SlideShare a Scribd company logo
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho
học sinh lớp 5.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Giảng dạy phân môn Tập làm văn lớp 5.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Tháng 8 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015.
4. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Phượng.
Năm sinh: 1981
Nơi thường trú: xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm.
Chức vụ công tác: Giáo viên.
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Xuân Ninh.
Địa chỉ liên hệ: xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
Điện thoại: 0987142868
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đồng tác giả (nếu có)
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Xuân Ninh.
Địa chỉ: Trường Tiểu học Xuân Ninh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam
Định.
Điện thoại: 03503885019
- 1 -
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN TẢ CẢNH CHO
HỌC SINH LỚP 5.
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
1. Cơ sở lí luận:
Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành và
phát triển cho học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, kiến thức Tiếng Việt và
văn học để các em học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi.
Thông qua việc dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho
học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa,
văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình
thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình
thành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Môn Tiếng Việt gồm nhiều phân môn khác nhau như Tập đọc, Luyện từ và
câu, Kể chuyện, Tập viết, Chính tả, Tập làm văn. Việc dạy và học mỗi phân
môn có những thuận lợi và khó khăn riêng, song khó hơn cả đối với người dạy
cũng như đối với người học là phân môn Tập làm văn.
Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy học Tiểu
học, nó không chỉ giúp học sinh hình thành các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết mà
còn rèn cho học sinh khả năng giao tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp và đặc biệt
còn hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới hiện
đại và năng động. Dạy Tập làm văn là dạy học sinh cách nhìn nhận cuộc sống
xung quanh trong thực tế vốn có của nó với cảm xúc thực của các em. Đồng thời
cũng dạy các em cách ghi lại sự nhìn nhận ấy qua các văn bản - còn gọi là đoạn
văn, bài văn một cách chính xác về đối tượng, về ngữ pháp Tiếng Việt.
Tập làm văn lớp 5 gồm nhiều nội dung, một trong những nội dung chính của
chương trình Tập làm văn lớp 5 là văn miêu tả. Tả cảnh là một kiểu bài khó vì
với học sinh lớp 5 kĩ năng quan sát, tư duy trừu tượng, vốn từ, vốn hiểu biết vẫn
còn hạn chế. Mặt khác có những cảnh học sinh chỉ có thể gặp một lần khi đi du
- 2 -
lịch hoặc chưa tận mắt được ngắm nhìn mà chỉ được chiêm ngưỡng cảnh đó qua
xem trên truyền hình. Do vậy việc cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh hay những
thay đổi của cảnh theo thời gian là rất khó khăn, việc biểu hiện cảm xúc của học
sinh để làm cảnh đó trở nên đẹp hơn, sinh động hơn, gần gũi hơn cũng không hề
đơn giản với học sinh khi viết văn tả cảnh.
Làm thế nào để cho học sinh làm văn hay và có hiệu quả thì lại là một vấn
đề rất khó khăn, cần phải suy nghĩ và dày công nghiên cứu của những người làm
công tác giáo dục.
2. Cơ sở thực tiễn:
Là một giáo viên đã trải qua gần mười năm giảng dạy chương trình lớp 5 tôi
nhận thấy thể loại văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn ở lớp 5 là thể loại
văn dùng ngôn ngữ để “vẽ” ra các sự vật, con người, con vật, cảnh vật, sự
việc… một cách sinh động, cụ thể. Một bài văn miêu tả hay không những phải
thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động về đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được
trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết đối với đối tượng được
miêu tả. Để làm được điều đó thì học sinh phải huy động vốn kiến thức từ nhiều
mặt: như các hiểu biết về cuộc sống, tri thức về văn học, khoa học, xã hội… Học
sinh lại còn phải biết kết hợp hài hòa nhiều kĩ năng như: phân tích đề, tìm ý, lập
dàn ý, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn… Thế nhưng trong thực tế giảng dạy tôi
thấy số lượng học sinh viết được bài văn tả cảnh hay còn rất hạn chế. Đa số các
em khi làm bài văn tả cảnh còn mang tính kể lể, liệt kê các sự việc, sự vật. Kĩ
năng sử dụng từ, viết câu, liên kết các đoạn chưa tốt, các ý chưa gắn kết với
nhau, câu văn thiếu hình ảnh và thiếu cảm xúc, chưa gắn với thực tế dẫn đến
chất lượng bài văn còn thấp so với yêu cầu.
Từ những hạn chế trên tôi luôn trăn trở suy nghĩ: Làm thế nào để tiết học Tập
làm văn nhẹ nhàng mà hiệu quả? Làm thế nào để các em hoạt động tích cực, chủ
động trong giờ học Tập làm văn? Làm thế nào để các em có kĩ năng viết được
một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh đạt được yêu cầu như mong muốn?
- 3 -
Đó cũng chính là lí do tôi đưa ra: “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả
cảnh cho học sinh lớp 5”.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
a. Thực trạng học sinh:
Qua trực tiếp giảng dạy phân môn Tập làm văn, tôi thấy khi làm văn tả cảnh
trong bài viết của các em còn có một số mặt hạn chế sau:
- Bài viết của các em còn sai lỗi chính tả.
- Bài viết chưa đúng trọng tâm của đề bài cần miêu tả.
- Khi làm văn các em còn miêu tả hời hợt, chung chung, vốn từ nghèo nàn
nên trong bài văn các em thường liệt kê các đối tượng miêu tả, diễn đạt lủng
củng, sắp xếp ý lộn xộn.
- Câu văn chưa giàu hình ảnh, các em chưa biết cách dùng các biện pháp
nghệ thuật khi miêu tả.
Thực trạng học sinh còn nhiều hạn chế như vậy đã làm cho tiết Tập làm văn
trở thành một gánh nặng, một thách thức đối với các em. Đôi khi các em ngại
viết, ngại phải làm bài văn miêu tả.
Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng Tập làm văn của học sinh
chưa đạt yêu cầu? Qua quá trình giảng dạy lớp 5 mà cụ thể là dạy dạng bài tập
làm văn tả cảnh, tôi nhận thấy chất lượng các bài văn tả cảnh của học sinh chưa
được cao do nhiều nguyên nhân.
b. Nguyên nhân của thực trạng:
* Về phía học sinh:
- Khi làm văn, học sinh chưa xác định đúng yêu cầu trọng tâm của đề bài.
- Học sinh chưa tập trung quan sát đối tượng miêu tả hoặc là khi quan sát thì
các em thiếu một vài yếu tố trong kĩ năng và mục đích quan sát: quan sát những
- 4 -
gì, quan sát từ đâu? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối tượng cần
miêu tả?...
- Các em chưa biết hình dung các đối tượng miêu tả thông qua hình ảnh, âm
thanh, cảm giác… về sự vật khi quan sát.
- Các em ít tìm hiểu và đọc sách, báo, tài liệu tham khảo liên quan đến môn
học để tích lũy vốn từ nên vốn từ của các em đơn điệu, nghèo nàn. Các em lại
không biết sắp xếp câu văn, ý văn như thế nào để bài viết được mạch lạc. Bên
cạnh đó việc diễn đạt một cảnh bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của các em về một
sự vật, cảnh vật, về một con người cụ thể nào đó cũng gặp nhiều lúng túng.
* Về phía giáo viên:
- Giáo viên chưa linh hoạt, chủ động, sáng tạo khi tổ chức dạy trên lớp, hình
thức dạy học còn đơn điệu chưa gây được hứng thú cho học sinh.
- Giáo viên chưa quan tâm rèn luyện cho học sinh thói quen đọc sách, đọc
các bài văn mẫu để học tập các ý văn hay, từ ngữ đẹp, cách tả mới mẻ.
- Giáo viên thực hiện hời hợt, chiếu lệ các yêu cầu khi trả bài viết của học
sinh, chưa giúp các em nhận thấy được những lỗi sai của mình khi làm bài để có
sự chỉnh sửa rút kinh nghiệm cho bài làm sau. Đây không phải là vấn đề có thể
giải quyết được trong một tiết, một tuần… mà là cả một quá trình dạy Tập làm
văn bởi dạng văn tả cảnh là sự kết hợp của nhiều thể loại văn các em đã học và
còn cần có cách nhìn, cách nghĩ, cách sáng tạo mới.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
2.1. Những vấn đề cần giải quyết.
Đứng trước thực trạng dạy và học như trên yêu cầu đặt ra cấp thiết là phải đổi
mới phương pháp dạy học để học sinh đến với phân môn Tập làm văn thể loại tả
cảnh một cách say mê, hứng thú để từ đó có cảm xúc viết văn.
Để đạt được mục tiêu trên theo tôi cần phải tiến hành giải quyết các vấn đề
chính sau:
- 5 -
- Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát và ghi chép.
- Làm giàu vốn từ cho học sinh.
- Luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ, đặt câu, sử dụng biện pháp nghệ thuật trong
văn miêu tả.
- Cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả cảnh
nói riêng.
2.2. Một số biện pháp để giải quyết các vấn đề.
Từ kinh nghiệm dạy học của mình, tôi xin đưa ra một số biện pháp để giải
quyết các vấn đề được nêu ở trên giúp học sinh làm tốt bài văn tả cảnh như sau:
a. Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh.
- Đối tượng của văn miêu tả là những sự vật, sự việc, là thế giới thiên nhiên,
là con người và cuộc sống con người. Đó là một thế giới hết sức đa dạng, phức
tạp và sống động diễn ra quanh ta, thay đổi từng giờ, từng ngày. Vậy không phải
tự nhiên mà học sinh hiểu và nắm được đặc điểm của từng sự vật, sự việc, từng
con người để miêu tả bản chất của nó vì vậy tôi yêu cầu học sinh phải thường
xuyên quan sát và ghi chép.
- Đối với các em học sinh, khi làm văn miêu tả thì kĩ năng quan sát và ghi
chép những điều đã quan sát được là một trong những việc làm rất cần thiết. Vì
nếu không được quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng thì sẽ xảy ra tình trạng
bịa đặt hình ảnh trong bài, khiến cho những hình ảnh ấy thiếu tính chân thực
hoặc hết sức vô lí. Nên tôi thường xuyên tổ chức cho các em quan sát đối tượng
miêu tả qua các tiết học ngoài trời, quan sát thực tế với những bài văn tả cảnh
đẹp quê hương, trường lớp,…
- Muốn quan sát có hiệu quả thì tôi hướng dẫn các em quan sát phải có tính
mục đích, khi các em quan sát phải có cách nghĩ, cách cảm nhận của riêng mình.
Quan sát để làm văn nhằm phản ánh một đối tượng cụ thể, vừa chi tiết, vừa có
tính khái quát. Qua việc quan sát chi tiết tỉ mỉ, học sinh sẽ thấy được bản chất
của sự việc. Nhưng quan sát phải có lựa chọn. Khi quan sát, tôi yêu cầu các em
- 6 -
tránh những chi tiết rời rạc, tản mạn, mang tính chất liệt kê. Miêu tả một cách
chi tiết nhưng mà phải chọn lọc, lựa chọn những điểm riêng biệt, nổi bật, gây ấn
tượng,… Đó là những chi tiết lột tả được cái thần của cảnh. Tôi cũng yêu cầu
học sinh quan sát kèm ghi chép lại những hình ảnh quan sát được một cách
đầy đủ.
- Ban đầu tôi hướng dẫn học sinh quan sát để tìm ra màu sắc, âm thanh, hình
ảnh tiêu biểu của sự vật và cảm xúc của mình đối với sự vật.
Khi quan sát, tôi khuyến khích các em cần sử dụng đồng thời nhiều giác
quan khác nhau:
+ Quan sát bằng mắt để nhìn ra hình khối sự vật.
+ Quan sát bằng tai để nhận ra âm thanh, nhịp điệu gợi cảm xúc.
+ Quan sát bằng mũi nhằm nhận ra những mùi vị tác động đến tình cảm.
+ Quan sát bằng vị giác, xúc giác để cảm nhận.
Nhờ cách quan sát này mà các em ghi nhận được nhiều ý, nhiều hình ảnh,
đoạn văn, bài văn đa dạng phong phú.
* Ví dụ: Đề bài “Em hãy tả một cơn mưa mùa hè.”
- Tôi hướng dẫn học sinh quan sát bằng các giác quan như sau:
+ Thị giác: Thấy những đám mây biến đổi trước cơn mưa, thấy hạt mưa rơi,
thấy cây cối, con người (trước, trong và sau cơn mưa)...
+ Xúc giác: Gió thổi làm xua tan cái nóng mà nhường chỗ cho luồng khí mát lạnh.
+ Thính giác: Nghe thấy tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng sấm, tiếng kêu
của ếch nhái...
- Bên cạnh đó, các em học sinh được tôi lưu ý: khi quan sát cần quan sát tỉ
mỉ. Muốn tìm ra ý hay cho đoạn văn, bài văn cần viết học sinh phải quan sát kĩ,
quan sát nhiều lần cảnh đó. Tránh quan sát qua loa sẽ không tìm ra ý hay cho bài
văn. Tôi nhấn mạnh cho các em các nội dung:
+ Cần xác định rõ vị trí, thời điểm, thời gian, trình tự quan sát.
- 7 -
+ Có thể quan sát từ cụ thể đến bao quát hoặc ngược lại.
+ Quan sát từ trong ra ngoài hoặc từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới…
+ Quan sát theo trình tự không gian (từ xa đến gần hay từ gần đến xa).
+ Quan sát theo trình tự thời gian (theo các thời điểm trong ngày, theo mùa
trong năm…).
Tôi minh họa cho học sinh các cách quan sát đó qua các bài tập đọc để các
em hiểu hơn và có thể vận dụng các cách quan sát đó khi viết văn:
* Ví dụ 1: Quan sát từ ngoài vào trong để miêu tả cảnh Đền Hùng.
“Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những
khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập
dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền dòng chữ vàng Nam Quốc Sơn Hà
uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.”
* Ví dụ 2: Quan sát từ dưới lên trên để miêu tả cây hồi.
“Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cành khế. Quả hồi
phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành” (Rừng hồi xứ Lạng).
* Ví dụ 3: Quan sát theo trình tự thời gian để miêu tả cây thảo quả.
“Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương thơm
lại ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo
trên đất rừng qua một năm, đã lớn cao đến bụng người. Một năm sau nữa, từ một
thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy.”
b. Làm giàu vốn từ cho học sinh:
Khi trực tiếp giảng dạy các tiết Tập làm văn tôi thấy các em học sinh ít tham
gia phát biểu. Lí do là các em không biết thể hiện ý của mình bằng câu văn nào,
hoặc khi viết câu văn còn diễn đạt lủng củng, chưa rõ nghĩa … bởi lẽ vốn từ của
các em còn quá ít. Chính vì thế tôi dùng biện pháp làm giàu vốn từ cho các em
trong các giờ sinh hoạt câu lạc bộ và qua các phân môn Tập đọc, Luyện từ và
câu và từ các nguồn tài liệu sách, báo, truyện,….
- 8 -
4215524
- Làm giàu vốn từ qua phân môn Tập đọc: Số lượng từ ngữ miêu tả ở các bài
thơ, bài văn rất phong phú đồng thời cách sử dụng chúng rất sáng tạo nên khi
dạy Tập đọc tôi đã chỉ ra các từ ngữ miêu tả, cách sử dụng biện pháp tu từ, cách
đặt câu trong một vài trường hợp đặc sắc để phân tích cái hay, sự sáng tạo của
nhà văn khi dùng chúng. Việc phân tích này giúp các em tiếp cận đựơc với các
văn bản nghệ thuật, tiếp cận với kĩ năng viết văn một cách thường xuyên và có
chất lượng mà lại nhẹ nhàng không áp đặt.
- Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ qua phân môn Luyện từ và câu: Ở lớp
5 phân môn Luyện từ và câu là phân môn có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ
nhiều nhất. Đặc biệt là các tiết: Mở rộng vốn từ; Từ đồng âm; Từ nhiều nghĩa;
Từ trái nghĩa. Trong các tiết này có các bài tập mở rộng vốn từ rất cụ thể, thiết
thực như tìm từ, ghép từ, dùng từ đặt câu, sắp xếp các từ thành nhóm miêu tả
(nhóm miêu tả đặc điểm của cảnh vật, nhóm miêu tả hoạt động)... Tôi khuyến
khích các em tìm được càng nhiều từ theo yêu cầu càng tốt.
* Ví dụ 1: Tìm những từ ngữ miêu tả sóng nước. Đặt câu với một trong các
từ ngữ vừa tìm được
a. Tả sóng nước. M: ì ầm
b. Tả làn sóng nhẹ. M: lăn tăn
c. Tả đợt sóng mạnh. M: cuồn cuộn
( Bài tập 4 - SGK Tiếng Việt 5 - trang 78).
Để giúp các em làm giàu vốn từ của mình qua bài tập trên, tôi hướng dẫn các em
thực hiện như sau:
+ Cho học sinh đọc yêu cầu của bài.
+ Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm để tìm từ, đặt câu ra phiếu học tập.
+ Gọi đại diện các nhóm báo cáo. Yêu cầu nhóm khác nhận xét theo các tiêu
chí sau: Những từ ngữ tìm được đã phù hợp với yêu cầu của từng nhóm từ chưa.
Câu văn đặt đã đúng chưa.
- 9 -
+ Giáo viên nhận xét, tuyên dương những nhóm tìm được nhiều từ để động
viên, khích lệ các em. Còn nhóm nào tìm từ chưa phù hợp, đặt câu chưa đúng thì
giáo viên giải thích cho các em hiểu để các em sửa lại.
Riêng với phần đặt câu tôi khuyến khích các em đặt câu thêm với các từ
khác. Việc làm này sẽ giúp các em biết sử dụng vốn từ để đặt câu.
- Làm giàu vốn từ từ các nguồn tài liệu sách, báo, truyện,…Tôi khuyến khích
các em xuống thư viện đọc sách, báo, truyện,... .để tích lũy thêm vốn từ.
- Làm giàu vốn từ cho học sinh trong các giờ sinh hoạt câu lạc bộ “ Yêu thơ
văn em tập viết”, “ Viết văn hay chống nói ngọng”, “ Em tập làm MC”, ...
Để tích lũy vốn từ tôi khích lệ học sinh tham gia các hoạt động:
Học sinh hoạt động nhóm
- 10 -
Học sinh đọc sách, báo, truyện trong thư viện
Qua các cách trên học sinh nhận thấy tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ gợi
tả, gợi cảm. Biết cách chọn từ và sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, những biện
pháp nghệ thuật sao cho phù hợp với văn cảnh. Giúp các em mạnh dạn và tự tin
hơn trong giao tiếp.
c. Luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ, đặt câu, sử dụng biện pháp nghệ
thuật trong văn miêu tả.
* Về cách dùng từ:
Sau khi học sinh đã có vốn từ nhất định, tôi giúp học sinh các cách sử dụng
vốn từ trong miêu tả.
- Dùng từ phải đảm bảo độ chính xác, đồng thời biểu hiện được tư tưởng,
tình cảm một cách rõ ràng.
- Phải tuân thủ các tiêu chuẩn chính tả.
- Dùng từ gợi cảm, gợi tả: Thường là các từ đơn, từ ghép, từ láy, động từ,
tính từ…
- Dùng từ giàu hình ảnh, âm thanh: Thường là các từ láy, từ tượng hình, từ
tượng thanh...
- 11 -
- Sử dụng từ gần nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, các biện pháp tu từ.
* Ví dụ:
+ Dùng từ chính xác: Mặt trăng tròn toả ánh sáng xuống vạn vật.
+ Dùng từ có hình ảnh: Mặt trăng tròn như vành nón lá toả ánh sáng vằng
vặc xuống vạn vật.
+ Dùng từ trái nghĩa: Vào mùa nước lũ, dòng sông trở nên dữ dằn không
hiền hoà chút nào.
+ Dùng cụm từ so sánh, nhân hóa: Ánh trăng lồng qua kẽ lá như ngàn vạn
con đom đóm đang lập loè sáng.
+ Dùng âm thanh: Mưa rơi tí tách trên mái hiên, rơi lộp độp trên tàu lá
chuối….
* Về cách đặt câu:
- Trong khi làm văn, tôi nhắc nhở học sinh phải viết câu văn đúng ngữ pháp
nghĩa là khi viết câu phải xác định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ, đâu là các
vế trong câu ghép, các thành phần khác của câu.
- Tôi dạy các em phải biết sử dụng các phép liên kết câu như: Phép lặp, phép
thế, phép nối, phép liên tưởng... biết sử dụng các biện pháp tu từ về câu (câu hỏi
tu từ, đảo ngữ, điệp ngữ, so sánh, nhân hoá...).
* Ví dụ:
+ Phép liên kết câu:
Mưa xuân lất phất bay. Cây cối thi nhau đâm chồi nảy lộc, đưa tay đón
những hạt mưa xuân. Với chúng, mưa xuân chính là liều thuốc tiên để sinh tồn
và phát triển.
+ Phép lặp:
Dòng sông như dài lụa đào mềm mại. Nó cứ chảy mãi, chảy mãi để mang
phù sa màu mỡ cho đất đai.
- 12 -
+ Biện pháp tu từ (thường dùng):
. Câu hỏi tu từ: Bạn có biết cảnh đẹp mà người dân quê em rất đỗi tự hào
là cảnh gì không? Đó chính là dòng sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa đấy!
. So sánh: Mặt trời như quả bóng tròn, đỏ hồng treo lơ lửng trên bầu trời.
. Nhân hoá: Nàng Xuân xinh đẹp mang những sắc màu lộng lẫy khoác lên
cỏ cây, hoa lá.
- Tôi giúp các em phân biệt được câu văn kể với câu văn tả để khi viết sẽ sử
dụng các câu văn miêu tả tránh dùng câu kể khiến người đọc có cảm giác như
người viết đang kể lể dài dòng về cảnh. Tôi luôn nhấn mạnh với học sinh:
+ Câu văn kể: dùng để thông báo cho người đọc, người nghe biết về sự việc,
sự vật.
+ Câu văn tả: là câu văn phối hợp nhiều yếu tố (Các kiểu câu, các loại câu,
các biện pháp tu từ về câu, các từ gợi tả, gợi cảm) để người đọc, người nghe có
thể cảm thấy được hình ảnh, màu sắc, âm thanh, cảm xúc ... của cảnh đó.
* Ví dụ:
Câu văn kể Câu văn tả
- Mặt trời chiếu ánh nắng xuống mặt
đất.
- Ông mặt trời vén màn mây trắng,
toả những tia nắng vàng óng như tơ
xuống mặt đất.
- Lúc nào sông cũng chảy để mang
phù sa cho đất.
- Hết năm này đến năm khác, sông cứ
cần mẫn chảy mang phù sa bồi đắp
cho đất đai màu mỡ, cây cối xanh tốt.
2.3. Cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và
tả cảnh nói riêng.
Việc cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả
cảnh nói riêng giúp học sinh có con đường đi đến bài văn đúng hướng, không bị
sai lệch về cả nội dung và hình thức.
- 13 -
a. Hướng dẫn học sinh nắm được 4 yêu cầu khi làm văn miêu tả:
- Cụ thể hóa sự vật (tả cái gì?)
Ví dụ: Tả cánh đồng thì tập trung tả cánh đồng, không miên man tả sâu cảnh
xóm làng nằm bên cạnh cánh đồng, hay cảnh trời mây vào thời điểm đó cho dù
các sự vật đó cũng có liên quan.
- Cá thể hóa sự vật (tả như thế nào?): Tả cảnh nào thì người đọc hình dung
cảnh đó chứ không bị lẫn lộn với cảnh khác.
Ví dụ: Tả cảnh cánh đồng thì phải tả chủ yếu những yếu tố liên quan không
thể tách rời như: Lúa, ngô, rau màu, thửa ruộng, bờ mương, đàn trâu, con người
lao động...
- Mục đích hóa sự vật (tả với mục đích gì ?)
Ví dụ: Tả cánh đồng với mục đích đó là tả lại một cảnh đẹp rất đáng tự hào
của người dân quê hương, ích lợi mà cánh đồng mang lại….
- Cảm xúc hóa sự vật (tả với tư tưởng, tình cảm, thái độ ra sao?)
Ví dụ: Tả cánh đồng với niềm tự hào, với sự ngưỡng mộ về một vẻ đẹp
nên thơ...
b. Cung cấp cho học sinh các bước làm văn miêu tả:
- Bước 1: Tìm hiểu đề.
- Bước 2: Tìm ý - Lập dàn ý.
- Bước 3: Viết bài hoàn chỉnh.
- Bước 4: Kiểm tra lại bài.
Để rèn cho học sinh thói quen làm tuần tự theo các bước kể trên khi làm văn
thì mỗi bước làm tôi cũng hướng dẫn các em một cách tỉ mỉ về phương pháp
cũng như cách suy nghĩ, cách thực hiện từng bước.
Cụ thể:
- 14 -
* Bước 1: Tìm hiểu đề:
- Tác dụng: Giúp học sinh xác định được đúng trọng tâm yêu cầu đề bài,
tránh làm lạc đề. Nói cách khác tìm hiểu đề để định hướng học sinh nắm được
mình đang làm bài văn thuộc thể loại gì, tả cái gì, đối tượng đó có những yêu
cầu, giới hạn đến đâu...
- Cách thực hiện: Hướng dẫn học sinh làm những công việc sau:
+ Đọc kĩ đề.
+ Phân tích đề.
Phân tích đề bằng cách:
Gạch 1 gạch dưới các từ xác định thể loại bài văn.
Gạch 2 gạch dưới từ xác định đối tượng miêu tả.
Gạch 3 gạch dưới từ xác định thời gian miêu tả. (việc làm này tùy thuộc vào
yêu cầu của đề bài vì có đề bài cho thời gian miêu tả nhưng cũng có đề không
cho thời gian miêu tả.)
* Ví dụ: Đề bài: Hãy miêu tả cánh đồng lúa quê em sau trận mưa rào đầu
mùa hạ.
Với đề bài trên tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu và phân tích đề bài qua việc
trả lời các câu hỏi:
- Đề bài thuộc thể loại văn nào? (Thể loại văn miêu tả).
- Đối tượng miêu tả là gì ? (cánh đồng lúa quê em).
- Cảnh đó được miêu tả vào thời gian nào? (sau trận mưa rào đầu mùa hạ).
Sau khi đọc đề bài và đã trả lời đúng các câu hỏi trên, học sinh thực hành
gạch chân trực tiếp trên đề bài.
Đề bài: Hãy miêu tả cánh đồng lúa quê em sau trận mưa rào đầu mùa hạ
* Bước 2: Tìm ý - Lập dàn ý:
- Sau khi tìm hiểu đề các em đã xác định chính xác đối tượng miêu tả
- 15 -
nhưng chắc chắn chưa thể định hình được hướng đi cho bài viết. Để giúp các
em định hình được bài viết văn tả cảnh, trước tiên tôi hướng dẫn cho học sinh
tìm ý cho bài văn tả cảnh. Việc tìm ý cho bài văn phải được tiến hành song song
với việc quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả. Để làm được việc trên với mỗi một
đề bài tôi hướng cho học sinh quan sát trực tiếp đối tượng bằng một số câu hỏi
gợi ý để học sinh quan sát và ghi lại tỉ mỉ những nét tiêu biểu, đặc sắc của cảnh
để làm tư liệu cho việc lập dàn ý.
* Ví dụ: Để quan sát và tìm ý bài: "Tả cảnh nhộn nhịp của sân trường em
trong giờ ra chơi" tôi đưa ra hệ thống câu hỏi sau:
- Khung cảnh và không khí của sân trường trước giờ ra chơi như thế nào?
- Cảnh sân trường trong giờ ra chơi:
+ Âm thanh lúc đó?
+ Học sinh từ các lớp ra sân như thế nào?
+ Toàn sân trường lúc này ồn ào, náo nhiệt ra sao? (Tiếng cười? Tiếng nói?
các nhóm chơi diễn ra ở những chỗ nào trên sân trường?)
+ Nhóm hoạt động sôi nổi nhất là nhóm nào? Họ chơi những trò chơi gì?
Các bạn trong nhóm hoạt động thế nào?...
+ Tiếng hò reo, cổ vũ của các cổ động viên lúc trò chơi bắt đầu đến lúc kết thúc?
- Lúc có tiếng trống báo hoạt động giữa giờ:
+ Các bạn nhanh chóng xếp hàng tập thể dục như thế nào?
- Sau khi hoạt động giữa giờ xong:
+ Trên khuôn mặt một số bạn có biểu hiện gì?
+ Không khí trên sân trường lúc này ra sao?
- Cảm nghĩ của em về giờ ra chơi:
+ Những cảm xúc gì sau giờ ra chơi?
+ Những ấn tượng tốt đẹp gì về tuổi học trò?
- 16 -
- Sau khi tìm ý, trước khi lập dàn bài chi tiết, học sinh cần xác định trình tự
miêu tả để sắp xếp các ý một cách hợp lí. Trình tự miêu tả trong văn tả cảnh có
thể là trình tự không gian, có thể là trình tự thời gian tuỳ theo từng cảnh để lựa
chọn cho phù hợp.
* Ví dụ: Với bài tả khu vườn vào buổi sáng, ta nên chọn trình tự không gian.
+ Trước cửa vườn:… Giữa vườn:… Góc vườn bên trái:…. Góc vườn
bên phải:…  Cuối vườn:...
Tuy nhiên, ta vẫn có thể chọn trình tự thời gian:
+ Khoảng trời phía đông ửng hồng, khu vườn trông…. Mặt trời bắt đầu
nhô lên sau rặng tre là lúc vẻ đẹp của cây, hoa trong vườn…. Khi ánh nắng
ban mai bắt đầu toả xuống, khu vườn... Mặt trời lên cao…
* Ví dụ: Với bài tả dòng sông chọn trình tự miêu tả là thời gian.
+ Buổi sáng, ông mặt trời từ từ nhô lên tỏa những tia sáng rực rỡ xuống mặt
sông làm mặt sông như khoác trên mình chiếc áo lụa đào thướt tha…  Trưa về,
sông thay chiếc áo xanh lộng lẫy trông thật duyên dáng….  Chiều đến, là lúc
sông mặc áo ráng vàng quyến rũ…  Khi mặt trăng đã lên cao. Trên bầu trời xuất
hiện những vì sao thì sông nhanh chóng thay chiếc áo hoa lấp lánh ánh sao….
Ta cũng có thể chọn trình tự không gian như:
+ Nhìn từ xa dòng sông như dải lụa mềm mại uốn lượn quanh thôn xóm…..
 Nước sông trong veo in rõ từng mảng mây trời. Trên mặt sông một vài đám
bèo lục bình đang lững lờ trôi…. Bờ bên trái là hàng phi lao xanh mướt đang
in bóng xuống mặt sông như những nàng thiếu nữ yểu điệu soi gương chải
tóc…. Bên phải là con đường nhựa nhẵn bóng như đang sánh duyên cùng con
dòng sông… ……
- Khi đã xác định được trình tự miêu tả thì học sinh tiến hành lập dàn ý theo
khung dàn ý chung như sau:
+ Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
- 17 -
Tải bản FULL (File Word 40 trang): bit.ly/3epulUG
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
+ Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
+ Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
Dưới đây là ví dụ dàn ý của một số bài văn tả cảnh mà học sinh đã làm:
Ví dụ 1: Dàn ý bài văn tả dòng sông quê em (Bài tập 2/ tiết Luyện tập tả cảnh –
Tuần 6 – SGKTV 5 tập 1) em Đỗ Thị Thu Thủy lớp 5B đã làm như sau
- 18 -
Dàn ý bài văn tả cảnh nhộn nhịp của sân trường vào giờ ra chơi (em Ngô
Thanh Trúc lớp 5B đã làm)
- 19 -
Tải bản FULL (File Word 40 trang): bit.ly/3epulUG
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
- 20 -
4215524

More Related Content

What's hot

đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy họcđề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy họcDang Nguyen
 
Chuyên đề DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG...
Chuyên đề DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG...Chuyên đề DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG...
Chuyên đề DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG...
nataliej4
 
Slide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệpSlide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệp
Toan Pham
 
Quản lý học sinh cấp 2
Quản lý học sinh cấp 2Quản lý học sinh cấp 2
Quản lý học sinh cấp 2
laonap166
 
1. RCA - Giới thiệu RCA
1. RCA - Giới thiệu RCA1. RCA - Giới thiệu RCA
1. RCA - Giới thiệu RCA
Ly Quoc Trung
 
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...
Man_Ebook
 
Đồ án kiểm thử phần mềm
Đồ án kiểm thử phần mềmĐồ án kiểm thử phần mềm
Đồ án kiểm thử phần mềm
Nguyễn Anh
 
DẠY HỌC và KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TR...
DẠY HỌC và KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TR...DẠY HỌC và KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TR...
DẠY HỌC và KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TR...
Nguyễn Bá Quý
 
PháT HiệN KhuôN MặT Trong ẢNh
PháT HiệN KhuôN MặT Trong ẢNhPháT HiệN KhuôN MặT Trong ẢNh
PháT HiệN KhuôN MặT Trong ẢNhchuma nguyen
 
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
nataliej4
 
Báo cáo đồ án tôt nghiệp: Xây dựng Website bán hàng thông minh
Báo cáo đồ án tôt nghiệp: Xây dựng Website bán hàng thông minhBáo cáo đồ án tôt nghiệp: Xây dựng Website bán hàng thông minh
Báo cáo đồ án tôt nghiệp: Xây dựng Website bán hàng thông minh
nataliej4
 
Sáng kiến Kinh nghiệm: Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học!
Sáng kiến Kinh nghiệm: Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học!Sáng kiến Kinh nghiệm: Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học!
Sáng kiến Kinh nghiệm: Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học!
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Giải Cơ sở dữ liệu phân tán - PTIT
Giải Cơ sở dữ liệu phân tán - PTITGiải Cơ sở dữ liệu phân tán - PTIT
Giải Cơ sở dữ liệu phân tán - PTIT
Popping Khiem - Funky Dance Crew PTIT
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Bình Hoàng
 
Kỹ năng đặt câu hỏi
Kỹ năng đặt câu hỏiKỹ năng đặt câu hỏi
Kỹ năng đặt câu hỏi
Maria Diễm Nguyễn
 
Kỹ năng đánh giá công việc
Kỹ năng đánh giá công việcKỹ năng đánh giá công việc
Kỹ năng đánh giá công việc
Tổ chức Đào tạo PTC
 
Đồ án Xây dựng website nộp đồ án trực tuyến
Đồ án Xây dựng website nộp đồ án trực tuyếnĐồ án Xây dựng website nộp đồ án trực tuyến
Đồ án Xây dựng website nộp đồ án trực tuyến
Aubrey Yundt
 
Đề tài: Nghiên cứu thuật toán K-nearest neighbor, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu thuật toán K-nearest neighbor, HAY, 9đĐề tài: Nghiên cứu thuật toán K-nearest neighbor, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu thuật toán K-nearest neighbor, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY
Đề tài  phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAYĐề tài  phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY
Đề tài phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy họcđề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
 
Chuyên đề DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG...
Chuyên đề DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG...Chuyên đề DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG...
Chuyên đề DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG...
 
Slide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệpSlide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệp
 
Quản lý học sinh cấp 2
Quản lý học sinh cấp 2Quản lý học sinh cấp 2
Quản lý học sinh cấp 2
 
1. RCA - Giới thiệu RCA
1. RCA - Giới thiệu RCA1. RCA - Giới thiệu RCA
1. RCA - Giới thiệu RCA
 
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT THỜI TIẾT TRONG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG C...
 
Đồ án kiểm thử phần mềm
Đồ án kiểm thử phần mềmĐồ án kiểm thử phần mềm
Đồ án kiểm thử phần mềm
 
DẠY HỌC và KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TR...
DẠY HỌC và KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TR...DẠY HỌC và KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TR...
DẠY HỌC và KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TR...
 
NGHIEN CUU VA TRIEN KHAI VPN
NGHIEN CUU VA TRIEN KHAI VPN NGHIEN CUU VA TRIEN KHAI VPN
NGHIEN CUU VA TRIEN KHAI VPN
 
PháT HiệN KhuôN MặT Trong ẢNh
PháT HiệN KhuôN MặT Trong ẢNhPháT HiệN KhuôN MặT Trong ẢNh
PháT HiệN KhuôN MặT Trong ẢNh
 
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
 
Báo cáo đồ án tôt nghiệp: Xây dựng Website bán hàng thông minh
Báo cáo đồ án tôt nghiệp: Xây dựng Website bán hàng thông minhBáo cáo đồ án tôt nghiệp: Xây dựng Website bán hàng thông minh
Báo cáo đồ án tôt nghiệp: Xây dựng Website bán hàng thông minh
 
Sáng kiến Kinh nghiệm: Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học!
Sáng kiến Kinh nghiệm: Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học!Sáng kiến Kinh nghiệm: Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học!
Sáng kiến Kinh nghiệm: Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học!
 
Giải Cơ sở dữ liệu phân tán - PTIT
Giải Cơ sở dữ liệu phân tán - PTITGiải Cơ sở dữ liệu phân tán - PTIT
Giải Cơ sở dữ liệu phân tán - PTIT
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
 
Kỹ năng đặt câu hỏi
Kỹ năng đặt câu hỏiKỹ năng đặt câu hỏi
Kỹ năng đặt câu hỏi
 
Kỹ năng đánh giá công việc
Kỹ năng đánh giá công việcKỹ năng đánh giá công việc
Kỹ năng đánh giá công việc
 
Đồ án Xây dựng website nộp đồ án trực tuyến
Đồ án Xây dựng website nộp đồ án trực tuyếnĐồ án Xây dựng website nộp đồ án trực tuyến
Đồ án Xây dựng website nộp đồ án trực tuyến
 
Đề tài: Nghiên cứu thuật toán K-nearest neighbor, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu thuật toán K-nearest neighbor, HAY, 9đĐề tài: Nghiên cứu thuật toán K-nearest neighbor, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu thuật toán K-nearest neighbor, HAY, 9đ
 
Đề tài phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY
Đề tài  phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAYĐề tài  phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY
Đề tài phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY
 

Similar to SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

Tên sáng kiến Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2.pdf
Tên sáng kiến Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2.pdfTên sáng kiến Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2.pdf
Tên sáng kiến Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2.pdf
NuioKila
 
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
nataliej4
 
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
nataliej4
 
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm vănSkkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
jackjohn45
 
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
nataliej4
 
DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI THEO ĐẶC TRƯN...
DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI THEO ĐẶC TRƯN...DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI THEO ĐẶC TRƯN...
DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI THEO ĐẶC TRƯN...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
TieuNgocLy
 
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Đinh Song
 
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
Đinh Song
 
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu họcĐặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
ThyDungTrn11
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Min Ku
 
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
nataliej4
 
Giáo án Ngữ văn Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Học kỳ 1
Giáo án Ngữ văn Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Học kỳ 1Giáo án Ngữ văn Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Học kỳ 1
Giáo án Ngữ văn Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Học kỳ 1
Jada Harber
 
SKKN Các phương pháp dạy kiểu bài văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8
SKKN Các phương pháp dạy kiểu bài văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8 SKKN Các phương pháp dạy kiểu bài văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8
SKKN Các phương pháp dạy kiểu bài văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8
nataliej4
 
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
jackjohn45
 
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
nataliej4
 
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...
nataliej4
 
Nội dung và phương pháp dạy học hình thành một số biểu tượng hình Hình học ch...
Nội dung và phương pháp dạy học hình thành một số biểu tượng hình Hình học ch...Nội dung và phương pháp dạy học hình thành một số biểu tượng hình Hình học ch...
Nội dung và phương pháp dạy học hình thành một số biểu tượng hình Hình học ch...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Sáng kiến kinh nghiệm_ Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một...
Sáng kiến kinh nghiệm_ Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một...Sáng kiến kinh nghiệm_ Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một...
Sáng kiến kinh nghiệm_ Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một...
nguyenwendy2
 
GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9 ( 2017- 2018)
GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9 ( 2017- 2018) GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9 ( 2017- 2018)
GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9 ( 2017- 2018)
nataliej4
 

Similar to SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 (20)

Tên sáng kiến Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2.pdf
Tên sáng kiến Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2.pdfTên sáng kiến Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2.pdf
Tên sáng kiến Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2.pdf
 
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
 
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
 
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm vănSkkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
 
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
 
DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI THEO ĐẶC TRƯN...
DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI THEO ĐẶC TRƯN...DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI THEO ĐẶC TRƯN...
DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI THEO ĐẶC TRƯN...
 
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
 
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
 
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
 
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu họcĐặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12
 
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
 
Giáo án Ngữ văn Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Học kỳ 1
Giáo án Ngữ văn Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Học kỳ 1Giáo án Ngữ văn Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Học kỳ 1
Giáo án Ngữ văn Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Học kỳ 1
 
SKKN Các phương pháp dạy kiểu bài văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8
SKKN Các phương pháp dạy kiểu bài văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8 SKKN Các phương pháp dạy kiểu bài văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8
SKKN Các phương pháp dạy kiểu bài văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8
 
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
 
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
 
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...
 
Nội dung và phương pháp dạy học hình thành một số biểu tượng hình Hình học ch...
Nội dung và phương pháp dạy học hình thành một số biểu tượng hình Hình học ch...Nội dung và phương pháp dạy học hình thành một số biểu tượng hình Hình học ch...
Nội dung và phương pháp dạy học hình thành một số biểu tượng hình Hình học ch...
 
Sáng kiến kinh nghiệm_ Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một...
Sáng kiến kinh nghiệm_ Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một...Sáng kiến kinh nghiệm_ Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một...
Sáng kiến kinh nghiệm_ Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một...
 
GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9 ( 2017- 2018)
GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9 ( 2017- 2018) GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9 ( 2017- 2018)
GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9 ( 2017- 2018)
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
nataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
nataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
nataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
nataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
nataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
nataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
nataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
nataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
nataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
nataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
nataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
nataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tếchương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
Qucbo964093
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PhuongMai559533
 

Recently uploaded (13)

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tếchương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
 

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

  • 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy phân môn Tập làm văn lớp 5. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Tháng 8 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015. 4. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Phượng. Năm sinh: 1981 Nơi thường trú: xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm. Chức vụ công tác: Giáo viên. Nơi làm việc: Trường Tiểu học Xuân Ninh. Địa chỉ liên hệ: xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Điện thoại: 0987142868 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đồng tác giả (nếu có) 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Tiểu học Xuân Ninh. Địa chỉ: Trường Tiểu học Xuân Ninh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Điện thoại: 03503885019 - 1 -
  • 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN TẢ CẢNH CHO HỌC SINH LỚP 5. I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN: 1. Cơ sở lí luận: Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, kiến thức Tiếng Việt và văn học để các em học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Môn Tiếng Việt gồm nhiều phân môn khác nhau như Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập viết, Chính tả, Tập làm văn. Việc dạy và học mỗi phân môn có những thuận lợi và khó khăn riêng, song khó hơn cả đối với người dạy cũng như đối với người học là phân môn Tập làm văn. Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy học Tiểu học, nó không chỉ giúp học sinh hình thành các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết mà còn rèn cho học sinh khả năng giao tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp và đặc biệt còn hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới hiện đại và năng động. Dạy Tập làm văn là dạy học sinh cách nhìn nhận cuộc sống xung quanh trong thực tế vốn có của nó với cảm xúc thực của các em. Đồng thời cũng dạy các em cách ghi lại sự nhìn nhận ấy qua các văn bản - còn gọi là đoạn văn, bài văn một cách chính xác về đối tượng, về ngữ pháp Tiếng Việt. Tập làm văn lớp 5 gồm nhiều nội dung, một trong những nội dung chính của chương trình Tập làm văn lớp 5 là văn miêu tả. Tả cảnh là một kiểu bài khó vì với học sinh lớp 5 kĩ năng quan sát, tư duy trừu tượng, vốn từ, vốn hiểu biết vẫn còn hạn chế. Mặt khác có những cảnh học sinh chỉ có thể gặp một lần khi đi du - 2 -
  • 3. lịch hoặc chưa tận mắt được ngắm nhìn mà chỉ được chiêm ngưỡng cảnh đó qua xem trên truyền hình. Do vậy việc cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh hay những thay đổi của cảnh theo thời gian là rất khó khăn, việc biểu hiện cảm xúc của học sinh để làm cảnh đó trở nên đẹp hơn, sinh động hơn, gần gũi hơn cũng không hề đơn giản với học sinh khi viết văn tả cảnh. Làm thế nào để cho học sinh làm văn hay và có hiệu quả thì lại là một vấn đề rất khó khăn, cần phải suy nghĩ và dày công nghiên cứu của những người làm công tác giáo dục. 2. Cơ sở thực tiễn: Là một giáo viên đã trải qua gần mười năm giảng dạy chương trình lớp 5 tôi nhận thấy thể loại văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn ở lớp 5 là thể loại văn dùng ngôn ngữ để “vẽ” ra các sự vật, con người, con vật, cảnh vật, sự việc… một cách sinh động, cụ thể. Một bài văn miêu tả hay không những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động về đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết đối với đối tượng được miêu tả. Để làm được điều đó thì học sinh phải huy động vốn kiến thức từ nhiều mặt: như các hiểu biết về cuộc sống, tri thức về văn học, khoa học, xã hội… Học sinh lại còn phải biết kết hợp hài hòa nhiều kĩ năng như: phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn… Thế nhưng trong thực tế giảng dạy tôi thấy số lượng học sinh viết được bài văn tả cảnh hay còn rất hạn chế. Đa số các em khi làm bài văn tả cảnh còn mang tính kể lể, liệt kê các sự việc, sự vật. Kĩ năng sử dụng từ, viết câu, liên kết các đoạn chưa tốt, các ý chưa gắn kết với nhau, câu văn thiếu hình ảnh và thiếu cảm xúc, chưa gắn với thực tế dẫn đến chất lượng bài văn còn thấp so với yêu cầu. Từ những hạn chế trên tôi luôn trăn trở suy nghĩ: Làm thế nào để tiết học Tập làm văn nhẹ nhàng mà hiệu quả? Làm thế nào để các em hoạt động tích cực, chủ động trong giờ học Tập làm văn? Làm thế nào để các em có kĩ năng viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh đạt được yêu cầu như mong muốn? - 3 -
  • 4. Đó cũng chính là lí do tôi đưa ra: “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5”. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP: 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến a. Thực trạng học sinh: Qua trực tiếp giảng dạy phân môn Tập làm văn, tôi thấy khi làm văn tả cảnh trong bài viết của các em còn có một số mặt hạn chế sau: - Bài viết của các em còn sai lỗi chính tả. - Bài viết chưa đúng trọng tâm của đề bài cần miêu tả. - Khi làm văn các em còn miêu tả hời hợt, chung chung, vốn từ nghèo nàn nên trong bài văn các em thường liệt kê các đối tượng miêu tả, diễn đạt lủng củng, sắp xếp ý lộn xộn. - Câu văn chưa giàu hình ảnh, các em chưa biết cách dùng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả. Thực trạng học sinh còn nhiều hạn chế như vậy đã làm cho tiết Tập làm văn trở thành một gánh nặng, một thách thức đối với các em. Đôi khi các em ngại viết, ngại phải làm bài văn miêu tả. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng Tập làm văn của học sinh chưa đạt yêu cầu? Qua quá trình giảng dạy lớp 5 mà cụ thể là dạy dạng bài tập làm văn tả cảnh, tôi nhận thấy chất lượng các bài văn tả cảnh của học sinh chưa được cao do nhiều nguyên nhân. b. Nguyên nhân của thực trạng: * Về phía học sinh: - Khi làm văn, học sinh chưa xác định đúng yêu cầu trọng tâm của đề bài. - Học sinh chưa tập trung quan sát đối tượng miêu tả hoặc là khi quan sát thì các em thiếu một vài yếu tố trong kĩ năng và mục đích quan sát: quan sát những - 4 -
  • 5. gì, quan sát từ đâu? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối tượng cần miêu tả?... - Các em chưa biết hình dung các đối tượng miêu tả thông qua hình ảnh, âm thanh, cảm giác… về sự vật khi quan sát. - Các em ít tìm hiểu và đọc sách, báo, tài liệu tham khảo liên quan đến môn học để tích lũy vốn từ nên vốn từ của các em đơn điệu, nghèo nàn. Các em lại không biết sắp xếp câu văn, ý văn như thế nào để bài viết được mạch lạc. Bên cạnh đó việc diễn đạt một cảnh bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của các em về một sự vật, cảnh vật, về một con người cụ thể nào đó cũng gặp nhiều lúng túng. * Về phía giáo viên: - Giáo viên chưa linh hoạt, chủ động, sáng tạo khi tổ chức dạy trên lớp, hình thức dạy học còn đơn điệu chưa gây được hứng thú cho học sinh. - Giáo viên chưa quan tâm rèn luyện cho học sinh thói quen đọc sách, đọc các bài văn mẫu để học tập các ý văn hay, từ ngữ đẹp, cách tả mới mẻ. - Giáo viên thực hiện hời hợt, chiếu lệ các yêu cầu khi trả bài viết của học sinh, chưa giúp các em nhận thấy được những lỗi sai của mình khi làm bài để có sự chỉnh sửa rút kinh nghiệm cho bài làm sau. Đây không phải là vấn đề có thể giải quyết được trong một tiết, một tuần… mà là cả một quá trình dạy Tập làm văn bởi dạng văn tả cảnh là sự kết hợp của nhiều thể loại văn các em đã học và còn cần có cách nhìn, cách nghĩ, cách sáng tạo mới. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 2.1. Những vấn đề cần giải quyết. Đứng trước thực trạng dạy và học như trên yêu cầu đặt ra cấp thiết là phải đổi mới phương pháp dạy học để học sinh đến với phân môn Tập làm văn thể loại tả cảnh một cách say mê, hứng thú để từ đó có cảm xúc viết văn. Để đạt được mục tiêu trên theo tôi cần phải tiến hành giải quyết các vấn đề chính sau: - 5 -
  • 6. - Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát và ghi chép. - Làm giàu vốn từ cho học sinh. - Luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ, đặt câu, sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn miêu tả. - Cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả cảnh nói riêng. 2.2. Một số biện pháp để giải quyết các vấn đề. Từ kinh nghiệm dạy học của mình, tôi xin đưa ra một số biện pháp để giải quyết các vấn đề được nêu ở trên giúp học sinh làm tốt bài văn tả cảnh như sau: a. Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh. - Đối tượng của văn miêu tả là những sự vật, sự việc, là thế giới thiên nhiên, là con người và cuộc sống con người. Đó là một thế giới hết sức đa dạng, phức tạp và sống động diễn ra quanh ta, thay đổi từng giờ, từng ngày. Vậy không phải tự nhiên mà học sinh hiểu và nắm được đặc điểm của từng sự vật, sự việc, từng con người để miêu tả bản chất của nó vì vậy tôi yêu cầu học sinh phải thường xuyên quan sát và ghi chép. - Đối với các em học sinh, khi làm văn miêu tả thì kĩ năng quan sát và ghi chép những điều đã quan sát được là một trong những việc làm rất cần thiết. Vì nếu không được quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng thì sẽ xảy ra tình trạng bịa đặt hình ảnh trong bài, khiến cho những hình ảnh ấy thiếu tính chân thực hoặc hết sức vô lí. Nên tôi thường xuyên tổ chức cho các em quan sát đối tượng miêu tả qua các tiết học ngoài trời, quan sát thực tế với những bài văn tả cảnh đẹp quê hương, trường lớp,… - Muốn quan sát có hiệu quả thì tôi hướng dẫn các em quan sát phải có tính mục đích, khi các em quan sát phải có cách nghĩ, cách cảm nhận của riêng mình. Quan sát để làm văn nhằm phản ánh một đối tượng cụ thể, vừa chi tiết, vừa có tính khái quát. Qua việc quan sát chi tiết tỉ mỉ, học sinh sẽ thấy được bản chất của sự việc. Nhưng quan sát phải có lựa chọn. Khi quan sát, tôi yêu cầu các em - 6 -
  • 7. tránh những chi tiết rời rạc, tản mạn, mang tính chất liệt kê. Miêu tả một cách chi tiết nhưng mà phải chọn lọc, lựa chọn những điểm riêng biệt, nổi bật, gây ấn tượng,… Đó là những chi tiết lột tả được cái thần của cảnh. Tôi cũng yêu cầu học sinh quan sát kèm ghi chép lại những hình ảnh quan sát được một cách đầy đủ. - Ban đầu tôi hướng dẫn học sinh quan sát để tìm ra màu sắc, âm thanh, hình ảnh tiêu biểu của sự vật và cảm xúc của mình đối với sự vật. Khi quan sát, tôi khuyến khích các em cần sử dụng đồng thời nhiều giác quan khác nhau: + Quan sát bằng mắt để nhìn ra hình khối sự vật. + Quan sát bằng tai để nhận ra âm thanh, nhịp điệu gợi cảm xúc. + Quan sát bằng mũi nhằm nhận ra những mùi vị tác động đến tình cảm. + Quan sát bằng vị giác, xúc giác để cảm nhận. Nhờ cách quan sát này mà các em ghi nhận được nhiều ý, nhiều hình ảnh, đoạn văn, bài văn đa dạng phong phú. * Ví dụ: Đề bài “Em hãy tả một cơn mưa mùa hè.” - Tôi hướng dẫn học sinh quan sát bằng các giác quan như sau: + Thị giác: Thấy những đám mây biến đổi trước cơn mưa, thấy hạt mưa rơi, thấy cây cối, con người (trước, trong và sau cơn mưa)... + Xúc giác: Gió thổi làm xua tan cái nóng mà nhường chỗ cho luồng khí mát lạnh. + Thính giác: Nghe thấy tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng sấm, tiếng kêu của ếch nhái... - Bên cạnh đó, các em học sinh được tôi lưu ý: khi quan sát cần quan sát tỉ mỉ. Muốn tìm ra ý hay cho đoạn văn, bài văn cần viết học sinh phải quan sát kĩ, quan sát nhiều lần cảnh đó. Tránh quan sát qua loa sẽ không tìm ra ý hay cho bài văn. Tôi nhấn mạnh cho các em các nội dung: + Cần xác định rõ vị trí, thời điểm, thời gian, trình tự quan sát. - 7 -
  • 8. + Có thể quan sát từ cụ thể đến bao quát hoặc ngược lại. + Quan sát từ trong ra ngoài hoặc từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới… + Quan sát theo trình tự không gian (từ xa đến gần hay từ gần đến xa). + Quan sát theo trình tự thời gian (theo các thời điểm trong ngày, theo mùa trong năm…). Tôi minh họa cho học sinh các cách quan sát đó qua các bài tập đọc để các em hiểu hơn và có thể vận dụng các cách quan sát đó khi viết văn: * Ví dụ 1: Quan sát từ ngoài vào trong để miêu tả cảnh Đền Hùng. “Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền dòng chữ vàng Nam Quốc Sơn Hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.” * Ví dụ 2: Quan sát từ dưới lên trên để miêu tả cây hồi. “Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cành khế. Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành” (Rừng hồi xứ Lạng). * Ví dụ 3: Quan sát theo trình tự thời gian để miêu tả cây thảo quả. “Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng qua một năm, đã lớn cao đến bụng người. Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy.” b. Làm giàu vốn từ cho học sinh: Khi trực tiếp giảng dạy các tiết Tập làm văn tôi thấy các em học sinh ít tham gia phát biểu. Lí do là các em không biết thể hiện ý của mình bằng câu văn nào, hoặc khi viết câu văn còn diễn đạt lủng củng, chưa rõ nghĩa … bởi lẽ vốn từ của các em còn quá ít. Chính vì thế tôi dùng biện pháp làm giàu vốn từ cho các em trong các giờ sinh hoạt câu lạc bộ và qua các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu và từ các nguồn tài liệu sách, báo, truyện,…. - 8 - 4215524
  • 9. - Làm giàu vốn từ qua phân môn Tập đọc: Số lượng từ ngữ miêu tả ở các bài thơ, bài văn rất phong phú đồng thời cách sử dụng chúng rất sáng tạo nên khi dạy Tập đọc tôi đã chỉ ra các từ ngữ miêu tả, cách sử dụng biện pháp tu từ, cách đặt câu trong một vài trường hợp đặc sắc để phân tích cái hay, sự sáng tạo của nhà văn khi dùng chúng. Việc phân tích này giúp các em tiếp cận đựơc với các văn bản nghệ thuật, tiếp cận với kĩ năng viết văn một cách thường xuyên và có chất lượng mà lại nhẹ nhàng không áp đặt. - Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ qua phân môn Luyện từ và câu: Ở lớp 5 phân môn Luyện từ và câu là phân môn có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ nhiều nhất. Đặc biệt là các tiết: Mở rộng vốn từ; Từ đồng âm; Từ nhiều nghĩa; Từ trái nghĩa. Trong các tiết này có các bài tập mở rộng vốn từ rất cụ thể, thiết thực như tìm từ, ghép từ, dùng từ đặt câu, sắp xếp các từ thành nhóm miêu tả (nhóm miêu tả đặc điểm của cảnh vật, nhóm miêu tả hoạt động)... Tôi khuyến khích các em tìm được càng nhiều từ theo yêu cầu càng tốt. * Ví dụ 1: Tìm những từ ngữ miêu tả sóng nước. Đặt câu với một trong các từ ngữ vừa tìm được a. Tả sóng nước. M: ì ầm b. Tả làn sóng nhẹ. M: lăn tăn c. Tả đợt sóng mạnh. M: cuồn cuộn ( Bài tập 4 - SGK Tiếng Việt 5 - trang 78). Để giúp các em làm giàu vốn từ của mình qua bài tập trên, tôi hướng dẫn các em thực hiện như sau: + Cho học sinh đọc yêu cầu của bài. + Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm để tìm từ, đặt câu ra phiếu học tập. + Gọi đại diện các nhóm báo cáo. Yêu cầu nhóm khác nhận xét theo các tiêu chí sau: Những từ ngữ tìm được đã phù hợp với yêu cầu của từng nhóm từ chưa. Câu văn đặt đã đúng chưa. - 9 -
  • 10. + Giáo viên nhận xét, tuyên dương những nhóm tìm được nhiều từ để động viên, khích lệ các em. Còn nhóm nào tìm từ chưa phù hợp, đặt câu chưa đúng thì giáo viên giải thích cho các em hiểu để các em sửa lại. Riêng với phần đặt câu tôi khuyến khích các em đặt câu thêm với các từ khác. Việc làm này sẽ giúp các em biết sử dụng vốn từ để đặt câu. - Làm giàu vốn từ từ các nguồn tài liệu sách, báo, truyện,…Tôi khuyến khích các em xuống thư viện đọc sách, báo, truyện,... .để tích lũy thêm vốn từ. - Làm giàu vốn từ cho học sinh trong các giờ sinh hoạt câu lạc bộ “ Yêu thơ văn em tập viết”, “ Viết văn hay chống nói ngọng”, “ Em tập làm MC”, ... Để tích lũy vốn từ tôi khích lệ học sinh tham gia các hoạt động: Học sinh hoạt động nhóm - 10 -
  • 11. Học sinh đọc sách, báo, truyện trong thư viện Qua các cách trên học sinh nhận thấy tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Biết cách chọn từ và sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, những biện pháp nghệ thuật sao cho phù hợp với văn cảnh. Giúp các em mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp. c. Luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ, đặt câu, sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn miêu tả. * Về cách dùng từ: Sau khi học sinh đã có vốn từ nhất định, tôi giúp học sinh các cách sử dụng vốn từ trong miêu tả. - Dùng từ phải đảm bảo độ chính xác, đồng thời biểu hiện được tư tưởng, tình cảm một cách rõ ràng. - Phải tuân thủ các tiêu chuẩn chính tả. - Dùng từ gợi cảm, gợi tả: Thường là các từ đơn, từ ghép, từ láy, động từ, tính từ… - Dùng từ giàu hình ảnh, âm thanh: Thường là các từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh... - 11 -
  • 12. - Sử dụng từ gần nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, các biện pháp tu từ. * Ví dụ: + Dùng từ chính xác: Mặt trăng tròn toả ánh sáng xuống vạn vật. + Dùng từ có hình ảnh: Mặt trăng tròn như vành nón lá toả ánh sáng vằng vặc xuống vạn vật. + Dùng từ trái nghĩa: Vào mùa nước lũ, dòng sông trở nên dữ dằn không hiền hoà chút nào. + Dùng cụm từ so sánh, nhân hóa: Ánh trăng lồng qua kẽ lá như ngàn vạn con đom đóm đang lập loè sáng. + Dùng âm thanh: Mưa rơi tí tách trên mái hiên, rơi lộp độp trên tàu lá chuối…. * Về cách đặt câu: - Trong khi làm văn, tôi nhắc nhở học sinh phải viết câu văn đúng ngữ pháp nghĩa là khi viết câu phải xác định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ, đâu là các vế trong câu ghép, các thành phần khác của câu. - Tôi dạy các em phải biết sử dụng các phép liên kết câu như: Phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng... biết sử dụng các biện pháp tu từ về câu (câu hỏi tu từ, đảo ngữ, điệp ngữ, so sánh, nhân hoá...). * Ví dụ: + Phép liên kết câu: Mưa xuân lất phất bay. Cây cối thi nhau đâm chồi nảy lộc, đưa tay đón những hạt mưa xuân. Với chúng, mưa xuân chính là liều thuốc tiên để sinh tồn và phát triển. + Phép lặp: Dòng sông như dài lụa đào mềm mại. Nó cứ chảy mãi, chảy mãi để mang phù sa màu mỡ cho đất đai. - 12 -
  • 13. + Biện pháp tu từ (thường dùng): . Câu hỏi tu từ: Bạn có biết cảnh đẹp mà người dân quê em rất đỗi tự hào là cảnh gì không? Đó chính là dòng sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa đấy! . So sánh: Mặt trời như quả bóng tròn, đỏ hồng treo lơ lửng trên bầu trời. . Nhân hoá: Nàng Xuân xinh đẹp mang những sắc màu lộng lẫy khoác lên cỏ cây, hoa lá. - Tôi giúp các em phân biệt được câu văn kể với câu văn tả để khi viết sẽ sử dụng các câu văn miêu tả tránh dùng câu kể khiến người đọc có cảm giác như người viết đang kể lể dài dòng về cảnh. Tôi luôn nhấn mạnh với học sinh: + Câu văn kể: dùng để thông báo cho người đọc, người nghe biết về sự việc, sự vật. + Câu văn tả: là câu văn phối hợp nhiều yếu tố (Các kiểu câu, các loại câu, các biện pháp tu từ về câu, các từ gợi tả, gợi cảm) để người đọc, người nghe có thể cảm thấy được hình ảnh, màu sắc, âm thanh, cảm xúc ... của cảnh đó. * Ví dụ: Câu văn kể Câu văn tả - Mặt trời chiếu ánh nắng xuống mặt đất. - Ông mặt trời vén màn mây trắng, toả những tia nắng vàng óng như tơ xuống mặt đất. - Lúc nào sông cũng chảy để mang phù sa cho đất. - Hết năm này đến năm khác, sông cứ cần mẫn chảy mang phù sa bồi đắp cho đất đai màu mỡ, cây cối xanh tốt. 2.3. Cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả cảnh nói riêng. Việc cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả cảnh nói riêng giúp học sinh có con đường đi đến bài văn đúng hướng, không bị sai lệch về cả nội dung và hình thức. - 13 -
  • 14. a. Hướng dẫn học sinh nắm được 4 yêu cầu khi làm văn miêu tả: - Cụ thể hóa sự vật (tả cái gì?) Ví dụ: Tả cánh đồng thì tập trung tả cánh đồng, không miên man tả sâu cảnh xóm làng nằm bên cạnh cánh đồng, hay cảnh trời mây vào thời điểm đó cho dù các sự vật đó cũng có liên quan. - Cá thể hóa sự vật (tả như thế nào?): Tả cảnh nào thì người đọc hình dung cảnh đó chứ không bị lẫn lộn với cảnh khác. Ví dụ: Tả cảnh cánh đồng thì phải tả chủ yếu những yếu tố liên quan không thể tách rời như: Lúa, ngô, rau màu, thửa ruộng, bờ mương, đàn trâu, con người lao động... - Mục đích hóa sự vật (tả với mục đích gì ?) Ví dụ: Tả cánh đồng với mục đích đó là tả lại một cảnh đẹp rất đáng tự hào của người dân quê hương, ích lợi mà cánh đồng mang lại…. - Cảm xúc hóa sự vật (tả với tư tưởng, tình cảm, thái độ ra sao?) Ví dụ: Tả cánh đồng với niềm tự hào, với sự ngưỡng mộ về một vẻ đẹp nên thơ... b. Cung cấp cho học sinh các bước làm văn miêu tả: - Bước 1: Tìm hiểu đề. - Bước 2: Tìm ý - Lập dàn ý. - Bước 3: Viết bài hoàn chỉnh. - Bước 4: Kiểm tra lại bài. Để rèn cho học sinh thói quen làm tuần tự theo các bước kể trên khi làm văn thì mỗi bước làm tôi cũng hướng dẫn các em một cách tỉ mỉ về phương pháp cũng như cách suy nghĩ, cách thực hiện từng bước. Cụ thể: - 14 -
  • 15. * Bước 1: Tìm hiểu đề: - Tác dụng: Giúp học sinh xác định được đúng trọng tâm yêu cầu đề bài, tránh làm lạc đề. Nói cách khác tìm hiểu đề để định hướng học sinh nắm được mình đang làm bài văn thuộc thể loại gì, tả cái gì, đối tượng đó có những yêu cầu, giới hạn đến đâu... - Cách thực hiện: Hướng dẫn học sinh làm những công việc sau: + Đọc kĩ đề. + Phân tích đề. Phân tích đề bằng cách: Gạch 1 gạch dưới các từ xác định thể loại bài văn. Gạch 2 gạch dưới từ xác định đối tượng miêu tả. Gạch 3 gạch dưới từ xác định thời gian miêu tả. (việc làm này tùy thuộc vào yêu cầu của đề bài vì có đề bài cho thời gian miêu tả nhưng cũng có đề không cho thời gian miêu tả.) * Ví dụ: Đề bài: Hãy miêu tả cánh đồng lúa quê em sau trận mưa rào đầu mùa hạ. Với đề bài trên tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu và phân tích đề bài qua việc trả lời các câu hỏi: - Đề bài thuộc thể loại văn nào? (Thể loại văn miêu tả). - Đối tượng miêu tả là gì ? (cánh đồng lúa quê em). - Cảnh đó được miêu tả vào thời gian nào? (sau trận mưa rào đầu mùa hạ). Sau khi đọc đề bài và đã trả lời đúng các câu hỏi trên, học sinh thực hành gạch chân trực tiếp trên đề bài. Đề bài: Hãy miêu tả cánh đồng lúa quê em sau trận mưa rào đầu mùa hạ * Bước 2: Tìm ý - Lập dàn ý: - Sau khi tìm hiểu đề các em đã xác định chính xác đối tượng miêu tả - 15 -
  • 16. nhưng chắc chắn chưa thể định hình được hướng đi cho bài viết. Để giúp các em định hình được bài viết văn tả cảnh, trước tiên tôi hướng dẫn cho học sinh tìm ý cho bài văn tả cảnh. Việc tìm ý cho bài văn phải được tiến hành song song với việc quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả. Để làm được việc trên với mỗi một đề bài tôi hướng cho học sinh quan sát trực tiếp đối tượng bằng một số câu hỏi gợi ý để học sinh quan sát và ghi lại tỉ mỉ những nét tiêu biểu, đặc sắc của cảnh để làm tư liệu cho việc lập dàn ý. * Ví dụ: Để quan sát và tìm ý bài: "Tả cảnh nhộn nhịp của sân trường em trong giờ ra chơi" tôi đưa ra hệ thống câu hỏi sau: - Khung cảnh và không khí của sân trường trước giờ ra chơi như thế nào? - Cảnh sân trường trong giờ ra chơi: + Âm thanh lúc đó? + Học sinh từ các lớp ra sân như thế nào? + Toàn sân trường lúc này ồn ào, náo nhiệt ra sao? (Tiếng cười? Tiếng nói? các nhóm chơi diễn ra ở những chỗ nào trên sân trường?) + Nhóm hoạt động sôi nổi nhất là nhóm nào? Họ chơi những trò chơi gì? Các bạn trong nhóm hoạt động thế nào?... + Tiếng hò reo, cổ vũ của các cổ động viên lúc trò chơi bắt đầu đến lúc kết thúc? - Lúc có tiếng trống báo hoạt động giữa giờ: + Các bạn nhanh chóng xếp hàng tập thể dục như thế nào? - Sau khi hoạt động giữa giờ xong: + Trên khuôn mặt một số bạn có biểu hiện gì? + Không khí trên sân trường lúc này ra sao? - Cảm nghĩ của em về giờ ra chơi: + Những cảm xúc gì sau giờ ra chơi? + Những ấn tượng tốt đẹp gì về tuổi học trò? - 16 -
  • 17. - Sau khi tìm ý, trước khi lập dàn bài chi tiết, học sinh cần xác định trình tự miêu tả để sắp xếp các ý một cách hợp lí. Trình tự miêu tả trong văn tả cảnh có thể là trình tự không gian, có thể là trình tự thời gian tuỳ theo từng cảnh để lựa chọn cho phù hợp. * Ví dụ: Với bài tả khu vườn vào buổi sáng, ta nên chọn trình tự không gian. + Trước cửa vườn:… Giữa vườn:… Góc vườn bên trái:…. Góc vườn bên phải:…  Cuối vườn:... Tuy nhiên, ta vẫn có thể chọn trình tự thời gian: + Khoảng trời phía đông ửng hồng, khu vườn trông…. Mặt trời bắt đầu nhô lên sau rặng tre là lúc vẻ đẹp của cây, hoa trong vườn…. Khi ánh nắng ban mai bắt đầu toả xuống, khu vườn... Mặt trời lên cao… * Ví dụ: Với bài tả dòng sông chọn trình tự miêu tả là thời gian. + Buổi sáng, ông mặt trời từ từ nhô lên tỏa những tia sáng rực rỡ xuống mặt sông làm mặt sông như khoác trên mình chiếc áo lụa đào thướt tha…  Trưa về, sông thay chiếc áo xanh lộng lẫy trông thật duyên dáng….  Chiều đến, là lúc sông mặc áo ráng vàng quyến rũ…  Khi mặt trăng đã lên cao. Trên bầu trời xuất hiện những vì sao thì sông nhanh chóng thay chiếc áo hoa lấp lánh ánh sao…. Ta cũng có thể chọn trình tự không gian như: + Nhìn từ xa dòng sông như dải lụa mềm mại uốn lượn quanh thôn xóm…..  Nước sông trong veo in rõ từng mảng mây trời. Trên mặt sông một vài đám bèo lục bình đang lững lờ trôi…. Bờ bên trái là hàng phi lao xanh mướt đang in bóng xuống mặt sông như những nàng thiếu nữ yểu điệu soi gương chải tóc…. Bên phải là con đường nhựa nhẵn bóng như đang sánh duyên cùng con dòng sông… …… - Khi đã xác định được trình tự miêu tả thì học sinh tiến hành lập dàn ý theo khung dàn ý chung như sau: + Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả. - 17 - Tải bản FULL (File Word 40 trang): bit.ly/3epulUG Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 18. + Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. + Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết. Dưới đây là ví dụ dàn ý của một số bài văn tả cảnh mà học sinh đã làm: Ví dụ 1: Dàn ý bài văn tả dòng sông quê em (Bài tập 2/ tiết Luyện tập tả cảnh – Tuần 6 – SGKTV 5 tập 1) em Đỗ Thị Thu Thủy lớp 5B đã làm như sau - 18 -
  • 19. Dàn ý bài văn tả cảnh nhộn nhịp của sân trường vào giờ ra chơi (em Ngô Thanh Trúc lớp 5B đã làm) - 19 - Tải bản FULL (File Word 40 trang): bit.ly/3epulUG Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net