SlideShare a Scribd company logo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA DƯỢC
TẬP BÀI GIẢNG
Môn học : Mỹ phẩm Mã môn học: PMY443
Số tín chỉ: 01 Lý thuyết: 01 Thực hành : 0
Dành cho sinh viên ngành: Dược sĩ Đại học
Khoa : Dược
Bậc đào tạo: Đại học
Học kỳ : 2 Năm học : 2016 - 2017
Đà Nẵng, tháng 09 năm 2016
MỤC LỤC
Chƣơng I: ĐẠI CƢƠNG VỀ MỸ PHẨM..................................................................... 1
1. Lịch sử sử dụng mỹ phẩm...........................................................................................1
2. Định nghĩa...................................................................................................................1
3. Phân loại .....................................................................................................................2
4. Mục đích, tác dụng......................................................................................................3
5. Phạm vi sử dụng .........................................................................................................4
6. Đối tượng của mỹ phẩm (sinh lý cơ bản của các đối tượng mỹ phẩm)......................6
6.1. Da ........................................................................................................................6
6.2. Môi ......................................................................................................................8
6.3. Tóc.......................................................................................................................8
6.4. Móng..................................................................................................................10
6.5. Răng, miệng.......................................................................................................10
Chƣơng II: NGUYÊN LIỆU, THÀNH PHẦN DÙNG TRONG MỸ PHẨM.......... 12
Bài 1: CÁC NHÓM TÁ DƢỢC CƠ BẢN DÙNG TRONG MỸ PHẨM..................13
1. Dầu – mỡ - sáp..........................................................................................................13
2. Nhóm tá dược thân nước...........................................................................................14
3. Chất hoạt động bề mặt ..............................................................................................14
4. Chất giữ ẩm...............................................................................................................17
5. Chất sát trùng, diệt khuẩn .........................................................................................19
6. Chất bảo quản ...........................................................................................................19
7. Chất chống oxy hóa ..................................................................................................21
8. Chất màu...................................................................................................................23
9. Hương liệu tinh dầu (chất tạo mùi)...........................................................................26
Bài 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NƢỚC SỬ DỤNG TRONG SẢN
XUẤT MỸ PHẨM ........................................................................................................ 27
1. Tính chất và công dụng của nước trong ngành mỹ phẩm.........................................27
2. Thành phần của nước................................................................................................27
3. Một số yếu tố ảnh hưởng lên chất lượng nước trong sản xuất mỹ phẩm..................27
4. Xử lý làm sạch nước cấp...........................................................................................28
5. Hệ thống cung cấp nước ...........................................................................................28
Bài 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN BAO BÌ ĐÓNG GÓI MỸ PHẨM ...29
1. Chức năng bao bì mỹ phẩm ......................................................................................29
2. Nguyên tắc sản xuất bao bì.......................................................................................29
3. Các dạng bao bì.........................................................................................................29
4. Kiểm tra bao bì .........................................................................................................30
Chƣơng III: CÁC SẢN PHẨM ĐẶC TRƢNG .......................................................... 32
Bài 1: MỸ PHẨM CHĂM SÓC DA ............................................................................32
1.1. Dạng phấn..........................................................................................................32
1.2. Mỹ phẩm cho mắt..............................................................................................34
1.3. Dạng kem...........................................................................................................35
Bài 2: MỸ PHẨM CHĂM SÓC MÔI..........................................................................40
2.1. Mục đích, yêu cầu..............................................................................................40
2.2. Thành phần ........................................................................................................40
2.3. Một số công thức...............................................................................................42
2.4. Quy trình sản xuất .............................................................................................43
Bài 3: MỸ PHẨM CHĂM SÓC MÓNG .....................................................................44
3.1. Sơn móng tay.....................................................................................................44
3.2. Một số ví dụ.......................................................................................................44
3.3. Quy trình sản xuất .............................................................................................45
Bài 4: MỸ PHẨM CHĂM SÓC RĂNG, MIỆNG ......................................................45
4.1. Yêu cầu..............................................................................................................45
4.2. Nguyên liệu .......................................................................................................45
4.3. Một số sản phẩm khác .......................................................................................47
4.4. Sơ đồ công nghệ bào chế...................................................................................48
Bài 5: MỸ PHẨM CHĂM SÓC TÓC .........................................................................50
5.1. Một số sản phẩm làm đẹp tóc............................................................................50
5.2. Dầu gội đầu (Shampoo).....................................................................................51
Bài 6: TỔNG QUAN QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỸ PHẨM ...................................55
Chƣơng IV: KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MỸ PHẨM................................................... 57
1. Tổng quan về kiểm tra và đánh giá mỹ phẩm...........................................................57
2. Kiểm tra mỹ phẩm ....................................................................................................58
3. Một số kỹ thuật trong phân tích mỹ phẩm................................................................72
4. Một số phương pháp phân tích các chế phẩm đặc trưng
4.1. Phân tích về tính chất vật lý ..............................................................................76
4.2. Phân tích về vi sinh vật......................................................................................79
4.3. Phân tích về hóa học..........................................................................................79
Chƣơng V: THỰC TRẠNG, MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG MỸ PHẨM
........................................................................................................................................ 82
1. Tình hình sử dụng mỹ phẩm.....................................................................................82
2. Một số chất bị cấm hoặc sử dụng giới hạn ...............................................................88
3. Những lời cảnh báo...................................................................................................91
Tập bài giảng MỸ PHẨM
1
Chƣơng I: ĐẠI CƢƠNG VỀ MỸ PHẨM
Mục tiêu học tập:
1. Trình bày được định nghĩa mỹ phẩm.
2. Trình bày được phân loại, mục đích sử dụng mỹ phẩm.
3. Trình bày được đặc điểm, cấu tạo, một số vấn đề liên quan và nhu cầu sử
dụng mỹ phẩm của các đối tượng của mỹ phẩm.
-----------------------------------------------------------------------------------
1. Lịch sử sử dụng mỹ phẩm
Ngay từ những năm 4000 trƣớc công nguyên, người Ai Cập kẻ lông mày
với Kohl - một loại kem được làm từ mỡ cừu trộn lẫn với bột hoặc chì antimon
và bồ hóng. Họ cũng biết sử dụng phương pháp tắm với sữa và mật ong để chăm
sóc sắc đẹp, đã biết dùng nguyên liệu thiên nhiên và cây cỏ xung quanh để làm
mỹ phẩm trang điểm. Họ dùng đá khổng tước tán mịn, chì kẽm trắng, than hoặc
bồ hóng để tô mắt, lông mày; dùng bột thạch cao để làm trắng da; tô điểm cho
má và môi hồng bằng củ cải đỏ, trái anh đào…
Khoảng những năm 100 sau công nguyên, người La Mã đã làm đẹp bằng
cách sử dụng rượu vang để đánh má hồng, vẽ mặt và cơ thể bằng phấn để có màu
trắng xanh. Họ thậm chí còn tạo ra phương pháp điều trị mụn trứng cá bằng cách
kết hợp bột lúa mạch và bơ. Đối với lông mi, họ chuốt bằng một loại trầm hương
màu đen. Người La Mã cũng nhuộm tóc, tuy nhiên khi đó họ lại sử dụng dung
dịch kiềm, gây ra chứng rụng tóc và nhiều người phải đội tóc giả. Họ đã phát
minh ra thuốc rụng lông.
Vào thời trung cổ, hình xăm và các màu phấn mắt trở nên rất phổ biến,
như màu xanh dương, xanh lá, xám và nâu. Trong khoảng thời gian này, chỉ có
những người trong hoàng tộc, các quan tòa là được sử dụng mỹ phẩm. Nước hoa
vào lúc đó đã trở nên phổ biến ở Pháp, và các cách thức làm trắng da được sử
dụng cho khuôn mặt. Sản phẩm làm trắng được làm từ carbonat, hydroxyd và chì
oxyd. Chúng là những chất có hại và lưu lại lâu trong cơ thể, gây nên những vấn
đề về sức khỏe, tê liệt cơ hoặc thậm chí tử vong.
Trong những năm 1900, ngành công nghiệp mỹ phẩm thương mại bắt
đầu tăng trưởng đáng kể. Năm 1913, Mascara được phát triển bởi chuyên gia hóa
học và nước hoa người Pháp Eugène Rimmel. Sản phẩm này khi đó vẫn còn khá
hỗn độn và chưa phù hợp, nhưng nó không độc hại và trở nên phổ biến trên khắp
châu Âu. Mascara được sử dụng trên toàn thế giới khi T.L. Williams đã tạo ra
một sản phẩm tương tự cho công ty mới của mình, đó chính là Maybelline. Trong
những năm 1900 sau đó, trang điểm đã trở thành một cách để phụ nữ thể hiện
bản thân. Phụ nữ khi đó trang điểm tùy theo phong cách của họ, và không chạy
theo các xu hướng.
2. Định nghĩa
Định nghĩa gốc: Một chất hay chế phẩm bất kỳ dự kiến cho tiếp xúc với
những bộ phận bên ngoài cơ thể con người … hoặc với răng lợi, niêm mạc
miệng, chỉ với mục đích duy nhất hoăc chủ yếu là để làm vệ sinh, làm thơm hoặc
bảo vệ chúng nhằm mục đích duy trì chúng ở điều kiện tốt, thay đổi hình thức
hoặc điều chỉnh mùi hương cơ thể.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
2
Định nghĩa hiện nay: Theo định nghĩa mới nhất trong Nghị định của
Cộng đồng châu Âu và cũng là trong “Hiệp định hệ thống hòa hợp ASEAN trong
quản lý mỹ phẩm”: “Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng
để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể (da, hệ thống lông, tóc, móng
tay, móng chân, môi và phía bên ngoài cơ quan sinh dục) hoặc với răng và niêm
mạc miệng, với mục đích duy nhất hoặc chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi
diện mạo, hình thức và/hoặc điều chỉnh mùi cơ thể và/hoặc bảo vệ chúng hoặc
giữ chúng trong điều kiện tốt”. Tên mỹ phẩm là tên được đặt cho một sản phẩm
mỹ phẩm các ký tự cấu thành phải là kí tự có gốc chữ cái latin.
Bằng cách bỏ bớt từ "nhằm mục đích" và thay thế ba chức năng và ba mục
tiêu bằng sáu mục đích (7 - 12), khái niệm năm 1993 đã loại bỏ một số bất
thường về luật pháp trong đó có nội dung đưa tất cả những sản phẩm trang điểm
ra ngoài phạm vi những sản phẩm mỹ phẩm.
Cần ghi nhận là trong khi cụm từ "duy nhất hoăc chủ yếu " đã được đổi
thành "duy nhất hoăc chính" đã nhấn mạnh thực tế là các cơ quan quản lý đã nhìn
nhận mỹ phẩm có thể có những chức năng ngoài 6 chức năng đã nêu.
3. Phân loại
Có nhiều cách phân loại mỹ phẩm:
+ Phân loại theo đối tượng sử dụng (da, tóc, môi, răng…)
+ Phân loại theo dạng bào chế (dung dịch, hỗn dịch, gel, kem…)
+ Phân loại theo bản chất sử dụng (hóa mỹ phẩm, mỹ phẩm nguồn gốc
thiên nhiên…)
Hiện nay, trên các hệ thống văn bản, theo phụ lục I trong “Hiệp định hệ
thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm” cũng như theo Groot thì các sản
phẩm mỹ phẩm được chia thành 20 nhóm. Tiêu chí để phân loại sản phẩm mỹ
phẩm dựa vào tính năng, mục đích sử dụng, thành phần công thức, đường dùng
của sản phẩm và định nghĩa về mỹ phẩm, gồm có
+ Các loại kem, nhũ tương, lotion, gel và dầu xoa (cho tay, chân, mặt…)
+ Các sản phẩm mặt nạ
+ Các chất nhuộm màu (chất lỏng, bột nhão hoặc bột)
+ Các loại phấn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, bột vệ sinh
+ Xà phòng vệ sinh, xà phòng khử mùi
+ Nước hoa, nước tắm, nước thơm
+ Các chế phẩm dùng để tắm (các muối, các chất tạo bọt, dầu, gel…)
+ Các chất làm rụng lông, tóc
+ Các chất khử mùi, chống tiết mồ hôi
+ Các sản phẩm dùng cho tóc
 Thuốc nhuộm tóc và sáng màu tóc
 Thuốc giữ nếp tóc
 Thuốc làm quăn tóc
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
3
 Thuốc chải tóc
 Các sản phẩm làm sạch tóc, làm mượt tóc, làm đầu.
+ Các sản phẩm cạo râu
+ Các sản phẩm trang điểm và tẩy trang mặt, mắt
+ Các sản phẩm dùng cho môi
+ Các sản phẩm dùng cho răng và miệng
+ Các sản phẩm dùng cho móng tay, móng chân
+ Các sản phẩm dùng giữ vệ sinh
+ Các sản phẩm dùng khi tắm nắng
+ Các sản phẩm làm trắng da
+ Các sản phẩm chống nếp nhăn
Riêng ở Mỹ, người ta định nghĩa mỹ phẩm như là một nghệ thuật để làm
sạch, làm đẹp và giữ gìn cơ thể con người. Chức năng quản lý mỹ phẩm nằm
trong liên đoàn thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm (Federal Food, Drug & Cosmetics
– FDC). Như vậy, các chế phẩm bảo vệ da chống tia nắng mặt trời, chế phẩm
chống sâu răng, các shampoo trị gàu và các chế phẩm chống ra mồ hôi và ngay
cả những chế phẩm khử mùi cũng không được coi là các chế phẩm mỹ phẩm ở
Mỹ. Những sản phẩm này được xếp vào nhóm các dược mỹ phẩm và việc phân
phối, sử dụng theo những quy tắc chặt chẽ hơn.
4. Mục đích, tác dụng
ASEAN đưa ra hướng dẫn về khoảng giao thoa giữa thuốc/mỹ phẩm liên
quan đến nội dung nêu về công dụng của mỹ phẩm. Sản phẩm được xác định
hoặc là "mỹ phẩm" hoặc là "thuốc" dựa trên hai yếu tố:
+ Thành phần công thức của sản phẩm, và
+ Mục đích sử dụng, dự kiến của sản phẩm
Thành phần công thức: thành phần công thức của một sản phẩm không
nhất thiết quyết định việc phân loại sản phẩm đó. Tuy nhiên, vấn đề hoàn toàn có
thể xảy ra là một thành phần hay hàm lượng của một thành phần có thể làm cho
sản phẩm không còn phù hợp với cách phân loại của một mỹ phẩm.
Mục đích sử dụng dự kiến: Theo khái niệm của thuật ngữ "thuốc" và "mỹ
phẩm" trong các luật lệ tương ứng, thì vấn đề mấu chốt trong việc phân loại một
sản phẩm là mục đích sử dụng của nó. Công dụng sản phẩm ghi trong tờ hướng
dẫn sử dụng (package-insert), trên quảng cáo, và đặc biệt là trên nhãn sản phẩm,
sẽ chỉ rõ cho người tiêu dùng biết được mục đích sử dụng dự kiến của sản phẩm.
Nguyên tắc chung là sản phẩm mỹ phẩm chỉ được nêu những công dụng
có lợi như một mỹ phẩm, chứ không phải là công dụng có lợi về y học hay điều
trị.
Các chế phẩm mỹ phẩm được sử dụng với một hoặc nhiều mục đích sau:
+ Dùng hằng ngày để giữ gìn vệ sinh và chăm sóc cơ thể như xà phòng,
shampoo, kem đánh răng, kem giữ ẩm và kem làm sạch.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
4
+ Dùng làm tăng vẻ đẹp và hấp dẫn: trang điểm, nhuộm tóc, uốn tóc,
nhuộm móng tay, móng chân…
+ Tăng hấp dẫn bởi mùi dễ chịu (cải thiện mùi): chế phẩm khử mùi,
nước hoa, súc miệng, sau khi cạo râu…
+ Bảo vệ da: sản phẩm dùng khi đi tắm nắng.
+ Cải thiện những khuyết tật ngoài da như bạch biến, tàn nhang…
+ Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng mỹ phẩm có thể cải
thiện một cách sâu sắc yếu tố tâm lý của người sử dụng.
5. Phạm vi sử dụng
Các sản phẩm mỹ phẩm được dùng cho mọi người, không phân biệt thành
thị hay nông thôn, nam hay nữ, già hay trẻ, giàu hoặc nghèo… Năm 1974, ở Mỹ
đã tiến hành một cuộc hội thảo khách hàng với 10 050 gia đình và tiến hành
phỏng vấn khách hàng dùng mỹ phẩm, kết quả cho thấy rằng khách hàng dùng
nhiều nhất là các sản phẩm như xà phòng (87%), sản phẩm đánh răng (làm trắng,
bóng) (82%), nước gội đầu (80%), khử mùi và chống tiết mồ hôi (61%), súc
miệng, làm cho hơi thở thơm tho (48%), bột talc (45%) và thuốc xức cho tay và
cơ thể (43%). Còn các chế phẩm khác dùng với số lượng ít hơn (số khách hàng ít
hơn) như các chế phẩm làm suôn tóc, làm thẳng tóc (dưới 1%), làm mềm râu
(2%), làm rụng lông, tóc (3%), kem dùng cho mắt…
Nghiên cứu mô hình sử dụng mỹ phẩm với 811 phụ nữ ở các thẩm mỹ
viện thuộc Hoa Kì cho bảng 1.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
5
Bảng 1.1. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm ở các thẩm mỹ viện thuộc Hoa Kỳ
ChÕ phÈm mü phÈm Sè ng-êi dïng Tû lÖ %
N-íc géi ®Çu (shampoo)
Kem ®¸nh r¨ng (toothpaste)
Kem hoÆc lotio b«i mÆt
N-íc hoa hoÆc n-íc toilet
Son m«i
Xµ phßng
Lotio xøc toµn th©n
Khö mïi, gi¶m må h«i
Lµm bãng mÆt
Ho¸ trang mÆt
D-ìng da mÆt
Kem hoÆc lotio xøc tay
B«i mÝ mÆt
T¾m hoÆc t¾m hoa sen (bät)
Nhuém mãng tay, mãng ch©n
PhÊn hång
TÈy thuèc nhuém mãng
Kem lµm s¹ch
DÇu x¶ tãc
Trang ®iÓm d¹ng láng
TÈy trang
Nhuém tãc
Ch× kÎ m¾t
DÇu t¾m
Kem lµm rông l«ng, tãc
Ch× kÎ l«ng mµy
Thay ®æi mµu tãc
Bét xoa mÆt
Shampoo mµu
Kem cho m¾t
Xóc miÖng
KÎ m¾t
D¸n nguþ trang
Muèi ®Ó t¾m
Lµm cøng mãng tay
Bét xoa toµn th©n
Bét dïng cho ch©n
Shampoo kh«
Uèn tãc (ë nhµ)
Lµm mãng nh©n t¹o
798
781
753
741
703
705
662
669
667
640
629
598
600
583
570
558
562
496
447
435
427
430
418
310
262
256
241
205
195
193
177
151
158
137
121
114
100
60
45
33
98
96
93
91
87
87
82
82
82
79
78
74
74
72
70
69
69
61
55
54
53
53
52
38
32
32
30
25
24
24
22
19
19
17
15
14
12
7
6
4
Thống kê này cho thấy rằng các sản phẩm mỹ phẩm dùng cho nam giới
tăng lên đáng kể.
Tình hình sử dụng mỹ phẩm không ngừng tăng lên, ở mọi quốc gia trên
thế giới. Đối với nước ta, khi kinh tế chuyển sang hướng thị trường và đời sống
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
6
vật chất cũng như tinh thần của nhân dân ngày càng cao, việc sử dụng mỹ phẩm
đúng mục đích là điều tất yếu và cũng ngày càng tăng.
6. Đối tƣợng của mỹ phẩm (sinh lý cơ bản của các đối tƣợng mỹ phẩm)
Đối tượng của mỹ phẩm có thể chia thành 5 nhóm đối tượng chính sau: da,
tóc, răng, móng, môi. Tìm hiểu những đặc điểm cấu tạo sinh học, một số vấn đề
có thể gặp phải và một số chế phẩm mỹ phẩm để hiểu rõ hơn về các đối tượng
của mỹ phẩm
6.1. Da
6.1.1. Đặc điểm cấu tạo sinh học
Da là một lớp mỏng bao bọc xung quanh cơ thể, có cấu trúc phức tạp và
có các chức năng sau:
+ Bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và các chất hóa học ở
môi trường xung quanh, các tác nhân lý học làm hại cơ thể, sự thoát hơi nước của
cơ thể.
+ Cảm giác
+ Điều hòa nhiệt độ cơ thể
Cấu trúc
1-thân lông; 2- lỗ thoát mồ hôi; 3-
hồng huyết cầu; 4-dây thần kinh; 5-
cơ; 6-tuyến bã nhờn; 7-chân lông; 8-
tuyến mồ hôi; 9-thần kinh cảm giác;
10-hồng huyết cầu; 11-tuyến mồ
hôi; 12-mô mỡ; 13-tĩnh mạch; 14-
dây thần kinh vận động; 15-động
mạch; 16-lớp mỡ; 17-lớp bì; 18-lớp
sừng
Hình 1.1. Cấu tạo và các thành phần của da
Da gồm các lớp riêng biệt được chia khác nhau về: yếu tố sinh lý, sinh hóa
và hình dạng cấu tạo của chúng
+ Lớp biểu bì
+ Lớp sừng
+ Lớp bì
+ Lớp mỡ
6.1.2. Một số vấn đề liên quan đến da
Sự lão hóa
Biểu hiện lâm sàng được nhận biết qua sự xuất hiện các vết nhăn. Sự lão
hóa da biểu hiện rõ qua sự giảm tính chất đàn hồi của da.
Sự lão hóa da được chia ra làm hai loại: lão hóa tự nhiên và lão hóa quang
học.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
7
Lão hóa tự nhiên: Khi tuổi tăng lên, các tế bào ở lớp bì (lớp cơ sở) phát
triển chậm nên không thể tự thay đổi chính nó. Kết quả là lượng ẩm trong lớp
sừng giảm, dẫn đến xu hướng tạo thành bó tế bào trên bề mặt da làm da bị tróc
vảy, xù xì và khô. Độ tuổi càng cao, lớp bì càng trở lên mỏng hơn, các sợi đàn
hồi yếu ớt hơn và số lượng sợi mềm tăng lên, tỷ lệ collagen được tổng hợp bị
giảm vì thế xuất hiện các vết nhăn rõ trên da.
Lão hóa quang học: hay còn gọi là lão hóa sớm, chồng lên lão hóa tự
nhiên. Nguyên nhân do da bị phơi nắng liên tục, bề dày của sợi đàn hồi tăng, sợi
collagen bị tổn thương và bị giảm tác dụng. Da bị lão hóa quang học chuyển màu
vàng, bị khô, xuất hiện vết nhăn sâu, kém đàn hồi, bị tróc da và thường có màu
sắc không đều. Một số vitamin có tác dụng chống lại sự lão hóa da như vitamin
E, vitamin A và một số dẫn chất caroten.
Độ ẩm của da
Lớp sừng bình thường ở nhiệt độ 21o
C, có độ ẩm tương đối 65%, lượng
hơi ẩm xấp xỉ 10-15%. Khi mức chứa hơi ẩm từ 15-20%, các sợi mềm của lớp
sừng căng ra dễ dàng và làm cho da có cảm giác mềm mại, mượt mà. Nếu lớp
sừng có lượng hơi ẩm dưới 10% thì da bị khô, tạo vết nhăn trên bề mặt hoặc tạo
thành những lớp vẩy. Đối với da bị khô, có thể làm da mềm trở lại bằng cách
tăng hàm lượng ẩm trong lớp sừng bằng cách.
+ Dùng chất giữ ẩm
+ Tạo màng bán thấm
Vitamin trong chăm sóc da
Các vitamin cần cho da bao gồm: A, E, F, B1, B6, K, C.
+ Loại tan trong nước bao gồm B1, B6, C
+ Loại tan trong dầu gồm A, E, F, K
Dưới tác dụng của nhiệt ánh sáng vitamin A và C (ít hơn) dễ bị phân hủy.
Để tăng tính ổn định và hiệu quả sử dụng, người ta thường dùng trong viên nang
collagen – vitamin. Viên nang này được phân hủy từ từ nhờ men trong da, giải
phóng lượng vitamin cần thiết cho da, ngoài ra collagen còn là một thành phần
của da có tác dụng làm căng da, làm da mịn màng.
Sắc tố melamin
Melamin được sinh ra do tác dụng của men thirocinazer từ thirocine (một
loại acid amin) trong tế bào sắc tố melanosite có trong lớp nền của biểu bì.
Melamin thường tồn tại chủ yếu ở hai dạng: melamin màu da và melamin màu
đen. Đối với da bình thường melamin được đào thải ra ngoài nhờ ống tunrover.
Nguyên nhân hình thành vết nám và tàn nhang: dưới tác dụng của tia tử
ngoại, tuổi tác và di truyền của dòng họ có hiện tượng tạo tàn nhang (tích tụ sắc
tố thành điểm từ 2-5mm, màu nhạt hoặc đậm) hay tạo các vết nám (tích tụ các
sắc tố màu đen dạng mỏng ở má và trán), đó là hiện tượng sinh ra do sự tích lũy
dư thừa sắc tố melamin màu đen.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
8
Nhóm acid AHAs và BHAs trong chăm sóc da
AHAs và BHAs tuy đều là những nhóm acid có trong hoa quả và cây cỏ
thiên nhiên, nhưng thành phần của chúng rất khác nhau. Mỗi loại đều có tính
năng riêng biệt.
Chăm sóc da mặt
+ Làm sạch da
+ Làm đẹp da
6.1.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm
Một số sản phẩm được sử dụng với mục đích làm đẹp và cải thiện các vấn
đề đề cập ở trên như phấn mặt, kem dưỡng da, kem chống ẩm, kem chống
nắng…
6.2. Môi
6.2.1. Sinh lý môi
So sánh sinh lý giữa môi với da được thể hiện ở bảng 2
Bảng 1.2. So sánh sinh lý giữa môi và da
Phân loại Da Môi
Tuyến nhờn Có Không
Lớp sừng Dày Rất mỏng
Thành phần giữ ẩm
tự nhiên NMF
Nhiều
0,76-1,27μmol/mg
Ít
0,12mol/mg
Tốc độ bay hơi nước
Chậm
11-19g/mm2
hr
Nhanh
78g/mm2
hr
Lượng H2O
Nhiều
30-39sμΩ
Ít
16-25 sμΩ
So với da, khả năng giữ ẩm của môi kém hơn và rất dễ bị khô, nứt nẻ, làm
nảy sinh ra nhiều vấn đề đối với việc giữ ẩm cho môi khi sử dụng sản phẩm
chăm sóc môi. Thực ra, không phải môi không có tuyến lông và tuyến nhờn,
nhưng có ít và sâu trong môi, cộng thêm lớp sừng mỏng có những phần xốp mềm
nhô lên không liên tục tạo cho môi những đặc tính: lượng nước trên môi thấp,
môi không lông, không dầu, màu hồng khác da và có lằn sọc quanh môi.
6.2.2. Một số vấn đề liên quan đến môi
+ Sự bắt màu của môi: khả năng bắt màu khác biệt so với da. Khi bôi son, chỉ
có phần xóp mô mềm nhô lên của môi là bắt màu, phần lõm của môi ít bắt màu.
+ Giữ ẩm cho môi: môi rất dễ bị khô, do đó giữ ẩm cho môi là một đích
hướng đến của mỹ phẩm.
6.2.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm
Cho đến nay, các dạng sản phẩm chính cho môi là son môi (với nhiều mục
đích khác nhau như chống nẻ, làm đẹp…).
6.3. Tóc
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
9
6.3.1. Sinh lý tóc
Cấu trúc: gồm 2 phần nang tóc và thân tóc (tủy, vỏ, tiểu biểu bì – 3 lớp
này được bao quanh bởi 2 lớp bao, một là chất không định hình, keratin do
những tế bào thuộc 1/3 bên dưới của nang tóc sản sinh)
Hình 1.2. Cấu tạo tóc và cấu tạo sợi tóc
Chu trình: mỗi sợi tóc đều qua 3 giai đoạn tăng trưởng (giai đoạn anagen,
giai đoạn catagen, giai đoạn telogen).
Thành phần: Tóc được hình thành từ những bó polypeptid (kerantin) tạo
thành những phân tử mạch dài của các acid amin như: cystein, leucin, isoleucin,
glutamic acid… trong đó cystein chiếm chủ yếu, chúng liên kết với nhau nhờ các
liên kết khác nhau (van der waals, hydro, muối amid, muối disunfua).
Các trạng thái của tóc: một sợi tóc có 4 trạng thái: gần chân tóc – tóc
mới, biểu bì đều đặn, cách chân tóc 5 cm – tóc già hơn, biểu bì bị hư một phần,
phần đuôi tóc – tóc bị tấn công cơ học nhiều, vỏ tóc gần như bị phơi ra, cuối sợi
tóc – biểu bì bị mất, vỏ bị phơi bày hoàn toàn.
6.3.2. Một số vấn đề liên quan đến tóc và da đầu
Các chất bẩn trên tóc: chất nhờn do tuyến bã nhờn tiết ra, mô hôi, các
mảnh keratin bị già bong ra, sự lưu các sản phẩm chăm sóc tóc, lớp bụi khói
không khí xung quanh.
Gàu: Các tế bào ở bề mặt lớp sừng da đầu bị hủy hoại và phát sinh nhiều
mảnh keratin nhỏ hay các vảy ly ty là điều bình thường. Nếu bất thường sẽ có thể
xảy ra hai trường hợp: bị gàu khô và gàu thật sự.
Một số bệnh khác của tóc: viêm da tiết bã, viêm nang lông, á sừng, vảy
nến, tóc già, chí da đầu, thần kinh, rụng tóc…
Vệ sinh chăm sóc tóc và da đầu: luôn giữ da đầu khô ráo và sạch sẽ, cố
gắng tránh những tiếp xúc tác dụng quá mạnh lên da và tóc.
6.3.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
10
Do yêu cầu làm đẹp và sạch tóc hiện nay có một số sản phẩm chăm sóc
tóc như: làm đẹp tóc (nhuộm, uốn, keo xịt…), làm sạch tóc (dầu gội đầu, xả…),
ngoài ra còn một số sản phẩm chuyên biệt khác.
6.4. Móng
6.4.1. Sinh lý móng
Cấu tạo: Móng tay có cấu tạo gồm 2 phần lớp móng và đĩa móng
Tính chất: phát triển liên tục, móng phải phát triển nhanh hơn móng trái,
móng giữa dài nhanh nhất, móng út chậm nhất, trai và gái có phát triển móng gần
như nhau trong độ tuổi 19-23, tốc độ phát triển móng trong một tuần 0,2-
1,5mm/tuần.
Hình 1.3. Cấu tạo móng
6.4.2. Một số vấn đề liên quan đến móng
Bệnh không móng, bệnh rớt móng, lỏng móng, dòn móng, rách móng, hạt
gạo, móng bị ố.
6.4.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm
Cho đến nay, mỹ phẩm chính chăm sóc cho móng tay vẫn là sơn móng
tay.
6.5. Răng, miệng
6.5.1. Sinh lý răng và miệng
Miệng gồm phần cố định (răng, má lưỡi, lợi) và phần di động (nước bọt).
Cấu tạo răng: răng được cố định trong các ổ xương bởi chân răng. Phần
bên ngoài là thân răng, bao bọc bên ngoài chân răng là nướu. Nếu cắt đôi răng kể
từ ngoài vào trong ta có: men răng, ngà răng, tủy răng.
Nước bọt do các gân ở gò má và phần dưới lưỡi tiết ra, nó luôn luôn được
đổi mới, bảo vệ và làm trơn nướu răng. Trong nước bọt chứa protein, muối,
enzym, vi khuẩn và các chất kháng khuẩn.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
11
Hình 1.4. Cấu tạo răng
6.5.2. Một số vấn đề liên quan đến răng miệng
Bệnh gây ra do vi sinh vật có hại trong miệng
Bệnh khác: răng vàng ố, lõm chõm, răng nhạy cảm…
6.5.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm
Cho đến nay, sản phẩm mỹ phẩm chính chăm sóc răng miệng vẫn là kem
đánh răng, ngoài ra còn một số sản phẩm khác như nước súc miệng, kem tẩy
trắng, kẹo trắng răng…
CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ CHƢƠNG I
1. Trình bày định nghĩa mỹ phẩm.
2. Trình bày mục đích, phạm vi sử dụng mỹ phẩm.
3. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử
dụng mỹ phẩm của da.
4. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử
dụng mỹ phẩm của môi.
5. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử
dụng mỹ phẩm của móng.
6. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử
dụng mỹ phẩm của tóc.
7. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử
dụng mỹ phẩm của răng, miệng.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
12
Chƣơng II: NGUYÊN LIỆU, THÀNH PHẦN DÙNG TRONG MỸ PHẨM
Mục tiêu học tập:
1. Trình bày được đặc điểm, vai trò các thành phần cơ bản của mỹ phẩm.
2. Trình bày được một số vấn đề liên quan đến nước sử dụng trong sản xuất
mỹ phẩm.
3. Trình bày được sơ lược về bao bì đóng gói mỹ phẩm.
-------------------------------------------------------------------------------------
Để hình thành nên một sản phẩm mỹ phẩm cần có sự tham gia của nhiều
thành phần, công đoạn. Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu một cách tổng
quát về các thành phần nguyên liệu trong sản xuất mỹ phẩm, nước trong sản xuất
và bao bì đóng gói mỹ phẩm.
Theo nội dung của thông tư 06 của Bộ Y tế, cách ghi thành phần công
thức có trong sản phẩm mỹ phẩm như sau:
+ Thành phần có trong công thức sản phẩm phải được ghi đầy đủ theo thứ tự
hàm lượng giảm dần. Các thành phần nước hoa, chất tạo hương và các nguyên
liệu của chúng có thể viết dưới dạng “hương liệu” (perfume, fragrance, flavour,
aroma). Những thành phần với hàm lượng nhỏ hơn 1% có thể liệt kê theo bất kỳ
thứ tự nào sau các thành phần có hàm lượng lớn hơn 1%. Các chất màu có thể
được ghi theo bất cứ thứ tự nào sau các thành phần khác theo chỉ dẫn màu (CI)
hoặc theo tên như trong Phụ lục IV (Annex IV) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN.
Những sản phẩm mỹ phẩm dùng để trang điểm, dưới dạng các màu khác nhau có
thể liệt kê tất cả các chất màu trong mục “có thể chứa” hoặc “+/-”.
+ Nêu đầy đủ tỷ lệ phần trăm của các thành phần có quy định về giới hạn
nồng độ, hàm lượng tại các Phụ lục (Annexes) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN.
Giữa hàng đơn vị và hàng thập phân được đánh dấu bằng dấu phẩy (“,”).
+ Tên thành phần phải được ghi bằng danh pháp quốc tế (International
Nomenclature of Cosmetic Ingredients - INCI) quy định trong các ấn phẩm mới
nhất: Từ điển thành phần mỹ phẩm quốc tế (International Cosmetic Ingredient
Dictionary), Dược điển Anh (British Pharmacopoeia), Dược điển Mỹ (United
States Pharmacopoeia), Dữ liệu tóm tắt về hoá học (Chemical Abstract Services),
Tiêu chuẩn Nhật Bản về thành phần nguyên liệu mỹ phẩm (Japanese Standard
Cosmetic Ingredient), ấn phẩm của Nhật Bản về thành phần nguyên liệu mỹ
phẩm (Japanese Cosmetic Ingredients Codex). Tên thực vật và dịch chiết từ thực
vật phải được viết bằng tên khoa học bao gồm chi, loài thực vật (tên chi thực vật
có thể rút ngắn). Các thành phần có nguồn gốc từ động vật cần nêu chính xác tên
khoa học của loài động vật đó.
+ Những chất sau đây không được coi là thành phần của mỹ phẩm:
 Tạp chất trong nguyên liệu được sử dụng.
 Các nguyên liệu phụ được sử dụng vì mục đích kỹ thuật nhưng không
có mặt trong sản phẩm thành phẩm.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
13
 Nguyên liệu được sử dụng với số lượng cần thiết như dung môi hoặc
chất mang của các thành phần tạo mùi.
Trong chương này, sẽ đề cập đến các nhóm nguyên liệu cơ bản trong công
thức để sản xuất mỹ phẩm bao gồm:
 Các dầu, mỡ, sáp
 Chất hoạt động bề mặt
 Chất làm ẩm
 Chất sát trùng
 Chất bảo quản
 Chất chống oxy hóa
 Chất màu
 Hương liệu
 Chất phụ gia khác
Số lượng cũng như các thành phần của các nguyên liệu tùy theo công thức
của từng loại sản phẩm. Mỗi loại nguyên liệu có thể có một hoặc nhiều chức
năng, và có tác động tương đồng hoặc hỗ trợ cho các nguyên liệu khác.
Bài 1: CÁC NHÓM TÁ DƢỢC CƠ BẢN DÙNG TRONG MỸ PHẨM
1. Dầu – mỡ - sáp
Các chất béo
Chiếm vị trí chủ yếu trong số các nguyên liệu sử dụng trong các chế phẩm
mỹ phẩm nói chung, chế phẩm dùng cho da nói riêng.
Các dầu, mỡ có nguồn gốc động thực vật: bản chất là các triglycerid của
các acid béo no (lauric, myristic, palmitic, stearic…) và các acid béo không no
(oleic, linolic, linoleic…). Chính do cấu tạo như vậy mà các chất béo dễ thấm
qua lỗ chân lông cũng như qua biểu bì của da, do vậy, trong các chế phẩm mỹ
phẩm dùng bảo vệ da, người ta ít dùng nhóm tá dược này.
Nhược điểm của nhóm tá dược béo là dễ bị ôi khét, biến chất, sản phẩm
của quá trình ôi khét dầu mỡ là các aldehyd, ceton, acid béo rất dễ gây ra kích
ứng, dị ứng đối với da, niêm mạc.
Trong quá trình chế biến và sử dụng, cũng như trong thành phần các chế
phẩm mỹ phẩm có sử dụng tá dược dầu mỡ, sáp, người ta thường cho thêm vào
một tỷ lệ các chất chống oxy hóa như alpha toccoferol, BHA, BHT, este của các
acid galic (propyl, butyl…), các chất tạo phức càng cua…
+ Các dầu mỡ hay dùng như: dầu lạc, dầu vừng, dầu olive…, mỡ lợn…
+ Các este của các acid béo cao bậc nhất như: isopropyl myristat, isopropyl
laurinat, isopropyl palmitat được sử dụng khá nhiều bởi vì có tính thấm tốt và
không bị ôi khét.
+ Các sáp: sáp ong, sáp carnaubar…
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
14
+ Sản phẩm từ dầu, mỡ, sáp như các acid béo, alcol béo, cholesterol…
Nhóm hydrocarbon no như vaselin, parafin rắn, dầu parafin, cerezin,
ozokerit…
Các tá dược silicon như dimethicon…
2. Nhóm tá dƣợc thân nƣớc
+ Nhóm tạo gel có nguồn gốc thiên nhiên
+ Nhóm tạo gel polyme của acid acrylic (nhóm carbopol)
+ Nhóm tá dược PEG
+ Nhóm tá dược tạo gel là dẫn chất của cellulose
3. Chất hoạt động bề mặt
Hiện tượng cơ bản của chất hoạt động bề mặt là hấp phụ, nó có thể dẫn
đến hai hiệu ứng hoàn toàn khác nhau. Làm giảm một hay nhiều sức căng bề mặt
ở các mặt phân giới trong hệ thống hay bền hóa một hay nhiều mặt phân giới
bằng sự tạo thành các lớp bị hấp phụ.
Việc sử dụng chất hoạt động bề mặt trong mỹ phẩm có 5 lĩnh vực chính
tùy thuộc vào tính chất của chúng: tẩy rửa, làm ướt khi cần có sự tiếp xúc tốt
giữa dung dịch và đối tượng, tạo bọt, nhũ hóa trong các sản phẩm, sự tạo thành
và độ bền của nhũ tương là quyết định, ví dụ trong kem da và tóc, làm tan khi cần
đưa vào sản phẩm cấu tử không tan, ví dụ như đưa hương liệu.
Có thể phân loại chất hoạt động bề mặt theo nhiều cách, nhưng có lẽ hợp
lý nhất là phân loại theo tính chất ion, có 4 loại:
+ Chất hoạt động bề mặt anion
+ Chất hoạt động bề mặt cation
+ Chất hoạt động bề mặt không ion
+ Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính
Lựa chọn chất hoạt động bề mặt (chất diện hoạt) trong mỹ phẩm
Mỗi chất diện hoạt có trị số HLB riêng. Các chất thân dầu đòi hỏi các giá
trị HLB khác nhau để có thể phân tán vào nước (pha nước). Cần sử dụng, lựa
chọn các chất nhũ hóa với giá trị HLB như thế nào, đó là một trong những vấn đề
quan trọng nhất khi xây dựng các công thức chế phẩm mỹ phẩm.
Ví dụ các chất diện hoạt có HLB thấp tức là phần thân dầu nhiều hơn,
chẳng hạn như Arlacel, Span có HLB từ 1,8 – 8,6 như vậy có khuynh hướng cho
các nhũ tương kiểu N/D. Các Tween có HLB từ 9,6 – 16,7 tức là loại trung bình,
cho nhũ tương kiểu D/N.
Có thể tóm tắt cách sử dụng chất diện hoạt với HLB trong bảng sau
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
15
Bảng 2.1. Giá trị HLB và phạm vi ứng dụng
Giá trị HLB Phạm vi ứng dụng
4-6 Nhũ tương N/D
7-9 Chất gây thấm
8-18 Nhũ tương D/N
13-15 Chất tẩy rửa
15-18 Chất làm tăng độ tan
Vấn đề chọn lọc, sử dụng chất diện hoạt về mặt lý thuyết khá phong phú
nhưng cũng gặp nhiều khó khăn. Ngay cả tỷ lệ chất nhũ hóa là bao nhiêu trong
một chế phẩm. Trước hết phụ thuộc vào loại và số lượng các chất pha dầu. Ngoài
ra, còn phụ thuộc vào độ nhớt của môi trường phân tán. Trên cơ sở đó tính số
lượng cũng như tỷ lệ các chất nhũ hóa cần dùng. Có tác giả đề nghị tỷ lệ dùng
chất nhũ hóa khoảng 3% với các chế phẩm có số chất rắn ít, 1% với hệ có lượng
chất rắn lớn (tính theo tổng số).
Muốn chọn lựa đúng chất nhũ hóa và tỷ lệ thích hợp, trước tiên cần phải
biết giá trị HLB cần thiết đối với pha dầu (có thể tham khảo thông số này ở các
nguồn tài liệu).
Một số định hướng lựa chọn các chất diện hoạt cho chế phẩm mỹ phẩm ở
bảng 4
Bảng 2.2. Giá trị HLB của một số chất nhũ hóa (theo ICI Mỹ)
ChÊt diÖn ho¹t Gi¸ trÞ HLB
Sorbitan trioleat
Glyceryl oleat
Sorbitan oleat
Sorbitan stearat
Steareth-2
Laureth-4
PEG-8 stearat
Nonoxynol-5
Nonoxynol -9
PEG-4 sorbitan peroleat
PEG-25 dÇu thÇu dÇu hydrrogen ho¸
TEA oleat
Polysorbat 60
Polysorbat 80
PEG-40 stearat
PEG-100 stearat
Natri oleat
Kali oleat
1,8
2,8
4,3
4,7
4,9
9,7
11,1
10,0
13,0
9,0
10,8
12,0
14,9
15,0
16,9
18,8
18,0
20,0
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
16
Bảng 2.3. Hướng dẫn lựa chọn các chất diện hoạt cho chế phẩm mỹ phẩm
Môc tiªu sö dông ChÊt diÖn ho¹t cã thÓ dïng HLB
1- Chèng ( ph¸ ) bät
-Alcol
-C¸c dung dÞch n-íc hoÆc hçn
dÞch
2- C¸c dÇu t¾m
-NÒn dÇu kho¸ng
-NÒn alcol oleic
-Cã thÓ ph©n t¸n
-Cã thÓ hoµ tan ®-îc
3.C¸c dÇu kh«ng trén lÉn
4.C¸c gel trong
-DÇu kho¸ng
5.C¸c kem, mì vµ lotio
-Kem víi muèi vµ acid
-Kem, dïng dÇu kho¸ng vµ s¸p
-Kem, dïng dÇu kho¸ng NT D/N
-Kem, dïng acid stearic NT D/N
-Kem, dïng alcol bÐo NT D/N
-Kem hoÆc lotio N/D
-Lotio D/N
6-Nhò t-¬ng D/N
-Dïng dÇu kho¸ng
-Dïng dÇu thùc vËt
-Dïng s¸p hoÆc parafin
7-Nhò t-¬ng N/D
Vaselin cã thÓ röa ®-îc
8-Lµm t¨ng ®é tan
-DÇu th¬m vµ vitamintan trong
dÇu
-Tinh dÇu, n-íc hoa
-Oleat lipophilic (Oleat th©n dÇu)
-Oleat hoÆc laurat th©n dÇu
-Alatone T
-Tween 85
-Brij 93, Arlatone B
-Tweeen 20, Arlasolve 200b
-Arlacel 85
-Brij 93/Arlasolve 200b
-Arlatone g/Brij 97
-ChÊt nhò ho¸ Brij vµ Myri
-Dẫn chÊt s¸p th©n dÇu, chÊt nhò ho¸
Arlacel hoÆc Brij phèi hîp víi chÊt diÖt
ho¹t n-íc Tween, Myri
-Hçn hîp Palmitat, stearat vµ oleat
Arlacel víi Tween
-ChÊt nhò ho¸ Arlacel hoÆc Brij th©n dÇu
phèi hîp víi chÊt nhò ho¸ th©n n-íc
Tween, Brij, Mirj hoÆc dẫn chÊt lanolin
-Brij 721
-Arlacel 80 hoÆc 83, 186
-ChÊt nhò ho¸ Arlacel hoÆc Brij th©n dÇu
hoÆc dÉn chÊt s¸p phèi hîp v¬i chÊt nhò
ho¸
-Tween, Myrj hoÆc Brij th©n n-íc hoÆc
dẫn chÊt lanolin
-Xem c¸c tr-êng hîp kem, mì, lotio nãi
trªn
-C¸c laurat, stearat vµ oleat Arlacel phèi
hîp víi Tween hoÆc Brij
-Hçn hîp Arlacel-Tween, phèi hîp víi
Brij
-Hçn hîp laurat, stearat vµ oleat Arlacel-
Tween, phèi hîp víi Brij Arlacel 80 hoÆc
83, 186
-Tween 61, 81; Myrj 52, Arlatone
-Tween 80
-Arlasolve 200b, Tween hoÆc Brij th©n
n-íc
1-3
1-8
9
11
5
16-17
1-2
10-12
11-17
6-15
9-15
6-15
15-16
3-6
6-18
9-12
6-12
9-12
3-6
9-17
15
12-18
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
17
Các vai trò của chất diện hoạt
Tẩy rửa
Là một quá trình phức tạp liên quan đến việc thấm ướt đối tượng (tóc hay
da). Nếu các chất cần loại là dạng rắn dính mỡ, quá trình tẩy rửa liên quan đến sự
nhũ tương hóa các chất dầu được loại đi và bền hóa nhũ tương.
Với nhu cầu làm sạch da, xà phòng vốn là một chất tẩy rửa rất tốt. Theo
thói quen, người ta thường đòi hỏi có bọt nhiều dù nó không có chức năng gì, khả
năng tạo bọt của xà phòng có thể tăng dễ dàng bằng cách thêm vào các acid béo
mạch dài.
Việc làm sạch tóc phức tạp hơn và trong quá trình làm sạch tóc, thể tích
bọt có đóng một vai trò nào đó. Natri lauryl sulfat là một thành phần thông dụng
của xà phòng gội đầu và sự tạo bọt thường được tăng thêm bằng cách cho thêm
các alkanolamid. Các chất diện hoạt lưỡng tính thường được dùng cho các xà
phòng gội đầu chuyên biệt.
Thấm ướt
Tất cả các tác nhân hoạt động bề mặt đều có một số tính chất làm ướt.
Trong mỹ phẩm, người ta thường sử dụng các alkyl sulphat mạch ngắn (C12)
hoặc alkyl ether sulfat.
Tạo bọt
Để tạo thể tích bọt lớn và bền, người ta thường sử dụng natri lauryl
sulphat tăng cường với các alkanolamid.
Nhũ hóa
Một tác nhân nhũ hóa tốt thường đòi hỏi phần kỵ nước hơi dài hơn tác
nhân thấm ướt. Hiện nay xà phòng vẫn còn được sử dụng làm tác nhân nhũ hóa
trong mỹ phẩm do dễ điều chế. Nếu một acid béo được đưa vào pha dầu và kiềm
đưa vào pha nước, khi đó các nhũ tương bền dầu trong nước dễ dàng hình thành
khi trộn lẫn. Nhũ tương nước trong dầu như trong một số kem thường được bền
hóa bằng xà phòng chứa kali. Các chất diện hoạt không ion cũng có giá trị trong
nhũ tương.
Làm tan
Tất cả các chất diện hoạt nếu ở mức trên nồng độ tạo micell tới hạn
(CMC) đều có tính chất làm tan. Điều này quan trọng khi cần phải kết hợp một
chất không tan vào sản phẩm.
4. Chất giữ ẩm
Chất giữ ẩm là các vật liệu hút ẩm có tính chất hút hơi nước từ không khí
ẩm cho đến khi đạt được cân bằng. Khả năng hút ẩm phụ thuộc tính chất làm ẩm
và độ ẩm tương đối của không khí xung quanh. Chất giữ ẩm được thêm vào các
kem, mỹ phẩm, đặc biệt là loại mỹ phẩm dầu trong nước, để tránh các kem bị
khô khi tiếp xúc với không khí. Tuy nhiên, tính chất của lớp màng hút ẩm bởi
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
18
chất gây ẩm tồn tại trên bề mặt da khi sử dụng sản phẩm có thể là một nhân tố
quan trọng ảnh hưởng lên kết cấu và tính trạng của da.
Sự mất nước của sản phẩm
Việc một sản phẩm mỹ phẩm bị khô có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, từ khi
sản xuất đến lúc sử dụng hết sản phẩm. Quá trình này chịu tác động của nhiệt độ,
mức độ tiếp xúc và độ ẩm tương đối của không khí. Đặc tính bao bì đóng vai trò
quan trọng trong việc ngăn ngừa khô sản phẩm, sản phẩm sẽ được bảo vệ tốt khi
bao bì được đóng kín hiệu quả, chất làm ẩm ít quan trọng hơn vì chỉ có một
không gian nhỏ phía trên bị bão hòa với hơi nước. Đối với sản phẩm nhũ tương,
độ khô sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào loại nhũ tương (nhũ tương nước trong
dầu mất nước chậm hơn nhiều so với nhũ tương dầu trong nước, các loại kem
nhũ tương dầu trong nước rất khó duy trì trạng thái mới còn nguyên ngay cả khi
bao bì rất kín).
Chất giữ ẩm chắc chắn không loại trừ được hoàn toàn sự khô sản phẩm.
Nồng độ của chất làm ẩm trong pha nước của một sản phẩm điển hình thường
quá thấp để có thể đạt được cân bằng với độ ẩm không khí trung bình. Chất giữ
ẩm chỉ có thể làm giảm tốc độ mất nước vào không khí, do đó bao gói kín là yếu
tố bảo vệ tốt nhất.
Tính chất của chất giữ ẩm lý tưởng
+ Có tính chất hút ẩm và duy trì tốt bất cứ độ ẩm không khí nào.
+ Có độ nhớt phù hợp, đủ thấp để dễ trộn và đủ cao để ngăn ngừa sự tách rời
nhũ tương.
+ Nên tương hợp với nhiều vật liệu, có tính chất dung môi hay làm tan
+ Màu, mùi, vị thích hợp
+ Không độc và không kích thích
+ Không gây ăn mòn đối với vật liệu bao gói
+ Không bay hơi, không đóng rắn hay kết tinh ở nhiệt độ thông thường
+ Trung tính trong các phản ứng
+ Không đắt tiền
Các loại chất làm ẩm
+ Chất làm ẩm vô cơ (CaCl2)
+ Chất làm ẩm cơ kim (natri lactat)
+ Chất làm ẩm hữu cơ (ethylen glycol, glycerin, sorbitol)
Các hợp chất thường được sử dụng nhất cho mục đích hút ẩm trong sản
phẩm mỹ phẩm là ethylen glycol, propylen glycol, glycerol, sorbitol, polyethylen
glycol.
Yếu tố an toàn khi sử dụng chất giữ ẩm
Ba chất làm ẩm được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp mỹ phẩm là
glycerin, sorbitol và propylen glycol do không độc đối với da. Ethylen glycol
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
19
không được xem là an toàn do bị oxy hóa và bất kỳ sự hấp phụ nào qua da cũng
có thể dẫn đến sỏi thận.
5. Chất sát trùng, diệt khuẩn
Một tỷ lệ lớn các sản phẩm mỹ phẩm dùng cho các mục đích vệ sinh thông
thường có chứa chất sát trùng, từ xà phòng, dầu gội đầu cho đến nước rửa miệng,
kem đánh răng.
Các tác nhân diệt khuẩn dùng trong mỹ phẩm chủ yếu để giảm bớt các
tình trạng như hôi miệng, mùi cơ thể, mụn trứng cá. Mặc dù có một số điểm
tương đồng, các sản phẩm này nên được phân biệt rõ ràng với các sản phẩm chứa
thuốc chữa trị các tình trạng bệnh lý, do thuốc chữa trị có thể chứa chất kháng
sinh và các tác nhân khác không thích hợp cho mục đích vệ sinh.
Việc sử dụng các chất sát trùng trong sản phẩm mỹ phẩm khác với việc sử
dụng các chất bảo quản. Chất sát trùng có khả năng chống lại các vi sinh vật trên
da, đầu hay trong khoang miệng… còn chất bảo quản là để duy trì sản phẩm luôn
ở điều kiện tốt.
Tính hiệu quả các tác nhân diệt khuẩn
Tính hiệu quả của các sản phẩm sát trùng không chỉ phụ thuộc và tính chất
của chất diệt khuẩn mà còn tùy thuộc vào bản chất công thức sản phẩm.
Điều cần thiết đối với các sản phẩm mỹ phẩm có tính sát trùng là mục đích
sử dụng: loại các sinh vật thường trực hay tạm thời, loại nhanh chóng hay lâu
dài... Các sản phẩm dùng cho tắm rửa thông thường giúp cơ thể chống lại cả vi
khuẩn thường trực và tạm thời, trong khi những sản phẩm dùng trong việc rửa
tay liên quan đến toilet, vệ sinh thực phẩm, cầm nắm trẻ em mới sinh, tiếp xúc
người bệnh cần có khả năng loại đi các sinh vật tạm thời trên da để ngăn ngừa
bệnh truyền nhiễm.
Các chất sát trùng thông thường
+ Phenol và cresol
+ Bisphenol
+ Một số chất sát trùng tương hợp với các chất anion: hexaclorophen,
diclorophen, bithionol, irgasan DP 300, salicylanilid và carbanilid, chất diệt
khuẩn hoạt động bề mặt cation, các hợp chất ammonium bậc 4 (Dowicil 200,
clohexidin), chất diệt khuẩn hoạt động bề mặt lưỡng tính, các hợp chất halogen,
hợp chất thủy ngân.
6. Chất bảo quản
Nhìn chung, chất bảo quản được thêm vào sản phẩm với 2 lý do: ngăn
ngừa hư hỏng sản phẩm và bảo vệ người tiêu dùng.
Các yêu cầu của chất bảo quản
+ Không độc, không gây kích thích hay nhạy cảm ở nồng độ sử dụng trên da
+ Bền với nhiệt và chứa được lâu dài
+ Có khả năng tương hợp với các thành phần khác và vật liệu bao gói
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
20
+ Nên có hoạt tính ở nồng độ thấp
+ Giữ được hiệu quả trong phạm vi pH rộng
+ Có hiệu quả đối với nhiều vi sinh vật
+ Dễ tan ở nồng độ hiệu quả
+ Không mùi, không màu
+ Không bay hơi, giữ được hoạt tính khi có các muối kim loại
Bảng 2.4. Một số chất hay sử dụng trong mỹ phẩm
p-hydroxybenzoic acid Phenol Imidazolidinyl ure
Benzoic acid Cresol Vanillin
Sorbic acid Clorothymol Ethyl vanillin
Dehydro acetic acid Methyl clorothymol
Tetra methyl thiuram
disulfid
Formic acid Clobutanol
1-(2-cloroallyl)-3,5,7-
triazonic adamatan clorid
Salicylic acid o-phenyl phenol Phenyl mercury acetat
Boric acid Diclorophen
6-acetoxy-2,4-dimethyl-
m-dioxan
Vanillic acid Hexa clorophen Cetyl pyridinium clorid
p-clorobenzoic acid Paraclo metaxylenol
5-bromo-5-nitro-1,3-
dioxan
o-clorobenzoic acid β – phenoxy ethyl alcol Benzethonium clorid
Propionic acid Para clo meta cresol Benzalkonium clorid
Sulfur acid Diclo metaxylenol Hexamin
Triclorophenyl acetic
acid
β – p-clophenoxy ethyl
alcol
Mono ethylol dimethyl
hydantoin
Methyl p-hydroxy
benzoat
p-clo phenyl propanediol Diguanidohexan
Ethyl p-hydroxy benzoat β –phenoxy propyl alcol
2-bromo-2-nitro-1,3-
propanediol
Cetyl trimethyl
amonium bromid
Potassium hydroxy
quinolin sulfat
β – phenoxy-ethyl-
dimethyl-dodecyl
amonium bromid
Propyl p-hydroxy
benzoat
γ – hydroxy quinolin
Dimethyl didodecenyl
amonium clorid
Butyl p-hydroxy
benzoat
p-clo phenyl glyceryl
ether
Benzyl p-hydroxy
benzoat
1,6-bis-p-clorophenyl Formaldehyd Phenyl mercury borat
Lựa chọn chất bảo quản
Các bước chọn chất bảo quản
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
21
+ Kiểm tra các cấu tử có thể gây nhiễm (nước, vật liệu sản xuất tự nhiên,
bao gói…).
+ Xem xét các vật liệu cung cấp nguồn năng lượng cho sự phát triển của vi
sinh vật (glycerin, sorbitol… ở nồng độ nhỏ hơn 5%...).
+ Xác định pH pha nước, xem xét việc thay đổi pH để làm tăng hoạt động
diệt khuẩn.
+ Xác định tỷ lệ nước và dầu trong công thức, đánh giá sự phân bố chất bảo
quản giữa hai pha.
+ Đánh giá tỷ lệ tổng cộng chất bảo quản tự do khi có các chất cao phân tử
trong công thức, và nhân nồng độ hiệu quả thông thường với một thừa số thích
hợp.
+ Chọn chất ít độc nhất trong các chất bảo quản.
An toàn trong sử dụng chất bảo quản
Vấn đề an toàn luôn được đặt ra hàng đầu trong mọi loại sản phẩm. Chất
bảo quản thường đắt tiền, do vậy nó được sử dụng ở nồng độ thấp nhất có thể,
tuy nhiên vẫn phải xem xét khả năng gây ảnh hưởng đối với người sử dụng.
+ Các este p-hydroxy benzoat: ở nồng độ 0,3% không gây kích thích ban
đầu. Ở nồng độ 5-10% (sử dụng trong bột, kem) các phản ứng gây hại cũng
không nhiều. Các hợp chất này tương đối an toàn so với các hợp chất khác về
mặt nhạy cảm. Tuy nhiên, dung dịch bão hòa có thể gây kích thích đối với mắt.
+ Acid benzoic: an toàn.
+ Acid sorbic: ở nồng độ nhỏ hơn 0,5% đã gây ra kích thích ban đầu, đặc
trưng bởi ban đỏ và ngứa.
+ Acid dehydro acetic được sử dụng rộng rãi làm chất bảo quản thực phẩm
và mỹ phẩm, ít bị ảnh hưởng bởi sự có mặt các chất diện hoạt không ion.
+ Các hợp chất ammonium bậc 4: ở nồng độ dưới 0,1% gây ít hay không
gây ra sự kích thích, nồng độ cao hơn gây ra ban đỏ và làm khô da.
+ Formaldehyd là chất gây kích thích da do dễ bay hơi và mùi khó chịu nên
không được sử dụng rộng rãi làm chất bảo quản.
7. Chất chống oxy hóa
Trong mỹ phẩm, hiện tượng oxy hóa thường gây ra sự thoái hóa và có thể
dẫn đến hỏng hoàn toàn sản phẩm. Hai vấn đề chính liên quan đến các phản ứng
oxy hóa là mức độ các chất hữu cơ bị phân hủy do oxy hóa, các yếu tố ảnh hưởng
lên tốc độ và quá trình phản ứng như độ ẩm, nồng độ oxy, bức xạ cực tím, sự có
mặt của các chất chống oxy hóa và chất xúc tác cho quá trình oxy hóa.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
22
Bảng 2.5. Các chất chống oxy hóa thường dùng trong mỹ phẩm
Hệ chứa nƣớc
Natri sulfit Acid ascorbic
Natri metabisulfit Acid isoascorbic
Natri bisulfit Thioglycerol
Natri thiosulfat Thiosorbitol
Natri formaldehyd sulphoxylat Thioglycollic acid
Aceton natri metabisulfit Cystein hydro clorid
Hệ không chứa nƣớc
Ascorbyl palmitat Butylat hydroxy anisol (BHA)
Hydroquinon α – toccopherol
Propyl gallat Phenyl α – naphthylamid
Nor dihydro guaiaretic acid Lecithin
Butylat hydroxytoluen (BHT)
Các hệ hiệp đồng
Chất chống oxy hóa % Chất hiệp đồng
Propyl gallat 0,005-0,15 Acid citric và phosphoric
α – toccopherol 0,01-0,1 Acid citric và phosphoric
Nordihydro guaiaretic
acid (NDGA)
0,001-0,01
Các acid ascorbic, phosphoric, citric
(25-50% hàm lượng NDGA) và BHA
Hydroquinon 0,05-0,1
Leicithin, acid citric phosphoric,
BHA, BHT
BHA 0,005-0,01
Acid citric và phosphoric, lecithin,
BHT, NDGA
BHT 0,01
Acid citric và phosphoric (dùng gấp
đôi khối lượng của BHT, BHA)
Lựa chọn chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa lý tưởng phải bền và hiệu quả trong khoảng pH rộng,
không màu, không mùi, không độc, tương hợp với cấu tử trong sản phẩm và bao
gói, phản ứng tạo sản phẩm oxy hóa tan được.
Các chất chống oxy hóa phenol
+ Nhựa guaiacum kém hiệu quả hơn phần lớn các phenolic. Tác dụng bảo vệ
đối với dầu động vật tốt hơn dầu thực vật, không bị ảnh hưởng bởi nước và nhiệt.
+ Acid nordihydrogualaretic có nhiều tính chất giống như nhựa guaiacum
nhưng hiệu quả hơn. Ở nồng độ 0,003% có khả năng chống lại sự trở mùi do oxy
hóa, so với propyl gallat là 0,006%. Hoạt tính tăng khi có mặt acid citric với
nồng độ 0,75%; dung dịch 0,05% trong chất béo không bị kết tinh. Tuy nhiên,
acid nordihydrogualacetic đã bị loại đi khỏi danh sách các chất cho phép của Mỹ
năm 1968.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
23
+ Các toccopherol có tác dụng chống oxy hóa dầu động vật và các acid béo,
đặc biệt khi có mặt chất hiệp đồng như acid citric, leicithin hay acid phosphoric,
tuy nhiên ít có tác dụng bảo vệ dầu thực vật và ít được sử dụng rộng rãi do giá
cao.
+ Các gallat là một trong các chất chống oxy hóa hiệu quả nhất, thường
được sử dụng trong mỹ phẩm, tuy nhiên acid gallic bị chuyển màu sang xanh khi
có vết sắt. Trong số các este của acid gallic được nghiên cứu, propyl gallat là
chất chống oxy hóa mạnh nhất. Acid citric là chất hiệp đồng rất tốt với các chất
chống oxy hóa, nhất là acid nordihydroguaiaretic và propyl gallat.
Các chất chống oxy hóa không phenol
Acid ascorbic và ascorbyl palmitat hoạt động bằng cách ngăn chặn quá
trình oxy hóa gốc tự do. Hiệu quả của chất chống oxy hóa có thể được tăng
cường bằng cách thêm vào một tác nhân chelat hóa thích hợp. Các acid citric,
phosphoric, tartaric và EDTA có thể thêm vào hệ để tăng cường khả năng chống
sự oxy hóa. Các tác nhân chelat hóa rẻ tiền, ít gây ra biến màu hay mùi hơn so
với các hợp chất phenol nồng độ cao.
Độc tính của một số chất chống oxy hóa
Propyl trihydroxyd benzoat mạch thẳng ít độc hơn pyrogallol. Propyl
gallat 10% trong propylen glycol không gây dị ứng khi cho tiếp xúc với da người
trong vòng 24 giờ, nhưng dung dịch pyrogallol 10% trong propylen glycol gây
ngứa trong điều kiện tương tự.
BHA có hai đồng phân chính là 2- và 3- tertbutyl hydroxyanisol, ít khi
được sử dụng một mình, do hoạt tính của nó trong phần lớn các hệ kém hơn
propyl gallat, nhưng có khả năng tạo hiệp đồng rất tốt với các este gallat. Công
nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm thường sử dụng hỗn hợp 20% BHA, 6% propyl
gallat, 4% acid citric và 70% propylen glycol. Đối với các sản phẩm dầu động
vật và thực vật, có thể sử dụng hỗn hợp BHA ở mức 0,025% để bảo vệ.
BHT được sử dụng rộng rãi làm chất chống oxy hóa cho các acid béo và
dầu thực vật. BHT có nhiều ưu điểm so với các chất chống oxy hóa phenol khác
ở chỗ không có mùi phenol, bền với nhiệt và độc tính thấp, tuy nhiên BHT không
có khả năng hiệp đồng với các este gallat. Trong mỹ phẩm thường có chứa các
hợp chất có nối đôi dễ bị oxy hóa, do đó nên sử dụng BHT với nồng độ 0,01-
0,1% và thêm vào tác nhân chelat hóa thích hợp như acid citric hay EDTA.
8. Chất màu
Phân loại màu
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
24
Hình 2.1. Phân loại tá dược màu
+ Chất màu vô cơ: thường có cấu tạo đơn giản là muối hoặc oxyd kim loại.
Các chất màu vô cơ rẻ, bền với nhiệt và ánh sáng.
+ Chất màu hữu cơ thiên nhiên: ngày nay, các chất màu hữu cơ được sử
dụng rộng rãi và đa dạng, nhiều chủng loại màu sắc tươi đẹp. Các chất màu thiên
nhiên thường có sẵn trong thực vật.
VD: màu xanh indigo có trong cây chàm. Màu vàng của măng cụt, màu nghệ…
+ Các chất màu tổng hợp:
- Chất hữu cơ không tan trong nước thường sản xuất ở dạng bột, hạt nhỏ
cỡ micro, loại này gọi là pigment. Pigment là chất màu không tan trong nước và
không tan trong môi trường sử dụng.
- Chất màu tan trong nước hoặc có khả năng biến dạng, tan trong nước
hoặc dung môi khác gọi là các phẩm màu. Các chất màu có chứa nhóm –COOH,
-SO3H, dễ tan trong nước. Có chứa nhóm –C=O, –OH có thể biến dạng thành tan
được…
Người ta có thể biến pigment thành phẩm màu và ngược lại bằng việc đưa
vào phân tử pigment nhóm tan hoặc khóa nhóm tan lại.
Các loại màu được phép sử dụng
Chất màu dùng trong mỹ phẩm hiểu một cách chính xác là việc trộn thêm
chất màu vào sản phẩm mỹ phẩm như dầu gội đầu, kem đánh răng, son môi, phấn
mắt, mascara… Chất màu trộn thêm vào khiến cho các sản phẩm trở nên hấp dẫn
và lôi cuốn. Tên gọi chính chức các chất màu trộn vào các sản phẩm ở Mỹ theo
quy định của FDA (ban hành năm 1938)
+ F, D và C: màu trong thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm
+ D và C: màu trong dược và mỹ phẩm
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
25
+ Ext D và C: các loại màu khác dùng cho các dược phẩm dùng ngoài và mỹ
phẩm
Tiếp theo sau các ký hiệu này sẽ là màu của các chất màu (red, blue…),
tiếp đến là No
. (có nghĩa là “số”) và số đếm. Vd: FD&C Red No
.40…
Trong trường hợp chất màu được trộn thêm chất nền (muối natri (sodium),
kali (potassium), nhôm (aluminum).. ) hay còn được gọi là màu “lakes”.. thì tên
chính thức của nó được gắn thêm chữ “lake” và tên chất nền. Vd: FD&C Red
No
.40 Aluminum Lake…
Tất cả các chất màu trộn phải có các chỉ tiêu chất lượng cụ thể và phải
được FDA thông qua trước khi đưa vào sử dụng, ngoại trừ một nhóm các chất
màu dùng trong thuốc nhuộm tóc và sau đó phải ghi rõ trên nhãn sản phẩm. Tuy
nhiên, để thuận tiện hơn cho các nhà sản xuất, FDA đã cho phép viết tên chất
màu ở dạng ngắn gọn hơn như FD&C Blue No
1 có thể viết là Blue 1; hoặc có thể
sử dụng theo quy định của EU và các nước khác (viết theo CI number – colour
index number).
Về mặt chất lượng, những chất màu dùng trong mỹ phẩm phải an toàn đối
với người sử dụng, không được phép sử dụng nếu nằm trong danh mục các chất
cấm sử dụng hoặc được phép sử dụng ở nồng độ nhất định nào đó.
Một số ví dụ về màu được phép dùng trong mỹ phẩm (có thể xem chi tiết
thêm trong Handbook of cosmetic science)
Nhóm F, D và C
Bảng 2.6. Các màu được sử dụng trong nhóm FD&C
Màu Xanh lá Vàng Đỏ Xanh lơ Tím
No
1, 2, 3 5, 6 2, 3, 4 1, 2 1
Nhóm D và C
Bảng 2.7. Các màu được sử dụng trong nhóm D&C
Màu Xanh lá Vàng Đỏ Cam Xanh lơ
No
5, 6
7, 10,
11
6, 7, 8, 9, 10, 11,
12, 13, 17, 19, 21,
22, 23, 27, 28, 30,
31, 33, 34, 36, 37
4, 5, 6, 8,
10, 11, 12,
17
4, 6
Nhóm Ext D và C: Vàng : No
7
Ngoài các màu theo quy định, có thể sử dụng các màu sau nhưng không
được vượt quá 6% tính theo khối lượng:
+ D&C cam: No
4, 5, 17
+ D&C đỏ: No
5, 7, 9, 10, 11, 12, 13, 19, 33
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
26
Những màu sau được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng
(sản phẩm chăm sóc răng miệng có các quy định tương tự như dược phẩm), khi
sử dụng phải chú ý đến giới hạn khuyến cáo cho phép.
+ D&C cam: No
4, 5
+ D&C đỏ: No
8, 12, 19, 33, 37
Lưu ý: đối với những sản phẩm có sử dụng phẩm màu, phải sử dụng nước
đã khử ion và tiệt trùng nhằm hạn chế tối đa sự phân hủy màu gây ra bởi vết kim
loại và vi sinh vật.
9. Hƣơng liệu tinh dầu (chất tạo mùi)
Hương liệu tự nhiên chủ yếu có nguồn gốc từ tinh dầu.
Một số tinh dầu quan trọng: hoa hồng, trầm hương húng quế, tràm, bạch
đàn, sả java, bạc hà, bạch đàn chanh, màng tang..
Một số loại động vật có các tuyến hormon tiết ra các chất có mùi thơm
như cá voi, chồn hương… Các hợp chất thơm này được chiết tách để dùng trong
hương liệu mỹ phẩm (ví dụ xạ hương, cầy hương, long diền hương).
Ngoài ra, còn có một số hương liệu được bán tổng hợp.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
27
Bài 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NƢỚC SỬ DỤNG TRONG
SẢN XUẤT MỸ PHẨM
Trong tất cả nguyên liệu để sản xuất mỹ phẩm, nước là nguyên liệu được
sử dụng nhiều nhất, không có nước, số lượng sản phẩm mỹ phẩm sẽ giảm đáng
kể, do giá thành thấp lại chiếm nhiều trong thành phần mỹ phẩm. Trong toàn bộ
lượng nước sạch trên hành tinh chúng ta, chỉ có 0,03% là có thể sử dụng ngay
được.
1. Tính chất và công dụng của nƣớc trong ngành mỹ phẩm
Nước là một trong những chất cực kỳ hoạt động, hoạt động nhiều hơn so
với hầu hết các nguyên liệu sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm, nên mức độ phá
hủy của nước cũng lớn: ăn mòn kim loại, phân hủy các chất vô cơ và hữu cơ.
Trong sản xuất mỹ phẩm, nước được sử dụng chủ yếu khi làm dung môi hoặc để
pha loãng hơn là một thành phần thiết yếu. Khi kết hợp với các chất khác, nước
tạo thành phần quan trọng của dầu gội đầu, sản phẩm tắm rửa… Do rẻ tiền và dễ
kiếm, nước đóng vai trò quan trọng trong sản xuất mỹ phẩm. Tuy nhiên, cần
quan tâm đến chất lượng nước khi sử dụng.
2. Thành phần của nƣớc
Thông thường, nước có chứa các ion vô cơ như Ca2+
, Na+
, K+
, HCO3
-
,
SO4
2-
, Cl-
và SiO3
2-
… Ngoài ra, nước có thể chứa một lượng nhỏ chất hữu cơ,
đặc biệt là các acid humic và acid fulvic, aminoacid, carbohydrat và protein, các
alkan, alken phân tử lớn và một số hợp chất sulfua.
3. Một số yếu tố ảnh hƣởng lên chất lƣợng nƣớc trong sản xuất mỹ phẩm
Ảnh hưởng của các ion vô cơ trong nước
Nước cấp từ nhà máy nước vẫn còn một lượng lớn muối Na, Ca, Mg, K,
các kim loại nặng, đặc biệt là Hg, Cd, Zn, Cr, cũng như vết sắt, vết kim loại khác
có thể sinh ra từ ống dẫn. Trong sản xuất các loại sản phẩm nước như nước thơm
và nước dùng sau cạo râu (chứa 15-40% nước), khi có mặt các ion kim loại như
Ca, Mg, Fe, và Al có thể sự hình thành các chất kết tủa, làm mất phẩm chất sản
phẩm. Khi sản phẩm có mặt các hợp chất hữu cơ dạng phenolic (chất chống oxy
hóa và chất ổn định), các ion kim loại như Fe sẽ phản ứng và tạo thành những
chất gây đổi màu sản phẩm.
Trong sản xuất các sản phẩm dạng nhũ tương, sự có mặt của các ion vô cơ
có điện tích cao như Mg và Zn có thể làm mất cân bằng tĩnh điện của các chất
hoạt động bề mặt, từ đó ảnh hưởng đến độ bền nhũ tương. Cũng như sự hiện diện
của các ion này trong pha nước cũng có thể tăng độ nhớt sản phẩm như kem,
nước thơm (gội và tắm), xà phòng tắm và một số sản phẩm khác.
Ảnh hưởng của vi sinh vật
Hoạt động của vi sinh vật sẽ làm hỏng sản phẩm mỹ phẩm do sự phát sinh
mùi hoặc màu lạ. Rất nhiều vi sinh vật như vi khuẩn, vi nấm ngoài việc làm hỏng
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
28
sản phẩm còn có thể gây hại đến người tiêu dùng. Vì vậy, tất cả nguyên liệu,
dụng cụ, thiết bị… có liên quan đến sản xuất cần phải được tiệt trùng hiệu quả.
Thông thường số lượng vi sinh vật trong nước cung cấp biến đổi thất
thường, do mức độ phát triển của vi sinh vật phụ thuộc vào độ bẩn của nước. Sự
nhiễm bẩn của nước phụ thuộc vào cách sắp xếp đặt đường ống, hệ thống lưu trữ,
mức độ thường xuyên sử dụng hệ thống phân phối.
4. Xử lý làm sạch nƣớc cấp
Loại ion vô cơ: có thể sử dụng các phương pháp trao đổi ion, chưng cất,
siêu lọc, thẩm thấu ngược…
Loại vi sinh vật có thể sử dụng các phương pháp như xử lý hóa học, xử lý
nhiệt, lọc, xử lý bằng tia UV, thẩm thấu ngược. Chúng có thể được sử dụng riêng
rẽ hoặc kết hợp với nhau
5. Hệ thống cung cấp nƣớc
Chất lượng của nước sử dụng phụ thuộc vào chất lượng nước cấp, hệ
thống, bản chất của vật liệu chế tạo, cách thiết kế và bảo dưỡng hệ thống.
Vật liệu
Vật liệu cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Vật liệu lý tưởng để chế tạo
đường ống cung cấp nước là thép không gỉ, nhưng do giá thành cao nên chưa
được dùng phổ biến. Hiện nay, nhiều hệ thống cung cấp sử dụng đường ống bằng
nhựa, đặc biệt là loại ống được chế tạo từ PVC, PP và ABS… Nhược điểm của
vật liệu nhựa là không chịu được tác động của nhiệt và có thể giải phóng những
cấu tử trong nhựa làm ô nhiễm nước như: chất xúc tác, chất tạo màu, chất hóa
dẻo, chất chống oxy hóa, chất bôi trơn, chất chống keo tụ, chất làm giảm tĩnh
điện, chất làm tăng sức bền và monome, polyme phân tử nhỏ…
Quản lý hệ thống cung cấp nước
Lúc lắp đặt cần giữ tất cả đường ống và những thiết bị phụ tùng ở điều
kiện sạch sẽ và tất cả những nắp đậy, thiết bị lọc bụi khác phải phù hợp với cả hệ
thống.
Nếu như đặt mua hệ thống thì cần phải giữ thùng chứa sạch sẽ và thay đổi
bộ lọc, đèn chiếu UV với tần số thích hợp.
Khi sử dụng, cần kiểm tra độ dẫn điện của nước thường xuyên, và cột
nhựa trao đổi ion phải được thay hoặc là tái sinh đúng lúc. Tương tự, cần kiểm
tra mức độ ô nhiễm vi sinh vật ít nhất là một lần trong một tuần. Toàn bộ hệ
thống cần được làm sạch bằng phương pháp hóa học khi gặp sự cố đầu tiên.
Tóm lại, nếu hệ thống tinh lọc nước được thiết kế phù hợp và được bảo
quản tốt thì sẽ cung cấp đủ nước với chất lượng cao, cho sản xuất ở bất cứ lúc
nào.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
29
Bài 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN BAO BÌ ĐÓNG GÓI
MỸ PHẨM
Theo thông tư 06 của Bộ Y tế, bao bì thương phẩm của mỹ phẩm là bao bì
chứa đựng mỹ phẩm và lưu thông cùng với mỹ phẩm, gồm 2 loại: bao bì trực tiếp
và bao bì ngoài.
Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng
hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối,
hàng hóa.
Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao, gói một hoặc một số đơn vị hàng hóa
có bao bì trực tiếp.
1. Chức năng bao bì mỹ phẩm
Bao bì đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất hàng hóa, đặc biệt là
những loại hàng hóa tiêu dùng. Bao bì có chức năng bảo vệ sản phẩm, tạo sự tiện
lợi trong sử dụng, gây ấn tượng đầu tiên với khách hàng và góp phần làm tăng
giá trị hàng hóa. Giữa hai loại sản phẩm có chất lượng ngang nhau, người tiêu
dùng sẽ chọn mua loại sản phẩm nào có bao bì tốt hơn.
Sản phẩm mỹ phẩm do đặc thù được sử dụng trong chăm sóc sắc đẹp nên
có bao bì phải bảo đảm tính thẩm mỹ cao.
Một số yêu cầu, chức năng của bao bì mỹ phẩm:
+ Chức năng bảo vệ
+ Tiện lợi
+ Lôi cuốn khách hàng
2. Nguyên tắc sản xuất bao bì
+ Chứa đựng được sản phẩm
+ Ngăn giữ được sản phẩm
+ Bảo vệ được sản phẩm
+ Nhận dạng được sản phẩm
+ Bán được sản phẩm một cách nhanh nhất
+ Thể hiện những nét đặc trưng cho sản phẩm
+ Cần tính toán những chi phí có liên quan đến thị trường, lợi nhuận để đưa
ra giá bán sản phẩm sao cho thích hợp với đặc trưng của nó
3. Các dạng bao bì
+ Chai và lọ thủy tinh: thủy tinh có khả năng bảo vệ sản phẩm hoàn toàn tốt,
không có cái gì có thể xuyên qua nó, không bị ăn mòn, rất hiếm khi bị vi sinh vật
tấn công và hầu như không bị ảnh hưởng bởi tất cả các loại sản phẩm mỹ phẩm.
Nhược điểm là nặng, cồng kềnh, dễ vỡ.
+ Hộp bằng kim loại Một số vật liệu thông dụng: nhôm và thiếc. Nhôm
được sử dụng rộng rãi trong các dạng bình, hộp, lá nhôm.., có ưu điểm chống
chịu ăn mòn, dễ định dạng… Thiếc chủ yếu được dùng để phủ lên bề mặt các
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
30
kim loại khác (chủ yếu là thép) để tăng khả năng chống chịu ăn mòn và giảm giá
thành vật liệu.
+ Các loại ống bằng chất dẻo: có những ưu điểm sau: không bị ăn mòn, nhẹ,
dễ gia công, tạo hình, trơ hóa học, vật liệu trong suốt hoặc dễ nhuộm màu. Nhược
điểm: dễ bị lão hóa khi tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt, không đảm bảo kín hoàn
toàn, hương, khí… có thể khuếch tán qua thành bao bì, khí bên ngoài có thể xâm
nhập vào trong, gây nhiễm khuẩn sản phẩm.
+ Dạng túi nhỏ tiện dùng, vừa đủ cho một lần sử dụng.
+ Hộp dạng ống nhiều mỹ phẩm ở dạng thỏi rất tiện lợi khi sử dụng (son
môi…). Khi sử dụng, các ống chất dẻo có thể vặn được, để lộ một phần thỏi son
ra ngoài và khi không cần, thỏi son được vặn trở lại vị trí cũ.
+ Chai bằng chất dẻo: có ưu điểm nhẹ, chiếm ít chỗ, tránh được sự đổ vỡ,
có thể sử dụng một dãy màu rộng và in ấn dễ dàng. Nhược điểm: không có độ
bền hóa học, dễ làm mất nước hoặc hương thơm do khuếch tán.
+ Các loại hộp bằng giấy: có nhiều hạn chế, chủ yếu sử dụng các dạng bìa
cứng làm các hộp đựng, hoặc dạng bìa tráng nhựa để đựng một số sản phẩm như
kem…
4. Kiểm tra bao bì
Việc kiểm tra bao bì nhằm đảm bảo chất lượng của bao bì xuất xưởng, khả
năng sử dụng của bao bì, đồng thời loại bỏ các bao bì không đáp ứng được yêu
cầu. Việc kiểm tra bao bì được thực hiện hai lần: một lần trong quy trình sản xuất
bao bì và một lần trước khi đưa vào quy trình đóng gói sản phẩm.
Tính thấm
Nước: đối với mỗi sản phẩm, hàm lượng nước mất mát cho phép phải nằm
trong giới hạn cho phép. Ví dụ, kem đánh răng chứa khoảng 20% nước, dầu gội
đầu chứa khoảng 75% nước, lượng nước mất mát của hai sản phẩm này không
được vượt quá 20% lượng nước ban đầu.
+ Tính thấm của bao bì phụ thuộc vào vật liệu làm bao bì. Ví dụ, giấy không
tráng nhựa không có khả năng chống thấm, chất dẻo chống thấm tốt, thủy tinh
chống thấm tốt nhất.
+ Bao bì được đo tính chống thấm hai lần. Lần đầu để kiểm tra vật liệu trước
khi sản xuất bao bì, lần sau kiểm tra ở dạng bao bì thành phẩm. Số liệu thu được
bằng cách đo sự hao hụt của các gói hàng bằng phương pháp cân trong khoảng
thời gian nhất định ở điều kiện ổn định về nhiệt độ và độ ẩm. Sau đó xây dựng đồ
thị biểu diễn lượng ẩm hao hụt so với lượng ẩm có mặt ban đầu. Từ đó, người ta
xác định được loại vật liệu và hình dáng bao bì thích hợp cho từng loại sản phẩm
Hương thơm: không thể xác định bằng phương pháp cân khối lượng. Trong
phòng thí nghiệm có thể dùng phương pháp sắc kí để khảo sát sự thất thoát
hương thơm, hoặc đơn giản hơn có thể sử dụng cảm quan, thông qua kinh
nghiệm của người quan sát.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
31
Độ bền
Nhà sản xuất mỹ phẩm với tư cách là người sử dụng bao bì thành phẩm
tiến hành một số đo lường đơn giản để có thể giải thích hay đoán được một số
hiện tượng liên quan có thể xảy ra. Thông thường, người ta đo độ bền kéo, độ
bền nổ, độ bền xé và độ bền va đập, riêng đối với những bao bì bằng thủy tinh và
chất dẻo, cần được kiểm tra thêm khả năng rơi vỡ. Các phép đo phải được đặt
trong điều kiện nhiệt độ đã chuẩn hóa vì nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến lý tính
của bao bì.
Những kết quả này giúp đưa ra những phương án thiết kế bao bì có độ bền
cao. Như đối với bao bì thủy tinh, người ta tìm cách kết cấu góc chai, làm giảm
bề mặt bị va đập khi rớt và thay đổi chiều cao chai cho phù hợp.
Đối với bao bì ngoài, chủ yếu là các loại bao bì giấy, có vai trò bảo vệ bao
bì trong, có yêu cầu thấp hơn về độ bền cơ học.
Tính tương hợp
Phương pháp đơn giản nhất để kiểm tra tính tương hợp của bao bì đối với
sản phẩm là kiểm tra sự tương tác trực tiếp của chúng bằng cách ngâm vật liệu
vào sản phẩm môi trường kín trong một khoảng thời gian nhất định. Các thông số
vật liệu làm bao bì và sản phẩm như màu sắc, hình dạng, cấu trúc, khối lượng
bao bì được quan sát và đánh giá, từ đó đưa ra kết luận về khả năng sử dụng vật
liệu làm bao bì.
Ngoài vật liệu chính, người sản xuất cần phải kiểm tra những vật liệu liên
quan như lớp lót trên nắp, nút… để xác định được ảnh hưởng đồng bộ của bao bì
lên sản phẩm.
CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ CHƢƠNG II
1. Kể tên các thành phần cơ bản sử dụng trong mỹ phẩm. Nêu các vai trò có thể
có của các tá dược sau: tinh dầu ngọc lan tây, BHA, Tween 80, glycerin,
nipagin, acid stearic, pigment orange 5.
2. Trình bày vai trò chất diện hoạt, cách lựa chọn chất diện hoạt.
3. Nêu các tính chất của chất giữ ẩm lý tưởng.
4. Nêu các tính chất của chất bảo quản lý tưởng.
5. Nêu các tính chất của các chất chống oxi hóa lý tưởng.
6. Phân loại các chất màu, trong các nhóm chất màu trên, nhóm chất nào cần có
sự quản lý chặt chẽ, vì sao?
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
32
Chƣơng III: CÁC SẢN PHẨM ĐẶC TRƢNG
Mục tiêu học tập:
1. Nắm được mục đích, các thành phần cơ bản, quy trình bào chế chung vác
sản phẩm đặc trưng mỹ phẩm chăm sóc da và môi.
2. Nhận biết và nêu được vai trò các thành phần cơ bản trong công thức bào
chế cụ thể một số các chế phẩm mỹ phẩm thuộc 2 nhóm trên.
3. Nêu được cơ chế bảo vệ của kem chống nắng, chỉ số SPF và ý nghĩa.
-------------------------------------------------------------------------------------
Bài 1: MỸ PHẨM CHĂM SÓC DA
1.1.Dạng phấn
Mục đích và yêu cầu
Mục đích tạo một lớp mỏng mịn màng trên da, có tác dụng hút ẩm và
nhờn, mượt mà không gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng
Yêu cầu
+ Đạt độ phủ nhất định và tính lan rộng tốt
+ Có độ bám dính, hút ẩm và nhờn tốt
+ Tạo nét tươi trẻ
+ Không tạo cảm giác khó chịu, Không gây dị ứng, không độc
+ Màu và hương phải phù hợp
1.1.1. Dạng phấn mặt
Nguyên liệu
Nguyên liệu làm tăng độ phủ trên da: TiO2, ZnO, Kaolin, MgO
Nguyên liệu hút ẩm và nhờn, loại trừ tính bóng nhờ hoặc loang phấn:
kaolin, tinh bột xử lý, CaCO3, MgCO3, cellulose vi tinh thể, các loại chất dẻo…
Nguyên liệu làm phấn có khả năng lan rộng và có tính bám dính tốt: M-
stearat (M= Mg, Zn), talc (yêu cầu: trắng, sáng, không lẫn tạp có hại như thạch
miên gây ung thư phổi, bào tử vi sinh vật gây bệnh, kích thước hạt lọt qua rây
200). Các chất trợ dính (cetyl alcol, stearyl alcol, glycerin monostearat…).
Nguyên liệu tạo nét tươi trẻ: tinh bột gạo xử lý.
Hương và màu: màu vô cơ hoặc hữu cơ (không nên sử dụng những loại
phẩm màu hoàn toàn tan trong nước hoặc trong dầu).
Một số công thức cơ bản
Phấn trong
Thành phần %
Talc 80
ZnO 5
Zn stearat 5
Tinh bột 10
Hương, màu vd
Phấn có độ mờ đục cao
Thành phần %
Talc 30
ZnO 24
Zn stearat 6
Vôi 40
Hương màu vd
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
33
Phấn mỡ (dùng cho da khô, sần)
Thành phần Phần
Vaselin 50
Sáp ong trắng 40
Sáp dầu hỏa 40
Stearin 20
Glycerin monostearat 75
Phương pháp bào chế
Nấu chảy những nguyên liệu mỡ với nhau, thêm 500 phần nước nóng, vừa
cho vừa khuấy tiếp tục đến khi nhũ tương hình thành.
Thêm 1000 phần bột talc vào.
Trộn đều, cho qua lưới lọc và phối hương vào.
Sơ đồ công nghệ
Hình 3. 1. Sơ đồ quy trình bào chế dạng phấn
1.1.2. Dạng phấn hồng
Thành phần: hoàn toàn giống phấn mặt nhưng có liều lượng chất bám dính cao
hơn.
Một số công thức cơ bản
Công thức nền phấn
Nền %
Sáp ong 12
Mỡ cừu 2
Dầu khoáng 86
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
34
Công thức phấn hồng (tướng dầu)
Nguyên liệu %
Talc 48
Kaolin 16
Zn stearat 6
ZnO 5
MgCO3 5
Tinh bột 10
TiO2 4
Màu 6
Hương vd
Nền phấn vd
Sơ đồ quá trình bào chế
Tương tự với dạng phấn mặt.
1.2.Mỹ phẩm cho mắt
Mỹ phẩm cho mắt dùng trang điểm xung quanh mắt: mí mắt, lông mi,
lông mày, khoảng giữa mắt và lông mày.
Mỹ phẩm cho mí mắt gồm: mỹ phẩm cho lông mi, mỹ phẩm cho vùng da
xung quanh mắt, bút chì vẽ lông mày.
1.2.1. Mỹ phẩm cho lông mi
Mục đích: làm tăng vẻ đẹp của mắt.
Phân loại
Mascara nền sáp: nguyên liệu chính gồm parafin, sáp carnauba, lanolin
giống nền của phấn sáp, nhưng tính chất phủ mềm hơn, người ta còn cho thêm
lượng lớn glyceryl monostearat hay triethanolamin stearat. Hai chất này còn có
tính chất tăng độ bám dính sản phẩm trên lông mi. Ngoài ra để tạo màu đen,
người ta dùng lampblack (bồ hống ống khói). Mặc dù sản phẩm là nền sáp nhưng
phân bố tốt trong nước nên rửa dễ dàng.
Mascara dạng kem có nền kem tan. Phẩm màu tan trong dầu. Phải có thêm
các chất làm ẩm để giảm sức căng bề mặt.
Mascara dạng lỏng được sử dụng rộng rãi vì dễ chảy đều lên lông mi.
Nguyên tắc phối chế: phân tán tốt bột màu trong dung dịch sệt.
1.2.2. Mỹ phẩm cho vùng xung quanh mắt
Mục đích làm nổi bật đôi mắt nhờ màu đậm xung quanh mắt, có thể làm nổi bật
bằng cách thêm một ít chất tạo óng ánh như bismuth oxyclorid, mica được phủ
với TiO2, ánh vàng của bột nhũ Cu, ánh bạc của bột nhũ Ag… Màu sử dụng
thường là xanh lơ, xanh lá, hồng, tím…
Viết chì kẻ mắt có ruột là hỗn hợp carbon black và phấn nền.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
35
Một số công thức cơ bản
Mascara nền sáp
Thành phần %
Glyceryl monostearat 60
Parafin 15
Carnauba wax 7
Lanolin 8
Lup black 10
Mascara dạng lỏng
Thành phần %
Rosin (dung dịch alcol 10%) hoặc ethylcellulose 3
Dầu thầu dầu 3
Ethylalcol 84
Lampblack 10
1.3.Dạng kem
Yêu cầu chung
+ Ổn định trong thời gian dài, không bị phân lớp (tất cả dạng kem đều ở
dạng nhũ tương, thường là nước trong dầu hay dầu trong nước)
+ Màng kem tạo trên da phải mỏng, đều, mềm mại, có độ mịn, độ bóng và
bám tốt trên da
+ Không gây cảm giác khó chịu và có pH thích hợp với da
+ Dễ sử dụng và bảo quản
+ Không độc
+ Đạt được tiêu chuẩn chung theo quy định dành cho sản phẩm
Phân loại kem
1.3.1. Kem tẩy
Dùng vào buổi sáng hay tối để tẩy sạch da, có hai dạng kem là nhũ tương
o/w hoặc w/o với % dầu 30 – 70%, lotion có % dầu 15-30%.
Công dụng và yêu cầu
+ Tẩy rửa các chất bẩn, chất nhờn, các tế bào chết, chất bẩn do trang điểm
để lại ra khỏi da.
+ Dễ tan ra trên da và không gây dị ứng da
+ Sau khi tẩy rửa, để lại trên da một lớp phim rất mỏng, tạo cảm giác sạch
sẽ, mềm mại, thoải mái cho da.
Thành phần
+ Thành phần cơ bản: pha dầu, pha nước, hệ nhũ hóa.
+ Các thành phần khác: chất làm đặc (parafin, sáp ong, benton…), chất làm
mềm (lanolin, cetyl alcol…), chất ổn định, mùi, chất bảo quản, chống nấm.
1.3.2. Kem tan và kem nền
Công dụng và yêu cầu
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
36
+ Dùng ban ngày để bảo vệ da và làm đẹp da đã được tẩy sạch
+ Làm mất lớp dầu trên da để các mỹ phẩm khác dễ dàng bám lên da
+ Lan ra nhanh trên da và hình như biến mất ngay sau khi bôi lên da
+ Làm mềm mại và giữ ẩm cho da
+ Có khả năng chống nắng để bảo vệ da (dùng ZnO + TiO2 nếu sản phẩm
đục, este anthranilat của alcol mạch dài dùng trong sản phẩm trong).
Thành phần: ở dạng nhũ tương dầu trong nước. Ngoài ra còn chứa các
chất làm mềm, chất làm ẩm, chất chống nắng, hương và chất bảo quản.
1.3.3. Kem tay và kem toàn thân
Công dụng và yêu cầu:
+ Làm mềm mại và làm ẩm lớp da bị hư hại
+ Kem toàn thân được áp dụng trên cơ thể nên thường ở dạng lotion hơn là
cream
+ Sử dụng dễ dàng và nhanh chóng, không để lại lớp film dính
+ Không dính vào các đồ vật mà tay tiếp xúc
+ Làm mềm da và làm liền da (đối với da bị nứt) mà không ảnh hưởng đến
sự bài tiết qua da
+ Không biến đổi theo nhiệt độ
+ Nên có màu và mùi nhẹ để tạo cảm giác dễ chịu khi sử dụng
Thành phần: giống các loại kem trên, ngoài ra còn có thêm các chất có tác
dụng làm liền và làm phẳng các chỗ da bị nứt nẻ (allation, phức của allation,
quaternium - 19) và chất sát trùng.
1.3.4. Kem chống nắng
Chỉ số SPF
Khả năng chống tia tử ngoại của chế phẩm được đánh giá phổ biến thông
qua chỉ số chống nắng SPF (Sun protection factor). Theo định nghĩa của FDA,
chỉ số SPF của một chế phẩm chống nắng là đại lượng biểu thị tương quan giữa
năng lượng mặt trời cần thiết để gây hiện tượng cháy nắng trên da được bảo vệ
và da không được bảo vệ bởi chế phẩm đó. Giá trị SPF càng cao, khả năng bảo
vệ của chế phẩm càng tốt.
Tuy nhiên chỉ số SPF chỉ thể hiện khả năng chống tia UVB là chủ yếu,
không phải là chỉ số phản ánh đầy đủ khả năng chống tia UVA của chế phẩm.
Khả năng chống tia UVA cần được đánh giá dựa trên hiện tượng sậm da tức thì
(Immediate Pigment Darkening IPD) và hiện tượng sậm da lâu dài (Psersitent
Pigment Darkening PPD).
Công dụng và yêu cầu
Hạn chế tác hại, bảo vệ da trước các tác hại của tia tử ngoại.
Thành phần
Ngoài thành phần chung của 1 công thức kem, còn có thêm các chất có vai
trò cản tia tử ngoại như:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
37
Chất chống nắng hữu cơ: PABA và p-aminobenzoates, salicylates,
cinnamates, benzophenones, anthranilates, dibenzoylmethanes, dẫn xuất
camphor, các hợp chất khác (ensulizol, silatriazol, bisoctrizol…).
Chất chống nắng vô cơ: TiO2, ZnO…
1.3.5. Kem đa năng
Công dụng và yêu cầu
+ Tạo một lớp nền tốt, không quá nhớt
+ Dễ hóa lỏng, dễ lan ra trên da
+ Có tác dụng làm mềm nhưng không để lại lớp film nhờn hay dính trên da
+ Để lại lớp màng dầu liên tục nhưng không bít kín lỗ chân lông trên da
Thực ra, không có một sản phẩm nào cùng lúc thỏa mãn được hết các yêu
cầu đã nêu trên, nhưng trong các yêu cầu đó, yếu tố có nhu cầu cao nhất có tính
năng cao nhất.
Thành phần: tương tự như các kem trên, thông dụng nhất là o/w với hàm
lượng dầu là 35-45%.
Một số công thức bào chế
Kem N/D rắn lỏng
Thành phần % %
Dầu parafin nhẹ 4,0 30,0
Isopropyl myristat 8 -
Lanolin - 8
Cerezin 19,2 -
Sáp vi tinh thể - 1
Sorbitan sesquinoleat 2,8 2,3
Tween 60 - 6,1
Titan dioxyd 3 -
Tá dược bột vd 8
Glycerin - 5
Chất bảo quản, hương, nước (vd) 100 100
Kem dùng nhiều mục đích
Thành phần % %
Acid stearic 15,0 15,0
Lanolin 4 2
Sáp ong 2 2
Dầu parafin (11) 23 24
Tween 85 1 -
Sorbitan trioleat (1,8) 1 -
PEG stearat (16,9) - 5
Sorbitol 12 10
Chất bảo quảng, hương, nước (vd) 100 100
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
38
Kem chống già
Thành phần %
Glucosylceramid 0,50
Dầu parafin 12,00
Squalan 3,00
Glyceryl stearat 1,50
Cholesterol 0,20
Alcol cetylic 0,50
Polysorbat 80 2,00
BHT 0,05
Dipropylen glycol 1,00
Methyl paraben/ propyl paraben 0,20
Carrageenan 0,30
Glycerin 5,00
Dinatri edetat 0,10
Acid mevalonic lacton 1,20
Nước tinh khiết (vd) 100
Kem chống nắng
Thành phần Số lượng (g)
Alcol cetylic 2,0
Acid stearic 2,0
Glycerin monostearat 2,0
Dầu parafin 18,0
Vaselin 5,0
Dầu silicon 3,0
Glycerin 5,0
Propylen glycol 4,0
Ethanol 96% 4,0
Carbopol 940 0,1
Triethanolamin 0,5
Tween 80 3,0
Titan oxyd hoặc kẽm oxyd bột mịn 5,0
Cao khô lô hội 0,04
Nipagin 0,18
Nipasol 0,02
Tinh dầu (ngọc lan tây, phong lữ) 4 giọt
Nước tinh khiết vđ 100
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Tập bài giảng MỸ PHẨM
39
Kem giữ ẩm, chống lão hóa da
Thành phần Số lƣợng (g)
Polyvinyl pyrolidon K.30 (PVP) 1,0
Tween 80 5,0
Ure 0,3
Magnesi sulfat heptahydrat 0,5
Propylen glycol 4,0
Glycerin 0,5
Nipagin 0,15
Nipasol 0,04
Cao Bạch quả 0,1
Glycerin monostearat 5,0
Vaselin 10,0
Dầu paraffin 2,0
Alcol cetylic 6,0
Alcol ceto-stearylic 4,0
Isopropyl myristat (IPM) 3,5
Vitamin E acetat 0,25
Vitamin A acetat 0,25
Tinh dầu (ngọc lan tây, oải hương) 4 giọt
Nước tinh khiết vđ 100
Quy trình bào chế
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình bào chế dạng kem
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf

More Related Content

What's hot

Thuc hanh bao che 1
Thuc hanh bao che 1Thuc hanh bao che 1
Thuc hanh bao che 1
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Huong lieu my pham
Huong lieu my phamHuong lieu my pham
Huong lieu my pham
DUY TRUONG
 
Bào chế
Bào chếBào chế
Bào chế
Haha090196
 
Ky thuat bao che thuoc bot vien tron
Ky thuat bao che thuoc bot vien tronKy thuat bao che thuoc bot vien tron
Ky thuat bao che thuoc bot vien tron
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai giang cong nghe san xuat xa phong va chat tay rua dai hoc thuy loi
Bai giang cong nghe san xuat xa phong va chat tay rua dai hoc thuy loiBai giang cong nghe san xuat xa phong va chat tay rua dai hoc thuy loi
Bai giang cong nghe san xuat xa phong va chat tay rua dai hoc thuy loi
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai giang quy trinh chiet xuat va dinh tinh flavonoid va saponin
Bai giang quy trinh chiet xuat va dinh tinh flavonoid va saponinBai giang quy trinh chiet xuat va dinh tinh flavonoid va saponin
Bai giang quy trinh chiet xuat va dinh tinh flavonoid va saponin
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tim hieu ve kem chong nang
Tim hieu ve kem chong nangTim hieu ve kem chong nang
Tim hieu ve kem chong nang
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm nghiệm một số loại thuốc
Kiểm nghiệm một số loại thuốcKiểm nghiệm một số loại thuốc
Kiểm nghiệm một số loại thuốc
Thit Tau
 
HỌC PHẦN HƯƠNG LIỆU VÀ MỸ PHẨM BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢ...
HỌC PHẦN HƯƠNG LIỆU VÀ MỸ PHẨM BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢ...HỌC PHẦN HƯƠNG LIỆU VÀ MỸ PHẨM BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢ...
HỌC PHẦN HƯƠNG LIỆU VÀ MỸ PHẨM BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thuốc nang
Thuốc nangThuốc nang
Thuốc nang
Nguyen Ha
 
Thuốc bột
Thuốc bộtThuốc bột
Thuốc bột
Nguyen Ha
 
Tanin va duoc lieu chua tanin
Tanin va duoc lieu chua taninTanin va duoc lieu chua tanin
Tanin va duoc lieu chua tanin
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Saponin duoc lieu chua saponin
Saponin duoc lieu chua saponinSaponin duoc lieu chua saponin
Saponin duoc lieu chua saponin
Nguyen Thanh Tu Collection
 
B12 thuốc tiêm
B12  thuốc tiêmB12  thuốc tiêm
B12 thuốc tiêm
Ngô Nguyễn Quỳnh Anh
 
So sánh thuốc tiêm và thuốc nhỏ mắt
So sánh thuốc tiêm và thuốc nhỏ mắtSo sánh thuốc tiêm và thuốc nhỏ mắt
So sánh thuốc tiêm và thuốc nhỏ mắt
thaoquyetminh
 
Thuốc phun mù 1
Thuốc phun mù 1Thuốc phun mù 1
Thuốc phun mù 1
Siêu Lộ
 
Viên nén
Viên nénViên nén
Tinh Dầu, Hương Liệu Phương Pháp Nghiên Cứu Và Ứng Dụng - Văn Ngọc Hướng
Tinh Dầu, Hương Liệu Phương Pháp Nghiên Cứu Và Ứng Dụng - Văn Ngọc Hướng Tinh Dầu, Hương Liệu Phương Pháp Nghiên Cứu Và Ứng Dụng - Văn Ngọc Hướng
Tinh Dầu, Hương Liệu Phương Pháp Nghiên Cứu Và Ứng Dụng - Văn Ngọc Hướng
nataliej4
 

What's hot (20)

Thuc hanh bao che 1
Thuc hanh bao che 1Thuc hanh bao che 1
Thuc hanh bao che 1
 
Chương 7 lipid
Chương 7 lipidChương 7 lipid
Chương 7 lipid
 
Huong lieu my pham
Huong lieu my phamHuong lieu my pham
Huong lieu my pham
 
Bào chế
Bào chếBào chế
Bào chế
 
Ky thuat bao che thuoc bot vien tron
Ky thuat bao che thuoc bot vien tronKy thuat bao che thuoc bot vien tron
Ky thuat bao che thuoc bot vien tron
 
Bai giang cong nghe san xuat xa phong va chat tay rua dai hoc thuy loi
Bai giang cong nghe san xuat xa phong va chat tay rua dai hoc thuy loiBai giang cong nghe san xuat xa phong va chat tay rua dai hoc thuy loi
Bai giang cong nghe san xuat xa phong va chat tay rua dai hoc thuy loi
 
Bai giang quy trinh chiet xuat va dinh tinh flavonoid va saponin
Bai giang quy trinh chiet xuat va dinh tinh flavonoid va saponinBai giang quy trinh chiet xuat va dinh tinh flavonoid va saponin
Bai giang quy trinh chiet xuat va dinh tinh flavonoid va saponin
 
Tim hieu ve kem chong nang
Tim hieu ve kem chong nangTim hieu ve kem chong nang
Tim hieu ve kem chong nang
 
Kiểm nghiệm một số loại thuốc
Kiểm nghiệm một số loại thuốcKiểm nghiệm một số loại thuốc
Kiểm nghiệm một số loại thuốc
 
Thuoc dat
Thuoc datThuoc dat
Thuoc dat
 
HỌC PHẦN HƯƠNG LIỆU VÀ MỸ PHẨM BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢ...
HỌC PHẦN HƯƠNG LIỆU VÀ MỸ PHẨM BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢ...HỌC PHẦN HƯƠNG LIỆU VÀ MỸ PHẨM BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢ...
HỌC PHẦN HƯƠNG LIỆU VÀ MỸ PHẨM BỘ MÔN KỸ THUẬT HÓA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢ...
 
Thuốc nang
Thuốc nangThuốc nang
Thuốc nang
 
Thuốc bột
Thuốc bộtThuốc bột
Thuốc bột
 
Tanin va duoc lieu chua tanin
Tanin va duoc lieu chua taninTanin va duoc lieu chua tanin
Tanin va duoc lieu chua tanin
 
Saponin duoc lieu chua saponin
Saponin duoc lieu chua saponinSaponin duoc lieu chua saponin
Saponin duoc lieu chua saponin
 
B12 thuốc tiêm
B12  thuốc tiêmB12  thuốc tiêm
B12 thuốc tiêm
 
So sánh thuốc tiêm và thuốc nhỏ mắt
So sánh thuốc tiêm và thuốc nhỏ mắtSo sánh thuốc tiêm và thuốc nhỏ mắt
So sánh thuốc tiêm và thuốc nhỏ mắt
 
Thuốc phun mù 1
Thuốc phun mù 1Thuốc phun mù 1
Thuốc phun mù 1
 
Viên nén
Viên nénViên nén
Viên nén
 
Tinh Dầu, Hương Liệu Phương Pháp Nghiên Cứu Và Ứng Dụng - Văn Ngọc Hướng
Tinh Dầu, Hương Liệu Phương Pháp Nghiên Cứu Và Ứng Dụng - Văn Ngọc Hướng Tinh Dầu, Hương Liệu Phương Pháp Nghiên Cứu Và Ứng Dụng - Văn Ngọc Hướng
Tinh Dầu, Hương Liệu Phương Pháp Nghiên Cứu Và Ứng Dụng - Văn Ngọc Hướng
 

Similar to TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf

Luận án: Nghiên cứu chế tạo vàng nano và một số ứng dụng, HAY
Luận án: Nghiên cứu chế tạo vàng nano và một số ứng dụng, HAYLuận án: Nghiên cứu chế tạo vàng nano và một số ứng dụng, HAY
Luận án: Nghiên cứu chế tạo vàng nano và một số ứng dụng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu sản xuất sản phẩm giàu lycopen từ quả cà chua và đánh giá hiệu quả...
Nghiên cứu sản xuất sản phẩm giàu lycopen từ quả cà chua và đánh giá hiệu quả...Nghiên cứu sản xuất sản phẩm giàu lycopen từ quả cà chua và đánh giá hiệu quả...
Nghiên cứu sản xuất sản phẩm giàu lycopen từ quả cà chua và đánh giá hiệu quả...
Man_Ebook
 
Sản Xuất Nước Giải Khát Lên Men Từ Dịch Chiết Đài Hoa Bụp Giấm Hibiscus Sabda...
Sản Xuất Nước Giải Khát Lên Men Từ Dịch Chiết Đài Hoa Bụp Giấm Hibiscus Sabda...Sản Xuất Nước Giải Khát Lên Men Từ Dịch Chiết Đài Hoa Bụp Giấm Hibiscus Sabda...
Sản Xuất Nước Giải Khát Lên Men Từ Dịch Chiết Đài Hoa Bụp Giấm Hibiscus Sabda...
PinkHandmade
 
Sản Xuất Nước Giải Khát Lên Men Từ Dịch Chiết Đài Hoa Bụp Giấm Hibiscus Sabda...
Sản Xuất Nước Giải Khát Lên Men Từ Dịch Chiết Đài Hoa Bụp Giấm Hibiscus Sabda...Sản Xuất Nước Giải Khát Lên Men Từ Dịch Chiết Đài Hoa Bụp Giấm Hibiscus Sabda...
Sản Xuất Nước Giải Khát Lên Men Từ Dịch Chiết Đài Hoa Bụp Giấm Hibiscus Sabda...
nataliej4
 
Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính cao trong quá trình lê...
Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính cao trong quá trình lê...Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính cao trong quá trình lê...
Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính cao trong quá trình lê...
Man_Ebook
 
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Thiết kế quy trình công nghệ làm khô khí trên giàn, HOT, 9đ
Đề tài: Thiết kế quy trình công nghệ làm khô khí trên giàn, HOT, 9đĐề tài: Thiết kế quy trình công nghệ làm khô khí trên giàn, HOT, 9đ
Đề tài: Thiết kế quy trình công nghệ làm khô khí trên giàn, HOT, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Tổng hợp hydrotalxit mang ức chế ăn mòn, HAY
Luận án: Tổng hợp hydrotalxit mang ức chế ăn mòn, HAYLuận án: Tổng hợp hydrotalxit mang ức chế ăn mòn, HAY
Luận án: Tổng hợp hydrotalxit mang ức chế ăn mòn, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bước đầu nghiên cứu quy trình sản xuất nước thanh long (hylocereus undatus) l...
Bước đầu nghiên cứu quy trình sản xuất nước thanh long (hylocereus undatus) l...Bước đầu nghiên cứu quy trình sản xuất nước thanh long (hylocereus undatus) l...
Bước đầu nghiên cứu quy trình sản xuất nước thanh long (hylocereus undatus) l...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, HAY
Nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, HAYNâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, HAY
Nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thốngPhân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Xác định hàm lượng crinamidin trong thuốc và thực phẩm bảo vệ sức k...
Luận văn: Xác định hàm lượng crinamidin trong thuốc và thực phẩm bảo vệ sức k...Luận văn: Xác định hàm lượng crinamidin trong thuốc và thực phẩm bảo vệ sức k...
Luận văn: Xác định hàm lượng crinamidin trong thuốc và thực phẩm bảo vệ sức k...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Phân lập một số chủng nấm men từ các nguồn tự nhiên có khả năng tăng sinh mạn...
Phân lập một số chủng nấm men từ các nguồn tự nhiên có khả năng tăng sinh mạn...Phân lập một số chủng nấm men từ các nguồn tự nhiên có khả năng tăng sinh mạn...
Phân lập một số chủng nấm men từ các nguồn tự nhiên có khả năng tăng sinh mạn...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát kết quả hoạt động tại Nhà thuốc Phúc An Quận 9, Thành phố Hồ Chí Min...
Khảo sát kết quả hoạt động tại Nhà thuốc Phúc An Quận 9, Thành phố Hồ Chí Min...Khảo sát kết quả hoạt động tại Nhà thuốc Phúc An Quận 9, Thành phố Hồ Chí Min...
Khảo sát kết quả hoạt động tại Nhà thuốc Phúc An Quận 9, Thành phố Hồ Chí Min...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
ssuser499fca
 
Luận văn: Thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota
Luận văn: Thành phần loài nấm lớn thuộc ngành MyxomycotaLuận văn: Thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota
Luận văn: Thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf (20)

Luận án: Nghiên cứu chế tạo vàng nano và một số ứng dụng, HAY
Luận án: Nghiên cứu chế tạo vàng nano và một số ứng dụng, HAYLuận án: Nghiên cứu chế tạo vàng nano và một số ứng dụng, HAY
Luận án: Nghiên cứu chế tạo vàng nano và một số ứng dụng, HAY
 
Nghiên cứu sản xuất sản phẩm giàu lycopen từ quả cà chua và đánh giá hiệu quả...
Nghiên cứu sản xuất sản phẩm giàu lycopen từ quả cà chua và đánh giá hiệu quả...Nghiên cứu sản xuất sản phẩm giàu lycopen từ quả cà chua và đánh giá hiệu quả...
Nghiên cứu sản xuất sản phẩm giàu lycopen từ quả cà chua và đánh giá hiệu quả...
 
Sản Xuất Nước Giải Khát Lên Men Từ Dịch Chiết Đài Hoa Bụp Giấm Hibiscus Sabda...
Sản Xuất Nước Giải Khát Lên Men Từ Dịch Chiết Đài Hoa Bụp Giấm Hibiscus Sabda...Sản Xuất Nước Giải Khát Lên Men Từ Dịch Chiết Đài Hoa Bụp Giấm Hibiscus Sabda...
Sản Xuất Nước Giải Khát Lên Men Từ Dịch Chiết Đài Hoa Bụp Giấm Hibiscus Sabda...
 
Sản Xuất Nước Giải Khát Lên Men Từ Dịch Chiết Đài Hoa Bụp Giấm Hibiscus Sabda...
Sản Xuất Nước Giải Khát Lên Men Từ Dịch Chiết Đài Hoa Bụp Giấm Hibiscus Sabda...Sản Xuất Nước Giải Khát Lên Men Từ Dịch Chiết Đài Hoa Bụp Giấm Hibiscus Sabda...
Sản Xuất Nước Giải Khát Lên Men Từ Dịch Chiết Đài Hoa Bụp Giấm Hibiscus Sabda...
 
Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính cao trong quá trình lê...
Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính cao trong quá trình lê...Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính cao trong quá trình lê...
Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính cao trong quá trình lê...
 
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
 
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
 
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
Luận văn: Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan c...
 
Đề tài: Thiết kế quy trình công nghệ làm khô khí trên giàn, HOT, 9đ
Đề tài: Thiết kế quy trình công nghệ làm khô khí trên giàn, HOT, 9đĐề tài: Thiết kế quy trình công nghệ làm khô khí trên giàn, HOT, 9đ
Đề tài: Thiết kế quy trình công nghệ làm khô khí trên giàn, HOT, 9đ
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
 
Luận án: Tổng hợp hydrotalxit mang ức chế ăn mòn, HAY
Luận án: Tổng hợp hydrotalxit mang ức chế ăn mòn, HAYLuận án: Tổng hợp hydrotalxit mang ức chế ăn mòn, HAY
Luận án: Tổng hợp hydrotalxit mang ức chế ăn mòn, HAY
 
Bước đầu nghiên cứu quy trình sản xuất nước thanh long (hylocereus undatus) l...
Bước đầu nghiên cứu quy trình sản xuất nước thanh long (hylocereus undatus) l...Bước đầu nghiên cứu quy trình sản xuất nước thanh long (hylocereus undatus) l...
Bước đầu nghiên cứu quy trình sản xuất nước thanh long (hylocereus undatus) l...
 
Nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, HAY
Nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, HAYNâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, HAY
Nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, HAY
 
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thốngPhân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
 
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
 
Luận văn: Xác định hàm lượng crinamidin trong thuốc và thực phẩm bảo vệ sức k...
Luận văn: Xác định hàm lượng crinamidin trong thuốc và thực phẩm bảo vệ sức k...Luận văn: Xác định hàm lượng crinamidin trong thuốc và thực phẩm bảo vệ sức k...
Luận văn: Xác định hàm lượng crinamidin trong thuốc và thực phẩm bảo vệ sức k...
 
Phân lập một số chủng nấm men từ các nguồn tự nhiên có khả năng tăng sinh mạn...
Phân lập một số chủng nấm men từ các nguồn tự nhiên có khả năng tăng sinh mạn...Phân lập một số chủng nấm men từ các nguồn tự nhiên có khả năng tăng sinh mạn...
Phân lập một số chủng nấm men từ các nguồn tự nhiên có khả năng tăng sinh mạn...
 
Khảo sát kết quả hoạt động tại Nhà thuốc Phúc An Quận 9, Thành phố Hồ Chí Min...
Khảo sát kết quả hoạt động tại Nhà thuốc Phúc An Quận 9, Thành phố Hồ Chí Min...Khảo sát kết quả hoạt động tại Nhà thuốc Phúc An Quận 9, Thành phố Hồ Chí Min...
Khảo sát kết quả hoạt động tại Nhà thuốc Phúc An Quận 9, Thành phố Hồ Chí Min...
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
 
Luận văn: Thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota
Luận văn: Thành phần loài nấm lớn thuộc ngành MyxomycotaLuận văn: Thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota
Luận văn: Thành phần loài nấm lớn thuộc ngành Myxomycota
 

More from Man_Ebook

Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Man_Ebook
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
Man_Ebook
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
Man_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
Man_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Man_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 

Recently uploaded

Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tếchương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
Qucbo964093
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PhuongMai559533
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 

Recently uploaded (13)

Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tếchương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 

TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC MỸ PHẨM DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA DƯỢC TẬP BÀI GIẢNG Môn học : Mỹ phẩm Mã môn học: PMY443 Số tín chỉ: 01 Lý thuyết: 01 Thực hành : 0 Dành cho sinh viên ngành: Dược sĩ Đại học Khoa : Dược Bậc đào tạo: Đại học Học kỳ : 2 Năm học : 2016 - 2017 Đà Nẵng, tháng 09 năm 2016
  • 2. MỤC LỤC Chƣơng I: ĐẠI CƢƠNG VỀ MỸ PHẨM..................................................................... 1 1. Lịch sử sử dụng mỹ phẩm...........................................................................................1 2. Định nghĩa...................................................................................................................1 3. Phân loại .....................................................................................................................2 4. Mục đích, tác dụng......................................................................................................3 5. Phạm vi sử dụng .........................................................................................................4 6. Đối tượng của mỹ phẩm (sinh lý cơ bản của các đối tượng mỹ phẩm)......................6 6.1. Da ........................................................................................................................6 6.2. Môi ......................................................................................................................8 6.3. Tóc.......................................................................................................................8 6.4. Móng..................................................................................................................10 6.5. Răng, miệng.......................................................................................................10 Chƣơng II: NGUYÊN LIỆU, THÀNH PHẦN DÙNG TRONG MỸ PHẨM.......... 12 Bài 1: CÁC NHÓM TÁ DƢỢC CƠ BẢN DÙNG TRONG MỸ PHẨM..................13 1. Dầu – mỡ - sáp..........................................................................................................13 2. Nhóm tá dược thân nước...........................................................................................14 3. Chất hoạt động bề mặt ..............................................................................................14 4. Chất giữ ẩm...............................................................................................................17 5. Chất sát trùng, diệt khuẩn .........................................................................................19 6. Chất bảo quản ...........................................................................................................19 7. Chất chống oxy hóa ..................................................................................................21 8. Chất màu...................................................................................................................23 9. Hương liệu tinh dầu (chất tạo mùi)...........................................................................26 Bài 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NƢỚC SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT MỸ PHẨM ........................................................................................................ 27 1. Tính chất và công dụng của nước trong ngành mỹ phẩm.........................................27 2. Thành phần của nước................................................................................................27 3. Một số yếu tố ảnh hưởng lên chất lượng nước trong sản xuất mỹ phẩm..................27 4. Xử lý làm sạch nước cấp...........................................................................................28 5. Hệ thống cung cấp nước ...........................................................................................28 Bài 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN BAO BÌ ĐÓNG GÓI MỸ PHẨM ...29 1. Chức năng bao bì mỹ phẩm ......................................................................................29 2. Nguyên tắc sản xuất bao bì.......................................................................................29 3. Các dạng bao bì.........................................................................................................29 4. Kiểm tra bao bì .........................................................................................................30
  • 3. Chƣơng III: CÁC SẢN PHẨM ĐẶC TRƢNG .......................................................... 32 Bài 1: MỸ PHẨM CHĂM SÓC DA ............................................................................32 1.1. Dạng phấn..........................................................................................................32 1.2. Mỹ phẩm cho mắt..............................................................................................34 1.3. Dạng kem...........................................................................................................35 Bài 2: MỸ PHẨM CHĂM SÓC MÔI..........................................................................40 2.1. Mục đích, yêu cầu..............................................................................................40 2.2. Thành phần ........................................................................................................40 2.3. Một số công thức...............................................................................................42 2.4. Quy trình sản xuất .............................................................................................43 Bài 3: MỸ PHẨM CHĂM SÓC MÓNG .....................................................................44 3.1. Sơn móng tay.....................................................................................................44 3.2. Một số ví dụ.......................................................................................................44 3.3. Quy trình sản xuất .............................................................................................45 Bài 4: MỸ PHẨM CHĂM SÓC RĂNG, MIỆNG ......................................................45 4.1. Yêu cầu..............................................................................................................45 4.2. Nguyên liệu .......................................................................................................45 4.3. Một số sản phẩm khác .......................................................................................47 4.4. Sơ đồ công nghệ bào chế...................................................................................48 Bài 5: MỸ PHẨM CHĂM SÓC TÓC .........................................................................50 5.1. Một số sản phẩm làm đẹp tóc............................................................................50 5.2. Dầu gội đầu (Shampoo).....................................................................................51 Bài 6: TỔNG QUAN QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỸ PHẨM ...................................55 Chƣơng IV: KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MỸ PHẨM................................................... 57 1. Tổng quan về kiểm tra và đánh giá mỹ phẩm...........................................................57 2. Kiểm tra mỹ phẩm ....................................................................................................58 3. Một số kỹ thuật trong phân tích mỹ phẩm................................................................72 4. Một số phương pháp phân tích các chế phẩm đặc trưng 4.1. Phân tích về tính chất vật lý ..............................................................................76 4.2. Phân tích về vi sinh vật......................................................................................79 4.3. Phân tích về hóa học..........................................................................................79 Chƣơng V: THỰC TRẠNG, MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG MỸ PHẨM ........................................................................................................................................ 82 1. Tình hình sử dụng mỹ phẩm.....................................................................................82 2. Một số chất bị cấm hoặc sử dụng giới hạn ...............................................................88 3. Những lời cảnh báo...................................................................................................91
  • 4. Tập bài giảng MỸ PHẨM 1 Chƣơng I: ĐẠI CƢƠNG VỀ MỸ PHẨM Mục tiêu học tập: 1. Trình bày được định nghĩa mỹ phẩm. 2. Trình bày được phân loại, mục đích sử dụng mỹ phẩm. 3. Trình bày được đặc điểm, cấu tạo, một số vấn đề liên quan và nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của các đối tượng của mỹ phẩm. ----------------------------------------------------------------------------------- 1. Lịch sử sử dụng mỹ phẩm Ngay từ những năm 4000 trƣớc công nguyên, người Ai Cập kẻ lông mày với Kohl - một loại kem được làm từ mỡ cừu trộn lẫn với bột hoặc chì antimon và bồ hóng. Họ cũng biết sử dụng phương pháp tắm với sữa và mật ong để chăm sóc sắc đẹp, đã biết dùng nguyên liệu thiên nhiên và cây cỏ xung quanh để làm mỹ phẩm trang điểm. Họ dùng đá khổng tước tán mịn, chì kẽm trắng, than hoặc bồ hóng để tô mắt, lông mày; dùng bột thạch cao để làm trắng da; tô điểm cho má và môi hồng bằng củ cải đỏ, trái anh đào… Khoảng những năm 100 sau công nguyên, người La Mã đã làm đẹp bằng cách sử dụng rượu vang để đánh má hồng, vẽ mặt và cơ thể bằng phấn để có màu trắng xanh. Họ thậm chí còn tạo ra phương pháp điều trị mụn trứng cá bằng cách kết hợp bột lúa mạch và bơ. Đối với lông mi, họ chuốt bằng một loại trầm hương màu đen. Người La Mã cũng nhuộm tóc, tuy nhiên khi đó họ lại sử dụng dung dịch kiềm, gây ra chứng rụng tóc và nhiều người phải đội tóc giả. Họ đã phát minh ra thuốc rụng lông. Vào thời trung cổ, hình xăm và các màu phấn mắt trở nên rất phổ biến, như màu xanh dương, xanh lá, xám và nâu. Trong khoảng thời gian này, chỉ có những người trong hoàng tộc, các quan tòa là được sử dụng mỹ phẩm. Nước hoa vào lúc đó đã trở nên phổ biến ở Pháp, và các cách thức làm trắng da được sử dụng cho khuôn mặt. Sản phẩm làm trắng được làm từ carbonat, hydroxyd và chì oxyd. Chúng là những chất có hại và lưu lại lâu trong cơ thể, gây nên những vấn đề về sức khỏe, tê liệt cơ hoặc thậm chí tử vong. Trong những năm 1900, ngành công nghiệp mỹ phẩm thương mại bắt đầu tăng trưởng đáng kể. Năm 1913, Mascara được phát triển bởi chuyên gia hóa học và nước hoa người Pháp Eugène Rimmel. Sản phẩm này khi đó vẫn còn khá hỗn độn và chưa phù hợp, nhưng nó không độc hại và trở nên phổ biến trên khắp châu Âu. Mascara được sử dụng trên toàn thế giới khi T.L. Williams đã tạo ra một sản phẩm tương tự cho công ty mới của mình, đó chính là Maybelline. Trong những năm 1900 sau đó, trang điểm đã trở thành một cách để phụ nữ thể hiện bản thân. Phụ nữ khi đó trang điểm tùy theo phong cách của họ, và không chạy theo các xu hướng. 2. Định nghĩa Định nghĩa gốc: Một chất hay chế phẩm bất kỳ dự kiến cho tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người … hoặc với răng lợi, niêm mạc miệng, chỉ với mục đích duy nhất hoăc chủ yếu là để làm vệ sinh, làm thơm hoặc bảo vệ chúng nhằm mục đích duy trì chúng ở điều kiện tốt, thay đổi hình thức hoặc điều chỉnh mùi hương cơ thể. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 5. Tập bài giảng MỸ PHẨM 2 Định nghĩa hiện nay: Theo định nghĩa mới nhất trong Nghị định của Cộng đồng châu Âu và cũng là trong “Hiệp định hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm”: “Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể (da, hệ thống lông, tóc, móng tay, móng chân, môi và phía bên ngoài cơ quan sinh dục) hoặc với răng và niêm mạc miệng, với mục đích duy nhất hoặc chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức và/hoặc điều chỉnh mùi cơ thể và/hoặc bảo vệ chúng hoặc giữ chúng trong điều kiện tốt”. Tên mỹ phẩm là tên được đặt cho một sản phẩm mỹ phẩm các ký tự cấu thành phải là kí tự có gốc chữ cái latin. Bằng cách bỏ bớt từ "nhằm mục đích" và thay thế ba chức năng và ba mục tiêu bằng sáu mục đích (7 - 12), khái niệm năm 1993 đã loại bỏ một số bất thường về luật pháp trong đó có nội dung đưa tất cả những sản phẩm trang điểm ra ngoài phạm vi những sản phẩm mỹ phẩm. Cần ghi nhận là trong khi cụm từ "duy nhất hoăc chủ yếu " đã được đổi thành "duy nhất hoăc chính" đã nhấn mạnh thực tế là các cơ quan quản lý đã nhìn nhận mỹ phẩm có thể có những chức năng ngoài 6 chức năng đã nêu. 3. Phân loại Có nhiều cách phân loại mỹ phẩm: + Phân loại theo đối tượng sử dụng (da, tóc, môi, răng…) + Phân loại theo dạng bào chế (dung dịch, hỗn dịch, gel, kem…) + Phân loại theo bản chất sử dụng (hóa mỹ phẩm, mỹ phẩm nguồn gốc thiên nhiên…) Hiện nay, trên các hệ thống văn bản, theo phụ lục I trong “Hiệp định hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm” cũng như theo Groot thì các sản phẩm mỹ phẩm được chia thành 20 nhóm. Tiêu chí để phân loại sản phẩm mỹ phẩm dựa vào tính năng, mục đích sử dụng, thành phần công thức, đường dùng của sản phẩm và định nghĩa về mỹ phẩm, gồm có + Các loại kem, nhũ tương, lotion, gel và dầu xoa (cho tay, chân, mặt…) + Các sản phẩm mặt nạ + Các chất nhuộm màu (chất lỏng, bột nhão hoặc bột) + Các loại phấn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, bột vệ sinh + Xà phòng vệ sinh, xà phòng khử mùi + Nước hoa, nước tắm, nước thơm + Các chế phẩm dùng để tắm (các muối, các chất tạo bọt, dầu, gel…) + Các chất làm rụng lông, tóc + Các chất khử mùi, chống tiết mồ hôi + Các sản phẩm dùng cho tóc  Thuốc nhuộm tóc và sáng màu tóc  Thuốc giữ nếp tóc  Thuốc làm quăn tóc D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 6. Tập bài giảng MỸ PHẨM 3  Thuốc chải tóc  Các sản phẩm làm sạch tóc, làm mượt tóc, làm đầu. + Các sản phẩm cạo râu + Các sản phẩm trang điểm và tẩy trang mặt, mắt + Các sản phẩm dùng cho môi + Các sản phẩm dùng cho răng và miệng + Các sản phẩm dùng cho móng tay, móng chân + Các sản phẩm dùng giữ vệ sinh + Các sản phẩm dùng khi tắm nắng + Các sản phẩm làm trắng da + Các sản phẩm chống nếp nhăn Riêng ở Mỹ, người ta định nghĩa mỹ phẩm như là một nghệ thuật để làm sạch, làm đẹp và giữ gìn cơ thể con người. Chức năng quản lý mỹ phẩm nằm trong liên đoàn thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm (Federal Food, Drug & Cosmetics – FDC). Như vậy, các chế phẩm bảo vệ da chống tia nắng mặt trời, chế phẩm chống sâu răng, các shampoo trị gàu và các chế phẩm chống ra mồ hôi và ngay cả những chế phẩm khử mùi cũng không được coi là các chế phẩm mỹ phẩm ở Mỹ. Những sản phẩm này được xếp vào nhóm các dược mỹ phẩm và việc phân phối, sử dụng theo những quy tắc chặt chẽ hơn. 4. Mục đích, tác dụng ASEAN đưa ra hướng dẫn về khoảng giao thoa giữa thuốc/mỹ phẩm liên quan đến nội dung nêu về công dụng của mỹ phẩm. Sản phẩm được xác định hoặc là "mỹ phẩm" hoặc là "thuốc" dựa trên hai yếu tố: + Thành phần công thức của sản phẩm, và + Mục đích sử dụng, dự kiến của sản phẩm Thành phần công thức: thành phần công thức của một sản phẩm không nhất thiết quyết định việc phân loại sản phẩm đó. Tuy nhiên, vấn đề hoàn toàn có thể xảy ra là một thành phần hay hàm lượng của một thành phần có thể làm cho sản phẩm không còn phù hợp với cách phân loại của một mỹ phẩm. Mục đích sử dụng dự kiến: Theo khái niệm của thuật ngữ "thuốc" và "mỹ phẩm" trong các luật lệ tương ứng, thì vấn đề mấu chốt trong việc phân loại một sản phẩm là mục đích sử dụng của nó. Công dụng sản phẩm ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng (package-insert), trên quảng cáo, và đặc biệt là trên nhãn sản phẩm, sẽ chỉ rõ cho người tiêu dùng biết được mục đích sử dụng dự kiến của sản phẩm. Nguyên tắc chung là sản phẩm mỹ phẩm chỉ được nêu những công dụng có lợi như một mỹ phẩm, chứ không phải là công dụng có lợi về y học hay điều trị. Các chế phẩm mỹ phẩm được sử dụng với một hoặc nhiều mục đích sau: + Dùng hằng ngày để giữ gìn vệ sinh và chăm sóc cơ thể như xà phòng, shampoo, kem đánh răng, kem giữ ẩm và kem làm sạch. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 7. Tập bài giảng MỸ PHẨM 4 + Dùng làm tăng vẻ đẹp và hấp dẫn: trang điểm, nhuộm tóc, uốn tóc, nhuộm móng tay, móng chân… + Tăng hấp dẫn bởi mùi dễ chịu (cải thiện mùi): chế phẩm khử mùi, nước hoa, súc miệng, sau khi cạo râu… + Bảo vệ da: sản phẩm dùng khi đi tắm nắng. + Cải thiện những khuyết tật ngoài da như bạch biến, tàn nhang… + Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng mỹ phẩm có thể cải thiện một cách sâu sắc yếu tố tâm lý của người sử dụng. 5. Phạm vi sử dụng Các sản phẩm mỹ phẩm được dùng cho mọi người, không phân biệt thành thị hay nông thôn, nam hay nữ, già hay trẻ, giàu hoặc nghèo… Năm 1974, ở Mỹ đã tiến hành một cuộc hội thảo khách hàng với 10 050 gia đình và tiến hành phỏng vấn khách hàng dùng mỹ phẩm, kết quả cho thấy rằng khách hàng dùng nhiều nhất là các sản phẩm như xà phòng (87%), sản phẩm đánh răng (làm trắng, bóng) (82%), nước gội đầu (80%), khử mùi và chống tiết mồ hôi (61%), súc miệng, làm cho hơi thở thơm tho (48%), bột talc (45%) và thuốc xức cho tay và cơ thể (43%). Còn các chế phẩm khác dùng với số lượng ít hơn (số khách hàng ít hơn) như các chế phẩm làm suôn tóc, làm thẳng tóc (dưới 1%), làm mềm râu (2%), làm rụng lông, tóc (3%), kem dùng cho mắt… Nghiên cứu mô hình sử dụng mỹ phẩm với 811 phụ nữ ở các thẩm mỹ viện thuộc Hoa Kì cho bảng 1. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 8. Tập bài giảng MỸ PHẨM 5 Bảng 1.1. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm ở các thẩm mỹ viện thuộc Hoa Kỳ ChÕ phÈm mü phÈm Sè ng-êi dïng Tû lÖ % N-íc géi ®Çu (shampoo) Kem ®¸nh r¨ng (toothpaste) Kem hoÆc lotio b«i mÆt N-íc hoa hoÆc n-íc toilet Son m«i Xµ phßng Lotio xøc toµn th©n Khö mïi, gi¶m må h«i Lµm bãng mÆt Ho¸ trang mÆt D-ìng da mÆt Kem hoÆc lotio xøc tay B«i mÝ mÆt T¾m hoÆc t¾m hoa sen (bät) Nhuém mãng tay, mãng ch©n PhÊn hång TÈy thuèc nhuém mãng Kem lµm s¹ch DÇu x¶ tãc Trang ®iÓm d¹ng láng TÈy trang Nhuém tãc Ch× kÎ m¾t DÇu t¾m Kem lµm rông l«ng, tãc Ch× kÎ l«ng mµy Thay ®æi mµu tãc Bét xoa mÆt Shampoo mµu Kem cho m¾t Xóc miÖng KÎ m¾t D¸n nguþ trang Muèi ®Ó t¾m Lµm cøng mãng tay Bét xoa toµn th©n Bét dïng cho ch©n Shampoo kh« Uèn tãc (ë nhµ) Lµm mãng nh©n t¹o 798 781 753 741 703 705 662 669 667 640 629 598 600 583 570 558 562 496 447 435 427 430 418 310 262 256 241 205 195 193 177 151 158 137 121 114 100 60 45 33 98 96 93 91 87 87 82 82 82 79 78 74 74 72 70 69 69 61 55 54 53 53 52 38 32 32 30 25 24 24 22 19 19 17 15 14 12 7 6 4 Thống kê này cho thấy rằng các sản phẩm mỹ phẩm dùng cho nam giới tăng lên đáng kể. Tình hình sử dụng mỹ phẩm không ngừng tăng lên, ở mọi quốc gia trên thế giới. Đối với nước ta, khi kinh tế chuyển sang hướng thị trường và đời sống D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 9. Tập bài giảng MỸ PHẨM 6 vật chất cũng như tinh thần của nhân dân ngày càng cao, việc sử dụng mỹ phẩm đúng mục đích là điều tất yếu và cũng ngày càng tăng. 6. Đối tƣợng của mỹ phẩm (sinh lý cơ bản của các đối tƣợng mỹ phẩm) Đối tượng của mỹ phẩm có thể chia thành 5 nhóm đối tượng chính sau: da, tóc, răng, móng, môi. Tìm hiểu những đặc điểm cấu tạo sinh học, một số vấn đề có thể gặp phải và một số chế phẩm mỹ phẩm để hiểu rõ hơn về các đối tượng của mỹ phẩm 6.1. Da 6.1.1. Đặc điểm cấu tạo sinh học Da là một lớp mỏng bao bọc xung quanh cơ thể, có cấu trúc phức tạp và có các chức năng sau: + Bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và các chất hóa học ở môi trường xung quanh, các tác nhân lý học làm hại cơ thể, sự thoát hơi nước của cơ thể. + Cảm giác + Điều hòa nhiệt độ cơ thể Cấu trúc 1-thân lông; 2- lỗ thoát mồ hôi; 3- hồng huyết cầu; 4-dây thần kinh; 5- cơ; 6-tuyến bã nhờn; 7-chân lông; 8- tuyến mồ hôi; 9-thần kinh cảm giác; 10-hồng huyết cầu; 11-tuyến mồ hôi; 12-mô mỡ; 13-tĩnh mạch; 14- dây thần kinh vận động; 15-động mạch; 16-lớp mỡ; 17-lớp bì; 18-lớp sừng Hình 1.1. Cấu tạo và các thành phần của da Da gồm các lớp riêng biệt được chia khác nhau về: yếu tố sinh lý, sinh hóa và hình dạng cấu tạo của chúng + Lớp biểu bì + Lớp sừng + Lớp bì + Lớp mỡ 6.1.2. Một số vấn đề liên quan đến da Sự lão hóa Biểu hiện lâm sàng được nhận biết qua sự xuất hiện các vết nhăn. Sự lão hóa da biểu hiện rõ qua sự giảm tính chất đàn hồi của da. Sự lão hóa da được chia ra làm hai loại: lão hóa tự nhiên và lão hóa quang học. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 10. Tập bài giảng MỸ PHẨM 7 Lão hóa tự nhiên: Khi tuổi tăng lên, các tế bào ở lớp bì (lớp cơ sở) phát triển chậm nên không thể tự thay đổi chính nó. Kết quả là lượng ẩm trong lớp sừng giảm, dẫn đến xu hướng tạo thành bó tế bào trên bề mặt da làm da bị tróc vảy, xù xì và khô. Độ tuổi càng cao, lớp bì càng trở lên mỏng hơn, các sợi đàn hồi yếu ớt hơn và số lượng sợi mềm tăng lên, tỷ lệ collagen được tổng hợp bị giảm vì thế xuất hiện các vết nhăn rõ trên da. Lão hóa quang học: hay còn gọi là lão hóa sớm, chồng lên lão hóa tự nhiên. Nguyên nhân do da bị phơi nắng liên tục, bề dày của sợi đàn hồi tăng, sợi collagen bị tổn thương và bị giảm tác dụng. Da bị lão hóa quang học chuyển màu vàng, bị khô, xuất hiện vết nhăn sâu, kém đàn hồi, bị tróc da và thường có màu sắc không đều. Một số vitamin có tác dụng chống lại sự lão hóa da như vitamin E, vitamin A và một số dẫn chất caroten. Độ ẩm của da Lớp sừng bình thường ở nhiệt độ 21o C, có độ ẩm tương đối 65%, lượng hơi ẩm xấp xỉ 10-15%. Khi mức chứa hơi ẩm từ 15-20%, các sợi mềm của lớp sừng căng ra dễ dàng và làm cho da có cảm giác mềm mại, mượt mà. Nếu lớp sừng có lượng hơi ẩm dưới 10% thì da bị khô, tạo vết nhăn trên bề mặt hoặc tạo thành những lớp vẩy. Đối với da bị khô, có thể làm da mềm trở lại bằng cách tăng hàm lượng ẩm trong lớp sừng bằng cách. + Dùng chất giữ ẩm + Tạo màng bán thấm Vitamin trong chăm sóc da Các vitamin cần cho da bao gồm: A, E, F, B1, B6, K, C. + Loại tan trong nước bao gồm B1, B6, C + Loại tan trong dầu gồm A, E, F, K Dưới tác dụng của nhiệt ánh sáng vitamin A và C (ít hơn) dễ bị phân hủy. Để tăng tính ổn định và hiệu quả sử dụng, người ta thường dùng trong viên nang collagen – vitamin. Viên nang này được phân hủy từ từ nhờ men trong da, giải phóng lượng vitamin cần thiết cho da, ngoài ra collagen còn là một thành phần của da có tác dụng làm căng da, làm da mịn màng. Sắc tố melamin Melamin được sinh ra do tác dụng của men thirocinazer từ thirocine (một loại acid amin) trong tế bào sắc tố melanosite có trong lớp nền của biểu bì. Melamin thường tồn tại chủ yếu ở hai dạng: melamin màu da và melamin màu đen. Đối với da bình thường melamin được đào thải ra ngoài nhờ ống tunrover. Nguyên nhân hình thành vết nám và tàn nhang: dưới tác dụng của tia tử ngoại, tuổi tác và di truyền của dòng họ có hiện tượng tạo tàn nhang (tích tụ sắc tố thành điểm từ 2-5mm, màu nhạt hoặc đậm) hay tạo các vết nám (tích tụ các sắc tố màu đen dạng mỏng ở má và trán), đó là hiện tượng sinh ra do sự tích lũy dư thừa sắc tố melamin màu đen. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 11. Tập bài giảng MỸ PHẨM 8 Nhóm acid AHAs và BHAs trong chăm sóc da AHAs và BHAs tuy đều là những nhóm acid có trong hoa quả và cây cỏ thiên nhiên, nhưng thành phần của chúng rất khác nhau. Mỗi loại đều có tính năng riêng biệt. Chăm sóc da mặt + Làm sạch da + Làm đẹp da 6.1.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm Một số sản phẩm được sử dụng với mục đích làm đẹp và cải thiện các vấn đề đề cập ở trên như phấn mặt, kem dưỡng da, kem chống ẩm, kem chống nắng… 6.2. Môi 6.2.1. Sinh lý môi So sánh sinh lý giữa môi với da được thể hiện ở bảng 2 Bảng 1.2. So sánh sinh lý giữa môi và da Phân loại Da Môi Tuyến nhờn Có Không Lớp sừng Dày Rất mỏng Thành phần giữ ẩm tự nhiên NMF Nhiều 0,76-1,27μmol/mg Ít 0,12mol/mg Tốc độ bay hơi nước Chậm 11-19g/mm2 hr Nhanh 78g/mm2 hr Lượng H2O Nhiều 30-39sμΩ Ít 16-25 sμΩ So với da, khả năng giữ ẩm của môi kém hơn và rất dễ bị khô, nứt nẻ, làm nảy sinh ra nhiều vấn đề đối với việc giữ ẩm cho môi khi sử dụng sản phẩm chăm sóc môi. Thực ra, không phải môi không có tuyến lông và tuyến nhờn, nhưng có ít và sâu trong môi, cộng thêm lớp sừng mỏng có những phần xốp mềm nhô lên không liên tục tạo cho môi những đặc tính: lượng nước trên môi thấp, môi không lông, không dầu, màu hồng khác da và có lằn sọc quanh môi. 6.2.2. Một số vấn đề liên quan đến môi + Sự bắt màu của môi: khả năng bắt màu khác biệt so với da. Khi bôi son, chỉ có phần xóp mô mềm nhô lên của môi là bắt màu, phần lõm của môi ít bắt màu. + Giữ ẩm cho môi: môi rất dễ bị khô, do đó giữ ẩm cho môi là một đích hướng đến của mỹ phẩm. 6.2.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm Cho đến nay, các dạng sản phẩm chính cho môi là son môi (với nhiều mục đích khác nhau như chống nẻ, làm đẹp…). 6.3. Tóc D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 12. Tập bài giảng MỸ PHẨM 9 6.3.1. Sinh lý tóc Cấu trúc: gồm 2 phần nang tóc và thân tóc (tủy, vỏ, tiểu biểu bì – 3 lớp này được bao quanh bởi 2 lớp bao, một là chất không định hình, keratin do những tế bào thuộc 1/3 bên dưới của nang tóc sản sinh) Hình 1.2. Cấu tạo tóc và cấu tạo sợi tóc Chu trình: mỗi sợi tóc đều qua 3 giai đoạn tăng trưởng (giai đoạn anagen, giai đoạn catagen, giai đoạn telogen). Thành phần: Tóc được hình thành từ những bó polypeptid (kerantin) tạo thành những phân tử mạch dài của các acid amin như: cystein, leucin, isoleucin, glutamic acid… trong đó cystein chiếm chủ yếu, chúng liên kết với nhau nhờ các liên kết khác nhau (van der waals, hydro, muối amid, muối disunfua). Các trạng thái của tóc: một sợi tóc có 4 trạng thái: gần chân tóc – tóc mới, biểu bì đều đặn, cách chân tóc 5 cm – tóc già hơn, biểu bì bị hư một phần, phần đuôi tóc – tóc bị tấn công cơ học nhiều, vỏ tóc gần như bị phơi ra, cuối sợi tóc – biểu bì bị mất, vỏ bị phơi bày hoàn toàn. 6.3.2. Một số vấn đề liên quan đến tóc và da đầu Các chất bẩn trên tóc: chất nhờn do tuyến bã nhờn tiết ra, mô hôi, các mảnh keratin bị già bong ra, sự lưu các sản phẩm chăm sóc tóc, lớp bụi khói không khí xung quanh. Gàu: Các tế bào ở bề mặt lớp sừng da đầu bị hủy hoại và phát sinh nhiều mảnh keratin nhỏ hay các vảy ly ty là điều bình thường. Nếu bất thường sẽ có thể xảy ra hai trường hợp: bị gàu khô và gàu thật sự. Một số bệnh khác của tóc: viêm da tiết bã, viêm nang lông, á sừng, vảy nến, tóc già, chí da đầu, thần kinh, rụng tóc… Vệ sinh chăm sóc tóc và da đầu: luôn giữ da đầu khô ráo và sạch sẽ, cố gắng tránh những tiếp xúc tác dụng quá mạnh lên da và tóc. 6.3.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 13. Tập bài giảng MỸ PHẨM 10 Do yêu cầu làm đẹp và sạch tóc hiện nay có một số sản phẩm chăm sóc tóc như: làm đẹp tóc (nhuộm, uốn, keo xịt…), làm sạch tóc (dầu gội đầu, xả…), ngoài ra còn một số sản phẩm chuyên biệt khác. 6.4. Móng 6.4.1. Sinh lý móng Cấu tạo: Móng tay có cấu tạo gồm 2 phần lớp móng và đĩa móng Tính chất: phát triển liên tục, móng phải phát triển nhanh hơn móng trái, móng giữa dài nhanh nhất, móng út chậm nhất, trai và gái có phát triển móng gần như nhau trong độ tuổi 19-23, tốc độ phát triển móng trong một tuần 0,2- 1,5mm/tuần. Hình 1.3. Cấu tạo móng 6.4.2. Một số vấn đề liên quan đến móng Bệnh không móng, bệnh rớt móng, lỏng móng, dòn móng, rách móng, hạt gạo, móng bị ố. 6.4.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm Cho đến nay, mỹ phẩm chính chăm sóc cho móng tay vẫn là sơn móng tay. 6.5. Răng, miệng 6.5.1. Sinh lý răng và miệng Miệng gồm phần cố định (răng, má lưỡi, lợi) và phần di động (nước bọt). Cấu tạo răng: răng được cố định trong các ổ xương bởi chân răng. Phần bên ngoài là thân răng, bao bọc bên ngoài chân răng là nướu. Nếu cắt đôi răng kể từ ngoài vào trong ta có: men răng, ngà răng, tủy răng. Nước bọt do các gân ở gò má và phần dưới lưỡi tiết ra, nó luôn luôn được đổi mới, bảo vệ và làm trơn nướu răng. Trong nước bọt chứa protein, muối, enzym, vi khuẩn và các chất kháng khuẩn. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 14. Tập bài giảng MỸ PHẨM 11 Hình 1.4. Cấu tạo răng 6.5.2. Một số vấn đề liên quan đến răng miệng Bệnh gây ra do vi sinh vật có hại trong miệng Bệnh khác: răng vàng ố, lõm chõm, răng nhạy cảm… 6.5.3. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm Cho đến nay, sản phẩm mỹ phẩm chính chăm sóc răng miệng vẫn là kem đánh răng, ngoài ra còn một số sản phẩm khác như nước súc miệng, kem tẩy trắng, kẹo trắng răng… CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ CHƢƠNG I 1. Trình bày định nghĩa mỹ phẩm. 2. Trình bày mục đích, phạm vi sử dụng mỹ phẩm. 3. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của da. 4. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của môi. 5. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của móng. 6. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của tóc. 7. Trình bày các đặc điểm sinh lý cơ bản, các vấn đề liên quan và nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của răng, miệng. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 15. Tập bài giảng MỸ PHẨM 12 Chƣơng II: NGUYÊN LIỆU, THÀNH PHẦN DÙNG TRONG MỸ PHẨM Mục tiêu học tập: 1. Trình bày được đặc điểm, vai trò các thành phần cơ bản của mỹ phẩm. 2. Trình bày được một số vấn đề liên quan đến nước sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm. 3. Trình bày được sơ lược về bao bì đóng gói mỹ phẩm. ------------------------------------------------------------------------------------- Để hình thành nên một sản phẩm mỹ phẩm cần có sự tham gia của nhiều thành phần, công đoạn. Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu một cách tổng quát về các thành phần nguyên liệu trong sản xuất mỹ phẩm, nước trong sản xuất và bao bì đóng gói mỹ phẩm. Theo nội dung của thông tư 06 của Bộ Y tế, cách ghi thành phần công thức có trong sản phẩm mỹ phẩm như sau: + Thành phần có trong công thức sản phẩm phải được ghi đầy đủ theo thứ tự hàm lượng giảm dần. Các thành phần nước hoa, chất tạo hương và các nguyên liệu của chúng có thể viết dưới dạng “hương liệu” (perfume, fragrance, flavour, aroma). Những thành phần với hàm lượng nhỏ hơn 1% có thể liệt kê theo bất kỳ thứ tự nào sau các thành phần có hàm lượng lớn hơn 1%. Các chất màu có thể được ghi theo bất cứ thứ tự nào sau các thành phần khác theo chỉ dẫn màu (CI) hoặc theo tên như trong Phụ lục IV (Annex IV) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. Những sản phẩm mỹ phẩm dùng để trang điểm, dưới dạng các màu khác nhau có thể liệt kê tất cả các chất màu trong mục “có thể chứa” hoặc “+/-”. + Nêu đầy đủ tỷ lệ phần trăm của các thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng tại các Phụ lục (Annexes) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. Giữa hàng đơn vị và hàng thập phân được đánh dấu bằng dấu phẩy (“,”). + Tên thành phần phải được ghi bằng danh pháp quốc tế (International Nomenclature of Cosmetic Ingredients - INCI) quy định trong các ấn phẩm mới nhất: Từ điển thành phần mỹ phẩm quốc tế (International Cosmetic Ingredient Dictionary), Dược điển Anh (British Pharmacopoeia), Dược điển Mỹ (United States Pharmacopoeia), Dữ liệu tóm tắt về hoá học (Chemical Abstract Services), Tiêu chuẩn Nhật Bản về thành phần nguyên liệu mỹ phẩm (Japanese Standard Cosmetic Ingredient), ấn phẩm của Nhật Bản về thành phần nguyên liệu mỹ phẩm (Japanese Cosmetic Ingredients Codex). Tên thực vật và dịch chiết từ thực vật phải được viết bằng tên khoa học bao gồm chi, loài thực vật (tên chi thực vật có thể rút ngắn). Các thành phần có nguồn gốc từ động vật cần nêu chính xác tên khoa học của loài động vật đó. + Những chất sau đây không được coi là thành phần của mỹ phẩm:  Tạp chất trong nguyên liệu được sử dụng.  Các nguyên liệu phụ được sử dụng vì mục đích kỹ thuật nhưng không có mặt trong sản phẩm thành phẩm. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 16. Tập bài giảng MỸ PHẨM 13  Nguyên liệu được sử dụng với số lượng cần thiết như dung môi hoặc chất mang của các thành phần tạo mùi. Trong chương này, sẽ đề cập đến các nhóm nguyên liệu cơ bản trong công thức để sản xuất mỹ phẩm bao gồm:  Các dầu, mỡ, sáp  Chất hoạt động bề mặt  Chất làm ẩm  Chất sát trùng  Chất bảo quản  Chất chống oxy hóa  Chất màu  Hương liệu  Chất phụ gia khác Số lượng cũng như các thành phần của các nguyên liệu tùy theo công thức của từng loại sản phẩm. Mỗi loại nguyên liệu có thể có một hoặc nhiều chức năng, và có tác động tương đồng hoặc hỗ trợ cho các nguyên liệu khác. Bài 1: CÁC NHÓM TÁ DƢỢC CƠ BẢN DÙNG TRONG MỸ PHẨM 1. Dầu – mỡ - sáp Các chất béo Chiếm vị trí chủ yếu trong số các nguyên liệu sử dụng trong các chế phẩm mỹ phẩm nói chung, chế phẩm dùng cho da nói riêng. Các dầu, mỡ có nguồn gốc động thực vật: bản chất là các triglycerid của các acid béo no (lauric, myristic, palmitic, stearic…) và các acid béo không no (oleic, linolic, linoleic…). Chính do cấu tạo như vậy mà các chất béo dễ thấm qua lỗ chân lông cũng như qua biểu bì của da, do vậy, trong các chế phẩm mỹ phẩm dùng bảo vệ da, người ta ít dùng nhóm tá dược này. Nhược điểm của nhóm tá dược béo là dễ bị ôi khét, biến chất, sản phẩm của quá trình ôi khét dầu mỡ là các aldehyd, ceton, acid béo rất dễ gây ra kích ứng, dị ứng đối với da, niêm mạc. Trong quá trình chế biến và sử dụng, cũng như trong thành phần các chế phẩm mỹ phẩm có sử dụng tá dược dầu mỡ, sáp, người ta thường cho thêm vào một tỷ lệ các chất chống oxy hóa như alpha toccoferol, BHA, BHT, este của các acid galic (propyl, butyl…), các chất tạo phức càng cua… + Các dầu mỡ hay dùng như: dầu lạc, dầu vừng, dầu olive…, mỡ lợn… + Các este của các acid béo cao bậc nhất như: isopropyl myristat, isopropyl laurinat, isopropyl palmitat được sử dụng khá nhiều bởi vì có tính thấm tốt và không bị ôi khét. + Các sáp: sáp ong, sáp carnaubar… D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 17. Tập bài giảng MỸ PHẨM 14 + Sản phẩm từ dầu, mỡ, sáp như các acid béo, alcol béo, cholesterol… Nhóm hydrocarbon no như vaselin, parafin rắn, dầu parafin, cerezin, ozokerit… Các tá dược silicon như dimethicon… 2. Nhóm tá dƣợc thân nƣớc + Nhóm tạo gel có nguồn gốc thiên nhiên + Nhóm tạo gel polyme của acid acrylic (nhóm carbopol) + Nhóm tá dược PEG + Nhóm tá dược tạo gel là dẫn chất của cellulose 3. Chất hoạt động bề mặt Hiện tượng cơ bản của chất hoạt động bề mặt là hấp phụ, nó có thể dẫn đến hai hiệu ứng hoàn toàn khác nhau. Làm giảm một hay nhiều sức căng bề mặt ở các mặt phân giới trong hệ thống hay bền hóa một hay nhiều mặt phân giới bằng sự tạo thành các lớp bị hấp phụ. Việc sử dụng chất hoạt động bề mặt trong mỹ phẩm có 5 lĩnh vực chính tùy thuộc vào tính chất của chúng: tẩy rửa, làm ướt khi cần có sự tiếp xúc tốt giữa dung dịch và đối tượng, tạo bọt, nhũ hóa trong các sản phẩm, sự tạo thành và độ bền của nhũ tương là quyết định, ví dụ trong kem da và tóc, làm tan khi cần đưa vào sản phẩm cấu tử không tan, ví dụ như đưa hương liệu. Có thể phân loại chất hoạt động bề mặt theo nhiều cách, nhưng có lẽ hợp lý nhất là phân loại theo tính chất ion, có 4 loại: + Chất hoạt động bề mặt anion + Chất hoạt động bề mặt cation + Chất hoạt động bề mặt không ion + Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính Lựa chọn chất hoạt động bề mặt (chất diện hoạt) trong mỹ phẩm Mỗi chất diện hoạt có trị số HLB riêng. Các chất thân dầu đòi hỏi các giá trị HLB khác nhau để có thể phân tán vào nước (pha nước). Cần sử dụng, lựa chọn các chất nhũ hóa với giá trị HLB như thế nào, đó là một trong những vấn đề quan trọng nhất khi xây dựng các công thức chế phẩm mỹ phẩm. Ví dụ các chất diện hoạt có HLB thấp tức là phần thân dầu nhiều hơn, chẳng hạn như Arlacel, Span có HLB từ 1,8 – 8,6 như vậy có khuynh hướng cho các nhũ tương kiểu N/D. Các Tween có HLB từ 9,6 – 16,7 tức là loại trung bình, cho nhũ tương kiểu D/N. Có thể tóm tắt cách sử dụng chất diện hoạt với HLB trong bảng sau D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 18. Tập bài giảng MỸ PHẨM 15 Bảng 2.1. Giá trị HLB và phạm vi ứng dụng Giá trị HLB Phạm vi ứng dụng 4-6 Nhũ tương N/D 7-9 Chất gây thấm 8-18 Nhũ tương D/N 13-15 Chất tẩy rửa 15-18 Chất làm tăng độ tan Vấn đề chọn lọc, sử dụng chất diện hoạt về mặt lý thuyết khá phong phú nhưng cũng gặp nhiều khó khăn. Ngay cả tỷ lệ chất nhũ hóa là bao nhiêu trong một chế phẩm. Trước hết phụ thuộc vào loại và số lượng các chất pha dầu. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào độ nhớt của môi trường phân tán. Trên cơ sở đó tính số lượng cũng như tỷ lệ các chất nhũ hóa cần dùng. Có tác giả đề nghị tỷ lệ dùng chất nhũ hóa khoảng 3% với các chế phẩm có số chất rắn ít, 1% với hệ có lượng chất rắn lớn (tính theo tổng số). Muốn chọn lựa đúng chất nhũ hóa và tỷ lệ thích hợp, trước tiên cần phải biết giá trị HLB cần thiết đối với pha dầu (có thể tham khảo thông số này ở các nguồn tài liệu). Một số định hướng lựa chọn các chất diện hoạt cho chế phẩm mỹ phẩm ở bảng 4 Bảng 2.2. Giá trị HLB của một số chất nhũ hóa (theo ICI Mỹ) ChÊt diÖn ho¹t Gi¸ trÞ HLB Sorbitan trioleat Glyceryl oleat Sorbitan oleat Sorbitan stearat Steareth-2 Laureth-4 PEG-8 stearat Nonoxynol-5 Nonoxynol -9 PEG-4 sorbitan peroleat PEG-25 dÇu thÇu dÇu hydrrogen ho¸ TEA oleat Polysorbat 60 Polysorbat 80 PEG-40 stearat PEG-100 stearat Natri oleat Kali oleat 1,8 2,8 4,3 4,7 4,9 9,7 11,1 10,0 13,0 9,0 10,8 12,0 14,9 15,0 16,9 18,8 18,0 20,0 D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 19. Tập bài giảng MỸ PHẨM 16 Bảng 2.3. Hướng dẫn lựa chọn các chất diện hoạt cho chế phẩm mỹ phẩm Môc tiªu sö dông ChÊt diÖn ho¹t cã thÓ dïng HLB 1- Chèng ( ph¸ ) bät -Alcol -C¸c dung dÞch n-íc hoÆc hçn dÞch 2- C¸c dÇu t¾m -NÒn dÇu kho¸ng -NÒn alcol oleic -Cã thÓ ph©n t¸n -Cã thÓ hoµ tan ®-îc 3.C¸c dÇu kh«ng trén lÉn 4.C¸c gel trong -DÇu kho¸ng 5.C¸c kem, mì vµ lotio -Kem víi muèi vµ acid -Kem, dïng dÇu kho¸ng vµ s¸p -Kem, dïng dÇu kho¸ng NT D/N -Kem, dïng acid stearic NT D/N -Kem, dïng alcol bÐo NT D/N -Kem hoÆc lotio N/D -Lotio D/N 6-Nhò t-¬ng D/N -Dïng dÇu kho¸ng -Dïng dÇu thùc vËt -Dïng s¸p hoÆc parafin 7-Nhò t-¬ng N/D Vaselin cã thÓ röa ®-îc 8-Lµm t¨ng ®é tan -DÇu th¬m vµ vitamintan trong dÇu -Tinh dÇu, n-íc hoa -Oleat lipophilic (Oleat th©n dÇu) -Oleat hoÆc laurat th©n dÇu -Alatone T -Tween 85 -Brij 93, Arlatone B -Tweeen 20, Arlasolve 200b -Arlacel 85 -Brij 93/Arlasolve 200b -Arlatone g/Brij 97 -ChÊt nhò ho¸ Brij vµ Myri -Dẫn chÊt s¸p th©n dÇu, chÊt nhò ho¸ Arlacel hoÆc Brij phèi hîp víi chÊt diÖt ho¹t n-íc Tween, Myri -Hçn hîp Palmitat, stearat vµ oleat Arlacel víi Tween -ChÊt nhò ho¸ Arlacel hoÆc Brij th©n dÇu phèi hîp víi chÊt nhò ho¸ th©n n-íc Tween, Brij, Mirj hoÆc dẫn chÊt lanolin -Brij 721 -Arlacel 80 hoÆc 83, 186 -ChÊt nhò ho¸ Arlacel hoÆc Brij th©n dÇu hoÆc dÉn chÊt s¸p phèi hîp v¬i chÊt nhò ho¸ -Tween, Myrj hoÆc Brij th©n n-íc hoÆc dẫn chÊt lanolin -Xem c¸c tr-êng hîp kem, mì, lotio nãi trªn -C¸c laurat, stearat vµ oleat Arlacel phèi hîp víi Tween hoÆc Brij -Hçn hîp Arlacel-Tween, phèi hîp víi Brij -Hçn hîp laurat, stearat vµ oleat Arlacel- Tween, phèi hîp víi Brij Arlacel 80 hoÆc 83, 186 -Tween 61, 81; Myrj 52, Arlatone -Tween 80 -Arlasolve 200b, Tween hoÆc Brij th©n n-íc 1-3 1-8 9 11 5 16-17 1-2 10-12 11-17 6-15 9-15 6-15 15-16 3-6 6-18 9-12 6-12 9-12 3-6 9-17 15 12-18 D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 20. Tập bài giảng MỸ PHẨM 17 Các vai trò của chất diện hoạt Tẩy rửa Là một quá trình phức tạp liên quan đến việc thấm ướt đối tượng (tóc hay da). Nếu các chất cần loại là dạng rắn dính mỡ, quá trình tẩy rửa liên quan đến sự nhũ tương hóa các chất dầu được loại đi và bền hóa nhũ tương. Với nhu cầu làm sạch da, xà phòng vốn là một chất tẩy rửa rất tốt. Theo thói quen, người ta thường đòi hỏi có bọt nhiều dù nó không có chức năng gì, khả năng tạo bọt của xà phòng có thể tăng dễ dàng bằng cách thêm vào các acid béo mạch dài. Việc làm sạch tóc phức tạp hơn và trong quá trình làm sạch tóc, thể tích bọt có đóng một vai trò nào đó. Natri lauryl sulfat là một thành phần thông dụng của xà phòng gội đầu và sự tạo bọt thường được tăng thêm bằng cách cho thêm các alkanolamid. Các chất diện hoạt lưỡng tính thường được dùng cho các xà phòng gội đầu chuyên biệt. Thấm ướt Tất cả các tác nhân hoạt động bề mặt đều có một số tính chất làm ướt. Trong mỹ phẩm, người ta thường sử dụng các alkyl sulphat mạch ngắn (C12) hoặc alkyl ether sulfat. Tạo bọt Để tạo thể tích bọt lớn và bền, người ta thường sử dụng natri lauryl sulphat tăng cường với các alkanolamid. Nhũ hóa Một tác nhân nhũ hóa tốt thường đòi hỏi phần kỵ nước hơi dài hơn tác nhân thấm ướt. Hiện nay xà phòng vẫn còn được sử dụng làm tác nhân nhũ hóa trong mỹ phẩm do dễ điều chế. Nếu một acid béo được đưa vào pha dầu và kiềm đưa vào pha nước, khi đó các nhũ tương bền dầu trong nước dễ dàng hình thành khi trộn lẫn. Nhũ tương nước trong dầu như trong một số kem thường được bền hóa bằng xà phòng chứa kali. Các chất diện hoạt không ion cũng có giá trị trong nhũ tương. Làm tan Tất cả các chất diện hoạt nếu ở mức trên nồng độ tạo micell tới hạn (CMC) đều có tính chất làm tan. Điều này quan trọng khi cần phải kết hợp một chất không tan vào sản phẩm. 4. Chất giữ ẩm Chất giữ ẩm là các vật liệu hút ẩm có tính chất hút hơi nước từ không khí ẩm cho đến khi đạt được cân bằng. Khả năng hút ẩm phụ thuộc tính chất làm ẩm và độ ẩm tương đối của không khí xung quanh. Chất giữ ẩm được thêm vào các kem, mỹ phẩm, đặc biệt là loại mỹ phẩm dầu trong nước, để tránh các kem bị khô khi tiếp xúc với không khí. Tuy nhiên, tính chất của lớp màng hút ẩm bởi D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 21. Tập bài giảng MỸ PHẨM 18 chất gây ẩm tồn tại trên bề mặt da khi sử dụng sản phẩm có thể là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng lên kết cấu và tính trạng của da. Sự mất nước của sản phẩm Việc một sản phẩm mỹ phẩm bị khô có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, từ khi sản xuất đến lúc sử dụng hết sản phẩm. Quá trình này chịu tác động của nhiệt độ, mức độ tiếp xúc và độ ẩm tương đối của không khí. Đặc tính bao bì đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa khô sản phẩm, sản phẩm sẽ được bảo vệ tốt khi bao bì được đóng kín hiệu quả, chất làm ẩm ít quan trọng hơn vì chỉ có một không gian nhỏ phía trên bị bão hòa với hơi nước. Đối với sản phẩm nhũ tương, độ khô sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào loại nhũ tương (nhũ tương nước trong dầu mất nước chậm hơn nhiều so với nhũ tương dầu trong nước, các loại kem nhũ tương dầu trong nước rất khó duy trì trạng thái mới còn nguyên ngay cả khi bao bì rất kín). Chất giữ ẩm chắc chắn không loại trừ được hoàn toàn sự khô sản phẩm. Nồng độ của chất làm ẩm trong pha nước của một sản phẩm điển hình thường quá thấp để có thể đạt được cân bằng với độ ẩm không khí trung bình. Chất giữ ẩm chỉ có thể làm giảm tốc độ mất nước vào không khí, do đó bao gói kín là yếu tố bảo vệ tốt nhất. Tính chất của chất giữ ẩm lý tưởng + Có tính chất hút ẩm và duy trì tốt bất cứ độ ẩm không khí nào. + Có độ nhớt phù hợp, đủ thấp để dễ trộn và đủ cao để ngăn ngừa sự tách rời nhũ tương. + Nên tương hợp với nhiều vật liệu, có tính chất dung môi hay làm tan + Màu, mùi, vị thích hợp + Không độc và không kích thích + Không gây ăn mòn đối với vật liệu bao gói + Không bay hơi, không đóng rắn hay kết tinh ở nhiệt độ thông thường + Trung tính trong các phản ứng + Không đắt tiền Các loại chất làm ẩm + Chất làm ẩm vô cơ (CaCl2) + Chất làm ẩm cơ kim (natri lactat) + Chất làm ẩm hữu cơ (ethylen glycol, glycerin, sorbitol) Các hợp chất thường được sử dụng nhất cho mục đích hút ẩm trong sản phẩm mỹ phẩm là ethylen glycol, propylen glycol, glycerol, sorbitol, polyethylen glycol. Yếu tố an toàn khi sử dụng chất giữ ẩm Ba chất làm ẩm được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp mỹ phẩm là glycerin, sorbitol và propylen glycol do không độc đối với da. Ethylen glycol D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 22. Tập bài giảng MỸ PHẨM 19 không được xem là an toàn do bị oxy hóa và bất kỳ sự hấp phụ nào qua da cũng có thể dẫn đến sỏi thận. 5. Chất sát trùng, diệt khuẩn Một tỷ lệ lớn các sản phẩm mỹ phẩm dùng cho các mục đích vệ sinh thông thường có chứa chất sát trùng, từ xà phòng, dầu gội đầu cho đến nước rửa miệng, kem đánh răng. Các tác nhân diệt khuẩn dùng trong mỹ phẩm chủ yếu để giảm bớt các tình trạng như hôi miệng, mùi cơ thể, mụn trứng cá. Mặc dù có một số điểm tương đồng, các sản phẩm này nên được phân biệt rõ ràng với các sản phẩm chứa thuốc chữa trị các tình trạng bệnh lý, do thuốc chữa trị có thể chứa chất kháng sinh và các tác nhân khác không thích hợp cho mục đích vệ sinh. Việc sử dụng các chất sát trùng trong sản phẩm mỹ phẩm khác với việc sử dụng các chất bảo quản. Chất sát trùng có khả năng chống lại các vi sinh vật trên da, đầu hay trong khoang miệng… còn chất bảo quản là để duy trì sản phẩm luôn ở điều kiện tốt. Tính hiệu quả các tác nhân diệt khuẩn Tính hiệu quả của các sản phẩm sát trùng không chỉ phụ thuộc và tính chất của chất diệt khuẩn mà còn tùy thuộc vào bản chất công thức sản phẩm. Điều cần thiết đối với các sản phẩm mỹ phẩm có tính sát trùng là mục đích sử dụng: loại các sinh vật thường trực hay tạm thời, loại nhanh chóng hay lâu dài... Các sản phẩm dùng cho tắm rửa thông thường giúp cơ thể chống lại cả vi khuẩn thường trực và tạm thời, trong khi những sản phẩm dùng trong việc rửa tay liên quan đến toilet, vệ sinh thực phẩm, cầm nắm trẻ em mới sinh, tiếp xúc người bệnh cần có khả năng loại đi các sinh vật tạm thời trên da để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm. Các chất sát trùng thông thường + Phenol và cresol + Bisphenol + Một số chất sát trùng tương hợp với các chất anion: hexaclorophen, diclorophen, bithionol, irgasan DP 300, salicylanilid và carbanilid, chất diệt khuẩn hoạt động bề mặt cation, các hợp chất ammonium bậc 4 (Dowicil 200, clohexidin), chất diệt khuẩn hoạt động bề mặt lưỡng tính, các hợp chất halogen, hợp chất thủy ngân. 6. Chất bảo quản Nhìn chung, chất bảo quản được thêm vào sản phẩm với 2 lý do: ngăn ngừa hư hỏng sản phẩm và bảo vệ người tiêu dùng. Các yêu cầu của chất bảo quản + Không độc, không gây kích thích hay nhạy cảm ở nồng độ sử dụng trên da + Bền với nhiệt và chứa được lâu dài + Có khả năng tương hợp với các thành phần khác và vật liệu bao gói D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 23. Tập bài giảng MỸ PHẨM 20 + Nên có hoạt tính ở nồng độ thấp + Giữ được hiệu quả trong phạm vi pH rộng + Có hiệu quả đối với nhiều vi sinh vật + Dễ tan ở nồng độ hiệu quả + Không mùi, không màu + Không bay hơi, giữ được hoạt tính khi có các muối kim loại Bảng 2.4. Một số chất hay sử dụng trong mỹ phẩm p-hydroxybenzoic acid Phenol Imidazolidinyl ure Benzoic acid Cresol Vanillin Sorbic acid Clorothymol Ethyl vanillin Dehydro acetic acid Methyl clorothymol Tetra methyl thiuram disulfid Formic acid Clobutanol 1-(2-cloroallyl)-3,5,7- triazonic adamatan clorid Salicylic acid o-phenyl phenol Phenyl mercury acetat Boric acid Diclorophen 6-acetoxy-2,4-dimethyl- m-dioxan Vanillic acid Hexa clorophen Cetyl pyridinium clorid p-clorobenzoic acid Paraclo metaxylenol 5-bromo-5-nitro-1,3- dioxan o-clorobenzoic acid β – phenoxy ethyl alcol Benzethonium clorid Propionic acid Para clo meta cresol Benzalkonium clorid Sulfur acid Diclo metaxylenol Hexamin Triclorophenyl acetic acid β – p-clophenoxy ethyl alcol Mono ethylol dimethyl hydantoin Methyl p-hydroxy benzoat p-clo phenyl propanediol Diguanidohexan Ethyl p-hydroxy benzoat β –phenoxy propyl alcol 2-bromo-2-nitro-1,3- propanediol Cetyl trimethyl amonium bromid Potassium hydroxy quinolin sulfat β – phenoxy-ethyl- dimethyl-dodecyl amonium bromid Propyl p-hydroxy benzoat γ – hydroxy quinolin Dimethyl didodecenyl amonium clorid Butyl p-hydroxy benzoat p-clo phenyl glyceryl ether Benzyl p-hydroxy benzoat 1,6-bis-p-clorophenyl Formaldehyd Phenyl mercury borat Lựa chọn chất bảo quản Các bước chọn chất bảo quản D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 24. Tập bài giảng MỸ PHẨM 21 + Kiểm tra các cấu tử có thể gây nhiễm (nước, vật liệu sản xuất tự nhiên, bao gói…). + Xem xét các vật liệu cung cấp nguồn năng lượng cho sự phát triển của vi sinh vật (glycerin, sorbitol… ở nồng độ nhỏ hơn 5%...). + Xác định pH pha nước, xem xét việc thay đổi pH để làm tăng hoạt động diệt khuẩn. + Xác định tỷ lệ nước và dầu trong công thức, đánh giá sự phân bố chất bảo quản giữa hai pha. + Đánh giá tỷ lệ tổng cộng chất bảo quản tự do khi có các chất cao phân tử trong công thức, và nhân nồng độ hiệu quả thông thường với một thừa số thích hợp. + Chọn chất ít độc nhất trong các chất bảo quản. An toàn trong sử dụng chất bảo quản Vấn đề an toàn luôn được đặt ra hàng đầu trong mọi loại sản phẩm. Chất bảo quản thường đắt tiền, do vậy nó được sử dụng ở nồng độ thấp nhất có thể, tuy nhiên vẫn phải xem xét khả năng gây ảnh hưởng đối với người sử dụng. + Các este p-hydroxy benzoat: ở nồng độ 0,3% không gây kích thích ban đầu. Ở nồng độ 5-10% (sử dụng trong bột, kem) các phản ứng gây hại cũng không nhiều. Các hợp chất này tương đối an toàn so với các hợp chất khác về mặt nhạy cảm. Tuy nhiên, dung dịch bão hòa có thể gây kích thích đối với mắt. + Acid benzoic: an toàn. + Acid sorbic: ở nồng độ nhỏ hơn 0,5% đã gây ra kích thích ban đầu, đặc trưng bởi ban đỏ và ngứa. + Acid dehydro acetic được sử dụng rộng rãi làm chất bảo quản thực phẩm và mỹ phẩm, ít bị ảnh hưởng bởi sự có mặt các chất diện hoạt không ion. + Các hợp chất ammonium bậc 4: ở nồng độ dưới 0,1% gây ít hay không gây ra sự kích thích, nồng độ cao hơn gây ra ban đỏ và làm khô da. + Formaldehyd là chất gây kích thích da do dễ bay hơi và mùi khó chịu nên không được sử dụng rộng rãi làm chất bảo quản. 7. Chất chống oxy hóa Trong mỹ phẩm, hiện tượng oxy hóa thường gây ra sự thoái hóa và có thể dẫn đến hỏng hoàn toàn sản phẩm. Hai vấn đề chính liên quan đến các phản ứng oxy hóa là mức độ các chất hữu cơ bị phân hủy do oxy hóa, các yếu tố ảnh hưởng lên tốc độ và quá trình phản ứng như độ ẩm, nồng độ oxy, bức xạ cực tím, sự có mặt của các chất chống oxy hóa và chất xúc tác cho quá trình oxy hóa. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 25. Tập bài giảng MỸ PHẨM 22 Bảng 2.5. Các chất chống oxy hóa thường dùng trong mỹ phẩm Hệ chứa nƣớc Natri sulfit Acid ascorbic Natri metabisulfit Acid isoascorbic Natri bisulfit Thioglycerol Natri thiosulfat Thiosorbitol Natri formaldehyd sulphoxylat Thioglycollic acid Aceton natri metabisulfit Cystein hydro clorid Hệ không chứa nƣớc Ascorbyl palmitat Butylat hydroxy anisol (BHA) Hydroquinon α – toccopherol Propyl gallat Phenyl α – naphthylamid Nor dihydro guaiaretic acid Lecithin Butylat hydroxytoluen (BHT) Các hệ hiệp đồng Chất chống oxy hóa % Chất hiệp đồng Propyl gallat 0,005-0,15 Acid citric và phosphoric α – toccopherol 0,01-0,1 Acid citric và phosphoric Nordihydro guaiaretic acid (NDGA) 0,001-0,01 Các acid ascorbic, phosphoric, citric (25-50% hàm lượng NDGA) và BHA Hydroquinon 0,05-0,1 Leicithin, acid citric phosphoric, BHA, BHT BHA 0,005-0,01 Acid citric và phosphoric, lecithin, BHT, NDGA BHT 0,01 Acid citric và phosphoric (dùng gấp đôi khối lượng của BHT, BHA) Lựa chọn chất chống oxy hóa Chất chống oxy hóa lý tưởng phải bền và hiệu quả trong khoảng pH rộng, không màu, không mùi, không độc, tương hợp với cấu tử trong sản phẩm và bao gói, phản ứng tạo sản phẩm oxy hóa tan được. Các chất chống oxy hóa phenol + Nhựa guaiacum kém hiệu quả hơn phần lớn các phenolic. Tác dụng bảo vệ đối với dầu động vật tốt hơn dầu thực vật, không bị ảnh hưởng bởi nước và nhiệt. + Acid nordihydrogualaretic có nhiều tính chất giống như nhựa guaiacum nhưng hiệu quả hơn. Ở nồng độ 0,003% có khả năng chống lại sự trở mùi do oxy hóa, so với propyl gallat là 0,006%. Hoạt tính tăng khi có mặt acid citric với nồng độ 0,75%; dung dịch 0,05% trong chất béo không bị kết tinh. Tuy nhiên, acid nordihydrogualacetic đã bị loại đi khỏi danh sách các chất cho phép của Mỹ năm 1968. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 26. Tập bài giảng MỸ PHẨM 23 + Các toccopherol có tác dụng chống oxy hóa dầu động vật và các acid béo, đặc biệt khi có mặt chất hiệp đồng như acid citric, leicithin hay acid phosphoric, tuy nhiên ít có tác dụng bảo vệ dầu thực vật và ít được sử dụng rộng rãi do giá cao. + Các gallat là một trong các chất chống oxy hóa hiệu quả nhất, thường được sử dụng trong mỹ phẩm, tuy nhiên acid gallic bị chuyển màu sang xanh khi có vết sắt. Trong số các este của acid gallic được nghiên cứu, propyl gallat là chất chống oxy hóa mạnh nhất. Acid citric là chất hiệp đồng rất tốt với các chất chống oxy hóa, nhất là acid nordihydroguaiaretic và propyl gallat. Các chất chống oxy hóa không phenol Acid ascorbic và ascorbyl palmitat hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình oxy hóa gốc tự do. Hiệu quả của chất chống oxy hóa có thể được tăng cường bằng cách thêm vào một tác nhân chelat hóa thích hợp. Các acid citric, phosphoric, tartaric và EDTA có thể thêm vào hệ để tăng cường khả năng chống sự oxy hóa. Các tác nhân chelat hóa rẻ tiền, ít gây ra biến màu hay mùi hơn so với các hợp chất phenol nồng độ cao. Độc tính của một số chất chống oxy hóa Propyl trihydroxyd benzoat mạch thẳng ít độc hơn pyrogallol. Propyl gallat 10% trong propylen glycol không gây dị ứng khi cho tiếp xúc với da người trong vòng 24 giờ, nhưng dung dịch pyrogallol 10% trong propylen glycol gây ngứa trong điều kiện tương tự. BHA có hai đồng phân chính là 2- và 3- tertbutyl hydroxyanisol, ít khi được sử dụng một mình, do hoạt tính của nó trong phần lớn các hệ kém hơn propyl gallat, nhưng có khả năng tạo hiệp đồng rất tốt với các este gallat. Công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm thường sử dụng hỗn hợp 20% BHA, 6% propyl gallat, 4% acid citric và 70% propylen glycol. Đối với các sản phẩm dầu động vật và thực vật, có thể sử dụng hỗn hợp BHA ở mức 0,025% để bảo vệ. BHT được sử dụng rộng rãi làm chất chống oxy hóa cho các acid béo và dầu thực vật. BHT có nhiều ưu điểm so với các chất chống oxy hóa phenol khác ở chỗ không có mùi phenol, bền với nhiệt và độc tính thấp, tuy nhiên BHT không có khả năng hiệp đồng với các este gallat. Trong mỹ phẩm thường có chứa các hợp chất có nối đôi dễ bị oxy hóa, do đó nên sử dụng BHT với nồng độ 0,01- 0,1% và thêm vào tác nhân chelat hóa thích hợp như acid citric hay EDTA. 8. Chất màu Phân loại màu D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 27. Tập bài giảng MỸ PHẨM 24 Hình 2.1. Phân loại tá dược màu + Chất màu vô cơ: thường có cấu tạo đơn giản là muối hoặc oxyd kim loại. Các chất màu vô cơ rẻ, bền với nhiệt và ánh sáng. + Chất màu hữu cơ thiên nhiên: ngày nay, các chất màu hữu cơ được sử dụng rộng rãi và đa dạng, nhiều chủng loại màu sắc tươi đẹp. Các chất màu thiên nhiên thường có sẵn trong thực vật. VD: màu xanh indigo có trong cây chàm. Màu vàng của măng cụt, màu nghệ… + Các chất màu tổng hợp: - Chất hữu cơ không tan trong nước thường sản xuất ở dạng bột, hạt nhỏ cỡ micro, loại này gọi là pigment. Pigment là chất màu không tan trong nước và không tan trong môi trường sử dụng. - Chất màu tan trong nước hoặc có khả năng biến dạng, tan trong nước hoặc dung môi khác gọi là các phẩm màu. Các chất màu có chứa nhóm –COOH, -SO3H, dễ tan trong nước. Có chứa nhóm –C=O, –OH có thể biến dạng thành tan được… Người ta có thể biến pigment thành phẩm màu và ngược lại bằng việc đưa vào phân tử pigment nhóm tan hoặc khóa nhóm tan lại. Các loại màu được phép sử dụng Chất màu dùng trong mỹ phẩm hiểu một cách chính xác là việc trộn thêm chất màu vào sản phẩm mỹ phẩm như dầu gội đầu, kem đánh răng, son môi, phấn mắt, mascara… Chất màu trộn thêm vào khiến cho các sản phẩm trở nên hấp dẫn và lôi cuốn. Tên gọi chính chức các chất màu trộn vào các sản phẩm ở Mỹ theo quy định của FDA (ban hành năm 1938) + F, D và C: màu trong thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm + D và C: màu trong dược và mỹ phẩm D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 28. Tập bài giảng MỸ PHẨM 25 + Ext D và C: các loại màu khác dùng cho các dược phẩm dùng ngoài và mỹ phẩm Tiếp theo sau các ký hiệu này sẽ là màu của các chất màu (red, blue…), tiếp đến là No . (có nghĩa là “số”) và số đếm. Vd: FD&C Red No .40… Trong trường hợp chất màu được trộn thêm chất nền (muối natri (sodium), kali (potassium), nhôm (aluminum).. ) hay còn được gọi là màu “lakes”.. thì tên chính thức của nó được gắn thêm chữ “lake” và tên chất nền. Vd: FD&C Red No .40 Aluminum Lake… Tất cả các chất màu trộn phải có các chỉ tiêu chất lượng cụ thể và phải được FDA thông qua trước khi đưa vào sử dụng, ngoại trừ một nhóm các chất màu dùng trong thuốc nhuộm tóc và sau đó phải ghi rõ trên nhãn sản phẩm. Tuy nhiên, để thuận tiện hơn cho các nhà sản xuất, FDA đã cho phép viết tên chất màu ở dạng ngắn gọn hơn như FD&C Blue No 1 có thể viết là Blue 1; hoặc có thể sử dụng theo quy định của EU và các nước khác (viết theo CI number – colour index number). Về mặt chất lượng, những chất màu dùng trong mỹ phẩm phải an toàn đối với người sử dụng, không được phép sử dụng nếu nằm trong danh mục các chất cấm sử dụng hoặc được phép sử dụng ở nồng độ nhất định nào đó. Một số ví dụ về màu được phép dùng trong mỹ phẩm (có thể xem chi tiết thêm trong Handbook of cosmetic science) Nhóm F, D và C Bảng 2.6. Các màu được sử dụng trong nhóm FD&C Màu Xanh lá Vàng Đỏ Xanh lơ Tím No 1, 2, 3 5, 6 2, 3, 4 1, 2 1 Nhóm D và C Bảng 2.7. Các màu được sử dụng trong nhóm D&C Màu Xanh lá Vàng Đỏ Cam Xanh lơ No 5, 6 7, 10, 11 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 17, 19, 21, 22, 23, 27, 28, 30, 31, 33, 34, 36, 37 4, 5, 6, 8, 10, 11, 12, 17 4, 6 Nhóm Ext D và C: Vàng : No 7 Ngoài các màu theo quy định, có thể sử dụng các màu sau nhưng không được vượt quá 6% tính theo khối lượng: + D&C cam: No 4, 5, 17 + D&C đỏ: No 5, 7, 9, 10, 11, 12, 13, 19, 33 D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 29. Tập bài giảng MỸ PHẨM 26 Những màu sau được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng (sản phẩm chăm sóc răng miệng có các quy định tương tự như dược phẩm), khi sử dụng phải chú ý đến giới hạn khuyến cáo cho phép. + D&C cam: No 4, 5 + D&C đỏ: No 8, 12, 19, 33, 37 Lưu ý: đối với những sản phẩm có sử dụng phẩm màu, phải sử dụng nước đã khử ion và tiệt trùng nhằm hạn chế tối đa sự phân hủy màu gây ra bởi vết kim loại và vi sinh vật. 9. Hƣơng liệu tinh dầu (chất tạo mùi) Hương liệu tự nhiên chủ yếu có nguồn gốc từ tinh dầu. Một số tinh dầu quan trọng: hoa hồng, trầm hương húng quế, tràm, bạch đàn, sả java, bạc hà, bạch đàn chanh, màng tang.. Một số loại động vật có các tuyến hormon tiết ra các chất có mùi thơm như cá voi, chồn hương… Các hợp chất thơm này được chiết tách để dùng trong hương liệu mỹ phẩm (ví dụ xạ hương, cầy hương, long diền hương). Ngoài ra, còn có một số hương liệu được bán tổng hợp. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 30. Tập bài giảng MỸ PHẨM 27 Bài 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NƢỚC SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT MỸ PHẨM Trong tất cả nguyên liệu để sản xuất mỹ phẩm, nước là nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất, không có nước, số lượng sản phẩm mỹ phẩm sẽ giảm đáng kể, do giá thành thấp lại chiếm nhiều trong thành phần mỹ phẩm. Trong toàn bộ lượng nước sạch trên hành tinh chúng ta, chỉ có 0,03% là có thể sử dụng ngay được. 1. Tính chất và công dụng của nƣớc trong ngành mỹ phẩm Nước là một trong những chất cực kỳ hoạt động, hoạt động nhiều hơn so với hầu hết các nguyên liệu sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm, nên mức độ phá hủy của nước cũng lớn: ăn mòn kim loại, phân hủy các chất vô cơ và hữu cơ. Trong sản xuất mỹ phẩm, nước được sử dụng chủ yếu khi làm dung môi hoặc để pha loãng hơn là một thành phần thiết yếu. Khi kết hợp với các chất khác, nước tạo thành phần quan trọng của dầu gội đầu, sản phẩm tắm rửa… Do rẻ tiền và dễ kiếm, nước đóng vai trò quan trọng trong sản xuất mỹ phẩm. Tuy nhiên, cần quan tâm đến chất lượng nước khi sử dụng. 2. Thành phần của nƣớc Thông thường, nước có chứa các ion vô cơ như Ca2+ , Na+ , K+ , HCO3 - , SO4 2- , Cl- và SiO3 2- … Ngoài ra, nước có thể chứa một lượng nhỏ chất hữu cơ, đặc biệt là các acid humic và acid fulvic, aminoacid, carbohydrat và protein, các alkan, alken phân tử lớn và một số hợp chất sulfua. 3. Một số yếu tố ảnh hƣởng lên chất lƣợng nƣớc trong sản xuất mỹ phẩm Ảnh hưởng của các ion vô cơ trong nước Nước cấp từ nhà máy nước vẫn còn một lượng lớn muối Na, Ca, Mg, K, các kim loại nặng, đặc biệt là Hg, Cd, Zn, Cr, cũng như vết sắt, vết kim loại khác có thể sinh ra từ ống dẫn. Trong sản xuất các loại sản phẩm nước như nước thơm và nước dùng sau cạo râu (chứa 15-40% nước), khi có mặt các ion kim loại như Ca, Mg, Fe, và Al có thể sự hình thành các chất kết tủa, làm mất phẩm chất sản phẩm. Khi sản phẩm có mặt các hợp chất hữu cơ dạng phenolic (chất chống oxy hóa và chất ổn định), các ion kim loại như Fe sẽ phản ứng và tạo thành những chất gây đổi màu sản phẩm. Trong sản xuất các sản phẩm dạng nhũ tương, sự có mặt của các ion vô cơ có điện tích cao như Mg và Zn có thể làm mất cân bằng tĩnh điện của các chất hoạt động bề mặt, từ đó ảnh hưởng đến độ bền nhũ tương. Cũng như sự hiện diện của các ion này trong pha nước cũng có thể tăng độ nhớt sản phẩm như kem, nước thơm (gội và tắm), xà phòng tắm và một số sản phẩm khác. Ảnh hưởng của vi sinh vật Hoạt động của vi sinh vật sẽ làm hỏng sản phẩm mỹ phẩm do sự phát sinh mùi hoặc màu lạ. Rất nhiều vi sinh vật như vi khuẩn, vi nấm ngoài việc làm hỏng D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 31. Tập bài giảng MỸ PHẨM 28 sản phẩm còn có thể gây hại đến người tiêu dùng. Vì vậy, tất cả nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị… có liên quan đến sản xuất cần phải được tiệt trùng hiệu quả. Thông thường số lượng vi sinh vật trong nước cung cấp biến đổi thất thường, do mức độ phát triển của vi sinh vật phụ thuộc vào độ bẩn của nước. Sự nhiễm bẩn của nước phụ thuộc vào cách sắp xếp đặt đường ống, hệ thống lưu trữ, mức độ thường xuyên sử dụng hệ thống phân phối. 4. Xử lý làm sạch nƣớc cấp Loại ion vô cơ: có thể sử dụng các phương pháp trao đổi ion, chưng cất, siêu lọc, thẩm thấu ngược… Loại vi sinh vật có thể sử dụng các phương pháp như xử lý hóa học, xử lý nhiệt, lọc, xử lý bằng tia UV, thẩm thấu ngược. Chúng có thể được sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau 5. Hệ thống cung cấp nƣớc Chất lượng của nước sử dụng phụ thuộc vào chất lượng nước cấp, hệ thống, bản chất của vật liệu chế tạo, cách thiết kế và bảo dưỡng hệ thống. Vật liệu Vật liệu cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Vật liệu lý tưởng để chế tạo đường ống cung cấp nước là thép không gỉ, nhưng do giá thành cao nên chưa được dùng phổ biến. Hiện nay, nhiều hệ thống cung cấp sử dụng đường ống bằng nhựa, đặc biệt là loại ống được chế tạo từ PVC, PP và ABS… Nhược điểm của vật liệu nhựa là không chịu được tác động của nhiệt và có thể giải phóng những cấu tử trong nhựa làm ô nhiễm nước như: chất xúc tác, chất tạo màu, chất hóa dẻo, chất chống oxy hóa, chất bôi trơn, chất chống keo tụ, chất làm giảm tĩnh điện, chất làm tăng sức bền và monome, polyme phân tử nhỏ… Quản lý hệ thống cung cấp nước Lúc lắp đặt cần giữ tất cả đường ống và những thiết bị phụ tùng ở điều kiện sạch sẽ và tất cả những nắp đậy, thiết bị lọc bụi khác phải phù hợp với cả hệ thống. Nếu như đặt mua hệ thống thì cần phải giữ thùng chứa sạch sẽ và thay đổi bộ lọc, đèn chiếu UV với tần số thích hợp. Khi sử dụng, cần kiểm tra độ dẫn điện của nước thường xuyên, và cột nhựa trao đổi ion phải được thay hoặc là tái sinh đúng lúc. Tương tự, cần kiểm tra mức độ ô nhiễm vi sinh vật ít nhất là một lần trong một tuần. Toàn bộ hệ thống cần được làm sạch bằng phương pháp hóa học khi gặp sự cố đầu tiên. Tóm lại, nếu hệ thống tinh lọc nước được thiết kế phù hợp và được bảo quản tốt thì sẽ cung cấp đủ nước với chất lượng cao, cho sản xuất ở bất cứ lúc nào. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 32. Tập bài giảng MỸ PHẨM 29 Bài 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN BAO BÌ ĐÓNG GÓI MỸ PHẨM Theo thông tư 06 của Bộ Y tế, bao bì thương phẩm của mỹ phẩm là bao bì chứa đựng mỹ phẩm và lưu thông cùng với mỹ phẩm, gồm 2 loại: bao bì trực tiếp và bao bì ngoài. Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối, hàng hóa. Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao, gói một hoặc một số đơn vị hàng hóa có bao bì trực tiếp. 1. Chức năng bao bì mỹ phẩm Bao bì đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất hàng hóa, đặc biệt là những loại hàng hóa tiêu dùng. Bao bì có chức năng bảo vệ sản phẩm, tạo sự tiện lợi trong sử dụng, gây ấn tượng đầu tiên với khách hàng và góp phần làm tăng giá trị hàng hóa. Giữa hai loại sản phẩm có chất lượng ngang nhau, người tiêu dùng sẽ chọn mua loại sản phẩm nào có bao bì tốt hơn. Sản phẩm mỹ phẩm do đặc thù được sử dụng trong chăm sóc sắc đẹp nên có bao bì phải bảo đảm tính thẩm mỹ cao. Một số yêu cầu, chức năng của bao bì mỹ phẩm: + Chức năng bảo vệ + Tiện lợi + Lôi cuốn khách hàng 2. Nguyên tắc sản xuất bao bì + Chứa đựng được sản phẩm + Ngăn giữ được sản phẩm + Bảo vệ được sản phẩm + Nhận dạng được sản phẩm + Bán được sản phẩm một cách nhanh nhất + Thể hiện những nét đặc trưng cho sản phẩm + Cần tính toán những chi phí có liên quan đến thị trường, lợi nhuận để đưa ra giá bán sản phẩm sao cho thích hợp với đặc trưng của nó 3. Các dạng bao bì + Chai và lọ thủy tinh: thủy tinh có khả năng bảo vệ sản phẩm hoàn toàn tốt, không có cái gì có thể xuyên qua nó, không bị ăn mòn, rất hiếm khi bị vi sinh vật tấn công và hầu như không bị ảnh hưởng bởi tất cả các loại sản phẩm mỹ phẩm. Nhược điểm là nặng, cồng kềnh, dễ vỡ. + Hộp bằng kim loại Một số vật liệu thông dụng: nhôm và thiếc. Nhôm được sử dụng rộng rãi trong các dạng bình, hộp, lá nhôm.., có ưu điểm chống chịu ăn mòn, dễ định dạng… Thiếc chủ yếu được dùng để phủ lên bề mặt các D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 33. Tập bài giảng MỸ PHẨM 30 kim loại khác (chủ yếu là thép) để tăng khả năng chống chịu ăn mòn và giảm giá thành vật liệu. + Các loại ống bằng chất dẻo: có những ưu điểm sau: không bị ăn mòn, nhẹ, dễ gia công, tạo hình, trơ hóa học, vật liệu trong suốt hoặc dễ nhuộm màu. Nhược điểm: dễ bị lão hóa khi tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt, không đảm bảo kín hoàn toàn, hương, khí… có thể khuếch tán qua thành bao bì, khí bên ngoài có thể xâm nhập vào trong, gây nhiễm khuẩn sản phẩm. + Dạng túi nhỏ tiện dùng, vừa đủ cho một lần sử dụng. + Hộp dạng ống nhiều mỹ phẩm ở dạng thỏi rất tiện lợi khi sử dụng (son môi…). Khi sử dụng, các ống chất dẻo có thể vặn được, để lộ một phần thỏi son ra ngoài và khi không cần, thỏi son được vặn trở lại vị trí cũ. + Chai bằng chất dẻo: có ưu điểm nhẹ, chiếm ít chỗ, tránh được sự đổ vỡ, có thể sử dụng một dãy màu rộng và in ấn dễ dàng. Nhược điểm: không có độ bền hóa học, dễ làm mất nước hoặc hương thơm do khuếch tán. + Các loại hộp bằng giấy: có nhiều hạn chế, chủ yếu sử dụng các dạng bìa cứng làm các hộp đựng, hoặc dạng bìa tráng nhựa để đựng một số sản phẩm như kem… 4. Kiểm tra bao bì Việc kiểm tra bao bì nhằm đảm bảo chất lượng của bao bì xuất xưởng, khả năng sử dụng của bao bì, đồng thời loại bỏ các bao bì không đáp ứng được yêu cầu. Việc kiểm tra bao bì được thực hiện hai lần: một lần trong quy trình sản xuất bao bì và một lần trước khi đưa vào quy trình đóng gói sản phẩm. Tính thấm Nước: đối với mỗi sản phẩm, hàm lượng nước mất mát cho phép phải nằm trong giới hạn cho phép. Ví dụ, kem đánh răng chứa khoảng 20% nước, dầu gội đầu chứa khoảng 75% nước, lượng nước mất mát của hai sản phẩm này không được vượt quá 20% lượng nước ban đầu. + Tính thấm của bao bì phụ thuộc vào vật liệu làm bao bì. Ví dụ, giấy không tráng nhựa không có khả năng chống thấm, chất dẻo chống thấm tốt, thủy tinh chống thấm tốt nhất. + Bao bì được đo tính chống thấm hai lần. Lần đầu để kiểm tra vật liệu trước khi sản xuất bao bì, lần sau kiểm tra ở dạng bao bì thành phẩm. Số liệu thu được bằng cách đo sự hao hụt của các gói hàng bằng phương pháp cân trong khoảng thời gian nhất định ở điều kiện ổn định về nhiệt độ và độ ẩm. Sau đó xây dựng đồ thị biểu diễn lượng ẩm hao hụt so với lượng ẩm có mặt ban đầu. Từ đó, người ta xác định được loại vật liệu và hình dáng bao bì thích hợp cho từng loại sản phẩm Hương thơm: không thể xác định bằng phương pháp cân khối lượng. Trong phòng thí nghiệm có thể dùng phương pháp sắc kí để khảo sát sự thất thoát hương thơm, hoặc đơn giản hơn có thể sử dụng cảm quan, thông qua kinh nghiệm của người quan sát. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 34. Tập bài giảng MỸ PHẨM 31 Độ bền Nhà sản xuất mỹ phẩm với tư cách là người sử dụng bao bì thành phẩm tiến hành một số đo lường đơn giản để có thể giải thích hay đoán được một số hiện tượng liên quan có thể xảy ra. Thông thường, người ta đo độ bền kéo, độ bền nổ, độ bền xé và độ bền va đập, riêng đối với những bao bì bằng thủy tinh và chất dẻo, cần được kiểm tra thêm khả năng rơi vỡ. Các phép đo phải được đặt trong điều kiện nhiệt độ đã chuẩn hóa vì nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến lý tính của bao bì. Những kết quả này giúp đưa ra những phương án thiết kế bao bì có độ bền cao. Như đối với bao bì thủy tinh, người ta tìm cách kết cấu góc chai, làm giảm bề mặt bị va đập khi rớt và thay đổi chiều cao chai cho phù hợp. Đối với bao bì ngoài, chủ yếu là các loại bao bì giấy, có vai trò bảo vệ bao bì trong, có yêu cầu thấp hơn về độ bền cơ học. Tính tương hợp Phương pháp đơn giản nhất để kiểm tra tính tương hợp của bao bì đối với sản phẩm là kiểm tra sự tương tác trực tiếp của chúng bằng cách ngâm vật liệu vào sản phẩm môi trường kín trong một khoảng thời gian nhất định. Các thông số vật liệu làm bao bì và sản phẩm như màu sắc, hình dạng, cấu trúc, khối lượng bao bì được quan sát và đánh giá, từ đó đưa ra kết luận về khả năng sử dụng vật liệu làm bao bì. Ngoài vật liệu chính, người sản xuất cần phải kiểm tra những vật liệu liên quan như lớp lót trên nắp, nút… để xác định được ảnh hưởng đồng bộ của bao bì lên sản phẩm. CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ CHƢƠNG II 1. Kể tên các thành phần cơ bản sử dụng trong mỹ phẩm. Nêu các vai trò có thể có của các tá dược sau: tinh dầu ngọc lan tây, BHA, Tween 80, glycerin, nipagin, acid stearic, pigment orange 5. 2. Trình bày vai trò chất diện hoạt, cách lựa chọn chất diện hoạt. 3. Nêu các tính chất của chất giữ ẩm lý tưởng. 4. Nêu các tính chất của chất bảo quản lý tưởng. 5. Nêu các tính chất của các chất chống oxi hóa lý tưởng. 6. Phân loại các chất màu, trong các nhóm chất màu trên, nhóm chất nào cần có sự quản lý chặt chẽ, vì sao? D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 35. Tập bài giảng MỸ PHẨM 32 Chƣơng III: CÁC SẢN PHẨM ĐẶC TRƢNG Mục tiêu học tập: 1. Nắm được mục đích, các thành phần cơ bản, quy trình bào chế chung vác sản phẩm đặc trưng mỹ phẩm chăm sóc da và môi. 2. Nhận biết và nêu được vai trò các thành phần cơ bản trong công thức bào chế cụ thể một số các chế phẩm mỹ phẩm thuộc 2 nhóm trên. 3. Nêu được cơ chế bảo vệ của kem chống nắng, chỉ số SPF và ý nghĩa. ------------------------------------------------------------------------------------- Bài 1: MỸ PHẨM CHĂM SÓC DA 1.1.Dạng phấn Mục đích và yêu cầu Mục đích tạo một lớp mỏng mịn màng trên da, có tác dụng hút ẩm và nhờn, mượt mà không gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng Yêu cầu + Đạt độ phủ nhất định và tính lan rộng tốt + Có độ bám dính, hút ẩm và nhờn tốt + Tạo nét tươi trẻ + Không tạo cảm giác khó chịu, Không gây dị ứng, không độc + Màu và hương phải phù hợp 1.1.1. Dạng phấn mặt Nguyên liệu Nguyên liệu làm tăng độ phủ trên da: TiO2, ZnO, Kaolin, MgO Nguyên liệu hút ẩm và nhờn, loại trừ tính bóng nhờ hoặc loang phấn: kaolin, tinh bột xử lý, CaCO3, MgCO3, cellulose vi tinh thể, các loại chất dẻo… Nguyên liệu làm phấn có khả năng lan rộng và có tính bám dính tốt: M- stearat (M= Mg, Zn), talc (yêu cầu: trắng, sáng, không lẫn tạp có hại như thạch miên gây ung thư phổi, bào tử vi sinh vật gây bệnh, kích thước hạt lọt qua rây 200). Các chất trợ dính (cetyl alcol, stearyl alcol, glycerin monostearat…). Nguyên liệu tạo nét tươi trẻ: tinh bột gạo xử lý. Hương và màu: màu vô cơ hoặc hữu cơ (không nên sử dụng những loại phẩm màu hoàn toàn tan trong nước hoặc trong dầu). Một số công thức cơ bản Phấn trong Thành phần % Talc 80 ZnO 5 Zn stearat 5 Tinh bột 10 Hương, màu vd Phấn có độ mờ đục cao Thành phần % Talc 30 ZnO 24 Zn stearat 6 Vôi 40 Hương màu vd D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 36. Tập bài giảng MỸ PHẨM 33 Phấn mỡ (dùng cho da khô, sần) Thành phần Phần Vaselin 50 Sáp ong trắng 40 Sáp dầu hỏa 40 Stearin 20 Glycerin monostearat 75 Phương pháp bào chế Nấu chảy những nguyên liệu mỡ với nhau, thêm 500 phần nước nóng, vừa cho vừa khuấy tiếp tục đến khi nhũ tương hình thành. Thêm 1000 phần bột talc vào. Trộn đều, cho qua lưới lọc và phối hương vào. Sơ đồ công nghệ Hình 3. 1. Sơ đồ quy trình bào chế dạng phấn 1.1.2. Dạng phấn hồng Thành phần: hoàn toàn giống phấn mặt nhưng có liều lượng chất bám dính cao hơn. Một số công thức cơ bản Công thức nền phấn Nền % Sáp ong 12 Mỡ cừu 2 Dầu khoáng 86 D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 37. Tập bài giảng MỸ PHẨM 34 Công thức phấn hồng (tướng dầu) Nguyên liệu % Talc 48 Kaolin 16 Zn stearat 6 ZnO 5 MgCO3 5 Tinh bột 10 TiO2 4 Màu 6 Hương vd Nền phấn vd Sơ đồ quá trình bào chế Tương tự với dạng phấn mặt. 1.2.Mỹ phẩm cho mắt Mỹ phẩm cho mắt dùng trang điểm xung quanh mắt: mí mắt, lông mi, lông mày, khoảng giữa mắt và lông mày. Mỹ phẩm cho mí mắt gồm: mỹ phẩm cho lông mi, mỹ phẩm cho vùng da xung quanh mắt, bút chì vẽ lông mày. 1.2.1. Mỹ phẩm cho lông mi Mục đích: làm tăng vẻ đẹp của mắt. Phân loại Mascara nền sáp: nguyên liệu chính gồm parafin, sáp carnauba, lanolin giống nền của phấn sáp, nhưng tính chất phủ mềm hơn, người ta còn cho thêm lượng lớn glyceryl monostearat hay triethanolamin stearat. Hai chất này còn có tính chất tăng độ bám dính sản phẩm trên lông mi. Ngoài ra để tạo màu đen, người ta dùng lampblack (bồ hống ống khói). Mặc dù sản phẩm là nền sáp nhưng phân bố tốt trong nước nên rửa dễ dàng. Mascara dạng kem có nền kem tan. Phẩm màu tan trong dầu. Phải có thêm các chất làm ẩm để giảm sức căng bề mặt. Mascara dạng lỏng được sử dụng rộng rãi vì dễ chảy đều lên lông mi. Nguyên tắc phối chế: phân tán tốt bột màu trong dung dịch sệt. 1.2.2. Mỹ phẩm cho vùng xung quanh mắt Mục đích làm nổi bật đôi mắt nhờ màu đậm xung quanh mắt, có thể làm nổi bật bằng cách thêm một ít chất tạo óng ánh như bismuth oxyclorid, mica được phủ với TiO2, ánh vàng của bột nhũ Cu, ánh bạc của bột nhũ Ag… Màu sử dụng thường là xanh lơ, xanh lá, hồng, tím… Viết chì kẻ mắt có ruột là hỗn hợp carbon black và phấn nền. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 38. Tập bài giảng MỸ PHẨM 35 Một số công thức cơ bản Mascara nền sáp Thành phần % Glyceryl monostearat 60 Parafin 15 Carnauba wax 7 Lanolin 8 Lup black 10 Mascara dạng lỏng Thành phần % Rosin (dung dịch alcol 10%) hoặc ethylcellulose 3 Dầu thầu dầu 3 Ethylalcol 84 Lampblack 10 1.3.Dạng kem Yêu cầu chung + Ổn định trong thời gian dài, không bị phân lớp (tất cả dạng kem đều ở dạng nhũ tương, thường là nước trong dầu hay dầu trong nước) + Màng kem tạo trên da phải mỏng, đều, mềm mại, có độ mịn, độ bóng và bám tốt trên da + Không gây cảm giác khó chịu và có pH thích hợp với da + Dễ sử dụng và bảo quản + Không độc + Đạt được tiêu chuẩn chung theo quy định dành cho sản phẩm Phân loại kem 1.3.1. Kem tẩy Dùng vào buổi sáng hay tối để tẩy sạch da, có hai dạng kem là nhũ tương o/w hoặc w/o với % dầu 30 – 70%, lotion có % dầu 15-30%. Công dụng và yêu cầu + Tẩy rửa các chất bẩn, chất nhờn, các tế bào chết, chất bẩn do trang điểm để lại ra khỏi da. + Dễ tan ra trên da và không gây dị ứng da + Sau khi tẩy rửa, để lại trên da một lớp phim rất mỏng, tạo cảm giác sạch sẽ, mềm mại, thoải mái cho da. Thành phần + Thành phần cơ bản: pha dầu, pha nước, hệ nhũ hóa. + Các thành phần khác: chất làm đặc (parafin, sáp ong, benton…), chất làm mềm (lanolin, cetyl alcol…), chất ổn định, mùi, chất bảo quản, chống nấm. 1.3.2. Kem tan và kem nền Công dụng và yêu cầu D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 39. Tập bài giảng MỸ PHẨM 36 + Dùng ban ngày để bảo vệ da và làm đẹp da đã được tẩy sạch + Làm mất lớp dầu trên da để các mỹ phẩm khác dễ dàng bám lên da + Lan ra nhanh trên da và hình như biến mất ngay sau khi bôi lên da + Làm mềm mại và giữ ẩm cho da + Có khả năng chống nắng để bảo vệ da (dùng ZnO + TiO2 nếu sản phẩm đục, este anthranilat của alcol mạch dài dùng trong sản phẩm trong). Thành phần: ở dạng nhũ tương dầu trong nước. Ngoài ra còn chứa các chất làm mềm, chất làm ẩm, chất chống nắng, hương và chất bảo quản. 1.3.3. Kem tay và kem toàn thân Công dụng và yêu cầu: + Làm mềm mại và làm ẩm lớp da bị hư hại + Kem toàn thân được áp dụng trên cơ thể nên thường ở dạng lotion hơn là cream + Sử dụng dễ dàng và nhanh chóng, không để lại lớp film dính + Không dính vào các đồ vật mà tay tiếp xúc + Làm mềm da và làm liền da (đối với da bị nứt) mà không ảnh hưởng đến sự bài tiết qua da + Không biến đổi theo nhiệt độ + Nên có màu và mùi nhẹ để tạo cảm giác dễ chịu khi sử dụng Thành phần: giống các loại kem trên, ngoài ra còn có thêm các chất có tác dụng làm liền và làm phẳng các chỗ da bị nứt nẻ (allation, phức của allation, quaternium - 19) và chất sát trùng. 1.3.4. Kem chống nắng Chỉ số SPF Khả năng chống tia tử ngoại của chế phẩm được đánh giá phổ biến thông qua chỉ số chống nắng SPF (Sun protection factor). Theo định nghĩa của FDA, chỉ số SPF của một chế phẩm chống nắng là đại lượng biểu thị tương quan giữa năng lượng mặt trời cần thiết để gây hiện tượng cháy nắng trên da được bảo vệ và da không được bảo vệ bởi chế phẩm đó. Giá trị SPF càng cao, khả năng bảo vệ của chế phẩm càng tốt. Tuy nhiên chỉ số SPF chỉ thể hiện khả năng chống tia UVB là chủ yếu, không phải là chỉ số phản ánh đầy đủ khả năng chống tia UVA của chế phẩm. Khả năng chống tia UVA cần được đánh giá dựa trên hiện tượng sậm da tức thì (Immediate Pigment Darkening IPD) và hiện tượng sậm da lâu dài (Psersitent Pigment Darkening PPD). Công dụng và yêu cầu Hạn chế tác hại, bảo vệ da trước các tác hại của tia tử ngoại. Thành phần Ngoài thành phần chung của 1 công thức kem, còn có thêm các chất có vai trò cản tia tử ngoại như: D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 40. Tập bài giảng MỸ PHẨM 37 Chất chống nắng hữu cơ: PABA và p-aminobenzoates, salicylates, cinnamates, benzophenones, anthranilates, dibenzoylmethanes, dẫn xuất camphor, các hợp chất khác (ensulizol, silatriazol, bisoctrizol…). Chất chống nắng vô cơ: TiO2, ZnO… 1.3.5. Kem đa năng Công dụng và yêu cầu + Tạo một lớp nền tốt, không quá nhớt + Dễ hóa lỏng, dễ lan ra trên da + Có tác dụng làm mềm nhưng không để lại lớp film nhờn hay dính trên da + Để lại lớp màng dầu liên tục nhưng không bít kín lỗ chân lông trên da Thực ra, không có một sản phẩm nào cùng lúc thỏa mãn được hết các yêu cầu đã nêu trên, nhưng trong các yêu cầu đó, yếu tố có nhu cầu cao nhất có tính năng cao nhất. Thành phần: tương tự như các kem trên, thông dụng nhất là o/w với hàm lượng dầu là 35-45%. Một số công thức bào chế Kem N/D rắn lỏng Thành phần % % Dầu parafin nhẹ 4,0 30,0 Isopropyl myristat 8 - Lanolin - 8 Cerezin 19,2 - Sáp vi tinh thể - 1 Sorbitan sesquinoleat 2,8 2,3 Tween 60 - 6,1 Titan dioxyd 3 - Tá dược bột vd 8 Glycerin - 5 Chất bảo quản, hương, nước (vd) 100 100 Kem dùng nhiều mục đích Thành phần % % Acid stearic 15,0 15,0 Lanolin 4 2 Sáp ong 2 2 Dầu parafin (11) 23 24 Tween 85 1 - Sorbitan trioleat (1,8) 1 - PEG stearat (16,9) - 5 Sorbitol 12 10 Chất bảo quảng, hương, nước (vd) 100 100 D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 41. Tập bài giảng MỸ PHẨM 38 Kem chống già Thành phần % Glucosylceramid 0,50 Dầu parafin 12,00 Squalan 3,00 Glyceryl stearat 1,50 Cholesterol 0,20 Alcol cetylic 0,50 Polysorbat 80 2,00 BHT 0,05 Dipropylen glycol 1,00 Methyl paraben/ propyl paraben 0,20 Carrageenan 0,30 Glycerin 5,00 Dinatri edetat 0,10 Acid mevalonic lacton 1,20 Nước tinh khiết (vd) 100 Kem chống nắng Thành phần Số lượng (g) Alcol cetylic 2,0 Acid stearic 2,0 Glycerin monostearat 2,0 Dầu parafin 18,0 Vaselin 5,0 Dầu silicon 3,0 Glycerin 5,0 Propylen glycol 4,0 Ethanol 96% 4,0 Carbopol 940 0,1 Triethanolamin 0,5 Tween 80 3,0 Titan oxyd hoặc kẽm oxyd bột mịn 5,0 Cao khô lô hội 0,04 Nipagin 0,18 Nipasol 0,02 Tinh dầu (ngọc lan tây, phong lữ) 4 giọt Nước tinh khiết vđ 100 D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 42. Tập bài giảng MỸ PHẨM 39 Kem giữ ẩm, chống lão hóa da Thành phần Số lƣợng (g) Polyvinyl pyrolidon K.30 (PVP) 1,0 Tween 80 5,0 Ure 0,3 Magnesi sulfat heptahydrat 0,5 Propylen glycol 4,0 Glycerin 0,5 Nipagin 0,15 Nipasol 0,04 Cao Bạch quả 0,1 Glycerin monostearat 5,0 Vaselin 10,0 Dầu paraffin 2,0 Alcol cetylic 6,0 Alcol ceto-stearylic 4,0 Isopropyl myristat (IPM) 3,5 Vitamin E acetat 0,25 Vitamin A acetat 0,25 Tinh dầu (ngọc lan tây, oải hương) 4 giọt Nước tinh khiết vđ 100 Quy trình bào chế Hình 3.2. Sơ đồ quy trình bào chế dạng kem D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L