SlideShare a Scribd company logo
1 of 258
Download to read offline
ĐẢNG ỦY KHỐI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CÁC MÁC - GIÁ TRỊ LỊCH SỬ
VÀ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI
KỶ YẾU HỘI THẢO
ĐẢNG ỦY KHỐI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KỶ YẾU HỘI THẢO
“CÁC MÁC - GIÁ TRỊ LỊCH SỬ
VÀ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI”
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
3
LỜI NÓI ĐẦU
Kỷ niệm 200 năm ngày sinh Các Mác (5/5/1818 - 5/5/2018), Đảng
ủy Khối các trường đại học và cao đẳng Thành phố Hồ Chí Minh và
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, với sự chủ
trì của PGS.TS Đỗ Văn Dũng, đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề:
“CÁC MÁC - GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI”.
Hội thảo khoa học đã thu hút được 60 báo cáo khoa học của các
nhà nghiên cứu, các giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng, các
học viện chính trị tham gia. Tinh thần khoa học của Hội thảo đã thể hiện
trong các bài viết có hàm lượng khoa học cao, tâm huyết và sâu sắc, với
niềm kính trọng và ngưỡng mộ lớn lao đối với Các Mác, nhà lý luận
thiên tài, nhà cách mạng vĩ đại, người sáng tạo nên hệ thống lý luận Chủ
nghĩa Mác - Lênin, Lãnh tụ vĩ đại của các đảng cộng sản và giai cấp công
nhân toàn thế giới.
Có thể khái quát nội dung Hội thảo tập trung vào các vấn đề chủ
yếu sau:
Các tác giả đã làm rõ di sản lý luận của Các Mác, tầm vóc lịch sử
và giá trị vạch thời đại trên nhiều bình diện khác nhau.
Trên bình diện triết học duy vật, Các Mác là nhà triết học duy vật
biện chứng vĩ đại. Ông đã kế thừa biện chứng phép biện chứng duy tâm
của Georg Wilhem Friedrich Hegel (1770-1831) và chủ nghĩa duy vật
nhân bản của Ludwig Andreas Feurbach (1804-1872) trong triết học cổ
điển Đức, để sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật biện chứng - hình thức cao
nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học. Sự ra đời của chủ
nghĩa duy vật biện chứng đã tạo nên cuộc cách mạng trong lịch sử triết
học, chứng minh vai trò của triết học đối với thực tiễn; mối liên hệ thống
nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng; thể hiện tính thống nhất,
mối liên hệ giữa triết học duy vật biện chứng và khoa học, nhất là khoa
học tự nhiên.
Đặc biệt, từ bình diện triết học xã hội, sự ra đời của chủ nghĩa duy
vật lịch sử là một thành tựu nổi bật nhất của triết học Các Mác, là một
phát minh vĩ đại về quy luật vận động, phát triển của lịch sử xã hội loài
người. Lần đầu tiên trong lịch sử triết học xã hội, với chủ nghĩa duy vật
lịch sử, mà hạt nhân là học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, những vấn đề
về nguồn gốc, bản chất, các quy luật vận động của xã hội đã được Các
Mác khái quát có ý nghĩa khoa học và cách mạng sâu sắc, để triết học
4
Các Mác trở thành chủ nghĩa duy vật triệt để nhất, làm cơ sở khoa học
cho sự vận dụng các quy luật đó vào thực tiễn cách mạng.
Trên bình diện kinh tế học chính trị, Các Mác đã nghiên cứu về sự
vận động của chủ nghĩa tư bản, để sáng tạo nên học thuyết về giá trị
thặng dư, làm rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản, quy luật kinh tế cơ bản
của chủ nghĩa tư bản là bóc lột giá trị thặng dư. Sự vận động của lịch sử
xã hội luôn bị chi phối và quyết định bởi quy luật xuyên suốt trong lịch
sử xã hội là quy luật biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất. Từ việc nhận thức quy luật của sự vận động xã hội tư bản chủ nghĩa
thông qua học thuyết khoa học về kinh tế học chính trị, kết hợp với
những tư tưởng cơ bản về chủ nghĩa duy vật lịch sử, Các Mác đã phát
hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, chứng minh tính tất yếu
sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học - hình thái kinh tế - xã hội tiến
bộ nhất trong lịch sử xã hội loài người.
Các tác giả tham gia Hội thảo cũng phân tích mối liên hệ thống
nhất của vai trò sáng tạo học thuyết lý luận khoa học và cách mạng của
các vĩ nhân - lãnh tụ, từ C.Mác, Ph.Ăngghen đến V.I.Lênin, để lý luận đó
trở thành hệ tư tưởng vĩ đại - chủ nghĩa Mác-Lênin. Từ giá trị lịch sử vĩ
đại của Di sản lý luận Các Mác, của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Hội thảo đã
trình bày vai trò, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của hệ thống lý luận đó
trong thời đại ngày nay đối với nhân loại và cách mạng Việt Nam.
Đối với cách mạng thế giới, học thuyết Các Mác và Chủ nghĩa Mác
- Lênin vẫn mãi mãi là lý luận khoa học để nhân loại hướng đến các giá
trị cao đẹp, nhằm xóa bỏ áp bức, bóc lột, vì mục tiêu chủ nghĩa xã hội và
hạnh phúc của con người.
Đối với cách mạng Việt Nam, học thuyết Các Mác và Chủ nghĩa
Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của
Đảng và nhân dân ta, để Đảng Cộng sản Việt Nam và Lãnh tụ Hồ Chí
Minh xây dựng đường lối chiến lược giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, kể từ khi Đảng được thành lập ngày 3 tháng 2 năm
1930. Với đường lối đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân
tộc Việt Nam là một hình mẫu của sự vận dụng trung thành và sáng tạo
lý luận cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng và Hồ Chí Minh, lịch sử cách mạng Việt Nam, với sự thắng lợi vẻ
vang của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và những thành tựu to lớn
của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ hội nhập và phát
triển, đã chứng minh rằng, học thuyết Các Mác và Chủ nghĩa Mác -
Lênin mãi mãi là hệ tư tưởng khoa học và cách mạng để định hướng
phát triển cho dân tộc Việt Nam trong lịch sử và thời đại hiện nay.
5
Các Mác là một thiên tài vĩ đại nhất trong những vĩ nhân của nhân
loại. Di sản lý luận của Các Mác và Chủ nghĩa Mác - Lênin mãi mãi có
giá trị lịch sử vô cùng sâu sắc và tầm vóc thời đại to lớn đối với nhân loại
tiến bộ và cách mạng Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Xin giới thiệu 40 bài nghiên cứu tiêu biểu, chọn lọc từ 60 bài tham
gia, của các tác giả trong Hội thảo khoa học: “Các Mác - giá trị lịch sử
và ý nghĩa thời đại” với bạn đọc.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2018
PGS.TS ĐOÀN ĐỨC HIẾU
6
7
MỤC LỤC
Lời nói đầu................................................................................................3
Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Các Mác và cách mạng Việt
Nam.........................................................................................................11
ThS Phùng Thế Anh
Từ lý luận của Các Mác về đảng cộng sản đến xây dựng
đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh.........................................................16
TS Nguyễn Đình Cả
ThS Hoàng Thị Mỹ Nhân
Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào
thực tiễn thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ...................................26
ThS Lê Quang Chung
ThS Lê Nhựt Tâm
Cuộc cách mạng trong lịch sử triết học do Các Mác thực
hiện và một số vấn đề về sự phát triển lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin ...........................................................................................30
ThS Trần Ngọc Chung
ThS Ninh Bá Vinh
Chủ nghĩa Mác trước xu thế toàn cầu hóa của thời đại ngày
nay ..........................................................................................................36
TS Bùi Xuân Dũng
Từ thế kỷ XXI nhìn lại quan điểm của Mác về “lợi ích” ...................40
Nguyễn San Hà
Sức sống trường tồn của triết học Mác trong công cuộc đổi
mới ở Việt Nam .....................................................................................46
TS Nguyễn Thị Thanh Hà
Giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn sẽ trường tồn theo
thời gian .................................................................................................55
TS Nguyễn Hồng Hải
Quan niệm của Các Mác về việc chọn nghề của thanh niên..............61
ThS Lê Thu Hằng
8
Các Mác - Người vượt trước thời đại .................................................67
PGS.TS Đoàn Đức Hiếu
ThS Nguyễn Văn Lĩnh
Một số nhận thức mới về lý luận giá trị thặng dư của C.Mác
trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam ...........................................................................72
TS Mai Chiếm Hiếu
ThS Trần Thị Sen
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam .......................................................................77
TS Lưu Thị Kim Hoa
Cách mạng công nghiệp 4.0 – Nhìn lại quan niệm của C.Mác
về vai trò của lực lượng sản xuất trong nền sản xuất xã hội .............84
Phạm Ngọc Hòa
Tuyên ngôn của đảng cộng sản – Một tư tưởng vạch thời đại
do Các Mác sáng lập ra và sự kế thừa của Nguyễn Ái Quốc ............91
ThS Ngô Văn Hùng
Học thuyết của Mác về giải phóng con người với phong trào
công nhân thế giới ...............................................................................102
Ngô Thị Huyền
Chủ nghĩa Mác với sự phát triển cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ hiện đại trên thế giới hiện nay ....................................107
TS Phạm Thị Kiên
TS Ngô Quang Huy
Sức sống của học thuyết Mác trong thời đại ngày nay và
trong công cuộc đổi mới ở nước ta theo định hướng xã hội
chủ nghĩa...............................................................................................111
ThS Trịnh Thùy Lam
Vấn đề giải phóng con người trong triết học Mác đối với sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay .................................................118
ThS Nguyễn Cao Lâm
Quan điểm của Các Mác về vấn đề tôn giáo ....................................123
ThS Tạ Thị Lê
9
Giá trị bền vững và sức sống của chủ nghĩa xã hội khoa học
trong thời đại ngày nay ......................................................................131
TS Trịnh Thị Mai Linh
Sinh viên cần chuẩn bị những gì để học tốt các môn khoa
học Mác - Lênin ...................................................................................134
ThS Lê Văn Luận
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội với vấn đề định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam...............................................................141
ThS Lê Nho Minh
Quan niệm của Hồ Chí Minh về việc học tập chủ nghĩa Mác
- Lênin...................................................................................................148
ThS Nguyễn Thị Tuyết Nga
Chủ nghĩa Mác - Lênin và thời đại ngày nay....................................151
ThS Dư Ngọc Quỳnh Như
Học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và ý
nghĩa của nó trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay ..............155
TS Vũ Thị Mai Oanh
Giá trị của chủ nghĩa Mác đối với Việt Nam ....................................167
ThS Trần Hùng Phi
Chủ nghĩa Mác với sự nghiệp đổi mới của cách mạng Việt
Nam.......................................................................................................172
ThS Trần Hùng Minh Phương
Góp phần tìm hiểu về khái niệm “phương thức sản xuất
châu Á” của Các Mác .........................................................................181
ThS Nguyễn Thị Phượng
Giá trị lịch sử của học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã
hội và quá trình vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam qua
các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc ..........................................................187
TS Phạm Lê Quang
Chủ nghĩa Mác - Lênin: nền tảng tư tưởng cho sự phát triển
về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh .................................................196
ThS Tạ Văn Sang
10
Tư tưởng Các Mác về vai trò của chính đảng vô sản – Vận
dụng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay...............................200
TS Nguyễn Hoàng Sơn
Hồ Chí Minh – nhà mác xít lỗi lạc .....................................................204
TS Thái Ngọc Tăng
Tư tưởng Các Mác về năng suất lao động và ý nghĩa đối với
công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay ...........................................210
ThS Trịnh Xuân Thắng
Các Mác – Người đặt nền móng lý luận khoa học cho sự
phát triển xã hội ..................................................................................221
ThS Nguyễn Hồ Thanh
Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác trong bối cảnh
cách mạng 4.0.......................................................................................225
ThS Trần Thị Thảo
Luận bàn về “khoa học là một động lực thúc đẩy sự tiến
triển, là một động lực cách mạng” của Các Mác trong cán bộ
và sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí
Minh thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0..........................................231
ThS Nguyễn Thị Như Thúy
Quan điểm của Các Mác về sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân .............................................................................................236
ThS Tạ Thị Thùy
Giá trị học thuyết Mác đối với sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước ........................................................................................240
TS An Thị Ngọc Trinh
Quan điểm “Hạnh phúc là đấu tranh” của Mác qua những
câu trả lời con gái ................................................................................245
ThS Đặng Thị Minh Tuấn
Giá trị bền vững của Tuyên ngôn đảng cộng sản đối với sự
tiến bộ của nhân loại ...........................................................................249
ThS Nguyễn Trường Xuân
11
CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ CỦA CÁC MÁC
VÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
ThS Phùng Thế Anh*
Ph.Ăngghen đã khẳng định rằng, C.Mác có hai phát minh vĩ đại, đó
là phát hiện ra giá trị thặng dư của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và sáng
tạo nên chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết học. Một cách tất yếu, đây là
hai vấn đề vô cùng lớn trong di sản lý luận của C.Mác, nhưng lại có mối
quan hệ thống nhất biện chứng.
Có thể thấy rằng, trước khi chủ nghĩa Mác ra đời, đã xuất hiện
nhiều quan điểm về lịch sử. Từ việc lý giải sự phát triển lịch sử như một
sinh thể tự nhiên, cạnh tranh sinh tồn, mạnh được yếu thua, của lý thuyết
“Đác uyn xã hội” - từ sự xuyên tạc học thuyết Tiến hóa trong sinh học
của Đác uyn; đến việc nhận thức lịch sử một cách siêu hình, máy móc
của các nhà duy vật siêu hình, không thấy tính biện chứng của các mối
quan hệ xã hội; quan điểm duy tâm không tưởng của các nhà xã hội học
Anh và Pháp như Ô oen, Xanh xi mon, Phu riê. Những quan điểm trong
lịch sử triết học trước khi triết học Mác ra đời đều chưa nhận thức đúng
quy luật, bản chất của sự phát triển lịch sử xã hội loài người.
Quan điểm duy vật lịch sử của C.Mác được thể hiện tập trung trong
học thuyết hình thái kinh tế - xã hội. Có thể khái quát rằng, hình thái kinh
tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã
hội ở một giai đoạn phát triển nhất định, với những quan hệ sản xuất, phù
hợp một cách tương ứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, và với
một kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất
đó. Như vậy, ba yếu tố cơ bản của lý luận hình thái kinh tế- xã hội là lực
lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng trong một giai
đoạn phát triển của xã hội. Đồng thời, C.Mác đã khẳng định rằng: “Tôi
coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử
- tự nhiên”1
.
Tư tưởng trên của C.Mác về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đã
thể hiện tinh thần duy vật triệt để trong triết học duy vật lịch sử của
C.Mác. Hệ thống xã hội trong quá trình phát triển luôn chịu sự tác động
của các quy luật tất yếu trong lịch sử xã hội. Đó là sự thống nhất biện
chứng của các quy luật: Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
*
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
1
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, t.13, tr.16.
12
sản xuất, biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, biện
chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội… Hệ thống các quy luật xã hội
vận động trong tính quy định tất yếu của các quy luật bao trùm là tính tự
nhiên và tính lịch sử, thống nhất, liên hệ, ràng buộc và quy định lẫn nhau,
tạo nên quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển xã hội.
Trong tác phẩm Tư bản, C.Mác đã khái quát rằng: “Trong sự sản
xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định,
tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản
xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định
của các lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ những quan hệ sản
xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực
trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những
hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó.
Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh
hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con
người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý
thức của họ. Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực
lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất
hiện có… Khi đó bắt đầu thời đại của một cuộc cách mạng xã hội”1
.
Những quan điểm cơ bản đó về sự phát triển của lịch sử xã hội
trong học thuyết C.Mác, nền tảng và điểm xuất phát của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tất yếu không tách rời với học thuyết giá trị thặng dư trong kinh tế
chính trị học. Học thuyết về giá trị thặng dư của C.Mác đã vạch rõ bản
chất của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thông qua việc bóc lột sức lao động
của người công nhân làm thuê cho giai cấp tư sản. Giai cấp công nhân
đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ và cách mạng; giai cấp tư sản đại
diện cho quan hệ sản xuất bảo thủ, kìm hãm sự phát triển. Mâu thuẫn
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong kinh tế, được biểu hiện
về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.
Khi mâu thuẫn phát triển đến mức cao nhất, sẽ dẫn tới một cuộc cách
mạng xã hội trong chế độ tư bản chủ nghĩa. Giai cấp vô sản sẽ làm cuộc
cách mạng xã hội, lật đổ giai cấp tư sản, thành lập nhà nước chuyên
chính vô sản, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản - chính đảng cách
mạng của giai cấp công nhân. Như vậy, nguồn gốc của cách mạng xã hội
xuất phát từ mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các giai cấp đối lập trong
xã hội. Với sự bóc lột sức lao động của người công nhân nhằm mục đích
giá trị thặng dư, giai cấp tư sản đã trực tiếp tạo ra lực lượng cách mạng
đối lập là giai cấp công nhân. Trong cuộc đấu tranh đó, giai cấp công
nhân là người “đào huyệt” chôn giai cấp tư sản. Học thuyết kinh tế của
1
C.Mác và Ph.Ăngghen: Sđd, t.13, tr.14-15.
13
C.Mác, mà hạt nhân là lý luận về giá trị thặng dư, đã chỉ ra tính tất yếu sự
sụp đổ của giai cấp tư sản, sự thắng lợi của giai cấp vô sản, thông qua
cách mạng xã hội, mà nguyên nhân sâu xa là mâu thuẫn về lợi ích kinh tế
giữa các giai cấp đối lập trong chế độ tư bản chủ nghĩa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng học thuyết của C.Mác một cách
sáng tạo, để xây dựng một chính đảng của giai cấp vô sản Việt Nam -
Đảng Cộng sản Việt Nam, hạt nhân lãnh đạo của hệ thống kiến trúc
thượng tầng, điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự thắng lợi của cách
mạng Việt Nam. “Về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận
kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận
luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên; về mặt lý luận, họ hơn bộ phận
còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và
kết quả chung của phong trào vô sản”1
. Đó là khởi đầu của sự vận dụng
học thuyết Mác - Lênin, để Hồ Chí Minh thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam, nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Khi
công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc hoàn toàn thắng lợi, Đảng ta
đã tiếp tục đưa đất nước định hướng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội,
thực hiện đường lối “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” trong thời kỳ
hòa bình. Thực chất đây là giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội, mà Đảng ta đã vận dụng quan điểm của C.Mác trong tác
phẩm Phê phán cương lĩnh Gô ta: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã
hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ
sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị
và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên
chính cách mạng của giai cấp vô sản”2
.
Trong thời kỳ quá độ hiện nay ở Việt Nam, lý luận về hình thái
kinh tế - xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng vào mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội, để nhằm mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”.
Trên lĩnh vực kinh tế, vận dụng quy luật biện chứng giữa lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất, Đảng ta đã chủ trương thực hiện nền kinh
tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Về lực lượng sản xuất, nhất là trong thời kỳ cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, Đảng ta xem cách mạng khoa học công nghệ, với sự
tiếp cận những giá trị khoa học, công nghệ tiên tiến của nhân loại, để tạo
ra một nền sản xuất có trình độ công nghệ cao trên mọi lĩnh vực sản xuất
xã hội. Về quan hệ sản xuất, chúng ta đang thực hiện tái cơ cấu kinh tế để
1
C.Mác và Ph.Ăngghen: Sđd, t.4, tr.614-615.
2
C.Mác và Ph.Ăngghen: Sđd, t.19, tr.47.
14
tạo ra một nền kinh tế với nhiều thành phần kinh tế, nhiều kiểu quan hệ
sản xuất, nhiều hình thức sở hữu, đảm bảo một cơ cấu kinh tế cân đối,
phát triển mạnh mẽ, vừa khai thác mọi tiềm năng và nguồn lực trong
nước, vừa tham gia tốt vào quá trình hội nhập, hợp tác, cùng có lợi với
các nền kinh tế trên thế giới. Đó là quá trình hội nhập và phát triển của
nền kinh tế Việt Nam với các quốc gia, dân tộc trên thế giới, phát triển cả
chiều rộng và chiều sâu một cách bền vững.
Trong lĩnh vực xây dựng và phát triển kiến trúc thượng tầng của xã
hội, chúng ta đang từng bước tạo ra sự phát triển toàn diện của hệ thống
các yếu tố của kiến trúc thượng tầng. Biểu hiện trước hết là xây dựng hệ
thống chính trị vững mạnh, nhất là công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng,
chống mọi biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống,
tự diễn biến, tự chuyển hóa, đề cao việc học tập tư tưởng, phong cách và
đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân. Xây dựng Đảng vững
mạnh là nhân tố quan trọng nhất cho sự thắng lợi của công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước hiện nay.
Sự nghiệp xây dựng và phát triển con người toàn diện, là nội dung
chiến lược trong giai đoạn hiện nay của Đảng và nhân dân ta. Bác Hồ đã
khẳng định rằng “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm
trồng người”. Chiến lược giáo dục đào tạo để xây dựng con người Việt
Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, trở thành nội dung có vai trò quyết định trước
mắt và lâu dài cho thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam.
Có thể khẳng định rằng, mọi nội dung lý luận cơ bản của chủ nghĩa
duy vật lịch sử trong tư tưởng của C.Mác, cũng như toàn bộ hệ thống lý
luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đóng vai trò là cơ sở lý luận và phương pháp
luận, là “kim chỉ nam”, là tư tưởng khoa học và cách mạng dẫn đường,
luôn luôn được Đảng ta và Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo vào quá trình
đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cũng như
trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển, trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống kinh tế - xã hội hiện nay ở Việt Nam một cách có hiệu quả nhất.
Khẳng định về vai trò nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước
hiện nay, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn
mạnh rằng: “Trước hết, phải chú trọng xây dựng Đảng về chính trị. Kiên
định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo
và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam… Học tập chủ nghĩa Mác
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng… cụ thể,
15
thiết thực và có hiệu quả”1
. Đó là yêu cầu cấp thiết của Đảng ta đối với
toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc nghiên cứu, học tập và
vận dụng sáng tạo, có hiệu quả chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh trong thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB
Chính trị Quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, 2016, tr.46.
16
TỪ LÝ LUẬN CỦA CÁC MÁC VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN
ĐẾN XÂY DỰNG ĐẢNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TS Nguyễn Đình Cả
ThS Hoàng Thị Mỹ Nhân
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Kể từ khi ra đời đến nay, với
đường lối đúng đắn, sáng tạo, Đảng đã đưa cách mạng Việt Nam giành
được những thắng lợi to lớn, đưa dân tộc Việt Nam bước sang những
trang sử vẻ vang. Vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong
những bước đường mà cách mạng Việt Nam đã đi từ năm 1930 đến nay
là không ai có thể phủ nhận. Để có được thành quả đó là cả một quá trình
từ lý luận của C.Mác về chính đảng của giai cấp công nhân đến xây dựng
Đảng cầm quyền theo tư tưởng Hồ Chí Minh; là sự vận dụng lý luận của
C.Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng Cộng
sản Việt Nam.
1. Quan điểm của C.Mác về Đảng Cộng sản
Sự ra đời học thuyết Mác về chính đảng cách mạng của giai cấp
công nhân là một bước ngoặt quan trọng trong phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế. Đó là một hệ thống những quan điểm, tư tưởng hoàn
chỉnh về tổ chức và hoạt động chính đảng cách mạng của giai cấp công
nhân. C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra rất nhiều quan điểm về đảng cộng
sản như: sự ra đời, phát triển của Đảng, những nguyên tắc xây dựng
Đảng, mối quan hệ giữa Đảng với giai cấp vô sản… Hầu hết các quan
điểm đều được đề cập trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
xuất bản năm 1848 tại Anh. Ngoài ra, một số văn kiện khác cũng có đề
cập đến như: “Điều lệ của liên đoàn những người Cộng sản”, “Tuyên
ngôn thành lập hội liên hiệp công nhân quốc tế”,… Theo đó, chúng ta có
thể nêu lên thành những quan điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công
nhân, là sản phẩm tất yếu của phong trào công nhân
Theo C.Mác “sự tổ chức như vậy của những người vô sản thành
giai cấp và do đó thành chính đảng, luôn luôn bị sự cạnh tranh giữa công
nhân với nhau phá vỡ. Nhưng nó luôn luôn được tái lập và luôn luôn

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh

Trường Đại học Tài chính – Marketing
17
mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn, hùng mạnh hơn”1
. Giai cấp công nhân rất
đông, phong trào công nhân rất rộng lớn, nhưng Đảng Cộng sản phải là
sự tập hợp của những người ưu tú nhất trong phong trào công nhân. Họ là
những người lãnh đạo, đồng thời là động lực thúc đẩy cho sự phát triển
của phong trào công nhân đi đến thành công. Bởi vậy, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Về mặt thực tiễn, những người cộng sản là
bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là
bộ phận luôn làm thúc đẩy phong trào tiến lên, về mặt lý luận, họ hơn bộ
phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến
trình và kết quả chung của phong trào vô sản”2
.
Giai cấp công nhân trước hết phải giành lấy chính quyền, phải đập
tan xã hội cũ; giai cấp công nhân phải trở thành lãnh tụ chính trị cho
phong trào đấu tranh để xây dựng xã hội mới, chính quyền mới. Để thực
hiện sứ mệnh lịch sử đó, giai cấp công nhân phải có một hệ tư tưởng dẫn
đường, phải lập ra một chính đảng của mình, đó chính là Đảng Cộng sản.
Như vậy, Đảng Cộng sản trở thành vũ khí tư tưởng của giai cấp vô sản,
giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản.
Thứ hai, Đảng Cộng sản là tổ chức chính trị của giai cấp vô sản,
đại biểu cho lợi ích của giai cấp vô sản và đấu tranh vì lợi ích của giai
cấp vô sản.
Đây là một trong những điểm mấu chốt trong lý luận của C.Mác về
Đảng Cộng sản khi đề cập đến việc Đảng Cộng sản đại diện cho ai, đấu
tranh vì lợi ích của ai: “Tất cả các phong trào lịch sử, từ trước đến nay
đều do thiểu số thực hiện, hoặc đều mưu lợi ích cho thiểu số. Phong trào
vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại
đa số”3
. Theo đó, để thực hiện cuộc cách mạng vĩ đại của đại đa số phục
vụ cho lợi ích số đông quần chúng thì Đảng phải có đường lối đấu tranh
khoa học cả về mặt lý luận và tổ chức, Đảng phải biết tập hợp lực lượng
để tạo thành một đội quân thật mạnh.
Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã
chỉ rõ: “Những người cộng sản không phải là một Đảng riêng biệt, đối
lập với các Đảng công nhân khác. Họ tuyệt nhiên không có một lợi ích
nào tách khỏi lợi ích của giai cấp vô sản”. Như vậy, Đảng là một bộ phận
1
C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2008, tr.90.
2
C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2008, tr.97.
3
C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2008, tr.93.
18
của giai cấp vô sản, không tách rời giai cấp vô sản. Mục tiêu lý tưởng của
Đảng là xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chuyên chính vô sản, xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Thứ ba, Đảng Cộng sản phải là một tổ chức chính trị mang chủ
nghĩa quốc tế vô sản.
Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã
chỉ ra nguyên tắc có ý nghĩa chiến lược của người cộng sản là: Chiến đấu
cho mục đích trước mắt của giai cấp vô sản, nhưng đồng thời trong
phong trào hiện tại, họ cũng bảo vệ và đại biểu cho tương lai của phong
trào. C.Mác đã chỉ ra nguồn gốc và bản chất của chủ nghĩa quốc tế của
giai cấp công nhân. Đó chính là lợi ích của các phong trào công nhân ở
các nước khác nhau trên thế giới đều thống nhất và họ sẽ bảo vệ lợi ích
đó: “Trong các cuộc đấu tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc
khác nhau, họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc
của dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản”1
. Bởi vậy, trong phần
cuối Tuyên ngôn có đoạn viết: “Sau hết, những người cộng sản ở mọi nơi
để phấn đấu cho sự đoàn kết và liên hợp của các đảng dân chủ ở tất cả
các nước”2
chính là biểu hiện của chủ nghĩa quốc tế vô sản trong quan
điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về Đảng Cộng sản.
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về “Đảng cầm quyền”
Đảng cầm quyền là một khái niệm thường dùng trong khoa học
chính trị, chỉ một đảng chính trị đại diện cho một lực lượng đang nắm giữ
toàn bộ quyền lực của đất nước. Tất nhiên, trong thời đại của C.Mác thì
ông chưa dùng đến thuật ngữ Đảng cầm quyền. Ở nước ta, Chủ tịch Hồ
Chí Minh là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “Đảng cầm quyền” và
Người chỉ dùng một lần duy nhất trong Di chúc năm 1969. Người viết:
“Đảng ta là một Đảng cầm quyền”3
. Thực tế, khi Người đưa ra thuật ngữ
này, bên cạnh Đảng Cộng sản Việt Nam (lúc bấy giờ gọi là Đảng Lao
động Việt Nam) thì còn có 2 đảng khác đang cùng tồn tại, đó là Đảng Xã
hội và Đảng Dân chủ. Do vậy, có thể hiểu Người sử dụng thuật ngữ
“Đảng cầm quyền” ở đây là chỉ vị thế của Đảng Cộng sản Việt Nam so
với các đảng khác trong xã hội.
Trong các văn kiện sau đó, các nhà khoa học đã sử dụng thuật ngữ
Đảng lãnh đạo là chủ yếu, còn thuật ngữ Đảng cầm quyền thì thỉnh
1
C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2008, tr.96.
2
C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2008, tr.132.
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.12, tr.516.
19
thoảng có đề cập đến nhưng chẳng có luận giải cụ thể về cụm từ này. Khi
bước vào công cuộc đổi mới, thuật ngữ Đảng cầm quyền đã bắt đầu được
đề cập đến trong một số bài viết, một số chuyên đề nhưng hầu như các ý
kiến lại đồng nhất giữa Đảng lãnh đạo và Đảng cầm quyền. Có ý kiến
còn phân chia giai đoạn khi lý giải Đảng lãnh đạo khi chưa có chính
quyền, còn Đảng cầm quyền là khi đã giành được chính quyền. Từ những
ý kiến đó, chúng tôi mạnh dạn đưa ra nhận thức như sau: Cầm quyền là
nắm giữ quyền lực, quyết định tất cả; Lãnh đạo là quá trình thực hiện
quyền lực đó trong đời sống xã hội. Như vậy, Đảng cầm quyền có khác
với Đảng lãnh đạo. Và cũng vì thế, chúng tôi nêu lên một khái niệm về
Đảng cầm quyền như sau: Đảng cầm quyền là một đảng chính trị của một
giai cấp hoặc một lực lượng chính trị xã hội được nhân dân tín nhiệm
trao quyền quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước thông qua các
cuộc bầu cử phổ thông, dân chủ, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế
và thực tế đất nước. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng cầm quyền có
những nội dung sau:
- “Đảng cầm quyền” phải “thật trong sạch”
Trong Di chúc, Người viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi
đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”1
. Thực tế, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã trở thành biểu tượng của đất nước, của nhân dân. Vì thông qua
bầu cử, nhân dân đã chọn Đảng, tin Đảng, trao quyền của mình cho
Đảng. Lúc này Đảng đã trở thành Đảng ta – Đảng của chúng ta, của đất
nước, của dân tộc. Và cũng vì thế, vấn đề đầu tiên của một Đảng cầm
quyền là mỗi đảng viên ở vị trí cầm quyền của mình từ Trung ương đến
tận cơ sở đều phải là những mẫu mực về đạo đức, tác phong, ứng xử.
Mỗi đảng viên không chỉ phấn đấu tu dưỡng mình là đảng viên của Đảng
mà còn phải hoàn thiện mình để xứng đáng với địa vị là lực lượng cầm
quyền, là lực lượng quyết định số phận của đất nước, dân tộc, nhân dân.
Cán bộ, đảng viên là những người hết lòng, hết sức vì nước, vì dân
“trung với nước, hiếu với dân”; luôn luôn trong sạch, không tham lam
tiền của, địa vị, danh tiếng, không ham người tâng bốc mình; không đặc
quyền, đặc lợi, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo; không chạy theo lợi ích cá
nhân và những giá trị vật chất mà quên đi lợi ích của quốc gia, dân tộc và
của nhân dân. Trong Sửa đổi lối làm việc, Người có viết: “Vô luận lúc
nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra
trước, lợi ích của cá nhân lại sau”2
. Người đảng viên, người cán bộ tốt
muốn trở nên người cách mạng chân chính phải có 5 điều tốt: nhân,
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.12, tr.516.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.12, tr.488
20
nghĩa, trí, dũng, liêm. Đó chính là đạo đức cách mạng. Người khẳng
định: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì
sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng
phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không
lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho
loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không
có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì”1
. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: đã là cán bộ, đảng viên phải là những người
mà: “Giàu sang không thể quyến rũ. Nghèo khó không thể chuyển lay.
Uy lực không thể khuất phục”2
. Họ là những người có bản lĩnh, lập
trường, một lòng vì sự nghiệp chung của đất nước và hạnh phúc chung
của nhân dân, không bị dao động trước những mãnh lực và khó khăn của
cuộc sống.
Lời trăng trối của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đảng ta là một Đảng cầm
quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách
mạng, thật sự cần kiệm liêm chính chí công vô tư. Cụm từ “thật sự”
được Hồ Chí Minh nhắc đi nhắc lại trong câu văn đã cho thấy đây là một
trong những yêu cầu cơ bản nhất, quan trọng nhất đối với một đảng cầm
quyền và đội ngũ đảng viên. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ:
Đảng ta là đạo đức, là văn minh. Văn minh cầm quyền là phải trong sạch.
Nếu như bẩn, vẩy bùn, không trong sạch thì đó không phải là biểu tượng
của văn minh cầm quyền! Vì thế, ở các nước nhiều đảng, khi đảng cầm
quyền không trong sạch thì cử tri sẽ hạ bệ và tìm một đảng mới sạch sẽ
hơn. Hoặc ít nhất là phải thay thế cái không trong sạch trước mắt. Ở Việt
Nam, chỉ có một Đảng cầm quyền, do vậy yêu cầu của Hồ Chí Minh đặt
ra không phải chỉ trong sạch, mà phải “thật trong sạch”. Đây chính là yêu
cầu và cũng là biểu hiện của một Đảng văn minh. Để cầm quyền, để thực
sự là biểu tượng cầm quyền của đất nước, Đảng phải là bộ phận văn minh
nhất của dân tộc. Mà yếu tố hàng đầu là thật trong sạch. Nhấn mạnh đảng
cầm quyền “thật trong sạch” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa yêu cầu, vừa
là lời kêu gọi, vừa là nguyên tắc và cũng là tiêu chuẩn hàng đầu của một
đảng cầm quyền văn minh. Khi nhắc nhủ “phải giữ gìn đảng ta thật trong
sạch”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói và cảnh báo nhiều lần các căn
bệnh, các nguy cơ làm hoen ố Đảng như: tham ô, hủ hóa, quan cách
mạng, thoái hóa, biến chất, suy thoái đạo đức, lý tưởng, lối sống. Cuộc
sống ngày càng phát triển, vật chất tinh thần ngày càng tăng lên, những
cám dỗ càng lớn. Điều đó càng đặt ra yêu cầu “thật trong sạch” đối với
Đảng như là một biểu hiện của văn minh cầm quyền hiện nay.
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.12, tr.489-490.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.12, tr.516.
21
- Đảng là lực lượng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng
Trong sách lược vắn tắt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
“Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại
bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân
chúng”1
. Do đó, “lãnh đạo” được hiểu là phải luôn đi đầu, tiên phong,
gương mẫu trong mọi việc; là nói đi đôi với làm, thậm chí nói ít làm
nhiều. Người đã căn dặn lại: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ
viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý
mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình
phải làm mực thước cho người ta bắt chước”2
. “Cán bộ, đảng viên, đoàn
viên phải làm đầu tàu, gương mẫu. Muốn làm gương mẫu thì điều quan
trọng nhất là các chú từ tỉnh đến huyện, đến xã phải đoàn kết, đoàn kết
thực sự, làm sao tự mình nêu gương và giáo dục cho đảng viên, đoàn
viên, cán bộ giữ gìn, phát triển đạo đức cách mạng, làm sao cho nhân dân
biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói,
dám làm”3
. Người chỉ rõ, đảng viên, cán bộ muốn xứng đáng là người
lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam muốn là người “lãnh đạo đúng
nghĩa” thì:
“1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế
thì nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng. Vì dân chúng là
những người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta.
2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, không có dân
chúng giúp sức thì không xong.
3. Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì phải có
quần chúng mới được”4
.
Như vậy, Đảng là người lãnh đạo nhân dân còn thể hiện ở sự định
hướng mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ và đề ra đường lối, chủ trương,
chính sách, phương pháp tổ chức đúng đắn, sáng tạo để thực hiện những
mục tiêu, nhiệm vụ đó.
- Đảng là đầy tớ thật trung thành của nhân dân
Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, “đầy tớ” là Đảng phải tận tụy
phục vụ nhân dân. Ở đây, Người muốn nhắc nhở Đảng và Nhà nước nói
chung, đảng viên nói riêng phải xác định mình làm việc cho ai? Ai là chủ
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.3, tr.8.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.5, tr.1021.
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.12, tr.227.
4
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.5, tr.522-523.
22
của mình? Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân là chủ thì chủ tịch,
bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác làm gì? Làm đầy tớ. Làm đầy tớ
cho nhân dân chứ không phải làm quan cách mạng”1
.
Từ đó, Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải hết lòng, hết sức phục
vụ nhân dân, lấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu cao nhất. Mọi chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng phải xuất phát từ lợi ích của dân,
ngoài lợi ích của nhân dân ra, Đảng không còn bất kỳ một đặc quyền, đặc
lợi nào khác, “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho
dân phải hết sức tránh”2
.
Theo Người, “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét
là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi;
nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”3
. “Dân không đủ muối, Đảng
phải lo. Dân không có gạo ăn đủ no, dân không có vải mặc đủ ấm, Đảng
phải lo. Các cháu bé không có trường học, Đảng phải lo. Tôi lo chuyện
này lắm: các cháu mắt choẹt, da bủng. Tất cả mọi việc Đảng phải lo.
Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, đấu tranh giành
thống nhất nước nhà, Đảng phải lo. Ngay đến cả tương, cà, mắm, muối
của dân, Đảng phải lo”4
.
Người cán bộ, đảng viên phải luôn yêu dân, thương dân, tin dân,
quan tâm dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân; phải luôn luôn “nắm vững
dân tình, hiểu rõ dân tâm, cải thiện dân sinh và nâng cao dân trí”; phải lo
trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ; phải “lấy dân làm
gốc”; phải “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”…
Như vậy, “lãnh đạo” và “đầy tớ” nghe có gì đó phi lý, trái ngược và
mâu thuẫn, nhưng thực tế hoàn toàn hợp lý và dễ hiểu. Đảng lãnh đạo là
vì dân, đường lối của Đảng thực hiện được là nhờ dân, ý Đảng phải chính
là lòng dân và do vậy Đảng là “người lãnh đạo” cũng thực sự là “người
đầy tớ” của dân.
3. Vận dụng quan điểm C.Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh trong
xây dựng, chỉnh đốn Đảng giai đoạn hiện nay
Vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn mới là vô cùng
quan trọng, cấp thiết nhưng cũng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi chúng ta
phải có lộ trình, bước đi, biện pháp và cách làm phù hợp. Bởi đổi mới,
chỉnh đốn Đảng không phải là làm thay đổi bản chất, mục tiêu của Đảng,
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.8, tr.376.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.4, tr.55.
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.5, tr.1021.
4
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.10, tr.463-464.
23
mà làm cho năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng hoạt động có
hiệu quả hơn. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng cầm quyền, trong
giai đoạn hiện nay chúng ta cần tập trung vào những vấn đề sau:
Thứ nhất, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận có trọng tâm,
trọng điểm
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người luôn coi trọng thực tiễn,
luôn gắn lý luận với thực tiễn, bởi “lý luận mà không có thực tiễn là lý
luận suông; thực tiễn mà không có lý luận dẫn đường là thực tiễn mù
quáng”.
Vận dụng quan điểm của Người, trong văn kiện đại hội Đảng lần
thứ XI đã khẳng định: “Phải tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư
tưởng; nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của Đảng. Đảng phải
kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ một số vấn đề về đảng
cầm quyền”1
.
Thực tế là muôn hình, muôn vẻ và rất đa dạng, phong phú. Do vậy,
chúng ta cần xác định vấn đề nào là trọng tâm, vấn đề nào là trọng điểm,
cái nào là cần thiết đối với nước ta thì tập trung tổng kết, nghiên cứu vấn
đề đó. Hiện nay, Đảng ta đã xác định mục tiêu xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”. Do đó, mọi hoạt động của Đảng và nhân dân ta
phải đều xoay quanh mục tiêu đó. Lấy đó làm thước đo cao nhất. Muốn
đạt được mục tiêu đó, chúng ta cần biết tổng kết kinh nghiệm, cần xuất
phát từ thực tiễn để đề ra cách thức, biện pháp, bước đi sao cho phù hợp.
Phải thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng và hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập
quốc tế.
Thứ hai, chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cán bộ là gốc của mọi công
việc”2
. Trong giai đoạn hiện nay, có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên bị suy thoái về tư tưởng, chính trị; tha hóa về phẩm chất đạo đức;
hạn chế về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; phai nhạt lý tưởng, chạy
theo chủ nghĩa cá nhân, thực dụng; bị chi phối bởi những danh vọng, tiền
1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.57.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.25, tr.269.
24
tài, địa vị. Do vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là những cán
bộ giữ vị trí chủ chốt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI của Đảng đã xác định vấn
đề trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất trong công tác xây dựng Đảng
hiện nay cần phải thực hiện là: “Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi
tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý
các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố
niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng”1
.
Muốn vậy, cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên bao gồm
cả đức và tài, phẩm chất và năng lực, hồng và chuyên; phải là những
người dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm; phải là những người có
bản lĩnh, có lập trường chính trị, không bị dao động trước những ảnh
hưởng tiêu cực và tác động của những giá trị vật chất tầm thường; phải
thật sự “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” và hết lòng, hết sức
“phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân”.
Trong công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán
bộ cần có sự tuyển chọn thật cặn kẽ, công minh, tránh tình trạng “mua
quan bán tước”; cần phân bổ đúng người, đúng việc để đạt hiệu quả cao
nhất.
Thứ ba, nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng
Trong bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước hiện nay có nhiều
biến động, tác động rất lớn đến vai trò cầm quyền của Đảng. Làm thế nào
để nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng là một vấn đề không dễ. Theo
chúng tôi, trước hết chúng ta cần linh hoạt hơn nữa trong việc đưa ra các
quyết định để phù hợp với xu hướng chung của thời đại. Trong các vấn
đề lớn của đất nước cần tạo ra bước đột phá, bất ngờ, tránh tình trạng
“bảo thủ, trì trệ”, “chây ì”, ngại làm mạnh, ngại đụng chạm.
Cùng với xu thế đa phương hóa, đa dạng hóa, hội nhập quốc tế,
chúng ta cần phải giao lưu, hợp tác sâu rộng hơn nữa với khu vực và thế
giới. Tận dụng những thành tựu mà nhân loại đã có, đang có để làm giàu
cho đất nước. Đó là một trong những cách tốt nhất để rút ngắn khoảng
cách chênh lệch giữa nước ta với các nước khác. Bởi thực tế cho thấy,
khi đất nước giàu mạnh, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
được nâng cao thì vị thế, vai trò của Đảng cầm quyền càng có sức thuyết
phục.
1
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012, tr.26.
25
Kết luận
C.Mác là người thầy vĩ đại của toàn thể giai cấp vô sản, toàn thể
loài người tiến bộ nói chung và của cách mạng Việt Nam nói riêng. Quan
điểm về Đảng Cộng sản là một trong những đóng góp quan trọng và có ý
nghĩa cách mạng nhất của ông cho phong trào công nhân quốc tế. Vận
dụng quan điểm của C.Mác, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập, lãnh đạo
và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam xứng đáng là đội tiên phong của
giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.
Công lao và đóng góp to lớn của Người đối với Đảng và công tác xây
dựng Đảng là những tài sản vô giá của dân tộc ta. Đặc biệt, trong giai
đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang từng bước xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện sự nghiệp đổi mới đất
nước thì quan niệm: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và
cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm
liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải
xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân
dân” càng có tầm quan trọng đặc biệt.
26
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VẬN DỤNG CHỦ NGHĨA
MÁC – LÊNIN VÀO THỰC TIỄN THÀNH LẬP
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ThS Lê Quang Chung*
ThS Lê Nhựt Tâm**
Sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn lãnh
đạo cách mạng Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất toàn diện và
phong phú. Trong đó có việc vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác
- Lênin vào xây dựng đảng của giai cấp công nhân.
Theo C.Mác, giai cấp vô sản muốn giành được thắng lợi trong cuộc
đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình thì phải thành lập đảng
cộng sản, nhằm “tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự
thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền”1
.
Giai cấp vô sản có sứ mệnh lịch sử thế giới, nhưng lại tồn tại trong từng
quốc gia dân tộc, vì thế trước khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử thế giới,
giai cấp vô sản phải hoàn thành sứ mệnh với dân tộc mình. Trong Tuyên
ngôn Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen nêu rõ: “Cuộc đấu tranh
của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, không
phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức
đấu tranh dân tộc”2
. Do đó, giai cấp vô sản ở mỗi nước khi tiến hành
cuộc đấu tranh để “tự giải phóng” giai cấp mình khỏi sự áp bức, nô dịch
của chủ nghĩa tư bản, “trước hết phải giành lấy chính quyền, tự vươn lên
thành giai cấp dân tộc…”3
, phải tự mình trở thành dân tộc, nghĩa là phải
lãnh đạo, trở thành lực lượng lãnh đạo của cả phong trào cách mạng của
nhân dân lao động và của cả dân tộc. Điều đó có nghĩa là phải thành lập
Đảng Cộng sản trong từng quốc gia dân tộc, chứ không phải trong từng
khu vực của thế giới. Vì thế, trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí
Minh chủ trương thành lập ở ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia mỗi
nước một đảng riêng chứ không phải là một đảng chung dành cho 3
nước.
*
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
**
Trường Chính trị Tiền Giang
1
C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2008, tr.97.
2
C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2008, tr.93.
3
C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2008, tr.105.
27
Trong Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, Nguyễn Ái Quốc
khẳng định: “Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương
Tây”1
. Bởi vì “những tên trọc phú ở đó (châu Âu và châu Mỹ - TG) thì ở
đây chỉ là những kẻ thực lợi khá giả mà thôi”2
. Theo Người, khi chủ
nghĩa tư bản phương Tây làm thay đổi phương Đông thì đấu tranh giai
cấp sẽ trở nên quyết liệt. Và “vì sự Tây phương hóa ngày càng tăng và
tất yếu của phương Đông; - nói cách khác, chủ nghĩa Mác sẽ còn đúng
cả ở đó (ở phương Đông - TG)”3
. Nhưng Người cũng khẳng định: “Dù
sao cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác
bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể
có được” bởi “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý
nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu
là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại”. Vì vậy cần “xem xét lại chủ
nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương
Đông”4
.
Vận dụng linh hoạt những quan điểm của chủ nghĩa Mác về Đảng
Cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 6/1925, Người đã
thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên mà không thành lập ngay
Đảng Cộng sản bởi “Hội An Nam thanh niên cách mạng… là quả trứng,
mà từ đó, nở ra con chim non cộng sản (Đảng Cộng sản)”5
. Đồng thời,
trong khoảng thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đã mở các lớp đào tạo cán
bộ cho cách mạng Việt Nam. “Hội rất tích cực tổ chức các lớp huấn
luyện, đưa thanh niên từ An Nam sang học rồi sau khi huấn luyện cẩn
thận lại gửi họ về nước… Trong tư tưởng của những người đứng ra tổ
chức thì Hội này sẽ là cơ sở cho một đảng lớn hơn và tương lai đã chứng
minh điều đó”6
. Cùng với việc đào tạo cán bộ, Nguyễn Ái Quốc đã tổ
chức xuất bản báo Thanh niên, làm cơ quan ngôn luận cho Hội Việt Nam
Cách mạng Thanh niên, góp phần quan trọng trong việc truyền bá chủ
nghĩa Mác - Lênin và quan điểm cách mạng của Người, thức tỉnh, giác
ngộ giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thúc đẩy phong trào công
nhân và phong trào yêu nước Việt Nam phát triển.
Theo V.I.Lê nin, đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ
nghĩa Mác với phong trào công nhân. Điều đó hoàn toàn đúng với thực
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.1, tr.264.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.1, tr.464.
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.1, tr.465.
4
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.1, tr.465.
5
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, t.3, tr.14.
6
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, t.3, tr.95.
28
tế ở các nước châu Âu khi mà ở đó giai cấp công nhân ra đời sớm, phong
trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ. Nhưng, ở Việt
Nam, giai cấp công nhân vừa mới ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa
lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914), số lượng còn ít ỏi, phong
trào đấu tranh của giai cấp công nhân chưa thực sự phát triển mạnh, chỉ
mới bắt đầu chuyển từ giai đoạn tự phát sang tự giác. Trong khi đó,
phong trào yêu nước, chống thực dân Pháp phát triển mạnh mẽ, điển hình
là các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến (phong trào
Cần Vương, phong trào nông dân Yên Thế…) và khuynh hướng tư sản
(phong trào của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…). Nhận thức rõ đặc
điểm này của xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, Nguyễn Ái Quốc khi
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam đã không chỉ truyền bá
vào phong trào công nhân và còn rất coi trọng việc truyền bá vào phong
trào yêu nước, tạo ra sự kết hợp giữa phong trào công nhân với phong
trào yêu nước làm cho thực tiễn ngày càng phong phú, sinh động và cùng
với chủ nghĩa Mác - Lênin đưa tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt
Nam vào ngày 3/2/1930.
Theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt
Nam là đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là đảng của dân tộc Việt
Nam. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (tháng 2/1951), Người khẳng định:
“Trong giai đoạn hiện nay, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam
là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên phải là
Đảng của dân tộc Việt Nam”1
. Năm 1953, trong Thường thức chính trị,
Người khẳng định lại, “Đảng lao động là tổ chức cao nhất của giai cấp
cần lao và đại biểu cho lợi ích của cả dân tộc… Tư tưởng của Đảng là tư
tưởng của giai cấp công nhân, nó đấu tranh cho lợi ích của toàn dân”2
.
Năm 1961, khi nhân dân miền Bắc đang thực hiện kế hoạch 5 năm lần
thứ nhất nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,
Người khẳng định thêm một lần nữa: “Đảng ta là Đảng của giai cấp,
đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị”3
.
Nói tới một đảng cộng sản chân chính trước hết phải nhận thức đó
là đảng của giai cấp công nhân, tức là nói tới tính giai cấp, đảng
mang bản chất giai cấp công nhân. Đảng ta từ lúc ra đời và suốt quá trình
xây dựng theo tư tưởng Hồ Chí Minh luôn giữ vững bản chất giai cấp
công nhân. Cùng với tính giai cấp, Đảng phải giữ vững tính tiên phong,
nghĩa là Đảng luôn luôn ở vị trí đi đầu, dẫn đầu, hăng hái, tích cực
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.6, tr.175.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, t.8, tr.275.
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t.10, tr.467.
29
nhất… Đảng đứng mũi chịu sào, đi tiên phong, có mặt trong quần chúng
nhưng không bao giờ đứng trên hoặc theo đuôi quần chúng.
Căn cứ vào luận điểm kinh điển và tuân thủ những quan điểm của
V.I.Lênin về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp vô sản thì chỉ cần
khẳng định Đảng ta là “Đảng của giai cấp công nhân” là đủ. Nhưng trong
quá trình sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã có sự bổ sung quan trọng vào lý luận xây dựng đảng cộng
sản của chủ nghĩa Mác - Lênin và đi đến khẳng định “Đảng là đội tiên
phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân
lao động và của cả dân tộc Việt Nam”.
Quan điểm về đảng cộng sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự phát
triển và bổ sung thêm cho lý luận Mác - Lênin về đảng cộng sản, định
hướng cho việc xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thành một đảng có
sự gắn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân, với nhân dân lao động và cả
dân tộc trong mọi thời kỳ của cách mạng Việt Nam. Đảng có trách nhiệm
to lớn không chỉ đối với giai cấp công nhân, mà còn đối với nhân dân lao
động và cả dân tộc.
Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập
và rèn luyện, là một chính đảng cách mạng tiên phong, gắn bó với nhân
dân, với dân tộc, một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân,
được nhân dân thừa nhận là đội tiên phong của mình. Vì thế, ngay từ khi
mới ra đời, Đảng đã quy tụ được lực lượng và sức mạnh toàn dân tộc
Việt Nam. Đảng trở thành lực lượng lãnh đạo duy nhất và là nhân tố hàng
đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
30
CUỘC CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
DO CÁC MÁC THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
VỀ SỰ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
ThS Trần Ngọc Chung*
ThS Ninh Bá Vinh**
Tại nghĩa trang Highgate ở thủ đô London (Anh) có đặt tượng đài
của một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử
nhân loại – đó chính là Karl Marx (Các Mác). Trên một chiếc bệ cao quá
đầu người bằng đá cẩm thạch là bức tượng bán thân bằng đồng của Karl
Marx với phần đầu tượng rất lớn có thể làm choáng ngợp những ai lần
đầu được nhìn thấy. Khi được hỏi về ý tưởng này, Laurence Bradshaw1
-
nhà thiết kế - giải thích rằng bức tượng này phản ánh được “ảnh hưởng
mạnh mẽ từ trí tuệ của Marx” đang “bao quát lên toàn thể nhân loại”.
Cho đến nay, những gì Bradshaw gửi gắm trong tác phẩm của mình vẫn
còn giữ nguyên giá trị. Cùng với thời gian, những lý luận cách mạng của
Karl Marx mang một tầm nhìn vượt thời đại khi nhìn ra con đường phát
triển tất yếu của lịch sử. Và nền tảng để tạo nên tầm nhìn đó được hình
thành từ một cuộc cách mạng trong lĩnh vực triết học do chính Karl Marx
thực hiện. Vậy nội dung cuộc cách mạng đó là gì? Nó có ý nghĩa gì đối
với sự phát triển của chủ nghĩa Marx? Và cuộc cách mạng đó có ý nghĩa
gì đối với chúng ta hiện nay?
Rất nhiều nghiên cứu đã đi đến một quan điểm thống nhất “Thực
chất của cuộc cách mạng trong lịch sử triết học do K.Marx thực hiện
là ở chỗ, khắc phục sự tách rời giữa thế giới quan duy vật và phương
pháp biện chứng để tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật
và phương pháp biện chứng; sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử; đưa
triết học trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới; thiết lập mối
liên minh giữa triết học và các khoa học cụ thể”2
. Cuộc cách mạng mà
Marx đã thực hiện không xảy ra trong ngày một ngày hai mà đó là một
quá trình vận động có tính biện chứng.
*
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
**
Trường Đại học Thể dục Thể thao TP Hồ Chí Minh
1
Nghệ sĩ, nhà điêu khắc, thành viên Đảng Cộng sản Anh từ những năm 1930.
2
Trần Văn Phòng: Thực chất của cuộc cách mạng trong lịch sử triết học do C.Mác thực
hiện và ý nghĩa của nó đối với việc phát triển triết học Mác - Lênin ở thời đại ngày nay,
Tạp chí Triết học, số 7 (206), tháng 7 – 2008.
31
Trước khi có triết học Marx, thế giới quan duy vật và phép biện
chứng vẫn chưa có sự thống nhất, điều này được thể hiện rất rõ trong lý
luận của triết học cổ điển Đức – bộ phận lý luận mà K.Marx đã kế thừa
trực tiếp khi sáng tạo ra triết học Marx. Được biết đến là nhà triết học
duy vật, nhưng từ đầu, K.Marx lại tiếp cận với triết học duy tâm của
Hegel và đã là thủ lĩnh của phái Hegel trẻ. Phép biện chứng của Hegel đã
hấp dẫn K.Marx khi nó khái quát rằng “các trạng thái lịch sử chỉ là
những bước phát triển nhất thời, chỉ là những giai đoạn trong tiến trình
phát triển vô tận từ thấp đến cao của xã hội loài người. Cái mà ngày
hôm qua còn hợp lý, thì ngày hôm nay lại đang tiêu vong, thay vào đó, là
một hiện thực mới, cao hơn, đi vào lịch sử loài người”1
. Nhưng chính
Hegel lại mâu thuẫn khi khẳng định rằng ý niệm tuyệt đối – cái quy định
sự phát triển của toàn bộ thế giới – “đã đạt tới điểm cuối cùng của nó và
sẽ đạt tới hoàn chỉnh trong một nhà nước Phổ cải cách và trong một nền
quân chủ lập hiến”2
. Sức hấp dẫn từ chủ nghĩa duy tâm Hegel chỉ thực
sự bị đánh bật khi K.Marx đọc được tác phẩm “Bản chất của đạo Thiên
Chúa” từ Feuerbach. Những tuyên bố của triết học duy vật Feuerbach đã
phủ nhận sự tồn tại, vai trò của một vị thần hay “ý niệm tuyệt đối” đối
với sự phát triển của thế giới và con người. Điều đó gây nên những ấn
tượng mạnh mẽ đối với K.Marx. Nhưng bản thân triết học của Feuerbach
vẫn mang cái nhìn siêu hình về con người khi nó không nhìn thấy con
người là một thực thể có tính lịch sử và do xã hội quy định. Như vậy, cho
đến tận cuối thế kỷ XVIII, chủ nghĩa duy vật vẫn tách rời khỏi phương
pháp biện chứng. Đến Marx, điểm hạn chế này đã được khắc phục. Trong
triết học của Marx “chủ nghĩa duy vật gắn kết, thống nhất hữu cơ với
phương pháp biện chứng, cả chủ nghĩa duy vật lẫn phương pháp biện
chứng đều được Marx phát triển lên một trình độ mới về chất. Do vậy, sự
thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng
trong triết học Marx hơn hẳn về chất so với tất cả các hình thức trước
đó”3
. Với triết học, đây chính là bước phát triển có tính cách mạng.
Song song với quá trình kết hợp hữu cơ phép biện chứng với chủ
nghĩa duy vật để sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng, K.Marx đã
vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào nghiên cứu xã hội loài người
và lịch sử của nó, nhờ đó mà sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử - một
1
Lê Doãn Tá: Một số vấn đề triết học Mác – Lênin. Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.120.
2
Lê Doãn Tá: Một số vấn đề triết học Mác – Lênin. Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.120.
3
Trần Văn Phòng: Thực chất của cuộc cách mạng trong lịch sử triết học do C.Mác thực
hiện và ý nghĩa của nó đối với việc phát triển triết học Mác - Lênin ở thời đại ngày nay,
Tạp chí Triết học, số 7 (206), tháng 7 – 2008.
32
quan điểm mới về chất đối với nhận thức về lịch sử. Nội dung cơ bản của
chủ nghĩa duy vật lịch sử được K.Marx trình bày ngắn gọn trong Lời
tựa của tác phẩm Góp phần phê phán kinh tế chính trị học1
. Đánh giá về
ý nghĩa của việc phát hiện ra chủ nghĩa duy vật lịch sử của K.Marx,
F.Engels viết: “Giống như Darwin đã tìm ra quy luật phát triển của thế
giới hữu cơ, Marx đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người”2
.
V.I.Lenin cũng khẳng định: “Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx là
thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Một lý luận khoa học hết
sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn và tuỳ tiện, vẫn ngự
trị từ trước đến nay trong các quan niệm về lịch sử và chính trị”3
. Chủ
nghĩa duy vật trước Marx là chủ nghĩa duy vật không triệt để. Nghĩa là
nó chỉ duy vật trong giải thích thế giới tự nhiên, nhưng còn duy tâm trong
giải thích xã hội, lịch sử, tinh thần. Do vậy, lĩnh vực này trở thành nơi trú
ẩn của chủ nghĩa duy tâm. Nhưng bằng lý luận của mình, Marx đã giải
thích một cách duy vật, khoa học không chỉ thế giới tự nhiên, mà cả lĩnh
vực xã hội, lịch sử, tinh thần. Do vậy, chủ nghĩa duy vật của Marx là chủ
nghĩa duy vật triệt để nhất, hoàn bị nhất.
Với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử, Karl Marx đã từng bước biến triết học của mình không còn
là công cụ nhận thức thế giới mà trở thành công cụ để cải tạo thế giới.
Dưới chân bức tượng của K.Marx, Bradshaw đã cho khắc dòng chữ theo
một tác phẩm của Marx “Các nhà triết học trước kia chỉ giải thích thế
giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới”.
Tuyên ngôn triết học này đã được K.Marx đưa ra từ rất sớm và được ông
theo đuổi trong suốt cuộc đời mình. Khác với các nhà triết học trước đó,
K.Marx đã chỉ ra rằng, chỉ có thể cải tạo được thế giới thông qua hoạt
động thực tiễn của con người. Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý
luận nhận thức nói riêng, vào triết học nói chung, K.Marx đã làm cho
triết học của ông hơn hẳn về chất so với toàn bộ triết học trước đó. Trong
triết học Marx, không có sự đối lập giữa triết học với hoạt động thực tiễn
của con người, trước hết là hoạt động thực tiễn của giai cấp vô sản. Hoạt
động thực tiễn của giai cấp vô sản được soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, định
hướng bởi chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Ngược lại, hoạt động thực tiễn của giai cấp vô sản lại là cơ sở, động lực
cho sự phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử. Giữa triết học Mác với hoạt động thực tiễn của giai cấp vô sản có
1
V.I.Lênin: Toàn tập, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.23, tr. 66.
2
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t.19, tr.
499-450.
3
V.I.Lênin: Toàn tập, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.23, tr.53.
33
sự thống nhất hữu cơ với nhau. Có thể xem đây là một lý do dẫn đến
trong lịch sử, chưa có triết gia nào có thể huy động được một lực lượng
quốc tế đông đảo và tạo ra được những thay đổi chính trị to lớn trong
suốt thế kỷ XX giống như K.Marx.
Bằng một thế giới quan triết học hoàn toàn mới mẻ, K.Marx đã
hoàn thành việc xác lập một mối quan hệ biện chứng giữa triết học
Marx với các ngành khoa học cụ thể. Trong đó, các khoa học cụ thể
cung cấp cho triết học Marx các tư liệu, dữ kiện, thông số khoa học để
triết học Marx khái quát. Trong chiều ngược lại, triết học Marx đóng vai
trò thế giới quan, phương pháp luận chung nhất. Thực tiễn phát triển
mạnh mẽ của các khoa học cụ thể càng làm tăng vai trò thế giới quan,
phương pháp luận của triết học Marx. Đóng góp này của K.Marx đã thực
sự tạo ra những thay đổi có tính cách mạng đối với sự phát triển của các
ngành khoa học nói riêng và nhận thức nhân loại nói chung.
Tổng kết lại những giá trị cốt lõi từ cuộc cách mạng trong lĩnh vực
triết học mà Marx đã thực hiện ta có thể rút ra được giá trị và bài học rất
sâu sắc đối với quá trình phát triển những lý luận của chủ nghĩa Marx –
Lenin trong giai đoạn hiện nay.
Trước hết, lý luận của Marx đã có sự kế thừa biện chứng những
giá trị mà nền triết học trước đó, đặc biệt là triết học cổ điển Đức đã đạt
được. “Thay vì sự chối bỏ, K.Marx và F.Engels nhấn mạnh tính kế thừa
có chọn lọc tinh hoa tri thức nhân loại”1
hay nói cách khác “Trong diện
mạo văn hóa của chủ nghĩa Marx luôn bao hàm nguyên tắc kế thừa và
phát triển”2
, các ông đã xác định triết học như một “tinh hoa về mặt tinh
thần của thời đại”3
, “các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất, họ
là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế
nhất, quý giá và vô hình được tập trung lại trong những tư tưởng triết
học”4
. Một hệ thống lý luận chặt chẽ như triết học Marx đòi hỏi một khối
lượng công việc khoa học đồ sộ, sự hoạt động nghiên cứu nghiêm túc,
không mệt mỏi của tư duy, sự nhận thức thấu đáo về mặt lý luận toàn bộ
thành tựu khoa học và kinh nghiệm đấu tranh xã hội của các thời đại lịch
sử. V.I.Lenin đã chỉ rõ rằng, mọi toan tính xem xét chủ nghĩa Marx bên
ngoài con đường phát triển của văn hóa nhân loại, biến nó thành một học
1
Trịnh Doãn Chính, Đinh Ngọc Thạch: Vấn đề triết học trong tác phẩm của C.Mác –
Ph.Ăng-ghen và V.I.Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.21
2
Đinh Ngọc Thạch: Tính sáng tạo của triết học Mác - Thực chất và ý nghĩa lịch sử, Tạp
chí Triết học, số 7 (206), tháng 7 – 2008.
3
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, t.1, tr.157.
4
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, t.1, tr.157.
34
thuyết biệt phái, “đóng kín và cứng nhắc, nảy sinh ở ngoài con đường
phát triển vĩ đại của văn minh thế giới”1
đều là biểu hiện của cách tiếp
cận mang tính xuyên tạc, trái với chân lý. Các thành quả của tư tưởng
nhân loại, trong đó có triết học luôn chứa đựng những vấn đề đòi hỏi phải
có cả lời giải đáp mới lẫn những “hạt nhân hợp lý” mà K.Marx và
F.Engels đã sử dụng như tiền đề lý luận của mình
Thứ hai, thực tiễn đã chứng minh trong quá trình xây dựng, phát
triển lý luận của mình, K.Marx đã thiết lập nên một hệ thống lý luận có
tính mở.“Thực tiễn cách mạng thế giới kể từ khi K.Marx và F.Engels
thực hiện bước ngoặt cách mạng trong lịch sử tư tưởng nhân loại, đến
khi chủ nghĩa Marx được kế thừa và vận dụng vào điều kiện cụ thể của
cách mạng ở nhiều nước trên thế giới đã cho phép chúng ta khẳng định
rằng, chủ nghĩa Marx là một hệ thống mở”2
. Chính V.I.Lenin đã không
hề coi lý luận của chủ nghĩa Marx như một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất
khả xâm phạm, mà trái lại, ông còn cho rằng, lý luận đó chỉ mới đặt nền
móng cho một môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa vẫn phải
tiếp tục phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu không muốn trở thành lạc hậu
trước cuộc sống. Từ cuộc đời và sự nghiệp của Marx, ở bất cứ giai đoạn
nào quá trình nghiên cứu về triết học cũng cần phải biết vượt qua sức ỳ
của thói quen truyền thống và những trì trệ, giáo điều, bảo thủ vẫn còn
tồn tại trong đời sống xã hội. Hiện nay, những đột phá trong hoạt động
nghiên cứu về triết học Marx cần đến những đột phá trong lĩnh vực tư
duy lý luận, khuyến khích tinh thần phê phán, xóa dần những vùng cấm
không đáng có, chấm dứt lối tư duy áp đặt, một chiều, không chỉ chống
“diễn biến hòa bình”, mà còn phải cảnh giác đối với “tự diễn biến hòa
bình” dưới những biến thái tinh vi.
Thứ ba, triết học Marx với khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên
có một mối quan hệ vô cùng chặt chẽ. “Triết học được khoa học tự nhiên
cung cấp cho những tài liệu nhận thức về tự nhiên và mỗi lần có một
phát minh vạch thời đại, ngay cả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, thì
chủ nghĩa duy vật không tránh khỏi thay đổi hình thức của nó...” Chính
vì mối quan hệ vô cùng mật thiết đó, nên bản thân triết học Marx đã có
được một nền tảng thế giới quan duy vật khoa học và tiến bộ. Chính vì
vậy tự bản thân những ai đang nghiên cứu về triết học Marx phải không
ngừng bổ sung, cập nhật những tri thức khoa học mới để trên một mặt
chúng ta tiếp tục bảo vệ và củng cố cho những lập trường triết học mà
1
V.I.Lênin: Toàn tập, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.23, tr.49-50.
2
Đinh Ngọc Thạch: Tính sáng tạo của triết học Mác - Thực chất và ý nghĩa lịch sử, Tạp
chí Triết học, số 7 (206), tháng 7 – 2008.
35
Marx đã xác lập, và ở một mặt khác, ta có thể đi đến phát triển triết học
Marx.
Ngày nay, cuộc cách mạng mà Marx đã thực hiện trong lĩnh vực
triết học vẫn đang để lại những dấu ấn, vẫn “đang ám ảnh” nhân loại bởi
những luận giải rất sâu sắc. Karl Popper – một nhà phê bình theo chủ
nghĩa Marx - đã viết “Marx đã mở và làm sáng mắt chúng ta bằng nhiều
cách. Rõ ràng là không thể trở lui về với khoa học xã hội của thời kỳ
trước Marx. Tất cả các nhà khoa học xã hội thời hiện đại đều phải chịu
ơn Marx cho dù họ không biết điều đó”1
. Tầm vóc tư tưởng của K.Marx
đã được khẳng định nhưng tư tưởng đó chỉ tiếp tục duy trì sức sống của
nó khi được hòa mình vào dòng chảy của đời sống xã hội. Hiện nay, việc
nghiên cứu và phát triển chủ nghĩa Marx nói chung và triết học Marx nói
riêng vẫn đang đối diện với nhiều vấn đề mới so với lý luận ban đầu của
Marx. Nhưng chúng ta có thể tự tin khẳng định rằng những giá trị khoa
học chân chính mà K.Marx đã dày công vun đắp sẽ gợi mở cho chúng ta
những hướng đi mới để tiếp tục nghiên cứu và phát triển chủ nghĩa Marx
– Lenin trong thời đại ngày nay.
1
William F. Lawhead: Hành trình khám phá triết học phương Tây, NXB Từ điển bách
khoa, 2012, tr.390.
36
CHỦ NGHĨA MÁC TRƯỚC XU THẾ TOÀN CẦU HÓA
CỦA THỜI ĐẠI NGÀY NAY
TS Bùi Xuân Dũng*
Chủ nghĩa Mác với vai trò định hướng, tổng hợp tri thức của nhân
loại nhằm cải tạo thế giới để đáp ứng nhu cầu của mình. Toàn cầu hóa là
quá trình tất yếu trong tiến trình phát triển của lực lượng sản xuất để
chuyển sang hình thái kinh tế - xã hội Chủ nghĩa xã hội. Do đó, với thế
giới quan và phương pháp luận của mình, Chủ nghĩa Mác phải tìm ra và
khẳng định những phương pháp giải quyết hợp lý về sự phát triển bền
vững, hướng tới bản chất nhân văn, tính nhân đạo, khát vọng dân chủ, tự
do và bình đẳng với tư cách thuộc tính vốn có của con người, trong mỗi
con người và trong cộng đồng nhân loại.
Toàn cầu hóa là xu thế khách quan của sự phát triển kinh tế – xã
hội trong thời đại ngày nay và có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển
bền vững của tất cả các quốc gia, các vùng lãnh thổ, các khu vực. Toàn
cầu hóa buộc mọi người phải quan tâm, bởi nó gắn với vấn đề sống còn
không chỉ của quốc gia dân tộc mà còn với số phận từng con người.
Trước bối cảnh đó, Chủ nghĩa Mác đã đưa ra những phương pháp
giải quyết hợp lý về sự phát triển bền vững, hướng tới bản chất nhân văn,
tính nhân đạo, khát vọng dân chủ, tự do và bình đẳng với tư cách thuộc
tính vốn có của con người, trong mỗi con người và trong cộng đồng nhân
loại. Tuy nhiên, tính hợp lý Chủ nghĩa Mác đã, đang và sẽ gây tranh cãi
theo hai khuynh hướng chủ yếu: Một là khuynh hướng giải thích lại chủ
nghĩa Mác; hai là những giải thích phản C.Mác1
. Với hai khuynh hướng
trên, thực tiễn cách mạng Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung trong
quá trình toàn cầu hóa hiện nay sẽ là một minh chứng hùng hồn về sự
đúng đắn, khoa học và cách mạng của triết học Mác. Suy cho cùng, Chủ
nghĩa Mác với tư cách “một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị, nó cung
cấp cho loài người và nhất là cho giai cấp công nhân những công cụ nhận
thức vĩ đại”2
.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, việc nắm rõ được chủ nghĩa
Mác là cơ sở trong việc định hướng phát triển xã hội nói chung và của
Việt Nam nói riêng.
*
Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP Hồ Chí Minh
1
Jacques Derrida: Những bóng ma của Mác, NXB Chính trị Quốc gia, Tổng cục II Bộ
Quốc phòng, Hà Nội, 1994.
2
V.I.Lênin: Toàn tập, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, t.1.
37
Thứ nhất, lý luận về hình thái kinh tế - xã hội của Chủ nghĩa Mác
là kim chỉ nam về lý luận để nhận thức về toàn cầu hóa với phát triển lực
lượng sản xuất.
C.Mác đã phát hiện ra tiền đề đầu tiên, chân chính của lịch sử nhân
loại là những con người hiện thực, mà đặc trưng quyết định là việc con
người sản xuất xã hội ra đời sống vật chất của chính mình. Khi vận dụng
phép biện chứng duy vật vào phân tích quá trình sản xuất vật chất, C.Mác
đã chỉ ra rằng, nguồn gốc sâu xa, suy đến cùng của mọi hiện tượng xã hội
- lịch sử (như đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội,...) và do vậy, cũng là
động lực cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội chính là cái
mâu thuẫn vẫn luôn nảy sinh và đòi hỏi phải được giải quyết giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Bởi theo Người: “sự phát triển của
những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”1
.
Như vậy, toàn cầu hóa thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất trong
hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, trong khi quá trình phát triển
của mình, chủ nghĩa tư bản cũng đồng thời tạo ra những tiền đề cho sự
diệt vong tất yếu của nó, cho sự thay thế nó bằng chủ nghĩa xã hội. Đó
chính là thực chất quan niệm duy vật biện chứng của C.Mác về lịch sử.
Thứ hai, với quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan
điểm lịch sử cụ thể của Chủ nghĩa Mác giúp nhận thức rõ tính hai mặt
của toàn cầu hóa trong thời đại ngày nay.
Phân tích vấn đề thị trường thế giới của C.Mác cho rằng: chỉ đến
khi giao lưu trở thành giao lưu thế giới và lấy đại công nghiệp làm cơ sở,
chỉ đến khi tất cả các dân tộc đều bị lôi cuốn vào cuộc cạnh tranh, thì
việc duy trì lực lượng sản xuất đã được sáng tạo ra mới có sự bảo đảm.
Trình độ giải phóng của mỗi một cá nhân là thống nhất với trình độ
chuyển biến lịch sử hình thành lịch sử thế giới.
Tính chất đặc biệt của loại hàng hóa là ở chỗ, quá trình nhà tư bản
sử dụng nó cũng đồng thời là quá trình nó sinh ra giá trị. Để quá trình sử
dụng loại hàng hàng hóa này sinh ra cho nhà tư bản một lượng giá trị lớn
hơn giá trị của bản thân nó – giá trị thặng dư, giai cấp tư sản phải sử dụng
nhiều phương thức.
Trong giai đoạn hiện nay, toàn cầu hóa trong điều kiện của chủ
nghĩa tư bản đương đại không những không làm thay đổi nguồn gốc của
giá trị thặng dư, mà còn không làm thay đổi bản chất bóc lột của giai cấp
tư sản đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Mâu thuẫn vốn
có của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không những không giảm
1
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, t.23, tr.2.
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf
Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf

More Related Content

What's hot

Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...
Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...
Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdf
Giáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdfGiáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdf
Giáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdfMan_Ebook
 
Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê...
Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác   lê...Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác   lê...
Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê...nataliej4
 
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nộiGiáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nộinataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Định hướng giá trị đạo đức của sinh viên ĐH Đồng Nai
Luận văn: Định hướng giá trị đạo đức của sinh viên ĐH Đồng NaiLuận văn: Định hướng giá trị đạo đức của sinh viên ĐH Đồng Nai
Luận văn: Định hướng giá trị đạo đức của sinh viên ĐH Đồng Nai
 
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
 
Luận văn: Định hướng giá trị đạo đức của học sinh THPT, HAY
Luận văn: Định hướng giá trị đạo đức của học sinh THPT, HAYLuận văn: Định hướng giá trị đạo đức của học sinh THPT, HAY
Luận văn: Định hướng giá trị đạo đức của học sinh THPT, HAY
 
Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...
Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...
Th s31 066_biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở trường cao đẳng công nghiệ...
 
Giáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdf
Giáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdfGiáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdf
Giáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdf
 
Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê...
Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác   lê...Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác   lê...
Nâng cao chất lượng học tập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lê...
 
Luận văn: Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên sư phạm
Luận văn: Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên sư phạmLuận văn: Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên sư phạm
Luận văn: Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên sư phạm
 
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
 
Luận văn: Vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học Việt Nam
Luận văn: Vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học Việt NamLuận văn: Vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học Việt Nam
Luận văn: Vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học Việt Nam
 
Đề tài: Dạy mỹ thuật theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, HOT
Đề tài: Dạy mỹ thuật theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, HOTĐề tài: Dạy mỹ thuật theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, HOT
Đề tài: Dạy mỹ thuật theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, HOT
 
Luận văn: Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại ĐH Hồng Đức
Luận văn: Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại ĐH Hồng ĐứcLuận văn: Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại ĐH Hồng Đức
Luận văn: Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại ĐH Hồng Đức
 
Tổ chức dạy học nhóm chương Chất rắn và Chất lỏng. Sự chuyển thể
Tổ chức dạy học nhóm chương Chất rắn và Chất lỏng. Sự chuyển thểTổ chức dạy học nhóm chương Chất rắn và Chất lỏng. Sự chuyển thể
Tổ chức dạy học nhóm chương Chất rắn và Chất lỏng. Sự chuyển thể
 
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAYLuận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
 
Hành vi lệch chuẩn của vị thành niên tại Trung tâm cai nghiện, 9đ
Hành vi lệch chuẩn của vị thành niên tại Trung tâm cai nghiện, 9đHành vi lệch chuẩn của vị thành niên tại Trung tâm cai nghiện, 9đ
Hành vi lệch chuẩn của vị thành niên tại Trung tâm cai nghiện, 9đ
 
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
 
Luân văn: Định hướng giá trị trong công việc của người lao động
Luân văn: Định hướng giá trị trong công việc của người lao độngLuân văn: Định hướng giá trị trong công việc của người lao động
Luân văn: Định hướng giá trị trong công việc của người lao động
 
Luận văn: Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh THPT
Luận văn: Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh THPTLuận văn: Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh THPT
Luận văn: Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh THPT
 
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nộiGiáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
 
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viênLuận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
 
Đề tài: Dạy - học môn Vẽ tranh tại trường THCS Hương Sơn, HOT
Đề tài: Dạy - học môn Vẽ tranh tại trường THCS Hương Sơn, HOTĐề tài: Dạy - học môn Vẽ tranh tại trường THCS Hương Sơn, HOT
Đề tài: Dạy - học môn Vẽ tranh tại trường THCS Hương Sơn, HOT
 

Similar to Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf

So sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua mac
So sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua macSo sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua mac
So sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua macnguoitinhmenyeu
 
Banchatkhcmmac
BanchatkhcmmacBanchatkhcmmac
Banchatkhcmmacthuydung93
 
35 câu hỏi chu nghia mac
35 câu hỏi chu nghia mac35 câu hỏi chu nghia mac
35 câu hỏi chu nghia macNguyễn Leonar
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninvoxeoto68
 
81 cau hoi tu luan cn mac lenin
81 cau hoi tu luan cn mac lenin81 cau hoi tu luan cn mac lenin
81 cau hoi tu luan cn mac leninvanadinh2019
 
81 cau hoi mac lenin
81 cau hoi mac lenin81 cau hoi mac lenin
81 cau hoi mac leninCamtu Uchi
 
Tài liệu học tập chủ nghĩa xã hội khoa học (8).doc.pdf
Tài liệu học tập chủ nghĩa xã hội khoa học (8).doc.pdfTài liệu học tập chủ nghĩa xã hội khoa học (8).doc.pdf
Tài liệu học tập chủ nghĩa xã hội khoa học (8).doc.pdfVnPhcNg2
 
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt NamTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhCâu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhMyLan2014
 
tacpham-banguongoc-Lenin.pptx
tacpham-banguongoc-Lenin.pptxtacpham-banguongoc-Lenin.pptx
tacpham-banguongoc-Lenin.pptxQuangMinhLe16
 
NHẬP MÔN NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁC LÊ NIN
NHẬP MÔN NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁC LÊ NINNHẬP MÔN NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁC LÊ NIN
NHẬP MÔN NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁC LÊ NINTín Nguyễn-Trương
 
De-cuong-tu-tuong-HCM.docx
De-cuong-tu-tuong-HCM.docxDe-cuong-tu-tuong-HCM.docx
De-cuong-tu-tuong-HCM.docxSnNguyn328613
 
Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học
Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa họcGiáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học
Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa họcVuKirikou
 
Lịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdf
Lịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdfLịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdf
Lịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdfNuioKila
 
Giao trinh CNXHKH 20219.pdf
Giao trinh CNXHKH 20219.pdfGiao trinh CNXHKH 20219.pdf
Giao trinh CNXHKH 20219.pdfxunmaiphmth1
 

Similar to Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf (20)

So sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua mac
So sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua macSo sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua mac
So sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua mac
 
Banchatkhcmmac
BanchatkhcmmacBanchatkhcmmac
Banchatkhcmmac
 
35 câu hỏi chu nghia mac
35 câu hỏi chu nghia mac35 câu hỏi chu nghia mac
35 câu hỏi chu nghia mac
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
 
81 cau hoi tu luan cn mac lenin
81 cau hoi tu luan cn mac lenin81 cau hoi tu luan cn mac lenin
81 cau hoi tu luan cn mac lenin
 
81 cau hoi mac lenin
81 cau hoi mac lenin81 cau hoi mac lenin
81 cau hoi mac lenin
 
Mac
MacMac
Mac
 
Tài liệu học tập chủ nghĩa xã hội khoa học (8).doc.pdf
Tài liệu học tập chủ nghĩa xã hội khoa học (8).doc.pdfTài liệu học tập chủ nghĩa xã hội khoa học (8).doc.pdf
Tài liệu học tập chủ nghĩa xã hội khoa học (8).doc.pdf
 
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt NamTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
 
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhCâu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
 
tacpham-banguongoc-Lenin.pptx
tacpham-banguongoc-Lenin.pptxtacpham-banguongoc-Lenin.pptx
tacpham-banguongoc-Lenin.pptx
 
NHẬP MÔN NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁC LÊ NIN
NHẬP MÔN NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁC LÊ NINNHẬP MÔN NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁC LÊ NIN
NHẬP MÔN NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁC LÊ NIN
 
CHƯƠNG 1.pptx
CHƯƠNG 1.pptxCHƯƠNG 1.pptx
CHƯƠNG 1.pptx
 
De-cuong-tu-tuong-HCM.docx
De-cuong-tu-tuong-HCM.docxDe-cuong-tu-tuong-HCM.docx
De-cuong-tu-tuong-HCM.docx
 
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXHLuận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
Luận án: Tính phổ biến và đặc thù của nhận thức mới về CNXH
 
Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học
Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa họcGiáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học
Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Lịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdf
Lịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdfLịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdf
Lịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdf
 
Giao trinh CNXHKH 20219.pdf
Giao trinh CNXHKH 20219.pdfGiao trinh CNXHKH 20219.pdf
Giao trinh CNXHKH 20219.pdf
 
Sự Ra Đời Triết Học Mác Tạo Ra Bước Ngoặt Cách Mạng Trong Lịch Sử Phát Triển ...
Sự Ra Đời Triết Học Mác Tạo Ra Bước Ngoặt Cách Mạng Trong Lịch Sử Phát Triển ...Sự Ra Đời Triết Học Mác Tạo Ra Bước Ngoặt Cách Mạng Trong Lịch Sử Phát Triển ...
Sự Ra Đời Triết Học Mác Tạo Ra Bước Ngoặt Cách Mạng Trong Lịch Sử Phát Triển ...
 
Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện
Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực HiệnTiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện
Tiểu Luận Môn Chính Trị Cuộc Cách Mạng Triết Học Do Mác – Ăngghen Thực Hiện
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Kỷ yếu hội thảo Các Mác - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại.pdf

  • 1. ĐẢNG ỦY KHỐI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÁC MÁC - GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI KỶ YẾU HỘI THẢO
  • 2. ĐẢNG ỦY KHỐI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KỶ YẾU HỘI THẢO “CÁC MÁC - GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI” NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
  • 3. 3 LỜI NÓI ĐẦU Kỷ niệm 200 năm ngày sinh Các Mác (5/5/1818 - 5/5/2018), Đảng ủy Khối các trường đại học và cao đẳng Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, với sự chủ trì của PGS.TS Đỗ Văn Dũng, đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “CÁC MÁC - GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI”. Hội thảo khoa học đã thu hút được 60 báo cáo khoa học của các nhà nghiên cứu, các giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện chính trị tham gia. Tinh thần khoa học của Hội thảo đã thể hiện trong các bài viết có hàm lượng khoa học cao, tâm huyết và sâu sắc, với niềm kính trọng và ngưỡng mộ lớn lao đối với Các Mác, nhà lý luận thiên tài, nhà cách mạng vĩ đại, người sáng tạo nên hệ thống lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, Lãnh tụ vĩ đại của các đảng cộng sản và giai cấp công nhân toàn thế giới. Có thể khái quát nội dung Hội thảo tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau: Các tác giả đã làm rõ di sản lý luận của Các Mác, tầm vóc lịch sử và giá trị vạch thời đại trên nhiều bình diện khác nhau. Trên bình diện triết học duy vật, Các Mác là nhà triết học duy vật biện chứng vĩ đại. Ông đã kế thừa biện chứng phép biện chứng duy tâm của Georg Wilhem Friedrich Hegel (1770-1831) và chủ nghĩa duy vật nhân bản của Ludwig Andreas Feurbach (1804-1872) trong triết học cổ điển Đức, để sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật biện chứng - hình thức cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học. Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã tạo nên cuộc cách mạng trong lịch sử triết học, chứng minh vai trò của triết học đối với thực tiễn; mối liên hệ thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng; thể hiện tính thống nhất, mối liên hệ giữa triết học duy vật biện chứng và khoa học, nhất là khoa học tự nhiên. Đặc biệt, từ bình diện triết học xã hội, sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử là một thành tựu nổi bật nhất của triết học Các Mác, là một phát minh vĩ đại về quy luật vận động, phát triển của lịch sử xã hội loài người. Lần đầu tiên trong lịch sử triết học xã hội, với chủ nghĩa duy vật lịch sử, mà hạt nhân là học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, những vấn đề về nguồn gốc, bản chất, các quy luật vận động của xã hội đã được Các Mác khái quát có ý nghĩa khoa học và cách mạng sâu sắc, để triết học
  • 4. 4 Các Mác trở thành chủ nghĩa duy vật triệt để nhất, làm cơ sở khoa học cho sự vận dụng các quy luật đó vào thực tiễn cách mạng. Trên bình diện kinh tế học chính trị, Các Mác đã nghiên cứu về sự vận động của chủ nghĩa tư bản, để sáng tạo nên học thuyết về giá trị thặng dư, làm rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản, quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản là bóc lột giá trị thặng dư. Sự vận động của lịch sử xã hội luôn bị chi phối và quyết định bởi quy luật xuyên suốt trong lịch sử xã hội là quy luật biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Từ việc nhận thức quy luật của sự vận động xã hội tư bản chủ nghĩa thông qua học thuyết khoa học về kinh tế học chính trị, kết hợp với những tư tưởng cơ bản về chủ nghĩa duy vật lịch sử, Các Mác đã phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, chứng minh tính tất yếu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học - hình thái kinh tế - xã hội tiến bộ nhất trong lịch sử xã hội loài người. Các tác giả tham gia Hội thảo cũng phân tích mối liên hệ thống nhất của vai trò sáng tạo học thuyết lý luận khoa học và cách mạng của các vĩ nhân - lãnh tụ, từ C.Mác, Ph.Ăngghen đến V.I.Lênin, để lý luận đó trở thành hệ tư tưởng vĩ đại - chủ nghĩa Mác-Lênin. Từ giá trị lịch sử vĩ đại của Di sản lý luận Các Mác, của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Hội thảo đã trình bày vai trò, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của hệ thống lý luận đó trong thời đại ngày nay đối với nhân loại và cách mạng Việt Nam. Đối với cách mạng thế giới, học thuyết Các Mác và Chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn mãi mãi là lý luận khoa học để nhân loại hướng đến các giá trị cao đẹp, nhằm xóa bỏ áp bức, bóc lột, vì mục tiêu chủ nghĩa xã hội và hạnh phúc của con người. Đối với cách mạng Việt Nam, học thuyết Các Mác và Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng và nhân dân ta, để Đảng Cộng sản Việt Nam và Lãnh tụ Hồ Chí Minh xây dựng đường lối chiến lược giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kể từ khi Đảng được thành lập ngày 3 tháng 2 năm 1930. Với đường lối đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam là một hình mẫu của sự vận dụng trung thành và sáng tạo lý luận cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chí Minh, lịch sử cách mạng Việt Nam, với sự thắng lợi vẻ vang của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và những thành tựu to lớn của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ hội nhập và phát triển, đã chứng minh rằng, học thuyết Các Mác và Chủ nghĩa Mác - Lênin mãi mãi là hệ tư tưởng khoa học và cách mạng để định hướng phát triển cho dân tộc Việt Nam trong lịch sử và thời đại hiện nay.
  • 5. 5 Các Mác là một thiên tài vĩ đại nhất trong những vĩ nhân của nhân loại. Di sản lý luận của Các Mác và Chủ nghĩa Mác - Lênin mãi mãi có giá trị lịch sử vô cùng sâu sắc và tầm vóc thời đại to lớn đối với nhân loại tiến bộ và cách mạng Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Xin giới thiệu 40 bài nghiên cứu tiêu biểu, chọn lọc từ 60 bài tham gia, của các tác giả trong Hội thảo khoa học: “Các Mác - giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại” với bạn đọc. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2018 PGS.TS ĐOÀN ĐỨC HIẾU
  • 6. 6
  • 7. 7 MỤC LỤC Lời nói đầu................................................................................................3 Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Các Mác và cách mạng Việt Nam.........................................................................................................11 ThS Phùng Thế Anh Từ lý luận của Các Mác về đảng cộng sản đến xây dựng đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh.........................................................16 TS Nguyễn Đình Cả ThS Hoàng Thị Mỹ Nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ...................................26 ThS Lê Quang Chung ThS Lê Nhựt Tâm Cuộc cách mạng trong lịch sử triết học do Các Mác thực hiện và một số vấn đề về sự phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin ...........................................................................................30 ThS Trần Ngọc Chung ThS Ninh Bá Vinh Chủ nghĩa Mác trước xu thế toàn cầu hóa của thời đại ngày nay ..........................................................................................................36 TS Bùi Xuân Dũng Từ thế kỷ XXI nhìn lại quan điểm của Mác về “lợi ích” ...................40 Nguyễn San Hà Sức sống trường tồn của triết học Mác trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam .....................................................................................46 TS Nguyễn Thị Thanh Hà Giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn sẽ trường tồn theo thời gian .................................................................................................55 TS Nguyễn Hồng Hải Quan niệm của Các Mác về việc chọn nghề của thanh niên..............61 ThS Lê Thu Hằng
  • 8. 8 Các Mác - Người vượt trước thời đại .................................................67 PGS.TS Đoàn Đức Hiếu ThS Nguyễn Văn Lĩnh Một số nhận thức mới về lý luận giá trị thặng dư của C.Mác trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ...........................................................................72 TS Mai Chiếm Hiếu ThS Trần Thị Sen Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam .......................................................................77 TS Lưu Thị Kim Hoa Cách mạng công nghiệp 4.0 – Nhìn lại quan niệm của C.Mác về vai trò của lực lượng sản xuất trong nền sản xuất xã hội .............84 Phạm Ngọc Hòa Tuyên ngôn của đảng cộng sản – Một tư tưởng vạch thời đại do Các Mác sáng lập ra và sự kế thừa của Nguyễn Ái Quốc ............91 ThS Ngô Văn Hùng Học thuyết của Mác về giải phóng con người với phong trào công nhân thế giới ...............................................................................102 Ngô Thị Huyền Chủ nghĩa Mác với sự phát triển cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới hiện nay ....................................107 TS Phạm Thị Kiên TS Ngô Quang Huy Sức sống của học thuyết Mác trong thời đại ngày nay và trong công cuộc đổi mới ở nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa...............................................................................................111 ThS Trịnh Thùy Lam Vấn đề giải phóng con người trong triết học Mác đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay .................................................118 ThS Nguyễn Cao Lâm Quan điểm của Các Mác về vấn đề tôn giáo ....................................123 ThS Tạ Thị Lê
  • 9. 9 Giá trị bền vững và sức sống của chủ nghĩa xã hội khoa học trong thời đại ngày nay ......................................................................131 TS Trịnh Thị Mai Linh Sinh viên cần chuẩn bị những gì để học tốt các môn khoa học Mác - Lênin ...................................................................................134 ThS Lê Văn Luận Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội với vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam...............................................................141 ThS Lê Nho Minh Quan niệm của Hồ Chí Minh về việc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin...................................................................................................148 ThS Nguyễn Thị Tuyết Nga Chủ nghĩa Mác - Lênin và thời đại ngày nay....................................151 ThS Dư Ngọc Quỳnh Như Học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và ý nghĩa của nó trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay ..............155 TS Vũ Thị Mai Oanh Giá trị của chủ nghĩa Mác đối với Việt Nam ....................................167 ThS Trần Hùng Phi Chủ nghĩa Mác với sự nghiệp đổi mới của cách mạng Việt Nam.......................................................................................................172 ThS Trần Hùng Minh Phương Góp phần tìm hiểu về khái niệm “phương thức sản xuất châu Á” của Các Mác .........................................................................181 ThS Nguyễn Thị Phượng Giá trị lịch sử của học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội và quá trình vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc ..........................................................187 TS Phạm Lê Quang Chủ nghĩa Mác - Lênin: nền tảng tư tưởng cho sự phát triển về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh .................................................196 ThS Tạ Văn Sang
  • 10. 10 Tư tưởng Các Mác về vai trò của chính đảng vô sản – Vận dụng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay...............................200 TS Nguyễn Hoàng Sơn Hồ Chí Minh – nhà mác xít lỗi lạc .....................................................204 TS Thái Ngọc Tăng Tư tưởng Các Mác về năng suất lao động và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay ...........................................210 ThS Trịnh Xuân Thắng Các Mác – Người đặt nền móng lý luận khoa học cho sự phát triển xã hội ..................................................................................221 ThS Nguyễn Hồ Thanh Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác trong bối cảnh cách mạng 4.0.......................................................................................225 ThS Trần Thị Thảo Luận bàn về “khoa học là một động lực thúc đẩy sự tiến triển, là một động lực cách mạng” của Các Mác trong cán bộ và sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0..........................................231 ThS Nguyễn Thị Như Thúy Quan điểm của Các Mác về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân .............................................................................................236 ThS Tạ Thị Thùy Giá trị học thuyết Mác đối với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ........................................................................................240 TS An Thị Ngọc Trinh Quan điểm “Hạnh phúc là đấu tranh” của Mác qua những câu trả lời con gái ................................................................................245 ThS Đặng Thị Minh Tuấn Giá trị bền vững của Tuyên ngôn đảng cộng sản đối với sự tiến bộ của nhân loại ...........................................................................249 ThS Nguyễn Trường Xuân
  • 11. 11 CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ CỦA CÁC MÁC VÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM ThS Phùng Thế Anh* Ph.Ăngghen đã khẳng định rằng, C.Mác có hai phát minh vĩ đại, đó là phát hiện ra giá trị thặng dư của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết học. Một cách tất yếu, đây là hai vấn đề vô cùng lớn trong di sản lý luận của C.Mác, nhưng lại có mối quan hệ thống nhất biện chứng. Có thể thấy rằng, trước khi chủ nghĩa Mác ra đời, đã xuất hiện nhiều quan điểm về lịch sử. Từ việc lý giải sự phát triển lịch sử như một sinh thể tự nhiên, cạnh tranh sinh tồn, mạnh được yếu thua, của lý thuyết “Đác uyn xã hội” - từ sự xuyên tạc học thuyết Tiến hóa trong sinh học của Đác uyn; đến việc nhận thức lịch sử một cách siêu hình, máy móc của các nhà duy vật siêu hình, không thấy tính biện chứng của các mối quan hệ xã hội; quan điểm duy tâm không tưởng của các nhà xã hội học Anh và Pháp như Ô oen, Xanh xi mon, Phu riê. Những quan điểm trong lịch sử triết học trước khi triết học Mác ra đời đều chưa nhận thức đúng quy luật, bản chất của sự phát triển lịch sử xã hội loài người. Quan điểm duy vật lịch sử của C.Mác được thể hiện tập trung trong học thuyết hình thái kinh tế - xã hội. Có thể khái quát rằng, hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở một giai đoạn phát triển nhất định, với những quan hệ sản xuất, phù hợp một cách tương ứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, và với một kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó. Như vậy, ba yếu tố cơ bản của lý luận hình thái kinh tế- xã hội là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng trong một giai đoạn phát triển của xã hội. Đồng thời, C.Mác đã khẳng định rằng: “Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”1 . Tư tưởng trên của C.Mác về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đã thể hiện tinh thần duy vật triệt để trong triết học duy vật lịch sử của C.Mác. Hệ thống xã hội trong quá trình phát triển luôn chịu sự tác động của các quy luật tất yếu trong lịch sử xã hội. Đó là sự thống nhất biện chứng của các quy luật: Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ * Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh 1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, t.13, tr.16.
  • 12. 12 sản xuất, biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội… Hệ thống các quy luật xã hội vận động trong tính quy định tất yếu của các quy luật bao trùm là tính tự nhiên và tính lịch sử, thống nhất, liên hệ, ràng buộc và quy định lẫn nhau, tạo nên quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển xã hội. Trong tác phẩm Tư bản, C.Mác đã khái quát rằng: “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó. Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ. Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có… Khi đó bắt đầu thời đại của một cuộc cách mạng xã hội”1 . Những quan điểm cơ bản đó về sự phát triển của lịch sử xã hội trong học thuyết C.Mác, nền tảng và điểm xuất phát của chủ nghĩa Mác - Lênin, tất yếu không tách rời với học thuyết giá trị thặng dư trong kinh tế chính trị học. Học thuyết về giá trị thặng dư của C.Mác đã vạch rõ bản chất của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thông qua việc bóc lột sức lao động của người công nhân làm thuê cho giai cấp tư sản. Giai cấp công nhân đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ và cách mạng; giai cấp tư sản đại diện cho quan hệ sản xuất bảo thủ, kìm hãm sự phát triển. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong kinh tế, được biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Khi mâu thuẫn phát triển đến mức cao nhất, sẽ dẫn tới một cuộc cách mạng xã hội trong chế độ tư bản chủ nghĩa. Giai cấp vô sản sẽ làm cuộc cách mạng xã hội, lật đổ giai cấp tư sản, thành lập nhà nước chuyên chính vô sản, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản - chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân. Như vậy, nguồn gốc của cách mạng xã hội xuất phát từ mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các giai cấp đối lập trong xã hội. Với sự bóc lột sức lao động của người công nhân nhằm mục đích giá trị thặng dư, giai cấp tư sản đã trực tiếp tạo ra lực lượng cách mạng đối lập là giai cấp công nhân. Trong cuộc đấu tranh đó, giai cấp công nhân là người “đào huyệt” chôn giai cấp tư sản. Học thuyết kinh tế của 1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Sđd, t.13, tr.14-15.
  • 13. 13 C.Mác, mà hạt nhân là lý luận về giá trị thặng dư, đã chỉ ra tính tất yếu sự sụp đổ của giai cấp tư sản, sự thắng lợi của giai cấp vô sản, thông qua cách mạng xã hội, mà nguyên nhân sâu xa là mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các giai cấp đối lập trong chế độ tư bản chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng học thuyết của C.Mác một cách sáng tạo, để xây dựng một chính đảng của giai cấp vô sản Việt Nam - Đảng Cộng sản Việt Nam, hạt nhân lãnh đạo của hệ thống kiến trúc thượng tầng, điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam. “Về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên; về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản”1 . Đó là khởi đầu của sự vận dụng học thuyết Mác - Lênin, để Hồ Chí Minh thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Khi công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc hoàn toàn thắng lợi, Đảng ta đã tiếp tục đưa đất nước định hướng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện đường lối “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” trong thời kỳ hòa bình. Thực chất đây là giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mà Đảng ta đã vận dụng quan điểm của C.Mác trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gô ta: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”2 . Trong thời kỳ quá độ hiện nay ở Việt Nam, lý luận về hình thái kinh tế - xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, để nhằm mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trên lĩnh vực kinh tế, vận dụng quy luật biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, Đảng ta đã chủ trương thực hiện nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Về lực lượng sản xuất, nhất là trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Đảng ta xem cách mạng khoa học công nghệ, với sự tiếp cận những giá trị khoa học, công nghệ tiên tiến của nhân loại, để tạo ra một nền sản xuất có trình độ công nghệ cao trên mọi lĩnh vực sản xuất xã hội. Về quan hệ sản xuất, chúng ta đang thực hiện tái cơ cấu kinh tế để 1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Sđd, t.4, tr.614-615. 2 C.Mác và Ph.Ăngghen: Sđd, t.19, tr.47.
  • 14. 14 tạo ra một nền kinh tế với nhiều thành phần kinh tế, nhiều kiểu quan hệ sản xuất, nhiều hình thức sở hữu, đảm bảo một cơ cấu kinh tế cân đối, phát triển mạnh mẽ, vừa khai thác mọi tiềm năng và nguồn lực trong nước, vừa tham gia tốt vào quá trình hội nhập, hợp tác, cùng có lợi với các nền kinh tế trên thế giới. Đó là quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam với các quốc gia, dân tộc trên thế giới, phát triển cả chiều rộng và chiều sâu một cách bền vững. Trong lĩnh vực xây dựng và phát triển kiến trúc thượng tầng của xã hội, chúng ta đang từng bước tạo ra sự phát triển toàn diện của hệ thống các yếu tố của kiến trúc thượng tầng. Biểu hiện trước hết là xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, nhất là công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, chống mọi biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa, đề cao việc học tập tư tưởng, phong cách và đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân. Xây dựng Đảng vững mạnh là nhân tố quan trọng nhất cho sự thắng lợi của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Sự nghiệp xây dựng và phát triển con người toàn diện, là nội dung chiến lược trong giai đoạn hiện nay của Đảng và nhân dân ta. Bác Hồ đã khẳng định rằng “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Chiến lược giáo dục đào tạo để xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trở thành nội dung có vai trò quyết định trước mắt và lâu dài cho thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Có thể khẳng định rằng, mọi nội dung lý luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử trong tư tưởng của C.Mác, cũng như toàn bộ hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đóng vai trò là cơ sở lý luận và phương pháp luận, là “kim chỉ nam”, là tư tưởng khoa học và cách mạng dẫn đường, luôn luôn được Đảng ta và Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo vào quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cũng như trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay ở Việt Nam một cách có hiệu quả nhất. Khẳng định về vai trò nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước hiện nay, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh rằng: “Trước hết, phải chú trọng xây dựng Đảng về chính trị. Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam… Học tập chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng… cụ thể,
  • 15. 15 thiết thực và có hiệu quả”1 . Đó là yêu cầu cấp thiết của Đảng ta đối với toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc nghiên cứu, học tập và vận dụng sáng tạo, có hiệu quả chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, 2016, tr.46.
  • 16. 16 TỪ LÝ LUẬN CỦA CÁC MÁC VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN ĐẾN XÂY DỰNG ĐẢNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TS Nguyễn Đình Cả ThS Hoàng Thị Mỹ Nhân Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Kể từ khi ra đời đến nay, với đường lối đúng đắn, sáng tạo, Đảng đã đưa cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn, đưa dân tộc Việt Nam bước sang những trang sử vẻ vang. Vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong những bước đường mà cách mạng Việt Nam đã đi từ năm 1930 đến nay là không ai có thể phủ nhận. Để có được thành quả đó là cả một quá trình từ lý luận của C.Mác về chính đảng của giai cấp công nhân đến xây dựng Đảng cầm quyền theo tư tưởng Hồ Chí Minh; là sự vận dụng lý luận của C.Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng Cộng sản Việt Nam. 1. Quan điểm của C.Mác về Đảng Cộng sản Sự ra đời học thuyết Mác về chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân là một bước ngoặt quan trọng trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đó là một hệ thống những quan điểm, tư tưởng hoàn chỉnh về tổ chức và hoạt động chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân. C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra rất nhiều quan điểm về đảng cộng sản như: sự ra đời, phát triển của Đảng, những nguyên tắc xây dựng Đảng, mối quan hệ giữa Đảng với giai cấp vô sản… Hầu hết các quan điểm đều được đề cập trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản xuất bản năm 1848 tại Anh. Ngoài ra, một số văn kiện khác cũng có đề cập đến như: “Điều lệ của liên đoàn những người Cộng sản”, “Tuyên ngôn thành lập hội liên hiệp công nhân quốc tế”,… Theo đó, chúng ta có thể nêu lên thành những quan điểm cơ bản sau: Thứ nhất, Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân, là sản phẩm tất yếu của phong trào công nhân Theo C.Mác “sự tổ chức như vậy của những người vô sản thành giai cấp và do đó thành chính đảng, luôn luôn bị sự cạnh tranh giữa công nhân với nhau phá vỡ. Nhưng nó luôn luôn được tái lập và luôn luôn  Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh  Trường Đại học Tài chính – Marketing
  • 17. 17 mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn, hùng mạnh hơn”1 . Giai cấp công nhân rất đông, phong trào công nhân rất rộng lớn, nhưng Đảng Cộng sản phải là sự tập hợp của những người ưu tú nhất trong phong trào công nhân. Họ là những người lãnh đạo, đồng thời là động lực thúc đẩy cho sự phát triển của phong trào công nhân đi đến thành công. Bởi vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn làm thúc đẩy phong trào tiến lên, về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản”2 . Giai cấp công nhân trước hết phải giành lấy chính quyền, phải đập tan xã hội cũ; giai cấp công nhân phải trở thành lãnh tụ chính trị cho phong trào đấu tranh để xây dựng xã hội mới, chính quyền mới. Để thực hiện sứ mệnh lịch sử đó, giai cấp công nhân phải có một hệ tư tưởng dẫn đường, phải lập ra một chính đảng của mình, đó chính là Đảng Cộng sản. Như vậy, Đảng Cộng sản trở thành vũ khí tư tưởng của giai cấp vô sản, giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Thứ hai, Đảng Cộng sản là tổ chức chính trị của giai cấp vô sản, đại biểu cho lợi ích của giai cấp vô sản và đấu tranh vì lợi ích của giai cấp vô sản. Đây là một trong những điểm mấu chốt trong lý luận của C.Mác về Đảng Cộng sản khi đề cập đến việc Đảng Cộng sản đại diện cho ai, đấu tranh vì lợi ích của ai: “Tất cả các phong trào lịch sử, từ trước đến nay đều do thiểu số thực hiện, hoặc đều mưu lợi ích cho thiểu số. Phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số”3 . Theo đó, để thực hiện cuộc cách mạng vĩ đại của đại đa số phục vụ cho lợi ích số đông quần chúng thì Đảng phải có đường lối đấu tranh khoa học cả về mặt lý luận và tổ chức, Đảng phải biết tập hợp lực lượng để tạo thành một đội quân thật mạnh. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Những người cộng sản không phải là một Đảng riêng biệt, đối lập với các Đảng công nhân khác. Họ tuyệt nhiên không có một lợi ích nào tách khỏi lợi ích của giai cấp vô sản”. Như vậy, Đảng là một bộ phận 1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.90. 2 C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.97. 3 C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.93.
  • 18. 18 của giai cấp vô sản, không tách rời giai cấp vô sản. Mục tiêu lý tưởng của Đảng là xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chuyên chính vô sản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Thứ ba, Đảng Cộng sản phải là một tổ chức chính trị mang chủ nghĩa quốc tế vô sản. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra nguyên tắc có ý nghĩa chiến lược của người cộng sản là: Chiến đấu cho mục đích trước mắt của giai cấp vô sản, nhưng đồng thời trong phong trào hiện tại, họ cũng bảo vệ và đại biểu cho tương lai của phong trào. C.Mác đã chỉ ra nguồn gốc và bản chất của chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Đó chính là lợi ích của các phong trào công nhân ở các nước khác nhau trên thế giới đều thống nhất và họ sẽ bảo vệ lợi ích đó: “Trong các cuộc đấu tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc khác nhau, họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc của dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản”1 . Bởi vậy, trong phần cuối Tuyên ngôn có đoạn viết: “Sau hết, những người cộng sản ở mọi nơi để phấn đấu cho sự đoàn kết và liên hợp của các đảng dân chủ ở tất cả các nước”2 chính là biểu hiện của chủ nghĩa quốc tế vô sản trong quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về Đảng Cộng sản. 2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về “Đảng cầm quyền” Đảng cầm quyền là một khái niệm thường dùng trong khoa học chính trị, chỉ một đảng chính trị đại diện cho một lực lượng đang nắm giữ toàn bộ quyền lực của đất nước. Tất nhiên, trong thời đại của C.Mác thì ông chưa dùng đến thuật ngữ Đảng cầm quyền. Ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “Đảng cầm quyền” và Người chỉ dùng một lần duy nhất trong Di chúc năm 1969. Người viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền”3 . Thực tế, khi Người đưa ra thuật ngữ này, bên cạnh Đảng Cộng sản Việt Nam (lúc bấy giờ gọi là Đảng Lao động Việt Nam) thì còn có 2 đảng khác đang cùng tồn tại, đó là Đảng Xã hội và Đảng Dân chủ. Do vậy, có thể hiểu Người sử dụng thuật ngữ “Đảng cầm quyền” ở đây là chỉ vị thế của Đảng Cộng sản Việt Nam so với các đảng khác trong xã hội. Trong các văn kiện sau đó, các nhà khoa học đã sử dụng thuật ngữ Đảng lãnh đạo là chủ yếu, còn thuật ngữ Đảng cầm quyền thì thỉnh 1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.96. 2 C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.132. 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.12, tr.516.
  • 19. 19 thoảng có đề cập đến nhưng chẳng có luận giải cụ thể về cụm từ này. Khi bước vào công cuộc đổi mới, thuật ngữ Đảng cầm quyền đã bắt đầu được đề cập đến trong một số bài viết, một số chuyên đề nhưng hầu như các ý kiến lại đồng nhất giữa Đảng lãnh đạo và Đảng cầm quyền. Có ý kiến còn phân chia giai đoạn khi lý giải Đảng lãnh đạo khi chưa có chính quyền, còn Đảng cầm quyền là khi đã giành được chính quyền. Từ những ý kiến đó, chúng tôi mạnh dạn đưa ra nhận thức như sau: Cầm quyền là nắm giữ quyền lực, quyết định tất cả; Lãnh đạo là quá trình thực hiện quyền lực đó trong đời sống xã hội. Như vậy, Đảng cầm quyền có khác với Đảng lãnh đạo. Và cũng vì thế, chúng tôi nêu lên một khái niệm về Đảng cầm quyền như sau: Đảng cầm quyền là một đảng chính trị của một giai cấp hoặc một lực lượng chính trị xã hội được nhân dân tín nhiệm trao quyền quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước thông qua các cuộc bầu cử phổ thông, dân chủ, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tế đất nước. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng cầm quyền có những nội dung sau: - “Đảng cầm quyền” phải “thật trong sạch” Trong Di chúc, Người viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”1 . Thực tế, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành biểu tượng của đất nước, của nhân dân. Vì thông qua bầu cử, nhân dân đã chọn Đảng, tin Đảng, trao quyền của mình cho Đảng. Lúc này Đảng đã trở thành Đảng ta – Đảng của chúng ta, của đất nước, của dân tộc. Và cũng vì thế, vấn đề đầu tiên của một Đảng cầm quyền là mỗi đảng viên ở vị trí cầm quyền của mình từ Trung ương đến tận cơ sở đều phải là những mẫu mực về đạo đức, tác phong, ứng xử. Mỗi đảng viên không chỉ phấn đấu tu dưỡng mình là đảng viên của Đảng mà còn phải hoàn thiện mình để xứng đáng với địa vị là lực lượng cầm quyền, là lực lượng quyết định số phận của đất nước, dân tộc, nhân dân. Cán bộ, đảng viên là những người hết lòng, hết sức vì nước, vì dân “trung với nước, hiếu với dân”; luôn luôn trong sạch, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng, không ham người tâng bốc mình; không đặc quyền, đặc lợi, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo; không chạy theo lợi ích cá nhân và những giá trị vật chất mà quên đi lợi ích của quốc gia, dân tộc và của nhân dân. Trong Sửa đổi lối làm việc, Người có viết: “Vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau”2 . Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính phải có 5 điều tốt: nhân, 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.12, tr.516. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.12, tr.488
  • 20. 20 nghĩa, trí, dũng, liêm. Đó chính là đạo đức cách mạng. Người khẳng định: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì”1 . Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: đã là cán bộ, đảng viên phải là những người mà: “Giàu sang không thể quyến rũ. Nghèo khó không thể chuyển lay. Uy lực không thể khuất phục”2 . Họ là những người có bản lĩnh, lập trường, một lòng vì sự nghiệp chung của đất nước và hạnh phúc chung của nhân dân, không bị dao động trước những mãnh lực và khó khăn của cuộc sống. Lời trăng trối của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính chí công vô tư. Cụm từ “thật sự” được Hồ Chí Minh nhắc đi nhắc lại trong câu văn đã cho thấy đây là một trong những yêu cầu cơ bản nhất, quan trọng nhất đối với một đảng cầm quyền và đội ngũ đảng viên. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: Đảng ta là đạo đức, là văn minh. Văn minh cầm quyền là phải trong sạch. Nếu như bẩn, vẩy bùn, không trong sạch thì đó không phải là biểu tượng của văn minh cầm quyền! Vì thế, ở các nước nhiều đảng, khi đảng cầm quyền không trong sạch thì cử tri sẽ hạ bệ và tìm một đảng mới sạch sẽ hơn. Hoặc ít nhất là phải thay thế cái không trong sạch trước mắt. Ở Việt Nam, chỉ có một Đảng cầm quyền, do vậy yêu cầu của Hồ Chí Minh đặt ra không phải chỉ trong sạch, mà phải “thật trong sạch”. Đây chính là yêu cầu và cũng là biểu hiện của một Đảng văn minh. Để cầm quyền, để thực sự là biểu tượng cầm quyền của đất nước, Đảng phải là bộ phận văn minh nhất của dân tộc. Mà yếu tố hàng đầu là thật trong sạch. Nhấn mạnh đảng cầm quyền “thật trong sạch” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa yêu cầu, vừa là lời kêu gọi, vừa là nguyên tắc và cũng là tiêu chuẩn hàng đầu của một đảng cầm quyền văn minh. Khi nhắc nhủ “phải giữ gìn đảng ta thật trong sạch”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói và cảnh báo nhiều lần các căn bệnh, các nguy cơ làm hoen ố Đảng như: tham ô, hủ hóa, quan cách mạng, thoái hóa, biến chất, suy thoái đạo đức, lý tưởng, lối sống. Cuộc sống ngày càng phát triển, vật chất tinh thần ngày càng tăng lên, những cám dỗ càng lớn. Điều đó càng đặt ra yêu cầu “thật trong sạch” đối với Đảng như là một biểu hiện của văn minh cầm quyền hiện nay. 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.12, tr.489-490. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.12, tr.516.
  • 21. 21 - Đảng là lực lượng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Trong sách lược vắn tắt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”1 . Do đó, “lãnh đạo” được hiểu là phải luôn đi đầu, tiên phong, gương mẫu trong mọi việc; là nói đi đôi với làm, thậm chí nói ít làm nhiều. Người đã căn dặn lại: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”2 . “Cán bộ, đảng viên, đoàn viên phải làm đầu tàu, gương mẫu. Muốn làm gương mẫu thì điều quan trọng nhất là các chú từ tỉnh đến huyện, đến xã phải đoàn kết, đoàn kết thực sự, làm sao tự mình nêu gương và giáo dục cho đảng viên, đoàn viên, cán bộ giữ gìn, phát triển đạo đức cách mạng, làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”3 . Người chỉ rõ, đảng viên, cán bộ muốn xứng đáng là người lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam muốn là người “lãnh đạo đúng nghĩa” thì: “1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế thì nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng. Vì dân chúng là những người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta. 2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, không có dân chúng giúp sức thì không xong. 3. Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì phải có quần chúng mới được”4 . Như vậy, Đảng là người lãnh đạo nhân dân còn thể hiện ở sự định hướng mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ và đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, phương pháp tổ chức đúng đắn, sáng tạo để thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đó. - Đảng là đầy tớ thật trung thành của nhân dân Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, “đầy tớ” là Đảng phải tận tụy phục vụ nhân dân. Ở đây, Người muốn nhắc nhở Đảng và Nhà nước nói chung, đảng viên nói riêng phải xác định mình làm việc cho ai? Ai là chủ 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.3, tr.8. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.5, tr.1021. 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.12, tr.227. 4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.5, tr.522-523.
  • 22. 22 của mình? Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân là chủ thì chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác làm gì? Làm đầy tớ. Làm đầy tớ cho nhân dân chứ không phải làm quan cách mạng”1 . Từ đó, Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, lấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu cao nhất. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng phải xuất phát từ lợi ích của dân, ngoài lợi ích của nhân dân ra, Đảng không còn bất kỳ một đặc quyền, đặc lợi nào khác, “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”2 . Theo Người, “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”3 . “Dân không đủ muối, Đảng phải lo. Dân không có gạo ăn đủ no, dân không có vải mặc đủ ấm, Đảng phải lo. Các cháu bé không có trường học, Đảng phải lo. Tôi lo chuyện này lắm: các cháu mắt choẹt, da bủng. Tất cả mọi việc Đảng phải lo. Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, đấu tranh giành thống nhất nước nhà, Đảng phải lo. Ngay đến cả tương, cà, mắm, muối của dân, Đảng phải lo”4 . Người cán bộ, đảng viên phải luôn yêu dân, thương dân, tin dân, quan tâm dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân; phải luôn luôn “nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, cải thiện dân sinh và nâng cao dân trí”; phải lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ; phải “lấy dân làm gốc”; phải “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”… Như vậy, “lãnh đạo” và “đầy tớ” nghe có gì đó phi lý, trái ngược và mâu thuẫn, nhưng thực tế hoàn toàn hợp lý và dễ hiểu. Đảng lãnh đạo là vì dân, đường lối của Đảng thực hiện được là nhờ dân, ý Đảng phải chính là lòng dân và do vậy Đảng là “người lãnh đạo” cũng thực sự là “người đầy tớ” của dân. 3. Vận dụng quan điểm C.Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng giai đoạn hiện nay Vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn mới là vô cùng quan trọng, cấp thiết nhưng cũng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải có lộ trình, bước đi, biện pháp và cách làm phù hợp. Bởi đổi mới, chỉnh đốn Đảng không phải là làm thay đổi bản chất, mục tiêu của Đảng, 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.8, tr.376. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.4, tr.55. 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.5, tr.1021. 4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.10, tr.463-464.
  • 23. 23 mà làm cho năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng hoạt động có hiệu quả hơn. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng cầm quyền, trong giai đoạn hiện nay chúng ta cần tập trung vào những vấn đề sau: Thứ nhất, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận có trọng tâm, trọng điểm Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người luôn coi trọng thực tiễn, luôn gắn lý luận với thực tiễn, bởi “lý luận mà không có thực tiễn là lý luận suông; thực tiễn mà không có lý luận dẫn đường là thực tiễn mù quáng”. Vận dụng quan điểm của Người, trong văn kiện đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định: “Phải tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng; nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của Đảng. Đảng phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ một số vấn đề về đảng cầm quyền”1 . Thực tế là muôn hình, muôn vẻ và rất đa dạng, phong phú. Do vậy, chúng ta cần xác định vấn đề nào là trọng tâm, vấn đề nào là trọng điểm, cái nào là cần thiết đối với nước ta thì tập trung tổng kết, nghiên cứu vấn đề đó. Hiện nay, Đảng ta đã xác định mục tiêu xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Do đó, mọi hoạt động của Đảng và nhân dân ta phải đều xoay quanh mục tiêu đó. Lấy đó làm thước đo cao nhất. Muốn đạt được mục tiêu đó, chúng ta cần biết tổng kết kinh nghiệm, cần xuất phát từ thực tiễn để đề ra cách thức, biện pháp, bước đi sao cho phù hợp. Phải thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế. Thứ hai, chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”2 . Trong giai đoạn hiện nay, có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên bị suy thoái về tư tưởng, chính trị; tha hóa về phẩm chất đạo đức; hạn chế về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; phai nhạt lý tưởng, chạy theo chủ nghĩa cá nhân, thực dụng; bị chi phối bởi những danh vọng, tiền 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.57. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.25, tr.269.
  • 24. 24 tài, địa vị. Do vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là những cán bộ giữ vị trí chủ chốt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI của Đảng đã xác định vấn đề trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất trong công tác xây dựng Đảng hiện nay cần phải thực hiện là: “Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng”1 . Muốn vậy, cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên bao gồm cả đức và tài, phẩm chất và năng lực, hồng và chuyên; phải là những người dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm; phải là những người có bản lĩnh, có lập trường chính trị, không bị dao động trước những ảnh hưởng tiêu cực và tác động của những giá trị vật chất tầm thường; phải thật sự “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” và hết lòng, hết sức “phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân”. Trong công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ cần có sự tuyển chọn thật cặn kẽ, công minh, tránh tình trạng “mua quan bán tước”; cần phân bổ đúng người, đúng việc để đạt hiệu quả cao nhất. Thứ ba, nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng Trong bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước hiện nay có nhiều biến động, tác động rất lớn đến vai trò cầm quyền của Đảng. Làm thế nào để nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng là một vấn đề không dễ. Theo chúng tôi, trước hết chúng ta cần linh hoạt hơn nữa trong việc đưa ra các quyết định để phù hợp với xu hướng chung của thời đại. Trong các vấn đề lớn của đất nước cần tạo ra bước đột phá, bất ngờ, tránh tình trạng “bảo thủ, trì trệ”, “chây ì”, ngại làm mạnh, ngại đụng chạm. Cùng với xu thế đa phương hóa, đa dạng hóa, hội nhập quốc tế, chúng ta cần phải giao lưu, hợp tác sâu rộng hơn nữa với khu vực và thế giới. Tận dụng những thành tựu mà nhân loại đã có, đang có để làm giàu cho đất nước. Đó là một trong những cách tốt nhất để rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa nước ta với các nước khác. Bởi thực tế cho thấy, khi đất nước giàu mạnh, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao thì vị thế, vai trò của Đảng cầm quyền càng có sức thuyết phục. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012, tr.26.
  • 25. 25 Kết luận C.Mác là người thầy vĩ đại của toàn thể giai cấp vô sản, toàn thể loài người tiến bộ nói chung và của cách mạng Việt Nam nói riêng. Quan điểm về Đảng Cộng sản là một trong những đóng góp quan trọng và có ý nghĩa cách mạng nhất của ông cho phong trào công nhân quốc tế. Vận dụng quan điểm của C.Mác, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Công lao và đóng góp to lớn của Người đối với Đảng và công tác xây dựng Đảng là những tài sản vô giá của dân tộc ta. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang từng bước xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước thì quan niệm: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” càng có tầm quan trọng đặc biệt.
  • 26. 26 CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VẬN DỤNG CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀO THỰC TIỄN THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ThS Lê Quang Chung* ThS Lê Nhựt Tâm** Sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất toàn diện và phong phú. Trong đó có việc vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào xây dựng đảng của giai cấp công nhân. Theo C.Mác, giai cấp vô sản muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình thì phải thành lập đảng cộng sản, nhằm “tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền”1 . Giai cấp vô sản có sứ mệnh lịch sử thế giới, nhưng lại tồn tại trong từng quốc gia dân tộc, vì thế trước khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử thế giới, giai cấp vô sản phải hoàn thành sứ mệnh với dân tộc mình. Trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen nêu rõ: “Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc”2 . Do đó, giai cấp vô sản ở mỗi nước khi tiến hành cuộc đấu tranh để “tự giải phóng” giai cấp mình khỏi sự áp bức, nô dịch của chủ nghĩa tư bản, “trước hết phải giành lấy chính quyền, tự vươn lên thành giai cấp dân tộc…”3 , phải tự mình trở thành dân tộc, nghĩa là phải lãnh đạo, trở thành lực lượng lãnh đạo của cả phong trào cách mạng của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Điều đó có nghĩa là phải thành lập Đảng Cộng sản trong từng quốc gia dân tộc, chứ không phải trong từng khu vực của thế giới. Vì thế, trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh chủ trương thành lập ở ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia mỗi nước một đảng riêng chứ không phải là một đảng chung dành cho 3 nước. * Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh ** Trường Chính trị Tiền Giang 1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.97. 2 C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.93. 3 C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.105.
  • 27. 27 Trong Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây”1 . Bởi vì “những tên trọc phú ở đó (châu Âu và châu Mỹ - TG) thì ở đây chỉ là những kẻ thực lợi khá giả mà thôi”2 . Theo Người, khi chủ nghĩa tư bản phương Tây làm thay đổi phương Đông thì đấu tranh giai cấp sẽ trở nên quyết liệt. Và “vì sự Tây phương hóa ngày càng tăng và tất yếu của phương Đông; - nói cách khác, chủ nghĩa Mác sẽ còn đúng cả ở đó (ở phương Đông - TG)”3 . Nhưng Người cũng khẳng định: “Dù sao cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được” bởi “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại”. Vì vậy cần “xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông”4 . Vận dụng linh hoạt những quan điểm của chủ nghĩa Mác về Đảng Cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 6/1925, Người đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên mà không thành lập ngay Đảng Cộng sản bởi “Hội An Nam thanh niên cách mạng… là quả trứng, mà từ đó, nở ra con chim non cộng sản (Đảng Cộng sản)”5 . Đồng thời, trong khoảng thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đã mở các lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam. “Hội rất tích cực tổ chức các lớp huấn luyện, đưa thanh niên từ An Nam sang học rồi sau khi huấn luyện cẩn thận lại gửi họ về nước… Trong tư tưởng của những người đứng ra tổ chức thì Hội này sẽ là cơ sở cho một đảng lớn hơn và tương lai đã chứng minh điều đó”6 . Cùng với việc đào tạo cán bộ, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức xuất bản báo Thanh niên, làm cơ quan ngôn luận cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, góp phần quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm cách mạng của Người, thức tỉnh, giác ngộ giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam phát triển. Theo V.I.Lê nin, đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân. Điều đó hoàn toàn đúng với thực 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.1, tr.264. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.1, tr.464. 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.1, tr.465. 4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.1, tr.465. 5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, t.3, tr.14. 6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, t.3, tr.95.
  • 28. 28 tế ở các nước châu Âu khi mà ở đó giai cấp công nhân ra đời sớm, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ. Nhưng, ở Việt Nam, giai cấp công nhân vừa mới ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914), số lượng còn ít ỏi, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chưa thực sự phát triển mạnh, chỉ mới bắt đầu chuyển từ giai đoạn tự phát sang tự giác. Trong khi đó, phong trào yêu nước, chống thực dân Pháp phát triển mạnh mẽ, điển hình là các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến (phong trào Cần Vương, phong trào nông dân Yên Thế…) và khuynh hướng tư sản (phong trào của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…). Nhận thức rõ đặc điểm này của xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, Nguyễn Ái Quốc khi truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam đã không chỉ truyền bá vào phong trào công nhân và còn rất coi trọng việc truyền bá vào phong trào yêu nước, tạo ra sự kết hợp giữa phong trào công nhân với phong trào yêu nước làm cho thực tiễn ngày càng phong phú, sinh động và cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin đưa tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930. Theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là đảng của dân tộc Việt Nam. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (tháng 2/1951), Người khẳng định: “Trong giai đoạn hiện nay, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”1 . Năm 1953, trong Thường thức chính trị, Người khẳng định lại, “Đảng lao động là tổ chức cao nhất của giai cấp cần lao và đại biểu cho lợi ích của cả dân tộc… Tư tưởng của Đảng là tư tưởng của giai cấp công nhân, nó đấu tranh cho lợi ích của toàn dân”2 . Năm 1961, khi nhân dân miền Bắc đang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, Người khẳng định thêm một lần nữa: “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị”3 . Nói tới một đảng cộng sản chân chính trước hết phải nhận thức đó là đảng của giai cấp công nhân, tức là nói tới tính giai cấp, đảng mang bản chất giai cấp công nhân. Đảng ta từ lúc ra đời và suốt quá trình xây dựng theo tư tưởng Hồ Chí Minh luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân. Cùng với tính giai cấp, Đảng phải giữ vững tính tiên phong, nghĩa là Đảng luôn luôn ở vị trí đi đầu, dẫn đầu, hăng hái, tích cực 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.6, tr.175. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, t.8, tr.275. 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t.10, tr.467.
  • 29. 29 nhất… Đảng đứng mũi chịu sào, đi tiên phong, có mặt trong quần chúng nhưng không bao giờ đứng trên hoặc theo đuôi quần chúng. Căn cứ vào luận điểm kinh điển và tuân thủ những quan điểm của V.I.Lênin về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp vô sản thì chỉ cần khẳng định Đảng ta là “Đảng của giai cấp công nhân” là đủ. Nhưng trong quá trình sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sự bổ sung quan trọng vào lý luận xây dựng đảng cộng sản của chủ nghĩa Mác - Lênin và đi đến khẳng định “Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam”. Quan điểm về đảng cộng sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự phát triển và bổ sung thêm cho lý luận Mác - Lênin về đảng cộng sản, định hướng cho việc xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thành một đảng có sự gắn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân, với nhân dân lao động và cả dân tộc trong mọi thời kỳ của cách mạng Việt Nam. Đảng có trách nhiệm to lớn không chỉ đối với giai cấp công nhân, mà còn đối với nhân dân lao động và cả dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, là một chính đảng cách mạng tiên phong, gắn bó với nhân dân, với dân tộc, một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, được nhân dân thừa nhận là đội tiên phong của mình. Vì thế, ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã quy tụ được lực lượng và sức mạnh toàn dân tộc Việt Nam. Đảng trở thành lực lượng lãnh đạo duy nhất và là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
  • 30. 30 CUỘC CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DO CÁC MÁC THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN ThS Trần Ngọc Chung* ThS Ninh Bá Vinh** Tại nghĩa trang Highgate ở thủ đô London (Anh) có đặt tượng đài của một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nhân loại – đó chính là Karl Marx (Các Mác). Trên một chiếc bệ cao quá đầu người bằng đá cẩm thạch là bức tượng bán thân bằng đồng của Karl Marx với phần đầu tượng rất lớn có thể làm choáng ngợp những ai lần đầu được nhìn thấy. Khi được hỏi về ý tưởng này, Laurence Bradshaw1 - nhà thiết kế - giải thích rằng bức tượng này phản ánh được “ảnh hưởng mạnh mẽ từ trí tuệ của Marx” đang “bao quát lên toàn thể nhân loại”. Cho đến nay, những gì Bradshaw gửi gắm trong tác phẩm của mình vẫn còn giữ nguyên giá trị. Cùng với thời gian, những lý luận cách mạng của Karl Marx mang một tầm nhìn vượt thời đại khi nhìn ra con đường phát triển tất yếu của lịch sử. Và nền tảng để tạo nên tầm nhìn đó được hình thành từ một cuộc cách mạng trong lĩnh vực triết học do chính Karl Marx thực hiện. Vậy nội dung cuộc cách mạng đó là gì? Nó có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của chủ nghĩa Marx? Và cuộc cách mạng đó có ý nghĩa gì đối với chúng ta hiện nay? Rất nhiều nghiên cứu đã đi đến một quan điểm thống nhất “Thực chất của cuộc cách mạng trong lịch sử triết học do K.Marx thực hiện là ở chỗ, khắc phục sự tách rời giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng để tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng; sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử; đưa triết học trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới; thiết lập mối liên minh giữa triết học và các khoa học cụ thể”2 . Cuộc cách mạng mà Marx đã thực hiện không xảy ra trong ngày một ngày hai mà đó là một quá trình vận động có tính biện chứng. * Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh ** Trường Đại học Thể dục Thể thao TP Hồ Chí Minh 1 Nghệ sĩ, nhà điêu khắc, thành viên Đảng Cộng sản Anh từ những năm 1930. 2 Trần Văn Phòng: Thực chất của cuộc cách mạng trong lịch sử triết học do C.Mác thực hiện và ý nghĩa của nó đối với việc phát triển triết học Mác - Lênin ở thời đại ngày nay, Tạp chí Triết học, số 7 (206), tháng 7 – 2008.
  • 31. 31 Trước khi có triết học Marx, thế giới quan duy vật và phép biện chứng vẫn chưa có sự thống nhất, điều này được thể hiện rất rõ trong lý luận của triết học cổ điển Đức – bộ phận lý luận mà K.Marx đã kế thừa trực tiếp khi sáng tạo ra triết học Marx. Được biết đến là nhà triết học duy vật, nhưng từ đầu, K.Marx lại tiếp cận với triết học duy tâm của Hegel và đã là thủ lĩnh của phái Hegel trẻ. Phép biện chứng của Hegel đã hấp dẫn K.Marx khi nó khái quát rằng “các trạng thái lịch sử chỉ là những bước phát triển nhất thời, chỉ là những giai đoạn trong tiến trình phát triển vô tận từ thấp đến cao của xã hội loài người. Cái mà ngày hôm qua còn hợp lý, thì ngày hôm nay lại đang tiêu vong, thay vào đó, là một hiện thực mới, cao hơn, đi vào lịch sử loài người”1 . Nhưng chính Hegel lại mâu thuẫn khi khẳng định rằng ý niệm tuyệt đối – cái quy định sự phát triển của toàn bộ thế giới – “đã đạt tới điểm cuối cùng của nó và sẽ đạt tới hoàn chỉnh trong một nhà nước Phổ cải cách và trong một nền quân chủ lập hiến”2 . Sức hấp dẫn từ chủ nghĩa duy tâm Hegel chỉ thực sự bị đánh bật khi K.Marx đọc được tác phẩm “Bản chất của đạo Thiên Chúa” từ Feuerbach. Những tuyên bố của triết học duy vật Feuerbach đã phủ nhận sự tồn tại, vai trò của một vị thần hay “ý niệm tuyệt đối” đối với sự phát triển của thế giới và con người. Điều đó gây nên những ấn tượng mạnh mẽ đối với K.Marx. Nhưng bản thân triết học của Feuerbach vẫn mang cái nhìn siêu hình về con người khi nó không nhìn thấy con người là một thực thể có tính lịch sử và do xã hội quy định. Như vậy, cho đến tận cuối thế kỷ XVIII, chủ nghĩa duy vật vẫn tách rời khỏi phương pháp biện chứng. Đến Marx, điểm hạn chế này đã được khắc phục. Trong triết học của Marx “chủ nghĩa duy vật gắn kết, thống nhất hữu cơ với phương pháp biện chứng, cả chủ nghĩa duy vật lẫn phương pháp biện chứng đều được Marx phát triển lên một trình độ mới về chất. Do vậy, sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng trong triết học Marx hơn hẳn về chất so với tất cả các hình thức trước đó”3 . Với triết học, đây chính là bước phát triển có tính cách mạng. Song song với quá trình kết hợp hữu cơ phép biện chứng với chủ nghĩa duy vật để sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng, K.Marx đã vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào nghiên cứu xã hội loài người và lịch sử của nó, nhờ đó mà sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử - một 1 Lê Doãn Tá: Một số vấn đề triết học Mác – Lênin. Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.120. 2 Lê Doãn Tá: Một số vấn đề triết học Mác – Lênin. Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.120. 3 Trần Văn Phòng: Thực chất của cuộc cách mạng trong lịch sử triết học do C.Mác thực hiện và ý nghĩa của nó đối với việc phát triển triết học Mác - Lênin ở thời đại ngày nay, Tạp chí Triết học, số 7 (206), tháng 7 – 2008.
  • 32. 32 quan điểm mới về chất đối với nhận thức về lịch sử. Nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử được K.Marx trình bày ngắn gọn trong Lời tựa của tác phẩm Góp phần phê phán kinh tế chính trị học1 . Đánh giá về ý nghĩa của việc phát hiện ra chủ nghĩa duy vật lịch sử của K.Marx, F.Engels viết: “Giống như Darwin đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, Marx đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người”2 . V.I.Lenin cũng khẳng định: “Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn và tuỳ tiện, vẫn ngự trị từ trước đến nay trong các quan niệm về lịch sử và chính trị”3 . Chủ nghĩa duy vật trước Marx là chủ nghĩa duy vật không triệt để. Nghĩa là nó chỉ duy vật trong giải thích thế giới tự nhiên, nhưng còn duy tâm trong giải thích xã hội, lịch sử, tinh thần. Do vậy, lĩnh vực này trở thành nơi trú ẩn của chủ nghĩa duy tâm. Nhưng bằng lý luận của mình, Marx đã giải thích một cách duy vật, khoa học không chỉ thế giới tự nhiên, mà cả lĩnh vực xã hội, lịch sử, tinh thần. Do vậy, chủ nghĩa duy vật của Marx là chủ nghĩa duy vật triệt để nhất, hoàn bị nhất. Với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Karl Marx đã từng bước biến triết học của mình không còn là công cụ nhận thức thế giới mà trở thành công cụ để cải tạo thế giới. Dưới chân bức tượng của K.Marx, Bradshaw đã cho khắc dòng chữ theo một tác phẩm của Marx “Các nhà triết học trước kia chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới”. Tuyên ngôn triết học này đã được K.Marx đưa ra từ rất sớm và được ông theo đuổi trong suốt cuộc đời mình. Khác với các nhà triết học trước đó, K.Marx đã chỉ ra rằng, chỉ có thể cải tạo được thế giới thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức nói riêng, vào triết học nói chung, K.Marx đã làm cho triết học của ông hơn hẳn về chất so với toàn bộ triết học trước đó. Trong triết học Marx, không có sự đối lập giữa triết học với hoạt động thực tiễn của con người, trước hết là hoạt động thực tiễn của giai cấp vô sản. Hoạt động thực tiễn của giai cấp vô sản được soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, định hướng bởi chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngược lại, hoạt động thực tiễn của giai cấp vô sản lại là cơ sở, động lực cho sự phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Giữa triết học Mác với hoạt động thực tiễn của giai cấp vô sản có 1 V.I.Lênin: Toàn tập, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.23, tr. 66. 2 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t.19, tr. 499-450. 3 V.I.Lênin: Toàn tập, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.23, tr.53.
  • 33. 33 sự thống nhất hữu cơ với nhau. Có thể xem đây là một lý do dẫn đến trong lịch sử, chưa có triết gia nào có thể huy động được một lực lượng quốc tế đông đảo và tạo ra được những thay đổi chính trị to lớn trong suốt thế kỷ XX giống như K.Marx. Bằng một thế giới quan triết học hoàn toàn mới mẻ, K.Marx đã hoàn thành việc xác lập một mối quan hệ biện chứng giữa triết học Marx với các ngành khoa học cụ thể. Trong đó, các khoa học cụ thể cung cấp cho triết học Marx các tư liệu, dữ kiện, thông số khoa học để triết học Marx khái quát. Trong chiều ngược lại, triết học Marx đóng vai trò thế giới quan, phương pháp luận chung nhất. Thực tiễn phát triển mạnh mẽ của các khoa học cụ thể càng làm tăng vai trò thế giới quan, phương pháp luận của triết học Marx. Đóng góp này của K.Marx đã thực sự tạo ra những thay đổi có tính cách mạng đối với sự phát triển của các ngành khoa học nói riêng và nhận thức nhân loại nói chung. Tổng kết lại những giá trị cốt lõi từ cuộc cách mạng trong lĩnh vực triết học mà Marx đã thực hiện ta có thể rút ra được giá trị và bài học rất sâu sắc đối với quá trình phát triển những lý luận của chủ nghĩa Marx – Lenin trong giai đoạn hiện nay. Trước hết, lý luận của Marx đã có sự kế thừa biện chứng những giá trị mà nền triết học trước đó, đặc biệt là triết học cổ điển Đức đã đạt được. “Thay vì sự chối bỏ, K.Marx và F.Engels nhấn mạnh tính kế thừa có chọn lọc tinh hoa tri thức nhân loại”1 hay nói cách khác “Trong diện mạo văn hóa của chủ nghĩa Marx luôn bao hàm nguyên tắc kế thừa và phát triển”2 , các ông đã xác định triết học như một “tinh hoa về mặt tinh thần của thời đại”3 , “các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá và vô hình được tập trung lại trong những tư tưởng triết học”4 . Một hệ thống lý luận chặt chẽ như triết học Marx đòi hỏi một khối lượng công việc khoa học đồ sộ, sự hoạt động nghiên cứu nghiêm túc, không mệt mỏi của tư duy, sự nhận thức thấu đáo về mặt lý luận toàn bộ thành tựu khoa học và kinh nghiệm đấu tranh xã hội của các thời đại lịch sử. V.I.Lenin đã chỉ rõ rằng, mọi toan tính xem xét chủ nghĩa Marx bên ngoài con đường phát triển của văn hóa nhân loại, biến nó thành một học 1 Trịnh Doãn Chính, Đinh Ngọc Thạch: Vấn đề triết học trong tác phẩm của C.Mác – Ph.Ăng-ghen và V.I.Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.21 2 Đinh Ngọc Thạch: Tính sáng tạo của triết học Mác - Thực chất và ý nghĩa lịch sử, Tạp chí Triết học, số 7 (206), tháng 7 – 2008. 3 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, t.1, tr.157. 4 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, t.1, tr.157.
  • 34. 34 thuyết biệt phái, “đóng kín và cứng nhắc, nảy sinh ở ngoài con đường phát triển vĩ đại của văn minh thế giới”1 đều là biểu hiện của cách tiếp cận mang tính xuyên tạc, trái với chân lý. Các thành quả của tư tưởng nhân loại, trong đó có triết học luôn chứa đựng những vấn đề đòi hỏi phải có cả lời giải đáp mới lẫn những “hạt nhân hợp lý” mà K.Marx và F.Engels đã sử dụng như tiền đề lý luận của mình Thứ hai, thực tiễn đã chứng minh trong quá trình xây dựng, phát triển lý luận của mình, K.Marx đã thiết lập nên một hệ thống lý luận có tính mở.“Thực tiễn cách mạng thế giới kể từ khi K.Marx và F.Engels thực hiện bước ngoặt cách mạng trong lịch sử tư tưởng nhân loại, đến khi chủ nghĩa Marx được kế thừa và vận dụng vào điều kiện cụ thể của cách mạng ở nhiều nước trên thế giới đã cho phép chúng ta khẳng định rằng, chủ nghĩa Marx là một hệ thống mở”2 . Chính V.I.Lenin đã không hề coi lý luận của chủ nghĩa Marx như một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm, mà trái lại, ông còn cho rằng, lý luận đó chỉ mới đặt nền móng cho một môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa vẫn phải tiếp tục phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu không muốn trở thành lạc hậu trước cuộc sống. Từ cuộc đời và sự nghiệp của Marx, ở bất cứ giai đoạn nào quá trình nghiên cứu về triết học cũng cần phải biết vượt qua sức ỳ của thói quen truyền thống và những trì trệ, giáo điều, bảo thủ vẫn còn tồn tại trong đời sống xã hội. Hiện nay, những đột phá trong hoạt động nghiên cứu về triết học Marx cần đến những đột phá trong lĩnh vực tư duy lý luận, khuyến khích tinh thần phê phán, xóa dần những vùng cấm không đáng có, chấm dứt lối tư duy áp đặt, một chiều, không chỉ chống “diễn biến hòa bình”, mà còn phải cảnh giác đối với “tự diễn biến hòa bình” dưới những biến thái tinh vi. Thứ ba, triết học Marx với khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên có một mối quan hệ vô cùng chặt chẽ. “Triết học được khoa học tự nhiên cung cấp cho những tài liệu nhận thức về tự nhiên và mỗi lần có một phát minh vạch thời đại, ngay cả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, thì chủ nghĩa duy vật không tránh khỏi thay đổi hình thức của nó...” Chính vì mối quan hệ vô cùng mật thiết đó, nên bản thân triết học Marx đã có được một nền tảng thế giới quan duy vật khoa học và tiến bộ. Chính vì vậy tự bản thân những ai đang nghiên cứu về triết học Marx phải không ngừng bổ sung, cập nhật những tri thức khoa học mới để trên một mặt chúng ta tiếp tục bảo vệ và củng cố cho những lập trường triết học mà 1 V.I.Lênin: Toàn tập, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.23, tr.49-50. 2 Đinh Ngọc Thạch: Tính sáng tạo của triết học Mác - Thực chất và ý nghĩa lịch sử, Tạp chí Triết học, số 7 (206), tháng 7 – 2008.
  • 35. 35 Marx đã xác lập, và ở một mặt khác, ta có thể đi đến phát triển triết học Marx. Ngày nay, cuộc cách mạng mà Marx đã thực hiện trong lĩnh vực triết học vẫn đang để lại những dấu ấn, vẫn “đang ám ảnh” nhân loại bởi những luận giải rất sâu sắc. Karl Popper – một nhà phê bình theo chủ nghĩa Marx - đã viết “Marx đã mở và làm sáng mắt chúng ta bằng nhiều cách. Rõ ràng là không thể trở lui về với khoa học xã hội của thời kỳ trước Marx. Tất cả các nhà khoa học xã hội thời hiện đại đều phải chịu ơn Marx cho dù họ không biết điều đó”1 . Tầm vóc tư tưởng của K.Marx đã được khẳng định nhưng tư tưởng đó chỉ tiếp tục duy trì sức sống của nó khi được hòa mình vào dòng chảy của đời sống xã hội. Hiện nay, việc nghiên cứu và phát triển chủ nghĩa Marx nói chung và triết học Marx nói riêng vẫn đang đối diện với nhiều vấn đề mới so với lý luận ban đầu của Marx. Nhưng chúng ta có thể tự tin khẳng định rằng những giá trị khoa học chân chính mà K.Marx đã dày công vun đắp sẽ gợi mở cho chúng ta những hướng đi mới để tiếp tục nghiên cứu và phát triển chủ nghĩa Marx – Lenin trong thời đại ngày nay. 1 William F. Lawhead: Hành trình khám phá triết học phương Tây, NXB Từ điển bách khoa, 2012, tr.390.
  • 36. 36 CHỦ NGHĨA MÁC TRƯỚC XU THẾ TOÀN CẦU HÓA CỦA THỜI ĐẠI NGÀY NAY TS Bùi Xuân Dũng* Chủ nghĩa Mác với vai trò định hướng, tổng hợp tri thức của nhân loại nhằm cải tạo thế giới để đáp ứng nhu cầu của mình. Toàn cầu hóa là quá trình tất yếu trong tiến trình phát triển của lực lượng sản xuất để chuyển sang hình thái kinh tế - xã hội Chủ nghĩa xã hội. Do đó, với thế giới quan và phương pháp luận của mình, Chủ nghĩa Mác phải tìm ra và khẳng định những phương pháp giải quyết hợp lý về sự phát triển bền vững, hướng tới bản chất nhân văn, tính nhân đạo, khát vọng dân chủ, tự do và bình đẳng với tư cách thuộc tính vốn có của con người, trong mỗi con người và trong cộng đồng nhân loại. Toàn cầu hóa là xu thế khách quan của sự phát triển kinh tế – xã hội trong thời đại ngày nay và có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia, các vùng lãnh thổ, các khu vực. Toàn cầu hóa buộc mọi người phải quan tâm, bởi nó gắn với vấn đề sống còn không chỉ của quốc gia dân tộc mà còn với số phận từng con người. Trước bối cảnh đó, Chủ nghĩa Mác đã đưa ra những phương pháp giải quyết hợp lý về sự phát triển bền vững, hướng tới bản chất nhân văn, tính nhân đạo, khát vọng dân chủ, tự do và bình đẳng với tư cách thuộc tính vốn có của con người, trong mỗi con người và trong cộng đồng nhân loại. Tuy nhiên, tính hợp lý Chủ nghĩa Mác đã, đang và sẽ gây tranh cãi theo hai khuynh hướng chủ yếu: Một là khuynh hướng giải thích lại chủ nghĩa Mác; hai là những giải thích phản C.Mác1 . Với hai khuynh hướng trên, thực tiễn cách mạng Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay sẽ là một minh chứng hùng hồn về sự đúng đắn, khoa học và cách mạng của triết học Mác. Suy cho cùng, Chủ nghĩa Mác với tư cách “một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị, nó cung cấp cho loài người và nhất là cho giai cấp công nhân những công cụ nhận thức vĩ đại”2 . Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, việc nắm rõ được chủ nghĩa Mác là cơ sở trong việc định hướng phát triển xã hội nói chung và của Việt Nam nói riêng. * Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP Hồ Chí Minh 1 Jacques Derrida: Những bóng ma của Mác, NXB Chính trị Quốc gia, Tổng cục II Bộ Quốc phòng, Hà Nội, 1994. 2 V.I.Lênin: Toàn tập, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, t.1.
  • 37. 37 Thứ nhất, lý luận về hình thái kinh tế - xã hội của Chủ nghĩa Mác là kim chỉ nam về lý luận để nhận thức về toàn cầu hóa với phát triển lực lượng sản xuất. C.Mác đã phát hiện ra tiền đề đầu tiên, chân chính của lịch sử nhân loại là những con người hiện thực, mà đặc trưng quyết định là việc con người sản xuất xã hội ra đời sống vật chất của chính mình. Khi vận dụng phép biện chứng duy vật vào phân tích quá trình sản xuất vật chất, C.Mác đã chỉ ra rằng, nguồn gốc sâu xa, suy đến cùng của mọi hiện tượng xã hội - lịch sử (như đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội,...) và do vậy, cũng là động lực cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội chính là cái mâu thuẫn vẫn luôn nảy sinh và đòi hỏi phải được giải quyết giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Bởi theo Người: “sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”1 . Như vậy, toàn cầu hóa thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất trong hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, trong khi quá trình phát triển của mình, chủ nghĩa tư bản cũng đồng thời tạo ra những tiền đề cho sự diệt vong tất yếu của nó, cho sự thay thế nó bằng chủ nghĩa xã hội. Đó chính là thực chất quan niệm duy vật biện chứng của C.Mác về lịch sử. Thứ hai, với quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử cụ thể của Chủ nghĩa Mác giúp nhận thức rõ tính hai mặt của toàn cầu hóa trong thời đại ngày nay. Phân tích vấn đề thị trường thế giới của C.Mác cho rằng: chỉ đến khi giao lưu trở thành giao lưu thế giới và lấy đại công nghiệp làm cơ sở, chỉ đến khi tất cả các dân tộc đều bị lôi cuốn vào cuộc cạnh tranh, thì việc duy trì lực lượng sản xuất đã được sáng tạo ra mới có sự bảo đảm. Trình độ giải phóng của mỗi một cá nhân là thống nhất với trình độ chuyển biến lịch sử hình thành lịch sử thế giới. Tính chất đặc biệt của loại hàng hóa là ở chỗ, quá trình nhà tư bản sử dụng nó cũng đồng thời là quá trình nó sinh ra giá trị. Để quá trình sử dụng loại hàng hàng hóa này sinh ra cho nhà tư bản một lượng giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó – giá trị thặng dư, giai cấp tư sản phải sử dụng nhiều phương thức. Trong giai đoạn hiện nay, toàn cầu hóa trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản đương đại không những không làm thay đổi nguồn gốc của giá trị thặng dư, mà còn không làm thay đổi bản chất bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Mâu thuẫn vốn có của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không những không giảm 1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, t.23, tr.2.