SlideShare a Scribd company logo
1 of 74
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ & MARKETING
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI
CÔNG TY TNHH MTV CHÁNH SÂM
GVHD: ThS. TRẦN HỒNG HẢI
SVTH: BÙI THỊ THU THÚY
LỚP: LT20FT001
MSSV: 35151020031
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN/ DOANH NGHIỆP THỰC TẬP
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Ngày ....... tháng ........ năm 2017
CTY TNHH MTV CHÁNH SÂM
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Ngày ....... tháng ........ năm 2017
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 1
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ .................................................................................5
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI............................................................................7
1.1. Lý do chọn đề tài:...........................................................................................7
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................7
1.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................8
1.4. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................8
1.5. Cấu trúc đề tài ................................................................................................8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH
NGHIỆP THƯƠNG MẠI..............................................................................................9
2.1. Phân tích tình hình kim ngạch và tốc độ tăng giảm nhập khẩu .....................9
2.1.1. Ý nghĩa phân tích....................................................................................9
2.1.2. Mục tiêu phân tích: .................................................................................9
2.2. Phân tích tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu........................9
2.2.1. Mục tiêu phân tích ..................................................................................9
2.2.2. Các nhân tố tác động.............................................................................10
2.3. Phân tích tình hình nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng (nhóm ngành hàng) ở
các doanh nghiệp nhập khẩu...............................................................................11
2.3.1.Vài nét về các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam................................11
2.3.2. Mục tiêu phân tích tình hình nhập khẩu của doanh nghiệp theo cơ cấu
ngành hàng..................................................................................................13
2.4. Phân tích tình hình nhập khẩu theo thị trường.............................................13
2.4.1. Một vài hiểu biết cơ bản về thị trường thương mại quốc tế của Việt
Nam.............................................................................................................13
2.4.2. Mục tiêu nội dung phân tích thị trường nhập khẩu ..............................18
2.4.3. Cách thức phân tích tình hình nhập khẩu từ các thị trường..................18
2.5. Phân tích tình hình nhập khẩu theo phương thức thanh toán quốc tế sử dụng
.............................................................................................................................19
2.5.1. Khía cạnh kinh tế của việc sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế
trong nhập khẩu ..........................................................................................19
2.5.2. Mục tiêu phân tích ................................................................................20
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 2
2.6. Phân tích tình hình nhập khẩu theo phương thức kinh doanh nhập khẩu....20
2.6.1. Những hiểu biết về các phương thức kinh doanh nhập khẩu: ..............20
2.6.1.1. Xuất nhập khẩu tại chỗ .................................................................20
2.6.1.2. Tạm xuất tái nhập .........................................................................21
2.6.1.3. Chuyển khẩu .................................................................................21
2.6.1.4. Nhập khẩu ủy thác ........................................................................21
2.6.1.5. Đại lý mua, bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài ..............22
2.6.1.6. Nhận gia công hàng xuất khẩu......................................................22
2.6.1.7. Nhập khẩu và phân phối hàng hóa trực tiếp tại nước nhập khẩu: 23
2.6.1.8. Thương mại điện tử: .....................................................................23
2.6.2. Mục tiêu phân tích tình hình nhập khẩu theo phương thức kinh doanh
....................................................................................................................24
2.7. Phân tích tình hình nhập khẩu theo điều kiện thương mại Incoterms..........24
2.7.1. Khía cạnh kinh tế của việc sử dụng Incoterms trong hoạt động nhập
khẩu.............................................................................................................24
2.7.2. Mục tiêu phân tích tình hình nhập khẩu theo điều kiện thương mại:...25
2.8. Đánh giá hiệu quả của hoạt động nhập khẩu ...............................................25
2.8.1. Tỷ suất lợi nhuận ..................................................................................25
2.8.2. Sức sản xuất của vốn kinh doanh .........................................................26
2.8.3. Hiệu suất sử dụng chi phí (H)..............................................................26
2.8.4. Chỉ tiêu năng suất lao động (N)............................................................26
2.8.5. Vòng quay vốn (V) ..............................................................................27
2.8.6. Dự kiến lời lỗ của một thương vụ kinh doanh xuất nhập khẩu:..........27
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI
CÔNG TY TNHH MTV CHÁNH SÂM.....................................................................29
3.1. Tổng quan về công ty TNHH MTV Chánh Sâm .........................................29
3.1.1. Lịch sử hình thành ................................................................................29
3.1.2. Thông tin công ty..................................................................................29
3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ............................................................................30
3.1.3.1. Chức năng.....................................................................................30
3.1.3.2. Nhiệm vụ: .....................................................................................30
3.1.4 .Tình hình tổ chức của công ty ..............................................................31
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 3
3.1.4.1. Cơ cấu chung ................................................................................31
3.1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban ....................................31
3.1.5. Tình hình nhân sự...............................................................................33
3.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm .....................36
3.1.7. Phương hướng phát triển chung của công ty........................................41
3.2. Phân tích hoạt động nhập khẩu tại công ty TNHH MTV Chánh Sâm.........42
3.2.1. Phân tích tình hình kim ngạch và tốc độ tăng giảm nhập khẩu............42
3.2.2. Phân tích tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu...............43
3.2.3. Phân tích tình hình nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng (nhóm ngành
hàng) ...........................................................................................................44
3.2.4. Phân tích tình hình nhập khẩu theo thị trường .....................................46
3.2.4.1 Thị trường trong nước....................................................................46
3.2.4.2. Thị trường nước ngoài ..................................................................47
3.2.5. Phân tích tình hình nhập khẩu theo phương thức thanh toán quốc tế sử
dụng ............................................................................................................48
3.2.6. Phân tích tình hình nhập khẩu theo phương thức kinh doanh nhập khẩu
....................................................................................................................49
3.2.7. Phân tích tình hình nhập khẩu theo điều kiện thương mại Incoterms ..50
3.2.8. Đánh giá hiệu quả của hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH MTV
Chánh Sâm..................................................................................................52
3.2.8.1. Tỷ suất lợi nhuận ..........................................................................52
3.2.8.2. Sức sản xuất của vốn kinh doanh .................................................53
3.2.8.3. Hiệu suất sử dụng chi phí (H)......................................................54
3.2.8.4. Chỉ tiêu năng suất lao động (N)...................................................55
3.2.8.5. Vòng quay vốn (V) ......................................................................56
3.2.8.6. Dự kiến lời lỗ của một thương vụ kinh doanh xuất nhập khẩu ...56
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT
ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MTV CHÁNH SÂM........................58
4.1. Phân tích, đánh giá những cơ hội và thách thức ..........................................58
4.1.1. Cơ hội ...................................................................................................58
4.1.2. Thách thức ............................................................................................58
4.1.3. Những tồn tại và hạn chế......................................................................59
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 4
4.2. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu hàng hóa......61
4.2.1. Nghiên cứu thị trường...........................................................................61
4.2.1.1. Nghiên cứu thị trường trong nước ................................................61
4.2.1.2. Nghiên cứu thị trường nước ngoài................................................61
4.2.2. Quy trình lập phương án nhập khẩu .....................................................62
4.2.3. Đào tạo nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên............................63
4.2.4. Về vấn đề phân phối .............................................................................65
4.2.4.1. Nâng cấp các đại lý.......................................................................65
4.2.4.2. Mở rộng hệ thống phân phối.........................................................65
4.2.5. Về vấn đề huy động vốn và sử dụng vốn .............................................66
4.2.6. Một số giải pháp khác...........................................................................67
4.2.6.1. Quảng cáo, xúc tiến bán hàng.......................................................67
4.2.6.2. Ứng dụng thương mại điện tử.......................................................68
KẾT LUẬN .................................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................71
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 5
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty..........................................................................31
Danh mục biểu đồ
Biểu độ 2.1: Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa năm 2016.....................................................11
Biểu độ 2.2: 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2016......................14
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nhân sự theo thâm niên lao động.................................................34
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nhân sự theo giới tính ...................................................................35
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi .....................................................................36
Biểu đồ 3.4: Kim ngạch nhập khẩu qua các năm 2013-2015.......................................44
Biểu đồ 3.5: Thị trường nhập khẩu hàng hoá của công ty giai đoạn 2013 - 2015 ........47
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình nhập khẩu theo thị trường của công ty.........................................18
Bảng 3.1: Cơ cấu nhân sự theo thâm niên lao động......................................................33
Bảng 3.2: Cơ cấu nhân sự theo giới tính và độ tuổi ......................................................34
Bảng 3.3: Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013, 2014 và
2015. ..............................................................................................................................37
Bảng 3.4: Tỷ suất sinh lợi của công ty qua các năm 2013-2015...................................40
Bảng 3.5: Tình hình kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng giai đoạn 2013 – 2015 ........42
Bảng 3.6: Tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty Chánh Sâm trong giai
đoạn 2013 đến năm 2015...............................................................................................43
Bảng 3.7: Tỷ trọng mặt hàng kinh doanh trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty
giai đoạn 2013 – 2015 ...................................................................................................45
Bảng 3.8: Mức độ cạnh tranh của công ty trên thị trường.............................................46
Bảng 3.9: Thị trường nhập khẩu hàng hoá của công ty giai đoạn 2013 - 2015 ............47
Bảng 3.10: Hình thức nhập khẩu của Công ty...............................................................49
Bảng 3.11: Chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu..................52
Bảng 3.12: Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn .........................................................53
Bảng 3.13: Các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng chi phí....................................................54
Bảng 3.14: Hiệu quả sử dụng lao động của công ty......................................................55
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài:
Mỗi quốc gia phát triển ổn định không thể tách rời hoạt động thương mại quốc
tế. Giữa các quốc gia có sự trao đổi của thương mại quốc tế thông qua hành vi mua
bán, hay là hành vi kinh doanh xuất nhập khẩu, hành vi mua bán này phản ánh mối
quan hệ lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia.
Thương mại quốc tế mang tính chất sống còn cho mỗi quốc gia vì nó mở rộng
khả năng tiêu dùng của một nước, phát huy được lợi thế so sánh của một quốc gia so
với các nước khác. Thương mại quốc tế thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội
một cách hợp lý và tạo nên sự chuyên môn hoá trong nền sản xuất nhằm nâng cao
hiệu quả của nhiều ngành.
Lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu là một khâu quan trọng của quá trình tái
sản xuất xã hội, nó làm thay đổi cơ cấu vật chất sản phẩm và làm thay đổi hàng hóa
lưu thông giữa các quốc gia. Bởi vậy, quan hệ mua bán quốc tế đã xuất hiện và trở nên
quan trọng ở Việt Nam. Từ một nước nhập siêu mà chủ yếu qua con đường viện trợ thì
nay đã vươn lên thành nước xuất khẩu và tiến tới cân bằng các cân thanh toán xuất
nhập khẩu.
Trong sự lớn mạnh của lĩnh vực xuất nhập khẩu của đất nước, các doanh nghiệp
hoạt động trên lĩnh vực xuất nhập khẩu đóng vai trò rất quan trọng vì đó là các doanh
nghiệp cấu thành nên hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trong bối cảnh đó
Công ty TNHH MTV Chánh Sâm đã và sẽ góp phần không nhỏ trong quá trình mở
rộng và tăng cường hiệu quả kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, cùng
với sự giúp đỡ hướng dẫn của thầy cô và các cán bộ phòng kế toán, phòng vật tư em
đã chọn đề tài: “Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty
TNHH MTV Chánh Sâm” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích tình hình nhập khẩu hàng hoá (dây curoa, băng tải, băng chuyền,…)
tại Công ty TNHH MTV Chánh Sâm.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hoá tại công
ty.
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 8
1.3. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thống kê, tổng hợp và
phân tích số liệu dựa trên các số liệu thu thập từ công ty.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu tình hình nhập khẩu hàng hoá tại công ty Chánh Sâm.
- Số liệu sử dụng trong 3 năm 2013 – 2015.
1.5. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm các chương sau:
Chương 1: Tổng quan đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Chương 3: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty
TNHH MTV Chánh Sâm
Chương 4: Giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả của hoạt động nhập khẩu
tại Công ty TNHH MTV Chánh Sâm
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
Thực chất của việc nghiên cứu nội dung hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong
thương mại quốc tế là để đánh giá tình hình nhập khẩu của doanh nghiệp. Trên cơ sở
đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, đề xuất những chiến lược, các giải pháp cân bằng kim
ngạch nhập khẩu với xuất khẩu, thì cần phân tích trên tám nội dung cơ bản sau:
2.1. Phân tích tình hình kim ngạch và tốc độ tăng giảm nhập khẩu
2.1.1. Ý nghĩa phân tích
Quy mô nhập khẩu lớn hay nhỏ, tốc độ gia tăng nhập khẩu nhanh hay chậm đều
ảnh hưởng đến khả kinh doanh và mức độ chiếm lĩnh thị trường nhập khẩu của công
ty.
2.1.2. Mục tiêu phân tích:
- Xây dựng được các chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự tăng, giảm tuyệt đối và tương
đối về kim ngạch nhập khẩu của các năm.
- Đưa ra các nhận xét, đánh giá về quy mô nhập khẩu, về tốc độ tăng, giảm nhập
khẩu của công ty qua các năm, nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng
nhập khẩu của các công ty.
- Đề xuất các giải pháp cân đối quy mô và tốc độ nhập khẩu của doanh nghiệp.
2.2. Phân tích tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu
2.2.1. Mục tiêu phân tích
- Nhà phân tích phải thu thập được số liệu phản ánh tình hình ký kết hợp đồng
nhập khẩu và tình hình thực hiện các hợp đồng nhập khẩu đã ký qua các năm
hoạt động.
- Đánh giá phân tích riêng: những mặt được và hạn chế của doanh nghiệp trong
công tác ký kết và thực hiện hợp đồng. Nghiên cứu các nhân tố khách quan và
chủ quan tác động đến từng khâu: ký kết và thực hiện các hợp đồng nhập khẩu
đã ký.
- Đề xuất các giải pháp mở rộng khả năng ký kết và tổ chức thực hiện tốt các hợp
đồng nhập khẩu đã ký.
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 10
2.2.2. Các nhân tố tác động
 Đến khả năng ký kết các hợp đồng nhập khẩu:
 Nhân tố khách quan:
o Cơ chế chính sách nhập khẩu của Việt Nam, của nước xuất khẩu (Giấy
phép hạn ngạch, Mức thuế quan; các rào cản phi thuế quan; sự thay đổi
của chính sách tỷ giá hối đoái…)
o Môi trường kinh doanh thuận lợi hơn hay bất lợi của đối thủ cạnh tranh
(ví dụ doanh nghiệp Việt Nam được cắt giảm thuế nhập khẩu nhiều dòng
hàng như xe cơ giới, máy móc thiết bị điện, … nhập khẩu từ các nước
châu Âu khi hiệp định Việt Nam – EU kết thúc đàm phán; tương tự như
vậy, nhiều ngành hàng, dòng hàng nhập khẩu được cắt giảm thuế nhập
khẩu khi các hiệp định FTA có hiệu lực (AEC, Việt Nam – Hàn Quốc,
TPP…)).
o Phụ thuộc vào việc được mùa hay mất mùa của các nước xuất khẩu và
chính nước nhập khẩu (đối với hàng nông sản).
 Nhân tố chủ quan:
o Phụ thuộc vào nội lực và cơ sở vật chất kỹ thuật của bản thân doanh
nghiệp nhập khẩu (doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ nên
việc nhập khẩu các dây chuyền công nghệ cao đòi hỏi nguồn lực về vốn
của doanh nghiệp phải thực sự vững mạnh thì mới có thể thường xuyên
cải tiến, cập nhật và đổi mới liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường).
o Phụ thuộc vào khả năng xúc tiến thương mại và tiếp thị cho đầu ra của
sản phẩm nhập khẩu.
o Phụ thuộc vào năng lực đàm phán của cán bộ.
o Phụ thuộc vào tình hình thực hiện tốt hay không các hợp đồng nhập khẩu
trước đó (đối với khách hàng quen, đã có giao dịch mua bán trước đó).
 Các nhân tố tác động đến việc thực hiện các hợp đồng nhập khẩu đã ký:
- Mức độ thực tế của các hợp đồng nhập khẩu (nhiều hợp đồng đã ký
nhưng vượt qua năng lực thực hiện của công ty, có thể do biến động tỷ
giá…).
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 11
- Phụ thuộc vào tiềm lực vốn và khả năng khai thác các nguồn vốn doanh
nghiệp. Thiếu vốn sẽ làm giảm khả năng thu mua, dự trữ hàng hóa đáp
ứng yêu cầu của thị trường nội địa.
- Phụ thuộc vào tình hình dự trữ nguyên liệu hoặc hàng hóa phục vụ thị
trường nội địa.
- Phụ thuộc vào năng lực tổ chức thực hiện các khâu trong hoạt động nhập
khẩu: xin giấy phép nhập khẩu (đối với mặt hàng quản lý bằng giấy
phép); thuê phương tiện vận tải; mua bảo hiểm cho hàng hóa; giám định
về số lượng và chất lượng hàng hóa; làm thủ tục hải quan…
2.3. Phân tích tình hình nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng (nhóm ngành hàng) ở
các doanh nghiệp nhập khẩu
2.3.1.Vài nét về các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam
Biểu độ 2.1: Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa năm 2016
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Năm 2016, kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu đạt 110,78 tỷ USD,
chiếm 63,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu chủ yếu của cả nước. Trong đó, lớn
nhất là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (hơn 28,37 tỷ USD); tiếp
theo là là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (hơn 27,87 tỷ USD); điện thoại
các loại và linh kiện (hơn 10,56 tỷ USD), vải các loại (hơn 10,48 tỷ USD)...
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 12
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác: Nhập khẩu nhóm hàng này trong
tháng 12/2016 đạt gần 3,07 tỷ USD, tăng 12,1% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim
ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt hơn 28,37 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm
trước, trở thành nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất. Các thị trường cung cấp
máy móc thiết bị cho Việt Nam trong năm 2016 chủ yếu gồm: Trung Quốc với kim
ngạch gần 9,28 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt 5,83 tỷ
USD, tăng 14,1%; Nhật Bản đạt gần 4,17 tỷ USD, giảm 7,5%; ....
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: Nhập khẩu nhóm hàng này trong
tháng 12/2016 đạt gần 2,51 tỷ USD, giảm 0,9% so với tháng trước, đưa kim ngạch
nhập khẩu cả năm của nhóm hàng này đạt hơn 27,87 tỷ USD, tăng 20,5% so với cùng
kỳ năm trước. Năm 2016, nhóm hàng này chủ yếu được nhập khẩu từ: Hàn Quốc với
kim ngạch hơn 8,67 tỷ USD, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm trước; Trung Quốc đạt
gần 5,92 tỷ USD, tăng 13,7%; Đài Loan đạt gần 3,16 tỷ USD, tăng 44,1%; Nhật Bản
đạt gần 2,81 tỷ USD, tăng 23,7%; ...
Điện thoại các loại và linh kiện: Nhập khẩu trong tháng 12/2016 của nhóm hàng
này đạt hơn 1 tỷ USD, giảm 1,2% so với tháng trước. Đưa kim ngạch nhập khẩu cả
năm của nhóm hàng này đạt gần 10,56 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước.
Nhóm hàng này trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với hơn 6,14
tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt gần 3,58 tỷ USD, tăng
18,4%; ...
Nguyên phụ liệu (vải các loại; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy; xơ, sợi dệt
các loại; bông các loại): Nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu trong tháng 12/2016
đạt gần 1,68 tỷ USD, giảm 3,6% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập
khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu cả năm đạt gần 18,82 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng
kỳ năm trước. Nguyên phụ liệu trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Trung
Quốc với kim ngạch hơn 8,02 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc
đạt gần 2,92 tỷ USD, tăng 3%; Đài Loan đạt 2,28 tỷ USD, giảm 2,3%; ...
Sắt thép các loại: Nhập khẩu sắt thép các loại trong tháng 12/2016 đạt hơn 1,52
triệu tấn, trị giá 771 triệu USD, tăng 4,4% về lượng và 8,2% về trị giá so với tháng
trước. Qua đó đưa lượng sắt thép các loại nhập khẩu trong năm 2016 đạt gần 18,37
triệu tấn, trị giá gần 4,81 tỷ USD, tăng 26,7% về lượng và 13,5% về trị giá so với cùng
kỳ năm trước. Sắt thép các loại trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Trung
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 13
Quốc với 10,85 triệu tấn, trị giá hơn 4,45 tỷ USD, tăng 14,25% về lượng và 7,1% về
trị giá so với năm trước; Nhật Bản đạt gần 2,64 triệu tấn, trị giá gần 1,19 tỷ USD, tăng
2,2% về lượng và 6,4% về trị giá; Hàn Quốc đạt hơn 1,8 triệu tấn, trị giá gần 1,01 tỷ
USD, tăng 3,16% về lượng và giảm 3,37% về trị giá; ...
Xăng dầu các loại: Nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng đạt gần 1,34 triệu
tấn; trị giá 668 triệu USD, tăng 28,2% về lượng và 36,1% về trị giá so với tháng trước.
Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu xăng dầu các loại trong năm 2016 đạt gần 11,86
triệu tấn, trị giá hơn 4,94 tỷ USD, tăng 18% về lượng, tuy nhiên giảm 7,3% về trị giá
so với cùng kỳ năm trước. Xăng dầu các loại trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu
từ Thái Lan với hơn 1,5 triệu tấn, trị giá 638 triệu USD, giảm 33,5% về lượng và
44,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; Trung Quốc với hơn 1,04 triệu tấn, trị giá
451 triệu USD, giảm 40,3% về lượng và 51% về trị giá; ...
2.3.2. Mục tiêu phân tích tình hình nhập khẩu của doanh nghiệp theo cơ cấu
ngành hàng
- Nhà phân tích thu thập thông tin tình hình nhập khẩu ở từng mặt hàng chủ lực
(nếu doanh nghiệp có quá nhiều mặt hàng thì phân nhóm ngành hàng) và lập
được biểu bảng và các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho phân tích.
- Đánh giá để rút ra được những thành công, những tồn tại khó khăn ở từng mặt
hàng kinh doanh.
- Đề xuất những giải pháp nhập khẩu hiệu quả cho từng mặt hàng nhập khẩu, từ
đó cân bằng kim ngạch nhập khẩu.
2.4. Phân tích tình hình nhập khẩu theo thị trường
2.4.1. Một vài hiểu biết cơ bản về thị trường thương mại quốc tế của Việt Nam
Thị trường nhập khẩu của Việt Nam năm 2016 vẫn chủ yếu tập trung tại Châu
Á với kim ngạch hơn 140,76 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, và chiếm
tỷ trọng 80,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Trong đó, thị trường nhập
khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc với kim ngạch gần 49,93 tỷ USD, tăng
0,9%, và chiếm tỷ trọng 28,7%; đứng thứ 2 là thị trường Hàn Quốc đạt kim ngạch
32,03 tỷ USD, tăng 15,9%, chiếm tỷ trọng 18,4%; thị trường Nhật Bản đạt kim ngạch
hơn 15,03 tỷ USD, tăng 4,7%, chiếm tỷ trọng 8,6%;...
Châu Mỹ là thị trường Nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam với kim ngạch gần
14,5 tỷ USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước; thị trường Châu Âu đạt kim ngạch
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 14
gần 13,43 tỷ USD, tăng 9,5%. Trong đó thị trường EU (28 nước) đạt kim ngạch hơn
11,07 tỷ USD, tăng 6,18%, chiếm tỷ trọng 6,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của
cả nước.
Biểu độ 2.2: 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2016
Nguồn: Tổng cục Hải quan
 Vài nét về thị trường nhập khẩu chủ lực của Việt Nam:
Thị trường Trung Quốc:
Năm 2012, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất (chiếm 25,3% tổng
kim ngạch nhập khẩu) của Việt Nam, vượt rất xa so với thị trường đứng thứ hai. So
với năm trước, nhập khẩu của Việt Nam từ nước này tăng 17,6%, cao gấp 2,5 lần tốc
độ tăng của tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Trong các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc, có khoảng 30 mặt
hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, trong đó có 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1
tỷ USD (lớn nhất là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; tiếp đến là điện thoại các loại
và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; vải; sắt thép; xăng dầu).
Có một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có kim ngạch chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng tương ứng của cả nước, như: khí đốt 53,2%,
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 15
phân bón 50,7%, rau hoa quả 48,8%, thuốc trừ sâu 46,1%, điện thoại các loại và linh
kiện 45,4%, vải 43,4%, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng 32,2%, nguyên phụ liệu dệt
may da 30,2%, sắt thép 29,5%, hoá chất 27%, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh
kiện 26,6%, xơ sợi 26,4%, ô tô nguyên chiếc 25,1%,...
Đáng lưu ý, tốc độ tăng nhập khẩu từ Trung Quốc cao hơn nhiều tốc độ tăng
xuất khẩu sang thị trường này (17,6% so với 10%), nên nhập siêu của Việt Nam từ đây
rất lớn, lên đến 16,7 tỷ USD, cao hơn so với năm trước (14,5 tỷ USD), cao hơn nhiều
so với mức nhập siêu của thị trường lớn thứ hai. Tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu sang
Trung Quốc lên đến 136,9%.
Nguyên nhân chính làm cho Việt Nam nhập khẩu và nhập siêu lớn từ Trung
Quốc, ngoài các yếu tố là giá cả hàng hoá rẻ; hai nước có chung biên giới dài, tại các
vùng này xuất nhập khẩu mậu biên khá nhộn nhịp, mua bán bằng tiền của cả hai nước;
mặt hàng phong phú, đa dạng, phù hợp với thị hiếu, còn có những nguyên nhân quan
trọng khác cần đặc biệt quan tâm. Đó là các doanh nghiệp Việt Nam chuộng giá rẻ; giá
bỏ thầu các công trình xây dựng thấp...
Thị trường Hàn Quốc:
Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai, chiếm 13,6% tổng kim ngạch
nhập khẩu của Việt Nam. So với năm trước, Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc tăng
18,4%, cao gấp 2,6 lần tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu.
Có 17 mặt hàng nhập khẩu từ đây đạt trên 100 triệu USD, trong đó có 5 mặt
hàng đạt trên 1 tỷ USD (máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị,
dụng cụ phụ tùng; vải; sắt thép; điện thoại các loại và linh kiện; xăng dầu).
Có 16 mặt hàng chiếm tỷ trọng trên 10% trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt
hàng cùng loại của Việt Nam, trong đó điện thoại các loại và linh kiện 26,2%; máy vi
tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 24,8%; ôtô nguyên chiếc 24%; sắt thép 21,9%; vải
20%; kim loại thường khác 19,1%; chất dẻo nguyên liệu 19%; nguyên phụ liệu dệt
may da 18,5%...
Nguyên nhân Việt Nam nhập khẩu, nhập siêu lớn từ Hàn Quốc có nhiều, trong
đó có một số điểm đáng lưu ý: Vốn đầu tư trực tiếp từ Hàn Quốc vào Việt Nam lớn,
nằm trong 3 nước thuộc top đầu. Hàn Quốc hiện là nhà tài trợ lớn về vốn hỗ trợ phát
triển cho Việt Nam. Giá cả sản phẩm của Hàn Quốc không cao, trình độ kỹ thuật -
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 16
công nghệ phù hợp. Hàn Quốc cũng là nơi có nhiều lao động Việt Nam làm việc theo
hợp đồng xuất khẩu với Việt Nam...
Thị trường Nhật Bản:
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn thứ ba, chiếm 10,2% tổng kim ngạch
nhập khẩu của Việt Nam. So với năm trước, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản tăng
12,2%, cao gấp 1,7 lần tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Trong các mặt hàng nhập khẩu từ Nhật Bản, có 13 mặt hàng đạt kim ngạch trên
100 triệu USD, trong đó có 3 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (máy móc, thiết
bị, dụng cụ phụ tùng; máy tính; sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép).
Có một số mặt hàng có kim ngạch chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch
nhập khẩu mặt hàng cùng loại của Việt Nam, như: sản phẩm từ chất dẻo 30,6%, sắt
thép 25,7%, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 21,4%, linh kiện phụ tùng ôtô 20,5%,
máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 13%, sản phẩm hoá chất 11,4%...
Do tốc độ tăng xuất khẩu sang Nhật Bản cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu từ Nhật
Bản, nên Việt Nam đã xuất siêu sang thị trường này (1,4 tỷ USD). Nguyên nhân chủ
yếu làm cho nhập khẩu từ Nhật Bản đạt quy mô lớn là máy móc, thiết bị có trình độ
công nghệ cao; tiết kiệm nhiên liệu; Nhật Bản là nhà đầu tư trực tiếp và nhà tài trợ vốn
hỗ trợ phát triển lớn nhất của Việt Nam.
Thị trường EU:
EU là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu lớn thứ tư, chiếm 7,7% tổng kim
ngạch nhập khẩu của Việt Nam. So với năm trước, kim ngạch nhập khẩu của Việt
Nam từ EU tăng 13,3%, cao gấp gần 1,9 lần tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu của
Việt Nam.
Tuy nhiên, do tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu đối với khu
vực này (22,5% so với 13,3%), do tỷ trọng trong tổng số của xuất khẩu cao hơn của
nhập khẩu (17,7% so với 7,7%), nên trong quan hệ buôn bán với EU, Việt Nam ở vị
thế xuất siêu lớn, năm 2012 đạt 11,5 tỷ USD. Trong khu vực EU, có một số thị trường
mà Việt Nam nhập khẩu tương đối lớn như Đức, Pháp, Italia,... nhưng đây cũng là
những thị trường mà Việt Nam giữ vị thế xuất siêu lớn.
Thị trường Đài Loan:
Đài Loan là thị trường nhập khẩu lớn thứ 5, chiếm 7,5% tổng kim ngạch nhập
khẩu của Việt Nam. Trong các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Đài Loan, có 13 mặt
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 17
hàng đạt trên 100 triệu USD, trong đó có các mặt hàng đạt kim ngạch lớn là xăng dầu;
vải; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; chất dẻo nguyên liệu; sắt thép; máy tính, sản
phẩm điện tử và linh kiện; hoá chất; xơ sợi...
Một số mặt hàng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu
mặt hàng tương ứng của Việt Nam, như xơ sợi dệt 32,1%; vải 15,6%; chất dẻo nguyên
liệu 14,7%; xăng dầu 14,2%; hoá chất 14%; giấy 13,5%; nguyên phụ liệu dệt, may, da
12,6%; sắt thép 10,4%...
Trong quan hệ buôn bán với Đài Loan, Việt Nam ở vị thế nhập siêu lớn (năm
2012 lên tới trên 6,5 tỷ USD, bằng 318,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang
Đài Loan. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nhập khẩu, nhập siêu từ Đài Loan khá cao là
do Đài Loan có lượng vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam đứng hàng đầu, có số lao
động Việt Nam làm việc theo hợp đồng xuất khẩu lao động tại đây đông, giá cả nhìn
chung thấp.
Thị trường Singapore:
Singapore là thị trường Việt Nam nhập khẩu lớn thứ 6, chiếm trên 6% tổng kim
ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Trong các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu của
Singapore, có 6 mặt hàng có kim ngạch đạt trên 100 triệu USD, lớn nhất là xăng dầu,
tiếp đến là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện...
Một số mặt hàng nhập khẩu từ Singapore chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim
ngạch nhập khẩu của Việt Nam, như xăng dầu 42,6%; sản phẩm khác từ dầu mỏ 20,45;
giấy 11,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 7,8%; chất dẻo nguyên liệu
5,4%...Trong quan hệ buôn bán với nước này, Việt Nam ở vị thế nhập siêu lớn: năm
2012 lên đến trên 4,5 tỷ USD, bằng 195% kim ngạch xuất khẩu sang Singapore.
Singapore là nước có lượng vốn đầu tư trực tiếp đứng hàng đầu vào Việt Nam.
Thị trường Thái Lan:
Thái Lan là quốc gia mà Việt Nam nhập khẩu lớn thứ 7, chiếm gần 5,1% tổng
kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Trong các mặt hàng nhập khẩu từ Thái Lan, có 14
mặt hàng đạt trên 100 triệu USD, lớn nhất là xăng dầu; tiếp đến là máy móc, thiết bị,
dụng cụ phụ tùng; chất dẻo nguyên liệu; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện; linh
kiện ôtô; linh kiện xe máy; hoá chất...
Có một số mặt hàng nhập khẩu từ Thái Lan có kim ngạch chiếm tỷ trọng đáng
kể trong tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng tương ứng của Việt Nam như: linh
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 18
kiện xe máy 52,2%; linh kiện ôtô 24,1%; giấy 14,1%; xơ sợi 10,3%; chất dẻo nguyên
liệu 9,9%; hoá chất 9,8%; xăng dầu 8%; sản phẩm từ chất dẻo 7,7%; sản phẩm hoá
chất 6,5%... Trong quan hệ buôn bán với Thái Lan, Việt Nam ở vị thế nhập siêu khá
lớn: năm 2012 lên đến 3,1 tỷ USD, bằng 114,8% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
sang Thái Lan.
Điểm cần lưu ý đối với các nước trong khu vực ASEAN nói chung và
Singapore, Thái Lan nói riêng là theo cam kết mở cửa, hội nhập trong khu vực thuế
suất xuất, nhập khẩu sẽ được giảm, nếu không tranh thủ cơ hội để tăng xuất khẩu, thì
nhập khẩu sẽ gia tăng, nhập siêu sẽ tăng lên.
Thị trường Mỹ:
Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn thứ 8 của Việt Nam, chiếm 4,1% tổng kim
ngạch nhập khẩu của Việt Nam. So với năm trước, nhập khẩu từ Mỹ tăng 4,7%, thấp
hơn tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, thấp hơn tốc độ tăng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ (15,6%).
Trong quan hệ buôn bán với Mỹ, Việt Nam ở vị thế xuất siêu lớn: năm 2012 lên
đến 17,1 tỷ USD. Trong các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, có 10 mặt hàng đạt kim ngạch
trên 100 triệu USD, trong đó lớn nhất là máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện; máy
móc, thiết bị và dụng cụ, phụ tùng; thức ăn gia súc; bông... song không có mặt hàng
nào có kim ngạch thật lớn (chỉ có mặt hàng đầu tiên đạt khoảng 1 tỷ USD).
2.4.2. Mục tiêu nội dung phân tích thị trường nhập khẩu
- Đánh giá được thuận lợi và khó khăn trong hoạt động nhập khẩu trên từng thị
trường mà doanh nghiệp triển khai xam nhập.
- Nghiên cứu các nhân tố tác động hiện tại và tương lai đến khả năng nhập khẩu
của công ty trên từng thị trường.
- Đề xuất những giải pháp duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ hàng nhập
khẩu.
2.4.3. Cách thức phân tích tình hình nhập khẩu từ các thị trường
Muốn đánh giá tình hình nhập khẩu từ các thị trường, nhà phân tích thu thập
các số liệu, sau đó lập bảng, hoặc đồ thị… nhằm hỗ trợ cho việc đánh giá theo các mục
tiêu đã nêu ở phần 2.4.2.
Bảng 2.1: Tình hình nhập khẩu theo thị trường của công ty
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 19
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
So sánh
năm 2014 với 2013
So sánh
năm 2015 với
2014
GT
Tỷ
trọng
% GT
Tỷ
trọng
% GT
Tỷ
trọng
%
Tuyệt
đối
Tương
đối
%
Tuyệt
đối
Tương
đối
%
A 1 2 3 4 5 6 7 = 3-1 8 = 3/1 9 = 5-3
10 =
5/3
1.Thị
trường
X
2.Thị
trường
Y
3.Thị
trường
Z
…
Tổng
2.5. Phân tích tình hình nhập khẩu theo phương thức thanh toán quốc tế sử dụng
2.5.1. Khía cạnh kinh tế của việc sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế
trong nhập khẩu
Có nhiều phương thức thanh toán quốc tế áp dụng trong ngoại thương, trong đó có
bốn phương thức thanh toán phổ biến nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam hay áp
dụng:
- Phương thức thanh toán nhờ thu (Clean Collection; D/P; D/A)
- Phương thức thanh toán chuyển tiền (MT; TT)
- Phương thức thanh toán đổi chứng từ trả tiền (CAD)
- Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C)
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 20
Trong mỗi phương thức thanh toán đều có những ưu điểm và nhược điểm với chi
phí thanh toán và độ an toàn trong thanh toán khác nhau ảnh hưởng đến tính hiệu quả
của hoạt động nhập khẩu.
Các phương thức thanh toán có lợi nhiều cho nhà nhập khẩu là: phương thức nhờ
thu, TT trả chậm, L/C có thể hủy ngang, Stand-by L/C… Các phương thức thanh toán
có lợi nhiều cho nhà xuất khẩu là: chuyển tiền trả trước, L/C có điều khoản đỏ, phương
thức CAD, L/C không hủy ngang…
2.5.2. Mục tiêu phân tích
- Sử dụng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá tình hình sử dụng các
phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động nhập khẩu của các doanh
nghiệp qua các năm để rút ra những ưu điểm, những hạn chế của doanh nghiệp
trong sử dụng các phương thức thanh toán.
- Nghiên cứu những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến việc sử dụng
các phương thức thanh toán trong hoạt động nhập khẩu của công ty.
- Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các phương thức thanh
toán trong hoạt động nhập khẩu (có nghĩa là việc sử dụng phương thức thanh
toán quốc tế mang lại khả năng lợi ích như chi phí thấp, giảm thiểu rủi ro trong
thanh toán quốc tế).
2.6. Phân tích tình hình nhập khẩu theo phương thức kinh doanh nhập khẩu
2.6.1. Những hiểu biết về các phương thức kinh doanh nhập khẩu:
2.6.1.1. Xuất nhập khẩu tại chỗ
Đây là hình thức doanh nghiệp nhập khẩu ngay trên chính đất nước của mình để
mua hàng hóa từ các doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo sự chỉ
định của phía nước ngoài, hoặc mua hàn từ khu chế xuất hoặc các xí nghiệp chế xuất
đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Để hiểu rõ về hình thức này, ta cần nắm rõ 03 khái niệm sau:
- “Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ” là hàng hóa do thương nhân Việt
Nam (đã bao gồm thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp chế
xuất) xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài nhưng thương nhân nước ngoài
chỉ định giao, nhận hàng hóa đó tại Việt Nam cho thương nhân Việt Nam khác.
- “Người xuất khẩu tại chỗ” (gọi tắt là “doanh nghiệp xuất khẩu”) là người
được thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng tại Việt Nam.
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 21
- “Người nhập khẩu tại chỗ” (gọi tắt là “doanh nghiệp nhập khẩu”) là người
mua hàng của thương nhân nước ngoài nhưng được thương nhân nước ngoài
chỉ định nhận hàng tại Việt Nam từ người xuất khẩu tại chỗ.
2.6.1.2. Tạm xuất tái nhập
Là hình thức doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam đưa hàng hoá ra nước ngoài
hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và
làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.
Hình thức tạm xuất tái nhập được quy định rõ tại điều 13, Nghị định
187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013.
2.6.1.3. Chuyển khẩu
Là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh
thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không
làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo các hình thức sau đây:
o Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu
không qua cửa khẩu Việt Nam.
o Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có
qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt
Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
o Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có
qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung
chuyển hàng hóa tại các cảng tại Việt Nam, nhưng không làm thủ tục
nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt
Nam.
2.6.1.4. Nhập khẩu ủy thác
Đây là hình thức doanh nghiệp nhập khẩu kinh doanh dịch vụ thương mại thông
qua nhận nhập khẩu hàng hóa cho một doanh nghiệp khác và được hưởng phí trên việc
nhập khẩu đó.
Những lưu ý khi thực hiện nhập khẩu ủy thác được quy định rõ từ điều 16
đến điều 19 Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013, quy định về chi tiết thi
hành Luật Thương mại Việt Nam.
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 22
Ưu điểm hình thức kinh doanh nhập khẩu ủy thác:
- Phát triển hoạt động thương mại dịch vụ tăng thu nhập cho doanh nghiệp nhận
ủy thác nhập khẩu.
- Tạo việc làm cho phòng kinh doanh xuất nhập khẩu.
Hạn chế:
- Có thể phải tham gia vào các tranh chấp thương mại do các Bên tham gia không
thực hiện đúng cam kết.
- Bên đi ủy thác nhập khẩu không thực hiện tốt các nghĩa vụ về thủ tục và thuế
nhập khẩu… bên nhận ủy thác chịu trách nhiệm liên đới.
 Vì vậy, để giảm thiểu các tranh chấp thương mại có liên quan đến hoạt động
ủy thác, các bên đi ủy thác và bên nhận ủy thác nhập khẩu nên ký kết một hợp
đồng ủy thác nhập khẩu.
2.6.1.5. Đại lý mua, bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
Hay có thể gọi là Đại lý thương mại, là một hoạt động thương mại mà doanh
nghiệp Việt Nam là bên đại lý của bên giao đại lý. Hai bên cùng thỏa thuận việc bên
đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng
dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
Những lưu ý khi thực hiện làm đại lý thương mại cho thương nhân nước
ngoài được quy định rõ từ điều 20 đến điều 23 Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày
20/11/2013, quy định về chi tiết thi hành Luật Thương mại Việt Nam.
2.6.1.6. Nhận gia công hàng xuất khẩu
Đây được xem là một phương thức sản xuất hàng xuất khẩu. Theo đó, doanh
nghiệp Việt Nam nhận là Người nhận gia công, thương nhân ở nước ngoài là Người
đặt gia công. Trong đó, Người đặt gia công cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên phụ
liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước; Người nhận gia công trong
nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Toàn bộ sản
phẩm làm ra Người nhận gia công công sẽ giao lại cho Người đặt gia công để nhận thù
lao. Đây là hình thức xuất khẩu mang lại kim ngạch cho đất nước hàng tỷ USD dưới
dạng gia công hàng may mặc, giầy da…
Có 03 hình thức gia công quốc tế:
- Nhận nguyên liệu, giao thành phẩm: Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc
bán thành phẩm (không chịu thuế quan) cho bên nhận gia công để chế biến sản
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 23
phẩm và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia
công. Trong thời gian chế tạo, quyền sở hữu về nguyên liệu vẫn thuộc về bên
đặt gia công.
- Mua đứt, bán đoạn dựa trên hợp đồng mua bán dài hạn với nước ngoài:
bên đặt gia công bán đứt nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia
công và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ mua lại thành phẩm. Trong trường
hợp này, quyền sở hữu về nguyên liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên
nhận gia công. Vì vậy, khi nhập trở lại các bộ phận giá trị thực tế tăng thêm đều
phải chịu thuế quan.
- Hình thức kết hợp: trong đó, bên đặt gia công chỉ giao nguyên vật liệu chính,
còn bên nhận gia công cung cấp nguyên phụ liệu.
 Lưu ý: còn có hình thức gia công chuyển tiếp là hình thức sản phẩm gia công
của hợp đồng gia công xuất khẩu này được sử dụng làm nguyên liệu gia công
cho hợp đồng gia công xuất khẩu khác tại Việt Nam (theo sự chỉ đạo của bên
đặt gia công ở nước ngoài).
2.6.1.7. Nhập khẩu và phân phối hàng hóa trực tiếp tại nước nhập khẩu:
Đây là hình thức doanh nghiệp nhập khẩu kinh doanh chính mặt hàng nhập
khẩu tại thị trường nội địa, tự làm các thủ tục nhập khẩu hàng hóa của mình và tổ chức
phân phối hàng hóa cho các nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng tại thị trường nội địa.
Đây là hình thức thương mại phù hợp với các doanh nghiệp lớn, có nhiều kinh nghiệm
kinh doanh quốc tế, am hiểu thị trường.
2.6.1.8. Thương mại điện tử:
Thương mại điện tử ngày nay là một công cụ hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp xuất
nhập khẩu trong việc tìm kiếm đối tác nước ngoài, marketing sản phẩm cho thị trường
trong nước, giao dịch qua mạng. Với Internet, doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm
đối tác trên toàn thế giới. Với “www” (website của mình), doanh nghiệp có thể trưng
bày, cung cấp thông tin, phô diễn hình ảnh sản phẩm, dịch vụ cho mọi đối tượng quan
tâm mọi lúc, mọi nơi. Khi tìm được đối tác, khách hàng, doanh nghiệp có thể lựa chọn
một trong 08 hình thức nhập khẩu kể trên để tổ chức thực hiện quá trình ký kết hợp
đồng, làm thủ tục nhập khẩu và phân phối hàng nhập khẩu.
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 24
Tóm lại, có ít nhất 08 loại hình kinh doanh nhập khẩu kể trên. Tùy vào đa dạng
tình hình ở từng doanh nghiệp nhập khẩu mà lựa chọn hình thức kinh doanh nhập khẩu
phù hợp.
2.6.2. Mục tiêu phân tích tình hình nhập khẩu theo phương thức kinh doanh
- Thông qua phương thức phân tích thống kê mà nhà quản trị hay nhà phân tích
kinh tế đánh giá để nêu được những thành công, những hạn chế của doanh
nghiệp trong sử dụng các phương thức kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến việc sử dụng
các phương thức kinh doanh trong hoạt động nhập khẩu của công ty (thị trường
nhập khẩu, thời cơ kinh doanh đến, tình hình kinh tế chính trị giữa nước xuất
khẩu và nhập khẩu, điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp như cơ sở vật chất
kỹ thuật, vốn, năng lực kinh doanh nhập khẩu…, kinh nghiệm kinh doanh nhập
khẩu của từng doanh nghiệp mới hay hoạt động hay đã hoạt động lâu năm, trình
độ cán bộ đi làm công tác kinh doanh xuất nhập khẩu, sự đầu tư của doanh
nghiệp cho các khâu công nghệ, kỹ thuật, thương hiệu, mẫu mã, kiểu dáng…
- Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các phương thức kinh
doanh trong hoạt động nhập khẩu (có nghĩa là việc sử dụng phương thức kinh
doanh cho phép mang lại khả năng tăng doanh thu, chi phí thấp, giảm thiểu rủi
ro).
2.7. Phân tích tình hình nhập khẩu theo điều kiện thương mại Incoterms
2.7.1. Khía cạnh kinh tế của việc sử dụng Incoterms trong hoạt động nhập
khẩu
Incoterms là những tập quán thương mại quốc tế phổ biến được Phòng Thương
mị Quốc tế (ICC) tập hợp lại, xây dựng chúng thành văn kiện mang tính khoa học.
Nghiên cứu khía cạnh kinh tế của việc sử dụng Incoterms, người ta rút ra được các kết
luận sau đây:
Mỗi điều kiện thương mại Incoterms xác định nghĩa vụ, chi phí và thực hiện các
dịch vụ: làm thủ tục xuất khẩu, nhập khầu và dịch vụ mua bảo hiểm và vận tải; giao
hàng; thanh toán…của mỗi bên mua và bán.
- Mỗi điều kiện thương mại là cơ sở để xác định giá, cho nên ở cùng mặt hàng
kinh doanh nhập khẩu, nếu doanh nghiệp đa dạng việc sử dụng các loại
Incoterms trong hoạt động nhập khẩu đồng nghĩa với việc đa dạng hóa các loại
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 25
hình dịch vụ khách hàng, đa dạng hóa giá cả hàng bán…đáp ứng yêu cầu của
từng loại đối tượng người mua.
- Mỗi điều kiện thương mại Incoterms thích ứng với từng loại hình kinh doanh
xuất nhập khẩu: xuất khẩu tại chỗ thường ứng với điều kiện thương mại EXW;
xuất khẩu gia công thường ứng với điều kiện thương mại FOB, FCA; Chuyển
khẩu thường sử dụng điều kiện thương mại DAS, DAT, DDP…
2.7.2. Mục tiêu phân tích tình hình nhập khẩu theo điều kiện thương mại:
- Sử dụng phương pháp phân tích thống kê, phương pháp chuyên gia và phương
pháp kinh nghiệm để đánh giá tình hình nhập khẩu theo điều kiện thương mại,
nêu được những ưu điểm, những hạn chế của doanh nghiệp trong sử dụng các
điều kiện thương mại Incoterms trong hoạt động nhập khẩu.
- Nghiên cứu những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến việc sử dụng
Incoterms trong hoạt động nhập khẩu của công ty.
- Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các điều kiện thương mại
Incoterms trong hoạt động nhập khẩu (có nghĩa là việc sử dụng điều kiện
thương mại Incoterms trong hoạt động nhập khẩu có khả năng mang lại lợi ích
như chi phí thấp, làm tăng doanh thu, tăng khả năng thu lợi nhuận, chủ động
trong kinh doanh).
2.8. Đánh giá hiệu quả của hoạt động nhập khẩu
Hiệu quả là những chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả thu được so sánh với
chi phí bỏ ra để thực hiện kinh doanh thương mại. Hay nói cách khác là những chỉ tiêu
phản ánh đầu ra của quá trình kinh doanh trong quan hệ so sánh với các yếu tố đầu
vào. Có 06 chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả kinh doanh thương mại, gồm:
2.8.1. Tỷ suất lợi nhuận
T1 =
∑ 𝑳𝑵
∑ 𝑫𝑻
T1: tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu bán hàng
∑ LN: tổng lợi nhuận
∑ DT: tổng doanh thu bán hàng (nội địa)
Ở chỉ tiêu T1, người ta có thể xác định cho từng mặt hàng:
T2 =
∑ 𝑳𝑵
∑ 𝑪𝑷𝑲𝑫
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 26
T2: tỷ suất lợi nhuận so với chi phí kinh doanh
∑ CPKD: tổng chi phí kinh doanh
T3 =
∑ 𝑳𝑵
∑ 𝑽𝑲𝑫
hoặc
∑ 𝑳𝑵
∑ 𝑽𝑪𝑺𝑯
T3: tỷ suất lợi nhuận so với vốn kinh doanh
∑ VKD: tổng vốn kinh doanh
∑ VCSH: tổng vốn chủ sở hữu
T3 lớn hơn lãi suất huy động của ngân hàng thì kinh doanh thương mại được
coi là có hiệu quả.
2.8.2. Sức sản xuất của vốn kinh doanh
S1 =
∑ 𝑫𝑻
∑ 𝑽𝑲𝑫
hoặc
S2 =
∑ 𝑫𝑻
∑ 𝑽𝑳Đ
(VLĐ – Vốn lưu động) hoặc
S1 =
∑ 𝑫𝑻
∑ 𝑽𝑪Đ
(VCĐ – Vốn cố định) hoặc
S4 =
∑ 𝑫𝑻
∑ 𝑽𝑪𝑺𝑯
Các chỉ tiêu S nói lên 1 đồng vốn bỏ ra kinh doanh mang lại nguồn thu (doanh
số) bao nhiêu, S càng lớn biểu hiện tính hiệu quả càng cao.
2.8.3. Hiệu suất sử dụng chi phí (H)
H =
∑ 𝑫𝑻
∑ 𝑪𝑷𝑲𝑫
H nói lên 1 đồng chi phí bỏ ra tạo được bao nhiêu đồng doanh thu.
2.8.4. Chỉ tiêu năng suất lao động (N)
N =
∑ 𝑫𝑻
∑ 𝑳Đ
H =
∑ 𝑳𝑵
∑ 𝑳Đ
∑ LĐ: tổng số người lao động
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 27
N1: phản ánh trong một kỳ kinh doanh bình quân 01 lao động thực hiện một
lượng giá trị doanh thu bán hàng là bao nhiêu
N2: phản ánh mức cống hiến lợi nhuận bình quân của một người lao động
N1 và N2 càng lớn thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương
mại càng cao.
2.8.5. Vòng quay vốn (V)
V1 =
∑ 𝑫𝑻
∑ 𝑽𝑲𝑫
V2 =
∑ 𝑫𝑻
∑ 𝑽𝑳Đ
V1: Vòng quay của vốn kinh doanh
V2: Vòng quay của vốn lưu động
Vòng quay của vốn càng lớn thì vốn sử dụng càng tiết kiệm, chi phí giảm, lợi
nhuận cao, làm tăng hiệu quả sử dụng vốn.
2.8.6. Dự kiến lời lỗ của một thương vụ kinh doanh xuất nhập khẩu:
Trong hoạt động thương mại quốc tế, trước khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu,
thường nhà quản trị tự dự báo lời/lỗ thông qua các chỉ tiêu tỷ giá xuất khẩu hoặc nhập
khẩu, qua đó đưa ra quyết định nên hay không nên kinh doanh.
Tỷ giá nhập khẩu:
Thực chất của chỉ tiêu này là tính toán xem 1 USD bỏ ra để kinh doanh hàng nhập
khẩu sẽ mang về doanh thu là bao nhiêu.
Tnk =
𝑫𝑻𝒏𝒌 (𝑽𝑵𝑫)
∑ 𝑪𝑷𝑲𝑫𝒏𝒌 (𝑼𝑺𝑫)
Tnk: tỷ giá nhập khẩu
DTnk: doanh thu do bán hàng nhập khẩu tính bằng VND
∑CPKDnk: tổng chi phí kinh doanh hàng nhập khẩu kể cả thuế có liên quan quy ra
USD.
Chỉ nên kinh doanh nhập khẩu khi Tnk > Thđ (tỷ gía hối đoái), trong đó tỷ giá
hối đoái dự kiến ở thời điểm thanh toán hàng nhập khẩu (nên dự trù ở mức cao nhất,
bất lợi cho hoạt động nhập khẩu).
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 28
Việc xác định Tnk diễn ra trước thời điểm nhập khẩu và các số liệu tính toán nên
dự trù ở mức ít khả quan nhất (doanh thu ở mức thấp nhất, chi phí ở mức cao nhất, tỷ
giá hối đoái ở mức cao nhất).
 Sau khi tính toán số liệu cho 06 chỉ tiêu trên, nhà phân tích nên:
- Tổng kết lại những thành tựu, hạn chế của doanh nghiệp trong hoạt động nhập
khẩu.
- Tổng hợp lại (từ mục 2.1 đến 2.7) các nhân tố tác động đến hoạt động nhập
khẩu, bao gồm những nhân tố khách quan và chủ quan tác động có lợi và không
có lợi đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhằm
phát triển những thành tựu, thế mạnh, khắc phục những điểm yếu, hạn chế của
doanh nghiệp trong hoạt động nhập khẩu; hoặc đề xuất các giải pháp cho phép
tận dụng các cơ hội, hạn chế các khó khăn, thách thức đối với hoạt động nhập
khẩu. Và để nâng cao hiệu quả ứng dụng các giải pháp trong thực tế, nên chia
các giải pháp thành 02 nhóm: nhóm giải pháp thực hiện ngay (mang tính ngắn
hạn) và nhóm giải pháp mang tính chiến lược dài hạn.
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 29
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP
KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MTV CHÁNH SÂM
3.1. Tổng quan về công ty TNHH MTV Chánh Sâm
3.1.1. Lịch sử hình thành
Việt Nam đang từng bước hình thành và phát triển về mọi mặt. Để trở thành
như vậy phải có chủ trương đúng đắn của nhà nước, sự cố gắng của tất cả các thành
phần kinh tế nhà nước lẫn tư nhân. Theo xu hướng trên, các khu công nghiệp, xí
nghiệp, nhà máy sản xuất ngày càng mọc lên nhiều, song song đó, nhu cầu về hàng
hoá phục vụ cho máy móc sản xuất cũng gia tăng.
Nắm bắt được tình hình đó, vào năm 2011 ông Lê Ngọc Sang đã thành lập nên
Công ty TNHH MTV Chánh Sâm. Và qua hơn bốn năm hoạt động Công ty đã có chỗ
đứng vững chắc trong lĩnh vực cung cấp dây curoa, băng tải, đai truyền cho các nhà
máy sản xuất. Mặc dù còn gặp không ít những khó khăn về vốn, thiết bị, nhân lực…
nhưng với tinh thần tích cực, Công ty đã từng bước vượt qua để cung cấp cho thị
trường những sản phẩm mới, chất lượng và uy tín. Công ty TNHH MTV Chánh Sâm
có tiền thân là cửa hàng Lê Sang. Vào ngày 11/08/2011, Công ty TNHH MTV Chánh
Sâm được thành lập.
Công ty được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0311059528, ngày
11/08/2011 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh. Công ty chính thức
đi vào hoạt động ngày 15/09/2011.
3.1.2. Thông tin công ty
 Tên tiếng việt: Công ty TNHH MTV Chánh Sâm
 Tên giao dịch: CHANHSAM.CO.LTD
 Tên viết tắt: CS CO.LTD
 MST: 0311059528
 Người đại diện theo pháp luật: Lê Ngọc Sang
 Địa chỉ trụ sở chính: D56 Lê Thị Riêng, Phường Thới An , Quận 12, TP.HCM
 Email: ctychanhsam@gmail.com
 Điện thoại: 08.62568253
 Fax: 08.62568353
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 30
 Số tài khoản: 0331000403798 tại Ngân hàng Vietcombank Chi Nhánh Bến
Thành.
3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ
3.1.3.1. Chức năng
Công ty TNHH MTV Chánh Sâm chuyên nhập khẩu và bán
những mặt hàng của hãng BANDO-JAPAN và GATES-USA, đây là hai hãng sản xuất
dây curoa, dây đai lớn nhất trên thế giới hiện nay. BANDO & GATES là hai nhà phát
minh ra dây thàng (V-BELT) vào năm 1906 – 1907 và chế tạo ra dây đai đồng bộ
(Sunchoronous) đầu tiên vào năm 1946. Với truyền thống lâu đời và đi tiên phong
trong công nghệ sản xuất dây curoa nên dây curoa do BANDO & GATES sản xuất có
chất luợng, độ bền đặc biệt và vuợt trên những yêu cầu khắt khe nhất về dung sai, độ
tải, độ giãn dài của hiệp hội sản xuất cao su thế giới DMA (The Rubber manufacturers
Association). Khách hàng của công ty là các nhà sản xuất trong các ngành Thép, Xi
Măng, Gạch Men, Chế Biến Gỗ, Sợi Dệt May, Giấy Bao Bì, Thực Phẩm…Với những
sản phẩm đa dạng như dây thừng: A, B, C, D, SPZ, SPB, SPC, 3V, 5V, 8V, AX, BX,
XPZ, XPA, XPB, 3VX, 5VX, … Các dây đai răng: MXL, XL, H, XH, XXH, S2M,
S3M, S5M, S8M, S14M, 3M, 5M, 8M, 14M. Dây răng PU: T2.5, T5, T10, T20, AT5,
AT20. Dây hai mặt: DXL, DL, DH, D5M, D8M, D14M, DT5, DT10,…
Ngoài những mặt hàng trên, công ty còn cung cấp thêm dây đai dẹp, dây đai
tiếp tuyến, dây băng tải PVC, PU, COUTION, băng keo nhiệt, do các hãng như Thụy
Sỹ, Anh, Ý cung cấp với chất lượng cao.
3.1.3.2. Nhiệm vụ:
- Xây dựng, tổ chức và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh theo đúng
quy chế hiện hành, không trái với pháp luật, đúng với nội dung hoạt động đã
đăng ký và mục đích thành lập công ty.
- Trong phạm vi vốn hoạt động kinh doanh, công ty hoàn toàn chịu trách nhiệm
vật chất về những cam kết của công ty, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn, tăng cường cơ sở vật chất cho công ty, làm nền tảng cho công ty ngày càng
phát triển vững chắc.
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 31
- Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần và
không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ công nhân viên.
3.1.4 .Tình hình tổ chức của công ty
3.1.4.1. Cơ cấu chung
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty
3.1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
 Giám đốc
Là người đại diện theo pháp luật của công ty, trực tiếp điều hành quản lý toàn
bộ hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm cao nhất về toàn bộ hoạt động kinh doanh,
có quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý tại công ty để đạt hiệu quả kinh doanh
cao nhất. Quan hệ đối nội, đối ngoại và giải quyết các công việc liên quan đến toàn thể
công ty, tìm kiếm đối tác cho công ty. Khi vắng mặt giám đốc được ủy quyền cho
người khác trong bộ phận của công ty và cũng chịu trách nhiệm cho những sự ủy
quyền này.
 Phó Giám đốc
Là người tham mưu, hỗ trợ cho Giám đốc, có quyền hạn sau Giám đốc, điều
hành, quản lý và phân công công việc cho nhân viên. Phó giám đốc được ủy quyền của
Giám đốc giải quyết những vấn đề của công ty. Mọi hoạt động của Phó giám đốc phải
thực hiện đúng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được giám đốc giao hoặc ủy
quyền, những hoạt động phát sinh vượt ra khỏi phạm vi trên đều phải báo cáo cho
Giám đốc để có hướng giải quyết.
 Phòng Kế Toán
- Chức năng:
 Quản Tài chính – Kế toán cho công ty
 Tư vấn cho Ban lãnh đạo công ty về lĩnh vực tài chính
Giám đốc
Phòng kế toán Phòng tổng hợp Phòng vật tư
Phòng kinh doanh
Phó Giám Đốc
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 32
- Nhiệm vụ:
 Thực hiện toàn bộ công việc kế toán của công ty như: Kế toán tiền mặt, kế toán
tài sản cố định, kế toán tiền gửi ngân hàng, kế toán chi phí, kế toán tiền lương
và các khoản trích theo lương,..
 Quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán của công ty.
 Làm việc với cơ quan thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước.
 Tính toán, cân đối tài chính cho công ty nhằm đảm an toàn về mặt tài chính
trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Kết hợp với phòng quản trị thực hiện công tác kiểm kê tài sản trong toàn công
ty.
 Phòng Kinh Doanh
Khai thác khách hàng, ký kết các hợp đồng, phụ trách việc hoàn thiện các công
nợ cũng như các tài liệu công nợ, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng; đồng thời
phối hợp với kế toán trong việc xác định chính xác công nợ của khách hàng, để có kế
hoạch thu, trả nợ và khai thác tốt hơn khách hàng; tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng về
chất lượng cũng như công dụng của vật tư hàng hoá của công ty; tìm kiếm khách hàng
mới;xây dựng chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn cho công ty.
 Phòng Vật Tư
- Chịu trách nhiệm tìm nguồn đầu vào của vật tư, hàng hoá
- Nghiên cứu giá mua trên thị trường và đề xuất giá mua hàng cho Giám
đốc công ty phê duyệt
- Làm thủ tục nhập khẩu, khai báo hải quan…
- Bảo quản, lưu trữ hàng hoá tại các kho và cửa hàng
- Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá mua về
- Lên lịch thanh toán cho nhà cung cấp
- Lập chiến lược, kế hoạch dự trữ và thu mua hàng hóa.
 Phòng Tổng Hợp
Thực hiện công tác hành chính, tổ chức và bố trí công tác đề bạt nâng lương, thi
đua khen thưởng, tuyển dụng hoặc cho thôi việc, thực hiện các chế độ chính sách của
Nhà nước đối với người lao động (nghỉ hưu, ốm đau, thai sản…). Xây dựng và theo
dõi việc thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội…
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 33
3.1.5. Tình hình nhân sự
Trong hoạt động kinh doanh, nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng. Đội ngũ
lao động ảnh hưởng đến hoạt động chung của toàn công ty, quyết định đến chất lượng
phục vụ và chất lượng sản phẩm, phản ánh qua hiệu quả làm việc của từng nhân viên.
Nhận thức tầm quan trọng của nguồn nhân lực, để nâng cao năng lực cạnh
tranh, Công ty tiến hành phân loại lao động, cân đối giữa yêu cầu và nhiệm vụ kinh
doanh từng thời kỳ, thực hiện đào tạo lại. Bên cạnh đào tạo đáp ứng công việc, Công
ty chú trọng công tác đào tạo chuyên sâu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ năng động,
sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế tại khu vực và trên thế giới.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực trong kinh doanh giàu tính kỷ luật luôn
được sự quan tâm đặc biệt. Công ty xác định việc xây dựng sức mạnh cốt lõi thông qua
chính sách phát triển nguồn nhân lực và xem đây là nhân tố quyết định thành công
trong điều kiện môi trường kinh doanh luôn thay đổi và một nền kinh tế tri thức đang
dần được hình thành.
Bảng 3.1: Cơ cấu nhân sự theo thâm niên lao động.
ĐVT : người
Thâm niên Người %
< 3 năm 6 28,85%
Từ 3 - 4 năm 8 38,46%
Từ 5 - 9 năm 6 32,69%
Tổng cộng 20 100%
(Nguồn: Phòng tổng hợp cung cấp)
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 34
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nhân sự theo thâm niên lao động
Ta thấy số lao động chiếm tỷ trọng cao nhất là lao động có từ 3-4 năm kinh
nghiệm (38%). Đứng thứ hai là lao động có năm kinh nghiệm lâu nhất (32%), cuối
cùng là nhóm kinh nghiệm ít nhất là 28% nhưng lực lượng này có sức trẻ năng động
và sáng tạo – đây sẽ là thế mạnh của họ. Vì vậy, có thể nói lực lượng lao động của
Công ty TNHH MTV Chánh Sâm có rất nhiều kinh nghiệm và khả năng đáp ứng mọi
yêu cầu của công việc.
Bảng 3.2: Cơ cấu nhân sự theo giới tính và độ tuổi
ĐVT: Người
TT Tiêu thức
Năm 2014 Năm 2015
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Số nhân viên 18 100 20 100
2
Giới
tính
13 71% 14 70% 70%
5 29% 6 30% 30%
3
Độ
tuổi
12 64% 12 59,26% 59,26%
4 24% 6 29,63% 29,63%
2 12% 2 11,11% 11,11%
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Chánh Sâm)
29%
38%
33%
Cơ cấu nhân sự theo thâm niên lao
động
< 3 năm Từ 3 - 4 năm Từ 5 - 9 năm
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 35
* Phân tích số lượng lao động:
Số lượng nhân viên của Công ty năm 2014 là 18 người, trong đó gồm 13 nam,
chiếm 71% toàn công ty. Năm 2015 tăng thêm 2 người số lượng lao động trong công
ty gần như ổn định và sự thay đổi là không đáng kể.
* Phân loại theo độ tuổi lao động:
Trong Công ty, lực lượng nhân viên từ 20 đến 30 tuổi chiếm đa số, sau đó đến
lực lượng lao động từ 31 – 40 tuổi. Đứng thứ 3 trong Công ty là lực lượng lao động
trên 40 tuổi. Nhìn chung, lực lượng lao động tại Công ty không biến động nhiều về số
lượng và chất lượng. Trong tổng số lao động thì số lao động có độ tuổi 20 – 30 chiếm
tỷ lệ khá cao nên đây là một lợi thế của Công ty trong ngành dịch vụ đòi hỏi sự năng
động, sáng tạo và sức trẻ.
Ngay từ khi thành lập, Công ty TNHH MTV Chánh Sâm không ngừng vươn
lên hoàn thiện về mặt tổ chức, chất lượng dịch vụ và sản phẩm hàng hóa.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, có trình độ học vấn và chuyên
môn cao, được đào tạo khá chu đáo, bài bản (70% cán bộ công nhân viên có trình độ
đại học, cao đẳng) công ty cam kết sẽ mang lại cho quý khách hàng sản phẩm, dịch vụ
tốt nhất với giá cả cạnh tranh nhất.
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nhân sự theo giới tính
.
0
2
4
6
8
10
12
14
2014 2015
Nam
Nữ
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 36
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi
3.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm
Từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm 2013, 2014 và 2015
ta lập bảng phân tích sau:
0
2
4
6
8
10
12
2014 2015
- 20 → 30
- 31 → 40
- Trên 40
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 37
Bảng 3.3: Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013, 2014 và 2015.
Đvt: Đồng
CHỈ TIÊU
Mã
số
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014
Số tiền Tỉ
trọng
Số tiền Tỉ
trọng
Số tiền Tỉ
trọng ( +/-) % ( +/-) %
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
1
4.956.428.512 100 7.494.874.495 100 7.302.969.940 100 +2.538.445.983 +51,22 -191.904.555
-2,56
2. Các khoản giảm trừ doanh
thu
2
3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
10
4.956.428.512 100 7.494.874.495 100 7.302.969.940 100 +2.538.445.983 +51,22 -191.904.555 -2,56
4. Giá vốn hàng bán 11 4.209.185.041 84,92 6.726.911.893 89,75 6.462.317.911 88,49 +2.517.726.852 +59,82 -264.593.982 -3,93
5. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
(20 = 10 – 11)
20
747.243.471 15,08 767.962.602 10,25 840.652.029 11,51 +20.719.131 +2,77 +72.689.427 +9,47
6. Doanh thu hoạt động tài
chính
21
660.639 0,01 975.064 0,01 3.180.007 0,04 +314.425 +47,59 +2.204.943 +226,13
7. Chi phí tài chính 22 97.474.417 1,97 124.712.186 1,66 314.967.092 4,31 +27.237.769 +27,94 +190.254.906 +152,56
− Trong đó: Chi phí lãi vay 23 97.474.417 1,97 124.712.186 1,66 314.967.092 4,31 +27.237.769 +27,94 +190.254.906 +152,56
8. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
24
578.190.651 11,67 657.104.453 8,77 592.824.627 8,12 +78.913.802 +13,65 -64.279.826 -9,78
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh (30 = 20 +
21 – 22 – 24)
30
72.239.042 1,46 -12.878.973 -0,17 -63.959.683 -0,88 -85.118.015 -117,83 -51.080.710 +396,62
9. Thu nhập khác 31 7.446.685 0,15 128.580.045 1,72 161.577.000 2,21 +121.133.360 +1.626,67 +32.996.955 +25,66
10. Lợi nhuận khác (40 = 31
- 32)
40
7.446.685 0,15 128.580.045 1,72 161.577.000 2,21 +121.133.360 +1.626,67 +32.996.955 +25,66
11. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế (50 = 30+ 40)
50
79.685.727 1,61 115.701.072 1,54 97.617.317 1,34 +36.015.345 +45,20 -18.083.755 -15,63
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 38
12. Thuế thu nhập doanh
nghiệp
51
22.312.004 0,45 28.925.268 0,39 24.404.329 0,33 +6.613.264 +29,64 -4.520.939 -15,63
13. Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp (60 = 50
– 51)
60
57.373.723 1,16 86.775.804 1,16 73.212.988 1,00 +29.402.081 +51,25 -13.562.816 -15,63
(Nguồn: Phòng kế toán)
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 39
Theo bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy tổng doanh thu qua 3
năm của công ty có nhiều thay đổi. Năm 2013 chỉ đạt 4.956.428.512 đồng, năm 2014 đạt
mức 7.494.874.495 đồng và năm 2015 đạt 7.302.969.940 đồng, điều này cho thấy quy
mô hoạt động kinh doanh có chiều hướng phát triển, mặc dù năm 2015 doanh thu có
giảm so với năm 2014 nhưng không đáng kể. Nguyên nhân do công ty đẩy mạnh sản
xuất và thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng.
Doanh thu thuần của công ty năm 2014 tăng lên 2.538.445.983 đồng tương ứng
tăng 51,22% nhưng giá vốn hàng bán cũng tăng lên 2.517.726.852 đồng tương ứng tăng
59,82% so với năm 2013. Qua năm 2015, doanh thu thuần giảm so với năm 2014 là
191.904.555 đồng tương ứng giảm 2,56%, giá vốn hàng bán cũng giảm 3,93%.Ta thấy
năm 2014 so với năm 2013, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn so với tốc
độ tăng của doanh thu (59,82% > 51,22%). Điều này là chưa tốt, cần phải xem xét lại giá
vốn hàng bán tăng là do nhân tố nào ảnh hưởng. Nguyên nhân tăng là do giá cả một số
nguyên vật liệu xây dựng tăng dẫn đến giá vốn hàng bán tăng.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 đạt 767.962.602 đồng,
tăng so với năm 2013 là 20.719.131đồng, tương ứng tăng 2,77%. Qua năm 2015, chỉ tiêu
này đạt 840.652.029 đồng, tăng 72.689.427 đồng, tương ứng tăng 9,47% so với năm
2014. Nguyên nhân do trong năm 2014 và năm 2015 sản lượng tiêu thụ và cung cấp dịch
vụ gia tăng.Tuy nhiên quy mô lợi nhuận gộp còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng doanh thu,
kết quả công đạt chưa cao. Cụ thể, năm 2013 lợi nhuận gộp chiếm 15,08%, năm 2014 là
10,25% và năm 2015 chiếm 11,51% trên tổng doanh thu.
Khi doanh thu tăng lên kéo theo các chi phí khác tăng lên là điều tất yếu, tuy nhiên
chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2013 chiếm 11,67%, năm 2014 chiếm
8,77% và năm 2015 chiếm 8,12% trong tổng doanh thu. Ta thấy tỷ trọng này giảm qua
các năm, nguyên nhân là do công ty đã tinh gọn lại bộ máy quản lý, giảm nhân sự ở
những nơi không cần thiết. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ
trong doanh thu góp phần nâng cao lợi nhuận.
Bên cạnh đó hoạt động khác của công ty cũng góp một phần làm tăng lợi nhuận
của công ty qua các năm. Cụ thể, năm 2013 lợi nhuận khác của công ty đạt 7.446.685
đồng, năm 2014 là 128.580.045 đồng và năm 2014 là 161.577.000 đồng.
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 40
Khi đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, ta
thường xem xét hai chỉ tiêu là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA – Return on Total
Asset) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return on Equity). Về cơ bản, hai
chỉ tiêu ROA và ROE càng cao càng tốt, tức là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao.
Công thức tính toán hai chỉ tiêu này như sau:
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
× 100
Tổng tài sản
và
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
× 100
Vốn chủ sở hữu
Bảng 3.4: Tỷ suất sinh lợi của công ty qua các năm 2013-2015
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
2014/2013 2015/2014
Tuyệt đối
Tương
đối
Tuyệt đối
Tương
đối
Lợi nhuận
sau thuế 57.373.723 86.775.804 73.212.988 29.402.081 51,25 (13.562.816) (15,63)
Tổng tài
sản 2.649.720.560 3.047.178.644 2.782.206.588 397.458.084 15,00 (264.972.056) (8,70)
Vốn chủ sở
hữu 1.200.000.000 1.200.000.000 1.200.000.000 - - - -
ROA (%) 2,2 2,8 2,6 0,6 27,27 (0,2) (7,14)
ROE (%) 4,8 7,2 6,1 2,4 50,00 (1,1) (15,71)
(Nguồn: Phòng kế toán và Tác giả tự phân tích)
Qua bảng phân tích trên ta thấy tỷ suất sinh lợi trên tài sản của công ty tăng dần
qua các năm. Cụ thể năm 2014 tăng 0,6% so với năm 2013 tương ứng 27,27%, Năm 2015
giảm nhẹ so với năm 2014 (0,2%) tương ứng với 7,14%. Tương tự như vậy, tỷ suất sinh
lợi trên vốn chủ sở hữu cũng tăng qua các năm. Đặc biệt năm 2014 tăng 2,4% so với năm
2013, năm 2015 giảm nhẹ so với năm 2014 là 1,1%. Nhìn chung tình hình kinh doanh của
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 41
công ty đang ngày càng phát triển, tỷ suất sinh lợi càng ngày càng tăng cao. Công ty cần
tiếp tục phát huy và đề ra chiến lược kinh doanh nhằm gia tăng doanh thu và lợi nhuận
trong tương lai.
3.1.7. Phương hướng phát triển chung của công ty
- Xây dựng công ty thành một tổ chức chuyên nghiệp, tạo dựng công ăn việc làm ổn
định, môi trường làm việc chuyên ngành, năng động, thu nhập cao cho toàn bộ cán
bộ công nhân viên công ty, mục tiêu tăng lương 10 – 20% cho nhân viên mỗi năm.
- Công ty hướng tới thành công bằng việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm
và dịch vụ đa dạng, hoàn hảo.
- Sử dụng những phương thức quảng cáo hiệu quả nhất để quảng bá hình ảnh và sản
phẩm công ty đến với khách hàng.
- Giữ vững và phát huy tốc độ phát triển của công ty về doanh số, thị phần, thị
trường, uy tín và trình độ nhân lực.
- Tăng cường đào tạo, phát huy tính sáng tạo trong đội ngũ cán bộ công nhân viên
nhằm tăng hàm lượng công nghệ, nâng cao hiệu quả công việc.
- Củng cố, hoàn thiện và mở rộng mạng lưới tiêu thụ.
- Đầu tư thay đổi phương tiện cũng như áp dụng công nghệ, hoàn thiện các giải pháp
tích hợp.
- Đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh của công ty, phát triển mở rộng đi kèm với quản
lý chặt chẽ, xây dựng thêm các chiến lược kinh doanh nhập khẩu trong từng giai
đoạn trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường, khách hàng, đối tác, xây dựng công ty
ngày càng lớn mạnh.
- Về loại hình nhập khẩu: Chú trọng phát triển hình thức nhâp khẩu trực tiếp để tăng
lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu.
- Về quan hệ kinh doanh: Củng cố mối quan hệ kinh doanh với các nhà cung cấp
truyền thống đồng thời tìm kiếm thêm nguồn hàng mới, nhà cung cấp mới.
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 42
3.2. Phân tích hoạt động nhập khẩu tại công ty TNHH MTV Chánh Sâm
3.2.1. Phân tích tình hình kim ngạch và tốc độ tăng giảm nhập khẩu
Bảng 3.5: Tình hình kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng giai đoạn 2013 – 2015
Đơn vị tính: ngàn USD; %.
Năm
Chỉ tiêu
2013 2014 2015
2014 / 2013 2015/ 2014
Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
Tổng 151 265 242 114 75,5 -23 -8,68
Dây curoa 40,4 45,7 46,7 5,3 13,0 1,0 2,3
Băng
chuyền
59,6 54,3 53,3 -5,3 -8,8 -1,0 -1,9
Tổng hợp 100,0 100,0 100,0 0,0 0 0,0 0,0
(Nguồn: Bộ phận kế toán cung cấp dữ liệu)
Nhập khẩu là hoạt động chủ yếu trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Kim
ngạch nhập khẩu hàng năm chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu,
thường chiếm khoảng 99% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và nhập khẩu có xu
hướng gia tăng hàng năm từ 151 ngàn USD năm 2013 chiếm 99,7% lên 265 ngàn USD
năm 2014 chiếm 99,5%; 242 ngàn USD năm 2015 chiếm 99,75% giảm 8,68% so với năm
trước do ảnh hưởng từ nền kinh tế.
Sản phẩm băng chuyền thường chiếm trên 2/3 tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong
đó tỷ trọng băng chuyền so với tổng giá trị nhập của toàn công ty và tỷ trọng ngày càng
giảm trong khi tỷ trọng giá trị nhập khẩu dây curoa so với băng chuyền ngày càng tăng.
Dây curoa tăng liên tục, trong 3 năm qua tốc độ tăng trung bình 3,1%/năm. Và tỷ trọng so
với tổng giá trị là 46,7%. Hơn nữa trên thị trường doanh nghiệp nhập loại này chưa nhiều,
mối lợi lớn, khả năng có thể và công ty đã nhanh chóng nhập về, được khách hàng chấp
nhận. Lựa chọn mặt hàng kinh doanh là bước đầu tiên trong việc tiến hành kinh doanh
nhập khẩu. Không nên quá tập trung vào chỉ một mặt hàng, cần phải luôn duy trì sản
phẩm, danh tiếng của mình trên thị trường, có nghĩa là phải mở rộng mặt hàng kinh doanh
và chất lượng sản phẩm cần hết sức chú trọng, nó là cái quyết định đến sự sống còn của
CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm
GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 43
doanh nghiệp. Công ty Chánh Sâm đã nhanh chóng xác định được xu hướng của thị
trường và sản phẩm, đưa ra kế hoạch nhập khẩu cho hợp lý thông qua xác định bằng tỷ
trọng, điều này khẳng định đó chính là sự nhanh nhạy của những người điều hành và
nghiên cứu thị trường.
3.2.2. Phân tích tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Việc ký kết hợp đồng nhập khẩu với nhà xuất khẩu được thực hiện qua fax hoặc
email, đây là điều khoản mà công ty luôn đề nghị với nhà xuất khẩu. Các lần đặt hàng sau
chỉ cần xem mẫu, đàm phán các vấn đề chính yếu và đặt hàng, không cần phải tốn thời
gian soạn thảo hợp đồng để có được chữ ký của bên xuất khẩu.
Bảng 3.6: Tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty Chánh Sâm trong
giai đoạn 2013 đến năm 2015
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số Hợp
Đồng
Tỷ Trọng
(%)
Số Hợp
Đồng
Tỷ Trọng
(%)
Số Hợp
Đồng
Tỷ Trọng
(%)
HĐNK
đã ký kết
15 100 23 100 28 100
HĐNK
đã thực
hiện
12 80 20 86,95 26 92,86
HĐNK bị
hủy bỏ
3 20 3 13,05 2 7,14
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH MTV Chánh Sâm)
Qua bảng ta thấy tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty tương đối ổn
định gần 80,90% cho thấy khả năng giám sát điều hành công ty của giám đốc tốt. Nguyên
nhân hủy bỏ hợp đồng chủ yếu do những nguyên nhân khách quan nằm ngoài kiểm soát
của công ty. Số lượng hợp đồng gia tăng theo hàng năm từ 12 hợp đồng năm 2013 tăng 26
hợp đồng năm 2015, số lượng hợp đồng hủy bỏ giảm từ 20% năm 2013 xuống còn 7,14%
năm 2015. Đây là dấu hiệu tốt hứa hẹn nhiều triển vọng tích cực của công ty.
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóaBáo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóaDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đƣờng biển...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đƣờng biển...Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đƣờng biển...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đƣờng biển...anh hieu
 
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng ...
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng ...Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng ...
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256nataliej4
 
nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến xuất nhập...
nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến xuất nhập...nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến xuất nhập...
nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến xuất nhập...nataliej4
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Man_Ebook
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYLuận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG T...
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG T...MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG T...
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG T...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóaBáo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
 
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đƣờng biển...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đƣờng biển...Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đƣờng biển...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đƣờng biển...
 
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng ...
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng ...Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng ...
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng ...
 
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không, 9 ĐIỂM!
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không, 9 ĐIỂM!Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không, 9 ĐIỂM!
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không, 9 ĐIỂM!
 
Luận Văn Đánh Giá Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa Bằng Container Của Công T...
Luận Văn Đánh Giá Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa Bằng Container Của Công T...Luận Văn Đánh Giá Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa Bằng Container Của Công T...
Luận Văn Đánh Giá Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa Bằng Container Của Công T...
 
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
 
nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến xuất nhập...
nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến xuất nhập...nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến xuất nhập...
nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến xuất nhập...
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
 
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Cung Cấp Hàng Hoá Và Dịch Vụ Của Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Cung Cấp Hàng Hoá Và Dịch Vụ Của Công TyBáo Cáo Thực Tập Quy Trình Cung Cấp Hàng Hoá Và Dịch Vụ Của Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Cung Cấp Hàng Hoá Và Dịch Vụ Của Công Ty
 
Phân tích hoạt động nhập khẩu máy in tại công ty, HAY, 9 điểm!
Phân tích hoạt động nhập khẩu máy in tại công ty, HAY, 9 điểm!Phân tích hoạt động nhập khẩu máy in tại công ty, HAY, 9 điểm!
Phân tích hoạt động nhập khẩu máy in tại công ty, HAY, 9 điểm!
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Quản Trị Kho Hàng Tại Công Ty In
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Quản Trị Kho Hàng Tại Công Ty InBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Quản Trị Kho Hàng Tại Công Ty In
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Quản Trị Kho Hàng Tại Công Ty In
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYLuận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
 
Phân Tích Hoạt Động Quản Trị Hàng Tồn Kho Tại Công Ty Thiên Phú.docx
Phân Tích Hoạt Động Quản Trị Hàng Tồn Kho Tại Công Ty Thiên Phú.docxPhân Tích Hoạt Động Quản Trị Hàng Tồn Kho Tại Công Ty Thiên Phú.docx
Phân Tích Hoạt Động Quản Trị Hàng Tồn Kho Tại Công Ty Thiên Phú.docx
 
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biểnKhóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
 
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG T...
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG T...MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG T...
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG T...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
 
Bài mẫu báo cáo thực tập nâng cao công tác Quản Trị Mua Bán Hàng Hóa
Bài mẫu báo cáo thực tập nâng cao công tác Quản Trị Mua Bán Hàng HóaBài mẫu báo cáo thực tập nâng cao công tác Quản Trị Mua Bán Hàng Hóa
Bài mẫu báo cáo thực tập nâng cao công tác Quản Trị Mua Bán Hàng Hóa
 

Similar to Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx

Báo Cáo Thực Tập Khách Hàng Tại Công Ty Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải.docx
Báo Cáo Thực Tập Khách Hàng Tại Công Ty Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải.docxBáo Cáo Thực Tập Khách Hàng Tại Công Ty Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải.docx
Báo Cáo Thực Tập Khách Hàng Tại Công Ty Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Báo Cáo Thực Tập Khách Hàng Tại Công Ty Tnhh Mtv Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tả...
Báo Cáo Thực Tập Khách Hàng Tại Công Ty Tnhh Mtv Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tả...Báo Cáo Thực Tập Khách Hàng Tại Công Ty Tnhh Mtv Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tả...
Báo Cáo Thực Tập Khách Hàng Tại Công Ty Tnhh Mtv Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tả...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Tổ Chức Thực Hiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không.docx
Tổ Chức Thực Hiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không.docxTổ Chức Thực Hiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không.docx
Tổ Chức Thực Hiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Hàng Tồn Kho Tại Công Ty Tnhh Thương Mại ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Hàng Tồn Kho Tại Công Ty Tnhh Thương Mại ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Hàng Tồn Kho Tại Công Ty Tnhh Thương Mại ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Hàng Tồn Kho Tại Công Ty Tnhh Thương Mại ...mokoboo56
 
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...mokoboo56
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...NOT
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty ...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty ...Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty ...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 

Similar to Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx (20)

Báo Cáo Thực Tập Khách Hàng Tại Công Ty Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải.docx
Báo Cáo Thực Tập Khách Hàng Tại Công Ty Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải.docxBáo Cáo Thực Tập Khách Hàng Tại Công Ty Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải.docx
Báo Cáo Thực Tập Khách Hàng Tại Công Ty Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Khách Hàng Tại Công Ty Tnhh Mtv Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tả...
Báo Cáo Thực Tập Khách Hàng Tại Công Ty Tnhh Mtv Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tả...Báo Cáo Thực Tập Khách Hàng Tại Công Ty Tnhh Mtv Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tả...
Báo Cáo Thực Tập Khách Hàng Tại Công Ty Tnhh Mtv Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tả...
 
Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Địa Ốc Quang Thái.docx
Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Địa Ốc Quang Thái.docxPhân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Địa Ốc Quang Thái.docx
Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Địa Ốc Quang Thái.docx
 
Báo cáo Phân tích tình hình tài chính của Doanh Nghiệp Tư Nhân Vật Liệu Xây D...
Báo cáo Phân tích tình hình tài chính của Doanh Nghiệp Tư Nhân Vật Liệu Xây D...Báo cáo Phân tích tình hình tài chính của Doanh Nghiệp Tư Nhân Vật Liệu Xây D...
Báo cáo Phân tích tình hình tài chính của Doanh Nghiệp Tư Nhân Vật Liệu Xây D...
 
Luận văn thạc sĩ nâng cao động lực tại công ty du lịch Sài Gòn.docx
Luận văn thạc sĩ nâng cao động lực tại công ty du lịch Sài Gòn.docxLuận văn thạc sĩ nâng cao động lực tại công ty du lịch Sài Gòn.docx
Luận văn thạc sĩ nâng cao động lực tại công ty du lịch Sài Gòn.docx
 
Khóa luận Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2020-2030.doc
Khóa luận Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2020-2030.docKhóa luận Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2020-2030.doc
Khóa luận Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2020-2030.doc
 
Luận Văn Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Sonadezi
Luận Văn Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Công Ty Cổ Phần SonadeziLuận Văn Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Sonadezi
Luận Văn Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Sonadezi
 
Chuyên Đề Thực Tập Thực Trạng Công Tác Kế Toán Tại Công Ty
Chuyên Đề Thực Tập Thực Trạng Công Tác Kế Toán Tại Công TyChuyên Đề Thực Tập Thực Trạng Công Tác Kế Toán Tại Công Ty
Chuyên Đề Thực Tập Thực Trạng Công Tác Kế Toán Tại Công Ty
 
Tổ Chức Thực Hiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không.docx
Tổ Chức Thực Hiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không.docxTổ Chức Thực Hiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không.docx
Tổ Chức Thực Hiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không.docx
 
Pháp Luật Về Hoạt Động Của Các Công Ty Tài Chính, HAY
Pháp Luật Về Hoạt Động Của Các Công Ty Tài Chính, HAYPháp Luật Về Hoạt Động Của Các Công Ty Tài Chính, HAY
Pháp Luật Về Hoạt Động Của Các Công Ty Tài Chính, HAY
 
BÀI MẪU Khóa luận Thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận Thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Phân tích tình hình tài chính của Công ty tư vấn xây dựng Tâm Lợi.docx
Phân tích tình hình tài chính của Công ty tư vấn xây dựng Tâm Lợi.docxPhân tích tình hình tài chính của Công ty tư vấn xây dựng Tâm Lợi.docx
Phân tích tình hình tài chính của Công ty tư vấn xây dựng Tâm Lợi.docx
 
Báo cáo phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế, HAY, 9 ĐIỂM
 
Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty điện gia dụng Quỳnh Châu, 9 điểm.docx
Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty điện gia dụng Quỳnh Châu, 9 điểm.docxPhân tích báo cáo tài chính tại Công ty điện gia dụng Quỳnh Châu, 9 điểm.docx
Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty điện gia dụng Quỳnh Châu, 9 điểm.docx
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty TNHH MT...
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty TNHH MT...Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty TNHH MT...
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty TNHH MT...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Hàng Tồn Kho Tại Công Ty Tnhh Thương Mại ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Hàng Tồn Kho Tại Công Ty Tnhh Thương Mại ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Hàng Tồn Kho Tại Công Ty Tnhh Thương Mại ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Hàng Tồn Kho Tại Công Ty Tnhh Thương Mại ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty ...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty ...Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty ...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty ...
 

More from Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562

Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

More from Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562 (20)

InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
 
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docxDự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
 
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docxTai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
 
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docxPlanning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
 
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docxKế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
 
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
 
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.docLập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
 
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
 
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docxBài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
 
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.docBài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
 
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docxKế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
 
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docxLập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
 
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docxQuản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mtv Chánh Sâm.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ & MARKETING BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MTV CHÁNH SÂM GVHD: ThS. TRẦN HỒNG HẢI SVTH: BÙI THỊ THU THÚY LỚP: LT20FT001 MSSV: 35151020031
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN/ DOANH NGHIỆP THỰC TẬP ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Ngày ....... tháng ........ năm 2017 CTY TNHH MTV CHÁNH SÂM
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Ngày ....... tháng ........ năm 2017 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
  • 4. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 1 MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ .................................................................................5 DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................6 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI............................................................................7 1.1. Lý do chọn đề tài:...........................................................................................7 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................7 1.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................8 1.4. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................8 1.5. Cấu trúc đề tài ................................................................................................8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI..............................................................................................9 2.1. Phân tích tình hình kim ngạch và tốc độ tăng giảm nhập khẩu .....................9 2.1.1. Ý nghĩa phân tích....................................................................................9 2.1.2. Mục tiêu phân tích: .................................................................................9 2.2. Phân tích tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu........................9 2.2.1. Mục tiêu phân tích ..................................................................................9 2.2.2. Các nhân tố tác động.............................................................................10 2.3. Phân tích tình hình nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng (nhóm ngành hàng) ở các doanh nghiệp nhập khẩu...............................................................................11 2.3.1.Vài nét về các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam................................11 2.3.2. Mục tiêu phân tích tình hình nhập khẩu của doanh nghiệp theo cơ cấu ngành hàng..................................................................................................13 2.4. Phân tích tình hình nhập khẩu theo thị trường.............................................13 2.4.1. Một vài hiểu biết cơ bản về thị trường thương mại quốc tế của Việt Nam.............................................................................................................13 2.4.2. Mục tiêu nội dung phân tích thị trường nhập khẩu ..............................18 2.4.3. Cách thức phân tích tình hình nhập khẩu từ các thị trường..................18 2.5. Phân tích tình hình nhập khẩu theo phương thức thanh toán quốc tế sử dụng .............................................................................................................................19 2.5.1. Khía cạnh kinh tế của việc sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế trong nhập khẩu ..........................................................................................19 2.5.2. Mục tiêu phân tích ................................................................................20
  • 5. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 2 2.6. Phân tích tình hình nhập khẩu theo phương thức kinh doanh nhập khẩu....20 2.6.1. Những hiểu biết về các phương thức kinh doanh nhập khẩu: ..............20 2.6.1.1. Xuất nhập khẩu tại chỗ .................................................................20 2.6.1.2. Tạm xuất tái nhập .........................................................................21 2.6.1.3. Chuyển khẩu .................................................................................21 2.6.1.4. Nhập khẩu ủy thác ........................................................................21 2.6.1.5. Đại lý mua, bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài ..............22 2.6.1.6. Nhận gia công hàng xuất khẩu......................................................22 2.6.1.7. Nhập khẩu và phân phối hàng hóa trực tiếp tại nước nhập khẩu: 23 2.6.1.8. Thương mại điện tử: .....................................................................23 2.6.2. Mục tiêu phân tích tình hình nhập khẩu theo phương thức kinh doanh ....................................................................................................................24 2.7. Phân tích tình hình nhập khẩu theo điều kiện thương mại Incoterms..........24 2.7.1. Khía cạnh kinh tế của việc sử dụng Incoterms trong hoạt động nhập khẩu.............................................................................................................24 2.7.2. Mục tiêu phân tích tình hình nhập khẩu theo điều kiện thương mại:...25 2.8. Đánh giá hiệu quả của hoạt động nhập khẩu ...............................................25 2.8.1. Tỷ suất lợi nhuận ..................................................................................25 2.8.2. Sức sản xuất của vốn kinh doanh .........................................................26 2.8.3. Hiệu suất sử dụng chi phí (H)..............................................................26 2.8.4. Chỉ tiêu năng suất lao động (N)............................................................26 2.8.5. Vòng quay vốn (V) ..............................................................................27 2.8.6. Dự kiến lời lỗ của một thương vụ kinh doanh xuất nhập khẩu:..........27 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MTV CHÁNH SÂM.....................................................................29 3.1. Tổng quan về công ty TNHH MTV Chánh Sâm .........................................29 3.1.1. Lịch sử hình thành ................................................................................29 3.1.2. Thông tin công ty..................................................................................29 3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ............................................................................30 3.1.3.1. Chức năng.....................................................................................30 3.1.3.2. Nhiệm vụ: .....................................................................................30 3.1.4 .Tình hình tổ chức của công ty ..............................................................31
  • 6. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 3 3.1.4.1. Cơ cấu chung ................................................................................31 3.1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban ....................................31 3.1.5. Tình hình nhân sự...............................................................................33 3.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm .....................36 3.1.7. Phương hướng phát triển chung của công ty........................................41 3.2. Phân tích hoạt động nhập khẩu tại công ty TNHH MTV Chánh Sâm.........42 3.2.1. Phân tích tình hình kim ngạch và tốc độ tăng giảm nhập khẩu............42 3.2.2. Phân tích tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu...............43 3.2.3. Phân tích tình hình nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng (nhóm ngành hàng) ...........................................................................................................44 3.2.4. Phân tích tình hình nhập khẩu theo thị trường .....................................46 3.2.4.1 Thị trường trong nước....................................................................46 3.2.4.2. Thị trường nước ngoài ..................................................................47 3.2.5. Phân tích tình hình nhập khẩu theo phương thức thanh toán quốc tế sử dụng ............................................................................................................48 3.2.6. Phân tích tình hình nhập khẩu theo phương thức kinh doanh nhập khẩu ....................................................................................................................49 3.2.7. Phân tích tình hình nhập khẩu theo điều kiện thương mại Incoterms ..50 3.2.8. Đánh giá hiệu quả của hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH MTV Chánh Sâm..................................................................................................52 3.2.8.1. Tỷ suất lợi nhuận ..........................................................................52 3.2.8.2. Sức sản xuất của vốn kinh doanh .................................................53 3.2.8.3. Hiệu suất sử dụng chi phí (H)......................................................54 3.2.8.4. Chỉ tiêu năng suất lao động (N)...................................................55 3.2.8.5. Vòng quay vốn (V) ......................................................................56 3.2.8.6. Dự kiến lời lỗ của một thương vụ kinh doanh xuất nhập khẩu ...56 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MTV CHÁNH SÂM........................58 4.1. Phân tích, đánh giá những cơ hội và thách thức ..........................................58 4.1.1. Cơ hội ...................................................................................................58 4.1.2. Thách thức ............................................................................................58 4.1.3. Những tồn tại và hạn chế......................................................................59
  • 7. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 4 4.2. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu hàng hóa......61 4.2.1. Nghiên cứu thị trường...........................................................................61 4.2.1.1. Nghiên cứu thị trường trong nước ................................................61 4.2.1.2. Nghiên cứu thị trường nước ngoài................................................61 4.2.2. Quy trình lập phương án nhập khẩu .....................................................62 4.2.3. Đào tạo nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên............................63 4.2.4. Về vấn đề phân phối .............................................................................65 4.2.4.1. Nâng cấp các đại lý.......................................................................65 4.2.4.2. Mở rộng hệ thống phân phối.........................................................65 4.2.5. Về vấn đề huy động vốn và sử dụng vốn .............................................66 4.2.6. Một số giải pháp khác...........................................................................67 4.2.6.1. Quảng cáo, xúc tiến bán hàng.......................................................67 4.2.6.2. Ứng dụng thương mại điện tử.......................................................68 KẾT LUẬN .................................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................71
  • 8. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 5 DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ Danh mục sơ đồ Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty..........................................................................31 Danh mục biểu đồ Biểu độ 2.1: Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa năm 2016.....................................................11 Biểu độ 2.2: 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2016......................14 Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nhân sự theo thâm niên lao động.................................................34 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nhân sự theo giới tính ...................................................................35 Biểu đồ 3.3: Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi .....................................................................36 Biểu đồ 3.4: Kim ngạch nhập khẩu qua các năm 2013-2015.......................................44 Biểu đồ 3.5: Thị trường nhập khẩu hàng hoá của công ty giai đoạn 2013 - 2015 ........47
  • 9. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 6 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình nhập khẩu theo thị trường của công ty.........................................18 Bảng 3.1: Cơ cấu nhân sự theo thâm niên lao động......................................................33 Bảng 3.2: Cơ cấu nhân sự theo giới tính và độ tuổi ......................................................34 Bảng 3.3: Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013, 2014 và 2015. ..............................................................................................................................37 Bảng 3.4: Tỷ suất sinh lợi của công ty qua các năm 2013-2015...................................40 Bảng 3.5: Tình hình kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng giai đoạn 2013 – 2015 ........42 Bảng 3.6: Tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty Chánh Sâm trong giai đoạn 2013 đến năm 2015...............................................................................................43 Bảng 3.7: Tỷ trọng mặt hàng kinh doanh trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty giai đoạn 2013 – 2015 ...................................................................................................45 Bảng 3.8: Mức độ cạnh tranh của công ty trên thị trường.............................................46 Bảng 3.9: Thị trường nhập khẩu hàng hoá của công ty giai đoạn 2013 - 2015 ............47 Bảng 3.10: Hình thức nhập khẩu của Công ty...............................................................49 Bảng 3.11: Chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu..................52 Bảng 3.12: Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn .........................................................53 Bảng 3.13: Các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng chi phí....................................................54 Bảng 3.14: Hiệu quả sử dụng lao động của công ty......................................................55
  • 10. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 7 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài: Mỗi quốc gia phát triển ổn định không thể tách rời hoạt động thương mại quốc tế. Giữa các quốc gia có sự trao đổi của thương mại quốc tế thông qua hành vi mua bán, hay là hành vi kinh doanh xuất nhập khẩu, hành vi mua bán này phản ánh mối quan hệ lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Thương mại quốc tế mang tính chất sống còn cho mỗi quốc gia vì nó mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, phát huy được lợi thế so sánh của một quốc gia so với các nước khác. Thương mại quốc tế thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội một cách hợp lý và tạo nên sự chuyên môn hoá trong nền sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả của nhiều ngành. Lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu là một khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất xã hội, nó làm thay đổi cơ cấu vật chất sản phẩm và làm thay đổi hàng hóa lưu thông giữa các quốc gia. Bởi vậy, quan hệ mua bán quốc tế đã xuất hiện và trở nên quan trọng ở Việt Nam. Từ một nước nhập siêu mà chủ yếu qua con đường viện trợ thì nay đã vươn lên thành nước xuất khẩu và tiến tới cân bằng các cân thanh toán xuất nhập khẩu. Trong sự lớn mạnh của lĩnh vực xuất nhập khẩu của đất nước, các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xuất nhập khẩu đóng vai trò rất quan trọng vì đó là các doanh nghiệp cấu thành nên hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trong bối cảnh đó Công ty TNHH MTV Chánh Sâm đã và sẽ góp phần không nhỏ trong quá trình mở rộng và tăng cường hiệu quả kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, cùng với sự giúp đỡ hướng dẫn của thầy cô và các cán bộ phòng kế toán, phòng vật tư em đã chọn đề tài: “Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty TNHH MTV Chánh Sâm” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích tình hình nhập khẩu hàng hoá (dây curoa, băng tải, băng chuyền,…) tại Công ty TNHH MTV Chánh Sâm. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hoá tại công ty.
  • 11. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 8 1.3. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích số liệu dựa trên các số liệu thu thập từ công ty. 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu tình hình nhập khẩu hàng hoá tại công ty Chánh Sâm. - Số liệu sử dụng trong 3 năm 2013 – 2015. 1.5. Cấu trúc đề tài Ngoài phần kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm các chương sau: Chương 1: Tổng quan đề tài Chương 2: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh nhập khẩu Chương 3: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty TNHH MTV Chánh Sâm Chương 4: Giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả của hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH MTV Chánh Sâm
  • 12. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI Thực chất của việc nghiên cứu nội dung hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong thương mại quốc tế là để đánh giá tình hình nhập khẩu của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, đề xuất những chiến lược, các giải pháp cân bằng kim ngạch nhập khẩu với xuất khẩu, thì cần phân tích trên tám nội dung cơ bản sau: 2.1. Phân tích tình hình kim ngạch và tốc độ tăng giảm nhập khẩu 2.1.1. Ý nghĩa phân tích Quy mô nhập khẩu lớn hay nhỏ, tốc độ gia tăng nhập khẩu nhanh hay chậm đều ảnh hưởng đến khả kinh doanh và mức độ chiếm lĩnh thị trường nhập khẩu của công ty. 2.1.2. Mục tiêu phân tích: - Xây dựng được các chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự tăng, giảm tuyệt đối và tương đối về kim ngạch nhập khẩu của các năm. - Đưa ra các nhận xét, đánh giá về quy mô nhập khẩu, về tốc độ tăng, giảm nhập khẩu của công ty qua các năm, nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng nhập khẩu của các công ty. - Đề xuất các giải pháp cân đối quy mô và tốc độ nhập khẩu của doanh nghiệp. 2.2. Phân tích tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu 2.2.1. Mục tiêu phân tích - Nhà phân tích phải thu thập được số liệu phản ánh tình hình ký kết hợp đồng nhập khẩu và tình hình thực hiện các hợp đồng nhập khẩu đã ký qua các năm hoạt động. - Đánh giá phân tích riêng: những mặt được và hạn chế của doanh nghiệp trong công tác ký kết và thực hiện hợp đồng. Nghiên cứu các nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến từng khâu: ký kết và thực hiện các hợp đồng nhập khẩu đã ký. - Đề xuất các giải pháp mở rộng khả năng ký kết và tổ chức thực hiện tốt các hợp đồng nhập khẩu đã ký.
  • 13. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 10 2.2.2. Các nhân tố tác động  Đến khả năng ký kết các hợp đồng nhập khẩu:  Nhân tố khách quan: o Cơ chế chính sách nhập khẩu của Việt Nam, của nước xuất khẩu (Giấy phép hạn ngạch, Mức thuế quan; các rào cản phi thuế quan; sự thay đổi của chính sách tỷ giá hối đoái…) o Môi trường kinh doanh thuận lợi hơn hay bất lợi của đối thủ cạnh tranh (ví dụ doanh nghiệp Việt Nam được cắt giảm thuế nhập khẩu nhiều dòng hàng như xe cơ giới, máy móc thiết bị điện, … nhập khẩu từ các nước châu Âu khi hiệp định Việt Nam – EU kết thúc đàm phán; tương tự như vậy, nhiều ngành hàng, dòng hàng nhập khẩu được cắt giảm thuế nhập khẩu khi các hiệp định FTA có hiệu lực (AEC, Việt Nam – Hàn Quốc, TPP…)). o Phụ thuộc vào việc được mùa hay mất mùa của các nước xuất khẩu và chính nước nhập khẩu (đối với hàng nông sản).  Nhân tố chủ quan: o Phụ thuộc vào nội lực và cơ sở vật chất kỹ thuật của bản thân doanh nghiệp nhập khẩu (doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ nên việc nhập khẩu các dây chuyền công nghệ cao đòi hỏi nguồn lực về vốn của doanh nghiệp phải thực sự vững mạnh thì mới có thể thường xuyên cải tiến, cập nhật và đổi mới liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường). o Phụ thuộc vào khả năng xúc tiến thương mại và tiếp thị cho đầu ra của sản phẩm nhập khẩu. o Phụ thuộc vào năng lực đàm phán của cán bộ. o Phụ thuộc vào tình hình thực hiện tốt hay không các hợp đồng nhập khẩu trước đó (đối với khách hàng quen, đã có giao dịch mua bán trước đó).  Các nhân tố tác động đến việc thực hiện các hợp đồng nhập khẩu đã ký: - Mức độ thực tế của các hợp đồng nhập khẩu (nhiều hợp đồng đã ký nhưng vượt qua năng lực thực hiện của công ty, có thể do biến động tỷ giá…).
  • 14. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 11 - Phụ thuộc vào tiềm lực vốn và khả năng khai thác các nguồn vốn doanh nghiệp. Thiếu vốn sẽ làm giảm khả năng thu mua, dự trữ hàng hóa đáp ứng yêu cầu của thị trường nội địa. - Phụ thuộc vào tình hình dự trữ nguyên liệu hoặc hàng hóa phục vụ thị trường nội địa. - Phụ thuộc vào năng lực tổ chức thực hiện các khâu trong hoạt động nhập khẩu: xin giấy phép nhập khẩu (đối với mặt hàng quản lý bằng giấy phép); thuê phương tiện vận tải; mua bảo hiểm cho hàng hóa; giám định về số lượng và chất lượng hàng hóa; làm thủ tục hải quan… 2.3. Phân tích tình hình nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng (nhóm ngành hàng) ở các doanh nghiệp nhập khẩu 2.3.1.Vài nét về các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam Biểu độ 2.1: Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa năm 2016 Nguồn: Tổng cục Hải quan Năm 2016, kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu đạt 110,78 tỷ USD, chiếm 63,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu chủ yếu của cả nước. Trong đó, lớn nhất là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (hơn 28,37 tỷ USD); tiếp theo là là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (hơn 27,87 tỷ USD); điện thoại các loại và linh kiện (hơn 10,56 tỷ USD), vải các loại (hơn 10,48 tỷ USD)...
  • 15. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 12 Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 12/2016 đạt gần 3,07 tỷ USD, tăng 12,1% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt hơn 28,37 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước, trở thành nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất. Các thị trường cung cấp máy móc thiết bị cho Việt Nam trong năm 2016 chủ yếu gồm: Trung Quốc với kim ngạch gần 9,28 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt 5,83 tỷ USD, tăng 14,1%; Nhật Bản đạt gần 4,17 tỷ USD, giảm 7,5%; .... Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 12/2016 đạt gần 2,51 tỷ USD, giảm 0,9% so với tháng trước, đưa kim ngạch nhập khẩu cả năm của nhóm hàng này đạt hơn 27,87 tỷ USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2016, nhóm hàng này chủ yếu được nhập khẩu từ: Hàn Quốc với kim ngạch hơn 8,67 tỷ USD, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm trước; Trung Quốc đạt gần 5,92 tỷ USD, tăng 13,7%; Đài Loan đạt gần 3,16 tỷ USD, tăng 44,1%; Nhật Bản đạt gần 2,81 tỷ USD, tăng 23,7%; ... Điện thoại các loại và linh kiện: Nhập khẩu trong tháng 12/2016 của nhóm hàng này đạt hơn 1 tỷ USD, giảm 1,2% so với tháng trước. Đưa kim ngạch nhập khẩu cả năm của nhóm hàng này đạt gần 10,56 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng này trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với hơn 6,14 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt gần 3,58 tỷ USD, tăng 18,4%; ... Nguyên phụ liệu (vải các loại; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy; xơ, sợi dệt các loại; bông các loại): Nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu trong tháng 12/2016 đạt gần 1,68 tỷ USD, giảm 3,6% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu cả năm đạt gần 18,82 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên phụ liệu trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với kim ngạch hơn 8,02 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt gần 2,92 tỷ USD, tăng 3%; Đài Loan đạt 2,28 tỷ USD, giảm 2,3%; ... Sắt thép các loại: Nhập khẩu sắt thép các loại trong tháng 12/2016 đạt hơn 1,52 triệu tấn, trị giá 771 triệu USD, tăng 4,4% về lượng và 8,2% về trị giá so với tháng trước. Qua đó đưa lượng sắt thép các loại nhập khẩu trong năm 2016 đạt gần 18,37 triệu tấn, trị giá gần 4,81 tỷ USD, tăng 26,7% về lượng và 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Sắt thép các loại trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Trung
  • 16. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 13 Quốc với 10,85 triệu tấn, trị giá hơn 4,45 tỷ USD, tăng 14,25% về lượng và 7,1% về trị giá so với năm trước; Nhật Bản đạt gần 2,64 triệu tấn, trị giá gần 1,19 tỷ USD, tăng 2,2% về lượng và 6,4% về trị giá; Hàn Quốc đạt hơn 1,8 triệu tấn, trị giá gần 1,01 tỷ USD, tăng 3,16% về lượng và giảm 3,37% về trị giá; ... Xăng dầu các loại: Nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng đạt gần 1,34 triệu tấn; trị giá 668 triệu USD, tăng 28,2% về lượng và 36,1% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu xăng dầu các loại trong năm 2016 đạt gần 11,86 triệu tấn, trị giá hơn 4,94 tỷ USD, tăng 18% về lượng, tuy nhiên giảm 7,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Xăng dầu các loại trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Thái Lan với hơn 1,5 triệu tấn, trị giá 638 triệu USD, giảm 33,5% về lượng và 44,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; Trung Quốc với hơn 1,04 triệu tấn, trị giá 451 triệu USD, giảm 40,3% về lượng và 51% về trị giá; ... 2.3.2. Mục tiêu phân tích tình hình nhập khẩu của doanh nghiệp theo cơ cấu ngành hàng - Nhà phân tích thu thập thông tin tình hình nhập khẩu ở từng mặt hàng chủ lực (nếu doanh nghiệp có quá nhiều mặt hàng thì phân nhóm ngành hàng) và lập được biểu bảng và các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho phân tích. - Đánh giá để rút ra được những thành công, những tồn tại khó khăn ở từng mặt hàng kinh doanh. - Đề xuất những giải pháp nhập khẩu hiệu quả cho từng mặt hàng nhập khẩu, từ đó cân bằng kim ngạch nhập khẩu. 2.4. Phân tích tình hình nhập khẩu theo thị trường 2.4.1. Một vài hiểu biết cơ bản về thị trường thương mại quốc tế của Việt Nam Thị trường nhập khẩu của Việt Nam năm 2016 vẫn chủ yếu tập trung tại Châu Á với kim ngạch hơn 140,76 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, và chiếm tỷ trọng 80,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Trong đó, thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc với kim ngạch gần 49,93 tỷ USD, tăng 0,9%, và chiếm tỷ trọng 28,7%; đứng thứ 2 là thị trường Hàn Quốc đạt kim ngạch 32,03 tỷ USD, tăng 15,9%, chiếm tỷ trọng 18,4%; thị trường Nhật Bản đạt kim ngạch hơn 15,03 tỷ USD, tăng 4,7%, chiếm tỷ trọng 8,6%;... Châu Mỹ là thị trường Nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam với kim ngạch gần 14,5 tỷ USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước; thị trường Châu Âu đạt kim ngạch
  • 17. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 14 gần 13,43 tỷ USD, tăng 9,5%. Trong đó thị trường EU (28 nước) đạt kim ngạch hơn 11,07 tỷ USD, tăng 6,18%, chiếm tỷ trọng 6,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Biểu độ 2.2: 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2016 Nguồn: Tổng cục Hải quan  Vài nét về thị trường nhập khẩu chủ lực của Việt Nam: Thị trường Trung Quốc: Năm 2012, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất (chiếm 25,3% tổng kim ngạch nhập khẩu) của Việt Nam, vượt rất xa so với thị trường đứng thứ hai. So với năm trước, nhập khẩu của Việt Nam từ nước này tăng 17,6%, cao gấp 2,5 lần tốc độ tăng của tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Trong các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc, có khoảng 30 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, trong đó có 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (lớn nhất là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; tiếp đến là điện thoại các loại và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; vải; sắt thép; xăng dầu). Có một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có kim ngạch chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng tương ứng của cả nước, như: khí đốt 53,2%,
  • 18. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 15 phân bón 50,7%, rau hoa quả 48,8%, thuốc trừ sâu 46,1%, điện thoại các loại và linh kiện 45,4%, vải 43,4%, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng 32,2%, nguyên phụ liệu dệt may da 30,2%, sắt thép 29,5%, hoá chất 27%, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện 26,6%, xơ sợi 26,4%, ô tô nguyên chiếc 25,1%,... Đáng lưu ý, tốc độ tăng nhập khẩu từ Trung Quốc cao hơn nhiều tốc độ tăng xuất khẩu sang thị trường này (17,6% so với 10%), nên nhập siêu của Việt Nam từ đây rất lớn, lên đến 16,7 tỷ USD, cao hơn so với năm trước (14,5 tỷ USD), cao hơn nhiều so với mức nhập siêu của thị trường lớn thứ hai. Tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu sang Trung Quốc lên đến 136,9%. Nguyên nhân chính làm cho Việt Nam nhập khẩu và nhập siêu lớn từ Trung Quốc, ngoài các yếu tố là giá cả hàng hoá rẻ; hai nước có chung biên giới dài, tại các vùng này xuất nhập khẩu mậu biên khá nhộn nhịp, mua bán bằng tiền của cả hai nước; mặt hàng phong phú, đa dạng, phù hợp với thị hiếu, còn có những nguyên nhân quan trọng khác cần đặc biệt quan tâm. Đó là các doanh nghiệp Việt Nam chuộng giá rẻ; giá bỏ thầu các công trình xây dựng thấp... Thị trường Hàn Quốc: Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai, chiếm 13,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. So với năm trước, Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc tăng 18,4%, cao gấp 2,6 lần tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu. Có 17 mặt hàng nhập khẩu từ đây đạt trên 100 triệu USD, trong đó có 5 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD (máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; vải; sắt thép; điện thoại các loại và linh kiện; xăng dầu). Có 16 mặt hàng chiếm tỷ trọng trên 10% trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng cùng loại của Việt Nam, trong đó điện thoại các loại và linh kiện 26,2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 24,8%; ôtô nguyên chiếc 24%; sắt thép 21,9%; vải 20%; kim loại thường khác 19,1%; chất dẻo nguyên liệu 19%; nguyên phụ liệu dệt may da 18,5%... Nguyên nhân Việt Nam nhập khẩu, nhập siêu lớn từ Hàn Quốc có nhiều, trong đó có một số điểm đáng lưu ý: Vốn đầu tư trực tiếp từ Hàn Quốc vào Việt Nam lớn, nằm trong 3 nước thuộc top đầu. Hàn Quốc hiện là nhà tài trợ lớn về vốn hỗ trợ phát triển cho Việt Nam. Giá cả sản phẩm của Hàn Quốc không cao, trình độ kỹ thuật -
  • 19. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 16 công nghệ phù hợp. Hàn Quốc cũng là nơi có nhiều lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng xuất khẩu với Việt Nam... Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn thứ ba, chiếm 10,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. So với năm trước, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản tăng 12,2%, cao gấp 1,7 lần tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong các mặt hàng nhập khẩu từ Nhật Bản, có 13 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, trong đó có 3 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; máy tính; sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép). Có một số mặt hàng có kim ngạch chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng cùng loại của Việt Nam, như: sản phẩm từ chất dẻo 30,6%, sắt thép 25,7%, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 21,4%, linh kiện phụ tùng ôtô 20,5%, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 13%, sản phẩm hoá chất 11,4%... Do tốc độ tăng xuất khẩu sang Nhật Bản cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu từ Nhật Bản, nên Việt Nam đã xuất siêu sang thị trường này (1,4 tỷ USD). Nguyên nhân chủ yếu làm cho nhập khẩu từ Nhật Bản đạt quy mô lớn là máy móc, thiết bị có trình độ công nghệ cao; tiết kiệm nhiên liệu; Nhật Bản là nhà đầu tư trực tiếp và nhà tài trợ vốn hỗ trợ phát triển lớn nhất của Việt Nam. Thị trường EU: EU là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu lớn thứ tư, chiếm 7,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. So với năm trước, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU tăng 13,3%, cao gấp gần 1,9 lần tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, do tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu đối với khu vực này (22,5% so với 13,3%), do tỷ trọng trong tổng số của xuất khẩu cao hơn của nhập khẩu (17,7% so với 7,7%), nên trong quan hệ buôn bán với EU, Việt Nam ở vị thế xuất siêu lớn, năm 2012 đạt 11,5 tỷ USD. Trong khu vực EU, có một số thị trường mà Việt Nam nhập khẩu tương đối lớn như Đức, Pháp, Italia,... nhưng đây cũng là những thị trường mà Việt Nam giữ vị thế xuất siêu lớn. Thị trường Đài Loan: Đài Loan là thị trường nhập khẩu lớn thứ 5, chiếm 7,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Trong các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Đài Loan, có 13 mặt
  • 20. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 17 hàng đạt trên 100 triệu USD, trong đó có các mặt hàng đạt kim ngạch lớn là xăng dầu; vải; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; chất dẻo nguyên liệu; sắt thép; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hoá chất; xơ sợi... Một số mặt hàng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng tương ứng của Việt Nam, như xơ sợi dệt 32,1%; vải 15,6%; chất dẻo nguyên liệu 14,7%; xăng dầu 14,2%; hoá chất 14%; giấy 13,5%; nguyên phụ liệu dệt, may, da 12,6%; sắt thép 10,4%... Trong quan hệ buôn bán với Đài Loan, Việt Nam ở vị thế nhập siêu lớn (năm 2012 lên tới trên 6,5 tỷ USD, bằng 318,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đài Loan. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nhập khẩu, nhập siêu từ Đài Loan khá cao là do Đài Loan có lượng vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam đứng hàng đầu, có số lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng xuất khẩu lao động tại đây đông, giá cả nhìn chung thấp. Thị trường Singapore: Singapore là thị trường Việt Nam nhập khẩu lớn thứ 6, chiếm trên 6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Trong các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu của Singapore, có 6 mặt hàng có kim ngạch đạt trên 100 triệu USD, lớn nhất là xăng dầu, tiếp đến là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện... Một số mặt hàng nhập khẩu từ Singapore chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, như xăng dầu 42,6%; sản phẩm khác từ dầu mỏ 20,45; giấy 11,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 7,8%; chất dẻo nguyên liệu 5,4%...Trong quan hệ buôn bán với nước này, Việt Nam ở vị thế nhập siêu lớn: năm 2012 lên đến trên 4,5 tỷ USD, bằng 195% kim ngạch xuất khẩu sang Singapore. Singapore là nước có lượng vốn đầu tư trực tiếp đứng hàng đầu vào Việt Nam. Thị trường Thái Lan: Thái Lan là quốc gia mà Việt Nam nhập khẩu lớn thứ 7, chiếm gần 5,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Trong các mặt hàng nhập khẩu từ Thái Lan, có 14 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD, lớn nhất là xăng dầu; tiếp đến là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; chất dẻo nguyên liệu; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện; linh kiện ôtô; linh kiện xe máy; hoá chất... Có một số mặt hàng nhập khẩu từ Thái Lan có kim ngạch chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng tương ứng của Việt Nam như: linh
  • 21. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 18 kiện xe máy 52,2%; linh kiện ôtô 24,1%; giấy 14,1%; xơ sợi 10,3%; chất dẻo nguyên liệu 9,9%; hoá chất 9,8%; xăng dầu 8%; sản phẩm từ chất dẻo 7,7%; sản phẩm hoá chất 6,5%... Trong quan hệ buôn bán với Thái Lan, Việt Nam ở vị thế nhập siêu khá lớn: năm 2012 lên đến 3,1 tỷ USD, bằng 114,8% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan. Điểm cần lưu ý đối với các nước trong khu vực ASEAN nói chung và Singapore, Thái Lan nói riêng là theo cam kết mở cửa, hội nhập trong khu vực thuế suất xuất, nhập khẩu sẽ được giảm, nếu không tranh thủ cơ hội để tăng xuất khẩu, thì nhập khẩu sẽ gia tăng, nhập siêu sẽ tăng lên. Thị trường Mỹ: Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn thứ 8 của Việt Nam, chiếm 4,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. So với năm trước, nhập khẩu từ Mỹ tăng 4,7%, thấp hơn tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, thấp hơn tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ (15,6%). Trong quan hệ buôn bán với Mỹ, Việt Nam ở vị thế xuất siêu lớn: năm 2012 lên đến 17,1 tỷ USD. Trong các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, có 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, trong đó lớn nhất là máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị và dụng cụ, phụ tùng; thức ăn gia súc; bông... song không có mặt hàng nào có kim ngạch thật lớn (chỉ có mặt hàng đầu tiên đạt khoảng 1 tỷ USD). 2.4.2. Mục tiêu nội dung phân tích thị trường nhập khẩu - Đánh giá được thuận lợi và khó khăn trong hoạt động nhập khẩu trên từng thị trường mà doanh nghiệp triển khai xam nhập. - Nghiên cứu các nhân tố tác động hiện tại và tương lai đến khả năng nhập khẩu của công ty trên từng thị trường. - Đề xuất những giải pháp duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu. 2.4.3. Cách thức phân tích tình hình nhập khẩu từ các thị trường Muốn đánh giá tình hình nhập khẩu từ các thị trường, nhà phân tích thu thập các số liệu, sau đó lập bảng, hoặc đồ thị… nhằm hỗ trợ cho việc đánh giá theo các mục tiêu đã nêu ở phần 2.4.2. Bảng 2.1: Tình hình nhập khẩu theo thị trường của công ty
  • 22. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 19 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh năm 2014 với 2013 So sánh năm 2015 với 2014 GT Tỷ trọng % GT Tỷ trọng % GT Tỷ trọng % Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % A 1 2 3 4 5 6 7 = 3-1 8 = 3/1 9 = 5-3 10 = 5/3 1.Thị trường X 2.Thị trường Y 3.Thị trường Z … Tổng 2.5. Phân tích tình hình nhập khẩu theo phương thức thanh toán quốc tế sử dụng 2.5.1. Khía cạnh kinh tế của việc sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế trong nhập khẩu Có nhiều phương thức thanh toán quốc tế áp dụng trong ngoại thương, trong đó có bốn phương thức thanh toán phổ biến nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam hay áp dụng: - Phương thức thanh toán nhờ thu (Clean Collection; D/P; D/A) - Phương thức thanh toán chuyển tiền (MT; TT) - Phương thức thanh toán đổi chứng từ trả tiền (CAD) - Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C)
  • 23. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 20 Trong mỗi phương thức thanh toán đều có những ưu điểm và nhược điểm với chi phí thanh toán và độ an toàn trong thanh toán khác nhau ảnh hưởng đến tính hiệu quả của hoạt động nhập khẩu. Các phương thức thanh toán có lợi nhiều cho nhà nhập khẩu là: phương thức nhờ thu, TT trả chậm, L/C có thể hủy ngang, Stand-by L/C… Các phương thức thanh toán có lợi nhiều cho nhà xuất khẩu là: chuyển tiền trả trước, L/C có điều khoản đỏ, phương thức CAD, L/C không hủy ngang… 2.5.2. Mục tiêu phân tích - Sử dụng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá tình hình sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp qua các năm để rút ra những ưu điểm, những hạn chế của doanh nghiệp trong sử dụng các phương thức thanh toán. - Nghiên cứu những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến việc sử dụng các phương thức thanh toán trong hoạt động nhập khẩu của công ty. - Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các phương thức thanh toán trong hoạt động nhập khẩu (có nghĩa là việc sử dụng phương thức thanh toán quốc tế mang lại khả năng lợi ích như chi phí thấp, giảm thiểu rủi ro trong thanh toán quốc tế). 2.6. Phân tích tình hình nhập khẩu theo phương thức kinh doanh nhập khẩu 2.6.1. Những hiểu biết về các phương thức kinh doanh nhập khẩu: 2.6.1.1. Xuất nhập khẩu tại chỗ Đây là hình thức doanh nghiệp nhập khẩu ngay trên chính đất nước của mình để mua hàng hóa từ các doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo sự chỉ định của phía nước ngoài, hoặc mua hàn từ khu chế xuất hoặc các xí nghiệp chế xuất đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Để hiểu rõ về hình thức này, ta cần nắm rõ 03 khái niệm sau: - “Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ” là hàng hóa do thương nhân Việt Nam (đã bao gồm thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp chế xuất) xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài nhưng thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa đó tại Việt Nam cho thương nhân Việt Nam khác. - “Người xuất khẩu tại chỗ” (gọi tắt là “doanh nghiệp xuất khẩu”) là người được thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng tại Việt Nam.
  • 24. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 21 - “Người nhập khẩu tại chỗ” (gọi tắt là “doanh nghiệp nhập khẩu”) là người mua hàng của thương nhân nước ngoài nhưng được thương nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng tại Việt Nam từ người xuất khẩu tại chỗ. 2.6.1.2. Tạm xuất tái nhập Là hình thức doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam đưa hàng hoá ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam. Hình thức tạm xuất tái nhập được quy định rõ tại điều 13, Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013. 2.6.1.3. Chuyển khẩu Là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo các hình thức sau đây: o Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam. o Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. o Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng tại Việt Nam, nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. 2.6.1.4. Nhập khẩu ủy thác Đây là hình thức doanh nghiệp nhập khẩu kinh doanh dịch vụ thương mại thông qua nhận nhập khẩu hàng hóa cho một doanh nghiệp khác và được hưởng phí trên việc nhập khẩu đó. Những lưu ý khi thực hiện nhập khẩu ủy thác được quy định rõ từ điều 16 đến điều 19 Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013, quy định về chi tiết thi hành Luật Thương mại Việt Nam.
  • 25. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 22 Ưu điểm hình thức kinh doanh nhập khẩu ủy thác: - Phát triển hoạt động thương mại dịch vụ tăng thu nhập cho doanh nghiệp nhận ủy thác nhập khẩu. - Tạo việc làm cho phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Hạn chế: - Có thể phải tham gia vào các tranh chấp thương mại do các Bên tham gia không thực hiện đúng cam kết. - Bên đi ủy thác nhập khẩu không thực hiện tốt các nghĩa vụ về thủ tục và thuế nhập khẩu… bên nhận ủy thác chịu trách nhiệm liên đới.  Vì vậy, để giảm thiểu các tranh chấp thương mại có liên quan đến hoạt động ủy thác, các bên đi ủy thác và bên nhận ủy thác nhập khẩu nên ký kết một hợp đồng ủy thác nhập khẩu. 2.6.1.5. Đại lý mua, bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài Hay có thể gọi là Đại lý thương mại, là một hoạt động thương mại mà doanh nghiệp Việt Nam là bên đại lý của bên giao đại lý. Hai bên cùng thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. Những lưu ý khi thực hiện làm đại lý thương mại cho thương nhân nước ngoài được quy định rõ từ điều 20 đến điều 23 Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013, quy định về chi tiết thi hành Luật Thương mại Việt Nam. 2.6.1.6. Nhận gia công hàng xuất khẩu Đây được xem là một phương thức sản xuất hàng xuất khẩu. Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam nhận là Người nhận gia công, thương nhân ở nước ngoài là Người đặt gia công. Trong đó, Người đặt gia công cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước; Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Toàn bộ sản phẩm làm ra Người nhận gia công công sẽ giao lại cho Người đặt gia công để nhận thù lao. Đây là hình thức xuất khẩu mang lại kim ngạch cho đất nước hàng tỷ USD dưới dạng gia công hàng may mặc, giầy da… Có 03 hình thức gia công quốc tế: - Nhận nguyên liệu, giao thành phẩm: Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm (không chịu thuế quan) cho bên nhận gia công để chế biến sản
  • 26. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 23 phẩm và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công. Trong thời gian chế tạo, quyền sở hữu về nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công. - Mua đứt, bán đoạn dựa trên hợp đồng mua bán dài hạn với nước ngoài: bên đặt gia công bán đứt nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ mua lại thành phẩm. Trong trường hợp này, quyền sở hữu về nguyên liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công. Vì vậy, khi nhập trở lại các bộ phận giá trị thực tế tăng thêm đều phải chịu thuế quan. - Hình thức kết hợp: trong đó, bên đặt gia công chỉ giao nguyên vật liệu chính, còn bên nhận gia công cung cấp nguyên phụ liệu.  Lưu ý: còn có hình thức gia công chuyển tiếp là hình thức sản phẩm gia công của hợp đồng gia công xuất khẩu này được sử dụng làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công xuất khẩu khác tại Việt Nam (theo sự chỉ đạo của bên đặt gia công ở nước ngoài). 2.6.1.7. Nhập khẩu và phân phối hàng hóa trực tiếp tại nước nhập khẩu: Đây là hình thức doanh nghiệp nhập khẩu kinh doanh chính mặt hàng nhập khẩu tại thị trường nội địa, tự làm các thủ tục nhập khẩu hàng hóa của mình và tổ chức phân phối hàng hóa cho các nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng tại thị trường nội địa. Đây là hình thức thương mại phù hợp với các doanh nghiệp lớn, có nhiều kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, am hiểu thị trường. 2.6.1.8. Thương mại điện tử: Thương mại điện tử ngày nay là một công cụ hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong việc tìm kiếm đối tác nước ngoài, marketing sản phẩm cho thị trường trong nước, giao dịch qua mạng. Với Internet, doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm đối tác trên toàn thế giới. Với “www” (website của mình), doanh nghiệp có thể trưng bày, cung cấp thông tin, phô diễn hình ảnh sản phẩm, dịch vụ cho mọi đối tượng quan tâm mọi lúc, mọi nơi. Khi tìm được đối tác, khách hàng, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong 08 hình thức nhập khẩu kể trên để tổ chức thực hiện quá trình ký kết hợp đồng, làm thủ tục nhập khẩu và phân phối hàng nhập khẩu.
  • 27. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 24 Tóm lại, có ít nhất 08 loại hình kinh doanh nhập khẩu kể trên. Tùy vào đa dạng tình hình ở từng doanh nghiệp nhập khẩu mà lựa chọn hình thức kinh doanh nhập khẩu phù hợp. 2.6.2. Mục tiêu phân tích tình hình nhập khẩu theo phương thức kinh doanh - Thông qua phương thức phân tích thống kê mà nhà quản trị hay nhà phân tích kinh tế đánh giá để nêu được những thành công, những hạn chế của doanh nghiệp trong sử dụng các phương thức kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. - Nghiên cứu những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến việc sử dụng các phương thức kinh doanh trong hoạt động nhập khẩu của công ty (thị trường nhập khẩu, thời cơ kinh doanh đến, tình hình kinh tế chính trị giữa nước xuất khẩu và nhập khẩu, điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp như cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn, năng lực kinh doanh nhập khẩu…, kinh nghiệm kinh doanh nhập khẩu của từng doanh nghiệp mới hay hoạt động hay đã hoạt động lâu năm, trình độ cán bộ đi làm công tác kinh doanh xuất nhập khẩu, sự đầu tư của doanh nghiệp cho các khâu công nghệ, kỹ thuật, thương hiệu, mẫu mã, kiểu dáng… - Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các phương thức kinh doanh trong hoạt động nhập khẩu (có nghĩa là việc sử dụng phương thức kinh doanh cho phép mang lại khả năng tăng doanh thu, chi phí thấp, giảm thiểu rủi ro). 2.7. Phân tích tình hình nhập khẩu theo điều kiện thương mại Incoterms 2.7.1. Khía cạnh kinh tế của việc sử dụng Incoterms trong hoạt động nhập khẩu Incoterms là những tập quán thương mại quốc tế phổ biến được Phòng Thương mị Quốc tế (ICC) tập hợp lại, xây dựng chúng thành văn kiện mang tính khoa học. Nghiên cứu khía cạnh kinh tế của việc sử dụng Incoterms, người ta rút ra được các kết luận sau đây: Mỗi điều kiện thương mại Incoterms xác định nghĩa vụ, chi phí và thực hiện các dịch vụ: làm thủ tục xuất khẩu, nhập khầu và dịch vụ mua bảo hiểm và vận tải; giao hàng; thanh toán…của mỗi bên mua và bán. - Mỗi điều kiện thương mại là cơ sở để xác định giá, cho nên ở cùng mặt hàng kinh doanh nhập khẩu, nếu doanh nghiệp đa dạng việc sử dụng các loại Incoterms trong hoạt động nhập khẩu đồng nghĩa với việc đa dạng hóa các loại
  • 28. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 25 hình dịch vụ khách hàng, đa dạng hóa giá cả hàng bán…đáp ứng yêu cầu của từng loại đối tượng người mua. - Mỗi điều kiện thương mại Incoterms thích ứng với từng loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu: xuất khẩu tại chỗ thường ứng với điều kiện thương mại EXW; xuất khẩu gia công thường ứng với điều kiện thương mại FOB, FCA; Chuyển khẩu thường sử dụng điều kiện thương mại DAS, DAT, DDP… 2.7.2. Mục tiêu phân tích tình hình nhập khẩu theo điều kiện thương mại: - Sử dụng phương pháp phân tích thống kê, phương pháp chuyên gia và phương pháp kinh nghiệm để đánh giá tình hình nhập khẩu theo điều kiện thương mại, nêu được những ưu điểm, những hạn chế của doanh nghiệp trong sử dụng các điều kiện thương mại Incoterms trong hoạt động nhập khẩu. - Nghiên cứu những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến việc sử dụng Incoterms trong hoạt động nhập khẩu của công ty. - Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các điều kiện thương mại Incoterms trong hoạt động nhập khẩu (có nghĩa là việc sử dụng điều kiện thương mại Incoterms trong hoạt động nhập khẩu có khả năng mang lại lợi ích như chi phí thấp, làm tăng doanh thu, tăng khả năng thu lợi nhuận, chủ động trong kinh doanh). 2.8. Đánh giá hiệu quả của hoạt động nhập khẩu Hiệu quả là những chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả thu được so sánh với chi phí bỏ ra để thực hiện kinh doanh thương mại. Hay nói cách khác là những chỉ tiêu phản ánh đầu ra của quá trình kinh doanh trong quan hệ so sánh với các yếu tố đầu vào. Có 06 chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả kinh doanh thương mại, gồm: 2.8.1. Tỷ suất lợi nhuận T1 = ∑ 𝑳𝑵 ∑ 𝑫𝑻 T1: tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu bán hàng ∑ LN: tổng lợi nhuận ∑ DT: tổng doanh thu bán hàng (nội địa) Ở chỉ tiêu T1, người ta có thể xác định cho từng mặt hàng: T2 = ∑ 𝑳𝑵 ∑ 𝑪𝑷𝑲𝑫
  • 29. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 26 T2: tỷ suất lợi nhuận so với chi phí kinh doanh ∑ CPKD: tổng chi phí kinh doanh T3 = ∑ 𝑳𝑵 ∑ 𝑽𝑲𝑫 hoặc ∑ 𝑳𝑵 ∑ 𝑽𝑪𝑺𝑯 T3: tỷ suất lợi nhuận so với vốn kinh doanh ∑ VKD: tổng vốn kinh doanh ∑ VCSH: tổng vốn chủ sở hữu T3 lớn hơn lãi suất huy động của ngân hàng thì kinh doanh thương mại được coi là có hiệu quả. 2.8.2. Sức sản xuất của vốn kinh doanh S1 = ∑ 𝑫𝑻 ∑ 𝑽𝑲𝑫 hoặc S2 = ∑ 𝑫𝑻 ∑ 𝑽𝑳Đ (VLĐ – Vốn lưu động) hoặc S1 = ∑ 𝑫𝑻 ∑ 𝑽𝑪Đ (VCĐ – Vốn cố định) hoặc S4 = ∑ 𝑫𝑻 ∑ 𝑽𝑪𝑺𝑯 Các chỉ tiêu S nói lên 1 đồng vốn bỏ ra kinh doanh mang lại nguồn thu (doanh số) bao nhiêu, S càng lớn biểu hiện tính hiệu quả càng cao. 2.8.3. Hiệu suất sử dụng chi phí (H) H = ∑ 𝑫𝑻 ∑ 𝑪𝑷𝑲𝑫 H nói lên 1 đồng chi phí bỏ ra tạo được bao nhiêu đồng doanh thu. 2.8.4. Chỉ tiêu năng suất lao động (N) N = ∑ 𝑫𝑻 ∑ 𝑳Đ H = ∑ 𝑳𝑵 ∑ 𝑳Đ ∑ LĐ: tổng số người lao động
  • 30. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 27 N1: phản ánh trong một kỳ kinh doanh bình quân 01 lao động thực hiện một lượng giá trị doanh thu bán hàng là bao nhiêu N2: phản ánh mức cống hiến lợi nhuận bình quân của một người lao động N1 và N2 càng lớn thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại càng cao. 2.8.5. Vòng quay vốn (V) V1 = ∑ 𝑫𝑻 ∑ 𝑽𝑲𝑫 V2 = ∑ 𝑫𝑻 ∑ 𝑽𝑳Đ V1: Vòng quay của vốn kinh doanh V2: Vòng quay của vốn lưu động Vòng quay của vốn càng lớn thì vốn sử dụng càng tiết kiệm, chi phí giảm, lợi nhuận cao, làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. 2.8.6. Dự kiến lời lỗ của một thương vụ kinh doanh xuất nhập khẩu: Trong hoạt động thương mại quốc tế, trước khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu, thường nhà quản trị tự dự báo lời/lỗ thông qua các chỉ tiêu tỷ giá xuất khẩu hoặc nhập khẩu, qua đó đưa ra quyết định nên hay không nên kinh doanh. Tỷ giá nhập khẩu: Thực chất của chỉ tiêu này là tính toán xem 1 USD bỏ ra để kinh doanh hàng nhập khẩu sẽ mang về doanh thu là bao nhiêu. Tnk = 𝑫𝑻𝒏𝒌 (𝑽𝑵𝑫) ∑ 𝑪𝑷𝑲𝑫𝒏𝒌 (𝑼𝑺𝑫) Tnk: tỷ giá nhập khẩu DTnk: doanh thu do bán hàng nhập khẩu tính bằng VND ∑CPKDnk: tổng chi phí kinh doanh hàng nhập khẩu kể cả thuế có liên quan quy ra USD. Chỉ nên kinh doanh nhập khẩu khi Tnk > Thđ (tỷ gía hối đoái), trong đó tỷ giá hối đoái dự kiến ở thời điểm thanh toán hàng nhập khẩu (nên dự trù ở mức cao nhất, bất lợi cho hoạt động nhập khẩu).
  • 31. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 28 Việc xác định Tnk diễn ra trước thời điểm nhập khẩu và các số liệu tính toán nên dự trù ở mức ít khả quan nhất (doanh thu ở mức thấp nhất, chi phí ở mức cao nhất, tỷ giá hối đoái ở mức cao nhất).  Sau khi tính toán số liệu cho 06 chỉ tiêu trên, nhà phân tích nên: - Tổng kết lại những thành tựu, hạn chế của doanh nghiệp trong hoạt động nhập khẩu. - Tổng hợp lại (từ mục 2.1 đến 2.7) các nhân tố tác động đến hoạt động nhập khẩu, bao gồm những nhân tố khách quan và chủ quan tác động có lợi và không có lợi đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhằm phát triển những thành tựu, thế mạnh, khắc phục những điểm yếu, hạn chế của doanh nghiệp trong hoạt động nhập khẩu; hoặc đề xuất các giải pháp cho phép tận dụng các cơ hội, hạn chế các khó khăn, thách thức đối với hoạt động nhập khẩu. Và để nâng cao hiệu quả ứng dụng các giải pháp trong thực tế, nên chia các giải pháp thành 02 nhóm: nhóm giải pháp thực hiện ngay (mang tính ngắn hạn) và nhóm giải pháp mang tính chiến lược dài hạn.
  • 32. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 29 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MTV CHÁNH SÂM 3.1. Tổng quan về công ty TNHH MTV Chánh Sâm 3.1.1. Lịch sử hình thành Việt Nam đang từng bước hình thành và phát triển về mọi mặt. Để trở thành như vậy phải có chủ trương đúng đắn của nhà nước, sự cố gắng của tất cả các thành phần kinh tế nhà nước lẫn tư nhân. Theo xu hướng trên, các khu công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy sản xuất ngày càng mọc lên nhiều, song song đó, nhu cầu về hàng hoá phục vụ cho máy móc sản xuất cũng gia tăng. Nắm bắt được tình hình đó, vào năm 2011 ông Lê Ngọc Sang đã thành lập nên Công ty TNHH MTV Chánh Sâm. Và qua hơn bốn năm hoạt động Công ty đã có chỗ đứng vững chắc trong lĩnh vực cung cấp dây curoa, băng tải, đai truyền cho các nhà máy sản xuất. Mặc dù còn gặp không ít những khó khăn về vốn, thiết bị, nhân lực… nhưng với tinh thần tích cực, Công ty đã từng bước vượt qua để cung cấp cho thị trường những sản phẩm mới, chất lượng và uy tín. Công ty TNHH MTV Chánh Sâm có tiền thân là cửa hàng Lê Sang. Vào ngày 11/08/2011, Công ty TNHH MTV Chánh Sâm được thành lập. Công ty được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0311059528, ngày 11/08/2011 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh. Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 15/09/2011. 3.1.2. Thông tin công ty  Tên tiếng việt: Công ty TNHH MTV Chánh Sâm  Tên giao dịch: CHANHSAM.CO.LTD  Tên viết tắt: CS CO.LTD  MST: 0311059528  Người đại diện theo pháp luật: Lê Ngọc Sang  Địa chỉ trụ sở chính: D56 Lê Thị Riêng, Phường Thới An , Quận 12, TP.HCM  Email: ctychanhsam@gmail.com  Điện thoại: 08.62568253  Fax: 08.62568353
  • 33. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 30  Số tài khoản: 0331000403798 tại Ngân hàng Vietcombank Chi Nhánh Bến Thành. 3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ 3.1.3.1. Chức năng Công ty TNHH MTV Chánh Sâm chuyên nhập khẩu và bán những mặt hàng của hãng BANDO-JAPAN và GATES-USA, đây là hai hãng sản xuất dây curoa, dây đai lớn nhất trên thế giới hiện nay. BANDO & GATES là hai nhà phát minh ra dây thàng (V-BELT) vào năm 1906 – 1907 và chế tạo ra dây đai đồng bộ (Sunchoronous) đầu tiên vào năm 1946. Với truyền thống lâu đời và đi tiên phong trong công nghệ sản xuất dây curoa nên dây curoa do BANDO & GATES sản xuất có chất luợng, độ bền đặc biệt và vuợt trên những yêu cầu khắt khe nhất về dung sai, độ tải, độ giãn dài của hiệp hội sản xuất cao su thế giới DMA (The Rubber manufacturers Association). Khách hàng của công ty là các nhà sản xuất trong các ngành Thép, Xi Măng, Gạch Men, Chế Biến Gỗ, Sợi Dệt May, Giấy Bao Bì, Thực Phẩm…Với những sản phẩm đa dạng như dây thừng: A, B, C, D, SPZ, SPB, SPC, 3V, 5V, 8V, AX, BX, XPZ, XPA, XPB, 3VX, 5VX, … Các dây đai răng: MXL, XL, H, XH, XXH, S2M, S3M, S5M, S8M, S14M, 3M, 5M, 8M, 14M. Dây răng PU: T2.5, T5, T10, T20, AT5, AT20. Dây hai mặt: DXL, DL, DH, D5M, D8M, D14M, DT5, DT10,… Ngoài những mặt hàng trên, công ty còn cung cấp thêm dây đai dẹp, dây đai tiếp tuyến, dây băng tải PVC, PU, COUTION, băng keo nhiệt, do các hãng như Thụy Sỹ, Anh, Ý cung cấp với chất lượng cao. 3.1.3.2. Nhiệm vụ: - Xây dựng, tổ chức và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh theo đúng quy chế hiện hành, không trái với pháp luật, đúng với nội dung hoạt động đã đăng ký và mục đích thành lập công ty. - Trong phạm vi vốn hoạt động kinh doanh, công ty hoàn toàn chịu trách nhiệm vật chất về những cam kết của công ty, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng cường cơ sở vật chất cho công ty, làm nền tảng cho công ty ngày càng phát triển vững chắc.
  • 34. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 31 - Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần và không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ công nhân viên. 3.1.4 .Tình hình tổ chức của công ty 3.1.4.1. Cơ cấu chung Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty 3.1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban  Giám đốc Là người đại diện theo pháp luật của công ty, trực tiếp điều hành quản lý toàn bộ hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm cao nhất về toàn bộ hoạt động kinh doanh, có quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý tại công ty để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Quan hệ đối nội, đối ngoại và giải quyết các công việc liên quan đến toàn thể công ty, tìm kiếm đối tác cho công ty. Khi vắng mặt giám đốc được ủy quyền cho người khác trong bộ phận của công ty và cũng chịu trách nhiệm cho những sự ủy quyền này.  Phó Giám đốc Là người tham mưu, hỗ trợ cho Giám đốc, có quyền hạn sau Giám đốc, điều hành, quản lý và phân công công việc cho nhân viên. Phó giám đốc được ủy quyền của Giám đốc giải quyết những vấn đề của công ty. Mọi hoạt động của Phó giám đốc phải thực hiện đúng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được giám đốc giao hoặc ủy quyền, những hoạt động phát sinh vượt ra khỏi phạm vi trên đều phải báo cáo cho Giám đốc để có hướng giải quyết.  Phòng Kế Toán - Chức năng:  Quản Tài chính – Kế toán cho công ty  Tư vấn cho Ban lãnh đạo công ty về lĩnh vực tài chính Giám đốc Phòng kế toán Phòng tổng hợp Phòng vật tư Phòng kinh doanh Phó Giám Đốc
  • 35. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 32 - Nhiệm vụ:  Thực hiện toàn bộ công việc kế toán của công ty như: Kế toán tiền mặt, kế toán tài sản cố định, kế toán tiền gửi ngân hàng, kế toán chi phí, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương,..  Quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán của công ty.  Làm việc với cơ quan thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước.  Tính toán, cân đối tài chính cho công ty nhằm đảm an toàn về mặt tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh.  Kết hợp với phòng quản trị thực hiện công tác kiểm kê tài sản trong toàn công ty.  Phòng Kinh Doanh Khai thác khách hàng, ký kết các hợp đồng, phụ trách việc hoàn thiện các công nợ cũng như các tài liệu công nợ, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng; đồng thời phối hợp với kế toán trong việc xác định chính xác công nợ của khách hàng, để có kế hoạch thu, trả nợ và khai thác tốt hơn khách hàng; tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng về chất lượng cũng như công dụng của vật tư hàng hoá của công ty; tìm kiếm khách hàng mới;xây dựng chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn cho công ty.  Phòng Vật Tư - Chịu trách nhiệm tìm nguồn đầu vào của vật tư, hàng hoá - Nghiên cứu giá mua trên thị trường và đề xuất giá mua hàng cho Giám đốc công ty phê duyệt - Làm thủ tục nhập khẩu, khai báo hải quan… - Bảo quản, lưu trữ hàng hoá tại các kho và cửa hàng - Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá mua về - Lên lịch thanh toán cho nhà cung cấp - Lập chiến lược, kế hoạch dự trữ và thu mua hàng hóa.  Phòng Tổng Hợp Thực hiện công tác hành chính, tổ chức và bố trí công tác đề bạt nâng lương, thi đua khen thưởng, tuyển dụng hoặc cho thôi việc, thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động (nghỉ hưu, ốm đau, thai sản…). Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội…
  • 36. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 33 3.1.5. Tình hình nhân sự Trong hoạt động kinh doanh, nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng. Đội ngũ lao động ảnh hưởng đến hoạt động chung của toàn công ty, quyết định đến chất lượng phục vụ và chất lượng sản phẩm, phản ánh qua hiệu quả làm việc của từng nhân viên. Nhận thức tầm quan trọng của nguồn nhân lực, để nâng cao năng lực cạnh tranh, Công ty tiến hành phân loại lao động, cân đối giữa yêu cầu và nhiệm vụ kinh doanh từng thời kỳ, thực hiện đào tạo lại. Bên cạnh đào tạo đáp ứng công việc, Công ty chú trọng công tác đào tạo chuyên sâu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế tại khu vực và trên thế giới. Chính sách phát triển nguồn nhân lực trong kinh doanh giàu tính kỷ luật luôn được sự quan tâm đặc biệt. Công ty xác định việc xây dựng sức mạnh cốt lõi thông qua chính sách phát triển nguồn nhân lực và xem đây là nhân tố quyết định thành công trong điều kiện môi trường kinh doanh luôn thay đổi và một nền kinh tế tri thức đang dần được hình thành. Bảng 3.1: Cơ cấu nhân sự theo thâm niên lao động. ĐVT : người Thâm niên Người % < 3 năm 6 28,85% Từ 3 - 4 năm 8 38,46% Từ 5 - 9 năm 6 32,69% Tổng cộng 20 100% (Nguồn: Phòng tổng hợp cung cấp)
  • 37. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 34 Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nhân sự theo thâm niên lao động Ta thấy số lao động chiếm tỷ trọng cao nhất là lao động có từ 3-4 năm kinh nghiệm (38%). Đứng thứ hai là lao động có năm kinh nghiệm lâu nhất (32%), cuối cùng là nhóm kinh nghiệm ít nhất là 28% nhưng lực lượng này có sức trẻ năng động và sáng tạo – đây sẽ là thế mạnh của họ. Vì vậy, có thể nói lực lượng lao động của Công ty TNHH MTV Chánh Sâm có rất nhiều kinh nghiệm và khả năng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc. Bảng 3.2: Cơ cấu nhân sự theo giới tính và độ tuổi ĐVT: Người TT Tiêu thức Năm 2014 Năm 2015 Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Số nhân viên 18 100 20 100 2 Giới tính 13 71% 14 70% 70% 5 29% 6 30% 30% 3 Độ tuổi 12 64% 12 59,26% 59,26% 4 24% 6 29,63% 29,63% 2 12% 2 11,11% 11,11% (Nguồn: Công ty TNHH MTV Chánh Sâm) 29% 38% 33% Cơ cấu nhân sự theo thâm niên lao động < 3 năm Từ 3 - 4 năm Từ 5 - 9 năm
  • 38. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 35 * Phân tích số lượng lao động: Số lượng nhân viên của Công ty năm 2014 là 18 người, trong đó gồm 13 nam, chiếm 71% toàn công ty. Năm 2015 tăng thêm 2 người số lượng lao động trong công ty gần như ổn định và sự thay đổi là không đáng kể. * Phân loại theo độ tuổi lao động: Trong Công ty, lực lượng nhân viên từ 20 đến 30 tuổi chiếm đa số, sau đó đến lực lượng lao động từ 31 – 40 tuổi. Đứng thứ 3 trong Công ty là lực lượng lao động trên 40 tuổi. Nhìn chung, lực lượng lao động tại Công ty không biến động nhiều về số lượng và chất lượng. Trong tổng số lao động thì số lao động có độ tuổi 20 – 30 chiếm tỷ lệ khá cao nên đây là một lợi thế của Công ty trong ngành dịch vụ đòi hỏi sự năng động, sáng tạo và sức trẻ. Ngay từ khi thành lập, Công ty TNHH MTV Chánh Sâm không ngừng vươn lên hoàn thiện về mặt tổ chức, chất lượng dịch vụ và sản phẩm hàng hóa. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, có trình độ học vấn và chuyên môn cao, được đào tạo khá chu đáo, bài bản (70% cán bộ công nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng) công ty cam kết sẽ mang lại cho quý khách hàng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất với giá cả cạnh tranh nhất. Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nhân sự theo giới tính . 0 2 4 6 8 10 12 14 2014 2015 Nam Nữ
  • 39. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 36 Biểu đồ 3.3: Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi 3.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm Từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm 2013, 2014 và 2015 ta lập bảng phân tích sau: 0 2 4 6 8 10 12 2014 2015 - 20 → 30 - 31 → 40 - Trên 40
  • 40. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 37 Bảng 3.3: Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013, 2014 và 2015. Đvt: Đồng CHỈ TIÊU Mã số Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng ( +/-) % ( +/-) % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 4.956.428.512 100 7.494.874.495 100 7.302.969.940 100 +2.538.445.983 +51,22 -191.904.555 -2,56 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 4.956.428.512 100 7.494.874.495 100 7.302.969.940 100 +2.538.445.983 +51,22 -191.904.555 -2,56 4. Giá vốn hàng bán 11 4.209.185.041 84,92 6.726.911.893 89,75 6.462.317.911 88,49 +2.517.726.852 +59,82 -264.593.982 -3,93 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 – 11) 20 747.243.471 15,08 767.962.602 10,25 840.652.029 11,51 +20.719.131 +2,77 +72.689.427 +9,47 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 660.639 0,01 975.064 0,01 3.180.007 0,04 +314.425 +47,59 +2.204.943 +226,13 7. Chi phí tài chính 22 97.474.417 1,97 124.712.186 1,66 314.967.092 4,31 +27.237.769 +27,94 +190.254.906 +152,56 − Trong đó: Chi phí lãi vay 23 97.474.417 1,97 124.712.186 1,66 314.967.092 4,31 +27.237.769 +27,94 +190.254.906 +152,56 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 24 578.190.651 11,67 657.104.453 8,77 592.824.627 8,12 +78.913.802 +13,65 -64.279.826 -9,78 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + 21 – 22 – 24) 30 72.239.042 1,46 -12.878.973 -0,17 -63.959.683 -0,88 -85.118.015 -117,83 -51.080.710 +396,62 9. Thu nhập khác 31 7.446.685 0,15 128.580.045 1,72 161.577.000 2,21 +121.133.360 +1.626,67 +32.996.955 +25,66 10. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 7.446.685 0,15 128.580.045 1,72 161.577.000 2,21 +121.133.360 +1.626,67 +32.996.955 +25,66 11. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30+ 40) 50 79.685.727 1,61 115.701.072 1,54 97.617.317 1,34 +36.015.345 +45,20 -18.083.755 -15,63
  • 41. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 38 12. Thuế thu nhập doanh nghiệp 51 22.312.004 0,45 28.925.268 0,39 24.404.329 0,33 +6.613.264 +29,64 -4.520.939 -15,63 13. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51) 60 57.373.723 1,16 86.775.804 1,16 73.212.988 1,00 +29.402.081 +51,25 -13.562.816 -15,63 (Nguồn: Phòng kế toán)
  • 42. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 39 Theo bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy tổng doanh thu qua 3 năm của công ty có nhiều thay đổi. Năm 2013 chỉ đạt 4.956.428.512 đồng, năm 2014 đạt mức 7.494.874.495 đồng và năm 2015 đạt 7.302.969.940 đồng, điều này cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh có chiều hướng phát triển, mặc dù năm 2015 doanh thu có giảm so với năm 2014 nhưng không đáng kể. Nguyên nhân do công ty đẩy mạnh sản xuất và thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng. Doanh thu thuần của công ty năm 2014 tăng lên 2.538.445.983 đồng tương ứng tăng 51,22% nhưng giá vốn hàng bán cũng tăng lên 2.517.726.852 đồng tương ứng tăng 59,82% so với năm 2013. Qua năm 2015, doanh thu thuần giảm so với năm 2014 là 191.904.555 đồng tương ứng giảm 2,56%, giá vốn hàng bán cũng giảm 3,93%.Ta thấy năm 2014 so với năm 2013, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu (59,82% > 51,22%). Điều này là chưa tốt, cần phải xem xét lại giá vốn hàng bán tăng là do nhân tố nào ảnh hưởng. Nguyên nhân tăng là do giá cả một số nguyên vật liệu xây dựng tăng dẫn đến giá vốn hàng bán tăng. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 đạt 767.962.602 đồng, tăng so với năm 2013 là 20.719.131đồng, tương ứng tăng 2,77%. Qua năm 2015, chỉ tiêu này đạt 840.652.029 đồng, tăng 72.689.427 đồng, tương ứng tăng 9,47% so với năm 2014. Nguyên nhân do trong năm 2014 và năm 2015 sản lượng tiêu thụ và cung cấp dịch vụ gia tăng.Tuy nhiên quy mô lợi nhuận gộp còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng doanh thu, kết quả công đạt chưa cao. Cụ thể, năm 2013 lợi nhuận gộp chiếm 15,08%, năm 2014 là 10,25% và năm 2015 chiếm 11,51% trên tổng doanh thu. Khi doanh thu tăng lên kéo theo các chi phí khác tăng lên là điều tất yếu, tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2013 chiếm 11,67%, năm 2014 chiếm 8,77% và năm 2015 chiếm 8,12% trong tổng doanh thu. Ta thấy tỷ trọng này giảm qua các năm, nguyên nhân là do công ty đã tinh gọn lại bộ máy quản lý, giảm nhân sự ở những nơi không cần thiết. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu góp phần nâng cao lợi nhuận. Bên cạnh đó hoạt động khác của công ty cũng góp một phần làm tăng lợi nhuận của công ty qua các năm. Cụ thể, năm 2013 lợi nhuận khác của công ty đạt 7.446.685 đồng, năm 2014 là 128.580.045 đồng và năm 2014 là 161.577.000 đồng.
  • 43. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 40 Khi đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, ta thường xem xét hai chỉ tiêu là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA – Return on Total Asset) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return on Equity). Về cơ bản, hai chỉ tiêu ROA và ROE càng cao càng tốt, tức là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao. Công thức tính toán hai chỉ tiêu này như sau: ROA = Lợi nhuận sau thuế × 100 Tổng tài sản và ROE = Lợi nhuận sau thuế × 100 Vốn chủ sở hữu Bảng 3.4: Tỷ suất sinh lợi của công ty qua các năm 2013-2015 ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Lợi nhuận sau thuế 57.373.723 86.775.804 73.212.988 29.402.081 51,25 (13.562.816) (15,63) Tổng tài sản 2.649.720.560 3.047.178.644 2.782.206.588 397.458.084 15,00 (264.972.056) (8,70) Vốn chủ sở hữu 1.200.000.000 1.200.000.000 1.200.000.000 - - - - ROA (%) 2,2 2,8 2,6 0,6 27,27 (0,2) (7,14) ROE (%) 4,8 7,2 6,1 2,4 50,00 (1,1) (15,71) (Nguồn: Phòng kế toán và Tác giả tự phân tích) Qua bảng phân tích trên ta thấy tỷ suất sinh lợi trên tài sản của công ty tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2014 tăng 0,6% so với năm 2013 tương ứng 27,27%, Năm 2015 giảm nhẹ so với năm 2014 (0,2%) tương ứng với 7,14%. Tương tự như vậy, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cũng tăng qua các năm. Đặc biệt năm 2014 tăng 2,4% so với năm 2013, năm 2015 giảm nhẹ so với năm 2014 là 1,1%. Nhìn chung tình hình kinh doanh của
  • 44. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 41 công ty đang ngày càng phát triển, tỷ suất sinh lợi càng ngày càng tăng cao. Công ty cần tiếp tục phát huy và đề ra chiến lược kinh doanh nhằm gia tăng doanh thu và lợi nhuận trong tương lai. 3.1.7. Phương hướng phát triển chung của công ty - Xây dựng công ty thành một tổ chức chuyên nghiệp, tạo dựng công ăn việc làm ổn định, môi trường làm việc chuyên ngành, năng động, thu nhập cao cho toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty, mục tiêu tăng lương 10 – 20% cho nhân viên mỗi năm. - Công ty hướng tới thành công bằng việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ đa dạng, hoàn hảo. - Sử dụng những phương thức quảng cáo hiệu quả nhất để quảng bá hình ảnh và sản phẩm công ty đến với khách hàng. - Giữ vững và phát huy tốc độ phát triển của công ty về doanh số, thị phần, thị trường, uy tín và trình độ nhân lực. - Tăng cường đào tạo, phát huy tính sáng tạo trong đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm tăng hàm lượng công nghệ, nâng cao hiệu quả công việc. - Củng cố, hoàn thiện và mở rộng mạng lưới tiêu thụ. - Đầu tư thay đổi phương tiện cũng như áp dụng công nghệ, hoàn thiện các giải pháp tích hợp. - Đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh của công ty, phát triển mở rộng đi kèm với quản lý chặt chẽ, xây dựng thêm các chiến lược kinh doanh nhập khẩu trong từng giai đoạn trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường, khách hàng, đối tác, xây dựng công ty ngày càng lớn mạnh. - Về loại hình nhập khẩu: Chú trọng phát triển hình thức nhâp khẩu trực tiếp để tăng lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu. - Về quan hệ kinh doanh: Củng cố mối quan hệ kinh doanh với các nhà cung cấp truyền thống đồng thời tìm kiếm thêm nguồn hàng mới, nhà cung cấp mới.
  • 45. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 42 3.2. Phân tích hoạt động nhập khẩu tại công ty TNHH MTV Chánh Sâm 3.2.1. Phân tích tình hình kim ngạch và tốc độ tăng giảm nhập khẩu Bảng 3.5: Tình hình kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng giai đoạn 2013 – 2015 Đơn vị tính: ngàn USD; %. Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014 / 2013 2015/ 2014 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tổng 151 265 242 114 75,5 -23 -8,68 Dây curoa 40,4 45,7 46,7 5,3 13,0 1,0 2,3 Băng chuyền 59,6 54,3 53,3 -5,3 -8,8 -1,0 -1,9 Tổng hợp 100,0 100,0 100,0 0,0 0 0,0 0,0 (Nguồn: Bộ phận kế toán cung cấp dữ liệu) Nhập khẩu là hoạt động chủ yếu trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Kim ngạch nhập khẩu hàng năm chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, thường chiếm khoảng 99% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và nhập khẩu có xu hướng gia tăng hàng năm từ 151 ngàn USD năm 2013 chiếm 99,7% lên 265 ngàn USD năm 2014 chiếm 99,5%; 242 ngàn USD năm 2015 chiếm 99,75% giảm 8,68% so với năm trước do ảnh hưởng từ nền kinh tế. Sản phẩm băng chuyền thường chiếm trên 2/3 tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong đó tỷ trọng băng chuyền so với tổng giá trị nhập của toàn công ty và tỷ trọng ngày càng giảm trong khi tỷ trọng giá trị nhập khẩu dây curoa so với băng chuyền ngày càng tăng. Dây curoa tăng liên tục, trong 3 năm qua tốc độ tăng trung bình 3,1%/năm. Và tỷ trọng so với tổng giá trị là 46,7%. Hơn nữa trên thị trường doanh nghiệp nhập loại này chưa nhiều, mối lợi lớn, khả năng có thể và công ty đã nhanh chóng nhập về, được khách hàng chấp nhận. Lựa chọn mặt hàng kinh doanh là bước đầu tiên trong việc tiến hành kinh doanh nhập khẩu. Không nên quá tập trung vào chỉ một mặt hàng, cần phải luôn duy trì sản phẩm, danh tiếng của mình trên thị trường, có nghĩa là phải mở rộng mặt hàng kinh doanh và chất lượng sản phẩm cần hết sức chú trọng, nó là cái quyết định đến sự sống còn của
  • 46. CĐTN – Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Cty TNHH MTV Chánh Sâm GVHD: Th.s Trần Hồng Hải 43 doanh nghiệp. Công ty Chánh Sâm đã nhanh chóng xác định được xu hướng của thị trường và sản phẩm, đưa ra kế hoạch nhập khẩu cho hợp lý thông qua xác định bằng tỷ trọng, điều này khẳng định đó chính là sự nhanh nhạy của những người điều hành và nghiên cứu thị trường. 3.2.2. Phân tích tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu Việc ký kết hợp đồng nhập khẩu với nhà xuất khẩu được thực hiện qua fax hoặc email, đây là điều khoản mà công ty luôn đề nghị với nhà xuất khẩu. Các lần đặt hàng sau chỉ cần xem mẫu, đàm phán các vấn đề chính yếu và đặt hàng, không cần phải tốn thời gian soạn thảo hợp đồng để có được chữ ký của bên xuất khẩu. Bảng 3.6: Tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty Chánh Sâm trong giai đoạn 2013 đến năm 2015 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số Hợp Đồng Tỷ Trọng (%) Số Hợp Đồng Tỷ Trọng (%) Số Hợp Đồng Tỷ Trọng (%) HĐNK đã ký kết 15 100 23 100 28 100 HĐNK đã thực hiện 12 80 20 86,95 26 92,86 HĐNK bị hủy bỏ 3 20 3 13,05 2 7,14 (Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH MTV Chánh Sâm) Qua bảng ta thấy tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty tương đối ổn định gần 80,90% cho thấy khả năng giám sát điều hành công ty của giám đốc tốt. Nguyên nhân hủy bỏ hợp đồng chủ yếu do những nguyên nhân khách quan nằm ngoài kiểm soát của công ty. Số lượng hợp đồng gia tăng theo hàng năm từ 12 hợp đồng năm 2013 tăng 26 hợp đồng năm 2015, số lượng hợp đồng hủy bỏ giảm từ 20% năm 2013 xuống còn 7,14% năm 2015. Đây là dấu hiệu tốt hứa hẹn nhiều triển vọng tích cực của công ty.