SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ HỌC
TIỂU LUẬN
TÂM LÝ HỌC TÌNH CẢM Ý CHÍ
Đề tài: Trình bày về một cảm xúc cơ bản – Tức giận
Giảng viên: Cô Đinh Quỳnh Châu
Sinh viên: Trần Hồ Thuý An
MSSV: 4501611002
Lớp: TLH. B
TPHCM, tháng 6 năm 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ HỌC
TIỂU LUẬN
TÂM LÝ HỌC TÌNH CẢM Ý CHÍ
Đề tài: Trình bày về một cảm xúc cơ bản – Tức giận
Giảng viên: Cô Đinh Quỳnh Châu
Sinh viên: Trần Hồ Thuý An
MSSV: 4501611002
Lớp: TLH. B
TPHCM, tháng 6 năm 2021
Mục lục
1. Khái niệm ______________________________________________________________ 1
2. Biểu hiện về mặt sinh lý ___________________________________________________ 2
3. Biểu hiện về mặt hành vi __________________________________________________ 3
3.1. Biểu hiện bên ngoài (có thể nhận thấy được) __________________________________ 3
3.2. Biểu hiện bên trong (không thể nhận thấy được) _______________________________ 4
3.3. Một số mẫu hành vi phổ biến khác __________________________________________ 5
4. Cơ chế sinh lý thần kinh của cảm xúc _______________________________________ 5
5. Ảnh hưởng của cảm xúc đến các hiện tượng tâm lý khác _______________________ 6
5.1. Tri giác________________________________________________________________ 6
5.2. Chú ý _________________________________________________________________ 7
5.3. Nhận thức _____________________________________________________________ 7
5.4. Trí nhớ ________________________________________________________________ 7
5.5. Tư duy ________________________________________________________________ 8
6. Bài học rút ra từ cảm xúc tức giận và giải pháp quản lý cảm xúc tức giận._________ 8
6.1. Nhóm biện pháp “tự lực gánh sinh” (Self-help strategies) ________________________ 9
6.1.1. Tái cấu trúc nhận thức __________________________________________________ 9
6.1.2. Thư giãn _____________________________________________________________ 9
6.1.3. Hoạt động thể chất ____________________________________________________ 10
6.1.4. Né tránh và trốn thoát _________________________________________________ 10
6.2. Nhóm biện pháp “Bộc phát cơn giận một cách lành mạnh” (Expressing anger in healthy
ways)____________________________________________________________________ 10
6.2.1. Bộc phát cơn giận qua tiếng nói của yêu thương_____________________________ 10
6.2.2. Tìm kiếm sự giúp đỡ ___________________________________________________ 11
Kết luận ____________________________________________________________13
Danh mục tài liệu tham khảo __________________________________________14
Page | 1
1
Khái niệm
1. Khái niệm
Theo từ điển của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA), tức giận là một cảm xúc được đặc
trưng bởi sự căng thẳng và thù địch xuất phát từ sự thất vọng, cảm thấy bị đối xử bất công hoặc
bị tổn thương (có thực hoặc tưởng tượng) bởi một đối tượng nào đó gây ra. Cảm xúc tức giận
được biểu hiện thông qua hành vi loại bỏ đối tượng gây ra sự tức giận hoặc hành vi bộc phát sự
tức giận (như chửi thề, văng tục, thoá mạ…).
Tức giận là một cảm xúc tiêu cực … liên quan đến những suy nghĩ thù địch, sự kích thích
về mặt sinh lý và các hành vi kém thích nghi1
(Kassinove, 2012).
Tức giận phát sinh như một sự phản ứng với các hành động không mong đợi của một người
nào đó đối với cá nhân mà họ cho là biểu thị thái độ không tôn trọng, không thích đáng, hờ
hững hoặc đe hoạ đến họ. Tức giận cũng là cách mà chúng ta giải toả hoặc phản ứng với một
loạt các cảm xúc và tình huống khác nhau như:
• Thất vọng
• Xấu hổ hoặc cảm thấy bị xúc phạm, lăng mạ
• Tội lỗi và hổ thẹn
• Ghen tuông, đố kỵ
• Bị làm tổn thương hoặc buồn lòng
• Cảm thấy không thể kiểm soát được tình huống
• Bị đe doạ hoặc sợ hãi
• Bị đối xử bất công
• Bị hiểu lầm hoặc không được lắng nghe
• Không được người khác quan tâm hoặc cảm thấy mất kết nối với gia đình, bạn bè và
cộng đồng.
Bất kỳ ai cũng có thể nổi cơn tức giận đối với đối tượng nào đó, vào bất kỳ lúc nào và ở bất
cứ đâu. Tuy nhiên, một điều nghịch lý là đa phần đối tượng gây ra cơn tức giận cho con người
– thường không phải những người lạ - mà là những người mà họ thân cận và đem lòng yêu mến
như con cái, vợ chồng và bạn bè thân thiết của họ.
Sau đây là một số trường hợp minh hoạ về cảm xúc tức giận:
Giả sử bạn là một đứa trẻ 8 tuổi. Hôm nay, dì và dượng cùng đứa con trai nhỏ tuổi của mình
đến chơi nhà bạn. Bạn ghét cay ghét đắng thằng bé và không thể chịu nổi nó – bởi nó vừa hung
dữ, ranh ma lại hay mách bố mẹ. Nó chọc tức bạn, đùa cợt, lấy đồ chơi của bạn quăng xuống
mương và rồi…trong một phút nóng giận và không kiểm soát được hành động của mình, bạn
xô nó té ngã xuống mương.
1
Được định nghĩa như các hành vi gây cản trở đến hoạt động thường ngày của cá nhân, khả năng thích nghi
và tham gia vào các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể (Gray, 2013).
Page | 2
2
Biểu hiện về mặt sinh lý
Hoặc giả sử bạn là một nhân viên làm việc cùng phòng với một người đồng nghiệp. Bạn vừa
đưa ra ý tưởng sáng tạo nào đấy. Sếp bước vào phòng, rõ ràng là nhầm lẫn, khen ngợi người
kia và biểu lộ ông rất hài lòng về ý tưởng này. Thật không may cho hắn khi bạn lúc này vừa đi
ăn trưa về và chứng kiến toàn bộ câu chuyện. Bạn nhìn thấy gương mặt tự mãn của hắn và cảm
thấy tức giận đến sục sôi khi rõ ràng là hắn ta không hề có ý từ chối nhận lấy lời khen và cứ thế
để mặc cho ông ấy nói tiếp…
Tuy nhiên, cần phải lưu ý là tức giận không có nghĩa là sẽ có hành động hung hăng
(aggression). Hung hăng trái ngược lại, liên quan đến hành vi có chủ đích2
được thực hiện với
mục đích gây tổn hại đến sức khoẻ và tính mạng của người khác. Khác với tức giận, nó phản
ánh ham muốn kiểm soát, thống trị (dominance) và thể hiện sức mạnh của một cá nhân. Đồng
thời những hành vi này cũng thường liên quan đến việc sử dụng vũ khí.
2. Biểu hiện về mặt sinh lý
Trước khi bạn nhận thấy rằng mình đang giận dữ thì đã có một loạt những biểu hiện và thay
đổi về mặt sinh lý trong cơ thể bạn.
Sau đây là một vài dấu hiệu thường gặp mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy khi lên cơn nóng
giận: Nhịp tim nhanh, áp lực máu và nhịp độ hô hấp tăng. Nhiệt độ cơ thể tăng lên nhanh chóng.
Các tuyến dưới da giãn nở và bạn bắt đầu đổ mồ hôi, nhất là ở lòng bàn tay. Bạn cũng có thể
cảm thấy nhức đầu, bị đau bụng, nóng bừng ở vùng mặt và cổ, mặt bạn trở nên ửng đỏ. Cơ thể
của bạn có thể sẽ bắt đầu run lên, bị tê ở một vài chỗ và bạn cũng cảm thấy hơi choáng váng và
chóng mặt. Lượng máu đổ về các chi (tay và chân) bắt đầu tăng cao khiến cho cơ bắp của bạn
trở nên căng cứng. Bạn cảm thấy mình tràn trề năng lượng. Bạn đã sẵn sàng để tham gia vào
bất kỳ “cuộc chiến” nào. Có thể nói đây là những thay đổi của cơ thể trong bước đường cùng
để chuẩn bị cho hành động tự bảo vệ bản thân.
Đôi lúc cảm thấy nóng giận là một chuyện bình thường. Nhưng vấn đề là, nếu cảm xúc tức
giận này cứ triền miên tiếp diễn, nó sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ thể chất
và cả tinh thần của chúng ta. Những “cơn lũ” nội tiết tố và hoá thần kinh căng thẳng cùng với
những biến đổi về trao đổi chất trong cơ thể cứ liên tục tiếp diễn sẽ gây ra nhiều tổn hại tới các
hệ cơ quan khác nhau trong cơ thể chẳng hạn như: hệ tim mạch, hệ miễn dịch, tiêu hoá, hệ thần
kinh tự chủ… cũng như ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm lý của chúng ta. Một số triệu chứng sau
đây có thể xảy ra khi ta không thể kiểm soát sự tức giận:
• Mất ngủ
• Lo âu tăng
• Trầm cảm
• Các vấn đề về da như bệnh chàm/ viêm da cơ địa (eczema).
2
Hành vi có động cơ và mục đích cố ý làm hại người khác (có thể có kế hoạch), để thoả mãn nhu cầu của
bản thân chứ không phải vì không thể kiểm soát được cảm xúc tức giận. Ví dụ về hành vi này như thanh niên hẹn
nhau để “giải quyết”, bạo lực/bắt nạt học đường…
Page | 3
3
Biểu hiện về mặt hành vi
• Cơn đau tim
Điều này cũng dẫn đến nguy cơ tăng cao về các chứng cao huyết áp, đột quỵ, viêm loét dạ
dày – tá tràng và các bệnh về đại tràng, cũng như làm chậm lành vết thương và rất có thể tăng
nguy cơ về các bệnh ung thư. Theo một nghiên cứu được thực hiện trên 12,986 người trưởng
thành trong vòng ba năm đã phát hiện ra rằng nguy cơ mắc các bệnh mạch vành tăng gấp 2 tới
4 lần ở những người có huyết áp bình thường nhưng thường hay tức giận. Một nghiên cứu khác
trên 4,083 người trưởng thành được tiến hành trong vòng 10 đến 15 năm đã cho thấy những
người có khả năng kiểm soát cơn giận kém nhất có nguy cơ cao nhất trong việc mắc các bệnh
về tim mạch.
Tức giận cũng là một vấn đề nghiêm trọng với những hậu quả tiêu cực đến nhiều khía cạnh
khác nhau trong đời sống con người. Nó ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ hôn nhân, quan
hệ nơi công sở, cũng như ảnh hưởng đến sự tương tác giữa cha mẹ và con cái và hành vi lái xe.
Giận dữ cũng thường được liên hệ đến các xung đột cá nhân, gây mất thiện cảm đối với người
khác, các hành vi phá hoại tài sản, hành vi liều lĩnh, tai nạn giao thông, lạm dụng chất kích
thích… Vì thế hãy để tâm hơn đến cảm xúc tức giận. Nếu nó xảy ra quá thường xuyên cũng
như gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, bạn có thể sẽ cần quan tâm đến một số giải pháp
nhằm quản lý cơn giận hoặc tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia.
3. Biểu hiện về mặt hành vi
Cảm xúc tức giận được biểu hiện qua các hành vi bên ngoài có thể quan sát được (gồm hành
vi thể chất và hành vi lời nói) như một lời cảnh báo đối với những người khác về sự bất mãn
của chúng ta. Đồng thời cũng có thể được biểu hiện một cách không rõ rệt thông qua các hành
vi bên trong mà ta không thể quan sát được.
3.1. Biểu hiện cảm xúc tức giận qua các hành vi bên ngoài (có thể quan sát được)
Các biểu hiện về hành vi lời nói bao gồm:
• Nói lớn tiếng
• La hét, cự cãi
• Văng tục, chửi thề
• Châm biếm và mỉa mai
• Gợi nhắc lỗi lầm quá khứ và những chuyện đáng xấu hổ của đối tượng gây ra cảm xúc
tức giận
• Ngôn từ đe doạ, mang tính chất gây hấn…
Tức giận cũng có thể được biểu lộ thông qua các hành vi thể chất mang tính chất gây tổn
hại và đe doạ như sau:
• Quẳng và đập phá, đạp đổ đồ đạc (bàn, ghế…)
• Thúc mạnh vào tường, vào cửa…
Page | 4
4
Biểu hiện về mặt hành vi
• Bẻ gãy cái gì đó khi cầm trong tay (ly, tách, bút chì, viết, thước…)
• Giậm mạnh chân xuống sàn, giậm mạnh tay xuống bàn
• Giơ nắm đấm lên hoặc nắm chặt nắm đấm bằng bàn tay còn lại
• Cắn chặt hàm và nghiến răng
• Gồng người và trợn trừng mắt lên
• Và các hành vi khác như đánh người, chọi đồ vào họ … cùng thái độ thô lỗ
Bùng nổ cơn giận – một số người có rất ít khả năng kiểm soát cơn giận của mình và thường
bộc phát nó thành từng cơn thịnh nộ. Điều này làm tăng khả năng dẫn tới hành vi lạm dụng và
bạo lực thể chất. Ngoài ra, một người không thể kiểm soát cảm xúc của mình cũng có thể tự cô
lập bản thân khỏi gia đình và bạn bè. Những người này cũng thường có lòng tự trọng thấp và
hay sử dụng cảm xúc tức giận của mình như một cách để thao túng, kiểm soát người khác và
thể hiện sức mạnh của bản thân.
Một số biểu hiện hành vi ít tổn hại và đe doạ hơn như sau:
• Khóc
• Hờn dỗi
• Muốn trốn thoát khỏi tình huống gây phản ứng tiêu cực
• Xoa xoa trán và đầu
• Lấy tay ôm lấy đầu và trán
• Đi tới đi lui
• Mất khiếu hài hước
• Uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích, hút thuốc như một cách để giải toả
3.2. Biểu hiện cảm xúc tức giận qua hành vi bên trong (không thể quan sát được)
Thỉnh thoảng, cơn tức giận không được biểu lộ ra bên ngoài mà tồn tại dai dẳng, ngấm ngầm
ở bên trong do sự đè nén cơn tức giận.
Điều này thường xảy ra ở những trường hợp sau đây:
• Người yếu thế, nhút nhát
• Người bị bực tức bởi những đối tượng mạnh mẽ hay chức quyền hơn mà họ cảm thấy bị
đe doạ và không an toàn để bộc phát cơn giận
• Người cho rằng việc bộc lộ cơn tức giận là không đứng đắn và phải phép
• Người cho rằng tức giận là một cảm xúc xấu xa cần phải loại bỏ và đè nén nó
Tuy nhiên, cơn giận bị dồn nén lâu ngày có thể sẽ gây ra trầm cảm và lo âu. Một số người
chọn cách trút giận (đổi chỗ) cơn tức giận của họ lên những đối tượng vô tội và ít đe doạ đến
họ hơn như con cái, người già và thú cưng.
Page | 5
5
Cơ chế sinh lý thần kinh của cảm xúc
3.3. Một số mẫu hành vi phổ biến
Hành vi đổ lỗi: một người càng tức giận đến chừng nào thì họ càng có nhiều khả năng đổ lỗi
lên kẻ gây ra cơn tức giận đó. Ngược lại một người càng bị đổ lỗi nhiều chừng nào thì họ càng
trở nên tức giận.
Hành vi trả thù: Tức giận thôi thúc con người phải trả thù. Một nghiên cứu đã ghi nhận được
rằng khoảng 25% những trường hợp tức giận có liên hệ đến suy nghĩ và ý muốn trả thù. Ví dụ
như “Tôi sẽ tung tin đồn về ông sếp xấu xa, bỉ ổi đó để cho công bằng” hoặc “Tôi chỉ muốn
chọc bánh xe của cô ta để cô ta khỏi về nhà” hay “Tôi chỉ muốn tát nó một phát cho hả dạ”…
Ngoài ra, cũng cần phân biệt hành vi giận dữ với hành vi hung hăng: Hành vi hung hăng
được biểu hiện bằng các hành động mang tính bạo lực và có chủ đích như đã giải thích trên.
Biểu hiện của các hành vi hung hăng gồm đánh đập, đâm, chém, tông xe, cố tình làm bị thương
người khác…và thường có sử dụng vũ khí. Nó có thể xảy ra trong các trường hợp bạo lực gia
đình, ngược đãi, đánh đập trẻ em, người già và động vật, hành vi bắt nạt hoặc các hoạt động
băng đảng và tội phạm…
4. Cơ chế sinh lý thần kinh của cảm xúc
Tức giận là một phần trong lịch sử sinh học của con người. Nó là một phần của phản ứng
“chiến hay chạy” (fight or flight) và có giá trị sinh tồn đối với tổ tiên chúng ta từ thuở xa xưa
…(Kassinove, 2012). Giống như mọi cảm xúc khác, tức giận gây ra sự biến đổi ở cả cơ thể lẫn
tâm trí của chúng ta.
Tức giận, cũng như mọi cảm xúc khác, dù ít hay nhiều cũng đều xuất phát từ hai hình thái
cấu trúc nho nhỏ với hình dáng như hạt hạnh nhân (almond) trong não người; cấu trúc này cũng
mang tên gọi hợp lý với hình dáng của nó - hạch hạnh nhân (amygdala).
Khởi đầu là giai đoạn báo động (alarm). Hạch hạnh nhân có nhiệm vụ xác định mối đe doạ
gây hại tới chúng ta. Cụ thể là đe doạ đến sự sinh tồn, nhưng đó là ở thuở xa xưa khi con người
còn bị thú dữ hay thiên tai rình rập. Còn đối với con người hiện tại, chỉ cần một cú “ting, ting”
báo hiệu tin nhắn họp khẩn cấp hay chuông báo sắp tới giờ hết deadline3
cũng có thể được xem
là mối đe doạ. Hạch hạnh nhân báo động khi mối đe doạ đã được xác định và gửi thông tin đến
các cơ quan khác của não bộ để đưa ra cách thức hành động hợp lý nhằm bảo vệ chúng ta. Thậm
chí trong một vài trường hợp, nó hiệu quả trong việc cảnh báo chúng ta đến nỗi khiến ta phản
ứng nhanh chóng bằng cảm xúc tức giận trong khi phần vỏ não (bộ phận của não chịu trách
nhiệm cho suy nghĩ và phán đoán lý trí) còn chưa kịp kiểm tra xem, liệu phản ứng như thế có
hợp lý hay không.
Nói cách khác, não của con người được cấu tạo theo một cách mà nó khiến người ta phản
ứng trước khi có thể phán đoán được hậu quả hành động của mình. Vì thế đôi lúc người ta đã
3
Là thời hạn kết thúc, được dùng để đề cập thời gian cụ thể hoàn thành một nhiệm vụ hoặc công việc được
giao.
Page | 6
6
Ảnh hưởng của cảm xúc đến các hiện tượng tâm lý khác
nổi xung thiên chửi mắng con mình vì sao lại làm vỡ bộ ấm trà đồ-cổ-đắt-tiền mà mình yêu quý
nhất ngay trước khi kịp hiểu chuyện là con mèo nhà vô tình làm ngã chứ nào phải thằng bé.
Khi chúng ta nóng giận thì hệ thần kinh tự chủ bị kích thích. Nó dẫn đến sự hưng phấn của
hệ thần kinh giao cảm và kích thích những thay đổi liên quan đến nội tiết tố và hoá thần kinh.
Tuyến thượng thận tiết ra khắp cơ thể các hormone căng thẳng, chẳng hạn như cortisol. Các
chất dẫn truyền thần kinh catecholamine như adrenaline, noradrenaline cũng được giải phóng
khiến bạn trải nghiệm một sự bùng nổ năng lượng kéo dài tới vài phút. Não chuyển máu ra khỏi
ruột và đến các cơ như một sự chuẩn bị sẵn sàng cho hành động tự vệ. Đây là những thay đổi
diễn ra trong giai đoạn thứ hai - chống đỡ (resistance). Và mặc dù trong số ít trường hợp, cảm
xúc của bạn có thể bộc phát ngoài tầm kiểm soát và khiến cho bạn có những hành động thật
điên rồ, nhưng hầu như vỏ não trước trán có đủ khả năng điều hoà cảm xúc của bạn một cách
hợp lý để tránh xảy ra trường hợp này.
Có thể nói, hạch hạnh nhân phụ trách về cảm xúc còn vỏ não trước trán thì phụ trách phần
phán đoán; nó đóng vai trò điều hành để giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát. Hãy liên tưởng đến
cái công tắc bật tắt đèn. Phần bên trái của vỏ não trước trán cũng giống như cái công tắc có thể
“tắt đi” cảm xúc của bạn, nếu thật cần thiết và bạn có ý thức làm điều đó. Bạn có bao giờ nhận
thấy vài trường hợp thế này chưa? Bạn đang tranh cãi gay gắt với người bạn đời của mình thì
mẹ của anh ta bỗng gọi tới bất ngờ nhưng bạn vẫn có thể tỏ thái độ nhẹ nhàng, xuề xoà vờ như
chưa có chuyện gì xảy ra. Hay như sáng nay bạn bị ông sếp khó tính làm mất mặt trước nhiều
đồng nghiệp. Thế nhưng rủi thay, khi ra về, bạn lại ông ấy ngoài bãi đỗ xe. Chỉ vừa nhìn thấy
bóng lưng của ông ấy thôi, mặt bạn đã trở nên đỏ gay và căng cứng lên vì tức giận. Bất chợt
ông ấy quay lại và bạn ngay lập tức đổi thái độ, tỏ ra hoà nhã và thân thiện; đồng thời cũng
không quên cười một cái với ông ấy.
Cuối cùng, ta đến giai đoạn kiệt quệ (exhaustion) sau một khoảng thời gian nhất định hoặc
khi đối tượng gây tức giận giờ đã không thể tiếp cận được nữa hay không còn là một mối đe
doạ quá nguy cấp. Lúc này, cơ thể và tâm trí ta mới bắt đầu thư giãn trở lại trạng thái nghỉ ban
đầu. Một số người có thể thấy khá mệt mỏi, choáng váng, nhức đầu, muốn đi nghỉ,… Đó là một
vài ví dụ về tác dụng phụ sau cơn tức giận. Thế nhưng hưng phấn do adrenaline gây ra trong
lúc ta giận dữ vẫn còn những tàn dư của nó và có thể kéo dài thêm một khoảng thời gian dài
sau đó, cũng như hạ thấp ngưỡng kích thích của chúng ta và khiến ta dễ nổi nóng hơn. Đó là lý
do giải thích tại sao, trong một số trường hợp, người ta lại dễ cáu gắt và gây hấn hơn sau khi họ
có một trận cự cãi lớn với ai đó.
5. Ảnh hưởng của cảm xúc đến các hiện tượng tâm lý khác
5.1. Tri giác
Một nghiên cứu đã cho thấy rằng cảm xúc giận dữ có ảnh hưởng đến khả năng tri giác không
gian của con người trong trường hợp họ ước lượng khoảng cách bằng động tác đi và bị bịt mắt.
Nghiên cứu củng cố giả thuyết rằng cảm xúc tức giận sẽ dẫn đến phán đoán khoảng cách xa
Page | 7
7
Ảnh hưởng của cảm xúc đến các hiện tượng tâm lý khác
hơn so với với cảm xúc thư giãn. Giải thích điều này, ta cần xem xét đến động tác “đi”. Cảm
xúc giận dữ ảnh hưởng đến động tác “đi” của khách thể, nó khiến cho họ phải tốn nhiều công
sức hơn. Vì hao tốn nhiều năng lượng hơn để chạm đến vật thể, họ có thể tin rằng khoảng cách
là xa hơn (Spindle & Riener, 2013).
5.2. Chú ý
Chú ý được “mài sắc”, dần thu hẹp lại và “đóng khung” vào đối tượng gây ra cơn bực tức.
Bạn trở nên tập trung cũng như cảnh giác cao độ. Không lâu sau đó bạn chẳng còn màng đến
thứ gì khác ngoài họ - mối đe doạ trước mắt bạn. Điều này thể hiện thông qua một nghiên cứu
vào năm 2011 khi những phát hiện của nghiên cứu này củng cố dự đoán chung rằng các trạng
thái cảm xúc tiêu cực có tính kích thích cao sẽ ức chế quá trình xử lý thông tin không mục tiêu
và tăng cường chú ý có chọn lọc. Nghiên cứu cho thấy tác động tăng cường của tức giận đối
với chú ý có chọn lọc (Finucane, 2011).
5.3. Nhận thức
Những thay đổi về nhận thức và thái độ của con người trong trạng thái tức giận được thể
hiện trong chương 17 của quyển “Cẩm nang quốc tế về sự tức giận” (International Handbook
of Anger) như sau: Những người đang bực tức thường có thái độ ít tin tưởng người khác hơn.
Họ cũng thường có nhận thức lạc quan hơn về các nguy cơ trong tương lai. Những người đang
bực tức cũng thường có khả năng cao đưa ra những quyết định và sự lựa chọn liều lĩnh…. Họ
tìm kiếm sự mạo hiểm. Đối nghịch với những người hay sợ hãi, những người hạnh phúc và tức
giận có niềm tin lạc quan hơn về sự trải nghiệm các sự kiện cuộc sống trong tương lai (ví dụ
như lạc quan hơn về khả năng bị đau tim ở tuổi 50, khả năng kết hôn với người giàu có…). Tức
giận cũng kích hoạt sự lạc quan mang tính chất phòng vệ có khả năng đánh giá thấp tầm quan
trọng và ảnh hưởng của các sự kiện tiêu cực (như bạo động, chiến tranh,...). Cảm xúc tức giận
cũng kích hoạt phán đoán heuristic4
(có xu hướng đưa ra phán đoán rập khuôn, ít quan tâm chú
ý tới chất lượng của cuộc tranh cãi và chú ý hơn đến các dấu hiệu bề ngoài, tiểu tiết, không bản
chất của vấn đề…). Những người giận dữ thường cảm thấy tiêu cực về sự kiện trong quá khứ,
nhưng trái lại lại có những dự đoán lạc quan về khả năng thành công của mình ở nhiều khía
cạnh đời sống trong tương lai. Họ cũng thường phụ thuộc vào heuristics khi xử lý thông tin mà
không màng đến việc dừng lại để để cân nhắc những khả năng khác trước khi hành động.
5.4. Trí nhớ
Hưng phấn đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ có hiệu quả. Vì thế trong trạng thái
buồn ngủ, người ta thường sẽ cảm thấy khó ghi nhớ và tập trung. Đồng thời hiệu quả trí nhớ
4
Heuristic là kỹ thuật mà chủ thể dựa trên kinh nghiệm trước đó trong việc giải quyết các vấn đề tương tự để giải quyết
tình huống mới. Nó thường được sử dụng để đẩy nhanh tiến độ và đưa ra giải pháp thích đáng trong trường hợp không thể tìm
ra giải pháp tối ưu nhất hoặc việc tìm ra giải pháp tối ưu là không thực tế (ví dụ như thiếu thời gian). Heuristic ở đây mang ý
nghĩa: phán đoán dựa trên kinh nghiệm mà không cố gắng tìm kiếm giải pháp mới tối ưu hơn.
Page | 8
8
Bài học rút ra từ cảm xúc tức giận và giải pháp quản lý cảm xúc tức giận
cũng phụ thuộc vào cường độ của hưng phấn. Hưng phấn vừa đủ giúp tăng cường trí nhớ, tập
trung và hiệu suất học tập/ làm việc. Tuy nhiên khi nó vượt quá ngưỡng sẽ gây ra những ảnh
hưởng ngược lại. Hưng phấn cao xuất hiện khi ta giận dữ làm giảm đi đáng kể khả năng tập
trung và ghi nhớ. Đó là lý do giải thích tại sao hầu hết người ta lại thường không thể nhớ chính
xác việc gì đã xảy ra trong những trận cãi vã kịch liệt.
5.5. Tư duy
Một nghiên cứu vào năm 2020 về ảnh hưởng của cảm xúc tức giận và vui mừng lên tư duy
phân kỳ và khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo đã cho thấy rằng việc khơi gợi cảm
xúc giận dữ hay vui mừng đều mang lại hiệu quả để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Tuy
nhiên, cảm xúc tức giận thúc đẩy tư duy phân kỳ của cá nhân hơn là cảm xúc vui mừng. Hơn
nữa, tức giận làm giảm thời gian phản ứng trong khi niềm vui làm tăng tỷ lệ chính xác, tạo điều
kiện cho việc giải quyết vấn đề một cách sáng tạo (Zhan, Jiang & Luo, 2020). Điều này cho
thấy tức giận cũng mang lại một vài tác động tích cực nào đó đối với chúng ta.
Thế nhưng, một nghiên cứu khác thông qua các bài trắc nghiệm tâm lý thần kinh đã phát
hiện ra rằng những trẻ tiểu học có IQ cao nhưng kết quả học tập lại thấp là do các học sinh ấy
bị rối loạn chức năng vùng vỏ não trước trán. Chúng cũng thường bốc đồng, lo lắng, cũng như
hay nổi loạn và phá phách. Điều này có thể củng cố phán đoán rằng cảm xúc tức giận thiếu
kiểm soát, cùng với sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của hạch hạnh nhân đã làm ảnh hưởng tới hiệu quả
hoạt động của vỏ não trước trán, bộ phận chuyên đảm trách suy nghĩ và quyết định lý trí. Đó là
lý do tại sao hầu hết người ta lại hối hận về những lời nói và hành động của mình trong khi
nóng giận, bởi trong các trường hợp này, họ thường ko thể “nghĩ thông suốt” (can’t think
straight) và bị dẫn dắt bởi cảm xúc một cách quá đà. Có thể diễn tả cảm giác này như thể đầu
óc bị rối tung, trở nên mụ mị, không thể kiểm soát và bị kích thích không ngừng (restlessness)
khi ta tức giận. Đồng thời sự nhiễu loạn này cũng dẫn đến sự suy giảm hiệu quả của trí nhớ,
khiến người ta khó mà nhớ chính xác chuyện gì đã xảy ra trong lúc mình tức giận.
6. Bài học rút ra từ cảm xúc tức giận và giải pháp quản lý cảm xúc tức giận
Hẳn là mỗi người trong chúng ta, ai cũng có ít nhất đôi lần giận dữ. Đó là điều hoàn toàn
bình thường. Thế nhưng nó sẽ trở thành vấn đề nếu diễn ra một cách không kiểm soát và ảnh
hưởng đến đời sống hằng ngày của chúng ta cũng như khiến ta làm tổn hại chính mình và những
người mà ta yêu thương. Qua những nội dung trên, tôi tin rằng bạn cũng đã phần nào nhận thức
được tác hại nghiêm trọng của tức giận đối với sức khoẻ tinh thần và thể chất, cũng như đến
nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống của con người. Vì thế việc học cách quản lý cảm xúc
của chính mình, trong đó có cảm xúc giận dữ, là một điều cần thiết nhằm mang lại cho chúng
ta cuộc sống hạnh phúc và chất lượng hơn. Vì lý do đó mà ở đây – thông qua việc nghiên cứu
tài liệu – tôi đã trích lọc ra được một vài biện pháp và phân thành hai nhóm dưới đây để có thể
hỗ trợ bạn đọc trong việc quản lý cảm xúc của chính mình.
Page | 9
9
Bài học rút ra từ cảm xúc tức giận và giải pháp quản lý cảm xúc tức giận
6.1. Nhóm biện pháp “tự lực gánh sinh” (Self-help strategies)
6.1.1. Tái cấu trúc nhận thức
Tái cấu trúc nhận thức liên quan đến việc học cách phân tích và đánh giá hợp lý những tình
huống không mong đợi. Bạn sẽ phải luyện tập sử dụng phán đoán lý trí và ý thức của mình như
một cách hỗ trợ cho vỏ não trước trán “ghi đè” lên phản ứng cảm xúc cũ của mình. Những trải
nghiệm tức giận thường được liên hệ với sự sai lệch, bóp méo trong nhận thức như: Đánh giá
sai lầm về tầm quan trọng của sự kiện/ vấn đề hoặc về khả năng đương đầu và sức chịu đựng
của bản thân. Như người ta khi giận dữ thường nói rằng: “Tôi không chịu đựng nổi nữa! Cô
làm tôi khổ quá rồi”. Tức giận còn là một cảm xúc mang tính chất đạo đức và thường được liên
hệ với những yêu cầu, đòi hỏi về công lý và sự công bằng, thường là ở dạng “phải/nên” hay
“không được/ không nên”. Ví dụ như “Mẹ đã nuôi con lớn đến chừng này nên con không được
cãi lời mẹ, nghe rõ chưa!?” hay “Tôi đã hi sinh quá nhiều rồi, anh nên biết trân trọng tôi mới
phải chứ? ”.
Ngoài ra người ta cũng thường hay có lối suy nghĩ “Được ăn cả, ngã về không” (either-or)
Ví dụ như “Nếu nó không xin lỗi tôi thì đừng hòng mà bè bạn gì nữa” (Either he says sorry to
me or we aren’t friends anymore) hay “Khái quát hoá quá mức” (overgeneralization) kiểu như
“Anh luôn luôn muốn chọc tức tôi nhỉ!?”5
. Những lối suy nghĩ quen thuộc như thế dễ khiến
chúng ta có cái nhìn sai lệch và trở nên nóng giận thất thường. Vì thế hãy học cách xem xét tình
huống tiêu cực như cơ hội tốt để ta rèn luyện và phát triển khả năng đương đầu với các khó
khăn và quản lý cảm xúc. Chấp nhận rằng cảm xúc tiêu cực là điều bình thường đối với mỗi
con người và là một phần trong cuộc sống của chúng ta. Sử dụng một quyển sổ nhật ký và ghi
chép lại những lần ta nổi giận để cố gắng hiểu được cảm xúc của mình và lý do tại sao chúng
lại nảy sinh; cũng như để phát hiện những sai lầm trong nhận thức mà ta gặp phải để có cách
sửa đổi và giải quyết chúng hợp lý.
6.1.2. Thư giãn
Các kỹ thuật thư giãn là một công cụ tuyệt vời để đối phó với cơn giận, vì khi tức giận ta
thường bị căng cơ, đau bụng và chứng đau đầu do căng thẳng và thư giãn có thể làm giảm sự
hưng phấn và hoạt động của hạch hạnh nhân. Khi bạn nhận thấy mình đang tức giận, hãy dành
một chút thời gian yên tĩnh và tìm một chiếc ghế thoải mái có tác dụng hỗ trợ tay và chân. Hít
thở sâu và tập trung vào cơ bắp, cho phép chúng được tự nguyện thư giãn. Thực tập thường
xuyên sẽ giúp bạn làm được điều này. Nhạc êm dịu cũng thường giúp ích trong việc thả lỏng
tinh thần, dù là bạn đang tức giận hay không.
Đừng đợi đến lúc tức giận rồi hãy tìm cách giải quyết. Bạn cũng có thể học cách thư giãn và
quản lý cảm xúc ngay cả khi không tức giận. Tập luyện thường xuyên Yoga và thiền, rèn luyện
phương pháp chánh niệm cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc kiểm soát căng thẳng,
5
Để hiểu rõ hơn về các suy nghĩ sai lệch, bạn có thể tham khảo quyển “Đừng để trầm cảm tấn công bạn”
của David D. Burns được xuất bản năm 2017 của NXB Phụ nữ.
Page | 10
10
Bài học rút ra từ cảm xúc tức giận và giải pháp quản lý cảm xúc tức giận
giữ tâm luôn bình an thoải mái và giúp bạn bình tĩnh hơn trong cơn tức giận. Đọc sách cũng có
thể hữu ích. Vì vậy, hãy dành chút ít thời gian trong ngày chỉ để nghe nhạc và đọc những quyển
sách yêu thích của bạn.
6.1.3. Hoạt động thể chất
Nhiều nghiên cứu trên toàn thế giới đã ghi nhận rằng tập thể dục thường xuyên có thể cải
thiện tâm trạng và giảm mức độ căng thẳng. Điều này có thể được giải thích rằng sự gắng sức
trong lúc tập thể dục đốt cháy các chất hóa học thần kinh gây căng thẳng, đồng thời thúc đẩy
sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh điều chỉnh tâm trạng trong não như endorphin cùng
dopamine, norepinephrine và serotonin. Điều này sẽ giúp bạn trở nên vui tươi, thoải mái và thư
thái hơn. Ngoài ra việc tiêu tốn nhiều năng lượng trong các hoạt động và các bài tập thể lực
nặng sẽ gần như rút kiệt năng lượng của bạn khiến cho bạn khó có thể nóng giận một cách quá
khích và đồng thời cũng giúp bạn dễ vào giấc ngủ và có giấc ngủ sâu hơn.
6.1.4. Né tránh và trốn thoát
Nghe thì có vẻ kỳ lạ, trốn thoát khỏi tất cả dường như chỉ khiến mọi thứ càng trở nên tệ hơn
phải không? Tuy nhiên đôi lúc, mọi thứ có vẻ quá sức chịu đựng đến nổi khiến đầu óc bạn muốn
nổ tung và sự tức giận dâng trào đến nỗi bạn sợ mình không kiềm lòng được và gây ra hậu quả
nặng nề. Nếu bạn cảm thấy thế thì nó cũng tốt để tạm thời lánh mặt khỏi tình huống gây căng
thẳng và đối mặt với nó khi bạn đã hạ bớt “nhiệt” hơn. Luôn đối mặt trực tiếp với mọi vấn đề
đôi lúc không phải là sự lựa chọn tốt nhất. Thỉnh thoảng, tránh né một tình huống hay sự tương
tác nào đó có khả năng khiến ta bực tức sẽ tốt hơn. Nếu bị chửi rủa và hạch sách nặng nề cùng
với bao dồn nén khiến bạn nóng giận đến nổi muốn tấn công người vợ của mình, hãy trốn thoát
khỏi đó ngay trước khi bạn kịp làm điều gì đó có thể khiến bạn phải hối hận.
6.2. Nhóm biện pháp “Bộc phát cơn giận một cách lành mạnh” (Expressing anger in
healthy ways)
6.2.1. Bộc phát cơn giận qua tiếng nói của yêu thương
Đây là một cách thức mà, theo tôi nghĩ, sẽ khá mới lạ với các bạn đọc. Một cách tiếp cận lạ,
nhưng tràn đầy lòng bao dung và vị tha. Cách thức này được tôi rút ra từ các tác phẩm của Thầy
Thích Nhất Hạnh – một vị thiền sư nổi tiếng ở cả Việt Nam và thế giới cũng như qua kinh
nghiệm và những tài liệu khác mà tôi đã đọc.
Ôm ấp cơn giận: Cảm xúc tức giận là một cảm xúc khó chịu, phải, rất khó ưa. Nhưng ở đây
Thầy lại bảo chúng ta hãy ôm ấp cơn giận. “Bụt khuyên ta không nên đè nén cơn giận mà nên
trở về với tự thân và chăm sóc cho nó”. Có một hình tượng rất hay minh hoạ cho điều này. Một
cái nhà đang cháy thì hẳn nhiên việc trước nhất phải làm là chữa cháy căn nhà chứ không phải
chạy theo đuổi bắt người đốt nhà. Lo chạy theo người mà ta nghi là đã đốt thì căn nhà sẽ cháy
rụi mất. Như thế là không khôn ngoan. Phải trở về dập tắt lửa trước đã. Đúng vậy, hãy quay về
dập lửa ngay chính thân tâm mình, vỗ về và an ủi nó thay vì tiếp tục đối đầu, tranh cãi, chứng
tỏ là mình đúng với người làm cho ta giận hay tìm cách trừng phạt người ấy. Rời khỏi nơi gây
Page | 11
11
Bài học rút ra từ cảm xúc tức giận và giải pháp quản lý cảm xúc tức giận
ra sự đau khổ hoặc chí ít tìm ra một nơi kín đáo nào gần đó để bình tĩnh tâm mình lại. Ngồi
xuống trong tư thế thoải mái và hít thở thật sâu, tập trung vào từng hơi thở một, dài ngắn ra sao.
Cảm nhận sự tức giận và đau khổ của chính mình. Chú ý đến phản ứng của cơ thể mình ra sao,
nóng bừng hay cơ căng cứng, thân run rẩy… Hãy bao dung cơn giận, nỗi đau khổ và tất cả
những phản ứng nó mang lại. Đừng cố đuổi nó đi hay chối bỏ nó mà thay vào đó hãy quan sát
tất cả, trong sự chánh niệm, như thể ta đang nhìn một dòng thác dữ đang chảy trong cơ thể và
tâm trí ta. Để làm được điều này, hẳn nhiên là không dễ dàng tí nào, bạn phải tự luyện tập và
tìm hiểu sâu sắc. Thực tập càng nhiều, cộng với sự dẫn dắt đúng cách và sự am hiểu tương đối
về phương pháp chánh niệm và quán sát thân tâm, tôi tin rằng bạn sẽ kiểm soát tốt hơn cảm xúc
của mình chứ không chỉ riêng gì tức giận.
Biểu lộ quyết đoán (Assertive expression): Người ta thường nói những câu thế này khi tức
giận “Tôi không cần anh, anh biến đi cho khuất mắt tôi” hay “Đừng bao giờ mở miệng ra mà
bảo yêu tôi nữa”…. Đó không phải là cách bày tỏ quyết đoán mà tôi đang nói đến. Khi giận ai,
ta cần phải cho họ biết rằng ta đang giận, đang khổ. Đúng vậy, phải bộc bạch trực tiếp với họ
rằng “Tôi đang rất tức giận”, nhưng phải thật bình tĩnh, với tông giọng đứng đắn (chứ không
phải mỉa mai, không tôn trọng) và cách nói chân tình hoà nhã.
Dám thổ lộ lời yêu đã là khó, nhưng để bộc bạch nỗi đau khổ do chính người thân quyến gây
ra lại là một điều khó hơn gấp vạn lần khi mà ta luôn sự đòi hỏi họ phải thương yêu mình, quan
tâm mình hơn cả những người lạ mặt ngoài kia. Nó đòi hỏi ta phải dũng cảm, rất dũng cảm;
đồng thời phải rất bao dung và vị tha. Ở đây Thầy đã đưa ra các câu nói hướng dẫn (mà tôi gọi
là câu “thần chú nhiệm mầu” có thể hoá giải nỗi khổ niềm đau và xoa dịu những trái tim đang
tức giận và lạnh lùng sắt đá nhất), đó là ba câu nói: "Người thương ơi! Tôi đang giận. Tôi đang
khổ.” Phải, câu nói chất chứa sự đau khổ, tức giận nhưng cũng rất bao dung, vị tha. "Tôi sẽ cố
gắng hết lòng” để thể hiện rằng ta đã cố gắng rất nhiều để ôm ấp cơn giận của chính mình và
tự kiềm chế hành động hấp tấp có thể gây tổn thương họ. Và "Xin giúp tôi” để bày tỏ ta rất cần
sự giúp đỡ của họ để dẹp trừ cơn tức giận. Cá nhân tôi thấy đây là một bài tập khó. Vì thế để
bài tập này thực sự hiệu quả, hãy thực tập phù hợp với khả năng của bạn.
Tôi hi vọng thông tin mà tôi đưa đến sẽ hữu ích đối với các bạn (dù là một chút). Đây chỉ là
một vài giới thiệu và gợi ý nhỏ mà tôi đưa ra. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin, có
thể tìm đọc quyển “Giận” của Thầy Thích Nhất Hạnh. Chi tiết tôi đã để ở Danh mục tài liệu
tham khảo trang 15.
6.2.2. Tìm kiếm sự giúp đỡ
Hiểu rằng đôi lúc bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác để giúp bạn giải quyết các
vấn đề của mình nếu như bạn không thể trực tiếp đối mặt với nguồn cơn giận dữ nữa. Hãy trò
chuyện với người mà bạn cảm thấy tin tưởng về những gì mà bạn cảm thấy. Nếu cơn giận của
bạn ở mức độ vừa phải đến dữ dội, diễn ra với tần suất thường xuyên, kéo dài đến độ bạn ôm
mối hận và đang có kế hoạch trả thù, có lời nói, hành vi mang tính đe doạ và bạo lực, đây là sự
báo động cho thấy bạn đang cần sự giúp đỡ bởi các chuyên gia. Bạn có thể sẽ gặp phải rủi ro
về các mối quan hệ tiêu cực, sức khỏe và thậm chí là hậu quả pháp lý nếu không kịp thời can
Page | 12
12
Bài học rút ra từ cảm xúc tức giận và giải pháp quản lý cảm xúc tức giận
thiệp. Vì thế đừng ngại ngùng gì cả mà hãy tìm đến sự hỗ trợ của các nhà tham vấn, trị liệu tâm
lý và các chuyên gia. Đừng quên họ luôn có mặt để giúp đỡ cho bạn.
Page | 13
13
Kết luận
Kết luận
Tức giận là một trong những cảm xúc cơ bản của con người. Nó không xấu, chỉ là nếu như
chúng ta để nó vượt quá giới hạn một cách thiếu kiểm soát thì điều này lại gây hại đến sức khoẻ
cũng như nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống của chúng ta. Chấp nhận nó như một điều
bình thường, như một “người bạn” đôi lúc ghé thăm ta, dù có chút không mong muốn. Để quản
lý hiệu quả cảm xúc của mình – cũng như là tức giận – cần phải có phương pháp, cách thức rõ
ràng và hợp lý. Những biện pháp mà tôi đã đưa ra không hẳn là phù hợp với bạn. Ở đây tôi chỉ
giới thiệu một vài hướng đi nào đó cho bạn trong con đường tự quản lý cảm xúc của chính
mình. Hãy tự trải nghiệm và lựa chọn cách thức, phương pháp quản lý cơn giận phù hợp và
hiệu quả với riêng bạn. Đồng thời luôn kiểm tra và giám sát hiệu quả của phương pháp mà mình
đã chọn lựa và sẵn sàng thay đổi nó nếu thấy không phù hợp. Dù sao thì chúng ta “Học để quên
mà cũng học để nhớ”. Quên đi cái cũ, không phù hợp để đón nhận những cái mới phù hợp và
hiệu quả hơn với bản thân cũng là một điều tốt. Tôi mong qua bài đọc này đã có thể giúp ích
được cho các bạn một phần nào đó, hiểu hơn về cảm xúc tức giận và hy vọng rằng mỗi người
trong chúng ta sẽ tìm được cách thức phù hợp để quản lý cảm xúc của mình. Xin chân thành
cảm ơn.
Page | 14
Danh mục tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Goleman, D. (2021). Trí Tuệ Xúc Cảm. Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội.
2. Thích Nhất Hạnh (2019). Giận. NXB Hồng Đức.
Tiếng Anh
3. American Addiction Centers. (n.d.-a). Physiology of Anger. MentalHelp.Net. Retrieved
June 23, 2021, from https://www.mentalhelp.net/anger/physiology/
4. American Addiction Centers. (n.d.-b). Recognizing Anger Signs. MentalHelp.Net.
Retrieved June 23, 2021, from https://www.mentalhelp.net/anger/recognizing-signs/
5. American Psychological Association. (n.d.). Anger. In APA Dictionary of Psychology.
APA. Retrieved June 23, 2021, from https://dictionary.apa.org/anger
6. APA. (n.d.). How to recognize and deal with anger. Retrieved June 23, 2021, from
https://www.apa.org/topics/anger/recognize
7. BetterHealth Channel. (n.d.). Anger - how it affects people. Betterhealth. Retrieved June
24, 2021, from https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/anger-how-it-
affects-people#physical-effects-of-anger
8. Finucane, A. M. (2011). The effect of fear and anger on selective attention. Emotion,
11(4), 970–974. https://doi.org/10.1037/a0022574
9. Gray S.A.O. (2013) Maladaptive Behavior. In: Volkmar F.R. (eds) Encyclopedia of
Autism Spectrum Disorders. Springer, New York, NY. https://doi.org/10.1007/978-1-
4419-1698-3_239
10. Headspace. (n.d.). What Is Anger & It’s Effects on Mental Health. Retrieved June 24,
2021, from https://headspace.org.au/young-people/what-is-anger-and-its-effects-on-
mental-health/
11. Litvak, P. M., Lerner, J. S., Tiedens, L. Z., & Shonk, K. (2010). Fuel in the Fire: How
Anger Impacts Judgment and Decision-Making. In M. Potegal, G. Stemmler, & C.
Spielberger (Eds.), International Handbook of Anger (pp. 115–137). Springer
Publishing. https://doi.org/10.1007/978-0-387-89676-2_17
12. Spindle, T., & Riener, C. R. (2013). The Effect of Anger and Relaxation on the Visual
Perception of Distance. Psi Chi Journal of Psychological Research, 18(1), 2–9.
https://doi.org/10.24839/2164-8204.jn18.1.2
13. Zhan, J., Jiang, S., & Luo, J. (2020). The angrier or the happier the more creative? The
impact of anger and joy induction on creative problem‐solving and divergent thinking.
PsyCh Journal, 9(6), 864–876. https://doi.org/10.1002/pchj.400

More Related Content

What's hot

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
nataliej4
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tếQuản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tế
TS DUOC
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
nataliej4
 
PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI KHOA HOC - TS. BÙI QUANG XUÂN
PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI KHOA HOC - TS. BÙI QUANG XUÂNPHẢN BIỆN ĐỀ TÀI KHOA HOC - TS. BÙI QUANG XUÂN
PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI KHOA HOC - TS. BÙI QUANG XUÂN
Bùi Quang Xuân
 
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thanh Đỗ
 
đạI cương về nghiên cứu định tính
đạI cương về nghiên cứu định tínhđạI cương về nghiên cứu định tính
đạI cương về nghiên cứu định tính
Phap Tran
 
Tai Lieu Trinh Chieu Chu De Ki Nang Song
Tai Lieu Trinh Chieu Chu De Ki Nang SongTai Lieu Trinh Chieu Chu De Ki Nang Song
Tai Lieu Trinh Chieu Chu De Ki Nang Song
foreman
 
Tâm lí học.ok.
Tâm lí học.ok.Tâm lí học.ok.
Tâm lí học.ok.Hoangbibi
 
Kỹ năng soạn thảo văn bản
Kỹ năng soạn thảo văn bảnKỹ năng soạn thảo văn bản
Kỹ năng soạn thảo văn bản
Le Ngoc Quang
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
canhpham123
 
TRẦM CẢM VÀ CÁC YÊU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THỊ TRẤN GIA RAY, HUY...
TRẦM CẢM VÀ CÁC YÊU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THỊ TRẤN GIA RAY, HUY...TRẦM CẢM VÀ CÁC YÊU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THỊ TRẤN GIA RAY, HUY...
TRẦM CẢM VÀ CÁC YÊU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THỊ TRẤN GIA RAY, HUY...
SoM
 
Kỹ năng tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lýKỹ năng tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lýĐHKHXH&NV HN
 
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lýThuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
Lenam711.tk@gmail.com
 
Bau khong khi tam ly trong to chuc
Bau khong khi tam ly trong to chucBau khong khi tam ly trong to chuc
Bau khong khi tam ly trong to chuc
ĐHKHXH&NV HN
 
Tâm lý học dạy học đại học
Tâm lý học dạy học đại họcTâm lý học dạy học đại học
Tâm lý học dạy học đại học
NguynNgcChnFPLHCM
 
Các viết báo cáo một báo cáo khoa học
Các viết báo cáo một báo cáo khoa họcCác viết báo cáo một báo cáo khoa học
Các viết báo cáo một báo cáo khoa học
SoM
 
Giáo trình quản lý chất lượng
Giáo trình quản lý chất lượngGiáo trình quản lý chất lượng
Giáo trình quản lý chất lượng
Le Nguyen Truong Giang
 
Luận án: Trầm cảm và tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh
Luận án: Trầm cảm và tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinhLuận án: Trầm cảm và tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh
Luận án: Trầm cảm và tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
 
Quản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tếQuản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tế
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
 
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
 
PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI KHOA HOC - TS. BÙI QUANG XUÂN
PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI KHOA HOC - TS. BÙI QUANG XUÂNPHẢN BIỆN ĐỀ TÀI KHOA HOC - TS. BÙI QUANG XUÂN
PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI KHOA HOC - TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
 
đạI cương về nghiên cứu định tính
đạI cương về nghiên cứu định tínhđạI cương về nghiên cứu định tính
đạI cương về nghiên cứu định tính
 
Tai Lieu Trinh Chieu Chu De Ki Nang Song
Tai Lieu Trinh Chieu Chu De Ki Nang SongTai Lieu Trinh Chieu Chu De Ki Nang Song
Tai Lieu Trinh Chieu Chu De Ki Nang Song
 
Tâm lí học.ok.
Tâm lí học.ok.Tâm lí học.ok.
Tâm lí học.ok.
 
Kỹ năng soạn thảo văn bản
Kỹ năng soạn thảo văn bảnKỹ năng soạn thảo văn bản
Kỹ năng soạn thảo văn bản
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
 
TRẦM CẢM VÀ CÁC YÊU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THỊ TRẤN GIA RAY, HUY...
TRẦM CẢM VÀ CÁC YÊU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THỊ TRẤN GIA RAY, HUY...TRẦM CẢM VÀ CÁC YÊU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THỊ TRẤN GIA RAY, HUY...
TRẦM CẢM VÀ CÁC YÊU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THỊ TRẤN GIA RAY, HUY...
 
Kỹ năng tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lýKỹ năng tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lý
 
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lýThuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
 
Bau khong khi tam ly trong to chuc
Bau khong khi tam ly trong to chucBau khong khi tam ly trong to chuc
Bau khong khi tam ly trong to chuc
 
Tâm lý học dạy học đại học
Tâm lý học dạy học đại họcTâm lý học dạy học đại học
Tâm lý học dạy học đại học
 
Các viết báo cáo một báo cáo khoa học
Các viết báo cáo một báo cáo khoa họcCác viết báo cáo một báo cáo khoa học
Các viết báo cáo một báo cáo khoa học
 
Giáo trình quản lý chất lượng
Giáo trình quản lý chất lượngGiáo trình quản lý chất lượng
Giáo trình quản lý chất lượng
 
Luận án: Trầm cảm và tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh
Luận án: Trầm cảm và tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinhLuận án: Trầm cảm và tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh
Luận án: Trầm cảm và tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh
 

Similar to TLH.TL.Tâm lý học tình cảm - ý chí.Cảm xúc giận dữ

Bai giang Ky nang quan ly cam xuc, ung pho voi cang thang
Bai giang Ky nang quan ly cam xuc, ung pho voi cang thangBai giang Ky nang quan ly cam xuc, ung pho voi cang thang
Bai giang Ky nang quan ly cam xuc, ung pho voi cang thang
nhungndh2
 
Module 5 ki nang ung pho voi cang thang va quan li cam xuc ban than
Module 5 ki nang ung pho voi cang thang va quan li cam xuc ban thanModule 5 ki nang ung pho voi cang thang va quan li cam xuc ban than
Module 5 ki nang ung pho voi cang thang va quan li cam xuc ban thanhovanhiep
 
Bg tlyh 6 stress va benh tat 2012
Bg tlyh 6 stress va benh tat  2012Bg tlyh 6 stress va benh tat  2012
Bg tlyh 6 stress va benh tat 2012Khai Nguyen
 
Bg tlyh 6 stress va benh tat 2012
Bg tlyh 6 stress va benh tat  2012Bg tlyh 6 stress va benh tat  2012
Bg tlyh 6 stress va benh tat 2012Khai Nguyen
 
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docxBài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Covid 19 dr Luke.pptx
Covid 19 dr Luke.pptxCovid 19 dr Luke.pptx
Covid 19 dr Luke.pptx
LongVirt
 
Chương 12: Hành vi bất thường
Chương 12: Hành vi bất thườngChương 12: Hành vi bất thường
Chương 12: Hành vi bất thường
HoaTrn66
 
Khám Phá Bản Thân Theo Phương Pháp Gaston Bergen
Khám Phá Bản Thân Theo Phương Pháp Gaston Bergen Khám Phá Bản Thân Theo Phương Pháp Gaston Bergen
Khám Phá Bản Thân Theo Phương Pháp Gaston Bergen
nataliej4
 
Young Marketer Elite Program 8 - Ngày Mai hotline - Nhóm 1
Young Marketer Elite Program 8 - Ngày Mai hotline - Nhóm 1Young Marketer Elite Program 8 - Ngày Mai hotline - Nhóm 1
Young Marketer Elite Program 8 - Ngày Mai hotline - Nhóm 1
Khôi Chương
 
Dunglhm_Ky_nang_quan_ly_xung_dot - (danh cho hoc vien).ppt
Dunglhm_Ky_nang_quan_ly_xung_dot - (danh cho hoc vien).pptDunglhm_Ky_nang_quan_ly_xung_dot - (danh cho hoc vien).ppt
Dunglhm_Ky_nang_quan_ly_xung_dot - (danh cho hoc vien).ppt
ssuseree1785
 
Bài mẫu Tự Tin Sống Chung Với Stress Công Sở, HAY
Bài mẫu Tự Tin Sống Chung Với Stress Công Sở, HAYBài mẫu Tự Tin Sống Chung Với Stress Công Sở, HAY
Bài mẫu Tự Tin Sống Chung Với Stress Công Sở, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docxBài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói
 
Kynangrenluyenchisoeq
KynangrenluyenchisoeqKynangrenluyenchisoeq
Kynangrenluyenchisoeq
namkttv
 
SLIDE thuyết trình về Stress.pptx
SLIDE thuyết trình về Stress.pptxSLIDE thuyết trình về Stress.pptx
SLIDE thuyết trình về Stress.pptx
NguynThMNhi
 
Adler
AdlerAdler
CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦN
CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦNCÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦN
CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦN
SoM
 
24.VN.Adolescent VN.pptx
24.VN.Adolescent VN.pptx24.VN.Adolescent VN.pptx
24.VN.Adolescent VN.pptx
ThoNguyen667059
 
Depression
DepressionDepression
Depression
Ngoc Ha Pham
 
Cbt 1 dan nhap - sinh vien
Cbt 1 dan nhap - sinh vienCbt 1 dan nhap - sinh vien
Cbt 1 dan nhap - sinh vien
Nhat Nguyen
 

Similar to TLH.TL.Tâm lý học tình cảm - ý chí.Cảm xúc giận dữ (20)

Bai giang Ky nang quan ly cam xuc, ung pho voi cang thang
Bai giang Ky nang quan ly cam xuc, ung pho voi cang thangBai giang Ky nang quan ly cam xuc, ung pho voi cang thang
Bai giang Ky nang quan ly cam xuc, ung pho voi cang thang
 
Module 5 ki nang ung pho voi cang thang va quan li cam xuc ban than
Module 5 ki nang ung pho voi cang thang va quan li cam xuc ban thanModule 5 ki nang ung pho voi cang thang va quan li cam xuc ban than
Module 5 ki nang ung pho voi cang thang va quan li cam xuc ban than
 
Bai 5
Bai 5Bai 5
Bai 5
 
Bg tlyh 6 stress va benh tat 2012
Bg tlyh 6 stress va benh tat  2012Bg tlyh 6 stress va benh tat  2012
Bg tlyh 6 stress va benh tat 2012
 
Bg tlyh 6 stress va benh tat 2012
Bg tlyh 6 stress va benh tat  2012Bg tlyh 6 stress va benh tat  2012
Bg tlyh 6 stress va benh tat 2012
 
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docxBài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
 
Covid 19 dr Luke.pptx
Covid 19 dr Luke.pptxCovid 19 dr Luke.pptx
Covid 19 dr Luke.pptx
 
Chương 12: Hành vi bất thường
Chương 12: Hành vi bất thườngChương 12: Hành vi bất thường
Chương 12: Hành vi bất thường
 
Khám Phá Bản Thân Theo Phương Pháp Gaston Bergen
Khám Phá Bản Thân Theo Phương Pháp Gaston Bergen Khám Phá Bản Thân Theo Phương Pháp Gaston Bergen
Khám Phá Bản Thân Theo Phương Pháp Gaston Bergen
 
Young Marketer Elite Program 8 - Ngày Mai hotline - Nhóm 1
Young Marketer Elite Program 8 - Ngày Mai hotline - Nhóm 1Young Marketer Elite Program 8 - Ngày Mai hotline - Nhóm 1
Young Marketer Elite Program 8 - Ngày Mai hotline - Nhóm 1
 
Dunglhm_Ky_nang_quan_ly_xung_dot - (danh cho hoc vien).ppt
Dunglhm_Ky_nang_quan_ly_xung_dot - (danh cho hoc vien).pptDunglhm_Ky_nang_quan_ly_xung_dot - (danh cho hoc vien).ppt
Dunglhm_Ky_nang_quan_ly_xung_dot - (danh cho hoc vien).ppt
 
Bài mẫu Tự Tin Sống Chung Với Stress Công Sở, HAY
Bài mẫu Tự Tin Sống Chung Với Stress Công Sở, HAYBài mẫu Tự Tin Sống Chung Với Stress Công Sở, HAY
Bài mẫu Tự Tin Sống Chung Với Stress Công Sở, HAY
 
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docxBài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
 
Kynangrenluyenchisoeq
KynangrenluyenchisoeqKynangrenluyenchisoeq
Kynangrenluyenchisoeq
 
SLIDE thuyết trình về Stress.pptx
SLIDE thuyết trình về Stress.pptxSLIDE thuyết trình về Stress.pptx
SLIDE thuyết trình về Stress.pptx
 
Adler
AdlerAdler
Adler
 
CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦN
CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦNCÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦN
CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦN
 
24.VN.Adolescent VN.pptx
24.VN.Adolescent VN.pptx24.VN.Adolescent VN.pptx
24.VN.Adolescent VN.pptx
 
Depression
DepressionDepression
Depression
 
Cbt 1 dan nhap - sinh vien
Cbt 1 dan nhap - sinh vienCbt 1 dan nhap - sinh vien
Cbt 1 dan nhap - sinh vien
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 

Recently uploaded (10)

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 

TLH.TL.Tâm lý học tình cảm - ý chí.Cảm xúc giận dữ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC TÌNH CẢM Ý CHÍ Đề tài: Trình bày về một cảm xúc cơ bản – Tức giận Giảng viên: Cô Đinh Quỳnh Châu Sinh viên: Trần Hồ Thuý An MSSV: 4501611002 Lớp: TLH. B TPHCM, tháng 6 năm 2021
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC TÌNH CẢM Ý CHÍ Đề tài: Trình bày về một cảm xúc cơ bản – Tức giận Giảng viên: Cô Đinh Quỳnh Châu Sinh viên: Trần Hồ Thuý An MSSV: 4501611002 Lớp: TLH. B TPHCM, tháng 6 năm 2021
  • 3. Mục lục 1. Khái niệm ______________________________________________________________ 1 2. Biểu hiện về mặt sinh lý ___________________________________________________ 2 3. Biểu hiện về mặt hành vi __________________________________________________ 3 3.1. Biểu hiện bên ngoài (có thể nhận thấy được) __________________________________ 3 3.2. Biểu hiện bên trong (không thể nhận thấy được) _______________________________ 4 3.3. Một số mẫu hành vi phổ biến khác __________________________________________ 5 4. Cơ chế sinh lý thần kinh của cảm xúc _______________________________________ 5 5. Ảnh hưởng của cảm xúc đến các hiện tượng tâm lý khác _______________________ 6 5.1. Tri giác________________________________________________________________ 6 5.2. Chú ý _________________________________________________________________ 7 5.3. Nhận thức _____________________________________________________________ 7 5.4. Trí nhớ ________________________________________________________________ 7 5.5. Tư duy ________________________________________________________________ 8 6. Bài học rút ra từ cảm xúc tức giận và giải pháp quản lý cảm xúc tức giận._________ 8 6.1. Nhóm biện pháp “tự lực gánh sinh” (Self-help strategies) ________________________ 9 6.1.1. Tái cấu trúc nhận thức __________________________________________________ 9 6.1.2. Thư giãn _____________________________________________________________ 9 6.1.3. Hoạt động thể chất ____________________________________________________ 10 6.1.4. Né tránh và trốn thoát _________________________________________________ 10 6.2. Nhóm biện pháp “Bộc phát cơn giận một cách lành mạnh” (Expressing anger in healthy ways)____________________________________________________________________ 10 6.2.1. Bộc phát cơn giận qua tiếng nói của yêu thương_____________________________ 10 6.2.2. Tìm kiếm sự giúp đỡ ___________________________________________________ 11 Kết luận ____________________________________________________________13 Danh mục tài liệu tham khảo __________________________________________14
  • 4. Page | 1 1 Khái niệm 1. Khái niệm Theo từ điển của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA), tức giận là một cảm xúc được đặc trưng bởi sự căng thẳng và thù địch xuất phát từ sự thất vọng, cảm thấy bị đối xử bất công hoặc bị tổn thương (có thực hoặc tưởng tượng) bởi một đối tượng nào đó gây ra. Cảm xúc tức giận được biểu hiện thông qua hành vi loại bỏ đối tượng gây ra sự tức giận hoặc hành vi bộc phát sự tức giận (như chửi thề, văng tục, thoá mạ…). Tức giận là một cảm xúc tiêu cực … liên quan đến những suy nghĩ thù địch, sự kích thích về mặt sinh lý và các hành vi kém thích nghi1 (Kassinove, 2012). Tức giận phát sinh như một sự phản ứng với các hành động không mong đợi của một người nào đó đối với cá nhân mà họ cho là biểu thị thái độ không tôn trọng, không thích đáng, hờ hững hoặc đe hoạ đến họ. Tức giận cũng là cách mà chúng ta giải toả hoặc phản ứng với một loạt các cảm xúc và tình huống khác nhau như: • Thất vọng • Xấu hổ hoặc cảm thấy bị xúc phạm, lăng mạ • Tội lỗi và hổ thẹn • Ghen tuông, đố kỵ • Bị làm tổn thương hoặc buồn lòng • Cảm thấy không thể kiểm soát được tình huống • Bị đe doạ hoặc sợ hãi • Bị đối xử bất công • Bị hiểu lầm hoặc không được lắng nghe • Không được người khác quan tâm hoặc cảm thấy mất kết nối với gia đình, bạn bè và cộng đồng. Bất kỳ ai cũng có thể nổi cơn tức giận đối với đối tượng nào đó, vào bất kỳ lúc nào và ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, một điều nghịch lý là đa phần đối tượng gây ra cơn tức giận cho con người – thường không phải những người lạ - mà là những người mà họ thân cận và đem lòng yêu mến như con cái, vợ chồng và bạn bè thân thiết của họ. Sau đây là một số trường hợp minh hoạ về cảm xúc tức giận: Giả sử bạn là một đứa trẻ 8 tuổi. Hôm nay, dì và dượng cùng đứa con trai nhỏ tuổi của mình đến chơi nhà bạn. Bạn ghét cay ghét đắng thằng bé và không thể chịu nổi nó – bởi nó vừa hung dữ, ranh ma lại hay mách bố mẹ. Nó chọc tức bạn, đùa cợt, lấy đồ chơi của bạn quăng xuống mương và rồi…trong một phút nóng giận và không kiểm soát được hành động của mình, bạn xô nó té ngã xuống mương. 1 Được định nghĩa như các hành vi gây cản trở đến hoạt động thường ngày của cá nhân, khả năng thích nghi và tham gia vào các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể (Gray, 2013).
  • 5. Page | 2 2 Biểu hiện về mặt sinh lý Hoặc giả sử bạn là một nhân viên làm việc cùng phòng với một người đồng nghiệp. Bạn vừa đưa ra ý tưởng sáng tạo nào đấy. Sếp bước vào phòng, rõ ràng là nhầm lẫn, khen ngợi người kia và biểu lộ ông rất hài lòng về ý tưởng này. Thật không may cho hắn khi bạn lúc này vừa đi ăn trưa về và chứng kiến toàn bộ câu chuyện. Bạn nhìn thấy gương mặt tự mãn của hắn và cảm thấy tức giận đến sục sôi khi rõ ràng là hắn ta không hề có ý từ chối nhận lấy lời khen và cứ thế để mặc cho ông ấy nói tiếp… Tuy nhiên, cần phải lưu ý là tức giận không có nghĩa là sẽ có hành động hung hăng (aggression). Hung hăng trái ngược lại, liên quan đến hành vi có chủ đích2 được thực hiện với mục đích gây tổn hại đến sức khoẻ và tính mạng của người khác. Khác với tức giận, nó phản ánh ham muốn kiểm soát, thống trị (dominance) và thể hiện sức mạnh của một cá nhân. Đồng thời những hành vi này cũng thường liên quan đến việc sử dụng vũ khí. 2. Biểu hiện về mặt sinh lý Trước khi bạn nhận thấy rằng mình đang giận dữ thì đã có một loạt những biểu hiện và thay đổi về mặt sinh lý trong cơ thể bạn. Sau đây là một vài dấu hiệu thường gặp mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy khi lên cơn nóng giận: Nhịp tim nhanh, áp lực máu và nhịp độ hô hấp tăng. Nhiệt độ cơ thể tăng lên nhanh chóng. Các tuyến dưới da giãn nở và bạn bắt đầu đổ mồ hôi, nhất là ở lòng bàn tay. Bạn cũng có thể cảm thấy nhức đầu, bị đau bụng, nóng bừng ở vùng mặt và cổ, mặt bạn trở nên ửng đỏ. Cơ thể của bạn có thể sẽ bắt đầu run lên, bị tê ở một vài chỗ và bạn cũng cảm thấy hơi choáng váng và chóng mặt. Lượng máu đổ về các chi (tay và chân) bắt đầu tăng cao khiến cho cơ bắp của bạn trở nên căng cứng. Bạn cảm thấy mình tràn trề năng lượng. Bạn đã sẵn sàng để tham gia vào bất kỳ “cuộc chiến” nào. Có thể nói đây là những thay đổi của cơ thể trong bước đường cùng để chuẩn bị cho hành động tự bảo vệ bản thân. Đôi lúc cảm thấy nóng giận là một chuyện bình thường. Nhưng vấn đề là, nếu cảm xúc tức giận này cứ triền miên tiếp diễn, nó sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ thể chất và cả tinh thần của chúng ta. Những “cơn lũ” nội tiết tố và hoá thần kinh căng thẳng cùng với những biến đổi về trao đổi chất trong cơ thể cứ liên tục tiếp diễn sẽ gây ra nhiều tổn hại tới các hệ cơ quan khác nhau trong cơ thể chẳng hạn như: hệ tim mạch, hệ miễn dịch, tiêu hoá, hệ thần kinh tự chủ… cũng như ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm lý của chúng ta. Một số triệu chứng sau đây có thể xảy ra khi ta không thể kiểm soát sự tức giận: • Mất ngủ • Lo âu tăng • Trầm cảm • Các vấn đề về da như bệnh chàm/ viêm da cơ địa (eczema). 2 Hành vi có động cơ và mục đích cố ý làm hại người khác (có thể có kế hoạch), để thoả mãn nhu cầu của bản thân chứ không phải vì không thể kiểm soát được cảm xúc tức giận. Ví dụ về hành vi này như thanh niên hẹn nhau để “giải quyết”, bạo lực/bắt nạt học đường…
  • 6. Page | 3 3 Biểu hiện về mặt hành vi • Cơn đau tim Điều này cũng dẫn đến nguy cơ tăng cao về các chứng cao huyết áp, đột quỵ, viêm loét dạ dày – tá tràng và các bệnh về đại tràng, cũng như làm chậm lành vết thương và rất có thể tăng nguy cơ về các bệnh ung thư. Theo một nghiên cứu được thực hiện trên 12,986 người trưởng thành trong vòng ba năm đã phát hiện ra rằng nguy cơ mắc các bệnh mạch vành tăng gấp 2 tới 4 lần ở những người có huyết áp bình thường nhưng thường hay tức giận. Một nghiên cứu khác trên 4,083 người trưởng thành được tiến hành trong vòng 10 đến 15 năm đã cho thấy những người có khả năng kiểm soát cơn giận kém nhất có nguy cơ cao nhất trong việc mắc các bệnh về tim mạch. Tức giận cũng là một vấn đề nghiêm trọng với những hậu quả tiêu cực đến nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống con người. Nó ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ hôn nhân, quan hệ nơi công sở, cũng như ảnh hưởng đến sự tương tác giữa cha mẹ và con cái và hành vi lái xe. Giận dữ cũng thường được liên hệ đến các xung đột cá nhân, gây mất thiện cảm đối với người khác, các hành vi phá hoại tài sản, hành vi liều lĩnh, tai nạn giao thông, lạm dụng chất kích thích… Vì thế hãy để tâm hơn đến cảm xúc tức giận. Nếu nó xảy ra quá thường xuyên cũng như gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, bạn có thể sẽ cần quan tâm đến một số giải pháp nhằm quản lý cơn giận hoặc tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia. 3. Biểu hiện về mặt hành vi Cảm xúc tức giận được biểu hiện qua các hành vi bên ngoài có thể quan sát được (gồm hành vi thể chất và hành vi lời nói) như một lời cảnh báo đối với những người khác về sự bất mãn của chúng ta. Đồng thời cũng có thể được biểu hiện một cách không rõ rệt thông qua các hành vi bên trong mà ta không thể quan sát được. 3.1. Biểu hiện cảm xúc tức giận qua các hành vi bên ngoài (có thể quan sát được) Các biểu hiện về hành vi lời nói bao gồm: • Nói lớn tiếng • La hét, cự cãi • Văng tục, chửi thề • Châm biếm và mỉa mai • Gợi nhắc lỗi lầm quá khứ và những chuyện đáng xấu hổ của đối tượng gây ra cảm xúc tức giận • Ngôn từ đe doạ, mang tính chất gây hấn… Tức giận cũng có thể được biểu lộ thông qua các hành vi thể chất mang tính chất gây tổn hại và đe doạ như sau: • Quẳng và đập phá, đạp đổ đồ đạc (bàn, ghế…) • Thúc mạnh vào tường, vào cửa…
  • 7. Page | 4 4 Biểu hiện về mặt hành vi • Bẻ gãy cái gì đó khi cầm trong tay (ly, tách, bút chì, viết, thước…) • Giậm mạnh chân xuống sàn, giậm mạnh tay xuống bàn • Giơ nắm đấm lên hoặc nắm chặt nắm đấm bằng bàn tay còn lại • Cắn chặt hàm và nghiến răng • Gồng người và trợn trừng mắt lên • Và các hành vi khác như đánh người, chọi đồ vào họ … cùng thái độ thô lỗ Bùng nổ cơn giận – một số người có rất ít khả năng kiểm soát cơn giận của mình và thường bộc phát nó thành từng cơn thịnh nộ. Điều này làm tăng khả năng dẫn tới hành vi lạm dụng và bạo lực thể chất. Ngoài ra, một người không thể kiểm soát cảm xúc của mình cũng có thể tự cô lập bản thân khỏi gia đình và bạn bè. Những người này cũng thường có lòng tự trọng thấp và hay sử dụng cảm xúc tức giận của mình như một cách để thao túng, kiểm soát người khác và thể hiện sức mạnh của bản thân. Một số biểu hiện hành vi ít tổn hại và đe doạ hơn như sau: • Khóc • Hờn dỗi • Muốn trốn thoát khỏi tình huống gây phản ứng tiêu cực • Xoa xoa trán và đầu • Lấy tay ôm lấy đầu và trán • Đi tới đi lui • Mất khiếu hài hước • Uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích, hút thuốc như một cách để giải toả 3.2. Biểu hiện cảm xúc tức giận qua hành vi bên trong (không thể quan sát được) Thỉnh thoảng, cơn tức giận không được biểu lộ ra bên ngoài mà tồn tại dai dẳng, ngấm ngầm ở bên trong do sự đè nén cơn tức giận. Điều này thường xảy ra ở những trường hợp sau đây: • Người yếu thế, nhút nhát • Người bị bực tức bởi những đối tượng mạnh mẽ hay chức quyền hơn mà họ cảm thấy bị đe doạ và không an toàn để bộc phát cơn giận • Người cho rằng việc bộc lộ cơn tức giận là không đứng đắn và phải phép • Người cho rằng tức giận là một cảm xúc xấu xa cần phải loại bỏ và đè nén nó Tuy nhiên, cơn giận bị dồn nén lâu ngày có thể sẽ gây ra trầm cảm và lo âu. Một số người chọn cách trút giận (đổi chỗ) cơn tức giận của họ lên những đối tượng vô tội và ít đe doạ đến họ hơn như con cái, người già và thú cưng.
  • 8. Page | 5 5 Cơ chế sinh lý thần kinh của cảm xúc 3.3. Một số mẫu hành vi phổ biến Hành vi đổ lỗi: một người càng tức giận đến chừng nào thì họ càng có nhiều khả năng đổ lỗi lên kẻ gây ra cơn tức giận đó. Ngược lại một người càng bị đổ lỗi nhiều chừng nào thì họ càng trở nên tức giận. Hành vi trả thù: Tức giận thôi thúc con người phải trả thù. Một nghiên cứu đã ghi nhận được rằng khoảng 25% những trường hợp tức giận có liên hệ đến suy nghĩ và ý muốn trả thù. Ví dụ như “Tôi sẽ tung tin đồn về ông sếp xấu xa, bỉ ổi đó để cho công bằng” hoặc “Tôi chỉ muốn chọc bánh xe của cô ta để cô ta khỏi về nhà” hay “Tôi chỉ muốn tát nó một phát cho hả dạ”… Ngoài ra, cũng cần phân biệt hành vi giận dữ với hành vi hung hăng: Hành vi hung hăng được biểu hiện bằng các hành động mang tính bạo lực và có chủ đích như đã giải thích trên. Biểu hiện của các hành vi hung hăng gồm đánh đập, đâm, chém, tông xe, cố tình làm bị thương người khác…và thường có sử dụng vũ khí. Nó có thể xảy ra trong các trường hợp bạo lực gia đình, ngược đãi, đánh đập trẻ em, người già và động vật, hành vi bắt nạt hoặc các hoạt động băng đảng và tội phạm… 4. Cơ chế sinh lý thần kinh của cảm xúc Tức giận là một phần trong lịch sử sinh học của con người. Nó là một phần của phản ứng “chiến hay chạy” (fight or flight) và có giá trị sinh tồn đối với tổ tiên chúng ta từ thuở xa xưa …(Kassinove, 2012). Giống như mọi cảm xúc khác, tức giận gây ra sự biến đổi ở cả cơ thể lẫn tâm trí của chúng ta. Tức giận, cũng như mọi cảm xúc khác, dù ít hay nhiều cũng đều xuất phát từ hai hình thái cấu trúc nho nhỏ với hình dáng như hạt hạnh nhân (almond) trong não người; cấu trúc này cũng mang tên gọi hợp lý với hình dáng của nó - hạch hạnh nhân (amygdala). Khởi đầu là giai đoạn báo động (alarm). Hạch hạnh nhân có nhiệm vụ xác định mối đe doạ gây hại tới chúng ta. Cụ thể là đe doạ đến sự sinh tồn, nhưng đó là ở thuở xa xưa khi con người còn bị thú dữ hay thiên tai rình rập. Còn đối với con người hiện tại, chỉ cần một cú “ting, ting” báo hiệu tin nhắn họp khẩn cấp hay chuông báo sắp tới giờ hết deadline3 cũng có thể được xem là mối đe doạ. Hạch hạnh nhân báo động khi mối đe doạ đã được xác định và gửi thông tin đến các cơ quan khác của não bộ để đưa ra cách thức hành động hợp lý nhằm bảo vệ chúng ta. Thậm chí trong một vài trường hợp, nó hiệu quả trong việc cảnh báo chúng ta đến nỗi khiến ta phản ứng nhanh chóng bằng cảm xúc tức giận trong khi phần vỏ não (bộ phận của não chịu trách nhiệm cho suy nghĩ và phán đoán lý trí) còn chưa kịp kiểm tra xem, liệu phản ứng như thế có hợp lý hay không. Nói cách khác, não của con người được cấu tạo theo một cách mà nó khiến người ta phản ứng trước khi có thể phán đoán được hậu quả hành động của mình. Vì thế đôi lúc người ta đã 3 Là thời hạn kết thúc, được dùng để đề cập thời gian cụ thể hoàn thành một nhiệm vụ hoặc công việc được giao.
  • 9. Page | 6 6 Ảnh hưởng của cảm xúc đến các hiện tượng tâm lý khác nổi xung thiên chửi mắng con mình vì sao lại làm vỡ bộ ấm trà đồ-cổ-đắt-tiền mà mình yêu quý nhất ngay trước khi kịp hiểu chuyện là con mèo nhà vô tình làm ngã chứ nào phải thằng bé. Khi chúng ta nóng giận thì hệ thần kinh tự chủ bị kích thích. Nó dẫn đến sự hưng phấn của hệ thần kinh giao cảm và kích thích những thay đổi liên quan đến nội tiết tố và hoá thần kinh. Tuyến thượng thận tiết ra khắp cơ thể các hormone căng thẳng, chẳng hạn như cortisol. Các chất dẫn truyền thần kinh catecholamine như adrenaline, noradrenaline cũng được giải phóng khiến bạn trải nghiệm một sự bùng nổ năng lượng kéo dài tới vài phút. Não chuyển máu ra khỏi ruột và đến các cơ như một sự chuẩn bị sẵn sàng cho hành động tự vệ. Đây là những thay đổi diễn ra trong giai đoạn thứ hai - chống đỡ (resistance). Và mặc dù trong số ít trường hợp, cảm xúc của bạn có thể bộc phát ngoài tầm kiểm soát và khiến cho bạn có những hành động thật điên rồ, nhưng hầu như vỏ não trước trán có đủ khả năng điều hoà cảm xúc của bạn một cách hợp lý để tránh xảy ra trường hợp này. Có thể nói, hạch hạnh nhân phụ trách về cảm xúc còn vỏ não trước trán thì phụ trách phần phán đoán; nó đóng vai trò điều hành để giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát. Hãy liên tưởng đến cái công tắc bật tắt đèn. Phần bên trái của vỏ não trước trán cũng giống như cái công tắc có thể “tắt đi” cảm xúc của bạn, nếu thật cần thiết và bạn có ý thức làm điều đó. Bạn có bao giờ nhận thấy vài trường hợp thế này chưa? Bạn đang tranh cãi gay gắt với người bạn đời của mình thì mẹ của anh ta bỗng gọi tới bất ngờ nhưng bạn vẫn có thể tỏ thái độ nhẹ nhàng, xuề xoà vờ như chưa có chuyện gì xảy ra. Hay như sáng nay bạn bị ông sếp khó tính làm mất mặt trước nhiều đồng nghiệp. Thế nhưng rủi thay, khi ra về, bạn lại ông ấy ngoài bãi đỗ xe. Chỉ vừa nhìn thấy bóng lưng của ông ấy thôi, mặt bạn đã trở nên đỏ gay và căng cứng lên vì tức giận. Bất chợt ông ấy quay lại và bạn ngay lập tức đổi thái độ, tỏ ra hoà nhã và thân thiện; đồng thời cũng không quên cười một cái với ông ấy. Cuối cùng, ta đến giai đoạn kiệt quệ (exhaustion) sau một khoảng thời gian nhất định hoặc khi đối tượng gây tức giận giờ đã không thể tiếp cận được nữa hay không còn là một mối đe doạ quá nguy cấp. Lúc này, cơ thể và tâm trí ta mới bắt đầu thư giãn trở lại trạng thái nghỉ ban đầu. Một số người có thể thấy khá mệt mỏi, choáng váng, nhức đầu, muốn đi nghỉ,… Đó là một vài ví dụ về tác dụng phụ sau cơn tức giận. Thế nhưng hưng phấn do adrenaline gây ra trong lúc ta giận dữ vẫn còn những tàn dư của nó và có thể kéo dài thêm một khoảng thời gian dài sau đó, cũng như hạ thấp ngưỡng kích thích của chúng ta và khiến ta dễ nổi nóng hơn. Đó là lý do giải thích tại sao, trong một số trường hợp, người ta lại dễ cáu gắt và gây hấn hơn sau khi họ có một trận cự cãi lớn với ai đó. 5. Ảnh hưởng của cảm xúc đến các hiện tượng tâm lý khác 5.1. Tri giác Một nghiên cứu đã cho thấy rằng cảm xúc giận dữ có ảnh hưởng đến khả năng tri giác không gian của con người trong trường hợp họ ước lượng khoảng cách bằng động tác đi và bị bịt mắt. Nghiên cứu củng cố giả thuyết rằng cảm xúc tức giận sẽ dẫn đến phán đoán khoảng cách xa
  • 10. Page | 7 7 Ảnh hưởng của cảm xúc đến các hiện tượng tâm lý khác hơn so với với cảm xúc thư giãn. Giải thích điều này, ta cần xem xét đến động tác “đi”. Cảm xúc giận dữ ảnh hưởng đến động tác “đi” của khách thể, nó khiến cho họ phải tốn nhiều công sức hơn. Vì hao tốn nhiều năng lượng hơn để chạm đến vật thể, họ có thể tin rằng khoảng cách là xa hơn (Spindle & Riener, 2013). 5.2. Chú ý Chú ý được “mài sắc”, dần thu hẹp lại và “đóng khung” vào đối tượng gây ra cơn bực tức. Bạn trở nên tập trung cũng như cảnh giác cao độ. Không lâu sau đó bạn chẳng còn màng đến thứ gì khác ngoài họ - mối đe doạ trước mắt bạn. Điều này thể hiện thông qua một nghiên cứu vào năm 2011 khi những phát hiện của nghiên cứu này củng cố dự đoán chung rằng các trạng thái cảm xúc tiêu cực có tính kích thích cao sẽ ức chế quá trình xử lý thông tin không mục tiêu và tăng cường chú ý có chọn lọc. Nghiên cứu cho thấy tác động tăng cường của tức giận đối với chú ý có chọn lọc (Finucane, 2011). 5.3. Nhận thức Những thay đổi về nhận thức và thái độ của con người trong trạng thái tức giận được thể hiện trong chương 17 của quyển “Cẩm nang quốc tế về sự tức giận” (International Handbook of Anger) như sau: Những người đang bực tức thường có thái độ ít tin tưởng người khác hơn. Họ cũng thường có nhận thức lạc quan hơn về các nguy cơ trong tương lai. Những người đang bực tức cũng thường có khả năng cao đưa ra những quyết định và sự lựa chọn liều lĩnh…. Họ tìm kiếm sự mạo hiểm. Đối nghịch với những người hay sợ hãi, những người hạnh phúc và tức giận có niềm tin lạc quan hơn về sự trải nghiệm các sự kiện cuộc sống trong tương lai (ví dụ như lạc quan hơn về khả năng bị đau tim ở tuổi 50, khả năng kết hôn với người giàu có…). Tức giận cũng kích hoạt sự lạc quan mang tính chất phòng vệ có khả năng đánh giá thấp tầm quan trọng và ảnh hưởng của các sự kiện tiêu cực (như bạo động, chiến tranh,...). Cảm xúc tức giận cũng kích hoạt phán đoán heuristic4 (có xu hướng đưa ra phán đoán rập khuôn, ít quan tâm chú ý tới chất lượng của cuộc tranh cãi và chú ý hơn đến các dấu hiệu bề ngoài, tiểu tiết, không bản chất của vấn đề…). Những người giận dữ thường cảm thấy tiêu cực về sự kiện trong quá khứ, nhưng trái lại lại có những dự đoán lạc quan về khả năng thành công của mình ở nhiều khía cạnh đời sống trong tương lai. Họ cũng thường phụ thuộc vào heuristics khi xử lý thông tin mà không màng đến việc dừng lại để để cân nhắc những khả năng khác trước khi hành động. 5.4. Trí nhớ Hưng phấn đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ có hiệu quả. Vì thế trong trạng thái buồn ngủ, người ta thường sẽ cảm thấy khó ghi nhớ và tập trung. Đồng thời hiệu quả trí nhớ 4 Heuristic là kỹ thuật mà chủ thể dựa trên kinh nghiệm trước đó trong việc giải quyết các vấn đề tương tự để giải quyết tình huống mới. Nó thường được sử dụng để đẩy nhanh tiến độ và đưa ra giải pháp thích đáng trong trường hợp không thể tìm ra giải pháp tối ưu nhất hoặc việc tìm ra giải pháp tối ưu là không thực tế (ví dụ như thiếu thời gian). Heuristic ở đây mang ý nghĩa: phán đoán dựa trên kinh nghiệm mà không cố gắng tìm kiếm giải pháp mới tối ưu hơn.
  • 11. Page | 8 8 Bài học rút ra từ cảm xúc tức giận và giải pháp quản lý cảm xúc tức giận cũng phụ thuộc vào cường độ của hưng phấn. Hưng phấn vừa đủ giúp tăng cường trí nhớ, tập trung và hiệu suất học tập/ làm việc. Tuy nhiên khi nó vượt quá ngưỡng sẽ gây ra những ảnh hưởng ngược lại. Hưng phấn cao xuất hiện khi ta giận dữ làm giảm đi đáng kể khả năng tập trung và ghi nhớ. Đó là lý do giải thích tại sao hầu hết người ta lại thường không thể nhớ chính xác việc gì đã xảy ra trong những trận cãi vã kịch liệt. 5.5. Tư duy Một nghiên cứu vào năm 2020 về ảnh hưởng của cảm xúc tức giận và vui mừng lên tư duy phân kỳ và khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo đã cho thấy rằng việc khơi gợi cảm xúc giận dữ hay vui mừng đều mang lại hiệu quả để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Tuy nhiên, cảm xúc tức giận thúc đẩy tư duy phân kỳ của cá nhân hơn là cảm xúc vui mừng. Hơn nữa, tức giận làm giảm thời gian phản ứng trong khi niềm vui làm tăng tỷ lệ chính xác, tạo điều kiện cho việc giải quyết vấn đề một cách sáng tạo (Zhan, Jiang & Luo, 2020). Điều này cho thấy tức giận cũng mang lại một vài tác động tích cực nào đó đối với chúng ta. Thế nhưng, một nghiên cứu khác thông qua các bài trắc nghiệm tâm lý thần kinh đã phát hiện ra rằng những trẻ tiểu học có IQ cao nhưng kết quả học tập lại thấp là do các học sinh ấy bị rối loạn chức năng vùng vỏ não trước trán. Chúng cũng thường bốc đồng, lo lắng, cũng như hay nổi loạn và phá phách. Điều này có thể củng cố phán đoán rằng cảm xúc tức giận thiếu kiểm soát, cùng với sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của hạch hạnh nhân đã làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của vỏ não trước trán, bộ phận chuyên đảm trách suy nghĩ và quyết định lý trí. Đó là lý do tại sao hầu hết người ta lại hối hận về những lời nói và hành động của mình trong khi nóng giận, bởi trong các trường hợp này, họ thường ko thể “nghĩ thông suốt” (can’t think straight) và bị dẫn dắt bởi cảm xúc một cách quá đà. Có thể diễn tả cảm giác này như thể đầu óc bị rối tung, trở nên mụ mị, không thể kiểm soát và bị kích thích không ngừng (restlessness) khi ta tức giận. Đồng thời sự nhiễu loạn này cũng dẫn đến sự suy giảm hiệu quả của trí nhớ, khiến người ta khó mà nhớ chính xác chuyện gì đã xảy ra trong lúc mình tức giận. 6. Bài học rút ra từ cảm xúc tức giận và giải pháp quản lý cảm xúc tức giận Hẳn là mỗi người trong chúng ta, ai cũng có ít nhất đôi lần giận dữ. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Thế nhưng nó sẽ trở thành vấn đề nếu diễn ra một cách không kiểm soát và ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của chúng ta cũng như khiến ta làm tổn hại chính mình và những người mà ta yêu thương. Qua những nội dung trên, tôi tin rằng bạn cũng đã phần nào nhận thức được tác hại nghiêm trọng của tức giận đối với sức khoẻ tinh thần và thể chất, cũng như đến nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống của con người. Vì thế việc học cách quản lý cảm xúc của chính mình, trong đó có cảm xúc giận dữ, là một điều cần thiết nhằm mang lại cho chúng ta cuộc sống hạnh phúc và chất lượng hơn. Vì lý do đó mà ở đây – thông qua việc nghiên cứu tài liệu – tôi đã trích lọc ra được một vài biện pháp và phân thành hai nhóm dưới đây để có thể hỗ trợ bạn đọc trong việc quản lý cảm xúc của chính mình.
  • 12. Page | 9 9 Bài học rút ra từ cảm xúc tức giận và giải pháp quản lý cảm xúc tức giận 6.1. Nhóm biện pháp “tự lực gánh sinh” (Self-help strategies) 6.1.1. Tái cấu trúc nhận thức Tái cấu trúc nhận thức liên quan đến việc học cách phân tích và đánh giá hợp lý những tình huống không mong đợi. Bạn sẽ phải luyện tập sử dụng phán đoán lý trí và ý thức của mình như một cách hỗ trợ cho vỏ não trước trán “ghi đè” lên phản ứng cảm xúc cũ của mình. Những trải nghiệm tức giận thường được liên hệ với sự sai lệch, bóp méo trong nhận thức như: Đánh giá sai lầm về tầm quan trọng của sự kiện/ vấn đề hoặc về khả năng đương đầu và sức chịu đựng của bản thân. Như người ta khi giận dữ thường nói rằng: “Tôi không chịu đựng nổi nữa! Cô làm tôi khổ quá rồi”. Tức giận còn là một cảm xúc mang tính chất đạo đức và thường được liên hệ với những yêu cầu, đòi hỏi về công lý và sự công bằng, thường là ở dạng “phải/nên” hay “không được/ không nên”. Ví dụ như “Mẹ đã nuôi con lớn đến chừng này nên con không được cãi lời mẹ, nghe rõ chưa!?” hay “Tôi đã hi sinh quá nhiều rồi, anh nên biết trân trọng tôi mới phải chứ? ”. Ngoài ra người ta cũng thường hay có lối suy nghĩ “Được ăn cả, ngã về không” (either-or) Ví dụ như “Nếu nó không xin lỗi tôi thì đừng hòng mà bè bạn gì nữa” (Either he says sorry to me or we aren’t friends anymore) hay “Khái quát hoá quá mức” (overgeneralization) kiểu như “Anh luôn luôn muốn chọc tức tôi nhỉ!?”5 . Những lối suy nghĩ quen thuộc như thế dễ khiến chúng ta có cái nhìn sai lệch và trở nên nóng giận thất thường. Vì thế hãy học cách xem xét tình huống tiêu cực như cơ hội tốt để ta rèn luyện và phát triển khả năng đương đầu với các khó khăn và quản lý cảm xúc. Chấp nhận rằng cảm xúc tiêu cực là điều bình thường đối với mỗi con người và là một phần trong cuộc sống của chúng ta. Sử dụng một quyển sổ nhật ký và ghi chép lại những lần ta nổi giận để cố gắng hiểu được cảm xúc của mình và lý do tại sao chúng lại nảy sinh; cũng như để phát hiện những sai lầm trong nhận thức mà ta gặp phải để có cách sửa đổi và giải quyết chúng hợp lý. 6.1.2. Thư giãn Các kỹ thuật thư giãn là một công cụ tuyệt vời để đối phó với cơn giận, vì khi tức giận ta thường bị căng cơ, đau bụng và chứng đau đầu do căng thẳng và thư giãn có thể làm giảm sự hưng phấn và hoạt động của hạch hạnh nhân. Khi bạn nhận thấy mình đang tức giận, hãy dành một chút thời gian yên tĩnh và tìm một chiếc ghế thoải mái có tác dụng hỗ trợ tay và chân. Hít thở sâu và tập trung vào cơ bắp, cho phép chúng được tự nguyện thư giãn. Thực tập thường xuyên sẽ giúp bạn làm được điều này. Nhạc êm dịu cũng thường giúp ích trong việc thả lỏng tinh thần, dù là bạn đang tức giận hay không. Đừng đợi đến lúc tức giận rồi hãy tìm cách giải quyết. Bạn cũng có thể học cách thư giãn và quản lý cảm xúc ngay cả khi không tức giận. Tập luyện thường xuyên Yoga và thiền, rèn luyện phương pháp chánh niệm cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc kiểm soát căng thẳng, 5 Để hiểu rõ hơn về các suy nghĩ sai lệch, bạn có thể tham khảo quyển “Đừng để trầm cảm tấn công bạn” của David D. Burns được xuất bản năm 2017 của NXB Phụ nữ.
  • 13. Page | 10 10 Bài học rút ra từ cảm xúc tức giận và giải pháp quản lý cảm xúc tức giận giữ tâm luôn bình an thoải mái và giúp bạn bình tĩnh hơn trong cơn tức giận. Đọc sách cũng có thể hữu ích. Vì vậy, hãy dành chút ít thời gian trong ngày chỉ để nghe nhạc và đọc những quyển sách yêu thích của bạn. 6.1.3. Hoạt động thể chất Nhiều nghiên cứu trên toàn thế giới đã ghi nhận rằng tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện tâm trạng và giảm mức độ căng thẳng. Điều này có thể được giải thích rằng sự gắng sức trong lúc tập thể dục đốt cháy các chất hóa học thần kinh gây căng thẳng, đồng thời thúc đẩy sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh điều chỉnh tâm trạng trong não như endorphin cùng dopamine, norepinephrine và serotonin. Điều này sẽ giúp bạn trở nên vui tươi, thoải mái và thư thái hơn. Ngoài ra việc tiêu tốn nhiều năng lượng trong các hoạt động và các bài tập thể lực nặng sẽ gần như rút kiệt năng lượng của bạn khiến cho bạn khó có thể nóng giận một cách quá khích và đồng thời cũng giúp bạn dễ vào giấc ngủ và có giấc ngủ sâu hơn. 6.1.4. Né tránh và trốn thoát Nghe thì có vẻ kỳ lạ, trốn thoát khỏi tất cả dường như chỉ khiến mọi thứ càng trở nên tệ hơn phải không? Tuy nhiên đôi lúc, mọi thứ có vẻ quá sức chịu đựng đến nổi khiến đầu óc bạn muốn nổ tung và sự tức giận dâng trào đến nỗi bạn sợ mình không kiềm lòng được và gây ra hậu quả nặng nề. Nếu bạn cảm thấy thế thì nó cũng tốt để tạm thời lánh mặt khỏi tình huống gây căng thẳng và đối mặt với nó khi bạn đã hạ bớt “nhiệt” hơn. Luôn đối mặt trực tiếp với mọi vấn đề đôi lúc không phải là sự lựa chọn tốt nhất. Thỉnh thoảng, tránh né một tình huống hay sự tương tác nào đó có khả năng khiến ta bực tức sẽ tốt hơn. Nếu bị chửi rủa và hạch sách nặng nề cùng với bao dồn nén khiến bạn nóng giận đến nổi muốn tấn công người vợ của mình, hãy trốn thoát khỏi đó ngay trước khi bạn kịp làm điều gì đó có thể khiến bạn phải hối hận. 6.2. Nhóm biện pháp “Bộc phát cơn giận một cách lành mạnh” (Expressing anger in healthy ways) 6.2.1. Bộc phát cơn giận qua tiếng nói của yêu thương Đây là một cách thức mà, theo tôi nghĩ, sẽ khá mới lạ với các bạn đọc. Một cách tiếp cận lạ, nhưng tràn đầy lòng bao dung và vị tha. Cách thức này được tôi rút ra từ các tác phẩm của Thầy Thích Nhất Hạnh – một vị thiền sư nổi tiếng ở cả Việt Nam và thế giới cũng như qua kinh nghiệm và những tài liệu khác mà tôi đã đọc. Ôm ấp cơn giận: Cảm xúc tức giận là một cảm xúc khó chịu, phải, rất khó ưa. Nhưng ở đây Thầy lại bảo chúng ta hãy ôm ấp cơn giận. “Bụt khuyên ta không nên đè nén cơn giận mà nên trở về với tự thân và chăm sóc cho nó”. Có một hình tượng rất hay minh hoạ cho điều này. Một cái nhà đang cháy thì hẳn nhiên việc trước nhất phải làm là chữa cháy căn nhà chứ không phải chạy theo đuổi bắt người đốt nhà. Lo chạy theo người mà ta nghi là đã đốt thì căn nhà sẽ cháy rụi mất. Như thế là không khôn ngoan. Phải trở về dập tắt lửa trước đã. Đúng vậy, hãy quay về dập lửa ngay chính thân tâm mình, vỗ về và an ủi nó thay vì tiếp tục đối đầu, tranh cãi, chứng tỏ là mình đúng với người làm cho ta giận hay tìm cách trừng phạt người ấy. Rời khỏi nơi gây
  • 14. Page | 11 11 Bài học rút ra từ cảm xúc tức giận và giải pháp quản lý cảm xúc tức giận ra sự đau khổ hoặc chí ít tìm ra một nơi kín đáo nào gần đó để bình tĩnh tâm mình lại. Ngồi xuống trong tư thế thoải mái và hít thở thật sâu, tập trung vào từng hơi thở một, dài ngắn ra sao. Cảm nhận sự tức giận và đau khổ của chính mình. Chú ý đến phản ứng của cơ thể mình ra sao, nóng bừng hay cơ căng cứng, thân run rẩy… Hãy bao dung cơn giận, nỗi đau khổ và tất cả những phản ứng nó mang lại. Đừng cố đuổi nó đi hay chối bỏ nó mà thay vào đó hãy quan sát tất cả, trong sự chánh niệm, như thể ta đang nhìn một dòng thác dữ đang chảy trong cơ thể và tâm trí ta. Để làm được điều này, hẳn nhiên là không dễ dàng tí nào, bạn phải tự luyện tập và tìm hiểu sâu sắc. Thực tập càng nhiều, cộng với sự dẫn dắt đúng cách và sự am hiểu tương đối về phương pháp chánh niệm và quán sát thân tâm, tôi tin rằng bạn sẽ kiểm soát tốt hơn cảm xúc của mình chứ không chỉ riêng gì tức giận. Biểu lộ quyết đoán (Assertive expression): Người ta thường nói những câu thế này khi tức giận “Tôi không cần anh, anh biến đi cho khuất mắt tôi” hay “Đừng bao giờ mở miệng ra mà bảo yêu tôi nữa”…. Đó không phải là cách bày tỏ quyết đoán mà tôi đang nói đến. Khi giận ai, ta cần phải cho họ biết rằng ta đang giận, đang khổ. Đúng vậy, phải bộc bạch trực tiếp với họ rằng “Tôi đang rất tức giận”, nhưng phải thật bình tĩnh, với tông giọng đứng đắn (chứ không phải mỉa mai, không tôn trọng) và cách nói chân tình hoà nhã. Dám thổ lộ lời yêu đã là khó, nhưng để bộc bạch nỗi đau khổ do chính người thân quyến gây ra lại là một điều khó hơn gấp vạn lần khi mà ta luôn sự đòi hỏi họ phải thương yêu mình, quan tâm mình hơn cả những người lạ mặt ngoài kia. Nó đòi hỏi ta phải dũng cảm, rất dũng cảm; đồng thời phải rất bao dung và vị tha. Ở đây Thầy đã đưa ra các câu nói hướng dẫn (mà tôi gọi là câu “thần chú nhiệm mầu” có thể hoá giải nỗi khổ niềm đau và xoa dịu những trái tim đang tức giận và lạnh lùng sắt đá nhất), đó là ba câu nói: "Người thương ơi! Tôi đang giận. Tôi đang khổ.” Phải, câu nói chất chứa sự đau khổ, tức giận nhưng cũng rất bao dung, vị tha. "Tôi sẽ cố gắng hết lòng” để thể hiện rằng ta đã cố gắng rất nhiều để ôm ấp cơn giận của chính mình và tự kiềm chế hành động hấp tấp có thể gây tổn thương họ. Và "Xin giúp tôi” để bày tỏ ta rất cần sự giúp đỡ của họ để dẹp trừ cơn tức giận. Cá nhân tôi thấy đây là một bài tập khó. Vì thế để bài tập này thực sự hiệu quả, hãy thực tập phù hợp với khả năng của bạn. Tôi hi vọng thông tin mà tôi đưa đến sẽ hữu ích đối với các bạn (dù là một chút). Đây chỉ là một vài giới thiệu và gợi ý nhỏ mà tôi đưa ra. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin, có thể tìm đọc quyển “Giận” của Thầy Thích Nhất Hạnh. Chi tiết tôi đã để ở Danh mục tài liệu tham khảo trang 15. 6.2.2. Tìm kiếm sự giúp đỡ Hiểu rằng đôi lúc bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác để giúp bạn giải quyết các vấn đề của mình nếu như bạn không thể trực tiếp đối mặt với nguồn cơn giận dữ nữa. Hãy trò chuyện với người mà bạn cảm thấy tin tưởng về những gì mà bạn cảm thấy. Nếu cơn giận của bạn ở mức độ vừa phải đến dữ dội, diễn ra với tần suất thường xuyên, kéo dài đến độ bạn ôm mối hận và đang có kế hoạch trả thù, có lời nói, hành vi mang tính đe doạ và bạo lực, đây là sự báo động cho thấy bạn đang cần sự giúp đỡ bởi các chuyên gia. Bạn có thể sẽ gặp phải rủi ro về các mối quan hệ tiêu cực, sức khỏe và thậm chí là hậu quả pháp lý nếu không kịp thời can
  • 15. Page | 12 12 Bài học rút ra từ cảm xúc tức giận và giải pháp quản lý cảm xúc tức giận thiệp. Vì thế đừng ngại ngùng gì cả mà hãy tìm đến sự hỗ trợ của các nhà tham vấn, trị liệu tâm lý và các chuyên gia. Đừng quên họ luôn có mặt để giúp đỡ cho bạn.
  • 16. Page | 13 13 Kết luận Kết luận Tức giận là một trong những cảm xúc cơ bản của con người. Nó không xấu, chỉ là nếu như chúng ta để nó vượt quá giới hạn một cách thiếu kiểm soát thì điều này lại gây hại đến sức khoẻ cũng như nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống của chúng ta. Chấp nhận nó như một điều bình thường, như một “người bạn” đôi lúc ghé thăm ta, dù có chút không mong muốn. Để quản lý hiệu quả cảm xúc của mình – cũng như là tức giận – cần phải có phương pháp, cách thức rõ ràng và hợp lý. Những biện pháp mà tôi đã đưa ra không hẳn là phù hợp với bạn. Ở đây tôi chỉ giới thiệu một vài hướng đi nào đó cho bạn trong con đường tự quản lý cảm xúc của chính mình. Hãy tự trải nghiệm và lựa chọn cách thức, phương pháp quản lý cơn giận phù hợp và hiệu quả với riêng bạn. Đồng thời luôn kiểm tra và giám sát hiệu quả của phương pháp mà mình đã chọn lựa và sẵn sàng thay đổi nó nếu thấy không phù hợp. Dù sao thì chúng ta “Học để quên mà cũng học để nhớ”. Quên đi cái cũ, không phù hợp để đón nhận những cái mới phù hợp và hiệu quả hơn với bản thân cũng là một điều tốt. Tôi mong qua bài đọc này đã có thể giúp ích được cho các bạn một phần nào đó, hiểu hơn về cảm xúc tức giận và hy vọng rằng mỗi người trong chúng ta sẽ tìm được cách thức phù hợp để quản lý cảm xúc của mình. Xin chân thành cảm ơn.
  • 17. Page | 14 Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Goleman, D. (2021). Trí Tuệ Xúc Cảm. Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội. 2. Thích Nhất Hạnh (2019). Giận. NXB Hồng Đức. Tiếng Anh 3. American Addiction Centers. (n.d.-a). Physiology of Anger. MentalHelp.Net. Retrieved June 23, 2021, from https://www.mentalhelp.net/anger/physiology/ 4. American Addiction Centers. (n.d.-b). Recognizing Anger Signs. MentalHelp.Net. Retrieved June 23, 2021, from https://www.mentalhelp.net/anger/recognizing-signs/ 5. American Psychological Association. (n.d.). Anger. In APA Dictionary of Psychology. APA. Retrieved June 23, 2021, from https://dictionary.apa.org/anger 6. APA. (n.d.). How to recognize and deal with anger. Retrieved June 23, 2021, from https://www.apa.org/topics/anger/recognize 7. BetterHealth Channel. (n.d.). Anger - how it affects people. Betterhealth. Retrieved June 24, 2021, from https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/anger-how-it- affects-people#physical-effects-of-anger 8. Finucane, A. M. (2011). The effect of fear and anger on selective attention. Emotion, 11(4), 970–974. https://doi.org/10.1037/a0022574 9. Gray S.A.O. (2013) Maladaptive Behavior. In: Volkmar F.R. (eds) Encyclopedia of Autism Spectrum Disorders. Springer, New York, NY. https://doi.org/10.1007/978-1- 4419-1698-3_239 10. Headspace. (n.d.). What Is Anger & It’s Effects on Mental Health. Retrieved June 24, 2021, from https://headspace.org.au/young-people/what-is-anger-and-its-effects-on- mental-health/ 11. Litvak, P. M., Lerner, J. S., Tiedens, L. Z., & Shonk, K. (2010). Fuel in the Fire: How Anger Impacts Judgment and Decision-Making. In M. Potegal, G. Stemmler, & C. Spielberger (Eds.), International Handbook of Anger (pp. 115–137). Springer Publishing. https://doi.org/10.1007/978-0-387-89676-2_17 12. Spindle, T., & Riener, C. R. (2013). The Effect of Anger and Relaxation on the Visual Perception of Distance. Psi Chi Journal of Psychological Research, 18(1), 2–9. https://doi.org/10.24839/2164-8204.jn18.1.2 13. Zhan, J., Jiang, S., & Luo, J. (2020). The angrier or the happier the more creative? The impact of anger and joy induction on creative problem‐solving and divergent thinking. PsyCh Journal, 9(6), 864–876. https://doi.org/10.1002/pchj.400