SlideShare a Scribd company logo
1 of 88
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                       -1-


                                   LỜI CẢM ƠN

     Qua 8 tuần thực tập tại Công ty CP Nội Thất Tàu Thủy Nha Trang, tôi thấy mình
đã học hỏi được rất nhiều. Qua đó tôi có thể củng cố lại những kiến thức đã được học
và quan trọng hơn là đã thu nhận được rất nhiều kiến thức thực tế và cũng như những
kinh nghiệm làm việc.

     Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Quản trị kinh doanh
trường Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện để cho tôi có một kì thực tập thành công.

     Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và toàn thể Cán bộ công nhân viên của
Công ty CP Nội Thất Tàu Thủy Nha Trang đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại
Công ty, nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập, qua đó tôi đã có cơ hội
học hỏi những kiến thức thực tế, để có thể phục vụ cho việc học tập cũng như làm việc
sau này được tốt hơn.



                                                            Sinh viên thực hiện:
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                                                  -2-


  XÁC NHẬN CỦA CÔNG TY CP NỘI THẤT TÀU THỦY NHA TRANG

Xác nhận của Bộ Phận Kinh doanh:

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................



                                         LÃNH ĐẠO DUYỆT

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                                                  -3-




                                 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

...............................................................................................................

                                                                  GIÁO VIÊN DUYỆT

                                                     .........................................................

                                                     .........................................................

                                                     .........................................................
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                                                               -4-

                                                          .........................................................

                                                      MỤC LỤC

PHẦN I: BÁO CÁO TỔNG HỢP........................................................................7

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT TÀU THỦY
NHA TRANG........................................................................................................7

      1.1 Quá trình hình thành và phát triển.............................................................7

          1.1.1 Quá trình hình thành của công ty........................................................7

          1.1.2 Quá trình phát triển của Công ty........................................................8

      1.2 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty.................10

          1.2.1 Chức năng của công ty.......................................................................10

          1.2.2 Nhiệm vụ của Công ty........................................................................10

          1.2.3 Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty...........................................11

      1. 3 Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của Công ty......................................12

          1.3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty................................................................12

          1.3.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty..................................................15

      1.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian tới của Công
ty                ............................................................................................................16

          1.4.1 Thuận lợi............................................................................................16

          1.4.2 Khó khăn............................................................................................16

          1.4.3 Phương hướng phát triển trong thời gian tới......................................17



CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH NHÀ NHA TRANG.............20

      2.1 Môi trường kinh doanh của Công ty..........................................................20

          2.1.1 Môi trường vĩ mô...............................................................................20
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                                                       -5-

          2.1.2 Môi trường vi mô...............................................................................24

      2.2 Năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty................................................26

          2.2.1 Về vốn................................................................................................27

          2.2.2 Về lao động........................................................................................27

      2.3 Tình hình thực hiện các hoạt động chủ yếu của Công ty...........................30

          2.3.1 Thu mua nguyên vật liệu....................................................................30

          2.3.2 Tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty.....................................30

          2.3.3 Doanh thu từ các lĩnh vực kinh doanh khác nhau của Công ty...........33

      2.4 Đánh giá hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty qua các năm
      ……….............................................................................................................37
             2.4.1 Phân tích, đánh giá kết quả kinh doanh..........................................37

             2.4.2 Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh........................................41

          2.4.3 Phân tích tình hình tài chính của Công ty...........................................43



PHẦN II: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ HẸP...........................................................45

GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÔNG TY CP
XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ KINH DOANH NHÀ NHA TRANG

      MỞ ĐẦU........................................................................................................45

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG HIỆU....................................................................................................48
      1.1 Khái niệm và vai trò của thương hiệu........................................................48

          1.1.1 Khái niệm về thương hiệu..................................................................48

          1.1.2 Vai trò của thương hiệu......................................................................50

      1.2 Vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu...............................................55

          1.2.1 Các bước xây dựng thương hiệu.........................................................55

          1.2.2 Các công cụ để xây dựng thương hiệu................................................57
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                                                        -6-

          1.2.3 Chiến lược duy trì và phát triển thương hiệu......................................61

              1.2.3.1 Hợp tác thương hiệu...................................................................61

              1.2.3.2 Bảo vệ và giữ vững thương hiệu................................................62

      1.3 Hoạt động marketing trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu........63

          1.3.1 Chính sách sản phẩm.........................................................................63

          1.3.2 Chính sách giá cả...............................................................................64

          1.3.3 Hệ thống phân phối............................................................................64

          1.3.4 Quảng bá thương hiệu........................................................................66



CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH NHÀ NHA TRANG
          2.1 Các yếu tố thương hiệu..........................................................................67

          2.1.1 Tên thương hiệu.................................................................................67

          2.1.2 Logo...................................................................................................68

          2.1.3 Slogan – câu khẩu hiệu.......................................................................68

          2.1.4 Nhạc hiệu...........................................................................................69

      2.2 Xây dựng tính cách thương hiệu................................................................69

      2.3 Hoạt động marketing trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu........70

          2.3.1 Chính sách giá cả................................................................................70

          2.3.2 Hệ thống phân phối............................................................................71

          2.3.3 Quảng bá thương hiệu........................................................................73



CHƯƠNG III: KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG CỦA MỘT SỐ THƯƠNG
HIỆU MẠNH.........................................................................................................75
          3.1 WOW – May riêng cho thế giới phụ nữ...............................................75

      3.2 THIÊN LONG: Nghiên cứu chất lượng viết nên tương lai........................76
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                                                         -7-

      3.3 NUTIFOOD – Tạo lập cho tương lai.........................................................77

CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ KINH
DOANH NHÀ NHA TRANG...............................................................................79

      4.1 Lựa chọn và thiết kế các yếu tố thương hiệu.............................................79

          4.1.1 Tên thương hiệu.................................................................................79

          4.1.2 Thiết kế logo......................................................................................80

          4.1.3 Câu khẩu hiệu, nhạc hiệu...................................................................80

          4.1.4 Tính cách thương hiệu........................................................................81

      4.2.Hoạt động marketing trong xây dựng và phát triển thương hiệu................81

          4.2.1 Chính sách sản phẩm..........................................................................81

          4.2.2 Chính sách giá cả................................................................................82

          4.2.3 Chính sách phân phối.........................................................................82

          4.2.4 Quảng bá thương hiệu........................................................................82

      4.3 Duy trì và phát triển thương hiệu...............................................................83

          4.3.1 Bảo vệ và giữ vững thương hiệu........................................................83

          4.3.2 Phát triển thương hiệu........................................................................84

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................86

      1. Kết luận.......................................................................................................86

      2. Kiến nghị.....................................................................................................87

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................88
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                   -8-

                           PHẦN I: BÁO CÁO TỔNG HỢP

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DÂN DỤNG
                       VÀ KINH DOANH NHÀ NHA TRANG

     1.1 Quá trình hình thành và phát triển

        1.1.1 Quá trình hình thành của công ty

     Tiền thân của Công ty CP Nội Thất Tàu Thủy Nha Trang là Phân xưởng nhựa
của Công ty CNTT Nha Trang được đầu tư dây chuyền sản xuất tàu, thuyền bằng vật
liệu composite. Đến tháng 5 năm 2007 theo đề nghị của Công ty CNTT Nha Trang,
Tập đoàn CNTT Việt Nam đã có quyết định tách Phân Nhựa của Công ty CNTT Nha
Trang để thành lập Công ty CP Nội Thất Tàu Thủy Nha Trang.

     Từ khi thành lập đến hết năm 2008 Công ty đã phát triển không ngừng đã sản
xuất được nhiều sản phẩm với chất lượng cao như: tàu khách cao tốc 45 chỗ, tàu câu
cá ngừ, tàu tuần tra cao tốc, xuồng y tế,....

     Đầu năm 2009 đến nay, đứng trước cuộc khủng hoảng của ngành công nghiệp
Đóng tàu thế giới và trong nước, Công ty đã gặp không ít khó khăn vì không thu hồi
được nhiều khoản nợ của khách hàng dẫn đến tình trạng thiếu vốn để hoạt động, chính
tình trạng thiếu vốn đã kéo theo nhiều hệ lụy khác khiến tình hình tài chính của Công
ty ngày càng xấu đi.Tuy nhiên với sự nỗ lực không ngừng của lãnh đạo Công ty và
toàn thể cán bộ công nhân viên, trong thời gian khó khăn vừa qua Công ty vẫn tiến
hành sản xuất đều đặn thể hiện ở nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao như: Xuồng cứu
sinh X28, lắp đặt nội thất tàu 20.000 T số 1, ngoài ra Công ty còn sửa chữa nhiều tàu
thuyền cho các Công ty du lịch trên địa bàn tỉnh như: Công ty CP Biển Hòn Tằm Nha
Trang, Công ty TNHH Hải Minh, Công ty CP Vinpeal,...

     Từ đầu năm 2011 tình hình của Công ty đã có phần khởi sắc, tạo dựng được mối
quan hệ vững chắc với một số khách hàng ngoài Tập đoàn hầu hết là các Công ty du
lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

     Từ quý 3 năm 2011 tình hình tài chính của Công ty có phần được cải thiện, cụ thể
là khoản lỗ đã được giảm dần.

Các thông tin cơ bản về công ty hiện nay như sau:
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                     -9-

    Trụ sở chính: 01.Tân Lộc – P. Vĩnh Trường – TP.Nha Trang – Khánh Hòa.

             Điện thoại           : 058.3731 180 – 058.3730 383

    Tên giao dịch:Công ty CP Nội Thất Tàu Thủy Nha Trang.

    Tên tiếng Anh: Nha Trang Ship Interior Furnishing Joint Stock Company.

    Tổng số cán bộ, công nhân viên: 28 người.

    Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng, trong đó:

      - Công ty CN Tàu Thủy Nha Trang góp 38%.

      - Công ty CN Tàu Thủy và Xây dựng Hạ Long góp 35%.

      - Ông Nguyễn Nho Sơn góp 27%.

    Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3703000263 do sở Kế Hoạch và Đầu
      tư tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 23/05/2007.

    Mã số thuế: 4200.689.144.

    Công ty có tài khỏan tại hầu hết các ngân hàng trong địa bàn thành phố Nha
      Trang như: Seabank, V&R Bank, Secombank, Gicombank, Incombank,…

        1.1.2 Quá trình phát triển của công ty

     Giai đoạn trước tới tháng 5/2007:

     Công ty CNTT Nha Trang đã tiến hành tự đầu tư và được Tập đoàn CNTT Việt
Nam đầu tư dây chuyền sản xuất tàu cá xa bờ bằng vật liệu composite.

     - Phần đạo tạo, chuyển giao công nghệ: đã cử được 05 cán bộ và kỹ sư sang Nước
Cộng hoà Ba Lan đào tạo về chuyên ngành nhựa composite để vận hành dây chuyền;
ngoài ra các chuyên giai Ba Lan cũng đã sang nhà máy để đào tạo, hướng dẫn trực tiếp
cho 20 công nhân trực tiếp thao tác sản xuất.

     - Với năng lực công nghệ sau khi được đầu tư thì Phân xưởng Nhựa trực thuộc
Công ty CNTT Nha Trang đã tiến hành sản xuất, chế tạo được các sản phẩm như tàu
khách cao tốc 45 chỗ, tàu câu cá ngừ, tàu tuần tra cao tốc, xuồng y tế, lồng bè nuôi hải
sản, tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa cao do gặp khó khăn về đầu ra.

     Giai đoạn từ sau tháng 5/2007 tới nay:
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                  - 10 -

     Tháng 5/2007, Tập đoàn CNTT Việt Nam có quyết định tách Phân xưởng Nhựa
của Công ty CNTT Nha Trang để thành lập nên Công ty Cổ phần Nội thất Tàu thuỷ
Nha Trang với mục tiêu là để huy động các nguồn vốn xã hội tham gia đầu tư, nâng
cao năng lực cạnh tranh của công ty, gia tăng hiệu quả hoạt động.

      Từ khi thành lập đến nay, công ty đã tiếp tục duy trì sản xuất các sản phẩm đã
thực hiện và mở rộng sản xuất thêm các sản phẩm như cửa nhựa Vinashin window, thi
công nội thất cho tàu 225TEU và đặc biệt là đã tiến hành sản xuất thành công xuồng
cấp cứu 4.5m; xuồng cứu sinh mạn kín 2 móc (4.5m) cùng hệ thống cẩu xuồng cho tàu
20,000DWT số 1 của Công ty Đóng tàu Cam Ranh. Đây là một bước đột phá, thay đổi
định hướng sản xuất của công ty trong thời gian tới.

     1.2 Ngành nghề kinh doanh và mục tiêu của Công ty:

       1.2.1 Ngành nghề kinh doanh

       Công ty kinh doanh các ngành nghề sau:

       - Đóng mới và sửa chữa tàu, thuyền và phương tiện hàng hải bằng vật liệu
Composite.

       - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm khác bằng vật liệu nhựa PVC,gỗ,…

       - Kinh doanh và lắp đặt nội thất tàu thủy, kết cấu thép.

       - Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư ngành đóng tàu, công trình công nghiệp,
dân dụng.

       - Kinh doanh vật liệu xây dựng, trang trí nội thất.

       - Chế tạo các sản phẩm làm từ vật liệu composite.

        1.2.2 Mục tiêu của Công ty

    Kinh doanh thương mại, dịch vụ nhà đất,…

    Thực hiện chế độ hạch tóan kinh tế, không ngừng phát huy năng lực quản lý,
      kinh doanh, áp dụng các biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy công ty phát triển hiệu
      quả. Mở rộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, phát triển vốn, làm tròn nghĩa
      vụ với Nhà nước và xã hội.
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                  - 11 -

  Tăng cường hợp tác với các đối thủ cạnh tranh, giúp đỡ nhau cùng đi lên để
    ngày càng phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng, góp phần tạo nên một cộng
    đồng kinh doanh lành mạnh.

  Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên, vận dụng
    nguyên tắc phân phối theo lao động, thực hiện các biện pháp kích thích vật chất,
    tinh thần cho cán bộ công nhân phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty, và
    không trái pháp luật.

  Đào tạo bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ chính trị,văn hóa, chuyên
    môn nghiệp vụ và trình độ tổ chức quản lý cho cán bộ công nhân viên.

  Bảo vệ môi trường, an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và làm tròn
    nghĩa vụ quốc phòng.

  Các họat động kinh doanh thương mại và dịch vụ của công ty hoạt động theo
    quy định của pháp luật.

     1.2.3 Lĩnh vực họat động chủ yếu của công ty

  Kinh doanh nhà đất.

  Xây dựng dân dụng.

  Kinh doanh thương mại các hàng trang trí nội thất, vật liệu xây dựng.

  Giới thiệu mua bán nhà đất.

  Cho vay vốn và đáo nợ ngân hàng.

  Dịch vụ hợp thức hóa nhà đất.
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                    - 12 -


     1. 3 Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của Công ty

       1.3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty



                                 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


                                       GIÁM ĐỐC


                                   PHÓ GIÁM ĐỐC




     PHÒNG                               PHÒNG                                      PHÒNG
       TÀI                                 KỸ                                         KẾ
     CHÍNH-                              THUẬT                                      HOẠCH-
       KẾ                                                                            KINH
      TOÁN                                                                          DOANH




   Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

    Hội đồng quản trị:

      Hội đồng quản trị gồm 3 thành viên, trong đó:

        • Một chủ tịch Hội đồng quản trị.

        • Một phó chủ tịch Hội đồng quản trị.

        • Một ủy viên Hội đồng quản trị.

      Hội đồng quản trị là cấp quản trị cao nhất của Công ty giữa hai kỳ đại hội cổ
đông. Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và có toàn quyền nhân danh
Công ty để giải quyết mọi vấnd đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty,
trừ những vấn đề liên quan đến thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

      Chủ tịch Hội đồng quản trị là là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                     - 13 -



     Trách nhiệm của Hội đồng quản trị:

            • Đề xuất, sửa đổi điều lệ khi cần.

            •    Xác định và phân chia trách nhiệm về các thiệt hại xảy ra đối với Công
                 ty trong kinh doanh.

            •    Đề xuất các biện pháp khắc phục những biến động về Tài chính của
                 Công ty.

     Quyền hạn của Hội đồng quản trị:

            • Tổ chức việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu đúng theo kế hoạch đã được
                 Hội đồng cổ đông phê duyệt.

            •    Thông qua báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động của Công ty hàng năm,
                 quý, tháng.

            • Xem xét và quyết định việc chuyển nhượng các cổ phiếu ghi danh.

    Giám đốc và bộ máy điều hành của Công ty

      Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc là người đại diện theo pháp luật của
Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật, và trực tiếp chịu trách nhiệm trước Hội
đồng quản trị về việc tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động tác nghiệp hằng ngày
của Công ty, sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Công ty và thi hành các Nghị quyết,
quyết định của Hội đồng quản trị theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

Các trưởng phòng ban có chức năng tham mưu giúp cho Giám đốc trong việc quản lý
điều hành công việc.

    Giám đốc được Hội đồng quản trị bầu nhiệm với chức năng và nhiệm vụ sau

        • Sử dụng bảo toàn và phát triển vốn theo phương án đã được Hội đồng
                quản trị phê duyệt và thông qua trước Đại hội đồng cổ đông.

        •       Thay mặt Hội đồng quản trị ký kết các hợp đồng kinh tế, quản lý toàn bộ
                tài sản của Công ty.
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                      - 14 -

Phó giám đốc: Được Giám đốc phân công ủy nhiệm quản lý, điều hành lĩnh vực kỹ
thuật của Công ty, đồng thời kiêm luôn việc tìm kiếm kho bãi và xe cho việc vận
chuyển hàng trang trí nội thất, vật liệu xây dựng từ nơi mua hàng về Nha Trang.

     Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:

        •   Phòng kỹ thuật: Chịu sự quản lý trực tiếp của Phó Giám đốc, có trách
            nhiệm giám sát các công trình xây dựng của Công ty, theo dõi việc cấp
            phát nguyên vật liệu, thiết kế các bảng vẽ kỹ thuật cho các công trình,
            kiểm tra việc thi công các công trình xây dựng. Phòng kỹ thuật có hai nhân
            viên.

        •   Phòng tài chính – kế toán: Có nhiệm vụ ghi chép, tính toán, phản ánh số
            hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, quá trình và kết quả hoạt
            động sản xuất kinh doanh. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất
            kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kế hoạch thu nộp thuế, thanh toán,
            kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, các loại kinh phí. Đồng
            thời phòng tài chính - kế toán còn chịu trách nhiệm phân phối quỹ lương,
            cấp phát lương hàng tháng cho cán bộ công nhân viên của Công ty, và
            chịu trách nhiệm bán hàng cho Công ty ( Công ty không bán lẻ, mà bán sỉ
            lại cho các đại lý, cửa hàng trong địa bàn thành phố Nha Trang).

        •   Phòng kế hoạch – kinh doanh: đây là một tiến bộ trong bộ máy quản lý
            của một công ty vừa và nhỏ, Công ty đã chú trọng việc xây dựng các kế
            hoạch kinh doanh. Phòng kế hoạch – kinh doanh của Công ty ngoài việc
            xây dựng các kế hoạch kinh doanh cho Công ty mà còn chịu trách nhiệm
            trong lĩnh vực kinh, có chức năng như một phòng kinh doanh của một
            công ty lớn, soạn thảo các hợp đồng kinh tế, tổ chức quản lý các hợp đồng
            đó. Ngoài ra, phòng kế hoạch – kinh doanh của Công ty cũng kiêm luôn
            nhiệm vụ hành chính cho Công ty, có nhiệm vụ tiếp nhận những giấy tờ,
            theo dõi các khoản điện, nước, và chi phí khác mang tính hành chính …
            nhằm mục đích đảm bảo mọi hoạt động hằng ngày của Công ty.

    Nhận xét:
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                      - 15 -

       Bộ máy tổ chức của Công khá gọn, nhẹ, trong thời gian qua đã phát huy nhiều
điểm mạnh của nó trong thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty, cụ thể
là:

          - Sự phối hợp giữa các phòng ban rất linh hoạt và mềm dẻo với tình hình sản
xuất, kinh doanh và tình hình thị trường.

          - Ít có sự chồng chéo làm ách tắc công việc chung của Công ty.

          - Các phòng ban rất tích cực hỗ trợ, tham mưu cho Phó giám đốc và Giám đốc.
Nhờ đó mà đạt được sự phối hợp nhịp nhàng, nhanh chóng đối các công việc cụ thể
nảy sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.

       Ngoài ra bộ máy tổ chức của Công ty có tiến bộ hơn so với phần lớn các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, điều đó được thể hiện ở việc Công ty có phòng kế hoạch – kinh
doanh, chứng tỏ Công ty đã thực sự coi trọng việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh.

          1.3.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty

           Lĩnh vực sản xuất duy nhất của Công ty là xây dựng các công trình dân dụng.
Tuy nhiên Công ty không tuyển công nhân xây dựng. Khi có hợp đồng xây dựng thì
phòng kỹ thuật của Công ty tính toán lượng vật liệu cần cho công trình, sau đó ký hợp
đồng khoán cho người nhận thầu, người ký hợp đồng với Công ty có trách nhiệm tìm
người làm để hoàn thành công trình như đã quy định trong hợp đồng. Trách nhiệm của
Công ty là cung ứng nguyên vật liệu cho công trình và giám sát việc thi công công
trình. Tiến hành việc xây dựng các công trình dân dụng theo quy trình trên thì doanh
nghiệp vừa có mặt lợi, vừa có mặt bất lợi.

       Mặt có lợi cho Công ty: giảm được khoản tiền phải đóng bảo hiểm cho người
         lao động và các khoản trợ cấp khác. Mặt khác việc xây dựng các công trình dân
         dụng phần lớn là thực hiện trong những tháng ít mưa bão, nên công việc không
         được thường xuyên, nên việc Công ty không ký hợp đồng lao động với người
         công nhân xây dựng cũng là phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty.

       Mặt bất lợi: Tuy nhiên bên cạnh mặt lợi như trên thì cũng có một số bất lợi như:
         khi có nhiều công trình dồn dập trong một khoảng thời gian thì Công ty sẽ khó
         khăn tìm kiếm đối tác để ký hợp đồng khoán, mặt khác những người thực hiện
         công trình không thuộc cán bộ công nhân viên của Công ty, nên không hướng
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                              - 16 -

   đếm lợi ích của Công ty, chính vì vậy Công ty cần cử nhân viên kỹ thuật giám
   sát chặt chẽ việc thi công các công trình.
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                   - 17 -


    1.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian tới của
Công ty

      1.4.1 Thuận lợi

   Chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Công ty ngày càng nâng cao, giữ vững được
     uy tín trên thị trường Nha Trang, tạo được ưu thế cạnh tranh cao so với các
     Công ty kinh doanh cùng lĩnh vực.

   Khả năng làm việc của cán bộ, công nhân viên trong Công ty ngày càng tiến bộ
     hơn, phục vụ tốt hơn, nhanh chóng hơn nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.

   Nhờ chế độ ưu đãi, và môi trường làm việc thuận lợi, phần lớn nhân viên khá
     chung thành với Công ty.

   Quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên ngày càng khăng khít hơn, bình đẳng hơn,
     tạo được một văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, thu hút được nguồn nhân lực
     trẻ đã qua đào tạo.

   Quan hệ giữa khách hàng và Công ty ngày càng được củng cố, tạo dựng lòng
     tin vững chắc của khách hàng, nên đã có không ít khách hàng trung thành với
     Công ty (chủ yếu là trong hai lĩnh vực kinh doanh: kinh doanh hàng trang trí
     nội thất và xây dựng dân dụng; cho vay và đáo nợ Ngân hàng).

   Hầu hết nhân viên của Công ty có trình độ từ trung cấp trở nên, mà giá nhân
     công ở nước ta rẻ hơn so trong khu vực và trên thế giới, đây là mặt rất thuận lợi
     cho việc không ngừng phát triển, mở rộng ngành nghề kinh doanh của Công ty.

   Thị trường tài chính ngày càng sôi động tạo thuận lợi cho phát triển hoạt động
     cho vay và đáo nợ Ngân hàng của Công ty.

   Công ty kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau nên phân tán được rủi ro, do đó
     rủi ro về tài chính của Công ty là tương đối thấp so với những Công ty kinh
     doanh một lĩnh vực chuyên môn.

      1.4.2 Khó khăn

   Trong hai năm gần đây thị trường bất động sản đang trầm xuống, điều này ảnh
     hưởng đến lĩnh vực kinh doanh bất động, môi giới bất động sản của Công ty.
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                    - 18 -

    Thị trường vật liệu xây dựng, mặt hàng trang trí nội thất ngày càng nóng lên,
      giá cả tăng nhanh ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng dân dụng, và kinh doanh
      hàng trang trí nội thất, vật liệu xây dựng của Côngty, khiến hai lĩnh vực hoạt
      động này năm vừa qua doanh thấp, lợi nhuận rất thấp,hầu như là không có lợi,
      và tình hình này sẽ còn tiếp trong năm 2009, 2010.

    Công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nên khả năng chuyên môn
      không cao, điều này dẫn tới khả năng cạnh thấp so với các Công ty kinh doanh
      một lĩnh vực chuyên môn.

    Trang thiết bị máy móc của Công ty còn khá nghèo nàn, chưa đáp ứng hết đòi
      hỏi của công việc.

    Nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa mở cửa hết, môi trường kinh doanh chưa thực
      sự bình đẳng, Công ty phải cạnh tranh với những công ty mạnh được sự bảo trợ
      từ phía nhà nước.

    Mặc dù đã có cải cách, nhưng thủ tục hành chính vẫn còn nhiều ách tắc và phức
      tạp, khiến cho dịch vụ hợp thức hóa nhà đất, đáo nợ Ngân hàng của Công ty
      gặp không ít khó khăn.

        1.4.3 Phương hướng phát triển trong thời gian tới

           Thị trường hoạt động của Công ty là trong địa bàn thành phố Nha Trang, các
lĩnh vực hoạt động của Công ty khá đa dạng. Qua nhiều năm hoạt động Công ty đã
nhận thấy điểm mạnh yếu của mình trong từng lĩnh vực hoạt động, và điểm mạnh, yếu
của đối thủ cạnh tranh, cũng như xu hướng tiêu dùng, nhu cầu của khách hàng. Qua
phân tích những yếu tố trên Công ty đã xây dựng cho mình phương hướng phát triển
trong thời gian tới. Phương hướng phát triển chung của Công ty: không ngừng mở
rộng thị trường, tăng cường hợp tác với những doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành,
tăng doanh thu và lợi nhuận, đồng thời đảm bảo lợi ích của cán bộ công nhân viên, lợi
ích của xã hội. Thu hẹp hoạt động của các lĩnh vực đem lại ít lợi ích cho Công ty và xã
hội, để tập trung cho các lĩnh vực đem lại nhiều lợi ích hơn. Mặt khác không ngừng
nâng cao uy tín và thương hiệu trên thị trường, chuẩn bị cho việc tham gia vào thị
trường chứng khóan. Trong đó phương hướng phát triển cho từng lĩnh vực kinh doanh
như sau:
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                   - 19 -

  Kinh doanh nhà, đất: trong khoảng hai năm trở lại đây thị trường nhà, đất khá
    trầm lắng, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của Công ty, tuy nhiên thành
    phố Nha Trang là một thành phố du lịch nổi tiếng, khí ôn hòa nên đã thu hút
    không ít khách hàng. Công ty quyết định không ngừng đẩy mạnh kinh doanh
    trong lĩnh vực này, ngày càng mở rộng phạm vi không chỉ trong địa bàn thành
    phố, mà sang cả những vừng thị trấn, thị xã lân cận. Tăng cường hợp tác với
    các đối thủ kinh doanh cùng ngành để giúp đỡ nhau cùng phát triển.

  Xây dựng dân dụng: đây là hoạt động mang lại doanh thu thấp nhất trong các
    lĩnh vực kinh doanh của Công ty. Do Công ty không có đội ngũ xây dựng
    chuyên môn, phải ký hợp đồng giao khóan cho các nhà thầu xây dựng nên lợi
    nhuận thu được thấp. Trong thời gian tới hoạt động này phải thu hẹp, hoạt động
    mang tính cầm chừng để không mất khách hàng.

  Kinh doanh hàng trang trí nội thất, và vật liệu xây dựng: mặc dù hoạt động này
    chiếm một phần khá lớn trong tổng doanh thu của toàn Công ty, những năm
    trước mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty, nhưng từ đầu năm 2008 giá cả
    ngày càng leo thang, lợi nhuận thu được ngày càng giảm. Do đó Công ty quyết
    định trong thời gian tới sẽ giảm hoạt động này, để đầu tư vốn vào những lĩnh
    vực hoạt động khác mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty hơn.

  Giới thiệu mua, bán nhà đất: chịu ảnh hưởng bởi sự trầm lắng của thị trường bất
    động sản, hoạt động này trong hai năm gần đây doanh thu đang giảm dần. Tuy
    doanh thu không cao nhưng hoạt động này cũng đem lại khá nhiều lợi nhuận
    cho Công ty, và ít gặp khó khăn, nên trong thời gian tới hoạt động này sẽ được
    đẩy mạnh để lợi nhuận cho Công ty.

  Cho vay và đáo nợ Ngân hàng: đây là hoạt động mang lại doanh thu, lợi nhuận
    nhiều nhất cho Công ty. Cùng với gói kích cầu của chính phủ, thị trường đang
    khá sôi động, theo dự báo của các nhà kinh tế học thì tình hình này sẽ còn kéo
    dài. Công ty đã đặt ra mục tiêu trong thời gian tới phải tập trung vốn tối đa đẩy
    mạnh hoạt động này.

  Dịch vụ hợp thức hóa nhà đất: mặc dù hoạt động này gặp không ít khó khăn do
    thủ tục hành chính còn nhiều phức tạp, nhưng nó lại đem lại nguồn lợi không ít
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                              - 20 -

   cho Công ty, nên hoạt động này trong thời gian tới vẫn sẽ được đẩy mạnh, với
   hy vọng sự cải cách của nhà nước sẽ làm thông thoáng hơn các thủ tục hành
   chính.
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                  - 21 -


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
                CÔNG TY DỊCH VỤ VÀ KINH DOANH NHÀ NHA TRANG

    2.1 Môi trường kinh doanh của Công ty

      Môi trường kinh doanh của Công ty là toàn bộ những yếu tố khách quan và chủ
quan tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty. Môi trường kinh doanh của Công ty bao gồm môi trường vĩ mô và môi
trường vi mô.

Sơ đồ môi trường kinh doanh của Công ty

                                   MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

                                        KINH TẾ

                                   MÔI TRƯỜNG VI MÔ
                                    ĐỐI THỦ TIỀM ẨN

          CHÍNH                                                       VĂN
           TRỊ                                                        HÓA
          PHÁP       NHÀ                                   KHÁCH      XÃ
                     CUNG        MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ          HÀNG
          LUẬT                                                        HỘI
                      ỨNG



                     SẢN PHẨM THAY THẾ            ĐỐI THỦ HIỆN TẠI


                     KHOA HỌC CÔNG NGHỆ                   TỰ NHIÊN


        2.1.1 Môi trường vĩ mô

        Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố: kinh tế, chính trị pháp luật, khoa học công
nghệ, văn hóa – xã hội, môi trường tự nhiên.

    Môi trường kinh tế:

      Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực và trên thế giới.
Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia khu mậu dịch tự do AFTA năm 1996, ngoài ra
Việt Nam cũng đã ký kết và thực hiện nhiều thỏa thuận tự do hóa khu vực, các hiệp
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                      - 22 -

định song phương, đa phương về thương mại, tài chính và đầu tư với hầu hết các nước
đối tác lớn như EU, APEC, ký hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ (BTA)
năm 2001 và đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế thế giới (WTO) vào cuối năm
2006.

        Công ty thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ, và hiện tại có khoảng hơn 200.000
doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm khoảng trên 95% trong tổng số các doanh nghiệp đã
thành lập trên toàn quốc.

        Những năm vừa qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta khá cao (trên 5%),
đồng thời lạm phát cũng khá cao. Nhưng từ đầu năm 2009 nền kinh tế thế rơi vào tình
trạng suy thoái, nền kinh tế nước ta cũng không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của nó.
Từ đầu năm đến nay đã có hàng trăm doanh nghiệp phải phá sản, hàng ngàn doanh
nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí cả những tập đoàn kinh tế lớn nhất nước,
được sự tài trợ của chính phủ mà vẫn rơi vào tình trạng gần như phá sản. Nhà nước đã
có nhiều biện pháp hỗ trợ, từ đầu năm đến nay đã thực hiện hai gói kích cẩu, tình hình
chuyển biến khá tốt, tiêu dùng tăng, nhưng vẫn chưa khỏi tình trạng khủng hoảng.

        Vậy Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với kinh tế khu vực và trên thế
giới. Công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng, không chỉ các doanh
nghiệp trong nước mà cả các doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài ra Công ty còn đang
phải đối mặt với một khó khăn vô cùng to lớn, đó là cuộc suy thoái kinh tế thế giới từ
đầu năm nay, và cho đến bây giờ nó vẫn đang tiếp diễn.

    Môi trường chính trị - pháp luật

        Môi trường chính trị pháp luật bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối
chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, các xu hướng ngoại giao của
chính phủ, những diễn biến chính trị trong nước, khu vực và trên toàn thế giới.

        Nước ta được xem là một nước có an ninh – chính trị khá bình ổn so với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Ngoài những cuộc biểu tình, bạo loạn ở các tỉnh
Tây Nguyên vào năm 2001-2002 đã được dập tắt thì trên toàn quốc khá ổn định.

        Trong những năm qua nhà nước Việt Nam đã thực hiện nhiều cuộc cải cách
hành chính, sửa đổi, bổ sung các điều luật kinh tế nhằm phù hợp với điều kiện kinh tế
hiện nay của đất nước. Cụ thể là đã xây dựng hoàn chỉnh bộ luật kinh tế năm 2005,
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                     - 23 -

đến nay các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam hoạt động theo luật này, chỉ có một
số điều khoản được sửa đổi, bổ sung vào năm 2008 vừa qua. Ngoài ra còn xây dựng
một số luật khác để điều chỉnh hoạt động ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp, và
cũng để theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới như: luật sở hữu trí tuệ, luật
thương mại, luật đầu tư,…

      Mặc dù đường lối của Chính Phủ là cải cách hành chính tạo môi trường hoạt
động thông thoáng cho các doanh nghiệp, bổ sung sửa đổi luật cho phù hợp với điều
kiện, xu hướng phát triển kinh tế hiện nay. Nhưng đến nay hệ thống pháp luật của
nước ta vẫn còn nhiều điểm chồng chéo nhau, tạo nhiều khe hở cho doanh nghiệp có
thể luồn lách. Thủ tục hành chính chưa thực sự thông thoáng, vẫn còn tình trạng ách
tắc, thiếu trách nhiệm trong bộ máy hành chính của Nhà nước, và một điều đáng quan
tâm hơn cả là mặc dù hành chính đã được cải cách, nhưng người thực hiện nó vẫn
đang chịu ảnh hưởng của hệ thống chính trị thời bao cấp cách mấy chục năm, điều này
gây tình trạng luật đã ban hành nhưng “lối mòn” làm việc trước kia vẫn còn ngự trị.

    Môi trường kỹ thuật công nghệ

      Những nhân tố của môi trường kỹ thuật công nghệ bao gồm: các sản
phẩm,chuyển giao công nghệ mới, tự động hóa và sử dụng người máy, tốc độ thay đổi
công nghệ, chi phí cho công tác nghiên cứu và phát triển, sự bảo vệ bản quyền,…

      Ngày nay, những lợi thế của công nghệ trong lĩnh vực máy vi tính, người máy,
tia laser, mạng lưới vệ tinh nhân tạo, công nghệ sinh học, nhân bản vô tính, và nhiều
lĩnh vực khác đã tạo cơ hội trong việc cải tiến hoạt động và nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên tốc độ thay đổi công nghệ, chi phí cho
việc nghiên cứu và phát triển công nghệ là khác nhau giữa các ngành.

    Môi trường văn hóa xã hội

      Văn hóa xã hội là hệ thống các giá trị vật chất, tinh thần có mối quan hệ gắn bó
với nhau, do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn , trong sự
tương tác với môi trường tự nhiên, và xã hội của mình. Còn xã hội là kết quả các quá
trình hoạt động của con người trong cộng đồng các dân tộc, có mối quan hệ chặt chẽ
với các yếu tố văn hóa. Vậy yếu tố văn hóa – xã hội bao gồm: Quan điểm về mức
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                     - 24 -

sống, phong cách sống, tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ sinh đẻ, thu nhập bình quân người hộ
gia đình, vấn đề di chuyển lao động, trình độ dân trí,….

         Nước ta là một nước có nền văn hóa đa dạng, phong phú là sự kết tinh của
phong tục tập quán của 54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam, nền văn hóa đó đã
trải qua hơn 4000 năm lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh xâm lược, đồng hóa, nhưng
nó không hề bị mất đi, mà ngày càng tươi đẹp hơn, tinh túy hơn. Cũng như phong cách
sống của con người Việt Nam. Qua quá trình hội nhập kinh tế và trên thế giới cho đến
nay đã giúp cho quan điểm, lối sống của lớp trẻ hiện nay tiến bộ hơn, tư duy thực tế
hơn so với trước kia. Vì nhận thức, tư duy tiến bộ hơn nên trình độ dân trí ngày càng
được nâng lên, tỷ lệ sinh đẻ giảm, tỷ lệ tăng dân số qua những năm gần đầy đều
giảm.Tuy nhiên lại có không ít một phần lớp trẻ đã bị tha hóa, ảnh hưởng quá nhiều
của văn hóa phương Tây, đánh mất đi bản chất “Phương Đông” trong con người mình,
khiến cho tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng.

         Cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, thu nhập của người dân ngày càng
được cải thiện, đời sống được nâng cao. Nhu cầu của người ngày một cao hơn, người
tiêu dùng không chỉ đòi hỏi về chất lượng mà cả hình thức cũng phải được chú trọng.

    Môi trường tự nhiên

     Các yếu tố của môi trường tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan
thiên nhiên, đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài
nguyên rừng biển, vấn đề ô nhiễm môi trường, sự thiếu hụt nguồn năng lượng, vấn đề
lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên.

     -    Sơ lược về môi trường tự nhiên của Việt Nam: nước ta nằm ở đông nam lục
          địa Châu Á, bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, đông và
          nam giáp Biển Đông – Thái Bình Dương, có diện tích 329.600km2 đất liền và
          70.000km2 thềm lục địa. Khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng đất đai phì nhiêu là
          môi trường thuận lợi cho Việt Nam phát triển ngành nông nghiệp, đặc biệt là
          ngành trồng lúa nước, tuy nhiên môi trường tự nhiên này có nhiều thiên tai và
          biến động thất thường của khí hậu. Đặc trưng của địa hình Việt Nam là có
          nhiều sông ngòi, hồ, đầm, ao,…
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                     - 25 -

     -    Môi trường tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa: Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải
          miền Nam trung bộ, phía bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Ninh
          Thuận, tây giáp Đaklak, Lâm Đồng, phía đông giáp biển Đông. Diện tích tự
          nhiên của Khánh Hòa, cả trên đất liền và hơn hai trăm đảo, quần đảo là
          5.197km2. Bờ biển dài 385km, với nhiều cửa lạch, đầm vịnh, nhiều đảo và
          vùng biển rộng lớn. Khánh Hòa có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú và
          được thiên nhiên ưu đãi tạo tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ. Vào
          tháng 5 năm 2003, vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên chính thức
          của câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới.

          2.1.2 Môi trường vi mô

          Môi trường vi mô của Công ty bao gồm: khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ
cạnh tranh hiện tại, đối thủ tiềm ẩn, sản phẩm và dịch vụ thay thế.

    Khách hàng:

         Khách hàng là một phần của doanh nghiệp, khách hàng bao gồm: người tiêu
dùng cuối cùng, các nhà phân phối, các nhà mua công nghiệp và người mua hàng cho
các tổ chức nhà nước hoặc tổ chức xã hội.

         Trong lĩnh vực kinh doanh nhà đất, xây dựng dân dụng, giới thiệu mua bán nhà
đất, dịch vụ hợp thức hóa nhà đất thì khách hàng của Công ty hầu hết là những người
sống trong địa bàn thành phố Nha Trang, hoặc những người có nhu cầu sinh sống
trong địa bàn thành phố Nha Trang.

         Lĩnh vực kinh doanh thương mại hàng trang trí nội thất và vật liệu xây dựng thì
khách hàng của Công ty là những của hàng,đại lý, siêu thị bán lẻ trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa, vì Công ty chỉ thực hiện việc bán buôn, không bán lẻ. Vậy khách hàng
của Công ty toàn bộ là những người sinh sống trong địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

         Lĩnh vực cho vay và đáo nợ Ngân hàng, khách hàng của Công ty là các doanh
nghiệp nhỏ khác hoạt động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Công ty chỉ thực hiện cho
vay trong ngắn hạn.

    Nhà cung cấp:
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                      - 26 -

        Nhà cung cấp là những tổ chức, cá nhân, có khả năng sản xuất và cung cấp các
yếu tố đầu vào như: vốn, lao động, máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, các
loại dịch vụ, phương tiện vận chuyển, thông tin.

        Hàng trang trí nội thất và vật liệu xây dựng là đầu vào không thể thiếu cho lĩnh
vực kinh doanh thương mại hàng trang trí nội thất và vật liệu xây dựng; xây dựng dân
dụng.

        Như đã nói ở trên, hầu hết mặt hàng này của Công ty được nhập từ trong thành
phố Hồ Chí Minh, nên nhà cung cấp của Công ty là các xưởng sản xuất, các nhà bán
buôn có hợp đồng bán hàng cho Công ty trong thành phố Hồ Chí Minh. Do không phải
là hàng Công ty tự sản xuất, nên Công ty khó chủ động được về số lượng, chất lượng,
cũng như những yêu cầu khác của khách hàng của Công ty.

    Đối thủ cạnh tranh hiện tại:

        Công ty kinh doanh khá đa ngành, nên phải chịu áp lực lớn từ các đối thủ cạnh
tranh kinh doanh ở một lĩnh vực chuyêm môn trên địa bàn thành phố Nha Trang. Đối
với ngành xây dựng Công ty đã phải đối mặt với trên 5 công ty chuyên lĩnh vực xây
dựng trên địa bàn thành phố Nha Trang. Còn lĩnh vực kinh doanh nhà đất, giới thiệu
mua bán nhà đất, dịch vụ hợp thức hóa nhà đất, thì Công ty có hai đối thủ cạnh tranh
trên địa bán thành phố Nha Trang, một Công ty ở đường Hòn Chồng, một công ty ở
đường 2-4. Còn hai lĩnh vực kinh doanh khác của Công ty: kinh doanh thương mại
hàng trang trí nội thất và vật liệu xây dựng; cho vay và đáo nợ Ngân hàng, Công ty có
trên 3 đối thủ cạnh tranh hiện tại trên địa bàn thành phố. Loại đối thủ cạnh tranh đáng
lo ngại nhất là các doanh nghiệp Nhà nước, có sự hỗ trợ của Nhà nước nên các thủ tục
hành chính của họ được nhanh nhạy hơn. Vì thị trường hoạt động của Công ty chỉ trên
địa bàn thành phố Nha Trang, nên Công ty chỉ nhận diện các đối thủ trên địa bàn thành
phố Nha Trang.

    Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

        Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong
cùng một ngành, nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ quyết định ra nhập ngành.

Như đã phân tích ở trên, Công ty hoạt động khá đa ngành, hầu hết các ngành Công ty
hoạt động đều cần số vốn đầu tư ban đầu không quá lớn, hình thức sản xuất, kinh
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                   - 27 -

doanh đơn giản, số đông đối tượng có thể làm được, và nếu ra khỏi ngành thì cũng rất
dễ dàng, gần như là không có tổn thất. Do vậy áp lực từ các đối thủ sẵn sàng gia nhập
vào ngành là rất lớn.

       Về mọi phương diện thì đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn không bằng đối thủ cạnh
tranh trong ngành, tuy nhiên họ có hai điểm mà công ty cần phải lưu ý: có thể biết
được điểm yếu của Công ty và các đối thủ hiện tại; có tiềm lực tài chính, công nghệ
mới để đưa ra những sản phẩm, dịch vụ mới tốt hơn có thể đe dọa tới sự tồn tại của
công ty.

    Sản phẩm và dịch vụ thay thế:

       Sản phẩm và dịch vụ thay thế là sản phẩm, dịch vụ khác có thể thỏa mãn nhu
cầu của người tiêu dùng. Trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty hầu như không có sản phẩm thay thế, nên Công ty không phải chịu áp lực từ yếu tố
này.

       2.2 Năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty

              2.2.1 Về vốn:                                 Đơn vị tính: VND

   Nguồn vốn      Năm 2006                Năm 2007            Năm 2008

   Tổng           9.479.654.668           9.964.341.560       10.204.174.260

       Qua bảng ta thấy nguồn vốn của công ty qua hai năm đều tăng, năm 2007 tăng
so với năm 2006 và năm 2008 tăng so với năm 2007. Cụ thể là năm 2007 tăng
484.686.892 đồng tương đương tăng 5,11% so với năm 2006, đây mức tăng khá cao
qua mỗi năm hoạt động của Công ty kể từ khi thành lập. Năm 2008 mức tăng giảm so
với năm trước, tăng 239.832.700 đồng tương đương với tăng 2,41% so với năm 2007,
và tăng 724.609.592 đồng tương đương với tăng 7,64% so với năm 2006. Việc tăng
tổng vốn của Công ty qua mỗi năm là do mỗi năm công ty đều thu được mức lợi nhuận
khá cao và quyết định trích một phần lợi nhuận bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh của
công ty. Tuy nhiên mức tăng tổng vốn năm 2007 so với 2006 lớn hơn mức tăng của
năm 2008 so với 2007. Nguyên nhân là do năm 2007 Công ty đã chủ động trong
nguồn vốn vay, cả nguồn vốn cố định và nguồn vay đều tăng so với năm 2006, còn
năm 2008 nguồn vốn vay của Công ty giảm tương đối nhiều so với năm 2007. Điều
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                   - 28 -

này khiến cho mức tăng tổng vốn của năm 2008 so với 2007 thấp hơn mức tăng của
năm 2007 so với 2006, mặc dù nguồn vốn cố định năm 2008 tăng khá nhiều so với
năm 2007.

        2.2.2 Về lao động:

            DANH SÁCH CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CỦA CÔNG ty

Chỉ tiêu              Năm 2007                 Năm 2008            Chênh lệch

             Số lao       Tỷ lệ (%)   Số lao       Tỷ lệ (%)   (+ -)       %
             động                     động
             (người)                  (người)

Tổng lao          9            100        11          100              2   22,22
động

Nam               4          44,44        4          36,36             0        0

Nữ                5          55,56        7          63,64             2       40

Trình độ
lao động

Đại học           3          33,33        3          27,28             0        0

Cao đẳng          4          44,45        4          36,36             0        0

Trung cấp         2          22,22        4          36,36             2       100




       Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy:

       Xét theo tổng lao động, số lao động trong công ty năm 2007 là 9 người, trong
đó số nam là 4 người chiếm 44,44%, số lao động nữ là 5 người chiếm 55,56%. Năm
2008 số lao động trong Công ty là 11 người. Trong đó, nam vẫn giữ nguyên là 4
người, chiếm 36,36%, còn lao động nữ là 7 người, chiếm 64,64%. Ta thấy số lao động
trong Công ty năm 2008 tăng 2 người so với năm 2007, tương đương tăng 22,22% so
với năm 2007. Trong đó, số lao động nữ tăng 2 người, tương đương tăng 40%, còn số
lao động nam vẫn giữ nguyên.
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                     - 29 -

       Xét theo trình độ lao động: Ta thấy số lao động có trình độ đại học và cao đẳng
của Công ty năm 2008 không thay đổi so với năm 2007, trong khi đó, số lao động có
trình độ trung cấp lại tăng gấp đôi, từ 2 người tăng lên 4 người.

       Chi phí lao động là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị của
sản phẩm. Sử dụng hợp lý lao động cũng chính là tiết kiệm lao động sống, do đó có
thể hạ thấp giá thành của sản phẩm, tăng cao sức cạnh tranh của sản phẩm từ đó tăng
lợi nhuận và thu nhập cho người lao động. Trong những năm qua lượng lao động của
Công ty ngày càng được nâng cao, được phân bổ phù hợp với chuyên ngành, năng lực
của từng người, mọi người đều có tinh thần gắn bó với Công ty và hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mình.

       Sự thay đổi về các hình thức tổ chức lao động như áp dụng tổ chức lao động
khoa học, nhóm quản trị, nhóm chất lượng đã nâng cao hiệu quả sản xuất.

       Khả năng nâng cao chất lượng cũng như năng suất của Nhân viên

       Tỷ lệ nghỉ việc của công nhân viên trong Công ty tương đối thấp.

       Khả năng tài chính của Công ty để có thể thu hút lao động lành nghề trên thị
trường lao động.

       Nhìn chung số lao động trong Công ty năm 2008 tăng so với năm 2007, nhưng
chủ yếu là tăng số lao động có trình độ trung cấp, còn số lao động có trình độ đại học
và cao đẳng vẫn giữ nguyên.

       Bên cạnh đó, việc bố trí lao động, công tác quản lý lao động của Công ty dựa
trên nền tảng là tình cảm gắn bó của lãnh đạo và nhân viên cùng với những nội quy, kỷ
luật lao động.

       Hầu hết cán bộ, công nhân viên đều đã gắn bó với Công ty, có nhiều kinh
nghiệm trong trong sản xuất kinh doanh. Do đặc điểm của Công ty là kinh doanh đa
ngành nghề, và chủ yếu là bên lĩnh vực dịch vụ, không giống như một số Công ty lớn,
chỉ sản xuất hàng loạt một loại sản phẩm cụ thể. Cho nên đòi hỏi cán bộ Công nhân
viên của Công ty phải linh hoạt, nhanh nhẹn, và ngoài việc thành thạo những kỹ năng
nghề nghiệp thì đòi hỏi mỗi cán bộ, nhân viên của Công ty phải có cách cư xử hòa nhã,
gần gũi, bởi họ phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng.
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                     - 30 -

      BẢNG THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN

 Chỉ tiêu        Năm 2007            Năm 2008           Chênh lệch

                                                        (+ -)            (%)

 Tổng quỹ        164.221.560         235.987.179        71.765.619       43,7
 lương

 Số lao động     9                   11                 2                22,22
 bình quân
 (người)

 Tiền lương      1.520.570           1.787.782          267.212          17,5
 bình quân
 người tháng



      Qua bảng trên ta thấy: Mức lương bình quân của cán bộ công nhân viên đều
tăng, cụ thể là năm 2007 mức lương bình quân là 1.520.570 đồng người tháng, năm
2008 là 1.787.782 đồng người tháng. Mức lương bình quân của năm 2008 tăng so với
năm 2007 là 267.212 đồng, tương đương với tăng 17,5% so với năm 2007. Điều này
nói mức tăng đời sống của cán bộ công nhân viên, ngoài ra họ còn được hưởng các
khoản thưởng và trợ cấp hằng năm.

      Ngoài ra Công ty còn thường xuyên có những khoản tiền thưởng cho người lao
động có nhiều đóng góp cho Công ty trong công việc. Doanh nghiệp áp dụng nhiều
hình thức thưởng khác như: thưởng sáng kiến, tiết kiệm, tăng năng suất lao động, tăng
lợi nhuận,...Bên cạnh đó, hằng năm Công ty còn thường xuyên tổ chức các buổi liên
hoan, vui chơi, du lịch cho toàn thể cán bộ công nhân viên nhằm mục đích động viên
và tăng cường tình đoàn kết trong Công ty.




    2.3 Tình hình thực hiện các hoạt động chủ yếu của Công ty
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                      - 31 -

          2.3.1 Thu mua nguyên vật liệu.

          Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty chủ yếu là lĩnh vực thương mại và dịch
vụ, chỉ duy có lĩnh vực xây dựng dân dụng là lĩnh vực sản xuất cần thu mua nguyên
vật. Tuy nhiên ở lĩnh vực này Công ty cũng không hề hoạt động một cách quy mô như
một công ty xây dựng, do đó lượng nguyên vật mua qua các năm cho các công trình
rất nhỏ so với các Công ty xây dựng và thay đổi một cách thất thường.

          Nguyên vật liệu chính cho ngành xây dựng dân dụng là: xi măng, cát, gạch,
ngói, tôn,…

          Trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có lĩnh vực kinh
hàng trang trí nội thất và vật liệu liệu xây dựng. Công ty lấy hàng trong thành phố Hồ
Chí Minh và đem về bán sỉ cho các đại lý, cửa hàng trên địa bàn thành phố Nha Trang.
Do đó việc mua nguyên vật liệu cho các công trình xây dựng sẽ được công ty mua từ
trong thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện đồng thời với đợt mua dùng cho việc kinh
doanh thương mại. Lượng vật liệu dùng cho việc xây dựng được phòng kỹ thuật của
Công ty tính toán đối với từng hợp đồng xây dựng.Và nguyên liệu dùng cho xây dựng
các công trình dân dụng sẽ được đưa hết đến công trình một lượt.

           2.3.2 Tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty

          Bảng cơ cấu chí phí từ các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của Công ty

 Lĩnh vực              Năm 2006                 Năm 2007                Năm 2008
kinh doanh       Chi phí (đ)      Cơ     Chi phí (đ)     Cơ cấu    Chi phí (đ)       Cơ
                                  cấu                    (%)                         cấu
                                  (%)                                                (%)

1.Kinh doanh 3.652.926.655        26,63 2.923.305.74     19,07     2.518.094.295     15,
nhà đất                                  1                                           04

2.Xây dựng       789.550.660      5,75   796.998.654     5,20      995.269.321       5,9
dân dụng                                                                             5

3.KD hàng        2.695.734.668    19,65 3.988.741.35     26,03     3.618.258.600     21,
TTNT và                                  5                                           62
VLXD
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                    - 32 -


4.Giới thiệu   795.725.500     5,80    1.445.625.21    9,43      739.789.200       4,4
mua,bán nhà                            4                                           2
đất

5.Cho vay và 4.585.963.247     33,43 4.821.658.12      31,46     7.907.217.749     47,
đáo nợ NH                              6                                           24

6. DV hợp      1.199.852.350   8,74    1.349.818.90    8,81      958.637.125       5,7
thức hóa nhà                           0                                           3
đất

Tổng           13.719.753.08   100     15.326.147.9    100       16.737.266.299 100
               0                       90



       Nhận xét : Qua bảng ta thấy rằng

       Chi phí năm 2006 là 13.719.753.080 đồng, năm 2007 là 15.326.147.990 đồng
tăng 1.606.394.910 đồng, tương đương tăng 11,71% (lớn hơn tỉ lệ lạm phát của năm
2007) so với năm 2006. Chi phí của năm 2008 là 16.737.266.299 tăng 1.411.118.300
so với năm 2007, tương đương tăng 9,21% (lớn hơn tỉ lệ lạm phát của năm 2008) so
với năm 2008. Điều này chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của công ty tăng đều
qua các năm. Tuy nhiên công ty có nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác nhau, nên
kết quả này không thể chứng tỏ tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau của
Công ty đều có quy mô tăng.

       Chi phí ở lĩnh vực kinh doanh nhà đất giảm dần qua các năm, năm 2006 là
3.652.926.655 chiếm 26,63% trong tổng chi phí, năm 2007 là 2.923.305.741 chiếm
19,07% trong tổng chi phí, năm 2008 là 2.518.094.295 chiếm 15,04% trong tổng chi
phí. Mặc dù lạm phát vẫn tăng qua các năm nhưng chi phí ở lĩnh vực kinh doanh nhà
đất của Công ty lại giảm dần qua các năm, điều này cho thấy quy mô kinh doanh ở
lĩnh vực này giảm dần. Kết quả này không phải hoàn toàn là do Công ty làm ăn kém
hiệu quả, mà là do sự biến động của thị trường, từ giữa năm 2007 thị trường bất động
sản bắt đầu chững lại cho đến tận bây giờ vẫn chưa sôi động trở lại, nên việc giảm quy
mô ở lĩnh vực kinh doanh nhà đất là tình hình chung của hầu hết những công ty kinh
doanh trong lĩnh vực này.
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                     - 33 -

Trong khi lĩnh vực kinh doanh nhà đất giảm dần chi phí, thì lĩnh vực cho vay và đáo
nợ Ngân hàng của Công ty lại tăng rất nhanh. Năm 2006 là 4.585.963.247 chiếm
33,43% trong tổng chi phí, năm 2007 là 4.821.658.126 chiếm 31,46% trong tổng chi
phí, và năm 2008 lên tới 7.907.217.749 chiếm 47,24% trong tổng chi phí. Công ty đã
không ngừng mở rộng họat động trong lĩnh vực này, vì qua quá trình kinh doanh ban
lãnh đạo Công ty nhận thấy lĩnh vực kinh doanh này đem lại nhiều lợi ích cho Công ty.

       Lĩnh vực kinh doanh hàng trang trí nội thất và vật liệu xây dựng có chi phí năm
2007 tăng khá nhiều so với năm 2006(tăng 1.293.006.687 đồng), chi phí năm 2008 lại
giảm so với năm 2007 ( giảm 370.482.755 đồng)

       Lĩnh vực giới thiệu mua, bán nhà đất có chi phí năm 2007 tăng so với năm
2006, nhưng chi phí năm 2008 lại giảm so với năm 2007.

       Dịch vụ hợp thức hóa nhà đất có chi phí năm 2007 tăng so với năm 2006, và
năm 2008 lại giảm so với năm 2007.

       Điều này cho chúng ta thấy rằng ở ba lĩnh vực kinh doanh hàng trang trí nội
thất và vật liệu xây dựng, giới thiệu mua bán nhà đất, dịch vụ hợp thức hóa nhà đất của
công ty năm 2007 được mở rộng hơn so với năm 2006, nhưng năm 2008 lại thu hẹp
lại.

       Nghành xây dựng dân dụng có chi phí tăng qua các năm, tỷ trọng chi phí trong
tổng chi phí thay đổi rất ít, cả ba năm đều nằm trong khoảng giữa 5% và 6%. Công ty
không mở rộng được lĩnh vực sản xuất này.

       Lĩnh vực sản xuất duy nhất của Công ty là xây dựng mới và sửa chữa các công
trình dân dụng:




Bảng cơ cấu chi phí xây dựng mới và sửa chữa công trình dân dụng qua các năm

 Tiêu chí           Năm 2006                  Năm 2007                 Năm 2008

             Chi phí (đ)      Cơ cấu    Chi phí (đ)    Cơ cấu    Chi phí (đ)    Cơ cấu
                              (%)                      (%)                      (%)
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                   - 34 -


       Xây dựng      752.599.689     95,32     716.945747    93,11    904.699.813     90,9
       mới

       Sửa chữa      36.950.971      4,68      80.052.907    6,89     90.569.508       9,1


       Tổng          789.550.660     100       796.998.654    100     995.269.321     100



              Qua bảng trên ta thấy rằng chi phí ở lĩnh vực xây dựng dân dụng của công ty
      qua ba năm đều trên 90% là chi phí cho hoạt động xây dựng mới, còn lại là cho hoạt
      động sửa chữa. Tỉ trọng chi phí cho hoạt động sửa chữa trong tổng chi phí cho lĩnh
      vực xây dụng dân dụng qua các năm đều tăng, năm 2006 là 4,68%, năm 2007 là
      6,89%, năm 2008 là 9,1%. Điều này chứng tỏ hoạt động sửa chửa ngày càng được mở
      rộng, khách hàng biết tới lĩnh vực sản xuất này của công ty không chỉ là xây dựng mới
      mà còn sửa chữa các công trình dân dụng.

              2.3.3 Doanh thu từ các lĩnh vực kinh doanh khác nhau của Công ty

Lĩnh vực          Năm 2006                   Năm 2007                Năm 2008
kinh doanh        Doanh thu        Tỷ        Doanh thu       Tỷ      Doanh thu          Tỷ

                  (VNĐ)            trọng (VNĐ)               trọng   (VNĐ)              trọng

                                   (%)                       (%)                        (%)

1.Kinh            3.815.634.751    26,27     4.039.215.860   25,06   2.890.265.309      16,29
doanh nhà
đất

2.Xây dựng        989.147.329      6,81      880.956.305     5,49    1.103.982.761      6,22
dân dụng

3.KD hàng         2.840.260.055    19,56     3.156.725.660   19,66   3.732.159.750      21,03
TTNT và
VLXD

4.Giới thiệu      860.750.000      5,93      1.524.550.000   9,49    905.120.000        5,1
mua,bán nhà
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                      - 35 -


đất

5.Cho vay và 4.658.164.665        32,07   4.924.481.835        30,61   8.046.998.248       45,34
đáo nợ NH

6. DV hợp        1.358.621.000    9,36    1.559.446.000        9,69    1.068.654.000       6,02
thức hóa nhà
đất

Tổng             14.522.577.800   100     16.085.375.660       100     17.747.180.068      100



            Qua bảng trên ta thấy doanh thu qua các năm đều tăng năm 2006 là
      14.522.577.800đ, năm 2007 là 16.085.375.660 đ, tăng so với năm 2006 là
      1.562.797.860đ, tương đương với 10,76%, năm 2008 là 17.747.180.068 đ tăng so với
      năm 2007 là 1.661.804.400đ, tương đương với 10,33%. Mỗi lĩnh vực hoạt động của
      Công ty biến đổi khác nhau qua các năm cụ thể như sau:

          Doanh thu của lĩnh vực kinh doanh nhà đất năm 2006 là 3.815.634.751đ chiếm
            26,27% trong tổng doanh thu, đến năm 2007 con số này lên tới 4.039.215.860đ,
            tăng so với năm 2006 là 223.581.109đ,tương đương 5,86%, nhưng lại chiếm
            25,06% trong tổng doanh thu của năm 2007. Năm 2008 doanh thu ở lĩnh vực
            hoạt động này giảm xuống con số 2.890.265.309đ, giảm so với năm 2007 là
            1.148.950.551đ, tương đương với 28,44%, và chiếm 16,29% trong tổng doanh
            thu. Vậy mức tăng doanh thu của lĩnh vực hoạt động này năm 2007 so với 2006
            là 5,86% thấp hơn so với mức tăng của tổng doanh thu (10,76%), và thấp hơn
            nhiều so với mức giảm của năm 2008 so với 2007 là 28,44%, điều này khiến
            cho tỷ trọng doanh thu của hoạt động này trong tổng doanh thu giảm xuống qua
            các năm.

          Doanh thu của lĩnh vực xây dựng dân dụng năm 2006 là 989.147.329đ chiếm
            6,81% trong tổng doanh thu, đến năm 2007 doanh thu của nó giảm
            108.191.024đ, tương đương với giảm 10,94% so với năm 2006, chiếm 5,49%
            trong tổng doanh thu. Năm 2008 doanh thu của nó tăng 223.026.456đ, tương
            đương với tăng 25,32% so với năm 2007 và chiếm 6,22% trong tổng doanh thu.
            Doanh thu của hoạt động này năm 2007 giảm so với năm 2006 là 10,94%, trong
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                - 36 -

    khi tổng doanh thu tăng, nên tỉ trọng doanh thu hoạt động này năm 2007 đã
    giảm xuống. Năm 2008 mức tăng doanh thu từ lĩnh vực hoạt động này so với
    năm 2007 là 25,32%, lớn hơn mức tăng của tổng doanh thu, và lớn hơn mức
    giảm của năm 2007, điều này khiến tỷ trọng doanh thu từ hoạt động này năm
    2008 tăng hơn so với năm 2007, nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2006.

  Doanh thu của lĩnh vực kinh doanh hàng trang trí nội thất và vật liệu xây dựng
    năm 2006 là 2.840.260.055đ, chiếm 19,56% trong tổng doanh thu của cả năm
    2006, năm 2007 tăng lên 316.465.605đ, tương đương với tăng 11,14% so với
    năm 2006, chiếm 19,66% trong tổng doanh thu cả năm. Năm 2008 doanh thu
    của hoạt động này tăng 575.434.090đ, tương đương với tăng 18,23% so với
    năm 2007, và chiếm 21,03% trong tổng doanh thu cả năm. Mức tăng doanh thu
    từ lĩnh vực hoạt động này qua các năm đều lớn hơn mức tăng tổng doanh thu,
    và mức tăng năm 2008 so với 2007 (18,23%) lớn hơn năm 2007 so với 2006
    (11,14%), điều này khiến tỉ trọng doanh thu từ hoạt động này trong tổng doanh
    thu tăng qua các năm, và mức tăng của năm 2008 lớn hơn 2007.

  Doanh thu của lĩnh vực giới thiệu mua, bán nhà đất năm 2006 là 860.750.000đ
    chiếm 5,93% trong tổng doanh thu, năm 2007 tăng lên 663.800.000đ, tương
    đương với tăng 77,12% so với năm 2006, chiếm 9,49% trong tổng doanh thu.
    Năm 2008 doanh thu của lĩnh vực này lại giảm so với 2007 là 619.430.000đ,
    tương đương với 40,63%, và chiếm 5,1% trong tổng doanh thu cả năm. Vậy
    mức tăng doanh thu từ giới thiệu mua, bán nhà đất năm 2007 so với 2006
    (77,12%) lớn hơn nhiều so với mức tăng tổng doanh thu (10,76%), đến năm
    2008 nó lại giảm trong khi tổng doanh thu tăng, điều này khiến tỉ trọng doanh
    thu từ hoạt động này trong tổng doanh thu năm 2007 tăng gần gấp đôi 2006, và
    đến 2008 nó lại giảm xuống (thấp hơn so với năm 2006).

  Doanh thu từ hoạt động cho vay và đáo nợ Ngân hàng năm 2006 là
    4.658.164.665đ, chiếm 32,07% trong tổng doanh thu cả năm, đến năm 2007
    tăng so với năm 2006 là 266.317.170đ, tương đương với 5,72%, chiếm 30,61%
    trong tổng doanh thu của năm. Đến năm 2008 lại tăng so 2007 là
    3.122.516.413đ, tương đương với 63,41%, và chiếm 45,34% trong tổng doanh
    thu cả năm. Vậy mức tăng doanh thu từ hoạt động này năm 2007 so với 2006
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                    - 37 -

      thấp hơn mức tăng tổng doanh thu, và thấp hơn nhiều lần so mức tăng của năm
      2008 so với 2007, điều này khiến tỉ trọng doanh thu từ hoạt động cho vay và
      đáo nợ Ngân hàng trong tổng doanh thu năm 2007 thấp hơn 2006, và năm 2008
      cao hơn 2007, 2006.

    Doanh thu từ dịch vụ hợp thức hóa nhà đất năm 2006 là 1.358.621.000đ, chiếm
      9,36% trong tổng doanh thu cả năm, năm 2007 tăng so năm 2006 là
      200.825.000đ, tương đương với 14,78%, chiếm 9,69% trong tổng doanh thu cả
      năm. Năm 2008 doanh thu từ hoạt động này lại giảm so với năm 2007 là
      490.792.000đ, tương đương với 31,47%, và chiếm 6,02% trong tổng doanh thu
      cả năm 2008. Mức tăng doanh thu từ lĩnh vực hoạt động này năm 2007 so với
      2006 (14,78%) lớn hơn mức tăng của tổng doanh thu, nhưng đến năm 2008 nó
      lại giảm xuống trong khi tổng doanh thu tăng, điều này khiến cho tỉ trọng doanh
      thu từ dịch vụ hợp thức hóa nhà, đất trong tổng doanh thu năm 2007 cao hơn
      2006, và năm 2008 thấp hơn năm 2007, 2006.

      Từ kết quả trên, chúng ta thấy rằng Công ty đã không ngừng đẩy mạnh sản xuất
kinh doanh đẩy doanh thu qua các năm đều tăng. Tuy nhiên do sự biến động của thị
trường và tình hình cụ thể của Công ty khiến cho tỉ trọng doanh thu trong tổng doanh
thu của phần lớn các lĩnh vực hoạt động của Công ty đến năm 2008 thấp hơn 2006,
chỉ riêng hai lĩnh vực hoạt động là kinh doanh hàng trang trí nội, vật liệu xây dựng và
lĩnh vực cho vay, đáo nợ Ngân hàng là có tỉ trọng doanh thu trong tổng doanh thu năm
2008 lớn hơn 2006.

      Thị trường tiêu thụ của Công ty phần lớn là trong địa bàn thành phố Nha Trang,
một phần là ở các vùng lân cận thành phố (thuộc tỉnh Khánh Hòa). Ở các lĩnh vực hoạt
động như kinh doanh nhà đất, xây dựng dân dụng, dịch vụ cho vay và đáo nợ Ngân
hàng, dịch vụ hợp thức hóa nhà đất, khách hàng của Công ty hầu hết sống trong tỉnh
Khánh Hòa. Riêng lĩnh vực giới thiệu mua, bán nhà đất thì bao gồm cả khách hàng
trong và ngoài tỉnh Khánh Hòa mà có nhu cầu mua, bán đất ở thành phố Nha Trang.
Còn lĩnh vực kinh doanh hàng trang trí nội thất và vật liệu xây dựng thì khách hàng
của Công ty là những người tiêu dùng trong tỉnh Khánh Hòa thông qua kênh phân phối
là các cửa hàng bán lẻ ở thành phố Nha Trang. Công ty không mở cửa hàng bán lẻ, lấy
hàng từ thành phố Hồ Chí Minh sau đó bán buôn lại cho các cửa hàng.
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                       - 38 -

            2.4 Đánh giá hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty qua
      các năm

              2.4.1 Phân tích, đánh giá kết quả kinh doanh

        BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM                         Đơn vị: VND

 Chỉ tiêu         Năm 2006      Năm 2007      Năm 2008      Chênh lệch 07 06 Chênh lệch 08 07

                                                            (+ -)      %        (+ -)         %

Tổng          14.522.577.80   16.085.375.660 17.747.180.    1.562.79   10,76    1.661.804. 10,33
doanh thu     0                               068           7.860               400

1.doanh       9.864.413.135   11.160.893.830 9.700.181.8    1.296.48   13,14    (1.460.71     13,09
thu thuần                                     20            0.695               2.010)
BH và
cung cấp
DV

2.giá vốn     9.133.789.833   10.504.489.860 8.830.048.5    1.370.70   15       (1.674.44     15,94
hàng bán                                      50            0.027               1.355)

3.lợi nhuận 730.623.302       656.403.970     870.133.270   (74.219.3 10,16     213.729.3     32,56
gộp                                                         32)                 00

4.doanh       4.658.164.665   4.924.481.835   8.046.998.2   266.317.   5,72     3.122.516. 63,41
thu từ hoạt                                   48            170                 413
động TC

5.chi phí     4.585.963.247   4.821.658.126   7.907.217.7   235.694.   5,14     3.085.559. 63,99
tài chính                                     49            879                 623

6.lợi nhuận 72.201.418        102.823.673     139.780.499 30.622.25 42,41       36.956.826 35,94
từ HĐTC                                                     5

7.chi phí     445.991.358     426.863.541     592.652.550   (19.127.8 4,29      165.789.0     38,84
BH &                                                        17)                 09
QLDN
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                 - 39 -


8.tổng lợi     356.833.362    332.364.138     417.261.219   (24.469.2 6,86    84.897.08   25,54
nhuận từ                                                    24)               1
HĐKD

9.tổng lợi     356.833.362    332.364.138     417.261.219   (24.469.2 6,86    84.897.08   25,54
nhuận                                                       24)               1
trước thuế

10.chi phí     100.235.630    101.951.520     212.063.087   1.715.89   1,71   110.111.5   108
thuế DN                                                     0                 67
phải nộp
trong kỳ

11.lợi         256.597.732    158.423.794     205.198.132 (98.173.9 38,26     46.774.338 29,52
nhuận sau                                                   38)
thuế

             Nhận xét:

             Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một bức tranh phản ánh
       tổng quan tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, hơn thế nữa nó còn
       cho thấy xu hướng phát triển của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
       qua các năm, từ đó để đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời những yếu kém ảnh
       hưởng đến hiệu quả hoạt động của Công ty. Qua bảng phân tích kết quả hoạt động
       kinh doanh trên cho ta thấy toàn cảnh bức tranh về hoạt động kinh doanh của Công ty
       như sau:

             - Tổng doanh thu của năm 2007 tăng so với 2006 là 1.562.797.860đ, tương
       đương với 10,76%, do doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên khá nhiều,
       và doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng lên. Năm 2008 mặc dù doanh thu từ bán
       hàng và cung cấp dịch vụ giảm song tổng doanh thu tăng so với năm 2007 là
       1.661.804.400đ, tương đương với 10,33%, do doanh thu từ hoạt động tài chính của
       Công ty tăng lên rất nhiều(63,99%).

             - Lợi nhuận gộp từ việc sản xuất, bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 giảm
       so với năm 2006 là 74.219.332 đồng, tương đương 10,16. Nguyên nhân là do giá vốn
       hàng bán tăng lên 1.370.700.027đồng, tương đương 15% tăng nhanh hơn mức tăng
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                   - 40 -

của doanh thu thuần (13,14%). Lợi nhuận gộp năm 2008 tăng so với năm 2007 là
213.729.300 đồng, tương đương 32,56%. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán giảm
1.674.441.355 đồng, tương đương 15,94%, giảm nhanh hơn mức giảm của doanh thu
thuần(13,09%.).

      - Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của Công ty năm 2007 giảm so với
năm 2006 là 19.127.817 đồng, tương đương 4,29%. Nguyên nhân là do Công ty đã cắt
giảm bớt chi phí cho các hoạt động không quan trọng như năm trước, song Công ty
vẫn tăng lương cho cán bộ công nhân viên. Đến năm 2008 khoản chi phí lại tăng cao
hơn cả hai năm trước, và tăng cao hơn so với năm 2007 là 165.789.009 đồng, tương
đương 38,84%. Nguyên nhân là do mức lương cho cán bộ công nhân viên tăng khá cao
so với mức tăng của năm trước, đồng thời tăng chi phí cho các hoạt động tiếp đãi
khách hàng, nhà cung ứng,…

      - Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty năm 2007 tăng so với năm 2006
là 266.317.170 đồng, tương đương 5,72%, và mức tăng chi phí tài chính của năm 2007
so với 2006 là 235.694.879 đồng, tương đương 5,14%, thấp hơn mức tăng của doanh
thu nên khiến cho lợi nhuận tăng so năm 2006 là 30.622.255 đồng, tương đương
42,41%.

      - Doanh thu từ hoạt động tài chính của năm 2008 tăng rất nhiều so với năm
2007, cụ thể là tăng 3.122.516.413 đồng, tương đương 63,41%. Đồng thời chi phí tài
chính của năm 2008 cũng tăng nhiều so với năm 2007 là 3.085.559.623 đồng, tương
đương 63,99%. Tỷ lệ tăng của chi phí tài chính lớn tỷ lệ tăng của doanh thu từ hoạt
động chính, điều này cho thấy trong lĩnh vực hoạt động tài chính Công ty đã làm ăn
kém hiệu quả so với năm trước. Tuy nhiên mức tăng của doanh thu từ hoạt động tài
chính lại lớn hơn mức tăng của chi phí tài chính, nên năm 2008 Công ty vẫn đạt được
lợi nhuận cao hơn năm 2007 là 36.956.826 đồng, tương đương 35,94% (thấp hơn mức
tăng của năm 2007 so với năm 2006).

      - Trong ba năm hoạt động vừa qua Công ty không có hoạt động nào khác những
hoạt kinh doanh chính của Công ty, nên không có khoản doanh thu khác, chi phí khác,
lợi nhuận từ hoạt động khác. Do đó tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công
ty cũng chính là tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty. Tổng lợi nhuận trước thuế của
Công ty năm 2007 giảm so với năm 2006 là 24.469.224 đồng, tương đương 6,86%.
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH                                                 - 41 -

Nguyên nhân là do lợi nhuận gộp giảm 74.219.332 đồng, tương đương 10,16%, mặc
dù lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng 30.622.255 đồng, tương đương 42,41% và chi
phí BH&QLDN giảm 19.127.817 đồng, tương đương 4,29%, nhưng tổng cả mức tăng
lợi nhuận từ hoạt động tài chính, mức giảm của chi phí bán hàng và quản lý doanh
nghiệp thì vẫn nhỏ hơn mức giảm của lợi nhuận gộp. Tổng lợi nhuận trước thuế năm
2008 tăng so với năm 2007 là 84.897.081 đồng, tương đương 25,54%. Nguyên nhân là
do lợi nhuận gộp tăng 213.729.300 đồng, tương đương 32,56%, lợi nhuận từ hoạt động
tài chính tăng 36.956.826 đồng, tương đương 35,94%, mặc dù chi phí bán hàng và
quản lý doanh tăng khá cao 165.789.009 đồng, tương đương 38,84%, nhưng mức tăng
này thấp hơn so với tổng mức tăng của lợi nhuận gộp và lợi nhuận từ hoạt động tài
chính.

         - Chi phí thuế Công ty phải nộp qua từng năm đều tăng. Thuế phải nộp năm
2007 tăng so với năm 2006 là 1.715.890 đồng, tương đương 1,71%. Mức giảm của
tổng lợi nhuận trước cộng thêm mức tăng của thuế khiến cho lợi nhuận sau thuế năm
2007 giảm so với năm 2006 là 98.173.938 đồng, tương đương 38,26%. Chi phí thuế
phải nộp năm 2008 tăng một cách đột biến, tăng so với năm 2007 là 110.111.567
đồng, tương đương 108%, lớn hơn tỷ lệ tăng của tổng lợi nhuận trước thuế, nhưng lợi
nhuận sau thuế của Công ty năm 2008 vẫn tăng so với năm 2007 là 46.774.338 đồng,
tương đương 29,52%.

         2.4.2 Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh

STT                Chỉ tiêu          Năm 2006            Năm 2007      Năm 2008

 1       Tổng nguồn vốn            9.479.654.668    9.964.341.560    10.204.174.260

 2       doanh thu thuần           14.522.577.800   16.085.375.660   17.747.180.068

 3       Lợi nhuận thuần           356.833.362      332.364.138      417.261.219

 4       Tỷ suất lợi nhuận tổng    3,76             3,35             4,1
         nguồn vốn (%)

 5       Tỷ suất lợi nhuận doanh   2,46             2,07             2,35
         thu (%)
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan
In chuan

More Related Content

What's hot

Dgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh NguyetDgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh NguyetÁnh Nguyệt
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Vật Liệu Xây Dựn...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Vật Liệu Xây Dựn...Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Vật Liệu Xây Dựn...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Vật Liệu Xây Dựn...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng...
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng...Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng...
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty Thái Tuấn, HAY
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty Thái Tuấn, HAYLuận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty Thái Tuấn, HAY
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty Thái Tuấn, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)Thanhxuan Pham
 
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Tổng công ty 789, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Tổng công ty 789, HAY - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Tạo động lực lao động tại Tổng công ty 789, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Tổng công ty 789, HAY - Gửi miễn phí qua ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàngĐề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàngDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây lắp 1- Petrolimex
Luận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây lắp 1- PetrolimexLuận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây lắp 1- Petrolimex
Luận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây lắp 1- PetrolimexViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Xây...
Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Xây...Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Xây...
Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Xây...
 
Dgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh NguyetDgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh Nguyet
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Vật Liệu Xây Dựn...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Vật Liệu Xây Dựn...Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Vật Liệu Xây Dựn...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Vật Liệu Xây Dựn...
 
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại công ty Tân Việt Cường, 9đ
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại công ty Tân Việt Cường, 9đLuận văn: Kế toán hàng tồn kho tại công ty Tân Việt Cường, 9đ
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại công ty Tân Việt Cường, 9đ
 
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng...
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng...Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng...
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng...
 
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty xi măng Vicem, HOT
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty xi măng Vicem, HOTĐề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty xi măng Vicem, HOT
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty xi măng Vicem, HOT
 
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty Thái Tuấn, HAY
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty Thái Tuấn, HAYLuận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty Thái Tuấn, HAY
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty Thái Tuấn, HAY
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại Công ty
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại Công tyĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại Công ty
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại Công ty
 
Luận văn: Quy chế trả lương tại Công ty May Sông Hồng, HAY
Luận văn: Quy chế trả lương tại Công ty May Sông Hồng, HAYLuận văn: Quy chế trả lương tại Công ty May Sông Hồng, HAY
Luận văn: Quy chế trả lương tại Công ty May Sông Hồng, HAY
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty cơ khí Mai Phương, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty cơ khí Mai Phương, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty cơ khí Mai Phương, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty cơ khí Mai Phương, 9đ
 
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần K.I.P Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần K.I.P Việt NamLuận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần K.I.P Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần K.I.P Việt Nam
 
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAY
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAYĐề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAY
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAY
 
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
 
Luận văn: Hiệu quả quản trị nhân lực tại Công ty container, HAY
Luận văn: Hiệu quả quản trị nhân lực tại Công ty container, HAYLuận văn: Hiệu quả quản trị nhân lực tại Công ty container, HAY
Luận văn: Hiệu quả quản trị nhân lực tại Công ty container, HAY
 
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh mặt hàng tôm tại công ty thủy sản
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh mặt hàng tôm tại công ty thủy sảnĐề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh mặt hàng tôm tại công ty thủy sản
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh mặt hàng tôm tại công ty thủy sản
 
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Tổng công ty 789, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Tổng công ty 789, HAY - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Tạo động lực lao động tại Tổng công ty 789, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Tổng công ty 789, HAY - Gửi miễn phí qua ...
 
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàngĐề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
 
Luận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây lắp 1- Petrolimex
Luận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây lắp 1- PetrolimexLuận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây lắp 1- Petrolimex
Luận văn: Hoàn thiện Quy chế trả lương tại Công ty Cổ phần xây lắp 1- Petrolimex
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nhân lực của công ty chăn-ga-gối đệm
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nhân lực của công ty chăn-ga-gối đệmĐề tài: Hiệu quả sử dụng nhân lực của công ty chăn-ga-gối đệm
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nhân lực của công ty chăn-ga-gối đệm
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty sản xuất đồ gỗ, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty sản xuất đồ gỗ, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty sản xuất đồ gỗ, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty sản xuất đồ gỗ, 9đ
 

Viewers also liked

Kristen McLean - Moving the dial for the future of publishing - 8-4-13
Kristen McLean -  Moving the dial for the future of publishing - 8-4-13Kristen McLean -  Moving the dial for the future of publishing - 8-4-13
Kristen McLean - Moving the dial for the future of publishing - 8-4-13Kristen McLean
 
Data 101 for authors wd 2013
Data 101 for authors  wd 2013Data 101 for authors  wd 2013
Data 101 for authors wd 2013Kristen McLean
 
Agile for Publishing - an Intro (BISG)
Agile for Publishing - an Intro (BISG)Agile for Publishing - an Intro (BISG)
Agile for Publishing - an Intro (BISG)Kristen McLean
 
Understanding Metadata for Authors - Writer's Digest 2014
Understanding Metadata for Authors - Writer's Digest 2014Understanding Metadata for Authors - Writer's Digest 2014
Understanding Metadata for Authors - Writer's Digest 2014Kristen McLean
 
Trends in the Kids' Consumer Book Market - Ideas and Insights from Around the...
Trends in the Kids' Consumer Book Market - Ideas and Insights from Around the...Trends in the Kids' Consumer Book Market - Ideas and Insights from Around the...
Trends in the Kids' Consumer Book Market - Ideas and Insights from Around the...Kristen McLean
 
How to Become a Thought Leader in Your Niche
How to Become a Thought Leader in Your NicheHow to Become a Thought Leader in Your Niche
How to Become a Thought Leader in Your NicheLeslie Samuel
 

Viewers also liked (9)

Vừng đen
Vừng đenVừng đen
Vừng đen
 
Salada
SaladaSalada
Salada
 
Ingles presentacion
Ingles presentacionIngles presentacion
Ingles presentacion
 
Kristen McLean - Moving the dial for the future of publishing - 8-4-13
Kristen McLean -  Moving the dial for the future of publishing - 8-4-13Kristen McLean -  Moving the dial for the future of publishing - 8-4-13
Kristen McLean - Moving the dial for the future of publishing - 8-4-13
 
Data 101 for authors wd 2013
Data 101 for authors  wd 2013Data 101 for authors  wd 2013
Data 101 for authors wd 2013
 
Agile for Publishing - an Intro (BISG)
Agile for Publishing - an Intro (BISG)Agile for Publishing - an Intro (BISG)
Agile for Publishing - an Intro (BISG)
 
Understanding Metadata for Authors - Writer's Digest 2014
Understanding Metadata for Authors - Writer's Digest 2014Understanding Metadata for Authors - Writer's Digest 2014
Understanding Metadata for Authors - Writer's Digest 2014
 
Trends in the Kids' Consumer Book Market - Ideas and Insights from Around the...
Trends in the Kids' Consumer Book Market - Ideas and Insights from Around the...Trends in the Kids' Consumer Book Market - Ideas and Insights from Around the...
Trends in the Kids' Consumer Book Market - Ideas and Insights from Around the...
 
How to Become a Thought Leader in Your Niche
How to Become a Thought Leader in Your NicheHow to Become a Thought Leader in Your Niche
How to Become a Thought Leader in Your Niche
 

Similar to In chuan

Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực Trạng Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
Thực  Trạng  Sử  Dụng  Vốn  Tại  Công  Ty  Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...Thực  Trạng  Sử  Dụng  Vốn  Tại  Công  Ty  Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
Thực Trạng Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...mokoboo56
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại ...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại ...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại ...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phát triển và đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư ...
Phát triển và đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư ...Phát triển và đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư ...
Phát triển và đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Khóa luận về quản trị nhân sự tại công ty du lịch
Khóa luận về quản trị nhân sự tại công ty du lịchKhóa luận về quản trị nhân sự tại công ty du lịch
Khóa luận về quản trị nhân sự tại công ty du lịchOnTimeVitThu
 
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Xăng dầu Hà Sơn BìnhLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Xăng dầu Hà Sơn BìnhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Xây dựng mô hình công ty mẹ - con ở Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưa chí...
Luận văn: Xây dựng mô hình công ty mẹ - con ở Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưa chí...Luận văn: Xây dựng mô hình công ty mẹ - con ở Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưa chí...
Luận văn: Xây dựng mô hình công ty mẹ - con ở Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưa chí...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to In chuan (20)

Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
 
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAYĐề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
 
Đề tài phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
 
Thực Trạng Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
Thực  Trạng  Sử  Dụng  Vốn  Tại  Công  Ty  Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...Thực  Trạng  Sử  Dụng  Vốn  Tại  Công  Ty  Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
Thực Trạng Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
 
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH >>TẢI FREE ZALO 0934 573...
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH >>TẢI FREE ZALO 0934 573...CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH >>TẢI FREE ZALO 0934 573...
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH >>TẢI FREE ZALO 0934 573...
 
Luận văn thạc sĩ nâng cao động lực tại công ty du lịch Sài Gòn.docx
Luận văn thạc sĩ nâng cao động lực tại công ty du lịch Sài Gòn.docxLuận văn thạc sĩ nâng cao động lực tại công ty du lịch Sài Gòn.docx
Luận văn thạc sĩ nâng cao động lực tại công ty du lịch Sài Gòn.docx
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại ...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại ...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại ...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại ...
 
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...
 
Phát triển và đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư ...
Phát triển và đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư ...Phát triển và đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư ...
Phát triển và đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư ...
 
Phân tích tình hình tài chính của Công ty tư vấn xây dựng Tâm Lợi.docx
Phân tích tình hình tài chính của Công ty tư vấn xây dựng Tâm Lợi.docxPhân tích tình hình tài chính của Công ty tư vấn xây dựng Tâm Lợi.docx
Phân tích tình hình tài chính của Công ty tư vấn xây dựng Tâm Lợi.docx
 
Đề tài: Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty chăn ga gối đệm
Đề tài: Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty chăn ga gối đệmĐề tài: Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty chăn ga gối đệm
Đề tài: Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty chăn ga gối đệm
 
Nâng cao hoạt động sản xuất của công ty sản xuất gối đệm, HAY
Nâng cao hoạt động sản xuất của công ty sản xuất gối đệm, HAYNâng cao hoạt động sản xuất của công ty sản xuất gối đệm, HAY
Nâng cao hoạt động sản xuất của công ty sản xuất gối đệm, HAY
 
Khóa luận về quản trị nhân sự tại công ty du lịch
Khóa luận về quản trị nhân sự tại công ty du lịchKhóa luận về quản trị nhân sự tại công ty du lịch
Khóa luận về quản trị nhân sự tại công ty du lịch
 
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Xăng dầu Hà Sơn BìnhLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình
 
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH May, HAY
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH May, HAYĐề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH May, HAY
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH May, HAY
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
 
Luận văn: Xây dựng mô hình công ty mẹ - con ở Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưa chí...
Luận văn: Xây dựng mô hình công ty mẹ - con ở Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưa chí...Luận văn: Xây dựng mô hình công ty mẹ - con ở Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưa chí...
Luận văn: Xây dựng mô hình công ty mẹ - con ở Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưa chí...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...
 
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH - TẢI FREE ZALO: 0934 57...
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH - TẢI FREE ZALO: 0934 57...CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH - TẢI FREE ZALO: 0934 57...
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH - TẢI FREE ZALO: 0934 57...
 

In chuan

  • 1. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH -1- LỜI CẢM ƠN Qua 8 tuần thực tập tại Công ty CP Nội Thất Tàu Thủy Nha Trang, tôi thấy mình đã học hỏi được rất nhiều. Qua đó tôi có thể củng cố lại những kiến thức đã được học và quan trọng hơn là đã thu nhận được rất nhiều kiến thức thực tế và cũng như những kinh nghiệm làm việc. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Quản trị kinh doanh trường Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện để cho tôi có một kì thực tập thành công. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và toàn thể Cán bộ công nhân viên của Công ty CP Nội Thất Tàu Thủy Nha Trang đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại Công ty, nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập, qua đó tôi đã có cơ hội học hỏi những kiến thức thực tế, để có thể phục vụ cho việc học tập cũng như làm việc sau này được tốt hơn. Sinh viên thực hiện:
  • 2. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH -2- XÁC NHẬN CỦA CÔNG TY CP NỘI THẤT TÀU THỦY NHA TRANG Xác nhận của Bộ Phận Kinh doanh: ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... LÃNH ĐẠO DUYỆT ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ...............................................................................................................
  • 3. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH -3- NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... GIÁO VIÊN DUYỆT ......................................................... ......................................................... .........................................................
  • 4. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH -4- ......................................................... MỤC LỤC PHẦN I: BÁO CÁO TỔNG HỢP........................................................................7 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT TÀU THỦY NHA TRANG........................................................................................................7 1.1 Quá trình hình thành và phát triển.............................................................7 1.1.1 Quá trình hình thành của công ty........................................................7 1.1.2 Quá trình phát triển của Công ty........................................................8 1.2 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty.................10 1.2.1 Chức năng của công ty.......................................................................10 1.2.2 Nhiệm vụ của Công ty........................................................................10 1.2.3 Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty...........................................11 1. 3 Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của Công ty......................................12 1.3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty................................................................12 1.3.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty..................................................15 1.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian tới của Công ty ............................................................................................................16 1.4.1 Thuận lợi............................................................................................16 1.4.2 Khó khăn............................................................................................16 1.4.3 Phương hướng phát triển trong thời gian tới......................................17 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH NHÀ NHA TRANG.............20 2.1 Môi trường kinh doanh của Công ty..........................................................20 2.1.1 Môi trường vĩ mô...............................................................................20
  • 5. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH -5- 2.1.2 Môi trường vi mô...............................................................................24 2.2 Năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty................................................26 2.2.1 Về vốn................................................................................................27 2.2.2 Về lao động........................................................................................27 2.3 Tình hình thực hiện các hoạt động chủ yếu của Công ty...........................30 2.3.1 Thu mua nguyên vật liệu....................................................................30 2.3.2 Tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty.....................................30 2.3.3 Doanh thu từ các lĩnh vực kinh doanh khác nhau của Công ty...........33 2.4 Đánh giá hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty qua các năm ……….............................................................................................................37 2.4.1 Phân tích, đánh giá kết quả kinh doanh..........................................37 2.4.2 Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh........................................41 2.4.3 Phân tích tình hình tài chính của Công ty...........................................43 PHẦN II: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ HẸP...........................................................45 GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÔNG TY CP XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ KINH DOANH NHÀ NHA TRANG MỞ ĐẦU........................................................................................................45 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU....................................................................................................48 1.1 Khái niệm và vai trò của thương hiệu........................................................48 1.1.1 Khái niệm về thương hiệu..................................................................48 1.1.2 Vai trò của thương hiệu......................................................................50 1.2 Vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu...............................................55 1.2.1 Các bước xây dựng thương hiệu.........................................................55 1.2.2 Các công cụ để xây dựng thương hiệu................................................57
  • 6. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH -6- 1.2.3 Chiến lược duy trì và phát triển thương hiệu......................................61 1.2.3.1 Hợp tác thương hiệu...................................................................61 1.2.3.2 Bảo vệ và giữ vững thương hiệu................................................62 1.3 Hoạt động marketing trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu........63 1.3.1 Chính sách sản phẩm.........................................................................63 1.3.2 Chính sách giá cả...............................................................................64 1.3.3 Hệ thống phân phối............................................................................64 1.3.4 Quảng bá thương hiệu........................................................................66 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH NHÀ NHA TRANG 2.1 Các yếu tố thương hiệu..........................................................................67 2.1.1 Tên thương hiệu.................................................................................67 2.1.2 Logo...................................................................................................68 2.1.3 Slogan – câu khẩu hiệu.......................................................................68 2.1.4 Nhạc hiệu...........................................................................................69 2.2 Xây dựng tính cách thương hiệu................................................................69 2.3 Hoạt động marketing trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu........70 2.3.1 Chính sách giá cả................................................................................70 2.3.2 Hệ thống phân phối............................................................................71 2.3.3 Quảng bá thương hiệu........................................................................73 CHƯƠNG III: KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG CỦA MỘT SỐ THƯƠNG HIỆU MẠNH.........................................................................................................75 3.1 WOW – May riêng cho thế giới phụ nữ...............................................75 3.2 THIÊN LONG: Nghiên cứu chất lượng viết nên tương lai........................76
  • 7. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH -7- 3.3 NUTIFOOD – Tạo lập cho tương lai.........................................................77 CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH NHÀ NHA TRANG...............................................................................79 4.1 Lựa chọn và thiết kế các yếu tố thương hiệu.............................................79 4.1.1 Tên thương hiệu.................................................................................79 4.1.2 Thiết kế logo......................................................................................80 4.1.3 Câu khẩu hiệu, nhạc hiệu...................................................................80 4.1.4 Tính cách thương hiệu........................................................................81 4.2.Hoạt động marketing trong xây dựng và phát triển thương hiệu................81 4.2.1 Chính sách sản phẩm..........................................................................81 4.2.2 Chính sách giá cả................................................................................82 4.2.3 Chính sách phân phối.........................................................................82 4.2.4 Quảng bá thương hiệu........................................................................82 4.3 Duy trì và phát triển thương hiệu...............................................................83 4.3.1 Bảo vệ và giữ vững thương hiệu........................................................83 4.3.2 Phát triển thương hiệu........................................................................84 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................86 1. Kết luận.......................................................................................................86 2. Kiến nghị.....................................................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................88
  • 8. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH -8- PHẦN I: BÁO CÁO TỔNG HỢP CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ KINH DOANH NHÀ NHA TRANG 1.1 Quá trình hình thành và phát triển 1.1.1 Quá trình hình thành của công ty Tiền thân của Công ty CP Nội Thất Tàu Thủy Nha Trang là Phân xưởng nhựa của Công ty CNTT Nha Trang được đầu tư dây chuyền sản xuất tàu, thuyền bằng vật liệu composite. Đến tháng 5 năm 2007 theo đề nghị của Công ty CNTT Nha Trang, Tập đoàn CNTT Việt Nam đã có quyết định tách Phân Nhựa của Công ty CNTT Nha Trang để thành lập Công ty CP Nội Thất Tàu Thủy Nha Trang. Từ khi thành lập đến hết năm 2008 Công ty đã phát triển không ngừng đã sản xuất được nhiều sản phẩm với chất lượng cao như: tàu khách cao tốc 45 chỗ, tàu câu cá ngừ, tàu tuần tra cao tốc, xuồng y tế,.... Đầu năm 2009 đến nay, đứng trước cuộc khủng hoảng của ngành công nghiệp Đóng tàu thế giới và trong nước, Công ty đã gặp không ít khó khăn vì không thu hồi được nhiều khoản nợ của khách hàng dẫn đến tình trạng thiếu vốn để hoạt động, chính tình trạng thiếu vốn đã kéo theo nhiều hệ lụy khác khiến tình hình tài chính của Công ty ngày càng xấu đi.Tuy nhiên với sự nỗ lực không ngừng của lãnh đạo Công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên, trong thời gian khó khăn vừa qua Công ty vẫn tiến hành sản xuất đều đặn thể hiện ở nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao như: Xuồng cứu sinh X28, lắp đặt nội thất tàu 20.000 T số 1, ngoài ra Công ty còn sửa chữa nhiều tàu thuyền cho các Công ty du lịch trên địa bàn tỉnh như: Công ty CP Biển Hòn Tằm Nha Trang, Công ty TNHH Hải Minh, Công ty CP Vinpeal,... Từ đầu năm 2011 tình hình của Công ty đã có phần khởi sắc, tạo dựng được mối quan hệ vững chắc với một số khách hàng ngoài Tập đoàn hầu hết là các Công ty du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Từ quý 3 năm 2011 tình hình tài chính của Công ty có phần được cải thiện, cụ thể là khoản lỗ đã được giảm dần. Các thông tin cơ bản về công ty hiện nay như sau:
  • 9. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH -9-  Trụ sở chính: 01.Tân Lộc – P. Vĩnh Trường – TP.Nha Trang – Khánh Hòa. Điện thoại : 058.3731 180 – 058.3730 383  Tên giao dịch:Công ty CP Nội Thất Tàu Thủy Nha Trang.  Tên tiếng Anh: Nha Trang Ship Interior Furnishing Joint Stock Company.  Tổng số cán bộ, công nhân viên: 28 người.  Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng, trong đó: - Công ty CN Tàu Thủy Nha Trang góp 38%. - Công ty CN Tàu Thủy và Xây dựng Hạ Long góp 35%. - Ông Nguyễn Nho Sơn góp 27%.  Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3703000263 do sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 23/05/2007.  Mã số thuế: 4200.689.144.  Công ty có tài khỏan tại hầu hết các ngân hàng trong địa bàn thành phố Nha Trang như: Seabank, V&R Bank, Secombank, Gicombank, Incombank,… 1.1.2 Quá trình phát triển của công ty  Giai đoạn trước tới tháng 5/2007: Công ty CNTT Nha Trang đã tiến hành tự đầu tư và được Tập đoàn CNTT Việt Nam đầu tư dây chuyền sản xuất tàu cá xa bờ bằng vật liệu composite. - Phần đạo tạo, chuyển giao công nghệ: đã cử được 05 cán bộ và kỹ sư sang Nước Cộng hoà Ba Lan đào tạo về chuyên ngành nhựa composite để vận hành dây chuyền; ngoài ra các chuyên giai Ba Lan cũng đã sang nhà máy để đào tạo, hướng dẫn trực tiếp cho 20 công nhân trực tiếp thao tác sản xuất. - Với năng lực công nghệ sau khi được đầu tư thì Phân xưởng Nhựa trực thuộc Công ty CNTT Nha Trang đã tiến hành sản xuất, chế tạo được các sản phẩm như tàu khách cao tốc 45 chỗ, tàu câu cá ngừ, tàu tuần tra cao tốc, xuồng y tế, lồng bè nuôi hải sản, tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa cao do gặp khó khăn về đầu ra.  Giai đoạn từ sau tháng 5/2007 tới nay:
  • 10. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 10 - Tháng 5/2007, Tập đoàn CNTT Việt Nam có quyết định tách Phân xưởng Nhựa của Công ty CNTT Nha Trang để thành lập nên Công ty Cổ phần Nội thất Tàu thuỷ Nha Trang với mục tiêu là để huy động các nguồn vốn xã hội tham gia đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, gia tăng hiệu quả hoạt động. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã tiếp tục duy trì sản xuất các sản phẩm đã thực hiện và mở rộng sản xuất thêm các sản phẩm như cửa nhựa Vinashin window, thi công nội thất cho tàu 225TEU và đặc biệt là đã tiến hành sản xuất thành công xuồng cấp cứu 4.5m; xuồng cứu sinh mạn kín 2 móc (4.5m) cùng hệ thống cẩu xuồng cho tàu 20,000DWT số 1 của Công ty Đóng tàu Cam Ranh. Đây là một bước đột phá, thay đổi định hướng sản xuất của công ty trong thời gian tới. 1.2 Ngành nghề kinh doanh và mục tiêu của Công ty: 1.2.1 Ngành nghề kinh doanh Công ty kinh doanh các ngành nghề sau: - Đóng mới và sửa chữa tàu, thuyền và phương tiện hàng hải bằng vật liệu Composite. - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm khác bằng vật liệu nhựa PVC,gỗ,… - Kinh doanh và lắp đặt nội thất tàu thủy, kết cấu thép. - Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư ngành đóng tàu, công trình công nghiệp, dân dụng. - Kinh doanh vật liệu xây dựng, trang trí nội thất. - Chế tạo các sản phẩm làm từ vật liệu composite. 1.2.2 Mục tiêu của Công ty  Kinh doanh thương mại, dịch vụ nhà đất,…  Thực hiện chế độ hạch tóan kinh tế, không ngừng phát huy năng lực quản lý, kinh doanh, áp dụng các biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy công ty phát triển hiệu quả. Mở rộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, phát triển vốn, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội.
  • 11. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 11 -  Tăng cường hợp tác với các đối thủ cạnh tranh, giúp đỡ nhau cùng đi lên để ngày càng phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng, góp phần tạo nên một cộng đồng kinh doanh lành mạnh.  Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên, vận dụng nguyên tắc phân phối theo lao động, thực hiện các biện pháp kích thích vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty, và không trái pháp luật.  Đào tạo bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ chính trị,văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ và trình độ tổ chức quản lý cho cán bộ công nhân viên.  Bảo vệ môi trường, an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.  Các họat động kinh doanh thương mại và dịch vụ của công ty hoạt động theo quy định của pháp luật. 1.2.3 Lĩnh vực họat động chủ yếu của công ty  Kinh doanh nhà đất.  Xây dựng dân dụng.  Kinh doanh thương mại các hàng trang trí nội thất, vật liệu xây dựng.  Giới thiệu mua bán nhà đất.  Cho vay vốn và đáo nợ ngân hàng.  Dịch vụ hợp thức hóa nhà đất.
  • 12. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 12 - 1. 3 Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của Công ty 1.3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG PHÒNG TÀI KỸ KẾ CHÍNH- THUẬT HOẠCH- KẾ KINH TOÁN DOANH Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:  Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị gồm 3 thành viên, trong đó: • Một chủ tịch Hội đồng quản trị. • Một phó chủ tịch Hội đồng quản trị. • Một ủy viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cấp quản trị cao nhất của Công ty giữa hai kỳ đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và có toàn quyền nhân danh Công ty để giải quyết mọi vấnd đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty, trừ những vấn đề liên quan đến thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Chủ tịch Hội đồng quản trị là là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
  • 13. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 13 - Trách nhiệm của Hội đồng quản trị: • Đề xuất, sửa đổi điều lệ khi cần. • Xác định và phân chia trách nhiệm về các thiệt hại xảy ra đối với Công ty trong kinh doanh. • Đề xuất các biện pháp khắc phục những biến động về Tài chính của Công ty. Quyền hạn của Hội đồng quản trị: • Tổ chức việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu đúng theo kế hoạch đã được Hội đồng cổ đông phê duyệt. • Thông qua báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động của Công ty hàng năm, quý, tháng. • Xem xét và quyết định việc chuyển nhượng các cổ phiếu ghi danh.  Giám đốc và bộ máy điều hành của Công ty Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật, và trực tiếp chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động tác nghiệp hằng ngày của Công ty, sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Công ty và thi hành các Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Các trưởng phòng ban có chức năng tham mưu giúp cho Giám đốc trong việc quản lý điều hành công việc. Giám đốc được Hội đồng quản trị bầu nhiệm với chức năng và nhiệm vụ sau • Sử dụng bảo toàn và phát triển vốn theo phương án đã được Hội đồng quản trị phê duyệt và thông qua trước Đại hội đồng cổ đông. • Thay mặt Hội đồng quản trị ký kết các hợp đồng kinh tế, quản lý toàn bộ tài sản của Công ty.
  • 14. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 14 - Phó giám đốc: Được Giám đốc phân công ủy nhiệm quản lý, điều hành lĩnh vực kỹ thuật của Công ty, đồng thời kiêm luôn việc tìm kiếm kho bãi và xe cho việc vận chuyển hàng trang trí nội thất, vật liệu xây dựng từ nơi mua hàng về Nha Trang. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban: • Phòng kỹ thuật: Chịu sự quản lý trực tiếp của Phó Giám đốc, có trách nhiệm giám sát các công trình xây dựng của Công ty, theo dõi việc cấp phát nguyên vật liệu, thiết kế các bảng vẽ kỹ thuật cho các công trình, kiểm tra việc thi công các công trình xây dựng. Phòng kỹ thuật có hai nhân viên. • Phòng tài chính – kế toán: Có nhiệm vụ ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kế hoạch thu nộp thuế, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, các loại kinh phí. Đồng thời phòng tài chính - kế toán còn chịu trách nhiệm phân phối quỹ lương, cấp phát lương hàng tháng cho cán bộ công nhân viên của Công ty, và chịu trách nhiệm bán hàng cho Công ty ( Công ty không bán lẻ, mà bán sỉ lại cho các đại lý, cửa hàng trong địa bàn thành phố Nha Trang). • Phòng kế hoạch – kinh doanh: đây là một tiến bộ trong bộ máy quản lý của một công ty vừa và nhỏ, Công ty đã chú trọng việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh. Phòng kế hoạch – kinh doanh của Công ty ngoài việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh cho Công ty mà còn chịu trách nhiệm trong lĩnh vực kinh, có chức năng như một phòng kinh doanh của một công ty lớn, soạn thảo các hợp đồng kinh tế, tổ chức quản lý các hợp đồng đó. Ngoài ra, phòng kế hoạch – kinh doanh của Công ty cũng kiêm luôn nhiệm vụ hành chính cho Công ty, có nhiệm vụ tiếp nhận những giấy tờ, theo dõi các khoản điện, nước, và chi phí khác mang tính hành chính … nhằm mục đích đảm bảo mọi hoạt động hằng ngày của Công ty. Nhận xét:
  • 15. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 15 - Bộ máy tổ chức của Công khá gọn, nhẹ, trong thời gian qua đã phát huy nhiều điểm mạnh của nó trong thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty, cụ thể là: - Sự phối hợp giữa các phòng ban rất linh hoạt và mềm dẻo với tình hình sản xuất, kinh doanh và tình hình thị trường. - Ít có sự chồng chéo làm ách tắc công việc chung của Công ty. - Các phòng ban rất tích cực hỗ trợ, tham mưu cho Phó giám đốc và Giám đốc. Nhờ đó mà đạt được sự phối hợp nhịp nhàng, nhanh chóng đối các công việc cụ thể nảy sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty. Ngoài ra bộ máy tổ chức của Công ty có tiến bộ hơn so với phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều đó được thể hiện ở việc Công ty có phòng kế hoạch – kinh doanh, chứng tỏ Công ty đã thực sự coi trọng việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh. 1.3.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty Lĩnh vực sản xuất duy nhất của Công ty là xây dựng các công trình dân dụng. Tuy nhiên Công ty không tuyển công nhân xây dựng. Khi có hợp đồng xây dựng thì phòng kỹ thuật của Công ty tính toán lượng vật liệu cần cho công trình, sau đó ký hợp đồng khoán cho người nhận thầu, người ký hợp đồng với Công ty có trách nhiệm tìm người làm để hoàn thành công trình như đã quy định trong hợp đồng. Trách nhiệm của Công ty là cung ứng nguyên vật liệu cho công trình và giám sát việc thi công công trình. Tiến hành việc xây dựng các công trình dân dụng theo quy trình trên thì doanh nghiệp vừa có mặt lợi, vừa có mặt bất lợi.  Mặt có lợi cho Công ty: giảm được khoản tiền phải đóng bảo hiểm cho người lao động và các khoản trợ cấp khác. Mặt khác việc xây dựng các công trình dân dụng phần lớn là thực hiện trong những tháng ít mưa bão, nên công việc không được thường xuyên, nên việc Công ty không ký hợp đồng lao động với người công nhân xây dựng cũng là phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty.  Mặt bất lợi: Tuy nhiên bên cạnh mặt lợi như trên thì cũng có một số bất lợi như: khi có nhiều công trình dồn dập trong một khoảng thời gian thì Công ty sẽ khó khăn tìm kiếm đối tác để ký hợp đồng khoán, mặt khác những người thực hiện công trình không thuộc cán bộ công nhân viên của Công ty, nên không hướng
  • 16. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 16 - đếm lợi ích của Công ty, chính vì vậy Công ty cần cử nhân viên kỹ thuật giám sát chặt chẽ việc thi công các công trình.
  • 17. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 17 - 1.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian tới của Công ty 1.4.1 Thuận lợi  Chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Công ty ngày càng nâng cao, giữ vững được uy tín trên thị trường Nha Trang, tạo được ưu thế cạnh tranh cao so với các Công ty kinh doanh cùng lĩnh vực.  Khả năng làm việc của cán bộ, công nhân viên trong Công ty ngày càng tiến bộ hơn, phục vụ tốt hơn, nhanh chóng hơn nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.  Nhờ chế độ ưu đãi, và môi trường làm việc thuận lợi, phần lớn nhân viên khá chung thành với Công ty.  Quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên ngày càng khăng khít hơn, bình đẳng hơn, tạo được một văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, thu hút được nguồn nhân lực trẻ đã qua đào tạo.  Quan hệ giữa khách hàng và Công ty ngày càng được củng cố, tạo dựng lòng tin vững chắc của khách hàng, nên đã có không ít khách hàng trung thành với Công ty (chủ yếu là trong hai lĩnh vực kinh doanh: kinh doanh hàng trang trí nội thất và xây dựng dân dụng; cho vay và đáo nợ Ngân hàng).  Hầu hết nhân viên của Công ty có trình độ từ trung cấp trở nên, mà giá nhân công ở nước ta rẻ hơn so trong khu vực và trên thế giới, đây là mặt rất thuận lợi cho việc không ngừng phát triển, mở rộng ngành nghề kinh doanh của Công ty.  Thị trường tài chính ngày càng sôi động tạo thuận lợi cho phát triển hoạt động cho vay và đáo nợ Ngân hàng của Công ty.  Công ty kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau nên phân tán được rủi ro, do đó rủi ro về tài chính của Công ty là tương đối thấp so với những Công ty kinh doanh một lĩnh vực chuyên môn. 1.4.2 Khó khăn  Trong hai năm gần đây thị trường bất động sản đang trầm xuống, điều này ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh bất động, môi giới bất động sản của Công ty.
  • 18. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 18 -  Thị trường vật liệu xây dựng, mặt hàng trang trí nội thất ngày càng nóng lên, giá cả tăng nhanh ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng dân dụng, và kinh doanh hàng trang trí nội thất, vật liệu xây dựng của Côngty, khiến hai lĩnh vực hoạt động này năm vừa qua doanh thấp, lợi nhuận rất thấp,hầu như là không có lợi, và tình hình này sẽ còn tiếp trong năm 2009, 2010.  Công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nên khả năng chuyên môn không cao, điều này dẫn tới khả năng cạnh thấp so với các Công ty kinh doanh một lĩnh vực chuyên môn.  Trang thiết bị máy móc của Công ty còn khá nghèo nàn, chưa đáp ứng hết đòi hỏi của công việc.  Nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa mở cửa hết, môi trường kinh doanh chưa thực sự bình đẳng, Công ty phải cạnh tranh với những công ty mạnh được sự bảo trợ từ phía nhà nước.  Mặc dù đã có cải cách, nhưng thủ tục hành chính vẫn còn nhiều ách tắc và phức tạp, khiến cho dịch vụ hợp thức hóa nhà đất, đáo nợ Ngân hàng của Công ty gặp không ít khó khăn. 1.4.3 Phương hướng phát triển trong thời gian tới Thị trường hoạt động của Công ty là trong địa bàn thành phố Nha Trang, các lĩnh vực hoạt động của Công ty khá đa dạng. Qua nhiều năm hoạt động Công ty đã nhận thấy điểm mạnh yếu của mình trong từng lĩnh vực hoạt động, và điểm mạnh, yếu của đối thủ cạnh tranh, cũng như xu hướng tiêu dùng, nhu cầu của khách hàng. Qua phân tích những yếu tố trên Công ty đã xây dựng cho mình phương hướng phát triển trong thời gian tới. Phương hướng phát triển chung của Công ty: không ngừng mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác với những doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành, tăng doanh thu và lợi nhuận, đồng thời đảm bảo lợi ích của cán bộ công nhân viên, lợi ích của xã hội. Thu hẹp hoạt động của các lĩnh vực đem lại ít lợi ích cho Công ty và xã hội, để tập trung cho các lĩnh vực đem lại nhiều lợi ích hơn. Mặt khác không ngừng nâng cao uy tín và thương hiệu trên thị trường, chuẩn bị cho việc tham gia vào thị trường chứng khóan. Trong đó phương hướng phát triển cho từng lĩnh vực kinh doanh như sau:
  • 19. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 19 -  Kinh doanh nhà, đất: trong khoảng hai năm trở lại đây thị trường nhà, đất khá trầm lắng, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của Công ty, tuy nhiên thành phố Nha Trang là một thành phố du lịch nổi tiếng, khí ôn hòa nên đã thu hút không ít khách hàng. Công ty quyết định không ngừng đẩy mạnh kinh doanh trong lĩnh vực này, ngày càng mở rộng phạm vi không chỉ trong địa bàn thành phố, mà sang cả những vừng thị trấn, thị xã lân cận. Tăng cường hợp tác với các đối thủ kinh doanh cùng ngành để giúp đỡ nhau cùng phát triển.  Xây dựng dân dụng: đây là hoạt động mang lại doanh thu thấp nhất trong các lĩnh vực kinh doanh của Công ty. Do Công ty không có đội ngũ xây dựng chuyên môn, phải ký hợp đồng giao khóan cho các nhà thầu xây dựng nên lợi nhuận thu được thấp. Trong thời gian tới hoạt động này phải thu hẹp, hoạt động mang tính cầm chừng để không mất khách hàng.  Kinh doanh hàng trang trí nội thất, và vật liệu xây dựng: mặc dù hoạt động này chiếm một phần khá lớn trong tổng doanh thu của toàn Công ty, những năm trước mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty, nhưng từ đầu năm 2008 giá cả ngày càng leo thang, lợi nhuận thu được ngày càng giảm. Do đó Công ty quyết định trong thời gian tới sẽ giảm hoạt động này, để đầu tư vốn vào những lĩnh vực hoạt động khác mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty hơn.  Giới thiệu mua, bán nhà đất: chịu ảnh hưởng bởi sự trầm lắng của thị trường bất động sản, hoạt động này trong hai năm gần đây doanh thu đang giảm dần. Tuy doanh thu không cao nhưng hoạt động này cũng đem lại khá nhiều lợi nhuận cho Công ty, và ít gặp khó khăn, nên trong thời gian tới hoạt động này sẽ được đẩy mạnh để lợi nhuận cho Công ty.  Cho vay và đáo nợ Ngân hàng: đây là hoạt động mang lại doanh thu, lợi nhuận nhiều nhất cho Công ty. Cùng với gói kích cầu của chính phủ, thị trường đang khá sôi động, theo dự báo của các nhà kinh tế học thì tình hình này sẽ còn kéo dài. Công ty đã đặt ra mục tiêu trong thời gian tới phải tập trung vốn tối đa đẩy mạnh hoạt động này.  Dịch vụ hợp thức hóa nhà đất: mặc dù hoạt động này gặp không ít khó khăn do thủ tục hành chính còn nhiều phức tạp, nhưng nó lại đem lại nguồn lợi không ít
  • 20. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 20 - cho Công ty, nên hoạt động này trong thời gian tới vẫn sẽ được đẩy mạnh, với hy vọng sự cải cách của nhà nước sẽ làm thông thoáng hơn các thủ tục hành chính.
  • 21. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 21 - CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ VÀ KINH DOANH NHÀ NHA TRANG 2.1 Môi trường kinh doanh của Công ty Môi trường kinh doanh của Công ty là toàn bộ những yếu tố khách quan và chủ quan tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Môi trường kinh doanh của Công ty bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Sơ đồ môi trường kinh doanh của Công ty MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG VI MÔ ĐỐI THỦ TIỀM ẨN CHÍNH VĂN TRỊ HÓA PHÁP NHÀ KHÁCH XÃ CUNG MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ HÀNG LUẬT HỘI ỨNG SẢN PHẨM THAY THẾ ĐỐI THỦ HIỆN TẠI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TỰ NHIÊN 2.1.1 Môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố: kinh tế, chính trị pháp luật, khoa học công nghệ, văn hóa – xã hội, môi trường tự nhiên.  Môi trường kinh tế: Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia khu mậu dịch tự do AFTA năm 1996, ngoài ra Việt Nam cũng đã ký kết và thực hiện nhiều thỏa thuận tự do hóa khu vực, các hiệp
  • 22. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 22 - định song phương, đa phương về thương mại, tài chính và đầu tư với hầu hết các nước đối tác lớn như EU, APEC, ký hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ (BTA) năm 2001 và đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế thế giới (WTO) vào cuối năm 2006. Công ty thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ, và hiện tại có khoảng hơn 200.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm khoảng trên 95% trong tổng số các doanh nghiệp đã thành lập trên toàn quốc. Những năm vừa qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta khá cao (trên 5%), đồng thời lạm phát cũng khá cao. Nhưng từ đầu năm 2009 nền kinh tế thế rơi vào tình trạng suy thoái, nền kinh tế nước ta cũng không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của nó. Từ đầu năm đến nay đã có hàng trăm doanh nghiệp phải phá sản, hàng ngàn doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí cả những tập đoàn kinh tế lớn nhất nước, được sự tài trợ của chính phủ mà vẫn rơi vào tình trạng gần như phá sản. Nhà nước đã có nhiều biện pháp hỗ trợ, từ đầu năm đến nay đã thực hiện hai gói kích cẩu, tình hình chuyển biến khá tốt, tiêu dùng tăng, nhưng vẫn chưa khỏi tình trạng khủng hoảng. Vậy Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với kinh tế khu vực và trên thế giới. Công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng, không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà cả các doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài ra Công ty còn đang phải đối mặt với một khó khăn vô cùng to lớn, đó là cuộc suy thoái kinh tế thế giới từ đầu năm nay, và cho đến bây giờ nó vẫn đang tiếp diễn.  Môi trường chính trị - pháp luật Môi trường chính trị pháp luật bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, các xu hướng ngoại giao của chính phủ, những diễn biến chính trị trong nước, khu vực và trên toàn thế giới. Nước ta được xem là một nước có an ninh – chính trị khá bình ổn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngoài những cuộc biểu tình, bạo loạn ở các tỉnh Tây Nguyên vào năm 2001-2002 đã được dập tắt thì trên toàn quốc khá ổn định. Trong những năm qua nhà nước Việt Nam đã thực hiện nhiều cuộc cải cách hành chính, sửa đổi, bổ sung các điều luật kinh tế nhằm phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay của đất nước. Cụ thể là đã xây dựng hoàn chỉnh bộ luật kinh tế năm 2005,
  • 23. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 23 - đến nay các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam hoạt động theo luật này, chỉ có một số điều khoản được sửa đổi, bổ sung vào năm 2008 vừa qua. Ngoài ra còn xây dựng một số luật khác để điều chỉnh hoạt động ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp, và cũng để theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới như: luật sở hữu trí tuệ, luật thương mại, luật đầu tư,… Mặc dù đường lối của Chính Phủ là cải cách hành chính tạo môi trường hoạt động thông thoáng cho các doanh nghiệp, bổ sung sửa đổi luật cho phù hợp với điều kiện, xu hướng phát triển kinh tế hiện nay. Nhưng đến nay hệ thống pháp luật của nước ta vẫn còn nhiều điểm chồng chéo nhau, tạo nhiều khe hở cho doanh nghiệp có thể luồn lách. Thủ tục hành chính chưa thực sự thông thoáng, vẫn còn tình trạng ách tắc, thiếu trách nhiệm trong bộ máy hành chính của Nhà nước, và một điều đáng quan tâm hơn cả là mặc dù hành chính đã được cải cách, nhưng người thực hiện nó vẫn đang chịu ảnh hưởng của hệ thống chính trị thời bao cấp cách mấy chục năm, điều này gây tình trạng luật đã ban hành nhưng “lối mòn” làm việc trước kia vẫn còn ngự trị.  Môi trường kỹ thuật công nghệ Những nhân tố của môi trường kỹ thuật công nghệ bao gồm: các sản phẩm,chuyển giao công nghệ mới, tự động hóa và sử dụng người máy, tốc độ thay đổi công nghệ, chi phí cho công tác nghiên cứu và phát triển, sự bảo vệ bản quyền,… Ngày nay, những lợi thế của công nghệ trong lĩnh vực máy vi tính, người máy, tia laser, mạng lưới vệ tinh nhân tạo, công nghệ sinh học, nhân bản vô tính, và nhiều lĩnh vực khác đã tạo cơ hội trong việc cải tiến hoạt động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên tốc độ thay đổi công nghệ, chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển công nghệ là khác nhau giữa các ngành.  Môi trường văn hóa xã hội Văn hóa xã hội là hệ thống các giá trị vật chất, tinh thần có mối quan hệ gắn bó với nhau, do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn , trong sự tương tác với môi trường tự nhiên, và xã hội của mình. Còn xã hội là kết quả các quá trình hoạt động của con người trong cộng đồng các dân tộc, có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố văn hóa. Vậy yếu tố văn hóa – xã hội bao gồm: Quan điểm về mức
  • 24. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 24 - sống, phong cách sống, tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ sinh đẻ, thu nhập bình quân người hộ gia đình, vấn đề di chuyển lao động, trình độ dân trí,…. Nước ta là một nước có nền văn hóa đa dạng, phong phú là sự kết tinh của phong tục tập quán của 54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam, nền văn hóa đó đã trải qua hơn 4000 năm lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh xâm lược, đồng hóa, nhưng nó không hề bị mất đi, mà ngày càng tươi đẹp hơn, tinh túy hơn. Cũng như phong cách sống của con người Việt Nam. Qua quá trình hội nhập kinh tế và trên thế giới cho đến nay đã giúp cho quan điểm, lối sống của lớp trẻ hiện nay tiến bộ hơn, tư duy thực tế hơn so với trước kia. Vì nhận thức, tư duy tiến bộ hơn nên trình độ dân trí ngày càng được nâng lên, tỷ lệ sinh đẻ giảm, tỷ lệ tăng dân số qua những năm gần đầy đều giảm.Tuy nhiên lại có không ít một phần lớp trẻ đã bị tha hóa, ảnh hưởng quá nhiều của văn hóa phương Tây, đánh mất đi bản chất “Phương Đông” trong con người mình, khiến cho tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. Cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, đời sống được nâng cao. Nhu cầu của người ngày một cao hơn, người tiêu dùng không chỉ đòi hỏi về chất lượng mà cả hình thức cũng phải được chú trọng.  Môi trường tự nhiên Các yếu tố của môi trường tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng biển, vấn đề ô nhiễm môi trường, sự thiếu hụt nguồn năng lượng, vấn đề lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Sơ lược về môi trường tự nhiên của Việt Nam: nước ta nằm ở đông nam lục địa Châu Á, bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, đông và nam giáp Biển Đông – Thái Bình Dương, có diện tích 329.600km2 đất liền và 70.000km2 thềm lục địa. Khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng đất đai phì nhiêu là môi trường thuận lợi cho Việt Nam phát triển ngành nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng lúa nước, tuy nhiên môi trường tự nhiên này có nhiều thiên tai và biến động thất thường của khí hậu. Đặc trưng của địa hình Việt Nam là có nhiều sông ngòi, hồ, đầm, ao,…
  • 25. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 25 - - Môi trường tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa: Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải miền Nam trung bộ, phía bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, tây giáp Đaklak, Lâm Đồng, phía đông giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên của Khánh Hòa, cả trên đất liền và hơn hai trăm đảo, quần đảo là 5.197km2. Bờ biển dài 385km, với nhiều cửa lạch, đầm vịnh, nhiều đảo và vùng biển rộng lớn. Khánh Hòa có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú và được thiên nhiên ưu đãi tạo tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ. Vào tháng 5 năm 2003, vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên chính thức của câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. 2.1.2 Môi trường vi mô Môi trường vi mô của Công ty bao gồm: khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ tiềm ẩn, sản phẩm và dịch vụ thay thế.  Khách hàng: Khách hàng là một phần của doanh nghiệp, khách hàng bao gồm: người tiêu dùng cuối cùng, các nhà phân phối, các nhà mua công nghiệp và người mua hàng cho các tổ chức nhà nước hoặc tổ chức xã hội. Trong lĩnh vực kinh doanh nhà đất, xây dựng dân dụng, giới thiệu mua bán nhà đất, dịch vụ hợp thức hóa nhà đất thì khách hàng của Công ty hầu hết là những người sống trong địa bàn thành phố Nha Trang, hoặc những người có nhu cầu sinh sống trong địa bàn thành phố Nha Trang. Lĩnh vực kinh doanh thương mại hàng trang trí nội thất và vật liệu xây dựng thì khách hàng của Công ty là những của hàng,đại lý, siêu thị bán lẻ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, vì Công ty chỉ thực hiện việc bán buôn, không bán lẻ. Vậy khách hàng của Công ty toàn bộ là những người sinh sống trong địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Lĩnh vực cho vay và đáo nợ Ngân hàng, khách hàng của Công ty là các doanh nghiệp nhỏ khác hoạt động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Công ty chỉ thực hiện cho vay trong ngắn hạn.  Nhà cung cấp:
  • 26. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 26 - Nhà cung cấp là những tổ chức, cá nhân, có khả năng sản xuất và cung cấp các yếu tố đầu vào như: vốn, lao động, máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, các loại dịch vụ, phương tiện vận chuyển, thông tin. Hàng trang trí nội thất và vật liệu xây dựng là đầu vào không thể thiếu cho lĩnh vực kinh doanh thương mại hàng trang trí nội thất và vật liệu xây dựng; xây dựng dân dụng. Như đã nói ở trên, hầu hết mặt hàng này của Công ty được nhập từ trong thành phố Hồ Chí Minh, nên nhà cung cấp của Công ty là các xưởng sản xuất, các nhà bán buôn có hợp đồng bán hàng cho Công ty trong thành phố Hồ Chí Minh. Do không phải là hàng Công ty tự sản xuất, nên Công ty khó chủ động được về số lượng, chất lượng, cũng như những yêu cầu khác của khách hàng của Công ty.  Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Công ty kinh doanh khá đa ngành, nên phải chịu áp lực lớn từ các đối thủ cạnh tranh kinh doanh ở một lĩnh vực chuyêm môn trên địa bàn thành phố Nha Trang. Đối với ngành xây dựng Công ty đã phải đối mặt với trên 5 công ty chuyên lĩnh vực xây dựng trên địa bàn thành phố Nha Trang. Còn lĩnh vực kinh doanh nhà đất, giới thiệu mua bán nhà đất, dịch vụ hợp thức hóa nhà đất, thì Công ty có hai đối thủ cạnh tranh trên địa bán thành phố Nha Trang, một Công ty ở đường Hòn Chồng, một công ty ở đường 2-4. Còn hai lĩnh vực kinh doanh khác của Công ty: kinh doanh thương mại hàng trang trí nội thất và vật liệu xây dựng; cho vay và đáo nợ Ngân hàng, Công ty có trên 3 đối thủ cạnh tranh hiện tại trên địa bàn thành phố. Loại đối thủ cạnh tranh đáng lo ngại nhất là các doanh nghiệp Nhà nước, có sự hỗ trợ của Nhà nước nên các thủ tục hành chính của họ được nhanh nhạy hơn. Vì thị trường hoạt động của Công ty chỉ trên địa bàn thành phố Nha Trang, nên Công ty chỉ nhận diện các đối thủ trên địa bàn thành phố Nha Trang.  Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành, nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ quyết định ra nhập ngành. Như đã phân tích ở trên, Công ty hoạt động khá đa ngành, hầu hết các ngành Công ty hoạt động đều cần số vốn đầu tư ban đầu không quá lớn, hình thức sản xuất, kinh
  • 27. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 27 - doanh đơn giản, số đông đối tượng có thể làm được, và nếu ra khỏi ngành thì cũng rất dễ dàng, gần như là không có tổn thất. Do vậy áp lực từ các đối thủ sẵn sàng gia nhập vào ngành là rất lớn. Về mọi phương diện thì đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn không bằng đối thủ cạnh tranh trong ngành, tuy nhiên họ có hai điểm mà công ty cần phải lưu ý: có thể biết được điểm yếu của Công ty và các đối thủ hiện tại; có tiềm lực tài chính, công nghệ mới để đưa ra những sản phẩm, dịch vụ mới tốt hơn có thể đe dọa tới sự tồn tại của công ty.  Sản phẩm và dịch vụ thay thế: Sản phẩm và dịch vụ thay thế là sản phẩm, dịch vụ khác có thể thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty hầu như không có sản phẩm thay thế, nên Công ty không phải chịu áp lực từ yếu tố này. 2.2 Năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty 2.2.1 Về vốn: Đơn vị tính: VND Nguồn vốn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng 9.479.654.668 9.964.341.560 10.204.174.260 Qua bảng ta thấy nguồn vốn của công ty qua hai năm đều tăng, năm 2007 tăng so với năm 2006 và năm 2008 tăng so với năm 2007. Cụ thể là năm 2007 tăng 484.686.892 đồng tương đương tăng 5,11% so với năm 2006, đây mức tăng khá cao qua mỗi năm hoạt động của Công ty kể từ khi thành lập. Năm 2008 mức tăng giảm so với năm trước, tăng 239.832.700 đồng tương đương với tăng 2,41% so với năm 2007, và tăng 724.609.592 đồng tương đương với tăng 7,64% so với năm 2006. Việc tăng tổng vốn của Công ty qua mỗi năm là do mỗi năm công ty đều thu được mức lợi nhuận khá cao và quyết định trích một phần lợi nhuận bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh của công ty. Tuy nhiên mức tăng tổng vốn năm 2007 so với 2006 lớn hơn mức tăng của năm 2008 so với 2007. Nguyên nhân là do năm 2007 Công ty đã chủ động trong nguồn vốn vay, cả nguồn vốn cố định và nguồn vay đều tăng so với năm 2006, còn năm 2008 nguồn vốn vay của Công ty giảm tương đối nhiều so với năm 2007. Điều
  • 28. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 28 - này khiến cho mức tăng tổng vốn của năm 2008 so với 2007 thấp hơn mức tăng của năm 2007 so với 2006, mặc dù nguồn vốn cố định năm 2008 tăng khá nhiều so với năm 2007. 2.2.2 Về lao động: DANH SÁCH CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CỦA CÔNG ty Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số lao Tỷ lệ (%) Số lao Tỷ lệ (%) (+ -) % động động (người) (người) Tổng lao 9 100 11 100 2 22,22 động Nam 4 44,44 4 36,36 0 0 Nữ 5 55,56 7 63,64 2 40 Trình độ lao động Đại học 3 33,33 3 27,28 0 0 Cao đẳng 4 44,45 4 36,36 0 0 Trung cấp 2 22,22 4 36,36 2 100 Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy: Xét theo tổng lao động, số lao động trong công ty năm 2007 là 9 người, trong đó số nam là 4 người chiếm 44,44%, số lao động nữ là 5 người chiếm 55,56%. Năm 2008 số lao động trong Công ty là 11 người. Trong đó, nam vẫn giữ nguyên là 4 người, chiếm 36,36%, còn lao động nữ là 7 người, chiếm 64,64%. Ta thấy số lao động trong Công ty năm 2008 tăng 2 người so với năm 2007, tương đương tăng 22,22% so với năm 2007. Trong đó, số lao động nữ tăng 2 người, tương đương tăng 40%, còn số lao động nam vẫn giữ nguyên.
  • 29. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 29 - Xét theo trình độ lao động: Ta thấy số lao động có trình độ đại học và cao đẳng của Công ty năm 2008 không thay đổi so với năm 2007, trong khi đó, số lao động có trình độ trung cấp lại tăng gấp đôi, từ 2 người tăng lên 4 người. Chi phí lao động là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị của sản phẩm. Sử dụng hợp lý lao động cũng chính là tiết kiệm lao động sống, do đó có thể hạ thấp giá thành của sản phẩm, tăng cao sức cạnh tranh của sản phẩm từ đó tăng lợi nhuận và thu nhập cho người lao động. Trong những năm qua lượng lao động của Công ty ngày càng được nâng cao, được phân bổ phù hợp với chuyên ngành, năng lực của từng người, mọi người đều có tinh thần gắn bó với Công ty và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Sự thay đổi về các hình thức tổ chức lao động như áp dụng tổ chức lao động khoa học, nhóm quản trị, nhóm chất lượng đã nâng cao hiệu quả sản xuất. Khả năng nâng cao chất lượng cũng như năng suất của Nhân viên Tỷ lệ nghỉ việc của công nhân viên trong Công ty tương đối thấp. Khả năng tài chính của Công ty để có thể thu hút lao động lành nghề trên thị trường lao động. Nhìn chung số lao động trong Công ty năm 2008 tăng so với năm 2007, nhưng chủ yếu là tăng số lao động có trình độ trung cấp, còn số lao động có trình độ đại học và cao đẳng vẫn giữ nguyên. Bên cạnh đó, việc bố trí lao động, công tác quản lý lao động của Công ty dựa trên nền tảng là tình cảm gắn bó của lãnh đạo và nhân viên cùng với những nội quy, kỷ luật lao động. Hầu hết cán bộ, công nhân viên đều đã gắn bó với Công ty, có nhiều kinh nghiệm trong trong sản xuất kinh doanh. Do đặc điểm của Công ty là kinh doanh đa ngành nghề, và chủ yếu là bên lĩnh vực dịch vụ, không giống như một số Công ty lớn, chỉ sản xuất hàng loạt một loại sản phẩm cụ thể. Cho nên đòi hỏi cán bộ Công nhân viên của Công ty phải linh hoạt, nhanh nhẹn, và ngoài việc thành thạo những kỹ năng nghề nghiệp thì đòi hỏi mỗi cán bộ, nhân viên của Công ty phải có cách cư xử hòa nhã, gần gũi, bởi họ phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng.
  • 30. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 30 - BẢNG THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch (+ -) (%) Tổng quỹ 164.221.560 235.987.179 71.765.619 43,7 lương Số lao động 9 11 2 22,22 bình quân (người) Tiền lương 1.520.570 1.787.782 267.212 17,5 bình quân người tháng Qua bảng trên ta thấy: Mức lương bình quân của cán bộ công nhân viên đều tăng, cụ thể là năm 2007 mức lương bình quân là 1.520.570 đồng người tháng, năm 2008 là 1.787.782 đồng người tháng. Mức lương bình quân của năm 2008 tăng so với năm 2007 là 267.212 đồng, tương đương với tăng 17,5% so với năm 2007. Điều này nói mức tăng đời sống của cán bộ công nhân viên, ngoài ra họ còn được hưởng các khoản thưởng và trợ cấp hằng năm. Ngoài ra Công ty còn thường xuyên có những khoản tiền thưởng cho người lao động có nhiều đóng góp cho Công ty trong công việc. Doanh nghiệp áp dụng nhiều hình thức thưởng khác như: thưởng sáng kiến, tiết kiệm, tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận,...Bên cạnh đó, hằng năm Công ty còn thường xuyên tổ chức các buổi liên hoan, vui chơi, du lịch cho toàn thể cán bộ công nhân viên nhằm mục đích động viên và tăng cường tình đoàn kết trong Công ty. 2.3 Tình hình thực hiện các hoạt động chủ yếu của Công ty
  • 31. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 31 - 2.3.1 Thu mua nguyên vật liệu. Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty chủ yếu là lĩnh vực thương mại và dịch vụ, chỉ duy có lĩnh vực xây dựng dân dụng là lĩnh vực sản xuất cần thu mua nguyên vật. Tuy nhiên ở lĩnh vực này Công ty cũng không hề hoạt động một cách quy mô như một công ty xây dựng, do đó lượng nguyên vật mua qua các năm cho các công trình rất nhỏ so với các Công ty xây dựng và thay đổi một cách thất thường. Nguyên vật liệu chính cho ngành xây dựng dân dụng là: xi măng, cát, gạch, ngói, tôn,… Trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có lĩnh vực kinh hàng trang trí nội thất và vật liệu liệu xây dựng. Công ty lấy hàng trong thành phố Hồ Chí Minh và đem về bán sỉ cho các đại lý, cửa hàng trên địa bàn thành phố Nha Trang. Do đó việc mua nguyên vật liệu cho các công trình xây dựng sẽ được công ty mua từ trong thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện đồng thời với đợt mua dùng cho việc kinh doanh thương mại. Lượng vật liệu dùng cho việc xây dựng được phòng kỹ thuật của Công ty tính toán đối với từng hợp đồng xây dựng.Và nguyên liệu dùng cho xây dựng các công trình dân dụng sẽ được đưa hết đến công trình một lượt. 2.3.2 Tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty Bảng cơ cấu chí phí từ các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của Công ty Lĩnh vực Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 kinh doanh Chi phí (đ) Cơ Chi phí (đ) Cơ cấu Chi phí (đ) Cơ cấu (%) cấu (%) (%) 1.Kinh doanh 3.652.926.655 26,63 2.923.305.74 19,07 2.518.094.295 15, nhà đất 1 04 2.Xây dựng 789.550.660 5,75 796.998.654 5,20 995.269.321 5,9 dân dụng 5 3.KD hàng 2.695.734.668 19,65 3.988.741.35 26,03 3.618.258.600 21, TTNT và 5 62 VLXD
  • 32. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 32 - 4.Giới thiệu 795.725.500 5,80 1.445.625.21 9,43 739.789.200 4,4 mua,bán nhà 4 2 đất 5.Cho vay và 4.585.963.247 33,43 4.821.658.12 31,46 7.907.217.749 47, đáo nợ NH 6 24 6. DV hợp 1.199.852.350 8,74 1.349.818.90 8,81 958.637.125 5,7 thức hóa nhà 0 3 đất Tổng 13.719.753.08 100 15.326.147.9 100 16.737.266.299 100 0 90 Nhận xét : Qua bảng ta thấy rằng Chi phí năm 2006 là 13.719.753.080 đồng, năm 2007 là 15.326.147.990 đồng tăng 1.606.394.910 đồng, tương đương tăng 11,71% (lớn hơn tỉ lệ lạm phát của năm 2007) so với năm 2006. Chi phí của năm 2008 là 16.737.266.299 tăng 1.411.118.300 so với năm 2007, tương đương tăng 9,21% (lớn hơn tỉ lệ lạm phát của năm 2008) so với năm 2008. Điều này chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của công ty tăng đều qua các năm. Tuy nhiên công ty có nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác nhau, nên kết quả này không thể chứng tỏ tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau của Công ty đều có quy mô tăng. Chi phí ở lĩnh vực kinh doanh nhà đất giảm dần qua các năm, năm 2006 là 3.652.926.655 chiếm 26,63% trong tổng chi phí, năm 2007 là 2.923.305.741 chiếm 19,07% trong tổng chi phí, năm 2008 là 2.518.094.295 chiếm 15,04% trong tổng chi phí. Mặc dù lạm phát vẫn tăng qua các năm nhưng chi phí ở lĩnh vực kinh doanh nhà đất của Công ty lại giảm dần qua các năm, điều này cho thấy quy mô kinh doanh ở lĩnh vực này giảm dần. Kết quả này không phải hoàn toàn là do Công ty làm ăn kém hiệu quả, mà là do sự biến động của thị trường, từ giữa năm 2007 thị trường bất động sản bắt đầu chững lại cho đến tận bây giờ vẫn chưa sôi động trở lại, nên việc giảm quy mô ở lĩnh vực kinh doanh nhà đất là tình hình chung của hầu hết những công ty kinh doanh trong lĩnh vực này.
  • 33. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 33 - Trong khi lĩnh vực kinh doanh nhà đất giảm dần chi phí, thì lĩnh vực cho vay và đáo nợ Ngân hàng của Công ty lại tăng rất nhanh. Năm 2006 là 4.585.963.247 chiếm 33,43% trong tổng chi phí, năm 2007 là 4.821.658.126 chiếm 31,46% trong tổng chi phí, và năm 2008 lên tới 7.907.217.749 chiếm 47,24% trong tổng chi phí. Công ty đã không ngừng mở rộng họat động trong lĩnh vực này, vì qua quá trình kinh doanh ban lãnh đạo Công ty nhận thấy lĩnh vực kinh doanh này đem lại nhiều lợi ích cho Công ty. Lĩnh vực kinh doanh hàng trang trí nội thất và vật liệu xây dựng có chi phí năm 2007 tăng khá nhiều so với năm 2006(tăng 1.293.006.687 đồng), chi phí năm 2008 lại giảm so với năm 2007 ( giảm 370.482.755 đồng) Lĩnh vực giới thiệu mua, bán nhà đất có chi phí năm 2007 tăng so với năm 2006, nhưng chi phí năm 2008 lại giảm so với năm 2007. Dịch vụ hợp thức hóa nhà đất có chi phí năm 2007 tăng so với năm 2006, và năm 2008 lại giảm so với năm 2007. Điều này cho chúng ta thấy rằng ở ba lĩnh vực kinh doanh hàng trang trí nội thất và vật liệu xây dựng, giới thiệu mua bán nhà đất, dịch vụ hợp thức hóa nhà đất của công ty năm 2007 được mở rộng hơn so với năm 2006, nhưng năm 2008 lại thu hẹp lại. Nghành xây dựng dân dụng có chi phí tăng qua các năm, tỷ trọng chi phí trong tổng chi phí thay đổi rất ít, cả ba năm đều nằm trong khoảng giữa 5% và 6%. Công ty không mở rộng được lĩnh vực sản xuất này. Lĩnh vực sản xuất duy nhất của Công ty là xây dựng mới và sửa chữa các công trình dân dụng: Bảng cơ cấu chi phí xây dựng mới và sửa chữa công trình dân dụng qua các năm Tiêu chí Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chi phí (đ) Cơ cấu Chi phí (đ) Cơ cấu Chi phí (đ) Cơ cấu (%) (%) (%)
  • 34. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 34 - Xây dựng 752.599.689 95,32 716.945747 93,11 904.699.813 90,9 mới Sửa chữa 36.950.971 4,68 80.052.907 6,89 90.569.508 9,1 Tổng 789.550.660 100 796.998.654 100 995.269.321 100 Qua bảng trên ta thấy rằng chi phí ở lĩnh vực xây dựng dân dụng của công ty qua ba năm đều trên 90% là chi phí cho hoạt động xây dựng mới, còn lại là cho hoạt động sửa chữa. Tỉ trọng chi phí cho hoạt động sửa chữa trong tổng chi phí cho lĩnh vực xây dụng dân dụng qua các năm đều tăng, năm 2006 là 4,68%, năm 2007 là 6,89%, năm 2008 là 9,1%. Điều này chứng tỏ hoạt động sửa chửa ngày càng được mở rộng, khách hàng biết tới lĩnh vực sản xuất này của công ty không chỉ là xây dựng mới mà còn sửa chữa các công trình dân dụng. 2.3.3 Doanh thu từ các lĩnh vực kinh doanh khác nhau của Công ty Lĩnh vực Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 kinh doanh Doanh thu Tỷ Doanh thu Tỷ Doanh thu Tỷ (VNĐ) trọng (VNĐ) trọng (VNĐ) trọng (%) (%) (%) 1.Kinh 3.815.634.751 26,27 4.039.215.860 25,06 2.890.265.309 16,29 doanh nhà đất 2.Xây dựng 989.147.329 6,81 880.956.305 5,49 1.103.982.761 6,22 dân dụng 3.KD hàng 2.840.260.055 19,56 3.156.725.660 19,66 3.732.159.750 21,03 TTNT và VLXD 4.Giới thiệu 860.750.000 5,93 1.524.550.000 9,49 905.120.000 5,1 mua,bán nhà
  • 35. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 35 - đất 5.Cho vay và 4.658.164.665 32,07 4.924.481.835 30,61 8.046.998.248 45,34 đáo nợ NH 6. DV hợp 1.358.621.000 9,36 1.559.446.000 9,69 1.068.654.000 6,02 thức hóa nhà đất Tổng 14.522.577.800 100 16.085.375.660 100 17.747.180.068 100 Qua bảng trên ta thấy doanh thu qua các năm đều tăng năm 2006 là 14.522.577.800đ, năm 2007 là 16.085.375.660 đ, tăng so với năm 2006 là 1.562.797.860đ, tương đương với 10,76%, năm 2008 là 17.747.180.068 đ tăng so với năm 2007 là 1.661.804.400đ, tương đương với 10,33%. Mỗi lĩnh vực hoạt động của Công ty biến đổi khác nhau qua các năm cụ thể như sau:  Doanh thu của lĩnh vực kinh doanh nhà đất năm 2006 là 3.815.634.751đ chiếm 26,27% trong tổng doanh thu, đến năm 2007 con số này lên tới 4.039.215.860đ, tăng so với năm 2006 là 223.581.109đ,tương đương 5,86%, nhưng lại chiếm 25,06% trong tổng doanh thu của năm 2007. Năm 2008 doanh thu ở lĩnh vực hoạt động này giảm xuống con số 2.890.265.309đ, giảm so với năm 2007 là 1.148.950.551đ, tương đương với 28,44%, và chiếm 16,29% trong tổng doanh thu. Vậy mức tăng doanh thu của lĩnh vực hoạt động này năm 2007 so với 2006 là 5,86% thấp hơn so với mức tăng của tổng doanh thu (10,76%), và thấp hơn nhiều so với mức giảm của năm 2008 so với 2007 là 28,44%, điều này khiến cho tỷ trọng doanh thu của hoạt động này trong tổng doanh thu giảm xuống qua các năm.  Doanh thu của lĩnh vực xây dựng dân dụng năm 2006 là 989.147.329đ chiếm 6,81% trong tổng doanh thu, đến năm 2007 doanh thu của nó giảm 108.191.024đ, tương đương với giảm 10,94% so với năm 2006, chiếm 5,49% trong tổng doanh thu. Năm 2008 doanh thu của nó tăng 223.026.456đ, tương đương với tăng 25,32% so với năm 2007 và chiếm 6,22% trong tổng doanh thu. Doanh thu của hoạt động này năm 2007 giảm so với năm 2006 là 10,94%, trong
  • 36. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 36 - khi tổng doanh thu tăng, nên tỉ trọng doanh thu hoạt động này năm 2007 đã giảm xuống. Năm 2008 mức tăng doanh thu từ lĩnh vực hoạt động này so với năm 2007 là 25,32%, lớn hơn mức tăng của tổng doanh thu, và lớn hơn mức giảm của năm 2007, điều này khiến tỷ trọng doanh thu từ hoạt động này năm 2008 tăng hơn so với năm 2007, nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2006.  Doanh thu của lĩnh vực kinh doanh hàng trang trí nội thất và vật liệu xây dựng năm 2006 là 2.840.260.055đ, chiếm 19,56% trong tổng doanh thu của cả năm 2006, năm 2007 tăng lên 316.465.605đ, tương đương với tăng 11,14% so với năm 2006, chiếm 19,66% trong tổng doanh thu cả năm. Năm 2008 doanh thu của hoạt động này tăng 575.434.090đ, tương đương với tăng 18,23% so với năm 2007, và chiếm 21,03% trong tổng doanh thu cả năm. Mức tăng doanh thu từ lĩnh vực hoạt động này qua các năm đều lớn hơn mức tăng tổng doanh thu, và mức tăng năm 2008 so với 2007 (18,23%) lớn hơn năm 2007 so với 2006 (11,14%), điều này khiến tỉ trọng doanh thu từ hoạt động này trong tổng doanh thu tăng qua các năm, và mức tăng của năm 2008 lớn hơn 2007.  Doanh thu của lĩnh vực giới thiệu mua, bán nhà đất năm 2006 là 860.750.000đ chiếm 5,93% trong tổng doanh thu, năm 2007 tăng lên 663.800.000đ, tương đương với tăng 77,12% so với năm 2006, chiếm 9,49% trong tổng doanh thu. Năm 2008 doanh thu của lĩnh vực này lại giảm so với 2007 là 619.430.000đ, tương đương với 40,63%, và chiếm 5,1% trong tổng doanh thu cả năm. Vậy mức tăng doanh thu từ giới thiệu mua, bán nhà đất năm 2007 so với 2006 (77,12%) lớn hơn nhiều so với mức tăng tổng doanh thu (10,76%), đến năm 2008 nó lại giảm trong khi tổng doanh thu tăng, điều này khiến tỉ trọng doanh thu từ hoạt động này trong tổng doanh thu năm 2007 tăng gần gấp đôi 2006, và đến 2008 nó lại giảm xuống (thấp hơn so với năm 2006).  Doanh thu từ hoạt động cho vay và đáo nợ Ngân hàng năm 2006 là 4.658.164.665đ, chiếm 32,07% trong tổng doanh thu cả năm, đến năm 2007 tăng so với năm 2006 là 266.317.170đ, tương đương với 5,72%, chiếm 30,61% trong tổng doanh thu của năm. Đến năm 2008 lại tăng so 2007 là 3.122.516.413đ, tương đương với 63,41%, và chiếm 45,34% trong tổng doanh thu cả năm. Vậy mức tăng doanh thu từ hoạt động này năm 2007 so với 2006
  • 37. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 37 - thấp hơn mức tăng tổng doanh thu, và thấp hơn nhiều lần so mức tăng của năm 2008 so với 2007, điều này khiến tỉ trọng doanh thu từ hoạt động cho vay và đáo nợ Ngân hàng trong tổng doanh thu năm 2007 thấp hơn 2006, và năm 2008 cao hơn 2007, 2006.  Doanh thu từ dịch vụ hợp thức hóa nhà đất năm 2006 là 1.358.621.000đ, chiếm 9,36% trong tổng doanh thu cả năm, năm 2007 tăng so năm 2006 là 200.825.000đ, tương đương với 14,78%, chiếm 9,69% trong tổng doanh thu cả năm. Năm 2008 doanh thu từ hoạt động này lại giảm so với năm 2007 là 490.792.000đ, tương đương với 31,47%, và chiếm 6,02% trong tổng doanh thu cả năm 2008. Mức tăng doanh thu từ lĩnh vực hoạt động này năm 2007 so với 2006 (14,78%) lớn hơn mức tăng của tổng doanh thu, nhưng đến năm 2008 nó lại giảm xuống trong khi tổng doanh thu tăng, điều này khiến cho tỉ trọng doanh thu từ dịch vụ hợp thức hóa nhà, đất trong tổng doanh thu năm 2007 cao hơn 2006, và năm 2008 thấp hơn năm 2007, 2006. Từ kết quả trên, chúng ta thấy rằng Công ty đã không ngừng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh đẩy doanh thu qua các năm đều tăng. Tuy nhiên do sự biến động của thị trường và tình hình cụ thể của Công ty khiến cho tỉ trọng doanh thu trong tổng doanh thu của phần lớn các lĩnh vực hoạt động của Công ty đến năm 2008 thấp hơn 2006, chỉ riêng hai lĩnh vực hoạt động là kinh doanh hàng trang trí nội, vật liệu xây dựng và lĩnh vực cho vay, đáo nợ Ngân hàng là có tỉ trọng doanh thu trong tổng doanh thu năm 2008 lớn hơn 2006. Thị trường tiêu thụ của Công ty phần lớn là trong địa bàn thành phố Nha Trang, một phần là ở các vùng lân cận thành phố (thuộc tỉnh Khánh Hòa). Ở các lĩnh vực hoạt động như kinh doanh nhà đất, xây dựng dân dụng, dịch vụ cho vay và đáo nợ Ngân hàng, dịch vụ hợp thức hóa nhà đất, khách hàng của Công ty hầu hết sống trong tỉnh Khánh Hòa. Riêng lĩnh vực giới thiệu mua, bán nhà đất thì bao gồm cả khách hàng trong và ngoài tỉnh Khánh Hòa mà có nhu cầu mua, bán đất ở thành phố Nha Trang. Còn lĩnh vực kinh doanh hàng trang trí nội thất và vật liệu xây dựng thì khách hàng của Công ty là những người tiêu dùng trong tỉnh Khánh Hòa thông qua kênh phân phối là các cửa hàng bán lẻ ở thành phố Nha Trang. Công ty không mở cửa hàng bán lẻ, lấy hàng từ thành phố Hồ Chí Minh sau đó bán buôn lại cho các cửa hàng.
  • 38. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 38 - 2.4 Đánh giá hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty qua các năm 2.4.1 Phân tích, đánh giá kết quả kinh doanh BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM Đơn vị: VND Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 07 06 Chênh lệch 08 07 (+ -) % (+ -) % Tổng 14.522.577.80 16.085.375.660 17.747.180. 1.562.79 10,76 1.661.804. 10,33 doanh thu 0 068 7.860 400 1.doanh 9.864.413.135 11.160.893.830 9.700.181.8 1.296.48 13,14 (1.460.71 13,09 thu thuần 20 0.695 2.010) BH và cung cấp DV 2.giá vốn 9.133.789.833 10.504.489.860 8.830.048.5 1.370.70 15 (1.674.44 15,94 hàng bán 50 0.027 1.355) 3.lợi nhuận 730.623.302 656.403.970 870.133.270 (74.219.3 10,16 213.729.3 32,56 gộp 32) 00 4.doanh 4.658.164.665 4.924.481.835 8.046.998.2 266.317. 5,72 3.122.516. 63,41 thu từ hoạt 48 170 413 động TC 5.chi phí 4.585.963.247 4.821.658.126 7.907.217.7 235.694. 5,14 3.085.559. 63,99 tài chính 49 879 623 6.lợi nhuận 72.201.418 102.823.673 139.780.499 30.622.25 42,41 36.956.826 35,94 từ HĐTC 5 7.chi phí 445.991.358 426.863.541 592.652.550 (19.127.8 4,29 165.789.0 38,84 BH & 17) 09 QLDN
  • 39. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 39 - 8.tổng lợi 356.833.362 332.364.138 417.261.219 (24.469.2 6,86 84.897.08 25,54 nhuận từ 24) 1 HĐKD 9.tổng lợi 356.833.362 332.364.138 417.261.219 (24.469.2 6,86 84.897.08 25,54 nhuận 24) 1 trước thuế 10.chi phí 100.235.630 101.951.520 212.063.087 1.715.89 1,71 110.111.5 108 thuế DN 0 67 phải nộp trong kỳ 11.lợi 256.597.732 158.423.794 205.198.132 (98.173.9 38,26 46.774.338 29,52 nhuận sau 38) thuế Nhận xét: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một bức tranh phản ánh tổng quan tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, hơn thế nữa nó còn cho thấy xu hướng phát triển của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm, từ đó để đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời những yếu kém ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Công ty. Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trên cho ta thấy toàn cảnh bức tranh về hoạt động kinh doanh của Công ty như sau: - Tổng doanh thu của năm 2007 tăng so với 2006 là 1.562.797.860đ, tương đương với 10,76%, do doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên khá nhiều, và doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng lên. Năm 2008 mặc dù doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm song tổng doanh thu tăng so với năm 2007 là 1.661.804.400đ, tương đương với 10,33%, do doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty tăng lên rất nhiều(63,99%). - Lợi nhuận gộp từ việc sản xuất, bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 giảm so với năm 2006 là 74.219.332 đồng, tương đương 10,16. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán tăng lên 1.370.700.027đồng, tương đương 15% tăng nhanh hơn mức tăng
  • 40. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 40 - của doanh thu thuần (13,14%). Lợi nhuận gộp năm 2008 tăng so với năm 2007 là 213.729.300 đồng, tương đương 32,56%. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán giảm 1.674.441.355 đồng, tương đương 15,94%, giảm nhanh hơn mức giảm của doanh thu thuần(13,09%.). - Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của Công ty năm 2007 giảm so với năm 2006 là 19.127.817 đồng, tương đương 4,29%. Nguyên nhân là do Công ty đã cắt giảm bớt chi phí cho các hoạt động không quan trọng như năm trước, song Công ty vẫn tăng lương cho cán bộ công nhân viên. Đến năm 2008 khoản chi phí lại tăng cao hơn cả hai năm trước, và tăng cao hơn so với năm 2007 là 165.789.009 đồng, tương đương 38,84%. Nguyên nhân là do mức lương cho cán bộ công nhân viên tăng khá cao so với mức tăng của năm trước, đồng thời tăng chi phí cho các hoạt động tiếp đãi khách hàng, nhà cung ứng,… - Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 là 266.317.170 đồng, tương đương 5,72%, và mức tăng chi phí tài chính của năm 2007 so với 2006 là 235.694.879 đồng, tương đương 5,14%, thấp hơn mức tăng của doanh thu nên khiến cho lợi nhuận tăng so năm 2006 là 30.622.255 đồng, tương đương 42,41%. - Doanh thu từ hoạt động tài chính của năm 2008 tăng rất nhiều so với năm 2007, cụ thể là tăng 3.122.516.413 đồng, tương đương 63,41%. Đồng thời chi phí tài chính của năm 2008 cũng tăng nhiều so với năm 2007 là 3.085.559.623 đồng, tương đương 63,99%. Tỷ lệ tăng của chi phí tài chính lớn tỷ lệ tăng của doanh thu từ hoạt động chính, điều này cho thấy trong lĩnh vực hoạt động tài chính Công ty đã làm ăn kém hiệu quả so với năm trước. Tuy nhiên mức tăng của doanh thu từ hoạt động tài chính lại lớn hơn mức tăng của chi phí tài chính, nên năm 2008 Công ty vẫn đạt được lợi nhuận cao hơn năm 2007 là 36.956.826 đồng, tương đương 35,94% (thấp hơn mức tăng của năm 2007 so với năm 2006). - Trong ba năm hoạt động vừa qua Công ty không có hoạt động nào khác những hoạt kinh doanh chính của Công ty, nên không có khoản doanh thu khác, chi phí khác, lợi nhuận từ hoạt động khác. Do đó tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty cũng chính là tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty. Tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2007 giảm so với năm 2006 là 24.469.224 đồng, tương đương 6,86%.
  • 41. BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH - 41 - Nguyên nhân là do lợi nhuận gộp giảm 74.219.332 đồng, tương đương 10,16%, mặc dù lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng 30.622.255 đồng, tương đương 42,41% và chi phí BH&QLDN giảm 19.127.817 đồng, tương đương 4,29%, nhưng tổng cả mức tăng lợi nhuận từ hoạt động tài chính, mức giảm của chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp thì vẫn nhỏ hơn mức giảm của lợi nhuận gộp. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2008 tăng so với năm 2007 là 84.897.081 đồng, tương đương 25,54%. Nguyên nhân là do lợi nhuận gộp tăng 213.729.300 đồng, tương đương 32,56%, lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng 36.956.826 đồng, tương đương 35,94%, mặc dù chi phí bán hàng và quản lý doanh tăng khá cao 165.789.009 đồng, tương đương 38,84%, nhưng mức tăng này thấp hơn so với tổng mức tăng của lợi nhuận gộp và lợi nhuận từ hoạt động tài chính. - Chi phí thuế Công ty phải nộp qua từng năm đều tăng. Thuế phải nộp năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1.715.890 đồng, tương đương 1,71%. Mức giảm của tổng lợi nhuận trước cộng thêm mức tăng của thuế khiến cho lợi nhuận sau thuế năm 2007 giảm so với năm 2006 là 98.173.938 đồng, tương đương 38,26%. Chi phí thuế phải nộp năm 2008 tăng một cách đột biến, tăng so với năm 2007 là 110.111.567 đồng, tương đương 108%, lớn hơn tỷ lệ tăng của tổng lợi nhuận trước thuế, nhưng lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2008 vẫn tăng so với năm 2007 là 46.774.338 đồng, tương đương 29,52%. 2.4.2 Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Tổng nguồn vốn 9.479.654.668 9.964.341.560 10.204.174.260 2 doanh thu thuần 14.522.577.800 16.085.375.660 17.747.180.068 3 Lợi nhuận thuần 356.833.362 332.364.138 417.261.219 4 Tỷ suất lợi nhuận tổng 3,76 3,35 4,1 nguồn vốn (%) 5 Tỷ suất lợi nhuận doanh 2,46 2,07 2,35 thu (%)