SlideShare a Scribd company logo
1 of 63
Download to read offline
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------    ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
NÔNG TRƯỜNG BÒ SỮA CẨM THỦY
THANH HÓA
ĐỊA ĐIỂM : XÃ CẨM TÚ – HUYỆN CẨM THỦY – TỈNH THANH HÓA
Thanh Hóa - Tháng 11 năm 2011
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
NÔNG TRƯỜNG BÒ SỮA CẨM THỦY
THANH HÓA
Tp.Hồ Chí Minh - Tháng 8 năm 2011
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
DỰ ÁN VIỆT
NGUYỄN BÌNH MINH
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN........................................................ 5
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư.......................................................................................................... 5
I.2. Mô tả sơ bộ dự án................................................................................................................ 5
I.3. Cơ sở pháp lý....................................................................................................................... 5
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ SỮA VIỆT NAM..................................... 9
II.1. Phát triển chất lượng và số lượng giống bò sữa ............................................................. 9
II.2. Phân bố đàn bò sữa theo các vùng sinh thái................................................................. 10
II.3. Tổng sản lượng sữa tươi ................................................................................................. 10
II.4. Thị trường tiêu dùng sữa trong nước............................................................................ 10
II.5. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa...................................................................... 11
II.6. Thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi bò sữa Việt Nam ............................................ 12
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ..................................................... 13
III.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................................... 13
III.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................................... 13
III.1.2. Địa hình........................................................................................................................ 13
III.1.3. Khí hậu......................................................................................................................... 13
III.1.4. Thủy văn ...................................................................................................................... 14
III.1.5. Tài nguyên đất............................................................................................................. 14
III.1.6. Tài nguyên rừng.......................................................................................................... 14
III.1.7. Tài nguyên khoáng sản............................................................................................... 15
III.2. Kinh tế huyện Cẩm Thủy – Thanh Hóa ...................................................................... 15
III.2.1. Dân số và nguồn nhân lực .......................................................................................... 15
III.2.2. Kinh tế xã hội huyện Cẩm Thủy................................................................................ 15
III.3. Hiện trạng khu đất xây dựng dự án............................................................................. 16
III.3.1. Hiện trạng sử dụng đất............................................................................................... 16
III.3.2. Đường giao thông........................................................................................................ 16
III.3.3. Hiện trạng thông tin liên lạc ...................................................................................... 16
III.3.4. Hiện trạng cấp điện..................................................................................................... 16
III.3.5. Cấp –Thoát nước......................................................................................................... 17
III.4. Nhận xét chung............................................................................................................... 17
CHƯƠNG IV: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ................................................................. 18
IV.1. Mục tiêu của dự án......................................................................................................... 18
IV.2. Sự cần thiết phải đầu tư................................................................................................. 18
CHƯƠNG V: QUY MÔ CÔNG SUẤT DỰ ÁN ................................................................... 19
V.1. Các hạng mục trong trang trại....................................................................................... 19
V.2. Phương án thi công công trình ....................................................................................... 19
V.2.1. Giai đoạn 1..................................................................................................................... 19
V.2.2. Giai đoạn 2..................................................................................................................... 21
V.3. Sản phẩm chính................................................................................................................ 21
CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP QUI HOẠCH THIẾT KẾ CƠ SỞ ......................................... 22
VI.1. Giải pháp thiết kế công trình ........................................................................................ 22
VI.1.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án .................................................................... 22
VI.1.2. Giải pháp quy hoạch................................................................................................... 22
VI.1.3. Giải pháp kiến trúc ..................................................................................................... 22
VI.1.4. Giải pháp kết cấu ........................................................................................................ 22
VI.1.5. Giải pháp kỹ thuật ...................................................................................................... 22
VI.1.6. Kết luận........................................................................................................................ 23
VI.2. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật .......................................................................... 23
VI.2.1. Đường giao thông ........................................................................................................ 23
VI.2.2. Quy hoạch chuẩn bị đất xây dựng............................................................................. 24
VI.2.3. Hệ thống thoát nước mặt............................................................................................ 24
VI.2.4. Hệ thống thoát nước bẩn – vệ sinh môi trường........................................................ 24
VI.2.5. Hệ thống cấp nước ...................................................................................................... 25
VI.2.6. Hệ thống cấp điện – chiếu sáng công cộng................................................................ 25
CHƯƠNG VII: GIẢI PHÁP CHĂN NUÔI BÒ SỮA .......................................................... 26
VII.1. Giống bò sữa.................................................................................................................. 26
VII.1.1. Chọn giống bò sữa ..................................................................................................... 26
VII.1.2. Chọn ngoại hình......................................................................................................... 26
VII.2. Nguồn thức ăn............................................................................................................... 26
VII.2.1. Thức ăn thô xanh....................................................................................................... 26
VII.2.2. Thức ăn tinh............................................................................................................... 28
VII.2.3. Thức ăn ủ ướp............................................................................................................ 29
VII.2.4. Thức ăn bổ sung......................................................................................................... 29
VII.2.5. Phụ phẩm chế biến .................................................................................................... 30
VII.2.6. Một số loại thức ăn khác........................................................................................... 33
VII.2.7. Nguồn nước ................................................................................................................ 34
VII.3. Chăm sóc và nuôi dưỡng.............................................................................................. 34
VII.3.1. Nuôi dưỡng bê từ 1 ngày tuổi đến bò trưởng thành............................................... 34
VII.3.2. Nuôi dưỡng bò vắt sữa .............................................................................................. 35
VII.3.3. Nuôi dưỡng bò cạn sữa.............................................................................................. 35
VII.3.4. Nuôi bò sữa công nghệ cao........................................................................................ 36
VII.4. Chuồng trại và phòng trị bệnh.................................................................................... 36
VII.4.1. Chuồng trại ................................................................................................................ 36
VII.4.2. Mùa bệnh chăm sóc................................................................................................... 36
CHƯƠNG VIII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG............................................... 38
VIII.1. Đánh giá tác động môi trường ................................................................................... 38
VIII.1.1. Giới thiệu chung....................................................................................................... 38
VIII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường .................................................... 38
VIII.2. Các tác động môi trường............................................................................................ 38
VIII.2.1. Các loại chất thải phát sinh..................................................................................... 39
VIII.2.2. Khí thải...................................................................................................................... 39
VIII.2.3. Nước thải................................................................................................................... 40
VIII.2.4. Chất thải rắn............................................................................................................. 42
VIII.3. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.............................................................. 42
VIII.3.1. Xử lý chất thải rắn ................................................................................................... 42
VIII.3.2. Xử lý nước thải......................................................................................................... 43
VIII.3.3. Xử lý khí thải, mùi hôi............................................................................................. 43
VIII.3.4. Giảm thiểu các tác động khác................................................................................. 43
CHƯƠNG IX: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN.................................................................... 45
IX.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư ............................................................................................ 45
IX.2. Nội dung tổng mức đầu tư............................................................................................. 45
IX.2.1. Nội dung....................................................................................................................... 45
IX.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư............................................................................................ 48
CHƯƠNG X: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ - THỰC HIỆN DỰ ÁN......................................... 50
X.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án........................................................................................... 50
X.1.1. Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư............................................................... 50
X.1.2. Tiến độ sử dụng vốn ..................................................................................................... 50
X.1.3. Nguồn vốn thực hiện dự án.......................................................................................... 51
X.1.4. Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay.......................................................... 52
X.2. Tính toán chi phí của dự án............................................................................................ 53
X.2.1. Chi phí nhân công......................................................................................................... 53
X.2.2. Chi phí hoạt động.......................................................................................................... 54
CHƯƠNG XI: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH........................................................... 57
XI.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán........................................................................ 57
XI.2. Doanh thu từ dự án........................................................................................................ 57
XI.3. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án....................................................................................... 59
XI.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội................................................................................ 61
CHƯƠNG XII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................... 62
XII.1. Kết luận ......................................................................................................................... 62
XII.2. Kiến nghị ....................................................................................................................... 62
Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa
----------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư
 Chủ đầu tư :
 Đại diện pháp luật :
 Chức vụ :
 Địa chỉ trụ sở :
I.2. Mô tả sơ bộ dự án
 Tên dự án : Nông trường Bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa.
 Địa điểm xây dựng : Xã Cẩm Tú – Huyện Cẩm Thủy – Tỉnh Thanh Hóa.
 Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới
I.3. Cơ sở pháp lý
 Văn bản pháp lý
 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
 Luật Kinh doanh Bất động sản 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Luật Nhà ở 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa
----------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình;
 Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế
thu nhập doanh nghiệp;
 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi
hành Luật Thuế giá trị gia tăng;
 Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc
bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
 Quyết định 1579/QĐ-BNN-KHCN ngày 26/5/2008 ban hành Quy trình thực hành
chăn nuôi tốt cho chăn nuôi bò sữa an toàn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn ban hành.
 Thông tư 16/2009/TT-BNN ngày 19/3/2009 về đánh số tai bò sữa, bò thịt do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
 Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập
và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
 Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều
chỉnh dự toán xây dựng công trình;
 Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập
và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
 Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết
toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
 Công văn số 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định
mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt hệ thống điện trong công trình, ống
và phụ tùng ống, bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị khai thác nước ngầm;
 Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định
mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;
 Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam
kết bảo vệ môi trường;
 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án
đầu tư và xây dựng công trình;
Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa
----------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất
lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của
Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;
 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số
957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu
tư xây dựng công trình;
 Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một
số biện pháp và chính sách phát triển bò sữa Việt Nam giai đoạn 2001-2010
 Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và
dự toán công trình.
 Các tiêu chuẩn Việt Nam
Dự án Nông trường Bò sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa được thực hiện trên những tiêu
chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
 Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
 TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
 TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN
2737 -1995;
 TCVN 375-2006 : Thiết kế công trình chống động đất;
 TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
 TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử
dụng;
 TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;
 TCVN 2622-1995 : PCCC cho nhà, công trình yêu cầu thiết kế;
 TCVN-62:1995 : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;
 TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
 TCVN 6305.1-1997 : (ISO 6182.1-92)
 TCVN 6305.2-1997 : (ISO 6182.2-93);
 TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;
 TCXD 33-1985 : Cấp nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn
thiết kế;
 TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa
----------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
 TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu
chuẩn thiết kế;
 TCVN 4474-1987 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà;
 TCVN 4473:1988 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;
 TCVN 5673:1992 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;
 TCVN 4513-1998 : Cấp nước trong nhà;
 TCVN 6772 : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;
 TCVN 188-1996 : Tiêu chuẩn nước thải đô thị;
 TCVN 5502 : Đặc điểm kỹ thuật nước sinh hoạt;
 TCVN 5687-1992 : Tiêu chuẩn thiết kế thông gió - điều tiết không khí - sưởi ấm;
 TCXDVN 175:2005: Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép;
 11TCN 19-84 : Đường dây điện;
 11TCN 21-84 : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;
 TCXD 95-1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình
dân dụng;
 TCXD 25-1991 : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình
công cộng;
 TCXD 27-1991 : Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công
cộng;
 TCVN-46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng;
 EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet
Nam).
Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa
----------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ SỮA VIỆT NAM
II.1. Phát triển chất lượng và số lượng giống bò sữa
Ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta có lịch sử phát triển khá lâu đời, nhưng bò sữa thật
sự phát triển nhanh từ năm 2001 kể từ khi có Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg vào ngày
26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển bò sữa
Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Theo chủ trương này từ năm 2001 đến 2004 một số địa
phương như TP Hồ Chí Minh, An Giang, Bình Dương, Thanh Hoá, Tuyên Quang, Sơn La,
Hoà Bình, Hà Nam, … đã nhập một số lượng khá lớn (trên 10 nghìn con) bò HF thuần từ
Australia, Mỹ, New Zealand về nuôi. Một số bò Jersey cũng được nhập từ Mỹ và New
Zealand trong dịp này.
Với chủ trương lai tạo và phát triển bò sữa trong nước thông qua phê duyệt chương
trình các dự án giống bò sữa 2001-2005 và 2006-2010 có giá trị đầu tư hàng chục tỷ đồng
nhằm hỗ trợ nông dân tinh bò sữa cao sản, dụng cụ, vật tư và công phối giống đã tạo ra trên
75.000 bò sữa lai HF (F1, F2, F3) cho các địa phương nuôi bò sữa trên phạm vi cả nước.
Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật và người chăn nuôi đã được tập huấn nâng cao trình độ quản lý
giống, kỹ thuật chăn nuôi, thức ăn, thú y, vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh vắt sữa...v...v. góp
phần năng cao năng suất và chất lượng đàn bò sữa. Theo số liệu Thống kê, tổng đàn bò sữa
của nước ta tăng từ 41.000/2001 lên đến 115.000/năm 2009 và theo đó, tổng sản lượng sữa
tươi sản xuất hàng năm tăng lên 4 lần từ 64.000tấn/2001 lên đến 278.000tấn/2009.
Trong quá trình lai tạo chọn lọc và nhân giống bò sữa trong nước, đàn bò lai HF thích
nghi và phát triển tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, sinh trưởng, sinh sản và
cho sữa tốt. Trong thời gian qua ngoài lai tạo giống bò sữa trong nước việc nhập các nguồn
gien bò sữa mới cũng được tiến hành thông qua nhập bò đực giống HF của các nước trên thê
giới như Mỹ, Úc về sản xuất tinh bò đông lạnh trong nước phục vụ nhân giống bò sữa trên
phạm vi cả nước. Đồng thời trên 15 ngàn bò cái sữa giống HF và Jersey cũng được nhập về
từ Mỹ, Úc, New Zealand, Thái Lan về nhân thuần đáp ứng nhu cầu nuôi bò sữa thuần cao
sản của một số tổ chức và cá nhân trong nước. Hiện nay tổng đàn bò sữa giống HF của nước
ta khoảng 20.000 con và sẽ tăng lên nhanh trong những năm sắp tới do nhu cầu nhập giống
của các Công ty sữa và doanh nghiệp ngày càng cao.
Phát triển bền vững về số lượng và chất lượng đàn bò sữa là một trong những mục
tiêu quan trọng trong chỉ đạo thực hiện đối với chiến lược phát triển bò sữa của nước ta giai
đoạn 2001-2010 và chiến lược chăn nuôi của Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Đàn bò sữa của
Việt Nam đã phát triển tốt không chỉ về số lượng mà cả chất lượng trong thời gian gần 10
năm vừa qua. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê Việt nam, đến tháng 10 năm 2009 tổng
đàn bò sữa năm 2009 của nước ta là 115.518 ngàn con, sản lượng sữa đạt 278 ngàn tấn.
Tổng đàn bò sữa liên tục tăng trong 10 năm vừa qua, tuy nhiên 2005-2009 tốc độ tăng
đàn thấp thậm chí năm 2007 số lượng bò sữa giảm do khủng hoảng về giá: giá sữa bột thế
giới thấp nên tác động đến giá thu mua sữa tươi của các công ty sữa. Trong nhiều tháng giá
sữa tươi của nông dân bán bằng và dưới giá thành buộc người chăn nuôi phải giảm đàn,
thanh lọc loại thải đàn. Trong quá trình giảm đàn những bò sữa năng suất thấp, ngoại hình
xấu, sinh sản kém bị loại đã góp phần chọn lọc và nâng cao chất lượng giống bò sữa Việt
Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa
----------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
Nam. Do đó năm 2007 mặc dù số lượng bò sữa giảm 12% so với 2006 nhưng tổng sản lượng
sữa tươi sản xuất ra vẫn tăng trên 8.5%. Từ năm 2008 -2009 tốc độ tăng đàn thấp thứ nhất do
khủng hoảng về melanine từ Trung Quốc đã ảnh hưởng đến sản xuất chế biến và tiêu dùng
sữa ở Việt nam. Sữa tươi của nông dân Hà Nội và một số tỉnh lân cận không tiêu thụ được
phải đổ đi, nhiều bò sữa phải bán giá bò thịt đã ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò sữa.
Thứ hai do khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới và Việt Nam đã ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế nước ta nói chung và tốc độ phát triển của chăn nuôi và bò sữa nói riêng. Tuy nhiên
từ năm 2010 nền kinh tế thế giới và Việt Nam chuyển sang giai đoạn phục hồi đã và đang có
tác động tốt đến Chương trình phát triển bò sữa của nước ta ở giai đoạn mới.
II.2. Phân bố đàn bò sữa theo các vùng sinh thái
Đàn bò sữa của nước ta phát triển trên tất cả các vùng sinh thái của Việt Nam. Tuy
nhiện sự phân bố khác nhau về số lượng đã thể hiện sự phát triển của bò theo vùng sinh thái
và lợi thế của từng vùng. Đàn bò sữa Việt Nam tập trung chủ yếu tại vùng Đông Nam Bộ với
khoảng 79 ngàn con, chiếm trên 68% tổng đàn bò sữa cả nước, trong đó thành phố HCM là
nơi có đàn bò sữa nhiều nhất Việt Nam và chiếm gần 60% tổng đàn bò sữa Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng Cục thống kê năm 2009 tổng đàn bò sữa cả nước có trên 115
ngàn con. Mười tỉnh có đàn bò sữa lớn nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh 73,328 con, Hà Nội
6,800, Long An 6,104, Sơn La 5,136, Sóc Trăng 5,071, Tiền Giang 3,371, Lâm Đồng 2,833,
Bình Dương 2,351, Tuyên Quang 1,748, và Đồng Nai 1,670 con.
Theo quy luật phát triển chăn nuôi bò sữa của nhiều nước trên thế giới và khu vực, thì
việc phát triển vùng nguyên liệu sữa trên quy mô lớn với phương thức chăn nuôi công
nghiệp, khép kín và sản xuất hàng hóa sẽ là xu hướng tất yếu của ngành sữa Việt Nam trong
những năm tới.
II.3. Tổng sản lượng sữa tươi
Tốc độ tăng trưởng về tổng sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước trong thời gian 10
năm qua trung bình trên 30% năm, tốc độ tăng sản lượng sữa cao hơn tốc độ tăng đàn bò sữa
cho thấy năng suất sữa và chất lượng giống được cải thiện. Theo thống kê, tổng sản lượng
sữa tươi trong nước hàng năm tăng nhanh từ số lượng 18,9 ngàn tấn sữa tươi năm 1999 tăng
lên 278 ngàn tấn năm 2009. Năm 2009 mặc dù giá sữa bột thế giới giảm từ 5,500 USD
xuống 3,500 USD/tấn nhưng giá sữa tươi của Việt Nam không chịu ảnh hưởng của giá sữa
tươi thế giới. Trong lúc nông dân các nước EU phải đổ sữa tươi do giá thu mua sữa thấp
nhưng ở Việt Nam giá sữa tươi vẫn ở mức cao từ 8,000-9,000 đồng trên 1 kg. Tháng 6 năm
2010, giá sữa tươi vùng Ba Vì Hà Nội hiện nay người chăn nuôi được trả tại nhà máy là
9,200 đồng /lít.
Hiện nay sữa bò tươi trong nước đang được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng hơn
các sản phẩm sữa chế biến khác. Giá sữa tươi thu mua của các công ty sữa đang ở mức cao
có lợi cho người nuôi bò và khuyến khích cho người chăn nuôi đẩy mạnh sản xuất.
II.4. Thị trường tiêu dùng sữa trong nước
Tâm lý người Việt Nam trong tiêu dùng thường thích hàng ngoại và sữa ngoại, tuy
nhiên sau bão về sữa Trung Quốc có Melanine vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008 thì tâm
Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa
----------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
lý về tiêu dùng sữa Việt Nam có thay đổi. Hiện nay việc sử dụng sữa tươi sản xuất trong
nước được nhiều người ưa chuộng không chỉ ở giá mua rẻ hơn mà chất lượng tốt và an toàn
hơn. Mặt khác xu hướng người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam cũng tác động đến đông
đảo người tiêu dùng sản phẩm sữa Việt. Bình quân sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước
trên đầu người hiện nay là 3,2kg chiếm khoảng trên 20% tổng lượng sữa tiêu dùng hàng
năm. Trong mười năm gần đây mức tiêu dùng sữa và các sản phẩm sữa của người Việt Nam
gia tăng nhanh chóng do thu nhập và đời sống ngày càng được nâng cao.
Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), hiện
nay châu Á đang dẫn đầu thế giới về mức tăng trưởng tiêu thụ sữa. Trong đó, mức tiêu thụ
các sản phẩm từ sữa bình quân của người Việt Nam hiện nay là 14 lít/người/năm, còn thấp
hơn so với Thái Lan (23 lít/người/năm) và Trung Quốc (25 lít/người/năm). Vì thế tốc độ tăng
trưởng về mức tăng trưởng tiêu thụ sữa ở Việt Nam còn rất lớn. Bên cạnh đó, khi thu nhập
bình quân đầu người của Việt Nam tăng cao thì nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cũng sẽ tăng
cao.
II.5. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa
Chăn nuôi bò sữa của Việt Nam chủ yếu là chăn nuôi bò sữa nông hộ quy mô nhỏ
năng suất thấp, tuy nhiên chăn nuôi bò sữa nông hộ thực sự có hiệu quả kinh tế và góp phần
năng cao thu nhập cải thiện đời sống cho nông dân. Kết quả điều tra nghiên cứu năm 2009
của Cục Chăn Nuôi về chăn nuôi bò sữa nông hộ cho thấy:
- Trung bình về quy mô đàn bò sữa nuôi trong các nông hộ của cả nước là 5 con
trong đó ở các tỉnh miền Bắc là 4 con/hộ (dao động từ 2 con đến 17 con/hộ), tỷ lệ đàn bò
khai thác sữa tương đối cao, chiếm 65,15% tổng đàn, trung bình ở các tỉnh miền Nam là 6 con
hộ (dao động từ 3 đến 25 con) .
- Giống bò sữa hiện đang nuôi ở Việt Nam trên 80% là bò lai HF có tỷ máu
HF từ 50-97,5%, năng suất sữa trung bình năm 2009 trung bình từ 4.000-4.500
lít/chu kỳ cho sữa. Khoảng 15% tổng đàn bò sữa là bò thuần HF có sản lượng sữa
trung bình 5.500-6.000 lít/chu kỳ cho sữa.
- Về giá thành sản xuất ra 1kg sữa bò tươi bình quân là 6.100 đồng/kg (dao động từ
5.900-62.000 đồng /lít phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi và năng suất bình quân của đàn. Với
giá bán trung bình 7.800-8.500 đồng/kg, mỗi kg sữa sản xuất ra người chăn nuôi bò sữa lãi
khoảng 2.000-2.500 đồng. Nếu tính cả thu nhập khác từ chăn nuôi bò sữa như bán bê giống,
bê thịt và phân chuồng thì lãi thực tế từ 1 kg sữa là 2.800 -3.000 đồng.
- Về cơ cấu giá thành sữa tươi sản xuất ở điều kiện nông hộ của Việt Nam hiện
nay chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất là 55,5%, tiếp theo chi phí lao động 25% và chi
phí cố định 13.9%. Trong chi phí thức ăn, thì chi phí thức ăn tinh chiếm 63.4%, và thức ăn
thô xanh chiếm 30.4%.
- Chăn nuôi bò sữa nông hộ năm 2009 có hiệu quả kinh tế cao, thu nhập hỗn hợp và
lãi trung bình/con bò sữa/năm tương ứng là 16,6 triệu và 11,6 triệu đồng. Về tỷ suất lợi
nhuận (lãi/chi phí) trong chăn nuôi bò sữa nông hộ ở hộ năm 2009 là 36%.
Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa
----------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng việc đầu tư tiền vốn vào để phát triển chăn
nuôi bò sữa hiện nay là một trong những lựa chọn đầu tư có tính khả thi cao.
II.6. Thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi bò sữa Việt Nam
Sau gần 10 năm thực hiện Chương trình phát triển bò sữa theo Quyết định 167 của
Chính phủ chúng ta có một số đánh giá và nhận xét về chăn nuôi bò sữa trong thời gian qua
như sau:
Thuận lợi và thành tựu: Chăn nuôi bò sữa Việt Nam đã và đang được Chính phủ có
chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi bò sữa theo Quyết định 167. Các dự án giống bò sữa
thông qua các chương trình tập huấn đã giúp người chăn nuôi nâng cao trình độ và kỹ thuật
chăn nuôi bò sữa.
Hầu hết giống bò sữa được lai tạo ở Việt Nam hiện nay là bò lai HF, thông qua các dự
án giống các nguồn gen bò sữa cao sản đã được nhập nội góp phần nâng cao năng suất và
chất lượng giống.
Năng suất và sản lượng sữa của bò sữa Việt Nam hiện nay 4.000-4.500 kg/ chu kỳ
tương đương hoặc cao hơn với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia,
Philipine và Trung Quốc.
Chăn nuôi bò sữa là một nghề có hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo việc làm, tăng
thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân
Khó khăn: Ngành chăn nuôi bò sữa là một nghề mới ở Việt Nam, một số người chăn
nuôi vẫn còn ít kinh nghiệm nên còn nhiều khó khăn, năng suất thấp và chất lượng sữa chưa
cao.
Quy mô chăn nuôi bò sữa còn nhỏ, phương thức chăn nuôi còn hạn chế, thức ăn chăn
nuôi tận dụng nên đa số nông dân chưa có điều kiện để áp dụng khoa học công nghệ cao vào
phát triển chăn nuôi bò sữa.
Phần lớn nguồn nguyên liệu thức ăn tinh và các chất premix, vitamin… dùng trong
chăn nuôi bò sữa phải nhập khẩu nên chi phí đầu vào chăn nuôi bò sữa cao, giá thành cao
khả năng cạnh tranh về chất lượng sản phẩm còn hạn chế.
Đất dành cho chăn nuôi bò sữa còn nhiều hạn chế nên người chăn nuôi không có khả
năng mở rộng quy mô sản xuất (hoặc thậm chí là từ bỏ nghề chăn nuôi bò sữa). Điều này sẽ
khiến tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu sữa sẽ tiếp tục diễn ra.
Thời tiết và khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở Việt nam không thích hợp với việc chăn nuôi
bò sữa cao sản đã ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm chăn nuôi.
Cơ hội: Việt Nam là một trong những nước phục hồi kinh tế nhanh sau khủng hoảng
kinh tế và có mức tăng trưởng kinh tế cao trên thế giới do đó sức mua của người dân ngày
càng tăng dần, trong đó có cả sản phẩm sữa.
Hiện nay, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng
14.8 kg/người thấp hơn so với mức 35 kg/người của khu vực Châu Á do vậy nhu cầu và thị
trường sữa của Việt Nam còn rất cao.
Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa
----------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
III.1. Điều kiện tự nhiên
III.1.1. Vị trí địa lý
Dự án Nông trường Bò sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa được xây dựng tại Xã Cẩm Tú –
huyện Cẩm Thủy – Tỉnh Thanh Hóa có vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông Nam giáp đường mòn Thành phố Hồ Chí Minh, phía bên đường là hồ
Hai Dòng có tác dụng điều hòa và cung cấp nước tưới tiêu cho khu vực đất dự án.
- Phía Bắc giáp vùng đồi núi thấp, được giao cho dân trồng chủ yếu các cây lâu năm
như cao su, keo, lá trầm, bạch đàn..... Khu sườn dốc hiện là khu quy hoạch trồng mía, sắn
của bà con nông dân.
- Phía Tây là cánh đồng lúa chủ yếu trồng 1- 2 vụ/năm. Đây là khu dân cư tập trung ,
địa hình bằng phẳng.
- Phía trong khu đất dự án là cả một vùng đất rộng khoảng 40 ha tương đối bằng
phẳng, khu vực này là quỹ đất của xã Cẩm Tú.
Huyện Cẩm Thủy là một huyện trung du miền núi có diện tích 425.03km2
nằm ở phía
Tây Bắc, cách thành phố Thanh Hóa 70km. Toàn huyện hiện có 19 xã và 1 thị trấn trong đó
có 10 xã được công nhận là xã vùng cao, đặc biệt là 4 xã khó khăn thuộc chương trình 135
của Chính phủ gồm xã Cẩm Liên, Câm Lương, Cẩm Quý và Cẩm Châu.
III.1.2. Địa hình
Địa hình huyện Cẩm Thủy có địa hình dạng lòng chảo và thấp dần từ phía Tây Nam
và Đông Bắc xuống thung lũng sông Mã, trong đó trên 80% diện tích là đồi núi. Độ cao
trung bình từ 200 - 400m, độ dốc trung bình 25 - 30º, có núi Đèn cao 953m, núi Hạc cao
663m.
III.1.3. Khí hậu
Do huyện Cẩm Thủy được thừa hưởng chế độ bức xạ mặt trời nhiệt đới nên nhiệt độ
tương đối cao. Nhiệt độ trung bình năm: 24-250
C; nhiệt độ cao nhất: 38 - 400
C, nhiệt độ thấp
nhất: 15,5-16,50
C. Độ ẩm bình quân hàng năm là 86%, độ ẩm cao nhất 89%(vào những ngày
cuối đông sang xuân), độ ẩm thấp nhất là 50% (thường xảy ra vào tháng 12). Lượng mưa
trung bình hàng năm là 1.600-1.900mm. Mưa kéo dài từ tháng 5-10, trung bình tháng đạt
200-300mm, lớn nhất vào tháng 8 đạt 350mm, từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau ít mưa, trung
bình 10-20mm/tháng. Hàng năm có khoảng 130 ngày có mưa.
Lượng bốc hơi bình quân hàng năm là 788mm, chỉ số ẩm ướt K ( lượng mưa/lượng
bốc hơi) trung bình năm 2,2-2,7 từ tháng 1 đến tháng 7 hàng năm, chỉ số K<1, thường xuyên
xảy ra hạn hán, cần có kế hoạch chống hạn cho cây trồng. Tốc độ gió trung bình 1-1,5m/s.
Tốc độ gió mạnh nhất đo được trong bão 30-35 m/s và đo được trong gió mùa Đông Bắc
không quá 25m/s. Hướng gió thịnh hành hướng Đông Bắc vào mùa đông và hướng Đông
Nam vào mùa hè. Nhìn chung thời tiết khí hậu của Cẩm Thủy thuận lợi cho phát triển của
cây trồng nông nghiệp, vật nuôi và thâm canh tăng vụ.
Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa
----------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
III.1.4. Thủy văn
Nguồn nước mặt trên địa bàn Huyện Cẩm Thủy được cung cấp chủ yếu bởi sông Mã,
có tổng chiều dài 512 km theo hướng nghiêng của địa hình Tây Bắc Đông Nam. Mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 5 năm sau, có dòng chảy khoảng 7,81s/km2
, lưu lượng trung bình
215m3
/s với tổng lượng nước 3,9 x 109m3
đủ cung cấp cho hạ lưu. Ngoài hệ thống sông, trên
địa bàn huyện còn có nhiều hồ, đập nằm phân tán rải rác. Nguồn nước xung quanh khu vực
dự án chủ yếu được cung cấp từ hồ Hai Dòng, và phụ thuộc vào mùa mưa từ đầu tháng 3 đến
tháng 8.
Nước ngầm có hầu hết ở các nơi trong huyện, tùy theo địa hình từng khu vực và độ
nông, sâu khác nhau. Nước ngầm ở Cẩm Thủy đặc trưng cho nước ngầm vùng Sông Mã, độ
sâu đến tầng nước ngầm khoảng 50-100m. Nước ngầm hiện đang được khai thác và sử dụng
phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Nguồn nước ngầm ở khu vực dự án: Theo kinh nghiệm của người dân trong vùng, họ
thường đào giếng khơi ở độ sâu 15-20m tùy thuộc vào địa hình và mạch nước từ trên đồi
xuống (tốt nhất đào giếng gần khu vực hồ Hai Dòng).
III.1.5. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên huyện Cẩm Thủy là 42.583,19ha. Diện tích đất canh tác
màu mỡ, tơi xốp rất dễ trồng cỏ, ngô lam thức ăn chính để nuôi bò. Theo phân loại đất của
FAO – UNESCO năm 2000, đất đai huyện Cẩm Thủy có 13 loại, trong đó có một số loại đất
chính là :
- Nhóm đất xám feralít (ký hiệu AC fa) có diện tích 24.088,80 ha. Phân bố nhiều ở
các xã Cẩm Thành, Cẩm Thạch, Cẩm Liên, Cẩm Bình, Cẩm Tú, Cẩm Ngọc, Cẩm Long, Cẩm
Phú. Đất hình thành trên nhiều loại đá mẹ khác nhau, nhưng chủ yếu là đá magma trung tính.
Địa hình phổ biến là các dạng đồi thấp, đồi bát úp, tầng dầy đất phần lớn trên 1m, độ dốc
phần lớn dưới 80.
- Đất phù sa bão hoà bazơ điển hình (ký hiệu Fle-h): diện tích 5.452,74 ha, phân bố
chủ yếu dọc sông Mã. Bản chất là đất phù sa của hệ thống sông Mã có độ no bazơ trên 80%.
- Đất phù sa biến đổi kết von nông hoặc sâu (ký hiệu Fle-fe1, 2): diện tích 1.684,79
ha. Bản chất là đất phù sa của hệ thống sông Mã nhưng nằm ở địa hình cao hơn.
- Đất phù sa chua glây nông (ký hiệu FLd-gi): diện tích 161,84 ha. Bản chất là đất phù
sa của hệ thống sông Mã nhưng nằm ở địa hình thấp hơn, ngập nước trong thời gian dài.
- Đất nâu đỏ điển hình (ký hiệu FRr-h): diện tích 226,94 ha. Sản phẩm chủ yếu do
phong hoá đá vôi, đất có cấu trúc viên xốp, dễ bị mất nước do hiện tượng Cát-tơ.
- Đất tầng mỏng chua điển hình (ký hiệu Fpd-h): diện tích 428,56 ha. Đất bị xãi mòn
mạnh, có nơi trơ sỏi đá, tầng dày đất mỏng dưới 30 cm.
III.1.6. Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê, diện tích đất lâm nghiệp huyện Cẩm Thủy như sau:
Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa
----------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
- Đất rừng sản xuất: 10.684,03 ha. Trong đó gồm có đất có rừng tự nhiên sản xuất, đất
có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất, đất trồng rừng sản xuất.
- Đất rừng phòng hộ: 10.863,12 ha. Trong đó bao gồm ddất có rừng tự nhiên phòng
hộ, đất có rừng trồng phòng hộ, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ, đất trồng rừng
phòng hộ.
III.1.7. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản ở Cẩm Thuỷ khá phong phú, có cả khoáng sản kim loại như: Quặng sắt ở
Cẩm Giang, Cẩm Liên, Cẩm Thạch; chì ở Cẩm Thạch, Cẩm Quý; vàng gốc ở Cẩm Quý,
Cẩm Tâm…; vàng sa khoáng ở sông Mã; ăngtimoan ở Cẩm Quý. Khoáng sản phi kim như
than ở Cẩm Yên, Phúc Do, Cẩm Phú.
Huyện Cẩm Thuỷ có hơn 7000 ha núi đá vôi, tập trung nhiều ở các xã: Cẩm Châu,
Cẩm Bình, Cẩm Quý, Cẩm Giang, Cẩm Liên…; sét có ở Cẩm Ngọc, Cẩm Sơn, Cẩm Vân…;
cát xây dựng ở sông Mã. Đây cũng là nguồn khoáng sản làm nguyên vật liệu xây dựng
phong phú.
III.2. Kinh tế huyện Cẩm Thủy – Thanh Hóa
III.2.1. Dân số và nguồn nhân lực
Dân số toàn huyện đến ngày 01/04/2010 là: 113.333 người. Mật độ dân số là 709
người/km2
.Có 3 dân tộc anh em sinh sống, trong đó: Dân tộc Mường 52,4 %, dân tộc Kinh
44,5 %, dân tộc Dao 2,9 % còn lại là các dân tộc khác. Cẩm Thuỷ có lực luợng lao động dồi
dào, chiếm 45,6 % dân số. Số lao động đã qua đào tạo khoảng 8.285 người, chiếm 16,2 %,
trong đó lao động được đào tạo nghề là 3.968 người, đào tạo các trình độ chuyên môn khác
4.317 người.
Toàn huyện có 48.532 người trong độ tuổi lao động. Trong đó lao động thuộc nhóm
ngành nông lâm nghiệp mấy năm gần đây đã giảm, nhưng hiện nay vẫn còn chiếm tỷ lệ cao
(76,3%) trong tổng số lao động, lao động nhóm ngành công nghiệp xây dựng tăng thêm
3,06% ( chiếm tỷ lệ hiện nay 6,41%) và lao động nhóm dịch vụ thương mại tăng thêm 2,58%
( chiếm tỷ lệ hiện nay 9,61%). Hiện nay vẫn còn khoảng 27,2% tổng số lao động chưa có
việc làm thường xuyên.
III.2.2. Kinh tế xã hội huyện Cẩm Thủy
Cẩm Thủy là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Tây - Bắc của tỉnh Thanh Hóa.
Năm 2010 Đại hội Đảng bộ các cấp, nhân dân các dân tộc huyện Cẩm Thủy đã từng bước
khắc phục khó khăn và vươn lên phát triển kinh tế đã đạt được một số thành tích đáng kể.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 - 2010 đạt 10,7%/năm, tăng 2,4% so với
giai đoạn 2001 - 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2005 đạt 15,56%, đến năm 2010 đạt 17,36%; ngành
thương mại - dịch vụ tăng từ 25,57% năm 2005 lên 38,22% năm 2010.
Trong sản xuất nông, lâm nghiệp tập trung chỉ đạo theo hướng sản xuất hàng hóa, tích
cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với việc thực hiện chính sách ‘dồn điền đổi
Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa
----------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
thửa’ quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao. Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
năm 2010 đạt 301,8 tỷ đồng, tăng 29,5% so với năm 2005.
Bên cạnh đó một số ngành khác cũng được chú trọng và phát triển, công nghiệp xây
dựng cơ bản, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đang hoạt động có hiệu quả. Giá trị tăng thêm
của công nghiệp, xây dựng bình quân đạt 24,3%/năm. Tổng giá trị sản xuất ngành công
nghiệp, xây dựng 2010 đạt 123,3 tỷ đồng, tăng 118% so với năm 2005. Giá trị tăng thêm
dịch vụ bình quân đạt 15,5%/ năm.
Tổng giá trị dịch vụ thương mại năm 2010 đạt 308 tỷ đồng, tăng 216,5% so với năm
2005. Thu nhập bình quân đầu người đạt 7,45 triệu đồng, tăng 4,33 triệu đồng so với năm
2005. Thu ngân sách trên địa bàn tăng 20,2%/năm, năm 2010 đạt 22 tỷ đồng tăng gấp ba lần
so với năm 2005. Sản lượng lương thực đạt trên 57.000 tấn. Hàng năm huyện Cẩm Thủy
trồng mới được 985 ha rừng trồng, nâng độ che phủ lên 37%, tăng 7,2% so với năm 2005.
III.3. Hiện trạng khu đất xây dựng dự án
III.3.1. Hiện trạng sử dụng đất
Khu đất dự kiến xây dựng nông trường bò sữa có diện tích 70 ha, trong đó : Diện tích đất
trồng lúa của bà con nông dân chiếm 40ha, diện tích trồng mía chiếm 20 ha, còn lại là diện
tích đất ở của người dân. Đây là khu đất có diện tích rộng và thuận lợi cho việc giao lưu kinh
tế với các vùng lân cận.
III.3.2. Đường giao thông
Trên địa bàn huyện Cẩm Thủy có 689,30 km giao thông đường bộ bao gồm: Quốc lộ,
tỉnh lộ, huyện lộ và giao thông nông thôn. Hệ thống giao thống trên địa bàn huyện được phân
bổ khá hợp lý nhằm tạo điều kiện cho các huyện xã thông thương trong và ngoại tỉnh.
Hiện nay, toàn huyện có 19/20 xã, thị trấn đã có đường nhựa đến trung tâm xã, hàng năm
làm được 3 – 5 Km đường bê tông liên thôn. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đang
dần được hình thành và hoàn thiện.
III.3.3. Hiện trạng thông tin liên lạc
Mạng lưới điện thoại đã phủ khắp khu vực huyện Cẩm Thủy nên rất thuận lợi về
thông tin liên lạc. Hệ thống điện thoại hữu tuyến đã đến 20/20 xã thị trấn và hầu hết các địa
điểm dân cư trên địa bàn huyện. Mật độ điện thoại 12 máy/100 dân.
III.3.4. Hiện trạng cấp điện
Nguồn điện sử dụng: Hiện nay có 100% số xã được sử dụng mạng lưới điện quốc gia,
có 1 thôn vùng sâu ( Cẩm Long) chưa có điện.
Tuy nhiên, theo khảo sát sơ bộ công ty nhận thấy nguồn điện phục vụ khu dân cư là
một trạm biến áp nhỏ nằm sâu trong khu vực dân cư với công suất gần 110KVA phục vụ cho
toàn khu dân cư trong vùng. Hệ thống biến áp đã cũ, đường dây chủ yếu là dây hở. Ngoài ra
còn có một đường điện cao áp (đường trục của huyện Cẩm Thủy) chạy dọc tuyến đường Hồ
Chí Minh về phía hồ Hai Dòng cách mặt đường khoảng 200m. Tuyến đường điện này đang
được các doanh nghiệp khác đấu nối trạm BA riêng để sử dụng. Cột đường là cột bê tông ly
Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa
----------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
tâm. Do đường dây cách khá xa khu dự án nên đây cũng là một trở ngại lớn cho giải pháp
kéo điện về chân công trình.
Từ thực tế trên Công ty có một số kiến nghị sau:
- Do phần đất quy hoạch có hơn 30 hộ dân đang định cư nên Công ty kiến nghị địa
phương di dời các hộ dân trên ra khỏi vùng dự án để đảm bảo môi trường vệ sinh trong khu
vực chăn nuôi ( tránh lây lan các dịch bệnh từ gia súc, gia cầm trong dân) bằng hình thức hỗ
trợ, xây dựng khu tái định cư, định canh cho bà con nông dân.
- Địa phương hỗ trợ Công ty chi phí điện nước vào dự án.
III.3.5. Cấp –Thoát nước
Nguồn cấp nước: Hiện nay huyện đang xúc tiến đầu tư xây dựng công trình hệ thống
nước sạch. Thực hiện chương trình 134 của Chính phủ, đến nay huyện đã có 2.000 hộ/2.018
hộ hỗ trợ công trình nước sinh hoạt phân tán. Hoàn thành 4/8 công trình nước sinh hoạt tập
trung. Qua khảo sát Công ty nhận thấy ở vùng làm dự án nước sinh hoạt chưa có, người dân
chủ yếu dùng bằng nước giếng khoan.
Nguồn thoát nước: Sẽ được xây dựng trong quá trình xây dựng dự án.
III.4. Nhận xét chung
Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất xây dựng dự án rất thuận
lợi để tiến hành thực hiện. Các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, hạ tầng là những yếu tố làm nên
sự thành công của một dự án đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi bò sữa.
Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa
----------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
CHƯƠNG IV: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
IV.1. Mục tiêu của dự án
Dự án Nông trường Bò sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa được tiến hành nhằm cung cấp
sữa tươi cho các nhà máy chế biến sản phẩm sữa, sữa tươi thanh trùng phục phụ cho người
dân địa phương. Các giống bò sữa cao sản chất lượng tốt, cung cấp bò thịt từ bê đực và bò
loại thải . Xây dựng mô hình trang trại điển hình của huyện.
Bên cạnh đó, công ty chúng tôi còn mong muốn rằng dự án sẽ mang lại hiệu quả xã
hội to lớn. Ngoài việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng phát
triển công nghệ cao, dự án sẽ phần nào giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông
dân, từng bước xây dựng và cải tạo môi trường sống trong cộng đồng dân cư. Đặc biệt chúng
tôi hy vọng rằng, những sản phẩm từ chính đất và nước, từ bàn tay lao động của người dân
Bắc Trung Bộ sẽ được cả nước đón nhận.
IV.2. Sự cần thiết phải đầu tư
Ngành chăn nuôi bò sữa đã trải qua bao thăng trầm hơn nửa thế kỷ ở nước ta. Khoảng
mười năm trở lại đây, bò sữa trở thành một loại gia súc được chọn để chăn nuôi vì những lợi
ích cho nền kinh tế - xã hội nước nhà. Được Chính phủ quan tâm, nông dân đầu tư và áp
dụng những kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, ngành chăn nuôi bò sữa hứa hẹn sẽ khởi sắc hơn
vào thời gian tới.
Công ty chúng tôi đã cân nhắc và phân tích kỹ càng các yếu tố, từ những điểm mạnh,
điểm yếu đến cơ hội, thách thức để đi đến quyết định đầu tư vào dự án trang trại chăn nuôi
bò sữa ở Cẩm Thủy – Thanh Hóa. Nắm bắt cơ hội từ chính sách ưu tiên phát triển chăn nuôi
bò sữa của nhà nước và thị trường tiêu thụ sữa bò ngày càng gia tăng, chúng tôi đã mạnh dạn
đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi bò sữa tại tỉnh Thanh Hóa, nơi có nguồn đất đai màu
mỡ trên địa hình xen kẽ giữa cao nguyên và thung lũng, giữa núi đồi và bình nguyên. Vùng
đất này hứa hẹn sẽ xây dựng trang trại bò sữa thành công bởi khí hậu mát mẻ, nguồn nước,
thức ăn dồi dào sẽ làm tăng năng suất và chất lượng sữa cao. Bên cạnh đó, trang trại sẽ ít gây
hại đến môi trường bởi sức tải nơi đây tương đối lớn và bản thân trang trại luôn áp dụng
những công nghệ chăn nuôi cao.
Với niềm tin sản phẩm do chúng tôi tạo ra sẽ được người tiêu dùng trong nước ưa
chuộng, với niềm tự hào sẽ góp phần tăng giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập
và nâng cao đời sống của nhân dân và tạo việc làm cho lao động tại địa phương, chúng tôi tin
rằng dự án nông trại chăn nuôi bò sữa Cẩm Thủy là sự đầu tư cần thiết trong giai đoạn hiện
nay.
Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa
----------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
CHƯƠNG V: QUY MÔ CÔNG SUẤT DỰ ÁN
V.1. Các hạng mục trong trang trại
Khu đất dự kiến làm trang trại bò sữa Cẩm Thủy có diện tích khoảng 70ha với tổng đàn
bò 500 con, trong đó bò vắt sữa là 300 con. Quỹ đất trang trại sẽ được phân bố như sau:
- Diện tích đồng cỏ là 60 ha.
- Diện tích xây dựng chuồng trại: 3,995ha.
- Quỹ đất dành cho đường giao thông trang trại: 2,485 ha.
- Quỹ đất dành cho giao thông trong đồng cỏ: 1.8 ha (Dự kiến chiếm 3% diện tích đất
trồng cỏ);
- Quỹ đất dành cho cây xanh và thảm thực vật: 2,3 ha.
V.2. Phương án thi công công trình
V.2.1. Giai đoạn 1
V.2.1.1. Từ tháng 11/2011 – 2/2012
Chúng tôi sẽ tiến hành các công việc cụ thể sau:
- Điều tra thị trường.
- Khảo sát mô hình các trang trại điển hình.
- Nghiên cứu, kiểm tra nguồn nước.
- Tìm hiểu nguồn giống.
- Đánh giá chất lượng đất.
- Điều tra về điều kiện tự nhiên.
- Lập báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo đầu tư
- Trình hồ sơ xin chấp thuận đầu tư tới UBND tỉnh
- Khảo sát mặt bằng lập phương án quy hoạch.
- Khảo sát hạ tầng kỹ thuật ( điện, nước).
- Hội thảo khoa học với các chuyên gia về môi trường, đầu tư chăn nuôi bò sữa tại Cẩm
Thủy và phân tích điều kiện thích nghi cho bò sữa.
- Đề xuất các chính sách ưu đãi cho dự án.
V.2.1.2. Từ tháng 3/2012 – 07/2012
Các công việc cụ thể gồm có:
- Nhận quyết định phê duyệt của Tỉnh
- Nhận bàn giao mặt bằng
- Bàn giao mốc giới
Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa
----------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
- Đánh giá tác động môi trường, an toàn PCCC
- Đánh giá khả năng cách ly khu chăn nuôi đảm bảo bò không nằm trong vùng dịch
bệnh.
- Quy hoạch xây dựng
- San lấp mặt bằng
- Cải tạo đất.
- Trồng cây thâm canh( chuẩn bị thức ăn dự trữ cho bò)
- Khởi công xây dựng.
- Ký hợp đồng mua sắm thiết bị.
- Ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra cho dự án.
V.2.1.3. Từ tháng 06/2012 –01/2013
Các công việc cụ thể sau sẽ được chúng tôi tiến hành:
- Xây dựng chuồng trại,
- Cải tạo đất và trồng cây thức ăn thô xanh (quỹ đất trồng cỏ)
- Lựa chọn giống cỏ.
- Trồng cỏ
- Đào tạo Cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân.
- Nhập thiết bị ( thủ tục thông quan).
- Lựa chọn bò giống giai đoạn 1
V.2.1.4. Từ tháng 2/2013 – 5/2013
Các hạng mục công việc cụ thể gồm:
- Lắp đặt thiết bị.
- Nghiệm thu bò giống trước khi nhập về.
- Vận hành thử thiết bị.
- Vệ sinh công nghiệp, chuồng trại.
- Chế biến thức ăn chuẩn bị cho việc nhập bò.
- Nhập bò giai đoạn 1: 100 con bò tơ có chửa từ 3 đến 5 tháng.
- Tiếp tục cử đào tạo cán bộ, công nhân tại các cơ sở có kinh nghiệm.
V.2.1.5. Từ tháng 6/2013 – 9/2013
Công việc cụ thể sẽ được triển khai gồm có:
- Đánh giá rút kinh nghiệm.
Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa
----------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
- Hội thảo chuyên gia về điều kiện sinh trưởng của bò giai đoạn 1, khả năng thích nghi
môi trường, điều kiện sống.
- Lựa chọn bò lần 2 với số lượng 200 con
- Nhập bò lần 2 khoảng 200 con ( tổng nhập kéo dài 2 tháng, chia làm 4 lần)
V.2.2. Giai đoạn 2
Giai đoạn 2 bắt đầu từ tháng 9/2013 – 6/2014 với những hạng mục và công việc sau:
- Thực hiện dự án, tiếp tục đầu tư chiều sâu nâng cao trong các lĩnh vực: Công nghệ
sinh sản, công nghệ cấy truyền phôi, công nghệ về thú y, công nghệ trồng - thu cắt - chế biến
thức ăn.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giống và bò sữa.
- Ứng dụng công nghệ cao trong chuẩn đoán viêm vú bò.
- Cập nhật, cải tiến chuồng trại, đồng cỏ theo mô hình công nghệ cao ...
Cuối năm 2014 sơ tổng kết đánh giá hiệu quả, hoàn thiện quy trình công nghệ của Dự án.
V.3. Sản phẩm chính
Dự án Trang trại bò sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa được xây dựng nhằm cung cấp các
sản phẩm sau:
- Sữa tươi cung cấp cho nhà máy để chế biến các sản phẩm sữa.
- Sữa tươi thanh trùng phục vụ cho người dân địa phương.
- Giống bò sữa cao sản chất lượng cao.
- Bò thịt từ bê đực và bò loại thải .
- Xây dựng mô hình trang trại điển hình của huyện
Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa
----------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP QUI HOẠCH THIẾT KẾ CƠ SỞ
VI.1. Giải pháp thiết kế công trình
VI.1.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án
 Chỉ tiêu sử dụng đất
Diện tích đất xây dựng :70ha.
 Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật
- Đường giao thông
+ Tốc độ thiết kế : 10-35 km/h
+ Bề rộng 1 làn xe : 3.5 m
+ Bề rộng vỉa hè : 2.5 m
- Hệ thống thoát nước
+ Hệ thống thoát nước mặt và thoát nước bẩn được bố trí riêng và dẫn về khu xử lý
nước thải trước khi thải ra môi trường.
+ Nước thải từ các khu vệ sinh phải được xử lý qua bể tự hoại xây đúng quy cách
trước khi xả vào cống.
VI.1.2. Giải pháp quy hoạch
Tổ chức một trang trại nuôi bò sữa với đầy đủ các yêu cầu về công năng sử dụng, có
tính thẩm mỹ, kinh tế và bảo đảm có một môi trường kinh doanh tốt, trong lành, sạch sẽ,
thoáng mát và đặc biệt trong vấn đề cam kết bảo vệ môi trường.
VI.1.3. Giải pháp kiến trúc
Các khối nhà trại, nhà kho, khu văn phòng làm việc được bố cục tạo nên quần thể
không gian kiến trúc hài hòa, đảm bảo vấn đề an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy và
thông thoáng tự nhiên cho công trình.
VI.1.4. Giải pháp kết cấu
Dùng hệ khung dầm chịu lực.
Tường bao ngoài công trình dày 1,5 đến 2cm.
VI.1.5. Giải pháp kỹ thuật
 Hệ thống điện:
Hệ thống chiếu sáng bên trong được kết hợp giữa chiếu sáng nhân tạo và chiếu sáng
tự nhiên.
Hệ thống chiếu sáng bên ngoài được bố trí hệ thống đèn pha, ngoài việc bảo đảm an
ninh cho công trình còn tạo được nét thẩm mỹ cho công trình vào ban đêm. Công trình được
bố trí trạm biến thế riêng biệt và có máy phát điện dự phòng. Hệ thống tiếp đất an toàn, hệ
thống điện được lắp đặt riêng biệt với hệ thống tiếp đất chống sét. Việc tính toán thiết kế hệ
Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa
----------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
thống điện được tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn qui định của tiêu chuẩn xây dựng và tiêu
chuẩn ngành.
 Hệ thống cấp thoát nước:
Hệ thống cấp thoát nước được thiết kế đảm bảo yêu cầu sử dụng nước:
+ Nước sinh hoạt.
+ Nước cho hệ thống chữa cháy.
+ Nước tưới cây
Việc tính toán cấp thoát nước được tính theo tiêu chuẩn cấp thoát nước cho công trình
công cộng và theo tiêu chuẩn PCCC quy định.
 Hệ thống chống sét
Hệ thống chống sét sử dụng hệ thống kim thu sét hiện đại đạt tiêu chuẩn.
Hệ thống tiếp đất chống sét phải đảm bảo Rd < 10 Ω và được tách riêng với hệ thống
tiếp đất an toàn của hệ thống điện.
Toàn bộ hệ thống sau khi lắp đặt phải được bảo trì và kiểm tra định kỳ.
Việc tính toán thiết kế chống sét được tuân thủ theo quy định của quy chuẩn xây dựng
và tiêu chuần xây dựng hiện hành.
 Hệ thống Phòng cháy chữa cháy
Công trình được lắp đặt hệ thống báo cháy tự động tại các khu vực công cộng để đảm
bảo an toàn tuyệt đối cho công trình. Hệ thống chữa cháy được lắp đặt ở những nơi dễ thao
tác và thường xuyên có người qua lại.
Hệ thống chữa cháy: ống tráng kẽm, bình chữa cháy, hộp chữa cháy,… sử dụng thiết
bị của Việt Nam đạt tiêu chuẩn về yêu cầu PCCC đề ra.
Việc tính toán thiết kế PCCC được tuân thủ tuyệt đối các qui định của qui chuẩn xây
dựng và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
 Hệ thống thông tin liên lạc
Toàn bộ công trình được bố trí một tổng đài chính phục vụ liên lạc đối nội và đối
ngoại. Các thiết bị telex, điện thoại nội bộ, fax (nếu cần) được đấu nối đến từng phòng.
VI.1.6. Kết luận
Với giải pháp bố trí mặt bằng, giải pháp mặt đứng, kết cấu bao che và các giải pháp
kỹ thuật như trên, phương án thiết kế thoả mãn được các yêu cầu sau:
Mặt bằng bố trí hợp lý, các khu chức năng được phân khu rõ ràng, đảm bảo được an
ninh công cộng. Hệ thống kỹ thuật an toàn phù hợp với yêu cầu sử dụng trong tình hình hiện
tại và tương lai.
VI.2. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
VI.2.1. Đường giao thông
Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa
----------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
 Bình đồ tuyến
Cao độ xây dựng mặt đường trung bình + 1.0 m.
Kết cấu mặt đường bê tông nhựa, vỉa hè, vỉa hè lát gạch terazzo, trồng cây xanh, thảm
cỏ 2 bên đường.
 Trắc ngang tuyến đường
Độ dốc ngang mặt đường hai mái là: i = 2%
Kết cấu mặt đường là bêtông nhựa rải nóng
Nền móng đường được gia cố cừa tràm và lớp đệm cát
Sơ bộ chọn kết cấu phần đường như sau:
+ Lớp đệm cát
+ Lớp đá cấp phối sỏi đỏ
+ Lớp đá cấp phối 0 – 4
+ Lớp bêtông nhựa rải nóng
 Trắc dọc đường:
Cao độ thiết kế tại tim đường mới bằng cao độ tim đường hiện hữu, độ dốc dọc tuyến
đường i = 0%.
VI.2.2. Quy hoạch chuẩn bị đất xây dựng
Khu đất có nền hiện hữu thấp do đó giải pháp tôn cao nền theo đất hiện hữu là giải
pháp khả thi nhất.
+ Độ dốc nền thiết kế: i = 0.3 % - 0.4 %.
+ Kết cấu nền san lấp: (dùng cát san lấp)
Phần khối lượng được tính bao gồm:
+ Khối lượng bù cao độ thiết kế san nền.
+ Khối lượng bù do bóc lớp đất hữu cơ.
+ Khối lượng bù lún do san lấp.
VI.2.3. Hệ thống thoát nước mặt
Dự kiến xây dựng hệ thống cống kín D=Ø400 - D=Ø1200 phục vụ thoát nước mặt
cho khu quy hoạch. Các tuyến ống này sẽ xả trực tiếp ra hệ thống thoát nước mặt phía sau.
VI.2.4. Hệ thống thoát nước bẩn – vệ sinh môi trường
Nước thải sau khi xử lý cục bộ được dẫn ra hố ga qua khu xử lý nước thải của trang
trại và thoát ra hệ thống thoát nước khu vực bằng tuyến ống Ø600 mm dọc theo các tuyến
đường nội bộ và chảy vào hệ thống cống thu gom xử lý trước khi xả ra môi trường. Rác được
thu gom hàng ngày sau đó được xe chuyên dùng thu và đưa đến công trường xử lý rác chung.
Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa
----------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
VI.2.5. Hệ thống cấp nước
Chỉ tiêu cấp nước chữa cháy: q = 10 lít/s cho 1 đám cháy, số đám cháy xảy ra đồng
thời cùng lúc là 1 đám cháy theo TCVN 2622-1995.
VI.2.6. Hệ thống cấp điện – chiếu sáng công cộng
Sử dụng nguồn điện cấp từ trạm điện riêng của nhà máy.
Chiếu sáng đường phố dùng đèn cao áp sodium 150W – 220W để chiếu sáng trục
đường chính, phụ nội bộ và đặt trên trụ thép tráng kẽm Ø 200 cao 8m, khoảng cách trung
bình giữa hai trụ đèn là 30m.
Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa
----------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
CHƯƠNG VII: GIẢI PHÁP CHĂN NUÔI BÒ SỮA
VII.1. Giống bò sữa
VII.1.1. Chọn giống bò sữa
Bò sữa được nuôi ở Việt Nam thường là giống bò lai giữa bò Hol - stein Friesian (HF)
và bò Red sindhi hoặc có thể là bò lai Sind (cái lai F1 giữa bò vàng Việt Nam lai bò Sind)
cũng có thể là Holstein với Sind và Jersey. Do điều kiện tự nhiên của Cẩm Thủy – Thanh
Hóa nên trang trại chọn giống Bò Holstein Friesian thuần chủng (Bò HF) và bò lai Sind ở thế
hệ F1 hoặc F2 ( 1/2 hoặc 3 - 4 máu bò HF) là phù hợp nhất. Vì bò càng có nhiều máu bò HF
thì năng suất sữa càng cao nhưng rất khó nuôi dưỡng vì máu bò có tính ôn đới.
Ngay từ thế kỷ 15 nhiều nước đã nhập giống bò này về nuôi để nhân thuần và lai tạo
với bò địa phương để cải tạo giống. Hiện nay bò HF đã được nuôi ở nhiều nước trên thế giới
và đã tạo ra những giống bò HF của chính nước đó, như: Mỹ, Nhật, Canada, Trung quốc,
Australia, Newzealand…
VII.1.2. Chọn ngoại hình
Vóc dáng tổng quát của bò: Dáng thanh, nở chiều ngang, dáng đi đẹp, các góc cạnh rõ
nét, miệng rộng, mắt lanh lợi trong sáng, vai tương đối liền lạc, lưng thẳng phẳng, xương
chân dẹp thẳng góc với thân mình. Một cách tổng quát bò cái sữa có dạng hình tam giác
vuông góc, mà góc vuông nằm ở phần mông, phần thân sau phải phát triển rộng chiều ngang
để tạo điều kiện phát triển của bầu vú.
Cổ dài lép liền lạc với vai và ức, khoảng cách chính giữa các xương sườn phải rộng,
hai đùi phải cách xa nhau.
Da mềm mại, lông bóng mịn
Ngực phát triển tương đối, thông thường bò sữa có dạng thanh
Bộ phận nhũ tuyến: Bầu vú là bộ phận quan trọng sau kết cấu toàn thân, bầu vú phải
lớn để có khả năng tích trữ nhiều sữa, nó thể hiện ở chiều dài, chiều rộng và chiều sâu. Bầu
vú phải được kết hợp chặt vào sàn bụng, phải gọn để bò di chuyển được dễ dàng. Tránh
trường hợp bò có vú dài xệ xuống dễ bị tổn thương do di chuyển hoặc do các vật lạ phía
dưới. Bốn ngăn của bầu vú phải đều, núm vú phải nở rõ để dễ dàng vắt sữa. Thường núm vú
hình trụ không bị thương tật. Kết cấu của bầu vú phải mềm, đàn hồi không có vú đeo, tĩnh
mạch vú phải nổi rõ ngoằn ngoèo.
VII.2. Nguồn thức ăn
VII.2.1. Thức ăn thô xanh
Thức ăn thô xanh là tên gọi chung của các loại cỏ xanh, thân lá cây còn xanh, kể cả
một số loại rau xanh và vỏ của những quả nhiều nước....Đặc điểm của thức ăn thô xanh là
chứa nhiều nước, dễ tiêu hóa, có tính ngon miệng và gia súc thích ăn. Nói chung thức ăn
xanh có tỷ lệ cân đối giữa các chất dinh dưỡng, chứa nhiều protein và vitamin chất lượng
cao.
VII.2.1.1. Cỏ tự nhiên và cỏ trồng
Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa
----------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
Cỏ tự nhiên là hỗn hợp các loại cỏ hòa thảo, chủ yếu là cỏ gà, cỏ lá tre, cỏ mật.... Cỏ
tự nhiên mọc trên các gò, bãi, bờ đê, bờ ruộng, trong vườn cây, công viên,..Cỏ tự nhiên có
thể được sử dụng cho bò sữa ngay trên đồng bãi dưới hình thức chăn thả hoặc cũng có thể
thu cắt về và cho ăn tại chuồng. Thành phần dinh dưỡng và chất lượng cỏ tự nhiên biến động
rất lớn và tùy thuộc vào mùa vụ trong năm, nơi cỏ mọc, giai đoạn phát triển của cỏ (non hay
già) và thành phần các loại cỏ trong thảm cỏ. Khi sử dụng cỏ tự nhiên cần lưu ý tránh cho bò
sữa bị rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc bằng cách sau khi thu cắt về phải rửa sạch cỏ để loại cỏ
bụi bẩn, các hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu. Loại cỏ còn non hoặc cỏ thu cắt ngay sau khi
mua cần phải được phơi ngay để đề phòng bò sữa bị chướng bụng đầy hơi.
Cỏ là thức ăn quan trọng không thể thiếu trong quá trình chăn nuôi bò sữa, cung cấp
chất xơ cho bò. Dưới đây là các loại cỏ cho bò sữa:
Cỏ voi (Penisetum purpuseum): thuộc họ hoà thảo sống lưu niên. Thân rễ cứng, hoá
gỗ, mang nhiều rễ khoẻ và ăn sâu; thân đứng giống cây mía, cao 3-4m, mọc thành bụi dài
rỗng ruột, có nhiều đốt. Cỏ voi được trồng bằng hom thân, mọc rất nhanh và khoẻ, trồng một
lần thu hoạch 4-5 năm mới phải trồng lại, mỗi năm cắt được 7-8 lứa, năng suất cỏ tươi đạt
120-150 tấn/ha/năm. Trồng thâm canh và thu cắt kịp thời năng suất gấp đôi, thậm chí có thể
đạt 400 tấn/ha/năm như ở Gia Lâm (Hà Nội) Củ Chi, Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh).
Cỏ sả (Panicum maximum): Mọc thành bụi như cây sả, còn gọi là cỏ Ghi – Nê vì có
nguồn gốc từ Ghi – Nê được nhập vào nước ta từ 50-60 năm nay và đã trở thành cỏ mọc tự
nhiên ở nhiều địa phương trong cả nước. Cỏ sả được trồng làm thức ăn xanh thô cho trâu, bò,
ngựa ở dạng tươi ngoài bãi chăn hoặc ủ xanh và phơi khô dự trữ. Trồng một lần có thể thu
hoạch 3-4 năm, mỗi năm cắt 8-10 lứa. Nếu chăm sóc tốt có thể đạt 280-300 tấn/ha/năm.
Cỏ Stylo (Stylosathes hamata): Là giống cỏ họ đậu, thân đứng, phân nhiều cành, có
thể cao tới 1 m. Bộ rễ rất phát triển ăn sâu xuống đất khoảng 70cm, do đó nhiều nơi còn
trồng để chống xói mòn đất, bảo vệ thân đê đập rất tốt. đây là loại thức ăn vxanh rất tốt cho
gia súc và gia cầm vì có tỷ lệ đạm cao và chúng thích ăn. Cỏ Stylo trồng một lần có thể thu
hoạch 4-5 năm, năng suất có thể đạt 90- 100 tấn/ha/ năm nếu được chăm sóc, thâm canh tốt.
Cỏ họ đậu (Centro sema và Centro cavalcade): Cỏ họ đậu thường cho năng suất cao ở
mọi loại đất, mọi điều kiện khí hậu. Cả họ đậu mọc dày thành lớp nên có thể trồng thành
đồng cỏ chăn thả hoặc cắt làm cỏ khô dự trữ qua đông cho bò sữa rất tốt. Mặt khác cỏ họ đậu
có khả năng cố định đạm cho đất rất lớn (120kg nitrogen/ha) nên vừa có giá trị cải tạo đất
vừa dùng làm thức ăn cho gia súc, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa. Có thể trồng xen cỏ họ đậu
với các loại cỏ khác. Gieo trồng chủ yếu bằng hạt với lượng 3kg/ha để làm đồng cỏ chăn thả
hoặc 10kg/ha nếu trồng để cắt cỏ làm cỏ khô.
Cỏ Pát (Paspalum Attratum) thuộc loại cỏ bụi thân cao. Có thể sinh trưởng tốt ở
những chân đất nghèo dinh dưỡng và đất chua có độ pH < 4. Cỏ Pát thích hợp với khí hậu
ẩm, thích nghi với những vùng thường bị ngập lụt. Lượng chất xanh cao, bò rất thích ăn. Có
thể trồng bằng thân hom hoặc gieo hạt với lượng 5-6 kg/ha. Trồng một lần thu hoặc liên tục
3 năm mới trồng lại.
Cỏ Signal (Brachiaria dicumben): Thích nghi rộng với nhiều điều kiện khí hậu, đất đai
nhiều nơi ở nước ta. Cỏ Signal có thể sinh trưởng tốt ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng và
Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa
----------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
vùng đất chua phèn (pH<4) Những nơi có mùa khô kéo dài chúng vẫn giữ được màu xanh,
cạnh tranh với cỏ dại, chịu được sự dẫm đạp của gia súc nên thích hợp cho xây dựng đồng cỏ
chăn thả thường xuyên.
Việc trồng cỏ rất quan trọng, đặc biệt là trong chăn nuôi thâm canh và chăn nuôi theo
quy mô trang trại. Trồng cỏ bảo đảm chủ động có nguồn thức ăn thô xanh chất lượng và ổn
định quanh năm. Lượng cỏ cho bò sữa thay đổi tùy theo từng đối tượng, trung bình mỗi ngày
có thể cho một con ăn một lượng cỏ tươi bằng 10 - 12% thể trọng của nó.
VII.2.1.2. Ngọn mía
Ngọn mía là phần ngọn thải ra sau khi thu hoạch thân cây mía làm đường. Thông
thường ngọn mía chiếm 20% của cả cây mía. Như vậy, với 45-50 tấn/ha thì mỗi hecta thải ra
khoảng 9 tấn ngọn mía và số ngọn mía của mỗi hecta có thể nuôi được 4 con bò trên 3 tháng
(mỗi con bò ăn 25kg ngọn mía/ngày).
Hiện nay, tại những vùng ven sông đặc biệt là những vùng quy hoạch mía đường của
nước ta, hàng năm lượng ngọn mía thải ra là rất lớn và ngọn mía là nguồn thức ăn xanh có
giá trị, cần tận dụng và có thể dùng để nuôi bò sữa rất tốt. Tuy nhiên, vì ngọn mía chứa hàm
lượng đường và xơ cao nhưng lại nghèo các thành phần dinh dưỡng khác, do đó chỉ nên sử
dụng ngọn mía như một loại thức ăn bổ sung đường mà không nên thay thế hoàn toàn cỏ
xanh trong một thời gian dài.
VII.2.1.3. Vỏ và đọt dứa
Vỏ và đọt dứa là nguồn phế phụ phẩm với khối lượng rất lớn, do các nhà máy chế
biến dứa xuất khẩu thải ra. Vỏ và đọt dứa có chứa nhiều đường nhưng lại thiếu protein và xơ.
Chính vì vậy, không nên sử dụng vỏ và đọt dứa thay thế hoàn toàn cỏ xanh. Mặt khác, trong
vỏ dứa có chứa Bromelin nên khi bò sữa ăn nhiều sẽ rát lưỡi. Tốt nhất nên cho bò sữa ăn mỗi
ngày khoảng 10-15kg vỏ và đọt mía nhưng phải chia ra làm nhiều lần.
VII.2.1.4. Cây ngô sau thu bắp non
Cây ngô sau khi thu bắp non (ngô bao tử) có thể dùng làm nguồn thức ăn xanh rất tốt
cho trâu bò. Thành phần dinh dưỡng của cây ngô sau khi thu bắp non rất phù hợp với sinh lý
tiêu hóa của trâu bò. Cây ngô loại này có thể dùng cho ăn trực tiếp hay ủ xanh để dự trữ để
cho ăn về sau.
VII.2.2. Thức ăn tinh
Là những thức ăn có khối lượng nhỏ nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Nhóm
thức ăn này bao gồm các loại hạt ngũ cốc và bột của chúng (ngô, mì, gạo,..), bột của các cây
có củ, các loại hạt của cây họ đậu và các loại thức ăn tinh hỗn hợp được sản xuất công
nghiệp.
Đặc điểm của thức ăn tinh là hàm lượng nước và xơ đều thấp, chứa nhiều chất dinh
dưỡng quan trọng như protein, chất bột đường, chất béo, các chất khoáng và vitamin. Tỷ lệ
tiêu hóa các chất dinh dưỡng khá cao.
Thông thường người ta thường sử dụng thức ăn tinh để hoàn thiện các khẩu phần ăn
cấu thành từ thức ăn thô. Mặc dù, thức ăn tinh có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao nhưng
Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa
----------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
không thể chỉ dùng một mình nó để nuôi bò sữa mà phải dùng cả các loại thức ăn thô để bảo
đảm cho quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường.
Bột ngô: Là loại thức ăn tinh quan trọng trong chăn nuôi bò sữa. Bột ngô có hàm
lượng tinh bột cao và được sử dụng như một nguồn cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, cũng
như cám gạo, không nên chỉ sử dụng bột ngô như một nguồn thức ăn tinh duy nhất mà phải
trộn thêm bột xương, bột sò và muối ăn vào khẩu phần, bởi vì hàm lượng các chất khoáng
nhất là canxi và photpho trong bột ngô thấp.
Bột sắn: Bột sắn được sản xuất ra từ sắn củ thái thành lát và phơi khô. Bột sắn là loại
thức ăn tinh giàu chất đường và tinh bột nhưng lại nghèo chất protein, canxi và photpho. Vì
vậy, khi sử dụng bột sắn cần bổ sung thêm urê, các loại thức ăn giàu protein như bã đậu
nành, bã bia và các chất khoáng để nâng cao giá trị dinh dưỡng của khẩu phần và làm cho
khẩu phần cân đối hơn. Bột sắn là loại thức ăn rẻ, lát sắn phơi khô có thể bảo quản dễ dàng
quanh năm. Một điểm bất lợi của sắn là có chứa axít HCL độc đối với gia súc. Để làm giảm
hàm lượng của loại axít này nên sử dụng củ sắn bóc vỏ, ngâm vào nước và thay nước nhiều
lần trước khi thái thành lát và phơi khô. Cũng có thể nấu chín để loại bỏ HCL.
VII.2.3. Thức ăn ủ ướp
Là loại thức ăn được tạo ra thông qua quá trình dự trữ các loại thức ăn thô xanh dưới
hình thức ủ chua. Nhờ ủ chua, người ta có thể bảo quản thức ăn trong thời gian dài, chủ động
có thức ăn cho bò sữa, nhất là vào thời kì khan hiếm cỏ tự nhiên. Ngoài ra, ủ chua còn làm
tăng tỷ lệ tiêu hóa cho thức ăn, do các chất khó tiêu trong thức ăn bị mềm ra hoặc chuyển
sang dạng dễ tiêu.
Thức ăn ủ chua tốt có đặc tính sau:
- Có mùi thơm dễ chịu (Nếu có mùi khó ngửi chứng tỏ bị thối hỏng)
- Có vị hơi chua, không đắng và không chua gắt.
- Màu đồng đều, gần tương tự như màu của cây trước khi đem ủ (hơi nhạt hơn một
chút).
- Không có nấm mốc.
- Gia súc thích ăn.
Về nguyên tắc, người ta có thể ủ chua các loại thức ăn xanh, kể cả thức ăn hạt và củ quả.
Nhưng thông thường người ta thường ủ chua thân cây, lá cây ngô, cỏ voi, cỏ tự nhiên và
trong khi ủ người ta thường thêm rỉ mật đường và muối. Có thể sử dụng thức ăn ủ chua để
thay thế một phần cỏ tươi. Lượng thay thế khoảng 15 – 20kg. Đối với bò sữa, nên cho ăn sau
khi vắt sữa để tránh cho sữa có mùi cỏ ủ.
VII.2.4. Thức ăn bổ sung
Là những thức ăn được thêm vào khẩu phần với số lượng nhỏ để cân bằng một số chất
dinh dưỡng thiếu hụt như: Protein, khoáng và vitamin. Trong số các loại thức ăn bổ sung,
quan trọng nhất là Urê và hỗn hợp khoáng.
Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa
----------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
VII.2.4.1. Urê
Urê là một trong những chất chứa Nitơ phi protein đã được sử dụng từ lâu và rộng rãi
trong chăn nuôi bò nói chung và bò sữa nói riêng. Sở dĩ loài gia sức nhai lại sử dụng được
Urê vì trong dạ cỏ của chúng có các quần thể vi sinh vật có khả năng biến đổi, phân giải nito
trong urê và tổng hợp nên các chất protein có giá trị sinh vật học cao cung cấp cho cơ thể.
Người ta có thể sử dụng urê theo 4 cách: trộn vào thức ăn hỗn hợp, trộn vào rỉ mật đường,
trộn với một số thành phần làm bánh dinh dưỡng và trộn ủ với cỏ hoặc rơm. Khi sử dụng urê
cần chú ý một số vấn đề sau:
- Chỉ bổ sung urê khi khẩu phần cơ sở thiếu N cần cho vi sinh vật dạ cỏ. Chú ý, bổ sung
1g Urê cung cấp thêm được 1,45g PDIN.
- Phải đảm bảo có đủ Gluxit dễ lên men trong khẩu phần của bò nhằm giúp cho vi sinh
vật trong dạ cỏ có đủ năng lượng để sử dụng amoniac phân giải ra từ urê và tổng hợp nên
protein vi sinh vật.
- Đối với những con bò trước đó chưa ăn urê thì cần có thời gian tập làm quen bằng
cách hàng ngày cho ăn từng ít một và thời gian kéo dài từ 5 đến 10 ngày.
- Chỉ sử dụng urê cho bò đã lớn, không sử dụng cho bê non vì hệ vi sinh vật dạ cỏ của
chúng chưa phát triển hoàn chỉnh.
- Khi bổ sung urê vào khẩu phần có thể bò sữa không thích ăn, vì vậy cần trộn urê với
một số loại thức ăn khác. Có thể cho thêm rỉ mật đường để gia súc dễ ăn và cho ăn làm nhiều
lần trong ngày, mỗi lần 1 ít.
- Không hòa urê vào nước cho bò uống.
VII.2.4.2. Thức ăn bổ sung khoáng.
Các chất khoáng có vai trò rất quan trọng đối với gia súc nhai lại, đặc biệt là đối với
bò sữa. Do thức ăn của bò sữa có nguồn gốc từ thực vật nên khẩu phần ăn thường thiếu chất
khoáng, kể cả khoáng đa lượng và khoáng vi lượng. Để bổ sung khoáng đa lượng canxi
người ta thường dùng bột đá vôi, bột sò. Để bổ sung phôtpho dùng bột xương, phân lân nung
chảy hoặc dicanxi photphát.
Các loại khoáng vi lượng ( Coban, đồng, kẽm,...) thường được dùng dưới dạng muối
sulphat. Trong thực tế, việc cung cấp từng chất khoáng riêng lẻ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt
là loại khoáng vi lượng là những chất rất cần thiết nhưng chỉ cần số lượng nhỏ nên rất khó
bảo đảm định lượng chính xác. Vì vậy, người ta thường phối hợp nhiều loại khoáng với nhau
theo tỷ lệ nhất định dưới dạng remix khoáng, dùng để trộn với các loại thức ăn tinh. Người ta
cũng có thể bổ sung khoáng cho bò sữa dưới dạng đá liếm.
VII.2.5. Phụ phẩm chế biến
VII.2.5.1. Bã đậu nành
Bã đậu nành là phụ phẩm của quá trình chế biến hạt đậu nành thành đậu phụ hoặc
thành sữa đậu nành. Nó có mùi thơm, vị ngọt, gia súc thích ăn. Hàm lượng chất béo và
protein trong bã đậu nành rất cao. Chính vì vậy, nó có thể được coi là loại thức ăn cung cấp
Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa
----------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt
protein cho gia súc nhai lại và mỗi ngày có thể cho mỗi con ăn từ 10 – 15kg.
Cần lưu ý khi sử dụng bã đậu nành sống cùng lúc với một số loại thức ăn có chứa urê
(như bánh dinh dưỡng, thức ăn tinh hỗn hợp ) là phải chia nhỏ lượng thức ăn này ra thành
nhiều bữa để đảm bảo an toàn cho bò sữa. Vì trong bã đậu nành sống có chứa men phân giải
Urê nên nếu cho ăn cùng một lúc và với số lượng lớn hai loại thức ăn này thì Urê bị phân
giải nhanh chóng, tạo ra một khối lượng lớn amoniac và rất dễ gây ngộ độc.
VII.2.5.2. Bã bia
Bã bia là một loại thức ăn có nhiều nước, có mùi thơm và vị ngon. Hàm lượng
khoáng, vitamin (chủ yếu là vitamin nhóm B) và đặc biệt là hàm lượng protein trong bã bia
cao. Vì vậy, nó có thể được coi là loại thức ăn bổ sung protein và được dùng rất rộng rãi
trong chăn nuôi bò sữa. Tỷ lệ tiêu hóa các chất trong bã bia rất cao. Ngoài ra, nó còn chứa
các chất kích thích tính thèm ăn và làm tăng khẳ năng tiết sữa của bò nuôi trong điều kiện
nhiệt đới.
Thành phần và giá trị dinh dưỡng của bã bia phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ nước của nó.
Thời gian bảo quản cũng như nguồn gôc xuất xứ của bã bia cũng ảnh hưởng đến chất lượng.
Khi bảo quản lâu dài, thì quá trình lên men sẽ làm mất đi một phần chất dinh dưỡng, đồng
thời làm cho độ chua của bia tăng lên. Chính vì vậy, trong thực tế để kéo dài thời gian bảo
quản bã bia người ta thường cho thêm muối ăn với tỷ lệ 1%.
Đối với bò sữa, lượng bã bia trong khẩu phần cần tính toán làm sao có thể thay thế
không quá ½ lượng thức ăn tinh ( cứ 4,5 kg bã bia có giá trị tương đương với 1 kg thức ăn
tinh) và không nên cho ăn trên 15kg bã bia mỗi con, mỗi ngày. Cho ăn quá nhiều bã bia sẽ
làm giảm tỷ lệ tiêu hóa chất xơ, các chất chứa nitơ và kéo theo sự giảm chất lượng sữa. Tốt
nhất là trộn bã bia và cho ăn với thức ăn tinh, chia làm nhiều bữa trong 1 ngày.
VII.2.5.3. Bã sắn
Bã sắn là phế phụ phẩm của quá trình chế biến tinh bột sắn từ củ sắn. Bã sắn có đặc
điểm là chứa nhiều tinh bột (khoảng 60%) nhưng lại nghèo chất protein. Do đó, khi sử dụng
bã sắn nên trộn và cho ăn thêm urê hoặc bã đậu nành. Nếu cho thêm bột sò hay bột khoáng
vào hỗn hợp thì chất lượng dinh dưỡng sẽ tốt và cân đối hơn. Hỗn hợp này có thể được sử
dụng để thay thế một phần thức ăn tinh trong khẩu phần.
Bã sắn có thể được dự trữ khá lâu, do một phần tinh bột trong bã sắn bị lên men và tạo
ra pH= 4 -5. Bã sắn tươi có vị hơi chua, gia súc nhai lại thích ăn. Vì vậy có thể cho gia súc
ăn tươi (mỗi ngày cho mỗi con bò ăn khoang 10-15kg). Cũng có thể phơi, sấy khô bã sắn để
làm nguyên liệu phối chế thức ăn hỗn hợp.
VII.2.5.4. Rỉ mật đường
Rỉ mật đường là phụ phẩm của quá trình chế biến đường mía. Lượng rỉ mật thường
chiếm 3 % so với mía tươi. Cứ chế biến 1000kg mía thì người ta thu về 30kg rỉ mật mía.
Như vậy, từ một hecta mía mỗi năm thu về trên 1300kg rỉ mật. Do chứa nhiều đường nên rỉ
mật là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều nguyên tố
khoáng đa lượng và vi lượng cần thiết cho bò sữa.
Rỉ mật đường được sử dụng để bổ sung đường khi ủ chua thức ăn, là thành phần chính
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356
Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356

More Related Content

What's hot

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN “Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng ...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN “Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng ...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN “Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng ...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN “Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng ...nataliej4
 
Du an trung tam giong lua
Du an trung tam giong lua Du an trung tam giong lua
Du an trung tam giong lua duan viet
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự án mở rộng quy mô trường đại học
Dự án mở rộng quy mô trường đại họcDự án mở rộng quy mô trường đại học
Dự án mở rộng quy mô trường đại họcThaoNguyenXanh2
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy nước 3 gold long an
Tư vấn lập dự án đầu tư  nhà máy nước 3 gold long anTư vấn lập dự án đầu tư  nhà máy nước 3 gold long an
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy nước 3 gold long anThaoNguyenXanh2
 
Thiet lap va_tham_dinh_du_an
Thiet lap va_tham_dinh_du_anThiet lap va_tham_dinh_du_an
Thiet lap va_tham_dinh_du_anSmall Nguyễn
 
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Báo cáo đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu tỉnh...
Báo cáo đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu tỉnh...Báo cáo đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu tỉnh...
Báo cáo đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu tỉnh...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉn...
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉn...Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉn...
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉn...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 

What's hot (20)

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN “Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng ...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN “Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng ...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN “Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng ...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN “Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng ...
 
Dự án xây dựng công viên lịch sử văn hóa dân tộc TPHCM 0903034381
Dự án xây dựng công viên lịch sử văn hóa dân tộc TPHCM 0903034381Dự án xây dựng công viên lịch sử văn hóa dân tộc TPHCM 0903034381
Dự án xây dựng công viên lịch sử văn hóa dân tộc TPHCM 0903034381
 
Du an trung tam giong lua
Du an trung tam giong lua Du an trung tam giong lua
Du an trung tam giong lua
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
 
Thuyết minh dự án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa 0918755356
Thuyết minh dự án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa 0918755356Thuyết minh dự án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa 0918755356
Thuyết minh dự án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa 0918755356
 
Dự án Nhà máy sấy kho tồn trữ xay xát lúa gạo xuất khẩu 0903034381
Dự án Nhà máy sấy kho tồn trữ xay xát lúa gạo xuất khẩu 0903034381Dự án Nhà máy sấy kho tồn trữ xay xát lúa gạo xuất khẩu 0903034381
Dự án Nhà máy sấy kho tồn trữ xay xát lúa gạo xuất khẩu 0903034381
 
Trang trại chăn nuôi bò Phương Thịnh tỉnh Long An 0903034381
Trang trại chăn nuôi bò Phương Thịnh tỉnh Long An 0903034381Trang trại chăn nuôi bò Phương Thịnh tỉnh Long An 0903034381
Trang trại chăn nuôi bò Phương Thịnh tỉnh Long An 0903034381
 
Dự án đầu tư Nhà máy Xử lý chất thải Gia Viễn - duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án đầu tư Nhà máy Xử lý chất thải Gia Viễn - duanviet.com.vn - 0918755356Dự án đầu tư Nhà máy Xử lý chất thải Gia Viễn - duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án đầu tư Nhà máy Xử lý chất thải Gia Viễn - duanviet.com.vn - 0918755356
 
Thuyet minh lap du an xay dung khu can ho
Thuyet minh lap du an xay dung khu can hoThuyet minh lap du an xay dung khu can ho
Thuyet minh lap du an xay dung khu can ho
 
Dự án mở rộng quy mô trường đại học
Dự án mở rộng quy mô trường đại họcDự án mở rộng quy mô trường đại học
Dự án mở rộng quy mô trường đại học
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
 
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy nước 3 gold long an
Tư vấn lập dự án đầu tư  nhà máy nước 3 gold long anTư vấn lập dự án đầu tư  nhà máy nước 3 gold long an
Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy nước 3 gold long an
 
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôiDự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi
 
Thiet lap va_tham_dinh_du_an
Thiet lap va_tham_dinh_du_anThiet lap va_tham_dinh_du_an
Thiet lap va_tham_dinh_du_an
 
Dự án đầu tư xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 3 sao
Dự án đầu tư xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 3 saoDự án đầu tư xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 3 sao
Dự án đầu tư xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 3 sao
 
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
 
Báo cáo đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu tỉnh...
Báo cáo đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu tỉnh...Báo cáo đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu tỉnh...
Báo cáo đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu tỉnh...
 
Dự án khu du lịch sinh thái bình thuận
Dự án khu du lịch sinh thái bình thuậnDự án khu du lịch sinh thái bình thuận
Dự án khu du lịch sinh thái bình thuận
 
ĐTM CỤM CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - KHÁCH SẠN- VĂN PHÒNG - CĂ...
ĐTM CỤM CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - KHÁCH SẠN- VĂN PHÒNG - CĂ...ĐTM CỤM CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - KHÁCH SẠN- VĂN PHÒNG - CĂ...
ĐTM CỤM CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - KHÁCH SẠN- VĂN PHÒNG - CĂ...
 
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉn...
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉn...Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉn...
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉn...
 

Similar to Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356

Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thành phẩm phân vi sinh compost - Long An...
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thành phẩm phân vi sinh compost - Long An...Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thành phẩm phân vi sinh compost - Long An...
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thành phẩm phân vi sinh compost - Long An...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Du an nuoi tom the chan trang
Du an nuoi tom the chan trangDu an nuoi tom the chan trang
Du an nuoi tom the chan trangThaoNguyenXanh2
 
Du an nha may nghien bot ca
Du an nha may nghien bot caDu an nha may nghien bot ca
Du an nha may nghien bot caThaoNguyenXanh2
 
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công...
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công...Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công...
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự Án Trang Trại Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng.doc
Dự Án Trang Trại Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng.docDự Án Trang Trại Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng.doc
Dự Án Trang Trại Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng.docQuảng Cáo Trên Máy Bay
 
Dự án khu du lịch sinh thái bình thuận
Dự án khu du lịch sinh thái bình thuậnDự án khu du lịch sinh thái bình thuận
Dự án khu du lịch sinh thái bình thuậnThaoNguyenXanh2
 
Du an trong duoc lieu ket hop chan nuoi
Du an trong duoc lieu ket hop chan nuoiDu an trong duoc lieu ket hop chan nuoi
Du an trong duoc lieu ket hop chan nuoiThaoNguyenXanh2
 
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...VitHnginh
 

Similar to Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356 (20)

Thuyet minh du an go eakar tinh dak lak lap du an moi truong thiet ke quy hoa...
Thuyet minh du an go eakar tinh dak lak lap du an moi truong thiet ke quy hoa...Thuyet minh du an go eakar tinh dak lak lap du an moi truong thiet ke quy hoa...
Thuyet minh du an go eakar tinh dak lak lap du an moi truong thiet ke quy hoa...
 
Thuyết minh dự án Dự án gỗ Eakar Đăk Lăk - 0918755356
Thuyết minh dự án Dự án gỗ Eakar Đăk Lăk - 0918755356Thuyết minh dự án Dự án gỗ Eakar Đăk Lăk - 0918755356
Thuyết minh dự án Dự án gỗ Eakar Đăk Lăk - 0918755356
 
Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò sữa Đăk Nông 0918755356
Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò sữa Đăk Nông 0918755356Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò sữa Đăk Nông 0918755356
Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò sữa Đăk Nông 0918755356
 
Mau thuyet minh du an gach khong nung
Mau thuyet minh du an gach khong nungMau thuyet minh du an gach khong nung
Mau thuyet minh du an gach khong nung
 
Nhà máy xử lý rác thành phân vi sinh compost tỉnh Long An - 0918755356
Nhà máy xử lý rác thành phân vi sinh compost tỉnh Long An - 0918755356Nhà máy xử lý rác thành phân vi sinh compost tỉnh Long An - 0918755356
Nhà máy xử lý rác thành phân vi sinh compost tỉnh Long An - 0918755356
 
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thành phẩm phân vi sinh compost - Long An...
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thành phẩm phân vi sinh compost - Long An...Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thành phẩm phân vi sinh compost - Long An...
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý rác thành phẩm phân vi sinh compost - Long An...
 
Du an nuoi tom the chan trang
Du an nuoi tom the chan trangDu an nuoi tom the chan trang
Du an nuoi tom the chan trang
 
Dự án đầu tư nhà máy xay nghiền bột cá
Dự án đầu tư nhà máy xay nghiền bột cáDự án đầu tư nhà máy xay nghiền bột cá
Dự án đầu tư nhà máy xay nghiền bột cá
 
Du an nha may nghien bot ca
Du an nha may nghien bot caDu an nha may nghien bot ca
Du an nha may nghien bot ca
 
Nông trại bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa- duanviet.com.vn - Dịch vụ lập dự án đầ...
Nông trại bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa- duanviet.com.vn - Dịch vụ lập dự án đầ...Nông trại bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa- duanviet.com.vn - Dịch vụ lập dự án đầ...
Nông trại bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa- duanviet.com.vn - Dịch vụ lập dự án đầ...
 
Dự án đầu tư nâng cấp dây chuyền sx và bảo quản máy biến thế
Dự án đầu tư nâng cấp dây chuyền sx và bảo quản máy biến thếDự án đầu tư nâng cấp dây chuyền sx và bảo quản máy biến thế
Dự án đầu tư nâng cấp dây chuyền sx và bảo quản máy biến thế
 
Lập Dự Án Hồ Rừng
Lập Dự Án Hồ RừngLập Dự Án Hồ Rừng
Lập Dự Án Hồ Rừng
 
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công...
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công...Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công...
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công...
 
Dự Án Trang Trại Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng.doc
Dự Án Trang Trại Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng.docDự Án Trang Trại Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng.doc
Dự Án Trang Trại Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng.doc
 
Dự án khu du lịch sinh thái bình thuận
Dự án khu du lịch sinh thái bình thuậnDự án khu du lịch sinh thái bình thuận
Dự án khu du lịch sinh thái bình thuận
 
Du an trong duoc lieu ket hop chan nuoi
Du an trong duoc lieu ket hop chan nuoiDu an trong duoc lieu ket hop chan nuoi
Du an trong duoc lieu ket hop chan nuoi
 
Tư vấn lập dự án Chăn nuôi kết hợp trồng rừng tỉnh Quảng Bình - www.duanviet....
Tư vấn lập dự án Chăn nuôi kết hợp trồng rừng tỉnh Quảng Bình - www.duanviet....Tư vấn lập dự án Chăn nuôi kết hợp trồng rừng tỉnh Quảng Bình - www.duanviet....
Tư vấn lập dự án Chăn nuôi kết hợp trồng rừng tỉnh Quảng Bình - www.duanviet....
 
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...
Bao cao-danh-gia-tac-dong-cua-moi-truong-cong-ty-tnhh-cang-container-quoc-te-...
 
Mau du an rac thai
Mau du an rac thaiMau du an rac thai
Mau du an rac thai
 
ĐTM Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại và dịch vụ quận 8 TPHCM
ĐTM Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại và dịch vụ quận 8 TPHCMĐTM Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại và dịch vụ quận 8 TPHCM
ĐTM Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại và dịch vụ quận 8 TPHCM
 

More from Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt

More from Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt (20)

Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồngThuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thảiThuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆUTHUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
 
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VATDU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂYDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
 
DU AN GACH KHONG NUNG
DU AN GACH KHONG NUNGDU AN GACH KHONG NUNG
DU AN GACH KHONG NUNG
 
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệpdự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
 
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
 
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
 
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
 
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
 
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh tháiDự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
 
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
 
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
 
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
 
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
 
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
 

Tư vấn lập dự án án Nông trường bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa - www.duanviet.com.vn 0918755356

  • 1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------    ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÔNG TRƯỜNG BÒ SỮA CẨM THỦY THANH HÓA ĐỊA ĐIỂM : XÃ CẨM TÚ – HUYỆN CẨM THỦY – TỈNH THANH HÓA Thanh Hóa - Tháng 11 năm 2011
  • 2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÔNG TRƯỜNG BÒ SỮA CẨM THỦY THANH HÓA Tp.Hồ Chí Minh - Tháng 8 năm 2011 ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT NGUYỄN BÌNH MINH
  • 3. NỘI DUNG CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN........................................................ 5 I.1. Giới thiệu chủ đầu tư.......................................................................................................... 5 I.2. Mô tả sơ bộ dự án................................................................................................................ 5 I.3. Cơ sở pháp lý....................................................................................................................... 5 CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ SỮA VIỆT NAM..................................... 9 II.1. Phát triển chất lượng và số lượng giống bò sữa ............................................................. 9 II.2. Phân bố đàn bò sữa theo các vùng sinh thái................................................................. 10 II.3. Tổng sản lượng sữa tươi ................................................................................................. 10 II.4. Thị trường tiêu dùng sữa trong nước............................................................................ 10 II.5. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa...................................................................... 11 II.6. Thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi bò sữa Việt Nam ............................................ 12 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ..................................................... 13 III.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................................... 13 III.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................................... 13 III.1.2. Địa hình........................................................................................................................ 13 III.1.3. Khí hậu......................................................................................................................... 13 III.1.4. Thủy văn ...................................................................................................................... 14 III.1.5. Tài nguyên đất............................................................................................................. 14 III.1.6. Tài nguyên rừng.......................................................................................................... 14 III.1.7. Tài nguyên khoáng sản............................................................................................... 15 III.2. Kinh tế huyện Cẩm Thủy – Thanh Hóa ...................................................................... 15 III.2.1. Dân số và nguồn nhân lực .......................................................................................... 15 III.2.2. Kinh tế xã hội huyện Cẩm Thủy................................................................................ 15 III.3. Hiện trạng khu đất xây dựng dự án............................................................................. 16 III.3.1. Hiện trạng sử dụng đất............................................................................................... 16 III.3.2. Đường giao thông........................................................................................................ 16 III.3.3. Hiện trạng thông tin liên lạc ...................................................................................... 16 III.3.4. Hiện trạng cấp điện..................................................................................................... 16 III.3.5. Cấp –Thoát nước......................................................................................................... 17 III.4. Nhận xét chung............................................................................................................... 17 CHƯƠNG IV: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ................................................................. 18 IV.1. Mục tiêu của dự án......................................................................................................... 18 IV.2. Sự cần thiết phải đầu tư................................................................................................. 18 CHƯƠNG V: QUY MÔ CÔNG SUẤT DỰ ÁN ................................................................... 19 V.1. Các hạng mục trong trang trại....................................................................................... 19 V.2. Phương án thi công công trình ....................................................................................... 19 V.2.1. Giai đoạn 1..................................................................................................................... 19 V.2.2. Giai đoạn 2..................................................................................................................... 21 V.3. Sản phẩm chính................................................................................................................ 21 CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP QUI HOẠCH THIẾT KẾ CƠ SỞ ......................................... 22 VI.1. Giải pháp thiết kế công trình ........................................................................................ 22 VI.1.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án .................................................................... 22 VI.1.2. Giải pháp quy hoạch................................................................................................... 22
  • 4. VI.1.3. Giải pháp kiến trúc ..................................................................................................... 22 VI.1.4. Giải pháp kết cấu ........................................................................................................ 22 VI.1.5. Giải pháp kỹ thuật ...................................................................................................... 22 VI.1.6. Kết luận........................................................................................................................ 23 VI.2. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật .......................................................................... 23 VI.2.1. Đường giao thông ........................................................................................................ 23 VI.2.2. Quy hoạch chuẩn bị đất xây dựng............................................................................. 24 VI.2.3. Hệ thống thoát nước mặt............................................................................................ 24 VI.2.4. Hệ thống thoát nước bẩn – vệ sinh môi trường........................................................ 24 VI.2.5. Hệ thống cấp nước ...................................................................................................... 25 VI.2.6. Hệ thống cấp điện – chiếu sáng công cộng................................................................ 25 CHƯƠNG VII: GIẢI PHÁP CHĂN NUÔI BÒ SỮA .......................................................... 26 VII.1. Giống bò sữa.................................................................................................................. 26 VII.1.1. Chọn giống bò sữa ..................................................................................................... 26 VII.1.2. Chọn ngoại hình......................................................................................................... 26 VII.2. Nguồn thức ăn............................................................................................................... 26 VII.2.1. Thức ăn thô xanh....................................................................................................... 26 VII.2.2. Thức ăn tinh............................................................................................................... 28 VII.2.3. Thức ăn ủ ướp............................................................................................................ 29 VII.2.4. Thức ăn bổ sung......................................................................................................... 29 VII.2.5. Phụ phẩm chế biến .................................................................................................... 30 VII.2.6. Một số loại thức ăn khác........................................................................................... 33 VII.2.7. Nguồn nước ................................................................................................................ 34 VII.3. Chăm sóc và nuôi dưỡng.............................................................................................. 34 VII.3.1. Nuôi dưỡng bê từ 1 ngày tuổi đến bò trưởng thành............................................... 34 VII.3.2. Nuôi dưỡng bò vắt sữa .............................................................................................. 35 VII.3.3. Nuôi dưỡng bò cạn sữa.............................................................................................. 35 VII.3.4. Nuôi bò sữa công nghệ cao........................................................................................ 36 VII.4. Chuồng trại và phòng trị bệnh.................................................................................... 36 VII.4.1. Chuồng trại ................................................................................................................ 36 VII.4.2. Mùa bệnh chăm sóc................................................................................................... 36 CHƯƠNG VIII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG............................................... 38 VIII.1. Đánh giá tác động môi trường ................................................................................... 38 VIII.1.1. Giới thiệu chung....................................................................................................... 38 VIII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường .................................................... 38 VIII.2. Các tác động môi trường............................................................................................ 38 VIII.2.1. Các loại chất thải phát sinh..................................................................................... 39 VIII.2.2. Khí thải...................................................................................................................... 39 VIII.2.3. Nước thải................................................................................................................... 40 VIII.2.4. Chất thải rắn............................................................................................................. 42 VIII.3. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.............................................................. 42 VIII.3.1. Xử lý chất thải rắn ................................................................................................... 42 VIII.3.2. Xử lý nước thải......................................................................................................... 43 VIII.3.3. Xử lý khí thải, mùi hôi............................................................................................. 43 VIII.3.4. Giảm thiểu các tác động khác................................................................................. 43 CHƯƠNG IX: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN.................................................................... 45
  • 5. IX.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư ............................................................................................ 45 IX.2. Nội dung tổng mức đầu tư............................................................................................. 45 IX.2.1. Nội dung....................................................................................................................... 45 IX.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư............................................................................................ 48 CHƯƠNG X: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ - THỰC HIỆN DỰ ÁN......................................... 50 X.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án........................................................................................... 50 X.1.1. Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư............................................................... 50 X.1.2. Tiến độ sử dụng vốn ..................................................................................................... 50 X.1.3. Nguồn vốn thực hiện dự án.......................................................................................... 51 X.1.4. Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay.......................................................... 52 X.2. Tính toán chi phí của dự án............................................................................................ 53 X.2.1. Chi phí nhân công......................................................................................................... 53 X.2.2. Chi phí hoạt động.......................................................................................................... 54 CHƯƠNG XI: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH........................................................... 57 XI.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán........................................................................ 57 XI.2. Doanh thu từ dự án........................................................................................................ 57 XI.3. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án....................................................................................... 59 XI.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội................................................................................ 61 CHƯƠNG XII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................... 62 XII.1. Kết luận ......................................................................................................................... 62 XII.2. Kiến nghị ....................................................................................................................... 62
  • 6. Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa ---------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN I.1. Giới thiệu chủ đầu tư  Chủ đầu tư :  Đại diện pháp luật :  Chức vụ :  Địa chỉ trụ sở : I.2. Mô tả sơ bộ dự án  Tên dự án : Nông trường Bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa.  Địa điểm xây dựng : Xã Cẩm Tú – Huyện Cẩm Thủy – Tỉnh Thanh Hóa.  Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới I.3. Cơ sở pháp lý  Văn bản pháp lý  Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Kinh doanh Bất động sản 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Nhà ở 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
  • 7. Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa ---------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt  Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;  Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;  Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;  Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;  Quyết định 1579/QĐ-BNN-KHCN ngày 26/5/2008 ban hành Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi bò sữa an toàn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.  Thông tư 16/2009/TT-BNN ngày 19/3/2009 về đánh số tai bò sữa, bò thịt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.  Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;  Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;  Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;  Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;  Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;  Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;  Công văn số 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt hệ thống điện trong công trình, ống và phụ tùng ống, bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị khai thác nước ngầm;  Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;  Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;  Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;
  • 8. Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa ---------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt  Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;  Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;  Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;  Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển bò sữa Việt Nam giai đoạn 2001-2010  Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.  Các tiêu chuẩn Việt Nam Dự án Nông trường Bò sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa được thực hiện trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:  Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);  Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);  TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;  TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737 -1995;  TCVN 375-2006 : Thiết kế công trình chống động đất;  TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;  TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;  TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;  TCVN 2622-1995 : PCCC cho nhà, công trình yêu cầu thiết kế;  TCVN-62:1995 : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;  TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;  TCVN 6305.1-1997 : (ISO 6182.1-92)  TCVN 6305.2-1997 : (ISO 6182.2-93);  TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;  TCXD 33-1985 : Cấp nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;  TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
  • 9. Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa ---------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt  TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;  TCVN 4474-1987 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà;  TCVN 4473:1988 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;  TCVN 5673:1992 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;  TCVN 4513-1998 : Cấp nước trong nhà;  TCVN 6772 : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;  TCVN 188-1996 : Tiêu chuẩn nước thải đô thị;  TCVN 5502 : Đặc điểm kỹ thuật nước sinh hoạt;  TCVN 5687-1992 : Tiêu chuẩn thiết kế thông gió - điều tiết không khí - sưởi ấm;  TCXDVN 175:2005: Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép;  11TCN 19-84 : Đường dây điện;  11TCN 21-84 : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;  TCXD 95-1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân dụng;  TCXD 25-1991 : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng;  TCXD 27-1991 : Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;  TCVN-46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng;  EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet Nam).
  • 10. Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa ---------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ SỮA VIỆT NAM II.1. Phát triển chất lượng và số lượng giống bò sữa Ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta có lịch sử phát triển khá lâu đời, nhưng bò sữa thật sự phát triển nhanh từ năm 2001 kể từ khi có Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg vào ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển bò sữa Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Theo chủ trương này từ năm 2001 đến 2004 một số địa phương như TP Hồ Chí Minh, An Giang, Bình Dương, Thanh Hoá, Tuyên Quang, Sơn La, Hoà Bình, Hà Nam, … đã nhập một số lượng khá lớn (trên 10 nghìn con) bò HF thuần từ Australia, Mỹ, New Zealand về nuôi. Một số bò Jersey cũng được nhập từ Mỹ và New Zealand trong dịp này. Với chủ trương lai tạo và phát triển bò sữa trong nước thông qua phê duyệt chương trình các dự án giống bò sữa 2001-2005 và 2006-2010 có giá trị đầu tư hàng chục tỷ đồng nhằm hỗ trợ nông dân tinh bò sữa cao sản, dụng cụ, vật tư và công phối giống đã tạo ra trên 75.000 bò sữa lai HF (F1, F2, F3) cho các địa phương nuôi bò sữa trên phạm vi cả nước. Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật và người chăn nuôi đã được tập huấn nâng cao trình độ quản lý giống, kỹ thuật chăn nuôi, thức ăn, thú y, vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh vắt sữa...v...v. góp phần năng cao năng suất và chất lượng đàn bò sữa. Theo số liệu Thống kê, tổng đàn bò sữa của nước ta tăng từ 41.000/2001 lên đến 115.000/năm 2009 và theo đó, tổng sản lượng sữa tươi sản xuất hàng năm tăng lên 4 lần từ 64.000tấn/2001 lên đến 278.000tấn/2009. Trong quá trình lai tạo chọn lọc và nhân giống bò sữa trong nước, đàn bò lai HF thích nghi và phát triển tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, sinh trưởng, sinh sản và cho sữa tốt. Trong thời gian qua ngoài lai tạo giống bò sữa trong nước việc nhập các nguồn gien bò sữa mới cũng được tiến hành thông qua nhập bò đực giống HF của các nước trên thê giới như Mỹ, Úc về sản xuất tinh bò đông lạnh trong nước phục vụ nhân giống bò sữa trên phạm vi cả nước. Đồng thời trên 15 ngàn bò cái sữa giống HF và Jersey cũng được nhập về từ Mỹ, Úc, New Zealand, Thái Lan về nhân thuần đáp ứng nhu cầu nuôi bò sữa thuần cao sản của một số tổ chức và cá nhân trong nước. Hiện nay tổng đàn bò sữa giống HF của nước ta khoảng 20.000 con và sẽ tăng lên nhanh trong những năm sắp tới do nhu cầu nhập giống của các Công ty sữa và doanh nghiệp ngày càng cao. Phát triển bền vững về số lượng và chất lượng đàn bò sữa là một trong những mục tiêu quan trọng trong chỉ đạo thực hiện đối với chiến lược phát triển bò sữa của nước ta giai đoạn 2001-2010 và chiến lược chăn nuôi của Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Đàn bò sữa của Việt Nam đã phát triển tốt không chỉ về số lượng mà cả chất lượng trong thời gian gần 10 năm vừa qua. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê Việt nam, đến tháng 10 năm 2009 tổng đàn bò sữa năm 2009 của nước ta là 115.518 ngàn con, sản lượng sữa đạt 278 ngàn tấn. Tổng đàn bò sữa liên tục tăng trong 10 năm vừa qua, tuy nhiên 2005-2009 tốc độ tăng đàn thấp thậm chí năm 2007 số lượng bò sữa giảm do khủng hoảng về giá: giá sữa bột thế giới thấp nên tác động đến giá thu mua sữa tươi của các công ty sữa. Trong nhiều tháng giá sữa tươi của nông dân bán bằng và dưới giá thành buộc người chăn nuôi phải giảm đàn, thanh lọc loại thải đàn. Trong quá trình giảm đàn những bò sữa năng suất thấp, ngoại hình xấu, sinh sản kém bị loại đã góp phần chọn lọc và nâng cao chất lượng giống bò sữa Việt
  • 11. Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa ---------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt Nam. Do đó năm 2007 mặc dù số lượng bò sữa giảm 12% so với 2006 nhưng tổng sản lượng sữa tươi sản xuất ra vẫn tăng trên 8.5%. Từ năm 2008 -2009 tốc độ tăng đàn thấp thứ nhất do khủng hoảng về melanine từ Trung Quốc đã ảnh hưởng đến sản xuất chế biến và tiêu dùng sữa ở Việt nam. Sữa tươi của nông dân Hà Nội và một số tỉnh lân cận không tiêu thụ được phải đổ đi, nhiều bò sữa phải bán giá bò thịt đã ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò sữa. Thứ hai do khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới và Việt Nam đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nước ta nói chung và tốc độ phát triển của chăn nuôi và bò sữa nói riêng. Tuy nhiên từ năm 2010 nền kinh tế thế giới và Việt Nam chuyển sang giai đoạn phục hồi đã và đang có tác động tốt đến Chương trình phát triển bò sữa của nước ta ở giai đoạn mới. II.2. Phân bố đàn bò sữa theo các vùng sinh thái Đàn bò sữa của nước ta phát triển trên tất cả các vùng sinh thái của Việt Nam. Tuy nhiện sự phân bố khác nhau về số lượng đã thể hiện sự phát triển của bò theo vùng sinh thái và lợi thế của từng vùng. Đàn bò sữa Việt Nam tập trung chủ yếu tại vùng Đông Nam Bộ với khoảng 79 ngàn con, chiếm trên 68% tổng đàn bò sữa cả nước, trong đó thành phố HCM là nơi có đàn bò sữa nhiều nhất Việt Nam và chiếm gần 60% tổng đàn bò sữa Việt Nam. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê năm 2009 tổng đàn bò sữa cả nước có trên 115 ngàn con. Mười tỉnh có đàn bò sữa lớn nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh 73,328 con, Hà Nội 6,800, Long An 6,104, Sơn La 5,136, Sóc Trăng 5,071, Tiền Giang 3,371, Lâm Đồng 2,833, Bình Dương 2,351, Tuyên Quang 1,748, và Đồng Nai 1,670 con. Theo quy luật phát triển chăn nuôi bò sữa của nhiều nước trên thế giới và khu vực, thì việc phát triển vùng nguyên liệu sữa trên quy mô lớn với phương thức chăn nuôi công nghiệp, khép kín và sản xuất hàng hóa sẽ là xu hướng tất yếu của ngành sữa Việt Nam trong những năm tới. II.3. Tổng sản lượng sữa tươi Tốc độ tăng trưởng về tổng sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước trong thời gian 10 năm qua trung bình trên 30% năm, tốc độ tăng sản lượng sữa cao hơn tốc độ tăng đàn bò sữa cho thấy năng suất sữa và chất lượng giống được cải thiện. Theo thống kê, tổng sản lượng sữa tươi trong nước hàng năm tăng nhanh từ số lượng 18,9 ngàn tấn sữa tươi năm 1999 tăng lên 278 ngàn tấn năm 2009. Năm 2009 mặc dù giá sữa bột thế giới giảm từ 5,500 USD xuống 3,500 USD/tấn nhưng giá sữa tươi của Việt Nam không chịu ảnh hưởng của giá sữa tươi thế giới. Trong lúc nông dân các nước EU phải đổ sữa tươi do giá thu mua sữa thấp nhưng ở Việt Nam giá sữa tươi vẫn ở mức cao từ 8,000-9,000 đồng trên 1 kg. Tháng 6 năm 2010, giá sữa tươi vùng Ba Vì Hà Nội hiện nay người chăn nuôi được trả tại nhà máy là 9,200 đồng /lít. Hiện nay sữa bò tươi trong nước đang được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng hơn các sản phẩm sữa chế biến khác. Giá sữa tươi thu mua của các công ty sữa đang ở mức cao có lợi cho người nuôi bò và khuyến khích cho người chăn nuôi đẩy mạnh sản xuất. II.4. Thị trường tiêu dùng sữa trong nước Tâm lý người Việt Nam trong tiêu dùng thường thích hàng ngoại và sữa ngoại, tuy nhiên sau bão về sữa Trung Quốc có Melanine vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008 thì tâm
  • 12. Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa ---------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt lý về tiêu dùng sữa Việt Nam có thay đổi. Hiện nay việc sử dụng sữa tươi sản xuất trong nước được nhiều người ưa chuộng không chỉ ở giá mua rẻ hơn mà chất lượng tốt và an toàn hơn. Mặt khác xu hướng người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam cũng tác động đến đông đảo người tiêu dùng sản phẩm sữa Việt. Bình quân sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước trên đầu người hiện nay là 3,2kg chiếm khoảng trên 20% tổng lượng sữa tiêu dùng hàng năm. Trong mười năm gần đây mức tiêu dùng sữa và các sản phẩm sữa của người Việt Nam gia tăng nhanh chóng do thu nhập và đời sống ngày càng được nâng cao. Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), hiện nay châu Á đang dẫn đầu thế giới về mức tăng trưởng tiêu thụ sữa. Trong đó, mức tiêu thụ các sản phẩm từ sữa bình quân của người Việt Nam hiện nay là 14 lít/người/năm, còn thấp hơn so với Thái Lan (23 lít/người/năm) và Trung Quốc (25 lít/người/năm). Vì thế tốc độ tăng trưởng về mức tăng trưởng tiêu thụ sữa ở Việt Nam còn rất lớn. Bên cạnh đó, khi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng cao thì nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cũng sẽ tăng cao. II.5. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa Chăn nuôi bò sữa của Việt Nam chủ yếu là chăn nuôi bò sữa nông hộ quy mô nhỏ năng suất thấp, tuy nhiên chăn nuôi bò sữa nông hộ thực sự có hiệu quả kinh tế và góp phần năng cao thu nhập cải thiện đời sống cho nông dân. Kết quả điều tra nghiên cứu năm 2009 của Cục Chăn Nuôi về chăn nuôi bò sữa nông hộ cho thấy: - Trung bình về quy mô đàn bò sữa nuôi trong các nông hộ của cả nước là 5 con trong đó ở các tỉnh miền Bắc là 4 con/hộ (dao động từ 2 con đến 17 con/hộ), tỷ lệ đàn bò khai thác sữa tương đối cao, chiếm 65,15% tổng đàn, trung bình ở các tỉnh miền Nam là 6 con hộ (dao động từ 3 đến 25 con) . - Giống bò sữa hiện đang nuôi ở Việt Nam trên 80% là bò lai HF có tỷ máu HF từ 50-97,5%, năng suất sữa trung bình năm 2009 trung bình từ 4.000-4.500 lít/chu kỳ cho sữa. Khoảng 15% tổng đàn bò sữa là bò thuần HF có sản lượng sữa trung bình 5.500-6.000 lít/chu kỳ cho sữa. - Về giá thành sản xuất ra 1kg sữa bò tươi bình quân là 6.100 đồng/kg (dao động từ 5.900-62.000 đồng /lít phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi và năng suất bình quân của đàn. Với giá bán trung bình 7.800-8.500 đồng/kg, mỗi kg sữa sản xuất ra người chăn nuôi bò sữa lãi khoảng 2.000-2.500 đồng. Nếu tính cả thu nhập khác từ chăn nuôi bò sữa như bán bê giống, bê thịt và phân chuồng thì lãi thực tế từ 1 kg sữa là 2.800 -3.000 đồng. - Về cơ cấu giá thành sữa tươi sản xuất ở điều kiện nông hộ của Việt Nam hiện nay chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất là 55,5%, tiếp theo chi phí lao động 25% và chi phí cố định 13.9%. Trong chi phí thức ăn, thì chi phí thức ăn tinh chiếm 63.4%, và thức ăn thô xanh chiếm 30.4%. - Chăn nuôi bò sữa nông hộ năm 2009 có hiệu quả kinh tế cao, thu nhập hỗn hợp và lãi trung bình/con bò sữa/năm tương ứng là 16,6 triệu và 11,6 triệu đồng. Về tỷ suất lợi nhuận (lãi/chi phí) trong chăn nuôi bò sữa nông hộ ở hộ năm 2009 là 36%.
  • 13. Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa ---------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt Kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng việc đầu tư tiền vốn vào để phát triển chăn nuôi bò sữa hiện nay là một trong những lựa chọn đầu tư có tính khả thi cao. II.6. Thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi bò sữa Việt Nam Sau gần 10 năm thực hiện Chương trình phát triển bò sữa theo Quyết định 167 của Chính phủ chúng ta có một số đánh giá và nhận xét về chăn nuôi bò sữa trong thời gian qua như sau: Thuận lợi và thành tựu: Chăn nuôi bò sữa Việt Nam đã và đang được Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi bò sữa theo Quyết định 167. Các dự án giống bò sữa thông qua các chương trình tập huấn đã giúp người chăn nuôi nâng cao trình độ và kỹ thuật chăn nuôi bò sữa. Hầu hết giống bò sữa được lai tạo ở Việt Nam hiện nay là bò lai HF, thông qua các dự án giống các nguồn gen bò sữa cao sản đã được nhập nội góp phần nâng cao năng suất và chất lượng giống. Năng suất và sản lượng sữa của bò sữa Việt Nam hiện nay 4.000-4.500 kg/ chu kỳ tương đương hoặc cao hơn với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Philipine và Trung Quốc. Chăn nuôi bò sữa là một nghề có hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân Khó khăn: Ngành chăn nuôi bò sữa là một nghề mới ở Việt Nam, một số người chăn nuôi vẫn còn ít kinh nghiệm nên còn nhiều khó khăn, năng suất thấp và chất lượng sữa chưa cao. Quy mô chăn nuôi bò sữa còn nhỏ, phương thức chăn nuôi còn hạn chế, thức ăn chăn nuôi tận dụng nên đa số nông dân chưa có điều kiện để áp dụng khoa học công nghệ cao vào phát triển chăn nuôi bò sữa. Phần lớn nguồn nguyên liệu thức ăn tinh và các chất premix, vitamin… dùng trong chăn nuôi bò sữa phải nhập khẩu nên chi phí đầu vào chăn nuôi bò sữa cao, giá thành cao khả năng cạnh tranh về chất lượng sản phẩm còn hạn chế. Đất dành cho chăn nuôi bò sữa còn nhiều hạn chế nên người chăn nuôi không có khả năng mở rộng quy mô sản xuất (hoặc thậm chí là từ bỏ nghề chăn nuôi bò sữa). Điều này sẽ khiến tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu sữa sẽ tiếp tục diễn ra. Thời tiết và khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở Việt nam không thích hợp với việc chăn nuôi bò sữa cao sản đã ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm chăn nuôi. Cơ hội: Việt Nam là một trong những nước phục hồi kinh tế nhanh sau khủng hoảng kinh tế và có mức tăng trưởng kinh tế cao trên thế giới do đó sức mua của người dân ngày càng tăng dần, trong đó có cả sản phẩm sữa. Hiện nay, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 14.8 kg/người thấp hơn so với mức 35 kg/người của khu vực Châu Á do vậy nhu cầu và thị trường sữa của Việt Nam còn rất cao.
  • 14. Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa ---------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ III.1. Điều kiện tự nhiên III.1.1. Vị trí địa lý Dự án Nông trường Bò sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa được xây dựng tại Xã Cẩm Tú – huyện Cẩm Thủy – Tỉnh Thanh Hóa có vị trí địa lý như sau: - Phía Đông Nam giáp đường mòn Thành phố Hồ Chí Minh, phía bên đường là hồ Hai Dòng có tác dụng điều hòa và cung cấp nước tưới tiêu cho khu vực đất dự án. - Phía Bắc giáp vùng đồi núi thấp, được giao cho dân trồng chủ yếu các cây lâu năm như cao su, keo, lá trầm, bạch đàn..... Khu sườn dốc hiện là khu quy hoạch trồng mía, sắn của bà con nông dân. - Phía Tây là cánh đồng lúa chủ yếu trồng 1- 2 vụ/năm. Đây là khu dân cư tập trung , địa hình bằng phẳng. - Phía trong khu đất dự án là cả một vùng đất rộng khoảng 40 ha tương đối bằng phẳng, khu vực này là quỹ đất của xã Cẩm Tú. Huyện Cẩm Thủy là một huyện trung du miền núi có diện tích 425.03km2 nằm ở phía Tây Bắc, cách thành phố Thanh Hóa 70km. Toàn huyện hiện có 19 xã và 1 thị trấn trong đó có 10 xã được công nhận là xã vùng cao, đặc biệt là 4 xã khó khăn thuộc chương trình 135 của Chính phủ gồm xã Cẩm Liên, Câm Lương, Cẩm Quý và Cẩm Châu. III.1.2. Địa hình Địa hình huyện Cẩm Thủy có địa hình dạng lòng chảo và thấp dần từ phía Tây Nam và Đông Bắc xuống thung lũng sông Mã, trong đó trên 80% diện tích là đồi núi. Độ cao trung bình từ 200 - 400m, độ dốc trung bình 25 - 30º, có núi Đèn cao 953m, núi Hạc cao 663m. III.1.3. Khí hậu Do huyện Cẩm Thủy được thừa hưởng chế độ bức xạ mặt trời nhiệt đới nên nhiệt độ tương đối cao. Nhiệt độ trung bình năm: 24-250 C; nhiệt độ cao nhất: 38 - 400 C, nhiệt độ thấp nhất: 15,5-16,50 C. Độ ẩm bình quân hàng năm là 86%, độ ẩm cao nhất 89%(vào những ngày cuối đông sang xuân), độ ẩm thấp nhất là 50% (thường xảy ra vào tháng 12). Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.600-1.900mm. Mưa kéo dài từ tháng 5-10, trung bình tháng đạt 200-300mm, lớn nhất vào tháng 8 đạt 350mm, từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau ít mưa, trung bình 10-20mm/tháng. Hàng năm có khoảng 130 ngày có mưa. Lượng bốc hơi bình quân hàng năm là 788mm, chỉ số ẩm ướt K ( lượng mưa/lượng bốc hơi) trung bình năm 2,2-2,7 từ tháng 1 đến tháng 7 hàng năm, chỉ số K<1, thường xuyên xảy ra hạn hán, cần có kế hoạch chống hạn cho cây trồng. Tốc độ gió trung bình 1-1,5m/s. Tốc độ gió mạnh nhất đo được trong bão 30-35 m/s và đo được trong gió mùa Đông Bắc không quá 25m/s. Hướng gió thịnh hành hướng Đông Bắc vào mùa đông và hướng Đông Nam vào mùa hè. Nhìn chung thời tiết khí hậu của Cẩm Thủy thuận lợi cho phát triển của cây trồng nông nghiệp, vật nuôi và thâm canh tăng vụ.
  • 15. Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa ---------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt III.1.4. Thủy văn Nguồn nước mặt trên địa bàn Huyện Cẩm Thủy được cung cấp chủ yếu bởi sông Mã, có tổng chiều dài 512 km theo hướng nghiêng của địa hình Tây Bắc Đông Nam. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, có dòng chảy khoảng 7,81s/km2 , lưu lượng trung bình 215m3 /s với tổng lượng nước 3,9 x 109m3 đủ cung cấp cho hạ lưu. Ngoài hệ thống sông, trên địa bàn huyện còn có nhiều hồ, đập nằm phân tán rải rác. Nguồn nước xung quanh khu vực dự án chủ yếu được cung cấp từ hồ Hai Dòng, và phụ thuộc vào mùa mưa từ đầu tháng 3 đến tháng 8. Nước ngầm có hầu hết ở các nơi trong huyện, tùy theo địa hình từng khu vực và độ nông, sâu khác nhau. Nước ngầm ở Cẩm Thủy đặc trưng cho nước ngầm vùng Sông Mã, độ sâu đến tầng nước ngầm khoảng 50-100m. Nước ngầm hiện đang được khai thác và sử dụng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Nguồn nước ngầm ở khu vực dự án: Theo kinh nghiệm của người dân trong vùng, họ thường đào giếng khơi ở độ sâu 15-20m tùy thuộc vào địa hình và mạch nước từ trên đồi xuống (tốt nhất đào giếng gần khu vực hồ Hai Dòng). III.1.5. Tài nguyên đất Tổng diện tích đất tự nhiên huyện Cẩm Thủy là 42.583,19ha. Diện tích đất canh tác màu mỡ, tơi xốp rất dễ trồng cỏ, ngô lam thức ăn chính để nuôi bò. Theo phân loại đất của FAO – UNESCO năm 2000, đất đai huyện Cẩm Thủy có 13 loại, trong đó có một số loại đất chính là : - Nhóm đất xám feralít (ký hiệu AC fa) có diện tích 24.088,80 ha. Phân bố nhiều ở các xã Cẩm Thành, Cẩm Thạch, Cẩm Liên, Cẩm Bình, Cẩm Tú, Cẩm Ngọc, Cẩm Long, Cẩm Phú. Đất hình thành trên nhiều loại đá mẹ khác nhau, nhưng chủ yếu là đá magma trung tính. Địa hình phổ biến là các dạng đồi thấp, đồi bát úp, tầng dầy đất phần lớn trên 1m, độ dốc phần lớn dưới 80. - Đất phù sa bão hoà bazơ điển hình (ký hiệu Fle-h): diện tích 5.452,74 ha, phân bố chủ yếu dọc sông Mã. Bản chất là đất phù sa của hệ thống sông Mã có độ no bazơ trên 80%. - Đất phù sa biến đổi kết von nông hoặc sâu (ký hiệu Fle-fe1, 2): diện tích 1.684,79 ha. Bản chất là đất phù sa của hệ thống sông Mã nhưng nằm ở địa hình cao hơn. - Đất phù sa chua glây nông (ký hiệu FLd-gi): diện tích 161,84 ha. Bản chất là đất phù sa của hệ thống sông Mã nhưng nằm ở địa hình thấp hơn, ngập nước trong thời gian dài. - Đất nâu đỏ điển hình (ký hiệu FRr-h): diện tích 226,94 ha. Sản phẩm chủ yếu do phong hoá đá vôi, đất có cấu trúc viên xốp, dễ bị mất nước do hiện tượng Cát-tơ. - Đất tầng mỏng chua điển hình (ký hiệu Fpd-h): diện tích 428,56 ha. Đất bị xãi mòn mạnh, có nơi trơ sỏi đá, tầng dày đất mỏng dưới 30 cm. III.1.6. Tài nguyên rừng Theo số liệu thống kê, diện tích đất lâm nghiệp huyện Cẩm Thủy như sau:
  • 16. Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa ---------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt - Đất rừng sản xuất: 10.684,03 ha. Trong đó gồm có đất có rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất, đất trồng rừng sản xuất. - Đất rừng phòng hộ: 10.863,12 ha. Trong đó bao gồm ddất có rừng tự nhiên phòng hộ, đất có rừng trồng phòng hộ, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ, đất trồng rừng phòng hộ. III.1.7. Tài nguyên khoáng sản Khoáng sản ở Cẩm Thuỷ khá phong phú, có cả khoáng sản kim loại như: Quặng sắt ở Cẩm Giang, Cẩm Liên, Cẩm Thạch; chì ở Cẩm Thạch, Cẩm Quý; vàng gốc ở Cẩm Quý, Cẩm Tâm…; vàng sa khoáng ở sông Mã; ăngtimoan ở Cẩm Quý. Khoáng sản phi kim như than ở Cẩm Yên, Phúc Do, Cẩm Phú. Huyện Cẩm Thuỷ có hơn 7000 ha núi đá vôi, tập trung nhiều ở các xã: Cẩm Châu, Cẩm Bình, Cẩm Quý, Cẩm Giang, Cẩm Liên…; sét có ở Cẩm Ngọc, Cẩm Sơn, Cẩm Vân…; cát xây dựng ở sông Mã. Đây cũng là nguồn khoáng sản làm nguyên vật liệu xây dựng phong phú. III.2. Kinh tế huyện Cẩm Thủy – Thanh Hóa III.2.1. Dân số và nguồn nhân lực Dân số toàn huyện đến ngày 01/04/2010 là: 113.333 người. Mật độ dân số là 709 người/km2 .Có 3 dân tộc anh em sinh sống, trong đó: Dân tộc Mường 52,4 %, dân tộc Kinh 44,5 %, dân tộc Dao 2,9 % còn lại là các dân tộc khác. Cẩm Thuỷ có lực luợng lao động dồi dào, chiếm 45,6 % dân số. Số lao động đã qua đào tạo khoảng 8.285 người, chiếm 16,2 %, trong đó lao động được đào tạo nghề là 3.968 người, đào tạo các trình độ chuyên môn khác 4.317 người. Toàn huyện có 48.532 người trong độ tuổi lao động. Trong đó lao động thuộc nhóm ngành nông lâm nghiệp mấy năm gần đây đã giảm, nhưng hiện nay vẫn còn chiếm tỷ lệ cao (76,3%) trong tổng số lao động, lao động nhóm ngành công nghiệp xây dựng tăng thêm 3,06% ( chiếm tỷ lệ hiện nay 6,41%) và lao động nhóm dịch vụ thương mại tăng thêm 2,58% ( chiếm tỷ lệ hiện nay 9,61%). Hiện nay vẫn còn khoảng 27,2% tổng số lao động chưa có việc làm thường xuyên. III.2.2. Kinh tế xã hội huyện Cẩm Thủy Cẩm Thủy là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Tây - Bắc của tỉnh Thanh Hóa. Năm 2010 Đại hội Đảng bộ các cấp, nhân dân các dân tộc huyện Cẩm Thủy đã từng bước khắc phục khó khăn và vươn lên phát triển kinh tế đã đạt được một số thành tích đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 - 2010 đạt 10,7%/năm, tăng 2,4% so với giai đoạn 2001 - 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2005 đạt 15,56%, đến năm 2010 đạt 17,36%; ngành thương mại - dịch vụ tăng từ 25,57% năm 2005 lên 38,22% năm 2010. Trong sản xuất nông, lâm nghiệp tập trung chỉ đạo theo hướng sản xuất hàng hóa, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với việc thực hiện chính sách ‘dồn điền đổi
  • 17. Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa ---------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt thửa’ quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao. Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2010 đạt 301,8 tỷ đồng, tăng 29,5% so với năm 2005. Bên cạnh đó một số ngành khác cũng được chú trọng và phát triển, công nghiệp xây dựng cơ bản, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đang hoạt động có hiệu quả. Giá trị tăng thêm của công nghiệp, xây dựng bình quân đạt 24,3%/năm. Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng 2010 đạt 123,3 tỷ đồng, tăng 118% so với năm 2005. Giá trị tăng thêm dịch vụ bình quân đạt 15,5%/ năm. Tổng giá trị dịch vụ thương mại năm 2010 đạt 308 tỷ đồng, tăng 216,5% so với năm 2005. Thu nhập bình quân đầu người đạt 7,45 triệu đồng, tăng 4,33 triệu đồng so với năm 2005. Thu ngân sách trên địa bàn tăng 20,2%/năm, năm 2010 đạt 22 tỷ đồng tăng gấp ba lần so với năm 2005. Sản lượng lương thực đạt trên 57.000 tấn. Hàng năm huyện Cẩm Thủy trồng mới được 985 ha rừng trồng, nâng độ che phủ lên 37%, tăng 7,2% so với năm 2005. III.3. Hiện trạng khu đất xây dựng dự án III.3.1. Hiện trạng sử dụng đất Khu đất dự kiến xây dựng nông trường bò sữa có diện tích 70 ha, trong đó : Diện tích đất trồng lúa của bà con nông dân chiếm 40ha, diện tích trồng mía chiếm 20 ha, còn lại là diện tích đất ở của người dân. Đây là khu đất có diện tích rộng và thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các vùng lân cận. III.3.2. Đường giao thông Trên địa bàn huyện Cẩm Thủy có 689,30 km giao thông đường bộ bao gồm: Quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và giao thông nông thôn. Hệ thống giao thống trên địa bàn huyện được phân bổ khá hợp lý nhằm tạo điều kiện cho các huyện xã thông thương trong và ngoại tỉnh. Hiện nay, toàn huyện có 19/20 xã, thị trấn đã có đường nhựa đến trung tâm xã, hàng năm làm được 3 – 5 Km đường bê tông liên thôn. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đang dần được hình thành và hoàn thiện. III.3.3. Hiện trạng thông tin liên lạc Mạng lưới điện thoại đã phủ khắp khu vực huyện Cẩm Thủy nên rất thuận lợi về thông tin liên lạc. Hệ thống điện thoại hữu tuyến đã đến 20/20 xã thị trấn và hầu hết các địa điểm dân cư trên địa bàn huyện. Mật độ điện thoại 12 máy/100 dân. III.3.4. Hiện trạng cấp điện Nguồn điện sử dụng: Hiện nay có 100% số xã được sử dụng mạng lưới điện quốc gia, có 1 thôn vùng sâu ( Cẩm Long) chưa có điện. Tuy nhiên, theo khảo sát sơ bộ công ty nhận thấy nguồn điện phục vụ khu dân cư là một trạm biến áp nhỏ nằm sâu trong khu vực dân cư với công suất gần 110KVA phục vụ cho toàn khu dân cư trong vùng. Hệ thống biến áp đã cũ, đường dây chủ yếu là dây hở. Ngoài ra còn có một đường điện cao áp (đường trục của huyện Cẩm Thủy) chạy dọc tuyến đường Hồ Chí Minh về phía hồ Hai Dòng cách mặt đường khoảng 200m. Tuyến đường điện này đang được các doanh nghiệp khác đấu nối trạm BA riêng để sử dụng. Cột đường là cột bê tông ly
  • 18. Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa ---------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt tâm. Do đường dây cách khá xa khu dự án nên đây cũng là một trở ngại lớn cho giải pháp kéo điện về chân công trình. Từ thực tế trên Công ty có một số kiến nghị sau: - Do phần đất quy hoạch có hơn 30 hộ dân đang định cư nên Công ty kiến nghị địa phương di dời các hộ dân trên ra khỏi vùng dự án để đảm bảo môi trường vệ sinh trong khu vực chăn nuôi ( tránh lây lan các dịch bệnh từ gia súc, gia cầm trong dân) bằng hình thức hỗ trợ, xây dựng khu tái định cư, định canh cho bà con nông dân. - Địa phương hỗ trợ Công ty chi phí điện nước vào dự án. III.3.5. Cấp –Thoát nước Nguồn cấp nước: Hiện nay huyện đang xúc tiến đầu tư xây dựng công trình hệ thống nước sạch. Thực hiện chương trình 134 của Chính phủ, đến nay huyện đã có 2.000 hộ/2.018 hộ hỗ trợ công trình nước sinh hoạt phân tán. Hoàn thành 4/8 công trình nước sinh hoạt tập trung. Qua khảo sát Công ty nhận thấy ở vùng làm dự án nước sinh hoạt chưa có, người dân chủ yếu dùng bằng nước giếng khoan. Nguồn thoát nước: Sẽ được xây dựng trong quá trình xây dựng dự án. III.4. Nhận xét chung Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất xây dựng dự án rất thuận lợi để tiến hành thực hiện. Các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, hạ tầng là những yếu tố làm nên sự thành công của một dự án đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi bò sữa.
  • 19. Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa ---------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt CHƯƠNG IV: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ IV.1. Mục tiêu của dự án Dự án Nông trường Bò sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa được tiến hành nhằm cung cấp sữa tươi cho các nhà máy chế biến sản phẩm sữa, sữa tươi thanh trùng phục phụ cho người dân địa phương. Các giống bò sữa cao sản chất lượng tốt, cung cấp bò thịt từ bê đực và bò loại thải . Xây dựng mô hình trang trại điển hình của huyện. Bên cạnh đó, công ty chúng tôi còn mong muốn rằng dự án sẽ mang lại hiệu quả xã hội to lớn. Ngoài việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng phát triển công nghệ cao, dự án sẽ phần nào giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, từng bước xây dựng và cải tạo môi trường sống trong cộng đồng dân cư. Đặc biệt chúng tôi hy vọng rằng, những sản phẩm từ chính đất và nước, từ bàn tay lao động của người dân Bắc Trung Bộ sẽ được cả nước đón nhận. IV.2. Sự cần thiết phải đầu tư Ngành chăn nuôi bò sữa đã trải qua bao thăng trầm hơn nửa thế kỷ ở nước ta. Khoảng mười năm trở lại đây, bò sữa trở thành một loại gia súc được chọn để chăn nuôi vì những lợi ích cho nền kinh tế - xã hội nước nhà. Được Chính phủ quan tâm, nông dân đầu tư và áp dụng những kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, ngành chăn nuôi bò sữa hứa hẹn sẽ khởi sắc hơn vào thời gian tới. Công ty chúng tôi đã cân nhắc và phân tích kỹ càng các yếu tố, từ những điểm mạnh, điểm yếu đến cơ hội, thách thức để đi đến quyết định đầu tư vào dự án trang trại chăn nuôi bò sữa ở Cẩm Thủy – Thanh Hóa. Nắm bắt cơ hội từ chính sách ưu tiên phát triển chăn nuôi bò sữa của nhà nước và thị trường tiêu thụ sữa bò ngày càng gia tăng, chúng tôi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi bò sữa tại tỉnh Thanh Hóa, nơi có nguồn đất đai màu mỡ trên địa hình xen kẽ giữa cao nguyên và thung lũng, giữa núi đồi và bình nguyên. Vùng đất này hứa hẹn sẽ xây dựng trang trại bò sữa thành công bởi khí hậu mát mẻ, nguồn nước, thức ăn dồi dào sẽ làm tăng năng suất và chất lượng sữa cao. Bên cạnh đó, trang trại sẽ ít gây hại đến môi trường bởi sức tải nơi đây tương đối lớn và bản thân trang trại luôn áp dụng những công nghệ chăn nuôi cao. Với niềm tin sản phẩm do chúng tôi tạo ra sẽ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng, với niềm tự hào sẽ góp phần tăng giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân và tạo việc làm cho lao động tại địa phương, chúng tôi tin rằng dự án nông trại chăn nuôi bò sữa Cẩm Thủy là sự đầu tư cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
  • 20. Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa ---------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt CHƯƠNG V: QUY MÔ CÔNG SUẤT DỰ ÁN V.1. Các hạng mục trong trang trại Khu đất dự kiến làm trang trại bò sữa Cẩm Thủy có diện tích khoảng 70ha với tổng đàn bò 500 con, trong đó bò vắt sữa là 300 con. Quỹ đất trang trại sẽ được phân bố như sau: - Diện tích đồng cỏ là 60 ha. - Diện tích xây dựng chuồng trại: 3,995ha. - Quỹ đất dành cho đường giao thông trang trại: 2,485 ha. - Quỹ đất dành cho giao thông trong đồng cỏ: 1.8 ha (Dự kiến chiếm 3% diện tích đất trồng cỏ); - Quỹ đất dành cho cây xanh và thảm thực vật: 2,3 ha. V.2. Phương án thi công công trình V.2.1. Giai đoạn 1 V.2.1.1. Từ tháng 11/2011 – 2/2012 Chúng tôi sẽ tiến hành các công việc cụ thể sau: - Điều tra thị trường. - Khảo sát mô hình các trang trại điển hình. - Nghiên cứu, kiểm tra nguồn nước. - Tìm hiểu nguồn giống. - Đánh giá chất lượng đất. - Điều tra về điều kiện tự nhiên. - Lập báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo đầu tư - Trình hồ sơ xin chấp thuận đầu tư tới UBND tỉnh - Khảo sát mặt bằng lập phương án quy hoạch. - Khảo sát hạ tầng kỹ thuật ( điện, nước). - Hội thảo khoa học với các chuyên gia về môi trường, đầu tư chăn nuôi bò sữa tại Cẩm Thủy và phân tích điều kiện thích nghi cho bò sữa. - Đề xuất các chính sách ưu đãi cho dự án. V.2.1.2. Từ tháng 3/2012 – 07/2012 Các công việc cụ thể gồm có: - Nhận quyết định phê duyệt của Tỉnh - Nhận bàn giao mặt bằng - Bàn giao mốc giới
  • 21. Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa ---------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt - Đánh giá tác động môi trường, an toàn PCCC - Đánh giá khả năng cách ly khu chăn nuôi đảm bảo bò không nằm trong vùng dịch bệnh. - Quy hoạch xây dựng - San lấp mặt bằng - Cải tạo đất. - Trồng cây thâm canh( chuẩn bị thức ăn dự trữ cho bò) - Khởi công xây dựng. - Ký hợp đồng mua sắm thiết bị. - Ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra cho dự án. V.2.1.3. Từ tháng 06/2012 –01/2013 Các công việc cụ thể sau sẽ được chúng tôi tiến hành: - Xây dựng chuồng trại, - Cải tạo đất và trồng cây thức ăn thô xanh (quỹ đất trồng cỏ) - Lựa chọn giống cỏ. - Trồng cỏ - Đào tạo Cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân. - Nhập thiết bị ( thủ tục thông quan). - Lựa chọn bò giống giai đoạn 1 V.2.1.4. Từ tháng 2/2013 – 5/2013 Các hạng mục công việc cụ thể gồm: - Lắp đặt thiết bị. - Nghiệm thu bò giống trước khi nhập về. - Vận hành thử thiết bị. - Vệ sinh công nghiệp, chuồng trại. - Chế biến thức ăn chuẩn bị cho việc nhập bò. - Nhập bò giai đoạn 1: 100 con bò tơ có chửa từ 3 đến 5 tháng. - Tiếp tục cử đào tạo cán bộ, công nhân tại các cơ sở có kinh nghiệm. V.2.1.5. Từ tháng 6/2013 – 9/2013 Công việc cụ thể sẽ được triển khai gồm có: - Đánh giá rút kinh nghiệm.
  • 22. Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa ---------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt - Hội thảo chuyên gia về điều kiện sinh trưởng của bò giai đoạn 1, khả năng thích nghi môi trường, điều kiện sống. - Lựa chọn bò lần 2 với số lượng 200 con - Nhập bò lần 2 khoảng 200 con ( tổng nhập kéo dài 2 tháng, chia làm 4 lần) V.2.2. Giai đoạn 2 Giai đoạn 2 bắt đầu từ tháng 9/2013 – 6/2014 với những hạng mục và công việc sau: - Thực hiện dự án, tiếp tục đầu tư chiều sâu nâng cao trong các lĩnh vực: Công nghệ sinh sản, công nghệ cấy truyền phôi, công nghệ về thú y, công nghệ trồng - thu cắt - chế biến thức ăn. - Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giống và bò sữa. - Ứng dụng công nghệ cao trong chuẩn đoán viêm vú bò. - Cập nhật, cải tiến chuồng trại, đồng cỏ theo mô hình công nghệ cao ... Cuối năm 2014 sơ tổng kết đánh giá hiệu quả, hoàn thiện quy trình công nghệ của Dự án. V.3. Sản phẩm chính Dự án Trang trại bò sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa được xây dựng nhằm cung cấp các sản phẩm sau: - Sữa tươi cung cấp cho nhà máy để chế biến các sản phẩm sữa. - Sữa tươi thanh trùng phục vụ cho người dân địa phương. - Giống bò sữa cao sản chất lượng cao. - Bò thịt từ bê đực và bò loại thải . - Xây dựng mô hình trang trại điển hình của huyện
  • 23. Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa ---------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP QUI HOẠCH THIẾT KẾ CƠ SỞ VI.1. Giải pháp thiết kế công trình VI.1.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án  Chỉ tiêu sử dụng đất Diện tích đất xây dựng :70ha.  Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật - Đường giao thông + Tốc độ thiết kế : 10-35 km/h + Bề rộng 1 làn xe : 3.5 m + Bề rộng vỉa hè : 2.5 m - Hệ thống thoát nước + Hệ thống thoát nước mặt và thoát nước bẩn được bố trí riêng và dẫn về khu xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. + Nước thải từ các khu vệ sinh phải được xử lý qua bể tự hoại xây đúng quy cách trước khi xả vào cống. VI.1.2. Giải pháp quy hoạch Tổ chức một trang trại nuôi bò sữa với đầy đủ các yêu cầu về công năng sử dụng, có tính thẩm mỹ, kinh tế và bảo đảm có một môi trường kinh doanh tốt, trong lành, sạch sẽ, thoáng mát và đặc biệt trong vấn đề cam kết bảo vệ môi trường. VI.1.3. Giải pháp kiến trúc Các khối nhà trại, nhà kho, khu văn phòng làm việc được bố cục tạo nên quần thể không gian kiến trúc hài hòa, đảm bảo vấn đề an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy và thông thoáng tự nhiên cho công trình. VI.1.4. Giải pháp kết cấu Dùng hệ khung dầm chịu lực. Tường bao ngoài công trình dày 1,5 đến 2cm. VI.1.5. Giải pháp kỹ thuật  Hệ thống điện: Hệ thống chiếu sáng bên trong được kết hợp giữa chiếu sáng nhân tạo và chiếu sáng tự nhiên. Hệ thống chiếu sáng bên ngoài được bố trí hệ thống đèn pha, ngoài việc bảo đảm an ninh cho công trình còn tạo được nét thẩm mỹ cho công trình vào ban đêm. Công trình được bố trí trạm biến thế riêng biệt và có máy phát điện dự phòng. Hệ thống tiếp đất an toàn, hệ thống điện được lắp đặt riêng biệt với hệ thống tiếp đất chống sét. Việc tính toán thiết kế hệ
  • 24. Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa ---------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt thống điện được tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn qui định của tiêu chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn ngành.  Hệ thống cấp thoát nước: Hệ thống cấp thoát nước được thiết kế đảm bảo yêu cầu sử dụng nước: + Nước sinh hoạt. + Nước cho hệ thống chữa cháy. + Nước tưới cây Việc tính toán cấp thoát nước được tính theo tiêu chuẩn cấp thoát nước cho công trình công cộng và theo tiêu chuẩn PCCC quy định.  Hệ thống chống sét Hệ thống chống sét sử dụng hệ thống kim thu sét hiện đại đạt tiêu chuẩn. Hệ thống tiếp đất chống sét phải đảm bảo Rd < 10 Ω và được tách riêng với hệ thống tiếp đất an toàn của hệ thống điện. Toàn bộ hệ thống sau khi lắp đặt phải được bảo trì và kiểm tra định kỳ. Việc tính toán thiết kế chống sét được tuân thủ theo quy định của quy chuẩn xây dựng và tiêu chuần xây dựng hiện hành.  Hệ thống Phòng cháy chữa cháy Công trình được lắp đặt hệ thống báo cháy tự động tại các khu vực công cộng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình. Hệ thống chữa cháy được lắp đặt ở những nơi dễ thao tác và thường xuyên có người qua lại. Hệ thống chữa cháy: ống tráng kẽm, bình chữa cháy, hộp chữa cháy,… sử dụng thiết bị của Việt Nam đạt tiêu chuẩn về yêu cầu PCCC đề ra. Việc tính toán thiết kế PCCC được tuân thủ tuyệt đối các qui định của qui chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.  Hệ thống thông tin liên lạc Toàn bộ công trình được bố trí một tổng đài chính phục vụ liên lạc đối nội và đối ngoại. Các thiết bị telex, điện thoại nội bộ, fax (nếu cần) được đấu nối đến từng phòng. VI.1.6. Kết luận Với giải pháp bố trí mặt bằng, giải pháp mặt đứng, kết cấu bao che và các giải pháp kỹ thuật như trên, phương án thiết kế thoả mãn được các yêu cầu sau: Mặt bằng bố trí hợp lý, các khu chức năng được phân khu rõ ràng, đảm bảo được an ninh công cộng. Hệ thống kỹ thuật an toàn phù hợp với yêu cầu sử dụng trong tình hình hiện tại và tương lai. VI.2. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật VI.2.1. Đường giao thông
  • 25. Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa ---------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt  Bình đồ tuyến Cao độ xây dựng mặt đường trung bình + 1.0 m. Kết cấu mặt đường bê tông nhựa, vỉa hè, vỉa hè lát gạch terazzo, trồng cây xanh, thảm cỏ 2 bên đường.  Trắc ngang tuyến đường Độ dốc ngang mặt đường hai mái là: i = 2% Kết cấu mặt đường là bêtông nhựa rải nóng Nền móng đường được gia cố cừa tràm và lớp đệm cát Sơ bộ chọn kết cấu phần đường như sau: + Lớp đệm cát + Lớp đá cấp phối sỏi đỏ + Lớp đá cấp phối 0 – 4 + Lớp bêtông nhựa rải nóng  Trắc dọc đường: Cao độ thiết kế tại tim đường mới bằng cao độ tim đường hiện hữu, độ dốc dọc tuyến đường i = 0%. VI.2.2. Quy hoạch chuẩn bị đất xây dựng Khu đất có nền hiện hữu thấp do đó giải pháp tôn cao nền theo đất hiện hữu là giải pháp khả thi nhất. + Độ dốc nền thiết kế: i = 0.3 % - 0.4 %. + Kết cấu nền san lấp: (dùng cát san lấp) Phần khối lượng được tính bao gồm: + Khối lượng bù cao độ thiết kế san nền. + Khối lượng bù do bóc lớp đất hữu cơ. + Khối lượng bù lún do san lấp. VI.2.3. Hệ thống thoát nước mặt Dự kiến xây dựng hệ thống cống kín D=Ø400 - D=Ø1200 phục vụ thoát nước mặt cho khu quy hoạch. Các tuyến ống này sẽ xả trực tiếp ra hệ thống thoát nước mặt phía sau. VI.2.4. Hệ thống thoát nước bẩn – vệ sinh môi trường Nước thải sau khi xử lý cục bộ được dẫn ra hố ga qua khu xử lý nước thải của trang trại và thoát ra hệ thống thoát nước khu vực bằng tuyến ống Ø600 mm dọc theo các tuyến đường nội bộ và chảy vào hệ thống cống thu gom xử lý trước khi xả ra môi trường. Rác được thu gom hàng ngày sau đó được xe chuyên dùng thu và đưa đến công trường xử lý rác chung.
  • 26. Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa ---------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt VI.2.5. Hệ thống cấp nước Chỉ tiêu cấp nước chữa cháy: q = 10 lít/s cho 1 đám cháy, số đám cháy xảy ra đồng thời cùng lúc là 1 đám cháy theo TCVN 2622-1995. VI.2.6. Hệ thống cấp điện – chiếu sáng công cộng Sử dụng nguồn điện cấp từ trạm điện riêng của nhà máy. Chiếu sáng đường phố dùng đèn cao áp sodium 150W – 220W để chiếu sáng trục đường chính, phụ nội bộ và đặt trên trụ thép tráng kẽm Ø 200 cao 8m, khoảng cách trung bình giữa hai trụ đèn là 30m.
  • 27. Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa ---------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt CHƯƠNG VII: GIẢI PHÁP CHĂN NUÔI BÒ SỮA VII.1. Giống bò sữa VII.1.1. Chọn giống bò sữa Bò sữa được nuôi ở Việt Nam thường là giống bò lai giữa bò Hol - stein Friesian (HF) và bò Red sindhi hoặc có thể là bò lai Sind (cái lai F1 giữa bò vàng Việt Nam lai bò Sind) cũng có thể là Holstein với Sind và Jersey. Do điều kiện tự nhiên của Cẩm Thủy – Thanh Hóa nên trang trại chọn giống Bò Holstein Friesian thuần chủng (Bò HF) và bò lai Sind ở thế hệ F1 hoặc F2 ( 1/2 hoặc 3 - 4 máu bò HF) là phù hợp nhất. Vì bò càng có nhiều máu bò HF thì năng suất sữa càng cao nhưng rất khó nuôi dưỡng vì máu bò có tính ôn đới. Ngay từ thế kỷ 15 nhiều nước đã nhập giống bò này về nuôi để nhân thuần và lai tạo với bò địa phương để cải tạo giống. Hiện nay bò HF đã được nuôi ở nhiều nước trên thế giới và đã tạo ra những giống bò HF của chính nước đó, như: Mỹ, Nhật, Canada, Trung quốc, Australia, Newzealand… VII.1.2. Chọn ngoại hình Vóc dáng tổng quát của bò: Dáng thanh, nở chiều ngang, dáng đi đẹp, các góc cạnh rõ nét, miệng rộng, mắt lanh lợi trong sáng, vai tương đối liền lạc, lưng thẳng phẳng, xương chân dẹp thẳng góc với thân mình. Một cách tổng quát bò cái sữa có dạng hình tam giác vuông góc, mà góc vuông nằm ở phần mông, phần thân sau phải phát triển rộng chiều ngang để tạo điều kiện phát triển của bầu vú. Cổ dài lép liền lạc với vai và ức, khoảng cách chính giữa các xương sườn phải rộng, hai đùi phải cách xa nhau. Da mềm mại, lông bóng mịn Ngực phát triển tương đối, thông thường bò sữa có dạng thanh Bộ phận nhũ tuyến: Bầu vú là bộ phận quan trọng sau kết cấu toàn thân, bầu vú phải lớn để có khả năng tích trữ nhiều sữa, nó thể hiện ở chiều dài, chiều rộng và chiều sâu. Bầu vú phải được kết hợp chặt vào sàn bụng, phải gọn để bò di chuyển được dễ dàng. Tránh trường hợp bò có vú dài xệ xuống dễ bị tổn thương do di chuyển hoặc do các vật lạ phía dưới. Bốn ngăn của bầu vú phải đều, núm vú phải nở rõ để dễ dàng vắt sữa. Thường núm vú hình trụ không bị thương tật. Kết cấu của bầu vú phải mềm, đàn hồi không có vú đeo, tĩnh mạch vú phải nổi rõ ngoằn ngoèo. VII.2. Nguồn thức ăn VII.2.1. Thức ăn thô xanh Thức ăn thô xanh là tên gọi chung của các loại cỏ xanh, thân lá cây còn xanh, kể cả một số loại rau xanh và vỏ của những quả nhiều nước....Đặc điểm của thức ăn thô xanh là chứa nhiều nước, dễ tiêu hóa, có tính ngon miệng và gia súc thích ăn. Nói chung thức ăn xanh có tỷ lệ cân đối giữa các chất dinh dưỡng, chứa nhiều protein và vitamin chất lượng cao. VII.2.1.1. Cỏ tự nhiên và cỏ trồng
  • 28. Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa ---------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt Cỏ tự nhiên là hỗn hợp các loại cỏ hòa thảo, chủ yếu là cỏ gà, cỏ lá tre, cỏ mật.... Cỏ tự nhiên mọc trên các gò, bãi, bờ đê, bờ ruộng, trong vườn cây, công viên,..Cỏ tự nhiên có thể được sử dụng cho bò sữa ngay trên đồng bãi dưới hình thức chăn thả hoặc cũng có thể thu cắt về và cho ăn tại chuồng. Thành phần dinh dưỡng và chất lượng cỏ tự nhiên biến động rất lớn và tùy thuộc vào mùa vụ trong năm, nơi cỏ mọc, giai đoạn phát triển của cỏ (non hay già) và thành phần các loại cỏ trong thảm cỏ. Khi sử dụng cỏ tự nhiên cần lưu ý tránh cho bò sữa bị rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc bằng cách sau khi thu cắt về phải rửa sạch cỏ để loại cỏ bụi bẩn, các hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu. Loại cỏ còn non hoặc cỏ thu cắt ngay sau khi mua cần phải được phơi ngay để đề phòng bò sữa bị chướng bụng đầy hơi. Cỏ là thức ăn quan trọng không thể thiếu trong quá trình chăn nuôi bò sữa, cung cấp chất xơ cho bò. Dưới đây là các loại cỏ cho bò sữa: Cỏ voi (Penisetum purpuseum): thuộc họ hoà thảo sống lưu niên. Thân rễ cứng, hoá gỗ, mang nhiều rễ khoẻ và ăn sâu; thân đứng giống cây mía, cao 3-4m, mọc thành bụi dài rỗng ruột, có nhiều đốt. Cỏ voi được trồng bằng hom thân, mọc rất nhanh và khoẻ, trồng một lần thu hoạch 4-5 năm mới phải trồng lại, mỗi năm cắt được 7-8 lứa, năng suất cỏ tươi đạt 120-150 tấn/ha/năm. Trồng thâm canh và thu cắt kịp thời năng suất gấp đôi, thậm chí có thể đạt 400 tấn/ha/năm như ở Gia Lâm (Hà Nội) Củ Chi, Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh). Cỏ sả (Panicum maximum): Mọc thành bụi như cây sả, còn gọi là cỏ Ghi – Nê vì có nguồn gốc từ Ghi – Nê được nhập vào nước ta từ 50-60 năm nay và đã trở thành cỏ mọc tự nhiên ở nhiều địa phương trong cả nước. Cỏ sả được trồng làm thức ăn xanh thô cho trâu, bò, ngựa ở dạng tươi ngoài bãi chăn hoặc ủ xanh và phơi khô dự trữ. Trồng một lần có thể thu hoạch 3-4 năm, mỗi năm cắt 8-10 lứa. Nếu chăm sóc tốt có thể đạt 280-300 tấn/ha/năm. Cỏ Stylo (Stylosathes hamata): Là giống cỏ họ đậu, thân đứng, phân nhiều cành, có thể cao tới 1 m. Bộ rễ rất phát triển ăn sâu xuống đất khoảng 70cm, do đó nhiều nơi còn trồng để chống xói mòn đất, bảo vệ thân đê đập rất tốt. đây là loại thức ăn vxanh rất tốt cho gia súc và gia cầm vì có tỷ lệ đạm cao và chúng thích ăn. Cỏ Stylo trồng một lần có thể thu hoạch 4-5 năm, năng suất có thể đạt 90- 100 tấn/ha/ năm nếu được chăm sóc, thâm canh tốt. Cỏ họ đậu (Centro sema và Centro cavalcade): Cỏ họ đậu thường cho năng suất cao ở mọi loại đất, mọi điều kiện khí hậu. Cả họ đậu mọc dày thành lớp nên có thể trồng thành đồng cỏ chăn thả hoặc cắt làm cỏ khô dự trữ qua đông cho bò sữa rất tốt. Mặt khác cỏ họ đậu có khả năng cố định đạm cho đất rất lớn (120kg nitrogen/ha) nên vừa có giá trị cải tạo đất vừa dùng làm thức ăn cho gia súc, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa. Có thể trồng xen cỏ họ đậu với các loại cỏ khác. Gieo trồng chủ yếu bằng hạt với lượng 3kg/ha để làm đồng cỏ chăn thả hoặc 10kg/ha nếu trồng để cắt cỏ làm cỏ khô. Cỏ Pát (Paspalum Attratum) thuộc loại cỏ bụi thân cao. Có thể sinh trưởng tốt ở những chân đất nghèo dinh dưỡng và đất chua có độ pH < 4. Cỏ Pát thích hợp với khí hậu ẩm, thích nghi với những vùng thường bị ngập lụt. Lượng chất xanh cao, bò rất thích ăn. Có thể trồng bằng thân hom hoặc gieo hạt với lượng 5-6 kg/ha. Trồng một lần thu hoặc liên tục 3 năm mới trồng lại. Cỏ Signal (Brachiaria dicumben): Thích nghi rộng với nhiều điều kiện khí hậu, đất đai nhiều nơi ở nước ta. Cỏ Signal có thể sinh trưởng tốt ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng và
  • 29. Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa ---------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt vùng đất chua phèn (pH<4) Những nơi có mùa khô kéo dài chúng vẫn giữ được màu xanh, cạnh tranh với cỏ dại, chịu được sự dẫm đạp của gia súc nên thích hợp cho xây dựng đồng cỏ chăn thả thường xuyên. Việc trồng cỏ rất quan trọng, đặc biệt là trong chăn nuôi thâm canh và chăn nuôi theo quy mô trang trại. Trồng cỏ bảo đảm chủ động có nguồn thức ăn thô xanh chất lượng và ổn định quanh năm. Lượng cỏ cho bò sữa thay đổi tùy theo từng đối tượng, trung bình mỗi ngày có thể cho một con ăn một lượng cỏ tươi bằng 10 - 12% thể trọng của nó. VII.2.1.2. Ngọn mía Ngọn mía là phần ngọn thải ra sau khi thu hoạch thân cây mía làm đường. Thông thường ngọn mía chiếm 20% của cả cây mía. Như vậy, với 45-50 tấn/ha thì mỗi hecta thải ra khoảng 9 tấn ngọn mía và số ngọn mía của mỗi hecta có thể nuôi được 4 con bò trên 3 tháng (mỗi con bò ăn 25kg ngọn mía/ngày). Hiện nay, tại những vùng ven sông đặc biệt là những vùng quy hoạch mía đường của nước ta, hàng năm lượng ngọn mía thải ra là rất lớn và ngọn mía là nguồn thức ăn xanh có giá trị, cần tận dụng và có thể dùng để nuôi bò sữa rất tốt. Tuy nhiên, vì ngọn mía chứa hàm lượng đường và xơ cao nhưng lại nghèo các thành phần dinh dưỡng khác, do đó chỉ nên sử dụng ngọn mía như một loại thức ăn bổ sung đường mà không nên thay thế hoàn toàn cỏ xanh trong một thời gian dài. VII.2.1.3. Vỏ và đọt dứa Vỏ và đọt dứa là nguồn phế phụ phẩm với khối lượng rất lớn, do các nhà máy chế biến dứa xuất khẩu thải ra. Vỏ và đọt dứa có chứa nhiều đường nhưng lại thiếu protein và xơ. Chính vì vậy, không nên sử dụng vỏ và đọt dứa thay thế hoàn toàn cỏ xanh. Mặt khác, trong vỏ dứa có chứa Bromelin nên khi bò sữa ăn nhiều sẽ rát lưỡi. Tốt nhất nên cho bò sữa ăn mỗi ngày khoảng 10-15kg vỏ và đọt mía nhưng phải chia ra làm nhiều lần. VII.2.1.4. Cây ngô sau thu bắp non Cây ngô sau khi thu bắp non (ngô bao tử) có thể dùng làm nguồn thức ăn xanh rất tốt cho trâu bò. Thành phần dinh dưỡng của cây ngô sau khi thu bắp non rất phù hợp với sinh lý tiêu hóa của trâu bò. Cây ngô loại này có thể dùng cho ăn trực tiếp hay ủ xanh để dự trữ để cho ăn về sau. VII.2.2. Thức ăn tinh Là những thức ăn có khối lượng nhỏ nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Nhóm thức ăn này bao gồm các loại hạt ngũ cốc và bột của chúng (ngô, mì, gạo,..), bột của các cây có củ, các loại hạt của cây họ đậu và các loại thức ăn tinh hỗn hợp được sản xuất công nghiệp. Đặc điểm của thức ăn tinh là hàm lượng nước và xơ đều thấp, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như protein, chất bột đường, chất béo, các chất khoáng và vitamin. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng khá cao. Thông thường người ta thường sử dụng thức ăn tinh để hoàn thiện các khẩu phần ăn cấu thành từ thức ăn thô. Mặc dù, thức ăn tinh có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao nhưng
  • 30. Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa ---------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt không thể chỉ dùng một mình nó để nuôi bò sữa mà phải dùng cả các loại thức ăn thô để bảo đảm cho quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường. Bột ngô: Là loại thức ăn tinh quan trọng trong chăn nuôi bò sữa. Bột ngô có hàm lượng tinh bột cao và được sử dụng như một nguồn cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, cũng như cám gạo, không nên chỉ sử dụng bột ngô như một nguồn thức ăn tinh duy nhất mà phải trộn thêm bột xương, bột sò và muối ăn vào khẩu phần, bởi vì hàm lượng các chất khoáng nhất là canxi và photpho trong bột ngô thấp. Bột sắn: Bột sắn được sản xuất ra từ sắn củ thái thành lát và phơi khô. Bột sắn là loại thức ăn tinh giàu chất đường và tinh bột nhưng lại nghèo chất protein, canxi và photpho. Vì vậy, khi sử dụng bột sắn cần bổ sung thêm urê, các loại thức ăn giàu protein như bã đậu nành, bã bia và các chất khoáng để nâng cao giá trị dinh dưỡng của khẩu phần và làm cho khẩu phần cân đối hơn. Bột sắn là loại thức ăn rẻ, lát sắn phơi khô có thể bảo quản dễ dàng quanh năm. Một điểm bất lợi của sắn là có chứa axít HCL độc đối với gia súc. Để làm giảm hàm lượng của loại axít này nên sử dụng củ sắn bóc vỏ, ngâm vào nước và thay nước nhiều lần trước khi thái thành lát và phơi khô. Cũng có thể nấu chín để loại bỏ HCL. VII.2.3. Thức ăn ủ ướp Là loại thức ăn được tạo ra thông qua quá trình dự trữ các loại thức ăn thô xanh dưới hình thức ủ chua. Nhờ ủ chua, người ta có thể bảo quản thức ăn trong thời gian dài, chủ động có thức ăn cho bò sữa, nhất là vào thời kì khan hiếm cỏ tự nhiên. Ngoài ra, ủ chua còn làm tăng tỷ lệ tiêu hóa cho thức ăn, do các chất khó tiêu trong thức ăn bị mềm ra hoặc chuyển sang dạng dễ tiêu. Thức ăn ủ chua tốt có đặc tính sau: - Có mùi thơm dễ chịu (Nếu có mùi khó ngửi chứng tỏ bị thối hỏng) - Có vị hơi chua, không đắng và không chua gắt. - Màu đồng đều, gần tương tự như màu của cây trước khi đem ủ (hơi nhạt hơn một chút). - Không có nấm mốc. - Gia súc thích ăn. Về nguyên tắc, người ta có thể ủ chua các loại thức ăn xanh, kể cả thức ăn hạt và củ quả. Nhưng thông thường người ta thường ủ chua thân cây, lá cây ngô, cỏ voi, cỏ tự nhiên và trong khi ủ người ta thường thêm rỉ mật đường và muối. Có thể sử dụng thức ăn ủ chua để thay thế một phần cỏ tươi. Lượng thay thế khoảng 15 – 20kg. Đối với bò sữa, nên cho ăn sau khi vắt sữa để tránh cho sữa có mùi cỏ ủ. VII.2.4. Thức ăn bổ sung Là những thức ăn được thêm vào khẩu phần với số lượng nhỏ để cân bằng một số chất dinh dưỡng thiếu hụt như: Protein, khoáng và vitamin. Trong số các loại thức ăn bổ sung, quan trọng nhất là Urê và hỗn hợp khoáng.
  • 31. Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa ---------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt VII.2.4.1. Urê Urê là một trong những chất chứa Nitơ phi protein đã được sử dụng từ lâu và rộng rãi trong chăn nuôi bò nói chung và bò sữa nói riêng. Sở dĩ loài gia sức nhai lại sử dụng được Urê vì trong dạ cỏ của chúng có các quần thể vi sinh vật có khả năng biến đổi, phân giải nito trong urê và tổng hợp nên các chất protein có giá trị sinh vật học cao cung cấp cho cơ thể. Người ta có thể sử dụng urê theo 4 cách: trộn vào thức ăn hỗn hợp, trộn vào rỉ mật đường, trộn với một số thành phần làm bánh dinh dưỡng và trộn ủ với cỏ hoặc rơm. Khi sử dụng urê cần chú ý một số vấn đề sau: - Chỉ bổ sung urê khi khẩu phần cơ sở thiếu N cần cho vi sinh vật dạ cỏ. Chú ý, bổ sung 1g Urê cung cấp thêm được 1,45g PDIN. - Phải đảm bảo có đủ Gluxit dễ lên men trong khẩu phần của bò nhằm giúp cho vi sinh vật trong dạ cỏ có đủ năng lượng để sử dụng amoniac phân giải ra từ urê và tổng hợp nên protein vi sinh vật. - Đối với những con bò trước đó chưa ăn urê thì cần có thời gian tập làm quen bằng cách hàng ngày cho ăn từng ít một và thời gian kéo dài từ 5 đến 10 ngày. - Chỉ sử dụng urê cho bò đã lớn, không sử dụng cho bê non vì hệ vi sinh vật dạ cỏ của chúng chưa phát triển hoàn chỉnh. - Khi bổ sung urê vào khẩu phần có thể bò sữa không thích ăn, vì vậy cần trộn urê với một số loại thức ăn khác. Có thể cho thêm rỉ mật đường để gia súc dễ ăn và cho ăn làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần 1 ít. - Không hòa urê vào nước cho bò uống. VII.2.4.2. Thức ăn bổ sung khoáng. Các chất khoáng có vai trò rất quan trọng đối với gia súc nhai lại, đặc biệt là đối với bò sữa. Do thức ăn của bò sữa có nguồn gốc từ thực vật nên khẩu phần ăn thường thiếu chất khoáng, kể cả khoáng đa lượng và khoáng vi lượng. Để bổ sung khoáng đa lượng canxi người ta thường dùng bột đá vôi, bột sò. Để bổ sung phôtpho dùng bột xương, phân lân nung chảy hoặc dicanxi photphát. Các loại khoáng vi lượng ( Coban, đồng, kẽm,...) thường được dùng dưới dạng muối sulphat. Trong thực tế, việc cung cấp từng chất khoáng riêng lẻ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là loại khoáng vi lượng là những chất rất cần thiết nhưng chỉ cần số lượng nhỏ nên rất khó bảo đảm định lượng chính xác. Vì vậy, người ta thường phối hợp nhiều loại khoáng với nhau theo tỷ lệ nhất định dưới dạng remix khoáng, dùng để trộn với các loại thức ăn tinh. Người ta cũng có thể bổ sung khoáng cho bò sữa dưới dạng đá liếm. VII.2.5. Phụ phẩm chế biến VII.2.5.1. Bã đậu nành Bã đậu nành là phụ phẩm của quá trình chế biến hạt đậu nành thành đậu phụ hoặc thành sữa đậu nành. Nó có mùi thơm, vị ngọt, gia súc thích ăn. Hàm lượng chất béo và protein trong bã đậu nành rất cao. Chính vì vậy, nó có thể được coi là loại thức ăn cung cấp
  • 32. Dự Án Nông Trường Bò Sữa Cẩm Thủy – Thanh Hóa ---------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt protein cho gia súc nhai lại và mỗi ngày có thể cho mỗi con ăn từ 10 – 15kg. Cần lưu ý khi sử dụng bã đậu nành sống cùng lúc với một số loại thức ăn có chứa urê (như bánh dinh dưỡng, thức ăn tinh hỗn hợp ) là phải chia nhỏ lượng thức ăn này ra thành nhiều bữa để đảm bảo an toàn cho bò sữa. Vì trong bã đậu nành sống có chứa men phân giải Urê nên nếu cho ăn cùng một lúc và với số lượng lớn hai loại thức ăn này thì Urê bị phân giải nhanh chóng, tạo ra một khối lượng lớn amoniac và rất dễ gây ngộ độc. VII.2.5.2. Bã bia Bã bia là một loại thức ăn có nhiều nước, có mùi thơm và vị ngon. Hàm lượng khoáng, vitamin (chủ yếu là vitamin nhóm B) và đặc biệt là hàm lượng protein trong bã bia cao. Vì vậy, nó có thể được coi là loại thức ăn bổ sung protein và được dùng rất rộng rãi trong chăn nuôi bò sữa. Tỷ lệ tiêu hóa các chất trong bã bia rất cao. Ngoài ra, nó còn chứa các chất kích thích tính thèm ăn và làm tăng khẳ năng tiết sữa của bò nuôi trong điều kiện nhiệt đới. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của bã bia phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ nước của nó. Thời gian bảo quản cũng như nguồn gôc xuất xứ của bã bia cũng ảnh hưởng đến chất lượng. Khi bảo quản lâu dài, thì quá trình lên men sẽ làm mất đi một phần chất dinh dưỡng, đồng thời làm cho độ chua của bia tăng lên. Chính vì vậy, trong thực tế để kéo dài thời gian bảo quản bã bia người ta thường cho thêm muối ăn với tỷ lệ 1%. Đối với bò sữa, lượng bã bia trong khẩu phần cần tính toán làm sao có thể thay thế không quá ½ lượng thức ăn tinh ( cứ 4,5 kg bã bia có giá trị tương đương với 1 kg thức ăn tinh) và không nên cho ăn trên 15kg bã bia mỗi con, mỗi ngày. Cho ăn quá nhiều bã bia sẽ làm giảm tỷ lệ tiêu hóa chất xơ, các chất chứa nitơ và kéo theo sự giảm chất lượng sữa. Tốt nhất là trộn bã bia và cho ăn với thức ăn tinh, chia làm nhiều bữa trong 1 ngày. VII.2.5.3. Bã sắn Bã sắn là phế phụ phẩm của quá trình chế biến tinh bột sắn từ củ sắn. Bã sắn có đặc điểm là chứa nhiều tinh bột (khoảng 60%) nhưng lại nghèo chất protein. Do đó, khi sử dụng bã sắn nên trộn và cho ăn thêm urê hoặc bã đậu nành. Nếu cho thêm bột sò hay bột khoáng vào hỗn hợp thì chất lượng dinh dưỡng sẽ tốt và cân đối hơn. Hỗn hợp này có thể được sử dụng để thay thế một phần thức ăn tinh trong khẩu phần. Bã sắn có thể được dự trữ khá lâu, do một phần tinh bột trong bã sắn bị lên men và tạo ra pH= 4 -5. Bã sắn tươi có vị hơi chua, gia súc nhai lại thích ăn. Vì vậy có thể cho gia súc ăn tươi (mỗi ngày cho mỗi con bò ăn khoang 10-15kg). Cũng có thể phơi, sấy khô bã sắn để làm nguyên liệu phối chế thức ăn hỗn hợp. VII.2.5.4. Rỉ mật đường Rỉ mật đường là phụ phẩm của quá trình chế biến đường mía. Lượng rỉ mật thường chiếm 3 % so với mía tươi. Cứ chế biến 1000kg mía thì người ta thu về 30kg rỉ mật mía. Như vậy, từ một hecta mía mỗi năm thu về trên 1300kg rỉ mật. Do chứa nhiều đường nên rỉ mật là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng cần thiết cho bò sữa. Rỉ mật đường được sử dụng để bổ sung đường khi ủ chua thức ăn, là thành phần chính