SlideShare a Scribd company logo
1 of 10
Download to read offline
Chương 12: HÀNH VI ỨNG XỬ BẤT THƯỜNG
1) Phân biệt hành vi bình thường – hành vi bất thường
a) Phương pháp giải thích HVBT
b) Thang đánh giá hành vi bình thường và bất thường
Hành vi bình thường Hành vi bất thường
Các quan điểm phân biệt hành vi bình thường và bất thường còn nhiều lỗ hổng, do đó chúng ta không nên coi
hành vi bình thường hay bất thường là những tình trạng tuyệt đối. Hành vi bình thường hay bất thường là 2 thái
cực đối lập mà trong đó các hành vi trên thực tế sẽ rơi vào điểm nào đó giữa 2 cực trên.
Quan điểm Cơ sở lý luận Nhược điểm
Lệch khỏi mức trung bình Để xác định HVBT, chỉ cần quan sát
các hành vi hiếm xảy ra trong xã hội
hay một nền văn hóa nhất định
 HVBT = Lệch khỏi chuẩn mực xã
hội
Một số hành vi hiếm về mặt
thống kê nhưng không phải
HVBT: chỉ số IQ cao, sự khác biệt
giữa các nền văn hóa,…
Lệch khỏi mức ý tưởng Hầu hết mọi người đều có hành vi
đạt đến một mức nào đó (mức trung
bình), và có một tiêu chuẩn họ mong
muốn đạt được (mức lý tưởng)
 HVBT = Lệch khỏi mức tiêu chuẩn
Không nhiều tiêu chuẩn xã hội
được tất cả mọi người tán thành.
Tiêu chuẩn xã hội sẽ thay đổi
theo thời gian.
**Bất bình thường là ý thức được
tình trạng bất an hay khó chịu có
tính chủ quan
Chú trọng đến hậu quả tâm lý của
hành vi đối với cá nhân.
 HVBT = Hành vi khiến cá nhân
cảm thấy đau buồn, lo âu, tội lỗi, tổn
hại đến người khác.
Một số rối loạn tâm trí khiến cá
nhân cảm thấy phấn chấn, hưng
cảm.
Bất bình thường là thiếu khả
năng hành xử hữu hiệu
Hầu hết mọi người đều có khả năng
nuôi sống bản thân (nghề nghiệp,
chung sống với tập thể,…) – khả
năng hành xử hữu hiệu.
 HVBT = Không đủ sức thích nghi
với các nhu cầu của xã hội (khả năng
hành xử hữu hiệu)
Việc lựa chọn lối sống, nhu cầu xã
hội khác nhau giữa những cá
nhân sẽ dẫn đến hình thành các
tập thể có các yêu cầu thích nghi
khác nhau.
Theo pháp luật:
• Tỏ ra nguy hiểm cho bản thân
• Không đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu căn bản của bản thân
• Không đủ lí trí để quyết định bản thân có nên được chữa trị không
• Thật sự cần được chăm sóc và chữa trị
Các định nghĩa còn quá mơ hồ.
2) Các quan điểm về trạng thái bất thường
Quan điểm
Đối tượng
nghiên cứu
Nội dung Nhược điểm
Quan điểm y
học
Rối loạn thực
thể
Các triệu chứng rối loạn tâm lý xuất phát
từ những rối loạn chức năng của cơ thể:
rối loạn hormon, thiếu hụt vi chất,…
Một số rối loạn tâm lý
không đi kèm các rối loạn
chức năng thực thể.
Quan điểm
phân tâm
Xung đột thời
thơ ấu do khao
khát chống đối
liên quan đến
tình dục và tính
gây hấn
Các xung động trong thời thơ ấu không
được giải quyết thỏa đáng sẽ tồn tại tiềm
tàng trong tiềm thức và biểu hiện thành
hành vi bất thường trong thời kỳ trưởng
thành.
Không có phương thức
chắc chắn về việc kết nối
giữa những xung đột thời
kỳ thơ ấu với hành vi bất
thường.
Điểm chung giữa QĐYH, QĐPT: không cho rằng con người không đủ khả năng chi phối hành vi của bản thân, các hành vi
ấy bị chi phối bởi các rối loạn thực thể (QĐYH) hoặc các xung động vô thức (QĐPT). Do đó việc điều trị lệ thuộc vào con
người chứ không phụ thuộc vào sự kiện được phô bày bởi hành vi của họ.
Quan điểm
hành vi ứng
xử
Hành vi và hoàn
cảnh của hành
vi
Hành vi bình thường và bất thường đều
là các phản ứng tiêm nhiễm qua kinh
nghiệm của quá khứ và được định hướng
phát sinh trong hoàn cảnh sống của con
người. Chỉ cần tìm hiểu xem con người
đã tập nhiễm hành vi bất thường ra sao
để giải thích và giải quyết nguyên nhân
đó.
Đây là một trong những quan điểm mang lại nhiều giá
trị và hiệu quả cao trong điều trị.
Vì chỉ chú trọng vào các
hành vi vừa diễn ra nên
khó phát hiện và xử trí các
rối loạn tâm lý tiềm tàng,
chưa biểu lộ bằng hành vi.
Quan điểm
tiến trình trí
tuệ
Tiến trình trí tuệ Tiến trình trí tuệ là nguồn gốc phát sinh
hành vi của con người. Chữa trị hành vi
ứng xử bất thường là dạy người đó lối tư
duy và niềm tin mới.
Quá trình học hỏi để thay
đổi lối tư duy và suy nghĩ
cần nhiều thời gian và chịu
tác động nhiều bởi thái độ
và sự hợp tác của người
đó.
Quan điểm
nhân bản
Suy nghĩ, quan
điểm của mỗi cá
nhân với thế
giới xung quanh
Mọi người đều hiểu rõ cuộc sống và bản
thân mình, chính điều này khiến con
người ra sức tìm hiểu ý nghĩa cuộc sống
và giá trị bản thân. Hành vi bất thường
chỉ là dấu hiệu cho thấy tình trạng không
đủ khả năng thỏa mãn nhu cầu và năng
lực nhân bản của con người. Do đó, thay
vì chủ trương ‘’chữa trị là cần thiết” thì
con người chỉ có trách nhiệm sửa chữa
những hành vi bất thường của mình khi
họ cảm thấy mình cần sửa. Phương pháp
điều trị là tìm và cung cấp phương thức
giúp con người có khả năng tự thỏa mãn
cao hơn.
Các thông tin thiếu khoa
học và không thể chứng
minh được. Khái niệm và
dẫn chứng mơ hồ, không
thuyết phục.
Quan điểm
văn hóa xã
hội
Tương tác giữa
con người và
hoàn cảnh sống
Hành vi ứng xử của một người được định
hình bởi hoàn cảnh sống: tầng lớp xuất
thân, xã hội, nền văn hóa. Do đó, xã hội
là nền tảng phát sinh cho những hành vi
bất thường.
Không cung cấp được
những giải pháp trong
hướng điều trị những rối
loạn tâm lý, chỉ tập trung
phân tích các nhân tố xã
hội.
3) Phân loại hành vi ứng xử bất bình thường – DSM-IV
https://drive.google.com/file/d/1KTRX8DQ21J5PfxQg2rmI-SkdBugDxyPn/view?usp=sharing
4) Các dạng rối loạn chủ yếu
a) Các rối loạn lo âu
i) Rối loạn lo âu vô cớ:
Rối loạn dạng lo âu vô cớ (generalized anxiety disorder) là một rối loạn trong đó một cá nhân trải qua
một trạng thái lo âu kéo dài và nhất quán, nhưng lại không biết nguyên nhân nào tác động. Những người
này sợ hãi điều gì đó, nhưng không thế nói được đều ấy là gì. Vì lo âu nên họ không thể sinh hoạt như
bình thường. Họ không có khả năng tập trung chú ý, không đủ sức gạt cơn sợ hãi ấy qua một bên, và
cuộc sống của họ bị vây hãm bởi trạng thái lo âu, tình trạng lo âu ấy cuối cùng sẽ gây ra các rối loạn sinh
lý. Do tình trạng cảnh giác và căng thẳng cơ bắp cao độ, những cá nhân bị chứng lo âu vô cớ sẽ bắt đầu
cảm thấy nhức đầu, choáng váng, trống ngực đập, hoặc chứng mất ngủ (Insomnia)
ii) Rối loạn kinh khủng
Rối loạn dạng kinh khủng (panic disorder), những cơn kinh khủng (panic attacks) kéo dài từ vài giây cho
đến vài giờ đồng hồ. Trong một cơn, tình trạng lo âu kinh niên đang diễn ra lại đột ngột tăng lên đến cực
điểm, và cá nhân ấy cảm thấy cái chết lửng lơ trên đầu mà không sao tránh được. Dù triệu chứng có
khác biệt nhau đối với mỗi người, tựu trung vẫn là trống ngực đập thình thịch, hơi thở gấp rút, mồ hôi
xuất ra đâm đìa, mệt ngất và choáng váng, mót tiểu, cảm thấy đau nhói ở dạ dày và - trong trường hợp
cực điểm - có cảm giác như sắp chết. Sau khi bị một cơn kinh khủng như vậy, không lấy làm lạ rằng người
ta thường cảm thấy mệt lả đi.
iii) Rối loạn dạng ám ảnh sợ hãi
- Ám ảnh sợ hãi (phobias) là các cơn sợ hãi căng thẳng và vô lý đối với các sự việc hay tình huống đặc biệt.
Thí dụ, ám ảnh sợ bị nhốt kín (claustrophobia) là sợ các nơi kín đáo, và ám ảnh sợ người lạ (xenophobia)
là sợ gặp người lạ mặt. Mặc dù mối nguy cơ khách quan phát sinh bởi kích thích gây tình trạng lo âu nói
chung không đáng kể hoặc không hiện hữu, nhưng đối với người bị ám ảnh thì kích thích rất nguy hiểm,
và một cơn kinh khủng đến choáng người có thể xảy ra khi gặp phải kích thích ấy. Các rối loạn dạng ám
ảnh sợ hãi khác biệt với các rối loạn dạng lo âu vô cớ và các rối loạn dạng kinh khủng ở chỗ các rối loạn
này do một số kích thích cụ thể và nhận diện được khiến cho người ta phát sinh phản ứng lo âu. Các ám
ảnh sợ hãi chỉ gây ảnh hưởng không đáng kể đối với cuộc sống của người bệnh nếu như họ có thể tránh
né các sự vật gây sợ hãi. Thí dụ, trừ khi là người lính cứu hỏa hay là người nghệ sĩ đi dây xiếc, thì ám ảnh
sợ độ cao ảnh hưởng rất ít đến cuộc sống con người. Ngược lại, sợ người lạ lại là một ám ảnh có hại hơn.
Trong một ca bệnh, một bà nội trợ ở Washington trong vòng 30 năm chỉ rời nhà có 3 lần duy nhất - một
lần đi thăm gia đinh, một lần để chịu giải phẫu, và một lần để mua kem lạnh cho người bạn đời của bà.
** Ám ảnh sợ hãi (phobia) tình trạng sợ hãi mãnh liệt và có tính bệnh lý đối với một biến cố hay sự vật đặc biệt. Tránh tình huống
gây sợ hãi có thể hạn chế nghiêm trọng cuộc sống con người và khiến cho họ câm thấy đau khổ. Các loại ám ảnh sợ hãi chính
là ám ảnh sợ hãi đặc biệt (specific phobias, sợ riêng các vật đặc biệt, như dao nhọn chẳng hạn); sợ khoảng rộng (agoraphobia);
sợ giao tiếp xã hội (social phobias, sợ gặp gỡ mọi người); và ám ảnh sợ súc vật (animal phobias, như sợ nhện, sợ chuột, hoặc sợ
chó). Chữa trị bằng liệu pháp cư xử (behavioral therapy), đặc biệt là giải cảm thụ (desensitization) và gây tràn ngập (flooding).
Tâm lý liệu pháp và dược liệu pháp cũng có công hiệu (theo Từ điển Y học).
iv) Rối loạn dạng ám ảnh cưỡng bách
- Trong rối loạn dạng ám ảnh cưỡng bách (obsessive compulsive disorder) người ta bị khó chịu vì các ý
tưởng vô ích, gọi là các ám ảnh, hoặc cảm thấy phải thực hiện một số hành động, gọi là các cưỡng bách,
đi ngược lại ý chí của họ.
- Ám ảnh * (obsession) là một ý tưởng hay khái niệm diễn ra liên tiếp nhiều lần trong tâm tư con người.
Thí dụ, một sinh viên có thể không sao dừng được cảm nghĩ rằng mình đã quên ghi tên vào bài thi và
trong suốt hai tuần lễ cứ loay hoay nghĩ cách lấy lại bài thi đã nộp. Một người đàn ông đang đi nghỉ mát
và suốt thời gian ấy cứ thác mắc không biết mình có khóa cửa khi ra đi không. Một phụ nữ nghe tiếng
âm vang trong đầu nhiều lần. Trong một trường hợp, người ta đều không muốn có ý nghĩ hay khái niệm
ám ảnh nhưng lại khó lòng gạt ra khỏi tâm trí. Dĩ nhiên, nhiều người trong chúng ta thỉnh thoảng bị các
cơn ám ảnh nhẹ, nhưng thông thường các ý tưởng ấy chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn mà thôi. Tuy
nhiên, đối với những người bị ám ảnh nghiêm trọng, các ý nghĩ lưu lại trong tâm tư trong nhiều ngày
hoặc nhiều tháng và có thể gồm các hình ảnh kỳ quặc, gây cảm giác khó chịu. Trong một ca ám ảnh cổ
điển, bệnh nhân than phiền bị quấy nhiễu bởi các ý nghĩ "ghê gớm" như sau:
Khi nghĩ đến người bạn trai cô mong anh ta chết đi, khi thân mẫu cô bước xuống cầu thang cô "mong bà té gãy
cổ"; khi người chị nói đến dự tính dẫn có con gái nhỏ đi tắm biển, cô "mong cả hai đều bị chết đuối". Các ý nghĩ
này "làm cho tôi kích động. Tôi yêu thích chúng; tại sao tôi lại muốn các điều ghê gớm ấy xảy ra? Nó làm tôi rối
tung lên, khiến tôi cảm thấy điên hết lên và không còn thuộc vào xã hội nữa".
- * Ám ảnh (obsession): một ý tưởng, cảm giác, hay hành động xảy ra nhiều lần, khiến người ta khó chịu và lo âu, nhưng lại không
thể từ bỏ được. Dù ám ảnh chi phối bệnh nhân, người bệnh cũng nhận thấy được sự vô nghĩa của cảm tính và cố gắng gạt bỏ
nó đi. Nỗi ám ảnh có thể là một hình ảnh sống động, một ý tưởng, một cơn sợ hãi (thí dụ, sợ bị lây nhiễm bệnh), hay một xung
động thúc đẩy (thí dụ, muốn rửa tay mãi). Đây là một đặc trưng của chứng loạn tâm thần ám ảnh (obsessional neurosis), và
đôi khi của bệnh trầm cảm (depression), hay của một trạng thãi hữu cơ như viêm não (encephalitis) chẳng hạn. Có thể chữa trị
bằng liệu pháp cư xử và thuốc an thần.
- Người ta cũng có thể trải qua các tình trạng bị cưỡng bách (compuisions), là một loại bệnh thuộc rối
loạn dạng ám ảnh cưỡng bách, tức là tình trạng bị ép buộc thực hiện nhiều lần một hành vi kỳ lạ và
không hợp lý, ngay bản thân họ cũng nhận thấy được. Dù hành vi bi cưỡng bách có là gì đi nữa, người
ta vẫn cảm thấy cực kỳ lo âu nếu như họ không thể thực hiện được hành vi ấy, thậm chí trong trường
hợp hành vi ấy là thứ mà họ muốn ngưng lại. Những hành vi ấy có thể là khá tầm thường, như cứ mở lò
sưởi ra nhiều là để xem đã xoay trở củi đốt chưa, hoặc ít thấy hơn như nhu cầu tắm rửa liên tục chẳng
hạn. Thí dụ, hãy tìm hiểu trường hợp báo cáo về một phụ nữ 27 tuổi bị cưỡng bách thực hiện nghi thức
vệ sinh như sau: Trước tiên Bess cởi hết quần áo ra theo một chuỗi động tác dự định sẵn. Cô sẽ bày từng
món trang phục vào những chỗ nhất định trên giường, và kiểm tra từng món để xem món nào "bị dơ".
Sau đó cô kỳ cọ khắp người, bắt đầu từ hai bàn chân rồi kỳ cọ tỉ mỉ dần lên đầu, dùng khăn lau một vài
vùng cơ thể. Bất kỳ món quần áo nào hơi "bị bẩn" đều bị quẳng vào máy giặt, quần áo sạch đặt thế vào
chỗ trống. Cô sẽ mặc quần áo vào theo thứ tự ngược lại lúc cởi ra. Nếu có gì sai lệch thứ tự này, hoặc
nếu Bess nghĩ rằng cô đã quên bỏ món đồ bẩn nào, cô sẽ tái diễn toàn bộ chuỗi động tác ấy. Không phải
hiếm khi cô làm việc này đến 4 hay 5 lần trong một buổi tối. Không may cho những người bị rối loạn
dạng ám ảnh cưỡng bách, việc thực hiện nghi thức cưỡng bách cũng không làm cho họ giảm bớt lo âu.
Họ thường phải sống trong căng thăng không lúc nào ngớt.
** Tình trạng bị cưỡng bách (compuision): một ám ảnh (obsession) có dạng hành động máy móc, như hành động quét đi quét
lại nhiều lần vì sợ dơ bẩn (theo từ điển Y học)
v) Nguyên nhân:
- Quan điểm y học: yếu tố di truyền (rối loạn lo âu), thiếu hụt chất hóa học trong hệ thần kinh (rối loạn
lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng bách)
- Quan điểm tác phong (quan điểm hành vi ứng xử): hoàn cảnh
- Quan điểm tiến trình tri tuệ: ý nghĩ không phù hợp, không chính xác về các hoàn cảnh gặp trong cuộc
sống
b) Các rối loạn biểu hiện cơ thể: Rối loạn tâm lý dẫn đến rối loạn cơ thể
i) Bệnh tưởng (Rối loạn biểu hiện ở cơ thể - Somatoform disorders)
- Khi mắc bệnh tưởng, người ta thường xuyên sợ bị bệnh, và các cảm giác cơ thể đều bị ngộ nhận là các
dấu hiệu bị bệnh. Không phải các "triệu chứng" là giả tạo; chính những người bị bệnh tưởng thực sự
bị những cơn đau nhức giống như phần lớn chúng ta cảm thấy khi bị bệnh đó. Song trên lâm sàng
không có bất kỳ triệu chứng thực thể nào.
* Bệnh tưởng (Hypochondria/Hypochondriasis): có định kiến xấu và các chức năng tự nhiên trong cơ thể và về tình trạng sức
khỏe của bản thân, tình trạng này có thể dẫn đến chứng loạn thần kinh gây khuyết tật (Handping Neurosis) chi phối cuộc sống
của bệnh nhân. Trường hợp nặng nhất là dạng có ảo tưởng kém sức khỏe, thường do chứng trầm cảm gây ra. Chữa trị bằng
biện pháp trấn an (Beassurance), thuốc chống trầm cảm (Antidepressant Drugs), và/hay tâm lý liệu pháp (Psychotherapy),
nhưng bệnh chứng thường kéo dài thành mạn tính (theo Từ điển Y học).
ii) Rối loạn chuyển dạng (Conversion disorder)
- Các rối loạn chuyển dạng có rối loạn cơ thể thực sự, như mất khả năng vận dụng một cơ quan cảm
giác hoặc không thể cử động toàn bộ hay một phần cánh tay hay cẳng chân. Nguyên nhân gây ra rối
loạn cơ thể ấy đơn thuần là về mặt tâm lý. Trong rối loạn này hoàn toàn không có lý do sinh học.
- Các rối loạn thường đặc trưng bởi sự khởi đầu phát bệnh nhanh chóng của chúng. Một buổi sáng người
ta thức dậy thấy mình bị mù hay bị điếc, hay cảm thấy bị tê liệt ở một bộ phận cơ thể nhất định. Thí
dụ, bàn tay của người ta có thể hoàn toàn bị tê liệt, trong khi phần cánh tay phía trên cổ tay - kiểm
soát bởi cùng những dây thần kinh tương tự - vẫn còn cảm giác mà người ta không sao giải thích được
nguyên nhân. Tình trạng này được gọi là "tê liệt do găng tay". bởi vì phần bị mất cảm giác là phần bàn
tay nằm trong găng tay, chứ không phải là vùng có liên hệ đến các đường đi của hệ thần kinh.
- Các rối loạn chuyển dạng dường như xảy ra khi một cá nhân rơi vào một tình huống căng thẳng tâm lý
có thể giảm bớt đi nhờ một triệu chứng cơ thể. Điều kiện cơ thể ấy cho phép người ta né tránh hay
giảm bớt nguyên nhân gây căng thẳng. Như vậy, rối loạn tâm lý biến thành cơn đau cơ thể tác động
nhằm làm giảm bớt nguyên nhân gây rối loạn tâm lý ban đầu.
c) Các rối loạn phân ly (Dissociative disorders)
i) Đa nhân cách (dissodative identity/multiple personality disorder)
- Đặc trưng: tình trạng có hai hay nhiều nhân cách khác biệt nhau. Mỗi nhân cách có các đặc tính riêng
biệt, thậm trí là khác biệt về các đặc điểm sinh học (thị lực, giọng nói, thính lực,…)
- Tình trạng khó khăn là chỉ có một cơ thể làm trú sở cho nhiều nhân cách khác nhau, buộc các nhân lịch
ấy phải lần lượt xuất hiện. Bởi vì có những dị biệt rất lớn giữa các nhân cách ấy, nên tác phong cư xử
của người bệnh – xét toàn diện – tỏ ra vô cùng thiếu nhất quán.
ii) Mất trí nhớ tâm sinh lý (bissoclative amnesia)
- Đặc trưng: tình trạng quên hay không còn trí nhớ. Mất trí nhớ phân ly không giống như chứng mất trí
nhớ đơn thuần (simple amnesia), là tình trạng thực sự mất hẳn các thông tin lưu trữ trong ký ức,
thường là do nguyên nhân sinh lý. Ngược lại, trong các trường hợp bị chứng mất trí nhớ phân ly, các
thông tin "bị quên" vẫn còn hiện hữu trong ký ức, tuy nhiên người bệnh không thể gợi nhớ lại các thông
tin ấy.
- Trong tình trạng nghiêm trọng nhất, bệnh nhân không còn nhớ được tên của mình, không còn nhớ
được cha mẹ và thân nhân, và quên cả địa chỉ thường trú nữa. Dù vậy, xét về các khía cạnh khác thì họ
có vẻ hoàn toàn bình thường. Không kể tình trạng mất khả năng nhớ lại một sự kiện về bản thân, họ
vẫn có thể nói lại được các kỹ năng đã từng học hỏi hay rèn luyện được trước đây.
• Thí dụ, dù không nhớ lại được mình sinh trưởng ở đâu và từng thụ huấn nơi nào một đầu bếp vẫn
còn đủ khả năng nấu nướng một bữa ăn thịnh soạn.
- Trong một số trường hợp mất trí nhớ phân ly, tình trạng mất trí nhớ thật sâu sắc.
• Thí dụ, một phụ nữ - được các nhân viên cứu nạn đặt tên là Jame Doe - được một nhân viên bảo vệ
công viên Florida tìm thấy vào đầu thập niên 1980. Miệng lảm nhảm không ngừng, thân thể gầy
nhom, và áo quân hở hang, Doe không còn nhớ được tên tuổi và quá khứ của mình, thậm chí cô quên
cả đọc và viết nữa. Căn cứ vào âm sắc giọng nói của cô, các cấp chính quyền cho rằng cô ở tiểu bang
illinois, và các cuộc phỏng vấn tiến hành trong khi cô được dùng các loại thuốc an thần cho thấy cô
đã từng tiếp thu một nền giáo dục Kitô giáo. Tuy nhiên, các ký ức thời thơ ấu của cô lại quá chung
chung khiến người ta không thể xác định được gì hơn về lý lịch của cô. Trong một nỗ lực vô vọng
nhằm khám phá căn cước của cô, người ta cho cô xuất hiện trên một show truyền hình Good Morning
America, cuối cùng một cặp vợ chồng ở thành phố Roselle thuộc tiểu bang illlnois có một cô con gái
đã từng dọn đến ở Florida, tự nhận là cha mẹ của cô. Tuy vậy, Jane Doe không bao giở hồi phục được
trí nhớ của mình.
- Chứng mất trí bỏ nhà ra đi (dissoclative fugue)
• Trong tình trạng này, người bệnh lên cơn bốc đồng rồi đột ngột bỏ nhà ra đi, và thường tự nhận bản
thân có một căn cước mới. Sau một thời gian - nhiều ngày, nhiều tháng hoặc có khi cả đến nhiều năm
– họ đột nhiên nhận thức ra được bản thân ở nơi xa lạ, rồi hoàn toàn quên đikhoảng thời gian sống
lang thang xa nhà. Ký ức duy nhất còn sót lại là các biến cố xảy ra ngay trước khi bị rơi vào tình trạng
loạn trí bỏ nhà ra đi.
• Chứng loạn trí bỏ nhà ra đi (fugue): Một thời kỳ mất trí nhớ trong đó bệnh nhân rời bỏ chỗ ở và những nơi quen thực để đi
lang thang không mục đích hoặc bắt đầu một cuộc sống mới ở một nơi khác. Tình trạng này thường được báo điểm băng
tình trạng mâu thuẫn tâm lý và trầm cảm, và có thể phù hợp lới chứng hysteria hoặc với một bệnh tâm thần hữu cơ (organic
mental disease) (theo Từ điển Y học).
iii) Loạn trí tâm sinh lý
 Kết luận: Các dạng rồi loạn phân ly có đặc điểm chung là chúng cho phép người bệnh tránh né được tình
huống gây ra tình trạng lo âu. Người bệnh tạo ra một nhân cách mới để đối phó với stress, hay tạo ra
một tình huống nhằm quên đi stress, hoặc bỏ stress lại phía sau khi người bệnh du hành đến một hoàn
cảnh mới lạ nào đó - và có lẽ để đè nén tâm trạng lo âu của mình
d) Các rối loạn tâm trạng (Mood disorders): Tình cảm bất ổn
i) Trầm cảm nặng (Major depressions)
- Dịch tễ: Gặp ở nữ nhiều hơn nam
- Nguyên nhân: xảy ra sau sự đổ vỡ của mối quan hệ lâu dài, sau cái chết của người thân, học tập,…
- Biểu hiện:
• Cảm thấy vô dụng, không xứng đáng, cô đơn
• Thất vọng về tương lai
• Kéo dài nhiều tháng, năm
• Chìm đắm trong rượu chè, nghiện ngập.
* Trầm cảm (depression): tình trạng tâm thần đặc trưng bởi cơn buồn cực độ. Sinh hoạt cơ thể bi khuấy động không ngừng hoặc
chậm chạp và trễ nải. Tác phong cư xử bị chi phối bởi các niềm tin bi quan hoặc tuyệt vọng, và các hoạt động như ăn uống, ngủ
nghỉ, và tập trung suy nghĩ đều bị rối loạn. Có rất nhiều nguyên nhân. Loạn tâm thần hưng cảm - trầm cảm (manic - depressive
psychosis) gây ra chứng trầm câm nặng, trong đó có thể có ảo tưởng rằng mình vô dụng, bệnh hoạn, độc ác, hay nghèo khổ,
và có ảo giác đang nghe lời buộc tội mất mát v.. bị vỡ mộng cũng gây ra tình trạng trầm cảm, loại trầm cảm này có thể kéo dài
và không tương xứng trong chứng loạn tâm thần trầm cảm (depressive neurosis). Chữa trị bằng các loại thuốc chống trầm cảm
(antidepressant drugs) và/hay liệu pháp tâm lý. Các ca nặng có thể cần đến hiểu pháp co giật điện (electro -convulsive therapy)
nheo Từ điển Y học).
ii) Chứng hưng cảm và các rối loạn lưỡng cực các tâm trạng thăng trầm
- Hưng cảm (mania) là tình trạng sảng khoái (enphona) và phấn chấn (elation) cao độ. Người bi chứng
hưng cảm có cảm giác quá mức hạnh phúc, quyền lực, an toàn, và tràn trề sinh lực. Họ có thể nảy sinh
những dự tính điên rồ, tin tưởng rằng sẽ thành công trong mọi công việc mà họ chịu ra sức cố gắng.
* Hưng cảm (mania) một trạng thái tâm lý đặc trưng bởi cơn vui vẻ quá độ và hoạt động tăng thêm. Tâm trạng trở nên khoái
hoạt (euphoria) và biến đổi nhanh đến mức dễ bị kích động. Tư duy và lời nói diễn ra nhanh đến mức không ăn nhập gì với nhau
và người ta không thể theo dõi được sự liên lạc giữa các ý tưởng. Hành vi cư xử trở nên quá nhanh nhảu, ngông cuồng
(extravagant), hống hách (overbearing), và đôi khi còn hung bạo (violent) nữa. Khả năng phán đoán bị tổn thương nên người
bệnh có thể tự làm hại đến quyền lợi của bản thân. Có thể có ảo tường bản thân vĩ đại (grandiose delusions). Chữa trị bằng các
loại thuốc như lithium hay phenothiazines, và thường người bệnh phải nhập viện. Cũng có thể dùng lithium để ngừa bệnh tái
phát (theo Từ điển Y học).
- Rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder - rối loạn hưng cảm – trầm cảm):
• Các cơn hưng cảm đi đôi với trầm cảm, luân phiên qua các thời kỳ, có thể kéo dài vài năm.
• Thời kỳ trầm cảm thường kéo dài hơn so với thời kỳ hưng cảm.
* Loạn tâm thần hưng cảm trầm cảm (manic-depressive psychosys) một bệnh tâm thần nghiêm trọng gây ra nhiều cơn trầm
cảm, hưng cảm hay cả hai. Các cơn bệnh có thể phát nhanh ra hơn khi có các biến cố gây rối loạn, nhưng lại không tỉ lệ với
các nguyên nhân này. Đôi khi có thể gây ra trầm cảm hay hưng cảm mạn tính. Khuynh hướng mắc bệnh có tính di truyền.
Chữa trị bằng các loại thuốc phenothiazine đối với hưng cảm và bằng các loại thuốc chống trầm cảm hay co giật điện đối
với trầm cảm. Lithium có thể ngăn ngừa hay làm giảm bớt tần số và mức nghiêm trọng của các cơn bệnh. Ở khoảng giữa
các cơn bệnh, người bệnh thường vẫn mạnh khỏe (theo Từ điển Y học).
iii) Nguyên nhân
- Cơ sở sinh học: yếu tố di truyền, nhân tố trí tuệ, chất dẫn truyền thần kinh
- Theo quan điểm nhân bản (quan điểm của Seligman): trầm cảm thường là phản ứng trong trường hợp
con người ý thức được tình trạng bất lực của mình. Ý thức tình trạng bất lực (leamed helplessness) là
một tâm trạng trong đó con người nhận thức được và sau cùng hiểu ra rằng không còn phương cách
nào tránh né hay đối phó được tình trạng căng thẳng đang gặp phải. Do đó, họ đành xuôi tay không còn
phấn đấu chống lại và cam chịu số phận, từ đó nảy sinh tinh trạng trầm cảm. Xây dựng trên quan điểm
của Seligman, các nhà tâm lý khác cho rằng trầm cảm là một kết quả vô vọng, một tình trạng bao gồm
tâm trạng ý thức sự bất lực và kỳ vọng hậu quả đen tối không thể tránh được trong cuộc sống.
e) Chứng tâm thần phân liệt: khi thực tại bị mất liên lạc
i) Triệu chứng điển hình
- Mức độ sinh hoạt sụt giảm hẳn so với trước đây. Người bệnh không còn khả năng thực hiện nổi các hoạt
động trước đây của họ nữa.
- Rối loạn tư duy và ngôn ngữ. Người bệnh tâm thần phân liệt vận dụng lôgic và ngôn ngữ theo cung cách
kỳ lạ; suy nghĩ của họ chẳng còn ý nghĩa gì cả và cũng không tuân thủ các nguyên tắc ước lệ trong ngôn
ngữ.
- Ảo tưởng. Những người bị chứng tâm thần phân liệt thường có các ảo tưởng* (delusion), là các niềm tin
vững chắc và không gì lay chuyển được, nhưng lại không có cơ sở thực tại. Những bệnh nhân này thường
tin rằng bản thân họ bị kẻ khác chi phối, bị kẻ khác ngược đãi, và rằng các ý nghĩ của họ đang lan truyền
cho mọi người để ai cũng biết họ đang suy nghĩ điều gì.
- Các rối loạn về nhận thức. Các bệnh nhân tâm thần phân liệt không nhận thức ngoại giới giống như hầu
hết mọi người khác. Họ nhìn, nghe, hoặc ngửi mọi thứ khác hẳn mọi người khác (xem hình 12- 4) và
thậm chí không cảm nhận cơ thể mình theo cách thức của những người khác. Một số báo cáo lại cho
rằng những bệnh nhân tâm thần phân liệt còn gặp khó khăn trong việc xác định bộ phận nào thuộc cơ
thể của họ và thứ gì không thuộc cơ thể họ. Họ cũng có các ảo giác (hallucination), tức là kinh nghiệm
nhận thức về những sự vật không hiện hữu trên thực tế.
* Ảo giác (hallucination): Một nhận thức sai lạc về một điều gì đó không hiện hữu trên thực tế. Ảo giác có thể thuộc về thị giác,
thính giác, xúc giác, vị giác, hay khứu giác. Ảo giác có thể phát sinh ở bệnh tâm lý (như bệnh tâm thần phân liệt) hay ở một rối
loạn vật chất trong não bộ (như chứng động kinh ở thùy thái dương). Ảo giác có thể phát sinh do dược phẩm hay do tình trạng
mất cảm giác. Cần phân biệt ảo giác với các giấc mộng (dreams) và ảo tưởng (illusions), bởi vì ảo giác diễn ra giống như các
nhận thức có thực vậy (theo Từ điển Y học)
- Các rối loạn xúc cảm. Những người bị chứng tâm thần phân liệt đôi khi mất hẳn khả năng xúc cảm đến
mức ngay cả những biến cố bi thảm nhất cũng ít ra hoặc không gợi ra chút phản ứng xúc cảm nào. Ngược
lại, họ có thể bộc lộ tình cảm không phù hợp với tình huống đang gặp phải. Thí dụ, người bị chứng tâm
thần phân liệt có thể phá ra cười rũ rượi ở một tang lễ hay nổi giận vô cớ với người có hành vi giúp đỡ
họ.
- Thái độ xa lánh mọi người. Những người bị chứng tâm thần phân liệt thường ít quan tâm đến người khác.
Họ có khuynh hướng tự cô lập với xã hội và không muốn đối thoại thực sự với người khác, mặc dù họ có
thể nói chuyện cho người khác nghe. Trong những trường hợp cực đoan thậm chí họ còn không thèm
để ý đến sự hiện diện của những người tình cờ bước vào thế giới cô lập riêng tư của họ
ii) Phân loại
- Theo diễn biến:
• Chứng TTPL tiệm tiến (process schizophrenia): các triệu chứng xuất hiện tương đối sớm trong đời, sau
đó phát triển chậm chạp và khó thấy rõ. Có thể có tình trạng cô lập dần dần đối với thế giới bên ngoài,
mơ mộng thái quá, và xúc cảm không còn nhạy bén, phát triển dần đến khi tình trạng rối loạn tiến đến
mức người khác có thể thấy được.
• Chứng TTPL đột biến (reactive schizophrenia): sự khởi đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh rất đột ngột
và rất dễ thấy, đo đó dễ phát hiện và điều trị từ sớm.
- Dựa vào tính chất:
• TTPL triệu chứng - tiêu cực (negative sympton schizophrenia): phản ảnh tình trạng thiếu vắng hoặc bị
mất chức năng hoạt động bình thường, như trường hợp xa lánh xã hội hoặc khả năng xúc cảm bị cùn
nhụt.
• TTPL chứng tích cực (positive - symptom schizophrenia): đặc trưng bởi sự hiện hữu tác phong cư xử
rối loạn, như các ảo giác, ảo tưởng, và các thứ tinh cảm thái cực.
iii) Nguyên nhân
- Nhân tố sinh học
• Yếu tố di truyền
• Tình trạng mất cân bằng sinh học trong não bộ: giống như tác dụng các chất gây nghiện (ma túy, LSD,…)
Giả thuyết dopamine (dopamine hypothesis) cho rằng chứng tâm thần phân liệt xảy ra khi có một hoạt
động thái quá ở những vùng thuộc não bộ dùng chất dopamine để dẫn truyền các xung lực qua các tế
bào thần kinh. Giả thuyết đã được nêu ra sau khám phá cho rằng các loại dược phẩm có tác dụng
phong tỏa hoạt động của dopamine trong các đường thần kinh thuộc não bộ có thể phát sinh hiệu quả
cao trong việc làm giảm bớt các triệu chứng bệnh tâm thần phân liệt.
* Giả thuyết dopamine (dopamine hypothesis) giả thuyết cho rằng chứng tâm thần phân liệt phát sinh phần nào do các trường
hợp bất bình thường trong hơn trung chuyển hóa dopamine, và có thể chữa trị được phần nào nhờ các loại thuốc (như
chorpromazine) tác động đối kháng với dopamine như một chất dẫn truyền thần kinh (theo Từ điển Y học).
• Bất thường về cấu trúc hệ thần kinh
BẢNG: Các loại bệnh tâm thần phân liệt chủ yếu
Bệnh Triệu chứng
Tâm thần phân liệt thể thanh xuân
(Disorganized/hebephreic schizophrenia)
Cười phá ra không hợp lúc, cử chỉ ngờ nghệch, nói năng
rời rạc, hành vi ấu trĩ, cư xử kỳ lạ, tục tĩu.
Tâm thần phân liệt hoang tưởng
(Paranoid schizophrenia)
Ảo tưởng và ảo giác bị hành hạ, ngược đãi hoặc về tính vĩ
đại của bản thân, mất khả năng phán đoán, cư xử thất
thường và không thể đoán biết trước được.
Tâm thần phân liệt tăng trương lực
(Catatonic schizophrenia)
Rối loạn rõ rệt trong vận động.
Trong một số thời kỳ bệnh nhân mất hẳn khả năng vận
động, đông cứng trong một tư thế đơn giản trong nhiều
giờ và đôi khi cả đến nhiều ngày.
Trong các thời kỳ khác, bệnh nhân hoạt động quá mức
cuồng nhiệt, đôi khi còn có hành động hung bạo.
Tâm thần phân liệt bất định
(undifferentiated schizophrenia)
Pha trộn không nhất định các triệu chứng tâm thần phân
liệt chủ yếu; cách xếp loại này áp dụng cho những bệnh
nhân không thể xếp loại vào bất kỳ dạng đặc biệt nào
Tâm thần phân liệt khác
(Residual schizophrenia)
Các dấu hiệu tâm thần phân liệt thứ yếu xảy ra sau một
biến cố quan trọng hơn.
- Nhân tố tâm lý
• Theo lý thuyết phân tâm, hiện tượng tâm thần phân liệt là một dạng hồi qui về các kinh nghiệm và
giai đoạn phát triển nhân cách trước đây trong cuộc đời. Freud tin rằng người bệnh tâm thần phân
liệt thiếu bản ngã vững vàng để đối phó hữu hiệu với các xung đột không chấp nhận được, họ bèn
rút lui về giai đoạn miệng - một thời kỳ mà bản năng nguyên thủy và bản ngã chưa tách riêng ra. Do
đó, những cá nhân bị tâm thần phân liệt nói chung có bản ngã khiếm khuyết và cứ một mực lo đối
phó với các xung động mà không cần để ý gì đến thực tại cả.
• Theo quan điểm của lý thuyết tác phong, tâm thần phân liệt là một lối cư xử do tiêm nhiễm mà có,
bao gồm một loạt các phản ứng không phù hợp đối với các kích thích xã hội. Thay vì ứng đáp với
người khác, những người bệnh tâm thần phân liệt đã tiêm nhiễm lối phớt lờ các kích thích phù hợp.
Ngược lại, họ chú ý đến các kích thích không liên hệ gì đến sự tương tác xã hội bình thường. Bởi vì
tình trạng này đưa đến hậu quả có lối cư xử quái lạ, nên tha nhân ứng đáp họ theo lối tiêu cực, đưa
đến tình trạng hất hủi về mặt xã hội và các tương tác kém vui và sau cùng sẽ khiến cho người bệnh
có phản ứng còn kém phù hợp hơn nữa. Cuối cùng, người bệnh bắt đầu "loại trừ" các kích thích phù
hợp và phát triển các đặc điểm tâm thần phân liệt.
• Sa sút trí tuệ (dementia). Một dạng rối loạn tíên trình trí tuệ mạn tính hay dai dẳng do bệnh não hữu cơ (organic brain
disease). Bệnh có đặc điểm rối loạn trí nhớ, thay đổi nhân cách, sa sút trong việc chăm sóc bản thân, khả năng lý luận bị tổn
thương, và mất định hướng. Sa sút trí tuệ trước tuổi già (presenile dementia) xảy ra ở người trẻ tuổi và trung niên. Thuật
ngữ này đôi khi dùng cho bệnh Alzheimer và bệnh Pick, nhưng điều quan trọng là phải phân biệt tình trạng này với các bệnh
não (brain desease), bởi vì có thể có các biện pháp hữu hiệu đối với các bệnh não ấy (theo Từ điển Y học)
iv) Kết luận:
- Nguyên nhân gây ra TTPL không phải là duy nhất mà phối hợp nhiều yếu tố khác nhau.
- Quan điểm tiền định di truyền về tâm thần phân liệt (predisposition model of schizophrenia
Quan điểm này cho rằng con người có thể thừa hưởng một cấu tạo di truyền hoặc một đặc điểm bẩm
sinh nhạy cảm đối với chứng tâm thần phân liệt, khiến cho họ đặc biệt dễ bị tổn thương bởi các nhân tố
căng thẳng trong hoàn cảnh sống. Các nhân tố gây căng thẳng ấy có thể khác biệt nhau - sự hắt hủi
trong tương tác xã hội hoặc các khuôn mẫu thông đạt hoạt động lệch lạc trong gia đình - nhưng nếu
chúng đủ mạnh và cặp đôi với cấu tạo di truyền tiền định, thì hậu quả có thể gây ra bệnh tâm thần phân
liệt. Tương tự, nếu cấu tạo di truyền tiền định đủ mạnh, thì chứng tâm thần phân liệt có thể xảy ra ngay
trong trường hợp các nhân tố gây căng thẳng trong hoàn cảnh sống tương đối yếu.
f) Các rối loạn nhân cách (personality disorders): người bệnh không cảm thấy đau khổ
* Rối loạn nhân cách (personality disorder). Một kiểu mẫu cư xử in sâu và thích nghi sai lạc, kéo dài qua nhiều năm. Tình trạng
này thường biểu hiện khi bệnh nhân đến tuổi thanh xuân. Tình trạng bất bình thường về mặt tác phong cư xử phải đủ nghiêm
trọng để gây đau khổ hoặc cho bệnh nhân hoặc cho những người khác (hoặc cho cả hai). Một số bệnh nhân khi trưởng thành
lại được hạnh phúc hơn. Hầu hết các loại liệu pháp tâm lý (psychotherapy) đều tự nhận có giá trị về mặt chữa trị, nhưng hiệu
quả của bất kỳ cách chữa trị nào cũng vẫn còn trong vòng tranh cãi (theo Từ điển Y bọc)
i) Rối loạn nhân cách chống lại xã hội (antisocial/sociapathic personality disorder)
- Là dạng RLNC phổ biến nhất.
- Đặc điểm:
• Thiếu lương tâm, tội lỗi, hoặc khao khát phạm pháp. Khi những người có nhân cách chống lại xã hội
cư xử theo cách gây tổn thương cho người khác họ thừa hiểu rằng chính họ đã gây ra thiệt hại đó
thế mà họ không cảm thấy ăn năn hay hối tiếc chút nào.
• Cư xử bốc đồng và thiếu khả năng chịu đựng tình trạng thất vọng. Những người có nhân cách chống
lại xã hội vì không đủ sức chịu đựng tâm trạng thất vọng nên sẽ phản ứng theo một cách thức nào
đó - có thể kể cả việc xâm phạm đến quyền lợi của người khác, nếu làm như vậy giúp họ dẹp bỏ được
tâm trạng thất vọng ấy.
• Lợi dụng người khác. Những người có nhân cách chống xã hội thường rất khôn khéo trong giao tế. Họ
lôi cuốn, thu hút và có năng lực thuyết phục người khác thực hiện những điều họ muốn. Một số
người bị tội lừa gạt nổi tiếng nhất đều có nhân cách chống lại xã hội. Không cần phải mất một giây
suy nghĩ, những người này đã có thể lừa người ta để lấy đi số tiền dành đụn suốt đời của họ. Cảnh
khốn quẫn sau khi người bị lừa thức tỉnh trước hành vi ấy không gây cho những người có nhân cách
chống lại xã hội chút lòng xót thương nào cả.
- Nguyên nhân:
• Mất khả năng cảm xúc do yếu tố sinh học
• Rắc rối trong quan hệ gia đình, quan hệ xã hội
• Nhân tố văn hóa xã hội, tình trạng kinh tế: tình trạng đổ vỡ các nguyên tắc, chuẩn mực và luật lệ xã
hội ở các bối cảnh kinh tế nghèo khổ trầm trọng
ii) Rối loạn nhân cách tự mê (narcissistic personality disorder)
- Đặc điểm: ý thức thổi phồng về tầm quan trọng của bản thân
• Người bệnh mong muốn được người khác cư xử đặc biệt, không quan tâm đến cảm nhận của người
khác
• Hội chứng tự mê (narcissism) Sự suy tôn bản thân quá mức hoặc không có cơ sở hợp lý. Theo lối dùng chữ của Freud, thuật
ngữ này chỉ một tình trạng trong đó bản ngã/cái tôi (ego) được xem là một đối tượng đáng yêu. Một vài mức độ tự mê biểu
hiện ở phần lớn mọi người, nhưng khi nó trở nên thái quá thì lại là một triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt, chứng rối
loạn nhân cách và các rối loạn tâm thần khác.
Narcisse là một nhân vật trong thần thoại Hi Lạp, con của thần sông Cêphisse ở vùng Thespies thuộc xứ Bêtic. Nhân vật này
thích chiêm ngưỡng hình ảnh của bản thân phản chiếu dưới nước, rồi đâm ra say mê vẻ đẹp của chính mình đến mức mọc
rễ tại bờ suối biến thành loài hoa dại gọi là hoa “hoa narcisse”. Trong phân tâm học người ta dùng thuật ngữ narcissism để
ám chỉ sự kiện năng lực tình dục, thay vì đầu tư vào hành vi hướng về người khác lại quay trở về bản thân, khiến cho bạn
thân sống trong cô độc thiếu cảm thông với người khác. Những người này thích sống nội tâm, thích sống trong mộng tường
cho rằng mình là "đáng yêu nhất".
- Nguyên nhân: thiếu khả năng cảm thông
g) Dạng rối loạn ngoài các rối loạn chủ yếu ( Tham khảo DSM 5 và ICD-10)

More Related Content

Similar to Chương 12: Hành vi bất thường

Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh NhânThăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh NhânNguyen Khue
 
Nhan van sinh vien
Nhan van   sinh vienNhan van   sinh vien
Nhan van sinh vienNhat Nguyen
 
Roiloannhancach
RoiloannhancachRoiloannhancach
RoiloannhancachNgoc Quang
 
Rối loạn nhân cách. bg
Rối loạn nhân cách.  bgRối loạn nhân cách.  bg
Rối loạn nhân cách. bgKhai Nguyen
 
Những vấn đề lý luận cơ bản về tự kỷ đã chuyển đổi pdf
Những vấn đề lý luận cơ bản về tự kỷ đã chuyển đổi pdfNhững vấn đề lý luận cơ bản về tự kỷ đã chuyển đổi pdf
Những vấn đề lý luận cơ bản về tự kỷ đã chuyển đổi pdfinhHng51
 
Tam ly hoc_dai_cuong
Tam ly hoc_dai_cuongTam ly hoc_dai_cuong
Tam ly hoc_dai_cuongQuoc Nguyen
 
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lýThuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lýLenam711.tk@gmail.com
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bảnĐại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bảnCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩaTâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩaCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Rối loạn lo âu - Ths Nguyễn Thị Phú
Rối loạn lo âu - Ths Nguyễn Thị PhúRối loạn lo âu - Ths Nguyễn Thị Phú
Rối loạn lo âu - Ths Nguyễn Thị PhúThuanHoMD
 
Phơrớt cho rằng: “Mọi hoạt động của con người bị chi phối bởi tầng vô thức.” ...
Phơrớt cho rằng: “Mọi hoạt động của con người bị chi phối bởi tầng vô thức.” ...Phơrớt cho rằng: “Mọi hoạt động của con người bị chi phối bởi tầng vô thức.” ...
Phơrớt cho rằng: “Mọi hoạt động của con người bị chi phối bởi tầng vô thức.” ...KiuChinh4
 
Liệu pháp hành vi và ứng dụng của liệu pháp hợp lý trong trợ giúp người có kh...
Liệu pháp hành vi và ứng dụng của liệu pháp hợp lý trong trợ giúp người có kh...Liệu pháp hành vi và ứng dụng của liệu pháp hợp lý trong trợ giúp người có kh...
Liệu pháp hành vi và ứng dụng của liệu pháp hợp lý trong trợ giúp người có kh...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non nataliej4
 
RL lo au revised TT cơ bản 2019.ppt
RL lo au revised TT cơ bản 2019.pptRL lo au revised TT cơ bản 2019.ppt
RL lo au revised TT cơ bản 2019.pptNguynV934721
 
SLIDE thuyết trình về Stress.pptx
SLIDE thuyết trình về Stress.pptxSLIDE thuyết trình về Stress.pptx
SLIDE thuyết trình về Stress.pptxNguynThMNhi
 
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019phamhieu56
 
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI nataliej4
 

Similar to Chương 12: Hành vi bất thường (20)

Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh NhânThăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
 
Nhan van sinh vien
Nhan van   sinh vienNhan van   sinh vien
Nhan van sinh vien
 
Roiloannhancach
RoiloannhancachRoiloannhancach
Roiloannhancach
 
Rối loạn nhân cách. bg
Rối loạn nhân cách.  bgRối loạn nhân cách.  bg
Rối loạn nhân cách. bg
 
Những vấn đề lý luận cơ bản về tự kỷ đã chuyển đổi pdf
Những vấn đề lý luận cơ bản về tự kỷ đã chuyển đổi pdfNhững vấn đề lý luận cơ bản về tự kỷ đã chuyển đổi pdf
Những vấn đề lý luận cơ bản về tự kỷ đã chuyển đổi pdf
 
Depression
DepressionDepression
Depression
 
Tam ly hoc_dai_cuong
Tam ly hoc_dai_cuongTam ly hoc_dai_cuong
Tam ly hoc_dai_cuong
 
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lýThuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bảnĐại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
 
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩaTâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
 
Rối loạn lo âu - Ths Nguyễn Thị Phú
Rối loạn lo âu - Ths Nguyễn Thị PhúRối loạn lo âu - Ths Nguyễn Thị Phú
Rối loạn lo âu - Ths Nguyễn Thị Phú
 
Phơrớt cho rằng: “Mọi hoạt động của con người bị chi phối bởi tầng vô thức.” ...
Phơrớt cho rằng: “Mọi hoạt động của con người bị chi phối bởi tầng vô thức.” ...Phơrớt cho rằng: “Mọi hoạt động của con người bị chi phối bởi tầng vô thức.” ...
Phơrớt cho rằng: “Mọi hoạt động của con người bị chi phối bởi tầng vô thức.” ...
 
Luận án: Điều trị rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân lupus ban đỏ, 9đ
Luận án: Điều trị rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân lupus ban đỏ, 9đLuận án: Điều trị rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân lupus ban đỏ, 9đ
Luận án: Điều trị rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân lupus ban đỏ, 9đ
 
Liệu pháp hành vi và ứng dụng của liệu pháp hợp lý trong trợ giúp người có kh...
Liệu pháp hành vi và ứng dụng của liệu pháp hợp lý trong trợ giúp người có kh...Liệu pháp hành vi và ứng dụng của liệu pháp hợp lý trong trợ giúp người có kh...
Liệu pháp hành vi và ứng dụng của liệu pháp hợp lý trong trợ giúp người có kh...
 
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
 
RL lo au revised TT cơ bản 2019.ppt
RL lo au revised TT cơ bản 2019.pptRL lo au revised TT cơ bản 2019.ppt
RL lo au revised TT cơ bản 2019.ppt
 
SLIDE thuyết trình về Stress.pptx
SLIDE thuyết trình về Stress.pptxSLIDE thuyết trình về Stress.pptx
SLIDE thuyết trình về Stress.pptx
 
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019
 
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docxBài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
 
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
 

Recently uploaded

Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHongBiThi1
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfHongBiThi1
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸHongBiThi1
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfHongBiThi1
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfHongBiThi1
 
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHongBiThi1
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
 
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
 
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
 
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
 

Chương 12: Hành vi bất thường

  • 1. Chương 12: HÀNH VI ỨNG XỬ BẤT THƯỜNG 1) Phân biệt hành vi bình thường – hành vi bất thường a) Phương pháp giải thích HVBT b) Thang đánh giá hành vi bình thường và bất thường Hành vi bình thường Hành vi bất thường Các quan điểm phân biệt hành vi bình thường và bất thường còn nhiều lỗ hổng, do đó chúng ta không nên coi hành vi bình thường hay bất thường là những tình trạng tuyệt đối. Hành vi bình thường hay bất thường là 2 thái cực đối lập mà trong đó các hành vi trên thực tế sẽ rơi vào điểm nào đó giữa 2 cực trên. Quan điểm Cơ sở lý luận Nhược điểm Lệch khỏi mức trung bình Để xác định HVBT, chỉ cần quan sát các hành vi hiếm xảy ra trong xã hội hay một nền văn hóa nhất định  HVBT = Lệch khỏi chuẩn mực xã hội Một số hành vi hiếm về mặt thống kê nhưng không phải HVBT: chỉ số IQ cao, sự khác biệt giữa các nền văn hóa,… Lệch khỏi mức ý tưởng Hầu hết mọi người đều có hành vi đạt đến một mức nào đó (mức trung bình), và có một tiêu chuẩn họ mong muốn đạt được (mức lý tưởng)  HVBT = Lệch khỏi mức tiêu chuẩn Không nhiều tiêu chuẩn xã hội được tất cả mọi người tán thành. Tiêu chuẩn xã hội sẽ thay đổi theo thời gian. **Bất bình thường là ý thức được tình trạng bất an hay khó chịu có tính chủ quan Chú trọng đến hậu quả tâm lý của hành vi đối với cá nhân.  HVBT = Hành vi khiến cá nhân cảm thấy đau buồn, lo âu, tội lỗi, tổn hại đến người khác. Một số rối loạn tâm trí khiến cá nhân cảm thấy phấn chấn, hưng cảm. Bất bình thường là thiếu khả năng hành xử hữu hiệu Hầu hết mọi người đều có khả năng nuôi sống bản thân (nghề nghiệp, chung sống với tập thể,…) – khả năng hành xử hữu hiệu.  HVBT = Không đủ sức thích nghi với các nhu cầu của xã hội (khả năng hành xử hữu hiệu) Việc lựa chọn lối sống, nhu cầu xã hội khác nhau giữa những cá nhân sẽ dẫn đến hình thành các tập thể có các yêu cầu thích nghi khác nhau. Theo pháp luật: • Tỏ ra nguy hiểm cho bản thân • Không đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu căn bản của bản thân • Không đủ lí trí để quyết định bản thân có nên được chữa trị không • Thật sự cần được chăm sóc và chữa trị Các định nghĩa còn quá mơ hồ.
  • 2. 2) Các quan điểm về trạng thái bất thường Quan điểm Đối tượng nghiên cứu Nội dung Nhược điểm Quan điểm y học Rối loạn thực thể Các triệu chứng rối loạn tâm lý xuất phát từ những rối loạn chức năng của cơ thể: rối loạn hormon, thiếu hụt vi chất,… Một số rối loạn tâm lý không đi kèm các rối loạn chức năng thực thể. Quan điểm phân tâm Xung đột thời thơ ấu do khao khát chống đối liên quan đến tình dục và tính gây hấn Các xung động trong thời thơ ấu không được giải quyết thỏa đáng sẽ tồn tại tiềm tàng trong tiềm thức và biểu hiện thành hành vi bất thường trong thời kỳ trưởng thành. Không có phương thức chắc chắn về việc kết nối giữa những xung đột thời kỳ thơ ấu với hành vi bất thường. Điểm chung giữa QĐYH, QĐPT: không cho rằng con người không đủ khả năng chi phối hành vi của bản thân, các hành vi ấy bị chi phối bởi các rối loạn thực thể (QĐYH) hoặc các xung động vô thức (QĐPT). Do đó việc điều trị lệ thuộc vào con người chứ không phụ thuộc vào sự kiện được phô bày bởi hành vi của họ. Quan điểm hành vi ứng xử Hành vi và hoàn cảnh của hành vi Hành vi bình thường và bất thường đều là các phản ứng tiêm nhiễm qua kinh nghiệm của quá khứ và được định hướng phát sinh trong hoàn cảnh sống của con người. Chỉ cần tìm hiểu xem con người đã tập nhiễm hành vi bất thường ra sao để giải thích và giải quyết nguyên nhân đó. Đây là một trong những quan điểm mang lại nhiều giá trị và hiệu quả cao trong điều trị. Vì chỉ chú trọng vào các hành vi vừa diễn ra nên khó phát hiện và xử trí các rối loạn tâm lý tiềm tàng, chưa biểu lộ bằng hành vi. Quan điểm tiến trình trí tuệ Tiến trình trí tuệ Tiến trình trí tuệ là nguồn gốc phát sinh hành vi của con người. Chữa trị hành vi ứng xử bất thường là dạy người đó lối tư duy và niềm tin mới. Quá trình học hỏi để thay đổi lối tư duy và suy nghĩ cần nhiều thời gian và chịu tác động nhiều bởi thái độ và sự hợp tác của người đó. Quan điểm nhân bản Suy nghĩ, quan điểm của mỗi cá nhân với thế giới xung quanh Mọi người đều hiểu rõ cuộc sống và bản thân mình, chính điều này khiến con người ra sức tìm hiểu ý nghĩa cuộc sống và giá trị bản thân. Hành vi bất thường chỉ là dấu hiệu cho thấy tình trạng không đủ khả năng thỏa mãn nhu cầu và năng lực nhân bản của con người. Do đó, thay vì chủ trương ‘’chữa trị là cần thiết” thì con người chỉ có trách nhiệm sửa chữa những hành vi bất thường của mình khi họ cảm thấy mình cần sửa. Phương pháp điều trị là tìm và cung cấp phương thức giúp con người có khả năng tự thỏa mãn cao hơn. Các thông tin thiếu khoa học và không thể chứng minh được. Khái niệm và dẫn chứng mơ hồ, không thuyết phục. Quan điểm văn hóa xã hội Tương tác giữa con người và hoàn cảnh sống Hành vi ứng xử của một người được định hình bởi hoàn cảnh sống: tầng lớp xuất thân, xã hội, nền văn hóa. Do đó, xã hội là nền tảng phát sinh cho những hành vi bất thường. Không cung cấp được những giải pháp trong hướng điều trị những rối loạn tâm lý, chỉ tập trung phân tích các nhân tố xã hội.
  • 3. 3) Phân loại hành vi ứng xử bất bình thường – DSM-IV https://drive.google.com/file/d/1KTRX8DQ21J5PfxQg2rmI-SkdBugDxyPn/view?usp=sharing 4) Các dạng rối loạn chủ yếu a) Các rối loạn lo âu i) Rối loạn lo âu vô cớ: Rối loạn dạng lo âu vô cớ (generalized anxiety disorder) là một rối loạn trong đó một cá nhân trải qua một trạng thái lo âu kéo dài và nhất quán, nhưng lại không biết nguyên nhân nào tác động. Những người này sợ hãi điều gì đó, nhưng không thế nói được đều ấy là gì. Vì lo âu nên họ không thể sinh hoạt như bình thường. Họ không có khả năng tập trung chú ý, không đủ sức gạt cơn sợ hãi ấy qua một bên, và cuộc sống của họ bị vây hãm bởi trạng thái lo âu, tình trạng lo âu ấy cuối cùng sẽ gây ra các rối loạn sinh lý. Do tình trạng cảnh giác và căng thẳng cơ bắp cao độ, những cá nhân bị chứng lo âu vô cớ sẽ bắt đầu cảm thấy nhức đầu, choáng váng, trống ngực đập, hoặc chứng mất ngủ (Insomnia) ii) Rối loạn kinh khủng Rối loạn dạng kinh khủng (panic disorder), những cơn kinh khủng (panic attacks) kéo dài từ vài giây cho đến vài giờ đồng hồ. Trong một cơn, tình trạng lo âu kinh niên đang diễn ra lại đột ngột tăng lên đến cực điểm, và cá nhân ấy cảm thấy cái chết lửng lơ trên đầu mà không sao tránh được. Dù triệu chứng có khác biệt nhau đối với mỗi người, tựu trung vẫn là trống ngực đập thình thịch, hơi thở gấp rút, mồ hôi xuất ra đâm đìa, mệt ngất và choáng váng, mót tiểu, cảm thấy đau nhói ở dạ dày và - trong trường hợp cực điểm - có cảm giác như sắp chết. Sau khi bị một cơn kinh khủng như vậy, không lấy làm lạ rằng người ta thường cảm thấy mệt lả đi. iii) Rối loạn dạng ám ảnh sợ hãi - Ám ảnh sợ hãi (phobias) là các cơn sợ hãi căng thẳng và vô lý đối với các sự việc hay tình huống đặc biệt. Thí dụ, ám ảnh sợ bị nhốt kín (claustrophobia) là sợ các nơi kín đáo, và ám ảnh sợ người lạ (xenophobia) là sợ gặp người lạ mặt. Mặc dù mối nguy cơ khách quan phát sinh bởi kích thích gây tình trạng lo âu nói chung không đáng kể hoặc không hiện hữu, nhưng đối với người bị ám ảnh thì kích thích rất nguy hiểm, và một cơn kinh khủng đến choáng người có thể xảy ra khi gặp phải kích thích ấy. Các rối loạn dạng ám ảnh sợ hãi khác biệt với các rối loạn dạng lo âu vô cớ và các rối loạn dạng kinh khủng ở chỗ các rối loạn này do một số kích thích cụ thể và nhận diện được khiến cho người ta phát sinh phản ứng lo âu. Các ám ảnh sợ hãi chỉ gây ảnh hưởng không đáng kể đối với cuộc sống của người bệnh nếu như họ có thể tránh né các sự vật gây sợ hãi. Thí dụ, trừ khi là người lính cứu hỏa hay là người nghệ sĩ đi dây xiếc, thì ám ảnh sợ độ cao ảnh hưởng rất ít đến cuộc sống con người. Ngược lại, sợ người lạ lại là một ám ảnh có hại hơn. Trong một ca bệnh, một bà nội trợ ở Washington trong vòng 30 năm chỉ rời nhà có 3 lần duy nhất - một lần đi thăm gia đinh, một lần để chịu giải phẫu, và một lần để mua kem lạnh cho người bạn đời của bà. ** Ám ảnh sợ hãi (phobia) tình trạng sợ hãi mãnh liệt và có tính bệnh lý đối với một biến cố hay sự vật đặc biệt. Tránh tình huống gây sợ hãi có thể hạn chế nghiêm trọng cuộc sống con người và khiến cho họ câm thấy đau khổ. Các loại ám ảnh sợ hãi chính là ám ảnh sợ hãi đặc biệt (specific phobias, sợ riêng các vật đặc biệt, như dao nhọn chẳng hạn); sợ khoảng rộng (agoraphobia); sợ giao tiếp xã hội (social phobias, sợ gặp gỡ mọi người); và ám ảnh sợ súc vật (animal phobias, như sợ nhện, sợ chuột, hoặc sợ chó). Chữa trị bằng liệu pháp cư xử (behavioral therapy), đặc biệt là giải cảm thụ (desensitization) và gây tràn ngập (flooding). Tâm lý liệu pháp và dược liệu pháp cũng có công hiệu (theo Từ điển Y học). iv) Rối loạn dạng ám ảnh cưỡng bách - Trong rối loạn dạng ám ảnh cưỡng bách (obsessive compulsive disorder) người ta bị khó chịu vì các ý tưởng vô ích, gọi là các ám ảnh, hoặc cảm thấy phải thực hiện một số hành động, gọi là các cưỡng bách, đi ngược lại ý chí của họ. - Ám ảnh * (obsession) là một ý tưởng hay khái niệm diễn ra liên tiếp nhiều lần trong tâm tư con người. Thí dụ, một sinh viên có thể không sao dừng được cảm nghĩ rằng mình đã quên ghi tên vào bài thi và trong suốt hai tuần lễ cứ loay hoay nghĩ cách lấy lại bài thi đã nộp. Một người đàn ông đang đi nghỉ mát và suốt thời gian ấy cứ thác mắc không biết mình có khóa cửa khi ra đi không. Một phụ nữ nghe tiếng
  • 4. âm vang trong đầu nhiều lần. Trong một trường hợp, người ta đều không muốn có ý nghĩ hay khái niệm ám ảnh nhưng lại khó lòng gạt ra khỏi tâm trí. Dĩ nhiên, nhiều người trong chúng ta thỉnh thoảng bị các cơn ám ảnh nhẹ, nhưng thông thường các ý tưởng ấy chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn mà thôi. Tuy nhiên, đối với những người bị ám ảnh nghiêm trọng, các ý nghĩ lưu lại trong tâm tư trong nhiều ngày hoặc nhiều tháng và có thể gồm các hình ảnh kỳ quặc, gây cảm giác khó chịu. Trong một ca ám ảnh cổ điển, bệnh nhân than phiền bị quấy nhiễu bởi các ý nghĩ "ghê gớm" như sau: Khi nghĩ đến người bạn trai cô mong anh ta chết đi, khi thân mẫu cô bước xuống cầu thang cô "mong bà té gãy cổ"; khi người chị nói đến dự tính dẫn có con gái nhỏ đi tắm biển, cô "mong cả hai đều bị chết đuối". Các ý nghĩ này "làm cho tôi kích động. Tôi yêu thích chúng; tại sao tôi lại muốn các điều ghê gớm ấy xảy ra? Nó làm tôi rối tung lên, khiến tôi cảm thấy điên hết lên và không còn thuộc vào xã hội nữa". - * Ám ảnh (obsession): một ý tưởng, cảm giác, hay hành động xảy ra nhiều lần, khiến người ta khó chịu và lo âu, nhưng lại không thể từ bỏ được. Dù ám ảnh chi phối bệnh nhân, người bệnh cũng nhận thấy được sự vô nghĩa của cảm tính và cố gắng gạt bỏ nó đi. Nỗi ám ảnh có thể là một hình ảnh sống động, một ý tưởng, một cơn sợ hãi (thí dụ, sợ bị lây nhiễm bệnh), hay một xung động thúc đẩy (thí dụ, muốn rửa tay mãi). Đây là một đặc trưng của chứng loạn tâm thần ám ảnh (obsessional neurosis), và đôi khi của bệnh trầm cảm (depression), hay của một trạng thãi hữu cơ như viêm não (encephalitis) chẳng hạn. Có thể chữa trị bằng liệu pháp cư xử và thuốc an thần. - Người ta cũng có thể trải qua các tình trạng bị cưỡng bách (compuisions), là một loại bệnh thuộc rối loạn dạng ám ảnh cưỡng bách, tức là tình trạng bị ép buộc thực hiện nhiều lần một hành vi kỳ lạ và không hợp lý, ngay bản thân họ cũng nhận thấy được. Dù hành vi bi cưỡng bách có là gì đi nữa, người ta vẫn cảm thấy cực kỳ lo âu nếu như họ không thể thực hiện được hành vi ấy, thậm chí trong trường hợp hành vi ấy là thứ mà họ muốn ngưng lại. Những hành vi ấy có thể là khá tầm thường, như cứ mở lò sưởi ra nhiều là để xem đã xoay trở củi đốt chưa, hoặc ít thấy hơn như nhu cầu tắm rửa liên tục chẳng hạn. Thí dụ, hãy tìm hiểu trường hợp báo cáo về một phụ nữ 27 tuổi bị cưỡng bách thực hiện nghi thức vệ sinh như sau: Trước tiên Bess cởi hết quần áo ra theo một chuỗi động tác dự định sẵn. Cô sẽ bày từng món trang phục vào những chỗ nhất định trên giường, và kiểm tra từng món để xem món nào "bị dơ". Sau đó cô kỳ cọ khắp người, bắt đầu từ hai bàn chân rồi kỳ cọ tỉ mỉ dần lên đầu, dùng khăn lau một vài vùng cơ thể. Bất kỳ món quần áo nào hơi "bị bẩn" đều bị quẳng vào máy giặt, quần áo sạch đặt thế vào chỗ trống. Cô sẽ mặc quần áo vào theo thứ tự ngược lại lúc cởi ra. Nếu có gì sai lệch thứ tự này, hoặc nếu Bess nghĩ rằng cô đã quên bỏ món đồ bẩn nào, cô sẽ tái diễn toàn bộ chuỗi động tác ấy. Không phải hiếm khi cô làm việc này đến 4 hay 5 lần trong một buổi tối. Không may cho những người bị rối loạn dạng ám ảnh cưỡng bách, việc thực hiện nghi thức cưỡng bách cũng không làm cho họ giảm bớt lo âu. Họ thường phải sống trong căng thăng không lúc nào ngớt. ** Tình trạng bị cưỡng bách (compuision): một ám ảnh (obsession) có dạng hành động máy móc, như hành động quét đi quét lại nhiều lần vì sợ dơ bẩn (theo từ điển Y học) v) Nguyên nhân: - Quan điểm y học: yếu tố di truyền (rối loạn lo âu), thiếu hụt chất hóa học trong hệ thần kinh (rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng bách) - Quan điểm tác phong (quan điểm hành vi ứng xử): hoàn cảnh - Quan điểm tiến trình tri tuệ: ý nghĩ không phù hợp, không chính xác về các hoàn cảnh gặp trong cuộc sống b) Các rối loạn biểu hiện cơ thể: Rối loạn tâm lý dẫn đến rối loạn cơ thể i) Bệnh tưởng (Rối loạn biểu hiện ở cơ thể - Somatoform disorders) - Khi mắc bệnh tưởng, người ta thường xuyên sợ bị bệnh, và các cảm giác cơ thể đều bị ngộ nhận là các dấu hiệu bị bệnh. Không phải các "triệu chứng" là giả tạo; chính những người bị bệnh tưởng thực sự bị những cơn đau nhức giống như phần lớn chúng ta cảm thấy khi bị bệnh đó. Song trên lâm sàng không có bất kỳ triệu chứng thực thể nào.
  • 5. * Bệnh tưởng (Hypochondria/Hypochondriasis): có định kiến xấu và các chức năng tự nhiên trong cơ thể và về tình trạng sức khỏe của bản thân, tình trạng này có thể dẫn đến chứng loạn thần kinh gây khuyết tật (Handping Neurosis) chi phối cuộc sống của bệnh nhân. Trường hợp nặng nhất là dạng có ảo tưởng kém sức khỏe, thường do chứng trầm cảm gây ra. Chữa trị bằng biện pháp trấn an (Beassurance), thuốc chống trầm cảm (Antidepressant Drugs), và/hay tâm lý liệu pháp (Psychotherapy), nhưng bệnh chứng thường kéo dài thành mạn tính (theo Từ điển Y học). ii) Rối loạn chuyển dạng (Conversion disorder) - Các rối loạn chuyển dạng có rối loạn cơ thể thực sự, như mất khả năng vận dụng một cơ quan cảm giác hoặc không thể cử động toàn bộ hay một phần cánh tay hay cẳng chân. Nguyên nhân gây ra rối loạn cơ thể ấy đơn thuần là về mặt tâm lý. Trong rối loạn này hoàn toàn không có lý do sinh học. - Các rối loạn thường đặc trưng bởi sự khởi đầu phát bệnh nhanh chóng của chúng. Một buổi sáng người ta thức dậy thấy mình bị mù hay bị điếc, hay cảm thấy bị tê liệt ở một bộ phận cơ thể nhất định. Thí dụ, bàn tay của người ta có thể hoàn toàn bị tê liệt, trong khi phần cánh tay phía trên cổ tay - kiểm soát bởi cùng những dây thần kinh tương tự - vẫn còn cảm giác mà người ta không sao giải thích được nguyên nhân. Tình trạng này được gọi là "tê liệt do găng tay". bởi vì phần bị mất cảm giác là phần bàn tay nằm trong găng tay, chứ không phải là vùng có liên hệ đến các đường đi của hệ thần kinh. - Các rối loạn chuyển dạng dường như xảy ra khi một cá nhân rơi vào một tình huống căng thẳng tâm lý có thể giảm bớt đi nhờ một triệu chứng cơ thể. Điều kiện cơ thể ấy cho phép người ta né tránh hay giảm bớt nguyên nhân gây căng thẳng. Như vậy, rối loạn tâm lý biến thành cơn đau cơ thể tác động nhằm làm giảm bớt nguyên nhân gây rối loạn tâm lý ban đầu. c) Các rối loạn phân ly (Dissociative disorders) i) Đa nhân cách (dissodative identity/multiple personality disorder) - Đặc trưng: tình trạng có hai hay nhiều nhân cách khác biệt nhau. Mỗi nhân cách có các đặc tính riêng biệt, thậm trí là khác biệt về các đặc điểm sinh học (thị lực, giọng nói, thính lực,…) - Tình trạng khó khăn là chỉ có một cơ thể làm trú sở cho nhiều nhân cách khác nhau, buộc các nhân lịch ấy phải lần lượt xuất hiện. Bởi vì có những dị biệt rất lớn giữa các nhân cách ấy, nên tác phong cư xử của người bệnh – xét toàn diện – tỏ ra vô cùng thiếu nhất quán. ii) Mất trí nhớ tâm sinh lý (bissoclative amnesia) - Đặc trưng: tình trạng quên hay không còn trí nhớ. Mất trí nhớ phân ly không giống như chứng mất trí nhớ đơn thuần (simple amnesia), là tình trạng thực sự mất hẳn các thông tin lưu trữ trong ký ức, thường là do nguyên nhân sinh lý. Ngược lại, trong các trường hợp bị chứng mất trí nhớ phân ly, các thông tin "bị quên" vẫn còn hiện hữu trong ký ức, tuy nhiên người bệnh không thể gợi nhớ lại các thông tin ấy. - Trong tình trạng nghiêm trọng nhất, bệnh nhân không còn nhớ được tên của mình, không còn nhớ được cha mẹ và thân nhân, và quên cả địa chỉ thường trú nữa. Dù vậy, xét về các khía cạnh khác thì họ có vẻ hoàn toàn bình thường. Không kể tình trạng mất khả năng nhớ lại một sự kiện về bản thân, họ vẫn có thể nói lại được các kỹ năng đã từng học hỏi hay rèn luyện được trước đây. • Thí dụ, dù không nhớ lại được mình sinh trưởng ở đâu và từng thụ huấn nơi nào một đầu bếp vẫn còn đủ khả năng nấu nướng một bữa ăn thịnh soạn. - Trong một số trường hợp mất trí nhớ phân ly, tình trạng mất trí nhớ thật sâu sắc. • Thí dụ, một phụ nữ - được các nhân viên cứu nạn đặt tên là Jame Doe - được một nhân viên bảo vệ công viên Florida tìm thấy vào đầu thập niên 1980. Miệng lảm nhảm không ngừng, thân thể gầy nhom, và áo quân hở hang, Doe không còn nhớ được tên tuổi và quá khứ của mình, thậm chí cô quên cả đọc và viết nữa. Căn cứ vào âm sắc giọng nói của cô, các cấp chính quyền cho rằng cô ở tiểu bang illinois, và các cuộc phỏng vấn tiến hành trong khi cô được dùng các loại thuốc an thần cho thấy cô đã từng tiếp thu một nền giáo dục Kitô giáo. Tuy nhiên, các ký ức thời thơ ấu của cô lại quá chung chung khiến người ta không thể xác định được gì hơn về lý lịch của cô. Trong một nỗ lực vô vọng nhằm khám phá căn cước của cô, người ta cho cô xuất hiện trên một show truyền hình Good Morning America, cuối cùng một cặp vợ chồng ở thành phố Roselle thuộc tiểu bang illlnois có một cô con gái
  • 6. đã từng dọn đến ở Florida, tự nhận là cha mẹ của cô. Tuy vậy, Jane Doe không bao giở hồi phục được trí nhớ của mình. - Chứng mất trí bỏ nhà ra đi (dissoclative fugue) • Trong tình trạng này, người bệnh lên cơn bốc đồng rồi đột ngột bỏ nhà ra đi, và thường tự nhận bản thân có một căn cước mới. Sau một thời gian - nhiều ngày, nhiều tháng hoặc có khi cả đến nhiều năm – họ đột nhiên nhận thức ra được bản thân ở nơi xa lạ, rồi hoàn toàn quên đikhoảng thời gian sống lang thang xa nhà. Ký ức duy nhất còn sót lại là các biến cố xảy ra ngay trước khi bị rơi vào tình trạng loạn trí bỏ nhà ra đi. • Chứng loạn trí bỏ nhà ra đi (fugue): Một thời kỳ mất trí nhớ trong đó bệnh nhân rời bỏ chỗ ở và những nơi quen thực để đi lang thang không mục đích hoặc bắt đầu một cuộc sống mới ở một nơi khác. Tình trạng này thường được báo điểm băng tình trạng mâu thuẫn tâm lý và trầm cảm, và có thể phù hợp lới chứng hysteria hoặc với một bệnh tâm thần hữu cơ (organic mental disease) (theo Từ điển Y học). iii) Loạn trí tâm sinh lý  Kết luận: Các dạng rồi loạn phân ly có đặc điểm chung là chúng cho phép người bệnh tránh né được tình huống gây ra tình trạng lo âu. Người bệnh tạo ra một nhân cách mới để đối phó với stress, hay tạo ra một tình huống nhằm quên đi stress, hoặc bỏ stress lại phía sau khi người bệnh du hành đến một hoàn cảnh mới lạ nào đó - và có lẽ để đè nén tâm trạng lo âu của mình d) Các rối loạn tâm trạng (Mood disorders): Tình cảm bất ổn i) Trầm cảm nặng (Major depressions) - Dịch tễ: Gặp ở nữ nhiều hơn nam - Nguyên nhân: xảy ra sau sự đổ vỡ của mối quan hệ lâu dài, sau cái chết của người thân, học tập,… - Biểu hiện: • Cảm thấy vô dụng, không xứng đáng, cô đơn • Thất vọng về tương lai • Kéo dài nhiều tháng, năm • Chìm đắm trong rượu chè, nghiện ngập. * Trầm cảm (depression): tình trạng tâm thần đặc trưng bởi cơn buồn cực độ. Sinh hoạt cơ thể bi khuấy động không ngừng hoặc chậm chạp và trễ nải. Tác phong cư xử bị chi phối bởi các niềm tin bi quan hoặc tuyệt vọng, và các hoạt động như ăn uống, ngủ nghỉ, và tập trung suy nghĩ đều bị rối loạn. Có rất nhiều nguyên nhân. Loạn tâm thần hưng cảm - trầm cảm (manic - depressive psychosis) gây ra chứng trầm câm nặng, trong đó có thể có ảo tưởng rằng mình vô dụng, bệnh hoạn, độc ác, hay nghèo khổ, và có ảo giác đang nghe lời buộc tội mất mát v.. bị vỡ mộng cũng gây ra tình trạng trầm cảm, loại trầm cảm này có thể kéo dài và không tương xứng trong chứng loạn tâm thần trầm cảm (depressive neurosis). Chữa trị bằng các loại thuốc chống trầm cảm (antidepressant drugs) và/hay liệu pháp tâm lý. Các ca nặng có thể cần đến hiểu pháp co giật điện (electro -convulsive therapy) nheo Từ điển Y học). ii) Chứng hưng cảm và các rối loạn lưỡng cực các tâm trạng thăng trầm - Hưng cảm (mania) là tình trạng sảng khoái (enphona) và phấn chấn (elation) cao độ. Người bi chứng hưng cảm có cảm giác quá mức hạnh phúc, quyền lực, an toàn, và tràn trề sinh lực. Họ có thể nảy sinh những dự tính điên rồ, tin tưởng rằng sẽ thành công trong mọi công việc mà họ chịu ra sức cố gắng. * Hưng cảm (mania) một trạng thái tâm lý đặc trưng bởi cơn vui vẻ quá độ và hoạt động tăng thêm. Tâm trạng trở nên khoái hoạt (euphoria) và biến đổi nhanh đến mức dễ bị kích động. Tư duy và lời nói diễn ra nhanh đến mức không ăn nhập gì với nhau và người ta không thể theo dõi được sự liên lạc giữa các ý tưởng. Hành vi cư xử trở nên quá nhanh nhảu, ngông cuồng (extravagant), hống hách (overbearing), và đôi khi còn hung bạo (violent) nữa. Khả năng phán đoán bị tổn thương nên người bệnh có thể tự làm hại đến quyền lợi của bản thân. Có thể có ảo tường bản thân vĩ đại (grandiose delusions). Chữa trị bằng các loại thuốc như lithium hay phenothiazines, và thường người bệnh phải nhập viện. Cũng có thể dùng lithium để ngừa bệnh tái phát (theo Từ điển Y học). - Rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder - rối loạn hưng cảm – trầm cảm): • Các cơn hưng cảm đi đôi với trầm cảm, luân phiên qua các thời kỳ, có thể kéo dài vài năm. • Thời kỳ trầm cảm thường kéo dài hơn so với thời kỳ hưng cảm. * Loạn tâm thần hưng cảm trầm cảm (manic-depressive psychosys) một bệnh tâm thần nghiêm trọng gây ra nhiều cơn trầm cảm, hưng cảm hay cả hai. Các cơn bệnh có thể phát nhanh ra hơn khi có các biến cố gây rối loạn, nhưng lại không tỉ lệ với
  • 7. các nguyên nhân này. Đôi khi có thể gây ra trầm cảm hay hưng cảm mạn tính. Khuynh hướng mắc bệnh có tính di truyền. Chữa trị bằng các loại thuốc phenothiazine đối với hưng cảm và bằng các loại thuốc chống trầm cảm hay co giật điện đối với trầm cảm. Lithium có thể ngăn ngừa hay làm giảm bớt tần số và mức nghiêm trọng của các cơn bệnh. Ở khoảng giữa các cơn bệnh, người bệnh thường vẫn mạnh khỏe (theo Từ điển Y học). iii) Nguyên nhân - Cơ sở sinh học: yếu tố di truyền, nhân tố trí tuệ, chất dẫn truyền thần kinh - Theo quan điểm nhân bản (quan điểm của Seligman): trầm cảm thường là phản ứng trong trường hợp con người ý thức được tình trạng bất lực của mình. Ý thức tình trạng bất lực (leamed helplessness) là một tâm trạng trong đó con người nhận thức được và sau cùng hiểu ra rằng không còn phương cách nào tránh né hay đối phó được tình trạng căng thẳng đang gặp phải. Do đó, họ đành xuôi tay không còn phấn đấu chống lại và cam chịu số phận, từ đó nảy sinh tinh trạng trầm cảm. Xây dựng trên quan điểm của Seligman, các nhà tâm lý khác cho rằng trầm cảm là một kết quả vô vọng, một tình trạng bao gồm tâm trạng ý thức sự bất lực và kỳ vọng hậu quả đen tối không thể tránh được trong cuộc sống. e) Chứng tâm thần phân liệt: khi thực tại bị mất liên lạc i) Triệu chứng điển hình - Mức độ sinh hoạt sụt giảm hẳn so với trước đây. Người bệnh không còn khả năng thực hiện nổi các hoạt động trước đây của họ nữa. - Rối loạn tư duy và ngôn ngữ. Người bệnh tâm thần phân liệt vận dụng lôgic và ngôn ngữ theo cung cách kỳ lạ; suy nghĩ của họ chẳng còn ý nghĩa gì cả và cũng không tuân thủ các nguyên tắc ước lệ trong ngôn ngữ. - Ảo tưởng. Những người bị chứng tâm thần phân liệt thường có các ảo tưởng* (delusion), là các niềm tin vững chắc và không gì lay chuyển được, nhưng lại không có cơ sở thực tại. Những bệnh nhân này thường tin rằng bản thân họ bị kẻ khác chi phối, bị kẻ khác ngược đãi, và rằng các ý nghĩ của họ đang lan truyền cho mọi người để ai cũng biết họ đang suy nghĩ điều gì. - Các rối loạn về nhận thức. Các bệnh nhân tâm thần phân liệt không nhận thức ngoại giới giống như hầu hết mọi người khác. Họ nhìn, nghe, hoặc ngửi mọi thứ khác hẳn mọi người khác (xem hình 12- 4) và thậm chí không cảm nhận cơ thể mình theo cách thức của những người khác. Một số báo cáo lại cho rằng những bệnh nhân tâm thần phân liệt còn gặp khó khăn trong việc xác định bộ phận nào thuộc cơ thể của họ và thứ gì không thuộc cơ thể họ. Họ cũng có các ảo giác (hallucination), tức là kinh nghiệm nhận thức về những sự vật không hiện hữu trên thực tế. * Ảo giác (hallucination): Một nhận thức sai lạc về một điều gì đó không hiện hữu trên thực tế. Ảo giác có thể thuộc về thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, hay khứu giác. Ảo giác có thể phát sinh ở bệnh tâm lý (như bệnh tâm thần phân liệt) hay ở một rối loạn vật chất trong não bộ (như chứng động kinh ở thùy thái dương). Ảo giác có thể phát sinh do dược phẩm hay do tình trạng mất cảm giác. Cần phân biệt ảo giác với các giấc mộng (dreams) và ảo tưởng (illusions), bởi vì ảo giác diễn ra giống như các nhận thức có thực vậy (theo Từ điển Y học) - Các rối loạn xúc cảm. Những người bị chứng tâm thần phân liệt đôi khi mất hẳn khả năng xúc cảm đến mức ngay cả những biến cố bi thảm nhất cũng ít ra hoặc không gợi ra chút phản ứng xúc cảm nào. Ngược lại, họ có thể bộc lộ tình cảm không phù hợp với tình huống đang gặp phải. Thí dụ, người bị chứng tâm thần phân liệt có thể phá ra cười rũ rượi ở một tang lễ hay nổi giận vô cớ với người có hành vi giúp đỡ họ. - Thái độ xa lánh mọi người. Những người bị chứng tâm thần phân liệt thường ít quan tâm đến người khác. Họ có khuynh hướng tự cô lập với xã hội và không muốn đối thoại thực sự với người khác, mặc dù họ có thể nói chuyện cho người khác nghe. Trong những trường hợp cực đoan thậm chí họ còn không thèm để ý đến sự hiện diện của những người tình cờ bước vào thế giới cô lập riêng tư của họ ii) Phân loại - Theo diễn biến: • Chứng TTPL tiệm tiến (process schizophrenia): các triệu chứng xuất hiện tương đối sớm trong đời, sau đó phát triển chậm chạp và khó thấy rõ. Có thể có tình trạng cô lập dần dần đối với thế giới bên ngoài,
  • 8. mơ mộng thái quá, và xúc cảm không còn nhạy bén, phát triển dần đến khi tình trạng rối loạn tiến đến mức người khác có thể thấy được. • Chứng TTPL đột biến (reactive schizophrenia): sự khởi đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh rất đột ngột và rất dễ thấy, đo đó dễ phát hiện và điều trị từ sớm. - Dựa vào tính chất: • TTPL triệu chứng - tiêu cực (negative sympton schizophrenia): phản ảnh tình trạng thiếu vắng hoặc bị mất chức năng hoạt động bình thường, như trường hợp xa lánh xã hội hoặc khả năng xúc cảm bị cùn nhụt. • TTPL chứng tích cực (positive - symptom schizophrenia): đặc trưng bởi sự hiện hữu tác phong cư xử rối loạn, như các ảo giác, ảo tưởng, và các thứ tinh cảm thái cực. iii) Nguyên nhân - Nhân tố sinh học • Yếu tố di truyền • Tình trạng mất cân bằng sinh học trong não bộ: giống như tác dụng các chất gây nghiện (ma túy, LSD,…) Giả thuyết dopamine (dopamine hypothesis) cho rằng chứng tâm thần phân liệt xảy ra khi có một hoạt động thái quá ở những vùng thuộc não bộ dùng chất dopamine để dẫn truyền các xung lực qua các tế bào thần kinh. Giả thuyết đã được nêu ra sau khám phá cho rằng các loại dược phẩm có tác dụng phong tỏa hoạt động của dopamine trong các đường thần kinh thuộc não bộ có thể phát sinh hiệu quả cao trong việc làm giảm bớt các triệu chứng bệnh tâm thần phân liệt. * Giả thuyết dopamine (dopamine hypothesis) giả thuyết cho rằng chứng tâm thần phân liệt phát sinh phần nào do các trường hợp bất bình thường trong hơn trung chuyển hóa dopamine, và có thể chữa trị được phần nào nhờ các loại thuốc (như chorpromazine) tác động đối kháng với dopamine như một chất dẫn truyền thần kinh (theo Từ điển Y học). • Bất thường về cấu trúc hệ thần kinh BẢNG: Các loại bệnh tâm thần phân liệt chủ yếu Bệnh Triệu chứng Tâm thần phân liệt thể thanh xuân (Disorganized/hebephreic schizophrenia) Cười phá ra không hợp lúc, cử chỉ ngờ nghệch, nói năng rời rạc, hành vi ấu trĩ, cư xử kỳ lạ, tục tĩu. Tâm thần phân liệt hoang tưởng (Paranoid schizophrenia) Ảo tưởng và ảo giác bị hành hạ, ngược đãi hoặc về tính vĩ đại của bản thân, mất khả năng phán đoán, cư xử thất thường và không thể đoán biết trước được. Tâm thần phân liệt tăng trương lực (Catatonic schizophrenia) Rối loạn rõ rệt trong vận động. Trong một số thời kỳ bệnh nhân mất hẳn khả năng vận động, đông cứng trong một tư thế đơn giản trong nhiều giờ và đôi khi cả đến nhiều ngày. Trong các thời kỳ khác, bệnh nhân hoạt động quá mức cuồng nhiệt, đôi khi còn có hành động hung bạo. Tâm thần phân liệt bất định (undifferentiated schizophrenia) Pha trộn không nhất định các triệu chứng tâm thần phân liệt chủ yếu; cách xếp loại này áp dụng cho những bệnh nhân không thể xếp loại vào bất kỳ dạng đặc biệt nào Tâm thần phân liệt khác (Residual schizophrenia) Các dấu hiệu tâm thần phân liệt thứ yếu xảy ra sau một biến cố quan trọng hơn. - Nhân tố tâm lý • Theo lý thuyết phân tâm, hiện tượng tâm thần phân liệt là một dạng hồi qui về các kinh nghiệm và giai đoạn phát triển nhân cách trước đây trong cuộc đời. Freud tin rằng người bệnh tâm thần phân liệt thiếu bản ngã vững vàng để đối phó hữu hiệu với các xung đột không chấp nhận được, họ bèn rút lui về giai đoạn miệng - một thời kỳ mà bản năng nguyên thủy và bản ngã chưa tách riêng ra. Do
  • 9. đó, những cá nhân bị tâm thần phân liệt nói chung có bản ngã khiếm khuyết và cứ một mực lo đối phó với các xung động mà không cần để ý gì đến thực tại cả. • Theo quan điểm của lý thuyết tác phong, tâm thần phân liệt là một lối cư xử do tiêm nhiễm mà có, bao gồm một loạt các phản ứng không phù hợp đối với các kích thích xã hội. Thay vì ứng đáp với người khác, những người bệnh tâm thần phân liệt đã tiêm nhiễm lối phớt lờ các kích thích phù hợp. Ngược lại, họ chú ý đến các kích thích không liên hệ gì đến sự tương tác xã hội bình thường. Bởi vì tình trạng này đưa đến hậu quả có lối cư xử quái lạ, nên tha nhân ứng đáp họ theo lối tiêu cực, đưa đến tình trạng hất hủi về mặt xã hội và các tương tác kém vui và sau cùng sẽ khiến cho người bệnh có phản ứng còn kém phù hợp hơn nữa. Cuối cùng, người bệnh bắt đầu "loại trừ" các kích thích phù hợp và phát triển các đặc điểm tâm thần phân liệt. • Sa sút trí tuệ (dementia). Một dạng rối loạn tíên trình trí tuệ mạn tính hay dai dẳng do bệnh não hữu cơ (organic brain disease). Bệnh có đặc điểm rối loạn trí nhớ, thay đổi nhân cách, sa sút trong việc chăm sóc bản thân, khả năng lý luận bị tổn thương, và mất định hướng. Sa sút trí tuệ trước tuổi già (presenile dementia) xảy ra ở người trẻ tuổi và trung niên. Thuật ngữ này đôi khi dùng cho bệnh Alzheimer và bệnh Pick, nhưng điều quan trọng là phải phân biệt tình trạng này với các bệnh não (brain desease), bởi vì có thể có các biện pháp hữu hiệu đối với các bệnh não ấy (theo Từ điển Y học) iv) Kết luận: - Nguyên nhân gây ra TTPL không phải là duy nhất mà phối hợp nhiều yếu tố khác nhau. - Quan điểm tiền định di truyền về tâm thần phân liệt (predisposition model of schizophrenia Quan điểm này cho rằng con người có thể thừa hưởng một cấu tạo di truyền hoặc một đặc điểm bẩm sinh nhạy cảm đối với chứng tâm thần phân liệt, khiến cho họ đặc biệt dễ bị tổn thương bởi các nhân tố căng thẳng trong hoàn cảnh sống. Các nhân tố gây căng thẳng ấy có thể khác biệt nhau - sự hắt hủi trong tương tác xã hội hoặc các khuôn mẫu thông đạt hoạt động lệch lạc trong gia đình - nhưng nếu chúng đủ mạnh và cặp đôi với cấu tạo di truyền tiền định, thì hậu quả có thể gây ra bệnh tâm thần phân liệt. Tương tự, nếu cấu tạo di truyền tiền định đủ mạnh, thì chứng tâm thần phân liệt có thể xảy ra ngay trong trường hợp các nhân tố gây căng thẳng trong hoàn cảnh sống tương đối yếu. f) Các rối loạn nhân cách (personality disorders): người bệnh không cảm thấy đau khổ * Rối loạn nhân cách (personality disorder). Một kiểu mẫu cư xử in sâu và thích nghi sai lạc, kéo dài qua nhiều năm. Tình trạng này thường biểu hiện khi bệnh nhân đến tuổi thanh xuân. Tình trạng bất bình thường về mặt tác phong cư xử phải đủ nghiêm trọng để gây đau khổ hoặc cho bệnh nhân hoặc cho những người khác (hoặc cho cả hai). Một số bệnh nhân khi trưởng thành lại được hạnh phúc hơn. Hầu hết các loại liệu pháp tâm lý (psychotherapy) đều tự nhận có giá trị về mặt chữa trị, nhưng hiệu quả của bất kỳ cách chữa trị nào cũng vẫn còn trong vòng tranh cãi (theo Từ điển Y bọc) i) Rối loạn nhân cách chống lại xã hội (antisocial/sociapathic personality disorder) - Là dạng RLNC phổ biến nhất. - Đặc điểm: • Thiếu lương tâm, tội lỗi, hoặc khao khát phạm pháp. Khi những người có nhân cách chống lại xã hội cư xử theo cách gây tổn thương cho người khác họ thừa hiểu rằng chính họ đã gây ra thiệt hại đó thế mà họ không cảm thấy ăn năn hay hối tiếc chút nào. • Cư xử bốc đồng và thiếu khả năng chịu đựng tình trạng thất vọng. Những người có nhân cách chống lại xã hội vì không đủ sức chịu đựng tâm trạng thất vọng nên sẽ phản ứng theo một cách thức nào đó - có thể kể cả việc xâm phạm đến quyền lợi của người khác, nếu làm như vậy giúp họ dẹp bỏ được tâm trạng thất vọng ấy. • Lợi dụng người khác. Những người có nhân cách chống xã hội thường rất khôn khéo trong giao tế. Họ lôi cuốn, thu hút và có năng lực thuyết phục người khác thực hiện những điều họ muốn. Một số người bị tội lừa gạt nổi tiếng nhất đều có nhân cách chống lại xã hội. Không cần phải mất một giây suy nghĩ, những người này đã có thể lừa người ta để lấy đi số tiền dành đụn suốt đời của họ. Cảnh khốn quẫn sau khi người bị lừa thức tỉnh trước hành vi ấy không gây cho những người có nhân cách chống lại xã hội chút lòng xót thương nào cả. - Nguyên nhân: • Mất khả năng cảm xúc do yếu tố sinh học
  • 10. • Rắc rối trong quan hệ gia đình, quan hệ xã hội • Nhân tố văn hóa xã hội, tình trạng kinh tế: tình trạng đổ vỡ các nguyên tắc, chuẩn mực và luật lệ xã hội ở các bối cảnh kinh tế nghèo khổ trầm trọng ii) Rối loạn nhân cách tự mê (narcissistic personality disorder) - Đặc điểm: ý thức thổi phồng về tầm quan trọng của bản thân • Người bệnh mong muốn được người khác cư xử đặc biệt, không quan tâm đến cảm nhận của người khác • Hội chứng tự mê (narcissism) Sự suy tôn bản thân quá mức hoặc không có cơ sở hợp lý. Theo lối dùng chữ của Freud, thuật ngữ này chỉ một tình trạng trong đó bản ngã/cái tôi (ego) được xem là một đối tượng đáng yêu. Một vài mức độ tự mê biểu hiện ở phần lớn mọi người, nhưng khi nó trở nên thái quá thì lại là một triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt, chứng rối loạn nhân cách và các rối loạn tâm thần khác. Narcisse là một nhân vật trong thần thoại Hi Lạp, con của thần sông Cêphisse ở vùng Thespies thuộc xứ Bêtic. Nhân vật này thích chiêm ngưỡng hình ảnh của bản thân phản chiếu dưới nước, rồi đâm ra say mê vẻ đẹp của chính mình đến mức mọc rễ tại bờ suối biến thành loài hoa dại gọi là hoa “hoa narcisse”. Trong phân tâm học người ta dùng thuật ngữ narcissism để ám chỉ sự kiện năng lực tình dục, thay vì đầu tư vào hành vi hướng về người khác lại quay trở về bản thân, khiến cho bạn thân sống trong cô độc thiếu cảm thông với người khác. Những người này thích sống nội tâm, thích sống trong mộng tường cho rằng mình là "đáng yêu nhất". - Nguyên nhân: thiếu khả năng cảm thông g) Dạng rối loạn ngoài các rối loạn chủ yếu ( Tham khảo DSM 5 và ICD-10)