SlideShare a Scribd company logo
1 of 27
1
BÀI THẢO LUẬN NHÓM
HÀ NỘI – 2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
BÀI THẢO LUẬN NHÓM
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH CỦA CỦA TH TRUE MILK TRONG MẶT
HÀNG SỮA NƯỚC VÀ NHẬN DẠNG ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRONG
CUNG ỨNG GIÁ TRỌ CHO KHÁCH HÀNG
Giáo viên hướng dẫn
Bộ môn: Marketing Quản trị
Sinh viên thực hiện
Lớp:
3
MỤC LỤC
1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TH TRUEMILK .....................................4
1.1. LÝ THUYẾT 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH..........................................................................4
1.1.1. Mức độ cạnh tranh (Degree of Rivalry)......................................................................................4
1.1.2. Nguy cơ Thay thế (Threat of Substitutes) ...................................................................................7
1.1.3. Sức mạnh của khách hàng (Buyer Power).................................................................................8
1.1.4. Sức mạnh của nhà cung cấp (Supplier Power)...........................................................................9
1.1.5. Các rào cản gia nhập (Barriers to Entry) .................................................................................10
1.2. KHÁI QUÁT VỀ TH TRUE MILK..........................................................................................13
1.2.1Lịch sử hình thành và phát triển..............................................................................................13
1.2.2. Tầm nhìn – sứ mệnh của công ty............................................................................................14
2. NĂM LỰC LƯỢNG CANH CỦA TH TRUEMILK ...................................................................14
2.1.Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành....................................................................................14
2.2.Các sản phẩm thay thế................................................................................................................17
2.3.Năng lực thương lượng của người mua.......................................................................................17
2.4.Quyền lực nhà cung cấp..............................................................................................................18
2.5.Các đối thủ cạnh tranh................................................................................................................18
3. CHÍNH SÁCH KINH DOANH CỦA TH TRUEMILK VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH..............19
3.1. Chính sách sản phẩm.................................................................................................................19
3.1.1. Chính sách sản phẩm của Vinamilk .......................................................................................19
3.1.2. Chính sách sản phẩm của TH true Milk...................................................................................20
3.2 Chính sách phân phối.................................................................................................................21
3.2.1. Chính sách phân phối của Vinamilk........................................................................................21
3.2.2. Chính sách phân phối của TH True Milk.................................................................................21
3.3 Chính sách giá............................................................................................................................22
3.3.1 Chính sách giá của Vinamilk....................................................................................................22
3.3.2. Chính sách giá TH True Milk..................................................................................................23
3.4. Chính sách xúc tiến ...................................................................................................................24
3.4.1. Chính sách xúc tiến của Vinamilk ...........................................................................................24
4. TỔNG KẾT VỀ SỰ CẠNH TRANH CỦA TH TRUEMILK ĐỐIVỚI ĐỐI THỦ(VINAMILK)
........................................................................................................................................................26
4
1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TH TRUE
MILK
1.1. LÝ THUYẾT 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH
1.1.1. Mứcđộ cạnh tranh (Degree of Rivalry)
Trong mô hình kinh tế truyền thống, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đối thủ đẩy
lợi nhuận tiến dần tới con số 0, nhưng trong cuộc cạnh tranh ngày nay, các doanh
nghiệp không ngây thơ đến mức chịu chấp nhận giá một cáchthụ động. Trên thực tế,
các hãng đều cố gắng để có được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ của mình. Cường
độ cạnh tranh thay đổi khác nhau tùy theo từng ngành, và các nhà phân tích chiến
lược rất quan tâm đến những điểm khác biệt đó.
Các nhà kinh tế đánh giá khả năng cạnh tranh theo các chỉ số về mức độ tập trung
của ngành, và tỷ lệ tập trung (Concentration Ration – CR) là một trong những chỉ số
phải kể đến đầu tiên. Chỉ số này cho biết phần trăm thị phần do 4 hãng lớn nhất trong
ngành nắm giữ. Ngoài ra còn có chỉ số CR về tỷ lệ thị trường do 8, 25 và 50 hãng
đầu ngành kiểm soát. Chỉ số càng cao cho thấy mức độ tập trung thị phần vào các
hãng lớn nhất càng lớn, đồng nghĩa với việc ngành đó có mức độ tập trung cao. Nếu
chỉ có một số hãng nắm giữ phần lớn thị phần, thì ngành sẽ mang tính cạnh tranh ít
hơn (gần với độc quyền bán). Tỷ lệ tập trung thấp cho thấy ngành có rất nhiều đối
thủ, trong đó không có đốithủ nào chiếm thị phần đáng kể. Các thị trường gồm nhiều
“mảnh ghép” này được cho là có tính cạnh tranh. Tuy nhiên, tỷ lệ tập trung không
phải là chỉ số duy nhất, bởi vì xu hướng định nghĩa ngành mang nhiều thông tin hơn
so với sự phân bố thị phần.
Nếu mức độ cạnh tranh giữa các hãng trong một ngành thấp, thì ngành đó được coi
là “có kỷ luật”. Kỷ luật này có thể là kết quả của lịch sử cạnh tranh trong ngành, vai
trò của hãng đứng đầu, hoặc sự tuân thủ với các chuẩn mực đạo đức chung. Sự câu
kết giữa các công ty nhìn chung là không hợp pháp. Trong những ngành có mức độ
cạnh tranh thấp, các độngthái cạnh tranh chắc chắn bị hạn chế một cáchkhông chính
thức. Tuy nhiên, một công ty không chấp nhận tuân thủ luật lệ mà tìm kiếm lợi thế
cạnh tranh có thể làm mất đi cái thị trường “có kỷ luật” đó.
Khi một đốithủ hành động theo cách khiến các hãng khác buộc phải trả đũa, thì tính
cạnh tranh ở thị trường đó sẽ tăng lên. Cường độ cạnh tranh thường được miêu tả là
5
tàn khốc, mạnh mẽ, vừa phải, hoặc yếu, tùy theo việc các hãng nỗ lực giành lợi thế
cạnh tranh đến mức nào.
Để có được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, một doanh nghiệp có thể chọn một
số động thái cạnh tranh như sau:
- Thay đổi giá – tăng hoặc giảm giá để có được lợi thế ngắn hạn.
- Tăng sự khác biệt của sản phẩm – cải thiện các đặc tính, đổi mới quá trình sản xuất
và đổi mới sản phẩm.
- Sử dụng các kênh phân phốimột cáchsáng tạo – dùng hội nhập theo chiều dọc hoặc
sử dụng một kênh phân phối mới chưa có trong ngành. Chẳng hạn như trong ngành
buôn bán kim hoàn, các cửa hàng kim hoàn cao cấp ngần ngại không bán đồng hồ,
hãng Timex đã chuyển tới các cửa hàng thuốc và các đại lý không truyền thống khác.
Nhờ đó, hãng đã hoàn toàn làm chủ thị trường đồng hồ có giá từ thấp đến trung bình.
- Khai thác mối quan hệ với các nhà cung cấp – ví dụ, từ những năm 1950 – 1970,
hãng Sears, Roebuck và Co. chi phối thị trường hàng gia dụng bán lẻ. Sears đã đặt
ra các tiêu chuẩn chất lượng cao và yêu cầu các nhà cung cấp phải đáp ứng các yêu
cầu về chỉ số kỹ thuật và giá sản phẩm của họ.
Cường độ cạnh tranh chịu ảnh hưởng của các đặc điểm ngành sau đây:
Số lượng công ty lớn. Số lượng công ty lớn làm tăng tính cạnh tranh, vì có nhiều
hãng hơn trong khi tổng số khách hàng và nguồn lực không đổi. Tính cạnh tranh sẽ
càng mạnh hơn nếu các hãng này có thị phần tương đương nhau, dẫn đến phải “chiến
đấu” để giành vị trí chi phối thị trường.
Thị trường tăng trưởng chậm. Đặc điểm này khiến các hãng phải cạnh tranh tích cực
hơn để chiếm giữ thị phần. Trong một thị trường tăng trưởng cao, các hãng có khả
năng tăng doanh thu có thể chỉ do thị trường mở rộng.
Các chi phí cố định cao. Chi phí cố định cao thường tồn tại trong một ngành có tính
kinh tế theo quy mô, có nghĩa là chi phí giảm khi quy mô sản xuất tăng. Khi tổng chi
phí chỉ lớn hơn không đáng kể so với các chi phí cố định, thì các hãng phải sản xuất
gần với tổng côngsuất để đạt được mức chi phí thấp nhất cho từng đơn vị sản phẩm.
Như vậy, các hãng sẽ phải bán một số lượng rất lớn sản phẩm trên thị trường, và vì
thế phải tranh giành thị phần, dẫn đến cường độ cạnh tranh tăng lên.
6
Chi phí lưu kho cao hoặc sản phẩm dễ hư hỏng. Đặc điểm này khiến nhà sản xuất
muốn bán hàng hóa càng nhanh càng tốt. Nếu cùng thời điểm đó, các nhà sản xuất
khác cũng muốn bán sản phẩm của họ thì cuộc cạnh tranh giành khách hàng sẽ trở
nên dữ dội.
Chi phí chuyển đổi hàng hóa thấp. Khi một khách hàng dễ dàng chuyển từ sử dụng
sản phẩm này sang sản phẩm khác, thì mức độ cạnh tranh sẽ cao hơn do các nhà sản
xuất phải cố gắng để giữ chân khách hàng.
Mức độ khác biệt hóa sản phẩm thấp. Đặc điểm này luôn dẫn đến mức độ cạnh tranh
cao. Ngược lại, nếu sản phẩm của các hãng khác nhau có đặc điểm hàng hóa khác
nhau rõ rệt sẽ giảm cạnh tranh.
Khả năng thay đổi chiến lược cao. Khả năng thay đổichiến lược cao xảy ra khi một
hãng đang mất dần vị thế thị trường của mình, hoặc có tiềm năng giành được nhiều
lợi nhuận hơn. Tình huống này cũng làm tăng tính cạnh tranh trong ngành.
Các rào cản “thoát ra” cao. Đặc điểm này khiến doanh nghiệp phải chịu một chi phí
cao, nếu muốn từ bỏ không sản xuất sản phẩm nữa. Vì thế hãng buộc phảicạnh tranh.
Rào cản này làm cho một doanh nghiệp buộc phải ở lại trong ngành, ngay cả khi
công việc kinh doanh không thuận lợi lắm. Một rào cản phổ biến là tính đặc trưng
của tài sản cố định. Khi nhà máy và thiết bị có tính chuyên môn hóa cao thì khó có
thể bán các tài sản đó cho những ngành khác. Việc hãng Litton Industries giành được
các thiết bị của hãng đóng tàu Ingall Shipbuilding minh họa rõ điều này. Litton đã
rất thành công trong thập kỷ 1960 với các hợp đồng đóng tàu cho Hải quân. Nhưng
khi chi quốc phòng của Mỹ giảm xuống, Litton nhận thấy rõ khả năng giảm doanh
số cũng như lợi nhuận. Hãng quyết định cơ cấu lại, nhưng việc từ bỏ xưởng đóngtàu
không thực hiện được, do không bán được các thiết bị đóngtàu đắt tiền và mang tính
chuyên môn hóa cao. Cuối cùng, Litton buộc phải ở lại trong thị trường đóng tàu
đang xuống dốc.
Tính đa dạng của các đối thủ với các đặc điểm văn hóa, lịch sử và triết lý khác nhau
làm cho ngành kinh doanh trở nên không ổn định. Có những công ty tăng trưởng
không tuân theo quy luật làm cho các công ty khác không đánh giá được chính xác
tình hình thị trường, vì thế, tính cạnh tranh cũng không ổn định và có chiều hướng
tăng lên. Ngành kinh doanh bệnh viện là một điển hình. Ngành này bao gồm nhiều
loại: các bệnh viện trước đây là các tổ chức từ thiện hoặc tổ chức cộng đồng, bệnh
viện có mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo hoặc trường đại học và các bệnh viện
7
hoạt động vì lợi nhuận. Sự hỗn hợp các triết lý hoạt động đôi khi dẫn tới cạnh tranh
dữ dội giữa các bệnh viện để lôi kéo bệnh nhân đến khám bệnh và điều trị. Song đôi
khi, các bệnh viện này lại phối hợp với nhau để giải quyết những vấn để y tế cộng
đồng, ví dụ như cùng hoạch định chiến lược chống dịch bệnh.
Sự sàng lọc trong ngành. Thị trường tăng trưởng và có cơ hội thu được lợi nhuận cao
khuyến khích các hãng mới gia nhập thị trường và các hãng cũ tăng sản lượng. Do
vậy trong ngành sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn. Đến một lúc nào đó, mức độ
tăng trưởng chậm lại và thị trường trở nên bão hòa, tạo nên tình huống cung vượt
quá cầu. Khi đó cuộc sàng lọc diễn ra, cạnh tranh dữ dội dẫn đến chiến tranh giá cả
và một số công ty phá sản.
Bruce Henderson, người sáng lập ra Tập đoàn Tư vấn Boston (BCG), đã tổng quát
hóa hiện tượng này thành Quy luật Ba và Bốn, tức là: một thị trường ổnđịnh sẽ không
có quá ba đối thủ cạnh tranh lớn, và đối thủ mạnh nhất sẽ không có số thị phần lớn
hơn bốn lần so với đối thủ nhỏ nhất.
Dù quy luật về thị trường ổn định đúng đến mức nào, thì rõ ràng là tính ổn định của
thị trường và những thay đổi trong cung và cầu đều ảnh hưởng đến tính cạnh tranh.
Tính chu kỳ của cầu đốivới sản phẩm gây ra mức độ cạnh tranh dữ dội. Điều này có
thể thấy được qua một số thị trường có chu kỳ kinh doanh khá dễ dự đoán như thị
trường thị trường thiếp chúc mừng, thị trường tã giấy trẻ em với lượng cầu dao động
theo tỷ lệ sinh.
1.1.2. Nguycơ Thay thế (Threat of Substitutes)
Trong mô hình của Porter, thuật ngữ “sản phẩm thay thế” là đề cập đến sản phẩm
thuộc các ngành sản xuất khác. Theo các nhà kinh tế, nguy cơ thay thế xuất hiện khi
nhu cầu về một sản phẩm bị ảnh hưởng bởi sựthay đổigiá cả của một hàng hóa thay
thế. Độ co giãn nhu cầu theo giá của một sản phẩm chịu tác động của sự thay đổi giá
ở hàng hóa thay thế. Càng có nhiều hàng hóa thay thế thì đồ thị thể hiện nhu cầu sản
phẩm càng có độ co giãn cao (có nghĩa là chỉ một sựthay đổinhỏ trong giá sản phẩm
cũng dẫn đến sự thay đổi lớn trong lượng cầu sản phẩm) vì lúc này người mua có
nhiều sự lựa chọn hơn. Vì vậy, sự tồn tại của các hàng hóa thay thế làm hạn chế khả
năng tăng giá của doanh nghiệp trong một ngành sản xuất nhất định.
Sự cạnh tranh gây ra bởi nguy cơ thay thế này thường đến từ các sản phẩm bên ngoài
ngành. Giá của các lon đựng nước bằng nhôm bị cạnh tranh bởi giá của các loại bao
bì khác như chai thủy tinh, hộp thép và hộp nhựa. Ngày nay, giá của các lốp xe mới
8
không đắt đến mức người ta phải vá lại lốp xe cũ để dùng. Nhưng trong ngành vận
tải, lốp mới rất đắt trong khi lốp bị hỏng rất nhanh, vì vậy ngành vá lốp xe tải vẫn
cònphát triển được. Còntrong ngành sản xuất tã sơ sinh, tã vải là một mặt hàng thay
thế và vì vậy, giá của tã vải đặt giới hạn cho giá của tã giấy.
Mặc dù nguy cơ về hàng thay thế thường ảnh hưởng đến ngành, thông qua sự cạnh
tranh giá cả, nhưng người ta còn quan tâm đến các khía cạnh khác khi đánh giá về
mối nguy cơ này. Hãy xem xét khả năng thay thế của các loại truyền hình: trạm
truyền hình địa phương truyền đến TV từng nhà nhờ tín hiệu vô tuyến, nhưng dịch
vụ này có thể bị thay thế bởi dịch vụ truyền hình cáp, vệ tinh hay truyền hình bằng
đường điện thoại. Các công nghệ mới và cơ cấu thay đổi của các phương tiện giải trí
cũng góp phần tạo nên sự cạnh tranh giữa các phương tiện giải trí có khả năng thay
thế lẫn nhau này, trừ những vùng xa xôi, nơi truyền hình cáp khó có thể cạnh tranh
chống lại truyền hình miễn phí qua ăng-ten với rất ít chương trình giải trí để phục vụ
khách hàng.
1.1.3. Sứcmạnhcủa khách hàng (Buyer Power)
Sức mạnh Khách hàng là ảnh hưởng của khách hàng đốivới một ngành sản xuất nào
đó. Nhìn chung, khi sức mạnh khách hàng lớn, thì mối quan hệ giữa khách hàng với
ngành sản xuất sẽ gần với cái mà các nhà kinh tế gọi là độc quyền mua – tức là thị
trường có nhiều nhà cung cấp nhưng chỉ có một người mua. Trong điều kiện thị
trường như vậy, khách hàng có khả năng áp đặt giá. Nếu khách hàng mạnh, họ có
thể buộc giá hàng phải giảm xuống, khiến tỷ lệ lợi nhuận của ngành giảm. Có rất ít
hiện tượng độc quyền mua trên thực tế, nhưng vẫn thường tồn tại mối quan hệ không
cân bằng giữa một ngành sản xuất và người mua. Sau đây là những yếu tố quyết định
sức mạnh khách hàng.
Khách hàng có sức mạnh lớn khi:
- Khách hàng có tính tập trung cao, tức là có ít khách hàng chiếm một thị phần lớn.
- Khách hàng mua một lượng lớn sản phẩm sản xuất ra trong bối cảnh kênh phân
phối hoặc sản phẩm đã được chuẩn hóa. Ví dụ thị trường bán lẻ rộng lớn của các
hãng Circui City và Sear giúp cho họ nắm được quyền lực tương đốiđể áp đặt giá cả
với các nhà sản xuất đồ gia dụng.
- Khách hàng có khả năng sát nhập hay thậm chí là mua hãng sản xuất. Ví dụ điển
hình là các nhà sản xuất ô tô lớn rất có thể mua hãng sản xuất lốp xe.
9
Khách hàng yếu trong những trường hợp sau:
- Trường hợp sátnhập xảy ra: nhà sản xuất có khả năng sátnhập hoặc mua hãng phân
phối/ bán lẻ, chẳng hạn như các hãng sản xuất phim thường có thể mua lại các rạp
chiếu phim.
- Chi phí chuyển đổisản phẩm của khách hàng lớn, thường do sản phẩm không được
chuẩn hóa, vì thế khách hàng không thể dễ dàng chuyển sang sửdụng sản phẩm khác
được, điển hình là việc hãng IBM duy trì chiến lược sửdụng hệ thống 360 trong thập
niên 1960.
- Có rất nhiều khách hàng, vì thế không khách hàng nào có ảnh hưởng đáng kể đến
sản phẩm hoặc giá sản phẩm. Hiện tượng này xảy ra với hầu hết các loại hàng hóa
tiêu dùng.
- Nhà sản xuất cung cấp giá trị đầu vào đáng kể cho sản phẩm của người mua – thể
hiện qua mối quan hệ giữa Intel với các nhà sản xuất máy vi tính.
1.1.4. Sứcmạnhcủa nhà cung cấp (SupplierPower)
Một ngành sản xuất đòi hỏi phải có các nguyên liệu thô – bao gồm lao động, các bộ
phận cấu thành và các đầu vào khác. Đòi hỏi này dẫn đến mối quan hệ bên mua –
bên cung cấp giữa các ngành sản xuất và các hãng cung cấp các nguyên liệu thô để
chế tạo sản phẩm. Sức mạnh của nhà cung cấp thể hiện khả năng quyết định các điều
kiện giao dịch của họ đốivới doanh nghiệp. Những nhà cung cấp yếu thế có thể phải
chấp nhận các điều khoản mà doanh nghiệp đưa ra, nhờ đó doanh nghiệp giảm được
chi phí và tăng lợi nhuận trong sản xuất, ngược lại, những nhà cung cấp lớn có thể
gây sức ép đối với ngành sản xuất bằng nhiều cách, chẳng hạn đặt giá bán nguyên
liệu cao để san sẻ phần lợi nhuận của ngành.
Sau đây là một số yếu tố quyết định sức mạnh của nhà cung cấp:
- Mức độ tập trung của các nhà cung cấp. Sức mạnh của nhà cung cấp sẽ rất lớn, nếu
mức độ tập trung của họ cao. Nếu nhà cung cấp của một doanh nghiệp phải cạnh
tranh với nhiều nhà cung cấp khác, thì có khả năng là họ sẽ phải chấp nhận những
điều khoản bất lợi hơn, vì doanh nghiệp có thể nhanh chóng chuyển sang đặt hàng
của nhà cung cấp khác, do đó, nhà cung cấp buộc phải chấp nhận tình trạng bị ép giá.
Sức mạnh nhà cung cấp tăng lên, nếu mức độ tập trung trong lĩnh vực cung cấp cao,
chẳng hạn như sức mạnh của ngành dược phẩm (nhà cung cấp)đốivới các bệnh viện
là rất lớn.
10
- Mức độ chuẩn hóa của đầu vào. Việc đầu vào được chuẩn hóa cũng làm tăng tính
cạnh tranh giữa các nhà cung cấp và do vậy làm giảm sức mạnh của họ, chẳng hạn
như mối quan hệ giữa các nhà sản xuất lốp (nhà cung cấp) với các nhà sản xuất xe
hơi.
- Chi phí thay đổi nhà cung cấp. Chi phí này càng cao thì doanh nghiệp sẽ càng phải
chịu nhiều điều khoản bất lợi mà nhà cung cấp đặt ra, vì việc chuyển từ nhà cung cấp
này sang nhà cung cấp khác sẽ buộc doanh nghiệp sản xuất phải chịu các chi phí
khổng lồ. Mối quan hệ giữa Microsoft (với vai trò nhà cung cấp)với các nhà sản xuất
máy vi tính thể hiện rõ điều này.
- Nguy cơ tăng cường hợp nhất giữa nhà cung cấp và đơnvị sản xuất, chẳng hạn như
hãng sản xuất đồ uống mua các tiệm rượu, hay hãng Baxter International – nhà sản
xuất các thiết bị y tế – mua lại nhà phân phối American Hospital Supply. Khả năng
này càng cao thì sức mạnh của nhà cung cấp càng lớn.
- Sức mạnh của doanh nghiệp thu mua. Trong giao dịch thương mại, sức mạnh của
khách hàng đương nhiên sẽ làm giảm sức mạnh của nhà cung cấp. Sức mạnh này
được thể hiện rõ một khi khách hàng tẩy chay không mua sản phẩm.
1.1.5. Cácrào cản gia nhập (Barriers to Entry)
Không chỉ các đốithủ hiện tại mới tạo ra nguy cơ đe dọacác doanh nghiệp trong một
ngành, mà khả năng các hãng mới có thể gia nhập ngành cũng ảnh hưởng đến cuộc
cạnh tranh. Xét về mặt lý thuyết, bất cứ công ty nào cũng có thể tham gia hoặc rút
lui khỏi thị trường, nếu tồn tại “cổng vào” và “cổngra” tự do. Khi đó, lợi nhuận của
ngành sẽ là không đáng kể. Tuy nhiên trên thực tế, mỗi ngành có những biện pháp
riêng để bảo vệ mức lợi nhuận cao của các đơn vị đã có mặt trong thị trường, đồng
thời ngăn cản các đối thủ tiềm năng gia nhập vào thị trường đó. Những biện pháp
này được gọi là các rào cản gia nhập.
Các rào cản gia nhập không chỉ là sự điều chỉnh thông thường của thị trường. Chẳng
hạn như khi lợi nhuận của ngành tăng lên, chúng ta dự đoánrằng sẽcó thêm các hãng
muốn xâm nhập vào thị trường đểđược hưởng mức lợi nhuận cao đó, khiến lợi nhuận
của các hãng trong ngành giảm dần. Khi lợi nhuận giảm, chúng ta lại dự đoán rằng
một số công ty sẽ rút lui, nhờ đó, tình trạng cân bằng thị trường được tái lập. Giá
giảm, hoặc dự đoán rằng giá sẽ giảm trong tương lai, ngăn cản các đốithủ tiềm năng
bước vào thị trường. Các công ty sẽ ngần ngại không muốn tham gia một thị trường
bất ổn, đặc biệt là nếu việc tham gia thị trường đòi hỏi phải tốn một khoản chi phí
11
khởi sự lớn. Đó là những điều chỉnh thông thường của thị trường, nhưng nếu các
hãng cố tình giữ giá thấp để duy trì mức lợi nhuận thấp của cả ngành (việc tập hợp
các hãng thực hiện biện pháp này sẽ bị coi là hành động phi pháp) như một chiến
lược để ngăn cản những công ty khác không bước chân vào thị trường, thì việc đặt
giá để ngăn cản gia nhập đó chính là một rào cản gia nhập.
Các rào cản gia nhập là những quy định đặc trưng của một ngành. Các rào cản này
làm giảm tốc độ tham gia của các công ty mới, nhờ đó duy trì mức lợi nhuận ổn định
cho các công ty đang hoạt động trong ngành. Xét từ góc độ chiến lược, các hãng có
thể tạo ra, hoặc khai thác các rào cản này để tăng lợi thế cạnh tranh của mình. Các
rào cản gia nhập có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
a, Chính phủ tạo nên các hàng rào. Mặc dù vai trò chính của chính phủ trong thị
trường là duy trì cạnh tranh công bằng và lành mạnh thông qua các hành động chống
độc quyền, nhưng chính phủ vẫn hạn chế cạnh tranh thông qua việc chấp nhận độc
quyền và ban hành các quy định. Ngành công nghiệp cung cấp điện được coi là độc
quyền tự nhiên, vì một công ty cung cấp điện cho khu vực sẽ hiệu quả hơn là cho
phép nhiều công ty điện cùng tồn tại trên một địa bàn. Để hạn chế các công ty điện
lực khai thác lợi thế này, chính phủ cho phép có một nhà độc quyền cung cấp điện,
nhưng ra quy định chặt chẽ với ngành này.
Một ví dụ khác của rào cản gia nhập là công ty truyền hình cáp địa phương. Công ty
này được một nhà cung cấp cáp truyền hình cho phép truyền đi các chương trình của
họ sau một cuộc đấu giá cạnh tranh, nhưng một khi công ty đã có được quyền kinh
doanh truyền hình cáp thì sự độc quyền đã hình thành. Chính quyền địa phương
thường không thể kiểm soát giá một cách hiệu quả, vì công ty này có thể dễ dàng
khai man, vì vậy chính phủ phải đặt ra các luật để xem xét và hạn chế giá dịch vụ
trong ngành này.
Quyền ra quy định để hạn chế cạnh tranh của chính phủ được thể hiện rõ trong lịch
sử ngành ngân hàng. Cho tới thập niên 1970, thị trường mà ngân hàng có thể tham
gia bị chính phủ hạn chế, do đó, hầu hết ngân hàng đều chỉ là các cơ sở ngân hàng
địa phương. Các ngân hàng cạnh tranh thông qua những chiến lược chú trọng đến
một số công cụ thị trường đơn giản như nâng cốc chúc mừng các khách hàng mới
đến mở tài khoản. Khi chính phủ bãi bỏ các quy định nghiêm ngặt trong ngành này,
các ngân hàng được phép vượt qua biên giới địa phương mình và mở rộng thị trường.
Việc bãi bỏ quy định ngành ngân hàng tạo ra cạnh tranh mãnh liệt, đồng thời gây ra
sựbất ổn định trong ngành vì các ngân hàng khó duy trì thị phần của mình như trước.
12
Vào cuốithập niên 1970, các ngân hàng đã chuyển từ những chiến thuật tiếp thị đơn
giản tới chiến thuật sát nhập và mở rộng vùng địa lý khi có đối thủ toan tính xâm
nhập thị trường.
b, Bằng sáng chế và sở hữu trí tuệ là một rào cản gia nhập. Các ý tưởng và kiến thức
giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh được coilà sở hữu cá nhân sau khi được cấp bằng
sáng chế và ngăn không cho những người khác áp dụng kiến thức này. Đây cũng là
một rào cản gia nhập. Edwin Land đã phát minh ra máy ảnh Polaroid năm 1947 và
sáng lập một côngty độc quyền trong lĩnh vực chụp ảnh lấy ngay. Năm 1975, Kodak
muốn tham gia vào thị trường máy chụp ảnh lấy ngay này và bắt đầu giới thiệu một
loại máy ảnh tương tự. Polaroid lập tức kiện Kodak vi phạm bản quyền và thắng
kiện, buộc Kodak phải rời khỏi ngành công nghiệp béo bở này.
c, Tính đặc trưng của tài sản hạn chế cổng vào ngành. Đặc trưng tài sản đôi khi có
thể khiến công ty sử dụng tài sản đó để sản xuất một sản phẩm hoàn toàn khác. Tính
đặc trưng của tài sản tạo thành hàng rào gia nhập bởi hai lý do. Thứ nhất, khi các
công ty đã có những tài sản mang tính chuyên môn hóa cao, họ sẽ quyết liệt chống
lại nỗ lực muốn gia nhập ngành của các công ty mới nhằm mục đích giữ vững thị
phần của mình. Các công ty mới gia nhập có thể thấy trước mức độ cạnh tranh dữ
dội này. Chẳng hạn như Kodak đã đầu tư nhiều vốn vào ngành kinh doanh thiết bị
chụp ảnh và vấp phải sự kháng cự quyết liệt của Fuji. Thứ hai là khi một ngành đòi
hỏi công nghệ hoặc nhà máy hay thiết bị có tính chuyên môn hóa cao, thì các công
ty muốn tham gia hoạt động trong ngành sẽ ngần ngại trong việc đầu tư để có được
các tài sản đó – vì những tài sản có tính chuyên môn cao như vậy rất khó bán nếu
doanh nghiệp thua lỗ và muốn rút lui khỏi thị trường.
d, Tính kinh tế theo quy mô. Sản xuất có hiệu quả chi phí cao nhất được gọi là Quy
mô có chi phí nhỏ nhất (Minimum Efficient Scale – MES) – chi phí sản xuất từng
đơn vị sản phẩm đạt mức thấp nhất đồng nghĩa với việc mức sản xuất có hiệu quả
chi phí cao nhất. Nếu đã biết MES của các doanh nghiệp trong một ngành là bao
nhiêu, thì chúng ta có thể xác định lượng thị phần cần thiết để có chi phí gia nhập
thấp hoặc tương đương với các đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn như cần chiếm hữu
10% thị trường để đạt được MES đối với ngành liên lạc đường dài: nếu doanh số của
một nhà cung cấp dịch vụ liên lạc đường dài không đạt được 10% thị trường thì hãng
đó sẽ không có tính cạnh tranh cao.
Sự tồntại của tính kinh tế theo quy mô này cũng tạo ra một rào cản gia nhập. Khoảng
cách giữa MES của ngành với chi phí đơn vị tại thời điểm gia nhập càng lớn thì rào
13
cản gia nhập càng khó khăn. Vì thế, các ngành có MES cao thường làm nản lòng
những công ty nhỏ mới khởi sự. Để hoạt động dưới MES thì hãng thường phải có
một lợi thế nào đó khiến cho hãng có thể bán với giá cao hơn, ví dụ như sự khác biệt
hóa sản phẩm hay độc quyền địa phương.
e, Các rào cản đối với việc thoát ra khỏi ngành cũng tương tư như các rào cản gia
nhập. Rào cản thoát ra hạn chế khả năng rời khỏi thị trường của công ty và vì thế có
thể làm cho mức độ cạnh tranh trở nên gay gắt hơn – vì không thể rời bỏ ngành, nên
công ty buộc phải cạnh tranh để tồn tại.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ TH TRUE MILK
1.2.1Lịchsửhình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Thực
phẩm sữa TH được thành
lập ngày 24/2/2009, là
công ty đầu tiên của Tập
đoàn TH với dự án đầu tư
vào trang trại bò sữa công
nghiệp, công nghệ chế
biến sữa hiện đại, và hệ
thống phân phối bài bản.
Tập đoàn TH được thành
lập với sự tư vấn tài chính
của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á. Bên cạnh việc kinh doanh các dịch vụ
tài chính và các hoạt động mang tính an sinh xã hội, Ngân hàng TMCP Bắc Á đặc
biệt chú trọng đầu tư vào ngành chế biến sữa và thực phẩm.
Từ xuất phát điểm đó, Tập đoàn TH đang từng bước phát triển để trở thành nhà sản
xuất hàng đầu Việt Nam cung cấp các sản phẩm thực phẩm sạch có nguồn gốc từ
thiên nhiên, trong đó có sữa tươi, thịt, rau củ quả sạch, thủy hải sản… đạt chất lượng
quốc tế.
Công ty CP Thực Phẩm Sữa TH đã đầu tư một hệ thống quản lý cao cấp và quy trình
sản xuất khép kín, đồngbộ theo tiêu chuẩn quốc tếtừ khâu trồng cỏ, xây dựngchuồng
trại, chế biến thức ăn cho bò, quản lý thú y, chế biến và đóng gói, cho đến khâu phân
14
phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Hệ thống chuồng trại áp dụng công nghệ
chăn nuôi tiên tiến nhất thế giới. Bò được nhập khẩu từ các nước nổi tiếng về chăn
nuôi bò sữa như New Zealand, Uruguay, Canada… để đảm bảo nguồn congiống bò
sữa tốt nhất cho chất lượng sữa tốt nhất.
1.2.2. Tầmnhìn – sứ mệnh của công ty
Tập đoàn TH mong muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam trong ngành
hàng thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên. Với sự đầu tư nghiêm túc và dài
hạn kết hợp với công nghệ hiện đại nhất thế giới, chúng tôi quyết tâm trở thành
thương hiệu thực phẩm đẳng cấp thế giới được mọinhà tin dùng, mọi người yêu thích
và quốc gia tự hào.Với tinh thần gần gũi với thiên nhiên, Tập đoàn TH luôn nỗ lực
hết mình để nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn Việt bằng cách cung cấp những sản
phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên – sạch, an toàn, tươi ngon và bổ dưỡng.
Danh mục sản phẩm của Tập đoàn TH hiện nay bao gồm các sản phẩm sữa tươi tiệt
trùng TH true MILK: sữa tươi tiệt trùng nguyên chất được làm từ 100% sữa bò tươi,
sữa tươi tiệt trùng ít đường, sữa tươi tiệt trùng có đường, sữa tươi tiệt trùng hương
dâu, sữa tươi tiệt trùng hương socola .
2. NĂM LỰC LƯỢNG CANH CỦA TH TRUE MILK
2.1.Cạnhtranhgiữa các đối thủ trong ngành
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, các côngty phải đốimặt với rất nhiều
đối thủ trong ngành, và các sản phẩm sữa bột cũng không ngoại lệ. Hiện tại tại thị
15
trường Việt Nam có các hãng sữa : Vinamilk, Nutifood,Nestle,Mộc
Châu,Abbott,IDP,Dutch Lady,…
Tùy vào năng lực cạnh tranh cũng như chiến lược mã các công ty sẽ chọn cho
mình các chiến lược khác nhau như: Thay đổi giá, tăng cường khác biệt hóa sản
phẩm, sử dụng một cách sáng tạo các kênh phân phối, khai thác quan hệ với các nhà
cung cấp, cơ hội thị trường, rào cản rut lui thị trường, tính đa dạng cạnh tranh, sự rut
lui khỏi ngành,…
Chiến lược về giá :
Chiến lược về giá của Vinamilk : Sự hình thành và vận động của giá sữa chịu tác
động của nhiều nhân tố,nên khi đưa ra những quyết định về giá,đòi hỏi Vinamilk
phải xem xét,cân nhắc,giải quyết nhiều vấn đề như : các nhân tố ảnh hưởng tới giá
sữa,các chính sách thông dụng,thông tin về các loại giá cả các loại sữa có trên thị
trường và việc điều chỉnh giá.
Chiến lược giá của TH True Milk :
Tại thị trường Việt Nam,khi TH là người đến sau nên cần có một chiến lược giá
tạo nên sự khác biệt để có thể xâm nhập vào thị trường.Xác định TH True Milk là
dòngsản phẩm cao cấp nên TH đã chọnchiến lược định giá cao nhất có thể.Bên cạnh
việc cố gắng tác động vào tâm lí người tiêu dùng trong mối quan hệ tương tác giữa
giá cả và chất lượng.
Chiến lược điều chỉnh giá với lợi thế của côngty là chủ độngđược nguồn nguyên
liệu tự nhiên từ các trang trại TH : không bị ảnh hưởng nhiều bởi giá nguyên liệu
ngoài thị trường.Gía sản phẩm được điều chỉnh theo hướng tăng của thị trường
chung.Vì vậy sẽ có ít biến động hơn.Đồng nghĩa với việc người tiêu dùng có những
lựa chonhj an toàn hơn.
Sử dụng hiệu quả các kênh phân phối :
CHUỖI CỬA HÀNG TH TRUE MART
Miền Bắc :
16
40 cửa hàng tại Hà Nội
1 cửa hàng tại Ninh Bình
1 cửa hàng tại Hải Dương
2 cửa hàng tại Thanh Hóa
Miền Nam :
4 cửa hàng tại Nghệ An
1 cửa hàng tại Hà Tĩnh
Miền Nam :
46 cửa hàng tại TP HCM
1 cửa hàng tại Cần Thơ
Vì sữa là hàng tiêu dùng nên kênh phân phốikhá dài,ngoài việc phân phốitại các
cửa hàng TH True Mart,tập đoàn TH còn sử dụng kênh phân phối MT ( Trade
Marketing ) có mặt tại các hệ thống bán lẻ như : Coop Mart,Big C,Maxi
Mark,…Trong thời gian tới người tiêu dùng còn có thể đặt hàng truuwcj tuyến trên
Website www.thtruemilk.vn và nhận hàng ngay tại nhà mình.
Một trải nghiệm hiện đại bên cạnh hình thức mua sắm truyền thống.
Cạnh tranh về mặt chất lượng :
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng công ty đã không ngần
ngại đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại.Sản phẩm từ sữa được sản xuất ra với
công nghệ hiện đại và vệ sinh nhất.Sữa TH True Milk hoàn toàn từ thiên nhiên đem
đến cho con người dòng sữa thật sự tươi sạch,tinh túy.Đảm bảo các yếu tố như mùi
vị ,độ ngọt,độ nguên chất,…THTrue Milk đãđược cấp chứng chỉ quốc tế ISO 22000
: 2005 về vệ sinh an toàn thực phẩm của tổ chức BVQI cùng nhiều chứng chỉ khác
chứng nhận về chất lượng và thương hiệu sản phẩm.
Với đối thủ tiềm ẩn Vinamilk : Vượt qua hàng ngàn thương hiệu tiêu dùng
trong và ngoài nước, các sản phẩm của Vinamilk đã nhận được những giải thưởng
uy tín về chất lượng. Đây được xem là một trong những bảo chứng cho sự đầu tư
17
không ngừng nghỉ nhằm mang đến những sản phẩm chất lượng cao cho người dân
của một thương hiệu quốc gia.
Chính sách chất lượng của công ty Vinamilk là luôn thoả mãn và có trách nhiệm với
khách hàng bằng cáchđa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ,đảm bảo chất lượng,an toàn
vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh theo quy định.
2.2.Cácsản phẩm thay thế
Hiện tại TH True Milk với các dòng sản phẩm phong phú như sữa hạt,sữa tươi
thanh trùng,sữa tươi tiệt trùng,… vẫn là lựa chon của nhiều người tiêu dùng, tuy
nhiên cũng phải kể đến các sản phẩm thay thế như sữa bột, sữa đậu lành,ngũ
cốc,…thực phẩmdinh dưỡng,…hay các dòngsản phẩm thay thế khác thuộc các dòng
thương hiệu như Vinamilk,Dutch Lady,Nutifood,Nestly,Mộc Châu,Abbott,….
Tuy nhiên mỗi hãng sữa, mỗi loại sữa chủ yếu tập trung vào một hoặc một số
đối thượng khách hàng nhất định, do đó mà sản phẩm sữa hầu như không chịu ảnh
hưởng nhiều từ các sản phẩm thay thế.
Mặc dù TH True Milk xác định rõ phân khúc thị trường tham gia là sản phẩm
sữa tươi tiệt trùng. Nhưng hiện nay trên thị trường cũng đã tồn tại nhiều loại sản
phẩm tương tự. Thậm chí những công ty khác sẽ cho ra đời những sản phẩm mới
hơn, ưu việt hơn để cạnh tranh và thay thế sản phẩm của TH True Milk. Vì những
công ty sữa cũ hoàn toàn có khả năng và năng lực khi họ đã tham gia vào ngành sữa
được một thời gian dài.
2.3.Năng lựcthương lượng của người mua
Ngành sữa không chịu áp lực bởi bất cứ nhà phân phối nào. Đối với sản phẩm
sữa, khi giá nguyên liệu mua vào cao, các công ty sữa có thể bán với giá cao mà
khách hàng vẫn phải chấp nhận. Do vậy ngành sữa có thể chuyển những bất lợi từ
phía nhà cung cấp bên ngoài sang cho khách hàng. Năng lực thương lượng .
Yếu tố cốtlõi khi tham gia thị trường sữa của TH True Milk là phải bán được sản
phẩm của mình cho người tiêu dùng. Trong khi đó, những đại lý sữa đã hợp tác với
các công ty sữa khác từ khá lâu. Nên để họ thay đổisang bán sản phẩm của TH True
Milk thì cần có những chính sách hiệu quả. Vì hiện nay, kênh phân phối sữa chính
tại Việt Nam vẫn thông qua những nhà bán lẻ, họ là người có khả năng lớn ảnh hưởng
đến sự lựa chọn của người mua.
18
Song song với quá trình tạo ra những chính sách bán hàng tốt, TH True Milk cần
phải tích cực thông tin thêm cho người tiêu dùng biết về sản phẩm của mình qua
kênh thông tin đại chúng…
Với cách làm của TH True Milk hiện nay là luôn hướng về người tiêu dùng, luôn
có gắng mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm sữa tốt nhất.Dù đốimặt với
5 áp lực cạnh tranh của TH True Milk trên thì tin rằng tập đoàn TH sẽ gặt hái được
nhiều thành công trong tương lai.
2.4.Quyền lựcnhà cung cấp
Hiện nay chế biến sữa trong nước mới đáp ứng được 28% nhu cầu, 50% là nhập
nguyên liệu từ bên ngoài về chế biến và 22% còn lại là sữa thành phẩm nhập khẩu.
Các công ty phải nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu từ các nước: Hà Lan, Hoa Ký, New
Zealand, Thái Lan, Australia, Đan Mạch, Ailen, Ba Lan, Pháp, Canada.... Do phải
nhập khẩu nguyên liệu với số lượng lớn nên sản phẩm sữa nội ảnh hưởng rất lớn từ
nguồn nguyên liệu đó. Trong thời gian tới, giá sữa có xu hướng tăng. Đồng
thời,nguồn cung từ các nước xuất khẩu chủ yếu sang Việt Nam như New Zealand,
Úc… tăng nhẹ trong khi cầu nhập khẩu từ các nước châu Á tăng lên, đặc biệt là Trung
Quốc. Do đó, việc kiểm soát được các hợp đồng mua sữa, cả về số lượng và chất
lượng là rất quan trọng đến năng lực cạnh tranh của các công ty. Tuy nhiên, với diễn
biến giá sữa khó nắm bắt như những năm gần đây, các nhà sản xuất trong nước vẫn
ở trong thế bị động khi phán ứng với diễn biến giá cả nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
2.5.Cácđối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh quan trọng của TH True Milk là Vinamilk. Tại thời điểm năm
2009 khi TH True Milk quyết định tham gia thị trường sữa thì tại Việt Nam đã tồn
tại nhiều thương hiệu sữacảtrong nước và nước ngoài với nhiều phân khúc thị trường
được nhiều người tiêu dùng biết tới như: Vinamilk, Mộc Châu, Dutch lady… Trong
đó, Vinamilk hiện đang chiếm thị phần lớn nhất và vẫn đang giữa vững và không
ngừng gia tăng thêm thị phần.
Những doanh nghiệp này đã gắn bó khá lâu với thị trường sữa Việt nam và đãtạo
được dấuấn nhất định vào tiềm thức của người tiêu dùng. Hơn nữa, những nhãn hàng
này cũng không ngừng đầu tư thêm công nghệ làm cho chất lượng sản phẩm ngay
càng cao. Điều này là một trong những áp lực lớn nhất khi những doanh nghiệp mới
tham gia vào ngành.
19
Tuy vậy, mặc dù trong những năm 2009 kinh tế gặp rất nhiều khó khăn nhưng
ngành sữa lại là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng tốt khi mà nhu cầu sửa
dụng ngày càng tăng. Đây là cơ hội để TH True Milk có thể tạo dựng được thành
công khi biết cách tìm ra hướng đi riêng cho mình
3. CHÍNH SÁCH KINH DOANH CỦA TH TRUE MILK VÀ ĐỐI
THỦ CẠNH TRANH
3.1. Chính sách sản phẩm
3.1.1. Chính sáchsản phẩm của Vinamilk
Danh mục sản phẩm sữacủa Vinamilk Sản phẩm của Vinamilk rất đadạng và phong
phú về chủng loại mặt hàng sữa nước: sữa không đường, sữa có đường, sữa dâu, sữa
chocolate... Với nhiều chủng loại sản phẩm, Vinamilk đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu
tiêu dùng của khác hàng và góp phần phân tán rủi ro cho công ty.
Đối thủ của Vinamilk có
khả năng cạnh tranh mạnh
với Vinamilk trên các
dòng sản phẩm sữa nước.
Nguyên liệu sữa luôn là
vấn đề đươc các công ty
sữa đặc biệt lưu tâm, vì
nguyên liệu hiện nay chủ
yếu là nhập ngoại, giá cả
rất cao và bị động trong
khâu cung ứng. Vinamilk
đã đưa ra một số chiến lược khá thành công trong việc kiểm soátchất lượng sữa tươi
như: ký lại hợp đồng với các điều khoản bắt buộc, tuyệt đốikhông nhận sữa từ người
vắt sữa thuê…Ngoài ra, Vinamilk còn kết hợp với công ty liên doanh Campia xây
dựng trung tâm huấn luyện kỹ thuật nuôi bò sữa tại Lâm Đồng…Để chủ động về
nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sữa, bảo đảm sản xuất ổn định, lâu dài,
chủ trương phát triển nguồn nguyên liệu nội địa, giảm dần nguyên liệu nhập khẩu.
Công ty quyết định đầu tư phát triển các hình thức trang trại chăn nuôi bò sữa quy
mô công nghiệp khép kín, với công nghệ hiện đại. Dự kiến, Vinamilk sẽ xây dựng
các trang trại chăn nuôi bò sữa côngnghệ cao tại các tỉnh Nghệ An, Bình Định, Bình
Dương, Sóc Trăng…với quy mô mỗi trang trại nuôi 2000 con bò, cung cấp trung
20
bình30 triệu lít sữa/ năm. Nhờ đó cơ bản giải quyết được vấn đề nguyên liệu sữacủa
Vinamilk.
Ngoài ra, bằng việc thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm , Vinamilk hi vọng
sẽ tận dụng được thế mạnh trong tiếp thị và phân phối, tối thiểu hóa rủi ro kinh doanh
và tối đa hóa năng lực sản xuất của các nhà máy. Nhờ vào các nguoonf lực có sẵn
vinamilk có thể giới thiệu ra thị trường các sản phẩm mới một cáchnhanh chóng và
ít tốn kém.
3.1.2. Chínhsách sản phẩm của TH true Milk
Sản phẩm hiện nay của TH
trên thị trường bao gồm các
hương vị dặc trưng: sữa
tươi nguyên chất có đường,
sữa tươi nguyên chất ít
đường, sữa tươi nguyên
chất không đường, sữa tươi
vị dâu, vị việt quất,.. với các
loại bao bì hộp giấy
180ml&110ml.
Vì xu hướng ưa chuộng sản phẩm tự nhiên tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng, các
hãng khác cũng ra sức cho ra các sản phẩm phù hợp để cạnh tranh với TH. Chính vì
thế, TH True Milk cho ra mắt sản phẩm sữa tươi sạch học đường TH School Milk,
với bộ vi chất công thức Schoolnhằm nâng cao thể lực và trí lực cho trẻ lứa tuổi học
đường (trẻ từ 6-12 tuổi). Việc đánh vào đốitượng là những trẻ nhỏ sẽgiúp người tiêu
dùng, đặc biệt là những người có con trong độ tuổi phát triển sẽ tập trung vào dòng
sản phẩm này. Trên thị trường Việt Nam, có rất nhiều hãng sữa từ nội địa đến ngoại
địa, hơn thế nữa các dòng sữa ngoại địa thường được người Việt Nam ưa dùng hơn
với tư tưởng “sínhngoại”. Nhưng các hãng sữa nội địa thường đi theo dòng sữa tươi
truyền thống, và chưa có bất kỳ chiến dịch nào liên quan đến sự phát triển cho trẻ
nhỏ mà chỉ đơn thuần là yếu tố thương mại. TH True Milk ra mắt sản phẩm này với
vai trò tiên phong để tạo một hích trên thị trường trước các đốithủ cạnh tranh, quan
tâm đến “tầm vóc” của trẻ em Việt Nam.
21
3.2 Chính sách phân phối
3.2.1. Chính sách phân phối của Vinamilk
Một mạng lưới phân phối rộng lớn bao trùm tất cả các tỉnh thành được coilà lợi thế
cạnh tranh quan trọng nhất mà Vinamilk đang có được so với tất cả các đối thủ. Có
2 kênh phân phối bao phủ toàn quốc là các đại lý gián tiếp và kênh phân phối trực
tiếp:
- Kênh phân phối gián tiếp ( thương mại truyền thông); Vinamilk đã xây dựng và
duy trì hệ thống phân phối gián tiếp với 201 nhà phân phối và 141.000 nhà bán lẻ ở
tất cả 64 tỉnh thành, tiêu thụ hơn 90% tổng sản phẩm của công ty. Ở khu vực nông
thôn, Vinamilk có đại lí ở hầu hết các xã. Các sản phẩm của Vinamilk có mặt ở hầu
hết các cửa hàng tạp hóa trên tuyến đường chính. Công ty đã thiết lập hệ thống phân
phối tại nước ngoài như Trung Đông, Campuchia,..
- Kênh phân phối trực tiếp: bao gồm siêu thị, cửa hàng, trường học,.. Đây là kênh
phân phối hỗ trợ, chỉ tiêu thụ 10% tổng sản lượng hàng năm của công ty. Tuy nhiên
kênh này sẽ trở nên quan trọng do các nhà bán lẻ quy mô lớn ngày càng chiếm nhiều
thị phần.
Công ty đã sử dụng một lực lượng lớn bán hàng lên tới 18.000 người trên toàn quốc.
Công ty còn bán trực tiếp đến siêu thị, văn phòng, nhà máy và tại các điểm tư vấn
dinh dưỡng của công ty.
3.2.2. Chính sách phân phối của TH True Milk
Sữa là loại đồ uống phổ biến chính vì vậy việc phân phối sữa cũng phải đảm bảo
được rằng khi khách hàng cần mua sẽ có thể tìm thấy TH True Milk. Việc xây dựng
một chiến lược phân phối phù hợp sẽ tác động rất lớn đến sự thành công của doanh
nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp có tổ chức hệ thống bán lẻ, bán sỉ như TH
True Milk
Với sự tư vấn đầu tư của Bắc Á Bank, Tập đoàn TH đã chọn cho mình một lối đi
riêng theo tôn chỉ giữ nguyên tinh túy thiên nhiên trong từng sản phẩm, đó là sự ra
đời của chuỗi cửa hàng TH True Mart trên cả nước.Tonggiai đoạn đầu hệ thống này
được tập trung tại các thành phố lớn là Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh và Nghệ An và
sẽ tiếp tục triển khai trên phạm vi toàn quốc.
22
Hiện nay, chuỗi cửa hàng TH True Mart đã có 27 cửa hàng tại Hà Nội, 24 cửa hàng
tại TP.Hồ Chí Minh và 2 cửa hàng tại Nghệ An được đầu tư hiện đại và ứng dụng
những phương pháp bảo quản sản phẩm tốt nhất.
Vì sữa là mặt hàng tiêu dùng nên kênh phân phối khá dài, ngoài việc phân phối tại
các cửa hàng Th True Mart, Tập đoàn TH còn sử dụng kênh phân phối MT ( trade
marketing ), có mặt tại các hệ thống bán lẻ lớn như CoopMart, Big C, MaxiMark,..
Trên kệ hàng tại siêu thị ngay cạnh kệ sữa của Vinamilk sẽ có sản phẩm của TH True
Milk.
Trong thời gian tới, người tiêu dùng còn có thể đặt hàng trực tuyến trên website
www.thmilk.vn và nhận hàng ngay tại nhà mình - một trải nghiệm mua sắm hiện đại
bên cạnh hình thức mua hàng truyền thống.
Đây chỉ là những bước đi đầu tiên trong kế hoạch phát triển hệ thống TH true mart
trở thành kênh bán lẻ được tin tưởng và ủng hộ trên phạm vi cả nước, nhằm đưa các
sản phẩm tươi sạch từ thiên nhiên được sản xuất trực tiếp bởi Tập đoàn TH đến tay
người tiêu dùng một cáchnhanh chóng, an toàn và tiện lợi nhất. Tập đoàn TH mong
muốn đây sẽ là địa chỉ tin cậy cho người tiêu dùng tìm thấy những sản phẩm tinh túy
nhất của thiên nhiên.
Thị trường sữa Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại sữa, với nhiều nhà sản xuất và
vậy TH true Milk phải tăng cường củng cố và giữ vững hệ thống kênh phân phốicủa
mình, đặc biệt là hệ thống TH True Mart.
3.3 Chính sách giá
3.3.1 Chínhsách giá của Vinamilk
- Sự ổn định trong chính sách giá
Bất chấp cuộc chạy đua lợi nhuận của các hãng sữa ngoại, Vinamilk vẫn duy trì giá
bán ổn định từ giữa năm 2008 đến nay. Hiện giá bán của Vinamilk trên thị trường
chỉ bằng khoảng 1/3 so với giá sữa ngoại.
Với giá sữa hiện nay, Vinamilk chấp nhận giảm lãi hoặc bù đắp từ việc kinh doanh
nhiều dòng sản phẩm khác nhau để chia sẻ gánh nặng chi tiêu với người tiêu dùng,
chứ không lỗ.
- Chính sách đắt tiền hơn để có chất lượng tốt hơn
Khi sản phẩm hiện tại có giá trị được định vị trong tâm trí người tiêu dùng cao thì
việc định vị sản phẩm mới hoàn toàn thuận lợi. Một loạt nhãn hiệu của Vinamilk
23
được nâng cấp như: Dielac lên Dielac Alpha có sữa non colostrum của Vinamilk,
Friso lên Friso Gold, Dumex thành Dumex Gold.
- Chính sách giữ nguyên giá nhưng chất lượng cao hơn
Các sản phẩm có giá trị định vị thấp thì Vinamilk sử dụng hình thức định vị giá trị
cao hơn nhưng giữ nguyên giá. Điển hình là việc định vị dòng sữa tiệt trùng và sữa
chua.
- Chính sách giá thu mua của Vinamilk
Chủ trương của Vinamilk là vùng nhiều đổng cỏ, không đô thị hóa, điều kiện chăn
nuôi tốt nhưng vận chuyển xa thì giá thấp hơn. Đồng thời luôn điều chỉnh giá thu
mua theo mùa vụ và tình hình giá sữa thế giới.
3.3.2. Chínhsách giá TH True Milk
- Định giá :Giá sữa TH true MILK tại chuỗi cửa hàng TH true mart là giá định
hướng cho người tiêu dùng và là giá bán ấn định từ công ty. Giá bán tại các siêu thị
hoặc cửa hàng không giống giá bán tại chuỗi cửa hàng TH true mart, cụ thể giá TH
true Milk bán ở True Mart với giá 22.850 đ/lốc (4 hộp 180 ml), ở siêu thị là 23.585đ/
lốc (4 hộp 180 ml), các cửa hàng tiêu dùng 26.500đ/ lốc (4 hộp 180 ml).Do đặc thù
của từng kênh bán hàng, và tại siêu thị sẽ có những chương trình áp dụng giá bán ưu
đãi theo những chương trình khuyến mại ngắn hạn. Lợi nhuận gộp/đvsp là
3.312,5đ/hộp.
- Chiến lược giá :Tại thị trường Việt Nam, Vinamilk đang là kẻ thống trị thị trường
sữa, TH là người đến sau nên cần có một chiến lược giá tạo sự khác biệt để có thể
xâm nhập vào thị trường. xác định TH true Milk là dòng sản phẩm cao cấp nên TH
đã chọn chiến lược định giá cao nhất có thể, bên cạnh việc cố gắng tác động vào tâm
lý người tiêu dùng trong mối quan hệ tương tác giữa giá cả và chất lượng.
TH true Milk tập trung vào nhóm khách hàng Nữ, độ tuổi 15 đến 35 tập trung từ 25
đến 35, hoặc các đối tượng ở khu vực thành thị, tập trung các thành phố lớn sống
năng động, hiện đại quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình. Theo đó, mức
giá của TH true Milk là khá cao so với mặt bằng chung.
Với một thị trường sữa tiềm năng như đã đề cập ở trên ,thêm vào đó là GDP bình
quân đầu người của Việt Nam được dự báo sẽ đạt mục tiêu 1000$ vào năm 2010,
thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa, đặc biệt là sữa cao cấp, chất lượng cao,
đảm bảo cho tăng trưởng theo chiều sâu của thị trường sữa Việt Nam trong tương lai,
24
thì chiến lược giá như vậy là hoàn toàn hợp lí. Với sự phát triển của thị trường, thu
nhập, đời sống, rõ ràng uống sữa không còn được cho là xa xỉ mà dần trở thành một
nhu cầu thường xuyên, và không thể thiếu.
- Các chiến lược điều chỉnh giá:
Với lợi thế tự chủ nguồn nguyên liệu tự nhiên từ trang trại TH, không bị ảnh hưởng
nhiều bởi giá nguyên liệu ngoài thị trường, giá sản phẩm được điều chỉnhtheo hướng
tăng của thị trường chung.
3.4. Chính sách xúc tiến
3.4.1. Chínhsách xúc tiến của Vinamilk
Là một công ty chuyên sản xuất các hàng hóa, sản phẩm làm từ sữa mà nguồn cung
ứng chủ yếu là từ bò nên hình ảnh những conbò được coi là hình ảnh đặc trưng, cốt
lõi trong mỗi clip quảng cáo của các sản phẩm của Vinamilk. Nhưng không vì thế
mà hình ảnh các chú bò xuất hiện trong mỗi quảng cáo của Vinamilk lại đơn điệu,
trùng lặp mà ngược lại chúng luôn sôi động, ngộ nghĩnh, độc đáo và luôn để lại
những ấn tượng khó quên trong lòng mỗi khán giả.
Vinamilk rất tài tình sử dụng những chiến lược khác nhau để quảng básản phẩm của
mình.
- Chiến lược ăn theo dư luận, biết chớp thời cơ trong lúc người tiêu dùng đang hoang
mang. Chiến lược này được dùng trong quảng cáo với thông thiệp "sữatươi nguyên
chất 100%" , đã thu hút và lấy lại lòng tin của khách hang khi truyền thông đưa tin
về sự không an toàn trong tiêu dùng sữa.
- Chiến lược tiếp thị truyền thông đa phương tiện nhằm giúp người tiêu dùng hiểu
rõ lợi ích: "tươi, thuần khiết, đến trực tiếp từ thiên nhiên" thông qua:
Chiến lược nhân cách hóa hình ảnh những chú bò sữa mạnh khỏe vui nhộn, năng
động. Chiến lược quảng cáo được nhân rộng khắp các phương tiện truyền thông đại
chúng với hình ảnh đồng nhất: những chú bò đáng yếu trên nền thiên nhiên tươi đẹp
đầy sức sống.
Bên cạnh đó, Vinamilk tung những TVC mang đậm tính nhân văn cùng với chiến
dịch "40 năm vươn cao Việt Nam" cho thấy sự thống nhất, xuyên suốt một thông
điệp trong chiến lược truyền thông của Vinamilk.
25
Vinamilk dùng mọi hình thức quảng cáo như truyền hình, phát thanh, báo chí, quảng
cáo ngoài trời, sáng tạo và liên tục.
3.4.2. Chính sách xúc tiến của TH True Milk
Đốivới chiến lược xúc tiến, nhằm mục đíchnhanh chóng để lại ấn tượng đẹp và khó
phai trong tâm trí khách hàng Việt, TH true Milk đã không ngừng nổ lực trong việc
quảng bá, xây dựng hình ảnh từ việc kỳ công thiết kế logo, thiết kế slogan ngắn gọn
mà hàm ý , thực hiện những quảng cáo độc đáo, xây dựng thương hiệu qua các hoạt
động thiết thực và có ý nghĩa cho đến việc quan tâm đến thực hiện công tác quản lý
môi trường và tiết kiệm năng lượng. Những chiến dịch này luôn được các thương
hiệu lớn khác tham khảo như một “kim chỉ nam” của nghệ thuật marketing.
TH True Milk đang thực hiện gọi là chiến lược Preemtive claim (giành lợi thế tiên
phong) hay còn gọi là The Law of Mind (Quy luật người Đầu Tiên) theo khái niệm
của Al Ries. Theo đó, TH Milk tuyên bố một đặc tính thông thường của sản phẩm
sữa, TH là công ty đầu tiên tuyên bố họ là “sữa sạch” và họ đã đi trước một bước so
với các đốithủ gạo gội khi thực hiện điều này. Như thế là quá đủ cho việc gây tiếng
vang và “bão truyền thông”. TH True Milk đã áp dụng chiến lược xây dựng thương
hiệu “Chất lượng theo cảm nhận”. Nhờ sở hữu từ True “sạch” trong cảm nhận của
khách hàng, TH milk đang trên đường trở thành thương hiệu dẫn đầu tại phân khúc
sữa tươi.
- Quảng cáo trên truyền hình:
Quảng cáo trên các đài:HTV7, VTV3, SCTV2 , StarMovies., TVC,…
Thời gian thực hiện : 5/1/2018 – 30/6/2018
Độ dài TVC: 30 giây (T1-T4), giảm dần à15 giây (T5-T6)
- Truyền thông tại địa điểm bán
Tại các hệ thống bán lẽ TH TrueMart trang trí với hai màu chủ đạo là xanh
dương và trắng, các LCD chiếu liên tục các TVC quảng cáo sản phẩm. Nhân viên
bán hàng mặt các trang phục như những nhân viên vắt bò sữa trong trang trại.
Ở tại các siêu thị, ngay cạnh giang hàng của Vinamilk, Dutch lady luôn là
giang hàng của TH True Milk với việc trang trí kệ hàng nổi bật và bắt mắt.
Tại các cửa hàng nhỏ, tạp hóa Th cung cấp cho họ các băng rôn quảng cáo, hỗ
trợ cho họ trong việc trưng bày sản phẩm.
- Hoạt động PR
26
Đốivới hoạt động quảng bá sản phẩm, Ở Việt Nam , các hoạt động quảng bá của TH
True Milk luôn gây được ấn tượng sâu sắc với khách hàng Việt Nam. Ngoài việc
quảng cáo sản phẩm bằng những clip, dễ gây chú ý và thiện cảm từ người tiêu dùng
thì TH True Milk đã chú trọng tài trợ cho các hoạt động xã hội như trao học bổng
cho các em học sinh ( chi phí 500 triệu đồng), hỗ trợ chương trình từ thiện “ Cùng
hòa nhập yêu thương”( chi phí 150 triệu đồng), tổ chức chương trình “ Họa sĩ nhí
TH” ( chi phí 500 triệu đồng), tổ chức chương trình “ Sinh viên làm thương hiệu”
nhằm tìm kiếm tài năng cho công ty, và đưa hình ảnh của công ty đến với sinh viên
( chi phí 100 triệu đồng), tài trợ cho chương trình con đã lớn khôn,..
Ngoài ra TH còn tổ chức các chương trình “ TH True Milk và vẻ đẹp phụ nữ”, “Th
True Milk đồng hành cùng sức khỏe và vẻ đẹp bạn gái” và chương trình “ Thông
điệp ngày khai trường – Tầm vóc việt” - 10 tấm gương học sinh nghèo, học giỏi đã
được tập đoàn TH trao tặng học bổng 40 triệu dồng/ học sinh được trực tiếp trên
truyền hình VTV1.
4. TỔNG KẾT VỀ SỰ CẠNH TRANH CỦA TH TRUE MILK ĐỐI
VỚI ĐỐI THỦ (VINAMILK)
- Lợi thế
 Sữa của TH True Milk được sản xuất dựa trên công nghệ của Nga và đang có hệ
thống nuôi bò sữa ở Nghệ An.
 TH là sữa được sản xuất 100% từ sữa tươi qua nhiều quá trình xử lý.
 Vinamilk là dòng sữa hoàn nguyên khác với TH thì Vinamilk không có trang trại
nuôi bò sữa lớn bằng TH, phần lớn sữa bò được mua từ người dân và được chế biến
lại.
 Về giá thành trên thị trường: Hiện nay, sữa TH trên thị trường đang có giá là 227.000
VNĐ/thùng 110ml còn Vinamilk có giá khoảng 185.000 VNĐ/thùng 110ml. Có sự
chênh lệch về giá vì thành phần dinh dưỡng trong sữa TH nhiều hơn của Vinamilk.
Có thể thấy, sữa TH đang khẳng định danh hiệu sữa tươi sạch – là nhãn hiệu tiên
phong cho dòng sản phẩm sữa dạng nước.
27
- Khó khăn
 Hàm lượng chất dinh dưỡng của TH True Milk cao hơn Vinamilk. Tuy nhiên, về giá
thành thì Vinamilk có phầnưu đãihơn nên khi hai dòngsữacạnh tranh trên thị trường
thì Vinamilk có phần nhỉnh hơn so với TH.
 Thương hiệu sữaVinamilk có trước TH True Milk rất lâu nên Vinamilk đa dạng sản
phẩm hơn TH.
 Hiện nay, TH chưa có dòngsữa bộttrong khi đó Vinamilk đãcó dòng sản phẩm này
trên thị trường và đã tồn tại trong nhiều năm.
 Gần đây hai thương hiệu cho ra rất nhiều sản phẩm mới như: đường, nước tinh khiết,
kem,…TH có giá thành chênh lệch khá cao so với Vinamilk nên về mặt cạnh tranh
vẫn thua Vinamilk.
 Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng của sữa TH True Milk cao hơn nhưng Vinamilk
có giá thành ổn định hơn vì vậy Vinamilk đã đánh được vào tâm lý ưa giá rẻ của
phần lớn người tiêu dùng.
Tuy cạnh tranh gặp nhiều khó khăn nhưng TH vẫn "tung ra" cho mình chính sách
"nhằm" vào sức khỏe khỏe của khách hàng để cạnh tranh khốc liệt hơn

More Related Content

What's hot

Hướng dẫn lập kế hoạch marketing và ví dụ cụ thể
Hướng dẫn lập kế hoạch marketing và ví dụ cụ thểHướng dẫn lập kế hoạch marketing và ví dụ cụ thể
Hướng dẫn lập kế hoạch marketing và ví dụ cụ thểInfoQ - GMO Research
 
Chương 4: PR (Quan hệ Báo chí)
Chương 4: PR (Quan hệ Báo chí)Chương 4: PR (Quan hệ Báo chí)
Chương 4: PR (Quan hệ Báo chí)Zelda NGUYEN
 
Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5
Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5
Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5Thùy Dung Hoàng
 
Thuyết trình marketing về pepsico việt nam
Thuyết trình marketing về pepsico việt namThuyết trình marketing về pepsico việt nam
Thuyết trình marketing về pepsico việt namTI TI
 
Đề xuất kế hoạch truyền thông ra mắt Bỉm Bibabibo
Đề xuất kế hoạch truyền thông ra mắt Bỉm BibabiboĐề xuất kế hoạch truyền thông ra mắt Bỉm Bibabibo
Đề xuất kế hoạch truyền thông ra mắt Bỉm BibabiboThanh Tu Nguyen
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)希夢 坂井
 
Quản trị học - Công ty cp sữa Vinamilk
Quản trị học - Công ty cp sữa VinamilkQuản trị học - Công ty cp sữa Vinamilk
Quản trị học - Công ty cp sữa VinamilkGiang Ph
 
Phân tích hiệu quả hoạt động Quảng cáo tại công ty BIBICA
Phân tích hiệu quả hoạt động Quảng cáo tại công ty BIBICAPhân tích hiệu quả hoạt động Quảng cáo tại công ty BIBICA
Phân tích hiệu quả hoạt động Quảng cáo tại công ty BIBICAluanvantrust
 
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao Wonderfarm
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao WonderfarmLập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao Wonderfarm
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao WonderfarmVu Huy
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôtibeodangyeu
 
Khởi nghiệp và đổi mới Dự án khởi nghiệp nhà hàng Eat Clean, Healthy Food Tas...
Khởi nghiệp và đổi mới Dự án khởi nghiệp nhà hàng Eat Clean, Healthy Food Tas...Khởi nghiệp và đổi mới Dự án khởi nghiệp nhà hàng Eat Clean, Healthy Food Tas...
Khởi nghiệp và đổi mới Dự án khởi nghiệp nhà hàng Eat Clean, Healthy Food Tas...nataliej4
 
Bài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty BibicaBài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty BibicaLanh Chanh
 
Chiến lược phân phối của Trung Nguyên trên thị trường Việt Nam
Chiến lược phân phối của Trung Nguyên trên thị trường Việt Nam Chiến lược phân phối của Trung Nguyên trên thị trường Việt Nam
Chiến lược phân phối của Trung Nguyên trên thị trường Việt Nam luanvantrust
 
Hành vi tổ chức PGS.TS Bùi Anh Tuấn
Hành vi tổ chức PGS.TS Bùi Anh TuấnHành vi tổ chức PGS.TS Bùi Anh Tuấn
Hành vi tổ chức PGS.TS Bùi Anh Tuấnlehaiau
 
Chiến lược cạnh tranh dẫn đầu thị trường của công ty Vinamilk - hay
Chiến lược cạnh tranh dẫn đầu thị trường của công ty Vinamilk - hayChiến lược cạnh tranh dẫn đầu thị trường của công ty Vinamilk - hay
Chiến lược cạnh tranh dẫn đầu thị trường của công ty Vinamilk - hayYenPhuong16
 
Th true mil kpptx
Th true mil kpptxTh true mil kpptx
Th true mil kpptxMibabi
 

What's hot (20)

Dự án xây dựng chuỗi cữa hàng mỹ phẩm karmart
Dự án xây dựng chuỗi cữa hàng mỹ phẩm karmartDự án xây dựng chuỗi cữa hàng mỹ phẩm karmart
Dự án xây dựng chuỗi cữa hàng mỹ phẩm karmart
 
Hướng dẫn lập kế hoạch marketing và ví dụ cụ thể
Hướng dẫn lập kế hoạch marketing và ví dụ cụ thểHướng dẫn lập kế hoạch marketing và ví dụ cụ thể
Hướng dẫn lập kế hoạch marketing và ví dụ cụ thể
 
Th true milk
Th true milkTh true milk
Th true milk
 
Chương 4: PR (Quan hệ Báo chí)
Chương 4: PR (Quan hệ Báo chí)Chương 4: PR (Quan hệ Báo chí)
Chương 4: PR (Quan hệ Báo chí)
 
Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5
Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5
Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5
 
Thuyết trình marketing về pepsico việt nam
Thuyết trình marketing về pepsico việt namThuyết trình marketing về pepsico việt nam
Thuyết trình marketing về pepsico việt nam
 
Đề xuất kế hoạch truyền thông ra mắt Bỉm Bibabibo
Đề xuất kế hoạch truyền thông ra mắt Bỉm BibabiboĐề xuất kế hoạch truyền thông ra mắt Bỉm Bibabibo
Đề xuất kế hoạch truyền thông ra mắt Bỉm Bibabibo
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
 
Quản trị học - Công ty cp sữa Vinamilk
Quản trị học - Công ty cp sữa VinamilkQuản trị học - Công ty cp sữa Vinamilk
Quản trị học - Công ty cp sữa Vinamilk
 
Phân tích hiệu quả hoạt động Quảng cáo tại công ty BIBICA
Phân tích hiệu quả hoạt động Quảng cáo tại công ty BIBICAPhân tích hiệu quả hoạt động Quảng cáo tại công ty BIBICA
Phân tích hiệu quả hoạt động Quảng cáo tại công ty BIBICA
 
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao Wonderfarm
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao WonderfarmLập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao Wonderfarm
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao Wonderfarm
 
Tầm nhìn1.
Tầm nhìn1.Tầm nhìn1.
Tầm nhìn1.
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
 
Khởi nghiệp và đổi mới Dự án khởi nghiệp nhà hàng Eat Clean, Healthy Food Tas...
Khởi nghiệp và đổi mới Dự án khởi nghiệp nhà hàng Eat Clean, Healthy Food Tas...Khởi nghiệp và đổi mới Dự án khởi nghiệp nhà hàng Eat Clean, Healthy Food Tas...
Khởi nghiệp và đổi mới Dự án khởi nghiệp nhà hàng Eat Clean, Healthy Food Tas...
 
Bài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty BibicaBài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty Bibica
 
Chiến lược phân phối của Trung Nguyên trên thị trường Việt Nam
Chiến lược phân phối của Trung Nguyên trên thị trường Việt Nam Chiến lược phân phối của Trung Nguyên trên thị trường Việt Nam
Chiến lược phân phối của Trung Nguyên trên thị trường Việt Nam
 
Bài mẫu Tiểu luận hoạt đông giao tiếp của văn phòng tập đoàn FPT
Bài mẫu Tiểu luận hoạt đông giao tiếp của văn phòng tập đoàn FPTBài mẫu Tiểu luận hoạt đông giao tiếp của văn phòng tập đoàn FPT
Bài mẫu Tiểu luận hoạt đông giao tiếp của văn phòng tập đoàn FPT
 
Hành vi tổ chức PGS.TS Bùi Anh Tuấn
Hành vi tổ chức PGS.TS Bùi Anh TuấnHành vi tổ chức PGS.TS Bùi Anh Tuấn
Hành vi tổ chức PGS.TS Bùi Anh Tuấn
 
Chiến lược cạnh tranh dẫn đầu thị trường của công ty Vinamilk - hay
Chiến lược cạnh tranh dẫn đầu thị trường của công ty Vinamilk - hayChiến lược cạnh tranh dẫn đầu thị trường của công ty Vinamilk - hay
Chiến lược cạnh tranh dẫn đầu thị trường của công ty Vinamilk - hay
 
Th true mil kpptx
Th true mil kpptxTh true mil kpptx
Th true mil kpptx
 

Similar to Th true milk canh tranh chien luoc

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của michael porter
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của michael porterMô hình 5 áp lực cạnh tranh của michael porter
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của michael porterTuan Phan Hong
 
5 luc luong canh tranh
5 luc luong canh tranh5 luc luong canh tranh
5 luc luong canh tranhvuongquocdung
 
Chiến lược dẫn đầu thị trường của công ty sữa Vinamilk - tài liệu HOT
Chiến lược dẫn đầu thị trường của công ty sữa Vinamilk - tài liệu HOTChiến lược dẫn đầu thị trường của công ty sữa Vinamilk - tài liệu HOT
Chiến lược dẫn đầu thị trường của công ty sữa Vinamilk - tài liệu HOTYenPhuong16
 
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnkGiai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnktupmo
 
huynhuyn.docx
huynhuyn.docxhuynhuyn.docx
huynhuyn.docxMinsTrn
 
Phntchmhnhpoter5plccnhtranh 151127101529-lva1-app6891
Phntchmhnhpoter5plccnhtranh 151127101529-lva1-app6891Phntchmhnhpoter5plccnhtranh 151127101529-lva1-app6891
Phntchmhnhpoter5plccnhtranh 151127101529-lva1-app6891Phan Cong
 
Phân tích mô hình poter 5 áp lực cạnh tranh
Phân tích mô hình poter 5 áp lực cạnh tranhPhân tích mô hình poter 5 áp lực cạnh tranh
Phân tích mô hình poter 5 áp lực cạnh tranhChiến Con Bố Thắng
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay (TẢI FREE ZALO: 093 45...
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay  (TẢI FREE ZALO: 093 45...Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay  (TẢI FREE ZALO: 093 45...
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay (TẢI FREE ZALO: 093 45...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
283199 (1).doc
283199 (1).doc283199 (1).doc
283199 (1).docNgnL243902
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà NộiNâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà NộiGiang Coffee
 
Giải pháp marketing đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bảo h...
Giải pháp marketing đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bảo h...Giải pháp marketing đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bảo h...
Giải pháp marketing đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bảo h...Luanvan84
 
Chc6b0c6a1ng 4-1-cl-cap-doanh-nghiep
Chc6b0c6a1ng 4-1-cl-cap-doanh-nghiepChc6b0c6a1ng 4-1-cl-cap-doanh-nghiep
Chc6b0c6a1ng 4-1-cl-cap-doanh-nghiepPhan Cong
 

Similar to Th true milk canh tranh chien luoc (20)

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của michael porter
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của michael porterMô hình 5 áp lực cạnh tranh của michael porter
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của michael porter
 
5 luc luong canh tranh
5 luc luong canh tranh5 luc luong canh tranh
5 luc luong canh tranh
 
Chiến lược dẫn đầu thị trường của công ty sữa Vinamilk - tài liệu HOT
Chiến lược dẫn đầu thị trường của công ty sữa Vinamilk - tài liệu HOTChiến lược dẫn đầu thị trường của công ty sữa Vinamilk - tài liệu HOT
Chiến lược dẫn đầu thị trường của công ty sữa Vinamilk - tài liệu HOT
 
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnkGiai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
Giai phap nâng cao kn ganh tranh cty xnk
 
huynhuyn.docx
huynhuyn.docxhuynhuyn.docx
huynhuyn.docx
 
Phntchmhnhpoter5plccnhtranh 151127101529-lva1-app6891
Phntchmhnhpoter5plccnhtranh 151127101529-lva1-app6891Phntchmhnhpoter5plccnhtranh 151127101529-lva1-app6891
Phntchmhnhpoter5plccnhtranh 151127101529-lva1-app6891
 
Phân tích mô hình poter 5 áp lực cạnh tranh
Phân tích mô hình poter 5 áp lực cạnh tranhPhân tích mô hình poter 5 áp lực cạnh tranh
Phân tích mô hình poter 5 áp lực cạnh tranh
 
Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty Quà Tặng Quà.doc
Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty Quà Tặng Quà.docGiải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty Quà Tặng Quà.doc
Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty Quà Tặng Quà.doc
 
1,2,3.pptx
1,2,3.pptx1,2,3.pptx
1,2,3.pptx
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
 
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay (TẢI FREE ZALO: 093 45...
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay  (TẢI FREE ZALO: 093 45...Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay  (TẢI FREE ZALO: 093 45...
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay (TẢI FREE ZALO: 093 45...
 
Năng lực cạnh tranh là gì? Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter
Năng lực cạnh tranh là gì? Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael PorterNăng lực cạnh tranh là gì? Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter
Năng lực cạnh tranh là gì? Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter
 
KTCT.pptx
KTCT.pptxKTCT.pptx
KTCT.pptx
 
283199.doc
283199.doc283199.doc
283199.doc
 
283199 (1).doc
283199 (1).doc283199 (1).doc
283199 (1).doc
 
MAR42.doc
MAR42.docMAR42.doc
MAR42.doc
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà NộiNâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
 
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác marketing mix tại công ty ...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác marketing mix tại công ty ...Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác marketing mix tại công ty ...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác marketing mix tại công ty ...
 
Giải pháp marketing đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bảo h...
Giải pháp marketing đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bảo h...Giải pháp marketing đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bảo h...
Giải pháp marketing đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bảo h...
 
Chc6b0c6a1ng 4-1-cl-cap-doanh-nghiep
Chc6b0c6a1ng 4-1-cl-cap-doanh-nghiepChc6b0c6a1ng 4-1-cl-cap-doanh-nghiep
Chc6b0c6a1ng 4-1-cl-cap-doanh-nghiep
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

Th true milk canh tranh chien luoc

  • 1. 1 BÀI THẢO LUẬN NHÓM HÀ NỘI – 2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA ĐÀO TẠO QUỐC TẾ 
  • 2. 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA ĐÀO TẠO QUỐC TẾ BÀI THẢO LUẬN NHÓM ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH CỦA CỦA TH TRUE MILK TRONG MẶT HÀNG SỮA NƯỚC VÀ NHẬN DẠNG ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRONG CUNG ỨNG GIÁ TRỌ CHO KHÁCH HÀNG Giáo viên hướng dẫn Bộ môn: Marketing Quản trị Sinh viên thực hiện Lớp:
  • 3. 3 MỤC LỤC 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TH TRUEMILK .....................................4 1.1. LÝ THUYẾT 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH..........................................................................4 1.1.1. Mức độ cạnh tranh (Degree of Rivalry)......................................................................................4 1.1.2. Nguy cơ Thay thế (Threat of Substitutes) ...................................................................................7 1.1.3. Sức mạnh của khách hàng (Buyer Power).................................................................................8 1.1.4. Sức mạnh của nhà cung cấp (Supplier Power)...........................................................................9 1.1.5. Các rào cản gia nhập (Barriers to Entry) .................................................................................10 1.2. KHÁI QUÁT VỀ TH TRUE MILK..........................................................................................13 1.2.1Lịch sử hình thành và phát triển..............................................................................................13 1.2.2. Tầm nhìn – sứ mệnh của công ty............................................................................................14 2. NĂM LỰC LƯỢNG CANH CỦA TH TRUEMILK ...................................................................14 2.1.Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành....................................................................................14 2.2.Các sản phẩm thay thế................................................................................................................17 2.3.Năng lực thương lượng của người mua.......................................................................................17 2.4.Quyền lực nhà cung cấp..............................................................................................................18 2.5.Các đối thủ cạnh tranh................................................................................................................18 3. CHÍNH SÁCH KINH DOANH CỦA TH TRUEMILK VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH..............19 3.1. Chính sách sản phẩm.................................................................................................................19 3.1.1. Chính sách sản phẩm của Vinamilk .......................................................................................19 3.1.2. Chính sách sản phẩm của TH true Milk...................................................................................20 3.2 Chính sách phân phối.................................................................................................................21 3.2.1. Chính sách phân phối của Vinamilk........................................................................................21 3.2.2. Chính sách phân phối của TH True Milk.................................................................................21 3.3 Chính sách giá............................................................................................................................22 3.3.1 Chính sách giá của Vinamilk....................................................................................................22 3.3.2. Chính sách giá TH True Milk..................................................................................................23 3.4. Chính sách xúc tiến ...................................................................................................................24 3.4.1. Chính sách xúc tiến của Vinamilk ...........................................................................................24 4. TỔNG KẾT VỀ SỰ CẠNH TRANH CỦA TH TRUEMILK ĐỐIVỚI ĐỐI THỦ(VINAMILK) ........................................................................................................................................................26
  • 4. 4 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TH TRUE MILK 1.1. LÝ THUYẾT 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH 1.1.1. Mứcđộ cạnh tranh (Degree of Rivalry) Trong mô hình kinh tế truyền thống, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đối thủ đẩy lợi nhuận tiến dần tới con số 0, nhưng trong cuộc cạnh tranh ngày nay, các doanh nghiệp không ngây thơ đến mức chịu chấp nhận giá một cáchthụ động. Trên thực tế, các hãng đều cố gắng để có được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ của mình. Cường độ cạnh tranh thay đổi khác nhau tùy theo từng ngành, và các nhà phân tích chiến lược rất quan tâm đến những điểm khác biệt đó. Các nhà kinh tế đánh giá khả năng cạnh tranh theo các chỉ số về mức độ tập trung của ngành, và tỷ lệ tập trung (Concentration Ration – CR) là một trong những chỉ số phải kể đến đầu tiên. Chỉ số này cho biết phần trăm thị phần do 4 hãng lớn nhất trong ngành nắm giữ. Ngoài ra còn có chỉ số CR về tỷ lệ thị trường do 8, 25 và 50 hãng đầu ngành kiểm soát. Chỉ số càng cao cho thấy mức độ tập trung thị phần vào các hãng lớn nhất càng lớn, đồng nghĩa với việc ngành đó có mức độ tập trung cao. Nếu chỉ có một số hãng nắm giữ phần lớn thị phần, thì ngành sẽ mang tính cạnh tranh ít hơn (gần với độc quyền bán). Tỷ lệ tập trung thấp cho thấy ngành có rất nhiều đối thủ, trong đó không có đốithủ nào chiếm thị phần đáng kể. Các thị trường gồm nhiều “mảnh ghép” này được cho là có tính cạnh tranh. Tuy nhiên, tỷ lệ tập trung không phải là chỉ số duy nhất, bởi vì xu hướng định nghĩa ngành mang nhiều thông tin hơn so với sự phân bố thị phần. Nếu mức độ cạnh tranh giữa các hãng trong một ngành thấp, thì ngành đó được coi là “có kỷ luật”. Kỷ luật này có thể là kết quả của lịch sử cạnh tranh trong ngành, vai trò của hãng đứng đầu, hoặc sự tuân thủ với các chuẩn mực đạo đức chung. Sự câu kết giữa các công ty nhìn chung là không hợp pháp. Trong những ngành có mức độ cạnh tranh thấp, các độngthái cạnh tranh chắc chắn bị hạn chế một cáchkhông chính thức. Tuy nhiên, một công ty không chấp nhận tuân thủ luật lệ mà tìm kiếm lợi thế cạnh tranh có thể làm mất đi cái thị trường “có kỷ luật” đó. Khi một đốithủ hành động theo cách khiến các hãng khác buộc phải trả đũa, thì tính cạnh tranh ở thị trường đó sẽ tăng lên. Cường độ cạnh tranh thường được miêu tả là
  • 5. 5 tàn khốc, mạnh mẽ, vừa phải, hoặc yếu, tùy theo việc các hãng nỗ lực giành lợi thế cạnh tranh đến mức nào. Để có được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, một doanh nghiệp có thể chọn một số động thái cạnh tranh như sau: - Thay đổi giá – tăng hoặc giảm giá để có được lợi thế ngắn hạn. - Tăng sự khác biệt của sản phẩm – cải thiện các đặc tính, đổi mới quá trình sản xuất và đổi mới sản phẩm. - Sử dụng các kênh phân phốimột cáchsáng tạo – dùng hội nhập theo chiều dọc hoặc sử dụng một kênh phân phối mới chưa có trong ngành. Chẳng hạn như trong ngành buôn bán kim hoàn, các cửa hàng kim hoàn cao cấp ngần ngại không bán đồng hồ, hãng Timex đã chuyển tới các cửa hàng thuốc và các đại lý không truyền thống khác. Nhờ đó, hãng đã hoàn toàn làm chủ thị trường đồng hồ có giá từ thấp đến trung bình. - Khai thác mối quan hệ với các nhà cung cấp – ví dụ, từ những năm 1950 – 1970, hãng Sears, Roebuck và Co. chi phối thị trường hàng gia dụng bán lẻ. Sears đã đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng cao và yêu cầu các nhà cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu về chỉ số kỹ thuật và giá sản phẩm của họ. Cường độ cạnh tranh chịu ảnh hưởng của các đặc điểm ngành sau đây: Số lượng công ty lớn. Số lượng công ty lớn làm tăng tính cạnh tranh, vì có nhiều hãng hơn trong khi tổng số khách hàng và nguồn lực không đổi. Tính cạnh tranh sẽ càng mạnh hơn nếu các hãng này có thị phần tương đương nhau, dẫn đến phải “chiến đấu” để giành vị trí chi phối thị trường. Thị trường tăng trưởng chậm. Đặc điểm này khiến các hãng phải cạnh tranh tích cực hơn để chiếm giữ thị phần. Trong một thị trường tăng trưởng cao, các hãng có khả năng tăng doanh thu có thể chỉ do thị trường mở rộng. Các chi phí cố định cao. Chi phí cố định cao thường tồn tại trong một ngành có tính kinh tế theo quy mô, có nghĩa là chi phí giảm khi quy mô sản xuất tăng. Khi tổng chi phí chỉ lớn hơn không đáng kể so với các chi phí cố định, thì các hãng phải sản xuất gần với tổng côngsuất để đạt được mức chi phí thấp nhất cho từng đơn vị sản phẩm. Như vậy, các hãng sẽ phải bán một số lượng rất lớn sản phẩm trên thị trường, và vì thế phải tranh giành thị phần, dẫn đến cường độ cạnh tranh tăng lên.
  • 6. 6 Chi phí lưu kho cao hoặc sản phẩm dễ hư hỏng. Đặc điểm này khiến nhà sản xuất muốn bán hàng hóa càng nhanh càng tốt. Nếu cùng thời điểm đó, các nhà sản xuất khác cũng muốn bán sản phẩm của họ thì cuộc cạnh tranh giành khách hàng sẽ trở nên dữ dội. Chi phí chuyển đổi hàng hóa thấp. Khi một khách hàng dễ dàng chuyển từ sử dụng sản phẩm này sang sản phẩm khác, thì mức độ cạnh tranh sẽ cao hơn do các nhà sản xuất phải cố gắng để giữ chân khách hàng. Mức độ khác biệt hóa sản phẩm thấp. Đặc điểm này luôn dẫn đến mức độ cạnh tranh cao. Ngược lại, nếu sản phẩm của các hãng khác nhau có đặc điểm hàng hóa khác nhau rõ rệt sẽ giảm cạnh tranh. Khả năng thay đổi chiến lược cao. Khả năng thay đổichiến lược cao xảy ra khi một hãng đang mất dần vị thế thị trường của mình, hoặc có tiềm năng giành được nhiều lợi nhuận hơn. Tình huống này cũng làm tăng tính cạnh tranh trong ngành. Các rào cản “thoát ra” cao. Đặc điểm này khiến doanh nghiệp phải chịu một chi phí cao, nếu muốn từ bỏ không sản xuất sản phẩm nữa. Vì thế hãng buộc phảicạnh tranh. Rào cản này làm cho một doanh nghiệp buộc phải ở lại trong ngành, ngay cả khi công việc kinh doanh không thuận lợi lắm. Một rào cản phổ biến là tính đặc trưng của tài sản cố định. Khi nhà máy và thiết bị có tính chuyên môn hóa cao thì khó có thể bán các tài sản đó cho những ngành khác. Việc hãng Litton Industries giành được các thiết bị của hãng đóng tàu Ingall Shipbuilding minh họa rõ điều này. Litton đã rất thành công trong thập kỷ 1960 với các hợp đồng đóng tàu cho Hải quân. Nhưng khi chi quốc phòng của Mỹ giảm xuống, Litton nhận thấy rõ khả năng giảm doanh số cũng như lợi nhuận. Hãng quyết định cơ cấu lại, nhưng việc từ bỏ xưởng đóngtàu không thực hiện được, do không bán được các thiết bị đóngtàu đắt tiền và mang tính chuyên môn hóa cao. Cuối cùng, Litton buộc phải ở lại trong thị trường đóng tàu đang xuống dốc. Tính đa dạng của các đối thủ với các đặc điểm văn hóa, lịch sử và triết lý khác nhau làm cho ngành kinh doanh trở nên không ổn định. Có những công ty tăng trưởng không tuân theo quy luật làm cho các công ty khác không đánh giá được chính xác tình hình thị trường, vì thế, tính cạnh tranh cũng không ổn định và có chiều hướng tăng lên. Ngành kinh doanh bệnh viện là một điển hình. Ngành này bao gồm nhiều loại: các bệnh viện trước đây là các tổ chức từ thiện hoặc tổ chức cộng đồng, bệnh viện có mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo hoặc trường đại học và các bệnh viện
  • 7. 7 hoạt động vì lợi nhuận. Sự hỗn hợp các triết lý hoạt động đôi khi dẫn tới cạnh tranh dữ dội giữa các bệnh viện để lôi kéo bệnh nhân đến khám bệnh và điều trị. Song đôi khi, các bệnh viện này lại phối hợp với nhau để giải quyết những vấn để y tế cộng đồng, ví dụ như cùng hoạch định chiến lược chống dịch bệnh. Sự sàng lọc trong ngành. Thị trường tăng trưởng và có cơ hội thu được lợi nhuận cao khuyến khích các hãng mới gia nhập thị trường và các hãng cũ tăng sản lượng. Do vậy trong ngành sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn. Đến một lúc nào đó, mức độ tăng trưởng chậm lại và thị trường trở nên bão hòa, tạo nên tình huống cung vượt quá cầu. Khi đó cuộc sàng lọc diễn ra, cạnh tranh dữ dội dẫn đến chiến tranh giá cả và một số công ty phá sản. Bruce Henderson, người sáng lập ra Tập đoàn Tư vấn Boston (BCG), đã tổng quát hóa hiện tượng này thành Quy luật Ba và Bốn, tức là: một thị trường ổnđịnh sẽ không có quá ba đối thủ cạnh tranh lớn, và đối thủ mạnh nhất sẽ không có số thị phần lớn hơn bốn lần so với đối thủ nhỏ nhất. Dù quy luật về thị trường ổn định đúng đến mức nào, thì rõ ràng là tính ổn định của thị trường và những thay đổi trong cung và cầu đều ảnh hưởng đến tính cạnh tranh. Tính chu kỳ của cầu đốivới sản phẩm gây ra mức độ cạnh tranh dữ dội. Điều này có thể thấy được qua một số thị trường có chu kỳ kinh doanh khá dễ dự đoán như thị trường thị trường thiếp chúc mừng, thị trường tã giấy trẻ em với lượng cầu dao động theo tỷ lệ sinh. 1.1.2. Nguycơ Thay thế (Threat of Substitutes) Trong mô hình của Porter, thuật ngữ “sản phẩm thay thế” là đề cập đến sản phẩm thuộc các ngành sản xuất khác. Theo các nhà kinh tế, nguy cơ thay thế xuất hiện khi nhu cầu về một sản phẩm bị ảnh hưởng bởi sựthay đổigiá cả của một hàng hóa thay thế. Độ co giãn nhu cầu theo giá của một sản phẩm chịu tác động của sự thay đổi giá ở hàng hóa thay thế. Càng có nhiều hàng hóa thay thế thì đồ thị thể hiện nhu cầu sản phẩm càng có độ co giãn cao (có nghĩa là chỉ một sựthay đổinhỏ trong giá sản phẩm cũng dẫn đến sự thay đổi lớn trong lượng cầu sản phẩm) vì lúc này người mua có nhiều sự lựa chọn hơn. Vì vậy, sự tồn tại của các hàng hóa thay thế làm hạn chế khả năng tăng giá của doanh nghiệp trong một ngành sản xuất nhất định. Sự cạnh tranh gây ra bởi nguy cơ thay thế này thường đến từ các sản phẩm bên ngoài ngành. Giá của các lon đựng nước bằng nhôm bị cạnh tranh bởi giá của các loại bao bì khác như chai thủy tinh, hộp thép và hộp nhựa. Ngày nay, giá của các lốp xe mới
  • 8. 8 không đắt đến mức người ta phải vá lại lốp xe cũ để dùng. Nhưng trong ngành vận tải, lốp mới rất đắt trong khi lốp bị hỏng rất nhanh, vì vậy ngành vá lốp xe tải vẫn cònphát triển được. Còntrong ngành sản xuất tã sơ sinh, tã vải là một mặt hàng thay thế và vì vậy, giá của tã vải đặt giới hạn cho giá của tã giấy. Mặc dù nguy cơ về hàng thay thế thường ảnh hưởng đến ngành, thông qua sự cạnh tranh giá cả, nhưng người ta còn quan tâm đến các khía cạnh khác khi đánh giá về mối nguy cơ này. Hãy xem xét khả năng thay thế của các loại truyền hình: trạm truyền hình địa phương truyền đến TV từng nhà nhờ tín hiệu vô tuyến, nhưng dịch vụ này có thể bị thay thế bởi dịch vụ truyền hình cáp, vệ tinh hay truyền hình bằng đường điện thoại. Các công nghệ mới và cơ cấu thay đổi của các phương tiện giải trí cũng góp phần tạo nên sự cạnh tranh giữa các phương tiện giải trí có khả năng thay thế lẫn nhau này, trừ những vùng xa xôi, nơi truyền hình cáp khó có thể cạnh tranh chống lại truyền hình miễn phí qua ăng-ten với rất ít chương trình giải trí để phục vụ khách hàng. 1.1.3. Sứcmạnhcủa khách hàng (Buyer Power) Sức mạnh Khách hàng là ảnh hưởng của khách hàng đốivới một ngành sản xuất nào đó. Nhìn chung, khi sức mạnh khách hàng lớn, thì mối quan hệ giữa khách hàng với ngành sản xuất sẽ gần với cái mà các nhà kinh tế gọi là độc quyền mua – tức là thị trường có nhiều nhà cung cấp nhưng chỉ có một người mua. Trong điều kiện thị trường như vậy, khách hàng có khả năng áp đặt giá. Nếu khách hàng mạnh, họ có thể buộc giá hàng phải giảm xuống, khiến tỷ lệ lợi nhuận của ngành giảm. Có rất ít hiện tượng độc quyền mua trên thực tế, nhưng vẫn thường tồn tại mối quan hệ không cân bằng giữa một ngành sản xuất và người mua. Sau đây là những yếu tố quyết định sức mạnh khách hàng. Khách hàng có sức mạnh lớn khi: - Khách hàng có tính tập trung cao, tức là có ít khách hàng chiếm một thị phần lớn. - Khách hàng mua một lượng lớn sản phẩm sản xuất ra trong bối cảnh kênh phân phối hoặc sản phẩm đã được chuẩn hóa. Ví dụ thị trường bán lẻ rộng lớn của các hãng Circui City và Sear giúp cho họ nắm được quyền lực tương đốiđể áp đặt giá cả với các nhà sản xuất đồ gia dụng. - Khách hàng có khả năng sát nhập hay thậm chí là mua hãng sản xuất. Ví dụ điển hình là các nhà sản xuất ô tô lớn rất có thể mua hãng sản xuất lốp xe.
  • 9. 9 Khách hàng yếu trong những trường hợp sau: - Trường hợp sátnhập xảy ra: nhà sản xuất có khả năng sátnhập hoặc mua hãng phân phối/ bán lẻ, chẳng hạn như các hãng sản xuất phim thường có thể mua lại các rạp chiếu phim. - Chi phí chuyển đổisản phẩm của khách hàng lớn, thường do sản phẩm không được chuẩn hóa, vì thế khách hàng không thể dễ dàng chuyển sang sửdụng sản phẩm khác được, điển hình là việc hãng IBM duy trì chiến lược sửdụng hệ thống 360 trong thập niên 1960. - Có rất nhiều khách hàng, vì thế không khách hàng nào có ảnh hưởng đáng kể đến sản phẩm hoặc giá sản phẩm. Hiện tượng này xảy ra với hầu hết các loại hàng hóa tiêu dùng. - Nhà sản xuất cung cấp giá trị đầu vào đáng kể cho sản phẩm của người mua – thể hiện qua mối quan hệ giữa Intel với các nhà sản xuất máy vi tính. 1.1.4. Sứcmạnhcủa nhà cung cấp (SupplierPower) Một ngành sản xuất đòi hỏi phải có các nguyên liệu thô – bao gồm lao động, các bộ phận cấu thành và các đầu vào khác. Đòi hỏi này dẫn đến mối quan hệ bên mua – bên cung cấp giữa các ngành sản xuất và các hãng cung cấp các nguyên liệu thô để chế tạo sản phẩm. Sức mạnh của nhà cung cấp thể hiện khả năng quyết định các điều kiện giao dịch của họ đốivới doanh nghiệp. Những nhà cung cấp yếu thế có thể phải chấp nhận các điều khoản mà doanh nghiệp đưa ra, nhờ đó doanh nghiệp giảm được chi phí và tăng lợi nhuận trong sản xuất, ngược lại, những nhà cung cấp lớn có thể gây sức ép đối với ngành sản xuất bằng nhiều cách, chẳng hạn đặt giá bán nguyên liệu cao để san sẻ phần lợi nhuận của ngành. Sau đây là một số yếu tố quyết định sức mạnh của nhà cung cấp: - Mức độ tập trung của các nhà cung cấp. Sức mạnh của nhà cung cấp sẽ rất lớn, nếu mức độ tập trung của họ cao. Nếu nhà cung cấp của một doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhiều nhà cung cấp khác, thì có khả năng là họ sẽ phải chấp nhận những điều khoản bất lợi hơn, vì doanh nghiệp có thể nhanh chóng chuyển sang đặt hàng của nhà cung cấp khác, do đó, nhà cung cấp buộc phải chấp nhận tình trạng bị ép giá. Sức mạnh nhà cung cấp tăng lên, nếu mức độ tập trung trong lĩnh vực cung cấp cao, chẳng hạn như sức mạnh của ngành dược phẩm (nhà cung cấp)đốivới các bệnh viện là rất lớn.
  • 10. 10 - Mức độ chuẩn hóa của đầu vào. Việc đầu vào được chuẩn hóa cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp và do vậy làm giảm sức mạnh của họ, chẳng hạn như mối quan hệ giữa các nhà sản xuất lốp (nhà cung cấp) với các nhà sản xuất xe hơi. - Chi phí thay đổi nhà cung cấp. Chi phí này càng cao thì doanh nghiệp sẽ càng phải chịu nhiều điều khoản bất lợi mà nhà cung cấp đặt ra, vì việc chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác sẽ buộc doanh nghiệp sản xuất phải chịu các chi phí khổng lồ. Mối quan hệ giữa Microsoft (với vai trò nhà cung cấp)với các nhà sản xuất máy vi tính thể hiện rõ điều này. - Nguy cơ tăng cường hợp nhất giữa nhà cung cấp và đơnvị sản xuất, chẳng hạn như hãng sản xuất đồ uống mua các tiệm rượu, hay hãng Baxter International – nhà sản xuất các thiết bị y tế – mua lại nhà phân phối American Hospital Supply. Khả năng này càng cao thì sức mạnh của nhà cung cấp càng lớn. - Sức mạnh của doanh nghiệp thu mua. Trong giao dịch thương mại, sức mạnh của khách hàng đương nhiên sẽ làm giảm sức mạnh của nhà cung cấp. Sức mạnh này được thể hiện rõ một khi khách hàng tẩy chay không mua sản phẩm. 1.1.5. Cácrào cản gia nhập (Barriers to Entry) Không chỉ các đốithủ hiện tại mới tạo ra nguy cơ đe dọacác doanh nghiệp trong một ngành, mà khả năng các hãng mới có thể gia nhập ngành cũng ảnh hưởng đến cuộc cạnh tranh. Xét về mặt lý thuyết, bất cứ công ty nào cũng có thể tham gia hoặc rút lui khỏi thị trường, nếu tồn tại “cổng vào” và “cổngra” tự do. Khi đó, lợi nhuận của ngành sẽ là không đáng kể. Tuy nhiên trên thực tế, mỗi ngành có những biện pháp riêng để bảo vệ mức lợi nhuận cao của các đơn vị đã có mặt trong thị trường, đồng thời ngăn cản các đối thủ tiềm năng gia nhập vào thị trường đó. Những biện pháp này được gọi là các rào cản gia nhập. Các rào cản gia nhập không chỉ là sự điều chỉnh thông thường của thị trường. Chẳng hạn như khi lợi nhuận của ngành tăng lên, chúng ta dự đoánrằng sẽcó thêm các hãng muốn xâm nhập vào thị trường đểđược hưởng mức lợi nhuận cao đó, khiến lợi nhuận của các hãng trong ngành giảm dần. Khi lợi nhuận giảm, chúng ta lại dự đoán rằng một số công ty sẽ rút lui, nhờ đó, tình trạng cân bằng thị trường được tái lập. Giá giảm, hoặc dự đoán rằng giá sẽ giảm trong tương lai, ngăn cản các đốithủ tiềm năng bước vào thị trường. Các công ty sẽ ngần ngại không muốn tham gia một thị trường bất ổn, đặc biệt là nếu việc tham gia thị trường đòi hỏi phải tốn một khoản chi phí
  • 11. 11 khởi sự lớn. Đó là những điều chỉnh thông thường của thị trường, nhưng nếu các hãng cố tình giữ giá thấp để duy trì mức lợi nhuận thấp của cả ngành (việc tập hợp các hãng thực hiện biện pháp này sẽ bị coi là hành động phi pháp) như một chiến lược để ngăn cản những công ty khác không bước chân vào thị trường, thì việc đặt giá để ngăn cản gia nhập đó chính là một rào cản gia nhập. Các rào cản gia nhập là những quy định đặc trưng của một ngành. Các rào cản này làm giảm tốc độ tham gia của các công ty mới, nhờ đó duy trì mức lợi nhuận ổn định cho các công ty đang hoạt động trong ngành. Xét từ góc độ chiến lược, các hãng có thể tạo ra, hoặc khai thác các rào cản này để tăng lợi thế cạnh tranh của mình. Các rào cản gia nhập có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ yếu sau đây: a, Chính phủ tạo nên các hàng rào. Mặc dù vai trò chính của chính phủ trong thị trường là duy trì cạnh tranh công bằng và lành mạnh thông qua các hành động chống độc quyền, nhưng chính phủ vẫn hạn chế cạnh tranh thông qua việc chấp nhận độc quyền và ban hành các quy định. Ngành công nghiệp cung cấp điện được coi là độc quyền tự nhiên, vì một công ty cung cấp điện cho khu vực sẽ hiệu quả hơn là cho phép nhiều công ty điện cùng tồn tại trên một địa bàn. Để hạn chế các công ty điện lực khai thác lợi thế này, chính phủ cho phép có một nhà độc quyền cung cấp điện, nhưng ra quy định chặt chẽ với ngành này. Một ví dụ khác của rào cản gia nhập là công ty truyền hình cáp địa phương. Công ty này được một nhà cung cấp cáp truyền hình cho phép truyền đi các chương trình của họ sau một cuộc đấu giá cạnh tranh, nhưng một khi công ty đã có được quyền kinh doanh truyền hình cáp thì sự độc quyền đã hình thành. Chính quyền địa phương thường không thể kiểm soát giá một cách hiệu quả, vì công ty này có thể dễ dàng khai man, vì vậy chính phủ phải đặt ra các luật để xem xét và hạn chế giá dịch vụ trong ngành này. Quyền ra quy định để hạn chế cạnh tranh của chính phủ được thể hiện rõ trong lịch sử ngành ngân hàng. Cho tới thập niên 1970, thị trường mà ngân hàng có thể tham gia bị chính phủ hạn chế, do đó, hầu hết ngân hàng đều chỉ là các cơ sở ngân hàng địa phương. Các ngân hàng cạnh tranh thông qua những chiến lược chú trọng đến một số công cụ thị trường đơn giản như nâng cốc chúc mừng các khách hàng mới đến mở tài khoản. Khi chính phủ bãi bỏ các quy định nghiêm ngặt trong ngành này, các ngân hàng được phép vượt qua biên giới địa phương mình và mở rộng thị trường. Việc bãi bỏ quy định ngành ngân hàng tạo ra cạnh tranh mãnh liệt, đồng thời gây ra sựbất ổn định trong ngành vì các ngân hàng khó duy trì thị phần của mình như trước.
  • 12. 12 Vào cuốithập niên 1970, các ngân hàng đã chuyển từ những chiến thuật tiếp thị đơn giản tới chiến thuật sát nhập và mở rộng vùng địa lý khi có đối thủ toan tính xâm nhập thị trường. b, Bằng sáng chế và sở hữu trí tuệ là một rào cản gia nhập. Các ý tưởng và kiến thức giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh được coilà sở hữu cá nhân sau khi được cấp bằng sáng chế và ngăn không cho những người khác áp dụng kiến thức này. Đây cũng là một rào cản gia nhập. Edwin Land đã phát minh ra máy ảnh Polaroid năm 1947 và sáng lập một côngty độc quyền trong lĩnh vực chụp ảnh lấy ngay. Năm 1975, Kodak muốn tham gia vào thị trường máy chụp ảnh lấy ngay này và bắt đầu giới thiệu một loại máy ảnh tương tự. Polaroid lập tức kiện Kodak vi phạm bản quyền và thắng kiện, buộc Kodak phải rời khỏi ngành công nghiệp béo bở này. c, Tính đặc trưng của tài sản hạn chế cổng vào ngành. Đặc trưng tài sản đôi khi có thể khiến công ty sử dụng tài sản đó để sản xuất một sản phẩm hoàn toàn khác. Tính đặc trưng của tài sản tạo thành hàng rào gia nhập bởi hai lý do. Thứ nhất, khi các công ty đã có những tài sản mang tính chuyên môn hóa cao, họ sẽ quyết liệt chống lại nỗ lực muốn gia nhập ngành của các công ty mới nhằm mục đích giữ vững thị phần của mình. Các công ty mới gia nhập có thể thấy trước mức độ cạnh tranh dữ dội này. Chẳng hạn như Kodak đã đầu tư nhiều vốn vào ngành kinh doanh thiết bị chụp ảnh và vấp phải sự kháng cự quyết liệt của Fuji. Thứ hai là khi một ngành đòi hỏi công nghệ hoặc nhà máy hay thiết bị có tính chuyên môn hóa cao, thì các công ty muốn tham gia hoạt động trong ngành sẽ ngần ngại trong việc đầu tư để có được các tài sản đó – vì những tài sản có tính chuyên môn cao như vậy rất khó bán nếu doanh nghiệp thua lỗ và muốn rút lui khỏi thị trường. d, Tính kinh tế theo quy mô. Sản xuất có hiệu quả chi phí cao nhất được gọi là Quy mô có chi phí nhỏ nhất (Minimum Efficient Scale – MES) – chi phí sản xuất từng đơn vị sản phẩm đạt mức thấp nhất đồng nghĩa với việc mức sản xuất có hiệu quả chi phí cao nhất. Nếu đã biết MES của các doanh nghiệp trong một ngành là bao nhiêu, thì chúng ta có thể xác định lượng thị phần cần thiết để có chi phí gia nhập thấp hoặc tương đương với các đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn như cần chiếm hữu 10% thị trường để đạt được MES đối với ngành liên lạc đường dài: nếu doanh số của một nhà cung cấp dịch vụ liên lạc đường dài không đạt được 10% thị trường thì hãng đó sẽ không có tính cạnh tranh cao. Sự tồntại của tính kinh tế theo quy mô này cũng tạo ra một rào cản gia nhập. Khoảng cách giữa MES của ngành với chi phí đơn vị tại thời điểm gia nhập càng lớn thì rào
  • 13. 13 cản gia nhập càng khó khăn. Vì thế, các ngành có MES cao thường làm nản lòng những công ty nhỏ mới khởi sự. Để hoạt động dưới MES thì hãng thường phải có một lợi thế nào đó khiến cho hãng có thể bán với giá cao hơn, ví dụ như sự khác biệt hóa sản phẩm hay độc quyền địa phương. e, Các rào cản đối với việc thoát ra khỏi ngành cũng tương tư như các rào cản gia nhập. Rào cản thoát ra hạn chế khả năng rời khỏi thị trường của công ty và vì thế có thể làm cho mức độ cạnh tranh trở nên gay gắt hơn – vì không thể rời bỏ ngành, nên công ty buộc phải cạnh tranh để tồn tại. 1.2. KHÁI QUÁT VỀ TH TRUE MILK 1.2.1Lịchsửhình thành và phát triển Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH được thành lập ngày 24/2/2009, là công ty đầu tiên của Tập đoàn TH với dự án đầu tư vào trang trại bò sữa công nghiệp, công nghệ chế biến sữa hiện đại, và hệ thống phân phối bài bản. Tập đoàn TH được thành lập với sự tư vấn tài chính của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á. Bên cạnh việc kinh doanh các dịch vụ tài chính và các hoạt động mang tính an sinh xã hội, Ngân hàng TMCP Bắc Á đặc biệt chú trọng đầu tư vào ngành chế biến sữa và thực phẩm. Từ xuất phát điểm đó, Tập đoàn TH đang từng bước phát triển để trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam cung cấp các sản phẩm thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên, trong đó có sữa tươi, thịt, rau củ quả sạch, thủy hải sản… đạt chất lượng quốc tế. Công ty CP Thực Phẩm Sữa TH đã đầu tư một hệ thống quản lý cao cấp và quy trình sản xuất khép kín, đồngbộ theo tiêu chuẩn quốc tếtừ khâu trồng cỏ, xây dựngchuồng trại, chế biến thức ăn cho bò, quản lý thú y, chế biến và đóng gói, cho đến khâu phân
  • 14. 14 phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Hệ thống chuồng trại áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến nhất thế giới. Bò được nhập khẩu từ các nước nổi tiếng về chăn nuôi bò sữa như New Zealand, Uruguay, Canada… để đảm bảo nguồn congiống bò sữa tốt nhất cho chất lượng sữa tốt nhất. 1.2.2. Tầmnhìn – sứ mệnh của công ty Tập đoàn TH mong muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam trong ngành hàng thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên. Với sự đầu tư nghiêm túc và dài hạn kết hợp với công nghệ hiện đại nhất thế giới, chúng tôi quyết tâm trở thành thương hiệu thực phẩm đẳng cấp thế giới được mọinhà tin dùng, mọi người yêu thích và quốc gia tự hào.Với tinh thần gần gũi với thiên nhiên, Tập đoàn TH luôn nỗ lực hết mình để nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn Việt bằng cách cung cấp những sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên – sạch, an toàn, tươi ngon và bổ dưỡng. Danh mục sản phẩm của Tập đoàn TH hiện nay bao gồm các sản phẩm sữa tươi tiệt trùng TH true MILK: sữa tươi tiệt trùng nguyên chất được làm từ 100% sữa bò tươi, sữa tươi tiệt trùng ít đường, sữa tươi tiệt trùng có đường, sữa tươi tiệt trùng hương dâu, sữa tươi tiệt trùng hương socola . 2. NĂM LỰC LƯỢNG CANH CỦA TH TRUE MILK 2.1.Cạnhtranhgiữa các đối thủ trong ngành Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, các côngty phải đốimặt với rất nhiều đối thủ trong ngành, và các sản phẩm sữa bột cũng không ngoại lệ. Hiện tại tại thị
  • 15. 15 trường Việt Nam có các hãng sữa : Vinamilk, Nutifood,Nestle,Mộc Châu,Abbott,IDP,Dutch Lady,… Tùy vào năng lực cạnh tranh cũng như chiến lược mã các công ty sẽ chọn cho mình các chiến lược khác nhau như: Thay đổi giá, tăng cường khác biệt hóa sản phẩm, sử dụng một cách sáng tạo các kênh phân phối, khai thác quan hệ với các nhà cung cấp, cơ hội thị trường, rào cản rut lui thị trường, tính đa dạng cạnh tranh, sự rut lui khỏi ngành,… Chiến lược về giá : Chiến lược về giá của Vinamilk : Sự hình thành và vận động của giá sữa chịu tác động của nhiều nhân tố,nên khi đưa ra những quyết định về giá,đòi hỏi Vinamilk phải xem xét,cân nhắc,giải quyết nhiều vấn đề như : các nhân tố ảnh hưởng tới giá sữa,các chính sách thông dụng,thông tin về các loại giá cả các loại sữa có trên thị trường và việc điều chỉnh giá. Chiến lược giá của TH True Milk : Tại thị trường Việt Nam,khi TH là người đến sau nên cần có một chiến lược giá tạo nên sự khác biệt để có thể xâm nhập vào thị trường.Xác định TH True Milk là dòngsản phẩm cao cấp nên TH đã chọnchiến lược định giá cao nhất có thể.Bên cạnh việc cố gắng tác động vào tâm lí người tiêu dùng trong mối quan hệ tương tác giữa giá cả và chất lượng. Chiến lược điều chỉnh giá với lợi thế của côngty là chủ độngđược nguồn nguyên liệu tự nhiên từ các trang trại TH : không bị ảnh hưởng nhiều bởi giá nguyên liệu ngoài thị trường.Gía sản phẩm được điều chỉnh theo hướng tăng của thị trường chung.Vì vậy sẽ có ít biến động hơn.Đồng nghĩa với việc người tiêu dùng có những lựa chonhj an toàn hơn. Sử dụng hiệu quả các kênh phân phối : CHUỖI CỬA HÀNG TH TRUE MART Miền Bắc :
  • 16. 16 40 cửa hàng tại Hà Nội 1 cửa hàng tại Ninh Bình 1 cửa hàng tại Hải Dương 2 cửa hàng tại Thanh Hóa Miền Nam : 4 cửa hàng tại Nghệ An 1 cửa hàng tại Hà Tĩnh Miền Nam : 46 cửa hàng tại TP HCM 1 cửa hàng tại Cần Thơ Vì sữa là hàng tiêu dùng nên kênh phân phốikhá dài,ngoài việc phân phốitại các cửa hàng TH True Mart,tập đoàn TH còn sử dụng kênh phân phối MT ( Trade Marketing ) có mặt tại các hệ thống bán lẻ như : Coop Mart,Big C,Maxi Mark,…Trong thời gian tới người tiêu dùng còn có thể đặt hàng truuwcj tuyến trên Website www.thtruemilk.vn và nhận hàng ngay tại nhà mình. Một trải nghiệm hiện đại bên cạnh hình thức mua sắm truyền thống. Cạnh tranh về mặt chất lượng : Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng công ty đã không ngần ngại đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại.Sản phẩm từ sữa được sản xuất ra với công nghệ hiện đại và vệ sinh nhất.Sữa TH True Milk hoàn toàn từ thiên nhiên đem đến cho con người dòng sữa thật sự tươi sạch,tinh túy.Đảm bảo các yếu tố như mùi vị ,độ ngọt,độ nguên chất,…THTrue Milk đãđược cấp chứng chỉ quốc tế ISO 22000 : 2005 về vệ sinh an toàn thực phẩm của tổ chức BVQI cùng nhiều chứng chỉ khác chứng nhận về chất lượng và thương hiệu sản phẩm. Với đối thủ tiềm ẩn Vinamilk : Vượt qua hàng ngàn thương hiệu tiêu dùng trong và ngoài nước, các sản phẩm của Vinamilk đã nhận được những giải thưởng uy tín về chất lượng. Đây được xem là một trong những bảo chứng cho sự đầu tư
  • 17. 17 không ngừng nghỉ nhằm mang đến những sản phẩm chất lượng cao cho người dân của một thương hiệu quốc gia. Chính sách chất lượng của công ty Vinamilk là luôn thoả mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cáchđa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ,đảm bảo chất lượng,an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh theo quy định. 2.2.Cácsản phẩm thay thế Hiện tại TH True Milk với các dòng sản phẩm phong phú như sữa hạt,sữa tươi thanh trùng,sữa tươi tiệt trùng,… vẫn là lựa chon của nhiều người tiêu dùng, tuy nhiên cũng phải kể đến các sản phẩm thay thế như sữa bột, sữa đậu lành,ngũ cốc,…thực phẩmdinh dưỡng,…hay các dòngsản phẩm thay thế khác thuộc các dòng thương hiệu như Vinamilk,Dutch Lady,Nutifood,Nestly,Mộc Châu,Abbott,…. Tuy nhiên mỗi hãng sữa, mỗi loại sữa chủ yếu tập trung vào một hoặc một số đối thượng khách hàng nhất định, do đó mà sản phẩm sữa hầu như không chịu ảnh hưởng nhiều từ các sản phẩm thay thế. Mặc dù TH True Milk xác định rõ phân khúc thị trường tham gia là sản phẩm sữa tươi tiệt trùng. Nhưng hiện nay trên thị trường cũng đã tồn tại nhiều loại sản phẩm tương tự. Thậm chí những công ty khác sẽ cho ra đời những sản phẩm mới hơn, ưu việt hơn để cạnh tranh và thay thế sản phẩm của TH True Milk. Vì những công ty sữa cũ hoàn toàn có khả năng và năng lực khi họ đã tham gia vào ngành sữa được một thời gian dài. 2.3.Năng lựcthương lượng của người mua Ngành sữa không chịu áp lực bởi bất cứ nhà phân phối nào. Đối với sản phẩm sữa, khi giá nguyên liệu mua vào cao, các công ty sữa có thể bán với giá cao mà khách hàng vẫn phải chấp nhận. Do vậy ngành sữa có thể chuyển những bất lợi từ phía nhà cung cấp bên ngoài sang cho khách hàng. Năng lực thương lượng . Yếu tố cốtlõi khi tham gia thị trường sữa của TH True Milk là phải bán được sản phẩm của mình cho người tiêu dùng. Trong khi đó, những đại lý sữa đã hợp tác với các công ty sữa khác từ khá lâu. Nên để họ thay đổisang bán sản phẩm của TH True Milk thì cần có những chính sách hiệu quả. Vì hiện nay, kênh phân phối sữa chính tại Việt Nam vẫn thông qua những nhà bán lẻ, họ là người có khả năng lớn ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người mua.
  • 18. 18 Song song với quá trình tạo ra những chính sách bán hàng tốt, TH True Milk cần phải tích cực thông tin thêm cho người tiêu dùng biết về sản phẩm của mình qua kênh thông tin đại chúng… Với cách làm của TH True Milk hiện nay là luôn hướng về người tiêu dùng, luôn có gắng mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm sữa tốt nhất.Dù đốimặt với 5 áp lực cạnh tranh của TH True Milk trên thì tin rằng tập đoàn TH sẽ gặt hái được nhiều thành công trong tương lai. 2.4.Quyền lựcnhà cung cấp Hiện nay chế biến sữa trong nước mới đáp ứng được 28% nhu cầu, 50% là nhập nguyên liệu từ bên ngoài về chế biến và 22% còn lại là sữa thành phẩm nhập khẩu. Các công ty phải nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu từ các nước: Hà Lan, Hoa Ký, New Zealand, Thái Lan, Australia, Đan Mạch, Ailen, Ba Lan, Pháp, Canada.... Do phải nhập khẩu nguyên liệu với số lượng lớn nên sản phẩm sữa nội ảnh hưởng rất lớn từ nguồn nguyên liệu đó. Trong thời gian tới, giá sữa có xu hướng tăng. Đồng thời,nguồn cung từ các nước xuất khẩu chủ yếu sang Việt Nam như New Zealand, Úc… tăng nhẹ trong khi cầu nhập khẩu từ các nước châu Á tăng lên, đặc biệt là Trung Quốc. Do đó, việc kiểm soát được các hợp đồng mua sữa, cả về số lượng và chất lượng là rất quan trọng đến năng lực cạnh tranh của các công ty. Tuy nhiên, với diễn biến giá sữa khó nắm bắt như những năm gần đây, các nhà sản xuất trong nước vẫn ở trong thế bị động khi phán ứng với diễn biến giá cả nguồn nguyên liệu nhập khẩu. 2.5.Cácđối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh quan trọng của TH True Milk là Vinamilk. Tại thời điểm năm 2009 khi TH True Milk quyết định tham gia thị trường sữa thì tại Việt Nam đã tồn tại nhiều thương hiệu sữacảtrong nước và nước ngoài với nhiều phân khúc thị trường được nhiều người tiêu dùng biết tới như: Vinamilk, Mộc Châu, Dutch lady… Trong đó, Vinamilk hiện đang chiếm thị phần lớn nhất và vẫn đang giữa vững và không ngừng gia tăng thêm thị phần. Những doanh nghiệp này đã gắn bó khá lâu với thị trường sữa Việt nam và đãtạo được dấuấn nhất định vào tiềm thức của người tiêu dùng. Hơn nữa, những nhãn hàng này cũng không ngừng đầu tư thêm công nghệ làm cho chất lượng sản phẩm ngay càng cao. Điều này là một trong những áp lực lớn nhất khi những doanh nghiệp mới tham gia vào ngành.
  • 19. 19 Tuy vậy, mặc dù trong những năm 2009 kinh tế gặp rất nhiều khó khăn nhưng ngành sữa lại là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng tốt khi mà nhu cầu sửa dụng ngày càng tăng. Đây là cơ hội để TH True Milk có thể tạo dựng được thành công khi biết cách tìm ra hướng đi riêng cho mình 3. CHÍNH SÁCH KINH DOANH CỦA TH TRUE MILK VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 3.1. Chính sách sản phẩm 3.1.1. Chính sáchsản phẩm của Vinamilk Danh mục sản phẩm sữacủa Vinamilk Sản phẩm của Vinamilk rất đadạng và phong phú về chủng loại mặt hàng sữa nước: sữa không đường, sữa có đường, sữa dâu, sữa chocolate... Với nhiều chủng loại sản phẩm, Vinamilk đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của khác hàng và góp phần phân tán rủi ro cho công ty. Đối thủ của Vinamilk có khả năng cạnh tranh mạnh với Vinamilk trên các dòng sản phẩm sữa nước. Nguyên liệu sữa luôn là vấn đề đươc các công ty sữa đặc biệt lưu tâm, vì nguyên liệu hiện nay chủ yếu là nhập ngoại, giá cả rất cao và bị động trong khâu cung ứng. Vinamilk đã đưa ra một số chiến lược khá thành công trong việc kiểm soátchất lượng sữa tươi như: ký lại hợp đồng với các điều khoản bắt buộc, tuyệt đốikhông nhận sữa từ người vắt sữa thuê…Ngoài ra, Vinamilk còn kết hợp với công ty liên doanh Campia xây dựng trung tâm huấn luyện kỹ thuật nuôi bò sữa tại Lâm Đồng…Để chủ động về nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sữa, bảo đảm sản xuất ổn định, lâu dài, chủ trương phát triển nguồn nguyên liệu nội địa, giảm dần nguyên liệu nhập khẩu. Công ty quyết định đầu tư phát triển các hình thức trang trại chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp khép kín, với công nghệ hiện đại. Dự kiến, Vinamilk sẽ xây dựng các trang trại chăn nuôi bò sữa côngnghệ cao tại các tỉnh Nghệ An, Bình Định, Bình Dương, Sóc Trăng…với quy mô mỗi trang trại nuôi 2000 con bò, cung cấp trung
  • 20. 20 bình30 triệu lít sữa/ năm. Nhờ đó cơ bản giải quyết được vấn đề nguyên liệu sữacủa Vinamilk. Ngoài ra, bằng việc thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm , Vinamilk hi vọng sẽ tận dụng được thế mạnh trong tiếp thị và phân phối, tối thiểu hóa rủi ro kinh doanh và tối đa hóa năng lực sản xuất của các nhà máy. Nhờ vào các nguoonf lực có sẵn vinamilk có thể giới thiệu ra thị trường các sản phẩm mới một cáchnhanh chóng và ít tốn kém. 3.1.2. Chínhsách sản phẩm của TH true Milk Sản phẩm hiện nay của TH trên thị trường bao gồm các hương vị dặc trưng: sữa tươi nguyên chất có đường, sữa tươi nguyên chất ít đường, sữa tươi nguyên chất không đường, sữa tươi vị dâu, vị việt quất,.. với các loại bao bì hộp giấy 180ml&110ml. Vì xu hướng ưa chuộng sản phẩm tự nhiên tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng, các hãng khác cũng ra sức cho ra các sản phẩm phù hợp để cạnh tranh với TH. Chính vì thế, TH True Milk cho ra mắt sản phẩm sữa tươi sạch học đường TH School Milk, với bộ vi chất công thức Schoolnhằm nâng cao thể lực và trí lực cho trẻ lứa tuổi học đường (trẻ từ 6-12 tuổi). Việc đánh vào đốitượng là những trẻ nhỏ sẽgiúp người tiêu dùng, đặc biệt là những người có con trong độ tuổi phát triển sẽ tập trung vào dòng sản phẩm này. Trên thị trường Việt Nam, có rất nhiều hãng sữa từ nội địa đến ngoại địa, hơn thế nữa các dòng sữa ngoại địa thường được người Việt Nam ưa dùng hơn với tư tưởng “sínhngoại”. Nhưng các hãng sữa nội địa thường đi theo dòng sữa tươi truyền thống, và chưa có bất kỳ chiến dịch nào liên quan đến sự phát triển cho trẻ nhỏ mà chỉ đơn thuần là yếu tố thương mại. TH True Milk ra mắt sản phẩm này với vai trò tiên phong để tạo một hích trên thị trường trước các đốithủ cạnh tranh, quan tâm đến “tầm vóc” của trẻ em Việt Nam.
  • 21. 21 3.2 Chính sách phân phối 3.2.1. Chính sách phân phối của Vinamilk Một mạng lưới phân phối rộng lớn bao trùm tất cả các tỉnh thành được coilà lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất mà Vinamilk đang có được so với tất cả các đối thủ. Có 2 kênh phân phối bao phủ toàn quốc là các đại lý gián tiếp và kênh phân phối trực tiếp: - Kênh phân phối gián tiếp ( thương mại truyền thông); Vinamilk đã xây dựng và duy trì hệ thống phân phối gián tiếp với 201 nhà phân phối và 141.000 nhà bán lẻ ở tất cả 64 tỉnh thành, tiêu thụ hơn 90% tổng sản phẩm của công ty. Ở khu vực nông thôn, Vinamilk có đại lí ở hầu hết các xã. Các sản phẩm của Vinamilk có mặt ở hầu hết các cửa hàng tạp hóa trên tuyến đường chính. Công ty đã thiết lập hệ thống phân phối tại nước ngoài như Trung Đông, Campuchia,.. - Kênh phân phối trực tiếp: bao gồm siêu thị, cửa hàng, trường học,.. Đây là kênh phân phối hỗ trợ, chỉ tiêu thụ 10% tổng sản lượng hàng năm của công ty. Tuy nhiên kênh này sẽ trở nên quan trọng do các nhà bán lẻ quy mô lớn ngày càng chiếm nhiều thị phần. Công ty đã sử dụng một lực lượng lớn bán hàng lên tới 18.000 người trên toàn quốc. Công ty còn bán trực tiếp đến siêu thị, văn phòng, nhà máy và tại các điểm tư vấn dinh dưỡng của công ty. 3.2.2. Chính sách phân phối của TH True Milk Sữa là loại đồ uống phổ biến chính vì vậy việc phân phối sữa cũng phải đảm bảo được rằng khi khách hàng cần mua sẽ có thể tìm thấy TH True Milk. Việc xây dựng một chiến lược phân phối phù hợp sẽ tác động rất lớn đến sự thành công của doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp có tổ chức hệ thống bán lẻ, bán sỉ như TH True Milk Với sự tư vấn đầu tư của Bắc Á Bank, Tập đoàn TH đã chọn cho mình một lối đi riêng theo tôn chỉ giữ nguyên tinh túy thiên nhiên trong từng sản phẩm, đó là sự ra đời của chuỗi cửa hàng TH True Mart trên cả nước.Tonggiai đoạn đầu hệ thống này được tập trung tại các thành phố lớn là Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh và Nghệ An và sẽ tiếp tục triển khai trên phạm vi toàn quốc.
  • 22. 22 Hiện nay, chuỗi cửa hàng TH True Mart đã có 27 cửa hàng tại Hà Nội, 24 cửa hàng tại TP.Hồ Chí Minh và 2 cửa hàng tại Nghệ An được đầu tư hiện đại và ứng dụng những phương pháp bảo quản sản phẩm tốt nhất. Vì sữa là mặt hàng tiêu dùng nên kênh phân phối khá dài, ngoài việc phân phối tại các cửa hàng Th True Mart, Tập đoàn TH còn sử dụng kênh phân phối MT ( trade marketing ), có mặt tại các hệ thống bán lẻ lớn như CoopMart, Big C, MaxiMark,.. Trên kệ hàng tại siêu thị ngay cạnh kệ sữa của Vinamilk sẽ có sản phẩm của TH True Milk. Trong thời gian tới, người tiêu dùng còn có thể đặt hàng trực tuyến trên website www.thmilk.vn và nhận hàng ngay tại nhà mình - một trải nghiệm mua sắm hiện đại bên cạnh hình thức mua hàng truyền thống. Đây chỉ là những bước đi đầu tiên trong kế hoạch phát triển hệ thống TH true mart trở thành kênh bán lẻ được tin tưởng và ủng hộ trên phạm vi cả nước, nhằm đưa các sản phẩm tươi sạch từ thiên nhiên được sản xuất trực tiếp bởi Tập đoàn TH đến tay người tiêu dùng một cáchnhanh chóng, an toàn và tiện lợi nhất. Tập đoàn TH mong muốn đây sẽ là địa chỉ tin cậy cho người tiêu dùng tìm thấy những sản phẩm tinh túy nhất của thiên nhiên. Thị trường sữa Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại sữa, với nhiều nhà sản xuất và vậy TH true Milk phải tăng cường củng cố và giữ vững hệ thống kênh phân phốicủa mình, đặc biệt là hệ thống TH True Mart. 3.3 Chính sách giá 3.3.1 Chínhsách giá của Vinamilk - Sự ổn định trong chính sách giá Bất chấp cuộc chạy đua lợi nhuận của các hãng sữa ngoại, Vinamilk vẫn duy trì giá bán ổn định từ giữa năm 2008 đến nay. Hiện giá bán của Vinamilk trên thị trường chỉ bằng khoảng 1/3 so với giá sữa ngoại. Với giá sữa hiện nay, Vinamilk chấp nhận giảm lãi hoặc bù đắp từ việc kinh doanh nhiều dòng sản phẩm khác nhau để chia sẻ gánh nặng chi tiêu với người tiêu dùng, chứ không lỗ. - Chính sách đắt tiền hơn để có chất lượng tốt hơn Khi sản phẩm hiện tại có giá trị được định vị trong tâm trí người tiêu dùng cao thì việc định vị sản phẩm mới hoàn toàn thuận lợi. Một loạt nhãn hiệu của Vinamilk
  • 23. 23 được nâng cấp như: Dielac lên Dielac Alpha có sữa non colostrum của Vinamilk, Friso lên Friso Gold, Dumex thành Dumex Gold. - Chính sách giữ nguyên giá nhưng chất lượng cao hơn Các sản phẩm có giá trị định vị thấp thì Vinamilk sử dụng hình thức định vị giá trị cao hơn nhưng giữ nguyên giá. Điển hình là việc định vị dòng sữa tiệt trùng và sữa chua. - Chính sách giá thu mua của Vinamilk Chủ trương của Vinamilk là vùng nhiều đổng cỏ, không đô thị hóa, điều kiện chăn nuôi tốt nhưng vận chuyển xa thì giá thấp hơn. Đồng thời luôn điều chỉnh giá thu mua theo mùa vụ và tình hình giá sữa thế giới. 3.3.2. Chínhsách giá TH True Milk - Định giá :Giá sữa TH true MILK tại chuỗi cửa hàng TH true mart là giá định hướng cho người tiêu dùng và là giá bán ấn định từ công ty. Giá bán tại các siêu thị hoặc cửa hàng không giống giá bán tại chuỗi cửa hàng TH true mart, cụ thể giá TH true Milk bán ở True Mart với giá 22.850 đ/lốc (4 hộp 180 ml), ở siêu thị là 23.585đ/ lốc (4 hộp 180 ml), các cửa hàng tiêu dùng 26.500đ/ lốc (4 hộp 180 ml).Do đặc thù của từng kênh bán hàng, và tại siêu thị sẽ có những chương trình áp dụng giá bán ưu đãi theo những chương trình khuyến mại ngắn hạn. Lợi nhuận gộp/đvsp là 3.312,5đ/hộp. - Chiến lược giá :Tại thị trường Việt Nam, Vinamilk đang là kẻ thống trị thị trường sữa, TH là người đến sau nên cần có một chiến lược giá tạo sự khác biệt để có thể xâm nhập vào thị trường. xác định TH true Milk là dòng sản phẩm cao cấp nên TH đã chọn chiến lược định giá cao nhất có thể, bên cạnh việc cố gắng tác động vào tâm lý người tiêu dùng trong mối quan hệ tương tác giữa giá cả và chất lượng. TH true Milk tập trung vào nhóm khách hàng Nữ, độ tuổi 15 đến 35 tập trung từ 25 đến 35, hoặc các đối tượng ở khu vực thành thị, tập trung các thành phố lớn sống năng động, hiện đại quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình. Theo đó, mức giá của TH true Milk là khá cao so với mặt bằng chung. Với một thị trường sữa tiềm năng như đã đề cập ở trên ,thêm vào đó là GDP bình quân đầu người của Việt Nam được dự báo sẽ đạt mục tiêu 1000$ vào năm 2010, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa, đặc biệt là sữa cao cấp, chất lượng cao, đảm bảo cho tăng trưởng theo chiều sâu của thị trường sữa Việt Nam trong tương lai,
  • 24. 24 thì chiến lược giá như vậy là hoàn toàn hợp lí. Với sự phát triển của thị trường, thu nhập, đời sống, rõ ràng uống sữa không còn được cho là xa xỉ mà dần trở thành một nhu cầu thường xuyên, và không thể thiếu. - Các chiến lược điều chỉnh giá: Với lợi thế tự chủ nguồn nguyên liệu tự nhiên từ trang trại TH, không bị ảnh hưởng nhiều bởi giá nguyên liệu ngoài thị trường, giá sản phẩm được điều chỉnhtheo hướng tăng của thị trường chung. 3.4. Chính sách xúc tiến 3.4.1. Chínhsách xúc tiến của Vinamilk Là một công ty chuyên sản xuất các hàng hóa, sản phẩm làm từ sữa mà nguồn cung ứng chủ yếu là từ bò nên hình ảnh những conbò được coi là hình ảnh đặc trưng, cốt lõi trong mỗi clip quảng cáo của các sản phẩm của Vinamilk. Nhưng không vì thế mà hình ảnh các chú bò xuất hiện trong mỗi quảng cáo của Vinamilk lại đơn điệu, trùng lặp mà ngược lại chúng luôn sôi động, ngộ nghĩnh, độc đáo và luôn để lại những ấn tượng khó quên trong lòng mỗi khán giả. Vinamilk rất tài tình sử dụng những chiến lược khác nhau để quảng básản phẩm của mình. - Chiến lược ăn theo dư luận, biết chớp thời cơ trong lúc người tiêu dùng đang hoang mang. Chiến lược này được dùng trong quảng cáo với thông thiệp "sữatươi nguyên chất 100%" , đã thu hút và lấy lại lòng tin của khách hang khi truyền thông đưa tin về sự không an toàn trong tiêu dùng sữa. - Chiến lược tiếp thị truyền thông đa phương tiện nhằm giúp người tiêu dùng hiểu rõ lợi ích: "tươi, thuần khiết, đến trực tiếp từ thiên nhiên" thông qua: Chiến lược nhân cách hóa hình ảnh những chú bò sữa mạnh khỏe vui nhộn, năng động. Chiến lược quảng cáo được nhân rộng khắp các phương tiện truyền thông đại chúng với hình ảnh đồng nhất: những chú bò đáng yếu trên nền thiên nhiên tươi đẹp đầy sức sống. Bên cạnh đó, Vinamilk tung những TVC mang đậm tính nhân văn cùng với chiến dịch "40 năm vươn cao Việt Nam" cho thấy sự thống nhất, xuyên suốt một thông điệp trong chiến lược truyền thông của Vinamilk.
  • 25. 25 Vinamilk dùng mọi hình thức quảng cáo như truyền hình, phát thanh, báo chí, quảng cáo ngoài trời, sáng tạo và liên tục. 3.4.2. Chính sách xúc tiến của TH True Milk Đốivới chiến lược xúc tiến, nhằm mục đíchnhanh chóng để lại ấn tượng đẹp và khó phai trong tâm trí khách hàng Việt, TH true Milk đã không ngừng nổ lực trong việc quảng bá, xây dựng hình ảnh từ việc kỳ công thiết kế logo, thiết kế slogan ngắn gọn mà hàm ý , thực hiện những quảng cáo độc đáo, xây dựng thương hiệu qua các hoạt động thiết thực và có ý nghĩa cho đến việc quan tâm đến thực hiện công tác quản lý môi trường và tiết kiệm năng lượng. Những chiến dịch này luôn được các thương hiệu lớn khác tham khảo như một “kim chỉ nam” của nghệ thuật marketing. TH True Milk đang thực hiện gọi là chiến lược Preemtive claim (giành lợi thế tiên phong) hay còn gọi là The Law of Mind (Quy luật người Đầu Tiên) theo khái niệm của Al Ries. Theo đó, TH Milk tuyên bố một đặc tính thông thường của sản phẩm sữa, TH là công ty đầu tiên tuyên bố họ là “sữa sạch” và họ đã đi trước một bước so với các đốithủ gạo gội khi thực hiện điều này. Như thế là quá đủ cho việc gây tiếng vang và “bão truyền thông”. TH True Milk đã áp dụng chiến lược xây dựng thương hiệu “Chất lượng theo cảm nhận”. Nhờ sở hữu từ True “sạch” trong cảm nhận của khách hàng, TH milk đang trên đường trở thành thương hiệu dẫn đầu tại phân khúc sữa tươi. - Quảng cáo trên truyền hình: Quảng cáo trên các đài:HTV7, VTV3, SCTV2 , StarMovies., TVC,… Thời gian thực hiện : 5/1/2018 – 30/6/2018 Độ dài TVC: 30 giây (T1-T4), giảm dần à15 giây (T5-T6) - Truyền thông tại địa điểm bán Tại các hệ thống bán lẽ TH TrueMart trang trí với hai màu chủ đạo là xanh dương và trắng, các LCD chiếu liên tục các TVC quảng cáo sản phẩm. Nhân viên bán hàng mặt các trang phục như những nhân viên vắt bò sữa trong trang trại. Ở tại các siêu thị, ngay cạnh giang hàng của Vinamilk, Dutch lady luôn là giang hàng của TH True Milk với việc trang trí kệ hàng nổi bật và bắt mắt. Tại các cửa hàng nhỏ, tạp hóa Th cung cấp cho họ các băng rôn quảng cáo, hỗ trợ cho họ trong việc trưng bày sản phẩm. - Hoạt động PR
  • 26. 26 Đốivới hoạt động quảng bá sản phẩm, Ở Việt Nam , các hoạt động quảng bá của TH True Milk luôn gây được ấn tượng sâu sắc với khách hàng Việt Nam. Ngoài việc quảng cáo sản phẩm bằng những clip, dễ gây chú ý và thiện cảm từ người tiêu dùng thì TH True Milk đã chú trọng tài trợ cho các hoạt động xã hội như trao học bổng cho các em học sinh ( chi phí 500 triệu đồng), hỗ trợ chương trình từ thiện “ Cùng hòa nhập yêu thương”( chi phí 150 triệu đồng), tổ chức chương trình “ Họa sĩ nhí TH” ( chi phí 500 triệu đồng), tổ chức chương trình “ Sinh viên làm thương hiệu” nhằm tìm kiếm tài năng cho công ty, và đưa hình ảnh của công ty đến với sinh viên ( chi phí 100 triệu đồng), tài trợ cho chương trình con đã lớn khôn,.. Ngoài ra TH còn tổ chức các chương trình “ TH True Milk và vẻ đẹp phụ nữ”, “Th True Milk đồng hành cùng sức khỏe và vẻ đẹp bạn gái” và chương trình “ Thông điệp ngày khai trường – Tầm vóc việt” - 10 tấm gương học sinh nghèo, học giỏi đã được tập đoàn TH trao tặng học bổng 40 triệu dồng/ học sinh được trực tiếp trên truyền hình VTV1. 4. TỔNG KẾT VỀ SỰ CẠNH TRANH CỦA TH TRUE MILK ĐỐI VỚI ĐỐI THỦ (VINAMILK) - Lợi thế  Sữa của TH True Milk được sản xuất dựa trên công nghệ của Nga và đang có hệ thống nuôi bò sữa ở Nghệ An.  TH là sữa được sản xuất 100% từ sữa tươi qua nhiều quá trình xử lý.  Vinamilk là dòng sữa hoàn nguyên khác với TH thì Vinamilk không có trang trại nuôi bò sữa lớn bằng TH, phần lớn sữa bò được mua từ người dân và được chế biến lại.  Về giá thành trên thị trường: Hiện nay, sữa TH trên thị trường đang có giá là 227.000 VNĐ/thùng 110ml còn Vinamilk có giá khoảng 185.000 VNĐ/thùng 110ml. Có sự chênh lệch về giá vì thành phần dinh dưỡng trong sữa TH nhiều hơn của Vinamilk. Có thể thấy, sữa TH đang khẳng định danh hiệu sữa tươi sạch – là nhãn hiệu tiên phong cho dòng sản phẩm sữa dạng nước.
  • 27. 27 - Khó khăn  Hàm lượng chất dinh dưỡng của TH True Milk cao hơn Vinamilk. Tuy nhiên, về giá thành thì Vinamilk có phầnưu đãihơn nên khi hai dòngsữacạnh tranh trên thị trường thì Vinamilk có phần nhỉnh hơn so với TH.  Thương hiệu sữaVinamilk có trước TH True Milk rất lâu nên Vinamilk đa dạng sản phẩm hơn TH.  Hiện nay, TH chưa có dòngsữa bộttrong khi đó Vinamilk đãcó dòng sản phẩm này trên thị trường và đã tồn tại trong nhiều năm.  Gần đây hai thương hiệu cho ra rất nhiều sản phẩm mới như: đường, nước tinh khiết, kem,…TH có giá thành chênh lệch khá cao so với Vinamilk nên về mặt cạnh tranh vẫn thua Vinamilk.  Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng của sữa TH True Milk cao hơn nhưng Vinamilk có giá thành ổn định hơn vì vậy Vinamilk đã đánh được vào tâm lý ưa giá rẻ của phần lớn người tiêu dùng. Tuy cạnh tranh gặp nhiều khó khăn nhưng TH vẫn "tung ra" cho mình chính sách "nhằm" vào sức khỏe khỏe của khách hàng để cạnh tranh khốc liệt hơn