SlideShare a Scribd company logo
Ứng phó cấp quốc gia đối
với Coronavirus
LỘ TRÌNH MỞ CỬA TRỞ LẠI
ScottGottlieb,MD
CaitlinRivers,PhD,MPH Mark
B.McClellan, MD, PhD
Lauren Silvis,JD
CrystalWatson, DrPh, MPH
MARCH 28,2020
A M E R I C A N E N T E R P R I S E I N S T I T U T E
Ứng phó cấp quốc gia
đối với Coronavirus
LỘ TRÌNH MỞ CỬA TRỞ LẠI
ScottGottlieb,MD
CaitlinRivers,PhD,MPH Mark
B.McClellan,MD,PhD
Lauren Silvis,JD
CrystalWatson,DrPh,MPH
MARCH 28,2020
A M E R I C A N E N T E R P R I S E I N S T I T U T E
i
NỘI DUNG
Các nội dung chính....................................................................................................................... 1
Làm chậm sự lây lan trong giai đoạn I..................................................................................... 1
Bắt đầu mở cửa trở lại từng bang trong giai đoạn II ......................................................................2
Thiết lập bảo vệ hệ thống miễn dịch& dỡ bỏ các quy định về giãn cách trong giai đoạn III.......2
Tái thiết lập tính sẵn sàng cho đại dịch tiếp theo trong giai đoạn IV ............................................2
Giai đoạn I:Làm chậm sự lây lan............................................................................................... 3
Mục tiêu ..........................................................................................................................................3
Các ngưỡng hành động...................................................................................................................3
Sẵn sàng làm chậm sự lây lan.......................................................................................................3
Sẵn sàng để chuyển sang giai đoạn II ......................................................................................3
Những việc làm cần thiết trong giai đoạn I................................................................................ 3
Duy trì việc giãn cách...............................................................................................................3
Tăng khả năng xét nghiệm chẩn đoán và xây dựng cơ sở dữ liệu cho chia sẻ nhanh kết quả...4
Đảm bảo chức năng của hệ thống chăm sóc sức khỏe ............................................................4
Tăng cường cung cấp trang thiết bị bảo vệ các nhân..............................................................5
Triển khai hệ thống giám sát toàn diện đối với COVID 19.....................................................5
Tìm kiếm thông tin ca bệnh, cách ly và kiểm dịch trên quy mô lớn.........................................5
Cung cấp những khu cách ly tập trung tự nguyện.................................................................6
Khuyến khích mọi người đeo khẩu trang .................................................................................6
Sẵn sàng để chuyển sang giai đoạn II .............................................................................................6
Giai đoạn II: Mở cửa trở lại theo từng bang ............................................................................. 7
Mục tiêu ..........................................................................................................................................7
Các ngưỡng hành động...................................................................................................................7
Sẵn sàng dỡ bỏ các quy định về cách ly xã hội........................................................................7
Sẵn sàng quay trở lại giai đoạn I: “Làm chậm sự lây lan”........................................................7
ii
Sẵn sàng chuyển sang giai đoạn III .........................................................................................8
Những việc làm cần thiết trong giai đoạn II...................................................................................8
Thực hiện các can thiệp dựa vào trường hợp..........................................................................8
Bắt đầu dỡ bỏ các quy định về giãn cách.....................................................................................8
Chăm sóc đặc biệt cho những người dễ bị tổn thương...............................................................8
Đẩy nhanh phát triển liệu pháp điều trị...................................................................................8
Khoanh vùng những người miễn dịch..........................................................................................9
Sẵn sàng chuyển sang giai đoạn III ...............................................................................................9
Giai đoạn III: Thiết lập hệ thống bảo vệ và dỡ bỏ các quy định về giãn cách...................... 10
Mục tiêu ........................................................................................................................................10
Các ngưỡng hành động.................................................................................................................10
Sẵn sàng bắt đầu mở rộng quy mô sản xuất và kế hoạch ưu tiên vac-xin hoặc trị liệu ............10
Sẵn sàng chuyển sang tiên phòng vắc-xin đại trà......................................................................10
Các bước cần thực hiện trong giai đoạn III..................................................................................10
Sản xuất vắc-xin hặc trị liệu ...................................................................................................10
Ưu tiên về vắc-xin và điều trị -khi nguồn cung vẫn còn hạn chế................................................11
Tiêm phòng hoặc phân phối trị liệu đại trà khi nguồn cung dồi dào.................................11
Mở rộng sản xuất và tiêm vắc-xin trên phạm vi toàn cầu........................................................11
Xác định huyết thanh học để xác định miễn dịch trong dân....................................................11
Giai đoạn IV: Xây dựng lại chuẩn bịsẵn sàng cho đại dịch tiếp theo..........................................12
Phát triển vắc-xin cho vi-rút mới theo tháng, không phải theo năm ............................................... 12
Củng cố và hiện đại hóa hệ thống chăm sóc sức khỏe..................................................................12
Thành lập Trung tâm dự báo bệnh truyền nhiễm quốc gia ..........................................................12
Quản lý..........................................................................................................................................12
Lời cảm ơn..............................................................................................................................................12
Về tác giả................................................................................................................................................12
1
CÁC NỘI DUNG CHÍNH
Bản báo cáo này cung cấp một lộ trình điều hướng các
hành động để vượt qua đại dịch COVID-19 hiện tại ở Hoa
Kỳ. Báo cáo sẽ phác thảo các hướng dẫn cụ thể để điều
chỉnh chiến lược y tế công cộng của chúng ta trong việc
hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19 và cho phép chúng
ta có thể chuyển sang các công cụ và phương pháp tiếp
cận mới để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này. Báo
cáo cũng phác thảo các bước có thể thực hiện để kiểm
soát rủi ro về việc lây lan ở những khu vực địa lý khác
nhau. Các bước thực hiện này hướng đến các công cụ và
phương pháp tiếp cận với nhóm đối tượng mục tiêu là
những người bị nhiễm bệnh hơn là các chiến thuật giảm
thiểu dịch bệnh nhắm vào toàn bộ dân cư ở các khu vực
mà dịch bệnh đang lây truyền rộng rãi và không được
kiểm soát. Chúng tôi đề xuất các mốc có thể đo lường để
xác định khi nào chúng ta có thể thực hiện các chuyển đổi
này và bắt đầu mở cửa lại nước Mỹ đối với các hoạt động
giao thương và đời sống xã hội.
Trong mỗi giai đoạn, chúng tôi phác thảo các bước mà
chính phủ liên bang, các tiểu bang và các đối tác chăm
sóc sức khỏe cộng đồng và y tế, nên thực hiện để đưa ra
ứng phó. Điều này sẽ tốn thời gian, nhưng việc lập kế
hoạch cho từng giai đoạn nên bắt đầu ngay bây giờ để
chuẩn bị sẵn sàng về các cơ sở hạ tầng khi thời điểm đến.
Các cột mốc và các điểm đánh dấu cụ thể có trong báo
cáo là các đánh giá dựa trên hiểu biết hiện tại của chúng
tôi, với mục tiêu tạo điều kiện cho một lộ trình hiệu quả
phía trước. Dịch bệnh đang lây lan một cách nhanh
chóng, do đó sự hiểu biết của chúng ta về các cách đáp
ứng hiệu quả nhất cũng sẽ phải phát triển theo. Nhóm các
nhiệm vụ được mô tả ở đây đòi hỏi và sẽ phải nhận được
sự chú ý, quan tâm ở mức độ cao, và cần được cập nhật
và cải tiến khi có thêm những bằng chứng, bối cảnh và
hiểu biết về dịch bệnh.
Để dần dần tránh xa sự phụ thuộc vào việc giãn cách xã
hội như là công cụ chính của chúng ta để kiểm soát sự
lây lan trong tương lai, chúng ta cần:
1) Số liệu tốt hơn để xác định các khu vực lây lan và
tỷ lệ phơi nhiễm cũng như miễn dịch trong dân số.
2)Những cải tiến về năng lực hệ thống chăm sóc sức
khỏe của các tiểu bang và địa phương, về cơ sở hạ tầng
y tế công cộng để xác định ổ dịch sớm, ngăn chặn các
trường hợp lây lan và cung cấp thiết bị y tế đầy đủ.
3) Điều trị, dự phòng phơi nhiễm và các điều trị dự phòng
và can thiệp y tế tốt hơn mang tới cho chúng ta những
công cụ để bảo vệ nhóm những người dễ bị tổn thương và
giúp tình trạng bệnh của họ không bị xấu hơn
Cách tiếp cận từng bước của chúng ta phụ thuộc vào khả
năng tổng hợp và phân tích dữ liệu trong thời gian thực.
Để tăng cường hệ thống giám sát sức khỏe cộng đồng để
đối phó với sự lây lan chưa từng có của COVID-19, chúng
ta cần khai thác sức mạnh của công nghệ và thúc đẩy các
nguồn lực bổ sung cho các sở y tế nhà nước và địa phương
– là những đơn vị nằm trên tuyến đầu trong việc phát hiện
những trường hợp nhiễm bệnh, tìm kiếm thông tin ca
bệnh. Cuối cùng, chúng ta phải mở rộng đầu tư vào nghiên
cứu và phát triển dược phẩm đối với COVID-19 và thúc
đẩy triển khai nhanh chóng các chẩn đoán, trị liệu hiệu
quả và cuối cùng là cho ra đời vắc-xin.
Làm chậm sự lây lan ở giai đoạn I. Đây là giai đoạn hiện
tại của ứng phó. Dịch COVID-19 tại Hoa Kỳ đang gia tăng,
với sự lây lan trong cộng đồng xảy ra ở mọi tiểu bang. Để
làm chậm sự lây lan trong giai đoạn này, các trường học cần
được đóng cửa trên cả nước, người lao động được yêu cầu
làm việc tại nhà khi có thể, các nơi tụ tập đông người như
trung tâm thương mại và phòng tập thể dục bị đóng cửa, và
các nhà hàng được yêu cầu giới hạn dịch vụ. Các biện pháp
này sẽ cần được áp dụng ở mỗi tiểu bang cho đến khi sự lây
lan giảm một cách rõ rệt và các cơ sở hạ tầng y tế có thể được
mở rộng để quản lý các ổ dịch một cách an toàn cũng như
chăm sóc người bệnh.
Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON
2
Mở cửa lại các tiểu bang trong giai đoạn II. Các
tiểu bang có thể chuyển sang Giai đoạn IIkhi có thể chẩn
đoán, điều trị và cách ly một cách an toàn các trường hợp
nhiễm COVID-19 và những người tiếp xúc với họ.
Trong giai đoạn này, các trường học và doanh nghiệp
có thể mở cửa trở lại, và phần lớn cuộc sống bình
thường có thể bắt đầu tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, một
số biện pháp giãn cách xã hội và hạn chế đối với các nơi
tụ tập đông người sẽ vẫn cần được áp dụng để ngăn chặn
việc lây lan tăng tốc trở lại. Đối với người cao tuổi (những
ngườitrên60tuổi), nhữngngườicótìnhtrạngbệnhtiềmtàng
và các nhóm dân số khác có nguy cơ lây nhiễm cao từ
COVID-19, việc tiếp tục cách ly xã hội sẽ rất quan trọng.
Vấn đề vệ sinh công cộng cần được cải thiện mạnh mẽ
và việc phun khử trùng các không gian chung sẽ phải trở
nên phổ biến hơn.Bề mặt có nhiều người tiếp xúc sẽ được
vệ sinh thường xuyên hơn, kết hợp với các biện pháp khác.
Ngoài các biện pháp can thiệp dựa dựa vào trường
hợp nhằm chủ động xác định và cách ly những người
mắc bệnh và những người tiếp xúc với họ, mọi người
sẽ được yêu cầu hạn chế tụ tập, và trước hết, mọi
người sẽ được yêu cầu đeo khẩu trang vải khi ra khỏi
nhà để giảm nguy cơ lây nhiễm không triệu chứng.
Những người có triệu chứng sẽ được yêu cầu ở trong nhà
và tìm cách xét nghiệm COVID-19. Việc xét nghiệm sẽ
trở nên phổ biến và thường xuyên hơn thông qua việc
lấy mẫu xét nghiệm nhanh ngay tại chỗ và được thực
hiện tại phòng của bác sỹ.
Mặc dù chúng ta tập trung vào việc mở cửa lại các hoạt
động theo từng tiểu bang dựa trên dữ liệu giám sát, chúng
tôi lưu ý rằng các tiểu bang có thể tiến tới tùy chỉnh các hoạt
động do sự khác nhau về các điều kiện trong từng tiểu bang,
và sự mở cửa lại giữa các tiểu bang chia sẻ chung các khu
vực đô thị sẽ cần có sự thống nhất.
Thiết lập hệ thống miễn dịch và dỡ bỏ việc giãn cách
xã hội trong giai đoạn III. Có thể gỡ bỏ các lệnh về
giãn cách xã hội và các biện pháp khác đã nêu trong giai
đoạn II khi có các công cụ an toàn và hiệu quả để giảm
thiểu rủi ro COVID-19, bao gồm việc giám sát rộng rãi,
phương pháp trị liệu có thể cứu chữa cho các bệnh nhân
mắc bệnh nghiêm trọng, hoặc phòng ngừa bệnh nặng
hơn ở những người có nguy cơ cao hoặc một ra đời của
loại vắc-xin an toàn và hiệu quả.
Chuẩn bị sẵn sàng cho đại dịch tiếp theo trong giai
đoạn IV. Sau khi ngăn chặn thành công COVID-19,
chúng ta phải đảm bảo rằng nước Mỹ sẽ không bao giờ
bị ở trong trạng thái bị động khi đối mặt với mối đe dọa
đến từ bệnh truyền nhiễm mới thêm một lần nữa. Điều
này sẽ đòi hỏi chúng ta phải đầu tư vào các nghiên cứu và
phát triển các sáng kiến, mở rộng cơ sở hạ tầng và lực
lượng y tế công cộng, kết hợp với việc chăm sóc sức khỏe
và cơ cấu tổ chức rõ ràng để có thể thực hiện các kế hoạch
đã đượcchuẩn bị. Thực hiện đúng và đầy đủ các bước được
mô tả ở bản báo cáo này cũng cung cấp nền tảng để chúng
ta đối phó với những thiệt hại mà các mầm bệnh trong
tương lai có thể gây ra.
Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON
3
Giai đoạn I: Làm chậm sự lây lan
Mục tiêu
Mục tiêu của giai đoạn I là cứu sống người bệnh
thông qua các việc làm như:
1) Làm chậm việc lây lan SARS-CoV-2 trên khắp đất
nước bằng cách giảm số ca nhiễm một cách hiệu quả,
2) Tăng khả năng xét nghiệm và điều tiết để có thể xét
nghiệm cho bất kì ai có triệu chứng và cả những
người đã tiếp xúc gần với họ,
3) Đảm bảo hệ thống chăm sóc sức khỏe có khả năng
điều trị an toàn cho cả bệnh nhân nhiễm COVID-19
và những người cần các sự chăm sóc y tế khác.
Thành công của giai đoạn I sẽ cho phép chúng ta có
thể nới lỏng đáng kể các biện pháp cách ly xã hội và
tiến tới giai đoạn II khi có thể có các can thiệp dựa
trên ca bệnh một cách tập trung hơn .
Các ngưỡng hành động
Triển khai quá trình làm chậm sự lây lan Lý do
chính để chúng ta phải triển khai giai đoạn I mang tên
“Làm chậm sự lây lan” là do có một số lượng lớn các
ca nhiễm trên phạm vi toàn quốc không thể truy xuất
ra nguồn lây nhiễm (lan truyền cộng đồng). Điều này
thực sự đã xảy ra với nước Mỹ.
Sẵn sàng để chuyển sang giai đoạn II. Để đề phòng
nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát hoặc lan rộng khi
chúng ta dần nới lỏng những quy định để làm chậm sự lây
lan, thì việc sẵn sàng chuyển sang Giai đoạn II i là khi
chính phủ nhận được các báo cáo rằng các ca nhiễm duy
trìgiảmtrong ítnhất14ngày(tứclàmộtgiaiđoạnủbệnh);
và
các bệnh viện địa phương có thể điều trị an toàn cho tất
cả bệnh nhân cần nhập viện mà không gặp bất kì khủng
hoảng nào; và có khả năng xét nghiệm tất cả những
người có triệu chứng nhiễm COVID-19, kết hợp với
việc tiến hành giám sát tích cực tất cả các trường hợp
được xác nhận là đã tiếp xúc với họ.
Các bước thực hiện bắt buộc trong giai đoạn
I
Duy trì việc giãn cách xã hội. Mỗi tiểu bang phải duy
trì các phương pháp cách ly cấp cộng đồng cho đến khi
đạt đến ngưỡng chuyển sang Giai đoạn II. Các biện
pháp nằm trong giai đoạn I này bao gồm:
 Đóng cửa những nơi tụ tập đông người như trường
học, trung tâm mua sắm, khu vực ăn uống,
Khuyến cáo nên ở trong nhà
Bắt đầu tiến hành khuyến cáo người dân trên toàn
nước Mỹ nên ở trong nhà khi số lượng các ca
nhiễm bệnh tăng gấp đôi cứ sau ba đến năm ngày
(dựa trên kinh nghiệm hiện tại của New York) hoặc
khi các quan chức tiểu bang và địa phương đề nghị
dựa trên bối cảnh hiện tại của địa phương mình (
ví dụ, số lượng ca nhiễm vượt quá năng lực của hệ
thống y tế).
Bắt đầu nới lỏng các quy định về việc ở yên
trong nhà khi số trường hợp nhiễm bệnh mới
được báo cáo đã giảm đều đặn trong 14 ngày
(thời gian ủ bệnh) và các cơ quan y tế có thể xét
nghiệm cho tất cả mọi người có các triệu
chứng của COVID-19.
Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON
4
bảo tàng và các phòng tập thể thao trên tất cả các tiểu
bang (những nơi mọi người tụ tập trong nhà);
• Khuyến khích người lao động trao đổi công việc với
nhau từ xa;
• Khuyến cáo mọi người hạn chếnhững chuyến du lịch
trong và ngoài nước;
• Tạm hoãn hoặc hủy bỏ những hoạt động tụ tập
đông người;
• Đóng cửacác khu vực ăn uống nhưng đồng thời cũng
khuyến khích các chủ cửa hàng cung cấp dịch vụ
giao hàng nếu có thể;
• Đề cao tầm quan trọng của việc ở yên trong nhà,
nhất là tại các điểm nóng, những nơi đang có tốc
độ lây lan chóng mặt (là những đia điểm có số
trường hợp nhiễm bệnh tăng gấp đôi trong cứ sau
ba đến năm ngày);
• Giám sát và đảm bảo cộng đồng tuân thủ nghiêm túc
theo quy định cách ly, điều chỉnh những thông điệp
nguy cơ một cách thích hợp và các chi trả khuyến
khích thực hiện nếu cần thiết
Tăng khả năng xét nghiệm chẩn đoán và xây dựng
cơ sở hạ tầng dữ liệu để chia sẻ kết quả nhanh chóng.
Xét nghiệm nhanh trong ngày tại điểm chẩn đoán nhanh (có
sẵn rộng rãi) là rất quan trọng để xác định các ca nhiễm, bao
gồm cả những trường hợp không có triệu chứng và những
ca bệnh nhẹ. Để chuyển từ các can thiệp trên toàn cộng đồng
tập trung vào số lượng dân số lớn sang các can thiệp theo ca
bệnh tập trung và cách ly những người bị nhiễm, cần phải đủ
năng lực để xét nghiệm cho những nhóm sau:
1) Các bệnh nhân cần nhập viện (Cần chẩn đoán thật
nhanh các nhóm đối tượng này)
2) Các nhân viên y tế và người lao động với những
vai trò cần thiết (những người có vai trò trong cộng
đồng, cơ sở y tế và và an toàn nơi công cộng);
3) Những người tiếp xúc gần với những ca khẳng định;
4) Các bệnh nhân ngoại trú có triệu chứng ( tốt nhất
hoàn thành tại điểm chẩn đoán ngay tại phòng bác
sỹ với h ướng dẫn khuyến khích sàng lọc rộng rãi
và và xét nghiệm bắt buộc)
Với ước tính rằng năng lực của quốc gia có thể xét
nghiệm ít nhất 750.000 xét nghiệm mỗi tuần sẽ đủ để
chúng ta chuyển sang các can thiệp dựa trên ca bệnh, kết
hợp với năng lực cơ sở hạ tầng y tế công cộng (ví dụ: liên
lạc tìm ca nhiễm). Kết hợp với việc phổ biến các hình
thức xét nghiệm rộng rãi, chúng ta cũng cần đầu tư
phát triển các công cụ mới hiệu quả trong việc giúp
các nhà cung cấp dịch vụ có thể trao đổi kết quả xét
nghiệm hiệu quả, dễ dàng tiếp cận số liệu giúp cho
các lãnh đạo trong ngành y tế công cộng có thể ngăn
chặn sự bùng phát dịch bệnh trong tương lai.
Đảm bảo chức năng của hệ thống chăm sóc sức
khỏe. Đảm bảo đầy đủ khả năng chăm sóc tích cức tại
các bệnh viện để có khả năng mở rộng số lượng ngay
lập tức từ 2,8 giường bệnh/10.000 người lớn lên 5 đến
7 giường/10.000 người lớn ở những cơ sở có dịch hoặc
tình trạng khẩn cấp khác, cho phép thay đổi theo vùng.
Con số này là tối thiểu, đáp ứng được mức nhu cầu hiện tại
và dự báo sắp tới trong tương lai, và cần được kết hợp với
đội ngũ y tế giàu năng lực. Khả năng khác nhau giữa các
khu vực phản ánh nhu cầu địa phương là chấp nhận
được
Mở rộng tiếp cân máy thở trong các bệnh viện từ 3
máy/10,000 người lớn lên 5-7 máy/10,000 người lớn.
Con số này chưa bao gồm máy gây mê và các
phương tiện di chuyển người bệnh. Con số này là tối
thiểu, đáp ứng được mức nhu cầu hiện tại và dự báo sắp tới
trong tương lai, và cần được kết hợp với đội ngũ y tế giàu
năng lực. Khả năng khác nhau giữa các khu vực phản
ánh nhu cầu địa phương là chấp nhận được.
Đảm bảo duy trì giường bệnh trong bệnh viện ít nhất
30/10.000 người lớn. Các cơ sở cần có kế hoạch trương
trường hợp nhu cầu tăng lên đột biến, các giường bệnh
có thể được điều chỉnh như thế nào tùy theo các mục
đích sử dụng (ví dụ quy trình tự chọn) với đầy đủ nhân
viên y tế và cung cấp đầy đủ nguồn oxy cũng như các
vật tư y tế khác.
Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON
5
Các mục tiêu kể trên cũng có thể coi là thành công
kể cả khi chúng ta không đạt được các con số đã nêu,
nhưng tỉ lệ mắc COVID 19 được kiểm soát và nằm
trong khả năng đối phó của chính quyền với những nhu
cầu chăn sóc tích cực. Các mục tiêu này cũng có thể
được đáp ứng một phần thông qua sự đa dạng của các
cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe di động (được hỗ trợ
và có thể được duy trì bởi chính quyền liên bang hoặc
tiểu bang) và có thể phân phối cũng như thiết lập đến
các khu vực điểm nóng.
Tăng nguồn cung cấp đồ bảo hộ cá nhân. Trung tâm
kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC khuyến cáo
rằng các nhân viên bệnh viện dự kiến sẽ tiếp xúc trực
tiếp với bệnh nhân COVID-19 cần được cung cấp khẩu
trang N95, cùng với với khẩu trang y tế dùng một lần
cho tất cả các nhân viên lâm sàng khác trong bất kỳ cơ
sở chăm sóc sức khỏe nào. Chuỗi cung ứng cần phân
phối đủ khẩu trang N95, găng tay, và các thiết bị bảo vệ
cá nhân khác để bảo vệ nhân viên y tế khỏi bị nhiễm
bệnh.
Triển khai hệ thống giám sát COVID 19 toàn diện.
Việc tiến tới nới lỏng những quy định về giãn cách xã hội
có thể để lại hậu quả khôn lường về khả năng gia tăng các
ca nhiễm bệnh. Giám sát cẩn thận và chặt chẽ sẽ là cần thiết
để theo dõi tình hình dịch bệnh. Một hệ thống giám sát dịch
bệnh hiệu quả cao nên được thiết lập để tận dụng:
1) Xét nghiệm rộng rãi và nhanh chóng ngay tại giường
bệnh bằng cách sử dụng các công cụ rẻ hơn, dễ tiếp
cận, được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm
Hoa Kỳ (FDA) ủy quyền;
2) Xét nghiệm huyết thanh học để đánh giá mức độ
phơi nhiễm và miễn dịch nhằm thông báo các nhà
hoạch định chính sách y tế công cộng về mức độ
giảm thiểu dựa trên dân số cần thiết để ngăn chặn
sự tiếp tục lây lan của ổ dịch;
3) Một hệ thống giám sát toàn diện được tiến hành
trên toàn quốc, hỗ trợ và phối hợp với các hệ thống
y tế công cộng địa phương và các nhà cung cấp dịch
vụ chăm sóc sức khỏe để theo dõi tỉ lệ lây nhiễm
giữa các tiểu bang và xác định sự lây lan của cộng
đồng trong khi ổ dịch vẫn còn ở một quy mô nhỏ
và ở giai đoạn mà các can thiệp dựa trên từng
trường hợp có thể ngăn chặn một ổ dịch lớn hơn.
ILINet, hệ thống giám sát đối với bệnh cúm ở Hoa Kỳ,
là mô hình tiềm năng cho mô hình giám sát SARS-CoV-2.
Để cho phép phát hiện và quản lý các trường hợp nhanh
chóng và hiệu quả hơn, hệ thống giám sát SARS-CoV-2
sẽ được hưởng lợi từ việc chia sẻ số liệu và phối hợp với
các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và người trả
tiền để sử dụng dịch vụ.CDC cần tập hợp một lực lượng
phản ứng nhanh liên chính phủ, với các chuyên gia bên
ngoài khi cần thiết và lấy thông tin đầu vào từ các tiểu
bang và cộng đồng chăm sóc sức khỏe, để phát triển và
hỗ trợ một hệ thống giám sát cấp quốc gia mới và cơ sở
hạ tầng dữ liệu để theo dõi và phân tích COVID-19.
Tìm kiếm và cách ly trên quy mô lớn.Khi một bệnh
nhân được chẩn đoán mắc COVID 19, bệnh nhân cần
được cách ly tại nhà hoặc tại bệnh viện, tùy thuộc vào
yêu cầu về mức độ chăm sóc của họ. Hướng dẫn hiện
giờ của CDC đề xuất bảy ngày cách ly. Cách ly tại nhà
có thể được giám sát bằng cách sử dụng công nghệ như
GPS trên các ứng dụng điện thoại di động. Ngoài ra, những
người đã tiếp xúc trực tiếp với các trường hợp đã khẳng
định nhiễm bệnh (theo định nghĩa của CDC) cần được cách
ly và theo dõi hàng ngày trong vòng 14 ngày. Theo dõi các
du khách quốc tế cũng được khuyến khích.
Để có thể đáp ứng hàng ngàn ca bệnh và hàng chục
nghìn các người tiếp xúc đã có tiếp xúc trực tiếp hàng
ngày, cơ sở hạtầng ytếcôngcộngsẽcầnđượctăngcường
đáng kể trong toàn quốc, phối hợp với nâng cao năng lực
của người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để dự
phòng, chẩn đoán, và điều trị COVID-19.
Lực lượng phản ứng nhanh chuyên môn cũng nên
được giao nhiệm vụ phát triển và giám sát một sáng
kiến để:
1) Tăng cường lực lượng đội ngũ y tế công cộng hiện
có để tiến hành tìm kiếm ca nhiễm và truy dấu
những người tiếp xúc;
2) Có thể báo cáo nhanh chóng cho các cơ quan y tế tiểu
bang, địa phương và liên bang thông qua đội
Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON
6
ngũ y tế công cộng và việc chia sẻ dữ liệu điện tử
từ các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe
cũng như trong phòng thí nghiệm
3) Phát triển và xây dựng một phương thức tiếp cận
công nghệ cho phép nhập dữ liệu, báo cáo nhanh
chóng và hỗ trợ cách ly, quản lý và điều trị an toàn
dựa vào cộng đồng đối với những người bị nhiễm.
Cung cấp các điểm tự nguyện cách ly. Các cơ sở cách
ly tiện nghi và miễn phí nên được cung cấp cho các trường
hợp nhiễm bệnh và những người tiếp xúc của họ, những
người mong muốn được cách ly, quản lý và điều trị ngoài
nhà. Ví dụ, một thành viên trong một gia đình đông người có
thể muốn được điều trị trong một phòng khách sạn đã được
chuyển đổi mục đích sử dụng thay vì lo lắng về nguy cơ lây
nhiễm cho các thành viên trong gia đình. Cách ly, quản lý ở
những địa điểm không phải tại nhà không nên bắt buộc hoặc
bị ép buộc.
Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang là cơ quan chủ trì
được giao nhiệm vụ phối hợp với các khu vực pháp lý
của tiểu bang và địa phương để dựng lên các cơ sở cách
ly và kiểm dịch thích hợp. Bệnh viện dã chiến, ký túc xá,
khách sạn và doanh trại quân đội có thể được sử dụng cho
mục đích này.
Khuyến khích mọi người đeo khẩu trang. Đã có bằng
chứng cho thấy rằng việc lây nhiễm COVID-19 khi
không có triệu chứng hoặc trước khi có triệu chứng là
hoàn toàn có thể, điều này sẽ làm phức các nỗ lực nhằm
theo đuổi các các thiệp dựa vào ca bệnh. Nhằm giảm
thiểu rủi ro trong Giai đoạn I, mọi người, kể cả những
người không có triệu chứng, nên được khuyến khích
đeo khẩu trang vải không dành cho y tế khi ở nơi công
cộng.
Việc sử dụng khẩu trang rộng rãi là cách hiệu quả nhất
trong việc làm chậm sự lây lan của SARS-CoV-2, bởi
vì chúng có thể giúp ngăn ngừa những người bị nhiễm
bệnh không có triệu chứng làm lây truyền bệnh một
cách vô tình.
Việc sử dụng khẩu trang được sử dụng rộng rãi bởi người
dân ở một số quốc gia đã giúp kiểm soát thành công dịch
bệnh, bao gồm Hàn Quốc và Hồng Kông. Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) khuyến nghị người dân nên sử dụng
khẩu trang trường hợp xảy ra các đại dịch cúm
nghiêm trọng.
Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng, các thiết bị bảo hộ
cá nhân nên được ưu tiên cho các nhân viên y tế cho đến
khi nguồn cung dồi dào. Vì lý do này, ngay bây giờ mọi
người dân nên chọn đeo khẩu trang vải thay vì khẩu trang
y tế khi đi ra nơi công cộng. CDC nên ban hành các
hướng dẫn liên quan đến các thiết kế của các loại khẩu
trang vải như thế này. Người tiêu dùng có thể tự thiết
kế các khẩu trang này bằng cách sử dụng các vật liệu
có thể giặt được, hoặc có thể trực tiếp mua trên thị
trường.
Sẵn sàng chuyển sang giai đoạn II
Một tiểu bang đã có thể chuyển sang giai đoạn II
an toàn khi đã đạt được các tiêu chí sau đây:
• Giảm đều số lượng các ca nhiễm bệnh trong 14
ngày,
• Các bệnh viện trong tiểu bang có thể điều trị an
toàn cho tất cả bệnh nhân cần nhập viện mà không
cần thay đổi lại các tiêu chuẩn chăm sóc khi khủng
hoảng
• Có khả năng xét nghiệm cho bất kì ai có biểu hiện
COVID-19
• Có thể tiến hành giám sát một cách chủ động các
trường hợp nhiễm bệnh và những người tiếp xúc
của họ
Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON
7
Giai đoạn II: Mở cửa trở lại theo
từng bang
Trong giai đoạn II, phần lớn các trường đại học, các
cơ quan bắt đầu có thể hoạt động trở lại. Làm việc từ xa
nên được tiếp tục ở những nơi thuận tiện; các cuộc tụ tập
xã hội nên tiếp tục được giới hạn dưới 50 người bất cứ nơi
nào có thể. Các hạn chế khác của địa phương nên được
xem xét, chẳng hạn như những quy định về việc hạn chế
người dân tụ tập gần nhau.
Những nơi có mật độ tiếp xúc cao như trường học nên
tiếp tục xem xét và thực hiện các biện pháp giãn cách theo
hướng dẫn từ CDC và các chính quyền địa phương. Ngành
y tế nên áp dụng các biện pháp vệ sinh và khử khuẩn các bề
mặt dùng chung.
Đối với người cao tuổi (những người trên 60 tuổi),
những ngườicóbệnh và những ngườikhác có nguycơ cao
mắc COVID-19, vẫn nên khuyến nghị họ hạn chế ra ngoài
cộng đồng trong Giai đoạn II. Khuyến cáo này có thể thay
đổi khi một liệu pháp điều trị hiệu quả được đưa ra.
Các hoạt động này cần được xem xét trên cơ sở điều
phối, khu vực thông qua hợp tác liên bang. Trong khi
chính quyền các tiểu bang và địa phương duy trì chủ
quyền đối với các vấn đề quan tới đáp ứng y tế công
cộng của họ, sự phối hợp vượt qua ngoài lãnh thổ của
một bang sẽ rất quan trọng . Các tiểu bang lớn với nhiều
khu vực đô thị và khu vực nông thôn có thể mở cửa trở
lại ở cấp độ khu vực. Các tiểu bang có chung các khu
vực đô thị lớn (ví dụ: New York, New Jersey và
Connecticut) phải đảm bảo rằng các điều kiện để mở lại
các khu vực này được đáp ứng ở các tiểu bang có liên
quan.
Mục tiêu
Mục tiêu của giai đoạn II là:
1) Dỡ bỏ các lệnh về giãn cách xã hội theo cách dự
tính và cẩn thận,
2) Cho phép phần lớn trường học và các cơ sở kinh
doanh hoạt động trở lại,
3) Tiếp tục kiểm soát sự lây lan của SARS-CoV-2 để
chúng ta sẽ không bị trở lại về giai đoạn I.
Việc áp dụng các biện pháp trong giai đoạn II này
sẽ đòi hỏi sự cân bằng cẩn thận. Chúng ta sẽ cần liên
tục đánh giá lại việc thực hiện các biện pháp này dựa
trên dữ liệu giám sát sẵn có và sẽ cần sẵn sàng điều
chỉnh cách tiếp cận theo thời gian phù hợp với dịch tễ
học của địa phương, quốc gia và toàn cầu. Điều này
đặc biệt đúng khi chúng ta chuyển từ giai đoạn này
sang giai đoạn tiếp theo.
Các ngưỡng hành động
Sẵn sàng dỡ bỏ những quy định về giãn cách xã hội.
Khi các tiêu chí cho việc chuyển đổi từ Giai đoạn I
sang Giai đoạn II đã được đáp ứng và chúng ta bắt đầu
kết thúc giai đoạn “Làm chậm quá trình lây lan”, các
nhà lãnh đạo ở cấp tiểu bang nên bắt đầu nới lỏng các
biện pháp cách ly xã hội. Điều này nên được thực hiện
dần dần và nên được kết hợp với tăng cường giám sát
cho các trường hợp nhiễm bệnh mới. Các quan chức
bang nên đưa ra quyết định về việc lựa chọn thời điểm
để dỡ bỏ dựa trên bối cảnh địa phương của họ. Các
quy định nên được nới lỏng dần dần, với đủ thời gian
giữa mỗi lần điều chỉnh để theo dõi cẩn thận bùng
phát lây truyền trở lại.
Sẵn sàng quay trở lại giai đoạn I, “làm chậm sự lây
lan”. Khi các quy định về việc giãn cách xã hội đang
dần được nới lỏng, theo dõi giám sát sẽ rất cần thiết để
nhanh chóng xác định xem liệu có sự gia tăng nào trong
các ca nhiễm bệnh hay không.Một tiểu bang nên quay
lại giai đoạn I và tiếp tục “làm chậm sự lây lan” nếu
có một số lượng các ca nhiễm bệnh không thể truy rõ
nguồn lây,nếu có sự gia tăng về các ca nhiễm bệnh
Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON
8
liên tục trong vòng 5 ngày,hoặc nếu các bệnh viện
trong bang không còn đủ khả năng để điều trị một
cách an toàn cho những người cần nhập viện.
Sẵn sàng chuyển sang giai đoạn III. Khi vắc-xin
được phát triển, thử nghiệm về tính an toàn, hiệu quả
và được sự cấp phép sử dụng khẩn cấp của FDA, hoặc
có các phương án điều trị khác có thể được sử dụng
để phòng ngừa hoặc điều trị với những tác động lên
hoạt động của bệnh có thể đo lường được, và quan
trọng nhất là giúp cứu được những bệnh nhân nặng,
các tiểu bang có thể chuyển sang Giai đoạn III.
Các bước thực hiện cần có trong giai đoạn II
Thực hiện các can thiệp dựa vào ca bệnh. Sử dụng
các năng lực y tế công đã được phát triển trong Giai
đoạn I, mọi trường hợp được chẩn đoán xác định cần
được cách ly tại nhà, trong bệnh viện hoặc tự nguyện
cách ly tại cơ sở trong ít nhất bảy ngày, hoặc theo hướng
dẫn mới nhất của CDC. Những người đang chờ kết quả
xét nghiệm cũng nên được tư vấn cách ly theo dõi cho đến
khi có kết quả.
Những người tiếp xúc trực tiếp với các trường hợp
được xác nhận nhiễm bệnh nên được theo dõi tại nhà
hoặc các trung tâm theo dõi cách ly trong ít nhất 14
ngày, hoặc theo hướng dẫn mới nhất của CDC. Các
xét nghiệm chẩn đoán nên được thực hiện ngay lập tức
cho bất kỳ người tiếp xúc gần nào khi xuất hiện các triệu
chứng.
Bắt đầu nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Các
biện pháp cách ly xã hội vẫn phải là tiêu chuẩn trong Giai
đoạn II, bao gồm làm việc từ xa (càng nhiều càng tốt), duy
trì rửa tay thường xuyên, cách hắt hơi, đeo khẩu trang tại
các nơi công cộng, thường xuyên khử trùng các bề mặt và
hạn chế việc tụ tập quá 50 người. Những khuyến nghị này
nên được tăng cường thông qua các giải pháp công nghệ
để hiểu các hành vi khi giãn cách xã hội và điều chỉnh
các thông điệp để tránh rủi ro khi cần thiết. Điều này
cần được thực hiện thông qua hợp tác với các lĩnh vực
tư nhân, chú ý cẩn thận trong việc giữ sự riêng tư và
tránh các biện pháp cưỡng chế để khuyến khích tuân thủ
cách ly
Khi trẻ em trở lại trường học và nhà trẻ (tức là những
nơi tập trung đông người) và mọi người trở lại nơi làm
việc, những người đứng đầu những tổ chức này nên tiếp
tục xem xét và thực hiện các biện pháp cách ly dựa trên
hướng dẫn từ CDC cho các trường học và doanh
nghiệp.
Chăm sóc đặc biệt cho nhóm người dễ bị tổn thương.
Trong khi việc nới lỏng các quy định về giãn cách xã
hội đang diễn ra, các nhóm người dễ bị tổn thương
chẳng hạn như những người trên 60 tuổi và những
người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương hoặc chức
năng tim, phổi bị ảnh hưởng cần tiếp tục được giãn cách
xã hội càng nhiều càng tốt cho đến khi có vắc-xin, phác
đồ điều trị, hoặc không còn sự lây lan trong cộng đồng.
Cần đặc biệt chú ý đến các cơ sở chăm sóc dài hạn và nhà
dưỡng lão. Các cơ sở này sẽ cần duy trì các nỗ lực phòng
chống và kiểm soát nhiễm bệnh ở mức độ cao và hạn chế
người từ bên ngoài vào để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.
Khi có phác đồ điều trị hoặc dự phòng phơi nhiễm ví dụ
kháng thể đơn dòng, nhóm người dễ bị tổn thương cần
được ưu tiên để bảo vệ những người này và giảm khả
năng gia tăng các ca bệnh nặng và tăng thêm bệnh nhân
cho đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU).
Đẩy nhanh phát triển các liệu pháp điều trị. Trị liệu
đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc những
người ốm. Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, sản xuất và
phân phối các liệu pháp trị liệu an toàn và hiệu quả là
ưu tiên hàng đầu. Với các chiến lược phát triển hiệu quả
và đầu tư sớm vào sản xuất quy mô thương mại, một
liệu pháp trị liệu thành công có thể nhận được sự cho
phép hoặc phê duyệt sử dụng khẩn cấp ngay từ mùa hè
hoặc mùa thu, nếu các thử nghiệm chứng minh rằng nó
đáp ứng một trong hai tiêu chuẩn.
Trị liệu có thể đóng một số vai trò. Đầu tiên, chúng
có thể dùng như là các loại thuốc dự phòng phơi nhiễm
để giúp ngăn ngừa lây nhiễm ở những người có nguy
cơ nhiễm bệnh cao nhất, chẳng hạn như nhân viên chăm
sóc sức khỏe tuyến đầu, những người có tiền sử bệnh lí
và những người mắc bệnh suy giảm miễn dịch. Cách
điều trị này có thể bao gồm việc tạo ra một kháng thể có
thể
Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON
9
tấn công các kháng nguyên bề mặt virus. Điển hình là
các nhà nghiên cứu trước đây đã phát triển thành công
một phác đồ điều trị chống lại Ebola. Những loại kháng
thể này cũng có thể được sử dụng để điều trị những
trường hợp lây nhiễm ở giai đoạn đầu hoặc điều trị dự
phòng sau phơi nhiễm.
Các phương pháp điều trị khác có thể bao gồm các
loại thuốc chống vi-rút nhắm vào khả năng nhân bản của
chúng. Những loại thuốc này có thể được sử dụng để
điều trị cho những người bị bệnh nặng hoặc trong quá
trình điều trị bệnh cho những người có nguy cơ bị biến
chứng. Các thuốc kháng vi-rut cũng có thể được sử dụng
điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, tùy thuộc vào độ an toàn
của chúng. Dự phòng sau phơi nhiễm và các sản phẩm
nhằm rút ngắn thời gian và cường độ phát tán của vi-rút có
thể chỉ ảnh hưởng đến số lượng sinh sản của chúng một
cách khiêm tốn.Ngoài ra, phương pháp điều trị miễn dịch
được chứng minh là sẽ hữu ích trong việc giảm thiểu các
biến chứng về phổi nghiêm trọng ở một số bệnh nhân.
Một số lượng lớn các loại thuốc đầy triển vọng đang
trong giai đoạn phát triển.
Ở mức tối thiểu, biện pháp cho một liệu pháp mà có
khả năng tác động lên nguy cơ lây lan trong tương lai là
việc liệu pháp đó có thể làm giảm nguy cơ tử vong hoặc
bệnh nặng và có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của các triệu
chứng hoặc tiến triển thành bệnh nặng ở những người bị
phơi nhiễm. Với những bệnh nhân ngoại trú, uống thuốc
là cách lý tưởng nhất, nhưng các yêu cầu phải sử dụng
thay thê (ví dụ, truyền dịch và tiêm) cũng có thể được
tiến hành, với kế hoạch đầy đủ.
Mặc dù các doanh nghiệp tư nhân đã tổ chức các đội
nhóm phản ứng nhanh để chia sẻ thông tin và kinh
nghiệm, để nhanh chóng thúc đẩy các liệu pháp đầy hứa
hẹn, chúng ta vẫn cần một sự tập trung tương xứng của
các cơ quan liên bang để đảm bảo các nguồn lực tốt nhất
có thể được cung cấp cho nhiệm vụ này. Các cơ quan
liên bang nên tham gia vào các nỗ lực đã và đang được
tiến hành bởi các tổ chức tư nhân.
Xác định những người miễn dịch. Xét nghiệm huyết
thanh học là một phương pháp được sử dụng để xác
định khả năng miễn dịch ở người đã khỏi bệnh. Với khả
xét nghiệm chính xác và rộng rãi, chúng ta
có thể xác định những người đã miễn dịch và do đó
không còn dễ bị lây nhiễm. Mặc dù chúng ta cần hiểu rõ
hơn về phản ứng miễn dịch trong các trường hợp bệnh
nhẹ và thời gian mọi người có thể duy trì miễn dịch để
tránh việc tái nhiễm, chúng ta đều biết có một giai đoạn
mà hầu hết mọi người sẽ có đủ kháng thể để bảo vệ.
Những người miễn dịch có thể:
1) Quay trở lại làm việc,
2) Làm việc ở những vị trí có nguy cơ cao ví dụ
những người ở tuyến đầu của hệ thống chăm sóc
sức khỏe, và
3) Đóng vai trò hỗ trợ cho những người vẫn còn đang
trong giai đoạn cách ly(những người cao tuổi cách
ly tại nhà)
Để tiến hành xét nghiệm huyết thanh theo hướng này,
các thử nghiệm huyết thanh học là cần thiết và nên có sẵn
rộng rãi, chính xác, nhanh chóng và chi phí thấp. Các thử
nghiệmnhưvậyđãđượcpháttriểnbởicácnhànghiêncứu,
nhưng chưa được kiểm duyệt đầy đủ và không có sẵn cho
quy mô lớn.
Một đội nhóm phản ứng nhanh bao gồm các nhà
lãnh đạo cấp cao của CDC, Cơ quan nghiên cứu và
phát triển y sinh tiên tiến, Viện Dị ứng và Bệnh truyền
nhiễm Quốc gia, Bộ Quốc phòng (DOD), FDA, học
viện và các tổ chức tư nhân quan trọng ( ví dụ: các
công ty sản xuất huyết thanh học) nên được giao
nhiệm vụ giám sát việc phát triển, sản xuất, phân phối,
thu thập dữ liệu, thiết kế khảo sát huyết thanh học và
phân tích để sử dụng huyết thanh học theo quy mô.
Sẵn sàng chuyển sang giai đoạn III
Khi vắc-xin đã được phát triển, kiểm tra về tính an toàn
và hiệu quả và nhận được ủy quyền sử dụng khẩn cấp
của FDA, các tiểu bang có thể chuyển sang Giai đoạn III.
Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON
10
Giai đoạn 3: Thiết lập hệ thống bảo
vệ và dần dỡ bỏ các giới hạn xã hội
Chúng ta có thể bước vào giai đoạn III khi hệ thống
giám sát trọng điểm được đưa vào hoạt động, cùng với
sự phổ biến của việc xét nghiệm tại chỗ, có khả năng
truy nguồn và cách ly hiệu quả, kèm theo có những
liệu pháp mà có thể giảm thiểu được sự lây lan hoặc
làm giảm những ảnh hưởng nghiêm trọng với những
người bị nhiễm bệnh, hoặc có được vắc xin đã qua
kiểm nghiệm và kiểm định an toàn, hiệu quả. Sự có
mặt của những công nghệ này (hoặc còn có thể là một
loại vắc xin an toàn và hiệu nghiệm) sẽ đem lại nhiều
lợi ích không chỉ về mặt y tế, mà còn về mặt kinh tế
và xã hội.
Mục tiêu
Mục tiêu của công nghệ an toàn và hiệu quả trong
việc kiểm soát truyền nhiễm là:
1) Ngăn chặn sự lây lan;
2) Chữa trị ngay lập tức cho những người mới bắt đầu
bị bệnh tránh các hậu quả xấu;
3) Điều trị dự phòng phơi nhiễm cho những người
bị phơi nhiễm nhằm giúp họ không phát bệnh
hoặc giảm nhẹ mức nghiêm trọng của bệnh
4) Đối với vắc xin, mục tiêu là để tạo ra miễn dịch
cộng đồng đối với vi-rut, nhằm giảm nguy cơ
gây bệnh và tử vong , và ngăn chặn, làm giảm
sự lây lan; và.
5) Cho phép dỡ bỏ các quy định về giãn cách xã hội
Các ngưỡng hành động
Sẵn sàng để bắt đầu mở rộng quy mô sản xuất vắc-
xin hoặc kế hoạch ưu tiên trị liệu. Ngay khi có một
vắc xin hoặc liệu pháp nào đó có tính khả thi và hứa
hẹn trong thử nghiệm lâm sàng then chốt (được cho
thấy là an toàn và có hiệu quả), chính phủ Mỹ nên làm
việc với các ngành công nghiệp để chuẩn bị lên kế
hoạch tiến hành sản xuất đại trà, phân phối, và kiểm
soát. Các điều khoản mới được ban hành theo Đạo luật
An ninh, Cứu trợ Coronavirus và An ninh Kinh tế đã
được thông qua gần đây cho phép sản xuất quy mô lớn
các liệu pháp đầy triển vọng trước khi phê duyệt, để
đảm bảo sẽ có đủ nguồn cung để phân phối đại trà, nếu
sản phẩm chứng minh tính an toàn và hiệu quả và giành
được sự chấp thuận theo quy định.
Sẵn sàng chuyển sang tiêm vac-xin đại trà. Một khi
vắc xin hoặc liệu pháp đã sẵn sàng và đủ khả năng đáp
ứng được nhu cầu, tiêm chủng vắc xin có thể được áp
dụng với cả những nhóm không ưu tiên. CDC, những
công ty sức khỏe cộng đồng liên bang, và những bên
phát triển vắc xin nên phối hợp làm việc cùng nhau để
lên kế hoạch tiêm chủng đại trà cho hầu hết dân số ở
Mỹ. Kế hoạch này còn có thể được bắt đầu trước Giai
đoạn III vì việc chuẩn bị có thể thực hiện ngay cả khi
vac-xin chưa sẵn sàng.
Các bước cần thực hiện trong giai đoạn III
Sản xuất vắc-xin hoặc các biện pháp trị liệu. Khi vắc-
xin hoặc trị liệu an toàn và hiệu quả cần được sản xuất
nhanh chóng ở mức độ quy mô lớn ngay khi được cấp
phép. Các doanh nghiệp cung cấp biện pháp đối phó
khẩn cấp y tế công cộng, phối hợp với các công ty dược
phẩm và các đối tác tư nhân
Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON
11
cần tiếp tục lên kế hoạch và thực hiện sản xuất hàng
loạt để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của nước Mỹ.
Ưu tiên vắc-xin hoặc ưu tiên điều trị - khi nguồn cung
vẫn còn hạn chế. CDC, Viện Y tế Quốc gia, Văn
phòng Trợ lý Bộ trưởng sẵn sàng và đáp ứng, Bộ
Quốc phòng và các bên liên quan khác nên sửa đổi
hướng dẫn ưu tiên vắc-xin cúm trước khi áp dụng cụ
thể cho COVID-19. Hướng dẫn ưu tiên mới cho vắc-
xin COVID-19 nên xác định các nhóm ưu tiên để
phân phối có mục tiêu khi vắc-xin an toàn và hiệu quả
bắt đầu có sẵn. Hướng dẫn cần minh bạch và giải thích
lý do cho các ưu tiên, bao gồm các đối tượng trong đó
vắc-xin được nghiên cứu, và nên là một cách tiếp cận
theo từng giai đoạn mở rộng cho các nhóm ưu tiên bổ
sung khi mở rộng vắc-xin. Hướng dẫn phải được phản
ánh trong các chính sách thanh toán đối với COVID-
19 do Trung tâm Dịch vụ chăm sóc y tế (CMS) và các
công ty bảo hiểm tư nhân thực hiện, với điều trị miễn
phí cho các cá nhân đáp ứng chính sách ưu tiên và cơ
chế hoàn trả cho các cá nhân không có bảo hiểm.
Tiêm phòng đại trà hoặc phân phối trị liệu- khi
nguồn cung dồi dào. CDC nên làm việc với các quan
chức y tế, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe
của nhà nước và địa phương, CMS và các công ty bảo
hiểm y tế và các bên liên quan khác để tạo ra một kế
hoạch quốc gia về cách thức tiêm phòng đại trà trên
toàn quốc. Kế hoạch này sẽ xác định ai
sẽ quản lý hoạt động tiêm chủng, nơi sẽ cung cấp vắc-xin
và cách thu thập dữ liệu về tỷ lệ tiêm chủng, cũng như các
tác dụng phụ có thể xảy ra từ vắc-xin. Bồi thường của các
nhà phát triển và nhà sản xuất vắc-xin cũng nên được xem
xét. Quốc hội có thể ban hành luật để hỗ trợ một quy trình
bồi thường cho bất kỳ cá nhân nào gặp phản ứng bất lợi
từ vắc-xin, cần phải được chăm sóc y tế.
Mở rộng quy mô và tiêm vắc-xin toàn cầu. CDC, Cơ
quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao và các
bên liên quan khác của Hoa Kỳ nên tiếp tục hợp tác với
WHO và các tổ chức liên quan khác cũng như các nhà
lãnh đạo quốc gia để lên kế hoạch cho Hoa Kỳ hỗ trợ
các nước khác (đặc biệt là các nước thu nhập thấp và
trung bình) với việc tiêm vắc-xin và thực hiện tiêm
chủng hàng loạt. Sự hỗ trợ từ Hoa Kỳ và các quốc gia
phát triển hơn sẽ rất quan trọng trong việc kiểm soát vi-
rút trên toàn cầu và cứu sống nhiều người trên toàn thế
giới, cũng như giảm tác động mà các đợt đại dịch trong
tương lai có thể gây ra đối với người dân Hoa Kỳ.
Khảo sát huyết thanh học để xác định miễn dịch dân
số. Một đầu vào quan trọng nhằm hiểu về nhóm dân
số có nguy cơ là phần nhỏnhững người đã hồi phục
và được bảo vệ khỏi việc tái nhiễm. Nếu một phần
dân số đã trở nên miễn dịch thông qua phục hồi tự
nhiên hoặc tiêm chủng, các hạn chế còn lại có thể
được gỡ bỏ. CDC phải là cơ quan đứng đầu để điều
phối các điều tra huyết thanh học đang diễn ra.
Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON
12
Giai đoạn IV: Xây dựng lại tính sẵn
sàng cho đại dịch tiếp theo
Đại dịch COVID-19 đã làm lộ ra những lỗ hổng
nghiêm trọng trong công tác chuẩn bị đối phó với đại
dịch. COVID-19 sẽ không phải là tình trạng khẩn cấp về
y tế cộng đồng cuối cùng đe dọa tới xã hội Mỹ. Chúng ta
cần phải đầu tư vào khoahọc, y tế công, và cơ sở hạ tầng y tế
cần thiết để ngăn chặn, phát hiện, và đáp ứng với các mối
đe dọa bệnh truyền nhiễm tiếp theo.
Phát triển vacxin phòng virus mới trong tháng chứ
không phải nhiều năm. Để ứng phó với COVID-19 và
chuẩn bị cho mối đe dọa đối về sức khỏe chưa được xác
định trước đó (“Bệnh X”), nước Mỹ cần phải dẫn đầu
công cuộc này bằng cách đặt ra mục tiêu tham vọng
nhanh chóng phát triển các đối phó về y tế trong tháng
chứ không phải nhiều năm với các mối đe dọa mới và
chưa biết. Một chiến lược, chương trình và các quỹ hỗ
trợ là cần thiết để các đơn vị thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ
Nhân sinh Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nhanh
chóng phát triển các nền tảng và biện pháp đối phó linh
hoạt đối với bất kỳ mầm bệnh mới nào. Chiến lược này
cũng cần hỗ trợ năng lực sản xuất một cách lynh hoạt để
đưa quy mô sản xuất lên quy mô toàn cầu trong trường
hợp khẩn cấp.
Hiện đại hóa và củng cố hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Chúngtacầnphảigiatăngsốlượnggiườngbệnhvà phòng
chăm sóc đặc biệtđể đáp ứng được số lượng lớn các ca
bệnhthông qua các đối tác công tư, ví dụ như, bằng cách
tăng cường Chương trình Sẵn sàng Bệnh viện và Thỏa
thuận Hợp tác Chuẩn bị Khẩn cấp Y tế Công cộngvànhấn
mạnh về tầm quan trọng của việc chuẩn bị những chương
trình chăm sóc sức khỏe Liên Bang (ví dụ: CMS và BộCựu
chiến binh).Chúng ta cũng cần phải mở rộng chuỗi cung
ứng các thiết bịbảo hộcá nhânvà phát triển mạnh hơn các
tiêu chuẩn chăm sóc khi khủng hoảng. Để giảm bớt các
gánh nặng trong tương lai của hệ thống chăm sóc đặc biệt,
chúng ta cần hỗ trợ về quy mô cho việc chăm sóc ban đầu
và cộng động để có thể xác định được các nguy cơ trong
dân cư,phát hiện sớm các ca bệnh,và cách ly họ tại nhà
hoặc
trong cộng đồng một cách hiệu quả hơn. Những người chi
trả cho việc chăm sóc sức khỏe đã và đang thực hiện các cải
cách về chi phí để có thể hỗ trợ tốt hơn trong việc sàng lọc
và quản lý sức khỏe dân cư. Các khoản chi bổ sung khẩn
cấp dành cho các đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏetrong cơn đại dịch hiện tạivà các khoản chi chăm
sóc sức khỏe tương lai cần được liên kết với nhau để có thể
đưa ra được một khả năng chăm sóc tốt hơn với những ca
bệnh nặng và khả năng hợp tác với các cơ quan y tế công
để ngăn chặn dịch bệnh và giảm gánh nặng cho các bệnh
viện.
Thiết lập một trung tâmdự báovề bệnh truyềnnhiễm
quốc gia. Với vai trò quan trọng của mô hình về bệnh
truyền nhiễm trong việc hỗ trợ hoạch định chính sách y
tế công, chúng ta cần nâng cao khả năng quốcgiatrong
việc sử dụng mô hình bệnh truyền nhiễm để hỗ trợ việc
đưa ra hoạch định chính sách y tế công thông qua việc
thiết lập một trung tâm dự báo về bệnh truyền nhiễm quốc
gia. Cơ quan Liên Bang lâu dài này sẽ có chức năng tương tự
nhưTrungtâmThờitiếtQuốcgia,cungcấpkhảnăngtậptrung
cho cả mô hình sản xuất và việc đảm nhận các cuộc điều
tra để cải thiện các phương thức trong việc nâng cao các
ngành khoa học cơ bản,khoa học dữ liệu,và khả năng trực
quan hóa. Điều này cũng sẽ đưa ra các quyết định hỗ trợ cho
các cơ quan về sức khỏe nhà nước dựa vào mô hìnhvà kết
quả phân tích.
Quản lý. Chúng ta cần phải bỏ đi hệ thống không tập
trung, điều đã tạo ra việc thực hiện không đồng đều trong
việc chuẩn bị các phương án trên toàn quốc và hướng tới
một sự phối hợp hiệu quả hơn trong việc đối phó.
Chúng ta cũng cần phát triển các phương án một cách rõ
ràngvà hiệu quả trong việc thực hiện các biện pháp
về sức khỏe cộng đồng như cách ly và thống nhất các
hành độngcủa các cơ quan y tế các bang và địa phương.
Bùng phát dịch bệnh là vấn đề của khu vực—và điển
hình hơn là của quốc gia.Sự chuẩn bị cho những tình trạng
khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng cần được xem là trách
nhiệm của Chính phủ, nơi có chức năng phối hợp tương tự
như giám đốc tình báo quốc gia.
Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON
13
Lời cảm ơn
Các tác giả rất biết ơn bởi những tài liệu và dẫn chứng
được thực hiện bởi Anita Cicero, JD; Thomas Inglesby,
MD; Eric Toner, MD; Elena Martin, MPH; Dylan
George, PhD; Jason Asher, PhD; và Trevor Bedford,
PhD.
Về tác giả
Scott Gottlieb là một thành viên thường trực tại Viện
Doanh nghiệp và là ủy viên Cục Quản lý Thực phẩm
và Dược phẩm từ năm 2017 đến 2019. Ông phục vụ
trong hội đồng quản trị của Pfizer Inc. và Illumina.
Mark McClellan, người chỉ đạo Trung tâm chính
sách y tế Duke-Margolis, là ủy viên của Cục quản lý
thực phẩm và dược phẩm từ 2002 đến 2004.
Ông là thành viên hội đồng quản trị tại Align Health
Care, Cigna, Johnson & Johnson và Seer. Ông là đồng
chủ tịch của Mạng lưới Hành động và Thanh toán
Chăm sóc Sức khỏe, CRG và Mitre.
Lauren Silvis là phó chủ tịch cấp cao tại Tempus
Inc,và trước đây là phó giám đốc trung tâm thiết bị y
tế của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm, đồng
thời là giám đốc điều hành của cơ quan từ năm 2017
đến 2019.
Caitlin Rivers là một nhà dịch tễ học và trợ lý giáo sư
tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins.
CrystalWatsonlà một chuyên gia về an ninh sức khỏe
và là giáo sư tại Trung tâm An ninh Y tế Johns
Hopkins.
Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON
14
Notes
1. WhiteHouse,“15DaystoSlowtheSpread,”March16,2020,https://www.whitehouse.gov/articles/15-days-slow-spread/.
2. WhiteHouse, “15 Daysto SlowtheSpread.”
3. Centers for Disease Control and Prevention, “How Coronavirus Spreads,” March 4, 2020, https://www.cdc.gov/coronavirus/ 2019-
ncov/prevent-getting-sick/how-covid-spreads.html.
4. Institute of Medicine, Crisis Standards of Care: Summary of a Workshop Series (Washington, DC: National Academies Press, 2010),
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK32749/.
5. Centers for Disease Control and Prevention, “Interim US Guidance for Risk Assessment and Public Health Management of Persons with
Potential Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) Exposures: Geographic Risk and Contacts of Laboratory-Confirmed Cases,”March22,2020,
https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/php/risk-assessment.html.
6. SarahMervosh,DeniseLu,andVanessaSwales,“SeeWhichStatesandCitiesHaveToldResidentstoStayatHome,”NewYorkTimes,March
28,2020,https://www.nytimes.com/interactive/2020/us/coronavirus-stay-at-home-order.html.
7. QunLietal.,“EarlyTransmissionDynamicsinWuhan,China,ofNovelCoronavirus–InfectedPneumonia,”NewEnglandJournalofMedicine
382(March2020):1199–207,https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa2001316.
8. Centers for Disease Control and Prevention, “Interim US Guidance for Risk Assessment and Public Health Management of Persons with
PotentialCoronavirusDisease2019(COVID-19)Exposures.”
9. During the 2017–18 flu season (which was particularly severe), there were 18,000,000–27,000,000 medical visits for influenza- likeillness
spreadoutoverapproximately32 weeks,averaging562,000–844,000visitsper week.However,thosevisitswere not evenly distributed throughout
theseason,andpeakdemandwashigher,so we estimatea nationalcapacityofapproximately750,000would meetdemand.SouthKoreahastested1
in170people,cumulatively.Todothesame,wewouldneedtotest1.9millionpeople,whichwe could achieve in around 2.5 weeks with a capacity
of 750,000/week.
10. Neil A. Halpern and Kay See Tan, “U.S. ICU Resource Availability for COVID-19,” Society of Critical Care Medicine, March 25, 2020,
https://sccm.org/getattachment/Blog/March-2020/United-States-Resource-Availability-for-COVID-19/United-States-Resource- Availability-for-
COVID-19.pdf.
11. PreliminaryresearchsuggeststhataWuhan-likeoutbreakintheUnitedStateswouldrequyre2.1to4.9criticalcarebedsper 10,000adults.
However, a majority of those beds are in use for non-COVID-19 patients requyring critical care for other conditions. We estimate that
approximately5–7bedsper 10,000adultswould accommodatebothpatient groups.RuoranLi et al.,“The Demand for Inpatient and ICU Beds for
COVID-19 in the US: Lessons from Chinese Cities” (working paper, March 16, 2020), https://www.
medrxiv.org/content/10.1101/2020.03.09.20033241v2.full.pdf.
12. HalpernandSeeTan,“U.S.ICUResourceAvailabilityforCOVID-19.”
13. HalpernandSeeTan,“U.S.ICUResourceAvailabilityforCOVID-19.”
14. Centers for Disease Control and Prevention, “Interim Infection Prevention and Control Recommendations for Patients with Suspected
or Confirmed Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) in Healthcare Settings,” March 19, 2020, https://www.cdc.gov/ coronavirus/2019-
ncov/infection-control/control-recommendations.html.
15. Centers for Disease Control and Prevention, “Discontinuation of Home Isolation for Persons with COVID-19 (Interim Guid- ance),”March
16,2020,https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/disposition-in-home-patients.html.
16. Centers for Disease Control and Prevention, “Interim US Guidance for Risk Assessment and Public Health Management of Per- sons with
PotentialCoronavirusDisease2019 (COVID-19)Exposures.”
17. Centers for Disease Control and Prevention, “Travelers Returning from International Travel,” March 27, 2020, https://www.cdc.
gov/coronavirus/2019-ncov/travelers/after-travel-precautions.html.
18. Centers for Disease Control and Prevention, “Healthcare Professionals: Frequently Asked Questions and Answers,” March 22, 2020,
https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/faq.html.
Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON
15
19. ShuoFengetal.,“RationalUseofFaceMasksintheCOVID-19Pandemic,”Lancet,March20,2020,https://www.thelancet.com/
journals/lanres/article/PIIS2213-2600(20)30134-X/fulltext.
20. KylieE.C.Ainslieetal.,“Report11:EvidenceofInitialSuccessforChinaExitingCOVID-19SocialDistancingPolicyAfter
Achieving Containment,” Imperial College COVID-19 Response Team, March 24, 2020, https://www.imperial.ac.uk/media
/imperial-college/medicine/sph/ide/gida-fellowships/Imperial-College-COVID19-Exiting-Social-Distancing-24-03-2020.pdf.
21. World Health Organization, Non-Pharmaceutical Public Health Measures for Mitigating the Risk and Impact of Epidemic and
PandemicInfluenza,2019,https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/329438/9789241516839-eng.pdf.
22. Institute of Medicine, Crisis Standards of Care.
23. Centers for Disease Control and Prevention, “Interim US Guidance for Risk Assessment and Public Health Management of Persons with
PotentialCoronavirusDisease2019(COVID-19)Exposures.”
24. Fenget al., “Rational Use of FaceMasksin the COVID-19Pandemic.”
25. Centers for Disease Control and Prevention, “Schools, Workplaces & Community Locations,” March 21, 2020, https://www.cdc.
gov/coronavirus/2019-ncov/community/index.html.
26. Centers for Disease Control and Prevention, “People Who Are at Higher Risk for Severe Illness,” March 26, 2020, https://www.
cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/need-extra-precautions/people-at-higher-risk.html.
27. Centers for Disease Control and Prevention, “Preparing for COVID-19: Long-Term Care Facilities, Nursing Homes,” March 21, 2020,
https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/healthcare-facilities/prevent-spread-in-long-term-care-facilities.html.
28. National Cancer Institute, “NCI Dictionary of Cancer Terms,” s.v. “monoclonal antibody,” https://www.cancer.gov/
publications/dictionaries/cancer-terms/def/monoclonal-antibody.
29. Centersfor Disease Control and Prevention,“Coronavirus (COVID-19),”https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/index.html;USDepartment
of Health and Human Services, “BARDA’s Novel Coronavirus Medical Countermeasure Portfolio,” March 25, 2020,
https://www.phe.gov/emergency/events/COVID19/Pages/BARDA.aspx; National Institute of Allergy and Infectious Diseases, https://www.niaid.nih.gov/;
US Department of Defense, “Coronavirus: DOD Response,” https://www.defense.gov/Explore/Spotlight/ Coronavirus/; and US Food and Drug
Administration, “Coronavirus Disease 2019 (COVID-19),” https://www.fda.gov/emergency- preparedness-and-response/counterterrorism-and-
emerging-threats/coronavirus-disease-2019-covid-19.
30. US Food and Drug Administration, “Emergency Use Authorization,” https://www.fda.gov/emergency-preparedness-and
-response/mcm-legal-regulatory-and-policy-framework/emergency-use-authorization.
31. US Food and Drug Administration, “Step 3: Clinical Research,” https://www.fda.gov/patients/drug-development-process/ step-3-clinical-
research#Clinical_Research_Phase_Studies.
32. US Department of Health and HumanServices, “PublicHealth Emergency Medical Countermeasures Enterprise,” January 29, 2020,
https://www.phe.gov/Preparedness/mcm/phemce/Pages/default.aspx.
33. Centers for Disease Control and Prevention, Interim Updated Planning Guidance on Allocating and Targeting Pandemic Influenza
Vaccine During an Influenza Pandemic, https://www.cdc.gov/flu/pandemic-resources/pdf/2018-Influenza-Guidance.pdf.
34. WorldHealthOrganization,“PrioritizingDiseasesforResearchandDevelopmentinEmergencyContexts,”https://www.who.
int/activities/prioritizing-diseases-for-research-and-development-in-emergency-contexts.
35. JohnsHopkinsBloombergSchoolofPublicHealth,CenterforHealthSecurity,VaccinePlatforms:StateoftheFieldandLooming
Challenges, 2019,http://www.centerforhealthsecurity.org/our-work/pubs_archive/pubs-pdfs/2019/190423-OPP-platform-report.pdf.
36. US Department of Health and Human Services, “Hospital Preparedness Program (HPP),” https://www.phe.gov/Preparedness/
planning/hpp/Pages/default.aspx.
37. CentersforDiseaseControland Prevention,“PublicHealthEmergencyPreparedness(PHEP)CooperativeAgreement,” March27,
2020,https://www.cdc.gov/cpr/readiness/phep.htm.
38. Centers for Medicare & Medicaid Services, “Coronavirus (COVID-19) Partner Toolkit,” March 27, 2020, https://www.cms.gov/outreach-
education/partner-resources/coronavirus-covid-19-partner-toolkit.
39. US Department of Veterans Affairs, “Coronavirus FAQs: What Veterans Need to Know,” https://www.va.gov/coronavirus
-veteran-frequently-asked-questions/.
Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON
16
40. Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health, Center for Health Security, Modernizing and Expanding Outbreak Science to Support
Better Decision Making During Public Health Crises: Lessons for COVID-19 and Beyond, 2020, http://www.centerforhealthsecurity. org/our-
work/pubs_archive/pubs-pdfs/2020/200324-outbreak-science.pdf.
© 2020 by the American Enterprise Institute. All rights reserved.
The American Enterprise Institute (AEI) is a nonpartisan, nonprofit, 501(c)(3) educational organization and
doesnottakeinstitutionalpositionsonanyissues.Theviewsexpressedherearethoseoftheauthor(s).

More Related Content

Similar to Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus - Lộ trình mở cửa trở lại | AIE

Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
alexandreminho
 
Luận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOT
Luận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOTLuận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOT
Luận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hiệu quả thi hành pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc, HOT
Luận văn: Hiệu quả thi hành pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc, HOTLuận văn: Hiệu quả thi hành pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc, HOT
Luận văn: Hiệu quả thi hành pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
nataliej4
 
Báo cáo Hộ sinh Việt Nam 2016_10462112092019
Báo cáo Hộ sinh Việt Nam 2016_10462112092019Báo cáo Hộ sinh Việt Nam 2016_10462112092019
Báo cáo Hộ sinh Việt Nam 2016_10462112092019
hieupham236
 
Luận án: Chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV
Luận án: Chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARVLuận án: Chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV
Luận án: Chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thực trạng chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV n...
Đề tài: Thực trạng chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV n...Đề tài: Thực trạng chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV n...
Đề tài: Thực trạng chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV n...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Vietnam 2013 General Health Accounts and Disease Expenditures with Sub-Analys...
Vietnam 2013 General Health Accounts and Disease Expenditures with Sub-Analys...Vietnam 2013 General Health Accounts and Disease Expenditures with Sub-Analys...
Vietnam 2013 General Health Accounts and Disease Expenditures with Sub-Analys...
HFG Project
 
Vietnam 2013 General Health Accounts and Disease Expenditures with Sub-Analys...
Vietnam 2013 General Health Accounts and Disease Expenditures with Sub-Analys...Vietnam 2013 General Health Accounts and Disease Expenditures with Sub-Analys...
Vietnam 2013 General Health Accounts and Disease Expenditures with Sub-Analys...
HFG Project
 
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 thángĐề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu đánh giá một số đặc điểm lâm sàng và hình...
Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu   đánh giá một số đặc điểm lâm sàng và hình...Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu   đánh giá một số đặc điểm lâm sàng và hình...
Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu đánh giá một số đặc điểm lâm sàng và hình...
jackjohn45
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAOĐề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Thực Trạng Tăng Huyết Áp Và Hiệu Quả Của Mô Hình Quản Lý Điều Trị Tạ...
Luận Văn Thực Trạng Tăng Huyết Áp Và Hiệu Quả Của Mô Hình Quản Lý Điều Trị Tạ...Luận Văn Thực Trạng Tăng Huyết Áp Và Hiệu Quả Của Mô Hình Quản Lý Điều Trị Tạ...
Luận Văn Thực Trạng Tăng Huyết Áp Và Hiệu Quả Của Mô Hình Quản Lý Điều Trị Tạ...
tcoco3199
 
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đLuận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Viem phoi 18 9-2015 11 am
Viem phoi 18 9-2015 11 amViem phoi 18 9-2015 11 am
Viem phoi 18 9-2015 11 am
dsbondanang
 
Đánh Giá Các Chỉ Số Chất Lượng Điều Trị HivAids Sau Khi Lồng Ghép Quản Lý Chấ...
Đánh Giá Các Chỉ Số Chất Lượng Điều Trị HivAids Sau Khi Lồng Ghép Quản Lý Chấ...Đánh Giá Các Chỉ Số Chất Lượng Điều Trị HivAids Sau Khi Lồng Ghép Quản Lý Chấ...
Đánh Giá Các Chỉ Số Chất Lượng Điều Trị HivAids Sau Khi Lồng Ghép Quản Lý Chấ...
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.doc
Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.docQuản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.doc
Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 

Similar to Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus - Lộ trình mở cửa trở lại | AIE (20)

Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
 
Luận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOT
Luận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOTLuận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOT
Luận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOT
 
Luận văn: Hiệu quả thi hành pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc, HOT
Luận văn: Hiệu quả thi hành pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc, HOTLuận văn: Hiệu quả thi hành pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc, HOT
Luận văn: Hiệu quả thi hành pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc, HOT
 
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
 
Báo cáo Hộ sinh Việt Nam 2016_10462112092019
Báo cáo Hộ sinh Việt Nam 2016_10462112092019Báo cáo Hộ sinh Việt Nam 2016_10462112092019
Báo cáo Hộ sinh Việt Nam 2016_10462112092019
 
Luận án: Chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV
Luận án: Chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARVLuận án: Chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV
Luận án: Chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV
 
Đề tài: Thực trạng chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV n...
Đề tài: Thực trạng chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV n...Đề tài: Thực trạng chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV n...
Đề tài: Thực trạng chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV n...
 
Vietnam 2013 General Health Accounts and Disease Expenditures with Sub-Analys...
Vietnam 2013 General Health Accounts and Disease Expenditures with Sub-Analys...Vietnam 2013 General Health Accounts and Disease Expenditures with Sub-Analys...
Vietnam 2013 General Health Accounts and Disease Expenditures with Sub-Analys...
 
Vietnam 2013 General Health Accounts and Disease Expenditures with Sub-Analys...
Vietnam 2013 General Health Accounts and Disease Expenditures with Sub-Analys...Vietnam 2013 General Health Accounts and Disease Expenditures with Sub-Analys...
Vietnam 2013 General Health Accounts and Disease Expenditures with Sub-Analys...
 
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 thángĐề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
 
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
 
Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu đánh giá một số đặc điểm lâm sàng và hình...
Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu   đánh giá một số đặc điểm lâm sàng và hình...Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu   đánh giá một số đặc điểm lâm sàng và hình...
Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu đánh giá một số đặc điểm lâm sàng và hình...
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
 
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
 
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAOĐề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
 
Luận Văn Thực Trạng Tăng Huyết Áp Và Hiệu Quả Của Mô Hình Quản Lý Điều Trị Tạ...
Luận Văn Thực Trạng Tăng Huyết Áp Và Hiệu Quả Của Mô Hình Quản Lý Điều Trị Tạ...Luận Văn Thực Trạng Tăng Huyết Áp Và Hiệu Quả Của Mô Hình Quản Lý Điều Trị Tạ...
Luận Văn Thực Trạng Tăng Huyết Áp Và Hiệu Quả Của Mô Hình Quản Lý Điều Trị Tạ...
 
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đLuận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
 
Viem phoi 18 9-2015 11 am
Viem phoi 18 9-2015 11 amViem phoi 18 9-2015 11 am
Viem phoi 18 9-2015 11 am
 
Đánh Giá Các Chỉ Số Chất Lượng Điều Trị HivAids Sau Khi Lồng Ghép Quản Lý Chấ...
Đánh Giá Các Chỉ Số Chất Lượng Điều Trị HivAids Sau Khi Lồng Ghép Quản Lý Chấ...Đánh Giá Các Chỉ Số Chất Lượng Điều Trị HivAids Sau Khi Lồng Ghép Quản Lý Chấ...
Đánh Giá Các Chỉ Số Chất Lượng Điều Trị HivAids Sau Khi Lồng Ghép Quản Lý Chấ...
 
Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.doc
Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.docQuản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.doc
Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.doc
 

More from PMC WEB

APARTMENT | No.15
APARTMENT | No.15APARTMENT | No.15
APARTMENT | No.15
PMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
PMC WEB
 
Land & Life Magazine | Vol.2
Land & Life Magazine | Vol.2Land & Life Magazine | Vol.2
Land & Life Magazine | Vol.2
PMC WEB
 
APARTMENT | No.14
APARTMENT | No.14APARTMENT | No.14
APARTMENT | No.14
PMC WEB
 
APARTMENT | No.13
APARTMENT | No.13APARTMENT | No.13
APARTMENT | No.13
PMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine
PMC WEB
 
Apartment | No.12
Apartment | No.12Apartment | No.12
Apartment | No.12
PMC WEB
 
Life Balance Brochure
Life Balance BrochureLife Balance Brochure
Life Balance Brochure
PMC WEB
 
APARTMENT | No.11
APARTMENT | No.11APARTMENT | No.11
APARTMENT | No.11
PMC WEB
 
Land & Life Magazine | Vol.1
Land & Life Magazine | Vol.1 Land & Life Magazine | Vol.1
Land & Life Magazine | Vol.1
PMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.12 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.12 | OSHE Magazine Tạp chí Life Balance | No.12 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.12 | OSHE Magazine
PMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.11 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE Magazine
PMC WEB
 
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...
PMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
PMC WEB
 
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
PMC WEB
 
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhà
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhàAPARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhà
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhà
PMC WEB
 
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2)
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2) APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2)
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2)
PMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
PMC WEB
 
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)
PMC WEB
 
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộ
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộAZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộ
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộ
PMC WEB
 

More from PMC WEB (20)

APARTMENT | No.15
APARTMENT | No.15APARTMENT | No.15
APARTMENT | No.15
 
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
 
Land & Life Magazine | Vol.2
Land & Life Magazine | Vol.2Land & Life Magazine | Vol.2
Land & Life Magazine | Vol.2
 
APARTMENT | No.14
APARTMENT | No.14APARTMENT | No.14
APARTMENT | No.14
 
APARTMENT | No.13
APARTMENT | No.13APARTMENT | No.13
APARTMENT | No.13
 
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine
 
Apartment | No.12
Apartment | No.12Apartment | No.12
Apartment | No.12
 
Life Balance Brochure
Life Balance BrochureLife Balance Brochure
Life Balance Brochure
 
APARTMENT | No.11
APARTMENT | No.11APARTMENT | No.11
APARTMENT | No.11
 
Land & Life Magazine | Vol.1
Land & Life Magazine | Vol.1 Land & Life Magazine | Vol.1
Land & Life Magazine | Vol.1
 
Tạp chí Life Balance | No.12 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.12 | OSHE Magazine Tạp chí Life Balance | No.12 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.12 | OSHE Magazine
 
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.11 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE Magazine
 
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...
 
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
 
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
 
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhà
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhàAPARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhà
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhà
 
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2)
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2) APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2)
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2)
 
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
 
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)
 
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộ
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộAZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộ
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộ
 

Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus - Lộ trình mở cửa trở lại | AIE

  • 1. Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus LỘ TRÌNH MỞ CỬA TRỞ LẠI ScottGottlieb,MD CaitlinRivers,PhD,MPH Mark B.McClellan, MD, PhD Lauren Silvis,JD CrystalWatson, DrPh, MPH MARCH 28,2020 A M E R I C A N E N T E R P R I S E I N S T I T U T E
  • 2. Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus LỘ TRÌNH MỞ CỬA TRỞ LẠI ScottGottlieb,MD CaitlinRivers,PhD,MPH Mark B.McClellan,MD,PhD Lauren Silvis,JD CrystalWatson,DrPh,MPH MARCH 28,2020 A M E R I C A N E N T E R P R I S E I N S T I T U T E
  • 3. i NỘI DUNG Các nội dung chính....................................................................................................................... 1 Làm chậm sự lây lan trong giai đoạn I..................................................................................... 1 Bắt đầu mở cửa trở lại từng bang trong giai đoạn II ......................................................................2 Thiết lập bảo vệ hệ thống miễn dịch& dỡ bỏ các quy định về giãn cách trong giai đoạn III.......2 Tái thiết lập tính sẵn sàng cho đại dịch tiếp theo trong giai đoạn IV ............................................2 Giai đoạn I:Làm chậm sự lây lan............................................................................................... 3 Mục tiêu ..........................................................................................................................................3 Các ngưỡng hành động...................................................................................................................3 Sẵn sàng làm chậm sự lây lan.......................................................................................................3 Sẵn sàng để chuyển sang giai đoạn II ......................................................................................3 Những việc làm cần thiết trong giai đoạn I................................................................................ 3 Duy trì việc giãn cách...............................................................................................................3 Tăng khả năng xét nghiệm chẩn đoán và xây dựng cơ sở dữ liệu cho chia sẻ nhanh kết quả...4 Đảm bảo chức năng của hệ thống chăm sóc sức khỏe ............................................................4 Tăng cường cung cấp trang thiết bị bảo vệ các nhân..............................................................5 Triển khai hệ thống giám sát toàn diện đối với COVID 19.....................................................5 Tìm kiếm thông tin ca bệnh, cách ly và kiểm dịch trên quy mô lớn.........................................5 Cung cấp những khu cách ly tập trung tự nguyện.................................................................6 Khuyến khích mọi người đeo khẩu trang .................................................................................6 Sẵn sàng để chuyển sang giai đoạn II .............................................................................................6 Giai đoạn II: Mở cửa trở lại theo từng bang ............................................................................. 7 Mục tiêu ..........................................................................................................................................7 Các ngưỡng hành động...................................................................................................................7 Sẵn sàng dỡ bỏ các quy định về cách ly xã hội........................................................................7 Sẵn sàng quay trở lại giai đoạn I: “Làm chậm sự lây lan”........................................................7
  • 4. ii Sẵn sàng chuyển sang giai đoạn III .........................................................................................8 Những việc làm cần thiết trong giai đoạn II...................................................................................8 Thực hiện các can thiệp dựa vào trường hợp..........................................................................8 Bắt đầu dỡ bỏ các quy định về giãn cách.....................................................................................8 Chăm sóc đặc biệt cho những người dễ bị tổn thương...............................................................8 Đẩy nhanh phát triển liệu pháp điều trị...................................................................................8 Khoanh vùng những người miễn dịch..........................................................................................9 Sẵn sàng chuyển sang giai đoạn III ...............................................................................................9 Giai đoạn III: Thiết lập hệ thống bảo vệ và dỡ bỏ các quy định về giãn cách...................... 10 Mục tiêu ........................................................................................................................................10 Các ngưỡng hành động.................................................................................................................10 Sẵn sàng bắt đầu mở rộng quy mô sản xuất và kế hoạch ưu tiên vac-xin hoặc trị liệu ............10 Sẵn sàng chuyển sang tiên phòng vắc-xin đại trà......................................................................10 Các bước cần thực hiện trong giai đoạn III..................................................................................10 Sản xuất vắc-xin hặc trị liệu ...................................................................................................10 Ưu tiên về vắc-xin và điều trị -khi nguồn cung vẫn còn hạn chế................................................11 Tiêm phòng hoặc phân phối trị liệu đại trà khi nguồn cung dồi dào.................................11 Mở rộng sản xuất và tiêm vắc-xin trên phạm vi toàn cầu........................................................11 Xác định huyết thanh học để xác định miễn dịch trong dân....................................................11 Giai đoạn IV: Xây dựng lại chuẩn bịsẵn sàng cho đại dịch tiếp theo..........................................12 Phát triển vắc-xin cho vi-rút mới theo tháng, không phải theo năm ............................................... 12 Củng cố và hiện đại hóa hệ thống chăm sóc sức khỏe..................................................................12 Thành lập Trung tâm dự báo bệnh truyền nhiễm quốc gia ..........................................................12 Quản lý..........................................................................................................................................12 Lời cảm ơn..............................................................................................................................................12 Về tác giả................................................................................................................................................12
  • 5. 1 CÁC NỘI DUNG CHÍNH Bản báo cáo này cung cấp một lộ trình điều hướng các hành động để vượt qua đại dịch COVID-19 hiện tại ở Hoa Kỳ. Báo cáo sẽ phác thảo các hướng dẫn cụ thể để điều chỉnh chiến lược y tế công cộng của chúng ta trong việc hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19 và cho phép chúng ta có thể chuyển sang các công cụ và phương pháp tiếp cận mới để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này. Báo cáo cũng phác thảo các bước có thể thực hiện để kiểm soát rủi ro về việc lây lan ở những khu vực địa lý khác nhau. Các bước thực hiện này hướng đến các công cụ và phương pháp tiếp cận với nhóm đối tượng mục tiêu là những người bị nhiễm bệnh hơn là các chiến thuật giảm thiểu dịch bệnh nhắm vào toàn bộ dân cư ở các khu vực mà dịch bệnh đang lây truyền rộng rãi và không được kiểm soát. Chúng tôi đề xuất các mốc có thể đo lường để xác định khi nào chúng ta có thể thực hiện các chuyển đổi này và bắt đầu mở cửa lại nước Mỹ đối với các hoạt động giao thương và đời sống xã hội. Trong mỗi giai đoạn, chúng tôi phác thảo các bước mà chính phủ liên bang, các tiểu bang và các đối tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng và y tế, nên thực hiện để đưa ra ứng phó. Điều này sẽ tốn thời gian, nhưng việc lập kế hoạch cho từng giai đoạn nên bắt đầu ngay bây giờ để chuẩn bị sẵn sàng về các cơ sở hạ tầng khi thời điểm đến. Các cột mốc và các điểm đánh dấu cụ thể có trong báo cáo là các đánh giá dựa trên hiểu biết hiện tại của chúng tôi, với mục tiêu tạo điều kiện cho một lộ trình hiệu quả phía trước. Dịch bệnh đang lây lan một cách nhanh chóng, do đó sự hiểu biết của chúng ta về các cách đáp ứng hiệu quả nhất cũng sẽ phải phát triển theo. Nhóm các nhiệm vụ được mô tả ở đây đòi hỏi và sẽ phải nhận được sự chú ý, quan tâm ở mức độ cao, và cần được cập nhật và cải tiến khi có thêm những bằng chứng, bối cảnh và hiểu biết về dịch bệnh. Để dần dần tránh xa sự phụ thuộc vào việc giãn cách xã hội như là công cụ chính của chúng ta để kiểm soát sự lây lan trong tương lai, chúng ta cần: 1) Số liệu tốt hơn để xác định các khu vực lây lan và tỷ lệ phơi nhiễm cũng như miễn dịch trong dân số. 2)Những cải tiến về năng lực hệ thống chăm sóc sức khỏe của các tiểu bang và địa phương, về cơ sở hạ tầng y tế công cộng để xác định ổ dịch sớm, ngăn chặn các trường hợp lây lan và cung cấp thiết bị y tế đầy đủ. 3) Điều trị, dự phòng phơi nhiễm và các điều trị dự phòng và can thiệp y tế tốt hơn mang tới cho chúng ta những công cụ để bảo vệ nhóm những người dễ bị tổn thương và giúp tình trạng bệnh của họ không bị xấu hơn Cách tiếp cận từng bước của chúng ta phụ thuộc vào khả năng tổng hợp và phân tích dữ liệu trong thời gian thực. Để tăng cường hệ thống giám sát sức khỏe cộng đồng để đối phó với sự lây lan chưa từng có của COVID-19, chúng ta cần khai thác sức mạnh của công nghệ và thúc đẩy các nguồn lực bổ sung cho các sở y tế nhà nước và địa phương – là những đơn vị nằm trên tuyến đầu trong việc phát hiện những trường hợp nhiễm bệnh, tìm kiếm thông tin ca bệnh. Cuối cùng, chúng ta phải mở rộng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển dược phẩm đối với COVID-19 và thúc đẩy triển khai nhanh chóng các chẩn đoán, trị liệu hiệu quả và cuối cùng là cho ra đời vắc-xin. Làm chậm sự lây lan ở giai đoạn I. Đây là giai đoạn hiện tại của ứng phó. Dịch COVID-19 tại Hoa Kỳ đang gia tăng, với sự lây lan trong cộng đồng xảy ra ở mọi tiểu bang. Để làm chậm sự lây lan trong giai đoạn này, các trường học cần được đóng cửa trên cả nước, người lao động được yêu cầu làm việc tại nhà khi có thể, các nơi tụ tập đông người như trung tâm thương mại và phòng tập thể dục bị đóng cửa, và các nhà hàng được yêu cầu giới hạn dịch vụ. Các biện pháp này sẽ cần được áp dụng ở mỗi tiểu bang cho đến khi sự lây lan giảm một cách rõ rệt và các cơ sở hạ tầng y tế có thể được mở rộng để quản lý các ổ dịch một cách an toàn cũng như chăm sóc người bệnh.
  • 6. Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON 2 Mở cửa lại các tiểu bang trong giai đoạn II. Các tiểu bang có thể chuyển sang Giai đoạn IIkhi có thể chẩn đoán, điều trị và cách ly một cách an toàn các trường hợp nhiễm COVID-19 và những người tiếp xúc với họ. Trong giai đoạn này, các trường học và doanh nghiệp có thể mở cửa trở lại, và phần lớn cuộc sống bình thường có thể bắt đầu tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, một số biện pháp giãn cách xã hội và hạn chế đối với các nơi tụ tập đông người sẽ vẫn cần được áp dụng để ngăn chặn việc lây lan tăng tốc trở lại. Đối với người cao tuổi (những ngườitrên60tuổi), nhữngngườicótìnhtrạngbệnhtiềmtàng và các nhóm dân số khác có nguy cơ lây nhiễm cao từ COVID-19, việc tiếp tục cách ly xã hội sẽ rất quan trọng. Vấn đề vệ sinh công cộng cần được cải thiện mạnh mẽ và việc phun khử trùng các không gian chung sẽ phải trở nên phổ biến hơn.Bề mặt có nhiều người tiếp xúc sẽ được vệ sinh thường xuyên hơn, kết hợp với các biện pháp khác. Ngoài các biện pháp can thiệp dựa dựa vào trường hợp nhằm chủ động xác định và cách ly những người mắc bệnh và những người tiếp xúc với họ, mọi người sẽ được yêu cầu hạn chế tụ tập, và trước hết, mọi người sẽ được yêu cầu đeo khẩu trang vải khi ra khỏi nhà để giảm nguy cơ lây nhiễm không triệu chứng. Những người có triệu chứng sẽ được yêu cầu ở trong nhà và tìm cách xét nghiệm COVID-19. Việc xét nghiệm sẽ trở nên phổ biến và thường xuyên hơn thông qua việc lấy mẫu xét nghiệm nhanh ngay tại chỗ và được thực hiện tại phòng của bác sỹ. Mặc dù chúng ta tập trung vào việc mở cửa lại các hoạt động theo từng tiểu bang dựa trên dữ liệu giám sát, chúng tôi lưu ý rằng các tiểu bang có thể tiến tới tùy chỉnh các hoạt động do sự khác nhau về các điều kiện trong từng tiểu bang, và sự mở cửa lại giữa các tiểu bang chia sẻ chung các khu vực đô thị sẽ cần có sự thống nhất. Thiết lập hệ thống miễn dịch và dỡ bỏ việc giãn cách xã hội trong giai đoạn III. Có thể gỡ bỏ các lệnh về giãn cách xã hội và các biện pháp khác đã nêu trong giai đoạn II khi có các công cụ an toàn và hiệu quả để giảm thiểu rủi ro COVID-19, bao gồm việc giám sát rộng rãi, phương pháp trị liệu có thể cứu chữa cho các bệnh nhân mắc bệnh nghiêm trọng, hoặc phòng ngừa bệnh nặng hơn ở những người có nguy cơ cao hoặc một ra đời của loại vắc-xin an toàn và hiệu quả. Chuẩn bị sẵn sàng cho đại dịch tiếp theo trong giai đoạn IV. Sau khi ngăn chặn thành công COVID-19, chúng ta phải đảm bảo rằng nước Mỹ sẽ không bao giờ bị ở trong trạng thái bị động khi đối mặt với mối đe dọa đến từ bệnh truyền nhiễm mới thêm một lần nữa. Điều này sẽ đòi hỏi chúng ta phải đầu tư vào các nghiên cứu và phát triển các sáng kiến, mở rộng cơ sở hạ tầng và lực lượng y tế công cộng, kết hợp với việc chăm sóc sức khỏe và cơ cấu tổ chức rõ ràng để có thể thực hiện các kế hoạch đã đượcchuẩn bị. Thực hiện đúng và đầy đủ các bước được mô tả ở bản báo cáo này cũng cung cấp nền tảng để chúng ta đối phó với những thiệt hại mà các mầm bệnh trong tương lai có thể gây ra.
  • 7. Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON 3 Giai đoạn I: Làm chậm sự lây lan Mục tiêu Mục tiêu của giai đoạn I là cứu sống người bệnh thông qua các việc làm như: 1) Làm chậm việc lây lan SARS-CoV-2 trên khắp đất nước bằng cách giảm số ca nhiễm một cách hiệu quả, 2) Tăng khả năng xét nghiệm và điều tiết để có thể xét nghiệm cho bất kì ai có triệu chứng và cả những người đã tiếp xúc gần với họ, 3) Đảm bảo hệ thống chăm sóc sức khỏe có khả năng điều trị an toàn cho cả bệnh nhân nhiễm COVID-19 và những người cần các sự chăm sóc y tế khác. Thành công của giai đoạn I sẽ cho phép chúng ta có thể nới lỏng đáng kể các biện pháp cách ly xã hội và tiến tới giai đoạn II khi có thể có các can thiệp dựa trên ca bệnh một cách tập trung hơn . Các ngưỡng hành động Triển khai quá trình làm chậm sự lây lan Lý do chính để chúng ta phải triển khai giai đoạn I mang tên “Làm chậm sự lây lan” là do có một số lượng lớn các ca nhiễm trên phạm vi toàn quốc không thể truy xuất ra nguồn lây nhiễm (lan truyền cộng đồng). Điều này thực sự đã xảy ra với nước Mỹ. Sẵn sàng để chuyển sang giai đoạn II. Để đề phòng nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát hoặc lan rộng khi chúng ta dần nới lỏng những quy định để làm chậm sự lây lan, thì việc sẵn sàng chuyển sang Giai đoạn II i là khi chính phủ nhận được các báo cáo rằng các ca nhiễm duy trìgiảmtrong ítnhất14ngày(tứclàmộtgiaiđoạnủbệnh); và các bệnh viện địa phương có thể điều trị an toàn cho tất cả bệnh nhân cần nhập viện mà không gặp bất kì khủng hoảng nào; và có khả năng xét nghiệm tất cả những người có triệu chứng nhiễm COVID-19, kết hợp với việc tiến hành giám sát tích cực tất cả các trường hợp được xác nhận là đã tiếp xúc với họ. Các bước thực hiện bắt buộc trong giai đoạn I Duy trì việc giãn cách xã hội. Mỗi tiểu bang phải duy trì các phương pháp cách ly cấp cộng đồng cho đến khi đạt đến ngưỡng chuyển sang Giai đoạn II. Các biện pháp nằm trong giai đoạn I này bao gồm:  Đóng cửa những nơi tụ tập đông người như trường học, trung tâm mua sắm, khu vực ăn uống, Khuyến cáo nên ở trong nhà Bắt đầu tiến hành khuyến cáo người dân trên toàn nước Mỹ nên ở trong nhà khi số lượng các ca nhiễm bệnh tăng gấp đôi cứ sau ba đến năm ngày (dựa trên kinh nghiệm hiện tại của New York) hoặc khi các quan chức tiểu bang và địa phương đề nghị dựa trên bối cảnh hiện tại của địa phương mình ( ví dụ, số lượng ca nhiễm vượt quá năng lực của hệ thống y tế). Bắt đầu nới lỏng các quy định về việc ở yên trong nhà khi số trường hợp nhiễm bệnh mới được báo cáo đã giảm đều đặn trong 14 ngày (thời gian ủ bệnh) và các cơ quan y tế có thể xét nghiệm cho tất cả mọi người có các triệu chứng của COVID-19.
  • 8. Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON 4 bảo tàng và các phòng tập thể thao trên tất cả các tiểu bang (những nơi mọi người tụ tập trong nhà); • Khuyến khích người lao động trao đổi công việc với nhau từ xa; • Khuyến cáo mọi người hạn chếnhững chuyến du lịch trong và ngoài nước; • Tạm hoãn hoặc hủy bỏ những hoạt động tụ tập đông người; • Đóng cửacác khu vực ăn uống nhưng đồng thời cũng khuyến khích các chủ cửa hàng cung cấp dịch vụ giao hàng nếu có thể; • Đề cao tầm quan trọng của việc ở yên trong nhà, nhất là tại các điểm nóng, những nơi đang có tốc độ lây lan chóng mặt (là những đia điểm có số trường hợp nhiễm bệnh tăng gấp đôi trong cứ sau ba đến năm ngày); • Giám sát và đảm bảo cộng đồng tuân thủ nghiêm túc theo quy định cách ly, điều chỉnh những thông điệp nguy cơ một cách thích hợp và các chi trả khuyến khích thực hiện nếu cần thiết Tăng khả năng xét nghiệm chẩn đoán và xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu để chia sẻ kết quả nhanh chóng. Xét nghiệm nhanh trong ngày tại điểm chẩn đoán nhanh (có sẵn rộng rãi) là rất quan trọng để xác định các ca nhiễm, bao gồm cả những trường hợp không có triệu chứng và những ca bệnh nhẹ. Để chuyển từ các can thiệp trên toàn cộng đồng tập trung vào số lượng dân số lớn sang các can thiệp theo ca bệnh tập trung và cách ly những người bị nhiễm, cần phải đủ năng lực để xét nghiệm cho những nhóm sau: 1) Các bệnh nhân cần nhập viện (Cần chẩn đoán thật nhanh các nhóm đối tượng này) 2) Các nhân viên y tế và người lao động với những vai trò cần thiết (những người có vai trò trong cộng đồng, cơ sở y tế và và an toàn nơi công cộng); 3) Những người tiếp xúc gần với những ca khẳng định; 4) Các bệnh nhân ngoại trú có triệu chứng ( tốt nhất hoàn thành tại điểm chẩn đoán ngay tại phòng bác sỹ với h ướng dẫn khuyến khích sàng lọc rộng rãi và và xét nghiệm bắt buộc) Với ước tính rằng năng lực của quốc gia có thể xét nghiệm ít nhất 750.000 xét nghiệm mỗi tuần sẽ đủ để chúng ta chuyển sang các can thiệp dựa trên ca bệnh, kết hợp với năng lực cơ sở hạ tầng y tế công cộng (ví dụ: liên lạc tìm ca nhiễm). Kết hợp với việc phổ biến các hình thức xét nghiệm rộng rãi, chúng ta cũng cần đầu tư phát triển các công cụ mới hiệu quả trong việc giúp các nhà cung cấp dịch vụ có thể trao đổi kết quả xét nghiệm hiệu quả, dễ dàng tiếp cận số liệu giúp cho các lãnh đạo trong ngành y tế công cộng có thể ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh trong tương lai. Đảm bảo chức năng của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Đảm bảo đầy đủ khả năng chăm sóc tích cức tại các bệnh viện để có khả năng mở rộng số lượng ngay lập tức từ 2,8 giường bệnh/10.000 người lớn lên 5 đến 7 giường/10.000 người lớn ở những cơ sở có dịch hoặc tình trạng khẩn cấp khác, cho phép thay đổi theo vùng. Con số này là tối thiểu, đáp ứng được mức nhu cầu hiện tại và dự báo sắp tới trong tương lai, và cần được kết hợp với đội ngũ y tế giàu năng lực. Khả năng khác nhau giữa các khu vực phản ánh nhu cầu địa phương là chấp nhận được Mở rộng tiếp cân máy thở trong các bệnh viện từ 3 máy/10,000 người lớn lên 5-7 máy/10,000 người lớn. Con số này chưa bao gồm máy gây mê và các phương tiện di chuyển người bệnh. Con số này là tối thiểu, đáp ứng được mức nhu cầu hiện tại và dự báo sắp tới trong tương lai, và cần được kết hợp với đội ngũ y tế giàu năng lực. Khả năng khác nhau giữa các khu vực phản ánh nhu cầu địa phương là chấp nhận được. Đảm bảo duy trì giường bệnh trong bệnh viện ít nhất 30/10.000 người lớn. Các cơ sở cần có kế hoạch trương trường hợp nhu cầu tăng lên đột biến, các giường bệnh có thể được điều chỉnh như thế nào tùy theo các mục đích sử dụng (ví dụ quy trình tự chọn) với đầy đủ nhân viên y tế và cung cấp đầy đủ nguồn oxy cũng như các vật tư y tế khác.
  • 9. Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON 5 Các mục tiêu kể trên cũng có thể coi là thành công kể cả khi chúng ta không đạt được các con số đã nêu, nhưng tỉ lệ mắc COVID 19 được kiểm soát và nằm trong khả năng đối phó của chính quyền với những nhu cầu chăn sóc tích cực. Các mục tiêu này cũng có thể được đáp ứng một phần thông qua sự đa dạng của các cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe di động (được hỗ trợ và có thể được duy trì bởi chính quyền liên bang hoặc tiểu bang) và có thể phân phối cũng như thiết lập đến các khu vực điểm nóng. Tăng nguồn cung cấp đồ bảo hộ cá nhân. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC khuyến cáo rằng các nhân viên bệnh viện dự kiến sẽ tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân COVID-19 cần được cung cấp khẩu trang N95, cùng với với khẩu trang y tế dùng một lần cho tất cả các nhân viên lâm sàng khác trong bất kỳ cơ sở chăm sóc sức khỏe nào. Chuỗi cung ứng cần phân phối đủ khẩu trang N95, găng tay, và các thiết bị bảo vệ cá nhân khác để bảo vệ nhân viên y tế khỏi bị nhiễm bệnh. Triển khai hệ thống giám sát COVID 19 toàn diện. Việc tiến tới nới lỏng những quy định về giãn cách xã hội có thể để lại hậu quả khôn lường về khả năng gia tăng các ca nhiễm bệnh. Giám sát cẩn thận và chặt chẽ sẽ là cần thiết để theo dõi tình hình dịch bệnh. Một hệ thống giám sát dịch bệnh hiệu quả cao nên được thiết lập để tận dụng: 1) Xét nghiệm rộng rãi và nhanh chóng ngay tại giường bệnh bằng cách sử dụng các công cụ rẻ hơn, dễ tiếp cận, được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) ủy quyền; 2) Xét nghiệm huyết thanh học để đánh giá mức độ phơi nhiễm và miễn dịch nhằm thông báo các nhà hoạch định chính sách y tế công cộng về mức độ giảm thiểu dựa trên dân số cần thiết để ngăn chặn sự tiếp tục lây lan của ổ dịch; 3) Một hệ thống giám sát toàn diện được tiến hành trên toàn quốc, hỗ trợ và phối hợp với các hệ thống y tế công cộng địa phương và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để theo dõi tỉ lệ lây nhiễm giữa các tiểu bang và xác định sự lây lan của cộng đồng trong khi ổ dịch vẫn còn ở một quy mô nhỏ và ở giai đoạn mà các can thiệp dựa trên từng trường hợp có thể ngăn chặn một ổ dịch lớn hơn. ILINet, hệ thống giám sát đối với bệnh cúm ở Hoa Kỳ, là mô hình tiềm năng cho mô hình giám sát SARS-CoV-2. Để cho phép phát hiện và quản lý các trường hợp nhanh chóng và hiệu quả hơn, hệ thống giám sát SARS-CoV-2 sẽ được hưởng lợi từ việc chia sẻ số liệu và phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và người trả tiền để sử dụng dịch vụ.CDC cần tập hợp một lực lượng phản ứng nhanh liên chính phủ, với các chuyên gia bên ngoài khi cần thiết và lấy thông tin đầu vào từ các tiểu bang và cộng đồng chăm sóc sức khỏe, để phát triển và hỗ trợ một hệ thống giám sát cấp quốc gia mới và cơ sở hạ tầng dữ liệu để theo dõi và phân tích COVID-19. Tìm kiếm và cách ly trên quy mô lớn.Khi một bệnh nhân được chẩn đoán mắc COVID 19, bệnh nhân cần được cách ly tại nhà hoặc tại bệnh viện, tùy thuộc vào yêu cầu về mức độ chăm sóc của họ. Hướng dẫn hiện giờ của CDC đề xuất bảy ngày cách ly. Cách ly tại nhà có thể được giám sát bằng cách sử dụng công nghệ như GPS trên các ứng dụng điện thoại di động. Ngoài ra, những người đã tiếp xúc trực tiếp với các trường hợp đã khẳng định nhiễm bệnh (theo định nghĩa của CDC) cần được cách ly và theo dõi hàng ngày trong vòng 14 ngày. Theo dõi các du khách quốc tế cũng được khuyến khích. Để có thể đáp ứng hàng ngàn ca bệnh và hàng chục nghìn các người tiếp xúc đã có tiếp xúc trực tiếp hàng ngày, cơ sở hạtầng ytếcôngcộngsẽcầnđượctăngcường đáng kể trong toàn quốc, phối hợp với nâng cao năng lực của người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để dự phòng, chẩn đoán, và điều trị COVID-19. Lực lượng phản ứng nhanh chuyên môn cũng nên được giao nhiệm vụ phát triển và giám sát một sáng kiến để: 1) Tăng cường lực lượng đội ngũ y tế công cộng hiện có để tiến hành tìm kiếm ca nhiễm và truy dấu những người tiếp xúc; 2) Có thể báo cáo nhanh chóng cho các cơ quan y tế tiểu bang, địa phương và liên bang thông qua đội
  • 10. Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON 6 ngũ y tế công cộng và việc chia sẻ dữ liệu điện tử từ các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như trong phòng thí nghiệm 3) Phát triển và xây dựng một phương thức tiếp cận công nghệ cho phép nhập dữ liệu, báo cáo nhanh chóng và hỗ trợ cách ly, quản lý và điều trị an toàn dựa vào cộng đồng đối với những người bị nhiễm. Cung cấp các điểm tự nguyện cách ly. Các cơ sở cách ly tiện nghi và miễn phí nên được cung cấp cho các trường hợp nhiễm bệnh và những người tiếp xúc của họ, những người mong muốn được cách ly, quản lý và điều trị ngoài nhà. Ví dụ, một thành viên trong một gia đình đông người có thể muốn được điều trị trong một phòng khách sạn đã được chuyển đổi mục đích sử dụng thay vì lo lắng về nguy cơ lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình. Cách ly, quản lý ở những địa điểm không phải tại nhà không nên bắt buộc hoặc bị ép buộc. Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang là cơ quan chủ trì được giao nhiệm vụ phối hợp với các khu vực pháp lý của tiểu bang và địa phương để dựng lên các cơ sở cách ly và kiểm dịch thích hợp. Bệnh viện dã chiến, ký túc xá, khách sạn và doanh trại quân đội có thể được sử dụng cho mục đích này. Khuyến khích mọi người đeo khẩu trang. Đã có bằng chứng cho thấy rằng việc lây nhiễm COVID-19 khi không có triệu chứng hoặc trước khi có triệu chứng là hoàn toàn có thể, điều này sẽ làm phức các nỗ lực nhằm theo đuổi các các thiệp dựa vào ca bệnh. Nhằm giảm thiểu rủi ro trong Giai đoạn I, mọi người, kể cả những người không có triệu chứng, nên được khuyến khích đeo khẩu trang vải không dành cho y tế khi ở nơi công cộng. Việc sử dụng khẩu trang rộng rãi là cách hiệu quả nhất trong việc làm chậm sự lây lan của SARS-CoV-2, bởi vì chúng có thể giúp ngăn ngừa những người bị nhiễm bệnh không có triệu chứng làm lây truyền bệnh một cách vô tình. Việc sử dụng khẩu trang được sử dụng rộng rãi bởi người dân ở một số quốc gia đã giúp kiểm soát thành công dịch bệnh, bao gồm Hàn Quốc và Hồng Kông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị người dân nên sử dụng khẩu trang trường hợp xảy ra các đại dịch cúm nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng, các thiết bị bảo hộ cá nhân nên được ưu tiên cho các nhân viên y tế cho đến khi nguồn cung dồi dào. Vì lý do này, ngay bây giờ mọi người dân nên chọn đeo khẩu trang vải thay vì khẩu trang y tế khi đi ra nơi công cộng. CDC nên ban hành các hướng dẫn liên quan đến các thiết kế của các loại khẩu trang vải như thế này. Người tiêu dùng có thể tự thiết kế các khẩu trang này bằng cách sử dụng các vật liệu có thể giặt được, hoặc có thể trực tiếp mua trên thị trường. Sẵn sàng chuyển sang giai đoạn II Một tiểu bang đã có thể chuyển sang giai đoạn II an toàn khi đã đạt được các tiêu chí sau đây: • Giảm đều số lượng các ca nhiễm bệnh trong 14 ngày, • Các bệnh viện trong tiểu bang có thể điều trị an toàn cho tất cả bệnh nhân cần nhập viện mà không cần thay đổi lại các tiêu chuẩn chăm sóc khi khủng hoảng • Có khả năng xét nghiệm cho bất kì ai có biểu hiện COVID-19 • Có thể tiến hành giám sát một cách chủ động các trường hợp nhiễm bệnh và những người tiếp xúc của họ
  • 11. Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON 7 Giai đoạn II: Mở cửa trở lại theo từng bang Trong giai đoạn II, phần lớn các trường đại học, các cơ quan bắt đầu có thể hoạt động trở lại. Làm việc từ xa nên được tiếp tục ở những nơi thuận tiện; các cuộc tụ tập xã hội nên tiếp tục được giới hạn dưới 50 người bất cứ nơi nào có thể. Các hạn chế khác của địa phương nên được xem xét, chẳng hạn như những quy định về việc hạn chế người dân tụ tập gần nhau. Những nơi có mật độ tiếp xúc cao như trường học nên tiếp tục xem xét và thực hiện các biện pháp giãn cách theo hướng dẫn từ CDC và các chính quyền địa phương. Ngành y tế nên áp dụng các biện pháp vệ sinh và khử khuẩn các bề mặt dùng chung. Đối với người cao tuổi (những người trên 60 tuổi), những ngườicóbệnh và những ngườikhác có nguycơ cao mắc COVID-19, vẫn nên khuyến nghị họ hạn chế ra ngoài cộng đồng trong Giai đoạn II. Khuyến cáo này có thể thay đổi khi một liệu pháp điều trị hiệu quả được đưa ra. Các hoạt động này cần được xem xét trên cơ sở điều phối, khu vực thông qua hợp tác liên bang. Trong khi chính quyền các tiểu bang và địa phương duy trì chủ quyền đối với các vấn đề quan tới đáp ứng y tế công cộng của họ, sự phối hợp vượt qua ngoài lãnh thổ của một bang sẽ rất quan trọng . Các tiểu bang lớn với nhiều khu vực đô thị và khu vực nông thôn có thể mở cửa trở lại ở cấp độ khu vực. Các tiểu bang có chung các khu vực đô thị lớn (ví dụ: New York, New Jersey và Connecticut) phải đảm bảo rằng các điều kiện để mở lại các khu vực này được đáp ứng ở các tiểu bang có liên quan. Mục tiêu Mục tiêu của giai đoạn II là: 1) Dỡ bỏ các lệnh về giãn cách xã hội theo cách dự tính và cẩn thận, 2) Cho phép phần lớn trường học và các cơ sở kinh doanh hoạt động trở lại, 3) Tiếp tục kiểm soát sự lây lan của SARS-CoV-2 để chúng ta sẽ không bị trở lại về giai đoạn I. Việc áp dụng các biện pháp trong giai đoạn II này sẽ đòi hỏi sự cân bằng cẩn thận. Chúng ta sẽ cần liên tục đánh giá lại việc thực hiện các biện pháp này dựa trên dữ liệu giám sát sẵn có và sẽ cần sẵn sàng điều chỉnh cách tiếp cận theo thời gian phù hợp với dịch tễ học của địa phương, quốc gia và toàn cầu. Điều này đặc biệt đúng khi chúng ta chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo. Các ngưỡng hành động Sẵn sàng dỡ bỏ những quy định về giãn cách xã hội. Khi các tiêu chí cho việc chuyển đổi từ Giai đoạn I sang Giai đoạn II đã được đáp ứng và chúng ta bắt đầu kết thúc giai đoạn “Làm chậm quá trình lây lan”, các nhà lãnh đạo ở cấp tiểu bang nên bắt đầu nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội. Điều này nên được thực hiện dần dần và nên được kết hợp với tăng cường giám sát cho các trường hợp nhiễm bệnh mới. Các quan chức bang nên đưa ra quyết định về việc lựa chọn thời điểm để dỡ bỏ dựa trên bối cảnh địa phương của họ. Các quy định nên được nới lỏng dần dần, với đủ thời gian giữa mỗi lần điều chỉnh để theo dõi cẩn thận bùng phát lây truyền trở lại. Sẵn sàng quay trở lại giai đoạn I, “làm chậm sự lây lan”. Khi các quy định về việc giãn cách xã hội đang dần được nới lỏng, theo dõi giám sát sẽ rất cần thiết để nhanh chóng xác định xem liệu có sự gia tăng nào trong các ca nhiễm bệnh hay không.Một tiểu bang nên quay lại giai đoạn I và tiếp tục “làm chậm sự lây lan” nếu có một số lượng các ca nhiễm bệnh không thể truy rõ nguồn lây,nếu có sự gia tăng về các ca nhiễm bệnh
  • 12. Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON 8 liên tục trong vòng 5 ngày,hoặc nếu các bệnh viện trong bang không còn đủ khả năng để điều trị một cách an toàn cho những người cần nhập viện. Sẵn sàng chuyển sang giai đoạn III. Khi vắc-xin được phát triển, thử nghiệm về tính an toàn, hiệu quả và được sự cấp phép sử dụng khẩn cấp của FDA, hoặc có các phương án điều trị khác có thể được sử dụng để phòng ngừa hoặc điều trị với những tác động lên hoạt động của bệnh có thể đo lường được, và quan trọng nhất là giúp cứu được những bệnh nhân nặng, các tiểu bang có thể chuyển sang Giai đoạn III. Các bước thực hiện cần có trong giai đoạn II Thực hiện các can thiệp dựa vào ca bệnh. Sử dụng các năng lực y tế công đã được phát triển trong Giai đoạn I, mọi trường hợp được chẩn đoán xác định cần được cách ly tại nhà, trong bệnh viện hoặc tự nguyện cách ly tại cơ sở trong ít nhất bảy ngày, hoặc theo hướng dẫn mới nhất của CDC. Những người đang chờ kết quả xét nghiệm cũng nên được tư vấn cách ly theo dõi cho đến khi có kết quả. Những người tiếp xúc trực tiếp với các trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh nên được theo dõi tại nhà hoặc các trung tâm theo dõi cách ly trong ít nhất 14 ngày, hoặc theo hướng dẫn mới nhất của CDC. Các xét nghiệm chẩn đoán nên được thực hiện ngay lập tức cho bất kỳ người tiếp xúc gần nào khi xuất hiện các triệu chứng. Bắt đầu nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Các biện pháp cách ly xã hội vẫn phải là tiêu chuẩn trong Giai đoạn II, bao gồm làm việc từ xa (càng nhiều càng tốt), duy trì rửa tay thường xuyên, cách hắt hơi, đeo khẩu trang tại các nơi công cộng, thường xuyên khử trùng các bề mặt và hạn chế việc tụ tập quá 50 người. Những khuyến nghị này nên được tăng cường thông qua các giải pháp công nghệ để hiểu các hành vi khi giãn cách xã hội và điều chỉnh các thông điệp để tránh rủi ro khi cần thiết. Điều này cần được thực hiện thông qua hợp tác với các lĩnh vực tư nhân, chú ý cẩn thận trong việc giữ sự riêng tư và tránh các biện pháp cưỡng chế để khuyến khích tuân thủ cách ly Khi trẻ em trở lại trường học và nhà trẻ (tức là những nơi tập trung đông người) và mọi người trở lại nơi làm việc, những người đứng đầu những tổ chức này nên tiếp tục xem xét và thực hiện các biện pháp cách ly dựa trên hướng dẫn từ CDC cho các trường học và doanh nghiệp. Chăm sóc đặc biệt cho nhóm người dễ bị tổn thương. Trong khi việc nới lỏng các quy định về giãn cách xã hội đang diễn ra, các nhóm người dễ bị tổn thương chẳng hạn như những người trên 60 tuổi và những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương hoặc chức năng tim, phổi bị ảnh hưởng cần tiếp tục được giãn cách xã hội càng nhiều càng tốt cho đến khi có vắc-xin, phác đồ điều trị, hoặc không còn sự lây lan trong cộng đồng. Cần đặc biệt chú ý đến các cơ sở chăm sóc dài hạn và nhà dưỡng lão. Các cơ sở này sẽ cần duy trì các nỗ lực phòng chống và kiểm soát nhiễm bệnh ở mức độ cao và hạn chế người từ bên ngoài vào để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. Khi có phác đồ điều trị hoặc dự phòng phơi nhiễm ví dụ kháng thể đơn dòng, nhóm người dễ bị tổn thương cần được ưu tiên để bảo vệ những người này và giảm khả năng gia tăng các ca bệnh nặng và tăng thêm bệnh nhân cho đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU). Đẩy nhanh phát triển các liệu pháp điều trị. Trị liệu đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc những người ốm. Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, sản xuất và phân phối các liệu pháp trị liệu an toàn và hiệu quả là ưu tiên hàng đầu. Với các chiến lược phát triển hiệu quả và đầu tư sớm vào sản xuất quy mô thương mại, một liệu pháp trị liệu thành công có thể nhận được sự cho phép hoặc phê duyệt sử dụng khẩn cấp ngay từ mùa hè hoặc mùa thu, nếu các thử nghiệm chứng minh rằng nó đáp ứng một trong hai tiêu chuẩn. Trị liệu có thể đóng một số vai trò. Đầu tiên, chúng có thể dùng như là các loại thuốc dự phòng phơi nhiễm để giúp ngăn ngừa lây nhiễm ở những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất, chẳng hạn như nhân viên chăm sóc sức khỏe tuyến đầu, những người có tiền sử bệnh lí và những người mắc bệnh suy giảm miễn dịch. Cách điều trị này có thể bao gồm việc tạo ra một kháng thể có thể
  • 13. Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON 9 tấn công các kháng nguyên bề mặt virus. Điển hình là các nhà nghiên cứu trước đây đã phát triển thành công một phác đồ điều trị chống lại Ebola. Những loại kháng thể này cũng có thể được sử dụng để điều trị những trường hợp lây nhiễm ở giai đoạn đầu hoặc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. Các phương pháp điều trị khác có thể bao gồm các loại thuốc chống vi-rút nhắm vào khả năng nhân bản của chúng. Những loại thuốc này có thể được sử dụng để điều trị cho những người bị bệnh nặng hoặc trong quá trình điều trị bệnh cho những người có nguy cơ bị biến chứng. Các thuốc kháng vi-rut cũng có thể được sử dụng điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, tùy thuộc vào độ an toàn của chúng. Dự phòng sau phơi nhiễm và các sản phẩm nhằm rút ngắn thời gian và cường độ phát tán của vi-rút có thể chỉ ảnh hưởng đến số lượng sinh sản của chúng một cách khiêm tốn.Ngoài ra, phương pháp điều trị miễn dịch được chứng minh là sẽ hữu ích trong việc giảm thiểu các biến chứng về phổi nghiêm trọng ở một số bệnh nhân. Một số lượng lớn các loại thuốc đầy triển vọng đang trong giai đoạn phát triển. Ở mức tối thiểu, biện pháp cho một liệu pháp mà có khả năng tác động lên nguy cơ lây lan trong tương lai là việc liệu pháp đó có thể làm giảm nguy cơ tử vong hoặc bệnh nặng và có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của các triệu chứng hoặc tiến triển thành bệnh nặng ở những người bị phơi nhiễm. Với những bệnh nhân ngoại trú, uống thuốc là cách lý tưởng nhất, nhưng các yêu cầu phải sử dụng thay thê (ví dụ, truyền dịch và tiêm) cũng có thể được tiến hành, với kế hoạch đầy đủ. Mặc dù các doanh nghiệp tư nhân đã tổ chức các đội nhóm phản ứng nhanh để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, để nhanh chóng thúc đẩy các liệu pháp đầy hứa hẹn, chúng ta vẫn cần một sự tập trung tương xứng của các cơ quan liên bang để đảm bảo các nguồn lực tốt nhất có thể được cung cấp cho nhiệm vụ này. Các cơ quan liên bang nên tham gia vào các nỗ lực đã và đang được tiến hành bởi các tổ chức tư nhân. Xác định những người miễn dịch. Xét nghiệm huyết thanh học là một phương pháp được sử dụng để xác định khả năng miễn dịch ở người đã khỏi bệnh. Với khả xét nghiệm chính xác và rộng rãi, chúng ta có thể xác định những người đã miễn dịch và do đó không còn dễ bị lây nhiễm. Mặc dù chúng ta cần hiểu rõ hơn về phản ứng miễn dịch trong các trường hợp bệnh nhẹ và thời gian mọi người có thể duy trì miễn dịch để tránh việc tái nhiễm, chúng ta đều biết có một giai đoạn mà hầu hết mọi người sẽ có đủ kháng thể để bảo vệ. Những người miễn dịch có thể: 1) Quay trở lại làm việc, 2) Làm việc ở những vị trí có nguy cơ cao ví dụ những người ở tuyến đầu của hệ thống chăm sóc sức khỏe, và 3) Đóng vai trò hỗ trợ cho những người vẫn còn đang trong giai đoạn cách ly(những người cao tuổi cách ly tại nhà) Để tiến hành xét nghiệm huyết thanh theo hướng này, các thử nghiệm huyết thanh học là cần thiết và nên có sẵn rộng rãi, chính xác, nhanh chóng và chi phí thấp. Các thử nghiệmnhưvậyđãđượcpháttriểnbởicácnhànghiêncứu, nhưng chưa được kiểm duyệt đầy đủ và không có sẵn cho quy mô lớn. Một đội nhóm phản ứng nhanh bao gồm các nhà lãnh đạo cấp cao của CDC, Cơ quan nghiên cứu và phát triển y sinh tiên tiến, Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, Bộ Quốc phòng (DOD), FDA, học viện và các tổ chức tư nhân quan trọng ( ví dụ: các công ty sản xuất huyết thanh học) nên được giao nhiệm vụ giám sát việc phát triển, sản xuất, phân phối, thu thập dữ liệu, thiết kế khảo sát huyết thanh học và phân tích để sử dụng huyết thanh học theo quy mô. Sẵn sàng chuyển sang giai đoạn III Khi vắc-xin đã được phát triển, kiểm tra về tính an toàn và hiệu quả và nhận được ủy quyền sử dụng khẩn cấp của FDA, các tiểu bang có thể chuyển sang Giai đoạn III.
  • 14. Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON 10 Giai đoạn 3: Thiết lập hệ thống bảo vệ và dần dỡ bỏ các giới hạn xã hội Chúng ta có thể bước vào giai đoạn III khi hệ thống giám sát trọng điểm được đưa vào hoạt động, cùng với sự phổ biến của việc xét nghiệm tại chỗ, có khả năng truy nguồn và cách ly hiệu quả, kèm theo có những liệu pháp mà có thể giảm thiểu được sự lây lan hoặc làm giảm những ảnh hưởng nghiêm trọng với những người bị nhiễm bệnh, hoặc có được vắc xin đã qua kiểm nghiệm và kiểm định an toàn, hiệu quả. Sự có mặt của những công nghệ này (hoặc còn có thể là một loại vắc xin an toàn và hiệu nghiệm) sẽ đem lại nhiều lợi ích không chỉ về mặt y tế, mà còn về mặt kinh tế và xã hội. Mục tiêu Mục tiêu của công nghệ an toàn và hiệu quả trong việc kiểm soát truyền nhiễm là: 1) Ngăn chặn sự lây lan; 2) Chữa trị ngay lập tức cho những người mới bắt đầu bị bệnh tránh các hậu quả xấu; 3) Điều trị dự phòng phơi nhiễm cho những người bị phơi nhiễm nhằm giúp họ không phát bệnh hoặc giảm nhẹ mức nghiêm trọng của bệnh 4) Đối với vắc xin, mục tiêu là để tạo ra miễn dịch cộng đồng đối với vi-rut, nhằm giảm nguy cơ gây bệnh và tử vong , và ngăn chặn, làm giảm sự lây lan; và. 5) Cho phép dỡ bỏ các quy định về giãn cách xã hội Các ngưỡng hành động Sẵn sàng để bắt đầu mở rộng quy mô sản xuất vắc- xin hoặc kế hoạch ưu tiên trị liệu. Ngay khi có một vắc xin hoặc liệu pháp nào đó có tính khả thi và hứa hẹn trong thử nghiệm lâm sàng then chốt (được cho thấy là an toàn và có hiệu quả), chính phủ Mỹ nên làm việc với các ngành công nghiệp để chuẩn bị lên kế hoạch tiến hành sản xuất đại trà, phân phối, và kiểm soát. Các điều khoản mới được ban hành theo Đạo luật An ninh, Cứu trợ Coronavirus và An ninh Kinh tế đã được thông qua gần đây cho phép sản xuất quy mô lớn các liệu pháp đầy triển vọng trước khi phê duyệt, để đảm bảo sẽ có đủ nguồn cung để phân phối đại trà, nếu sản phẩm chứng minh tính an toàn và hiệu quả và giành được sự chấp thuận theo quy định. Sẵn sàng chuyển sang tiêm vac-xin đại trà. Một khi vắc xin hoặc liệu pháp đã sẵn sàng và đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu, tiêm chủng vắc xin có thể được áp dụng với cả những nhóm không ưu tiên. CDC, những công ty sức khỏe cộng đồng liên bang, và những bên phát triển vắc xin nên phối hợp làm việc cùng nhau để lên kế hoạch tiêm chủng đại trà cho hầu hết dân số ở Mỹ. Kế hoạch này còn có thể được bắt đầu trước Giai đoạn III vì việc chuẩn bị có thể thực hiện ngay cả khi vac-xin chưa sẵn sàng. Các bước cần thực hiện trong giai đoạn III Sản xuất vắc-xin hoặc các biện pháp trị liệu. Khi vắc- xin hoặc trị liệu an toàn và hiệu quả cần được sản xuất nhanh chóng ở mức độ quy mô lớn ngay khi được cấp phép. Các doanh nghiệp cung cấp biện pháp đối phó khẩn cấp y tế công cộng, phối hợp với các công ty dược phẩm và các đối tác tư nhân
  • 15. Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON 11 cần tiếp tục lên kế hoạch và thực hiện sản xuất hàng loạt để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của nước Mỹ. Ưu tiên vắc-xin hoặc ưu tiên điều trị - khi nguồn cung vẫn còn hạn chế. CDC, Viện Y tế Quốc gia, Văn phòng Trợ lý Bộ trưởng sẵn sàng và đáp ứng, Bộ Quốc phòng và các bên liên quan khác nên sửa đổi hướng dẫn ưu tiên vắc-xin cúm trước khi áp dụng cụ thể cho COVID-19. Hướng dẫn ưu tiên mới cho vắc- xin COVID-19 nên xác định các nhóm ưu tiên để phân phối có mục tiêu khi vắc-xin an toàn và hiệu quả bắt đầu có sẵn. Hướng dẫn cần minh bạch và giải thích lý do cho các ưu tiên, bao gồm các đối tượng trong đó vắc-xin được nghiên cứu, và nên là một cách tiếp cận theo từng giai đoạn mở rộng cho các nhóm ưu tiên bổ sung khi mở rộng vắc-xin. Hướng dẫn phải được phản ánh trong các chính sách thanh toán đối với COVID- 19 do Trung tâm Dịch vụ chăm sóc y tế (CMS) và các công ty bảo hiểm tư nhân thực hiện, với điều trị miễn phí cho các cá nhân đáp ứng chính sách ưu tiên và cơ chế hoàn trả cho các cá nhân không có bảo hiểm. Tiêm phòng đại trà hoặc phân phối trị liệu- khi nguồn cung dồi dào. CDC nên làm việc với các quan chức y tế, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của nhà nước và địa phương, CMS và các công ty bảo hiểm y tế và các bên liên quan khác để tạo ra một kế hoạch quốc gia về cách thức tiêm phòng đại trà trên toàn quốc. Kế hoạch này sẽ xác định ai sẽ quản lý hoạt động tiêm chủng, nơi sẽ cung cấp vắc-xin và cách thu thập dữ liệu về tỷ lệ tiêm chủng, cũng như các tác dụng phụ có thể xảy ra từ vắc-xin. Bồi thường của các nhà phát triển và nhà sản xuất vắc-xin cũng nên được xem xét. Quốc hội có thể ban hành luật để hỗ trợ một quy trình bồi thường cho bất kỳ cá nhân nào gặp phản ứng bất lợi từ vắc-xin, cần phải được chăm sóc y tế. Mở rộng quy mô và tiêm vắc-xin toàn cầu. CDC, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao và các bên liên quan khác của Hoa Kỳ nên tiếp tục hợp tác với WHO và các tổ chức liên quan khác cũng như các nhà lãnh đạo quốc gia để lên kế hoạch cho Hoa Kỳ hỗ trợ các nước khác (đặc biệt là các nước thu nhập thấp và trung bình) với việc tiêm vắc-xin và thực hiện tiêm chủng hàng loạt. Sự hỗ trợ từ Hoa Kỳ và các quốc gia phát triển hơn sẽ rất quan trọng trong việc kiểm soát vi- rút trên toàn cầu và cứu sống nhiều người trên toàn thế giới, cũng như giảm tác động mà các đợt đại dịch trong tương lai có thể gây ra đối với người dân Hoa Kỳ. Khảo sát huyết thanh học để xác định miễn dịch dân số. Một đầu vào quan trọng nhằm hiểu về nhóm dân số có nguy cơ là phần nhỏnhững người đã hồi phục và được bảo vệ khỏi việc tái nhiễm. Nếu một phần dân số đã trở nên miễn dịch thông qua phục hồi tự nhiên hoặc tiêm chủng, các hạn chế còn lại có thể được gỡ bỏ. CDC phải là cơ quan đứng đầu để điều phối các điều tra huyết thanh học đang diễn ra.
  • 16. Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON 12 Giai đoạn IV: Xây dựng lại tính sẵn sàng cho đại dịch tiếp theo Đại dịch COVID-19 đã làm lộ ra những lỗ hổng nghiêm trọng trong công tác chuẩn bị đối phó với đại dịch. COVID-19 sẽ không phải là tình trạng khẩn cấp về y tế cộng đồng cuối cùng đe dọa tới xã hội Mỹ. Chúng ta cần phải đầu tư vào khoahọc, y tế công, và cơ sở hạ tầng y tế cần thiết để ngăn chặn, phát hiện, và đáp ứng với các mối đe dọa bệnh truyền nhiễm tiếp theo. Phát triển vacxin phòng virus mới trong tháng chứ không phải nhiều năm. Để ứng phó với COVID-19 và chuẩn bị cho mối đe dọa đối về sức khỏe chưa được xác định trước đó (“Bệnh X”), nước Mỹ cần phải dẫn đầu công cuộc này bằng cách đặt ra mục tiêu tham vọng nhanh chóng phát triển các đối phó về y tế trong tháng chứ không phải nhiều năm với các mối đe dọa mới và chưa biết. Một chiến lược, chương trình và các quỹ hỗ trợ là cần thiết để các đơn vị thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nhanh chóng phát triển các nền tảng và biện pháp đối phó linh hoạt đối với bất kỳ mầm bệnh mới nào. Chiến lược này cũng cần hỗ trợ năng lực sản xuất một cách lynh hoạt để đưa quy mô sản xuất lên quy mô toàn cầu trong trường hợp khẩn cấp. Hiện đại hóa và củng cố hệ thống chăm sóc sức khỏe. Chúngtacầnphảigiatăngsốlượnggiườngbệnhvà phòng chăm sóc đặc biệtđể đáp ứng được số lượng lớn các ca bệnhthông qua các đối tác công tư, ví dụ như, bằng cách tăng cường Chương trình Sẵn sàng Bệnh viện và Thỏa thuận Hợp tác Chuẩn bị Khẩn cấp Y tế Công cộngvànhấn mạnh về tầm quan trọng của việc chuẩn bị những chương trình chăm sóc sức khỏe Liên Bang (ví dụ: CMS và BộCựu chiến binh).Chúng ta cũng cần phải mở rộng chuỗi cung ứng các thiết bịbảo hộcá nhânvà phát triển mạnh hơn các tiêu chuẩn chăm sóc khi khủng hoảng. Để giảm bớt các gánh nặng trong tương lai của hệ thống chăm sóc đặc biệt, chúng ta cần hỗ trợ về quy mô cho việc chăm sóc ban đầu và cộng động để có thể xác định được các nguy cơ trong dân cư,phát hiện sớm các ca bệnh,và cách ly họ tại nhà hoặc trong cộng đồng một cách hiệu quả hơn. Những người chi trả cho việc chăm sóc sức khỏe đã và đang thực hiện các cải cách về chi phí để có thể hỗ trợ tốt hơn trong việc sàng lọc và quản lý sức khỏe dân cư. Các khoản chi bổ sung khẩn cấp dành cho các đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏetrong cơn đại dịch hiện tạivà các khoản chi chăm sóc sức khỏe tương lai cần được liên kết với nhau để có thể đưa ra được một khả năng chăm sóc tốt hơn với những ca bệnh nặng và khả năng hợp tác với các cơ quan y tế công để ngăn chặn dịch bệnh và giảm gánh nặng cho các bệnh viện. Thiết lập một trung tâmdự báovề bệnh truyềnnhiễm quốc gia. Với vai trò quan trọng của mô hình về bệnh truyền nhiễm trong việc hỗ trợ hoạch định chính sách y tế công, chúng ta cần nâng cao khả năng quốcgiatrong việc sử dụng mô hình bệnh truyền nhiễm để hỗ trợ việc đưa ra hoạch định chính sách y tế công thông qua việc thiết lập một trung tâm dự báo về bệnh truyền nhiễm quốc gia. Cơ quan Liên Bang lâu dài này sẽ có chức năng tương tự nhưTrungtâmThờitiếtQuốcgia,cungcấpkhảnăngtậptrung cho cả mô hình sản xuất và việc đảm nhận các cuộc điều tra để cải thiện các phương thức trong việc nâng cao các ngành khoa học cơ bản,khoa học dữ liệu,và khả năng trực quan hóa. Điều này cũng sẽ đưa ra các quyết định hỗ trợ cho các cơ quan về sức khỏe nhà nước dựa vào mô hìnhvà kết quả phân tích. Quản lý. Chúng ta cần phải bỏ đi hệ thống không tập trung, điều đã tạo ra việc thực hiện không đồng đều trong việc chuẩn bị các phương án trên toàn quốc và hướng tới một sự phối hợp hiệu quả hơn trong việc đối phó. Chúng ta cũng cần phát triển các phương án một cách rõ ràngvà hiệu quả trong việc thực hiện các biện pháp về sức khỏe cộng đồng như cách ly và thống nhất các hành độngcủa các cơ quan y tế các bang và địa phương. Bùng phát dịch bệnh là vấn đề của khu vực—và điển hình hơn là của quốc gia.Sự chuẩn bị cho những tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng cần được xem là trách nhiệm của Chính phủ, nơi có chức năng phối hợp tương tự như giám đốc tình báo quốc gia.
  • 17. Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON 13 Lời cảm ơn Các tác giả rất biết ơn bởi những tài liệu và dẫn chứng được thực hiện bởi Anita Cicero, JD; Thomas Inglesby, MD; Eric Toner, MD; Elena Martin, MPH; Dylan George, PhD; Jason Asher, PhD; và Trevor Bedford, PhD. Về tác giả Scott Gottlieb là một thành viên thường trực tại Viện Doanh nghiệp và là ủy viên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm từ năm 2017 đến 2019. Ông phục vụ trong hội đồng quản trị của Pfizer Inc. và Illumina. Mark McClellan, người chỉ đạo Trung tâm chính sách y tế Duke-Margolis, là ủy viên của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm từ 2002 đến 2004. Ông là thành viên hội đồng quản trị tại Align Health Care, Cigna, Johnson & Johnson và Seer. Ông là đồng chủ tịch của Mạng lưới Hành động và Thanh toán Chăm sóc Sức khỏe, CRG và Mitre. Lauren Silvis là phó chủ tịch cấp cao tại Tempus Inc,và trước đây là phó giám đốc trung tâm thiết bị y tế của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm, đồng thời là giám đốc điều hành của cơ quan từ năm 2017 đến 2019. Caitlin Rivers là một nhà dịch tễ học và trợ lý giáo sư tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins. CrystalWatsonlà một chuyên gia về an ninh sức khỏe và là giáo sư tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins.
  • 18. Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON 14 Notes 1. WhiteHouse,“15DaystoSlowtheSpread,”March16,2020,https://www.whitehouse.gov/articles/15-days-slow-spread/. 2. WhiteHouse, “15 Daysto SlowtheSpread.” 3. Centers for Disease Control and Prevention, “How Coronavirus Spreads,” March 4, 2020, https://www.cdc.gov/coronavirus/ 2019- ncov/prevent-getting-sick/how-covid-spreads.html. 4. Institute of Medicine, Crisis Standards of Care: Summary of a Workshop Series (Washington, DC: National Academies Press, 2010), https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK32749/. 5. Centers for Disease Control and Prevention, “Interim US Guidance for Risk Assessment and Public Health Management of Persons with Potential Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) Exposures: Geographic Risk and Contacts of Laboratory-Confirmed Cases,”March22,2020, https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/php/risk-assessment.html. 6. SarahMervosh,DeniseLu,andVanessaSwales,“SeeWhichStatesandCitiesHaveToldResidentstoStayatHome,”NewYorkTimes,March 28,2020,https://www.nytimes.com/interactive/2020/us/coronavirus-stay-at-home-order.html. 7. QunLietal.,“EarlyTransmissionDynamicsinWuhan,China,ofNovelCoronavirus–InfectedPneumonia,”NewEnglandJournalofMedicine 382(March2020):1199–207,https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa2001316. 8. Centers for Disease Control and Prevention, “Interim US Guidance for Risk Assessment and Public Health Management of Persons with PotentialCoronavirusDisease2019(COVID-19)Exposures.” 9. During the 2017–18 flu season (which was particularly severe), there were 18,000,000–27,000,000 medical visits for influenza- likeillness spreadoutoverapproximately32 weeks,averaging562,000–844,000visitsper week.However,thosevisitswere not evenly distributed throughout theseason,andpeakdemandwashigher,so we estimatea nationalcapacityofapproximately750,000would meetdemand.SouthKoreahastested1 in170people,cumulatively.Todothesame,wewouldneedtotest1.9millionpeople,whichwe could achieve in around 2.5 weeks with a capacity of 750,000/week. 10. Neil A. Halpern and Kay See Tan, “U.S. ICU Resource Availability for COVID-19,” Society of Critical Care Medicine, March 25, 2020, https://sccm.org/getattachment/Blog/March-2020/United-States-Resource-Availability-for-COVID-19/United-States-Resource- Availability-for- COVID-19.pdf. 11. PreliminaryresearchsuggeststhataWuhan-likeoutbreakintheUnitedStateswouldrequyre2.1to4.9criticalcarebedsper 10,000adults. However, a majority of those beds are in use for non-COVID-19 patients requyring critical care for other conditions. We estimate that approximately5–7bedsper 10,000adultswould accommodatebothpatient groups.RuoranLi et al.,“The Demand for Inpatient and ICU Beds for COVID-19 in the US: Lessons from Chinese Cities” (working paper, March 16, 2020), https://www. medrxiv.org/content/10.1101/2020.03.09.20033241v2.full.pdf. 12. HalpernandSeeTan,“U.S.ICUResourceAvailabilityforCOVID-19.” 13. HalpernandSeeTan,“U.S.ICUResourceAvailabilityforCOVID-19.” 14. Centers for Disease Control and Prevention, “Interim Infection Prevention and Control Recommendations for Patients with Suspected or Confirmed Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) in Healthcare Settings,” March 19, 2020, https://www.cdc.gov/ coronavirus/2019- ncov/infection-control/control-recommendations.html. 15. Centers for Disease Control and Prevention, “Discontinuation of Home Isolation for Persons with COVID-19 (Interim Guid- ance),”March 16,2020,https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/disposition-in-home-patients.html. 16. Centers for Disease Control and Prevention, “Interim US Guidance for Risk Assessment and Public Health Management of Per- sons with PotentialCoronavirusDisease2019 (COVID-19)Exposures.” 17. Centers for Disease Control and Prevention, “Travelers Returning from International Travel,” March 27, 2020, https://www.cdc. gov/coronavirus/2019-ncov/travelers/after-travel-precautions.html. 18. Centers for Disease Control and Prevention, “Healthcare Professionals: Frequently Asked Questions and Answers,” March 22, 2020, https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/faq.html.
  • 19. Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON 15 19. ShuoFengetal.,“RationalUseofFaceMasksintheCOVID-19Pandemic,”Lancet,March20,2020,https://www.thelancet.com/ journals/lanres/article/PIIS2213-2600(20)30134-X/fulltext. 20. KylieE.C.Ainslieetal.,“Report11:EvidenceofInitialSuccessforChinaExitingCOVID-19SocialDistancingPolicyAfter Achieving Containment,” Imperial College COVID-19 Response Team, March 24, 2020, https://www.imperial.ac.uk/media /imperial-college/medicine/sph/ide/gida-fellowships/Imperial-College-COVID19-Exiting-Social-Distancing-24-03-2020.pdf. 21. World Health Organization, Non-Pharmaceutical Public Health Measures for Mitigating the Risk and Impact of Epidemic and PandemicInfluenza,2019,https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/329438/9789241516839-eng.pdf. 22. Institute of Medicine, Crisis Standards of Care. 23. Centers for Disease Control and Prevention, “Interim US Guidance for Risk Assessment and Public Health Management of Persons with PotentialCoronavirusDisease2019(COVID-19)Exposures.” 24. Fenget al., “Rational Use of FaceMasksin the COVID-19Pandemic.” 25. Centers for Disease Control and Prevention, “Schools, Workplaces & Community Locations,” March 21, 2020, https://www.cdc. gov/coronavirus/2019-ncov/community/index.html. 26. Centers for Disease Control and Prevention, “People Who Are at Higher Risk for Severe Illness,” March 26, 2020, https://www. cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/need-extra-precautions/people-at-higher-risk.html. 27. Centers for Disease Control and Prevention, “Preparing for COVID-19: Long-Term Care Facilities, Nursing Homes,” March 21, 2020, https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/healthcare-facilities/prevent-spread-in-long-term-care-facilities.html. 28. National Cancer Institute, “NCI Dictionary of Cancer Terms,” s.v. “monoclonal antibody,” https://www.cancer.gov/ publications/dictionaries/cancer-terms/def/monoclonal-antibody. 29. Centersfor Disease Control and Prevention,“Coronavirus (COVID-19),”https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/index.html;USDepartment of Health and Human Services, “BARDA’s Novel Coronavirus Medical Countermeasure Portfolio,” March 25, 2020, https://www.phe.gov/emergency/events/COVID19/Pages/BARDA.aspx; National Institute of Allergy and Infectious Diseases, https://www.niaid.nih.gov/; US Department of Defense, “Coronavirus: DOD Response,” https://www.defense.gov/Explore/Spotlight/ Coronavirus/; and US Food and Drug Administration, “Coronavirus Disease 2019 (COVID-19),” https://www.fda.gov/emergency- preparedness-and-response/counterterrorism-and- emerging-threats/coronavirus-disease-2019-covid-19. 30. US Food and Drug Administration, “Emergency Use Authorization,” https://www.fda.gov/emergency-preparedness-and -response/mcm-legal-regulatory-and-policy-framework/emergency-use-authorization. 31. US Food and Drug Administration, “Step 3: Clinical Research,” https://www.fda.gov/patients/drug-development-process/ step-3-clinical- research#Clinical_Research_Phase_Studies. 32. US Department of Health and HumanServices, “PublicHealth Emergency Medical Countermeasures Enterprise,” January 29, 2020, https://www.phe.gov/Preparedness/mcm/phemce/Pages/default.aspx. 33. Centers for Disease Control and Prevention, Interim Updated Planning Guidance on Allocating and Targeting Pandemic Influenza Vaccine During an Influenza Pandemic, https://www.cdc.gov/flu/pandemic-resources/pdf/2018-Influenza-Guidance.pdf. 34. WorldHealthOrganization,“PrioritizingDiseasesforResearchandDevelopmentinEmergencyContexts,”https://www.who. int/activities/prioritizing-diseases-for-research-and-development-in-emergency-contexts. 35. JohnsHopkinsBloombergSchoolofPublicHealth,CenterforHealthSecurity,VaccinePlatforms:StateoftheFieldandLooming Challenges, 2019,http://www.centerforhealthsecurity.org/our-work/pubs_archive/pubs-pdfs/2019/190423-OPP-platform-report.pdf. 36. US Department of Health and Human Services, “Hospital Preparedness Program (HPP),” https://www.phe.gov/Preparedness/ planning/hpp/Pages/default.aspx. 37. CentersforDiseaseControland Prevention,“PublicHealthEmergencyPreparedness(PHEP)CooperativeAgreement,” March27, 2020,https://www.cdc.gov/cpr/readiness/phep.htm. 38. Centers for Medicare & Medicaid Services, “Coronavirus (COVID-19) Partner Toolkit,” March 27, 2020, https://www.cms.gov/outreach- education/partner-resources/coronavirus-covid-19-partner-toolkit. 39. US Department of Veterans Affairs, “Coronavirus FAQs: What Veterans Need to Know,” https://www.va.gov/coronavirus -veteran-frequently-asked-questions/.
  • 20. Ứng phó cấp quốc gia đối với Coronavirus GOTTLIEB, RIVERS, MCCLELLAN, SILVIS, AND WATSON 16 40. Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health, Center for Health Security, Modernizing and Expanding Outbreak Science to Support Better Decision Making During Public Health Crises: Lessons for COVID-19 and Beyond, 2020, http://www.centerforhealthsecurity. org/our- work/pubs_archive/pubs-pdfs/2020/200324-outbreak-science.pdf. © 2020 by the American Enterprise Institute. All rights reserved. The American Enterprise Institute (AEI) is a nonpartisan, nonprofit, 501(c)(3) educational organization and doesnottakeinstitutionalpositionsonanyissues.Theviewsexpressedherearethoseoftheauthor(s).