SlideShare a Scribd company logo
1 of 26
1
Đề tài: Tình hình tranh chấp về thừa kế quyền sử
dụng đất tại địa phương
2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong trường với phương châm
“Học đi đôi với hành”, mỗi sinh viên khi ra trường cần phải chuẩn bị cho mình
vốn kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng. Thời gian thực tập là giai đoạn
cần thiết đối với mỗi sinh viên trong trường nhằm hệ thống lại toàn bộ chương
trình đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
Được sự đồng ý của Ban Chủ nhiệm khoa Luật, Viện Đại Học Mở Hà
Nội em được phân công thực tập tại Ủy ban nhân dân xã Phong Dụ Hạ với đề
tài: “Tình hình tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất tại địa phương”.
Với tấm lòng biết ơn vô hạn, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong
Khoa Luật đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong thời gian học
tập và rèn luyện tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân xã Phong Dụ - huyện Văn
Yên – tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập, đặc
biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cán bộ hướng dẫn Lê Văn Hiệp
người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ bảo em trong quá trình thực tập của
mình.
Do trình độ và thời gian thực tập có hạn, vì vậy báo cáo của em còn nhiều
thiếu sót, em rất mong nhận sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn bè
để báo cáo tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh và sâu sắc hơn.
Em xin chân thành cảm ơn./.
Phong Dụ Hạ, ngày …. Tháng ……năm ………
Sinh viên
Phạm Văn Quyền
3
MỤC LỤC
MỔ ĐẤU....................................................................................................1
I. Giới thiệu chung về chuyên đề và nơi thực tập.......................................1
1 . Khái quát chung về chuyên đề:..............................................................1
2. Giới thiệu nơi thực tập .................................................. ………………2
3. Khái quát nội dung cần triển khai của chuyên đề ..................................3
3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu chuyên đề:..........................................3
3.2 Ý nghĩa khoa học và giá trị tương ứng.............................................. ..3
3.3 Mục đích- Yêu cầu:.............................................................................3
1. Mục. đích:...............................................................................................3
NỘI DUNG ………………………………………………………………5
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH THU THẬP SỐ LIỆU TẠI ĐỊA PHƯƠNG...5
1. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................5
2. Cằn cứ pháp lý;.................................................................... …………5
3. Quá trình tìm hiểu thu thập thông tin tại Ủy ban nhân dân xã Phong Dụ
Hạ .........................................................................................................................6
3.1 Thời gian thu thập.................................................................................6
3.2 Phương pháp thu thập...........................................................................6
3.3 Nguồn thu thập.....................................................................................7
4. Tình hình tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân
xã Phong Dụ Hạ ………………………………………………………………...7
4.1 Yêu cầu đặt ra trong quá trình giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền
sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân xã Phong Dụ Hạ...............................................7
4.2 Tình hình giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử đụng đất tại Ủy
ban nhân dân xã trong thời gian qua..................................
CHƯƠNG II: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ MỘT SỐ PHƯƠNG
HƯỚNG ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
VỀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ
PHONG DỤ HẠ - HUYỆN VĂN YÊN – TỈNH YÊN BÁI……….................
4
1. Một số đánh giá, nhận xét trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế
quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân xã Phong Dụ Hạ ........................
2. Kiến nghị một số phương hướng để nâng cao hiệu quả trong giải quyết
các tranh chấp hợp về thừa kế quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân xã Phong
Dụ Hạ .........................................................................................
2.1 Hoàn thiện pháp luật..........................................................................
2 2 Bồi dưỡng thường xuyên những kiến thức mới cho cán bộ Ban hòa
giải xã về giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thừa kế quyền sử dụng
đất..............18
2.3 Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của từng cá nhân trong
xã hội.............................................................
KẾT LUẬN............................................................................................
5
MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu chung về chuyên đề Và nơi thực tập
1 .Khái quát chung về chuyên đề:
Tranh chấp đất đai hiện đang là vấn đề nóng bỏng ở nhiều địa phương
trong cả nước. Tại một số nơi tranh chấp đất đai diễn biến phức tạp, căng thẳng
kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người dân và trật tự xã hội. Do đó
luật đất đai 2013 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XIU, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng l1 năm 2013 với những nội
dung mới giải quyết các vấn đề cấp thiết hiện tại và hoàn thiện pháp luật về đất
đai hiện ý chí nguyện vọng của đa số nhân dân là cơ sơ pháp lý quan trọng để
người sử dụng đất có thể bảo vệ được quyền và lợi ích của mình trên thực tế
góp phần ổn định quan hệ quản lý và sử dụng đất tại địa phương nói riêng và cả
nước nói chung.
Nhận thấy việc tranh chấp đất đai trong thừa kế tại xã Phong Dụ Hạ có xu
hướng gia tăng và ngày càng phức tạp lên em chọn đề tài thực tập: "Tình hình
tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất tại địa phương" để có thể nghiên cứu
và hiểu rõ hơn về vấn đề này tại địa phương và từ đó có thể thấy được những
kết quả đã đạt được và cả thiếu sót, yếu kém, tồn tại trong quá trình giải quyết
tranh chấp đất đai trên cả nước nói chung và ở xã Phong Dụ Hạ nói riêng. Từ đó
có thể rút ra nhận xét, đưa ra các kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng
cao hiệu quả giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử đụng đất.
6
2. Giới thiệu nơi thực tập
Cơ cấu tổ chức Bộ máy Đảng ủy – Hội đồng nhân dân - ủy ban nhân dân
- Ủy ban mặt trận tổ quốc xã Phong Dụ Hạ.
PHÒNG CHỦ TỊCH
Lê Văn Thọ
PHÒNG BÍ THƯ
Hà Cơ Yếu
PHÒNG PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Văn Tuân
PHÒNG PHÓ BÍ THƯ
Ngô Xuân Tuyển
PHÒNG MTTQ
Vi Văn Sơn
PHÒNG HĐND
Hà Văn Luyến
PHÒNG CÔNG AN PHÒNG QUÂN SỰ
PHÒNG
THANH NIÊN & PHỤ NỮ
PHÒNG
NÔNG DÂN &
CỰU CHIẾN BINH
PHÒNG
BỘ PHẬN MỘT CỬA
PHÒNG KẾ TOÁN
PHÒNG
ĐỊA CHÍNH
PHÒNG
VĂN HÓA THÔNG TIN
Cơ cấu tổ chức bộ máy xã Phong Dụ Hạ gồm 19 đồng chí trong đó: 1
đồng chí chủ tịch; 1 đồng chí Bí thư; 2 đồng chí phó bí thư; 1 đồng chí Hội
đồng nhân dân; 1 đồng chí Mặt trận tổ quốc;4 đồng chí đoàn thể; 9 đồng chí, về
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học 12 đồng chí; Cao đẳng 5 đồng chí;
Trung cấp 2 đồng chí
Chủ tịch: Lê Văn Thọ
Bí thư: Hà Cơ Yếu
7
3.Khái quát nội dung cần triển khai của chuyên đề
3.1.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Chuyên đề:
Chuyên đề tập trung nghiên cứu vấn đề: Tình hình tranh chấp về thừa kế
quyền sử dụng đất tại xã Phong Dụ Hạ và những vấn đề liên quan đến tranh
chấp tại địa phương.
3.2 Ý nghĩa khoa học và giá trị tương ứng
Việc xem xét giải quyết tranh chấp về đất đai là một trong những nội
dung quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nươc về đất đai, là biện pháp để
pháp luật về đất đai phát huy được vai trò trong đời sống xã hội. Thông qua việc
giải quyết tranh chấp về đất đai, mà các quan hệ đất đai được điều chỉnh cho
phù hợp với lợi ích của nhà nước, xã hội và của người sử dụng đất. Với ý nghĩa
đó thì việc giải quyết tranh chấp đất đai là tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở
pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.
Giải quyết tranh chấp đất đai nhằm phục hồi các quyền lợi hợp pháp cho bên bị
xâm hại đồng thời bắt buộc bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lý
do hành vi của họ gây ra. Đó là công việc có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm cho
pháp luật được thi hành, tăng cường pháp chế trong lĩnh vực quản lý và sử dụng
đất đai.
Những kết luận và đề xuất, kiến nghị mà chuyên đề nêu ra đều dựa trên
cơ sở khoa học và thực tiễn. Vì vậy chúng có giá trị tham khảo trong việc
nghiên cứu, sửa đổi pháp luật. Những kết quả của chuyên đề có thể có giá trị
tham khảo đối với những người làm công tác giải quyết tranh chấp về đất đai.
3.3 Mục đích - Yêu cầu:
1. Mục đích:
- Tìm hiểu công tác giải quyết tranh chấp đất đai trong thừa kể tại trụ sở
ủy ban nhân dân xã Phong Dụ Hạ - huyện Văn yên – tỉnh Yên Bái.
- Từ kết quả thực tập đưa ra kết luận, đề xuất về vấn đề giải quyết tranh
chấp đất đai trong thừa kế tại xã Phong Dụ Hạ - huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái
2. Yêu cầu:
- Nắm vững nội dung về công tác giải quyết tranh chấp đất đai trong thừa
kế theo Luật Đất đai, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương
và địa phương.
8
- Đánh giá đúng thực trạng công tác giải quyết tranh chấp về đất đai trong
thừa kế theo Luật Đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, các
số liệu điều tra thu thập được phải đảm bảo tính trung thực khách quan.
- Những kiến nghị đề xuất với các cấp có thẩm quyền phải phù hợp với
thực tế của địa phương và phù hợp với luật pháp của Nhà nước quy định.
9
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH THU THẬP SỐ LIỆU TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1. Một số khái niệm cơ bản
* Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người chết sang cho người khác
(là cá nhân đang còn sống hoặc là pháp nhân còn tồn tại) theo di chúc hoặc theo
quy định của pháp luật.
* Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết theo khoản 1,
Điều 633 Bộ luật dân sự 2005 quy định. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một
người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại Điều 81 của
Bộ luật này.
* Quyền thừa kế của cá nhân: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt
tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật;
hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật (Điều 631 Bộ luật Dân sự 2005).
* Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người
chết sang cho người thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật về
đất đai (theo điều 735, Bộ luật Dân sự 2005).
* Tranh chấp quyền sử dụng đất (tranh chấp đất đai) là tranh chấp về
quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ
đất đai (theo khoản 24, điều 4, Luật Đất đai 2013).
* Giải quyết tranh chấp đất đai là việc các cơ quan có thẩm quyền tìm ra
một giải pháp hợp lý dựa trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết các tranh chấp
mâu thuẫn giữa các bên trong tranh chấp đất đai bằng hình thức trả lời bằng văn
bản theo quy định của pháp luật, trên cơ sở đó phục hồi các quyền lợi bị xâm
phạm, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các trường hợp vi phạm.
Giải quyết tranh chấp đất đai là một trong các hoạt động của công tác
quản lý của Nhà nước về đất đai nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
người sử dụng đất.
2. Căn cứ pháp lý
Quy định trong điểm c, khoản 2, Điều 179, Luật Đất đai 2013:
“2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất
hàng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
10
a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điêuù 170 của luật
Đất đai 2013.
b) Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người mua tài
sản được nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
c) Để thừa kế, tặng, cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất
thuê; người nhận thừa kế, người tặng cho tài sản được nhà nước tiếp tục cho
thuê đất theo mục đích đã được xác định;
d) Cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê theo quy
định của pháp luật về dân sự;
đ) Thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu cuả mình gắn liền với đất thêu tại
tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác
hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;
e) Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình, gắn liền với đất thuê
trong thời hạn thuê đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh; người góp vốn bằng tài sản
được nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
Theo số liệu thống kê của Ủy ban nhân nhân xã Phong Dụ Hạ trên địa
bàn tính từ ngày 01/01/2013 đến ngày 31/12/2017, ủy ban nhân dân xã đã tiếp
nhận đơn và giải quyết theo thủ tục quy định có 136 vụ việc dân sự, trong đó số
vụ việc tranh chấp liên quan đến đất đai là 58 vụ việc, chiếm tỷ lệ 42,6% Số vụ
việc tranh chấp dân sự liên quan đến đất đai có xu hướng gia tăng qua từng năm:
Năm 2013 ủy ban nhân dân xã tiếp nhận, giải quyết 6 vụ việc; năm 2014 là 8 vụ
việc; năm 2015 là 11 vụ việc; năm 2016 là 15 vụ việc; năm 2017 là 18 vụ việc.
Từ những số liệu trên ta có thể thấy số lượng những vụ tranh chấp đất đai
trong thừa kế xảy ra trên toàn xã không hề ít và chiếm một số lượng đáng kể
trong các vụ tranh chấp liên quan đến đất đai, Chủ thể tranh chấp thừa kế quyền
sử dụng đất đa phần đều là những người có quan hệ huyết thống, gần gũi, làng
sóm nhưng cũng không thể hòa giải, thương lượng được cho thấy tính phức tạp
của các vụ việc này. Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tranh chấp là do người để lại
di sản trước khi chết không để lại di chúc hay thường để lại di chúc bằng miệng
hoặc bằng các hình thức không hợp lệ khác do người dân chưa hiểu rõ về pháp
luật - Do mâu thuẫn giữa anh chị em trong gia đình.
Dưới đây là những tranh chấp đáng lưu ý:
(1) Vụ tranh chấp yêu cầu ủy ban nhân dân xã chia di sản thừa kế của ông
Nguyễn Văn Trợ
Ngày 27 tháng 6 năm 2015 Ủy ban nhân dân xã Phong Dụ Hạ, có nhận
được đơn đề nghị của bà Lương Thị Teo và biên bản hòa giải không thành tại
ban công tác mặt trận cơ sở thôn, bản, với nội dung đơn đề nghị như sau:
+ Bà Lương Thị Teo và Ông Nguyên Văn Trợ lấy nhau vào năm 1960
Trong quá trình chung sống và làm ăn không xảy ra bất kỳ tranh chấp nào. Đến
năm 2005 Ông Trợ không may mắc bệnh hiểm nghèo và chết tại thôn 1 xã
Phong Dụ Hạ - huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái và không để lại di chúc.
Di sản của ông Nguyễn Văn Trợ để lại trong thời kỳ hôn nhân là tài sản
chung của vợ chồng ông Trợ và bà Teo tạo dựng được trước khi ông Trợ chết
còn đến nay gồm:
+ Một ngôi nhà cấp 4, hai gian lợp ngói đã cũ diện tích khoảng 30m2 trị
giá 8.989.000 đồng;
+ Một móng nhà xây bằng đá cuội diện tích 30,08m2 không còn giá trị sử
dụng;
+ Quyền sử dụng diện tích đất là 365,5m2 trị giá 283.475.000 đồng.
12
- Căn cứ Điều 634 Bộ luật dân sự 2005 thì di sản của ông Nguyễn Văn
Trợ là 1/2 khối tài sản chung của ông Trợ với bà Teo, tức di sản của ông Trợ là
146.232.000 đồng
- Bố mẹ ông Trợ đều đã chết trước ông Trợ, ông Trợ không có con riêng
hay con nuôi nên căn cứ điều 635, 676 Bộ luật dân sự 2005 thì 7 người là bà
Lương Thị Teo, chị Nguyễn Thị Từ, chị Nguyễn Thị Hảo, chị Nguyễn Thị Hoa,
chị Nguyễn Thị Hiền, chị Nguyễn Thị Gái và anh Nguyễn Văn Quý (con ông
Trợ) là những người được hưởng di sản của ông Trợ để lại.
- Nhưng trong quá trình phân chia di sản của Ông Nguyễn Văn Trợ để lại
thì Anh nguyễn Văn Qúy không cho bà Teo hưởng số di sản theo đúng hàng
thừa kế mà pháp luật quy định.
- Nay bà Lương Thị Teo viết đơn đề nghị với Ủy ban nhân dân xã can
thiệp và cử đoàn công tác hòa giải, phân chia di sản của ông Nguyễn Văn Trợ để
lại, để bà được hưởng số di sản đúng theo quy định của pháp luật.
- Ngày 10 tháng 7 năm 2015 Ủy ban nhân dân xã căn cứ Luật tiếp công
dân và Luật hòa giải cơ sở năm 2013, Ủy ban nhân dân xã Phong Dụ Hạ, mời bà
Lương Thị Teo và các thành phần có liên quan đến tài sản mà ông Nguyễn Văn
Trợ để lại và chỉ Đạo ban hòa giải cấp xã xem xét, giải quyết hòa giải theo đơn
đề nghị của bà Lương Thị Teo, thành phần Ban hòa giải gồm có:
1. Ông: Hoàng Văn Tuân – Phó chủ tịch UBND xã là Trưởng ban hòa giải
2. Ông: Lê Văn Hiệp – Công chức tư pháp – Phó ban hòa giải
3. Ông: Nguyễn Quang Lũy – Trưởng công an xã – Thành viên
4. Ông: Ngô Văn Luyện – Chỉ huy trưởng quân sự xã – Thành viên
5. Ông: Vi Văn Sơn – Chủ tịch MTTQ xã – Thành viên
6. Bà: Hoàng Thị Thương – Chủ tịch Hội phụ nữ - Thành viên
7. Ông: Vi văn Liêm – Bí thư Đoàn TNCSHCM – Thành viên
8. Ông: Hoàng Văn Luật – Chủ tịch Hội nông dân xã – Thành viên
9. Ông: Nông Văn Lưu – Chủ tịch Cựu chiên binh xã – Thành viên
10. Ông: Hồ Văn Cường – Công chức địa chính xây dựng – Thành viên
Vào 8h30 ngày 10/7/2015 Ban hòa giải và các bên có liên quan cùng tiến
hành hòa giải vụ việc tranh chấp di sản giữa bà Lương Thị Teo và Anh Nguyễn
Văn Quý.
Nguyên đơn : Bà Lương Thị Teo Sinh năm :1944 Dân tộc: Kinh
13
Nơi thường trú : tại thôn 1 xã Phong Dụ Hạ - huyên Văn Yên - tỉnh Yên
Bái.
Bị đơn : Anh Nguyễn Văn Quý Sinh năm :1970 Dân tộc: Kinh
Nơi thường trú : tại thôn 1 xã Phong Dụ Hạ - huyên Văn Yên - tỉnh Yên
Bái.
- Những người có liên quan: chị Nguyễn Thị Từ, chị Nguyễn Thị Hảo, chị
Nguyễn Thị Hoa, chị Nguyễn Thị Hiền, chị Nguyễn Thị Gái.
Nội dung buổi hòa giải:
Đồng chí: Hoàng Văn Tuân – Trưởng ban hòa giải, chủ tọa buổi hòa giải
thông qua nội dung làm việc và thông qua đơn đề nghị của bà Lương Thị Teo,
đồng chí khái quát sơ lược về tình hình tranh chấp di sản mà ông Nguuyeenx
Văn Teo chết để lại.
- Ý kiến của các thành phần tham gia buổi hòa giải:
+ Ý kiến của bà Lương Thị Teo (Bà Lương Thị Teo và Ông Nguyên Văn
Trợ lấy nhau từ năm 1960 Trong quá trình chung sống và làm ăn không xảy ra
bất kỳ tranh chấp nào. Đến năm 2005 Ông Nguyễn Văn Trợ không may mắc
bệnh hiểm nghèo và chết), không để lại di chúc, vậy tôi đề nghị đoàn công tác
của UBND xã xem xét hòa giải, để tôi được hưởng số di sản đúng theo quy định
của pháp Luật.
+ Ý kiến Theo anh Nguyễn Văn Quý là tôi có xây một ngôi nhà ngang lợp
Plu xi măng khoảng 20m2 trên mảnh đất nêu trên, trong thời gian bố tôi còn
sống lên tôi yêu cầu được nhận hiện vật và quyền sử dụng đất, ngôi nhà ngang
lợp Plu xi măng do tôi xây lên thuộc về tôi và một nửa tài sản bố tôi để lại, một
nửa còn lại chia đều cho mẹ tôi và các thành viên trong gia đình.
+ Ý kiến của những người con còn lại trong gia đinh là: chị Nguyễn Thị
Từ, chị Nguyễn Thị Hảo, chị Nguyễn Thị Hoa, chị Nguyễn Thị Hiền, chị
Nguyễn Thị Gái là di sản của bố chúng tôi sau khi chết để lại chúng tôi thống
nhất là chia đều thành 2 phần, một phần chia cho Mẹ chúng tôi là Bà Teo, một
phần chia cho Anh nguyễn Văn Quý và chúng tôi từ chối không nhận di sản của
bố chúng tôi để lại.
+ Ý kiến của Ban hòa giải: căn cứ điều 635, 676 Bộ luật dân sự 2005, thì
7 người là bà Lương Thị Teo, chị Nguyễn Thị Từ, chị Nguyễn Thị Hảo, chị
Nguyễn Thị Hoa, chị Nguyễn Thị Hiền, chị Nguyễn Thị Gái và anh Nguyễn Văn
Quý (vợ và con ông Trợ) là những người được hưởng di sản của ông Trợ để lại.
Nhưng trên thực tế những người nêu trên cùng là người thân trong gia đình, nên
14
tự thỏa thuân phân chia di sản, hơn nữa chị Nguyễn Thị Từ, chị Nguyễn Thị
Hảo, chị Nguyễn Thị Hoa, chị Nguyễn Thị Hiền, chị Nguyễn Thị Gái đã có ý
kiến thống nhất là chia đều thành 2 phần, một phần chia cho Mẹ chúng tôi là Bà
Teo, một phần chia cho Anh nguyễn Văn Quý và chúng tôi từ chối không nhận
di sản của bố chúng tôi để lại.
- Sau khi nghe ý kiến của các bên tham gia buổi hòa thì đồng chí chủ tạo
khái quát chung và phân tích rõ về tình hình tranh chấp di sản mà ông Trợ chết
để lại thì bà Lương Thị Teo, anh Nguyễn Văn Quý và các thành viên trong gia
đình tự nhận thấy việc tranh chấp với nhau như vậy gây ra mất đoàn kết giữa các
thành viên trong gia đình, nên cả Nguyên đơn là bà Lương Thị Teo và Bị đơn là
anh Nguyễn Văn Quý đã đi đến ý kiến thống nhất là bà Lương Thị Teo được
hưởng một nửa tài sản và anh Quý được hưởng một nửa tài sản của ông Nguyễn
Văn Trợ khi chết để lại.
Kết luận buổi hòa giải:
- Buổi hòa giải thành với kết quả là:
- Bà Lương Thị Teo, anh Nguyễn Văn Quý và các thành viên trong gia
đình đã đi đến thống nhất là: bà Lương Thị Teo được hưởng một nửa tài sản và
anh Quý được hưởng một nửa tài sản của ông Nguyễn Văn Trợ để lại, còn các
thành viên trong gia đình là chị Nguyễn Thị Từ, chị Nguyễn Thị Hảo, chị
Nguyễn Thị Hoa, chị Nguyễn Thị Hiền, chị Nguyễn Thị Gái từ chối nhận tài
sản từ ông Trợ để lại Và các thành viên trong gia đình ông Trợ nêu trên đều cam
kết sẽ phân chia tài sản của ông Trợ để lại đúng theo kết luận của buổi hòa giải,
không xảy ra tranh chấp, đề nghị, kiến nghị trong quá trình phân chia tài sản của
ông Trợ để lại.
- Nguyên nhân chính của việc yêu cầu phân chia tài sản này là do sau khi
ông Nguyễn Văn Trợ chết không để lại di chúc, sau thời gian ông Trợ chết anh
Quý đã quản lý số tài sản nêu trên và không muốn chia tài sản cho những người
được hưởng thừa kế khác, vì giá đất theo thời gian ngày một tăng cao so với thời
điểm ông Trợ chết, nên bà Teo đã làm đơn đề nghị, yêu cầu Ủy ban nhân dân xã
chia tài sản thừa kế để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
(2) Vụ tranh chấp yêu cầu ủy ban nhân dân xã can thiệp đòi lại di sản thừa
kế của ông Hà Văn Cư và bà Ngô Thị Chúc khi chết để lại.
Ngày 20 tháng 9 năm 2016 Ủy ban nhân dân xã Phong Dụ Hạ, có tiếp
nhận được đơn đề nghị của Ông: Hà Văn Tuyết, ông Hà Văn Thu, bà Hà Thị
Chanh, bà Hà Thị Phương về việc đòi lại di sản của bố mẹ để lại sau khi chết mà
không có di chúc và biên bản hòa giải không thành của ban công tác mặt trận cơ
sở thôn, bản với nội dung đơn đề nghị cụ thể như sau:
- Nội dung đơn đề nghị:
15
+ Bố mẹ các ông, bà: Hà Văn Tuyết, Hà Văn Thu, Hà Thị Chanh, Hà Thị
Phương và Hà Văn Cầu là hai cụ Hà Văn Cư và cụ Ngô Thị Chúc sinh được 5
người con, khi còn sống hai cụ có diện tích đất 920m2 và một ngôi nhà tại thôn
5 xã Phong Dụ Hạ - huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái, cho đến năm 1967 cụ Hà
Văn Cư chết không để lại di chúc, sau đó cụ Ngô Thị Chúc tiếp tục quản lý và
nuôi dưỡng các con khôn lớn, trưởng thành rồi lần lượt các con bà cũng lập gia
đình riêng, chỉ có vợ chồng ông Hà Văn Cầu con út sống cùng cụ Chúc, đến
năm 1978 các con của cụ tập chung xây cho cụ Chúc một ngôi nhà cấp 4 diện
tích đất khoảng 20m2 trên khuôn viên 79m2 để cụ ở riêng, nhưng cũng liền kề
ngôi nhà mà vợ chồng anh Hà Văn Cầu sống chung với cụ Chúc trước đó, cho
đến năm 2000 cụ Ngô Thị Chúc chết không có để lại di chúc, sau khi cụ Chúc
chết vợ chồng ông Hà Văn Cầu quản lý số đất và ngôi nhà mà hai cụ chết để lại,
nhưng ngôi nhà xây cấp 4 đã xuống cấp, đến năm 2004 các con cháu của cụ bàn
bạc, thống nhất sửa sang lại ngôi nhà thành nơi thờ cúng chung của dòng họ
nhưng vợ chồng Ông Hà Văn Cầu không đồng ý sửa sang làm nơi thờ cúng, vì
vợ chồng ông Cầu cho rằng ngôi nhà và số đất đó thuộc về vợ chồng ông, đã
nhiều lần các anh chị ông Cầu đến khuyên bảo và giải thích cho vợ chồng ông
Cầu nhưng đều không thành, cho đến ngày 20 tháng 11 năm 2016 Ông: Hà Văn
Tuyết, ông Hà Văn Thu, bà Hà Thị Chanh, bà Hà Thị Phương quyết định viết
đơn đề nghị với Ủy ban nhân dân xã can thiệp, giải quyết và cử đoàn công tác
xuống hòa giải để lấy lại tài sản mà cụ Ngô Thị Chúc chết để lại gồm có: một
ngôi nhà xây cấp 4 trên diện tích khuôn viên đất 79m2 tại thôn 5 xã Phong Dụ
Hạ - huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái, để con, cháu làm nơi thờ cúng chung trong
dòng họ.
- Ngày 05 tháng 12 năm 2016 Ủy ban nhân dân xã căn cứ Luật tiếp công
dân 2016 và Luật hòa giải cơ sở năm 2013, Ủy ban nhân dân xã Phong Dụ Hạ,
chỉ Đạo ban hòa giải xem xét, giải quyết hòa giải theo đơn đề nghị của Ông: Hà
Văn Tuyết, ông Hà Văn Thu, bà Hà Thị Chanh, bà Hà Thị Phương và mời vợ
chông ông Hà Văn Cầu và các thành phần có liên quan đến tài sản mà cụ Ngô
Thị Chúc chết để lại.
Vào 8h30 ngày 07/12/2016 Ban hòa giải làm việc với vợ chồng ông Hà
Văn Cầu và các bên có liên quan cùng tiến hành hòa giải vụ việc tranh chấp đòi
lại di sản, thành phần Ban hòa giải gồm có:
1. Ông: Hoàng Văn Tuân – Phó chủ tịch UBND xã là Trưởng ban hòa giải
2. Ông: Lê Văn Hiệp – Công chức tư pháp – Phó ban hòa giải
3. Ông: Nguyễn Quang Lũy – Trưởng công an xã – Thành viên
4. Ông: Ngô Văn Luyện – Chỉ huy trưởng quân sự xã – Thành viên
16
5. Ông: Vi Văn Sơn – Chủ tịch MTTQ xã – Thành viên
6. Bà: Hoàng Thị Thương – Chủ tịch Hội phụ nữ - Thành viên
7. Ông: Vi văn Liêm – Bí thư Đoàn TNCSHCM – Thành viên
8. Ông: Hoàng Văn Luật – Chủ tịch Hội nông dân xã – Thành viên
9. Ông: Nông Văn Lưu – Chủ tịch Cựu chiên binh xã – Thành viên
10. Ông: Hồ Văn Cường – Công chức địa chính xây dựng – Thành viên
Nội dung buổi hòa giải:
Đồng chí: Hoàng Văn Tuân – Trưởng ban hòa giải, chủ tọa buổi hòa giải
thông qua nội dung làm việc và thông qua đơn đề nghị của Ông: Hà Văn Tuyết,
ông Hà Văn Thu, bà Hà Thị Chanh, bà Hà Thị Phương, đồng chí khái quát sơ
lược về tình hình tranh chấp di sản mà bà Ngô Thị Chúc chết để lại.
- Ý kiến của các thành phần tham gia buổi hòa giải:
+ Ý kiến của vợ chồng Ông Hà Văn Cầu là trước khi mẹ tôi còn sống và
sau khi mẹ tôi chết không để lại di chúc, đương nhiên ngôi nhà và mảnh đất đó
là thuộc về vợ chồng tôi vì các anh chị đã lập gia đình ở riêng, chỉ có vợ chồng
tôi sống chung với mẹ lên khi mẹ tôi chết thì đó là tài sản của vợ chồng tôi, vậy
tôi không đồng ý cho các anh chi lấy lại và sử dụng ngôi nhà đó vào việc thờ
cúng chung.
+ Ý kiến của Ông: Hà Văn Tuyết, ông Hà Văn Thu, bà Hà Thị Chanh, bà
Hà Thị Phương là trước đây chúng tôi đã tập chung góp tiền xây lên ngôi nhà
cấp 4 để cho mẹ chúng tôi ở riêng, nhưng đến khi mẹ chúng tôi chết thì vợ
chồng ông Cầu lại lấy đó là tài sản riêng và quản lý không để chúng tôi sử dụng
vào việc chung là làm nơi thờ cúng của dòng họ.
Vậy chúng tôi đề nghị với ban hòa giải, phân tích, giải thích rõ cho vợ
chồng ông Hà Văn Cầu hiểu và trả lại số tài sản nêu trên cho chúng tôi để sử
dụng vào việc thờ cúng chung, đảm bảo theo quy định của pháp luật.
+ Ý kiến của Ban hòa giải: căn cứ điều 635, 676 Bộ luật dân sự 2005, thì
số tài sản do người chết để lại mà không có di chúc những người con của cụ
Chúc là hàng thừa kế thứ nhất lên được hưởng di sản của cụ Chúc để lại, do đó
vợ chống ông Hà Văn Cầu buộc phải trả lại ngôi nhà xây cấp 4 hoặc chia di sản
theo quy định, để các thành viên trong gia đình sử dụng vào việc chung là thờ
cúng của dòng họ.
- Sau khi tiếp thu, nghe ý kiến của các bên tham gia buổi hòa thì đồng chí
trưởng ban hòa giải, chủ tạo khái quát chung và phân tích về các tình tiết theo
17
quy định khi cụ Chúc chết để lại mà không có di chúc, đồng chí đã nhấn mạnh
về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ tương ứng của các bên có liên quan đến
di sản mà cụ Hà Văn Cư và cụ Ngô Thị Chúc khi chết để lại.
Quan điểm của vợ chồng anh Hà Văn Cầu sau khi nghe Ban hòa giải phân
tích và yêu cầu của Ông: Hà Văn Tuyết, ông Hà Văn Thu, bà Hà Thị Chanh, bà
Hà Thị Phương là không nhất trí, không đồng ý chia di sản theo quy định cho
các thành viên trong gia đình là các con ông Hà Văn Cư và bà Ngô Thị Chúc, vì
vợ chồng anh Cầu vẫn cho rằng đây là tài sản của vợ chồng anh lên không chia
hoặc lấy để làm nơi thờ cúng chung được.
Kết luận buổi hòa giải:
- Vợ chồng ông Hà Văn Cầu không nhất trí theo yêu cầu của Ông: Hà
Văn Tuyết, ông Hà Văn Thu, bà Hà Thị Chanh, bà Hà Thị Phương là không nhất
trí chia hoặc lấy ngôi nhà xây cấp 4 đó làm nơi thờ cúng chung.
- Buổi hòa giải không thành vì hai bên không thống nhất được quan điểm,
vì vợ chồng ông Cầu vẫn giữ nguyên quan điểm đó là tài sản của vợ chồng ông,
còn Ông: Hà Văn Tuyết, ông Hà Văn Thu, bà Hà Thị Chanh, bà Hà Thị Phương
vẫn giữ nguyên quan điểm là chia theo quy định và lấy lại để làm nơi thờ cúng
chung.
- Nguyên nhân chính của việc yêu cầu đòi lại di sản này là do sau khi bà
Ngô Thị Chúc chết không để lại di chúc, sau đó anh Hà Văn Cầu đã quản lý số
tài sản nêu trên, không muốn chia tài sản hay lấy đó làm nơi thờ cúng chung mà
cho rằng đấy là tài sản của vợ chồng ông khi sống chung với mẹ lên được hưởng
không phân chia hay thực hiện vào việc thờ cúng chung được nên Ông: Hà Văn
Tuyết, ông Hà Văn Thu, bà Hà Thị Chanh, bà Hà Thị Phương đã làm đơn đề
nghị, yêu cầu đòi lại di sản thừa kế để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
các bên.
Tiếp sau đó vào ngày 20 tháng 12 năm 2016 Ông: Hà Văn Tuyết, ông Hà
Văn Thu, bà Hà Thị Chanh, bà Hà Thị Phương tiếp tục viết đơn đề nghị với
Ban hòa giải, Ủy ban nhân dân xã để đòi lại di sản mà bố, mẹ chết để làm nơi
thờ cúng chung.
Ngày 25 tháng 12 năm 2016 Ban hòa giải tiếp tục mời vợ chồng ông Hà
Văn Cầu và Ông: Hà Văn Tuyết, ông Hà Văn Thu, bà Hà Thị Chanh, bà Hà Thị
Phương lên trụ sở Ủy ban nhân xã, để hòa giải việc đòi lại di sản, nhưng hai bên
vẫn giữ nguyên quan điểm, không thể thống nhất được, sau đó Ông: Hà Văn
Tuyết, ông Hà Văn Thu, bà Hà Thị Chanh, bà Hà Thị Phương có nguyện vọng
xin chuyển lên cấp huyện, khởi kiện ra tòa giải quyết, để đảm bảo đúng quyền,
lợi ích hợp pháp của cả hai bên, Ban hòa giải đã lập biên bản hòa giải không
thành và khép hồ sơ để gia đình chuyển lên cấp huyện, khởi kiện ra tòa xem xét
giải quyết, hai bên đã nhất trí và ký vào biên bản hòa giải không thành.
(3) Vụ tranh chấp yêu cầu ủy ban nhân dân xã can thiệp đòi lại đất canh tác
của ông Lương Văn Thao
18
Ngày 15 tháng 6 năm 2017 Ủy ban nhân dân xã Phong Dụ Hạ, có tiếp
nhận được đơn đề nghị của Ông: Lương Văn Thao sinh năm 1970, cư trú tại
thôn 9 xã Phong Dụ Hạ - huyện Văn Yên – tỉnh – Yên Bái, về việc đòi lại đất
canh tác với nội dung đơn đề nghị cụ thể như sau:
- Nội dung đơn đề nghị:
+ Ông Lương Văn Thao có 01 mảnh đất rừng, với diện tích đất khoảng
1.000m2, khai hoang vào năm 2000, diện tích đất khai hoang không vi phạm,
nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn, vợ chồng ông đi làm thuê ở tại Hà Nội từ
năm 2013, trong thời gian đi làm thuê vợ chồng ông vẫn luôn chấp hành tốt
nghĩa vụ với địa phương và đóng góp đầy đủ các khoản thu của thôn, của xã, hai
người con của vợ chồng ông còn nhỏ lên gửi ông bà nội nuôi dưỡng khi vợ
chồng ông vắng nhà và để hoang mảnh đất nêu trên, cho đến năm 2016 vợ
chồng ông về không đi làm thuê nữa thì phát hiện mảnh đất đó đã có người canh
tác, sử dụng trong thời gian vợ chồng ông đi vắng, qua tìm hiểu thì biết gia đình
ông Bàn Tòn Khâu canh tác, sử dụng trong thời gian gia đình ông đi vắng và gia
đình ông Bàn Tòn Khâu đã cấy được khoàng 800 cây quế, khi biết được sự việc
đó gia đình ông Lương Văn Thao đến gặp gia đình ông Bàn Tòn Khâu để thông
báo lấy lại diện tích đất đã bỏ hoang trong thời gian đi vắng, nhưng gia đình ông
Khâu không nhất trí vì ông Khâu cho rằng đất đó đã bỏ hoang và được ông canh
tác trồng quế lên đất đó thuộc về ông, sau đó hai bên đã sẩy ra bất đồng, không
thỏa thuận, thương lượng được.
Do vậy gia đình ông Lương Văn Thao đã viết đơn đề nghị lên Ủy ban
nhân dân xã can thiệp, giải quyết để đòi lại số đất khoảng 1.000m2, Khi nhận
được đơn đề nghị của gia đình ông Lương Văn Thao, Ủy ban nhân dân xã xem
xét và thông báo với gia đình ông Thao là viết đơn đề nghị với ban công tác mặt
trận thôn, bản để hòa giải theo quy định.
Đến ngày 10 tháng 7 năm 2017 ông Lương Văn Thao tiếp tục gửi đơn đề
nghị lên Ủy ban nhân dân xã giải quyết việc gia đình ông Bàn Tòn Khâu canh
tác, sử dụng diện tích đất của gia đình và kèm theo biên bản hòa giải không
thành của Ban công tác mặt trận thôn 9 xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên – tỉnh
Yên Bái.
Sau khi tiếp nhận đơn đề nghị của ông Thao và biên bản hòa giải không
thành của Ban công tác mặt trận thôn 9, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã chỉ đạo
Ban công tác hòa giải cấp xã xem xét, giải quyết đơn đề nghị của công dân theo
quy định, trình tự và đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên có liên quan.
Qua xem xét đơn và biên bản hòa giải của Ban công tác mặt trận thôn 9,
ủy ban nhân dân xã, đã có giấy mời hai gia đình đó là: gia đình ông Lương Văn
Thao và gia đình ông Bàn Tòn Khâu đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã giải quyết
việc tranh chấp đất canh tác.
Ngày 25 tháng 7 năm 2017 hai gia đình đã đến trụ sở ủy ban nhân dân xã
theo giấy mời của Ủy ban nhân dân xã, gặp ban hòa gải cấp xã để giải quyết
tranh chấp đất canh tác, thành phần Ban công tác hòa giải gồm có các ông (bà)
sau:
19
1. Ông: Hoàng Văn Tuân – Phó chủ tịch UBND xã là Trưởng ban hòa giải
2. Ông: Lê Văn Hiệp – Công chức tư pháp – Phó ban hòa giải
3. Ông: Nguyễn Quang Lũy – Trưởng công an xã – Thành viên
4. Ông: Ngô Văn Luyện – Chỉ huy trưởng quân sự xã – Thành viên
5. Ông: Vi Văn Sơn – Chủ tịch MTTQ xã – Thành viên
6. Bà: Hoàng Thị Thương – Chủ tịch Hội phụ nữ - Thành viên
7. Ông: Vi văn Liêm – Bí thư Đoàn TNCSHCM – Thành viên
8. Ông: Hoàng Văn Luật – Chủ tịch Hội nông dân xã – Thành viên
9. Ông: Nông Văn Lưu – Chủ tịch Cựu chiên binh xã – Thành viên
10. Ông: Hồ Văn Cường – Địa chính xây dựng – Thành viên
Nội dung buổi hòa giải:
Đồng chí: Hoàng Văn Tuân – Trưởng ban hòa giải, chủ tọa buổi hòa giải
thông qua nội dung làm việc và thông qua đơn đề nghị của gia đình ông Lương
Văn Thao, đồng chí khái quát sơ lược về tình hình tranh chấp đất canh tác giữa
hai gia đình ông Lương Văn Thao và gia đình ông Bàn Tòn Khâu
- Ý kiến của gia đình ông Lương Văn Thao
+ Do điều kiện kinh tế khó khăn nên gia đình tôi đi làm thuê ở dưới Hà
Nội, đất đai, vườn tược ở nhà không canh tác được vì con còn nhỏ với lại gia
đình lại đi làm xa, cho đến khi vợ chồng tôi về thì đã phát hiện gia đình ông Bàn
Tòn Khâu canh tác, sử dụng mà không được sự đồng ý của ai trong gia đình tôi,
nay tôi đề nghị với quý ban xem xét để gia đình tôi được nhận lại số diện tích
đất nêu trên để canh tác và sử dụng.
- Ý kiến của Gia đình ông Bàn Tòn Khâu
+ Gia đình tôi canh tác, sử dụng mảnh đất nêu trên từ năm 2013 đến nay
đã được trên 3 năm và đã trồng quế được khoảng 800 cây, trong thời gian canh
tác, sử dụng không có bất kỳ tranh chấp nào cho đến khi gia đình ông Lương
Văn Thao đến thông báo với gia đình tôi là mảnh đất nêu trên là của gia đình
ông ý và đòi lại đất để canh tác sử dụng, theo đó gia đình tôi không chấp nhận
theo thông báo của gia đình ông Thao, vì đó là đất của gia đình tôi khai phá canh
tác và sử dụng, vậy gia đình tôi đề nghị với quý ban xem xét để đảm bảo quyền
và lợi ích hợp pháp của gia đình tôi đối với mảnh đất nêu trên.
20
- Căn cứ vào biên bản hòa giải không thành của ban công tác mặt trận
thôn 9 và ý kiến của hai gia đình, Ban hòa giải cấp xã xét thấy sự việc nêu trên
manh tính chất phức tạp và phải được điều tra, xác minh rõ nguồn gốc để đảm
bảo quyền và nghĩa vụ của cả hai gia đình, trước tiên ban hòa giải khuyên hai
gia đình lên tự thỏa thuận, thống nhất với nhau về việc sử dụng, canh tác mảnh
đất đó, nhưng hai gia đình không thống nhất, thỏa thuận được, vẫn đề nghị Ban
hòa giải đến xác minh và thu thập thêm chứng cứ về nguồn gốc mảnh đất để
đảm bảo quyền lợi của cả hai bên.
- Trưởng Ban hòa giải thống nhất để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
cho cả hai gia đình về việc tranh chấp đất canh tác, đồng chí trưởng ban chỉ đạo
ban hòa giải đến kiểm tra, xác minh thực tế mảnh đất nêu trên và thu thập thêm
chứng cứ, thông tin từ những hộ dân sống quanh đó để hoàn thiện thủ tục và đưa
ra kết luận một cách công tâm, khách quan.
- Sau khi thu thập được thông tin, nguồn gốc mảnh đất nêu trên ban hòa
giải gửi giấy mời hai hộ gia đình có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã vào ngày
05 tháng 8 năm 2017 để làm việc cùng ban hòa giải về việc tranh chấp đất canh
tác của hai hộ gia đình, nhưng trong thời gian đó con trai cả của gia đình ông
Lương Văn Thao ốm phải nằm viện điều trị nên ông Thao không tham gia buổi
làm việc cùng Ban hòa giải được, nên ban hòa giải thông báo với các thành phần
có liên quan hoãn việc hòa giải về tranh chấp đất canh tác lại để đảm bảo quyền
và nghĩa vụ cho hai bên.
- Sau đó đến ngày 15 tháng 8 năm 2017 hai hộ gia đình đến trụ sở Ủy ban
nhân dân xã theo giấy mời của Ban hòa giải để cùng làm việc về tranh chấp đất
canh tác.
- Nội dung buổi làm việc: đồng chí trưởng ban hòa giải thông báo lý do và
thông qua việc đoàn đi kiểm tra, xác minh, thu thập thông tin, nguồn gốc mảnh
đất của hai gia đình đang sẩy ra tranh chấp.
+ Nguồn gốc mảnh đất đó được gia đình ông Lương Văn Thao khai
hoang từ năm 2000 và sử dựng canh tác đến năm 2013 gia đình ông Thao đi làm
ăn xa, để hoang mảnh đất đó, không giao hay chuyển nhượng lại cho ai canh tác,
sử dụng.
+ Nguồn gốc mảnh đất gia đình ông Bàn Tòn Khâu đang canh tác, sử
dụng đã trồng quế từ năm 2014 trên mảnh đất của gia đình ông Lương Văn Thao
khai hoang từ năm 2000 và bỏ hoang từ năm 2013 đến nay.
- Căn cứ những thông tin đã thu thập được từ việc đi kiểm tra, xác minh
thông tin của Ban hòa giải, đồng chí trưởng ban hòa giải khái quát và phân tích
21
việc canh tác sử dụng đất của hộ gia đình ông Thao và hộ gia đình ông Khâu
trong những khoảng thời gian nêu trên.
- Hai mảnh nêu trên của hai hộ gia đình đã được Ban hòa giải xác minh,
tìm hiểu thì hai mảnh đất đó là 1 mảnh, mà hai hộ gia đình canh tác, sử dụng vào
những thời điểm khác nhau.
- Với những chứng cứ xác minh nguốn gốc mảnh đất nêu trên, Ban hòa
giải yêu cầu hộ gia đình ông Bàn Tòn Khâu trả lại đất cho gia đình ông Lương
Văn Thao canh tác và gia đình ông Lương Văn Thao có nghĩa vụ phải trả số tiền
hoặc số quế tương ứng với số quế mà gia đình ông Bàn Tòn Khâu cấy được trên
ba năm trước đó.
- Sau khi nghe Ban hòa giải thông báo về việc tìm hiểu, xác minh nguồn
gốc mảnh đất nêu trên và ý kiến phân tích của ban hòa giải, hai hộ gia đình đã tự
thương lượng, thống nhất, đồng nhất với những ý kiến sau:
+ Gia đình ông Bàn Tòn Khâu nhất trí trả lại mảnh đất cho gia đình ông
Lương Văn Thao canh tác, sử dụng nhưng có yêu cầu với gia đình ông Lương
Văn Thao là trả cho gia đình ông một số tiền tương ứng với số quế đã trồng
trong 3 năm, đã mất nhiều thời gian, công sức chăm sóc, với số tiền là: 9 triệu
trong 3 năm trồng cấy, chăm sóc.
+ Gia đình ông Lương Văn Thao nhất trí nhận lại đất canh tác và đồng ý
theo yêu cầu của gia đình ông Bàn Tòn Khâu là trả số tiền tương ứng với số quế
mà gia đình ông Khâu đã trồng trong 3 năm là 9 triệu đồng chẵn.
Kết luận buổi hòa giải:
- Buổi hòa giải thành với kết quả là:
+ Gia đình ông Lương Văn Thao nhận lại số đất đã bỏ hoang trong nhiều
năm từ gia đình ông Khâu và phải trả số tiền tương ứng với số quế gia đình ông
Bàn Tòn Khâu trồng cấy trong 3 năm qua với số tiền phải trả là 9 triệu đồng
chẵn.
+ Gia đình ông bàn Tòn khâu đã nhất trí trả lại mảnh đất nêu trên cho gia
đình ông Lương Văn Thao và nhận một số tiền tương ứng mà hai hộ gia đình đã
thống nhất là 9 triệu đồng chẵn.
- Sau khi nghe nội dung làm việc cùng ban hòa giải, hai hộ gia đình đã
nhất trí với những nội dung nêu trên và cả hai hộ gia đình ký cam kết thực hiện
đúng theo những quan điểm đã thống nhất và theo kết luận của buổi hòa giải,
đảm bảo không sẩy ra kiện cáo hay tranh chấp trong quá trình trao trả diện tích
đất canh tác và số tiền tương ứng với số quế đã trồng trong 3 năm là 9 triệu đồng
chẵn.
- Nguyên nhân chính của việc yêu cầu lấy lại đất canh tác này là do gia
đình ông Lương Văn Thao đi làm ăn xa, chưa có điều kiện kinh tế để canh tác
mảnh đất nêu trên, lên đã để hoang một thời gian dài không ai quản lý, canh tác
22
dẫn đến việc gia đình ông bàn Tòn Khâu sử dụng canh tác vào việc trồng quế,
được một thời gian dài, khi gia đình ông Thao về nhà thì phát hiện mảnh đất đó
đã có người khác sử dụng canh tác đó là gia đình ông Khâu, sau đó gia đình ông
Thao đến gặp gia đình ông Khâu để lấy lại thì gia đình ông Khâu không đồng ý
và cho rằng mảnh đất đó do gia đình khai hoang lên không phải trả cho gia đình
ông Thao vì vậy mới dẫn đến việc hai gia đình tranh chấp phải nhờ đến cơ quan
chức năng can thiệp, giải quyết.
* Nhận xét của bản thân qua nghiên cứu các hồ sơ về tranh chấp thừa kế
quyền sử dụng đất:
- Các vụ việc hòa giải liên quan đến tranh chấp ở cơ sở thường ít thuyết
phục.
- Các bên liên quan đến tranh chấp thường không đưa ra được những
chứng cứ hoặc cung cấp thông tin chưa được chính xác, gây khó khăn cho cơ
quan chức năng trong việc xác minh và hòa giải.
- Nhiều vụ việc không được xem xét, đánh giá kỹ lưỡng.
23
CHƯƠNG II: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG
ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ
THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN
1. Một số đánh giá, nhận xét trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế
quyền sử dụng đất tại địa phương.
- Trong quá trình giải quyết các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nói
riêng cũng như các tranh chấp quyền sử dụng đất nói chung ủy ban nhân dân xã,
Ban hòa giải thường gặp một số khó khăn sau:
- Luật đất đai hiện hành quy định về bắt buộc hòa giải tại cơ sở trong
tranh chấp đất đai. Theo đó, mọi tranh chấp đất đai, bao gồm cả tranh chấp về tài
sản gắn liền với đất và tranh chấp trong quá trình thực hiện các giao dịch liên
quan đến đất đai đều phải qua thủ tục hòa giải và phải được Ban hòa giải thôn,
bản giải quyết trước khi vụ việc được giải quyết tại cấp xã, các thủ tục tranh
chấp đều phải được qua Ban công tác mặt trận thôn, bản hòa giải trước khi vụ
việc được giải quyết tại UBND cấp xã hoặc đưa ra tòa án thụ lý, giải quyết. Rất
nhiều trường hợp, Ban hòa giải cấp thôn, bản không tổ chức hòa giải, hoặc
không hòa giải theo yêu cầu của các bên tranh chấp, mà nếu cấp thôn, bản và
cấp xã không hòa giải, thì các bên không thể khởi kiện ra tòa án. Đó là chưa kể
đến năng lực chưa tương xứng của cấp xã trong việc đứng ra giải quyết tranh
chấp đất đai. Có thể nói quy định pháp luật đã hạn chế quyền của người sử dụng
đất và sở hữu tài sản khi quy định yêu cầu bắt buộc thông qua thủ tục hòa giải
tại địa phương.
- Định giá đất đai do giá đất có sự thay đổi nhanh chóng qua thời gian
nhưng các vụ án về tranh chấp đất đai trong thừa kế thường kéo dài và giá đất tại
từng thời điểm khác nhau gây khó khăn cho việc xác định chính xác giá đất khi
xảy ra tranh chấp.
- Đất đai thường đi liền với tài sản gắn liền với đất không thể tách dời và
phức tạp, khó định giá, phân chia.
- Các vụ tranh chấp đất đai thường rất phức tạp với rất nhiều các giai đoạn
và thời điểm khác nhau, nhiều chi tiết, chứng cứ chứng minh cần thiết cách thời
điểm tranh chấp một khoảng thời gian dài khiến chúng khó thu thập, xác minh,
xác thực. Nhiều tài sản mới được phát sinh trong khoảng thời gian đó và rất khó
dịch chuyển khỏi đất, tách dời với quyền sử dụng đất.
- Các bên tranh chấp nhiều khi gây khó khăn cho việc định giá tài sản
tranh chấp nhằm mục đích giảm các chi phí liên quan.
24
- Các vụ tranh chấp hầu như ít được hòa giải và đều phải đưa ra xét xử
gây mất nhiều thời gian, tiền bạc của nhân dân và nhà nước.
- Chữ “hộ” trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có từ thời bao cấp,
nguồn gốc là do thực hiện chính sách nhường cơm xẻ áo, giao đất theo bình
quân nhân khẩu, cụ thể là trong hộ khẩu có bao nhiêu người từ 15 tuổi trở lên thì
được giao đất. Từ đó, người có hộ khẩu thường được hiểu là thành viên của hộ
gia đình, nhận thức này vẫn còn tồn tại cho đến nay. Do đó trong quá trình cấp
giấy chứng nhận, việc ghi tên người sử dụng đất trên giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cấp cho hộ trên thực tế không thống nhất, có nhiều vướng mắc. Trong
khi đó, các giao dịch dân sự liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cấp cho hộ gia đình vẫn xảy ra nhiều. Các văn bản pháp luật về hộ gia đình thì
chưa quy định rõ ràng nên khi xảy ra tranh chấp việc giải quyết gặp rất nhiều
khó khăn không chỉ cho người dân mà cả cơ quan tiến hành giải quyết.
2. Kiến nghị một số phương hướng để nâng cao hiệu quả trong giải
quyết các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất.
2. 1.Hoàn thiện pháp luật
- Hết thời gian hòa giải tối đa là 45 ngày theo khoản 3 điều 202, Luật Đất
đai 2013 tại UBND cấp xã mà xã vẫn chưa tổ chức hòa giải thì nên cho người
dân được phép khởi kiện ra tòa.
- Đề nghị các ngành Trung ương sớm có hướng dẫn để kịp thời tháo gỡ
vướng mắc, khó khăn về việc áp dụng pháp luật đối với tranh chấp quyền sử
dụng đất liên quan đến đất cấp cho "hộ" để các địa phương có cách hiểu thống
nhất nhằm đảm bảo việc giải quyết chính xác, nhanh chóng, không gây phiền hà
cho người dân.
- Rút ngắn và đơn giản tối đa các thủ tục để người dân có thể nhanh
chóng, dễ dàng trong việc thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2.2 Bồi dưỡng thường xuyên những kiến thức mới cho cán bộ về giải
quyết các tranh chấp phát sinh trong thừa kế quyền sử dụng đất
- Cơ quan có thẩm quyền cần tạo điều kiện hơn nữa như: Thường xuyên
mở lớp tập huấn chuyên môn khi có quy định mới cần mở lớp tập huấn cho cán
bộ, kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể, có đường lối chỉ đạo đúng
đắn... nhằm giúp cho cán bộ có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc giải
quyết của mình.
- Về lĩnh vực giải quyết tranh chấp phát sinh trong thừa kế quyền sử dụng
đất các cán bộ cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn nữa về các quy định
25
pháp luật liên quan đến tranh chấp đất đai nói chung và quyền thừa kế trong đất
đai nói riêng, nhằm giúp việc tranh chấp được giải quyết nhanh chóng và đúng
quy định của pháp luật.
- Cần chú trọng tới việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán
bộ quản lý đất đai, đặc biệt là nâng cao chất lượng cán bộ địa chính các xã,
phường, thị trấn trên địa bàn.
2.3 Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của từng cá nhân
trong xã hội
Trong thời gian tới, Nhà nước cần có nhiều kênh thông tin tạo cơ hội cho
người dân tiếp cận và nắm vững được các quy định của pháp luật, hạn chế được
những tranh chấp đất đai. Vì vậy, vấn đề cần thiết là phải tuyên truyền phổ biến
hơn nữa các quy định của pháp luật liên quan, để nâng cao nhận thức tuân thủ
pháp luật của mỗi cá nhân trong xã hội.
26
KẾT LUẬN
Thực tế hiện nay, trước tình hình kinh tế đang tăng trưởng mạnh, giá trị
của quyền sử dụng đất ngày càng cao, giá trị di sản thừa kế ngày càng lớn khiến
gia tăng các tranh chấp, mâu thuẫn về thừa kế quyền sử dụng đất ngày càng trở
nên gay gắt, phức tạp và khó hòa giải, thương lượng nên làm gia tăng các vụ
khởi kiện trong lĩnh vực này.
Qua số liệu thống kê hàng năm tại Ủy ban nhân dân xã thì tình hình tranh
chấp quyền sử dụng đất có xu hướng tăng lên qua từng năm. Vì vậy cần phải bồi
dưỡng nâng cao những kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ chuuyeen môn cũng
như đội ngũ cán bộ thực hiện công tác hòa giải, trực tiếp tham gia giải quyết hòa
giải về lĩnh vực tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, cụ thể là tranh chấp
về thừa kế quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó pháp luật liên quan đến việc giải
quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cần được sửa đổi, bổ sung để phù
hợp với tình hình kinh tế đất nước. Cuối cùng em muốn cảm ơn thầy cô đã đọc
bài viết của em và em mong thầy cô sẽ cho em những nhận xét về những điểm
tích cực, hạn chế trong bài viết của em để em có thể hoàn thiện hơn bài viết
cũng như kiến thức của mình./.

More Related Content

Similar to Tình Hình Tranh Chấp Về Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất Tại Địa Phương.doc

Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpVitHong471883
 
Quy định hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp l...
Quy định hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp l...Quy định hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp l...
Quy định hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá ...
Luận văn: Tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá ...Luận văn: Tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá ...
Luận văn: Tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng trê...
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng trê...Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng trê...
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng trê...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Tình Hình Tranh Chấp Về Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất Tại Địa Phương.doc (20)

Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAYLuận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
Giải quyết tranh chấp chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Quảng Nam
Giải quyết tranh chấp chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Quảng NamGiải quyết tranh chấp chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Quảng Nam
Giải quyết tranh chấp chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Quảng Nam
 
Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai.doc
Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai.docHòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai.doc
Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai.doc
 
Quy định hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp l...
Quy định hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp l...Quy định hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp l...
Quy định hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp l...
 
Luận văn: Tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá ...
Luận văn: Tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá ...Luận văn: Tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá ...
Luận văn: Tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá ...
 
Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực đất đai ở ủy b...
Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực đất đai ở ủy b...Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực đất đai ở ủy b...
Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực đất đai ở ủy b...
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận Gò Vấp.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận Gò Vấp.docxBáo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận Gò Vấp.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận Gò Vấp.docx
 
Đề tài: Chia di sản là nhà và quyền sử dụng đất theo luật, HAY
Đề tài: Chia di sản là nhà và quyền sử dụng đất theo luật, HAY Đề tài: Chia di sản là nhà và quyền sử dụng đất theo luật, HAY
Đề tài: Chia di sản là nhà và quyền sử dụng đất theo luật, HAY
 
Tiểu Luận Tình Huống Quản Lý Nhà Nước Về Tranh Chấp Đất Đai.doc
Tiểu Luận Tình Huống Quản Lý Nhà Nước Về Tranh Chấp Đất Đai.docTiểu Luận Tình Huống Quản Lý Nhà Nước Về Tranh Chấp Đất Đai.doc
Tiểu Luận Tình Huống Quản Lý Nhà Nước Về Tranh Chấp Đất Đai.doc
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cưLuận văn: Giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
 
Đề Tài Trình Tự Giải Quyết Việc Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn
Đề Tài Trình Tự Giải Quyết Việc Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly HônĐề Tài Trình Tự Giải Quyết Việc Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn
Đề Tài Trình Tự Giải Quyết Việc Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn
 
Giải Quyết Khiếu Nại Tố Cáo Về Đất Đai
Giải Quyết Khiếu Nại Tố Cáo Về Đất Đai Giải Quyết Khiếu Nại Tố Cáo Về Đất Đai
Giải Quyết Khiếu Nại Tố Cáo Về Đất Đai
 
Đề tài: Pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, HAY
Đề tài: Pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, HAYĐề tài: Pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, HAY
Đề tài: Pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, HAY
 
Luận văn: Pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai, HOTLuận văn: Pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai, HOT
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đìnhLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
 
Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai.doc
Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai.docHòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai.doc
Hòa Giải Trong Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai.doc
 
Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai. thực tiễn tại uỷ ban nhân dân, ...
Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai. thực tiễn tại uỷ ban nhân dân, ...Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai. thực tiễn tại uỷ ban nhân dân, ...
Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai. thực tiễn tại uỷ ban nhân dân, ...
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng trê...
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng trê...Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng trê...
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng trê...
 
Quyền và nghĩa vụ cha, mẹ với con sau ly hôn theo luật hôn nhân gia đình Việt...
Quyền và nghĩa vụ cha, mẹ với con sau ly hôn theo luật hôn nhân gia đình Việt...Quyền và nghĩa vụ cha, mẹ với con sau ly hôn theo luật hôn nhân gia đình Việt...
Quyền và nghĩa vụ cha, mẹ với con sau ly hôn theo luật hôn nhân gia đình Việt...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 

Recently uploaded (20)

Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

Tình Hình Tranh Chấp Về Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất Tại Địa Phương.doc

  • 1. 1 Đề tài: Tình hình tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất tại địa phương
  • 2. 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong trường với phương châm “Học đi đôi với hành”, mỗi sinh viên khi ra trường cần phải chuẩn bị cho mình vốn kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng. Thời gian thực tập là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên trong trường nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Được sự đồng ý của Ban Chủ nhiệm khoa Luật, Viện Đại Học Mở Hà Nội em được phân công thực tập tại Ủy ban nhân dân xã Phong Dụ Hạ với đề tài: “Tình hình tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất tại địa phương”. Với tấm lòng biết ơn vô hạn, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Luật đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Em xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân xã Phong Dụ - huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập, đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cán bộ hướng dẫn Lê Văn Hiệp người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ bảo em trong quá trình thực tập của mình. Do trình độ và thời gian thực tập có hạn, vì vậy báo cáo của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn bè để báo cáo tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh và sâu sắc hơn. Em xin chân thành cảm ơn./. Phong Dụ Hạ, ngày …. Tháng ……năm ……… Sinh viên Phạm Văn Quyền
  • 3. 3 MỤC LỤC MỔ ĐẤU....................................................................................................1 I. Giới thiệu chung về chuyên đề và nơi thực tập.......................................1 1 . Khái quát chung về chuyên đề:..............................................................1 2. Giới thiệu nơi thực tập .................................................. ………………2 3. Khái quát nội dung cần triển khai của chuyên đề ..................................3 3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu chuyên đề:..........................................3 3.2 Ý nghĩa khoa học và giá trị tương ứng.............................................. ..3 3.3 Mục đích- Yêu cầu:.............................................................................3 1. Mục. đích:...............................................................................................3 NỘI DUNG ………………………………………………………………5 CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH THU THẬP SỐ LIỆU TẠI ĐỊA PHƯƠNG...5 1. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................5 2. Cằn cứ pháp lý;.................................................................... …………5 3. Quá trình tìm hiểu thu thập thông tin tại Ủy ban nhân dân xã Phong Dụ Hạ .........................................................................................................................6 3.1 Thời gian thu thập.................................................................................6 3.2 Phương pháp thu thập...........................................................................6 3.3 Nguồn thu thập.....................................................................................7 4. Tình hình tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân xã Phong Dụ Hạ ………………………………………………………………...7 4.1 Yêu cầu đặt ra trong quá trình giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân xã Phong Dụ Hạ...............................................7 4.2 Tình hình giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử đụng đất tại Ủy ban nhân dân xã trong thời gian qua.................................. CHƯƠNG II: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ PHONG DỤ HẠ - HUYỆN VĂN YÊN – TỈNH YÊN BÁI……….................
  • 4. 4 1. Một số đánh giá, nhận xét trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân xã Phong Dụ Hạ ........................ 2. Kiến nghị một số phương hướng để nâng cao hiệu quả trong giải quyết các tranh chấp hợp về thừa kế quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân xã Phong Dụ Hạ ......................................................................................... 2.1 Hoàn thiện pháp luật.......................................................................... 2 2 Bồi dưỡng thường xuyên những kiến thức mới cho cán bộ Ban hòa giải xã về giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thừa kế quyền sử dụng đất..............18 2.3 Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của từng cá nhân trong xã hội............................................................. KẾT LUẬN............................................................................................
  • 5. 5 MỞ ĐẦU I. Giới thiệu chung về chuyên đề Và nơi thực tập 1 .Khái quát chung về chuyên đề: Tranh chấp đất đai hiện đang là vấn đề nóng bỏng ở nhiều địa phương trong cả nước. Tại một số nơi tranh chấp đất đai diễn biến phức tạp, căng thẳng kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người dân và trật tự xã hội. Do đó luật đất đai 2013 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIU, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng l1 năm 2013 với những nội dung mới giải quyết các vấn đề cấp thiết hiện tại và hoàn thiện pháp luật về đất đai hiện ý chí nguyện vọng của đa số nhân dân là cơ sơ pháp lý quan trọng để người sử dụng đất có thể bảo vệ được quyền và lợi ích của mình trên thực tế góp phần ổn định quan hệ quản lý và sử dụng đất tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Nhận thấy việc tranh chấp đất đai trong thừa kế tại xã Phong Dụ Hạ có xu hướng gia tăng và ngày càng phức tạp lên em chọn đề tài thực tập: "Tình hình tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất tại địa phương" để có thể nghiên cứu và hiểu rõ hơn về vấn đề này tại địa phương và từ đó có thể thấy được những kết quả đã đạt được và cả thiếu sót, yếu kém, tồn tại trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai trên cả nước nói chung và ở xã Phong Dụ Hạ nói riêng. Từ đó có thể rút ra nhận xét, đưa ra các kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử đụng đất.
  • 6. 6 2. Giới thiệu nơi thực tập Cơ cấu tổ chức Bộ máy Đảng ủy – Hội đồng nhân dân - ủy ban nhân dân - Ủy ban mặt trận tổ quốc xã Phong Dụ Hạ. PHÒNG CHỦ TỊCH Lê Văn Thọ PHÒNG BÍ THƯ Hà Cơ Yếu PHÒNG PHÓ CHỦ TỊCH Hoàng Văn Tuân PHÒNG PHÓ BÍ THƯ Ngô Xuân Tuyển PHÒNG MTTQ Vi Văn Sơn PHÒNG HĐND Hà Văn Luyến PHÒNG CÔNG AN PHÒNG QUÂN SỰ PHÒNG THANH NIÊN & PHỤ NỮ PHÒNG NÔNG DÂN & CỰU CHIẾN BINH PHÒNG BỘ PHẬN MỘT CỬA PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG ĐỊA CHÍNH PHÒNG VĂN HÓA THÔNG TIN Cơ cấu tổ chức bộ máy xã Phong Dụ Hạ gồm 19 đồng chí trong đó: 1 đồng chí chủ tịch; 1 đồng chí Bí thư; 2 đồng chí phó bí thư; 1 đồng chí Hội đồng nhân dân; 1 đồng chí Mặt trận tổ quốc;4 đồng chí đoàn thể; 9 đồng chí, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học 12 đồng chí; Cao đẳng 5 đồng chí; Trung cấp 2 đồng chí Chủ tịch: Lê Văn Thọ Bí thư: Hà Cơ Yếu
  • 7. 7 3.Khái quát nội dung cần triển khai của chuyên đề 3.1.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Chuyên đề: Chuyên đề tập trung nghiên cứu vấn đề: Tình hình tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất tại xã Phong Dụ Hạ và những vấn đề liên quan đến tranh chấp tại địa phương. 3.2 Ý nghĩa khoa học và giá trị tương ứng Việc xem xét giải quyết tranh chấp về đất đai là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nươc về đất đai, là biện pháp để pháp luật về đất đai phát huy được vai trò trong đời sống xã hội. Thông qua việc giải quyết tranh chấp về đất đai, mà các quan hệ đất đai được điều chỉnh cho phù hợp với lợi ích của nhà nước, xã hội và của người sử dụng đất. Với ý nghĩa đó thì việc giải quyết tranh chấp đất đai là tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Giải quyết tranh chấp đất đai nhằm phục hồi các quyền lợi hợp pháp cho bên bị xâm hại đồng thời bắt buộc bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lý do hành vi của họ gây ra. Đó là công việc có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm cho pháp luật được thi hành, tăng cường pháp chế trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Những kết luận và đề xuất, kiến nghị mà chuyên đề nêu ra đều dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Vì vậy chúng có giá trị tham khảo trong việc nghiên cứu, sửa đổi pháp luật. Những kết quả của chuyên đề có thể có giá trị tham khảo đối với những người làm công tác giải quyết tranh chấp về đất đai. 3.3 Mục đích - Yêu cầu: 1. Mục đích: - Tìm hiểu công tác giải quyết tranh chấp đất đai trong thừa kể tại trụ sở ủy ban nhân dân xã Phong Dụ Hạ - huyện Văn yên – tỉnh Yên Bái. - Từ kết quả thực tập đưa ra kết luận, đề xuất về vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai trong thừa kế tại xã Phong Dụ Hạ - huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái 2. Yêu cầu: - Nắm vững nội dung về công tác giải quyết tranh chấp đất đai trong thừa kế theo Luật Đất đai, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương.
  • 8. 8 - Đánh giá đúng thực trạng công tác giải quyết tranh chấp về đất đai trong thừa kế theo Luật Đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, các số liệu điều tra thu thập được phải đảm bảo tính trung thực khách quan. - Những kiến nghị đề xuất với các cấp có thẩm quyền phải phù hợp với thực tế của địa phương và phù hợp với luật pháp của Nhà nước quy định.
  • 9. 9 NỘI DUNG CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH THU THẬP SỐ LIỆU TẠI ĐỊA PHƯƠNG 1. Một số khái niệm cơ bản * Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người chết sang cho người khác (là cá nhân đang còn sống hoặc là pháp nhân còn tồn tại) theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. * Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết theo khoản 1, Điều 633 Bộ luật dân sự 2005 quy định. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại Điều 81 của Bộ luật này. * Quyền thừa kế của cá nhân: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật (Điều 631 Bộ luật Dân sự 2005). * Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật về đất đai (theo điều 735, Bộ luật Dân sự 2005). * Tranh chấp quyền sử dụng đất (tranh chấp đất đai) là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai (theo khoản 24, điều 4, Luật Đất đai 2013). * Giải quyết tranh chấp đất đai là việc các cơ quan có thẩm quyền tìm ra một giải pháp hợp lý dựa trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết các tranh chấp mâu thuẫn giữa các bên trong tranh chấp đất đai bằng hình thức trả lời bằng văn bản theo quy định của pháp luật, trên cơ sở đó phục hồi các quyền lợi bị xâm phạm, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các trường hợp vi phạm. Giải quyết tranh chấp đất đai là một trong các hoạt động của công tác quản lý của Nhà nước về đất đai nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất. 2. Căn cứ pháp lý Quy định trong điểm c, khoản 2, Điều 179, Luật Đất đai 2013: “2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
  • 10. 10 a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điêuù 170 của luật Đất đai 2013. b) Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người mua tài sản được nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định; c) Để thừa kế, tặng, cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận thừa kế, người tặng cho tài sản được nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định; d) Cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê theo quy định của pháp luật về dân sự; đ) Thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu cuả mình gắn liền với đất thêu tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật; e) Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình, gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh; người góp vốn bằng tài sản được nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
  • 11. Theo số liệu thống kê của Ủy ban nhân nhân xã Phong Dụ Hạ trên địa bàn tính từ ngày 01/01/2013 đến ngày 31/12/2017, ủy ban nhân dân xã đã tiếp nhận đơn và giải quyết theo thủ tục quy định có 136 vụ việc dân sự, trong đó số vụ việc tranh chấp liên quan đến đất đai là 58 vụ việc, chiếm tỷ lệ 42,6% Số vụ việc tranh chấp dân sự liên quan đến đất đai có xu hướng gia tăng qua từng năm: Năm 2013 ủy ban nhân dân xã tiếp nhận, giải quyết 6 vụ việc; năm 2014 là 8 vụ việc; năm 2015 là 11 vụ việc; năm 2016 là 15 vụ việc; năm 2017 là 18 vụ việc. Từ những số liệu trên ta có thể thấy số lượng những vụ tranh chấp đất đai trong thừa kế xảy ra trên toàn xã không hề ít và chiếm một số lượng đáng kể trong các vụ tranh chấp liên quan đến đất đai, Chủ thể tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất đa phần đều là những người có quan hệ huyết thống, gần gũi, làng sóm nhưng cũng không thể hòa giải, thương lượng được cho thấy tính phức tạp của các vụ việc này. Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tranh chấp là do người để lại di sản trước khi chết không để lại di chúc hay thường để lại di chúc bằng miệng hoặc bằng các hình thức không hợp lệ khác do người dân chưa hiểu rõ về pháp luật - Do mâu thuẫn giữa anh chị em trong gia đình. Dưới đây là những tranh chấp đáng lưu ý: (1) Vụ tranh chấp yêu cầu ủy ban nhân dân xã chia di sản thừa kế của ông Nguyễn Văn Trợ Ngày 27 tháng 6 năm 2015 Ủy ban nhân dân xã Phong Dụ Hạ, có nhận được đơn đề nghị của bà Lương Thị Teo và biên bản hòa giải không thành tại ban công tác mặt trận cơ sở thôn, bản, với nội dung đơn đề nghị như sau: + Bà Lương Thị Teo và Ông Nguyên Văn Trợ lấy nhau vào năm 1960 Trong quá trình chung sống và làm ăn không xảy ra bất kỳ tranh chấp nào. Đến năm 2005 Ông Trợ không may mắc bệnh hiểm nghèo và chết tại thôn 1 xã Phong Dụ Hạ - huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái và không để lại di chúc. Di sản của ông Nguyễn Văn Trợ để lại trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng ông Trợ và bà Teo tạo dựng được trước khi ông Trợ chết còn đến nay gồm: + Một ngôi nhà cấp 4, hai gian lợp ngói đã cũ diện tích khoảng 30m2 trị giá 8.989.000 đồng; + Một móng nhà xây bằng đá cuội diện tích 30,08m2 không còn giá trị sử dụng; + Quyền sử dụng diện tích đất là 365,5m2 trị giá 283.475.000 đồng.
  • 12. 12 - Căn cứ Điều 634 Bộ luật dân sự 2005 thì di sản của ông Nguyễn Văn Trợ là 1/2 khối tài sản chung của ông Trợ với bà Teo, tức di sản của ông Trợ là 146.232.000 đồng - Bố mẹ ông Trợ đều đã chết trước ông Trợ, ông Trợ không có con riêng hay con nuôi nên căn cứ điều 635, 676 Bộ luật dân sự 2005 thì 7 người là bà Lương Thị Teo, chị Nguyễn Thị Từ, chị Nguyễn Thị Hảo, chị Nguyễn Thị Hoa, chị Nguyễn Thị Hiền, chị Nguyễn Thị Gái và anh Nguyễn Văn Quý (con ông Trợ) là những người được hưởng di sản của ông Trợ để lại. - Nhưng trong quá trình phân chia di sản của Ông Nguyễn Văn Trợ để lại thì Anh nguyễn Văn Qúy không cho bà Teo hưởng số di sản theo đúng hàng thừa kế mà pháp luật quy định. - Nay bà Lương Thị Teo viết đơn đề nghị với Ủy ban nhân dân xã can thiệp và cử đoàn công tác hòa giải, phân chia di sản của ông Nguyễn Văn Trợ để lại, để bà được hưởng số di sản đúng theo quy định của pháp luật. - Ngày 10 tháng 7 năm 2015 Ủy ban nhân dân xã căn cứ Luật tiếp công dân và Luật hòa giải cơ sở năm 2013, Ủy ban nhân dân xã Phong Dụ Hạ, mời bà Lương Thị Teo và các thành phần có liên quan đến tài sản mà ông Nguyễn Văn Trợ để lại và chỉ Đạo ban hòa giải cấp xã xem xét, giải quyết hòa giải theo đơn đề nghị của bà Lương Thị Teo, thành phần Ban hòa giải gồm có: 1. Ông: Hoàng Văn Tuân – Phó chủ tịch UBND xã là Trưởng ban hòa giải 2. Ông: Lê Văn Hiệp – Công chức tư pháp – Phó ban hòa giải 3. Ông: Nguyễn Quang Lũy – Trưởng công an xã – Thành viên 4. Ông: Ngô Văn Luyện – Chỉ huy trưởng quân sự xã – Thành viên 5. Ông: Vi Văn Sơn – Chủ tịch MTTQ xã – Thành viên 6. Bà: Hoàng Thị Thương – Chủ tịch Hội phụ nữ - Thành viên 7. Ông: Vi văn Liêm – Bí thư Đoàn TNCSHCM – Thành viên 8. Ông: Hoàng Văn Luật – Chủ tịch Hội nông dân xã – Thành viên 9. Ông: Nông Văn Lưu – Chủ tịch Cựu chiên binh xã – Thành viên 10. Ông: Hồ Văn Cường – Công chức địa chính xây dựng – Thành viên Vào 8h30 ngày 10/7/2015 Ban hòa giải và các bên có liên quan cùng tiến hành hòa giải vụ việc tranh chấp di sản giữa bà Lương Thị Teo và Anh Nguyễn Văn Quý. Nguyên đơn : Bà Lương Thị Teo Sinh năm :1944 Dân tộc: Kinh
  • 13. 13 Nơi thường trú : tại thôn 1 xã Phong Dụ Hạ - huyên Văn Yên - tỉnh Yên Bái. Bị đơn : Anh Nguyễn Văn Quý Sinh năm :1970 Dân tộc: Kinh Nơi thường trú : tại thôn 1 xã Phong Dụ Hạ - huyên Văn Yên - tỉnh Yên Bái. - Những người có liên quan: chị Nguyễn Thị Từ, chị Nguyễn Thị Hảo, chị Nguyễn Thị Hoa, chị Nguyễn Thị Hiền, chị Nguyễn Thị Gái. Nội dung buổi hòa giải: Đồng chí: Hoàng Văn Tuân – Trưởng ban hòa giải, chủ tọa buổi hòa giải thông qua nội dung làm việc và thông qua đơn đề nghị của bà Lương Thị Teo, đồng chí khái quát sơ lược về tình hình tranh chấp di sản mà ông Nguuyeenx Văn Teo chết để lại. - Ý kiến của các thành phần tham gia buổi hòa giải: + Ý kiến của bà Lương Thị Teo (Bà Lương Thị Teo và Ông Nguyên Văn Trợ lấy nhau từ năm 1960 Trong quá trình chung sống và làm ăn không xảy ra bất kỳ tranh chấp nào. Đến năm 2005 Ông Nguyễn Văn Trợ không may mắc bệnh hiểm nghèo và chết), không để lại di chúc, vậy tôi đề nghị đoàn công tác của UBND xã xem xét hòa giải, để tôi được hưởng số di sản đúng theo quy định của pháp Luật. + Ý kiến Theo anh Nguyễn Văn Quý là tôi có xây một ngôi nhà ngang lợp Plu xi măng khoảng 20m2 trên mảnh đất nêu trên, trong thời gian bố tôi còn sống lên tôi yêu cầu được nhận hiện vật và quyền sử dụng đất, ngôi nhà ngang lợp Plu xi măng do tôi xây lên thuộc về tôi và một nửa tài sản bố tôi để lại, một nửa còn lại chia đều cho mẹ tôi và các thành viên trong gia đình. + Ý kiến của những người con còn lại trong gia đinh là: chị Nguyễn Thị Từ, chị Nguyễn Thị Hảo, chị Nguyễn Thị Hoa, chị Nguyễn Thị Hiền, chị Nguyễn Thị Gái là di sản của bố chúng tôi sau khi chết để lại chúng tôi thống nhất là chia đều thành 2 phần, một phần chia cho Mẹ chúng tôi là Bà Teo, một phần chia cho Anh nguyễn Văn Quý và chúng tôi từ chối không nhận di sản của bố chúng tôi để lại. + Ý kiến của Ban hòa giải: căn cứ điều 635, 676 Bộ luật dân sự 2005, thì 7 người là bà Lương Thị Teo, chị Nguyễn Thị Từ, chị Nguyễn Thị Hảo, chị Nguyễn Thị Hoa, chị Nguyễn Thị Hiền, chị Nguyễn Thị Gái và anh Nguyễn Văn Quý (vợ và con ông Trợ) là những người được hưởng di sản của ông Trợ để lại. Nhưng trên thực tế những người nêu trên cùng là người thân trong gia đình, nên
  • 14. 14 tự thỏa thuân phân chia di sản, hơn nữa chị Nguyễn Thị Từ, chị Nguyễn Thị Hảo, chị Nguyễn Thị Hoa, chị Nguyễn Thị Hiền, chị Nguyễn Thị Gái đã có ý kiến thống nhất là chia đều thành 2 phần, một phần chia cho Mẹ chúng tôi là Bà Teo, một phần chia cho Anh nguyễn Văn Quý và chúng tôi từ chối không nhận di sản của bố chúng tôi để lại. - Sau khi nghe ý kiến của các bên tham gia buổi hòa thì đồng chí chủ tạo khái quát chung và phân tích rõ về tình hình tranh chấp di sản mà ông Trợ chết để lại thì bà Lương Thị Teo, anh Nguyễn Văn Quý và các thành viên trong gia đình tự nhận thấy việc tranh chấp với nhau như vậy gây ra mất đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình, nên cả Nguyên đơn là bà Lương Thị Teo và Bị đơn là anh Nguyễn Văn Quý đã đi đến ý kiến thống nhất là bà Lương Thị Teo được hưởng một nửa tài sản và anh Quý được hưởng một nửa tài sản của ông Nguyễn Văn Trợ khi chết để lại. Kết luận buổi hòa giải: - Buổi hòa giải thành với kết quả là: - Bà Lương Thị Teo, anh Nguyễn Văn Quý và các thành viên trong gia đình đã đi đến thống nhất là: bà Lương Thị Teo được hưởng một nửa tài sản và anh Quý được hưởng một nửa tài sản của ông Nguyễn Văn Trợ để lại, còn các thành viên trong gia đình là chị Nguyễn Thị Từ, chị Nguyễn Thị Hảo, chị Nguyễn Thị Hoa, chị Nguyễn Thị Hiền, chị Nguyễn Thị Gái từ chối nhận tài sản từ ông Trợ để lại Và các thành viên trong gia đình ông Trợ nêu trên đều cam kết sẽ phân chia tài sản của ông Trợ để lại đúng theo kết luận của buổi hòa giải, không xảy ra tranh chấp, đề nghị, kiến nghị trong quá trình phân chia tài sản của ông Trợ để lại. - Nguyên nhân chính của việc yêu cầu phân chia tài sản này là do sau khi ông Nguyễn Văn Trợ chết không để lại di chúc, sau thời gian ông Trợ chết anh Quý đã quản lý số tài sản nêu trên và không muốn chia tài sản cho những người được hưởng thừa kế khác, vì giá đất theo thời gian ngày một tăng cao so với thời điểm ông Trợ chết, nên bà Teo đã làm đơn đề nghị, yêu cầu Ủy ban nhân dân xã chia tài sản thừa kế để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. (2) Vụ tranh chấp yêu cầu ủy ban nhân dân xã can thiệp đòi lại di sản thừa kế của ông Hà Văn Cư và bà Ngô Thị Chúc khi chết để lại. Ngày 20 tháng 9 năm 2016 Ủy ban nhân dân xã Phong Dụ Hạ, có tiếp nhận được đơn đề nghị của Ông: Hà Văn Tuyết, ông Hà Văn Thu, bà Hà Thị Chanh, bà Hà Thị Phương về việc đòi lại di sản của bố mẹ để lại sau khi chết mà không có di chúc và biên bản hòa giải không thành của ban công tác mặt trận cơ sở thôn, bản với nội dung đơn đề nghị cụ thể như sau: - Nội dung đơn đề nghị:
  • 15. 15 + Bố mẹ các ông, bà: Hà Văn Tuyết, Hà Văn Thu, Hà Thị Chanh, Hà Thị Phương và Hà Văn Cầu là hai cụ Hà Văn Cư và cụ Ngô Thị Chúc sinh được 5 người con, khi còn sống hai cụ có diện tích đất 920m2 và một ngôi nhà tại thôn 5 xã Phong Dụ Hạ - huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái, cho đến năm 1967 cụ Hà Văn Cư chết không để lại di chúc, sau đó cụ Ngô Thị Chúc tiếp tục quản lý và nuôi dưỡng các con khôn lớn, trưởng thành rồi lần lượt các con bà cũng lập gia đình riêng, chỉ có vợ chồng ông Hà Văn Cầu con út sống cùng cụ Chúc, đến năm 1978 các con của cụ tập chung xây cho cụ Chúc một ngôi nhà cấp 4 diện tích đất khoảng 20m2 trên khuôn viên 79m2 để cụ ở riêng, nhưng cũng liền kề ngôi nhà mà vợ chồng anh Hà Văn Cầu sống chung với cụ Chúc trước đó, cho đến năm 2000 cụ Ngô Thị Chúc chết không có để lại di chúc, sau khi cụ Chúc chết vợ chồng ông Hà Văn Cầu quản lý số đất và ngôi nhà mà hai cụ chết để lại, nhưng ngôi nhà xây cấp 4 đã xuống cấp, đến năm 2004 các con cháu của cụ bàn bạc, thống nhất sửa sang lại ngôi nhà thành nơi thờ cúng chung của dòng họ nhưng vợ chồng Ông Hà Văn Cầu không đồng ý sửa sang làm nơi thờ cúng, vì vợ chồng ông Cầu cho rằng ngôi nhà và số đất đó thuộc về vợ chồng ông, đã nhiều lần các anh chị ông Cầu đến khuyên bảo và giải thích cho vợ chồng ông Cầu nhưng đều không thành, cho đến ngày 20 tháng 11 năm 2016 Ông: Hà Văn Tuyết, ông Hà Văn Thu, bà Hà Thị Chanh, bà Hà Thị Phương quyết định viết đơn đề nghị với Ủy ban nhân dân xã can thiệp, giải quyết và cử đoàn công tác xuống hòa giải để lấy lại tài sản mà cụ Ngô Thị Chúc chết để lại gồm có: một ngôi nhà xây cấp 4 trên diện tích khuôn viên đất 79m2 tại thôn 5 xã Phong Dụ Hạ - huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái, để con, cháu làm nơi thờ cúng chung trong dòng họ. - Ngày 05 tháng 12 năm 2016 Ủy ban nhân dân xã căn cứ Luật tiếp công dân 2016 và Luật hòa giải cơ sở năm 2013, Ủy ban nhân dân xã Phong Dụ Hạ, chỉ Đạo ban hòa giải xem xét, giải quyết hòa giải theo đơn đề nghị của Ông: Hà Văn Tuyết, ông Hà Văn Thu, bà Hà Thị Chanh, bà Hà Thị Phương và mời vợ chông ông Hà Văn Cầu và các thành phần có liên quan đến tài sản mà cụ Ngô Thị Chúc chết để lại. Vào 8h30 ngày 07/12/2016 Ban hòa giải làm việc với vợ chồng ông Hà Văn Cầu và các bên có liên quan cùng tiến hành hòa giải vụ việc tranh chấp đòi lại di sản, thành phần Ban hòa giải gồm có: 1. Ông: Hoàng Văn Tuân – Phó chủ tịch UBND xã là Trưởng ban hòa giải 2. Ông: Lê Văn Hiệp – Công chức tư pháp – Phó ban hòa giải 3. Ông: Nguyễn Quang Lũy – Trưởng công an xã – Thành viên 4. Ông: Ngô Văn Luyện – Chỉ huy trưởng quân sự xã – Thành viên
  • 16. 16 5. Ông: Vi Văn Sơn – Chủ tịch MTTQ xã – Thành viên 6. Bà: Hoàng Thị Thương – Chủ tịch Hội phụ nữ - Thành viên 7. Ông: Vi văn Liêm – Bí thư Đoàn TNCSHCM – Thành viên 8. Ông: Hoàng Văn Luật – Chủ tịch Hội nông dân xã – Thành viên 9. Ông: Nông Văn Lưu – Chủ tịch Cựu chiên binh xã – Thành viên 10. Ông: Hồ Văn Cường – Công chức địa chính xây dựng – Thành viên Nội dung buổi hòa giải: Đồng chí: Hoàng Văn Tuân – Trưởng ban hòa giải, chủ tọa buổi hòa giải thông qua nội dung làm việc và thông qua đơn đề nghị của Ông: Hà Văn Tuyết, ông Hà Văn Thu, bà Hà Thị Chanh, bà Hà Thị Phương, đồng chí khái quát sơ lược về tình hình tranh chấp di sản mà bà Ngô Thị Chúc chết để lại. - Ý kiến của các thành phần tham gia buổi hòa giải: + Ý kiến của vợ chồng Ông Hà Văn Cầu là trước khi mẹ tôi còn sống và sau khi mẹ tôi chết không để lại di chúc, đương nhiên ngôi nhà và mảnh đất đó là thuộc về vợ chồng tôi vì các anh chị đã lập gia đình ở riêng, chỉ có vợ chồng tôi sống chung với mẹ lên khi mẹ tôi chết thì đó là tài sản của vợ chồng tôi, vậy tôi không đồng ý cho các anh chi lấy lại và sử dụng ngôi nhà đó vào việc thờ cúng chung. + Ý kiến của Ông: Hà Văn Tuyết, ông Hà Văn Thu, bà Hà Thị Chanh, bà Hà Thị Phương là trước đây chúng tôi đã tập chung góp tiền xây lên ngôi nhà cấp 4 để cho mẹ chúng tôi ở riêng, nhưng đến khi mẹ chúng tôi chết thì vợ chồng ông Cầu lại lấy đó là tài sản riêng và quản lý không để chúng tôi sử dụng vào việc chung là làm nơi thờ cúng của dòng họ. Vậy chúng tôi đề nghị với ban hòa giải, phân tích, giải thích rõ cho vợ chồng ông Hà Văn Cầu hiểu và trả lại số tài sản nêu trên cho chúng tôi để sử dụng vào việc thờ cúng chung, đảm bảo theo quy định của pháp luật. + Ý kiến của Ban hòa giải: căn cứ điều 635, 676 Bộ luật dân sự 2005, thì số tài sản do người chết để lại mà không có di chúc những người con của cụ Chúc là hàng thừa kế thứ nhất lên được hưởng di sản của cụ Chúc để lại, do đó vợ chống ông Hà Văn Cầu buộc phải trả lại ngôi nhà xây cấp 4 hoặc chia di sản theo quy định, để các thành viên trong gia đình sử dụng vào việc chung là thờ cúng của dòng họ. - Sau khi tiếp thu, nghe ý kiến của các bên tham gia buổi hòa thì đồng chí trưởng ban hòa giải, chủ tạo khái quát chung và phân tích về các tình tiết theo
  • 17. 17 quy định khi cụ Chúc chết để lại mà không có di chúc, đồng chí đã nhấn mạnh về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ tương ứng của các bên có liên quan đến di sản mà cụ Hà Văn Cư và cụ Ngô Thị Chúc khi chết để lại. Quan điểm của vợ chồng anh Hà Văn Cầu sau khi nghe Ban hòa giải phân tích và yêu cầu của Ông: Hà Văn Tuyết, ông Hà Văn Thu, bà Hà Thị Chanh, bà Hà Thị Phương là không nhất trí, không đồng ý chia di sản theo quy định cho các thành viên trong gia đình là các con ông Hà Văn Cư và bà Ngô Thị Chúc, vì vợ chồng anh Cầu vẫn cho rằng đây là tài sản của vợ chồng anh lên không chia hoặc lấy để làm nơi thờ cúng chung được. Kết luận buổi hòa giải: - Vợ chồng ông Hà Văn Cầu không nhất trí theo yêu cầu của Ông: Hà Văn Tuyết, ông Hà Văn Thu, bà Hà Thị Chanh, bà Hà Thị Phương là không nhất trí chia hoặc lấy ngôi nhà xây cấp 4 đó làm nơi thờ cúng chung. - Buổi hòa giải không thành vì hai bên không thống nhất được quan điểm, vì vợ chồng ông Cầu vẫn giữ nguyên quan điểm đó là tài sản của vợ chồng ông, còn Ông: Hà Văn Tuyết, ông Hà Văn Thu, bà Hà Thị Chanh, bà Hà Thị Phương vẫn giữ nguyên quan điểm là chia theo quy định và lấy lại để làm nơi thờ cúng chung. - Nguyên nhân chính của việc yêu cầu đòi lại di sản này là do sau khi bà Ngô Thị Chúc chết không để lại di chúc, sau đó anh Hà Văn Cầu đã quản lý số tài sản nêu trên, không muốn chia tài sản hay lấy đó làm nơi thờ cúng chung mà cho rằng đấy là tài sản của vợ chồng ông khi sống chung với mẹ lên được hưởng không phân chia hay thực hiện vào việc thờ cúng chung được nên Ông: Hà Văn Tuyết, ông Hà Văn Thu, bà Hà Thị Chanh, bà Hà Thị Phương đã làm đơn đề nghị, yêu cầu đòi lại di sản thừa kế để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Tiếp sau đó vào ngày 20 tháng 12 năm 2016 Ông: Hà Văn Tuyết, ông Hà Văn Thu, bà Hà Thị Chanh, bà Hà Thị Phương tiếp tục viết đơn đề nghị với Ban hòa giải, Ủy ban nhân dân xã để đòi lại di sản mà bố, mẹ chết để làm nơi thờ cúng chung. Ngày 25 tháng 12 năm 2016 Ban hòa giải tiếp tục mời vợ chồng ông Hà Văn Cầu và Ông: Hà Văn Tuyết, ông Hà Văn Thu, bà Hà Thị Chanh, bà Hà Thị Phương lên trụ sở Ủy ban nhân xã, để hòa giải việc đòi lại di sản, nhưng hai bên vẫn giữ nguyên quan điểm, không thể thống nhất được, sau đó Ông: Hà Văn Tuyết, ông Hà Văn Thu, bà Hà Thị Chanh, bà Hà Thị Phương có nguyện vọng xin chuyển lên cấp huyện, khởi kiện ra tòa giải quyết, để đảm bảo đúng quyền, lợi ích hợp pháp của cả hai bên, Ban hòa giải đã lập biên bản hòa giải không thành và khép hồ sơ để gia đình chuyển lên cấp huyện, khởi kiện ra tòa xem xét giải quyết, hai bên đã nhất trí và ký vào biên bản hòa giải không thành. (3) Vụ tranh chấp yêu cầu ủy ban nhân dân xã can thiệp đòi lại đất canh tác của ông Lương Văn Thao
  • 18. 18 Ngày 15 tháng 6 năm 2017 Ủy ban nhân dân xã Phong Dụ Hạ, có tiếp nhận được đơn đề nghị của Ông: Lương Văn Thao sinh năm 1970, cư trú tại thôn 9 xã Phong Dụ Hạ - huyện Văn Yên – tỉnh – Yên Bái, về việc đòi lại đất canh tác với nội dung đơn đề nghị cụ thể như sau: - Nội dung đơn đề nghị: + Ông Lương Văn Thao có 01 mảnh đất rừng, với diện tích đất khoảng 1.000m2, khai hoang vào năm 2000, diện tích đất khai hoang không vi phạm, nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn, vợ chồng ông đi làm thuê ở tại Hà Nội từ năm 2013, trong thời gian đi làm thuê vợ chồng ông vẫn luôn chấp hành tốt nghĩa vụ với địa phương và đóng góp đầy đủ các khoản thu của thôn, của xã, hai người con của vợ chồng ông còn nhỏ lên gửi ông bà nội nuôi dưỡng khi vợ chồng ông vắng nhà và để hoang mảnh đất nêu trên, cho đến năm 2016 vợ chồng ông về không đi làm thuê nữa thì phát hiện mảnh đất đó đã có người canh tác, sử dụng trong thời gian vợ chồng ông đi vắng, qua tìm hiểu thì biết gia đình ông Bàn Tòn Khâu canh tác, sử dụng trong thời gian gia đình ông đi vắng và gia đình ông Bàn Tòn Khâu đã cấy được khoàng 800 cây quế, khi biết được sự việc đó gia đình ông Lương Văn Thao đến gặp gia đình ông Bàn Tòn Khâu để thông báo lấy lại diện tích đất đã bỏ hoang trong thời gian đi vắng, nhưng gia đình ông Khâu không nhất trí vì ông Khâu cho rằng đất đó đã bỏ hoang và được ông canh tác trồng quế lên đất đó thuộc về ông, sau đó hai bên đã sẩy ra bất đồng, không thỏa thuận, thương lượng được. Do vậy gia đình ông Lương Văn Thao đã viết đơn đề nghị lên Ủy ban nhân dân xã can thiệp, giải quyết để đòi lại số đất khoảng 1.000m2, Khi nhận được đơn đề nghị của gia đình ông Lương Văn Thao, Ủy ban nhân dân xã xem xét và thông báo với gia đình ông Thao là viết đơn đề nghị với ban công tác mặt trận thôn, bản để hòa giải theo quy định. Đến ngày 10 tháng 7 năm 2017 ông Lương Văn Thao tiếp tục gửi đơn đề nghị lên Ủy ban nhân dân xã giải quyết việc gia đình ông Bàn Tòn Khâu canh tác, sử dụng diện tích đất của gia đình và kèm theo biên bản hòa giải không thành của Ban công tác mặt trận thôn 9 xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái. Sau khi tiếp nhận đơn đề nghị của ông Thao và biên bản hòa giải không thành của Ban công tác mặt trận thôn 9, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã chỉ đạo Ban công tác hòa giải cấp xã xem xét, giải quyết đơn đề nghị của công dân theo quy định, trình tự và đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên có liên quan. Qua xem xét đơn và biên bản hòa giải của Ban công tác mặt trận thôn 9, ủy ban nhân dân xã, đã có giấy mời hai gia đình đó là: gia đình ông Lương Văn Thao và gia đình ông Bàn Tòn Khâu đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã giải quyết việc tranh chấp đất canh tác. Ngày 25 tháng 7 năm 2017 hai gia đình đã đến trụ sở ủy ban nhân dân xã theo giấy mời của Ủy ban nhân dân xã, gặp ban hòa gải cấp xã để giải quyết tranh chấp đất canh tác, thành phần Ban công tác hòa giải gồm có các ông (bà) sau:
  • 19. 19 1. Ông: Hoàng Văn Tuân – Phó chủ tịch UBND xã là Trưởng ban hòa giải 2. Ông: Lê Văn Hiệp – Công chức tư pháp – Phó ban hòa giải 3. Ông: Nguyễn Quang Lũy – Trưởng công an xã – Thành viên 4. Ông: Ngô Văn Luyện – Chỉ huy trưởng quân sự xã – Thành viên 5. Ông: Vi Văn Sơn – Chủ tịch MTTQ xã – Thành viên 6. Bà: Hoàng Thị Thương – Chủ tịch Hội phụ nữ - Thành viên 7. Ông: Vi văn Liêm – Bí thư Đoàn TNCSHCM – Thành viên 8. Ông: Hoàng Văn Luật – Chủ tịch Hội nông dân xã – Thành viên 9. Ông: Nông Văn Lưu – Chủ tịch Cựu chiên binh xã – Thành viên 10. Ông: Hồ Văn Cường – Địa chính xây dựng – Thành viên Nội dung buổi hòa giải: Đồng chí: Hoàng Văn Tuân – Trưởng ban hòa giải, chủ tọa buổi hòa giải thông qua nội dung làm việc và thông qua đơn đề nghị của gia đình ông Lương Văn Thao, đồng chí khái quát sơ lược về tình hình tranh chấp đất canh tác giữa hai gia đình ông Lương Văn Thao và gia đình ông Bàn Tòn Khâu - Ý kiến của gia đình ông Lương Văn Thao + Do điều kiện kinh tế khó khăn nên gia đình tôi đi làm thuê ở dưới Hà Nội, đất đai, vườn tược ở nhà không canh tác được vì con còn nhỏ với lại gia đình lại đi làm xa, cho đến khi vợ chồng tôi về thì đã phát hiện gia đình ông Bàn Tòn Khâu canh tác, sử dụng mà không được sự đồng ý của ai trong gia đình tôi, nay tôi đề nghị với quý ban xem xét để gia đình tôi được nhận lại số diện tích đất nêu trên để canh tác và sử dụng. - Ý kiến của Gia đình ông Bàn Tòn Khâu + Gia đình tôi canh tác, sử dụng mảnh đất nêu trên từ năm 2013 đến nay đã được trên 3 năm và đã trồng quế được khoảng 800 cây, trong thời gian canh tác, sử dụng không có bất kỳ tranh chấp nào cho đến khi gia đình ông Lương Văn Thao đến thông báo với gia đình tôi là mảnh đất nêu trên là của gia đình ông ý và đòi lại đất để canh tác sử dụng, theo đó gia đình tôi không chấp nhận theo thông báo của gia đình ông Thao, vì đó là đất của gia đình tôi khai phá canh tác và sử dụng, vậy gia đình tôi đề nghị với quý ban xem xét để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình tôi đối với mảnh đất nêu trên.
  • 20. 20 - Căn cứ vào biên bản hòa giải không thành của ban công tác mặt trận thôn 9 và ý kiến của hai gia đình, Ban hòa giải cấp xã xét thấy sự việc nêu trên manh tính chất phức tạp và phải được điều tra, xác minh rõ nguồn gốc để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của cả hai gia đình, trước tiên ban hòa giải khuyên hai gia đình lên tự thỏa thuận, thống nhất với nhau về việc sử dụng, canh tác mảnh đất đó, nhưng hai gia đình không thống nhất, thỏa thuận được, vẫn đề nghị Ban hòa giải đến xác minh và thu thập thêm chứng cứ về nguồn gốc mảnh đất để đảm bảo quyền lợi của cả hai bên. - Trưởng Ban hòa giải thống nhất để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho cả hai gia đình về việc tranh chấp đất canh tác, đồng chí trưởng ban chỉ đạo ban hòa giải đến kiểm tra, xác minh thực tế mảnh đất nêu trên và thu thập thêm chứng cứ, thông tin từ những hộ dân sống quanh đó để hoàn thiện thủ tục và đưa ra kết luận một cách công tâm, khách quan. - Sau khi thu thập được thông tin, nguồn gốc mảnh đất nêu trên ban hòa giải gửi giấy mời hai hộ gia đình có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã vào ngày 05 tháng 8 năm 2017 để làm việc cùng ban hòa giải về việc tranh chấp đất canh tác của hai hộ gia đình, nhưng trong thời gian đó con trai cả của gia đình ông Lương Văn Thao ốm phải nằm viện điều trị nên ông Thao không tham gia buổi làm việc cùng Ban hòa giải được, nên ban hòa giải thông báo với các thành phần có liên quan hoãn việc hòa giải về tranh chấp đất canh tác lại để đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho hai bên. - Sau đó đến ngày 15 tháng 8 năm 2017 hai hộ gia đình đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã theo giấy mời của Ban hòa giải để cùng làm việc về tranh chấp đất canh tác. - Nội dung buổi làm việc: đồng chí trưởng ban hòa giải thông báo lý do và thông qua việc đoàn đi kiểm tra, xác minh, thu thập thông tin, nguồn gốc mảnh đất của hai gia đình đang sẩy ra tranh chấp. + Nguồn gốc mảnh đất đó được gia đình ông Lương Văn Thao khai hoang từ năm 2000 và sử dựng canh tác đến năm 2013 gia đình ông Thao đi làm ăn xa, để hoang mảnh đất đó, không giao hay chuyển nhượng lại cho ai canh tác, sử dụng. + Nguồn gốc mảnh đất gia đình ông Bàn Tòn Khâu đang canh tác, sử dụng đã trồng quế từ năm 2014 trên mảnh đất của gia đình ông Lương Văn Thao khai hoang từ năm 2000 và bỏ hoang từ năm 2013 đến nay. - Căn cứ những thông tin đã thu thập được từ việc đi kiểm tra, xác minh thông tin của Ban hòa giải, đồng chí trưởng ban hòa giải khái quát và phân tích
  • 21. 21 việc canh tác sử dụng đất của hộ gia đình ông Thao và hộ gia đình ông Khâu trong những khoảng thời gian nêu trên. - Hai mảnh nêu trên của hai hộ gia đình đã được Ban hòa giải xác minh, tìm hiểu thì hai mảnh đất đó là 1 mảnh, mà hai hộ gia đình canh tác, sử dụng vào những thời điểm khác nhau. - Với những chứng cứ xác minh nguốn gốc mảnh đất nêu trên, Ban hòa giải yêu cầu hộ gia đình ông Bàn Tòn Khâu trả lại đất cho gia đình ông Lương Văn Thao canh tác và gia đình ông Lương Văn Thao có nghĩa vụ phải trả số tiền hoặc số quế tương ứng với số quế mà gia đình ông Bàn Tòn Khâu cấy được trên ba năm trước đó. - Sau khi nghe Ban hòa giải thông báo về việc tìm hiểu, xác minh nguồn gốc mảnh đất nêu trên và ý kiến phân tích của ban hòa giải, hai hộ gia đình đã tự thương lượng, thống nhất, đồng nhất với những ý kiến sau: + Gia đình ông Bàn Tòn Khâu nhất trí trả lại mảnh đất cho gia đình ông Lương Văn Thao canh tác, sử dụng nhưng có yêu cầu với gia đình ông Lương Văn Thao là trả cho gia đình ông một số tiền tương ứng với số quế đã trồng trong 3 năm, đã mất nhiều thời gian, công sức chăm sóc, với số tiền là: 9 triệu trong 3 năm trồng cấy, chăm sóc. + Gia đình ông Lương Văn Thao nhất trí nhận lại đất canh tác và đồng ý theo yêu cầu của gia đình ông Bàn Tòn Khâu là trả số tiền tương ứng với số quế mà gia đình ông Khâu đã trồng trong 3 năm là 9 triệu đồng chẵn. Kết luận buổi hòa giải: - Buổi hòa giải thành với kết quả là: + Gia đình ông Lương Văn Thao nhận lại số đất đã bỏ hoang trong nhiều năm từ gia đình ông Khâu và phải trả số tiền tương ứng với số quế gia đình ông Bàn Tòn Khâu trồng cấy trong 3 năm qua với số tiền phải trả là 9 triệu đồng chẵn. + Gia đình ông bàn Tòn khâu đã nhất trí trả lại mảnh đất nêu trên cho gia đình ông Lương Văn Thao và nhận một số tiền tương ứng mà hai hộ gia đình đã thống nhất là 9 triệu đồng chẵn. - Sau khi nghe nội dung làm việc cùng ban hòa giải, hai hộ gia đình đã nhất trí với những nội dung nêu trên và cả hai hộ gia đình ký cam kết thực hiện đúng theo những quan điểm đã thống nhất và theo kết luận của buổi hòa giải, đảm bảo không sẩy ra kiện cáo hay tranh chấp trong quá trình trao trả diện tích đất canh tác và số tiền tương ứng với số quế đã trồng trong 3 năm là 9 triệu đồng chẵn. - Nguyên nhân chính của việc yêu cầu lấy lại đất canh tác này là do gia đình ông Lương Văn Thao đi làm ăn xa, chưa có điều kiện kinh tế để canh tác mảnh đất nêu trên, lên đã để hoang một thời gian dài không ai quản lý, canh tác
  • 22. 22 dẫn đến việc gia đình ông bàn Tòn Khâu sử dụng canh tác vào việc trồng quế, được một thời gian dài, khi gia đình ông Thao về nhà thì phát hiện mảnh đất đó đã có người khác sử dụng canh tác đó là gia đình ông Khâu, sau đó gia đình ông Thao đến gặp gia đình ông Khâu để lấy lại thì gia đình ông Khâu không đồng ý và cho rằng mảnh đất đó do gia đình khai hoang lên không phải trả cho gia đình ông Thao vì vậy mới dẫn đến việc hai gia đình tranh chấp phải nhờ đến cơ quan chức năng can thiệp, giải quyết. * Nhận xét của bản thân qua nghiên cứu các hồ sơ về tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất: - Các vụ việc hòa giải liên quan đến tranh chấp ở cơ sở thường ít thuyết phục. - Các bên liên quan đến tranh chấp thường không đưa ra được những chứng cứ hoặc cung cấp thông tin chưa được chính xác, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xác minh và hòa giải. - Nhiều vụ việc không được xem xét, đánh giá kỹ lưỡng.
  • 23. 23 CHƯƠNG II: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN 1. Một số đánh giá, nhận xét trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại địa phương. - Trong quá trình giải quyết các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng cũng như các tranh chấp quyền sử dụng đất nói chung ủy ban nhân dân xã, Ban hòa giải thường gặp một số khó khăn sau: - Luật đất đai hiện hành quy định về bắt buộc hòa giải tại cơ sở trong tranh chấp đất đai. Theo đó, mọi tranh chấp đất đai, bao gồm cả tranh chấp về tài sản gắn liền với đất và tranh chấp trong quá trình thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai đều phải qua thủ tục hòa giải và phải được Ban hòa giải thôn, bản giải quyết trước khi vụ việc được giải quyết tại cấp xã, các thủ tục tranh chấp đều phải được qua Ban công tác mặt trận thôn, bản hòa giải trước khi vụ việc được giải quyết tại UBND cấp xã hoặc đưa ra tòa án thụ lý, giải quyết. Rất nhiều trường hợp, Ban hòa giải cấp thôn, bản không tổ chức hòa giải, hoặc không hòa giải theo yêu cầu của các bên tranh chấp, mà nếu cấp thôn, bản và cấp xã không hòa giải, thì các bên không thể khởi kiện ra tòa án. Đó là chưa kể đến năng lực chưa tương xứng của cấp xã trong việc đứng ra giải quyết tranh chấp đất đai. Có thể nói quy định pháp luật đã hạn chế quyền của người sử dụng đất và sở hữu tài sản khi quy định yêu cầu bắt buộc thông qua thủ tục hòa giải tại địa phương. - Định giá đất đai do giá đất có sự thay đổi nhanh chóng qua thời gian nhưng các vụ án về tranh chấp đất đai trong thừa kế thường kéo dài và giá đất tại từng thời điểm khác nhau gây khó khăn cho việc xác định chính xác giá đất khi xảy ra tranh chấp. - Đất đai thường đi liền với tài sản gắn liền với đất không thể tách dời và phức tạp, khó định giá, phân chia. - Các vụ tranh chấp đất đai thường rất phức tạp với rất nhiều các giai đoạn và thời điểm khác nhau, nhiều chi tiết, chứng cứ chứng minh cần thiết cách thời điểm tranh chấp một khoảng thời gian dài khiến chúng khó thu thập, xác minh, xác thực. Nhiều tài sản mới được phát sinh trong khoảng thời gian đó và rất khó dịch chuyển khỏi đất, tách dời với quyền sử dụng đất. - Các bên tranh chấp nhiều khi gây khó khăn cho việc định giá tài sản tranh chấp nhằm mục đích giảm các chi phí liên quan.
  • 24. 24 - Các vụ tranh chấp hầu như ít được hòa giải và đều phải đưa ra xét xử gây mất nhiều thời gian, tiền bạc của nhân dân và nhà nước. - Chữ “hộ” trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có từ thời bao cấp, nguồn gốc là do thực hiện chính sách nhường cơm xẻ áo, giao đất theo bình quân nhân khẩu, cụ thể là trong hộ khẩu có bao nhiêu người từ 15 tuổi trở lên thì được giao đất. Từ đó, người có hộ khẩu thường được hiểu là thành viên của hộ gia đình, nhận thức này vẫn còn tồn tại cho đến nay. Do đó trong quá trình cấp giấy chứng nhận, việc ghi tên người sử dụng đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ trên thực tế không thống nhất, có nhiều vướng mắc. Trong khi đó, các giao dịch dân sự liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình vẫn xảy ra nhiều. Các văn bản pháp luật về hộ gia đình thì chưa quy định rõ ràng nên khi xảy ra tranh chấp việc giải quyết gặp rất nhiều khó khăn không chỉ cho người dân mà cả cơ quan tiến hành giải quyết. 2. Kiến nghị một số phương hướng để nâng cao hiệu quả trong giải quyết các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất. 2. 1.Hoàn thiện pháp luật - Hết thời gian hòa giải tối đa là 45 ngày theo khoản 3 điều 202, Luật Đất đai 2013 tại UBND cấp xã mà xã vẫn chưa tổ chức hòa giải thì nên cho người dân được phép khởi kiện ra tòa. - Đề nghị các ngành Trung ương sớm có hướng dẫn để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về việc áp dụng pháp luật đối với tranh chấp quyền sử dụng đất liên quan đến đất cấp cho "hộ" để các địa phương có cách hiểu thống nhất nhằm đảm bảo việc giải quyết chính xác, nhanh chóng, không gây phiền hà cho người dân. - Rút ngắn và đơn giản tối đa các thủ tục để người dân có thể nhanh chóng, dễ dàng trong việc thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 2.2 Bồi dưỡng thường xuyên những kiến thức mới cho cán bộ về giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thừa kế quyền sử dụng đất - Cơ quan có thẩm quyền cần tạo điều kiện hơn nữa như: Thường xuyên mở lớp tập huấn chuyên môn khi có quy định mới cần mở lớp tập huấn cho cán bộ, kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể, có đường lối chỉ đạo đúng đắn... nhằm giúp cho cán bộ có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc giải quyết của mình. - Về lĩnh vực giải quyết tranh chấp phát sinh trong thừa kế quyền sử dụng đất các cán bộ cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn nữa về các quy định
  • 25. 25 pháp luật liên quan đến tranh chấp đất đai nói chung và quyền thừa kế trong đất đai nói riêng, nhằm giúp việc tranh chấp được giải quyết nhanh chóng và đúng quy định của pháp luật. - Cần chú trọng tới việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý đất đai, đặc biệt là nâng cao chất lượng cán bộ địa chính các xã, phường, thị trấn trên địa bàn. 2.3 Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của từng cá nhân trong xã hội Trong thời gian tới, Nhà nước cần có nhiều kênh thông tin tạo cơ hội cho người dân tiếp cận và nắm vững được các quy định của pháp luật, hạn chế được những tranh chấp đất đai. Vì vậy, vấn đề cần thiết là phải tuyên truyền phổ biến hơn nữa các quy định của pháp luật liên quan, để nâng cao nhận thức tuân thủ pháp luật của mỗi cá nhân trong xã hội.
  • 26. 26 KẾT LUẬN Thực tế hiện nay, trước tình hình kinh tế đang tăng trưởng mạnh, giá trị của quyền sử dụng đất ngày càng cao, giá trị di sản thừa kế ngày càng lớn khiến gia tăng các tranh chấp, mâu thuẫn về thừa kế quyền sử dụng đất ngày càng trở nên gay gắt, phức tạp và khó hòa giải, thương lượng nên làm gia tăng các vụ khởi kiện trong lĩnh vực này. Qua số liệu thống kê hàng năm tại Ủy ban nhân dân xã thì tình hình tranh chấp quyền sử dụng đất có xu hướng tăng lên qua từng năm. Vì vậy cần phải bồi dưỡng nâng cao những kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ chuuyeen môn cũng như đội ngũ cán bộ thực hiện công tác hòa giải, trực tiếp tham gia giải quyết hòa giải về lĩnh vực tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, cụ thể là tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó pháp luật liên quan đến việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình kinh tế đất nước. Cuối cùng em muốn cảm ơn thầy cô đã đọc bài viết của em và em mong thầy cô sẽ cho em những nhận xét về những điểm tích cực, hạn chế trong bài viết của em để em có thể hoàn thiện hơn bài viết cũng như kiến thức của mình./.