SlideShare a Scribd company logo
1
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
GIÀNG THỊ LAN
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG
QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI XÃ NÀ HẨU
HUYỆN VĂN YÊN TỈNH YÊN BÁI
KHÓALUẬNTỐTNGHIỆPĐẠIHỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Nông Lâm kết hợp
Khoa: Lâm nghiệp
Khoá học: 2011-2015
THÁI NGUYÊN, NĂM 2015
2
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
GIÀNG THỊ LAN
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG
QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI XÃ NÀ HẨU
HUYỆN VĂN YÊN TỈNH YÊN BÁI
KHÓALUẬNTỐTNGHIỆPĐẠIHỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Nông Lâm kết hợp
Khoa: Lâm nghiệp
Lớp: 43NLKH
Khoá học: 2011-2015
Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS. LÊ SỸ TRUNG
Khoa Lâm nghiệp- Trƣờng ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
THÁI NGUYÊN, NĂM 2015
i
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung
thực. Khóa luận đã được giáo viên hướng dẫn xem và sửa.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Giảng viên hƣớng dẫn Sinh viên
PGS.TS.Lê Sỹ Trung Giàng Thị Lan
Giảng viên phản biện
(Ký và ghi rõ họ tên)
ii
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
LỜI NÓI ĐẦU
Sau bốn năm học tập, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô
giáo Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đến nay khoá học đã sắp hoàn
thành. Được sự nhất trí của Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Lâm
nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi thực hiện đề tài: “Đánh
giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng tại xã Nà
hẩu huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái”.
Trong quá trình thực hiện đề tài, dưới sự giúp đỡ của thầy giáo hướng
dẫn, cùng với sự nỗ lực của bản thân, đến nay đề tài của tôi đã hoàn thành.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn tới sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy
cô giáo khoa lâm nghiệp, đặc biệt là thầy: PGS.TS. Lê Sỹ Trung đã tận tình
giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Cũng nhân dịp
này tôi xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ, người dân xã Nà hẩu huyện Văn Yên
tỉnh Yên Bái, đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại địa phương. Do
thời gian, điều kiện nghiên cứu và năng lực của bản thân có hạn, nên đề tài
không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy tôi mong nhận được những ý kiến đóng
góp của các thầy cô giáo và các bạn để chuyên đề của tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 21 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Giàng Thị Lan
iii
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Diễn biến tài nguyên rừng của xã Nà Hẩu huyện Văn Yên tỉnh Yên
Bái giai đoạn 2012-2014................................................................. 27
Bảng 4.2: Bảng hoạt động tuyên truyền, tập huấn trong quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng của xã Nà Hẩu qua các năm 2012-2014................. 32
Bảng 4.3: Phương châm 4 tại chỗ trong PCCCR xã Nà Hẩu thực hiện năm
2012-2014 ....................................................................................... 37
Bảng 4.4: Kết quả về kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong bảo vệ rừng
tại xã Nà Hẩu năm 2012-2014........................................................ 39
Bảng 4.5: Tang vật và phương tiện vi phạm trong bảo vệ rừng xã Nà Hẩu năm
2012-2014 ....................................................................................... 40
Bảng 4.6: Kết quả khoanh nuôi bảo vệ rừng xã Nà Hẩu năm 2012-2014 ...... 41
Bảng 4.7: Kết quả trồng rừng của xã Nà Hẩu năm 2013-2014....................... 41
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Diễn biến tài nguyên rừng xã Nà Hẩu năm 2012-2014 .................. 27
iv
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia khu vực Đông Nam Á
BCHQS : Ban chỉ huy quân sự
CSHT : Cơ sở hạ tầng
ĐVHD : Động vật hoang dã
FAO : Tổ chức nông lương thế giới
FSC : Đánh giá bền vững tài nguyên rừng
HĐND : Hội đồng nhân dân
KLV : Kiểm lâm viên
LEI : Viện sinh thái Lambaga (Indonesia)
LN : Lâm nghiệp
MTCC : Hội đồng chứng chỉ gỗ Malaysia (Malaysia)
NGO : Tổ chức phi chính phủ
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NTCC : Hội đồng chứng chỉ gỗ quốc gia (Malaysia)
PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng
PTR : Phát triển rừng
QLBV : Quản lý bảo vệ
QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng
QLRBV : Quản lý rừng bền vững
TNR : Tài nguyên rừng
UBND : Ủy ban nhân dân
v
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................iv
MỤC LỤC......................................................................................................... v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................. 4
PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý trong quản lý bảo vệ rừng............................... 5
2.1.1. Cơ sở khoa học........................................................................................ 5
2.1.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng........................... 7
2.2. Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên thế giới............................................... 9
2.3. Tình hình quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam ............................................. 12
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu................................................................ 15
2.4.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu................................................ 15
2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................... 16
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................... 25
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 25
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................ 25
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25
3.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu................................................................. 25
vi
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
3.4.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)...................... 26
3.4.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu.......................................... 26
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................... 27
4.1. Hiện trạng, diễn biến tài nguyên rừng tại Nà Hẩu huyện Văn Yên......... 27
4.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ trong công tác quản lý và bảo vệ
rừng xã Nà Hẩu ............................................................................................... 28
4.3. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng giai đoạn 2012 - 2014 của xã
Nà Hẩu huyện văn Yên ................................................................................... 31
4.3.1. Hoạt động tuyên truyền, tập huấn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng
và phát triển rừng ............................................................................................ 31
4.3.2. Phòng cháy và các biện pháp kỹ thuật chữa cháy rừng ........................ 33
4.3.3. Thực trạng về công tác kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm luật bảo vệ
rừng tại xã Nà Hẩu giai đoạn 2012-2014........................................................ 38
4.4.Thực trạng phát triển rừng tại địa bàn xã Nà Hẩu giai đoạn 2012-2014 ........ 40
4.4.1. Khoanh nuôi bảo vệ rừng...................................................................... 40
4.4.2. Trồng rừng............................................................................................. 41
4.5.Thuận lợi, khó khăn trong quản lý bảo vệ, phát triển rừng ở xã Nà Hẩu ....... 42
4.5.1. Thuận lợi ............................................................................................... 42
4.5.2. Khó khăn ............................................................................................... 43
4.6. Một số giải pháp trong quản lý bảo vệ, phát triển rừng tại xã Nà Hẩu.... 44
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 46
5.1. Kết luận .................................................................................................... 46
5.2. Kiến nghị.................................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là một bộ phận của môi trường sống là tài nguyên quý báu của
nước ta, có khả năng tái tạo phong phú và đa dạng. Rừng có giá trị to lớn đối
với nền kinh tế quốc dân, văn hoá cộng đồng, du lịch sinh thái nghiên cứu
khoa học, an ninh quốc gia. Rừng còn ảnh hưởng trực tiếp đến bảo vệ đất đai,
khí hậu, sinh vật. Rừng có tác dụng bảo vệ nguồn nước, ngăn chặn thiên tai
bảo vệ mùa màng.
Tuy nhiên trong mấy thập kỷ qua diện tích rừng đã bị thu hẹp, rừng bị
suy giảm cả về số lượng và chất lượng nên đã dẫn đến hạn hán, lũ lụt ngày
càng nhiều, bầu khí quyển bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống
con người và gây thiệt hại cho sản xuất Nông lâm nghiệp.
Theo thống kê của Tổ chức nông lương thế giới (FAO) tại Hội nghị lâm
nghiệp (LN) lần thứ X tại Paris năm 1991, trung bình mỗi năm trên thế giới
mất đi khoảng 1 % diện tích rừng nhiệt đới, với tốc độ đó chỉ trong vòng 100
năm tới thế giới sẽ mất rừng nhiệt đới [5].
Rừng mất đi đã kéo theo nhiều hệ lụy tất yếu, gây tổn hại lớn đối với
cuộc sống con người, tình trạng hạn hán, lũ lụt, lốc xoáy diễn ra với tần suất
ngày một dày đặc và nguy hiểm, thời tiết trở nên khó dự báo hơn. Nhiều hệ
sinh thái đã bị phá vỡ, số lượng loài có nguy cơ bị tuyệt chủng tăng lên, xói
mòn, rửa trôi diễn ra mãnh liệt, nhiều căn bệnh lạ và nguy hiểm xuất hiện đe
dọa cuộc sống của con người.
Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện
tích đất có rừng là 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối
tượng của sản xuất lâm nghiệp[1].
2
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc tính đến ngày 31
tháng 12 năm 2009[3], diện tích rừng toàn quốc là 13,257 triệu ha, trong đó
10,339 triệu ha rừng tự nhiên (chiếm 77,99%) và 2,919 triệu ha rừng trồng
(chiếm 22,01%) và được phân chia theo mục đích sử dụng 03 loại rừng như
sau: rừng đặc dụng: 1,999 triệu ha, chiếm 15,08%; rừng phòng hộ: 4,833 triệu
ha, chiếm 36,45%; rừng sản xuất: 6,288 triệu ha, chiếm 47,43% và rừng ngoài
quy hoạch cho Lâm nghiệp: 0,138 triệu ha, chiếm 1,03%.
Tổng trữ lượng gỗ trên toàn quốc có 811,7 triệu m3, trong đó gỗ rừng
tự nhiên chiếm 93,4%, gỗ rừng trồng chiếm 6,6% (kết quả Chương trình Điều
tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2001- 2005). Trữ
lượng gỗ tập trung chủ yếu ở 3 vùng là Tây Nguyên chiếm 35,55%; Bắc
Trung Bộ 23,69% và Nam Trung Bộ 17,95% tổng trữ lượng gỗ toàn quốc.
Như vậy, ngành Lâm nghiệp đã và đang thực hiện hoạt động quản lý và
sản xuất trên diện tích đất lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Diện
tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của cả nước, đây
cũng là nơi sinh sống của 25 triệu người với nhiều dân tộc ít người, có trình
độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời
sống còn nhiều khó khăn.
Nhận thức được việc mất rừng là tổn thất duy nhất nghiêm trọng đang đe
dọa sức sản sinh lâu dài của những tài nguyên có khả năng tái tạo, nhân dân
Việt Nam đang thực hiện một chương trình rộng lớn bảo vệ, phát triển rừng.
Mục tiêu là trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21 phủ xanh được 40% - 50%
diện tích cả nước, với hy vọng phục hồi lại sự cân bằng sinh thái ở Việt Nam,
bảo tồn đa dạng sinh học và góp phần vào việc làm chậm, tiến tới chặn đứng
quá trình nóng lên toàn cầu [7].
Việt Nam được xem là nước có diện tích rừng tự nhiên tương đối lớn trong
vùng Đông Nam Á. Năm 1943, diện tích rừng khoảng 14,3 triệu ha, tỷ lệ che
phủ khoảng 43%. Hiện nay, tổng diện tích rừng của cả nước hiện nay là
3
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
13.258.843 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.339.305 ha, rừng trồng
chiếm 2.919.538 ha, độ che phủ 39,1% [4].
Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đến việc quản lý bảo vệ (QLBV),
phát triển rừng (PTR), đã có những chính sách và chương trình mục tiêu đầu
tư lớn như chính sách giao đất giao rừng, Chương trình 327, Dự án trồng mới
5 triệu ha rừng, dự án 661. Nhận thức của xã hội, của các tầng lớp nhân dân
và chính quyền các cấp về bảo vệ và phát triển rừng được nâng lên.
Nà Hẩu là một xã miền núi, vùng sâu xa của huyện Văn Yên, tuy diện
tích rừng có tăng lên trong những năm gần đây do thực hiện các chương trình
trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên… nhưng chất lượng rừng
vẫn chưa cao, do việc khai thác không đúng quy trình, khai thác bất hợp pháp,
đặc biệt là công tác quản lý bảo vệ rừng vẫn còn nhiều bất cập, nên diện tích
rừng đang quản lý tại xã Nà Hẩu huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái vẫn còn bị xâm
hại. Mặc dù ngành kiểm lâm đã phối hợp với các ngành chức năng tăng cường
tuần tra bảo vệ rừng nhưng dường như tình trạng này vẫn chưa được cải thiện.
“Lâm tặc” ngày càng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để buôn bán, vận chuyển gỗ
quí trái phép, người dân vẫn còn xâm hại vào rừng tự nhiên.
Xuất phát vấn đề đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực
trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại xã Nà Hẩu
huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng
tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển
rừng tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Tìm hiểu được những khó khăn, thuận lợi trong công tác quản lý bảo vệ
và phát triển rừng tại xã.
4
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
- Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công
tác quản lý bảo vệ rừng phát triển rừng tại địa phương.
1.4. Ý nghĩa đề tài
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp cho sinh viên tự hệ thống và củng cố lại những kiến thức đã học.
- Tạo cơ hội cho sinh viên làm quen, tìm hiểu kiến thức điều tra ngoài
thực địa làm tiền đề cho công việc sau này.
- Giúp cho sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, có
được phương pháp thu thập thông tin, xử lý số liệu, viết báo cáo.
* Ý nghĩa trong thực tiễn
Là cơ sở giúp xã tham khảo xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ, phát triển
rừng một cách có hiệu quả hơn.
5
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý trong quản lý bảo vệ rừng
2.1.1. Cơ sở khoa học
Khái niệm quản lý bảo vệ rừng:
Quản lý bảo vệ rừng là tổng hợp các biện pháp tác động tích cực vào
rừng nhằm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo hướng bền vững [11].
Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng:
1) Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển bền
vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy
hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân
theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định.
2) Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân. Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm nguyên tắc quản lý
rừng bền vững; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát
huy hiệu quả tài nguyên rừng; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi
tái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết
hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và ngư nghiệp; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế
gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng cao giá trị sản
phẩm rừng.
3) Việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất. Việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng và
đất phải tuân theo các quy định của Luật này, Luật đất đai và các quy định
khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội
hoá nghề rừng.
6
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
4) Bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng; giữa lợi ích
kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên
nhiên; giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho người làm nghề
rừng sống chủ yếu bằng nghề rừng.
5) Chủ rừng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử
dụng rừng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật,
không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của chủ rừng khác [11].
Vai trò của rừng đối với kinh tế - xã hội:
Kinh tế: Rừng cung cấp một sản lượng lớn lâm sản phục vụ nhu cầu
của con người từ các loại gỗ, tre, nứa các nhà kinh doanh thiết kế tạo ra hàng
trăm mặt hàng đa dạng và phong phú như: Trang sức, mỹ nghệ, dụng cụ lao
động… cho tới nhà ở hay đồ dung gia đình hiện đại,…
Lâm sản ngoài gỗ: Rừng là nguồn dược liệu vô giá, không chỉ khai thác
để làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe mà còn có giá trị thương mại vô
cùng to lớn. Ngày nay, nhiều quốc gia đã phát triển ngành khoa học “Dược
liệu rừng” nhằm khai thác có hiệu quả hơn nữa nguồn dược liệu vô cùng
phong phú của rừng và tìm kiếm các phương thuốc chữa bệnh nan y, góp
phần phát triển nền kinh tế. Không chỉ vậy, rừng còn là nơi cư trú của rất
nhiều loài động vật. Động vật rừng là nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu,
nguồn gen quý, da lông, sừng thú là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị, …
Du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái là một dịch vụ của rừng cần sử dụng
một cách bền vững. Nhiều dự án phát triển du lịch sinh thái được hình thành
gắn liền với các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng có cảnh
quan đặc biệt. Du lịch sinh thái không chỉ phục vụ nhu cầu về mặt tinh thần
mà còn tăng thêm thu nhập cho dân địa phương
Xã hội: Cùng với rừng, người dân được nhà nước hỗ trợ đất sản xuất
rừng, vốn, các biện pháp kỹ thuật, cơ sở hạ tầng để tạo nguồn thu nhập cho
người dân. Giúp người dân thấy được lợi ích của rừng, gắn bó và có tinh thần
7
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Từ đó người dân sẽ ổn định
nơi ở sinh sống.
Vai trò phòng hộ và bảo vệ môi trường sống:
- Khí hậu: Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu toàn cầu thông qua làm
giảm đáng kể lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống bề mặt trái đất do che phủ
của tán rừng là rất lớn so với các loại hình sử dụng đất khác, chống ô nhiễm
môi trường trong các khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch. Đặc biệt là vai trò
hết sức quan trọng của rừng trong việc duy trì chu trình carbon trên trái đất
mà nhờ đó nó có tác dụng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
Hệ sinh thái rừng có khả năng giữ lại và tích trữ lượng lớn carbon trong
khí quyển. Vì thế sự tồn tại của thực vật và các hệ sinh thái rừng có vai trò
đáng kể trong việc chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu và ổn định khí hậu.
- Đất đai: Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất ở
vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn nạn bào mòn, rửa trôi
nhất là trên đồi núi dốc thì tác dụng ấy có hiệu quả lớn nên lớp đất mặt không
bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ
phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ, mối quan hệ qua lại:
Rừng tốt thì đất tốt và ngược lại.
- Nước: Rừng làm sạch và điều tiết nước, điều hòa dòng chảy bề mặt
chuyển nó vào tầng nước ngầm. Phòng chống lũ lụt, hạn chế lắng đọng dòng
sông, lòng hồ, điều hòa dòng chảy của các con sông, con suối.
Rừng có vai trò rất lớn trong việc chống cát di động ven biển, ngăn
chặn sự xâm mặn của biển che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo
vệ đê biển, cải hóa vùng chua phèn, …
2.1.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng
Quản lý bảo vệ rừng là lĩnh vực tương đối rộng với những biện pháp kĩ
thuật khác nhau tác động từ nhiều phía lên hệ sinh thái rừng nhằm tạo điều
kiện cho rừng phát triển một cách tốt nhất, năng suất và chất lường cao nhất.
8
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Với đặc điểm của nước ta diện tích đồi núi chiếm hơn 60% diện tích tự
nhiên và cũng là nơi sinh sống của hầu hết các dân tộc ít người. Vùng miền
núi đất sản xuất Nông nghiệp ít, lương thực làm ra hàng năm chưa đủ phục vụ
cho dân do thâm canh lạc hậu, sản xuất chủ yếu mang tính tự cung tự cấp và
còn phụ thuộc vào thiên nhiên, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, trình độ dân trí
thấp cộng thêm phong tục tập quán du canh du cư dẫn đến việc đốt phá rừng
bừa bãi để làm nương dẫy người dân lợi dụng triệt để vào rừng để khai thác
lâm sản trái phép, săn bắn động vật rừng làm diện tích rừng bị suy giảm, chất
lượng rừng kém.
Với những vị trí quan trọng của miền núi. Đảng và Nhà nước đã quan
tâm xây dựng, phát triển kinh tế xã hội và phát triển ngành lâm nghiệp, đề ra
chủ trương chính sách quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn mức thấp nhất nạn phá
rừng, khai thác trái phép.
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách bao gồm
nhiều văn kiện, nghị định, thông tư mang pháp chế về công tác quản lý bảo vệ
rừng, xây dựng và phát triển rừng của Ban lâm nghiệp nói riêng và các ngành
liên quan nói chung. Những văn bản quy phạm pháp luật thể hiện sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước đối với ngành lâm nghiệp. Trong công tác bảo vệ xây
dựng vốn rừng, tái sinh, trồng lại rừng. Cụ thể:
Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
Nghị định số: 23/2006/NĐ-CP, ngày 03/3/2006 của Chính phủ hướng
dẫn thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Nghị định số: 119/2006/NĐ-CP, ngày 16/10/2006 của Chính phủ Về tổ
chức và hoạt động của Kiểm lâm;
Quyết định số: 186/2006/QĐ-TTg ngày 16/10/2006 của Thủ tướng
Chính phủ quy định về quy chế quản lý rừng;
Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006- 2020;
9
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 325/TB-
VPCP ngày 11/11/2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đề
án: Quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2010 - 2015.
Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 về ban hành một số
chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng
Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/09/2011 về tăng cường chỉ đạo thực
hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống
người thi hành công vụ.
Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 về quy định hồ sơ
lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.
Nghị đinh 159//2007/NĐ-CP về xử phạt Vi phạm hành chính trong lĩnh
vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản [8].
Nghị định số 39/CP, ngày 18/05/1994 của Chính phủ quy định về hệ
thống tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của kiểm lâm [9].
Nghị định 22/CP của chính phủ ban hành ban quy định về PCCCR[10].
Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 của Thủ tướng chính phủ
về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng.
Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
Quyết định số 04/2004/QĐ-BNN-LN ngày 02/02/2004 của Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn ban hành quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác.
Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2009 quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản
lý lâm sản.
2.2. Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên thế giới
Trước đây trên thế giới có 17,6 tỷ ha rừng, hiện nay chỉ còn 4,1 tỷ ha, mỗi
năm trung bình diện tích rừng nhiệt đới thu hẹp 11 triệu ha, trong đó diện tích
đa dạng của rừng trồng và phát huy vai trò của nó còn rất hạn chế. Riêng ở
10
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Châu Á Thái bình dương trong thời gian 1976-1980 mất 9 triệu ha rừng, cũng
trong thời gian này ở Châu Phi mất 37 triệu ha rừng, ở Châu Mỹ mất 18,4
triệu ha rừng. Nạn phá rừng diễn ra trầm trọng ở 56 nước nhiệt đới thuộc thế
giới thứ 3 [5].
Do nạn phá rừng nên đất trồng trọt cũng bị xói mòn nặng, xa mạc hoá
ngày càng diễn ra nghiêm trọng. Hiện nay 875 triệu người phải sống ở vùng
sa mạc, hàng năm trên thế giới mất 12 tỷ tấn đất, với số lượng này có thể sản
xuất ra khoảng 50 triệu tấn lương thực mỗi năm. Hàng ngàn hồ chứa nước ở
vùng nhiệt đới đang bị cạn dần, tuổi thọ nhiều công trình thuỷ điện vùng nhiệt
đới bị rút ngắn .
Theo FAO (1999) những năm về cuối thế kỷ XX, tỷ lệ mất rừng vẫn
thường xuyên xảy ra đặc biệt là ở các nước đang phát triển, các nước thuộc
vùng nhiệt đới. Dự tính mỗi năm trái đất mất khoảng 11 triệu ha rừng, riêng
Châu Á và Châu Phi mỗi năm mất khoảng 3% diện tích rừng. Trong 5 năm từ
năm 1990 - 1995, 10 nước ASEAN mất khoảng 14 triệu ha rừng với tốc độ kỷ
lục 1.4% diện tích rừng [5].
Để xác nhận quản lý rừng bền vững (QLRBV) của chủ rừng cần được
xác nhận bằng văn bản rằng một đơn vị quản lý rừng được cấp chứng chỉ
QLRBV đã được sản xuất trên cơ sở rừng được tái tạo lâu dài, không gây ảnh
hưởng xấu đến các chức năng sinh thái của rừng, môi trường xung quanh và
không làm suy giảm tính đa dạng sinh học. Đó chính là ý tưởng cấp chứng chỉ
rừng được FSC đề cập như là một “công cụ hữu hiệu, giúp cải thiện quản lý
rừng của thế giới”; “là công cụ chính sách mạnh mẽ nhất” trong quản lý
rừng (dẫn từ Maria Ine’s Miranda, 2009)[14].
http://www.vifa.org.vn/vn(2005)[13] có viết Theo FSC Newsletter xuất
bản ngày 31/8/2005, đã có 77 nước được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền
vững (QLRBV) cho 731 khu rừng (đơn vị QLR) và diện tích 57.264.882 ha.
Hợp tác lâm nghiệp trong khối ASEAN chủ yếu xoay quanh chủ đề QLRBV
11
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
với 2 lý do, một là xu hướng mất rừng của các nước đang phát triển do áp lực
dân số, lương thực, khai thác lậu, cháy rừng…, hai là bị thị trường thế giới từ
chối nếu gỗ không có chứng chỉ QLRBV của một tổ chức độc lập quốc tế.
Chứng chỉ rừng (hay chứng chỉ gỗ) thực chất là chứng chỉ ISO nhưng
đặc thù cho ngành lâm nghiệp sản xuất gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Bỏ qua quan
niệm rào cản thương mại, các nước thành viên ASEAN đều cần bảo vệ rừng
nước mình và đều cần bán sản phẩm đồ gỗ vào các thị trường quốc tế với giá
bán cao. Vì đây là nhu cầu cấp bách, khách quan, nên trong các năm 1995-
2000 ASEAN đã hoàn thành dự thảo bộ tiêu chuẩn QLRBV cho mình vào
năm 2000 tại thành phố Hồ Chí Minh và được phê duyệt tại hội nghị Bộ
trưởng Nông - Lâm nghiệp Phnom-penk 2001.
Song, do bộ tiêu chuẩn QLRBV của ASEAN soạn thảo theo 7 tiêu
chí của ITTO, nên gặp khó khăn khi xin cấp chứng chỉ của tổ chức FSC. Tuy
vậy nên các nước có nền lâm nghiệp mạnh trong ASEAN như:
Indonesia (Kim ngạch xuất khẩu gỗ 5-5,5 tỷ USD/năm), Malaysia (4,7-5
tỷ USD/năm), sau đó đến Philippines, Thailand đều được cấp chứng chỉ
QLRBV của FSC (theo 10 nguyên tắc của FSC) trong các năm 2002-2005,
tuy rằng diện tích được cấp còn hạn chế.
Tại Indonesia, một tổ chức phi chính phủ (NGO) là “Viện sinh thái
Lambaga” (viết tắt là LEI) ra đời vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước để
hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật cho các chủ rừng nâng cao năng lực QLRBV
đến khi đạt chứng chỉ gỗ quốc tế.
Malaysia thành lập tổ chức NGO có tên “Hội đồng chứng chỉ gỗ quốc
gia” (NTCC) nay đổi tên là “Hội đồng chứng chỉ gỗ Malaysia” (MTCC) để
đảm nhiệm chức năng hỗ trợ CCR. Malaysia đang thử nghiệm đi theo 2 bước
(chứng chỉ quốc gia, và chứng chỉ quốc tế). Chứng chỉ quốc gia không có giá
trị trên thị trường thế giới, nhưng là một mức đánh giá năng lực quản lý của
chủ rừng đã đạt mức xấp xỉ để xin thẩm định quốc tế.
12
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Với mục đích quản lý bền vững, các khu bảo vệ (protected areas) được
thành lập ngày càng nhiều, nhiều quốc gia trên thế giới đã quan tâm đến việc
quản lý bền vững các khu bảo vệ. Nhiều chính sách và giải pháp được đưa ra
để áp dụng quản lý rừng bền vững.
Tại vườn quốc gia (VQG) Kruger của Nam Phi (2000), nhằm bảo vệ tài
nguyên bền vững, chính phủ đã trao quyền sử dụng đất đai, chia sẻ lợi ích từ
du lịch cho người dân, ngược lại người dân phải tham gia quản lý và bảo vệ
tài nguyên tại VQG.
Theo báo cáo của Oli Krishna Prasad (1999) tại khu bảo tồn Hoàng gia
Chitwan ở Nepal, để quản lý rừng bền vững, cộng đồng dân cư vùng đệm
được tham gia hợp tác với một số bên liên quan trong việc quản lý tài nguyên
vùng đệm phục vụ cho du lịch. Lợi ích của cộng đồng khi tham gia quản lý tài
nguyên là khoảng 30 - 50% thu được từ du lịch hàng năm sẽ được đầu tư trở
lại cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng(dẫn từ Oli
Krishna Prasad (ed.), 1999)[15].
Như vậy có thể nhận thấy phần nào những lợi ích và tầm quan trọng mà
rừng đem lại cho cuộc sống của con người trên hành tinh, nhiều giả thiết
nhiều công trình nghiên cứu đã được đưa ra với mục đích duy nhất là quản lý
rừng theo hướng bền vững.
2.3. Tình hình quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam
Tài nguyên rừng (TNR) của Việt Nam hiện nay đang xuống cấp nghiêm
trọng do việc quản lý và khai thác không bền vững. Tình trạng xuống cấp
thể hiện cả về số lượng và chất lượng của rừng. Tại nhiều khu vực ở Tây
Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, rừng đã và đang mất chức năng kinh tế và
sinh thái.
Nếu như tỷ lệ che phủ rừng nước ta năm 1945 là 43% thì đến năm 1976
chỉ còn 33,8%. Tỷ lệ che phủ thấp nhất vào năm 1995 với 28,2%. Trong
những năm gần đây, sự nỗ lực của nhà nước với những chính sách đổi mới,
13
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
những chương trình trọng điểm quốc gia như Dự án 327, 661 đã làm cho diện
tích rừng tăng lên một cách rõ rệt. Đến cuối năm 2010, tỷ lệ che phủ rừng của
cả nước đã nâng lên là 39,5%[3].
Việt Nam là một nước nông nghiệp với 3/4 diện tích là đồi núi và hơn
80% dân số sống ở nông thôn miền núi và nghề nghiệp chính là sản xuất nông
- lâm nghiệp. Cuộc sống của họ từ bao đời nay đã gắn bó chặt chẽ với rừng và
đất rừng. Cùng với tốc độ tăng dân số ngày càng nhanh, với sự mở rộng và
phát triển của nền kinh tế thị trường dẫn tới sự phụ thuộc của người dân địa
phương và những tác động của họ vào TNR cũng ngày càng lớn. Do vậy mà
công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng càng cần phải được quan tâm và chú
trọng hơn nữa.
Tại Việt Nam, các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đã được quan
tâm; tỷ lệ che phủ rừng đạt 39,5%, tăng trung bình 0,4%/năm. Tuy vậy, tình
trạng chặt phá, khai thác rừng trái phép vẫn diễn biến phức tạp. Phó Tổng cục
trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Bá Ngãi đã khẳng định vai trò to lớn
của rừng trong chống biến đổi khí hậu, ngăn lũ lụt, thiên tai bất thường... Do
sự mất mát của rừng lớn dẫn đến nghèo kiệt đất đai và sự biến mất dần những
sinh vật quý hiếm, làm tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển, tăng nhiệt độ
trung bình của trái đất.. [4].
Do những thập kỷ ở nước ta toàn bộ rừng và đất rừng thuộc quyền sở
hữu của Nhà nước.Trên danh nghĩa rừng của toàn dân nên vì thế mà mọi
người đều có quyền khai thác, lợi dụng bất kỳ tài nguyên có từ rừng và đất
rừng, nên rừng bị khai thác triệt để dẫn đến ngày càng cạn kiệt là điều không
thể tránh khỏi, thêm vào đó tình trạng du canh, du cư, hoạt động đốt nương
làm dẫy, dân số tăng nhanh làm cho tài nguyên rừng nước ta bị tàn phá nặng
nề hơn, hình thức trên kéo dài suốt bốn thập kỷ do đó tài nguyên rừng nước ta
bị suy giảm nhanh chóng, diện tích bị thu hẹp từ 14,3triệu ha (1943) xuống
9,3 triệu ha (1995), tỷ lệ che phủ từ 47% (1943) xuống còn 28% năm (1995).
14
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Công tác quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam trong những năm gần đây đã
được Đảng và Nhà nước quan tâm, ban hành nhiều đường lối chính sách bao
gồm những văn kiện, những quyết định, chỉ thị và quan trọng nhất là ban hành
Luật bảo vệ và phát triển rừng, với nội dung hoạt động của lực lượng Kiểm
lâm phong phú đa dạng. Đây thực sự là bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển
lâm nghiệp ở nước ta, làm cho pháp Luật về rừng đi vào cuộc sống. Mục tiêu
của Đảng và Nhà nước đặt ra đối với công tác quản lý và bảo vệ rừng và giao
đất Lâm nghiệp là:
Ngăn chặn tận gốc các hành vi, vi phạm bảo vệ và phát triển rừng.
Thiết lập hệ thống chủ rừng trên phạm vi toàn quốc với từng loại rừng.
Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, từng bước thực hiện từng
mảnh đất khu rừng có chủ cụ thể.
Tạo điều kiện cho Nông dân tổ chức sản xuất cây trồng, vật nuôi và
đi đến xoá bỏ tình trạng độc canh cây lúa, phá rừng làm nương dẫy, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiên đại hoá
nông thôn. Góp phần bảo vệ, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi
trường sống.
Những năm qua công tác quản lý bảo vệ rừng từng bước phát triển và
đạt được những thành công đáng kể: Độ che phủ năm 1995 là 28,2% [2]; đến
năm 2004 tăng lên 39% chủ chương của Nhà nước nâng cao độ che phủ của
rừng đến năm 2010 là 43%.
Để quản lý bảo vệ rừng hợp lý, Đảng và Chính phủ đã ban hành Nghị
định 02 về giao đất Lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng
ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, Nghị định cho đến nay góp phần
tích cực làm hạn chế việc phá rừng, kết quả giao đất Lâm nghiệp đến nay đã
có hiệu quả ngày càng tăng việc bảo vệ rừng có chủ thực sự, cùng với hàng
loạt các chính sách làm cho độ che phủ của rừng ngày càng được nâng lên.
15
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.4.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
* Vị Trí địa lý
Nà Hẩu là một xã niềm núi, với diện tích tự nhiên là 5.640,36 ha,
cách trung tâm huyện 30 km, có vị trí địa lý như sau:
+ Phía Đông giáp xã Đại Sơn
+ Phía Bắc giáp xã Mỏ Vàng
+ Phía Nam giáp xã Phong Dụ
+ Phía Tây giáp xã Sùng độ huyện Văn Chấn.
* Đặc điểm địa hình
- Nà Hẩu là xã có địa hình tương đối phức tạp với diện tích đồi núi
chiếm tới hơn 75% diện tích tự nhiên của xã, còn lại là đất trồng lúa ở các
thung lũng. Địa hình đồi núi có độ dốc lớn và chia cắt, các thung lũng có diện
tích không lớn.
+ Địa hình đồi núi đất được phân bố rộng khắp các thôn bản, có độ dốc từ
150
- 250
, ở dạng địa hình này phân lớn là rừng tự nhiên và rừng phòng hộ, xen
lẫn là rừng tái sinh khác và rừng trồng, phần còn lại là lùm cây bụi và đất trống.
+ Địa hình đất thung lũng được bao bọc bởi các dãy núi cao, ở dạng địa
hình này chủ yếu là diện tích ruộng bậc thang có diện tích là 123,27 ha có độ
dốc 0 - 150
.
* Đặc điểm khí hậu
Xã nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu trong năm được chia thành
bốn mùa rõ rệt là mua Xuân, Hạ, Thu, Đông. Theo số liêu của trạm thủy văn
tỉnh Yên Bái thống kê qua nhiều năm cho thấy:
a) Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm từ 220
C - 250
C, nhiệt độ cao
từ 360
-380
C vào các tháng 6, tháng 7 và tháng 8 hàng năm, nhiệt độ thấp từ 40
- 110
C vào các tháng 12, tháng 1, và tháng 2 hàng năm.
16
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
b) lượng mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.400 - 2.054 mm, lượng mưa phân
bố không đều trong năm; Mưa nhiều vào thời gian từ tháng 7 đến hết tháng 9
và mưa ít vào tháng 11, 12 đến tháng 2 năm sau.
c) Độ ẩm:Độ ẩm không khí bình quân cả năm là 85%, cao nhất là 87%,
thấp nhất 83%.
d) Gió: Trong năm có hai mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc thổi vào
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Gió mùa Tây Bắc thổi vào mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm.
2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Đặc điểm chung: Xã Nà Hẩu là xã vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn
của huyện Văn Yên, xã được chia thành 5 thôn. Địa hình đồi núi phức tạp,
giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, dân cư tập trung không đồng đều,
trình độ dân trí còn thấp.
Tổng số 388 hộ, gồm 2049 khẩu. Trong đó Nam: 1048, Nữ: 1001 khẩu,
Từ 14 tuổi trở lên là: 1233 khẩu.
Tổng số hộ nghèo năm 2014 là 214 hộ, hộ cận nghèo là: 118 hộ.
Trong đó dân tộc Mông: 386 hộ; 2043 khẩu.
Dân tộc Kinh: 01 hộ; 03 khẩu.
Dân tộc Tày: 01 hộ: 03 khẩu.
Số hộ theo đạo là: 01 hộ; 05 khẩu (Trong đó có 4 khẩu theo đạo thiên chúa).
- Thuận lợi: Xã Nà Hẩu luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Văn Yên. Đồng thời có sự quan tâm
hướng dẫn cụ thể của các Phòng ban chuyên môn Huyện đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như an ninh quốc phòng
trên địa bàn xã.
Sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, giám sát chặt chẽ của HĐND xã và sự
nỗ lực phấn đấu của các Ban ngành đoàn thể, chuyên môn, đơn vị trên địa bàn
17
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
xã đã phát huy được những điều kiện thuận lợi, khắc phục những khó khăn để
tập trung phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa - xã hội tăng cường
vững mạnh về an ninh - quốc phòng.
Đội ngũ cán bộ từ xã tới thôn bản đều nhiệt tình, năng động tâm huyết
với công việc, nêu cao tinh thần trách nhiệm để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ
được giao.
- Khó khăn: Nền kinh tế của xã với quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, không
tập trung; đường giao thông đi lại trong xã còn gặp nhiều khó khăn, trình độ
dân trí còn thấp, không đồng đều.
Một số hộ dân còn lạc hậu trong việc phát triển kinh tế. Đặc biệt tại
Thôn 5 hiện tại chưa có điện lưới quốc gia, điều này ảnh hưởng lớn đến việc
sản xuất, cập nhật những kiến thức khoa học kỹ thuật mới để nhân dân áp
dụng vào phát triển kinh tế - xã hội.
1) Sản xuất nông - lâm nghiệp
*Nông nghiệp:
Trong năm 2014 về sản xuất nông nghiệp, công tác kiểm tra đồng ruộng,
phòng trừ sâu bệnh được kiểm tra thường xuyên, không để sâu bệnh hại lúa
xảy ra trên diện rộng.
+ Tổng diện tích gieo cấy lúa là: 133 ha, năng suất đạt 46 tạ/ ha, sản
lượng đạt 611,8 tấn.
+ Diện tích gieo cấy ngô là: 120 ha, năng suất đạt 35,5 tạ/ ha, sản lượng
đạt 426 tấn.
+ Đậu tương là 10 ha, năng suất đạt 12 tạ/ha, sản lượng đạt 120 tấn.
+ Lạc là 10 ha, năng suất đạt 13 tạ/ha, sản lượng đạt 130 tấn.
+ Rau các loại : 6 ha, năng suất đạt 50 tạ/ha, sản lượng đạt 130 tấn.
+ Sắn địa phương là 50 ha, năng suất đạt 15 tạ/ha, sản lượng đạt 750 tấn.
- Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp do Phòng Nông nghiệp cấp là:
+ Hỗ trợ giống lúa 383 là 450 kg, phát cho 371 hộ.
18
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
+ Hỗ trợ giống ngô VN10 là 2000 kg, phát cho 366 hộ.
+ Hỗ trợ giống ngô LVN25 là 1000 kg phát cho 25 hộ.
- Hỗ trợ theo chương trình 135 là:
+ Hỗ trợ phân NPK số lượng là 27,042 kg, phát cho 331 hộ.
+ Hỗ trợ giống ngô VN99 số lượng là 1.357 kg phát cho 331 hộ.
* Chăn nuôi
- Trên địa bàn xã không có gia súc, gia cầm bị chết do dịch bệnh. Tình
hình gia súc, gia cầm cụ thể như sau:
+ Tổng đàn trâu là: 388 con;
+ Tổng đàn ngựa là: 23 con;
+ Tổng số đàn Lợn là: 1.250 con;
+ Tổng đàn gia cầm là: 7.572 con;
2) Công tác thông tin - văn hóa - xã hội
Duy trì đẩy mạnh các hoạt động văn hóa trên địa bàn, thường xuyên
kiểm tra, quản lý chặt chẽ các hoạt động văn hóa trên địa bàn. Luôn tổ chức
luyện tập các điệu múa, hát giữ gìn bản sắc dân tộc, phong trào thể dục thể
thao hàng năm phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân thực hiện nếp sống
văn minh, bảo vệ môi trường khu dân cư xanh - sạch - đẹp.
- Ủy ban nhân dân xã tổ chức Lễ hội Tết rừng, diễn ra thành công tốt
đẹp, đồng thời trong lễ hội lồng ghép tuyên truyền cho nhân dân biết lợi ích
của rừng đối với môi trường, để nhân dân biết cách chăm sóc và bảo vệ và
phát triển rừng được tốt hơn.
- Làm tốt lĩnh vực văn hoá - xã hội, cắt băng zôn, khẩu hiệu, tuyên
truyền, kỷ niệm các ngày Lễ lớn của đất nước.
3) Công tác quân s - quốc phòng
Ban CHQS xã nắm chắc cơ sở lực lượng san sàng chiến đấu thực hiện
các kế hoạch, chỉ thị của Ban CHQS Huyện.
An ninh dân tộc, tôn giáo, an ninh thôn bản diễn ra ổn định, không có
19
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
vấn đề phức tạp nổi lên. Các vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, an
ninh quốc phòng được đảm bảo.
Lực lượng quân sự luôn làm tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc, kiên quyết đấu tranh và đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ
vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
* Thực hiện công tác huấn luyện dân quân năm 2014 đạt yêu cầu kế
hoạch đề ra. Cụ thể đó là:
- Kết quả học chính trị : Quân số tham gia học là 37 đồng chí. đạt 100%.
Trong đó: + Giỏi là 01 đồng chí, chiếm 2,7%.
+ Khá là 10 đồng chí, chiếm 27,1%.
+ Đạt yêu cầu là 26 đồng chí, chiếm 70,2%.
Kết quả kiểm tra bắn đạn thật: Tổng số có 20 đồng chí được bắn đạn thật.
Trong đó: + Giỏi là 4 đồng chí, chiếm 20%.
+ Khá là 8 đồng chí, chiếm 40%.
+ Không đạt yêu cầu là 3 đồng chí, chiếm 15%.
Đánh giá chung quá trình huấn luyện dân quân năm 2014 đạt loại Khá.
4) Công tác thương binh - xã hội
Thường xuyên nắm bắt tình hình đời sống của nhân dân rà soát hộ đói,
nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn để kịp thời động viên giúp đỡ, rà soát hộ
thiếu đói giáp hạt và trẻ em khó khăn để giúp đỡ.
Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, nghị quyết xóa đói,
giảm nghèo và sự lãnh đạo trực tiếp của Ban chấp hành Đảng bộ xã Nà Hẩu,
sự giám sát của HĐND, sự chỉ đạo quản lý điều hành của UBND xã. Nhân
dân xã đã khắc phục mọi khó khăn thực hiện hoàn thành các mục tiêu kế
hoạch của huyện giao và xã đề ra, chương trình xóa đói giảm nghèo hỗ trợ
kinh phí cho các cháu học sinh thuộc hộ gia đình nghèo luôn được quan tâm
kịp thời.
- Phát gạo cứu đói giáp hạt là 14 hộ, gồm 53 khẩu, tổng số 795 kg.
20
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
- Rà soát trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có thành tích cao trong
học tập được nhận học bổng là 3 cháu, với tổng số tiền là 1.500.000 đồng.
- Cấp thẻ trẻ em là 336 thẻ.
* Trợ cấp trong dịp Tết Nguyên Đán là:
- Hỗ trợ gạo cứu đói trong dịp Tết là 4.260 kg gạo. Tổng số 60 hộ gồm
284 khẩu.
- Tổng số trẻ em được tặng quà nhân dịp Tết nguyên đán là 8 trẻ, với
tổng số tiền là 1.600.000 đồng.
- Tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được quỹ bảo trợ
trẻ em huyện Văn Yên tặng trong dịp Tết nguyên đán giáp ngọ 2014 là 05
cháu. Với số tiền là 200.000đ/ 1 cháu.
- Danh sách những đối tượng được trợ cấp theo thông tư số 17/2011/TT-
BLĐTBXH là 02 người, với tổng số tiền là 1.080.000đ.
- Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo năm 2014 là 214 hộ, 1034 khẩu, tổng số
tiền là 103.400.000 đồng.
- Hỗ trợ tiền dầu hỏa là 111 hộ, tổng số 12.809.400 đồng.
- Cấp thẻ trẻ em trong năm 2014 là: 353 thẻ, thẻ dân tộc là 1.587 thẻ.
- Phát tiền trợ cấp xã hội thường xuyên năm 2014 là 36.180.000 đồng.
- Danh sách trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được các cơ quan
đơn vị nhận đỡ đầu là 3 cháu.
- Thống kê rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2014 là 179 hộ, gồm 829
khẩu, hộ cận nghèo là 84 hộ, 464 khẩu.
5) Công tác an ninh trật tn, an toàn xã hội
Năm 2014 lực lượng Công an xã thường xuyên báo cáo, giao ban hàng
tuần, hàng tháng được duy trì thường xuyên giữa thôn bản với xã và huyện;
tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho
nhân dân 5/5 thôn bản.
Tình hình an ninh chính trị được đảm bảo giữ vững, không có đơn thư
21
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp, di dân tự do trong năm không có.
Thực hiện kế hoạch của Uỷ ban nhân dân huyện Văn Yên, Uỷ ban nhân
dân xã đang phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc,
tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân về Luật hôn nhân gia đình, luật bảo
vệ rừng… đồng thời xử lý dứt điểm các vụ việc còn tồn đọng trong năm 2014.
- Trong năm 2014, xảy ra 01 trường vụ đuối nước trẻ em; 01 trường hợp
bị chết do tai nạn lao động.
Trong năm 2014 trên địa bàn xã xảy ra 01 vụ trộm cắp tài sản (bóc trộm
quế) qua tiến hành điều tra đã phát hiện 03 đối tượng. Ủy ban nhân dân xã đã
triệu tập xử lý bằng biện pháp bồi thường và xử phạt vi phạm hành chính
3.000.000 đồng (Ba triệu đồng).
-Xử phạt hành chính về an toàn giao thông 3 trường hợp
6) Công tác tư pháp
Xem xét giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, thực hiện tốt công tác
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.
Phối hợp giữa các Ban ngành đoàn thể chính quyền địa phương hòa giải
dứt điểm các mâu thuẫn trong gia đình tại các thôn bản. Năm 2014 không có
vụ việc nào phải chuyển lên cấp huyện giải quyết.
Năm 2014 Công tác tư pháp luôn làm tốt giao dịch tại UBND xã. Cụ thể:
+ Chứng thực sao y bản chính là 376 bản.
+ Tảo hôn là 05 cặp.
+ Xác định tình trạng hôn nhân là 10 trường hợp
+ Đăng ký kết hôn là 10 trường hợp.
+ Khai sinh là 90 trẻ, trong đó đăng ký đúng hạn là 49 trường hợp, quá
hạn là 16 trường hợp, đăng ký lại là 25 trường hợp.
+ Khai tử là 11 trường hợp.
7) Công tác địa chính xây dnng
Địa chính xã căn cứ theo quy hoạch sơ đồ đất ở, đất lâm nghiệp, đất sản
22
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
xuất, giải quyết các hộ liên quan đến tranh chấp đất đai, quyền sử dụng đất đai
của hộ gia đình.
* Về phát triển giao thông nông thôn.
-Thường xuyên tham gia kiểm tra chất lượng thi công các công trình
được đầu tư xây dựng trên địa bàn xã, lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng các
công trình được đầu tư từ trước tới nay bị xuống cấp, vận động bà con nhân
dân trong xã tham gia ngày công tu sửa các tuyền đường liên xã, liên thôn.
- Phát triển giao thông nông thôn, mở mới 3 tuyến đường, tổng chiều dài
4 km, mặt đường rộng 2,5 m, có 8 cống qua đường, tổng kinh phí
280.000.000 đồng. nguồn vốn 30B.
- Xây ngầm tràn thôn 1 là 820.516.143 đồng do nguồn vốn MTQG giảm
nghèo bền vững năm 2014 tỉnh Yên Bái.
- Sửa đường thôn 1 - thôn 2 tổng kinh phí 30 do nguồn vốn dự phòng
2014 của xã.
- Sửa chữa đường Đại Sơn - Nà Hẩu hơn 2,6 tỷ đồng, nguồn vốn phòng
chống lụt bão tỉnh Yên ái.
- Sửa chữa đường khu rừng già tổng kinh phí hơn 90 triệu đồng, do
nguồn vốn duy tu bảo dưỡng 135.
- Sửa chữa dốc đá Đại Sơn - Nà Hẩu, tổng kinh phí 131 triệu.
- Mở mới sửa chữa đường liên thôn, tổng chiều dài gần 10 km.
- Làm mới 6 cống bản qua đường tại các thôn.
- Nâng cấp thủy lợi thôn 2 đổ bê tông tổng tổng 1,3 tỷ. nguồn vốn giảm
nghèo các tỉnh miền núi phía bắc (đang thi công)
- Xây trường Mầm non thôn 3, có 02 phòng học, 01 phòng giáo viên
8) Tài chính - Tín dụng
- Tăng cường kiểm soát chặt chẽ nguồn thu ngân sách; kiểm tra và xử lý
các khoản nợ đọng thuế; đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên,
dự phòng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Tăng cường kiểm tra
23
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
việc chi tiêu ngân sách.
- Tiếp tục tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phòng
chống buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn xã.
9) Công tác Y tế
Tổng số cán bộ Trạm y tế: 3 cán bộ, trong đó có 2 y sỹ đa khoa, 1 điều
dưỡng, Tại 5 thôn có 5 y tế thôn bản.
Thực hiện duy trì chuẩn Quốc gia về y tế xã, Uỷ ban nhân dân xã, Ban
chỉ đạo xã tổ chức xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; đẩy mạnh công tác
tuyên truyền và vận động nhân dân xây dựng 3 công trình vệ sinh; nâng cao
nhận thức của người dân về chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh, sinh
đẻ có kế hoạch.
* Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân:
- Tổng số lần khám chữa bệnh tại trạm là: 2.108 ca, đạt 210% kế hoạch
- Trẻ em < 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 94,02 %.
* Chương trình vệ sinh môi trường.
- Tỷ lệ hộ gia đình dùng nước hợp vệ sinh đạt 71,01%.
- Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 46,8%.
- Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tắm hợp vệ sinh đạt 40,07%.
- Tỷ lệ hộ gia đình xử lý phân gia súc hợp vệ sinh đạt 56%.
- Tỷ lệ hộ gia đình có đủ 3 công trình vệ sinh đạt 40,07%.
10) Giáo dục
Duy trì ổn định quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các
cấp học, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học có hiệu
quả, hàng tháng xã tổ chức họp giao ban nghe phản ánh của giáo viên nhà
trường về tình hình giáo dục để kịp thời có biện pháp khắc phục.
* Tình hình sỹ số ở các cấp học như sau:
- Mầm non: 18 cháu, Mẫu giáo là 5 lớp, gồm 144 cháu. Trong đó có 8
giáo viên, 01 quản lý.
24
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
- Tiểu học: Tổng số 16 lớp, gồm 315 học sinh. Trong đó có 13 giáo
viên, 01 quản lý.
- Trung học cơ sở: có 7 lớp, gồm 170 học sinh. Trong đó có 11 giáo
viên, 02 quản lý, 01 nhân viên.
* Hoạt động tiếp nhận từ thiện cho học sinh:
+ Đoàn do chương trình Ấm vùng cao ở quận Đống Đa - Hà Nội lên tặng
áo ấm và một số bút, sách, vở cho học sinh.
+ Đoàn do công ty thời trang Eva có trụ sở tại Hà Nội tổ chức lên tặng
quà cho học sinh, mỗi xuất gồm 1 cặp, 1 áo rét, 10 quyển vở, 1 bút. Tặng cho
Nhà trường 10 bộ vợt cầu lông, và 19 cái chăn.
+ Đoàn do chương trình từ thiện Văn Yên do Trung tâm nghiên cứu và
đào tạo bảo hiểm, cục quản lý, giám sát bảo hiểm, bộ Tài chính tổ chức lên
tặng quà cho học sinh áo ấm, mũ len tổng có 144 xuất. Tặng sách giáo khóa
cấp Tiểu học là 140 bộ [12].
25
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Thực trạng tài nguyên rừng và các hoạt động trong quản lý bảo vệ và
phát triển rừng tại xã Nà Hẩu - huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái từ năm 2012
đến năm 2014.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Đề tài tiến thực hiện tại xã Nà Hẩu - huyện Văn
Yên - tỉnh Yên Bái
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2 năm 2013 đến tháng 5 năm 2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu để tài thực hiện một số nội dung sau:
- Đánh giá thực trạng, diễn biến tài nguyên rừng tại xã Nà Hẩu
- Tìm hiểu công tác tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các bên liên
quan trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.
- Đánh giá kết quả các hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng
+ Tuyên truyền, tập huấn…
+ Công tác phòng cháy và các biện pháp kỹ thuật chữa cháy rừng.
+ Kiểm tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm lâm luật
- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong công tác QLBVR trong xã.
- Đề xuất các giải pháp trong công tác QLBVR và PTR
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Kế thừa về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, dân sinh,... Các tài liệu
trong hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn nghiên cứu: Các
vụ vi phạm qua các năm, diện tích các loại rừng của xã,...
26
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Kế thừa các kết quả nghiên cứu của hoạt động quản lý bảo vệ rừng ở
trong nước và trên thế giới
3.4.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)
Sử dụng công cụ phỏng vấn kết hợp điều tra khảo sát thực tế để thu thập
thông tin liên quan đến vấn đề quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng tại xã.
- Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ và người dân tại địa bàn nghiên cứu
- Cách chọn:
+ Đối với cán bộ: Cán bộ phụ trách nông lâm, cán bộ kiểm lâm địa bàn
và những người lãnh đạo các hội và đoàn thể. Ở thôn, phỏng vấn trưởng thôn
+ Đối với người dân: Ở thôn chọn ngẫu nhiên người để phỏng vấn.
- Nội dung phỏng vấn: Nội dung phỏng vấn tập trung vào những vấn đề
chính: Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Tổng số phiếu là: 30 trong đó 5 phiếu hỏi cán bộ và 25 phiếu hỏi
người dân (mẫu phiếu được ghi ở phần phụ biểu 1,2).
3.4.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Sau khi có số liệu ngoại nghiệp tiến hành tổng hợp và chọn lọc thông
tin. Phân tích, đánh giá công tác quản lý bảo vệ rừng theo từng nội dung và
được tổng hợp vào bảng theo một trình tự logic.
Tổng hợp viết báo cáo.
27
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hiện trạng, diễn biến tài nguyên rừng tại Nà Hẩu huyện Văn Yên
Công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng là nhiệm vụ thường xuyên
và hàng năm. Hiện trạng tài nguyên rừng của xã Nà Hẩu giai đoạn 2012-2014
được thể hiện ở bảng 4.1, hình 4.1:
Bảng 4.1. Diễn biến tài nguyên rừng của xã Nà Hẩu huyện Văn Yên tỉnh
Yên Bái giai đoạn 2012-2014
Loại đất, rừng ĐVT
Năm
2012 2013 2014
Tổng diện tích đất tự nhiên ha 5640,36 5640,36 5640,36
1.Đất có rừng ha 4729,90 4729,90 4729,90
Rừng tự nhiên có trữ lượng ha 3361,32 3361,32 3361,32
Rừng trồng ha 230,00 270,00 270,00
Rừng khoanh nuôi bảo vệ rừng (chưa
có trữ lượng)
ha 366,5 908,58 1098,58
2.Đất có cây tái sinh xen cây bụi ha 772,08 190,00 0,00
(Nguồn: Địa chính xã Nà Hẩu)
Hình 4.1: Diễn biến tài nguyên rừng xã Nà Hẩu năm 2012-2014
28
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Qua bảng 4.1, hình 4.1 ta thấy:
Tổng diện tích đất tự nhiên xã Nà Hẩu là 5640,36 ha. Diện tích đất có
rừng là 4729,90 ha chiếm 83,86%.
Rừng tự nhiên có trữ lượng năm 2012-2014, là 3361,32 ha.
Rừng trồng, năm 2012 là 230 ha, năm 2013, 2014 là 270 ha, tăng 30 ha.
Rừng khoanh nuôi bảo vệ rừng (chưa có trữ lượng), năm 2012 là
366,5 ha năm 2013 là 908,58 ha tăng 542,08 ha, năm 2014 là 1098,58 ha
tăng 190 ha.
Năm 2012 diện tích đất có rừng tại xã Nà Hẩu là 3957,82 ha, năm 2013
là tăng 542,08 ha năm 2014 là 4539,9 ha tăng 190 ha.
Như vậy: từ năm 2012 đến 2014 diện tích đất có rừng tại xã tăng lên là
772,08 ha rừng.
4.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ trong công tác quản lý và bảo
vệ rừng xã Nà Hẩu
- Tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn xã:
Cán bộ nông lâm nghiệp xã; Lực lượng BCHQS xã; Ban Công an xã;
Các tổ chức đoàn thể quần chúng; Kiểm lâm phụ trách địa bàn; Hộ gia đình;
Trưởng thôn.
- Nhiệm vụ của các thành viên:
+ Nhiệm vụ của cán bộ nông lâm nghiệp xã:
Phối hợp với cán bộ kiểm lâm địa bàn, BQL rừng phòng hộ, các ngành
đoàn thể các thôn, tổ chức tuyên truyền công tác bảo vệ phát triển rừng,
PCCCR tại các thôn bản.
Thường xuyên kiểm tra đôn đốc các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, lập kế
hoạch đề nghị cấp trên tu sửa các bảng nội quy, biển báo bảo vệ rừng, tu sửa các
đường băng cản lửa. Kiểm tra, phát hiện các vi phạm pháp luật bảo vệ rừng.
Phối hợp với các cơ quan chức năng, kiểm lâm xác định mức độ,
nguyên nhân cháy rừng và thiệt hại để xử lý kịp thời.
29
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
+ Nhiệm vụ của BCHQS xã:
Phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể thôn, tổ, đội bảo vệ rừng làm
tốt công tác PCCCR. San sang huy động lực lượng dân quân tự vệ tham gia
chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra.
Hàng năm phối hợp với Kiểm lâm địa bàn xây dựng kế hoạch bổ xung
BVR & PCCCR trên địa bàn xã.
+ Nhiệm vụ của ban Công an xã:
Phối hợp với các ngành, đoàn thể, tổ, đội bảo vệ rừng thôn ngăn chặn
kịp thời các hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, san sàng tổ chức
lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng, phối hợp với các cơ quan
chức năng điều tra xác minh và tham mưu cho chính quyền địa phương xử lý
kịp thời đối tượng vi phạm các quy định về PCCCR. Đảm bảo an ninh trật tự
trên địa bàn xã không để kẻ gian lợi dụng sơ hở trong quá trình tham gia chữa
cháy trộm cắp tài sản.
+ Nhiệm vụ của các tổ chức đoàn thể quần chúng:
Hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, mặt trận
tổ quốc, … Vận động nhân dân tham gia làm tốt công tác tuyên truyền bảo vệ
rừng, PCCCR đến hội viên đoàn viên ở cơ sở. Có trách nhiệm huy động lực
lượng các ban ngành đoàn thể tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra.
Các thôn, các ngành đoàn thể, lực lượng dân quân, lực lượng công an
viên, các tổ đội bảo vệ rừng và nhân dân trong xã nghiêm túc thực hiện các
quy định về bảo vệ rừng, PCCCR.
Yêu cầu các đoàn thể, tổ đội bảo vệ rừng thôn nghiêm túc thực hiện
phương án PCCCR giai đoạn 2015 - 2020 của xã.
+ Nhiệm vụ của kiểm lâm phụ trách địa bàn:
Nắm tình hình và theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn
được phân công; kiểm tra việc sử dụng rừng, đất lâm nghiệp của các chủ rừng
trên địa bàn.
30
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn và giám
sát các chủ rừng trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Giúp chủ tịch UBND xã
thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo quy
định của pháp luật.
Tham mưu cho chủ tịch UBND xã trong việc tổ chức, xây dựng
phương án, kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn,
hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi phương án được phê duyệt.
Phối hợp với các cơ quan và tổ chức đoàn thể xã hội có liên quan
hướng dẫn cộng đồng dân cư thôn, bản xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ
rừng tại địa bàn.
Tổ chức kiểm tra, phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời các
hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; xử lý các vi phạm hành chính
theo thẩm quyền và giúp chủ tịch UBND xã xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.
Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo và họp giao ban định kỳ theo quy
định của Hạt trưởng hạt kiểm lâm.
+ Nhiệm vụ của trưởng thôn:
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân về công tác bảo vệ phát
triển rừng và PCCCR. Thực hiện sản xuất trên nương rẫy theo quy định đảm
bảo không để lửa cháy lan vào rừng khi làm nương rẫy.
Phối hợp chặt chẽ với cán bộ lâm nghiệp xã, kiểm lâm địa bàn, các ban
ngành đoàn thể trong xã kiểm tra việc thực hiện quy ước bảo vệ rừng trong
thôn mình, tổ chức nhân dân ký cam kết bảo vệ rừng.
Khi xảy ra cháy rừng tại thôn phải tổ chức lực lượng tại chỗ để chữa
cháy và báo cáo ngay với ban chỉ huy BVR - PCCCR của xã để kịp thời huy
động lực lượng ứng cứu chữa cháy rừng.
Thông qua nhiệm vụ của các thành viên ta thấy xã đã củng cố được lực
lượng chuyên trách về rừng và đất rừng, lực lượng phục vụ công tác trồng,
31
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
bảo vệ phát triển rừng và PCCCR, có trách nhiệm và tham mưu cho UBND
xã thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng. Lực lượng được sự tham gia
đông đảo quần chúng nhân dân.
+ Nhiệm vụ của hộ gia đình:
Quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp được giao, được thuê
đúng mục đích, đúng ranh giới đã ghi trong quyết định giao, cho thuê đất lâm
nghiệp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Bảo toàn và phát triển vốn rừng được giao, được thuê. Phải thực hiện
các biện pháp tái tạo rừng trong vòng 1 năm sau khi khai thác.
Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
4.3. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng giai đoạn 2012 - 2014 của
xã Nà Hẩu huyện văn Yên
4.3.1. Hoạt động tuyên truyền, tập huấn trong công tác quản lý, bảo vệ
rừng và phát triển rừng.
Tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ rừng cho người dân phải được
triển khai đồng bộ, thống nhất từ xã đến thôn, đây là công tác vô cùng quan
trọng. Qua các cuộc tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân, có những
nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của rừng đối với đời sống của chúng
ta và hiểu rõ hơn về các văn bản luật dưới luật trong công tác quản lý bảo vệ
rừng. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối
tượng, hàng năm mở các cuộc họp, hội nghị cho cán bộ và người dân trong
xã. Học tập về luật bảo vệ và phát triển rừng. Do vậy ý thức của người dân
được nâng lên rõ rệt, họ đã tham gia tích cực vào công tác quản lý và bảo vệ
rừng tại địa phương. Kết quả thực hiện được thể hiện ở bảng 4.2:
32
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Bảng 4.2: Bảng hoạt động tuyên truyền, tập huấn trong quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng của xã Nà Hẩu qua các năm 2012-2014
Hoạt động
Năm
Tập
huấn,
hội nghị
Ngƣời
tham
gia
Nội dung Kết quả
2012
2 Lớp
tập huấn
80
Tập huấn cho người dân
về kỹ thuật trồng và
chăm sóc rừng.
Người dân nắm được
kỹ thuật, cách chăm
sóc rừng.
1 Hội
nghị
35 Học tập về luật bảo vệ
và phát triển rừng cho
cán bộ thôn bản, cán bộ
xã.
Giúp cán bộ hiểu và
có thêm kiến thức để
tuyên truyền cho
người dân.
2013 2 Cuộc
họp
tuyên
truyền
80
Tuyên truyền cho người
dân vai trò của rừng đối
với đới sống và Luật bảo
vệ, phát triển rừng và
PCCCR.
Người dân hiểu về
vai trò của rừng, cách
PCCCR. Tuân thủ
luật bảo vệ và phát
riển rừng.
2014 2 Cuộc
họp
tuyên
truyền
90
Tuyên truyền về chính
sách nhà nước, quyền lợi,
nghĩa vụ của cá nhân và
cộng đồng trong công tác
trồng, bảo vệ, phát triển
rừng và PCCCR.
Người dân hiểu về
quyền lợi và nghĩa vụ
của mình trong công
tác trồng, bảo vệ,
phát triển rừng và
PCCCR.
(Nguồn: Phỏng vấn cán bộ phụ trách xã Nà Hẩu)
Qua bảng 4.2 ta thấy hoạt động tuyên truyền, tập huấn trong công tác
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của xã qua các năm được thể hiện rõ:
Năm 2012 diễn ra 2 lớp tập huấn với sự tham gia của 80 người, nội
dung là tập huấn cho người dân về kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng, 1 hội
33
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
nghị với sự tham gia của 35 người, nội dung là học tập về luật bảo vệ và phát
triển rừng cho cán bộ thôn bản, cán bộ xã.
Năm 2013 diễn ra 2 cuộc họp với sự tham gia của 80 người, nội dung là
tuyên truyền cho người dân vai trò của rừng đối với đới sống và Luật bảo vệ,
phát triển rừng và PCCCR.
Năm 2014 diễn ra 2 cuộc họp với sự tham gia của 90 người, nội dung là
tuyên truyền về chính sách nhà nước, quyền lợi, nghĩa vụ của cá nhân và cộng
đồng trong công tác trồng, bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR.
Các nội dung đều được triển khai và được sự tham gia đông đảo quần
chúng nhân dân và đạt được kết quả mong muốn. ta thấy công tác quản lý,
bảo vệ và phát triển rừng của xã đã được quan tâm bằng cách tuyên truyền,
tập huấn cho người dân và cán bộ, giúp cho cán bộ tăng cường kiến thức về
công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR, tăng cường lực lượng
chữa cháy và các tổ đội chữa cháy rừng tại xã và tại các thôn bản, giúp người
dân hiểu được vai trò của rừng, quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong hoạt
động quản lý bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR.
4.3.2. Phòng cháy và các biện pháp kỹ thuật chữa cháy rừng
UBND xã đã thành lập Ban chỉ huy BVR - PCCCR và xây dựng
phương án PCCCR của xã. Sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của UBND huyện
và các ngành chức năng, từ năm 2006 đến nay công tác PCCCR xã đã thực
hiện được một số nội dung sau:
- Công tác chỉ đạo PCCCR của chính quyền xã.
Ban chỉ huy BVR & PCCCR xã đã tham mưu cho UBND xã kiện toàn
Ban chỉ huy BVR & PCCCR xã, thực hiện quy chế làm việc, phân công nhiện
vụ, đôn đốc kiểm tra PCCCR ở thôn bản.
Ban chỉ huy PCCCR xã phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của
ban phụ trách địa bàn các thôn bản. Thường xuyên kiểm tra dôn đốc các thôn
bản và các chủ rừng về công tác bảo vệ rừng và PCCCR.
34
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Chính quyền xã đã đề ra các biện pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện
phương án PCCCR.
Tổ chức thường trực PCCCR trong các ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật và
ngày lễ tết, đặc biệt trong mùa hanh khô thường trực 24/24 giờ.
Tham mưu chính quyền xã ban hành các văn bản đôn đốc kiểm tra công
tác PCCCR tại các thôn bản.
Tham mưu chính quyền xã chủ động nguồn kinh phí phục vụ cho công
tác PCCCR, chủ dộng các điều kiện vật chất, công tác y tế, … cứu chữa người
bị tai nạn, chế độ chính sách cho người tham gia PCCCR.
- Công tác tuyên truyền bảo vệ rừng và PCCCR.
Đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ rừng, PCCCR bằng nhiều
hình thức và nội dung phù hợp với từng thôn bản.
Tổ chức ký cam kết QLBVR & PCCCR cho 100% các hộ gia đình
trong toàn xã.
Trong giai đoạn đã tổ chức 5 cuộc họp với 200 lượt người tham dự, đã
xây dựng quy ước BVR theo tinh thần Thông tư 70 của Bộ NN& PTNT cho
các thôn trong xã.
- Công tác luyện tập PCCCR.
Cử người tham gia tập huấn nâng cao năng lực và kỹ thuật PCCCR với
các thành phần gồm: Tổ xung kích CCR, tổ BVR…do huyện tổ chức.
Phối hợp Hạt Kiểm lâm huyện mở hội nghị đánh giá công tác bao vệ
rừng và PCCCR từng năm, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực PCCCR cho
các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng.
- Củng cố Ban chỉ huy BV&PCCCR và tổ đội quần chúng bảo vệ
rừng. UBND xã đã thường xuyên kiện toàn Ban chỉ huy BV&PCCCR xã,
thành phần Ban chỉ đạo do đống chí Phó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban,
xã đội trưởng làm phó ban thường trực, các đoàn thể xã, trưởng thôn bản
làm thành viên.
35
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Duy trì hoạt động của các tổ xung kích chữa cháy rừng xã gồm 40
người, tổ chức duy trì thường xuyên lịch trực PCCCR tại xã, đặc biệt các
ngày nghỉ, ngày lễ. định kỳ họp giao ban rút kinh nghiệm và triển khai có hiệu
quả trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR.
Đã thành lập 10 tổ đội quần chúng BVR-PCCCR ở thôn bản với 100
người tham gia.
- Tổ chức thực hiện phương án PCCCR.
Ngay từ dầu mùa hanh khô hàng năm, thực hiện phương án PCCCR xã
giai đoạn 2011-2013, Ban chỉ huy đã chủ dộng xây dựng kế hoạch, tham mưu
cho UBND xã tổ chức thực hiện các biện pháp PCCCR từng năm.
Rà soát phương án và có điều chỉnh bồ xung phù hợp với điều kiện
thực tế, tham mưu cho UBND xã chỉ đạo, đôn đốc các thôn bản, chủ rừng tổ
chức thực hiện phương án PCCR.
- Các biện pháp kỹ thuật chữa cháy rừng:
1) Hiệu lệnh báo động khi có cháy rừng:
Tùy theo tình hình thực tế tại thôn để báo động cháy rừng.
Cấp xã, thôn khi cháy rừng xảy ra dung loa phát thanh hoặc dung hiệu
lệnh bằng trống, kẻng gõ liên tiếp, dồn dập để báo động.
2) Một số biện pháp chữa cháy rừng:
- Chữa cháy trực tiếp:
Sử dụng tất cả các dụng cụ, phương tiện thủ công như: cành cây tươi,
cào răng, dao phát, bàn dập, bao tải ướt, bình bươm nước đeo vai, … để tấn
công trực tiếp vào đám cháy.
Nếu đám cháy quá lớn ngoài khả năng kiểm soát của thôn, xã phải kịp thời
báo cáo ban chi viện lực lượng và phương tiện chữa cháy của cấp trên hỗ trợ.
- Chữa cháy gián tiếp:
Đối với các đám cháy lớn, có nguy cơ lan rộng không định hướng thì
phải huy động nhiều người để tham gia chữa cháy, tạo đường băng đốt trước
hoặc đường băng trắng ngăn lửa.
36
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Kích thước đường băng trắng hoặc đường băng đốt trước có chiều rộng từ
10 - 20 m, độ dài tùy thuộc vào địa hình để đón ngọn lửa đến và phải thi công
xong trước khi ngọn lửa lan tràn đến, sau đó tiếp tục dập tắt lửa bằng biện pháp
trực tiếp.
3) Thực hiện Phương châm 4 tại chỗ hiệu quả:
- Chỉ huy tại chỗ: Trưởng thôn phối hợp với cán bộ kiểm lâm địa bàn
huy động kịp thời các tổ, đội xung kích của thôn và lực lượng thôn giáp ranh
hỗ trợ chữa cháy rừng. Tổ chức chỉ huy chữa cháy rừng đồng báo cáo tình
hình đám cháy ngay về UBND xã.
Khi có cháy rừng xảy ra BCH BVR & PCCCR của xã xác định điểm
cháy, huy động các lực lượng chữa cháy tại các thôn bản và nhân dân gần khu
vực cháy rừng để triển khai dập tắt lửa. Báo cáo ngay tình hình cháy rừng về
thường trực BCH PCCCR huyện.
- Lực lượng tại chỗ: Lực lượng đội xung kích chữa cháy rừng cấp xã
gồm 10 người. Lực lượng các thôn, bản gồm: 10 tổ xung kích chữa cháy rừng
với 100 người tham gia
Nếu đám cháy mới được phát hiện: Huy động ngay những người dân
gần đám cháy dung dao phát, cành cây tươi, để dập tắt đám cháy.
- Phương tiện tại chỗ:
Sử dụng các phương tiện dụng cụ chữa cháy rừng đã được trang bị để
tại BCH quân sự xã cho các đội xung kích CCR của xã gồm: Dao phát, loa
cầm tay, mũ, giầy leo rừng, nước. Các tổ xung kích huy động các dụng cụ
chữa cháy được trang bị và dụng cụ chữa cháy thô sơ trong nhân dân.
Các phương tiện và dụng cụ chữa cháy rừng được trang bị thường
xuyên được bảo quản đảm bảo san sang sử dụng khi chay rừng xảy ra.
- Hậu cần tại chỗ: UBND xã thành lập tổ hậu cần do đồng chí PCT
UBND phụ trách chuẩn bị đồ ăn, nước uống cung cấp cho những người tham
37
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
gia CCR, kinh phí lấy từ nguồn ngân sách của xã, nếu vượt quá nguồn ngân
sách của xã đề nghị huyện hỗ trợ bổ xung.
Trạm y tế xã chuẩn bị cáng, băng bông, thuốc men cần thiết và có mặt
tại nơi xảy ra cháy rừng để san sang cấp cứu người bị thương.Các hộ gia đình
chuẩn bị các chai, bình đựng nước để ở nơi thuận tiện cho việc cơ động CCR.
Kết quả thực hiện Phương châm 4 tại chỗ được thực hiện năm 2012-2014 của
xã Nà Hẩu trong PCCCR được thể hiện ở bảng 4.3, từ bảng 4.3 ta thấy:
Lực lượng tại chỗ tham gia công tác PCCCR của xã tương đối đông,
gồm1378 người bao gồm cả lãnh đạo của lực lượng kiểm lâm, cán bộ xã và
người dân.
Phương tiện PCCCR nhìn chung ít, thô sơ chủ yếu là các dụng cụ thủ
công (dao phát, bàn dập lửa,…).
Công tác PCCCR trên địa bàn xã đã được triển khai áp dụng hiệu quả,
nâng cao năng lực thể hiện ở mặt:
Chỉ đạo, chỉ huy, nhận thức của cộng đồng và chính quyền dịa phương, các
công trình phòng cháy, trang thiết bị, công cụ chữa cháy được đầu tư và bố trí
hợp lý san sàng sử dụng khi cần thiết. tăng cường lực lượng chữa cháy rừng
phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể của xã, góp phần thực hiện
công tác PCCCR đạt hiệu quả.
Bảng 4.3: Phƣơng châm 4 tại chỗ trong PCCCR xã Nà Hẩu thực hiện
năm 2012-2014
TT Hạng mục Đơn vị tính Số lƣợng
1 Chỉ huy tại chỗ:
- Lãnh đạo UBND xã và BCH về các vấn đề
cấp bách trong BVR, PCCCR
- Cán bộ kiểm lâm địa bàn tham mưu
Người
30
1
2 Lực lượng tại chỗ:
- Lực lượng trực giác 1
38
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
TT Hạng mục Đơn vị tính Số lƣợng
- Lực lượng tham gia CCR:
Lực lượng Kiểm lâm cụm xã
Lực lượng tổ xung kích
Lực lượng DQTV
Lực lượng Tổ quần chúng BVR
Lực lượng các tổ chức, đoàn thể xã
Lực lượng có khả năng huy động
Người
500
6
100
60
450
30
200
3 Phương tiện tại chỗ:
Dao phát
Bàn dập lửa
Đường băng xanh
Con
Cái
km
50
20
05
4 Hậu cần tại chỗ: Túi cứu thương, thuốc dự
phòng, cáng cứu thương (trạm y tế xã). Dự
phòng nước uống, ăn tại hiện trường (ngân
sách xã)
túi 2
(Nguồn: Phương án phòng cháy chữa cháy rừng xã Nà Hẩu)
Thông qua tuyên truyền giúp người dân tiếp cận, làm quen các biện
pháp kỹ thuật PCCCR, áp dụng các biện pháp trong chữa cháy rừng hạn chế
mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, góp phần phát triển bền vững về
kinh tế - xã hội và môi trường.
4.3.3. Thực trạng về công tác kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm luật bảo
vệ rừng tại xã Nà Hẩu giai đoạn 2012-2014
Kết hợp với kiểm lâm địa bàn, lực lượng công an, dân quân tự vệ, chủ
rừng thường xuyên đi tuần tra bảo vệ rừng, ngăn chặn các hành vi khai thác
gỗ rừng trái phép, săn bắt động vật quý hiếm. Các vụ vi phạm và xử lý vi
phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ và phát triển rừng năm 2012 - 2014 của
xã Nà Hẩu được thể hiện ở bảng 4.4:
39
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Bảng 4.4: Kết quả về kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong bảo vệ
rừng tại xã Nà Hẩu năm 2012-2014
Năm 2012 2013 2014 Tổng
Phát nương
làm rẫy trái
phép
Tổng số vụ 24 16 12 52
Thiệt hại (ha) 15,6 13,4 9,5 38,5
HT xử lý Xử lý hành chính, cảnh cáo, phạt tiền
Khai thác
rừng trái
phép
Tổng số vụ 7 5 3 15
Thiệt hại (m3
) 16 8 3,5 27,5
HT xử lý Tịch thu, phạt tiền
Vi phạm thủ
tục hành
chính trong
VC lâm sản
Tổng số vụ 4 3 2 9
Thiệt hại (m3
) 29,0 22,5 16,0 67,5
HT xử lý Phạt tiền Phạt tiền Phạt tiền
(Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái)
Từ bảng 4.4 ta thấy tình hình xử phạt vi phạm luật bảo vệ rừng và phát
triển rừng hàng năm của xã đều diễn ra và đã ngăn chặn được các hành vi vi
phạm luật BVR & PTR dăn đe và hạn chế được thiệt hại đáng kể. Tính từ năm
2012 - 2014 trên địa bàn xã các vụ vi phạm đã giảm các hình thức vi phạm
với các cơ quan kiểm lâm xử lý như sau:
- Phát nương làm rẫy trái phép trong 3 năm xảy ra 52 vụ, làm thiệt hại
38,5 ha rừng. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 47 vụ, 05 vụ xử phạt
cảnh cáo, tổng số tiền 75.980.000 đồng, trong đó đã thu được 50.850.000
đồng. còn lại 25.130.000 đồng do người dân còn nghèo nên chưa nộp được
hết số tiền vi phạm.
- Khai thác rừng trái phép: 15 vụ làm thiệt hại 27,5 m3
- Vi phạm thủ tục hành chính trong vận chuyển lâm sản: 9 vụ làm thiệt
hại 67,5 m3
gỗ.
40
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đời sống còn gặp nhiều khó
khăn, lợi nhuận cao đem lại từ khai thác, buôn bán lâm sản trái phép nên đối
tượng đã cố tình vi phạm. Trình độ dân trí người dân còn hạn chế, trình độ
canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa đạt hiệu quả.
Kết quả tìm hiểu về tang vật và phương tiện vi phạm trong các vụ vi
phạm lâm luật được thể hiện ở bảng 4.5:
Bảng 4.5: Tang vật và phƣơng tiện vi phạm trong bảo vệ rừng xã Nà Hẩu
năm 2012-2014
Phƣơng tiện
Hình thức xử
phạt
ĐVT
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Ô tô Tạm giữ cái 1 1 1
Cưa máy Tịch thu cái 5 2 2
Xe máy Tạm giữ cái 1 1 0
(Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Văn Yên)
Qua bảng 4.5 ta thấy thống kê qua 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014, các
phương tiện được sử dụng trong các vụ vi phạm luật bảo vệ rừng chủ yếu là
cưa xăng, xe máy, ô tô, sử dụng trong khai thác gỗ, vận chuyển gỗ trái phép.
4.4.Thực trạng phát triển rừng tại địa bàn xã Nà Hẩu giai đoạn 2012-2014
4.4.1. Khoanh nuôi bảo vệ rừng
Thực hiện chính sách khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, xã đã giao khoán
khoanh nuôi bảo vệ rừng vốn sự nghiệp kiểm lâm và khoanh nuôi bảo vệ rừng
vốn của dự án 661. Tuy số tiền không nhiều nhưng cũng phần nào động viên
được bà con trong việc quản lý và bảo vệ rừng.
Bảo vệ vốn rừng hiện có đồng thời, phát huy lợi thế của địa phương có
điều kiện khí hậu thời tiết đất đai thuận lợi cho việc đẩy nhanh diễn thế rừng
tự nhiên, nâng cao khả năng phòng hộ của rừng cùng như phục hồi hệ sinh
thái rừng.
Kết quả khoanh nuôi bảo vệ rừng của xã được thể hiện ở bảng 4.6:
41
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Bảng 4.6: Kết quả khoanh nuôi bảo vệ rừng xã Nà Hẩu năm 2012-2014
Đơn vị: ha
Loại
rừng
Năm
Kết quả
2012 2013 2014
Tự nhiên 366,5 908,58 1098,58
Rừng đã và đang phục hồi, cây sinh
trưởng phát triển tốt.
(Nguồn: Ban lâm nghiệp xã Nà Hẩu)
Qua bảng 4.6 ta thấy diện tích được khoanh nuôi bảo vệ năm 2012 là
366,5 ha, năm 2013 là 908,58 ha, năm 2014 là 1098,58 ha.
Như vậy diện tích rừng hiện nay xã đang khoanh nuôi bảo vệ là
1098,58 ha. Do được bảo vệ tốt nên rừng đã và đang phục hồi, cây sinh
trưởng phát triển tốt. Tuy nhiên, rừng được giao cho các hộ gia đình khoanh
nuôi bảo vệ, có địa hình phức tạp đường đi lại khó khăn nên việc khoanh nuôi
bảo vệ còn gặp nhiều trắc trở, nạn khai thác trái phép hiện vẫn còn xảy ra trên
diện tích giao khoán cho người dân khoanh nuôi bảo vệ. Tuy nhiên rừng hiện
nay cũng đã bắt đầu phục hồi, đã xuất hiện một số loài cây gỗ có giá trị.
4.4.2. Trồng rừng
Kết quả trồng từ năm 2012-2014 xã Nà Hẩu được thể hiện ở bảng 4.7:
Bảng 4.7: Kết quả trồng rừng của xã Nà Hẩu năm 2013-2014
Năm Tên thôn
Diện
tích (ha)
Loài cây-Phƣơng thức
Khoảng cách trồng
2012
đến
2014
Thôn 1 38,5 Trồng Quế thuần loài
Mật độ trồng 2500 cây/ha
Khoảng cách trồng:
2m x 2m
Trồng Thảo quả dưới tán
rừng tự nhiên
Thôn 2 58,8
Thôn 3 55,2
Thôn 4 60,0
Thôn 5 57,5
Tổng cộng 270
(Nguồn: Ban lâm nghiệp xã Nà Hẩu)
42
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Từ bảng 4.7 cho thấy:
Diện tích rừng trồng của xã tương đối ít, trong 3 năm xã mới trồng
được 270 ha, cây trồng rừng của người dân chủ yếu tập trung vào loại cây
chính ở đây là Quế, cây Thảo quả dưới tán rừng, hiện nay cây sinh trưởng rất
tốt và cho thu nhập cao.
4.5.Thuận lợi, khó khăn trong quản lý bảo vệ, phát triển rừng ở xã Nà Hẩu
4.5.1. Thuận lợi
Công tác tuyên truyền luật quản lý bảo vệ và phát triển rừng và các quy
định cũng như kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc, phòng cháy chữa cháy được tổ
chức thường xuyên trên địa bàn xã.
Người dân đồng tình ủng hộ và tham gia nhiệt tình công tác trồng, quản
lý bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR.
+ Từ phía người dân:
Một số hộ gia đình có rừng gần nhà thuận tiện cho việc trông nom
chăm sóc, địa hình đi lại thuận tiện hạn chế được trâu bò, người phá hại.
Có nguồn lao động để thực hiện tốt công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ và
PCCCR.
Được đầu tư vốn, giống, kỹ thuật phục vụ công tác trồng, bảo vệ rừng.
Cây phát triển tốt, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, được
tham gia các cuộc họp, hội nghị tuyên truyền về kỹ thuật trồng, bảo vệ phát
triển rừng và PCCCR cũng như luật bảo vệ và phát triển rừng.
Được cán bộ xã nhiệt tình hướng dẫn, giải quyết các vấn đề khó khăn
vướng mắc.
+ Từ phía cán bộ trong việc phối hợp với người dân:
Được sự ủng hộ, nhất trí của người dân trong công tác trồng, bảo vệ
phát triển rừng và PCCCR, người dân có kinh nghiệm trong trồng rừng Quế,
Thảo quả.
43
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
4.5.2. Khó khăn
Là xã miền núi đường đi lại khó khăn địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi
núi hiểm trở nên việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn gặp nhiều khó khăn.
Áp lực từ phía người dân vào rừng còn tiếp diễn do đời sống một số hộ
gia đình còn khó khăn nhưng nguồn nhân khẩu nhiều.
Những diện tích rừng và đất rừng ở xa khu dân cư, nên việc khai thác
lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra trên địa bàn xã.
Nguồn vốn để thực hiện trồng rừng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
còn ít chưa đáp ứng được yêu cầu.
Phương tiện quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn thiếu không đáp ứng
cho nhu cầu hiện tại.
Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, thu nhập của người dân còn thấp, nhiều
hộ thiếu lương thực.
Lực lượng quản lý bảo vệ còn mỏng, chưa đủ mạnh cả phương diện tổ
chức cũng như các năng lực để tổ chức xã hội hoá nghề rừng; hệ thống theo
dõi giám sát hoạt động sản xuất lâm nghiệp vẫn còn hạn chế do thiếu phương
tiện xử lý bảo vệ và phát triển rừng.
Những mô hình sản xuất có thu nhập cao từ rừng và đất rừng còn hạn chế.
Thiếu kinh phí trong công tác tuyên truyền cũng như tổ chức xây dựng
thành lập các tổ đội tự quản trong công tác bảo vệ rừng.
Xử lý vi phạm còn chồng chéo, không thống nhất vẫn còn để lọt tội, cá
biệt còn có cán bộ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tiếp tiếp tay cho các
hành vi xâm hại đến rừng.
+ Từ phía người dân:
Một số hộ gia đình vùng sâu, địa hình khó khăn rừng xa nhà đi lại hạn
chế nên việc quản lý chưa được tốt vẫn để xảy ra phá hại bởi người.
Tốn công lao động trong trồng và chăm sóc những năm đầu.
Vốn, giống vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu.
Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng tại xã Nà hẩu huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái.docx
Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng tại xã Nà hẩu huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái.docx
Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng tại xã Nà hẩu huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái.docx
Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng tại xã Nà hẩu huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái.docx
Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng tại xã Nà hẩu huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái.docx
Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng tại xã Nà hẩu huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái.docx
Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng tại xã Nà hẩu huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái.docx
Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng tại xã Nà hẩu huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái.docx
Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng tại xã Nà hẩu huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái.docx

More Related Content

What's hot

Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOTLuận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo Cáo Thực Tập Tạo Động Lực Lao Động Cho Người Lao Động.docx
Báo Cáo Thực Tập Tạo Động Lực Lao Động Cho Người Lao Động.docxBáo Cáo Thực Tập Tạo Động Lực Lao Động Cho Người Lao Động.docx
Báo Cáo Thực Tập Tạo Động Lực Lao Động Cho Người Lao Động.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAYCông tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Đánh giá chính sách giao đất giao rừng huyện Hòa Vang
Luận văn: Đánh giá chính sách giao đất giao rừng huyện Hòa VangLuận văn: Đánh giá chính sách giao đất giao rừng huyện Hòa Vang
Luận văn: Đánh giá chính sách giao đất giao rừng huyện Hòa Vang
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Dự án trồng sau sạch kết hợp nuôi cua đinh
Dự án trồng sau sạch kết hợp nuôi cua đinhDự án trồng sau sạch kết hợp nuôi cua đinh
Dự án trồng sau sạch kết hợp nuôi cua đinh
ThaoNguyenXanh2
 
Luận Văn Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ Phần
Luận Văn  Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ PhầnLuận Văn  Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ Phần
Luận Văn Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ Phần
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoánLuận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
luan van thac si san xuat phan compost tu chat thai huu co
luan van thac si san xuat phan compost tu chat thai huu coluan van thac si san xuat phan compost tu chat thai huu co
luan van thac si san xuat phan compost tu chat thai huu co
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh học
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh họcNghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh học
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh học
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận shtt nhóm 26 (nhật bản)
Tiểu luận shtt   nhóm 26 (nhật bản)Tiểu luận shtt   nhóm 26 (nhật bản)
Tiểu luận shtt nhóm 26 (nhật bản)zazazu_lynk
 

What's hot (20)

Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOTLuận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
 
Báo Cáo Thực Tập Tạo Động Lực Lao Động Cho Người Lao Động.docx
Báo Cáo Thực Tập Tạo Động Lực Lao Động Cho Người Lao Động.docxBáo Cáo Thực Tập Tạo Động Lực Lao Động Cho Người Lao Động.docx
Báo Cáo Thực Tập Tạo Động Lực Lao Động Cho Người Lao Động.docx
 
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
 
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAYCông tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
 
Luận văn: Đánh giá chính sách giao đất giao rừng huyện Hòa Vang
Luận văn: Đánh giá chính sách giao đất giao rừng huyện Hòa VangLuận văn: Đánh giá chính sách giao đất giao rừng huyện Hòa Vang
Luận văn: Đánh giá chính sách giao đất giao rừng huyện Hòa Vang
 
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
 
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Nhà máy Thủy điện Sô...
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh...
 
Dự án trồng sau sạch kết hợp nuôi cua đinh
Dự án trồng sau sạch kết hợp nuôi cua đinhDự án trồng sau sạch kết hợp nuôi cua đinh
Dự án trồng sau sạch kết hợp nuôi cua đinh
 
Luận Văn Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ Phần
Luận Văn  Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ PhầnLuận Văn  Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ Phần
Luận Văn Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ Phần
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOT
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
 
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoánLuận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
 
luan van thac si san xuat phan compost tu chat thai huu co
luan van thac si san xuat phan compost tu chat thai huu coluan van thac si san xuat phan compost tu chat thai huu co
luan van thac si san xuat phan compost tu chat thai huu co
 
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh học
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh họcNghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh học
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh học
 
Tiểu luận shtt nhóm 26 (nhật bản)
Tiểu luận shtt   nhóm 26 (nhật bản)Tiểu luận shtt   nhóm 26 (nhật bản)
Tiểu luận shtt nhóm 26 (nhật bản)
 

Similar to Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng tại xã Nà hẩu huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái.docx

đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của kiểm lâm địa bàn tại hạt kiểm ...
Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của kiểm lâm địa bàn tại hạt kiểm ...Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của kiểm lâm địa bàn tại hạt kiểm ...
Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của kiểm lâm địa bàn tại hạt kiểm ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới, ĐIỂM 8
Đề tài kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới, ĐIỂM 8Đề tài kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới, ĐIỂM 8
Đề tài kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin frms cập nhật diễ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin frms cập nhật diễ...Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin frms cập nhật diễ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin frms cập nhật diễ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAYĐề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.doc
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.docTìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.doc
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng phần mềm frms cập nhật diễn biến tài ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng phần mềm frms cập nhật diễn biến tài ...Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng phần mềm frms cập nhật diễn biến tài ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng phần mềm frms cập nhật diễn biến tài ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba excentrodendron t...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba   excentrodendron t...Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba   excentrodendron t...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba excentrodendron t...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) ...Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng tại xã Nà hẩu huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái.docx (20)

đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
 
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
 
Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của kiểm lâm địa bàn tại hạt kiểm ...
Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của kiểm lâm địa bàn tại hạt kiểm ...Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của kiểm lâm địa bàn tại hạt kiểm ...
Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của kiểm lâm địa bàn tại hạt kiểm ...
 
Đề tài kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới, ĐIỂM 8
Đề tài kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới, ĐIỂM 8Đề tài kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới, ĐIỂM 8
Đề tài kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới, ĐIỂM 8
 
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin frms cập nhật diễ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin frms cập nhật diễ...Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin frms cập nhật diễ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin frms cập nhật diễ...
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
 
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAYĐề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.doc
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.docTìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.doc
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.doc
 
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng phần mềm frms cập nhật diễn biến tài ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng phần mềm frms cập nhật diễn biến tài ...Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng phần mềm frms cập nhật diễn biến tài ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng phần mềm frms cập nhật diễn biến tài ...
 
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
 
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba excentrodendron t...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba   excentrodendron t...Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba   excentrodendron t...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba excentrodendron t...
 
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
 
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
 
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...
 
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...
 
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...
 
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...
Tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng công nghệ thông tin fmrs cập nhật diễ...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) ...Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) ...
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Recently uploaded

Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (11)

Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 

Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng tại xã Nà hẩu huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái.docx

  • 1. 1 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIÀNG THỊ LAN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI XÃ NÀ HẨU HUYỆN VĂN YÊN TỈNH YÊN BÁI KHÓALUẬNTỐTNGHIỆPĐẠIHỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Nông Lâm kết hợp Khoa: Lâm nghiệp Khoá học: 2011-2015 THÁI NGUYÊN, NĂM 2015
  • 2. 2 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIÀNG THỊ LAN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI XÃ NÀ HẨU HUYỆN VĂN YÊN TỈNH YÊN BÁI KHÓALUẬNTỐTNGHIỆPĐẠIHỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Nông Lâm kết hợp Khoa: Lâm nghiệp Lớp: 43NLKH Khoá học: 2011-2015 Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS. LÊ SỸ TRUNG Khoa Lâm nghiệp- Trƣờng ĐH Nông Lâm Thái Nguyên THÁI NGUYÊN, NĂM 2015
  • 3. i Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực. Khóa luận đã được giáo viên hướng dẫn xem và sửa. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015 Giảng viên hƣớng dẫn Sinh viên PGS.TS.Lê Sỹ Trung Giàng Thị Lan Giảng viên phản biện (Ký và ghi rõ họ tên)
  • 4. ii Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 LỜI NÓI ĐẦU Sau bốn năm học tập, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đến nay khoá học đã sắp hoàn thành. Được sự nhất trí của Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng tại xã Nà hẩu huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái”. Trong quá trình thực hiện đề tài, dưới sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, cùng với sự nỗ lực của bản thân, đến nay đề tài của tôi đã hoàn thành. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn tới sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo khoa lâm nghiệp, đặc biệt là thầy: PGS.TS. Lê Sỹ Trung đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Cũng nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ, người dân xã Nà hẩu huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái, đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại địa phương. Do thời gian, điều kiện nghiên cứu và năng lực của bản thân có hạn, nên đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để chuyên đề của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày 21 tháng 5 năm 2015 Sinh viên Giàng Thị Lan
  • 5. iii Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Diễn biến tài nguyên rừng của xã Nà Hẩu huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012-2014................................................................. 27 Bảng 4.2: Bảng hoạt động tuyên truyền, tập huấn trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của xã Nà Hẩu qua các năm 2012-2014................. 32 Bảng 4.3: Phương châm 4 tại chỗ trong PCCCR xã Nà Hẩu thực hiện năm 2012-2014 ....................................................................................... 37 Bảng 4.4: Kết quả về kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong bảo vệ rừng tại xã Nà Hẩu năm 2012-2014........................................................ 39 Bảng 4.5: Tang vật và phương tiện vi phạm trong bảo vệ rừng xã Nà Hẩu năm 2012-2014 ....................................................................................... 40 Bảng 4.6: Kết quả khoanh nuôi bảo vệ rừng xã Nà Hẩu năm 2012-2014 ...... 41 Bảng 4.7: Kết quả trồng rừng của xã Nà Hẩu năm 2013-2014....................... 41 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Diễn biến tài nguyên rừng xã Nà Hẩu năm 2012-2014 .................. 27
  • 6. iv Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia khu vực Đông Nam Á BCHQS : Ban chỉ huy quân sự CSHT : Cơ sở hạ tầng ĐVHD : Động vật hoang dã FAO : Tổ chức nông lương thế giới FSC : Đánh giá bền vững tài nguyên rừng HĐND : Hội đồng nhân dân KLV : Kiểm lâm viên LEI : Viện sinh thái Lambaga (Indonesia) LN : Lâm nghiệp MTCC : Hội đồng chứng chỉ gỗ Malaysia (Malaysia) NGO : Tổ chức phi chính phủ NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTCC : Hội đồng chứng chỉ gỗ quốc gia (Malaysia) PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng PTR : Phát triển rừng QLBV : Quản lý bảo vệ QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng QLRBV : Quản lý rừng bền vững TNR : Tài nguyên rừng UBND : Ủy ban nhân dân
  • 7. v Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................ii DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................iii DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................iv MỤC LỤC......................................................................................................... v PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3 1.4. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................. 4 PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................... 5 2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý trong quản lý bảo vệ rừng............................... 5 2.1.1. Cơ sở khoa học........................................................................................ 5 2.1.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng........................... 7 2.2. Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên thế giới............................................... 9 2.3. Tình hình quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam ............................................. 12 2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu................................................................ 15 2.4.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu................................................ 15 2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................... 16 PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................... 25 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 25 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................ 25 3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 25 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25 3.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu................................................................. 25
  • 8. vi Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 3.4.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)...................... 26 3.4.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu.......................................... 26 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................... 27 4.1. Hiện trạng, diễn biến tài nguyên rừng tại Nà Hẩu huyện Văn Yên......... 27 4.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ trong công tác quản lý và bảo vệ rừng xã Nà Hẩu ............................................................................................... 28 4.3. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng giai đoạn 2012 - 2014 của xã Nà Hẩu huyện văn Yên ................................................................................... 31 4.3.1. Hoạt động tuyên truyền, tập huấn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng ............................................................................................ 31 4.3.2. Phòng cháy và các biện pháp kỹ thuật chữa cháy rừng ........................ 33 4.3.3. Thực trạng về công tác kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm luật bảo vệ rừng tại xã Nà Hẩu giai đoạn 2012-2014........................................................ 38 4.4.Thực trạng phát triển rừng tại địa bàn xã Nà Hẩu giai đoạn 2012-2014 ........ 40 4.4.1. Khoanh nuôi bảo vệ rừng...................................................................... 40 4.4.2. Trồng rừng............................................................................................. 41 4.5.Thuận lợi, khó khăn trong quản lý bảo vệ, phát triển rừng ở xã Nà Hẩu ....... 42 4.5.1. Thuận lợi ............................................................................................... 42 4.5.2. Khó khăn ............................................................................................... 43 4.6. Một số giải pháp trong quản lý bảo vệ, phát triển rừng tại xã Nà Hẩu.... 44 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 46 5.1. Kết luận .................................................................................................... 46 5.2. Kiến nghị.................................................................................................. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 9. 1 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là một bộ phận của môi trường sống là tài nguyên quý báu của nước ta, có khả năng tái tạo phong phú và đa dạng. Rừng có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, văn hoá cộng đồng, du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học, an ninh quốc gia. Rừng còn ảnh hưởng trực tiếp đến bảo vệ đất đai, khí hậu, sinh vật. Rừng có tác dụng bảo vệ nguồn nước, ngăn chặn thiên tai bảo vệ mùa màng. Tuy nhiên trong mấy thập kỷ qua diện tích rừng đã bị thu hẹp, rừng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng nên đã dẫn đến hạn hán, lũ lụt ngày càng nhiều, bầu khí quyển bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống con người và gây thiệt hại cho sản xuất Nông lâm nghiệp. Theo thống kê của Tổ chức nông lương thế giới (FAO) tại Hội nghị lâm nghiệp (LN) lần thứ X tại Paris năm 1991, trung bình mỗi năm trên thế giới mất đi khoảng 1 % diện tích rừng nhiệt đới, với tốc độ đó chỉ trong vòng 100 năm tới thế giới sẽ mất rừng nhiệt đới [5]. Rừng mất đi đã kéo theo nhiều hệ lụy tất yếu, gây tổn hại lớn đối với cuộc sống con người, tình trạng hạn hán, lũ lụt, lốc xoáy diễn ra với tần suất ngày một dày đặc và nguy hiểm, thời tiết trở nên khó dự báo hơn. Nhiều hệ sinh thái đã bị phá vỡ, số lượng loài có nguy cơ bị tuyệt chủng tăng lên, xói mòn, rửa trôi diễn ra mãnh liệt, nhiều căn bệnh lạ và nguy hiểm xuất hiện đe dọa cuộc sống của con người. Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện tích đất có rừng là 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối tượng của sản xuất lâm nghiệp[1].
  • 10. 2 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009[3], diện tích rừng toàn quốc là 13,257 triệu ha, trong đó 10,339 triệu ha rừng tự nhiên (chiếm 77,99%) và 2,919 triệu ha rừng trồng (chiếm 22,01%) và được phân chia theo mục đích sử dụng 03 loại rừng như sau: rừng đặc dụng: 1,999 triệu ha, chiếm 15,08%; rừng phòng hộ: 4,833 triệu ha, chiếm 36,45%; rừng sản xuất: 6,288 triệu ha, chiếm 47,43% và rừng ngoài quy hoạch cho Lâm nghiệp: 0,138 triệu ha, chiếm 1,03%. Tổng trữ lượng gỗ trên toàn quốc có 811,7 triệu m3, trong đó gỗ rừng tự nhiên chiếm 93,4%, gỗ rừng trồng chiếm 6,6% (kết quả Chương trình Điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2001- 2005). Trữ lượng gỗ tập trung chủ yếu ở 3 vùng là Tây Nguyên chiếm 35,55%; Bắc Trung Bộ 23,69% và Nam Trung Bộ 17,95% tổng trữ lượng gỗ toàn quốc. Như vậy, ngành Lâm nghiệp đã và đang thực hiện hoạt động quản lý và sản xuất trên diện tích đất lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu người với nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn. Nhận thức được việc mất rừng là tổn thất duy nhất nghiêm trọng đang đe dọa sức sản sinh lâu dài của những tài nguyên có khả năng tái tạo, nhân dân Việt Nam đang thực hiện một chương trình rộng lớn bảo vệ, phát triển rừng. Mục tiêu là trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21 phủ xanh được 40% - 50% diện tích cả nước, với hy vọng phục hồi lại sự cân bằng sinh thái ở Việt Nam, bảo tồn đa dạng sinh học và góp phần vào việc làm chậm, tiến tới chặn đứng quá trình nóng lên toàn cầu [7]. Việt Nam được xem là nước có diện tích rừng tự nhiên tương đối lớn trong vùng Đông Nam Á. Năm 1943, diện tích rừng khoảng 14,3 triệu ha, tỷ lệ che phủ khoảng 43%. Hiện nay, tổng diện tích rừng của cả nước hiện nay là
  • 11. 3 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 13.258.843 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.339.305 ha, rừng trồng chiếm 2.919.538 ha, độ che phủ 39,1% [4]. Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đến việc quản lý bảo vệ (QLBV), phát triển rừng (PTR), đã có những chính sách và chương trình mục tiêu đầu tư lớn như chính sách giao đất giao rừng, Chương trình 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án 661. Nhận thức của xã hội, của các tầng lớp nhân dân và chính quyền các cấp về bảo vệ và phát triển rừng được nâng lên. Nà Hẩu là một xã miền núi, vùng sâu xa của huyện Văn Yên, tuy diện tích rừng có tăng lên trong những năm gần đây do thực hiện các chương trình trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên… nhưng chất lượng rừng vẫn chưa cao, do việc khai thác không đúng quy trình, khai thác bất hợp pháp, đặc biệt là công tác quản lý bảo vệ rừng vẫn còn nhiều bất cập, nên diện tích rừng đang quản lý tại xã Nà Hẩu huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái vẫn còn bị xâm hại. Mặc dù ngành kiểm lâm đã phối hợp với các ngành chức năng tăng cường tuần tra bảo vệ rừng nhưng dường như tình trạng này vẫn chưa được cải thiện. “Lâm tặc” ngày càng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để buôn bán, vận chuyển gỗ quí trái phép, người dân vẫn còn xâm hại vào rừng tự nhiên. Xuất phát vấn đề đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại xã Nà Hẩu huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. - Tìm hiểu được những khó khăn, thuận lợi trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại xã.
  • 12. 4 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 - Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng phát triển rừng tại địa phương. 1.4. Ý nghĩa đề tài * Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp cho sinh viên tự hệ thống và củng cố lại những kiến thức đã học. - Tạo cơ hội cho sinh viên làm quen, tìm hiểu kiến thức điều tra ngoài thực địa làm tiền đề cho công việc sau này. - Giúp cho sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, có được phương pháp thu thập thông tin, xử lý số liệu, viết báo cáo. * Ý nghĩa trong thực tiễn Là cơ sở giúp xã tham khảo xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ, phát triển rừng một cách có hiệu quả hơn.
  • 13. 5 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý trong quản lý bảo vệ rừng 2.1.1. Cơ sở khoa học Khái niệm quản lý bảo vệ rừng: Quản lý bảo vệ rừng là tổng hợp các biện pháp tác động tích cực vào rừng nhằm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo hướng bền vững [11]. Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng: 1) Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định. 2) Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm nguyên tắc quản lý rừng bền vững; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và ngư nghiệp; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm rừng. 3) Việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng và đất phải tuân theo các quy định của Luật này, Luật đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội hoá nghề rừng.
  • 14. 6 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 4) Bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng; giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên; giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho người làm nghề rừng sống chủ yếu bằng nghề rừng. 5) Chủ rừng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng rừng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của chủ rừng khác [11]. Vai trò của rừng đối với kinh tế - xã hội: Kinh tế: Rừng cung cấp một sản lượng lớn lâm sản phục vụ nhu cầu của con người từ các loại gỗ, tre, nứa các nhà kinh doanh thiết kế tạo ra hàng trăm mặt hàng đa dạng và phong phú như: Trang sức, mỹ nghệ, dụng cụ lao động… cho tới nhà ở hay đồ dung gia đình hiện đại,… Lâm sản ngoài gỗ: Rừng là nguồn dược liệu vô giá, không chỉ khai thác để làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe mà còn có giá trị thương mại vô cùng to lớn. Ngày nay, nhiều quốc gia đã phát triển ngành khoa học “Dược liệu rừng” nhằm khai thác có hiệu quả hơn nữa nguồn dược liệu vô cùng phong phú của rừng và tìm kiếm các phương thuốc chữa bệnh nan y, góp phần phát triển nền kinh tế. Không chỉ vậy, rừng còn là nơi cư trú của rất nhiều loài động vật. Động vật rừng là nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da lông, sừng thú là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị, … Du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái là một dịch vụ của rừng cần sử dụng một cách bền vững. Nhiều dự án phát triển du lịch sinh thái được hình thành gắn liền với các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng có cảnh quan đặc biệt. Du lịch sinh thái không chỉ phục vụ nhu cầu về mặt tinh thần mà còn tăng thêm thu nhập cho dân địa phương Xã hội: Cùng với rừng, người dân được nhà nước hỗ trợ đất sản xuất rừng, vốn, các biện pháp kỹ thuật, cơ sở hạ tầng để tạo nguồn thu nhập cho người dân. Giúp người dân thấy được lợi ích của rừng, gắn bó và có tinh thần
  • 15. 7 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Từ đó người dân sẽ ổn định nơi ở sinh sống. Vai trò phòng hộ và bảo vệ môi trường sống: - Khí hậu: Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu toàn cầu thông qua làm giảm đáng kể lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống bề mặt trái đất do che phủ của tán rừng là rất lớn so với các loại hình sử dụng đất khác, chống ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch. Đặc biệt là vai trò hết sức quan trọng của rừng trong việc duy trì chu trình carbon trên trái đất mà nhờ đó nó có tác dụng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Hệ sinh thái rừng có khả năng giữ lại và tích trữ lượng lớn carbon trong khí quyển. Vì thế sự tồn tại của thực vật và các hệ sinh thái rừng có vai trò đáng kể trong việc chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu và ổn định khí hậu. - Đất đai: Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn nạn bào mòn, rửa trôi nhất là trên đồi núi dốc thì tác dụng ấy có hiệu quả lớn nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ, mối quan hệ qua lại: Rừng tốt thì đất tốt và ngược lại. - Nước: Rừng làm sạch và điều tiết nước, điều hòa dòng chảy bề mặt chuyển nó vào tầng nước ngầm. Phòng chống lũ lụt, hạn chế lắng đọng dòng sông, lòng hồ, điều hòa dòng chảy của các con sông, con suối. Rừng có vai trò rất lớn trong việc chống cát di động ven biển, ngăn chặn sự xâm mặn của biển che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùng chua phèn, … 2.1.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng Quản lý bảo vệ rừng là lĩnh vực tương đối rộng với những biện pháp kĩ thuật khác nhau tác động từ nhiều phía lên hệ sinh thái rừng nhằm tạo điều kiện cho rừng phát triển một cách tốt nhất, năng suất và chất lường cao nhất.
  • 16. 8 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Với đặc điểm của nước ta diện tích đồi núi chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên và cũng là nơi sinh sống của hầu hết các dân tộc ít người. Vùng miền núi đất sản xuất Nông nghiệp ít, lương thực làm ra hàng năm chưa đủ phục vụ cho dân do thâm canh lạc hậu, sản xuất chủ yếu mang tính tự cung tự cấp và còn phụ thuộc vào thiên nhiên, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, trình độ dân trí thấp cộng thêm phong tục tập quán du canh du cư dẫn đến việc đốt phá rừng bừa bãi để làm nương dẫy người dân lợi dụng triệt để vào rừng để khai thác lâm sản trái phép, săn bắn động vật rừng làm diện tích rừng bị suy giảm, chất lượng rừng kém. Với những vị trí quan trọng của miền núi. Đảng và Nhà nước đã quan tâm xây dựng, phát triển kinh tế xã hội và phát triển ngành lâm nghiệp, đề ra chủ trương chính sách quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn mức thấp nhất nạn phá rừng, khai thác trái phép. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách bao gồm nhiều văn kiện, nghị định, thông tư mang pháp chế về công tác quản lý bảo vệ rừng, xây dựng và phát triển rừng của Ban lâm nghiệp nói riêng và các ngành liên quan nói chung. Những văn bản quy phạm pháp luật thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với ngành lâm nghiệp. Trong công tác bảo vệ xây dựng vốn rừng, tái sinh, trồng lại rừng. Cụ thể: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Nghị định số: 23/2006/NĐ-CP, ngày 03/3/2006 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Nghị định số: 119/2006/NĐ-CP, ngày 16/10/2006 của Chính phủ Về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm; Quyết định số: 186/2006/QĐ-TTg ngày 16/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về quy chế quản lý rừng; Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006- 2020;
  • 17. 9 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 325/TB- VPCP ngày 11/11/2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đề án: Quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2010 - 2015. Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/09/2011 về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ. Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 về quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản. Nghị đinh 159//2007/NĐ-CP về xử phạt Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản [8]. Nghị định số 39/CP, ngày 18/05/1994 của Chính phủ quy định về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của kiểm lâm [9]. Nghị định 22/CP của chính phủ ban hành ban quy định về PCCCR[10]. Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng. Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Quyết định số 04/2004/QĐ-BNN-LN ngày 02/02/2004 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác. Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. 2.2. Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên thế giới Trước đây trên thế giới có 17,6 tỷ ha rừng, hiện nay chỉ còn 4,1 tỷ ha, mỗi năm trung bình diện tích rừng nhiệt đới thu hẹp 11 triệu ha, trong đó diện tích đa dạng của rừng trồng và phát huy vai trò của nó còn rất hạn chế. Riêng ở
  • 18. 10 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Châu Á Thái bình dương trong thời gian 1976-1980 mất 9 triệu ha rừng, cũng trong thời gian này ở Châu Phi mất 37 triệu ha rừng, ở Châu Mỹ mất 18,4 triệu ha rừng. Nạn phá rừng diễn ra trầm trọng ở 56 nước nhiệt đới thuộc thế giới thứ 3 [5]. Do nạn phá rừng nên đất trồng trọt cũng bị xói mòn nặng, xa mạc hoá ngày càng diễn ra nghiêm trọng. Hiện nay 875 triệu người phải sống ở vùng sa mạc, hàng năm trên thế giới mất 12 tỷ tấn đất, với số lượng này có thể sản xuất ra khoảng 50 triệu tấn lương thực mỗi năm. Hàng ngàn hồ chứa nước ở vùng nhiệt đới đang bị cạn dần, tuổi thọ nhiều công trình thuỷ điện vùng nhiệt đới bị rút ngắn . Theo FAO (1999) những năm về cuối thế kỷ XX, tỷ lệ mất rừng vẫn thường xuyên xảy ra đặc biệt là ở các nước đang phát triển, các nước thuộc vùng nhiệt đới. Dự tính mỗi năm trái đất mất khoảng 11 triệu ha rừng, riêng Châu Á và Châu Phi mỗi năm mất khoảng 3% diện tích rừng. Trong 5 năm từ năm 1990 - 1995, 10 nước ASEAN mất khoảng 14 triệu ha rừng với tốc độ kỷ lục 1.4% diện tích rừng [5]. Để xác nhận quản lý rừng bền vững (QLRBV) của chủ rừng cần được xác nhận bằng văn bản rằng một đơn vị quản lý rừng được cấp chứng chỉ QLRBV đã được sản xuất trên cơ sở rừng được tái tạo lâu dài, không gây ảnh hưởng xấu đến các chức năng sinh thái của rừng, môi trường xung quanh và không làm suy giảm tính đa dạng sinh học. Đó chính là ý tưởng cấp chứng chỉ rừng được FSC đề cập như là một “công cụ hữu hiệu, giúp cải thiện quản lý rừng của thế giới”; “là công cụ chính sách mạnh mẽ nhất” trong quản lý rừng (dẫn từ Maria Ine’s Miranda, 2009)[14]. http://www.vifa.org.vn/vn(2005)[13] có viết Theo FSC Newsletter xuất bản ngày 31/8/2005, đã có 77 nước được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (QLRBV) cho 731 khu rừng (đơn vị QLR) và diện tích 57.264.882 ha. Hợp tác lâm nghiệp trong khối ASEAN chủ yếu xoay quanh chủ đề QLRBV
  • 19. 11 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 với 2 lý do, một là xu hướng mất rừng của các nước đang phát triển do áp lực dân số, lương thực, khai thác lậu, cháy rừng…, hai là bị thị trường thế giới từ chối nếu gỗ không có chứng chỉ QLRBV của một tổ chức độc lập quốc tế. Chứng chỉ rừng (hay chứng chỉ gỗ) thực chất là chứng chỉ ISO nhưng đặc thù cho ngành lâm nghiệp sản xuất gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Bỏ qua quan niệm rào cản thương mại, các nước thành viên ASEAN đều cần bảo vệ rừng nước mình và đều cần bán sản phẩm đồ gỗ vào các thị trường quốc tế với giá bán cao. Vì đây là nhu cầu cấp bách, khách quan, nên trong các năm 1995- 2000 ASEAN đã hoàn thành dự thảo bộ tiêu chuẩn QLRBV cho mình vào năm 2000 tại thành phố Hồ Chí Minh và được phê duyệt tại hội nghị Bộ trưởng Nông - Lâm nghiệp Phnom-penk 2001. Song, do bộ tiêu chuẩn QLRBV của ASEAN soạn thảo theo 7 tiêu chí của ITTO, nên gặp khó khăn khi xin cấp chứng chỉ của tổ chức FSC. Tuy vậy nên các nước có nền lâm nghiệp mạnh trong ASEAN như: Indonesia (Kim ngạch xuất khẩu gỗ 5-5,5 tỷ USD/năm), Malaysia (4,7-5 tỷ USD/năm), sau đó đến Philippines, Thailand đều được cấp chứng chỉ QLRBV của FSC (theo 10 nguyên tắc của FSC) trong các năm 2002-2005, tuy rằng diện tích được cấp còn hạn chế. Tại Indonesia, một tổ chức phi chính phủ (NGO) là “Viện sinh thái Lambaga” (viết tắt là LEI) ra đời vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước để hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật cho các chủ rừng nâng cao năng lực QLRBV đến khi đạt chứng chỉ gỗ quốc tế. Malaysia thành lập tổ chức NGO có tên “Hội đồng chứng chỉ gỗ quốc gia” (NTCC) nay đổi tên là “Hội đồng chứng chỉ gỗ Malaysia” (MTCC) để đảm nhiệm chức năng hỗ trợ CCR. Malaysia đang thử nghiệm đi theo 2 bước (chứng chỉ quốc gia, và chứng chỉ quốc tế). Chứng chỉ quốc gia không có giá trị trên thị trường thế giới, nhưng là một mức đánh giá năng lực quản lý của chủ rừng đã đạt mức xấp xỉ để xin thẩm định quốc tế.
  • 20. 12 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Với mục đích quản lý bền vững, các khu bảo vệ (protected areas) được thành lập ngày càng nhiều, nhiều quốc gia trên thế giới đã quan tâm đến việc quản lý bền vững các khu bảo vệ. Nhiều chính sách và giải pháp được đưa ra để áp dụng quản lý rừng bền vững. Tại vườn quốc gia (VQG) Kruger của Nam Phi (2000), nhằm bảo vệ tài nguyên bền vững, chính phủ đã trao quyền sử dụng đất đai, chia sẻ lợi ích từ du lịch cho người dân, ngược lại người dân phải tham gia quản lý và bảo vệ tài nguyên tại VQG. Theo báo cáo của Oli Krishna Prasad (1999) tại khu bảo tồn Hoàng gia Chitwan ở Nepal, để quản lý rừng bền vững, cộng đồng dân cư vùng đệm được tham gia hợp tác với một số bên liên quan trong việc quản lý tài nguyên vùng đệm phục vụ cho du lịch. Lợi ích của cộng đồng khi tham gia quản lý tài nguyên là khoảng 30 - 50% thu được từ du lịch hàng năm sẽ được đầu tư trở lại cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng(dẫn từ Oli Krishna Prasad (ed.), 1999)[15]. Như vậy có thể nhận thấy phần nào những lợi ích và tầm quan trọng mà rừng đem lại cho cuộc sống của con người trên hành tinh, nhiều giả thiết nhiều công trình nghiên cứu đã được đưa ra với mục đích duy nhất là quản lý rừng theo hướng bền vững. 2.3. Tình hình quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam Tài nguyên rừng (TNR) của Việt Nam hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng do việc quản lý và khai thác không bền vững. Tình trạng xuống cấp thể hiện cả về số lượng và chất lượng của rừng. Tại nhiều khu vực ở Tây Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, rừng đã và đang mất chức năng kinh tế và sinh thái. Nếu như tỷ lệ che phủ rừng nước ta năm 1945 là 43% thì đến năm 1976 chỉ còn 33,8%. Tỷ lệ che phủ thấp nhất vào năm 1995 với 28,2%. Trong những năm gần đây, sự nỗ lực của nhà nước với những chính sách đổi mới,
  • 21. 13 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 những chương trình trọng điểm quốc gia như Dự án 327, 661 đã làm cho diện tích rừng tăng lên một cách rõ rệt. Đến cuối năm 2010, tỷ lệ che phủ rừng của cả nước đã nâng lên là 39,5%[3]. Việt Nam là một nước nông nghiệp với 3/4 diện tích là đồi núi và hơn 80% dân số sống ở nông thôn miền núi và nghề nghiệp chính là sản xuất nông - lâm nghiệp. Cuộc sống của họ từ bao đời nay đã gắn bó chặt chẽ với rừng và đất rừng. Cùng với tốc độ tăng dân số ngày càng nhanh, với sự mở rộng và phát triển của nền kinh tế thị trường dẫn tới sự phụ thuộc của người dân địa phương và những tác động của họ vào TNR cũng ngày càng lớn. Do vậy mà công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng càng cần phải được quan tâm và chú trọng hơn nữa. Tại Việt Nam, các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đã được quan tâm; tỷ lệ che phủ rừng đạt 39,5%, tăng trung bình 0,4%/năm. Tuy vậy, tình trạng chặt phá, khai thác rừng trái phép vẫn diễn biến phức tạp. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Bá Ngãi đã khẳng định vai trò to lớn của rừng trong chống biến đổi khí hậu, ngăn lũ lụt, thiên tai bất thường... Do sự mất mát của rừng lớn dẫn đến nghèo kiệt đất đai và sự biến mất dần những sinh vật quý hiếm, làm tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển, tăng nhiệt độ trung bình của trái đất.. [4]. Do những thập kỷ ở nước ta toàn bộ rừng và đất rừng thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.Trên danh nghĩa rừng của toàn dân nên vì thế mà mọi người đều có quyền khai thác, lợi dụng bất kỳ tài nguyên có từ rừng và đất rừng, nên rừng bị khai thác triệt để dẫn đến ngày càng cạn kiệt là điều không thể tránh khỏi, thêm vào đó tình trạng du canh, du cư, hoạt động đốt nương làm dẫy, dân số tăng nhanh làm cho tài nguyên rừng nước ta bị tàn phá nặng nề hơn, hình thức trên kéo dài suốt bốn thập kỷ do đó tài nguyên rừng nước ta bị suy giảm nhanh chóng, diện tích bị thu hẹp từ 14,3triệu ha (1943) xuống 9,3 triệu ha (1995), tỷ lệ che phủ từ 47% (1943) xuống còn 28% năm (1995).
  • 22. 14 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Công tác quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam trong những năm gần đây đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, ban hành nhiều đường lối chính sách bao gồm những văn kiện, những quyết định, chỉ thị và quan trọng nhất là ban hành Luật bảo vệ và phát triển rừng, với nội dung hoạt động của lực lượng Kiểm lâm phong phú đa dạng. Đây thực sự là bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển lâm nghiệp ở nước ta, làm cho pháp Luật về rừng đi vào cuộc sống. Mục tiêu của Đảng và Nhà nước đặt ra đối với công tác quản lý và bảo vệ rừng và giao đất Lâm nghiệp là: Ngăn chặn tận gốc các hành vi, vi phạm bảo vệ và phát triển rừng. Thiết lập hệ thống chủ rừng trên phạm vi toàn quốc với từng loại rừng. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, từng bước thực hiện từng mảnh đất khu rừng có chủ cụ thể. Tạo điều kiện cho Nông dân tổ chức sản xuất cây trồng, vật nuôi và đi đến xoá bỏ tình trạng độc canh cây lúa, phá rừng làm nương dẫy, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiên đại hoá nông thôn. Góp phần bảo vệ, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sống. Những năm qua công tác quản lý bảo vệ rừng từng bước phát triển và đạt được những thành công đáng kể: Độ che phủ năm 1995 là 28,2% [2]; đến năm 2004 tăng lên 39% chủ chương của Nhà nước nâng cao độ che phủ của rừng đến năm 2010 là 43%. Để quản lý bảo vệ rừng hợp lý, Đảng và Chính phủ đã ban hành Nghị định 02 về giao đất Lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, Nghị định cho đến nay góp phần tích cực làm hạn chế việc phá rừng, kết quả giao đất Lâm nghiệp đến nay đã có hiệu quả ngày càng tăng việc bảo vệ rừng có chủ thực sự, cùng với hàng loạt các chính sách làm cho độ che phủ của rừng ngày càng được nâng lên.
  • 23. 15 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.4.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu * Vị Trí địa lý Nà Hẩu là một xã niềm núi, với diện tích tự nhiên là 5.640,36 ha, cách trung tâm huyện 30 km, có vị trí địa lý như sau: + Phía Đông giáp xã Đại Sơn + Phía Bắc giáp xã Mỏ Vàng + Phía Nam giáp xã Phong Dụ + Phía Tây giáp xã Sùng độ huyện Văn Chấn. * Đặc điểm địa hình - Nà Hẩu là xã có địa hình tương đối phức tạp với diện tích đồi núi chiếm tới hơn 75% diện tích tự nhiên của xã, còn lại là đất trồng lúa ở các thung lũng. Địa hình đồi núi có độ dốc lớn và chia cắt, các thung lũng có diện tích không lớn. + Địa hình đồi núi đất được phân bố rộng khắp các thôn bản, có độ dốc từ 150 - 250 , ở dạng địa hình này phân lớn là rừng tự nhiên và rừng phòng hộ, xen lẫn là rừng tái sinh khác và rừng trồng, phần còn lại là lùm cây bụi và đất trống. + Địa hình đất thung lũng được bao bọc bởi các dãy núi cao, ở dạng địa hình này chủ yếu là diện tích ruộng bậc thang có diện tích là 123,27 ha có độ dốc 0 - 150 . * Đặc điểm khí hậu Xã nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu trong năm được chia thành bốn mùa rõ rệt là mua Xuân, Hạ, Thu, Đông. Theo số liêu của trạm thủy văn tỉnh Yên Bái thống kê qua nhiều năm cho thấy: a) Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm từ 220 C - 250 C, nhiệt độ cao từ 360 -380 C vào các tháng 6, tháng 7 và tháng 8 hàng năm, nhiệt độ thấp từ 40 - 110 C vào các tháng 12, tháng 1, và tháng 2 hàng năm.
  • 24. 16 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 b) lượng mưa Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.400 - 2.054 mm, lượng mưa phân bố không đều trong năm; Mưa nhiều vào thời gian từ tháng 7 đến hết tháng 9 và mưa ít vào tháng 11, 12 đến tháng 2 năm sau. c) Độ ẩm:Độ ẩm không khí bình quân cả năm là 85%, cao nhất là 87%, thấp nhất 83%. d) Gió: Trong năm có hai mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Gió mùa Tây Bắc thổi vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. 2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Đặc điểm chung: Xã Nà Hẩu là xã vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên, xã được chia thành 5 thôn. Địa hình đồi núi phức tạp, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, dân cư tập trung không đồng đều, trình độ dân trí còn thấp. Tổng số 388 hộ, gồm 2049 khẩu. Trong đó Nam: 1048, Nữ: 1001 khẩu, Từ 14 tuổi trở lên là: 1233 khẩu. Tổng số hộ nghèo năm 2014 là 214 hộ, hộ cận nghèo là: 118 hộ. Trong đó dân tộc Mông: 386 hộ; 2043 khẩu. Dân tộc Kinh: 01 hộ; 03 khẩu. Dân tộc Tày: 01 hộ: 03 khẩu. Số hộ theo đạo là: 01 hộ; 05 khẩu (Trong đó có 4 khẩu theo đạo thiên chúa). - Thuận lợi: Xã Nà Hẩu luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Văn Yên. Đồng thời có sự quan tâm hướng dẫn cụ thể của các Phòng ban chuyên môn Huyện đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như an ninh quốc phòng trên địa bàn xã. Sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, giám sát chặt chẽ của HĐND xã và sự nỗ lực phấn đấu của các Ban ngành đoàn thể, chuyên môn, đơn vị trên địa bàn
  • 25. 17 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 xã đã phát huy được những điều kiện thuận lợi, khắc phục những khó khăn để tập trung phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa - xã hội tăng cường vững mạnh về an ninh - quốc phòng. Đội ngũ cán bộ từ xã tới thôn bản đều nhiệt tình, năng động tâm huyết với công việc, nêu cao tinh thần trách nhiệm để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. - Khó khăn: Nền kinh tế của xã với quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, không tập trung; đường giao thông đi lại trong xã còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, không đồng đều. Một số hộ dân còn lạc hậu trong việc phát triển kinh tế. Đặc biệt tại Thôn 5 hiện tại chưa có điện lưới quốc gia, điều này ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất, cập nhật những kiến thức khoa học kỹ thuật mới để nhân dân áp dụng vào phát triển kinh tế - xã hội. 1) Sản xuất nông - lâm nghiệp *Nông nghiệp: Trong năm 2014 về sản xuất nông nghiệp, công tác kiểm tra đồng ruộng, phòng trừ sâu bệnh được kiểm tra thường xuyên, không để sâu bệnh hại lúa xảy ra trên diện rộng. + Tổng diện tích gieo cấy lúa là: 133 ha, năng suất đạt 46 tạ/ ha, sản lượng đạt 611,8 tấn. + Diện tích gieo cấy ngô là: 120 ha, năng suất đạt 35,5 tạ/ ha, sản lượng đạt 426 tấn. + Đậu tương là 10 ha, năng suất đạt 12 tạ/ha, sản lượng đạt 120 tấn. + Lạc là 10 ha, năng suất đạt 13 tạ/ha, sản lượng đạt 130 tấn. + Rau các loại : 6 ha, năng suất đạt 50 tạ/ha, sản lượng đạt 130 tấn. + Sắn địa phương là 50 ha, năng suất đạt 15 tạ/ha, sản lượng đạt 750 tấn. - Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp do Phòng Nông nghiệp cấp là: + Hỗ trợ giống lúa 383 là 450 kg, phát cho 371 hộ.
  • 26. 18 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 + Hỗ trợ giống ngô VN10 là 2000 kg, phát cho 366 hộ. + Hỗ trợ giống ngô LVN25 là 1000 kg phát cho 25 hộ. - Hỗ trợ theo chương trình 135 là: + Hỗ trợ phân NPK số lượng là 27,042 kg, phát cho 331 hộ. + Hỗ trợ giống ngô VN99 số lượng là 1.357 kg phát cho 331 hộ. * Chăn nuôi - Trên địa bàn xã không có gia súc, gia cầm bị chết do dịch bệnh. Tình hình gia súc, gia cầm cụ thể như sau: + Tổng đàn trâu là: 388 con; + Tổng đàn ngựa là: 23 con; + Tổng số đàn Lợn là: 1.250 con; + Tổng đàn gia cầm là: 7.572 con; 2) Công tác thông tin - văn hóa - xã hội Duy trì đẩy mạnh các hoạt động văn hóa trên địa bàn, thường xuyên kiểm tra, quản lý chặt chẽ các hoạt động văn hóa trên địa bàn. Luôn tổ chức luyện tập các điệu múa, hát giữ gìn bản sắc dân tộc, phong trào thể dục thể thao hàng năm phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, bảo vệ môi trường khu dân cư xanh - sạch - đẹp. - Ủy ban nhân dân xã tổ chức Lễ hội Tết rừng, diễn ra thành công tốt đẹp, đồng thời trong lễ hội lồng ghép tuyên truyền cho nhân dân biết lợi ích của rừng đối với môi trường, để nhân dân biết cách chăm sóc và bảo vệ và phát triển rừng được tốt hơn. - Làm tốt lĩnh vực văn hoá - xã hội, cắt băng zôn, khẩu hiệu, tuyên truyền, kỷ niệm các ngày Lễ lớn của đất nước. 3) Công tác quân s - quốc phòng Ban CHQS xã nắm chắc cơ sở lực lượng san sàng chiến đấu thực hiện các kế hoạch, chỉ thị của Ban CHQS Huyện. An ninh dân tộc, tôn giáo, an ninh thôn bản diễn ra ổn định, không có
  • 27. 19 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 vấn đề phức tạp nổi lên. Các vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng được đảm bảo. Lực lượng quân sự luôn làm tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, kiên quyết đấu tranh và đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. * Thực hiện công tác huấn luyện dân quân năm 2014 đạt yêu cầu kế hoạch đề ra. Cụ thể đó là: - Kết quả học chính trị : Quân số tham gia học là 37 đồng chí. đạt 100%. Trong đó: + Giỏi là 01 đồng chí, chiếm 2,7%. + Khá là 10 đồng chí, chiếm 27,1%. + Đạt yêu cầu là 26 đồng chí, chiếm 70,2%. Kết quả kiểm tra bắn đạn thật: Tổng số có 20 đồng chí được bắn đạn thật. Trong đó: + Giỏi là 4 đồng chí, chiếm 20%. + Khá là 8 đồng chí, chiếm 40%. + Không đạt yêu cầu là 3 đồng chí, chiếm 15%. Đánh giá chung quá trình huấn luyện dân quân năm 2014 đạt loại Khá. 4) Công tác thương binh - xã hội Thường xuyên nắm bắt tình hình đời sống của nhân dân rà soát hộ đói, nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn để kịp thời động viên giúp đỡ, rà soát hộ thiếu đói giáp hạt và trẻ em khó khăn để giúp đỡ. Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, nghị quyết xóa đói, giảm nghèo và sự lãnh đạo trực tiếp của Ban chấp hành Đảng bộ xã Nà Hẩu, sự giám sát của HĐND, sự chỉ đạo quản lý điều hành của UBND xã. Nhân dân xã đã khắc phục mọi khó khăn thực hiện hoàn thành các mục tiêu kế hoạch của huyện giao và xã đề ra, chương trình xóa đói giảm nghèo hỗ trợ kinh phí cho các cháu học sinh thuộc hộ gia đình nghèo luôn được quan tâm kịp thời. - Phát gạo cứu đói giáp hạt là 14 hộ, gồm 53 khẩu, tổng số 795 kg.
  • 28. 20 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 - Rà soát trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có thành tích cao trong học tập được nhận học bổng là 3 cháu, với tổng số tiền là 1.500.000 đồng. - Cấp thẻ trẻ em là 336 thẻ. * Trợ cấp trong dịp Tết Nguyên Đán là: - Hỗ trợ gạo cứu đói trong dịp Tết là 4.260 kg gạo. Tổng số 60 hộ gồm 284 khẩu. - Tổng số trẻ em được tặng quà nhân dịp Tết nguyên đán là 8 trẻ, với tổng số tiền là 1.600.000 đồng. - Tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được quỹ bảo trợ trẻ em huyện Văn Yên tặng trong dịp Tết nguyên đán giáp ngọ 2014 là 05 cháu. Với số tiền là 200.000đ/ 1 cháu. - Danh sách những đối tượng được trợ cấp theo thông tư số 17/2011/TT- BLĐTBXH là 02 người, với tổng số tiền là 1.080.000đ. - Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo năm 2014 là 214 hộ, 1034 khẩu, tổng số tiền là 103.400.000 đồng. - Hỗ trợ tiền dầu hỏa là 111 hộ, tổng số 12.809.400 đồng. - Cấp thẻ trẻ em trong năm 2014 là: 353 thẻ, thẻ dân tộc là 1.587 thẻ. - Phát tiền trợ cấp xã hội thường xuyên năm 2014 là 36.180.000 đồng. - Danh sách trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được các cơ quan đơn vị nhận đỡ đầu là 3 cháu. - Thống kê rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2014 là 179 hộ, gồm 829 khẩu, hộ cận nghèo là 84 hộ, 464 khẩu. 5) Công tác an ninh trật tn, an toàn xã hội Năm 2014 lực lượng Công an xã thường xuyên báo cáo, giao ban hàng tuần, hàng tháng được duy trì thường xuyên giữa thôn bản với xã và huyện; tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho nhân dân 5/5 thôn bản. Tình hình an ninh chính trị được đảm bảo giữ vững, không có đơn thư
  • 29. 21 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp, di dân tự do trong năm không có. Thực hiện kế hoạch của Uỷ ban nhân dân huyện Văn Yên, Uỷ ban nhân dân xã đang phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân về Luật hôn nhân gia đình, luật bảo vệ rừng… đồng thời xử lý dứt điểm các vụ việc còn tồn đọng trong năm 2014. - Trong năm 2014, xảy ra 01 trường vụ đuối nước trẻ em; 01 trường hợp bị chết do tai nạn lao động. Trong năm 2014 trên địa bàn xã xảy ra 01 vụ trộm cắp tài sản (bóc trộm quế) qua tiến hành điều tra đã phát hiện 03 đối tượng. Ủy ban nhân dân xã đã triệu tập xử lý bằng biện pháp bồi thường và xử phạt vi phạm hành chính 3.000.000 đồng (Ba triệu đồng). -Xử phạt hành chính về an toàn giao thông 3 trường hợp 6) Công tác tư pháp Xem xét giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Phối hợp giữa các Ban ngành đoàn thể chính quyền địa phương hòa giải dứt điểm các mâu thuẫn trong gia đình tại các thôn bản. Năm 2014 không có vụ việc nào phải chuyển lên cấp huyện giải quyết. Năm 2014 Công tác tư pháp luôn làm tốt giao dịch tại UBND xã. Cụ thể: + Chứng thực sao y bản chính là 376 bản. + Tảo hôn là 05 cặp. + Xác định tình trạng hôn nhân là 10 trường hợp + Đăng ký kết hôn là 10 trường hợp. + Khai sinh là 90 trẻ, trong đó đăng ký đúng hạn là 49 trường hợp, quá hạn là 16 trường hợp, đăng ký lại là 25 trường hợp. + Khai tử là 11 trường hợp. 7) Công tác địa chính xây dnng Địa chính xã căn cứ theo quy hoạch sơ đồ đất ở, đất lâm nghiệp, đất sản
  • 30. 22 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 xuất, giải quyết các hộ liên quan đến tranh chấp đất đai, quyền sử dụng đất đai của hộ gia đình. * Về phát triển giao thông nông thôn. -Thường xuyên tham gia kiểm tra chất lượng thi công các công trình được đầu tư xây dựng trên địa bàn xã, lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng các công trình được đầu tư từ trước tới nay bị xuống cấp, vận động bà con nhân dân trong xã tham gia ngày công tu sửa các tuyền đường liên xã, liên thôn. - Phát triển giao thông nông thôn, mở mới 3 tuyến đường, tổng chiều dài 4 km, mặt đường rộng 2,5 m, có 8 cống qua đường, tổng kinh phí 280.000.000 đồng. nguồn vốn 30B. - Xây ngầm tràn thôn 1 là 820.516.143 đồng do nguồn vốn MTQG giảm nghèo bền vững năm 2014 tỉnh Yên Bái. - Sửa đường thôn 1 - thôn 2 tổng kinh phí 30 do nguồn vốn dự phòng 2014 của xã. - Sửa chữa đường Đại Sơn - Nà Hẩu hơn 2,6 tỷ đồng, nguồn vốn phòng chống lụt bão tỉnh Yên ái. - Sửa chữa đường khu rừng già tổng kinh phí hơn 90 triệu đồng, do nguồn vốn duy tu bảo dưỡng 135. - Sửa chữa dốc đá Đại Sơn - Nà Hẩu, tổng kinh phí 131 triệu. - Mở mới sửa chữa đường liên thôn, tổng chiều dài gần 10 km. - Làm mới 6 cống bản qua đường tại các thôn. - Nâng cấp thủy lợi thôn 2 đổ bê tông tổng tổng 1,3 tỷ. nguồn vốn giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc (đang thi công) - Xây trường Mầm non thôn 3, có 02 phòng học, 01 phòng giáo viên 8) Tài chính - Tín dụng - Tăng cường kiểm soát chặt chẽ nguồn thu ngân sách; kiểm tra và xử lý các khoản nợ đọng thuế; đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên, dự phòng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Tăng cường kiểm tra
  • 31. 23 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 việc chi tiêu ngân sách. - Tiếp tục tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phòng chống buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn xã. 9) Công tác Y tế Tổng số cán bộ Trạm y tế: 3 cán bộ, trong đó có 2 y sỹ đa khoa, 1 điều dưỡng, Tại 5 thôn có 5 y tế thôn bản. Thực hiện duy trì chuẩn Quốc gia về y tế xã, Uỷ ban nhân dân xã, Ban chỉ đạo xã tổ chức xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động nhân dân xây dựng 3 công trình vệ sinh; nâng cao nhận thức của người dân về chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh, sinh đẻ có kế hoạch. * Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân: - Tổng số lần khám chữa bệnh tại trạm là: 2.108 ca, đạt 210% kế hoạch - Trẻ em < 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 94,02 %. * Chương trình vệ sinh môi trường. - Tỷ lệ hộ gia đình dùng nước hợp vệ sinh đạt 71,01%. - Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 46,8%. - Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tắm hợp vệ sinh đạt 40,07%. - Tỷ lệ hộ gia đình xử lý phân gia súc hợp vệ sinh đạt 56%. - Tỷ lệ hộ gia đình có đủ 3 công trình vệ sinh đạt 40,07%. 10) Giáo dục Duy trì ổn định quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học có hiệu quả, hàng tháng xã tổ chức họp giao ban nghe phản ánh của giáo viên nhà trường về tình hình giáo dục để kịp thời có biện pháp khắc phục. * Tình hình sỹ số ở các cấp học như sau: - Mầm non: 18 cháu, Mẫu giáo là 5 lớp, gồm 144 cháu. Trong đó có 8 giáo viên, 01 quản lý.
  • 32. 24 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 - Tiểu học: Tổng số 16 lớp, gồm 315 học sinh. Trong đó có 13 giáo viên, 01 quản lý. - Trung học cơ sở: có 7 lớp, gồm 170 học sinh. Trong đó có 11 giáo viên, 02 quản lý, 01 nhân viên. * Hoạt động tiếp nhận từ thiện cho học sinh: + Đoàn do chương trình Ấm vùng cao ở quận Đống Đa - Hà Nội lên tặng áo ấm và một số bút, sách, vở cho học sinh. + Đoàn do công ty thời trang Eva có trụ sở tại Hà Nội tổ chức lên tặng quà cho học sinh, mỗi xuất gồm 1 cặp, 1 áo rét, 10 quyển vở, 1 bút. Tặng cho Nhà trường 10 bộ vợt cầu lông, và 19 cái chăn. + Đoàn do chương trình từ thiện Văn Yên do Trung tâm nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm, cục quản lý, giám sát bảo hiểm, bộ Tài chính tổ chức lên tặng quà cho học sinh áo ấm, mũ len tổng có 144 xuất. Tặng sách giáo khóa cấp Tiểu học là 140 bộ [12].
  • 33. 25 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Thực trạng tài nguyên rừng và các hoạt động trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại xã Nà Hẩu - huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái từ năm 2012 đến năm 2014. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: Đề tài tiến thực hiện tại xã Nà Hẩu - huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2 năm 2013 đến tháng 5 năm 2015. 3.3. Nội dung nghiên cứu Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu để tài thực hiện một số nội dung sau: - Đánh giá thực trạng, diễn biến tài nguyên rừng tại xã Nà Hẩu - Tìm hiểu công tác tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các bên liên quan trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. - Đánh giá kết quả các hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng + Tuyên truyền, tập huấn… + Công tác phòng cháy và các biện pháp kỹ thuật chữa cháy rừng. + Kiểm tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm lâm luật - Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong công tác QLBVR trong xã. - Đề xuất các giải pháp trong công tác QLBVR và PTR 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu Kế thừa về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, dân sinh,... Các tài liệu trong hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn nghiên cứu: Các vụ vi phạm qua các năm, diện tích các loại rừng của xã,...
  • 34. 26 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Kế thừa các kết quả nghiên cứu của hoạt động quản lý bảo vệ rừng ở trong nước và trên thế giới 3.4.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) Sử dụng công cụ phỏng vấn kết hợp điều tra khảo sát thực tế để thu thập thông tin liên quan đến vấn đề quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng tại xã. - Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ và người dân tại địa bàn nghiên cứu - Cách chọn: + Đối với cán bộ: Cán bộ phụ trách nông lâm, cán bộ kiểm lâm địa bàn và những người lãnh đạo các hội và đoàn thể. Ở thôn, phỏng vấn trưởng thôn + Đối với người dân: Ở thôn chọn ngẫu nhiên người để phỏng vấn. - Nội dung phỏng vấn: Nội dung phỏng vấn tập trung vào những vấn đề chính: Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. - Tổng số phiếu là: 30 trong đó 5 phiếu hỏi cán bộ và 25 phiếu hỏi người dân (mẫu phiếu được ghi ở phần phụ biểu 1,2). 3.4.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu Sau khi có số liệu ngoại nghiệp tiến hành tổng hợp và chọn lọc thông tin. Phân tích, đánh giá công tác quản lý bảo vệ rừng theo từng nội dung và được tổng hợp vào bảng theo một trình tự logic. Tổng hợp viết báo cáo.
  • 35. 27 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Hiện trạng, diễn biến tài nguyên rừng tại Nà Hẩu huyện Văn Yên Công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng là nhiệm vụ thường xuyên và hàng năm. Hiện trạng tài nguyên rừng của xã Nà Hẩu giai đoạn 2012-2014 được thể hiện ở bảng 4.1, hình 4.1: Bảng 4.1. Diễn biến tài nguyên rừng của xã Nà Hẩu huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012-2014 Loại đất, rừng ĐVT Năm 2012 2013 2014 Tổng diện tích đất tự nhiên ha 5640,36 5640,36 5640,36 1.Đất có rừng ha 4729,90 4729,90 4729,90 Rừng tự nhiên có trữ lượng ha 3361,32 3361,32 3361,32 Rừng trồng ha 230,00 270,00 270,00 Rừng khoanh nuôi bảo vệ rừng (chưa có trữ lượng) ha 366,5 908,58 1098,58 2.Đất có cây tái sinh xen cây bụi ha 772,08 190,00 0,00 (Nguồn: Địa chính xã Nà Hẩu) Hình 4.1: Diễn biến tài nguyên rừng xã Nà Hẩu năm 2012-2014
  • 36. 28 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Qua bảng 4.1, hình 4.1 ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên xã Nà Hẩu là 5640,36 ha. Diện tích đất có rừng là 4729,90 ha chiếm 83,86%. Rừng tự nhiên có trữ lượng năm 2012-2014, là 3361,32 ha. Rừng trồng, năm 2012 là 230 ha, năm 2013, 2014 là 270 ha, tăng 30 ha. Rừng khoanh nuôi bảo vệ rừng (chưa có trữ lượng), năm 2012 là 366,5 ha năm 2013 là 908,58 ha tăng 542,08 ha, năm 2014 là 1098,58 ha tăng 190 ha. Năm 2012 diện tích đất có rừng tại xã Nà Hẩu là 3957,82 ha, năm 2013 là tăng 542,08 ha năm 2014 là 4539,9 ha tăng 190 ha. Như vậy: từ năm 2012 đến 2014 diện tích đất có rừng tại xã tăng lên là 772,08 ha rừng. 4.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ trong công tác quản lý và bảo vệ rừng xã Nà Hẩu - Tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn xã: Cán bộ nông lâm nghiệp xã; Lực lượng BCHQS xã; Ban Công an xã; Các tổ chức đoàn thể quần chúng; Kiểm lâm phụ trách địa bàn; Hộ gia đình; Trưởng thôn. - Nhiệm vụ của các thành viên: + Nhiệm vụ của cán bộ nông lâm nghiệp xã: Phối hợp với cán bộ kiểm lâm địa bàn, BQL rừng phòng hộ, các ngành đoàn thể các thôn, tổ chức tuyên truyền công tác bảo vệ phát triển rừng, PCCCR tại các thôn bản. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, lập kế hoạch đề nghị cấp trên tu sửa các bảng nội quy, biển báo bảo vệ rừng, tu sửa các đường băng cản lửa. Kiểm tra, phát hiện các vi phạm pháp luật bảo vệ rừng. Phối hợp với các cơ quan chức năng, kiểm lâm xác định mức độ, nguyên nhân cháy rừng và thiệt hại để xử lý kịp thời.
  • 37. 29 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 + Nhiệm vụ của BCHQS xã: Phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể thôn, tổ, đội bảo vệ rừng làm tốt công tác PCCCR. San sang huy động lực lượng dân quân tự vệ tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra. Hàng năm phối hợp với Kiểm lâm địa bàn xây dựng kế hoạch bổ xung BVR & PCCCR trên địa bàn xã. + Nhiệm vụ của ban Công an xã: Phối hợp với các ngành, đoàn thể, tổ, đội bảo vệ rừng thôn ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, san sàng tổ chức lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng, phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra xác minh và tham mưu cho chính quyền địa phương xử lý kịp thời đối tượng vi phạm các quy định về PCCCR. Đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn xã không để kẻ gian lợi dụng sơ hở trong quá trình tham gia chữa cháy trộm cắp tài sản. + Nhiệm vụ của các tổ chức đoàn thể quần chúng: Hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, mặt trận tổ quốc, … Vận động nhân dân tham gia làm tốt công tác tuyên truyền bảo vệ rừng, PCCCR đến hội viên đoàn viên ở cơ sở. Có trách nhiệm huy động lực lượng các ban ngành đoàn thể tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra. Các thôn, các ngành đoàn thể, lực lượng dân quân, lực lượng công an viên, các tổ đội bảo vệ rừng và nhân dân trong xã nghiêm túc thực hiện các quy định về bảo vệ rừng, PCCCR. Yêu cầu các đoàn thể, tổ đội bảo vệ rừng thôn nghiêm túc thực hiện phương án PCCCR giai đoạn 2015 - 2020 của xã. + Nhiệm vụ của kiểm lâm phụ trách địa bàn: Nắm tình hình và theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn được phân công; kiểm tra việc sử dụng rừng, đất lâm nghiệp của các chủ rừng trên địa bàn.
  • 38. 30 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn và giám sát các chủ rừng trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Giúp chủ tịch UBND xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật. Tham mưu cho chủ tịch UBND xã trong việc tổ chức, xây dựng phương án, kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi phương án được phê duyệt. Phối hợp với các cơ quan và tổ chức đoàn thể xã hội có liên quan hướng dẫn cộng đồng dân cư thôn, bản xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ rừng tại địa bàn. Tổ chức kiểm tra, phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; xử lý các vi phạm hành chính theo thẩm quyền và giúp chủ tịch UBND xã xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo và họp giao ban định kỳ theo quy định của Hạt trưởng hạt kiểm lâm. + Nhiệm vụ của trưởng thôn: Tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân về công tác bảo vệ phát triển rừng và PCCCR. Thực hiện sản xuất trên nương rẫy theo quy định đảm bảo không để lửa cháy lan vào rừng khi làm nương rẫy. Phối hợp chặt chẽ với cán bộ lâm nghiệp xã, kiểm lâm địa bàn, các ban ngành đoàn thể trong xã kiểm tra việc thực hiện quy ước bảo vệ rừng trong thôn mình, tổ chức nhân dân ký cam kết bảo vệ rừng. Khi xảy ra cháy rừng tại thôn phải tổ chức lực lượng tại chỗ để chữa cháy và báo cáo ngay với ban chỉ huy BVR - PCCCR của xã để kịp thời huy động lực lượng ứng cứu chữa cháy rừng. Thông qua nhiệm vụ của các thành viên ta thấy xã đã củng cố được lực lượng chuyên trách về rừng và đất rừng, lực lượng phục vụ công tác trồng,
  • 39. 31 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 bảo vệ phát triển rừng và PCCCR, có trách nhiệm và tham mưu cho UBND xã thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng. Lực lượng được sự tham gia đông đảo quần chúng nhân dân. + Nhiệm vụ của hộ gia đình: Quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp được giao, được thuê đúng mục đích, đúng ranh giới đã ghi trong quyết định giao, cho thuê đất lâm nghiệp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Bảo toàn và phát triển vốn rừng được giao, được thuê. Phải thực hiện các biện pháp tái tạo rừng trong vòng 1 năm sau khi khai thác. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. 4.3. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng giai đoạn 2012 - 2014 của xã Nà Hẩu huyện văn Yên 4.3.1. Hoạt động tuyên truyền, tập huấn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng. Tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ rừng cho người dân phải được triển khai đồng bộ, thống nhất từ xã đến thôn, đây là công tác vô cùng quan trọng. Qua các cuộc tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân, có những nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của rừng đối với đời sống của chúng ta và hiểu rõ hơn về các văn bản luật dưới luật trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng, hàng năm mở các cuộc họp, hội nghị cho cán bộ và người dân trong xã. Học tập về luật bảo vệ và phát triển rừng. Do vậy ý thức của người dân được nâng lên rõ rệt, họ đã tham gia tích cực vào công tác quản lý và bảo vệ rừng tại địa phương. Kết quả thực hiện được thể hiện ở bảng 4.2:
  • 40. 32 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Bảng 4.2: Bảng hoạt động tuyên truyền, tập huấn trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của xã Nà Hẩu qua các năm 2012-2014 Hoạt động Năm Tập huấn, hội nghị Ngƣời tham gia Nội dung Kết quả 2012 2 Lớp tập huấn 80 Tập huấn cho người dân về kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng. Người dân nắm được kỹ thuật, cách chăm sóc rừng. 1 Hội nghị 35 Học tập về luật bảo vệ và phát triển rừng cho cán bộ thôn bản, cán bộ xã. Giúp cán bộ hiểu và có thêm kiến thức để tuyên truyền cho người dân. 2013 2 Cuộc họp tuyên truyền 80 Tuyên truyền cho người dân vai trò của rừng đối với đới sống và Luật bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR. Người dân hiểu về vai trò của rừng, cách PCCCR. Tuân thủ luật bảo vệ và phát riển rừng. 2014 2 Cuộc họp tuyên truyền 90 Tuyên truyền về chính sách nhà nước, quyền lợi, nghĩa vụ của cá nhân và cộng đồng trong công tác trồng, bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR. Người dân hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong công tác trồng, bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR. (Nguồn: Phỏng vấn cán bộ phụ trách xã Nà Hẩu) Qua bảng 4.2 ta thấy hoạt động tuyên truyền, tập huấn trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của xã qua các năm được thể hiện rõ: Năm 2012 diễn ra 2 lớp tập huấn với sự tham gia của 80 người, nội dung là tập huấn cho người dân về kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng, 1 hội
  • 41. 33 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 nghị với sự tham gia của 35 người, nội dung là học tập về luật bảo vệ và phát triển rừng cho cán bộ thôn bản, cán bộ xã. Năm 2013 diễn ra 2 cuộc họp với sự tham gia của 80 người, nội dung là tuyên truyền cho người dân vai trò của rừng đối với đới sống và Luật bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR. Năm 2014 diễn ra 2 cuộc họp với sự tham gia của 90 người, nội dung là tuyên truyền về chính sách nhà nước, quyền lợi, nghĩa vụ của cá nhân và cộng đồng trong công tác trồng, bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR. Các nội dung đều được triển khai và được sự tham gia đông đảo quần chúng nhân dân và đạt được kết quả mong muốn. ta thấy công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của xã đã được quan tâm bằng cách tuyên truyền, tập huấn cho người dân và cán bộ, giúp cho cán bộ tăng cường kiến thức về công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR, tăng cường lực lượng chữa cháy và các tổ đội chữa cháy rừng tại xã và tại các thôn bản, giúp người dân hiểu được vai trò của rừng, quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong hoạt động quản lý bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR. 4.3.2. Phòng cháy và các biện pháp kỹ thuật chữa cháy rừng UBND xã đã thành lập Ban chỉ huy BVR - PCCCR và xây dựng phương án PCCCR của xã. Sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của UBND huyện và các ngành chức năng, từ năm 2006 đến nay công tác PCCCR xã đã thực hiện được một số nội dung sau: - Công tác chỉ đạo PCCCR của chính quyền xã. Ban chỉ huy BVR & PCCCR xã đã tham mưu cho UBND xã kiện toàn Ban chỉ huy BVR & PCCCR xã, thực hiện quy chế làm việc, phân công nhiện vụ, đôn đốc kiểm tra PCCCR ở thôn bản. Ban chỉ huy PCCCR xã phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của ban phụ trách địa bàn các thôn bản. Thường xuyên kiểm tra dôn đốc các thôn bản và các chủ rừng về công tác bảo vệ rừng và PCCCR.
  • 42. 34 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Chính quyền xã đã đề ra các biện pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện phương án PCCCR. Tổ chức thường trực PCCCR trong các ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật và ngày lễ tết, đặc biệt trong mùa hanh khô thường trực 24/24 giờ. Tham mưu chính quyền xã ban hành các văn bản đôn đốc kiểm tra công tác PCCCR tại các thôn bản. Tham mưu chính quyền xã chủ động nguồn kinh phí phục vụ cho công tác PCCCR, chủ dộng các điều kiện vật chất, công tác y tế, … cứu chữa người bị tai nạn, chế độ chính sách cho người tham gia PCCCR. - Công tác tuyên truyền bảo vệ rừng và PCCCR. Đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ rừng, PCCCR bằng nhiều hình thức và nội dung phù hợp với từng thôn bản. Tổ chức ký cam kết QLBVR & PCCCR cho 100% các hộ gia đình trong toàn xã. Trong giai đoạn đã tổ chức 5 cuộc họp với 200 lượt người tham dự, đã xây dựng quy ước BVR theo tinh thần Thông tư 70 của Bộ NN& PTNT cho các thôn trong xã. - Công tác luyện tập PCCCR. Cử người tham gia tập huấn nâng cao năng lực và kỹ thuật PCCCR với các thành phần gồm: Tổ xung kích CCR, tổ BVR…do huyện tổ chức. Phối hợp Hạt Kiểm lâm huyện mở hội nghị đánh giá công tác bao vệ rừng và PCCCR từng năm, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực PCCCR cho các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng. - Củng cố Ban chỉ huy BV&PCCCR và tổ đội quần chúng bảo vệ rừng. UBND xã đã thường xuyên kiện toàn Ban chỉ huy BV&PCCCR xã, thành phần Ban chỉ đạo do đống chí Phó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, xã đội trưởng làm phó ban thường trực, các đoàn thể xã, trưởng thôn bản làm thành viên.
  • 43. 35 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Duy trì hoạt động của các tổ xung kích chữa cháy rừng xã gồm 40 người, tổ chức duy trì thường xuyên lịch trực PCCCR tại xã, đặc biệt các ngày nghỉ, ngày lễ. định kỳ họp giao ban rút kinh nghiệm và triển khai có hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR. Đã thành lập 10 tổ đội quần chúng BVR-PCCCR ở thôn bản với 100 người tham gia. - Tổ chức thực hiện phương án PCCCR. Ngay từ dầu mùa hanh khô hàng năm, thực hiện phương án PCCCR xã giai đoạn 2011-2013, Ban chỉ huy đã chủ dộng xây dựng kế hoạch, tham mưu cho UBND xã tổ chức thực hiện các biện pháp PCCCR từng năm. Rà soát phương án và có điều chỉnh bồ xung phù hợp với điều kiện thực tế, tham mưu cho UBND xã chỉ đạo, đôn đốc các thôn bản, chủ rừng tổ chức thực hiện phương án PCCR. - Các biện pháp kỹ thuật chữa cháy rừng: 1) Hiệu lệnh báo động khi có cháy rừng: Tùy theo tình hình thực tế tại thôn để báo động cháy rừng. Cấp xã, thôn khi cháy rừng xảy ra dung loa phát thanh hoặc dung hiệu lệnh bằng trống, kẻng gõ liên tiếp, dồn dập để báo động. 2) Một số biện pháp chữa cháy rừng: - Chữa cháy trực tiếp: Sử dụng tất cả các dụng cụ, phương tiện thủ công như: cành cây tươi, cào răng, dao phát, bàn dập, bao tải ướt, bình bươm nước đeo vai, … để tấn công trực tiếp vào đám cháy. Nếu đám cháy quá lớn ngoài khả năng kiểm soát của thôn, xã phải kịp thời báo cáo ban chi viện lực lượng và phương tiện chữa cháy của cấp trên hỗ trợ. - Chữa cháy gián tiếp: Đối với các đám cháy lớn, có nguy cơ lan rộng không định hướng thì phải huy động nhiều người để tham gia chữa cháy, tạo đường băng đốt trước hoặc đường băng trắng ngăn lửa.
  • 44. 36 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Kích thước đường băng trắng hoặc đường băng đốt trước có chiều rộng từ 10 - 20 m, độ dài tùy thuộc vào địa hình để đón ngọn lửa đến và phải thi công xong trước khi ngọn lửa lan tràn đến, sau đó tiếp tục dập tắt lửa bằng biện pháp trực tiếp. 3) Thực hiện Phương châm 4 tại chỗ hiệu quả: - Chỉ huy tại chỗ: Trưởng thôn phối hợp với cán bộ kiểm lâm địa bàn huy động kịp thời các tổ, đội xung kích của thôn và lực lượng thôn giáp ranh hỗ trợ chữa cháy rừng. Tổ chức chỉ huy chữa cháy rừng đồng báo cáo tình hình đám cháy ngay về UBND xã. Khi có cháy rừng xảy ra BCH BVR & PCCCR của xã xác định điểm cháy, huy động các lực lượng chữa cháy tại các thôn bản và nhân dân gần khu vực cháy rừng để triển khai dập tắt lửa. Báo cáo ngay tình hình cháy rừng về thường trực BCH PCCCR huyện. - Lực lượng tại chỗ: Lực lượng đội xung kích chữa cháy rừng cấp xã gồm 10 người. Lực lượng các thôn, bản gồm: 10 tổ xung kích chữa cháy rừng với 100 người tham gia Nếu đám cháy mới được phát hiện: Huy động ngay những người dân gần đám cháy dung dao phát, cành cây tươi, để dập tắt đám cháy. - Phương tiện tại chỗ: Sử dụng các phương tiện dụng cụ chữa cháy rừng đã được trang bị để tại BCH quân sự xã cho các đội xung kích CCR của xã gồm: Dao phát, loa cầm tay, mũ, giầy leo rừng, nước. Các tổ xung kích huy động các dụng cụ chữa cháy được trang bị và dụng cụ chữa cháy thô sơ trong nhân dân. Các phương tiện và dụng cụ chữa cháy rừng được trang bị thường xuyên được bảo quản đảm bảo san sang sử dụng khi chay rừng xảy ra. - Hậu cần tại chỗ: UBND xã thành lập tổ hậu cần do đồng chí PCT UBND phụ trách chuẩn bị đồ ăn, nước uống cung cấp cho những người tham
  • 45. 37 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 gia CCR, kinh phí lấy từ nguồn ngân sách của xã, nếu vượt quá nguồn ngân sách của xã đề nghị huyện hỗ trợ bổ xung. Trạm y tế xã chuẩn bị cáng, băng bông, thuốc men cần thiết và có mặt tại nơi xảy ra cháy rừng để san sang cấp cứu người bị thương.Các hộ gia đình chuẩn bị các chai, bình đựng nước để ở nơi thuận tiện cho việc cơ động CCR. Kết quả thực hiện Phương châm 4 tại chỗ được thực hiện năm 2012-2014 của xã Nà Hẩu trong PCCCR được thể hiện ở bảng 4.3, từ bảng 4.3 ta thấy: Lực lượng tại chỗ tham gia công tác PCCCR của xã tương đối đông, gồm1378 người bao gồm cả lãnh đạo của lực lượng kiểm lâm, cán bộ xã và người dân. Phương tiện PCCCR nhìn chung ít, thô sơ chủ yếu là các dụng cụ thủ công (dao phát, bàn dập lửa,…). Công tác PCCCR trên địa bàn xã đã được triển khai áp dụng hiệu quả, nâng cao năng lực thể hiện ở mặt: Chỉ đạo, chỉ huy, nhận thức của cộng đồng và chính quyền dịa phương, các công trình phòng cháy, trang thiết bị, công cụ chữa cháy được đầu tư và bố trí hợp lý san sàng sử dụng khi cần thiết. tăng cường lực lượng chữa cháy rừng phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể của xã, góp phần thực hiện công tác PCCCR đạt hiệu quả. Bảng 4.3: Phƣơng châm 4 tại chỗ trong PCCCR xã Nà Hẩu thực hiện năm 2012-2014 TT Hạng mục Đơn vị tính Số lƣợng 1 Chỉ huy tại chỗ: - Lãnh đạo UBND xã và BCH về các vấn đề cấp bách trong BVR, PCCCR - Cán bộ kiểm lâm địa bàn tham mưu Người 30 1 2 Lực lượng tại chỗ: - Lực lượng trực giác 1
  • 46. 38 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 TT Hạng mục Đơn vị tính Số lƣợng - Lực lượng tham gia CCR: Lực lượng Kiểm lâm cụm xã Lực lượng tổ xung kích Lực lượng DQTV Lực lượng Tổ quần chúng BVR Lực lượng các tổ chức, đoàn thể xã Lực lượng có khả năng huy động Người 500 6 100 60 450 30 200 3 Phương tiện tại chỗ: Dao phát Bàn dập lửa Đường băng xanh Con Cái km 50 20 05 4 Hậu cần tại chỗ: Túi cứu thương, thuốc dự phòng, cáng cứu thương (trạm y tế xã). Dự phòng nước uống, ăn tại hiện trường (ngân sách xã) túi 2 (Nguồn: Phương án phòng cháy chữa cháy rừng xã Nà Hẩu) Thông qua tuyên truyền giúp người dân tiếp cận, làm quen các biện pháp kỹ thuật PCCCR, áp dụng các biện pháp trong chữa cháy rừng hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, góp phần phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường. 4.3.3. Thực trạng về công tác kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm luật bảo vệ rừng tại xã Nà Hẩu giai đoạn 2012-2014 Kết hợp với kiểm lâm địa bàn, lực lượng công an, dân quân tự vệ, chủ rừng thường xuyên đi tuần tra bảo vệ rừng, ngăn chặn các hành vi khai thác gỗ rừng trái phép, săn bắt động vật quý hiếm. Các vụ vi phạm và xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ và phát triển rừng năm 2012 - 2014 của xã Nà Hẩu được thể hiện ở bảng 4.4:
  • 47. 39 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Bảng 4.4: Kết quả về kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong bảo vệ rừng tại xã Nà Hẩu năm 2012-2014 Năm 2012 2013 2014 Tổng Phát nương làm rẫy trái phép Tổng số vụ 24 16 12 52 Thiệt hại (ha) 15,6 13,4 9,5 38,5 HT xử lý Xử lý hành chính, cảnh cáo, phạt tiền Khai thác rừng trái phép Tổng số vụ 7 5 3 15 Thiệt hại (m3 ) 16 8 3,5 27,5 HT xử lý Tịch thu, phạt tiền Vi phạm thủ tục hành chính trong VC lâm sản Tổng số vụ 4 3 2 9 Thiệt hại (m3 ) 29,0 22,5 16,0 67,5 HT xử lý Phạt tiền Phạt tiền Phạt tiền (Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái) Từ bảng 4.4 ta thấy tình hình xử phạt vi phạm luật bảo vệ rừng và phát triển rừng hàng năm của xã đều diễn ra và đã ngăn chặn được các hành vi vi phạm luật BVR & PTR dăn đe và hạn chế được thiệt hại đáng kể. Tính từ năm 2012 - 2014 trên địa bàn xã các vụ vi phạm đã giảm các hình thức vi phạm với các cơ quan kiểm lâm xử lý như sau: - Phát nương làm rẫy trái phép trong 3 năm xảy ra 52 vụ, làm thiệt hại 38,5 ha rừng. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 47 vụ, 05 vụ xử phạt cảnh cáo, tổng số tiền 75.980.000 đồng, trong đó đã thu được 50.850.000 đồng. còn lại 25.130.000 đồng do người dân còn nghèo nên chưa nộp được hết số tiền vi phạm. - Khai thác rừng trái phép: 15 vụ làm thiệt hại 27,5 m3 - Vi phạm thủ tục hành chính trong vận chuyển lâm sản: 9 vụ làm thiệt hại 67,5 m3 gỗ.
  • 48. 40 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đời sống còn gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận cao đem lại từ khai thác, buôn bán lâm sản trái phép nên đối tượng đã cố tình vi phạm. Trình độ dân trí người dân còn hạn chế, trình độ canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa đạt hiệu quả. Kết quả tìm hiểu về tang vật và phương tiện vi phạm trong các vụ vi phạm lâm luật được thể hiện ở bảng 4.5: Bảng 4.5: Tang vật và phƣơng tiện vi phạm trong bảo vệ rừng xã Nà Hẩu năm 2012-2014 Phƣơng tiện Hình thức xử phạt ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Ô tô Tạm giữ cái 1 1 1 Cưa máy Tịch thu cái 5 2 2 Xe máy Tạm giữ cái 1 1 0 (Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Văn Yên) Qua bảng 4.5 ta thấy thống kê qua 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014, các phương tiện được sử dụng trong các vụ vi phạm luật bảo vệ rừng chủ yếu là cưa xăng, xe máy, ô tô, sử dụng trong khai thác gỗ, vận chuyển gỗ trái phép. 4.4.Thực trạng phát triển rừng tại địa bàn xã Nà Hẩu giai đoạn 2012-2014 4.4.1. Khoanh nuôi bảo vệ rừng Thực hiện chính sách khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, xã đã giao khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng vốn sự nghiệp kiểm lâm và khoanh nuôi bảo vệ rừng vốn của dự án 661. Tuy số tiền không nhiều nhưng cũng phần nào động viên được bà con trong việc quản lý và bảo vệ rừng. Bảo vệ vốn rừng hiện có đồng thời, phát huy lợi thế của địa phương có điều kiện khí hậu thời tiết đất đai thuận lợi cho việc đẩy nhanh diễn thế rừng tự nhiên, nâng cao khả năng phòng hộ của rừng cùng như phục hồi hệ sinh thái rừng. Kết quả khoanh nuôi bảo vệ rừng của xã được thể hiện ở bảng 4.6:
  • 49. 41 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Bảng 4.6: Kết quả khoanh nuôi bảo vệ rừng xã Nà Hẩu năm 2012-2014 Đơn vị: ha Loại rừng Năm Kết quả 2012 2013 2014 Tự nhiên 366,5 908,58 1098,58 Rừng đã và đang phục hồi, cây sinh trưởng phát triển tốt. (Nguồn: Ban lâm nghiệp xã Nà Hẩu) Qua bảng 4.6 ta thấy diện tích được khoanh nuôi bảo vệ năm 2012 là 366,5 ha, năm 2013 là 908,58 ha, năm 2014 là 1098,58 ha. Như vậy diện tích rừng hiện nay xã đang khoanh nuôi bảo vệ là 1098,58 ha. Do được bảo vệ tốt nên rừng đã và đang phục hồi, cây sinh trưởng phát triển tốt. Tuy nhiên, rừng được giao cho các hộ gia đình khoanh nuôi bảo vệ, có địa hình phức tạp đường đi lại khó khăn nên việc khoanh nuôi bảo vệ còn gặp nhiều trắc trở, nạn khai thác trái phép hiện vẫn còn xảy ra trên diện tích giao khoán cho người dân khoanh nuôi bảo vệ. Tuy nhiên rừng hiện nay cũng đã bắt đầu phục hồi, đã xuất hiện một số loài cây gỗ có giá trị. 4.4.2. Trồng rừng Kết quả trồng từ năm 2012-2014 xã Nà Hẩu được thể hiện ở bảng 4.7: Bảng 4.7: Kết quả trồng rừng của xã Nà Hẩu năm 2013-2014 Năm Tên thôn Diện tích (ha) Loài cây-Phƣơng thức Khoảng cách trồng 2012 đến 2014 Thôn 1 38,5 Trồng Quế thuần loài Mật độ trồng 2500 cây/ha Khoảng cách trồng: 2m x 2m Trồng Thảo quả dưới tán rừng tự nhiên Thôn 2 58,8 Thôn 3 55,2 Thôn 4 60,0 Thôn 5 57,5 Tổng cộng 270 (Nguồn: Ban lâm nghiệp xã Nà Hẩu)
  • 50. 42 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Từ bảng 4.7 cho thấy: Diện tích rừng trồng của xã tương đối ít, trong 3 năm xã mới trồng được 270 ha, cây trồng rừng của người dân chủ yếu tập trung vào loại cây chính ở đây là Quế, cây Thảo quả dưới tán rừng, hiện nay cây sinh trưởng rất tốt và cho thu nhập cao. 4.5.Thuận lợi, khó khăn trong quản lý bảo vệ, phát triển rừng ở xã Nà Hẩu 4.5.1. Thuận lợi Công tác tuyên truyền luật quản lý bảo vệ và phát triển rừng và các quy định cũng như kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc, phòng cháy chữa cháy được tổ chức thường xuyên trên địa bàn xã. Người dân đồng tình ủng hộ và tham gia nhiệt tình công tác trồng, quản lý bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR. + Từ phía người dân: Một số hộ gia đình có rừng gần nhà thuận tiện cho việc trông nom chăm sóc, địa hình đi lại thuận tiện hạn chế được trâu bò, người phá hại. Có nguồn lao động để thực hiện tốt công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ và PCCCR. Được đầu tư vốn, giống, kỹ thuật phục vụ công tác trồng, bảo vệ rừng. Cây phát triển tốt, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, được tham gia các cuộc họp, hội nghị tuyên truyền về kỹ thuật trồng, bảo vệ phát triển rừng và PCCCR cũng như luật bảo vệ và phát triển rừng. Được cán bộ xã nhiệt tình hướng dẫn, giải quyết các vấn đề khó khăn vướng mắc. + Từ phía cán bộ trong việc phối hợp với người dân: Được sự ủng hộ, nhất trí của người dân trong công tác trồng, bảo vệ phát triển rừng và PCCCR, người dân có kinh nghiệm trong trồng rừng Quế, Thảo quả.
  • 51. 43 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 4.5.2. Khó khăn Là xã miền núi đường đi lại khó khăn địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi hiểm trở nên việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn gặp nhiều khó khăn. Áp lực từ phía người dân vào rừng còn tiếp diễn do đời sống một số hộ gia đình còn khó khăn nhưng nguồn nhân khẩu nhiều. Những diện tích rừng và đất rừng ở xa khu dân cư, nên việc khai thác lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra trên địa bàn xã. Nguồn vốn để thực hiện trồng rừng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn ít chưa đáp ứng được yêu cầu. Phương tiện quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn thiếu không đáp ứng cho nhu cầu hiện tại. Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, thu nhập của người dân còn thấp, nhiều hộ thiếu lương thực. Lực lượng quản lý bảo vệ còn mỏng, chưa đủ mạnh cả phương diện tổ chức cũng như các năng lực để tổ chức xã hội hoá nghề rừng; hệ thống theo dõi giám sát hoạt động sản xuất lâm nghiệp vẫn còn hạn chế do thiếu phương tiện xử lý bảo vệ và phát triển rừng. Những mô hình sản xuất có thu nhập cao từ rừng và đất rừng còn hạn chế. Thiếu kinh phí trong công tác tuyên truyền cũng như tổ chức xây dựng thành lập các tổ đội tự quản trong công tác bảo vệ rừng. Xử lý vi phạm còn chồng chéo, không thống nhất vẫn còn để lọt tội, cá biệt còn có cán bộ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tiếp tiếp tay cho các hành vi xâm hại đến rừng. + Từ phía người dân: Một số hộ gia đình vùng sâu, địa hình khó khăn rừng xa nhà đi lại hạn chế nên việc quản lý chưa được tốt vẫn để xảy ra phá hại bởi người. Tốn công lao động trong trồng và chăm sóc những năm đầu. Vốn, giống vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu.