SlideShare a Scribd company logo
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ.......................................................7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................8
PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................9
0.1 Tính c p thi t c a đ tài nghiên c uấ ế ủ ề ứ .................................................................................................9
0.2 M c tiêu nghiên c uụ ứ .......................................................................................................................10
0.3 Đ i t ng và ph m vi nghiên c uố ượ ạ ứ ..................................................................................................10
0.4 T ng quan tình hình nghiên c uổ ứ ......................................................................................................10
0.5 Ph ng pháp nghiên c uươ ứ ................................................................................................................11
0.6 K t c u c a khóa lu nế ấ ủ ậ ....................................................................................................................11
1 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG...............................................................................................................11
1.1 C nh tranh trong n n kinh t th tr ngạ ề ế ị ườ .........................................................................................11
1.1.1 M t s khái ni m c b nộ ố ệ ơ ả ..........................................................................................................11
1.1.2 Các lo i hình c nh tranhạ ạ ...........................................................................................................17
1.2 M t s y u t c b n nh h ng đ n năng l c c nh tranh c a doanh nghi pộ ố ế ố ơ ả ả ưở ế ự ạ ủ ệ .............................19
1.2.1 Các y u t bên trong doanh nghi pế ố ệ .........................................................................................19
1.2.2 Các y u t bên ngoài doanh nghi pế ố ệ .........................................................................................23
1.3 Các bi n pháp ch y u nh m nâng cao kh năng c nh tranh c a các doanh nghi p trên th tr ngệ ủ ế ằ ả ạ ủ ệ ị ườ
...............................................................................................................................................................27
1
1.3.1 Chi n l c s n ph mế ượ ả ẩ ................................................................................................................27
1.3.2 Chi n l c c nh tranh b ng giá bán s n ph mế ượ ạ ằ ả ẩ ........................................................................30
1.3.3 Hoàn thi n công tác t ch c và tiêu th s n ph mệ ổ ứ ụ ả ẩ ..................................................................31
2 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ XÂY DỰNG DUY ANH..............................35
2.1 T ng quan v s hình thành và phát tri n c a công ty TNHH C khí xây d ng Duy Anhổ ề ự ể ủ ơ ự ...............35
2.1.1 Quá trình hình thành và phát tri n c a công tyể ủ ......................................................................35
2.1.2 Các s n ph m d ch v cung c p c a Công tyả ẩ ị ụ ấ ủ ..........................................................................36
2.2 C c u t ch c b máy qu n lý c a Công ty TNHH C khí xây d ng Duy Anhơ ấ ổ ứ ộ ả ủ ơ ự ................................39
2.3 . Th c tr ng năng l c c nh tranh c a Công ty TNHH C khí xây d ng Duy Anhự ạ ự ạ ủ ơ ự ..............................52
2.3.1 Phân tích các nhân t bên ngoài nh h ng t i năng l c c nh tranh c a công tyố ả ưở ớ ự ạ ủ ...................52
2.3.2 Phân tích các nhân t bên trong nh h ng t i năng l c c nh tranh c a công tyố ả ưở ớ ự ạ ủ ...................63
2.4 Đánh giá t ng quan v Công ty TNHH C khí xây d ng Duy Anhổ ề ơ ự ....................................................75
2.4.1 Nh ng đi m m nh c a Công ty (STRENGTHS)ữ ể ạ ủ ..........................................................................75
2.4.2 Nh ng đi m y u c a Công ty (WEAKNESSES)ữ ể ế ủ ..........................................................................76
2.4.3 Các c h i v i Công ty (OPPORTUNITIES)ơ ộ ớ ..................................................................................77
2.4.4 Các m i thách th c v i Công ty (THREATS)ố ứ ớ ...............................................................................77
3 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO SỨC
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ XÂY DỰNG DUY ANH...............78
3.1 Chi n l c phát tri n Công ty giai đo n 2010 -2015ế ượ ể ạ ......................................................................78
3.1.1 S m nh, t m nhìn Chi n l c c a Công tyứ ệ ầ ế ượ ủ .............................................................................78
3.1.2 Các ph ng án chi n l c c a Công ty TNHH C khí xây d ng Duy Anh giai đo n 2010-2015ươ ế ượ ủ ơ ự ạ
...........................................................................................................................................................80
3.2 Các gi i pháp th c hi n chi n l cả ự ệ ế ượ .................................................................................................84
3.2.1 Gi i pháp tài chínhả ....................................................................................................................84
2
3.2.2 Gi i pháp v Marketingả ề ............................................................................................................84
3.2.3 Gi i pháp v s n xu tả ề ả ấ ...............................................................................................................85
3.2.4 Gi i pháp v chi phíả ề ..................................................................................................................85
3.2.5 Gi i pháp v ngu n nhân l cả ề ồ ự ....................................................................................................86
3.2.6 Gi i pháp v qu n lýả ề ả .................................................................................................................87
3.2.7 Gi i pháp v công nghả ề ệ ...........................................................................................................87
3.2.8 Xây d ng văn hoá Công tyự .........................................................................................................88
3.3 M t s ki n ngh v i nhà n cộ ố ế ị ớ ướ ........................................................................................................89
Kết luận.................................................................................................................90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................92
3
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong Khoa, đặc biệt là
thầy giáo: Hoàng Hải Bắc – người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, đôn đốc và giúp đỡ
tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Chân thành cảm ơn thầy!
Đồng thời tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cán bộ công nhân viên công ty
TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh, xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận
lợi để tác giả hoàn thành bài khóa luận này.
Cuối cùng tác giả xin cam đoan với hội đồng bảo vệ: đề tài được thực hiện hoàn
toàn do sự nỗ lực và phấn đấu của bản thân, không sao chép.
Do thời gian và hiểu biết có hạn nên bài khóa luận của em khó có thể tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Mong quý thầy cô thông cảm và đóng góp thêm ý kiến để bài
làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Hưng Yên, ngày 23 tháng 03 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Phạm Thanh Xuân
4
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam có thị trường cơ khí được đánh giá là khá lớn. Thị trường cơ khí của
Việt Nam tăng trưởng rất mạnh. Nếu năm 1995 giá trị nhập khẩu cơ khí của Việt Nam
mới chỉ là 2,967 tỷ USD thì đến năm 2005 khoảng 11 tỷ USD chưa kể những sản phẩm
trong nước đã làm được đáp ứng nhu cầu ngay tại chỗ. Các chuyên gia cho rằng thị
trường có tốc độ tăng trưởng không dưới 20%/năm. Đây là thị trường tiềm năng. Bên
cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, theo nhận định của nhiều chuyên gia, đã
chạm đáy vì thế năm 2014 doanh nghiệp Việt Nam sẽ đón nhận nhiều cơ hội thuận lợi
hơn cùng với sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế.
Tại Việt Nam, các thông tin vĩ mô tích cực từ chính sách kích thích tăng trưởng
kinh tế của Chính phủ như các doanh nghiệp sẽ tiếp tục nhận được những ưu đãi về vốn,
thuế trong thời gian tới; Thông tư 21 sửa đổi của Ngân hàng Nhà nước về việc hỗ trợ lãi
suất 4% đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trung và dài hạn đến hết năm 2011... đã tác
động tốt đến toàn bộ nền kinh tế. Tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp
không những đã phục hồi mà còn tăng trưởng mạnh.
Vậy Công ty TNHH Cơ khí Xây dựng Duy Anh đã và sẽ làm gì để tận dụng các
thế mạnh về ngành và chính sách vĩ mô từ nhà nước nhằm nâng cao năng lực canh tranh
cho mình? Là doanh nghiệp mới được thành lập, công ty đã xây dựng được cơ chế quản
lý, dây chuyền công nghệ mới, thay đổi cách thức kinh doanh, đa dạng hoá mẫu mã sản
phẩm, đầu tư trang thiết bị, máy móc, nâng cao tay nghề người lao động, hạ giá thành sản
phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh vì vậy công ty đã nhanh chóng xây dựng được uy
tín trên thị trường, sản phẩm công ty được nhiều khách hàng ưa chuộng, tình hình sản xuất
kinh doanh ngày càng phát triển và đời sống công nhân viên của công ty ngày càng được cải
thiện.
Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển và phát triển bền vững, bản thân Công ty cần phải
nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình. Xuất phát từ vai trò quan trọng đó, trong thời
gian thực tập tại công ty được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Hoàng Hải Bắc cùng với
5
các cô chú, anh chị trong công ty, em mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Cơ khí Xây dựng Duy Anh”
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn tốt nghiệp của em được chia thành ba
Chương:
Chương I. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chương II. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy
Anh
Chương III. Các đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH
Cơ khí xây dựng Duy Anh.
Do trình độ còn hạn chế và thời gian tìm hiểu thực tế chưa nhiều, bài viết này không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp nhằm hoàn thiện hơn đề
tài nghiên cứu.
6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ Ý nghĩa
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CP Cổ phần
DT Doanh thu
DV Dịch vụ
ĐVT Đơn vị tính
GTGT Giá trị gia tăng
LĐ Lao động
TSCĐ Tài sản cố định
DN Doanh nghiệp
GĐ Giám đốc
TSCĐ Tài sản cố định
PX Phân xưởng
KT Kế toán
TM Tiền mặt
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
NVL Nguyên vật liệu
NSLĐ Năng suất lao động
8
PHẦN MỞ ĐẦU
0.1 Tính c p thi t c a đ tài nghiên c uấ ế ủ ề ứ
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh đóng vai trò vô cùng quan trọng và được
coi là động lực của sự phát triển của mỗi doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói
chung. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phần kinh tế, góp
phần xóa bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bình đẳng trong kinh doanh. Kết quả của quá
trình cạnh tranh sẽ quyết định doanh nghiệp nào tiếp tục tồn tại và phát triển còn doanh
nghiệp nào sẽ bị phá sản và giải thể. Do đó vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp đã trở thành một vấn đề quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải
quan tâm.
Công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh chính thức được thành lập vào
09/11/2010, ngay trong giai đoạn cuối của kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội từ
2006-2010. Tình hình kinh tế trong nước có nhiều thuận lợi, chính sách hỗ trợ tăng
trưởng kinh tế đạt bình quân khoảng 7%/năm. Nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát
triển và hoàn thành nhiều mục tiêu Thiên niên kỷ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội gấp 2,5
lần so với giai đoạn 2001 – 2005, đạt 42,9% GDP. Mặc dù khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu diễn ra khá phức tạp, nhưng những chính sách hỗ trợ tăng trưởng
kinh tế từ năm 2009 đã phát huy hiệu quả. Mặc dù sự ra đời của công ty không hẳn là sự
ra đời trong quá trình khủng hoảng kinh tế, nhưng cũng có thể nói đó là một giai đoạn
kinh tế có nhiều bất ổn. Và những năm sau đó, công ty gặp không ít khó khăn vì sự bất ổn
của thị trường bất động sản. Thị trường nhà đất đóng băng, các công ty xây dựng gặp
nhiều khó khăn về vốn, lãi suất thị trường tăng cao, lạm phát và sức mua của thị trường
giảm rõ rệt. Các đơn đặt hàng và số hợp đồng có giảm, trong khi đó công ty lại mới thành
lập chưa lâu. Việc tìm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh để giúp doanh nghiệp đứng
vững, tồn tại và phát triển là vấn đề cần thiết và cấp bách. Không chỉ riêng với Công ty
TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh, mà với nhiều doanh nghiệp, vấn đề nâng cao năng lực
cạnh tranh sẽ góp phần khẳng định vị trí và thương hiệu của mình.
Tính đến nay, công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh mới đi vào hoạt động
được gần 4 năm. Tuy đã có không ít các đối tác đã và đang liên kết hoạt động với công
ty, và công ty cũng đã có các bạn hàng quen thuộc, nhưng để đáp ứng nhu cầu mở rộng
quy mô doanh nghiệp thì việc không thể thiếu đối với công ty là nâng cao năng lực cạnh
tranh của công ty, mở rộng được thị trường tiêu thụ, thu hút được nhiều bạn hàng hơn,
tạo điều kiện tốt để công ty có thể mở rộng quy mô hoạt động sản xuất của mình. Mặt
khác, với sự khủng hoảng của thị trường bất động sản hiện nay thì việc tìm ra những giải
pháp để giúp công tycó thể đứng vững và phát triển thị trường là điều rất cấp thiết. Vậy
9
nên, qua quá trình thực tập tại công ty, em đã mạnh dạn đưa ra ý tưởng và nghiên cứu đề
tài: “Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Cơ khí xây
dựng Duy Anh”
0.2 M c tiêu nghiên c uụ ứ
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm những mục tiêu sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh
Và chiến lược cạnh tranh nhằm định hướng cho việc xây dựng chiến lược cạnh tranh,
nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh.
- Phân tích, đánh giá môi trường hoạt động của công ty TNHH Cơ khí xây dựng
Duy Anh, qua đó đánh giá về năng lực cạnh tranh trong việc tìm kiếm các đơn hàng mới,
mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, góp phần thực hiện
chiến lược xây dựng và khẳng định thương hiệu và uy tín của công ty.
- Đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cơ khí xây dựng
Duy Anh.
0.3 Đ i t ng và ph m vi nghiên c uố ượ ạ ứ
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là: Năng lực cạnh tranh và những
giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cung cấp dịch vụ và sản xuất trong ngành Cơ
khí xây dựng của công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh.
0.4 T ng quan tình hình nghiên c uổ ứ
“Giải pháp nâng cao năng lực cạnh trạnh canh” không phải là một đề tài mới mẻ.
Cạnh tranh ra đời thì cũng sẽ xuất hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. Công
ty TNHH Cơ khí Duy Anh là một công ty mới được thành lập chưa lâu, để có thể ra nhập
và đứng vững trên thị trường thì việc tìm các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh là
việc làm không thể thiếu và có tính cần thiết cho công ty. Mặt khác, với tình hình thị
trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc tìm ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh sẽ mang tính cấp thiết. Hiện tại, chưa có một ai nghiên cứu về lĩnh vực này trong
công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh. Việc mạnh dạn nghiên cứu đề tài này sẽ mang
đến cho em nhiều kiến thức mới mẻ và kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực Marketing, đồng
thời đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với Công ty Cơ khí xây dựng Duy Anh.
Tại Việt Nam, sự “đóng băng” của thị trường bất động sản trong vài năm trở lại
đây đã làm ảnh hưởng sâu sắc tới toàn bộ nền kinh tế nói chung và nền sản xuất các thiết
bị cơ khí, cơ khí xây dựng nói riêng. Đề tài đi sâu vào việc phân tích đánh giá sự tác động
10
của nền kinh tế tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tình hình hoạt động sản
xuất và năng lực cạnh tranh của công ty, từ đó đưa ra được các giải pháp góp phần nâng
cao khả năng cạnh tranh của công ty.
0.5 Ph ng pháp nghiên c uươ ứ
Trong bài luận văn này, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
- Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là
phương pháp thu thập, phân tích, kết hợp khái quát hóa.
- Trao đổi, lấy ý kiến chuyên gia về các yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh
hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh.
0.6 K t c u c a khóa lu nế ấ ủ ậ
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn tốt nghiệp của em được chia thành
3 Chương:
Chương II. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chương III. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy
Anh
Chương IV. Các đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH
Cơ khí xây dựng Duy Anh.
1 CH NGƯƠ II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1 C nh tranh trong n n kinh t th tr ngạ ề ế ị ườ
1.1.1 M t s khái ni m c b nộ ố ệ ơ ả
1.1.1.1. C nh tranh và các lý thuy t v c nh tranhạ ế ề ạ
Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường, có nền kinh tế thị
trường là có tồn tại cạnh tranh. Trong kinh doanh cạnh tranh được hiểu như là sự đua
11
tranh giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm dành được ưu thế trên cùng một loại
sản phẩm dịch vụ hoặc một loại khách hàng về phía mình so với các đối thủ cạnh tranh.
Để thực hiện khả năng cạnh tranh của một công ty, Marketing dùng khái niệm sức
cạnh tranh: sức cạnh tranh của một công ty được thể hiện như là “mô men động lượng”
phản ánh và lượng hóa tổng hợp thế lực địa vị, cường độ động thái vận hành sản xuất
kinh doanh của công ty trong mối quan hệ tương tác với đối thủ cạnh tranh trực tiếp cùng
một thị trường mục tiêu xác định và trong các thời điểm hoặc thời gian xác định.
Cạnh tranh đặc biệt phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Theo Mác: “cạnh tranh là sự ganh đua đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm
giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và trong tiêu thụ để đạt tới lợi nhuận
siêu ngạch”.
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một điều kiện và yếu tố kích
thích kinh doanh, là môi trường động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao
động và tạo đà cho sự phát triển xã hội nói chung.
Như vậy, cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hóa, là nội
dung cơ chế vận động của thị trường. Sản xuất hàng hóa càng phát triển, hàng hóa bán ra
càng nhiều, số lượng người cung ứng càng đông thì cạnh tranh càng khốc liệt. Kết quả
canh tranh sẽ loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn yếu kém và sự tồn tại phát triển lớn
mạnh của các doanh nghiệp làm ăn tốt. Đó là quy luật của sự phát triển, là cơ sở tiền đề
cho sự thành công của mỗi quốc gia trong vấn đề thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.
Tóm lại, ta có thể hiểu cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt giữa các chủ thể
tham gia hoạt động trên thị trường nhằm giành giật những điều kiện sản xuất kinh doanh
thuận lợi, dịch vụ có lợi, đồng thời tạo diều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển.
Có 3 lý thuyết cạnh tranh chủ yếu sau:
• Lý thuyết cạnh tranh của trường phái cổ điển
Hiện tượng cạnh tranh xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của nền sản
xuất hàng hóa. Tuy vậy, trong cả một thời gian dài người ta không coi cạnh tranh như là
một quá trình cũng như không quan sát và phân tích những tác động của chúng trong nền
kinh tế. Chỉ đến khi các khái niệm giá trị, giá bán được nghiên cứu một cách nghiêm túc
thì khi đó vấn đề cạnh tranh mới được đặt đúng vị trí của nó. Ý nghĩa của cạnh tranh
trước hết được những người theo trường phái trọng nông phát hiện thông qua sự biến
động của giá cả. Theo họ “giá tự nhiên” bao gồm lao động chứa trong sản phẩm và địa tô.
12
Khi xuất hiện một sự bất thường nào đó thì giá thị trường có thể chênh lệch với “giá tự
nhiên”. Adam Smith đã tiếp thu những nội dung này và bổ sung thêm vào đó vấn đề
cạnh tranh bên cầu. Như vậy. A.Smith chính là người đầu tiên đưa ra những lý thuyết
tương đối hoàn chỉnh về cạnh tranh. Lý thuyết của ông đòi hỏi phải bảo đảm tự do hành
động cho mọi doanh nghiệp và các hộ gia đình. Thông qua cơ chế thị trường, việc tận
dụng tự do cạnh tranh để theo đuổi lợi ích riêng dẫn đến việc mỗi chủ thể kinh tế sẽ nhận
được những thành quả mà họ đã cống hiến cho thị trường. Như vậy, sự hài hòa về lợi ích
riêng được hình thành như thể thông qua sự sắp đặt của “bàn tay vô hình”. Mô hình cạnh
tranh của trường phái cổ điển có thể được hiểu như một quá trình điều phối không có sự
điều khiển của nhà nước. Tuy vậy, mô hình cạnh tranh của họ không đồng nghĩa với
chính sách “Laiser-fair” (bỏ mặc doanh nhân) như nhiều người nhầm lẫn mà họ đòi hỏi
Nhà nước phải tạo ra và đảm bảo một trật tự pháp lý làm khuôn khổ cho quá trình cạnh
tranh.
Sự hài hòa về lợi ích như A.Smith phỏng đoán đã được trường phái tân cổ điển
nghiên cứu và tìm cách xác định những điều kiện tồn tại sự tương ứng giữa lợi ích riêng
và lợi ích tổng thể trong xã hội. Kết quả những cố gắng của những nhà kinh tế theo
trường phái tân cổ điển này đã mang lại mô hình cân bằng của cạnh tranh hoàn hảo. Họ
đã thay thế và rút gọn việc phân tích cạnh tranh ở trạng thái động bằng mô hình toán học
“tĩnh” phân tích trạng thái cân bằng theo lý thuyết giá. Từ những giã thuyết (mà hầu hết
là không thực tế) về cơ cấu và quan hệ trên thị trường, họ đã rút ra những kết luận về giá
và khối lượng cân bằng, và như vậy quá trình cạnh tranh “động” dẫn đến cân bằng đã bị
việc “quan sát tĩnh” này lấn át.
• Lý thuyết cạnh tranh không hoàn hảo và cạnh tranh mang tính độc quyền
Vào đầu những năm 20 của thế kỷ này, nhiều nhà kinh tế mà nổi bật nhất là nhà
kinh tế học Mỹ E.hamberlin và nhà kinh tế học Anh J.Robinson đã tìm cách nghiên cứu
để vượt qua tách bạch quá rạch ròi giữa hai thái cực là độc quyền thuần túy và cạnh tranh
hoàn hảo. Trọng tâm của việc nghiên cứu này là việc nghiên cứu hàng hóa tạp chủng
(haterogen), vấn đề độc quyền nhóm (Olygopoly) và bổ sung những hình thức cạnh tranh
không bằng giá (thí dụ qua kênh phân phối, qua quảng cáo). Mô hình cạnh tranh không
hoàn hảo hoặc cạnh tranh mang tính độc quyền là phạm trù thứ ba giữa hai thái cực là
độc quyền và cạnh tranh không hoàn hảo. Sự khác biệt của nó so với hai phạm trù kia là
nó thiếu một số nhân tố hoàn hảo hoặc nhân tố hoàn hảo hoặc nhân tố độc quyền của thị
trường. Sự khởi đầu quá trình phân tích này là từ chỗ nhận thức rằng: không bao giờ có
thể tồn tại cạnh tranh hoàn hảo bởi những giả thiết về sự tồn tại tất cả các nhân tố hoàn
hảo của thị trường là đều gắn với không tưởng.
13
Cạnh tranh mang tính độc quyền, theo nghĩa rộng là cạnh tranh giữa nhiều đơn vị
cung với những hàng hóa khác biệt cạnh tranh lẫn nhau trên cùng thị trường với những số
ít đơn vị cung. Sau khi những lý thuyết về hình thái thị trường Oligopoly ra đời và phát
triển, đến nay người ta hiểu khái niệm cạnh tranh mang tính độc quyền chỉ theo nghĩa hẹp
là: cạnh tranh giữa nhiều đơn vị cung với những hàng ;hóa khác biệt.
Lý thuyết về cạnh tranh mang tính độc quyền đã tạo cơ sở cho các doanh nghiệp
có thêm những phương pháp để xây dựng chiến lược Marketing khác nhau phù hợp với vị
thế của mình trên thị trường đồng thời phù hợp với từng hình thái thị trường.
• Lý thuyết cạnh tranh hiệu quả
Lý thuyết này được hình thành vào đầu những năm 40 dựa trên luận điểm “lấy độc
trị độc” của nhà kinh tế học Mỹ John Maurice Clack là những nhân tố không hoàn hảo
trên thị trường có thể được sửa chữa bằng những nhân tố không hoàn hảo khác như thiếu
sự tường minh của thị trường và tính tạp chủng của hàng hóa, bởi vì những tính không
hoàn hảo này sẽ làm giảm sự phụ thuộc lẫn nhau trong chính sách giá giữa các hang ở thị
trường Oligopoly, tạo điều kiện cho các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả. Luận điểm của
nhà kinh tế học Mỹ gốc Áo Schum Peter (1883-1950) về cạnh tranh đã ảnh hưởng mạnh
mẽ đến sự phát triển tiếp theo của lý thuyết cạnh tranh. Ông cho rằng, phải cạnh tranh
bằng sản phẩm mới, bằng kỹ thuật mới, bằng ngồn cung ứng mới và bằng hình thức tổ
chức mới. Theo ông, đổi mới chính là “sự phá hủy mang tính sáng tạo”. Clack đã nhanh
chóng tiếp thu luận điểm này của Schum Peter và gắn nó với lý thuyết cạnh tranh trong
tác phẩm Competion as a Dynamic process. Theo đó, việc các siêu lợi nhuận của doanh
nghiệp tiên phong trên cơ sở lợi thế nhất thời vừa là hệ quả, vừa là tiền đề của cạnh tranh.
Lợi nhuận này không thể xóa bỏ ngay lập tức mà chỉ nên giảm dần để doanh nghiệp có
thể có điều kiện thời gian tạo ra một sự đổi mới, cải tiến khác. Chính vì vậy, theo Clack,
sự vận hành của cạnh tranh được đo bằng sự giảm giá, tăng chất lượng hàng hóa cũng
như sự hợp lý hóa trong sản xuất. Tóm lại, nội dung cơ bản của lý thuyết cạnh tranh hiệu
quả là phân biệt rõ ràng những nhân tố không hoàn hảo nào là có ích, nhân tố nào là có
hại cho chính sách cạnh tranh và nhận biết điều kiện nào là điều kiện cần và đủ cho tính
hiệu quả của cạnh tranh trong nền kinh tế.
1.1.1.2. Đ i th c nh tranhố ủ ạ
Mới hiểu được khách hàng thôi chưa đủ, những năm qua cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp diễn ra rất khốc liệt cả thị trường trong và ngoài nước. Nền kinh tế của
nhiều nước đang điều chỉnh lại và khuyến khích các lực lượng của thị trường tham gia
hoạt động, nhiều công ty lớn đang tiến mạnh vào thị trường mới và đang tiến hành khai
14
thác thị trường. Vì vậy, mỗi công ty không còn sự lựa chọn nào khác là phải nâng cao
khả năng cạnh tranh của mình và một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu là phải
quan tâm tới đối thủ cạnh tranh của mình ngang với khách hàng mục tiêu.
Hiểu được các đối thủ cạnh tranh của mình là cực kỳ quan trọng để có thể đưa ra
các chương trình mang tính cạnh tranh có hiệu quả. Công ty phải thường xuyên so sánh
các sản phẩm của mình, giá cả, các kênh và hoạt động thương mại so với các đối thủ cạnh
tranh. Công ty có thể tung ra những đòn tiến công chính xác hơn vào đối thủ cạnh tranh
cũng như chuẩn bị phòng thủ vững chắc hơn trước các cuộc tiến công của đối thủ cạnh
tranh. Vậy đối thủ cạnh tranh của công ty là gì?
• Nếu xét theo nghĩa rộng:
Đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp là các cá nhân, tổ chức không đối đầu
trực tiếp với doanh nghiệp trên thị trường nhưng hoạt động của chúng ảnh hưởng gián
tiếp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
• Nếu theo nghĩa hẹp:
Đối thủ cạnh tranh là các cá nhân, tổ chức cùng sản xuất kinh doanh những hàng
hóa dịch vụ tương tự đồng dạng với những hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp trên cùng
một thị trường xác định.
Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm có các đối thủ cạnh tranh hiện
tại và các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
+ Đối thủ cạnh tranh hiện tại là những công ty doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh
doanh trong cùng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và có các sản phẩm dịch vụ
giống như doanh nghiệp.
+ Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những công ty doanh nghiệp hiện nay không rõ mặt cạnh
tranh nhưng vẫn có khả năng cạnh tranh và có thể gây ra các tổn thất, bất lợi cho doanh
nghiệp trong tương lai.
1.1.1.3. Năng l c c nh tranhự ạ
Thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” được sử dụng rộng rãi trong các phương tiện
thông tin đại chúng, trong sách báo chuyên môn, trong giao tiếp hằng ngày của các
chuyên gia kinh tế, các chính sách, các nhà kinh doanh…cho đến nay vẫn chưa có một sự
nhất trí cao trong các học giả và giới chuyên môn về khái niệm và cách đo lường, phân
tích năng lực cạnh tranh ở cả cấp quốc gia lẫn cấp ngành, công ty. Lý do cơ bản ở đây là
15
có nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực cạnh tranh. Đối với một số người, năng lực
cạnh tranh chỉ có nghĩa hẹp, được thể hiện qua các chỉ số về tỷ giá thực và trong mối
quan hệ thương mại. Trong khi đó, đối với một số người khác, khái niệm năng lực cạnh
tranh lại bao gồm khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ đủ đáp ứng đòi hỏi của cạnh
tranh quốc tế và yêu cầu bảo đảm mức sống cao cho các công dân trong nước. Hay như
M.Porter trong cuốn sách nổi tiếng “Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia” đã cho rằng chỉ
có năng suất là chỉ số có ý nghĩa khi nói về năng lực cạnh tranh quốc gia. Còn Kruman
thì lại cho rằng khái niệm về năng lực cạnh tranh chỉ phù hợp với cấp độ công ty, đơn
giản là vì nếu một công ty nào đó không đủ khả năng bù đắp chi phí của mình thì chắc
chắn phải từ bỏ kinh doanh hoặc phá sản.
Nói tóm lại, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu là những lợi thế của
doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh được thực hiện trong việc thỏa mãn đến mức
cao nhất các yêu cầu của thị trường.
Một số chỉ tiêu đo lường sức cạnh tranh của doanh nghiệp:
+ Thị phần: Là chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá sức cạnh tranh của doanh nghiệp, bao
gồm các loại thị phần sau:
- Thị phần của công ty so với toàn bộ thị trường, đó là tỷ lệ phần trăm giữa các doanh số
của công ty so với doanh số của toàn ngành.
- Thị phần của công ty so với phân khúc mà nó phục vụ, đó là tỷ lệ phần trăm giữa doanh
số của công ty so với phân số của toàn phân khúc.
- Thị phần tương đối, đó là tỷ lệ so sánh về doanh số của công ty đối với đối thủ cạnh
tranh mạnh nhất, nó cho biết vị thế của công ty trong cạnh tranh trên thị trường như thế
nào?
Thông qua sự biến động của các chỉ tiêu này doanh nghiệp biết mình đang đứng ở
vị trí nào và cần vạch rõ chiến lược như thế nào?
+ Tỷ suất lợi nhuận: Một trong những chỉ tiêu thể hiện tiềm năng cạnh tranh của doanh
nghiệp là lợi nhuận/doanh thu, hay chênh lệch (giá bán – giá mua)/giá thành. Nếu chỉ tiêu
này thấp thì chứng tỏ khả năng cạnh tranh trên thị trường là rất gay gắt, ngược lại nếu chỉ
tiêu này cao thì có nghĩa kinh doanh đang rất thuận lợi.
+ Tỷ lệ chi phí Marketing/Tổng doanh thu: Đây là chỉ tiêu đang sử dụng nhiều hiện
nay để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu này mà doanh
16
nghiệp thấy được hiệu quả hoạt động của mình. Nếu chỉ tiêu này cao là doanh nghiệp đầu
tư quá nhiều vào công tác Marketing không hiệu quả
1.1.2 Các lo i hình c nh tranhạ ạ
Dựa vào những tiêu thức khác nhau người ta có thể phân thành các loại hình cạnh
tranh khác nhau.
1.1.2.1. Căn c vào m c đ , tính ch t c a c nh tranh trên th tr ngứ ứ ộ ấ ủ ạ ị ườ
 Cạnh tranh hoàn hảo:
Là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có rất nhiều người bán, họ đều quá nhỏ
bé nên không ảnh hưởng gì đến giá cả thị trường. Điều đó có nghĩa là không cần biết sản
xuất được bao nhiêu, họ đều có thể bán tất cả sản phẩm của mình tại mức giá thị trường
hiện hành. Vì vậy, một hãng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo không có lý do gì để
bán rẻ hơn mức giá thị trường. Hơn nữa, nó sẽ không tăng giá của mình lên cao hơn giá
thị trường vì nếu thế thì hãng sẽ chẳng bán được gì – người tiêu dùng sẽ đi mua hàng với
mức giá rẻ hơn từ các đối thủ cạnh tranh của hãng. Các hãng sản xuất luôn tìm biện pháp
giảm chi phí và sản xuất một số lượng sản phẩm ở mức giới hạn mà tại đó chi phí cận
biên bằng doanh thu cận biên. Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ không có những
hiện tượng cung cầu giả tạo, không bị hạn chế bởi các biện pháp hành chính Nhà nước.
Vì vậy, trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo giá cả thị trường sẽ dần tới mức chi phí sản
xuất.
 Cạnh tranh không hoàn hảo:
Nếu một hãng có thể tác động đáng kể đến giá cả thị trường đối với đầu ra của
hãng thì hãng ấy được liệt vào “hãng cạnh tranh không hoàn hảo”. Như vậy, cạnh tranh
không hoàn hảo là cạnh tranh trên thị trường không đồng nhất với nhau. Mỗi loại sản
phẩm có thể có nhiều nhãn hiệu khác nhau, mặc dù sự khác biệt giữa các sản phẩm là
không đáng kể. Chẳng hạn như: các loại thuốc lá, dầu nhờn, nước giải khát, bánh kẹo…
thậm chí cùng loại nhưng lại có nhãn hiệu khác nhau. Mỗi loại nhãn hiệu lại có uy tín,
hình ảnh khác nhau. Mặc dù sự khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể. Các điều
kiện mua bán hàng rất khác nhau. Người bán có thể có uy tín độc đáo khác nhau đối với
người mua do nhiều lý do khác nhau, như khách hàng quen, gây được lòng tin từ trước,…
Người bán lôi kéo khách về phía mình bằng nhiều cách: quảng cáo, khuyến mại, phương
thức bán hàng, cung cấp dịch vụ, tín dụng, chiết khấu giá…loại cạnh tranh không hoàn
hảo này rất phổ biến trong giai đoạn hiện nay.
 Cạnh tranh độc quyền:
17
Là cạnh tranh trên thị trường mà ở đó có một số người bán một số sản phẩm thuần
nhất hoặc nhiều người bán một loại sản phẩm không đồng nhất. Họ có thể kiểm soát gần
như toàn bộ số lượng sản phẩm hay hàng hóa bán ra thị trường. Thị trường này có pha
trộn giữa độc quyền và cạnh tranh được gọi là thị trường cạnh tranh độc quyền. Ở đây
xảy ra cạnh tranh giữa các nhà độc quyền. Điều kiện ra nhập hoặc rút lui khỏi thị trường
cạnh tranh độc quyền độc quyền có nhiều trở ngại do vốn đầu tư lớn hoặc do độc quyền
về bí quyết công nghệ. Thị trường này không có cạnh tranh về giá cả mà một số người
bán toàn quyền quyết định giá cả. Họ có thể định giá cao hơn tùy thuộc vào đặc điểm tiêu
dùng của từng sản phẩm, cốt sao cuối cùng họ thu được lợi nhuận tối đa. Những nhà
doanh nghiệp nhỏ tham gia thị trường này phải chấp nhận bán hàng theo giá cả của nhà
độc quyền.
Trong thực tế có thể có tình trạng độc quyền xảy ra nếu không có sản phẩm nào
thay thế sản phẩm độc quyền hoặc các nhà độc quyền liên kết với nhau. Độc quyền gây
trở ngại cho phát triển sản xuất và làm phương hại đến người tiêu dùng. Vì vậy, ở một số
nước có luật chống độc quyền nhằm chống lại sự liên minh độc quyền giữa các nhà kinh
doanh.
1.1.2.2. Căn c vào ch th tham gia th tr ngứ ủ ể ị ườ
 Cạnh tranh giữa người bán và người mua:
Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo “luật” mua rẻ - bán bắt. Người mua luôn muốn
mua được rẻ, ngược lại, người bán luôn có tham vọng bán đắt. Sự cạnh tranh này được
thực hiện trong quá trình “mặc cả” và cuối cùng giá cả được hình thành và hành động
bán, mua được thực hiện.
 Cạnh tranh giữa những người mua với nhau:
Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy luật cung cầu. Khi một loại hàng hóa, dịch vụ
nào đó mà mức cung cấp nhỏ hơn nhu cầu tiêu dùng thì cuộc cạnh tranh càng trở nên
quyết liệt và giá bán hàng hóa, dịch vụ đó sẽ tăng. Kết quả cuối cùng là người bán thu
được lợi nhuận cao, còn người mua thì phải mất thêm một số tiền. Đây là cuộc cạnh tranh
mà những người mua tự làm hại chính mình.
 Cạnh tranh giữa những người bán với nhau:
Là cuộc cạnh tranh chính trên vũ đài thị trường, đồng thời cũng là cuộc cạnh tranh
khốc liệt nhất, có ý nghĩa sống còn đối với các chủ doanh nghiệp. Tất cả các doanh
nghiệp đều muốn giành giật lấy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần của đối thủ. Kết
quả để đánh giá doanh nghiệp nào chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này là việc tăng
18
doanh số tiêu thụ, tăng tỷ lệ thị phần. Cùng với nó là tăng lợi nhuận, tăng đầu tư chiều
sâu, mở rộng sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là hiện tượng tự nhiên,
bởi thế, đã bước vào kinh doanh thì bắt buộc phải chấp nhận.
Thực tế cho thấy, khi sản xuất hàng hóa càng phát triển, số người bán tăng lên thì
cạnh tranh càng quyết liệt. Trong quá trình ấy, một mặt sản xuất hàng hóa với quy luật
cạnh tranh sẽ lần lượt gạt ra khỏi thị trường những chủ doanh nghiệp không có chiến lược
cạnh tranh thích hợp. Nhưng mặt khác, nó lại mở đường cho những doanh ngiệp nắm
chắc “vũ khí” cạnh tranh thị trường và dám chấp nhận “luật chơi” phát triển.
1.1.2.3. Căn c theo ph m vi ngành kinh tứ ạ ế
 Cạnh tranh trong nội bộ ngành:
Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất và tiêu thụ một loại hàng
hóa hoặc dịch vụ nào đó. Trong cuộc cạnh tranh này, các chủ doanh nghiệp thôn tính
nhau. Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị
trường; những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh doanh, thậm chí bị phá sản.
 Cạnh tranh giữa các ngành
Là sự cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp trong ngành kinh tế khác nhau, nhằm
giành lấy lợi nhuận lớn nhất. trong quá trình cạnh tranh này, các chủ doanh nghiệp luôn
say mê với những ngành đầu tư có lợi nhuận nên đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận
sang ngành nhiều lợi nhuận. Sự điều chuyển tự nhiên theo tiếng gọi của lợi nhuận này sau
một thời gian nhất định, vô hình chung hình thành nên sự phân phối vốn hợp lý giữa các
ngành sản xuất, để rồi kết quả cuối cùng là, các chủ doanh nghiệp đầu tư ở các ngành
khác nhau với số vốn bằng nhau chỉ thu được lợi nhuận như nhau, tức hình thành tỷ suất
lợi nhuận bình quân cho các ngành.
1.2 M t s y u t c b n nh h ng đ n năng l c c nh tranh c a doanhộ ố ế ố ơ ả ả ưở ế ự ạ ủ
nghi pệ
1.2.1 Các y u t bên trong doanh nghi pế ố ệ
1.2.1.1. Ngu n nhân l cồ ự
Nguồn nhân lực được hiểu là tất cả những người tham gia vào hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp bất kể họ làm gì, giữ vị trí hay cương vị nào trong doanh
nghiệp.
19
Với vị trí là một yếu tố của quá trình tái sản xuất, lao động là yếu tố quan trọng
không kém các yếu tố khác như: vốn, thiết bị kỹ thuật công nghệ, thông qua nguồn lực
này thì các nguồn lực khác như đất đai, vốn liếng, công nghệ, cơ sở vật chất mới được
khai thác và sử dụng để mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Nguồn lực này kết hợp với
các nguồn lực khác không những tạo ra sức mạnh vật chất mà còn tạo ra nguồn lực tinh
thần cho doanh nghiệp, từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh và sức mạnh cạnh tranh cho
doanh nghiệp. Quy mô về số lượng lao động, trình độ của người lao động, các giải pháp
về tổ chức lao động và quản lý nhân sự sẽ tạo lập và quyết định khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp. Trong đó quản trị nhân sự sẽ tạo lập và quyết định khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp. Trong đó quản trị nhân lực là quá trình tổ chức và sử dụng lao động trong
doanh nghiệp một cách có khoa học nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân
lực. Ngoài ra việc bồi dưỡng và nâng cao tay nghề tạo các điều kiện lao động tốt để kích
thích lòng say mê lao động thì sẽ thúc đẩy việc tăng năng suất lao động của doanh nghiệp
từ đó sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
1.2.1.2. V n, tài chínhố
Vốn, tài chính của công ty là một đầu vào không thể thiếu đồng thời là nhân tố tạo
lập khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Quy mô tổng lượng vốn của doanh nghiệp
bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động, khả năng huy động vốn trong quá trình sản xuất
kinh doanh, tốc độ chu chuyển, quay vòng của vốn,…là những nhân tố cơ bản tạo lập
năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tùy theo đặc
điểm của từng doanh nghiệp mà cơ cấu vốn, tài chính phải phù hợp để từ đó phát huy
hiệu quả của nguồn vốn đó. Ngày nay trong cơ chế thị trường thì nguồn lực vốn, tài chính
công ty ngày càng có vai trò quan trọng. Có nguồn tài chính vững mạnh thì mới có các
nguồn lực như máy móc, thiết bị, kỹ thuật công nghệ hay có các nguồn lực như nguồn
nguyên liệu đầu vào…được huy động một cách dễ dàng. Người ta cho rằng lĩnh vực tài
chính là huyết mạch của “cơ thể doanh nghiệp”, mạch máu tài chính của doanh nghiệp
mà yếu thì sẽ ảnh hưởng đến “sức khỏe” của doanh nghiệp. Qua đó chứng tỏ vốn, tài
chính ngày càng có một vị trí then chốt, quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp.
1.2.1.3. Trang thi t b công nghế ị ệ
Là yếu tố vật chất kỹ thuật của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó tạo lập và gia
tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các sản phẩm có chất lượng cao,
mẫu mã đẹp…Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật – công nghệ với số lượng, chất lượng, cơ
cấu và sự sắp xếp quy hoạch theo trật tự của giải pháp kinh doanh. Những điều kiện và
khả năng áp dụng thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh là những nhân
tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh, đặc biệt là đối với doanh nghiệp sản xuất.
20
Trong thời đại bùng nổ khoa học công nghệ hiện nay thì các máy móc thiết bị
cũng bị hao mòn vô hình rất nhanh và sớm trở nên lạc hậu. Do vậy mỗi doanh nghiệp cần
phải luôn đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất mới
đem lại khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp cũng như cho chính doanh
nghiệp.
1.2.1.4. T ch c h th ng c a doanh nghi pổ ứ ệ ố ủ ệ
Khả năng cạnh tranh được tạo lập bởi sự cộng hưởng của rất nhiều nhân tố và
được gia tăng bởi trật tự tổ chức hệ thống của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp dù có các
yếu tố như: mặt hàng sản xuất kinh doanh, nhân sự, tài chính, trang thiết bị công nghệ
như nhau nhưng do trật tự hệ thống tổ chức với hiệu lực khác nhau thì sức cạnh tranh của
nó cũng mạnh yếu khác nhau. Tổ chức hệ thống đòi hỏi phải xác lập một trật tự kết cấu
bộ máy tối ưu, kết hợp, hợp lý hóa giữa chuyên môn hóa theo chức năng và hiệp tác hóa
hiệu lực vận hành theo sản xuất kinh doanh, trên cơ sở phân định rõ ràng chức trách,
nhiệm vụ của các nhóm, các bộ phận, các phòng ban của hệ thống…tạo áp lực tổng hợp
của tổ chức bộ máy doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh lớn nhất.
1.2.1.5. Uy tín và b n s c c a doanh nghi pả ắ ủ ệ
Đây là những tài sản vô hình và là nhân tố trọng yếu thuộc nguồn lực của doanh
nghiệp. Chúng có ý nghĩa rất lớn đến sự tồn tại phát triển và thành công trong kinh doanh
trên thị trường mà khách hàng ngày càng khắt khe trong tiêu dùng.
Đối với nền kinh tế nhiều thành phần, việc tạo lập uy tín và bản sắc của doanh
nghiệp là hết sức cần thiết. Chúng tạo ra lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh
tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng. Để nâng cao uy tín, bản
sắc doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, quan hệ với khách hàng, nhà
cung cấp với phương châm luôn đặt chữ tín lên hàng đầu. Tạo lập, phát triển nâng cao uy
tín, bản sắc là mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp là quá trình đòi hỏi phải có thời gian và
chiến lược kinh doanh đúng đắn mới có thể có được.
1.2.1.6. H th ng chi n l c và chính sách kinh doanh c a doanh nghi pệ ố ế ượ ủ ệ
 Sản phẩm và chính sách sản phẩm:
- Sản phẩm: Theo quan điểm Marketing, sản phẩm là những cung ứng chào hàng cho một
thị trường để tạo ra được một sự chú ý đạt tới việc mua và tiêu dùng nó nhằm thỏa mãn
một nhu cầu hay mong muốn nào đó.
- Chính sách sản phẩm: Là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược thị
trường và là một thành phần rất quan trọng của chiến lược Marketing – Mix của doanh
21
nghiệp cũng như là cơ sở đảm bảo thỏa mãn nhu cầu thị trường và thị hiếu khách hàng
trong từng thời kỳ hoạt động của doanh nghiệp.
Trong điều kiện thị trường luôn thay đổi và nhu cầu luôn biến đổi doanh nghiệp
phải tránh rủi ro bằng mọi cách soạn thảo một chính sách chủng loại thích hợp và trong
danh mục sản phẩm này phải chỉ ra được sản phẩm nào là chủ yếu cơ bản, loại sản phẩm
nào là thay thế, bổ sung.
Chính sách sản phẩm là xương sống của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp,
cạnh tranh càng gay gắt thì vai trò của chính sách sản phẩm càng trở nên quan trọng. Nó
là một nhân tố quyết định thành công của các chiến lược kinh doanh và chiến lược
Marketing bởi vì một công ty chỉ tồn tại và phát triển được thông qua sản phẩm hoặc dịch
vụ bán ra.
 Giá cả và chính sách giá cả:
- Giá cả: Theo quan điểm của Mác: “giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị và nó xoay
quanh giá trị hàng hóa”. Nói cách khác, giá cả một sản phẩm là biểu hiện bằng tiền mà
người bán dự tính có thể nhận được từ người mua. Việc dự tính giá chỉ được coi là hợp lý
và đúng đắn khi xuất phát từ giá cả thị trường, đặc biệt là giá cả bình quân của một hàng
hóa nào đó trong cả thị trường trong và ngoài nước trong từng thời kỳ nhất định.
- Chính sách giá cả: Chính sách giá cả của một doanh nghiệp nhằm bổ sung cho chính
sách sản phẩm và các chính sách khác để tiêu thụ được nhiều hàng hóa, tăng lợi nhuận,
nâng cao sức cạnh tranh về tính hiệu quả kinh doanh.
Việc xác lập một chính sách chiến lược giá cả đúng đắn là điều cực kỳ quan trọng
đối với doanh nghiệp nhằm đảm bảo kinh doanh có lãi và chiếm lĩnh thị trường. Tuy
nhiên, giá cả chịu tác động của rất nhiều nhân tố (kiểm soát được và không kiểm soát
được). Sự hình thành và vận động của nó rất phức tạp, việc xác lập một chính sách giá cả
hợp lý đòi hỏi phải giải quyết tổng hợp nhiều vấn đề. Không có một công thức chung nào
lập sẵn có thể áp dụng vĩnh cửu cho hoạt động chiến lược giá cả của mọi doanh nghiệp,
nhưng đây là công việc phải làm và cần có sự quan tâm đúng mức để tạo ra khả năng
cạnh tranh cũng như hiệu quả cao trong quá trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp.
 Phân phối và chiến lược phân phối:
- Phân phối: Bao gồm tập hợp các hoạt động tổ chức điều hành vận chuyển hàng hóa từ
nhà sản xuất đến người tiêu dùng nhằm đạt hiệu quả cao ít tốn kém chi phí.
- Các chức năng phân phối:
22
+ Tiếp nhận thông tin: tìm kiếm các yếu tố cần thiết cho việc hoạch định và thực hiện
phân phối.
+ Khuyến mại: nghiên cứu các hoạt độngtruyền thông thuyết phục khách hàng
+ Thương lượng: tìm kiếm các hợp đồng phân phối
+ Đặt hàng: tiến hành đặt hàng cho nhà sản xuất
+ Cung cấp tài chính: đặt cọc, tạm ứng, thanh toán trước…
+ Thử nghiệm
- Tổ chức phân phối vật chất: vận chuyển, lưu trữ, bảo quản
- Lập chứng từ: Quản lý việc thanh toán có liên quan
- Chuyển giao sở hữu: Giao sản phẩm, giấy tờ…cho khách hàng
 Chiến lược chiêu thị:
Là hoạt động mang tính truyền thông hướng tới thị trường nhằm kích thích tiêu
thụ sản phẩm, bao gồm:
- Quảng cáo
- Khuyến mại
- Tuyên truyền
- Tổ chức bán hàng
- …
1.2.2 Các y u t bên ngoài doanh nghi pế ố ệ
1.2.2.1. Nhóm nhân t thu c môi tr ng kinh t qu c dânố ộ ườ ế ố
- Các nhân tố về mặt kinh tế
Bao gồm các vấn đề như tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, lạm phát, thất
nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái…đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh
doanh cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, chẳng hạn như:
+ Tốc độ tăng trưởng cao làm cho thu nhập của cư dân tăng, khả năng thanh toán của họ
tăng dẫn tới sức mua (cầu) các loại hàng hóa và dịch vụ tăng lên, đây là cơ hội tốt cho các
23
doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào nắm bắt được điều này và có khả năng đáp ứng
được nhu cầu khách hàng (số lượng, giá bán, chất lượng, mẫu mã…) thì chắc chắn doanh
nghiệp đó sẽ có ưu thế lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh.
+ Tỷ giá hối đoái và giá trị của đồng tiền trong nước có tác động nhanh chóng và sâu sắc
đối với từng quốc gia nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng nhất là trong điều kiện
kinh tế mở. Nếu đồng nội tệ lên giá các doanh nghiệptrong nước sẽ giảm khả năng cạnh
tranh. Hơn nữa, khi đồng nội tệ lên giá sẽ khuyến khích nhập khẩu, vì giá hàng nhập khẩu
giảm mạnh, và như vậy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước sẽ bị giảm
ngay trong thị trường nước mình. Ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá, khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp tăng cả trong thị trường trong và ngoài nước.
+ Lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện cạnh tranh
của các doanh nghiệp. Nhất là đối với các doanh nghiệp thiếu vốn phải vay ngân hàng.
Khi lãi suất cho vay của các ngân hàng cao, chi phí của các doanh nghiệp tăng lên do
phải trả lãi tiền vay lớn, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ kém đi và có phần
bị hạn chế, nhất là khi đối thủ cạnh tranh có tiềm lực lớn về vốn.
- Các nhân tố về chính trị pháp luật
Một thể chế chính trị, luật pháp rõ ràng, rộng mở và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo
sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiêu
quả. Chẳng hạn, các luật thuế có ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện cạnh tranh, đảm bảo sự
cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và trên mọi lĩnh
vực. Chính sách của chính phủ về xuất nhập khẩu, về thuế nhập khẩu cũng sẽ ảnh hưởng
lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất trong nước. Hay như với sự ra
đời của “Luật doanh nghiệp 2005” đã tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc làm
khuôn khổ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
- Trình độ về khoa học công nghệ
Trình độ khoa học công nghệ có ý nghĩa quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo
nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đó là chất lượng và giá bán. Khoa
học công nghệ tác động đến chi phí cá biệt của doanh nghiệp, qua đó tạo nên khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là trong thời đại bùng nổ khoa học công
nghệ như ngày nay thì các sản phẩm bị hao mòn nhanh chóng, vòng đời bị rút ngắn, hao
mòn vô hình rất nhanh. Do vậy mà phần thắng trong cạnh tranh thường nghiêng về những
doanh nghiệp có trình độ máy móc thiết bị khoa học công nghệ hiện đại vượt trội so với
các đối thủ.
- Nhân tố văn hóa xã hội
24
Phong tục tập quán, thói quen, thị hiếu tiêu dùng, tín ngưỡng tôn giáo có ảnh
hưởng rất lớn đến cơ cấu nhu cầu thị trường. Đây là những nhân tố tưởng chừng như vô
hại nhưng nó có tác động rất mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Do đó muốn thích nghi và tạo lập khả năng cạnh tranh thì cần phải nghiên cứu kỹ
phong tục tập quán, văn hóa xã hội của từng nước, từng vùng để từ đó tìm cách thích nghi
hóa sản phẩm, xâm nhập thị trường.
1.2.2.2. Nhóm nhân t thu c môi tr ng ngànhố ộ ườ
Theo Michael Poter, môi trường ngành được hình thành bởi các nhân tố chủ yếu
mà ông gọi là năm lực lượng cạnh tranh trên thị trường ngành. Bất cứ một doanh nghiệp
nào cũng phải tính toán cân nhắc tới trước khi có những quyết định lựa chọn phương
hướng, nhiệm vụ phát triển của mình. Năm lực lượng cạnh tranh đó được thể hiện dưới
hình sau:
Sơ đồ1.1: Sơ đồ 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Poter
- Sức ép của các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành là một trong những yếu tố
phản ánh bản chất của môi trường này. Sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh chính trên
25
thị trường và tình hình hoạt động của chúng là lực lượng tác động trực tiếp mạnh mẽ, tức
thì tới quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Trong một ngành bao gồm nhiều doanh
nghiệp khác nhau, nhưng thường trong đó chỉ có một số đóng vai trò chủ chốt như những
đối thủ cạnh tranh chính có khả năng chi phối khống chế thị trường. Nhiệm vụ của mỗi
doanh nghiệp là tìm kiếm thông tin, phân tích đánh giá chính xác khả năng của những đối
thủ cạnh tranh chính này để xây dựng cho mình chiến lược cạnh tranh thích hợp với môi
trường chung của ngành.
- Sự đe dọa cảu các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn sẽ gia nhập thị trường
Những doanh nghiệp mới tham gia thị trường trực tiếp làm tăng tính chất quy mô
cạnh tranh trên thị trường ngành do tăng năng lực sản xuất và khối lượng sản xuất trong
ngành. Trong quá trình vận động của lực lượng thị trường, trong từng giai đoạn, thường
có những đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường và những đối thủ yếu hơn rút khỏi
thị trường. Để chống lại các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn các doanh nghiệp thường thực
hiện các chiến lược như phân biệt sản phẩm, nâng cao chất lượng, bổ sung những đặc
điểm mới cho sản phẩm của mình có những đặc điểm khác biệt hoặc nổi trội hơn trên thị
trường, hoặc phấn đấu giảm chi phí sản xuất, tiêu thụ…
Sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường ngành phụ thuộc
chặt chẽ vào đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành và mức độ hấp dẫn của thị trường đó.
- Sức ép của nhà cung ứng
Những người cung ứng cũng có sức mạnh thỏa thuận rất lớn. Có rất nhiều cách
khác nhau mà người cung ứng có thể tác động vào khả năng thu lợi nhuận của ngành.
Các nhà cung ứng có thể gây ra những khó khắn nhằm giảm khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp trong trường hợp sau:
+ Nguồn cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp chỉ cần có một hoặc một vài công ty độc
quyền cung cấp.
+ Nếu nhà cung cấp có khả năng về các nguồn lực để khép kín sản xuất, có hệ thống
mạng lưới phân phối hoặc mạng lưới bán lẻ thì họ sẽ có thế lực đáng kể đối với doanh
nghiệp là khách hàng.
- Sức ép của khách hàng
Sức mạnh của khách hàng thể hiện ở chỗ họ có thể buộc các nhà sản xuất phải
giảm giá bán sản phẩm thông qua việc tiêu dùng ít sản phẩm hơn hoặc đòi hỏi chất lượng
26
sản phẩm cao hơn. Nếu khách hàng mua với khối lượng lớn, tính tập trung của khách
hàng cao hơn so với các doanh nghiệp trong ngành.
- Sự xuất hiện các sản phẩm thay thế
Những sản phẩm thay thế cũng là một trong những lực lượng tạo nên sức ép cạnh
tranh lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành.
Mức độ sẵn có của những sản phẩm thay thế cho biết giới hạn trên của giá cả sản
phẩm trong ngành. Khi giá cả của một sản phẩm tăng quá cao khách hàng sẽ chuyển sang
sử dụng những sản phẩm thay thế. Sự sẵn có của những sản phẩm thay thế trên thị trường
là một mối đe dọa trực tiếp đến khả năng phát triển, khả năng cạnh tranh và mức độ lợi
nhuận của các Doanh nghiệp.
1.3 Các bi n pháp ch y u nh m nâng cao kh năng c nh tranh c a các doanhệ ủ ế ằ ả ạ ủ
nghi p trên th tr ngệ ị ườ
1.3.1 Chi n l c s n ph mế ượ ả ẩ
Sản phẩm là những hàng hóa hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng và
thực hiện mục tiêu kiếm lời của doanh nghiệp qua việc bán hàng.
Hiện nay, yếu tố quyết định đến thị trường của doanh nghiệp được thể hiện trước
hết ở chỗ: Sản phẩm của doanh nghiệp đó có khả năng cạnh được hay không. Điều này
chỉ thực hiện được nếu doanh nghiệp đó có khả năng cạnh tranh được hay không. Điều
này chỉ thực hiện được nếu doanh nghiệp có chiến lược sản phẩm đúng đắn, tạo ra được
những sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường với chất lượng tốt.
Chiến lược sản phẩm có thể phát triển theo các hướng sau:
1.3.1.1. Đa d ng hóa s n ph mạ ả ẩ
Thực chất của đa dạng hóa sản phẩm là quá trình mở rộng danh mục sản phẩm, tạo
nên một cơ cấu sản phẩm có hiệu quả của doanh nghiệp. Đa dạng hóa sản phẩm là cần
thiết và khách quan đối với mỗi doanh nghiệp bởi vì:
- Sự tiến bộ nhanh chóng, không ngừng của khoa học công nghệ cùng với sự phát triển
ngày càng cao của nhu cầu thị trường làm cho vòng đời sản phẩm bị rút ngắn, doanh
nghiệp cần có nhiều chủng loại sản phẩm hàng hóa để hỗ trợ lẫn nhau, thay thế nhau. Đa
dạng hóa sản phẩm sử dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị, thực hiện khấu hao
nhanh để đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ.
27
- Nhu cầu của thị trường rất đa dạng phong phú và phức tạp, đa dạng hóa sản phẩm nhằm
đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường và như vậy doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi nhuận
hơn.
- Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt thì đa dạng hóa sản phẩm là
một biện pháp nhằm phân tán rủi ro trong kinh doanh.
- Đa dạng hóa sản phẩm cho phép tận dụng đầy đủ hơn những nguồn lực sản xuất dư thừa
của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh của daonh nghiệp.
Trong quá trình mở rộng kinh doanh, các doanh nghiệp có thể thực hiện đa dạng
hóa sản phẩm với những hình thức khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại các
hình thức đa dạng hóa sản phẩm.
 Xét theo sự biến đổi danh mục sản phẩm, có các hình thức đa dạng hóa sau:
+ Biến đổi chủng loại: Đó là quá trình hoàn thiện và cải tiến các loại sản phẩm đang sản
xuất để giữ vững thị trường hiện tại và thân nhập thị trường mới, nhờ sự đa dạng về kiểu
cách, cấp độ hoàn thiện của sản phẩm thỏa mãn thị hiếu của sản phẩm điều kiện sử dụng
và khả năng thanh toán của những khách hàng khác nhau.
+ Đổi mới chủng loại: Loại bỏ những sản phẩm lỗi thời, những sản phẩm khó tiêu thụ và
bổ sung những sản phẩm mới vào danh mục sản phẩm của doanh nghiệp. Những sản
phẩm được bổ sung này có thể là sản phẩm mới tuyệt đối, hoặc các sản phẩm mới tương
đối
 Xét theo tính chất của nhu cầu sản phẩm, có các hình thức đa dạng hóa sản phẩm
sau đây:
+ Đa dạng hóa theo chiều sâu của mỗi loại sản phẩm: Đó là việc tăng thêm kiểu cách,
mẫu mã của cùng một loại sản phẩm để đáp ứng toàn diện nhu cầu của các đối tượng
khác nhau về cùng một loại sản phẩm. Việc thực hiện hình thức đa dạng hóa sản phẩm
này gắn liền với việc phân khúc nhu cầu thị trường.
+ Đa dạng hóa theo bề rộng nhu cầu các loại sản phẩm, thể hiện ở việc doanh nghiệp chế
tạo một số loại sản phẩm có kết cấu, công nghệ sản xuất và giá trị sử dụng cụ thể khác
nhau, để thỏa mãn đồng bộ một số nhu cầu có liên quan với nhau của một đối tượng tiêu
dùng.
 Xét theo mối quan hệ sử dụng nguyên vật liệu chế tạo sản phẩm, có các hình thức
đa dạng hóa sản phẩm sau:
28
+ Sản xuất những sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau nhưng có chung chủng loại
nguyên liệu gốc.
+Sử dụng tổng hợp các chất có ích chứa đựng trong một loại nguyên liệu để sản xuất một
số sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau.
Để thực hiện mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm, doanh nghiệp có thể có các phương
thức thực hiện sau:
Một là: Đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp.
Bằng việc áp dụng hình thức này, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được đầu tư, giảm bớt
thiệt hại do rủi ro khi thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, tận dụng được khả năng sản xuất
hiện có
Hai là: Đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở nguồn lực hiện có kết hợp với đầu tư bổ
sung. Nghĩa là việc mở rộng danh mục sản phẩm đòi hỏi phải có đầu tư, nhưng đầu tư
này chỉ giữ vị trí bổ sung, nhằm khắc phục khâu yếu hoặc các khâu sản xuất mà doanh
nghiệp còn thiếu.
Ba là: Đa dạng hóa sản phẩm bằng đầu tư mới. Hình thức này thường được áp
dụng khi doanh nghiệp triển khai sản xuất những sản phẩm mới, mà khả năng sản xuất
hiện tại không thể đáp ứng được. Trong trường hợp này nhu cầu đầu tư thường lớn và xác
suất rủi ro sẽ cao hơn, nhưng khả năng sản xuất được mở rộng hơn.
1.3.1.2. K t h p đa d ng hóa v i nâng cao ch t l ng s n ph mế ợ ạ ớ ấ ượ ả ẩ
Nhu cầu tiêu dùng ngày càng phát triển thì thị trường càng đòi hỏi phải có loại sản
phẩm có chất lượng cao, đảm bảo sự thỏa mãn cao nhất cho người tiêu dùng. Vì vậy,
cạnh tranh về giá sẽ dịch chuyển sang cạnh tranh về chất lượng. Nếu doanh nghiệp thực
hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh
mà chất lượng vượt trội về mọi mặt hơn chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh thì
lúc đó sản phẩm của doanh nghiệp là khác biệt hóa.
Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng kinh tế kỹ thuật của
nó, thể hiện được sự thỏa mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù
hợp với công dụng của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn. Theo khái niệm này
thì chất lượng của sản phẩm được hiểu theo hai nghĩa, chất lượng với các tiêu chuẩn kinh
tế kỹ thuật và chất lượng sản phẩm với sự phù hợp nhu cầu thị trường. Nâng cao chất
lượng sản phẩm phải xem xét cả hai khía cạnh trên.
29
Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp, thể hiện ở các khía cạnh:
- Chất lượng sản phẩm tăng lên nhờ đó thu hút được khách hàng, tăng khối lượng hàng
hóa bán ra, tăng được uy tín của sản phẩm, mở rộng được thị trường.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa là nâng cao được hiệu quả sản xuất.
1.3.2 Chi n l c c nh tranh b ng giá bán s n ph mế ượ ạ ằ ả ẩ
Giá cả là công cụ của Marketing, xác định mức độ phương hướng của Marketing
và phối hợp một cách chính xác các điều kiện sản xuất và thị trường, là đòn bẩy hoạt
động có ý thức đối với thị trường.
Trong doah nghiệp, chiến lược giá cả là thành viên thực sự của chiến lược sản
phẩm và cả hai chiến lược này lại phụ thuộc vào mục tiêu chiến lược chung của doanh
nghiệp. Một trong những nội dung cơ bản của chiến lược giá cả là việc định giá. Định giá
có ý nghĩa rất quan trọng và nó là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.
1.3.2.1. Căn c đ đ nh giáứ ể ị
Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thông qua chính sách định giá bán
mà doanh nghiệp áp dụng đối với thị trường và có sự kết hợp với một số điều kiện khác.
Định giá là việc ấn định có hệ thống giá cả cho đúng với hàng hóa hay dịch vụ bán cho
khách hàng. Việc định giá căn cứ vào các mặt sau:
- Lượng cầu đối với sản phẩm: Doanh nghiệp cần tính toán nhiều phương án giá ứng với
mỗi loại giá là một lượng cầu, từ đó chọn ra phương án có nhiều thuận lợi nhất dựa trên
tính quy luật: giá cao thì ít người mua và ngược lại. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với loại
hàng hóa có nhu cầu co giãn theo giá.
- Chi phí sản xuất và giá thành đơn vị sản phẩm: Giá bán là tổng hợp giá thành và lợi
nhuận mục tiêu. Bởi vậy, với một mức giá nhất định thì để tăng lợi nhuận mục tiêu cần có
biện pháp giảm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, không phải bao giờ giá bán cũng cao hơn
giá thành, nhất là trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt.
- Phải nhận dạng đúng thị trường cạnh tranh và từ đó ta có cách định giá cho mỗi loại thị
trường.
1.3.2.2. M t s chính sách đ nh giá h p lýộ ố ị ợ
 Chính sách bán với giá thị trường:
30
Đây là chính sách định giá phổ biến, tức là định giá với giá bán sản phẩm xoay
quanh mức giá bán trên thị trường. Với chính sách này doanh nghiệp phải tăng cường
công tác tiếp thị, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất để đứng vững trên
thị trường.
 Chính sách giá phân biệt:
Nếu các đối thủ cạnh tranh chưa có chính sách giá phân biệt thì đây là một thứ vũ
khí cạnh tranh không kém phần lợi hại của doanh nghiệp. Chính sách giá phân biệt của
doanh nghiệp được thể hiện là với cùng một loại sản phẩm nhưng có nhiều mức giá khác
nhau và các mức giá đó được phân biệt theo nhiều tiêu thức khác nhau.
- Phân biệt theo lượng mua: Người mua nhiều phải được ưu đãi giá hơn so với người mua
ít.
- Phân biệt theo chất lượng sản phẩm cùng mặt hàng: Chất lượng loại 1, chất lượng loại
2…
- Phân biệt theo phương thức thanh toán: Mức giá với người thanh toán ngay phải ưu đãi
hơn so với người trả chậm.
- Phân biệt theo thời gian: Giá bán có thể thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào tình hình
giá cả trên thị trường, cách phân biệt này hay áp dụng với các loại sản phẩm có tính mùa
vụ.
 Chính sách định giá thấp:
Là chính sách định giá thấp hơn giá thị trường để thu hút người tiêu dùng về phía
mình. Chính sách này đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực vốn lớn, phải tính toán chắc
chắn và đầy đủ mọi tình huống rủi ro. Chính sách này giúp các doanh nghiệp thâm nhập
vào thị trường mới, bán được khối lượng sản phẩm lớn.
Ngoài ba chính sách định giá cơ bản trên, tùy từng điều kiện, tình hình thị trường,
mức độ cạnh tranh và mục tiêu trong từng thời kỳ mà doanh nghiệp có thể định giá cao,
bán phá giá.
1.3.3 Hoàn thi n công tác t ch c và tiêu th s n ph mệ ổ ứ ụ ả ẩ
1.3.3.1. L a ch n h th ng kênh phân ph iự ọ ệ ố ố
Trước hết về tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường, lựa
chọn thị trường và lựa chọn kênh phân phối để sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh
31
chóng, hợp lý và đạt hiệu quả cao. Tiêu thụ nhanh với số lượng nhiều sẽ tăng nhanh vòng
quay của vốn, tăng lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất. Nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp. Thông thường có 4 kiểu kênh phân phối sau:
• Người sản xuất – Người tiêu dùng cuối cùng
• Người sản xuất – Người bán lẻ - Người tiêu dùng cuối cùng
• Người sản xuất – Người bán buôn – Người bán lẻ - Người tiêu dùng cuối cùng
• Người sản xuất – Người bán buôn – Người đầu cơ môi giới – Người bán lẻ -
Người tiêu dùng cuối cùng.
Việc lựa chọn kênh phân phối phải dựa trên đặc điểm sản xuất kinh doanh của
doanh nghệp cũng như đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm cần tiêu thụ. Đồng thời
việc lựa chọn kênh phân phối cũng như lựa chọn trên đặc điểm thị trường cần tiêu thụ,
đặc điểm về khoảng cách đến thị trường, địa hình và hệ thống giao thông của thị trường
và khả năng tiêu thụ của thị trường. Từ việc phân tích các đặc điểm trên doanh nghiệp sẽ
lựa chọn cho mình một hệ thống kênh phân phối hợp lý, đạt hiệu quả cao.
1.3.3.2. M t s bi n pháp y m tr bán hàngộ ố ệ ể ợ
Nếu trong nền kinh tế kế hoạch hiện vật tập trung cao độ với đặc trưng là cấp phát
ở đầu vào và giao nộp ở đầu ra, người sản xuất không cần quan tâm đến kỹ thuật yểm trợ
bán hàng thì trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động kỹ thuật yểm trợ bán hàng thì
trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động kỹ thuật yểm trợ bán hàng trở thành một
phương tiện thông tin cần thiết bảo đảm sự gắn bó giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Sau đây là một số biện pháp yểm trợ bán hàng mà doanh nghiệp thường sử dụng:
• Chính sách quảng cáo
Quảng cáo là nghệ thuật sử dụng các phương tiện truyền đưa tin về hàng hóa, dịch
vụ của doanh nghiệp cho người tiêu dùng.
Mục tiêu của quảng cáo: Là để thu hút sự chú ý của khách hàng đối với sự có mặt
của doanh nghiệp nhằm nêu bật tiếng tăm của doanh nghiệp hoặc cung cấp cho khách
hàng biết rõ ưu thế hàng hóa hay dịch vụ của mình sẽ hoặc đang cung cấp ra thị trường.
32
Cách quảng cáo: Trước hết quảng cáo phải có quy mô xác định về không gian và
thời gian. Nếu quảng cáo với không gian hẹp và số lần ít thì sẽ kém hiệu quả. Tuy nhiên
phải tính toán kỹ chi phí. Đối với những loại sản phẩm đã nổi tiếng hoặc bán với giá hạ
thì không cần phải quảng cáo nhiều lần để tiết kiệm chi phí. Quảng cáo phải tác động
mạnh vào tâm lý khách hàng làm cho họ ngạc nhiên vui thích đối với sản phẩm của
doanh nghiệp.
Quảng cáo phải thành thật, không được lừa dối khách hàng nhưng đồng thời phải
tạo ra được sự ham muốn của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
Phương tiện và hình thức quảng cáo: phương tiện quảng cáo rất đa dạng như: vô
tuyến truyền hình, phim ảnh, quảng cáo trên các phương tiện xe giao thông, trên sân vận
động, ở giao lộ hoặc làm lịch quảng cáo trên bao bì sản phẩm; trình diễn, giới thiệu hàng
hóa qua việc biểu diễn mốt, thi hoa hậu, thời trang, sử dụng các hình thức văn nghệ: Thơ,
ca, kịch…
Nói chung việc lựa chọn và hình thức quảng cáo phụ thuộc vào các loại hàng hóa,
dịch vụ, khuynh hướng của khách hàng và phương tiện hiện có của doanh nghiệp hoặc
khả năng chi phí của doanh nghiệp.
• Chào hàng
Chào hàng là một phương pháp chiêu thị qua các nhân viên của doanh nghiệp đi
tìm khách hàng để bán hàng. Qua việc chào hàng cần nêu rõ được ưu điểm của sản phẩm
so với sản phẩm cạnh tranh, tìm hiểu sở thích và nhu cầu của khách hàng để thỏa mãn
nhu cầu đó. Trong việc chào hàng, nhân viên chào hàng có vai trò rất lớn nên doanh
nghiệp phải biết tuyển chọn, phải biết bồi dưỡng và đãi ngộ nhân viên chào hàng.
• Chiêu hàng
Chiêu hàng được các doanh nghiệp sử dụng để khuyến khích các trung gian phân
phối sản phẩm của mình. Chiêu hàng cũng được các nhà bán buôn dùng đối với người
bán lẻ hoặc người bán lẻ dùng với khách hàng, các doanh nghiệp có thể sử dụng các
phương tiện sau:
- Tặng quà cho khách hàng.
- Trưng bày hàng hóa để khách hàng có thể nhìn thấy và có điều kiện tìm hiểu, hỏi
han về hàng hóa đó.
33
Trong hoạt động chiêu thị, ngoài việc chào hàng, quảng cáo, chiêu hàng người ta
còn sử dụng các hình thức khác như: gửi biểu mẫu hàng, bán với giá đặc biệt một lô hàng
cho khách hàng một phiếu lô hàng được giảm tiền mua…
• Tham gia hội chợ
Hội chợ là nơi trưng bày sản phẩm của doanh nghiệp trong khu vực hoặc trong và
ngoài nước. Hội chợ là nơi gặp gỡ của các nhà sản xuất kinh doanh với nhau, gặp gỡ giữa
các nhà sản xuất và khách hàng. Hội chợ cũng là nơi doanh nghiệp tham quan để tìm hiểu
hàng mới, ký hợp đồng mua bán kỹ thuật.
Tham gia hội chợ phải hướng tới hiệu quả, đó là một hoạt động yểm trợ bán hàng.
Khi tham gia cần phải chú ý:
- Chọn đúng sản phẩm tham gia
- Tham gia đúng hội chợ
- Chuẩn bị tốt những điều kiện tham gia hội chợ.
Các hiệp hội ngành nghề hàng năm đều tổ chức triển lãm thương mại và hội thảo.
Các công ty bán sản phẩm và dịch vụ cho ngành cụ thể đó mua chỗ và sử dụng gian hàng
(tham gia hội chợ) để trưng bày và trình diễn sản phẩm của mình tại cuộc triển lãm
thương mại. Mỗi năm có hơn 5.600 cuộc triển lãm thương mại diễn ra và thu hút xấp xỉ
80 triệu người tham dự. Số người tham dự triển lãm thương mại có thể từ vài ngàn đến
hơn 70 ngàn người đối với những cuộc triển lãm lớn do ngành nhà hàng và khách sạn tổ
chức. Những người bạn hàng tham gia triển lãm hy vọng có được một số lợi ích, cu thể
như hình thành danh sách mối tiêu thụ mới, duy trì sự tiếp xúc với khách hàng, giới thiệu
sản phẩm mới, gặp gỡ các khách hàng mới, bán được nhiều hàng hơn cho các khách hàng
hiện có, và giáo dục khách hàng bằng những ấn phẩm, phim ảnh và các tư liệu nghe nhìn.
Ngoài các biện pháp yểm trợ bán hàng trên có các hoạt động khác như xúc tiến
bán hàng, xuất bản các tài liệu nhằm đẩy mạnh và xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ hỗ trợ
sản phẩm như bán kèm theo phụ tùng thay thế cho khách hàng mua sản phẩm của doanh
nghiệp mình. Đây là những hoạt động cần thiết để đẩy mạnh bán hàng trên thị trường
trong và ngoài nước, là con đường đi tới sự thành đạt và chiến thắng trong cạnh tranh.
Quy mô hoạt động của doanh nghiệp càng lớn thì chi phí này càng cao và càng trở thành
yếu tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong cuộc đua tranh trên
thương trường.
34
2 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ XÂY DỰNG DUY ANH
2.1 Tổng quan về sự hình thành và phát triển của công ty TNHH Cơ khí xây dựng
Duy Anh
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh được chính thức cấp giấy phép hoạt
động kinh doanh vào ngày 09/11/2010. Trước đó, công ty cũng đã trải qua một thời kỳ
khá dài chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt để đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tên công ty: Công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh.
- Tên giao dịch: DAC CO
- Tên tiếng anh: Duy Anh Construction Engineering Joint Stock Company.
- Mã số thuế: 0900624120
- Ngày cấp: 09/11/2010
- Địa chỉ trụ sở kinh doanh: Số 120, thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng
Yên.
- Điện thoại: 0321.3742.060 Fax: 0321.3.742060
- Người đại diện: Nguyễn Thị Xuyến.
Công ty hoạt động kinh doanh trên khá nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau: Tư
vấn, đầu tư, thiết kế xây dựng; kinh doanh dịch vụ; sản xuất các thiết bị, nguyên vật liệu
cơ khí xây dựng;...Tuy nhiên, từ cuối năm 2011 và đầu năm 2012, công ty đã định hướng
chiến lược tập trung phát triển: Sản xuất, lắp dựng kết cấu thép; Gia công cơ khí; Chế tạo
35
các thiết bị cơ khí; Và nhận thầu xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, giao
thông, thủy lợi, kết cấu xây dựng.
Trụ sở giao dịch của công ty được đặt tại số 120 thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ
Hào, tỉnh Hưng Yên (trên đường quốc lộ 5), và phân xưởng sản xuất chính được đặt tại
KCN Minh Đức, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Mặc dù mới được thành lập chưa lâu, nhưng với sự cố gắng nỗ lực của các thành
viên, sự hỗ trợ của nhà nước, và sự giúp đỡ của bạn hữu, các đối tác và đồng nghiệp,
Công ty đã gặt hái được những thành công đáng kể trong bước đầu ra nhập thị trường.
Hiện đang công ty đang có mối quan hệ làm ăn với hàng chục công ty lớn và có uy tín,
thương hiệu trên địa bàn KCN Minh Đức, Mỹ Hào, cùng hàng trăm công ty khác trên
khắp các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Bắc
Giang, Nam Định,…
2.1.2 Các sản phẩm dịch vụ cung cấp của Công ty
● Sản phẩm, dịch vụ của xí nghiệp cơ khí:
Sản xuất, lắp dựng kết cấu thép:
- Thiết kế, chế tạo, lắp dựng kết cấu thép các công trình công nghiệp và dân dụng, các
thiết bị phi tiêu chuẩn, khung nhà có khẩu độ lớn, các kết cấu dầm, sàn, silo, băng tải, xe
goòng, đốt cần trục tháp…
- Thiết kế, chế tạo, lắp đặt, chuyển giao công nghệ các dây chuyền sản xuất đá, gạch nền;
sản xuất cột điện li tâm; sản xuất ống cống bằng phương pháp li tâm và rung cưỡng
bức…
- Thiết kế, chế tạo, lắp dựng các thiết bị nâng hạ như cầu trục, cổng trục tải trọng đến
15T, khẩu độ đến 28m.
- Chế tạo, lắp dựng các loại cột điện cao thế, cột thu phát sóng cho ngành viễn thông…
- Thiết kế chế tạo các thiết bị phục vụ ngành xây dựng như: cốp pha, cột chống, giàn
giáo…
Gia công cơ khí:
- Gia công cắt gọt tiện, phay, bào các chi tiết cơ khí.
- Tiện được các chi tiết có đường kính đến 1,8m; dài đến 2m; nặng 500Kg
36
● Sản phẩm, dịch vụ của xí nghiệp đúc luyện kim:
- Chế tạo các chi tiết cho ngành khai thác mỏ, giao thông, nông nghiệp như: răng gầu xúc,
hàm nghiền vỏ bơm các loại.
- Sản xuất phụ tùng cho ngành xi măng như: Bi nghiền clinker, tấm lót, cánh nâng, các
chi tiết chịu nhiệt, chịu mài mòn và các chi tiết khác.
- Các loại chi tiết đúc khác có trọng lượng đến 1500 Kg.
Sản phẩm, dịch vụ của xí nghiệp xây dựng:
- Nhận thầu xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi, kết cấu
xây dựng.
● Phân tích về năng lực sản xuất của công ty:
Bảng 2.1: Năng lực sản xuất của Công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh giai
đoạn 2011-2013
Tên xí
nghiệp
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
XN đúc Sản lượng Tấn 569 845 1000
XN cơ khí Sản lượng Tấn 283 351 597
XN xây
dựng
Gía trị thực
hiện
Triệu
đồng
15.402 19.489
27.011
(Nguồn: Công ty TNHH cơ khí xây dựng Duy Anh)
Năng lực sản xuất của các xí nghiệp trong Công ty qua 3 năm nhìn chung đều có
xu hướng tăng. Trong năm tới Công ty tập trung nâng cao năng lực sản xuất các mặt hàng
đúc, xây dựng đạt mức tăng trưởng ≥ 15 %/ năm (về doanh thu, doanh số bán hàng và lợi
nhuận) trên cơ sở đầu tư chiều sâu về thị trường, tiêu thụ sản phẩm, về chất lượng, về cơ
chế tổ chức quản lý, theo mô hình đa dạng hóa hình thức kinh doanh và đa dạng hóa sản
phẩm.
● Phân tích công tác đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ của công ty:
Công tác đầu tư phát triển là một nhiệm vụ hết sức quan trọng để có thể nâng cao
năng lực sản xuất kinh doanh Công ty trong các chặng đường phát triển. Do đó, trong
những năm qua ban lãnh đạo Công ty hết sức chú trọng đến công tác này.Từ năm 2011
đến năm 2013, mức đầu tư phát triển của Công ty đã tăng lên đáng kể. Năm 2011, khoản
37
đầu tư phát triển của công ty chỉ đạt 1 tỷ đồng nhưng đến năm 2013, con số này đã tăng
lên gấp 5,1 lần và đạt mức 5,1 tỷ đồng.
Biểu đồ 2.1: Mức đầu tư phát triển của Công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy
Anh giai đoạn 2011- 2013
(Nguồn: Công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh)
Công tác đầu tư của công ty năm 2011- 2013 chủ yếu chú trọng 2 nội dung chính là:
- Đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất: Cùng với kế hoạch của các dự án lớn nhằm
nâng cao và thay đổi vị thế của Công ty. Công tác đầu tư phát triển mở rộng sản xuất, cải
tiến công nghệ máy móc, trang thiết bị nhà xưởng để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch
vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty từ đó đảm bảo quyền lợi thành viên góp vốn
và đời sống người lao động trong Công ty. Vì vậy hàng năm Công ty luôn có kế hoạch đầu
tư chiều rộng và chiều sâu, nâng cao năng lực ổn định sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Xây dựng kế hoạch sử dụng và khai thác mặt bằng Công ty: do xác định được đất
38
Tri u đ ngệ ồ
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Đ u tầ ư
đai là tài sản lớn và có giá trị của Công ty, nên trong những năm vừa qua thực hiện Nghị
quyết của HĐQT, Công ty đã đầu tư thuê mặt bằng sản xuất thi công của nhiều công ty
khác nhau trên nhiều địa bàn khác nhau, phù hợp với từng dự án ở các tỉnh. Đây là một
biện pháp để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn, tiết kiệm được chi phí vận chuyển, tận
dụng được tối đa giá trị mặt bằng cho phép của công ty. Tuy nhiên, phương án này vẫn
còn nhiều điểm hạn chế: chi phí quản lý cao, yêu cầu kiểm soát chưa thật sự chặt chẽ, thất
thoát và lãng phí tài sản của công ty, hao tốn thêm nguồn nhân lực giám sát sản xuất
2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh
Công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh được tổ chức và hoạt động tuân thủ
theo:
- Luật đầu tư và luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
Điều lệ của công ty đã được HĐTV thông qua ngày 27/03/2010 và được sửa đổi bổ sung
thông qua Chủ tịch HĐTV và Giám Đốc công ty ngày 24/3/2011.
Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình công ty
TNHH, chi tiết theo sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh
39
Sơ đồ2.2: Sơ đồ tổ chức điều hành của công ty
40
● Chức năng, nhiệm vụ của các vị trí công tác trong sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty.
Từ khi thành lập tới nay, Công ty đã tiến hành đổi mới và hoàn thiện cơ cấu bộ
máy quản lý của mình cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty. Mô
hình cơ cấu tổ chức của công ty được thiết kế là mô hình kết hợp giữa mô hình tổ chức bộ
phận theo chức năng và mô hình tổ chức bộ phận theo sản phẩm. Các chức năng được
chia cụ thể cho từng phòng ban và lãnh đạo các đơn vị như sau:
Chức năng, nhiệm vụ của HĐTV :
+ Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty.
41
+ Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức
huy động thêm vốn.
+ Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị trên 10% tổng giá trị
tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty.
+ Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ;
thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 10% tổng giá
trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty.
+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐTV; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán
trưởng và người quản lý khác từ cấp trưởng các phòng, ban hoặc tương đương trở lên.
+ Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch HĐTV, Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại điều lệ công
ty.
+ Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi
nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty.
+ Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty.
+ Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện.
+ Quyết định tổ chức lại công ty.
+ Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty.
+ Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và điều lệ
công ty.
- Chức năng , nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị:
+ Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của
HĐTV.
+ Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp HĐQT
hoặc để lấy ý kiến các thành viên.
+ Triệu tập và chủ trì cuộc họp HĐTV hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên.
+ Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của HĐTV.
42
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)

More Related Content

What's hot

Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần K.I.P Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần K.I.P Việt NamLuận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần K.I.P Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần K.I.P Việt Nam
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Giáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toánGiáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toánHọc Huỳnh Bá
 
Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01
Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01
Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01
Long Nguyễn
 
Đề tài báo cáo thực tập tạo động lực làm việc hay 2017
Đề tài báo cáo thực tập tạo động lực làm việc hay 2017Đề tài báo cáo thực tập tạo động lực làm việc hay 2017
Đề tài báo cáo thực tập tạo động lực làm việc hay 2017
Luận Văn 1800
 
Tạo động lực cho người lao động tại Công ty công trình Đường sắt
Tạo động lực cho người lao động tại Công ty công trình Đường sắtTạo động lực cho người lao động tại Công ty công trình Đường sắt
Tạo động lực cho người lao động tại Công ty công trình Đường sắt
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty điện, HAY 2018
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty điện, HAY 2018Đề tài hoạt động kinh doanh công ty điện, HAY 2018
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty điện, HAY 2018
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...
Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...
Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh mặt hàng tôm tại công ty thủy sản
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh mặt hàng tôm tại công ty thủy sảnĐề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh mặt hàng tôm tại công ty thủy sản
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh mặt hàng tôm tại công ty thủy sản
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kế toán và khoản trích theo lương tại Công ty Thiết bị công nghệ - Gửi miễn p...
Kế toán và khoản trích theo lương tại Công ty Thiết bị công nghệ - Gửi miễn p...Kế toán và khoản trích theo lương tại Công ty Thiết bị công nghệ - Gửi miễn p...
Kế toán và khoản trích theo lương tại Công ty Thiết bị công nghệ - Gửi miễn p...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOTĐề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...
[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...
[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...
KimNgnTrnTh4
 
Công ty CP TM&XNK thực phẩm sao mai - Luxuryfoods
Công ty CP TM&XNK thực phẩm sao mai - LuxuryfoodsCông ty CP TM&XNK thực phẩm sao mai - Luxuryfoods
Công ty CP TM&XNK thực phẩm sao mai - Luxuryfoods
Hoàng Yến
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆPKẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
Luong Nguyen
 
Phân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chínhPhân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chính
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần kết cấu thép c...
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần kết cấu thép c...Phân tích và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần kết cấu thép c...
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần kết cấu thép c...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Đầu tư Hồng Bàng
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Đầu tư Hồng BàngĐề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Đầu tư Hồng Bàng
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Đầu tư Hồng Bàng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần điều khiển tự động dkt
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần điều khiển tự động dktPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần điều khiển tự động dkt
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần điều khiển tự động dkt
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần K.I.P Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần K.I.P Việt NamLuận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần K.I.P Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần K.I.P Việt Nam
 
Giáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toánGiáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toán
 
Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01
Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01
Baocaothuctaptaichinhdoanhnghiep 121126021432-phpapp01
 
Đề tài báo cáo thực tập tạo động lực làm việc hay 2017
Đề tài báo cáo thực tập tạo động lực làm việc hay 2017Đề tài báo cáo thực tập tạo động lực làm việc hay 2017
Đề tài báo cáo thực tập tạo động lực làm việc hay 2017
 
Tạo động lực cho người lao động tại Công ty công trình Đường sắt
Tạo động lực cho người lao động tại Công ty công trình Đường sắtTạo động lực cho người lao động tại Công ty công trình Đường sắt
Tạo động lực cho người lao động tại Công ty công trình Đường sắt
 
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty điện, HAY 2018
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty điện, HAY 2018Đề tài hoạt động kinh doanh công ty điện, HAY 2018
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty điện, HAY 2018
 
Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...
Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...
Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...
 
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh mặt hàng tôm tại công ty thủy sản
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh mặt hàng tôm tại công ty thủy sảnĐề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh mặt hàng tôm tại công ty thủy sản
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh mặt hàng tôm tại công ty thủy sản
 
Kế toán và khoản trích theo lương tại Công ty Thiết bị công nghệ - Gửi miễn p...
Kế toán và khoản trích theo lương tại Công ty Thiết bị công nghệ - Gửi miễn p...Kế toán và khoản trích theo lương tại Công ty Thiết bị công nghệ - Gửi miễn p...
Kế toán và khoản trích theo lương tại Công ty Thiết bị công nghệ - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOTĐề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
 
[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...
[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...
[Ctu.vn] [luan van 010174]-phan tich ket qua hoat dong kinh doanh cua cong ty...
 
Công ty CP TM&XNK thực phẩm sao mai - Luxuryfoods
Công ty CP TM&XNK thực phẩm sao mai - LuxuryfoodsCông ty CP TM&XNK thực phẩm sao mai - Luxuryfoods
Công ty CP TM&XNK thực phẩm sao mai - Luxuryfoods
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
 
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆPKẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
 
Phân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chínhPhân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chính
 
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần kết cấu thép c...
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần kết cấu thép c...Phân tích và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần kết cấu thép c...
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần kết cấu thép c...
 
In chuan
In chuanIn chuan
In chuan
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Đầu tư Hồng Bàng
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Đầu tư Hồng BàngĐề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Đầu tư Hồng Bàng
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Đầu tư Hồng Bàng
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần điều khiển tự động dkt
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần điều khiển tự động dktPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần điều khiển tự động dkt
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần điều khiển tự động dkt
 

Viewers also liked

2 r908 tuấn hùng_số 11 trần đại nghĩa_tel36280688
2 r908 tuấn hùng_số 11 trần đại nghĩa_tel362806882 r908 tuấn hùng_số 11 trần đại nghĩa_tel36280688
2 r908 tuấn hùng_số 11 trần đại nghĩa_tel36280688thanhcong0105
 
Baocaokhoahocungdungscada quan ly he thong dien
Baocaokhoahocungdungscada quan ly he thong dienBaocaokhoahocungdungscada quan ly he thong dien
Baocaokhoahocungdungscada quan ly he thong dien
Nguyen Hoang Trung
 
Dien dong luc vi mo
Dien dong luc vi moDien dong luc vi mo
Dien dong luc vi mo
Công Bean
 
Pp leo dốc
Pp leo dốcPp leo dốc
Pp leo dốc
nhóc Ngố
 
Vo minh truong 10299191 bao cao thuc tap
Vo minh truong 10299191 bao cao thuc tapVo minh truong 10299191 bao cao thuc tap
Vo minh truong 10299191 bao cao thuc tapCu Sock
 
quy hoach truc giao cap 1
quy hoach truc giao cap 1quy hoach truc giao cap 1
quy hoach truc giao cap 1
nhóc Ngố
 
Bài báo cáo quản trị doanh nghiệp
Bài báo cáo quản trị doanh nghiệpBài báo cáo quản trị doanh nghiệp
Bài báo cáo quản trị doanh nghiệp
Phahamy Phahamy
 
Nghiên cứu cơ chế routing của Cisco, mô phỏng trên nền GNS3
Nghiên cứu cơ chế routing của Cisco, mô phỏng trên nền GNS3Nghiên cứu cơ chế routing của Cisco, mô phỏng trên nền GNS3
Nghiên cứu cơ chế routing của Cisco, mô phỏng trên nền GNS3
phamvotuanthanh
 
Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...
Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...
Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...
Giang Coffee
 
LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ (MENTHA ARVENS...
 LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN  HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ  (MENTHA ARVENS... LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN  HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ  (MENTHA ARVENS...
LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ (MENTHA ARVENS...
Ton Day
 
Thuyết minh hiếu "đồ án công nghệ chế tạo máy"
Thuyết minh hiếu "đồ án công nghệ chế tạo máy"Thuyết minh hiếu "đồ án công nghệ chế tạo máy"
Thuyết minh hiếu "đồ án công nghệ chế tạo máy"
Hiếu Ckm Spkt
 
Luyen-40dc.pptx
Luyen-40dc.pptxLuyen-40dc.pptx
Luyen-40dc.pptxLuyen Bui
 
Slide đề tài nckh những thay đổi trong kê khai và quản lý thuế gtgt tại việt...
Slide đề tài nckh những thay đổi trong kê  khai và quản lý thuế gtgt tại việt...Slide đề tài nckh những thay đổi trong kê  khai và quản lý thuế gtgt tại việt...
Slide đề tài nckh những thay đổi trong kê khai và quản lý thuế gtgt tại việt...
Nam Thành
 
Tiểu luận marketing: chiến lược phân phối sản phâm bọt sủi thanh nhiệt Herbal...
Tiểu luận marketing: chiến lược phân phối sản phâm bọt sủi thanh nhiệt Herbal...Tiểu luận marketing: chiến lược phân phối sản phâm bọt sủi thanh nhiệt Herbal...
Tiểu luận marketing: chiến lược phân phối sản phâm bọt sủi thanh nhiệt Herbal...
Trương Trung Thành
 
Nghien cuu khoa hoc 2015
Nghien cuu khoa hoc 2015Nghien cuu khoa hoc 2015
Nghien cuu khoa hoc 2015Ngoc Nhu Nguyen
 
Báo cáo thực tập ngành may tại cty đức giang 1
Báo cáo thực tập ngành may tại cty đức giang 1Báo cáo thực tập ngành may tại cty đức giang 1
Báo cáo thực tập ngành may tại cty đức giang 1
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcPhương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tuấn Nguyễn Văn
 
Báo cáo thực tập ngành quản trị văn phòng
Báo cáo thực tập ngành quản trị văn phòngBáo cáo thực tập ngành quản trị văn phòng
Báo cáo thực tập ngành quản trị văn phòngHọc Huỳnh Bá
 

Viewers also liked (20)

2 r908 tuấn hùng_số 11 trần đại nghĩa_tel36280688
2 r908 tuấn hùng_số 11 trần đại nghĩa_tel362806882 r908 tuấn hùng_số 11 trần đại nghĩa_tel36280688
2 r908 tuấn hùng_số 11 trần đại nghĩa_tel36280688
 
Baocaokhoahocungdungscada quan ly he thong dien
Baocaokhoahocungdungscada quan ly he thong dienBaocaokhoahocungdungscada quan ly he thong dien
Baocaokhoahocungdungscada quan ly he thong dien
 
Cay kho qua n9
Cay kho qua n9Cay kho qua n9
Cay kho qua n9
 
Dien dong luc vi mo
Dien dong luc vi moDien dong luc vi mo
Dien dong luc vi mo
 
Pp leo dốc
Pp leo dốcPp leo dốc
Pp leo dốc
 
Vo minh truong 10299191 bao cao thuc tap
Vo minh truong 10299191 bao cao thuc tapVo minh truong 10299191 bao cao thuc tap
Vo minh truong 10299191 bao cao thuc tap
 
quy hoach truc giao cap 1
quy hoach truc giao cap 1quy hoach truc giao cap 1
quy hoach truc giao cap 1
 
Bài báo cáo quản trị doanh nghiệp
Bài báo cáo quản trị doanh nghiệpBài báo cáo quản trị doanh nghiệp
Bài báo cáo quản trị doanh nghiệp
 
Nghiên cứu cơ chế routing của Cisco, mô phỏng trên nền GNS3
Nghiên cứu cơ chế routing của Cisco, mô phỏng trên nền GNS3Nghiên cứu cơ chế routing của Cisco, mô phỏng trên nền GNS3
Nghiên cứu cơ chế routing của Cisco, mô phỏng trên nền GNS3
 
Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...
Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...
Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...
 
LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ (MENTHA ARVENS...
 LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN  HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ  (MENTHA ARVENS... LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN  HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ  (MENTHA ARVENS...
LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ (MENTHA ARVENS...
 
Thuyết minh hiếu "đồ án công nghệ chế tạo máy"
Thuyết minh hiếu "đồ án công nghệ chế tạo máy"Thuyết minh hiếu "đồ án công nghệ chế tạo máy"
Thuyết minh hiếu "đồ án công nghệ chế tạo máy"
 
Luyen-40dc.pptx
Luyen-40dc.pptxLuyen-40dc.pptx
Luyen-40dc.pptx
 
Slide đề tài nckh những thay đổi trong kê khai và quản lý thuế gtgt tại việt...
Slide đề tài nckh những thay đổi trong kê  khai và quản lý thuế gtgt tại việt...Slide đề tài nckh những thay đổi trong kê  khai và quản lý thuế gtgt tại việt...
Slide đề tài nckh những thay đổi trong kê khai và quản lý thuế gtgt tại việt...
 
Tiểu luận marketing: chiến lược phân phối sản phâm bọt sủi thanh nhiệt Herbal...
Tiểu luận marketing: chiến lược phân phối sản phâm bọt sủi thanh nhiệt Herbal...Tiểu luận marketing: chiến lược phân phối sản phâm bọt sủi thanh nhiệt Herbal...
Tiểu luận marketing: chiến lược phân phối sản phâm bọt sủi thanh nhiệt Herbal...
 
Nghien cuu khoa hoc 2015
Nghien cuu khoa hoc 2015Nghien cuu khoa hoc 2015
Nghien cuu khoa hoc 2015
 
Báo cáo thực tập ngành may tại cty đức giang 1
Báo cáo thực tập ngành may tại cty đức giang 1Báo cáo thực tập ngành may tại cty đức giang 1
Báo cáo thực tập ngành may tại cty đức giang 1
 
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcPhương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
 
Báo cáo thực tập ngành quản trị văn phòng
Báo cáo thực tập ngành quản trị văn phòngBáo cáo thực tập ngành quản trị văn phòng
Báo cáo thực tập ngành quản trị văn phòng
 
Khóa luận
Khóa luậnKhóa luận
Khóa luận
 

Similar to Thanh xuan, new (repaired)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đĐề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh ĐôLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAYĐề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đPhân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đ
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đNâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đ
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Kiểm soát chất lượng và Doanh thu tại Công ty kiểm toán AASC
Kiểm soát chất lượng và Doanh thu tại Công ty kiểm toán AASCKiểm soát chất lượng và Doanh thu tại Công ty kiểm toán AASC
Kiểm soát chất lượng và Doanh thu tại Công ty kiểm toán AASC
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựngLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Tổ chức kế toán tại công ty thương mại dịch vụ Yên Thịnh, HAY
Tổ chức kế toán tại công ty thương mại dịch vụ Yên Thịnh, HAYTổ chức kế toán tại công ty thương mại dịch vụ Yên Thịnh, HAY
Tổ chức kế toán tại công ty thương mại dịch vụ Yên Thịnh, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Y...
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Y...Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Y...
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Y...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH >>TẢI FREE ZALO 0934 573...
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH >>TẢI FREE ZALO 0934 573...CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH >>TẢI FREE ZALO 0934 573...
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH >>TẢI FREE ZALO 0934 573...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty dịch vụ thương mại, HOT
Đề tài: Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty dịch vụ thương mại, HOTĐề tài: Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty dịch vụ thương mại, HOT
Đề tài: Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty dịch vụ thương mại, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phát triển và đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư ...
Phát triển và đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư ...Phát triển và đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư ...
Phát triển và đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư ...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đQuản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Thanh xuan, new (repaired) (20)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
 
A0003
A0003A0003
A0003
 
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đĐề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh ĐôLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
 
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAYĐề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
 
Đề tài phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đPhân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đ
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đNâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đ
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đ
 
Kiểm soát chất lượng và Doanh thu tại Công ty kiểm toán AASC
Kiểm soát chất lượng và Doanh thu tại Công ty kiểm toán AASCKiểm soát chất lượng và Doanh thu tại Công ty kiểm toán AASC
Kiểm soát chất lượng và Doanh thu tại Công ty kiểm toán AASC
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựngLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
 
Tổ chức kế toán tại công ty thương mại dịch vụ Yên Thịnh, HAY
Tổ chức kế toán tại công ty thương mại dịch vụ Yên Thịnh, HAYTổ chức kế toán tại công ty thương mại dịch vụ Yên Thịnh, HAY
Tổ chức kế toán tại công ty thương mại dịch vụ Yên Thịnh, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Y...
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Y...Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Y...
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Y...
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
 
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH >>TẢI FREE ZALO 0934 573...
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH >>TẢI FREE ZALO 0934 573...CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH >>TẢI FREE ZALO 0934 573...
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH >>TẢI FREE ZALO 0934 573...
 
Đề tài: Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty dịch vụ thương mại, HOT
Đề tài: Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty dịch vụ thương mại, HOTĐề tài: Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty dịch vụ thương mại, HOT
Đề tài: Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty dịch vụ thương mại, HOT
 
Phát triển và đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư ...
Phát triển và đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư ...Phát triển và đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư ...
Phát triển và đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư ...
 
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đQuản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
 

More from Thanhxuan Pham

Luan van tot_nghiep_j08lt_20130405064036_15188_mp60 (1)
Luan van tot_nghiep_j08lt_20130405064036_15188_mp60 (1)Luan van tot_nghiep_j08lt_20130405064036_15188_mp60 (1)
Luan van tot_nghiep_j08lt_20130405064036_15188_mp60 (1)
Thanhxuan Pham
 
Luan van thuy
Luan van thuyLuan van thuy
Luan van thuy
Thanhxuan Pham
 
Bao cao thuc_tap_tai_cong_ty_co_khi_dong_anh_ahs_nw_20130327012430_15188_jfuw
Bao cao thuc_tap_tai_cong_ty_co_khi_dong_anh_ahs_nw_20130327012430_15188_jfuwBao cao thuc_tap_tai_cong_ty_co_khi_dong_anh_ahs_nw_20130327012430_15188_jfuw
Bao cao thuc_tap_tai_cong_ty_co_khi_dong_anh_ahs_nw_20130327012430_15188_jfuwThanhxuan Pham
 
Doko.vn 108551-mot-so-giai-phap-nang-cao-chat-luong-san (1)
Doko.vn 108551-mot-so-giai-phap-nang-cao-chat-luong-san (1)Doko.vn 108551-mot-so-giai-phap-nang-cao-chat-luong-san (1)
Doko.vn 108551-mot-so-giai-phap-nang-cao-chat-luong-san (1)Thanhxuan Pham
 
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-p
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-pDoko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-p
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-pThanhxuan Pham
 
Doko.vn 24324-giai-phap-nham-nang-cao-nang-luc-canh-tr (1)
Doko.vn 24324-giai-phap-nham-nang-cao-nang-luc-canh-tr (1)Doko.vn 24324-giai-phap-nham-nang-cao-nang-luc-canh-tr (1)
Doko.vn 24324-giai-phap-nham-nang-cao-nang-luc-canh-tr (1)Thanhxuan Pham
 
Lvchk15 truong doan quoc dung
Lvchk15 truong doan quoc dungLvchk15 truong doan quoc dung
Lvchk15 truong doan quoc dungThanhxuan Pham
 
Luan van ch ng thi hong ngoc
Luan van ch ng thi hong ngocLuan van ch ng thi hong ngoc
Luan van ch ng thi hong ngocThanhxuan Pham
 
Năng lực canh tranh
Năng lực canh tranhNăng lực canh tranh
Năng lực canh tranhThanhxuan Pham
 

More from Thanhxuan Pham (11)

Luan van tot_nghiep_j08lt_20130405064036_15188_mp60 (1)
Luan van tot_nghiep_j08lt_20130405064036_15188_mp60 (1)Luan van tot_nghiep_j08lt_20130405064036_15188_mp60 (1)
Luan van tot_nghiep_j08lt_20130405064036_15188_mp60 (1)
 
Luan van thuy
Luan van thuyLuan van thuy
Luan van thuy
 
Btc bctn 2009
Btc bctn 2009Btc bctn 2009
Btc bctn 2009
 
Bao cao thuc_tap_tai_cong_ty_co_khi_dong_anh_ahs_nw_20130327012430_15188_jfuw
Bao cao thuc_tap_tai_cong_ty_co_khi_dong_anh_ahs_nw_20130327012430_15188_jfuwBao cao thuc_tap_tai_cong_ty_co_khi_dong_anh_ahs_nw_20130327012430_15188_jfuw
Bao cao thuc_tap_tai_cong_ty_co_khi_dong_anh_ahs_nw_20130327012430_15188_jfuw
 
Lv 03 tham khao
Lv 03 tham khaoLv 03 tham khao
Lv 03 tham khao
 
Doko.vn 108551-mot-so-giai-phap-nang-cao-chat-luong-san (1)
Doko.vn 108551-mot-so-giai-phap-nang-cao-chat-luong-san (1)Doko.vn 108551-mot-so-giai-phap-nang-cao-chat-luong-san (1)
Doko.vn 108551-mot-so-giai-phap-nang-cao-chat-luong-san (1)
 
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-p
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-pDoko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-p
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-p
 
Doko.vn 24324-giai-phap-nham-nang-cao-nang-luc-canh-tr (1)
Doko.vn 24324-giai-phap-nham-nang-cao-nang-luc-canh-tr (1)Doko.vn 24324-giai-phap-nham-nang-cao-nang-luc-canh-tr (1)
Doko.vn 24324-giai-phap-nham-nang-cao-nang-luc-canh-tr (1)
 
Lvchk15 truong doan quoc dung
Lvchk15 truong doan quoc dungLvchk15 truong doan quoc dung
Lvchk15 truong doan quoc dung
 
Luan van ch ng thi hong ngoc
Luan van ch ng thi hong ngocLuan van ch ng thi hong ngoc
Luan van ch ng thi hong ngoc
 
Năng lực canh tranh
Năng lực canh tranhNăng lực canh tranh
Năng lực canh tranh
 

Recently uploaded

Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANHBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆPBÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.pptChương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
AnhNguyenLeTram
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (7)

Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANHBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
 
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆPBÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
 
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.pptChương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
 

Thanh xuan, new (repaired)

  • 1. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................4 LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................5 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ.......................................................7 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................8 PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................9 0.1 Tính c p thi t c a đ tài nghiên c uấ ế ủ ề ứ .................................................................................................9 0.2 M c tiêu nghiên c uụ ứ .......................................................................................................................10 0.3 Đ i t ng và ph m vi nghiên c uố ượ ạ ứ ..................................................................................................10 0.4 T ng quan tình hình nghiên c uổ ứ ......................................................................................................10 0.5 Ph ng pháp nghiên c uươ ứ ................................................................................................................11 0.6 K t c u c a khóa lu nế ấ ủ ậ ....................................................................................................................11 1 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG...............................................................................................................11 1.1 C nh tranh trong n n kinh t th tr ngạ ề ế ị ườ .........................................................................................11 1.1.1 M t s khái ni m c b nộ ố ệ ơ ả ..........................................................................................................11 1.1.2 Các lo i hình c nh tranhạ ạ ...........................................................................................................17 1.2 M t s y u t c b n nh h ng đ n năng l c c nh tranh c a doanh nghi pộ ố ế ố ơ ả ả ưở ế ự ạ ủ ệ .............................19 1.2.1 Các y u t bên trong doanh nghi pế ố ệ .........................................................................................19 1.2.2 Các y u t bên ngoài doanh nghi pế ố ệ .........................................................................................23 1.3 Các bi n pháp ch y u nh m nâng cao kh năng c nh tranh c a các doanh nghi p trên th tr ngệ ủ ế ằ ả ạ ủ ệ ị ườ ...............................................................................................................................................................27 1
  • 2. 1.3.1 Chi n l c s n ph mế ượ ả ẩ ................................................................................................................27 1.3.2 Chi n l c c nh tranh b ng giá bán s n ph mế ượ ạ ằ ả ẩ ........................................................................30 1.3.3 Hoàn thi n công tác t ch c và tiêu th s n ph mệ ổ ứ ụ ả ẩ ..................................................................31 2 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ XÂY DỰNG DUY ANH..............................35 2.1 T ng quan v s hình thành và phát tri n c a công ty TNHH C khí xây d ng Duy Anhổ ề ự ể ủ ơ ự ...............35 2.1.1 Quá trình hình thành và phát tri n c a công tyể ủ ......................................................................35 2.1.2 Các s n ph m d ch v cung c p c a Công tyả ẩ ị ụ ấ ủ ..........................................................................36 2.2 C c u t ch c b máy qu n lý c a Công ty TNHH C khí xây d ng Duy Anhơ ấ ổ ứ ộ ả ủ ơ ự ................................39 2.3 . Th c tr ng năng l c c nh tranh c a Công ty TNHH C khí xây d ng Duy Anhự ạ ự ạ ủ ơ ự ..............................52 2.3.1 Phân tích các nhân t bên ngoài nh h ng t i năng l c c nh tranh c a công tyố ả ưở ớ ự ạ ủ ...................52 2.3.2 Phân tích các nhân t bên trong nh h ng t i năng l c c nh tranh c a công tyố ả ưở ớ ự ạ ủ ...................63 2.4 Đánh giá t ng quan v Công ty TNHH C khí xây d ng Duy Anhổ ề ơ ự ....................................................75 2.4.1 Nh ng đi m m nh c a Công ty (STRENGTHS)ữ ể ạ ủ ..........................................................................75 2.4.2 Nh ng đi m y u c a Công ty (WEAKNESSES)ữ ể ế ủ ..........................................................................76 2.4.3 Các c h i v i Công ty (OPPORTUNITIES)ơ ộ ớ ..................................................................................77 2.4.4 Các m i thách th c v i Công ty (THREATS)ố ứ ớ ...............................................................................77 3 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ XÂY DỰNG DUY ANH...............78 3.1 Chi n l c phát tri n Công ty giai đo n 2010 -2015ế ượ ể ạ ......................................................................78 3.1.1 S m nh, t m nhìn Chi n l c c a Công tyứ ệ ầ ế ượ ủ .............................................................................78 3.1.2 Các ph ng án chi n l c c a Công ty TNHH C khí xây d ng Duy Anh giai đo n 2010-2015ươ ế ượ ủ ơ ự ạ ...........................................................................................................................................................80 3.2 Các gi i pháp th c hi n chi n l cả ự ệ ế ượ .................................................................................................84 3.2.1 Gi i pháp tài chínhả ....................................................................................................................84 2
  • 3. 3.2.2 Gi i pháp v Marketingả ề ............................................................................................................84 3.2.3 Gi i pháp v s n xu tả ề ả ấ ...............................................................................................................85 3.2.4 Gi i pháp v chi phíả ề ..................................................................................................................85 3.2.5 Gi i pháp v ngu n nhân l cả ề ồ ự ....................................................................................................86 3.2.6 Gi i pháp v qu n lýả ề ả .................................................................................................................87 3.2.7 Gi i pháp v công nghả ề ệ ...........................................................................................................87 3.2.8 Xây d ng văn hoá Công tyự .........................................................................................................88 3.3 M t s ki n ngh v i nhà n cộ ố ế ị ớ ướ ........................................................................................................89 Kết luận.................................................................................................................90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................92 3
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong Khoa, đặc biệt là thầy giáo: Hoàng Hải Bắc – người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, đôn đốc và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Chân thành cảm ơn thầy! Đồng thời tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cán bộ công nhân viên công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh, xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành bài khóa luận này. Cuối cùng tác giả xin cam đoan với hội đồng bảo vệ: đề tài được thực hiện hoàn toàn do sự nỗ lực và phấn đấu của bản thân, không sao chép. Do thời gian và hiểu biết có hạn nên bài khóa luận của em khó có thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Mong quý thầy cô thông cảm và đóng góp thêm ý kiến để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hưng Yên, ngày 23 tháng 03 năm 2014 Sinh viên thực hiện Phạm Thanh Xuân 4
  • 5. LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam có thị trường cơ khí được đánh giá là khá lớn. Thị trường cơ khí của Việt Nam tăng trưởng rất mạnh. Nếu năm 1995 giá trị nhập khẩu cơ khí của Việt Nam mới chỉ là 2,967 tỷ USD thì đến năm 2005 khoảng 11 tỷ USD chưa kể những sản phẩm trong nước đã làm được đáp ứng nhu cầu ngay tại chỗ. Các chuyên gia cho rằng thị trường có tốc độ tăng trưởng không dưới 20%/năm. Đây là thị trường tiềm năng. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, theo nhận định của nhiều chuyên gia, đã chạm đáy vì thế năm 2014 doanh nghiệp Việt Nam sẽ đón nhận nhiều cơ hội thuận lợi hơn cùng với sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế. Tại Việt Nam, các thông tin vĩ mô tích cực từ chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế của Chính phủ như các doanh nghiệp sẽ tiếp tục nhận được những ưu đãi về vốn, thuế trong thời gian tới; Thông tư 21 sửa đổi của Ngân hàng Nhà nước về việc hỗ trợ lãi suất 4% đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trung và dài hạn đến hết năm 2011... đã tác động tốt đến toàn bộ nền kinh tế. Tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp không những đã phục hồi mà còn tăng trưởng mạnh. Vậy Công ty TNHH Cơ khí Xây dựng Duy Anh đã và sẽ làm gì để tận dụng các thế mạnh về ngành và chính sách vĩ mô từ nhà nước nhằm nâng cao năng lực canh tranh cho mình? Là doanh nghiệp mới được thành lập, công ty đã xây dựng được cơ chế quản lý, dây chuyền công nghệ mới, thay đổi cách thức kinh doanh, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, đầu tư trang thiết bị, máy móc, nâng cao tay nghề người lao động, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh vì vậy công ty đã nhanh chóng xây dựng được uy tín trên thị trường, sản phẩm công ty được nhiều khách hàng ưa chuộng, tình hình sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và đời sống công nhân viên của công ty ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển và phát triển bền vững, bản thân Công ty cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình. Xuất phát từ vai trò quan trọng đó, trong thời gian thực tập tại công ty được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Hoàng Hải Bắc cùng với 5
  • 6. các cô chú, anh chị trong công ty, em mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Cơ khí Xây dựng Duy Anh” Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn tốt nghiệp của em được chia thành ba Chương: Chương I. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chương II. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh Chương III. Các đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh. Do trình độ còn hạn chế và thời gian tìm hiểu thực tế chưa nhiều, bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp nhằm hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu. 6
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ 7
  • 8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ Ý nghĩa CBCNV Cán bộ công nhân viên CP Cổ phần DT Doanh thu DV Dịch vụ ĐVT Đơn vị tính GTGT Giá trị gia tăng LĐ Lao động TSCĐ Tài sản cố định DN Doanh nghiệp GĐ Giám đốc TSCĐ Tài sản cố định PX Phân xưởng KT Kế toán TM Tiền mặt TNHH Trách nhiệm hữu hạn NVL Nguyên vật liệu NSLĐ Năng suất lao động 8
  • 9. PHẦN MỞ ĐẦU 0.1 Tính c p thi t c a đ tài nghiên c uấ ế ủ ề ứ Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh đóng vai trò vô cùng quan trọng và được coi là động lực của sự phát triển của mỗi doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phần kinh tế, góp phần xóa bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bình đẳng trong kinh doanh. Kết quả của quá trình cạnh tranh sẽ quyết định doanh nghiệp nào tiếp tục tồn tại và phát triển còn doanh nghiệp nào sẽ bị phá sản và giải thể. Do đó vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đã trở thành một vấn đề quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. Công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh chính thức được thành lập vào 09/11/2010, ngay trong giai đoạn cuối của kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội từ 2006-2010. Tình hình kinh tế trong nước có nhiều thuận lợi, chính sách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân khoảng 7%/năm. Nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển và hoàn thành nhiều mục tiêu Thiên niên kỷ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội gấp 2,5 lần so với giai đoạn 2001 – 2005, đạt 42,9% GDP. Mặc dù khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra khá phức tạp, nhưng những chính sách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế từ năm 2009 đã phát huy hiệu quả. Mặc dù sự ra đời của công ty không hẳn là sự ra đời trong quá trình khủng hoảng kinh tế, nhưng cũng có thể nói đó là một giai đoạn kinh tế có nhiều bất ổn. Và những năm sau đó, công ty gặp không ít khó khăn vì sự bất ổn của thị trường bất động sản. Thị trường nhà đất đóng băng, các công ty xây dựng gặp nhiều khó khăn về vốn, lãi suất thị trường tăng cao, lạm phát và sức mua của thị trường giảm rõ rệt. Các đơn đặt hàng và số hợp đồng có giảm, trong khi đó công ty lại mới thành lập chưa lâu. Việc tìm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh để giúp doanh nghiệp đứng vững, tồn tại và phát triển là vấn đề cần thiết và cấp bách. Không chỉ riêng với Công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh, mà với nhiều doanh nghiệp, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ góp phần khẳng định vị trí và thương hiệu của mình. Tính đến nay, công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh mới đi vào hoạt động được gần 4 năm. Tuy đã có không ít các đối tác đã và đang liên kết hoạt động với công ty, và công ty cũng đã có các bạn hàng quen thuộc, nhưng để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô doanh nghiệp thì việc không thể thiếu đối với công ty là nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, mở rộng được thị trường tiêu thụ, thu hút được nhiều bạn hàng hơn, tạo điều kiện tốt để công ty có thể mở rộng quy mô hoạt động sản xuất của mình. Mặt khác, với sự khủng hoảng của thị trường bất động sản hiện nay thì việc tìm ra những giải pháp để giúp công tycó thể đứng vững và phát triển thị trường là điều rất cấp thiết. Vậy 9
  • 10. nên, qua quá trình thực tập tại công ty, em đã mạnh dạn đưa ra ý tưởng và nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh” 0.2 M c tiêu nghiên c uụ ứ Việc nghiên cứu đề tài này nhằm những mục tiêu sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh Và chiến lược cạnh tranh nhằm định hướng cho việc xây dựng chiến lược cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh. - Phân tích, đánh giá môi trường hoạt động của công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh, qua đó đánh giá về năng lực cạnh tranh trong việc tìm kiếm các đơn hàng mới, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, góp phần thực hiện chiến lược xây dựng và khẳng định thương hiệu và uy tín của công ty. - Đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cơ khí xây dựng Duy Anh. 0.3 Đ i t ng và ph m vi nghiên c uố ượ ạ ứ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là: Năng lực cạnh tranh và những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cung cấp dịch vụ và sản xuất trong ngành Cơ khí xây dựng của công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh. 0.4 T ng quan tình hình nghiên c uổ ứ “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh trạnh canh” không phải là một đề tài mới mẻ. Cạnh tranh ra đời thì cũng sẽ xuất hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. Công ty TNHH Cơ khí Duy Anh là một công ty mới được thành lập chưa lâu, để có thể ra nhập và đứng vững trên thị trường thì việc tìm các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh là việc làm không thể thiếu và có tính cần thiết cho công ty. Mặt khác, với tình hình thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc tìm ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ mang tính cấp thiết. Hiện tại, chưa có một ai nghiên cứu về lĩnh vực này trong công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh. Việc mạnh dạn nghiên cứu đề tài này sẽ mang đến cho em nhiều kiến thức mới mẻ và kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực Marketing, đồng thời đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với Công ty Cơ khí xây dựng Duy Anh. Tại Việt Nam, sự “đóng băng” của thị trường bất động sản trong vài năm trở lại đây đã làm ảnh hưởng sâu sắc tới toàn bộ nền kinh tế nói chung và nền sản xuất các thiết bị cơ khí, cơ khí xây dựng nói riêng. Đề tài đi sâu vào việc phân tích đánh giá sự tác động 10
  • 11. của nền kinh tế tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tình hình hoạt động sản xuất và năng lực cạnh tranh của công ty, từ đó đưa ra được các giải pháp góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. 0.5 Ph ng pháp nghiên c uươ ứ Trong bài luận văn này, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: - Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là phương pháp thu thập, phân tích, kết hợp khái quát hóa. - Trao đổi, lấy ý kiến chuyên gia về các yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh. 0.6 K t c u c a khóa lu nế ấ ủ ậ Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn tốt nghiệp của em được chia thành 3 Chương: Chương II. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chương III. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh Chương IV. Các đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh. 1 CH NGƯƠ II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1 C nh tranh trong n n kinh t th tr ngạ ề ế ị ườ 1.1.1 M t s khái ni m c b nộ ố ệ ơ ả 1.1.1.1. C nh tranh và các lý thuy t v c nh tranhạ ế ề ạ Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường, có nền kinh tế thị trường là có tồn tại cạnh tranh. Trong kinh doanh cạnh tranh được hiểu như là sự đua 11
  • 12. tranh giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm dành được ưu thế trên cùng một loại sản phẩm dịch vụ hoặc một loại khách hàng về phía mình so với các đối thủ cạnh tranh. Để thực hiện khả năng cạnh tranh của một công ty, Marketing dùng khái niệm sức cạnh tranh: sức cạnh tranh của một công ty được thể hiện như là “mô men động lượng” phản ánh và lượng hóa tổng hợp thế lực địa vị, cường độ động thái vận hành sản xuất kinh doanh của công ty trong mối quan hệ tương tác với đối thủ cạnh tranh trực tiếp cùng một thị trường mục tiêu xác định và trong các thời điểm hoặc thời gian xác định. Cạnh tranh đặc biệt phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Theo Mác: “cạnh tranh là sự ganh đua đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và trong tiêu thụ để đạt tới lợi nhuận siêu ngạch”. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một điều kiện và yếu tố kích thích kinh doanh, là môi trường động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động và tạo đà cho sự phát triển xã hội nói chung. Như vậy, cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hóa, là nội dung cơ chế vận động của thị trường. Sản xuất hàng hóa càng phát triển, hàng hóa bán ra càng nhiều, số lượng người cung ứng càng đông thì cạnh tranh càng khốc liệt. Kết quả canh tranh sẽ loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn yếu kém và sự tồn tại phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp làm ăn tốt. Đó là quy luật của sự phát triển, là cơ sở tiền đề cho sự thành công của mỗi quốc gia trong vấn đề thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Tóm lại, ta có thể hiểu cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt giữa các chủ thể tham gia hoạt động trên thị trường nhằm giành giật những điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi, dịch vụ có lợi, đồng thời tạo diều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển. Có 3 lý thuyết cạnh tranh chủ yếu sau: • Lý thuyết cạnh tranh của trường phái cổ điển Hiện tượng cạnh tranh xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Tuy vậy, trong cả một thời gian dài người ta không coi cạnh tranh như là một quá trình cũng như không quan sát và phân tích những tác động của chúng trong nền kinh tế. Chỉ đến khi các khái niệm giá trị, giá bán được nghiên cứu một cách nghiêm túc thì khi đó vấn đề cạnh tranh mới được đặt đúng vị trí của nó. Ý nghĩa của cạnh tranh trước hết được những người theo trường phái trọng nông phát hiện thông qua sự biến động của giá cả. Theo họ “giá tự nhiên” bao gồm lao động chứa trong sản phẩm và địa tô. 12
  • 13. Khi xuất hiện một sự bất thường nào đó thì giá thị trường có thể chênh lệch với “giá tự nhiên”. Adam Smith đã tiếp thu những nội dung này và bổ sung thêm vào đó vấn đề cạnh tranh bên cầu. Như vậy. A.Smith chính là người đầu tiên đưa ra những lý thuyết tương đối hoàn chỉnh về cạnh tranh. Lý thuyết của ông đòi hỏi phải bảo đảm tự do hành động cho mọi doanh nghiệp và các hộ gia đình. Thông qua cơ chế thị trường, việc tận dụng tự do cạnh tranh để theo đuổi lợi ích riêng dẫn đến việc mỗi chủ thể kinh tế sẽ nhận được những thành quả mà họ đã cống hiến cho thị trường. Như vậy, sự hài hòa về lợi ích riêng được hình thành như thể thông qua sự sắp đặt của “bàn tay vô hình”. Mô hình cạnh tranh của trường phái cổ điển có thể được hiểu như một quá trình điều phối không có sự điều khiển của nhà nước. Tuy vậy, mô hình cạnh tranh của họ không đồng nghĩa với chính sách “Laiser-fair” (bỏ mặc doanh nhân) như nhiều người nhầm lẫn mà họ đòi hỏi Nhà nước phải tạo ra và đảm bảo một trật tự pháp lý làm khuôn khổ cho quá trình cạnh tranh. Sự hài hòa về lợi ích như A.Smith phỏng đoán đã được trường phái tân cổ điển nghiên cứu và tìm cách xác định những điều kiện tồn tại sự tương ứng giữa lợi ích riêng và lợi ích tổng thể trong xã hội. Kết quả những cố gắng của những nhà kinh tế theo trường phái tân cổ điển này đã mang lại mô hình cân bằng của cạnh tranh hoàn hảo. Họ đã thay thế và rút gọn việc phân tích cạnh tranh ở trạng thái động bằng mô hình toán học “tĩnh” phân tích trạng thái cân bằng theo lý thuyết giá. Từ những giã thuyết (mà hầu hết là không thực tế) về cơ cấu và quan hệ trên thị trường, họ đã rút ra những kết luận về giá và khối lượng cân bằng, và như vậy quá trình cạnh tranh “động” dẫn đến cân bằng đã bị việc “quan sát tĩnh” này lấn át. • Lý thuyết cạnh tranh không hoàn hảo và cạnh tranh mang tính độc quyền Vào đầu những năm 20 của thế kỷ này, nhiều nhà kinh tế mà nổi bật nhất là nhà kinh tế học Mỹ E.hamberlin và nhà kinh tế học Anh J.Robinson đã tìm cách nghiên cứu để vượt qua tách bạch quá rạch ròi giữa hai thái cực là độc quyền thuần túy và cạnh tranh hoàn hảo. Trọng tâm của việc nghiên cứu này là việc nghiên cứu hàng hóa tạp chủng (haterogen), vấn đề độc quyền nhóm (Olygopoly) và bổ sung những hình thức cạnh tranh không bằng giá (thí dụ qua kênh phân phối, qua quảng cáo). Mô hình cạnh tranh không hoàn hảo hoặc cạnh tranh mang tính độc quyền là phạm trù thứ ba giữa hai thái cực là độc quyền và cạnh tranh không hoàn hảo. Sự khác biệt của nó so với hai phạm trù kia là nó thiếu một số nhân tố hoàn hảo hoặc nhân tố hoàn hảo hoặc nhân tố độc quyền của thị trường. Sự khởi đầu quá trình phân tích này là từ chỗ nhận thức rằng: không bao giờ có thể tồn tại cạnh tranh hoàn hảo bởi những giả thiết về sự tồn tại tất cả các nhân tố hoàn hảo của thị trường là đều gắn với không tưởng. 13
  • 14. Cạnh tranh mang tính độc quyền, theo nghĩa rộng là cạnh tranh giữa nhiều đơn vị cung với những hàng hóa khác biệt cạnh tranh lẫn nhau trên cùng thị trường với những số ít đơn vị cung. Sau khi những lý thuyết về hình thái thị trường Oligopoly ra đời và phát triển, đến nay người ta hiểu khái niệm cạnh tranh mang tính độc quyền chỉ theo nghĩa hẹp là: cạnh tranh giữa nhiều đơn vị cung với những hàng ;hóa khác biệt. Lý thuyết về cạnh tranh mang tính độc quyền đã tạo cơ sở cho các doanh nghiệp có thêm những phương pháp để xây dựng chiến lược Marketing khác nhau phù hợp với vị thế của mình trên thị trường đồng thời phù hợp với từng hình thái thị trường. • Lý thuyết cạnh tranh hiệu quả Lý thuyết này được hình thành vào đầu những năm 40 dựa trên luận điểm “lấy độc trị độc” của nhà kinh tế học Mỹ John Maurice Clack là những nhân tố không hoàn hảo trên thị trường có thể được sửa chữa bằng những nhân tố không hoàn hảo khác như thiếu sự tường minh của thị trường và tính tạp chủng của hàng hóa, bởi vì những tính không hoàn hảo này sẽ làm giảm sự phụ thuộc lẫn nhau trong chính sách giá giữa các hang ở thị trường Oligopoly, tạo điều kiện cho các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả. Luận điểm của nhà kinh tế học Mỹ gốc Áo Schum Peter (1883-1950) về cạnh tranh đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tiếp theo của lý thuyết cạnh tranh. Ông cho rằng, phải cạnh tranh bằng sản phẩm mới, bằng kỹ thuật mới, bằng ngồn cung ứng mới và bằng hình thức tổ chức mới. Theo ông, đổi mới chính là “sự phá hủy mang tính sáng tạo”. Clack đã nhanh chóng tiếp thu luận điểm này của Schum Peter và gắn nó với lý thuyết cạnh tranh trong tác phẩm Competion as a Dynamic process. Theo đó, việc các siêu lợi nhuận của doanh nghiệp tiên phong trên cơ sở lợi thế nhất thời vừa là hệ quả, vừa là tiền đề của cạnh tranh. Lợi nhuận này không thể xóa bỏ ngay lập tức mà chỉ nên giảm dần để doanh nghiệp có thể có điều kiện thời gian tạo ra một sự đổi mới, cải tiến khác. Chính vì vậy, theo Clack, sự vận hành của cạnh tranh được đo bằng sự giảm giá, tăng chất lượng hàng hóa cũng như sự hợp lý hóa trong sản xuất. Tóm lại, nội dung cơ bản của lý thuyết cạnh tranh hiệu quả là phân biệt rõ ràng những nhân tố không hoàn hảo nào là có ích, nhân tố nào là có hại cho chính sách cạnh tranh và nhận biết điều kiện nào là điều kiện cần và đủ cho tính hiệu quả của cạnh tranh trong nền kinh tế. 1.1.1.2. Đ i th c nh tranhố ủ ạ Mới hiểu được khách hàng thôi chưa đủ, những năm qua cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra rất khốc liệt cả thị trường trong và ngoài nước. Nền kinh tế của nhiều nước đang điều chỉnh lại và khuyến khích các lực lượng của thị trường tham gia hoạt động, nhiều công ty lớn đang tiến mạnh vào thị trường mới và đang tiến hành khai 14
  • 15. thác thị trường. Vì vậy, mỗi công ty không còn sự lựa chọn nào khác là phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu là phải quan tâm tới đối thủ cạnh tranh của mình ngang với khách hàng mục tiêu. Hiểu được các đối thủ cạnh tranh của mình là cực kỳ quan trọng để có thể đưa ra các chương trình mang tính cạnh tranh có hiệu quả. Công ty phải thường xuyên so sánh các sản phẩm của mình, giá cả, các kênh và hoạt động thương mại so với các đối thủ cạnh tranh. Công ty có thể tung ra những đòn tiến công chính xác hơn vào đối thủ cạnh tranh cũng như chuẩn bị phòng thủ vững chắc hơn trước các cuộc tiến công của đối thủ cạnh tranh. Vậy đối thủ cạnh tranh của công ty là gì? • Nếu xét theo nghĩa rộng: Đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp là các cá nhân, tổ chức không đối đầu trực tiếp với doanh nghiệp trên thị trường nhưng hoạt động của chúng ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. • Nếu theo nghĩa hẹp: Đối thủ cạnh tranh là các cá nhân, tổ chức cùng sản xuất kinh doanh những hàng hóa dịch vụ tương tự đồng dạng với những hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp trên cùng một thị trường xác định. Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm có các đối thủ cạnh tranh hiện tại và các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. + Đối thủ cạnh tranh hiện tại là những công ty doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong cùng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và có các sản phẩm dịch vụ giống như doanh nghiệp. + Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những công ty doanh nghiệp hiện nay không rõ mặt cạnh tranh nhưng vẫn có khả năng cạnh tranh và có thể gây ra các tổn thất, bất lợi cho doanh nghiệp trong tương lai. 1.1.1.3. Năng l c c nh tranhự ạ Thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” được sử dụng rộng rãi trong các phương tiện thông tin đại chúng, trong sách báo chuyên môn, trong giao tiếp hằng ngày của các chuyên gia kinh tế, các chính sách, các nhà kinh doanh…cho đến nay vẫn chưa có một sự nhất trí cao trong các học giả và giới chuyên môn về khái niệm và cách đo lường, phân tích năng lực cạnh tranh ở cả cấp quốc gia lẫn cấp ngành, công ty. Lý do cơ bản ở đây là 15
  • 16. có nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực cạnh tranh. Đối với một số người, năng lực cạnh tranh chỉ có nghĩa hẹp, được thể hiện qua các chỉ số về tỷ giá thực và trong mối quan hệ thương mại. Trong khi đó, đối với một số người khác, khái niệm năng lực cạnh tranh lại bao gồm khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ đủ đáp ứng đòi hỏi của cạnh tranh quốc tế và yêu cầu bảo đảm mức sống cao cho các công dân trong nước. Hay như M.Porter trong cuốn sách nổi tiếng “Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia” đã cho rằng chỉ có năng suất là chỉ số có ý nghĩa khi nói về năng lực cạnh tranh quốc gia. Còn Kruman thì lại cho rằng khái niệm về năng lực cạnh tranh chỉ phù hợp với cấp độ công ty, đơn giản là vì nếu một công ty nào đó không đủ khả năng bù đắp chi phí của mình thì chắc chắn phải từ bỏ kinh doanh hoặc phá sản. Nói tóm lại, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu là những lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh được thực hiện trong việc thỏa mãn đến mức cao nhất các yêu cầu của thị trường. Một số chỉ tiêu đo lường sức cạnh tranh của doanh nghiệp: + Thị phần: Là chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá sức cạnh tranh của doanh nghiệp, bao gồm các loại thị phần sau: - Thị phần của công ty so với toàn bộ thị trường, đó là tỷ lệ phần trăm giữa các doanh số của công ty so với doanh số của toàn ngành. - Thị phần của công ty so với phân khúc mà nó phục vụ, đó là tỷ lệ phần trăm giữa doanh số của công ty so với phân số của toàn phân khúc. - Thị phần tương đối, đó là tỷ lệ so sánh về doanh số của công ty đối với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất, nó cho biết vị thế của công ty trong cạnh tranh trên thị trường như thế nào? Thông qua sự biến động của các chỉ tiêu này doanh nghiệp biết mình đang đứng ở vị trí nào và cần vạch rõ chiến lược như thế nào? + Tỷ suất lợi nhuận: Một trong những chỉ tiêu thể hiện tiềm năng cạnh tranh của doanh nghiệp là lợi nhuận/doanh thu, hay chênh lệch (giá bán – giá mua)/giá thành. Nếu chỉ tiêu này thấp thì chứng tỏ khả năng cạnh tranh trên thị trường là rất gay gắt, ngược lại nếu chỉ tiêu này cao thì có nghĩa kinh doanh đang rất thuận lợi. + Tỷ lệ chi phí Marketing/Tổng doanh thu: Đây là chỉ tiêu đang sử dụng nhiều hiện nay để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu này mà doanh 16
  • 17. nghiệp thấy được hiệu quả hoạt động của mình. Nếu chỉ tiêu này cao là doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào công tác Marketing không hiệu quả 1.1.2 Các lo i hình c nh tranhạ ạ Dựa vào những tiêu thức khác nhau người ta có thể phân thành các loại hình cạnh tranh khác nhau. 1.1.2.1. Căn c vào m c đ , tính ch t c a c nh tranh trên th tr ngứ ứ ộ ấ ủ ạ ị ườ  Cạnh tranh hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có rất nhiều người bán, họ đều quá nhỏ bé nên không ảnh hưởng gì đến giá cả thị trường. Điều đó có nghĩa là không cần biết sản xuất được bao nhiêu, họ đều có thể bán tất cả sản phẩm của mình tại mức giá thị trường hiện hành. Vì vậy, một hãng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo không có lý do gì để bán rẻ hơn mức giá thị trường. Hơn nữa, nó sẽ không tăng giá của mình lên cao hơn giá thị trường vì nếu thế thì hãng sẽ chẳng bán được gì – người tiêu dùng sẽ đi mua hàng với mức giá rẻ hơn từ các đối thủ cạnh tranh của hãng. Các hãng sản xuất luôn tìm biện pháp giảm chi phí và sản xuất một số lượng sản phẩm ở mức giới hạn mà tại đó chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên. Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ không có những hiện tượng cung cầu giả tạo, không bị hạn chế bởi các biện pháp hành chính Nhà nước. Vì vậy, trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo giá cả thị trường sẽ dần tới mức chi phí sản xuất.  Cạnh tranh không hoàn hảo: Nếu một hãng có thể tác động đáng kể đến giá cả thị trường đối với đầu ra của hãng thì hãng ấy được liệt vào “hãng cạnh tranh không hoàn hảo”. Như vậy, cạnh tranh không hoàn hảo là cạnh tranh trên thị trường không đồng nhất với nhau. Mỗi loại sản phẩm có thể có nhiều nhãn hiệu khác nhau, mặc dù sự khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể. Chẳng hạn như: các loại thuốc lá, dầu nhờn, nước giải khát, bánh kẹo… thậm chí cùng loại nhưng lại có nhãn hiệu khác nhau. Mỗi loại nhãn hiệu lại có uy tín, hình ảnh khác nhau. Mặc dù sự khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể. Các điều kiện mua bán hàng rất khác nhau. Người bán có thể có uy tín độc đáo khác nhau đối với người mua do nhiều lý do khác nhau, như khách hàng quen, gây được lòng tin từ trước,… Người bán lôi kéo khách về phía mình bằng nhiều cách: quảng cáo, khuyến mại, phương thức bán hàng, cung cấp dịch vụ, tín dụng, chiết khấu giá…loại cạnh tranh không hoàn hảo này rất phổ biến trong giai đoạn hiện nay.  Cạnh tranh độc quyền: 17
  • 18. Là cạnh tranh trên thị trường mà ở đó có một số người bán một số sản phẩm thuần nhất hoặc nhiều người bán một loại sản phẩm không đồng nhất. Họ có thể kiểm soát gần như toàn bộ số lượng sản phẩm hay hàng hóa bán ra thị trường. Thị trường này có pha trộn giữa độc quyền và cạnh tranh được gọi là thị trường cạnh tranh độc quyền. Ở đây xảy ra cạnh tranh giữa các nhà độc quyền. Điều kiện ra nhập hoặc rút lui khỏi thị trường cạnh tranh độc quyền độc quyền có nhiều trở ngại do vốn đầu tư lớn hoặc do độc quyền về bí quyết công nghệ. Thị trường này không có cạnh tranh về giá cả mà một số người bán toàn quyền quyết định giá cả. Họ có thể định giá cao hơn tùy thuộc vào đặc điểm tiêu dùng của từng sản phẩm, cốt sao cuối cùng họ thu được lợi nhuận tối đa. Những nhà doanh nghiệp nhỏ tham gia thị trường này phải chấp nhận bán hàng theo giá cả của nhà độc quyền. Trong thực tế có thể có tình trạng độc quyền xảy ra nếu không có sản phẩm nào thay thế sản phẩm độc quyền hoặc các nhà độc quyền liên kết với nhau. Độc quyền gây trở ngại cho phát triển sản xuất và làm phương hại đến người tiêu dùng. Vì vậy, ở một số nước có luật chống độc quyền nhằm chống lại sự liên minh độc quyền giữa các nhà kinh doanh. 1.1.2.2. Căn c vào ch th tham gia th tr ngứ ủ ể ị ườ  Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo “luật” mua rẻ - bán bắt. Người mua luôn muốn mua được rẻ, ngược lại, người bán luôn có tham vọng bán đắt. Sự cạnh tranh này được thực hiện trong quá trình “mặc cả” và cuối cùng giá cả được hình thành và hành động bán, mua được thực hiện.  Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy luật cung cầu. Khi một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó mà mức cung cấp nhỏ hơn nhu cầu tiêu dùng thì cuộc cạnh tranh càng trở nên quyết liệt và giá bán hàng hóa, dịch vụ đó sẽ tăng. Kết quả cuối cùng là người bán thu được lợi nhuận cao, còn người mua thì phải mất thêm một số tiền. Đây là cuộc cạnh tranh mà những người mua tự làm hại chính mình.  Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh chính trên vũ đài thị trường, đồng thời cũng là cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất, có ý nghĩa sống còn đối với các chủ doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp đều muốn giành giật lấy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần của đối thủ. Kết quả để đánh giá doanh nghiệp nào chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này là việc tăng 18
  • 19. doanh số tiêu thụ, tăng tỷ lệ thị phần. Cùng với nó là tăng lợi nhuận, tăng đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là hiện tượng tự nhiên, bởi thế, đã bước vào kinh doanh thì bắt buộc phải chấp nhận. Thực tế cho thấy, khi sản xuất hàng hóa càng phát triển, số người bán tăng lên thì cạnh tranh càng quyết liệt. Trong quá trình ấy, một mặt sản xuất hàng hóa với quy luật cạnh tranh sẽ lần lượt gạt ra khỏi thị trường những chủ doanh nghiệp không có chiến lược cạnh tranh thích hợp. Nhưng mặt khác, nó lại mở đường cho những doanh ngiệp nắm chắc “vũ khí” cạnh tranh thị trường và dám chấp nhận “luật chơi” phát triển. 1.1.2.3. Căn c theo ph m vi ngành kinh tứ ạ ế  Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất và tiêu thụ một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó. Trong cuộc cạnh tranh này, các chủ doanh nghiệp thôn tính nhau. Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị trường; những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh doanh, thậm chí bị phá sản.  Cạnh tranh giữa các ngành Là sự cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp trong ngành kinh tế khác nhau, nhằm giành lấy lợi nhuận lớn nhất. trong quá trình cạnh tranh này, các chủ doanh nghiệp luôn say mê với những ngành đầu tư có lợi nhuận nên đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành nhiều lợi nhuận. Sự điều chuyển tự nhiên theo tiếng gọi của lợi nhuận này sau một thời gian nhất định, vô hình chung hình thành nên sự phân phối vốn hợp lý giữa các ngành sản xuất, để rồi kết quả cuối cùng là, các chủ doanh nghiệp đầu tư ở các ngành khác nhau với số vốn bằng nhau chỉ thu được lợi nhuận như nhau, tức hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân cho các ngành. 1.2 M t s y u t c b n nh h ng đ n năng l c c nh tranh c a doanhộ ố ế ố ơ ả ả ưở ế ự ạ ủ nghi pệ 1.2.1 Các y u t bên trong doanh nghi pế ố ệ 1.2.1.1. Ngu n nhân l cồ ự Nguồn nhân lực được hiểu là tất cả những người tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bất kể họ làm gì, giữ vị trí hay cương vị nào trong doanh nghiệp. 19
  • 20. Với vị trí là một yếu tố của quá trình tái sản xuất, lao động là yếu tố quan trọng không kém các yếu tố khác như: vốn, thiết bị kỹ thuật công nghệ, thông qua nguồn lực này thì các nguồn lực khác như đất đai, vốn liếng, công nghệ, cơ sở vật chất mới được khai thác và sử dụng để mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Nguồn lực này kết hợp với các nguồn lực khác không những tạo ra sức mạnh vật chất mà còn tạo ra nguồn lực tinh thần cho doanh nghiệp, từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh và sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp. Quy mô về số lượng lao động, trình độ của người lao động, các giải pháp về tổ chức lao động và quản lý nhân sự sẽ tạo lập và quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong đó quản trị nhân sự sẽ tạo lập và quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong đó quản trị nhân lực là quá trình tổ chức và sử dụng lao động trong doanh nghiệp một cách có khoa học nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Ngoài ra việc bồi dưỡng và nâng cao tay nghề tạo các điều kiện lao động tốt để kích thích lòng say mê lao động thì sẽ thúc đẩy việc tăng năng suất lao động của doanh nghiệp từ đó sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 1.2.1.2. V n, tài chínhố Vốn, tài chính của công ty là một đầu vào không thể thiếu đồng thời là nhân tố tạo lập khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Quy mô tổng lượng vốn của doanh nghiệp bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động, khả năng huy động vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, tốc độ chu chuyển, quay vòng của vốn,…là những nhân tố cơ bản tạo lập năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp mà cơ cấu vốn, tài chính phải phù hợp để từ đó phát huy hiệu quả của nguồn vốn đó. Ngày nay trong cơ chế thị trường thì nguồn lực vốn, tài chính công ty ngày càng có vai trò quan trọng. Có nguồn tài chính vững mạnh thì mới có các nguồn lực như máy móc, thiết bị, kỹ thuật công nghệ hay có các nguồn lực như nguồn nguyên liệu đầu vào…được huy động một cách dễ dàng. Người ta cho rằng lĩnh vực tài chính là huyết mạch của “cơ thể doanh nghiệp”, mạch máu tài chính của doanh nghiệp mà yếu thì sẽ ảnh hưởng đến “sức khỏe” của doanh nghiệp. Qua đó chứng tỏ vốn, tài chính ngày càng có một vị trí then chốt, quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.1.3. Trang thi t b công nghế ị ệ Là yếu tố vật chất kỹ thuật của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó tạo lập và gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp…Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật – công nghệ với số lượng, chất lượng, cơ cấu và sự sắp xếp quy hoạch theo trật tự của giải pháp kinh doanh. Những điều kiện và khả năng áp dụng thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh là những nhân tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh, đặc biệt là đối với doanh nghiệp sản xuất. 20
  • 21. Trong thời đại bùng nổ khoa học công nghệ hiện nay thì các máy móc thiết bị cũng bị hao mòn vô hình rất nhanh và sớm trở nên lạc hậu. Do vậy mỗi doanh nghiệp cần phải luôn đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất mới đem lại khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp cũng như cho chính doanh nghiệp. 1.2.1.4. T ch c h th ng c a doanh nghi pổ ứ ệ ố ủ ệ Khả năng cạnh tranh được tạo lập bởi sự cộng hưởng của rất nhiều nhân tố và được gia tăng bởi trật tự tổ chức hệ thống của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp dù có các yếu tố như: mặt hàng sản xuất kinh doanh, nhân sự, tài chính, trang thiết bị công nghệ như nhau nhưng do trật tự hệ thống tổ chức với hiệu lực khác nhau thì sức cạnh tranh của nó cũng mạnh yếu khác nhau. Tổ chức hệ thống đòi hỏi phải xác lập một trật tự kết cấu bộ máy tối ưu, kết hợp, hợp lý hóa giữa chuyên môn hóa theo chức năng và hiệp tác hóa hiệu lực vận hành theo sản xuất kinh doanh, trên cơ sở phân định rõ ràng chức trách, nhiệm vụ của các nhóm, các bộ phận, các phòng ban của hệ thống…tạo áp lực tổng hợp của tổ chức bộ máy doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh lớn nhất. 1.2.1.5. Uy tín và b n s c c a doanh nghi pả ắ ủ ệ Đây là những tài sản vô hình và là nhân tố trọng yếu thuộc nguồn lực của doanh nghiệp. Chúng có ý nghĩa rất lớn đến sự tồn tại phát triển và thành công trong kinh doanh trên thị trường mà khách hàng ngày càng khắt khe trong tiêu dùng. Đối với nền kinh tế nhiều thành phần, việc tạo lập uy tín và bản sắc của doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Chúng tạo ra lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng. Để nâng cao uy tín, bản sắc doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp với phương châm luôn đặt chữ tín lên hàng đầu. Tạo lập, phát triển nâng cao uy tín, bản sắc là mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp là quá trình đòi hỏi phải có thời gian và chiến lược kinh doanh đúng đắn mới có thể có được. 1.2.1.6. H th ng chi n l c và chính sách kinh doanh c a doanh nghi pệ ố ế ượ ủ ệ  Sản phẩm và chính sách sản phẩm: - Sản phẩm: Theo quan điểm Marketing, sản phẩm là những cung ứng chào hàng cho một thị trường để tạo ra được một sự chú ý đạt tới việc mua và tiêu dùng nó nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn nào đó. - Chính sách sản phẩm: Là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược thị trường và là một thành phần rất quan trọng của chiến lược Marketing – Mix của doanh 21
  • 22. nghiệp cũng như là cơ sở đảm bảo thỏa mãn nhu cầu thị trường và thị hiếu khách hàng trong từng thời kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Trong điều kiện thị trường luôn thay đổi và nhu cầu luôn biến đổi doanh nghiệp phải tránh rủi ro bằng mọi cách soạn thảo một chính sách chủng loại thích hợp và trong danh mục sản phẩm này phải chỉ ra được sản phẩm nào là chủ yếu cơ bản, loại sản phẩm nào là thay thế, bổ sung. Chính sách sản phẩm là xương sống của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, cạnh tranh càng gay gắt thì vai trò của chính sách sản phẩm càng trở nên quan trọng. Nó là một nhân tố quyết định thành công của các chiến lược kinh doanh và chiến lược Marketing bởi vì một công ty chỉ tồn tại và phát triển được thông qua sản phẩm hoặc dịch vụ bán ra.  Giá cả và chính sách giá cả: - Giá cả: Theo quan điểm của Mác: “giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị và nó xoay quanh giá trị hàng hóa”. Nói cách khác, giá cả một sản phẩm là biểu hiện bằng tiền mà người bán dự tính có thể nhận được từ người mua. Việc dự tính giá chỉ được coi là hợp lý và đúng đắn khi xuất phát từ giá cả thị trường, đặc biệt là giá cả bình quân của một hàng hóa nào đó trong cả thị trường trong và ngoài nước trong từng thời kỳ nhất định. - Chính sách giá cả: Chính sách giá cả của một doanh nghiệp nhằm bổ sung cho chính sách sản phẩm và các chính sách khác để tiêu thụ được nhiều hàng hóa, tăng lợi nhuận, nâng cao sức cạnh tranh về tính hiệu quả kinh doanh. Việc xác lập một chính sách chiến lược giá cả đúng đắn là điều cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp nhằm đảm bảo kinh doanh có lãi và chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, giá cả chịu tác động của rất nhiều nhân tố (kiểm soát được và không kiểm soát được). Sự hình thành và vận động của nó rất phức tạp, việc xác lập một chính sách giá cả hợp lý đòi hỏi phải giải quyết tổng hợp nhiều vấn đề. Không có một công thức chung nào lập sẵn có thể áp dụng vĩnh cửu cho hoạt động chiến lược giá cả của mọi doanh nghiệp, nhưng đây là công việc phải làm và cần có sự quan tâm đúng mức để tạo ra khả năng cạnh tranh cũng như hiệu quả cao trong quá trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp.  Phân phối và chiến lược phân phối: - Phân phối: Bao gồm tập hợp các hoạt động tổ chức điều hành vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng nhằm đạt hiệu quả cao ít tốn kém chi phí. - Các chức năng phân phối: 22
  • 23. + Tiếp nhận thông tin: tìm kiếm các yếu tố cần thiết cho việc hoạch định và thực hiện phân phối. + Khuyến mại: nghiên cứu các hoạt độngtruyền thông thuyết phục khách hàng + Thương lượng: tìm kiếm các hợp đồng phân phối + Đặt hàng: tiến hành đặt hàng cho nhà sản xuất + Cung cấp tài chính: đặt cọc, tạm ứng, thanh toán trước… + Thử nghiệm - Tổ chức phân phối vật chất: vận chuyển, lưu trữ, bảo quản - Lập chứng từ: Quản lý việc thanh toán có liên quan - Chuyển giao sở hữu: Giao sản phẩm, giấy tờ…cho khách hàng  Chiến lược chiêu thị: Là hoạt động mang tính truyền thông hướng tới thị trường nhằm kích thích tiêu thụ sản phẩm, bao gồm: - Quảng cáo - Khuyến mại - Tuyên truyền - Tổ chức bán hàng - … 1.2.2 Các y u t bên ngoài doanh nghi pế ố ệ 1.2.2.1. Nhóm nhân t thu c môi tr ng kinh t qu c dânố ộ ườ ế ố - Các nhân tố về mặt kinh tế Bao gồm các vấn đề như tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái…đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, chẳng hạn như: + Tốc độ tăng trưởng cao làm cho thu nhập của cư dân tăng, khả năng thanh toán của họ tăng dẫn tới sức mua (cầu) các loại hàng hóa và dịch vụ tăng lên, đây là cơ hội tốt cho các 23
  • 24. doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào nắm bắt được điều này và có khả năng đáp ứng được nhu cầu khách hàng (số lượng, giá bán, chất lượng, mẫu mã…) thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh. + Tỷ giá hối đoái và giá trị của đồng tiền trong nước có tác động nhanh chóng và sâu sắc đối với từng quốc gia nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng nhất là trong điều kiện kinh tế mở. Nếu đồng nội tệ lên giá các doanh nghiệptrong nước sẽ giảm khả năng cạnh tranh. Hơn nữa, khi đồng nội tệ lên giá sẽ khuyến khích nhập khẩu, vì giá hàng nhập khẩu giảm mạnh, và như vậy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước sẽ bị giảm ngay trong thị trường nước mình. Ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tăng cả trong thị trường trong và ngoài nước. + Lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nhất là đối với các doanh nghiệp thiếu vốn phải vay ngân hàng. Khi lãi suất cho vay của các ngân hàng cao, chi phí của các doanh nghiệp tăng lên do phải trả lãi tiền vay lớn, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ kém đi và có phần bị hạn chế, nhất là khi đối thủ cạnh tranh có tiềm lực lớn về vốn. - Các nhân tố về chính trị pháp luật Một thể chế chính trị, luật pháp rõ ràng, rộng mở và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiêu quả. Chẳng hạn, các luật thuế có ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện cạnh tranh, đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và trên mọi lĩnh vực. Chính sách của chính phủ về xuất nhập khẩu, về thuế nhập khẩu cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất trong nước. Hay như với sự ra đời của “Luật doanh nghiệp 2005” đã tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc làm khuôn khổ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. - Trình độ về khoa học công nghệ Trình độ khoa học công nghệ có ý nghĩa quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đó là chất lượng và giá bán. Khoa học công nghệ tác động đến chi phí cá biệt của doanh nghiệp, qua đó tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là trong thời đại bùng nổ khoa học công nghệ như ngày nay thì các sản phẩm bị hao mòn nhanh chóng, vòng đời bị rút ngắn, hao mòn vô hình rất nhanh. Do vậy mà phần thắng trong cạnh tranh thường nghiêng về những doanh nghiệp có trình độ máy móc thiết bị khoa học công nghệ hiện đại vượt trội so với các đối thủ. - Nhân tố văn hóa xã hội 24
  • 25. Phong tục tập quán, thói quen, thị hiếu tiêu dùng, tín ngưỡng tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu nhu cầu thị trường. Đây là những nhân tố tưởng chừng như vô hại nhưng nó có tác động rất mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó muốn thích nghi và tạo lập khả năng cạnh tranh thì cần phải nghiên cứu kỹ phong tục tập quán, văn hóa xã hội của từng nước, từng vùng để từ đó tìm cách thích nghi hóa sản phẩm, xâm nhập thị trường. 1.2.2.2. Nhóm nhân t thu c môi tr ng ngànhố ộ ườ Theo Michael Poter, môi trường ngành được hình thành bởi các nhân tố chủ yếu mà ông gọi là năm lực lượng cạnh tranh trên thị trường ngành. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải tính toán cân nhắc tới trước khi có những quyết định lựa chọn phương hướng, nhiệm vụ phát triển của mình. Năm lực lượng cạnh tranh đó được thể hiện dưới hình sau: Sơ đồ1.1: Sơ đồ 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Poter - Sức ép của các đối thủ cạnh tranh trong ngành Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành là một trong những yếu tố phản ánh bản chất của môi trường này. Sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh chính trên 25
  • 26. thị trường và tình hình hoạt động của chúng là lực lượng tác động trực tiếp mạnh mẽ, tức thì tới quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Trong một ngành bao gồm nhiều doanh nghiệp khác nhau, nhưng thường trong đó chỉ có một số đóng vai trò chủ chốt như những đối thủ cạnh tranh chính có khả năng chi phối khống chế thị trường. Nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp là tìm kiếm thông tin, phân tích đánh giá chính xác khả năng của những đối thủ cạnh tranh chính này để xây dựng cho mình chiến lược cạnh tranh thích hợp với môi trường chung của ngành. - Sự đe dọa cảu các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn sẽ gia nhập thị trường Những doanh nghiệp mới tham gia thị trường trực tiếp làm tăng tính chất quy mô cạnh tranh trên thị trường ngành do tăng năng lực sản xuất và khối lượng sản xuất trong ngành. Trong quá trình vận động của lực lượng thị trường, trong từng giai đoạn, thường có những đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường và những đối thủ yếu hơn rút khỏi thị trường. Để chống lại các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn các doanh nghiệp thường thực hiện các chiến lược như phân biệt sản phẩm, nâng cao chất lượng, bổ sung những đặc điểm mới cho sản phẩm của mình có những đặc điểm khác biệt hoặc nổi trội hơn trên thị trường, hoặc phấn đấu giảm chi phí sản xuất, tiêu thụ… Sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường ngành phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành và mức độ hấp dẫn của thị trường đó. - Sức ép của nhà cung ứng Những người cung ứng cũng có sức mạnh thỏa thuận rất lớn. Có rất nhiều cách khác nhau mà người cung ứng có thể tác động vào khả năng thu lợi nhuận của ngành. Các nhà cung ứng có thể gây ra những khó khắn nhằm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong trường hợp sau: + Nguồn cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp chỉ cần có một hoặc một vài công ty độc quyền cung cấp. + Nếu nhà cung cấp có khả năng về các nguồn lực để khép kín sản xuất, có hệ thống mạng lưới phân phối hoặc mạng lưới bán lẻ thì họ sẽ có thế lực đáng kể đối với doanh nghiệp là khách hàng. - Sức ép của khách hàng Sức mạnh của khách hàng thể hiện ở chỗ họ có thể buộc các nhà sản xuất phải giảm giá bán sản phẩm thông qua việc tiêu dùng ít sản phẩm hơn hoặc đòi hỏi chất lượng 26
  • 27. sản phẩm cao hơn. Nếu khách hàng mua với khối lượng lớn, tính tập trung của khách hàng cao hơn so với các doanh nghiệp trong ngành. - Sự xuất hiện các sản phẩm thay thế Những sản phẩm thay thế cũng là một trong những lực lượng tạo nên sức ép cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành. Mức độ sẵn có của những sản phẩm thay thế cho biết giới hạn trên của giá cả sản phẩm trong ngành. Khi giá cả của một sản phẩm tăng quá cao khách hàng sẽ chuyển sang sử dụng những sản phẩm thay thế. Sự sẵn có của những sản phẩm thay thế trên thị trường là một mối đe dọa trực tiếp đến khả năng phát triển, khả năng cạnh tranh và mức độ lợi nhuận của các Doanh nghiệp. 1.3 Các bi n pháp ch y u nh m nâng cao kh năng c nh tranh c a các doanhệ ủ ế ằ ả ạ ủ nghi p trên th tr ngệ ị ườ 1.3.1 Chi n l c s n ph mế ượ ả ẩ Sản phẩm là những hàng hóa hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng và thực hiện mục tiêu kiếm lời của doanh nghiệp qua việc bán hàng. Hiện nay, yếu tố quyết định đến thị trường của doanh nghiệp được thể hiện trước hết ở chỗ: Sản phẩm của doanh nghiệp đó có khả năng cạnh được hay không. Điều này chỉ thực hiện được nếu doanh nghiệp đó có khả năng cạnh tranh được hay không. Điều này chỉ thực hiện được nếu doanh nghiệp có chiến lược sản phẩm đúng đắn, tạo ra được những sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường với chất lượng tốt. Chiến lược sản phẩm có thể phát triển theo các hướng sau: 1.3.1.1. Đa d ng hóa s n ph mạ ả ẩ Thực chất của đa dạng hóa sản phẩm là quá trình mở rộng danh mục sản phẩm, tạo nên một cơ cấu sản phẩm có hiệu quả của doanh nghiệp. Đa dạng hóa sản phẩm là cần thiết và khách quan đối với mỗi doanh nghiệp bởi vì: - Sự tiến bộ nhanh chóng, không ngừng của khoa học công nghệ cùng với sự phát triển ngày càng cao của nhu cầu thị trường làm cho vòng đời sản phẩm bị rút ngắn, doanh nghiệp cần có nhiều chủng loại sản phẩm hàng hóa để hỗ trợ lẫn nhau, thay thế nhau. Đa dạng hóa sản phẩm sử dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị, thực hiện khấu hao nhanh để đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ. 27
  • 28. - Nhu cầu của thị trường rất đa dạng phong phú và phức tạp, đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường và như vậy doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. - Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt thì đa dạng hóa sản phẩm là một biện pháp nhằm phân tán rủi ro trong kinh doanh. - Đa dạng hóa sản phẩm cho phép tận dụng đầy đủ hơn những nguồn lực sản xuất dư thừa của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh của daonh nghiệp. Trong quá trình mở rộng kinh doanh, các doanh nghiệp có thể thực hiện đa dạng hóa sản phẩm với những hình thức khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại các hình thức đa dạng hóa sản phẩm.  Xét theo sự biến đổi danh mục sản phẩm, có các hình thức đa dạng hóa sau: + Biến đổi chủng loại: Đó là quá trình hoàn thiện và cải tiến các loại sản phẩm đang sản xuất để giữ vững thị trường hiện tại và thân nhập thị trường mới, nhờ sự đa dạng về kiểu cách, cấp độ hoàn thiện của sản phẩm thỏa mãn thị hiếu của sản phẩm điều kiện sử dụng và khả năng thanh toán của những khách hàng khác nhau. + Đổi mới chủng loại: Loại bỏ những sản phẩm lỗi thời, những sản phẩm khó tiêu thụ và bổ sung những sản phẩm mới vào danh mục sản phẩm của doanh nghiệp. Những sản phẩm được bổ sung này có thể là sản phẩm mới tuyệt đối, hoặc các sản phẩm mới tương đối  Xét theo tính chất của nhu cầu sản phẩm, có các hình thức đa dạng hóa sản phẩm sau đây: + Đa dạng hóa theo chiều sâu của mỗi loại sản phẩm: Đó là việc tăng thêm kiểu cách, mẫu mã của cùng một loại sản phẩm để đáp ứng toàn diện nhu cầu của các đối tượng khác nhau về cùng một loại sản phẩm. Việc thực hiện hình thức đa dạng hóa sản phẩm này gắn liền với việc phân khúc nhu cầu thị trường. + Đa dạng hóa theo bề rộng nhu cầu các loại sản phẩm, thể hiện ở việc doanh nghiệp chế tạo một số loại sản phẩm có kết cấu, công nghệ sản xuất và giá trị sử dụng cụ thể khác nhau, để thỏa mãn đồng bộ một số nhu cầu có liên quan với nhau của một đối tượng tiêu dùng.  Xét theo mối quan hệ sử dụng nguyên vật liệu chế tạo sản phẩm, có các hình thức đa dạng hóa sản phẩm sau: 28
  • 29. + Sản xuất những sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau nhưng có chung chủng loại nguyên liệu gốc. +Sử dụng tổng hợp các chất có ích chứa đựng trong một loại nguyên liệu để sản xuất một số sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau. Để thực hiện mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm, doanh nghiệp có thể có các phương thức thực hiện sau: Một là: Đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp. Bằng việc áp dụng hình thức này, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được đầu tư, giảm bớt thiệt hại do rủi ro khi thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, tận dụng được khả năng sản xuất hiện có Hai là: Đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở nguồn lực hiện có kết hợp với đầu tư bổ sung. Nghĩa là việc mở rộng danh mục sản phẩm đòi hỏi phải có đầu tư, nhưng đầu tư này chỉ giữ vị trí bổ sung, nhằm khắc phục khâu yếu hoặc các khâu sản xuất mà doanh nghiệp còn thiếu. Ba là: Đa dạng hóa sản phẩm bằng đầu tư mới. Hình thức này thường được áp dụng khi doanh nghiệp triển khai sản xuất những sản phẩm mới, mà khả năng sản xuất hiện tại không thể đáp ứng được. Trong trường hợp này nhu cầu đầu tư thường lớn và xác suất rủi ro sẽ cao hơn, nhưng khả năng sản xuất được mở rộng hơn. 1.3.1.2. K t h p đa d ng hóa v i nâng cao ch t l ng s n ph mế ợ ạ ớ ấ ượ ả ẩ Nhu cầu tiêu dùng ngày càng phát triển thì thị trường càng đòi hỏi phải có loại sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo sự thỏa mãn cao nhất cho người tiêu dùng. Vì vậy, cạnh tranh về giá sẽ dịch chuyển sang cạnh tranh về chất lượng. Nếu doanh nghiệp thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh mà chất lượng vượt trội về mọi mặt hơn chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh thì lúc đó sản phẩm của doanh nghiệp là khác biệt hóa. Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng kinh tế kỹ thuật của nó, thể hiện được sự thỏa mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn. Theo khái niệm này thì chất lượng của sản phẩm được hiểu theo hai nghĩa, chất lượng với các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật và chất lượng sản phẩm với sự phù hợp nhu cầu thị trường. Nâng cao chất lượng sản phẩm phải xem xét cả hai khía cạnh trên. 29
  • 30. Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, thể hiện ở các khía cạnh: - Chất lượng sản phẩm tăng lên nhờ đó thu hút được khách hàng, tăng khối lượng hàng hóa bán ra, tăng được uy tín của sản phẩm, mở rộng được thị trường. - Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa là nâng cao được hiệu quả sản xuất. 1.3.2 Chi n l c c nh tranh b ng giá bán s n ph mế ượ ạ ằ ả ẩ Giá cả là công cụ của Marketing, xác định mức độ phương hướng của Marketing và phối hợp một cách chính xác các điều kiện sản xuất và thị trường, là đòn bẩy hoạt động có ý thức đối với thị trường. Trong doah nghiệp, chiến lược giá cả là thành viên thực sự của chiến lược sản phẩm và cả hai chiến lược này lại phụ thuộc vào mục tiêu chiến lược chung của doanh nghiệp. Một trong những nội dung cơ bản của chiến lược giá cả là việc định giá. Định giá có ý nghĩa rất quan trọng và nó là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 1.3.2.1. Căn c đ đ nh giáứ ể ị Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thông qua chính sách định giá bán mà doanh nghiệp áp dụng đối với thị trường và có sự kết hợp với một số điều kiện khác. Định giá là việc ấn định có hệ thống giá cả cho đúng với hàng hóa hay dịch vụ bán cho khách hàng. Việc định giá căn cứ vào các mặt sau: - Lượng cầu đối với sản phẩm: Doanh nghiệp cần tính toán nhiều phương án giá ứng với mỗi loại giá là một lượng cầu, từ đó chọn ra phương án có nhiều thuận lợi nhất dựa trên tính quy luật: giá cao thì ít người mua và ngược lại. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với loại hàng hóa có nhu cầu co giãn theo giá. - Chi phí sản xuất và giá thành đơn vị sản phẩm: Giá bán là tổng hợp giá thành và lợi nhuận mục tiêu. Bởi vậy, với một mức giá nhất định thì để tăng lợi nhuận mục tiêu cần có biện pháp giảm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, không phải bao giờ giá bán cũng cao hơn giá thành, nhất là trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt. - Phải nhận dạng đúng thị trường cạnh tranh và từ đó ta có cách định giá cho mỗi loại thị trường. 1.3.2.2. M t s chính sách đ nh giá h p lýộ ố ị ợ  Chính sách bán với giá thị trường: 30
  • 31. Đây là chính sách định giá phổ biến, tức là định giá với giá bán sản phẩm xoay quanh mức giá bán trên thị trường. Với chính sách này doanh nghiệp phải tăng cường công tác tiếp thị, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất để đứng vững trên thị trường.  Chính sách giá phân biệt: Nếu các đối thủ cạnh tranh chưa có chính sách giá phân biệt thì đây là một thứ vũ khí cạnh tranh không kém phần lợi hại của doanh nghiệp. Chính sách giá phân biệt của doanh nghiệp được thể hiện là với cùng một loại sản phẩm nhưng có nhiều mức giá khác nhau và các mức giá đó được phân biệt theo nhiều tiêu thức khác nhau. - Phân biệt theo lượng mua: Người mua nhiều phải được ưu đãi giá hơn so với người mua ít. - Phân biệt theo chất lượng sản phẩm cùng mặt hàng: Chất lượng loại 1, chất lượng loại 2… - Phân biệt theo phương thức thanh toán: Mức giá với người thanh toán ngay phải ưu đãi hơn so với người trả chậm. - Phân biệt theo thời gian: Giá bán có thể thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào tình hình giá cả trên thị trường, cách phân biệt này hay áp dụng với các loại sản phẩm có tính mùa vụ.  Chính sách định giá thấp: Là chính sách định giá thấp hơn giá thị trường để thu hút người tiêu dùng về phía mình. Chính sách này đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực vốn lớn, phải tính toán chắc chắn và đầy đủ mọi tình huống rủi ro. Chính sách này giúp các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường mới, bán được khối lượng sản phẩm lớn. Ngoài ba chính sách định giá cơ bản trên, tùy từng điều kiện, tình hình thị trường, mức độ cạnh tranh và mục tiêu trong từng thời kỳ mà doanh nghiệp có thể định giá cao, bán phá giá. 1.3.3 Hoàn thi n công tác t ch c và tiêu th s n ph mệ ổ ứ ụ ả ẩ 1.3.3.1. L a ch n h th ng kênh phân ph iự ọ ệ ố ố Trước hết về tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường và lựa chọn kênh phân phối để sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh 31
  • 32. chóng, hợp lý và đạt hiệu quả cao. Tiêu thụ nhanh với số lượng nhiều sẽ tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất. Nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông thường có 4 kiểu kênh phân phối sau: • Người sản xuất – Người tiêu dùng cuối cùng • Người sản xuất – Người bán lẻ - Người tiêu dùng cuối cùng • Người sản xuất – Người bán buôn – Người bán lẻ - Người tiêu dùng cuối cùng • Người sản xuất – Người bán buôn – Người đầu cơ môi giới – Người bán lẻ - Người tiêu dùng cuối cùng. Việc lựa chọn kênh phân phối phải dựa trên đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghệp cũng như đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm cần tiêu thụ. Đồng thời việc lựa chọn kênh phân phối cũng như lựa chọn trên đặc điểm thị trường cần tiêu thụ, đặc điểm về khoảng cách đến thị trường, địa hình và hệ thống giao thông của thị trường và khả năng tiêu thụ của thị trường. Từ việc phân tích các đặc điểm trên doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một hệ thống kênh phân phối hợp lý, đạt hiệu quả cao. 1.3.3.2. M t s bi n pháp y m tr bán hàngộ ố ệ ể ợ Nếu trong nền kinh tế kế hoạch hiện vật tập trung cao độ với đặc trưng là cấp phát ở đầu vào và giao nộp ở đầu ra, người sản xuất không cần quan tâm đến kỹ thuật yểm trợ bán hàng thì trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động kỹ thuật yểm trợ bán hàng thì trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động kỹ thuật yểm trợ bán hàng trở thành một phương tiện thông tin cần thiết bảo đảm sự gắn bó giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sau đây là một số biện pháp yểm trợ bán hàng mà doanh nghiệp thường sử dụng: • Chính sách quảng cáo Quảng cáo là nghệ thuật sử dụng các phương tiện truyền đưa tin về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp cho người tiêu dùng. Mục tiêu của quảng cáo: Là để thu hút sự chú ý của khách hàng đối với sự có mặt của doanh nghiệp nhằm nêu bật tiếng tăm của doanh nghiệp hoặc cung cấp cho khách hàng biết rõ ưu thế hàng hóa hay dịch vụ của mình sẽ hoặc đang cung cấp ra thị trường. 32
  • 33. Cách quảng cáo: Trước hết quảng cáo phải có quy mô xác định về không gian và thời gian. Nếu quảng cáo với không gian hẹp và số lần ít thì sẽ kém hiệu quả. Tuy nhiên phải tính toán kỹ chi phí. Đối với những loại sản phẩm đã nổi tiếng hoặc bán với giá hạ thì không cần phải quảng cáo nhiều lần để tiết kiệm chi phí. Quảng cáo phải tác động mạnh vào tâm lý khách hàng làm cho họ ngạc nhiên vui thích đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Quảng cáo phải thành thật, không được lừa dối khách hàng nhưng đồng thời phải tạo ra được sự ham muốn của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Phương tiện và hình thức quảng cáo: phương tiện quảng cáo rất đa dạng như: vô tuyến truyền hình, phim ảnh, quảng cáo trên các phương tiện xe giao thông, trên sân vận động, ở giao lộ hoặc làm lịch quảng cáo trên bao bì sản phẩm; trình diễn, giới thiệu hàng hóa qua việc biểu diễn mốt, thi hoa hậu, thời trang, sử dụng các hình thức văn nghệ: Thơ, ca, kịch… Nói chung việc lựa chọn và hình thức quảng cáo phụ thuộc vào các loại hàng hóa, dịch vụ, khuynh hướng của khách hàng và phương tiện hiện có của doanh nghiệp hoặc khả năng chi phí của doanh nghiệp. • Chào hàng Chào hàng là một phương pháp chiêu thị qua các nhân viên của doanh nghiệp đi tìm khách hàng để bán hàng. Qua việc chào hàng cần nêu rõ được ưu điểm của sản phẩm so với sản phẩm cạnh tranh, tìm hiểu sở thích và nhu cầu của khách hàng để thỏa mãn nhu cầu đó. Trong việc chào hàng, nhân viên chào hàng có vai trò rất lớn nên doanh nghiệp phải biết tuyển chọn, phải biết bồi dưỡng và đãi ngộ nhân viên chào hàng. • Chiêu hàng Chiêu hàng được các doanh nghiệp sử dụng để khuyến khích các trung gian phân phối sản phẩm của mình. Chiêu hàng cũng được các nhà bán buôn dùng đối với người bán lẻ hoặc người bán lẻ dùng với khách hàng, các doanh nghiệp có thể sử dụng các phương tiện sau: - Tặng quà cho khách hàng. - Trưng bày hàng hóa để khách hàng có thể nhìn thấy và có điều kiện tìm hiểu, hỏi han về hàng hóa đó. 33
  • 34. Trong hoạt động chiêu thị, ngoài việc chào hàng, quảng cáo, chiêu hàng người ta còn sử dụng các hình thức khác như: gửi biểu mẫu hàng, bán với giá đặc biệt một lô hàng cho khách hàng một phiếu lô hàng được giảm tiền mua… • Tham gia hội chợ Hội chợ là nơi trưng bày sản phẩm của doanh nghiệp trong khu vực hoặc trong và ngoài nước. Hội chợ là nơi gặp gỡ của các nhà sản xuất kinh doanh với nhau, gặp gỡ giữa các nhà sản xuất và khách hàng. Hội chợ cũng là nơi doanh nghiệp tham quan để tìm hiểu hàng mới, ký hợp đồng mua bán kỹ thuật. Tham gia hội chợ phải hướng tới hiệu quả, đó là một hoạt động yểm trợ bán hàng. Khi tham gia cần phải chú ý: - Chọn đúng sản phẩm tham gia - Tham gia đúng hội chợ - Chuẩn bị tốt những điều kiện tham gia hội chợ. Các hiệp hội ngành nghề hàng năm đều tổ chức triển lãm thương mại và hội thảo. Các công ty bán sản phẩm và dịch vụ cho ngành cụ thể đó mua chỗ và sử dụng gian hàng (tham gia hội chợ) để trưng bày và trình diễn sản phẩm của mình tại cuộc triển lãm thương mại. Mỗi năm có hơn 5.600 cuộc triển lãm thương mại diễn ra và thu hút xấp xỉ 80 triệu người tham dự. Số người tham dự triển lãm thương mại có thể từ vài ngàn đến hơn 70 ngàn người đối với những cuộc triển lãm lớn do ngành nhà hàng và khách sạn tổ chức. Những người bạn hàng tham gia triển lãm hy vọng có được một số lợi ích, cu thể như hình thành danh sách mối tiêu thụ mới, duy trì sự tiếp xúc với khách hàng, giới thiệu sản phẩm mới, gặp gỡ các khách hàng mới, bán được nhiều hàng hơn cho các khách hàng hiện có, và giáo dục khách hàng bằng những ấn phẩm, phim ảnh và các tư liệu nghe nhìn. Ngoài các biện pháp yểm trợ bán hàng trên có các hoạt động khác như xúc tiến bán hàng, xuất bản các tài liệu nhằm đẩy mạnh và xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản phẩm như bán kèm theo phụ tùng thay thế cho khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp mình. Đây là những hoạt động cần thiết để đẩy mạnh bán hàng trên thị trường trong và ngoài nước, là con đường đi tới sự thành đạt và chiến thắng trong cạnh tranh. Quy mô hoạt động của doanh nghiệp càng lớn thì chi phí này càng cao và càng trở thành yếu tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong cuộc đua tranh trên thương trường. 34
  • 35. 2 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ XÂY DỰNG DUY ANH 2.1 Tổng quan về sự hình thành và phát triển của công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh được chính thức cấp giấy phép hoạt động kinh doanh vào ngày 09/11/2010. Trước đó, công ty cũng đã trải qua một thời kỳ khá dài chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt để đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tên công ty: Công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh. - Tên giao dịch: DAC CO - Tên tiếng anh: Duy Anh Construction Engineering Joint Stock Company. - Mã số thuế: 0900624120 - Ngày cấp: 09/11/2010 - Địa chỉ trụ sở kinh doanh: Số 120, thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. - Điện thoại: 0321.3742.060 Fax: 0321.3.742060 - Người đại diện: Nguyễn Thị Xuyến. Công ty hoạt động kinh doanh trên khá nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau: Tư vấn, đầu tư, thiết kế xây dựng; kinh doanh dịch vụ; sản xuất các thiết bị, nguyên vật liệu cơ khí xây dựng;...Tuy nhiên, từ cuối năm 2011 và đầu năm 2012, công ty đã định hướng chiến lược tập trung phát triển: Sản xuất, lắp dựng kết cấu thép; Gia công cơ khí; Chế tạo 35
  • 36. các thiết bị cơ khí; Và nhận thầu xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi, kết cấu xây dựng. Trụ sở giao dịch của công ty được đặt tại số 120 thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên (trên đường quốc lộ 5), và phân xưởng sản xuất chính được đặt tại KCN Minh Đức, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Mặc dù mới được thành lập chưa lâu, nhưng với sự cố gắng nỗ lực của các thành viên, sự hỗ trợ của nhà nước, và sự giúp đỡ của bạn hữu, các đối tác và đồng nghiệp, Công ty đã gặt hái được những thành công đáng kể trong bước đầu ra nhập thị trường. Hiện đang công ty đang có mối quan hệ làm ăn với hàng chục công ty lớn và có uy tín, thương hiệu trên địa bàn KCN Minh Đức, Mỹ Hào, cùng hàng trăm công ty khác trên khắp các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Bắc Giang, Nam Định,… 2.1.2 Các sản phẩm dịch vụ cung cấp của Công ty ● Sản phẩm, dịch vụ của xí nghiệp cơ khí: Sản xuất, lắp dựng kết cấu thép: - Thiết kế, chế tạo, lắp dựng kết cấu thép các công trình công nghiệp và dân dụng, các thiết bị phi tiêu chuẩn, khung nhà có khẩu độ lớn, các kết cấu dầm, sàn, silo, băng tải, xe goòng, đốt cần trục tháp… - Thiết kế, chế tạo, lắp đặt, chuyển giao công nghệ các dây chuyền sản xuất đá, gạch nền; sản xuất cột điện li tâm; sản xuất ống cống bằng phương pháp li tâm và rung cưỡng bức… - Thiết kế, chế tạo, lắp dựng các thiết bị nâng hạ như cầu trục, cổng trục tải trọng đến 15T, khẩu độ đến 28m. - Chế tạo, lắp dựng các loại cột điện cao thế, cột thu phát sóng cho ngành viễn thông… - Thiết kế chế tạo các thiết bị phục vụ ngành xây dựng như: cốp pha, cột chống, giàn giáo… Gia công cơ khí: - Gia công cắt gọt tiện, phay, bào các chi tiết cơ khí. - Tiện được các chi tiết có đường kính đến 1,8m; dài đến 2m; nặng 500Kg 36
  • 37. ● Sản phẩm, dịch vụ của xí nghiệp đúc luyện kim: - Chế tạo các chi tiết cho ngành khai thác mỏ, giao thông, nông nghiệp như: răng gầu xúc, hàm nghiền vỏ bơm các loại. - Sản xuất phụ tùng cho ngành xi măng như: Bi nghiền clinker, tấm lót, cánh nâng, các chi tiết chịu nhiệt, chịu mài mòn và các chi tiết khác. - Các loại chi tiết đúc khác có trọng lượng đến 1500 Kg. Sản phẩm, dịch vụ của xí nghiệp xây dựng: - Nhận thầu xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi, kết cấu xây dựng. ● Phân tích về năng lực sản xuất của công ty: Bảng 2.1: Năng lực sản xuất của Công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh giai đoạn 2011-2013 Tên xí nghiệp Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 XN đúc Sản lượng Tấn 569 845 1000 XN cơ khí Sản lượng Tấn 283 351 597 XN xây dựng Gía trị thực hiện Triệu đồng 15.402 19.489 27.011 (Nguồn: Công ty TNHH cơ khí xây dựng Duy Anh) Năng lực sản xuất của các xí nghiệp trong Công ty qua 3 năm nhìn chung đều có xu hướng tăng. Trong năm tới Công ty tập trung nâng cao năng lực sản xuất các mặt hàng đúc, xây dựng đạt mức tăng trưởng ≥ 15 %/ năm (về doanh thu, doanh số bán hàng và lợi nhuận) trên cơ sở đầu tư chiều sâu về thị trường, tiêu thụ sản phẩm, về chất lượng, về cơ chế tổ chức quản lý, theo mô hình đa dạng hóa hình thức kinh doanh và đa dạng hóa sản phẩm. ● Phân tích công tác đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ của công ty: Công tác đầu tư phát triển là một nhiệm vụ hết sức quan trọng để có thể nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh Công ty trong các chặng đường phát triển. Do đó, trong những năm qua ban lãnh đạo Công ty hết sức chú trọng đến công tác này.Từ năm 2011 đến năm 2013, mức đầu tư phát triển của Công ty đã tăng lên đáng kể. Năm 2011, khoản 37
  • 38. đầu tư phát triển của công ty chỉ đạt 1 tỷ đồng nhưng đến năm 2013, con số này đã tăng lên gấp 5,1 lần và đạt mức 5,1 tỷ đồng. Biểu đồ 2.1: Mức đầu tư phát triển của Công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh giai đoạn 2011- 2013 (Nguồn: Công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh) Công tác đầu tư của công ty năm 2011- 2013 chủ yếu chú trọng 2 nội dung chính là: - Đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất: Cùng với kế hoạch của các dự án lớn nhằm nâng cao và thay đổi vị thế của Công ty. Công tác đầu tư phát triển mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ máy móc, trang thiết bị nhà xưởng để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty từ đó đảm bảo quyền lợi thành viên góp vốn và đời sống người lao động trong Công ty. Vì vậy hàng năm Công ty luôn có kế hoạch đầu tư chiều rộng và chiều sâu, nâng cao năng lực ổn định sản xuất kinh doanh của Công ty. - Xây dựng kế hoạch sử dụng và khai thác mặt bằng Công ty: do xác định được đất 38 Tri u đ ngệ ồ 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Đ u tầ ư
  • 39. đai là tài sản lớn và có giá trị của Công ty, nên trong những năm vừa qua thực hiện Nghị quyết của HĐQT, Công ty đã đầu tư thuê mặt bằng sản xuất thi công của nhiều công ty khác nhau trên nhiều địa bàn khác nhau, phù hợp với từng dự án ở các tỉnh. Đây là một biện pháp để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn, tiết kiệm được chi phí vận chuyển, tận dụng được tối đa giá trị mặt bằng cho phép của công ty. Tuy nhiên, phương án này vẫn còn nhiều điểm hạn chế: chi phí quản lý cao, yêu cầu kiểm soát chưa thật sự chặt chẽ, thất thoát và lãng phí tài sản của công ty, hao tốn thêm nguồn nhân lực giám sát sản xuất 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh Công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo: - Luật đầu tư và luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Điều lệ của công ty đã được HĐTV thông qua ngày 27/03/2010 và được sửa đổi bổ sung thông qua Chủ tịch HĐTV và Giám Đốc công ty ngày 24/3/2011. Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình công ty TNHH, chi tiết theo sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Cơ khí xây dựng Duy Anh 39
  • 40. Sơ đồ2.2: Sơ đồ tổ chức điều hành của công ty 40
  • 41. ● Chức năng, nhiệm vụ của các vị trí công tác trong sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty. Từ khi thành lập tới nay, Công ty đã tiến hành đổi mới và hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý của mình cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty. Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty được thiết kế là mô hình kết hợp giữa mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng và mô hình tổ chức bộ phận theo sản phẩm. Các chức năng được chia cụ thể cho từng phòng ban và lãnh đạo các đơn vị như sau: Chức năng, nhiệm vụ của HĐTV : + Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty. 41
  • 42. + Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn. + Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị trên 10% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty. + Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 10% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty. + Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐTV; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác từ cấp trưởng các phòng, ban hoặc tương đương trở lên. + Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch HĐTV, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại điều lệ công ty. + Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty. + Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty. + Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện. + Quyết định tổ chức lại công ty. + Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty. + Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và điều lệ công ty. - Chức năng , nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị: + Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐTV. + Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp HĐQT hoặc để lấy ý kiến các thành viên. + Triệu tập và chủ trì cuộc họp HĐTV hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên. + Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của HĐTV. 42