còn liên quan đến Y học cổ truyền hoặc thuốc từ
dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước
trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm
có nguồn gốc thiên nhiên từ cây thuốc để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh..
Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là những
nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam,
Thái Lan, Bangladesh ... ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi ... ở Châu Mỹ La
tinh như Brasil, Uruguay ... Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là
những nước thuộc liên minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới.
Trung bình hàng năm các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD
dược liệu và gia vị. Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là
Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Đức.
Về xuất khẩu, nước ta chủ yếu xuất dược liệu thô, ước tính 10.000 tấn/năm
bao gồm các loại như: Sa nhân, Quế, Hồi, Thảo quả, Cúc hoa, Dừa cạn, Hòe,...
và một số loài cây thuốc mọc tự nhiên khác. Bên cạnh đó một số hoạt chất được
chiết xuất từ dược liệu cũng từng được xuất khẩu như Berberin, 16 Palmatin,
Rutin, Artemisinin, tinh dầu và một vài chế phẩm đông dược khác sang Đông
Âu và Liên bang Nga. 2. Nhu cầu sử dụng dược liệu, thuốc từ dược liệu trên thế
giới.
Năm 2019 xuất khẩu dược phẩm của nước ta đạt gần 200 triệu USD, chiếm
tỷ lệ rất thấp, chỉ với 5,7 % so với giá trị nhập khẩu. Các mặt hàng là thế mạnh
của Việt Nam xuất khẩu như: Panadol Extra; Thuốc tiêm tĩnh mạch dùng cho
lọc máu Parsabiv 5mg đựng trong lọ vial dung tích 3ml; Cao dán Salonpas và
các loại thuốc nhỏ mắt, nước muối sinh lý...
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
21
Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu Dược phẩm sang Nhật bản đang rất ổn
định và thường chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất khẩu dược phẩm của cả
nước. Thị trường Nhật Bản là quốc gia tiêu thụ dược phẩm lớn thứ hai thế giới,
mặc dù năng lực sản xuất lớn, song quốc gia này vẫn đang nhập khẩu hơn 30%
tổng thị trường để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, hệ thống quản lý
dược phẩm của Nhật Bản tương đối khắt khe. Bất cứ loại thuốc nào muốn vào
Nhật Bản đều phải vượt qua hàng rào kỹ thuật của Cục Dược phẩm và Thiết bị
Y tế (PMDA). Bên cạnh đó, nước ta còn xuất khẩu dược phẩm sang một số thị
trường khác đạt kim ngạch cao như: Singapore; Sip, Campuchia, Hồng Kông
(Trung Quốc), Hàn Quốc... vv.
Nhu cầu về dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu (thuốc được sản xuất từ
nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất) có
xu hướng ngày càng tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Xu thế trên thế
giới con người bắt đầu sử dụng nhiều các loại thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức
khỏe có nguồn gốc từ thảo dược hơn là sử dụng thuốc tân dược vì nó ít độc hại
hơn và ít tác dụng phụ hơn. Theo thống kê hiện nay tỷ lệ số người sử dụng Y
học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh ngày càng tăng như
Trung Quốc, Hàn Quốc, Các nước Châu phi, ...Ở Trung Quốc chi phí cho sử
dụng Y học cổ truyền khoảng 10 tỷ USD, chiếm 40% tổng chi phí cho y tế, Nhật
Bản khoảng 1,5 tỷ USD, Hàn Quốc khoảng trên 500 triệu USD. Theo thống kê
của WHO, những năm gần đây, nhiều nhà sản xuất đã có hướng đi mới là sản
xuất các thuốc bổ trợ, các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hương liệu… Chính
vì vậy, sản xuất dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế
ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc.
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về cây thuốc đã được tiến hành từ rất
sớm, gắn liền với tên tuổi của nhiều danh y nổi tiếng như: Thiền sư Tuệ Tĩnh với
bộ “Nam Dược Thần Hiệu” viết về 499 vị thuốc Nam, trong đó có 241 vị thuốc
có nguồn gốc từ thực vật. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với bộ “Lĩnh Nam
Bản Thảo” gồm 2 quyển: quyển thượng chép 496 kế thừa của Tuệ Tĩnh, quyển
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
22
hạ ghi 305 vị bổ sung về công dụng hoặc mới phát hiện thêm. Nền y dược đó có
tiềm năng và vai trò to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân. Tuy nhiên để kế thừa, bảo tồn và phát triển, không những chúng ta cần có
một đội ngũ thầy thuốc giỏi mà còn phải có nguồn dược liệu đảm bảo về chất
lượng và đa dạng về chủng loại.
Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về
thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng
gia tăng bởi nó ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của
cơ thể.
Theo báo cáo của Cục Quản lý Dược-Bộ Y tế, mỗi năm nước ta tiêu thụ
khoảng 50-60 nghìn tấn các loại dược liệu khác nhau, sử dụng vào việc chế biến
vị thuốc y học cổ truyền, nguyên liệu ngành công nghiệp dược hoặc xuất khẩu.
Theo đó, thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu của Việt
Nam là rất lớn. Hệ thống khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hiện có hơn 60
bệnh viện y học cổ truyền công lập; hơn 90% bệnh viện đa khoa tỉnh có bộ phận
y học cổ truyền; khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y
học cổ truyền và gần 7.000 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân sử dụng
dược liệu trong khám chữa bệnh.
Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế có thể cao hơn
trồng cây lương thực, thực phẩm. Trong mấy thập niên qua, hàng chục ngàn tấn
dược liệu đã được khai thác tự nhiên và trồng trọt hàng năm, đem lại lợi nhuận
lớn. Cây thuốc được phát triển có thể giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi
xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi
trường.
Mặc dù có tiềm năng thế mạnh lớn, nhưng hiện nay Việt Nam mới chỉ tự
cung cấp được 25% nguyên liệu để phục vụ việc sản xuất thuốc trong nước, còn
lại 75% vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Việt Nam cũng chưa đưa
được các bài thuốc quý trong cộng đồng ra sử dụng rộng rãi; thậm chí nhiều bài
thuốc quý đã bị mai một, thất truyền hoặc bị đánh cắp, giả mạo. Đồng thời, sản
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
23
phẩm từ dược liệu quý của nước ta chưa trở thành hàng hóa có giá trị cao và
chưa được sử dụng rộng rãi.
Để chủ động trong lĩnh vực phát triển y dược cổ truyền và đảm bảo y
dược cổ truyền giữ được thế mạnh của y học Việt Nam so với các nước trong
khu vực và trên thế giới thì chúng ta phải chủ động được nguồn dược liệu. Hơn
bao giờ hết, lúc này phát triển dược liệu nên được coi là an ninh quốc gia.
Phát triển nuôi trồng dược liệu còn là giải pháp quan trọng hạn chế tối đa
việc khai thác tự nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ động, thực
vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng.
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án
Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:
Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 550.000.000,0 m2
1 Khu nhà điều hành, văn phòng 200,0 m2
2 Khu nhà xưởng 3.000,0 m2
3 Nhaà kho 3.000,0 m2
4 Nhà ăn công nhân 1.000,0 m2
5 Đường giao thông nội bộ 5.500,0 m2
6 Băng chừa, đường phòng cháy chữa cháy 16.500.000,0 m2
7 Khu trồng rừng gáo vàng 275.000.000,0 m2
8 Khu trồng rừng hông 258.482.300,0 m2
9 Khu hồ nước dự trữ, PCCC 5.000,0 m2
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống
- Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
24
- Hệ thống PCCC Hệ thống
II Thiết bị
1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ
2 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ
3 Thiết bị vận tải Trọn Bộ
4 Thiết bị khác Trọn Bộ
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
25
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư
(ĐVT:1000 đồng)
Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 65/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 20 tháng 01 năm
2021 về Ban hành suấtvốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020,Thông tư
số 11/2021/TT-BXD ngày31 tháng 8 năm 2021của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư
xây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phíquản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31
tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
4.1. Địa điểm xây dựng
Dự án“Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
được thực hiệntại huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước.
4.2. Hình thức đầu tư
Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới.
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
5.1. Nhu cầu sử dụng đất
Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa
phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là
tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử
dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho
quá trình thực hiện.
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
27
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ
2.1. Kỹ thuật trồng Gáo vàng
Cây Gáo Vàng được ưa chuộng trồng rộng rãi không chỉ bởi dễ trồng, dễ
chăm sóc mà còn ở khả năng sinh trưởng rất nhanh.
Chỉ trong vòng 5 năm đầu tiên, cây đã đạt chu vi thân gần 200 cm. Chính
vì vậy mà Cây Gáo Vàng được gọi là loại cây có tốc độc phát triển vượt bậc so
với những cây gỗ cùng loại.
Chọn đất
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
28
Trước mắt, nên chọn đất thung lũng, chân đồi, ở độ cao so với mặt biển
dưới 1000m, hoặc trên đồi thoải, bát úp, có tầng đất dày, đất tốt, ẩm ướt hoặc đất
ven nhà, ven đường, ven sông suối, trong lâm viên, công viên, để trồng cây thiên
ngân lấy gỗ hoặc làm cây cảnh, cây bóng mát, cây công trình.
Làm đất và mật độ trồng
Nếu trồng trên đồi thì phải trồng theo đường đồng định mức. Ở đất có
rừng thưa cây bụi, có thể vẫn giữ một số cây gỗ nhỏ và cây bụi, trông xen cây
gáo. Hố trồng thiên ngân theo kích cỡ 50 x 50 x 40cm, với mật độ 3m x 6m hoặc
4m x 6m khoảng 500 – 600cây/ha, có thể nâng mật độ lên 1500 cây/ha. Sau 5
năm tỉa thưa, chỉ để lại 600cây/ha để sau 10 năm khai thác cây gỗ lớn.
Thời vụ và bón phân
Thời vụ trồng từ tháng 6 – 7, chậm nhất vào tháng 8 khi trời vẫn còn mưa.
Cây đem trồng phải chọn cây khoẻ, không sâu bệnh, không bị tổn thương. Khi
trồng thì rỡ bầu, đem cây đặt thẳng vào hố, lấp đất màu, bón mỗi gốc 100g/NPK
rồi lấp đất cao hơn mặt hố khoảng 5cm.
Kỹ thuật chăm sóc
Sau khi ra ngôi 15 ngày, kiểm tra tỉ lệ cây sống, kịp thời trồng dặm những
chỗ khuyết cây. Sau 30 ngày, làm cỏ xung quanh gốc. Vào tháng 8 – 9 phải xới
xáo gốc cây. Trong 2 – 3 năm đầu hàng năm đều phải xới xáo, làm cỏ xung
quanh gốc, nếu có điều kiện bón thêm 100gNPK/cây.
Phải kiểm tra tình hình sâu bệnh, nếu phát hiện sâu phải kịp thời diệt trừ
bằng các loại thuốc thích hợp.
Khi cây Gáo chưa khép tán thì có thể trồng xen, kết hợp bón phân cho cây
trồng, tạo điều kiện cho Gáo sinh trưởng phát triển tốt.
Trong quá trình sinh trưởng phát triển, có thể xuất hiện một số loại sâu
bệnh, cần kiểm tra thường xuyên để phát hiện và diệt trừ kịp thời.
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
29
2.2. Cây trồng chủ yếu của dự án là loại cây hông
Hông - Paulownia fortunei (Seem.) Hemsl., thuộc họ Hoa mõm sói –
Scrophulariaceae. Cây hông là cây gỗ lớn, có tốc độ sinh trưởng nhanh. Từ lâu,
nhiều quốc gia trên thế giới có điều kiện tự nhiên thích hợp với cây hông đã
chọn cây hông làm cây lâm nghiệp và chú ý phát triển. Ở Việt Nam cây hông
phân bổ trong rừng tự nhiên ở một số tỉnh phía Bắc giáp với biên giới Trung
Quốc. Đồng bào các tỉnh này đã từng dùng gỗ cây này làm chõ hông xôi nên có
tên là cây Hông. Có thể nói cây hông là cây lâm nghiệp có triển vọng (vừa có
giá trị kinh tế cao vừa có chức năng phòng hộ nhanh). Có thể trồng phân tán,
trồng thành rừng tập trung hoặc trồng xen theo phương thức nông lâm kết hợp.
Tuy nhiên, phải chọn điều kiện lập địa phù hợp và tùy mục đích sử dụng rừng
mà chọn phương thức trồng mới đem lại kết quả.
Cây hông có nhiều ưu điểm: dễ trồng, thích nghi ở nhiều loại đất, lớn rất
nhanh (sau 6-7 năm trồng, cây cao hơn 10m, đường kính 35-40cm), gỗ nhẹ,
không bị mối mọt, ít bị biến dạng khi thời tiết thay đổi… có thể trồng để chống
sói mòn đất ở các địa hình đồi núi.
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
30
Đặc điểm cây hông: là cây thân gỗ có lá sớm rụng, cao 10–25 m, lá to, bản rộng
tới 15–40 cm, mọc thành cặp đối trên cành. Chúng ra hoa vào đầu mùa xuân,
thành các chùy hoa dài 10–30 cm, với tràng hoa hình ống màu tía, tương tự như
hoa của mao địa hoàng. Quả là loại quả nang khô, chứa hàng nghìn hạt nhỏ.
Gỗ hông rất nhẹ, thớ đẹp, mềm, không cong vênh và được sử dụng để làm
tủ, hộp và guốc (geta). Gỗ cũng được đốt để sản xuất than củi cho nghề vẽ và
bột cho pháo bông, vỏ được làm thành thuốc nhuộm và nhiều công dụng khác.
Ngoài ra, cây hông còn có thể làm dược liệu.
Trong dược liệu, cây hông có vị đắng, tính hàn; có tác dụng khử phong
trừ thấp, giải độc tiêu thũng. Rễ dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau nhức
xương, vỏ rễ chữa gân cốt ứ đau. Vỏ cây chữa đòn ngã tổn thương. Hoa và lá
tươi được dùng chữa nhọt độc, bỏng, sưng tấy. Hoa còn dùng chữa viêm tuyến
nước bọt, viêm kết mạc mắt cấp tính. Quả dùng trị viêm phế quản mạn tính.
Mô tả: Cây gỗ rụng lá, cao tới 20m, cành nhỏ mập, màu xám vàng, không
có lông. Lá đơn mọc đối, to, dài đến 20-30cm, rộng gần bằng dài, màu lục, mặt
dưới có lông dày. Chuỳ hoa ở ngọn cành, 2-8 hoa, hoa to, thơm, tràng cao đến
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
31
10cm, mặt ngoài màu ngà ửng tía, mặt trong tím đậm ở ống. Quả nang hình bầu
dục, mang đài tồn tại, vỏ quả ngoài dày, hoá gỗ; quả chứa nhiều hạt nhỏ, có cánh
trong suốt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
- Gỗ màu trắng vàng, mịn, mềm, là loại gỗ quý dùng trong ngành hàng
không, làm nhạc cụ, gỗ đàn, đóng đồ dùng. Dân miền núi còn dùng làm chõ đồ
xôi.
- Lá dùng làm phân xanh.
- Rễ dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau nhức xương, vỏ rễ chữa gân
cốt ứ đau.
- Vỏ cây chữa đòn ngã tổn thương. Hoa và lá tươi được dùng chữa nhọt
độc, bỏng, sưng tấy. Hoa còn dùng chữa viêm tuyến nước bọt, viêm kết mạc mắt
cấp tính.
- Quả dùng trị viêm phế quản mạn tính.
Gieo trồng
Là cây thay lá vào mùa đông, rễ phân bố sâu 30–40 cm dưới mặt đất nên
ít cạnh tranh các loài cây ngắn ngày, thích hợp trồng xen với các cây nông
nghiệp, cây ăn quả. Gỗ hông sáng màu, mềm mịn, ít cong vênh là nguyên liệu
tốt trong công nghệ ván nhân tạo và các đồ dùng thông thường trong gia đình.
Do có nhiều đặc tính ưu việt nên hông đã được chú ý nghiên cứu, phát
triển ở nhiều nước như ở Trung Quốc đã được trồng khoảng gần 1 triệu ha. Một
số nước khác như Hoa Kỳ, Australia gần đây cũng đã chú ý nghiên cứu phát
triển loài cây này. Tại Việt Nam, hông hoa trắng mới được thử nghiệm gây trồng
mấy năm gần đây. Cây sinh trưởng khá nhanh trong những năm đầu và cho thấy
có tiềm năng phát triển rộng cho mục đích trồng rừng nguyên liệu và tạo cảnh
quan môi trường.
Hông cũng là một cây sống lâu năm nên cũng được sử dụng trong mục
đích trồng rừng phòng hộ. Trong tự nhiên nó thường phân bố xen với một số
loài cây tiên phong và trồng với một số loài cây khác như tre, mỡ, cây ăn quả,
cây nông nghiệp, trồng làm cây che bóng cho chè, cà phê... Ngoài ra còn có thể
trồng hông như là một loài cây lá rộng bản địa khác.
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
32
Hông là loài cây ưa ẩm cho nên có thể trồng ở các khu vực có lượng mưa
1.400 mm trở lên, có độ cao so với mực nước biển từ 300-1.500 mét. Đất trồng
hông phải đảm bảo một số yêu cầu như sau:
Đất còn tương đối tốt, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, tầng đất dày
trên 50 cm, tơi xốp khả năng thấm và thoát nước tốt.
Không trồng hông ở nơi đất chặt bí, có thời gian úng nước, đất đã thoái
hóa trống trọc, trơ sỏi đá.
Kỹ thuật trồng cây
Xử lý thực bì
Hông là loài cây ưa sáng cực đoan, do vậy dù áp dụng phương pháp thức
trồng nào việc xử lý thực bì cũng là yếu tố phải coi trọng. Cần đảm bảo sau khi
trồng không bị loài khác che bóng. Tốt nhất là phát thực bì toàn diện kết hợp
trồng các cây nông nghiệp trong những năm đầu.
Bón lót cho mỗi gốc hông 1 kg phân chuồng hoặc 100 - 150g phân vi
sinh. Việc bón phân được thực hiện lúc lấp hố. Phân được trộn đều ở phần đất từ
đáy đến 2/3 độ sâu hố sau đó lấp hố chuẩn bị trồng cây.
Ở miền Bắc Việt Nam, tốt nhất trồng vào vụ xuân. Không nên trồng vào
vụ thu cây sẽ mất một mùa sinh trưởng và năm sau cũng phát triển kém. Miền
Trung và Tây Nguyên do mùa mưa chậm hơn cho nên hông được tiến hành
trồng cùng thời điểm với một số loại cây trồng khác trong thời gian đầu mùa
mưa hàng năm.
Mật độ trồng
Tùy theo phương thức trồng mà mật độ có thể thay đổi từ 1.000 - 1.100
cây/ha. Có thể trồng hông với chức năng phòng hộ theo các phương thức sau:
Trồng hông xen mỡ, hoặc trám theo hàng, mật độ 1.100 cây/ha trong đó:
Hông 550 cây, cây khác 550, cự ly trồng 3m x 3m.
Trồng hông xen luồng: Luồng 200 cây/ha (cự ly 10m x 5m) giữa 2 hàng
luồng trồng 1 hàng hông, cự ly hàng 10m, cây cách cây 2,5m (400 cây/ha), mật
độ chung 600 cây/ha.
Để tạo cảnh quan phòng hộ cho cây nông nghiệp trồng theo hàng cự ly
10m, 20m, 30m trên hàng trồng cây cách cây 2,5m cứ 1 cây Hông 1 cây bản địa
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
33
khác (ứng với mật độ 400 cây, 133 cây/ha). Phương thức này áp dụng cho vùng
đất thấp gần khu dân cư, khu công nghiệp để cải thiện môi trường sống mà vẫn
canh tác nông nghiệp như lạc, ngô, đỗ..
Để tạo môi trường làm việc và tạo môi trường che bóng thích hợp cho chè
góp phần tăng năng suất, có thể trồng hông trên nương chè rải đều với mật độ
100 cây/ha. Phương thúc này giúp cho chè ra búp tốt hơn và không ảnh hưởng
đến chất lượng chè, tăng khả năng phòng hộ của các đồi chè.
Trồng hông như cây phù trợ với mật độ 1.100 cây/ha, kết hợp 555 cây sao
hoặc dầu. Mật độ chung 1.666 cây/ha (hàng 3m, cự ly cây 2m. Hai hàng hông 1
hàng sao hoặc dầu).
Kỹ thuật trồng Hông
Cây trồng đủ tiêu chuẩn quy định, không trồng cây quá lớn. Trước khi
đem trồng phải tưới đủ ẩm cho bầu. Trồng cây vào những ngày mưa khi hố đủ
ẩm. Khi trồng chú ý lèn chặt đất xung quanh bầu đến ngang cổ rễ phủ thêm một
lớp đất xốp lên cao hơn cổ rễ 2 – 3 cm. Cần chú ý khi trồng không làm cong,
gấp các rễ thò ra ngoài bầu và phải xé bỏ bầu polyetylen. Sau khi trồng 10 - 15
ngày tiến hành trồng dặm các cây chết.
Chăm sóc và bảo vệ
Chăm sóc lần thứ nhất
Ba tháng sau khi trồng tiến hành chăm sóc lần thứ nhất. Xới nhẹ xung
quanh gốc sâu 7 – 10 cm thành vòng tròng đường kính 90 – 100 cm. Nhặt hết cỏ
rác, phát hết cành nhánh cây bụi xung quanh có ảnh hưởng đến cây trồng. Trong
lần chăm sóc này bón thúc cho cây 50 - 100g NPK hoặc 30g urê. Xới nhẹ một
vòng cách gốc 20 – 30 cm sâu 10 cm. Rải đều phân vào rãnh và lấp đất bằng đất
mặt. Bón thúc vào những ngày râm mát, sau những ngày mưa đất ẩm.
Chăm sóc lần thứ hai
Cuối mùa mưa tiến hành chăm sóc lần thức hai (6 - 7 tháng sau khi trồng).
Nội dung gồm xới vun gốc, cắt đứt các loại dây leo bám vào cây trồng, tỉa bớt
các cành gần gốc để tạo đoạn thân dưới cành dài và thẳng.
Sang năm thứ 2, thứ 3 tùy theo tình hình phát triển của cây bụi cỏ dại tiến
hành chăm sóc 2 - 3 lần. Nội dung chăm sóc như năm thứ nhất nhưng mở rộng
phạm vi xới xáo thành vòng tròn đường kính 1 - 1,2 mét quanh hố.
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
34
Bảo vệ
Cây trồng cần bảo vệ tốt ngay những ngày đầu. Cây hông rất mềm dễ bị
gãy nên tuyệt đối không để trâu bò vào khu vực trồng trong 1 - 2 năm đầu và
ngăn chặn các hành vi vô ý thức của người như bẻ ngọn, phát cành nhanh.
2.3. Quản lý bảo vệ rừng (QLBVR)
2.3.1. Mục tiêu
Công ty thuê rừng để QLBVR nhằm phát huy thế mạnh của rừng, bảo vệ và
phát triển được vốn rừng, tăng hiệu quả sử dụng đất đai, làm thay đổi tập quán
canh tác lạc hậu của đồng bào thiểu số; Đồng thờitạo công ăn việc làm, dần dần
nâng cao đời sống cho người dân trong vùng dự án, đem lại nguồn thu lớn cho
doanh nghiệp và ngân sách cho địa phương.
2.3.2. Tổ chức QLBVR
Về tổ chức, quản lý:
- Giám đốc dự án là chủ tài khoản chịu trách nhiệm chung trong việc điều
hành và thực hiện các giải pháp đã nêu ra trong dự án.
- Bộ phận kế toán tài vụ chịu trách nhiệm cung cấp các nguồn tài chính,
hạch toán tài chính để dự án đạt kết quả cao.
- Bộ phận kỹ thuật chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch tác nghiệp
hàng năm và hướng dẫn chỉ đạo thực hiện các hạng mục lâm sinh của dự án.
Việc thi công các hạng mục của dự án ưu tiên sử dụng lực lượng lao động
tại chổ và xung quanh vùng dự án (chủ yếu là người đồng bào dan tộc thiểu số)
nhằm tăng thêm thu nhập cho họ và ổn định kinh tế. Từng bước gắn liền trách
nhiệm của họ với khu rừng mà họ sinh sống nhằm phát triển nghề rừng theo
hướng hiện nay.
Giải pháp về kỹ thuật:
Tổ chức quản lý bảo vệ rừng.
Xây dựng quy ước quản lý bảo vệ rừng và phổ biến rộng rãi cho toàn dân.
Hộ gia đình phải thực hiện đúng qui ước, thường xuyên tuần tra, kiểm tra
theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được giao và có báo cáo kịp thời với chủ
rừng hoặc các cấp chính quyền khi phát hiện các trường hợp vi phạm lâm luật.
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
35
Ở những vùng rừng tập trung, vùng trọng điểm lửa rừng thì tiến hành
tuyên truyền PCCC rừng, xây các biển báo cấm lửa, thường xuyên tuần tra canh
gác và đốt có điều khiển (nếu cần thiết) để đề phòng cháy rừng. Đồng thời xây
dựng đường ranh cản lửa được thiết kế theo các hệ thống dọc các lô và bao
quanh khu vực rừng trồng, cứ 2 hoặc 3 lô thì làm các đường ranh ngăn cách,
đường ranh rộng 10m.
Chủ rừng phải xây dựng các phương án phòng chống cháy rừng trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với rừng tự nhiên công tác quản lý bảo vệ thực hiện giao khoán quản
lý bảo vệ rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng cụ thể như sau:
- Thống kê quỹ rừng hiện còn và công bố danh sách các hộ gia đình được
giao khoán bảo vệ rừng.
- Lập biểu thống kê diện tích rừng giao khoán, thống nhất với các chủ rừng.
- Tiến hành giao rừng ngoài thực địa.
+ Họp dân để phổ biến quyền lợi, nghĩa vụ của người dân sau khi nhận
khoán bảo vệ rừng, bàn bạc dân chủ với người dân, thống nhất phương thức giao
đất giao rừng và tìm hiểu nguyện vọng của người dân. Hướng dẫn người dân ký
kết các văn bản liên quan.
+ Sơ thám thực địa, sơ bộ phân chia lô khoảnh, xác định vị trí ranh giới,
diện tích của từng lô rừng trên bản đồ cũng như ngoài thực địa.
+ Bàn giao hiện trường cho hộ gia đình: Trên cơ sở phân chia lô trên bản
đồ, tổ công tác cùng với hộ gia đình và các ngành chức năng liên quan xác định
cụ thể ngoài thực địa, phát đánh dấu ranh giới lô khoảnh sau đó đo đạc, tính diện
tích theo từng trạng thái cho từng lô.
+ Làm mốc lô, sản xuất bảng tôn, đóng đúng vị trí ngoài thực địa để xác
định tên lô, hộ nhận rừng.
+ Lập hồ sơ quản lý bảo vệ rừng.
+ Kiểm tra thường xuyên, đánh giá hiệu quả công tác bảo vệ rừng.
Để phát huy thế mạnh cộng đồng trong việc bảo vệ rừng cần xúc tiến
thành lập một ban đại diện gồm những người có uy tín, có khả năng vận động
người dân tham gia bảo vệ rừng và tổ chức sản xuất nông lâm nghiệp. Ban này
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
36
có trách nhiệm nhắc nhở bà con thực hiện đúng luật bảo vệ và phát triển rừng
đồng thời điều phối các hoạt động sản xuất và giải quyết những mâu thuẫn nảy
sinh.
2.4. Kỹ thuật trồng các loại cây dược liệu khác
Các đối tượng cây trồng được áp dụng như sâm ngọc linh, tam thất, địa
liền, đẳng sâm, đinh lăng, nghệ, sạ đen, sả, đương quy, sa nhân, cà gai leo, giảo
cổ lam, đông trùng hạ thảo...
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
37
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
38
Kỹ thuật trồng cây dược liệu
 Làm đất
Đất trồng cây dược liệu phải được cày ải, phơi và cày bừa kĩ nhiều lần.
Nếu đất trồng cây thuốc có rễ ăn sâu thì phải cày sâu 20-20 cm, bừa nhiều lần
làm cho đất tơi xốp. Việc làm đất trồng cây thuốc phải đảm bảo sao cho đất tơi
xốp. Việc làm đất trồng cây thuốc phải đảm bảo sao cho đất giữ được độ ẩm
thích hợp. Vì vậy sau khi cày cần bừa ngay trong khâu làm đất. Cần phải làm
sạch cỏ rồi đốt thành tro bón cho đất và loại bỏ được các mầm sâu bệnh.
Đối với vườn ươm gieo hạt, phải làm đất thật mịn, nhỏ và chú ý khi dùng
thuốc trừ sâu trộn vào đất phải đảm bảo sự phát triển của cây con còn non.
Sau khi làm đất xong, phải đánh luống để tiện cho việc tưới tiêu và chăm
sóc cây. Luống được đánh cao hay thấp rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào từng loại
cây trồng.
 Gieo trồng
Gieo trồng cây thuốc thường có hai cách, đó là:
- Gieo thẳng: áp dụng đối với các cây như: Ngưu tất, Đương quy, Sâm bổ chính…
- Vừa gieo thẳng vừa ươm cây con: Bạch chỉ, Bạch truột…
- Sau khi gieo hạt, cần dùng rơm rạ hay cỏ khô phủ kín luống để giữ ẩm.
Các loại cây thảo thì nên trồng mật độ cao; các loại cây có cánh vươn
rộng thì trồng thưa hơn, cần có chế độ tưới nước nhẹ làm cho đất ẩm đều. Khi
cây đã nẩy mầm thì gỡ bỏ rơm rạ đã phủ để cây mọc bình thường.
Các loại mật độ:
+ Mật độ thấp: Dưới 1.000 cây/ha; Đây là mật độ trồng chủ yếu của cây
dược liệu quý hiếm, nguồn giống khó khăn và cho thu hoạch lâu năm (Nhàu…).
+ Mật độ trung bình: 1.000 – 2.500 cây/ha; Áp dụng cho cây dược liệu
thân, lá (Chóc máu…).
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
39
+ Mật độ cao: Trên 2.500 cây/ha (thậm chí trên 5.000 cây/ha như loài Củ
Dòm, Sa nhân); Áp dụng cho cây dược liệu lấy củ, rễ, thường mọc thành cụm,
khóm.
 Xáo xới, làm cỏ
Cần phải xới để phá vỡ các lớp váng sau mỗi trận mưa, làm cho đất trên
mặt luống luôn tơi xốp, thoáng. Cần phải xới, xáo nhẹ nhàng để khỏi ảnh hưởng
đến cây và luôn làm sạch cỏ cho cây.
Đối với những cây lấy củ, rễ như: Huyền sâm, Sinh địa, Bạch truật… cần
có chế độ vun gốc ít nhất là 3,4 lần sau mỗi khi bón thúc. Việc xáo xới, vun gốc
chỉ kết thuốc khi cây được phủ kính luống.
 Xử lý thực bì và làm đất
- Xử lý thực bì và đào hố cục bộ: Áp dụng cho hầu hết các trường hợp trồng cây dược liệu. Hố
đào kích thước 30x30x30cm (bầu trung bình) hay 40x40x40cm (bầu lớn).
- Xử lý thực bì toàn diện và cây đất: Chỉ áp dụng cho một số trường hợp trồng cây dược liệu
trên quy mô nhỏ như vườn hộ, vườn gia đình.
 Bón lót
Bón đầy đủ: Phân chuồng oai (hoặc Phân hữu cơ sinh học), NPK; nên áp
dụng cho tất cả các loài cây khi điều kiện cho phép.
Lượng phân bón thông thường: 02-05kg phân chuồng hoai (hoặc 0,5kg
phân hữu cơ sinh học) + 30-50g NPK (hoặc 15g Supe lân).
 Kỹ thuật trồng cây
- Trồng cây con có bầu: Trộn đều phân và đất trong hố; đặt bầu cây ở vị trí trung tâm sao cho
mặt trên bầu ngang bằng tay hơi cao hơn so với mặt đất mép hố: Rạch và xé bỏ vỏ bầu. Đặt cây thật
ngay ngắn rồi dùng tay gạt và lén đất chặt ít nhất là 1/2 phần dưới bầu, dùng cuốc cào vun đất và
dùng chân dẫm đất xung quanh gần sát với thành bầu, tiếp tục sửa thế cây và vun đất cao hơn mặt
bầu độ 2-3cm. Nếucó điềukiệncó thể tưới nước ngay sau khi trồng, nếu thời tiết khô hạn hay nắng
nóngđột xuất trongthời vụ trồng cần tiếptục tưới nướcthời gian đầu cho tới khi thời tiết thuận lợi.
- Trồng cây con rễ trần: Chọn thời tiết trồng cây phù hợp (râm mát, mưa nhỏ, đất đủ ẩm) mới
đemcây ra trồng.Cắt bỏbớt lá và cành bên và rễ cọc nếu dài. Trộn đất và phân trong hố, moi một lỗ
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
40
phù hợp với kích thước của bộ rễ và có phần sâu hơn.
Đặt cây ngay ngắn vào lỗ, một tay giữ cây, tay kia gạt đất và lèn nhẹ cho
đến khi đất lấp đầy miệng hố, dùng tay kéo nhẹ cây lên một chút cho rễ duỗi
thẳng và cổ rễ hơi thấp hơn mép hố, đồng thời dùng chân dẫm chặt đất sát xung
quanh gốc cây, vun đất vừa đủ so với mặt đất. Dùng rơm ra, cỏ khô hay lá cây
che phủ quanh gốc cây rồi tưới đẫm cho cây vừa trồng. Có thể cắm thêm rào bảo
vệ và chống gió lay.
 Tỉa cây
Tỉa những chổ dày và giặm vào những chổ thưa, bỏ hay thay thế cây yếu
ớt, có bệnh… và chỉ để lại những cây mầm khoẻ mạnh.
 Tưới tiêu
Dược liệu hầu hết là ưa đất ẩm nhưng lại rất sợ úng ngập. Vì vậy, phải có
chế độ tười tiêu hợp lý. Cây dạng ra củ hay ra hoa kết quả thì cần tưới thường
xuyên nhưng phải tránh ẩm ướt quá mức.
 Chăm sóc cây trồng
- Năm thứ1: Chăm sóc 2-3 lần.Nội dung chăm sóc: Trồng dặm lại những cây bị chết, phát dọn
thực bì cạnh tranh, làm cỏ, xới đất quanh gốc 40-45cm, vun gốc, sửa thế cây, bón thúc, phòng chống
gia súc và sâu bệnh gây hại.
- Năm thứ 2: Chăm sóc 3-4 lần. Nội dung chăm sóc: Phát dọn thực bì, làm cỏ, xăm xới đất
quanh gốc 50-70cm, vun gốc, sửa thế cây, tạo tán, bón thúc, diệt trừ sâu hại.
- Năm thứ 3: Chăm sóc 3- 4 lần. Nội dung chăm sóc: Phát dọn thực bì cạnh tranh, làm cỏ, xới
đất quanh gốc 70-100cm, vun gốc, diệt trừ sâu hại.
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
41
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
1.1. Chuẩn bị mặt bằng
Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các
thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện
đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định.
1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư:
Dự án thực hiện tái định cư theo quy định hiện hành.
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường
giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực.
II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
2.1. Các phương án xây dựng công trình
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 550.000.000,0 m2
1 Khu nhà điều hành, văn phòng 200,0 m2
2 Khu nhà xưởng 3.000,0 m2
3 Nhaà kho 3.000,0 m2
4 Nhà ăn công nhân 1.000,0 m2
5 Đường giao thông nội bộ 5.500,0 m2
6 Băng chừa, đường phòng cháy chữa cháy 16.500.000,0 m2
7 Khu trồng rừng gáo vàng 275.000.000,0 m2
8 Khu trồng rừng hông 258.482.300,0 m2
9 Khu hồ nước dự trữ, PCCC 5.000,0 m2
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống
- Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
42
TT Nội dung Diện tích ĐVT
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống
- Hệ thống PCCC Hệ thống
Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy
chuẩn và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn
thiết kế cơ sở xin phép xây dựng.
2.2. Các phương án kiến trúc
Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiết
kế kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. Chi tiết sẽ được thể hiện trong giai
đoạn lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án. Cụ thể các nội dung
như:
1. Phương án tổ chức tổng mặt bằng.
2. Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng.
3. Thiết kế các hạng mục hạ tầng.
Trên cơ sở hiện trạng khu vực dự án, thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật
của dự án với các thông số như sau:
 Hệ thống giao thông
Xác định cấp đường, cấp tải trọng, điểm đấu nối để vạch tuyến và phương
án kết cấu nền và mặt đường.
 Hệ thống cấp nước
Xác định nhu cầu dùng nước của dự án, xác định nguồn cấp nước sạch
(hoặc trạm xử lý nước), chọn loại vật liệu, xác định các vị trí cấp nước để vạch
tuyến cấp nước bên ngoài nhà, xác định phương án đi ống và kết cấu kèm theo.
 Hệ thống thoát nước
Tính toán lưu lượng thoát nước mặt của từng khu vực dự án, chọn tuyến
thoát nước mặt của khu vực, xác định điểm đấu nối. Thiết kế tuyến thu và thoát
nước mặt, chọn vật liệu và các thông số hình học của tuyến.
 Hệ thống xử lý nước thải
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
43
Khi dự án đi vào hoạt động, chỉ có nước thải sinh hoạt, nước thải từ các
khu sản xuất không đáng kể nên không cần tính đến phương án xử lý nước thải.
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải
trong sản xuất (nước từ việc xử lý giá thể, nước có chứa các hóa chất xử lý mẫu
trong quá trình sản xuất).
 Hệ thống cấp điện
Tính toán nhu cầu sử dụng điện của dự án. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng
điện của từng tiểu khu để lựa chọn giải pháp thiết kế tuyến điện trung thế, điểm
đặt trạm hạ thế. Chọn vật liệu sử dụng và phương án tuyến cấp điện hạ thế ngoài
nhà. Ngoài ra dự án còn đầu tư thêm máy phát điện dự phòng.
III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.1. Phương án tổ chức thực hiện
Dự ánđược chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng và
khai thác khi đi vào hoạt động.
Dự án chủ yếu sử dụng lao động địa phương. Đối với lao động chuyên
môn nghiệp vụ, chủ đầu tư sẽ tuyển dụng thêm và lên kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ trong quá trình
hoạt động sau này.
Bảng tổng hợp Phương án nhân sự dự kiến(ĐVT: 1000 đồng)
TT Chức danh
Số
lượng
Mức thu
nhập bình
quân/tháng
Tổng
lương
năm
Bảo
hiểm
21,5%
Tổng/năm
1 Giám đốc 1 25.000 300.000 64.500 364.500
2
Ban quản lý,
điều hành
2 15.000 360.000 77.400 437.400
3
Công nhân
viên văn
phòng
48 8.000 4.608.000 990.720 5.598.720
4
Công nhân
trồng rừng,
sản xuất
180 6.500 14.040.000 3.018.600 17.058.600
5
Lao động
thời vụ
135 5.500 8.910.000 1.915.650 10.825.650
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
44
TT Chức danh
Số
lượng
Mức thu
nhập bình
quân/tháng
Tổng
lương
năm
Bảo
hiểm
21,5%
Tổng/năm
Cộng 366 2.351.500 28.218.000 6.066.870 34.284.870
3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý
Thời gian hoạt động dự án: 50 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương
đầutư.
Tiến độ thực hiện: 24 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư,
trong đó:
STT Nội dung công việc Thời gian
1 Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Quý II/2022
2
Thủ tục phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ
1/500
Quý III/2022
3 Thủ tục phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Quý III/2022
4
Thủ tục giao đất, thuê đất và chuyển mục đích sử dụng
đất
Quý IV/2022
5 Thủ tục liên quan đến kết nối hạ tầng kỹ thuật Quý I/2023
6
Thẩm định, phê duyệt TKCS, Tổng mức đầu tư và phê
duyệt TKKT
Quý I/2023
7
Cấp phép xây dựng (đối với công trình phải cấp phép xây
dựng theo quy định)
Quý II/2023
8 Thi công và đưa dự án vào khai thác, sử dụng
Quý III/2023
đến Quý
II/2024
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
45
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Mục đích của công tác đánh giá tác động môi trường của dự án“Chuyển
đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”là xem xét đánh giá
những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến khu vực thực hiện dự án và
khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để
nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường
và cho chính dự án khi đi vào hoạt động, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu
chuẩn môi trường.
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG.
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020;
- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 đã được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/20013;
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006;
- Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019;
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát
nước và xử lý nước thải;
- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định
về xác định thiệt hại đối với môi trường;
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
46
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ quy định
về Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của một số nghị định chi tiết, hướng
dẫn thi hành Luật bảo vệ Môi trường;
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:
- TCVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống công trình - Tiêu
chuẩn thiết kế;
- QCVN 01:2008/BXD - Quy hoạch xây dựng;
- TCVN 7957:2008 - Tiêu chuẩn Thiết kế thoát nước - Mạng lưới bên
ngoài và công trình;
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh;
- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT
ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động,
05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục
hồi”được thực hiện tại huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước.
IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI
VỚI MÔI TRƯỜNG
4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình
Tác động đến môi trường không khí:
Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (ximăng, đất,
cát…)từcôngviệc đào đất,sanủimặt bằng, vậnchuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu
xây dựng, phatrộnvàsửdụngvôivữa, đấtcát...hoạtđộngcủacácmáymóc thiết bị
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
47
cũngnhư các phươngtiệnvận tạivà thicôngcơ giớitại công trường sẽ gây ra tiếng
ồn.Bụi phát sinh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân trên công
trường và người dân lưu thông trên tuyến đường.
Tiếng ồnphátsinh trongquátrìnhthi công là không thể tránh khỏi. Tiếng ồn
có thể phát sinh khi xe, máy vận chuyển đất đá, vật liệu hoạt động trên công
trường sẽ gây ảnh hưởng đến người dân sống hai bên tuyến đường vận chuyển
và người tham gia giao thông.
Tác động của nước thải:
Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công
nhân xây dựng. Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng cũng cần phải
được kiểm soát chặt chẽ để không làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.
Nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án trong thời gian xây dựng cũng là
một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nếu dòng chảy cuốn theo bụi,
đất đá, xăng dầu và các loại rác thải sinh hoạt. Trong quá trình xây dựng dự án
áp dụng các biện pháp thoát nước mưa thích hợp.
Tác động của chất thải rắn:
Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm 2 loại: Chất thải rắn từ
quá trình xây dựng và rác sinh hoạt của công nhân xây dựng. Các chất thải rắn
phát sinh trong giai đoạn này nếu không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ có thể
bị cuốn trôi theo nước mưa gây tắc nghẽn đuờng thoát nước và gây ra các vấn đề
vệ sinh khác. Ở đây, phần lớn phế thải xây dựng (xà bần, cát, sỏi…) sẽ được tái
sử dụng làm vật liệu san lấp. Riêng rác sinh hoạt rất ít vì lượng công nhân không
nhiều cũng sẽ được thu gom và giao cho các đơn vị dịch vụ vệ sinh đô thị xử lý
ngay.
Tác động đến hệ sinh thái, cảnh quan khu vực:
Quá trình thi công cần đào đắp, san lấp mặt bằng, bóc hữu cơ và chặt bỏ
lớp thảm thực vật trong phạm vi quy hoạch nên tác động đến hệ sinh thái và
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
48
cảnh quan khu vực dự án, cảnh quan tự nhiên được thay thế bằng cảnh quan
nhân tạo.
Tác động đến sức khỏe cộng đồng:
Các chất có trong khí thải giao thông, bụi do quá trình xây dựng sẽ gây
tác động đến sức khỏe công nhân, người dân xung quanh (có phương tiện vận
chuyển chạy qua) và các công trình lân cận. Một số tác động có thể xảy ra như
sau:
– Các chất gây ô nhiễm trong khí thải động cơ (Bụi, SO2, CO, NOx, THC,...),
nếu hấp thụ trong thời gian dài, con người có thể bị những căn bệnh mãn tính
như về mắt, hệ hô hấp, thần kinh và bệnh tim mạch, nhiều loại chất thải có trong
khí thải nếu hấp thụ lâu ngày sẽ có khả năng gây bệnh ung thư;
– Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm,…gây tác
động hệ thần kinh, tim mạch và thính giác của cán bộ công nhân viên và người
dân trong khu vực dự án;
– Các sự cố trong quá trình xây dựng như: tai nạn lao động, tai nạn giao thông,
cháy nổ,… gây thiệt hại về con người, tài sản và môi trường.
– Tuy nhiên, những tác động có hại do hoạt động xây dựng diễn ra có tính chất
tạm thời, mang tính cục bộ.
4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
Tác động do bụi và khí thải:
Đối với dự án, bụi và khí thải sẽ phát sinh do các nguồn chính:
Từ hoạt động giao thông (các phương tiện vận chuyển ra vào dự án);
Từ quá trình hoạt động:
 Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển, bốc dở, nhập liệu;
 Bụi phát sinh từ dây chuyền sản xuất (nếu có);
Hoạt động của dự án luôn gắn liền với các hoạt động chuyên chở hàng
hóa nhập, xuất kho và nguyên liệu. Đồng nghĩa với việc khi dự án đi vào hoạt
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
49
động sẽ phát sinh ô nhiễm không khí từ các phương tiện xe chuyên chở vận tải
chạy bằng dầu DO.
Mức độ ô nhiễm này còn tùy thuộc vào từng thời điểm có số lượng xe tập
trung ít hay nhiều, tức là còn phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa nhập, xuất kho.
Đây là nguồn gây ô nhiễm di động nên lượng chất ô nhiễm này sẽ rải đều
trên những đoạn đường mà xe đi qua, chất độc hại phát tán cục bộ. Xét riêng lẻ,
tuy chúng không gây tác động rõ rệt đối với con người nhưng lượng khí thải này
góp phần làm tăng tải lượng ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Cho nên chủ
dự án cũng sẽ áp dụng các biện pháp quản lý nội vi nhằm hạn chế đến mức thấp
nhất ảnh hưởng do ô nhiễm không khí đến chất lượng môi trường tại khu vực dự
án trong giai đoạn này.
Tác động do nước thải
Nguồn nước thải phát sinh tại dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt và
nước mưa chảy tràn.
Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu bao gồm: Chất rắn lơ lửng (SS),
các chất hữu cơ (COD, BOD), dinh dưỡng (N, P…), vi sinh vật (virus, vi khuẩn,
nấm…)
Nếu nước thải sinh hoạt không được thu gom và xử lý thích hợp thì chúng
sẽ gây ô nhiễm môi trường nước mặt, đất, nước ngầm và là nguy cơ lan truyền
bệnh cho con người và gia súc.
Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nuớc mưa chảy tràn qua khu vực sân
bãi có thể cuốn theo đất cát, lá cây… rơi vãi trên mặt đất đưa xuống hệ thống
thoát nước, làm tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận.
Tác động do chất thải rắn
Chất thải rắn sản xuất không nguy hại:phát sinh trong quá trình hoạt động
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”
50
Chất thải rắn sản xuất nguy hại:Các chất thải rắn nguy hại phát sinh dính
hóa chất trong quá trình hoạt động. Xăng xe, sơn, dầu mỡ tra máy trong quá
trình bảo dưỡng thiết bị, máy móc; vỏ hộp đựng sơn, vecni, dầu mỡ; chất kết
dính, chất bịt kín là các thành phần nguy hại đối với môi trường và con người.
Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động của công nhân viên phần
rác thải chủ yếu là thực phẩm thừa, bao bì đựng thức ăn hay đồ uống như hộp
xốp, bao cà phê, ly sinh tố, hộp sữa tươi, đũa tre, ống hút, muỗng nhựa, giấy,…;
cành, lá cây phát sinh từ hoạt động vệ sinh sân vườn trong khuôn viên của nhà
máy. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1993), thì hệ số phát sinh
chất thải rắn sinh hoạt là 0,5 kg/người/ngày
V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ,
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
Căn cứ quá trình tham quan, khảo sát công nghệ trên địa bàn cả nước đối
với các phương pháp đã giới thiệu trên, phương án công nghệ áp dụng tại dự án
là công nghệ hiện đại phù hợp với quy mô dự án, đảm bảo các quy chuẩn môi
trường, bên cạnh đó, công nghệ sản xuất, máy móc chủ yếu mua tại trong nước
nên không cần phải chuyển giao công nghệ. Máy móc sản xuất đáp ứng các tiêu
chí yêu cầu sau:
- Phù hợp với tất cả các loại sản phẩm đầu vào
- Sử dụng tiết kiệm quỹ đất.
- Chi phí đầu tư hợp lý.
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”.docx
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”.docx
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”.docx
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”.docx
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”.docx
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”.docx
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”.docx
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”.docx
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”.docx
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”.docx
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”.docx
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”.docx
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”.docx
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”.docx
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”.docx
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”.docx
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”.docx
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”.docx
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”.docx
Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”.docx

More Related Content

What's hot

What's hot (16)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy xử lý rác thải rắn tại Cần Thơ 0...
 
Luận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếu
Luận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếuLuận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếu
Luận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếu
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
 
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đLuận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOTLuận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
 
Luận văn: Ổn định đê biển tỉnh Nam Định trong biến đổi khí hậu
Luận văn: Ổn định đê biển tỉnh Nam Định trong biến đổi khí hậuLuận văn: Ổn định đê biển tỉnh Nam Định trong biến đổi khí hậu
Luận văn: Ổn định đê biển tỉnh Nam Định trong biến đổi khí hậu
 
Luận văn: Cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu, HOT
Luận văn: Cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu, HOTLuận văn: Cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu, HOT
Luận văn: Cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu, HOT
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định, HOT
 
Luận văn: Khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng huyện KBang
Luận văn: Khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng huyện KBangLuận văn: Khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng huyện KBang
Luận văn: Khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng huyện KBang
 
Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...
Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...
Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng, HOT
Luận văn:Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng, HOTLuận văn:Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng, HOT
Luận văn:Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng, HOT
 
Dự án điện mặt trời xuân thiện ea sup
Dự án điện mặt trời  xuân thiện ea supDự án điện mặt trời  xuân thiện ea sup
Dự án điện mặt trời xuân thiện ea sup
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381
 
Luận án: Giải pháp phát triển quản lý rừng phòng hộ tại Quảng Trị
Luận án: Giải pháp phát triển quản lý rừng phòng hộ tại Quảng TrịLuận án: Giải pháp phát triển quản lý rừng phòng hộ tại Quảng Trị
Luận án: Giải pháp phát triển quản lý rừng phòng hộ tại Quảng Trị
 
Trồng cây nông lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi gia súc tỉnh Đắk Lắk 0903034381
Trồng cây nông lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi gia súc tỉnh Đắk Lắk 0903034381Trồng cây nông lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi gia súc tỉnh Đắk Lắk 0903034381
Trồng cây nông lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi gia súc tỉnh Đắk Lắk 0903034381
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOTLuận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
 

Similar to Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”.docx

Similar to Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”.docx (20)

DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docxDU AN TRONG RUNG GO LON.docx
DU AN TRONG RUNG GO LON.docx
 
DU AN TRONG RUNG PHU XANH ĐAT ĐOI TROC.docx
DU AN TRONG RUNG PHU XANH ĐAT ĐOI TROC.docxDU AN TRONG RUNG PHU XANH ĐAT ĐOI TROC.docx
DU AN TRONG RUNG PHU XANH ĐAT ĐOI TROC.docx
 
DU AN TRONG RUNG GO LON
DU AN TRONG RUNG GO LONDU AN TRONG RUNG GO LON
DU AN TRONG RUNG GO LON
 
DỰ ÁN RÁC THẢI GIA LAI
DỰ ÁN RÁC THẢI GIA LAIDỰ ÁN RÁC THẢI GIA LAI
DỰ ÁN RÁC THẢI GIA LAI
 
NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAI
NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAINHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAI
NHÀ MÁY TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA LAI
 
Thuyết minh dự án Nhà máy tái chế và xử lý rác thải Phú Quốc - www.lapduandau...
Thuyết minh dự án Nhà máy tái chế và xử lý rác thải Phú Quốc - www.lapduandau...Thuyết minh dự án Nhà máy tái chế và xử lý rác thải Phú Quốc - www.lapduandau...
Thuyết minh dự án Nhà máy tái chế và xử lý rác thải Phú Quốc - www.lapduandau...
 
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUCDU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC
 
Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...
Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...
Dự án Xây Dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư ...
 
Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...
Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...
Dự án xây dựng nhà máy xử lý và tái chế chất thải | Dịch vụ lập dự án đầu tư ...
 
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải 0918755356
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải 0918755356Nhà máy tái chế và xử lý chất thải 0918755356
Nhà máy tái chế và xử lý chất thải 0918755356
 
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
 
Thuyết minh dự án khu tâm linh và trung tâm bảo trợ xã hội
Thuyết minh dự án khu tâm linh và trung tâm bảo trợ xã hộiThuyết minh dự án khu tâm linh và trung tâm bảo trợ xã hội
Thuyết minh dự án khu tâm linh và trung tâm bảo trợ xã hội
 
Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy xử lý môi trường khu công nghiệp yên bình | ...
Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy xử lý môi trường khu công nghiệp yên bình | ...Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy xử lý môi trường khu công nghiệp yên bình | ...
Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy xử lý môi trường khu công nghiệp yên bình | ...
 
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
 
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
Thuyết minh Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Ea...
 
20106117205359
2010611720535920106117205359
20106117205359
 
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docxDU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án sản xuất hàng mộc gia...
Báo cáo tốt nghiệp Kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án sản xuất hàng mộc gia...Báo cáo tốt nghiệp Kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án sản xuất hàng mộc gia...
Báo cáo tốt nghiệp Kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án sản xuất hàng mộc gia...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
 
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT (20)

Thuyết minh dự án du lịch sinh thái.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái.docxThuyết minh dự án du lịch sinh thái.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái.docx
 
THUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docx
THUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docxTHUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docx
THUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docx
 
Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docx
Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docxDự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docx
Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docx
 
Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docx
Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docxDự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docx
Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docx
 
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docxThuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
 
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docxdự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
 
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docxThuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
 
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
 
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
 
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxDỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxTHuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
 
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxThuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
 
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxThuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoThuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
 

Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”.docx

  • 1. THUYẾT MINH DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI RỪNG TỰ NHIÊN NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG RỪNG PHỤC HỒI CÔNG TY Địa điểm:
  • 2. -----------  ----------- DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI RỪNG TỰ NHIÊN NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG RỪNG PHỤC HỒI Địa điểm:
  • 3. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 2 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................... 2 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 6 I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 6 II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 6 III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 6 IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ......................................................................... 8 V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................. 9 5.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 9 5.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................10 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN.......................12 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN................................................................................................................12 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án..................................................12 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án........................................13 II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................15 2.1. Thị trường gỗ..........................................................................................15 2.2. Nhu cầu thị trường dược liệu...................................................................20 III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................23 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................23 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................25 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................26 4.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................26 4.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................26 V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.26 5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................26 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............26
  • 4. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 3 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ...................27 I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............27 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ......27 2.1. Kỹ thuật trồng Gáo vàng .........................................................................27 2.2. Cây trồng chủ yếu của dự án là loại cây hông...........................................29 2.3. Quản lý bảo vệ rừng (QLBVR)................................................................34 2.4. Kỹ thuật trồng các loại cây dược liệu khác ...............................................36 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................41 I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG....................................................................41 1.1. Chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................41 1.2. Phương án tổng thểbồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư:................41 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................41 II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH...................41 2.1. Các phương án xây dựng công trình.........................................................41 2.2. Các phương án kiến trúc..........................................................................42 III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN...................................................43 3.1. Phương án tổ chức thực hiện ...................................................................43 3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý .....................44 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................................45 I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................45 II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. ...............45 III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN......................................46 IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG .....................................................................................46 4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình....................................................46 4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................48
  • 5. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 4 V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ...........................................................................50 VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG............................................51 6.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................51 6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................52 VII. KẾT LUẬN ...........................................................................................53 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .............................................................................55 I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN..................................................55 II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN.......................57 2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án........................................................57 2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:........................57 2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ................................................................57 2.4. Phương ánvay. ........................................................................................58 2.5. Các thông số tài chính của dự án..............................................................58 KẾT LUẬN ..................................................................................................61 I. KẾT LUẬN. ..............................................................................................61 II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. .....................................................................61 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ...............................62 Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án.................................62 Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .......................................................63 Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm....................................64 Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm.....................................................65 Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án............................................66 Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn...................................67 Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. ...........................68 Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). .............................69 Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).........................70
  • 6. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 5
  • 7. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 6 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” Địa điểm thực hiện dự án:. Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án: đồng. (Hai nghìn, năm trăm sáu mươi tám tỷ, năm trăm haimươi ba triệu, ba trăm sáu mươi mốt nghìn đồng) Trong đó: + Vốn tự có (15%) :.000 đồng. + Vốn vay - huy động (85%) : 000 đồng. Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp: Trồng gáo vàng 687.500,0 m3/năm Trồng cây hông 516.964,6 m3/năm Thu phụ phẩm dướitán rừng 60.223,2 tấn/năm Trồng cây dược liệu khác 16.500,0 tấn/năm III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ Rừng vốn được mệnh danh là “lá phổi xanh” của Trái đất, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người và môi trường.Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều hạn chế, yếu kém. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật, nhất là đối với rừng tự nhiên vẫn tiếp tục diễn ra phức tạp; diện tích rừng phòng hộ liên tục giảm qua các năm. Công tác quy hoạch, bảo vệ, phát triển rừng thiếu đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Nhiều dự án phát triển kinh tế như thuỷ điện, khai thác khoáng sản, dịch vụ du lịch… chưa chú
  • 8. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 7 trọng đến bảo vệ, phát triển rừng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, làm suy giảm chất lượng rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên. Phát triển du lịch sinh thái rừng theo hướng bền vững Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu du lịch ngày càng trở nên không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người, đặc biệt là ở các nước phát triển. Trong bối cảnh chung của thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế phát triển Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp. Vì vậy, việc phát triển du lịch rừng theo hướng bền vững tại Việt Nam rất cần thiết. Để phát triển bền vững thì phải cùng đồng thời thực hiện 3 mục tiêu (1) Phát triển có hiệu quả về kinh tế; (2) Phát triển hài hòa các mặt xã hội; nâng cao mức sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cư; (3) Cải thiện môi trường môi sinh, bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau. Để đảm bảo phát triển bền vững cần phải thực hiện những nguyên tắc đảm bảo phát triển du lịch bền vững đó là: Khai thác, sử dụng các tài nguyên một cách hợp lý; hạn chế sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải; phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn tính đa dạng; phát triển phải phù hợp với tổng thể kinh tế – xã hội; chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương; khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch; thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phương và các đối tượng liên quan; chú trọng đào tạo, nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường. Phát triển bền vững là một trong những mục tiêu thiên niên kỷ của thế giới và cũng là mục tiêu hàng đầu cho phát triển của Việt Nam. Ở nước ta, khái niệm phát triển bền vững được khẳng định trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước bằng công tác tăng cường bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, cũng được khẳng định thông qua các chủ trương qua các kỳ đại hội, trở thành những định hướng quan trọng cho các ngành, trong đó có ngành Du lịch. Việc xác định nguyên tắc phát triển bền vững và du lịch bền vững là cơ sở quan trọng cho những bước tiếp theo của ngành Du lịch. Các yêu cầu để phát triển du lịch bền vững
  • 9. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 8 Bảo tồn hệ sinh thái: Hệ sinh thái đề cập đến việc duy trì các hệ thống trợ giúp cuộc sống (đất, nước, không khí, cây xanh), bảo vệ sự đa dạng và ổn định của các loài và hệ sinh thái. Tiêu chuẩn này đòi hỏi các hoạt động du lịch và cơ sở hạ tầng phải phù hợp với điều kiện của môi trường. Hiệu quả: Đánh giá các phương thức và biện pháp phát triển về mặt đo lường chi phí, thời gian, tiền và lợi ích của xã hội và cá nhân. Trong phát triển du lịch phải đạt được hiệu quả về lượng vốn và lao động bỏ ra trong hoạt động kinh doanh. Cân bằng: Đảm bảo sự phát triển bình đẳng và thừa nhận các nhu cầu giữa cá nhân và hộ gia đình, các nhóm xã hội, giữa thế hệ hiện tại và tương lai, giữa con người và thiên nhiên. Giữ gìn bản sắc văn hóa: Đề cập đến việc bảo vệ và duy trì chất lượng cuộc sống, các truyền thống văn hóa đặc sắc như tôn giáo, nghệ thuật. Du lịch phải tăng cường bảo vệ văn hóa thông qua chính sách du lịch văn hóa. Cộng đồng: Du lịch phải tạo cơ hội cho cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường thông qua đầu tư vào các hoạt động kinh doanh du lịch, thúc đẩy sự phát triển của các ngành có liên quan như công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp… Công bằng và phát triển: Đề cập đến việc hòa nhập, cân bằng và hài hòa giữa các yếu tố giữa kinh tế và môi trường, giữa nông nghiệp và du lịch, giữa các loại hình du lịch… Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”tại huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phướcnhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhnông lâm nghiệpcủa tỉnh Bình Phước. IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ  Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;  Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;  Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm
  • 10. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 9 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;  Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;  Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;  Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2021quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường;  Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;  Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;  Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;  Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020. V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 5.1. Mục tiêu chung  Phát triển dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất
  • 11. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 10 lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành nông lâm nghiệp, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.  Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Bình Phước.  Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Bình Phước.  Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án. 5.2. Mục tiêu cụ thể  Phát triển mô hình lâm nghiệp sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng đảm bảo hiệu quả về kinh tế xã hội đi kèm với mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng.  Phát triển mô hình lâm nghiệp chuyên nghiệp, cung cấp các sản phẩm gỗ có giá trị kinh tế cao như gỗ giổi, gỗ ,... chất lượng cho thị trường trong nước và cho xuất khẩu. Kết hợp trồng dược liệu dưới tán rừng gia tăng hiệu quả kinh tế rừng góp phần cung cấp sản phẩm nông lâm nghiệp chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao.  Tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giá trị đa dạng sinh học và văn hóa truyền thống của khu vực.  Nhằm đưa đất canh tác sử dụng một cách có hiệu quả vừa phủ xanh đất trống đồi trọc, ngăn không để đất bị sói mòn, tạo công ăn việc làm cho người lao động.  Áp dụng công nghệ kỹ thuật trong nông nghiệp vào sản xuất, quản lý khai thác rừng và vườn cây gỗ lớn một cách có hiệu quả.  Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau: Trồng gáo vàng 687.500,0 m3/năm Trồng cây hông 516.964,6 m3/năm Thu phụ phẩm dướitán rừng 60.223,2 tấn/năm
  • 12. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 11 Trồng cây dược liệu khác 16.500,0 tấn/năm  Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.  Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.  Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Bình Phướcnói chung.
  • 13. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 12 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án Vị trí địa lý Bình Phước là một tỉnh thành thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Bình Phước là một tỉnh nằm ở phía bắc của vùng Đông Nam Bộ[7], có vị trí địa lý: Phía đông giáp các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai
  • 14. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 13 Phía tây giáp tỉnh Tbong Khmum của Campuchia và tỉnh Tây Ninh Phía nam giáp tỉnh Bình Dương Phía bắc giáp các tỉnh Mondulkiri và Kratié của Campuchia và tỉnh Đắk Nông. Địa hình Bình Phước là vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung bộ xuống đồng bằng Tây Nam bộ, nhìn chung địa hình Bình Phước tương đối bằng phẳng ở phía nam và tây nam, phía bắc và đông bắc có địa hình dốc hơn. Bình Phước là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình khá thấp và không phức tạp khi so với các tỉnh trung du miền núi khác, phía nam và tây nam tỉnh là nền đất hình thành trên phù sa cổ với địa hình tương đối bằng phẳng, tiếp đến là vùng đồi thấp chủ yếu hình thành trên nền Bazan có địa hình lượn sóng nối tiếp nhau, phía bắc và tây bắc là vùng đất tiếp giáp Tây Nguyên có độ cao và dốc mạnh hơn. Núi cao nhất tỉnh Bình Phước và cũng là núi cao thứ 3 ở Nam Bộ là núi Bà Rá với độ cao 736m. Khí hậu Nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, Vào mùa mưa, thời tiết thường mát mẻ, lượng mưa lớn, ngược lại vào mùa khô, lượng mưa ít, độ ẩm không khí giảm, thời tiết thường se lạnh vào đầu mùa khô đến giữa mùa khô đến cuối mùa khô thời tiết khô nóng rất khó chịu, Nhiệt độ bình quân trong năm khá cao đều và ổn định từ 25,8⁰C - 26,2°C. Và thấp kỷ lục là 10⁰C cao kỷ lục là 38⁰C 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án Kinh tế Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2021 ước thực hiện được 46.196,08 tỷ đồng, tăng 6,32% so cùng kỳ năm trước, là tỉnh có mức tăng trưởng cao, đứng thứ nhất vùng và đứng thứ 20 của cả nước. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 13.962,94 tỷ đồng, tăng 3,81%, đóng góp 1,18 điểm phần trăm, thấp hơn 6,75% so với cùng kỳ năm trước (năm 2020 tăng 10,56%), trong đó: ngành nông nghiệp tăng 3,83% so với cùng kỳ. Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 15.393,72 tỷ đồng, tăng 17,68%, đóng góp 5,33 điểm phần trăm, tăng 6,73% so với cùng kỳ năm trước (năm 2020 tăng 10,95%). Tính riêng ngành công nghiệp tăng 20,63%, trong đó: ngành công
  • 15. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 14 nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng cao nhất 17,43% giữ vai trò là động lực chính trong khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp phần tăng trưởng GRDP của tỉnh. Khu vực dịch vụ đạt 14.978,50 tỷ đồng, giảm 0,33%, làm giảm 0,11 điểm phần trăm, thấp hơn 2,58% so với cùng kỳ năm trước (năm 2020 tăng 2,25%), đây là khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét nhất trong bối cảnh dịch bệnh lây lan, bởi đại dịch Covid-19. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 1.860,91 tỷ đồng, giảm 1,70%, làm giảm 0,07 điểm phần trăm, thấp hơn 8,88% so với cùng kỳ (năm 2020 tăng 7,18%). Về cơ cấu nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 23,33%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 42,27%; khu vực dịch vụ chiếm 30,44%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,97%. GRDP bình quân đầu người ước đạt 75,99 triệu đồng/người/năm, tăng 9,51% so với cùng kỳ năm 2020. Dân cư
  • 16. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 15 Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Bình Phước đạt 994.679 người, mật độ dân số đạt 132 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 235.405 người, chiếm 23,7% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 759,274 người, chiếm 76,3% dân số. Dân số nam đạt 501.473 người, trong khi đó nữ đạt 493.206 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 1,3 ‰ Đây cũng là tỉnh ít dân nhất vùng Đông Nam Bộ với khoảng 1 triệu dân. II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 2.1. Thị trường gỗ Sản lượng các loại gỗ được sử dụng chính trên toàn cầu đã tăng mạnh từ năm 2016 cho đến nay với tốc độ tăng trưởng từ 3% đến 6% mỗi năm. Các loại gỗ chính được sử dụng rộng rãi trên thế giới phải kể đến các loại gỗ như gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ tấm và các loại viên gỗ nén. Những khu vực phát triển ngành công nghiệp gỗ là những quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và châu Âu, đặc biệt là khu vực Đông Âu với tốc độ tăng trưởng kinh tế tích cực và năng lực sản xuất vượt trội trong lĩnh vực sản xuất năng lượng sinh học. Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), năng lực sản xuất trong ngành công nghiệp gỗ đã dần hồi phục trong giai đoạn năm 2010 - 2016 sau khi chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008. Tốc độ tăng trưởng của ngành gỗ bắt đầu xu hướng tăng trưởng bền vững kể từ sau năm 2016 và xu hướng tích cực này vẫn tiếp tục được duy trì do sự phát triển của kinh tế toàn cầu nói chung cũng như nhu cầu về năng lượng tái tạo gia tăng. Các loại sản phẩm gỗ rất đa dạng và được tận dụng để sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực. Có thể phân loại các sản phẩm từ gỗ như sau: - Gỗ tròn công nghiệp (industrial roundwood): là tất cả các loại gỗ được lấy từ cây không sử dụng cho mục đích lấy năng lượng. Loại gỗ này có thể kể đến như gỗ để làm giấy, gỗ xẻ và gỗ dán veneer, và các loại gỗ lấy từ cây khác.
  • 17. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 16 Loại gỗ này cũng có thể phân loại thành hai loại gỗ riêng biệt là cây gỗ tròn họ lá kim và cây gỗ tròn không phải họ lá kim. - Gỗ xẻ (sawnwood): là các loại gỗ bao gồm các tấm ván gỗ, gỗ dầm…có độ dày hơn 5mm nhưng không bao gồm các miếng gỗ để lót sàn. Gỗ xẻ cũng có thể được phân loại dựa trên hai loại riêng biệt là gỗ xẻ họ lá kim và gỗ xẻ không thuộc họ lá kim. - Gỗ tấm (wood-based pannels): là các loại gỗ bao gồm gỗ veneer, gỗ ván ép, gỗ ván dăm, gỗ ván sợi. - Sợi gỗ (fibre furnish): là loại sợi được sử dụng để sản xuất giấy, bao gồm các loại sợi gỗ lấy từ giấy thải, bột gỗ để làm giấy. - Gỗ nhiên liệu (wood fuel, charcoal and pellets): Gỗ nhiên liệu là loại gỗ tròn được sử dụng làm nhiên liệu để nấu ăn, sưởi ấm hoặc sản xuất điện, làm thành viên than hoặc viên nén. Các loại gỗ công nghiệp, đặc biệt là gỗ ván dăm và gỗ ván công nghiệp, các loại gỗ thường được sử dụng trong hoạt động sản xuất và thiết kế đồ nội thất, đã và đang tiếp tục có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong số tất cả các loại gỗ do tính chất tiện dụng và dễ dàng tạo hình, sử dụng. Loại hỗ này được sản xuất với tỷ trọng rất lớn tại các nhà máy ở Đông Âu, Liên bang Nga, Bắc Mỹ và Trung Quốc. Trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, Nga đã vượt qua Canada và Đức để trở thành nhà sản xuất và tiêu thụ các loại gỗ tấm lớn thứ ba trên thế giới chỉ sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. Canada chứng kiến mức tăng trưởng hai con số trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gỗ tấm trong khoảng thời gian từ 2014 - 2016 nhờ doanh số xuất khẩu sang thị trường Mỹ lớn kỷ lục phục vụ nhu cầu nhà đất có xu hướng phục hồi tại Mỹ trong giai đoạn này. Trung Quốc cũng khẳng định vị thế là nhà sản xuất lớn khi cũng minh chứng bằng mức tăng lên đến 42% trong sản xuất gỗ tấm tính trong giai đoạn 2012 - 2016 và vẫn tiếp tục giữ vững vị thế cho đến nay. Sản phẩm gỗ viên nén trở thành loại gỗ được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây đáp ứng các mục tiêu năng lượng sinh học do liên minh
  • 18. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 17 châu Âu đặt ra cũng như yêu cầu về các loại nhiên liệu giảm tác hại khí thải của các loại nguyên liệu khác ra môi trường. Châu Âu và Bắc Mỹ là hai khu vực chiếm gần như toàn bộ sản lượng gỗ viên nén toàn cầu với sản lượng 58% tại châu Âu và 32% tại Bắc Mỹ, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng loại gỗ này là 81% và 8% tương ứng. Châu Á đang gia tăng nhu cầu sử dụng viên gỗ nén trong những năm gần đây với tốc độ tăng lên đến 17% mỗi năm. Hàn Quốc là quốc gia nhập khẩu viên gỗ nén lớn thứ ba thế giới chỉ sau Anh và Đan Mạch. Điều này đã thúc đẩy các quốc gia có năng lực sản xuất tiềm năng như Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Thái Lan đẩy mạnh khả năng sản xuất của mình. Xuất khẩu gỗ Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2018, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam đạt 9,38 tỷ USD, chiếm hơn 23% kim ngạch xuất khẩu của cả ngành nông nghiệp. Ngành gỗ ghi nhận mức thặng dư thương mại lên tới 7 tỷ USD. Hoạt động chế biến gỗ và xuất khẩu lâm sản của nước ta đã được cải thiện về quy mô, số lượng và chất lượng sản xuất trong những năm gần đây. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 4.500 doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, trong đó doanh nghiệp tư nhân chiếm tới 95%. Các loại gỗ và hàng lâm sản khai thác và chế biến tại Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 4 trong các mặt hàng xuất khẩu lớn chỉ sau cà phê, thủy sản và máy móc, thuộc top 10 các quốc gia xuất khẩu sản phẩm gỗ trên thế giới và giữ vững vị trí thứ nhất ở khu vực Đông Nam Á. Với nguồn tài nguyên rừng phong phú, việc phấn đấu để đạt được thị phần cao hơn trên các lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ của nước ta là hoàn toàn có khả năng cao trong thời gian tới. Trong năm 2019 tới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đề ra định hướng đưa năng lực xuất khẩu gỗ vượt qua mức 11 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2018 và đến năm 2030 sẽ đạt kỳ vọng chiếm thị phần từ 30% đến 50% thị trường gỗ toàn cầu. Đây được coi là một tham
  • 19. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 18 vọng lớn đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu gỗ của Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á. Các thị trường xuất khẩu gỗ chủ lực của Việt Nam phải kể đến Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Anh. Đây cũng là những quốc gia có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm gỗ hàng đầu thế giới, do đó, dư địa cho ngành gỗ Việt Nam phát triển vẫn còn rất lớn. Chúng ta có những điểm mạnh nổi trội đưa sản phẩm gỗ và lâm sản của Việt Nam vương lên trên thị trường quốc tế như nguồn tài nguyên xanh và sạch phong phú, các chính sách của Nhà nước hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển, có định hướng về sự liên kết hợp tác giữa công ty chế biến và người trồng rừng, cũng như những phát triển về tính thẩm mỹ trong sản phẩm, đặc biệt trong các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Những điểm mạnh này giúp gỗ Việt Nam có được chỗ đứng vững chắc tại các thị trường xuất khẩu trên thế giới. Hiện kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản của Việt Nam mới chiếm khoảng 6% thị phần toàn cầu và phấn đấu đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt trên 11 tỷ USD trong năm nay. Tuy nhiên, những khó khăn mà ngành gỗ Việt Nam còn phải đối mặt, điển hình là tình trạng nguồn gỗ nguyên liệu không “sạch”, hay còn gọi là gỗ lậu, gỗ nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam bất hợp pháp. Điều này khiến cho gỗ Việt Nam sẽ gặp phải những rào cản thương mại và tự vệ khi nước ta tham gia ký kết các hiệp định thương mại tư do với các quốc gia và khu vực khác trên thế giới. Những hiệp định thương mại tự do nổi bật như CPTPP và EVFTA, trong đó đã đưa các mức thuế nhập khẩu gỗ từ Việt Nam vào thị trường các nước CPTPP và châu Âu xuống mức 0%, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ tiếp cận các thị trường có nhu cầu gỗ cao nhưng khó tính trong khâu kiểm duyệt. Vì vậy, để tận dụng được những cơ hội này, doanh nghiệp gỗ Việt Nam hơn ai hết phải hiểu rõ các quy định về nguồn cung nguyên liệu, chế biến, sản xuất và đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ trước khi đưa sản phẩm gỗ Việt Nam ra thị trường toàn cầu.
  • 20. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 19 Không chỉ tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, chiến tranh thương mại bùng nổ hiện nay cũng đang trở thành một cơ hội hiếm có cho cả ngành xuất khẩu của Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp gỗ nói riêng. Theo Hiệp hội Gỗ cứng Trang trí Hoa Kỳ, hoạt động nhập khẩu gỗ ván ép công nghiệp từ Việt Nam và Indonesia đã tăng nhanh trong khi nhập khẩu loại gỗ này từ Trung Quốc đã giảm 50.000 đến 100.000 mét khối mỗi tháng từ khi chiến tranh thương mại nổ ra. Khối lượng gỗ ván ép nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm 55,1% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống chỉ còn 129,3 triệu USD. Khối lượng xuất khẩu gỗ ván ép công nghiệp của Việt Nam đã tăng thêm đến 25.000 mét khối mỗi tháng, tăng 199% lên mức 113.000 mét khối với giá trị nhập khẩu tăng vọt lên mức 70,4 triệu USD, tuy nhiên giá thành sản phẩm lại giảm xuống mức thấp nhất tại thị trường nhập khẩu này. Hiện nay có khoảng 867 công ty có đầu tư nước ngoài trực tiếp hoạt động trong ngành gỗ tại Việt Nam, với tổng số vốn khoảng 5,5 tỷ USD, và hơn 63% trong số các doanh nghiệp này nhận hỗ trợ bởi các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong khi căng thẳng Mỹ - Trung vẫn chưa có hồi kết, các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam vẫn đang tận dụng hết nguồn lực để gia tăng sản xuất và xuất khẩu nhằm bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung trên thị trường gỗ toàn cầu. Ngày 23/5, Tổng cục Hải quan cho biết 4 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt gần 3,12 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, sản phẩm gỗ chiếm 71,2%, đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng 19,6%. Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 4 tháng đầu năm nay so với 4 tháng đầu năm 2018, đa số các thị trường đều tăng kim ngạch. Đặc biệt, Hoa Kỳ vẫn là nước dẫn đầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, chiếm 45,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 1,42 tỷ USD, tăng 34,7% so với 4 tháng đầu năm 2018. Đứng sau thị trường Hoa Kỳ là Nhật Bản, đạt 414,15 triệu USD, chiếm 13,3%, tăng 18,1%; Trung Quốc đạt 364,8 triệu USD, chiếm 11,7%, giảm 0,7%; EU chiếm 10%, đạt 313,46 triệu USD, tăng 10,4%; Hàn Quốc đạt 268,81 triệu
  • 21. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 20 USD, chiếm 8,6%, giảm 6,9%; Anh đạt 108,03 triệu USD, chiếm 3,5%, tăng 9,5%. 2.2. Nhu cầu thị trường dược liệu Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển việc chăm sóc sức khỏe ít nhiều vẫn còn liên quan đến Y học cổ truyền hoặc thuốc từ dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ cây thuốc để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh.. Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là những nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Bangladesh ... ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi ... ở Châu Mỹ La tinh như Brasil, Uruguay ... Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là những nước thuộc liên minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới. Trung bình hàng năm các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD dược liệu và gia vị. Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Đức. Về xuất khẩu, nước ta chủ yếu xuất dược liệu thô, ước tính 10.000 tấn/năm bao gồm các loại như: Sa nhân, Quế, Hồi, Thảo quả, Cúc hoa, Dừa cạn, Hòe,... và một số loài cây thuốc mọc tự nhiên khác. Bên cạnh đó một số hoạt chất được chiết xuất từ dược liệu cũng từng được xuất khẩu như Berberin, 16 Palmatin, Rutin, Artemisinin, tinh dầu và một vài chế phẩm đông dược khác sang Đông Âu và Liên bang Nga. 2. Nhu cầu sử dụng dược liệu, thuốc từ dược liệu trên thế giới. Năm 2019 xuất khẩu dược phẩm của nước ta đạt gần 200 triệu USD, chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ với 5,7 % so với giá trị nhập khẩu. Các mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu như: Panadol Extra; Thuốc tiêm tĩnh mạch dùng cho lọc máu Parsabiv 5mg đựng trong lọ vial dung tích 3ml; Cao dán Salonpas và các loại thuốc nhỏ mắt, nước muối sinh lý...
  • 22. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 21 Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu Dược phẩm sang Nhật bản đang rất ổn định và thường chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất khẩu dược phẩm của cả nước. Thị trường Nhật Bản là quốc gia tiêu thụ dược phẩm lớn thứ hai thế giới, mặc dù năng lực sản xuất lớn, song quốc gia này vẫn đang nhập khẩu hơn 30% tổng thị trường để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, hệ thống quản lý dược phẩm của Nhật Bản tương đối khắt khe. Bất cứ loại thuốc nào muốn vào Nhật Bản đều phải vượt qua hàng rào kỹ thuật của Cục Dược phẩm và Thiết bị Y tế (PMDA). Bên cạnh đó, nước ta còn xuất khẩu dược phẩm sang một số thị trường khác đạt kim ngạch cao như: Singapore; Sip, Campuchia, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc... vv. Nhu cầu về dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu (thuốc được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất) có xu hướng ngày càng tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Xu thế trên thế giới con người bắt đầu sử dụng nhiều các loại thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược hơn là sử dụng thuốc tân dược vì nó ít độc hại hơn và ít tác dụng phụ hơn. Theo thống kê hiện nay tỷ lệ số người sử dụng Y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh ngày càng tăng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Các nước Châu phi, ...Ở Trung Quốc chi phí cho sử dụng Y học cổ truyền khoảng 10 tỷ USD, chiếm 40% tổng chi phí cho y tế, Nhật Bản khoảng 1,5 tỷ USD, Hàn Quốc khoảng trên 500 triệu USD. Theo thống kê của WHO, những năm gần đây, nhiều nhà sản xuất đã có hướng đi mới là sản xuất các thuốc bổ trợ, các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hương liệu… Chính vì vậy, sản xuất dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về cây thuốc đã được tiến hành từ rất sớm, gắn liền với tên tuổi của nhiều danh y nổi tiếng như: Thiền sư Tuệ Tĩnh với bộ “Nam Dược Thần Hiệu” viết về 499 vị thuốc Nam, trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc từ thực vật. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với bộ “Lĩnh Nam Bản Thảo” gồm 2 quyển: quyển thượng chép 496 kế thừa của Tuệ Tĩnh, quyển
  • 23. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 22 hạ ghi 305 vị bổ sung về công dụng hoặc mới phát hiện thêm. Nền y dược đó có tiềm năng và vai trò to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên để kế thừa, bảo tồn và phát triển, không những chúng ta cần có một đội ngũ thầy thuốc giỏi mà còn phải có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại. Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng gia tăng bởi nó ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của cơ thể. Theo báo cáo của Cục Quản lý Dược-Bộ Y tế, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 50-60 nghìn tấn các loại dược liệu khác nhau, sử dụng vào việc chế biến vị thuốc y học cổ truyền, nguyên liệu ngành công nghiệp dược hoặc xuất khẩu. Theo đó, thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu của Việt Nam là rất lớn. Hệ thống khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hiện có hơn 60 bệnh viện y học cổ truyền công lập; hơn 90% bệnh viện đa khoa tỉnh có bộ phận y học cổ truyền; khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và gần 7.000 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân sử dụng dược liệu trong khám chữa bệnh. Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế có thể cao hơn trồng cây lương thực, thực phẩm. Trong mấy thập niên qua, hàng chục ngàn tấn dược liệu đã được khai thác tự nhiên và trồng trọt hàng năm, đem lại lợi nhuận lớn. Cây thuốc được phát triển có thể giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Mặc dù có tiềm năng thế mạnh lớn, nhưng hiện nay Việt Nam mới chỉ tự cung cấp được 25% nguyên liệu để phục vụ việc sản xuất thuốc trong nước, còn lại 75% vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Việt Nam cũng chưa đưa được các bài thuốc quý trong cộng đồng ra sử dụng rộng rãi; thậm chí nhiều bài thuốc quý đã bị mai một, thất truyền hoặc bị đánh cắp, giả mạo. Đồng thời, sản
  • 24. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 23 phẩm từ dược liệu quý của nước ta chưa trở thành hàng hóa có giá trị cao và chưa được sử dụng rộng rãi. Để chủ động trong lĩnh vực phát triển y dược cổ truyền và đảm bảo y dược cổ truyền giữ được thế mạnh của y học Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta phải chủ động được nguồn dược liệu. Hơn bao giờ hết, lúc này phát triển dược liệu nên được coi là an ninh quốc gia. Phát triển nuôi trồng dược liệu còn là giải pháp quan trọng hạn chế tối đa việc khai thác tự nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ động, thực vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng. III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau: Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 550.000.000,0 m2 1 Khu nhà điều hành, văn phòng 200,0 m2 2 Khu nhà xưởng 3.000,0 m2 3 Nhaà kho 3.000,0 m2 4 Nhà ăn công nhân 1.000,0 m2 5 Đường giao thông nội bộ 5.500,0 m2 6 Băng chừa, đường phòng cháy chữa cháy 16.500.000,0 m2 7 Khu trồng rừng gáo vàng 275.000.000,0 m2 8 Khu trồng rừng hông 258.482.300,0 m2 9 Khu hồ nước dự trữ, PCCC 5.000,0 m2 Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp nước Hệ thống - Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống - Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống
  • 25. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 24 - Hệ thống PCCC Hệ thống II Thiết bị 1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 2 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ 3 Thiết bị vận tải Trọn Bộ 4 Thiết bị khác Trọn Bộ
  • 26. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 25 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT:1000 đồng) Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 65/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 20 tháng 01 năm 2021 về Ban hành suấtvốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020,Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày31 tháng 8 năm 2021của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phíquản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.
  • 27. IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 4.1. Địa điểm xây dựng Dự án“Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” được thực hiệntại huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước. 4.2. Hình thức đầu tư Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới. V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 5.1. Nhu cầu sử dụng đất Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện.
  • 28. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 27 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 2.1. Kỹ thuật trồng Gáo vàng Cây Gáo Vàng được ưa chuộng trồng rộng rãi không chỉ bởi dễ trồng, dễ chăm sóc mà còn ở khả năng sinh trưởng rất nhanh. Chỉ trong vòng 5 năm đầu tiên, cây đã đạt chu vi thân gần 200 cm. Chính vì vậy mà Cây Gáo Vàng được gọi là loại cây có tốc độc phát triển vượt bậc so với những cây gỗ cùng loại. Chọn đất
  • 29. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 28 Trước mắt, nên chọn đất thung lũng, chân đồi, ở độ cao so với mặt biển dưới 1000m, hoặc trên đồi thoải, bát úp, có tầng đất dày, đất tốt, ẩm ướt hoặc đất ven nhà, ven đường, ven sông suối, trong lâm viên, công viên, để trồng cây thiên ngân lấy gỗ hoặc làm cây cảnh, cây bóng mát, cây công trình. Làm đất và mật độ trồng Nếu trồng trên đồi thì phải trồng theo đường đồng định mức. Ở đất có rừng thưa cây bụi, có thể vẫn giữ một số cây gỗ nhỏ và cây bụi, trông xen cây gáo. Hố trồng thiên ngân theo kích cỡ 50 x 50 x 40cm, với mật độ 3m x 6m hoặc 4m x 6m khoảng 500 – 600cây/ha, có thể nâng mật độ lên 1500 cây/ha. Sau 5 năm tỉa thưa, chỉ để lại 600cây/ha để sau 10 năm khai thác cây gỗ lớn. Thời vụ và bón phân Thời vụ trồng từ tháng 6 – 7, chậm nhất vào tháng 8 khi trời vẫn còn mưa. Cây đem trồng phải chọn cây khoẻ, không sâu bệnh, không bị tổn thương. Khi trồng thì rỡ bầu, đem cây đặt thẳng vào hố, lấp đất màu, bón mỗi gốc 100g/NPK rồi lấp đất cao hơn mặt hố khoảng 5cm. Kỹ thuật chăm sóc Sau khi ra ngôi 15 ngày, kiểm tra tỉ lệ cây sống, kịp thời trồng dặm những chỗ khuyết cây. Sau 30 ngày, làm cỏ xung quanh gốc. Vào tháng 8 – 9 phải xới xáo gốc cây. Trong 2 – 3 năm đầu hàng năm đều phải xới xáo, làm cỏ xung quanh gốc, nếu có điều kiện bón thêm 100gNPK/cây. Phải kiểm tra tình hình sâu bệnh, nếu phát hiện sâu phải kịp thời diệt trừ bằng các loại thuốc thích hợp. Khi cây Gáo chưa khép tán thì có thể trồng xen, kết hợp bón phân cho cây trồng, tạo điều kiện cho Gáo sinh trưởng phát triển tốt. Trong quá trình sinh trưởng phát triển, có thể xuất hiện một số loại sâu bệnh, cần kiểm tra thường xuyên để phát hiện và diệt trừ kịp thời.
  • 30. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 29 2.2. Cây trồng chủ yếu của dự án là loại cây hông Hông - Paulownia fortunei (Seem.) Hemsl., thuộc họ Hoa mõm sói – Scrophulariaceae. Cây hông là cây gỗ lớn, có tốc độ sinh trưởng nhanh. Từ lâu, nhiều quốc gia trên thế giới có điều kiện tự nhiên thích hợp với cây hông đã chọn cây hông làm cây lâm nghiệp và chú ý phát triển. Ở Việt Nam cây hông phân bổ trong rừng tự nhiên ở một số tỉnh phía Bắc giáp với biên giới Trung Quốc. Đồng bào các tỉnh này đã từng dùng gỗ cây này làm chõ hông xôi nên có tên là cây Hông. Có thể nói cây hông là cây lâm nghiệp có triển vọng (vừa có giá trị kinh tế cao vừa có chức năng phòng hộ nhanh). Có thể trồng phân tán, trồng thành rừng tập trung hoặc trồng xen theo phương thức nông lâm kết hợp. Tuy nhiên, phải chọn điều kiện lập địa phù hợp và tùy mục đích sử dụng rừng mà chọn phương thức trồng mới đem lại kết quả. Cây hông có nhiều ưu điểm: dễ trồng, thích nghi ở nhiều loại đất, lớn rất nhanh (sau 6-7 năm trồng, cây cao hơn 10m, đường kính 35-40cm), gỗ nhẹ, không bị mối mọt, ít bị biến dạng khi thời tiết thay đổi… có thể trồng để chống sói mòn đất ở các địa hình đồi núi.
  • 31. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 30 Đặc điểm cây hông: là cây thân gỗ có lá sớm rụng, cao 10–25 m, lá to, bản rộng tới 15–40 cm, mọc thành cặp đối trên cành. Chúng ra hoa vào đầu mùa xuân, thành các chùy hoa dài 10–30 cm, với tràng hoa hình ống màu tía, tương tự như hoa của mao địa hoàng. Quả là loại quả nang khô, chứa hàng nghìn hạt nhỏ. Gỗ hông rất nhẹ, thớ đẹp, mềm, không cong vênh và được sử dụng để làm tủ, hộp và guốc (geta). Gỗ cũng được đốt để sản xuất than củi cho nghề vẽ và bột cho pháo bông, vỏ được làm thành thuốc nhuộm và nhiều công dụng khác. Ngoài ra, cây hông còn có thể làm dược liệu. Trong dược liệu, cây hông có vị đắng, tính hàn; có tác dụng khử phong trừ thấp, giải độc tiêu thũng. Rễ dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau nhức xương, vỏ rễ chữa gân cốt ứ đau. Vỏ cây chữa đòn ngã tổn thương. Hoa và lá tươi được dùng chữa nhọt độc, bỏng, sưng tấy. Hoa còn dùng chữa viêm tuyến nước bọt, viêm kết mạc mắt cấp tính. Quả dùng trị viêm phế quản mạn tính. Mô tả: Cây gỗ rụng lá, cao tới 20m, cành nhỏ mập, màu xám vàng, không có lông. Lá đơn mọc đối, to, dài đến 20-30cm, rộng gần bằng dài, màu lục, mặt dưới có lông dày. Chuỳ hoa ở ngọn cành, 2-8 hoa, hoa to, thơm, tràng cao đến
  • 32. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 31 10cm, mặt ngoài màu ngà ửng tía, mặt trong tím đậm ở ống. Quả nang hình bầu dục, mang đài tồn tại, vỏ quả ngoài dày, hoá gỗ; quả chứa nhiều hạt nhỏ, có cánh trong suốt. Công dụng, chỉ định và phối hợp: - Gỗ màu trắng vàng, mịn, mềm, là loại gỗ quý dùng trong ngành hàng không, làm nhạc cụ, gỗ đàn, đóng đồ dùng. Dân miền núi còn dùng làm chõ đồ xôi. - Lá dùng làm phân xanh. - Rễ dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau nhức xương, vỏ rễ chữa gân cốt ứ đau. - Vỏ cây chữa đòn ngã tổn thương. Hoa và lá tươi được dùng chữa nhọt độc, bỏng, sưng tấy. Hoa còn dùng chữa viêm tuyến nước bọt, viêm kết mạc mắt cấp tính. - Quả dùng trị viêm phế quản mạn tính. Gieo trồng Là cây thay lá vào mùa đông, rễ phân bố sâu 30–40 cm dưới mặt đất nên ít cạnh tranh các loài cây ngắn ngày, thích hợp trồng xen với các cây nông nghiệp, cây ăn quả. Gỗ hông sáng màu, mềm mịn, ít cong vênh là nguyên liệu tốt trong công nghệ ván nhân tạo và các đồ dùng thông thường trong gia đình. Do có nhiều đặc tính ưu việt nên hông đã được chú ý nghiên cứu, phát triển ở nhiều nước như ở Trung Quốc đã được trồng khoảng gần 1 triệu ha. Một số nước khác như Hoa Kỳ, Australia gần đây cũng đã chú ý nghiên cứu phát triển loài cây này. Tại Việt Nam, hông hoa trắng mới được thử nghiệm gây trồng mấy năm gần đây. Cây sinh trưởng khá nhanh trong những năm đầu và cho thấy có tiềm năng phát triển rộng cho mục đích trồng rừng nguyên liệu và tạo cảnh quan môi trường. Hông cũng là một cây sống lâu năm nên cũng được sử dụng trong mục đích trồng rừng phòng hộ. Trong tự nhiên nó thường phân bố xen với một số loài cây tiên phong và trồng với một số loài cây khác như tre, mỡ, cây ăn quả, cây nông nghiệp, trồng làm cây che bóng cho chè, cà phê... Ngoài ra còn có thể trồng hông như là một loài cây lá rộng bản địa khác.
  • 33. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 32 Hông là loài cây ưa ẩm cho nên có thể trồng ở các khu vực có lượng mưa 1.400 mm trở lên, có độ cao so với mực nước biển từ 300-1.500 mét. Đất trồng hông phải đảm bảo một số yêu cầu như sau: Đất còn tương đối tốt, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, tầng đất dày trên 50 cm, tơi xốp khả năng thấm và thoát nước tốt. Không trồng hông ở nơi đất chặt bí, có thời gian úng nước, đất đã thoái hóa trống trọc, trơ sỏi đá. Kỹ thuật trồng cây Xử lý thực bì Hông là loài cây ưa sáng cực đoan, do vậy dù áp dụng phương pháp thức trồng nào việc xử lý thực bì cũng là yếu tố phải coi trọng. Cần đảm bảo sau khi trồng không bị loài khác che bóng. Tốt nhất là phát thực bì toàn diện kết hợp trồng các cây nông nghiệp trong những năm đầu. Bón lót cho mỗi gốc hông 1 kg phân chuồng hoặc 100 - 150g phân vi sinh. Việc bón phân được thực hiện lúc lấp hố. Phân được trộn đều ở phần đất từ đáy đến 2/3 độ sâu hố sau đó lấp hố chuẩn bị trồng cây. Ở miền Bắc Việt Nam, tốt nhất trồng vào vụ xuân. Không nên trồng vào vụ thu cây sẽ mất một mùa sinh trưởng và năm sau cũng phát triển kém. Miền Trung và Tây Nguyên do mùa mưa chậm hơn cho nên hông được tiến hành trồng cùng thời điểm với một số loại cây trồng khác trong thời gian đầu mùa mưa hàng năm. Mật độ trồng Tùy theo phương thức trồng mà mật độ có thể thay đổi từ 1.000 - 1.100 cây/ha. Có thể trồng hông với chức năng phòng hộ theo các phương thức sau: Trồng hông xen mỡ, hoặc trám theo hàng, mật độ 1.100 cây/ha trong đó: Hông 550 cây, cây khác 550, cự ly trồng 3m x 3m. Trồng hông xen luồng: Luồng 200 cây/ha (cự ly 10m x 5m) giữa 2 hàng luồng trồng 1 hàng hông, cự ly hàng 10m, cây cách cây 2,5m (400 cây/ha), mật độ chung 600 cây/ha. Để tạo cảnh quan phòng hộ cho cây nông nghiệp trồng theo hàng cự ly 10m, 20m, 30m trên hàng trồng cây cách cây 2,5m cứ 1 cây Hông 1 cây bản địa
  • 34. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 33 khác (ứng với mật độ 400 cây, 133 cây/ha). Phương thức này áp dụng cho vùng đất thấp gần khu dân cư, khu công nghiệp để cải thiện môi trường sống mà vẫn canh tác nông nghiệp như lạc, ngô, đỗ.. Để tạo môi trường làm việc và tạo môi trường che bóng thích hợp cho chè góp phần tăng năng suất, có thể trồng hông trên nương chè rải đều với mật độ 100 cây/ha. Phương thúc này giúp cho chè ra búp tốt hơn và không ảnh hưởng đến chất lượng chè, tăng khả năng phòng hộ của các đồi chè. Trồng hông như cây phù trợ với mật độ 1.100 cây/ha, kết hợp 555 cây sao hoặc dầu. Mật độ chung 1.666 cây/ha (hàng 3m, cự ly cây 2m. Hai hàng hông 1 hàng sao hoặc dầu). Kỹ thuật trồng Hông Cây trồng đủ tiêu chuẩn quy định, không trồng cây quá lớn. Trước khi đem trồng phải tưới đủ ẩm cho bầu. Trồng cây vào những ngày mưa khi hố đủ ẩm. Khi trồng chú ý lèn chặt đất xung quanh bầu đến ngang cổ rễ phủ thêm một lớp đất xốp lên cao hơn cổ rễ 2 – 3 cm. Cần chú ý khi trồng không làm cong, gấp các rễ thò ra ngoài bầu và phải xé bỏ bầu polyetylen. Sau khi trồng 10 - 15 ngày tiến hành trồng dặm các cây chết. Chăm sóc và bảo vệ Chăm sóc lần thứ nhất Ba tháng sau khi trồng tiến hành chăm sóc lần thứ nhất. Xới nhẹ xung quanh gốc sâu 7 – 10 cm thành vòng tròng đường kính 90 – 100 cm. Nhặt hết cỏ rác, phát hết cành nhánh cây bụi xung quanh có ảnh hưởng đến cây trồng. Trong lần chăm sóc này bón thúc cho cây 50 - 100g NPK hoặc 30g urê. Xới nhẹ một vòng cách gốc 20 – 30 cm sâu 10 cm. Rải đều phân vào rãnh và lấp đất bằng đất mặt. Bón thúc vào những ngày râm mát, sau những ngày mưa đất ẩm. Chăm sóc lần thứ hai Cuối mùa mưa tiến hành chăm sóc lần thức hai (6 - 7 tháng sau khi trồng). Nội dung gồm xới vun gốc, cắt đứt các loại dây leo bám vào cây trồng, tỉa bớt các cành gần gốc để tạo đoạn thân dưới cành dài và thẳng. Sang năm thứ 2, thứ 3 tùy theo tình hình phát triển của cây bụi cỏ dại tiến hành chăm sóc 2 - 3 lần. Nội dung chăm sóc như năm thứ nhất nhưng mở rộng phạm vi xới xáo thành vòng tròn đường kính 1 - 1,2 mét quanh hố.
  • 35. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 34 Bảo vệ Cây trồng cần bảo vệ tốt ngay những ngày đầu. Cây hông rất mềm dễ bị gãy nên tuyệt đối không để trâu bò vào khu vực trồng trong 1 - 2 năm đầu và ngăn chặn các hành vi vô ý thức của người như bẻ ngọn, phát cành nhanh. 2.3. Quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) 2.3.1. Mục tiêu Công ty thuê rừng để QLBVR nhằm phát huy thế mạnh của rừng, bảo vệ và phát triển được vốn rừng, tăng hiệu quả sử dụng đất đai, làm thay đổi tập quán canh tác lạc hậu của đồng bào thiểu số; Đồng thờitạo công ăn việc làm, dần dần nâng cao đời sống cho người dân trong vùng dự án, đem lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp và ngân sách cho địa phương. 2.3.2. Tổ chức QLBVR Về tổ chức, quản lý: - Giám đốc dự án là chủ tài khoản chịu trách nhiệm chung trong việc điều hành và thực hiện các giải pháp đã nêu ra trong dự án. - Bộ phận kế toán tài vụ chịu trách nhiệm cung cấp các nguồn tài chính, hạch toán tài chính để dự án đạt kết quả cao. - Bộ phận kỹ thuật chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch tác nghiệp hàng năm và hướng dẫn chỉ đạo thực hiện các hạng mục lâm sinh của dự án. Việc thi công các hạng mục của dự án ưu tiên sử dụng lực lượng lao động tại chổ và xung quanh vùng dự án (chủ yếu là người đồng bào dan tộc thiểu số) nhằm tăng thêm thu nhập cho họ và ổn định kinh tế. Từng bước gắn liền trách nhiệm của họ với khu rừng mà họ sinh sống nhằm phát triển nghề rừng theo hướng hiện nay. Giải pháp về kỹ thuật: Tổ chức quản lý bảo vệ rừng. Xây dựng quy ước quản lý bảo vệ rừng và phổ biến rộng rãi cho toàn dân. Hộ gia đình phải thực hiện đúng qui ước, thường xuyên tuần tra, kiểm tra theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được giao và có báo cáo kịp thời với chủ rừng hoặc các cấp chính quyền khi phát hiện các trường hợp vi phạm lâm luật.
  • 36. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 35 Ở những vùng rừng tập trung, vùng trọng điểm lửa rừng thì tiến hành tuyên truyền PCCC rừng, xây các biển báo cấm lửa, thường xuyên tuần tra canh gác và đốt có điều khiển (nếu cần thiết) để đề phòng cháy rừng. Đồng thời xây dựng đường ranh cản lửa được thiết kế theo các hệ thống dọc các lô và bao quanh khu vực rừng trồng, cứ 2 hoặc 3 lô thì làm các đường ranh ngăn cách, đường ranh rộng 10m. Chủ rừng phải xây dựng các phương án phòng chống cháy rừng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với rừng tự nhiên công tác quản lý bảo vệ thực hiện giao khoán quản lý bảo vệ rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng cụ thể như sau: - Thống kê quỹ rừng hiện còn và công bố danh sách các hộ gia đình được giao khoán bảo vệ rừng. - Lập biểu thống kê diện tích rừng giao khoán, thống nhất với các chủ rừng. - Tiến hành giao rừng ngoài thực địa. + Họp dân để phổ biến quyền lợi, nghĩa vụ của người dân sau khi nhận khoán bảo vệ rừng, bàn bạc dân chủ với người dân, thống nhất phương thức giao đất giao rừng và tìm hiểu nguyện vọng của người dân. Hướng dẫn người dân ký kết các văn bản liên quan. + Sơ thám thực địa, sơ bộ phân chia lô khoảnh, xác định vị trí ranh giới, diện tích của từng lô rừng trên bản đồ cũng như ngoài thực địa. + Bàn giao hiện trường cho hộ gia đình: Trên cơ sở phân chia lô trên bản đồ, tổ công tác cùng với hộ gia đình và các ngành chức năng liên quan xác định cụ thể ngoài thực địa, phát đánh dấu ranh giới lô khoảnh sau đó đo đạc, tính diện tích theo từng trạng thái cho từng lô. + Làm mốc lô, sản xuất bảng tôn, đóng đúng vị trí ngoài thực địa để xác định tên lô, hộ nhận rừng. + Lập hồ sơ quản lý bảo vệ rừng. + Kiểm tra thường xuyên, đánh giá hiệu quả công tác bảo vệ rừng. Để phát huy thế mạnh cộng đồng trong việc bảo vệ rừng cần xúc tiến thành lập một ban đại diện gồm những người có uy tín, có khả năng vận động người dân tham gia bảo vệ rừng và tổ chức sản xuất nông lâm nghiệp. Ban này
  • 37. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 36 có trách nhiệm nhắc nhở bà con thực hiện đúng luật bảo vệ và phát triển rừng đồng thời điều phối các hoạt động sản xuất và giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh. 2.4. Kỹ thuật trồng các loại cây dược liệu khác Các đối tượng cây trồng được áp dụng như sâm ngọc linh, tam thất, địa liền, đẳng sâm, đinh lăng, nghệ, sạ đen, sả, đương quy, sa nhân, cà gai leo, giảo cổ lam, đông trùng hạ thảo...
  • 38. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 37
  • 39. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 38 Kỹ thuật trồng cây dược liệu  Làm đất Đất trồng cây dược liệu phải được cày ải, phơi và cày bừa kĩ nhiều lần. Nếu đất trồng cây thuốc có rễ ăn sâu thì phải cày sâu 20-20 cm, bừa nhiều lần làm cho đất tơi xốp. Việc làm đất trồng cây thuốc phải đảm bảo sao cho đất tơi xốp. Việc làm đất trồng cây thuốc phải đảm bảo sao cho đất giữ được độ ẩm thích hợp. Vì vậy sau khi cày cần bừa ngay trong khâu làm đất. Cần phải làm sạch cỏ rồi đốt thành tro bón cho đất và loại bỏ được các mầm sâu bệnh. Đối với vườn ươm gieo hạt, phải làm đất thật mịn, nhỏ và chú ý khi dùng thuốc trừ sâu trộn vào đất phải đảm bảo sự phát triển của cây con còn non. Sau khi làm đất xong, phải đánh luống để tiện cho việc tưới tiêu và chăm sóc cây. Luống được đánh cao hay thấp rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào từng loại cây trồng.  Gieo trồng Gieo trồng cây thuốc thường có hai cách, đó là: - Gieo thẳng: áp dụng đối với các cây như: Ngưu tất, Đương quy, Sâm bổ chính… - Vừa gieo thẳng vừa ươm cây con: Bạch chỉ, Bạch truột… - Sau khi gieo hạt, cần dùng rơm rạ hay cỏ khô phủ kín luống để giữ ẩm. Các loại cây thảo thì nên trồng mật độ cao; các loại cây có cánh vươn rộng thì trồng thưa hơn, cần có chế độ tưới nước nhẹ làm cho đất ẩm đều. Khi cây đã nẩy mầm thì gỡ bỏ rơm rạ đã phủ để cây mọc bình thường. Các loại mật độ: + Mật độ thấp: Dưới 1.000 cây/ha; Đây là mật độ trồng chủ yếu của cây dược liệu quý hiếm, nguồn giống khó khăn và cho thu hoạch lâu năm (Nhàu…). + Mật độ trung bình: 1.000 – 2.500 cây/ha; Áp dụng cho cây dược liệu thân, lá (Chóc máu…).
  • 40. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 39 + Mật độ cao: Trên 2.500 cây/ha (thậm chí trên 5.000 cây/ha như loài Củ Dòm, Sa nhân); Áp dụng cho cây dược liệu lấy củ, rễ, thường mọc thành cụm, khóm.  Xáo xới, làm cỏ Cần phải xới để phá vỡ các lớp váng sau mỗi trận mưa, làm cho đất trên mặt luống luôn tơi xốp, thoáng. Cần phải xới, xáo nhẹ nhàng để khỏi ảnh hưởng đến cây và luôn làm sạch cỏ cho cây. Đối với những cây lấy củ, rễ như: Huyền sâm, Sinh địa, Bạch truật… cần có chế độ vun gốc ít nhất là 3,4 lần sau mỗi khi bón thúc. Việc xáo xới, vun gốc chỉ kết thuốc khi cây được phủ kính luống.  Xử lý thực bì và làm đất - Xử lý thực bì và đào hố cục bộ: Áp dụng cho hầu hết các trường hợp trồng cây dược liệu. Hố đào kích thước 30x30x30cm (bầu trung bình) hay 40x40x40cm (bầu lớn). - Xử lý thực bì toàn diện và cây đất: Chỉ áp dụng cho một số trường hợp trồng cây dược liệu trên quy mô nhỏ như vườn hộ, vườn gia đình.  Bón lót Bón đầy đủ: Phân chuồng oai (hoặc Phân hữu cơ sinh học), NPK; nên áp dụng cho tất cả các loài cây khi điều kiện cho phép. Lượng phân bón thông thường: 02-05kg phân chuồng hoai (hoặc 0,5kg phân hữu cơ sinh học) + 30-50g NPK (hoặc 15g Supe lân).  Kỹ thuật trồng cây - Trồng cây con có bầu: Trộn đều phân và đất trong hố; đặt bầu cây ở vị trí trung tâm sao cho mặt trên bầu ngang bằng tay hơi cao hơn so với mặt đất mép hố: Rạch và xé bỏ vỏ bầu. Đặt cây thật ngay ngắn rồi dùng tay gạt và lén đất chặt ít nhất là 1/2 phần dưới bầu, dùng cuốc cào vun đất và dùng chân dẫm đất xung quanh gần sát với thành bầu, tiếp tục sửa thế cây và vun đất cao hơn mặt bầu độ 2-3cm. Nếucó điềukiệncó thể tưới nước ngay sau khi trồng, nếu thời tiết khô hạn hay nắng nóngđột xuất trongthời vụ trồng cần tiếptục tưới nướcthời gian đầu cho tới khi thời tiết thuận lợi. - Trồng cây con rễ trần: Chọn thời tiết trồng cây phù hợp (râm mát, mưa nhỏ, đất đủ ẩm) mới đemcây ra trồng.Cắt bỏbớt lá và cành bên và rễ cọc nếu dài. Trộn đất và phân trong hố, moi một lỗ
  • 41. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 40 phù hợp với kích thước của bộ rễ và có phần sâu hơn. Đặt cây ngay ngắn vào lỗ, một tay giữ cây, tay kia gạt đất và lèn nhẹ cho đến khi đất lấp đầy miệng hố, dùng tay kéo nhẹ cây lên một chút cho rễ duỗi thẳng và cổ rễ hơi thấp hơn mép hố, đồng thời dùng chân dẫm chặt đất sát xung quanh gốc cây, vun đất vừa đủ so với mặt đất. Dùng rơm ra, cỏ khô hay lá cây che phủ quanh gốc cây rồi tưới đẫm cho cây vừa trồng. Có thể cắm thêm rào bảo vệ và chống gió lay.  Tỉa cây Tỉa những chổ dày và giặm vào những chổ thưa, bỏ hay thay thế cây yếu ớt, có bệnh… và chỉ để lại những cây mầm khoẻ mạnh.  Tưới tiêu Dược liệu hầu hết là ưa đất ẩm nhưng lại rất sợ úng ngập. Vì vậy, phải có chế độ tười tiêu hợp lý. Cây dạng ra củ hay ra hoa kết quả thì cần tưới thường xuyên nhưng phải tránh ẩm ướt quá mức.  Chăm sóc cây trồng - Năm thứ1: Chăm sóc 2-3 lần.Nội dung chăm sóc: Trồng dặm lại những cây bị chết, phát dọn thực bì cạnh tranh, làm cỏ, xới đất quanh gốc 40-45cm, vun gốc, sửa thế cây, bón thúc, phòng chống gia súc và sâu bệnh gây hại. - Năm thứ 2: Chăm sóc 3-4 lần. Nội dung chăm sóc: Phát dọn thực bì, làm cỏ, xăm xới đất quanh gốc 50-70cm, vun gốc, sửa thế cây, tạo tán, bón thúc, diệt trừ sâu hại. - Năm thứ 3: Chăm sóc 3- 4 lần. Nội dung chăm sóc: Phát dọn thực bì cạnh tranh, làm cỏ, xới đất quanh gốc 70-100cm, vun gốc, diệt trừ sâu hại.
  • 42. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 41 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 1.1. Chuẩn bị mặt bằng Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định. 1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: Dự án thực hiện tái định cư theo quy định hiện hành. 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực. II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 2.1. Các phương án xây dựng công trình TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 550.000.000,0 m2 1 Khu nhà điều hành, văn phòng 200,0 m2 2 Khu nhà xưởng 3.000,0 m2 3 Nhaà kho 3.000,0 m2 4 Nhà ăn công nhân 1.000,0 m2 5 Đường giao thông nội bộ 5.500,0 m2 6 Băng chừa, đường phòng cháy chữa cháy 16.500.000,0 m2 7 Khu trồng rừng gáo vàng 275.000.000,0 m2 8 Khu trồng rừng hông 258.482.300,0 m2 9 Khu hồ nước dự trữ, PCCC 5.000,0 m2 Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp nước Hệ thống - Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống
  • 43. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 42 TT Nội dung Diện tích ĐVT - Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống - Hệ thống PCCC Hệ thống Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn thiết kế cơ sở xin phép xây dựng. 2.2. Các phương án kiến trúc Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiết kế kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. Chi tiết sẽ được thể hiện trong giai đoạn lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án. Cụ thể các nội dung như: 1. Phương án tổ chức tổng mặt bằng. 2. Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. 3. Thiết kế các hạng mục hạ tầng. Trên cơ sở hiện trạng khu vực dự án, thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án với các thông số như sau:  Hệ thống giao thông Xác định cấp đường, cấp tải trọng, điểm đấu nối để vạch tuyến và phương án kết cấu nền và mặt đường.  Hệ thống cấp nước Xác định nhu cầu dùng nước của dự án, xác định nguồn cấp nước sạch (hoặc trạm xử lý nước), chọn loại vật liệu, xác định các vị trí cấp nước để vạch tuyến cấp nước bên ngoài nhà, xác định phương án đi ống và kết cấu kèm theo.  Hệ thống thoát nước Tính toán lưu lượng thoát nước mặt của từng khu vực dự án, chọn tuyến thoát nước mặt của khu vực, xác định điểm đấu nối. Thiết kế tuyến thu và thoát nước mặt, chọn vật liệu và các thông số hình học của tuyến.  Hệ thống xử lý nước thải
  • 44. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 43 Khi dự án đi vào hoạt động, chỉ có nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu sản xuất không đáng kể nên không cần tính đến phương án xử lý nước thải. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải trong sản xuất (nước từ việc xử lý giá thể, nước có chứa các hóa chất xử lý mẫu trong quá trình sản xuất).  Hệ thống cấp điện Tính toán nhu cầu sử dụng điện của dự án. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng điện của từng tiểu khu để lựa chọn giải pháp thiết kế tuyến điện trung thế, điểm đặt trạm hạ thế. Chọn vật liệu sử dụng và phương án tuyến cấp điện hạ thế ngoài nhà. Ngoài ra dự án còn đầu tư thêm máy phát điện dự phòng. III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN 3.1. Phương án tổ chức thực hiện Dự ánđược chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng và khai thác khi đi vào hoạt động. Dự án chủ yếu sử dụng lao động địa phương. Đối với lao động chuyên môn nghiệp vụ, chủ đầu tư sẽ tuyển dụng thêm và lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ trong quá trình hoạt động sau này. Bảng tổng hợp Phương án nhân sự dự kiến(ĐVT: 1000 đồng) TT Chức danh Số lượng Mức thu nhập bình quân/tháng Tổng lương năm Bảo hiểm 21,5% Tổng/năm 1 Giám đốc 1 25.000 300.000 64.500 364.500 2 Ban quản lý, điều hành 2 15.000 360.000 77.400 437.400 3 Công nhân viên văn phòng 48 8.000 4.608.000 990.720 5.598.720 4 Công nhân trồng rừng, sản xuất 180 6.500 14.040.000 3.018.600 17.058.600 5 Lao động thời vụ 135 5.500 8.910.000 1.915.650 10.825.650
  • 45. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 44 TT Chức danh Số lượng Mức thu nhập bình quân/tháng Tổng lương năm Bảo hiểm 21,5% Tổng/năm Cộng 366 2.351.500 28.218.000 6.066.870 34.284.870 3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý Thời gian hoạt động dự án: 50 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầutư. Tiến độ thực hiện: 24 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư, trong đó: STT Nội dung công việc Thời gian 1 Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Quý II/2022 2 Thủ tục phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 Quý III/2022 3 Thủ tục phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Quý III/2022 4 Thủ tục giao đất, thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất Quý IV/2022 5 Thủ tục liên quan đến kết nối hạ tầng kỹ thuật Quý I/2023 6 Thẩm định, phê duyệt TKCS, Tổng mức đầu tư và phê duyệt TKKT Quý I/2023 7 Cấp phép xây dựng (đối với công trình phải cấp phép xây dựng theo quy định) Quý II/2023 8 Thi công và đưa dự án vào khai thác, sử dụng Quý III/2023 đến Quý II/2024
  • 46. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 45 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG I. GIỚI THIỆU CHUNG Mục đích của công tác đánh giá tác động môi trường của dự án“Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến khu vực thực hiện dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho chính dự án khi đi vào hoạt động, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường. II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. - Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020; - Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/20013; - Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006; - Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019; - Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; - Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; - Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải; - Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường;
  • 47. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 46 - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ quy định về Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của một số nghị định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ Môi trường; Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng: - TCVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; - QCVN 01:2008/BXD - Quy hoạch xây dựng; - TCVN 7957:2008 - Tiêu chuẩn Thiết kế thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình; - QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; - QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; - Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi”được thực hiện tại huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước. IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình Tác động đến môi trường không khí: Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (ximăng, đất, cát…)từcôngviệc đào đất,sanủimặt bằng, vậnchuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng, phatrộnvàsửdụngvôivữa, đấtcát...hoạtđộngcủacácmáymóc thiết bị
  • 48. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 47 cũngnhư các phươngtiệnvận tạivà thicôngcơ giớitại công trường sẽ gây ra tiếng ồn.Bụi phát sinh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân trên công trường và người dân lưu thông trên tuyến đường. Tiếng ồnphátsinh trongquátrìnhthi công là không thể tránh khỏi. Tiếng ồn có thể phát sinh khi xe, máy vận chuyển đất đá, vật liệu hoạt động trên công trường sẽ gây ảnh hưởng đến người dân sống hai bên tuyến đường vận chuyển và người tham gia giao thông. Tác động của nước thải: Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ để không làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm. Nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án trong thời gian xây dựng cũng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nếu dòng chảy cuốn theo bụi, đất đá, xăng dầu và các loại rác thải sinh hoạt. Trong quá trình xây dựng dự án áp dụng các biện pháp thoát nước mưa thích hợp. Tác động của chất thải rắn: Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm 2 loại: Chất thải rắn từ quá trình xây dựng và rác sinh hoạt của công nhân xây dựng. Các chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này nếu không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ có thể bị cuốn trôi theo nước mưa gây tắc nghẽn đuờng thoát nước và gây ra các vấn đề vệ sinh khác. Ở đây, phần lớn phế thải xây dựng (xà bần, cát, sỏi…) sẽ được tái sử dụng làm vật liệu san lấp. Riêng rác sinh hoạt rất ít vì lượng công nhân không nhiều cũng sẽ được thu gom và giao cho các đơn vị dịch vụ vệ sinh đô thị xử lý ngay. Tác động đến hệ sinh thái, cảnh quan khu vực: Quá trình thi công cần đào đắp, san lấp mặt bằng, bóc hữu cơ và chặt bỏ lớp thảm thực vật trong phạm vi quy hoạch nên tác động đến hệ sinh thái và
  • 49. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 48 cảnh quan khu vực dự án, cảnh quan tự nhiên được thay thế bằng cảnh quan nhân tạo. Tác động đến sức khỏe cộng đồng: Các chất có trong khí thải giao thông, bụi do quá trình xây dựng sẽ gây tác động đến sức khỏe công nhân, người dân xung quanh (có phương tiện vận chuyển chạy qua) và các công trình lân cận. Một số tác động có thể xảy ra như sau: – Các chất gây ô nhiễm trong khí thải động cơ (Bụi, SO2, CO, NOx, THC,...), nếu hấp thụ trong thời gian dài, con người có thể bị những căn bệnh mãn tính như về mắt, hệ hô hấp, thần kinh và bệnh tim mạch, nhiều loại chất thải có trong khí thải nếu hấp thụ lâu ngày sẽ có khả năng gây bệnh ung thư; – Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm,…gây tác động hệ thần kinh, tim mạch và thính giác của cán bộ công nhân viên và người dân trong khu vực dự án; – Các sự cố trong quá trình xây dựng như: tai nạn lao động, tai nạn giao thông, cháy nổ,… gây thiệt hại về con người, tài sản và môi trường. – Tuy nhiên, những tác động có hại do hoạt động xây dựng diễn ra có tính chất tạm thời, mang tính cục bộ. 4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng Tác động do bụi và khí thải: Đối với dự án, bụi và khí thải sẽ phát sinh do các nguồn chính: Từ hoạt động giao thông (các phương tiện vận chuyển ra vào dự án); Từ quá trình hoạt động:  Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển, bốc dở, nhập liệu;  Bụi phát sinh từ dây chuyền sản xuất (nếu có); Hoạt động của dự án luôn gắn liền với các hoạt động chuyên chở hàng hóa nhập, xuất kho và nguyên liệu. Đồng nghĩa với việc khi dự án đi vào hoạt
  • 50. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 49 động sẽ phát sinh ô nhiễm không khí từ các phương tiện xe chuyên chở vận tải chạy bằng dầu DO. Mức độ ô nhiễm này còn tùy thuộc vào từng thời điểm có số lượng xe tập trung ít hay nhiều, tức là còn phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa nhập, xuất kho. Đây là nguồn gây ô nhiễm di động nên lượng chất ô nhiễm này sẽ rải đều trên những đoạn đường mà xe đi qua, chất độc hại phát tán cục bộ. Xét riêng lẻ, tuy chúng không gây tác động rõ rệt đối với con người nhưng lượng khí thải này góp phần làm tăng tải lượng ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Cho nên chủ dự án cũng sẽ áp dụng các biện pháp quản lý nội vi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do ô nhiễm không khí đến chất lượng môi trường tại khu vực dự án trong giai đoạn này. Tác động do nước thải Nguồn nước thải phát sinh tại dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn. Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu bao gồm: Chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (COD, BOD), dinh dưỡng (N, P…), vi sinh vật (virus, vi khuẩn, nấm…) Nếu nước thải sinh hoạt không được thu gom và xử lý thích hợp thì chúng sẽ gây ô nhiễm môi trường nước mặt, đất, nước ngầm và là nguy cơ lan truyền bệnh cho con người và gia súc. Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nuớc mưa chảy tràn qua khu vực sân bãi có thể cuốn theo đất cát, lá cây… rơi vãi trên mặt đất đưa xuống hệ thống thoát nước, làm tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận. Tác động do chất thải rắn Chất thải rắn sản xuất không nguy hại:phát sinh trong quá trình hoạt động
  • 51. Dự án “Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phục hồi” 50 Chất thải rắn sản xuất nguy hại:Các chất thải rắn nguy hại phát sinh dính hóa chất trong quá trình hoạt động. Xăng xe, sơn, dầu mỡ tra máy trong quá trình bảo dưỡng thiết bị, máy móc; vỏ hộp đựng sơn, vecni, dầu mỡ; chất kết dính, chất bịt kín là các thành phần nguy hại đối với môi trường và con người. Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động của công nhân viên phần rác thải chủ yếu là thực phẩm thừa, bao bì đựng thức ăn hay đồ uống như hộp xốp, bao cà phê, ly sinh tố, hộp sữa tươi, đũa tre, ống hút, muỗng nhựa, giấy,…; cành, lá cây phát sinh từ hoạt động vệ sinh sân vườn trong khuôn viên của nhà máy. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1993), thì hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt là 0,5 kg/người/ngày V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT Căn cứ quá trình tham quan, khảo sát công nghệ trên địa bàn cả nước đối với các phương pháp đã giới thiệu trên, phương án công nghệ áp dụng tại dự án là công nghệ hiện đại phù hợp với quy mô dự án, đảm bảo các quy chuẩn môi trường, bên cạnh đó, công nghệ sản xuất, máy móc chủ yếu mua tại trong nước nên không cần phải chuyển giao công nghệ. Máy móc sản xuất đáp ứng các tiêu chí yêu cầu sau: - Phù hợp với tất cả các loại sản phẩm đầu vào - Sử dụng tiết kiệm quỹ đất. - Chi phí đầu tư hợp lý.