SlideShare a Scribd company logo
Chuyên đề: Cơ chế ứng phó của chính phủ đối với đại dịch
CHỈ HUY, KIỂM SOÁT,
PHỐI HỢP PHẢN ỨNG
BÙNG PHÁT MỚI Ở ĐỘNG VẬT
TẠI CÁC QUỐC GIA CÓ NGUY CƠ
Sự bùng phát trên con người
ở nhiều nơi tại nước ngoài
Nguyễn Hoàng Thanh
VIỆN PHÓ VIỆN IIRR
TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP
Thư ngỏ
Kính thưa quý độc giả,
Không giống như các sự kiện bị ràng buộc
trong không gian hoặc thời gian một cách
riêng biệt, một đại dịch sẽ lan rộng trên
toàn cầu trong suốt nhiều tháng hoặc hơn
một năm, có thể theo các đợt sóng và sẽ ảnh
hưởng đến các cộng đồng thuộc mọi quy mô
và giai cấp. Số tạp chí này, chúng tôi sẽ mô
tả cách thức một Chính phủ phối hợp các
hành động của mình, vai trò và trách nhiệm
cụ thể của các cơ quan và đơn vị khác nhau
và hành động cụ thể được thực hiện ở các
giai đoạn trước, trong và sau khi xảy ra đợt
sóng liên quan đến đại dịch đầu tiên.
Để ngăn chặn có hiệu quả, Chính phủ và
cộng đồng quốc tế phải xây dựng chiến lược
ngăn chặn toàn diện, bao gồm các cam kết
tài trợ, vật tư, thiết bị, đào tạo, chuyên môn,
nhân sự, biện pháp đối phó. Và các giai
đoạn của Tổ chức y tế Thế giới (WHO) đưa
ra trong phần này cũng là những tuyên bố
cô đọng về nguy cơ toàn cầu đối với đại dịch
và cung cấp các mốc chuẩn để đo lường khả
năng ứng phó toàn cầu.
HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP
NGUYỄN HỒNG MINH
NGUYỄN QUANG HUY
TS. NGUYỄN DANH HẢI
NGUYỄN HOÀNG THANH
TS. NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA
TS. NGUYỄN THỊ ANH THƯ
PHAN THỊ HOÀI TRANG
NGUYỄN BÍCH SƠN
TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP
NGUYỄN HOÀNG THANH
BIÊN TẬP
LÊ THỊ THANH HIẾU
ĐỖ THỊ HẰNG
NGUYỄN NGỌC HÀ
NGUYỄN TUẤN KHÔI
NGUYỄN HẢI NINH
LÊ THU TRANG
THIẾT KẾ
ĐẶNG NGỌC ANH
NGUYỄN HOÀI THU
www.iirr.vn www.facebook.com/iirr.vn
06
14
20
Chỉ huy, Kiểm soát và
Phối hợp Phản ứng
Vai trò và trách nhiệm
Hành động của chính phủ
trong đại dịch
26
22
32
Các giai đoạn đại dịch
đưa ra bởi Tổ chức y tế
thế giới
Các giai đoạn phản ứng
của chính phủ
Tóm tắt các hành động của
chính phủ trong đại dịch
ĐẠI DỊCH
Cơ chế ứng phó của chính phủ
đối với
ĐẠI DỊCH
06
Trong khi Kế hoạch thực hiện chỉ đạo các cơ quan và cơ quan hành
động để chuẩn bị cho đại dịch, điều quan trọng là Chính phủ phải phối
hợp chặt chẽ các nỗ lực của mình để thu thập dữ liệu liên quan và nhận
thức tình huống tổng thể một cách kịp thời từ các giai đoạn ban đầu của
đại dịch cho đến khi quá trình phục hồi hoàn tất, và để truyền đạt cách
tiếp cận của mình với các đối tác quốc tế, các đơn vị địa phương, các
chủ sở hữu và các nhà điều hành cơ sở hạ tầng quan trọng cũng như
công chúng. Chương này sẽ mô tả cách thức Chính phủ phối hợp các
hành động của mình, vai trò và trách nhiệm cụ thể của các cơ quan và
đơn vị khác nhau và các hành động cụ thể được thực hiện ở các giai
đoạn trước, trong và sau khi xảy ra đợt sóng liên quan đến đại dịch đầu
tiên.
07
ột đại dịch sẽ khác với
hầu hết các thảm họa tự
nhiên hoặc nhân tạo ở
hầu hết các khía cạnh. có thể
theo các đợt sóng và sẽ ảnh
hưởng đến các cộng đồng thuộc
mọi quy mô và giai cấp. Tác
động của đại dịch nghiêm trọng
giống với một cuộc khủng hoảng
kinh tế trên diện rộng hơn là một
cơn bão, một trận động đất hay
hành động khủng bố.
Nó có thể là một loại cúm mùa
đặc biệt nghiêm trọng, hoặc nó
có thể gây ra những sự quá tải
cho các cơ sở hạ tầng y tế của
các thành phố và có tác động
thứ cấp đối với sự ổn định của
các tổ chức và nền kinh tế.
Những hậu quả này là không thể
dự đoán trước khi một đại dịch
xuất hiện vì các đặc điểm sinh
học của vi-rút và tác động can
thiệp của chúng ta không thể
nào có thể biết trước được.
08
Chỉ huy, Kiểm soát và
Phối hợp Phản ứng
Không giống như các sự kiện bị ràng buộc trong không gian
hoặc thời gian một cách riêng biệt, một đại dịch sẽ lan rộng trên
toàn cầu trong suốt nhiều tháng hoặc hơn một năm,
Tương tự, vai trò của Chính phủ
trong việc ứng phó với đại dịch
sẽ khác ở nhiều khía cạnh so với
vai trò của họ trong hầu hết các
vấn nạn tự nhiên hoặc nhân tạo
khác. Bản chất phân tán của đại
dịch, cũng như gánh nặng bệnh
tật trải dài trên toàn quốc, có
nghĩa là các viện trợ dành cho
các địa phương từ Chính phủ sẽ
bị hạn chế hơn so với các viện
trợ được huy động cho các thảm
họa có phạm vi địa lý và thời
gian giới hạn như động đất hoặc
bão. Tuy nhiên, Chính phủ phải
duy trì nhận thức về các tình
huống một cách hoàn chỉnh và
sẵn sàng hành động quyết đoán
để đảm bảo cơ chế ứng phó
của quốc gia sẽ toàn diện và kịp
thời đối với đại dịch. Chính phủ
cũng sẽ chịu trách nhiệm chính
cho một số chức năng quan
trọng, bao gồm hỗ trợ các nỗ lực
ngăn chặn ở nước ngoài và hạn
chế sự xuất hiện của đại dịch ở
lãnh thổ của chúng ta; cung cấp
hướng dẫn rõ ràng cho các đơn
vị địa phương, khu vực tư nhân và
công chúng về các biện pháp,
cơ chế ứng phó cần được thực
hiện; sửa đổi luật pháp và các
quy định để tạo điều kiện cho
công cuộc ứng phó với đại dịch
quốc gia; sửa đổi chính sách tiền
tệ để giảm thiểu tác động của
đại dịch lên nền kinh tế đối với
cộng đồng và Quốc gia; và
nhiều việc làm khác. Chính phủ
cũng sẽ làm việc để đảm bảo
việc sản xuất và phân phối
vắc-xin, thuốc chống vi-rút cho
các đơn vị trực thuộc địa
phương, đẩy nhanh nghiên cứu,
phát triển, thử nghiệm và đánh
giá vắc-xin và các liệu pháp
trong thời gian dịch.
09
Để đảm bảo ứng phó hiệu quả,
từng mối liên lạc trong mỗi địa
phương và các đơn vị với các
khu vực chức năng chính của
công cuộc ứng phó với đại dịch
sẽ được xác định. Bộ An ninh Nội
địa (DHS) sẽ thu hút các người
đứng đầu địa phương và Giám
đốc điều hành các đơn vị về một
mối liên lạc duy nhất trong mỗi
địa phương và đơn vị để quản lý
sự cố chung liên quan đến các
nỗ lực ứng phó với đại dịch cúm.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS)
sẽ thu hút các điểm tiếp xúc
chính của y tế công cộng và các
hoạt động ứng phó khẩn cấp y
tế, Bộ Nông nghiệp (USDA) sẽ
Kế hoạch ứng phó quốc gia (NRP) là cơ chế chính để điều phố các phản
ứng của Chính phủ đối với các cuộc tấn công khủng bố, các thảm họa lớn
và các tình huống khẩn cấp khác, và sẽ tạo thành cơ sở của cơ chế ứng
phó đại dịch của. Kế hoạch xác định trách nhiệm của các bộ phận đối với
các cơ chế ứng phó cụ thể theo ngành và cung cấp cấu trúc cũng như cơ
chế để phối hợp hiệu quả giữa các đơn vị địa phương và các khu vực tư
nhân và các tổ chức phi chính phủ (NGO). Theo Chỉ thị 5 của NRP và An
ninh Nội địa (HSPD-5), Bộ trưởng An ninh Nội địa chịu trách nhiệm điều phối
các hoạt động và tài nguyên, thiết lập các yêu cầu báo cáo và thực hiện
liên lạc liên tục với địa phương và các khu vực tư nhân và NGO.
10
thu hút các điểm tiếp xúc chính
cho các hoạt động ứng phó thú
y. DHS sẽ phối hợp hợp nhất các
điểm liên lạc này.
Mỗi quốc gia, địa phương và các
đơn vị trên toàn quốc sẽ phải giải
quyết các tác động y tế và phi y
tế của đại dịch bằng các nguồn
lực sẵn có. Điều này có nghĩa là
các đơn vị, địa phương phải có
kế hoạch để hỗ trợ toàn bộ các
nhu cầu xã hội trong suốt nhiều
tuần hoặc tháng và Chính phủ
nên cung cấp hướng dẫn rõ ràng
về cách thức thực hiện để các
nhu cầu đó có thể được đáp
ứng.
CHÍNH PHỦ CÓ MỘT
CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH ĐỂ
PHỐI HỢP ỨNG PHÓ.
Các cân nhắc về sức khỏe
và y tế sẽ ảnh hưởng đến
chính sách đối ngoại,
thương mại và du lịch quốc
tế, đến các nỗ lực ngăn
chặn dịch bệnh trong nước
cũng như sự liên tục trong
các hoạt động (COOP)
trong Chính phủ và nhiều
khía cạnh khác.
11
Một đại dịch sẽ đưa ra những thách thức độc nhất đối
với sự phối hợp của các cơ chế ứng phó của Chính phủ.
Trước hết, các hỗ trợ mà
Chính phủ cung cấp sẽ có
những đặc điểm khác với
các hỗ trợ truyền thống
cung cấp cho các cộng
đồng bị thiệt hại do thiên
tai.
Thứ hai, mặc dù đại dịch
có thể xảy ra theo dạng
các đợt sóng rời rạc ở bất
kỳ một địa phương nào,
nhưng tác động lên quốc
gia của một đại dịch có
thể kéo dài trong nhiều
tháng.
Cuối cùng, đại dịch là một
tình trạng khẩn cấp về y tế
và sức khỏe cộng đồng
kéo dài và sẽ gây ra
những hậu quả sâu sắc
cho hoạt động của các
cơ sở hạ tầng quan trọng,
cho sự di chuyển của con
người và vận tải hàng hóa
cũng như nền kinh tế toàn
cầu.
Căn cứ vào NRP, với tư cách là cơ
quan chính và là điều phối viên
cho Chức năng hỗ trợ khẩn cấp số
8 (Dịch vụ y tế và y tế công cộng),
Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân
sinh sẽ lãnh đạo các nỗ lực ứng
phó y tế và sẽ là người phát ngôn
chính về các vấn đề sức khỏe
cộng đồng, phối hợp chặt chẽ với
DHS trong việc truyền thông cộng
đồng những thông điệp liên quan
đến đại dịch. Căn cứ vào HSPD-5,
với tư cách là quan chức chính về
quản lý sự cố trong nước, Bộ trưởng
An ninh Nội địa sẽ điều phối các
hoạt động và nguồn lực của chính
phủ, thiết lập các yêu cầu báo
cáo, và tiến hành liên lạc liên tục
với Chính phủ, địa phương và các
khu vực tư nhân và tổ chức NGO.
Trong bối cảnh ứng phó với đại
dịch, Bộ trưởng An ninh Nội địa sẽ
điều phối các hành động hỗ trợ và
phản ứng phi y tế tổng thể, và
đảm bảo sự hỗ trợ cần thiết cho Bộ
trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh
nhằm phối hợp các nỗ lực ứng
phó khẩn cấp về y tế và y tế công
cộng.
NRP quy định các cơ chế phối hợp
ứng phó nhưng duy trì các cơ chế
này trong vài tháng đến hơn một
năm sẽ có những thách thức.
Giám sát tình huống hàng ngày sẽ
diễn ra thông qua trung tâm điều
hành quốc gia, việc điều phối và
phát triển chính sách chiến lược
đối với các vấn đề đối phó với đại
dịch trong nước sẽ được thực hiện
thông qua một cơ quan liên ngành
gồm các nhà ra quyết định cấp
cao từ khắp Chính phủ.
12
Những điều này và các cân nhắc khác được áp dụng để
ứng phó với đại dịch sẽ được đưa vào quy trình xem xét NRP
và trong mục thông báo các khuyến nghị về sửa đổi và cải
tiến đối với NRP và các phụ lục liên quan.
Theo NRP, các vấn đề chính sách không thể giải quyết ở cấp
bộ sẽ được giải quyết thông qua quy trình phối hợp chính
sách của Hội đồng Bảo an Nội địa / Hội đồng An ninh Quốc
gia (HSC / NSC).
13
Vaitròvàtráchnhiệm
14
Chính phủ
Kế hoạch ứng phó Quốc gia là cơ chế chính để điều phối cơ chế
ứng phó của Chính phủ trước các cuộc tấn công khủng bố,
những thảm họa lớn cũng như các trường hợp khẩn cấp khác, và
sẽ tạo thành cơ sở cho các ứng phó với đại dịch. Trong khi Bộ
trưởng An ninh Nội địa sẽ chịu trách nhiệm điều phối chung các
hành động ứng phó cho một đại dịch, không có gì trong NRP làm
thay đổi hoặc cản trở khả năng của các cơ quan địa phương
thực hiện các quyền hành hoặc các trách nhiệm cụ thể của họ
theo tất cả các luật hiện hành, theo các lệnh điều hành hay chỉ
thị. Các phòng ban và các cơ quan có trách nhiệm trong NRP về
đại dịch, nhất quán với những gì được mô tả dưới đây:
1. Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh sẽ chịu trách nhiệm điều
phối chung các ứng phó khẩn cấp y tế và sức khỏe cộng đồng
trong đại dịch, bao gồm việc phối hợp tất cả các hỗ trợ y tế cho
các cộng đồng, cung cấp hướng dẫn về kiểm soát dịch bệnh và
chiến lược điều trị cho các đơn vị địa phương cũng như các cộng
đồng; bảo trì, đưa ra các ưu tiên, và phân phối các biện pháp
ứng phó trong Kho dự trữ chiến lược Quốc gia; đánh giá dịch tễ
học, mô hình dịch bệnh, cũng các nghiên cứu về vi-rút cúm, các
biện pháp ứng phó mới cũng như các công cụ chẩn đoán nhanh.
2. Bộ trưởng An ninh Nội địa sẽ chịu trách nhiệm điều phối cơ chế
ứng phó theo Chiến lược quốc gia về Đại dịch cúm, Đạo luật An
ninh Nội địa năm 2002 và HSPD-5, và sẽ hỗ trợ Bộ trưởng Bộ Y tế và
Dịch vụ Nhân sinh Phối hợp các nỗ lực ứng phó khẩn cấp về y tế
và y tế công cộng. Bộ trưởng sẽ chịu trách nhiệm điều phối các
ứng phó tổng thể đối với đại dịch, thực hiện các chính sách tạo
thuận lợi cho việc tuân thủ các biện pháp cách li xã hội, cung cấp
một bức tranh tổng thể cho các hoạt động chung của các đơn vị
và cơ quan trực thuộc Chính phủ, đảm bảo tính toàn vẹn của cơ
sở hạ tầng quốc gia, an ninh nội địa, và sàng lọc các hoạt động
xuất nhập cảnh ở biên giới.
15
3. Bộ trưởng bộ Ngoại giao sẽ chịu
trách nhiệm điều phối các cơ chế
ứng phó quốc tế, bao gồm việc
đảm bảo rằng các quốc gia khác
sẽ tham gia cùng với chúng ta
trong nỗ lực ngăn chặn hoặc làm
chậm sự lây lan của vi-rút đại dịch,
hạn chế các tác động bất lợi đối
với giao thương và thương mại, và
phối hợp các nỗ lực của chúng ta
để hỗ trợ các quốc gia khác bị ảnh
hưởng bởi đại dịch.
4. Bộ trưởng Quốc phòng sẽ chịu
trách nhiệm bảo vệ lợi ích của Mỹ,
trong và ngoài nước. Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng có thể hỗ trợ các cơ
sở hạ tầng trong nước và các dịch
vụ thiết yếu của chính phủ hoặc,
theo chỉ đạo của Tổng thống và
phối hợp với Bộ Tư Pháp, duy trì trật
tự dân sự hoặc thực thi pháp luật
theo các luật hiện hành. Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng sẽ giữ quyền chỉ
huy các lực lượng quân sự hỗ trợ.
16
Những người đứng đầu nội các
khác sẽ giữ trách nhiệm cho các
lĩnh vực tương ứng của họ. Tất cả
các đơn vị và cơ quan sẽ chịu
trách nhiệm phát triển các kế
hoạch đại dịch mà sẽ cung cấp
sức khỏe và sự an toàn cho nhân
viên của họ; đảm bảo rằng sẽ có
thể duy trì các chức năng và dịch
vụ thiết yếu của mình khi đối mặt
với sự vắng mặt đáng kể và kéo
dài; đưa ra hướng đi rõ ràng về
cách thức để thực hiện trách
nhiệm của mình trong việc hỗ trợ
cho cơ chế ứng phó đối với đại
dịch như mô tả trong Kế hoạch
này; và truyền đạt thông điệp về sự
chuẩn bị cho đại dịch và hướng
dẫn về cơ chế ứng phó với tất cả
các bên liên quan.
5. Bộ trưởng Giao thông vận tải sẽ
chịu trách nhiệm điều phối ngành
giao thông và sẽ làm việc để đảm
bảo rằng sẽ thực hiện các bộ
hành động phù hợp để hạn chế
lây lan dịch bệnh, song song với
việc giữ vững các hoạt động giao
thương hàng hóa và các dịch vụ
thiết yếu, từ đó hạn chế tác động
của đại dịch đối với nên kinh tê.
6. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp sẽ
chịu trách nhiệm điều phối tổng
thể các ứng phó về thú y đối với
sự bùng phát của vi-rút hoặc vi-rút
có khả năng gây ra đại dịch, giám
sát liên tục bệnh cúm ở động vật
nuôi cũng như các sản phẩm từ
động vật. Bộ trưởng Nông nghiệp
cũng sẽ chịu trách nhiệm đảm
bảo rằng nguồn cung cấp thịt,
gia cầm và sản phẩm trứng trên
toàn quốc là lành mạnh, không
pha trộn, và được dán nhãn và
đóng gói theo tiêu chuẩn.
17
7. Bộ trưởng Lao động sẽ chịu
trách nhiệm thúc đẩy sức khỏe, an
toàn và phúc lợi của nhân viên và
theo dõi những thay đổi về việc
làm, giá cả và các thước đo kinh tế
khác.
Các tổ chức phi chính phủ
Chiến lược và Kế hoạch này nêu rõ các kỳ vọng của tất cả các
bên liên quan về sự chuẩn bị và ứng phó với đại dịch, bao gồm
các đối tác quốc tế, các đơn vị tiểu địa phương, khu vực tư nhân ,
các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng, các cá nhân và gia đình. Những
kỳ vọng này có thể được tìm thấy ở mục “Các Vai trò và Trách
nhiệm” trong các chương tiếp theo và “Các Hành động và Kỳ
vọng” của cuối mỗi chương.
18
19
20
Hành động của chính phủ
TRONG ĐẠI DỊCH
ặc dù phần lớn Kế hoạch này mô tả các hành động cụ thể sẽ
được thực hiện để cải thiện sự chuẩn bị của chúng ta, nhưng điều
quan trọng là phải cho thấy sự chuẩn bị này sẽ được chuyển thành hành
động như thế nào trong khoảng thời gian ngay trước, trong và sau khi xảy
ra đại dịch. Bản chất không thể đón đầu của một đại dịch, đặc tính của
đại dịch, và trạng thái của những nỗ lực chuẩn bị của chúng ta khi đại
dịch bắt đầu gây khó khăn cho việc dự đoán chính xác tất cả các hành
động mà Chính phủ sẽ thực hiện trong đại dịch. Tuy nhiên, nếu có thể mô
tả hành động nào sẽ được thực hiện nếu đại dịch bắt đầu vào ngày mai,
chúng ta sẽ nhận ra rằng sự sẵn sàng và khả năng đáp ứng của chúng
ta đang được cải thiện theo từng tháng.
Để ngăn chặn có hiệu quả, chính phủ và cộng đồng
quốc tế phải xây dựng chiến lược ngăn chặn toàn
diện, bao gồm các cam kết tài trợ, vật tư, thiết bị,
đào tạo, chuyên môn, nhân sự, biện pháp đối phó (ví
dụ: thuốc kháng vi-rút, vắc-xin và thiết bị bảo vệ cá
nhân (PPE)), và các biện pháp y tế trên người và
động vật trên cơ sở toàn cầu, phối hợp. Tuy nhiên,
thành công của nỗ lực kể trên sẽ phụ thuộc nhiều
vào việc thông báo sớm về các trường hợp cúm, ở
cả người và động vật, gây ra bởi các chủng có khả
năng gây đại dịch. Các quốc gia phải thông báo
ngay cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về các căn
bệnh như vậy ở người, và Tổ chức Thú y Thế giới (OIE)
về các ca bệnh ở động vật, và cung cấp cũng như
chia sẻ kịp thời các mẫu thử để cho phép bắt đầu
các cơ chế ứng phó quốc tế.
21
CÁC GIAI ĐOẠN ĐẠI DỊCH
đưa ra bởi
TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI
iều thích hợp nhất là liên kết các hành động của chúng ta
với các giai đoạn của đại dịch. WHO đã xác định sáu giai
đoạn, trước và trong khi xảy ra đại dịch, có liên quan đến
đặc điểm của một loại vi-rút cúm mới và sự lây lan của nó qua
dân số. Đặc tính này đại diện cho một điểm khởi đầu hữu ích để
bắt đầu thảo luận về các hành động của Chính phủ.
22
Thời kì giữa đại dịch (khoảng thời gian giữa các đại dịch)
GIAI ĐOẠN 1:
Không có chủng virut
cúm mới được phát hiện
ở người. Một loại vi-rút
cúm gây nhiễm bệnh ở
người có thể có ở động
vật. Nếu có ở động vật,
nguy cơ mắc bệnh ở
người được cho là thấp.
GIAI ĐOẠN 2:
Không có chủng vi-rút
cúm mới được phát hiện
ở người. Tuy nhiên, một
loại vi-rút cúm lưu hành
trong động vật có nguy
cơ gây bệnh ở người.
23
Thời kỳ cảnh báo đại
dịch
GIAI ĐOẠN 3:
Gây ra nhiễm bệnh ở người,
nhưng không có sự lây lan từ
người sang người, hoặc hầu
hết các trường hợp hiếm
gặp lây lan là từ các tiếp xúc
gần gũi.
GIAI ĐOẠN 4:
Các nhóm nhỏ với sự lây
truyền từ người sang người
hạn chế nhưng sự lây lan có
tính cục bộ cao, cho thấy
rằng vi-rút không thích nghi
tốt với cơ thể con người.
GIAI ĐOẠN 5:
Các nhóm lớn hơn nhưng lây
lan từ người sang người vẫn
còn cục bộ, cho thấy rằng
vi-rút đang ngày càng thích
nghi tốt hơn với cơ thể con
người nhưng có thể chưa lây
lan được hoàn toàn (nguy
cơ đại dịch đáng kể).
Thời kỳ đại dịch
GIAI ĐOẠN 6:
Thời kì đại dịch: gia tăng và
duy trì lây nhiễm trong dân
số.
24
Chúng ta hiện đang ở giai đoạn 3
của WHO, giai đoạn cảnh báo đại
dịch. Như đã mô tả, các hành
động quan trọng đang được tiến
hành để chuẩn bị cho đại dịch.
Chính sách của Chính phủ là đẩy
nhanh những nỗ lực chuẩn bị này
trước Giai đoạn 4, sau đó bắt đầu
các hành động ứng phó với đại
dịch ở Giai đoạn 4, khi các bằng
chứng dịch tễ học về các phát
sinh lây nhiễm từ người sang người
của một loại vi-rút cúm mới được
ghi nhận ở bất cứ đâu trên thế giới.
25
Các giai đoạn phản ứng
của chính phủ
ác giai đoạn của WHO đưa ra những tuyên bố cô đọng về nguy cơ
toàn cầu đối với đại dịch và cung cấp các mốc chuẩn để đo lường
khả năng ứng phó toàn cầu. Tuy nhiên, để mô tả cách tiếp cận của
Chính phủ trong việc đối phó với đại dịch, sẽ hữu ích hơn khi mô tả các
giai đoạn bùng phát về các mối đe dọa tức thời và cụ thể mà một loại
vi-rút có khả năng gây đại dịch có thể gây ra cho dân số
26
27
Các bùng phát mới trên
động vật ở các quốc gia
có nguy cơ
GIAI ĐOẠN 0
Nghi ngờ bùng phát trên
con người ở nước ngoài
GIAI ĐOẠN 01
Xác nhận về bùng phát trên
con người ở nước ngoài
GIAI ĐOẠN 02
CÁC GIAI ĐOẠN SAU ĐÂY
CUNG CẤP MỘT BỘ KHUNG
01
00
02
28
Trường hợp nhiễm bệnh đầu
tiên ở người tại Bắc Mỹ
GIAI ĐOẠN 4
Lan rộng ra khắp nước
GIAI ĐOẠN 5
Phục hồi và chuẩn bị cho
những đợt sóng tiếp theo
GIAI ĐOẠN 6
Sự bùng phát rộng rãi trên
con người ở nhiều nơi tại
nước ngoài
GIAI ĐOẠN 3
THAM CHIẾU CHO CÁC HÀNH ĐỘNG
CỦA CHÍNH PHỦ
03
04
05
06
29
anh sách các quyết định và hành động không liệt kê hết các khía
cạnh nó dự định cung cấp một cái nhìn tổng quan cấp cao về
cách tiếp cận của Chính phủ trong việc đối phó với đại dịch. Cũng cần
phải nhận ra rằng trong một đại dịch, một số hành động và quyết định sẽ
được tiến hành trong bối cảnh thông tin không đầy đủ, hoặc trong bối
cảnh của một bức tranh về dịch tễ học hoặc xã hội đang phát triển
nhanh chóng. Điều quan trọng là duy trì một cơ chế ứng phó linh hoạt và
nhanh nhẹn xuyên suốt, và điều chỉnh cách tiếp cận của chúng ta khi có
thêm thông tin. Cuối cùng, có một loạt các hành động xuyên suốt sẽ xảy
ra trong suốt chuỗi phản ứng. Chúng ta sẽ liên tục xem xét, đánh giá và
điều chỉnh lại chiến lược của mình khi có thêm thông tin mới hoặc có
thêm khả năng ứng phó, trong các lĩnh vực như truyền thông rủi ro đến
công chúng, kế hoạch phân bổ của chúng ta cho các biện pháp đối
phó, và sự hỗ trợ được cung cấp cho các lĩnh vực khác nhau của các cơ
sở hạ tầng quan trọng và nền kinh tế.
30
Mặc dù tập hợp các hành động và quyết
định này thể hiện cách tiếp cận của Chính
phủ đối với việc ứng phó với đại dịch, cách
tiếp cận này sẽ không được thực hiện theo
cách xa rời với mọi người. Chúng ta sẽ
đảm bảo rằng phản ứng của chúng ta
được phối hợp chặt chẽ với các đối tác
quốc tế, tổ chức đa phương, và các đơn vị
trực thuộc địa phương và chúng ta sẽ cung
cấp thông tin rõ ràng, chính xác, đáng tin
cậy và kịp thời về các cơ chế ứng phó cho
công chúng và tất cả các bên liên quan
khác trên cơ sở liên tục.
31
ĐẠI DỊCH
Tóm tắt
các hành động của Chính phủ trong
ĐẠI DỊCH
32
33
Vi-rút cúm đại dịch ở người có thể xuất hiện bên ngoài hoặc trong
biên giới của chúng ta. Do mối nguy hiểm tiềm tàng từ vi-rút HPAI,
bao gồm cả HPAI H5N1 hiện tại với mối lo về một đại dịch, nhiều
sáng kiến về sức khỏe động vật quốc tế đang được thực hiện để hỗ
trợ các nước bị ảnh hưởng đối phó với dịch bệnh ở gia cầm. Kiểm
soát vi-rút đang đe dọa các loài động vật là một yếu tố quan trọng
trong chiến lược giảm mức độ phơi nhiễm của con người, một nguy
cơ chính gây lây lan và do đó, xuất hiện một đại dịch.
34
Giai đoạn 0: Bùng phát mới ở động vật tại
các quốc gia có nguy cơ.
Bất kể nơi nào có nguy cơ xuất
hiện một đại dịch, chúng ta phải
sẵn sàng ứng phó thích hợp. Cần
có một hệ thống giám sát mạnh
mẽ ở động vật và động vật hoang
dã để đảm bảo phát hiện và xác
định các ổ dịch mới ở các quốc
gia chưa từng bị ảnh hưởng trước
đây. Trong số hai điều kể trên, các
bùng phát dịch ở động vật nuôi có
khả năng phơi nhiễm với người
tương đối cao hơn so với bùng
phát dịch ở động vật hoang dã.
Lây truyền từ vật nuôi cũng có thể
cũng có nhiều cơ hội hơn so với lây
lan từ động vật hoang dã trong
việc tạo cơ hội để vi-rút cúm có
thể tiến hành tái tổ hợp di truyền
và trở thành một đại dịch ở người.
Điều này có nghĩa là khi một loại
vi-rút cúm có khả năng gây đại
dịch ở người xuất hiện ở chim nhà
hoặc các vật nuôi khác ở một
quốc gia chưa từng bị ảnh hưởng
trước đó, những sự lây nhiễm phải
được phát hiện và diệt trừ càng
nhanh càng tốt. Nếu một loại vi-rút
như vậy được tìm thấy ở các loài
chim hoang dã hoặc những động
vật hoang dã khác, những nỗ lực
nên được hướng vào việc ngăn
chặn bệnh lây lan sang chim nhà
hoặc các động vật dễ mắc bệnh
khác.
35
Một sự bùng phát được xác nhận ở
động vật đã nhiễm vi-rút cúm có
khả năng gây ra đại dịch, đặc biệt
là các chủng đã cho thấy khả năng
gây bệnh ở người, báo hiệu một thời
cơ quan trọng để giảm nguy cơ xảy
ra đại dịch ở người. Khi một đợt
bùng phát như vậy xảy ra ở một
quốc gia hiện không trải qua các ổ
dịch do chủng vi-rút cúm đó gây ra,
sẽ có nhiều hành động cần được
thực hiện để giải quyết tình hình.
Cộng đồng quốc tế phải hành động
nhanh chóng để xác định trên cơ sở
sự thật và cung cấp những hỗ trợ
phù hợp cho quốc gia bị ảnh hưởng.
Các bước thực hiện trong giai đoạn
này sẽ được phối hợp chặt chẽ với
các đối tác quốc tế và các tổ chức
đa phương của chúng ta như Tổ
chức Nông nghiệp Liên hợp quốc
(FAO) và OIE.
Theo dõi ổ dịch cho đến khi kiểm
soát / có phương án giải quyết.
Cung cấp cơ chế phối hợp, hỗ trợ
hậu cần và hướng dẫn kỹ thuật.
Theo dõi các ca bệnh tái phát.
36
1. Mục tiêu
-
-
-
Bắt đầu đối thoại với FAO, các tổ
chức y tế quốc tế có liên quan khác
và các đối tác quốc tế để đảm bảo
hỗ trợ phối hợp toàn vẹn (Bộ Ngoại
giao (DOS) và USDA).
Bắt đầu đối thoại với các quốc gia bị
ảnh hưởng thông qua các kênh
ngoại giao, các keenh về sức khỏe
động vật và sức khỏe con người
nhằm xác định tình hình, cung cấp
các hỗ trợ khoa học, kỹ thuật và, nếu
có khả năng, về kinh tế và thương
mại, và khuyến khích chia sẻ thông tin
đầy đủ và cởi mở (DOS, HHS và
USDA).
Chuẩn bị triển khai đội phản ứng
nhanh bao gồm đội dịch tễ học về
cúm, tiến hành chẩn đoán, quản lý y
tế công cộng và truyền thông như
một phần của các nhóm song
phương và đa phương nhằm đánh
giá tình hình và các yêu cầu đối với
việc phải loại bỏ bệnh một cách
thành công ở động vật và các nỗ lực
phòng chống bệnh ở người (DOS,
USDA, US Cơ quan Phát triển Quốc tế
(USAID), Bộ Quốc phòng (DOD) và
HHS).
Chuẩn bị cung cấp các giao thức
thử nghiệm cũng như triển khai thuốc
thử và thiết bị để hỗ trợ các yêu cầu
chẩn đoán cho các thử nghiệm trên
động vật và người (USDA, HHS, DOD
và DHS).
Chuẩn bị triển khai các phương tiện
nhằm ứng phó với dịch bệnh ở động
vật, bao gồm PPE (USDA và USAID).
37
-
-
-
-
-
2. Hành động
3. Các quyết định về chính sách
38
Triển khai các biện pháp ứng phó cho các quốc gia bị ảnh
hưởng như là một phần đóng góp của chính phủ cho nỗ lực
kiểm soát và diệt trừ bệnh ở động vật.
4. Truyền thông và tiếp
cận cộng đồng
39
Cho tất cả mọi người: Truyền thông
rằng Chính phủ, cùng với các đối tác
quốc tế, đang làm việc để giải quyết
tình huống càng nhanh càng tốt, và
thông tin sẽ được truyền đi khi có.
Quốc tế: Khuyến khích các quốc gia
và các tổ chức y tế công cộng và các
tổ chức động vật trên phạm vi quốc tế
tham gia vào các đánh giá nhanh,
phối hợp và truyền thông các kết quả.
Với công chúng: Đảm bảo với công
chúng rằng các biện pháp ngăn chặn
dịch bệnh đã được thực hiện và chỉ ra
rằng các biện pháp này nhằm mục
đích ngăn chặn lây lan từ động vật
sang động vật và từ động vật sang
người.
-
-
-
Giai đoạn 1: Nghi ngờ bùng phát ở con người
tại nước ngoài.
Có nhiều cách để các nhóm bệnh đáng ngờ có thể lọt vào tầm ngắm
của chúng ta, bao gồm thông qua báo cáo với WHO, báo cáo tin tức,
kết quả lâm sàng trong phòng thí nghiệm khu vực, hoặc thông qua
truyền miệng và các kênh không chính thức khác. Cộng đồng quốc tế
phải hành động nhanh chóng để xác định sự thật, không phân biệt cách
thức báo cáo được đưa ra. Các bước được thực hiện ở đây và ở các giai
đoạn tiếp theo sẽ được phối hợp chặt chẽ với các đối tác quốc tế và
các tổ chức đa phương như WHO.
Với Ban thư ký WHO và các đối tác khác, các quốc gia nên thống nhất
trước về nội dung cốt lõi của các gói thông tin cơ bản cần thiết để cung
cấp cho công chúng trong trường hợp xảy ra đại dịch, và, đến mức độ
tốt nhất có thể, phát triển một “kịch bản” đồng ý, các thông điệp thống
nhất để phát sóng đến công chúng ngay lập tức và tiếp tục trong ít nhất
36 đến 48 giờ sau khi đại dịch có khả năng bắt đầu.
40
1. Mục tiêu
Nhanh chóng điều tra và xác nhận
hoặc bác bỏ các báo cáo về việc
có sự lây truyền từ người sang người.
Thực hiện các cơ chế phối hợp và
hỗ trợ hậu cần sẽ cần thiết nếu
dịch bệnh được xác nhận.
Bắt đầu đối thoại với WHO và các tổ chức y tế quốc tế có liên quan
khác để đảm bảo hỗ trợ phối hợp hoàn chỉnh.
Triển khai đội phản ứng nhanh bao gồm đội dịch tễ học về cúm, vi sinh,
quản lý y tế công cộng, kiểm soát nhiễm bệnh và truyền thông như là
một phần của các nhóm song phương và đa phương để đánh giá tình
huống và xác định các yêu cầu cụ thể theo tình huống để các nỗ lực
ngăn chặn sẽ thành công nếu có nguy cơ lây truyền từ người sang người
hoặc đã nguy cơ đó đã được xác nhận.
Đảm bảo các trình tự gen của các vi-rút được tiến hành phân lập, cung
cấp các cơ sở và tài nguyên để hỗ trợ giải trình và so sánh với các thư
viện về các gen cúm hiện tại khi cần.
Chuẩn bị triển khai thuốc thử để hỗ trợ các yêu cầu chẩn đoán ngày
một gia tăng.
Chuẩn bị để cung cấp hỗ trợ hậu cần cho việc triển khai vật liệu dự trữ
cho khu vực, bao gồm cả việc xác định các thiết bị, vật tư và nhân sự
cần thiết.
Bắt đầu đối thoại với các quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng thông
qua các kênh ngoại giao và y tế để xác định tình hình, cung cấp hỗ trợ
khoa học, kỹ thuật và nếu được là cả về kinh tế và thương mại, và
khuyến khích chia sẻ thông tin đầy đủ và cởi mở; bắt đầu đối thoại với
các đối tác quốc tế để đảm bảo hỗ trợ phối hợp hoàn chỉnh.
Xem xét các kế hoạch trong nước để tăng các biện pháp bảo vệ nhiều
lớp tại biên giới và chuẩn bị thực hiện các hạn chế đi lại từ các khu vực
bị ảnh hưởng khi thích hợp.
2. Hành động
41
-
-
-
-
-
-
-
Định vị trước những đóng góp
vào tài sản dự trữ quốc tế trong
các khu vực nghi ngờ bùng
phát.
3. Các quyết định về
chính sách
Tiêm vắc-xin cho các nhóm
dân số được lựa chọn bằng
vắc-xin trước đại dịch.
42
-
-
43
4. Truyền thông và tiếp cận cộng đồng
Thuyết phục rằng Chính phủ, cùng với các đối tác quốc tế, đang làm
việc để giải quyết tình huống càng nhanh càng tốt, và thông tin sẽ được
truyền đạt khi có thể.
Quốc tế: Khuyến khích các quốc gia và các tổ chức quốc tế tham gia
vào các đánh giá nhanh, phối hợp và truyền thông các kết quả.
Địa phương: Xem xét các kế hoạch về đại dịch và truy cập đến các
nguồn thông tin đáng tin cậy như www.pandemia flu.gov.
Công chúng: Đảm bảo công khai, giải thích các sự thật đã được xác
nhận và điều hướng trực tiếp đến các nguồn thông tin đáng tin cậy như
www.pandemiaflu.gov .
-
-
-
Giai đoạn 2: Xác nhận về bùng phát ở
con người ở nước ngoài.
Chúng ta sẽ dựa vào WHO để xác nhận sự lây lan từ người
sang người của một loại vi-rút cúm mới, nhưng có thể xác
nhận sẽ đến trực tiếp từ một quốc gia bị ảnh hưởng hoặc
thông qua các nhà khoa học ởtrong các khu vực bị ảnh
hưởng.
44
1. Mục tiêu
Ngăn chặn sự bùng phát tại các
khu vực bị ảnh hưởng và hạn chế
khả năng lây lan trong nước.
Kích hoạt các ứng phó về y tế và
y tế công cộng trong nước.
2. Hành động
Làm việc với các quốc gia khác để
triển khai sàng lọc trước khi khởi
hành các chuyến đi từ một quốc
gia và bắt đầu sàng lọc tại các
cảng nhập cảnh.
Xem xét các hạn chế đi lại từ các
khu vực bị ảnh hưởng và đối với
các quốc gia không có sự sàng lọc
kĩ càng trước khi khởi hành.
Thực hiện các giao thức để xử lý
hàng hóa, cho phép tiếp tục giao
dịch khi có thể.
Thực hiện các giao thức để quản lý
hoặc chuyển hướng các chuyến
bay quốc tế có các trường hợp
nghi ngờ mắc dịch cúm và chuẩn
bị hạn chế nhập cảnh trong nước
để quản lý các nhu cầu về sàng
lọc gia tăng khi cần thiết.
Kích hoạt các trạm kiểm dịch trong
nước và đảm bảo sự phối hợp ở
cấp địa phương đặc biệt là với
các nguồn lực chăm sóc sức khỏe.
Mở rộng giám sát dựa trên bệnh
viện trong tất cả các cộng đồng.
Phát triển các nền tảng cho
vắc-xin và chuẩn bị sản xuất
vắc-xin đơn trị.
Gặp gỡ các nhà sản xuất vắc-xin
và dược phẩm để thảo luận về
việc khai thác tối đa năng lực sản
xuất và sửa đổi quy định để tạo
thuận lợi cho việc đưa ra các biện
pháp ứng phó.
Phát triển, sản xuất và triển khai
các thuốc thử chẩn đoán vi-rút
gây đại dịch cho các phòng thí
nghiệm của Mạng lưới phản ứng
các phòng thí nghiệm.
Chuẩn bị cung cấp các căn cứ
quân sự và hỗ trợ lắp đặt cho các
cơ quan địa phương.
Đánh giá các khả năng mà vi-rút
có thể lây lan và sao chép hiệu
quả ở gia cầm hoặc các động
vật khác, sau đó thực hiện các
hành động thích hợp dựa trên kết
quả đánh giá.
Xác định xem vắc-xin trước đại
dịch có hiệu quả trong việc
chống lại đại dịch hay không.
45
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
3. Các quyết định về chính sách
Triển khai các biện pháp ứng phó
đối với các khu vực bị ảnh hưởng
như là một phần đóng góp của
chính phủ cho nỗ lực ngăn chặn
đại dịch.
Các tiêu chí sàng lọc xuất nhập
cảnh, quốc gia / khu vực liên
quan, những giao thức cách ly và
tiến hành kiểm dịch hành khách
cũng như nhân viên.
Chuyển đổi sản xuất vắc-xin hóa
trị ba hàng năm sang vắc-xin đại
dịch đơn trị khi có bắt đầu có
mầm mống của vi-rút.
Triển khai vắc-xin trước đại dịch
cho các đơn vị và các cơ quan,
bắt đầu tiêm chủng.
Tiêm phòng trước hoặc tiêm một
liều vắc-xin trước đại dịch (đơn lẻ)
cho các đội phản ứng khẩn cấp
(sẽ được theo dõi bằng vắc-xin
đại dịch khi đã có sẵn).
Sửa đổi các kế hoạch ưu tiên và
phân bổ cho vắc-xin đại dịch và
thuốc kháng vi-rút dựa trên những
phân tích tình huống theo thời
gian thực về các đặc điểm của
vi-rút gây đại dịch, theo những
phân tích dịch tễ học, và theo
những dữ liệu gần nhất liên quan
đến kho dự trữ sẵn có của các
biện pháp ứng phó.
46
-
-
-
-
-
-
47
4. Truyền thông và tiếp cận cộng đồng
Đặt tất cả cảnh báo rằng có khả năng cao sẽ xảy ra đại dịch, tuyên
truyền cho tất cả các bên liên quan về các phương án ứng phó và
những phương án phòng ngừa cũng như những kì vọng của các bên.
Đối với Quốc tế: Khuyến khích các nỗ lực ngăn chặn nhanh chóng, phối
hợp các hành động để hạn chế lây nhiễm từ các khu vực và tiến hành
sàng lọc hành khách.
Đối với Địa phương: Đặt cảnh báo về sự lây lan của đại dịch sang lãnh
thổ; kích hoạt kế hoạch chuẩn bị / ứng phó và hệ thống giám sát; bắt
đầu các cuộc gọi thường xuyên với Thống đốc và các nhà lãnh đạo sức
khỏe cộng đồng để cung cấp hướng dẫn về các hành động chuẩn bị
cần thiết và phối hợp các thông điệp.
Với Các trụ sở: Xây dựng nhận thức cho các tổ chức về các kế hoạch
liên tục và các biện pháp để hạn chế lây nhiễm ở nơi làm việc; trấn an
rằng các nỗ lực sẽ được thực hiện để hạn các chế tác động bất lợi đối
với việc vận chuyển hàng hóa, dịch vụ và con người.
Với công chúng: Chuẩn bị cho công chúng biết về khả năng xảy ra đại
dịch, song song với việc cung cấp thông tin về các nỗ lực ngăn chặn,
trấn an rằng chưa có ca nhiễm bệnh nào ở trong nước; xem xét các
hành động làm giảm khả năng phơi nhiễm và hạn chế lây truyền.
-
-
-
-
-
Giai đoạn 3: Sự bùng phát rộng rãi trong con
người ở nhiều nơi tại nước ngoài
Sự xuất hiện của các vụ bùng phát rộng rãi cho thấy những nỗ lực
khó có thể thành công trong việc ngăn chặn một đại dịch đang lên.
Chúng ta sẽ tập trung nỗ lực vào các tình hình chuẩn bị và hành
động ứng phó trong nước nhằm trì hoãn sự khởi phát của dịch bệnh.
1. Mục tiêu
Trì hoãn sự xuất hiện của
đại dịch cúm.
Đảm bảo cảnh báo sớm
nhất có thể về các
trường hợp nhiễm bệnh
đầu tiên.
Chuẩn bị các cơ chế
ngăn chặn và phản ứng
trong nước.
2. Hành động
Kiểm tra lại giới hạn về du lịch quốc tế từ các khu vực bị ảnh hưởng (hoặc
các khu vực không tiến hành sàng lọc trước khi khởi hành) và duy trì các
biện pháp sàng lọc nhiều lớp trước khi khởi hành cũng như khi các khách
du lịch.
Chuẩn bị các “kho dự trữ ngăn chặn” để triển khai cho các trạm kiểm
dịch và các địa điểm khác khi thích hợp.
Duy trì các giám sát nâng cao dựa trên nền tảng của các bệnh viện
trong tất cả các cộng đồng.
Nếu không có sẵn, hãy phát triển và triển khai các thuốc thử chẩn đoán
vi-rút gây đại dịch cho tất cả các phòng thí nghiệm của LRN.
48
-
-
-
-
-
-
-
Thực hiện mô hình thời gian thực và phân tích dịch tễ học để mô tả đặc
tính của vi-rút, tốc độ lan truyền và các tác động đến dân chúng để đưa
ra các khuyến nghị liên quan đến các can thiệp y tế cộng đồng và ưu
tiên đối phó.
Triển khai kho dự trữ chống vi-rút với bảo mật thích hợp cho các đơn vị và
các cơ quan, với các khuyến nghị ưu tiên và phương thức điều trị (HHS).
Chuẩn bị thực hiện các kế hoạch về việc gia tăng đột biến tại các cơ sở
y tế (HHS, DOD và Bộ Cựu chiến binh (VA).
Kích hoạt các kế hoạch y tế khẩn cấp cho các công chức trong nước
(HHS và VA).
Nếu chưa được thực hiện trước đó, hãy chuyển hướng sản xuất vắc-xin
hóa trị ba hàng năm sang vắc-xin đại dịch đơn trị (HHS).
Triển khai vắc-xin trước đại dịch cho các đơn vị và các cơ quan, bắt đầu
tiêm chủng.
49
-
-
-
-
-
-
3. Các quyết định về chính sách
Ưu tiên các nỗ lực cho những sự chuẩn bị và ứng phó trong nước.
50
4. Truyền thông và tiếp cận cộng đồng
Quốc tế: Tăng cường tầm quan trọng của việc hạn chế
đi lại trong các khu vực bị ảnh hưởng và tiếp tục sàng
lọc xuất nhập cảnh.
Địa phương: Khuyến cáo các nhà chức trách kích hoạt
các kế hoạch ứng phó với đại dịch; xem xét định nghĩa
và các quy trình xét nghiệm cúm được sử dụng bởi cộng
đồng y tế và y tế công cộng; công bố những kết luận sơ
bộ về các đánh giá dịch tễ và mô hình hóa; yêu cầu
lãnh đạo các địa phương và tiếp cận với các nhà cung
cấp cơ sở hạ tầng quan trọng để đảm bảo rằng các kế
hoạch liên tục được thực hiện.
Với các trụ sở: Xem lại hướng dẫn COOP.
Công chúng: Xem xét các hướng dẫn về phân phối sự
chuẩn bị và biện pháp ứng phó; khuyên công chúng
nên giảm các chuyến đi du lịch nội địa không cần thiết
một khi dịch bệnh lan.
51
-
-
-
-
Giai đoạn 4: Trường hợp nhiễm bệnh
đầu tiên ở người tại Bắc Mỹ
Chúng ta nhận thấy rằng sự phát triển của ca bệnh đầu tiên ở bất cứ
đâu tại Bắc Mỹ đại diện cho một mối đe dọa đáng kể đối với toàn bộ lục
địa, vì theo thực tế, sẽ không thể ngăn chặn hoàn toàn sự lây lan của
bệnh qua biên giới đất liền. Chúng ta cũng nhận ra rằng một đại dịch có
thể bắt nguồn từ Bắc Mỹ, chứ không phải ở nước ngoài, trong trường hợp
đó, cơ chế ứng phó của chúng ta sẽ bắt đầu bằng các bước dưới đây.
Chúng ta sẽ hợp tác với Canada và Mexico để trì hoãn sự lây lan của đại
dịch trên khắp Bắc Mỹ thông qua các nỗ lực tích cực nhằm ngăn chặn
các đợt bùng phát ban đầu, đồng thời nhận ra những thách thức đi kèm
với những nỗ lực đó.
52
1. Mục tiêu
Ngăn chặn ca bệnh đầu tiên trên lục địa cùng với việc
làm chậm lại đà phát triển của các đợt bùng phát đầu
tiên và tiếp theo.
Điều trị bằng thuốc kháng vi-rút và điều trị dự phòng.
Thực hiện các phương án ứng phó quốc gia.
2. Hành động
Triển khai các kho dự trữ ngăn chặn, nếu có thể,
đến bất kỳ khu vực nội địa nào có các trường hợp
nghi ngờ mắc vi-rút cúm đại dịch đã được xác
nhận hoặc có dấu hiệu nghi ngờ, nếu tồn tại các
liên kết dịch tễ học đến một khu vực bị ảnh
hưởng.
Hạn chế việc đi lại không cần thiết trong các khu
vực bị ảnh hưởng và đưa ra các biện pháp bảo
vệ / cách li xã hội, hỗ trợ tiếp tục cung cấp các
hàng hóa và dịch vụ thiết yếu.
Đảm bảo rằng các kế hoạch về đại dịch được
kích hoạt trên tất cả các cấp chính quyền và
trong tất cả các tổ chức.
Tiếp tục phát triển vắc-xin đại dịch.
Kích hoạt các kế hoạch liên quan đến sự gia tăng
đột biến trong các hệ thống chăm sóc sức khỏe
và yêu cầu các đơn vị, địa phương làm tương tự.
Tiếp tục phát triển và triển khai các thuốc thử
chẩn đoán vi-rút gây đại dịch cho tất cả các
phòng thí nghiệm của LRN và các phòng thí
nghiệm khác có khả năng chuyên môn về xét
nghiệm chẩn đoán dịch cúm.
Điều trị và điều trị dự phòng bằng thuốc kháng
vi-rút.
53
-
-
-
-
-
-
-
-
-
3. Các quyết định về chính sách
Sửa đổi kế hoạch ưu tiên và phân bổ cho vắc-xin đại dịch khi thích
hợp, dựa trên các đặc điểm của vi-rút và số lượng vắc-xin có sẵn
54
4. Truyền thông và tiếp cận cộng đồng
Truyền đạt thông tin cập nhật về các đặc điểm dịch tễ của
vi-rút và mô hình ổ dịch.
Quốc tế: Củng cố tầm quan trọng của việc hạn chế đi lại và
sàng lọc xuất nhập cảnh.
Địa phương: Tư vấn cho lãnh đạo địa phương thực hiện các kế
hoạch ứng phó với đại dịch; cung cấp hướng dẫn về truyền
thông đại chúng.
Với các trụ sở: Tư vấn cho các trụ sở thực hiện kế hoạch liên tục.
Với công chúng: Xem xét các hành động nhằm làm giảm khả
năng phơi nhiễm cúm và hạn chế lây truyền; đảm bảo cho
công chúng về khả năng duy trì an toàn và an ninh trong nước;
khuyên công chúng hạn chế việc đi lại không cần thiết và
chuẩn bị thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh trong
cộng đồng khi dịch bệnh lan rộng
55
-
-
-
-
-
56
Giai đoạn 5: Lan rộng khắp cả nước
Sự xuất hiện của các trường hợp lây nhiễm ở người tại nhiều địa điểm
trên khắp đất nước sẽ cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng các ca
nhiễm bệnh trong cộng đồng và sẽ dẫn đến tác động đến tất cả các tổ
chức, bao gồm cả những cơ sở hỗ trợ cho các hạ tầng quan trọng.
1. Mục tiêu
Hỗ trợ các phản ứng của cộng
đồng trong phạm vi có thể để
giảm thiểu bệnh tật, thương vong
và tử vong.
Bảo vệ chức năng của các cơ sở
hạ tầng quan trọng và giảm thiểu
tác động đến nền kinh tế và hoạt
động của xã hội.
-
-
57
2. Hành động
Duy trì nhận thức tình huống liên tục về nhu cầu của cộng đồng, phân
loại và điều hướng các hỗ trợ liên quan đến các hệ thống y tế và sức
khỏe, cơ sở hạ tầng và duy trì trật tự dân sự nếu khả thi.
Triển khai vắc-xin đại dịch, nếu có, với hướng dẫn cập nhật liên tục về
mức độ ưu tiên và cách sử dụng.
Liên tục đánh giá dịch tễ học về đại dịch và cập nhật các khuyến
nghị về điều trị cho bệnh nhân cũng các hành động bảo vệ cho tất
cả các ngành hàng trên cơ sở liên tục.
Cung cấp hướng dẫn về việc sử dụng hợp lý các mặt hàng thiết yếu
để giảm khả năng thiếu hụt.
-
-
-
-
4. Các quyết định về chính sách
Xác định xem (và nếu có, các hình thức) cần có sự can thiệp để hỗ trợ
các cơ sở hạ tầng quan trọng và nguồn cung các hàng hóa và dịch vụ
chính (như thực phẩm, tiện ích và vật tư và dịch vụ y tế).
Xác định thời điểm để các hạn chế về đi lại được ban hành trước đây
có thể được dỡ bỏ.
5. Truyền thông và tiếp cận cộng đồng
Quốc tế: Khuyên rằng Chính phủ đang thực hiện các kế hoạch của
mình để đảm bảo tính liên tục của xã hội cũng như quốc phòng.
Các đơn vị địa phương: Khuyên rằng Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ, nếu
có thể; tư vấn tiếp tục thực hiện các kế hoạch liên tục, cập nhật hướng
dẫn về dịch tễ học và các kế hoạch COOP thành công.
Công chúng: Xem xét các hành động làm giảm khả năng phơi nhiễm
cúm và hạn chế lây truyền; cung cấp các thông điệp thẳng thắn về
dịch tễ học của vi-rút, khả năng mắc cúm và khả năng mắc bệnh
nặng.
58
-
-
-
-
-
59
Giai đoạn 6: Phục hồi và chuẩn bị cho
các đợt sóng tiếp theo
Mặc dù đại dịch có thể ảnh hưởng đến Quốc gia trong vài tháng hoặc
hơn một năm, một cộng đồng nhất định có thể bị ảnh hưởng bởi đại
dịch chỉ trong vòng 6 đến 8 tuần. Mặc dù các đợt sóng tiếp theo đã trở
thành hình mẫu trong các đại dịch trước đó, nhưng điều quan trọng là
các cộng đồng sẽ bắt đầu tự phục hồi càng sớm càng tốt để giảm
thiểu các tác động thứ cấp liên tục của đợt bùng phát, bao gồm các
hậu quả kinh tế bất lợi đã lường trước.
60
1. Mục tiêu
Đưa tất cả các lĩnh vực quay lại về mức độ hoạt động trước
đại dịch càng sớm càng tốt.
Chuẩn bị cho những đợt đại dịch tiếp theo.
-
-
61
2. Hành động
3. Các quyết định về chính sách
Xác định xem có cần hỗ trợ cho bất kỳ (các) ngành nào không thể
hoạt động hiệu quả sau đại dịch hay không.
4. Truyền thông và tiếp cận cộng đồng
Khuyên rằng các đợt sóng tiếp theo của đại dịch có thể xảy ra và nhấn
mạnh cần phải chuẩn bị phù hợp; truyền đạt những bài học quan trọng
đã đúc kết được cho tất cả các ngành và khuyến nghị các hành động
để tăng cường sự chuẩn bị cho các đợt sóng tiếp theo.
Làm việc với các khu vực tư
nhân, địa phương để ưu tiên
và bắt đầu khôi phục các dịch
vụ thiết yếu và xem xét các kế
hoạch nhằm duy trì hoạt động
liên tục trong các đợt sóng
tiếp theo với sự hỗ trợ của các
nhân viên đã miễn dịch hoặc
đã phát triển miễn dịch.
Tái triển khai và tu sửa các của
cải.
Tiếp tục các chức năng thiết
yếu và đảm bảo tính liên tục
của các hoạt động xuyên suốt
các đợt sóng tiếp theo.
Tiếp tục triển khai vắc-xin đại
dịch để chuẩn bị cho các đợt
tiếp theo.
Duy trì nhận thức tình huống
liên tục về bệnh tật trong cộng
đồng, để dự báo giảm bệnh
tật và giảm căng thẳng trên
cơ sở hạ tầng quan trọng.
Cung cấp thông tin cập nhật
liên tục về dịch tễ học của vi-r,
các phương pháp điều trị hiệu
quả và các bài học kinh
nghiệm đúc kết từ những đợt
sóng đầu tiên, qua đó tăng
cường sự chuẩn bị cho các
đợt tiếp theo.
Xem lại bài học kinh nghiệm để
phát triển các chiến lược cho
các đợt tiếp theo.
-
-
-
-
-
-
-
Tạp chí Life Balance | No.12 | OSHE Magazine

More Related Content

Similar to Tạp chí Life Balance | No.12 | OSHE Magazine

CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
PMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
PMC WEB
 
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.docTiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2
PMC WEB
 
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN CUỐI
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN CUỐICHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN CUỐI
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN CUỐI
PMC WEB
 
Báo cáođánh giá rủi ro thiên tai và thích ứngbiến đổi khí hậu dựa vào cộng đồ...
Báo cáođánh giá rủi ro thiên tai và thích ứngbiến đổi khí hậu dựa vào cộng đồ...Báo cáođánh giá rủi ro thiên tai và thích ứngbiến đổi khí hậu dựa vào cộng đồ...
Báo cáođánh giá rủi ro thiên tai và thích ứngbiến đổi khí hậu dựa vào cộng đồ...
nataliej4
 
Thay dientothcm24022014
Thay dientothcm24022014Thay dientothcm24022014
Thay dientothcm24022014
Minh Vu
 
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt NamTìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
luanvantrust
 
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậuThành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tạp chí Life Balance | No.2 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.2 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.2 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.2 | OSHE Magazine
PMC WEB
 
Đề tài ảnh hưởng của covid-19 đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam.docx
Đề tài ảnh hưởng của covid-19 đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam.docxĐề tài ảnh hưởng của covid-19 đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam.docx
Đề tài ảnh hưởng của covid-19 đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾKHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
lamnk
 
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt namTiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam
luanvantrust
 
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
nataliej4
 
Bài mẫu tiểu luận môn dịch vụ công, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn dịch vụ công, HAYBài mẫu tiểu luận môn dịch vụ công, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn dịch vụ công, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ CẢNH BÁO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN T...
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ CẢNH BÁO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN T...NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ CẢNH BÁO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN T...
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ CẢNH BÁO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN T...
HanaTiti
 
tác động của biến đổi khí hậu đến việt nam và một số giải pháp gợi ý
tác động của biến đổi khí hậu đến việt nam và một số giải pháp gợi ýtác động của biến đổi khí hậu đến việt nam và một số giải pháp gợi ý
tác động của biến đổi khí hậu đến việt nam và một số giải pháp gợi ý
Lan Đỗ
 
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
PMC WEB
 
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...
PMC WEB
 

Similar to Tạp chí Life Balance | No.12 | OSHE Magazine (20)

CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
 
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
 
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.docTiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
Tiểu Luận Tác Động Của Đại Dịch Covid-19 Đối Với Việt Nam.doc
 
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2
 
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN CUỐI
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN CUỐICHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN CUỐI
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN CUỐI
 
Báo cáođánh giá rủi ro thiên tai và thích ứngbiến đổi khí hậu dựa vào cộng đồ...
Báo cáođánh giá rủi ro thiên tai và thích ứngbiến đổi khí hậu dựa vào cộng đồ...Báo cáođánh giá rủi ro thiên tai và thích ứngbiến đổi khí hậu dựa vào cộng đồ...
Báo cáođánh giá rủi ro thiên tai và thích ứngbiến đổi khí hậu dựa vào cộng đồ...
 
Thay dientothcm24022014
Thay dientothcm24022014Thay dientothcm24022014
Thay dientothcm24022014
 
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt NamTìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Tìm hiểu sự tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
 
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậuThành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
 
Tạp chí Life Balance | No.2 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.2 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.2 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.2 | OSHE Magazine
 
Đề tài ảnh hưởng của covid-19 đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam.docx
Đề tài ảnh hưởng của covid-19 đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam.docxĐề tài ảnh hưởng của covid-19 đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam.docx
Đề tài ảnh hưởng của covid-19 đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam.docx
 
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...
 
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾKHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
 
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt namTiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam
Tiểu luận tác động của đại dịch đến nền kinh tế việt nam
 
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
 
Bài mẫu tiểu luận môn dịch vụ công, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn dịch vụ công, HAYBài mẫu tiểu luận môn dịch vụ công, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn dịch vụ công, HAY
 
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ CẢNH BÁO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN T...
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ CẢNH BÁO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN T...NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ CẢNH BÁO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN T...
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ CẢNH BÁO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN T...
 
tác động của biến đổi khí hậu đến việt nam và một số giải pháp gợi ý
tác động của biến đổi khí hậu đến việt nam và một số giải pháp gợi ýtác động của biến đổi khí hậu đến việt nam và một số giải pháp gợi ý
tác động của biến đổi khí hậu đến việt nam và một số giải pháp gợi ý
 
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.10 | OSHE Magazine
 
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...
Các nguyên tắc y tế công cộng cho giai đoạn tái mở cửa trong dịch COVID-19 | ...
 

More from PMC WEB

APARTMENT | No.15
APARTMENT | No.15APARTMENT | No.15
APARTMENT | No.15
PMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
PMC WEB
 
Land & Life Magazine | Vol.2
Land & Life Magazine | Vol.2Land & Life Magazine | Vol.2
Land & Life Magazine | Vol.2
PMC WEB
 
APARTMENT | No.14
APARTMENT | No.14APARTMENT | No.14
APARTMENT | No.14
PMC WEB
 
APARTMENT | No.13
APARTMENT | No.13APARTMENT | No.13
APARTMENT | No.13
PMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine
PMC WEB
 
Apartment | No.12
Apartment | No.12Apartment | No.12
Apartment | No.12
PMC WEB
 
Life Balance Brochure
Life Balance BrochureLife Balance Brochure
Life Balance Brochure
PMC WEB
 
APARTMENT | No.11
APARTMENT | No.11APARTMENT | No.11
APARTMENT | No.11
PMC WEB
 
Land & Life Magazine | Vol.1
Land & Life Magazine | Vol.1 Land & Life Magazine | Vol.1
Land & Life Magazine | Vol.1
PMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.11 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE Magazine
PMC WEB
 
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...
PMC WEB
 
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
PMC WEB
 
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhà
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhàAPARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhà
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhà
PMC WEB
 
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2)
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2) APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2)
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2)
PMC WEB
 
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)
PMC WEB
 
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộ
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộAZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộ
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộ
PMC WEB
 
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.8 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE Magazine
PMC WEB
 
APARTMENT | No.6 - Xác định các yếu tố về tiện nghi khi thiết kế tòa nhà (Phầ...
APARTMENT | No.6 - Xác định các yếu tố về tiện nghi khi thiết kế tòa nhà (Phầ...APARTMENT | No.6 - Xác định các yếu tố về tiện nghi khi thiết kế tòa nhà (Phầ...
APARTMENT | No.6 - Xác định các yếu tố về tiện nghi khi thiết kế tòa nhà (Phầ...
PMC WEB
 
Azura Da Nang - Living Guide
Azura Da Nang - Living GuideAzura Da Nang - Living Guide
Azura Da Nang - Living Guide
PMC WEB
 

More from PMC WEB (20)

APARTMENT | No.15
APARTMENT | No.15APARTMENT | No.15
APARTMENT | No.15
 
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.14 | OSHE Magazine
 
Land & Life Magazine | Vol.2
Land & Life Magazine | Vol.2Land & Life Magazine | Vol.2
Land & Life Magazine | Vol.2
 
APARTMENT | No.14
APARTMENT | No.14APARTMENT | No.14
APARTMENT | No.14
 
APARTMENT | No.13
APARTMENT | No.13APARTMENT | No.13
APARTMENT | No.13
 
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.13 | OSHE Magazine
 
Apartment | No.12
Apartment | No.12Apartment | No.12
Apartment | No.12
 
Life Balance Brochure
Life Balance BrochureLife Balance Brochure
Life Balance Brochure
 
APARTMENT | No.11
APARTMENT | No.11APARTMENT | No.11
APARTMENT | No.11
 
Land & Life Magazine | Vol.1
Land & Life Magazine | Vol.1 Land & Life Magazine | Vol.1
Land & Life Magazine | Vol.1
 
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.11 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.11 | OSHE Magazine
 
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...
APARTMENT | No.10 - Đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp và phân phối nước s...
 
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
 
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhà
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhàAPARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhà
APARTMENT | No.9 - Các yếu tố tác động đến hiệu suất của tòa nhà
 
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2)
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2) APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2)
APARTMENT | No.8 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 2)
 
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)
APARTMENT | No.7 - Các thông số cần thiết lập khi thiết kế tòa nhà (Phần 1)
 
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộ
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộAZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộ
AZURA DANANG NO.2 - Những lưu ý trong hợp đồng thuê căn hộ
 
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.8 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.8 | OSHE Magazine
 
APARTMENT | No.6 - Xác định các yếu tố về tiện nghi khi thiết kế tòa nhà (Phầ...
APARTMENT | No.6 - Xác định các yếu tố về tiện nghi khi thiết kế tòa nhà (Phầ...APARTMENT | No.6 - Xác định các yếu tố về tiện nghi khi thiết kế tòa nhà (Phầ...
APARTMENT | No.6 - Xác định các yếu tố về tiện nghi khi thiết kế tòa nhà (Phầ...
 
Azura Da Nang - Living Guide
Azura Da Nang - Living GuideAzura Da Nang - Living Guide
Azura Da Nang - Living Guide
 

Tạp chí Life Balance | No.12 | OSHE Magazine

  • 1. Chuyên đề: Cơ chế ứng phó của chính phủ đối với đại dịch CHỈ HUY, KIỂM SOÁT, PHỐI HỢP PHẢN ỨNG BÙNG PHÁT MỚI Ở ĐỘNG VẬT TẠI CÁC QUỐC GIA CÓ NGUY CƠ Sự bùng phát trên con người ở nhiều nơi tại nước ngoài
  • 2. Nguyễn Hoàng Thanh VIỆN PHÓ VIỆN IIRR TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP Thư ngỏ Kính thưa quý độc giả, Không giống như các sự kiện bị ràng buộc trong không gian hoặc thời gian một cách riêng biệt, một đại dịch sẽ lan rộng trên toàn cầu trong suốt nhiều tháng hoặc hơn một năm, có thể theo các đợt sóng và sẽ ảnh hưởng đến các cộng đồng thuộc mọi quy mô và giai cấp. Số tạp chí này, chúng tôi sẽ mô tả cách thức một Chính phủ phối hợp các hành động của mình, vai trò và trách nhiệm cụ thể của các cơ quan và đơn vị khác nhau và hành động cụ thể được thực hiện ở các giai đoạn trước, trong và sau khi xảy ra đợt sóng liên quan đến đại dịch đầu tiên. Để ngăn chặn có hiệu quả, Chính phủ và cộng đồng quốc tế phải xây dựng chiến lược ngăn chặn toàn diện, bao gồm các cam kết tài trợ, vật tư, thiết bị, đào tạo, chuyên môn, nhân sự, biện pháp đối phó. Và các giai đoạn của Tổ chức y tế Thế giới (WHO) đưa ra trong phần này cũng là những tuyên bố cô đọng về nguy cơ toàn cầu đối với đại dịch và cung cấp các mốc chuẩn để đo lường khả năng ứng phó toàn cầu.
  • 3. HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP NGUYỄN HỒNG MINH NGUYỄN QUANG HUY TS. NGUYỄN DANH HẢI NGUYỄN HOÀNG THANH TS. NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA TS. NGUYỄN THỊ ANH THƯ PHAN THỊ HOÀI TRANG NGUYỄN BÍCH SƠN TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP NGUYỄN HOÀNG THANH BIÊN TẬP LÊ THỊ THANH HIẾU ĐỖ THỊ HẰNG NGUYỄN NGỌC HÀ NGUYỄN TUẤN KHÔI NGUYỄN HẢI NINH LÊ THU TRANG THIẾT KẾ ĐẶNG NGỌC ANH NGUYỄN HOÀI THU www.iirr.vn www.facebook.com/iirr.vn
  • 4. 06 14 20 Chỉ huy, Kiểm soát và Phối hợp Phản ứng Vai trò và trách nhiệm Hành động của chính phủ trong đại dịch
  • 5. 26 22 32 Các giai đoạn đại dịch đưa ra bởi Tổ chức y tế thế giới Các giai đoạn phản ứng của chính phủ Tóm tắt các hành động của chính phủ trong đại dịch
  • 6. ĐẠI DỊCH Cơ chế ứng phó của chính phủ đối với ĐẠI DỊCH 06
  • 7. Trong khi Kế hoạch thực hiện chỉ đạo các cơ quan và cơ quan hành động để chuẩn bị cho đại dịch, điều quan trọng là Chính phủ phải phối hợp chặt chẽ các nỗ lực của mình để thu thập dữ liệu liên quan và nhận thức tình huống tổng thể một cách kịp thời từ các giai đoạn ban đầu của đại dịch cho đến khi quá trình phục hồi hoàn tất, và để truyền đạt cách tiếp cận của mình với các đối tác quốc tế, các đơn vị địa phương, các chủ sở hữu và các nhà điều hành cơ sở hạ tầng quan trọng cũng như công chúng. Chương này sẽ mô tả cách thức Chính phủ phối hợp các hành động của mình, vai trò và trách nhiệm cụ thể của các cơ quan và đơn vị khác nhau và các hành động cụ thể được thực hiện ở các giai đoạn trước, trong và sau khi xảy ra đợt sóng liên quan đến đại dịch đầu tiên. 07
  • 8. ột đại dịch sẽ khác với hầu hết các thảm họa tự nhiên hoặc nhân tạo ở hầu hết các khía cạnh. có thể theo các đợt sóng và sẽ ảnh hưởng đến các cộng đồng thuộc mọi quy mô và giai cấp. Tác động của đại dịch nghiêm trọng giống với một cuộc khủng hoảng kinh tế trên diện rộng hơn là một cơn bão, một trận động đất hay hành động khủng bố. Nó có thể là một loại cúm mùa đặc biệt nghiêm trọng, hoặc nó có thể gây ra những sự quá tải cho các cơ sở hạ tầng y tế của các thành phố và có tác động thứ cấp đối với sự ổn định của các tổ chức và nền kinh tế. Những hậu quả này là không thể dự đoán trước khi một đại dịch xuất hiện vì các đặc điểm sinh học của vi-rút và tác động can thiệp của chúng ta không thể nào có thể biết trước được. 08 Chỉ huy, Kiểm soát và Phối hợp Phản ứng Không giống như các sự kiện bị ràng buộc trong không gian hoặc thời gian một cách riêng biệt, một đại dịch sẽ lan rộng trên toàn cầu trong suốt nhiều tháng hoặc hơn một năm,
  • 9. Tương tự, vai trò của Chính phủ trong việc ứng phó với đại dịch sẽ khác ở nhiều khía cạnh so với vai trò của họ trong hầu hết các vấn nạn tự nhiên hoặc nhân tạo khác. Bản chất phân tán của đại dịch, cũng như gánh nặng bệnh tật trải dài trên toàn quốc, có nghĩa là các viện trợ dành cho các địa phương từ Chính phủ sẽ bị hạn chế hơn so với các viện trợ được huy động cho các thảm họa có phạm vi địa lý và thời gian giới hạn như động đất hoặc bão. Tuy nhiên, Chính phủ phải duy trì nhận thức về các tình huống một cách hoàn chỉnh và sẵn sàng hành động quyết đoán để đảm bảo cơ chế ứng phó của quốc gia sẽ toàn diện và kịp thời đối với đại dịch. Chính phủ cũng sẽ chịu trách nhiệm chính cho một số chức năng quan trọng, bao gồm hỗ trợ các nỗ lực ngăn chặn ở nước ngoài và hạn chế sự xuất hiện của đại dịch ở lãnh thổ của chúng ta; cung cấp hướng dẫn rõ ràng cho các đơn vị địa phương, khu vực tư nhân và công chúng về các biện pháp, cơ chế ứng phó cần được thực hiện; sửa đổi luật pháp và các quy định để tạo điều kiện cho công cuộc ứng phó với đại dịch quốc gia; sửa đổi chính sách tiền tệ để giảm thiểu tác động của đại dịch lên nền kinh tế đối với cộng đồng và Quốc gia; và nhiều việc làm khác. Chính phủ cũng sẽ làm việc để đảm bảo việc sản xuất và phân phối vắc-xin, thuốc chống vi-rút cho các đơn vị trực thuộc địa phương, đẩy nhanh nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và đánh giá vắc-xin và các liệu pháp trong thời gian dịch. 09
  • 10. Để đảm bảo ứng phó hiệu quả, từng mối liên lạc trong mỗi địa phương và các đơn vị với các khu vực chức năng chính của công cuộc ứng phó với đại dịch sẽ được xác định. Bộ An ninh Nội địa (DHS) sẽ thu hút các người đứng đầu địa phương và Giám đốc điều hành các đơn vị về một mối liên lạc duy nhất trong mỗi địa phương và đơn vị để quản lý sự cố chung liên quan đến các nỗ lực ứng phó với đại dịch cúm. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) sẽ thu hút các điểm tiếp xúc chính của y tế công cộng và các hoạt động ứng phó khẩn cấp y tế, Bộ Nông nghiệp (USDA) sẽ Kế hoạch ứng phó quốc gia (NRP) là cơ chế chính để điều phố các phản ứng của Chính phủ đối với các cuộc tấn công khủng bố, các thảm họa lớn và các tình huống khẩn cấp khác, và sẽ tạo thành cơ sở của cơ chế ứng phó đại dịch của. Kế hoạch xác định trách nhiệm của các bộ phận đối với các cơ chế ứng phó cụ thể theo ngành và cung cấp cấu trúc cũng như cơ chế để phối hợp hiệu quả giữa các đơn vị địa phương và các khu vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ (NGO). Theo Chỉ thị 5 của NRP và An ninh Nội địa (HSPD-5), Bộ trưởng An ninh Nội địa chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động và tài nguyên, thiết lập các yêu cầu báo cáo và thực hiện liên lạc liên tục với địa phương và các khu vực tư nhân và NGO. 10 thu hút các điểm tiếp xúc chính cho các hoạt động ứng phó thú y. DHS sẽ phối hợp hợp nhất các điểm liên lạc này. Mỗi quốc gia, địa phương và các đơn vị trên toàn quốc sẽ phải giải quyết các tác động y tế và phi y tế của đại dịch bằng các nguồn lực sẵn có. Điều này có nghĩa là các đơn vị, địa phương phải có kế hoạch để hỗ trợ toàn bộ các nhu cầu xã hội trong suốt nhiều tuần hoặc tháng và Chính phủ nên cung cấp hướng dẫn rõ ràng về cách thức thực hiện để các nhu cầu đó có thể được đáp ứng. CHÍNH PHỦ CÓ MỘT CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH ĐỂ PHỐI HỢP ỨNG PHÓ.
  • 11. Các cân nhắc về sức khỏe và y tế sẽ ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại, thương mại và du lịch quốc tế, đến các nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh trong nước cũng như sự liên tục trong các hoạt động (COOP) trong Chính phủ và nhiều khía cạnh khác. 11 Một đại dịch sẽ đưa ra những thách thức độc nhất đối với sự phối hợp của các cơ chế ứng phó của Chính phủ. Trước hết, các hỗ trợ mà Chính phủ cung cấp sẽ có những đặc điểm khác với các hỗ trợ truyền thống cung cấp cho các cộng đồng bị thiệt hại do thiên tai. Thứ hai, mặc dù đại dịch có thể xảy ra theo dạng các đợt sóng rời rạc ở bất kỳ một địa phương nào, nhưng tác động lên quốc gia của một đại dịch có thể kéo dài trong nhiều tháng. Cuối cùng, đại dịch là một tình trạng khẩn cấp về y tế và sức khỏe cộng đồng kéo dài và sẽ gây ra những hậu quả sâu sắc cho hoạt động của các cơ sở hạ tầng quan trọng, cho sự di chuyển của con người và vận tải hàng hóa cũng như nền kinh tế toàn cầu.
  • 12. Căn cứ vào NRP, với tư cách là cơ quan chính và là điều phối viên cho Chức năng hỗ trợ khẩn cấp số 8 (Dịch vụ y tế và y tế công cộng), Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh sẽ lãnh đạo các nỗ lực ứng phó y tế và sẽ là người phát ngôn chính về các vấn đề sức khỏe cộng đồng, phối hợp chặt chẽ với DHS trong việc truyền thông cộng đồng những thông điệp liên quan đến đại dịch. Căn cứ vào HSPD-5, với tư cách là quan chức chính về quản lý sự cố trong nước, Bộ trưởng An ninh Nội địa sẽ điều phối các hoạt động và nguồn lực của chính phủ, thiết lập các yêu cầu báo cáo, và tiến hành liên lạc liên tục với Chính phủ, địa phương và các khu vực tư nhân và tổ chức NGO. Trong bối cảnh ứng phó với đại dịch, Bộ trưởng An ninh Nội địa sẽ điều phối các hành động hỗ trợ và phản ứng phi y tế tổng thể, và đảm bảo sự hỗ trợ cần thiết cho Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh nhằm phối hợp các nỗ lực ứng phó khẩn cấp về y tế và y tế công cộng. NRP quy định các cơ chế phối hợp ứng phó nhưng duy trì các cơ chế này trong vài tháng đến hơn một năm sẽ có những thách thức. Giám sát tình huống hàng ngày sẽ diễn ra thông qua trung tâm điều hành quốc gia, việc điều phối và phát triển chính sách chiến lược đối với các vấn đề đối phó với đại dịch trong nước sẽ được thực hiện thông qua một cơ quan liên ngành gồm các nhà ra quyết định cấp cao từ khắp Chính phủ. 12
  • 13. Những điều này và các cân nhắc khác được áp dụng để ứng phó với đại dịch sẽ được đưa vào quy trình xem xét NRP và trong mục thông báo các khuyến nghị về sửa đổi và cải tiến đối với NRP và các phụ lục liên quan. Theo NRP, các vấn đề chính sách không thể giải quyết ở cấp bộ sẽ được giải quyết thông qua quy trình phối hợp chính sách của Hội đồng Bảo an Nội địa / Hội đồng An ninh Quốc gia (HSC / NSC). 13
  • 15. Chính phủ Kế hoạch ứng phó Quốc gia là cơ chế chính để điều phối cơ chế ứng phó của Chính phủ trước các cuộc tấn công khủng bố, những thảm họa lớn cũng như các trường hợp khẩn cấp khác, và sẽ tạo thành cơ sở cho các ứng phó với đại dịch. Trong khi Bộ trưởng An ninh Nội địa sẽ chịu trách nhiệm điều phối chung các hành động ứng phó cho một đại dịch, không có gì trong NRP làm thay đổi hoặc cản trở khả năng của các cơ quan địa phương thực hiện các quyền hành hoặc các trách nhiệm cụ thể của họ theo tất cả các luật hiện hành, theo các lệnh điều hành hay chỉ thị. Các phòng ban và các cơ quan có trách nhiệm trong NRP về đại dịch, nhất quán với những gì được mô tả dưới đây: 1. Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh sẽ chịu trách nhiệm điều phối chung các ứng phó khẩn cấp y tế và sức khỏe cộng đồng trong đại dịch, bao gồm việc phối hợp tất cả các hỗ trợ y tế cho các cộng đồng, cung cấp hướng dẫn về kiểm soát dịch bệnh và chiến lược điều trị cho các đơn vị địa phương cũng như các cộng đồng; bảo trì, đưa ra các ưu tiên, và phân phối các biện pháp ứng phó trong Kho dự trữ chiến lược Quốc gia; đánh giá dịch tễ học, mô hình dịch bệnh, cũng các nghiên cứu về vi-rút cúm, các biện pháp ứng phó mới cũng như các công cụ chẩn đoán nhanh. 2. Bộ trưởng An ninh Nội địa sẽ chịu trách nhiệm điều phối cơ chế ứng phó theo Chiến lược quốc gia về Đại dịch cúm, Đạo luật An ninh Nội địa năm 2002 và HSPD-5, và sẽ hỗ trợ Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Phối hợp các nỗ lực ứng phó khẩn cấp về y tế và y tế công cộng. Bộ trưởng sẽ chịu trách nhiệm điều phối các ứng phó tổng thể đối với đại dịch, thực hiện các chính sách tạo thuận lợi cho việc tuân thủ các biện pháp cách li xã hội, cung cấp một bức tranh tổng thể cho các hoạt động chung của các đơn vị và cơ quan trực thuộc Chính phủ, đảm bảo tính toàn vẹn của cơ sở hạ tầng quốc gia, an ninh nội địa, và sàng lọc các hoạt động xuất nhập cảnh ở biên giới. 15
  • 16. 3. Bộ trưởng bộ Ngoại giao sẽ chịu trách nhiệm điều phối các cơ chế ứng phó quốc tế, bao gồm việc đảm bảo rằng các quốc gia khác sẽ tham gia cùng với chúng ta trong nỗ lực ngăn chặn hoặc làm chậm sự lây lan của vi-rút đại dịch, hạn chế các tác động bất lợi đối với giao thương và thương mại, và phối hợp các nỗ lực của chúng ta để hỗ trợ các quốc gia khác bị ảnh hưởng bởi đại dịch. 4. Bộ trưởng Quốc phòng sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ lợi ích của Mỹ, trong và ngoài nước. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thể hỗ trợ các cơ sở hạ tầng trong nước và các dịch vụ thiết yếu của chính phủ hoặc, theo chỉ đạo của Tổng thống và phối hợp với Bộ Tư Pháp, duy trì trật tự dân sự hoặc thực thi pháp luật theo các luật hiện hành. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ giữ quyền chỉ huy các lực lượng quân sự hỗ trợ. 16
  • 17. Những người đứng đầu nội các khác sẽ giữ trách nhiệm cho các lĩnh vực tương ứng của họ. Tất cả các đơn vị và cơ quan sẽ chịu trách nhiệm phát triển các kế hoạch đại dịch mà sẽ cung cấp sức khỏe và sự an toàn cho nhân viên của họ; đảm bảo rằng sẽ có thể duy trì các chức năng và dịch vụ thiết yếu của mình khi đối mặt với sự vắng mặt đáng kể và kéo dài; đưa ra hướng đi rõ ràng về cách thức để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc hỗ trợ cho cơ chế ứng phó đối với đại dịch như mô tả trong Kế hoạch này; và truyền đạt thông điệp về sự chuẩn bị cho đại dịch và hướng dẫn về cơ chế ứng phó với tất cả các bên liên quan. 5. Bộ trưởng Giao thông vận tải sẽ chịu trách nhiệm điều phối ngành giao thông và sẽ làm việc để đảm bảo rằng sẽ thực hiện các bộ hành động phù hợp để hạn chế lây lan dịch bệnh, song song với việc giữ vững các hoạt động giao thương hàng hóa và các dịch vụ thiết yếu, từ đó hạn chế tác động của đại dịch đối với nên kinh tê. 6. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp sẽ chịu trách nhiệm điều phối tổng thể các ứng phó về thú y đối với sự bùng phát của vi-rút hoặc vi-rút có khả năng gây ra đại dịch, giám sát liên tục bệnh cúm ở động vật nuôi cũng như các sản phẩm từ động vật. Bộ trưởng Nông nghiệp cũng sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo rằng nguồn cung cấp thịt, gia cầm và sản phẩm trứng trên toàn quốc là lành mạnh, không pha trộn, và được dán nhãn và đóng gói theo tiêu chuẩn. 17 7. Bộ trưởng Lao động sẽ chịu trách nhiệm thúc đẩy sức khỏe, an toàn và phúc lợi của nhân viên và theo dõi những thay đổi về việc làm, giá cả và các thước đo kinh tế khác.
  • 18. Các tổ chức phi chính phủ Chiến lược và Kế hoạch này nêu rõ các kỳ vọng của tất cả các bên liên quan về sự chuẩn bị và ứng phó với đại dịch, bao gồm các đối tác quốc tế, các đơn vị tiểu địa phương, khu vực tư nhân , các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng, các cá nhân và gia đình. Những kỳ vọng này có thể được tìm thấy ở mục “Các Vai trò và Trách nhiệm” trong các chương tiếp theo và “Các Hành động và Kỳ vọng” của cuối mỗi chương. 18
  • 19. 19
  • 20. 20
  • 21. Hành động của chính phủ TRONG ĐẠI DỊCH ặc dù phần lớn Kế hoạch này mô tả các hành động cụ thể sẽ được thực hiện để cải thiện sự chuẩn bị của chúng ta, nhưng điều quan trọng là phải cho thấy sự chuẩn bị này sẽ được chuyển thành hành động như thế nào trong khoảng thời gian ngay trước, trong và sau khi xảy ra đại dịch. Bản chất không thể đón đầu của một đại dịch, đặc tính của đại dịch, và trạng thái của những nỗ lực chuẩn bị của chúng ta khi đại dịch bắt đầu gây khó khăn cho việc dự đoán chính xác tất cả các hành động mà Chính phủ sẽ thực hiện trong đại dịch. Tuy nhiên, nếu có thể mô tả hành động nào sẽ được thực hiện nếu đại dịch bắt đầu vào ngày mai, chúng ta sẽ nhận ra rằng sự sẵn sàng và khả năng đáp ứng của chúng ta đang được cải thiện theo từng tháng. Để ngăn chặn có hiệu quả, chính phủ và cộng đồng quốc tế phải xây dựng chiến lược ngăn chặn toàn diện, bao gồm các cam kết tài trợ, vật tư, thiết bị, đào tạo, chuyên môn, nhân sự, biện pháp đối phó (ví dụ: thuốc kháng vi-rút, vắc-xin và thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE)), và các biện pháp y tế trên người và động vật trên cơ sở toàn cầu, phối hợp. Tuy nhiên, thành công của nỗ lực kể trên sẽ phụ thuộc nhiều vào việc thông báo sớm về các trường hợp cúm, ở cả người và động vật, gây ra bởi các chủng có khả năng gây đại dịch. Các quốc gia phải thông báo ngay cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về các căn bệnh như vậy ở người, và Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) về các ca bệnh ở động vật, và cung cấp cũng như chia sẻ kịp thời các mẫu thử để cho phép bắt đầu các cơ chế ứng phó quốc tế. 21
  • 22. CÁC GIAI ĐOẠN ĐẠI DỊCH đưa ra bởi TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI iều thích hợp nhất là liên kết các hành động của chúng ta với các giai đoạn của đại dịch. WHO đã xác định sáu giai đoạn, trước và trong khi xảy ra đại dịch, có liên quan đến đặc điểm của một loại vi-rút cúm mới và sự lây lan của nó qua dân số. Đặc tính này đại diện cho một điểm khởi đầu hữu ích để bắt đầu thảo luận về các hành động của Chính phủ. 22
  • 23. Thời kì giữa đại dịch (khoảng thời gian giữa các đại dịch) GIAI ĐOẠN 1: Không có chủng virut cúm mới được phát hiện ở người. Một loại vi-rút cúm gây nhiễm bệnh ở người có thể có ở động vật. Nếu có ở động vật, nguy cơ mắc bệnh ở người được cho là thấp. GIAI ĐOẠN 2: Không có chủng vi-rút cúm mới được phát hiện ở người. Tuy nhiên, một loại vi-rút cúm lưu hành trong động vật có nguy cơ gây bệnh ở người. 23
  • 24. Thời kỳ cảnh báo đại dịch GIAI ĐOẠN 3: Gây ra nhiễm bệnh ở người, nhưng không có sự lây lan từ người sang người, hoặc hầu hết các trường hợp hiếm gặp lây lan là từ các tiếp xúc gần gũi. GIAI ĐOẠN 4: Các nhóm nhỏ với sự lây truyền từ người sang người hạn chế nhưng sự lây lan có tính cục bộ cao, cho thấy rằng vi-rút không thích nghi tốt với cơ thể con người. GIAI ĐOẠN 5: Các nhóm lớn hơn nhưng lây lan từ người sang người vẫn còn cục bộ, cho thấy rằng vi-rút đang ngày càng thích nghi tốt hơn với cơ thể con người nhưng có thể chưa lây lan được hoàn toàn (nguy cơ đại dịch đáng kể). Thời kỳ đại dịch GIAI ĐOẠN 6: Thời kì đại dịch: gia tăng và duy trì lây nhiễm trong dân số. 24
  • 25. Chúng ta hiện đang ở giai đoạn 3 của WHO, giai đoạn cảnh báo đại dịch. Như đã mô tả, các hành động quan trọng đang được tiến hành để chuẩn bị cho đại dịch. Chính sách của Chính phủ là đẩy nhanh những nỗ lực chuẩn bị này trước Giai đoạn 4, sau đó bắt đầu các hành động ứng phó với đại dịch ở Giai đoạn 4, khi các bằng chứng dịch tễ học về các phát sinh lây nhiễm từ người sang người của một loại vi-rút cúm mới được ghi nhận ở bất cứ đâu trên thế giới. 25
  • 26. Các giai đoạn phản ứng của chính phủ ác giai đoạn của WHO đưa ra những tuyên bố cô đọng về nguy cơ toàn cầu đối với đại dịch và cung cấp các mốc chuẩn để đo lường khả năng ứng phó toàn cầu. Tuy nhiên, để mô tả cách tiếp cận của Chính phủ trong việc đối phó với đại dịch, sẽ hữu ích hơn khi mô tả các giai đoạn bùng phát về các mối đe dọa tức thời và cụ thể mà một loại vi-rút có khả năng gây đại dịch có thể gây ra cho dân số 26
  • 27. 27
  • 28. Các bùng phát mới trên động vật ở các quốc gia có nguy cơ GIAI ĐOẠN 0 Nghi ngờ bùng phát trên con người ở nước ngoài GIAI ĐOẠN 01 Xác nhận về bùng phát trên con người ở nước ngoài GIAI ĐOẠN 02 CÁC GIAI ĐOẠN SAU ĐÂY CUNG CẤP MỘT BỘ KHUNG 01 00 02 28
  • 29. Trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên ở người tại Bắc Mỹ GIAI ĐOẠN 4 Lan rộng ra khắp nước GIAI ĐOẠN 5 Phục hồi và chuẩn bị cho những đợt sóng tiếp theo GIAI ĐOẠN 6 Sự bùng phát rộng rãi trên con người ở nhiều nơi tại nước ngoài GIAI ĐOẠN 3 THAM CHIẾU CHO CÁC HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ 03 04 05 06 29
  • 30. anh sách các quyết định và hành động không liệt kê hết các khía cạnh nó dự định cung cấp một cái nhìn tổng quan cấp cao về cách tiếp cận của Chính phủ trong việc đối phó với đại dịch. Cũng cần phải nhận ra rằng trong một đại dịch, một số hành động và quyết định sẽ được tiến hành trong bối cảnh thông tin không đầy đủ, hoặc trong bối cảnh của một bức tranh về dịch tễ học hoặc xã hội đang phát triển nhanh chóng. Điều quan trọng là duy trì một cơ chế ứng phó linh hoạt và nhanh nhẹn xuyên suốt, và điều chỉnh cách tiếp cận của chúng ta khi có thêm thông tin. Cuối cùng, có một loạt các hành động xuyên suốt sẽ xảy ra trong suốt chuỗi phản ứng. Chúng ta sẽ liên tục xem xét, đánh giá và điều chỉnh lại chiến lược của mình khi có thêm thông tin mới hoặc có thêm khả năng ứng phó, trong các lĩnh vực như truyền thông rủi ro đến công chúng, kế hoạch phân bổ của chúng ta cho các biện pháp đối phó, và sự hỗ trợ được cung cấp cho các lĩnh vực khác nhau của các cơ sở hạ tầng quan trọng và nền kinh tế. 30
  • 31. Mặc dù tập hợp các hành động và quyết định này thể hiện cách tiếp cận của Chính phủ đối với việc ứng phó với đại dịch, cách tiếp cận này sẽ không được thực hiện theo cách xa rời với mọi người. Chúng ta sẽ đảm bảo rằng phản ứng của chúng ta được phối hợp chặt chẽ với các đối tác quốc tế, tổ chức đa phương, và các đơn vị trực thuộc địa phương và chúng ta sẽ cung cấp thông tin rõ ràng, chính xác, đáng tin cậy và kịp thời về các cơ chế ứng phó cho công chúng và tất cả các bên liên quan khác trên cơ sở liên tục. 31
  • 32. ĐẠI DỊCH Tóm tắt các hành động của Chính phủ trong ĐẠI DỊCH 32
  • 33. 33
  • 34. Vi-rút cúm đại dịch ở người có thể xuất hiện bên ngoài hoặc trong biên giới của chúng ta. Do mối nguy hiểm tiềm tàng từ vi-rút HPAI, bao gồm cả HPAI H5N1 hiện tại với mối lo về một đại dịch, nhiều sáng kiến về sức khỏe động vật quốc tế đang được thực hiện để hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng đối phó với dịch bệnh ở gia cầm. Kiểm soát vi-rút đang đe dọa các loài động vật là một yếu tố quan trọng trong chiến lược giảm mức độ phơi nhiễm của con người, một nguy cơ chính gây lây lan và do đó, xuất hiện một đại dịch. 34 Giai đoạn 0: Bùng phát mới ở động vật tại các quốc gia có nguy cơ.
  • 35. Bất kể nơi nào có nguy cơ xuất hiện một đại dịch, chúng ta phải sẵn sàng ứng phó thích hợp. Cần có một hệ thống giám sát mạnh mẽ ở động vật và động vật hoang dã để đảm bảo phát hiện và xác định các ổ dịch mới ở các quốc gia chưa từng bị ảnh hưởng trước đây. Trong số hai điều kể trên, các bùng phát dịch ở động vật nuôi có khả năng phơi nhiễm với người tương đối cao hơn so với bùng phát dịch ở động vật hoang dã. Lây truyền từ vật nuôi cũng có thể cũng có nhiều cơ hội hơn so với lây lan từ động vật hoang dã trong việc tạo cơ hội để vi-rút cúm có thể tiến hành tái tổ hợp di truyền và trở thành một đại dịch ở người. Điều này có nghĩa là khi một loại vi-rút cúm có khả năng gây đại dịch ở người xuất hiện ở chim nhà hoặc các vật nuôi khác ở một quốc gia chưa từng bị ảnh hưởng trước đó, những sự lây nhiễm phải được phát hiện và diệt trừ càng nhanh càng tốt. Nếu một loại vi-rút như vậy được tìm thấy ở các loài chim hoang dã hoặc những động vật hoang dã khác, những nỗ lực nên được hướng vào việc ngăn chặn bệnh lây lan sang chim nhà hoặc các động vật dễ mắc bệnh khác. 35
  • 36. Một sự bùng phát được xác nhận ở động vật đã nhiễm vi-rút cúm có khả năng gây ra đại dịch, đặc biệt là các chủng đã cho thấy khả năng gây bệnh ở người, báo hiệu một thời cơ quan trọng để giảm nguy cơ xảy ra đại dịch ở người. Khi một đợt bùng phát như vậy xảy ra ở một quốc gia hiện không trải qua các ổ dịch do chủng vi-rút cúm đó gây ra, sẽ có nhiều hành động cần được thực hiện để giải quyết tình hình. Cộng đồng quốc tế phải hành động nhanh chóng để xác định trên cơ sở sự thật và cung cấp những hỗ trợ phù hợp cho quốc gia bị ảnh hưởng. Các bước thực hiện trong giai đoạn này sẽ được phối hợp chặt chẽ với các đối tác quốc tế và các tổ chức đa phương của chúng ta như Tổ chức Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và OIE. Theo dõi ổ dịch cho đến khi kiểm soát / có phương án giải quyết. Cung cấp cơ chế phối hợp, hỗ trợ hậu cần và hướng dẫn kỹ thuật. Theo dõi các ca bệnh tái phát. 36 1. Mục tiêu - - -
  • 37. Bắt đầu đối thoại với FAO, các tổ chức y tế quốc tế có liên quan khác và các đối tác quốc tế để đảm bảo hỗ trợ phối hợp toàn vẹn (Bộ Ngoại giao (DOS) và USDA). Bắt đầu đối thoại với các quốc gia bị ảnh hưởng thông qua các kênh ngoại giao, các keenh về sức khỏe động vật và sức khỏe con người nhằm xác định tình hình, cung cấp các hỗ trợ khoa học, kỹ thuật và, nếu có khả năng, về kinh tế và thương mại, và khuyến khích chia sẻ thông tin đầy đủ và cởi mở (DOS, HHS và USDA). Chuẩn bị triển khai đội phản ứng nhanh bao gồm đội dịch tễ học về cúm, tiến hành chẩn đoán, quản lý y tế công cộng và truyền thông như một phần của các nhóm song phương và đa phương nhằm đánh giá tình hình và các yêu cầu đối với việc phải loại bỏ bệnh một cách thành công ở động vật và các nỗ lực phòng chống bệnh ở người (DOS, USDA, US Cơ quan Phát triển Quốc tế (USAID), Bộ Quốc phòng (DOD) và HHS). Chuẩn bị cung cấp các giao thức thử nghiệm cũng như triển khai thuốc thử và thiết bị để hỗ trợ các yêu cầu chẩn đoán cho các thử nghiệm trên động vật và người (USDA, HHS, DOD và DHS). Chuẩn bị triển khai các phương tiện nhằm ứng phó với dịch bệnh ở động vật, bao gồm PPE (USDA và USAID). 37 - - - - - 2. Hành động
  • 38. 3. Các quyết định về chính sách 38 Triển khai các biện pháp ứng phó cho các quốc gia bị ảnh hưởng như là một phần đóng góp của chính phủ cho nỗ lực kiểm soát và diệt trừ bệnh ở động vật.
  • 39. 4. Truyền thông và tiếp cận cộng đồng 39 Cho tất cả mọi người: Truyền thông rằng Chính phủ, cùng với các đối tác quốc tế, đang làm việc để giải quyết tình huống càng nhanh càng tốt, và thông tin sẽ được truyền đi khi có. Quốc tế: Khuyến khích các quốc gia và các tổ chức y tế công cộng và các tổ chức động vật trên phạm vi quốc tế tham gia vào các đánh giá nhanh, phối hợp và truyền thông các kết quả. Với công chúng: Đảm bảo với công chúng rằng các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh đã được thực hiện và chỉ ra rằng các biện pháp này nhằm mục đích ngăn chặn lây lan từ động vật sang động vật và từ động vật sang người. - - -
  • 40. Giai đoạn 1: Nghi ngờ bùng phát ở con người tại nước ngoài. Có nhiều cách để các nhóm bệnh đáng ngờ có thể lọt vào tầm ngắm của chúng ta, bao gồm thông qua báo cáo với WHO, báo cáo tin tức, kết quả lâm sàng trong phòng thí nghiệm khu vực, hoặc thông qua truyền miệng và các kênh không chính thức khác. Cộng đồng quốc tế phải hành động nhanh chóng để xác định sự thật, không phân biệt cách thức báo cáo được đưa ra. Các bước được thực hiện ở đây và ở các giai đoạn tiếp theo sẽ được phối hợp chặt chẽ với các đối tác quốc tế và các tổ chức đa phương như WHO. Với Ban thư ký WHO và các đối tác khác, các quốc gia nên thống nhất trước về nội dung cốt lõi của các gói thông tin cơ bản cần thiết để cung cấp cho công chúng trong trường hợp xảy ra đại dịch, và, đến mức độ tốt nhất có thể, phát triển một “kịch bản” đồng ý, các thông điệp thống nhất để phát sóng đến công chúng ngay lập tức và tiếp tục trong ít nhất 36 đến 48 giờ sau khi đại dịch có khả năng bắt đầu. 40 1. Mục tiêu Nhanh chóng điều tra và xác nhận hoặc bác bỏ các báo cáo về việc có sự lây truyền từ người sang người. Thực hiện các cơ chế phối hợp và hỗ trợ hậu cần sẽ cần thiết nếu dịch bệnh được xác nhận.
  • 41. Bắt đầu đối thoại với WHO và các tổ chức y tế quốc tế có liên quan khác để đảm bảo hỗ trợ phối hợp hoàn chỉnh. Triển khai đội phản ứng nhanh bao gồm đội dịch tễ học về cúm, vi sinh, quản lý y tế công cộng, kiểm soát nhiễm bệnh và truyền thông như là một phần của các nhóm song phương và đa phương để đánh giá tình huống và xác định các yêu cầu cụ thể theo tình huống để các nỗ lực ngăn chặn sẽ thành công nếu có nguy cơ lây truyền từ người sang người hoặc đã nguy cơ đó đã được xác nhận. Đảm bảo các trình tự gen của các vi-rút được tiến hành phân lập, cung cấp các cơ sở và tài nguyên để hỗ trợ giải trình và so sánh với các thư viện về các gen cúm hiện tại khi cần. Chuẩn bị triển khai thuốc thử để hỗ trợ các yêu cầu chẩn đoán ngày một gia tăng. Chuẩn bị để cung cấp hỗ trợ hậu cần cho việc triển khai vật liệu dự trữ cho khu vực, bao gồm cả việc xác định các thiết bị, vật tư và nhân sự cần thiết. Bắt đầu đối thoại với các quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng thông qua các kênh ngoại giao và y tế để xác định tình hình, cung cấp hỗ trợ khoa học, kỹ thuật và nếu được là cả về kinh tế và thương mại, và khuyến khích chia sẻ thông tin đầy đủ và cởi mở; bắt đầu đối thoại với các đối tác quốc tế để đảm bảo hỗ trợ phối hợp hoàn chỉnh. Xem xét các kế hoạch trong nước để tăng các biện pháp bảo vệ nhiều lớp tại biên giới và chuẩn bị thực hiện các hạn chế đi lại từ các khu vực bị ảnh hưởng khi thích hợp. 2. Hành động 41 - - - - - - -
  • 42. Định vị trước những đóng góp vào tài sản dự trữ quốc tế trong các khu vực nghi ngờ bùng phát. 3. Các quyết định về chính sách Tiêm vắc-xin cho các nhóm dân số được lựa chọn bằng vắc-xin trước đại dịch. 42 - -
  • 43. 43 4. Truyền thông và tiếp cận cộng đồng Thuyết phục rằng Chính phủ, cùng với các đối tác quốc tế, đang làm việc để giải quyết tình huống càng nhanh càng tốt, và thông tin sẽ được truyền đạt khi có thể. Quốc tế: Khuyến khích các quốc gia và các tổ chức quốc tế tham gia vào các đánh giá nhanh, phối hợp và truyền thông các kết quả. Địa phương: Xem xét các kế hoạch về đại dịch và truy cập đến các nguồn thông tin đáng tin cậy như www.pandemia flu.gov. Công chúng: Đảm bảo công khai, giải thích các sự thật đã được xác nhận và điều hướng trực tiếp đến các nguồn thông tin đáng tin cậy như www.pandemiaflu.gov . - - -
  • 44. Giai đoạn 2: Xác nhận về bùng phát ở con người ở nước ngoài. Chúng ta sẽ dựa vào WHO để xác nhận sự lây lan từ người sang người của một loại vi-rút cúm mới, nhưng có thể xác nhận sẽ đến trực tiếp từ một quốc gia bị ảnh hưởng hoặc thông qua các nhà khoa học ởtrong các khu vực bị ảnh hưởng. 44
  • 45. 1. Mục tiêu Ngăn chặn sự bùng phát tại các khu vực bị ảnh hưởng và hạn chế khả năng lây lan trong nước. Kích hoạt các ứng phó về y tế và y tế công cộng trong nước. 2. Hành động Làm việc với các quốc gia khác để triển khai sàng lọc trước khi khởi hành các chuyến đi từ một quốc gia và bắt đầu sàng lọc tại các cảng nhập cảnh. Xem xét các hạn chế đi lại từ các khu vực bị ảnh hưởng và đối với các quốc gia không có sự sàng lọc kĩ càng trước khi khởi hành. Thực hiện các giao thức để xử lý hàng hóa, cho phép tiếp tục giao dịch khi có thể. Thực hiện các giao thức để quản lý hoặc chuyển hướng các chuyến bay quốc tế có các trường hợp nghi ngờ mắc dịch cúm và chuẩn bị hạn chế nhập cảnh trong nước để quản lý các nhu cầu về sàng lọc gia tăng khi cần thiết. Kích hoạt các trạm kiểm dịch trong nước và đảm bảo sự phối hợp ở cấp địa phương đặc biệt là với các nguồn lực chăm sóc sức khỏe. Mở rộng giám sát dựa trên bệnh viện trong tất cả các cộng đồng. Phát triển các nền tảng cho vắc-xin và chuẩn bị sản xuất vắc-xin đơn trị. Gặp gỡ các nhà sản xuất vắc-xin và dược phẩm để thảo luận về việc khai thác tối đa năng lực sản xuất và sửa đổi quy định để tạo thuận lợi cho việc đưa ra các biện pháp ứng phó. Phát triển, sản xuất và triển khai các thuốc thử chẩn đoán vi-rút gây đại dịch cho các phòng thí nghiệm của Mạng lưới phản ứng các phòng thí nghiệm. Chuẩn bị cung cấp các căn cứ quân sự và hỗ trợ lắp đặt cho các cơ quan địa phương. Đánh giá các khả năng mà vi-rút có thể lây lan và sao chép hiệu quả ở gia cầm hoặc các động vật khác, sau đó thực hiện các hành động thích hợp dựa trên kết quả đánh giá. Xác định xem vắc-xin trước đại dịch có hiệu quả trong việc chống lại đại dịch hay không. 45 - - - - - - - - - - - - - -
  • 46. 3. Các quyết định về chính sách Triển khai các biện pháp ứng phó đối với các khu vực bị ảnh hưởng như là một phần đóng góp của chính phủ cho nỗ lực ngăn chặn đại dịch. Các tiêu chí sàng lọc xuất nhập cảnh, quốc gia / khu vực liên quan, những giao thức cách ly và tiến hành kiểm dịch hành khách cũng như nhân viên. Chuyển đổi sản xuất vắc-xin hóa trị ba hàng năm sang vắc-xin đại dịch đơn trị khi có bắt đầu có mầm mống của vi-rút. Triển khai vắc-xin trước đại dịch cho các đơn vị và các cơ quan, bắt đầu tiêm chủng. Tiêm phòng trước hoặc tiêm một liều vắc-xin trước đại dịch (đơn lẻ) cho các đội phản ứng khẩn cấp (sẽ được theo dõi bằng vắc-xin đại dịch khi đã có sẵn). Sửa đổi các kế hoạch ưu tiên và phân bổ cho vắc-xin đại dịch và thuốc kháng vi-rút dựa trên những phân tích tình huống theo thời gian thực về các đặc điểm của vi-rút gây đại dịch, theo những phân tích dịch tễ học, và theo những dữ liệu gần nhất liên quan đến kho dự trữ sẵn có của các biện pháp ứng phó. 46 - - - - - -
  • 47. 47 4. Truyền thông và tiếp cận cộng đồng Đặt tất cả cảnh báo rằng có khả năng cao sẽ xảy ra đại dịch, tuyên truyền cho tất cả các bên liên quan về các phương án ứng phó và những phương án phòng ngừa cũng như những kì vọng của các bên. Đối với Quốc tế: Khuyến khích các nỗ lực ngăn chặn nhanh chóng, phối hợp các hành động để hạn chế lây nhiễm từ các khu vực và tiến hành sàng lọc hành khách. Đối với Địa phương: Đặt cảnh báo về sự lây lan của đại dịch sang lãnh thổ; kích hoạt kế hoạch chuẩn bị / ứng phó và hệ thống giám sát; bắt đầu các cuộc gọi thường xuyên với Thống đốc và các nhà lãnh đạo sức khỏe cộng đồng để cung cấp hướng dẫn về các hành động chuẩn bị cần thiết và phối hợp các thông điệp. Với Các trụ sở: Xây dựng nhận thức cho các tổ chức về các kế hoạch liên tục và các biện pháp để hạn chế lây nhiễm ở nơi làm việc; trấn an rằng các nỗ lực sẽ được thực hiện để hạn các chế tác động bất lợi đối với việc vận chuyển hàng hóa, dịch vụ và con người. Với công chúng: Chuẩn bị cho công chúng biết về khả năng xảy ra đại dịch, song song với việc cung cấp thông tin về các nỗ lực ngăn chặn, trấn an rằng chưa có ca nhiễm bệnh nào ở trong nước; xem xét các hành động làm giảm khả năng phơi nhiễm và hạn chế lây truyền. - - - - -
  • 48. Giai đoạn 3: Sự bùng phát rộng rãi trong con người ở nhiều nơi tại nước ngoài Sự xuất hiện của các vụ bùng phát rộng rãi cho thấy những nỗ lực khó có thể thành công trong việc ngăn chặn một đại dịch đang lên. Chúng ta sẽ tập trung nỗ lực vào các tình hình chuẩn bị và hành động ứng phó trong nước nhằm trì hoãn sự khởi phát của dịch bệnh. 1. Mục tiêu Trì hoãn sự xuất hiện của đại dịch cúm. Đảm bảo cảnh báo sớm nhất có thể về các trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên. Chuẩn bị các cơ chế ngăn chặn và phản ứng trong nước. 2. Hành động Kiểm tra lại giới hạn về du lịch quốc tế từ các khu vực bị ảnh hưởng (hoặc các khu vực không tiến hành sàng lọc trước khi khởi hành) và duy trì các biện pháp sàng lọc nhiều lớp trước khi khởi hành cũng như khi các khách du lịch. Chuẩn bị các “kho dự trữ ngăn chặn” để triển khai cho các trạm kiểm dịch và các địa điểm khác khi thích hợp. Duy trì các giám sát nâng cao dựa trên nền tảng của các bệnh viện trong tất cả các cộng đồng. Nếu không có sẵn, hãy phát triển và triển khai các thuốc thử chẩn đoán vi-rút gây đại dịch cho tất cả các phòng thí nghiệm của LRN. 48 - - - - - - -
  • 49. Thực hiện mô hình thời gian thực và phân tích dịch tễ học để mô tả đặc tính của vi-rút, tốc độ lan truyền và các tác động đến dân chúng để đưa ra các khuyến nghị liên quan đến các can thiệp y tế cộng đồng và ưu tiên đối phó. Triển khai kho dự trữ chống vi-rút với bảo mật thích hợp cho các đơn vị và các cơ quan, với các khuyến nghị ưu tiên và phương thức điều trị (HHS). Chuẩn bị thực hiện các kế hoạch về việc gia tăng đột biến tại các cơ sở y tế (HHS, DOD và Bộ Cựu chiến binh (VA). Kích hoạt các kế hoạch y tế khẩn cấp cho các công chức trong nước (HHS và VA). Nếu chưa được thực hiện trước đó, hãy chuyển hướng sản xuất vắc-xin hóa trị ba hàng năm sang vắc-xin đại dịch đơn trị (HHS). Triển khai vắc-xin trước đại dịch cho các đơn vị và các cơ quan, bắt đầu tiêm chủng. 49 - - - - - -
  • 50. 3. Các quyết định về chính sách Ưu tiên các nỗ lực cho những sự chuẩn bị và ứng phó trong nước. 50
  • 51. 4. Truyền thông và tiếp cận cộng đồng Quốc tế: Tăng cường tầm quan trọng của việc hạn chế đi lại trong các khu vực bị ảnh hưởng và tiếp tục sàng lọc xuất nhập cảnh. Địa phương: Khuyến cáo các nhà chức trách kích hoạt các kế hoạch ứng phó với đại dịch; xem xét định nghĩa và các quy trình xét nghiệm cúm được sử dụng bởi cộng đồng y tế và y tế công cộng; công bố những kết luận sơ bộ về các đánh giá dịch tễ và mô hình hóa; yêu cầu lãnh đạo các địa phương và tiếp cận với các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng quan trọng để đảm bảo rằng các kế hoạch liên tục được thực hiện. Với các trụ sở: Xem lại hướng dẫn COOP. Công chúng: Xem xét các hướng dẫn về phân phối sự chuẩn bị và biện pháp ứng phó; khuyên công chúng nên giảm các chuyến đi du lịch nội địa không cần thiết một khi dịch bệnh lan. 51 - - - -
  • 52. Giai đoạn 4: Trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên ở người tại Bắc Mỹ Chúng ta nhận thấy rằng sự phát triển của ca bệnh đầu tiên ở bất cứ đâu tại Bắc Mỹ đại diện cho một mối đe dọa đáng kể đối với toàn bộ lục địa, vì theo thực tế, sẽ không thể ngăn chặn hoàn toàn sự lây lan của bệnh qua biên giới đất liền. Chúng ta cũng nhận ra rằng một đại dịch có thể bắt nguồn từ Bắc Mỹ, chứ không phải ở nước ngoài, trong trường hợp đó, cơ chế ứng phó của chúng ta sẽ bắt đầu bằng các bước dưới đây. Chúng ta sẽ hợp tác với Canada và Mexico để trì hoãn sự lây lan của đại dịch trên khắp Bắc Mỹ thông qua các nỗ lực tích cực nhằm ngăn chặn các đợt bùng phát ban đầu, đồng thời nhận ra những thách thức đi kèm với những nỗ lực đó. 52
  • 53. 1. Mục tiêu Ngăn chặn ca bệnh đầu tiên trên lục địa cùng với việc làm chậm lại đà phát triển của các đợt bùng phát đầu tiên và tiếp theo. Điều trị bằng thuốc kháng vi-rút và điều trị dự phòng. Thực hiện các phương án ứng phó quốc gia. 2. Hành động Triển khai các kho dự trữ ngăn chặn, nếu có thể, đến bất kỳ khu vực nội địa nào có các trường hợp nghi ngờ mắc vi-rút cúm đại dịch đã được xác nhận hoặc có dấu hiệu nghi ngờ, nếu tồn tại các liên kết dịch tễ học đến một khu vực bị ảnh hưởng. Hạn chế việc đi lại không cần thiết trong các khu vực bị ảnh hưởng và đưa ra các biện pháp bảo vệ / cách li xã hội, hỗ trợ tiếp tục cung cấp các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu. Đảm bảo rằng các kế hoạch về đại dịch được kích hoạt trên tất cả các cấp chính quyền và trong tất cả các tổ chức. Tiếp tục phát triển vắc-xin đại dịch. Kích hoạt các kế hoạch liên quan đến sự gia tăng đột biến trong các hệ thống chăm sóc sức khỏe và yêu cầu các đơn vị, địa phương làm tương tự. Tiếp tục phát triển và triển khai các thuốc thử chẩn đoán vi-rút gây đại dịch cho tất cả các phòng thí nghiệm của LRN và các phòng thí nghiệm khác có khả năng chuyên môn về xét nghiệm chẩn đoán dịch cúm. Điều trị và điều trị dự phòng bằng thuốc kháng vi-rút. 53 - - - - - - - - -
  • 54. 3. Các quyết định về chính sách Sửa đổi kế hoạch ưu tiên và phân bổ cho vắc-xin đại dịch khi thích hợp, dựa trên các đặc điểm của vi-rút và số lượng vắc-xin có sẵn 54
  • 55. 4. Truyền thông và tiếp cận cộng đồng Truyền đạt thông tin cập nhật về các đặc điểm dịch tễ của vi-rút và mô hình ổ dịch. Quốc tế: Củng cố tầm quan trọng của việc hạn chế đi lại và sàng lọc xuất nhập cảnh. Địa phương: Tư vấn cho lãnh đạo địa phương thực hiện các kế hoạch ứng phó với đại dịch; cung cấp hướng dẫn về truyền thông đại chúng. Với các trụ sở: Tư vấn cho các trụ sở thực hiện kế hoạch liên tục. Với công chúng: Xem xét các hành động nhằm làm giảm khả năng phơi nhiễm cúm và hạn chế lây truyền; đảm bảo cho công chúng về khả năng duy trì an toàn và an ninh trong nước; khuyên công chúng hạn chế việc đi lại không cần thiết và chuẩn bị thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh trong cộng đồng khi dịch bệnh lan rộng 55 - - - - -
  • 56. 56 Giai đoạn 5: Lan rộng khắp cả nước Sự xuất hiện của các trường hợp lây nhiễm ở người tại nhiều địa điểm trên khắp đất nước sẽ cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng các ca nhiễm bệnh trong cộng đồng và sẽ dẫn đến tác động đến tất cả các tổ chức, bao gồm cả những cơ sở hỗ trợ cho các hạ tầng quan trọng. 1. Mục tiêu Hỗ trợ các phản ứng của cộng đồng trong phạm vi có thể để giảm thiểu bệnh tật, thương vong và tử vong. Bảo vệ chức năng của các cơ sở hạ tầng quan trọng và giảm thiểu tác động đến nền kinh tế và hoạt động của xã hội. - -
  • 57. 57 2. Hành động Duy trì nhận thức tình huống liên tục về nhu cầu của cộng đồng, phân loại và điều hướng các hỗ trợ liên quan đến các hệ thống y tế và sức khỏe, cơ sở hạ tầng và duy trì trật tự dân sự nếu khả thi. Triển khai vắc-xin đại dịch, nếu có, với hướng dẫn cập nhật liên tục về mức độ ưu tiên và cách sử dụng. Liên tục đánh giá dịch tễ học về đại dịch và cập nhật các khuyến nghị về điều trị cho bệnh nhân cũng các hành động bảo vệ cho tất cả các ngành hàng trên cơ sở liên tục. Cung cấp hướng dẫn về việc sử dụng hợp lý các mặt hàng thiết yếu để giảm khả năng thiếu hụt. - - - -
  • 58. 4. Các quyết định về chính sách Xác định xem (và nếu có, các hình thức) cần có sự can thiệp để hỗ trợ các cơ sở hạ tầng quan trọng và nguồn cung các hàng hóa và dịch vụ chính (như thực phẩm, tiện ích và vật tư và dịch vụ y tế). Xác định thời điểm để các hạn chế về đi lại được ban hành trước đây có thể được dỡ bỏ. 5. Truyền thông và tiếp cận cộng đồng Quốc tế: Khuyên rằng Chính phủ đang thực hiện các kế hoạch của mình để đảm bảo tính liên tục của xã hội cũng như quốc phòng. Các đơn vị địa phương: Khuyên rằng Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ, nếu có thể; tư vấn tiếp tục thực hiện các kế hoạch liên tục, cập nhật hướng dẫn về dịch tễ học và các kế hoạch COOP thành công. Công chúng: Xem xét các hành động làm giảm khả năng phơi nhiễm cúm và hạn chế lây truyền; cung cấp các thông điệp thẳng thắn về dịch tễ học của vi-rút, khả năng mắc cúm và khả năng mắc bệnh nặng. 58 - - - - -
  • 59. 59
  • 60. Giai đoạn 6: Phục hồi và chuẩn bị cho các đợt sóng tiếp theo Mặc dù đại dịch có thể ảnh hưởng đến Quốc gia trong vài tháng hoặc hơn một năm, một cộng đồng nhất định có thể bị ảnh hưởng bởi đại dịch chỉ trong vòng 6 đến 8 tuần. Mặc dù các đợt sóng tiếp theo đã trở thành hình mẫu trong các đại dịch trước đó, nhưng điều quan trọng là các cộng đồng sẽ bắt đầu tự phục hồi càng sớm càng tốt để giảm thiểu các tác động thứ cấp liên tục của đợt bùng phát, bao gồm các hậu quả kinh tế bất lợi đã lường trước. 60 1. Mục tiêu Đưa tất cả các lĩnh vực quay lại về mức độ hoạt động trước đại dịch càng sớm càng tốt. Chuẩn bị cho những đợt đại dịch tiếp theo. - -
  • 61. 61 2. Hành động 3. Các quyết định về chính sách Xác định xem có cần hỗ trợ cho bất kỳ (các) ngành nào không thể hoạt động hiệu quả sau đại dịch hay không. 4. Truyền thông và tiếp cận cộng đồng Khuyên rằng các đợt sóng tiếp theo của đại dịch có thể xảy ra và nhấn mạnh cần phải chuẩn bị phù hợp; truyền đạt những bài học quan trọng đã đúc kết được cho tất cả các ngành và khuyến nghị các hành động để tăng cường sự chuẩn bị cho các đợt sóng tiếp theo. Làm việc với các khu vực tư nhân, địa phương để ưu tiên và bắt đầu khôi phục các dịch vụ thiết yếu và xem xét các kế hoạch nhằm duy trì hoạt động liên tục trong các đợt sóng tiếp theo với sự hỗ trợ của các nhân viên đã miễn dịch hoặc đã phát triển miễn dịch. Tái triển khai và tu sửa các của cải. Tiếp tục các chức năng thiết yếu và đảm bảo tính liên tục của các hoạt động xuyên suốt các đợt sóng tiếp theo. Tiếp tục triển khai vắc-xin đại dịch để chuẩn bị cho các đợt tiếp theo. Duy trì nhận thức tình huống liên tục về bệnh tật trong cộng đồng, để dự báo giảm bệnh tật và giảm căng thẳng trên cơ sở hạ tầng quan trọng. Cung cấp thông tin cập nhật liên tục về dịch tễ học của vi-r, các phương pháp điều trị hiệu quả và các bài học kinh nghiệm đúc kết từ những đợt sóng đầu tiên, qua đó tăng cường sự chuẩn bị cho các đợt tiếp theo. Xem lại bài học kinh nghiệm để phát triển các chiến lược cho các đợt tiếp theo. - - - - - - -