SlideShare a Scribd company logo
1 of 120
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
GIAI ĐOẠN II
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA
DÂN TỘC THIỂU SỐ
(Sử dụng nội bộ)
HÀ NỘI, 2014
1
Cơ quan tổ chức biên soạn và chịu trách nhiệm nội dung:
Trung tâm Giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội.
Tham gia biên soạn:
Bùi Quang Thanh (đồng chủ biên)
Phan Thị Lạc (đồng chủ biên)
Vũ Thị Ngọc Anh
Bùi Ngọc Diệp
Nguyễn Thị Thanh Mai
Vũ Nho
Nguyễn Thị Minh Phương
2
Danh mục các kí tự viết tắt
Bộ GD&ĐT
BSVH
BSVHDTTS
Bộ Giáo dục và đào tạo
Bản sắc văn hóa
Bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số
DTTS
DSVH
Dân tộc thiểu số
Di sản văn hóa
GD
GDCD
GDNGLL
Giáo dục
Giáo dục công dân
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
GV Giáo viên
HS
SGK
Học sinh
Sách giáo khoa
THPT Trung học phổ thông
UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc
VH
VHDT
VHPVT
Văn hóa
Văn hóa dân tộc
Văn hóa phi vật thể
3
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
Lời nói đầu 5
CHUYÊN ĐỀ 1: VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM VÀ QUAN
ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ TỔ CHỨC QUỐC TẾ VỀ BẢO
TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
I. Văn hóa
1. Khái niệm văn hóa
2. Đinh nghĩa văn hóa
3. Những đặc trưng và chức năng cơ bản của văn hoá
6
6
II. Bản sắc văn hóa
1. Khái niệm bản sắc văn hóa
2. Những biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc
15
III. Vùng văn hóa
1. Khái niệm vùng văn hóa
2. Phân vùng văn hóa ở Việt Nam
3. Vùng văn hóa các dân tộc thiểu số và các bản sắc văn hóa chủ yếu
20
IV. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam và tổ chức quốc tế về vấn
đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số
1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân tộc
2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số.
31
3. Quan điểm của Tổ chức Giáo dục – Khoa học và Văn hóa của Liên hợp
quốc (UNESCO) về vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các
dân tộc
45
CHUYÊN ĐỀ 2: NỘI DUNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM
I. Các yếu tố văn hóa cần bảo tồn và phát triển
1. Bảo tồn ngôn ngữ và chữ viết các DTTS
2. Bảo tồn những yếu tố văn hóa vật thể, phi vật thể
51
51
II. Tính cấp thiết và nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa các DTTS
1. Sự cần thiết phải bảo tồn di sản văn hóa các DTTS
2. Nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các DTTS
60
III. Một số giải pháp bảo tồn
1. Các nhóm giải pháp cơ bản
2. Một số biện pháp cấp bách cần triển khai thực hiện
65
CHUYÊN ĐỀ 3: GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA
DÂN TỘC THIỂU SỐ CHO HỌC SINH THPT
I. Tầm quan trọng và mục đích cơ bản của giáo dục bảo tồn và phát huy
BSVH các DTTS trong nhà trường
1. Vị trí, vai trò của giáo dục trong công tác bảo tồn và phát huy BSVH các
DTTS
2. Mục đích cơ bản của giáo dục bảo tồn và phát huy BSVH DTTS trong
nhà trường
73
73
4
II. Phương hướng, mục tiêu, nội dung, phương pháp và các hình thức giáo
dục bảo tồn và phát huy BSVHDTTS ở trường THPT
1. Định hướng chung
2. Mục tiêu
3. Nội dung cơ bản
4. Các phương pháp dạy học
5. Các hình thức giáo dục
76
III. Tích hợp giáo dục bảo tồn và phát huy BSVH các DTTS qua các môn
học và các hoạt động ở trường THPT
1. Giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT qua môn Ngữ văn
2. Giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT qua môn Lịch sử
3. Giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT qua môn Địa lí
4. Giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT qua môn GDCD
5. Giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT qua hoạt động GD ngoài giờ
lên lớp
IV. Thực hành thiết kế kế hoạch bài học/hoạt động giáo dục bảo tồn và
phát huy BSVH các DTTS cho học sinh THPT
86
146
CHUYÊN ĐỀ 4: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN
SẮC VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
I. Tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo tồn và
phát huy BSVH các DTTS
II. Tổ chức hoạt động tham quan, tìm hiểu, tôn tạo các di sản văn hóa
1. Tham quan di sản văn hóa
2. Tìm hiểu hoạt động bảo tồn, tôn tạo các di sản VH
3. Tổ chức cuộc thi với nội dung về bảo tồn BSVH
III.Thực hành xây dựng kế hoạch tổ chức học sinh tham gia hoạt động bảo
tồn di sản VH ở địa phương
148
148
152
167
CHUYÊN ĐỀ 5: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ
PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG TRƯỜNG
THPT
I. Hướng dẫn cách tiến hành tập huấn chuyên đề 5
II. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện giáo dục bảo tồn và phát huy
BSVH các DTTS trong trường học/môn học
1. Xây dựng kế hoạch thực hiện giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDTTS
của trường
- Mục đích, yêu cầu
- Căn cứ xây dựng kế hoạch
- Các bước xây dựng kế hoạch
169
169
170
2. Xây dựng kế hoạch giáo dục bảo tồn và phát huy BSVH các DTTS trong
môn học
1. Mục đích, yêu cầu
2. Căn cứ xây dựng
3. Các bước xây dựng kế hoạch
PHỤ LỤC
1. Một số định nghĩa về văn hóa
2. Luật Di sản văn hóa
3. Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO
176
TÀI LIỆU THAM KHẢO 221
5
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Trải qua quá trình phát triển của lịch sử, các
dân tộc đã tạo cho mình một bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên nền văn hoá Việt
Nam thống nhất và đa dạng.
Bản sắc văn hoá (BSVH) của các tộc người có tính bền vững nhất định của nó.
Tuy vậy, trong điều kiện hiện nay sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, thông tin và
truyền thông,.. rất mạnh mẽ nên các yếu tố văn hoá của các tộc người dù có tính bền
vững, chứa đựng những bản sắc riêng vẫn có thể bị mai một, lãng quên, hoặc pha tạp,
nhất là đối với các dân tộc có dân số ít. Đánh mất bản sắc văn hoá của một dân tộc
cũng đồng nghĩa với việc đánh mất chính dân tộc đó. Việc bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hóa của các dân tộc là chiến lược phát triển bền vững quốc gia.
Bảo tồn và phát huy BSVH của các dân tộc là nhiệm vụ chung của toàn xã hội,
trong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng. Giáo dục là một trong các công cụ góp phần
bảo tồn BSVH các DTTS nhằm giúp học sinh tôn trọng văn hóa truyền thống của dân
tộc, khơi dậy lòng tự tôn dân tộc và tôn trọng các dân tộc khác.
Để triển khai giáo dục bảo tồn văn hóa có hiệu quả, cần phải triển khai bồi dưỡng
giáo viên.
Dự án Phát triển Giáo dục Trung học Phổ thông giai đoạn II tổ chức biên soạn “Tài
liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về giáo dục bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số” nhằm hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng giáo
viên.
Cấu trúc tài liệu gồm năm chuyên đề:
Chuyên đề 1: Văn hóa dân tộc thiểu số ở Việt Nam và quan điểm của Đảng, Nhà nước
Việt Nam và các tổ chức Quốc tế về bảo tồn và phát huy BSVH dân tộc thiểu số.
Chuyên đề 2: Nội dung bảo tồn và phát huy BSVH các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Chuyên đề 3: Giáo dục bảo tồn và phát huy BSVH dân tộc thiểu số trong các môn học
ở THPT.
Chuyên đề 4: Tổ chức các hoạt động về bảo tồn và phát huy BSVH dân tộc thiểu số
tại địa phương.
Chuyên đề 5: Xây dựng kế hoạch thực hiện giáo dục bảo tồn và phát huy BSVH các
dân tộc thiểu số trong trường THPT.
Tài liệu được dùng trong khóa tập huấn về giáo dục bảo tồn BSVH dân tộc thiểu
số, đồng thời cho đông đảo cán bộ quản lí và giáo viên THPT tham khảo, sử dụng
trong quá trình dạy học ở các trường có học sinh DTTS.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song tài liệu chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng
tôi mong quý vị góp ý để chỉnh sửa hoàn thiện hơn.
Dự án Phát triển Giáo dục Trung học phổ thông giai đoạn II
6
CHUYÊN ĐỀ 1
VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM VÀ QUAN ĐIỂM
CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ TỔ CHỨC QUỐC TẾ VỀ BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
Mục tiêu: Học xong chuyên đề này, học viên cần đạt:
- Có đủ kiến thức cơ bản về các khái niệm văn hóa và BSVHDT cùng những
biểu hiện của BSVHDT được thể hiện trong các lĩnh vực hoạt động của con
người qua quá trình ứng xử với tự nhiên, xã hội và giữa con người với nhau;
- Nhận diện được các vùng văn hóa các DTTS và những BSVH chủ yếu của các
vùng;
- Hiểu rõ và đồng tình ủng hộ các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước
về công tác bảo tồn và phát huy BSVH các dân tộc thiểu số ở Việt Nam;
- Hiểu được những nội dung cơ bản quan điểm của Tổ chức quốc tế về Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) về nhiệm vụ bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa trên thế giới.
- Tôn trọng BSVH các DTTS. Có ý thức bảo tồn và giáo dục học sinh giữ gìn và
phát huy BSVH các DTTS.
I. VĂN HÓA
1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là khái niệm chứa đựng nội hàm ngữ nghĩa rộng - hẹp khác nhau và
được hiểu theo nhiều cách, tùy theo quan điểm, nhận thức của người tiếp cận, liên
quan đến mọi mặt đời sống vật chất tinh thần của con người trong cộng đồng xã hội.
Xét về ngọn nguồn, từ “văn hóa” hiện đang được phổ dụng là một từ Việt gốc
Hán. Theo những tài liệu cổ xưa của Trung Quốc như Kinh Dịch, Tiền Hán thư, Hậu
Hán thư… thì “văn” có nghĩa là “vẻ đẹp”; “hóa” có nghĩa là “thay đổi, biến hóa, giáo
hóa”. Khi kết hợp nghĩa trong một từ, “văn hóa” hiểu theo nghĩa gốc là “làm cho trở
nên đẹp”. Nghĩa gốc này dựa theo một câu trong Kinh Dịch: Quan hồ nhân văn dĩ hóa
thành thiên hạ (nghĩa là: Quan sát vẻ đẹp, cái đẹp trong con người, trong xã hội loài
người rồi dựa vào đó mà giáo hóa cả thiên hạ). Trong bộ Luận ngữ của Khổng Tử, có
câu: văn tự giáo hóa, nghĩa là lấy văn để trị (văn là kỷ cương), lấy giáo (giáo dục) để
cảm hóa, biến đổi con người, nghĩa gộp chung là làm biến đổi, trưởng thành.
Vào đời nhà Hán (khoảng 206 tr. CN - 220 sau CN), hai từ “văn” và “hóa” đã
được kết hợp lại thành “văn hóa” và nhìn chung có hàm nghĩa: dùng Thi, Thư, Lễ,
Nhạc, điển chương, chế độ,… để giáo hóa dân chúng, hàm nghĩa đối lập với việc dùng
vũ lực, uy thế để trấn áp, cưỡng chế, chinh phục thiên hạ. Khái niệm văn hóa được
hiểu như trên, kéo dài đến cuối thế kỷ XVIII (đời Mãn Thanh) trước khi được bổ sung
mở rộng thêm nét nghĩa mới.
7
Trong ngôn ngữ phương Tây, khái niệm tương ứng với từ văn hóa của tiếng
Việt có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus, hàm
chứa hai nghĩa: (1) giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt và (2) cầu cúng. Từ
Cultus có nghĩa là đã cày cấy, được vun trồng. Về sau này, khi được chuyển sang chữ
tiếng Anh và tiếng Pháp là Culture, tiếng Đức là Kultur,… hàm nghĩa trồng trọt, cư
trú, nuôi dưỡng của nó đã được mở rộng để nói về tính chất khai trí, có học vấn, có
giáo dục của con người. Ngay từ năm 45 tr. CN, triết gia Cicéron (106 - 43 tr. CN)
trong tác phẩm Les Tuscullanes của mình đã viết rằng: “Một cánh đồng dù màu mỡ
đến đâu đi chăng nữa mà không có sự trồng trọt (cultura) thì cũng chắng sản sinh ra
được cái gì. Một tâm hồn con người (animi) mà không được giáo dục thì cũng vậy”,
và: “Sự trồng trọt tinh thần (cultura animi) nó nhổ bỏ, trừ tận gốc những thói xấu,
làm cho tâm hồn con người sẵn sàng tiếp nhận những hạt giống…”1
. Và dần dần,
khái niệm ngữ nghĩa của từ culture đã được mở rộng, hàm nghĩa giáo dục, rèn luyện,
bồi dưỡng năng lực và phẩm chất cho con người. Một xã hội với những thành viên
được chăm sóc, giáo dục, bồi dưỡng chu đáo sẽ có khả năng tạo dựng một cuộc sống
vật chất và cuộc sống tinh thần có chất lượng cao. Đó có lẽ cũng là hàm nghĩa khởi
nguyên của khái niệm văn hóa ứng dụng vào môi trường sinh hoạt và quan hệ xã
hội. Con người ngoài di truyền sinh học còn di truyền xã hội và sự nhập thân văn
hóa ngay từ khi còn trong bào thai2
.
Hai chữ văn - hóa hiện đang được người Việt sử dụng thực ra là được chuyển
nghĩa Hán tự do người Nhật cung cấp, chuyển dịch từ thuật ngữ Latin (cultura) và
phương Tây (culture) ra tiếng Hán. Trong phong trào “Minh Trị duy tân” khởi
xướng vào năm 1868, Nhật Bản đã dịch rất nhiều sách của phương Tây thuộc đủ mọi
chuyên ngành khoa học khác nhau. Trong quá trình dịch thuật, khi gặp từ cultura và
culture, người Nhật đã dùng hai chữ Hán là văn hóa để chuyển dịch cho ngữ nghĩa
tương ứng và phù hợp3
.
Như vậy, cùng với thời gian, khái niệm văn hóa với những hàm nghĩa của nó
không ngừng được mở rộng, ngày càng phong phú, đa dạng và phức tạp. Sự đa dạng
và phức tạp đó thể hiện ở nội dung cho câu trả lời “Văn hóa là gì?” của nhân loại
hàng nghìn năm qua, in dấu ở hàng nghìn công trình nghiên cứu với các quan niệm,
định nghĩa khác nhau, theo những phạm vi, mức độ nhìn nhận khác nhau.
2. Định nghĩa về văn hóa
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách
nhìn nhận và đánh giá khác nhau, tùy theo quan điểm, nhận thức của người tiếp cận
đối tượng nghiên cứu là văn hóa.
Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber (1876 - 1960)
và Clyde Kluckhohn (1905 - 1960) đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau
1
Dẫn theo Chu Xuân Diên - Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. ĐHQG Tp HCM, 2002, tr.6.
2
Trần Quốc Vượng (chủ biên) - Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb. Giáo dục, 1997, tr. 14.
3
Xem thêm: Đặng Đức Siêu - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. ĐHSP, 2008, tr. 16.
8
về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới trong cuốn sách Văn hóa: Điểm lại
và bình luận các quan niệm và các định nghĩa (Culture: A Critical Review of
Concepts and Definitions)4
. Và cho tới nay, người ta đã thống kê có hơn 400 định
nghĩa về văn hóa. Nghĩa là sự xác định khái niệm văn hóa không đơn giản, bởi vì mỗi
học giả/mỗi nhà khoa học đều xuất phát từ những cứ liệu riêng, góc độ riêng, mục
đích riêng phù hợp với vấn đề mình cần nghiên cứu (xem phụ lục 1).
Trong tài liệu này, chúng tôi giới thiệu một số định nghĩa văn hoá của các tổ
chức, các tài liệu đã được công bố trên thế giới và của Việt Nam để dễ theo dõi và tiếp
cận.
2.1. Định nghĩa văn hóa của UNESCO
- Định nghĩa về văn hoá được nêu ra tại Hội nghị liên chính phủ về các chính
sách văn hoá họp tại Venise năm 1970:
“Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác,
từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối
sống và lao động”.
- Định nghĩa về văn hoá được nêu trong Tuyên bố về những chính sách văn hoá
tại Hội nghị quốc tế bàn về văn hoá họp tại Mêhicô năm 1982:
“Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật
chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người
trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những
quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng.
Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét bản thân. Chính văn hoá làm cho
chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn
thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà con người thể hiện, tự ý thức được bản
thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành
tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩ mới mẻ và sáng tạo nên những
công trình vượt trội lên trên bản thân”.
- Định nghĩa về văn hoá của Tổng giám đốc UNESCO trong bài báo nhan đề:
Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá đăng trên Tạp chí Thông tin UNESCO (số tháng
1/ 1988):
“Văn hoá là một bộ phận không thể tách rời của cuộc sống và nhận thức - một
cách hữu thức cũng như vô thức - của các cá nhân và các cộng đồng. Văn hoá là tổng
thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ,
hoạt động sáng tạo ấy đã tạo nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị
hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc… Từ nay trở đi, văn hoá
cần coi mình là nguồn cổ suý trực tiếp cho phát triển và ngược lại phát triển cần thừa
nhận văn hoá giữ một vị trí trung tâm, một vai trò điều tiết xã hội”.
4
Theo A.A. Belick: Văn hóa học - Những lý thuyết nhân học văn hóa, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật xuất bản,
HN, 2000.
9
2.2. Định nghĩa về văn hoá trong các bộ Từ điển bách khoa thế giới
- Định nghĩa văn hoá trong Đại bách khoa toàn thư Liên Xô:
“Văn hoá là trình độ phát triển lịch sử của xã hội và của con người, biểu hiện ra
trong các kiểu và các hình thái tổ chức đời sống và hành động của con người, cũng
như trong các giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người tạo ra. Văn hoá có thể
được dùng để chỉ trình độ phát triển về vật chất và tinh thần của những xã hội, dân
tộc, bộ tộc cụ thể (thí dụ: văn hoá cổ đại, văn hoá Maya, văn hoá Trung Quốc…).
Theo nghĩa hẹp, văn hoá chỉ liên quan tới đời sống tinh thần của con người”.
- Định nghĩa văn hoá trong Bách khoa toàn thư Pháp:
“Văn hoá theo nghĩa rộng là tập tục, tín ngưỡng, ngôn ngữ, tư tưởng, thị
hiếu thẩm mỹ… những hiểu biết kỹ thuật cũng như toàn bộ việc tổ chức môi trường
của con người… những công cụ, nhà ở… và nói chung là toàn bộ công nghiệp có thể
truyền lại được, điều tiết những quan hệ và những ứng xử của một nhóm xã hội với
môi trường sinh thái của nó…”.
- Định nghĩa văn hoá trong Đại Bách khoa toàn thư Trung Quốc:
“Văn hoá là năng lực và thành quả sáng tạo mà nhân loại đã đạt được trong
quá trình hoạt động trong thực tiễn xã hội… Văn hoá hiểu theo nghĩa rộng bao quát
năng lực sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần của nhân loại cùng toàn bộ sản phẩm
vật chất và tinh thần được làm ra. Văn hoá hiểu theo nghĩa hẹp chỉ năng lực sản xuất
tinh thần và sản phẩm tinh thần… Văn hoá là hiện tượng lịch sử cụ thể. Trong các
giai đoạn lịch sử khác nhau của xã hội… văn hoá có những đặc điểm khác nhau. Các
dân tộc khác nhau đã cấp cho văn hoá những đặc điểm dân tộc khác nhau. Trong xã
hội có giai cấp, trên những mức độ khác nhau, văn hoá cũng có in dấu ấn giai cấp.
Giữa văn hoá cũ và văn hoá mới có tồn tại mối quan hệ phê phán cải tạo và kế thừa.
Giữa các dân tộc khác nhau và các giai cấp khác nhau về văn hoá cũng tồn tại quan
hệ ảnh hưởng, thẩm thấu qua lại… Xu hướng chung trong lịch sử phát triển văn hoá
của nhân loại là không ngừng “gạt bỏ cái cũ, làm bộc lộ cái mới”; văn hoá mới, tiến
bộ, khắc phục văn hoá hủ bại phản động để không ngừng phát triển tiến lên”5
.
2.3. Các định nghĩa văn hoá tiêu biểu ở Việt Nam
- Năm 1938, trong công trình Việt Nam văn hoá sử cương, cố giáo sư Đào Duy
Anh đã đưa ra định nghĩa, quan niệm về văn hoá:
“Hai tiếng văn hoá chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của
loài người cho nên ta có thể nói rằng: Văn hoá tức là sinh hoạt”6
.
- Vào năm 1943, trong bài Mục đọc sách viết kèm theo những trang cuối tập
Nhật kí trong tù, nhà văn hoá Hồ Chí Minh đã nêu ra một định nghĩa có giá trị khoa
học cao về văn hoá:
5
Dẫn theo Đặng Đức Siêu: Giáo trình Cơ cở văn hoá Việt Nam, Sđd. tr. 35 - 36.
6
Đào Duy Anh - Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb. Tp. HCM tái bản, 1992, tr. 13.
10
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử
dụng. Toàn bộ các sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp
của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”7
.
- Năm 1995, trong cuốn giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam, nhà ngôn ngữ - văn
hóa học Trần Ngọc Thêm định nghĩa:
“Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội”8
.
- Năm 1998, trong công trình Bản sắc văn hoá Việt Nam, nhà văn hoá học Phan
Ngọc đã định nghĩa:
“Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay
một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô
hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ
mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thống nhất, biểu hiện thành một
kiểu lựa chọn riêng của các cá nhân hay các tộc người khác”9
.
- Các quan điểm chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam về văn hoá:
“Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất
mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; xây dựng và phát triển văn hoá là
sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan
trọng; Văn hoá là một mặt trận; Xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách
mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng”10
.
Từ những quan niệm và định nghĩa về văn hoá trên đây, có thể khái quát thành 4
vấn đề chính sau đây:
a. Văn hoá là một hoạt động sáng tạo, mang tính lịch sử chỉ riêng con người mới
có.
b. Hoạt động sáng tạo đó bao trùm mọi ứng xử của con người với nhau và của
con người với tự nhiên - xã hội, thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống: đời sống vật
chất, đời sống xã hội, đời sống tinh thần.
c. Những hoạt động sáng tạo đó đã đạt được thành tựu của các giá trị văn hoá,
được bảo tồn và khai thác phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng con đường
giáo dục (hiểu theo nghĩa rộng).
7
Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị Quốc gia, H, 2002, tr. 431.
8
Trần Ngọc Thêm - Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb. Giáo dục, H, 1999, tr.10.
9
Phan Ngọc - Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb. Văn học, H, 2001, tr. 19 - 20.
10
Đảng cộng sản Việt Nam - Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 BCH TW khoá VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, H,
1998, tr. 55 - 58.
11
d. Văn hoá là thể hiện của mối quan giữa thế giới biểu tượng với thể giới thực
tại, tạo ra một kiểu lựa chọn riêng của tộc người, một cá nhân so với một tộc người
khác, một cá nhân khác, tạo thành những nhân cách văn hoá (cá nhân), những nền văn
hoá khác nhau (cộng đồng).
Hoặc có thể khái quát những nhìn nhận về khái niệm văn hoá và định nghĩa văn
hoá theo 4 tầng diện sau đây:
a. Tầng diện tinh thần (tầng diện tâm lý), bao gồm các yếu tố đức tin (tin
ngưỡng, tôn giáo), hệ thống triết học, ý thức tư tưởng, quan niệm giá trị, hứng thú
thẩm mỹ, tính cách dân tộc.
b. Tầng diện hành vi, bao gồm lối sống, phương thức sản xuất, nghi lễ, lễ hội,
quan hệ giữa con người với nhau,
c. Tầng diện vật chất, bao gồm các sản phẩm văn hoá được “vật hoá” như ăn
mặc, phương tiện đi lại, công cụ lao động, kỹ thuật,…
d. Tầng diện các chế độ, bao gồm các thể chế chính trị, mô hình tổ chức xã hội,
chế độ pháp luật.11
Hoặc có thể quy về hai loại cơ bản sau:
a. Văn hoá hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm lối sống, lối suy nghĩ, lối ứng xử, …
b. Văn hoá hiểu theo nghĩa hẹp, bao gồm văn học, nghệ thuật, học vấn, …12
.
Với những bình diện tiếp cận và nhận thức khái niệm văn hóa như trên, cho đến
nay, văn hóa được chia ra hai phạm vi cơ bản: Văn hóa vật chất (material culture) và
văn hóa tinh thần (spiritual culture); và đối với giới khoa học cùng các tổ chức khoa
học – văn hóa – xã hội (đại diện tầm thế giới là Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa của Liên hợp quốc – UNESCO), văn hóa được chia thành hai phạm vi là văn hóa
vật thể (tangible culture) và văn hóa phi vật thể (intangible culture).
3. Những đặc trưng và chức năng cơ bản của văn hoá
Sự phân biệt giữa đặc trưng và chức năng của văn hoá chỉ mang tính tương đối.
Thực tế, xét về bản chất, cả hai phạm trù này gắn kết hữu cơ với nhau. Không phải
ngẫu nhiên mà đa số các nhà nghiên cứu văn hoá khi nêu ra chức năng của đối tượng
phức tạp này đều đồng nhất với đặc trưng của chính nó.
3.1. Những đặc trưng cơ bản của văn hoá
Các nhà nghiên cứu đã nêu ra bốn đặc trưng cơ bản của văn hóa:
3.1.1. Sự tồn tại và phát triển của văn hoá bao giờ cũng bộc lộ tính hệ thống
trong quá trình phát hiện những mối liên hệ chặt chẽ, hữu cơ giữa các hiện tượng, sự
kiện thuộc về một nền văn hoá hay mối quan hệ giao lưu giữa các nền văn hoá với
nhau. Nhờ tính hệ thống như một đặc trưng cố hữu này mà văn hoá tạo nên các giá trị
về văn hoá vật chất, văn hóa tinh thần, và văn hoá xã hội của một cộng đồng người,
11
Tham khảo thêm: Liu Zhongnim - Về mối quan hệ giữa văn hoá và chính trị quốc tế, Viện TT KHXH, H,
1999.
12
Trần Quốc Vượng (chủ biên) - Cơ sở văn hoá Việt Nam, sđd, tr. 16.
12
hình thành nên truyền thống của mỗi tộc người, của mỗi dân tộc. Cũng nhờ tính hệ
thống này mà những đặc trưng, những quy luật hình thành một nền văn hoá và bản
chất của văn hoá được lộ diện, được phát hiện.
3.1.2. Văn hoá bao giờ cũng hướng đến đặc trưng giá trị của nó. Xét về nội hàm
ngữ nghĩa, khái niệm văn hoá hiểu theo nghĩa đen đã là vẻ đẹp, nét đẹp có giá trị.
Thông qua các thành tố văn hóa, con người xây dựng nên những biểu tượng vừa cụ
thể, vừa khái quát, phản ánh những khát khao, những chuẩn mực nhất định, tùy theo
cách cảm, cách nghĩ và tâm lý dân tộc, tộc người trong quá trình ứng xử với tự nhiên,
xã hội và ứng xử giữa con người với con người trong một cộng đồng, một xã hội. Và
đương nhiên, trên tiến trỉnh phát triển lịch sử dân tộc, các giá trị văn hóa được nhiều
thế hệ kế tiếp nhau sáng tạo, gìn giữ, kế thừa và phát huy, nó luôn luôn có sự liên kết,
hòa trộn để hình thành các hệ giá trị văn hóa cho một cộng đồng, cho một dân tộc nhất
định. Khi những giá trị (và cao hơn, là các hệ giá trị) của văn hoá đã định hình và trở
thành chuẩn mực cho một lối sống, đạo đức, văn hoá hay tập quán, phong tục mang
tính truyền thồng của cộng đồng thì những thang giá trị của văn hoá chính là thước đo
mức độ, phạm vi nhân bản của cộng đồng xã hội và cá nhân con người. Đặc trưng giá
trị của văn hóa cho phép phân biệt văn hóa với hiện tượng phi văn hóa.
Theo chất liệu giá trị văn hóa được chia thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần.
Theo sử dụng có thể chia thành giá trị sử dụng và git đạo đức, giá trị thẩm mĩ. Theo tg
giá trị vĩnh cửu và nhất thời
3.1.3. Văn hoá luôn bộc lộ đặc tính nhân sinh của một hiện tượng thuộc về xã
hội loài người, gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người, lấy giá trị do cộng
đồng sáng tạo ra để phục vụ và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ giá trị vật chất và giá trị
tinh thần của con người. Đặc trưng này của văn hoá giúp cho con người nhận thức và
phân biệt giữa giá trị của một hiện tượng xã hội với các giá trị của tự nhiên.
3.1.4. Tính Lịch sử cũng là một đặc trưng của văn hóa.
Văn hoá mang tính vận động liên tục, không gián đoạn. Đó là tiến trình nối
tiếp của sự kế thừa và khai thác các giá trị văn hoá cũ/ truyền thống; đồng thời nó
cũng là một quá trình không ngừng được tích luỹ, bồi đắp và đổi mới để phù hợp với
điều kiện xã hội mới, thời đại mới. Trong tiến trình vận động liên tục đó, đồng thời
với các yếu tố văn hoá mới được tiếp nhận, bổ sung và tiếp biến vào di sản văn hoá
truyền thống, thì những yếu tố văn hoá lỗi thời, không hợp với nhu cầu của lớp
người hiện tại sẽ bị sàng lọc, loại bỏ. Đó là sự vận động biện chứng mang tính lịch
sử của văn hoá.
Văn hoá luôn chứa đựng trong giá trị nội hàm của nó những giá trị lịch sử
mang tính thời đại, tính khu vực, tính dân tộc và tính giai cấp. Không căn cứ vào các
“dấu vết’ của văn hóa (với các thành tố của nó như văn hóa dân gian – folklore, nghệ
thuật điêu khắc dân gian, múa dân gian,…) kết hợp với những vết tích vật chất đào
lên từ lòng đất, chúng ta không thể nhận diện được bóng dáng của lịch sử ngọn
13
nguồn dân tộc, bộ mặt của một giai đoạn lịch sử, thời đại lịch sử nhất định nào đó,
như thời đại Hùng Vương ở Việt Nam chẳng hạn.
Đặc trưng này là nguyên nhân sâu xa hình thành ra một nền văn hoá riêng
biệt, tạo ra bản sắc văn hoá cho một địa phương, một vùng đất và rộng hơn là một
cộng đồng dân tộc. Sự nảy sinh, tồn tại và phát triển của văn hoá bao giờ cũng trải
qua một quá trình lịch sử, được tích luỹ, trao truyền qua nhiều thế hệ. Chính vì thế,
tính lịch sử tạo cho văn hoá một bề dày của các giá trị/các hệ giá trị và luôn luôn có sự
điều chỉnh các giá trị/hệ giá trị đó để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng xã hội.
3.2. Những chức năng cơ bản của văn hoá
Việc xác định chức năng của văn hoá thường xuất phát từ các quan niệm, cách
nhìn nhận, nhận thức về đối tượng phức tạp này. Về cơ bản, ở Việt Nam hiện đang tồn
tại 2 quan niệm khác nhau về chức năng của văn hoá.
- Theo Giáo sư - TSKH Trần Ngọc Thêm, văn hoá có bốn chức năng quan trọng
là tổ chức xã hội (ứng với đặc trưng hệ thống), điều chỉnh xã hội (ứng với đặc trưng
giá trị), giao tiếp (ứng với đặc trưng nhân sinh) và giáo dục (ứng với đặc trưng lịch
sử)13
.
- Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, văn hoá có bốn chức năng là giáo dục, nhận
thức, thẩm mỹ và giải trí14
.
Ngoài ra, cũng do nhìn văn hoá theo góc độ nhân sinh, có tính ứng dụng vào
thực tiễn xã hội mà một số nhà nghiên cứu đề xuất thêm cho văn hoá các chức năng
dự báo, định hướng đánh giá, đảm bảo tính kế tục lịch sử,…15
.
Tiếp thu và tổng hợp từ các quan niệm về chức năng văn hoá trên đây, có thể
khái quát lại ở bốn chức năng cơ bản của văn hoá như sau:
3.2.1. Chức năng nhận thức tự nhiên - xã hội và con người
Khi xem xét các bộ phận cấu thành/ cấu trúc nên văn hoá, có thể thấy rằng văn
hoá chính là kết tinh của quá trình nhận thức của con người về thế giới tự nhiên, về
các quan hệ xã hội, về bản thân mình. Chính vì thế, với tư cách là một hiện tượng xã
hội, một thực thể bao trùm mọi hoạt động của xã hội, văn hoá hình thành theo những
hệ thống nhất định, cung cấp tri thức để con người nhận thức về sự tồn tại của tự
nhiên và xã hội, sáng tạo ra mọi phương tiện vật chất và tinh thần để ứng xử/ ứng
phó với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội - nhân văn, góp phần đáp ứng nhu
cầu ổn định xã hội, tổ chức và vận hành xã hội, điều chỉnh và tạo ra động lực xã hội;
xây dựng các truyền thống và bồi đắp nó trên con đường phát triển.
3.2.2. Chức năng giáo dục của văn hoá
Bằng các giá trị đã ổn định, tạo thành truyền thống và những giá trị đang hình
thành, văn hoá đã xác lập ra hàng loạt các hệ thống chuẩn mực nhằm tổ chức, điều
13
Trần Ngọc Thêm - Cơ sở văn hoá Việt Nam, Sđd, tr. 11 - 13.
14
Trần Quốc Vượng (chủ biên) - Cơ sở văn hoá Việt Nam, Sđd, tr. 70, 71.
15
Xem thêm: Trần Văn Bính (chủ biên) - Văn hoá xã hội chủ nghĩa, Nxb. Chính trị Quốc gia, H, 1995, tái bản.
14
chỉnh và góp phần định hướng cho tổng thể các hoạt động của con người nhằm hướng
đến mục tiêu chân, thiện, mỹ. Nhờ đó mà văn hoá đóng vai trò quyết định trong việc
hình thành nhân cách con người; vì con người, vì sự phát triển và hoàn thiện của con
người. Nhờ có chức năng giáo dục mà văn hoá được trao truyền từ thế hệ này qua thế
hệ khác, mở rộng từ không gian văn hoá gia đình, dòng họ đến không gian văn hoá địa
phương (vùng, miền) và không gian văn hoá dân tộc. Và như vậy, với chức năng giáo
dục, văn hoá tạo ra sự phát triển liên tục của lịch sử, trong quá trình vận hành, nó góp
phần loại bỏ những yếu tố, hành vi, hành động vô văn hoá, vô giá trị trong đời sống xã
hội nói chung. Trong quá trình giao lưu, hội nhập văn hoá giữa các tộc người, giữa các
dân tộc, chức năng giáo dục làm cho văn hoá có sự tiếp nhận, tiếp biến những cái phù
hợp, đáp ứng nhu cầu xã hội, con người và chống lại sự đồng hoá, chèn ép hoặc xâm
lấn của văn hoá ngoại lai.
3.2.3. Chức năng giao tiếp của văn hoá
Văn hoá là một hiện tượng thuộc về xã hội loài người, gắn liền với hoạt động
thực tiễn của con người cho nên văn hoá trở thành sợi dây nối liền con người với con
người, thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau, thông qua
một hình thức ngôn ngữ nhất định, hoặc thông qua một tổ chức xã hội nhất định.
3.2.4. Chức năng dự báo của văn hoá
Trong quá trình đảm nhiệm chức năng nhận thức thế giới tự nhiên, đời sống xã
hội và cá nhân con người, văn hoá chính là năng lực trí tuệ giúp cho con người nâng
cao trình độ và khả năng sáng tạo để khám phá những quy luật của tự nhiên, của xã
hội và của chính bản thân. Từ góc độ đó, văn hoá có thể đưa ra những dự báo cần thiết
về tự nhiên, xã hội và con người trong xu thế và xu hướng sẽ xảy ra hoặc có thể diễn
ra. Chính vì thế, ở khá nhiều trường hợp và hoàn cảnh xã hội gắn với một giai đoạn
lịch sử nhất định, văn hoá được coi như những căn cứ cho các chiến lược về kinh tế,
xã hội và định hướng xây dựng - giáo dục con người nói chung.
Khi xem xét các chức năng của văn hoá cần phải nhận thấy, sự “liệt kê” riêng
biệt từng chức năng ở đây chỉ là phục vụ cho mục đích nhận diện để dễ nắm bắt nội
dung của các chức năng khác nhau. Trên thực tế, các chức năng này luôn có mối gắn
kết, hoà trộn đan xen nhau, chức năng này được thực hiện thông qua các chức năng
khác và ngược lại.
II. BẢN SẮC VĂN HÓA
1. Khái niệm bản sắc văn hóa
- “Bản sắc” là từ ghép Việt gốc Hán. Xét về ngữ nghĩa, “bản” là gốc, là cơ sở, là
cốt lõi; “sắc” là lộ ra, thể hiện, hiện diện. Khái niệm “bản sắc” từ gốc Hán ngữ là lộ rõ
cái cốt lõi, cái cơ bản, mang sắc thái riêng của một sự vật, một hiện tượng.
Trong tiếng Anh, từ “bản sắc” gần giống với nghĩa của từ “identity”, mang
nghĩa chỉ cá tính, đặc tính, nét để phân biệt, nhận biết, nét để nhận dạng, nhận diện
của một sự vật hoặc một người nào đó so với các sự vật khác, người khác (ví dụ:
15
identity card - giấy chứng minh, thẻ căn cước). Hoặc trong tiếng Pháp: “identite” với
nghĩa chỉ tính chất, màu sắc riêng tạo thành phẩm chất của một vật. Khái niệm “bản
sắc”, hiểu theo nghĩa nhân văn, được dùng để nhấn mạnh cái riêng tạo thành phẩm
cách, tài năng của một con người.
- Khi gắn với khái niệm “văn hóa” thành cụm từ “bản sắc văn hóa” mang ý
nghĩa chỉ cái cốt lõi, chỉ những đặc trưng riêng của một cộng đồng văn hóa trong
lịch sử phát triển, tạo cơ sở cho sự phân biệt, nhận diện sự khác nhau giữa tộc người
này với tộc người khác, dân tộc này với dân tộc khác. Hay nói cách khác, bản sắc
văn hóa là tổng thể các giá trị đặc trưng mang tính bản chất, bền vững của văn hóa
dân tộc, được hình thành và phát triển, bồi đắp qua quá trình lịch sử lâu dài. Nói đến
bản sắc và bản sắc văn hóa, quy gọn lại, là nói đến hai mối quan hệ trong một chỉnh
thể hữu cơ, mối quan hệ bên ngoài, lộ ra các dấu hiệu để phân biệt, nhận diện các
cộng đồng với nhau; nhiều mối quan hệ nội tại để thể hiện các tính chất riêng của mỗi
cá thể trong lòng cộng đồng.
Trong khoảng chục năm trở lại đây, khái niệm “bản sắc văn hóa” luôn luôn được
nhắc đến trong các công trình, bài báo bàn luận về văn hóa và văn hóa của một dân tộc
cụ thể hoặc trong mối quan hệ giao lưu toàn cầu. Khái niệm bản sắc văn hóa được
nhắc đến nhiều khi khó mang tính xác định vì sự trừu tượng, tiềm ẩn của nó gắn với
các thành tố văn hóa, với cấu trúc văn hóa. Tuy nhiên, để nhận biết được cái gọi là bản
sắc văn hóa hay bản sắc văn hóa dân tộc cần đi sâu làm lộ diện các sắc thái biểu hiện
của các thành tố văn hóa hợp thành nên nền văn hóa dân tộc, khắc họa bản sắc/ đặc
trưng và phương thức tồn tại của một cộng đồng, tạo ra những nét đặc thù để nhìn
vào đó, có thể phân biệt được dân tộc này với dân tộc khác, từ đó khẳng định sự hiện
diện theo dáng vẻ riêng của dân tộc trong quá trình giao lưu và hội nhập trong cộng
đồng quốc gia đa dân tộc, hoặc giao lưu quốc tế.
- Bản sắc văn hóa, nhìn một cách tổng thể, của bất kỳ dân tộc nào, đều gắn bó
với lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của chính dân tộc đó. Tuy nhiên, trên tiến
trình lịch sử, bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc không phải là một hằng số, không
hoàn toàn là những giá trị bất biến, mà trong quá trình hội nhập, giao lưu, tiếp biến
giữa các nền văn hóa, bản sắc đó luôn có thêm những giá trị mới được hình thành và
tiếp tục được bồi tụ để định hình và lộ diện, phù hợp với sự tiến hóa của lịch sử.
- Trong nguyên lý hình thành, tồn tại và phát triển đó, bản sắc văn hóa dân tộc
Việt Nam là những phẩm chất, giá trị văn hóa hợp luyện từ các dân tộc khác nhau
trong cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam, cùng gắn chung vận mệnh với tiến
trình lịch sử dựng nước và giữ nước, trải qua nhiều nghìn năm. Và từ đó, bản sắc văn
hóa của cộng đồng dân tộc đã được nhận diện với năng lực chế ngự thiên nhiên, hòa
hợp với môi trường sống, có các thế hệ nối tiếp nhau tư duy độc lập, sáng tạo, tự chủ
và chiến thắng trong các cuộc chống ngoại xâm, từ thử thách khắc nghiệt đó mà hình
thành một hệ giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc với tinh thần yêu nước, ý chí độc lập
16
tự cường, tinh thần đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng, gắn cá nhân -gia đình, dòng họ
với làng bản và Tổ quốc; trải qua thực tiễn lịch sử - xã hội để hun đúc lên lòng nhân
ái, sự khoan dung, trọng nhân nghĩa, cần cù lao động, giản dị trong lối sống, hiếu và
trung thành với bạn bè. Cốt lõi của bản sắc văn hóa đó đã tôi luyện ra một nhân cách,
cốt cách của con người Việt Nam, cốt cách của dân tộc Việt Nam.
Nhìn nhận về truyền thống văn hóa Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
tổng kết: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng nghìn năm dựng
nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần
đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân
ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự
tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống… Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm
nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo”16
.
- Tiến trình lịch sử phát triển của cộng đồng dân tộc cho thấy, các giá trị mang
bản sắc văn hóa của từng tộc người, từng dân tộc không phải ngẫu nhiên được hình
thành mà đó là sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh địa lý, lịch sử và chính trị. Nhìn cụ
thể, các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam sống bên cạnh một đất nước
khổng lồ về dân số, kinh tế, văn hóa và đã nhiều đời luôn hướng đến xâm lược, đồng
hóa Việt Nam. Thử thách chính trị đó đòi hỏi con người Việt Nam muốn giữ vững
độc lập, muốn không bị đồng hóa thì tất yếu phải nuôi dưỡng lòng yêu nước nồng
nàn, phải đoàn kết để tạo nên sức mạnh, phải mềm dẻo, khôn ngoan trong quan
hệ,… Đồng thời, với một hoàn cảnh địa lý và thiên nhiên khắc nghiệt, mưa lũ, bão
gió,… con người muốn tồn tại phải có tinh thần lao động cần cù, sáng tạo và đoàn
kết cộng đồng để đắp đê chống lụt, trồng cây nuôi rừng, canh tác ruộng nương,
ruộng đồng để cùng nhau tồn tại.
2. Những biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc
- Theo nhà nghiên cứu Phan Ngọc: “Nói đến bản sắc văn hóa tức là nói đến cái
mặt bất biến của văn hóa trong quá trình phát triển của lịch sử”. Và “cái mặt bất biến
đó luôn được tồn tại sinh động trong một hệ thống những quan hệ của văn hóa và cái
tạo thành tính bất biến của các hệ thống quan hệ này là những nhu cầu của tâm thức
con người Việt Nam”. Xuất phát từ quan niệm tiếp cận này, khi đi sâu tìm hiểu bản
sắc văn hóa Việt Nam, nhà nghiên cứu Phan Ngọc dừng lại ở cấu trúc của hệ thống
yếu tố: Tổ quốc, Gia đình, Thân phận và Diện mạo17
.
- Theo GS TSKH Trần Ngọc Thêm, bản sắc văn hóa cần được tìm hiểu theo
cấu trúc của hệ thống văn hóa gồm bốn thành tố: Hệ văn hóa nhận thức (Gồm kho
tàng kinh nghiệm và tri thức phong phú về vũ trụ và về con người); Hệ văn hóa tổ
16
Văn kiện Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, H, 1998, tr. 56. (Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc).
17
Phan Ngọc - Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn học, 2002, tr. 34 - 35.
17
chức cộng đồng (những yếu tố liên quan đến tổ chức đời sống tập thể và tổ chức đời
sống cá nhân); Hệ văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên; Hệ văn hóa ứng xử với
môi trường xã hội18
.
Ngoài ra, đã và đang còn những quan niệm tiếp cận hệ thống cấu trúc khác
nhau của văn hóa, để qua đó tìm ra bản sắc riêng của từng nền văn hóa dân tộc.
Chẳng hạn, Giáo sư Đào Duy Anh chia văn hóa thành ba bộ phận: sinh hoạt kinh tế,
sinh hoạt xã hội và sinh hoạt trí thức. Giáo sư Văn Tân lại phân biệt văn hóa vật
chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần. Giáo sư Ngô Đức Thịnh thì tiếp cận văn
hóa qua bốn thành tố: văn hóa sản xuất, văn hóa xã hội, văn hóa tư tưởng và văn hóa
nghệ thuật…
Như chúng ta đều biết, văn hóa là sản phẩm của một chủ thể văn hóa là cộng
đồng người nhất định, trong mối quan hệ chặt chẽ với môi trường tự nhiên và xã hội.
Từ đó, bản sắc văn hóa được nhận định từ cách xử thế, ứng xử của cộng đồng người
đó trong không gian và thời gian, thông qua các mối quan hệ với tự nhiên - xã hội và
mối quan hệ của chính con người với nhau trong nội bộ cộng đồng. Chính vì thế, nói
đến những biểu hiện của bản sắc văn hóa là nói đến những thành tố văn hóa cơ bản
mà qua đó biểu hiện những yếu tố văn hóa bất biến, những giá trị văn hóa khắc họa
nên diện mạo riêng của một tộc người, một dân tộc.
2.1. Ngôn ngữ
Vừa là sản phẩm, vừa là nhân tố cấu thành của văn hóa, ngôn ngữ (bao gồm
tiếng nói và chữ viết) của mỗi tộc người hay dân tộc là dấu ấn rõ nét để góp phần
nhận diện, phân biệt người của cộng đồng này với người của cộng đồng khác.
Đương nhiên, trên tiến trình phát triển lịch sử, khi các dân tộc có sự giao lưu, quan
hệ qua lại thì tất yếu nảy sinh quá trình du nhập các ngữ hệ và tộc người từ nơi này
đến nơi khác, dẫn đến sự nhào trộn, giao thoa, hội tụ và kết tinh văn hóa - tộc người
- ngữ hệ, từ đó làm biến dạng, biến đổi ngôn ngữ hoặc tiếp biến ngôn ngữ để sinh ra
một ngôn ngữ khác.
Trong quá trình thực hiện chức năng của văn hóa, ngôn ngữ là một trong những
phương tiện nòng cốt để đáp ứng nhu cầu giao tiếp, nhu cầu nhận thức và các nhu
cầu khác trong các quan hệ xã hội. Đối với các tộc người hoặc các dân tộc không có
chữ viết, lời nói đóng vai trò quyết định trong việc sáng tạo văn hóa, trao truyền văn
hóa, truyền thống tộc người giữa các thế hệ. Và điều dễ nhận thấy là, thông qua ngôn
ngữ (lời nói, chữ viết), nhiều nét bản sắc văn hóa với các giá trị đặc trưng của văn
hóa tộc người được bộc lộ, được bảo tồn và phát huy trong các mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên - xã hội và giữa con người với nhau.
2.2. Tập quán - Tín ngưỡng - Nghi lễ
Thành tố này của văn hóa cũng là các yếu tố bộc lộ bản sắc văn hóa của một
cộng đồng người nhất định. Thực trạng sinh hoạt xã hội cho thấy, mỗi dân tộc, mỗi
18
Trần Ngọc Thêm - Cơ sở văn hóa Việt Nam, Sđd.
18
tộc người thường có các hệ thống tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ của riêng mình. Đó
là sản phẩm của nhận thức con người trong những môi trường địa lý - tự nhiên và
môi trường xã hội nhất định. Mức độ và trình độ nhận thức để cấu thành nên thành
tố văn hóa này gắn bó chặt chẽ với truyền thống văn hóa của chính dân tộc đó, kể từ
ngọn nguồn đến các chặng đường phát triển kế tiếp nhau trên tiến trình lịch sử.
Thường nhận thấy một số loại sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng - nghi lễ bộc lộ đặc
trưng khác nhau giữa các tộc người, các dân tộc thiểu số:
- Tập quán - tín ngưỡng thờ vật tổ, sùng bái tự nhiên.
- Nghi lễ vòng đời người từ trước khi sinh ra đến sau khi mất đi.
- Các đồ vật dùng cho nghi lễ và các hình thức tế lễ.
2.3. Luật tục, phong tục
Trong đời sống văn hóa cộng đồng, luật tục và phong tục như một thứ thiết
chế văn hóa vô hình, một thứ luật pháp riêng của cộng đồng nhằm thiết lập và được
sự đồng thuận của mọi thành viên tuân theo các điều luật về cung cách, phạm vi,
mức độ ứng xử với tự nhiên, xã hội và quan hệ giữa con người với con người trong
cộng đồng. Ở mỗi dân tộc, mỗi tộc người, các điều luật tục, phong tục cũng khác
nhau, thể hiện quan niệm, quan điểm của người dân trước việc quy định các sự việc,
hiện tượng, điều khiển các hành vi, hành động của từng cá nhân, phục vụ mục đích
bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và ổn định, phát triển đời sống xã hội và gìn giữ
an ninh cộng đồng. Thông qua luật tục, phong tục, dễ nhận thấy bản sắc văn hóa của
từng dân tộc trong quá trình giáo dục nhân cách, đạo đức của con người theo những
chuẩn mực văn hóa nhất định do cộng đồng quy định.
2.4. Lễ hội
Lễ hội là sinh hoạt văn hóa mang tính tổng hợp nhất và là nơi bộc lộ rực rỡ
nhất bản sắc văn hóa của một cộng đồng nhất định. Quy tụ tại đây mọi loại hình tín
ngưỡng, mọi sắc thái trang phục, sinh hoạt dân ca, trò chơi dân gian, và các hình thái
nghi lễ của tộc người, của dân tộc. Có thể nói, lễ hội là nơi bảo lưu rõ nét nhất cho
bản sắc văn hóa một dân tộc, một cộng đồng người trong một không gian văn hóa
nhất định.
2.5. Trang phục - trang sức
Mỗi cộng đồng dân tộc, tộc người thường sáng tạo ra một loại trang phục riêng
cho mình. Trang phục là nơi thể hiện ý thức thẩm mỹ, nhu cầu thẩm mỹ và là nơi gửi
gắm những nhận thức về thế giới tự nhiên và xã hội cũng như môi trường sống nói
chung thông qua các biểu tượng hoa văn, màu sắc, hình ảnh được thêu trên áo, quần
và các đồ trang sức khác nhau. Nhìn vào trang phục và cách trang sức ta có thể dễ
nhận ra bản sắc văn hóa của một tộc người, của một dân tộc.
2.6. Trò chơi dân gian
Các hoạt động trò chơi dân gian trong đời sống thường nhật hay trong các hoạt
động lễ tiết, lễ hội của các dân tộc cũng nhận thấy những bản sắc văn hóa riêng theo
19
quan niệm và sáng tạo của người dân, đáp ứng nhu cầu giải trí, giáo dục thể chất và
truyền dạy các tri thức về tự nhiên, xã hội hay gửi gắm những khuyên răn về nhân
cách, đạo đức của thế hệ trước với thế hệ sau. Trong số các trò chơi dân gian, bao
giờ cũng có những trò chơi nhất định được coi như “sáng tạo riêng” của một cộng
đồng nhất định, được sản sinh ra sao cho phù hợp với điều kiện sống và nhu cầu của
chính cộng đồng đó.
2.7. Nhà cửa - kiến trúc
Ngôi nhà chính là nơi/ tấm gương phản ánh truyền thống văn hóa của một tộc
người, một dân tộc. Sự hiện diện của cách kiến trúc và hình thức kiến trúc từ một ngôi
nhà cụ thể không chỉ nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt, tránh mưa nắng, mà còn thể hiện
những tín ngưỡng, tập tục, những nhận thức về cách ứng xử với môi trường tự nhiên
và quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo. Đối với các tộc người, dân tộc miền núi, bản
sắc văn hóa từ sự hiện diện của loại hình văn hóa vật thể này còn thể hiện rõ cả ở
những khu nhà mồ, nhà kho, nhà bếp…
2.8. Sinh hoạt văn hóa nghệ thuật trình diễn
Trong số 53 dân tộc thiểu số anh em trong cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt
Nam, số lượng các làn điệu, các thể loại dân ca rất phong phú. Mỗi dân tộc đều sáng
tạo được cho mình những thể loại dân ca với các làn điệu độc đáo, tạo nên bản sắc
riêng, phản ánh tâm tư, tình cảm và đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Song
hành cùng môi trường sinh hoạt văn hóa dân gian là các hình thức nghệ thuật cổ
truyền, thể hiện các thủ pháp nghệ thuật đa dạng, phong phú, in đậm lối tư duy,
khiếu thẩm mỹ của từng dân tộc. Ngoài ra, ngân vang cùng lời ca tiếng hát của các
dân tộc là hàng loạt các hệ thống nhạc cụ được người dân sáng tạo từ nguyên vật liệu
của vùng đất mình cư trú, góp phần tạo ra diện mạo của nghệ thuật âm thanh và nghệ
thuật trình diễn mỗi nơi một vẻ, mang bản sắc độc đáo, đại diện cho bản làng, vùng,
miền, tạo ra những truyền thống âm nhạc dân tộc quý báu.
III. VÙNG VĂN HÓA
1. Khái niệm vùng văn hóa
- Khái niệm “vùng văn hóa” và lý thuyết “vùng văn hóa” được đề xướng bởi
nhà văn hoá học người Đức Robert Frizt Greebner (1877 - 1934) vào cuối thế kỷ XIX.
Tuy nhiên, lý thuyết này vẫn mới chỉ là biểu hiện của một xu hướng nghiên cứu trên
cơ sở của trường phái “truyền bá văn hóa”, chỉ ra văn hóa là một tập hợp những bản
chất hoặc nhân tố, từ đó có những khu vực tương đồng văn hóa với nhau. Trong khi
đó, sự phát triển của ngành địa lý - lịch sử đã tạo điều kiện cho các nhà nhân học văn
hóa đi sâu vào việc khám phá bản chất thực thụ của văn hóa, từ đó xác định rằng, về
bản chất, các dân tộc không đi theo một con đường tiến hóa đồng nhất mà văn hóa
của mỗi dân tộc thường được nảy sinh, tồn tại trong những hoàn cảnh địa lý khác
nhau, dẫn đến quá trình sáng tạo ra những nền văn hóa của mình theo một vận động
lịch sử đặc thù. Các nhà nhân học Mỹ đã tạo dựng cơ sở lý thuyết cho trường phái
20
“địa lý học - lịch sử”, “địa văn hóa” trong nghiên cứu văn hóa. Kế thừa kết quả
nghiên cứu này, nhà dân tộc học người Mỹ Ch.Wissles đã đưa ra lý thuyết về “khu
vực văn hóa”, khẳng định vai trò sáng tạo của các tộc người, các dân tộc tùy theo
những hoàn cảnh địa lý - khí hậu và điều kiện xã hội khác nhau. Trong khi đó, vào
đầu thế kỷ XX, các nhà dân tộc học Xô Viết đã đề xuất lý thuyết về “khu vực lịch sử
- văn hóa”, đi đến xác định sự hiện diện của một vùng địa lý mà ở đó, do các điều
kiện sống, trình độ nhận thức, phát triển kinh tế - xã hội tương đồng cùng vận mệnh
lịch sử đã hình thành nên những đặc trưng văn hóa chung về vật chất cũng như tinh
thần. Đó là quan niệm mang tính lý thuyết khoa học về vùng văn hóa nói chung.
- Từ thập niên 70 của thế kỷ XX trở lại đây, theo GS.TS. Ngô Đức Thịnh, “Việc
sưu tầm, nghiên cứu và biên soạn các công trình văn hóa đã bắt đầu thể hiện rõ
khuynh hướng nhìn nhận văn hóa theo vùng, tức là không gian tồn tại của các nền
văn hóa hay từng yếu tố văn hóa. Hơn thế nữa, đây không còn là cảm nhận hay
những ý niệm mà từng bước nâng lên thành các khái niệm và lý thuyết khoa học”19
.
Xét cho cùng, “vùng văn hóa” là một không gian văn hóa nhất định, được tạo
thành bởi các đơn vị dân cư trên một phạm vi địa lý của một hay nhiều tộc người,
sáng tạo ra một hệ thống các dạng thức văn hóa mang đậm sắc thái tâm lý cộng
đồng, thể hiện trong môi trường xã hội nhân văn thông qua các hình thức ứng xử của
con người với tự nhiên, xã hội và ứng xử với nhau trên một tiến trình lịch sử phát
triển lâu dài.
Có hai loại yếu tố tạo ra bản sắc văn hóa vùng (hoặc đặc trưng nổi bật của một
vùng văn hóa):
Một là, yếu tố về môi trường sinh thái - tự nhiên mà từ đó sinh ra/ quy định
cách thức cư trú, canh tác, đấu tranh sinh tồn và phát triển.
Hai là, yếu tố chứa đựng các hình thức biểu hiện văn hóa của con người, tạo ra
cung cách nhận thức - hoạt động riêng, tạo ra nếp sống, phong tục tập quán, văn
học nghệ thuật, ngôn ngữ và các quan hệ giao lưu kinh tế - văn hóa,… giữa nội bộ
cộng đồng hay với cư dân của các vùng đất/ địa phương khác.
2. Phân vùng văn hóa ở Việt Nam
Trên cơ sở kế thừa và mở rộng quá trình nghiên cứu vùng văn hóa, một số nhà
nghiên cứu văn hóa đã quan tâm đến việc phân vùng để tạo cơ sở cho việc nhận diện
và tiếp cận những đặc trưng, bản sắc văn hóa ở các không gian văn hóa khác nhau.
Cũng do quan niệm của chủ quan cá nhân mà hiện tại, việc phân chia vùng văn hóa ở
Việt Nam chưa có sự thống nhất hoặc so lệch nhau. Có thể nhận thấy một số dạng
phân chia sau đây:
* GS.TS. Ngô Đức Thịnh, trong công trình khoa học Văn hóa vùng và phân vùng
văn hóa ở Việt Nam (1993) do ông làm chủ biên, đã cho rằng Việt Nam có 7 vùng
văn hóa:
19
Ngô Đức Thịnh (chủ biên) - Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb. KHXH, H, 1993, tr. 81.
21
- Vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ.
- Vùng văn hóa Việt Bắc.
- Vùng văn hóa Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ.
- Vùng văn hóa đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ.
- Vùng văn hóa duyên hải Trung và Nam Trung Bộ.
- Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên.
- Vùng văn hóa Gia Định - Nam Bộ.
* GS. Đinh Gia Khánh và nhà thơ Huy Cận khi chủ biên công trình Các vùng
văn hóa VIệt Nam (1995) đã chia ra 9 vùng văn hóa:
- Vùng văn hóa đồng bằng miền Bắc.
- Vùng văn hóa Việt Bắc.
- Vùng văn hóa Tây Bắc.
- Vùng văn hóa Nghệ Tĩnh.
- Vùng văn hóa Thuận Hóa - Phú Xuân (xứ Huế).
- Vùng văn hóa Nam Trung Bộ.
- Vùng văn hóa Tây Nguyên.
- Vùng văn hóa đồng bằng miền Nam.
- Vùng văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
* GS. Huỳnh Khái Vinh và Nguyễn Thanh Tuấn trong công trình Chấn hưng
các vùng và tiểu vùng văn hóa ở nước ta hiện nay (1995) đã chia ra 8 vùng văn hóa:
- Vùng văn hóa miền núi phía Bắc.
- Vùng văn hóa Tây Bắc.
- Vùng văn hóa đồng bằng sông Hồng.
- Vùng văn hóa Bắc Trung Bộ (khu IV cũ).
- Vùng văn hóa duyên hải Nam Trung Bộ.
- Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên.
- Vùng văn hóa Đồng Nai - Gia Định (Đông Nam Bộ).
- Vùng văn hóa đồng bằng sông Cửu Long.
* Gs. Trần Quốc Vượng trong công trình Cơ sở văn hóa Việt Nam do ông làm
chủ biên (1997) đã chia ra 6 vùng văn hóa:
- Vùng văn hóa Tây Bắc
- Vùng văn hóa Việt Bắc
- Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
- Vùng văn hóa Trung Bộ
- Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên
- Vùng văn hóa Nam Bộ.
Nhìn chung, cách phân chia các vùng văn hóa của các nhà khoa học trên đây, về
cơ bản vẫn mang tính thống nhất về những không gian văn hóa chủ yếu. Sự khác
22
nhau thể hiện ở quan niệm về các vùng văn hóa và tiểu vùng văn hóa lồng trong một
không gian văn hóa mà thôi.
Kế thừa các kết quả nghiên cứu trên, có thể đi đến đồng thuận với cách phân
chia các vùng văn hóa của GS. Trần Quốc Vượng kết hợp với việc nhìn nhận trong
đó sự tồn tại của các tiểu vùng văn hóa, mà như cách gọi dân gian, nhiều khi tương
đương với khái niệm “xứ” (xứ Huế, xứ Thanh, xứ Lạng, Xứ Đoài, xứ Kinh Bắc, Xứ
Đồng Nai, xứ Quảng…).
3. Vùng văn hóa các dân tộc thiểu số và các bản sắc văn hóa chủ yếu
Một đặc điểm chung của các vùng văn hóa thuộc vùng đất của 53 dân tộc
thiểu số cư trú là, về mặt địa hình, đa số thuộc vùng núi có nhiều thung lũng, lòng
chảo; về mặt xã hội, đây là các vùng đất cư trú của nhiều dân tộc sống đan xen, có
quan hệ giao lưu chặt chẽ về mặt kinh tế và văn hóa trên một tiến trình lịch sử lâu
dài. Chính vì vậy, khi đi sâu giới thiệu bản sắc văn hóa các dân tộc, chỉ có thể dừng
lại ở các yếu tố/ thành tố văn hóa mang tính tiêu biểu của những dân tộc, tộc người
giữ vai trò đại diện cho bộ mặt, đặc trưng của văn hóa vùng, trên cơ sở định hướng
cho học sinh phổ thông nhận thức chung về các biện pháp, giải pháp để có ý thức bảo
tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, phù hợp với tiến trình
phát triển chung của văn hóa cộng đồng quốc gia đa dân tộc hiện tại và lâu dài.
3.1. Vùng văn hóa Tây Bắc
Khu vực địa lý nằm về phía tây bắc thủ đô Hà Nội, bao gồm các tỉnh Lai
Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, là nơi cư trú, làm ăn từ lâu
đời của hơn 20 dân tộc anh em như Thái, Mông, Dao, Mường, Khơ Mú, La Ha…
Là vùng đất của núi non hiểm trở điệp trùng kế tiếp nhau cùng khí hậu có phần
khắc nghiệt, sông suối nhiều thác lũ, Tây Bắc hiện ra với dáng vẻ hùng tráng và là
mảnh đất nảy sinh nuôi dưỡng cho nhiều yếu tố văn hóa đặc sắc của đồng bào các
dân tộc. Đây là vùng đất có nhiều di tích danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Dấu
tích chiến trường Điện Biên, bên cạnh là những thành bản Phủ, đèo Pha Đin, hồ Pá
Khoang, hang Thẩm Púa,… Ngược lên Lai Châu, có thể thăm dinh Đèo Văn Long,
hang Tiên Sơn, thác Tắc Tinh, sang Sơn La thăm chùa Chiền Viện, hang Thẩm Ké,
kề bên là địa danh Sa Pa lừng danh của Lào Cai. Xuôi về phía tây-nam, thăm suối
nước khoáng Kim Bôi, hồ thuỷ điện Hòa Bình, hang Con Moong Thanh Hóa, vườn
Pù Mát Nghệ An,… Trên nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ trải rộng - dài đó, có thể
dừng lại để khắc họa vẻ đẹp và giá trị của một số yếu tố văn hóa tạo ra bản sắc văn
hóa riêng của núi rừng Tây Bắc vốn đã hiện tồn qua nhiều thế kỷ, trở thành kho tàng
di sản văn hóa quý báu của các dân tộc cư trú nơi đây.
3.1.1. Về nhà ở và nề nếp gia đình
Nhà ở và quan hệ sinh hoạt trong không gian gia đình của người Thái như đại
diện tiêu biểu cho nghệ thuật và kỹ thuật xây dựng, kiến trúc nơi cư trú và truyền
thống gia phong của đồng bào các dân tộc trong vùng. Là dân tộc có số dân đông
23
nhất vùng Tây Bắc, trình độ dân trí cao và đời sống sinh hoạt tiếp cận với nếp sống
văn minh nên người Thái có ảnh hưởng văn hóa khá mạnh đối với các tộc người khác
trong vùng. Bên cạnh việc sáng tạo ra nếp nhà sàn Thái khum hình mai rùa độc đáo,
người Thái còn được các tộc người khác quý trọng, học tập ở nề nếp quan hệ trong gia
đình, tính hiếu khách, sống chân thật, văn minh và hòa thuận với láng giềng, tôn trọng
người già, thương yêu con trẻ, giúp đỡ nhau…
3.1.2. Về sinh hoạt nghệ thuật trình diễn
Hầu như các dân tộc của vùng Tây Bắc đều có “đặc sản văn hóa” về lĩnh vực
sinh hoạt nghệ thuật - trình diễn/ diễn xướng. Trước hết phải kể đến Xòe Thái với
Xòe điệu của người Thái trắng ven sông Đà, xòe vòng. “Xòe” là đặc trưng nghệ
thuật múa Thái, từ lâu đã trở thành biểu tượng của văn hóa Tây Bắc, với 32 điệu xòe
do các cô gái múa trong tiếng tính tẩu Thái dịu dàng, say đắm của các chàng trai. Đi
theo các điệu xòe vừa sôi nổi, vừa dịu dàng là sự hiện diện của chiếc khăn Piêu và
túi thổ cẩm với đường nét hoa văn tinh tế cùng hàng loạt nhạc cụ được chế tác bằng
tre, bằng đồng hay bằng bạc như Pípặp, khèn bè, đàn tính Tẩu Thái. Trong khi đó,
người H’Mông nổi tiếng với điệu múa khèn, kèn môi, thổi sáo làm cho các phiên
chợ tình lừng danh vì hấp dẫn và kỳ thú. Người Mường rộn ràng trong các điệu múa
bông và đâm đuống cùng những đêm âm vang tiếng cồng chiêng bên bếp lửa đợi sẵn
rượu cần… Có thể nói, bản sắc văn hóa rõ nét nhất của vùng Tây Bắc là các điệu
múa dân tộc, trong đó điệu múa sạp đã thành nhịp cầu chung của hầu hết các dân tộc
nơi đây trong mỗi kỳ giao lưu sinh hoạt văn hóa.
3.1.3. Về lễ hội
Người dân các dân tộc nơi đây luôn thể hiện bản sắc tổng hợp của văn hóa dân
tộc qua các kỳ lễ tiết, lễ hội trong năm. Đó là hội Hoa ban, hội Xên bản, Xên Mường
(cầu mùa, cầu phúc), Hội Hạn Khuống (giao duyên), lễ hội cầu mưa của người Thái;
đó còn là hội Xéc bùa (cồng chiêng), lễ cầu mát của người Mường; Hội Mừng măng
mọc của các dân tộc La Hư, Khơ Mú, Mảng; hội Pin Pang người Thái trắng, lễ cúng
bản người Cống, hội tung còn người Tày, hội đền Bản Phủ và nhất là lễ hội kỷ niệm
Chiến thắng Điện Biên Phủ của cộng đồng các dân tộc Tây bắc hàng năm.
3.1.4. Về bản sắc trong văn hóa nghệ thuật
Nói đến vùng văn hóa Tây Bắc là nói đến quê hương của các truyện thơ dân
gian. Hầu như mỗi tộc người trong vùng đều có một kho tàng sáng tác ngôn từ đa
dạng về thể loại, phong phú trong cách diễn xướng hoặc các lời cầu khấn, các bài
văn vần truyền dạy đạo đức cho con cái, các thần thoại, đồng dao, cổ tích… Có thể
nói, Tây Bắc là quê hương của các bản trường ca và những tập dân ca đồ sộ, nơi
chứa đựng, phản ánh một cách sinh động đời sống sinh hoạt xã hội và cuộc sống tinh
thần của con người miền núi. Khơi dậy lòng tự hào của thế hệ trẻ bằng cách trao
truyền cho nhau vốn văn hóa quý báu này là góp phần đắc lực vào bảo tồn ngôn ngữ
các dân tộc, bảo tồn kinh nghiệm ứng xử với tự nhiên, xã hội và con người trong quá
24
khứ, khai thác phục vụ cho đời sống văn hóa hiện tại và mai sau. Nhiều bản trường
ca ra đời từ Vùng đất Tây bắc nhưng đã được giới thiệu với bạn đọc muôn phương,
như Táy pú xớc (dõi theo bước đường chinh chiến của ông cha) kể về quá trình lịch
sử của người Thái vào vùng đất này, Tẻ tất tẻ nác (Đẻ đất đẻ nước) của người
Mường, Xống chụ xôn xao (Tiễn dặn người yêu) của người Thái, Tiếng hát làm dâu
của người H’Mông,…Đây là những báu vật bằng ngôn từ của các dân tộc truyền từ
bao đời, góp giá trị đặc sắc vào kho tàng văn học nước Việt.
3.1.5. Về các trò chơi dân gian
Có lễ hội là có trò chơi dân gian. Sự phong phú của các lễ hội vùng Tây Bắc là
minh chứng cho sự sinh tồn đa dạng của các trò chơi dân gian của con người các dân
tộc, từ ném còn, đánh đu, đánh mảng, đến hàng loạt trò chơi khác vô cùng sinh động,
thông minh, hấp dẫn ở các làng bản.
3.1.6. Về các nghề thủ công
Nói đến con người Tây Bắc là nói đến sự
thông minh, khéo tay của người phụ nữ
trong việc thêu thùa và thuần thục bên
khung cửi. Sắc màu rực rỡ qua những bộ
trang phục, trang sức, các đồ gia dụng
như chăn, màn, túi xách… như sự khoe
sắc của tài năng và trí tuệ con người,
thông qua cách pha màu, bố cục, trang trí
của các họa tiết, hoa văn. Nổi bật trong
hệ thống các nghề thủ công của đồng bào
các dân tộc Tây Bắc là nghề dệt của
người Thái và người Mường. Những
chiếc khăn Piêu, những túi thổ cẩm,
những bộ trang phục Thái đã minh chứng
cho con mắt thẩm mỹ và tài khéo tay của
các cô gái từ bao đời nay.
Y phục người H’Mong huyện Bắc
Hà,tỉnh Lào Cai (ảnh Phan Thị Lạc)
Cạp váy hoa văn Mường đã thành đề tài nghiên cứu của nhà dân tộc học Từ
Chi, trở thành công trình khoa học có giá trị.
3.2. Vùng văn hóa Việt Bắc và Đông Bắc Bộ
Là vùng đất có địa hình tuy hiểm trở nhưng ít bị chia cắt như Tây Bắc, bao
gồm 6 tỉnh của chiến khu năm xưa (Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên,
Tuyên Quang, Hà Giang) và một phần tây bắc Quảng Ninh, đông bắc Bắc Giang.
Việt Bắc và Đông Bắc Bộ là xứ sở của nguồn tài nguyên trong lòng đất. Với hơn hai
chục dân tộc cư trú, vùng đất này mang dặc trưng văn hóa chủ đạo là văn hóa Tày -
Nùng vì số dân cư đông đúc và nếp sinh hoạt văn hóa, văn minh mang tính cộng
đồng cao, có ảnh hưởng tích cực, sâu rộng đến các dân tộc khác trong quá trình giao
25
lưu kinh tế-văn hóa trong lịch sử, bên cạnh các dân tộc có cư dân ít hơn là Sán Chay
(Cao lan, Sán chí), Dao, H’Mông, Lô Lô… Sống trên mảnh đất có địa hình được
thiên tạo ban cho, dưới bàn tay phục sức thêm kèm theo những câu chuyện thơ
mộng, nhiều danh lam ở Việt Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đã trở nên có hồn, cuốn hút
triệu triệu bước chân du khách hành hương. Đó là những động Tam Thanh, Nhị
Thanh, sông Kỳ Cùng, núi Vọng Phu hiện ra nàng Tô Thị, ải Nam Quan và ải Chi
Lăng mang đầy chiến công bất tử. Đó còn là hang Pác Pó và suối Lê Nin - núi Các
Mác, thành cổ nhà Mạc ở Cao Bằng, hồ Ba Bể ở Bắc Cạn, vịnh Hạ Long kỳ thú ở
Quảng Ninh. Đó còn là cổng trời ở Đồng Văn – Hà Giang, Đền Bảo Hà, đền Mẫu ở
Lào Cai, đình Tân Trào - Hồng Thái ở Tuyên Quang, hồ Thác Bà, đền Đông Cuông
ở Yên Bái, hồ Núi Cốc, đền Đuổm, chùa Hang ở Thái Nguyên,… Đã hàng nghìn
năm có các cửa ngõ thông thương với phương Bắc, lịch sử của cư dân Việt Bắc -
Đông Bắc đồng thời cũng là tiến trình của nhiều nghìn năm dựng nước và giữ nước,
gắn chặt với vận mệnh của toàn dân tộc. Chính vì thế, thiên nhiên và con người nơi
đây đã tạo xây được một truyền thống văn hóa giàu bản sắc, trong đó có những tiểu
vùng văn hóa độc đáo như xứ Lạng, xứ Tuyên. Có thể nhận diện một số yếu tố mang
bản sắc văn hóa của vùng đất này:
3.2.1. Về những lễ hội tiêu biểu
- Lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng), hội Lồng Shuông, hội Then, hội Mẹ Trăng,
Xòe của người Tày ở Lạng Sơn.
- Lễ Lập Tịch (vào họ), hội Quá
Tang (cấp sắc), hội Đạp Ca (giẫm cỏ
non mùa xuân) của người Dao ở
Thái Nguyên, Bắc Cạn.
- Lễ hội Gầu Tào (chơi đồng),
hội Sán Sải (chơi núi) của người
H’Mông ở Hà Giang, Tuyên Quang.
- Lễ hội giao duyên mùa xuân
của người Sán Dìu…
Lễ hội xuống đồng của người Cao Lan
ở Định Hóa, Thái Nguyên (ảnh Bùi Quang
Thanh)
3.2.2. Về sinh hoạt nghệ thuật
Nổi tiếng là nghệ thuật múa lân, múa sư tử, hát Sli của người Tày, hát Lượn của
người Nùng, hát Sình ca của người Sán Chay (Cao lan – Sán chí), hát Gầu Plênh trữ
tình của người H’Mông…
3.2.3. Về các trò chơi dân gian
26
Vùng Việt Bắc nổi tiếng với các sinh hoạt vui chơi, giải trí, rèn luyện thể chất
thông qua các trò chơi dựng nêu, ném còn, ném Papáo, đua ngựa, bắn nỏ, đánh cờ
người…
3.2.4. Về văn hóa chợ phiên của vùng Việt Bắc
Đó là thời điểm của những cuộc giao lưu kinh tế và văn hóa, đặc biệt là những
cuộc gặp gỡ, giao duyên của nam thanh nữ tú với sự sôi động của kỳ sinh hoạt ca hát
dân ca, đi tìm bạn đời và những buổi chợ tình thấm đẫm chất nhân văn. Lấy môi
trường giao lưu kinh tế (chợ) để tạo ra không khí sôi động của một kỳ chơi hội, đó là
“thời cơ” để con người trình diễn trang phục, lấy trình diễn văn nghệ dân gian nhằm
bộc lộ tâm tư nỗi niềm và đương nhiên đó cũng là “thời điểm mạnh” để nhận ra bản
sắc văn hóa độc đáo giữa núi rừng Việt Bắc. Đây là hình thức sinh hoạt xã hội cộng
đồng vô cùng độc đáo, thời điểm hấp dẫn cho nam thanh nữ tú từ các bản làng hẹn
nhau về tụ hội tại các thị tứ, thị trấn để gặp gỡ, giao duyên. Người dân Việt Bắc
thường tự hào về sự sôi động của những chợ Kỳ Lừa, chợ Đồng Đăng, chợ Đồng
Mỏ, chợ Thất Khê,… Nổi bật cho văn hóa chợ vùng Việt bắc là chợ tình Khau Vai
(Hà Giang), tuy mỗi năm chỉ họp một lần nhưng đây là phiên chợ thấm đẫm chất
nhân văn, góp phần xoa dịu nỗi đau cho bao số phận bởi những ngang trái nhân
duyên và tạo ra thời cơ đặc biệt cho con người tìm lại niềm vui sau một năm vất vả
với bát cơm manh áo !
3.2.5. Về các di tích lịch sử và truyền thống cách mạng của chiến khu
Việt Bắc là mảnh đất lịch sử - cách mạng đặc biệt, gắn liền với kháng chiến 9
năm chống Pháp, nơi đóng đại bản doanh của nhiều cơ quan đầu não của Đảng, Nhà
nước và chính phủ Việt Nam, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những di tích cách
mạng kèm theo những hệ thống truyện kể về các chiến sỹ cách mạng, các lãnh tụ
cách mạng là một phần di sản văn hóa cách mạng quý báu cần được khai thác để
giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay. Địa danh an toàn khu Việt Bắc (ATK) đã bồi đắp
thêm cho bản sắc văn hóa vùng Việt Bắc những ký ức văn hóa độc đáo, góp phần tạo
ra niềm tự hào của đồng bào các dân tộc về truyền thống lịch sử - văn hóa của mình.
Hàng loạt các di tích lịch sử văn hóa kéo dài từ Cao Bằng (Thác bản Dốc, Hang Pác
Pó, suối Lênin, rừng Trần Hưng Đạo,…) đến khu Sơn Dương – Tuyên Quang với
mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào và cụm di tích Đèo De của Định Hóa – Thái
Nguyên… như những địa chỉ hấp dẫn cho các thế hệ học sinh các cấp từ muôn nơi
về tham quan, học tập.
3.3. Vùng văn hóa Trung Bộ
Về cơ bản, có thể đồng thuận với quan điểm của cố GS Trần Quốc Vượng về
phạm vi của vùng văn hóa Trung Bộ, bao gồm lãnh thổ, các đảo và quần đảo của các
tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay.
27
Là vùng đất có địa hình eo hẹp, nằm ép kéo dài giữa dãy Trường Sơn với biển
Đông, chứa đựng cả 3 loại hình văn hóa: văn hóa biển, văn hóa đồng bằng và văn
hóa núi, miền Trung Bộ vì thế nằm trong khu vực có khí hậu khô nóng, gió bão và lũ
lụt khắc nghiệt, môi trường sinh thái vì thế đa dạng, phức tạp. Cũng từ địa hình tự
nhiên khắc nghiệt này, vùng đất miền Trung đã kết hợp với mồ hôi và xương máu
con người để tạo nên nhiều di tích, danh lam thắng cảnh, như khu danh thắng di sản
thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, địa đạo Vĩnh Mốc, đèo Hải Vân, cùng hàng loạt
những cửa biển, các di tích gắn với lịch sử mở nước tiến về phương Nam từ xa xưa.
Với điều kiện địa lý phức tạp và lịch sử hình thành mang tính đặc thù, hơn một
chục dân tộc cư trú dọc dải đất miền Trung đã vì thế sáng tạo ra cho nền văn hóa dân
tộc Việt Nam diện mạo của 3 xứ văn hóa, hình thành nên đặc trưng riêng của vùng
văn hóa Trung Bộ.
3.3.1. Tiểu vùng văn hóa xứ Huế
Huế là địa danh được chọn làm thủ phủ của xứ Đàng Trong, kinh đô một thời
của cả nước. Trải qua tiến trình lịch sử, vùng Trung Bộ - mà Huế là một trong những
điểm hẹn quan trọng - là trạm trung chuyển, đất dừng chân trước khi người Việt
vượt Hải Vân tiến sâu vào Nam mở cõi, lại là nơi diễn ra sự giao lưu trực tiếp giữa
người Việt với người Chăm và các dân tộc khác từ ven dải Trường Sơn xuống; và
đặc biệt là nơi có trung tâm chính trị văn hóa kéo dài hàng trăm năm trong lịch sử,
thành kinh đô của 3 vương triều: chúa Nguyễn, Tây Sơn, nhà Nguyễn và là kinh đô
của cả nước.
Mang đặc điểm riêng biệt về tự nhiên và lịch sử, xứ Huế đã tạo cho mình một
đời sống văn hoá vật chất và tinh thần mang bản sắc đặc biệt.
Nói đến Huế là nói đến cảnh đẹp thơ mộng và nền văn hóa cung đình gắn với
nhiều di tích lịch sử - văn hóa danh tiếng, hình thành nên một kho tàng văn hóa vật
thể và phi vật thể phong phú và quý báu của dân tộc, trong đó có những di sản đã
được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Huế là nơi quy tụ nhân tài, vật lực của cả nước một thời, nơi hội tụ của các nền
văn hóa mang bản sắc dân tộc đa dạng, từ văn hoá Chăm đến văn hóa của các dân
tộc khác như Mường, Vân Kiều, Cơ Tu…
3.3.2. Tiểu vùng văn hóa xứ Quảng
Nằm ở vị trí Nam Trung Bộ, cư dân các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng
Ngãi đã tạo dựng cho mình một diện mạo văn hóa riêng, với những biểu hiện của cốt
cách, dáng vẻ độc đáo trong đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần trong suốt chiều
dài lịch sử trên dưới 400 năm nay. Đây là vùng đất cư trú, giao lưu của người Việt
với người Chăm, Cơ Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng và Co. Các yếu tố văn hoá mang bản
sắc văn hóa các dân tộc thiểu số có thể thấy:
- Khu Tháp Mỹ Sơn và dấu tích của trung tâm văn hóa Chăm một thời cực
thịnh và văn minh tại Quảng Nam.
28
- Khu phố cổ Hội An, nơi bảo tồn chứng tích cho những giai đoạn lịch sử giao
lưu và thông thương kinh tế-văn hóa sầm uất trải dài nhiều thế kỷ, trở thành một
trong hai di sản thế giới của xứ Quảng.
- Kiến trúc và sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng của người Cơ Tu trong ngôi nhà
Gươl.
- Các lễ hội của đồng bào các dân tộc ở xứ Quảng
3.3.3. Tiểu vùng văn hóa xứ Tháp Chàm
Có thể nói, kéo dài từ Quảng Nam đến Bình Thuận, không gian văn hóa và
cũng là bản sắc văn hóa của vùng đất này là sự hiện diện của hàng chục ngôi tháp
Chăm, dấu vết của một nền văn hóa rực rỡ, cực thịnh trong lịch sử. Gắn bó với thế
giới của những ngôi tháp đó còn là hệ thống phong phú các tượng đá, phù điêu, trụ
đá, bia đá với kiểu cách kiến trúc và ý thức thẩm mỹ độc đáo và sôi động, hấp dẫn
trong môi trường sinh hoạt xã hội là sự hiện tồn của hàng loạt các nghi lễ, tín
ngưỡng cùng các lễ hội, nơi bộc lộ những dáng vẻ văn hóa trang phục, ẩm thực và
các hình thức sinh hoạt nghệ thuật, diễn xướng,… phản ánh một cách sinh động bộ
mặt văn hóa hợp lưu của các yếu tố biển, sông, đầm, đồng bằng, núi non trong mối
quan hệ chặt chẽ giữa các dân tộc.
Tháp Chàm ở Ninh Thuận (ảnh PTL) Dệt thổ cẩm
của người Chăm Ninh Thuận (ảnh PTL)
Bên cạnh các hệ thống Tháp và Đền, văn hóa Chăm còn để lại làm minh chứng
với lịch sử bằng hệ thống các thành luỹ, kinh thành và những trung tâm tín ngưỡng
độc đáo, như Thành Lồi (Thừa Thiên - Huế), thành Trà Kiệu (Quảng Nam), thành
Châu Sa (Quảng Ngãi), thành Đồ Bàn, Thị Nại (Bình Định), thành Hồ (Phú Yên).
Và đi theo đây là những thành tựu rực rỡ của nền nghệ thuật điêu khắc đá Chăm Pa,
minh chứng cho thời kỳ phục hưng của nền văn minh kỳ diệu trên dải đất miền
Trung khắc nghiệt.
Nói đến tiểu vùng văn hóa Tháp Chàm là nói đến thành tựu nghệ thuật diễn
xướng của người Chăm được bảo lưu trong các điệu múa Chăm như múa quạt, múa
29
đội nước, múa kiếm, múa vải chài, múa khăn,… cùng những điệu dân ca giao duyên
hấp dẫn lòng người.
Ngoài những nét bản sắc văn hóa của các tiểu vùng được nêu trên đây, vùng
đất của sự giao thoa giữa núi và biển khăng khít, kéo dài đã tạo ra nét bản sắc văn
hóa biển và sông nước, thể hiện qua một số lễ hội nổi tiếng khu vực miền Trung,
như Lễ hội nghinh ông (tục thờ cá Voi) cùng hàng trăm điệu hò sông nước mái nhì,
mái đẩy, mái ô,…
Trong không gian của văn hóa biển và sông nước ấy, các hình thức sinh hoạt
văn hóa dân gian cũng vô cùng phong phú, với hàng loạt các sinh hoạt tế lễ Thành
hoàng, tế Tiền hiền, tế Tổ sư, lễ cầu ngư, lễ hội mùa và các loại lễ tục tôn giáo khác.
Có thể liệt kê một số địa danh tiêu biểu: Lễ hội cầu ngư, hội bơi trải, hội hò khoan ở
Bảo Ninh, Quảng Bình; lễ Nghinh Ông, lễ rước Cộ ở Quảng Nam; hội đi săn ở
Thượng Phước Quảng Trị; lễ hội Cầu Bông Hội An; lễ hội Điện Hòn Chén, Tháp Bà
Nha Trang; lễ hội Ka Tê Ninh Thuận; lễ hội Tây Sơn Bình Định; lễ hội thả diều
Thừa Thiên,…
3.4. Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên
Trong cộng đồng đa dân tộc Việt Nam, không có vùng văn hóa nào mang đặc
trưng riêng biệt và rõ nét như vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên, hay rõ hơn là
vùng văn hóa Tây Nguyên (bao gồm các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông, Gia Lai, Đắc
Lắc, Công Tum). Kéo dài theo thềm đất - núi của sườn phía đông dãy Trường Sơn từ
khoảng đèo Ngang cho đến hết cao nguyên Lâm Đồng, với hợp cư của hơn 20 dân
tộc thiểu số anh em, địa hình của Trường Sơn - Tây Nguyên bao gồm các miền núi
cao, những cao nguyên khá bằng phẳng và các thung lũng dài rộng nằm giữa các
vòng cung núi, nơi khởi nguyên cho nhiều dòng sông tỏa về Trung Trung Bộ, Nam
Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Từ đặc điểm địa hình độc đáo đó, miền đất Tây Nguyên
đã hào phóng có được những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, như núi Chơ Hơ Rông,
núi Lang Bian, đèo Ngoạn Mục, thác Yali và hàng loạt địa danh của Đà Lạt vốn đã
ngót trăm năm nay thu hút du khách trong, ngoài nước quần tụ.
Các dân tộc cư trú ở Trường Sơn - Tây Nguyên quen sinh sống bằng hai
phương thức sản xuất: làm ăn theo lối canh tác nương rẫy và săn bắn, hái lượm. Đó
là biểu hiện dấu vết của xã hội công xã nguyên thủy trong giai đoạn đầu của quá
trình phân hóa giai cấp.
30
Đặc điểm văn hóa nổi
bật nhất của vùng Trường
Sơn - Tây Nguyên là sinh
hoạt văn hóa cồng chiêng. Có
thể nói, cồng chiêng đã len
lỏi vào mọi ngõ ngách của
đời sống sinh hoạt xã hội -
buôn làng của các tộc người
trên tiến trình của lịch sử đời
người “từ chiếc nôi đến
nghĩa địa”.
Lễ hội Cồng chiêng ở Tây Nguyên (ảnh BQT)
Mọi sinh hoạt của chu kỳ nghi lễ vòng đời người đều gắn với cồng chiêng. Âm
thanh của thứ nghệ thuật độc đáo mang bản sắc Tây Nguyên vang lên khắp nơi, từ
chọn đất phát nương đến làm nhà, sửa nhà, cầu an cho lúa, hội mừng năm mới, cưới
xin, ma chay và đặc biệt là lễ hội đâm trâu…
Trong cộng đồng 53 dân
tộc anh em, có nhiều tộc người,
dân tộc từ Tây Bắc, Việt Bắc
đến miền Trung Bộ đều có sử
dụng cồng chiêng, nhưng chưa
có dân tộc nào ở các vùng đất
trên lại sử dụng cồng chiêng
trong mọi quan hệ dân sinh như
đồng bào các dân tộc Tây
Nguyên.
Đội chiêng tre của dân tộc Mơ nông, Thành phố Buôn Ma
Thuột (Ảnh BQT)
Nói đến văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên là nói đến sự hiện tồn của các
nguồn sử thi mang tính huyền thoại, hùng tráng và bộc lộ sức sáng tạo nghệ thuật
đặc sắc, đa dạng, khó có thể bắt gặp ở vùng đất nào khác trên đất nước Việt Nam.
Bên cạnh sinh hoạt văn hóa cồng chiêng, diễn xướng trường ca - sử thi (được gọi là
kể khan) của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên là hình thức sinh hoạt văn hóa kỳ lạ,
tạo ra bản sắc riêng của vùng đất non ngàn còn bóng dáng đậm nét của đời sống văn
hóa nguyên chất hoang sơ huyền thoại.
Nói đến văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên là nói đến các hình thức sinh hoạt
lễ hội vừa đa dạng vừa phong phú và hấp dẫn, không chỉ dành cho người sống mà
31
còn hướng nỗi niềm, tình cảm đến người đã khuất với lòng thành kính và biết ơn.
Hàng loạt nghi lễ hòa trộn trong không khí hội hè đã tạo ra môi trường sinh hoạt văn
hóa đặc biệt sinh động và hùng tráng giữa non ngàn của các dân tộc sống trong vùng
văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên. Đó là lễ hội Ninh Nơng trong mùa nông nhàn, lễ
tạ ơn Thần Sấm cầu mưa cho nương rẫy, lễ tạ ơn Mẹ Lúa cầu mùa màng bội thu, lễ
ăn cốm mừng lúa mới, lễ bỏ mả đưa tiễn người thân về thế giới bên kia… Và đặc
biệt là lễ hội đâm trâu náo nhiệt, hoành tráng giữa âm vang cồng chiêng nơi non
ngàn đã tạo ra một không gian văn hóa đặc biệt cho con người bộc lộ tình cảm với
người sống cũng như người đã khuất, phô diễn tài nghệ và khiếu thẩm mỹ văn hóa
nghệ thuật của dân tộc mình, đúc kết lại cho cộng đồng dân tộc một kho tàng di sản
văn hóa kỳ thú và bất diệt.
3.5. Vùng văn hóa Nam Bộ
Nam Bộ là vùng đất phía Nam của Tổ quốc, nơi cư trú chủ yếu (trừ người Việt)
của người Khơ Me, người Chăm, người Hoa và các dân tộc ít người khác, mới xuất
hiện trong giai đoạn lịch sử sau này. Là vùng đồng bằng rộng nhất Việt Nam, Nam
Bộ được mệnh danh là xứ sở của những dòng sông, kênh rạch. Đặc điểm của địa
hình sông nước đã góp phần tạo ra những bản sắc riêng trong cuộc sống vật chất,
tinh thần và tính cách của cư dân hội tụ nơi đây. Căn cứ vào đặc điểm địa hình, vùng
đất Nam Bộ được chia thành hai phần: Khu vực phía bắc và đông bắc (Đông Nam
Bộ) thuộc các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai,
Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu; và khu vực phía nam - tây nam của Nam Bộ (Tây
Nam Bộ) thuộc các tỉnh còn lại.
Đặc điểm văn hóa vùng Nam Bộ thể hiện ở một số đặc trưng/ bản sắc sau đây:
- Đời sống sinh hoạt xã
hội và giao lưu kinh tế - văn
hóa luôn gắn với sông nước:
các hệ thống chợ trên sông,
ăn uống gắn với chủ yếu thủy
hải sản…
- Sự tiếp biến văn hóa
“tứ xứ” đã dẫn đến sự pha
trộn cách sống, lối sống,
khẩu vị, tiếng nói giữa các
tộc người Việt - Chăm -
Khmer, …
Chùa của Người Khmer ở Trà Vinh (ảnh PTL)
- Kiểu trang phục khăn vằn - áo bà ba là đặc trưng ăn mặc của Nam Bộ.
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ

More Related Content

What's hot

Các tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt namCác tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt namHoang Nguyen
 
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...jackjohn45
 
24092013 - Quan điểm 2, 3 của Đảng trong chỉ đạo và phát triển văn hóa
24092013 - Quan điểm 2, 3 của Đảng trong chỉ đạo và phát triển văn hóa24092013 - Quan điểm 2, 3 của Đảng trong chỉ đạo và phát triển văn hóa
24092013 - Quan điểm 2, 3 của Đảng trong chỉ đạo và phát triển văn hóaThu Quyên
 
Văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới (vanhien.vn)
Văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới (vanhien.vn)Văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới (vanhien.vn)
Văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới (vanhien.vn)longvanhien
 
TS. BÙI QUANG XUÂN I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN               I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAMTS. BÙI QUANG XUÂN               I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAMBùi Quang Xuân
 
CCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHICCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHItgu_violet
 
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gianSkkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân giannataliej4
 
7.nguyen thi tra vinh
7.nguyen thi tra vinh7.nguyen thi tra vinh
7.nguyen thi tra vinhanthao1
 
Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về giáo dụ...
Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về giáo dụ...Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về giáo dụ...
Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về giáo dụ...jackjohn45
 
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtđề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtlimsea33
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namMChau NTr
 
Giá trị Văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam (TS. Lê Trung Kiên)
Giá trị Văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam (TS. Lê Trung Kiên)Giá trị Văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam (TS. Lê Trung Kiên)
Giá trị Văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam (TS. Lê Trung Kiên)Kien Thuc
 
Cơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt namCơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt namNhi Lùn
 
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Các tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt namCác tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt nam
 
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai ChâuLuận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
 
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
 
24092013 - Quan điểm 2, 3 của Đảng trong chỉ đạo và phát triển văn hóa
24092013 - Quan điểm 2, 3 của Đảng trong chỉ đạo và phát triển văn hóa24092013 - Quan điểm 2, 3 của Đảng trong chỉ đạo và phát triển văn hóa
24092013 - Quan điểm 2, 3 của Đảng trong chỉ đạo và phát triển văn hóa
 
Văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới (vanhien.vn)
Văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới (vanhien.vn)Văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới (vanhien.vn)
Văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới (vanhien.vn)
 
TS. BÙI QUANG XUÂN I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN               I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAMTS. BÙI QUANG XUÂN               I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
 
CCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHICCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHI
 
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
 
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAYTín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
 
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gianSkkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
 
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon TumLuận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
 
7.nguyen thi tra vinh
7.nguyen thi tra vinh7.nguyen thi tra vinh
7.nguyen thi tra vinh
 
Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về giáo dụ...
Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về giáo dụ...Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về giáo dụ...
Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về giáo dụ...
 
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtđề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
 
Văn hóa
Văn hóaVăn hóa
Văn hóa
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
 
Giá trị Văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam (TS. Lê Trung Kiên)
Giá trị Văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam (TS. Lê Trung Kiên)Giá trị Văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam (TS. Lê Trung Kiên)
Giá trị Văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam (TS. Lê Trung Kiên)
 
Cơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt namCơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt nam
 
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
 
Luận văn: Văn hóa đảm bảo đời sống của người Nùng Cháo, HOT
Luận văn: Văn hóa đảm bảo đời sống của người Nùng Cháo, HOTLuận văn: Văn hóa đảm bảo đời sống của người Nùng Cháo, HOT
Luận văn: Văn hóa đảm bảo đời sống của người Nùng Cháo, HOT
 

Similar to TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ

Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookboomingChương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookboomingbookbooming
 
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện naVấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện naDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển với việc bảo tồn, phát huy cá...
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển với việc bảo tồn, phát huy cá...Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển với việc bảo tồn, phát huy cá...
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển với việc bảo tồn, phát huy cá...sividocz
 
Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay
Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nayĐời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay
Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nayVy Tieu
 
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn ph...
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn ph... Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn ph...
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...sividocz
 
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...Ngô Chí Tâm
 
đườNg lối xây dựng
đườNg lối xây dựngđườNg lối xây dựng
đườNg lối xây dựngtien26
 
Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...
Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...
Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...nataliej4
 
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương nataliej4
 
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương nataliej4
 
Luận Văn Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai ...
Luận Văn Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai ...Luận Văn Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai ...
Luận Văn Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai ...sividocz
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương nataliej4
 

Similar to TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ (20)

Khoá Luận Giáo Dục Di Sản Văn Hóa Trong Dạy Học Địa Lý Lớp 12
Khoá Luận Giáo Dục Di Sản Văn Hóa Trong Dạy Học Địa Lý Lớp 12Khoá Luận Giáo Dục Di Sản Văn Hóa Trong Dạy Học Địa Lý Lớp 12
Khoá Luận Giáo Dục Di Sản Văn Hóa Trong Dạy Học Địa Lý Lớp 12
 
Khoá Luận Giáo Dục Di Sản Văn Hóa Trong Dạy Học Địa Lý Lớp 12
Khoá Luận Giáo Dục Di Sản Văn Hóa Trong Dạy Học Địa Lý Lớp 12Khoá Luận Giáo Dục Di Sản Văn Hóa Trong Dạy Học Địa Lý Lớp 12
Khoá Luận Giáo Dục Di Sản Văn Hóa Trong Dạy Học Địa Lý Lớp 12
 
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookboomingChương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
 
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện naVấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
 
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển với việc bảo tồn, phát huy cá...
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển với việc bảo tồn, phát huy cá...Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển với việc bảo tồn, phát huy cá...
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển với việc bảo tồn, phát huy cá...
 
Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay
Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nayĐời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay
Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay
 
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn ph...
 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn ph... Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn ph...
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng - Gửi miễn ph...
 
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
 
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
 
đườNg lối xây dựng
đườNg lối xây dựngđườNg lối xây dựng
đườNg lối xây dựng
 
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOTĐề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
 
Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...
Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...
Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...
 
CSVHVN. C1
CSVHVN. C1CSVHVN. C1
CSVHVN. C1
 
Luận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đ
 
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
 
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
 
Luận Văn Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai ...
Luận Văn Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai ...Luận Văn Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai ...
Luận Văn Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đ
 
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOTLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN II TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ (Sử dụng nội bộ) HÀ NỘI, 2014
  • 2. 1 Cơ quan tổ chức biên soạn và chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội. Tham gia biên soạn: Bùi Quang Thanh (đồng chủ biên) Phan Thị Lạc (đồng chủ biên) Vũ Thị Ngọc Anh Bùi Ngọc Diệp Nguyễn Thị Thanh Mai Vũ Nho Nguyễn Thị Minh Phương
  • 3. 2 Danh mục các kí tự viết tắt Bộ GD&ĐT BSVH BSVHDTTS Bộ Giáo dục và đào tạo Bản sắc văn hóa Bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số DTTS DSVH Dân tộc thiểu số Di sản văn hóa GD GDCD GDNGLL Giáo dục Giáo dục công dân Giáo dục ngoài giờ lên lớp GV Giáo viên HS SGK Học sinh Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc VH VHDT VHPVT Văn hóa Văn hóa dân tộc Văn hóa phi vật thể
  • 4. 3 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Lời nói đầu 5 CHUYÊN ĐỀ 1: VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ TỔ CHỨC QUỐC TẾ VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ I. Văn hóa 1. Khái niệm văn hóa 2. Đinh nghĩa văn hóa 3. Những đặc trưng và chức năng cơ bản của văn hoá 6 6 II. Bản sắc văn hóa 1. Khái niệm bản sắc văn hóa 2. Những biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc 15 III. Vùng văn hóa 1. Khái niệm vùng văn hóa 2. Phân vùng văn hóa ở Việt Nam 3. Vùng văn hóa các dân tộc thiểu số và các bản sắc văn hóa chủ yếu 20 IV. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam và tổ chức quốc tế về vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số 1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân tộc 2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số. 31 3. Quan điểm của Tổ chức Giáo dục – Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) về vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc 45 CHUYÊN ĐỀ 2: NỘI DUNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM I. Các yếu tố văn hóa cần bảo tồn và phát triển 1. Bảo tồn ngôn ngữ và chữ viết các DTTS 2. Bảo tồn những yếu tố văn hóa vật thể, phi vật thể 51 51 II. Tính cấp thiết và nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa các DTTS 1. Sự cần thiết phải bảo tồn di sản văn hóa các DTTS 2. Nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các DTTS 60 III. Một số giải pháp bảo tồn 1. Các nhóm giải pháp cơ bản 2. Một số biện pháp cấp bách cần triển khai thực hiện 65 CHUYÊN ĐỀ 3: GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ CHO HỌC SINH THPT I. Tầm quan trọng và mục đích cơ bản của giáo dục bảo tồn và phát huy BSVH các DTTS trong nhà trường 1. Vị trí, vai trò của giáo dục trong công tác bảo tồn và phát huy BSVH các DTTS 2. Mục đích cơ bản của giáo dục bảo tồn và phát huy BSVH DTTS trong nhà trường 73 73
  • 5. 4 II. Phương hướng, mục tiêu, nội dung, phương pháp và các hình thức giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDTTS ở trường THPT 1. Định hướng chung 2. Mục tiêu 3. Nội dung cơ bản 4. Các phương pháp dạy học 5. Các hình thức giáo dục 76 III. Tích hợp giáo dục bảo tồn và phát huy BSVH các DTTS qua các môn học và các hoạt động ở trường THPT 1. Giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT qua môn Ngữ văn 2. Giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT qua môn Lịch sử 3. Giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT qua môn Địa lí 4. Giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT qua môn GDCD 5. Giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT qua hoạt động GD ngoài giờ lên lớp IV. Thực hành thiết kế kế hoạch bài học/hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy BSVH các DTTS cho học sinh THPT 86 146 CHUYÊN ĐỀ 4: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ I. Tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo tồn và phát huy BSVH các DTTS II. Tổ chức hoạt động tham quan, tìm hiểu, tôn tạo các di sản văn hóa 1. Tham quan di sản văn hóa 2. Tìm hiểu hoạt động bảo tồn, tôn tạo các di sản VH 3. Tổ chức cuộc thi với nội dung về bảo tồn BSVH III.Thực hành xây dựng kế hoạch tổ chức học sinh tham gia hoạt động bảo tồn di sản VH ở địa phương 148 148 152 167 CHUYÊN ĐỀ 5: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG TRƯỜNG THPT I. Hướng dẫn cách tiến hành tập huấn chuyên đề 5 II. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện giáo dục bảo tồn và phát huy BSVH các DTTS trong trường học/môn học 1. Xây dựng kế hoạch thực hiện giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDTTS của trường - Mục đích, yêu cầu - Căn cứ xây dựng kế hoạch - Các bước xây dựng kế hoạch 169 169 170 2. Xây dựng kế hoạch giáo dục bảo tồn và phát huy BSVH các DTTS trong môn học 1. Mục đích, yêu cầu 2. Căn cứ xây dựng 3. Các bước xây dựng kế hoạch PHỤ LỤC 1. Một số định nghĩa về văn hóa 2. Luật Di sản văn hóa 3. Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO 176 TÀI LIỆU THAM KHẢO 221
  • 6. 5 LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Trải qua quá trình phát triển của lịch sử, các dân tộc đã tạo cho mình một bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên nền văn hoá Việt Nam thống nhất và đa dạng. Bản sắc văn hoá (BSVH) của các tộc người có tính bền vững nhất định của nó. Tuy vậy, trong điều kiện hiện nay sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, thông tin và truyền thông,.. rất mạnh mẽ nên các yếu tố văn hoá của các tộc người dù có tính bền vững, chứa đựng những bản sắc riêng vẫn có thể bị mai một, lãng quên, hoặc pha tạp, nhất là đối với các dân tộc có dân số ít. Đánh mất bản sắc văn hoá của một dân tộc cũng đồng nghĩa với việc đánh mất chính dân tộc đó. Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc là chiến lược phát triển bền vững quốc gia. Bảo tồn và phát huy BSVH của các dân tộc là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, trong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng. Giáo dục là một trong các công cụ góp phần bảo tồn BSVH các DTTS nhằm giúp học sinh tôn trọng văn hóa truyền thống của dân tộc, khơi dậy lòng tự tôn dân tộc và tôn trọng các dân tộc khác. Để triển khai giáo dục bảo tồn văn hóa có hiệu quả, cần phải triển khai bồi dưỡng giáo viên. Dự án Phát triển Giáo dục Trung học Phổ thông giai đoạn II tổ chức biên soạn “Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số” nhằm hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng giáo viên. Cấu trúc tài liệu gồm năm chuyên đề: Chuyên đề 1: Văn hóa dân tộc thiểu số ở Việt Nam và quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam và các tổ chức Quốc tế về bảo tồn và phát huy BSVH dân tộc thiểu số. Chuyên đề 2: Nội dung bảo tồn và phát huy BSVH các dân tộc thiểu số Việt Nam. Chuyên đề 3: Giáo dục bảo tồn và phát huy BSVH dân tộc thiểu số trong các môn học ở THPT. Chuyên đề 4: Tổ chức các hoạt động về bảo tồn và phát huy BSVH dân tộc thiểu số tại địa phương. Chuyên đề 5: Xây dựng kế hoạch thực hiện giáo dục bảo tồn và phát huy BSVH các dân tộc thiểu số trong trường THPT. Tài liệu được dùng trong khóa tập huấn về giáo dục bảo tồn BSVH dân tộc thiểu số, đồng thời cho đông đảo cán bộ quản lí và giáo viên THPT tham khảo, sử dụng trong quá trình dạy học ở các trường có học sinh DTTS. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song tài liệu chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi mong quý vị góp ý để chỉnh sửa hoàn thiện hơn. Dự án Phát triển Giáo dục Trung học phổ thông giai đoạn II
  • 7. 6 CHUYÊN ĐỀ 1 VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ TỔ CHỨC QUỐC TẾ VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Mục tiêu: Học xong chuyên đề này, học viên cần đạt: - Có đủ kiến thức cơ bản về các khái niệm văn hóa và BSVHDT cùng những biểu hiện của BSVHDT được thể hiện trong các lĩnh vực hoạt động của con người qua quá trình ứng xử với tự nhiên, xã hội và giữa con người với nhau; - Nhận diện được các vùng văn hóa các DTTS và những BSVH chủ yếu của các vùng; - Hiểu rõ và đồng tình ủng hộ các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác bảo tồn và phát huy BSVH các dân tộc thiểu số ở Việt Nam; - Hiểu được những nội dung cơ bản quan điểm của Tổ chức quốc tế về Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) về nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên thế giới. - Tôn trọng BSVH các DTTS. Có ý thức bảo tồn và giáo dục học sinh giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS. I. VĂN HÓA 1. Khái niệm văn hóa Văn hóa là khái niệm chứa đựng nội hàm ngữ nghĩa rộng - hẹp khác nhau và được hiểu theo nhiều cách, tùy theo quan điểm, nhận thức của người tiếp cận, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất tinh thần của con người trong cộng đồng xã hội. Xét về ngọn nguồn, từ “văn hóa” hiện đang được phổ dụng là một từ Việt gốc Hán. Theo những tài liệu cổ xưa của Trung Quốc như Kinh Dịch, Tiền Hán thư, Hậu Hán thư… thì “văn” có nghĩa là “vẻ đẹp”; “hóa” có nghĩa là “thay đổi, biến hóa, giáo hóa”. Khi kết hợp nghĩa trong một từ, “văn hóa” hiểu theo nghĩa gốc là “làm cho trở nên đẹp”. Nghĩa gốc này dựa theo một câu trong Kinh Dịch: Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ (nghĩa là: Quan sát vẻ đẹp, cái đẹp trong con người, trong xã hội loài người rồi dựa vào đó mà giáo hóa cả thiên hạ). Trong bộ Luận ngữ của Khổng Tử, có câu: văn tự giáo hóa, nghĩa là lấy văn để trị (văn là kỷ cương), lấy giáo (giáo dục) để cảm hóa, biến đổi con người, nghĩa gộp chung là làm biến đổi, trưởng thành. Vào đời nhà Hán (khoảng 206 tr. CN - 220 sau CN), hai từ “văn” và “hóa” đã được kết hợp lại thành “văn hóa” và nhìn chung có hàm nghĩa: dùng Thi, Thư, Lễ, Nhạc, điển chương, chế độ,… để giáo hóa dân chúng, hàm nghĩa đối lập với việc dùng vũ lực, uy thế để trấn áp, cưỡng chế, chinh phục thiên hạ. Khái niệm văn hóa được hiểu như trên, kéo dài đến cuối thế kỷ XVIII (đời Mãn Thanh) trước khi được bổ sung mở rộng thêm nét nghĩa mới.
  • 8. 7 Trong ngôn ngữ phương Tây, khái niệm tương ứng với từ văn hóa của tiếng Việt có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus, hàm chứa hai nghĩa: (1) giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt và (2) cầu cúng. Từ Cultus có nghĩa là đã cày cấy, được vun trồng. Về sau này, khi được chuyển sang chữ tiếng Anh và tiếng Pháp là Culture, tiếng Đức là Kultur,… hàm nghĩa trồng trọt, cư trú, nuôi dưỡng của nó đã được mở rộng để nói về tính chất khai trí, có học vấn, có giáo dục của con người. Ngay từ năm 45 tr. CN, triết gia Cicéron (106 - 43 tr. CN) trong tác phẩm Les Tuscullanes của mình đã viết rằng: “Một cánh đồng dù màu mỡ đến đâu đi chăng nữa mà không có sự trồng trọt (cultura) thì cũng chắng sản sinh ra được cái gì. Một tâm hồn con người (animi) mà không được giáo dục thì cũng vậy”, và: “Sự trồng trọt tinh thần (cultura animi) nó nhổ bỏ, trừ tận gốc những thói xấu, làm cho tâm hồn con người sẵn sàng tiếp nhận những hạt giống…”1 . Và dần dần, khái niệm ngữ nghĩa của từ culture đã được mở rộng, hàm nghĩa giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng năng lực và phẩm chất cho con người. Một xã hội với những thành viên được chăm sóc, giáo dục, bồi dưỡng chu đáo sẽ có khả năng tạo dựng một cuộc sống vật chất và cuộc sống tinh thần có chất lượng cao. Đó có lẽ cũng là hàm nghĩa khởi nguyên của khái niệm văn hóa ứng dụng vào môi trường sinh hoạt và quan hệ xã hội. Con người ngoài di truyền sinh học còn di truyền xã hội và sự nhập thân văn hóa ngay từ khi còn trong bào thai2 . Hai chữ văn - hóa hiện đang được người Việt sử dụng thực ra là được chuyển nghĩa Hán tự do người Nhật cung cấp, chuyển dịch từ thuật ngữ Latin (cultura) và phương Tây (culture) ra tiếng Hán. Trong phong trào “Minh Trị duy tân” khởi xướng vào năm 1868, Nhật Bản đã dịch rất nhiều sách của phương Tây thuộc đủ mọi chuyên ngành khoa học khác nhau. Trong quá trình dịch thuật, khi gặp từ cultura và culture, người Nhật đã dùng hai chữ Hán là văn hóa để chuyển dịch cho ngữ nghĩa tương ứng và phù hợp3 . Như vậy, cùng với thời gian, khái niệm văn hóa với những hàm nghĩa của nó không ngừng được mở rộng, ngày càng phong phú, đa dạng và phức tạp. Sự đa dạng và phức tạp đó thể hiện ở nội dung cho câu trả lời “Văn hóa là gì?” của nhân loại hàng nghìn năm qua, in dấu ở hàng nghìn công trình nghiên cứu với các quan niệm, định nghĩa khác nhau, theo những phạm vi, mức độ nhìn nhận khác nhau. 2. Định nghĩa về văn hóa Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau, tùy theo quan điểm, nhận thức của người tiếp cận đối tượng nghiên cứu là văn hóa. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber (1876 - 1960) và Clyde Kluckhohn (1905 - 1960) đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau 1 Dẫn theo Chu Xuân Diên - Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. ĐHQG Tp HCM, 2002, tr.6. 2 Trần Quốc Vượng (chủ biên) - Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb. Giáo dục, 1997, tr. 14. 3 Xem thêm: Đặng Đức Siêu - Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. ĐHSP, 2008, tr. 16.
  • 9. 8 về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới trong cuốn sách Văn hóa: Điểm lại và bình luận các quan niệm và các định nghĩa (Culture: A Critical Review of Concepts and Definitions)4 . Và cho tới nay, người ta đã thống kê có hơn 400 định nghĩa về văn hóa. Nghĩa là sự xác định khái niệm văn hóa không đơn giản, bởi vì mỗi học giả/mỗi nhà khoa học đều xuất phát từ những cứ liệu riêng, góc độ riêng, mục đích riêng phù hợp với vấn đề mình cần nghiên cứu (xem phụ lục 1). Trong tài liệu này, chúng tôi giới thiệu một số định nghĩa văn hoá của các tổ chức, các tài liệu đã được công bố trên thế giới và của Việt Nam để dễ theo dõi và tiếp cận. 2.1. Định nghĩa văn hóa của UNESCO - Định nghĩa về văn hoá được nêu ra tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá họp tại Venise năm 1970: “Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động”. - Định nghĩa về văn hoá được nêu trong Tuyên bố về những chính sách văn hoá tại Hội nghị quốc tế bàn về văn hoá họp tại Mêhicô năm 1982: “Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng. Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét bản thân. Chính văn hoá làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà con người thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩ mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên trên bản thân”. - Định nghĩa về văn hoá của Tổng giám đốc UNESCO trong bài báo nhan đề: Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá đăng trên Tạp chí Thông tin UNESCO (số tháng 1/ 1988): “Văn hoá là một bộ phận không thể tách rời của cuộc sống và nhận thức - một cách hữu thức cũng như vô thức - của các cá nhân và các cộng đồng. Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã tạo nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc… Từ nay trở đi, văn hoá cần coi mình là nguồn cổ suý trực tiếp cho phát triển và ngược lại phát triển cần thừa nhận văn hoá giữ một vị trí trung tâm, một vai trò điều tiết xã hội”. 4 Theo A.A. Belick: Văn hóa học - Những lý thuyết nhân học văn hóa, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật xuất bản, HN, 2000.
  • 10. 9 2.2. Định nghĩa về văn hoá trong các bộ Từ điển bách khoa thế giới - Định nghĩa văn hoá trong Đại bách khoa toàn thư Liên Xô: “Văn hoá là trình độ phát triển lịch sử của xã hội và của con người, biểu hiện ra trong các kiểu và các hình thái tổ chức đời sống và hành động của con người, cũng như trong các giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người tạo ra. Văn hoá có thể được dùng để chỉ trình độ phát triển về vật chất và tinh thần của những xã hội, dân tộc, bộ tộc cụ thể (thí dụ: văn hoá cổ đại, văn hoá Maya, văn hoá Trung Quốc…). Theo nghĩa hẹp, văn hoá chỉ liên quan tới đời sống tinh thần của con người”. - Định nghĩa văn hoá trong Bách khoa toàn thư Pháp: “Văn hoá theo nghĩa rộng là tập tục, tín ngưỡng, ngôn ngữ, tư tưởng, thị hiếu thẩm mỹ… những hiểu biết kỹ thuật cũng như toàn bộ việc tổ chức môi trường của con người… những công cụ, nhà ở… và nói chung là toàn bộ công nghiệp có thể truyền lại được, điều tiết những quan hệ và những ứng xử của một nhóm xã hội với môi trường sinh thái của nó…”. - Định nghĩa văn hoá trong Đại Bách khoa toàn thư Trung Quốc: “Văn hoá là năng lực và thành quả sáng tạo mà nhân loại đã đạt được trong quá trình hoạt động trong thực tiễn xã hội… Văn hoá hiểu theo nghĩa rộng bao quát năng lực sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần của nhân loại cùng toàn bộ sản phẩm vật chất và tinh thần được làm ra. Văn hoá hiểu theo nghĩa hẹp chỉ năng lực sản xuất tinh thần và sản phẩm tinh thần… Văn hoá là hiện tượng lịch sử cụ thể. Trong các giai đoạn lịch sử khác nhau của xã hội… văn hoá có những đặc điểm khác nhau. Các dân tộc khác nhau đã cấp cho văn hoá những đặc điểm dân tộc khác nhau. Trong xã hội có giai cấp, trên những mức độ khác nhau, văn hoá cũng có in dấu ấn giai cấp. Giữa văn hoá cũ và văn hoá mới có tồn tại mối quan hệ phê phán cải tạo và kế thừa. Giữa các dân tộc khác nhau và các giai cấp khác nhau về văn hoá cũng tồn tại quan hệ ảnh hưởng, thẩm thấu qua lại… Xu hướng chung trong lịch sử phát triển văn hoá của nhân loại là không ngừng “gạt bỏ cái cũ, làm bộc lộ cái mới”; văn hoá mới, tiến bộ, khắc phục văn hoá hủ bại phản động để không ngừng phát triển tiến lên”5 . 2.3. Các định nghĩa văn hoá tiêu biểu ở Việt Nam - Năm 1938, trong công trình Việt Nam văn hoá sử cương, cố giáo sư Đào Duy Anh đã đưa ra định nghĩa, quan niệm về văn hoá: “Hai tiếng văn hoá chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng: Văn hoá tức là sinh hoạt”6 . - Vào năm 1943, trong bài Mục đọc sách viết kèm theo những trang cuối tập Nhật kí trong tù, nhà văn hoá Hồ Chí Minh đã nêu ra một định nghĩa có giá trị khoa học cao về văn hoá: 5 Dẫn theo Đặng Đức Siêu: Giáo trình Cơ cở văn hoá Việt Nam, Sđd. tr. 35 - 36. 6 Đào Duy Anh - Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb. Tp. HCM tái bản, 1992, tr. 13.
  • 11. 10 “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ các sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”7 . - Năm 1995, trong cuốn giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam, nhà ngôn ngữ - văn hóa học Trần Ngọc Thêm định nghĩa: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”8 . - Năm 1998, trong công trình Bản sắc văn hoá Việt Nam, nhà văn hoá học Phan Ngọc đã định nghĩa: “Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thống nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của các cá nhân hay các tộc người khác”9 . - Các quan điểm chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam về văn hoá: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng; Văn hoá là một mặt trận; Xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng”10 . Từ những quan niệm và định nghĩa về văn hoá trên đây, có thể khái quát thành 4 vấn đề chính sau đây: a. Văn hoá là một hoạt động sáng tạo, mang tính lịch sử chỉ riêng con người mới có. b. Hoạt động sáng tạo đó bao trùm mọi ứng xử của con người với nhau và của con người với tự nhiên - xã hội, thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống: đời sống vật chất, đời sống xã hội, đời sống tinh thần. c. Những hoạt động sáng tạo đó đã đạt được thành tựu của các giá trị văn hoá, được bảo tồn và khai thác phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng con đường giáo dục (hiểu theo nghĩa rộng). 7 Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị Quốc gia, H, 2002, tr. 431. 8 Trần Ngọc Thêm - Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb. Giáo dục, H, 1999, tr.10. 9 Phan Ngọc - Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb. Văn học, H, 2001, tr. 19 - 20. 10 Đảng cộng sản Việt Nam - Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 BCH TW khoá VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, H, 1998, tr. 55 - 58.
  • 12. 11 d. Văn hoá là thể hiện của mối quan giữa thế giới biểu tượng với thể giới thực tại, tạo ra một kiểu lựa chọn riêng của tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác, tạo thành những nhân cách văn hoá (cá nhân), những nền văn hoá khác nhau (cộng đồng). Hoặc có thể khái quát những nhìn nhận về khái niệm văn hoá và định nghĩa văn hoá theo 4 tầng diện sau đây: a. Tầng diện tinh thần (tầng diện tâm lý), bao gồm các yếu tố đức tin (tin ngưỡng, tôn giáo), hệ thống triết học, ý thức tư tưởng, quan niệm giá trị, hứng thú thẩm mỹ, tính cách dân tộc. b. Tầng diện hành vi, bao gồm lối sống, phương thức sản xuất, nghi lễ, lễ hội, quan hệ giữa con người với nhau, c. Tầng diện vật chất, bao gồm các sản phẩm văn hoá được “vật hoá” như ăn mặc, phương tiện đi lại, công cụ lao động, kỹ thuật,… d. Tầng diện các chế độ, bao gồm các thể chế chính trị, mô hình tổ chức xã hội, chế độ pháp luật.11 Hoặc có thể quy về hai loại cơ bản sau: a. Văn hoá hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm lối sống, lối suy nghĩ, lối ứng xử, … b. Văn hoá hiểu theo nghĩa hẹp, bao gồm văn học, nghệ thuật, học vấn, …12 . Với những bình diện tiếp cận và nhận thức khái niệm văn hóa như trên, cho đến nay, văn hóa được chia ra hai phạm vi cơ bản: Văn hóa vật chất (material culture) và văn hóa tinh thần (spiritual culture); và đối với giới khoa học cùng các tổ chức khoa học – văn hóa – xã hội (đại diện tầm thế giới là Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc – UNESCO), văn hóa được chia thành hai phạm vi là văn hóa vật thể (tangible culture) và văn hóa phi vật thể (intangible culture). 3. Những đặc trưng và chức năng cơ bản của văn hoá Sự phân biệt giữa đặc trưng và chức năng của văn hoá chỉ mang tính tương đối. Thực tế, xét về bản chất, cả hai phạm trù này gắn kết hữu cơ với nhau. Không phải ngẫu nhiên mà đa số các nhà nghiên cứu văn hoá khi nêu ra chức năng của đối tượng phức tạp này đều đồng nhất với đặc trưng của chính nó. 3.1. Những đặc trưng cơ bản của văn hoá Các nhà nghiên cứu đã nêu ra bốn đặc trưng cơ bản của văn hóa: 3.1.1. Sự tồn tại và phát triển của văn hoá bao giờ cũng bộc lộ tính hệ thống trong quá trình phát hiện những mối liên hệ chặt chẽ, hữu cơ giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc về một nền văn hoá hay mối quan hệ giao lưu giữa các nền văn hoá với nhau. Nhờ tính hệ thống như một đặc trưng cố hữu này mà văn hoá tạo nên các giá trị về văn hoá vật chất, văn hóa tinh thần, và văn hoá xã hội của một cộng đồng người, 11 Tham khảo thêm: Liu Zhongnim - Về mối quan hệ giữa văn hoá và chính trị quốc tế, Viện TT KHXH, H, 1999. 12 Trần Quốc Vượng (chủ biên) - Cơ sở văn hoá Việt Nam, sđd, tr. 16.
  • 13. 12 hình thành nên truyền thống của mỗi tộc người, của mỗi dân tộc. Cũng nhờ tính hệ thống này mà những đặc trưng, những quy luật hình thành một nền văn hoá và bản chất của văn hoá được lộ diện, được phát hiện. 3.1.2. Văn hoá bao giờ cũng hướng đến đặc trưng giá trị của nó. Xét về nội hàm ngữ nghĩa, khái niệm văn hoá hiểu theo nghĩa đen đã là vẻ đẹp, nét đẹp có giá trị. Thông qua các thành tố văn hóa, con người xây dựng nên những biểu tượng vừa cụ thể, vừa khái quát, phản ánh những khát khao, những chuẩn mực nhất định, tùy theo cách cảm, cách nghĩ và tâm lý dân tộc, tộc người trong quá trình ứng xử với tự nhiên, xã hội và ứng xử giữa con người với con người trong một cộng đồng, một xã hội. Và đương nhiên, trên tiến trỉnh phát triển lịch sử dân tộc, các giá trị văn hóa được nhiều thế hệ kế tiếp nhau sáng tạo, gìn giữ, kế thừa và phát huy, nó luôn luôn có sự liên kết, hòa trộn để hình thành các hệ giá trị văn hóa cho một cộng đồng, cho một dân tộc nhất định. Khi những giá trị (và cao hơn, là các hệ giá trị) của văn hoá đã định hình và trở thành chuẩn mực cho một lối sống, đạo đức, văn hoá hay tập quán, phong tục mang tính truyền thồng của cộng đồng thì những thang giá trị của văn hoá chính là thước đo mức độ, phạm vi nhân bản của cộng đồng xã hội và cá nhân con người. Đặc trưng giá trị của văn hóa cho phép phân biệt văn hóa với hiện tượng phi văn hóa. Theo chất liệu giá trị văn hóa được chia thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Theo sử dụng có thể chia thành giá trị sử dụng và git đạo đức, giá trị thẩm mĩ. Theo tg giá trị vĩnh cửu và nhất thời 3.1.3. Văn hoá luôn bộc lộ đặc tính nhân sinh của một hiện tượng thuộc về xã hội loài người, gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người, lấy giá trị do cộng đồng sáng tạo ra để phục vụ và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ giá trị vật chất và giá trị tinh thần của con người. Đặc trưng này của văn hoá giúp cho con người nhận thức và phân biệt giữa giá trị của một hiện tượng xã hội với các giá trị của tự nhiên. 3.1.4. Tính Lịch sử cũng là một đặc trưng của văn hóa. Văn hoá mang tính vận động liên tục, không gián đoạn. Đó là tiến trình nối tiếp của sự kế thừa và khai thác các giá trị văn hoá cũ/ truyền thống; đồng thời nó cũng là một quá trình không ngừng được tích luỹ, bồi đắp và đổi mới để phù hợp với điều kiện xã hội mới, thời đại mới. Trong tiến trình vận động liên tục đó, đồng thời với các yếu tố văn hoá mới được tiếp nhận, bổ sung và tiếp biến vào di sản văn hoá truyền thống, thì những yếu tố văn hoá lỗi thời, không hợp với nhu cầu của lớp người hiện tại sẽ bị sàng lọc, loại bỏ. Đó là sự vận động biện chứng mang tính lịch sử của văn hoá. Văn hoá luôn chứa đựng trong giá trị nội hàm của nó những giá trị lịch sử mang tính thời đại, tính khu vực, tính dân tộc và tính giai cấp. Không căn cứ vào các “dấu vết’ của văn hóa (với các thành tố của nó như văn hóa dân gian – folklore, nghệ thuật điêu khắc dân gian, múa dân gian,…) kết hợp với những vết tích vật chất đào lên từ lòng đất, chúng ta không thể nhận diện được bóng dáng của lịch sử ngọn
  • 14. 13 nguồn dân tộc, bộ mặt của một giai đoạn lịch sử, thời đại lịch sử nhất định nào đó, như thời đại Hùng Vương ở Việt Nam chẳng hạn. Đặc trưng này là nguyên nhân sâu xa hình thành ra một nền văn hoá riêng biệt, tạo ra bản sắc văn hoá cho một địa phương, một vùng đất và rộng hơn là một cộng đồng dân tộc. Sự nảy sinh, tồn tại và phát triển của văn hoá bao giờ cũng trải qua một quá trình lịch sử, được tích luỹ, trao truyền qua nhiều thế hệ. Chính vì thế, tính lịch sử tạo cho văn hoá một bề dày của các giá trị/các hệ giá trị và luôn luôn có sự điều chỉnh các giá trị/hệ giá trị đó để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng xã hội. 3.2. Những chức năng cơ bản của văn hoá Việc xác định chức năng của văn hoá thường xuất phát từ các quan niệm, cách nhìn nhận, nhận thức về đối tượng phức tạp này. Về cơ bản, ở Việt Nam hiện đang tồn tại 2 quan niệm khác nhau về chức năng của văn hoá. - Theo Giáo sư - TSKH Trần Ngọc Thêm, văn hoá có bốn chức năng quan trọng là tổ chức xã hội (ứng với đặc trưng hệ thống), điều chỉnh xã hội (ứng với đặc trưng giá trị), giao tiếp (ứng với đặc trưng nhân sinh) và giáo dục (ứng với đặc trưng lịch sử)13 . - Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, văn hoá có bốn chức năng là giáo dục, nhận thức, thẩm mỹ và giải trí14 . Ngoài ra, cũng do nhìn văn hoá theo góc độ nhân sinh, có tính ứng dụng vào thực tiễn xã hội mà một số nhà nghiên cứu đề xuất thêm cho văn hoá các chức năng dự báo, định hướng đánh giá, đảm bảo tính kế tục lịch sử,…15 . Tiếp thu và tổng hợp từ các quan niệm về chức năng văn hoá trên đây, có thể khái quát lại ở bốn chức năng cơ bản của văn hoá như sau: 3.2.1. Chức năng nhận thức tự nhiên - xã hội và con người Khi xem xét các bộ phận cấu thành/ cấu trúc nên văn hoá, có thể thấy rằng văn hoá chính là kết tinh của quá trình nhận thức của con người về thế giới tự nhiên, về các quan hệ xã hội, về bản thân mình. Chính vì thế, với tư cách là một hiện tượng xã hội, một thực thể bao trùm mọi hoạt động của xã hội, văn hoá hình thành theo những hệ thống nhất định, cung cấp tri thức để con người nhận thức về sự tồn tại của tự nhiên và xã hội, sáng tạo ra mọi phương tiện vật chất và tinh thần để ứng xử/ ứng phó với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội - nhân văn, góp phần đáp ứng nhu cầu ổn định xã hội, tổ chức và vận hành xã hội, điều chỉnh và tạo ra động lực xã hội; xây dựng các truyền thống và bồi đắp nó trên con đường phát triển. 3.2.2. Chức năng giáo dục của văn hoá Bằng các giá trị đã ổn định, tạo thành truyền thống và những giá trị đang hình thành, văn hoá đã xác lập ra hàng loạt các hệ thống chuẩn mực nhằm tổ chức, điều 13 Trần Ngọc Thêm - Cơ sở văn hoá Việt Nam, Sđd, tr. 11 - 13. 14 Trần Quốc Vượng (chủ biên) - Cơ sở văn hoá Việt Nam, Sđd, tr. 70, 71. 15 Xem thêm: Trần Văn Bính (chủ biên) - Văn hoá xã hội chủ nghĩa, Nxb. Chính trị Quốc gia, H, 1995, tái bản.
  • 15. 14 chỉnh và góp phần định hướng cho tổng thể các hoạt động của con người nhằm hướng đến mục tiêu chân, thiện, mỹ. Nhờ đó mà văn hoá đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách con người; vì con người, vì sự phát triển và hoàn thiện của con người. Nhờ có chức năng giáo dục mà văn hoá được trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, mở rộng từ không gian văn hoá gia đình, dòng họ đến không gian văn hoá địa phương (vùng, miền) và không gian văn hoá dân tộc. Và như vậy, với chức năng giáo dục, văn hoá tạo ra sự phát triển liên tục của lịch sử, trong quá trình vận hành, nó góp phần loại bỏ những yếu tố, hành vi, hành động vô văn hoá, vô giá trị trong đời sống xã hội nói chung. Trong quá trình giao lưu, hội nhập văn hoá giữa các tộc người, giữa các dân tộc, chức năng giáo dục làm cho văn hoá có sự tiếp nhận, tiếp biến những cái phù hợp, đáp ứng nhu cầu xã hội, con người và chống lại sự đồng hoá, chèn ép hoặc xâm lấn của văn hoá ngoại lai. 3.2.3. Chức năng giao tiếp của văn hoá Văn hoá là một hiện tượng thuộc về xã hội loài người, gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người cho nên văn hoá trở thành sợi dây nối liền con người với con người, thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau, thông qua một hình thức ngôn ngữ nhất định, hoặc thông qua một tổ chức xã hội nhất định. 3.2.4. Chức năng dự báo của văn hoá Trong quá trình đảm nhiệm chức năng nhận thức thế giới tự nhiên, đời sống xã hội và cá nhân con người, văn hoá chính là năng lực trí tuệ giúp cho con người nâng cao trình độ và khả năng sáng tạo để khám phá những quy luật của tự nhiên, của xã hội và của chính bản thân. Từ góc độ đó, văn hoá có thể đưa ra những dự báo cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người trong xu thế và xu hướng sẽ xảy ra hoặc có thể diễn ra. Chính vì thế, ở khá nhiều trường hợp và hoàn cảnh xã hội gắn với một giai đoạn lịch sử nhất định, văn hoá được coi như những căn cứ cho các chiến lược về kinh tế, xã hội và định hướng xây dựng - giáo dục con người nói chung. Khi xem xét các chức năng của văn hoá cần phải nhận thấy, sự “liệt kê” riêng biệt từng chức năng ở đây chỉ là phục vụ cho mục đích nhận diện để dễ nắm bắt nội dung của các chức năng khác nhau. Trên thực tế, các chức năng này luôn có mối gắn kết, hoà trộn đan xen nhau, chức năng này được thực hiện thông qua các chức năng khác và ngược lại. II. BẢN SẮC VĂN HÓA 1. Khái niệm bản sắc văn hóa - “Bản sắc” là từ ghép Việt gốc Hán. Xét về ngữ nghĩa, “bản” là gốc, là cơ sở, là cốt lõi; “sắc” là lộ ra, thể hiện, hiện diện. Khái niệm “bản sắc” từ gốc Hán ngữ là lộ rõ cái cốt lõi, cái cơ bản, mang sắc thái riêng của một sự vật, một hiện tượng. Trong tiếng Anh, từ “bản sắc” gần giống với nghĩa của từ “identity”, mang nghĩa chỉ cá tính, đặc tính, nét để phân biệt, nhận biết, nét để nhận dạng, nhận diện của một sự vật hoặc một người nào đó so với các sự vật khác, người khác (ví dụ:
  • 16. 15 identity card - giấy chứng minh, thẻ căn cước). Hoặc trong tiếng Pháp: “identite” với nghĩa chỉ tính chất, màu sắc riêng tạo thành phẩm chất của một vật. Khái niệm “bản sắc”, hiểu theo nghĩa nhân văn, được dùng để nhấn mạnh cái riêng tạo thành phẩm cách, tài năng của một con người. - Khi gắn với khái niệm “văn hóa” thành cụm từ “bản sắc văn hóa” mang ý nghĩa chỉ cái cốt lõi, chỉ những đặc trưng riêng của một cộng đồng văn hóa trong lịch sử phát triển, tạo cơ sở cho sự phân biệt, nhận diện sự khác nhau giữa tộc người này với tộc người khác, dân tộc này với dân tộc khác. Hay nói cách khác, bản sắc văn hóa là tổng thể các giá trị đặc trưng mang tính bản chất, bền vững của văn hóa dân tộc, được hình thành và phát triển, bồi đắp qua quá trình lịch sử lâu dài. Nói đến bản sắc và bản sắc văn hóa, quy gọn lại, là nói đến hai mối quan hệ trong một chỉnh thể hữu cơ, mối quan hệ bên ngoài, lộ ra các dấu hiệu để phân biệt, nhận diện các cộng đồng với nhau; nhiều mối quan hệ nội tại để thể hiện các tính chất riêng của mỗi cá thể trong lòng cộng đồng. Trong khoảng chục năm trở lại đây, khái niệm “bản sắc văn hóa” luôn luôn được nhắc đến trong các công trình, bài báo bàn luận về văn hóa và văn hóa của một dân tộc cụ thể hoặc trong mối quan hệ giao lưu toàn cầu. Khái niệm bản sắc văn hóa được nhắc đến nhiều khi khó mang tính xác định vì sự trừu tượng, tiềm ẩn của nó gắn với các thành tố văn hóa, với cấu trúc văn hóa. Tuy nhiên, để nhận biết được cái gọi là bản sắc văn hóa hay bản sắc văn hóa dân tộc cần đi sâu làm lộ diện các sắc thái biểu hiện của các thành tố văn hóa hợp thành nên nền văn hóa dân tộc, khắc họa bản sắc/ đặc trưng và phương thức tồn tại của một cộng đồng, tạo ra những nét đặc thù để nhìn vào đó, có thể phân biệt được dân tộc này với dân tộc khác, từ đó khẳng định sự hiện diện theo dáng vẻ riêng của dân tộc trong quá trình giao lưu và hội nhập trong cộng đồng quốc gia đa dân tộc, hoặc giao lưu quốc tế. - Bản sắc văn hóa, nhìn một cách tổng thể, của bất kỳ dân tộc nào, đều gắn bó với lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của chính dân tộc đó. Tuy nhiên, trên tiến trình lịch sử, bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc không phải là một hằng số, không hoàn toàn là những giá trị bất biến, mà trong quá trình hội nhập, giao lưu, tiếp biến giữa các nền văn hóa, bản sắc đó luôn có thêm những giá trị mới được hình thành và tiếp tục được bồi tụ để định hình và lộ diện, phù hợp với sự tiến hóa của lịch sử. - Trong nguyên lý hình thành, tồn tại và phát triển đó, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là những phẩm chất, giá trị văn hóa hợp luyện từ các dân tộc khác nhau trong cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam, cùng gắn chung vận mệnh với tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, trải qua nhiều nghìn năm. Và từ đó, bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc đã được nhận diện với năng lực chế ngự thiên nhiên, hòa hợp với môi trường sống, có các thế hệ nối tiếp nhau tư duy độc lập, sáng tạo, tự chủ và chiến thắng trong các cuộc chống ngoại xâm, từ thử thách khắc nghiệt đó mà hình thành một hệ giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc với tinh thần yêu nước, ý chí độc lập
  • 17. 16 tự cường, tinh thần đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng, gắn cá nhân -gia đình, dòng họ với làng bản và Tổ quốc; trải qua thực tiễn lịch sử - xã hội để hun đúc lên lòng nhân ái, sự khoan dung, trọng nhân nghĩa, cần cù lao động, giản dị trong lối sống, hiếu và trung thành với bạn bè. Cốt lõi của bản sắc văn hóa đó đã tôi luyện ra một nhân cách, cốt cách của con người Việt Nam, cốt cách của dân tộc Việt Nam. Nhìn nhận về truyền thống văn hóa Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổng kết: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống… Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo”16 . - Tiến trình lịch sử phát triển của cộng đồng dân tộc cho thấy, các giá trị mang bản sắc văn hóa của từng tộc người, từng dân tộc không phải ngẫu nhiên được hình thành mà đó là sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh địa lý, lịch sử và chính trị. Nhìn cụ thể, các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam sống bên cạnh một đất nước khổng lồ về dân số, kinh tế, văn hóa và đã nhiều đời luôn hướng đến xâm lược, đồng hóa Việt Nam. Thử thách chính trị đó đòi hỏi con người Việt Nam muốn giữ vững độc lập, muốn không bị đồng hóa thì tất yếu phải nuôi dưỡng lòng yêu nước nồng nàn, phải đoàn kết để tạo nên sức mạnh, phải mềm dẻo, khôn ngoan trong quan hệ,… Đồng thời, với một hoàn cảnh địa lý và thiên nhiên khắc nghiệt, mưa lũ, bão gió,… con người muốn tồn tại phải có tinh thần lao động cần cù, sáng tạo và đoàn kết cộng đồng để đắp đê chống lụt, trồng cây nuôi rừng, canh tác ruộng nương, ruộng đồng để cùng nhau tồn tại. 2. Những biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc - Theo nhà nghiên cứu Phan Ngọc: “Nói đến bản sắc văn hóa tức là nói đến cái mặt bất biến của văn hóa trong quá trình phát triển của lịch sử”. Và “cái mặt bất biến đó luôn được tồn tại sinh động trong một hệ thống những quan hệ của văn hóa và cái tạo thành tính bất biến của các hệ thống quan hệ này là những nhu cầu của tâm thức con người Việt Nam”. Xuất phát từ quan niệm tiếp cận này, khi đi sâu tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam, nhà nghiên cứu Phan Ngọc dừng lại ở cấu trúc của hệ thống yếu tố: Tổ quốc, Gia đình, Thân phận và Diện mạo17 . - Theo GS TSKH Trần Ngọc Thêm, bản sắc văn hóa cần được tìm hiểu theo cấu trúc của hệ thống văn hóa gồm bốn thành tố: Hệ văn hóa nhận thức (Gồm kho tàng kinh nghiệm và tri thức phong phú về vũ trụ và về con người); Hệ văn hóa tổ 16 Văn kiện Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, H, 1998, tr. 56. (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc). 17 Phan Ngọc - Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn học, 2002, tr. 34 - 35.
  • 18. 17 chức cộng đồng (những yếu tố liên quan đến tổ chức đời sống tập thể và tổ chức đời sống cá nhân); Hệ văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên; Hệ văn hóa ứng xử với môi trường xã hội18 . Ngoài ra, đã và đang còn những quan niệm tiếp cận hệ thống cấu trúc khác nhau của văn hóa, để qua đó tìm ra bản sắc riêng của từng nền văn hóa dân tộc. Chẳng hạn, Giáo sư Đào Duy Anh chia văn hóa thành ba bộ phận: sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt trí thức. Giáo sư Văn Tân lại phân biệt văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần. Giáo sư Ngô Đức Thịnh thì tiếp cận văn hóa qua bốn thành tố: văn hóa sản xuất, văn hóa xã hội, văn hóa tư tưởng và văn hóa nghệ thuật… Như chúng ta đều biết, văn hóa là sản phẩm của một chủ thể văn hóa là cộng đồng người nhất định, trong mối quan hệ chặt chẽ với môi trường tự nhiên và xã hội. Từ đó, bản sắc văn hóa được nhận định từ cách xử thế, ứng xử của cộng đồng người đó trong không gian và thời gian, thông qua các mối quan hệ với tự nhiên - xã hội và mối quan hệ của chính con người với nhau trong nội bộ cộng đồng. Chính vì thế, nói đến những biểu hiện của bản sắc văn hóa là nói đến những thành tố văn hóa cơ bản mà qua đó biểu hiện những yếu tố văn hóa bất biến, những giá trị văn hóa khắc họa nên diện mạo riêng của một tộc người, một dân tộc. 2.1. Ngôn ngữ Vừa là sản phẩm, vừa là nhân tố cấu thành của văn hóa, ngôn ngữ (bao gồm tiếng nói và chữ viết) của mỗi tộc người hay dân tộc là dấu ấn rõ nét để góp phần nhận diện, phân biệt người của cộng đồng này với người của cộng đồng khác. Đương nhiên, trên tiến trình phát triển lịch sử, khi các dân tộc có sự giao lưu, quan hệ qua lại thì tất yếu nảy sinh quá trình du nhập các ngữ hệ và tộc người từ nơi này đến nơi khác, dẫn đến sự nhào trộn, giao thoa, hội tụ và kết tinh văn hóa - tộc người - ngữ hệ, từ đó làm biến dạng, biến đổi ngôn ngữ hoặc tiếp biến ngôn ngữ để sinh ra một ngôn ngữ khác. Trong quá trình thực hiện chức năng của văn hóa, ngôn ngữ là một trong những phương tiện nòng cốt để đáp ứng nhu cầu giao tiếp, nhu cầu nhận thức và các nhu cầu khác trong các quan hệ xã hội. Đối với các tộc người hoặc các dân tộc không có chữ viết, lời nói đóng vai trò quyết định trong việc sáng tạo văn hóa, trao truyền văn hóa, truyền thống tộc người giữa các thế hệ. Và điều dễ nhận thấy là, thông qua ngôn ngữ (lời nói, chữ viết), nhiều nét bản sắc văn hóa với các giá trị đặc trưng của văn hóa tộc người được bộc lộ, được bảo tồn và phát huy trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên - xã hội và giữa con người với nhau. 2.2. Tập quán - Tín ngưỡng - Nghi lễ Thành tố này của văn hóa cũng là các yếu tố bộc lộ bản sắc văn hóa của một cộng đồng người nhất định. Thực trạng sinh hoạt xã hội cho thấy, mỗi dân tộc, mỗi 18 Trần Ngọc Thêm - Cơ sở văn hóa Việt Nam, Sđd.
  • 19. 18 tộc người thường có các hệ thống tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ của riêng mình. Đó là sản phẩm của nhận thức con người trong những môi trường địa lý - tự nhiên và môi trường xã hội nhất định. Mức độ và trình độ nhận thức để cấu thành nên thành tố văn hóa này gắn bó chặt chẽ với truyền thống văn hóa của chính dân tộc đó, kể từ ngọn nguồn đến các chặng đường phát triển kế tiếp nhau trên tiến trình lịch sử. Thường nhận thấy một số loại sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng - nghi lễ bộc lộ đặc trưng khác nhau giữa các tộc người, các dân tộc thiểu số: - Tập quán - tín ngưỡng thờ vật tổ, sùng bái tự nhiên. - Nghi lễ vòng đời người từ trước khi sinh ra đến sau khi mất đi. - Các đồ vật dùng cho nghi lễ và các hình thức tế lễ. 2.3. Luật tục, phong tục Trong đời sống văn hóa cộng đồng, luật tục và phong tục như một thứ thiết chế văn hóa vô hình, một thứ luật pháp riêng của cộng đồng nhằm thiết lập và được sự đồng thuận của mọi thành viên tuân theo các điều luật về cung cách, phạm vi, mức độ ứng xử với tự nhiên, xã hội và quan hệ giữa con người với con người trong cộng đồng. Ở mỗi dân tộc, mỗi tộc người, các điều luật tục, phong tục cũng khác nhau, thể hiện quan niệm, quan điểm của người dân trước việc quy định các sự việc, hiện tượng, điều khiển các hành vi, hành động của từng cá nhân, phục vụ mục đích bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và ổn định, phát triển đời sống xã hội và gìn giữ an ninh cộng đồng. Thông qua luật tục, phong tục, dễ nhận thấy bản sắc văn hóa của từng dân tộc trong quá trình giáo dục nhân cách, đạo đức của con người theo những chuẩn mực văn hóa nhất định do cộng đồng quy định. 2.4. Lễ hội Lễ hội là sinh hoạt văn hóa mang tính tổng hợp nhất và là nơi bộc lộ rực rỡ nhất bản sắc văn hóa của một cộng đồng nhất định. Quy tụ tại đây mọi loại hình tín ngưỡng, mọi sắc thái trang phục, sinh hoạt dân ca, trò chơi dân gian, và các hình thái nghi lễ của tộc người, của dân tộc. Có thể nói, lễ hội là nơi bảo lưu rõ nét nhất cho bản sắc văn hóa một dân tộc, một cộng đồng người trong một không gian văn hóa nhất định. 2.5. Trang phục - trang sức Mỗi cộng đồng dân tộc, tộc người thường sáng tạo ra một loại trang phục riêng cho mình. Trang phục là nơi thể hiện ý thức thẩm mỹ, nhu cầu thẩm mỹ và là nơi gửi gắm những nhận thức về thế giới tự nhiên và xã hội cũng như môi trường sống nói chung thông qua các biểu tượng hoa văn, màu sắc, hình ảnh được thêu trên áo, quần và các đồ trang sức khác nhau. Nhìn vào trang phục và cách trang sức ta có thể dễ nhận ra bản sắc văn hóa của một tộc người, của một dân tộc. 2.6. Trò chơi dân gian Các hoạt động trò chơi dân gian trong đời sống thường nhật hay trong các hoạt động lễ tiết, lễ hội của các dân tộc cũng nhận thấy những bản sắc văn hóa riêng theo
  • 20. 19 quan niệm và sáng tạo của người dân, đáp ứng nhu cầu giải trí, giáo dục thể chất và truyền dạy các tri thức về tự nhiên, xã hội hay gửi gắm những khuyên răn về nhân cách, đạo đức của thế hệ trước với thế hệ sau. Trong số các trò chơi dân gian, bao giờ cũng có những trò chơi nhất định được coi như “sáng tạo riêng” của một cộng đồng nhất định, được sản sinh ra sao cho phù hợp với điều kiện sống và nhu cầu của chính cộng đồng đó. 2.7. Nhà cửa - kiến trúc Ngôi nhà chính là nơi/ tấm gương phản ánh truyền thống văn hóa của một tộc người, một dân tộc. Sự hiện diện của cách kiến trúc và hình thức kiến trúc từ một ngôi nhà cụ thể không chỉ nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt, tránh mưa nắng, mà còn thể hiện những tín ngưỡng, tập tục, những nhận thức về cách ứng xử với môi trường tự nhiên và quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo. Đối với các tộc người, dân tộc miền núi, bản sắc văn hóa từ sự hiện diện của loại hình văn hóa vật thể này còn thể hiện rõ cả ở những khu nhà mồ, nhà kho, nhà bếp… 2.8. Sinh hoạt văn hóa nghệ thuật trình diễn Trong số 53 dân tộc thiểu số anh em trong cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam, số lượng các làn điệu, các thể loại dân ca rất phong phú. Mỗi dân tộc đều sáng tạo được cho mình những thể loại dân ca với các làn điệu độc đáo, tạo nên bản sắc riêng, phản ánh tâm tư, tình cảm và đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Song hành cùng môi trường sinh hoạt văn hóa dân gian là các hình thức nghệ thuật cổ truyền, thể hiện các thủ pháp nghệ thuật đa dạng, phong phú, in đậm lối tư duy, khiếu thẩm mỹ của từng dân tộc. Ngoài ra, ngân vang cùng lời ca tiếng hát của các dân tộc là hàng loạt các hệ thống nhạc cụ được người dân sáng tạo từ nguyên vật liệu của vùng đất mình cư trú, góp phần tạo ra diện mạo của nghệ thuật âm thanh và nghệ thuật trình diễn mỗi nơi một vẻ, mang bản sắc độc đáo, đại diện cho bản làng, vùng, miền, tạo ra những truyền thống âm nhạc dân tộc quý báu. III. VÙNG VĂN HÓA 1. Khái niệm vùng văn hóa - Khái niệm “vùng văn hóa” và lý thuyết “vùng văn hóa” được đề xướng bởi nhà văn hoá học người Đức Robert Frizt Greebner (1877 - 1934) vào cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên, lý thuyết này vẫn mới chỉ là biểu hiện của một xu hướng nghiên cứu trên cơ sở của trường phái “truyền bá văn hóa”, chỉ ra văn hóa là một tập hợp những bản chất hoặc nhân tố, từ đó có những khu vực tương đồng văn hóa với nhau. Trong khi đó, sự phát triển của ngành địa lý - lịch sử đã tạo điều kiện cho các nhà nhân học văn hóa đi sâu vào việc khám phá bản chất thực thụ của văn hóa, từ đó xác định rằng, về bản chất, các dân tộc không đi theo một con đường tiến hóa đồng nhất mà văn hóa của mỗi dân tộc thường được nảy sinh, tồn tại trong những hoàn cảnh địa lý khác nhau, dẫn đến quá trình sáng tạo ra những nền văn hóa của mình theo một vận động lịch sử đặc thù. Các nhà nhân học Mỹ đã tạo dựng cơ sở lý thuyết cho trường phái
  • 21. 20 “địa lý học - lịch sử”, “địa văn hóa” trong nghiên cứu văn hóa. Kế thừa kết quả nghiên cứu này, nhà dân tộc học người Mỹ Ch.Wissles đã đưa ra lý thuyết về “khu vực văn hóa”, khẳng định vai trò sáng tạo của các tộc người, các dân tộc tùy theo những hoàn cảnh địa lý - khí hậu và điều kiện xã hội khác nhau. Trong khi đó, vào đầu thế kỷ XX, các nhà dân tộc học Xô Viết đã đề xuất lý thuyết về “khu vực lịch sử - văn hóa”, đi đến xác định sự hiện diện của một vùng địa lý mà ở đó, do các điều kiện sống, trình độ nhận thức, phát triển kinh tế - xã hội tương đồng cùng vận mệnh lịch sử đã hình thành nên những đặc trưng văn hóa chung về vật chất cũng như tinh thần. Đó là quan niệm mang tính lý thuyết khoa học về vùng văn hóa nói chung. - Từ thập niên 70 của thế kỷ XX trở lại đây, theo GS.TS. Ngô Đức Thịnh, “Việc sưu tầm, nghiên cứu và biên soạn các công trình văn hóa đã bắt đầu thể hiện rõ khuynh hướng nhìn nhận văn hóa theo vùng, tức là không gian tồn tại của các nền văn hóa hay từng yếu tố văn hóa. Hơn thế nữa, đây không còn là cảm nhận hay những ý niệm mà từng bước nâng lên thành các khái niệm và lý thuyết khoa học”19 . Xét cho cùng, “vùng văn hóa” là một không gian văn hóa nhất định, được tạo thành bởi các đơn vị dân cư trên một phạm vi địa lý của một hay nhiều tộc người, sáng tạo ra một hệ thống các dạng thức văn hóa mang đậm sắc thái tâm lý cộng đồng, thể hiện trong môi trường xã hội nhân văn thông qua các hình thức ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội và ứng xử với nhau trên một tiến trình lịch sử phát triển lâu dài. Có hai loại yếu tố tạo ra bản sắc văn hóa vùng (hoặc đặc trưng nổi bật của một vùng văn hóa): Một là, yếu tố về môi trường sinh thái - tự nhiên mà từ đó sinh ra/ quy định cách thức cư trú, canh tác, đấu tranh sinh tồn và phát triển. Hai là, yếu tố chứa đựng các hình thức biểu hiện văn hóa của con người, tạo ra cung cách nhận thức - hoạt động riêng, tạo ra nếp sống, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật, ngôn ngữ và các quan hệ giao lưu kinh tế - văn hóa,… giữa nội bộ cộng đồng hay với cư dân của các vùng đất/ địa phương khác. 2. Phân vùng văn hóa ở Việt Nam Trên cơ sở kế thừa và mở rộng quá trình nghiên cứu vùng văn hóa, một số nhà nghiên cứu văn hóa đã quan tâm đến việc phân vùng để tạo cơ sở cho việc nhận diện và tiếp cận những đặc trưng, bản sắc văn hóa ở các không gian văn hóa khác nhau. Cũng do quan niệm của chủ quan cá nhân mà hiện tại, việc phân chia vùng văn hóa ở Việt Nam chưa có sự thống nhất hoặc so lệch nhau. Có thể nhận thấy một số dạng phân chia sau đây: * GS.TS. Ngô Đức Thịnh, trong công trình khoa học Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam (1993) do ông làm chủ biên, đã cho rằng Việt Nam có 7 vùng văn hóa: 19 Ngô Đức Thịnh (chủ biên) - Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb. KHXH, H, 1993, tr. 81.
  • 22. 21 - Vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ. - Vùng văn hóa Việt Bắc. - Vùng văn hóa Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ. - Vùng văn hóa đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ. - Vùng văn hóa duyên hải Trung và Nam Trung Bộ. - Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên. - Vùng văn hóa Gia Định - Nam Bộ. * GS. Đinh Gia Khánh và nhà thơ Huy Cận khi chủ biên công trình Các vùng văn hóa VIệt Nam (1995) đã chia ra 9 vùng văn hóa: - Vùng văn hóa đồng bằng miền Bắc. - Vùng văn hóa Việt Bắc. - Vùng văn hóa Tây Bắc. - Vùng văn hóa Nghệ Tĩnh. - Vùng văn hóa Thuận Hóa - Phú Xuân (xứ Huế). - Vùng văn hóa Nam Trung Bộ. - Vùng văn hóa Tây Nguyên. - Vùng văn hóa đồng bằng miền Nam. - Vùng văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. * GS. Huỳnh Khái Vinh và Nguyễn Thanh Tuấn trong công trình Chấn hưng các vùng và tiểu vùng văn hóa ở nước ta hiện nay (1995) đã chia ra 8 vùng văn hóa: - Vùng văn hóa miền núi phía Bắc. - Vùng văn hóa Tây Bắc. - Vùng văn hóa đồng bằng sông Hồng. - Vùng văn hóa Bắc Trung Bộ (khu IV cũ). - Vùng văn hóa duyên hải Nam Trung Bộ. - Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên. - Vùng văn hóa Đồng Nai - Gia Định (Đông Nam Bộ). - Vùng văn hóa đồng bằng sông Cửu Long. * Gs. Trần Quốc Vượng trong công trình Cơ sở văn hóa Việt Nam do ông làm chủ biên (1997) đã chia ra 6 vùng văn hóa: - Vùng văn hóa Tây Bắc - Vùng văn hóa Việt Bắc - Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ - Vùng văn hóa Trung Bộ - Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên - Vùng văn hóa Nam Bộ. Nhìn chung, cách phân chia các vùng văn hóa của các nhà khoa học trên đây, về cơ bản vẫn mang tính thống nhất về những không gian văn hóa chủ yếu. Sự khác
  • 23. 22 nhau thể hiện ở quan niệm về các vùng văn hóa và tiểu vùng văn hóa lồng trong một không gian văn hóa mà thôi. Kế thừa các kết quả nghiên cứu trên, có thể đi đến đồng thuận với cách phân chia các vùng văn hóa của GS. Trần Quốc Vượng kết hợp với việc nhìn nhận trong đó sự tồn tại của các tiểu vùng văn hóa, mà như cách gọi dân gian, nhiều khi tương đương với khái niệm “xứ” (xứ Huế, xứ Thanh, xứ Lạng, Xứ Đoài, xứ Kinh Bắc, Xứ Đồng Nai, xứ Quảng…). 3. Vùng văn hóa các dân tộc thiểu số và các bản sắc văn hóa chủ yếu Một đặc điểm chung của các vùng văn hóa thuộc vùng đất của 53 dân tộc thiểu số cư trú là, về mặt địa hình, đa số thuộc vùng núi có nhiều thung lũng, lòng chảo; về mặt xã hội, đây là các vùng đất cư trú của nhiều dân tộc sống đan xen, có quan hệ giao lưu chặt chẽ về mặt kinh tế và văn hóa trên một tiến trình lịch sử lâu dài. Chính vì vậy, khi đi sâu giới thiệu bản sắc văn hóa các dân tộc, chỉ có thể dừng lại ở các yếu tố/ thành tố văn hóa mang tính tiêu biểu của những dân tộc, tộc người giữ vai trò đại diện cho bộ mặt, đặc trưng của văn hóa vùng, trên cơ sở định hướng cho học sinh phổ thông nhận thức chung về các biện pháp, giải pháp để có ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, phù hợp với tiến trình phát triển chung của văn hóa cộng đồng quốc gia đa dân tộc hiện tại và lâu dài. 3.1. Vùng văn hóa Tây Bắc Khu vực địa lý nằm về phía tây bắc thủ đô Hà Nội, bao gồm các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, là nơi cư trú, làm ăn từ lâu đời của hơn 20 dân tộc anh em như Thái, Mông, Dao, Mường, Khơ Mú, La Ha… Là vùng đất của núi non hiểm trở điệp trùng kế tiếp nhau cùng khí hậu có phần khắc nghiệt, sông suối nhiều thác lũ, Tây Bắc hiện ra với dáng vẻ hùng tráng và là mảnh đất nảy sinh nuôi dưỡng cho nhiều yếu tố văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc. Đây là vùng đất có nhiều di tích danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Dấu tích chiến trường Điện Biên, bên cạnh là những thành bản Phủ, đèo Pha Đin, hồ Pá Khoang, hang Thẩm Púa,… Ngược lên Lai Châu, có thể thăm dinh Đèo Văn Long, hang Tiên Sơn, thác Tắc Tinh, sang Sơn La thăm chùa Chiền Viện, hang Thẩm Ké, kề bên là địa danh Sa Pa lừng danh của Lào Cai. Xuôi về phía tây-nam, thăm suối nước khoáng Kim Bôi, hồ thuỷ điện Hòa Bình, hang Con Moong Thanh Hóa, vườn Pù Mát Nghệ An,… Trên nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ trải rộng - dài đó, có thể dừng lại để khắc họa vẻ đẹp và giá trị của một số yếu tố văn hóa tạo ra bản sắc văn hóa riêng của núi rừng Tây Bắc vốn đã hiện tồn qua nhiều thế kỷ, trở thành kho tàng di sản văn hóa quý báu của các dân tộc cư trú nơi đây. 3.1.1. Về nhà ở và nề nếp gia đình Nhà ở và quan hệ sinh hoạt trong không gian gia đình của người Thái như đại diện tiêu biểu cho nghệ thuật và kỹ thuật xây dựng, kiến trúc nơi cư trú và truyền thống gia phong của đồng bào các dân tộc trong vùng. Là dân tộc có số dân đông
  • 24. 23 nhất vùng Tây Bắc, trình độ dân trí cao và đời sống sinh hoạt tiếp cận với nếp sống văn minh nên người Thái có ảnh hưởng văn hóa khá mạnh đối với các tộc người khác trong vùng. Bên cạnh việc sáng tạo ra nếp nhà sàn Thái khum hình mai rùa độc đáo, người Thái còn được các tộc người khác quý trọng, học tập ở nề nếp quan hệ trong gia đình, tính hiếu khách, sống chân thật, văn minh và hòa thuận với láng giềng, tôn trọng người già, thương yêu con trẻ, giúp đỡ nhau… 3.1.2. Về sinh hoạt nghệ thuật trình diễn Hầu như các dân tộc của vùng Tây Bắc đều có “đặc sản văn hóa” về lĩnh vực sinh hoạt nghệ thuật - trình diễn/ diễn xướng. Trước hết phải kể đến Xòe Thái với Xòe điệu của người Thái trắng ven sông Đà, xòe vòng. “Xòe” là đặc trưng nghệ thuật múa Thái, từ lâu đã trở thành biểu tượng của văn hóa Tây Bắc, với 32 điệu xòe do các cô gái múa trong tiếng tính tẩu Thái dịu dàng, say đắm của các chàng trai. Đi theo các điệu xòe vừa sôi nổi, vừa dịu dàng là sự hiện diện của chiếc khăn Piêu và túi thổ cẩm với đường nét hoa văn tinh tế cùng hàng loạt nhạc cụ được chế tác bằng tre, bằng đồng hay bằng bạc như Pípặp, khèn bè, đàn tính Tẩu Thái. Trong khi đó, người H’Mông nổi tiếng với điệu múa khèn, kèn môi, thổi sáo làm cho các phiên chợ tình lừng danh vì hấp dẫn và kỳ thú. Người Mường rộn ràng trong các điệu múa bông và đâm đuống cùng những đêm âm vang tiếng cồng chiêng bên bếp lửa đợi sẵn rượu cần… Có thể nói, bản sắc văn hóa rõ nét nhất của vùng Tây Bắc là các điệu múa dân tộc, trong đó điệu múa sạp đã thành nhịp cầu chung của hầu hết các dân tộc nơi đây trong mỗi kỳ giao lưu sinh hoạt văn hóa. 3.1.3. Về lễ hội Người dân các dân tộc nơi đây luôn thể hiện bản sắc tổng hợp của văn hóa dân tộc qua các kỳ lễ tiết, lễ hội trong năm. Đó là hội Hoa ban, hội Xên bản, Xên Mường (cầu mùa, cầu phúc), Hội Hạn Khuống (giao duyên), lễ hội cầu mưa của người Thái; đó còn là hội Xéc bùa (cồng chiêng), lễ cầu mát của người Mường; Hội Mừng măng mọc của các dân tộc La Hư, Khơ Mú, Mảng; hội Pin Pang người Thái trắng, lễ cúng bản người Cống, hội tung còn người Tày, hội đền Bản Phủ và nhất là lễ hội kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ của cộng đồng các dân tộc Tây bắc hàng năm. 3.1.4. Về bản sắc trong văn hóa nghệ thuật Nói đến vùng văn hóa Tây Bắc là nói đến quê hương của các truyện thơ dân gian. Hầu như mỗi tộc người trong vùng đều có một kho tàng sáng tác ngôn từ đa dạng về thể loại, phong phú trong cách diễn xướng hoặc các lời cầu khấn, các bài văn vần truyền dạy đạo đức cho con cái, các thần thoại, đồng dao, cổ tích… Có thể nói, Tây Bắc là quê hương của các bản trường ca và những tập dân ca đồ sộ, nơi chứa đựng, phản ánh một cách sinh động đời sống sinh hoạt xã hội và cuộc sống tinh thần của con người miền núi. Khơi dậy lòng tự hào của thế hệ trẻ bằng cách trao truyền cho nhau vốn văn hóa quý báu này là góp phần đắc lực vào bảo tồn ngôn ngữ các dân tộc, bảo tồn kinh nghiệm ứng xử với tự nhiên, xã hội và con người trong quá
  • 25. 24 khứ, khai thác phục vụ cho đời sống văn hóa hiện tại và mai sau. Nhiều bản trường ca ra đời từ Vùng đất Tây bắc nhưng đã được giới thiệu với bạn đọc muôn phương, như Táy pú xớc (dõi theo bước đường chinh chiến của ông cha) kể về quá trình lịch sử của người Thái vào vùng đất này, Tẻ tất tẻ nác (Đẻ đất đẻ nước) của người Mường, Xống chụ xôn xao (Tiễn dặn người yêu) của người Thái, Tiếng hát làm dâu của người H’Mông,…Đây là những báu vật bằng ngôn từ của các dân tộc truyền từ bao đời, góp giá trị đặc sắc vào kho tàng văn học nước Việt. 3.1.5. Về các trò chơi dân gian Có lễ hội là có trò chơi dân gian. Sự phong phú của các lễ hội vùng Tây Bắc là minh chứng cho sự sinh tồn đa dạng của các trò chơi dân gian của con người các dân tộc, từ ném còn, đánh đu, đánh mảng, đến hàng loạt trò chơi khác vô cùng sinh động, thông minh, hấp dẫn ở các làng bản. 3.1.6. Về các nghề thủ công Nói đến con người Tây Bắc là nói đến sự thông minh, khéo tay của người phụ nữ trong việc thêu thùa và thuần thục bên khung cửi. Sắc màu rực rỡ qua những bộ trang phục, trang sức, các đồ gia dụng như chăn, màn, túi xách… như sự khoe sắc của tài năng và trí tuệ con người, thông qua cách pha màu, bố cục, trang trí của các họa tiết, hoa văn. Nổi bật trong hệ thống các nghề thủ công của đồng bào các dân tộc Tây Bắc là nghề dệt của người Thái và người Mường. Những chiếc khăn Piêu, những túi thổ cẩm, những bộ trang phục Thái đã minh chứng cho con mắt thẩm mỹ và tài khéo tay của các cô gái từ bao đời nay. Y phục người H’Mong huyện Bắc Hà,tỉnh Lào Cai (ảnh Phan Thị Lạc) Cạp váy hoa văn Mường đã thành đề tài nghiên cứu của nhà dân tộc học Từ Chi, trở thành công trình khoa học có giá trị. 3.2. Vùng văn hóa Việt Bắc và Đông Bắc Bộ Là vùng đất có địa hình tuy hiểm trở nhưng ít bị chia cắt như Tây Bắc, bao gồm 6 tỉnh của chiến khu năm xưa (Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang) và một phần tây bắc Quảng Ninh, đông bắc Bắc Giang. Việt Bắc và Đông Bắc Bộ là xứ sở của nguồn tài nguyên trong lòng đất. Với hơn hai chục dân tộc cư trú, vùng đất này mang dặc trưng văn hóa chủ đạo là văn hóa Tày - Nùng vì số dân cư đông đúc và nếp sinh hoạt văn hóa, văn minh mang tính cộng đồng cao, có ảnh hưởng tích cực, sâu rộng đến các dân tộc khác trong quá trình giao
  • 26. 25 lưu kinh tế-văn hóa trong lịch sử, bên cạnh các dân tộc có cư dân ít hơn là Sán Chay (Cao lan, Sán chí), Dao, H’Mông, Lô Lô… Sống trên mảnh đất có địa hình được thiên tạo ban cho, dưới bàn tay phục sức thêm kèm theo những câu chuyện thơ mộng, nhiều danh lam ở Việt Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đã trở nên có hồn, cuốn hút triệu triệu bước chân du khách hành hương. Đó là những động Tam Thanh, Nhị Thanh, sông Kỳ Cùng, núi Vọng Phu hiện ra nàng Tô Thị, ải Nam Quan và ải Chi Lăng mang đầy chiến công bất tử. Đó còn là hang Pác Pó và suối Lê Nin - núi Các Mác, thành cổ nhà Mạc ở Cao Bằng, hồ Ba Bể ở Bắc Cạn, vịnh Hạ Long kỳ thú ở Quảng Ninh. Đó còn là cổng trời ở Đồng Văn – Hà Giang, Đền Bảo Hà, đền Mẫu ở Lào Cai, đình Tân Trào - Hồng Thái ở Tuyên Quang, hồ Thác Bà, đền Đông Cuông ở Yên Bái, hồ Núi Cốc, đền Đuổm, chùa Hang ở Thái Nguyên,… Đã hàng nghìn năm có các cửa ngõ thông thương với phương Bắc, lịch sử của cư dân Việt Bắc - Đông Bắc đồng thời cũng là tiến trình của nhiều nghìn năm dựng nước và giữ nước, gắn chặt với vận mệnh của toàn dân tộc. Chính vì thế, thiên nhiên và con người nơi đây đã tạo xây được một truyền thống văn hóa giàu bản sắc, trong đó có những tiểu vùng văn hóa độc đáo như xứ Lạng, xứ Tuyên. Có thể nhận diện một số yếu tố mang bản sắc văn hóa của vùng đất này: 3.2.1. Về những lễ hội tiêu biểu - Lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng), hội Lồng Shuông, hội Then, hội Mẹ Trăng, Xòe của người Tày ở Lạng Sơn. - Lễ Lập Tịch (vào họ), hội Quá Tang (cấp sắc), hội Đạp Ca (giẫm cỏ non mùa xuân) của người Dao ở Thái Nguyên, Bắc Cạn. - Lễ hội Gầu Tào (chơi đồng), hội Sán Sải (chơi núi) của người H’Mông ở Hà Giang, Tuyên Quang. - Lễ hội giao duyên mùa xuân của người Sán Dìu… Lễ hội xuống đồng của người Cao Lan ở Định Hóa, Thái Nguyên (ảnh Bùi Quang Thanh) 3.2.2. Về sinh hoạt nghệ thuật Nổi tiếng là nghệ thuật múa lân, múa sư tử, hát Sli của người Tày, hát Lượn của người Nùng, hát Sình ca của người Sán Chay (Cao lan – Sán chí), hát Gầu Plênh trữ tình của người H’Mông… 3.2.3. Về các trò chơi dân gian
  • 27. 26 Vùng Việt Bắc nổi tiếng với các sinh hoạt vui chơi, giải trí, rèn luyện thể chất thông qua các trò chơi dựng nêu, ném còn, ném Papáo, đua ngựa, bắn nỏ, đánh cờ người… 3.2.4. Về văn hóa chợ phiên của vùng Việt Bắc Đó là thời điểm của những cuộc giao lưu kinh tế và văn hóa, đặc biệt là những cuộc gặp gỡ, giao duyên của nam thanh nữ tú với sự sôi động của kỳ sinh hoạt ca hát dân ca, đi tìm bạn đời và những buổi chợ tình thấm đẫm chất nhân văn. Lấy môi trường giao lưu kinh tế (chợ) để tạo ra không khí sôi động của một kỳ chơi hội, đó là “thời cơ” để con người trình diễn trang phục, lấy trình diễn văn nghệ dân gian nhằm bộc lộ tâm tư nỗi niềm và đương nhiên đó cũng là “thời điểm mạnh” để nhận ra bản sắc văn hóa độc đáo giữa núi rừng Việt Bắc. Đây là hình thức sinh hoạt xã hội cộng đồng vô cùng độc đáo, thời điểm hấp dẫn cho nam thanh nữ tú từ các bản làng hẹn nhau về tụ hội tại các thị tứ, thị trấn để gặp gỡ, giao duyên. Người dân Việt Bắc thường tự hào về sự sôi động của những chợ Kỳ Lừa, chợ Đồng Đăng, chợ Đồng Mỏ, chợ Thất Khê,… Nổi bật cho văn hóa chợ vùng Việt bắc là chợ tình Khau Vai (Hà Giang), tuy mỗi năm chỉ họp một lần nhưng đây là phiên chợ thấm đẫm chất nhân văn, góp phần xoa dịu nỗi đau cho bao số phận bởi những ngang trái nhân duyên và tạo ra thời cơ đặc biệt cho con người tìm lại niềm vui sau một năm vất vả với bát cơm manh áo ! 3.2.5. Về các di tích lịch sử và truyền thống cách mạng của chiến khu Việt Bắc là mảnh đất lịch sử - cách mạng đặc biệt, gắn liền với kháng chiến 9 năm chống Pháp, nơi đóng đại bản doanh của nhiều cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước và chính phủ Việt Nam, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những di tích cách mạng kèm theo những hệ thống truyện kể về các chiến sỹ cách mạng, các lãnh tụ cách mạng là một phần di sản văn hóa cách mạng quý báu cần được khai thác để giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay. Địa danh an toàn khu Việt Bắc (ATK) đã bồi đắp thêm cho bản sắc văn hóa vùng Việt Bắc những ký ức văn hóa độc đáo, góp phần tạo ra niềm tự hào của đồng bào các dân tộc về truyền thống lịch sử - văn hóa của mình. Hàng loạt các di tích lịch sử văn hóa kéo dài từ Cao Bằng (Thác bản Dốc, Hang Pác Pó, suối Lênin, rừng Trần Hưng Đạo,…) đến khu Sơn Dương – Tuyên Quang với mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào và cụm di tích Đèo De của Định Hóa – Thái Nguyên… như những địa chỉ hấp dẫn cho các thế hệ học sinh các cấp từ muôn nơi về tham quan, học tập. 3.3. Vùng văn hóa Trung Bộ Về cơ bản, có thể đồng thuận với quan điểm của cố GS Trần Quốc Vượng về phạm vi của vùng văn hóa Trung Bộ, bao gồm lãnh thổ, các đảo và quần đảo của các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay.
  • 28. 27 Là vùng đất có địa hình eo hẹp, nằm ép kéo dài giữa dãy Trường Sơn với biển Đông, chứa đựng cả 3 loại hình văn hóa: văn hóa biển, văn hóa đồng bằng và văn hóa núi, miền Trung Bộ vì thế nằm trong khu vực có khí hậu khô nóng, gió bão và lũ lụt khắc nghiệt, môi trường sinh thái vì thế đa dạng, phức tạp. Cũng từ địa hình tự nhiên khắc nghiệt này, vùng đất miền Trung đã kết hợp với mồ hôi và xương máu con người để tạo nên nhiều di tích, danh lam thắng cảnh, như khu danh thắng di sản thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, địa đạo Vĩnh Mốc, đèo Hải Vân, cùng hàng loạt những cửa biển, các di tích gắn với lịch sử mở nước tiến về phương Nam từ xa xưa. Với điều kiện địa lý phức tạp và lịch sử hình thành mang tính đặc thù, hơn một chục dân tộc cư trú dọc dải đất miền Trung đã vì thế sáng tạo ra cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam diện mạo của 3 xứ văn hóa, hình thành nên đặc trưng riêng của vùng văn hóa Trung Bộ. 3.3.1. Tiểu vùng văn hóa xứ Huế Huế là địa danh được chọn làm thủ phủ của xứ Đàng Trong, kinh đô một thời của cả nước. Trải qua tiến trình lịch sử, vùng Trung Bộ - mà Huế là một trong những điểm hẹn quan trọng - là trạm trung chuyển, đất dừng chân trước khi người Việt vượt Hải Vân tiến sâu vào Nam mở cõi, lại là nơi diễn ra sự giao lưu trực tiếp giữa người Việt với người Chăm và các dân tộc khác từ ven dải Trường Sơn xuống; và đặc biệt là nơi có trung tâm chính trị văn hóa kéo dài hàng trăm năm trong lịch sử, thành kinh đô của 3 vương triều: chúa Nguyễn, Tây Sơn, nhà Nguyễn và là kinh đô của cả nước. Mang đặc điểm riêng biệt về tự nhiên và lịch sử, xứ Huế đã tạo cho mình một đời sống văn hoá vật chất và tinh thần mang bản sắc đặc biệt. Nói đến Huế là nói đến cảnh đẹp thơ mộng và nền văn hóa cung đình gắn với nhiều di tích lịch sử - văn hóa danh tiếng, hình thành nên một kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú và quý báu của dân tộc, trong đó có những di sản đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Huế là nơi quy tụ nhân tài, vật lực của cả nước một thời, nơi hội tụ của các nền văn hóa mang bản sắc dân tộc đa dạng, từ văn hoá Chăm đến văn hóa của các dân tộc khác như Mường, Vân Kiều, Cơ Tu… 3.3.2. Tiểu vùng văn hóa xứ Quảng Nằm ở vị trí Nam Trung Bộ, cư dân các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tạo dựng cho mình một diện mạo văn hóa riêng, với những biểu hiện của cốt cách, dáng vẻ độc đáo trong đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần trong suốt chiều dài lịch sử trên dưới 400 năm nay. Đây là vùng đất cư trú, giao lưu của người Việt với người Chăm, Cơ Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng và Co. Các yếu tố văn hoá mang bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số có thể thấy: - Khu Tháp Mỹ Sơn và dấu tích của trung tâm văn hóa Chăm một thời cực thịnh và văn minh tại Quảng Nam.
  • 29. 28 - Khu phố cổ Hội An, nơi bảo tồn chứng tích cho những giai đoạn lịch sử giao lưu và thông thương kinh tế-văn hóa sầm uất trải dài nhiều thế kỷ, trở thành một trong hai di sản thế giới của xứ Quảng. - Kiến trúc và sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng của người Cơ Tu trong ngôi nhà Gươl. - Các lễ hội của đồng bào các dân tộc ở xứ Quảng 3.3.3. Tiểu vùng văn hóa xứ Tháp Chàm Có thể nói, kéo dài từ Quảng Nam đến Bình Thuận, không gian văn hóa và cũng là bản sắc văn hóa của vùng đất này là sự hiện diện của hàng chục ngôi tháp Chăm, dấu vết của một nền văn hóa rực rỡ, cực thịnh trong lịch sử. Gắn bó với thế giới của những ngôi tháp đó còn là hệ thống phong phú các tượng đá, phù điêu, trụ đá, bia đá với kiểu cách kiến trúc và ý thức thẩm mỹ độc đáo và sôi động, hấp dẫn trong môi trường sinh hoạt xã hội là sự hiện tồn của hàng loạt các nghi lễ, tín ngưỡng cùng các lễ hội, nơi bộc lộ những dáng vẻ văn hóa trang phục, ẩm thực và các hình thức sinh hoạt nghệ thuật, diễn xướng,… phản ánh một cách sinh động bộ mặt văn hóa hợp lưu của các yếu tố biển, sông, đầm, đồng bằng, núi non trong mối quan hệ chặt chẽ giữa các dân tộc. Tháp Chàm ở Ninh Thuận (ảnh PTL) Dệt thổ cẩm của người Chăm Ninh Thuận (ảnh PTL) Bên cạnh các hệ thống Tháp và Đền, văn hóa Chăm còn để lại làm minh chứng với lịch sử bằng hệ thống các thành luỹ, kinh thành và những trung tâm tín ngưỡng độc đáo, như Thành Lồi (Thừa Thiên - Huế), thành Trà Kiệu (Quảng Nam), thành Châu Sa (Quảng Ngãi), thành Đồ Bàn, Thị Nại (Bình Định), thành Hồ (Phú Yên). Và đi theo đây là những thành tựu rực rỡ của nền nghệ thuật điêu khắc đá Chăm Pa, minh chứng cho thời kỳ phục hưng của nền văn minh kỳ diệu trên dải đất miền Trung khắc nghiệt. Nói đến tiểu vùng văn hóa Tháp Chàm là nói đến thành tựu nghệ thuật diễn xướng của người Chăm được bảo lưu trong các điệu múa Chăm như múa quạt, múa
  • 30. 29 đội nước, múa kiếm, múa vải chài, múa khăn,… cùng những điệu dân ca giao duyên hấp dẫn lòng người. Ngoài những nét bản sắc văn hóa của các tiểu vùng được nêu trên đây, vùng đất của sự giao thoa giữa núi và biển khăng khít, kéo dài đã tạo ra nét bản sắc văn hóa biển và sông nước, thể hiện qua một số lễ hội nổi tiếng khu vực miền Trung, như Lễ hội nghinh ông (tục thờ cá Voi) cùng hàng trăm điệu hò sông nước mái nhì, mái đẩy, mái ô,… Trong không gian của văn hóa biển và sông nước ấy, các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian cũng vô cùng phong phú, với hàng loạt các sinh hoạt tế lễ Thành hoàng, tế Tiền hiền, tế Tổ sư, lễ cầu ngư, lễ hội mùa và các loại lễ tục tôn giáo khác. Có thể liệt kê một số địa danh tiêu biểu: Lễ hội cầu ngư, hội bơi trải, hội hò khoan ở Bảo Ninh, Quảng Bình; lễ Nghinh Ông, lễ rước Cộ ở Quảng Nam; hội đi săn ở Thượng Phước Quảng Trị; lễ hội Cầu Bông Hội An; lễ hội Điện Hòn Chén, Tháp Bà Nha Trang; lễ hội Ka Tê Ninh Thuận; lễ hội Tây Sơn Bình Định; lễ hội thả diều Thừa Thiên,… 3.4. Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên Trong cộng đồng đa dân tộc Việt Nam, không có vùng văn hóa nào mang đặc trưng riêng biệt và rõ nét như vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên, hay rõ hơn là vùng văn hóa Tây Nguyên (bao gồm các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông, Gia Lai, Đắc Lắc, Công Tum). Kéo dài theo thềm đất - núi của sườn phía đông dãy Trường Sơn từ khoảng đèo Ngang cho đến hết cao nguyên Lâm Đồng, với hợp cư của hơn 20 dân tộc thiểu số anh em, địa hình của Trường Sơn - Tây Nguyên bao gồm các miền núi cao, những cao nguyên khá bằng phẳng và các thung lũng dài rộng nằm giữa các vòng cung núi, nơi khởi nguyên cho nhiều dòng sông tỏa về Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Từ đặc điểm địa hình độc đáo đó, miền đất Tây Nguyên đã hào phóng có được những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, như núi Chơ Hơ Rông, núi Lang Bian, đèo Ngoạn Mục, thác Yali và hàng loạt địa danh của Đà Lạt vốn đã ngót trăm năm nay thu hút du khách trong, ngoài nước quần tụ. Các dân tộc cư trú ở Trường Sơn - Tây Nguyên quen sinh sống bằng hai phương thức sản xuất: làm ăn theo lối canh tác nương rẫy và săn bắn, hái lượm. Đó là biểu hiện dấu vết của xã hội công xã nguyên thủy trong giai đoạn đầu của quá trình phân hóa giai cấp.
  • 31. 30 Đặc điểm văn hóa nổi bật nhất của vùng Trường Sơn - Tây Nguyên là sinh hoạt văn hóa cồng chiêng. Có thể nói, cồng chiêng đã len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống sinh hoạt xã hội - buôn làng của các tộc người trên tiến trình của lịch sử đời người “từ chiếc nôi đến nghĩa địa”. Lễ hội Cồng chiêng ở Tây Nguyên (ảnh BQT) Mọi sinh hoạt của chu kỳ nghi lễ vòng đời người đều gắn với cồng chiêng. Âm thanh của thứ nghệ thuật độc đáo mang bản sắc Tây Nguyên vang lên khắp nơi, từ chọn đất phát nương đến làm nhà, sửa nhà, cầu an cho lúa, hội mừng năm mới, cưới xin, ma chay và đặc biệt là lễ hội đâm trâu… Trong cộng đồng 53 dân tộc anh em, có nhiều tộc người, dân tộc từ Tây Bắc, Việt Bắc đến miền Trung Bộ đều có sử dụng cồng chiêng, nhưng chưa có dân tộc nào ở các vùng đất trên lại sử dụng cồng chiêng trong mọi quan hệ dân sinh như đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Đội chiêng tre của dân tộc Mơ nông, Thành phố Buôn Ma Thuột (Ảnh BQT) Nói đến văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên là nói đến sự hiện tồn của các nguồn sử thi mang tính huyền thoại, hùng tráng và bộc lộ sức sáng tạo nghệ thuật đặc sắc, đa dạng, khó có thể bắt gặp ở vùng đất nào khác trên đất nước Việt Nam. Bên cạnh sinh hoạt văn hóa cồng chiêng, diễn xướng trường ca - sử thi (được gọi là kể khan) của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên là hình thức sinh hoạt văn hóa kỳ lạ, tạo ra bản sắc riêng của vùng đất non ngàn còn bóng dáng đậm nét của đời sống văn hóa nguyên chất hoang sơ huyền thoại. Nói đến văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên là nói đến các hình thức sinh hoạt lễ hội vừa đa dạng vừa phong phú và hấp dẫn, không chỉ dành cho người sống mà
  • 32. 31 còn hướng nỗi niềm, tình cảm đến người đã khuất với lòng thành kính và biết ơn. Hàng loạt nghi lễ hòa trộn trong không khí hội hè đã tạo ra môi trường sinh hoạt văn hóa đặc biệt sinh động và hùng tráng giữa non ngàn của các dân tộc sống trong vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên. Đó là lễ hội Ninh Nơng trong mùa nông nhàn, lễ tạ ơn Thần Sấm cầu mưa cho nương rẫy, lễ tạ ơn Mẹ Lúa cầu mùa màng bội thu, lễ ăn cốm mừng lúa mới, lễ bỏ mả đưa tiễn người thân về thế giới bên kia… Và đặc biệt là lễ hội đâm trâu náo nhiệt, hoành tráng giữa âm vang cồng chiêng nơi non ngàn đã tạo ra một không gian văn hóa đặc biệt cho con người bộc lộ tình cảm với người sống cũng như người đã khuất, phô diễn tài nghệ và khiếu thẩm mỹ văn hóa nghệ thuật của dân tộc mình, đúc kết lại cho cộng đồng dân tộc một kho tàng di sản văn hóa kỳ thú và bất diệt. 3.5. Vùng văn hóa Nam Bộ Nam Bộ là vùng đất phía Nam của Tổ quốc, nơi cư trú chủ yếu (trừ người Việt) của người Khơ Me, người Chăm, người Hoa và các dân tộc ít người khác, mới xuất hiện trong giai đoạn lịch sử sau này. Là vùng đồng bằng rộng nhất Việt Nam, Nam Bộ được mệnh danh là xứ sở của những dòng sông, kênh rạch. Đặc điểm của địa hình sông nước đã góp phần tạo ra những bản sắc riêng trong cuộc sống vật chất, tinh thần và tính cách của cư dân hội tụ nơi đây. Căn cứ vào đặc điểm địa hình, vùng đất Nam Bộ được chia thành hai phần: Khu vực phía bắc và đông bắc (Đông Nam Bộ) thuộc các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu; và khu vực phía nam - tây nam của Nam Bộ (Tây Nam Bộ) thuộc các tỉnh còn lại. Đặc điểm văn hóa vùng Nam Bộ thể hiện ở một số đặc trưng/ bản sắc sau đây: - Đời sống sinh hoạt xã hội và giao lưu kinh tế - văn hóa luôn gắn với sông nước: các hệ thống chợ trên sông, ăn uống gắn với chủ yếu thủy hải sản… - Sự tiếp biến văn hóa “tứ xứ” đã dẫn đến sự pha trộn cách sống, lối sống, khẩu vị, tiếng nói giữa các tộc người Việt - Chăm - Khmer, … Chùa của Người Khmer ở Trà Vinh (ảnh PTL) - Kiểu trang phục khăn vằn - áo bà ba là đặc trưng ăn mặc của Nam Bộ.