SlideShare a Scribd company logo
UBND TỈNH QUẢNG NINH
UBND HUYỆN CÔ TÔ
----o0o----
DỰ THẢO
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ
GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN
TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
CÔ TÔ, THÁNG 6, NĂM 2014
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC LẬP QUY HOẠCH
Với tổng diện tích hơn 46 km2
bao gồm 50 đảo lớn nhỏ, huyện đảo Cô
Tô thuộc tỉnh Quảng Ninh có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, an
ninh quốc phòng ở khu vực biển đảo phía Bắc của đất nước. Với hệ thống tài
nguyên thiên nhiên biển đảo đa dạng, phong phú, đồng thời lưu giữ những di
sản văn hóa vật thể và phi vật thể đặc biệt quan trọng đối với cả nước. Mặc dù
trong bối cảnh kinh tế thế giới, khu vực và trong nước còn những khó khăn,
tuy nhiên lượng khách du lịch đến với Cô Tô tham quan nghỉ dưỡng ngày
càng tăng cao. Tiềm năng du lịch đặc sắc đang đưa Cô Tô trở thành điểm đến
du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng biển đảo cấp quốc gia gắn với khu du lịch sinh
thái biển đảo cao cấp Vân Đồn trở thành trọng điểm du lịch hấp dẫn trong
quần thể du lịch Cát Bà – Hạ Long – Vân Đồn – Cô Tô – Móng cái – Trà Cổ.
Trong những năm qua, lĩnh vực dịch vụ-du lịch của Cô Tô đang ngày
càng được chú trọng đầu tư phát triển, đang từng bước khẳng định vai trò của
mình trong cơ cấu kinh tế của huyện đảo. Đến năm 2013 tỷ trọng của ngành
thương mại-dịch vụ và du lịch đứng thứ 2 chiếm 32,4% trong cơ cấu kinh tế
toàn huyện và đây là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai
đoạn 2010-2013(19,9%/năm so với 12,9%/năm của nông – lâm nghiệp, thủy
sản và 8,0%/năm cua ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và xây dựng).
Tiềm năng và thế mạnh của du lịch Cô Tô được thể hiện rõ nét qua sức
hấp dẫn của những bãi biển nước trong, bờ thoải gắn với cảnh quan của hệ
sinh thái rừng nguyên sinh nhiệt đới được bảo tồn gần như nguyên vẹn mang
lại vẻ đẹp hoang sơ. Cô Tô cũng là vùng biển được coi là đa dạng sinh học
hàng đầu Việt Nam với sự có mặt nhiều hệ sinh thái điển hình của vùng biển
nhiệt đới, trong đó có hệ sinh thái rạn san hô tập trung. Đây cũng là địa bàn
phong phú về cơ cấu hải sản với nhiều loại quý hiếm, có giá trị cao như tôm
hùm, bào ngư, hải sâm, cầu gai, cua, ghẹ, cá song, mú, mực, san hô sừng...
Có thể nói trong giai đoạn vừa qua du lịch của Cô Tô đã đạt những kết
quả phát triển tích cực, thu hút lượng du khách tăng cao qua từng năm. Nếu
năm 2010 mới có 3000 lượt du khách thì đến năm 2012 có 35.000 lượt du
khách và đến năm 2013 có tới 56.000 lượt du khách, doanh thu du lịch –
thương mại đạt trên 70 tỷ đồng. Sự phát triển này đã và đang khẳng định vai
trò quan trọng của lĩnh vực du lịch trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện
đảo Cô Tô đúng như nghị quyết đại hội đảng bộ huyện Cô Tô lần thứ
IV( 2010-2015) đã xác định: “Tập trung phát triển nhanh ngành du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn”
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng kể nhưng quá trình phát triển du
lịch của Cô Tô cũng đang bộc lộ những khó khăn, hạn chế như: hoạt động du
lịch còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ và phân tán, chưa hình thành những
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 2
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
sản phẩm mang tính chủ lực, hệ thống cơ sở hạ tầng còn không ít hạn chế, bất
cập...những khó khăn hạn chế trong thực tiễn khiến du lịch Cô Tô chưa phát
triển tương xứng với những tiềm năng và lợi thế của mình.
Để tạo bước chuyển biến về chất trong phát triển việc lập “Quy hoạch
phát triển du lịch huyện Cô Tô gắn với ổn định kinh tế nông thôn đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030” là yêu cầu mang tính cấp thiết của thực tiễn
trong định hướng phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng
của huyện đảo.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm
1.1. Phát triển Cô Tô trở thành khu du lịch Quốc gia, tạo động lực quan trọng
để phát triển du lịch Quảng Ninh – vùng Đồng bằng Sông Hồng – vùng kinh
tế trọng điểm phía Bắc và cả nước như đã được xác định tại chiến lược phát
triển Du lịch Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
1.2. Xây dựng Cô Tô thành khu kinh tế - Du lịch và Dịch vụ chất lượng cao
gắn với bảo tồn, tôn tạo.
1.3. Xây dựng Cô Tô tương xứng với vị trí tiền tiêu góp phần tích cực trong
quá trình mở cửa hội nhập kinh tế - Quốc tế, đảm bảo Quốc phòng – An ninh.
1.4. Phát triển Cô Tô theo hướng du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao, có
sức cạnh tranh trong khu vực và Thế giới.
1.5. Phát triển du lịch làm tiền đề và động lực thúc đẩy các ngành sản xuất và
dịch vụ khác phát triển theo hướng chất lượng cao gắn với sự tham gia của
cộng đồng dân cư đảo.
1.6. Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp, du
lịch văn hóa lịch sử, đồng thời phải gắn kết với thị trường Quốc tế và nâng
cao tính cạnh tranh với các đảo khác trong và ngoài nước.
1.6. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị thiên nhiên.
2. Mục tiêu
Cung cấp các cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc nâng cao một bước
năng lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch phục vụ quá trình
phát triển kinh tế-xã hội của huyện từ nay cho đến 2020, tầm nhìn 2030 góp
phần vào việc nâng cao thu nhập, văn hóa tinh thần phong phú, lành mạnh,
thu hút nhiều lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến huyện Cô Tô.
Các mục tiêu cụ thể:
Phát triển Cô Tô đạt các tiêu chí khu du lịch Quốc gia quy định tại luật
Du lịch năm 2005, trở thành khu du lịch biển đảo chất lượng cao, đặc sắc tầm
cỡ khu vực và Quốc tế với những mục tiêu:
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 3
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
- Có hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn được bảo tồn,
nâng cao và phát huy các giá trị hấp dẫn khách du lịch.
- Mặt bằng không gian, cơ sở vật chất – kỹ thuật và dịch vụ đạt chuẩn
Quốc tế, đáp ứng yêu cầu của hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí của
khách du lịch trong nước và Quốc tế.
- Bảo đảm tạo công ăn việc làm cho dân cư, tổng thu từ hoạt động du
lịch chiếm tỷ trọng cao trong GDP hàng năm của Huyện.
- Làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý xây dựng và phát triển đảo
theo quy hoạch. Tạo cơ hội thuận lợi cho các chương trình phát triển , các dự
án đầu tư, sử dụng hợp lý các nguồn lực đảm bảo phát triển Cô Tô bền vững.
III. NHỮNG CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH
1. Căn cứ pháp lý
- Luật du lịch năm 2005;
- Luật di sản văn hóa và luật sửa đôi bổ sung một số điều khoản của Luật
di sản văn hóa;
- Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH 11 ngày 29/11/2009;
- Nghị định 92/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định 92/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ về quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Du Lịch;
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi
bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006 NĐ-CP ngày 07/9/2006 của
Chính phủ;
- Nghị định 98/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ về quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật di sản văn hóa;
- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 3/11/2013 của Bộ Kế hoạch và
Dầu tư hướng dẫn tổ chức lập thẩm định, phê duyệt, điêu chỉnh và công bố
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và
sản phẩm chủ yếu.
- Quyết định số 2782/QD-BVHTTDL ngày 27-07-2013 của Bộ Văn hóa
-Thể thao và Du lịch về việc Phê duyệt Đê án phát triển du lịch biển đảo và
vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định số 2782/QD-BVHTTDL ngày 27-07-2013 của Bộ Văn hóa
-Thể thao và Du lịch về việc Phê duyệt Đề án phát triển du lịch biển đảo và
vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020.
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 4
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
- Quyết định số 91/QD-BVHTTDL ngày 30-12-2008 của Bộ Văn hóa
-Thể thao và Du lịch về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020.
2. Các văn bản liên quan
- Quy hoạch phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải
Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 1154/QĐ-UBND ngày 03/5/2013 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc ủy quyền cho các Sở Ban Ngành của tỉnh và UBND các địa
phương liên quan triển khai lập Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Quy
hoạch xây dựng và các Quy hoạch ngành lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của tinh
Quảng Ninh;
- Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 25/5/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ
tỉnh Quảng Ninh về phát triển du lịch tỉnh Quang Ninh, Giai đoạn 2013-2020,
tầm nhìn 2030;
- Kết luận số 29-KL/TU ngày 25/3/2013 về Kết luận của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy về nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn
2013-2015;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cô Tô lần thứ IV;
- Quy hoạch Tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2020, tầm nhìn 2030;
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng biển đảo Cô Tô, tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020;
- Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô
giai đoạn 2008-2015;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cô Tô đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020;
- Công văn số 201/UBND ngày 8/04/2014 của UBND huyện Cô Tô về
việc lập Quy hoạch phát triển du lịch huyện Cô Tô đến năm 2020, tàm nhìn
đến 2030;
- Các quy hoạch một số ngành về giao thông, điện nước, đô thị... đến
năm 2020; quy hoạch nông thôn mới các xã;
- Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế tại địa bàn trước khi tiến hành xây
dựng Nội dung Quy hoạch.
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 5
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
IV. PHẠM VI QUY HOẠCH
1. Về không gian
Phạm vi bao gồm toàn huyện đảo Cô Tô (thị trấn Cô Tô, xã Đồng Tiến,
xã Thanh Lân, các đảo như đảo Trần, Cô Tô nhỏ…).
2. Về thời gian
+ Hệ thống số liệu thống kê: đến năm 2013
+ Năm định hình quy hoạch: 2015-2020
V. PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH
1. Phương pháp thu thập tài liệu
Sử dụng lựa chọn số liệu, tài liệu, những thông tin liên quan đến nội
dung và đối tượng nghiên cứu trong quy hoạch, làm tiền đề cho việc phân tích
đánh giá tổng hợp các nội dung và đối tượng nghiên cứu một cách khách quan
và chính xác.
2. Phương pháp phân tích tổng hợp
Được sử dụng trong suốt quá trình phân tích đánh giá toàn diện các nội
dung, các đối tượng nghiên cứu trong quy hoạch như: Thực trạng tiềm năng
tài nguyên du lịch, thực trạng công tác tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên
du lịch, thực trạng phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, thực
trạng biến động của môi trường du lịch, thực trạng phát triển của các chỉ tiêu
kinh tế du lịch…
3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Được thực hiện nhằm điều tra bổ sung hoặc kiểm tra lại những thông
tin quan trọng cần thiết cho quá trình phân tích, đánh giá và xử lý các tài liệu
và số liệu; xác định cụ thể hơn về vị trí, ranh giới, quy mô cũng như tầm quan
trọng của các đối tượng nghiên cứu, đồng thời xác định khả năng tiếp cận của
khách du lịch đến các điểm tài nguyên.
4. Phương pháp dự báo
Nghiên cứu một cách toàn diện các yếu tố khách quan và chủ quan, các
yếu tố trong nước và Quốc tế, các yếu tố trong và ngoài ngành du lịch, những
thuận lợi và khó khăn thách thức…có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành
du lịch. Trên cơ sở đó dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch, nghiên cứu tổ
chức không gian khu du lịch, đề xuất các dự án, các lĩnh vực ưu tiên đầu tư,
cũng như việc xác định các sản phẩm du lịch đặc thù.
5. Phương pháp bản đồ
Thể hiện các số liệu, nội dung kết quả đã đượ nghiên cứu trên hệ thống
bản vẽ quy hoạch.
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 6
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ
TỈNH QUẢNG NINH
I. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÔ TÔ
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Cô Tô là một quần đảo có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát
triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Được thành lập
vào 29/3/1994, lãnh thổ huyện Cô Tô bao gồm toàn bộ phần đảo nổi của
khoảng 50 hòn đảo, quần đảo và vùng biển xung quanh, được giới hạn: Từ
200
55’ đến 210
15’7” vĩ độ bắc, từ 1070
35’ đến 1080
20’ kinh độ Đông.
Phía Đông tiếp giáp hải phận Quốc tế với chiều dài đường hải phận gần
200km, từ phía ngoài khơi đảo Trần đến đảo Bạch Long Vĩ.
Phía Bắc giáp đảo Cái Chiên (huyện Hải Hà), đảo Vĩnh Thực (Thành
phố Móng Cái).
Phía Nam giáp vùng biển đảo Bạch Long Vĩ - Hải Phòng.
Phía Tây giáp huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.
Đảo Cô Tô cách đất liền khoảng 25 hải lý, gần ngư trường khai thác hải
sản lớn của cả nước; Đảo Trần một trong những hòn đảo quan trọng trong
quần thể các hòn đảo của huyện Cô Tô nằm ở vị trí Đông Bắc của huyện,
cách thành phố Móng Cái khoảng 35 km, nằm trong khu vực cửa khẩu, cách
đường hàng hải Quốc tế Hải Phòng - Bắc Hải 30 km.
Với vị trí địa lý nêu trên, Cô Tô là một huyện đảo có nhiều tiềm năng
phát triển kinh tế trên biển, du lịch, phát triển dịch vụ cứu hộ cứu nạn trên
biển và giao lưu kinh tế với Quốc tế.
Trong chiến lược phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đã xác định đến
năm 2020 Cô Tô trở thành trung tâm du lịch biển đảo chất lượng cao, trung
tâm vui chơi giải trí đẳng cấp Quốc tế. Đến năm 2030, Cô Tô sẽ là trung tâm
công nghiệp giải trí đẳng cấp Quốc tế, là mắt xích đóng vai trò quan trọng
trong chuỗi du lịch cao cấp Vân Đồn – Cô Tô.
1.2. Địa hình, địa chất
1.2.1. Địa hình
Quần đảo Cô Tô bao gồm các đảo lớn, nhỏ kéo dài theo hướng Đông
Bắc - Tây Nam và hợp thành một vòng cung thoải quay chiều lõm ra khơi
Vịnh Bắc Bộ. Địa hình đồi cao với những nét đặc thù của núi thấp, sườn dốc,
bất đối xứng, chia cắt mạnh; đồng bằng phân bố xen kẽ giữa khu vực đồi núi,
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 7
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
Bãi biển có những bãi cát dài tương đối bằng phẳng có độ cao từ 2-6m, độ
dốc trung bình 00
- 30
được thành tạo bởi cát hạt trung là điều kiện thuận lợi
cho phát triển du lịch tắm biển.
Những bãi đá gốc có nguồn gốc mài mòn xuất hiện ở khắp nơi, diện
tích khá rộng. Do dao động thủy triều khá cao nên thường có sự lẫn lộn giữa
đá nổi và đá ngầm. Dạng địa hình này phát triển ở phía bắc đảo Thanh Lân,
đảo Trần tạo nên những cảnh đẹp tự nhiên thu hút sự hiếu kỳ của du khách
trong các hoạt động du lịch khám phá, nghiên cứu khoa học.
1.2.2. Địa chất
Quần đảo Cô Tô được cấu tạo bởi các trầm tích khá đồng nhất, với
phương cấu trúc đông bắc - tây nam. Thành phần đá nền là các loại đá trầm
tích biến chất và đá trầm tích phun trào. Các lớp đất đá có chiều dày rất khác
nhau, bề mặt các đảo được phủ bởi một lớp trầm tích có nguồn gốc biển,
deluvi, eluvi; ở chân đảo là những bãi tích tụ cát và cát bùn nguồn gốc biển.
Khu vực đảo Trần còn tồn tại hệ tầng Đồ Sơn (D1đs) phân bố thành
một dải ở Phía Bắc, phía Tây và phía Nam đảo, nằm bất chỉnh hợp trên trầm
tích Ocdovic – Silua của hệ tầng Cô Tô.
Với những đặc điểm trên Cô Tô không chỉ là điểm đến tham quan, nghỉ
dưỡng, tắm biển mà còn thu hút sự quan tâm của những du khách có nhu cầu
nghiên cứu khoa học từ mọi miền đất nước và thế giới.
1.3. Khí hậu - Thủy văn, hải văn
1.3.1.Khí hậu
Huyện Cô Tô được đặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa
đông lạnh mang đậm tính chất khí hậu hải dương với nhiệt độ trung bình năm
22 - 230
C, lượng mưa trung bình 1700 - 1900 mm/năm. Khí hậu được phân
làm 2 mùa rõ rệt: nóng và ẩm vào mùa hè (tháng 5 - 10), khô và lạnh vào mùa
đông (tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau).
- Chế độ nắng: khá dồi dào trung bình đạt từ 1700-1820 giờ/năm và có
sự phân hóa theo mùa. Từ tháng 4 đến 12, số giờ nắng trung bình trên 100
giờ/tháng, cao nhất vào tháng 7. Tháng 1- 3 số giờ nắng dưới 100 giờ/năm.
- Chế độ nhiệt: ổn định với nhiệt độ trung bình nhiều năm là 22 - 230
C
phân hóa thành 2 mùa rõ rệt: mùa hè (tháng 5 - 10), mùa đông (tháng 11 - 4).
- Chế độ mưa ẩm: Lượng mưa trung bình năm dao động từ 1700 - 1900
mm/năm và có sự phân hóa theo mùa:
+Mùa mưa: từ tháng 5 – 10, Mùa ít mưa: từ tháng 11 năm trước đến
tháng 4 năm sau.
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 8
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
+ Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm đạt 83 - 84%.
Đạt cực tiểu vào nửa đầu mùa đông và cực đại vào tháng 3 và tháng 4.
- Chế độ gió, bão: thường thịnh hành 2 loại gió chính:
+ Gió mùa Đông Nam: Xuất hiện vào mùa hè,
+ Gió mùa Đông Bắc: Xuất hiện vào mùa khô (tháng 10 - 4 năm sau).
- Bão: Hàng năm, huyện Cô Tô thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của 5 -
7 cơn bão với sức gió từ cấp 8 - 11. Bão thường xuất hiện vào tháng 6 đến
tháng 9 kèm theo gió mạnh và mưa lớn gây thiệt hại lớn cho người dân.
- Sương: Sương muối ít xảy ra, thường xuất hiện vào cuối tháng 12 đến
tháng 1 năm sau. Sương mù hàng năm có khoảng từ 15 - 30 ngày.
Như vậy các yếu tố thời tiết đáng lưu ý nhất trên huyện đảo là mưa và
bão lũ, sương mù. Vì vậy, khi bố trí các ngành sản xuất, các hoạt động du lịch
và xây dựng cần tính tới thời kỳ mưa, gió bão và sương mù trên đảo và biển.
1.3.2. Thủy văn, hải văn
- Tài nguyên nước mặt
Hệ thống sông suối trên đảo ít và ngắn, dốc. Toàn huyện có 13 con suối
có chiều dài trên 1 km, được phân bố chủ yếu ở đảo Thanh Lân (9 suối), đảo
Cô Tô lớn (có 3 suối) và đảo Cô Tô con (1 suối).
Chế độ thủy văn có sự phân hóa theo mùa: Mùa mưa lượng nước khá
dồi dào, tuy nhiên vào mùa khô nước suối cạn, nguồn nước sinh hoạt của cư
dân trên đảo chủ yếu dựa vào mạch nước ngầm và các hồ chứa trên đảo.
Toàn huyện có 21 hồ, đập để chứa nước cung cấp nước sinh hoạt và sản
xuất cho người dân. Do vậy, các hồ chứa có vai trò vô cùng quan trọng đáp
ứng nhu cầu sử dụng của người dân và du khách tham quan lưu trú trên đảo.
+ Đảo Cô Tô lớn: có 14 hồ lớn nhỏ chứa nước là nguồn cấp nước phục
vụ sinh hoạt và sản xuất với tổng dung tích hơn 485.000 m3
và hai hồ nước
mặn (hồ Thầu Mỵ và Đồng Muối). Tuy nhiên, vào mùa khô thì hầu như các
hồ bị cạn trừ hồ C4, hồ Trường Xuân.
+ Đảo Thanh Lân: có 4 hồ chứa nước, trong đó có hồ Ông Thanh và hồ
Ông Cự là nguồn cấp nước sản xuất nông nghiệp với tổng dung tích 119.957
m3
, hồ Bạch Vân và hồ Chiến Thắng 2 là nguồn cấp nước sinh hoạt chính cho
người dân trên đảo với dung tích 107.510 m3
. Tuy nhiên, do các hồ nước trên
đảo chủ yếu là những hồ nhỏ nên chỉ có thể chứa nước vào mùa mưa, còn
mùa khô gần như cạn kiệt không đủ cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất.
+ Đảo Trần: Đảo Trần có diện tích nhỏ, địa hình chủ yếu là đồi và núi
nên việc hình thành dòng chảy trên đảo, nhất là vào mùa khô là rất khó khăn,
các dòng chảy trên đảo chỉ là tạm thời vào mùa mưa. Hiện nay, trên đảo đã
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 9
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
xây dựng 3 đập chắn nước phục vụ dự án đưa dân ra đảo Trần sinh sống, tuy
nhiên khả năng trữ và giữ nước đáp ứng nhu cầu sử dụng còn nhiều hạn chế.
- Tài nguyên nước ngầm
Trữ lượng nước ngầm tính cho toàn huyện đảo vào khoảng 10,65 triệu
m3
. Mực nước ngầm có độ cao lớn nhất là 4,5 m và thấp nhất là 2 m. Chất
lượng nước ngầm từ trung bình đến kém, độ pH cao. Riêng với các tầng chứa
nước nguồn gốc biển và tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích, nước ngầm
xuất hiện ở độ sâu từ 8 đến 20 m, chất lượng nước nhìn chung tốt, có độ
khoáng nhỏ, nước ngọt, nên có thể khai thác nước ngầm từ quy mô nhỏ đến
quy mô trung bình dùng cho sinh hoạt của nhân dân và nhu cầu sử dụng khác.
- Hải văn
+ Chế độ sóng: Huyện đảo Cô Tô là khu vực có chế độ hải văn điển hình
cho vùng vịnh Bắc Bộ. Chế độ hải văn khu vực quần đảo Cô Tô phụ thuộc vào
hoàn lưu của hai loại gió mùa (gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam).
+ Chế độ thuỷ triều: chịu ảnh hưởng chung của chế độ nhật triều đều và
thuần nhất của Vịnh Bắc Bộ. Biên độ triều vùng này cao nhất Việt Nam từ 3 - 4
m. Hướng của thuỷ triều cũng thay đổi vào các mùa trong năm.
Tại vùng nước xung quanh đảo Cô Tô, sóng thịnh hành về mùa đông là
hướng đông bắc và đông - đông bắc; với độ cao trung bình từ 0,7 đến 1,3m,
độ cao cực đại đạt 2,3-2,8 m. Mùa hè, từ tháng VI -VIII, hướng sóng thịnh
hành là nam và nam - đông nam, độ cao trung bình từ 0,7 - 0,9m, độ cao cực
đại có thể tới 3,5-4,5m, cá biệt, sóng trong bão có thể tới 5-6m. Trong thời gian
chuyển tiếp, phổ biến là hướng sóng đông bắc và đông nam.
Với những đặc điểm trên Cô Tô có thể phát triển nhiều khu vực bãi tắm và
những sản phẩm du lịch hấp dẫn với các hoạt động vui chơi biển độc đáo thu hút sự
quan tâm của du khách tới đảo.
2. Tài nguyên tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1. Tài nguyên rừng và hệ sinh thái rừng
Theo Quyết định số 3541/QĐ-UBND ngày 26/12/2013 tổng diện tích
rừng và đất lâm nghiệp của huyện Cô Tô là 3.379ha, trong đó đất có rừng là
2.767ha, độ che phủ của rừng là 58,2%. Rừng trên đảo đa số là rừng phục hồi,
có nhiều loại cây gỗ thuộc họ trâm, họ bứa, họ thân dầu, họ đậu, long lão, lim,
giao, bồ hòn, thông, keo..., nhiều loại cây dược liệu quý như: sâm sắn, chè
khe, chè vằng,… có chức năng phòng hộ hiệu quả, tạo cảnh quan đẹp như cây
Chõi (Trâm bầu) và những loại cây có thể khai thác, phát triển làm cây cảnh
đẹp và giá trị kinh tế cao: Tùng La hán, cây Cứt chuột (tên địa phương cây
Thèn đen), nguyệt quế, si, sộp,…
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 10
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
Sự đa dạng của hệ hệ sinh thái rừng với thảm thực vật phong phú và
những loại cây trồng tại những khu dân cư ...tạo nên cảnh đẹp tự nhiên, phong
phú không chỉ là chức năng phòng hộ mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên
với nhiều loại động vật hoang dã là điểm đến lý tưởng cho những du khách ưa
mạo hiểm và nghiên cứu khoa học, thực hiện những trải nghiệm khám phá.
2.2. Tài nguyên biển và hệ sinh thái biển
2.2.1. Tài nguyên biển
Bờ biển của đảo có vị thế khác hẳn với các đoạn bờ biển trên đất liền
thuộc tuyến Hạ Long-Bạch Long Vĩ. Bãi biển sạch, đẹp với dải cát trắng
mịn, lại có sóng biển lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thể thao
lướt ván, lướt sóng và bơi lặn. Các bãi biển trên đảo còn có đặc điểm độc đáo
là sườn ngầm khá sâu hợp với nhu cầu du khách tắm biển và thích khám phá.
Tổng diện tích bãi biển trên hai đảo Cô Tô lớn và đảo Thanh Lân là: 7,58 km2
,
trong đó phân bố dày đặc trên đảo Cô Tô lớn (chiếm 1/3 diện tích đảo).
Bãi tắm vụng Ba Châu – xã Thanh Lân Bãi tắm Hải Quân – xã Thanh Lân
Cô Tô còn giữ được vẻ nguyên sơ của môi trường sinh thái nước, với
những bãi biển đẹp, không khí trong lành, cấu tạo kiến trúc địa chất, địa hình
và địa mạo của những dải bờ biển dài, cát trắng mịn, đặc biệt hấp dẫn như bãi
biển Thị trấn; bãi biển Hồng Vàn, Vàn Chải, Bắc Vàn (xã Đồng Tiến); các bãi
biển vụng Ba Châu, bãi tắm Hải Quân, bãi biển C76 (xã đảo Thanh Lân) bãi
biển của đảo Cô Tô nhỏ và nhiều bãi biển khác hòa lẫn những cánh rừng
nguyên sinh cùng nhiều loài động, thực vật quý hiếm, hệ sinh thái biển phong
phú và đặc biệt có loài sinh vật biển quý hiếm như bò biển..., rất thích hợp
với du lịch nghỉ dưỡng, phù hợp với du lịch biển hiện nay của nước ta.
Bãi tắm đảo Cô Tô Con Bãi tắm Vàn Chảy
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 11
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
Quần thể các hòn đảo lớn nhỏ thuộc huyện Đào còn giữ được vẻ
nguyên sơ, các bãi tắm và đất ven bãi biển chưa bị chia nhỏ phù hợp cho phát
triển khu nghỉ dưỡng cao cấp (đảo Cô tô Con ), Cô Tô lớn (Vàn Chảy).
Với hàng nghìn ngư dân đánh bắt trên biển cũng như các tàu bè đánh
bắt xa đất liền của các địa phương khác gần huyện nên Cô Tô có điều kiện
thuận lợi phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá trên địa bàn huyện. Đây chính là
một trong những điểm thu hút khách du lịch và tạo thành tuyến thăm quan du
lịch làng nghề cá, bắt ốc, câu mực đêm, chế biến mực, cá khô.
Trong tương lai khu kinh tế hành chính đặc biệt Vân Đồn hình thành
Cô Tô sẽ có điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch và tạo kết nối đối với
Vân Đồn từ đó tạo ra chuỗi du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn du khách.
2.2.2. Hệ sinh thái biển
Cũng như hệ sinh thái rừng, các hệ sinh thái biển tại khu vực đảo Cô Tô
cũng tương đối đa dạng, thu hút sự quan tâm nghiên cứu khoa học biển. Vùng
biển quanh đảo Cô Tô có sự đa dạng về sinh học, có giá trị nguồn gen, đặc
biệt là rong biển, thực vật phù du, động vật phù du khá đa dạng và những
động vật đáy có giá trị kinh tế cao (bào ngư, trai ngọc, ốc nón, tôm hùm, hải
sâm, móng tay, mực, sứa đỏ…) thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong
những trải nghiệm “Một ngày làm dân chài” cùng tham gia chèo thuyền câu
cá, câu mực. Vui chơi trên các bãi biển, dạo quanh các bãi đá bắt ốc…
San Hô Cô Tô
Cô Tô nổi tiếng với những loài san hô đẹp, quý hiếm. Những rạn san hô
tập trung hầu hết tại phía Đông Bắc đảo Cô Tô lớn và phía bắc đảo Thanh Lân
với những rạn san hô nổi tiếng ở Bắc Vàn, Hồng Vàn hòn Tám Cháu, Khe
Trâu, Đuôi Chuột là mối quan tâm đặc biệt của những hoạt động du lịch
nghiên cứu và khám phá của những nhà khoa học và du khách. Nếu không có
các giải pháp bảo vệ phục hồi lại các rạn san hô thì nguồn lợi từ nhóm cá tại
các rạn san hô sẽ mất đi, ảnh hưởng rất lớn đến tính đa dạng sinh hoạc và tài
nguyên đất đai.
2.3. Tài nguyên đất đai
2.3.1. Điều kiện Thổ nhưỡng
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 12
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
Sự đa dạng và phong phú của tính chất thổ nhưỡng tài nguyên đất hình
thành trên đảo hệ thảm thực vật phong phú với những cánh rừng nguyên sinh,
những vùng trồng cây ăn quả, vùng sản xuất lương thực, rau màu rộng lớn và
những bãi biển đẹp (bãi tắm thị trấn, bãi Vàn Chảy, Hồng Vàn, bãi vụng Ba
Châu, bãi tắm đảo Cô Tô Con)...là những địa danh nổi tiếng thu hút du khách.
2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất
Nhìn chung, hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất của huyện đáp ứng tốt nhu
cầu về ở và sản xuất, ổn định đời sống và phát triển Du lịch bền vững theo
hướng sinh thái trong điều kiện có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn
và sự quan tâm đặc biệt đến bảo vệ môi trường thiên nhiên của đảo.
2.3.2.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất
a. Đất sản xuất nông nghiệp
Toàn huyện có 250,54 ha chiếm 10,64% tổng diện tích nhóm đất nông
nghiệp, được sử dụng cho các mục đích như sau:
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Đơn vị tính: Diện tích – Ha; Cơ cấu - %
STT Loại đất Diện tích Cơ cấu
Tổng diện tích đất nông nghiệp 2353,35 100%
1 Đất sản xuất nông nghiệp 250,54 10,64
1.1 Đất trồng cây hàng năm 151,97 6,45
1.1.1 Đất trồng lúa 120,23 5,1
1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 6,00 0,25
1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 25,74 1,09
1.2 Đất trồng cây lâu năm 98,57 4,18
2 Đất lâm nghiệp 2090,57 88,83
2.1 Đất rừng sản xuất 1008,2 42,84
2.2 Đất rừng phòng hộ 1082,37 45,99
3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 11,00 0,46
4 Đất làm muối 1,00 0,04
5 Đất nông nghiệp khác 0,24 0,01
(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường và nông nghiệp huyện Cô Tô)
- Đất sản xuất nông nghiệp
+ Đất trồng cây hàng năm có 151,97 ha
+ Đất trồng cây lâu năm có 98,57 ha
- Đất lâm nghiệp
Đất lâm nghiệp của huyện có diện tích 2090,57 ha, chiếm 88,83% tổng
diện tích đất nông nghiệp. Trong đó:
+ Đất rừng sản xuất có 1008,2 ha, gồm:
+ Đất rừng phòng hộ có 1082,37 ha tập trung gồm
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 13
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
- Đất nuôi trồng thuỷ sản
Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản của huyện năm 2010 có 11 ha, chiếm
0,46% diện tích đất nông nghiệp.
- Đất làm muối
Diện tích đất làm muối trên địa bàn huyện là 1,00 ha, chiếm 0,04% diện
tích đất nông nghiệp, và tập trung toàn bộ ở thị trấn.
- Đất nông nghiệp khác
Đất để xây dựng trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp,
thuỷ sản, đất xây dựng cơ sở ươm cây giống, con giống, đất chuồng trại... với
diện tích 0,24 ha chiếm 0,01% diện tích đất nông nghiệp.
b. Đất phi nông nghiệp
Nhóm đất phi nông nghiệp trong toàn huyện có 1164,91 ha chiếm
24,52% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích, cơ cấu các loại đất trong nhóm đất
phi nông nghiệp như sau:
Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp 1164,91 100
Đất chuyên dùng 1084,47 93,09
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 2,77 0,23
Đất quốc phòng 960,36 82,44
Đất an ninh 0,34 0,02
Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 22,11 1,89
Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh 19,95 1,71
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ 2,16 0,18
Đất phát triển hạ tầng 94,33 8,09
Đất di tích, danh thắng 4,36 0,37
Đất bãi thải, xử lý chất thải 0,2 0,01
Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,18 0,01
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 6,62 0,56
Đất mặt nước chuyên dùng 27,59 2,36
Đất sông suối 1,82 0,15
Đất ở đô thị 16,19 1,39
Đất ở nông thôn 28,04 2,40
(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường và nông nghiệp huyện Cô Tô)
- Diện tích đất phát triển hạ tầng hiện nay của huyện có 94,33 ha chiếm
8,09% diện tích đất phi nông nghiệp.
- Hiện trạng đất di tích danh thắng có 4,36 ha, chiếm 0,37% diện tích
đất phi nông nghiệp, đây là diện tích đất khu di tích khuôn viên Đài tưởng
niệm Bác Hồ nằm trên địa bàn thị trấn Cô Tô.
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 14
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
- Diện tích đất ở đô thị của huyện có 16,19 ha chiếm 1,39% diện tích
đất phi nông nghiệp.
- Diện tích đất ở nông thôn của huyện có 28,04 ha chiếm 2,4% diện tích
đất phi nông nghiệp.
- Tổng diện tích nhóm đất chưa sử dụng trên toàn huyện còn 1232,49
ha chiếm 25,94% ha diện tích tự nhiên, bao gồm:
+ Đất bằng chưa sử dụng: 697,33 ha
+ Đất đồi núi chưa sử dụng:501,42 ha
+ Núi đá không có rừng cây: 33,74 ha
2.3.2.2. Những tồn tại trong việc sử dụng đất
Quỹ đất dành cho các hoạt động văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế chưa
được bố trí thỏa đáng. Mặt khác, các ngành, các cấp cũng chưa quan tâm đến
quy hoạch, dẫn đến việc chuyển đổi mục đích và sử dụng đất đai sai so với
quy hoạch được phê duyệt.
Trong quá trình sử dụng đất, một số tổ chức, doanh nghiệp còn coi nhẹ
việc bảo vệ cảnh quan môi trường.
3.Tiềm năng nguồn lực kinh tế, xã hội và tài nguyên nhân văn
3.1. Nguồn lực kinh tế
3.1.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tốc độ tăng giá trị gia tăng trong giai đoạn 2006-2010 đạt 12,72%.
Trong đó, trồng trọt và chăn nuôi tăng 5,2%, thủy sản tăng 5%; Công nghiệp
và xây dựng tăng 55,5%, song chủ yếu do tăng xây dựng; Dịch vụ tăng 5,3%.
Bảng 3: Tăng trưởng kinh tế huyện Cô Tô giai đoạn 2010-2013
Đơn vị tính: Giá trị - Tỷ đồng; TTBQ: %
TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2013 TT BQ (%)
Giá trị gia tăng (giá so sánh) 105,87 125,79 5,92
1 Ngành nông, lâm và thủy sản 22,35 39,23 20,63
Nông nghiệp 3,15 5,03 16,88
Thủy sản 19,2 34,2 21,22
2 Ngành CN, TTCN và XD 73,17 40,77 -17,71
3 Ngành TMDV và DL 10,35 45,79 64,16
Thương mại 6 12,71 28,43
Du lịch 1,41 27,5 169,18
DV khác 2,94 5,59 23,89
(Nguồn: Chi cục thống kê, phòng Tài nguyên môi trường - NN Cô Tô và tính toán dự án)
Giai đoạn 2011-2013, tốc độ tăng giá trị gia tăng đạt 5,92%, bằng mức
tăng trưởng trung bình chung của cả nước. Nông nghiệp tăng khoảng 20,6%,
trong đó thủy sản tăng 21,2%, nông nghiệp tăng 16,9%; Công nghiệp và xây
dựng tăng giảm 17,7%, trong đó ngành xây dựng giảm 18,6% nhưng ngành
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 15
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
công nghiệp chế biến tăng 12,9% (sức tăng của ngành công nghiệp chế biến
không bù đắp được sự giảm sút mạnh mẽ của ngành xây dựng).
Bảng 4: Cơ cấu kinh tế huyện Cô Tô giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: Giá trị - Tỷ đồng; TTBQ: %
TT Chỉ tiêu 2010 2013
I Giá trị gia tăng (giá hiện hành) 105,87 163,59
1 Ngành nông, lâm và thủy sản 22,35 51
Nông nghiệp 3,15 6,54
Thủy sản 19,2 44,46
2 Ngành CN, TTCN và XD 73,17 53,21
3 Ngành TMDV và DL 10,35 59,38
Thương mại 6,0 15,25
Du lịch 1,41 35,75
DV khác 2,94 8,38
II Cơ cấu kinh tế 100 100
1 Ngành nông, lâm và thủy sản 21,1 31,2
2 Ngành CN, TTCN và XD 69,1 32,5
3 Ngành TMDV và DL 9,8 36,3
(Nguồn: Chi cục thống kê, phòng Tài nguyên môi trường - NN Cô Tô và tính toán dự án)
Ngành Dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng 64,2%, chủ yếu
do tăng từ du lịch: 169,2%/năm, thương mại tăng 28,4% và các ngành dịch vụ
khác tăng 23,9%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá nhanh theo hướng phát huy lợi thế của
huyện. Ngành thủy sản và du lịch đã đóng góp lớn vào chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. Năm 2013, giá trị gia tăng của ngành thủy sản (giá hiện hành) đạt
khoảng 44,5 tỷ đồng, chiếm khoảng 27,15% tổng giá trị gia tăng của toàn nền
kinh tế huyện (năm 2010 chiếm 18,13%); giá trị gia tăng của ngành du lịch
đạt 35,8 tỷ đồng chiếm khoảng 21,88% (năm 2010 chiếm 1,3%). Ngành xây
dựng chiếm 30,56% (năm 2010 là 67,42%). Cơ cấu kinh tế của huyện năm
2013, ngành nông lâm và thủy sản chiếm 31,2%, ngành công nghiệp – xây
dựng chiếm 32,5% và ngành thương mại – dịch vụ chiếm 36,3%.
3.1.2. Thu ngân sách
Nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện khá nhỏ và không tự cân đối
được nguồn chi ngân sách. Do hoạt động công nghiệp và dịch vụ vẫn chưa
phát triển, các nhà đầu tư còn nhỏ bé và hạn chế về số lượng nên nguồn thu
của huyện hàng năm chỉ chiếm khoảng 1/10 chi ngân sách đầu tư trên địa bàn.
Phần lớn ngân sách phụ thuộc vào nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn tài trợ
khác. Là huyện đảo còn gặp nhiều khó khăn nên nguồn ngân sách từ cấp tỉnh
hỗ trợ chủ yếu giúp huyện cân đối thu chi hàng năm không bị thâm hụt.
Do số lượng doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh (hiện toàn
huyện chỉ có 6 doanh nghiệp đang hoạt động) trên địa bàn huyện ít và qui mô
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 16
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
nhỏ nên nguồn thu ngân sách trên địa bàn hàng năm vẫn khá thấp trong tổng
nguồn thu ngân sách. Hàng năm thu ngân sách trên địa bàn huyện chỉ bằng
khoảng 1/10 tổng nguồn thu ngân sách của huyện. Tuy nhiên, với tốc độ thu
hút khách du lịch và sự khởi sắc trong hoạt động kinh doanh du lịch: khách
sạn, nhà hàng, dịch vụ vận tải ,.. của người dân địa phương và doanh nghiệp
sẽ giúp huyện tăng nguồn thu ngân sách mạnh trong vài năm tới.
3.1.3. Đầu tư xây dựng cơ bản
Là huyện đảo có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, được Đảng và
Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế-xã hội,
nhiều hạng mục công trình quan trọng như: xây dựng cầu cảng, xây dựng
mạng lưới điện, hệ thống cấp nước, mạng lưới giao thông, trụ sơ, bệnh viện,
trường học… đã được thực hiện với tổng vốn đầu tư giai đoạn 2005-2010 là
621,437 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là vốn từ ngân sách tỉnh, nguồn
vốn Biển Đông - Hải Đảo và vốn từ ngân sách huyện. Các công trình đầu tư
của huyện hầu hết đã được đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả trong công
cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo.
3.5. Nguồn lực xã hội và tài nguyên nhân văn
3.5.1. Nguồn lực xã hội
a.Dân số
Theo số liệu thống kê của UBND huyện Cô Tô, dân số huyện đến năm
2013 là 5.553 người, gồm các dân tộc Kinh, Sán Dìu, Hoa có nguồn gốc từ
các tỉnh: Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương
và các huyện của Quảng Ninh. Đa số dân cư định cư ở đảo từ sau 1978. Tốc
độ tăng dân số giai đoạn 2006-2010 khoảng 1,4%, riêng các năm 2011-2013
tăng khoảng 1,96%.
Bảng 5: Cơ cấu dân số theo giới tính, thành thị và nông thôn qua các năm
Hạng mục 2010 2011 2012 2013
1. Tổng dân số toàn huyên (người) 5084 5242 5424 5553
Dân số nam (người) 2868 2950 3039 3108
Cơ cấu trong quy mô tổng dân số (%) 56,4 56,3 56,0 56,0
Dân số nữ (người) 2216 2292 2385 2445
Cơ cấu trong quy mô tổng dân số (%) 43,6 43,7 44,0 44,0
Dân số thành thị (người) 2452 2500 2583 2639
Cơ cấu trong quy mô tổng dân số (%) 48,2 47,7 47,6 47,5
Dân số nông thôn (người) 2632 2742 2841 2914
Cơ cấu trong quy mô tổng dân số (%) 51,8 52,3 52,4 52,5
2.Số hộ dân cư (hộ) 1357 1453 1480 1532
3. Mật đô dân cư (người/km2
) 107 110,3 114,1 116,9
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Cô Tô và điều tra, tính toán của nhóm tư vấn)
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 17
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
b. Lao động
Dân số trong độ tuổi lao động của huyện tăng khoảng 234 người từ
năm 2010 đến 2013. Trung bình mỗi năm tăng khoảng 78 người/năm.
Bảng 6: Cơ cấu tuổi và giới tính của lao động huyện qua các năm
TT Hạng mục 2005 2010 2013
1 Tổng dân số trong độ tuổi lao động (người) 3090 3.420 3654
2 Theo giới tính (người)
- Nam (người) 1580 1810 2000
- Nữ (người) 1510 1.610 1.654
3 Theo nhóm tuổi (người)
- Dưới 30 tuổi (người) 1115 1235 1320
- Cơ cấu trong quy mô tổng số lao động (%) 36,1 36,1 36,1
- Từ 30 đến 49 tuổi (người) 1510 1672 1787
- Cơ cấu trong quy mô tổng số lao động (%) 48,9 48,9 48,9
- Trên 50 tuổi (người) 465 513 547
- Cơ cấu trong quy mô tổng số lao động (%) 15,0 15 15
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Cô Tô và điều tra, tính toán của nhóm tư vấn)
Dân số trong độ tuổi lao động dưới 30 tuổi chiếm khoảng 36,1%, từ 30
đến 49 tuổi chiếm khoảng 48,9% , dân số trong độ tuổi lao động trên 50 tuổi
(từ 50 tuổi đến 59 tuổi đối với nam, từ 50 tuổi đến 54 tuổi đối với nữ) chiếm
khoảng 15% tổng số lao động trong độ tuổi lao động.
Nhìn chung cơ cấu lực lượng lao động theo độ tuổi của huyện đang
trong giai đoạn “dân số vàng”, đây là điều kiện thuận lợi để huyện Cô Tô thực
hiện thắng lợi các chủ trương phát triển kinh tế xã hội.
Bảng 7: Cơ cấu nhân lực theo trình độ học vấn Huyện Cô Tô
Hạng mục 2010 2013
Tổng dân số trong độ tuổi lao động 3.420 3654
Chưa biết chữ 60 50
% tổng số 1,8 1,4
Tốt nghiệp tiểu học 510 490
% tổng số 14,9 13,4
Tốt nghiệp THCS 1280 1240
% tổng số 37,4 33,9
Tốt nghiệp THPT 1.420 1.739
% tổng số 41,5 47,6
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Cô Tô và điều tra, tính toán của nhóm tư vấn)
Tốc độ tăng bình quân về lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch
giai đoạn 2010 - 2013 là 62%, trong đó lao động trực tiếp tăng 91,3%, lao
động gián tiếp tăng 49,4%, lao động lĩnh vực Du lịch chiếm 11,4 đến 12,6%;
Năm 2014, tổng số lao động là 2.500 người, trong đó lao động trực tiếp là
1.000 người và lao động gián tiếp là 1.500 người. Lao động trong kinh doanh
dịch vụ lưu trú, nhà hàng chiếm 22%, kinh doanh lữ hành chiếm hơn 1%.
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 18
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
- Trình độ học vấn
Nhân lực huyện Cô Tô có trình độ học vấn ở mức tương đối thấp so với
mặt bằng chung của cả nước. Số người trong độ tuổi lao động không biết chữ
chiếm tỷ trọng thấp trong lực lượng lao động (chiếm đến 1,4%).
Bảng 8: Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật
TT Hạng mục
2012 2013
Số lượng % Số lượng %
Tổng số 3436 100 3530 100
I Chưa qua đào tạo 2629 76,5 2581 73,1
II Đã qua đào tạo 807 23,5 949 26,9
1 Học nghề 364 10,6 469 13,3
2 Trung cấp chuyên nghiệp 176 5,1 197 5,6
3 Cao đẳng 127 3,7 131 3,7
4 Đại học và trên đại học 140 4,1 152 4,3
(Nguồn phòng thống kê huyện Cô Tô và tính toán của nhóm tư vấn)
- Trình độ chuyên môn - kỹ thuật
Trình độ chuyên môn-kỹ thuật nhân lực huyện tăng nhanh trong giai đoạn
2006-2012, đến năm 2013 tỷ trọng lao động qua đào tạo trong tổng lao động
đang làm việc trong nền kinh tế là 26,9%, trong đó học nghề chiếm 13,3%, trung
học chuyên nghiệp là 5,6%, cao đẳng là 3,7% và đại học là 4,3%. Từ kết quả này
cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của huyện thấp hơn mức trung bình của cả
nước cả về đào tạo nghề và qua đào tạo nói chung. Đây là một trong những
thách thức lớn của huyện trong thời gian tới.
Bảng 9: Cơ cấu lao động các ngành trên địa bàn huyện Cô Tô
TT Hạng mục ĐVT
Năm
2010
Năm
2012
Năm
2013
So sánh
2013 - 2010
1 DS trong độ tuổi lao động 3420 3560 3654 234
2 LĐ làm việc trong ngành KTQD người 3040 3.229 3.334 294
- Trong đó: Thương mại dịch vụ người 670 825 876 206
+ Thương mại người 257 327 380 123
+ Du lịch người 346 408 400 54
+ Các ngành dịch vụ khác người 67 90 96 29
3 Cơ cấu sử dụng lao động % 100 100 100
- Trong đó: Thương mại dịch vụ 22,0 25,5 26,3
+ Thương mại 8,5 10,1 11,4
+ Du lịch 11,4 12,6 12,0
+ Các ngành dịch vụ khác 2,2 2,8 2,9
(Nguồn: Chi cục thống kê, phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Cô Tô)
- Số lượng và cơ cấu trạng thái việc làm của nguồn nhân lực
Năm 2013 số người trong độ tuổi lao động toàn huyện chiếm 59,5%
tổng dân số, tăng 6,8% so với năm 2010. Trong đó lao động Dịch vụ và Du
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 19
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
lịch năm 2013 tăng 30,7%, cao hơn 206 lao động so với năm 2010. Lao động
lĩnh vực Du lịch chiếm tỷ trọng không nhiều khoảng 15,6%.
c.Việc làm và mức sống dân cư
So với bình quân toàn tỉnh Quảng Ninh, thu nhập bình quân đầu người
của huyện vẫn khá thấp nhưng so với một số huyện như Ba Chẽ, Hải Hà, Tiên
Yên thì thu nhập bình quân đầu người của Cô tô lại cao hơn. Cụ thể, thu nhập
bình quân đầu người ước đạt 1.200 USD/người/năm (tương đương khoảng 24
triệu đồng/người) năm 2012.
d. Văn hoá, giáo dục,thông tin, thể dục thể thao
Hàng năm huyện tổ chức và phối hợp tổ chức thành công nhiều các sự
kiện chính trị, văn hóa diễn ra trên địa bàn như: "Tuần Văn hóa-Thể thao-Du
lịch Cô Tô", Liên hoan tiếng hát cho đối tượng thiếu niên nhi đồng và dân cư
cấp huyện, "Đêm Thơ quảng Ninh"; Lễ khánh thành dự án Đưa điện lưới ra
đảo Cô Tô...tổ chức các hoạt động Thể dục - Thể thao gắn với các hoạt động
kỷ niệm thành lập tỉnh Quảng Ninh và thành lập huyện Cô Tô…
e. Y tế
Duy trì tốt công tác quân dân y kết hợp trong khám, chữa bệnh cho
nhân dân; chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.
Đảm bảo bảo 100% các xã, thị trấn có trạm y tế với trang thiết bị và đội
ngũ bác sỹ đạt chuẩn Quốc gia, có cán bộ y tế tại các thôn. Trang thiết bị phục
vụ công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện được đầu tư hiện
đại và đồng bộ, hạn chế tối đa số bệnh nhân chuyển tuyến điều trị.
g. Chợ
Cô Tô hiện có 2 chợ, 01 chợ loại 2 ở trung tâm huyện và 01 chợ loại 3
ở xã Thanh Lân, đang được đầu tư nâng cấp, xây dựng để đạt chuẩn theo quy
định của Bộ Xây dựng. Các khu thương mại, dịch vụ tập trung chủ yếu tại các
tuyến phố khu trung tâm Thị trấn đang được củng cố và duy trì hoạt động tốt,
với các sản phẩm chủ yếu là nông sản, hàng tạp hóa, và hàng điện tử trong
nước và nhập khẩu, hàng may mặc…hình thức bán hàng chủ yếu là bán lẻ.
3.5.2. Tài nguyên nhân văn
a. Di tích lịch sử
ỶTên đảo hiện có các di tích về Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tượng đài Bác
Hồ, khu Cánh đồng muối và khu di tích đền thờ Hồ Chủ Tịch, ghi dấu ngày
09/05/1961, khi Người ra thăm và động viên cán bộ, chiến sỹ nhân dân trên
đảo phát huy truyền thống yêu nước, xây dựng và bảo vệ biển đảo Tổ Quốc.
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 20
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
Di tích khu Đồn Cao ghi dấu tích đại đội Ký Con đã chiến đấu vì sự
nghiệp bảo vệ đất nước sẽ được đầu tư xây dựng, là nơi tri ân để người dân
đảo và du khách viếng thăm tưởng nhớ công ơn các liệt sỹ.
Khu di tích tượng đài Chủ Tịch Hồ Chí Minh
b. Tài nguyên phi vật thể
Quá trình phát triển của Huyện thu hút đông đảo dân cư từ các vùng
miền trên cả nước đến định cư lập nghiệp trên đảo tạo nên sự đa dạng về văn
hóa, tín ngưỡng. Các khu dân cư được hình thành nằm đan xen giữa thiên
nhiên hoang sơ của biển và núi rừng cùng với những ngành nghề truyền thống
(sản xuất ngư cụ, chế biến thủy sản, làm mắm…): khu Vòong Si (gần nhà
thờ), khu Đà Lạt (thôn Hải Tiến xã Đồng Tiến) sẽ mang đến những cảm nhận
đặc biệt thú vị cho những du khách ưa trải nghiệm và khám phá.
Lễ hội truyền thống hàng năm với đa dạng các loại hình văn hoá như
hát Xoan của người Thái Bình, hát ví dặm của người Hà Tính, hò Sông Mã
của người Thanh Hóa, hát Chầu Văn người Nam Định – Hà Nam thể hiện tình
đoàn kết, nhân ái, ý chí quyết tâm bảo vệ và xây dựng đảo của những người
dân đến từ mọi miền đất nước hiện đang sinh sống và làm việc trên đảo.
c. Các đặc sản Cô Tô
Cũng như những vùng biển đảo khác, Cô Tô nổi tiếng với tiềm năng
nguồn lợi thủy sản. Trong đó nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao được thị
trường biết đến với thương hiệu Mực và cá Duội Cô Tô, Hải Sâm, Bào Ngư…
các vùng trồng cây ăn quả (cam, bưởi, na…) tại các thôn Nam Đồng, thôn Hải
Tiến, thôn Nam Hà, khoai lang (thị trấn Cô Tô) là những điểm tham quan lý
tưởng của những du khách ưa trải nghiệm, thích khám phá.
Mực Cô Tô Bào Ngư
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 21
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
3.6. Hạ tầng kỹ thuật
3.6.1. Giao thông vận tải
+ Giao thông đường thủy
Hiện tại trên địa bàn Huyện có 07 bến cảng (một số do Quốc phòng
quản lý như: cảng Bắc Vàn – Cô Tô lớn; cảng Trần Đông, cảng Trần Tây –
đảo Trẩn; cảng Hải Quân – xã Thanh Lân), có 03 cảng dân sự là cảng Cô Tô,
cảng từ Cô Tô lớn sang Thanh Lân và ngược lại.
Giao thông đường thủy vận chuyển hành khách tới đảo hiện đang dần
được bổ sung và thay thế bằng tàu cao tốc có sức chở lớn, có thể hoạt động an
toàn trong những điều kiện thời tiết xấu, thời gian hành trình rút ngắn được
2/3 thời gian. Tuy nhiên số lượng tàu còn hạn chế (06 tàu tuyến Vân Đồn –
Cô Tô), tần suất chạy tàu thấp chưa đáp ứng được nhu câu đi lại của cư dân và
du khách đặc biệt trong mùa du lịch, kỳ nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần.
+ Hệ thống giao thông đường bộ
Hệ thống các tuyến đường trên đảo được xây dựng bằng bê tông, mặt
đường còn xấu, một số tuyến đường đã có dấu hiệu xuống cấp.
Phương tiện giao thông trên đảo nhìn chung cơ bản đáp ứng được nhu
cầu đi lại của người dân và du khách với 20 xe ô tô loại 12 chỗ ngồi và 15 xe
điện loại 15 chỗ và 7 chỗ. Tuy nhiên, các phương tiện vận chuyển trên đảo
hầu hết là những loại xe cũ, chất lượng và độ an toàn không cao.
Xu hướng sử dụng phương tiện vận chuyển “Xanh, Sạch” trên đảo
bằng xe taxi điện, xe máy điện, xe đạp…đang được đầu tư thay vì sử dụng các
loại phương tiện giao thông có ảnh hưởng xấu đến môi trường như hiện nay.
3.6.2. Bưu chính, viễn thông
Cô Tô là một địa điểm du lịch đầu tiên trên cả nước cung cấp dịch vụ
Internets wifi miễn phí cho du khách và người dân. Hiện nay, trên đảo có 60
điểm Internet không dây (wifi) phục vụ tra cứu thông tin miễm phí cho cán
bộ, nhân dân, du khách. Điện thoại di động cũng đã được phủ sóng trên toàn
đảo, đảm bảo liên lạc thông suốt cho nhu cầu sử dụng của người dân.
3.6.3. Mạng lưới điện và hệ thống chiếu sáng
Chỉ cách đây vài năm, huyện Cô Tô còn gặp nhiều khó khăn trong việc
đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của các hộ gia đình cho sinh hoạt và sản xuất.
Cụ thể, năm 2011 chỉ chưa được một nửa số hộ gia đình sử dụng điện nhưng
do được tỉnh đầu tư điện lưới ra tận đảo nên hiện nay toàn bộ 100% hộ gia
đình trên đảo đều có điện. Đây là sự thay đổi mang tính lịch sử đối với huyện
Cô Tô vì nó có tác động lớn không chỉ tới sinh hoạt của người dân mà nó còn
tạo môi trường đầu tư hấp dẫn và ổn định. Từ đó tạo tiền đề cho phát triển mở
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 22
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
rộng sang các ngành, lĩnh vực khác giúp diện mạo đô thị và kinh tế của huyện
thay đổi tích cực.
3.6.4. Mạng lưới cấp, thoát nước
- Mạng lưới cung cấp nước:
Mạng lưới cung cấp nước cho huyện trong thời gian qua đã được quan
tâm đầu tư, đặc biệt là hồ Trường Xuân và hồ C4 một công trình xây dựng
lớn. Hệ thống hồ đập xã Thanh Lân với diện tích 3 ha; xã Đồng Tiến đã xây
dựng được hệ thống hồ đập với diện tích là 4 ha; thị trấn Cô Tô đã xây dựng
được hệ thống hồ đập với diện tích là 21 ha. Nhìn chung với hệ thống hồ đập
và kênh mương như hiện nay, thì nhu cầu về nước để phục vụ cho đời sống
sinh hoạt và hoạt động sản xuất của huyện đã cơ bản được đáp ứng đầy đủ.
- Mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải:
Hệ thống thoát nước chủ yếu trên địa bàn huyện là hệ thống mương,
rãnh gắn với các trục đường kết hợp với thoát nước thải ra biển. Hiện tại trên
địa bàn huyện đang xây dựng cơ sở xử lý rác thải sử dụng công nghệ đốt rác.
3.6.5. Những dịch vụ khẩn cấp
Trong tình huống khẩn cấp, cảnh sát, quân đội, bộ đội biên phòng và y
tế có thể đáp ứng được các sự cố, làm tốt công tác phòng chống cháy nổ tuy
nhiên đối với sự cố cháy xảy ra thì công tác chữa cháy sẽ gặp nhiều khó khăn
do phương tiện, trang thiết bị đầu tư còn hạn chế, địa bàn đi lại không thuận
lợi, khả năng khống chế thảm họa sẽ gặp nhiều khó khăn.
3.7. Tài chính ngân hàng
Hệ thống ngân hàng nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu về vốn của
người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa
bàn. Tuy nhiên hoạt động Ngân hàng mới chỉ có sự tham gia của 02 hệ thống
ngân hàng là Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT và Ngân hàng chính sách xã
hội mà chưa có sự tham gia của hệ thống các ngân hàng Thương Mại. Việc
đáp ứng nhu cầu về vốn và cung cấp các dịch vụ tiện ích trong hoạt động
Ngân hàng vì vậy còn nhiều hạn chế, trong đó loại hình tín dụng, thẻ ATM
đang trở thành những khó khăn đáng kể trong hoạt động Dịch vụ - Du lịch và
Thương Mại của người dân Huyện và du khách.
4. Tình hình an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
Huyện đảo Cô Tô được xếp vào nhóm đảo nằm ở vị trí tiền tiêu của đất
nước, có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược bảo vệ an ninh quốc
phòng và phát triển kinh tế biển ở tây bắc Vịnh Bắc Bộ.
Nằm ở vị trí cửa khẩu lại là cửa khẩu trên biển, kiểm soát một vùng
biển rộng lớn, lại nằm trong vịnh Bắc Bộ, một khu vực luôn phải đối mặt với
nhiều tranh chấp giữa các quốc gia. Chính vì vậy công tác bảo vệ An ninh
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 23
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
Quốc phòng luôn được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, tình hình An ninh
Chính trị trên huyện đảo luôn được giữ vững, tạo môi trường xã hội ổn định
cho cuộc sống nhân dân, thân thiện với du khách thăm đảo.
5. Đánh giá chung
5.1. Thuận lợi
- Vùng biển của quần đảo Cô Tô có ngư trường rộng lớn (khoảng
300km2
), mang lại nguồn lợi thủy sản phong phú với những sản phẩm có giá
trị kinh tế cao và là lợi thế cho phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế
liên quan đến biển (khai thác đánh bắt, du lịch biển…).
- Cô Tô có khoảng cách không quá xa với cửa khẩu Quốc tế Móng Cái,
khu kinh tế mở Móng Cái và cảng trung chuyển nước sâu Vạn Giả, án ngữ
đường hàng hải Quốc tế, là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế
truyền thống trên đảo như Ngư nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp. Tạo động lực
thúc đảy phát triển ngành Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phẩn
ổn định kinh tế, giữ vững An ninh quốc phòng huyện đảo.
- Đặc điểm địa hình có những cấu trúc đặc biệt của núi được che phủ bởi
hệ thảm thực vật phong phú của rừng nguyên sinh tạo nên sự đa dạng của hệ
sinh thái biển đảo, là một trong những khu bảo tồn biển Việt Nam.
- Tạo hóa của tự nhiên đã hình thành trên địa bàn huyện Cô Tô những
bãi biển đẹp có những dải cát dài, thoải, sạch đẹp, nước trong có thể xem là
những bãi tắm có sức hấp dẫn nhất ở khu vực biển Đông vịnh Bắc Bộ và Đông
Bắc Việt Nam, môi trường không khí trong lành chưa bị ô nhiễm là điều kiện lý
tưởng phát triển ngành Du lịch của đảo.
- Người dân trên đảo cần cù, chịu khó trong phát triển kinh tế, nồng hậu
và mến khách, duy trì được nếp sống nhân văn… đây là một trong những yếu
tốt quan trọng cho phát triển du lịch và dịch vụ.
- Đã có điện lưới quốc gia, tạo điều kiện rất quan trọng cho phát triển
kinh tế, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng.
5.2. Khó khăn
- Đảo nằm trong vùng ảnh hưởng của nhiều hiện tượng thời tiết đặc biệt
(bão, triều dâng...), gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Việc khắc phục
thiên tai gây ra là thách thức lớn đối với huyện Cô Tô.
- Giao thông đi lại giữa các đảo, giữa đảo và đất liền gặp còn nhiều khó
khăn đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu (giông, bão, biển động...) ảnh
hưởng đáng kể tới các hoạt động Dịch vụ và Du lịch của đảo.
- Khó khăn lớn nhất hiện nay của đảo là tài nguyên nước ngọt phục vụ
sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 24
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ
Trong giai đoạn 2011-2013, ngành Dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ với
tốc độ tăng 64,2%, chủ yếu do tăng từ du lịch: 169,2%/năm, chiếm tỷ trọng
36,3% cơ cấu kinh tế của Huyện. Lượng khách du lịch tới đảo tăng nhanh, từ
chỗ rất ít khách du lịch biết đến Cô tô nhưng chỉ sau vài năm số lượng khách
thăm quan đã gia tăng đột biến.
1. Chỉ tiêu về khách du lịch
1.1. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch
Tốc độ tăng trưởng khách du lịch đảo Cô Tô trong giai đoạn 2010 -
2013 đạt 148,5%/năm, trong đó tăng trưởng khách Quốc tế là 12,3%/năm,
khách nội địa tăng mạnh với tốc độ tăng bình quân gần 152,0%/năm. Số
lượng khách du lịch Quốc tế đến với Cô Tô có xu hướng không ổn định và
chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu khách du lịch (Năm 2010 chiếm hơn 4,4%,
năm 2011 gần 2%, năm 201 hơn 1%, năm 2013 là 0,5%).
Bảng 10: Hiện trạng khách du lịch đến Cô Tô giai đoạn 2010 – 2013
Đơn vị tính: Người
TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 TTBQ (%)
Tổng số lượt khách 3.663 15.299 35.360 56.231 148,5
1 Khách DL Quốc Tế 161 306 367 280 20,2
2 Khách DL nội địa 3.502 14.993 34.993 55.951 151,9
(Nguồn: Số liệu Thống kê của phòng VHTT và kết quả tính toán của VQH&TKNN)
Năm 2010 du lịch Cô Tô đón được 3.663 lượt khách trong đó khách du
lịch Quốc tế chiếm 4,4%, khách du lịch nội địa chiếm 95,6%; đến năm 2011,
du lịch Cô Tô ước đón được 15.299 lượt khách, trong đó khách du lịch Quốc
tế chỉ chiếm gần 2%, khách du lịch nội địa chiếm trên 98%; Năm 2012 tổng
số khách du lịch là 35.360 (tăng gấp hơn 2 lần so với năm trước), trong đó
khách du lịch Quốc tế tăng gấp 1,2 lần trong khi đó khách du lịch nội địa
tăng hơn 2,3lần. Đến năm 2013, tổng số khách du lịch là 56.231 người,
khách du lịch nội địa chiếm gần 99,6% (tăng 1,6 lần so với năm trước),
khách du lịch Quốc tế chỉ chiếm gần 0,5% (giảm so với năm trước hơn 6,4
lần). Điều này chứng tỏ, số lượng khách đến Cô Tô tăng nhanh, năm sau tăng
hơn năm trước, khách du lịch nội địa tăng nhanh hơn khách du lịch Quốc tế.
1.2. Ngày lưu trú trung bình và tống sổ ngày khách
Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch tại đảo Cô Tô là 1,8 ngày,
tốc độ tăng giảm không đáng kể trong giai đoạn nghiên cứu. Năm 2013, số
ngày lưu trú tăng nhẹ do trên đảo đã có điện lưới với trung bình 2 ngày khách.
Tổng số ngày khách: Tốc độ tăng trưởng bình quân trong thời kỳ
nghiên cứu là 142%, trong đó tốc độ tăng trưởng trung bình khách du lịch
Quốc tế đạt là 38,6%, khách du lịch nội địa là 144%. Cụ thể: năm 2013, đạt
cao nhất trên 112 ngàn ngày khách tăng gấp 1,6 lần so với năm trước; tổng số
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 25
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
ngày khách du lịch nội địa chiếm trung bình 99,4%.
Bảng 11: Hiện trạng khách du lịch đến Cô Tô giai đoạn 2010 – 2013
Đơn vị tính: Ngày khách
TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 TTBQ (%)
Tổng số ngày khách 7.942 30.506 70.757 112.546 142,0
1 Khách DL Quốc Tế 242 520 771 644 38,6
2 Khách DL nội địa 7.700 29.986 69.986 111.902 144,0
(Nguồn: Số liệu Thống kê của phòng VHTT và kết quả tính toán của VQH&TKNN)
Đối tượng khách du lịch là lớp trẻ (học sinh, sinh viên) chiếm tỷ trọng
trên 50%; Cán bộ công nhân viên chức chiếm trên 40% còn lại các đối tượng
hưu trí, người cao tuổi là không nhiều, trẻ em thường đi theo với gia đình.
1.3. Mức chi tiêu bình quân, tổng thu từ khách du lịch (khảo sát thực tế)
Từ kết quả khảo sát thực tế và các tài liệu đánh giá liên quan cho
thấy: Đối tượng khách du lịch học sinh, sinh viên chiếm tỷ trọng lớn, mức chi
tiêu bình quân/người/ngày là không cao (khoảng 500 nghìn đồng, xấp xỉ 25
USD). Khách du lịch đi theo gia đình có mức chi tiêu cao nhất (khoảng 770
nghìn đồng/người/ngày, tương đương với 35 USD). Khách du lịch Quốc tế có
mức chi tiêu trung bình/người/ngày khoảng 700 nghìn đồng (32 USD).
- Mức chi tiêu bình quân: Mức chi tiêu bình quân khách du lịch trong
kỳ nghiên cứu tăng đều trong các năm đối (tuy nhiên mức tăng thấp), với cả
khách du lịch Quốc tế và nội địa. Chi tiêu trung bình của khách du lịch nội
địa khoảng 29,3 USD, cao nhất là năm 2013 với 35 USD tương đương 770
nghìn đồng, năm 2010 là thấp nhất (khoảng 500 nghìn đồng) tương đương 25
USD. Chỉ tiêu trung bình khách du lịch Quốc tế khoảng 32 USD, năm cao
nhất là 2013 là 770 nghìn đồng (tương đương 35 USD), năm thấp nhất là
2010 và 2011 là 660 nghìn đồng (tương đương 30USD).
Bảng 12: Mức chi tiêu và tổng thu từ khách du lịch đến Cô Tô giai đoạn 2010 – 2013
T
T
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013
TTBQ
(%)
Tổng thu
Tỷ đồng 4,4 18,2 46,8 86,7 170,2
USD 199.760 825.222 2.125.023 3.939.110 170,2
1 Chi tiêu khách DL Q. Tế
Tỷ đồng 0,2 0,3 0,6 0,5 45,9
USD 7.260 15.600 25.443 22.540 45,9
2 Chi tiêu khách DL N. địa
Tỷ đồng 4,2 17,8 46,2 86,2 173,0
USD 192.500 809.622 2.099.580
3.916.57
0
173,0
(Nguồn: Số liệu khảo sát và tính toán của VQH&TKNN)
- Tổng thu từ khách du lịch: Tăng trưởng trong kỳ đạt 170,2%, năm
2013 đạt gấp 19,7 lần so với năm 2010, cụ thể: Năm 2010 đạt khoảng 4,4 tỷ
đồng, năm 2013 đạt khoảng trên 86,7 tỷ đồng cũng là năm cao nhất. Năm
2014 ước đạt gần 100 tỷ đồng.
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 26
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
2.1. Cơ sở lưu trú
Tốc độ tăng trưởng cơ sở lưu trú từ 2012 đến 2014 là khá nhanh. Tính đến
đầu năm 2014 trên địa bàn huyện có 68 cơ sở lưu trú (bao gồm xã Thanh Lân 06
cơ sở) và khoảng hơn 50 hộ gia đình tham gia dịch vụ Du lịch theo mô hình
Homestay (tập trung chủ yếu trên đảo Cô Tô lớn). Về số lượng phòng tăng bình
quân đạt 145%, đến năm 2014 là 800 phòng (bao gồm Homestay).
Phân loại chất lượng về khách sạn có 30 cơ sở, nhà khách có 01 cơ sở
và nhà nghỉ có 37 cơ sở.
Khách sạn tư nhân thị trấn Cô Tô
Cơ sở lưu trú trên địa bàn Cô Tô cơ bản đáp ứng nhu cầu thiết yếu của
du khách, tuy nhiên chất lượng còn thấp, hầu hết các cơ sở lưu trú chưa được
công nhận đạt tiêu chuẩn. Các cơ sở lưu trú nằm quá xa những điểm du lịch,
trong khi đó nhu cầu lưu trú của khách tại những khu vực này tăng cao, đây
cũng là yếu tố bất lợi trong việc lựa chọn sản phẩm du lịch của du khách đồng
thời tạo nên sự mất cân đối về mật độ lưu trú trên địa bàn, dẫn tới tình trạng
quá tải về lưu trú và những dịch vụ khác tại những cơ sở lưu trú khu trung tâm.
2.2. Vận chuyển khách du lịch
Vận chuyển bằng đường thủy: Là tuyến nối đất liền với đảo Cô Tô và
đảo chính với các đảo khác, cũng như tham quan du lịch trên biển. Vận
chuyển hành khách qua đảo bằng tàu cao tốc có vai trò quan trọng không chỉ
đối với việc đi lại của dân cư mà còn có ý nghĩa đối với phát triển du lịch đảo,
ngoài ra các tàu cá, tàu khách loại thường cũng vận chuyển khách, hàng hóa
qua đảo chủ yếu từ cảng Vân Đồn cập cảng Thị trấn Cô Tô.
Hiện nay, có 02 công ty có tàu vận chuyển khách bằng tàu cao tốc từ
Vân Đồn tới đảo Cô Tô với số lượng 07 tàu (03 tàu cao tốc) với thời gian gần
1,5 tiếng, 03 tàu gỗ vận chuyển khách trung bình mỗi ngày vận chuyển
khoảng 600 - 700 khách từ cảng Vân Đồn ra đảo Cô Tô lớn. Vận chuyển
khách từ đảo đến các đảo khác hoặc tham quan du lịch trên biển bằng tàu cá
cải tiến hoặc tàu gỗ loại nhỏ gồm 24 chiếc (CôTô - Thanh Lân: 03 chiếc;
CôTô - CôTô con 21 chiếc) theo chương trình tham quan du lịch đến các đảo:
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 27
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
câu cá, thám hiểm các đảo san hô; trung bình mỗi tàu chuyên chở từ 10 - 30
khách; tùy theo từng chương trình du lịch và loại hình tham quan các tàu
khách này có thể đựoc cho thuê đáp ứng yêu cầu du khách.
Tàu cao tốc Vân Đồn – Cô Tô
Nhìn chung giao thông đường thủy cơ bản đáp ứng nhu cầu dân sinh,
tuy nhiên là chưa đủ để phát triển du lịch. Tuy nhiên tình trạng ùn ứ khách do
thiếu phương tiện vào ngày trọng điểm (ngày lễ, cuối tuần, nghỉ hè…) vẫn
thường xuyên xảy ra, đặc biệt là sự lãng phí về sử dụng thời gian để chờ đợi
và thay đổi phương tiện giao thông đang là bất cập lớn cho cư dân, hạn chế
đáng kể lượng du khách muốn đến với Thanh Lân.
Vận chuyển đường bộ: Về cơ bản hệ thống các tuyến giao thông trên
địa bàn đã được đầu tư nâng cấp, bê tông hóa, giao thông đi lại thuận tiện.
Phương tiện vận chuyển khách du lịch trên đảo
Phương tiện giao thông trên đảo chủ yếu là phương tiện xe máy. Các
hộ kinh doanh đã chủ động đầu tư ô tô và xe taxi điện kinh doanh vận chuyển
khách du lịch với số lượng gồm 28 ôtô các loại (từ 4 chõ đến 24 chỗ), 05 xe
taxi điện loại 07 chỗ đến 15 chỗ. Số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh
vận chuyển khách không nhiều (hiện chỉ có 01 doanh nghiệp) với 07 xe taxi
điện loại 07 chỗ đến 15 chỗ. Ngoài ra phương tiện xe máy cho thuê được các
hộ kinh doanh tham gia đầu tư với số lượng lên tới 700 chiếc cùng với hàng
trăm xe đạp trên địa bàn thị trấn.
Nói chung, dịch vụ vận chuyển khách du lịch còn thiếu cả về số lượng
và chất lượng chưa đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; đội ngũ lái xe
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 28
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
chưa chuyên nghiệp, chưa có trình độ ngoại ngữ; doanh nghiệp kinh doanh
vận chuyển khách du lịch là doanh nghiệp nhỏ và đầu tư manh mún.
2.3. Dịch vụ ăn uống
Cơ sở dịch vụ ăn uống trên đảo có quy mô vừa phải, không cầu kỳ hiện
đại như đất liền, số lượng nhà hàng đạt tiêu chuẩn cho phục vụ khách du lịch
khoảng 24 cơ sở. Các nhà hàng, quán ăn bình dân có thể đáp ứng cho nhiều
loại khách khác nhau. Hầu hết các khách sạn đều phục vụ ăn uống với các
món ăn hấp dẫn du khách được chế biến chủ yếu từ thủy sản, tuy nhiên phong
cách phục vụ của đội ngũ nhân viên chưa đạt tiêu chuẩn do chưa được đào
tạo, chủ yếu là lao động phổ thông, làm việc thời vụ.
Nhà hàng ven biển phục vụ ăn uống thị trấn Cô Tô
Hoạt động tiếp thị, quảng bá các món ẩm thực đặc sản địa phương chưa
được thực hiện, đội ngũ chuyên gia, nghệ nhân lành nghề về ẩm thực còn
thiếu, chưa tạo được nhiều sản phẩm mang thương hiệu Cô Tô, chưa gây được
ấn tượng đối với du khách.
2.4. Dịch vụ vui chơi giải trí
Nhìn chung về số lượng các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí còn quá ít so
với tốc độ tăng của khách du lịch trên đảo, chất lượng chưa đáp ứng được yêu
cầu của khách du lịch. Các dự án đầu tư xây dựng cho loại hình du lịch này
chưa thu hút các nhà đầu tư nên giai đoạn tới cần có chính sách hợp lý để có
nhiều dự án đầu tư cho dịch vụ này.
Câu cá giải trí Lặn ngắm san hô
Hiện nay, dịch vụ vui chơi giải trí gắn liền với tài nguyên biển đảo thu
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 29
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
hút được khách du lịch nhiều nhất như là du lịch tham quan trên biển với câu
cá và câu cá mực ban đêm, bắt ốc, bắt cù kỳ tại các bãi đá Thị trấn, vụng Ba
Châu (xã Thanh Lân), du lịch mạo hiểm tại các đảo san hô tại mỏm Đuôi
Chuột (thị trấn), Hồng Vàn (xã Đồng Tiến)…
3.Về đầu tư phát triển du lịch
Tính đến năm 2014, tổng số dự án đầu tư phát triển hạ tầng du lịch gần
1.800 tỷ đồng cho các dự án: Đưa điện lưới ra Huyện, Dự án xây dựng khu
hậu cần nghề cá, Dự án tôn tạo, mở rộng khu di tích Bác Hồ trên đảo…Cải
tạo hồ chứa nước, nâng cấp đội tàu cao tốc vận chuyển hành khách, nâng cấp
hệ thống giao thông và phương tiện vận chuyển hành khách trên đảo.
4. Về thị trường khách du lịch và sản phẩm du lịch.
4.1. Thị trường khách du lịch.
Giai đoạn 2010 đến 2014, thị trường khách du lịch Quốc tế đến với Cô
Tô còn hạn chế (chiếm khoảng 0,8%), thời vụ du lịch đối với khách du lịch
Quốc tế tập trung từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khách du lịch nội địa từ
tháng 5 đến tháng 8, tháng 9 - 10 là tháng có khách du lịch ít nhất trong năm.
Khách du lịch Quốc tế đến với Cô Tô còn hạn chế về số lượng (chiếm
khoảng 0,8%), thời vụ du lịch đối với khách du lịch Quốc tế tập trung từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tuy nhiên Thị trường khách du lịch Quốc tế
của đảo Cô Tô rất đa dạng từ nhiều thị trường khác nhau trên thế giới nhưng
tập trung nhiều là thị trường châu Á (49,3%), châu Âu (13,6%), châu
Mỹ(5,9%).Trong mấy năm gần đây thì khách du lịch từ châu Âu đến tham
quan đảo có xu hướng tăng, trong đó phần lớn đến từ Đông Âu.
Thị trường khách du lịch nội địa có đa dạng thành phần với nhiều miền
khác nhau như công nhân, cán bộ, học sinh, sinh viên. Thị trường khách du
lịch nội địa quan trọng đối với đảo Cô Tô là từ Hà Nội, Hải Phòng và các
trung tâm du lịch tại vùng du lịch ĐBSH. Thời vụ du lịch khách du lịch nội
địa từ tháng 5 - 8, tháng 9 - 10 là tháng có khách du lịch ít nhất trong năm.
4.2. Sản phẩm du lịch.
Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái biển là sản phẩm chủ lực thu hút
cả khách du lịch Quốc tế và nội địa đến với Cô Tô, chủ yếu là tắm biển, tham
quan các đảo, du lịch thám hiểm rừng nguyên sinh, các đảo san hô...Sản phẩm
du lịch sinh thái mới tập trung cho các đoàn là sinh viên, các nhà nghiên cứu
về hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, tuy nhiên số lượng khách du lịch tham
quan các điểm du lịch này còn khiêm tốn. Du lịch cộng đồng, du lịch trải
nghiệm, khám phá hiện đang thu hút khách du lịch đặc biệt là giới trẻ với
những hoạt động “Một ngày làm dân chài”, “Một ngày làm chiến sỹ”, “Hành
trình vì biển đảo quê hương”...cắm trại, thăm làng nghề. Tuy nhiên sản phẩm
là dịch vụ vui chơi giải trí trên đảo còn rất ít, chất lượng chưa cao.
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 30
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
5. Về công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.
UBND huyện Cô Tô đã phối hợp với Trung tâm xúc tiến Thương mại
và Du lịch trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh và các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch xây dựng các chương trình xúc tiến và quảng bá du lịch nhằm
quảng bá tiềm năng tài nguyên du lịch trên đảo, giới thiệu các chương trình
sản phẩm du lịch; đồng thời đã tổ chức, hỗ trợ các đơn vị kinh doanh du lịch
trên địa bàn tham gia các hoạt động hội chợ, triển lãm để thu hút khách du
lịch, tổ chức tuần văn hóa, thể thao và Du lịch Cô Tô năm 2013 với những
hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, tổ chức liên hoan “Lân, Sư,
Rồng”, “Cuộc thi Vidieo clip nổi tiếng về Cô Tô”, “Hướng dẫn viên du lịch
Cô Tô”, “Triển lãm ảnh đẹp”, “Liên hoan đôi nhảy đẹp, nhóm nhảy đẹp”,
“Liên hoan xe đạp thể thao”, tổ chức chương trình “Du lịch cộng đồng”, thực
hiện cơ chế hỗ trợ khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng tại xã Thanh
Lân…đưa các chương trình xúc tiến vào nội dung tờ quảng cáo, lịch, “Cẩm
nang du lịch Cô Tô”, mở Website, phủ sóng Internet không dây toàn huyện
đảo miễn phí, đăng tin bài trên báo, phóng sự truyền hình về Du lịch Cô Tô…
Những công ty du lịch có chi nhánh, hay văn phòng đại diện tại Cô Tô là
những công ty tích cực tham gia xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch.
Phòng Văn hóa và Thể thao với tổng số nhân sự 13 người có chức năng
và nhiệm vụ là thực hiện quản lý nhà nước về Du lịch, Văn hóa Quần chúng,
Văn hóa gia đình, Công nghệ thông tin, Thư viện, Bảo tàng, Ban chỉ đạo toàn
dân xây dựng đời sống văn hóa…và tồ chức xúc tiến các hoạt động du lịch,
văn hóa trên địa bàn. Về tổ chức có 01 cán bộ chuyên về du lịch, và các cán
bộ chuyên trách từng nội dung lĩnh vực quản lý.
Do trình độ, khả năng và hạn chế về kinh phí nên các chương trình hoạt
động xúc tiến, quảng bá du lịch chưa được tổ chức; các tài liệu và phân phát
ấn phẩm là hoạt động chính hiện nay nhưng do không có kinh phí nên các ẩn
phẩm đang phát cho du khách là ấn phẩm đã cũ, nhiều ấn phẩm không đạt
chất lượng, thiếu các thông tin mới...
6. Về tổ chức không gian phát triển du lịch.
Hiện nay, trên đảo có nhiều sản phẩm du lịch có giá trị văn hóa, thẩm
mỹ cao và sinh thái: các khu Di tích văn hóa (khu di tích Hồ Chí Minh, cánh
đồng muối), khu di tích lịch sử (di tích trận chiến đại đội Ký Con), các khu
danh thắng (các bãi đá, đồi ngắm sóng, rừng nguyên sinh…), những công
trình kiến trúc, xây dựng (ngọn Hải đăng, Hồ Trường Xuân, Nhà thờ…khu
dịch vụ hậu cần nghề cá), khu làng chài và hệ thống các bãi tắm chất lượng
cao có thể khai thác phát triển Du lịch: Bãi Hồng Vàn, Vàn Chảy (xã Đồng
Tiến, Bắc Vàn), Nam Hải (Thị trấn),bãi đầu Nam Cô Tô con, bãi đầu Đông
Cô Tô con,…đã hình thành các khu du lịch, các dịch vụ du lịch phục vụ khách
du lịch; còn các bãi tắm Ba Châu, bãi tắm Hải Quân (xã Thanh Lân), Vụng
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 31
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
Bò, Hải Quân (đảo Trần)... đang được kêu gọi đầu tư xây dựng thành các khu
du lịch và dịch vụ.
Sau đây là hiện trạng phát triển các khu du lịch trên đảo.
Thị trấn Cô Tô
- Khu di tích Hồ Chủ Tịch trên đảo Cô Tô (đền thờ, khu tượng đài, khu
lưu niệm) là một quần thể những dấu tích lưu niềm về Hồ Chủ Tịch, sự quan
tâm của người với quân dân, các dân tộc trên đảo, một vùng biên giới phía
Bắc Tổ quốc. Đây là địa điểm mà du khách đến thắp hương tưởng nhớ về
người trước khi thực hiện hành trình khám phá thăm đảo.
+ Cánh đồng muối nơi Bác đến thăm: Cánh đồng muối thuộc thôn Nam
Hải, trước cửa trung tâm Y tế huyện Cô Tô. Cánh đồng muối là một thung
lũng bằng phẳng xung quanh là đồi núi bao bọc, có các của thông ra biển,
diện tích đầm xấp xỉ 100,000m2.
+ Dốc Khoai: Nằm cách con đường từ bãi biển vào nhà lưu niệm cách
biển 175m, bia được xây dựng bên phải đường từ ngoài vào, chính giữa đầu
luống khoai Bác đã bới xem khoai. Nơi đây Bác đã dặn dò động viên người
dân phát huy sản xuất ổn định đời sống và giữ vững chủ quyền biển đảo.
- Khu di tích Đồn Cao nơi ghi lại chiến công anh dũng của đại đội anh
hùng Ký Con quyết tử bảo vệ chủ quyền biển đảo chống thực dân Pháp.
- Bãi đá cầu Mỵ, bãi đá Đuôi chuột, đồi ngắm sóng là nơi được du
khách quan tâm thưởng ngoạn cùng với các hoạt động giải trí câu cá, bắt ốc…
thám hiểm khám phá rạn san hô quí hiếm. Nằm phía Nam của đảo Cô
Tô Lớn. Bãi đá Cầu Mỵ với hệ thống đá trầm tích được bào mòn qua hàng
vạn năm bởi nước biển tạo ra một kì quan thực sự. Duy nhất trong các đảo
của Việt Nam. Toàn bộ khu vực có hình giống Đuôi Chuột, hướng ra biển.
Được dân đảo gọi ngắn gọn là Cầu Mỵ.
Đồi ngắm sóng Bãi đá Đuôi Chuột
Ngoài bãi đá, trên các điểm cao để bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh khu
vực cảnh quan.Tại đây du khách có thể lặn trong ngày lặng gió, trong mùa rêu
để ngắm nhìn từng đàn cá nhiều màu sắc bơi lội dưới làn trước trong xanh.
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 32
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
- “Con đường tình yêu” thơ mộng trải dài dưới tán rừng phi lao chạy
theo bãi tắm Nam Hải là điểm đi dạo ưa thích của người dân đảo và cũng là
điểm ngắm bình minh đẹp nhất dành cho du khách.
- Khu làng chài và khu hậu cần nghề cá là điểm đến cho du khách trải
nghiệm thực tế các hoạt động sản xuất chế biến các loại thủy hải sản đặc
trưng của đảo.
- Bãi tắm Nam Hải (khu tượng Bác) dài 1,5km chạy suốt về phía cuối
đảo, cát trắng mịn, thoải dài thuận lợi tổ chức các hoạt động vui chơi biển với
các trò chơi hấp dẫn như lướt sóng, mô tô nước, xuồng bay…đây là một trong
những điểm du lịch tắm biển thu hút đông đảo người dân và du khách.
Xã Đồng Tiến
- Hải đăng Cô Tô không chỉ đơn thuần giúp những con tàu bình yên
vượt sóng mà còn là những cột mốc khẳng định chủ quyền tại vùng biển
Đông Bắc Tổ quốc. Từ ngọn Hải đăng Du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp
toàn cảnh đảo Cô Tô, đây là một trong những điểm đến hấp dẫn mà du khách
thường quan tâm.
- Bãi Hồng Vàn (thôn Hồng Hải xã Đồng Tiến) có chiều dài 04 km có
diện tích khoảng 0,24 km2
(chạy dài từ mom pháo Quân y đến kho gạo), bãi
biển sạch dẹp có cát trắng mịn, ít sóng, có những rạn san hô quí hiếm, là nơi
tắm biển, tổ chức các trò chơi trên biển (lướt sóng, lặn biển khám phá). Bãi
chia thành những khu vực khác nhau: tắm biển, bảo tồn san hô, rừng thiên
nhiên, là điều kiện phát triển khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng chất lượng cao,
kết hợp chữa bệnh. Khu vực này đã có quy hoạch phát triển du lịch đang chờ
nguồn vốn đầu tư nên vẫn ở dạng tiềm năng chưa được khai thác phát triển.
Bãi biển Hồng Vàn Rừng Chõi (Bắc Vàn – xã Đồng Tiến)+
- Bãi Vàn Chảy nằm (thôn Nam Hà xã Đồng Tiến) dài 3,5 km diện tích
khoảng 0,21 km2
(từ trạm cấp điện lưới). Bãi biển thoải, cát trắng mịn, có
sóng khá lớn cùng với cánh rừng nguyên sinh (rừng Chõi) tạo nên môi
trường không khí trong lành. Đây là địa điểm thu hút đông đảo dân cư đảo và
du khách với các hoạt động tắm biển và vui chơi biển, khám phá thiên nhiên.
- Bãi Bắc Vàn ( chạy dọc theo cánh rừng chõi xã Đồng Tiến) có chiều
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 33
Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”
dài 1,5 km, diện tích bãi biển gần 0,1 km2
cát trắng đẹp. Với đa dạng hệ sinh
thái của rừng nguyên sinh là niềm đam mê của nhiều du khách thích khám
phá, nghiên cứu khoa học.
- Giống như hình ảnh của Đà Lạt thu nhỏ, làng chài thôn Hải Tiến đơn
sơ nấp bóng cùng những con đường chạy dưới rặng phi lao và những cánh
rừng ven biển thu hút du khách lưu trú tại đây trải nghiệm ra khơi câu cá câu
mực và tận hưởng những giây phút đặc biệt cùng những món ăn ngon đậm
chất biển đảo và hoang sơ được chế biến bởi chính những người dân thôn đảo.
- Trên con đường dẫn du khách tới cảng Bắc Vàn, và Hồng Vàn, cảnh
đẹp hoang sơ của khu rừng nguyên sinh với hệ thảm thực vật phong phú của
rừng Chõi tạo cho du khách cảm giác như đang bước vào thế giới thiên nhiên
kỳ ảo mà chỉ có nơi biển đảo Cô Tô. Tại đây du khách thường tổ chức hoạt
động cắm trại, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên của núi rừng và hòa mình vào
sóng biển của bãi tắm Bắc Vàn hoang sơ.
- Có không gian yên tĩnh, khí hậu trong lành với những ngành nghề sản
xuất nông nghiệp truyền thống, dịch vụ du lịch Homestay đã thu hút đông đảo
du khách cùng trải nghiệm khám phá những nét đẹp của đời sống, sinh hoạt,
tận hưởng không khí thân thiện mến khách của người dân thôn Nam Đồng,
Nam Hà. Hải Tiến...
- Hồ chứa nước Trường Xuân không chỉ là công trình dân sinh đáp ứng
nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân đảo mà còn có ý nghĩa to
lớn về môi trường, đây là công trình xây dựng trọng điểm của Huyện có tính
thẩm mỹ cao và cũng là địa điểm lý tưởng để lưu lại những hình ảnh đẹp cho
du khách khi đến thăm Cô Tô.
Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, tiềm năng đất đai dồi
dào là điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch đặc sắc làm phong phú thêm
các sản phẩm du lịch trên địa bàn: Công viên vui chơi giải trí cảm giác mạnh,
khu nghỉ dưỡng cao cấp… sẽ thu hút du khách nhiều hơn đến với Cô Tô.
Đảo Cô Tô con
- Có thể nói Cô Tô Con sở hữu bãi biển đẹp nhất trong quần đảo, bãi
tắm đầu Nam Cô Tô con (đảo Cô Tô con) và bãi đầu Đông Cô Tô con bãi biển
hoang sơ, cát trắng, nước trong xanh, sóng đẹp với hệ sinh thái phong phú của
rừng nguyên sinh là mối quan tâm của nhiều du khách. Tuy nhiên cơ sở hạ
tầng dịch vụ du lịch tại đây chưa phát triển, giao thông đi lại khó khăn là
những hạn chế đối với du khách.
- Rừng nguyên sinh Cô Tô Con có nhiều loại động vật, chim muông và
sở hữu nhiều loại gỗ quí. Du khách có thể đi xuyên rừng Cô Tô Con để đến
với các bãi biển trên đảo và tìm kiếm những kỷ vật được tinh tạo bởi thiên
nhiên từ những những mảnh san hô, viên đá hay những vỏ ốc của đảo.
Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 34
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

More Related Content

What's hot

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Pham Long
 
Tham luận kết quả thực hiện chính sách chi trả dvmtr, định hướng và giải pháp...
Tham luận kết quả thực hiện chính sách chi trả dvmtr, định hướng và giải pháp...Tham luận kết quả thực hiện chính sách chi trả dvmtr, định hướng và giải pháp...
Tham luận kết quả thực hiện chính sách chi trả dvmtr, định hướng và giải pháp...
CIFOR-ICRAF
 
Dự án quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu thanh thủy
Dự án quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu thanh thủyDự án quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu thanh thủy
Dự án quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu thanh thủy
nataliej4
 
DỰ ÁN QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BẮC GIANG
DỰ ÁN QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BẮC GIANG DỰ ÁN QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BẮC GIANG
DỰ ÁN QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BẮC GIANG
nataliej4
 
GRAND WORLD PHU QUỐC
GRAND WORLD PHU QUỐCGRAND WORLD PHU QUỐC
GRAND WORLD PHU QUỐC
Nguyễn Hổ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
longvanhien
 
đề áN tái cơ cấu ngành nông nghiệp đồng nai
đề áN tái cơ cấu ngành nông nghiệp đồng naiđề áN tái cơ cấu ngành nông nghiệp đồng nai
đề áN tái cơ cấu ngành nông nghiệp đồng nai
HUYNHNHI2502
 
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng NamLuận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)
longvanhien
 
THUYẾT MINH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TL 1/500 NHÓM NHÀ Ở (KÝ HIỆU LÔ ĐẤT D...
THUYẾT MINH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TL 1/500 NHÓM NHÀ Ở (KÝ HIỆU LÔ ĐẤT D...THUYẾT MINH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TL 1/500 NHÓM NHÀ Ở (KÝ HIỆU LÔ ĐẤT D...
THUYẾT MINH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TL 1/500 NHÓM NHÀ Ở (KÝ HIỆU LÔ ĐẤT D...
nataliej4
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
longvanhien
 
thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau
thuyet minh tong hop khu kinh te cua khauthuyet minh tong hop khu kinh te cua khau
thuyet minh tong hop khu kinh te cua khaunguyen_ngocha
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
longvanhien
 
tuan-tin-991
tuan-tin-991tuan-tin-991
tuan-tin-991
Hoang Thuc
 
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
nataliej4
 
xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, du lịch, cơ sở hạ tầng của Campuchia
xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, du lịch, cơ sở hạ tầng của Campuchiaxuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, du lịch, cơ sở hạ tầng của Campuchia
xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, du lịch, cơ sở hạ tầng của Campuchia
cuong221094
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Pham Long
 
Thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã yên phương
Thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã yên phươngThuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã yên phương
Thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã yên phương
nataliej4
 

What's hot (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 
Tham luận kết quả thực hiện chính sách chi trả dvmtr, định hướng và giải pháp...
Tham luận kết quả thực hiện chính sách chi trả dvmtr, định hướng và giải pháp...Tham luận kết quả thực hiện chính sách chi trả dvmtr, định hướng và giải pháp...
Tham luận kết quả thực hiện chính sách chi trả dvmtr, định hướng và giải pháp...
 
Dự án quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu thanh thủy
Dự án quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu thanh thủyDự án quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu thanh thủy
Dự án quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu thanh thủy
 
DỰ ÁN QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BẮC GIANG
DỰ ÁN QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BẮC GIANG DỰ ÁN QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BẮC GIANG
DỰ ÁN QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BẮC GIANG
 
GRAND WORLD PHU QUỐC
GRAND WORLD PHU QUỐCGRAND WORLD PHU QUỐC
GRAND WORLD PHU QUỐC
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
 
đề áN tái cơ cấu ngành nông nghiệp đồng nai
đề áN tái cơ cấu ngành nông nghiệp đồng naiđề áN tái cơ cấu ngành nông nghiệp đồng nai
đề áN tái cơ cấu ngành nông nghiệp đồng nai
 
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng NamLuận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
 
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch - Số 1009 (Trên vanhien.vn)
 
THUYẾT MINH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TL 1/500 NHÓM NHÀ Ở (KÝ HIỆU LÔ ĐẤT D...
THUYẾT MINH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TL 1/500 NHÓM NHÀ Ở (KÝ HIỆU LÔ ĐẤT D...THUYẾT MINH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TL 1/500 NHÓM NHÀ Ở (KÝ HIỆU LÔ ĐẤT D...
THUYẾT MINH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TL 1/500 NHÓM NHÀ Ở (KÝ HIỆU LÔ ĐẤT D...
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
 
thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau
thuyet minh tong hop khu kinh te cua khauthuyet minh tong hop khu kinh te cua khau
thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
 
tuan-tin-991
tuan-tin-991tuan-tin-991
tuan-tin-991
 
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
 
xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, du lịch, cơ sở hạ tầng của Campuchia
xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, du lịch, cơ sở hạ tầng của Campuchiaxuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, du lịch, cơ sở hạ tầng của Campuchia
xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, du lịch, cơ sở hạ tầng của Campuchia
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã yên phương
Thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã yên phươngThuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã yên phương
Thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã yên phương
 

Similar to QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
nataliej4
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Bài mẫu tiểu luận phát triển du lịch sinh thái, HAY
Bài mẫu tiểu luận phát triển du lịch sinh thái, HAYBài mẫu tiểu luận phát triển du lịch sinh thái, HAY
Bài mẫu tiểu luận phát triển du lịch sinh thái, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Pham Long
 
Luận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAYLuận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAYĐề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAYLuận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tong quan ve tour du lich phan thiet 2024
Tong quan ve tour du lich phan thiet 2024Tong quan ve tour du lich phan thiet 2024
Tong quan ve tour du lich phan thiet 2024
Công ty du lịch Saigontourism
 
Luận án: Phát triển kinh tế du lịch ở Vũng Tàu (1991 - 2015), HAY
Luận án: Phát triển kinh tế du lịch ở Vũng Tàu (1991 - 2015), HAYLuận án: Phát triển kinh tế du lịch ở Vũng Tàu (1991 - 2015), HAY
Luận án: Phát triển kinh tế du lịch ở Vũng Tàu (1991 - 2015), HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020
Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020
Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020
Minh Tuan, Dong
 
Luận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOT
Luận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOTLuận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOT
Luận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020
Báo cáo quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 Báo cáo quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020
Báo cáo quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020
nataliej4
 
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh sdt/ ZALO 093...
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh sdt/ ZALO 093...Đề tài Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh sdt/ ZALO 093...
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh sdt/ ZALO 093...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng NinhĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
TẢI FREE - Tiểu luận về công ty vietravel.doc
TẢI FREE - Tiểu luận về công ty vietravel.docTẢI FREE - Tiểu luận về công ty vietravel.doc
Tiểu luận môn quản trị chiến lược tại công ty du lịch vietravel
Tiểu luận môn quản trị chiến lược tại công ty du lịch vietravelTiểu luận môn quản trị chiến lược tại công ty du lịch vietravel
Tiểu luận môn quản trị chiến lược tại công ty du lịch vietravel
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn
Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
longvanhien
 
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (20)

Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Đề án phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
 
Bài mẫu tiểu luận phát triển du lịch sinh thái, HAY
Bài mẫu tiểu luận phát triển du lịch sinh thái, HAYBài mẫu tiểu luận phát triển du lịch sinh thái, HAY
Bài mẫu tiểu luận phát triển du lịch sinh thái, HAY
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
 
Luận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAYLuận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, HAY
 
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAYĐề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
 
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAYLuận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
 
Tong quan ve tour du lich phan thiet 2024
Tong quan ve tour du lich phan thiet 2024Tong quan ve tour du lich phan thiet 2024
Tong quan ve tour du lich phan thiet 2024
 
Luận án: Phát triển kinh tế du lịch ở Vũng Tàu (1991 - 2015), HAY
Luận án: Phát triển kinh tế du lịch ở Vũng Tàu (1991 - 2015), HAYLuận án: Phát triển kinh tế du lịch ở Vũng Tàu (1991 - 2015), HAY
Luận án: Phát triển kinh tế du lịch ở Vũng Tàu (1991 - 2015), HAY
 
Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020
Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020
Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020
 
Luận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOT
Luận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOTLuận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOT
Luận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOT
 
Báo cáo quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020
Báo cáo quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 Báo cáo quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020
Báo cáo quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020
 
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh sdt/ ZALO 093...
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh sdt/ ZALO 093...Đề tài Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh sdt/ ZALO 093...
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh sdt/ ZALO 093...
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng NinhĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
 
TẢI FREE - Tiểu luận về công ty vietravel.doc
TẢI FREE - Tiểu luận về công ty vietravel.docTẢI FREE - Tiểu luận về công ty vietravel.doc
TẢI FREE - Tiểu luận về công ty vietravel.doc
 
Tiểu luận môn quản trị chiến lược tại công ty du lịch vietravel
Tiểu luận môn quản trị chiến lược tại công ty du lịch vietravelTiểu luận môn quản trị chiến lược tại công ty du lịch vietravel
Tiểu luận môn quản trị chiến lược tại công ty du lịch vietravel
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum, HAY, 9đ
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
nataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
nataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
nataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
nataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
nataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
nataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
nataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
nataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
nataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
nataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
nataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
nataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 

Recently uploaded (19)

PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

  • 1. UBND TỈNH QUẢNG NINH UBND HUYỆN CÔ TÔ ----o0o---- DỰ THẢO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 CÔ TÔ, THÁNG 6, NĂM 2014
  • 2. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC LẬP QUY HOẠCH Với tổng diện tích hơn 46 km2 bao gồm 50 đảo lớn nhỏ, huyện đảo Cô Tô thuộc tỉnh Quảng Ninh có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng ở khu vực biển đảo phía Bắc của đất nước. Với hệ thống tài nguyên thiên nhiên biển đảo đa dạng, phong phú, đồng thời lưu giữ những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đặc biệt quan trọng đối với cả nước. Mặc dù trong bối cảnh kinh tế thế giới, khu vực và trong nước còn những khó khăn, tuy nhiên lượng khách du lịch đến với Cô Tô tham quan nghỉ dưỡng ngày càng tăng cao. Tiềm năng du lịch đặc sắc đang đưa Cô Tô trở thành điểm đến du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng biển đảo cấp quốc gia gắn với khu du lịch sinh thái biển đảo cao cấp Vân Đồn trở thành trọng điểm du lịch hấp dẫn trong quần thể du lịch Cát Bà – Hạ Long – Vân Đồn – Cô Tô – Móng cái – Trà Cổ. Trong những năm qua, lĩnh vực dịch vụ-du lịch của Cô Tô đang ngày càng được chú trọng đầu tư phát triển, đang từng bước khẳng định vai trò của mình trong cơ cấu kinh tế của huyện đảo. Đến năm 2013 tỷ trọng của ngành thương mại-dịch vụ và du lịch đứng thứ 2 chiếm 32,4% trong cơ cấu kinh tế toàn huyện và đây là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2010-2013(19,9%/năm so với 12,9%/năm của nông – lâm nghiệp, thủy sản và 8,0%/năm cua ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và xây dựng). Tiềm năng và thế mạnh của du lịch Cô Tô được thể hiện rõ nét qua sức hấp dẫn của những bãi biển nước trong, bờ thoải gắn với cảnh quan của hệ sinh thái rừng nguyên sinh nhiệt đới được bảo tồn gần như nguyên vẹn mang lại vẻ đẹp hoang sơ. Cô Tô cũng là vùng biển được coi là đa dạng sinh học hàng đầu Việt Nam với sự có mặt nhiều hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới, trong đó có hệ sinh thái rạn san hô tập trung. Đây cũng là địa bàn phong phú về cơ cấu hải sản với nhiều loại quý hiếm, có giá trị cao như tôm hùm, bào ngư, hải sâm, cầu gai, cua, ghẹ, cá song, mú, mực, san hô sừng... Có thể nói trong giai đoạn vừa qua du lịch của Cô Tô đã đạt những kết quả phát triển tích cực, thu hút lượng du khách tăng cao qua từng năm. Nếu năm 2010 mới có 3000 lượt du khách thì đến năm 2012 có 35.000 lượt du khách và đến năm 2013 có tới 56.000 lượt du khách, doanh thu du lịch – thương mại đạt trên 70 tỷ đồng. Sự phát triển này đã và đang khẳng định vai trò quan trọng của lĩnh vực du lịch trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện đảo Cô Tô đúng như nghị quyết đại hội đảng bộ huyện Cô Tô lần thứ IV( 2010-2015) đã xác định: “Tập trung phát triển nhanh ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng kể nhưng quá trình phát triển du lịch của Cô Tô cũng đang bộc lộ những khó khăn, hạn chế như: hoạt động du lịch còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ và phân tán, chưa hình thành những Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 2
  • 3. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” sản phẩm mang tính chủ lực, hệ thống cơ sở hạ tầng còn không ít hạn chế, bất cập...những khó khăn hạn chế trong thực tiễn khiến du lịch Cô Tô chưa phát triển tương xứng với những tiềm năng và lợi thế của mình. Để tạo bước chuyển biến về chất trong phát triển việc lập “Quy hoạch phát triển du lịch huyện Cô Tô gắn với ổn định kinh tế nông thôn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” là yêu cầu mang tính cấp thiết của thực tiễn trong định hướng phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện đảo. II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU 1. Quan điểm 1.1. Phát triển Cô Tô trở thành khu du lịch Quốc gia, tạo động lực quan trọng để phát triển du lịch Quảng Ninh – vùng Đồng bằng Sông Hồng – vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước như đã được xác định tại chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 1.2. Xây dựng Cô Tô thành khu kinh tế - Du lịch và Dịch vụ chất lượng cao gắn với bảo tồn, tôn tạo. 1.3. Xây dựng Cô Tô tương xứng với vị trí tiền tiêu góp phần tích cực trong quá trình mở cửa hội nhập kinh tế - Quốc tế, đảm bảo Quốc phòng – An ninh. 1.4. Phát triển Cô Tô theo hướng du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao, có sức cạnh tranh trong khu vực và Thế giới. 1.5. Phát triển du lịch làm tiền đề và động lực thúc đẩy các ngành sản xuất và dịch vụ khác phát triển theo hướng chất lượng cao gắn với sự tham gia của cộng đồng dân cư đảo. 1.6. Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch văn hóa lịch sử, đồng thời phải gắn kết với thị trường Quốc tế và nâng cao tính cạnh tranh với các đảo khác trong và ngoài nước. 1.6. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị thiên nhiên. 2. Mục tiêu Cung cấp các cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc nâng cao một bước năng lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch phục vụ quá trình phát triển kinh tế-xã hội của huyện từ nay cho đến 2020, tầm nhìn 2030 góp phần vào việc nâng cao thu nhập, văn hóa tinh thần phong phú, lành mạnh, thu hút nhiều lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến huyện Cô Tô. Các mục tiêu cụ thể: Phát triển Cô Tô đạt các tiêu chí khu du lịch Quốc gia quy định tại luật Du lịch năm 2005, trở thành khu du lịch biển đảo chất lượng cao, đặc sắc tầm cỡ khu vực và Quốc tế với những mục tiêu: Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 3
  • 4. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” - Có hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn được bảo tồn, nâng cao và phát huy các giá trị hấp dẫn khách du lịch. - Mặt bằng không gian, cơ sở vật chất – kỹ thuật và dịch vụ đạt chuẩn Quốc tế, đáp ứng yêu cầu của hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí của khách du lịch trong nước và Quốc tế. - Bảo đảm tạo công ăn việc làm cho dân cư, tổng thu từ hoạt động du lịch chiếm tỷ trọng cao trong GDP hàng năm của Huyện. - Làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý xây dựng và phát triển đảo theo quy hoạch. Tạo cơ hội thuận lợi cho các chương trình phát triển , các dự án đầu tư, sử dụng hợp lý các nguồn lực đảm bảo phát triển Cô Tô bền vững. III. NHỮNG CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH 1. Căn cứ pháp lý - Luật du lịch năm 2005; - Luật di sản văn hóa và luật sửa đôi bổ sung một số điều khoản của Luật di sản văn hóa; - Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH 11 ngày 29/11/2009; - Nghị định 92/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; - Nghị định 92/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du Lịch; - Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006 NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ; - Nghị định 98/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa; - Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 3/11/2013 của Bộ Kế hoạch và Dầu tư hướng dẫn tổ chức lập thẩm định, phê duyệt, điêu chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu. - Quyết định số 2782/QD-BVHTTDL ngày 27-07-2013 của Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch về việc Phê duyệt Đê án phát triển du lịch biển đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020. - Quyết định số 2782/QD-BVHTTDL ngày 27-07-2013 của Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch về việc Phê duyệt Đề án phát triển du lịch biển đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020. Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 4
  • 5. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” - Quyết định số 91/QD-BVHTTDL ngày 30-12-2008 của Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020. 2. Các văn bản liên quan - Quy hoạch phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn 2030; - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Quyết định số 1154/QĐ-UBND ngày 03/5/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ủy quyền cho các Sở Ban Ngành của tỉnh và UBND các địa phương liên quan triển khai lập Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch xây dựng và các Quy hoạch ngành lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của tinh Quảng Ninh; - Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 25/5/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển du lịch tỉnh Quang Ninh, Giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn 2030; - Kết luận số 29-KL/TU ngày 25/3/2013 về Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013-2015; - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cô Tô lần thứ IV; - Quy hoạch Tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030; - Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng biển đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; - Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô giai đoạn 2008-2015; - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cô Tô đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; - Công văn số 201/UBND ngày 8/04/2014 của UBND huyện Cô Tô về việc lập Quy hoạch phát triển du lịch huyện Cô Tô đến năm 2020, tàm nhìn đến 2030; - Các quy hoạch một số ngành về giao thông, điện nước, đô thị... đến năm 2020; quy hoạch nông thôn mới các xã; - Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế tại địa bàn trước khi tiến hành xây dựng Nội dung Quy hoạch. Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 5
  • 6. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” IV. PHẠM VI QUY HOẠCH 1. Về không gian Phạm vi bao gồm toàn huyện đảo Cô Tô (thị trấn Cô Tô, xã Đồng Tiến, xã Thanh Lân, các đảo như đảo Trần, Cô Tô nhỏ…). 2. Về thời gian + Hệ thống số liệu thống kê: đến năm 2013 + Năm định hình quy hoạch: 2015-2020 V. PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH 1. Phương pháp thu thập tài liệu Sử dụng lựa chọn số liệu, tài liệu, những thông tin liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu trong quy hoạch, làm tiền đề cho việc phân tích đánh giá tổng hợp các nội dung và đối tượng nghiên cứu một cách khách quan và chính xác. 2. Phương pháp phân tích tổng hợp Được sử dụng trong suốt quá trình phân tích đánh giá toàn diện các nội dung, các đối tượng nghiên cứu trong quy hoạch như: Thực trạng tiềm năng tài nguyên du lịch, thực trạng công tác tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên du lịch, thực trạng phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, thực trạng biến động của môi trường du lịch, thực trạng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế du lịch… 3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa Được thực hiện nhằm điều tra bổ sung hoặc kiểm tra lại những thông tin quan trọng cần thiết cho quá trình phân tích, đánh giá và xử lý các tài liệu và số liệu; xác định cụ thể hơn về vị trí, ranh giới, quy mô cũng như tầm quan trọng của các đối tượng nghiên cứu, đồng thời xác định khả năng tiếp cận của khách du lịch đến các điểm tài nguyên. 4. Phương pháp dự báo Nghiên cứu một cách toàn diện các yếu tố khách quan và chủ quan, các yếu tố trong nước và Quốc tế, các yếu tố trong và ngoài ngành du lịch, những thuận lợi và khó khăn thách thức…có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch. Trên cơ sở đó dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch, nghiên cứu tổ chức không gian khu du lịch, đề xuất các dự án, các lĩnh vực ưu tiên đầu tư, cũng như việc xác định các sản phẩm du lịch đặc thù. 5. Phương pháp bản đồ Thể hiện các số liệu, nội dung kết quả đã đượ nghiên cứu trên hệ thống bản vẽ quy hoạch. Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 6
  • 7. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” Phần thứ nhất ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ TỈNH QUẢNG NINH I. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÔ TÔ 1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý Cô Tô là một quần đảo có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Được thành lập vào 29/3/1994, lãnh thổ huyện Cô Tô bao gồm toàn bộ phần đảo nổi của khoảng 50 hòn đảo, quần đảo và vùng biển xung quanh, được giới hạn: Từ 200 55’ đến 210 15’7” vĩ độ bắc, từ 1070 35’ đến 1080 20’ kinh độ Đông. Phía Đông tiếp giáp hải phận Quốc tế với chiều dài đường hải phận gần 200km, từ phía ngoài khơi đảo Trần đến đảo Bạch Long Vĩ. Phía Bắc giáp đảo Cái Chiên (huyện Hải Hà), đảo Vĩnh Thực (Thành phố Móng Cái). Phía Nam giáp vùng biển đảo Bạch Long Vĩ - Hải Phòng. Phía Tây giáp huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh. Đảo Cô Tô cách đất liền khoảng 25 hải lý, gần ngư trường khai thác hải sản lớn của cả nước; Đảo Trần một trong những hòn đảo quan trọng trong quần thể các hòn đảo của huyện Cô Tô nằm ở vị trí Đông Bắc của huyện, cách thành phố Móng Cái khoảng 35 km, nằm trong khu vực cửa khẩu, cách đường hàng hải Quốc tế Hải Phòng - Bắc Hải 30 km. Với vị trí địa lý nêu trên, Cô Tô là một huyện đảo có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế trên biển, du lịch, phát triển dịch vụ cứu hộ cứu nạn trên biển và giao lưu kinh tế với Quốc tế. Trong chiến lược phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đã xác định đến năm 2020 Cô Tô trở thành trung tâm du lịch biển đảo chất lượng cao, trung tâm vui chơi giải trí đẳng cấp Quốc tế. Đến năm 2030, Cô Tô sẽ là trung tâm công nghiệp giải trí đẳng cấp Quốc tế, là mắt xích đóng vai trò quan trọng trong chuỗi du lịch cao cấp Vân Đồn – Cô Tô. 1.2. Địa hình, địa chất 1.2.1. Địa hình Quần đảo Cô Tô bao gồm các đảo lớn, nhỏ kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và hợp thành một vòng cung thoải quay chiều lõm ra khơi Vịnh Bắc Bộ. Địa hình đồi cao với những nét đặc thù của núi thấp, sườn dốc, bất đối xứng, chia cắt mạnh; đồng bằng phân bố xen kẽ giữa khu vực đồi núi, Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 7
  • 8. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” Bãi biển có những bãi cát dài tương đối bằng phẳng có độ cao từ 2-6m, độ dốc trung bình 00 - 30 được thành tạo bởi cát hạt trung là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch tắm biển. Những bãi đá gốc có nguồn gốc mài mòn xuất hiện ở khắp nơi, diện tích khá rộng. Do dao động thủy triều khá cao nên thường có sự lẫn lộn giữa đá nổi và đá ngầm. Dạng địa hình này phát triển ở phía bắc đảo Thanh Lân, đảo Trần tạo nên những cảnh đẹp tự nhiên thu hút sự hiếu kỳ của du khách trong các hoạt động du lịch khám phá, nghiên cứu khoa học. 1.2.2. Địa chất Quần đảo Cô Tô được cấu tạo bởi các trầm tích khá đồng nhất, với phương cấu trúc đông bắc - tây nam. Thành phần đá nền là các loại đá trầm tích biến chất và đá trầm tích phun trào. Các lớp đất đá có chiều dày rất khác nhau, bề mặt các đảo được phủ bởi một lớp trầm tích có nguồn gốc biển, deluvi, eluvi; ở chân đảo là những bãi tích tụ cát và cát bùn nguồn gốc biển. Khu vực đảo Trần còn tồn tại hệ tầng Đồ Sơn (D1đs) phân bố thành một dải ở Phía Bắc, phía Tây và phía Nam đảo, nằm bất chỉnh hợp trên trầm tích Ocdovic – Silua của hệ tầng Cô Tô. Với những đặc điểm trên Cô Tô không chỉ là điểm đến tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển mà còn thu hút sự quan tâm của những du khách có nhu cầu nghiên cứu khoa học từ mọi miền đất nước và thế giới. 1.3. Khí hậu - Thủy văn, hải văn 1.3.1.Khí hậu Huyện Cô Tô được đặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh mang đậm tính chất khí hậu hải dương với nhiệt độ trung bình năm 22 - 230 C, lượng mưa trung bình 1700 - 1900 mm/năm. Khí hậu được phân làm 2 mùa rõ rệt: nóng và ẩm vào mùa hè (tháng 5 - 10), khô và lạnh vào mùa đông (tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau). - Chế độ nắng: khá dồi dào trung bình đạt từ 1700-1820 giờ/năm và có sự phân hóa theo mùa. Từ tháng 4 đến 12, số giờ nắng trung bình trên 100 giờ/tháng, cao nhất vào tháng 7. Tháng 1- 3 số giờ nắng dưới 100 giờ/năm. - Chế độ nhiệt: ổn định với nhiệt độ trung bình nhiều năm là 22 - 230 C phân hóa thành 2 mùa rõ rệt: mùa hè (tháng 5 - 10), mùa đông (tháng 11 - 4). - Chế độ mưa ẩm: Lượng mưa trung bình năm dao động từ 1700 - 1900 mm/năm và có sự phân hóa theo mùa: +Mùa mưa: từ tháng 5 – 10, Mùa ít mưa: từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 8
  • 9. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” + Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm đạt 83 - 84%. Đạt cực tiểu vào nửa đầu mùa đông và cực đại vào tháng 3 và tháng 4. - Chế độ gió, bão: thường thịnh hành 2 loại gió chính: + Gió mùa Đông Nam: Xuất hiện vào mùa hè, + Gió mùa Đông Bắc: Xuất hiện vào mùa khô (tháng 10 - 4 năm sau). - Bão: Hàng năm, huyện Cô Tô thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của 5 - 7 cơn bão với sức gió từ cấp 8 - 11. Bão thường xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 9 kèm theo gió mạnh và mưa lớn gây thiệt hại lớn cho người dân. - Sương: Sương muối ít xảy ra, thường xuất hiện vào cuối tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Sương mù hàng năm có khoảng từ 15 - 30 ngày. Như vậy các yếu tố thời tiết đáng lưu ý nhất trên huyện đảo là mưa và bão lũ, sương mù. Vì vậy, khi bố trí các ngành sản xuất, các hoạt động du lịch và xây dựng cần tính tới thời kỳ mưa, gió bão và sương mù trên đảo và biển. 1.3.2. Thủy văn, hải văn - Tài nguyên nước mặt Hệ thống sông suối trên đảo ít và ngắn, dốc. Toàn huyện có 13 con suối có chiều dài trên 1 km, được phân bố chủ yếu ở đảo Thanh Lân (9 suối), đảo Cô Tô lớn (có 3 suối) và đảo Cô Tô con (1 suối). Chế độ thủy văn có sự phân hóa theo mùa: Mùa mưa lượng nước khá dồi dào, tuy nhiên vào mùa khô nước suối cạn, nguồn nước sinh hoạt của cư dân trên đảo chủ yếu dựa vào mạch nước ngầm và các hồ chứa trên đảo. Toàn huyện có 21 hồ, đập để chứa nước cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân. Do vậy, các hồ chứa có vai trò vô cùng quan trọng đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và du khách tham quan lưu trú trên đảo. + Đảo Cô Tô lớn: có 14 hồ lớn nhỏ chứa nước là nguồn cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất với tổng dung tích hơn 485.000 m3 và hai hồ nước mặn (hồ Thầu Mỵ và Đồng Muối). Tuy nhiên, vào mùa khô thì hầu như các hồ bị cạn trừ hồ C4, hồ Trường Xuân. + Đảo Thanh Lân: có 4 hồ chứa nước, trong đó có hồ Ông Thanh và hồ Ông Cự là nguồn cấp nước sản xuất nông nghiệp với tổng dung tích 119.957 m3 , hồ Bạch Vân và hồ Chiến Thắng 2 là nguồn cấp nước sinh hoạt chính cho người dân trên đảo với dung tích 107.510 m3 . Tuy nhiên, do các hồ nước trên đảo chủ yếu là những hồ nhỏ nên chỉ có thể chứa nước vào mùa mưa, còn mùa khô gần như cạn kiệt không đủ cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất. + Đảo Trần: Đảo Trần có diện tích nhỏ, địa hình chủ yếu là đồi và núi nên việc hình thành dòng chảy trên đảo, nhất là vào mùa khô là rất khó khăn, các dòng chảy trên đảo chỉ là tạm thời vào mùa mưa. Hiện nay, trên đảo đã Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 9
  • 10. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” xây dựng 3 đập chắn nước phục vụ dự án đưa dân ra đảo Trần sinh sống, tuy nhiên khả năng trữ và giữ nước đáp ứng nhu cầu sử dụng còn nhiều hạn chế. - Tài nguyên nước ngầm Trữ lượng nước ngầm tính cho toàn huyện đảo vào khoảng 10,65 triệu m3 . Mực nước ngầm có độ cao lớn nhất là 4,5 m và thấp nhất là 2 m. Chất lượng nước ngầm từ trung bình đến kém, độ pH cao. Riêng với các tầng chứa nước nguồn gốc biển và tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích, nước ngầm xuất hiện ở độ sâu từ 8 đến 20 m, chất lượng nước nhìn chung tốt, có độ khoáng nhỏ, nước ngọt, nên có thể khai thác nước ngầm từ quy mô nhỏ đến quy mô trung bình dùng cho sinh hoạt của nhân dân và nhu cầu sử dụng khác. - Hải văn + Chế độ sóng: Huyện đảo Cô Tô là khu vực có chế độ hải văn điển hình cho vùng vịnh Bắc Bộ. Chế độ hải văn khu vực quần đảo Cô Tô phụ thuộc vào hoàn lưu của hai loại gió mùa (gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam). + Chế độ thuỷ triều: chịu ảnh hưởng chung của chế độ nhật triều đều và thuần nhất của Vịnh Bắc Bộ. Biên độ triều vùng này cao nhất Việt Nam từ 3 - 4 m. Hướng của thuỷ triều cũng thay đổi vào các mùa trong năm. Tại vùng nước xung quanh đảo Cô Tô, sóng thịnh hành về mùa đông là hướng đông bắc và đông - đông bắc; với độ cao trung bình từ 0,7 đến 1,3m, độ cao cực đại đạt 2,3-2,8 m. Mùa hè, từ tháng VI -VIII, hướng sóng thịnh hành là nam và nam - đông nam, độ cao trung bình từ 0,7 - 0,9m, độ cao cực đại có thể tới 3,5-4,5m, cá biệt, sóng trong bão có thể tới 5-6m. Trong thời gian chuyển tiếp, phổ biến là hướng sóng đông bắc và đông nam. Với những đặc điểm trên Cô Tô có thể phát triển nhiều khu vực bãi tắm và những sản phẩm du lịch hấp dẫn với các hoạt động vui chơi biển độc đáo thu hút sự quan tâm của du khách tới đảo. 2. Tài nguyên tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên 2.1. Tài nguyên rừng và hệ sinh thái rừng Theo Quyết định số 3541/QĐ-UBND ngày 26/12/2013 tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện Cô Tô là 3.379ha, trong đó đất có rừng là 2.767ha, độ che phủ của rừng là 58,2%. Rừng trên đảo đa số là rừng phục hồi, có nhiều loại cây gỗ thuộc họ trâm, họ bứa, họ thân dầu, họ đậu, long lão, lim, giao, bồ hòn, thông, keo..., nhiều loại cây dược liệu quý như: sâm sắn, chè khe, chè vằng,… có chức năng phòng hộ hiệu quả, tạo cảnh quan đẹp như cây Chõi (Trâm bầu) và những loại cây có thể khai thác, phát triển làm cây cảnh đẹp và giá trị kinh tế cao: Tùng La hán, cây Cứt chuột (tên địa phương cây Thèn đen), nguyệt quế, si, sộp,… Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 10
  • 11. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” Sự đa dạng của hệ hệ sinh thái rừng với thảm thực vật phong phú và những loại cây trồng tại những khu dân cư ...tạo nên cảnh đẹp tự nhiên, phong phú không chỉ là chức năng phòng hộ mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên với nhiều loại động vật hoang dã là điểm đến lý tưởng cho những du khách ưa mạo hiểm và nghiên cứu khoa học, thực hiện những trải nghiệm khám phá. 2.2. Tài nguyên biển và hệ sinh thái biển 2.2.1. Tài nguyên biển Bờ biển của đảo có vị thế khác hẳn với các đoạn bờ biển trên đất liền thuộc tuyến Hạ Long-Bạch Long Vĩ. Bãi biển sạch, đẹp với dải cát trắng mịn, lại có sóng biển lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thể thao lướt ván, lướt sóng và bơi lặn. Các bãi biển trên đảo còn có đặc điểm độc đáo là sườn ngầm khá sâu hợp với nhu cầu du khách tắm biển và thích khám phá. Tổng diện tích bãi biển trên hai đảo Cô Tô lớn và đảo Thanh Lân là: 7,58 km2 , trong đó phân bố dày đặc trên đảo Cô Tô lớn (chiếm 1/3 diện tích đảo). Bãi tắm vụng Ba Châu – xã Thanh Lân Bãi tắm Hải Quân – xã Thanh Lân Cô Tô còn giữ được vẻ nguyên sơ của môi trường sinh thái nước, với những bãi biển đẹp, không khí trong lành, cấu tạo kiến trúc địa chất, địa hình và địa mạo của những dải bờ biển dài, cát trắng mịn, đặc biệt hấp dẫn như bãi biển Thị trấn; bãi biển Hồng Vàn, Vàn Chải, Bắc Vàn (xã Đồng Tiến); các bãi biển vụng Ba Châu, bãi tắm Hải Quân, bãi biển C76 (xã đảo Thanh Lân) bãi biển của đảo Cô Tô nhỏ và nhiều bãi biển khác hòa lẫn những cánh rừng nguyên sinh cùng nhiều loài động, thực vật quý hiếm, hệ sinh thái biển phong phú và đặc biệt có loài sinh vật biển quý hiếm như bò biển..., rất thích hợp với du lịch nghỉ dưỡng, phù hợp với du lịch biển hiện nay của nước ta. Bãi tắm đảo Cô Tô Con Bãi tắm Vàn Chảy Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 11
  • 12. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” Quần thể các hòn đảo lớn nhỏ thuộc huyện Đào còn giữ được vẻ nguyên sơ, các bãi tắm và đất ven bãi biển chưa bị chia nhỏ phù hợp cho phát triển khu nghỉ dưỡng cao cấp (đảo Cô tô Con ), Cô Tô lớn (Vàn Chảy). Với hàng nghìn ngư dân đánh bắt trên biển cũng như các tàu bè đánh bắt xa đất liền của các địa phương khác gần huyện nên Cô Tô có điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá trên địa bàn huyện. Đây chính là một trong những điểm thu hút khách du lịch và tạo thành tuyến thăm quan du lịch làng nghề cá, bắt ốc, câu mực đêm, chế biến mực, cá khô. Trong tương lai khu kinh tế hành chính đặc biệt Vân Đồn hình thành Cô Tô sẽ có điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch và tạo kết nối đối với Vân Đồn từ đó tạo ra chuỗi du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn du khách. 2.2.2. Hệ sinh thái biển Cũng như hệ sinh thái rừng, các hệ sinh thái biển tại khu vực đảo Cô Tô cũng tương đối đa dạng, thu hút sự quan tâm nghiên cứu khoa học biển. Vùng biển quanh đảo Cô Tô có sự đa dạng về sinh học, có giá trị nguồn gen, đặc biệt là rong biển, thực vật phù du, động vật phù du khá đa dạng và những động vật đáy có giá trị kinh tế cao (bào ngư, trai ngọc, ốc nón, tôm hùm, hải sâm, móng tay, mực, sứa đỏ…) thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong những trải nghiệm “Một ngày làm dân chài” cùng tham gia chèo thuyền câu cá, câu mực. Vui chơi trên các bãi biển, dạo quanh các bãi đá bắt ốc… San Hô Cô Tô Cô Tô nổi tiếng với những loài san hô đẹp, quý hiếm. Những rạn san hô tập trung hầu hết tại phía Đông Bắc đảo Cô Tô lớn và phía bắc đảo Thanh Lân với những rạn san hô nổi tiếng ở Bắc Vàn, Hồng Vàn hòn Tám Cháu, Khe Trâu, Đuôi Chuột là mối quan tâm đặc biệt của những hoạt động du lịch nghiên cứu và khám phá của những nhà khoa học và du khách. Nếu không có các giải pháp bảo vệ phục hồi lại các rạn san hô thì nguồn lợi từ nhóm cá tại các rạn san hô sẽ mất đi, ảnh hưởng rất lớn đến tính đa dạng sinh hoạc và tài nguyên đất đai. 2.3. Tài nguyên đất đai 2.3.1. Điều kiện Thổ nhưỡng Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 12
  • 13. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” Sự đa dạng và phong phú của tính chất thổ nhưỡng tài nguyên đất hình thành trên đảo hệ thảm thực vật phong phú với những cánh rừng nguyên sinh, những vùng trồng cây ăn quả, vùng sản xuất lương thực, rau màu rộng lớn và những bãi biển đẹp (bãi tắm thị trấn, bãi Vàn Chảy, Hồng Vàn, bãi vụng Ba Châu, bãi tắm đảo Cô Tô Con)...là những địa danh nổi tiếng thu hút du khách. 2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất Nhìn chung, hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất của huyện đáp ứng tốt nhu cầu về ở và sản xuất, ổn định đời sống và phát triển Du lịch bền vững theo hướng sinh thái trong điều kiện có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và sự quan tâm đặc biệt đến bảo vệ môi trường thiên nhiên của đảo. 2.3.2.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất a. Đất sản xuất nông nghiệp Toàn huyện có 250,54 ha chiếm 10,64% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp, được sử dụng cho các mục đích như sau: Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Đơn vị tính: Diện tích – Ha; Cơ cấu - % STT Loại đất Diện tích Cơ cấu Tổng diện tích đất nông nghiệp 2353,35 100% 1 Đất sản xuất nông nghiệp 250,54 10,64 1.1 Đất trồng cây hàng năm 151,97 6,45 1.1.1 Đất trồng lúa 120,23 5,1 1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 6,00 0,25 1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 25,74 1,09 1.2 Đất trồng cây lâu năm 98,57 4,18 2 Đất lâm nghiệp 2090,57 88,83 2.1 Đất rừng sản xuất 1008,2 42,84 2.2 Đất rừng phòng hộ 1082,37 45,99 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 11,00 0,46 4 Đất làm muối 1,00 0,04 5 Đất nông nghiệp khác 0,24 0,01 (Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường và nông nghiệp huyện Cô Tô) - Đất sản xuất nông nghiệp + Đất trồng cây hàng năm có 151,97 ha + Đất trồng cây lâu năm có 98,57 ha - Đất lâm nghiệp Đất lâm nghiệp của huyện có diện tích 2090,57 ha, chiếm 88,83% tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong đó: + Đất rừng sản xuất có 1008,2 ha, gồm: + Đất rừng phòng hộ có 1082,37 ha tập trung gồm Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 13
  • 14. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” - Đất nuôi trồng thuỷ sản Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản của huyện năm 2010 có 11 ha, chiếm 0,46% diện tích đất nông nghiệp. - Đất làm muối Diện tích đất làm muối trên địa bàn huyện là 1,00 ha, chiếm 0,04% diện tích đất nông nghiệp, và tập trung toàn bộ ở thị trấn. - Đất nông nghiệp khác Đất để xây dựng trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, đất xây dựng cơ sở ươm cây giống, con giống, đất chuồng trại... với diện tích 0,24 ha chiếm 0,01% diện tích đất nông nghiệp. b. Đất phi nông nghiệp Nhóm đất phi nông nghiệp trong toàn huyện có 1164,91 ha chiếm 24,52% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích, cơ cấu các loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp như sau: Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất phi nông nghiệp 1164,91 100 Đất chuyên dùng 1084,47 93,09 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 2,77 0,23 Đất quốc phòng 960,36 82,44 Đất an ninh 0,34 0,02 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 22,11 1,89 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh 19,95 1,71 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ 2,16 0,18 Đất phát triển hạ tầng 94,33 8,09 Đất di tích, danh thắng 4,36 0,37 Đất bãi thải, xử lý chất thải 0,2 0,01 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,18 0,01 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 6,62 0,56 Đất mặt nước chuyên dùng 27,59 2,36 Đất sông suối 1,82 0,15 Đất ở đô thị 16,19 1,39 Đất ở nông thôn 28,04 2,40 (Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường và nông nghiệp huyện Cô Tô) - Diện tích đất phát triển hạ tầng hiện nay của huyện có 94,33 ha chiếm 8,09% diện tích đất phi nông nghiệp. - Hiện trạng đất di tích danh thắng có 4,36 ha, chiếm 0,37% diện tích đất phi nông nghiệp, đây là diện tích đất khu di tích khuôn viên Đài tưởng niệm Bác Hồ nằm trên địa bàn thị trấn Cô Tô. Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 14
  • 15. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” - Diện tích đất ở đô thị của huyện có 16,19 ha chiếm 1,39% diện tích đất phi nông nghiệp. - Diện tích đất ở nông thôn của huyện có 28,04 ha chiếm 2,4% diện tích đất phi nông nghiệp. - Tổng diện tích nhóm đất chưa sử dụng trên toàn huyện còn 1232,49 ha chiếm 25,94% ha diện tích tự nhiên, bao gồm: + Đất bằng chưa sử dụng: 697,33 ha + Đất đồi núi chưa sử dụng:501,42 ha + Núi đá không có rừng cây: 33,74 ha 2.3.2.2. Những tồn tại trong việc sử dụng đất Quỹ đất dành cho các hoạt động văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế chưa được bố trí thỏa đáng. Mặt khác, các ngành, các cấp cũng chưa quan tâm đến quy hoạch, dẫn đến việc chuyển đổi mục đích và sử dụng đất đai sai so với quy hoạch được phê duyệt. Trong quá trình sử dụng đất, một số tổ chức, doanh nghiệp còn coi nhẹ việc bảo vệ cảnh quan môi trường. 3.Tiềm năng nguồn lực kinh tế, xã hội và tài nguyên nhân văn 3.1. Nguồn lực kinh tế 3.1.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế Tốc độ tăng giá trị gia tăng trong giai đoạn 2006-2010 đạt 12,72%. Trong đó, trồng trọt và chăn nuôi tăng 5,2%, thủy sản tăng 5%; Công nghiệp và xây dựng tăng 55,5%, song chủ yếu do tăng xây dựng; Dịch vụ tăng 5,3%. Bảng 3: Tăng trưởng kinh tế huyện Cô Tô giai đoạn 2010-2013 Đơn vị tính: Giá trị - Tỷ đồng; TTBQ: % TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2013 TT BQ (%) Giá trị gia tăng (giá so sánh) 105,87 125,79 5,92 1 Ngành nông, lâm và thủy sản 22,35 39,23 20,63 Nông nghiệp 3,15 5,03 16,88 Thủy sản 19,2 34,2 21,22 2 Ngành CN, TTCN và XD 73,17 40,77 -17,71 3 Ngành TMDV và DL 10,35 45,79 64,16 Thương mại 6 12,71 28,43 Du lịch 1,41 27,5 169,18 DV khác 2,94 5,59 23,89 (Nguồn: Chi cục thống kê, phòng Tài nguyên môi trường - NN Cô Tô và tính toán dự án) Giai đoạn 2011-2013, tốc độ tăng giá trị gia tăng đạt 5,92%, bằng mức tăng trưởng trung bình chung của cả nước. Nông nghiệp tăng khoảng 20,6%, trong đó thủy sản tăng 21,2%, nông nghiệp tăng 16,9%; Công nghiệp và xây dựng tăng giảm 17,7%, trong đó ngành xây dựng giảm 18,6% nhưng ngành Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 15
  • 16. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” công nghiệp chế biến tăng 12,9% (sức tăng của ngành công nghiệp chế biến không bù đắp được sự giảm sút mạnh mẽ của ngành xây dựng). Bảng 4: Cơ cấu kinh tế huyện Cô Tô giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Giá trị - Tỷ đồng; TTBQ: % TT Chỉ tiêu 2010 2013 I Giá trị gia tăng (giá hiện hành) 105,87 163,59 1 Ngành nông, lâm và thủy sản 22,35 51 Nông nghiệp 3,15 6,54 Thủy sản 19,2 44,46 2 Ngành CN, TTCN và XD 73,17 53,21 3 Ngành TMDV và DL 10,35 59,38 Thương mại 6,0 15,25 Du lịch 1,41 35,75 DV khác 2,94 8,38 II Cơ cấu kinh tế 100 100 1 Ngành nông, lâm và thủy sản 21,1 31,2 2 Ngành CN, TTCN và XD 69,1 32,5 3 Ngành TMDV và DL 9,8 36,3 (Nguồn: Chi cục thống kê, phòng Tài nguyên môi trường - NN Cô Tô và tính toán dự án) Ngành Dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng 64,2%, chủ yếu do tăng từ du lịch: 169,2%/năm, thương mại tăng 28,4% và các ngành dịch vụ khác tăng 23,9%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá nhanh theo hướng phát huy lợi thế của huyện. Ngành thủy sản và du lịch đã đóng góp lớn vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Năm 2013, giá trị gia tăng của ngành thủy sản (giá hiện hành) đạt khoảng 44,5 tỷ đồng, chiếm khoảng 27,15% tổng giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế huyện (năm 2010 chiếm 18,13%); giá trị gia tăng của ngành du lịch đạt 35,8 tỷ đồng chiếm khoảng 21,88% (năm 2010 chiếm 1,3%). Ngành xây dựng chiếm 30,56% (năm 2010 là 67,42%). Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2013, ngành nông lâm và thủy sản chiếm 31,2%, ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 32,5% và ngành thương mại – dịch vụ chiếm 36,3%. 3.1.2. Thu ngân sách Nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện khá nhỏ và không tự cân đối được nguồn chi ngân sách. Do hoạt động công nghiệp và dịch vụ vẫn chưa phát triển, các nhà đầu tư còn nhỏ bé và hạn chế về số lượng nên nguồn thu của huyện hàng năm chỉ chiếm khoảng 1/10 chi ngân sách đầu tư trên địa bàn. Phần lớn ngân sách phụ thuộc vào nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn tài trợ khác. Là huyện đảo còn gặp nhiều khó khăn nên nguồn ngân sách từ cấp tỉnh hỗ trợ chủ yếu giúp huyện cân đối thu chi hàng năm không bị thâm hụt. Do số lượng doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh (hiện toàn huyện chỉ có 6 doanh nghiệp đang hoạt động) trên địa bàn huyện ít và qui mô Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 16
  • 17. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” nhỏ nên nguồn thu ngân sách trên địa bàn hàng năm vẫn khá thấp trong tổng nguồn thu ngân sách. Hàng năm thu ngân sách trên địa bàn huyện chỉ bằng khoảng 1/10 tổng nguồn thu ngân sách của huyện. Tuy nhiên, với tốc độ thu hút khách du lịch và sự khởi sắc trong hoạt động kinh doanh du lịch: khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vận tải ,.. của người dân địa phương và doanh nghiệp sẽ giúp huyện tăng nguồn thu ngân sách mạnh trong vài năm tới. 3.1.3. Đầu tư xây dựng cơ bản Là huyện đảo có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế-xã hội, nhiều hạng mục công trình quan trọng như: xây dựng cầu cảng, xây dựng mạng lưới điện, hệ thống cấp nước, mạng lưới giao thông, trụ sơ, bệnh viện, trường học… đã được thực hiện với tổng vốn đầu tư giai đoạn 2005-2010 là 621,437 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là vốn từ ngân sách tỉnh, nguồn vốn Biển Đông - Hải Đảo và vốn từ ngân sách huyện. Các công trình đầu tư của huyện hầu hết đã được đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo. 3.5. Nguồn lực xã hội và tài nguyên nhân văn 3.5.1. Nguồn lực xã hội a.Dân số Theo số liệu thống kê của UBND huyện Cô Tô, dân số huyện đến năm 2013 là 5.553 người, gồm các dân tộc Kinh, Sán Dìu, Hoa có nguồn gốc từ các tỉnh: Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương và các huyện của Quảng Ninh. Đa số dân cư định cư ở đảo từ sau 1978. Tốc độ tăng dân số giai đoạn 2006-2010 khoảng 1,4%, riêng các năm 2011-2013 tăng khoảng 1,96%. Bảng 5: Cơ cấu dân số theo giới tính, thành thị và nông thôn qua các năm Hạng mục 2010 2011 2012 2013 1. Tổng dân số toàn huyên (người) 5084 5242 5424 5553 Dân số nam (người) 2868 2950 3039 3108 Cơ cấu trong quy mô tổng dân số (%) 56,4 56,3 56,0 56,0 Dân số nữ (người) 2216 2292 2385 2445 Cơ cấu trong quy mô tổng dân số (%) 43,6 43,7 44,0 44,0 Dân số thành thị (người) 2452 2500 2583 2639 Cơ cấu trong quy mô tổng dân số (%) 48,2 47,7 47,6 47,5 Dân số nông thôn (người) 2632 2742 2841 2914 Cơ cấu trong quy mô tổng dân số (%) 51,8 52,3 52,4 52,5 2.Số hộ dân cư (hộ) 1357 1453 1480 1532 3. Mật đô dân cư (người/km2 ) 107 110,3 114,1 116,9 (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Cô Tô và điều tra, tính toán của nhóm tư vấn) Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 17
  • 18. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” b. Lao động Dân số trong độ tuổi lao động của huyện tăng khoảng 234 người từ năm 2010 đến 2013. Trung bình mỗi năm tăng khoảng 78 người/năm. Bảng 6: Cơ cấu tuổi và giới tính của lao động huyện qua các năm TT Hạng mục 2005 2010 2013 1 Tổng dân số trong độ tuổi lao động (người) 3090 3.420 3654 2 Theo giới tính (người) - Nam (người) 1580 1810 2000 - Nữ (người) 1510 1.610 1.654 3 Theo nhóm tuổi (người) - Dưới 30 tuổi (người) 1115 1235 1320 - Cơ cấu trong quy mô tổng số lao động (%) 36,1 36,1 36,1 - Từ 30 đến 49 tuổi (người) 1510 1672 1787 - Cơ cấu trong quy mô tổng số lao động (%) 48,9 48,9 48,9 - Trên 50 tuổi (người) 465 513 547 - Cơ cấu trong quy mô tổng số lao động (%) 15,0 15 15 (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Cô Tô và điều tra, tính toán của nhóm tư vấn) Dân số trong độ tuổi lao động dưới 30 tuổi chiếm khoảng 36,1%, từ 30 đến 49 tuổi chiếm khoảng 48,9% , dân số trong độ tuổi lao động trên 50 tuổi (từ 50 tuổi đến 59 tuổi đối với nam, từ 50 tuổi đến 54 tuổi đối với nữ) chiếm khoảng 15% tổng số lao động trong độ tuổi lao động. Nhìn chung cơ cấu lực lượng lao động theo độ tuổi của huyện đang trong giai đoạn “dân số vàng”, đây là điều kiện thuận lợi để huyện Cô Tô thực hiện thắng lợi các chủ trương phát triển kinh tế xã hội. Bảng 7: Cơ cấu nhân lực theo trình độ học vấn Huyện Cô Tô Hạng mục 2010 2013 Tổng dân số trong độ tuổi lao động 3.420 3654 Chưa biết chữ 60 50 % tổng số 1,8 1,4 Tốt nghiệp tiểu học 510 490 % tổng số 14,9 13,4 Tốt nghiệp THCS 1280 1240 % tổng số 37,4 33,9 Tốt nghiệp THPT 1.420 1.739 % tổng số 41,5 47,6 (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Cô Tô và điều tra, tính toán của nhóm tư vấn) Tốc độ tăng bình quân về lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch giai đoạn 2010 - 2013 là 62%, trong đó lao động trực tiếp tăng 91,3%, lao động gián tiếp tăng 49,4%, lao động lĩnh vực Du lịch chiếm 11,4 đến 12,6%; Năm 2014, tổng số lao động là 2.500 người, trong đó lao động trực tiếp là 1.000 người và lao động gián tiếp là 1.500 người. Lao động trong kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng chiếm 22%, kinh doanh lữ hành chiếm hơn 1%. Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 18
  • 19. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” - Trình độ học vấn Nhân lực huyện Cô Tô có trình độ học vấn ở mức tương đối thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Số người trong độ tuổi lao động không biết chữ chiếm tỷ trọng thấp trong lực lượng lao động (chiếm đến 1,4%). Bảng 8: Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật TT Hạng mục 2012 2013 Số lượng % Số lượng % Tổng số 3436 100 3530 100 I Chưa qua đào tạo 2629 76,5 2581 73,1 II Đã qua đào tạo 807 23,5 949 26,9 1 Học nghề 364 10,6 469 13,3 2 Trung cấp chuyên nghiệp 176 5,1 197 5,6 3 Cao đẳng 127 3,7 131 3,7 4 Đại học và trên đại học 140 4,1 152 4,3 (Nguồn phòng thống kê huyện Cô Tô và tính toán của nhóm tư vấn) - Trình độ chuyên môn - kỹ thuật Trình độ chuyên môn-kỹ thuật nhân lực huyện tăng nhanh trong giai đoạn 2006-2012, đến năm 2013 tỷ trọng lao động qua đào tạo trong tổng lao động đang làm việc trong nền kinh tế là 26,9%, trong đó học nghề chiếm 13,3%, trung học chuyên nghiệp là 5,6%, cao đẳng là 3,7% và đại học là 4,3%. Từ kết quả này cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của huyện thấp hơn mức trung bình của cả nước cả về đào tạo nghề và qua đào tạo nói chung. Đây là một trong những thách thức lớn của huyện trong thời gian tới. Bảng 9: Cơ cấu lao động các ngành trên địa bàn huyện Cô Tô TT Hạng mục ĐVT Năm 2010 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2013 - 2010 1 DS trong độ tuổi lao động 3420 3560 3654 234 2 LĐ làm việc trong ngành KTQD người 3040 3.229 3.334 294 - Trong đó: Thương mại dịch vụ người 670 825 876 206 + Thương mại người 257 327 380 123 + Du lịch người 346 408 400 54 + Các ngành dịch vụ khác người 67 90 96 29 3 Cơ cấu sử dụng lao động % 100 100 100 - Trong đó: Thương mại dịch vụ 22,0 25,5 26,3 + Thương mại 8,5 10,1 11,4 + Du lịch 11,4 12,6 12,0 + Các ngành dịch vụ khác 2,2 2,8 2,9 (Nguồn: Chi cục thống kê, phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Cô Tô) - Số lượng và cơ cấu trạng thái việc làm của nguồn nhân lực Năm 2013 số người trong độ tuổi lao động toàn huyện chiếm 59,5% tổng dân số, tăng 6,8% so với năm 2010. Trong đó lao động Dịch vụ và Du Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 19
  • 20. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” lịch năm 2013 tăng 30,7%, cao hơn 206 lao động so với năm 2010. Lao động lĩnh vực Du lịch chiếm tỷ trọng không nhiều khoảng 15,6%. c.Việc làm và mức sống dân cư So với bình quân toàn tỉnh Quảng Ninh, thu nhập bình quân đầu người của huyện vẫn khá thấp nhưng so với một số huyện như Ba Chẽ, Hải Hà, Tiên Yên thì thu nhập bình quân đầu người của Cô tô lại cao hơn. Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 1.200 USD/người/năm (tương đương khoảng 24 triệu đồng/người) năm 2012. d. Văn hoá, giáo dục,thông tin, thể dục thể thao Hàng năm huyện tổ chức và phối hợp tổ chức thành công nhiều các sự kiện chính trị, văn hóa diễn ra trên địa bàn như: "Tuần Văn hóa-Thể thao-Du lịch Cô Tô", Liên hoan tiếng hát cho đối tượng thiếu niên nhi đồng và dân cư cấp huyện, "Đêm Thơ quảng Ninh"; Lễ khánh thành dự án Đưa điện lưới ra đảo Cô Tô...tổ chức các hoạt động Thể dục - Thể thao gắn với các hoạt động kỷ niệm thành lập tỉnh Quảng Ninh và thành lập huyện Cô Tô… e. Y tế Duy trì tốt công tác quân dân y kết hợp trong khám, chữa bệnh cho nhân dân; chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn. Đảm bảo bảo 100% các xã, thị trấn có trạm y tế với trang thiết bị và đội ngũ bác sỹ đạt chuẩn Quốc gia, có cán bộ y tế tại các thôn. Trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện được đầu tư hiện đại và đồng bộ, hạn chế tối đa số bệnh nhân chuyển tuyến điều trị. g. Chợ Cô Tô hiện có 2 chợ, 01 chợ loại 2 ở trung tâm huyện và 01 chợ loại 3 ở xã Thanh Lân, đang được đầu tư nâng cấp, xây dựng để đạt chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng. Các khu thương mại, dịch vụ tập trung chủ yếu tại các tuyến phố khu trung tâm Thị trấn đang được củng cố và duy trì hoạt động tốt, với các sản phẩm chủ yếu là nông sản, hàng tạp hóa, và hàng điện tử trong nước và nhập khẩu, hàng may mặc…hình thức bán hàng chủ yếu là bán lẻ. 3.5.2. Tài nguyên nhân văn a. Di tích lịch sử ỶTên đảo hiện có các di tích về Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tượng đài Bác Hồ, khu Cánh đồng muối và khu di tích đền thờ Hồ Chủ Tịch, ghi dấu ngày 09/05/1961, khi Người ra thăm và động viên cán bộ, chiến sỹ nhân dân trên đảo phát huy truyền thống yêu nước, xây dựng và bảo vệ biển đảo Tổ Quốc. Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 20
  • 21. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” Di tích khu Đồn Cao ghi dấu tích đại đội Ký Con đã chiến đấu vì sự nghiệp bảo vệ đất nước sẽ được đầu tư xây dựng, là nơi tri ân để người dân đảo và du khách viếng thăm tưởng nhớ công ơn các liệt sỹ. Khu di tích tượng đài Chủ Tịch Hồ Chí Minh b. Tài nguyên phi vật thể Quá trình phát triển của Huyện thu hút đông đảo dân cư từ các vùng miền trên cả nước đến định cư lập nghiệp trên đảo tạo nên sự đa dạng về văn hóa, tín ngưỡng. Các khu dân cư được hình thành nằm đan xen giữa thiên nhiên hoang sơ của biển và núi rừng cùng với những ngành nghề truyền thống (sản xuất ngư cụ, chế biến thủy sản, làm mắm…): khu Vòong Si (gần nhà thờ), khu Đà Lạt (thôn Hải Tiến xã Đồng Tiến) sẽ mang đến những cảm nhận đặc biệt thú vị cho những du khách ưa trải nghiệm và khám phá. Lễ hội truyền thống hàng năm với đa dạng các loại hình văn hoá như hát Xoan của người Thái Bình, hát ví dặm của người Hà Tính, hò Sông Mã của người Thanh Hóa, hát Chầu Văn người Nam Định – Hà Nam thể hiện tình đoàn kết, nhân ái, ý chí quyết tâm bảo vệ và xây dựng đảo của những người dân đến từ mọi miền đất nước hiện đang sinh sống và làm việc trên đảo. c. Các đặc sản Cô Tô Cũng như những vùng biển đảo khác, Cô Tô nổi tiếng với tiềm năng nguồn lợi thủy sản. Trong đó nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao được thị trường biết đến với thương hiệu Mực và cá Duội Cô Tô, Hải Sâm, Bào Ngư… các vùng trồng cây ăn quả (cam, bưởi, na…) tại các thôn Nam Đồng, thôn Hải Tiến, thôn Nam Hà, khoai lang (thị trấn Cô Tô) là những điểm tham quan lý tưởng của những du khách ưa trải nghiệm, thích khám phá. Mực Cô Tô Bào Ngư Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 21
  • 22. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” 3.6. Hạ tầng kỹ thuật 3.6.1. Giao thông vận tải + Giao thông đường thủy Hiện tại trên địa bàn Huyện có 07 bến cảng (một số do Quốc phòng quản lý như: cảng Bắc Vàn – Cô Tô lớn; cảng Trần Đông, cảng Trần Tây – đảo Trẩn; cảng Hải Quân – xã Thanh Lân), có 03 cảng dân sự là cảng Cô Tô, cảng từ Cô Tô lớn sang Thanh Lân và ngược lại. Giao thông đường thủy vận chuyển hành khách tới đảo hiện đang dần được bổ sung và thay thế bằng tàu cao tốc có sức chở lớn, có thể hoạt động an toàn trong những điều kiện thời tiết xấu, thời gian hành trình rút ngắn được 2/3 thời gian. Tuy nhiên số lượng tàu còn hạn chế (06 tàu tuyến Vân Đồn – Cô Tô), tần suất chạy tàu thấp chưa đáp ứng được nhu câu đi lại của cư dân và du khách đặc biệt trong mùa du lịch, kỳ nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần. + Hệ thống giao thông đường bộ Hệ thống các tuyến đường trên đảo được xây dựng bằng bê tông, mặt đường còn xấu, một số tuyến đường đã có dấu hiệu xuống cấp. Phương tiện giao thông trên đảo nhìn chung cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân và du khách với 20 xe ô tô loại 12 chỗ ngồi và 15 xe điện loại 15 chỗ và 7 chỗ. Tuy nhiên, các phương tiện vận chuyển trên đảo hầu hết là những loại xe cũ, chất lượng và độ an toàn không cao. Xu hướng sử dụng phương tiện vận chuyển “Xanh, Sạch” trên đảo bằng xe taxi điện, xe máy điện, xe đạp…đang được đầu tư thay vì sử dụng các loại phương tiện giao thông có ảnh hưởng xấu đến môi trường như hiện nay. 3.6.2. Bưu chính, viễn thông Cô Tô là một địa điểm du lịch đầu tiên trên cả nước cung cấp dịch vụ Internets wifi miễn phí cho du khách và người dân. Hiện nay, trên đảo có 60 điểm Internet không dây (wifi) phục vụ tra cứu thông tin miễm phí cho cán bộ, nhân dân, du khách. Điện thoại di động cũng đã được phủ sóng trên toàn đảo, đảm bảo liên lạc thông suốt cho nhu cầu sử dụng của người dân. 3.6.3. Mạng lưới điện và hệ thống chiếu sáng Chỉ cách đây vài năm, huyện Cô Tô còn gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của các hộ gia đình cho sinh hoạt và sản xuất. Cụ thể, năm 2011 chỉ chưa được một nửa số hộ gia đình sử dụng điện nhưng do được tỉnh đầu tư điện lưới ra tận đảo nên hiện nay toàn bộ 100% hộ gia đình trên đảo đều có điện. Đây là sự thay đổi mang tính lịch sử đối với huyện Cô Tô vì nó có tác động lớn không chỉ tới sinh hoạt của người dân mà nó còn tạo môi trường đầu tư hấp dẫn và ổn định. Từ đó tạo tiền đề cho phát triển mở Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 22
  • 23. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” rộng sang các ngành, lĩnh vực khác giúp diện mạo đô thị và kinh tế của huyện thay đổi tích cực. 3.6.4. Mạng lưới cấp, thoát nước - Mạng lưới cung cấp nước: Mạng lưới cung cấp nước cho huyện trong thời gian qua đã được quan tâm đầu tư, đặc biệt là hồ Trường Xuân và hồ C4 một công trình xây dựng lớn. Hệ thống hồ đập xã Thanh Lân với diện tích 3 ha; xã Đồng Tiến đã xây dựng được hệ thống hồ đập với diện tích là 4 ha; thị trấn Cô Tô đã xây dựng được hệ thống hồ đập với diện tích là 21 ha. Nhìn chung với hệ thống hồ đập và kênh mương như hiện nay, thì nhu cầu về nước để phục vụ cho đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất của huyện đã cơ bản được đáp ứng đầy đủ. - Mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải: Hệ thống thoát nước chủ yếu trên địa bàn huyện là hệ thống mương, rãnh gắn với các trục đường kết hợp với thoát nước thải ra biển. Hiện tại trên địa bàn huyện đang xây dựng cơ sở xử lý rác thải sử dụng công nghệ đốt rác. 3.6.5. Những dịch vụ khẩn cấp Trong tình huống khẩn cấp, cảnh sát, quân đội, bộ đội biên phòng và y tế có thể đáp ứng được các sự cố, làm tốt công tác phòng chống cháy nổ tuy nhiên đối với sự cố cháy xảy ra thì công tác chữa cháy sẽ gặp nhiều khó khăn do phương tiện, trang thiết bị đầu tư còn hạn chế, địa bàn đi lại không thuận lợi, khả năng khống chế thảm họa sẽ gặp nhiều khó khăn. 3.7. Tài chính ngân hàng Hệ thống ngân hàng nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu về vốn của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Tuy nhiên hoạt động Ngân hàng mới chỉ có sự tham gia của 02 hệ thống ngân hàng là Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT và Ngân hàng chính sách xã hội mà chưa có sự tham gia của hệ thống các ngân hàng Thương Mại. Việc đáp ứng nhu cầu về vốn và cung cấp các dịch vụ tiện ích trong hoạt động Ngân hàng vì vậy còn nhiều hạn chế, trong đó loại hình tín dụng, thẻ ATM đang trở thành những khó khăn đáng kể trong hoạt động Dịch vụ - Du lịch và Thương Mại của người dân Huyện và du khách. 4. Tình hình an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Huyện đảo Cô Tô được xếp vào nhóm đảo nằm ở vị trí tiền tiêu của đất nước, có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược bảo vệ an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế biển ở tây bắc Vịnh Bắc Bộ. Nằm ở vị trí cửa khẩu lại là cửa khẩu trên biển, kiểm soát một vùng biển rộng lớn, lại nằm trong vịnh Bắc Bộ, một khu vực luôn phải đối mặt với nhiều tranh chấp giữa các quốc gia. Chính vì vậy công tác bảo vệ An ninh Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 23
  • 24. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” Quốc phòng luôn được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, tình hình An ninh Chính trị trên huyện đảo luôn được giữ vững, tạo môi trường xã hội ổn định cho cuộc sống nhân dân, thân thiện với du khách thăm đảo. 5. Đánh giá chung 5.1. Thuận lợi - Vùng biển của quần đảo Cô Tô có ngư trường rộng lớn (khoảng 300km2 ), mang lại nguồn lợi thủy sản phong phú với những sản phẩm có giá trị kinh tế cao và là lợi thế cho phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế liên quan đến biển (khai thác đánh bắt, du lịch biển…). - Cô Tô có khoảng cách không quá xa với cửa khẩu Quốc tế Móng Cái, khu kinh tế mở Móng Cái và cảng trung chuyển nước sâu Vạn Giả, án ngữ đường hàng hải Quốc tế, là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế truyền thống trên đảo như Ngư nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp. Tạo động lực thúc đảy phát triển ngành Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phẩn ổn định kinh tế, giữ vững An ninh quốc phòng huyện đảo. - Đặc điểm địa hình có những cấu trúc đặc biệt của núi được che phủ bởi hệ thảm thực vật phong phú của rừng nguyên sinh tạo nên sự đa dạng của hệ sinh thái biển đảo, là một trong những khu bảo tồn biển Việt Nam. - Tạo hóa của tự nhiên đã hình thành trên địa bàn huyện Cô Tô những bãi biển đẹp có những dải cát dài, thoải, sạch đẹp, nước trong có thể xem là những bãi tắm có sức hấp dẫn nhất ở khu vực biển Đông vịnh Bắc Bộ và Đông Bắc Việt Nam, môi trường không khí trong lành chưa bị ô nhiễm là điều kiện lý tưởng phát triển ngành Du lịch của đảo. - Người dân trên đảo cần cù, chịu khó trong phát triển kinh tế, nồng hậu và mến khách, duy trì được nếp sống nhân văn… đây là một trong những yếu tốt quan trọng cho phát triển du lịch và dịch vụ. - Đã có điện lưới quốc gia, tạo điều kiện rất quan trọng cho phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng. 5.2. Khó khăn - Đảo nằm trong vùng ảnh hưởng của nhiều hiện tượng thời tiết đặc biệt (bão, triều dâng...), gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Việc khắc phục thiên tai gây ra là thách thức lớn đối với huyện Cô Tô. - Giao thông đi lại giữa các đảo, giữa đảo và đất liền gặp còn nhiều khó khăn đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu (giông, bão, biển động...) ảnh hưởng đáng kể tới các hoạt động Dịch vụ và Du lịch của đảo. - Khó khăn lớn nhất hiện nay của đảo là tài nguyên nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 24
  • 25. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ Trong giai đoạn 2011-2013, ngành Dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng 64,2%, chủ yếu do tăng từ du lịch: 169,2%/năm, chiếm tỷ trọng 36,3% cơ cấu kinh tế của Huyện. Lượng khách du lịch tới đảo tăng nhanh, từ chỗ rất ít khách du lịch biết đến Cô tô nhưng chỉ sau vài năm số lượng khách thăm quan đã gia tăng đột biến. 1. Chỉ tiêu về khách du lịch 1.1. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch Tốc độ tăng trưởng khách du lịch đảo Cô Tô trong giai đoạn 2010 - 2013 đạt 148,5%/năm, trong đó tăng trưởng khách Quốc tế là 12,3%/năm, khách nội địa tăng mạnh với tốc độ tăng bình quân gần 152,0%/năm. Số lượng khách du lịch Quốc tế đến với Cô Tô có xu hướng không ổn định và chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu khách du lịch (Năm 2010 chiếm hơn 4,4%, năm 2011 gần 2%, năm 201 hơn 1%, năm 2013 là 0,5%). Bảng 10: Hiện trạng khách du lịch đến Cô Tô giai đoạn 2010 – 2013 Đơn vị tính: Người TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 TTBQ (%) Tổng số lượt khách 3.663 15.299 35.360 56.231 148,5 1 Khách DL Quốc Tế 161 306 367 280 20,2 2 Khách DL nội địa 3.502 14.993 34.993 55.951 151,9 (Nguồn: Số liệu Thống kê của phòng VHTT và kết quả tính toán của VQH&TKNN) Năm 2010 du lịch Cô Tô đón được 3.663 lượt khách trong đó khách du lịch Quốc tế chiếm 4,4%, khách du lịch nội địa chiếm 95,6%; đến năm 2011, du lịch Cô Tô ước đón được 15.299 lượt khách, trong đó khách du lịch Quốc tế chỉ chiếm gần 2%, khách du lịch nội địa chiếm trên 98%; Năm 2012 tổng số khách du lịch là 35.360 (tăng gấp hơn 2 lần so với năm trước), trong đó khách du lịch Quốc tế tăng gấp 1,2 lần trong khi đó khách du lịch nội địa tăng hơn 2,3lần. Đến năm 2013, tổng số khách du lịch là 56.231 người, khách du lịch nội địa chiếm gần 99,6% (tăng 1,6 lần so với năm trước), khách du lịch Quốc tế chỉ chiếm gần 0,5% (giảm so với năm trước hơn 6,4 lần). Điều này chứng tỏ, số lượng khách đến Cô Tô tăng nhanh, năm sau tăng hơn năm trước, khách du lịch nội địa tăng nhanh hơn khách du lịch Quốc tế. 1.2. Ngày lưu trú trung bình và tống sổ ngày khách Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch tại đảo Cô Tô là 1,8 ngày, tốc độ tăng giảm không đáng kể trong giai đoạn nghiên cứu. Năm 2013, số ngày lưu trú tăng nhẹ do trên đảo đã có điện lưới với trung bình 2 ngày khách. Tổng số ngày khách: Tốc độ tăng trưởng bình quân trong thời kỳ nghiên cứu là 142%, trong đó tốc độ tăng trưởng trung bình khách du lịch Quốc tế đạt là 38,6%, khách du lịch nội địa là 144%. Cụ thể: năm 2013, đạt cao nhất trên 112 ngàn ngày khách tăng gấp 1,6 lần so với năm trước; tổng số Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 25
  • 26. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” ngày khách du lịch nội địa chiếm trung bình 99,4%. Bảng 11: Hiện trạng khách du lịch đến Cô Tô giai đoạn 2010 – 2013 Đơn vị tính: Ngày khách TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 TTBQ (%) Tổng số ngày khách 7.942 30.506 70.757 112.546 142,0 1 Khách DL Quốc Tế 242 520 771 644 38,6 2 Khách DL nội địa 7.700 29.986 69.986 111.902 144,0 (Nguồn: Số liệu Thống kê của phòng VHTT và kết quả tính toán của VQH&TKNN) Đối tượng khách du lịch là lớp trẻ (học sinh, sinh viên) chiếm tỷ trọng trên 50%; Cán bộ công nhân viên chức chiếm trên 40% còn lại các đối tượng hưu trí, người cao tuổi là không nhiều, trẻ em thường đi theo với gia đình. 1.3. Mức chi tiêu bình quân, tổng thu từ khách du lịch (khảo sát thực tế) Từ kết quả khảo sát thực tế và các tài liệu đánh giá liên quan cho thấy: Đối tượng khách du lịch học sinh, sinh viên chiếm tỷ trọng lớn, mức chi tiêu bình quân/người/ngày là không cao (khoảng 500 nghìn đồng, xấp xỉ 25 USD). Khách du lịch đi theo gia đình có mức chi tiêu cao nhất (khoảng 770 nghìn đồng/người/ngày, tương đương với 35 USD). Khách du lịch Quốc tế có mức chi tiêu trung bình/người/ngày khoảng 700 nghìn đồng (32 USD). - Mức chi tiêu bình quân: Mức chi tiêu bình quân khách du lịch trong kỳ nghiên cứu tăng đều trong các năm đối (tuy nhiên mức tăng thấp), với cả khách du lịch Quốc tế và nội địa. Chi tiêu trung bình của khách du lịch nội địa khoảng 29,3 USD, cao nhất là năm 2013 với 35 USD tương đương 770 nghìn đồng, năm 2010 là thấp nhất (khoảng 500 nghìn đồng) tương đương 25 USD. Chỉ tiêu trung bình khách du lịch Quốc tế khoảng 32 USD, năm cao nhất là 2013 là 770 nghìn đồng (tương đương 35 USD), năm thấp nhất là 2010 và 2011 là 660 nghìn đồng (tương đương 30USD). Bảng 12: Mức chi tiêu và tổng thu từ khách du lịch đến Cô Tô giai đoạn 2010 – 2013 T T Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 TTBQ (%) Tổng thu Tỷ đồng 4,4 18,2 46,8 86,7 170,2 USD 199.760 825.222 2.125.023 3.939.110 170,2 1 Chi tiêu khách DL Q. Tế Tỷ đồng 0,2 0,3 0,6 0,5 45,9 USD 7.260 15.600 25.443 22.540 45,9 2 Chi tiêu khách DL N. địa Tỷ đồng 4,2 17,8 46,2 86,2 173,0 USD 192.500 809.622 2.099.580 3.916.57 0 173,0 (Nguồn: Số liệu khảo sát và tính toán của VQH&TKNN) - Tổng thu từ khách du lịch: Tăng trưởng trong kỳ đạt 170,2%, năm 2013 đạt gấp 19,7 lần so với năm 2010, cụ thể: Năm 2010 đạt khoảng 4,4 tỷ đồng, năm 2013 đạt khoảng trên 86,7 tỷ đồng cũng là năm cao nhất. Năm 2014 ước đạt gần 100 tỷ đồng. Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 26
  • 27. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” 2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 2.1. Cơ sở lưu trú Tốc độ tăng trưởng cơ sở lưu trú từ 2012 đến 2014 là khá nhanh. Tính đến đầu năm 2014 trên địa bàn huyện có 68 cơ sở lưu trú (bao gồm xã Thanh Lân 06 cơ sở) và khoảng hơn 50 hộ gia đình tham gia dịch vụ Du lịch theo mô hình Homestay (tập trung chủ yếu trên đảo Cô Tô lớn). Về số lượng phòng tăng bình quân đạt 145%, đến năm 2014 là 800 phòng (bao gồm Homestay). Phân loại chất lượng về khách sạn có 30 cơ sở, nhà khách có 01 cơ sở và nhà nghỉ có 37 cơ sở. Khách sạn tư nhân thị trấn Cô Tô Cơ sở lưu trú trên địa bàn Cô Tô cơ bản đáp ứng nhu cầu thiết yếu của du khách, tuy nhiên chất lượng còn thấp, hầu hết các cơ sở lưu trú chưa được công nhận đạt tiêu chuẩn. Các cơ sở lưu trú nằm quá xa những điểm du lịch, trong khi đó nhu cầu lưu trú của khách tại những khu vực này tăng cao, đây cũng là yếu tố bất lợi trong việc lựa chọn sản phẩm du lịch của du khách đồng thời tạo nên sự mất cân đối về mật độ lưu trú trên địa bàn, dẫn tới tình trạng quá tải về lưu trú và những dịch vụ khác tại những cơ sở lưu trú khu trung tâm. 2.2. Vận chuyển khách du lịch Vận chuyển bằng đường thủy: Là tuyến nối đất liền với đảo Cô Tô và đảo chính với các đảo khác, cũng như tham quan du lịch trên biển. Vận chuyển hành khách qua đảo bằng tàu cao tốc có vai trò quan trọng không chỉ đối với việc đi lại của dân cư mà còn có ý nghĩa đối với phát triển du lịch đảo, ngoài ra các tàu cá, tàu khách loại thường cũng vận chuyển khách, hàng hóa qua đảo chủ yếu từ cảng Vân Đồn cập cảng Thị trấn Cô Tô. Hiện nay, có 02 công ty có tàu vận chuyển khách bằng tàu cao tốc từ Vân Đồn tới đảo Cô Tô với số lượng 07 tàu (03 tàu cao tốc) với thời gian gần 1,5 tiếng, 03 tàu gỗ vận chuyển khách trung bình mỗi ngày vận chuyển khoảng 600 - 700 khách từ cảng Vân Đồn ra đảo Cô Tô lớn. Vận chuyển khách từ đảo đến các đảo khác hoặc tham quan du lịch trên biển bằng tàu cá cải tiến hoặc tàu gỗ loại nhỏ gồm 24 chiếc (CôTô - Thanh Lân: 03 chiếc; CôTô - CôTô con 21 chiếc) theo chương trình tham quan du lịch đến các đảo: Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 27
  • 28. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” câu cá, thám hiểm các đảo san hô; trung bình mỗi tàu chuyên chở từ 10 - 30 khách; tùy theo từng chương trình du lịch và loại hình tham quan các tàu khách này có thể đựoc cho thuê đáp ứng yêu cầu du khách. Tàu cao tốc Vân Đồn – Cô Tô Nhìn chung giao thông đường thủy cơ bản đáp ứng nhu cầu dân sinh, tuy nhiên là chưa đủ để phát triển du lịch. Tuy nhiên tình trạng ùn ứ khách do thiếu phương tiện vào ngày trọng điểm (ngày lễ, cuối tuần, nghỉ hè…) vẫn thường xuyên xảy ra, đặc biệt là sự lãng phí về sử dụng thời gian để chờ đợi và thay đổi phương tiện giao thông đang là bất cập lớn cho cư dân, hạn chế đáng kể lượng du khách muốn đến với Thanh Lân. Vận chuyển đường bộ: Về cơ bản hệ thống các tuyến giao thông trên địa bàn đã được đầu tư nâng cấp, bê tông hóa, giao thông đi lại thuận tiện. Phương tiện vận chuyển khách du lịch trên đảo Phương tiện giao thông trên đảo chủ yếu là phương tiện xe máy. Các hộ kinh doanh đã chủ động đầu tư ô tô và xe taxi điện kinh doanh vận chuyển khách du lịch với số lượng gồm 28 ôtô các loại (từ 4 chõ đến 24 chỗ), 05 xe taxi điện loại 07 chỗ đến 15 chỗ. Số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận chuyển khách không nhiều (hiện chỉ có 01 doanh nghiệp) với 07 xe taxi điện loại 07 chỗ đến 15 chỗ. Ngoài ra phương tiện xe máy cho thuê được các hộ kinh doanh tham gia đầu tư với số lượng lên tới 700 chiếc cùng với hàng trăm xe đạp trên địa bàn thị trấn. Nói chung, dịch vụ vận chuyển khách du lịch còn thiếu cả về số lượng và chất lượng chưa đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; đội ngũ lái xe Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 28
  • 29. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” chưa chuyên nghiệp, chưa có trình độ ngoại ngữ; doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch là doanh nghiệp nhỏ và đầu tư manh mún. 2.3. Dịch vụ ăn uống Cơ sở dịch vụ ăn uống trên đảo có quy mô vừa phải, không cầu kỳ hiện đại như đất liền, số lượng nhà hàng đạt tiêu chuẩn cho phục vụ khách du lịch khoảng 24 cơ sở. Các nhà hàng, quán ăn bình dân có thể đáp ứng cho nhiều loại khách khác nhau. Hầu hết các khách sạn đều phục vụ ăn uống với các món ăn hấp dẫn du khách được chế biến chủ yếu từ thủy sản, tuy nhiên phong cách phục vụ của đội ngũ nhân viên chưa đạt tiêu chuẩn do chưa được đào tạo, chủ yếu là lao động phổ thông, làm việc thời vụ. Nhà hàng ven biển phục vụ ăn uống thị trấn Cô Tô Hoạt động tiếp thị, quảng bá các món ẩm thực đặc sản địa phương chưa được thực hiện, đội ngũ chuyên gia, nghệ nhân lành nghề về ẩm thực còn thiếu, chưa tạo được nhiều sản phẩm mang thương hiệu Cô Tô, chưa gây được ấn tượng đối với du khách. 2.4. Dịch vụ vui chơi giải trí Nhìn chung về số lượng các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí còn quá ít so với tốc độ tăng của khách du lịch trên đảo, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch. Các dự án đầu tư xây dựng cho loại hình du lịch này chưa thu hút các nhà đầu tư nên giai đoạn tới cần có chính sách hợp lý để có nhiều dự án đầu tư cho dịch vụ này. Câu cá giải trí Lặn ngắm san hô Hiện nay, dịch vụ vui chơi giải trí gắn liền với tài nguyên biển đảo thu Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 29
  • 30. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” hút được khách du lịch nhiều nhất như là du lịch tham quan trên biển với câu cá và câu cá mực ban đêm, bắt ốc, bắt cù kỳ tại các bãi đá Thị trấn, vụng Ba Châu (xã Thanh Lân), du lịch mạo hiểm tại các đảo san hô tại mỏm Đuôi Chuột (thị trấn), Hồng Vàn (xã Đồng Tiến)… 3.Về đầu tư phát triển du lịch Tính đến năm 2014, tổng số dự án đầu tư phát triển hạ tầng du lịch gần 1.800 tỷ đồng cho các dự án: Đưa điện lưới ra Huyện, Dự án xây dựng khu hậu cần nghề cá, Dự án tôn tạo, mở rộng khu di tích Bác Hồ trên đảo…Cải tạo hồ chứa nước, nâng cấp đội tàu cao tốc vận chuyển hành khách, nâng cấp hệ thống giao thông và phương tiện vận chuyển hành khách trên đảo. 4. Về thị trường khách du lịch và sản phẩm du lịch. 4.1. Thị trường khách du lịch. Giai đoạn 2010 đến 2014, thị trường khách du lịch Quốc tế đến với Cô Tô còn hạn chế (chiếm khoảng 0,8%), thời vụ du lịch đối với khách du lịch Quốc tế tập trung từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khách du lịch nội địa từ tháng 5 đến tháng 8, tháng 9 - 10 là tháng có khách du lịch ít nhất trong năm. Khách du lịch Quốc tế đến với Cô Tô còn hạn chế về số lượng (chiếm khoảng 0,8%), thời vụ du lịch đối với khách du lịch Quốc tế tập trung từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tuy nhiên Thị trường khách du lịch Quốc tế của đảo Cô Tô rất đa dạng từ nhiều thị trường khác nhau trên thế giới nhưng tập trung nhiều là thị trường châu Á (49,3%), châu Âu (13,6%), châu Mỹ(5,9%).Trong mấy năm gần đây thì khách du lịch từ châu Âu đến tham quan đảo có xu hướng tăng, trong đó phần lớn đến từ Đông Âu. Thị trường khách du lịch nội địa có đa dạng thành phần với nhiều miền khác nhau như công nhân, cán bộ, học sinh, sinh viên. Thị trường khách du lịch nội địa quan trọng đối với đảo Cô Tô là từ Hà Nội, Hải Phòng và các trung tâm du lịch tại vùng du lịch ĐBSH. Thời vụ du lịch khách du lịch nội địa từ tháng 5 - 8, tháng 9 - 10 là tháng có khách du lịch ít nhất trong năm. 4.2. Sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái biển là sản phẩm chủ lực thu hút cả khách du lịch Quốc tế và nội địa đến với Cô Tô, chủ yếu là tắm biển, tham quan các đảo, du lịch thám hiểm rừng nguyên sinh, các đảo san hô...Sản phẩm du lịch sinh thái mới tập trung cho các đoàn là sinh viên, các nhà nghiên cứu về hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, tuy nhiên số lượng khách du lịch tham quan các điểm du lịch này còn khiêm tốn. Du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm, khám phá hiện đang thu hút khách du lịch đặc biệt là giới trẻ với những hoạt động “Một ngày làm dân chài”, “Một ngày làm chiến sỹ”, “Hành trình vì biển đảo quê hương”...cắm trại, thăm làng nghề. Tuy nhiên sản phẩm là dịch vụ vui chơi giải trí trên đảo còn rất ít, chất lượng chưa cao. Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 30
  • 31. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” 5. Về công tác xúc tiến, quảng bá du lịch. UBND huyện Cô Tô đã phối hợp với Trung tâm xúc tiến Thương mại và Du lịch trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch xây dựng các chương trình xúc tiến và quảng bá du lịch nhằm quảng bá tiềm năng tài nguyên du lịch trên đảo, giới thiệu các chương trình sản phẩm du lịch; đồng thời đã tổ chức, hỗ trợ các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tham gia các hoạt động hội chợ, triển lãm để thu hút khách du lịch, tổ chức tuần văn hóa, thể thao và Du lịch Cô Tô năm 2013 với những hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, tổ chức liên hoan “Lân, Sư, Rồng”, “Cuộc thi Vidieo clip nổi tiếng về Cô Tô”, “Hướng dẫn viên du lịch Cô Tô”, “Triển lãm ảnh đẹp”, “Liên hoan đôi nhảy đẹp, nhóm nhảy đẹp”, “Liên hoan xe đạp thể thao”, tổ chức chương trình “Du lịch cộng đồng”, thực hiện cơ chế hỗ trợ khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng tại xã Thanh Lân…đưa các chương trình xúc tiến vào nội dung tờ quảng cáo, lịch, “Cẩm nang du lịch Cô Tô”, mở Website, phủ sóng Internet không dây toàn huyện đảo miễn phí, đăng tin bài trên báo, phóng sự truyền hình về Du lịch Cô Tô… Những công ty du lịch có chi nhánh, hay văn phòng đại diện tại Cô Tô là những công ty tích cực tham gia xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch. Phòng Văn hóa và Thể thao với tổng số nhân sự 13 người có chức năng và nhiệm vụ là thực hiện quản lý nhà nước về Du lịch, Văn hóa Quần chúng, Văn hóa gia đình, Công nghệ thông tin, Thư viện, Bảo tàng, Ban chỉ đạo toàn dân xây dựng đời sống văn hóa…và tồ chức xúc tiến các hoạt động du lịch, văn hóa trên địa bàn. Về tổ chức có 01 cán bộ chuyên về du lịch, và các cán bộ chuyên trách từng nội dung lĩnh vực quản lý. Do trình độ, khả năng và hạn chế về kinh phí nên các chương trình hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch chưa được tổ chức; các tài liệu và phân phát ấn phẩm là hoạt động chính hiện nay nhưng do không có kinh phí nên các ẩn phẩm đang phát cho du khách là ấn phẩm đã cũ, nhiều ấn phẩm không đạt chất lượng, thiếu các thông tin mới... 6. Về tổ chức không gian phát triển du lịch. Hiện nay, trên đảo có nhiều sản phẩm du lịch có giá trị văn hóa, thẩm mỹ cao và sinh thái: các khu Di tích văn hóa (khu di tích Hồ Chí Minh, cánh đồng muối), khu di tích lịch sử (di tích trận chiến đại đội Ký Con), các khu danh thắng (các bãi đá, đồi ngắm sóng, rừng nguyên sinh…), những công trình kiến trúc, xây dựng (ngọn Hải đăng, Hồ Trường Xuân, Nhà thờ…khu dịch vụ hậu cần nghề cá), khu làng chài và hệ thống các bãi tắm chất lượng cao có thể khai thác phát triển Du lịch: Bãi Hồng Vàn, Vàn Chảy (xã Đồng Tiến, Bắc Vàn), Nam Hải (Thị trấn),bãi đầu Nam Cô Tô con, bãi đầu Đông Cô Tô con,…đã hình thành các khu du lịch, các dịch vụ du lịch phục vụ khách du lịch; còn các bãi tắm Ba Châu, bãi tắm Hải Quân (xã Thanh Lân), Vụng Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 31
  • 32. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” Bò, Hải Quân (đảo Trần)... đang được kêu gọi đầu tư xây dựng thành các khu du lịch và dịch vụ. Sau đây là hiện trạng phát triển các khu du lịch trên đảo. Thị trấn Cô Tô - Khu di tích Hồ Chủ Tịch trên đảo Cô Tô (đền thờ, khu tượng đài, khu lưu niệm) là một quần thể những dấu tích lưu niềm về Hồ Chủ Tịch, sự quan tâm của người với quân dân, các dân tộc trên đảo, một vùng biên giới phía Bắc Tổ quốc. Đây là địa điểm mà du khách đến thắp hương tưởng nhớ về người trước khi thực hiện hành trình khám phá thăm đảo. + Cánh đồng muối nơi Bác đến thăm: Cánh đồng muối thuộc thôn Nam Hải, trước cửa trung tâm Y tế huyện Cô Tô. Cánh đồng muối là một thung lũng bằng phẳng xung quanh là đồi núi bao bọc, có các của thông ra biển, diện tích đầm xấp xỉ 100,000m2. + Dốc Khoai: Nằm cách con đường từ bãi biển vào nhà lưu niệm cách biển 175m, bia được xây dựng bên phải đường từ ngoài vào, chính giữa đầu luống khoai Bác đã bới xem khoai. Nơi đây Bác đã dặn dò động viên người dân phát huy sản xuất ổn định đời sống và giữ vững chủ quyền biển đảo. - Khu di tích Đồn Cao nơi ghi lại chiến công anh dũng của đại đội anh hùng Ký Con quyết tử bảo vệ chủ quyền biển đảo chống thực dân Pháp. - Bãi đá cầu Mỵ, bãi đá Đuôi chuột, đồi ngắm sóng là nơi được du khách quan tâm thưởng ngoạn cùng với các hoạt động giải trí câu cá, bắt ốc… thám hiểm khám phá rạn san hô quí hiếm. Nằm phía Nam của đảo Cô Tô Lớn. Bãi đá Cầu Mỵ với hệ thống đá trầm tích được bào mòn qua hàng vạn năm bởi nước biển tạo ra một kì quan thực sự. Duy nhất trong các đảo của Việt Nam. Toàn bộ khu vực có hình giống Đuôi Chuột, hướng ra biển. Được dân đảo gọi ngắn gọn là Cầu Mỵ. Đồi ngắm sóng Bãi đá Đuôi Chuột Ngoài bãi đá, trên các điểm cao để bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh khu vực cảnh quan.Tại đây du khách có thể lặn trong ngày lặng gió, trong mùa rêu để ngắm nhìn từng đàn cá nhiều màu sắc bơi lội dưới làn trước trong xanh. Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 32
  • 33. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” - “Con đường tình yêu” thơ mộng trải dài dưới tán rừng phi lao chạy theo bãi tắm Nam Hải là điểm đi dạo ưa thích của người dân đảo và cũng là điểm ngắm bình minh đẹp nhất dành cho du khách. - Khu làng chài và khu hậu cần nghề cá là điểm đến cho du khách trải nghiệm thực tế các hoạt động sản xuất chế biến các loại thủy hải sản đặc trưng của đảo. - Bãi tắm Nam Hải (khu tượng Bác) dài 1,5km chạy suốt về phía cuối đảo, cát trắng mịn, thoải dài thuận lợi tổ chức các hoạt động vui chơi biển với các trò chơi hấp dẫn như lướt sóng, mô tô nước, xuồng bay…đây là một trong những điểm du lịch tắm biển thu hút đông đảo người dân và du khách. Xã Đồng Tiến - Hải đăng Cô Tô không chỉ đơn thuần giúp những con tàu bình yên vượt sóng mà còn là những cột mốc khẳng định chủ quyền tại vùng biển Đông Bắc Tổ quốc. Từ ngọn Hải đăng Du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp toàn cảnh đảo Cô Tô, đây là một trong những điểm đến hấp dẫn mà du khách thường quan tâm. - Bãi Hồng Vàn (thôn Hồng Hải xã Đồng Tiến) có chiều dài 04 km có diện tích khoảng 0,24 km2 (chạy dài từ mom pháo Quân y đến kho gạo), bãi biển sạch dẹp có cát trắng mịn, ít sóng, có những rạn san hô quí hiếm, là nơi tắm biển, tổ chức các trò chơi trên biển (lướt sóng, lặn biển khám phá). Bãi chia thành những khu vực khác nhau: tắm biển, bảo tồn san hô, rừng thiên nhiên, là điều kiện phát triển khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng chất lượng cao, kết hợp chữa bệnh. Khu vực này đã có quy hoạch phát triển du lịch đang chờ nguồn vốn đầu tư nên vẫn ở dạng tiềm năng chưa được khai thác phát triển. Bãi biển Hồng Vàn Rừng Chõi (Bắc Vàn – xã Đồng Tiến)+ - Bãi Vàn Chảy nằm (thôn Nam Hà xã Đồng Tiến) dài 3,5 km diện tích khoảng 0,21 km2 (từ trạm cấp điện lưới). Bãi biển thoải, cát trắng mịn, có sóng khá lớn cùng với cánh rừng nguyên sinh (rừng Chõi) tạo nên môi trường không khí trong lành. Đây là địa điểm thu hút đông đảo dân cư đảo và du khách với các hoạt động tắm biển và vui chơi biển, khám phá thiên nhiên. - Bãi Bắc Vàn ( chạy dọc theo cánh rừng chõi xã Đồng Tiến) có chiều Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 33
  • 34. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030” dài 1,5 km, diện tích bãi biển gần 0,1 km2 cát trắng đẹp. Với đa dạng hệ sinh thái của rừng nguyên sinh là niềm đam mê của nhiều du khách thích khám phá, nghiên cứu khoa học. - Giống như hình ảnh của Đà Lạt thu nhỏ, làng chài thôn Hải Tiến đơn sơ nấp bóng cùng những con đường chạy dưới rặng phi lao và những cánh rừng ven biển thu hút du khách lưu trú tại đây trải nghiệm ra khơi câu cá câu mực và tận hưởng những giây phút đặc biệt cùng những món ăn ngon đậm chất biển đảo và hoang sơ được chế biến bởi chính những người dân thôn đảo. - Trên con đường dẫn du khách tới cảng Bắc Vàn, và Hồng Vàn, cảnh đẹp hoang sơ của khu rừng nguyên sinh với hệ thảm thực vật phong phú của rừng Chõi tạo cho du khách cảm giác như đang bước vào thế giới thiên nhiên kỳ ảo mà chỉ có nơi biển đảo Cô Tô. Tại đây du khách thường tổ chức hoạt động cắm trại, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên của núi rừng và hòa mình vào sóng biển của bãi tắm Bắc Vàn hoang sơ. - Có không gian yên tĩnh, khí hậu trong lành với những ngành nghề sản xuất nông nghiệp truyền thống, dịch vụ du lịch Homestay đã thu hút đông đảo du khách cùng trải nghiệm khám phá những nét đẹp của đời sống, sinh hoạt, tận hưởng không khí thân thiện mến khách của người dân thôn Nam Đồng, Nam Hà. Hải Tiến... - Hồ chứa nước Trường Xuân không chỉ là công trình dân sinh đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân đảo mà còn có ý nghĩa to lớn về môi trường, đây là công trình xây dựng trọng điểm của Huyện có tính thẩm mỹ cao và cũng là địa điểm lý tưởng để lưu lại những hình ảnh đẹp cho du khách khi đến thăm Cô Tô. Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, tiềm năng đất đai dồi dào là điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch đặc sắc làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch trên địa bàn: Công viên vui chơi giải trí cảm giác mạnh, khu nghỉ dưỡng cao cấp… sẽ thu hút du khách nhiều hơn đến với Cô Tô. Đảo Cô Tô con - Có thể nói Cô Tô Con sở hữu bãi biển đẹp nhất trong quần đảo, bãi tắm đầu Nam Cô Tô con (đảo Cô Tô con) và bãi đầu Đông Cô Tô con bãi biển hoang sơ, cát trắng, nước trong xanh, sóng đẹp với hệ sinh thái phong phú của rừng nguyên sinh là mối quan tâm của nhiều du khách. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch tại đây chưa phát triển, giao thông đi lại khó khăn là những hạn chế đối với du khách. - Rừng nguyên sinh Cô Tô Con có nhiều loại động vật, chim muông và sở hữu nhiều loại gỗ quí. Du khách có thể đi xuyên rừng Cô Tô Con để đến với các bãi biển trên đảo và tìm kiếm những kỷ vật được tinh tạo bởi thiên nhiên từ những những mảnh san hô, viên đá hay những vỏ ốc của đảo. Y BAN NHÂN DÂN HUY N CÔ TÔỦ Ệ 34